Người khám phá bí mật Trinh nữ hoàng cung - Bài … · Web viewVà cái tên "Trinh...

22
Người khám phá bí mật Trinh nữ hoàng cung - Bài 1: Một thập niên tìm kiếm 23:13:00, 02/10/2005 Ngày 21/7/2005, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã chính thức cho phép thuốc Crila - sản phẩm 100% chiết xuất từ lá cây Trinh nữ hoàng cung - lưu hành tại Việt Nam. Đây là tin rất vui cho những bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt và u xơ tử cung. Đằng sau thành tựu lớn của y học Việt Nam này, là câu chuyện ly kỳ kéo dài ròng rã 15 năm của một người phụ nữ xứ Nghệ - tiến sĩ hóa học Nguyễn Thị Ngọc Trâm, thuộc dòng tộc thi hào Nguyễn Công Trứ. Hẳn bạn đọc còn nhớ, suốt một thời kỳ dài trong thập niên 90 thế kỷ trước, những thông tin về tính năng chữa bệnh của loại cây thuốc có cái tên quý phái là Trinh nữ hoàng cung đã làm sống dậy hy vọng cho những nam bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt và những phụ nữ bị u xơ tử cung. Ngay sau đó, các nhà khoa học Việt Nam - đang làm việc trong và ngoài nước - đã nhanh chóng vào cuộc, với mục tiêu là tìm cách tiếp cận, chinh phục Trinh nữ hoàng cung để từ đó, điều chế những loại tân dược có khả năng chữa bệnh ung thư. Nhưng, hơn một thập niên trôi qua mà mọi chuyện vẫn chưa tiến triển bao nhiêu. Người ta chỉ thấy Trinh nữ hoàng cung xuất hiện trong Từ điển cây thuốc Việt Nam của tiến sĩ Võ Văn Chi vào năm 1997. Tuy nhiên ở đó, tiến sĩ Chi cũng chỉ mô tả về một loài cây mang tên Náng lá rộng (còn gọi là Tỏi lơi lá rộng), thuộc họ Thủy tiên, có tên khoa học là Crinum latifolium L., với mô tả: "Cây thảo có hành gần như hình cầu, có cổ ngắn, dày 10-16 cm. Lá nhiều, mỏng, hình dải, dài 60-90 cm, rộng 7-10 cm, mép hơi nhám. Cán hoa dài 30-60 cm, mang một tán gồm 5-6, có thể đến 10-12 hoa, có mo bao quanh hình tam giác, dài 7 cm. Hoa có cuống ngắn; phiến hoa dài 7-10 cm, rộng đến 2,5 cm, màu trắng nhuốm hồng". Trang trại Trinh nữ hoàng cung của Công ty cổ phần Dược liệu trung ương 2 tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

Transcript of Người khám phá bí mật Trinh nữ hoàng cung - Bài … · Web viewVà cái tên "Trinh...

Page 1: Người khám phá bí mật Trinh nữ hoàng cung - Bài … · Web viewVà cái tên "Trinh nữ hoàng cung" chính là do cây này được "dùng để trị bệnh cho những

Người khám phá bí mật Trinh nữ hoàng cung - Bài 1: Một thập niên tìm kiếm 23:13:00, 02/10/2005

Ngày 21/7/2005, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã chính thức cho phép thuốc Crila - sản phẩm 100% chiết xuất từ lá cây Trinh nữ hoàng cung - lưu hành tại Việt Nam. Đây là tin rất vui cho những bệnh nhân bị  phì đại tuyến tiền liệt và u xơ tử cung. Đằng sau thành tựu lớn của y học Việt Nam này, là câu chuyện ly kỳ kéo dài ròng rã 15 năm của một người phụ nữ xứ Nghệ - tiến sĩ hóa học Nguyễn Thị Ngọc Trâm, thuộc dòng tộc thi hào Nguyễn Công Trứ.

Hẳn bạn đọc còn nhớ, suốt một thời kỳ dài trong thập niên 90 thế kỷ trước, những thông tin về tính năng chữa bệnh của loại cây thuốc có cái tên quý phái là Trinh nữ hoàng cung đã làm sống dậy hy vọng cho những nam bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt và

những phụ nữ bị u xơ tử cung.  Ngay sau đó, các nhà khoa học Việt Nam - đang làm việc trong và ngoài nước - đã nhanh chóng vào cuộc, với mục tiêu là tìm cách tiếp cận, chinh phục Trinh nữ hoàng cung để từ đó, điều chế những loại tân dược có khả năng chữa bệnh ung thư.

Nhưng, hơn một thập niên trôi qua mà mọi chuyện vẫn chưa tiến triển bao nhiêu. Người ta chỉ thấy Trinh nữ hoàng cung xuất hiện trong Từ điển cây thuốc Việt Nam của tiến sĩ Võ Văn Chi vào năm 1997. Tuy nhiên ở đó, tiến sĩ Chi cũng chỉ mô tả về một loài cây mang tên Náng lá rộng (còn gọi là Tỏi lơi lá rộng), thuộc họ Thủy  tiên, có tên khoa học là Crinum latifolium L., với mô tả: "Cây thảo có hành gần như hình cầu, có cổ ngắn, dày 10-16 cm. Lá nhiều, mỏng, hình dải, dài 60-90 cm, rộng 7-10 cm, mép hơi nhám. Cán hoa dài 30-60 cm, mang một tán gồm 5-6, có thể đến 10-12 hoa, có mo bao quanh hình tam giác, dài 7 cm. Hoa có cuống ngắn; phiến hoa dài 7-10 cm, rộng đến 2,5 cm, màu trắng nhuốm hồng".

Những viên Crila - sản phẩm chiết xuất toàn phần từ lá cây Trinh nữ hoàng cung chuẩn bị đóng gói

Nhưng vấn đề cốt lõi, được dư luận hết sức quan tâm là phần công dụng của "Náng lá rộng" thì tiến sĩ Chi chỉ cho biết: "Ở Ấn Độ, người ta dùng hành của cây xào nóng giã đắp làm thuốc trị bệnh thấp khớp; cũng dùng đắp mụn nhọt và áp-xe để gây mưng mủ. Còn dịch lá dùng làm thuốc nhỏ tai chữa đau tai". Chuyện ở trong nước thì tiến sĩ Chi đưa vào phần ghi chú: "Hiện nay nhiều người trồng cây Trinh nữ hoàng cung lấy lá làm thuốc trị viêm tiền liệt tuyến. Chúng tôi xác định là thuộc loài trên. Cần tiếp tục nghiên cứu".

Trang trại Trinh nữ hoàng cung của Công ty cổ phần Dược liệu trung ương 2 tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

Page 2: Người khám phá bí mật Trinh nữ hoàng cung - Bài … · Web viewVà cái tên "Trinh nữ hoàng cung" chính là do cây này được "dùng để trị bệnh cho những

Đến tháng 9.1999, khi cho xuất bản công trình "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi - "ông vua" của ngành dược liệu nước nhà - có cập nhật những thông tin sâu hơn về Trinh nữ hoàng cung. Nhờ tài liệu này của ông mà nhiều người đã biết được Trinh nữ hoàng cung còn có các tên gọi khác là Hoàng cung trinh nữ, Tây nam văn châu lan, Thập bát học sĩ và Tỏi Thái Lan. Và cái tên "Trinh nữ hoàng cung" chính là do cây này được "dùng để trị bệnh cho những phụ nữ còn trinh tiết được tuyển chọn vào cung vua nhưng không được vua chú ý nên mắc một số bệnh riêng của phụ nữ sống trong cùng hoàn cảnh".

Về thành phần hóa học, giáo sư Lợi cho biết, liên tục trong giai đoạn từ năm 1984 đến năm 1989, một nhà khoa học ở Ấn Độ tên Ghosal đã dày công nghiên cứu và cuối cùng tách được từ Trinh nữ hoàng cung một số dẫn chất ancaloit có tác dụng chống ung thư. Ngoài ra, một số nhà khoa học ở Nhật cũng tìm thấy một số ít ancaloit khác từ Trinh nữ hoàng cung. Còn tại Việt Nam, giáo sư Lợi ghi nhận: "Từ những năm 1989 - 1990, nhân dân ta đồn nhau tìm sử dụng lá cây Trinh nữ hoàng cung để chữa những trường hợp u xơ, ung thư tử cung (đối với phụ nữ) u xơ và ung thư tiền liệt tuyến (đối với nam giới) với cách dùng như sau: Ngày uống nước sắc của 3 lá hái tươi thái nhỏ ngắn 1 - 2 cm, sao khô màu hơi vàng, uống luôn trong 7 ngày, rồi nghỉ 7 ngày, sau đó lại uống tiếp 7 ngày nữa, lại nghỉ 7 ngày và uống tiếp 7 ngày. Tổng cộng 3 đợt uống là 63 lá, xen kẽ 2 đợt nghỉ uống, mỗi đợt 7 ngày".

Trinh nữ hoàng cung nở hoa

Ngoài ra, giáo sư Lợi còn cho biết: "Một số bệnh nhân uống thêm cùng nước sắc Trinh nữ hoàng cung nước sắc một "đơn thuốc bổ thận", khi hỏi từ đâu có đơn thuốc này, thì câu trả lời không rõ ràng, nhưng vì tôi được đọc một bản chụp một tờ báo tiếng Việt ở nước ngoài gửi về (không thấy ghi tên, ngày tháng), nhiều người chỉ uống nước sắc trong đơn thuốc này không cùng uống nước sắc Trinh nữ hoàng cung mà cũng khỏi cho nên tôi cứ ghi lại ở đây để mọi người cùng theo dõi". Đơn thuốc ấy có tất cả 18 vị, sau khi kiểm tra và lần lượt xác định đúng các vị, giáo sư Lợi đã tiến hành bào chế thành ba dạng thuốc, gồm: trà Trinh nữ hoàng cung; trà thuốc bổ thận; trà phối hợp thuốc bổ thận và Trinh nữ hoàng cung.

Bám sát thông tin về "cây thuốc lạ" này, từ cuối năm 1999 phóng viên Báo Thanh Niên cũng đã từng lặn lội lên huyện Long Khánh (tỉnh Đồng Nai), gặp Chủ tịch Hội Y học cổ truyền huyện và ghi nhận bài thuốc "mỗi ngày uống 2 - 3 lá, uống một tuần lại nghỉ một tuần" chữa bệnh u xơ tiền liệt tuyến để cung cấp cho bạn đọc. Thời điểm đó, mặc dù trên thị trường đã xuất hiện một số "mặt hàng Trinh nữ hoàng cung" nhưng thực ra, việc dùng loại cây thuốc này để chữa bệnh vẫn còn mang nhiều yếu tố dân gian...

(còn tiếp)

Võ Khối - Bảo Thiên

Page 3: Người khám phá bí mật Trinh nữ hoàng cung - Bài … · Web viewVà cái tên "Trinh nữ hoàng cung" chính là do cây này được "dùng để trị bệnh cho những

CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI  

Người khám phá bí mật Trinh nữ hoàng cung - Bài 2: Cuộc “chạy đua” của các nhà khoa học

21:44:00, 03/10/2005

Mặc dù có nhiều cơ quan khoa học và các nhà nghiên cứu Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua đã tập trung nghiên cứu "hiện tượng Trinh nữ hoàng cung" dưới nhiều góc độ. Nhưng trước khi những viên Crila được phép lưu hành thì vẫn chưa có ai đưa ra được những công bố đầy đủ về tác dụng điều trị bệnh u bướu của cây thuốc quý này.

Cuối năm 1998, Tuần báo Khoa học Phổ thông - với vai trò là diễn đàn của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP.HCM đã phối hợp với Đài truyền hình TP.HCM đứng ra tổ chức một cuộc tọa đàm với tiêu đề: "Đã có những nghiên cứu gì về cây Trinh nữ

hoàng cung?" nhằm tập hợp  ý kiến của đông đảo các nhà khoa học tên tuổi, các lương y và các bác sĩ từng có "quan hệ" với những “nàng” Trinh nữ hoàng cung để giải cơn khát thông tin trong dư luận đồng thời gián tiếp "đặt hàng" những nhà khoa học tâm huyết trong nước vào cuộc nghiên cứu.

Ngay khi diễn ra sự kiện đó, "ông vua" của ngành dược liệu Việt Nam - giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi đã làm chấn động giới khoa học trong nước khi công khai tiết lộ những thông tin "lộn xộn" về những sản phẩm Trinh nữ hoàng cung được sản xuất "núp bóng" tên tuổi của ông để đưa đến tay người tiêu dùng. Đặc biệt, trong bài tham luận của mình tại tọa đàm, giáo sư Lợi còn nói nhiều về công cán của một nhà khoa học nữ không có mặt trong nước, là tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm, nhưng báo giới lúc bấy giờ dường như chưa để ý lắm bởi người phụ nữ ấy không về kịp để phát biểu trên diễn đàn.

Hai năm sau, phóng viên Ngọc Phương, một "chuyên gia" về "Trinh nữ hoàng cung" của tuần báo trên tiếp tục thực hiện một bài ghi nhận về những diễn biến mới của cây thuốc này, cập nhật nhiều chi tiết từ... thị trường đến các phòng thí nghiệm. Trong đó, tác giả đánh giá cao công trình bảo vệ luận án tiến sĩ của một cán bộ giảng dạy ở trường ĐH Y - dược TP.HCM là tiến sĩ Võ Thị Bạch Huệ, công trình của nhóm nghiên cứu do giáo sư tiến sĩ Nguyễn Công Hào ở Viện sinh học nhiệt đới, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Trần Thị Việt Hoa ở bộ môn Tổng hợp hữu cơ thuộc khoa Công nghệ Hóa học và Dầu khí (Đại học Kỹ thuật TP.HCM)... và ghi nhận một số thông tin ban đầu về những công bố dè dặt tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm ở Công ty Dược liệu Trung ương 2.

Nhưng "chốt lại vấn đề", ở thời điểm đó ai cũng hiểu là để có một "visa" minh bạch, đầy đủ tính pháp lý cho "Trinh nữ hoàng cung" tìm được chỗ đứng trong thị trường dược Việt Nam thì mọi chuyện vẫn còn... ở phía trước. Chính tác giả Ngọc Phương trong bài báo nói trên cũng chỉ có thể hy vọng: "Có lẽ trong một tương lai không xa, chế phẩm thuốc từ Trinh nữ hoàng cung sẽ chính thức ra đời, đáp ứng sự mong mỏi của mọi người.

Một góc dây chuyền sản xuất thuốc Crila ở Phytopharma

Page 4: Người khám phá bí mật Trinh nữ hoàng cung - Bài … · Web viewVà cái tên "Trinh nữ hoàng cung" chính là do cây này được "dùng để trị bệnh cho những

Đây sẽ là kết quả lớn của ngành dược và y học cổ truyền Việt Nam".

Rồi cơn sốt "Trinh nữ hoàng cung" cũng dịu xuống. Người dân khi có nhu cầu vẫn phải "theo lối mòn xưa" hỏi thăm nhau tìm xin lá cây về sắc uống theo các bài thuốc truyền miệng của những lương y vườn hoặc tìm mua lá khô được "sơ chế" sẵn, có bán tại các khu chợ dược liệu trên địa bàn Q.5, TP.HCM. Một số người khác thì uống những sản phẩm trà "Trinh nữ hoàng cung" mà những nhà sản xuất lúc đó cũng chỉ dám "khoe khoang" rằng có khả năng "tăng sức đề kháng của cơ thể, cải thiện, phòng ngừa các bệnh tuyến tiền liệt, tiểu tiện khó ở nam giới và điều hòa khí huyết ở nữ giới".

Ít ai biết rằng trước đó nhiều năm, ở một phòng thí nghiệm của Viện Hàn lâm Bulgaria, tiến sĩ hóa học Nguyễn Thị Ngọc Trâm, một người phụ nữ quê xứ Nghệ cùng với các đồng nghiệp nước ngoài của bà đã phải... phát khóc lên vì những phát hiện mới về "Trinh nữ hoàng cung" mà điều kiện trong nước chưa cho phép tiến hành thử nghiệm được. Và đến cuối tháng 7 năm nay, "đứa con tinh thần" sau gần 15 năm "thai nghén" của người phụ nữ nhiều nghị lực đó đã chính thức được Bộ Y tế cho phép lưu hành, bằng quyết định số 135/QĐ-QLD ngày 21.7.2005 về việc "công bố 388 tên thuốc sản xuất trong nước được phép lưu hành tại Việt Nam", do Cục trưởng Cục Quản lý dược, tiến sĩ Cao Minh Quang ký. Trong danh mục kèm theo quyết định nói trên, "Trinh nữ hoàng cung" đã... "hóa thân" thành  thuốc Crila, một dạng viên nang được xếp thứ 19 theo thứ tự, là sản phẩm của Công ty cổ phần dược liệu trung ương 2 (Phytopharma), địa chỉ đăng ký tại số 124/59 Xóm Đất, P.8, Q.11, TP.HCM. Về quy cách đóng gói, Crila có hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nang và hộp 4 chai, mỗi chai 40 viên nang; số đăng ký là VNB - 3391 - 05.

Những "thông số hiện đại" lần đầu tiên xuất hiện để đưa "Trinh nữ hoàng cung" từ một bài thuốc dân dã cổ truyền trở thành một viên tân dược chính hiệu có tên thương mại là Crila, với đầy đủ "tư cách pháp lý"... cũng là cả một chặng dài trăn trở của tiến sĩ Trâm và những cộng sự của bà hiện nay ở Phytopharma; mặc dù dân gian từ lâu đã chấp nhận "Trinh nữ hoàng cung" như là vị cứu tinh cho cả các chứng u tuyến vú, u xơ tử cung... ở phụ nữ. Và trong thực tế, một đề tài nghiên cứu cấp bộ mang tên "Đánh giá hiệu quả, độ an toàn và khả năng chấp nhận thuốc Trinh nữ hoàng cung trong điều trị u xơ tử cung" lần đầu tiên trong lịch sử y học Việt Nam do phó giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Đức Vy cùng các cộng sự của ông tại Bệnh viện phụ sản Trung ương đã thử nghiệm lâm sàng trên 50 người bệnh và đạt kết quả gần 70%, được Hội đồng Khoa học công nghệ nghiệm thu hồi cuối tháng 6.2005. Nhưng đến thời điểm này, thuốc viên Crila cũng chỉ mới "dám" đưa ra chỉ định trên bao bì: "Điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Giảm các triệu chứng của bệnh phì đại lành tuyến tiền liệt (đi tiểu khó, đi tiểu nhiều lần vào ban đêm)"; với liều dùng: ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 viên, sau bữa ăn. Thường dùng là 8 tuần.

Một chi tiết cũng cần lưu ý thêm là theo quyết định trên của Cục Quản lý dược, viên Crila hiện nay được xếp vào loại thuốc có "thời hạn visa" lâu nhất, là 5 năm kể từ ngày

Thuốc Crila đóng chai 40 viên

Page 5: Người khám phá bí mật Trinh nữ hoàng cung - Bài … · Web viewVà cái tên "Trinh nữ hoàng cung" chính là do cây này được "dùng để trị bệnh cho những

cấp trong khi các visa khác thường chỉ có giá trị trong 6 tháng hoặc một năm.

(còn tiếp)

Võ Khối - Bảo ThiênNgười khám phá bí mật Trinh nữ hoàng cung - Bài 3: Hai “nỗi khổ” thời hiện đại

21:36:00, 04/10/2005

Điều nghịch lý là trong khi phần đông "quý ông" bước qua độ tuổi 40 và "quý bà" bước vào độ tuổi "tam thập" đang "chín rộ" trí tuệ và tài năng để cống hiến cho xã hội thì tạo hóa lại buộc họ phải đối mặt với một căn bệnh nan y mà các nhà khoa học đang gọi là... ung bướu!

Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm về "Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ chiết xuất alcaloid toàn phần

từ lá cây Trinh nữ hoàng cung dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc điều trị bệnh u xơ tuyến tiền liệt, u xơ tử cung" từ năm 2001 cho thấy, không phải đến bây giờ mà từ những thế kỷ xa xưa, khi con người bước sang "bên kia dốc cuộc đời" thì thường bị... rối loạn tuyến nội tiết.

Theo tiến sĩ Trâm, ở nam giới, khi bước vào tuổi 45 thì thường phải bắt đầu đối mặt với các triệu chứng như rối loạn tiểu tiện biểu hiện ở hai hội chứng: kích thích và tắc nghẽn, gây nhiều biến chứng như nhiễm khuẩn, bí đái, sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang, suy thận... Những dấu hiệu đó, khoa học ngày nay gọi là phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Nếu như phì đại tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới sau tuổi 40 thì u xơ tử cung cũng có thể "viếng thăm" các quý bà từ độ tuổi 35. Nguyên nhân chính của khối u này là do cường độ estrogen kéo dài. Khi cổ tử cung xuất hiện khối u sẽ gây ra một số triệu chứng như rong kinh, rong huyết, băng kinh, vô sinh, đẻ non... và chèn ép vào các tạng trong tiểu khung. Dùng những loại thuốc lâu nay để đối kháng estrogen có thể giảm ra huyết, giảm sự phát triển của khối u. Tuy nhiên, tác dụng của những loại thuốc ấy cũng chỉ là tạm thời, nếu ngừng điều trị, u xơ có thể to trở lại và nguy cơ phẫu thuật là khó tránh khỏi.

Phì đại lành tính tuyến tiền liệt và u xơ tử cung đều do rối loạn nội tiết gây ra. Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng cuộc sống ngày càng hiện đại, tuổi thọ con người ngày càng tăng thì... nguy cơ mắc bệnh về tuyến tiền liệt là không thể tránh khỏi. Hằng năm có khoảng 11,7 triệu người ở Mỹ "gõ cửa bác sĩ" vì những biểu hiện của bệnh này, trong đó có khoảng 400.000 bệnh nhân phải phẫu thuật. Ở những nước đang phát triển, tỷ lệ mắc bệnh cũng đang tăng dần theo lứa tuổi. Riêng ở Việt Nam, điều tra dịch tễ của giáo sư tiến sĩ Trần Đức Thọ và cộng sự tiến hành trên cả nước cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới trên độ tuổi 50 là 63,8%. Bên cạnh đó, yếu tố tâm lý cũng làm cho loại bệnh này có điều kiện xuất hiện trong cơ thể. Những người sống ly thân, ly dị, những người có cuộc sống tình dục không cân bằng, những người thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng... sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuyến nội tiết. Đặc biệt đối với nữ giới, những

Tiến sĩ Trâm bảo vệ đề tài nghiên cứu khoa học về Trinh nữ hoàng cung năm 1998

Page 6: Người khám phá bí mật Trinh nữ hoàng cung - Bài … · Web viewVà cái tên "Trinh nữ hoàng cung" chính là do cây này được "dùng để trị bệnh cho những

người sống độc thân có nguy cơ mắc bệnh về u xơ hơn những người lập gia đình. Tỷ lệ phụ nữ bị u xơ tử cung ở Việt Nam hiện nay cũng được coi là khá cao, riêng Bệnh viện Phụ sản trung ương mỗi năm phải tiến hành phẫu thuật khoảng 1.000 trường hợp, tiếp nhận khám và điều trị ngoại trú cho khoảng vài ngàn trường hợp khác.

Theo tiến sĩ Trâm, sau những sự cố gắng không ngừng của các nhà khoa học trên thế giới nhằm tìm ra nguyên nhân sinh bệnh phì đại tuyến tiền liệt từ hàng thế kỷ, đến nay họ cũng chỉ đưa ra giả thuyết: "Testosteron là sản phẩm chủ yếu của tế bào leyding trong tinh hoàn. Người ta biết testosteron tự do không gây u phì đại tuyến tiền liệt. Nhưng dưới tác dụng của 5a-reductase, testosteron sẽ chuyển hóa thành dihydrotectosteron (DHT), một chất chuyển hóa hoạt tính gắn vào các thụ thể trong tế bào tuyến tiền liệt làm phân chia nhân tế bào, làm tăng sinh và u phì đại tuyến tiền liệt". Trong lịch sử y học thế giới, đã từ lâu người ta phát hiện những người đàn ông bị hoạn từ bé thì... sẽ tránh được bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Năm 1941, một nhà khoa học đã đề xuất áp dụng rộng rãi phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng cách... cắt bỏ tinh hoàn hoặc dùng một hoóc-môn chống lại androgen là setrogen (vì androgen và cụ thể hơn là testosteron có tác dụng gây cảm ứng và làm tiến triển u tuyến tiền liệt). Và công trình này đã đưa tác giả đến giải thưởng Nobel năm 1966.

Việt Nam hiện vẫn đang theo hai phương pháp điều trị của thế giới là nội khoa và ngoại khoa. Ngoại khoa là cắt u nội soi và mổ bóc tách u phì đại lành tính tuyến tiền liệt đường trên. Nhưng phương pháp này bị coi là "hạ sách" vì chi phí cao và sau mổ có thể xảy ra biến chứng. Còn nội khoa là điều trị dùng thuốc. Cách này đơn giản và thuận lợi cho cả những bệnh nhân có u xơ tuyến tiền liệt kèm theo bệnh khác như tim mạch, tiểu đường, huyết áp... nhưng lại cũng gặp "cái khó" là vấn đề thuốc. Trong số 5 nhóm thuốc có mặt trên thị trường lâu nay thì có hai viên thuộc nhóm "có nguồn gốc thiên nhiên" được coi là không có tác dụng phụ vì được sản xuất từ thảo dược, nhưng công dụng cũng chỉ đến mức "chống viêm, lợi tiểu" chứ chưa giải quyết vấn đề một cách căn cơ.

"Để có thuốc điều trị có hiệu quả, các nhà khoa học trên thế giới đã cố gắng tìm kiếm sản phẩm thuốc đi từ nguyên liệu thiên nhiên, bán tổng hợp, tổng hợp hóa học. Nhưng cho đến nay chưa có được một sản phẩm chữa bệnh phì đại tuyến tiền liệt thực sự có kết quả, làm giảm kích thước của khối u và làm cho bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn trên thị trường trong và ngoài nước" - tiến sĩ Trâm nhận xét.

Bởi thế, không có gì ngạc nhiên khi những thông tin về "đặc điểm tối ưu" của "Trinh nữ hoàng cung" lan tỏa trong dân gian đã lập tức thu hút sự chú ý của đông đảo các nhà khoa học đi vào nghiên cứu. Có lẽ cũng chính vì vậy mà khi bắt tay vào nghiên cứu, tiến sĩ Trâm đã nghĩ đến mục tiêu sẽ đưa "Trinh nữ hoàng cung" của mình vươn ra tầm quốc tế.

(Còn tiếp)

Võ Khối - Bảo ThiênNgười khám phá bí mật Trinh nữ hoàng cung - Bài 4: Không có "duyên" với hoa hồng

00:03:45, 06/10/2005

Page 7: Người khám phá bí mật Trinh nữ hoàng cung - Bài … · Web viewVà cái tên "Trinh nữ hoàng cung" chính là do cây này được "dùng để trị bệnh cho những

Ước mơ đi tìm một cây thuốc trong dân gian từ họ hoa hồng để giúp chị em phụ nữ tránh thai tuy không thành hiện thực, nhưng chính khát vọng nghiên cứu khoa học cháy bỏng từ những năm mới ra trường ấy đã dẫn dắt cô con gái cưng của ông cựu Tổng biên tập Tự điển Bách khoa toàn thư đến với Trinh nữ hoàng cung.

Ngày 18.8.2005, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã công bố quyết định số A8994/QĐ-ĐK về việc cấp

bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho công trình "Thuốc chữa bệnh u xơ tuyến tiền liệt bào chế từ các alcaloit được chiết xuất từ lá cây Trinh nữ hoàng cung Việt Nam (Crinum latifolium L.) và phương pháp bào chế" của tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm. Để bạn đọc hiểu thêm về quá trình "chuyển hóa" từ cây Trinh nữ hoàng cung thành những viên Crila ngày nay, trong bài viết này chúng tôi xin đi sâu một chút về cuộc đời tiến sĩ Trâm, người phụ nữ vừa được Vụ Khoa học - Đào tạo (Bộ Y tế) đề cử nhận giải thưởng Nikkei Asia năm 2005 vì đã có những đóng góp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân ở châu Á.

Chúng tôi phải "đi đường vòng" tìm trong tài liệu và lịch sử vì thú thực, hỏi chuyện đời tư của tiến sĩ Trâm khó hơn chuyện nghiên cứu khoa học của bà. Trong nhiều cuộc tiếp xúc với bà, ở cơ quan và nhà riêng, trong giờ làm việc và buổi tối, dường như lúc nào nói "chuyện cá nhân" vài ba câu thì bà cũng... lạc đề sang chuyện khoa học. Và bà vẫn nghĩ mọi chuyện hôm nay đều xuất phát từ người cha đáng kính của bà. Thấy trên bàn làm việc của bà có quyển Người trí thức quê hương (tập 2, tác giả Hàm Châu, Nhà xuất bản Giáo dục), chúng tôi tò mò mở xem thì bắt gặp mấy dòng chữ viết tay: “Trâm, con đọc bài viết về bố, trang 332 đến 362. Con cố gắng đóng góp vào các sáng chế”. Đó là những tình cảm mà giáo sư tiến sĩ khoa học Nguyễn Văn Trương, nguyên Tổng biên tập Tự điển Bách khoa toàn thư Việt Nam kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu sinh thái gửi cho tiến sĩ Trâm ngày 25.7.2005, sau khi biết tin viên Crila - công trình nghiên cứu ròng rã gần 15 năm qua của con gái ông được Nhà nước chính thức thừa nhận và cho phép lưu hành. Giáo sư Trương sinh năm 1922, là người cùng làng với Chủ tịch Hồ Chí Minh, vợ ông là Nguyễn Thị Đạm (đã mất), là chắt đời thứ tư của nhà thơ Nguyễn Công Trứ.

Tiến sĩ Trâm giờ đã là Giám đốc một trung tâm nghiên cứu, phát triển, sản xuất dược phẩm Crila trực thuộc Phytopharma nhưng vẫn sống giản dị trong một ngôi nhà cũ, chỉ có gác lửng và những kệ sách cùng các tài liệu nghiên cứu ở đường Nguyễn Tri Phương, Q.10, TP.HCM. Phu quân của bà là một giảng viên đại học về hưu, cũng "nghiện" sách báo và yêu khoa học giống như bà. Tiến sĩ Trâm kể, từ khi bà tốt nghiệp đại học, trở thành dược sĩ thì mỗi lần gặp cha, bà thường nghe ông nói: "Con ạ, tại sao mình có nhiều cây thuốc thế, dược sĩ của mình nhiều thế mà cứ phải đi mua thuốc của nước ngoài. Con phải xem, làm thế nào để làm ra một viên thuốc từ dược liệu Việt Nam". Câu nói đó như một lời ủy thác và cũng là mệnh lệnh của một con người có tầm nhìn lớn, khiến bà lúc nào cũng ám ảnh về trách nhiệm của mình đối với nền y học dân tộc. "Khi về làm công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, tôi có ý tưởng sẽ đi tìm một loại cây thuộc họ hoa hồng để làm thuốc dựa theo kinh nghiệm dân gian, nhưng chưa có cơ hội thì đến năm 1984, tôi tham gia kỳ thi tuyển chọn nghiên cứu sinh toàn quốc ngành dược và đạt điểm

Giáo sư Nguyễn Văn Trương, thân phụ của tiến sĩ Trâm (thứ hai từ trái sang). ảnh: Hàm Châu

Page 8: Người khám phá bí mật Trinh nữ hoàng cung - Bài … · Web viewVà cái tên "Trinh nữ hoàng cung" chính là do cây này được "dùng để trị bệnh cho những

xuất sắc, được ra nước ngoài" - bà kể. Đó là cơ hội thứ hai để bà thực hiện niềm đam mê nghiên cứu khoa học của mình vì trước đó một lần, bà được cử đi học ở Thụy Điển nhưng lúc đó... con còn quá nhỏ, đành phải hy sinh sự nghiệp cho gia đình. Lần này, con đầu lên 8 tuổi và đứa thứ hai cũng đã hơn 6 tuổi, bà không thể không nắm lấy cơ hội.

Năm 1985, bà sang Bulgari làm luận án tiến sĩ hóa học nhưng phải chọn đề tài nghiên cứu tinh dầu vì "người thầy của tôi rất uyên bác về lĩnh vực này". Sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ đạt kết quả xuất sắc, bà được giữ lại làm trợ giảng cho khoa Hóa hữu cơ - Trường Đại học Kỹ thuật Sophia, Bungari. Những năm tháng ở trên đất bạn, bà làm Bí thư chi bộ Đảng khối văn hóa nhiều nhiệm kỳ liền, cùng thời với diễn viên điện ảnh Trần Lực (nay là đạo diễn), nghệ sĩ Kim Cương...

Nhưng đấy cũng là thời kỳ vất vả nhất đối với cô nữ sinh Trưng Vương (Hà Nội) ngày nào vì ngoài công tác trợ giảng để kiếm tiền chi phí, bà phải chạy theo những ước mơ nghiên cứu khoa học vốn đã cháy bỏng từ khi còn là một nữ dược sĩ "đi tìm hoa hồng" trong nước. Bà làm thêm ở các viện hàn lâm khoa học của Áo, Đức và Bungari, tham gia vào nhóm nghiên cứu hóa hợp chất thiên nhiên để sản xuất thuốc chữa bệnh với vai trò là người "nghiên cứu mảng châu Á" nên càng có điều kiện hơn để tiếp cận những cây dược liệu quý ở các nước trong khu vực. Và năm 1990, bà tới Huế, như một duyên tiền định, bà gặp được "Trinh nữ hoàng cung".

(còn tiếp)

Võ Khối - Bảo ThiênNgười khám phá bí mật Trinh nữ hoàng cung - Bài 5: Cuộc "di dân" chưa từng có

00:23:04, 07/10/2005Võ Khối - Bảo Thiên

Các nhà khoa học phát hiện Trinh nữ hoàng cung có mặt ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia... Riêng ở Việt Nam thì không biết từ bao giờ, người dân đã thấy cây thuốc quý này mọc hoang ven suối trong rừng ở Huế, Đà Nẵng, Nha Trang và một số địa phương các tỉnh phía Nam. Nhưng chưa có ai làm cuộc "di dân" ồ ạt, đưa các "nàng" từ thân phận "đi hoang" hội tụ về một nơi được quản lý bằng "công nghệ sạch" thành công như tiến sĩ Trâm và những cộng sự của bà.

Vùng đất Cố đô vốn là nơi sản sinh ra nhiều thầy thuốc giỏi nên khi ngồi nghỉ chân tại một quán nước bên vệ đường, tiến sĩ Trâm

tranh thủ hỏi chuyện với những người bà gặp. Thật may mắn, người chủ quán chính là cháu của ngự y giỏi thời trước. Nhưng do thời thế luân chuyển, người phụ nữ phải dựa vào cái quán nước để làm kế sinh nhai. Tiến sĩ Trâm kể: "Bác ấy tâm sự, ông cha thì ngự y đấy, nhưng mình không có nghề, đành ra bán nước, kiếm tiền sinh sống". Nghe đến đó, bà liền hỏi tới: "Thế ông cha có để lại cho bác kiến thức gì về thuốc không?". "Có, chúng tôi có một bài thuốc chữa u xơ tử cung và tuyến tiền liệt".

Thông thường chỉ có thể phân biệt được khi Trinh nữ hoàng cung trổ hoa

Page 9: Người khám phá bí mật Trinh nữ hoàng cung - Bài … · Web viewVà cái tên "Trinh nữ hoàng cung" chính là do cây này được "dùng để trị bệnh cho những

Cơ duyên chỉ có thế, khi nắm bắt bài thuốc gia truyền của người đàn bà bán hàng nước và nhận diện được một loài cây có tên "Trinh nữ hoàng cung" (mà người dân địa phương ở Huế gọi là cây "Tỏi lơi"), tiến sĩ Trâm liền đi tìm mua lá tươi và củ giống. Lá tươi để nghiên cứu ngay còn củ giống để trồng. Nhưng sau nhiều ngày lặn lội ở Huế, cuối cùng bà cũng chỉ mua được một ít lá tươi và đúng... hai củ giống. Bà hào phóng tặng cho người bạn thân một củ, củ còn lại giao phó cho đức lang quân. Nhưng người bạn kia cho rằng "không thể chữa được khối u từ một loại cây vớ vẩn này" nên đã vứt đi...

Sau 3 năm chăm bón, củ Trinh nữ hoàng cung do chồng của tiến sĩ Trâm chăm sóc đã "hạ sinh" 4 củ con. Bà kể, những ngày đầu, bà cắt lá cây mẹ, rửa, phơi khô, sấy, tán thành bột rồi làm một số thủ tục để xin phép Bộ Y tế và Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) để đưa Trinh nữ hoàng cung ra nước ngoài nghiên cứu, vì việc này liên quan đến bảo mật quốc gia. "Đưa vào cửa khẩu của nước bạn rất khó, người ta đòi giữ lại kiểm tra, mình sợ hỏng nên phải cầu cứu Viện Hàn lâm ra đón và xác nhận cho mình là đưa qua để nghiên cứu", bà kể. Sau khi có kết quả nghiên cứu nguyên liệu khô, bà tiếp tục về nước và đưa sang Bulgaria một số củ con để trồng và nghiên cứu dựa trên nguyên liệu tươi, để tìm kết quả so sánh. Do khí hậu không thích hợp, các củ Trinh nữ hoàng cung được bà mang sang đợt đó lần lượt chết đi, nhưng rất may mắn là chúng kịp để lại cho bà một số phát hiện có ý nghĩa mấu chốt. Từ kết quả đó, bà trở về nước và làm một cuộc "càn quét", mua sạch những cây giống. Nơi nào nghe nói có cây Trinh nữ hoàng cung là ở đó có dấu chân của bà. Những củ giống mua từ Đà Nẵng được bà đưa về trồng ở Trị An (Đồng Nai), do kĩ sư hóa Mai Thị Năm chăm sóc. Những cây lấy từ Huế được bàn tay của thiếu tá hải quân Nguyễn Văn Khầu "nuôi dưỡng" tại một vùng ven sân bay Nha Trang (Khánh Hòa). Còn giống mua được ở Nha Trang thì bà đưa thẳng về khu khuôn viên 97 Quang Trung (vườn dược liệu của Công ty Dược phẩm trung ương 2 ở Q.Gò Vấp, TP.HCM), giao cho một cộng sự trong nhóm nghiên cứu của giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi lúc đó chăm sóc.

Tiến sĩ Trâm kể: "Để có nguồn giống chính xác và nguyên liệu ổn định cho quá trình nghiên cứu và sản xuất các loại thuốc sau này, chúng tôi đã phải bắt đầu một cuộc khảo sát thực vật, nuôi trồng và thu hái Trinh nữ hoàng cung một cách khoa học ngay từ đầu. Chúng tôi nghiên cứu phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung và các cây thuộc loài náng lá rộng có ở Việt Nam; nghiên cứu chọn giống, đất, phân bón, khí hậu và nguồn nước; nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của cây như sự biến đổi về độ dài, trọng lượng lá, đường kính và trọng lượng củ; thu hái lá và chọn thời gian thu hái lá có hàm lượng alcaloid lớn nhất và tại thời điểm cây có chứa những loại chất kháng u".

Sau này, khi phát hiện ra vùng đất Long Thành (tỉnh Đồng Nai) mới thực sự là "đất vàng" cho Trinh nữ hoàng cung, tiến sĩ Trâm lập tức thu gom tất cả "các nàng" đưa về "an cư", chấm dứt cuộc hành trình nhiều tìm kiếm. Một phát hiện thú vị của bà trong thời gian này là từ Đà Nẵng trở vào thì Trinh nữ hoàng cung mới có tính năng chữa bệnh

Những lá nhỏ được đưa lên giàn phơi nắng cho khô trước

khi đưa vào sơ chế

Page 10: Người khám phá bí mật Trinh nữ hoàng cung - Bài … · Web viewVà cái tên "Trinh nữ hoàng cung" chính là do cây này được "dùng để trị bệnh cho những

còn từ Đà Nẵng trở ra, nói như bà thì... chỉ trồng để làm cảnh!

So với các loài cây thảo dược khác thì Trinh nữ hoàng cung trưởng thành muộn hơn. Mãi đến 3 tuổi, "các nàng" mới có thể sinh nở. Mà mỗi lần cũng chỉ cho chào đời được 4 củ con. Và đến lúc nào mới được tách các củ con ra để trồng cây mới... thì giờ đây tiến sĩ Trâm đã quá rành. Vốn xuất thân trong một gia đình Nho giáo, không hề biết gì về làm nông, nhưng khi "sống" với Trinh nữ hoàng cung, bà buộc phải trở thành một người làm nông nghiệp cực giỏi. Bà kể: "Kiến thức nông nghiệp mình không có thì phải học qua sách vở, bạn bè, phải qua kinh nghiệm thực tế. Trinh nữ hoàng cung thuộc họ Thủy tiên, nên phải xem nó thích nghi nước, phân bón ra sao và tự định cho mình một hướng nghiên cứu". Một lần, khi lên thăm vườn giống, bà thấy lá của Trinh nữ hoàng cung cứ đua nhau vàng rộ rồi lụy dần... Bà buồn bã khi nhìn thấy những "đứa con" của mình ngày càng èo uột, mất dần sự sống. Sau nhiều đêm trăn trở, bà quyết định đào củ chúng lên và từ đó lại khám phá thêm một chi tiết bí mật mới về các "nàng"... đỏng đảnh này.

Hôm về thăm "cung" 10 hec-ta của bà dành cho các "trinh nữ", thấy từng tốp công nhân cặm cụi vạch từng chiếc lá bắt sâu, chúng tôi buột miệng hỏi sao không phun thuốc diệt thì tiến sĩ Trâm cười, bảo: "Nếu thế thì đâu còn là nguyên liệu sạch, nguyên liệu không sạch thì viên thuốc cũng không an toàn. Chúng tôi sẽ kết hợp với tiến sĩ khoa học Nguyễn Công Hào để nghiên cứu cách cho sâu cái tiết ra mùi thơm để gọi sâu đực về, lúc đó công nhân dễ bắt chúng hơn".

Đưa chúng tôi len qua những luống Trinh nữ hoàng cung vừa được thu hái lá, bà nói: "Bây giờ, tôi đã hiểu nó như con mình, như lòng bàn tay của mình". "Nó cũng giống như cơ thể con người. Khi nó ốm đau, bệnh tật, sâu bệnh thì còi cọc không phát triển được, thiếu hoạt chất mình cần. Nhưng nếu chăm bón quá mức, nó trở thành béo phì thì cũng mất chức năng chữa bệnh", bà nói thêm.

(Còn tiếp) Võ Khối - Bảo Thiên

Người khám phá bí mật Trinh nữ hoàng cung - Bài 6: Bí quyết dược liệu 23:40:47, 07/10/2005

Quản lý trang trại Trinh nữ hoàng cung (TNHC) cho Tiến sĩ Trâm hiện nay là một chàng trai 30 tuổi tên Mạnh, độc thân, tốt nghiệp đại học ngành kinh tế ở Hà Nội. Mạnh đã ở đây 5 năm, "bốn lần xem hoa nở" và đến thời điểm này cũng đã "thuộc" hết những... thói hư tật xấu của các "nàng" mỗi khi thời tiết thay đổi.

Mạnh dặn chúng tôi: "Các anh viết gì cũng được, nhưng đừng đưa chỗ này lên báo, sợ nhiều người biết, đến xin lá

cây làm hỏng vườn của em". Tiến sĩ Trâm cũng có một điều kiện như vậy, nhưng theo bà thì cái chính là lo bị người khác đào trộm củ rồi đưa về những "môi trường không thích hợp", lại thiếu kiến thức chăm sóc và thu hái... sẽ làm "tổn hại" uy tín của TNHC. Cũng vì lý do đó, bà không ngần ngại đưa chúng tôi tham quan hết các khu vực trồng những loài cây mà qua nghiên cứu, bà đã phát hiện không phải TNHC "chính hiệu" của

Công nhân sơ chế rửa lá TNHC để đưa đi phơi

Page 11: Người khám phá bí mật Trinh nữ hoàng cung - Bài … · Web viewVà cái tên "Trinh nữ hoàng cung" chính là do cây này được "dùng để trị bệnh cho những

VN.

Tiến sĩ Trâm tiết lộ hiện nay bà đã sưu tầm được 12 cây TNHC khác nhau, trong đó có một cây do người bạn của bà mang từ Campuchia về tặng, có công dụng hoàn toàn khác hẳn với TNHC ở VN. Bà nói, người bình thường chỉ có thể phân biệt được vào mùa chúng nở hoa nhưng không phải ai cũng biết chúng nở hoa vào thời điểm nào. Để phân biệt chính xác, Tiến sĩ Trâm phải dựa vào phân loại thực vật học và một phương pháp gọi là... kỹ thuật dấu vân tay! Có một điều bà luôn trăn trở khi tiếp xúc với chúng tôi là hiện nay, có nhiều người nghe truyền miệng nhau, đi hái những lá cây không rõ nguồn gốc về dùng, như vậy rất tai hại. Bà cho biết: "TNHC của Campuchia ngoài những công dụng tương tự như TNHC của VN, do tính chất thích nghi với thời tiết cả hai mùa mưa nắng nên nó cũng còn có thêm tác dụng tránh thai. Vì thế, những phụ nữ khi có dấu hiệu về u xơ tử cung nếu uống nhầm có thể dẫn đến vô sinh".

Nhưng trong trang trại của Tiến sĩ Trâm hiện nay không chỉ hội tụ những "giai nhân" trong chốn hoàng cung. Ngoài các "nàng" còn có những "anh" mà hình hài cũng tương tự và các nhà khoa học cũng đã xác định thuộc "bộ náng" như: náng hoa đỏ (hay còn gọi náng lá gươm), náng hoa trắng... Tiến sĩ Trâm đã có một sự so sánh giữa TNHC và "náng hoa trắng" như sau: náng hoa trắng có thân hình trứng thuôn, lá dày hơn, màu xanh đậm hơn, hoa trắng. Về mặt vi phẫu: Mặt dưới sống lá của náng hoa trắng là một vòng cung đều đặn, đối xứng qua sống lá, mô khuyết rất to... Tiến sĩ Trâm lưu ý tình tiết này vì trong những "anh" thuộc "bộ náng" hiện nay có cây dân gian gọi là "đại tướng quân" chứa rất nhiều độc tính (hiện Bộ Y tế đang cho nghiên cứu), nếu không may uống nhầm lá của nó, có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Cũng chưa hết, còn một "cô" khác cũng rất dễ nhầm lẫn với TNHC hiện nay đang mang một cái tên mỹ miều là "lan huệ". Tiến sĩ Trâm nói: "So với TNHC thì lan huệ có hoa màu trắng xanh và thơm hơn, cánh hoa hẹp bản hơn. Nụ hoa lúc chưa nở thon dài, lá có màu xanh nhạt hơi vàng, thân thường ngắn và có màu đỏ". Tất nhiên, lan huệ không thể có những hoạt tính tối ưu như TNHC.

Xác định đúng cây nhưng đất trồng, khí hậu, chế độ chăm sóc và hàng loạt những "bí quyết" kéo theo khác mà qua nhiều năm nghiên cứu, Tiến sĩ Trâm khẳng định rằng nếu không tuân thủ thì TNHC cũng chỉ là những cây hoa cảnh bình thường mà thôi. Bà nhiều lần nhấn mạnh với chúng tôi: "Loài thảo mộc này rất kén vùng trồng. Để nó phát huy tác dụng, chúng tôi phải đi từ hệ sinh thái. Bước đầu là phân tích thổ nhưỡng, xem trồng ở đâu thì mới có tác dụng ức chế tế bào ung bướu".

Câu hỏi trồng ở đâu thì thực tế khi đồng ý cho chúng tôi thăm trang trại ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai là bà đã "gián tiếp" trả lời rồi. Nhưng ở đó, chúng tôi còn biết nhiều chuyện mà những tài liệu trước đây chúng tôi đọc đã "dạy" hoàn toàn khác. Chẳng hạn: một tài liệu của Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật có nói rằng trồng TNHC thì đất "cần cày bừa kỹ, để ải, bón lót cho mỗi hecta 25 - 30 tấn phân chuồng, 500 kg supe lân, 300 kg sulfat kali"; Và sau khi trồng từ 40 - 45 ngày thì bắt đầu "bón thúc lần đầu, mỗi hecta dùng 50 kg urê pha loãng với nước, tưới xung quanh gốc. Đến tháng 6 - 7 đã có thể thu hoạch lá. Sau mỗi lần

Trinh nữ hoàng cung của Campuchia được trồng thử nghiệm tại vườn dược liệu của Phytopharma

Page 12: Người khám phá bí mật Trinh nữ hoàng cung - Bài … · Web viewVà cái tên "Trinh nữ hoàng cung" chính là do cây này được "dùng để trị bệnh cho những

thu lá (khoảng 25 - 30 ngày) lại bón thúc thêm"...; hoặc "có thể trồng xen cây họ đậu, cỏ ngọt, kim tiền thảo hoặc cam, chanh, bưởi...".

Trái lại, Tiến sĩ Trâm chẳng những không cho bất kỳ loại cây nào khác "chung đụng" với TNHC của bà mà còn "dị ứng" với tất cả các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. "Chúng tôi chỉ sử dụng duy nhất phân bò hoai, không dùng bất cứ loại phân bón hóa học nào khác" - bà khẳng định. Riêng vấn đề thu hái lá, bà cho biết: "Cây 3 năm tuổi mới bắt đầu thu hái vào tháng 4 đến tháng 9. Chọn những lá già, đầu lá có biểu hiện héo vàng. Luôn để lại trên cây 4 lá". Ngay cả việc xử lý sâu bọ, đến thời điểm này bà cũng thà chấp nhận trả lương cao để công nhân mỗi ngày chăm chỉ vạch từng chiếc lá tìm, nếu phát hiện sâu ở lá nào thì cắt lá đó cho vào bao nilon, sau đó đưa ra khỏi vùng nguyên liệu và bỏ vôi vào tiêu diệt hàng loạt chứ không được... "đụng tay" đến.

TNHC sử dụng được cả củ, thân, hoa nhưng hiện nay Tiến sĩ Trâm cũng mới chỉ "đụng" đến lá. Và ngoài việc làm nguyên liệu khô sản xuất trà và viên Crila chữa bệnh, bà chưa dám sử dụng lá tươi vào mục đích nào khác vì chưa nghiên cứu. Hôm ghé thăm khu sơ chế của bà, chúng tôi cũng đã chứng kiến từng tốp công nhân ngồi thành hàng chăm chỉ... rửa từng chiếc lá, như rửa rau sạch để ăn. Những lá to thì họ xâu thành từng chuỗi dài bằng dây nhựa, sau đó đưa ra nắng phơi. Lá nhỏ thì xếp lên giàn bằng tre. Quản lý Mạnh than: "Mùa mưa này cực lắm, phải trông trời, nếu rớt hạt thì phải lập tức cuốn vô, không thì thối hết lá". Mạnh kiểm tra rất kỹ, khi lá khô, tỏa ra một mùi thơm nhẹ thì mới cho công nhân đưa vào bao nilon để sấy khô, tán thành bột và đưa vào bồn chiết xuất tinh chất. (Còn tiếp)

Võ Khối - Bảo ThiênCHÍNH TRỊ - XÃ HỘI  

Người khám phá bí mật Trinh nữ hoàng cung - Bài cuối: Sự cố bản quyền và số phận 696 lọ mẫu

21:51:45, 08/10/2005

Ngược thời gian, năm 1994, tiến sĩ Trâm (lúc đó còn là phó tiến sĩ) đại diện cho Viện Hàn lâm khoa học (HLKH) Bulgari đã ký hợp đồng hợp tác nghiên cứu khoa học lâu năm số 06/DL2-HĐ với Phytopharma về "trồng trọt, thu hái, chế biến, nghiên cứu thành phần hóa học, nghiên cứu tác dụng điều trị ung bướu của dạng trà Trinh nữ hoàng cung".

Ngay sau khi hợp đồng này được ký kết, một nhóm nghiên cứu được hình thành gồm tiến sĩ Trâm (theo dõi trồng trọt và nghiên cứu thành phần hóa học, nghiên cứu tác dụng điều trị trên lâm sàng) và một người nữa chuyên nghiên cứu về phương pháp cấy

mô, dưới sự đóng góp và chỉ đạo trực tiếp của giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi.

Về những hoạt động nghiên cứu này, tháng 10.1998, giáo sư Lợi đã từng phát biểu công khai tại cuộc tọa đàm ở TP.HCM rằng: "Đề tài nghiên cứu có quy mô rộng lớn, chi phí tốn kém nhưng trong gần 6 năm qua chủ yếu do chị Nguyễn Thị Ngọc Trâm bỏ tiền cá nhân chi phí, như chi phí trồng trọt thử tác dụng lâm

Đóng gói sản phẩm trà Trinh nữ hoàng cung tại Phytopharma

Page 13: Người khám phá bí mật Trinh nữ hoàng cung - Bài … · Web viewVà cái tên "Trinh nữ hoàng cung" chính là do cây này được "dùng để trị bệnh cho những

sàng, sản xuất thử... tốn kém hàng trăm triệu đồng. Đây là một số tiền không nhỏ, đề tài đang ở dạng triển khai, thiếu kinh phí sẽ là một khó khăn thực tế".

Sự "lo xa" của giáo sư Lợi những năm đó không có gì khó hiểu vì tìm được một người bỏ tiền túi ra nghiên cứu khoa học như tiến sĩ Trâm, ai cũng biết là rất hiếm. Nhưng chúng tôi cũng hiểu rằng lao vào tìm kiếm thuốc chữa ung bướu từ thực vật là tiến sĩ Trâm đã đi đúng hướng của thời đại, lại nhìn thấy một tương lai trước mắt về những khả năng kỳ diệu của Trinh nữ hoàng cung (TNHC) nên khó có trở lực nào cản được. Bà kể những năm đó, để yên tâm ra nước ngoài nghiên cứu, bà cần một người có chuyên môn về kỹ thuật trồng cây giống chăm sóc trang trại TNHC và đã chấp nhận trả lương 300 USD/tháng cho một người thân tín. Giáo sư Lợi biết rõ chuyện này nhưng đến khi Hội đồng Khoa học công bố tiến sĩ Trâm đã tìm ra 63 chất có trong cây TNHC thì... bi kịch tranh chấp vẫn xảy ra. Sự kiện ấy thậm chí đã làm xôn xao dư luận giới nghiên cứu khoa học. Tiến sĩ Trâm phải mất nhiều thời gian để chứng minh công trình nghiên cứu của bà. Ngay cả giáo sư Lợi và Hội đồng Khoa học cũng phải vào cuộc để "làm chứng" và minh oan cho bà vì thực tế, ai cũng biết bà đã phải mất nhiều năm để vượt qua những cái nhìn "thương hại" của đồng nghiệp và bạn bè, khi họ cho rằng: "Có điên mới theo đuổi nghiên cứu chỉ một loại thuốc, trong khi đó lại có thừa khả năng để nghiên cứu một loại khác".

Bây giờ, khi đã có trong tay "bằng độc quyền giải pháp hữu ích", tiến sĩ Trâm không kể lại câu chuyện buồn ấy nhưng qua những gì chúng tôi thu thập được, đặc biệt là lá thư của giáo sư Lợi gửi cho bà những năm đó, chúng tôi hiểu rằng cuộc tranh chấp xảy ra rất căng thẳng, bản thân là người "ở giữa" nhưng giáo sư Lợi cũng rất phiền lòng. Không dừng lại ở đó, việc "lộn xộn" ấy còn làm tổn hại đến cả... thanh danh TNHC ngay giữa thời kỳ cơn sốt thị trường đang lên đỉnh điểm. Còn gì buồn hơn khi "ông vua" của ngành dược liệu phải nói ra điều này: "Từ năm 1995, cô A. (do đương sự đã mất nên chúng tôi thay đổi tên và viết tắt - PV) có đề nghị sản xuất dạng trà TNHC sử dụng theo kinh nghiệm dân gian lấy danh nghĩa tên tôi, nhưng thực chất trong mấy năm sản xuất tôi chưa hề nhận một đồng nào của cô A. Tháng 4 năm 1998 để tiến hành thử lâm sàng tại Viện Y học dân tộc, tôi đề nghị cô A. làm mẫu thử cho tôi nhưng nhận thấy rằng mẫu thử không đạt, chất lượng không đồng nhất, trọng lượng gói không đều nhau, công thức 18 vị thuốc bổ thận của tôi cô A. đã sửa chữa nên tôi đã bỏ mẫu thử này không gửi cho Viện Y học dân tộc được và sau đó cô Trâm phải mang lá ra Viện Dược liệu Hà Nội để làm dạng trà thuốc hiện đang thử lâm sàng tại Viện Y học dân tộc TP.HCM. Từ tháng 4 năm 1998 tôi đã quyết định không đồng ý cho cô A. sử dụng tên của tôi nữa và dời phần sản xuất về phòng khám Tuệ Lãn; giao trách nhiệm cho cô Trâm phụ trách phần nghiên cứu sản xuất trà, thực hiện hợp đồng với Công ty Dược liệu Trung ương 2 từ năm 1994 và Công ty Dược liệu Trung ương 2 đã thành lập phân xưởng trà TNHC đang đưa vào dạng nghiên cứu sản xuất thử từ tháng 9.1998".

Nhưng đó cũng chưa phải là "cửa ải" duy nhất trong cuộc hành trình đưa TNHC bước vào thế giới loài người của tiến sĩ Trâm. Sau một thời gian dài đưa nguyên liệu khô ra nước ngoài nghiên cứu, vào tháng 2.2000, bà và các cộng sự được Viện Hóa hữu cơ - Trung tâm Hóa Fitô thuộc Viện HLKH Bulgari cho phép chuyển về VN tổng cộng 696 mẫu, đựng trong 696 lọ để chuẩn bị cho việc nghiên cứu tiếp theo trong nước thì bị hải quan làm khó. Tiến sĩ Trâm kể: "Lúc đó, để dễ phân biệt, tôi bỏ những chất đã tìm được vào 696 lọ nhỏ, đủ màu sắc, rồi cho vào thùng, vận chuyển về nước.

696 lọ mẫu (gồm số thử nghiệm và chưa thử nghiệm) bị hư hỏng do... thủ

tục hải quan - "kỷ niệm buồn" của tiến sĩ Trâm

Khi chúng tôi kết thúc loạt bài này thì việc nghiên cứu TNHC của tiến sĩ Trâm và cộng sự của bà đang bước vào giai đoạn mới. Và nếu việc thử nghiệm lâm sàng trong những ngày tới tiếp tục thuận lợi thì viên Crila - ngoài công dụng điều trị phì đại lành tuyến tiền liệt ở nam giới - sẽ chính thức được ghi thêm trên bao bì một chỉ định mới là "điều trị u xơ tử cung". Tổng giám đốc Phytopharma, dược sĩ Hoàng Thế Tân cũng cho biết sẽ quyết tâm hoàn thành các thủ tục để dược phẩm Crila sớm có mặt trên thị trường thế giới.

Page 14: Người khám phá bí mật Trinh nữ hoàng cung - Bài … · Web viewVà cái tên "Trinh nữ hoàng cung" chính là do cây này được "dùng để trị bệnh cho những

Mặc dù đã có giấy xác nhận của Viện HLKH, nhưng khi làm thủ tục xuất cảnh, tôi vẫn không được phép đưa thùng hàng này ra khỏi lãnh thổ Bulgari. Viện HLKH của bạn đã phải can thiệp để giải tỏa. Những tưởng mọi chuyện êm xuôi nhưng khi máy bay vừa đáp xuống sân bay Nội Bài, tôi lại phải vật lộn với các thủ tục, chó nghiệp vụ cũng được cho ngửi nhiều lần nhưng không xác định được chất gì nên hải quan giữ toàn bộ thùng hàng của tôi lại". Lần đó, Bộ Y tế VN và Viện HLKH Bulgari phải gửi công văn, trực tiếp xác nhận những lọ mẫu tiến sĩ Trâm mang về "chỉ đơn thuần để nghiên cứu, không có tác dụng kích thích, không có tính chất thương mại" nhưng phải mất đứt hai tuần sau "tang vật" mới được giải tỏa ra.

Và kết cục là do để trong kho quá lâu, nhiệt độ không thích hợp nên cuối cùng nhiều lọ mẫu đã hư hỏng, phải đưa thẳng vào kho của Phytopharma để... làm kỷ niệm. "Kỷ niệm" ấy đã gây thiệt hại không nhỏ cho việc nghiên cứu của tiến sĩ Trâm và mặc dù đã 5 năm trôi qua nhưng bà vẫn quyết định... lưu giữ. 

Võ Khối - Bảo ThiênCảnh báo về thuốc Trinh nữ hoàng cung giả

00:12:42, 21/10/2005

Sau khi Báo Thanh Niên đăng loạt bài Người khám phá bí mật Trinh nữ hoàng cung và sau cuộc phỏng vấn trực tuyến Tiến sĩ, dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm, rất nhiều người đã đi tìm mua thuốc và sản phẩm từ cây Trinh nữ hoàng cung.

Mới đây, Tiến sĩ Trâm cho biết: theo phản ảnh của bệnh nhân và người tiêu dùng, trên thị trường đang xuất hiện nhiều dạng thuốc mà người bán gọi là thuốc Trinh nữ hoàng cung, trong đó có cả dạng viên nang. Tuy nhiên, những loại thuốc này đều chưa rõ xuất xứ, không có bao bì hoặc trên bao bì không ghi đơn vị, tổ chức sản xuất...

Theo bà Trâm, sản phẩm bào chế từ cây Trinh nữ hoàng cung mà bà nghiên cứu chỉ có hai loại: một là thuốc Crila với quy cách đóng gói hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nang và hộp 4 chai, mỗi chai 40 viên nang, số đăng ký là VNB-3391-05, đã được bảo hộ về bản quyền tác giả và kiểu dáng công nghiệp cũng như tên thương mại; hai là trà túi lọc Trinh nữ hoàng cung, đóng hộp, mỗi hộp 21 túi, trên nhãn hộp có logo Phytopharma. Cả hai sản phẩm này đều do Công ty cổ phần dược liệu T.Ư 2 sản xuất.

K.H