Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh...

342
1

Transcript of Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh...

Page 1: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

1

Page 2: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

2

Nghiªn cøu t¸c ®éng cña tù do ho¸

dÞch vô ng©n hμng ®èi víi c¹nh tranh

trong lÜnh vùc ng©n hμng

Page 3: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

3

Nghiªn cøu t¸c ®éng cña tù do ho¸ dÞch vô ng©n hμng ®èi víi c¹nh tranh trong lÜnh vùc ng©n hμng

RESEARCH ON EFFECTS OF BANKING LIBERALISATION ON COMPETITION IN THE BANKING SECTOR

Hμ néi - 2006

Page 4: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

4

Tài liệu này được soạn thảo với sự hỗ trợ tài chính của Uỷ ban châu Âu. Quan điểm thể hiện trong báo cáo này là của tác giả và không phản ánh quan điểm của

Uỷ ban cũng như của Bộ Thương mại

This document has been prepared with financial assistance from the Commission of the European Communities. The views expressed herein are those of the author and

therefore in no way reflect the official opinion of the Commission nor the Ministry of Trade

Page 5: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

5

Lêi tùa

Báo cáo này là một phần của hoạt động mã số SERV-3, sáng kiến được

tài trợ từ Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên Việt Nam II (Mutrap II), do Bộ Thương mại và Ủy ban châu Âu phối hợp thực hiện.

Mục tiêu của hoạt động này là nhằm hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) xây dựng quy định nhằm quản lý các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng, đánh giá tác động của tự do hoá lĩnh vực ngân hàng sau khi Việt Nam gia nhập và thực hiện các cam kết, nghĩa vụ WTO cũng như tác động từ sự xuất hiện của nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới sau khi gia nhập WTO.

Nhóm chuyên gia EU và chuyên gia trong nước tham gia hoạt động đã phân tích các quy định và thông lệ quốc tế, từ đó nêu lên những khuyến nghị và đề xuất phù hợp đối với NHNNVN. Báo cáo nghiên cứu về cạnh tranh rà soát một cách tổng quan những quy định và thông lệ cạnh tranh tại Việt Nam và một số nước khác như EU, Trung Quốc, Cộng hoà Séc, Hungary và Ba Lan và nêu lên những khuyến nghị đối với NHNNVN về quản lý cạnh tranh. Báo cáo về tự do hoá dịch vụ ngân hàng, trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, đã nghiên cứu những tác động có thể xảy ra do việc tăng cường tự do hoá trong lĩnh vực ngân hàng, sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài và đánh giá hiệu quả những biện pháp của Chính phủ Việt Nam đã hoặc sắp được triển khai nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của tự do hoá. Báo cáo cũng nghiên cứu và giới thiệu kinh nghiệm của Hungary về tự do hoá trong lĩnh vực ngân hàng và nêu lên một số khuyến nghị phù hợp đối với NHNNVN. Những dịch vụ ngân hàng mới trong bối cảnh tự do hoá cũng được giới thiệu để NHNNVN xem xét.

Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên chân thành cảm ơn các chuyên gia EU, ông Charles Marquand (Trưởng nhóm), ông Xavier Barre và nhóm chuyên gia trong nước (ông Nguyễn Thanh Hà, ông Phạm Quang Thành, Bà Nguyễn Thị Vân Anh, ông Thái Bảo Anh) về những đóng góp của họ cho hoạt động này. Dự án cũng trân trọng cảm ơn NHNNVN và Phái đoàn Uỷ ban châu Âu tại Hà Nội về sự phối hợp và định hướng hiệu quả trong quá trình thực hiện hoạt động.

BAN ®Æc tr¸ch dù ¸n hç trî th−¬ng m¹i ®a biªn ii

(MUTRAP II)

Page 6: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

6

TãM T¾T

Báo cáo gồm 2 phần. Phần I giới thiệu tổng quát về luật pháp và các

quy định về cạnh tranh tại Việt Nam, các vấn đề cần giải quyết để quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, với những mô phỏng từ kinh nghiệm thực tế của các nước có điều kiện tương tự như Việt Nam, ví dụ như Trung Quốc và các nước châu Âu đang chuyển đổi. Phần này do ông Charle Marquant, chuyên gia EU của Dự án và ông Thái Bảo Anh, luật sư điều hành Công ty Luật Bao & Partners ([email protected]) viết trên cơ sở hợp tác với ông Nguyễn Thanh Hà, luật sư điều hành và bà Nguyễn Vân Anh, cố vấn pháp lý cao cấp của Công ty Vietbid ([email protected]).

Phần II tập trung vào đánh giá về các cam kết quốc tế của Việt Nam, khung pháp lý hiện hành về các dịch vụ tài chính/ngân hàng cũng như xu hướng và triển vọng phát triển của các dịnh vụ ngân hàng trong tương lai. Phần này do ông Xavier Barre, chuyên gia EU của dự án MUTRAP, ông Nguyễn Thanh Hà, luật sư điều hành và bà Nguyễn Vân Anh, cố vấn pháp lý cao cấp của Công ty Vietbid ([email protected]) thực hiện.

Cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam bắt đầu từ cuối những năm 80 với cải cách chính là tạo “sân chơi bình đẳng” cho cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng tư nhân. Số lượng các ngân hàng thương mại tư nhân và liên doanh tăng từ số lượng nhỏ trong thập kỷ 90 lên tới 42, trong đó có 37 ngân hàng thương mại với 5 ngân hàng liên doanh. Do sự gia tăng số lượng các ngân hàng tư nhân và lĩnh vực ngân hàng được mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài nên cạnh tranh giữa các ngân hàng tăng.

Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO từ ngày 11/1/2007. Trong tương lai gần, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng sẽ khắc nghiệt hơn với sự tham gia của các đối thủ nước ngoài.

Trong bối cảnh đó, Phần I tập trung vào việc đưa ra các khuyến nghị xây dựng một quy chế mới đối với các hoạt động chống cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) mong muốn đưa ra quy chế này vào thời điểm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hoạt động cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các ngân hàng ở Việt Nam đã được quan tâm chú ý và sau khi gia nhập WTO,

Page 7: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

7

cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước (kể cả nhà nước hay tư nhân) và ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài dự kiến sẽ tăng lên mạnh mẽ. Do đó, NHNN muốn chuẩn bị cho lĩnh vực ngân hàng khi tham gia vào quá trình này.

Phần I bao gồm các phần chính sau: Tổng quan về luật cạnh tranh của Việt Nam Trong phần này sẽ nêu khái quát về quy chế cạnh tranh hiện hành

của Việt Nam và đưa ra một số vấn đề mang tính thực tiễn và lý thuyết cần được xem xét trước khi ban hành quy chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng.

Tổng quan về các vấn đề thực tiễn ở Việt Nam Phần này đề cập đến các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực ngân hàng do

những người chơi đưa ra. Cần lưu ý rằng nhiều khó khăn thực tế thông thường sẽ không được liệt vào các hành vi cạnh tranh không lành mạnh (nói cách khác là các hành vi cản trở đối thủ cạnh tranh) được coi như các hành vi phản cạnh tranh (các hành vi được thực hiện nhằm cản trở thị trường)

Tổng quan về quy chế cạnh tranh của EU EU được lựa chọn so sánh vì Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 (văn

bản pháp luật cơ bản của nước Cộng hoà XHCNVN về cạnh tranh) được xây dựng dựa trên cách tiếp cận giống EU. Bên cạnh đó, EU bao gồm một số quốc gia thành viên có nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường (như: Ba Lan, Hungary và Cộng hoà Séc là 3 nước lớn nhất). Cũng cần lưu ý rằng cơ chế EU trong lĩnh vực cạnh tranh là thống nhất và có hiệu lực trực tiếp. Có nghĩa là các điều khoản trong Hiệp ước của EU liên quan đến quy chế cạnh tranh là bắt buộc về mặt pháp lý đối với các thành viên bao gồm cả các nước mới gia nhập như Ba Lan, Hungary và Cộng hoà Séc (những nước có nền kinh tế chuyển đổi). Các nước thành viên phải áp dụng và trên thực tế đã áp dụng cơ chế cạnh tranh của EU, do đó có sự thống nhất giữa các nước thành viên. Các nước thành viên không chỉ có trách nhiệm phụ trong lĩnh vực cạnh tranh, trên thực tế việc thực hiện (bất kể thành viên mới hay các nước đang là thành viên) phải dựa trên quy định của Hiệp ước EU.

Page 8: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

8

Tổng quan về một số quy định của Uỷ ban EU (cơ quan quản lý cạnh tranh EU) và Toà án sơ thẩm liên quan đến hành vi phản cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hang.

Quy định về các trường hợp cụ thể được đưa ra. Tác giả cũng cố gắng đưa ra một số kết luận chung.

Mô tả tóm lược các đề xuất mang tính pháp lý có thể ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ở EU được coi là có ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh, liên quan đến các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Ngoài cơ chế cạnh tranh, EU và một số quốc gia thành viên đã xây dựng văn bản luật để bảo vệ khách hàng trong một số dịch vụ ngân hàng. Các văn bản này không được chính thức coi là một phần trong quy chế cạnh tranh của EU nhưng có tác động lớn đến cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, tạo lập một khung thống nhất các tiêu chuẩn tối thiểu và ngăn chặn các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh. EU có thể được coi là một thí dụ điển hình trong các cách tiếp cận phù hợp với Việt Nam. Luật các Tổ chức Tín dụng sử dụng các khái niệm tương tự các khái niệm trong quy chế về ngân hàng của EU, đồng thời xử lý các vấn đề tương tự (chẳng hạn điều 16 xử lý “khuyến mãi không hợp pháp” và “thông tin sai lệch”).

Cần lưu ý rằng các quy định của EU về lĩnh vực này được thể hiện trong các văn bản hướng dẫn. Một văn bản hướng dẫn bao gồm các quy định mà các thành viên phải thi hành trong nước. Nếu một quốc gia thành viên không tuân thủ có thể bị phạt và trong bất kỳ trường hợp nào, văn bản hướng dẫn được áp dụng trực tiếp trong quốc gia thành viên cũng giống như thực hiện luật pháp trong nước. Do đó, để tránh khó khăn trong việc thực thi, các nước thành viên chỉ áp dụng các điều khoản của một văn bản hướng dẫn thích hợp vào các quy chế pháp lý của nước mình. Do đó, việc phân tích một văn bản hướng dẫn là cách hợp lý nhất để hiểu việc xử lý các vấn đề theo một cách thức nhất định của 25 nước thành viên EU, đặc biệt các vụ việc trong lĩnh vực dịch vụ tài chính với các điều khoản được quy định khá chi tiết và cụ thể trong văn bản hướng dẫn.

Tổng quan về kinh nghiệm tự do hoá lĩnh vực ngân hàng ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi là Ba Lan, Hungary và Cộng hoà Séc; cách tiếp cận của các nước này về quản lý cạnh tranh và tổng quan về cách tiếp cận của Trung Quốc. Phần này cũng xem xét trường hợp của Việt Nam.

Page 9: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

9

Kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng của Ba Lan, Hungary và Séc được xem là có liên quan vì các nước này đã thành công trong việc chuyển đổi lĩnh vực ngân hàng do Nhà nước quản lý sang cơ chế thị trường trong một thời gian ngắn và đã cải thiện đáng kể lĩnh vực ngân hàng của mình. Trường hợp của Trung Quốc cũng được đưa vào xem xét vì Trung Quốc đang trải qua giai đoạn chuyển đổi như vậy.

Tổng quan về cách tiếp cận có thể áp dụng đối với Việt Nam khi đưa ra quy chế quản lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và phản cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hang.

Trên cơ sở kinh nghiệm và cách tiếp cận nói trên, đề cương cơ bản về Quy chế cạnh tranh cho lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam cũng được đưa ra. Mô hình quy định quản lý hoạt động cạnh tranh không lành mạnh và không lành mạnh của EU đưa ra một số trường hợp phù hợp với Việt Nam vì Luật Cạnh tranh của Việt Nam được xây dựng dựa trên Luật Cạnh tranh của EU. Ngoài ra, EU bao gồm các quốc gia như Ba Lan, Hungary, Cộng hoà Séc-các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế nhà nước kiểm soát sang kinh tế thị trường và các nước này cũng đã áp dụng cách tiếp cận của EU. Từ các nền kinh tế chỉ huy cứng nhắc tập trung hoá cao năm 1989, hiện các nước này đã có hệ thống ngân hàng hiệu quả và cạnh tranh. Quá trình chuyển đổi ở các nước này diễn ra sự hợp nhất trong lĩnh vực ngân hàng với tỷ lệ hoạt động của các ngân hàng hiện được thay thế bởi các tổ chức tín dụng do các tổ chức bên ngoài lãnh thổ sở hữu. Cùng với quá trình chuyển đổi, hợp nhất và quốc tế hoá này, lĩnh vực ngân hàng được cải thiện đáng kể ở các nước này. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang trong giai đoạn chuyển đổi và vẫn còn nhiều việc phải làm. Ngoài ra, cách tiếp cận về hành vi phản cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng của Trung Quốc không giống cách tiếp cận gần đây của Việt Nam.

Về phía Việt Nam, khi sức ép cạnh tranh ngày càng lớn (kể cả giữa các ngân hàng Việt Nam hay giữa các ngân hàng Việt Nam với các ngân hàng ngoài Việt Nam), việc đảm bảo quá trình chuyển đổi không bị hành vi phản cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh của các tổ chức tín dụng bóp méo là cần thiết.

Do vậy Việt Nam nên xem xét việc ban hành quy chế bao gồm hai vấn đề chính sau:

Page 10: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

10

- Hành vi phản cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, nói cách khác là hành vi bóp méo hoạt động trên thị trường (chẳng hạn hai hay nhiều tổ chức tín dụng thoả thuận hạn chế cạnh tranh và/hoặc thông qua hành động của một tổ chức tín dụng hoặc nhiều hơn với vị thế chi phối trên thị trường).

- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng, nói cách khác là hành vi hạn chế sự hội nhập của lĩnh vực ngân hàng và sự vận hành bình đẳng của thị trường.

Liên quan đến các hoạt động chống cạnh tranh, quy định mới nên bao gồm các quy định cơ bản như các thoả thuận của các tổ chức tín dụng có mục đích hoặc tác động hạn chế đối thủ cạnh tranh sẽ bị cấm và việc một tổ chức tín dụng hay một nhóm các tổ chức tín dụng lạm dụng vị trí độc quyền cũng bị cấm.

Trong từng trường hợp, quy chế này sẽ quy định cụ thể các loại hành vi nhất định được coi là chống cạnh tranh, trừ khi các tổ chức tín dụng chứng minh được ngược lại. Thẩm quyền điều tra và thực thi đối với hành vi chống cạnh tranh sẽ được nêu ra trong Luật Cạnh tranh hiện thuộc trách nhiệm của Hội đồng Cạnh tranh. Việc NHNN có nên đảm nhận các thẩm quyền này hay không cần được xem xét thêm.

Liên quan đến các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh hiện chưa được đề cập tới trong các điều khoản pháp lý của Việt Nam, quy chế này cần quy định xử lý việc quảng cáo gây hiểu nhầm, quảng cáo mang tính so sánh và các thoả thuận tín dụng.

Cần có quy định tích cực đối với các tổ chức tín dụng để đảm bảo rằng thông tin của họ là rõ ràng, bình đẳng và không sai lệch. Nếu vi phạm điều này, họ sẽ bị xử lý dưới các cách thức như phạt tiền, khiển trách công khai và có thể bị thu hồi giấy phép hoạt động. Nên có chế tài hình sự về việc đưa ra những thông tin sai lệch với mục đích lừa đảo hoặc cố ý coi thường khi đưa ra thông tin mà không quan tâm chúng có sai lệch hay không. Các thoả thuận từ việc đưa ra những thông tin sai lệch sẽ không có gía trị pháp lý.

Cần có sự kiểm soát chặt chẽ đối với quảng cáo mang tính so sánh. Đặc biệt, quảng cáo so sánh nên chỉ được cho phép dưới các điều kiện nghiêm ngặt, đảm bảo tính khách quan. Nếu không tuân thủ các quy định này thì tổ chức tín dụng vi phạm sẽ bị xử lý dưới các hình thức như phạt tiền, khiển trách công khai, trường hợp xấu nhất là bị thu hồi giấy phép hoạt động. Các

Page 11: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

11

thoả thuận từ quảng cáo so sánh vi phạm điều luật trên sẽ không có giá trị pháp lý.

Cần có sự kiểm soát chặt chẽ đối với quảng cáo tín dụng. Việc kiểm soát này phải bao gồm cả hoạt động tiền gửi và cho vay trong lĩnh vực ngân hàng. Đối tượng hưởng thụ chính của điều luật này sẽ là người sử dụng các dịch vụ ngân hàng (người gửi tiền và người đi vay) trong lĩnh vực bán lẻ. Quy định mớí cũng nên đặt ra các yêu cầu trong việc đưa ra các thoả thuận rõ ràng bao hàm tất cả các điều khoản cho khách hàng. Hành vi vi phạm các yêu cầu này sẽ làm cho các thoả thuận mất hiệu lực.

Trong Phần II , báo cáo tập trung vào (i) Đánh giá về các cam kết quốc tế hiện hành và việc thực hiện các cam kết này, (ii) Khung pháp lý hiện hành về các dịch vụ tài chính/ngân hàng tại Việt Nam, (iii) Sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam, và (iv) Xu hướng và triển vọng phát triển của các dịnh vụ ngân hàng trong tương lai.

Phần đánh giá cam kết chủ yếu điểm qua Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (US BTA) vì vào thời điểm chuẩn bị cho Báo cáo này, thông tin về kết quả đàm phán gia nhập WTO vẫn chưa được tiết lộ trong khi các cam kết trong khuôn khổ khung pháp lý của AFAS vẫn còn khá hạn chế. Chúng tôi cũng đánh giá ngắn gọn về việc thực hiện các thoả thuận này. Quan điểm của chúng tôi là nhiều thay đổi trong khung pháp lý là cần thiết để các cam kết thực sự có hiệu quả.

Theo cam kết mở cửa thị trường trong khuôn khổ US BTA, NHNN đã xác định rõ mở cửa hơn nữa thị trường trong nước và giảm bớt các hạn chế đối với hoạt động của ngân hàng nước ngoài là một trong những cột mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế. Trong khi hạn chế về nhận tiền gửi và một số hạn chế khác dự kiến sẽ giảm dần trong 8 năm kể từ ngày ký kết, các định chế tài chính của Mỹ sẽ được đối xử quốc gia sau 9 năm kể từ ngày thực hiện Hiệp định. Điều này có nghĩa là đến năm 2010 sẽ có một sân chơi bình đẳng giữa các ngân hàng trong nước và các ngân hàng Hoa Kỳ. Kịch bản này sẽ được áp dụng chung với các ngân hàng nước ngoài khác theo các hiệp định thương mại song phương đã được ký kết hoặc đang trong quá trình đàm phán: với EU, Nhật bản, Hàn quốc, một số nước Mỹ La tinh v.v… Có thể hiểu được Việt Nam lo ngại về việc thực hiện đầy đủ US BTA và các nghĩa vụ của WTO về việc mở cửa thị trường ngân hàng trong nước cho các ngân hàng nước ngoài vào cạnh tranh sẽ gây ra những tác động xấu

Page 12: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

12

đối với các ngân hàng trong nước, đặc biệt là các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN). Mối lo ngại này xuất phát từ việc các ngân hàng nước ngoài có vị thế cạnh tranh mạnh trên thị trường tài chính quốc tế và những điểm đặc biệt yếu kém của khu vực ngân hàng trong nước liên quan tới số nợ xấu lớn và dịch vụ kém hiệu quả được duy trì trong hàng thập kỷ hoạt động không tuân theo các nguyên tắc thị trường và không phải cạnh tranh với nước ngoài.

Trong một vài năm tới vẫn chưa thể đánh giá hết được kết quả của việc thực hiện BTA và WTO đối với khu vực ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi khác đã áp dụng các biện pháp tương tự trong thập kỷ vừa qua mang lại những thông tin hữu ích về kết quả dự kiến đạt được từ việc thực hiện các nghĩa vụ này.

Trong phần đánh giá về khung pháp lý và quy định hiện hành, chúng tôi sử dụng các loại hình dịch vụ tài chính/ngân hàng được quy định trong Phụ lục của GATS về các dịch vụ tài chính làm chuẩn, tập trung nêu bật khung pháp lý hiện hành về các dịch vụ trên, chỉ ra những bất cập hạn chế, đặc biệt là những gì còn thiếu sót và nguyên nhân gây ra một sân chơi bất bình đẳng giữa các nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, và đề xuất cải cách.

Tình hình cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện tại ở Việt Nam được đánh giá tập trung vào tính sẵn có của các dịch vụ và năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ. Từ đó nêu rõ các tác động đối với tiềm năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng khi Việt Nam tự do hoá hơn và những thách thức mà các tổ chức tín dụng phải đối mặt.

Cuối cùng, Báo cáo đưa ra các khuyến nghị dựa trên các thông lệ tốt nhất của khu vực Đông Âu, cụ thể là ví dụ của Hungary, xu hướng và triển vọng phát triển của các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam trong trung và dài hạn. Để trả lời các câu hỏi loại hình dịch vụ ngân hàng nào có thể phát triển khi Việt Nam phát triển và hội nhập hơn, chúng tôi đánh giá ngắn gọn triển vọng phát triển thị trường và những yêu cầu thay đổi đối với các dịch vụ tài chính, sau đó đưa ra các kịch bản phát triển các dịch vụ ngân hàng. Đây cũng là đề xuất cải thiện môi trường thể chế và luật pháp, chính sách đối với các dịch vụ ngân hàng để phát triển.

Page 13: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

13

PhÇn I Qu¶n lý ho¹t ®éng c¹nh tranh

trong lÜnh vùc ng©n hμng

Thực hiện: Charles Marquand Chuyên gia EU Dự án MUTRAP

Luật sư Thái Bảo Anh Công ty Bao & Partner Law

Phối hợp với Ông Nguyễn Thanh Hà Luật sư điều hành công ty Luật Vietbid

Bà Nguyễn Vân Anh Luật sư, cố vấn luật cấp cao của Công ty Luật Vietbid

Page 14: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

14

I. TỔNG QUAN VỀ QUI CHẾ QUẢN LÝ CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM

Khuôn khổ pháp lý của Việt Nam Quy chế cạnh tranh của Việt Nam áp dụng cho lĩnh vực ngân hàng gần

đây chủ yếu bao gồm hai công cụ pháp lý chính: - Luật Cạnh tranh của Việt Nam do Quốc hội thông qua ngày

9/11/2004 ; - Luật Các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX do Quốc hội thông qua

ngày 12/12/1997 .

Luật Cạnh tranh Nhìn chung, Luật Cạnh tranh điều chỉnh ;

- Các hành vi cạnh tranh không bình đẳng ; - Các hành vi cản trở cạnh tranh của các công ty tại Việt Nam (trong

đó có doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam) nói cách khác là các hành vi phản cạnh tranh).

LUẬT CẠNH TRANH

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được định nghĩa trong Luật

cạnh tranh là “các hành vi kinh doanh đi ngược lại các chuẩn mực thông thường về đạo đức nghề nghiệp và gây ra hoặc có thể gây hại đến lợi ích của Nhà nước hoặc các quyền và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng”1

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm (không có ngoại lệ) bao gồm các hành vi sau:

- Làm sai lệch thông tin sản phẩm ; - Tiết lộ bí mật kinh doanh; - Hành vi ép buộc; - Nói xấu doanh nghiệp khác; - Gây rối loạn hoạt động của các công ty khác;

1 Luật Cạnh tranh, Điều 3, khoản 4.

Page 15: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

15

- Quảng cáo và thực hiện khuyến mãi nhằm mục đích gian lận trong cạnh tranh;

- Phân biệt đối xử trong một hiệp hội ngành; - Bán hàng đa cấp bất hợp pháp; - Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác có thể được quy

định2. Các hành vi cản trở cạnh tranh (hành vi phản cạnh tranh) Luật cạnh tranh định nghĩa các hành vi cản trở cạnh tranh là các hành

vi làm giảm, bóp méo hay cản trở sự cạnh tranh trên thị trường bao gồm các thoả thuận cản trở cạnh tranh, lạm dụng vị thế chi phối hoặc độc quyền và tạo ra sự tập trung kinh tế. Ba hành vi sau cùng được xem xét chi tiết dưới đây:

Các thoả thuận cản trở cạnh tranh Các thoả thuận cản trở cạnh tranh bị cấm trong Luật Cạnh tranh là các

thoả thuận giữa các công ty nhằm mục đích: - Bỏ thầu thông đồng; - Tẩy chay (nhằm mục đích ngăn chặn, cản trở hoặc hạn chế các công

ty khác thâm nhập thị trường hoặc để phát triển công việc kinh doanh của chính mình);

- Loại bỏ cạnh tranh từ các công ty khác3. Ngoài ra, các công ty nắm giữ thị phần 30% hoặc hơn trên thị trường

liên quan không được tham gia vào các loại thoả thuận sau: - Thoả thuận ấn định giá và phân chia thị trường; - Thoả thuận cản trở đầu vào, hàng hoá hoặc dịch vụ; - Thỏa thuận hạn chế sản xuất và bán hang; - Thoả thuận cản trở phát triển kỹ thuật, công nghệ hoặc đầu tư; - Thoả thuận áp đặt điều kiện thương mạikhông lành mạnh đối với các

bên khác4. Một số miễn trừ đối với các thoả thuận làm giảm chi phí sản xuất,

có lợi cho khách hàng và/hoặc nhằm mục đích sau:

2 Luật Cạnh tranh, Điều 3, khoản 4. 3 Luật cạnh tranh, Điều 8, khoản 6, 7 và 8. 4 Luật cạnh tranh, Điều 8, khoản 1, 2, 3, 4 và 5

Page 16: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

16

- Tối ưu hoá cơ cấu kinh doanh; - Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và công nghệ; - Nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ; - Khuyến khích các tiêu chuẩn chất lượng đồng nhất và các tiêu chuẩn

kỹ thuật áp dụng cho các loại sản phẩm nhất định; - Tiêu chuẩn hoá các hoạt động và điều kiện thương mại trừ các điều

kiện liên quan đến giá cả; - Tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; - Tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường

quốc tế. Bộ Thương mại quy định miễn trừ đối với các hình thức thoả thuận nói

trên. Những thoả thuận không nằm vào trường hợp miễn trừ nói trên có thể được coi là phản cạnh tranh.5

Lạm dụng vị thế chi phối Có sáu hành vi không được phép đối với các doanh nghiệp nắm giữ vị

thế chi phối6: - Bán dưới mức chi phí; - Ấn định giá mua hoặc bán bất hợp lý hoặc giá bán lại tối thiểu; - Cản trở sản xuất hoặc phân phối; - Cản trở phát triển thị trường, phát triển kỹ thuật và công nghệ; - Áp dụng các điều kiện thương mại phân biệt đối xử; - Áp đặt các điều kiện bất hợp lý hoặc các điều kiện không liên quan

đến hợp đồng với bên khác; - Ngăn cản các doanh nghiệp khác thâm nhập thị trường. Ngoài ra, một doanh nghiệp được coi là nắm giữ vị thế chi phối thị

trường nếu nắm 30% thị phần hoặc nhiều hơn trên thị trường hoạt động, hoặc có khả năng cản trở cạnh tranh đáng kể.

Một nhóm các doanh nghiệp được coi là nắm giữ vị thế chi phối trên thị trường nếu các doanh nghiệp này nắm giữ 50% thị phần hoặc nhiều hơn (đối với hai doanh nghiệp), 65% hoặc nhiều hơn (đối với ba doanh nghiệp) hoặc 75% hoặc nhiều hơn (đối với bốn doanh nghiệp) trên thị trường hoạt động.

5 Luật Ccạnh tranh, Điều 10 6 Luật Cạnh tranh, Điều 13

Page 17: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

17

Lạm dụng vị thế độc quyền Sáu hoạt động nêu trên cũng áp dụng tương tự đối với các doanh

nghiệp nắm giữ vị thế độc quyền. Ngoài ra, các doanh nghiệp này cũng không được phép áp đặt các điều kiện bất lợi đối với khách hàng hoặc lạm dụng vị thế độc quyền của mình để thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã ký mà không có lý do chính đáng.

Một doanh nghiệp bị coi là nắm giữ vị thế độc quyền nếu không có các doanh nghiệp khác cạnh tranh với doanh nghiệp này trên thị trường.

Các lĩnh vực thuộc độc quyền Nhà nước Trong trường hợp các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các lĩnh

vực thuộc độc quyền nhà nước, Chính phủ sẽ quyết định số lượng, khối lượng và giá cả hàng hoá, dịch vụ do các doanh nghiệp này sản xuất và thị trường bán.

Tập trung kinh tế Luật Cạnh tranh cũng đưa ra một số hạn chế đối với sự tập trung kinh

tế. Tập trung kinh tế phát sinh qua sáp nhập, bán cổ phần, hợp nhất, liên doanh và các loại hình tập trung kinh tế khác7.

Tất cả các hoạt động tập trung kinh tế dẫn đến việc thị phần của các bên liên quan vượt quá 50% thị phần thị trường hoạt động đều bị cấm8. Nếu thị phần của các bên liên quan chiếm từ 30% - 50% thị trường hoạt động thì các bên phải có sự xác nhận của Uỷ ban Cạnh tranh là sự tập trung đó không bị cấm9.

LUËT C¸C Tæ CHøC TÝN DôNG

Định nghĩa Điều 16 Luật Các tổ chức tín dụng10 định nghĩa cạnh tranh không lành

mạnh như sau: - Khuyến mãi bất hợp pháp;

7 Luật Cạnh tranh, Điều 16 8 Luật Cạnh tranh, Điều 18 9 Luật Cạnh tranh, Điều 24 10 Luật Các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX do Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997

Page 18: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

18

- Cung cấp thông tin sai lệch (dưới bất kỳ hình thức nào) gây thiệt hại cho các tổ chức tín dụng và khách hàng khác;

- Thực hiện đầu cơ gây bóp méo thị trường ngoại hối, vàng và tiền tệ; - Thực hiện các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác. Tuy nhiên, chưa có hướng dẫn chi tiết về việc các quy định này có thể

hoặc cần được áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng như thế nào. Trong năm 2004, Công văn số 339/NHNN-CSTT ra ngày 7/4/2004 của

Ngân hàng Nhà nước đã xác định một số “hành vi cạnh tranh không lành mạnh”11:

- Điều chỉnh tỉ lệ lãi suất để thu hút tiền gửi gây thiệt hại hoặc có tính lạm dụng hình thức này;

- Thực hiện cạnh tranh bằng cách cho khách hàng vay không theo quy trình và điều kiện cho vay chuẩn.

II. TỔNG QUAN VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KH¤NG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG VIỆT NAM

1. Phân tích quy chế cạnh tranh của Việt Nam

Báo cáo này không đề cập hết các vấn đề chung nảy sinh từ quy chế cạnh tranh chung của Việt Nam. Tuy nhiên, có ba điểm chính cần lưu ý.

Thứ nhất, trong khi quy chế cạnh tranh tập trung nhiều vào hoạt động phản cạnh tranh (nói cách khác là hoạt động bóp méo thị trường và cạnh tranh), quy chế cũng tập trung vào hoạt động cạnh tranh không lành mạnh (hành vi cản trở hội nhập thị trường, mặc dù bản thân việc cạnh tranh này không có tính cản trở). Hai loại hành vi này là riêng biệt và nên được điều chỉnh khác nhau. Nói chung, trước tiên hành vi phản cạnh tranh nên theo một quy chế dựa trên các quy định chung, tập trung và các loại hành vi chung. Thứ hai, hành vi cạnh tranh không lành mạnh nên được quy định chi tiết và chặt chẽ trong các điều khoản cụ thể. Các quy định này cần được lưu ý khi xem xét quy chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng.

11 Tại Việt Nam, NHNN đề cập đến các hành vi “cạnh tranh không lành mạnh” có thể dịch sang tiếng Anh là “unhealthy competition” hoặc “unfair competition”

Page 19: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

19

Cách tiếp cận của các nước có thị trường phát triển của EU (cũng như Ba Lan, Hungary và Séc là nước đã thành công và nhanh chóng chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường) là tránh các định nghĩa chi tiết hoặc quá nguyên tắc về hành vi phản cạnh tranh. Thay vào đó, các quy định chung đưa ra rõ ràng và áp dụng trên cơ sở từng vụ. Cần lưu ý điều này sẽ tạo ra sự linh hoạt cho các nhà thực thi luật kịp thời phản ứng với các điều kiện thị trường một cách hiệu quả. Kinh nghiệm cho thấy các định nghĩa quá cứng nhắc có thể bị các thực thể kinh tế trốn tránh.

Do đó nên tránh các quy định cứng nhắc trong quy chế về các thoả thuận phản cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam. Thay vào đó có thể đưa ra các ví dụ về các loại hành vi được xem như không được phép. Ngoài ra, cách tiếp cận tương tự cũng nên được áp dụng đối với hành vi lạm dụng vị thế chi phối. Đặc biệt, việc định nghĩa cụm từ “thị trường liên quan” quá chặt chẽ có thể thiếu thoả đáng. Các thị trường đang thay đổi với các sản phẩm và dịch vụ mới được đưa ra và các mối liên hệ giữa chúng thường xuyên biến đổi. Bất kỳ định nghĩa nào đưa ra trong Luật sẽ có thể trở nên lạc hậu rất nhanh.

Thứ hai, sự miễn trừ đối với các thoả thuận cản trở cạnh tranh là các thoả thuận tăng tính cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam nên được sử dụng hạn chế. Việc miễn trừ không được trở thành một hình thức bảo hộ trá hình. Khi áp dụng quy chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng cần lưu ý điều này.

Thứ ba, cần lưu ý về nguyên tắc, sự độc quyền của Nhà nước ở những nền kinh tế có thị trường phát triển chịu sự điều chỉnh của quy chế cạnh tranh như các doanh nghiệp tư nhân; miễn trừ duy nhất được áp dụng chỉ khi quy chế cạnh tranh cản trở độc quyền nhà nước thực hiện một hoạt động được coi là có lợi cho lợi ích kinh tế và xã hội nói chung (chẳng hạn cung cấp dịch vụ y tế). Do đó, về nguyên tắc, các tổ chức tín dụng nhà nước không nên được nhận bất kỳ sự đối xử đặc biệt nào.

Cụ thể, Điều 3 Luật Cạnh tranh là có vấn đề. Điều 3 quy định “hoạt động kinh doanh đi ngược lại các tiêu chuẩn thông thường về đạo đức nghề nghiệp và gây ra hoặc có thể gây hại đến lợi ích của Nhà nước hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp và khách hàng”. Điều 3 đưa ra các hành vi cụ thể (các thoả thuận nhất định về mặt nguyên tắc) được coi là phản cạnh tranh.

Page 20: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

20

Việc sử dụng các từ “gây ra” và “có thể gây ra” dễ gây nhầm lẫn. Dựa vào khái niệm nhân quả để quyết định hành vi đó là phản cạnh tranh hay không hiệu quả. Vẫn chưa rõ mối liên hệ nhân quả phải gần như thế nào trước khi một hành vi được coi là phản cạnh tranh và liệu đây chỉ là hành vi của các doanh nghiệp thực hiện hành vi phản cạnh tranh bị cấm hay hành vi đáp trả lại của các doanh nghiệp khác. Do đó, quy chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng nên sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau.

Quy chế nên tập trung vào mục đích và ảnh hưởng từ hoạt động của một tổ chức tín dụng. Bằng cách tập trung vào ảnh hưởng cũng như mục đích, có thể tránh được các phân tích khó và phức tạp về động cơ thực hiện hành vi nhất định của một tổ chức tín dụng.

Điều 3 cũng chưa đầy đủ ở các khía cạnh sau: Thứ nhất, Điều 3 tập trung vào các hành vi gây ra hoặc có thể gây hại đến lợi ích kinh tế của Nhà nước hay lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp và khách hàng khác. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước thông thường không được coi là trọng tâm hợp lý của một quy chế cạnh tranh. Ở các nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp nhà nước về nguyên tắc cũng phải là chủ thể của quy chế cạnh tranh giống như các doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra, nói chung các hoạt động được coi là gây hại đến lợi ích quốc gia do các công cụ khác điều chỉnh, chẳng hạn quy định cấm tiết lộ bí mật nhà nước. Thứ hai, Điều 3 không tập trung vào việc bảo vệ thị trường có tính cạnh tranh. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của một doanh nghiệp không giống nhau. Chẳng hạn, một doanh nghiệp tìm cách tối đa hoá lợi nhuận và ngăn chặn đối thủ cạnh tranh lấn sân sang thị trường của mình là hoàn toàn chính đáng. Luật cạnh tranh cần kiểm soát cách thức thực hiện để các mục đích chính đáng được thực hiện. Do vậy, quy chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng nên ngăn chặn sự bóp méo cạnh tranh trên thị trường hơn là phục vụ lợi ích của các bên nhất định.

2. Các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

Qua phỏng vấn một số chủ thể trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam trong tháng 3/2006, một số vấn đề đã được làm rõ. Một số chủ thể quan tâm đến hành vi phản cạnh tranh, nói cách khác là hành vi bóp méo hoạt động thị trường, một số khác lại quan tâm đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nói cách khác là hành vi cản trở tính nguyên vẹn của thị trường đối với các dịch vụ ngân hàng.

Page 21: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

21

Vấn đề A Những ngân hàng lớn, nhằm thu hút người gửi tiền, chào mời những lợi

ích rất hào phóng hoặc lãi suất tiền gửi cao hơn, những điều mà các ngân hàng nhỏ hơn không thể đưa ra. Những khoản tiền gửi mới có thể thu hút từ những người trước đó chưa sử dụng hệ thống ngân hàng, nhưng lại làm cho những người gửi tiền khác tại các ngân hàng nhỏ có thể rút vốn của họ khỏi các ngân hàng nhỏ để gửi chúng tại các ngân hàng lớn hơn, như vậy sẽ đẩy các ngân hàng nhỏ hơn ra khỏi hoạt động kinh doanh (vấn đề A).

Ở đây không có gì là chống lại canh tranh khi một ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận hơn tìm cách thu hút những khách hàng mới hoặc là khách hàng từ những đối thủ cạnh tranh yếu hơn bằng cách chào mời những hình thức khuyến khích mới. Bằng cách này, những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn sẽ thành công và thay thế những doanh nghiệp kém hiệu quả hơn. Như đã nêu trên, ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi là Hungary, Ba Lan và Cộng hoà Séc, trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra sự thoả hiệp với việc các ngân hàng kém hiệu quả hơn rút lui và được thay thế bởi các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp lớn đã chiếm vị trí chi phối mà lại đưa ra những khuyến khích thấp hơn chi phí sẽ có thể bị coi là chống cạnh tranh. Hơn nữa, phương tiện quảng cáo, qua đó những chào mời này được công bố phải rõ ràng, công bằng và không gây hiểu lầm. Vì khi những chào mời khuyến khích này về bản chất không phải chống cạnh tranh nhưng việc công bố gây hiểu lầm hoặc bôi xấu đối thủ cạnh tranh cũng sẽ huỷ hoại khả năng hội nhập thị trường.

Vấn đề B Một số ngân hàng, trong những quảng cáo của họ, đã đưa ra những

tuyên bố không đúng hoặc gây hiểu lầm về nguồn lực tài chính của họ, đưa ra những báo cáo kiểm toán gây hiểu lầm để hỗ trợ những quảng cáo này, với quan điểm là để thu hút người gửi tiền từ những ngân hàng khác (vấn đề B).

Vấn đề C Một số ngân hàng phát hành những quảng cáo gây hiểu lầm, đưa ra

những tuyên bố phóng đại như về lãi suất sẽ trả cho tiền gửi, với quan điểm là thu hút người gửi tiền từ các ngân hàng khác. Trên thực tế, lãi suất trả thấp hơn đáng kể, vì họ đánh những khoản phí khác. Mặt khác, các ngân hàng không công bố những hạn chế về quyền rút tiền gửi, ví dụ thông báo trước khi rút tiền (vấn đề C).

Page 22: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

22

Phân tích vấn đề B và C Thực tế các vấn đề B và C không hẳn là những hành vi chống cạnh

tranh, chỉ là những ví dụ về việc các ngân hàng cố gắng làm các khách hàng tiềm năng hiểu lầm. Do vậy, việc thông báo gây hiểu lầm có thể có tác động ngược đến việc hoà nhập vào thị trường.

Vấn đề D Một số ngân hàng hợp tác để chào những khoản vay lãi suất thấp hơn

cho khách hàng của một lĩnh vực cụ thể (ví dụ ngành điện) so với lãi suất cho người vay các khu vực khác (vấn đề D).

Hành vi được mô tả trong vấn đề D này có thể được coi là hành động chống cạnh tranh. Điều này sẽ được ghi nhận rằng Điều 81.1(c) của Hiệp ước Liên minh châu Âu đặc biệt cấm những hành động được thiết kế để chia sẻ thị trường hoặc nguồn cung. Tuy nhiên, điều này được phép khi một ngân hàng quyết định đơn phương thâm nhập vào một thị trường cụ thể. Hành vi này phần nhiều sẽ phụ thuộc vào bản chất của thoả thuận giữa các ngân hàng liên quan và bản chất của sự hợp tác của họ.

Vấn đề E Một số ngân hàng phát hành thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ chỉ với những

chức năng hạn chế (ví dụ người sở hữu thẻ chỉ có thể gửi hoặc rút tiền từ một tài khoản tại một chi nhánh). Các ngân hàng khác thì lại ở một vị thế có thể phát hành thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ với một số chức năng (vấn đề E).

Vấn đề E thực tế không phải là một vấn đề về cạnh tranh. Việc cung cấp những dịch vụ tốt hơn hay năng động hơn là những phương cách cạnh tranh hợp pháp, với điều kiện là những quy định liên quan đến việc áp dụng ATM được áp dụng như nhau với tất cả các ngân hàng.

Những vấn đề cụ thể do các tổ chức khác nêu ra – phân tích

Các tổ chức khác trong khu vực ngân hàng đưa ra những vấn đề sau:

Vấn đề F Có hiện tượng thiếu vốn, điều này cản trở sự phát triển của ngành ngân

hàng. Cụ thể, tỷ lệ tổng tiền tiết kiệm gửi tại các ngân hàng là tương đối thấp (vấn đề F).

Đây không phải là vấn đề về cạnh tranh, mặc dù thiếu tiền gửi có thể đẩy các ngân hàng đến các hành động chống cạnh tranh.

Page 23: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

23

Vấn đề G Các NHTM nhà nước được NHNN đối xử ưu tiên hơn so với các ngân

hàng tư nhân ở một số khía cạnh. Ví dụ, các NHTM nhà nước được hưởng lãi suất cao hơn từ SBV và có thể vay từ SBV với lãi suất rẻ hơn (Vấn đề G).

Đây không phải là vấn đề cạnh tranh giữa các ngân hàng. Tuy nhiên, nếu có trường hợp là các NHTM nhà nước được SBV đối xử tốt hơn và không có lý lẽ nào khách quan giải thích sự khác nhau trong đối xử này, khi đó sự đối xử khác nhau sẽ bóp méo thị trường và có thể cấp cho NHTM nhà nước những lợi thế không công bằng. Cần lưu ý rằng ở EU, trừ khi một ngân hàng được coi là hoạt động một lĩnh vực dịch vụ có tính “lợi ích kinh tế chung” thì Luật Cạnh tranh mỗi nước thành viên áp dụng là như nhau đối với tất cả các ngân hàng của bất kỳ nước nào.

Vấn đề H Các ngân hàng nước ngoài không nắm giữ trên 10% cổ phần của một

ngân hàng Việt Nam (vấn đề H). Đây không phải là một vấn đề cạnh tranh giữa các ngân hàng như cách

hiểu thông thường. Tuy nhiên, nếu một ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn một ngân hàng khác, thì nói chung là sẽ có lợi cho người sử dụng dịch vụ ngân hàng về tổng thể khi một ngân hàng được phép nắm giữ một ngân hàng khác kém hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng chấp nhận rằng các nước được phép bảo vệ những doanh nghiệp cụ thể của mình khỏi việc bị nước ngoài thâu tóm vì những lý do chiến lược.

Vấn đề I Các ngân hàng nước ngoài gặp phải khó khăn trong việc được cấp phép

đặt các máy ATM đa chức năng. Đây không phải là một vấn đề cạnh tranh giữa các ngân hàng như cách

hiểu thông thường. Như đã chỉ ra ở vấn đề G, phân biệt đối xử mà không có sự giải thích khách quan nói chung sẽ bóp méo cạnh tranh.

Vấn đề J Một ngân hàng không thể cho vay một khách hàng nhiều hơn 30% vốn

tự có của mình. Một ngân hàng không thể có tổng tiền gửi quá 600% vốn cổ phần của mình (vấn đề J).

Page 24: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

24

Đây không phải là vấn đề về cạnh tranh như cách hiểu thông thường. Quy tắc chung áp dụng về yêu cầu cẩn trọng nói chung không phải là một quy định chống cạnh tranh.

Vấn đề K Các NHTM nhà nước được SBV cho phép mở rộng phạm vi hoạt động

theo giấy phép của họ rộng hơn các ngân hàng tư nhân (vấn đề K). Như đã trình bày liên quan đến các vấn đề G và I, việc phân biệt đối xử

mà không có sự giải thích khách quan nói chung sẽ bóp méo cạnh tranh.

Vấn đề L Người vay từ những người cung cấp tín dụng ngoài hệ thống ngân hàng

chính thống đôi khi bị áp lãi suất quá cao (trên 10%/tháng) (vấn đề L). Về bản chất đây không phải là vấn đề cạnh tranh và do vậy nằm ngoài

phạm vi Báo cáo này. Tuy nhiên, nhìn chung có thể nói giải pháp cho vấn đề này phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu nguyên nhân của vấn đề L là việc thiếu các ngân hàng chính thức tại các khu vực nhất định thì giải pháp có thể là cố gắng đưa vào hệ thống chính thức các ngân hàng đang hoạt động bên ngoài nó. Nếu việc cho vay với lãi suất vượt quá được tiến hành dưới hình thức chiếm đoạt tiền (về bản chất hành vi này là hành vi tội phạm) thì giải pháp sẽ là xử lý về mặt hình sự hoạt động cho vay đó.

Vấn đề M Các ngân hàng cố gắng cưỡng chế tài sản thế chấp của các khoản vay,

cụ thể như các khoản cầm cố hay giá trị quyền sử dụng đất, thường gặp phải khó khăn tại toà án. Toà án thường không muốn cưỡng chế các tài sản thế chấp (vấn đề M).

Đây không phải là một vấn đề về cạnh tranh mà đây có thể mô tả sự thiếu hiểu biết về các khái niệm về Luật Bảo đảm. Tuy nhiên, cần phải bổ sung rằng, toà án ở châu Âu và Mỹ thường không muốn tước đi tài sản của người vay, những tài sản là cốt yếu đối với cuộc sống của họ. Các ngân hàng cho vay thường phải chỉ ra rằng không có cách nào khác ngoài tịch thu tài sản để thế nợ.

Nói chung, các vấn đề liên quan đến cạnh tranh nêu trên do SBV và các tổ chức khác nhận thấy (đặc biệt vấn đề A, B, C và F) chủ yếu là hậu quả của việc thiếu vốn. Điều này dẫn đến áp lực cao nhằm vào việc thu hút

Page 25: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

25

khách hàng. Điều quan trọng là cần bảo đảm rằng các ngân hàng không phản ứng với những áp lực này theo một cách làm ảnh hưởng đến việc hoà nhập vào thị trường. Cụ thể, tại EU, áp lực cạnh tranh chủ yếu là từ việc cho vay vốn đến người vay. Mặc dù những áp lực này là sự thể hiện những áp lực mà các tổ chức tín dụng châu Âu gặp phải (khi mà các ngân hàng chủ yếu gặp phải áp lực khi họ cố gắng cho vay vốn), thì các phương pháp được chấp nhận ở EU dù sao cũng có thể được kiến nghị là những phương pháp có thể được chấp nhận, với những sửa đổi và chỉnh sửa cho phù hợp với CHXHCN Việt Nam.

III. CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI KHÔNG CẠNH TRANH.

Điều 16 Luật Các tổ chức tín dụng12 định nghĩa cạnh tranh không lành mạnh như sau:

1. Khuyến mại bất hợp pháp; 2. Cung cấp các thông tin dễ gây hiểu nhầm (dưới bất kỳ hình thức

nào) có hại cho các tổ chức tín dụng và khách hàng khác; 3. Đầu cơ dẫn đến lũng đoạn tỷ giá ngoại tệ, vàng và thị trường tiền tệ; và 4. Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác. Mặc dù văn bản hướng dẫn đã đưa ra danh sách các hành vi cạnh tranh

bất hợp pháp nhưng chưa cụ thể và không có các hướng dẫn thực hiện nào đầy đủ hơn.

Năm 2004, Công văn số 339/NHNN-CSTT ngày 7/4/2004 của Ngân hàng Nhà nước đã định nghĩa một số “hành vi cạnh tranh không lành mạnh”13:

1. Lạm dụng việc tăng lãi suất để thu hút tiền gửi; 2. Lạm dụng cơ chế lãi suất để cạnh tranh trong cho vay (chẳng hạn

như một số ngân hàng không tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn cho vay và các điều kiện cung cấp tín dụng để thu hút khách hàng).

12 Luật Các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX được Quốc hội thông qua vào ngày 12/12/1997. 13 Trong tiếng Việt Ngân hàng Nhà nước đề cập

Page 26: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

26

Mặc dù NHNN đã chỉ ra một số các hành vi có thể bị coi là cạnh tranh không lành mạnh nhưng cũng cần phải chỉ ra các nguyên tắc chủ yếu để xác định một hành vi cạnh tranh là lành mạnh hay không.

Do các hoạt động được điều chỉnh bởi Luật Cạnh tranh được chia làm hai nhóm (i) cạnh tranh không lành mạnh và (ii) hạn chế cạnh tranh không lành mạnh, nên sẽ có các nguyên tắc đặc thù áp dụng cho từng nhóm.

1. CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

1.1. Các nguyên tắc chung:

Theo Điều 3 khoản 4 Luật Cạnh tranh, nguyên tắc để xác định một hành vi được coi là cạnh tranh không lành mạnh là:

1. Hành vi trái với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh , và 2. Gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại tới lợi ích của Nhà nước,

quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.

Tuy nhiên, vì tác động thiệt hại tới lợi ích của Nhà nước hay của các doanh nghiệp khác hay người tiêu dùng không cần thiết phải xảy ra thực sự (“gây ra hoặc có thể gây ra”), nên việc quyết định hành vi là cạnh tranh không lành mạnh hay không chủ yếu dựa trên thiệt hại của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là, một hành vi được coi là cạnh tranh không lành mạnh khi nó thuộc vào một trong 9 hành vi dưới đây được quy định tại Điều 39 của Luật Cạnh tranh mà không cần thiết phải xác định hành vi đó đã gây ra thiệt hại nào hay chưa. Các hành vi này bao gồm:

1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; 2. Xâm phạm bí mật kinh doanh; 3. Ép buộc bên khác trong kinh doanh; 4. Gièm pha doanh nghiệp khác; 5. Gây rối hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác; 6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; 7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; 8. Phân biệt đối xử của hiệp hội, và; 9. Lôi kéo vào bán hàng đa cấp bất chính.

Page 27: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

27

Nếu một hành vi không rơi cụ thể vào 9 hành vi kể trên, thì nó sẽ được xác định bởi nguyên tắc trong điểm 4, Điều 3 Luật Cạnh tranh.

1.2. Các nguyên tắc xác định cạnh tranh không lành mạnh của mỗi hành vi:

Mặc dù trong Luật Cạnh tranh đã chỉ ra 9 hành vi có thể bị coi là cạnh tranh không lành mạnh nhưng vẫn chưa có các hướng dẫn thực hiện cụ thể nào cho từng hành vi trong các văn bản hướng dẫn Luật này. Trong quy định mà Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành, cần phải quy định chi tiết hơn để giúp các tổ chức tín dụng hiểu và nắm chắc rằng, hình thức cạnh tranh nào bị luật pháp cấm và được phép.

Do 9 hành vi trên đây trong Điều 39 cũng chịu sự điều chỉnh của các Luật khác nữa nên sẽ hiệu quả hơn nếu quy định của NHNN tham chiếu tới các nguyên tắc đã được quy định tại những Luật đó. Tham khảo tới các Luật khác cũng giúp đảm bảo duy trì tính đồng bộ của cả hệ thống pháp lý và tránh chồng chéo khi áp dụng các văn bản pháp lý. Chỉ nên xây dựng hệ thống các quy tắc về cạnh tranh không lành mạnh khi không có hướng dẫn của bất kể Luật nào hoặc trong trường hợp do các đặc thù của ngành ngân hàng.

1.2.1. Cung cấp thông tin dễ gây hiểu nhầm:

Cung cấp thông tin dễ gây hiểu nhầm dẫn tới việc khách hàng nhầm lẫn trong sử dụng dịch hoặc sản phẩm thường liên quan tới sự không rõ ràng trong việc nhận dạng các nhà cung cấp dịch vụ (nhãn hiệu hoặc thương hiệu). Điểm 1 Điều 40 Luật Cạnh tranh quy định nguyên tắc chính để xác định các thông tin dễ gây hiểu nhầm. Hơn nữa, Luật Sở hữu trí tuệ14 cũng quy định một số nguyên tắc xác định các thông tin dễ gây hiểu nhầm15. Chúng tôi đề xuất các quy định của NHNN tham chiếu các nguyên tắc được quy định trong Luật này và các văn bản pháp lý hướng dẫn thực hiện.

Một ví dụ tham khảo: “Điều...Thông tin dễ gây hiểu nhầm

14 Luật Sở hữu trí Tuệ số 50/2005/QH11 được Quốc hội thông qua vào ngày 29/11/2005 (“Luật Sở hữu trí tuệ”). 15 Điều khoản 74 và 78 của Luật Sở hữu trí Tuệ.

Page 28: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

28

Thông tin dễ gây hiểu nhầm gây nhầm lẫn cho khách hàng liên quan tới nhãn hiệu, khẩu hiệu kinh doanh, logo, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác với mục đích cạnh tranh đều bị cấm. Sự nhầm lẫn này được xác định theo các nguyên tắc của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp lý hướng dẫn Luật đó...”

1.2.2. Xâm phạm bí mật kinh doanh Điều 41 của Luật Cạnh tranh quy định chi tiết 4 hành vi bị coi là xâm

phạm bí mật kinh doanh và bị cấm. Điểm 10 Điều 3 Luật Cạnh tranh quy định “bí mật kinh doanh” được pháp luật bảo hộ nếu như thông tin đáp ứng 3 điều kiện dưới đây:

1. Không phải là hiểu biết thông thường và đạt được bằng cách thông thường;

2. Giúp người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn những người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó;

3. Được người chủ sở hữu bảo mật để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Luật Các tổ chức Tín dụng cũng có các quy định liên quan tới bí mật của khách hàng tại Điều 17 và 104. Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thực hiện cũng quy định chi tiết về bí mật kinh doanh.

Chúng tôi đề xuất các quy định của Ngân hàng Nhà nước nên sử dụng các Luật nêu trên và các văn bản hướng dẫn thực hiện để tham khảo.

1.2.3. Ép buộc bên khác trong kinh doanh Điều 42 của Luật Cạnh tranh cấm doanh nghiệp ép buộc khách hàng

ngừng giao dịch với doanh nghiệp khác hoặc không giao dịch với doanh nghiệp đó.

Ép buộc có thể ở nhiều hình thức nhưng ví dụ cụ thể bao gồm các điều kiện mà nhiều ngân hàng đưa vào hợp đồng với khách hàng của mình trong đó nghiêm cấm khách hàng sử dụng dịch vụ của các ngân hàng khác.

Dưới đây là ví dụ của những điều kiện đó: Ví dụ 1: Ngân hàng A cho khách hàng B vay. Ngân hàng A quy định

trong hợp đồng cho vay rằng khách hàng B không được có bất kể tài khoản nào ở các ngân hàng khác.

Page 29: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

29

Ví dụ 2: Ngân hàng A cho khách hàng B vay. Ngân hàng A quy định trong hợp đồng cho vay rằng tất cả các các thanh toán quốc tế của khách hàng B phải được tiến hành qua ngân hàng A.

1.2.4. Gièm pha doanh nghiệp khác Điều 43 của Luật Cạnh tranh quy định, gièm pha các doanh nghiệp

khác là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực gây ảnh hưởng xấu tới uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, định nghĩa này vẫn quá rộng và đòi hỏi phải có sự cân nhắc cẩn trọng trong từng trường hợp.

Để rõ hơn về định nghĩa này, có thể tham khảo thêm định nghĩa về “gièm pha các doanh nghiệp khác” trong Nghị Định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh về Quảng cáo. Nghị định này quy định hành vi này như sau16:

“Điều 3. Một số quảng cáo bị cấm được quy định trong Điều 5 của Pháp lệnh Quảng cáo được quy định chi tiết dưới đây:

... 7. Nói xấu, so sánh, hoặc gây nhầm lẫn với cơ sở sản xuất kinh doanh,

hàng hoá dịch vụ của người khác; dùng danh nghĩa, hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo mà không được sự chấp thuận của họ”.

Liên quan tới việc gièm pha các doanh nghiệp khác, Quyết định gần đây số 20/HDTP-DS của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao về cuộc vụ kiện giữa 3 bên nguyên đơn là công ty Van Thanh, Ưu Việt và Anh Dũng kiện công ty Kym Dan có thể được dùng để tham khảo. Trong Quyết định này, Hội đồng Thẩm phán cho rằng bên bị đơn đã vi phạm Luật Quảng cáo khi so sánh các sản phẩm của công ty với sản phẩm của 3 công ty khác theo cách làm giảm uy tín của 3 công ty đó.

1.2.5. Gây rối hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác Điều 44 của Luật Cạnh tranh định nghĩa những hành vi này là những

hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác. Để có hướng dẫn chi tiết hơn, chúng tôi đề xuất

16 Điểm 7 Điều 3 Nghị Định 24/2003/ND-CP.

Page 30: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

30

nguyên tắc để xác định xem hành vi của ngân hàng là cạnh tranh lành mạnh hay không như sau:

− Đó là một hành vi cố ý. Điều này có nghĩa là ngân hàng nhận thức được rằng hành vi của ngân hàng có thể gián đoạn các doanh nghiệp khác. Trong trường hợp không có bằng chứng về sự cố ý đó, cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định xem xét ngân hàng đó có nhận thức được hậu quả của hành vi của mình dựa trên giả thuyết rằng nếu một cá nhân bình thường trong trường hợp đó có thể nhận thức được hậu quả hay không.

− Có sự gián đoạn thực tế hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác;

− Có mối quan hệ nhân quả giữa sự gián đoạn trong kinh doanh và hành vi của ngân hàng. Điều này có nghĩa là sự gián đoạn này có thể là hậu quả trực tiếp của hành vi của Ngân hàng.

1.2.6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh Điều 45 Luật Cạnh tranh quy định bốn hình thức quảng cáo nhằm cạnh

tranh không lành mạnh: a. So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của công ty thực hiện quảng cáo

với hàng hoá dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác; b. Bắt chước một sản phẩm quảng cáo của doanh nghiệp khác để gây

nhầm lẫn cho khách hàng; c. Đưa thông tin gian dối hoặc thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng

về:

− Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công;

− Sử dụng, phục vụ và bảo hành; − Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác; − Các hoạt động quảng cáo khác bị pháp luật cấm.

Trong số bốn hoạt động trên, sự so sánh và đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh và các văn bản pháp lý thực thi Luật Cạnh tranh không có hướng dẫn chi tiết nào về vấn đề này.

Page 31: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

31

Chúng tôi đề xuất hướng dẫn trong quy định của Ngân hàng Nhà nước cho các hoạt động này như sau:

a. Liên quan tới sự so sánh các hàng hoá và dịch vụ, Ngân hàng Nhà nước có thể tham khảo các nguyên tắc của Nghị định số 37/2006/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thương mại về xúc tiến thương mại ngày 4/4/2006. Trong Nghị định này17, các doanh nghiệp có thể sử dụng quảng cáo so sánh trong trường hợp:

− So sánh giữa các hàng giả và hàng thật; hoặc

− So sánh gữa hàng thật và hàng hoá được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

b. Liên quan tới quảng cáo gian dối, chúng tôi đề xuất quy định của Ngân hàng Nhà nước tham chiếu quy tắc tại Điều 3 của Nghị định 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo. Mục 4 Điều này định nghĩa quảng cáo gian dối là: (i) quảng cáo khống đúng chất lượng hàng hoá, dịch vụ, (ii) không đúng địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ.

Chúng tôi đề xuất rằng, Ngân hàng Nhà nước nên đưa ra chi tiết yêu cầu về các thông tin tối thiểu mà một ngân hàng phải cung cấp trong quảng cáo về mỗi hình thức dịch vụ của ngân hàng mình. Thông tin tối thiểu nên bao gồm toàn bộ thông tin có thể ảnh hưởng tới lợi ích của khách hàng (chẳng hạn như quảng cáo về thẻ của ngân hàng cần bao gồm tất cả các thông tin về chi phí và các yêu cầu về tiền gửi tối thiểu...).

1.2.7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh Điều 46 của Luật Cạnh tranh nghiêm cấm 5 hoạt động khuyến mại. Để

có thêm chi tiết, Ngân hàng Nhà nước nên tham khảo các nguyên tắc về xúc tiến thương mại trong Nghị định số 37/2006/NĐ-CP quy định chi tiết việc thực hiện Luật Thương mại về xúc tiến thương mại ngày 4/4/2006. Trong Nghị định này, các quy định về khuyến mại được đề cập tại Chương II.

17 Điều 22 Nghị định số 37-2006/NĐ-CP ngày 04/4/2006 của Chính phủ

Page 32: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

32

1.2.8. Marketing đa cấp (hay còn gọi là marketing hình tháp) Trong marketing hình tháp18, một khách hàng có thể trở thành đại lý

cho một nhà sản xuất và hưởng hoa hồng từ việc phân phối hàng hóa hay dịch vụ hoặc thu hút những người khác tham gia vào mạng lưới phân phối. Tuy nhiên, trong ngành ngân hàng, hình thức marketing như vậy bị cấm với 2 lý do.

Trước hết, mạng lưới marketing hình tháp sẽ dẫn tới nguy cơ khó kiểm soát hợp lý hệ thống ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động kinh doanh bởi một mạng lưới các đại lý vì lợi nhuận.

Thứ hai, Luật Các tổ chức tín dụng không cho phép các cá nhân không phải là nhân viên của ngân hàng làm việc với tư cách là đại lý trong mạng lưới marketing đó.

2. HẠN CHẾ CẠNH TRANH

Luật Cạnh tranh quy định các hành vi hạn chế cạnh tranh là các hành vi làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường bao gồm: (i) thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, (ii) lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền, và (iii) tập trung kinh tế.

2.1. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Điều 8 của Luật Cạnh tranh quy định 8 hình thức thỏa thuận hạn chế cạnh tranh:

i. Thỏa thuận ấn định giá (trực tiếp hay gián tiếp); ii. Thỏa thuận phân chia thị trường hoặc nguồn cung cấp hàng hóa

và dịch vụ; iii. Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản

xuất, mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ; iv. Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật hoặc công nghệ, hoặc hạn

chế đầu tư;

18 Về định nghĩa của marketing hình tháp, xin tham khảo mục 11, Điều 3 của Luật Cạnh tranh

Page 33: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

33

v. Thỏa thuận áp đặt cho các doanh nghiệp khác các điều kiện ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc bắt buộc các doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan;

vi. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm hoặc không cho phép các doanh nghiệp khác tham gia vào thị trường hoặc phát triển kinh doanh;

vii. Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên trong thoả thuận; và

viii. Thông đồng để thắng thầu.

2.1.1. Các hình thức thỏa thuận Nghị định số 116/2005/NĐ-CP19 (“Nghị định 116”) quy định chi tiết

những hành vi này. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong Nghị định 116, hình thức “thỏa thuận” không được định nghĩa. Điều 14 của Nghị định quy định rằng một thỏa thuận là thống nhất cùng hành động giữa các bên. Tuy nhiên, trong các Điều khoản liên quan khác - Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20 và 21 - thuật ngữ “thỏa thuận” không được định nghĩa rõ ràng.

Chúng tôi đề xuất, các quy định Ngân hàng Nhà nước nên sử dụng các gợi ý bổ sung tại Điều 3 của Luật Cạnh tranh mẫu của Liên hợp quốc:20

“1. Cấm các thỏa thuận dưới đây giữa các công ty đối thủ hoặc có tiềm năng trở thành đối thủ cho dù đó là thỏa thuận bằng văn bản hay bằng lới nói, chính thức hay không chính thức...”.

Điều này có nghĩa là một hành vi có thể bị coi là một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nếu:

− Đó là một thỏa thuận hay dàn xếp của một hành vi được quy định trong Điều 15 của Nghị định 116 cho dù đó là thỏa thuận hay dàn xếp bằng văn bản hay bằng lời nói, chính thức hay không chính thức.

− Trong trường hợp không có bằng chứng về thỏa thuận hay dàn xếp đó thì nó sẽ là một hành động tập thể của các bên liên quan tiến hành một trong các hành vi quy định chi tiết tại Điều 15 của Nghị định 116.

19 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 quy định chi tiết việc thi hành Luật Cạnh tranh 20 Liên hợp quốc. Mô hình Luật Cạnh tranh, 14/TD/RBD/CONF.5/7, (có thể download tại www.unctad.org/en/docs/tdrbpconf5d15.en.pdf)

Page 34: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

34

2.1.2. “Thị trường liên quan” Theo Điều 9 của Luật Cạnh tranh, 5 hành vi trong danh sách từ mục 1

đến mục 5 của Điều 8 bị cấm nếu thị phần kết hợp của các bên từ 30% trở lên trên thị trường liên quan. Tuy nhiên, Điều 4 của Nghị định 116 định nghĩa “thị trường liên quan” là thị trường của những hàng hoá, dịch vụ mà có thể thay thế cho nhau cả về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả”. Định nghĩa này quá rộng khi áp dụng vào ngành ngân hàng. Do vậy cần thiết phải có định nghĩa chi tiết hơn về “thị trường liên quan” trong các quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Có một số loại hình thị trường được quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng: (i) thị trường tiền tệ, (ii) thị trường vàng, (iii) thị trường ngoại tệ21, (iv) thị trường đấu giá tín phiếu kho bạc, (v) thị trường liên ngân hàng, (v) thị trường giấy tờ có giá22, (vi) thị trường vốn23. Do ngành ngân hàng phát triển nhanh với các sản phẩm và dịch vụ mới được đưa ra hàng năm, bất kỳ một định nghĩa “cố định” nào về thị trường liên quan trong các quy định của Ngân hàng Nhà nước có thể bị lạc hậu sớm. Chúng tôi đề xuất rằng thay vì sử dụng định nghĩa “cố định” của mỗi loại thị trường trong ngành ngân hàng, các quy định của Ngân hàng Nhà nước cần tham khảo các định nghĩa “thị trường” trong các văn bản pháp lý khác (chẳng hạn như, Pháp lệnh về Ngoại tệ,…).

Cũng cần lưu ý rằng trong ngành ngân hàng hiện đại, các dịch vụ kết hợp rất phổ biến. Một ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng “một hình thức dịch vụ” bao gồm hơn một loại hình dịch vụ: cho vay, bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng, chiết khấu hối phiếu xuất khẩu. Một nhóm ngân hàng mời chào dịch vụ này sẽ có thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các ngân hàng không phải là thành viên của nhóm. Trong trường hợp này, các dịch vụ kết hợp sẽ gây khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền khi đưa ra một định nghĩa cố định về thị trường “kết hợp”. Chúng tôi đề nghị là, trong các quy định của Ngân hàng Nhà nước, thay vì định nghĩa một thị trường “kết hợp” mà đôi khi không thể định nghĩa thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét riêng rẽ các “thị trường liên quan” của mỗi loại hình dịch vụ. Và nếu tại bất kỳ thị

21 Điều 16, mục 3b, Luật Các tổ chức tín dụng 22 Điều 70, Luật Các tổ chức tín dụng 23 Điều 115, Luật Các tổ chức tín dụng

Page 35: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

35

trường liên quan nào, thị phần kết hợp của các bên bằng hoặc lớn hơn 30% thì thỏa thuận sẽ bị coi là hạn chế cạnh tranh.

Ví dụ

Các ngân hàng A, B, C đều có lợi thế hơn các ngân hàng khác về vốn có thỏa thuận để giảm cạnh tranh từ các ngân hàng khác khỏi thị trường của các dự án đầu tư lớn thông qua việc cung cấp cho vay với chi phí thấp. Ba ngân hàng biết rằng thỏa thuận có thể được cơ quan có thẩm quyền xem xét như là những hạn chế cạnh tranh bởi thị phần kết hợp của ba ngân hàng trên thị trường cho vay sẽ lên tới 45%.

Để tránh hậu quả đó, ba ngân hàng thống nhất trong hợp đồng rằng họ sẽ cung cấp các dịch vụ ngân hàng dưới hình thức như: cho vay, thư tín dụng và bảo lãnh ngân hàng, quản lý tiền mặt, chiết khấu hối phiếu xuất khẩu. Các ngân hàng hiểu rằng mặc dù gói dịch vụ đó bao gồm một số dịch vụ nhưng khách hàng sẽ chỉ sử dụng dịch vụ cho vay mà họ có khả năng cạnh tranh với các khoản vay chi phí thấp. Họ đoán trước rằng do thị phần tại thị trường thư tín dụng, quản lý tiền mặt, chiết khấu hối phiếu của mình không nhiều nên có thể đánh đổi cho thị phần cho vay.

Nếu cơ quan có thẩm quyền sử dụng phương pháp “kết hợp” để tính toán thị trường liên quan, thì thị phần của ba ngân hàng sẽ nhỏ hơn 30% và thỏa thuận này không phải là hạn chế cạnh tranh (mặc dù trên thực tế là vậy). Nếu cơ quan có thẩm quyền sử dụng cách tính riêng rẽ để tính toán thị trường liên quan thì rõ ràng ba ngân hàng đang hạn chế cạnh tranh của các ngân hàng khác trên thị trường cho vay.

2.1.3. Các ngoại lệ Điều 10 của Luật Cạnh tranh quy định sáu (06) ngoại lệ đối với việc

cấm các hạn chế cạnh tranh. Trong số này, có 2 ngoại lệ trong mục (đ) và (e) cần được Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh trong các quy định của mình. Hai ngoại lệ này là thỏa thuận cho việc:

đ) Tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và nhỏ và vừa; và e) Tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị

trường quốc tế. Theo cách hiểu của chúng tôi thì không có định nghĩa nào về các tổ

chức tín dụng nhỏ và vừa trong Luật Các tổ chức tín dụng cũng như các văn

Page 36: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

36

bản hướng dẫn Luật. Cần phải định nghĩa các tổ chức tín dụng nhỏ và vừa trong các quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2.2. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền

2.2.1. Ngăn cấm Có 6 hành vi mà doanh nghiệp có “vị trí thống lĩnh thị trường” và “vị

trí độc quyền” bị cấm24: − Bán dưới giá thành; − Áp đặt giá mua, giá bán bất hợp lý hay giá bán lại tối thiểu; − Hạn chế sản xuất hay phân phối; − Giới hạn thị trường hay sự phát triển kỹ thuật hoặc công nghệ; − Áp đặt các điều kiện thương mại bất bình đẳng, áp đặt các điều

kiện ký kết hợp đồng; và − Buộc những nghĩa vụ không liên quan vào hợp đồng hoặc ngăn

cản các doanh nghiệp khác tham gia thị trường.

2.2.2. Vị trí thống lĩnh thị trường Một doanh nghiệp được coi là nắm giữ vị trí thống lĩnh thị trường nếu

doanh nghiệp đó: (i) có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan, hoặc (ii) có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.

Nhóm doanh nghiệp cùng hợp tác sẽ được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu nắm giữ thị phần kết hợp từ 50% trở lên (đối với 2 doanh nghiệp), 65% trở lên (đối với 3 doanh nghiệp), hay 75% trở lên (đối với 4 doanh nghiệp) trên thị trường liên quan. Dường như hành động đồng thời của một nhóm các doanh nghiệp là đủ để cấu thành hành vi cùng nhau mà không cần phải có thỏa thuận.

2.2.3. Thị trường liên quan

Để xác định xem một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hay không thì cần phải xem xét 2 yếu tố: “thị trường liên quan” và “thị phần” của mỗi doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp.

Liên quan tới khái niệm “thị trường liên quan” chúng tôi đã thảo luận tại mục 2.1.2 trên đây của Báo cáo này.

24 Điều 13 Luật Cạnh tranh

Page 37: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

37

2.2.4. Thị phần

Khái niệm “thị phần” cần được thảo luận một cách chi tiết hơn. Như đã được định nghĩa tại khoản 5 của Điều 3 Luật Cạnh tranh, thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hoá, dịch vụ là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu (mua hoặc bán hàng) của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của các doanh nghiệp khác trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm.

Cần thiết phải lưu ý rằng có 3 thành tố nếu sử dụng chúng sẽ có thể làm sai lệch kết quả tính toán thị phần: (i) định nghĩa về hàng hoá hoặc dịch vụ được sử dụng trong tính toán, (ii) thị trường liên quan, và (iii) thời gian để tính doanh thu.

i. Định nghĩa một hàng hoá hoặc dịch vụ: Do các tổ chức tín dụng và tài chính dựa nhiều vào các dịch vụ kết hợp như một vũ khí cạnh tranh (chẳng hạn như thay vì cung cấp dịch vụ cho vay, quản lý tiền mặt và ngoại hối riêng biệt, một ngân hàng thường cung cấp một “gói” dịch vụ bao gồm toàn bộ các dịch vụ này). Do vậy, Ngân hàng Nhà nước cần phải làm rõ trong các quy định của mình phương pháp tính thị phần trong trường hợp dịch vụ kết hợp.

Ví dụ:

Bảng dưới đây minh họa một trường hợp lý thuyết trong đó thị phần của ngân hàng A có thể khác đi phụ thuộc vào cách tính thị phần của Ngân hàng Nhà nước là dịch vụ riêng biệt hay một dịch vụ kết hợp. Nếu thị phần được tính dựa trên từng loại hình dịch vụ thì thị phần của ngân hàng A trên thị trường cho vay sẽ là 40% - điều này có nghĩa là ngân hàng A có vị trí thống lĩnh thị trường. Tuy nhiên, nếu thị phần được tính dựa trên các dịch vụ kết hợp (“gói dịch vụ”) thì thị phần chỉ bằng 24.52%.

Cho vay (tỷ VND)

Thư tín dụng và Bảo lãnh (tỷ VND)

Ngoại hối

(tỷ VND)

Dịch vụ kết hợp

(tỷ VND)

Ngân hàng A 10 1 2 13

Các ngân hàng khác 15 10 15 40

Thị phần ngân hàng A 40% 9.09% 11.76% 24.52%

Page 38: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

38

Với lý do đó, chúng tôi đề nghị Ngân hàng Nhà nước sử dụng phương

pháp tính thị phần theo từng dịch vụ riêng biệt trong trường hợp các ngân hàng cung cấp dịch vụ kết hợp.

1. Thị trường liên quan: thị trường liên quan được thảo luận tại mục 2.1.2 của Báo cáo này;

2. Thời gian tính doanh thu: Luật Cạnh tranh quy định rằng thời gian để tính doanh thu có thể là một tháng, một quý hoặc một năm. Tuy nhiên, không có hướng dẫn nào khác về việc tính toán doanh thu được sử dụng trong một tháng, một quý hay một năm. Thực tế, việc tính toán thị phần có thể rất khác nếu cách tính thay đổi từ một tháng đến một năm. Chẳng hạn như, thị phần của dịch vụ mở Thư tín dụng của các ngân hàng tính theo một năm có thể rất khác nếu nó được tính theo quý đầu của một năm (thời gian nhập khẩu ít). Do vậy, chúng tôi đề nghị rằng các quy định của Ngân hàng Nhà nước phải quy định rõ các trường hợp khi nào thì sử dụng thời gian tháng, quý hoặc năm có thể dùng để tính thị phần.

2.3. Tập trung kinh tế

Theo Luật Cạnh tranh, tập trung kinh tế bao gồm sáp nhập, mua lại, hợp nhất, liên doanh và “các hình thức tập trung kinh tế khác”25. Nếu các bên tham gia có thị phần kết hợp trên 50% trên thị trường liên quan thì tập trung kinh tế bị cấm. Tuy nhiên, các bên có thể đệ đơn lên Cục Quản lý cạnh tranh để xin được miễn bị cấm nếu26:

− Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; hoặc

− Tập trung kinh tế góp phần phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ kỹ thuật hoặc mở rộng xuất khẩu; hoặc

− Nếu tiến hành tập trung kinh tế sẽ cho kết quả là “doanh nghiệp vừa và nhỏ”.

25 Điều 16 của Luật Cạnh tranh 26 Điều 18 và 19 của Luật Cạnh tranh

Page 39: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

39

Nếu như các bên tham gia tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30 đến 50% trên thị trường liên quan thì họ phải thông báo cho Cục Quản lý cạnh tranh 30 ngày trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Việc tiến hành tập trung kinh tế chỉ có thể được diễn ra sau khi nhận được trả lời bằng văn bản từ Cục Quản lý cạnh tranh về việc tập trung kinh tế đó không bị cấm.

2.3.1. “Góp phần phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ kỹ thuật hoặc mở rộng xuất khẩu”

Điều này không rõ ràng để các tổ chức tín dụng có thể nhận biết được liệu việc sáp nhập của họ có bị cấm hay không. Chúng tôi có thể đoán trước được trong tương lai gần sẽ có một làn sóng sáp nhập và thành lập liên doanh giữa các ngân hàng nhỏ của Việt Nam và giữa các ngân hàng Việt Nam với ngân hàng nước ngoài. Việc sáp nhập là cần thiết trong nhiều trường hợp để tăng sự cạnh tranh của các ngân hàng nhỏ khi ngành ngân hàng mở cửa cho đối tác nước ngoài vào.

Tuy nhiên, các quy định của Ngân hàng Nhà nước cần phải lọc ra danh sách các khu vực mà việc sáp nhập có thể được coi là “góp phần phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ kỹ thuật”. Chẳng hạn như, khu vực nông thôn ở Việt Nam không hấp dẫn các ngân hàng ở thành phố. Tình trạng này có thể dẫn đến một thực tế là trong khi các ngân hàng nông thôn cần vốn, do tỷ lệ tiết kiệm của người nông dân thấp thì các ngân hàng thành phố lại đi tìm các dự án mới để đầu tư. Việc sáp nhập hoặc liên doanh giữa một số ngân hàng nông thôn và ngân hàng thành phố có thể tạo ra nhiều sản phẩm ngân hàng hơn cho nông dân lựa chọn với chi phí thấp hơn (mặc dù thị phần kết hợp của việc sáp nhập đó có thể cao hơn 50% trên thị trường liên quan). Trong trường hợp này, việc sáp nhập có thể được coi là góp phần phát triển kinh tế xã hội.

2.3.2. “Các doanh nghiệp nhỏ và vừa” Luật Các tổ chức tín dụng không quy định các tiêu chí để xác định một

tổ chức tín dụng thế nào là nhỏ hoặc vừa. Do vậy, cần phải làm rõ các tiêu chí này trong các quy định. Các tiêu chí nên bao gồm:

− Vốn điều lệ của ngân hàng;

− Khả năng cạnh tranh của ngân hàng;

− Thị trường địa lý của ngân hàng;

− Đặc thù các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.

Page 40: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

40

Tiêu chí xác định xem một ngân hàng là loại nhỏ hay vừa không nên chỉ dựa trên vốn điều lệ của ngân hàng đó. Cần phải cân nhắc khả năng cạnh tranh của ngân hàng đó trên khu vực địa lý hoặc trong các dịch vụ của nó. Chẳng hạn như, một ngân hàng với vốn điều lệ là 10 tỷ VND có thể được coi là một ngân hàng nhỏ nếu đó là một ngân hàng thành phố. Tuy nhiên, ngân hàng đó có thể được coi là một ngân hàng lớn nếu nó cung cấp các dịch vụ cho nông dân ở miền núi.

IV. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC, THỰC TIỄN VÀ CÁC QUY ĐỊNH

Trong phần này, chúng tôi tóm tắt kinh nghiệm của Trung Quốc khi xử lý các hành vi chống lại cạnh tranh trong ngành ngân hàng và các văn bản pháp lý cơ bản do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ban hành về vấn đề này.

Tương tự với Việt Nam, Trung Quốc là một quốc gia đang trong giai đoạn quá độ từ nền kinh tế kế hoạch tập trung cao độ sang nền kinh tế định hướng thị trường. Với sự tương đồng của hệ thống ngân hàng Trung ương của hai nước cũng như vị trí thống lĩnh của các ngân hàng thương mại nhà nước trong hệ thống ngân hàng thì những kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xử lý các hành vi chống cạnh tranh rất đáng để Việt Nam tham khảo.

1. Cạnh tranh không lành mạnh/ Bất hợp pháp trong ngành Ngân hàng Trung Quốc

Trong Thông tư về điều chỉnh cạnh tranh trên thị trường ngân hàng số 354 (2002) Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tóm tắt các hành vi chống cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng như sau:

“Trong thời gian gần đây, một số ngân hàng đã tham gia vào các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh để mở rộng quy mô kinh doanh và tăng thị phần một cách tùy tiện. Một số ngân hàng giảm giá tùy tiện mà không quan tâm tới chi phí, mở rộng kinh doanh bằng cách giảm giá thấp hơn chi phí. Một số xem nhẹ yêu cầu về giám sát hoạt động kinh doanh và cho vay để giành lấy việc kinh doanh theo tư tưởng vì lợi ích ngắn hạn. Một số ngân hàng tiết lộ thông tin của các ngân hàng khác nhằm chủ tâm hạ thấp các đối thủ cạnh tranh và truyền bá những thông tin không đúng trong các hoạt động marketing để gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Một số tổ chức tín dụng

Page 41: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

41

còn tạo ra các rào cản trong hệ thống hoạt động cản trở giao dịch của những ngân hàng khác. Và một số các tổ chức khác thực hiện các hoạt động kinh doanh vượt khỏi phạm vi kinh doanh được phép, huy động tiết kiệm với lãi suất cao và yêu cầu các nhân viên nội bộ hoàn thành các nhiệm vụ huy động tiền gửi. Các hành vi kể trên làm tăng chi phí hoạt động và rủi ro và đã làm suy yếu trật tự tài chính thông thường. Một số hành vi vi phạm Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh của Ngân hàng Trung ương Trung quốc, Luật về Giá của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Luật Ngân hàng thương mại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa...và đã gây ra những hậu quả xấu”.

Văn bản pháp lý chính về cạnh tranh của Trung Quốc là Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh. Theo Luật này, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã ban hành một số văn bản pháp lý để hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn. Nhìn chung, một ngân hàng có thể bị coi là có các hành vi cạnh tranh không lành mạnh/bất hợp pháp nếu:

- Cung cấp tiền thưởng và thù lao cho nhân viên dựa trên mức huy động vốn;

- Giảm giá tùy tiện mà không có lý do hợp lý hoặc cung cấp dịch vụ dưới chi phí;

- Cho một khách hàng vay để họ có thể sử dụng khoản vay đó như là một khoản tiền gửi tối thiểu để mở một tài khoản;

- Nới lỏng các điều kiện bắt buộc đối với khách hàng khi xem xét các đề xuất vay vốn;

- Cung cấp các thông tin về vấn đề và khó khăn của các ngân hàng khác, gièm pha đối thủ cạnh tranh và cung cấp thông tin sai trái để gây nhầm lẫn cho khách hàng;

- Gây hạn chế hoặc trì hoãn một cách bất hợp lý các giao dịch thanh toán với các ngân hàng đối thủ;

- Tham gia vào các giao dịch và các hoạt động ngoài phạm vi kinh doanh;

- Chào lãi suất cao hơn mức lãi suất cho phép của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc; và

- Quy định hạn ngạch trong việc huy động tiền gửi.

Page 42: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

42

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh/bất hợp pháp được chia làm hai mục chính: (i) cạnh tranh trong huy động tiền gửi, và (ii) cạnh tranh để tăng thị phần và mở rộng thành phần khách hàng. Các loại hình hành vi chống cạnh tranh khác(chẳng hạn như các rào cản kỹ thuật, hoặc lạm dụng vị trí thống lĩnh) được đề cập tại đây và tại các văn bản pháp lý khác nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể.

2. Khung pháp lý về cạnh tranh không lành mạnh bất hợp pháp

Từ năm 1996 đến 2002, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (NHTWTQ) đưa ra bốn Thông báo và Thông tư liên quan tới cạnh tranh không lành mạnh/ bất hợp pháp trong ngành ngân hàng, đó là:

− Thông báo số 66/1996 của NHTWTQ về cấm thu hút tiền gửi thông qua mức lãi suất cao không hợp lý hoặc các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh;

− Thông báo số 35/2000 của NHTWTQ về cấm cạnh tranh không lành mạnh trong huy động tiền gửi giữa các tổ chức tài chính;

− Thông báo số 253/2000 của NHTWTQ về các nguyên tắc nghiêm cấm cạnh tranh không lành mạnh trong huy động tiền gửi;

− Thông tư số 354/2002 của NHTWTQ về quy định về cạnh tranh trên thị trường ngân hàng.

3. Các biện pháp xử lý cạnh tranh không lành mạnh trong huy động tiền gửi

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc xử lý cạnh tranh không lành mạnh trong huy động tiền gửi thông qua việc yêu cầu nghiêm khắc các ngân hàng:

− Tuân theo quy định về mức lãi suất tiền gửi và không được trả lãi suất cao trá hình dưới hình thức thưởng hay khuyến mại;

− Không cung cấp bất kỳ hình thức thưởng hoặc khuyến mại hoặc các khuyến khích nào cho người gửi tiền dựa trên số lượng tiền gửi;

− Không được quy định hạn ngạch huy động tiền gửi cho các bộ phận không chịu trách nhiệm huy động tiền gửi và không được quy định hạn ngạch huy động tiền gửi cho nhân viên và coi đó là tiêu chuẩn để trả lương;

Page 43: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

43

− Tuân thủ nghiêm ngặt mức lãi suất cho vay theo quy định với chi phí hoạt động thích hợp;

− Không được nới lỏng các quy định cung cấp tín dụng nhằm mở rộng thành phần khách hang;

− Không được tăng số dư tiền gửi của khách hàng bằng việc cho khách hàng vay để gửi lại các ngân hàng hoặc cho các khách hàng vay để sử dụng như khoản tiền gửi tối thiểu trong tài khoản của họ.

4. Các phương pháp xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh đề tăng thị phần

Để xử lý cạnh tranh nhằm tăng thị phần và mở rộng thành phần khách hàng, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc yêu cầu các ngân hàng:

− Không được tăng thị phần bằng cách chào giá dịch vụ dưới giá thành;

− Được NHTWTQ phê duyệt các phương pháp huy động tiền gửi mới;

− Không được cung cấp thẻ và máy móc miễn phí cho bên khác khi ngân hàng hợp tác với họ đưa ra dịch vụ thanh toán thẻ;

− Không cung cấp miễn phí cho bên khác các thiết bị, phần mềm và phần cứng máy tính. Nếu không được sự phê chuẩn của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, ngân hàng sẽ không được đặt điểm cung cấp dịch vụ tại nơi làm việc của khách hang;

− Không tăng hay giảm phí dịch vụ mang tính bất bình đẳng.

Nhìn chung, có thể nói rằng khung pháp lý cạnh tranh của Trung Quốc không phải là một hệ thống hoàn thiện. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã ban hành một loạt các văn bản pháp lý xử lý các vấn đề cụ thể phát sinh hàng ngày. Thay vì quy định các nguyên tắc chung, Ngân hàng quy định các Điều khoản cụ thể áp dụng cho từng hành vi riêng biệt. Ưu điểm của cách tiếp cận này là các quy định cụ thể và rõ ràng cho các ngân hàng. Tuy nhiên, nhược điểm là các ngân hàng luôn có khả năng tìm cách vận dụng biến hóa các quy định cụ thể, không linh hoạt này. Do vậy, các quy định luôn “đi sau” sự phát triển của hoạt động ngân hàng. Theo ý kiến của chúng tôi, khung pháp lý mà Việt Nam đang xây dựng còn toàn diện hơn hệ thống của Trung Quốc.

Page 44: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

44

V. CÁCH TIẾP CẬN VỀ CẠNH TRANH CỦA EU

Cách tiếp cận của EU về định nghĩa cạnh tranh bất hợp pháp dựa trên việc tham khảo các quy định được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác. Các quy định này sau đó được áp dụng vào một trường hợp cụ thể trên cơ sở án lệ, kết luận cuối cùng được căn cứ vào các tình huống cụ thể trong từng trường hợp hơn là dựa vào quy định. Định nghĩa theo luật pháp của EU tập trung vào hai loại hành vi: chống cạnh tranh và lạm dụng ví trí độc quyền.

Các điều khoản liên quan của Hiệp ước EU quy định như sau: Điều 81: “1. Các hành vi sau đây sẽ bị cấm vì không phù hợp với thị trường

chung: thoả thuận giữa các công ty, quyết định của các nhóm kinh doanh và các hành vi liên kết ảnh hưởng đến thương mại giữa các nước thành viên và (có mục đích và tác động) cản trở, hạn chế hay bóp méo cạnh tranh trên thị trường chung, đặc biệt các hành vi sau:

(a) Trực tiếp hoặc gián tiếp ấn định giá mua hoặc bán hay ấn định bất kỳ các điều kiện thương mại khác;

(b) Hạn chế hoặc khống chế sản xuất, thị trường, sự phát triển công nghệ và đầu tư;

(c) Phân chia thị trường hoặc các nguồn cung ứng; (d) Đưa các điều kiện không phù hợp vào các giao dịch tương ứng với

các bên mua bán khác, qua đó đẩy họ vào vị thế bất lợi; (e) Làm cho vịêc ký kết hợp đồng phụ thuộc vào sự chấp thuận của các

bên khác có trách nhiệm bổ sung (về bản chất hay vì mục đích thương mại) không có liên quan đến chủ thể các hợp đồng trên.

2. Bất kỳ thoả thuận hoặc quyết định bị cấm theo Điều này sẽ mặc nhiên không có giá trị pháp lý.

3. Tuy nhiên, các điều khoản của Phần 1 có thể không được áp dụng trong trường hợp:

- Bất kỳ thoả thuận hoặc một phần thoả thuận giữa các công ty - Bất kỳ quyết định hoặc một phần quyết định của các nhóm

kinh doanh;

Page 45: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

45

- Bất kỳ hoạt động liên kết hoặc một phần của các hoạt động này mà có đóng góp cho việc nâng cao sản xuất hoặc phân phối hàng hoá hoặc thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và kinh tế, đồng thời khách hàng cũng được hưởng một cách thoả đáng lợi nhuận thu được, và không:

(a) Áp đặt các hạn chế không cần thiết đối với các mục tiêu của các công ty;

(b) Tạo điều kiện để các công ty loại bỏ cạnh tranh đối với một phần có giá trị của sản phẩm được đề cập đến (điều 81).

Do vậy, điều 81 xác định rõ hoạt động do các công ty cùng thực hiện (cả chính thức hay không chính thức) làm biến dạng cạnh tranh (ví dụ phân chia thị trường). Hành động này có thể diễn ra dưới nhiều hình thức và danh mục 81.1 vẫn chưa nêu được một cách thấu đáo nhưng mang tính định hướng các loại hành vi nào không được thừa nhận. Cần lưu ý rằng có thể có một số trường hợp miễn trừ cụ thể cho một số hoạt động chống cạnh tranh đặc thù được coi là có lợi (Điều 81.3)

Điều 82: “ Việc lạm dụng vị trí độc quyền trên thị trường chung hoặc một phần

thị trường tiềm năng trong thị trường chung sẽ bị cấm vì nó không phù hợp với thị trường chung trong chừng mực và vì nó có thể ảnh hưởng đến thương mại giữa các nước thành viên.

Việc lạm dụng bao gồm: a. Trực tiếp hoặc gián tiếp áp đặt giá mua bán hoặc áp đặt các

điều kiện thương mại khác; b. Hạn chế sản xuất, thị trường hoặc sự phát triển công nghệ

gây thiệt hại cho khách hàng; c. Phân chia thị trường hoặc các nguồn cung ứng; d. Áp dụng các điều kiện không phù hợp vào các giao dịch

tương ứng với các bên mua bán, bằng cách đó đẩy họ vào vị thế bất lợi;

e. Làm cho việc ký kết hợp đồng phụ thuộc vào sự chấp thuận của các bên khác có trách nhiệm bổ sung (về bản chất hay vì mục đích thương mại) không có liên quan đến chủ thể các hợp đồng trên.

Page 46: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

46

Điều 82 xác định rõ các hoạt động do một hoặc một số bên kinh doanh độc quyền tiến hành, trong đó có việc lạm dụng thị trường (ví dụ tự động tăng giá). Tuy nhiên, hành vi lạm dụng nêu tại Điều 82 chỉ mang tính định huớng và chưa thấu đáo.

Các điều khoản này sau đó được cụ thể hoá nhằm hướng dẫn áp dụng các điều khoản vào các quy định và quy chế chung, có miễn trừ một số loại thoả thuận và hoạt động nhất định từ việc áp dụng điều 81.

Do đó, các quy định trong lĩnh vực cạnh tranh là thống nhất và được áp dụng đối với tất cả các nước thành viên (bao gồm cả các nước có nền kinh tế chuyển đổi mới gia nhập EU). Các quy định này cũng được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực kinh tế khác trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Việc áp dụng thực tế các quy định này tuỳ thuộc vào trường hợp cụ thể và không bị hạn chế khi dẫn chiếu các quy định áp dụng cho một hoặc một số lĩnh vực cụ thể.

Việc kiểm tra hành vi chống cạnh tranh và thực thi Luật Cạnh tranh của EU trong 25 nước thành viên được giao cho Uỷ ban Châu Âu. Uỷ ban này có quyền yêu cầu cung cấp thông tin từ các công ty bị nghi ngờ có hành vi chống cạnh tranh, áp dụng mức phạt tiền lên đến 10% doanh thu và cấm các loại hoạt động nhất định. Cần lưu ý rằng các thỏa thuận chống cạnh tranh trái với Điều 81 mặc nhiên không có giá trị pháp lý. Như vậy, một công ty vì lý do nào đó bị giới hạn bởi một thoả thuận chống cạnh tranh không bắt buộc phải tuân thủ thoả thuận đó (xem mục 81.2).

VI. C¸CH TIÕP CËN CñA EU – HμNH VI PH¶N C¹NH TRANH TRONG LÜNH VùC NG¢N HμNG

Khi xem xét việc áp dụng các quy định cơ bản trong quy chế cạnh tranh của EU đối với lĩnh vực ngân hàng tại EU, điểm xuất phát là vụ Gerhard Zuchner v. Bayrische Vereinsbank AG27. Trong vụ này, nguyên đơn phải trả phí khi ký séc trên tài khoản ngân hàng của mình tại Đức cho người được trả tiền là người Ý có tài khoản tại một ngân hàng Ý. Nguyên đơn phải trả một khoản phí tương đương 0,15% giá trị tờ séc. Nguyên đơn cho rằng các ngân hàng tại Đức đã có hành vi móc nối để áp đặt mức phí này và như vậy

27 (Vụ 172/80) [1981] ERC 2021

Page 47: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

47

các ngân hàng đã vi phạm Điều 81 (trước đây là Điều 85). Toà án EU đã quyết định như sau:

- Việc các ngân hàng Đức cùng tiến hành áp đặt mức phí như trên là hành vi móc nối, vi phạm Điều 81 (trước đây là Điều 85)

- Các ngân hàng, ngay cả ngân hàng quốc doanh không được coi là các tổ chức thực hiện dịch vụ kinh tế công và vì vậy không có sự biện giải ưu tiên nào để không áp dụng các quy định thông thường trong quy chế cạnh tranh.

- Các ngân hàng vẫn có thể thực hiện hành vi phản cạnh tranh nếu hành vi này do cơ quan quản lý tiền tệ quy định bắt buộc nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia (chẳng hạn các quy định mang tính thận trọng, kiểm soát việc cung ứng tiền tệ, v.v...) nhưng tuyệt đối không được thực hiện trong các trường hợp khác.

Tóm lại, các ngân hàng (kể cả các ngân hàng quốc doanh) phải tuân thủ quy chế cạnh tranh nói chung được áp dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, việc EU không áp dụng một chế tài riêng biệt trong lĩnh vực ngân hàng là điều không đáng ngạc nhiên. Quy chế cạnh tranh chung áp dụng cho lĩnh vực ngân hàng và không được sửa đổi.

Một số trường hợp dưới đây minh hoạ cho cách tiếp cận nói trên: - Trong vụ Uniform Eurocheques28, các ngân hàng đưa ra thoả thuận

với nhau trong đó các thành viên của hệ thống Eurocheque nhất trí thu phí một khoản hoa hồng “chuẩn” tối thiểu là 1,25% giá trị tờ séc khi rút tiền mặt bằng Eurocheque (đây là một hệ thống khi séc được ký phát từ một tài khoản tại một ngân hàng sẽ được thanh toán tại một ngân hàng khác trong hệ thống, thường là với một đồng tiền khác). Bên cạnh đó còn có cả các tỷ lệ hoa hồng tối đa. Các ngân hàng đều có thể trở thành hội viên của hệ thống Eurocheque và trên thực tế một số lượng lớn là thành viên của hệ thống (trong đó có 9000 tổ chức phát hành và 6000 tổ chức chấp nhận thanh toán bằng Eurocheque). Uỷ ban quyết định về nguyên tắc các thoả thuận về tỷ lệ hoa hồng vi phạm Điều 81.1 (trước là Điều 85.1) hay nói cách

28 Quyết định của Uỷ Ban số 85/77/EEC, OJ [1985] L35/43

Page 48: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

48

khác hành vi phản cạnh tranh. Tuy nhiên, các thoả thuận này có thể rơi vào trường hợp miễn trừ trong Điều 81.3 với điều kiện chỉ có một tỷ lệ hoa hồng tối đa và ngân hàng của người trả tiền thanh toán khoản tiền hoa hồng đó (ngân hàng thanh toán ở đây là ngân hàng khách hàng ký phát séc) để khách hàng không gặp trở ngại trong việc đổi séc ra tiền mặt tại bất kỳ ngân hàng nào. Nếu đáp ứng được các điều kiện trên, Uỷ ban cho rằng thoả thuận này có thể tăng cường sự phân phối và không cản trở cạnh tranh với tỷ lệ hoa hồng ở mức thấp hơn.

- Trong vụ Irish Banks’ Standing Ctarte15, Uỷ ban xem xét thoả thuận giữa các ngân hàng Ai Len về giờ mở cửa chung, các quy định về thanh toán bù trừ (nói cánh khác là hệ thống séc được ký phát từ ngân hàng này, có mặt ở ngân hàng khác sẽ được chấp nhận và các khoản thanh toán ròng sẽ được thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng), hệ thống ghi nợ trực tiếp (là hệ thống người nắm giữ tài khoản có thể thu xếp các khoản thanh toán tự động thường xuyên trích từ tài khoản của mình, chẳng hạn như các hoá đơn mua hàng). Uỷ ban cho rằng về nguyên tắc giờ mở cửa ngân hàng là lĩnh vực nên được cho phép. Tuy nhiên, trên thực tế, Uỷ ban quyết định thoả thuận này chỉ không có ảnh hưởng đến cạnh tranh. Các thoả thuận khác cũng không hạn chế cạnh tranh.

- Trong vụ Belgische Verenigung der Banker16 Uỷ ban xem xét một loạt các thoả thuận giữa các ngân hàng Bỉ về các khoản phí họ quy định đối với nhau về các dịch vụ nhất định (chẳng hạn việc thu và bảo quản an toàn séc và hoá đơn, việc thuê cất giữ, các hoạt động liên quan đến chứng khoán, v.v...). Uỷ ban xem xét thấy rằng các thoả thuận vi phạm Điều 81.1 nhưng trên thực tế các thoả thuận này có thể được miễn trừ theo Điều 81.3 vì có lợi cho việc nâng cao hệ thống thanh toán, các hạn chế này là cần thiết để đảm bảo hệ thống ngân hàng vận hành hiệu quả (đặc biệt các hạn chế có thể tránh việc từng ngân hàng thoả thuận lệ phí với hàng trăm ngân hàng khác), và vẫn đảm bảo được quy mô cạnh tranh (chẳng hạn trong mức độ dịch vụ). Các kết luận tương tự cũng được đưa ra trong vụ

15 Quyết định của Uỷ Ban số 86/507/EEC, OJ [1986] L295/28 16 Quyết định của Uỷ Ban số 87/103/EEC, OJ [1987] L43/51

Page 49: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

49

Associazione Bancaria Italiana17 và vụ Dutch Banking Association18 khi các thoả thuận về phí liên ngân hàng vi phạm Điều 81.1 nhưng được miễn trừ theo Điều 81.3 (trước đây là Điều 85.3) vì các thoả thuận này nâng cao hoạt động của hệ thống ngân hàng và mở ra qui mô cạnh tranh đáng kể, đặc biệt với điều khoản về các dịch vụ cho khách hàng.

- Trong vụ Helsinki Agreement19 Uỷ ban xem xét thoả thuận đã đi vào thực thi giữa Eurocheque International (tổ chức vận hành hệ thống Eurocheque) và French Groupement des Cartes Bancaires (hệ thống các ngân hàng Pháp vận hành hệ thống thẻ tín dụng Carte Bleue và Eurocard). Thoả thuận quy định rằng các thành viên của Groupement des Cartes Bancaires sẽ thu phí các thương nhân hội viên một khoản tiền hoa hồng như nhau trong hoạt động mua hàng sử dụng Eurocheque như thẻ tín dụng Carte Bleue và Eurocard. Nói cách khác, các thành viên của Groupement des Cartes Bancaires sẽ không thu phí các thương nhân hội viên khi họ chấp nhận thanh toán bằng Carte Bleue hay Eurocard nhiều hơn là họ sẽ thu phí các thương nhân chấp nhận thanh toán bằng Eurocheque nhằm đảm bảo Carte Bleue và Eurocard sẽ không cạnh tranh với Eurocheques. Thiếu thoả thuận này, các thương nhân chấp nhận Eurocheques thông thường sẽ không phải chịu bất kỳ khoản tiền hoa hồng nào. Uỷ ban cho rằng hành vi này vi phạm trực tiếp Điều 81.1 (trước đây là Điều 85.1) dưới dạng một thoả thuận ấn định mức giá. Uỷ ban đã phạt các ngân hàng. Các ngân hàng kháng cáo lên Toà án Sơ thẩm20. Toà án ra quyết định thoả thuận trên không phải là thoả thuận liên quan đến ấn định giá mà liên quan đến việc ấn định tiền hoa hồng, và do đó đã giảm tiền phạt cho các ngân hàng.

- Trong vụ Austrian Banks21, Uỷ ban xem xét hàng loạt các thoả thuận và dàn xếp liên quan đến hầu hết các ngân hàng Áo. Các ngân hàng này tìm kiếm sự nhất trí về tỉ lệ lãi suất họ sẽ trả đối với các khoản

17 Quyết định của Uỷ Ban số 87/103/EEC, OJ [1987] L43/51 18 Quyết định của Uỷ Ban số 92/12/EEC, OJ [1992] L95/50 19 Quyết định của Uỷ Ban số 92/212/EEC, OJ [1992] L95/50 20 Vụ T-275/94 sub nom.CB v EC Commission 21 OJ [2004] L56/1

Page 50: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

50

tiền gửi và lãi suất đối với người cho vay. Các thoả thuận trên do khoảng 20 Ủy ban của các ngân hàng hoạt động ở cả cấp địa phương và quốc gia ký kết, thực hiện. Uỷ ban cho rằng các thoả thuận này vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Điều 81.1 và phạt tài chính khá nặng đối với các ngân hàng. Các ngân hàng đã kháng cáo lên toà sơ thẩm nhưng không được xem xét.

- Trong vụ Visa International22, Uỷ ban đã xem xét việc áp đặt lệ phí của Visa - một nhà cung cấp tín dụng lớn- đối với việc sử dụng thẻ Visa bên ngoài nước phát hành thẻ. Lệ phí do ngân hàng của người bán lẻ mà khách hàng mua thẻ trả nhưng cuối cùng thì ngân hàng lại thu lại được khoản phí ấy từ người bán lẻ. Uỷ ban thấy rằng mức phí này quá cao, vượt cả mức chi phí. Khoản phí này phải phù hợp, nếu không nó sẽ hạn chế cạnh tranh. Vụ COMP 29.373 là minh chứng cho việc cố ý lạm dụng vị thế độc quyền. Thẻ Visa được chấp nhận rộng rãi ở nhiều nơi và là phương tiện thanh toán hiệu quả trong lĩnh vực bán lẻ. Trên thực tế Visa đã cố tình khai thác vị thế độc quyền của mình bằng các khoản lợi nhuận cao đến mức phi lý. Một vụ khác cũng liên quan đến Visa International, Uỷ ban đã xem xét một điều khoản trong các quy định của Visa International23 (nhà cung cấp thẻ tín dụng lớn), điều khoản này quy định rằng Visa International sẽ không chấp nhận việc trở thành hội viên của bất kỳ đối tượng đăng ký nào bị Hội đồng chủ tịch coi là đối thủ cạnh tranh. Những trường hợp bị loại khỏi tư cách hội viên (chẳng hạn các nhà cung cấp thẻ tín dụng khác) sẽ không thể hoạt động trên mạng lưới của Visa. Uỷ ban thấy rằng quy định này được áp dụng trên cơ sở phân biệt đối xử vì một số nhà cung cấp thẻ lớn được phép gia nhập mạng lưới của Visa trong khi những người khác lại không được. Không có một sự phân biệt khách quan nào giữa những người được phép trở thành hội viên và những người bị khước từ. Phán xét cuối cùng vẫn đang được chờ đợi. Cần lưu ý rằng khía cạnh phi cạnh tranh nói trên (theo quan điểm của Uỷ ban) không phải là ở điều khoản quy định một đối thủ cạnh tranh không thể gia nhập mạng lưới mà ở chỗ điều khoản này được áp dụng một cách phân biệt đối xử. Vụ việc này minh hoạ thêm

22 COMP 29.373 23 COMP 37.860

Page 51: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

51

một loại hình lạm dụng vị thế độc quyền - đó là việc một nhà cung cấp lớn tìm cách hạn chế sự tham gia vào thị trường của các đối thủ khác dưới hình thức độc quyền và phân biệt đối xử.

- Trong Vụ COMP 37.391 Uỷ ban đã xem xét việc áp đặt thuế cố định đối với việc chuyển đổi tiền tệ trong khu vực đồng euro (đồng euro đã có lúc ấn định không huỷ ngang tỷ giá hối đoái với nhau) bằng một liên minh giữa các ngân hàng trong 5 nước thành viên. Uỷ ban nhận thấy hành động này là chống cạnh tranh và các ngân hàng nên đưa ra mức thuế độc lập với nhau. Vụ COMP 37.391 là một thí dụ về hành vi chống cạnh tranh qua một liên minh giữa các ngân hàng, các ngân hàng đáng lý ra phải làm việc độc lập thì lại quyết định ấn định mức giá chứ không để sự cạnh tranh trên thị trường quyết định.

- Trong vụ Commerzbank và AMB/General24 Uỷ ban đã xem xét việc một công ty liên doanh giữa một ngân hàng Đức (Commerzbank) và một công ty bảo hiểm của Đức (AMB) do một ngân hàng Ý quản lý. Hai bên thoả thuận về việc bán các sản phẩm bảo hiểm. Sản phẩm của công ty bảo hiểm sẽ được bán qua văn phòng của Ngân hàng Đức ở Đức, đồng thời các sản phẩm bảo hiểm của Ngân hàng Đức sẽ được đưa bán thông qua văn phòng công ty bảo hiểm ở Ý. Uỷ ban thấy rằng thoả thuận này không hạn chế cạnh tranh vì hầu như không có sự trùng lặp giữa các hoạt động của hai phía đối với bên liên doanh. Bên cạnh đó, thoả thuận này có khả năng làm tăng thêm các đại lý tiêu thụ và do đó khuyến khích cạnh tranh. Vụ COMP 38.229 là một thí dụ cho thấy thoả thuận giữa các bên kinh doanh không phải lúc nào cũng chống cạnh tranh. Khi họ tăng sự lựa chọn, như trong trường hợp này, trên thực tế có thể thúc đẩy cạnh tranh.

- Trong Vụ Gropement des Cartes Bancaires25 Uỷ ban xem xét một thoả thuận về thẻ thanh toán giữa 9 ngân hàng lớn ở Pháp. Các ngân hàng này là thành viên của nhóm “lợi ích kinh tế” (EIG), nhóm này quản lý hệ thống thẻ thanh toán của 155 ngân hàng ở Pháp. 9 ngân hàng này đều là thành viên Hội đồng quản trị của EIG. Cuối năm 2002, EIG đưa ra một hệ thống mới về các khoản thu và lệ phí hội viên mà 9 ngân hàng nói trên không phải thanh toán. Uỷ ban cho

24 COMP 38.229 25 COMP 38.606

Page 52: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

52

rằng mục đích của các khoản phí này là để cản trở các ngân hàng - ngoại trừ 9 ngân hàng trên - phát hành các loại thẻ thanh toán với mức phí thấp hơn, nhiều chức năng hơn và do đó đây là hình thức chống cạnh tranh. Cần lưu ý rằng không có sự phản đối nào với hành động đó của EGI, một cách thức quản lý hệ thống thẻ thanh toán. Vụ COMP 38.606 là một thí dụ về thoả thuận chống cạnh tranh qua việc tìm cách hạn chế tiếp cận thị trường của các đối thủ khác bằng cách nâng chi phí gia nhập hội viên.

Uỷ ban EU cũng đã ra Thông báo về việc áp dụng Luật Cạnh tranh về chuyển giao vốn qua biên giới26. Mặc dù thông báo chỉ xử lý các vụ việc đặc biệt của EU nhưng là một văn bản hữu ích ở chỗ nó đề ra một số quy tắc cơ bản có thể áp dụng bao quát trong lĩnh vực ngân hàng.

Do vậy: - Những nơi hệ thống chuyển giao vốn qua biên giới trở thành một

“thể thức thiết yếu” hệ thống phải tiếp nhận thêm thành viên (mặc dù không nhất thiết là người sở hữu) là các ngân hàng không là thành viên sáng lập, với điều kiện họ đáp ứng các tiêu chuẩn thành viên phù hợp. “Thể thức thiết yếu” là hình thức mà đối thủ cạnh tranh không thể cung cấp dịch vụ tới khách hàng mà không tiếp cận hình thức này. Nói cách khác, việc thiếu thể thức này dẫn đến cản trở không cho phép có các đối thủ cạnh tranh mới.

- Thoả thuận giữa các ngân hàng về tiêu chuẩn hoạt động (chẳng hạn các mẫu thư tín tiêu chuẩn, thông tin tối thiểu, thoả thuận thanh toán, thời gian giao dịch.v.v...) nhìn chung là được phép. Tuy nhiên các thoả thuận này không dẫn đến thoả thuận mang tính riêng biệt; khách hàng nên được phép đổi ngân hàng và sử dụng một vài ngân hàng cùng một lúc.

- Đối với một hệ thống chung (chẳng hạn hệ thống chuyển tiền liên ngân hàng), những nơi phát sinh thêm các chi phí có thể được phép thanh toán các chi phí tổng hợp bằng một khoản phí chuẩn đã được thống nhất với người sử dụng. Tuy nhiên, những nơi có hệ thống chung đã đi vào hoạt động, các ngân hàng tham gia không được thoả thuận ấn định mức giá đối với khách hàng.

26 [1995] OJ C251/3

Page 53: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

53

Từ những thông tin trên có thể đưa ra một số kết luận chung: - Các thoả thuận giữa các ngân hàng về thu phí đối với khách hàng

hay tỷ lệ lãi suất khách hàng trả cho ngân hàng hoặc lãi suất ngân hàng trả cho khách hàng nhìn chung bị coi là phản cạnh tranh.

- Các thoả thuận giữa các ngân hàng về thu phí đối với các dịch vụ liên ngân hàng có thể được chấp nhận theo Điều 81.3, khi các thoả thuận này phục vụ cho các dịch vụ nhằm cải thiện hệ thống ngân hàng. Các khoản phí có thể được ưu tiên ở mức tối đa nhằm cho phép các ngân hàng thoả thuận đạt được tỷ lệ tốt hơn.

- Các thoả thuận giữa các ngân hàng về việc thành lập các dịch vụ chung để phục vụ khách hàng (chẳng hạn thẻ ghi nợ, v.v...) được chấp nhận. Tuy nhiên, các hệ thống như vậy phải được mở cho các đối thủ cạnh tranh với điều kiện các đối thủ cạnh tranh đáp ứng các tiêu chuẩn hội viên nhất định một cách khách quan.

VII. C¸CH TIÕP CËN CñA EU: C¸C TI£U CHUÈN THÞ TR−êng tèi thiÓu (c¸c hμnh vi c¹nh tranh kh«ng lμnh m¹nh)

Như đã trình bày ở trên, cách tiếp cận của châu Âu về cạnh tranh nhìn chung không tập trung vào một lĩnh vực cụ thể. Đối với lĩnh vực ngân hàng, không có quy định cạnh tranh cụ thể nào được áp dụng. Tuy nhiên, trong khi không đi vào quy định cạnh tranh cụ thể, quy định của một số dịch vụ ngân hàng nhất định có thể hỗ trợ tạo lập môi trường pháp lý thống nhất đối với các điều khoản về dịch vụ ngân hàng để những nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng thiếu nguyên tắc đạo đức không thể cung cấp dịch vụ với giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh bằng cách hạ thấp các tiêu chuẩn gây phương hại cho khách hàng. Đây có thể được coi là biện pháp nhằm tạo một “sân chơi bình đẳng”.

Tín dụng đối với khách hàng Ở châu Âu một số biện pháp để tạo ra một “sân chơi bình đẳng” là văn

bản Hướng dẫn số 87/102/EEC ngày 22/12/86 của Hội đồng (đã được sửa đổi là “Văn bản Hướng dẫn về tín dụng đối với khách hàng”). Bản này nhằm làm hài hoà và áp dụng các tiêu chuẩn tối thiểu trong lĩnh vực tín dụng đối với khách hàng và yêu cầu các chủ thể cho vay phải có giấy phép. Văn bản Hướng dẫn này áp dụng cho loại hình tín dụng ứng trước dao động từ 200

Page 54: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

54

euro đến 20.000 euro, đồng thời bao gồm cả tín dụng ứng trước dưới hình thức thẻ tín dụng. Tuy nhiên, văn bản này không áp dụng trong trường hợp không có lãi suất trả góp và khi khoản tín dụng được ứng cho một số mục đích nhất định (như mua đất hoặc mua nhà, thuê hợp đồng trong đó hàng hoá được thuê chuyển sang người đi vay, hoặc các khoản thấu chi ngân hàng). Bản Hướng dẫn cho vay yêu cầu người đi vay phải được cung cấp:

- Một hợp đồng bằng văn bản về khoản tín dụng được cấp (Điều 4.1); - Thông tin về tỉ lệ lãi suất trả góp hàng năm (phù hợp với các thông

lệ nhất quán) (Điều 4.2 (a)); - Chi tiết về các điều kiện thay đổi lãi suất (Điều 4.2 (b)); - Chi tiết về tổng số tiền, thời hạn và số lượng các khoản phải trả

(Điều 4.2(c)); - Chi tiết về chi phí, lệ phí và tổng số tiền phải trả (Điều 4.2 (c) và

(d)); - Trong trường hợp nào khoản tín dụng được cấp cho việc mua hàng,

các điều kiện hàng bị tịch thu khi không có khả năng thanh toán (Điều 7);

- Quyền thanh toán trước thời hạn (Điều 8). Bản Hướng dẫn về Tín dụng cũng yêu cầu hợp đồng nói trên phải bao

gồm tất cả các điều khoản hợp đồng cơ bản (xem phần phụ lục). Văn bản cũng đưa ra thí dụ một số loại hình hợp đồng tín dụng nhất định:

- Một hợp đồng tín dụng trong đó khoản tín dụng cấp cho việc mua hàng hoá hay dịch vụ cụ thể phải bao gồm mô tả về hàng hoá/dịch vụ trong hợp đồng đó, số tiền thanh toán cho hàng hoá/dịch vụ trên thực tế và tổng số tiền phải thanh toán trong hợp đồng (chẳng hạn lãi suất, chi phí, v.v…); tổng số ký quỹ; chỉ dẫn trong trường hợp người vay được quyền trả trước và các khoản tiết kiệm (nếu có); mô tả về yêu cầu bảo đảm an toàn (nếu có); thời hạn “từ bỏ” (khoảng thời gian người vay có thể rút khỏi hợp đồng vay trước khi nhận khoản tín dụng) (nếu có); chỉ dẫn về yêu cầu đối với người vay được giảm một số tiền nhất định (nếu có);

Page 55: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

55

- Một hợp đồng tín dụng về thẻ tín dụng phải bao gồm chi tiết về hạn mức tín dụng, các điều khoản về thanh toán và thời hạn “từ bỏ” (nếu có);

- Một hợp đồng tín dụng duy trì tài khoản (không phải là thấu chi ngân hàng) (ví dụ thẻ thanh toán) và thời hạn hoãn nợ (nếu có);

- Bất kỳ loại hình hợp đồng tín dụng nào khác được quy định trong Văn bản Hướng dẫn phải bao gồm số lượng hạn mức tín dụng, chỉ dẫn về yêu cầu bảo đảm an toàn (nếu có), các điều khoản thanh toán và thời hạn hoãn nợ (nếu có); chỉ dẫn về quyền được thanh toán trước thời hạn của người vay và khoản tiền được giảm nếu có. Văn bản này cũng điều chỉnh việc cấp thấu chi (kể cả khi các khoản

thấu chi này không được coi như các hợp đồng tín dụng khách hàng) của các tổ chức tín dụng. Về cơ bản, khách hàng phải được thông báo chậm nhất là vào thời điểm ký kết hợp đồng về các vấn đề sau: - Hạn mức tín dụng - Tỷ lệ lãi suất hàng năm và các khoản phí phải trả được áp dụng - Các điều khoản thay đổi lãi suất và các khoản phí phải trả - Thủ tục chấm dứt hợp đồng Ở Anh, ngoài các yêu cầu trên còn có quy định quản lý việc quảng cáo

tín dụng khách hàng (xem Các quy đinh về quảng cáo tín dụng khách hàng năm 2004-xem ở phần Phụ lục). Quy định này yêu cầu các mục quảng cáo khuyến khích tín dụng khách hàng (thí dụ các khoản vay nhỏ, không phải là thấu chi ngân hàng) phải đưa ra được chỉ dẫn đầy đủ và hợp lý về bản chất và giá trị thực của khoản tín dụng và không được đưa ra những thông tin sai lệch, những lời hứa người quảng cáo sẽ không thực hiện, những thông tin để đánh lừa và những thông tin có thể gây ra ấn tượng sai lệch theo đúng nghĩa đen.

Cơ chế này cũng đưa ra các yêu cầu cụ thể tuỳ thuộc vào loại hình tín dụng và phạm vi quảng cáo. Những thông tin được yêu cầu cung cấp, ngoài các thông tin khác, bao gồm:

- Tên người quảng cáo; - Loại lãi suất (phải được công khai rõ ràng); - Thời hạn, số lượng và tổng số các khoản thanh toán;

Page 56: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

56

- Tổng số lượng tín dụng; - Tổng số tiền phải thanh toán cho khoản tín dụng (lãi suất, lệ phí, phí

phải trả khác,v.v…); - Trong trường hợp cần có sự đảm bảo cho khoản tín dụng ứng trước

thì cần có chi tiết về việc đảm bảo và một thông báo xác nhận bởi người cho vay (ngân hàng) khi không được hoàn trả (những thông tin như vậy được công khai rõ ràng). Cơ chế về quảng cáo tín dụng khách hàng cũng cấm một số thuật

ngữ, chẳng hạn: - “Không lãi suất” (trừ một số ngoại lệ nhất định); - “Không ký quỹ” (trừ khi không có yêu cầu thanh toán trước); - “Cho vay được bảo đảm” hay “chấp thuận trước” (trừ khi không có

điều kiện gắn liền với việc cấp tín dụng); - “Quà tặng” (trừ khi không có yêu cầu trả lại quà tặng). Cơ chế này cũng điều chỉnh quảng cáo có tính so sánh và các khuyến

mãi. Trong trường hợp có bất kỳ sự so sánh nào (kể cả công khai lẫn ngụ ý) hoặc khuyến mãi cho người đi vay thì chi tiết về lãi suất phải trả của khoản tín dụng phải được quy định.

Cần lưu ý rằng cơ chế này quy định một kết cấu cụ thể cho việc tính toán tỷ lệ lãi suất phải trả của một khoản vay nhất định vì chi tiết tỷ lệ lãi suất trả góp là điểm cơ bản của tính trung thực trong hầu hết các quảng cáo tín dụng. Do đó, việc nhà quảng cáo sử dụng một phương thức thống nhất và trung thực khi tính toán tỷ lệ lãi suất để người đi vay có thể có đánh giá chính xác về các nhà cung cấp tín dụng là điều cần thiết.

Cuối cùng, trường hợp một mục quảng cáo vi phạm quy định về quảng cáo tín dụng khách hàng sẽ bị xử lý hình sự.

Quảng cáo gây hiểu nhầm Bên cạnh các biện pháp quản lý tín dụng khách hàng, EU đã thông qua

các biện pháp để xử lý quảng cáo gây hiểu nhầm và để kiểm soát quảng cáo so sánh: Các Văn bản hướng dẫn của Hội đồng số 97/55/EC ngày 6/10/97 và 2005/29/EC ngày 11/5/05 (xem Phụ lục). Các Văn bản hướng dẫn này được áp dụng chung cho tất cả các lĩnh vực, tuy nhiên có thể minh hoạ cho

Page 57: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

57

cách tiếp cận hiệu quả đối với việc quản lý quảng cáo trong lĩnh vực ngân hàng.

Các điều khoản chính trong cơ chế quản lý quảng cáo gây hiểu nhầm bao gồm:

Điều 2 định nghĩa các thuật ngữ chính, đặc biệt các thuật ngữ “quảng cáo gây hiểu nhầm” và “quảng cáo có tính so sánh”.

“Quảng cáo gây hiểu nhầm” được hiểu là bất kỳ mục quảng cáo nào dưới bất kỳ hình thức nào kể cả thuyết trình mà đánh lừa hoặc có ý định đánh lừa những đối tượng mong muốn và có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và làm phương hại hoặc có thể làm phương hại một đối thủ cạnh tranh.

Cần lưu ý rằng định nghĩa này bao gồm cả các mục quảng cáo có tính lừa gạt gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh cũng như ảnh hưởng đến khách hàng.

“Quảng cáo có tính cạnh tranh” được hiểu là bất kỳ mục quảng cáo nào kể cả công khai lẫn ngụ ý giống một đối thủ cạnh tranh hoặc hàng hoá hay dịch vụ được quảng cáo của đối thủ cạnh tranh.

Do vậy, quảng cáo chỉ ngụ ý so sánh với một đối thủ cạnh tranh cũng được nêu trong định nghĩa.

Cơ chế này áp dụng một số biện pháp kiểm soát: Quảng cáo so sánh chỉ được phép khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Không sai lệch (như đã định nghĩa ở trên); - Chỉ so sánh hàng hoá hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu giống nhau hoặc

cùng mục đích; - Chỉ đưa ra so sánh về các đặc điểm có liên quan, được xác minh và

điển hình của hàng hoá hoặc dịch vụ đã được đề cập; - Không được nhạo báng thương hiệu, nhãn hiệu, đặc điểm nhận dạng

hay giá cả của hàng hoá hay dịch vụ đã được đề cập; - Đối với các sản phẩm cùng nguồn gốc xuất xứ mô tả thì chỉ so sánh

các sản phẩm cùng mô tả; - Không gây bất lợi đến tiếng tăm của thương hiệu, nhãn hiệu khác

hoặc các đặc điểm phân biệt của đối thủ cạnh tranh hoặc của hàng hoá cạnh tranh cùng xuất xứ mô tả;

Page 58: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

58

- Không bắt chước hàng hoá, dịch vụ đã có thương hiệu, nhãn hiệu; - Điều này không tạo ra sự lẫn lộn giữa các nhà kinh doanh thương

mại, giữa hàng hoá hoặc dịch vụ của các nhà quảng cáo và các đối thủ cạnh tranh hoặc giữa thương hiệu của các nhà quảng cáo và các nhãn hiệu, hàng hoá hoặc dịch vụ phân biệt khác của một đối thủ cạnh tranh.

Đối với những quảng cáo gây hiểu lầm, định nghĩa này về cơ bản phải có: (a) sự lừa dối và phải là hoặc (b) có khả năng tác động đến hoạt động kinh tế của những người xem quảng cáo, hoặc (c) có khả năng làm tổn thương đến các đối thủ. Do đó, định nghĩa này bao gồm không chỉ hoạt động có tác động thực tế đến người tiêu dùng phải thay đổi hành vi của họ hoặc làm hại đến đối thủ cạnh tranh mà còn những hành vi – trên cơ sở cân bằng khả năng có thể xảy ra – có thể có những tác động này, mặc dù trên thực tế không xảy ra (nghĩa là do đối thủ cạnh tranh có hành động bảo vệ).

Các biện pháp của EU yêu cầu các nước thành viên thực hiện một cơ chế chống lại quảng cáo gây hiểu lầm (Điều 4). Tại Vương quốc Anh, cơ chế như vậy dành cho khu vực phi tài chính nằm trong Quy chế Kiểm soát quảng cáo gây hiểu lầm 1998 (Phụ lục). Ở nghĩa rộng, Quy chế này cho phép Tổng Giám đốc Cơ quan Thương mại công bằng áp dụng tại toà án lệnh cấm một quảng cáo tiếp theo của một quảng cáo gây hiểu lầm.

Tuy nhiên, trong khu vực tài chính, cơ chế này còn chặt chẽ hơn. Có một nghĩa vụ bắt buộc đối với các công ty dịch vụ tài chính, bao gồm cả các ngân hàng, là phải đảm bảo tất cả quảng cáo về các dịch vụ tài chính và viễn thông tới khách hàng đều phải rõ ràng, trung thực và không gây hiểu lầm. Việc vi phạm yêu cầu này có thể buộc Cơ quan quản lý dịch vụ tài chính có hành động kỷ luật. Cũng có một số nơi khác của EU có những điều khoản tương tự, bao gồm các nền kinh tế chuyển đổi. Hơn nữa, sẽ là phạm tội nếu có những tuyên bố gây hiểu lầm liên quan đến đầu tư (bao gồm cả tiền gửi tại ngân hàng).

Cuối cùng và cũng là vấn đề pháp luật chung của các nước thành viên EU: một thoả thuận có động cơ dối trá sẽ không có hiệu lực.

Phân tích Cách tiếp cận của EU đối với các hành vi cạnh tranh không lành

mạnh đưa ra các quy định cụ thể về việc các tổ chức tín dụng nên hoạt

Page 59: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

59

động trên các lĩnh vực cụ thể nào (cấp tín dụng, quảng cáo,v.v...). Trách nhiệm cụ thể được áp dụng và các hành vi cụ thể bị cấm hay bị kiểm soát chặt chẽ.

VIII. CÁCH TIÕP CËN CñA C¸C N−íc cã nÒn kinh tÕ ®· chuyÓn ®æi: balan, hungary vμ céng hoμ sÐc; c¸ch tiÕp cËn cña trung quèc; vμ c¸ch tiÕp cËn dù kiÕn ®Ò xuÊt cho viÖt nam

EU - Tổng quan Đối với các nước thành viên EU, bản thân các nước thành viên chỉ có

một quyền phụ là điều tra những vụ việc rõ ràng không thuộc thẩm quyền của EU, chủ yếu là vụ việc liên quan đến các công ty có doanh thu khá thấp và các công ty có ít ảnh hưởng (trên thực tế lẫn tiềm năng) đến thương mại giữa cá nhân và công ty của các nước thành viên khác nhau. Về vấn đề này, cần lưu ý rằng xu hướng hiện nay là việc xử lý các vụ việc ngay cả khi vụ việc đó có khả năng ảnh hưởng đến thương mại giữa các thành viên sẽ thuộc thẩm quyền Uỷ ban châu Âu. Tuy nhiên, các nước thành viên có thể giao việc thực thi quy định cạnh tranh của mình cho các cơ quan độc lập xử lý chung về các lĩnh vực hơn là các cơ quan chuyên môn của từng lĩnh vực.

Không thể phân tích hết luật cạnh tranh của từng nước thành viên EU. Tuy nhiên, với việc áp dụng trực tiếp luật EU vào luật của mỗi nước thì luật cạnh tranh trong nước có thể sử dụng các khái niệm và cách tiếp cận tương tự như trong các Điều 81 và 82 của Hiệp ước Liên minh Châu Âu.

Cộng hoà Séc, Ba Lan và Hungary – Tổng quan Cộng hoà Séc, Ba Lan và Hungary27, ba thành viên lớn nhất mới gia

nhập EU đang trải qua gia đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Thu nhập quốc dân trên đầu người ở các nước này năm 1989 (thời điểm công cuộc chuyển đổi bắt đầu) nhiều hơn so với thu nhập bình quân của Việt Nam hiện tại. Tuy nhiên, xét về mặt cơ cấu, nền kinh tế của các nước này cứng nhắc và bị kiểm soát chặt chẽ hơn

27 Xem Hiến chương Bảo hộ Luật cạnh tranh số 143/201 Coll được sửa đổi bởi Hiến chương 340/2004 Coll., Hiến chương ngày 15/12/2000 về Cạnh tranh và Bảo hộ người tiêu dùng và Hiến chương XXXI năm 2003 sửa đổi Hiến chương Cạnh tranh. Xem báo cáo 2004 của Uỷ ban châu Âu, việc áp dụng các quy định về cạnh tranh tại các nước thành viên.

Page 60: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

60

trường hợp của Việt Nam hiện tại. Như vậy, có thể nói các nước này phải thực hiện công cuộc chuyển đổi mạnh mẽ hơn Việt Nam. Do đó, kinh nghiệm và cách tiếp cận của Ba Lan, Hungary và Séc khá hữu ích đối với Việt Nam.

Ba Lan, Hungary và Cộng hoà Séc - luật cạnh tranh Xem xét một cách tổng quan quá trình từng nước thành viên hiện đại

hoá hệ thống ngân hàng để áp dụng Luật Cạnh tranh EU là cần thiết28. Tuy nhiên, trước khi đi vào xem xét cụ thể, xin giới thiệu sơ qua Luật Cạnh tranh hiện hành của cả ba nước. Luật Cạnh tranh của từng nước được thông qua vào các năm 1990-199129. Các điều khoản cần tuân thủ theo Luật Cạnh tranh EU (như đã nêu trên). Do vậy, các hành vi móc nối có tính phản cạnh tranh và việc lạm dụng vị thế chi phối đều bị cấm. Ngoài ra, từng nước không đưa ra điều khoản đặc biệt nào trong lĩnh vực ngân hàng. Luật Cạnh tranh từng nước được áp dụng không có sự phân biệt trên tất cả các lĩnh vực kinh tế. Do vậy, giai đoạn chuyển đổi bắt đầu từ những năm 90, Ba lan, Hungary và Cộng hoà Séc đã tìm cách áp dụng Luật Cạnh tranh có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, phù hợp với các tiêu chuẩn của EU.

Vì vậy, hiện nay quy chế cạnh tranh của Ba Lan, Hungary và Séc tuân theo Quy chế cạnh tranh của EU như đã trình bày ở trên30. Mỗi nước có một cơ quan cạnh tranh độc lập có trách nhiệm thực thi Quy chế này trên tất cả

28 Nguồn: “Lĩnh vực ngân hàng tại các tại các nước có nền kinh tế đang nổi: cạnh tranh, hợp nhất và ổn định hệ thống - tổng quan” của John Hawkín và Dubravko Mihaljek, Tài liệu về giải quyết tranh chấp quốc tế về ngân hàng số 4-tháng 8/2001; “Hợp nhất ngân hàng tại Cộng hoà Séc” của Oldrich Deke, tài liệu của BIS số 4-tháng 8/2001; “Những điểm nổi bật của việc cơ cấu lại các ngân hàng và lĩnh vực ngân hàng tại Séc” của Daniel Stavarek, Đại học Silesian, Opava-5/2002; ”Cơ cấu lại và sự phát triển của lĩnh vực ngân hàng tại Hungary: Kinh nghiệm và bài học của Bungaria” của Pal Gaspar-Trung tâm Phát triển kinh tế và Đại học kinh tế Budapest-8/2001; “Vai trò của các ngân hàng nước ngoài tại năm nước Trung và Đông Âu” của Katalin Mero và Marianna Endresz Valentinyi, tài liệu của ngân hàng Magyar Nemzeti 2003/10; “Cơ cấu lại và sự phát triển của lĩnh vực ngân hàng tại các nước chuyển đổi tiên tiến: Bài học của Bulgaria. Trường hợp của Ba Lan” của Ewa Balcerowicz và Andrezej S. Bratkowski, Trung tâm nghiên cứu kinh tế và xã hội, Warsaw, 2001 29 Trường hợp của Ba Lan: Hiến chương 24.2.90 về chống độc quyền; trường hợp của Hungary: Hiến chương LXXXVI về việc cấm các hành vi thị trường không lành mạnh; trường hợp của Cộng hoà Séc: Hiến chương số 63/1991 về bảo hộ cạnh tranh 30 Trường hợp của Ba Lan: Hiến chương 15.12.00 về bảo vệ cạnh tranh và khách hàng; Hungary: Hiến chương LVII năm 1996 về việc cấm các hành vi hạn chế và không lành mạnh trên thị trường; Séc: Hiến chương số 143/2001 đã sủa đổi.

Page 61: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

61

các lĩnh vực kinh tế phù hợp với quy chế của EU. Như vậy, Quy chế cạnh tranh trong nước của Ba Lan, Hungary và Séc sử dụng các khái niệm và cách tiếp cận tương tự các khái niệm và cách tiếp cận trong Điều 81 và 82 của Hiệp ước EU. Ngoài ra, cần lưu ý trong khi áp dụng các Quy chế cạnh tranh các nước thành viên không được phân biệt đối xử giữa các cá nhân và các thực thể dựa vào quốc tịch của họ. Như vậy, các cơ quan quản lý của tất cả các nước thành viên khi xử lý phải đối xử bình đẳng với từng nước thành viên. Quy chế cạnh tranh được áp dụng như nhau không phụ thuộc vào quốc tịch của trường hợp đang được xem xét.

Ba Lan, Hungary và Cộng hoà Séc - Nền kinh tế chuyển đổi Xét về điều kiện kinh tế của lĩnh vực ngân hàng, có một số điểm chung

nổi bật trong lĩnh vực ngân hàng ở Hungary, Ba Lan và Cộng hoà Séc. Ở từng nước, các ngân hàng trước đó thuộc sở hữu nhà nước phải gánh những khoản nợ xấu của nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước từ trước đó. Điều này có nghĩa là các ngân hàng quốc doanh yếu kém về mặt tài chính. Bên cạnh đó, các dịch vụ, cơ cấu và nghiệp vụ ngân hàng cũng yếu kém trong khi lĩnh vực tư nhân hầu như không tồn tại. Các cơ quan quản lý ngân hàng từng nước nhận thấy sự phát triển của một cơ cấu ngân hàng hiệu quả cần vốn và sự hỗ trợ hiện đại hoá dịch vụ, hệ thống và nghiệp vụ của các ngân hàng nước ngoài. Nói cách khác, điều này đồng nghĩa với việc cho phép sở hữu nước ngoài đối với các ngân hàng trong nước và cho phép các ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh và ngân hàng con. Do vậy, ở mỗi nước người ta đã tiến hành nhiều cách để bán các ngân hàng quốc doanh cho các ngân hàng nước ngoài. Ở Ba Lan, ngân hàng nước ngoài chiếm giữ cổ phần lớn tại các ngân hàng Ba Lan với cổ phần dưới dạng IPOs (chào ra công chúng quốc tế) hoặc bán trực tiếp cho các nhà đầu tư tài chính. Cổ phiếu của một số ngân hàng được bán qua thị trường chứng khoán Warsaw. Tại Hungary, hầu hết các ngân hàng được tư nhân hoá nửa cuối thập kỷ 90 qua đấu thầu mở cho các đối tác chiến lược nước ngoài. Mặt khác, ngân hàng lớn nhất (OTP) được niêm yết trên thị trường chứng khoán đưa vào danh sách trên hối phiếu và bán cho các nhà đầu tư nhỏ nước ngoài. Tại Cộng hoà Séc, những nỗ lực ban đầu được thực hiện nhằm tư nhân hoá các ngân hàng quốc doanh qua việc phát hành chứng chỉ ra công chúng. Tuy nhiên, kết quả không được khả quan và bốn ngân hàng quốc doanh lớn nhất đã được bán cho các đối tác chiến lược nước ngoài (mặc dù một trong số các ngân hàng

Page 62: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

62

đó-ngân hàng IBP-cuối cùng được bán lại cho một ngân hàng thương mại đối thủ khác của Séc).

Quá trình cho phép các ngân hàng nước ngoài vào hoạt động này cho thấy hiện tại các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng sở hữu nước ngoài nắm giữ tỷ lệ chi phối tại các nước này. Vì vậy, trong năm 2002 81,9% vốn pháp định của các ngân hàng thương mại tại Cộng hoà Séc thuộc sở hữu nước ngoài. Tại Hungary, con số này là 78% và ở Ba Lan là 60,5%31.

Một đặc điểm nữa của lĩnh vực ngân hàng tại Séc, Hungary và Ba Lan trong những năm đầu thập niên 90 là sự hiện diện một số lượng khá lớn các ngân hàng nhỏ, thường là các ngân hàng với cơ sở vốn nhỏ và trình độ quản lý kém. Lúc đầu, các cơ quan quản lý ngân hàng ở từng nước cho phép mở nhiều ngân hàng tư nhân nhằm thúc đẩy cạnh tranh và đẩy nhanh hiện đại hoá lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, trong suốt nửa thập kỷ 90, các yêu cầu về thận trọng được thắt chặt để nâng cao vị thế ngân hàng trong nước và tiến hành cổ phần hoá.

Theo đó, mỗi nước có sự sáp nhập trong hệ thống ngân hàng và số lượng các ngân hàng nhỏ giảm đi song song với tiến trình cổ phần hoá các ngân hàng trong nước. Ở Séc32, trong 63 giấy phép ngân hàng được cấp năm 1989 đến năm 2002, 23 giấy phép đã bị thu hồi. 17 giấy phép bị thu hồi do không có khả năng tài chính và không tuân thủ qui định an toàn. 7 giấy phép bị thu hồi là do các ngân hàng bị bán và sáp nhập. Một bị thu hồi giấy phép do bị nghi ngờ không đi vào hoạt động. Năm 2000, Séc chỉ còn một ngân hàng quốc doanh. Ở Hungary, quá trình này diễn ra không mạnh mẽ như vậy nhưng là một xu hướng. Từ năm 1991 đến 1994 số lượng ngân hàng tăng từ 36-43 và sau đó lại giảm, đến năm 2000 giảm còn 39 ngân hàng33.

31 “Vai trò của các ngân hàng nước ngoài tại năm nước Trung và Đông Âu” của Katalin Mero và Marianna Endresz Valentinyi; tài liệu của Magyar Nemzeti 2003/10. 32 “Hợp nhất ngân hàng tại Cộng hoà Séc” của Oldrich Deke, tài liệu của BIS số 4-tháng 8/2001; “Những điểm nổi bật của việc cơ cấu lại các ngân hàng và lĩnh vực ngân hàng tại Séc” của Daniel Stavarek, Đại học Silesian, Opava-5/2002 33 ”Cơ cấu lại và sự phát triển của lĩnh vực ngân hàng tại Hungary: Kinh nghiệm và bài học của Bungaria” của Pal Gaspar-Trung tâm Phát triển kinh tế và Đại học kinh tế Budapest-8/2001

Page 63: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

63

Năm 2002, con số này ở mức 3334 và hiện tại chỉ còn hai ngân hàng quốc doanh ở Hungary35. Ở Ba Lan, xu hướng tương tự cũng diễn ra. Năm 1993 có 87 ngân hàng thương mại, năm 2000 giảm xuống 7436 trong đó có 7 ngân hàng quốc doanh. Năm 2002 số NHTM đã giảm xuống còn 5937.

Cũng trong thời kỳ này, lượng nợ xấu cũng giảm và hệ số an toàn vốn của các ngân hàng được cải thiện rõ rệt. Tại Séc38, nợ xấu giảm từ hơn 30% xuống 10% giai đoạn 1995-2002. Nợ xấu của các NHTM còn 8,8% trong năm 2002. Hệ số an toàn vốn của các ngân hàng trong nước và các ngân hàng có vốn nước ngoài tương đương nhau. Tại Ba Lan39, tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng trong nước giảm từ 31,1% xuống 14,7% giai đoạn từ năm 1993 đến 2000. Hệ số an toàn vốn của ngân hàng trong nước và ngân hàng có vốn nước ngoài cũng tương đương nhau. Tại Hungary40 nợ xấu và rủi ro của các ngân hàng trong nước giảm xuống 2% năm 2000. Hệ số an toàn vốn của ngân hàng trong nước và ngân hàng có vốn nước ngoài nhìn chung tương đương nhau41. Nhìn chung, sự lành mạnh về tài chính của hệ thống ngân hàng kể từ giai đoạn chuyển đổi đã cải thiện đáng kể.

Tóm lại : - Tại Séc, Hungary và Ba Lan, Luật Cạnh tranh được ban hành các năm

1990, 1991 nhìn chung phù hợp với Luật Cạnh tranh của EU. Không có quy định về cạnh tranh riêng biệt nào áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng.

34 “Vai trò của các ngân hàng nước ngoài tại năm nước Trung và Đông Âu” của Katalin Mero và Marianna Endresz Valentinyi, tài liệu của ngân hàng Magyar Nemzeti 2003/10 35 Theo Cơ quan Đầu tư và Phát triển thương mại của Hungary 36 “Cơ cấu lại và sự phát triển của lĩnh vực ngân hàng tại các nước chuyển đổi tiên tiến: Bài học của Bulgaria. Trường hợp của Ba Lan” của Ewa Balcerowicz và Andrezej S. Bratkowski, Trung tâm nghiên cứu kinh tế và xã hội, Warsaw, 2001 37 Xem chú thích Phụ lục 7 ở trên. Lưu ý-số liệu năm 2002 có thể không được tính toán dựa trên cơ sở báo cáo tại Phụ lục 8. 38 “Vai trò của các ngân hàng nước ngoài tại năm nước Trung và Đông Âu” của Katalin Mero và Marianna Endresz Valentinyi, tài liệu của ngân hàng Magyar Nemzeti 2003/10 39 “Cơ cấu lại và sự phát triển của lĩnh vực ngân hàng tại các nước chuyển đổi tiên tiến: Bài học của Bulgaria. Trường hợp của Ba Lan” của Ewa Balcerowicz và Andrezej S. Bratkowski, Trung tâm nghiên cứu kinh tế và xã hội, Warsaw, 2001 40 ”Cơ cấu lại và sự phát triển của lĩnh vực ngân hàng tại Hungary: Kinh nghiệm và bài học của Bungaria” của Pal Gaspar-Trung tâm Phát triển kinh tế và Đại học kinh tế Budapest-8/2001. Các công thức đo lường để tính ra con số này có thể không thể so sánh với các con số của Ba Lan và Cộng hoà Séc. 41 Xem chú thích 34

Page 64: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

64

- Các cơ quan quản lý ngân hàng của Séc, Hungary và Ba Lan chủ động khuyến khích các ngân hàng nước ngoài mua cổ phần của các ngân hàng trong nước nhằm mục đích nâng cao hệ số an toàn vốn và tính hiệu quả của các ngân hàng trong nước. Ngân hàng nước ngoài cũng được tự do thành lập chi nhánh và hoạt động không chịu sự hạn chế. Ngân hàng nước ngoài hiện sở hữu cổ phần đáng kể trong lĩnh vực ngân hàng của các nước này.

- Cơ quan quản lý ngân hàng tại Séc, Hungary và Ba Lan đã thắt chặt các yêu cầu về an toàn và cổ phần hoá các ngân hàng trong nước.

- Vị thế tài chính của các ngân hàng trong nước so với các ngân hàng nước ngoài được cải thiện đáng kể và lượng nợ xấu cũng giảm dần.

- Trước khi gia nhập EU, Ba Lan, Hungary và Séc đã sửa đổi Luật Cạnh tranh phù hợp hơn với Luật Cạnh tranh EU và cho đến nay, Luật Cạnh tranh của các nước này hoàn toàn phù hợp với luật cạnh tranh EU.

Trung Quốc – khuôn khổ pháp lý42

Trung Quốc là một thí dụ đối lập43 về một nền kinh tế không theo mô hình EU. TQ áp dụng Luật Cạnh tranh dựa vào các khái niệm khác nhau được sử dụng trong Luật Cạnh tranh EU44. TQ áp dụng cách tiếp cận “hình thức” nghĩa là đưa ra các hành vi cụ thể như lừa đảo, sử dụng sai thương hiệu, hối lộ, bán phá giá, v.v... chứ không áp dụng “cách tiếp cận dựa vào tác động” nói chung (được sử dụng trong Điều 81).

Ngoài ra, từ năm 1996 đến 2002, Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa đã ban hành Thông báo và Thông tư về cạnh tranh không lành mạnh/bất hợp pháp trong lĩnh vực ngân hàng.

- Thông báo số 66/1996 về việc cấm thu hút tiền gửi bằng tỉ lệ lãi suất cao bất hợp lý hoặc cạnh tranh không lành mạnh ;

42 Trong phần này, báo cáo tham khảo “Báo cáo vể các quy định liên quan đến cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam” 43 Trong phần này, báo cáo tham khảo các tài liệu sau: “Cải cách ngân hàng Trung Quốc: Đánh giá tiến trình và tác động dự kiến” của Alicia Garcia-Herrero, Sergio Gavila và Dianel Santabarbara, Banco de Espana-Documentos Ocasionales số 0502/2005; “Hệ thống ngân hàng Trung Quốc trong quá trình chuyển đổi”- Business Intelligence 4/2001-Hội đồng Phát triển Thương mại Hong King 44 Xem Luật chống cạnh tranh không lành mạnh

Page 65: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

65

- Thông báo số 35/2000 về việc cấm các tổ chức tín dụng cạnh tranh không lành mạnh về tiền gửi ;

- Thông báo số 253/2000 về một số quy định cấm cạnh tranh không lành mạnh đối với tiền gửi ;

- Thông tư số 354/2002 đưa ra các quy định về cạnh tranh trên thị trường ngân hàng.

Ngoài ra, Hướng dẫn do Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa ban hành chỉ ra rằng một ngân hàng sẽ bị coi thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh nếu ngân hàng đó tham gia vào các loại hành vi sau:

- Cung cấp phần thưởng hoặc tiền thưởng cho nhân viên căn cứ vào khoản tín dụng họ huy động được ;

- Hạ giá không có căn cứ hoặc cung cấp các dịch vụ giá thấp hơn chi phí; - Cho khách hàng vay để khách hàng dùng số tiền vay tối thiểu này

mở tài khoản; - Nới lỏng các điều kiện bắt buộc có lợi cho khách hàng khi xem xét

cho vay; - Tiết lộ thông tin về các vấn đề và khó khăn của các ngân hàng khác,

nói xấu đối thủ cạnh tranh và cung cấp thông tin sai lệch để đánh lừa khách hàng;

- Cản trở hoặc trì hoãn một cách bất hợp lý các giao dịch với các ngân hàng cạnh tranh;

- Tham gia vào các giao dịch và hoạt động ngoài phạm vi kinh doanh - Đưa ra mức lãi suất cao hơn mức Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa

cho phép; - Đưa ra hạn ngạch cho các nhân viên trong việc thu hút tiền gửi. Trung Quốc - điều kiện kinh tế Trong lĩnh vực ngân hàng, TQ cũng phải đối mặt với các vấn đề tương

tự như Ba Lan, Hungary và Cộng hoà Séc, mặc dù ở mức độ lớn hơn. Các ngân hàng thiếu vốn, phải gánh những khoản nợ xấu khổng lồ và không có tính cạnh tranh. Trong khi chính quyền TQ đã tiến hành các bước để giải quyết những vấn đề này (bằng cách trao quyền tự chủ cho các ngân hàng và tăng vốn) nhưng vẫn còn nhiều việc cần làm. Lĩnh vực ngân hàng vẫn do

Page 66: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

66

bốn ngân hàng thương mại nhà nước chi phối và giữa họ hầu như không có sự cạnh tranh. Sự can thiệp của Chính phủ còn nhiều và điều này cản trở hoạt động cho vay phù hợp với cơ chế thị trường. Mặc dù có tăng nhưng sự tham gia của đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này vẫn bị hạn chế ngay cả khi các hạn chế chính thức sẽ được dỡ bỏ cuối năm 2006.

Trung Quốc – Phân tích Trở lại khung pháp lý, như đã trình bày ở trên, Trung Quốc không áp

dụng cách tiếp cận “dựa trên tác động” để điều chỉnh hành vi phản cạnh tranh mà sử dụng cách tiếp cận “hình thức” (đưa ra các hoạt động và hành vi cụ thể). Trong khi những hành vi như vậy rõ ràng phải được ngăn chặn, người ta cho rằng cách thức hiệu quả để ngăn chặn các hành vi phản cạnh tranh là tập trung vào mức độ ảnh hưởng của hành vi hơn là đưa ra các trường hợp cụ thể. Đưa ra các trường hợp cụ thể có rủi ro là không bao hàm được hết các vụ việc: các hãng kinh doanh có ý định bóp méo cạnh tranh thường sẽ tìm cách thực hiện các hành vi bên ngoài các hành vi bị cấm trong luật.

Báo cáo này không bàn nhiều về điều kiện kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng của Trung Quốc. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lĩnh vực ngân hàng của Trung Quốc đã phần nào hoàn thành công cuộc chuyển đổi sang một hệ thống thị trường.

Việt Nam - Giới thiệu về cạnh tranh Như đã trình bày ở trên, nhiều vấn đề do các chủ thể hoạt động trong

lĩnh vực ngân hàng nêu ra về cạnh tranh để thu hút tiền gửi giữa các ngân hàng nhằm củng cố vị thế tài chính của mình. Điều này có thể cho thấy xét về tiêu chuẩn quốc tế các ngân hàng Việt Nam thiếu vốn và do đó có ít nguồn lực hơn. Đây có thể là rào cản cho sự phát triển trong tương lai. Khi nói về tự do hoá trong lĩnh vực ngân hàng và giới thiệu về tình hình cạnh tranh, người ta sẽ mong muốn các ngân hàng có nhiều vốn hơn (một số ngân hàng nước ngoài) thâm nhập vào các lĩnh vực kinh tế (chẳng hạn mở rộng cho vay.v.v...) thay thế các ngân hàng vốn thấp. Tương tự, các ngân hàng vốn thấp có thể bị các ngân hàng nhiều vốn hơn (các ngân hàng bên ngoài Việt Nam) thay thế nếu khung pháp lý cho phép nhằm mục đích mở rộng hoạt động.v.v... Tóm lại, có khả năng sẽ có sự hợp nhất trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. Đây là quá trình đã được thấy ở các nước có nên kinh tế chuyển đổi như Ba Lan, Hungary và Séc.

Page 67: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

67

Nếu điều này diễn ra một cách có trật tự và các ngân hàng nhiều vốn hơn được phép tiếp quản các ngân hàng yếu kém về vốn thì việc cấp vốn và hiệu quả của lĩnh vực ngân hàng Việt Nam sẽ được nâng cao. Điều này có lợi cho toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, để quá trình này có thể đi vào vận hành thì các tổ chức tín dụng nhiều vốn hơn (bất kể trong hay ngoài Việt Nam) cần được hoạt động tự do trong lãnh thổ Việt Nam và có thể tiếp quản các đối thủ cạnh tranh yếu hơn mà không bị hạn chế quá mức.

Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng yếu hơn có thể tìm cách cản trở tiến trình này bằng nhiều cách trong đó có việc tham gia vào:

- Hành vi phản cạnh tranh để hạn chế cạnh tranh từ các đối thủ mạnh hơn ;

- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm cản trở các sáng kiến kinh doanh chính đáng của các đối thủ.

Do đó, quy chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng nên bao gồm hai trường hợp trên.

IX. KIÕN NGHÞ

Có hai tập hợp quy định chính liên quan đến cạnh tranh: - Luật Cạnh tranh và các Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày

15/09/2005 và 120/2005/NĐ-CP ngày 30/09/2005; và - Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Điều 16 Luật Các tổ chức tín dụng quy định rằng, ngoài những điều

khác, các tổ chức hoạt động ngân hàng chỉ có thể cạnh tranh với nhau phù hợp với pháp luật. Những hoạt động bất hợp pháp, ngoài những hoạt động khác, có thể gây tác động bất lợi đến hệ thống các tổ chức tín dụng hoặc xâm phạm quyền lợi của các bên trong các giao dịch ngân hàng đều bị cấm. Luật Cạnh tranh và các Nghị định số 116/2005/ND-CP và số 120/2005/ND-CP tập trung vào những hoạt động phối hợp chống cạnh tranh của các doanh nghiệp (ví dụ thoả thuận để ấn định giá) và những cố gắng của các doanh nghiệp nắm giữ những vị trí chi phối để lợi dụng những vị trí đó làm phương hại đến đối thủ cạnh tranh và/hoặc người tiêu dùng (ví dụ bằng cách nâng giá). Cụ thể, Điều 39 và 45 của Luật Cạnh tranh quy định rằng những hành động cạnh tranh không công bằng bao gồm việc cung cấp

Page 68: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

68

những chỉ số gây hiểu lầm, làm mất uy tín các doanh nghiệp khác và có những so sánh gây hiểu lầm.

Các điều khoản pháp lý này là một khuôn khổ hữu hiệu và hiệu quả để giám sát hành vi chống cạnh tranh. Tuy nhiên, một quy chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng được đề xuất để bổ sung những điều khoản này vì văn bản pháp luật hiện nay tại Việt Nam chưa làm như vậy. Như đã nói ở trên, phương pháp do EU thực hiện có thể mô tả những phương pháp mà NHNN, với một sự điều chỉnh hợp lý, Có thể áp dụng trong khi pháp chế hiện tại của Việt Nam chưa cung cấp một giải pháp hoặc chưa đề cập một cách hợp lý đến vấn đề liên quan. Do đó, chúng tôi kiến nghị một Quy chế sẽ thực hiện hai chức năng:

- Bảo vệ cạnh tranh; (nói cách khác ngăn chặn các hành vi phản cạnh tranh);

- Duy trì những chuẩn mực tối thiểu (ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh).

Về khía cạnh bảo vệ cạnh tranh, chúng tôi khuyến nghị rằng quy chế phải chỉ ra những hành động có thể được coi là chống cạnh tranh trong khu vực ngân hàng trừ khi chứng minh được là ngược lại, ví dụ hành động nghi vấn không cản trở cạnh tranh hoặc có ích. Vì vậy:

Theo thông lệ chặt chẽ: Chúng tôi khuyến nghị rằng –

1. Nên lặp lại nguyên tắc cơ bản: “Mọi thoả thuận giữa các tổ chức tín dụng, quyết định của các hiệp hội

tổ chức tín dụng và các hoạt động phối hợp vì một đối tượng và tác động có sự ngăn cản, hạn chế hoặc bóp méo cạnh tranh đều bị cấm”.

Cần lưu ý rằng khi tác động của một hoạt động phối hợp là sẽ bóp méo cạnh tranh, hành động đó là bị cấm, dù có thể không có ý định bóp méo cạnh tranh. Về khía cạnh này, rõ ràng là định nghĩa này đã rộng hơn định nghĩa trong Điều 8 của Luật Cạnh tranh.

2. Các thoả thuận, các hoạt động phối hợp,v.v... làm bóp méo cạnh tranh sẽ tự động bị vô hiệu lực.

3. Những hoạt động cụ thể có thể được coi là vi phạm nguyên tắc cơ bản nêu trên. Những hoạt động này bao gồm:

Page 69: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

69

- Thoả thuận (dù là chính thức hay không chính thức) và những hoạt động phối hợp giữa các ngân hàng liên quan đến lãi suất trả cho người gửi tiền (hoặc nhóm người gửi tiền) và/hoặc lãi suất cho vay vốn (dù cho vay khu vực bán lẻ hay kinh doanh và dù là những thoả thuận một lần hay những thoả thuận quay vòng như thẻ tín dụng);

- Thoả thuận (dù là chính thức hay không chính thức) và những hoạt động phối hợp giữa các ngân hàng liên quan đến các khoản phí khách hàng phải thanh toán cho việc cung cấp dịch vụ ngoài dịch vụ nhận tiền gửi và cho vay (ví dụ quản lý danh mục đầu tư, thẻ ATM, thẻ tín dụng), dù là trong khu vực bán lẻ hay kinh doanh;

- Thoả thuận (dù là chính thức hay không chính thức) và những hoạt động phối hợp giữa các ngân hàng liên quan đến các điều kiện áp dụng cho việc nhận tiền gửi và/hoặc áp dụng cho việc cho vay vốn và/hoặc áp dụng cho việc cung cấp dịch vụ (ví dụ quản lý danh mục đầu tư, thẻ ATM) (dù là cho khách hàng bán lẻ hay kinh doanh);

- Thoả thuận (dù là chính thức hay không chính thức) và những hoạt động phối hợp giữa các ngân hàng liên quan đến bản chất của các dịch vụ mà họ chào mời (dù là cho khách hàng bán lẻ hay kinh doanh);

- Thoả thuận (dù là chính thức hay không chính thức) và những hoạt động phối hợp giữa các ngân hàng như phân đoạn thị trường (xác định tham chiếu đến khu vực, tính chất của khách hàng hoặc bất kỳ tiêu chí nào khác), trong đó các bên tham gia những thoả thuận như vậy hoặc những người tham gia vào những hoạt động như vậy sẽ cung cấp dịch vụ của họ;

- Thoả thuận (dù là chính thức hay không chính thức) và những hoạt động phối hợp giữa các ngân hàng, như đưa ra công nghệ mới (ví dụ hoạt động ngân hàng qua mạng) (dù là trong khu vực bán lẻ hay kinh doanh);

- Thoả thuận (dù là chính thức hay không chính thức) và những hoạt động phối hợp giữa các ngân hàng, trong đó các ngân hàng này vì một đối tượng và tác động, có những cản trở những người nhận tiền gửi, cấp tín dụng hoặc cung cấp dịch vụ ngân hàng khác không phải là một bên của những thoả thuận này hoặc những hoạt động này (ví dụ loại bỏ những bên không tham gia thoả thuận khỏi việc cung cấp một dịch vụ thông thường, ví dụ như dịch vụ thanh toán bù trừ, tiếp nhận thẻ ATM của nhau, v.v...);

Page 70: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

70

Ngoài ra: - Khi các ngân hàng tiến hành những hoạt động như vậy, họ sẽ phải có

trách nhiệm chỉ ra rằng những hoạt động này đem lại lợi ích vì chúng giúp hoặc được thiết kế để đạt được mục đích cuối cùng như nêu trong điều 10 của Luật Cạnh tranh.

- Việc một ngân hàng không thể hoàn thành nghĩa vụ chứng minh của mình (như mô tả tại mục 4) sẽ làm cho họ phải chịu phạt như quy định tại Điều 117 và 118 của Luật Cạnh tranh.

- Cơ chế điều tra và ra quyết định cần phải quy định như tại Điều từ 64-116 của Luật Cạnh tranh. Tuy nhiên, nên xem xét việc NHNN và cán bộ của mình có nên đóng vai trò trong Hội đồng Cạnh tranh không; có lẽ trên cơ sở uỷ quyền. (Việc phân chia trách nhiệm chủ yếu là vấn đề thuộc về chính sách và/hoặc quản trị nội bộ và nằm ngoài phạm vi của báo cáo này). [đề nghị các chuyên gia trong nước cho ý kiến thêm cơ quan nào nên đảm nhận vai trò này].

Về việc lợi dụng vị trí chi phối: Chúng tôi khuyến nghị rằng –

1. Nên lặp lại nguyên tắc cơ bản: “Bất kỳ sự lạm dụng vị trí chi phối của một hoặc nhiều tổ chức tín

dụng trong lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam hoặc lạm dụng một phần đáng kể của vị trí đó đều bị cấm”. 2. Các thoả thuận giữa các tổ chức tài chính có mục tiêu hoặc tác động

đến việc lợi dụng vị thế chi phối đều vô hiệu. 3. Ngoài ra, những hành động cụ thể có thể bị coi là vi phạm nguyên

tắc cơ bản nêu trên. Những hoạt động này bao gồm: - Việc chào mời và/hoặc cung cấp dịch vụ (ví dụ quản lý danh mục

đầu tư, thẻ ATM) với giá thấp hơn chi phí (dù là trong khu vực bán lẻ hay kinh doanh);

- Việc chào mời và/hoặc thanh toán lãi suất tiền gửi với phương thức không bao hàm các chi phí liên quan đến việc nhận những khoản tiền gửi này (dù là trong khu vực bán lẻ hay kinh doanh);

Page 71: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

71

- Việc chào mời hoặc ứng trước các khoản tín dụng với lãi suất với phương thức không bao gồm các chi phí liên quan đến việc ứng trước này (kể cả trong khu vực bán lẻ hay dinh doanh);

- Việc chào mời và/hoặc cung cấp những lợi nhuận (dù bằng tiền hay dưới hình thức khác) cho một số đối tượng khách hàng (tuy nhiên đã xác định và dù là tại khu vực bán lẻ hay kinh doanh) khi chi phí cho những khoản lợi nhuận này không được thu hồi từ những đối tượng khách hàng này nói cách khác là các khách hàng phải chịu các khoản phí và lệ phí hoặc bị khấu trừ số tiền được nhận (ví dụ bằng cách giảm lãi suất tiền gửi);

- Định giá khác nhau cho cùng một loại dịch vụ (nhận tiền gửi, cho vay tín dụng hoặc dịch vụ khác) nếu không có những lập luận khách quan (dù là trong khu vực bán lẻ hay kinh doanh);

- Áp dụng những điều kiện bất công khi nhận tiền gửi, cấp tín dụng hoặc cung cấp dịch vụ (ví dụ quản lý danh mục đầu tư, thẻ ATM) (dù là trong khu vực bán lẻ hay kinh doanh); (ví dụ thời gian thông báo quá dài cho việc rút tiền gửi, những yêu cầu về bảo đảm quá rườm rà đối với việc cấp tín dụng, và/hoặc áp dụng phạt đối với những khoản trả nợ sớm);

- Đánh mức phí quá cao và/hoặc áp đặt những chi phí quá mức (dù là trong khu vực bán lẻ hay kinh doanh) đối với việc nhận tiền gửi, ứng trước tín dụng và/hoặc cung cấp dịch vụ;

- Việc một tổ chức tín dụng từ chối, hoặc áp đặt mức phí quá cao hoặc những điều kiện bất hợp lý cho việc sử dụng những dịch vụ chung của các tổ chức tín dụng khác (ví dụ loại trừ một tổ chức tín dụng ra khỏi việc cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ chung hoặc từ chối chấp nhận sec lẫn nhau, thẻ chứng từ, thẻ ATM, ...vv).

Cần xem xét thêm các ví dụ về hành vi lạm dụng khác nên cụ thể hoá như thế nào. Đặc biệt nên xem xét cụ thể mức phí được coi là vượt quá mức khi mức chênh lệch giữa phí thu khách hàng vượt quá chi phí của tổ chức tín dụng đó với một mức chênh lệch xác định. Qui định này có thể coi là phản cạnh tranh vì nó tước đi tính hiệu quả của các ngân hàng. Mặt khác ngân hàng có thể được cho là cần phải chuyển một số lợi nhuận của họ sang khách hàng. Một cách lựa chọn thay thế có thể quy định là nếu chi phí của

Page 72: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

72

các ngân hàng không thấp hơn đáng kể so với chi phí từ việc cung cấp các dịch vụ tương đương, mức chênh lệch này không nên cao hơn một mức nhất định. Điều này có nghĩa là các ngân hàng chỉ có thể thu được một mức lợi nhuận lớn nếu chi phí của họ là thấp. Các điều khoản cụ thể xác định các mức chênh lệch được phép nói chung không qui định trong quy chế cạnh tranh mặc dù thông thường các cơ quan quản lý sẽ qui định các “nguyên tắc thực hành” nội bộ để đưa ra các mức chênh lệch được và không được chấp nhận và khi vượt quá qui định sẽ tiến hành điều tra nguyên nhân của các khoản lợi nhuận quá cao (chẳng hạn như có phải các khoản lợi nhuận thu được từ vị thế chi phối không phải từ công việc kinh doanh có hiệu quả)

4. Nên lưu ý là những hoạt động như vậy của một tổ chức tín dụng không chiếm vị thế chi phối sẽ không bị coi là lợi dụng. Tuy nhiên, nếu các ngân hàng chiếm vị thế chi phối tiến hành những hành động như vậy, họ phải có trách nhiệm chứng minh rằng trên thực tế những hành động như vậy không phải là lạm dụng.

5. Việc một ngân hàng không thể hoàn thành nghĩa vụ chứng minh của mình (như mô tả tại mục 4) sẽ làm cho họ phải chịu phạt như quy định tại Điều 117 và 118 của Luật Cạnh tranh.

6. Cơ chế điều tra và ra quyết định cần phải quy định như tại các Điều từ 64-116 Luật Cạnh tranh. Tuy nhiên, nên xem xét việc NHNN và cán bộ của mình có nên đóng vai trò trong Hội đồng Cạnh tranh không; có lẽ trên cơ sở uỷ quyền. (Việc phân chia trách nhiệm chủ yếu là vấn đề thuộc về chính sách và/hoặc quản trị nội bộ và nằm ngoài phạm vi của báo cáo này). [Cơ quan nào nên đảm nhận vai trò này?]

Cuối cùng, mặc dù nằm ngoài báo cáo này, cũng xin đề xuất thêm nên xem xét thực hiện một chế độ sáp nhập và thay thế để ngăn chặn những sự hợp nhất có thể bóp méo cạnh tranh hay lạm dụng vị thế thống trị.

Theo các chuẩn mực tối thiểu Chúng tôi khuyến nghị rằng ba lĩnh vực cần đề cập là:

- Quảng cáo gây hiểu lầm; - Quảng cáo so sánh; và - Thoả thuận tín dụng.

Page 73: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

73

Trong mỗi lĩnh vực này có thể đã có những quy định pháp lý. Nếu như vậy, khuyến nghị có thể là những quy định này nên được sửa đổi, thích ứng hoặc bổ sung chỉ khi nào những quy định này chưa đề cập đến những lĩnh vực sẽ đề cập dưới đây.

1. Quảng cáo gây hiểu lầm: - Đề nghị xem xét việc áp dụng một yêu cầu chung rằng mọi liên hệ

giữa các tổ chức tín dụng với khách hàng và khách hàng tiềm năng trong khu vực bán lẻ và khu vực kinh doanh nhỏ, là phải công bằng và không gây hiểu lầm. Đây phải là một nghĩa vụ được quy định và tổ chức tín dụng phải có nghĩa vụ chứng minh rằng tổ chức tín dụng này đã chấp hành yêu cầu trên;

- Đề nghị xem xét một điều khoản trao quyền và uỷ quyền cho NHNN điều tra những trường hợp vi phạm yêu cầu trên và áp dụng các hình phạt và khiển trách công khai khi có vi phạm. Đối với những trường hợp nghiêm trọng, có thể rút giấy phép của tổ chức tín dụng;

- Đối với những trường hợp quảng cáo gây hiểu lầm nghiêm trọng, nếu có mục đích lừa đảo hoặc không thực hiện một cách chủ ý các nội dung của một quảng cáo gây hiểu lầm, cần xem là một hành động phạm tội;

- Các thoả thuận được thực hiện do những công bố gây hiểu lầm là không có hiệu lực.

2. Quảng cáo so sánh: - Đề nghị xem xét việc áp dụng cấm quảng cáo so sánh trong khu vực

ngân hàng trừ khi đáp ứng một số điều kiện cụ thể, cụ thể là khi quảng cáo

- Chỉ so sánh dịch vụ ngân hàng đáp ứng cùng một nhu cầu hoặc nhằm vào cùng một đối tượng khách hàng (ví dụ, lãi suất tiền gửi cho khu vực bán lẻ mà một ngân hàng đưa ra không nên được so sánh với lãi suất tiền gửi cho khu vực kinh doanh do ngân hàng khác đưa ra);

- Chỉ so sánh khách quan giữa các đặc điểm có liên quan, có thể xác thực được và có tính đại diện của dịch vụ ngân hàng (bao gồm cả việc nhận tiền gửi và cấp tín dụng) (ví dụ nên tránh những cụm từ

Page 74: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

74

chủ quan như “tốt hơn”, “nhanh hơn”, vv..., và thay bằng cách sử dụng những cụm từ lượng hoá);

- Không bôi nhọ tổ chức tín dụng cạnh tranh, thương hiệu của tổ chức đó, tên thương mại của tổ chức đó hoặc các đặc điểm phân biệt của các dịch vụ (bao gồm cả việc nhận tiền gửi và cấp tín dụng), bao gồm cả giá cả hoặc lãi suất;

- Không lợi dụng một cách không ngay thẳng đối với uy tín thương hiệu, tên thương mại hoặc các đặc điểm phân biệt khác của một đối thủ cạnh tranh;

- Không tạo ra sự hiểu lầm giữa những người sử dụng dịch vụ ngân hàng, giữa dịch vụ ngân hàng của người quảng cáo và của đối thủ cạnh tranh hoặc giữa thương hiệu, tên thương mại, các đặc điểm phân biệt khác, hoặc các dịch vụ của nguồn quảng cáo và của một đối thủ cạnh tranh.

Trong mỗi trường hợp, các tổ chức tín dụng phải có trách nhiệm chứng minh được rằng quảng cáo so sánh của họ đáp ứng được các điều kiện này. Nếu không làm được, họ sẽ phải chịu rủi ro bị phạt, khiển trách công khai, và trong trường hợp xấu nhất, bị rút giấy phép hoạt động.

Cũng nên xem xét việc đưa ra điều khoản về các thoả thuận được ký kết do hậu quả của việc quảng cáo so sánh đã vi phạm các điều kiện trên sẽ có thể bị coi là vô hiệu lực theo lựa chọn của người sử dụng dịch vụ ngân hàng.

3. Thoả thuận tín dụng:

Việc kiểm soát tại EU chủ yếu tập trung vào việc cấp tín dụng, chứ không phải vào việc nhận tiền gửi, có thể do vì áp lực cạnh tranh xảy ra sâu sắc hơn ở bên cho vay của ngành ngân hàng so với bên nhận tiền gửi. Mặc dù vậy, cũng là thông lệ tốt nếu đảm bảo rằng những người sử dụng dịch vụ ngân hàng trong khu vực bán lẻ (dù là gửi tiền hay vay tiền) được bảo vệ một cách đúng đắn và phương pháp mô tả ở trên có thể được áp dụng. Chúng tôi kiến nghị rằng một quy chế (mà hiện nay chưa có) phải quy định những điều sau:

- Một thoả thuận bằng văn bản liên quan đến việc nhận tiền gửi hoặc cấp tín dụng là cần thiết. Thoả thuận này phải được thể hiện bằng

Page 75: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

75

ngôn ngữ thông thường và phải bao gồm tất cả các điều khoản liên quan và phải là một tài liệu duy nhất. Một điều khoản không quy định trong bản thoả thuận bằng văn bản sẽ không được thi hành. Các thủ tục sửa đổi phải được giải thích rõ ràng. Nếu ngân hàng có quyền đơn phương thay đổi một điều khoản của thoả thuận (ví dụ về lãi suất thanh toán), khách hàng phải được thông báo một cách công bằng và phải được quyền rút khỏi thoả thuận (về việc thực hiện nghĩa vụ của mình) mà không bị phạt;

- Thông tin về lãi suất phải trả hàng năm (được tính theo thông lệ thống nhất) và cơ chế thay đổi lãi suất;

- Chi tiết về các điều kiện thay đổi lãi suất; - Chi tiết về số tiền, thời hạn và số lần trả tiền (nếu có); - Chi tiết về tất cả chi phí và phí và tổng số tiền phải trả; - Điều kiện bảo đảm trong trường hợp không thanh toán; - Quyền trả trước; - Thông báo về thời hạn rút tiền gửi. Nên xem xét thêm khả năng NHNN xây dựng mẫu thoả thuận với

những loại hình tín dụng/tiền gửi khác nhau khi các ngân hàng sử dụng, có thể được coi là tuân thủ theo cơ chế thoả thuận tín dụng. Các ngân hàng không sử dụng mẫu này với lý do đã sử dụng mẫu thoả thuận khác, nhưng việc sử dụng mẫu chuẩn có thể tạo ra mức độ tin tưởng nhất định.

Một tổ chức tín dụng không tuân thủ những yêu cầu trên có thể bị phạt, bị khiển trách công khai, và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể bị rút giấy phép hoạt động. Các thoả thuận vi phạm các yêu cầu trên sẽ không có hiệu lực.

Page 76: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

76

Page 77: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

77

PHÇN II “tù do ho¸ lÜnh vùc ng©n hμng trong

bèi c¶nh viÖt nam gia nhËp WTO”

Thực hiện: Xavier Barré Chuyên gia EU Dự án MUTRAP

Phối hợp cùng:

Phạm Quang Thành và Nguyễn Vân Anh Chuyên gia trong nước Dự án MUTRAP, Chuyên gia tư vấn Công ty Luật Vietbid

Page 78: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

78

I. CÁC CAM KẾT TRONG hiỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ (US BTA)

Cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam có đặc điểm là sự yếu kém của hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính sách “hạn chế tài chính” thể hiện qua việc đặt trần lãi suất, cho vay chính sách, yêu cầu dự trữ bắt buộc cao và các biện pháp khác giúp tài trợ chi tiêu chính phủ trong khi lại làm suy giảm hiệu quả của hệ thống ngân hàng, nhưng đến nay hai hạn chế đầu đã được xoá bỏ. Đồng thời, trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tự do hoá kiểm soát lãi suất và để thị trường tự quyết định.

Lộ trình theo các cam kết của Việt Nam trong BTA là mở cửa khu vực ngân hàng cho các ngân hàng Hoa Kỳ được nêu dưới đây. Theo đó, sau năm 2004, các ngân hàng của Việt Nam phải cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng với các ngân hàng Hoa Kỳ1, và các ngân hàng nước ngoài khác theo các BTA khác, do Việt Nam phải trao quy chế MFN cho các nhà đầu tư nước ngoài khác. Các cam kết này không khác biệt lớn so với cam kết của các nước đang phát triển khác mới gia nhập WTO trong thời gian gần đây.

Lộ trình của các cam kết BTA về mở cửa khu vực ngân hàng cho các ngân hàng Hoa Kỳ

Hiệu lực từ ngày 10/12/2001

• Số chi nhánh ngân hàng Hoa Kỳ không

còn bị hạn chế theo số lượng quota áp dụng với mỗi quốc gia

• Đối xử quốc gia đối với cổ phiếu của Hoa Kỳ tại các NHTMCP

Bắt đầu thực hiện theo lộ trình giảm dần từ năm 2001 đến năm 2010

• Cho phép Hoa Kỳ nắm giữ từ 30-49% cổ phần tại các liên doanh

Từ 10/12/2002

• Chi nhánh ngân hàng Hoa Kỳ được phép

nhận tiền gửi VNĐ lên tới 50% vốn do ngân hàng mẹ cấp

1 Xem chi tiết phụ lục A

Page 79: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

79

Từ 10/12/2004 • Chi nhánh ngân hàng Hoa Kỳ được phép nhận thế chấp bằng Quyền sử dụng đất (LUR) của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

• Chi nhánh ngân hàng Hoa Kỳ được phép nhận và sử dụng thế chấp bằng LUR để thanh toán trong trường hợp không trả được nợ

• Chi nhánh ngân hàng Hoa Kỳ được tham gia các nghiệp vụ tái chiết khấu, swap, forward của NHNN

• Chi nhánh ngân hàng Hoa Kỳ được đối xử quốc gia đầy đủ

Từ năm 2009 • Đối xử quốc gia đầy đủ về nhận tiền gửi VNĐ từ các pháp nhân Việt Nam

• Phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia đầy đủ

10/12/2010 • Cho phép ngân hàng con 100% vốn của Hoa Kỳ

Từ 2011 • Đối xử quốc gia đầy đủ về nhận tiền gửi VNĐ từ các thể nhân Việt Nam

US BTA tương đối toàn diện trên phương diện cam kết tiếp cận thị

trường và đối xử quốc gia2. Đàm phán WTO đang thúc đẩy tiến tới US BTA +, chủ yếu là cam kết hơn nữa về tiếp cận thị trường.

Do áp dụng phương pháp chọn cho nên khó xác định được các lĩnh vực chưa đưa ra cam kết. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế sau:

• Dịch vụ qua biên giới bị hạn chế ở thông tin tài chính, trung gian tư vấn và các dịch vụ bổ trợ khác; và

2 Manyin (Mark E.), The Vietnam-U.S. Bilateral Trade Agreement, Congressional Research Service, the Library of Congress, December 11, 2001

Page 80: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

80

• Phương thức 4, hiện diện của thể nhân, các vị trí quản lý không thể thay thế được bằng người Việt Nam, và bị hạn chế trong vòng 3 năm.

Tác động chính của US BTA đến nay là tạo tiền đề cho các cuộc đàm phán thương mại khác. Ngân hàng của EU đang thúc ép mạnh để đạt được ưu đãi tương tự dành cho các ngân hàng Hoa Kỳ theo US BTA. Ngày 1/4/2006, các ngân hàng EU đã được phép nâng mức huy động vốn bằng tiền gửi VNĐ lên tới 600% vốn cấp đối với pháp nhân EU (và 500% đối với thể nhân) và đã được phép tiếp cận các địch vụ ưu đãi khác.

II. GIA NHËP WTO Vμ GATS

Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO từ năm 1995 và trở thành thành viên chính thức của tổ chức này từ 11/1/2007. Các nước xin gia nhập WTO phải trải qua quá trình đàm phán song phương rất khó khăn với tất cả các nước thành viên mà các nước thành viên sáng lập không phải trải qua. Quá trình đàm phán song phương này thường điều tiết thương mại giữa các nước thành viên một khi được trở thành thành viên của WTO.

Tiếp cận khu vực ngân hàng nằm trong quy định của phụ lục về dịch vụ tài chính theo GATS. Các lĩnh vực cam kết gồm:

- Tiếp cận thị trường (Điều XVI). Hạn chế tiếp cận thị trường không được phép áp dụng trừ phi các biện pháp này đã được quy định khác. Các hình thức hạn chế, phải được quy định khác, liên quan tới (i) số lượng nhà cung cấp, tổng giá trị các giao dịch dịch vụ hoặc tài sản, (ii) tổng số thể nhân được thuê tuyển, (iii) các biện pháp hạn chế hoặc yêu cầu các hình thức liên doanh hay pháp nhân cụ thể, và (iv) phải có sự tham gia vốn nước ngoài.

- Đối xử quốc gia (Điều XVII). Hạn chế đối xử quốc gia có thể được quy định trong phụ lục đối với từng phương thức trong bốn phương thức cung cấp.

Ngoài ra, các cam kết về TRIMs và cam kết sàn về hiện diện của thể nhân có thể giới hạn năng lực hạn chế thương mại dịch vụ tài chính.

Phụ lục GATS về dịch vụ tài chính ghi nhận nhu cầu đối xử đặc biệt đối với các dịch vụ tài chính theo GATS. Trong đó quy định các điều kiện về miễn trừ vì lý do an toàn, đây là các miễn trừ trong GATS nhằm đảm bảo

Page 81: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

81

là Chính phủ có thể bảo vệ được hệ thống tài chính trong nước và các thành viên trên thị trường trong trường hợp cần thiết, thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn tài chính. Đồng thời nó cũng quy định miễn trừ đối với các dịch vụ của Chính phủ, trừ hoạt động của các cơ quan chính phủ nhằm thực hiện chính sách tỷ giá và tiền tệ. Yêu cầu về sự nhất quán với các lĩnh vực khác của WTO cũng có thể hạn chế tự do trong việc hoạch định chính sách tài chính theo nghĩa rộng hơn.

1. Miễn trừ MFN đưa ra trong bản chào dịch vụ của Việt Nam

Trong bản chào dịch vụ lần 3, Việt Nam đã nêu 4 miễn trừ MFN trong các Hiệp định đầu tư song phương (BITs), nghe nhìn, dịch vụ tài chính và hàng hải.3 Trong các cuộc đàm phán sắp tới, Việt Nam được đề nghị giải thích về các miễn trừ này và có thể được đề nghị bỏ, sửa đổi hoặc ghi rõ một hay một số miễn trừ đó4.

Tổng số 4 miễn trừ MFN của Việt Nam có vẻ ít, so với các thành viên lớn hơn của WTO như EC và Hoa Kỳ, nhưng cũng có một số nước thành viên mới đưa ra rất nhiều miễn trừ.

2. Miễn trừ MFN đối với các Hiệp định đầu tư song phương

Việt Nam đưa ra miễn trừ MFN sàn (đối với tất cả các lĩnh vực) bao gồm “các biện pháp đối xử ưu đãi theo BIT”.

Khái niệm BIT không rõ ràng. Các BIT “cổ điển” nhìn chung hạn chế ở việc đưa ra các quy định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư trong giai đoạn sau khi thành lập. Việt Nam đã ký kết 47 BIT, chủ yếu thuộc loại này, quy định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư nước ngoài. Số lượng BIT như vậy có xu hướng tăng. Tuy nhiên gần đây, BIT của nhiều nước và các hiệp định đầu tư và thương mại đa phương, khu vực và liên khu vực ngày càng nhiều và càng có xu hướng mở rộng phạm vi quy định của các chính sách đầu tư nước ngoài và cam kết tự do hoá rộng hơn, kể cả tiếp cận thị trường trong giai đoạn trước khi thành lập, và đối xử quốc gia v.v.5

3 Xem “Gia nhập WTO của Việt nam” trang 40, WTO ngày 4/11/2003 4 Barth (Dietrich P.), Vấn đề MFN và miễn trừ MFN trong tự do hoá dịch vụ theo GATS và mối quan hệ giữa tự do hoá dịch vụ và đầu tư, MUTRAP, 12/2003 5 Để biết thêm chi tiết, xem UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới 2003, trang 89-93

Page 82: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

82

Vấn đề này rất quan trọng đối với các thành viên đang theo đuổi BTA hoặc “BTA+” với Việt Nam nhân dịp Việt Nam đang đàm phán gia nhập WTO. Có thể thấy rõ điều này trong trường hợp của EU và một số lượng đáng kể các đối tác thương mại khác ở châu Á và các khu vực khác. Một số nước lo ngại về đối xử ưu đãi và lợi thế cạnh tranh xuất phát từ BTA dành cho các nhà đầu tư và cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ so với khả năng tiếp cận thị trường của một nước thứ ba. Họ hy vọng sẽ loại bỏ miễn trừ MFN của Việt Nam làm kéo dài thời gian phân biệt đối xử bất lợi cho họ, trong khi mang lại cho Việt Nam toàn bộ lợi ích của việc tiếp cận thị trường 148 thành viên WTO trên nguyên tắc MFN.

3. Miễn trừ MFN đối với các Hiệp định phối hợp sản xuất trong lĩnh vực nghe nhìn

Đến nay đã có khoảng 20 nước thành viên WTO đưa ra các cam kết về dịch vụ nghe nhìn. Ít nhất 39 nước đã liệt kê các miễn trừ MFN bao trùm các hiệp định về phối hợp sản xuất trong lĩnh vực này. Miễn trừ MFN cho các hiệp định về phối hợp sản xuất là một trong những miễn trừ thường xuyên gặp phải nhất trong một ngành cụ thể trong hệ thống GATS.

Trong khi Việt Nam không ngừng nỗ lực hiện đại hoá nền kinh tế và bảo tồn bản sắc và đa dạng văn hoá. Hơn nữa, lĩnh vực nghe nhìn của Việt Nam vẫn trong giai đoạn đầu phát triển. Sản xuất phim trong nước phụ thuộc vào hỗ trợ của Chính phủ. Miễn trừ MFN để trợ cấp sẽ giúp nuôi dưỡng bản sắc văn hoá thông qua việc xây dựng môi trường thuận lợi cho việc nuôi dưỡng văn hoá bản địa.

4. Miễn trừ đối với cung cấp dịch vụ tài chính6

Miễn từ MFN của Việt Nam ban đầu được xây dựng nhằm áp dụng đối với các hiệp định cho phép đối xử ưu đãi trên nguyên tắc có đi có lại trong việc cung cấp dịch vụ tài chính tại Việt Nam và tuân thủ các thông lệ chung. Trên thực tế, WTO có hơn 50 biện pháp không nhất quán với nguyên tắc MFN liên quan tới lĩnh vực này, và 25 biện pháp liên quan tới nguyên tắc có đi có lại7. Một số nước thành viên WTO đã liệt kê các miễn trừ MFN tương tự như các miễn trừ Việt Nam đã đề xuất, tất cả đều không được mô tả riêng

6 Barth (Dietrich P.), op. cit., p.20 7 Xem tài liệu WTO S/C/M/45 đoạn 4; OECD (ghi chú 6) đoạn 42

Page 83: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

83

biệt thành các biện pháp không phù hợp với MFN và áp dụng đối với tất cả các nước đã ký các thoả thuận có đi có lại hoặc có ý định như vậy trong tương lai.

Mặc dù rõ ràng có sự nhất quán với các thông lệ đã có của WTO, miễn trừ MFN này của Việt Nam có thể bị coi là liên quan tới vấn đề của US BTA như nêu trên trong đó bao gồm các cam kết tiếp cận thị trường theo nguyên tắc có đi có lại về dịch vụ tài chính.

Trong bối cảnh đó, lý lẽ đầu tiên của Việt Nam có thể đưa ra là: Dịch vụ tài chính là lĩnh vực hạ tầng quan trọng đối với toàn bộ nền

kinh tế. Lĩnh vực này cũng liên quan chặt chẽ đến các mục tiêu phát triển của Việt Nam.

Hiểu rõ tầm quan trọng của dịch vụ tài chính, Việt Nam ủng hộ việc tự do hoá nhanh, có tính tới yêu cầu đảm bảo ổn định hệ thống tài chính. Căn cứ vào mục đích này, Việt Nam đưa ra miễn trừ MFN về đối xử ưu đãi cung cấp dịch vụ tài chính ở Việt Nam theo các thoả thuận có đi có lại ký kết giữa Việt Nam và các nước trong lĩnh vực dịch vụ tài chính.

Nhiều nước đưa ra các miễn trừ MFN tương tự với mục tiêu giữ chỗ linh hoạt cho tự do hoá theo các thoả thuận song phương và khu vực. Việt Nam mong muốn duy trì mức độ linh hoạt tương tự như vậy.

5. Miễn trừ MFN đối với dịch vụ vận tải biển

Miễn trừ này chỉ hạn chế về quy mô và tác động và liên quan tới thoả thuận dịch vụ hàng hải song phương giữa Việt Nam và Singapore theo đó cho phép đối xử ưu đãi cho các đối tác cả hai bên. Miễn trừ này phù hợp với miễn trừ MFN mà Singapore đã liệt kê và liên quan tới cùng một thoả thuận. Nhiều nước khác đã liệt kê các miễn trừ MFN tương tự như vậy.

III. HIÖP §ÞNH KHUNG ASEAN VÒ DÞCH Vô (AFAS)

AFAS được xây dựng vào năm 1995. Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7 năm 1995. Hiệp định này quy định các thành viên của WTO phải cam kết ở mức GATS+ trong lĩnh vực dịch vụ và đối với các nước chưa là thành viên của WTO thì phải cam kết đối xử không kém thuận lợi hơn các mức hiện có. Các nước thành viên mới như Việt Nam được phép có thêm thời gian để đạt đến mức cam kết chung như quy định trong hiệp định.

Page 84: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

84

Cơ quan của ASEAN chính thức chịu trách nhiệm về các chính sách và các vấn đề liên quan tới thương mại dịch vụ là Uỷ ban điều phối về dịch vụ (CCS), cơ quan này bao gồm 6 nhóm đàm phán. Tự do hoá dịch vụ tài chính được đàm phán bởi Uỷ ban công tác về tự do hoá tài chính ASEAN trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN. Tất cả các nước được yêu cầu chào MFN cho từng phân ngành. Việt Nam đã cam kết theo phương thức 3 trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng theo đó cho phép các nước ASEAN được nhận tiền gửi VNĐ nhiều hơn. Tuy nhiên, ngoài ưu đãi này còn chưa có nhiều ưu đãi đối với các nước ASEAN.

Kế hoạch hành động Viêng Chăn của ASEAN đã đề ra mục tiêu thị trường chung vào năm 2020 và đồng tiền chung châu Á được đề xuất về khả năng áp dụng mô hình của EU theo hướng sau: xây dựng cơ chế ổn định tỷ giá liên khu vực, đặt ra yêu cầu đối với chính sách tiền tệ và tài khoá (hiệp định về thống nhất và ổn định theo mô hình hiệp định Mastricht). Tuy nhiên, còn có nhiều trở ngại trong việc thành lập Quỹ tiền tệ châu Á và hướng tới một đồng tiền chung châu Á chủ yếu là do trình độ phát triển khác nhau của các nước ASEAN.

Triển vọng thành lập thị trường chứng khoán khu vực có vẻ sáng sủa hơn và tạo ra áp lực buộc Chính phủ phải nâng cao hiệu quả của hệ thống ngân hàng trong nước.

Tác động của các cam kết trong khuôn khổ AFAS Điều đáng chú ý nhất trong hầu hết các cam kết AFAS (và GATS) của

các nước ASEAN là cam kết dưới mức độ tiếp cận thị trường thực tế. Điều này cho thấy việc áp dụng quy định thận trọng, bảo lưu các quyền đưa ra các quyết định về tiếp cận và đối xử quốc gia. Ngoài ra, đây còn là con bài mặc cả trong các cuộc đàm phán lớn hơn trong khuôn khổ AFAS và GATS. Khả năng thu hồi giấy phép hoạt động trên cơ sở thận trọng sẽ bảo vệ hiệu quả cho hệ thống, vì vậy duy trì quyền đưa ra hạn chế việc tiếp cận của các ngân hàng nước ngoài chủ yếu là hình thức tăng chi phí gia nhập thị trường bằng cách tăng tính không chắc chắn về sự đối xử trong dài hạn.

Các nước ASEAN gặp phải nguy cơ là sự tham gia của các ngân hàng khu vực hơn là các ngân hàng toàn cầu trong việc mở cửa theo AFAS. Điều này có hai nhân tố. Nhân tố thứ nhất là nguy cơ lan truyền giữa các ngân hàng trong khu vực và theo đó là nguy cơ tất cả các ngân hàng sẽ gặp khó khăn cùng một thời điểm. Nghiên cứu mới đây của Detragiache và Poonam

Page 85: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

85

(2004) về khả năng phản ứng của các ngân hàng trước cuộc khủng tài chính châu Á tại Malaysia cho thấy ngân hàng nước ngoài có tác động mang tính ổn định đối với hậu khủng hoảng của hệ thống ngân hàng (do được cung cấp vốn liên tục). Đáng chú ý, lợi ích lớn nhất xuất phát từ các ngân hàng với hệ thống toàn cầu đa dạng hoá ở mức cao trong khi các ngân hàng tập trung ở châu Á (ở bất kỳ nước nào) đều có khả năng thích ứng tương tự nhau.

Nhân tố thứ hai và cũng là nhân tố gây tranh cãi nhiều hơn là chất lượng của các ngân hàng tại các nước ASEAN khác. Trong khi các nước ASEAN hậu khủng hoảng đã chuyển sang nâng cao các tiêu chuẩn giám sát và thực thi thận trọng cũng như nâng cao trình độ quản lý thì một số ngân hàng vẫn trong tình trạng đáng lo ngại. Tuy nhiên, vấn đề này có thể giải quyết bằng việc thực thi các tiêu chuẩn tham gia hoạt động kinh doanh một cách phù hợp và thiết thực. Tuy nhiên những ảnh hưởng cụ thể về mặt chính trị của việc từ chối sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài có thể tạo ra khuyến khích ít chặt chẽ hơn so với yêu cầu đối với các ngân hàng của các nước trong khu vực.

Một số ngân hàng các nước ASEAN đã có mặt tại Việt Nam. Ngân hàng Maybank của Malaysia mới đây công bố thành lập chi nhánh thứ hai tại Việt Nam.

Tiến trình sáng kiến khu vực về hội nhập tài chính Một số sáng kiến khu vực nhằm thúc đẩy hội nhập khu vực trong thị

trường tài chính: - Sáng kiến Chiềng Mai tập trung vào hoán đổi song phương giữa các

thành viên của sáng kiến nhằm hỗ trợ cán cân thanh toán. Các quốc gia tìm kiếm sự hỗ trợ phải cam kết thực hiện điều kiện của Quĩ Tiền tệ Quốc tế để được tiếp cận vượt trên 20% vốn cam kết (trước đây là 10%).

- Thất vọng trước phản ứng hạn chế của Quĩ Tiền tệ Quốc tế trước cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á và những giới hạn ngặt nghèo về khả năng cho vay của tổ chức này đã khiến cho một số nền kinh tế đưa ra đề nghị phát triển một quĩ tiền tệ châu Á. Điều này sẽ tạo nên một quĩ dự trữ mà các thành viên có thể tiếp cận để bảo vệ đồng tiền của mình khỏi bị tấn công do đầu cơ. Tuy nhiên, sáng kiến này phải giành được sự ủng hộ rộng rãi do những mối lo ngại về nguy cơ đạo đức và khả năng quản lí, giám sát hiệu quả.

Page 86: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

86

- Kế hoạch hành động Viêng Chăn của ASEAN đặt ra mục tiêu về một thị trường duy nhất đến năm 2020. Một đồng tiền chung châu Á cũng đã được thảo luận và có khả năng đi theo mô hình của châu Âu. Việc tiến dần đến một đơn vị tiền tệ chung có hai ý nghĩa. Thứ nhất là nhằm thiết lập được sự ổn định cho tỉ giá hối đoái trong khu vực. Cách tiếp cận mặc định neo giá vào đồng đô la Mĩ cũng cho kết quả tương tự nhưng lại buộc các quốc gia này phải tuân theo những qui định chính sách của Mĩ. Có thể dùng phương thức thay thế là neo giá vào một số đơn vị tiền tệ nhưng việc lựa chọn những đơn vị tiền tệ này gặp phải nhiều vấn đề do các mối quan hệ ngoại thương mại khác nhau. Những đồng tiền neo giá vẫn cần dự trữ nhằm bảo vệ khỏi những tấn công do đầu cơ. Quan trọng hơn, việc tiến tới một đơn vị tiền tệ chung đòi hỏi sự cam kết cả về chính sách tài khóa và tiền tệ - một hiệp ước hội tụ và bền vững như Hiệp ước Maastricht. Sự phát triển kiểu này sẽ áp đặt những hạn chế đáng kể lên chính sách kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. Có rất nhiều lí do tại sao không thể thực hiện được một Quĩ tiền tệ châu

Á hay một đơn vị tiền tệ chung châu Á trong thời gian tới. Lí do đầu tiên là mức độ phát triển khác nhau của các nền kinh tế trong khu vực ASEAN. Từ bỏ kiểm soát chính sách tiền tệ và sự linh hoạt tỷ giá chắc chắn sẽ hạn chế phạm vi quản lý nền kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Trên thực tế, nếu có giới hạn, giám sát khu vực hiệu quả là cơ sở ban đầu để hội nhập rộng hơn và nhiều quốc gia không thể (hoặc không sẵn sàng) cung cấp thông tin yêu cầu để việc giám sát có hiệu quả.

Triển vọng (và có lý do) thiết lập các thị trường chứng khoán có vẻ sáng sủa hơn. Thiếu các thị trường chứng khoán chuyên nghiệp đặt ra áp lực đối với lĩnh vực ngân hàng với vai trò huy động vốn và phân bổ nguồn lực chính tại nhiều nước châu Á. Cạnh tranh từ các thị trường vốn sẽ nâng cao cả hai chức năng này và giúp tăng cường sự ổn định tài chính.

Các sáng kiến hiện hành gồm có: - Sáng kiến Thị trường trái phiếu châu Á trong khuôn khổ ASEAN+3 - Phát hành Quỹ Trái phiếu châu Á trong khuôn khổ tổ chức của tiến

trình các Bộ trưởng Tài chính APEC. Ảnh hưởng của sự phát triển thị trường trái phiếu đối với sự cạnh tranh

của các ngân hàng sẽ được đề cập sâu hơn trong Chương 5. Tuy nhiên, cần lưu ý một hệ thống ngân hàng trong nước hiệu quả có thể cung cấp một công cụ lý tưởng cho các công ty và các hộ gia đình tham gia vào các thị

Page 87: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

87

trường vốn khu vực. Nếu công cụ này không có sẵn sẽ chỉ có một sự lựa chọn cùng với khả năng (nguồn lực, công nghệ, tri thức) để tiếp cận các thị trường này.

IV. CẢI CÁCH PHÁP LÝ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT

1. Những vấn đề pháp lý cốt lõi khi gia nhập

Bốn tiêu chí chính đặc biệt quan trọng liên quan tới quá trình gia nhập WTO của Việt Nam: (1) cấp phép, (2) loại hình công ty tài chính được phép hoạt động tại Việt Nam, (3) loại hình dịch vụ tài chính được phép cung cấp tại Việt Nam, và (4) tỷ lệ vốn ngân hàng nước ngoài có thể sở hữu tại một ngân hàng Việt Nam.

Tiêu chí cấp phép. NHNN đã chuẩn bị khung quy định pháp lý về cấp phép, đó là yêu cầu về mức vốn đối với một ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Theo Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/2/2006, một ngân hàng nước ngoài được cấp phép hoạt động ở Việt Nam nếu có tổng tài sản từ 20 tỷ USD trở lên vào năm trước khi nộp đơn xin cấp phép.

Yêu cầu vốn tối thiểu đối với tất cả các ngân hàng được nâng lên mức tối thiểu là 63 triệu USD. Thời gian hoạt động tối đa trong giấy phép đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng nước ngoài được nâng từ mức 20 năm và 30 năm lên 99 năm. Động thái này đã khuyến khích đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thông qua giảm rủi ro không cấp phép tiếp.

Cấu trúc pháp lý. Liên quan tới lo ngại về loại hình công ty tài chính nước ngoài được phép hoạt động, đến nay, các ngân hàng nước ngoài có thể hoạt động dưới hình thức ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hoặc văn phòng đại diện.

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị trực thuộc của một ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm đảm bảo cho chi nhánh đó về các nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam. Hiện nay đây là hình thức hiện diện nước ngoài phổ biến nhất ở Việt Nam và nó không có tư cách pháp nhân độc lập.

Ngân hàng liên doanh được thành lập theo một hợp đồng liên doanh và có trụ sở chính ở Việt Nam. Ngân hàng nước ngoài không góp vốn trên 50%

Formatted: Bullets and Numbering

Formatted: Bullets and Numbering

Page 88: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

88

vốn điều lệ, trừ khi được cho phép. Hiện nay có 4 ngân hàng liên doanh ở Việt Nam.

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài là hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn được cấp vốn bởi các nhà đầu tư nước ngoài và có trụ sở chính tại Việt Nam. Trong số các nhà đầu tư phải có một ngân hàng nước ngoài chiếm trên 50% vốn điều lệ.

Trong US BTA, đến năm 2010, các định chế tài chính nước ngoài được quyền sở hữu 100% vốn của một ngân hàng Việt Nam dưới hình thức là công ty cổ phần. Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, lộ trình này có thể bị rút ngắn lại.

Hoạt động ngân hàng. Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng đang sửa đổi cho phép các ngân hàng thực hiện nhiều loại hình hoạt động, gần như không có hạn chế, nhưng ngân hàng bị cấm tham gia các hoạt động liên quan tới bất động sản. Tuy nhiên, các ngân hàng nước ngoài bị hạn chế ở những điểm sau:

- Hiện nay các ngân hàng Hoa Kỳ chỉ được phép huy động tiền gửi VNĐ lên tới 750% vốn được cấp, 500% đối với các ngân hàng châu Âu và Nhật Bản;

- Quy định hiện hành chỉ cho phép các ngân hàng nước ngoài được đặt máy ATM tại trụ sở chính. US BTA yêu cầu Việt Nam phải cho phép các ngân hàng Hoa Kỳ xây dựng mạng lưới ATM một khi các ngân hàng Việt Nam được phép. Quy định về vấn đề này cho phép các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép tổ chức các “điểm giao dịch” ngoài trụ sở chính theo quy định của NHNN. Tuy nhiên, các ngân hàng không phải của Mỹ sẽ không được xây dựng mạng lưới ATM chừng nào quy định này chưa được ban hành.

Hai hạn chế nêu trên về hoạt động ngân hàng đối với ngân hàng nước ngoài sẽ được dỡ bỏ khi Việt Nam gia nhập WTO. Do các ngân hàng thương mại Việt Nam là các ngân hàng đa năng, tất cả các hạn chế hoạt động của ngân hàng nước ngoài sẽ được dỡ bỏ hoàn toàn vào năm 2009.

Sở hữu các ngân hàng Việt Nam. Hiện nay, một tổ chức nước ngoài có thể sở hữu 49% vốn của một công ty Việt Nam và 30 % vốn của một ngân hàng Việt Nam. Việt Nam và Hoa Kỳ hiện nay đang đàm phán về mức sở hữu vốn của một ngân hàng Hoa Kỳ được phép nắm giữ tại một ngân hàng

Page 89: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

89

Việt Nam. Nhật Bản và EU đã nhất trí về mức sở hữu vốn hiện nay nhưng Hoa Kỳ chưa đồng ý, do vậy các ngân hàng Hoa Kỳ có thể nhận được mức độ đối xử đặc biệt. Sau năm 2010, dự kiến các hạn chế nêu trên sẽ được xoá bỏ.

2. Đàm phán ở cấp độ vĩ mô

Quy định về ngoại hối. Ngày 1/6/2006, Việt Nam sẽ tự do hoá cán cân vãng lai theo Điều 8, Điều lệ của IMF. Tỷ giá sẽ được tự do hoá hoàn toàn. Chuyển tiền quốc tế sẽ chỉ phải khai báo nếu vượt quá một mức nhất định.

Luật Chống rửa tiền sẽ sớm quản lý nguồn gốc thu nhập; Các giao dịch khác đang được quản lý: chu chuyển vốn có đảm bảo của

ngân hàng là bên thứ 3, bao thanh toán, môi giới tiền tệ. Quyết định 351/2004/QĐ-NHNN ngày 7/4/2004 của NHNN về “ban hành Quy định về môi giới tiền tệ” xác định môi giới tiền tệ “là hoạt động cung cấp dịch vụ của các TCTD nhằm thu xếp, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch bao gồm cho vay, đi vay, nhận tiền gửi, mua bán giấy tờ có giá, mua bán ngoại tệ và các giao dịch khác giữa các TCTD, tổ chức tài chính nước ngoài”;

Các công ty Việt Nam sẽ được hưởng cơ chế nới lỏng hơn khi nhận được đầu tư từ nước ngoài. IMF đã xác nhận là Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu của Điều 8, Điều lệ IMF.

3. Cải cách thể chế trong lĩnh vực ngân hàng liên quan tới gia nhập WTO của Việt Nam.

Dự kiến đến cuối năm 2006 (có thể vào tháng 10/2006), 2 quy định mới đang được soạn thảo bởi Vụ Chiến lược và Phát triển ngân hàng của NHNN sẽ được trình lên Quốc hội phê duyệt là: Luật NHNN mới và Luật các TCTD mới. Luật NHNN và Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành được thông qua vào năm 1997. Luật NHNN đã được sửa đổi năm 2003 và Luật Các tổ chức tín dụng đã được sửa đổi năm 2004. Những thay đổi pháp lý này nhằm đáp ứng yêu cầu của WTO và sẽ áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất.

3.1. Cải cách NHNN Vụ Pháp chế của NHNN sẽ xem xét 2 dự thảo Luật này trước khi trình

lên Quốc hội. Trên thực tế, Vụ Pháp chế của NHNN đóng vai trò điều phối Ủy ban dự thảo 2 luật này. Uỷ ban dự thảo bao gồm NHNN, Bộ Tư pháp, Bộ

Page 90: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

90

Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và đại diện của Quốc hội. Tuy nhiên, do nhiệm kỳ Quốc hội sẽ kết thúc vào năm 2007, Quốc hội mới sẽ không thể thông qua được 2 luật này trước Quý III/2008 (tình huống tốt nhất).

Luật NHTW mới trong tương lại sẽ giải quyết ba vấn đề lớn sau: - Tính độc lập. Luật sẽ nâng cao vị thế của NHNN với Chính phủ.

Hiện nay, Thống đốc NHNN là thành viên Chính phủ và NHNN được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ. Một khi Luật này được thông qua, NHNN sẽ độc lập hơn theo 3 tiêu chí sau: (1) tài chính, (2) nhân sự và tổ chức, và (3) hoạt động. NHNN dự kiến một khi luật được thông qua, NHNN sẽ độc lập về mặt hoạt động, độc lập một phần về tài chính và sẽ độc lập về nhân sự và tổ chức trong giai đoạn sau;

- Luật sẽ cho phép NHNN cải cách chính sách tiền tệ của mình (chuẩn bị cơ sở thực hiện cho cơ chế mục tiêu lạm phát, sử dụng các công cụ tiền tệ như thị trường mở, repo, chiết khấu, yêu cầu dự trữ bắt buộc....) và cải cách chính sách ngoại hối (kiểm soát tỷ giá thả nổi có quản lý);

- Cải cách thanh tra ngân hàng. Chiến lược dựa trên các định hướng sau:

(a) Một cơ quan giám sát thị trường tài chính sẽ được thành lập vào năm 2010 (từ nay đến thời điểm đó, NHNN sẽ giám sát thị trường tài chính hiện đang còn mới mẻ);

(b) Cải cách chức năng thanh tra giám sát gồm thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa (hệ thống CAMEL sẽ được áp dụng đối với giám sát từ xa), các nguyên tắc Basel I về thanh tra giám sát dự kiến sẽ được áp dụng vào năm 2007. Basel II dự kiến áp dụng trong giai đoạn 2007-2010 (áp dụng yêu cầu an toàn vốn tối thiểu);

(c) Áp dụng các nguyên tắc về quản trị doanh nghiệp đối với các ngân hàng theo hướng dẫn của OECD;

(d) Cơ cấu tổ chức lại NHNN: các chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức sẽ được sắp xếp lại. Các chi nhánh của NHNN ở các tỉnh thành sẽ được cơ cấu lại theo hướng thành lập chi

Formatted: Bullets and Numbering

Page 91: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

91

nhánh khu vực. Đây là vấn đề nhạy cảm về mặt chính trị ở Việt Nam.

3.2. Cải cách các tổ chức tín dụng Quá trình cải cách này đã diễn ra trong một vài giai đoạn gắn kết với

nhau. Vào thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997,

nhiều ngân hàng của Việt Nam gặp khó khăn trầm trọng và chương trình tái cơ cấu khu vực ngân hàng thương mại đã bắt đầu thực hiện từ năm 1998 và kết quả là số lượng ngân hàng giảm từ 50 xuống còn 36 ngân hàng thông qua biện pháp sáp nhập các ngân hàng, xoá nợ xấu.

Cải cách về tổ chức và hoạt động cũng được đặt ra đối với các ngân hàng thương mại theo 9 module sau:

1. Sổ tay tín dụng; 2. Quản lý rủi ro; 3. Quản trị doanh nghiệp; 4. Uỷ ban tài sản nợ-có; 5. Kiểm toán nội bộ; 6. Kế hoạch kinh doanh mới; 7. Áp dụng hệ thống thông tin quản lý MIS; 8. Ứng dụng và phát triển hệ thống IT; 9. Phát triển các dịch vụ mới. Theo NHNN, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có tốc độ tăng

trưởng tài sản có 30%/năm, hoạt động khá lãi (chỉ số ROE 17-42%). Kết quả là giá trị cổ phiếu của một số ngân hàng tăng vọt lên 5-6 lần trong vài năm qua.

Các ngân hàng nước ngoài sẵn sàng tham gia vào thị trường Việt Nam thông qua việc tự tổ chức hoạt động hoặc mua lại các ngân hàng của Việt Nam. Ngân hàng Standard Chartered mua cổ phần của ngân hàng ACB và 3 ngân hàng khác cũng đã tham gia vốn vào các Ngân hàng Việt Nam là: CitiBank, HSBC và ANZ. Trong khi quá trình cải cách hệ thống ngân hàng đang diễn ra, dự kiến các ngân hàng phương Tây sẽ trở thành đối tác chiến lược của các ngân hàng Việt Nam.

Page 92: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

92

Tuy nhiên, chi phí cải cách hệ thống ngân hàng ước tính khá cao. Tổn thất của các NHTMCP trong cuộc khủng hoảng năm 1998 lên tới 300 triệu USD (tổng cộng 2 tỷ USD đối với Việt Nam trong khi Hàn Quốc thiệt hại tới 300 tỷ USD và Thái lan là 60 tỷ USD).

3.3. Chương trình cải cách NHTMNN

Việt Nam có 5 NHTMNN thu hút tới 75% lượng tiền gửi của hệ thống ngân hàng. Rủi ro đạo đức của các NHTMNN ở mức cao. Chương trình cải cách các NHTMNN đầy tham vọng của Chính phủ bắt đầu năm 2001 với việc xử lý dần các khoản nợ xấu. Hiện tại, theo tiêu chuẩn kế toán của Việt Nam thì không phát sinh thêm các khoản nợ xấu mới. Tuy nhiên, theo chuẩn mực kế toán quốc tế, các khoản nợ xấu vẫn chiếm ít nhất 4% tổng trị giá bảng cân đối tài sản của NHTMNN (và có thể ở mức cao hơn nhiều).

Chương trình cải cách cũng giúp tăng vốn cho các NHTMNN (cần bơm một lượng vốn lớn cho các NHTMNN để đạt được mức an toàn vốn tối thiểu 8%).

Đồng thời, Chính phủ đã bắt đầu chương trình cơ cấu lại sở hữu của các NHTMNN hay còn được biết tới dưới cái tên “kế hoạch cổ phần hoá”. Kế hoạch này bắt đầu bằng việc cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Nhà ĐBSCL, dự kiến kế hoạch phát hành ra công chúng lần đầu (IPO) bắt đầu vào Quý 1/2007. Với sự hỗ trợ kỹ thuật của các ngân hàng nước ngoài, quá trình lựa chọn đang diễn ra nhằm mục đích:

- Xác định giá trị ngân hàng;

- Lựa chọn đối tác đầu tư chiến lược;

- Tiến hành IPO.

Các NHTMNN khác cũng đang chuẩn bị cổ phần hoá và đến trước năm 2010, tất cả 5 NHTMNN sẽ được cổ phần hoá.

Bên cạnh đó, trong chương trình cải cách NHTMNN, kế hoạch cơ cấu lại tổ chức và hoạt động gồm 9 module nêu trên cũng sẽ được thực hiện đối với các NHTMCP.

Quan điểm tự do trong việc thực hiện kế hoạch cổ phần hoá sẽ quyết định đến thành công của kế hoạch này: số lượng đối tác được phép tham gia, các nhà đầu tư nước ngoài có được tham gia hay không v.v...

Page 93: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

93

NHNN hy vọng rằng cải cách các NHTMNN sẽ thành công hơn cải cách các NHTMCP vì nhìn chung các NHTMNN có lực lượng cán bộ tốt hơn, nhận được hỗ trợ kỹ thuật của WB, ADB, IMF và các nhà tài trợ khác, và vì có nguồn lực tài chính dồi dào, họ có thể đầu tư lớn vào MIS, IT và thuê các chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, rủi ro đạo đức đối với các NHTMNN cũng lớn. Quá trình cải cách này rất nhạy cảm về mặt chính trị và sẽ xoá bỏ nhiều quyền lợi dành cho các ngân hàng này.

4. Việc thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ cho đến nay

Việt Nam hiện đang thực hiện các cam kết của mình theo US BTA. Ngoài việc ban hành qui định điều chỉnh hoạt động của các tổ chức tài chính, vẫn còn có các giới hạn đối với việc mở cửa cho tiếp cận thị trường tài chính. Các lĩnh vực chính là:

- Nới lỏng các hạn chế về cấp tín dụng bằng VNĐ, với mức tăng mạnh về tỷ lệ trên vốn;

- Nâng mức nhận tiền gửi VNĐ từ các thể nhân (500% được cấp vào tháng 12/2005) và từ các pháp nhân VN ( 600% vốn được cấp vào tháng 12/2003);

- Lắp đặt các máy ATM ngoài văn phòng chi nhánh cũng như trụ sở chính;

- Cấp giấy phép cho một ngân hàng Mỹ thích hợp một chi nhánh mới hoạt động đầy đủ dịch vụ;

- Tiếp cận công cụ chiết khấu, swap, và forward của NHNN; - Tăng tỷ lệ vốn góp của các ngân hàng nước ngoài trong các

ngân hàng liên doanh; và - Mở cửa và thực hiện ngày càng tăng về các quy trình tư vấn

trong việc thúc đẩy khung pháp lý đối với ngành ngân hàng. Trong khi những biến đổi này được coi là những bước đi tích cực

khuyến khích sự tham gia và mở rộng trên thị trường trong nước của các ngân hàng nước ngoài, năm năm qua thị phần trong tổng tài sản có và tiền gửi ngân hàng của các ngân hàng nước ngoài ngày càng giảm. Thị phần này đã giảm từ 15% năm 1997 xuống 10% năm 2003. Khi so sánh cơ sở sự tăng trưởng tín dụng nhanh chóng trong ngành ngân hàng, thị phần ngày càng

Page 94: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

94

giảm này củng cố thêm cho kết luận rằng vấn đề hội nhập của ngành ngân hàng là càng ít những cam kết trong khuôn khổ các hiệp định thương mại thì sân chơi và sự hấp dẫn của môi trường ngân hàng càng kém hơn. Khi các NHTMNN không phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn, các ngân hàng này còn lợi thế không bình đẳng so với tất cả các ngân hàng nước ngoài và trong nước khác. Chừng nào chính phủ không yêu cầu các NHTMNN phải đạt lợi nhuận trên vốn của mình, và chừng nào công chúng hiểu rằng chính phủ sẽ bảo lãnh cho những ngân hàng này hơn các ngân hàng khác, thì một sân chơi không bình đẳng sẽ là một điều cản trở xâm nhập thị trường. Những cam kết trong các hiệp định thương mại sẽ mở cửa, nhưng chính là các chính sách giải quyết những vấn đề này quyết định đến việc ai muốn tham gia thị trường.

5. Tổng kết những thay đổi pháp lý liên quan tới việc gia nhập WTO của Việt Nam

Từ góc độ pháp lý, cần phải cải cách ngân hàng theo các cam kết đưa ra trong khuôn khổ US BTA và các thoả thuận quốc tế khác, không chỉ bó hẹp ở Luật NHNN và Luật Các TCTD. Trên thực tế, cải cách ngân hàng đã thực sự bắt đầu từ 2 năm trước và sẽ không thể kết thúc trước năm 2008, bao gồm:

− Luật Phá sản, thông qua ngày 15/6/2004, hiệu lực từ ngày 15/10/2004 (thay thế Luật Phá sản năm 1993);

− Luật Thương mại, thông qua ngày 14/6/2005, hiệu lực từ ngày 1/1/2006 (thay thế Luật Thương mại năm 1997);

− Bộ luật Dân sự (bao gồm cả mục về Hợp đồng và Thế chấp) thông qua ngày 14/6/2005, hiệu lực từ ngày 1/1/2006 (thay thế Bộ Luật Dân sự năm 1995);

− Luật Các công cụ chuyển nhượng, thông qua ngày 29/11/2005, hiệu lực từ ngày 1/7/2006 (thay thế Pháp lệnh về Hối phiếu năm 1999);

− Pháp lệnh Ngoại hối, thông qua ngày 13/12/2005, có hiệu lực từ 1/6/2006;

− Luật Doanh nghiệp thông qua ngày 19/11/2005, hiệu lực từ ngày 1/7/2006 (thay thế Luật Doanh nghiệp năm 1999);

− Luật Đầu tư, thông qua ngày 29/11/2005, hiệu lực từ ngày 1/7/2006;

Page 95: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

95

− Luật Mua sắm đấu thầu (bao gồm cả mua sắm công), thông qua ngày 29/11/2005, hiệu lực ngày 1/4/2006;

− Nghị định 89/1999/NĐ-CP của Chính phủ về “Bảo hiểm tiền gửi” ngày 1/89/1999 và Nghị định 109/2005/NĐ-CP “Sửa đổi và bổ sung Nghị định 89/1999/NĐ-CP về “Bảo hiểm tiền gửi”, sẽ được thay thế bằng một Pháp lệnh trong tương lai gần;

− Luật NHNN mới dự kiến sẽ được thông qua vào cuối năm 2008 thay thế Luật NHNN hiện hành năm 1997 (sửa đổi năm 2003);

− Luật Các TCTD mới dự kiến sẽ được thông qua vào cuối năm 2008 thay thế Luật Các TCTD hiện hành năm 1997 (sửa đổi năm 2003).

v. TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HOÁ KHU VỰC NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Việt Nam và các nước đang phát triển khác đang thực hiện các cam kết theo các hiệp định đầu tư và thương mại song phương và đa phương nhằm mở cửa khu vực ngân hàng cho phép cạnh tranh nước ngoài với sự tham gia của các tập đoàn ngân hàng tài chính toàn cầu. Hậu quả của hàng thập kỷ hạn chế sự phát triển của khu vực tài chính khiến hệ thống ngân hàng yếu kém và không hiệu quả. Mọi người đều nhận thức rõ là hệ thống ngân hàng của các nước này cần được cải cách nhưng liệu có phải là biện pháp khôn ngoan hay không khi buộc các ngân hàng trong nước phải cạnh tranh với các ngân hàng quốc tế lớn trước khi tiến hành các biện pháp nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của các NHTMNN và NHTMCP?

Điển hình là các NHTMNN có số nợ xấu lớn đóng vai trò chi phối hệ thống ngân hàng. Khu vực tư nhân trong nước bị hạn chế bởi quy mô nhỏ không hiệu quả, thiếu ứng dụng khoa học công nghệ, quy trình quản lý rủi ro và hoạt động kém, khu vực ngân hàng tư nhân cũng gặp phải tình trạng tương tự như vậy. Mặc dù phải đối mặt với những yếu kém như vậy, các ngân hàng trong nước đang phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng tăng từ các ngân hàng nước ngoài nhìn chung đã tồn tại được trước sự cạnh tranh ngày càng tăng từ phía nước ngoài vì họ đã tự tăng cường và củng cố lại mình.

1. Các phát hiện điều tra về thái độ khách hàng

Page 96: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

96

Một cuộc điều tra đã được thực hiện vào nửa cuối năm 2005 bởi nhóm tư vấn làm việc trong khuôn khổ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và bảng câu hỏi đã được gửi tới các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp của ngân hàng nhằm tìm hiểu quan điểm, sở thích của họ khi sử dụng dịch vụ ngân hàng, và phản ứng của họ khi có nhiều lực chọn hơn nhờ tự do hoá trong lĩnh vực ngân hàng. Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên giả định là các ngân hàng nước ngoài sẽ được đối xử quốc gia đầy đủ, tức là có vị thế ngang bằng với các ngân hàng Việt Nam. Do vậy, các khách hàng được đặt vào trường hợp giả định là họ có nhiều lựa chọn hơn giữa các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam và nước ngoài. Mục đích điều tra là tìm hiểu phản ứng của khách hàng trong tình huống giả định này.

Thị phần khách hàng. Nếu được lựa chọn vay vốn từ một ngân hàng Việt Nam hoặc một ngân hàng nước ngoài, 45% số khách hàng được điều tra, kể cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, trả lời sẽ chuyển sang vay vốn ngân hàng nước ngoài chứ không vay vốn của ngân hàng Việt Nam.

Nếu được lựa chọn giữa ngân hàng nước ngoài và ngân hàng Việt Nam, gần một nửa số khách hàng sẽ lựa chọn dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng nước ngoài.

Nếu được lựa chọn gửi tiền vào một ngân hàng Việt Nam và một ngân hàng nước ngoài, hơn một nửa số khách hàng có ý định gửi tiền vào ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là tiền gửi bằng ngoại tệ.

Tác động của tự do hoá hoàn toàn sẽ tác động mạnh tới các ngân hàng Việt Nam vì họ sẽ mất một nửa hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, do hơn một nửa số khách hàng sẽ lựa chọn gửi tiền vào các ngân hàng nước ngoài và vì đối với các ngân hàng Việt Nam, số tiền gửi sẽ giảm sút mạnh hơn mức sụt giảm cho vay, các ngân hàng Việt Nam có thể huy động được ít nguồn vốn hơn để cho vay và do vậy cần phải đi vay trên thị trường tiền tệ với chi phí đắt hơn để có thể đáp ứng được một phần nhu cầu cho vay của mình.

Nghiên cứu cũng cho thấy các khách hàng doanh nghiệp lớn hơn lại là những người ít có khả năng nhất chuyển sang vay vốn các ngân hàng nước ngoài khi tự do hoá. Điều này có thể xuất phát từ lý do thực tế là các doanh nghiệp lớn phải mất chi phí giao dịch để chuyển sang một ngân hàng nước ngoài và các Tổng công ty lớn lại có nhiều công ty con và các công ty này có xu hướng duy trì mối quan hệ gần gũi với các NHTMNN. Tỷ lệ khách

Page 97: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

97

hàng chuyển sang các ngân hàng nước ngoài là khá lớn đối với tất cả các dịch vụ và điều này sẽ ảnh hưởng tới bảng tổng kết tài sản của các ngân hàng Việt Nam.

Thị phần tài sản có và tiền gửi. Kết quả phân tích cho thấy mức độ tác động thậm chí còn lớn hơn khi xem xét thị phần tài sản có và tiềng gửi ngân hàng của các khách hàng quyết định chuyển từ các ngân hàng Việt Nam sang các ngân hàng nước ngoài: điều này cho phép đánh giá mức giảm sút tài sản có và tiền gửi của các ngân hàng Việt Nam. Nếu các khách hàng doanh nghiệp chiếm 65% dư nợ cho vay của các ngân hàng Việt Nam, trong đó một nửa số khách hàng quyết định sẽ chuyển sang ngân hàng nước ngoài thì điều này sẽ gây ra những tác động lớn, tiêu cực đối với tài sản có của các ngân hàng Việt Nam. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn đối với khách hàng cá nhân, đối tượng dự kiến sẽ chiếm tỷ lệ lớn hơn trong danh mục cho vay của ngân hàng trong tương lai, đặc biệt là tầng lớp trung lưu của Việt Nam ngày càng tăng.

Nghiên cứu này cũng xem xét niềm tin chung của các ngân hàng Việt Nam là người gửi tiền sẽ không rời bỏ họ ngay lập tức để chuyển sang các ngân hàng nước ngoài chủ yếu vì họ còn phải tính tới sự gắn kết mang tính văn hoá của và sở thích của họ tin tưởng vào các ngân hàng trong nước.

Lý do thay đổi. Báo cáo điều tra tiếp tục phân tích các lý do tại sao khách hàng lựa chọn chuyển từ ngân hàng Việt Nam sang ngân hàng nước ngoài.

Đối với các khoản cho vay bằng VNĐ của ngân hàng nước ngoài, lý do quan trọng nhất khiến các khách hàng doanh nghiệp chuyển từ ngân hàng Việt Nam sang ngân hàng nước ngoài đơn giản chỉ vì thủ tục, trong khi đó đối với khách hàng cá nhân, điều quan trọng nhất là tính chuyên nghiệp. Lý do quan trọng tiếp theo là lãi suất và chất lượng dịch vụ. Trong mọi trường hợp, sự tin tưởng không đóng vai trò quá quan trọng để quyết định thay đổi đối với cả hai nhóm khách hàng. Những phát hiện này khẳng định một điều là các ngân hàng Việt Nam phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thiện quy trình thủ tục và tính chuyên nghiệp của mình nếu muốn tiếp tục phục vụ khách hàng.

Đối với tiền gửi, chúng tôi cũng phát hiện ra những phản ứng tương tự như vậy: bất kỳ ngân hàng nào có thể phục vụ và thoả mãn khách hàng của mình một cách chuyên nghiệp với những thủ tục đơn giản sẽ giành thêm được thị phần. Mức độ tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng Việt

Page 98: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

98

Nam và nước ngoài không thực sự khác nhau nhiều, do vậy nó không góp phần tạo nên động cơ của khách hàng thay đổi ngân hàng. Khác biệt thực sự giữa ngân hàng Việt Nam và ngân hàng nước ngoài là tính chuyên nghiệp và hiệu quả của các quy trình thủ tục. Đây là những vấn đề các ngân hàng Việt Nam cần hoàn thiện nhiều hơn nữa để tăng cường khả năng cạnh tranh của mình trước các ngân hàng nước ngoài.

Thái độ của khách hàng trong kết quả điều tra không nhất thiết dẫn tới một điều là thị phần khách hàng sẽ chuyển ngay từ các ngân hàng Việt Nam sang các ngân hàng nước ngoài theo tỷ lệ nêu trên. Trên thực tế, các khách hàng vay vốn Việt Nam cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về báo cáo tài chính, lợi nhuận, tính minh bạch và các điều kiện vay vốn khác theo quy định của các ngân hàng nước ngoài để có thể vay vốn của họ. Tuy nhiên, nghiên cứu này muốn cảnh báo các ngân hàng Việt Nam cần nỗ lực hoàn thiện các quy trình thủ tục và dịch vụ.

2. Tác động của tự do hoá đối với các đối thủ trên thị trường

Các NHTMNN vẫn đóng vai trò chi phối thị trường xét trên phương diện tổng tài sản có, và hiện nay họ đang được tái cơ cấu và bắt đầu cân bằng và ổn định về tài chính, nhưng hiện vẫn còn một gánh nặng là số nợ xấu chủ yếu, nhưng không phải là toàn bộ, là hậu quả của việc cho vay chính sách. Phần lớn số nợ xấu của các NHTMNN là của các DNNN, tới thời điểm gần đây vẫn chiếm phần lớn trong cơ sở khách hàng của họ. Chuyên gia tư vấn được biết, cách đây một vài năm, Chính phủ vẫn yêu cầu các NHTMNN tài trợ vốn cho các dự án đầu tư của DNNN và thua lỗ hoạt động của họ, số vốn cho vay này trong thập kỷ 90 khá lớn một phần do các biện pháp cải cách nhằm áp dụng các nguyên tắc thị trường đối với các DNN hoạt động không hiệu quả. Các NHTMNN được NHNN ưu đãi hơn các ngân hàng tư nhân theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, NHTMNN được NHNN cho vay với lãi suất ưu đãi hơn và có thể vay vốn của NHNN với giá rẻ hơn (lãi suất chiết khấu thấp hơn) nhưng tình trạng này đã không còn xảy ra nữa. Tất cả các NHTMNN dự kiến sẽ được cổ phần hoá trước năm 2010 và sẽ dần mất đi những đặc quyền của mình. Tuy nhiên, những điều này không được các bên khác ủng hộ.

Khoảng 30 ngân hàng tư nhân (thường được gọi là NHTMCP) vẫn còn tương đối nhỏ và sẽ cần thêm nhiều nguồn lực để có thể trở thành các ngân

Page 99: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

99

hàng phát triển mạnh và có khả năng cạnh tranh. Đối với các NHTMCP, do không có được lợi thế về quy mô như các NHTMNN trong khi các NHTMNN vẫn còn được hưởng những đặc quyền và không có sức mạnh về công nghệ và tài chính như các ngân hàng nước ngoài, nên họ vốn không còn nhiều chỗ để vận dụng phát triển và sẽ càng có khả năng trở nên nhỏ hơn đặc biệt hiện nay các NHTMNN bắt đầu bước chân vào lĩnh vực cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trước đây chủ yếu do các NHTMCP nắm giữ. Các NHTMCP tập trung cho vay các doanh nghiệp tư nhân, bất động sản và tiêu dùng trong nước chứ không cho vay nhiều các DNNN vì nguy cơ không có bảo lãnh ngầm của Chính phủ. Tuy nhiên, NHTMCP cũng có những vấn đề riêng của mình, bao gồm việc thiếu vốn, quy mô nhỏ không hiệu quả và ít kinh nghiệm hoạt động ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý và đánh giá rủi ro. Tuy nhiên, một số NHTMCP đã rất thành công trong việc phát triển các dịch vụ mới, thu hút khách hàng và nâng cao công nghệ. Khả năng tồn tại lâu dài của họ chủ yếu phụ thuộc vào việc xây dựng mạng lưới chi nhánh lớn hơn và cho vay trong những phân đoạn thị trường mình vẫn còn cơ hội, và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đa dạng và hấp dẫn.

Việc củng cố sáp nhập các NHTMCP dường như là không thể tránh khỏi nhưng việc mua lại, sáp nhập vẫn còn hiếm ở Việt Nam, mở rộng hoạt động chủ yếu được thực hiện thông qua biện pháp tự mình phát triển. Hầu như tuần nào báo chí cũng đưa tin về việc mở thêm chi nhánh ngân hàng và phát hành tăng vốn của các NHTMCP. Trên thực tế, một số NHTMCP phát hành tăng vốn đáng kể theo từng năm nhằm có vốn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng cho vay rất lớn của mình, mở rộng mạng lưới và bổ sung vốn điều lệ của mình. Tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt tới 30% trong những năm gần đây. Những tiến bộ ngân hàng trong nước đạt được trong việc tích cực mở rộng mạng lưới chi nhánh, đưa ra các dịch vụ mới, xây dựng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau cho thấy thị trường ngân hàng đang bùng nổ với nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng. Phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về quy mô và số lượng sẽ trở thành những mảng thị trường riêng cho các ngân hàng nhỏ trong nước.

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài rất bị hạn chế về số lượng và quy mô dịch vụ và sản phẩm có thể cung cấp cho khách hàng trong nước, mặc dù những hạn chế này đang dần được nới lỏng trong bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập WTO. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiếm tổng cộng 10% tổng dư nợ cho vay vào năm 2003 và đã có vai trò cao hơn trong hệ

Page 100: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

100

thống ngân hàng trong nước mặc dù còn nhiều hạn chế về hoạt động. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã xác định phạm vi kinh doanh của mình chủ yếu là tài trợ thương mại và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các tập đoàn đa quốc gia

Khách hàng. Khách hàng của ngân hàng sẽ có vị thế được quyền lựa chọn ngân hàng phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Do vậy, dịch vụ tốt sẽ kích thích nhu cầu và qua đó làm tăng khối lượng giao dịch ngân hàng, điều này có nghĩa là sẽ có thêm nhiều nguồn lực được huy động và luân chuyển. Cho vay tiêu dùng có lẽ sẽ trở thành hoạt động kinh doanh phát triển nhanh nhất. Sẽ có cho vay mua nhà, hàng hoá tiêu dùng lâu bền vì khách hàng sẽ có khả năng trả nợ trong khoảng thời gian dài hơn chứ không phải trả ngay. Điều này sẽ giúp tạo ra các giao dịch trong nền kinh tế, vì phần giao dịch được ghi nhận sẽ tăng lên vì các giao dịch này sẽ được thực hiện qua hệ thống ngân hàng.

Tác động xã hội. Theo kinh nghiệm của các nước đang phát triển khác, tự do hoá ngân hàng cũng có tác động tích cực đến khu vực nông thôn trên giác độ tạo công ăn việc làm và xoá đói giảm nghèo. Ngân hàng Chính sách xã hội đóng vai trò cho vay người nghèo, tạo công ăn việc làm, cho vay sinh viên, cho vay xây nhà ở các khu vực thường xuyên bị lũ lụt. Ngân hàng này rất cần thiết cho các mục tiêu chính sách xã hội. Hoạt động cho vay chính sách đã được tách biệt với hoạt động cho vay thương mại khoảng 4-5 năm và theo NHNN cho biết các NHTMNN không còn đảm trách nhiệm vụ cho vay chính sách nữa.

3. Lợi ích và tác động xấu của quá trình tự do hoá toàn cầu và việc các ngân hàng nước ngoài gia nhập thị trường

a. Tự do hoá tài chính Về lý thuyết, toàn cầu hoá tài chính thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh

tế vĩ mô. Tuy nhiên, vấn đề là liệu trên thực tế có đạt được các lợi ích mà toàn cầu hoá hứa hẹn mang lại theo lý thuyết hay không. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy nhìn chung các nước hội nhập tài chính cao hơn là các nước phát triển hơn và có tăng trưởng nhanh hơn các nước kém hội nhập tài chính. Tuy nhiên, hội nhập tài chính không phải là điều kiện cần và đủ để đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Một số nước tăng trưởng khá nhanh mặc dù họ vẫn hạn chế tự do hoá cán cân vốn (Trung Quốc và Ấn Độ là những ví dụ nổi

Formatted: Bullets and Numbering

Page 101: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

101

bật nhất) trong khi các nước tương đối mở cửa cho các luồng vốn nước ngoài lại phát triển tương đối chậm (ví dụ như Peru và Jordan).

Mối liên hệ trực tiếp chính về mặt lý thuyết giữa mở cửa tài chính và tăng trưởng là khả năng tiếp cận luồng vốn tiết kiệm nước ngoài qua đó giúp nâng cao tỷ lệ đầu tư so với trước đó. Tuy nhiên, không phải là đầu tư nhiều sẽ tạo ra tăng trưởng mà vấn đề là đầu tư hiệu quả và điều này lại phụ thuộc vào vấn đề quản lý và hạ tầng cơ sở. Cần có hạ tầng cơ sở để đạt được những lợi ích từ hội nhập tài chính, đó là trình độ dân trí, trình độ phát triển của thị trường tài chính trong nước, quản lý trong nước (bao gồm tính minh bạch, kiểm soát tham nhũng, luật lệ) và chính sách kinh tế vĩ mô.

Do đó, để đạt được những lợi ích của toàn cầu hoá tài chính, mỗi quốc gia trước tiên phải đặt nền móng cho một hệ thống tài chính trong nước vững mạnh mà ở những nước như Việt Nam có hệ thống ngân hàng đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính thì điều này có nghĩa là phải ưu tiên cải cách khu vực ngân hàng.

b. Ngân hàng nước ngoài tham gia thị trường

Liên quan đến việc các ngân hàng nước ngoài tham gia thị trường, có một số vấn đề sau: (1) cạnh tranh và hiệu quả, (2) ổn định hệ thống ngân hàng, và (3) phân bổ nguồn lực giữa các khu vực của nền kinh tế. Đa số bằng chứng cho thấy việc các ngân hàng nước ngoài tham gia thị trường sẽ tạo động lực tích cực để giải quyết các vấn đề này.

Cạnh tranh và hiệu quả

Các ngân hàng nước ngoài tham gia thị trường sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường ngân hàng trong nước nhưng liệu điều này có giúp nâng cao hiệu quả của toàn bộ hệ thống ngân hàng, đặc biệt là cạnh tranh từ phía các ngân hàng nước ngoài có buộc các ngân hàng trong nước phải nâng cao hiệu quả hoạt động của mình hay không ? Đối với các nước đang phát triển, các ngân hàng nước ngoài có xu hướng hoạt động hiệu quả hơn và lợi nhuận cao hơn các đối thủ trong nước. Thực vậy, người ta cho rằng chính sự hoạt động kém hiệu quả của các ngân hàng trong nước là một trong những lý do thu hút các ngân hàng nước ngoài tham gia vào một thị trường mới.

Một kết quả nghiên cứu quốc tế đã đưa ra những bằng chứng kinh tế lượng cho thấy “sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài làm tăng mức độ cạnh tranh của thị trường ngân hàng trong nước và do đó buộc các ngân

Page 102: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

102

hàng trong nước phải bắt đầu hoạt động hiệu quả hơn”8. Do vậy, một mặt,việc xoá bỏ các hạn chế tiếp cận thị trường và hoạt động của các ngân hàng nước ngoài làm giảm khả năng sinh lời của các ngân hàng trong nước, mặt khác nó giúp hoàn thiện hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng trong nước và mang lại những tác động tích cực cho khách hàng và phúc lợi xã hội.

Sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài làm tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường ngân hàng trong nước và kết quả là buộc các ngân hàng trong nước phải hoạt động hiệu quả hơn. Mặc dù khả năng sinh lời của các ngân hàng trong nước có thể chịu tác động do cạnh tranh từ phía các ngân hàng nước ngoài ngày càng tăng, nhưng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng và tổng thể nền kinh tế lại được hưởng lợi do có thêm khả năng tiếp cận nguồn tín dụng và điều kiện vay vốn tốt hơn. Một phát hiện thú vị cho thấy ngay cả khi thị phần của các ngân hàng nước ngoài còn nhỏ, họ vẫn mang lại những tác động tích cực đáng kể đối với cạnh tranh và hiệu quả hoạt động nếu hoạt động và tiếp cận thị trường của họ không bị hạn chế nhiều.

Một số nước châu Á đã phát triển hệ thống tài chính nhanh chóng vào cuối thập kỷ 90 theo chiều sâu lại tiếp tục hạn chế ở nhiều mức độ khác nhau đối với sự xâm nhập thị trường ngân hàng của các công ty nước ngoài, điều này khiến họ phải trả chi phí cao xét trên góc độ phát triển thể chế chậm hơn, dễ đổ vỡ hơn và chi phí cho dịch vụ tài chính cao hơn.

Đối với hệ thống ngân hàng châu Á, mở cửa hơn cho phép cạnh tranh nước ngoài làm cho chênh lệch lãi suất ròng thấp hơn, chi phí bỏ ra thấp hơn và lợi ích cao hơn. Vào đầu giai đoạn khủng hoảng năm 1997, Thái Lan đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 49% cổ phiếu ở các ngân hàng thương mại Thái Lan được 10 năm. Các quy định mới về trích lập dự phòng tổn thất khoản vay và an toàn vốn tối thiểu buộc hệ thống ngân hàng Thái Lan phải có những thay đổi căn bản cùng với việc các ngân hàng lớn nước ngoài mua lại quyền kiểm soát ở các ngân hàng Thái Lan. Trong giai đoạn đầu khi các ngân hàng nước ngoài tham gia thị trường, các ngân hàng trong nước tập trung cải thiện hoạt động của mình thông qua cắt giảm chi phí, cung cấp các sản phẩm/dịch vụ mới, đào tạo cán bộ. Kết quả là các

8 Claessens, Stijin, Demirguc-Kunt và Hujizinga, Sự tham gia của nước ngoài tác động như thế nào đối với thị trường ngân hàng trong nước, Nhóm nghiên cứu phát triển của World Bank, tháng 5/1998, trang. 18.

Page 103: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

103

ngân hàng Thái Lan đã hoàn thiện được công tác quản trị doanh nghiệp và công nghệ để duy trì thị phần của mình.9.

Ổn định tài chính Người ta thấy rằng khủng hoảng tài chính ở các nước đang phát triển có

xu hướng xảy ra sau khi tự do hoá tài chính, mà một phần trong đó là việc nới lỏng hạn chế tiếp cận thị trường của các ngân hàng nước ngoài. Quan điểm này khiến mọi người lo ngại là cho dù lợi ích đạt được từ tự do hoá tài chính có lớn đến đâu thì nó cũng khiến cho hệ thống ngân hàng dễ bị tác động hơn và kém ổn định hơn.

Kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Mỹ La tinh và Đông Á cho thấy điều ngược lại là chính sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài lại là yếu tố giúp ổn định thị trường. Đúng vậy, các ngân hàng nước ngoài góp phần ổn định thị trường trong giai đoạn khủng hoảng tài chính ở Mỹ Latinh và châu Á trong thập kỷ 90, do các ngân hàng nước ngoài vay nhiều hơn và mức độ biến động cho vay thấp hơn các ngân hàng trong nước. Ngân hàng nước ngoài giúp ổn định thị trường các nước đang phát triển vì danh mục đầu tư của họ được đa dạng hoá hơn, ít rủi ro hơn, ít bị tác động bởi các cuộc khủng hoảng và các cú sốc hơn nước sở tại. Vì vậy, “khuyến khích các ngân hàng nước ngoài tham gia thị trường sẽ giúp hệ thống tài chính ngân hàng giảm nhiều khả năng đổ vỡ và xảy ra khủng hoảng”.

Một lý do khác khuyến khích sự tham gia của ngân hàng nước ngoài là sự hiện diện của họ khuyến khích các ngân hàng trong nước áp dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro tốt hơn và có thể khiến cho các cơ quan quản lý yêu cầu áp dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro tốt hơn đối với toàn bộ hệ thống.

Đối với các nước Mỹ Latinh trải qua cuộc khủng hoảng tài chính vào thập kỷ 90, hoạt động cho vay của các ngân hàng nước ngoài đã phát triển nhanh hơn và ít biến động hơn trong giai đoạn xảy ra khủng hoảng và giai đoạn ngay sau khủng hoảng. Đối với cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á, các ngân hàng nước ngoài chịu ít rủi ro hơn trong cuộc khủng hoảng và đã tồn tại sau cuộc khủng hoảng, thậm chí còn phát triển tốt hơn các đối thủ cạnh tranh trong nước.

9 Montreevat (Sakulrat), Tác động đối với hệ thống ngân hàng Thái Lan do có sự tham gia của ngân hàng nước ngoài: giai đoạn đầu cải cách ngân hàng, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, 2000

Page 104: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

104

Thương mại dịch vụ tài chính cũng có thể giúp giảm bớt rủi ro hệ thống đối với các thị trường tài chính nhỏ kém khả năng hơn trong việc hấp thụ các tác động lớn. Tự do hoá có thể giúp phát triển thị trường tài chính theo bề rộng và chiều sâu thông qua việc tăng khối lượng giao dịch tài chính và loại hình dịch vụ, qua đó giảm bớt mức độ biến động và dễ bị tác động trước những cú sốc. Cú sốc đối với thị trường trong nước có thể bị hấp thụ dễ dàng hơn thông qua các chi nhánh trong nước của các tập đoàn đa quốc gia. Người ta cũng thấy rằng tỷ lệ sở hữu cao hơn đã giúp duy trì ổn định hệ thống ngân hàng Hồng Kông (Trung Quốc).10

Ngân hàng nước ngoài tham gia thị trường giúp thúc đẩy ổn định hệ thống ngân hàng.

Tiếp cận nguồn tín dụng Nhìn chung các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động ở các nước đang

phát triển có xu hướng cho vay chủ yếu tới các công ty lớn, trong khi ngân hàng trong nước năng động hơn trong hoạt động tín dụng tiêu dùng và cho vay các doanh nghiệp nhỏ hơn trong lĩnh vực ngành nghề của mình. Xu hướng cho vay doanh nghiệp lớn của ngân hàng nước ngoài khiến người ta lo ngại là nếu các ngân hàng xuất hiện nhiều hơn ở các nước đang phát triển có thể làm giảm khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này hoàn toàn có khả năng xảy ra nếu sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài loại bỏ các ngân hàng trong nước vốn là người cho vay chính đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển. Tất nhiên đây là vấn đề quan trọng vì sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất quan trọng đối với các nước thừa lao động như Việt Nam và theo đuổi chiến lược phát triển các ngành xuất khẩu.

Tuy nhiên, có thể ngân hàng nước ngoài hướng tới các khách hàng lớn nhưng sự tham gia của họ sẽ nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển. Nếu ngân hàng nước ngoài thay thế ngân hàng trong nước cho vay các doanh nghiệp lớn, ngân hàng trong nước có thể buộc phải dựa nhiều hơn vào cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, nếu các ngân hàng nước ngoài tham gia nhiều hơn thì sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường và cải thiện được điều

10 Mở cửa thị trường dịch vụ tài chính và vai trò của GATS, Nghiên cứu chuyên đề của WTO, trang 18

Page 105: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

105

kiện vay vốn đối với tất cả các khách hàng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều khả năng được hưởng lợi như các doanh nghiệp lớn. Do vậy, sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài sẽ không gây hại mà còn nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Khách hàng vay vốn ở các nước đang phát triển cho rằng ngân hàng nước ngoài xâm nhập thị trường ngân hàng trong nước đã giúp phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung, giúp người vay vốn có khả năng tiếp cận nguồn tín dụng tốt hơn với các điều kiện tốt hơn (lãi suất thấp hơn). Hơn nữa, người ta phát hiện ra rằng “sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài không chỉ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp lớn”. Trong khi các doanh nghiệp lớn có vẻ được hưởng lợi từ sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài nhiều hơn các doanh nghiệp nhỏ, người ta rút ra kết luận là “có bằng chứng rõ ràng cho thấy ngay cả các doanh nghiệp nhỏ cũng được hưởng lợi theo cách này hay cách khác và không có bằng chứng nào cho thấy họ bị tổn hại bởi sự xuất hiện của ngân hàng nước ngoài”.

Những hậu quả khác Cần lưu ý rằng có bằng chứng nghiên cứu cho thấy ngân hàng nước

ngoài ở các nước đang phát triển sẽ phát huy những lợi thế so sánh của mình, tập trung hoạt động trong những phân đoạn thị trường nhất định (như tài trợ thương mại và các công cụ phái sinh) và một số lĩnh vực kinh tế nhất định (sản xuất), và để các ngân hàng trong nước mở rộng hoạt động trên các lĩnh vực mà họ có lợi thế cạnh tranh, đó là hoạt động ngân hàng bán lẻ, tín dụng tiêu dùng và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thậm chí ở các nước có hệ thống ngân hàng thiếu hiệu quả và dễ đổ vỡ, ngân hàng trong nước vẫn tồn tại được và mở rộng hoạt động trước sự cạnh tranh của ngân hàng nước ngoài.

Cuối cùng, phải thừa nhận rằng trong khi sự xuất hiện của ngân hàng nước ngoài nhìn chung mang lại lợi ích thậm chí đối với các nước có hệ thống ngân hàng yếu kém và dễ đổ vỡ, nhưng nó không có nghĩa là chính phủ không phải giải quyết những vấn đề gây khó khăn cho các NHTMNN vì những vấn đề này rất rắc rối liên quan đến các vấn đề của DNNN mà ngân hàng cho vay và đặc biệt khó giải quyết, đòi hỏi phải đầu tư lớn về tài chính và chính trị. Chính phủ cũng không thể bỏ qua những vấn đề của khu vực ngân hàng tư nhân, đó là năng lực cạnh tranh và hiệu quả của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng bởi những hạn chế hoạt động và tiếp cận thị trường và điều này cũng đúng với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Đúng vậy, có bằng

Page 106: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

106

chứng cho thấy việc nới lỏng các hạn chế đối với các ngân hàng trong nước không chỉ nâng cao tính cạnh tranh của họ mà còn buộc các ngân hàng nước ngoài phải hoạt động hiệu quả hơn. Hơn nữa, rõ ràng là các ngân hàng cho dù là NHTMNN, tư nhân hay nước ngoài đều phải được quản lý và giám sát theo cách thức giúp nâng cao chất lượng hoạt động và ổn định của hệ thống ngân hàng. Yêu cầu đối với Việt Nam là phải có chương trình tự do hoá trên phạm vi rộng, trong đó một yếu tố quan trọng là nới lỏng các hạn chế về tiếp cận thị trường và hoạt động của các ngân hàng nước ngoài. Các hiệp định thương mại và đầu tư (tương tự như BTA) buộc các nước đang phát triển (như Việt Nam) phải dỡ bỏ các hạn chế về gia nhập thị trường và hoạt động của các ngân hàng nước ngoài về bản chất là yêu cầu họ phải vì quyền lợi cao nhất của bản thân mình chứ không phải không làm vì những chi phí điều chỉnh nhất định trong ngắn hạn trong quá trình thực hiện. Phụ lục GATS về tự do hoá ngân hàng đưa ra những quy định an toàn phải được áp dụng chung cho tất cả các bên tham gia.

Có thể lấy kinh nghiệm của Trung Quốc về việc sẽ dỡ bỏ những hạn chế về tiếp cận thị trường của các ngân hàng nước ngoài. Trong khi người ta còn rất lo ngại về ảnh hưởng của cạnh tranh đối với các ngân hàng trong nước, nhiều người cho rằng cạnh tranh tăng lên không phải từ phía các ngân hàng nước ngoài mà từ phía các ngân hàng cấp 2. Chính phủ khuyến khích các ngân hàng cấp 2 sáp nhập với nhau và một số đã trở thành đối tác chiến lược của các ngân hàng nước ngoài. Việc nới lỏng hạn chế về tỷ lệ nắm giữ cổ phần sẽ giúp thúc đẩy quá trình này và qua đó sẽ giúp nâng cao năng suất của các ngân hàng. Bốn NHTMNN lớn của Trung quốc cũng đang tìm kiếm các đối tác chiến lược và sẽ có ngày càng nhiều các vụ liên kết với đối tác nước ngoài dưới hình thức liên kết với ngân hàng trong nước hơn là thành lập mới và tự mình phát triển. Cam kết thương mại chỉ là một phần của gói cam kết tác động tới hệ thống ngân hàng và chính việc dỡ bỏ kiểm soát lãi suất và các biện pháp tự do hoá khác sẽ định hướng hoạt động thị trường.

4. Nghiên cứu tình huống: Hungary

Kinh nghiệm của Hungary cho thấy những tác động tích cực đối với hiệu quả và lợi nhuận nhờ có sở hữu nước ngoài. Hungary đã bắt đầu quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường từ rất sớm đầu thập kỷ 90 và là

Page 107: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

107

một trong những nước đầu tiên thuộc khối Xô Viết cũ cho phép sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng của mình11. Ngay sau khi dỡ bỏ các hạn chế vào cuối năm 1998, một luồng vốn lớn đã chảy vào hệ thống tài chính quốc gia này, hơn 70% tổng tài sản có ngân hàng trực tiếp thuộc về tay của các định chế tài chính có vốn nước ngoài.

Cải cách và sự phát triển của hệ thống ngân hàng Hungary - Quá trình tư nhân hoá từng phần bắt đầu vào đầu thập kỷ 90, tất cả các

giao dịch đều là tăng vốn ngân hàng (năm 1983, Chính phủ vẫn nắm 86% vốn ngân hàng).

- Tự do hoá hoạt động ngân hàng. Tự do hoá hoạt động bán lẻ diễn ra năm 1989 cung với tự do hoá dần hoạt động liên quan tới thương mại của ngân hàng nước ngoài, cho phép ngân hàng bán lẻ cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng thương mại. Năm 1990, các ngân hàng được phép thực hiện hoạt động ngân hàng đầu tư trước đây vốn bị cấm chỉ cho phép các nhà buôn chứng khoán được phép.

- Chính phủ tiến hành “chương trình xắp xếp lại các khoản vay” vào năm 1992, theo đó Chính phủ mua các khoản nợ xấu của ngân hàng (các khoản vay có vấn đề do trước đây để lại). Điều này đã giúp cải thiện đáng kể tình trạng của các ngân hàng trong một thời gian ngắn.

- Tuy nhiên, có thêm nhiều tiêu chí khắt khe về phân loại và xác định tình trạng con nợ được áp dụng và tỷ lệ an toàn vốn đã được nâng lên, qua đó khiến tình trạng danh mục đầu tư của các ngân hàng bị xấu đi vào cuối năm 1993, tổng số nợ có vấn đề chiếm tới 29% tổng dư nợ của các ngân hàng, 16% tổng tài sản có của ngân hàng và 12% GDP, nhiều NHTMNN bị mất khả năng thanh khoản về mặt kỹ thuật. Do vậy, năm 1994, Chính phủ đã thực hiện kế hoạch củng cố ngân hàng, tập trung vào 2 vấn đề:

1. Nhấn mạnh các mục tiêu đã đề ra: yêu cầu về hoạt động nghiêm ngặt hơn đối với ban lãnh đạo ngân hàng (từng ngân hàng phải xây dựng chiến lược nhằm cải thiện chi phí hoạt động, hợp lý hoá tổ chức và thủ tục phân loại khoản vay, và hệ thống xếp hạng tín dụng.

11 Majnoni (Giovanni), Shankar (Rashmi) và Varhegyi (Eva), Động lực của sở hữu ngân hàng nước ngoài. Kinh nghiệm của Hungary, Tài liệu nghiên cứu chính sách của World Bank, tháng 8/2003. Hungary: tháng 7/1998, WTO, Secretariat and Government Summaries; Kiraly (J.), Majer (B.), Matyas (L.), Ocsi (B.), Sugar (A.), Varhegyi (Eva), Kinh nghiệm về quốc tế hoá của FSP. Trường hợp của Hungary, Budapest, tháng 4/1999

Page 108: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

108

2. Tái cấp vốn của Chính phủ theo mức độ hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Kết quả là các khoản vay có vấn đề và tổng dư nợ đã giảm do các tiêu chí cho vay nghiêm ngặt hơn.

Việc làm sạch bảng cân đối tài sản đã cho phép Chính phủ tiếp tục tiến hành tư nhân hoá hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 1994-1997. Các NHTMNN lớn được bán dần cho các nhà đầu tư tài chính, bao gồm cả Ngân hàng Đầu tư và Tái thiết châu Âu (EBRD), IFC và các nhà đầu tư chiến lược kể cả các ngân hàng nước ngoài. Nhìn chung, quá trình tư nhân hoá hệ thống ngân hàng Hungary thực tế đã hoàn tất vào cuối năm 1997 với việc sở hữu nhà nước giảm xuống còn 21% và sở hữu nước ngoài tăng lên trên 60%.

Sở hữu nước ngoài ở các ngân hàng của Hungary Toàn bộ quá trình cải cách và sắp xếp lại các ngân hàng ở Hungary dựa

vào vai trò quan trọng của các ngân hàng nước ngoài, thông qua quá trình tư nhân hoá, việc lựa chọn theo thư mời dựa trên hai tiêu chí: giá mua và cam kết tăng vốn và cho phép các định chế tài chính nước ngoài thành lập chi nhánh vào năm 1997. Chính sách tiếp cận thị trường tự do như vậy đã giúp các ngân hàng nước ngoài kiểm soát các ngân hàng trong nước và chiếm hơn 2/3 tổng tài sản có của ngân hàng vào năm 2000.

Chiến lược tiếp cận thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài: - Phục vụ các tập đoàn quốc tế là khách hàng của mình quan tâm hoạt

động tại Hungary (Commerzbank, Crédit Lyonnais); - Cơ hội tăng trưởng tại thị trường kém phát triển như Hungary là cơ

hội tuyệt vời mang lại lợi nhuận cao hơn thị trường trong nước đã bão hoà (Raiffeisen);

- Để hiện diện tại thị trường, trong bối cảnh khả năng phát triển của Hungary và các nước láng giềng, hoặc chiến lược “chờ thời” (Nomura đã đóng cửa văn phòng của mình sau 2 năm, Deutsche Bank).

Kỹ thuật xâm nhập thị trường: - 25 nhà đầu tư nước ngoài đã lựa chọn hình thức tự mình đầu tư phát

triển. Hầu hết các nhà đầu tư theo hình thức này đều tham gia thị

Page 109: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

109

trường từ rất sớm khi còn nhiều cơ hội để nắm được thị phần quan trọng. Và họ đã rất thành công trong những phân đoạn thị trường: hoạt động ngân hàng đầu tư và doanh nghiệp;

- 11 nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn hình thức mua lại các ngân hàng đang hoạt động, xâm nhập thị trường chủ yếu vào nửa cuối thập kỷ 90 và và tham gia vào những phân đoạn thị trường nhỏ, tập trung vào cho vay tiêu dùng và mua nhà. Những nhà đầu tư này phải tuân thủ chính sách của Chính phủ như tăng vốn đáng kể, đầu tư lớn vào công nghệ thông tin và phát triển mạng lưới.

Hoạt động của các ngân hàng nước ngoài ở Hungary Nhìn chung, các ngân hàng tự mình đầu tư hoạt động tốt hơn các ngân

hàng được tư nhân hoá, điều này cho thấy yếu tố quan trọng đối với hoạt động của các ngân hàng năm ở bản chất của các vấn đề ngân hàng đó gặp phải.

40% số ngân hàng nằm dưới sự kiểm soát của các ngân hàng nước ngoài có thể được coi là hoạt động tốt, bao gồm:

- Các ngân hàng tự mình đầu tư phát triển thành công trên thị trường quy mô rộng;

- Các ngân hàng tự mình đầu tư phát triển thành công trên thị trường quy mô hẹp (ô tô...);

- Các ngân hàng thành công được tư nhân hoá với sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược.

Ngân hàng mẹ của đa số các ngân hàng tự mình đầu tư phát triển là các định chế nhiều vốn, có tiềm lực mạnh và hoạt động tốt trên toàn cầu (Citibank, ING, Commerzbank) và vị thế mạnh của họ trên thị trường là nhờ đã có mặt tại Hungary từ lâu (họ đã có mặt từ khi tự do hóa thị trường và đã xâm nhập thị trường từ sớm và điều này đã giúp họ xây dựng được lượng khách hàng ruột, đặc biệt là các tập đoàn lớn, khi mà mức độ cạnh tranh còn yếu). Mặt khác các ngân hàng này đã sử dụng rất tốt nguồn lực cán bộ quản lý trong nước và nhấn mạnh và nhu cầu và cơ hội trong nước chứ không quá lệ thuộc vào sự quản lý của công ty mẹ. Chênh lệch lãi huy động và cho vay cao hơn, chi phí hoạt động thấp hơn và chi phí trích lập dự phòng thấp hơn đã giúp nâng cao khả năng sinh lời.

Page 110: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

110

Nguyên nhân chính của kết quả hoạt động kém của các ngân hàng được tư nhân hoá là chi phí hoạt động cao, chi phí trích lập dự phòng cao và dự trữ cao hơn mức bình quân liên quan tới mạng lưới chi nhánh hoạt động kém hiệu quả, hệ thống IT kém phát triển và chất lượng khách hàng thấp.

Kết quả dự kiến

- Sở hữu nước ngoài có đặc điểm là dẫn tới hợp lý hoá ngay chi phí lao động và có thể đạt được điều này trong vòng 3 năm đầu. Mặc dù vậy việc giảm số lượng lao động nhìn chung sẽ được bù đắp bởi việc tăng lương và chi phí đầu tư phát triển hạ tầng mới.

- Tác động của sở hữu nước ngoài đối với hiệu quả lợi nhuận: chức năng hoạt động hiệu quả hơn và khả năng phân tán rủi ro tốt hơn giúp tăng khả năng sinh lời. Tuy nhiên cạnh tranh cao hơn cũng làm giảm những lợi thế được hưởng trước đây của các định chế trong nước qua đó làm giảm lợi nhuận.

- Khả năng sinh lời cao gắn liền với công tác quản lý trong nước. Các nhà quản lý trong nước mang lại hiệu quả hơn nhiều trong việc cắt giảm chi phí hoạt động so với các nhà quản lý nước ngoài. Tuy nhiên, các định chế nước ngoài đạt doanh thu cao hơn chủ yếu là nhờ có nhiều dịch vụ tài chính hơn chứ không chỉ tập trung vào những sản phẩm truyền thống mà các nhà quản lý trong nước có lợi thế so sánh.

- Thành công của các ngân hàng nước ngoài liên quan tới đổi mới sản phẩm, gắn liền với khả năng cung cấp nhiều dịch vụ tài chính hơn các đối thủ cạnh tranh trong nước, và thủ tục đánh giá lựa chọn và giám sát khoản vay tốt hơn.

Sự hiện diện của ngân hàng nước ngoài ở một quốc gia ngay lập tức dẫn tới việc cắt giảm lao động và mang lại lợi nhuận cao hơn so với các ngân hàng trong nước. Ngân hàng nước ngoài ngay lập tức sẽ tăng chi phí hoạt động (để tái sắp xếp) và để cân đối với nguồn thu đạt được từ việc cắt giảm lao động. Những lợi ích để xây dựng uy tín phải mất một vài năm mới nhận thấy rõ được. Nhưng lợi ích dễ nhận thấy nhất của ngân hàng nước ngoài là từ khả năng cung cấp nhiều dịch vụ tài chính hơn và chất lượng danh mục đầu tư tốt hơn.

Page 111: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

111

5. Tác động của các cam kết thương mại của Việt Nam

Việt Nam đã và đang tiếp tục thực hiện các cam kết của mình trong US BTA. Bên cạnh việc dự thảo luật lệ và quy định điều tiết các định chế tài chính, vẫn còn những hạn chế trong việc mở cửa tiếp cận thị trường tài chính. Trong khi đây là những bước đi tích cực nhằm khuyến khích sự tham gia và phát triển của ngân hàng nước ngoài trên thị trường, thì chúng ta lại thấy thị phần của các ngân hàng nước ngoài trong tổng tài sản có và tiền gửi ngân hàng lại giảm trong mấy năm qua. Thị phần của các ngân hàng nước ngoài giảm từ 15% năm 1997 xuống còn 10% năm 2003. Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng ngân hàng rất mạnh, hiện tượng này càng khẳng định một điều là cam kết trong các hiệp định thương mại là vấn đề kém quan trọng hơn đối với hội nhập hệ thống ngân hàng so với việc xây dựng sân chơi bình đẳng và mức độ hấp dẫn của môi trường hoạt động ngân hàng. Chừng nào các NHTMNN không bị buộc phải tuân thủ các chuẩn mực an toàn thì họ vẫn còn lợi thế không bình đẳng với tất cả các ngân hàng khác, kể cả ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài. Chừng nào các NHTMNN không bị buộc phải sinh lời trên số vốn được cấp và chừng nào công chúng còn cho rằng Chính phủ sẽ bảo lãnh cho các ngân hàng này ở mức cao hơn các ngân hàng khác thì sân chơi không bình đẳng này sẽ là trở ngại cho các ngân hàng nước ngoài xâm nhập thị trường. Cam kết trong các hiệp định thương mại mở cửa nhưng chính sách giải quyết các mối lo ngại này sẽ quyết định liệu có ngân hàng nào sẽ vào hay không. Vậy Việt Nam phải đưa ra thêm các cam kết gì để tạo điều kiện cho việc gia nhập WTO?

Tự do hoá cán cân vốn. Trong quá trình tự do hoá cán cân vốn, cần xem xét tới năng lực giám sát các luồng vốn của NHNN, tính minh bạch của các ngân hàng và các định chế tài chính phi ngân hàng (NBFI) trong việc báo cáo nợ và vị thế ngoại hối, mức độ đầy đủ của thanh tra an toàn và thực hiện các chỉ số giới hạn, và quản trị doanh nghiệp tại các đơn vị vay vốn. Hội nhập quốc tế về thương mại hàng hoá và dịch vụ sẽ gây áp lực đối với NHNN phải tự do hoá hơn nữa cán cân vốn. Cần lưu ý rằng việc mở cửa cán cân vốn một mặt sẽ khiến quốc gia dễ bị tác động hơn nhưng đồng thời cũng đưa ra các nguyên tắc thị trường qua đó giúp đẩy nhanh tốc độ cải cách. Khả năng tiếp cận nguồn vốn cao hơn cũng là lợi ích đáng kể đối với các quốc gia mà tăng trưởng kinh tế bị hạn chế bởi thiếu khả năng tiếp cận nguồn vốn. Do vậy, chính sách hạn chế chu chuyển trên cán cân vốn cần phải cân

Page 112: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

112

đối được lợi ích mang lại từ việc giảm bớt khả năng biến động của các luồng vốn và những hậu quả do nó mang lại với những lợi ích có thể dự báo trước từ các nguồn vốn đầu tư lớn hơn và các nguyên tắc thị trường được áp dụng.

Cho phép ngân hàng nước ngoài cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Lo ngại chính liên quan tới việc cho phép ngân hàng nước ngoài được hoạt động bán lẻ là, so với một ngân hàng trong nước, một ngân hàng nước ngoài (đặc biệt là chi nhánh ngân hàng nước ngoài) có nhiều khả năng hơn rút lui khỏi thị trường và không trả được tiền cho người gửi tiền trong nước. Điều này có thể xảy ra nếu ngân hàng mẹ gặp phải vấn đề và yêu cầu đóng cửa chi nhánh/đơn vị trực thuộc của mình ở nước ngoài và/hoặc có những hành vi xấu. Ngoài ra còn có lo ngại là cơ quan quản lý của nước đặt trụ sở chính không quản lý chặt hoặc có chính sách ưu tiên bảo vệ người gửi tiền trong nước trước những người gửi tiền nước ngoài. Trong khi có một cách để ngăn chạn vấn đề này là phải ngăn không cho ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngân hàng bán lẻ, ngoài ra có những giải pháp khác:

- Yêu cầu chuẩn mực hoạt động và danh tiếng của ngân hàng phải cao thì mới được cấp phép hoạt động ngân hàng bán lẻ;

- Yêu cầu đóng bảo hiểm tiền gửi để bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ trong nước (trường hợp của Việt Nam) và tuyên truyền cho những người gửi tiền nhiều về rủi ro của họ;

- Đạt mức an toàn vốn tối thiếu để hạn chế các hành vi tiêu cực; - Duy trì mối quan hệ tốt với cơ quan quản lý ở nước đặt trụ sở chính

để tìm hiểu về các vấn đề có khả năng xảy ra nhằm quản lý bất kỳ việc rút lui khỏi thị trường nào; và

- Các quy định bắt buộc về quyền của người gửi tiền trong nước phải là người đầu tiên được thanh toán trong trường hợp đóng cửa ngân hàng.

Do Việt Nam đã cam kết cho phép các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng con được phép hoạt động bán lẻ nên những giải pháp này cần được xây dựng áp dụng. Việc trì hoãn thực hiện các cam kết để có thêm thời gian để xây dựng và áp dụng các biện pháp nhưng không phải là giải pháp thay thế nhằm giải quyết các vấn đề này. Việt Nam hiện nay đã đạt được những tiến bộ rất tốt trong những lĩnh vực này.

Page 113: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

113

Một lo ngại thứ hai liên quan tới việc đẩy nhanh tốc độ xâm nhập của các ngân hàng nước ngoài là họ sẽ “lựa chọn” những khách hàng trong nước tốt nhất do những điểm bất lợi của các ngân hàng trong nước. Nếu điều này xảy ra thì việc sớm mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài có ưu thế sẽ phải trả giá bằng các ngân hàng trong nước. Nếu quan điểm này là đúng, và điều này chưa xảy ra đối với các nước khác, thì việc lựa chọn dần các khách hàng tốt nhất như vậy trước hết sẽ tập trung vào các khách hàng tốt nhất. Do vậy, trừ phi điều này bị hạn chế cho đến năm cuối cùng thì mới giảm thiểu được tác động của việc trì hoãn.

Việc trì hoãn sẽ giúp có thêm thời gian cho các ngân hàng trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh nhưng cũng làm giảm áp lực buộc các ngân hàng này phải tiến hành nâng cao năng lực cạnh tranh và khiến nảy sinh tư tưởng trì trệ. Luận điểm “để có thêm thời gian” chỉ có sức thuyết phục khi có áp lực mạnh buộc phải thay đổi. Chừng nào Chính phủ còn sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ các ngân hàng yếu hoạt động thì luận điểm này tỏ ra kém tin cậy.

Việc trì hoãn cho phép phát hành thẻ tín dụng đến tận năm 2009 được đưa ra do lĩnh vực này còn non trẻ và để có thêm thời gian cho các ngân hàng trong nước phát triển mạng lưới và cơ sở khách hàng của mình. Điều này có nghĩa là các ngân hàng trong nước phải gánh chịu chi phí và rủi ro tài chính trong việc phát triển thị trường thẻ tín dụng. Hạn chế này sẽ có ý nghĩa nếu người phát hành đầu tiên có lợi thế là người đi đầu và có được khách hàng trung thành.

Việc hạn chế mở rộng mạng lưới ATM của các ngân hàng nước ngoài cho đến khi nào các ngân hàng trong nước được phép tiến hành được coi là công bằng phù hợp với nguyên tắc “sân chơi bình đẳng”. Cho đến khi các ngân hàng trong nước được phép mở rộng mạng lưới ATM, các ngân hàng nước ngoài cũng sẽ được phép thực hiện tương tự.

Tạo điều kiện xâm nhập thị trường. Cam kết trong các hiệp định thương mại như US BTA, GATS, và AFAS cho phép có quyền xâm nhập thị trường. Bên cạnh các quy định chung và môi trường pháp lý trong đó có các quy định hạn chế trong hệ thống tài chính về thời gian và cách thức giải quyết các hồ sơ xin phép và các biện pháp đối xử khác có thể làm giảm mức độ hấp dẫn làm ăn kinh doanh và tăng chi phí xâm nhập. Trong khi một số hạn chế đó có thể được nêu trong các cam kết thương mại, các hạn chế khác

Page 114: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

114

có thể rất dễ nhận ra. NHNN cần xem xét các vấn đề này và các cam kết thương mại để đánh giá tác động đối với cạnh tranh.

Có thể đưa ra một kết luận là nếu NHNN không tạo điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập thị trường thì cho dù cam kết có mạnh mẽ hơn nữa cũng không thành vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn có nguy cơ buộc NHNN phải đẩy mạnh cải cách NHTMNN. Nếu NHNN tạo điều kiện cho nước ngoài xâm nhập thị trường, thì lộ trình mở cửa phải rất đáng tin cậy và thời gian có được để cải cách là rất đáng quý. Chính sách tài chính trong nước tạo điều kiện cho tất cả các ngân hàng xâm nhập thị trường và hoạt động tốt còn quan trọng hơn nhiều so với quyết định cam kết thương mại ở mức cao hơn vì đã có nhiều cam kết trong lĩnh vực ngân hàng nêu trong US BTA. Cam kết tạo cơ hội định hướng cho quá trình cải cách hệ thống ngân hàng trên cấp độ lớn hơn.

VI. DÞCH Vô NG¢N HμNG MíI

1. Giai đoạn phát triển dịch vụ ngân hàng mới ở Việt Nam

Gia nhập WTO bản thân nó không làm tăng thêm dịch vụ ngân hàng mới vì các ngân hàng Việt Nam đã cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng. Việc phát triển các dịch vụ ngân hàng mới không thể bị áp đặt bởi Nhà nước hay thông qua các thoả thuận quốc tế. Tuy nhiên, người ta có thể hy vọng rằng do cạnh tranh tăng lên trong lĩnh vực ngân hàng do xoá bỏ các rào cản về dịch vụ và trở ngại cung cấp dịch vụ đó ở Việt Nam sẽ khiến các ngân hàng cung cấp các dịch vụ ngân hàng mới, buộc các định chế kém thích nghi hơn phải rút khỏi thị trường và khiến cho các dịch vụ tài chính ngân hàng tăng lên về chất lượng và phong phú hơn, và cuối cùng khách hàng là người hưởng lợi.

Theo một nguyên tắc phổ biến là “điều gì không bị cấm thì được cho phép”, phần lớn các dịch vụ ngân hàng đã có mặt ở Việt Nam, nếu tất cả các chính sách hạn chế cạnh tranh bị xoá bỏ, sẽ có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng. Do vậy, quy định hạn chế cạnh tranh cần được xoá bỏ và các nguyên tắc hiện hành quy định đối với một số dịch vụ tài chính nhất định như “bao thanh toán” cần được hoàn thiện và làm rõ nhiều hơn nữa. Chỉ với điều kiện đó thì các dịch vụ ngân hàng mới mới có thể phát triển được.

Page 115: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

115

Thị trường dịch vụ mở cũng làm làm tăng khả năng tiếp cận công nghệ nước ngoài. Khi công nghệ mới phát triển ở Việt Nam, thương mại dịch vụ tài chính ngân hàng sẽ giúp mang lại lợi ích từ việc sử dụng các thành tựu nghiên cứu phát triển của thế giới. Chuyển giao công nghệ diễn ra trên nhiều cấp độ: sử dụng các thiết bị mới hơn với trình độ công nghệ cao hơn và trao đổi kiến thức và kinh nghiệm. Cuộc cách mạng Internet cũng sẽ giúp tạo ra nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử.

Mặc dù một số cá nhân ở Việt Nam đã có trình độ công nghệ nhất định, nhưng việc cung cấp “dịch vụ ngân hàng mới” lại được hiểu ở Việt Nam theo nghĩa khác với các nước phương Tây tiên tiến. Ở các nước phương Tây, phương pháp tiếp cận tự động các dịch vụ ngân hàng tiên tiến đang phát triển nhanh chóng, và đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng bán lẻ đang được trợ giúp bởi công nghệ Internet và điện thoại di động. Ở Việt Nam, cuộc cách mạng dịch vụ ngân hàng sẽ xảy ra khi có nhiều người được tiếp cận rộng rãi hơn các dịch vụ ngân hàng và khi các ngân hàng thương mại cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

2. Dịch vụ cụ thể

Bao thanh toán: Bao thanh toán được quy định trong Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/9/2004 của Thống đốc NHNN. Quyết định này cho phép tất cả các TCTD ở Việt Nam được phép cung cấp dịch vụ bao thanh toán. Mặc dù nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam rất cao, các ngân hàng trong nước vẫn còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn. Các ngân hàng Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt từ các ngân hàng nước ngoài khi họ tham gia vào thị trường này.

Cho thuê tài chính: Cho thuê tài chính được quy định trong Nghị định 16/2001/NĐ-CP và Nghị định 65/2005/NĐ-CP và trong Luật Các TCTD số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997. Hiện nay có 8 công ty cho thuê tài chính đang hoạt động ở Việt Nam, hầu hết đều thuộc các NHTMNN. Các công ty này đều kém phát triển “chiếm 0,7% tổng dư nợ ngân hàng năm 2002) và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực phương tiện giao thông, thiết bị xây dựng, tàu thuyền và thiết bị công nghiệp nhẹ.

Thẻ nhựa: thẻ nhựa được quy định trong Luật Các TCTD và Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002 ban hành quy định về hoạt động

Page 116: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

116

thanh toán qua các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán. Thị trường thẻ nợ đã bùng nổ từ năm 2002 với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm lên tới 200%. Hiện nay có 17 ngân hàng phát hành thẻ nợ với khoảng 2 triệu thẻ được phát hành trên cả nước. Số lượng ATM vẫn còn thiếu, chất lượng dịch vụ thẻ của các ngân hàng Việt Nam còn hạn chế và khả năng phát triển các dịch vụ khác liên quan tới thẻ còn yếu.

Bảo lãnh: Quyết định 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/8/2000, sửa đổi năm 2001, 2003, của Thống đốc NHNN và Quyết định 112/2003/QĐ-NHNN ngày 11/2/2003 của NHNN quy định về vấn đề bảo lãnh. Tất cả các ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng được thành lập tại Việt Nam có thể cung cấp dịch vụ bảo lãnh. Tổng giá trị bảo lãnh cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn của ngân hàng trong nước (25% vốn của chi nhánh ngân hàng nước ngoài). Khả năng bảo lãnh chủ yếu phụ thuộc vào danh tiếng và tình trạng tài chính của ngân hàng. NHTMNN có vị thế tốt để cung cấp bảo lãnh trong khi hầu hết các NHTMCP thì không.

Bảo lãnh phát hành, đặt mua và mua bán chứng khoán: hiện nay quyết định 172/1999/QĐ-TTg ngày 19/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ giới hạn việc phát hành, đặt mua và “mua bán” chứng khoán cho các công ty chứng khoán, các công ty con của các TCTD. Quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhỏ. 30 doanh nghiệp được mua bán trên Trung tâm giao dịch thành phố Hồ Chí Minh. Việc phát triển thị trường này còn bị hạn chế bởi trình độ chuyên môn thấp, hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế, thiếu các quy định về đạo đức chuyên môn và chưa được công chúng tin tưởng.

Môi giới tiền tệ: Quyết định 351/2004/QĐ-NHNN ngày 7/4/2004 của Thống đốc NHNN quy định hoạt động này gồm “đi vay, cho vay, mua bán nợ, nhận tiền gửi, gửi tiền, mua bán các giấy tờ có giá, các giao dịch ngay ngoại hối, giao dịch ngoại hối kỳ hạn, hoán đổi lãi suất và ngoại hối, quyền chọn ngoại hối và các hoạt động khác theo quy định của NHNN”. Không có TCTD nào thực hiện các dịch vụ này vì khung pháp lý và phạm vi áp dụng không rõ ràng và không có hướng dẫn cụ thể của NHNN.

Các “dịch vụ ngân hàng mới” được NHNN xem xét: - Séc du lịch; - Dịch vụ chuyển tiền; - Séc;

Page 117: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

117

- Hối phiếu; - Chứng nhận tiền gửi; - Công cụ phát sinh; - Sản phẩm ngoại hối; - Hoán đổi; - Thoả thuận giá kỳ hạn; - Chứng khoán; - Quản lý tài sản; - Thanh toán và bù trừ; - Cung cấp thông tin tài chính; - Dịch vụ tư vấn ngân hàng; - Chấp nhận tiền gửi; - Cho vay tiêu dùng.

Danh mục các dịch vụ ngân hàng mới trong tương lai mặc dù dài, nhưng có lẽ không đầy đủ. Phân tích chi tiết các dịch vụ nêu ở đây sẽ vượt quá phạm vi của nghiên cứu này.

3. Xu hướng phát triển các dịch vụ ngân hàng mới dựa trên kinh nghiệm quốc tế

Theo kinh nghiệm quốc tế, hoạt động ngân hàng bán lẻ đang phải chịu áp lực kiểm soát và cắt giảm chi phí. Đồng thời, lĩnh vực này sắp tới phải khai thác nhiều hơn các cơ hội giao dịch trực tuyến để thoả mãn và giữ chân khách hàng.

3.1. Phương pháp mới tiếp cận các dịch vụ tài chính Khách hàng tiếp tục đến các ngân hàng bán lẻ bằng cách đi đến các chi

nhánh địa phương của ngân hàng. Họ sử dụng các máy ATM truyền thống để tiếp cận các dịch vụ ngân hàng đơn giản. Tuy nhiên, phương pháp tự động như vậy đang trên đà phát triển và chắc chắn internet sẽ là phương thức phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ châu Âu với hàng triệu khách hàng lựa chọn phương thức này (70 triệu vào năm 2004). Ở châu Âu, lĩnh vực ngân hàng bán lẻ đang tìm cách tiếp cận tự động cho nhiều sản phẩm dịch vụ. Ngày nay, công nghệ đã đạt tới trình độ phát triển

Page 118: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

118

tinh vi trong lĩnh vực này và bây giờ có thể cung cấp và tiếp cận các dịch vụ ngân hàng tương đối phức tạp theo phương thức tự động hoá. Ví dụ, khách hàng có thể hoàn thành giai đoạn đầu của việc nộp đơn xin vay thế chấp mà không cần phải tiếp xúc với cán bộ ngân hàng và có thể mua bảo hiểm hay gửi tiền có kỳ hạn.

Các máy dễ sử dụng cung cấp dịch vụ ngân hàng tự phục vụ 24x7 với các dịch vụ ngân hàng truyền thống giúp tăng tốc độ phục vụ và giảm chi phí. Khách hàng châu Âu rất sẵn sàng sử dụng phương pháp cung cấp số chứng nhận cá nhân để tiếp cận các dịch vụ ngân hàng mới. Nếu cần có số chứng nhận đảm bảo hơn, công nghệ thẻ thông minh có thể được sử dụng. Nếu khách hàng muốn tiện lợi và tiếp cận từ xa, thẻ chứng nhận cá nhân có thể được cung cấp qua điện thoại. Một số khách hàng có vẻ như thích phương pháp tiếp cận tự động ví dụ như người trẻ tuổi hoặc nhiều tiền. Phương pháp tiếp cận tự động mang lại khá nhiều lợi ích và rất hiệu quả, tốc độ và chính xác, và điều này dẫn tới việc rất quan trọng là cắt giảm chi phí chung.

3.2. Các sản phẩm và dịch vụ mới Rõ ràng là hoạt động ngân hàng bán lẻ đang trong giai đoạn phát triển

với các sản phẩm và dịch vụ mới liên tục được tung ra thị trường. Ví dụ về sự phát triển, đổi mới nhanh chóng này có thể kể ra ở đây là thế chấp kết hợp, tài khoản tiết kiệm và thường xuyên, khả năng mua bảo hiểm trực tuyến và theo thời điểm thực tế. Ví dụ ở Nam Phi, các ngân hàng bán lẻ đang phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới để thu hút các khách hàng chưa được/ít được ngân hàng phục vụ, giải pháp mà khách hàng ưa thích là họ giảm lượng tiền thực tế phải mang đi (qua đó giảm khả năng bị trộm cướp), và các ngân hàng cũng thích như vậy vì giúp hoạt động hiệu quả hơn, giảm bớt chi phí giao dịch. Các dịch vụ ngân hàng truyền thống gắn với các dịch vụ phí ngân hàng theo các phương thức mới đầy sáng tạo. Ví dụ, một chủ cửa hàng bây giờ có thể cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ và công ty bảo hiểm có thể chấp nhận việc thanh toán qua thẻ, cung cấp thêm nhiều dịch vụ hơn trong khi lại có thể giảm được phí bảo hiểm.

Rõ ràng là các sản phẩm và dịch vụ mới đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân khách hàng. Khi bạn tăng số lượng sản phẩm cung cấp cho một khách hàng, họ sẽ càng ít có khả năng chuyển sang đối thủ cạnh tranh của bạn.

Page 119: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

119

3.3. Kênh phân phối mới Lĩnh vực ngân hàng bán lẻ có nhiều kênh phân phối mới để khai thác.

Cũng như internet, điện thoại di động cũng là một kênh tiềm năng và trong một vài năm tới, TV giao tiếp trực tiếp (iTV) cũng như vậy. Chỉ có 14% khách hàng châu Âu chủ động mua hàng trên internet, đây là những người giàu có, phần lớn có thu nhập hàng năm trên 50.000 USD. Phần lớn số khách hàng này ở các nước Bắc Âu, thường là nam giới, độ tuổi từ 25-54. 30% dân châu Âu sử dụng điện thoại di động và đã có quan tâm tới việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng di động (mbanking). Một ngân hàng ở Hungary đang sử dụng một phần mềm đặc biệt để giúp giải quyết vấn đề gian lận bằng cách thông báo cho khách hàng qua điện thoại di động bằng tin nhắn mỗi lần có giao dịch bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ nợ. Thêm vào đó, mỗi sáng, khách hàng có thể nhận được thông báo số dư tài khoản qua điện thoại của mình.

Ở Tây Ban Nha, hoạt động ngân hàng qua điện thoại di động và điện thoại (ban đầu là giữa ngân hàng Bilbão Vizcaya Argentaria và công ty Telefónica Móviles) cho phép khách hàng thanh toán các khoản tiền nhỏ không cần dùng thẻ, giao tiếp trực tiếp qua điện thoại di động. Chắc chắn là lĩnh vực ngân hàng bán lẻ phải phối hợp chặt chẽ với lĩnh vực viễn thông trong nhiều năm tới, và cả hai bên còn rất nhiều cơ hội. Ví dụ các cổng GMS bây giờ có thể đặt ở các điểm bán hàng, cho dù xa bao nhiêu, điều này cho phép các giao dịch được phép thực hiện ở nhiều nơi chưa từng có. Thường chỉ cần có một vài điều chỉnh nhỏ đối với các hệ thống hiện nay để hỗ trợ cho các dịch vụ này, làm cho nó trở nên hấp dẫn đối với các ngân hàng nhằm tăng khả năng thu lời từ khác khoản đã đầu tư. Các ngân hàng bán lẻ cũng xem xét một cách thận trọng kênh phân phối ITV. Các gia đình có iTV ở châu Âu sẽ vượt số lượng gia đình có internet vào năm 2006. Kênh Internet và di động, iTV, tất cả các kênh phân phối mới này đòi hỏi ngân hàng phải cảnh giác và linh hoạt đối với các công nghệ mới, sẵn sàng thay đổi theo nhu cầu thị trường.

Xử lý thanh toán là lĩnh vực quan trọng để kiểm soát chi phí và thanh toán điện tử ở Anh thường được thực hiện dựa trên giấy tờ đối với cả giao dịch bán buôn và bán lẻ. Việc nhanh chóng chuyển khách hàng sang thanh toán điện tử sẽ tiết tiệm cho ngân hàng và người bán lẻ. Mang lại lợi ích cho khách hàng là cách hiệu quả để thay đổi thói quen của khách hàng và chuyển các giao dịch sang hệ thống tự động.

Page 120: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

120

VII - KHUYẾN NGHỊ

1. Khuyến nghị liên quan tới khung pháp lý

− Đẩy mạnh quá trình xây dựng khung pháp lý liên quan tới Luật NHNN mới và Luật Các TCTD mới. Nhiệm kỳ Quốc hội khoá này sắp kết thúc và cần có thêm thời gian để bầu cơ quan lập pháp mới và điều này sẽ làm trì hoãn chương trình xây dựng pháp luật.

− NHNN và Bộ Tài chính cần xem xét xoá bỏ các văn bản, quy định và thủ tục tạo ra sự bảo hộ hay phân biệt đối xử giữa các định chế trong nước (cụ thể là giữa NHTMNN và NHTMCP) để nâng cao tính cạnh tranh của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đối phó với cạnh tranh từ phía nước ngoài.

− Hoàn thành việc đánh giá tổng thể các Luật, quy định hiện hành xem mức độ phù hợp của các văn bản đó với các nghĩa vụ và yêu cầu trong các hiệp định quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng. Trong đề xuất do phía Việt Nam đưa ra có tham chiếu tới Luật Các TCTD và một số Luật quan trọng khác. Toàn bộ các quy định liên quan cần được xem xét đánh giá một cách hệ thống để hài hoà hoá với các cam kết của Việt Nam theo GATS và US BTA, kể cả các quy định của NHNN.

− Đánh giá mức độ tuân phủ theo các thông lệ quốc tế như quy định về CAR, phòng tránh và xử lý rủi ro, và dự trữ bắt buộc

− Bắt đầu quản lý các vấn đề nổi cộm trong quá trình phát triển thị trường như hoạt động ngân hàng điện tử (đảm bảo an ninh), quy định về các công cụ phái sinh (hợp đồng tương lai, quyền chọn, hoán đổi), thẻ nhựa, v.v...;

− Xây dựng cơ chế và chính sách về minh bạch và công bố thông tin đối với những người phát hành trên thị trường và người tham gia thị trường tài chính.

2. Khuyến nghị liên quan tới chiến lược phát triển, quản trị và hoạt động:

− Phát triển nguồn nhân lực và tiến hành đào tạo rộng rãi các cán bộ của ngân hàng (tập trung vào quản lý rủi ro, kỹ năng kinh doanh, dịch vụ ngân hàng mới, dịch vụ khách hàng, tính chuyên nghiệp);

Page 121: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

121

− Khuyến khích các ngân hàng áp dụng phương pháp tiếp cận hướng tới dịch vụ và thân thiện với khách hàng;

− Phát triển các công cụ bán hàng và marketing;

− Hợp lý hoá mạng lưới chi nhánh và cơ cấu của ngân hàng, tập trung vào các mảng khách hàng và nhóm dịch vụ;

− Tăng cường năng lực quản lý ngân hàng. Nâng cao trình độ quản lý thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn xét tuyển cán bộ cao hơn, nghiêm nghặt hơn, quy định về đạo đức nghiệp vụ ngân hàng v.v...;

− Áp dụng các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp, minh bạch tài chính và tăng cường áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế đối với dịch vụ ngân hàng (CAMELs, BASEL);

− Áp dụng chế độ lương thưởng dựa trên kết quả làm việc để khuyến khích các cán bộ có trình độ;

− Áp dụng các quy trình thủ tục đơn giản hơn, giảm bớt quan liêu giấy tờ. Bắt đầu tiêu chuẩn hoá hoạt động và thủ tục quản lý;

− Phát triển mạng lưới IT của ngân hàng;

− Áp dụng các phần mềm mới về đánh giá rủi ro tín dụng v.v...;

− Phát triển bộ phận kiểm toán nội bộ (phát triển hệ thống chấm điểm rủi ro và các công cụ kiểm soát nợ xấu);

− Đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá tất cả các NHTMNN, giải quyết vấn đề nợ xấu theo chuẩn kế toán quốc tế;

− Khuyến khích các ngân hàng tư nhân hiện nay của Việt Nam sáp nhập với nhau hoặc tìm kiếm một nhà đầu tư chiến lược;

− NHNN và Bộ Tài chính cần xây dựng lộ trình phát triển Ngân hàng Chính sách Xã hội tập trung vào lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, can thiệp của Chính phủ dưới hình thức định hướng tín dụng phục vụ mục tiêu thực hiện chính sách của Nhà nước (một khi các NHTMNN được cổ phần hoá, họ chỉ nên thực hiện các hoạt động thương mại);

− Thu hút nguồn vốn dài hạn;

− Đề xuất và phát triển các dịch vụ mới;

Page 122: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

122

− Tập trung chuyên sâu vào dịch vụ (đa dạng hoá dịch vụ cần phù hợp với việc chuyên môn hoá dịch vụ của ngân hàng phục vụ mảng khách hàng của ngân hàng);

− Các ngân hàng ở mọi cấp độ quy mô cần xây dựng chiến lược phát triển toàn diện và kế hoạch hành động cụ thể, kẻ cả các bước đi quyết định để đảm bảo rằng mình sẽ chuyển sang hoạt động hoàn toàn trên nguyên tắc thị trường và chỉ theo đuổi các mục tiêu thương mại, không còn được sự bảo hộ và trợ cấp của nhà nước.

Kết luận

Dịch vụ ngân hàng Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong vài năm qua. Nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng đã được các TCTD cung cấp. Tuy nhiên chiều rộng và chiều sâu của các dịch vụ đó vẫn còn hạn chế. Nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của nhiều TCTD vẫn còn nhỏ. Các dịch vụ phức tạp, có giá trị gia tăng cao vẫn còn hiếm. Tuy nhiên vẫn có triển vọng bùng nổ dịch vụ ngân hàng khi Việt Nam gia nhập WTO và nền kinh tế Việt Nam hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới, và các NHTM Việt Nam có vị thế thuận lợi đương đầu với các thách thức đó.

Để hỗ trợ các NHTM và TCTD trong nước đạt được các tiềm năng đó, các cơ quan chức năng cần hoàn thiện cơ chế chính sách hiện nay, môi trường và khuôn khổ pháp lý cho dịch vụ ngân hàng. Song song với việc cải cách và thực hiện cam kết trong các thoả thuận quốc tế, Việt Nam cần đánh giá chi tiết và cải cách khuôn khổ pháp lý nhằm đảm bảo phù hợp Phụ lục của GATS về dịch vụ tài chính.

Trong tương lai, sẽ có sự hội tụ của các dịch vụ ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Các ngân hàng đã thành lập các công ty các công ty chứng khoán và cũng đã cung cấp các dịch vụ như thế chấp, các khoản cho vay thế chấp bằng chứng khoán, đầu tư chứng khoán v.v... Các dịch vụ liên ngành này sẽ còn mở rộng hơn nữa trong tương lai.

Chính vì vậy cần có sự điều phối giữa các cơ quan quản lý nhà nước khác nhau, ví dụ giữa Ngân hàng Nhà nước và Uỷ ban Chứng khoán về các vấn đề liên quan đến cho vay dựa trên thế chấp chứng khoán của các ngân hàng, dịch vụ Repo giữa các công ty chứng khoán và các ngân hang, quản lý rủ ro trong đầu tư chứng khoán với các ngân hàng mẹ v.v…

Page 123: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

123

PHỤ LỤC 1

CÁC LUËt VÀ CÁC QUY ®Þnh hiÖn hμnh vÒ dÞch vô ng©n hμng

Có hai Luật điều tiết tổng thể các hoạt động ngân hàng và các tổ chức tín dụng ví dụ 1) Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 được sửa đổi và bổ sung bằng Luật số 20/2004/QH11 của Quốc hội về việc sửa đổi và bổ sung đối với Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997; và 2) Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 được sửa đổi và bổ sung bằng Luật số 10/2003/QH11 về việc sửa đổi và bổ sung cho Luật Ngân hàng Nhà nước số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997.

Về cơ bản, những sửa đổi hai Luật nêu trên nhằm xây dựng một hệ thống ngân hàng hiện đại phù hợp với những thông lệ quốc tế tốt nhất, loại bỏ những gánh nặng hành chính, giảm thiểu những can thiệp không cần thiết của cơ quan quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, mở rộng và xác định lại các loại hình các tổ chức tín dụng, củng cố hệ thống pháp luật, đáp ứng các yêu cầu về hội nhập khu vực và quốc tế. Trong Luật Ngân hàng Nhà nước, các Điều (9,17,21 và 32) đã được sửa đổi để đáp ứng các yêu cầu đối với việc thay đổi chính sách quản lý tiền tệ, như thời hạn để minh bạch hoá các hoạt động ngân hàng, các quy định về hoạt động thị trường mở. Trong Luật Các tổ chức tín dụng, có 20 điều khoản đã được sửa đổi liên quan đến sự khác biệt giữa tín dụng ưu đãi, tín dụng thương mại, việc sắp xếp và các hoạt động của các tổ chức tín dụng; làm rõ các định nghĩa về thuật ngữ ngân hàng, việc thành lập các chi nhánh, ban Giám đốc, Tổng giám đốc và kiểm soát nội bộ.

Ngoài hai Luật quan trọng trên, nhiều văn bản pháp lý cũng đã được ban hành, được sửa đổi hay được bổ sung để làm cho các Luật sát với các thông lệ quốc tế hơn. Đặc biệt, các quy định liên quan đến các dịch vụ ngân hàng bao gồm: Luật về Công cụ chuyển nhượng, được thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2006 (thay cho Pháp lệnh về Hối phiếu năm 1999); Pháp lệnh Ngoại hối được thông qua ngày 13/12/2005 và có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2006; Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành Quy định về nghiệp vụ bao thanh toán của các tổ chức tín dụng; Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10 tháng 11 năm 2004 về giao dịch ngoại hối của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối; Quyết định số 351/2004/QĐ-NHNN ngày 7 tháng 4 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về môi giới tiền tệ v.v...

Page 124: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

124

1. Xem xét và đánh giá khuôn khổ pháp lý hiện hành theo GATS và US-BTA

Tiếp theo, chúng tôi sẽ áp dụng theo phân loại dịch vụ của GATS, và trong phạm vi cam kết của US-BTA được coi là chuẩn để xem xét những đặc điểm nổi bật của khuôn khổ hiện hành của Việt Nam, nêu bật những yếu kém và những hạn chế chính; và đưa ra các khuyến nghị để cải thiện tình hình.

(a) Chấp nhận tiền gửi và các khoản phải trả khác từ công chúng

Các quy định hiện hành cho phép tất cả các tổ chức tín dụng được cung cấp tất cả các loại hình tiền gửi và các khoản phải trả từ công chúng12. Việt Nam hiện đang thực hiện theo các cam kết trong GATS (khoản mục (e) và (f) về nhận tiền gửi bằng VND của một chi nhánh của các ngân hàng Mỹ. Sau năm 2009, những hạn chế này sẽ được dỡ bỏ nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh và bình đẳng cho tất cả các loại hình tổ chức tín dụng.

(b) Cho vay các loại, bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng cầm cố, bao thanh toán và tài trợ giao dịch thương mại

Hiện trạng Khuôn khổ quản lý đối với các hoạt động cho vay được quy định trong

Luật Các tổ chức tín dụng Số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Quyết định Số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành các quy định về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3 tháng 02 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành một số sửa đổi và bổ sung đối với Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN. Theo các quy định hiện hành, có một số điểm khác biệt về thuật ngữ kỹ thuật về nghiệp vụ cho vay như tín dụng tiêu dùng và

12 Điều 45, 46 của Luật số 20/2004/QH11 của Quốc hội về việc sửa đổi và bổ sung đối với Luật Các tổ chức tín dụng Số 02-1997-QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997.

Page 125: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

125

tín dụng cầm cố nhưng về cơ bản các tổ chức tín dụng được phép cung cấp tất cả các loại hình cho vay13 , bao gồm:

1. Các khoản vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn lên đến 12 tháng; 2. Các khoản vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn trên 12 tháng đến

sáu mươi (60) tháng; 3. Các khoản vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn trên sáu mươi (60)

tháng. Cũng có sự khác nhau giữa các hoạt động nhận tiền gửi của các công ty

tài chính và các tổ chức tín dụng, đó là các công ty tài chính chỉ có thể nhận tiền gửi có kỳ hạn không quá 1 năm từ các cá nhân và tổ chức theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước14.

Liên quan tới các dịch vụ bao thanh toán, khuôn khổ quản lý được quy định trong Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng. Theo Quyết định này, tất cả các tổ chức tín dụng tại Việt Nam được phép cung cấp các dịch vụ bao thanh toán, bao gồm các công ty tài chính là những công ty tài chính 100% vốn nước ngoài và các công ty tài chính liên doanh15.

Không có khuyến nghị

(c) Nghiệp vụ cho thuê tài chính

Khuôn khổ pháp lý hiện hành đối với nghiệp vụ cho thuê tài chính gồm Nghị định số 16/2001/NĐ-CP và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP, Luật về các tổ chức tín dụng số 02-1997-QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997. Theo các quy định hiện hành, có một số hạn chế và phân biệt đối xử trong việc cung cấp các dịch vụ cho thuê tài chính16.

13 Điều 8 của Quyết định Số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành các quy định về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Điều 50 của Luật Các tổ chức tín dụng Số 02-1997-QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997. 14 Điều 17 của Nghị định Số 79/2002/NĐ -CP ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính. 15 Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam về hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng. 16 Điều 49 của Luật Các tổ chức tín dụng số 02-1997-QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997.

Page 126: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

126

Các hạn chế: Có một số hạn chế trong các quy định về cho thuê tài chính hiện hành.

1) Các dịch vụ cho thuê tài chính chỉ có thể được cung cấp bởi các công ty cho thuê tài chính (FLCs); 2) Không có quy định nào đang thực thi về các dịch vụ bán và cho thuê lại và nghiệp vụ thuê hợp vốn đang hạn chế các FLC theo đuổi các hoạt động này, do đó hạn chế khả năng của các FLC trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường tiềm năng; 3) Các quy trình đăng ký hiện hành đối với các tài sản cho thuê và quyền bảo đảm hình thành một cách rõ ràng sự ưu tiên của người cho thuê tài chính có đảm bảo đối với người đi thuê. Việc trang trải tài sản cho thuê từ những người đi thuê không có khả năng thanh toán hiện nay tốn kém và mất nhiều thời gian, nhưng những tiến bộ đối với các quy trình đăng ký đang được thực hiện thông qua việc thành lập Trung tâm Giao dịch Đảm bảo Quốc gia (NRAST) và những tiến bộ đối với hệ thống Toà án thương mại.

Các khuyến nghị Chúng tôi khuyến nghị rằng môi trường quản lý đối với các hoạt động

cho thuê tài chính cần phải được cải thiện, có thể như sau: 1) Cho phép các FLC được huy động vốn thông qua việc bán các khoản

phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính. 2) Thực hiện các giao dịch bán và cho thuê lại và cho thuê hợp vốn. 3) Cải thiện môi trường quản lý đối với các giao dịch có bảo đảm, những

cải cách đối với các thủ tục về đăng ký tài sản cho thuê và tài sản đảm bảo lợi ích, việc xác lập một cách rõ ràng đối với ưu tiên của bên cho vay được đảm bảo và người đi thuê.

4) Tiêu chuẩn hoá các yêu cầu về vốn pháp định đối với các FLC trong nước và nước ngoài và cho phép việc lập chi nhánh của các FLC nước ngoài có cùng thời hạn với các công ty trong nước.

5) Về dài hạn, việc chứng khoán hoá các hợp đồng cho thuê sẽ được cho phép.

(d) Tất cả các khoản thanh toán và các dịch vụ chuyển tiền, gồm

tín dụng, phí và thẻ nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng

Thanh toán và các dịch vụ chuyển tiền được quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 199717, Quyết định

17 Điều 66 và 67

Page 127: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

127

số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26 tháng 3 năm 2002 ban hành các văn bản pháp luật về hoạt động thanh toán thông qua các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán.18

Các Luật và các quy định không giới hạn phạm vi cung cấp dịch vụ thanh toán và dịch vụ chuyển tiền của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng không được quy định một cách cụ thể.

Vướng mắc Nhiều trường hợp liên quan đến thẻ giả và việc giả mạo thẻ trong năm

2005 gây ra nhiều quan ngại đối với công chúng cũng như niềm tin của họ vào thẻ ngân hàng. Sự tồn tại của ba liên minh thẻ tại cùng một thời điểm nhờ hệ thống thanh toán không tương thích của các thành viên thẻ gây ra nhiều chi phí lãng phí và những bất lợi của công cụ thanh toán.

Khuyến nghị

• Séc du lịch và hối phiếu ngân hàng phải được bổ sung như phương tiện thanh toán vào Quyết định số 226-2002-QĐ-NHNN ngày 26 tháng 3 năm 2002 ban hành các quy định về hoạt động thanh toán thông qua các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán.

• Phí và lệ phí liên quan đến các dịch vụ thanh toán liên ngân hàng giữa Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại sẽ phải điều chỉnh để khuyến khích cá nhân và tổ chức sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt thông qua hệ thống ngân hàng. Đồng thời, các chương trình tuyên truyền về lợi ích của các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt sẽ được thực hiện nhằm nâng cao hiểu biết và kiến thức của công chúng.

• Luật Thương mại điện tử phải được nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi khách hàng của ngân hàng khi họ tiếp cận các dịch vụ thanh toán điện tử do các ngân hàng thương mại đưa ra.

• Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải phải hành các văn bản hướng dẫn liên quan tới các loại séc và làm cho các văn bản sát với các tiêu chuẩn quốc tế hơn, xây dựng các trung tâm thanh toán bù trừ tại các thành phố lớn nhằm làm giảm thời gian thanh toán qua hệ thống ngân hàng và

18 Điều 9

Page 128: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

128

thành lập Trung tâm Chuyển mạch Quốc gia để kết nối các máy ATM và POS trên toàn quốc.

• Các quy định về nguyên tắc an toàn, các tiêu chuẩn quản lý liên quan đến thanh toán điện tử phải được ban hành và thực hiện sớm để bảo vệ khách hàng.

• Về hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giữa Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại, hạn chế đối với giá trị của mỗi giao dịch phải được dỡ bỏ để nâng cao số lượng thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng qua đó chi phí phát sinh từ quy trình xử lý thủ công sẽ bị loại bỏ và tăng số lần thanh toán cho khách hàng.

(e) Bảo lãnh và cam kết

Hiện trạng Các quy định về bảo lãnh được đưa ra trong Quyết định số

283/2000/QĐ-NHNN14 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 25 tháng 8 năm 2000 và được sửa đổi bằng Quyết định số 386/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 11 tháng 4 năm 2001 và Quyết định số 1348/2001/QĐ- NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 29 tháng 10 năm 2001; Quyết định số 112/2003/QĐ-NHNN ngày 11 tháng 02 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Theo những quy định này, tất cả các loại hình ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thành lập tại Việt Nam có thể cung cấp dịch vụ bảo lãnh ngân hàng. Các ngân hàng được uỷ quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc tiến hành các thanh toán quốc tế sẽ được phép cung cấp bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh thanh toán và các loại bảo lãnh khác cho người hưởng lợi. Các tổ chức tín dụng có thể cung cấp bảo lãnh đối với hối phiếu hoặc kỳ phiếu theo các Luật về giấy tờ có giá và những Quy định như thế này.19

Vướng mắc Có sự khác biệt về tổng giá trị bảo lãnh của tổ chức tín dụng trong nước

và tổ chức tín dụng nước ngoài đối với một khách hàng mà tổng giá trị bảo

19 Điều 3 của Quyết định

Page 129: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

129

lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không vượt quá 15 % vốn tự có của mình trong khi tổng giá trị bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho mỗi một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của mình.20

(f) Kinh doanh tài khoản của mình hoặc của khách hàng, dù tại sở giao dịch và trên thị trường không chính thức, hoặc các giao dịch khác

(i) Công cụ thị trường tiền tệ (gồm séc, hoá đơn, chứng chỉ tiền gửi)

Hiện trạng Quy định hiện hành về chứng chỉ tiền gửi được quy định một cách cụ

thể trong Quyết định số 02/2005/QĐ-NHNN ngày 4 tháng 01 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy định về các quy định phát hành giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng trong việc huy động nguồn vốn trong nước. Quyết định này cũng đề cập đến việc chuyển giấy tờ có giá dưới hình thức mua, bán, cho, tặng, trao đổi, thừa kế theo luật và các quy định21. Do đó, không có hạn chế nào áp đặt đối với các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài liên quan đến việc phát hành chứng chỉ tiền gửi.

Vướng mắc Tuy nhiên, hiện tại, chưa có quy định nào về kinh doanh chứng chỉ tiền

gửi trên thị trường thứ cấp. Khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần xem xét để phát hành các quy định

về việc kinh doanh tiền gửi trên thị trường thứ cấp nhằm nâng cao tính thanh khoản của công cụ này trên thị trường. (ii) Các sản phẩm ngoại hối

Hiện trạng Các luật và quy định hiện hành về sản phẩm ngoại hối được quy định

trong Luật Các tổ chức tín dụng số 02-1997-QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10 tháng 11 năm 2004

20 Khoản mục 2 và 3 của Điều 7 trong Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN12 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 25 tháng 8 năm 2000. 21 Điều 4 và 13 của Quyết định

Page 130: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

130

về các giao dịch ngoại hối của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh hối đoái. Theo quy định này, một tổ chức tín dụng, khi được phép của Ngân hàng Nhà nước có thể tiến hành kinh doanh ngoại hối và vàng trên các thị trường trong nước và quốc tế22. Khuôn khổ pháp lý nới rộng cho tất cả các loại hình tổ chức tín dụng và phù hợp với thông lệ quốc tế. (iii) Các sản phẩm phái sinh bao gồm nhưng không hạn chế các hợp

đồng kỳ hạn (future) và hợp đồng chọn (option) Hiện trạng Các quy định về sản phẩm phái sinh được quy định trong Quyết định số

1452/2004/QD-NHNN ngày 10 tháng 11 năm 2004 về giao dịch ngoại hối của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối. Theo Quyết định này, các hợp đồng option được phép cung cấp bởi các tổ chức tín dụng, mà không có hạn chế hay yêu cầu gì đặc biệt. Tuy nhiên, các giao dịch hợp đồng future không được phép23.

Vướng mắc Quyết định hiện hành không bao quát các hoạt động về hợp đồng

future. Khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải xem xét việc bổ sung các hoạt

động về hợp đồng future vào quyết định này.

(iv) Các công cụ dựa trên tỷ giá hối đoái và lãi suất bao gồm các sản phẩm như hoán đổi (swaps) và hợp đồng tỷ giá kỳ hạn

Hiện trạng Quy định hiện hành về hoán đổi lãi suất được đề ra trong Quyết định

Số 1133/203/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2003 về cơ chế hoán đổi lãi suất. Quyết định này quy định về giao dịch hoán đổi lãi suất giữa các ngân hàng thương mại, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, ngân hàng liên doanh (dưới đây gọi là các ngân hàng) với các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam (dưới đây gọi là các doanh nghiệp), giữa các ngân hàng, giữa các ngân

22 Điều 71 của Luật Các tổ chức tín dụng và Điều 13 của Quyết định số 1452/2004/QD-NHNN ngày 10-11-2004. 23 Điều 13 của quyết định

Page 131: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

131

hàng và các tổ chức tín dụng nước ngoài. Các giao dịch hoán đổi lãi suất được quy định bởi quyết định này hoàn toàn tuân thủ với các thông lệ quốc tế.24

Không có một quy định riêng rẽ về các công cụ phái sinh cho các tổ chức tín dụng. Do đó, các hợp đồng tỷ giá hoán đổi và kỳ hạn không được các tổ chức tín dụng đưa ra vào thời điểm hiện tại. Ngoài những quy định này, các quy định hiện hành cho phép các tổ chức tín dụng được cung cấp các sản phẩm hối đoái và các công cụ tài chính phái sinh nhưng theo những quy định của Thống đốc tại mỗi thời kỳ.

Khuyến nghị Chúng tôi khuyến nghị rằng NHNN nên xem xét việc ban hành quy

định riêng rẽ về các công cụ phái sinh nhằm nâng cao sự hiểu biết và kỹ năng của các ngân hàng trong nước và khách hàng của họ để quản lý rủi ro. Quy định về hợp đồng tương lai phải được áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức tín dụng và bao gồm tất cả các loại hình phái sinh mà tổ chức tín dụng có thể cung cấp như các sản phẩm phái sinh dựa tên tỷ giá và lãi suất; hợp đồng kỳ hạn lãi suất; các giao dịch hợp đồng kỳ hạn future v.v. (v) Các loại chứng khoán có thể chuyển đổi

Hiện trạng Quy định hiện hành không cho phép các tổ chức tín dụng được giao

dịch chứng khoán trực tiếp, thay vào đó họ phải thực hiện thông qua các công ty con của các công ty chứng khoán với hệ thống kế toán độc lập. Tổng giám đốc của tổ chức tín dụng phải quyết định thành lập một công ty chứng khoán sau khi nhận được sự phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước25.

Khuyến nghị Cần phải cân nhắc việc ban hành các quy định cần thiết để đảm bảo

rằng không có lợi ích xung đột giữa các tổ chức tín dụng và công ty con kinh doanh chứng khoán của nó.

24 Điều 1 của Quyết định này 25 Điều 1 của Quyết định 172/1999/QD-TTg ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng về việc thành lập các công ty chứng khoán và việc niêm yết các tổ chức tín dụng.

Page 132: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

132

(vi) Các công cụ chuyển nhượng khác và các tài sản tài chính gồm cả vàng (kim khí quý)

Quy định về các công cụ chuyển nhượng được điều chỉnh theo Luật Công cụ chuyển nhượng Số 49/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội.

Điều khoản này của Luật giới hạn ở hối phiếu, séc, và các công cụ chuyển nhượng khác trừ các công cụ nợ dài hạn được phát hành vì mục đích huy động vốn trên thị trường26.

Luật hiện hành không hạn chế đối với các vấn đề có thể áp dụng được mà không có sự phân biệt giữa các cá nhân và tổ chức trong nước và nước ngoài27.

Về kinh doanh vàng, Luật Các tổ chức tín dụng quy định rằng một tổ chức tín dụng, khi nhận được sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước, có thể tiến hành kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và quốc tế.28

Không có khuyến nghị

(g) Tham gia vào việc phát hành tất cả các loại chứng khoán, kể cả bảo lãnh phát hành và chào bán như đại lý (dù công khai hay theo thoả thuận riêng) và cung cấp dịch vụ liên quan tới việc phát hành đó)

Khuôn khổ pháp lý đối với dịch vụ liên quan tới việc phát hành chứng khoán kể cả bảo lãnh phát hành và chào bán như đại lý được quy định trong Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2003 về việc phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu địa phương 29, Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 2 tháng 11 năm 2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán, và Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2006 về việc phát hành trái phiếu công ty. Do vậy, các công ty chứng khoán được thành lập từ các tổ chức tín dụng được phép hoạt động như nhà bảo lãnh phát hành hay đại lý phát hành chứng khoán.

26 Điều 1 của Luật này. 27 Điều 10 của Nghị định 141/2003/NĐ-CP 28 Điều 71 của Luật này. 29 Điều 3 và 11 của Nghị định 144/2003/NĐ-CP

Page 133: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

133

Khuyến nghị Các tiêu chí thành lập bảo lãnh phát hành và chào bán như đại lý phải

được cơ quan có thẩm quyền ban hành sớm, cùng với việc tạo ra một sân chơi bình đẳng đối với các tổ chức khác nhau để cung cấp các dịch vụ tài chính..

(h) Môi giới tiền tệ

Hiện trạng Các dịch vụ môi giới tiền tệ được quy định trong Quyết định số

351/2004/QĐ-NHNN ngày 7 tháng 4 năm 2004 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam30. Theo Quyết định này, các tổ chức tín dụng được phép cung cấp các dịch vụ môi giới liên quan đến việc đi vay, cho vay, mua, bán nợ; nhận, đặt tiền gửi; mua, bán các giấy tờ có giá; các giao dịch ngoại hối công khai, các giao dịch ngoại hối kỳ hạn; và lãi suất SWAPS; quyền chọn FX và các hoạt động khác theo các quy định của NHNNVN.

Không có sự phân biệt trong việc cung cấp loại dịch vụ này giữa các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, người sử dụng dịch vụ chỉ giới hạn ở các tổ chức tài chính nước ngoài và các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng.

Những trở ngại Quyết định hiện hành về môi giới tiền tệ là hoàn toàn tương ứng với

các cam kết. Tuy nhiên, còn nhiều điểm cần phải cân nhắc trong Quyết định này: - Theo quyết định, người sử dụng dịch vụ chỉ là các công ty tài chính

nước ngoài và các tổ chức tín dụng (Điều 2 của Quyết định số 351/2004/QĐ-NHNNVN), mà cũng có nghĩa là các cá nhân và hộ gia đình sẽ không được phép sử dụng dịch vụ thậm chí ngay cả khi họ cần.

- Khi một tổ chức tín dụng (đặc biệt là ngân hàng thương mại) cung cấp các dịch vụ môi giới tiền tệ, cần phải có các quy định về thu thập thông tin (như thông tin về lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ giá chiết khấu…). Liệu các tổ chức tín dụng khác có sẵn sàng cung cấp loại thông tin này không.

30 Điều 10 của Quyết định 351/2004/QĐ-NHNN

Page 134: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

134

Các nguyên tắc nào về phí và lệ phí và đảm bảo thông tin được cung cấp giữa các TCTD. Khuyến nghị

- Khuyến nghị là ban đầu thành lập một công ty môi giới tiền tệ độc lập thuộc NHNNVNVN. Công ty này có thể là liên doanh giữa NHNNVNVN và một công ty môi giới tiền tệ nước ngoài để học hỏi kiến thức và kinh nghiệm từ đối tác nước ngoài. Sau đó, mô hình này có thể chuyển thành công ty thương mại mà cho phép các tổ chức môi giới tiền tệ độc lập được thành lập (các cổ đông có thể là ngân hàng thương mại, các công ty tài chính…).

- Người sử dụng dịch vụ có thể bao gồm các cá nhân và hộ gia đình

(i) Quản lý tài sản, như quản lý tiền mặt hoặc danh mục, toàn bộ hình thức quản lý tài sản đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, cầm cố, đặt cọc và dịch vụ tín chấp

Hiện trạng - Khuôn khổ pháp quy về quản lý danh mục đầu tư là Nghị định

144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán, theo đó các công ty chứng khoán được thành lập bởi các ngân hàng theo quyết định số 172/1999/QĐ-TTg ngày 19/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập các công ty chứng khoán và cho phép niêm yết các tổ chức tín dụng để thực hiện các dịch vụ quản lý danh mục đầu tư theo Nghị định trên.

- Khuôn khổ pháp quy về dịch vụ thế chấp được quy định tại Quyết định số 60/2004/QĐ-BTC ngày 15/7/2004 về ban hành quy định về đăng ký, thế chấp, bù trừ, thanh toán chứng khoán, theo đó mà các ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước, các NHTM cổ phần, các ngân hàng liên doanh, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp giấy phép thế chấp bởi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để cung cấp các dịch vụ đăng ký, thế chấp, bù trừ, thanh toán chứng khoán31

- Khuôn khổ pháp quy về quản lý đầu tư, quản lý tài sản và dịch vụ tín chấp quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng số 02-1997-QH10 ngày 12/12/1997, theo đó các tổ chức tín dụng có thể cung cấp các

31 Điều 2 và 3 của Quyết định

Page 135: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

135

dịch vụ hoặc làm đại lý cho các tổ chức khác trong các lĩnh vực khác nhau liên quan đến hoạt động ngân hàng, bao gồm quản lý tài sản và quản lý đầu tư cho các tổ chức khác nhau và các cá nhân về cơ sở của các hợp đồng tín chấp32.

- Khuôn khổ pháp quy về các dịch vụ cầm cố được quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng số 02-1997-QH10 ngày 12/12/1997, theo đó các tổ chức tín dụng có thể cung cấp dịch vụ quản lý tài sản quý giá và giấy tờ có giá, các dịch vụ bảo đảm an toàn, thế chấp và các dịch vụ khác cho các khách hàng theo các quy định của Luật33. Các trở ngại Các hoạt động quản lý quỹ đầu tư tập thể và lương hưu hiện nay không

được quy định trong Nghị định số 144/2003/NĐ-CP và dự thảo Luật Chứng khoán.

Mặc dù các dịch vụ tín chấp được quy định trong Luật Các TCTD, nhưng không có các hướng dẫn thực hiện; do vậy các tổ chức không được cung cấp các dịch vụ này.

Khuyến nghị - Quyết định số 60/2004/QĐ-BTC cần được sửa đổi để cho phép ngân

hàng 100% vốn nước ngoài và các công ty tài chính có thể cung cấp các dịch vụ đăng ký, thế chấp, bù trừ, thanh toán chứng khoán.

- NHNNVN và UBCKNN cần xem xét để ban hành hướng dẫn bổ sung về các hoạt động quản lý quỹ đầu tư tập thể và lương hưu.

(j) Các dịch vụ thanh toán và bù trừ cho tài sản tài chính, bao gồm chứng khoán, các sản phẩm phái sinh, và các công cụ chuyển nhượng khác

Hiện trạng - Khuôn khổ pháp quy cho các dịch vụ thanh toán và bù trừ chứng

khoán được quy định tại Quyết định 60/2004/QĐ-BTC ngày 15/7/2004 về việc ban hành quy định về đăng ký, thế chấp, bù trừ, thanh toán chứng khoán.

32 Điều 72 của Luật 33 Điều 76 của Luật

Page 136: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

136

- Khuôn khổ pháp quy về các dịch vụ thanh toán và bù trừ cho các công cụ chuyển nhượng được quy định trong Luật Công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội.

- Không có quy định về các dịch vụ thanh toán và bù trừ cho các sản phẩm phái sinh. Khuyến nghị Cần có các quy định riêng về các sản phẩm phái sinh quy định cả các

vấn đề như các dịch vụ thanh toán và bù trừ cho các sản phẩm phái sinh.

(k) Dự trữ và trao đổi các thông tin tài chính và phân tích các dữ liệu tài chính và các phần mềm liên quan do nhà cung cấp hoặc các dịch vụ tài chính khác.

Khuyến nghị NHNNVN cần xem xét để ban hành quy định về các hình thức dịch vụ

này với 2 mục tiêu: (1) Tạo khuôn khổ pháp lý cho các TCTD nước ngoài theo các cám kết của BTA/GATS; (2) Tạo khuôn khổ pháp lý cho các TCTD trong nước để đa dạng hoá các dịch vụ không rủi ro để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế cũng như tăng cường khả năng và trình độ chuyên môn của họ trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính cá nhân.

(l) Tư vấn, các dịch vụ trung gian và tài chính khác về các hoạt động đưa ra trong tiểu đoạn (a) đến (k) bao gồm tham chiếu và phân tích tín dụng, đầu tư và nghiên cứu danh mục tư vấn về thu nhập và về cơ cấu lại công ty và chiến lược

Hiện trạng Quy định pháp lý về các dịch vụ tư vấn được đưa ra tại Luật Các tổ

chức tín dụng số 02-1997-QH10 ngày 12/12/1997, theo đó, các TCTD có thể tư vấn cho các khách hàng về các vấn đề tiền tệ và tài chính34. Luật hiện hành khá mở đối với tất cả các loại hình tư vấn về các dịch vụ mà các TCTD được phép cung cấp.

62 Điều 75 của Luật

Page 137: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

137

Không khuyến nghị

3. Sự phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện nay ở Việt Nam

3.1 Đánh giá sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam. 3.1.1. Thành tựu Ngành ngân hàng Việt Nam đã trải qua quá trình cơ cấu lại và cải cách

một cách ấn tượng. Đã có những tiến triển bền vững và sự thay đổi quan trọng, cùng lúc, một số trở ngại vẫn còn tồn tại. Bên cạnh việc cơ cấu lại, chất lượng và số lượng các dịch vụ ngân hàng cũng tăng đáng kể. Hiện tại, các dịch vụ ngân hàng hiện đại đã được áp dụng và thực hiện trên toàn quốc bao gồm dịch vụ thẻ, chuyển tiền nhanh ra nước ngoài, ngân hàng tự động, ngân hàng điện tử, ngân hàng điện thoại… Mạng lưới hoạt động và công nghệ của các ngân hàng trong nước đã phát triển đáng kể. Trong thời gian 2000-2004, tăng trưởng dư nợ là 27%/năm tương đương với 65% GDP và tăng trưởng huy động vốn 25%/năm tương đương với 62% GDP. Các sản phẩm truyền thống như cho vay và tiết kiệm được sử dụng một các sáng tạo và xuyên suốt để khám phá nhu cầu của khách hàng, như tiết kiệm cộng dồn, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm ATM…, các sản phẩm cho vay như cho vay giáo dục, cho vay chứng khoán, cho vay nhà ở, cho vay tự động… Một số dịch vụ mới chưa được thực hiện trong giai đoạn thí điểm như quyền chọn, giao ngay.

Trong vài năm qua, có trở ngại về thị trường thẻ ghi nợ trong nước. Vào cuối năm 2005, có 17 ngân hàng tham gia phát hành nợ trong nước và 6 ngân hàng phát hành thẻ quốc tế. Có khoảng 1200 máy ATM được lắp đặt và 12000 POS toàn quốc. Số lượng thẻ phát hành đạt tới 2.1 triệu và khối lượng thanh toán thẻ trong 2005 tăng khoảng 300% so với năm 2004. Có 3 Liên doanh thẻ thanh toán qua mạng gồm: Vietcombank và 17 ngân hàng thương mại cổ phần; Banknetvn (gồm 8 ngân hàng và VDC) và Liên doanh VNBC. Theo dự đoán, trong những năm tới không chỉ thị trường thẻ trong nước phát triển mà thị trường thẻ tín dụng ngoài nước cũng sẽ có những bước phát triển đáng kể.

Đồng hành với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống ngân hàng, công nghệ thông tin cũng tăng trưởng và đổi mới. Khối lượng thanh toán qua hệ thống ngân hàng với tỷ lệ trung bình khoảng 50%/năm đạt ở mức hơn 8,7 nghìn tỷ trong năm 2004 gấp hơn 12 lần GDP. Hệ thống ngân hàng điện tử

Page 138: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

138

cũng bắt đầu hoạt động vào tháng 5/2002 và đạt được khối lượng thanh toán tăng dần hàng năm.

Mặc dù đã đạt được những bước tiến đáng kể về quy mô, sự đa dạng và mức độ phát triển nhưng nhiều thiếu sót vẫn phải được giải quyết.

3.1.2. Những khó khăn và thách thức 3.1.2.1. Dịch vụ ngân hàng còn nghèo nàn, với tính linh hoạt còn hạn

chế và chất lượng thấp. Các dịch vụ ngân hàng chủ yếu là sản phẩm truyền thống và không định hướng vào khách hàng:

Dịch vụ ngân hàng do các tổ chức tín dụng Việt Nam cung cấp là các dịch vụ truyền thống nguyên thuỷ (tiền gửi, cho vay và thanh toán). Huy động vốn chủ yếu là từ tiết kiệm và tiền gửi dân cư (94% tổng vốn huy động) và tín dụng đưa ra thông qua các hoạt động cho vay thông thường. Mức độ áp dụng công nghệ thông tin vào phát triển sản phẩm và các sản phẩm/dịch vụ bán ra vẫn còn thấp; việc đưa các sản phẩm và dịch vụ cần thiết thông qua mạng lưới ngân hàng vẫn cần liên hệ trực tiếp với khách hàng; các giao dịch tại chỗ và phân phối dịch vụ vẫn còn chưa liên tục do hạn chế và yếu kém về công nghệ thông tin. Thực tế, ngân hàng điện tử (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, ATM, ngân hàng điện tử, ngân hàng tại nhà, và ngân hàng điện thoại ...) và các kênh phân phối điện tử khác đã được đầu tư đáng kể nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót như chất lượng, hiệu quả và khả năng chịu trách nhiệm thấp, các sản phẩm phái sinh vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm hạn chế tại một số tổ chức tín dụng.

Các dịch vụ ngân hàng cá nhân vẫn đối mặt với sự cạnh tranh mãnh liệt trong thời gian tới do các hình thức này sẽ phát triển song song với tăng trưởng kinh tế. Trong khi các ngân hàng nước ngoài có thêm các kinh nghiệm và kỹ năng cũng như có thêm hàng loạt dịch vụ và công nghệ tiên tiến hơn các ngân hàng Việt Nam (tỷ lệ các dịch vụ phi tín dụng khoảng bằng 40 - 50% của tổng dịch vụ và sản phẩm của các ngân hàng nước ngoài trong khi tại các ngân hàng trong nước, thu nhập từ lãi bằng khoảng 80% tổng thu nhập không kể thu nhập từ các dịch vụ phi tín dụng là rất nhỏ). Các dịch vụ ngân hàng như ngân hàng điện tử, tư vấn, các dịch vụ tài chính cá nhân đang ở dưới mức phát triển hoặc thậm chí đang bắt đầu. Các ngân hàng nước ngoài mạnh hơn trong việc cung cấp các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, môi giới tiền tệ…

Page 139: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

139

3.1.2.2. Các dịch vụ ngân hàng chưa được đáp ứng; tính cạnh tranh thấp và đơn giản (chủ yếu thông qua mở rộng mạng lưới, cạnh tranh giá cả). Mức độ hài lòng của xã hội đối với các dịch vụ ngân hàng thấp do chất lượng và tính đa dạng cũng như là khả năng tiếp cận của công chúng đối với các dịch vụ ngân hàng.

Một số dịch vụ ngân hàng thí điểm chưa được giới thiệu hoặc vẫn chưa phát triển, đặc biệt là ngân hàng cá nhân và bán lẻ, nơi mà có tiềm năng lớn để phát triển hơn nữa (quản lý tiền mặt, thẻ, tín dụng khách hàng, quản lý tài sản tín dụng thế chấp…). Cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, công nghệ ngân hàng, thương hiệu và danh tiếng thị trường chưa phải là phổ biến, tạo ra thị trường dịch vụ ngân hàng không bền vững và lãi suất tăng cũng như việc mở rộng mạng lưới chi nhánh trên phạm vi rộng.

Mặt khác, rất ít tổ chức tín dụng đã xây dựng một chiến lược cạnh tranh dài hạn, nhưng không mấy chú ý nhiều đến sự hợp tác và liên doanh. Điều đó đã làm giảm đáng kể hiệu quả chung của toàn hệ thống ngân hàng (ví dụ, hệ thống ATM không kết nối rộng rãi cho nhu cầu thanh toán trên mạng giữa các ngân hàng thương mại). Hệ thống tài chính vi mô dưới mức phát triển và không liên tục. Vẫn còn thiếu các tổ chức tài chính vi mô chuyên nghiệp cung cấp những dịch vụ cho một số ngành và nhóm khách hàng, đặc biệt cho các vùng sâu/xa hoặc dưới mức phát triển. Trong khi đó, nhu cầu dịch vụ ngân hàng chất lượng cao của một nhóm dân cư thu nhập cao cũng chưa được đáp ứng. (Các dịch vụ ngân hàng điện tử, quản lý tài sản, thanh toán, giao dịch quốc tế…).

Một số chương trình cho vay được các tổ chức tín dụng đưa ra (ví dụ tín dụng cho SOE, xuất khẩu…) được tách biệt, thực hiện một cách tự nguyện và thiếu vắng sự hỗ trợ thực tế từ Chính phủ, các ban ngành liên quan. Do vậy tác động không được trải rộng và hiệu quả của các chương trình này với toàn bộ nền kinh tế vẫn còn hạn chế.

Cho rằng khi các hạn chế đối với các ngân hàng nước ngoài về nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam, phát hành thẻ tín dụng, lắp đặt ATM được dỡ bỏ, áp lực cạnh tranh sẽ mạnh mẽ hơn. Lúc đó, thị phần của các ngân hàng Việt Nam sẽ giảm. Theo một khảo sát của UNDP cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào tháng 8/2005, 42% doanh nghiệp Việt Nam và 50% người dân được phỏng vấn cho rằng họ sẽ chuyển sang vay và gửi tiền vào các ngân hàng nước ngoài. Kết quả này sẽ tạo một thử thách lớn cho ngành ngân hàng Việt Nam.

Page 140: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

140

3.1.2.3. Các hoạt động tín dụng là các hoạt động chính của các TCTD, và rủi ro thì cao; hiệu quả đạt được không tương ứng với mức độ rủi ro mà đã tạo ra sự đe doạ tiềm tàng cho hoạt động an toàn của các TCTD.

Hoạt động tín dụng là nguồn thu nhập chính cho các TCTD Việt Nam (khoảng 80% tổng thu nhập). Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng là quá nhanh với tỷ lệ hàng năm khoảng 27%/năm. Phân tích cho thấy các dịch vụ phi lãi suất tính khoảng ít hơn 10% của tổng thu nhập của SOCB, và ít hơn 20% của tổng thu nhập của JSCB, trong khi các loại hình dịch vụ cũng như chất lượng dịch vụ vẫn còn hạn chế.

Phần lớn toàn bộ các tài sản chất lượng thấp là nợ xấu với khoảng 2.84% năm 2004 theo tiêu chuẩn phân loại nợ của Việt Nam, nhưng nó có thể cao hơn tới 2 con số theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong khi đó, dự trữ nợ chưa đầy đủ vẫn tiếp tục tồn tại tại một số TCTD mà mang lại các rủi ro tiềm tàng.

Năng lực về chuyên môn đánh giá và quản lý tín dụng của một số tổ chức tín dụng vẫn còn yếu dẫn đến dự trữ nợ đối lập với tài sản thế chấp. Thêm vào đó, tài sản thực và thị trường hàng hoá dưới mức phát triển, thông tin thị trường chưa phát triển, thông tin tín dụng không đầy đủ và thiếu tin cậy và thông tin tài chính còn là những yếu tố tạo nên phân bố tín dụng không hiệu quả trong nền kinh tế.

3.2. Đánh giá tính sẵn có và khả năng của những nhà cung cấp dịch vụ 3.2.1. Tiền gửi và tiết kiệm Ngày nay, các ngân hàng không cung cấp đầy đủ các sản phẩm huy

động tiết kiệm dài hạn cho toàn xã hội; Tuy nhiên, một số sản phẩm mới đã được phát triển. Cơ bản tiền gửi của hệ thống ngân hàng chủ yếu là tiền gửi khá ngắn hạn từ dân cư. Tiền gửi từ khu vực doanh nghiệp khá hạn chế do nhiều quy định khác nhau mà có thể cản trở các doanh nghiệp hoạt động quản lý với thông lệ quản lý tiền mặt có hiệu quả.

Các sản phẩm tiết kiệm luôn là dịch vụ chủ yếu tạo ra khoảng 70-80% quỹ cho các TCTD Việt Nam. Do vậy, song song với tăng trưởng kinh tế nhu cầu vốn cho đầu tư tăng lên dẫn đến tăng nhu cầu vốn từ tiết kiệm của các TCTD. Trong suốt những năm qua, phần lớn ngân hàng và các TCTD ở Việt Nam đã chạy theo nguồn tiền tiết kiệm dân cư bằng nhiều loại hình dịch vụ mới như tiết kiệm cộng dồn, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm kết nối ATM… Các TCTD trong nước, đặc biệt ngân hàng cổ

Page 141: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

141

phần vẫn không cung cấp cho khách hàng cá nhân và công ty gói dịch vụ, theo đó họ có thể huy động tiết kiệm và tiền gửi mà không tăng chi phí huy động.

Các TCTD Việt Nam phụ thuộc nhiều vào tiết kiệm dân cư, do đó tăng chi phí huy động do chiến dịch quảng cáo rộng rãi để tăng cường lòng tin đối với công chúng; và vì cạnh tranh gay gắt về lãi suất tiết kiệm để thu hút thêm vốn giữa chính các TCTD… Trong khi đó ngân hàng nước ngoài tập trung thu hút tiền gửi từ các công ty/xí nghiệp lớn dựa trên cơ sở trao đổi bằng cách cung cấp các gói dịch vụ cho các khách hàng doanh nghiệp của họ. Do đó, chất lượng dịch vụ thấp dẫn đến chi phí huy động vốn tăng đối với các TCTD trong nước và vì vậy làm yếu khả năng cạnh tranh của họ.

Liên quan đến chất lượng dịch vụ, rất nhiều người Việt Nam than phiền về thủ tục, giấy tờ phức tạp và thời gian của các dịch vụ ngân hàng như gửi tiền và đi vay. Do vậy, nhiều người trong số đó chuyển sang giao dịch với các ngân hàng nước ngoài.

3.2.2 Cho vay Cho vay doanh nghiệp Ngành ngân hàng Việt Nam được thống trị bởi 4 SOCB chiếm khoảng

70% cho vay trong nước. Nhóm tín dụng lớn thứ hai là các ngân hàng nước ngoài với thị phần là 15%, tiếp đến ngân hàng cổ phần với 12% thị phần và ngân hàng liên doanh với thị phần 3% .

Hiện tại, hơn nửa (50-60%) của danh mục cho vay của SOCB là cho các SOE. Điều đó là do Chính phủ đánh giá về truyền thống thì các SOE như là phương tiện chính để phát triển kinh tế ở Việt Nam, do đó dùng SOCB để cho vay vốn cho SOE. Cùng lúc đó, khuôn khổ pháp quy ban hành được thiết kế nhằm ưu tiên các SOCB. Các ngân hàng nước ngoài dường như chủ yếu hoạt động trong việc cung cấp dịch vụ tài chính cho các hoạt động của các doanh nghiệp đa quốc gia ở Việt Nam hơn là cạnh tranh dịch vụ cho các công ty trong nước, cũng như SOE hoặc các công ty tư nhân. Các ngân hàng cổ phần xuất hiện vẫn là nguồn chủ yếu phục vụ khu vực tư nhân trong nước, khoảng bằng 12% thị phần của họ về tín dụng ngân hàng.

Trước đây do mục tiêu của họ, toàn bộ 4 SOCB xuất hiện để có các chiến lược và quan điểm tương tự về việc làm thế nào trọng tâm kinh doanh

Page 142: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

142

của họ trong tương lai và cạnh tranh sẽ tiến triển. Toàn bộ 4 ngân hàng tập trung rất nhiều và hoạt động rất năng động ở các khoản vay đầu tư hỗn hợp cho các SOE; toàn bộ 4 ngân hàng có các kế hoạch rất giống nhau về chương trình cho vay SME; họ tăng cơ sở tiền gửi đô la và xây dựng khoảng chênh lệch tiền gửi/kỳ hạn cao hơn trong bảng cân đối tài sản của họ; và họ cho rằng họ sẽ đối mặt với cạnh tranh nhiều hơn do mở cửa cho nước ngoài.

Nếu toàn bộ SOCBs phục vụ tất cả các ngành/lĩnh vực trong nền kinh tế, họ sẽ giãn nguồn nhân lực mỏng nhất và và cạnh tranh mãnh liệt trên cơ sở giá cả sẽ dường như giảm lợi nhuận trong các lĩnh vực thị trường thương mại có lợi nhất trong khi các lĩnh vực hoặc ngành khác chưa được phục vụ. Do vậy, có một mối đe doạ tiềm tàng là 4 SOCB có thể thông qua các lựa chọn chiến lược thống nhất - làm suy yếu lẫn nhau thông qua cạnh tranh mãnh liệt nếu toàn bộ 4 ngân hàng trở thành các ngân hàng toàn cầu thay vì tập trung nỗ lực của họ vào các lĩnh vực chủ yếu trong đó họ đã có lợi thế cạnh tranh. Trong khi không khuyến khích Chính phủ quay trở lại chỉ đạo trực tiếp ngân hàng về thông lệ cho vay của họ, các ngân hàng có thể được khuyến khích gián tiếp thông qua một cơ cấu khuyến khích đúng đắn và quản trị công ty phù hợp để cung cấp dịch vụ cho các lĩnh vực của nền kinh tế mà họ có lợi thế cạnh tranh cho tới khi họ hoàn toàn thương mại hoá.

Việc khuyến khích cho các SOCB cho vay cho khu vực tư nhân vẫn còn yếu. Các SOE và dự án Chính phủ bảo lãnh, mà vẫn được ngân hàng cho là rủi ro thấp và được coi như động lực cơ bản của sự phát triển của Việt Nam trong suốt thập kỷ 90, đang cạnh tranh với khu vực tư nhân về các khoản tín dụng của SOCB. Dường như là SOCB đã, và có thể vẫn sẽ quá dựa vào rõ ràng hoặc không rõ ràng bảo lãnh của Chính phủ trong việc cho vay của họ cho khu vực nhà nước. Sự yếu kém cố hữu về năng lực của ngân hàng để đánh giá rủi ro về thương mại và, tiếp tục, để định giá khoản vay theo mức độ rủi ro của họ là một trở ngại quan trọng của việc giải phóng của các ngân hàng khỏi cho vay dựa vào thị trường, đặc biệt đối với khu vực tư nhân. Sự thể hiện dưới việc cổ phần hoá của các SOCB quy định bởi các tiêu chuẩn IAS có thể gây vướng mắc họ từ việc mở rộng cho vay tư nhân của họ, nhưng quy định phòng ngừa hiện tại cho vay tăng lên đối với các SOE mà sẽ đưa dẫn đến các trở ngại về vốn hơn nữa theo các tiêu chuẩn IAS.

Trong khi các SME tư nhân có thể có tiếp cận hợp lý đối với các khoản tài trợ ngắn hạn của các ngân hàng, nó đã khó khăn hơn cho họ để tiếp cận các khoản vay trung đến dài hạn. Việc xoá bỏ trần lãi suất cho vay mới đây

Page 143: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

143

của NHNNVN sẽ tạo điều kiện tiếp cận tăng lên của các SME tư nhân đối với tín dụng ngân hàng do các ngân hàng bây giờ có khả năng định giá các khoản vay rủi ro ở mức lãi suất cao hơn. Điều đó tất nhiên có thể phụ thuộc lớn vào lãi suất đưa ra bởi các SOCB. Hiện tại, cho vay ngắn hạn cho các SME tư nhân xuất hiện trên cơ sở thế chấp mặc dù sự bắt buộc và giải phóng thế chấp có xu hướng mất rất nhiều thời gian. Để tài trợ các khoản đầu tư tư nhân trung và dài hạn, các ngân hàng không thể dựa vào thế chấp nhưng cần đánh giá năng lực kinh tế và mức độ rủi ro của dự án. Các ngân hàng vẫn thiếu khả năng đánh giá tín dụng hợp lý và có một nhu cầu khẩn cấp để nâng cao khả năng của họ trong lĩnh vực này.

Kết quả là, chất lượng sản phẩm cho vay và kỹ năng đánh giá tín dụng của các SOCB tăng dần do họ chỉ cung cấp các khách hàng các sản phẩm cho vay truyền thống như các khoản vay ngắn hạn vì mục đích có vốn hoạt động và khoản vay trung và dài hạn để mở rộng chi tiêu vốn/kinh doanh. Cho vay các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu thông thường theo cơ chế ưu tiên. SOCB không có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp gói dịch vụ (một gói trong đó tất cả các dịch vụ được đưa ra trên cơ sở trao đổi như khoản vay ngắn hạn cho vốn hoạt động, khoản vay trước giao hàng cho các hoạt động xuất khẩu, bảo lãnh cho tín dụng xuất khẩu, FX và các sản phẩm phái sinh cho các giao dịch xuất nhập khẩu và chống lại rủi ro…). Mặt khác, SOCB luôn cung cấp các khoản vay trên cơ sở từng trường hợp, không phải trên cơ sở hạn mức tín dụng, do đó khả năng quản lý rủi ro tín dụng và tình hình tài chính của các khách hàng của họ sẽ không được nâng cao. Có thể hiểu rằng, các doanh nghiệp cổ phần hoá mà có chủ sở hữu nước ngoài sẽ cần các dịch vụ tiêu chuẩn hơn và chuyên môn cao hơn. Đây là mối quan ngại chính khi các NHTMNN phải cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng với các ngân hàng nước ngoài.

Bên cạnh đó, các NHCP chủ động mở rộng thị phần cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty tư nhân, các hộ gia đình và các cá nhân bằng việc tăng vốn và mở rộng mạng lưới trong nước. Tuy nhiên, do qui mô vốn hạn chế, các NHCP cần chia sẻ thị phần cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với các NHLD và NHTMNN trong khi khả năng quản trị rủi ro và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ của các NHCP còn yếu kém đặc biệt là các kỹ năng định giá tín dụng đã dẫn đến phần lớn việc cho vay dựa trên thế chấp. Nợ công ty đối với các NHCP tăng nhanh chóng trung bình 30%-40% trong những năm qua là một nhân tố gây ra rủi

Page 144: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

144

ro tiềm tàng đối với các NHCP. Cũng như các NHTMNN, các NHCP cũng cho vay khách hàng là các công ty phần lớn dựa trên cơ sở từng trường hợp trong khi kỹ năng định giá tín dụng yếu là các nguyên nhân của việc lãng phí thời gian và chi phí đối với các sản phẩm cho vay.

Bao thanh toán Trên thực tế, hoạt động bao thanh toán được thử nghiệm tại một số

ngân hàng sau khi Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/12/2004 về vị trí của hoạt động bao thanh toán đối với các tổ chức tín dụng. Do đó, thị trường của sản phẩm này chỉ mới bắt đầu, các tổ chức tín dụng trong nước đều thiếu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn trong khi nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là lớn. Trong khi đó tại các ngân hàng nước ngoài, sản phẩm này lại có tính chuyên nghiệp và chất lượng cao nhất. Vì vậy, các ngân hàng của Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ phía các ngân hàng nước ngoài khi các ngân hàng này được phép tham gia vào thị trường trong nước.

Cho vay khách hàng (trong đó bao gồm cả thẻ tín dụng) Thị trường cho vay khách hàng tại Việt Nam đầy hứa hẹn vì đây là thị

trường với hơn 80 triệu dân và tăng trưởng kinh tế hàng năm là 7,5%-8%. Đây là thị trường mục tiêu của tất cả các ngân hàng trong đó có NHLD và NHNN. Trong một vài năm qua, các NHCP đã thừa nhận triển vọng của thị trường này và bắt đầu tung ra nhiều sản phẩm khách hàng đối với các cá nhân và hộ gia đình như các khoản cho vay tự động, cho vay mua nhà, cho vay giáo dục, cho vay y tế, cho vay cá nhân giá trị ròng cao, cho vay cổ phiếu v.v... Mặc dù các sản phẩm khách hàng ngày càng đa dạng hoá, hầu hết các ngân hàng không nghiên cứu kỹ lưỡng khả năng đáp ứng nhu cầu toàn diện của khách hàng. Do đó, việc tiếp cận đối với các sản phẩm cho vay khách hàng hay nói cách khác là các dịch vụ tài chính công còn khá hạn chế.

Cho vay mua nhà và cho vay tự động là hai sản phẩm có tỷ lệ cao nhất trong tổng cho vay khách hàng của các ngân hàng. Hiện tại, khi nhận thấy rủi ro tiềm tàng đối với cho vay mua nhà thế chấp bằng bất động sản mà người tiêu dùng dự định mua trên thị trường bất động sản đang đóng băng, các ngân hàng đã giảm cho vay mua nhà và chuyển sang cho vay cổ phiếu. Cụ thể, thời hạn cho vay mua nhà tối đa là 10 năm, ngoại trừ một số ngân hàng cho vay đến 20 năm đối với một bộ phận dân cư thật sự cần nhà ở và đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Trong khi đó

Page 145: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

145

các ngân hàng nước ngoài có thể đưa ra thời cho vay tối đa lên tới 20-30 năm. Điều này có thể coi là sự thiếu linh hoạt trong chính sách cho vay của Việt Nam.

Tín dụng thế chấp tại các nước phát triển khá phổ biến, tại các nước này người ta vay tiền dựa trên các tài sản đảm bảo để mua nhà hoặc bất động sản. Các ngân hàng nước ngoài có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ trong đó bao gồm cả tín dụng thế chấp cho các cá nhân. Điều này cũng dễ hiểu vì khi Việt Nam hoàn toàn mở cửa thị trường tài chính, thị phần này có thể bị các ngân hàng nắm giữ tức khắc.

Thẻ tín dụng Đây là thị trường các ngân hàng sẽ tập trung trong thời gian tới. So với

con số thẻ chi nợ đã được phát hành (khoảng 2,5 triệu), số lượng thẻ tín dụng vẫn còn khiêm tốn. Thẻ tín dụng VISA đang chiếm lĩnh thị trường thẻ tín dụng Việt Nam về số lượng và doanh số thanh toán, trong đó 89% doanh số thanh toán là đối với khách du lịch và người nước ngoài; 11% còn lại là của người Việt Nam sử dụng ở nước ngoài. Các loại tín dụng khác người dân trong nước sử dụng trên thị trường nội địa hầu như không đáng kể. Do đó, người ta cho rằng thị trường thẻ tín dụng vẫn còn bỏ ngỏ. Nguyên nhân có thể là (i) quan niệm không sẵn sàng của người Việt Nam trong việc sử dụng thẻ tín dụng trong chi tiêu hàng ngày; (ii) số lượng máy rút tiền ATM còn hạn chế: 1200 máy và hầu hết các máy ATM được đặt tại các thành phố lớn hoặc các khu nghỉ mát vốn không tiện lợi cho các mục đích sử dụng thẻ tín dụng; (iii) thẻ tín dụng không thể sử dụng tại tất cả các điểm rút tiền tự động vì hiện có 3 liên minh thẻ: Liên minh thẻ giữa Vietcombank và 17 NHTMCO; Banknetvn giữa 8 ngân hàng và VDC; và liên minh VNBC; trong đó thẻ do liên minh giữa Vietcombank và 17 NHTMCP phát hành chỉ có thể sử dụng tại các hệ thống của liên minh này chứ không thực hiện được tại các hệ thống khác của Banknetvn và VNBC; (iv) công nghệ hạn chế vì các ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong thanh toán và quản lý thẻ đã phát hành; (v) nhiều vụ ăn cắp tiền qua thẻ gây thiệt hại cho khách hàng và điều này ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng đối với thẻ ngân hàng; (vi) các ngân hàng không khai thác đầy đủ lợi ích của thẻ để cung cấp khách hàng các dịch vụ trọn gói hoàn hảo.

Tóm lại, thị trường khách hàng và thị trường thế chấp tại Việt Nam vẫn còn non trẻ. Ngoài một số lý do từ chất lượng dịch vụ kém, các lý do từ việc thiếu kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp và kỹ năng của các ngân hàng trong

Page 146: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

146

nước cũng như do quan niệm tồn tại từ nền kinh tế kế hoạch hoá trước đó quan trọng hơn và nên được xem xét kỹ lưỡng và xử lý đúng lúc hơn để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và hội nhập quốc tế.

3.2.3. Cho thuê tài chính Hiện tại, có 8 công ty tài chính đang hoạt động tại Việt Nam, hầu hết

các công ty này thuộc các NHTMNN. Cơ sở vốn của các công ty tài chính rất nhỏ. Tính đến hết ngày 31/12/2002 tổng giá trị cho thuê của tất cả các công ty tài chính tương đương 1,997, chiếm 0,7% tổng nợ của các ngân hàng tại Việt Nam. Tài sản cho thuê phần lớn là phương tiện giao thông, vật liệu xây dựng, tàu thuỷ và vật liệu công nhiệp nhẹ. Nói chung, cho thuê tài chính tại Việt Nam còn non trẻ. Lý do một phần là khung pháp lý sẽ được giải thích rõ hơn trong phần 2: Khung pháp lý hiện hành.

3.2.4 Các dịch vụ phi lãi suất bao gồm các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền trong đó có thẻ ghi nợ, thẻ du lịch và thấu chi ngân hàng

Loại thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến nhất tại Việt Nam qua hệ thống ngân hàng là séc, chuyển tiền bằng điện tín, thanh toán điện tử, thanh toán qua internet, E-banking, thanh toán tại nhà, thanh toán qua điện thoại, thanh toán qua di động, ATM, thẻ,v.v...

Thẻ ghi nợ (thẻ thanh toán) Thị trường thẻ ghi nợ đã bùng nổ trong một vài năm trở lại đây kể từ

năm 2002 với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 200%/năm. Hiện tại, có 17 ngân hàng tham gia phát hành thẻ ghi nợ với con số khoảng 2 triệu thẻ. Dự đoán trong thời gian tới thị trường thẻ ghi nợ sẽ phát triển với tốc độ nhanh chóng.

Đầu năm 2005, Visa mở văn phòng đại diện tại Việt Nam nhằm đẩy nhanh tốc độ và mở rộng hệ thống thanh toán điện tử tại Việt Nam. Sự xuất hiện của thẻ ghi nợ Visa đã kích thích thị trường thẻ. Loại thẻ này có nhiều đặc điểm nổi bật so với thẻ ghi nợ trong nước/thẻ ATM. Nó có thể được sử dụng tại tất cả các điểm thanh toán thẻ tại Việt Nam và nước ngoài.

Trong khi nhu cầu đối với thẻ ghi nợ đang tăng lên, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn thiếu đã gây ra tình trạng quá tải vào giờ cao điểm tại nhiều điểm ATM. Sự trục trặc của hệ thống thanh toán bằng thẻ của Vietcombank nhiều lần gây khó chịu và mất lòng tin của người sử dụng thẻ. Điều này cũng dễ hiểu khi số lượng thẻ ghi nợ được phát hành tăng nhanh

Page 147: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

147

chóng, các ngân hàng trong nước sẽ đối mặt với những khó khăn giải quyết lỗi trục trặc và quản lý hệ thống một cách chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng trong nước cạnh tranh với nhau bằng cách dựng các máy ATM và POS tại cùng một địa điểm vì hệ thống ATM của một Liên minh thẻ chỉ có thể chấp nhận thẻ do Liên minh đó phát hành chứ không phải là thẻ do ngân hàng hoặc Liên minh khác phát hành. Điều này gây ra sự lãng phí không cần thiết về nguồn lực và sự kém linh hoạt của thị trường thẻ. Ngoài ra, thẻ ghi nợ phần lớn được sử dụng để rút tiền mặt và chuyển tiền. Theo bà Nguyễn Thu Hà, Chủ tịch Hiệp hội thẻ cho biết có một số lượng khá lớn thẻ không hoạt động, chiếm khoảng 20%-30% tổng số thẻ phát hành. Nguyên nhân chính có thể từ các ngân hàng phát hành nơi mà các lợi ích khác của thẻ không được đưa ra hoặc không phổ biến đối với tiềm năng của người sử dụng thẻ.

Ngoài các lý do được đề cập trong mục 2 của phần này, chúng tôi có thể khẳng định rằng chất lượng dịch vụ thẻ của các ngân hàng Việt Nam vẫn hạn chế và năng lực cung cấp/phát triển các dịch vụ kết nối với thẻ khác (ví dụ sử dụng thẻ để thanh toán tiền xe buýt/taxi/chi phí đi lại, thanh toán phí bảo hiểm; sử dụng thẻ như hộ chiếu, giấy phép lái xe,v.v...) vẫn còn yếu.

Công cụ thanh toán không sử dụng tiền mặt Khó khăn chính các tổ chức tín dụng trong nước phải đối mặt là khi họ

muốn tăng lượng thanh toán không sử dụng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng là thói quen sử dụng tiền mặt trong chi tiêu cá nhân của người Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Visa International, tiền mặt trong lưu thông tại các nước phát triển chỉ chiếm từ 10-25% trong khi tại các nước đang phát triển con số này là 75-90%. Đặc biệt, theo Trưởng đại diện của Visa, Gordon Cooper, tại Việt Nam tiền mặt vẫn là “Vua” với hơn 99% chi tiêu cá nhân được thanh toán bằng tiền mặt.

Làm thể nào để giảm tỉ lệ chi tiêu bằng tiền mặt là vấn đề lớn đối với các ngân hàng. Một điều chắc chắn là trong phạm vi năng lực của mình, lĩnh vực ngân hàng có thể cải thiện dần dần tình trạng này bằng cách giảm thời gian tối đa đối với các giao dịch thanh toán qua ngân hàng, cung cấp các dịch vụ quản lý tiền mặt cho công chúng, khuyến khích cá nhân mở tài khoản tại các ngân hàng và nhận lương qua tài khoản đó hoặc qua thẻ, hỗ trợ các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt như miễn phí thanh toán, phát triển các dịch vụ ngân hàng mạng, ngân hàng điện tử, ngân hàng tại nhà, ngân hàng qua điện thoại cố định, ngân hàng qua di động, v.v...

Page 148: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

148

Các sản phẩm thị trường tiền tệ (gồm séc, hoá đơn trao đổi, chứng chỉ tiền gửi). Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt phần lớn là séc, hoá đơn trao đổi, chuyển tiền bằng điện tín. Trong thanh toán quốc tế, L/C được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam.

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã được nâng cấp và hiện đại hoá mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế. Gần 200 chi nhánh của 50 tổ chức tín dụng tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Con số này cho thấy số lượng các thành viên tham gia còn quá nhỏ và không thể đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Trên thực tế, chỉ các giao dịch với giá trị trên 500.000.000 đồng có thể được thực hiện bằng hệ thống thanh toán điện tử, do đó các giao dịch với giá trị nhỏ hơn vẫn được thực hiện bằng phương pháp thủ công gây mất thời gian và chi phí đối với khách hàng. Ngoài ra, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 543/2002/QĐ-NHNN ngày 29/5/2002 về chữ ký điện tử liên ngân hàng. Trên thực tế, chữ ký điện tử chỉ được sử dụng trong nội bộ NHNN. Điều này có thể là một rào cản hạn chế năng lực cung cấp các dịch vụ thanh toán an toàn và nhanh chóng cho khách hàng của các tổ chức tín dụng.

Chứng chỉ tiền gửi (CDs) Trong những năm qua, các NHNN như Vietcombank, Agribank, BIDV,

Incombank và một số ngân hàng cổ phần khác như Techcombank phát hành chứng chỉ tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ cả trong ngắn và dài hạn. Phần lớn việc phát hành là thành công và điều này cho thấy chứng chỉ tiền gửi đã bắt đầu trở thành một trong những công cụ hiệu quả và hấp dẫn để huy động vốn và đáp ứng nhu cầu đầu tư tại thị trường trong nước. Tuy nhiên, chứng chỉ tiền gửi hiện chỉ được sử dụng cho các cam kết nợ và chiết khấu tại các ngân hàng trong khi tại các thị trường tài chính phát triển nó được coi như các chứng khoán để có thể mua bán tại thị trường thứ cấp, do đó tăng tính lỏng của các chứng chỉ tiền gửi trên thị trường.

3.2.5. Bảo lãnh và cam kết Hiện tại, các tổ chức tín dụng trong nước của Việt Nam cung cấp bảo

lãnh ngân hàng dưới hình thức: bảo lãnh vay nợ, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện, bảo lãnh chất lượng sản phẩm, bảo lãnh thanh toán trước, bảo lãnh đối với các nguyên tắc chứng thực. Các loại bảo lãnh ngân hàng do các ngân hàng Việt Nam đưa ra cũng như các ngân hàng nước ngoài và khá gần với các thông lệ quốc tế. Theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 của Thống đốc NHNN ngày 25/8/2000 và được sửa

Page 149: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

149

đổi bằng Quyết định 368/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ngày 11/4/2001 và Quyết định 1348/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ngày 29/11/2001, tổng số tiền được bảo lãnh bởi các tổ chức tín dụng (mà không có sự phân biệt giữa tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài) đối với một khách hàng sẽ không vượt quá 15% vốn tự có của các tổ chức tín dụng.

Bảo lãnh ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào uy tín và khả năng tài chính của một ngân hàng. Trong khi tại Việt Nam, chỉ các NHTMNN và một số NHCP đều có uy tín và khả năng tài chính đối với các hợp đồng bảo lãnh liên quan đến các giao dịch thương mại quốc tế, phần lớn các NHCP còn quá nhỏ và yếu kém trong lĩnh vực này.

3.2.6. Kinh doanh tài khoản của mình hoặc của khách hàng, dù tại sở giao dịch và trên thị trường không chính thức, hoặc các giao dịch khác

Các sản phẩm ngoại hối (giao ngay, kỳ hạn) Người tham gia chính trên thị trường liên ngân hàng là bốn NHTMNN.

Các ngân hàng của Mĩ, Đức và Pháp cũng đóng vai trò tích cực. Không có người môi giới trên thị trường và giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa các ngân hàng sử dụng điện thoại. Giao dịch ngoại hối phần lớn là giữa đồng đô la Mĩ và đồng Việt Nam (theo điều tra, khoảng 90% giao dịch thương mại quốc tế quy ra đồng đô la). Bên cạnh đó, tỉ giá hối đoái giữa đô la Mĩ và đồng Việt Nam khá ổn định và do đó các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu trong nước không quan tâm nhiều tới các sản phẩm dự phòng rủi ro. Ngoài các NHTMNN, do nguồn ngoại tệ không có sẵn nên hầu hết các NHLD thường đưa ra mức giá không cạnh tranh đối với khách hàng và đôi khi chuyển khách hàng đến các ngân hàng khác như Vietcombank vì các nhu cầu khó khăn về ngoại tệ.

Các ngân hàng tính toán tỷ giá giao ngay khách hàng giữa đô la Mĩ và đồng Việt Nam không theo quy tắc nhất định. Vì tỉ giá giao ngay khách hàng được tính toán dựa trên cơ sở một đồng yếu hơn trong tương lại hơn là trên thực tế, ngân hàng bán/khách hàng mua giao dịch kỳ hạn giữa đồng đô la-đồng Việt Nam gây ra chi phí cao hơn đối với khách hàng. Trên thực tế, tỷ giá hối đoái dần dần dẫn đến một đồng Việt Nam yếu hơn và lãi suất sử dụng để tính toán tỷ giá giao dịch kỳ hạn có thể được thay đổi, vì vậy tỷ giá giao ngay không nhất thiết phản ánh đồng Việt Nam yếu hơn. Nhưng điều đó sẽ đúng trong hầu hết các trường hợp và đối với các nhà xuất khẩu sẽ không có động cơ để tiến hành một giao dịch nhanh chóng khi họ biết họ sẽ

Page 150: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

150

lỗ. Do đó, những gì cụ thể hoá trong kinh doanh kỳ hạn phần lớn là các giao dịch có liên quan đến nhập khẩu. Vì vậy kinh doanh kỳ hạn không được sử dụng như một công cụ dự phòng rủi ro ngoại hối.

Đối với giao dịch hối đoái hoán vụ, các giao dịch được thực hiện giữa các ngân hàng bằng đồng đô la Mĩ, đồng euro và đô la Úc nhưng những giao dịch với khách hàng thì rất hiếm. Cũng có những trường hợp các giao dịch không thể thực hiện vì thiếu giới hạn tín dụng vì giới hạn tín dụng các ngân hàng nước ngoài giao cho các ngân hàng Việt Nam còn hạn chế.

Rõ ràng khi hạn chế đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam và các giao dịch ngoại hối được dỡ bỏ, các ngân hàng nước ngoài sẽ có nhiều lợi thế hơn các ngân hàng Việt Nam về nguồn ngoại tệ sẵn có, kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp. công nghệ thông tin trong việc cung cấp khách hàng các dịch vụ ngoại hối chất lượng cao và có tính cạnh tranh.

Các công cụ phái sinh Các sản phẩm phái sinh xuất hiện 5 năm trước tại thị trường tài chính

Việt Nam và đến nay đã có các sản phẩm phái sinh tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn do các tổ chức tín dụng cung cấp. Khung pháp lý đối với các sản phẩm phái sinh dựa trên cơ sở từng trường hợp như: Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN ngày 30/9/2003 về các quy định đối với lãi suất hoán vụ; Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 về các giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh hối đoái (trong đó bao gồm giao dịch quyền chọn và hoán vụ).

Chỉ có một số giao dịch phái sinh được thực hiện với 15 hợp đồng lãi suất hoán vụ và một số các sản phẩm phái sinh phi tiêu chuẩn khác:

BIDV thực hiện lãi suất quyền chọn đối với cho vay trung hạn hoặc cho vay bằng đồng đô la hoặc đồng euro, Vietcombank thực hiện lãi suất hoán vụ với quyền chọn đối với các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam và các thực thể pháp lý khác hoạt động trong và ngoài nước. Một số ngân hàng cổ phần khác thực hiện thí điểm quyền chọn ngoại tệ như Ngân hàng quốc tế Việt Nam, Vietcombank (8/2005), ACB, BIDV, Techcombank. Ngân hàng Quân đội (12/2005). Một số ngân hàng nước ngoài cũng tung ra các sản phẩm này.

Số liệu trên cho thấy thị trường cho các công cụ phái sinh tài chính đã được thành lập nhưng vẫn nhỏ và phi tiêu chuẩn. Điều này do sự phát triển còn non trẻ của thị trường tiền tệ cũng như thiếu các nhà đầu tư chuyên

Page 151: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

151

nghiệp. Bên cạnh đó, các nhà giám sát, các ngân hàng và người sử dụng dịch vụ đều thiếu kinh nghiệm và kiến thức về thị trường phái sinh, thị trường này sẽ là một trong những thách thức của lĩnh vực ngân hàng trong tiến trình hội nhập. Nhược điểm này phải được khắc phục nhanh chóng nếu các ngân hàng trong nước không muốn mất thị phần cho các ngân hàng nước ngoài.

Các chứng khoán có thể chuyển nhượng Thị trường chứng khoán tại Việt Nam vẫn nhỏ với hoạt động của các

trung tâm giao dịch tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm giao dịch tại Hồ Chí Minh bắt đầu hoạt động chỉ với 2 công ty niêm yết vào tháng 7 năm 2000 nhưng đến này đã có 30 công ty niêm yết với 281 loại chứng khoán được phát hành. Tổng giá trị giao dịch đạt 5,9 nghìn tỉ đối với chứng khoán niêm yết, 33 nghìn tỉ cho phát hành trái phiếu và 0,3 nghìn tỉ đối với các quỹ đầu tư. Trung tâm giao dịch tại Hà Nội được thành lập vào tháng 3 năm 2005 phần lớn phục vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với vốn góp tối thiểu 5 tỉ đồng và 50 cổ đông. Giá trị giao dịch hàng ngày đạt khoảng 3,9 tỉ đối với cổ phiếu và 78,4 tỉ đối với trái phiếu.

Các công ty chứng khoán chú ý kinh doanh lợi nhuận vì họ có năng lực tài chính và chuyên môn, đầu tư vào cơ sở hạ tấng kĩ thuật được sử dụng để cung cấp cho các dịch vụ và thông tin về thị trường chứng khoán vẫn chưa phải là quan ngại đáng kể. Do đó, nó hạn chế tiếp cận thị trường đối với các nhà đầu tư.

Chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và tính chuyên nghiệp của những người chơi chứng khoán cũng hạn chế và điều này phần nào ảnh hưởng đến lòng tin của công chúng đối với chất lượng và tính bình đẳng dịch vụ. Hầu hết các công ty chứng khoán thiếu các quy trình kiểm soát nội bộ hiệu quả và hạn chế việc kiểm soát những mâu thuẫn về lãi suất trong các hoạt động.

Các công ty quản lý vốn gặp khó khăn trong việc lựa chọn danh mục đầu tư vì tính không có sẵn của các sản phẩm và tính khó thanh khoản của thị trường. Các kỹ năng chuyên môn của đội ngũ nhân viên không đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn.

3.2.7. Tham gia vào việc phát hành mọi loại chứng khoán, kể cả bảo lãnh phát hành và chào bán như đại lý (dù công khai hoặc theo thoả thuận riêng) và cung cấp dịch vụ liên quan tới việc phát hành đó

Page 152: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

152

Cùng với nỗ lực của Chính phủ đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá của các doanh nghiệp nhà nước, phát hành bao mua các hoạt động của các công ty chứng khoán (bao gồm cả các công ty chứng khoán thuộc các ngân hàng thương mại) cũng phát triển cả trái phiếu và cổ phiếu. Tuy nhiên, tỷ lệ cổ phần hoá dưới mức mong đợi và các hạn chế đối với nắm giữ cổ phiếu đối với người nước ngoài tại các doanh nghiệp nhà nước cổ phần gây ra những khó khăn đặc biệt trong việc phát hành trái phiếu và cổ phiếu công ty. Do đó, tổng giá trị bao mua của các ngân hàng và công ty chứng khoán vẫn khá nhỏ.

3.2.8. Môi giới tiền tệ Môi giới tiền tệ thực sự là một khái niệm mới đối với cả NHNN và các

tổ chức tín dụng trong nước. Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 351/2004/QĐ-NHNN ngày 7/4/2004 về môi giới tiền tệ. Tuy nhiên sau khi Quyết định có hiệu lực, không có tổ chức tín dụng nào thực hiện dịch vụ này. Có nhiều lý do dẫn đến sự non kém của loại hình dịch vụ này: (i) sự non kém của thị trường tài chính Việt Nam; (ii) các tổ chức tín dụng trong nước không có các kinh nghiệm, kiến thức cơ bản về dịch vụ; (iii) khung pháp lý về phạm vi xin cấp cũng như sự linh hoạt (dịch vụ môi giới tiền tệ chỉ có thể được cung cấp cho các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính nước ngoài) không rõ ràng; (iv) NHNN không có hướng dẫn cụ thể về dịch vụ này. Đây là một thách thức lớn khác đối với các tổ chức tín dụng và các tố chức giám sát trong nước khi Việt Nam thực hiện các cam kết của HĐTMVM và WTO. Vấn đề này sẽ được trình bày chi tiết tại Phần 2: Khung pháp lý hiện hành.

3.2.9. Quản lý đầu tư, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ lưu giữ và tín thác

Không có định nghĩa và quy định cụ thể nào về quản lý đầu tư trong hệ thống pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997 quy định rằng các tổ chức tín dụng có thể cung cấp các dịch vụ tín thác hoặc hoạt động dưới hình thức các đại lý đối với các tổ chức khác trong nhiều lĩnh vực liên quan đến các hoạt động ngân hàng bao gồm quản lý tài sản và quản lý đầu tư của nhiều tổ chức và cá nhân trên cơ sở các hợp đồng tín thác. Trên thực tế, dịch vụ này không phải do các tổ chức tín dụng tại Việt Nam cung cấp.

Quản lý quỹ hưu trí

Page 153: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

153

Hiện tại, không có quy định nào đối với việc quản lý quỹ hưu trí, do đó các tổ chức tín dụng và các công ty chứng khoán không được phép cung cấp loại dịch vụ này cho công chúng.

Các dịch vụ lưu giữ Nhìn chung, các dịch vụ lưu giữ đối với các chứng khoán do Trung

tâm lưu giữ chứng khoán quy định theo Quyết định số 189/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Có 6 ngân hàng được phép cung cấp dịch vụ lưu giữ bao gồm: HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh; ngân hàng Standard and Chartered chi nhánh Hà Nội; Deutsche Bank AG chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh; Vietcombank; BIDV và Citibank. Các công ty chứng khoán thuộc các ngân hàng về bản chất được phép cung cấp dịch vụ lưu giữ.

3.2.10. Cung cấp và chuyển thông tin và dữ liệu tài chính Cung cấp và chuyển thông tin cũng như dư liệu tài chính được hiểu là

phân tích tài chính của công ty; cung cấp thông tin/tin tức đối với các ngành công nghiệp/thị trường tài chính và tiền tệ, v.v... Các tổ chức tín dụng cing cấp các loại dịch vụ này cho công chúng bao gồm cả các cá nhân và tổ chức. Do sự non kém của thị trường tài chính và trình độ chuyên môn của các tổ chức tín dụng Việt Nam nên các loại hình dịch vụ này không được cung cấp tách bạch cho khách hàng mà dựa trên cơ sở miễn phí để phục vụ cho việc kinh doanh của chính họ. Hiện tại, Trung tâm thông tin tín dụng thuộc NHNN thực hiện một phần như là thông tin chung về khách hàng cho các tổ chức tín dụng có yêu cầu. Tuy nhiên, nội dung thông tin vẫn còn nghèo nàn và tốc độ xử lý còn chậm không đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

3.2.11. Các dịch vụ về tư vấn, trung gian môi giới và các dịch vụ tài chính phụ trợ khác bao gồm tham khảo và phân tích tín dụng, nghiên cứu, tư vấn đầu tư và danh mục đầu tư, tư vấn mua sắm và về cơ cấu lại hoặc chiến lược doanh nghiệp.

Các dịch vụ tư vấn nhìn chung được quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng. Mô hình của các ngân hàng Việt Nam ở trong nước là ngân hàng toàn cầu; không có bất kỳ mô hình ngân hàng đầu tư mẫu nào trên thị trường. Do đó, mặc dù một số ngân hàng thương mại đã bắt đầu cung cấp các dịch vụ tư vấn, hầu hết trong số đó là các dịch vụ liên quan đến tín dụng. Tuy nhiên, một số dịch vụ như đầu tư và nghiên cứu danh mục đầu tư, tư vấn mua sắm; tư vấn về cơ cấu lại hoặc chiến lược doanh nghiệp hiện do các công ty chứng khoán bao gồm các công ty chứng khoán thuộc các ngân hàng thương mại cung cấp.

Page 154: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

154

PHỤ LỤC 2

PHÁT TriÓN DÞCH Vô NGÂN HÀNG – XU H−íNG VÀ TriÓN väNG

Cơ hội thị trường

Tăng trưởng kinh tế mang lại những cơ hội tốt cho các ngân hàng mở rộng thị trường cung cấp các dịch vụ mới cho các khách hàng. Triển vọng đối với nền kinh tế là lạc quan. Kinh tế Việt Nam cũng như kinh tế của các nước khác trong khu vực đã tăng trưởng với tỷ lệ cao trong một vài năm qua và dự kiến tiếp tục tăng cao trong một vài năm tới với tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm dự kiến khoảng 8%.

Trong bối cảnh tình hình chính trị bất ổn tại một số nơi trên thế giới, sự ổn định của môi trường chính trị tại Việt Nam được xếp hạng cao với tư cách là một trong những điểm đến an toàn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Lòng tin của nhà đầu tư cao sẽ giúp Việt Nam nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế.

Cùng với môi trường chính trị ổn định, môi trường kinh doanh tại Việt Nam ngày càng mở theo hướng kinh tế thị trường. Sự tham gia của lĩnh vực đầu tư tư nhân được khuyến khích. Ngày càng nhiều doanh nghiệp được thành lập Việt Nam đang tích cực chuyển đổi cơ chế kinh tế.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công giúp xoá đói giảm nghèo và nâng cao mức sống.

Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện chương trình cải cách khu vực nhà nước qua đó nâng cao chất lượng hoạt động của các DNNN từ đó tạo cơ hội kinh doanh cho ngân hàng. Môi trường pháp lý đang được hoàn thiện. Các văn bản quan trọng đang được sửa đổi và ban hành mới nhằm tạo khuôn khổ pháp lý tốt hơn đáp ứng yêu cầu hội nhập và các cam kết quốc tế. Luật pháp được thực thi hiệu quả hơn giúp tạo ra môi trường phát triển cho ngành ngân hàng.

Quá trình tái cơ cấu ngân hàng được tiếp tục thực hiện theo hướng các NHTMNN hoạt động trên cơ sở thương mại hơn trong việc ra quyết định kinh doanh và có khả năng đương đầu với các thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế. Cho vay chính sách đã được tách biệt khỏi cho vay thương mại nhằm đảm bảo cho các ngân hàng hoạt động theo định hướng thị trường.

Page 155: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

155

Theo kế hoạch, các NHTMNN phải thực hiện chương trình cổ phần hoá của mình. Đây là cơ hội tốt cho các ngân hàng tăng vốn điều lệ, đáp ứng các yêu cầu phát triển nhưng nó cũng tạo ra những áp lực đối với các ngân hàng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phù hợp với các nguyên tắc thị trường.

Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng đầu về cà phê, gạo, thuỷ sản, dệt may. Trong trung và dài hạn, khi US BTA đã ký với Mỹ, AFTA được thực hiện đầy đủ và Việt Nam gia nhập WTO, thương mại dịch vụ và hàng hoá quốc tế sẽ gia tăng và tạo cơ hội phát triển hệ thống thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, dịch vụ thẻ và ngoại hối... Hội nhập kinh tế quốc tế cũng khuyến khích hoạt động xuất khẩu, tăng cường lưu thông ngoại tệ, góp phần mở rộng thị trường trong nước và đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng dự kiến sẽ tăng mạnh, nhu cầu của các khách hàng trẻ và trung niên sẽ nhiều hơn, đa dạng hơn, phức tạp hơn giống như ở các nước phát triển. Việt Nam cũng khuyến khích hoạt động xuất khẩu lao động. Do vậy nhu cầu chuyển tiền tăng mạnh từ nguồn chuyển tiền kiều hối và lao động Việt Nam ở nước ngoài. Nhu cầu cho vay hỗ trợ học tập, đặc biệt là du học nước ngoài, cũng tăng mạnh.

Hội nhập kinh tế cũng tạo cơ hội cho các ngân hàng trong nước có khả năng tiếp cận các thành tựu công nghệ. Các ngân hàng thương mại có khả năng trao đổi, hợp tác và tiếp cận công nghệ hiện đại, sử dụng kinh nghiệm chuyên môn nước ngoài trong hoạt động ngân hàng, quản trị doanh nghiệp, quản lý tài sản nợ có, quản lý rủi ro. Điều này giúp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, phát huy lợi thế so sánh, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế và nâng cao hình ảnh và uy tín của ngân hàng trên thị trường trong nước và quốc tế, dần dần nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng năng động hơn, an toàn và hiệu quả hơn, phù hợp với các thông lệ quốc tế tốt nhất.

Nguy cơ và thách thức từ phía thị trường

Cùng với sự phát triển và mở cửa hơn nữa thị trường tài chính ngân hàng, số lượng ngân hàng mới tham gia sẽ tăng. Cạnh tranh giữa các định chế tài chính phi ngân hàng và cạnh tranh trên thị trường vốn, đặc biệt là

Page 156: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

156

vốn trung và dài hạn, sẽ gay gắt hơn. Một số định chế phi ngân hàng cũng cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tương tự để cạnh tranh với các ngân hàng thương mại, kể cả các sản phẩm nhận tiền gửi và dịch vụ thanh toán. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh sẽ trở nên quyết liệt hơn khi các hạn chế đối với các ngân hàng nước ngoài được dỡ bỏ dần dần, mở cửa thị trường tài chính ngân hàng cho đầu tư nước ngoài, đặc biệt khi các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập. Việc dỡ bỏ dần dần các hạn chế đối với ngân hàng nước ngoài cũng có nghĩa là các ngân hàng này sẽ dần dần tham gia vào lĩnh vực tài chính ngân hàng của Việt Nam. Công nghệ hiện đại, quản trị điều hành tiên tiến, nguồn lực tài chính mạnh, hoạt động trên phạm vi toàn cầu và số lượng sản phẩm dịch vụ đa dạng gây áp lực buộc các ngân hàng phải đầu tư hơn nữa vào công nghệ, nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp, hiện đại hoá hệ thống IT, nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh.

Trong lĩnh vực huy động vốn, các ngân hàng thương mại đang cạnh tranh với các công ty bảo hiểm và các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán trong việc huy động vốn trung và dài hạn. Bằng việc cung cấp các sản phẩm tổng hợp hoặc bán lẻ và hợp tác với các TCTD và tổ chức phi tín dụng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng có thể cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, các công ty cổ phần bắt đầu tham gia vào thị trường vốn để huy động vốn phát triển và hoạt động kinh doanh.

Công ty tiết kiệm bưu điện và hệ thống kho bạc nhà nước cũgn cạnh tranh huy động tiền gửi ngắn hạn và cung cấp dịch vụ thanh toán và tài khoản tiết kiệm. Về mặt công nghệ, bất kỳ công ty nào có hạ tầng IT và mạng lưới tốt đều có thể cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán và chuyển tiền.

Khách hàng sẽ có thêm nhiều thông tin và lựa chọn hơn và sẽ yêu cầu/đòi hỏi nhiều hơn và giảm bớt mức độ trung thành với nhà cung cấp dịch vụ. Theo ý kiến các chuyên gia, ngân hàng nước ngoài sẽ tấn công thị trường trong nước bằng các loại thẻ nhựa vì sản phẩm này không yêu cầu phải có mạng lưới chi nhánh, và đây là mảng thị trường sinh lời nhiều nhất trong thị trường ngân hàng bán lẻ.

Các vấn đề tồn tại hiện nay của hệ thống pháp lý và cơ chế thị trường vẫn chưa được giải quyết. Do hệ thống pháp lý của Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh và nhất quán nên tất cả các ngân hàng thương mại phải đối mặt với

Page 157: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

157

nhiều khó khăn. Tính minh bạch kém trong các quy định và thông tin về kế toán, tài chính, hợp đồng lao động, hợp đồng tín dụng và các giao dịch khác gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng, đặc biệt là tính cưỡng chế thi hành của các quy định này còn thấp.

Cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút và giữ chân các cán bộ có trình độ: ngành ngân hàng Việt Nam vẫn còn non trẻ và trải qua giai đoạn tách rời thị trường quốc tế trong một thời kỳ dài, do vậy ngành ngân hàng còn thiếu những cán bộ có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng. Các ngân hàng Việt Nam thiếu trầm trọng các chuyên gia ngân hàng cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt trong các lĩnh vực như quản trị rủi ro, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, chuyên gia IT. Cạnh tranh thu hút cán bộ có kinh nghiệm và trình độ đã lên tới mức gay gắt nhất, ngân hàng nước ngoài và ngân hàng cổ phần chào mời mức đãi ngộ và các chương trình với các chính sách phát triển nguồn nhân lực rất hấp dẫn và là những người đi đầu trong lĩnh vực thu hút lao động. Trong tương lai, cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng lớn sẽ là cạnh tranh thu hút và giữ chân lao động có trình độ tốt, trong khi đó các ngân hàng nhỏ hơn phải cố gắng tồn tại và phát triển bằng cách xây dựng phương pháp tiếp cận khách hàng tốt hơn và cạnh tranh thu hút nguồn vốn.

Phụ thuộc hơn vào thị trường quốc tế: trong quá trình hội nhập, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng ngày càng bị ảnh hưởng nhiều hơn từ phía các biến động trên thị trường tài chính quốc tế, đặc biệt là về tỷ giá, lãi suất trong khi hệ thống quản trị rủi ro và kinh nghiệm trong lĩnh vực này còn kém phát triển. Do đó, điều đặc biệt quan trọng đối với các ngân hàng là phải phát triển một hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế tốt nhất.

Nhu cầu dịch vụ ngân hàng thay đổi

Nhu cầu dịch vụ ngân hàng đã có những thay đổi do có sự thay đổi về phía khách hàng của các ngân hàng thương mại trong quá trình phát triển của cả nền kinh tế. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng có những thị trường mới cũng như xuất hiện các nhóm khách hàng mới tiềm năng trong tương lai gần. Phần dưới đây sẽ trình bày về những thay đổi này và những tác động và ảnh hưởng của chúng đối với việc phát triển dịch vụ ngân hàng.

Page 158: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

158

1. Khách hàng thay đổi Doanh nghiệp nhà nước Các DNNN được phân loại thành nhiều nhóm: các tổng công ty có ảnh

hưởng lớn tới nền kinh tế như các TCty 90, 91. Các TCty này có vốn lớn, nắm giữ phần lớn thị trường, thậm chí là độc quyền như Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Hãng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Việt Nam v.v... Ngoài ra, còn có nhiều công ty nhỏ hơn có ảnh hưởng không lớn tới nền kinh tế.

Trong tương lai, hầu hết các DNNN sẽ là các tập đoàn lớn với số lượng lớn lao động. Các tập đoàn này bình thường sẽ ký kết các thoả thuận kinh doanh với các ngân hàng lớn. Họ không chỉ là các khách hàng lớn sử dụng dịch vụ của ngân hàng mà còn gửi tiền tại ngân hàng, đặc biệt là các khoản tiền gửi ngắn hạn.

Trong bối cảnh nền kinh tế mở và quá trình cổ phần hoá DNNN được đẩy mạnh, hầu hết các DNNN sau cổ phần hoá đều hoạt động tốt hơn. Trong giai đoạn tới, các doanh nghiệp được cổ phần hoá sẽ là những thế lực kinh tế lớn. Tuy nhiên tốc độ cổ phần hoá hiện nay vẫn chậm hơn so với mong đợi. Đa số các doanh nghiệp được cải cách là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khoảng 85% các doanh nghiệp này có vốn dưới 10 tỷ VNĐ.

Doanh nghiệp tư nhân Từ khi áp dụng Luật Doanh nghiệp, khu vực tư nhân đã phát triển

mạnh. Số doanh nghiệp được thành lập mới tăng mạnh. Số doanh nghiệp tư nhân được dự báo sẽ tăng từ 150.000 như hiện nay lên 500.000 doanh nghiệp vào cuối năm 2010. Khu vực tư nhân dự kiến sẽ chiếm 40% GDP vào cuối năm 2010. Khu vực này đã trở thành khu vực năng động và quan trọng nhất của nền kinh tế và các ngân hàng bắt đầu chú ý hơn tới khu vực này và điều này giúp các ngân hàng đa dạng hoá rủi ro tín dụng của mình; lãi suất cho vay khu vực tư nhân vẫn cao hơn so với các tập đoàn lớn. Trong tương lai, thu nhập từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu của ngân hàng.

Sự thành công của khu vực tư nhân là thành tựu to lớn của quá trình chuyển đổi kinh tế sang nền kinh tế thị trường. Khu vực tư nhân phát triển mạnh là nhỏ chương trình đổi mới của chính phủ, và kết quả là đóng góp của khu vực tư nhân trong GDP đã tăng đáng kể. Số lượng doanh nghiệp tư

Page 159: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

159

nhân tăng nhanh. Tuy nhiên, nhóm khách hàng này thường có quy mô hoạt động nhỏ và thiếu vốn. Do vậy, tiền gửi của nhóm khách hàng này cũng thấp.

Doanh nghiệp nước ngoài Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng

đối với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu. Sức mạnh tài chính của các doanh nghiệp này là rất lớn vì họ nhận được sự trợ giúp từ công ty mẹ. Cho đến nay, nhóm khách hàng này là đối tượng hoạt động chuyên nghiệp nhất và có phương pháp nhất ở Việt Nam. Doanh nghiệp FDI mang vào Việt Nam vốn và công nghệ hiện đại về quản lý và sản xuất. Do đó, nhóm khách hàng này đỏi các dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao. Hiện nay nhóm khách hàng này, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia mở chi nhánh ở Việt Nam có xu hướng sử dụng dịch vụ và sản phẩm của các ngân hàng nước ngoài.

Định chế tài chính Các định chế tài chính đang hoạt động ở Việt Nam gồm: ngân hàng

(nhà nước, cổ phần, liên doanh và đầu tư nước ngoài), công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ TDND, một số quỹ đầu tư, các công ty tài chính phi ngân hàng và các công ty mua bán chứng khoán. Số lượng định chế tài chính hiện nay là phù hợp với quy mô và trình độ phát triển của thị trường tài chính Việt Nam. Các tổ chức này phải cạnh tranh với nhau. Tuy nhiên, sự hợp tác giữa các tổ chức tài chính sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên cũng như khách hàng của họ. Ví dụ, ngân hàng có thể sử dụng mạng lưới và hạ tầng của các ngân hàng khác để cung cấp dịch vụ chuyển tiền, thẻ tín dụng cho khách hàng của mình qua đó ngân hàng có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí đầu tư ban đầu để đầu tư cho các sản phẩm dịch vụ có lợi thế so sánh hơn. Hơn nữa, các ngân hàng có thể hợp tác với các công ty bảo hiểm để cung cấp dịch vụ bán chéo với sản phẩm bảo hiểm. Do đó, các tổ chức này không chỉ nâng cao được chất lượng dịch vụ sản phẩm mà còn đa dạng hoá số lượng sảm phẩm dịch vụ.

Các tổ chức quốc tế và trong nước Chính phủ và các cơ quan chính phủ thường gửi tiền vào ngân hàng.

Nhóm khách hàng này luôn luôn lựa chọn các ngân hàng có độ tin cậy và an toàn cao. Do đó nhóm khách hàng này thường lựa chọn các NHTMNN. Đặc biệt là khi Chính phủ phát hành trái phiếu, tín phiếu kho bạc, đa số các

Page 160: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

160

NHTMNN được lựa chọn là người phát hành. Hơn nữa, các NHTMNN cũng đứng ra nhận tiền gửi các khoản cho vay chương trình của Chính phủ. Đây là cơ hội lớn cho các ngân hàng vì họ có thể sử dụng được nguồn vốn nhàn rỗi và thu phí dịch vụ.

Hiện nay nhiều dự án hỗ trợ phát triển quốc tế, đặc biệt là các dự án xoá đói giảm nghèo đang được triển khai ở Việt Nam. Đây là nhóm đối tượng rất tiềm năng đối với các ngân hàng.

Bên cạnh các cơ quan chính phủ và Chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước cũng được coi là khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Văn phòng đại diện của các tổ chức phi chính phủ quốc tế ở Việt Nam các khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Hơn nữa, số lượng các tổ chức này ở Việt Nam là khá lớn. Hiện nay các tổ chức này thường mở tài khoản ở các ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng trong nước dường như không đủ khả năng tiếp cận nhóm khách hàng này.

Cá nhân và hộ gia đình Phần lớn nhu cầu của hộ gia đình đối với các sản phẩm ngân hàng là đi

vay. Cá nhân có tiền nhàn rỗi thường có xu hướng gửi tiết kiệm. Do tin tưởng vào các đơn vị nhà nước nên cá nhân và hộ gia đình thường lựa chọn NHTMNN hơn là ngân hàng cổ phần. Tuy nhiên gần đây nhiều người bắt đầu gửi tiền vào các ngân hàng cổ phần vì các ngân hàng này có nhiều lựa chọn hơn với các hình thức huy động đa dạng hơn dành cho khách hàng. Hơn nữa, họ chào lãi suất cao hơn so với NHTMNN và thực hiện nhiều chương trình khuyến mại huy động tiền gửi.

Ngoài ra, do lo ngại về khả năng mất giá của VNĐ, nhiều người có xu hướng gửi tiền bằng ngoại tệ, tài khoản USD, chứ không gửi VNĐ và kết quả là khả năng thu hút tiền gửi của ngân hàng bị ảnh hưởng xấu. Thông thường lãi suất tiền gửi ngoại tệ thấp hơn tiền gửi VNĐ và do vậy ngân hàng không có khả năng thu hút tiền gửi. Trong khi đó các ngân hàng không đưa ra mức lãi suất phù hợp để phát triển các sản phẩm ngân hàng nhằm huy động các đồng tiền mạnh khác như Euro.

Thu nhập từ dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là ở khu vực đô thị và khu công nghiệp, làm tăng đáng kể lợi nhuận của ngân hàng. Loại dịch vụ này mang lại nguồn thu ổn định hơn cho các ngân hàng so với các sản phẩm dành cho doanh nghiệp và bán buôn và mang lại thu nhập phi lãi suất khác cho ngân hàng ví dụ thu nhập từ tiền tạm thời nhàn rỗi v.v... Tuy nhiên, các

Page 161: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

161

sản phẩm này vẫn chưa phát triển một phần vì mức thu nhập bình quân còn thấp; nhận thức của người dân còn hạn chế đối với các sản phẩm ngân hàng và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn hạn chế trong khi đó thị trường trong nước vẫn chưa mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài. Do vậy, trong trường hợp gnười dân cần sử dụng dịch vụ ngân hàng như chuyển tiền hoặc dịch vụ thanh toán, họ thường phải sử dụng dịch vụ của bưu điện, các kênh không chính thức với chi phí cao, thậm chí là phải tự làm. Mặt khác, do nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn là nền kinh tế tiền mặt, do vậy người dân thích thanh toán tiền mặt hơn các phương thức thanh toán khác.

2. Thị trường thay đổi

Khu vực nông thôn Trong những năm tới, với tốc độ di dân từ khu vực nông thôn ra thành

thị tăng lên, người ta cho rằng phần lớn dịch vụ ngân hàng được sử dụng ở khu vực nông thông là chuyển tiền. Không có số liệu chính thức về lượng tiền được người lao động chuyển về quê nhưng con số này được dự báo là lớn. Các ngân hàng có mạng lưới chi nhánh phát triển có thể nắm bắt cơ hội này tốt hơn.

Các sản phẩm cho vay tiêu dùng vẫn chưa quen với người Việt Nam. Loại sản phẩm này gồm cho vay ngắn và trung hạn nhằm hỗ trợ học tập, mua đồ gia dụng v.v... Những khu vực đông dân ở nông thôn sẽ là mảng thị trường với hàng triệu khách hàng sử dụng loại hình sản phẩm, dịch vụ này. Tuy nhiên các ngân hàng cần nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng vì việc quản lý và thu hồi nợ là một thách thức thực sự trong khi đó thu nhập bình quân ở khu vực này vẫn còn thấp và nhu cầu sử dụng loại dịch vụ này còn nhỏ.

Khu vực đô thị Do thu nhập bình quân cao hơn, dân trí cao hơn và chi phí hoạt động

thấp hơn do phạm vi hoạt động hẹp hơn, các dịch vụ ngân hàng có nhiều khả năng phát triển hơn ở khu vực đô thị so với khu vực ngoại ô. Ngoài ra các dịch vụ ngân hàng như thẻ tín dụng, thẻ nợ cũng sẽ phát triển trong những năm tới. Cho vay tiêu dùng được coi là sản phẩm tiềm năng mà nhiều ngân hàng đang đặc biệt quan tâm và đầu tư, trong khi đó các NHTMNN cũng theo đuổi hướng này. Các sản phẩm ngân hàng liên quan tới cho vay tiêu dùng là cách mà các ngân hàng cvó thể sử dụng để phân tán rủi ro tín dụng cũng như đa dạng hoá nguồn thu của mình.

Page 162: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

162

Khu công nghiệp Chính phủ Việt Nam đã xây dựng kế hoạch phát triển khu công nghiệp,

khu chế xuất, và khu kinh tế mở v.v... trong giai đoạn tới. Những thị trường này đòi hỏi các sản phẩm ngân hàng khác nhau như: cho vay đầu tư hạ tầng, cho vay mua thiết bị và phát triển công nghệ; sản phẩm tiền gửi, chuyển tiền và thanh toán quốc tế v.v... Do đó có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh và NHTMNN trong thị trường này.

Triển vọng phát triển dịch vụ ngân hàng

Tháng 8/2005, Thống đốc NHNNVN ban hành Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng. Chiến lược đưa ra những định hướng cơ bản và định hướng phát triển dịch vụ và sản phẩm ngân hàng. Theo đó, triển vọng phát triển dịch vụ ngân hàng:

- Phát triển ngân hàng gắn liền với nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ trên cơ sở cải cách và hội nhập hệ thống ngân hàng (đối với NHNN và các TCTD), đồng thời phục vụ hội nhập kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng, mở cửa thị trường tài chính trong nước và tự do hoá thương mại, dịch vụ và tài chính;

- Đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả đối với tất cả các TCTD, toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế;

- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng các hoạt động ngân hàng truyền thống, đồng thời phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng mới dựa trên công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu thị trường, phù hợp với năng lực tài chính, khả năng quản lý của các TCTD;

- Phát triển dịch vụ ngân hàng là yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các TCTD, và là mục tiêu của chính sách quản lý và giám sát của NHNN. Các TCTD chủ động nghiên cứu và phát triển các dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu thị trường và quy định của luật pháp. Liên kết và hợp tác nghiên cứu phát triển và trao đổi dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ mới là nền tảng để nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng dịch vụ cũng như năng lực cung cấp dịch vụ của hệ thống ngân hàng;

- Mục tiêu của chiến lược là phát triển năng lực cung cấp dịch vụ của hệ thống ngân hàng cũng như khuyến khích nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Page 163: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

163

Chiến lược huy động vốn nhằm: - Tối đa hoá huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước nhằm đáp ứng

nhu cầu vốn của nền kinh tế cũng như khuyến khích tích luỹ của doanh nghiệp và cá nhân, đầu tư và gửi tiền bằng VNĐ nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của người gửi tiền và nâng cao khả năng huy động tiền gửi. Đa dạng hoá các hình thức và cách thức huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ với các thủ tục và điều kiện giao dịch tiện lợi. Tăng cường huy động nguồn vốn nhàn rỗi bằng vàng và ngoại tệ dưới các hình thức huy động hấp dẫn và hình thức đảm bảo giá trị tiền gửi phù hợp. Trong đó, tiền gửi và tiết kiệm đặc biệt quan trọng; huy động tiền gửi và cho vay trên thị trường liên ngân hàng cũng như phát hành các loại giấy tờ có giá; dịch vụ tài khoản; nhận các quỹ tín thác (trong và ngoài ngước); quản lý tài sản có;

- TCTD cần giảm chi phí huy động thông qua việc tăng cường huy động nguồn vốn giá rẻ và cắt giảm chi phí quảng cáo và khuyến mãi bán hàng, chi phí marketing;

- Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng huy động vốn song song với phát triển cho vay, đầu tư, thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ tài khoản và quản lý tài sản trên nguyên tắc chia sẻ chi phí và lợi nhuận giữa khách hàng và TCTD để cung cấp dịch vụ ngân hàng trọn gói đa tiện ích;

- Thay đổi cơ cấu huy động vốn theo hướng tăng vốn trung dài hạn từ đó dần dần tăng cường phát hành các công cụ nợ và trái phiếu dài hạn theo các thông lệ quốc tế tốt nhất và niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán;

- Khuyến khích cạnh tranh giữa các TCTD trong việc huy động vốn chủ yếu dựa trên chất lượng, tiện ích, công nghệ, hiệu quả huy động vốn, tên tuổi và uy tín của TCTD chứ không chỉ là cạnh tranh về lãi suất, hay lợi dụng vị thế chi phối hoặc độc quyền. Tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD tiếp cận thị trường tài chính quốc tế, đặc biệt là đối với nguồn vốn (đầu tư tín thác, tài trợ thương mại, ODA, cho vay, gửi tiền..) từ các tổ chức tài chính, tổ chức phi ngân hàng, tổ chức phi chính phủ và tổ chức chính phủ. Tranh thủ nguồn vốn quốc tế đầu tư nhằm mục tiêu chính sách xã hội, phát triển hạ tầng kinh tế xã hội và chương trình phát triển kinh tế.

Page 164: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

164

Chiến lược phát triển dịch vụ tín dụng nhằm: - Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng tín dụng qua các hình thức tín

dụng: khoản vay, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh, bao thanh toán, thấu chi, cho thuê tài chính, ứng trước và các hình thức khác nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu vốn đầu tư phát triển kinh doanh và tiêu dùng;

- Xây dựng thị trường tín dụng tự do, bình đẳng hơn, cạnh tranh lành mạnh hơn giữa các loại hình TCTD, cho phép tổ chức và cá nhân có nhu cầu vốn, hoạt động hợp pháp và có khả năng trả nợ được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng một cách thuận lợi. Nâng cao năng lực cấp tín dụng và thông lệ quản trị rủi ro của TCTD trong hoạt động cho vay, tài trợ thương mại, cho thuê tài chính, và tài trợ dự án. Tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc thị trường trong hoạt động tín dụng, đảm bảo hài hoà giữa rủi ro và lợi nhuận; ưu tiên cho vay đầu tư, và các mục tiêu sử dụng vốn hiệu quả với rủi ro thấp. Cho vay trung dài hạn hợp lý cho các dự án/đầu tư hiệu quả và đảm bảo phù hợp giữa cơ cấu nguồn vốn cho vay và huy động của các TCTD. Tăng cường cho vay đồng tài trợ và cho vay hợp vốn giữa các TCTD đối với các dự án lớn, đặc biệt là các dự án đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội. Thận trọng trong việc cung cấp các dịch vụ tín dụng mới, các công cụ phái sinh về tín dụng và lãi suất (hoán đổi, kỳ hạn, hợp đồng lãi suất kỳ hạn, tương lai, quyền chọn, caps, floor v.v...) phù hợp với thông lệ quốc tế tốt nhất;

- Tiếp tục mở rộng tín dụng phù hợp về quy mô và cơ cấu vốn, theo khả năng và hạn mức tín dụng cũng như nâng cao quản trị rủi ro tại các TCTD. Chất lượng tín dụng và đủ vốn là ưu tiên hàng đầu; kiểm soát chặt chẽ chất lượng và hiệu quả tín dụng trong quá trình tăng trưởng tín dụng; tăng cường tái cơ cấu các khoản nợ xấu và hạn chế tăng các khoản nợ xấu mới;

- Tiếp tục đẩy mạnh cơ chế, chính sách tín dụng và thủ tục cho vay theo hướng đơn giản, tiện lợi. Các TCTD phải tự kiểm soát và tự chịu trách nhiệm về hoạt động tín dụng cũng như tuân thủ các nguyên tắc thị trường, nguyên tắc thương mại, minh bạch và áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào thông lệ tín dụng của TCTD. Xoá bỏ trợ cấp tín dụng và dần dần giảm số lượng người được sử dụng vốn ưu đãi, tác biệt hoàn toàn tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại; hạn chế can thiệp hành chính vào hoạt động kinh doanh, giới hạn tín dụng của TCTD. Ngăn

Page 165: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

165

ngừa và hạn chế tiêu cực. Hạn chế cho vay bằng ngoại tệ theo nguyên tắc không cho vay bằng ngoại tệ trên thị trường trong nước. Chiến lược phát triển dịch vụ thanh toán nhằm:

- Tiếp tục phát triển dịch vụ thanh toán ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên cơ sở IT, hệ thống thanh toán ngân hàng hiệu quả, tin cậy, an toàn và hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế tốt nhất; tăng cường sử dụng thanh toán ngân hàng để thúc đẩy các khu vực kinh tế, đặc biệt là các cá nhân sử dụng dịch vụ này và giảm bớt thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán;

- Đảm bảo đáp ứng nhu cầu thanh toán tiền mặt và dịch vụ kho quỹ đầy đủ và an toàn. Gắn chặt thanh toán với các dịch vụ tài chính ngân hàng khác, đặc biệt là huy động vốn, tín dụng và ngoại hối. Duy trì phối hợp chặt chẽ với các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng khác và các dịch vụ với người tiêu dùng và các nhà cugn cấp dịch vụ công thông qua dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt có chi phí rẻ, tiện lợi. Tăng cường hợp tác và phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; cụ thể là thành lập trung tâm chuyển mạch thẻ giữa các ngân hàng thương mại trong thời gian sớm nhất;

- Áp dụng rộng rãi dịch vụ thanh toán điện tử và hệ thống giao dịch điện tử tự động cũng như tăng cường đầu tư nghiên cứu và ứng dụng các công cụ thanh toán mới phù hợp với chuẩn mực quốc tế, kể cả tiền điện tử, dịch vụ thẻ trong nước, dịch vụ thẻ quốc tế, thẻ đa chức năng, thẻ thông minh và séc. Tập trung phát triển dịch vụ tài khoản, trước hết là tài khoản cá nhân đa tiện ích, đảm bảo và tiện lợi gắn liền với việc tạo ra nguồn vốn rẻ trong thanh toán và tạo cơ sở phát triển dịch vụ thẻ, séc cá nhân và thanh toán không dùng tiền mặt;

- Phát triển thanh toán quốc tế (L/C, bao thanh toán, chuyển tiền...) nhằm hỗ trợ đầu tư quốc tế và xuất nhập khẩu. Phát triển dịch vụ phát hành và thanh toán séc/thẻ, cũng như từng bước phát triển dịch vụ phát hành thẻ quốc tế của các NHTM Việt Nam;

- Tạo điều kiện phát triển dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài và đưa ra các biện pháp hiệu quả nhằm thu hút ngoại hối qua hệ thống ngân hàng cũng như tạo ra cơ chế quản lý phù hợp nhằm hạn chế tình trạng đô la hoá. Khuyến khích và đẩy mạnh quảng cáo về hoạt động chuyển tiền quốc tế và chuyển kiều hối. Xây dựng kênh chuyển ngoại tệ trực tiếp thông qua

Page 166: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

166

mạng lưới chi nhánh của ngân hàng trong cả nước. Phát triển dịch vụ thanh toán tiện lợi cũng như các phương thức thanh toán ngoại hối. Chiến lược phát triển dịch vụ ngoại hối nhằm:

- Thu hút nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng nhằm phục vụ tốt nhất các nhu cầu hợp pháp, hợp lý về ngoại tệ của các doanh nghiệp và cá nhân cũng như kiểm soát hiệu quả chu chuyển ngoại tệ trong nền kinh tế nhằm từng bước giảm dần tình trạng đô la hoá. Đảm bảo quyền mua, bán và sử dung ngoại tệ phù hợp với luật pháp. Củng cố, điều chỉnh và mở rộng hợp lý mạng lưới các điểm thu đổi ngoại tệ nhằm hạn chế để ngoại tệ trôi nổi trên thị trường và phục vụ nhu cầu người cư trú và phi cư trú tốt nhất;

- Tác điều kiện cho mọi tổ chức và cá nhân tiếp cận ngoại hối và các dịch vụ ngoại hối. Các TCTD áp dụng quy trình quản trị rủi ro mới, quản lý tiền mặt và đầu tư ngân hàng, đặc biệt là các công cụ phái sinh, lãi suất, tỷ giá (VNĐ/ngoại tệ; ngoại tệ/ngoại tệ, kể cả vàng) trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế phù hợp với các chuẩn mực quốc tế nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng về ngoại tệ, tăng cường năng lực phòng ngừa các rủi ro về tỷ giá và lãi suất đối với các tài sản và nguồn thu bằng ngoại tệ của các TCTD, doanh nghiệp và cá nhân cũng như phát triển thị trường tài chính. Phát triển hoạt động kinh doanh vốn trên thị trường vốn, đặc biệt là thị trường liên ngân hàng nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn và đủ để thanh toán;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD tham gia hiệu quả vào việc cung cấp các dịch vụ tài chính phi ngân hàng nhằm đa dạng hoá cơ cấu thu nhập và tăng thu cho các TCTD, đồng thời TCTD phải chủ động hơn trong việc tham gia vào thị trường vốn và thị trường bảo hiểm nhằm đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực phòng tránh rủi ro của TCTD. Phát triển dịch vụ tài chính phi ngân hàng (bảo hiểm - môi giới, đại lý, kinh doanh trực tiếp; chứng khoán - môi giới, tự kinh doanh, bảo lãnh phát hành, lưu ký, quản lý quỹ đầu tư; tư vấn tài chính và đầu tư; quản lý tài sản) (lưu giữ, bảo quản và quản lý tiền mặt, quản lý đầu tư, quản lý tài sản....); mua bán vàng; thu xếp vốn; môi giới đầu tư; bảo hiểm hàng hoá (dầu, kim loại, cà phê...) thông qua các công cụ phái sinh, nhằm nâng cao vị thế của các dịch vụ phụ trợ trong chiến lược đa dạng hoá hoạt động, mở rộng cơ sở khách hàng và sử dụng tối đa hạ tầng kỹ thuật và năng lực cung cấp dịch vụ ngân hàng của các TCTD Việt Nam.

Page 167: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

167

RESEARCH ON EFFECTS OF BANKING LIBERALISATION ON COMPETITION IN

THE BANKING SECTOR

Page 168: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

168

Page 169: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

169

INTRODUCTION

This report is part of activities of Serv-3, an initiative funded by the Multilateral Trade Assistance Project Vietnam II (MUTRAP II), a partnership between the Ministry of Trade and the European Commission.

The objective of the this programme was to provide assistance to the State Bank of Vietnam (SBV) to prepare appropriate legal regulations dealing with anti-competitive practices in the banking sector, better assess the impacts of banking liberalization which will follow from the implementation of Vietnam’s WTO accession commitments and develop new forms of banking services.

The European and local experts have analyzed available relevant foreign regulations and practices and made recommendations to the SBV. The reports on banking competition overview the competition regimes and practices in Vietnam, the European Union, China, the Czech Republic, Hungary and Poland and includes recommendations to the SBV in the subject. The study on the liberalization of the banking sector, in view of Vietnam’s WTO accession, examines the expected impacts of the large scale liberalization in the banking sector, the emergence of foreign banks in the Vietnamese market and assesses the impact of the measures already taken or envisaged by the Government to limit the negative impacts of liberalization. The study also presents the experience of Hungary in banking liberalization and makes recommendations to the SBV, taking into account the GATS Annex on Financial Services. The report includes a section on modern banking services the introduction of which may be considered by the SBV.

The MUTRAP Project wishes to express its thanks to the European experts, to Mr. Charles Marquand (Coordinator of the Programme) and Xavier Barre, as well as Mr. Nguyen Thanh Ha, Mr. Pham Quang Thanh, Mrs. Nguyen Thi Van Anh and Mr. Thao Bao Anh (local consultants) for their contribution to the work. The Project is also grateful to the leadership of the SBV and the Delegation of the European Commission in Hanoi for their guidance and sustained support.

Project Task Force The Multilateral Trade Assistance Project II (MUTRAP II)

Page 170: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

170

EXECUTIVE SUMMARY

The report consists of two Parts. Part I is to make an overview about the competition regulations in Vietnam and issues to be addressed to regulate competition in the banking sector of the State Bank of Vietnam, illustrated by cases studies in relevant countries such as China and European transitional economies. This part is prepared by EU expert, Mr. Charle Marquant and local expert, Mr. Thai Bao Anh, managing partner, Bao & Partners Law Firm ([email protected]).

Part II focuses on reviewing current commitments of Vietnam to international agreements, and legal and regulatory framework governing financial/banking services as well as trends and outlook of development of banking services in the future. This part is prepared by EU expert, Mr. Xavier Barre and local experts, Mr. Nguyen Thanh Ha, managing partner, and Ms. Nguyen Van Anh, senior legal counsel of Vietbid Law Firm ([email protected]).

Reforms of the banking sector in Vietnam started in late 1980’s with the major reform is a “level playing field” for the competition between state-owned commercial banks and private banks. From a small number in 1990s, the number of the private banks and joint-venture banks has reached 42 with 37 private commercial banks and 5 joint-venture banks. As the result of increasing number of private banks and opening of the banking sector to foreign competitors, the competition amongst the banks increases.

Vietnam is to be a full WTO member by 11 January 2007. And in the near future, it is expected that competition in the banking sector will be tougher with the participation of foreign competitors.

In such context, Part I of the report is to make recommendations for a new regulation dealing with anti-competitive practices in the banking sector in the Socialist Republic of Vietnam (SRV). It is understood that the State Bank of Vietnam (SBV) wishes to introduce a competition regime in the banking sector in time for accession to the World Trade Organisation (WTO). Increased competition between banks in Vietnam has been noticed and it is anticipated that after accession to the WTO there will be an intensification of competition between Vietnamese banks (whether state owned or private) and between Vietnamese banks and foreign owned banks.

Page 171: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

171

Part I comprises the following sections: An overview of the competition regime in the Socialist Republic of

Vietnam (SRV). The overview seeks to describe the current competition regime in

Vietnam and indicate a number of practical and theoretical issues which should be borne in mind when drawing up a regulation dealing with competition in the banking sector.

An overview of the practical problems identified in Vietnam. This section describes the practical problems identified by actors in the

banking sector. It will be noted that many of the practical difficulties would normally be categorized as unfair competitive practices (i.e. practices designed to harm a competitor) rather than as anti-competitive practices (practices designed to harm the market).

An overview of the regulation of competition in the European Union (EU). The EU is chosen as an appropriate comparison because it is noted that

the Competition Law of 9th November 2004 (the primary legislation in Vietnam dealing with competition) is modeled on the approach taken by the European Union. Further, the European Union comprises a number of member states whose economies have made the transition from central planning to a market based system (e.g. Poland, Hungary and the Czech Republic, being the three largest). It is also important to note that the EU regime in the field of competition is uniform and directly effective. That is to say, the provisions of the Treaty on European Union (see below) dealing with the regulation of competition have the force of law in the member states, including the recent accession states such as Poland, Hungary and the Czech Republic (being transition economies). These member states have had to adopt, and have adopted, the EU competition regime; it therefore applies uniformly in those member states as elsewhere. Member states have only a residual responsibility for competition; but here too the practice (whether in the new accession member states of Poland, Hungary and the Czech Republic or in existing member states) has been to follow the model constituted by the Treaty on European Union.

An overview of some of the rulings of the European Commission (the EU competition authority) and the Court of First Instance relevant to anti-competitive behaviour in the banking sector.

Page 172: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

172

Rulings concerning real cases are given. An attempt is made to draw some broad conclusions.

A brief description of other legislative initiatives in the banking sector in the EU which may be said to impact on the competitive environment, dealing primarily with unfair practices.

In addition to the competition regime, the EU and certain member states have drawn up legislation designed to protect consumers of certain banking services. Although not formally classed as part of the competition regime within the EU, this legislation has an important impact on competition in the banking sector, helping to create a uniform framework of minimum standards and prevent unscrupulous competitive practices. Again it is thought that the EU may illustrate appropriate approaches for Vietnam. The Law on Credit Institutions uses concepts which are similar to those used in the EU banking regime and seeks to address similar issues of concern (e.g. article 16 addresses “unlawful promotion” and the publication of “misleading information”).

It is to be noted that the EU provisions in this area take the form of directives. As a matter of EU law a directive comprises a series of obligations which the member states are required to implement in their domestic legal regime. If a member state fails to do so it may, ultimately, be fined and, in any event, the directive applies directly in the member state as if it had been implemented by domestic legislation. Typically therefore, in order to avoid difficulties with implementation, the member states simply incorporate the terms of a relevant directive directly into their own domestic legal regimes. Accordingly, the analysis of a directive will often be the most appropriate way to understand how the 25 EU member states address problems in a particular way. This is particularly the case in the financial services sector where the terms of directives may be detailed and specific.

An overview of the experience of banking liberalization in the transition economies of Poland, Hungary and the Czech Republic and the approach those countries have taken in regulating competition; and an overview of the approach taken by the Peoples Republic of China. In addition, this section considers what might happen in Vietnam.

The experience of the banking sectors of Poland, Hungary and the Czech Republic is considered relevant because they have successfully

Page 173: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

173

managed the transition from state controlled banking sectors to market based banking sectors in a relatively short period and significantly improved their banking sectors. The Peoples Republic of China is considered because it is undergoing such a transition.

A brief description of the approach Vietnam might adopt in introducing a regulation to control anti-competitive and unfair practices in the banking sector.

The basic outline of a regulation in the banking sector in Vietnam, drawing on the experience and approach above, is described. The EU model for the regulation of anti-competitive activity and unfair practices is considered to give appropriate examples for Vietnam since the competition regime of Vietnam is modeled on the EU competition regime. Further, the EU comprises member states (inter alia Poland, Hungary and the Czech Republic) which have successfully made the transition from state controlled economies to market based ones and have adopted the EU approach. From having operated highly centralized and rigid command economies in 1989, these countries now have efficient and competitive banking sectors. The process of transition in these countries has seen a consolidation in the banking sector, with a significant proportion of banking activity now undertaken by credit institutions which are owned by extra-national institutions. Concurrently with this process of transition, consolidation and internationalization, there has been a significant improvement in the performance of the banking sectors in these countries. The Peoples Republic of China on the other hand is still undergoing transition and has some way to go. Furthermore, its approach to anti-competitive behaviour in the banking sector is at odds with the approach taken so far by Vietnam.

As far as Vietnam is concerned, as competitive pressures intensify (whether between banks Vietnamese banks or between Vietnamese banks and banks from outside Vietnam), it is important to ensure that the process of transition is not distorted by credit institutions engaging in anti-competitive behaviour and unfair practices in an attempt to thwart competition.

It should therefore consider the making of a regulation which addresses two main areas:

Page 174: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

174

- Anti-competitive practices in the banking sector, i.e. activity which seeks to distort the operation of market forces in the banking sector (e.g. through the conclusion by two or more credit institutions of agreements designed to limit competition and/or through the actions of one or more credit institutions in a dominant position in the market); and

- Unfair practices in the banking sector (i.e. activity which undermines the integrity of the banking sector and fair functioning of the market).

In respect of anti-competitive practices, the regulation should set out the basic principles; namely that agreements etc. between credit institutions which have as their object or effect the restriction are forbidden and that the abuse of a dominant position by a credit institution or groups of credit institutions are also forbidden.

In each case, the regulation would specify certain kinds of behaviour which would be prima facie considered to be anti-competitive, unless the credit institutions could show the contrary. The investigative and enforcement powers in respect of anti-competitive behaviour should be those outlined in the Competition Act currently accorded to the Competition Council. Further consideration and research is necessary as to whether these should be exercised by the SBV. At present insufficient data is available in this regard and no conclusions or recommendations may be made.

In respect of unfair practices, the regulation should, in so far as not already addressed by other legislative provisions in Vietnam, address misleading advertising, comparative advertising and credit agreements.

There should be a positive obligation on credit institutions to ensure that their communications are clear, fair and not misleading; failing which they should face the prospect of fines, public reprimands and possible removal of permission to operate. There should also be a criminal offence of making misleading statements with intent to deceive or being reckless as to whether the statement will mislead. Agreements induced by misleading statements would be void.

There should be strict control of comparative advertising. Essentially comparative advertising should only be permitted where strict conditions as to objectivity are complied with; failing which the credit institution in default should face the possibility of a fine, public reprimand and, in the worst cases,

Page 175: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

175

removal of permission to operate. Agreements induced by comparative advertising carried out in breach of the regulation would be avoidable.

There should be control of credit advertising. This would cover both the deposit-taking and lending side of the banking sector. The main beneficiaries of the regulation would be users of banking services (deposit-taking and borrowing) in the retail sector. The regulation should impose requirements to give consumers clear agreements containing all terms. A breach of these requirements would render the agreement void.

In the Part II, the report focused on (i) Review of current commitments to international agreements, and some specific legal development to accommodate such commitments, (ii) current legal and regulatory framework governing financial/banking services in Vietnam, (iii) Current development of banking services in Vietnam, and (iv) Trends and outlook of development of banking services in the future.

The review of current commitments was primarily on the US-VNBTA, simply because at the time of preparation of this Report, information about result of negotiation for WTO accession had not been disclosed, while commitments in the framework of AFAS was fairly limited. We also made a short review of the legal development to accomodate such commitments and results of implementation of agreements. Our view is that far more reaching changes in legal and institutional framework is needed for commitments to be really effective. The SBV has explicitly made the further opening of the domestic market and reducing limitations of foreign banks’ operation one of the international integration milestones, which is clearly evidenced in the committed timetable for market opening under the US BTA. While restriction on deposit taking activities and some other limitations are supposed to be phased out over 8 years following signing, US financial services suppliers will be given national treatment after 9 years of implementing the agreement. This means that by 2010, there should be a complete level playing field between the local banks and US banks. This scenario will also be applied to other foreign banks, under other bi-lateral trade agreements which have been signed or are currently being negotiated: with the EU, Japan, Korea, some Latin American countries, etc.There is understandable concern in Vietnam that full implementation of the US BTA and WTO obligations to open the domestic banking sector to competition from Western and other banks will have deleterious effects on domestic

Page 176: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

176

banks, especially the state-owned commercial banks (SCOBs). This concern stems both from the strong competitive position of Western banks in international financial markets and the extreme weakness of the domestic banking sector, which is plagued with a large stock of non-performing loans and service inefficiency nurtured during decades of isolation from market discipline and foreign competition.

The consequences of BTA and WTO implementation on the banking sector in Vietnam will not be known for several years. However, the experiences of other developing and transition economy countries that have undertaken similar measures over the past decade provide a useful base of information about what to expect from the implementation of these obligations

In assessing current legal and regulatory framework governing financial and banking services in Vietnam, benchmark was made for the types of financial/banking services contained in the GATS Annex on Financial Services with highlight on current framework governing such services, pinpointing existing impediments and constraints, especially what is missing and what is causing an unlevel-playing field between domestic and foreign services providers, and making recommendations for improvement.

The current development of banking services in Vietnam was captured with an assessment of current supply of banking services in Vietnam, focusing on the availability of services, and to some extent of the capability of services providers. This is to draw implications for the potential of supplying new banking services when Vietnam is more liberalized, and challenges for credit institutions to compete.

Finally, an analysis of and recommendations on banking services liberalization was presented according to the GATS Annex on Financial Services and regional and bilateral banking agreements, based on best Eastern European practices, the Hungarian example in particular. The trends and outlook of development of banking services in Vietnam was analyzed in the medium to long term future. In order to answer questions of what forms of banking services may likely to develop when the country is more economically developed and internationally integrated, a briefly review of market developments prospects and changing demand for financial services was presented, and then present scenarios of banking services development. These would in turn make implications for improvement of policy, legal and institutional environment of banking services to develop.

Page 177: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

177

Part I REPORT ON REGULATIONS ON COMPETITION IN THE

BANKING SECTOR OF VIETNAM

Prepared by: Charles Marquand MUTRAP EU expert

Thái Bảo Anh LL.M. Attorney at Law, Managing Partner of Bao & Partners Law Firm

In cooperation with Nguyễn Thanh Hà Attorney at Law, Managing Partner of Vietbid Law Firm

Nguyễn Vân Anh Attorney at Law, Senior Legal Counsel of Vietbid Law Firm

Page 178: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

178

I. An overview of competition regulations in Vietnam

The legislative framework in SRV The competition regime in the SRV in so far as it applies to the banking

sector comprises, essentially, two principal legislative instruments: - The Competition Law of Vietnam, passed by the National Assembly

on 9th November 2004 (“the Competition Law”); and - The Law on Credit Institutions No.07/1997/QHX, passed by the

National Assembly on 12th December 1997. The Competition Law Generally, the Competition Law regulates –

- Unfair competitive practices; and - Practices in restraint of competition carried on by businesses in SRV

(including foreign companies doing business in the country) (anti-competitive practices).

Competition Law

Unfair competitive practices Unfair competitive practices are defined by the Competition Law as

“business practices that are contrary to the normal norms of business ethics and that cause, or might cause, detriment to the interests of the State or the legitimate rights and interests of other enterprises or consumers.”1

Unfair competitive practices which are prohibited (without any exception) comprise the following:

- Falsifying product information; - Divulging business secrets; - Coercive behaviour; - Defaming another enterprise; - Disrupting the activities of another enterprise;

1 Competition Law, Article 3, Point 4.

Page 179: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

179

- Issuing advertisements and engaging in promotion for the purposes of unfair competition;

- Discriminating within an industry association; - Engaging in illegal multilevel selling of goods; - £ngaging in other acts of unfair competition as may be prescribed2

Practices in restraint of competition (anti-competitive behaviour) The Competition Law defines the practices in restraint of competition

as practices that reduce, distort or hinder competition in the market, including entering into agreements in restraint of competition, abusing a dominant or monopoly market position, and creating economic concentrations. These last three concepts are considered in more detail below.

Agreements in restraint of competition Agreements in restraint of competition, which are strictly prohibited by

the Competition Law, are agreements between enterprises which have as their purpose -

- A collusive tender; - ¢boycott (undertake with a view to preventing, hindering or

restraining other enterprises from entering into a market or to developing their businesses); and

- The elimination the competition from other enterprises.3 Further, enterprises that hold a combined market share of 30 per cent or

more of a “relevant market” are prohibited from entering into the following kinds of agreements:

- Price fixing and market sharing agreements; - Agreements aimed at restricting output, commodities or services; - Agreements restraining production and sales; - Agreements restraining technical developments, technology or

investment; and

2 Competition Law, Article 3, Point 4. 3 Competition Law, Article 8, Points 6, 7 and 8.

Page 180: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

180

- Agreements imposing unfair trading conditions on other parties.4 There are several exemptions for agreements which reduce production

costs, which are beneficial for consumers and/or which have as their purpose any of the following:

- Optimizing business structures; - Promoting technical or technological progress; - Improving the quality of goods and services; - Promoting uniform quality standards and technical norms applicable

to certain kinds of product; - Standardizing commercial practices and conditions, except price-

related-conditions; - Increasing the competitiveness of medium and small-sized enterprises; - Increasing the competitiveness of Vietnamese enterprises in the

international market. Exemptions for these kinds of agreement are granted by the Ministry of

Trade, in the absence of which the agreement may be considered to be anti-competitive.5

Abuse of a dominant position There are six prohibited activities for enterprises having dominant

market position:6 - Selling at below cost; - Fixing unreasonable selling or purchasing prices or minimum

reselling prices; - Restraining production or distribution; - Restraining market or technical or technological developments; - Applying discriminatory commercial conditions; - Imposing unreasonable conditions or conditions not related to the

subject matter of the contract with other party; and - Preventing other enterprises from entering the market.

4 Competition Law, Article 8, Points 1,2,3,4, and 5. 5 Competition Law, Article 10. 6 Competition Law, Article 13.

Page 181: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

181

Further, an enterprise will be considered to hold a dominant market position if it holds a market share of 30 per cent or more of the relevant market, or if it is capable of significantly restraining competition.

A group of enterprises will be considered to hold a dominant market position if they hold a combined market share of 50 per cent or more (for two enterprises), 65 per cent or more (for three enterprises) or 75 per cent or more (for four enterprises) of the relevant market.

Abuse of a monopoly position The six activities outlined above are equally prohibited for enterprises

holding a monopoly market position. In addition, such enterprises are also prohibited from imposing disadvantageous conditions on customers or abusing their monopoly position to change unilaterally or rescind a signed contract without a legitimate reason.

An enterprise will be considered to hold a monopoly market position if there are no other enterprises competing with it in the relevant market.

State monopoly sectors In the case of state-owned enterprises operating in sectors declared to

state monopolies, the Government decides quantities, volumes and prices of goods and services produced by these enterprises and the markets in which they will be sold.

Economic concentration The Competition Law also imposes several restraints on economic

concentrations. Economic concentrations are considered to arise through merger, acquisition, consolidation, joint ventures and other forms of economic concentration.7

All economic concentrations which lead to the market share of involved parties exceeding 50 per cent of the relevant market are prohibited.8 If the market share of involved parties amounts to between 30 per cent and 50 per cent of the relevant market the parties must obtain a confirmation from the Competition Commission that such concentration is not prohibited.9

7 Competition Law, Article 16. 8 Competition Law, Article 18. 9Competition law, Article 24.

Page 182: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

182

The Law on Credit Institutions

Definitions Article 16 of the Law on Credit Institutions10 defines unfair

competition as comprising the following: - Engaging in unlawful promotion; - Providing misleading information (in any form) which is harmful to

other credit institutions and clients; - Engaging in speculation which leads to the distortion of foreign

exchange, gold and currency markets; and - Undertaking other unlawful competitive activities. However, no further guidelines are given as to how these principles

may or should be applied to the banking sector. It is also relevant that in 2004, the State Bank of Vietnam, in its

communication No. 339/NHNN-CSTT dated 7th April 2004, identified a number of “unfair competitive activities”11:

- Setting interest rates to attract more deposits in ways that were harmful or abusive;

- Engaging in competition to lend to customers which did follow standard lending procedures and conditions.

Analysis of the competition regime in SRV This report is not intended to address general issues arising from the

general competition regime in the SRV. However, three general points should be noted.

First, whilst much of the focus of the competition regime appears to be on anti-competitive activity (i.e. activity which distorts the market and competition) there is also a focus on unfair competitive activity (i.e. behaviour which undermines the integrity of the market, albeit that

10 Law on Credit Institutions No. 07/1997/QHX passed by the National Assembly on 12th December 1997. 11 In Vietnamese the State Bank mentioned such activities as “cạnh tranh không lành mạnh” which could be translated into English as “unhealthy competition” or “unfair competition”

Page 183: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

183

competition itself may not be hindered). These two kinds of activity are distinct and should be controlled in different ways. Broadly, the first – anti-competitive activity – should be subject to a regime based on general principles, focusing on broad categories of activity. The second - unfair competitive activity – should be addressed more specifically and in more tightly defined provisions. These principles should be borne in mind when considering a regulation addressing competition in the banking sector.

As described below, the approach of the developed market economies of the European Union (and also the economies of Poland, Hungary and the Czech Republic which have successfully and speedily managed the transition to market based economies) has been to avoid detailed or over prescriptive definitions of anti-competitive behaviour. Rather, general principles have been enunciated and applied on a case by case basis. It is considered that this gives greater flexibility to regulators to respond to market conditions effectively. Experience has shown that over prescriptive definitions can be evaded by economic actors.

Accordingly, in the SRV in a regulation concerning anti-competitive agreements in the banking sector, it is suggested that over prescriptive definitions should be avoided. Instead it may be more appropriate to give examples of the kinds of behaviour considered to be unacceptable. Further, the same approach should be adopted in respect of behaviour comprising an abuse of a dominant position. In particular, it would be unsatisfactory to define the meaning of “relevant market” too closely. Markets are ever-changing, with new products and services being introduced and relationships between them constantly altering. Any definition enshrined in legislation is likely to become outdated very quickly.

Second, the exemption from the prohibition of agreements in restraint of competition for agreements which increase the international competitiveness of Vietnamese enterprises should be used sparingly. It should not be allowed to become a disguised form of protection. In the application of the competition regime in the banking sector, this should be borne in mind.

Third, it should also be noted that in principle state monopolies in developed market economies state monopolies are subject to the same

Page 184: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

184

competition regime as privately owned enterprises; the only exception being made if the competition regime prevents the state monopoly from performing a service considered to be of general economic or social benefit (e.g. provision of health services). Accordingly, in principle, state owned credit institutions should not be accorded any special treatment.

More specifically, article 3 of the Competition Law is problematic. Article 3 refers to “business practices that are contrary to the normal norms of business ethics and that cause, or might cause, detriment to the interests of the State or the legitimate rights and interests of other enterprises or consumers”. Article 3 then goes on to set out certain activities (principally certain kinds of agreements) which are deemed to be anti-competitive.

The use of the terms “cause” and “might cause” is confusing. Reliance on the concept of causation to determine whether an act is anti-competitive is unhelpful. It is unclear how close the causal link has to be before an act is considered to be anti-competitive and whether it is only the acts of the enterprises engaging in anti-competitive behaviour which are prohibited or additionally (or perhaps alternatively) the acts of other enterprises undertaken in response. Accordingly, it is suggested that if there is to be a specific regulation dealing with competition in the banking sector, different terms should be used. The focus of regulation should be on the purpose or effect of a credit institution’s activity. By focusing on effects as much as purposes, complicated and difficult analyses of an institution’s motives in engaging in a particular activity can be avoided.

Article 3 is also deficient in the following respects. First, it focuses on practices which cause or might cause detriment to the interests of the State, or the legitimate interests of other enterprises or consumers. The protection of the interests of the State is not normally considered to be an appropriate focus of a competition regime. In market based economies state bodies are, in principle, as much subject to the competition regime as private ones. Further, generally speaking, activities considered to be detrimental to national interests are controlled by other means (e.g. legislation prohibiting the divulging of state secrets). Second, article 3 does not focus on the protection of a competitive market. The protection of a legitimate interest of an enterprise is not the same. For example, it is entirely legitimate for an enterprise to seek to maximize its profits and prevent competitors from

Page 185: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

185

encroaching on its market. Competition law seeks to control the way in which these entirely legitimate aims are pursued. Accordingly, it is suggested that if there is to be a regulation dealing with competition in the banking sector, it should seek to prevent distortion of competition in the market, rather the interests of particular parties.

II. OVERVIEW ON UNFAIR-COMPETITION IN THE BANKING SECTOR IN VIETNAM

1. Analysis of the competition regime in Viet nam This report is not intended to address general issues arising from the

general competition regime in Vietnam. However, three general points should be noted.

First, whilst much of the focus of the competition regime appears to be on anti-competitive activity (i.e. activity which distorts the market and competition) there is also a focus on unfair competitive activity (i.e. behaviour which undermines the integrity of the market, albeit that competition itself may not be hindered). These two kinds of activity are distinct and should be controlled in different ways. Broadly, the first – anti-competitive activity – should be subject to a regime based on general principles, focusing on broad categories of activity. The second - unfair competitive activity – should be addressed more specifically and in more tightly defined provisions. These principles should be borne in mind when considering a regulation addressing competition in the banking sector.

As described below, the approach of the developed market economies of the European Union (and also the economies of Poland, Hungary and the Czech Republic which have successfully and speedily managed the transition to market based economies) has been to avoid detailed or over prescriptive definitions of anti-competitive behaviour. Rather, general principles have been enunciated and applied on a case by case basis. It is considered that this gives greater flexibility to regulators to respond to market conditions effectively. Experience has shown that over prescriptive definitions can be evaded by economic actors.

Accordingly, in Vietnam in a regulation concerning anti-competitive agreements in the banking sector, it is suggested that over prescriptive

Page 186: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

186

definitions should be avoided. Instead it may be more appropriate to give examples of the kinds of behaviour considered to be unacceptable. Further, the same approach should be adopted in respect of behaviour comprising an abuse of a dominant position. In particular, it would be unsatisfactory to define the meaning of “relevant market” too closely. Markets are ever-changing, with new products and services being introduced and relationships between them constantly altering. Any definition enshrined in legislation is likely to become outdated very quickly.

Second, the exemption from the prohibition of agreements in restraint of competition for agreements which increase the international competitiveness of Vietnamese enterprises should be used sparingly. It should not be allowed to become a disguised form of protection. In the application of the competition regime in the banking sector, this should be borne in mind.

Third, it should also be noted that in principle state monopolies in developed market economies state monopolies are subject to the same competition regime as privately owned enterprises; the only exception being made if the competition regime prevents the state monopoly from performing a service considered to be of general economic or social benefit (e.g. provision of health services). Accordingly, in principle, state owned credit institutions should not be accorded any special treatment.

More specifically, article 3 of the Competition Law is problematic. Article 3 refers to “business practices that are contrary to the normal norms of business ethics and that cause, or might cause, detriment to the interests of the State or the legitimate rights and interests of other enterprises or consumers”. Article 3 then goes on to set out certain activities (principally certain kinds of agreements) which are deemed to be anti-competitive.

The use of the terms “cause” and “might cause” is confusing. Reliance on the concept of causation to determine whether an act is anti-competitive is unhelpful. It is unclear how close the causal link has to be before an act is considered to be anti-competitive and whether it is only the acts of the enterprises engaging in anti-competitive behaviour which are prohibited or additionally (or perhaps alternatively) the acts of other enterprises undertaken in response. Accordingly, it is suggested that if there is to be a

Page 187: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

187

specific regulation dealing with competition in the banking sector, different terms should be used. The focus of regulation should be on the purpose or effect of a credit institution’s activity. By focusing on effects as much as purposes, complicated and difficult analyses of an institution’s motives in engaging in a particular activity can be avoided.

Article 3 is also deficient in the following respects. First, it focuses on practices which cause or might cause detriment to the interests of the State, or the legitimate interests of other enterprises or consumers. The protection of the interests of the State is not normally considered to be an appropriate focus of a competition regime. In market based economies state bodies are, in principle, as much subject to the competition regime as private ones. Further, generally speaking, activities considered to be detrimental to national interests are controlled by other means (e.g. legislation prohibiting the divulging of state secrets). Second, article 3 does not focus on the protection of a competitive market. The protection of a legitimate interest of an enterprise is not the same. For example, it is entirely legitimate for an enterprise to seek to maximize its profits and prevent competitors from encroaching on its market. Competition law seeks to control the way in which these entirely legitimate aims are pursued. Accordingly, it is suggested that if there is to be a regulation dealing with competition in the banking sector, it should seek to prevent distortion of competition in the market, rather the interests of particular parties.

2. Specific problems indentified in the banking sector in Viet Nam In interviews with several actors in the banking sector in Vietnam during

March 2006 a number of specific problems were identified. Some concern anti-competitive behaviour (i.e. behaviour which distorts the operation of the market), others concern unfair competitive behaviour (i.e. behaviour which undermines the integrity of the market for banking services).

Problem A Large banks, seeking to attract depositors, offer generous benefits, or

higher interest rates on deposits, which smaller banks cannot provide. New deposits may be attracted from persons who have not previously used the banking system, but additionally other depositors at smaller banks may take

Page 188: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

188

their funds away from the smaller banks to place them with the larger banks, so sending the smaller banks out of business.

Problem A - Analysis There is nothing inherently anti-competitive in a more profitable bank

seeking to attract either new customers, or customers from weaker rivals, by offering incentives. By this means more efficient enterprises succeed and replace less efficient ones. In the transition economies of Hungary, Poland and the Czech Republic, there has been a consolidation of the banking industry as less efficient banks have withdrawn from the sector or been taken over by rivals. However, for a large enterprise with an already dominant position to offer incentives at below cost could be considered to be anti-competitive. Furthermore, the promotional material by which the offers are publicized should be clear, fair and not misleading. Even where the offer of incentives per se is not anti-competitive, if the publicity is misleading or denigrates competitors the integrity of the market will be undermined.

Problems B Some banks in their promotional material make untrue or misleading

claims concerning their financial resources, citing misleading audit reports in support, with a view to attracting depositors away from other banks.

Problem C Some banks issue misleading promotional material, making

exaggerated claims as to the interest which will be paid on deposits, with a view to attracting depositors from other banks. In fact, the actual interest payable is significantly lower, because charges and other fees are levied. Alternatively, banks fail to reveal restrictions on the right to withdraw deposits (e.g. as to the notice to be given before a withdrawal).

Problems B and C - Analysis Problems B and C are not so much a problems of anti-competitive

behaviour per se, but rather instances of banks seeking to mislead potential customers. Again, misleading publicity may have an adverse effect on the integrity of the market.

Page 189: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

189

Problem D Some banks cooperate to offer loans at a lower interest rate to

borrowers in a particular sector (e.g. the electricity sector) than they offer to borrowers in other sectors.

Problem D – Analysis This behaviour described in problem D may comprise anti-competitive

behaviour. It will be noted below that article 81.1(c) of the Treaty on European Union specifically forbids behaviour designed to share out markets or sources of supply. However, it would permissible for a bank to decide unilaterally to penetrate a particular market. Much will depend on the nature of the understanding between the banks concerned and the nature of their cooperation.

Problem E Some banks issue credit or debit cards with only limited functions (e.g.

the card holder may only deposit or withdraw funds from a single account at a single branch). Other banks are in a position to issue credit or debit cards with several functions.

Problem E - Analysis Problem E does not appear to present a problem of competition. The

provision of better or more flexible services is a legitimate means of competing provided that the regulatory provisions relating to the issue of ATM apply equally to all banks.

Particular problems identified by other actors

Other actors in the banking sector have identified the following problems: Problem F There is a shortage of capital which hampers the development of the

banking sector. In particular, the proportion of total savings placed with banks is at a relatively low level.

Problem F - analysis This is not a problem of competition; though the shortage of depositors

may impel banks to behave anti-competitively or use unfair practices.

Page 190: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

190

Problem G State owned banks are treated more favourably by the SBV than private

banks in a number of respects. For example, state owned banks receive better rates of interest from the SBV and may borrow more cheaply from the SBV.

Problem G - analysis This is not a problem of competition between banks as such. However,

if it is the case that state owned banks receive more favourable treatment from the SBV and there is no objective justification for such difference in treatment, then such differential treatment distorts the market and could give the state owned banks an unfair advantage. It is to be noted that in the EU, unless a bank is considered to be performing a service of “general economic interest” (which is unlikely) the competition regimes in each member state apply equally to all banks of whatever nationality. This problem is addressed more fully in the report by Xavier Barre dealing with Vietnam’s accession to the WTO and the concomitant liberalization of the banking sector.

Problem H Foreign banks may not take a stake of more than 10 percent in a

Vietnamese bank. Problem H - analysis This is not a problem of competition between banks as such. However,

where one bank is more efficient than another, it is generally a benefit to the users of banking services as a whole for such a bank to be permitted to acquire a less efficient bank. It is however accepted that it permissible for states to protect certain enterprises from foreign takeover for strategic reasons. This problem is addressed more fully in the report by Xavier Barre dealing withVietnam’s accession to the WTO and concomitant liberalization of the banking sector.

Problem I Foreign banks face difficulties in obtaining permission to place

multiple ATMs. Problem I - analysis This is not a problem of competition between banks as such. As

indicated under problem G, differential treatment without objective

Page 191: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

191

justification generally distorts the competition. The problem of differential treatment is addressed more fully in the report of Xavier Barre dealing with Vietnam’s accession to the WTO and concomitant liberalization of the banking sector.

Problem J A bank may not lend to a single borrower more than an amount equal

to 30 percent of their own funds. A bank may not have total deposits in excess of 600 percent of its share capital.

Problem J - analysis This is not a problem of competition as such. The uniform application

of prudential requirements is not generally anti-competitive. Problem K State owned banks are granted permission by the SVB to extend the

scope of their licences more easily than private banks. Problem K - analysis As indicated in respect of problems G and I, differential treatment

without objective justification generally distorts competition. Problem L Borrowers from credit providers outside the formal banking system are

sometimes charged excessive interest (e.g. in excess of 10 percent per month). Problem L - analysis This is not a problem of competition per se and therefore beyond the

scope of this report. However, in brief, it may be said that the solution to the problem depends of the causes. If the cause of problem L is a lack of formal banks in particular areas the solution may be to attempt to bring within the formal system those who currently operate outside it. Alternatively, if those lending at excessive rates of interest are doing so as a means of extortion (i.e. the activity is essentially criminal in nature), the solution would be to criminalize such lending activity.

Problem M Banks seeking to enforce collateral for loans, particularly mortgages or

charges over land use rights, face difficulties before the courts. The courts are frequently unwilling to enforce the collateral.

Page 192: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

192

Problem M - analysis This is not a problem of competition, but may illustrate a lack of

familiarity with the concepts of the law of security. However, it should be added that courts in Europe and the United States are often unwilling to deprive a borrower of an asset which is essential to his livelihood. Lending banks often have to show that there is no alternative to foreclosure.

Analysis In general the problems concerning competition outlined above which

have been observed by the SBV and other actors (particularly problems A, B, C and F) are, apparently, primarily the result of a shortage of funds. This results in intense pressure to attract depositors. It is important to ensure that banks do not respond to these pressures in such a way as undermines the integrity of the market. In particular, the EU the competitive pressures are faced primarily in lending funds to borrowers. Although these pressures are the mirror image of the pressures faced by European credit institutions (where the pressure is generally faced by banks when they seek to lend funds), the approaches adopted in the EU may nonetheless suggest approaches that could be adopted, with necessary modifications and adaptation by Vietnam.

III. THEORETICAL ISSUES IN RELATION TO ANTI-COMPETITIVE CONDUCTS

Article 16 of the Law on Credit Institutions12 defines unfair competition as:

1. Unlawful promotion; 2. Providing misleading information (in any forms) which is harmful to

other credit institutions and clients; 3. Speculation which leads to distortion of foreign exchange, gold and

currency markets; and 4. Other unlawful competitive activities.

12 Law on Credit Institutions No. 07/1997/QHX passed by the National Assembly on December 12, 1997.

Page 193: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

193

Although the Directive has provided a list of unlawful competitive activities but it is not specific and there is no further guidelines for implementation.

In 2004, the State Bank of Vietnam, in its communication No. 339/NHNN-CSTT dated April 7, 2004 identified a number of “unfair competitive activities”13:

1. Abuse of increasing interests to attract more deposits; 2. Abuse of interest mechanism to compete in lending (i.e. some banks

do not strictly follows the standards of lending procedures and conditions for granting credit in order to attract more clients).

Although the State Bank has identified a number of activities which could be considered as unfair competition, it is necessary to identify the major principles to determine an activity is unfair competition or not.

As the activities regulated by the Competition Law are divided into two categories (i) unfair competition and (ii) restraints of competition, so there are particular principles to be applied to each category.

Unfair competition

General principles: According to Article 3, point 4 of the Competition law, the principle to

determine an activity as unfair competition is: - The activity is contrary to the normal norms of business ethics and - That causes, or might cause detriment to the interests of the State or

the legitimate rights and interests of other enterprises or consumers. However, because the detriment effects to the interests of the State or

other enterprises or consumers are not necessary materialized (“that causes, or might causes”), the determination of unfair competition is mostly based on torts of the enterprise. This means, an activity is considered unfair competition when it falls into one of nine activities stipulated in Article 39

13 In Vietnamese the State Bank mentioned such activities as “cạnh tranh không lành mạnh” which could be translated into English as “unhealthy competition” or “unfair competition”

Page 194: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

194

of the Law without the necessary to determine if such activity has already caused any detriment effects or not. These activities are:

- Providing misleading information, - Infringing business secrets, - Coercing other party in business; - Defaming another enterprise, - Disrupting the business activities of other enterprises, - Advertisements with the purpose of unfair competition, - Promotion with purpose of unfair competition, - Discriminating within an industry association, and - Engaging in illegal multilevel selling of goods. If the activity does not clearly fall into one of these nine activities, it

will be determined by the principle in Article 3, point 4 of the Competition law.

Principles to determine unfair competition of each activity: Although the Competition Law has identified nine particular activities

which could be considered as unfair competition, still there are not much detailed guidelines on each activity in implementing documents of this Law. In the regulation to be issued by the State Bank, it is necessary to stipulate in more details which could help credit institutions to know, to a reasonable certainty, what competition is prohibited and what is allowed by law.

As the nine activities stipulated in Article 39 are subject to some other laws too, so it would be more efficient if the State Bank’s regulation refers to the principles which are already set forth by such laws. References to other laws also help to maintain the integrity of the whole legal system and avoid overlap of scope of applications of legal documents. A new set of rules of unfair competition is needed to be stipulated only in the case where there is no guideline of other laws or in the case where due to the particular characteristics of the banking sector.

Providing misleading information: Providing misleading information, which could lead to clients’

confusion in using a service or product, is mostly in connection with the

Page 195: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

195

confusion of the identification of service providers (trademark or brand). Article 40, Point 1 of the Competition Law provides the major principle for determining misleading information. Furthermore, the Intellectual Property Law14 also provides a number of principles to determine the misleading information.15 We suggest that the State Bank’s regulation refers to the principles stipulated in this law and implementing legal documents.

An example of this reference: “Art ic le …. Misleading information Misleading information to confuse customers with respect to

trade mark, business slogan, logo, package, geographic specifications and other elements for the purpose of competition is prohibited. The confusion is determined by the principles of the Intellectual Property Law and legal texts providing guidance of that law… »

Infringing business secret: Article 41 of the Competition Law provides in details four conducts

which are considered as infringement of business secret and are prohibited. Article 3 Point 10 of the Competition Law defines the “business secret” protected by law as the information meets three requirements:

- which is not ordinary knowledge and is not obtained in ordinary manner;

- which help the holder of such information have advantages over the others who do not have such information or do not use such information;

- which is protected by the owner from disclosing and is not accessed in ordinary manner.

The Law on Credit Institutions also has a number of provisions in relation to client’s secret in Articles 17 and 104. The Law on Intellectual Property and implement legal texts also have detailed provisions on business secret.

14 The Intellectual Property Law No. 50/2005/QH11 passed by the National Assembly on 29 November 2005 (the “Intellectual Property Law”) 15 Articles 74 and 78 of the Intellectual Property Law.

Page 196: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

196

We suggest that the State Bank’s regulation use to those laws and implementing legal documents as references.

Coercing other party in business: Article 42 of the Competition Law prohibits an enterprise to force a

client to stop doing business with other enterprise or not doing business with that enterprise.

Coercing can be in many forms but typical examples are conditions that many banks put in contract with their clients prohibiting the clients to use service of other banks.

Here are some examples of such conditions: Example 1: Bank A grants a loan to client B. A condition in the loan

agreement is client B should not have any other account in other banks. Example 2: Bank A grants a loan to client B. A condition in the loan

agreement is that all international payments of client B should be carried out via Bank A.

Defaming other enterprises: Article 43 of the Competition Law defines defaming other enterprises

as the act of directly or indirectly providing falsifying information which could harmfully affect the reputation, financial situation and business of other enterprises. However, this definition is still too general and requires careful consideration on a case-by-case basis.

For further guidance of this definition, the State Bank may consult the definition of “defaming other enterprises” in Decree 24/2003/ND-CP dated March 13, 2003 providing in details the Ordinance on Advertisement. The Decree defines this conduct as:16

“Article 3. A number of prohibited advertisements as provided in Article 5 of the Ordinance on Advertisement are provided in details as follows:

…..

16 Article 3, Point 7 of Decree 24/2003/ND-CP.

Page 197: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

197

7. Defaming, comparison or misleading information which lead to confusion about the producer, services and products of other producers; using name, image of other organizations and individuals [for advertisement] without their consents.”

With respect to defaming other enterprises, the recent Decision No. 20/HDTP-DS of the Council of the Supreme Court Judges on the dispute between three plaintiffs Van Thanh, Uu Viet, and Anh Dung companies versus Kym Dan company might be used as reference. In this Decision, the Council held that the defendant has violated the law on advertisement by comparing its products against the plaintiffs’ products in a manner that defame the later.

Disrupting the business activities of other enterprises Article 44 of the Competition Law defines these activities as the

conducts directly or indirectly hinder, or disrupt the business activities of other enterprises. For further guidance, we suggest that the principle to determine if a conduct of a bank is unfair competition as follows:

- It is a conduct with intention. Which means the Bank is aware of the fact that its conduct could cause disruption of the other’s business. In case, where there is no evidence for such awareness, the authority could decide whether the Bank is aware of such consequence based on the reasoning that whether an ordinary person in such situation could be aware of that consequence or not.

- There is an actual disruption of the other enterprise’s business; - There is a causal linkage between the business disruption and the

Bank’s conduct. This means that the disruption should be a direct consequence of the Bank’s conduct.

Advertising with the purpose of unfair competition: Article 45 of the Competition Law stipulates four types of

advertisement with the purpose of unfair competition: - Direct comparison between the products or services of the advertiser

with those of other enterprises; - Imitating the advertisement of other enterprises which could confuse

the customers;

Page 198: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

198

- Providing clients with falsifying or confusing information about: i. Price, quantity, quality, utility, design, goods category,

package, production date, expiry date, goods origin, producer, factory, processor, place of processing;

ii. Usage, service, and guarantee; iii. Other falsifying or confusing information;

- Other advertising activities prohibited by the law. Of these four activities, comparison and providing falsifying or

confusing information most likely happen. Nevertheless, the Competition Law and legal texts implementing this Law do not have further guidance on these issues.

Promotion with the purpose of unfair competition: Article 46 of the Competition Law prohibits five types of promoting

conducts. For more detailed guidelines, the State Bank could consult the principles of trade promotion in Decree No. 37/2006/ND-CP providing in details the implementation of the Trade Law on trade promotion dated April 4, 2006. In this Decree, regulations of promotion are provided in Chapter II.

Multilevel marketing (or “pyramid” marketing) In “pyramid” marketing17 a client can become an agent for a producer

and has commission from the distribution of the product or by getting other people to join the distribution network. However, in banking sector, such type of marketing should be prohibited for two reasons.

Firstly, such pyramid marketing network would lead to the danger for the commercial banking system where its business is broadened without proper control by a network of profit-eager-agents.

Secondly, the Law on Credit Institution does not allow individuals who are not the bank’s employees to work with bank as an agent in its marketing network.

17 For the definition of pyramid marketing please see Article 3, Point 11 of the Competition Law.

Page 199: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

199

Restraints of competition

The Competition Law defines the practices in restraint of competition as practices that reduce, distort or hinder competition in the market which include (i) agreements in restraints of competition, (ii) abuse of dominant market position and monopoly position, and (iii) economic concentrations.

Agreements in restraints of competition Article 8 of the Competition Law provides eight types of agreements on

restraints of competition: - Price-fixing (direct or indirect) agreement; - Agreement to divide markets or sources of supply of goods and

services; - Agreement to restrain or control quantity or volume of production,

purchase or sale of goods or supply of services; - Agreement to restrain technical or technological development or

restrain investment; - Agreement to impose on other enterprises conditions for entering

into contract for purchase/sale of goods or services or to force other enterprises to accept unrelated obligations;

- Agreement to prevent, impedes, or does not allow enterprises to participate in a market or to develop business;

- Agreement to exclude non-agreed parties from the market; and - Collusive tender agreement to win a tender.

Forms of agreement Decree 116/2005/ND-CP18 (“Decree 116”) provides in details these

conducts. However, it’s worth noticing that in Decree 116, the form of an “agreement” is not defined. Article 14 of the Decree provides that an agreement is a collective action of agreed parties. However, in other related articles – Articles 15, 16, 17, 18, 19 20 and 21 – the term “agreement” is not clearly defined.

18 Decree 116/2005/ND-CP dated September 15, 2005 providing in details the implementation of the Competition Law.

Page 200: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

200

It is therefore suggested that the State Bank’s regulation uses the suggestion in commentary to Article 3 of the Model Law on Competition of the United Nations:19

“1. Prohibition of the following agreements between rival or potentially rival firms, regardless of whether such agreements are written or oral, formal or informal: …”

This means that a conduct could be considered as an agreement in restraints of competition if:

- It is an agreement or arrangement of a conduct provided in Article 15 of Decree 116 regardless of whether such agreement or arrangement is written or oral, formal or informal;

- In case where there is a lack of evidence of such agreement/ arrangement – it is a collective action of the involved parties to carry out one of the conducts provided in detailed by Article 15 of Decree 116.

“Relevant market” According to Article 9 of the Competition Law, five conducts which

are list from point 1 to point 5 of Article 8 are prohibited if the combined market share of the parties is of or more than 30 per cent of the “relevant market”. Nevertheless, Article 4 of Decree 116 defines the “relevant market” as “the market of products, services which are substitutable in terms of characteristics, usage and price.” This definition is too general to apply in banking sector. Therefore it is necessary to have more detailed definition of the “relevant market” in the State Bank’s regulation.

There are several types of market stipulated in the Law on Credit Institutions: (i) market of currency, (ii) market of gold, (iii) market of foreign currency,20 (iv) market of tendering treasury notes, (v) inter-bank market, (v) market of receivables,21 (vi) capital market22. Because the banking sector develops very fast with new types of services and banking products are introduced every year, any “fixed” definition of relevant

19 United Nations, Model Law on Competition, 14, TD/RBP/CONF.5/7, (available at www.unctad.org/en/docs/tdrbpconf5d15.en.pdf) 20 Article 16, point 3.b, the Law on Credit Institutions. 21 Article 70 of the Law on Credit Institutions. 22 Article 115 of the Law on Credit Institutions.

Page 201: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

201

market in the State Bank’s regulation could be outdated very soon. We suggest that instead of having a “fixed” definition of each type of market in banking sector, the State Bank’s regulation refers to the “market” definitions in other legal texts (for example, the Ordinance on Foreign Currencies, etc.)

It’s worth noticing that in modern banking sector, combined services are common. A bank can offer to its client a “facility” which may include more than one type of service: loan, banking guarantee, letter of credit, and negotiation of export bills. A group of banks who offer such type of facility would have an agreement to restrain the competition of non-party banks. In this case, the combined services would result in difficulty for the authority to have a fixed definition of “combined” market. We suggest that, in the State Bank’s regulation, instead of determining a “combine” market – which sometimes is impossible – the authority will consider separately the “relevant market” of each type of service. And if in any relevant market, the combined market share of the parties is of or more than 30 per cent, the agreement will be considered as restraint of competition.

Example Banks A, B, and C – all have advantage over other banks in terms of

capital, have an agreement to reduce the competition of other banks from the market of big state-invested projects by offer loans with low costs. The three banks know that the agreement may be considered by the authority as restraints of competition because the combined market share of three banks in lending market would be 45 per cent.

In order to avoid such consequence, three banks agree in their agreement that they will offer their banking services in a form of facility which include: loan, letter of credit and bank guarantee, cash management, negotiation of export bills. They understand that, although the facilities include several services, the clients would use only lending service – which they are very competitive by offering low cost loans. They anticipate that because their market shares in the markets of letter of credits, cash management, and negotiation of export bills are not much so it could trade off with their market share in lending.

If the authority uses the “combination” methodology to calculate the relevant market, the three banks’ market share would be lower than 30

Page 202: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

202

per cent – and the agreement is not a restraint of competition (although in fact it is). If the authority uses the “separate” relevant market calculation, the three banks clearly restrain the competition of other banks in lending market.

Exemptions Article 10 of the Competition Law provides six (06) exemptions for the

prohibition of restraints of competition. Of these, two exemptions in point (dd) and (e) need to be considered by the State Bank in its regulation. These two exemptions are the agreement for:

- Strengthening the competition of small and medium-size enterprises; and

- Strengthening the competition of Vietnamese enterprises in international market.

To the best of our knowledge, there is no definition of small and medium-size credit institutions in the Law on Credit Institutions as well as the implementing legal texts of this law. It is necessary for defining the small and medium-size credit institutions in the State Bank’s regulation.

Abuse of dominant market position and monopoly position

Prohibitions There are six conducts that an enterprise which has “dominant market

position” and “monopoly position” is prohibited:23 - Selling below cost; - Fixing unreasonable selling or purchasing prices or minimum

reselling prices, - Restricting production or distribution; - Restricting the market or technical or technological developments; - Applying discriminatory commercial conditions, imposing

conditions for signing contracts; and - Bundling unrelated obligations into a contract or preventing other

enterprises from entering the market.

23 Article 13 the Competition Law.

Page 203: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

203

Dominant market position An enterprise will be considered as holding a dominant market position

if it (i) holds a market share of 30 per cent or more of the relevant market or (ii) is capable of significantly restraining competition.

A group of enterprises acting together will be considered as holding a dominant market position if they hold a combined market share of 50 per cent or more (for two enterprises), 65 per cent or more (for three enterprises) or 75 per cent or more (for four enterprises) in the relevant market. It appears that parallel action by the group of enterprises is sufficient to constitute action together, without need for an agreement.

Relevant Market To determine if an enterprise having a dominant market position or not,

two factors should be considered: “relevant market” and “market share” of each enterprise or of a group of enterprise.

With respect to the concept of “relevant market” we have discussed above in Point 2.1.2 of this report.

Market Share The concept of “market share” needs to be discussed more in details. As

defined by Point 5 of Article 3 of the Competition Law, the market share of a service or a product of an enterprise is the percentage of the revenue (buying or selling) of the enterprise in comparison with the total revenue of other enterprises in the relevant market during a period of month, quarter or year.

It’s worth noticing that there are three elements the use of which could distort the result of market share calculation: (i) the definition of product or service to be used in calculation, (ii) the relevant market, and (iii) the period to be used in calculation of revenue.

i. The definition of a product or a service: as credit and financial institutions rely more and more on combined services as a weapon of competition (for example, instead of providing the lending, cash management, and foreign exchange separately, a bank usually provides a “facility” which contain all of these services). For this reason the State Bank should make clear in its regulation the

Page 204: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

204

methodology to calculate the market share in case of combined service.

Example: The bellows table illustrates a theoretical case in which the market

share of Bank A can be different depending on whether the State Bank calculates its market share based on a separate or a combined service. If the market share is calculated based on each type of service – the Bank A’s market share on lending market would be 40% - which means Bank A having dominant market position. However, if the market share is calculated based on combined service (the “facility”), it is only 24.52%.

Lending

(VND billions)

L/C and Guarantee

(VND billions)

Foreign Exchange

(VND billions)

Combined Service

(VND billions)

Bank A 10 1 2 13

Other banks 15 10 15 40

Bank A’s Market share

40% 9.09% 11.76% 24.52%

For this reason, we suggest the State Bank to use the methodology of calculating the market share of “separate” services in case banks provide combined service.

ii. Relevant market: the relevant market is discussed in Point 2.1.2 of this report;

iii. Period in which the revenue is calculated: the Competition Law provides that the period to calculate revenue might be month, quarter or year. However, there is no further guidance about in which case the period of month or quarter or year will be used. As the matter of fact, the calculation of market share may be very different if the period in which it is calculated is changed from month to year. For example, the market share of opening L/C service of the banks calculated by year maybe very different if it is calculated in the 1st quarter of a year (the period of low imports). For this reason, we suggest that the State Bank’s regulation clearly

Page 205: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

205

states the cases in which the periods of month, quarter or year may be used to calculate market shares.

Economic concentrations In accordance with the Competition Law, economic concentrations

include mergers, acquisitions, consolidations, joint ventures and “other forms of economic concentration”.24 If the participating parties have a combined market share above 50 per cent in the relevant market, an economic concentration is prohibited. However, the parties may apply to the Competition Commission for an exemption from such prohibition if25:

- One or more of the parties to the economic concentration is at risk of being dissolved or declared bankrupt or

- The economic concentration has contribution to socioeconomic development, technical progress or the increase of exports or

- If the proposed economic concentration would result in a ‘small or medium-sized enterprise’.

If the parties to an economic concentration have a combined market share of between 30 per cent and 50 per cent of the relevant market they must notify the Competition Commission 30 days before the proposed economic concentration. The proposed economic concentration can only be carried out after a written confirmation has been received from the Competition Commission that the economic concentration is not prohibited.

“Contribution to socioeconomic development, technical progress or the increase of exports”:

This provision is very unclear for credit institutions to figure out if their merger is prohibited or not. We could foresee that in near future there will be a new wave of merger and establishment of joint-ventures amongst small Vietnamese banks and between Vietnamese banks and foreign banks. The merger is necessary in many cases to increase the competition of small banks when the banking sector is opened to foreign competition.

24 Article 16 of the Competition Law. 25 Articles 18 and 19 of the Competition Law.

Page 206: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

206

Nevertheless, the State Bank’s regulation needs to clarify a list of sectors in which the merger could be considered as “contribution to socioeconomic development, technical progress”. For example, the rural areas in Vietnam are not attractive to urban banks. This situation might lead to the fact that while the rural banks are still in need of capital due to the low rate of saving of peasants, the urban banks still have problems with finding new projects for funding. A merger or a joint venture between several rural banks and urban banks could create more options of banking products for peasants and with cheaper cost (although the combined market shares of such merger may be higher than 50% of the relevant market). In this case, the merger should be considered as contribution to socioeconomic development.

“Small and medium sized enterprises”

The Law on Credit Institutions does not stipulate the criteria to determine if a credit institution is of small or medium size. For this reason, it is necessary to clarify these criteria in the to-be-issued regulation. The criteria are suggested to include:

- Chartered capital of the bank; - The competitiveness of the bank; - The graphic market of the bank; - The characteristics of the services that bank provides. The criteria for determining whether a bank is of small or medium size

should not be only based on the chartered capital of the bank. It should be considered the competitiveness of that bank in its geographic area or in its services. For example, a bank with chartered capital of VND 10 billions could be considered as a small bank if it is an urban bank. However, that bank could be considered as a big one if it provides services to peasants in mountainous area.

Page 207: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

207

IV. EXPERIENCE OF CHINA, PRACTICE AND REGULATIONS

This part summarizes the experience of China in dealing with anti- competition activities in the banking sector and the major legal texts issued by the People’s Bank of China on this issue.

Similar to Vietnam, China is a country in transition from a highly centralized planning economy to market oriented economy. The similarity between the central bank system of the two countries as well as the dominant role of state-owned commercial banks in the banking sector makes China’s experience in dealing with anti-competitive practices is worth to be considered by Vietnam.

1. Unfair/Illegal Competition In The Banking Sector Of China

The People’s Bank of China, in its Circular on Regulating the Competition in the Banking Market No. 354 (2002), summarized the anti-competitive practices in the banking sector as follows:

“Recently, some banking institutions have been engaged in unfair competitions to enlarge the business scale and to increase the market shares randomly. Some lower the price randomly without taking account of the cost, open businesses by charging less than the costs. Some soften the requirements for business examination and credit extension to contend for business from the standpoint of short-term interests. Some disclose the information of other banking institutions, maliciously debase their competitors and make unfair propaganda in their marketing activities to mislead customers. Some institutions offer obstacles in the operational system of the unit against the transactions of other banks. And a few institutions deal in activities beyond their business scope, canvass savings with high interests and demand their interior employees to complete the deposit tasks. The above-mentioned acts have increased the banks’ operational costs and risks and have impaired the normal financial order. Some acts violate Anti-unfair Competition Law of the People’s Republic of China, Price Law of the People’s Republic of China, Commercial Banking Law of the People’s Republic of China etc., and have resulted in bad consequences.”

Page 208: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

208

The main legal text in competition of China is the Anti-unfair Competition Law. Under this law, the People’s Bank of China has issued several legal texts to provide detailed guidance. Generally, a bank may be considered as having unfair/illegal competition if it

- Provides bonus and remuneration for employees based only on the level of deposit mobilization;

- Lower the price randomly without proper reasons, or offers services bellows the costs;

- Grant a loan to a customer so they can use it as minimum deposit for opening an account;

- Eases the conditions which are mandatory to clients in reviewing their loan proposals;

- Discloses information about problems and difficulties of other banking institutions, defames their competitors and provides falsifying information to mislead customers;

- Unreasonably obstructs or delays payment transactions with competing banks;

- Engages in transactions and activities beyond their business scope; - Offers interest rates which is higher than these permitted by the

People’s Bank of China; and - Sets a quota for employees in mobilization of deposit. Unfair/illegal competition practices can be mainly divided into two

categories: (i) competition in deposit mobilization, and (ii) competition to increase market share and expand the client base. Other forms of anti-competition practices (such as technical barrier, or abuse of dominant position) are mentioned here and there in various legal texts but there is not much detailed guidance.

2. Regulatory Framework In Unfair/Illegal Competition

From 1996 to 2002, the People’s Bank of China (PBOC) issued four Notices and Circulars to deal with unfair/illegal competition in the banking sector, i.e.:

Page 209: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

209

- Notice no. 66/1996 of PBOC on prohibition of soliciting for deposits by unreasonable high interest rates or unfair competition measures;

- Notice no.35/2000 of PBOC on prohibition of unfair competition for mobilizing deposits amongst financial institutions.

- Notice no.253/2000 of PBOC on a number of principles in prohibiting unfair competition for mobilizing deposits.

- Circular no. 354 2002 of the PBOC providing the Regulations on Competition in the Banking Market.

3. Measures To Deal With Unfair Competition In Mobilizing Deposit:

The People’s Bank of China deals with the unfair competition in mobilizing deposits by strictly requires the banks to:

- Follow the regulation on the statutory deposit interest rates, and not disguise the high interest rates in other forms of bonus or promotion.

- Not give any kinds of bonus or promotion or incentives to depositors based on the amount of their deposits.

- Not set quotas of deposit mobilization for departments which is not responsible for mobilizing deposits and not set the quotas of deposit mobilization to employee as a norm for the payment.

- Strictly follow the statutory loan interest rates with proper operation fees.

- Not ease the requirements for granting credits for the purpose of expanding its client base.

- Not increase the client’s outstanding deposit by lending to customers for them to deposit to banks or lending to the clients to use it as minimum deposit in their accounts.

4. Measures To Deal With Unfair Competitive Practice To Increase Market Share

In dealing with competition to increase market share and expand the client base, the People’s Bank of China requires the banks to:

Page 210: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

210

- Not increase market shares by offering bellow the cost services. - Obtain approval from the PBOC for their new deposit methods of

mobilizing deposit. - Not provide cards and machines free-of-charges to other party when

the bank cooperates with them to issue a payment card service. - Not provide other party with free-of-charge equipment, computer

software and hardware system. Without the approval of the People’s Bank of China, the bank shall not have a service point in the client’s working place.

- Not discriminately increase or lower the service fees. Generally, it could be said that the competition legal framework of

China is not a comprehensive system. The People’s Bank of China has issued a series of legal texts to deal with specific issues arisen in daily practice. Instead of providing general principles the Bank stipulates specific provisions applicable to particular activities. The advantage of this approach is the provisions are specific and clear to banks. However, the disadvantage is the banks are always able to find out a way to go around such specific and inflexible regulations. As a consequence, the regulations are always “behind” the development of banking practices. In our opinion, the legal framework that Vietnam is developing is more comprehensive than the Chinese system.

V. THE EU APPROACH TO COMPETITION

In the European Union the approach is to define illegal competition by reference to broad principles, applicable across all industries. These principles are then applied on a case by case basis, with the outcome determined by the particular facts of each case rather than by regulation. The definition employed by EU legislation focuses on two kinds of behaviour: anti-competitive activity and activity comprising an abuse of a dominant position.

The relevant provisions of the Treaty on European Union provide as follows:

Anti-competitive agreements etc. – general Article 81:

“1. The following shall be prohibited as incompatible with the common market: all agreements between undertakings, decisions by

Page 211: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

211

associations of undertakings and concerted practices which may affect trade between Member States and which have as their object or effect the prevention, restriction or distortion of competition within the common market, and in particular those which: (a) Directly or indirectly fix purchase or selling prices or any other trading conditions; (b) Limit or control production, markets, technical development, or investment; (c) Share markets or sources of supply; (d) Apply dissimilar conditions to equivalent transactions with other trading parties, thereby placing them at a competitive disadvantage; (e) Make the conclusion of contracts subject to acceptance by the other parties of supplementary obligations which, by their nature or according to commercial usage, have no connection with the subject of such contracts.

2. Any agreements or decisions prohibited pursuant to this Article shall be automatically void.

3. The provisions of paragraph 1 may, however, be declared inapplicable in the case of: - Any agreement or category of agreements between undertakings; - Any decision or category of decisions by associations of undertakings; - Any concerted practice or category of concerted practices, which contributes to improving the production or distribution of goods or to promoting technical or economic progress, while allowing consumers a fair share of the resulting benefit, and which does not: (a) impose on the undertakings concerned restrictions which are not indispensable to the attainment of these objectives; (b) afford such undertakings the possibility of eliminating competition in respect of a substantial part of the products in question.”

Page 212: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

212

Thus, article 81 describes activity undertaking by several undertakings together (whether formal or informal) which has the effect of distorting competition (e.g. sharing out markets). Article 81.1 thus takes an “effects based” approach because distortive activity may take many forms and the object is to control all such activity. The list of activities in article 81.1 is therefore not exhaustive, but rather indicative of the kind of behaviour which is unacceptable. It will be noted that specific exemptions may then be granted for particular kinds of anti-competitive practices which are considered to be beneficial (article 81.3). Article 81 is then supplemented by specific guidance as to what may comprise anti-competitive behaviour and certain block exemptions for particular kinds of agreement or agreements in particular industries. There is no such exemption for the banking sector. Abuse of a dominant position - general Article 82:

“Any abuse by one or more undertakings of a dominant position within the common market or in a substantial part of it shall be prohibited as incompatible with the common market insofar as it may affect trade between Member States. Such abuse may, in particular, consist in: (a) Directly or indirectly imposing unfair purchase or selling prices or other unfair trading conditions; (b) Limiting production, markets or technical development to the prejudice of consumers; (c) Applying dissimilar conditions to equivalent transactions with other trading parties, thereby placing them at a competitive disadvantage; (d) Making the conclusion of contracts subject to acceptance by the other parties of supplementary obligations which, by their nature or according to commercial usage, have no connection with the subject of such contracts.”

Thus, article 82 also takes a broad approach; addressing “any abuse” of a dominant position whether undertaken by a single dominant undertaking or several dominant undertakings. The list of activities in article 82 is thus,

Page 213: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

213

again, not exhaustive but only indicative of the kinds of abusive activity which is forbidden.

These articles are then further elaborated upon in a series of notices, which give guidance as to the application of the articles in general terms, and regulations, which exempt certain kinds of agreements and practices from the application of article 81.

Thus, there is a uniform set of principles in the field of competition applicable in all EU member states (including the transition member states – such as Poland, Hungary and the Czech Republic - which have recently acceded to the EU). These principles also apply across all sectors of the economy (including banking). The practical application of these principles depends on the precise facts of any given situation and is not constrained by reference to regulations applicable to one, or more, particular sectors.

Investigation of anti-competitive behaviour and enforcement of the EU competition regime throughout the 25 member states is entrusted to the European Commission. It has power to demand information from enterprises suspected of anti-competitive behaviour and to impose fines up to 10 percent of turnover and to prohibit certain kinds of activity. It will be further notes that anti-competitive agreements contrary to article 81 are automatically without legal effect. That is to say, an undertaking which has been constrained in some way by an anti-competitive agreement is not required to comply with it (see article 81.2).

VI. APPROACH OF THE EUROPEAN UNION – ANTI-COMPETITIVE BEHAVIOUR - BANKING

With respect to the application of the basic principles of the EU competition regime (see above) to the banking sector in the European Union, the starting point is the case of Gerhard Zuchner v. Bayrische Vereinsbank AG1 case. In that case the complainant had been charged a fee for drawing a cheque on his bank account in Germany in favour of an Italian payee, with an account at an Italian bank. The complainant was charged a fee equivalent to 0.15 percent of the value of the cheque. He argued that there was a concerted practice by banks in Germany to impose such a

1 (Case 172/80) [1981] ECR 2021

Page 214: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

214

charge and that accordingly the banks were in violation of article 81 (previously article 85) (see above). The European Court of Justice held the following:

- Parallel conduct by German banks in imposing such charges amounted to a concerted practice which was in violation of article 81 (previously article 85).

- Banks, even if stated owned, are not to be considered to be institutions entrusted with the operation of services of general economic interest and so there is no a priori justification for disapplying the normal principles of the competition regime.

- Banks might engage in anti-competitive behaviour where such behaviour is imposed on them by monetary authorities in the pursuit of national monetary policy (e.g. prudential rules, control of the money supply etc.), but not otherwise.

In short, banks (even if stated owned) are required to comply with the competition regime in common with other undertakings in different industries. It is not surprising therefore that the EU does not impose a specific, “tailor-made” competition regime to the banking sector. The general competition regime applies to the banking sector without modification.

A number of cases below illustrate the approach taken. Thus: - In the Uniform Eurocheques2 case: Banks operated an arrangement under which members of the

Eurocheque system (a system where cheques drawn on an account held at one bank would be recognized at another bank in the system, often in a different currency) agreed to charge a minimum “standard” commission of 1.25 percent of the value of the cheque for cashing a Eurocheque. There were also maximum commission rates. Membership of the Eurocheque system was open to all banks and a large number (in the region of 9000 issuing institutions and in the region of 6000 accepting institutions) were members of the system. The Commission decided that in principle agreements on commission rates fell within article 81.1 (previously article

2 Commission Decision 85/77/EEC, OJ [1985] L35/43

Page 215: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

215

85.1) i.e. were prima facie anti-competitive. However, agreements on commission could fall within the exemptions in article 81.3 provided that there was only a maximum commission rate agreed and provided that the payer bank paid the commission (i.e. the bank on which the cheque was drawn) (so that customers were not deterred from cashing their cheques at any bank). Provided that these conditions were met, the Commission took the view that the arrangement could improve distribution and did not prevent competition to lower commission rates.

- In the Irish Banks’ Standing Ctte.3 case : The Commission considered an agreement between Irish banks as to

their common opening hours, clearing rules (i.e. the system by which a cheque drawn on one bank and presented at another would be paid and the net payments cleared between the banks) and direct debit schemes (i.e. a system under which an account holder may arrange for regular automatic payments to be deducted from his account to pay, for example, utility bills). The Commission took the view that in principle bank opening hours was an area where there should be allowed. However, in fact, the Commission decided the arrangement had only a minimum impact on competition. The other arrangements did not restrict competition.

- In the Belgische Verenigung der Banken4 : The Commission considered a series of agreements between Belgian

banks concerning the charges they imposed on each other for the provision of certain services to each other (e.g. collection and safe custody of cheques and bills, hiring of safes, certain operations regarding securities etc.) The Commission considered that prima facie the agreements fell within article 81.1 but in practice they could be exempted under article 81.3 because they resulted in improvements in the payments system, the restrictions were essential to ensure the smooth functioning of the banking system (in particular, they avoided the need for each bank to negotiate charges with hundreds of other banks), and there was still considerable scope for competition (e.g. in the level of service). Similar conclusions were reached

3 Commission Decision 86/507/EEC, OJ [1986] L295/28 4 Commission Decision 87/103/EEC, OJ [1987] L43/51

Page 216: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

216

in the Associazione Bancaria Italiana5 case and the Dutch Banking Association6 case, where agreements on inter-bank charges were held to be prima facie within article 81.1 (previously article 85.1) but exempt under article 81.3 (previously article 85.3) in that they improved the operation of the banking system and left open considerable scope for competition, particularly with regard to the provision of services to consumers.

- In Helsinki Agreement7 case: Tthe Commission considered an agreement entered into between

Eurocheque International (which operated the Eurocheque system) and the French Groupement des Cartes Bancaires (the system of French banks which operated the Carte Bleue and Eurocard credit card systems). The agreement provided that the members of the Groupement des Cartes Bancaires would charge affiliated traders the same commission on purchases made using Eurocheques as made by Carte Bleue and Eurocard. In other words, the members of the Groupement des Cartes Bancaires would not charge affiliated traders any more for accepting payment by Carte Bleue or Eurocard than they would charge traders for accepting payment by Eurocheque, with the aim of ensuring that Carte Bleue and Eurocard would not be in competition with Eurocheques. In the absence of agreement, traders accepting Eurocheques would normally not have been charged any commission. The Commission took the view that this was a direct violation of article 81.1 (previously article 85.1) being an agreement to fix prices. The Commission imposed a fine on the banks. The banks appealed to the Court of First Instance8 which held that the agreement was not one concerned with fixing prices, but rather one concerned with fixing commissions, and reduced the fine.

- In the Austrian Banks9 case: The Commission considered a series of detailed agreements and

arrangements involving most Austrian banks by which those banks sought to agree on the interest rates they would pay on deposits and charge to

5 Commission Decision 87/103/EEC, OJ [1987] L43/51 6 Commission Decision 89/512/EEC, OJ [1989] L253/1 7 Commission Decision 92/212/EEC, OJ [1992] L95/50 8 Case T-275/94 sub nom. CB v EC Commission 9 OJ [2004] L56/1

Page 217: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

217

lenders. The agreements were reached and implemented by means of some 20 committees of banks, operating at both regional and national level. The Commission considered these agreements to comprise a particularly serious breach of article 81.1 and imposed substantial fines. The banks have appealed to the Court of First Instance and the appeal is pending.

- In the case of Visa International10 : The Commission considered the Visa card system and, in particular, the

imposition of charges by Visa (a large credit card provider) on the use of Visa cards outside the country of issue. The fee was payable by the bank of the retailer with whom the customer had made a purchase, but ultimately recovered by such bank from the retailer. The Commission considered that the fees were too high, being in excess of cost. The fee had to be set in a reasonable and equitable manner, otherwise it would be a restriction on competition. This case thus illustrates an attempted abuse of a dominant position. Visa is a widely accepted and efficient means of making payments in the retail sector. In effect, Visa was seeking to exploit its dominant position by making unjustifiably high profits. Further concerning Visa International11, the Commission considered a provision in the rules of Visa International (a large credit card provider) which stated that the Visa International Board would not accept for membership any applicant deemed by the Board to be a competitor. Those excluded from membership (e.g. other credit card providers) would therefore not be able to operate on the Visa network. The Commission considered that the rule was applied in a discriminatory manner since some large card providers were permitted to join the Visa network whilst others were not. There was no objective distinction to be drawn between those permitted membership and those refused membership. A final decision is awaited. It is to be noted that the anti-competitive aspect of the arrangements (in the view of the Commission) was not the provision that a competitor could not join the network, but that the provision was applied in a discriminatory way. However, this case illustrates another form of abuse of a dominant position; a large provider seeking to restrict entry into the market in a discriminatory and arbitrary manner.

10 COMP 29.373 11 COMP 37.860

Page 218: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

218

- In the case COMP 37.391: The Commission considered the imposition of a fixed tariff for the

conversion of currencies in the euro-zone (which at the time had irrevocably fixed exchange rates with each other) by a cartel of banks in five EU member states. The Commission considered that such action was anti-competitive and that the banks should set tariffs independently of each other. Case COMP 37.391 is thus an example of anti-competitive behaviour by a cartel; banks who would otherwise be acting independently, deciding to fix prices rather than let them be decided by competition in the market.

- In the case of Commerzbank and AMB/Generali12: The Commission considered a joint venture between a German bank

(Commerzbank) and a German insurance company (AMB), which was controlled by the Italian financial services group (Generali SpA). The agreement concerned the sale of insurance products by AMB. AMB’s products would be sold through the offices of the Commerzbank in Germany whilst the Commerzbank’s insurance products would be sold through AMB’s offices in Italy. The Commission considered that the agreement did not restrict competition because there was very little overlap between the activities of the two parties to the joint venture. Further, the agreement was likely to create additional distribution outlets and thereby increase competition. Case COMP 38.229 is an example of how agreements between undertakings need not always be anti-competitive. Where they widen choice, as in this case, they may in fact enhance competition.

- In another case concerning Groupement des Cartes Bancaires13: The Commission considered again the operation of this economic

interest grouping (EIG), which managed the issue of a payment card system on behalf of 155 banks throughout France. The Commission focused on an agreement between nine major banks in France which were all members of the EIG and on its board. The agreement concerned the issue of payment cards. At the end of 2002 the EIG introduced a new system of charges and membership fees which were not payable by the nine major banks. The Commission took the view that these charges were designed to prevent

12 COMP 38.229 13 COMP 38.606

Page 219: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

219

banks, other than the nine major banks, from issuing payment cards at lower fees and with more functions and was therefore anti-competitive. It is to be noted that there was no objection to the EIG as such, as a means of managing a payment card system. Case COMP 38.606 is thus another example of a cartel behaving anti-competitively, by seeking to restrict access to the market by raising entry costs.

It is also relevant that the European Commission has issued a Notice on the application of the EC Competition Rules to Cross-Border Credit Transfers14. Although this notice deals with a specifically European phenomenon, it is nonetheless a useful document in that it sets out a number of basic principles which are applicable across the range of banking services.

Thus: - Where a cross-border credit transfer system constitutes an

“essential facility” it must be open for further membership (though not necessarily ownership) by non-founder member banks, provided that they meet appropriate membership criteria. An “essential facility” is a facility or infrastructure without access to which competitors cannot provide services to customers. In other words, lack of access to the facility constitutes a significant barrier to entry to new competitors is not permitted (para.25).

- Agreements between banks on operational standards (e.g. standard message formats, minimum information, settlement arrangements, transaction times etc.) are generally permissible. However, these agreements must not amount to an exclusivity arrangement; customers should be permitted to change banks and use several banks simultaneously (paras. 30-32)

- In the context of a common system (e.g. for inter-bank transfers), where costs have been incurred it may be permissible to pay for these costs collectively by means of an agreed standard charge on users (para. 35). However, where there is a common system entered into, participating banks must not make agreements fixing the prices charged to consumers (para.38).

Analysis

14 [1995] OJ C251/3

Page 220: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

220

From these materials one draw some broad conclusions: - Agreements between banks concerning charges to be made to

customers, or interest rates to be paid by consumers to banks or by banks to consumers are generally considered to be anti-competitive.

- Agreements between banks concerning charges for inter-bank services may be acceptable under article 81.3 where they are for services that are designed to improve the banking system. It is preferable for charges to be expressed as maxima in order to allow banks to negotiate better rates between them.

- Agreements between banks concerning the establishment of common services to be offered to customers (e.g. debit cards etc.) are acceptable. However, such systems must be open to competitors provided that they meet objectively determined membership criteria.

VII. THE EUROPEAN APPROACH: MINIMUM MARKET STANDARDS (UNFAIR PRACTICES)

As indicated above, the EU approach to competition is generally not sectoral. As far as the banking industry is concerned, there is no special applicable competition regime. However, whilst not falling directly within the competition regime, the regulation of certain banking services can help to create a uniform regulatory environment for the provision of banking services so that unscrupulous providers of banking services cannot undercut competitors by lowering standards to the detriment of the consumer. These we may refer to as measures designed to create a “level playing field”.

Consumer credit In the EU an important series of “level playing field” measures is

Council Directive 87/102/EEC of 22.12.86, as amended (“the Consumer Credit Directive”). This seeks to harmonise and introduce minimum standards in the field of consumer credit and requires those offering credit to be licensed. The Consumer Credit Directive applies to the advance of credit in excess of €200 and less than €20,000. It also covers credit advanced by means of credit cards. However, the Consumer Credit Directive does not apply where there is no interest payable and where the credit is advanced for

Page 221: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

221

certain purposes (e.g. for the acquisition of land or buildings, hire agreements where title to the goods hired passes to the borrower, or bank overdrafts). In essence the Consumer Credit Directive requires that the following be given to borrowers:

- A written agreement concerning the grant of credit (article 4.1); - Information on the annual percentage rate of interest payable

(calculated in accordance with uniform practices) (article 4.2(a)); - Details of the conditions under which the interest may be changed

(article 4.2(b)); - Details of the amount, frequency and number of repayments (article

4.2(c)); - Details of all costs and charges and total amounts payable (article

4.2(c) and (d)); - In cases where the credit is used to acquire goods, the conditions

under which the goods may be seized in the event of non-payment (article 7);

- The right to make early repayment (article 8) The Consumer Credit Directive also requires that the agreement include

all other essential contractual terms. It gives certain illustrations for particular kinds of credit agreement. Thus:

- A credit agreement where the credit is to be used to acquire particular goods or services must include a description of the goods/services covered by the agreement, the cash price payable for the goods/services and the total price payable under the credit agreement (i.e. including interest, costs etc.); the amount of any deposit; an indication that the borrower is entitled to repay early and the savings if he does; a description of the security required (if any); the “cooling off” period (i.e. the period during which the borrower may withdraw from the agreement before he receives the credit); an indication of any insurance required; and an indication of any requirements for the borrower to save certain amounts (if any).

- A credit agreement concerning a credit card must include details of the amount of the credit limit, the terms of repayment and the “cooling off” period (if any).

Page 222: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

222

- A credit agreement for a running account (other than a bank overdraft) (e.g. a store card) must include details of the amount of the credit limit, the terms of repayment and the “cooling off” period (if any).

- Any other kind of credit agreement covered by the Consumer Credit Directive must include details of the amount of the credit limit, an indication of any security required (if any), the terms of repayment, the “cooling off” period (if any); and an indication of the borrower’s right to make early repayment and the reductions if he does.

It is also relevant that the Consumer Credit Directive also addresses the granting by credit institutions of over-drafts (even though these are not defined as consumer credit agreements). In essence, the consumer must be informed, at the latest at the time the agreement is entered into, of the following matters:

- The credit limit; - The annual rate of interest and the charges applicable; - The provisions for amending the rate of interest and charges; - The procedure for terminating the agreement. In the United Kingdom for example, in addition to the requirements

imposed by the Consumer Credit Directive (see above), legislation has been passed regulating the advertising of consumer credit (see the Consumer Credit (Advertisements) Regulations 2004). The legislation requires, in broad terms, that advertisements promoting consumer credit (i.e. smaller loans, but not bank overdrafts) must give a fair and reasonably comprehensive indication of the nature and true cost of the credit and avoid false statements, promises that advertiser has no intention of carrying out, information that is likely to deceive and information that may give a misleading impression even if literally true.

The regime also imposes more detailed requirements depending on the type of credit advertised and the scope of the advertisement. Information may be required to be given about, amongst other matters:

- The name of the advertiser; - The typical interest rate (which must be prominently displayed);

Page 223: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

223

- The frequency, number and amounts of repayments; - The amount of credit; - The total amount payable for the credit (interest, fees, charges etc); - Where security is required for the advance, details of the security

required and a statement to the effect that the security may be realised by the lender (bank) where repayments are not kept up (such information being prominently displayed).

The consumer credit advertising regime also prohibits certain terms. For example, it is forbidden to include expressions such as:

- “Interest free” (with certain limited exceptions); - “No deposit” (except where no advance payments are required); - “Loan guaranteed” or “pre-approved” (except where there are no

conditions attached to the grant of the credit); - “Gift” or “present” (except where there is no requirement - whether

express or implied - to return the present or gift in question). The regime also addresses comparative advertising and incentives.

Where there is any comparison (express or implied) or an incentive offered to borrow, then details of the interest payable for the credit must be provided.

It should also be noted that the regime specifies a detailed mechanism for calculating the interest rate payable on a particular loan. This because details of the interest 4rate payable are central to the accuracy of most credit advertisements and it is therefore imperative that advertisers use a uniform and accurate method for calculating the interest rate so that borrowers can make an accurate assessment of competing credit providers

Finally, it is a criminal offence to publish an advertisement which does not comply with the consumer credit advertising regime.

Misleading advertising In addition to measures designed to regulate consumer credit, the

European Union has enacted measures to guard against misleading advertising and controlling comparative advertising: Council Directives 97/55/EC of 6.10.97 and 2005/29/EC of 11.5.05. These measures are of general application, but nonetheless could illustrate a useful approach to regulating advertising in the banking sector.

Page 224: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

224

The main provisions of the EU misleading advertising regime are the following:

Article 2 defines key terms; in particular “misleading advertising” and “comparative advertising”. “Misleading advertising” is defined as follows:

“ ‘misleading advertising’ means any advertising which in any way, including its presentation, deceives or is likely to deceive the persons to whom it is addressed or whom it reaches and which, by reason of its deceptive nature, is likely to affect their economic behaviour or which, for those reasons, injures or is likely to injure a competitor”

It will be noted that the definition includes deceptive advertising which harms competitors as well as deceptive advertising which simply impacts on consumers.

“Comparative advertising” is defined as follows: “ comparative advertising’ means any advertising which

explicitly or by implication identifies a competitor or goods or services offered by a competitor”

Thus, advertising which only implies comparison with a competitor is also covered by the definition.

The regime then imposes certain controls. Comparative advertising is permitted only when certain conditions are met (see article 3a):

- The advertising is not misleading (as defined above); - It only compares goods or services meeting the same needs or

intended for the same purpose; - It only makes an objective comparison between relevant, verifiable

and representative features of the goods or services in question; - It does not denigrate the trade mark, trade name or other

distinguishing features of the goods or services in question, including the price;

- For products with the same designation origin, it only compares products of the same designation;

Page 225: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

225

- It does not take unfair advantage of the reputation of a trade mark, trade name or other distinguishing marks of a competitor or of the designation origin of competing goods;

- It does not present goods or services as imitations or replicas of goods or services bearing a protected trade mark or trade name; and

- It does not create confusion among traders, between the advertiser and competitors goods or services or between the advertiser’s trade marks, trade names, other distinguishing marks, goods or services and those of a competitor.

As for misleading advertisements, the definition requires essentially that there be: (a) deception and which is either (b) likely to affect the economic activity of those seeing the advertisement, or (c) which is likely to injure competitors. The definition therefore covers not only activity which actually causes consumers to change their behaviour or harms competitors, but also behaviour which – on the balance of probabilities – could have those effects even if, in fact, they do not (e.g. because competitors take protective action).

The EU measures require member states to implement a regime which combats misleading advertising (article 4). In the United Kingdom, for example, the regime empowers a regulatory authority (known as the Director General of Fair Trading) to apply to court for an order prohibiting an advertiser from continuing with a misleading advertisement. However, in the financial sector the regime is stricter. There is a positive obligation on all financial services firms, including banks, to ensure that all advertisements of financial products and communications with customers are clear, fair and not misleading. A breach of this requirement can lead to disciplinary action by the Financial Services Authority (the regulatory authority charged with the task of regulating the financial sector, including the banking sector). Similar provisions exist elsewhere in the EU, including in the transition economies. Further, it is a criminal offence to make misleading statements concerning investments (which include bank deposits).

Finally, as a matter of general law in EU member states, an agreement induced by deception is void.

Page 226: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

226

Analysis The approach of the EU to unfair practices is thus to set down precise

rules on how credit institutions should operate in particular areas (grant of credit, advertising etc.). Specific duties are imposed and specific practices prohibited or tightly controlled.

VIII. APPROACH TAKEN BY EX-TRANSITION OF ECONOMIES OF POLAND, HUNGARY AND THE CZECH REPUBLIC; AND BY THE PEOPLES REPUBLIC OF CHINA; AND A POSSIBLE PROGNOSIS FOR VIETNAM.

The EU - General Turning first to the EU member states; the EU member states

themselves are left with only a residual authority to investigate cases which clearly have no EU dimension; essentially those cases concerning undertakings with relatively low turnover and those which have no effect (actual or potential) on trade between individuals and undertakings in different member states. In this regard it should be noted that the tendency is to treat cases even where there is only a potential effect on inter-member state trade as within the competence of the European Commission. However, again, it is normal for the member states to entrust enforcement of their respective competition regimes to single bodies dealing with all sectors, rather than industry specific bodies dealing with particular industries.

It is not possible to undertake an analysis of all the competition laws of each EU member state. However, given the direct applicability of European Union law within each EU member state, each domestic competition regime employs concepts and an approach similar that required under articles 81 and 82 Treaty on European Union.

The Czech Republic, Poland and Hungary – general The Czech Republic, Poland and Hungary15, the three largest of the

new entrants to the European Union which have undergone a transition from

15 See, respectively, the Protection of Competition Act No.143/201 Coll. as amended by Act 340/2004 Coll., the Act of 15th December 2000 on Competition and Consumers’ Protection and Act XXXI of 2003 modifying the Competition Act. See also the European Commission’s 2004 report of competition policy, the application of EC competition rules in the Member States.

Page 227: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

227

a centrally planned economy to a market based one. In terms of national income per head it may be said that these economies were wealthier in 1989 (at the point at which transition began) than Vietnam is at present. However, structurally, their economies were probably more rigid and tightly controlled than the centre than is the case inVietnam today. In this respect it may be said that the transition these economies had to make was a greater one than Vietnam has to make. Accordingly, the experiences and approach taken by Poland, Hungary and the Czech Republic are nonetheless instructive for Vietnam.

Poland, Hungary and the Czech Republic – competition regime It is instructive to consider briefly the process by which each of Poland,

Hungary and the Czech Republic modernized their banking systems such that it became possible for the EU competition regime to be applied16. However, before doing so, it is useful to outline the introduction of modern competition regimes in these countries. In each of these transition economies competition regimes were enacted in 1990-199117. These provisions were essentially compliant with the EU regime (described above) and thus prohibited anti-competitive concerted practices and abuses of dominant positions. Further, in each case, no special provision was made for the banking sector. The respective competition regimes applied without distinction across all sectors of the economy. Thus, since the beginning of the transition in the early 1990’s Poland, Hungary and the Czech Republic

16 This part of this report draws heavily on the following sources: “The banking industry in the emerging market economies: competition, consolidation and systemic stability – an overview” by John Hawkins and Dubravko Mihaljek, Bank of International Settlement Paper No.4 – August 2001; “Banking Consolidation in the Czech Republic” by Oldrich Dedek, BIS Paper No.4 – August 2001; “The Main Features of Restructuring of Czech Banks and the Banking Sector” by Daniel Stavarek, published by the Silesian University in Opava – May 2002; “Restructuring and Development of the Hungarian Banking Sector: The Experiences and the Lessons for Bulgaria” by Pal Gaspar – International Centre for Economic Growth and Budapest University of Economics – August 2001; “The Role of Foreign Working Banks in Five Central and Eastern European Countries” by Katalin Mero and Marianna Endresz Valentinyi, Magyar Nemzeti Bank Working Paper 2003/10; “Restructuring and Development of the Banking Sector in Advanced Transition Countries: Lessons for Bulgaria. The Case of Poland” by Ewa Balcerowicz and Andrezej S. Bratkowski, Centre for Social and Economic Research, Warsaw, 2001 17 In the case of Poland: Act of 24.2.90 on anti-monopoly; in the case of Hungary Act LXXXVI of 1990 on prohibition of unfair market practices; in the case of the Czech Republic Act No.63/1991 on protection of competition.

Page 228: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

228

have sought to apply an effective competition regime – equally across all sectors of the economy – which meets European standards.

Accordingly, today Poland, Hungary and the Czech Republic have competition regimes which follow the EU competition regime as described above18. In each of these countries there is a single competition authority responsible for enforcement of the competition regime throughout all sectors of the economy which is fully compliant with the EU competition regime. That is to say, the domestic competition regimes of each of Poland, Hungary and the Czech Republic employs concepts and an approach very similar to that entailed by articles 81 and 82 of the Treaty on European Union. Furthermore, it should be noted that in applying their own competition regimes each of these member states is prohibited from discriminating between individuals and entities on the basis of their nationality. That is to say, undertakings from one member state must be treated equally by the authorities of all other member states. The competition regime is applied equally, whatever the nationality of the undertaking concerned.

Poland, Hungary and the Czech Republic – Economic transition As far as the economic condition of the banking sector is concerned,

there were certain features in common in the banking industries in Hungary, Poland and the Czech Republic. In each case, banks had been state owned and were burdened with a large stock of bad debts owed by state, and erstwhile state, enterprises. This meant that the state owned banks were financially weak. Additionally, banking services, systems and skills were underdeveloped and the private sector virtually non-existent. The banking authorities in each case appreciated that the development of an efficient banking system required foreign banks to inject capital and also assist with modernisation of services, systems and skills. In practical terms this meant permitting foreign ownership of domestic banks and allowing foreign banks to establish branches and subsidiaries. Thus, in each of these economies various means were employed to sell off state owned banks to foreign owned banks. In Poland foreign banks took up large stakes in Polish banks, with shares being offered either through IPOs (international public

18 In the case of Poland: Act of 15.12.00 on competition and consumer protection; in the case of Hungary: Act LVII of 1996 on the prohibition of unfair and restrictive market practices; in the case of the Czech Republic: Act No.143/2001 Coll. as amended.

Page 229: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

229

offerings) or directly to institutional investors. Alternatively the shares of some banks were sold through the Warsaw Stock Exchange. In Hungary most banks were privatized during the latter part of the 1990s through tenders opened to strategic foreign partners. The largest bank (OTP) on the other hand was listed on the stock exchange and sold to small foreign investors. In the Czech Republic initially attempts were made to privatize state owned banks through the issue of vouchers to the general population. However, this achieved disappointing results and the four largest state owned banks were sold to foreign strategic investors (though one of these banks – IPB – was ultimately resold to a rival Czech commercial bank).

This process of allowing foreign entrants means that now foreign banks, and foreign owned banks, hold a predominant stake of the banking assets in these transition economies. Thus, as at 2002, in the Czech Republic 81.9 percent of commercial banks registered capital was in foreign ownership. In Hungary the figure was 78 percent and in Poland the figure was 60.5 percent19.

Another feature of the banking sectors of Poland, Hungary and the Czech Republic in the early 1990’s was the presence of a relatively large number of small banks, often with small capital bases and poor management. Initially the banking authorities in each of these transitions economies issued a large number of private banks in the belief that this would promote competition and so speed up modernization of the banking sector. However, during the mid-1990s prudential requirements were tightened with a view to improving the financial position of domestic banks and allowing their privatization.

Accordingly, in each of these countries during there has been a consolidation of the banking sector and a decline in the number of banks, coupled with the privatization of domestic banks. Thus, in the Czech Republic20, of the 63 banking licences granted in 1989, by 2002 23 licences had been revoked. Seventeen licences were revoked as a result of financial

19 The Role of Foreign Working Banks in Five Central and Eastern European Countries” by Katalin Mero and Marianna Endresz Valentinyi, Magyar Nemzeti Bank Working Paper 2003/10. 20 See “The Main Features of Restructuring of Czech Banks and the Banking Sector” by Daniel Stavarek, published by the Silesian University in Opava – May 2002 and “Banking Consolidation in the Czech Republic” by Oldrich Dedek, BIS Paper No.4 – August 2001.

Page 230: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

230

failings and non-compliance with prudential rules. Seven licences were revoked as a result of sales or mergers. One was revoked because the bank in question failed to start operating. As at 2000 there was only one state owned bank. In Hungary the process has not been as dramatic, but nonetheless there is a discernable trend. From 1991 to 1994 the number of banks rose from 36 to 43 and then declined again, so that as at 2000 there were 39 banks21. As at 2002 the number had fallen further to 3322 and there are now only two stated owned banks in Hungary23. In Poland a similar trend has been observed. As at 1993 there were 87 commercial banks. By 2000 the figure had fallen to 7424 of which 7 were state owned. By 2002 the number of commercial banks had fallen to 5925.

Over the same period there has been a fall in the number of non-performing loans (“bad debts”) and an improvement in the capital adequacy of domestic banks. Thus, in the Czech Republic26 non-performing loans fell from 30 percent of total loans of domestic banks in 1995 to 10 percent in 2002. The figure for foreign owned banks was 8.8 percent in 2002. The capital adequacy of domestic and foreign owned banks was essentially the same. In Poland27 the percent of bad debts for domestic banks fell from 31.1 percent in 1993 to 14.7 percent in 2000. Again, capital adequacy for both domestic and foreign banks was broadly equal. In Hungary28 the figure for

21 “Restructuring and Development of the Hungarian Banking Sector: The Experiences and the Lessons for Bulgaria” by Pal Gaspar – International Centre for Economic Growth and Budapest University of Economics – August 2001 22 “The Role of Foreign Working Banks in Five Central and Eastern European Countries” by Katalin Mero and Marianna Endresz Valentinyi, Magyar Nemzeti Bank Working Paper 2003/10. 23 According to the Hungarian Investment and Trade Development Agency. 24 “Restructuring and Development of the Banking Sector in Advanced Transition Countries: Lessons for Bulgaria. The Case of Poland” by Ewa Balcerowicz and Andrezej S. Bratkowski, Centre for Social and Economic Research, Warsaw, 2001 25 See note 34 above. NB – the figures for 2002 may not be calculated on the same basis as in the report referred to in note 36 above. 26 “The Role of Foreign Working Banks in Five Central and Eastern European Countries” by Katalin Mero and Marianna Endresz Valentinyi, Magyar Nemzeti Bank Working Paper 2003/10. 27 “Restructuring and Development of the Banking Sector in Advanced Transition Countries: Lessons for Bulgaria. The Case of Poland” by Ewa Balcerowicz and Andrezej S. Bratkowski, Centre for Social and Economic Research, Warsaw, 2001 28 “Restructuring and Development of the Hungarian Banking Sector: The Experiences and the Lessons for Bulgaria” by Pal Gaspar – International Centre for Economic Growth and

Page 231: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

231

bad and doubtful assets for domestic banks had fallen to 2 percent in 2000; and capital adequacy for domestic and foreign banks was broadly equal29. In short, the financial health of the banking system over the period of transition has substantially improved.

Poland, Hungary and Czech Republic - analysis In the Czech Republic, Hungary and Poland competition regimes were

enacted in 1990 and 1991 which were broadly equivalent to the EU competition regime. No special competition regime was applied to the banking sector. The competition regimes are now compliant with EU standards.

The banking authorities in the Czech Republic, Hungary and Poland actively encouraged foreign banks to take stakes in domestic banks with a view to improving domestic banks’ capital adequacy and efficiency. Foreign banks have also been free to establish branches in each of these countries and operate without restriction. Foreign banks now own significant stakes of the banking industries of each of these countries.

The banking authorities in the Czech Republic, Hungary and Poland tightened prudential requirements and privatized domestic banks.

Prior to accession to the EU Poland, Hungary and the Czech Republic have aligned their competition regimes more closely with the EU regime and their competition regimes are now considered to be fully compliant.

In consequence of the above there has been significant improvement in the financial position of domestic banks, and a decline in bad debts, to levels comparable with foreign banks. The banking sectors of Poland, Hungary and Czech Republic are now fully integrated with those of other developed European economies and functioning well.

China – legal framework30

Budapest University of Economics – August 2001. The measures employed to determine this figure may not comparable with the figures for Poland and the Czech Republic. 29 See note 34 above. 30 This part of this report relies in part on the Report of Bao Anh Thai, attorney at law; “A Report on the Regulations Concerning Competition in the Banking Sector of Vietnam”

Page 232: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

232

By way of contrast China31, as a non-European economy, adopted a law on competition which relies on different concepts from those employed in the EU competition regime.32 Rather than using a general “effects based approach” (e.g. as used in article 81: “all agreements which have as their “object” or “effect” the distortion of competition) China has adopted a “formal” approach, outlawing specific kinds of behaviour, e.g. passing off, misuse of trade marks, bribery, selling below cost, bribery etc.

Additionally, between 1996 and 2002, the People’s Bank of China (PBOC) issued four Notices and Circulars to deal with unfair/illegal competition in the banking sector:

- Notice no. 66/1996 on the prohibition of soliciting for deposits by unreasonably high interest rates or unfair competition;

- Notice no.35/2000 on the prohibition of unfair competition for deposits amongst financial institutions.

- Notice no.253/2000 on a number of principles in prohibiting unfair competition for deposits.

- Circular no. 354/2002 providing the regulations on competition in the Banking Market.

Further, guidance issued by the POBC indicates that it considers that a bank will be considered to be engaging in unfair competition if it engages in any of the following kinds of behaviour:

- Providing bonuses or other remuneration to employees based only on the level of deposits they have attracted;

- Lowering prices without justification, or offering services at prices below the cost;

- Granting loans to customers so they can use the funds as a minimum deposit for opening an account;

31 This part of the report relies heavily on the following publications: “China’s Banking Reform: An Assessment of its Evolution and Possible Impact” by Alicia Garcia-Herrero, Sergio Gavila and Daniel Santabarbara, Banco de Espana – Documentos Ocasionales – No. 0502 – 2005; “China’s Banking System in Transition” - Business Intelligence April 2001 – Hong King Trade Development Council. 32 See Law Countering Unfair Competition of 2.9.93.

Page 233: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

233

- Easing mandatory conditions in favour of clients when considering loans;

- Disclosing information concerning problems and difficulties of other banking institutions, defaming competitors and providing false information to mislead customers;

- Unreasonably obstructing or delaying payment transactions with competing banks;

- Engaging in transactions and activities beyond the scope of their normal businesses;

- Offering interest rates higher than those permitted by the POBC; - Setting quotas for employees in attracting deposits.

China – economic conditions In the case of the banking sector, China faces similar problems to those

faced by Poland, Hungary and the Czech Republic at the start of the transitional period; though on a larger scale. That is to say; banks are undercapitalized, burdened by significant levels of bad debt and not competitive. Whilst the Chinese authorities have taken steps to solve these problems (by giving institutional independence to banks and injecting capital) there is still some way to go. The banking sector remains dominated by four state owned commercial banks and there is little competition between them. There is also a high level of government intervention which hinders banks’ allocating their assets in accordance with market mechanisms. Although growing, foreign involvement is limited although formal restrictions are to be lifted by the end of 2006.

China - analysis Turning first to the legal framework; as indicated above, China has not

adopted an “effects-based” approach to the control of anti-competitive behaviour. It has preferred to adopt a more “formal” approach; outlawing specific activities and practices. Whilst clearly such behaviour should be prevented, it is considered that a more effective means of policing anti-competitive practices is to focus on the effects of behaviour rather than the specific form. The latter approach risks being overtaken by events: undertakings intent on distorting competition will usually find ways to do so

Page 234: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

234

outside of the prohibited forms. A different approach is suggested for Vietnam (see below).

As for the economic situation; this report is not concerned primarily with the economic position of the Chinese banking sector. However, it is to be noted that the Chinese banking sector has some way from completing transition to a market based system.

Vietnam – introduction of competition As indicated above, many of the problems identified by actors in the

banking sector concern competition between banks to obtain deposits, i.e. to bolster their financial positions. This could indicate that banks in Vietnam are – by international standards – undercapitalized and consequently have fewer resources. This could constitute a serious barrier to future growth. On genuine liberalization of the banking sector and the introduction of competition, one would expect better capitalized banks (some from outsideVietnam) to expand into the sectors of the economy (e.g. by extending loans etc.) at the expense of their under-capitalised competitors. Similarly, under-capitalised banks could, if the regulatory framework permits it, be taken over by better capitalized banks (again some of them from outside Vietnam), with a view to extending their operations etc. In short, there is likely to be a consolidation in the banking sector in Vietnam. This is the process which has been observed in the transition economies of Poland, Hungary and the Czech Republic.

Provided that this happens in an orderly fashion and better capitalized credit institutions are permitted to take over poorly capitalized credit institutions, one would expect the overall capitalization and efficiency of the banking inVietnam to improve. This can only be of benefit to the economy as a whole. However, for this process to work, better capitalized credit institutions (whether from inside or outside Vietnam) should be permitted to operate freely within the territory of Vietnam and acquire their weaker competitors without excessive restriction.

However, weaker credit institutions may seek to impede this process by, amongst other things – engaging in -

- anti-competitive behaviour to limit competition from stronger competitors; and/or

Page 235: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

235

- unfair practices to undermine legitimate business initiatives undertaken by competitors.

Accordingly, it is recommended that a regulation in the banking sector address these two phenomena.

IX. RECOMMENDATION FOR A LEGAL FRAMEWORK FOR COMPETITION IN THE BANKING SECTOR

There are two sets of key provisions concerning competition: - The Competition Law and Decrees Nos. 116/2005/ND-CP of

15.9.05 and 120/2005/ND-CP of 30.9.05.; and - The Law on Credit Institutions (as amended). Article 16 of the Law on Credit Institutions provides, inter alia, that

banking organizations may only compete against each other in a lawful manner. Unlawful acts which, inter alia, cause adverse effects on the system of credit institutions or damage the interests of parties to banking transactions are prohibited. The Competition Law and Decrees Nos. 116/2005/ND-CP and 120/2005/ND-CP focus on anti-competitive concerted activity by enterprises (e.g. agreements to fix prices) and attempts by enterprises with dominant positions to abuse their positions to the detriment of competitors and/or consumers (e.g. by raising prices). In particular articles 39 to 45 of the Competition Law provide that unfair competition acts include giving misleading indications, discrediting other enterprises and making misleading comparisons.

These legislative provisions provide a useful and effective framework for the regulation of anti-competitive behaviour (though the analysis in section C should be noted). However, it is suggested that a banking regulation in the field of competition could supplement these provisions (in so far as other current legislation inVietnam does not already do so). As indicated above, the approach taken by the EU may illustrate approaches which could, with adaptation, be adopted by the SBV where existing legislation in Vietnam does not currently provide a solution or adequately address the relevant problem. In addition, consideration should be given to approaches taken by other state bodies. As at the time of writing, information concerning this is unavailable.

Page 236: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

236

Thus, it is proposed that a regulation to be promulgated by the SBV should perform two functions:

- protect competition (i.e. prevent anti-competitive practices); and - maintain minimum standards (i.e. prevent unfair practices). In respect of the protection of competition (prevention of anti-

competitive practices) it is suggested that the regulation should indicate certain acts which would be presumed to be anti-competitive in the banking sector unless the contrary could be shown, i.e. that the act in question did not hinder competition or was beneficial. Thus:

UNDER RESTRICTIVE PRACTICES: It is recommended that : 1. The basic principle should be reiterated:

“all agreements between credit institutions, decisions by associations of credit institutions and concerted practices which have as their object or effect the prevention, restriction or distortion of competition are prohibited.”

It will be noted that where the effect of a concerted practice is to distort competition such practice is forbidden, notwithstanding that the intention to distort competition may be absent. In this respect it appears that the definition goes beyond the definition found in article 8 of the Competition Law.

2. Agreements, concerted practices etc. which distort competition should be automatically void.

3. Certain practices should be presumed to violate the basic principle outlined above. These could include the following:

- Agreements (whether formal or informal) and concerted practices by banks concerning the interest rate to pay depositors (or groups of depositors) and/or at which to lend funds (whether in the retail or business sector and whether by one-off agreements or by rolling agreements such as credit cards);

- Agreements (whether formal or informal) and concerted practices by banks concerning the fees and charges to be paid for the provision of services other than deposit taking and lending (e.g. portfolio

Page 237: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

237

management, ATM cards, credit cards), whether in the retail or business sector);

- Agreements (whether formal or informal) and concerted practices by banks concerning the conditions applicable to the taking of deposits and/or applicable to the lending of funds and/or applicable to the provision of other services (e.g. portfolio management, ATM cards) (whether to retail or business customers);

- Agreements (whether formal or informal) and concerted practices by banks concerning the nature of the services they should offer (whether to retail or business customers);

- Agreements (whether formal or informal) and concerted practices by banks concerning the nature of promotion to be undertaken (whether in the retail or business sector);

- Agreements (whether formal or informal) and concerted practices by banks as to the market segments (determined by reference to region, characteristics of customers or any other criteria) in which the parties to such agreements or participants in such concerted practices should provide their services;

- Agreements (whether formal or informal) and concerted practices by banks as to the introduction of new technology (e.g. internet banking) (whether in the retail or business sector);

- Agreements (whether formal or informal) and concerted practices by banks which have as their object or effect the hindrance of other deposit takers, credit suppliers or providers of other banking services not party to such agreements or concerted practices (e.g. by excluding non-parties from the provision of common services, such as clearing services, mutual recognition of ATM cards etc).

(Additional research is required on whether there are practices which should also be specifically addressed in this way. At the time of writing this report, such information was not available.)

Further: - Where banks undertake any of the practices outlined above, the

burden should be upon them to show that such practices are

Page 238: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

238

beneficial because they help or are designed to achieve the ends referred to in article 10 of the Competition Law.

- A failure by a bank to discharge the burden of proof imposed on it (as outlined at point 4) should render it liable to penalties as outlined in the articles 117 and 118 of the Law on Competition.

- The mechanisms of investigation and decision making should be as specified in articles 64-116 of the Law on Competition. However, consider whether the SBV and its staff should take on the role of the Competition Council and its staff; perhaps on a delegated basis. (The division of responsibilities is primarily a matter of policy and/or internal governance and beyond the scope of this report. Further consideration should be given to this issue. At the time of writing, information on this point was unavailable).

UNDER ABUSE OF A DOMINANT POSITION: It is recommended that - 1. The basic principle should be reiterated:

“Any abuse by one or more credit institutions of a dominant position within Vietnam or in a substantial part of it shall be prohibited.”

2. Agreements between credit institutions which have as their object or effect the abuse of a dominant position should be void.

3. Further, certain practices should be presumed to violate the basic principle outlined above. These include the following: - The offering and/or provision of services (e.g. portfolio management,

ATM cards) at below cost (whether in the retail or business sector); - The offering and/or payment of interest rates on deposits such that

the costs associated with the taking of such deposits are not covered (whether in the retail or business sector);

- The offering and/or advancing of credit at interest rates such that the costs associated with advancing such credit are not covered (whether in the retail or business sector);

- The offering and/or provision of benefits (whether pecuniary or other) to categories of customers (however determined and whether in the retail or business sector) where the cost of such benefits is not

Page 239: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

239

recovered from that category of customers by the imposition of fees or charges or the reduction of sums which would otherwise be due to customers (e.g. by lowering interest rates paid on deposits);

- The differential pricing for the same service (whether deposit taking, advancing of credit or other service) where there is no objective justification (whether in the retail the application of unfair conditions to the taking of deposits, the advancing of credit or provision of services (e.g. portfolio management, ATMs) (whether in the retail or business sector); (for example excessive notice periods for the withdrawal of deposits, onerous security requirements for the advance of credit, and/or imposition of penalties for the early repayment of loans);

- The charging of excessive fees and/or imposition of excessive costs (whether in the retail or business sector) for the taking of deposits, advancing of credit and/or provision of services.

- The refusal by a credit institution, or the imposition of excessive charges or unreasonable conditions for the use by other credit institutions of common services (e.g. exclusion of credit institution from common clearing services or refusal of mutual recognition of cheques, documentary credits, ATMs cards etc).

Further consideration should be given as to whether other examples of abusive activity should be specified. In particular, consideration should be given also to specifying that a charge is to be considered excessive where the margin between the fee charged to the consumer exceeds the cost to the credit institution by a defined margin. One the one hand such a provision could be seen as anti-competitive because it deprives banks of the benefits of their efficiency. On the other hand, it maybe thought desirable that banks should be required to pass on some of these benefits to consumers. An alternative may be to stipulate that where the costs to the bank are not significantly lower than costs incurred by the provision of comparable services the margin should not be more than a given amount. This would mean that banks could only earn a significant margin when their costs were low. Provisions specifying acceptable margins would not normally be found in a competition regime; though it would be normal for competition authorities to have internal “rules of thumb” as to what might constitute

Page 240: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

240

acceptable and unacceptable margins and when exceeded for them to initiate investigations into the cause of what might be considered excessive profits, e.g. whether they arise out of an abuse of a dominant position, rather than inherent efficiency.

4. It should be remembered that such activities by a credit institution which is not in a dominant position is not to be considered an abuse. However, where banks in a dominant position undertake such practices the burden should be upon them to show that such practices are not, in fact, abusive.

5. A failure by a bank to discharge the burden of proof imposed on it (as outlined at point 4) should render it liable to penalties as outlined in the articles 117 and 118 of the Law on Competition.

6. The mechanisms of investigation and decision making should be as specified in articles 64-116 of the Law on Competition. However, consider whether the SBV and its staff should take on the role of the Competition Council and its staff; perhaps on a delegated basis. (The division of responsibilities is primarily a matter of policy and internal governance and beyond the scope of this report.)

Finally, although beyond the scope of this report, it is recommended – in so far as not already in place - that consideration be given to the implementation of a merger and take-over regime to prevent consolidations which may lead to a distortion of competition and/or abuses of a dominant position.

UNDER MINIMUM STANDARDS (PREVENTION OF UNFAIR PRACTICES) It is recommended that three areas should be addressed:

- Misleading advertising; - Comparative advertising; and - Credit agreements. In each of these areas it may be that there already exists legislative

provision. If so, the recommendation would be that such legislation be amended, adapted or added to only in so far it does not already address the areas touched upon by the recommendations below.

1. Misleading advertising:

Page 241: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

241

Consider the imposition of a general requirement that all communications by credit institutions with customers and potential customers in the retail sector and small business sector be clear, fair and not misleading. This would be positive obligation and the burden would be on the credit institution to show that it had complied with this requirement.

- Consider a provision conferring on the SBV the power and authority to investigate instances of violations of the above requirement and impose fines and public reprimands where there has been a violation. In serious cases, the credit institution’s licence could be withdrawn.

- For serious cases of misleading advertising, where there has been an intent to deceive or a knowing failure to take steps to verify the contents of an advertisement which is misleading, consider the creation of a criminal offence.

- Agreements induced by misleading statements would be void. 2. Comparative advertising:

Consider the imposition of a ban on comparative advertising in the banking sector except where certain conditions are met; namely where the advertising:

- Only compares banking services meeting the same needs or intended for the same category of customer (e.g. deposit rates for the retail sector offered by one bank should not be compared with deposit rates for the business sector offered by another bank);

- Only makes an objective comparison between relevant, verifiable and representative features of the banking services (including deposit taking and advancing of credit) in question (e.g. subjective terms such as “better”, “quicker” etc. should be avoided and verified quantities used instead);

- Does not denigrate a rival credit institution, its trade mark, its trade name or other distinguishing features of the services (including deposit taking and advancing of credit) in question, including the price or interest rate;

- Does not take unfair advantage of the reputation of a trade mark, trade name or other distinguishing marks of a competitor;

Page 242: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

242

- Does not create confusion among the users of banking services, between the advertiser and competitor’s banking services or between the advertiser’s trade marks, trade names, other distinguishing marks, or services and those of a competitor.

In each case the burden should be on the credit institution to show that its comparative advertising meets these conditions. If it fails to do so, it should be at risk of a fine, public reprimand and, in the worst cases, removal of permission to operate.

Consideration should also be given to making provision to the effect that agreements entered into as a result of comparative advertising issued in breach of the above conditions would be voidable at the option of the user of the banking services in question. 3. Credit Agreements:

Control in the EU is generally focused on the granting of credit, rather than the taking of deposits, probably because competitive pressure is experienced more acutely on the lending side of the industry, rather the deposit-taking side. Notwithstanding, it is good practice to ensure that the users of banking services in the retail sector (whether making deposits or borrowing) should be properly protected and it may be that the approach outlined above could be adapted. It is suggested that a regulation (in so far as not already provided for) should provide for the following: - A written agreement concerning the taking of deposits or grant of

credit as appropriate. The agreement should be expressed in non-technical language and should contain all relevant terms and be comprised in a single document. If a term is not contained in the written agreement it should be unenforceable. Procedures for amendment should be clearly explained. Where the bank is given a unilateral right to change a term of the agreement (e.g. as to the rate of interest payable), the consumer should be given fair notice and be entitled to withdraw from the agreement (on fulfillment of his obligations) without penalty.

- Information on the annual percentage rate of interest payable (calculated in accordance with uniform practices) and the mechanism for changes.

Page 243: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

243

- Details of the conditions under which the interest may be changed. - Details of the amount, frequency and number of repayments (where

applicable). - Details of all costs and charges and total amounts payable. - The conditions under which security may be exercised in the event

of non-payment. - The right to make early repayment. - Notice periods for withdrawal of deposits. Further consideration should be given to the possibility of the SBV

drawing up sample agreements for different kinds of credit/deposits which, if used by banks, would be considered to be compliant with the credit agreement regime. Banks would not be in default by reason of having used a different form of agreement, but the use of standard forms would create and degree of certainty.

A failure by a credit institution to comply with the above requirements would be punishable by a fine, public reprimand and, in serious cases, removal of permission to operate. Agreements in breach of the above requirements would be void.

RECOMMENDING ON A LEGAL FRAMEWORK FOR

COMPETITION IN BANKING SECTOR As discussed in two sections above, in building a legal framework for

competition in banking sector we should consider two groups of practices: (i) The competitive practices which have only effects on fair

competition or which restrain competition; and (ii) The competitive practices which not only have effects on fair

competition (and which restrain competition) but also affect the safety of banking system.

For the practice of group (i), we see that Competition Law has all measures and remedies to regulate these practices. However, for the group of practice (ii) we think that the Law on State Bank and the Law on Credit Institutions has more measures and remedies to deal with these practices. For this reason, we think that whenever considering a competitive practice in banking sector, we should consider if this practice affects the safety of

Page 244: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

244

banking system. If it does, the practice will be subject to the Law on Credit Institutions and the Law on State Bank. If it only affects the competition environment, the practice will be subject to the Competition Law.

It is necessary to have two regulations. The first regulation governs the practices of the credit institutions which affect the safety of banking system. This regulation shall be incorporated to the Law of Credit Institutions and shall contain the principles to determine what practice could affect the safety of the banking system and the remedies. Moreover, the scope of functions of the State Bank needs to be modified in order to create a legal basis for the intervention the State Bank in case of the banking system unsafe. The codification of this regulation into the Law of State Bank and the Law on Credit Institutions (which are being drafted) shall be taken into account the commitments of Vietnam to the WTO in banking sector.

The second regulation may be a circular providing guidance on the implementation of the Competition Law in banking sector. This circular shall elaborate the concepts provided in the Competition Law in to the extent of banking sector (see Part III of this report). As the scope of study of this report is limited, we regret to not carry out further study on the contents of this circular. The drafting this circular certainly requires more efforts.

Page 245: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

245

Part II THE LIBERALIZATION OF THE BANKING SECTOR in

view of Vietnam’s accession to the WTO33

Prepared by: Xavier Barré EU Consultant

Nguyễn Thanh Hà Attorney at Law, Managing Partner of Vietbid Law Firm

In collaboration with: Phạm Quang Thanh Financial & Banking consultant, Vietbid Law Firm

Nguyễn Vân Anh Attorney at Law, Senior Legal Counsel of Vietbid Law Firm

33 By Xavier Barré, EU consultant and Nguyễn Thanh Hà, Attorney at Law,

Managing Partner of Vietbid Law Firm; in collaboration with Phạm Quang Thanh, Financial & Banking consultant, Vietbid Law Firm; Nguyễn Vân Anh, Attorney at Law, Senior Legal Counsel of Vietbid Law Firm

Page 246: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

246

I. Commitments under the us BIlateral Trade agreement (BTA)

As other developing countries, Vietnam is characterized by the weakness of its financial sector in general and banking system in particular. It’s policy of “financial repression” has been characterized in the past by interest rate ceilings, policy-based lending, high reserve requirements and other measures that help finance government spending at the cost of undermining the efficiency of the banking system, but today the first two restrictions have been removed. Also, in the process of international integration, Vietnam has liberalized controls on interest rates, leaving its determination in the hands of market forces.

The timeline of Vietnam’s commitments under the BTA to open up its banking sector to U.S. banks is shown in the table hereto. As the table indicates, after 2004, Vietnamese banks have been required to compete on a fairly level playing field with U.S. banks34, and other foreign banks, owing to other BTAs, as Vietnam has granted Most Favoured Nation (MFN) treatment to other foreign investors. These commitments are not significantly different from those of other developing countries that have recently acceded to the WTO.

Timeline of BTA Commitments to Open the Banking Sector to US Banks

Effective on December 10, 2001 • Number of U.S. branch banks no longer subject to a country quota

• National treatment for US shares in Joint-Stock Commercial banks

Phased in from 2001 to 2010 • Joint ventures allow with US equity between 30 to 49%

34 See details in Appendix

Page 247: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

247

As from December 10, 2002 • US branch banks are allowed to accept VND deposits up to 50% of legal paid-in capital

As from December 10, 2004 • US branch banks are allowed to take initial mortgage interest in LURs held by Foreign Invested Enterprises

• US branch banks are allowed to acquire and use mortgages of LURs for liquidation in the case of default

• US branch Banks have access to rediscounting, swap and forward facilities of the SBV

• US branch banks accorded full National Treatment.

As from 2009 • Full national treatment on acceptance of VND deposits from Vietnamese legal entities

• Issuance of credit cards on full national treatment

December 10, 2010 • 100% US subsidiary banks allowed

As from 2011 • Full national treatment on acceptance of VND deposits from Vietnamese individuals

The US BTA was fairly comprehensive in terms of commitments to market access and national treatment35. The WTO negotiations are pushing for US BTA+, which is largely about bringing forward the market access commitments.

35 Manyin (Mark E.), The Vietnam-U.S. Bilateral Trade Agreement, Congressional Research Service, the Library of Congress, December 11, 2001

Page 248: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

248

Because of the positive list approach it is difficult to identify areas where commitments have not been made. However, there remain restrictions on:

• Cross-border services which are limited to financial information, advisory intermediation and other auxiliary services; and

• Mode 4, presence of natural persons, to managerial positions that cannot be filled by Vietnamese nationals, and limited to 3 years.

The main effect of the US BTA to date has been the precedent set for other trade negotiations. The EU banks have pushed hard to achieve similar concessions provided to the US banks under the US BTA. On April 2006, EU banks were allowed to raise up to 600% their capital in dong deposits for European legal entities (500% for individuals) and the accession to other preferential access to banks has now been achieved. \

II. WTO accession and GATS

Vietnam applied to join the WTO in 1995 and will become the member of the organization from 11 January 2007. The current goal is to complete negotiations in time for accession by late 2006. Countries seeking to access to the WTO have to undertake an arduous process of bilateral negotiations will all member countries, a process not faced by founding members. These bilateral negotiations usually govern trade between member countries once membership is achieved.

Banking sector access falls under the rules of the GATS financial services annex. The areas of commitments are:

- Market access (Article XVI). Market access limitations are not allowed unless they have been proscribed. The types of limitations that must be proscribed are on (i) the number of suppliers, total value of services transactions or assets, (ii) total number of natural persons that may be employed, (iii) measures which restrict or require specific types of legal entity or joint venture, and (iv) participation of foreign capital.

- National treatment (Article XVII). Limitations to national treatment can be inscribed in the schedules in each of the four modes of supply.

Page 249: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

249

In addition, commitments on TRIMs and horizontal commitments on presence of natural persons can limit the capacity to restrict trade in financial services indirectly. Commitments to transparency can also impose additional requirements on policy makers. The WTO principle of MFN requires providing all members with the same treatment as that accorded the MFN. This effectively sets the USVNBTA commitments as the minimum for GATS. Exceptions to this are allowed, but usually MFN treatment must be applied at a specified time in the future.

The Annex to the GATS on Financial Services recognizes the need for special treatment of financial services under GATS. It sets out the conditions for prudential carve-out, which is an exemption from GATS to ensure that governments can protect their financial system and its participants in case of need, through the application of financial standards. It also allows for exemption of government services, excluding the activity of government entities in the conduct of monetary or exchange rate policies. The requirement for consistency with other areas of WTO agreement can also restrict freedom to make financial policy more generally.

Countries have three broad options in negotiating under the GATS Financial Services Agreement. These are to:

- Bound at current levels of openness, which is of value in that it commits the government to the current treatment? Countries signing onto the Understanding on Commitments in Financial Services commit to standstills that commitments will be at least as liberal as the measures actually applied;

- Bound at less than current levels, usually due to concern about financial stability or to retain bargaining chips for future negotiations. This is sometimes the approach where history means that there is a long-term foreign presence in the market, and “grandfathering” allows this situation to remain while not offering the same level of access to new entrants; or

- Bound at more than current levels, using the WTO process to drive reform in the financial sector.

In addition, WTO accession requires acceptance of the obligations of IMF Article VIII.

Page 250: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

250

1. MFN Exemptions Listed In Vietnam’s Services Offer

In the third revision of its services offer, Vietnam had listed four MFN exemptions pertaining to Bilateral Investment Treaties (BITs), audiovisual, financial and maritime services.36 In further accession negotiations, Vietnam has been asked to explain these exemptions and may be requested to eliminate, to modify or to specify one or the other37.

The total number of four Vietnamese MFN exemptions appears modest, as bigger WTO Members, in particular the EC and the US, but also some younger Members, have listed larger numbers of exemptions.

2. MFN Exemption For Bilateral Investment Treaties

There are horizontal (all sectors) MFN exemption listed by Vietnam to cover “measures extending preferential treatment pursuant to Bilateral Investment Treaties” (BITs).

The notion of “Bilateral Investment Treaties” (BITs) is unclear. “Classical” BITs are generally limited to providing rules on the promotion and protection of investments in the post-establishment phase. Vietnam has concluded 47 BITs, mostly of this type, providing for promotion and protection of foreign investment. The number of such BITs is likely to increase. However, more recently, BITs of many countries and the proliferating number of regional, interregional and multilateral trade and investment agreements increasingly include wider aspects of foreign investment policies and broader liberalisation commitments, including market access in the pre-establishment phase, full national treatment etc.38

The issue is important for those Members who seek BTA or “BTA plus” treatment from Vietnam on the occasion of its WTO accession. This is clearly the case with the EU and a considerable number of other trading partners in Asia and elsewhere. A number of countries are concerned about the preferential treatment and resulting competitive advantages that the BTA

36 See “Accession of Vietnam” page 40, WTO 4 November 2003 37 Barth (Dietrich P.), Issues of Most-Favoured Nation (MFN) Treatment and MFN Exemptions in WTO GATS Service Liberalisation and the Relationship between Services and Investment Liberalisation, MUTRAP, December 2003 38 For more details see UNCTAD, World Investment Report 2003, pp. 89-93

Page 251: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

251

accords to US service suppliers and investors, as compared to third country’s market access situation. They can be expected to reject a Vietnamese MFN exemption that would perpetuate the resulting discrimination against them, while granting Vietnam the full benefits of MFN market access to 149 WTO member countries.

3. MFN Exemption for Audiovisual Co-production Agreements Some 20 WTO Members have so far undertaken commitments on

audiovisual services. At least 39 Members have listed MFN exemptions to cover co-production agreements in that sector. MFN exemptions for co-production agreements are among the most frequent sector-specific exemptions to be found in the GATS system.

Vietnam, while sparing no effort in modernising its economy, pays no less attention to preserving its cultural identity and diversity. Moreover, Vietnam’s audiovisual sector is still at an early stage of development. Local theatrical film production is dependent on government support. MFN exemptions for subsidies that will foster their cultural identity by creating an environment that is conducive to nurturing local culture.

4. Exemption for the provision of financial services39 At first view, Vietnam’s MFN exemption designed to cover reciprocal

agreements granting preferential treatment for the provision of financial services in Vietnam seems to follow common practices. In fact, in the WTO there are more than 50 MFN- inconsistent measures under this category, and 25 relate to reciprocity.40 A number of WTO Members have listed MFN exemptions similar to that proposed by Vietnam, all of them equally unspecific in the description of MFN- inconsistent measures and applicable to all countries that have signed reciprocity agreements or may intend to do so in future.

Despite the apparent consistency with established WTO practices, this Vietnamese MFN exemption might be seen as related to the above mentioned issue of the Vietnam-US BTA which includes important reciprocal market access commitments pertaining to financial services.

39 Barth (Dietrich P.), op. cit., p.20 40 See WTO document S/C/M/45 paragraph 4; OECD (footnote 6) paragraph 42

Page 252: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

252

In that situation, the first line of argument for Vietnam should be that financial services are an important infrastructural sector for the entire economy. The sector is also closely related to our development objectives.

Understanding the importance of financial services, Vietnam advocates progressive liberalisation, taking into account the need to ensure the stability of the sector. To this end, Vietnam takes an MFN exemption to cover preferential treatment on the supply of financial services in Vietnam under reciprocal agreements signed between Vietnam and other countries relating to financial services.

Many other countries have taken similar MFN exemptions with the aim of preserving room for maneuver in their bilateral and regional efforts for liberalisation. Vietnam wishes to preserve the same degree of flexibility.

5. MFN Exemption for Sea Transport Services This exemption has only limited scope and effect. It relates to the

bilateral maritime services agreement between Vietnam and Singapore which grants preferential treatment to both partners. It is consistent with the MFN exemption listed by Singapore and relating to the same agreement. Many other countries have listed similar MFN exemptions.

iii. The ASEAN Framework Agreement on Services (AFAS)

The ASEAN Framework Agreement on Services (AFAS) was established in 1995. Vietnam joined the ASEAN in July 1995. The agreement commits WTO members to GATS + in the area of services and for non-WTO members commitments to no less favourable treatment than the existing service regime. The newer members such as Vietnam were allowed additional time for achieving the common commitments set out in the agreements.

The official ASEAN body looking after policies and issues of trade in services is the Coordinating Committee on Services (CCS), which has six negotiating groups: business services, construction, maritime services, telecommunication, tourism and health care. Liberalisation of financial services is negotiated by the Working Committee on ASEAN Financial Liberalisation under the purview of the ASEAN Finance Ministers. All countries are asked to make to make a MFN offer to sub-sectors. Vietnam

Page 253: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

253

has made commitments under mode 3 in banking services giving ASEAN countries greater role in the acceptance of dong deposits. However, beyond this there is little evidence of preferential treatment for ASEAN countries.

ASEAN’s Vientiane Action Plan sets out the goal of a single market by 2020, and a common Asian currency mooted to a possibility following the EU model with the following implications: to establish intra-regional stability in exchange rates, and requirements on both fiscal and monetary policy (a Maastricht-style stability and convergence pact). However there are obstacles to the creation of an Asian Monetary Fund and to a single Asian currency primarily the different levels of development of the economies in ASEAN.

The prospects are better for the establishment of regional securities markets, putting pressure on governments to increase the efficiency of their domestic banking systems. Impact of commitments under AFAS:

The most notable feature of most ASEAN country commitments under AFAS (and GATS) is that they bound at well below the actual level of market access. This might reflect application of the precautionary principle, reserving the right to reverse decisions on access and national treatment. It might also reflect the desire to retain bargaining chips in the broader negotiations under AFAS and GATS. The capacity to withdraw licenses to operate on prudential grounds should provide sufficient protection for the system, so retaining the right to reverse access for foreign banks can be seen largely as a way of raising the cost of entry by increasing uncertainty about the longer-term treatment.

There is a danger of lock-in of regional rather than global banks to all ASEAN countries in accelerated opening up under AFAS. This has two elements. The first is the greater risk of contagion between banks in the region, and hence the probability that all experience problems at the same time. A recent study by Detragiache and Poonam (2004) on the bank response to the Asian financial crisis in Malaysia found that foreign banks were a stabilizing influence on the banking system post crisis (due to continued provision of credit). Notably the greatest benefit came from banks with a highly diversified global base, while banks concentrated in Asia (regardless of country of origin) responded in a similar manner.

Page 254: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

254

A second, more debatable, element is the overall quality of the banks in the other ASEAN countries. While post-crisis ASEAN countries have moved to improve prudential supervision standards and enforcement and develop better corporate governance, there remain concerns for a number of banks. This problem can, however, be dealt with by enforcement of fit and proper and other entry standards. The possible political ramifications of refusing entry may however create incentives to be less rigorous than required when dealing with banks from countries in the region.

There are a number of ASEAN country banks with a presence in Vietnam. Malaysia’s Maybank has recently announced the establishment of a second branch in Vietnam. Progress in regional initiatives for financial integration:

There are a number of regional initiatives that aim to promote regional integration in financial markets. - The Chang Mai Initiative provides for bilateral swaps between members

of the Initiative for balance of payments support. Countries seeking support must commit to IMF conditionality to access beyond 20 per cent of the funds (recently increased from 10 per cent).

- Disappointment with the limited response of the IMF to the Asian financial crisis and the tight limits on IMF lending capacity led to the suggestion by a number of economies to develop an Asian Monetary Fund. This would provide a pool of resources that members could access to defend their currencies from speculative attack. This initiative has yet to gain widespread support due to concerns about moral hazard and the capacity for effective monitoring and surveillance.

- ASEAN’s Vientiane Action Plan sets out the goal of a single market by 2020, and a common Asian currency has been mooted as a possibility following the EU model. Moving to a common currency has two implications. The first is to establish intra-regional stability in exchange rates. A default approach of all pegging to the US dollar provides the same outcome, but ties the countries to US policy settings. An alternative is to peg to a basket of currencies, but the selection of these is problematic due to the different external trade relationships. Pegged currencies also still require reserves to defend currencies from speculative attacks. More

Page 255: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

255

critically, the move to a common currency requires commitments on both fiscal and monetary policy — a Maastricht-style stability and convergence pact. Such developments would impose considerable restrictions on macroeconomic policy in Vietnam. There are a number of reasons why neither an Asian Monetary Fund

nor a single Asian currency is likely for some time. The foremost reason is the different levels of development of the economies in ASEAN. Forgoing control over monetary policy and exchange rate flexibility would unduly restrict a government’s scope to manage the macro economy. At a more practical, if limited, level effective regional surveillance is a precursor to greater integration and many countries are unable (or unwilling) to provide the information required for effective surveillance.

The prospects (and reasons) are better for the establishment of regional securities markets. The lack of deep securities markets puts pressure on the banking sector as the main mobilizer of capital and allocator of resources in many Asian economies. Competition from capital markets would improve both these functions and help to enhance financial stability. Current initiatives are:

- Asian Bond Market Initiative under ASEAN +3; and - Asian Bond Fund issues under the organization of the APEC

Finance Minister’s process. - The implications of bond market development on the

competitiveness of banks are discussed further in chapter 5. It is important to note, however, that an efficient domestic banking system can provide an ideal interface for firms and households to engage with regional capital markets. If this is not available it will be only a select few with the capacity (resources, technology, and knowledge) to access such markets.

IV. LEGISLATIVE REFORMS UNDERTAKEN TO IMPLEMENT COMMITMENTS

1. Core accession legal issues

Four major criteria are particularly important as concerns Vietnam’s accession to WTO: (1) licensing, (2) the type of financial company eligible to operate in Vietnam, (3) the type of financial services eligible to be offered

Page 256: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

256

in Vietnam, and (4) the percentage of the capital of a Vietnamese bank a foreign bank may own.

Licensing criterion. SBV has already prepared the legal framework for licensing, i.e. the capital level requirement for a foreign bank to operate in Vietnam. According to Government Decree Nr. 22/2006 dated 28th February 2006, a foreign bank is eligible to receive a banking license to operate in Vietnam if its total assets were at least 20 billion USD the year prior its application for a license.

The minimum capital requirement for all banks is set to rise to at least 63 million USD. The maximum duration of licenses for foreign bank branches, joint-venture banks or foreign-own banks has been extended from 20 and 30 years to 99 years This move will encourage foreign investment in the banking sector by reducing the risk of license non-renewal.

Legal structure. As concerns the type of authorized foreign financial companies, until now, foreign banks could operate as joint-venture banks (JVB), as local branch of a foreign bank, or through a representative office.

A foreign bank branch is a subsidiary of a foreign bank which guarantees the branch for its obligations and commitments in Vietnam. It is currently the most common form of foreign presence in Vietnam and does not have a separate legal personality.

A JVB is established under a joint-venture contract and has its head office in Vietnam. The foreign bank(s) may not contribute more than 50% of the charter capital, except special permission. There are currently four JVB in Vietnam.

A 100% foreign own-bank is a limited liability company funded solely by foreign investors with its head office in Vietnam. There must be one foreign bank among the investors which own more than 50% of the carter capital.

Under the US BTA, foreign financial entities will be entitled to own 100% of the capital of a Vietnamese bank organized as joint-stock company, by 2010. When Vietnam becomes a WTO member, it is possible that this schedule might be shortened.

Banking activities. The Law on Credit Institutions in its present drafting allows banks to conduct different types of activities, with practically no

Page 257: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

257

limitations, except the fact banks are prohibited to engage in real estate activities. The following restrictions apply however to foreign banks:

- Presently American banks may only mobilize deposits in VND up to 750% of the value of their equity, 500% only for European and Japanese banks;

- Present regulations only allow foreign banks to open ATMs at their main office. The US BTA obliges Vietnam to allow US banks to operate ATM networks when Vietnamese banks are permitted to do so. The decree makes provision for this by allowing foreign bank branches to operate “transaction points” outside their head office in accordance with SBV regulations. However, until the issuance of such regulations, non-US banks may not be able to establish ATM networks.

These two limitations on banking activity for foreign banks will be lifted when Vietnam joins the WTO. Because Vietnamese commercial banks are universal banks, all limitations on the activities of foreign banks are expected to be fully lifted in 2009.

Ownership of Vietnamese banks. At present, a foreign entity may own 49% of the capital of a company in Vietnam, but only 30% of the capital of a bank. Vietnam and the United States are currently negotiating the level of capital an American bank will be entitled to own in a Vietnamese bank. Japan and the EU have agreed on the current ownership limit but not the United States, so it is possible that the banks of this country may enjoy a special treatment. After 2010, it is expected that the above limitations will disappear.

2. Negotiations at macro-economic level

Regulation on foreign exchange. On June 1, 2006, Vietnam will liberalise current accounts, in compliance with Article 8 of the Regulation of the IMF. Currency exchange will be fully liberalized. International money transfers will only be subject to a declaration from a certain threshold.

A Law on Money Laundering will soon regulate the origin of funds. Other transactions presently regulated: movements of capital with guarantee of third-party banks, factoring, and money brokerage. SBV Decision 351/2004/QD-NHNN dated 07.04.2004 “promulgating regulations on money brokerage” defines money brokerage as “service supplying activities of credit

Page 258: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

258

institutions in order to arrange, create favourable conditions for transactions including lending and borrowing, receiving deposits, purchase and sale of valuable papers, purchase and sale of foreign currencies and other transactions between credit institutions, foreign financial organizations”.

Vietnamese companies will enjoy a more relax regime for investments received from other countries. The IMF has certified that Vietnam meets Article 8 of the Regulations of the IMF.

3. Institutional reforms in the banking sector in relation to Vietnam’ WTO accession

It is expected that by the end of 2006 (probably October 2006), two new sets of regulations currently being prepared by the Department on Banking Development Strategy of the SBV, with the participation of other departments in the SBV, will be ready to be presented to the National Assembly: a new Law on the State Bank of Vietnam and a new Law on Credit Institutions. The existing laws on the State Bank of Vietnam and on Credit Institutions had been passed in 1997. The Law on the State Bank of Vietnam had been amended in 2003 and the Law on Credit Institutions in 2004. These legislative changes are required for compliance with WTO and will be inspired from best international practices.

3.1. Reform of the SBV The Legal Department of the SBV will review these draft laws prior to

their presentation to the National Assembly. In fact, the Legal Department of the SVB will act as coordinator of the drafting committee officially created to draft these two laws. The drafting committee is composed of SBV, the Ministry of Justice, the Ministry of Finance, the Ministry of Trade, the Ministry of Planning and Investment, and representatives of the National Assembly. However, because the mandate of the current National Assembly will expire in 2007, the new National Assembly will not be in a position to enact these two laws prior to the third quarter of 2008 (best case scenario).

The future Law on the State Bank of Vietnam will address three major issues: 1. Independence. The law will improve the position of the SBV vis-à-vis

the Government. At present, the Governor of the SBV is a member of

Page 259: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

259

the cabinet and the SBV is placed directly under the authority of the Government. When the law is enacted, the SBV will be more independent, under three criteria: (1) financial, (2) personnel and organization, and (3) operationally. SVB expects that when the law is passed, it will be operationally independent and partially financially independent, and that personnel and organizational independence will come at a later stage.

2. It will enable the SBV to reform its monetary policy (preparing an implementation platform based on inflation targets, using monetary instruments, e.g. open market, repo, discount, obligatory reserve requirements…) and to reform its foreign exchange policy (suppress floating rate control).

3. Reform of banking supervision. Strategy based on the following directions: - An agency in charge of monitoring the financial market will be

created by or after 2010 (until then, SBV will supervise the financial market which is still new)

- Reform of the supervision function with both on site and off site supervision (CAMEL system will be introduced for off site supervision)

- Basel I Principles on banking supervision are expected to be implemented after 2010

- A small part of Basel II Principles are expected to be introduced from 2007-2010 (introduction of capital adequacy ratio)

- Introduction of principles of Corporate Governance following OECD guidelines, to banks

- Reorganization of the SBV: its functions and department structure will be reorganized. Urban and provincial SBV branches will be reorganized towards the establishment of regional branch offices. This is a politically sensitive issue in Vietnam

3.2. The reform of credit institutions This reform took place in several sequential phases.

Page 260: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

260

At the time of the Asian financial crisis of 1997, many Vietnamese banks faced serious difficulties and in 1998 a programme for the restructuring of the commercial banking sector was launched, resulting in a decrease of the number of banks from 50 to 36 through mergers of banks and the writing off of bad debts.

Also an operational and organizational reform has been imposed on commercial banks following the following nine modules:

1. Credit manual

2. Risk management

3. Corporate governance

4. Asset liability committee

5. Internal auditing

6. New business plan

7. Introduction of MIS

8. It development and applications

9. Development of new services

According to the SBV, the Vietnamese commercial banking sector now enjoys a 30% asset growth rate annually. It is also rather profitable (17-42% return on equity ratio). As a result, the value of the shares of certain banks has skyrocketed up to 5-6 times over the last few years.

Foreign banks have been willing to enter the Vietnamese market by opening their own operations, but also by acquiring Vietnamese banks. Standard Chartered bought a stake in Asian Commercial Bank and three other banks also took participations in Vietnamese banks: Citibank, HSBC and AZN. When the banking reform is implemented, it is expected that more Western banks will become the strategic partners of Vietnamese banks.

However, the cost of the banking reform is estimated to be high. Casualties suffered by JSBs during the 1998 crisis amount to 300 million USD (2 billion USD for Vietnam in total, to contrast with the considerable loss suffered by Korea (300 billion USD) and Thailand (60 billion USD).

Page 261: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

261

3.3. The programme for reforming of SOCBs There are five major SOCBs in Vietnam concentrating 75% of all

banking deposits in the country. SOCBs are exposed to high moral hazard. The Government ambitious reform programme of SOCBs started in 2001 with the gradual wiping out of bad loans. At present, there are no more bad loans according to the Vietnamese accounting system. However, according to Western accounting systems, bad loans still amount to at least 4 % (an perhaps an even much higher percentage) of the balance sheets of SOCBs.

The programme also provides for an increase of the capital of SOCBs (substantial capital injection is needed for SOCBs to achieve the capital adequacy ratio of 8%).

Also, the Government has started a programme aimed at restructuring the ownership structure of SOCBs referred to as “equitisation programme”. The programme started with the launching of the equitisation of Vietcombank and the Mekong Housing Bank, for which IPOs are expected to be launched in the first quarter of 2007. With technical assistance offered by Western banks, the selection process is on-going for:

- valuation of the banks - selection of a strategic shareholder partner - carrying out of the IPO. The other SOCBs are preparing for equitisation and by 2010, all five

SOCBs should be equitised. Also, part of the reform programme of SOCBs, the 9-module

operational and organizational restructuring plan mentioned hereto with respect to JSBs will be also implemented.

The liberal manner following which the equitisation programme will be implemented should largely determine its success: the extend to which a large array of potential acquirers will be authorised, whether foreign investors will be able to bid, etc.

The SBV expects that the SOCB reform will be more successful than the JSB reform, because SOCBs are known to have generally more qualified personnel, to receive technical assistance from WB, ABD, IMF and other donors, and because having substantial financial resources, they can invest heavily on MIS, IT and can hire domestic and international experts.

Page 262: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

262

However, the moral hazard is high for SOCBs. The reform is politically sensitive and will jeopardize many vested interests.

4. BTA Implementation to date

Vietnam has been implementing its commitments under the USVNBTA. In addition to the drafting of the legislation and regulations governing financial institutions there has been limited opening up of financial market access. The main areas are:

- easing in the restrictions on issue of VND credits, with a steady increase in the share relative to capital;

- greater capacity to accept VDN deposits and raise VND funds (up to 500 per cent of registered capital in December 2003);

- installation of ATMs outside branch offices as well as head office; - licensing of a US bank to provide a new full service branch; - access to SBV discounting, swap and forward facilities; - increases in the share of equity by foreign banks in joint venture

banks; and - Increased openness and implementation of consultative processes in

the development of the legislative frame work for the banking sector.

While these are seen as positive steps that should encourage foreign bank entry and expansion in the market, the last five years have seen a declining share of foreign banks in terms of total bank assets and deposits. The share of foreign banks has fallen from 15 per cent in 1997 to 10 per cent in 2003. While set against a backdrop of a rapid expansion in credit in the banking system, this declining share reinforces the conclusion that what matters for banking sector integration is less the commitments under trade agreements and more the slope of the playing field and the attractiveness of the banking environment. As long as the SOCBs are not required to need to meet prudential standards they have an unfair advantage relative to all other banks, foreign and domestic. As long as the government does not require the SOCBs to generate a return on their capital, and as long as the public perceive that the government will guarantee these banks more than the others, the un-level playing field will be a deterrent for entry. The

Page 263: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

263

commitments under trade agreements open the door, but it is policies addressing these concerns that determine whether anyone wants to come inside.

5. Legal changes in relation to Vietnam’ WTO accession

From a legal standpoint, the banking reform necessitated by the commitments made in the framework of the US BTA and other international agreements, is not limited to the new Law on the State Bank of Vietnam and the new Law on Credit Institutions. In fact, the banking reform has really started two years ago, will not be completed until 2008, and is comprised of:

- Law on Bankruptcy, passed on 15.06.2004, effective as of 15.10.2004 (Replacing Law on Bankruptcy of 1993

- Law on Trade, passed on 14.06.2005, effective on 01.01.2006 (replacing the Trade Law of 1997)

- Civil Code (including sections on Contracts and Collateral) passed on 14.06.2005, effective on 01.01.2006 (replacing the Civil Code of 1995)

- Law on Negotiable Instruments, passed on 29.11.2005, effective as of 01.07.2006 (replacing the Ordinance on Bill of exchange of 1999)

- Ordinance on Foreign Exchange, passed on 13.12.2005, effective as of 01.06.2006

- Law on Enterprises passed on 19.11.2005, effective as of 01.07.2006 (replacing Law on Enterprises of 1999)

- Law on Investment, passed on 29.11.2005, effective as of 01.07.2006 replacing the Law on Foreign Investment in Vietnam published in 1996, the law amending and supplementing the Law on Foreign Investment in Vietnam published in 2000 and the Law on encouraging domestic investment in 1998

- Law on Bidding (including Public Procurement), passed on 29.11.2005, effective as of 01.04.2006

- Government Decree No. 89/1999/ND-CP "On Deposit Insurance" dated 01.09.1999 and Government Decree No. 109/2005/ND-CP “Amending and supplementing Government Decree No.

Page 264: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

264

89/1999/ND-CP "On Deposit Insurance", will be replaced by an ordinance in the near future

- A new Law on the State Bank of Vietnam, planned to be enacted by the end of 2008, shall replace existing the Law on State Bank of Vietnam of 1997 (amended in 2003)

- A new Law on Credit Institutions, planned to be enacted by the end of 2008, shall replace existing the Law on Credit Institutions of 1997 (as amended 2003).

V. IMPACT OF LIBERALIZATION ON THE VIETNAMESE BANKING SECTOR

Vietnam and other developing countries that are undertaking commitments under bilateral and multilateral trade and investment agreements to open up their banking sectors to foreign competition are understandably concerned about the consequences of increased competition from global banking enterprises. The legacy of decades of financial repression has rendered their financial and banking systems weak and inefficient. It is widely recognized in these countries that their banking systems need to be reformed, but is it wise to force domestic banks to compete with large international banks before measures have been taken to improve the competitiveness and efficiency of state-owned and domestic private banks?

Typically, state-owned banks with large portfolios of non-performing loans have dominated their banking sectors. Private domestic suffered, as do private banks in Vietnam, from insufficient scale, inadequate technology, and poor operational and risk management practices. In spite of these weaknesses, domestic banks facing increased foreign competition have, by and large, survived increased foreign competition and, as the literature clearly shows, have been strengthened by it.

1. Findings of survey on Customers’ Behaviour

A survey was conducted in the second half of 2005 by a team of consultants working within the framework of the United Nations Development Programme. A questionnaire was presented to individual and corporate customers of banks aiming at determining what would be their perception, preferences in using bank services, and their reactions to

Page 265: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

265

expanded choices open to them as a result of banking liberalization. The questionnaire was designed based on the hypothesis that foreign banks would be given full National Treatment, i.e. absolute equal status with Vietnamese banks. Therefore, customers were placed in the hypothetical situation where they would have expanded choices among foreign and Vietnamese service providers. The purpose of the survey was to find out how customers would react to this hypothetical situation.

Customers share. If offered to borrow from either a Vietnamese or a foreign bank, 45% of the customers’ survey, both individual and corporate customers, would chose to switch to borrow from foreign banks, rather than borrowing from Vietnamese banks.

Given the choice between a foreign and a Vietnamese bank, almost half of the borrowers would prefer to buy banking services from foreign banks.

If offered to put their money with either a Vietnamese or a foreign bank, more than half of the customers showed intention to put their money in foreign banks, especially as concerns deposits in foreign currency.

The consequence of full liberalization would be rather devastating for Vietnamese banks as they would lose half of their business. In addition, because more than half of all customers would chose to place their deposits with a foreign bank, and because for Vietnamese banks, the loss in deposits would be more than in loans, Vietnamese banks could mobilize less financial resources for their own lending and therefore would need to resort to the more expensive monetary market to be able to satisfy part of the demand for loans.

The study also reveals that the larger corporate customers are the least likely to switch from a Vietnamese to a foreign bank in case of liberalization. This is probably due to the fact that there are transaction costs involved for changing banks for large companies and the fact that larger companies include a number of SOEs, which are likely to keep close links with SOCBs. The share of those who would switch to foreign banks is quite significant for all services and would exert a significant impact on the balance sheet of Vietnamese banks.

Share of assets and deposits. The result of this analysis is even more significant when one tries to assert the share in the bank’s assets and deposits that would represent those customers who would decide to leave

Page 266: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

266

Vietnamese banks in favour of foreign banks: this would permit to assess how much Vietnam’s banking assets or deposits would reduce.

If corporate customers are believed to account for 65% of Vietnamese bank loans, of which half would decide to leave, this would exert a significant negative impact on the assets of Vietnamese banks. This proportion is even higher for individual customers who are expected to represent a higher share of banks’ portfolio in the future, especially the growing Vietnamese middle class.

This study counters the wide-spread belief among Vietnamese bankers that their depositors would not immediately leave them to go foreign banks mainly because they count on preferential trust and cultural links.

Reasons for switching. The survey further analyses the reasons why customers would chose to switch from Vietnamese to foreign banks.

For loans in dongs as in foreign currencies, the most important reason for corporate customers to switch from Vietnamese to foreign bank is simple procedures, whereas for individual customers, the most important is professionalism. Level of interest rate and service quality are the next important reasons. In all cases, trustworthiness does not rank very high for both groups as a reason for change. These findings confirm that Vietnamese have a lot to do to improve their procedures and professionalism, if to keep serving their customers.

As concerns deposits, similar reactions are found: any bank that can serve and satisfy its customer professionally while offering simple procedures would win more market shares. The level of trustworthiness of Vietnamese and foreign banks perceived by customers is not really different, thus would not constitute a motivation for them to change bank. The real differences between Vietnamese and foreign banks are professionalism and procedure efficiency. These are areas that need big improvement for Vietnamese banks to strengthen their competitiveness versus foreign banks.

The intention expressed by customers in the survey would not necessarily result in immediate transfers of customer shares from Vietnamese to foreign banks in the proportions indicated here above. In fact, Vietnamese borrowers would need to qualify in terms of financial statement, profitability, transparency and other conditions to borrow required by

Page 267: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

267

foreign banks in order to become their customers. Nonetheless, this study raises a flag on efforts needed to improve the procedures and services of Vietnamese banks.

2. Impact of liberalization on the various market players

The large state-owned commercial banks (SOCBs) that still dominate the banking sector, in terms of total assets, are being gradually restructured and put on a more stable financial footing, but remain currently burdened with non-performing loans (NPLs) that are largely, but not wholly, a legacy of policy-lending. Most of the non-performing loans of the SOCBs are owed by state-owned enterprises (SOEs), the main client base of SOCBs until very recently. The Consultant was informed that SOCBs were, until a few years ago, mandated by the government to finance SOE investments and operating losses, which in the 1990s were large in part due to reform measures intended to impose market discipline on the then notoriously inefficient SOEs. SOCBs have been treated more favourably by the SBV than private banks in a number of instances. For example, SOCBs had been receiving better rates of interest from the SBV and could borrow more cheaply from the SBV (lower discount rate), but this is no longer the case. All SOCBs are expected to be equitised on or prior to 2010 and to lose gradually all privileges. The above statements however, have not been supported by other parties.

The thirty or so private banks (commonly referred to as joint stock banks, or JSBs) remain relatively small, and will need to tap considerable resources to burgeon into more robust and competitive banking institutions. For the JSBs, having neither the economies of scale (and remaining privileges) enjoyed by the big SOCBs, nor the technical and financial muscle of foreign banks, their already limited room of maneuver is likely to become even smaller as they are already seeing the SOCBs moving into a field in which the JSB had previously dominated, lending to the small and medium enterprises. The JSBs, without the moral hazard of an implicit government guaranteed bailout, have focused their lending activities on private companies, real estate and domestic consumers instead of SOEs. Nonetheless, the joint stock banks have their own problems, including inadequate capital, insufficient scale and too little banking experience, in particular in risk assessment and management. Several of the JSBs have,

Page 268: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

268

however, been quite successful in developing new banking products, attracting customers and improving technology. Their long-term survival is therefore largely dependent on building up greater branch networks and loan books in the windows of opportunity still left to them, and by providing a diverse range of attractive products and services.

Greater consolidation in the JSB community seems inevitable, but because merger and acquisition activity is still quite rare in Vietnam, increase of operations is likely to come from organic growth. Almost every week, it seems, newspapers report new branch office openings and rights issues by local private banks. In fact, some JSB issue substantial rights almost on a yearly basis to finance the substantial growth of their aggregate loan portfolios, branch networks and their underlying capital base. Indeed, the pace of loan growth has reached 30% in recent years. The fact that advances local banks are aggressive in expanding their network, launching new services, tailoring their products to fit differentiated groups of customers, indicates a booming market with expanded choices for customers. Servicing the SMEs, in size and number, should become a niche for the small local banks.

Foreign bank branches are quite tightly constrained in the range and scale of services and products they can offer to local clients, although these bonds are being gradually loosened, in view of Vietnam’s impending accession to the WTO. Foreign bank branches, which collectively accounted for 10 percent of outstanding loans in 2003, have increased their role in the domestic banking sector despite onerous restrictions on their activities. The foreign branch banks have confined their business mainly to trade finance and providing banking services to multinational corporations.

Customers. The bank customers will be in a position to chose a bank that best suits their needs. Therefore, good services will stimulate the demand and will result in higher volumes of banking transactions, meaning that more resources will be mobilised and intermediated. Consumer lending is likely to be one of the fastest-growing businesses. Credit will become available for buying a home, durable consumer goods as consumers will be able to pay over a longer period of time, rather than at once. This will also facilitate the formalization of transactions in the economy, as the part of recorded transactions will increase as they will go through the banking system.

Page 269: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

269

Social impact. From the experience of other developing countries, banking liberalisation has a positive impact in rural areas as well, in terms of employment creation and poverty reduction. The Bank for Social Policy plays a role in lending to the poor, job creating activities, student loans, and lending to flood-resistant housing. The BSP is necessary for social policy purposes. Policy-based lending has been separated from commercial lending for 4-5 years and according to the SBV, the SOCB does not fulfill anymore any policy-lending functions.

3. The drawbacks and benefits of financial globalisation and foreign bank entry

a. Financial globalisation In theory, financial globalization promotes growth and macroeconomic

stability. The question is, however, whether the benefits of financial globalization promised by the theory have been realized in practice. International experience shows that on average more financially integrated countries are more developed and grow faster than less financially integrated countries. However, financial integration is neither a necessary nor a sufficient condition for relatively rapid growth. Some countries grew relatively rapidly despite limited capital account liberalization (China and India being notable examples), while others that were relatively open to foreign capital flows grew relatively slowly (Peru and Jordan).

The main direct theoretical link between financial openness and growth is access to foreign savings which allows a higher rate of investment than would otherwise obtain. However, what counts for growth is not how much a country invests but instead how well it does it, which is recognized to depend on infrastructure and governance. The infrastructure that is required to capture the benefits of financial integration, is threshold levels of human capital development, domestic financial market development, domestic governance (encompassing transparency, control of corruption, and rule of law) and macroeconomic policy.

Therefore, in order to get the benefits of financial globalization, a country must first lay the foundation for a sound domestic financial system, which in countries like Vietnam where banks dominate the financial system would imply a priority for banking sector reform.

Page 270: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

270

b. Foreign bank entry There are three issues regarding the impact of foreign bank entry: (1)

competition and efficiency, (2) banking sector stability, and (3) the allocation of credit across sectors of the economy. The evidence overwhelmingly suggests that, foreign bank entry is a positive force in regard to each of these issues.

Competition and Efficiency Foreign bank entry intensifies competition in the domestic banking

market, but does it lead to improved efficiency in the banking system as a whole and in particular does competition from foreign banks force domestic banks to become more efficient? In developing countries, the foreign banks tend to be more efficient and profitable than their domestic competitors. Indeed, it has been suggested that the inefficiency of domestic banks in the host countries is one of the attractions for foreign banks entering a new market.

Based on international research, there is econometric evidence that “foreign bank entry can render national banking markets more competitive, and thereby can force domestic banks to start operating more efficiently”41. Thus, while the removal of restrictions on the entry and activities of foreign banks appears to lower the profitability of domestic banks, it does seem to improve the functioning of the banking system as a whole, with clear positive implications for bank customers and national welfare.

Foreign bank entry intensifies competition in the local banking market and as a result forces domestic banks to become more efficient. Although the profitability of domestic banks may suffer from increased foreign competition, consumers of banking services and the economy as a whole benefit from greater access to credit and better terms of borrowing. An interesting finding is that even when foreign banks’ share of the domestic banking market is small, they can have a significant positive effect on competition and efficiency if their entry and activities are relatively unrestricted.

41 Claessens, Stijin, Demirguc-Kunt and Hujizinga, How does foreign entry affects the domestic banking market, World Bank Development Research Group, May 1998, p. 18.

Page 271: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

271

A number of Asian countries, while having experienced rapid financial deepening in the late 1990s, continue to limit, in varying degrees, the penetration of domestic banking markets by foreign firms, which is costly in terms of slower institutional development, greater fragility and higher costs of financial services.

In Asian banking systems that are more open to foreign bank participation, net interest margins are lower, overhead costs are lower and profits are higher. In the wake of the 1997 crisis, Thai authorities allowed foreign investors to hold more than 49% of the shares in Thai commercial banks for a period of ten years. New requirements on loan-loss provisioning and capital adequacy standards have led the Thai banking sector to a radical change with giant foreign banks acquiring controlling stakes in Thai local banks. In the initial stage of foreign entry, operational improvements of the banks have focused on cost cutting, introducing new banking product/services, and staff training. As a result, other Thai banks have revamped their corporate management and technology base to maintain their market shares42.

Financial Stability It has been observed that financial crises in developing countries tend

to be preceded by financial liberalization, one component of which is liberalizing restrictions on foreign bank entry. The observation that financial crises are often preceded by financial liberalization has raised concerns that, whatever the benefits of financial liberalization, it may render domestic banking systems more vulnerable and less stable.

The experiences of financial crises in Latin America and East Asia suggest to the contrary that foreign bank entry is a stabilizing force. Indeed, foreign banks have contributed to stability during the financial crises in Latin American and Asia in the 1990s, as foreign banks exhibit stronger loan growth and less loan volatility than domestic banks. Foreign banks bring stability to developing countries, because they have more diversified portfolios and greater access to funds around the world through their parent companies, are less exposed to risk and less affected by crises and negative

42 Montreevat (Sakulrat), Impact of foreign entry on the Thai Banking Sector: Initial Stage of Bank Restructuring, Institute of Southeast Asian Studies, 2000

Page 272: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

272

shocks in the host country. For this reason, “encouraging entry of foreign banks is thus likely to lead to a banking and financial system that is substantially less fragile and far less prone to crisis.”

Another reason for encouraging foreign bank entry is that foreign bank presence encourages the adoption of better risk management techniques by local banks and can induce regulators to demand better risk management techniques in the system as a whole.

In the Latin American countries that experienced financial crises in the 1990s, foreign banks exhibited stronger growth and less volatility in their lending during crises and immediately thereafter. In the East Asian financial crisis, foreign banks took less risk leading up to the crisis and survived the crisis in better shape than their domestic competitors.

Trade in financial services can also reduce the systemic risk for small financial markets which are less able to absorb large shocks. Liberalisation can help to deepen and broaden financial markets by increasing the volume of transactions and the spectrum of services, thus reducing volatility and vulnerability to shocks. Shocks to the domestic market can also be absorbed more easily through the multinational parent of local branches. It has been shown that relatively high shares of share ownership have helped to maintain stable banking systems in Hong Kong (China)43.

Foreign bank entry promotes banking sector stability. Access to Credit In general foreign banks operating in developing countries tend to lend

mainly to larger companies, while domestic banks are more active in the areas of consumer credit and lending to smaller companies in the commercial and industrial sectors. The orientation of foreign banks toward serving larger companies has raised a concern that increased in foreign bank presence in developing countries may worsen the access to credit of small- and medium-sized companies (SMEs). This outcome would be all the more likely if competitive pressure from foreign bank entry were to crowd out smaller domestic banks that are the principal lenders to SMEs in developing countries. This is of course an important issue since the expansion of SMEs

43 Opening Markets in Financial Services and the Role of the GATS, WTO Special studies, p.18

Page 273: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

273

is critical for labor abundant countries, like Vietnam, that are pursuing an export-oriented industrial strategy.

It is, however, possible that despite the orientation of foreign banks toward larger borrowers that foreign bank entry could improve the access to credit of SMEs in developing countries. If foreign banks displace domestic banks lending to larger borrowers, the domestic banks may be forced to rely more on lending to SMEs. Moreover, if foreign bank entry increases overall competition and improves the borrowing terms for all customers, SMEs would likely benefit along with larger enterprises. Foreign bank entry is therefore found to not harm and even improve, the access to credit of small- and medium-sized companies.

Foreign bank penetration of domestic banking markets in developing countries is perceived by borrowers to have improved banking services overall, giving borrowers greater access to credit and better terms (i.e. lower interest rates). Furthermore, they find that “the benefits of high levels of foreign bank penetration do not appear to accrue only to large enterprises”. While it appears that larger enterprises benefit from foreign bank penetration more than smaller ones, they conclude that “there is strong evidence that even small enterprises benefit in some ways and there is no evidence that they are harmed by foreign bank entry.”

Other consequences It is also worth noting that the evidence in the literature suggests that

foreign banks in developing countries follow their comparative advantage, concentrating their activities in certain banking niches (e.g. trade finance and derivatives) and certain branches of the economy (manufacturing), leaving domestic banks to expand in the areas of their own comparative advantage, namely retail banking, consumer credit and lending to small and medium-sized companies. Even in countries that began with fragile and inefficient domestic banking systems, local banks have survived and even expanded in the face of increased competition from foreign banks.

Finally, it must be recognized that, while foreign bank entry is generally beneficial, even in countries with weak and fragile banking systems, it does not exempt governments from tackling the problems that plague state-owned banks, which because they are intricately tied to the problems of the state-owned enterprises they lend to are particularly difficult

Page 274: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

274

to solve, requiring major investments of financial and political capital. Nor can governments afford to ignore the problems of domestic private banks, which like their foreign competitors frequently suffer from entry and activity restrictions that undermine their competitiveness and efficiency. Indeed, there is evidence that liberalizing restrictions on domestic banks not only makes them more competitive, but also forces foreign competitors to operate more efficiently. In addition, it is amply clear that banks, whether they be state-owned, private or foreign, must be regulated and supervised in ways that promote good performance and stability in the banking sector. What is required in Vietnam is a broad-based program of financial liberalization, one important element of which is easing restrictions on the entry and activities of foreign banks. Trade and investment agreements (like the BTA) that oblige developing countries (like Vietnam) to lift restrictions on the entry and activities of foreign bank are, in essence, requiring them to do what is in their own best interest, not that there may not be certain short-run adjustment costs that occur in the process of implementation. The GATS annex on the liberalisation of the banking sector contains prudential regulations which must be applied in the same way to all participants.

The experience of China is still being played out with entry restrictions on foreign banks being lifted in December 2006. While there is great concern about the competitive impacts on the domestic banks, many commentators argue that the increase in competition will be from the second tier banks rather than from foreign banks. The Government has been encouraging mergers in the second tier banks and foreign banks have been establishing strategic holdings in a number. Lifting ownership restrictions will accelerate this trend and hence the improvements in productivity of these banks. The four major Chinese SOCBs are also seeking strategic partners, so foreign engagement will be more through involvement with domestic banks than through new entry and greenfield growth. Trade commitments are only part of the package of changes impacting on the banking system, and it is the lifting of interest rate controls and other liberalisation that will drive the interest in the market.

4. Case study: Hungary

The experience of Hungary presents particularly desirable features from the perspective of demonstrating the positive effects of foreign ownership

Page 275: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

275

on profit efficiency. Hungary had an early start in the transition process towards a market economy in the early 1990s and was among the first countries in the former Soviet bloc to allow foreign ownership of its banks44. The country experienced a significant inflow of capital in the financial sector immediately after the lifting of barriers and at the end of 1998, more than 70% of banking assets were directly owned by foreign national institutions.

Development and reform of the Hungarian Banking Sector - Partial privatisation started at the turn of the 1990s, all transactions

involving capital increases in the banks (in 1983, the Government still owned 86% of the capital of banks

- Liberalisation of banking activities. The liberalisation of retail operations took place in 1989 together with a gradual liberalisation of trade-related foreign operations, permitting retail banks to offer a full range of commercial banking services. In 1990, banks were allowed to conduct investment banking activities previously restricted to authorised security dealers

- The Government launched a “loan consolidation programme” in 1992, which included the acquisition by the Government of bad debts of banks (problem loans had been inherited from the past). It resulted in considerable short-term improvement in the position of the banking system

- However, more rigorous criteria of classification and poor debtor positions were introduced and capital adequacy ratios were increased, resulting in a new deterioration of the portfolios of banks and at the end of 1993, the total problem loan portfolio reached 29% of the outstanding loans of banks, 16% of total banking assets and 12% of GDP, many state-owned banks being technically insolvent. The government’s reaction was a plan implemented in 1994, imposing bank consolidation agreements, with two aspects:

44 Majnoni (Giovanni), Shankar (Rashmi) and Varhegyi (Eva), The Dynamics of Foreign Bank Ownership. Evidence from Hungary, World Bank Policy Research Working Paper 3114, August 2003. Also: Hungary: July 1998, WTO, Secretariat and Government Summaries; Kiraly (J.), Majer (B.), Matyas (L.), Ocsi (B.), Sugar (A.), Varhegyi (Eva), Experience with Internationalisation of FSP. Case study: Hungary, Budapest, April 1999

Page 276: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

276

- Refocused objectives: more stringent performance requirements on bank managers (each bank had to develop a strategy to improve operating costs, rationalise organisation and loan classification procedures, and credit-rating systems

- Re-capitalisation by the State, subject to the achievements of these objectives

As a result, problem loans were reduced, as well as total loans due to more rigorous lending criteria.

This portfolio cleaning enabled the Government to move ahead with privatising the banking system in 1994-1997. Large State-owned commercial banks were sold gradually to the financial investors, including the EBRD, the IFC, and strategic investors, including foreign banks. Overall, the privatisation of the Hungarian banking system was practically completed by the end of 1997, with state ownership dropping to 21% and the foreign stake increased to over 60%.

Foreign bank ownership in Hungary

The whole process of bank restructuring and reforms in Hungary relied on the important role given to foreign banks, via the privatisation process (the selection in the invitation tender bids was based on two criteria: purchase price and promise capital increase) and by allowing branch establishment to foreign financial institutions in 1997. This liberal entry policy resulted in foreign controlled banks accounting for over two thirds of the total banking assets in 2000.

Foreign investors entry strategies:

- To serve internationally active corporate clients that had acquired an interest in Hungary (Commerzbank, Crédit Lyonnais)

- The growth opportunities of the less developed market of Hungary meant excellent opportunities to generate higher profits than in mature home markets (Raiffeisen)

- To secure presence, in view of possible expansion in Hungary and neighboring countries, or “wait and see” strategy (Nomura which closed its office after 2 years, Deutsche Bank).

Page 277: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

277

Technique of market entry: - 25 foreign owners opted for a greenfield investment. Most green

field investors entered at an early stage in light of the more favorable opportunities to conquer important market shares. They turned out to be very successful in specific market segments: corporate and investment banking

- 11 foreign owners preferred to purchase of an existing bank, entering the market mostly in the second half of the 1990s, and filling up market niches, specialising in consumer loans and home loans. Bank acquirers had to follow government policies, effecting substantial capital increases, making large investments in information technology and network development.

The performance of foreign banks in Hungary In general, greenfield investment performed better than the

privatised banks, indicating that a crucial factor affecting bank performance lies in the nature of inherited problems.

40% of banks under foreign control could be considered well-performing, including:

- Greenfield investments successfully expanding on a wide market - Greenfield investments that have grown into successful niche

markets (cars…) - Successful banks privatised for strategic investors.

The parent banks of the majority of the greefield banks are capital-rich institutions with strong positions and good performance internationally (Citibank, ING, Commerzbank) and their good market position results from their long-standing presence on the Hungarian market (they were present since the liberalisation of the market and early market entry enabled these banks to build a core clientele, particularly of large corporations, in a period when competition was weak). Also the successful greenfield banks have made good use of the expertise of local managers, and laid emphasis on local demands and opportunities, as opposed to strong reliance on the parent company management. Higher profitability has come from the joint effect of higher interest margins, lower operating costs and smaller provisioning costs.

Page 278: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

278

The main reasons of the poorer results of the privatised banks are higher operating costs, the higher provisioning costs, and above-average reserves which are related to inefficient branch network, underdeveloped IT and low-quality clientele.

Estimation results

- Foreign ownership is characterised by an immediate rationalisation of labor costs that tends to be achieved in the first three years. The reduction in the number of employees though, is generally offset by higher wages or higher expenditures in new infrastructures.

- Effect of foreign ownership on profit efficiency: More efficient production function and a better ability to diversify risks lead to a possible increase of profits. However, greater competition may reduce the position rents previously enjoyed by local institutions, pushing profits down.

- Higher profitability is associated with domestic management. Domestic managers are considerably more effective in reducing operating costs than their foreign colleagues. However, the higher revenues of foreign institutions is likely to be related to a larger panoply of financial services more than to a specific placing ability of traditional products where domestic managers may have a comparative advantage.

- Foreign banks success is related to product innovation, strictly tied to their ability to supply a broader array of financial services rather than their domestic competitors, and to a better screening and monitoring procedure of their loan applicants.

- The foreign banks presence in a country is immediately associated to a reduction of employment and to higher profits than local banks. Foreign banks increase immediately the level of operating expenses (to finance their restructuring efforts), offsetting the gains associated with a reduction of the labor force. The benefits such as lower cost of credit require a few years to become apparent. But the most evident source of profits for foreign banks derives from their ability to access a richer menu of financial services and possibly their higher quality loan portfolio.

Page 279: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

279

5. The impact of Vietnam’s Trade Commitments

Vietnam has been implementing its commitments under the US BTA. In addition to the drafting of the legislation and regulations governing financial institutions there has been limited opening up of financial market access. While these are positive steps that should encourage foreign bank entry and expansion in the market, the last few years have seen a declining share of foreign banks in terms of total banks assets and deposits. The share of foreign banks has fallen from 15% in 1997 to 10% in 2003. While set against a backdrop of a rapid expansion in credit in the banking system, this declining share reinforces the conclusion that what matters for banking sector integration is less the commitments under trade agreements and more the slope of the playing field and the attractiveness of the banking environment. As long as the SOCBs are not required to need to meet prudential standards they have an unfair advantage relative to all other banks, foreign and domestic. As long as the government does not require the SOCBs to generate a return on their capital, and as long as the public perceive that the government will guarantee these banks more than the others, the un-level playing field will be a deterrent for entry. The commitments under trade agreements open the door, but it is policies addressing these concerns that determine whether anyone wants to come inside. What are the additional commitments that Vietnam should make in order to facilitate WTO accession?

Capital account liberalisation. The SBV capacity to monitor capital flows, the transparency of banks and non-bank financial intermediaries (NBFIs) reports on debt and foreign exchange exposures, the adequacy of prudential supervision and enforcement of limits, and the corporate governance in borrowing entities must be considered in capital account liberalisation. International integration of trade in goods and in services will put pressure on SVB for further liberalisation in the capital account. It is worth noting that while opening the capital account exposes the country to volatility it brings market disciplines that can speed the pace of reform. Greater access to capital is also a considerable boon to countries where economic growth is restricted by the lack of access to capital. Thus policies restricting the movement on capital account should balance the gains from reducing capital flow volatility and its consequences with the forgone benefits of greater capital investment and market disciplines.

Page 280: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

280

Allowing retail banking access to foreign banks. The primary concern with allowing retail banking is that a foreign bank (especially a branch) has a greater ability to exit the market and default on domestic depositor funds than a domestic bank. This could occur if the parent bank is in trouble requiring closure of branches and/or subsidiaries abroad and/or rogue behaviour. The concern is that regulators in the home country are either inadequate, or have a policy of protecting their domestic depositors before foreign country depositors. While one way to prevent the problem is to prevent retail banking other solutions are:

- requiring high standards of conduct and reputation for retail bank licences

- requiring deposit insurance to protect small domestic investors (which Vietnam does) and educating large depositors as to their risk

- having a sufficiently high level of minimum capital to provide a disincentive for this behaviour

- maintaining good relations with the home country regulators so as to be aware of potential problems in order to manage any process of exit; and

- regulations enforcing the rights of domestic depositors to first payment in the situation of closing down the bank

As Vietnam has committed to allowing retail banking by foreign branches and subsidiaries these avenues need to be developed. Delaying bring forward the commitments buys time to put these in place, but is not a substitute for addressing these issues. With the exception of the last point Vietnam is well progressed in these areas.

A second concern of accelerating entry is that foreign banks will “cherry pick” local customers to the disadvantage of the domestic banks. If this turns out to be true then earlier opening will be to the advantage of the customer at a cost to the domestic banks. If the cherry-pick argument is correct, and this is not generally supported by evidence from other countries, the phase-in means that the best customers will be targeted first. Thus unless the phase-in is highly restrictive until the final year, the impact of delay is minimal.

Page 281: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

281

Delay provides more time for domestic banks to improve their competitiveness, but it also eases the pressure to do so and allows behavior that is sub-optimal to continue for longer. The “buying time” argument is powerful only when there are strong forces for change. To the extent to which the government is willing to continue to support weak banks on an on-going basis this argument is not credible.

The delay on issue of credit cards until 2009 is made on the basis of a classic infant industry argument that it provides time for domestic banks to develop their systems and customer base. It means the costs and the financial risks of market development for credit cards falls on the domestic banks. The restriction makes sense if there is expected to be a first mover advantage, such as loyalty, to the initial issuer.

The restrictions on expansion of ATMs by foreign banks until domestic banks are allowed to do so appears to be fair on the basis of “level playing ground”. When local banks are allowed to expand their ATM network, it is expected that foreign banks will also be authorised to do so.

Facilitating entry. Commitments under trade agreements such as the US BTA, GATS and AFAS provide the right of entry. In addition to the general regulations and legal environment that support the financial system restrictions that govern behaviour, timeliness in processing applications, and other treatment can reduce the attractiveness of doing business and raise the cost of entry. While some of these areas might be included in trade commitments, others can always be found. The SBV need to consider these issues as well as trade commitments to assess the impact on competitiveness.

The conclusion is that if the SBV is not going to facilitate entry then it does not matter much whether further commitments are made. However, the threat may assist the SBV in pushing for reform in the SOCBs. If the SBV is going to facilitate entry, then the pathway of opening is credible and having time to reform may be of value. Domestic financial policy to facilitate quality entry and operation (for all banks) is far more important than decisions on further trade commitments because these already are extensive in the banking sector under the US BTA. The commitments made give the opportunity to drive the broader banking sector reform process.

Page 282: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

282

VI. NEW BANKING SERVICES

1. Stage of development of new banking services in Vietnam

WTO accession will not by itself increase the providing of new banking services, as many such services are already being offered by banks operating in Vietnam. The development of new services cannot be imposed by the state or by international agreements. However, one may expect that the increased competition in the banking sector that will emerge from the removal of service barriers and from obstacles preventing people from providing such services in Vietnam, will lead banks to provide and deliver new banking services, forcing the less adaptable institutions to exit the market and resulting in improved level and more varied range of financial and banking services in Vietnam, eventually benefiting customers in general.

According to the well-know principle that “everything which is not prohibited is permitted”, most new banking services could be already in place in Vietnam, if all the policies that restrict competition had been removed, forestalling vigorous competition among banks. Regulation restricting competition should therefore be lifted and the existing norms regulating certain financial services such as “factoring” need substantial improvement and clarification. Only under these conditions could new banking services develop.

Open services markets also increase exposure to foreign technologies. As new technologies emerge in the developing Vietnamese economy, trade in banking and financial services will enable to benefit from international research and development efforts. Technology transfer occurs at many levels: trough contacts, through use of newer equipment which incorporates newer technology and through exchange of knowledge and experience between people. The Internet revolution will also make it possible to deliver a wide range of banking services electronically.

Although the right technology level might be already available to a limited number of individuals in Vietnam, the providing of “new banking services” has a different meaning in Vietnam than it has in Western modern economies. In Western countries, automated methods of access to sophisticated banking services are increasing fast, and the retail banking

Page 283: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

283

industry in particular is supported by the Internet and mobile phone technology. In Vietnam, the revolution of banking services will come from greater access to banking services to larger parts of the population and from commercials banks offering a large range of products to both their individual and corporate customers.

2. Specific services

Factoring. Factoring is regulated by Decision 1096/2004/QD-NHNN dated September 6, 2004 of the Governor of the SBV. This decision enables all credit institutions in Vietnam to provide factoring services. Although demand from the Vietnamese SMEs is high, local banks are inexperienced and lack professional knowledge. Vietnamese banks will certainly face fierce competition from foreign banks when they enter this market.

Financial leasing. Financial leasing is regulated by Decree No. 16/2001/D-CP and Decree No. 65/2005/ND-CP and by the Law on Credit Institutions No. 02-1997-QH10 dated December 12, 1997. There are currently 8 financial leasing companies operating in Vietnam, most of them belonging to SOCBs. The capital base of financial leasing companies is underdeveloped (0,7% of total bank loans in 2002) and mainly concern means of transportation, construction equipment, ships and light industry equipment.

Plastic cards. Plastic cards are regulated by the Law on Credit Institutions and by Decision No. 226/2002/QD-NHNN dated March 26, 2002 issuing regulations on payment operations via institutions providing payment services. The debit card market has been booming since 2002 with an annual growth rate of 200%. Currently there are 17 banks issuing debit cards and about 2 million cards have been issued in the country. ATMs exist in insufficient numbers, the quality of card services offered by Vietnamese banks limited and their ability to develop other card-linked services weak.

Guarantees. Decision No. 283/2000/QD-NHNN14 dated August 25, 2000, as amended in 2001 and 2003, of the Governor of the SBV and Decision No. 112/2003/QD-NHNN dated February 11, 2003 of the SBV regulate guarantees. All types of banks and non-banking credit institutions established in Vietnam may provide bank guarantees. Total outstanding guarantees to one customer may not exceed 15% of the capital of a local

Page 284: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

284

bank (25% of the capital of a branch of a foreign bank). The ability to extend guarantees depend largely on the reputation and financial standing of a bank. SOCBs are well positioned to extend guarantees, most JSBs are not.

Underwriting, placement and trading of securities. Presently, Decision No. 172/1999/QD-TTg of August 19, 1999 of the Prime Minister limit the issuance, placement and “dealing” with securities to securities companies, typically subsidiaries of credit institutions. The volume of the securities market of Vietnam is small. 30 companies only are traded on the Ho Chi Minh trading center. The development of this market is limited by the low expertise of professionals, limited technical infrastructure, lack of regulation of ethics in the profession and low public trust.

Money brokerage. Decision No. 351/2004/QD-NHNN dated April 7, 2004 of SBV regulate this activity defined as “borrowing, lending; buying, selling debts; taking, placing deposits; buying, selling valuable papers; outright FX transactions; forward FX transactions; FX and interest rate SWAPS; FX options and other activities in accordance with State Bank regulations”. No credit institution have conducted this service because the legal framework and scope of application are not clear and there are no specific SBV guidelines applicable.

Other “new banking services” considered by the SBV: - Travellers cheques - Money transmission services - Cheques - Bills of exchange - Certificates of deposits - Derivatives - Foreign exchange products - SWAPS - Forward rate agreements - Securities - Asset management - Settlement and clearing

Page 285: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

285

- Transfer of financial information - Banking advisory services - Accepting deposits - Consumer lending These list of potential future new banking services although long, is

probably not complete. A detailed analysis of the services mentioned hereto would go beyond the purpose of this study.

3. Trends in the development of new banking services based on international experience

Internationally, the retail banking industry has been under pressure to control and reduce costs. At the same time, the industry has been poised to exploit more fully online opportunities to acquire, satisfy and therefore retain customers.

3.1 New methods of accessing financial products Customers continue to access retail banks by going to their local

branch. They use traditional ATMs to access a relatively simple range of banking services. However, automated methods of access are on the increase, and the Internet is undoubtedly the strongest growth media in the European retail banking industry, with millions of customers already choosing to bank this way (70 million in 2004). In Europe, the retail banking industry has been seeking ways to increase automated access to a wider range of products. Today, technology has reached a level of sophistication that supports this aim and it is now possible to offer and access even relatively complicated banking products in an automated fashion. For example, customers can now complete the initial stages of a mortgage application without direct human contact, and can obtain insurance products and term deposits.

Easy-to-use machines combine 24x7 self-service banking with traditional branch counter services, speeding up service and reducing costs. European customers have been very willing to use a personal identification method to access new banking services. If more secure identification is required, smart card technology can be used. If a customer requires the

Page 286: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

286

convenience of remote access, personal identification can be made via mobile phone. Some types of customer are likely to prefer automated access, such as younger people or wealthy customers. Automated access gives the considerable benefits of greater efficiency, speed and accuracy, which can result in an all-important reduction in overall costs.

3.2. New products and services It is clear that retail banking is in a developmental phase, with new

products and services constantly arriving on the market. Examples of this high level of innovation include combined mortgage, savings and current accounts, and the ability to purchase insurance online in real-time. In South Africa, for example, retail banks are developing new products and services to attract the un-banked and little-banked population, solutions that customers prefer as they reduce the amount of physical cash to be carried (thus reducing the risk of theft), and that banks prefer as they facilitate more efficient, less costly transaction handling. Traditional banking services are being linked in innovative new ways with non-banking services. For example, a shopping mall owner can now offer card processing services as part of their unit rental service, and an insurance company can handle card payments, delivering a wider service while also being able to reduce insurance charges.

Clearly, new products and services have a key role to play in customer retention. When you increase the number of products held by each customer, customers are less likely to deflect to competitors.

3.3. New delivery channels The retail banking industry has many new delivery channels to explore

and exploit. As well as the Internet, the mobile phone is a potential channel and, over the next few years, interactive TV (iTV) will be too. While only 14 % of European consumers are actively buying over the Internet, these are the wealthiest people, most of whom have an annual household income of over $50,000. They are in the majority in Northern Europe, they are typically male, aged 25-54. 30 percent of European mobile users are already interested in accessing mobile banking (mBanking) services. One particular bank in Hungary is using a special software to help address its fraud issues by alerting customers via a mobile phone text message every time there’s a

Page 287: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

287

transaction on their debit or credit card. Additionally, every morning, customers can receive an account balance via their phones.

In Spain, the Mobipay banking and telco venture (initially between Banco Bilbão Vizcaya Argentaria and Telefónica Móviles), enables customers to make cardless, interactive micropayments via mobile phone. Certainly, the retail banking industry will work closely with the telecommunications industry for years to come, as the opportunities are vast on both sides. For example, GSM terminals can now be located at the point-of-sale, no matter how remote, allowing transactions to be authorised in many more places than ever before. Often only minor alterations to current systems are required to support these services, making it highly attractive to banking organisations that aim to increase return on existing investments. Retail banks are also carefully considering the new iTV delivery channel. In Europe iTV households should exceed Internet households by 2006. The Internet, the mobile channel, iTV, all of these new delivery channels require banks to remain alert and flexible to new technology, ready to change according to market demand.

Payment processing is a key area for cost control, and electronic payments in the UK have now overtaken paper-based transfers for both retail and wholesale transactions. More rapidly converting customers to the use of electronic payments would save money for banks and retailers alike. Carefully targeted incentives are an effective way of changing customer habits and converting more transactions to automated mechanisms.

VII. RECOMMENDATIONS

1. Recommendations regarding the legal framework

- Speed up the legislative process concerning the new Law on the Central Bank and the new Law on Credit Institutions. The current legislature will soon end and the time needed for reelecting a new legislature will result in delays in the legislative agenda

- SBV and the Ministry of Finance should consider to eliminate any regulatory documents, norms and procedure creating protection or discrimination between different domestic institutions (particularly

Page 288: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

288

between SOCB and JSB) in order to develop the competitiveness of the whole banking sector of Vietnam against foreign competition

- Complete the comprehensive review of the current laws and regulations and their compatibility with obligations and requirements derived from international agreements in the field of banking and financial services. In the proposals formulated by Vietnam, reference is made to the Law on Credit Institutions and certain other important laws. The entire body of relevant ancillary norms needs systematic review in order to be harmonised with Vietnam’s commitments under GATS and BTAs, including SBV regulations

- Verify compliance with other international practices such as regulations on CAR, risk prevention and solving, and required reserves

- Start regulating emerging issues of market development, such as e-banking activities (safety assurance), regulations on derivatives (future contracts, options, swaps), plastic cards, etc.

- Develop mechanisms and policies on transparency and disclosure of information for issuers and participants to the financial market.

2. Recommendations regarding development strategy, governance and operations:

- Formulation of human resource development and introduction of large-scale training for the staff of banks (focusing on risk management, business skills, operation of new banking services, customer service and professionalism)

- Enticing banks to use a customer-friendly, service-oriented approach - Development of marketing and sales tools - Rationalisation of the banks’ branch network and structure focusing

on clients segments and service groups - Enhancement of the managerial capabilities of banks. Improvement

of the level of management by imposing higher, stricter recruiting standards, a code of ethics for the banking profession, etc.

- Introduction of corporate governance principles, financial transparency and speed-up the adoption of international standards and practices in the banking services (CAMELs, BASEL)

Page 289: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

289

- Introduction of performance-based remuneration schemes to encourage qualified staff

- Introduction of more simple procedures, reducing red tape. Initiation of the standardisation of management procedures and operations

- Improvement of IT available to banks - Introduce new software for credit risk assessment, etc. - Improvement of the internal audit function of banks (implementation

of risk scoring system and bad debt control tools) - Accelerate the equitisation of all the SOCBs, solve the problem of

bad loans according to Western accounting standards - Encourage existing private Vietnamese banks to merge or to find a

strategic investor - SBV and the Ministry of Finance should develop a roadmap for the

development of a Social Policy Bank concentrating on poverty reduction, Government intervention in directing credits according to State policies (when SOCBs will be equitised, they should only carry out commercial activities)

- Attract long-term resources - Propose and develop new services - Increase specialisation of services (diversification of services should

be in line with the specialisation of the services of a bank for its respective client segment)

- Banks of all scales should develop comprehensive development strategy and specific action plan, including decisive steps to ensure that they shift towards operation on wholly market-based principles and strictly commercial objectives, with no more State’s protection and subsidies

Conclusions

Banking services in Vietnam has been dramatically developed during the last couple of decades. Many new types of banking services have been introduced by many different credit institutions. However, the breadth and depth of such services are still very limited. Revenue from non-credit

Page 290: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

290

services many domestic credit institutions are small. Sophisticated, high valued services are rare. There is, however, a good prospect of a booming demand for banking services when Vietnam is accessed to WTO, and the economy is fully integrated to the world economy, and commercial banks in Vietnam are in a good position to respond to such challenges.

For domestic banks and credit institutions to fully tap such potential, great deal must be done by authorities to improve existing policy, legal and regulatory environment of banking services. In parallel with issuing reforms to implement commitments to international agreements, Vietnam should also make a thorough review of and reform its legal and regulatory framework to make sure that it is compatible with GATS Annex on Financial Services.

In the future, we will see a convergence of banking, securities and insurance services. Banks already establish securities companies, and themselves have also provided services such as depository, securities-backed loans, and investment in securities, etc. Such cross-services will expand much greater in the future.

Hence, there is a need for coordination between different state management authorities, e.g. between the State Bank of Vietnam and the State Securities Commission on the issues of securities-baked lending by banks, Repo services between securities companies and banks, risk management in securities investment activities by parent banks viz-a-viz self-dealing and underwriting services by securities subsidiaries.

Page 291: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

291

ANNEX 1 CURRENT LAWS AND REGULATIONS ON BANKING SERVICES

There are two Laws that overall regulate banking and credit institution operations i.e 1) Law on credit institutions No 02/1997/QH10 dated 12th December 1997 which is amended and supplemented by Law No. 20/2004/QH11 of National Assembly on the amendment of and supplement to Law on Credit Institutions No. 02/1997/QH10 dated 12th December 1997; and 2) Law on State Bank of Vietnam No. 01/1997/QH10 dated 12th December 1997 which is amended and supplemented by Law No. 10/2003/QH11 on the amendment of and supplement to Law on State Bank of Vietnam No. 01/1997/QH10 dated 12th December 1997.

Principally, the amendments of the two mentioned Laws aim at building a modern banking system that agree with international best practices, eliminating the administrative burdens, minimizing unnecessary interventions by the state authority over credit institutions, expanding and redefining forms of credit institutions, consolidating the legal system, meeting requirements of regional and international integration. In the Law on State Bank of Vietnam, the articles (9, 17, 21, and 32) were amended in corresponding with the needs to change the monetary management policy, such as terms to clarify banking operations, regulations on open market operation. In the Law on Credit Institutions, there are 20 articles were amended related to differences between preferred credits, commercial credits, arrangement and activities of credit institutions; clarifies the definitions of banking terms, the establishment of their subsidiaries, board of directors, general director and internal supervision.

In addition to that two principal Laws, many legal documents were also issued, amended or supplemented to make them more close to international best practices. Especially, regulations related to banking services include: Law on Negotiable Instruments, passed on 29.11.2005 and effective as of 01.07.2006 (replacing the Ordinance on Bill of exchange of 1999); Ordinance on Foreign Exchange, passed on 13.12.2005 and effective as of 01.06.2006; Decision No 1096/2004/QĐ-NHNN dated 6th September 2004 of Governor of State Bank of Vietnam issuing the Statue on factoring operation of credit Institutions; Decision No. 1452/2004/QĐ-NHNN dated 10th November 2004 on FX transactions of credit institutions which are

Page 292: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

292

permitted in FX dealing; Decision No. 351/2004/QĐ-NHNN dated 7th April 2004 of State Bank of Vietnam on money brokering, etc.

1. Review and assessment of current legal framework v.s GATS and US-VNBTA

In the following, we will follow GATS classification of services, and to some extent US-VNBTA commitments as benchmark to review salient features of Vietnam current framework, highlight main impediments and constraints, and make recommendations for improvement.

(a) Acceptance of deposits and other repayable funds from the public

Current regulations allow all credit institutions to provide all types of deposits and repayable funds from public45. Vietnam currently implement in accordance with commitments under GATS ( item (e) and (f)) regrading deposit taking in VND of a branch of American banks. After 2009, these constraints will be lifting up making a sound and fair business environment for all types of credit institutions.

(b) Lending of all types, including consumer credit, mortgage credit, factoring and financing of commercial transaction

Current status The regulatory framework for lending activities are set in the Law on

credit institutions No. 02/1997/QH10 dated 12th December 1997 and Decision No. 1627/2001/QĐ-NHNN dated 31st December 2001 of State Bank of Vietnam on the issuing regulations on lending by credit institutions to clients, the Decision No 127/2005/QĐ-NHNN dated 3rd February 2005 of State Bank of Vietnam on issuance of some amendments of and supplementations to Decision No. 1627/2001/QĐ-NHNN. According to current regulations, there may be some differences in technical terms for

45 Article 45, 46 of the Law No. 20/2004/QH11 of National Assembly on the amendment of and supplement to Laws on Credit Institutons No. 02-1997-QH10 dated 12th December 1997.

Page 293: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

293

lending such as consumer credit and mortgage credit but in principal credit institutions are allowed to provide all types of loans to46, including:

1. Short term loans meaning loans with duration of up to twelve (12) months;

2. Medium term loans meaning loans with duration of over twelve (12) months up to sixty (60) months;

3. Long term loans meaning loans with duration of over sixty (60) months.

There is also difference between deposit taking activities of finance companies and credit institutions, that is finance companies can only receive deposits with tenor not less 1 year from individuals and organizations in accordance with State Bank regulations47.

Regarding factoring services, the regulatory framework is set in Decision No. 1096/2004/QĐ-NHNN dated 6th September 2004 of Govenor of State Bank of Vietnam issuing the Statue on factoring operation of credit institutions. According to this Decision, all credit institutions in Vietnam are allowed to provide factoring services, including finance companies that are 100% foreign owned finance companies and joint venture finance companies48. No recommendation

(c) Financial leasing

Current regulatory framework for leasing include Decree No. 16/2001/NĐ-CP and Decree No. 65/2005/ND-CP, Law on credit institutions No 02-1997-QH10 dated 12th December 1997. According to current

46 Article 8 of the Decision No. 1627/2001/QD-NHNN dated 31st December 2001 from State Bank of Vietnam on the issuing regulations on lending by credit institutions to clients, Article 50 of the Law credit institutions No 02-1997-QH10 dated 12th December 1997. 47 Article 17 of the Decree No. 79/2002/ND-CP dated 4 October 2002 of the Government on the organization and operation of finance company. 48 Decision No. 1096/2004/QD-NHNN dated 6th September 2004 of Govenor of State Bank of Vietnam issuing the regulations on factoring operation of credit Institutions.

Page 294: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

294

regulations, there are some impediments and discriminations in providing financial leasing services49.

Impediments:

There are several constraints in the current leasing regulations. 1) financial leasing services can only be provided by financial leasing companies (FLCs); 2) There are not yet implementing regulations for sale and lease-back transactions and syndicated leasing which constrains FLCs from pursuing these activities, therefore restricting FLCs ability to respond to potential market demand.; 3) existing registration processes for leased assets and security interests clearly establish the priority of secured party financiers over lessees. The recovery of leased assets from defaulting lessees is currently expensive and time consuming, but improvements to the registration processes are underway through the establishment of the National Registration Agency for Secured Transactions (NRAST) and improvements to the commercial court system.

Recommendations

It is recommended that the regulatory environment for leasing activities should be improved, so that it can:

1) Permit the funding of FLCs through the sale of leasing receivables,

2) implement sale and leaseback transactions and syndicated leasing,

3) Improving the regulatory environment for secured transactions, improvements to the procedures for registration of leased assets and security interests, the clear establishment of priority of secured party financiers over lessees,

4) Standardizing the legal capital requirements for local and foreign FLCs and allow branching of foreign FLCs on equal terms with local companies.

5) In the long-term, the securitization of leases should be enabled.

49 Article 49 of the Law on credit institutions No 02-1997-QH10 dated 12th December 1997

Page 295: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

295

(d) All payment and money transmission services, including credit, charge and debit cards, travellers cheques and bankers drafts

Payment and money transmission services are covered in Law on credit

institutions No. 02/1997/QH10 dated 12th December 199750, Decision No. 226/2002/QĐ-NHNN dated 26th March 2002 issuing regulations on payment operations via organizations providing payment services.51

The Laws and decisions do not limit the scope of providing payment and transmission services of credit institutions. However, traveller cheque and bankers draft were not stipulated specifically.

Impediments Many cases relating counterfeit cards and card frauds during 2005

cause more concerns to public as well as their belief in bank card. The existence of 3 card alliances at the same time due to incompatible payment system of card members resulting in many cost wastes and disadvantages of this payment instrument.

Recommendations

• Traveller cheque and bankers draft should be supplemented as means of payment to the Decision No. 226-2002-QD-NHNN dated 26th March 2002 issuing regulations on payment operations via organizations providing payment services.

• Fees and charges relating to interbank payment services between State Bank of Vietnam and commercial banks should be adjusted in order to encourage individuals and organisations using non cash payment instruments via banking system. At the same time, propagate programs on the benefit of non cash payment instruments should be implemented in order to enhance public awareness and knowledge.

• The Law on E-commerce should be examined to issue to protect the rights of bank customers when they access to electronic payment services offered by commercial banks.

50 Article 66 and 67 51 Article 9

Page 296: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

296

• State Bank of Vietnam should issue guiding documents relating cheques and to make it more close to international standards, establish clearing centers at many big cities in order to reduce the time of payment via banking system and establish National Switching Center to connect ATMs and POS nationwide.

• Regulations on safety rules, regulatory standards relating to electronic payments should be issued and implemented soon to protect customers.

• Regarding inter-bank electronic payment system between State Bank and commercial banks, restraint on each transaction value should be removed to increase payment volume via banking system by which costs incurred from hand-made processing will be eliminated and it accelerates the time of payment for customers.

(e) Guarantee and commitments

Current status Regulations about guarantee are issued in Decision No. 283/2000/QĐ-

NHNN14 of the Governor of the State Bank dated 25 August 2000 and amended by Decision No. 386/2001/QĐ-NHNN of the Governor of the State Bank of Vietnam dated 11 April 2001 and Decision No. 1348/2001/QĐ-NHNN of the Governor of the State Bank dated 29 October 2001; Decision No. 112/2003/QĐ-NHNN dated 11th February 2003 of the State Bank of Vietnam.

According to these regulations, all types of banks and non-banking credit institutions established in Vietnam may provide bank guarantees. Banks authorized by the Governor of the State Bank to conduct international payments shall be permitted to provide bank guarantees, payment guarantees and other types of guarantees to beneficiaries. Credit institutions may provide guarantees for bills of exchange or promissory notes in accordance with the laws on commercial papers and these Regulations52.

52 Article 3 of the Decision.

Page 297: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

297

Impediments There is difference in total outstanding of guarantee of local credit

institution and foreign credit institution for one customer that is total outstanding of guarantee of credit institution for one customer is not exceeded 15% of its equity capital while total outstanding of guarantee of branch of foreign bank for one customers is not exceeded 25% of its equity capital53.

Recommendations New regulation should not discriminate the maximum value of

guarantee of credit institutions for one customer. Moreover, the guarantee rate limited at 15% is low and should be increased up to 25% as being applied for branch of foreign bank.

(f) Trading for own account or for account of customers, whether on an exchange, in an over-the-counter market or otherwise

(i) Money market products (which include cheques, bills of exchange,

CDs) Current status Current regulatory framework on CDs is specifically set out in

Decision No. 02/2005/QD-NHNN dated 4th Jan 2005 of the State Bank Governor stipulating Regulations on issuing valuable paper of credit institutions to mobilize domestic funds. It also provides for transfer valuable paper under the form of buying, selling, giving, offering, exchanging, inheriting in accordance with law and regulations54. Therefore, no constraints are imposed on local and foreign credit institutions regarding CDs issuance.

Impediments Currently, however, there are no regulations on trading of CDs on

secondary market.

53 Item 2 and 3 of the article 7 of the Decision 283-2000-QD NHNN14 of the Governor of the State Bank dated 25 August 2000. 54 Article 4 and 13 of the decision

Page 298: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

298

Recommendations State Bank of Vietnam should examine to issue regulations on trading

CDs in secondary market in order to enhance the liquidity of this instrument in the market. (ii) Foreign exchange products

Current status Current laws and regulations on Foreign Exchange products are set out

in Law on credit institutions No 02-1997-QH10 dated 12th December 1997 and Decision No. 1452/2004/QD-NHNN dated 10th November 2004 on FX transactions of credit institutions which permits FX dealings. According to the regulation, a credit institution may, upon obtaining the permission of the State Bank, carry out trading of foreign exchange and gold in domestic and international markets55. Legal framework is open to all type of credit institutions and is compatible to international practices.

(iii) Derivative products which including but not limited to futures and options

Current status Regulations on Derivative products are set out in Decision No.

1452/2004/QD-NHNN dated 10th November 2004 on FX transactions of credit institutions which are permitted in FX dealing. According to this Decision, options are allowed to be provided by credit institutions, with no constraint or special requirement. However, futures transactions are not allowed56.

Impediments Current decision did not cover futures activities. Recommendations State Bank of Vietnam should examine to supplement futures activities

to the decision.

55 Article 71 of the Law on Credit Institutions and Article 3 of the decision 1452/2004/QD-NHNN dated 10-11-2004 56 Article 3 of the decision.

Page 299: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

299

(iv) exchange rate and interest rate instruments including products such as swaps and forward rate agreements

Current status Current regulatory framework on interest rate swaps set out in

Decision No. 1133/2003/QĐ-NHNN dated 30 September 2003 on mechanism for interest rate swaps. This decision provides for interest rate swaps transaction between commercial banks, branches of foreign banks operating in Vietnam, joint venture bank (hereafter called banks) with enterprises established and operated in accordance with Vietnamese Laws (hereafter called enterprises), between banks, between banks and overseas credit institutions. Interest rate swaps transactions regulated by this decision fully comply with international practices57.

There are no separate regulations on derivatives for credit institutions. Therefore, futures and forward rate agreement are not introduced by credit institutions at present. Apart from these, current regulations allow credit institutions to provide FX products and some derivatives but in accordance with regulations of the Governor for each period. Recommendations

It is suggested that SBV should examine to issue separate regulation on derivatives in order to enhance the awareness and skills of local banks and their clients to manage risks. The future regulation should be applied for all types of credit institutions and cover all type of derivatives which credit institutions may provide such as exchange rate and interest rate derivatives; forward rate agreement; future transactions, etc. (v) Transferable securities

Current status Current legal framework do not allow credit institutions to deal in

securities directly, instead they have to do it via securities companies subsidiaries with independent accounting system. The chairman of the board of management of the credit institution shall make the decision to establish a securities company after obtaining approval from the State Bank of Vietnam58.

57 Article 1 of the decision 58 Article 1 of the decision 172/1999/QD-TTg dated 19th August 1999 of the Prime Minister on the establishment of securities companies and listing of credit institutions

Page 300: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

300

Recommendations Consideration should be made to issue necessary regulations to ensure

that there would be no conflicting interest between credit institutions and its subsidiary securities company. (vi) Other negotiable instruments and financial assets including

bullion Legal framework on negotiable instruments is regulated by Law on

negotiable instruments No 49/2005/QH11 dated 29th November 2005 of National Assembly.

The provision of the Law is limited to bill of exchange, checks, and other negotiable instruments except long term debt instruments issued for the purpose of funds mobilization in the market59.

Current Law is open to applicable subjects without any discrimination between local and foreign individuals and organisations60.

Regarding the trading in bullion, the Law on Credit Institutions regulates that a credit institution may, upon obtaining the permission of the State Bank, carry out trading of foreign exchange and gold in domestic and international markets61.

No recommendation

(g) Participation in issues of all kinds of securities, including underwriting and placement as agent (whether publicly or privately) and provision of services related to such issues)

The governing legal framework for services relating to securities issuance, including underwriting and agent is set out in Decree No. 141/2003/NĐ-CP dated 20th November 2003 on the issuance of government bonds, government- guaranteed bonds and local administration bonds62, Decree No. 144/2003/NĐ-CP dated 28th November 2003 on securities and securities market, and Decree No. 52/2006/NĐ-CP dated 19th May 2006 on

59 Article 1 of the Law 60 Article 10 of the Decree 141/2003/NĐ-CP. 61 Article 71 of the Law 62 Article 3 and 11 of the decree 144/2003/NĐ-CP

Page 301: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

301

issuance of corporate bond. Therefore, securities companies established under credit institutions are allowed to act as underwriter or agent for issuing securities.

Recommendations Criteria for setting up underwriting and agent should be soon issued by

the authority, in the line of creating a level-palying field for various organisations to provide such services.

(h) Money brokering

Current status Money brokering services are covered in the Decision No.

351/2004/QĐ-NHNN dated 7th April 2004 of State Bank of Vietnam63. According to this decision, credit institutions are allowed to provide brokering services relating to borrowing, lending; buying, selling debts; taking, placing deposits; buying, selling valuable papers; outright FX transactions; forward FX transactions; FX and interest rate SWAPS; FX options and other activities in accordance with State Bank regulations.

There is no discrimination in providing this kind of services between local and foreign credit institutions. However, services users are only limited to foreign finance organisations and credit institutions which are established and operated under the Law on Credit institutions64.

Impediments Current decision on money brokering is fully corresponding to

commitments. However, there are many points that should be considered relating to this Decision: - According to the decision, services users only apply to foreign finance

companies and credit institutions (Article 2 of the Decision No 351/2004/QĐ-NHNN), that also means individuals and households will not be eligible to the services even in case they have demand.

63 Article 10 of the decision 351/2004/QĐ-NHNN 64 Article 2 of the decision 351/2004/QD-NHNN

Page 302: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

302

- When a credit institution (especially commercial bank) provides money brokering services, then there should be regulations on information collection (such as information on interest rate, exchange rate, discount rate, etc) . Wherether or not other credit institutions are willing to provide that kind of information. What are the regulations on fees and charges and securing provided information between credit institutions. Recommendations

- It is suggested that initially an independent money brokering company is established under State Bank of Vietnam. This company may be joint venture between State Bank of Vietnam and one foreign money brokering companies in order to learn knowledge and experiences from this foreign partner. After that, this model may be changed to commercialized one which allow independent money brokering organizations to be established (shareholders may be commercial bank, finance companies, etc).

- The services users may include individuals and households.

(i) Asset management, such as cash or portfolio management, all forms of collective investment management, pension fund management, custodial, depository and trust services

Current status - Legal framework on Investment portfolio management is set out

in Decree No. 144/2003/NĐ-CP dated 28th November 2003 of the Government on securities and securities market65, whereby Securities companies established by bank under Decision No.172/1999/QĐ-TTg dated 19th August 1999 of the Prime Minister on the establishment of securities companies and listing of credit institutions are allowed to conduct investment portfolio management services under the above Decree

- Legal framework on depository services is set out in Decision No. 60/2004/QĐ-BTC dated 15th July 2004 on the issuance of

65 Article 3 of the Decree

Page 303: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

303

regulation on registration, depository, clearing and settlement of securities, whereby state owned commercial banks, joint stock commercial banks, joint venture banks, branches of foreign banks which are granted depository license by State Securities Commission to provide registration, depository, clearing and settlement services.66

- Legal framework on investment management, assets management and trust services is set out in the Law on credit institutions No 02-1997-QH10 dated 12th December 1997, whereby Credit institutions may offer trust services or act as agents for other organizations in various areas relating to banking operations, including assets management and investment management for various organizations and individuals on the basis of trust contracts.67

- Legal framework custodial services is set out in the Law on credit institutions No 02-1997-QH10 dated 12th December 1997, whereby credit institutions may provide precious assets and valuable papers management services, safe-keeping services, pledging and other services to clients in accordance with provisions of the law68.

Impediments Collective investment and pension fund management activities are not

covered by current Decree No.144/2003/NĐ-CP and the Draft Laws on Securities.

Although trust services are allowed in the Law on credit institutions, there have been no guiding regulations; hence it is still not possible for credit institutions to provide such services.

Recommendations - The decision No.60/2004/QĐ-BTC should be amended to allow

100% foreign owned bank and finance companies to be able to provide registratory, depository, clearing and settlement services.

66 Article 2 and 3 of the decision 67 Article 72 of the Law 68 Article 76 of the Law

Page 304: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

304

- It is suggested that SBV and SSC should examine to issue supplemented regulation on collective investment and pension fund management activities.

(j) Settlement and clearing services for financial assets, including securities, derivative products, and other negotiable instruments

Current status - Legal framework on settlement and clearing services for securities is

set out in the Decision No. 60/2004/QĐ-BTC dated 15th July 2004 on the issuance of regulation on registration, depository, clearing and settlement of securities.

- Legal framework on settlement and clearing services for negotiable instruments is set out in the Law No 49/2005/QH11 dated 29th November 2005 of the National Assembly on Negotiable Instruments.

- There is no regulation on settlement and clearing services for derivative products currently. Recommendations It is suggested that there should be dependent regulations on derivative

products which cover issues like settlement and clearing services for derivative products.

(k) Provision and transfer of financial information and financial data processing and related software by suppliers of other financial services

Recommendations It is suggested that State Bank of Vietnam should examine to issue

regulation relating to these kinds of services with 2 purposes: (1) to create legal framework for foreign credit institutions under the commitments of BTA/GATS; (2) to create legal framework for local credit institutions in order to diversify non risky services to meet increasing demand of the

Page 305: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

305

economy as well as enhancing their capability and professional level in providing personal finance services.

(l) Advisory, intermediations and other auxillary financial services on all activities listed in subparagraphs (a) through (k) including credit reference and analysis, investment and portfolio research and advice on acquisitions and on corporate restructuring and strategy

Current status Legal regulation on advisory services is set out in the Law on credit

institutions No 02-1997-QH10 dated 12th December 1997, whereby credit institutions may provide consultancy to clients in relation to monetary and financial matters69. Current Law is quite open to all type of advisory relating to services which credit institutions are allowed to provide.

No recommendation

3. Current banking services development in Vietnam

This section present findings and assessment on the current availability of banking services in Vietnam. At the same time, it reviews the capability of local banks in providing services to national economy.

The chapter comprises two parts. Part 1 will focus on the review of current development of banking services in Vietnam. Part 2 will go in more details on the quality and capability of services provision by credit institutions in Vietnam, in which the challenges and difficulties will be the focus. This section focuses however mainly on local Vietnamese banks which include two main groups, i.e. SOCBs and JSBs.

3.1 Review Of Current Development Of Banking Services In Vietnam.

3.1.1 Achievements

69 Article 75 of the Law

Page 306: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

306

The banking sector in Vietnam has undergone a dramatic restructuring and reform process. Sustainable progress and important changes have been made, yet at the same time, a number of hindrances still remain. Besides bank restructuring, the quantities and quality of banking services also improved considerably. Currently, modern banking services have been applied and implemented nationwide which include card services, express oversea remittance, auto bank, internet banking, phone banking, vv. Operation network and technical profession of local banks have been improving remarkably. During 2000-2004, loan outstanding grows at 27%/per year which is equivalent to 65% of GDP and funds mobilization grows at 25%/per year which is equivalent to 62% of GDP. Traditional products such as lending and saving & deposit have been applied creatively and thoroughly in order to exploit client’s needs, such as accumulative saving, lottery-based savings, ATM linked savings, etc, lending products such as education loan, stock loan, housing loan, auto loan, etc. Some new services have been implemented yet in the pilot phase such as option, swaps.

During the past few years, there be seen the boom in local debit card market. By the end of 2005, there are 17 banks participating in local debit card issuance and 6 banks issued international cards. There are about 1200 ATMs installed and 12000 POS nationwide. The number of card issued reached 2.1 millions and card payment volume in 2005 increased about 300% in compare with that of 2004. There are 3 Card Alliance which have online network which include: Vietcombank and 17 joint stock commercial banks; Banknetvn (include 8 banks and VDC) and VNBC Alliance. According to forecast, in the coming years not only domestic card market develops but also the credit card market will get more remarkable steps.

In line with the rapid development of the banking system, information technology was being improved and renovated. Payment volume via banking system accelerated with average rate of about 50%/ per year reaching at more than 8,7 million billions in 2004 more than 12 times of

Page 307: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

307

GDP. Electronic banking system also came into operation in May 2002 and reached increasing annual payment volume.

Although significant steps have been achieved in term of size, diversification and level of development but many shortcomings should be overcame.

3.1.2 Overall difficulties and challenges

3.1.2.1 Banking services are still poor, with limited alternatives and low quality. Banking services are mainly traditional products and not customer-oriented:

The services provided by Vietnamese credit institutions are primarily traditional services (deposits, lending and settlement). Fund mobilization is mostly public savings and deposits (94% of total mobilized funds) and credit offered through normal lending activities. IT application level in product development and cross selling products/services are still low; delivery of products and services essentially through branch network which requires direct contact with customers; off-site transactions and services distribution are fragmenting due to limitations and weaknesses in IT infrastructure. In fact, electronic banking (debit card, credit card, ATM, internet banking, home banking and phone banking, etc.) and other electronic distribution channels have been invested significantly but there are still shortcomings such as low quality, efficiency, and reliability. Derivative products are still under experimental /piloting phase in a limited number of credit institutions.

Personal banking services will face fierce competition in the coming time because these kinds of services will develop in line with economic growth. While foreign banks have more experiences and skills as well as more range of services and advanced technology than those of local Vietnamese banks (the proportion of non-credit services account for 40%-50% of total services and products offered by foreign banks while in local Vietnamese banks, the interest income account for 80% of total income leaving the income from non credit services is very small). Modern banking

Page 308: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

308

services such as electronic banking, advisory, personal financial services are underdeveloped or even in the beginning. Foreign banks are stronger in providing payment services, money transmission, money brokering, etc

3.1.2.2. Banking services have been unmet; the competitiveness is low and simple (mainly by network expansion, price competition). Level of social satisfaction for banking services is low due to its limited quality and diversification as well as the accessibility to the banking services by public.

Many core banking services have yet to be introduced or have been still underdeveloped, particularly personal and retail banking, which have great potential for further development (cash management, card, consumer credit, mortgage credit asset management, etc). Competing on service quality, banking technology, brand name and market reputation have not been popular, making the banking service market unstable and interest rate increased as well as extensive expansion of branch network.

On the other hand, quite a few credit institutions have developed a long term competition strategy plan, but without much attention to the coordination and alliance. This significantly reduced effectiveness of the whole bank system in general (for instance, ATM systems have not been widely connected for online settlement among commercial banks). Micro finance system is underdeveloped and fragmented. There is still lack of professional micro finance institutions providing services for some sectors and group of customers, especially for those in remote/rural or underdeveloped areas. Meanwhile, the demand for high-quality banking services of a high-income group of population are not met either. (Electronic banking services, asset management, payment, international transfer, etc).

Many lending programs initiated by credit institutions (e.g. credits for SOEs, export,…) are separated, spontaneous and lack practical support from the government, related entities. Therefore the impact is not evenly spread and efficiency of these programs to the entire economy is still limited.

Page 309: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

309

It is said that when restrictions against foreign banks on deposit taking in VND, credit card issuance, ATM installation are lifted out, competitive pressure will be stronger. At that time, the market share of local Vietnamese banks will be shrunk. According to one survey conducted by UNDP and Ministry of Planning and Investment in August 2005, 42% Vietnamese enterprises and 50% people interviewed said that they will switch to borrow and put money in foreign banks. The result will create big challenges for Vietnam banking industry.

3.1.2.3. Credit activities are the core business of credit institutions, and risks are high; the effectiveness gained is not corresponding to level of risks which create potential threats to the safety operation of credit institutions.

Credit operation is the core revenue earner for Vietnamese credit institutions (about 80% of total income). The credit growth rate of banking system is too fast with the annual rate of about 27%/per year. Statistics show that non-interest services account for less than 10 per cent of SOCBs’ total income, and less than 20 per cent of JSCBs’ total income, while types of services as well as service quality are still limited.

Almost all of low quality assets are bad debts with about 2.84% in 2004 in accordance with debt classification standards of Vietnam, but it may be higher with two digits in accordance with international standards. Meanwhile, inadequate debt provisioning is still existed in some credit institutions which result in potential risks.

The capability of credit assessment skills and management at many credit institutions is still weak leading to the provision of loans against collateralized assets. In addition, real estate and commodity market are underdeveloped, inadequate and unrealizable credit information and financial information is also factors making ineffective credit allocation in the economy.

Page 310: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

310

3.2. Assessment Of Availability Of And Capability Of Services Providers

3.2.1. Deposits and savings

Today, the banks do not adequately provide longer-term savings mobilization products to the general public; however, some new products are being developed. The deposit base of the banking system appears to be mainly quite short term deposits from the general public. Deposits from the enterprise sector are to a large extent limited by various regulations which may prevent enterprises from engaging in effective cash management practices.

Saving products are always core services which create about 70-80% of funds for Vietnamese credit institutions. Therefore, in line with the economic growth, capital needs for investment have been increasing which result in the increase demand of funds from saving by credit institutions. During the past years, most of banks and credit institutions in Vietnamese have chased funds from public saving by many kinds of new services version such as accumulative saving, lottery-based saving, ATM linked savings, etc. Local credit institutions, especially JSBs still have not provided individuals and corporate clients with service package, by which they could draw savings and deposit without increasing mobilization costs.

It is said that local Vietnamese credit institutions depend heavily on the public savings, thus enhancing the cost for mobilization due to extensive advertising campaigns in order to enhance the image and belief of the public; and due to severe competition in saving interest rate to attract more funds between credit institutions themselves, etc. Foreign bank meanwhile focus on attracting deposits from large corporations /enterprises based on trade-off basis by providing service packages to their corporate clients. Thus, that low service quality leads to increased fund mobilization costs for local credit institutions and therefore weakening their competitive capability.

Regarding the service quality, many Vietnamese people complained the complicated procedure, documents and time relating to banking services

Page 311: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

311

such as deposits and borrowings. Thus, many of them switched to bank with foreign banks.

3.2.2 Lending

Corporate lending

Vietnam’s banking sector is dominated by four SOCBs that account for 70% of the domestic lending. The second largest creditor group is the foreign banks with a market share of 15%, followed by joint stock banks with 12% market share, and joint venture banks with a market share of 3% .

Presently, more than half (50-60%) of SOCBs’ loan portfolio is channeled to SOEs. This is because the Government traditionally has viewed the SOEs as key vehicles for economic development in Vietnam, thus using the SOCBs to channel funds to this segment. At the same time, the regulatory framework appears to have been designed to favor SOCBs. Foreign banks seem to be mainly engaged in providing financial services to the operations of multinational corporations in Vietnam rather than getting into competition for services to domestic firms, either SOEs or private companies. Joint stock banks appear to still be the primary source for serving the domestic private sector, which accounts for the bulk of their 12% market share of bank credit.

In part due to their past focus, all of the four SOCBs appear to have today remarkably converging strategies and similar views on how their future business focus and competition will evolve. All four banks are very much focusing and actively participating in large syndicated investment loans to SOEs; all four appear to have very similar plans for SME lending programs; all of them are increasing their dollar deposit base and building higher currency/maturity mismatches in their balance sheets; and all four appear to view that they will face with more competition due to the announced opening to foreign entry.

If all SOCBs pursue all segments/sectors in the economy, they will be stretching their human capacity resources extremely thin and vigorous price-based competition will likely reduce the profitability in the most profitable

Page 312: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

312

commercial market segments while other segments or sectors go un- or underserved. Thus, there is a potential danger that the four SOCBs may through uniform strategic choices – end up weakening one another through intense competition if all four become universal banks instead of focusing their efforts on key segments in which they appear to already have competitive advantages. While it is not advisable for the Government to return to directing the banks in their lending practices, the banks can be indirectly encouraged through a right incentive structure and proper corporate governance to provide services in segments of the economy in which they have a competitive advantage until they are fully commercialized.

The incentives for SOCBs to lend to the private sector appear still quite weak. SOEs and the Government guaranteed projects, which are still perceived by banks as low risk and were considered the primary engine of development in Vietnam throughout the 90’s, are competing with the private sector for credits from SOCBs. It seems that the SOCBs have been, and may still be, excessively relying either on an implicit or explicit government guarantee in their lending to the state-owned sector. The inherent weaknesses in the banks’ ability to assess the risks on commercial basis and, consequently, to price loans according to their risk level is an important impediment to the migration of banks to market based lending, particularly to the private sector. The apparent under-capitalization of SOCBs by IAS standards may constrain them from expanding their private sector lending, but the present prudential regulation invites increased lending to SOEs which will ultimately result in further capital constraints under IAS standards.

While the private SME’s may have had reasonable access to short-term financing by banks, it is has been more difficult for them to access medium-to long-term loans. The SBV’s recent removal of the lending rate ceiling will facilitate improved access by the private SME’s to bank credit as the banks now have the ability to price riskier loans at higher interest rates. This of course may greatly depend on the rates established by the SOCBs.

Page 313: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

313

Currently, short-term lending to private SME’s appears to be collateral-based although enforcement and disposal of such collateral tends to be very time consuming. To finance medium- to longer-term private investments, banks cannot rely on collateral but need to assess the economic viability and risk level of the project. The banks still lack the capacity for appropriate credit assessment and there is an urgent need to strengthen their skills in this area.

As a result, the quality of lending products and credit assessment skills of SOCBs gradually decrease since they only provide customers with traditional lending products such as short term loan for working capital purpose and medium and long term loan for capital expenditure/business expansion. Lending to import-export enterprises is normally under preferential mechanism. SOCBs have not much experiences to provide with services package (a package in which all services are offered on trade off basis such as short term loan for working capital, preshipment loan for export activities, guarantee for export credit, FX and derivatives products for import-export transactions and protection against risks, etc). On the other hand, SOCBs usually provide loans on case by case basis not on credit line basis, therefore the capability to manage credit risk and financial situation of their customers would not be enhanced. Understandably, equitized enterprises which contain foreign ownership will require more and more standardized services and higher professionalism. This is a major concern when SOCBs have to compete on a level playing field with foreign banks.

JSBs on the other hand, are actively widen market share in lending to SMEs, private companies, households and individuals by on-going capital increase and expand nationwide network. However, due to limited capital size, they need to share the lending market for SMEs with JVBs and SOCBs while their risk management capability and staff professional level is weak, especially in credit appraisal skills leading to most of lending is based on collateralized basic. Corporate loan outstanding of JSBs increased rapidly with an annual grow rate of 30%-40% during the past few years is another

Page 314: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

314

additional factor which create huge potential risk for this group. Like SOCBs, this group also provides loans for corporate customers mostly on case by case basic while their credit appraisal skill is weak are reasons for time and cost waste for lending products.

Factoring

In fact, factoring operation is started as pilot cases in few banks after the Decision No 1096/2004/QĐ-NHNN dated 6th September 2004 of the Governor of State Bank of Vietnam issuing the statue on factoring operation of credit institutions. Therefore, the market for this product is just at a start, local credit institutions is inexperienced and lack of professional knowledge while the demand from local Vietnamese SMEs is large. While in foreign banks, this product is offered with highest professionalism and quality. Understandably, Vietnamese local banks may face fierce competition with foreign banks when they are allowed to entry the market.

Consumer lending (include credit card)

The consumer lending market in Vietnam is promising with the population of nearly 80 billions and annual economic grow rate at 7,5%-8%. This is a target market of all banks including JVBs and foreign banks. In the past few years, JSBs recognized prospect of this market and started to offer a wider range of consumer products to individuals and household such as auto loan, housing loan, education loan, medical loan, high net worth individual loan, stock loan, etc. Although consumer products are more and more diversified, most banks do not make careful study of the possibility of meeting comprehensive customer needs. Therefore, the accession to consumer lending products or in other word personal financial services by public is quite limited to certain extent.

Housing loan and auto loan are two products which have largest proportions in total consumer lending portfolio of banks. Currently, realizing the imminent risk in housing loan which is collateralized by the property that customers intend to buy due to the freeze in real estate market, banks have reduced house lending and jumped into stock lending.

Page 315: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

315

Noticeably, housing loan tenor is 10 years maximum, with exception of 20 years from few banks which result in the difficulties of accession to banking services by a part of population who mostly are in actual need of accommodation. While foreign banks may offer the maximum tenor from 20 years to 30 years. This may be considered as inflexibility in lending policy of banks in Vietnam.

Mortgage credit is popular in developed economies, where people will use borrowed funds based on collaterals to buy houses or real estate. Foreign banks have lots of skills and experiences in providing services to individuals, including mortgage credit. Understandably, when Vietnam fully opens financial market, this market share may be strongly captured by foreign banks.

Credit card

This is a market where all banks will focus on in the coming time. Compared with the number of debit card issued (about 2,5 millions), the number of credit card issued is still moderate. VISA credit card is dominating the credit card market in Vietnam in term of quantity and payment volume, in which 89% of its payment volume is for tourist and foreigners; the remaining 11% is for Vietnamese used aboard. Other types of credit cards used by local people in local market are virtually small. Thus, it is said that domestic credit card market still leaves open. The reasons may come from (i) unwilling perception of Vietnamese people in using credit card for daily expenditure; (ii) the small number of 1200 ATMs, most of them are located in big cities or resort areas which are not convenience for credit card purposes; (iii) cards can not be used at all ATM installed nationwide because there still have 3 Card alliance which include: Card alliance between Vietcombank and 17 Joint Stock Commercial Banks; Banknetvn between 8 banks and VDC and VNBC alliance, in which, for example, cards issued by Vietcombank and 17 commercial joint stock banks can only used by their system but not system of other alliances such as Banknetvn or VNBC aliance. This cause disadvantages and inconvenience for card holders; (iv) limited technology also cause many difficulties for

Page 316: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

316

bank in making payment and managing issued cards; (v) many card frauds which cause losses for customer have impact on public belief in the bank card; (vi) banks did not fully exploit the benefit of card in order to provide customers with perfect and package services.

In sum, consumer and mortgage market in Vietnam are underdeveloped. Besides some reasons caused by low services quality, reasons caused by inadequate experiences, professionalism, skills of local banks as well as historical perception in the previous central planning economy are more important and should be carefully considered and tackled in time to meet the needs of the economy and international integration.

3.2.3. Financial leasing

Currently, there are 8 financial companies operating in Vietnam, most of them are under SOCBs. The capital base of finance companies is very small. As off 31 December 2002 the total leased value of all finance companies is equivalent to 1,997 billion dong which account for about 0.7% total loan of banks in Vietnam. Leased assets are mainly mean of transportation, construction equipment, ships and light industry equipments. In general, financial leasing in Vietnam is underdeveloped. The reasons may come partly from legal framework which will be explained in section 2, current legal framework.

3.2.4. Non-interest services which include all payment and money transmission services, including debit cards, travellers cheques and bankers drafts

The most common type of non cash payment methods in Vietnam via banking system are cheque, collection, telegraphic transfer, electronic payment, Internet Banking, E-banking, Home Banking, Phone Banking, MobileBanking, ATM, card, etc.

Debit Card (payment card)

Debit card market has been booming during the past few years since 2002 with the annual grow rate at 200%/per years. Currently, there are 17 banks participating in debit card issuance with the number reach about 2

Page 317: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

317

million cards. It s forecasted that in the coming time debit card market will develop with rocketing speech.

In the beginning of 2005, Visa opened its representative in Vietnam in order to speed up and expand its electronic payment system in Vietnam. The appearance of Visa Debit has stimulated the card market. This card has many outstanding features compared with local debit/ATM cards. It can be used at all POS in Vietnam and aboard.

While the demand for debit card is increasing, the inadequate IT infrastructure platform has result in overload at pick hours at many ATMs. The breakdown of Vietcombank card payment system at many times annoyed and lost confidence in many cardholders. Understandably, when the number of debit card issued is increasing rapidly, local banks will face difficulties to solve the breakdown and manage the system professionally.

Besides, many local banks compete each other by installing ATMs and POS at same location because the ATM system of one Card Alliance can only accept cards issued by that Card Alliance but not cards issued by other banks or other Card Alliance. This causes unnecessary waste of resource and inflexibility of the card market. Moreover, debit cards are mostly used for cash drawing and transfer. There are also a fairly large number of non active cards, accounting for about 20%-30% of total issued cards, according to Mrs. Nguyen Thu Ha, chairman of Card Association. The major reasons may be from issuing banks where other benefits of card were not offered or popularized to potential cardholders.

In addition to reasons mentioned in item 2 of this section, we may affirm that the quality of card services offered by local Vietnamese banks is still limited and their capability in providing/developing other card-linked services (e.g, card may be used for payment of bus/taxi travel cost, payment of insurance premium; card may be used as passport, driving license, etc) is weak.

Non cash payment instrument

Page 318: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

318

The key obstacle faced by local credit institutions when they wish to increase non cash payment volume via banking system is the habits of using cash in personal spending of Vietnamese people. According to statistics of Visa International, cash in circulation in developed countries account for only from 10%-25% while in developing countries the figure is about 75%-90%. Especially, according to Visa Chief Representative Gordon Cooper, in Vietnam cash is still a “King” with more than 99% of personal spending is paid in cash.

How to reduce the rate of cash spending is a big question to banks. Certainly, within its capability, banking sector could improve partially the situation by reducing the maximum time for payment transactions via banks, providing cash management services to public encouraging individuals to open accounts with bank and receive salary and wage by their accounts with banks or by card, favor non cash payment services such as free of charge, develop Internet Banking, E-banking, Home Banking, Phone Banking, MobileBanking services, etc.

Money market products (which include cheques, bills of exchange, CDs)

For local Vietnamese enterprises, non cash payment instruments are mostly cheque, bill of exchange, telegraphic transfer, collection. In international payment, L/C is widely used in Vietnam.

Interbank electronic payment system has been upgraded and modernized, although there is still much weakness. There are nearly 200 branches of 50 credit institutions participating in the interbank electronic payment system. The figure shows that the number of participating members is too small and can not correspond to the demand of the economy. In fact, only transactions with have value more than 500,000,000 VND can be processed by electronic payment system, therefore transactions with value less than 500,000,000 VND still have to be processed by semi-manual method which cost time and money for customers. In addition, State Bank of Vietnam issued decision number 543/2002/QD-NHNN dated 29 May 2002 on interbank electronic signature. In fact, electronic signatures are only

Page 319: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

319

used inside SBV. This is also an obstacle to limit the capability of providing express and safety payment services to customers by local credit institutions.

Certificate of deposits (CDs)

During the past years, State Owned Banks like Vietcombank, Agribank, BIDV, Incombank and few joint stock banks like Techcombank issued certificate of deposits both in VND and foreign currencies with short and long term. Most of issuance was successful which show that CDs have started to become one of the effective and attractive tools to mobilize funds and meet public investment demand in domestic market. However, CDs are currently only used for loan pledges and discount at banks while in developed financial markets it is considered as securities so that is can be traded in secondary market, thus enhancing the liquidity of CDs in the market.

3.2.5. Guarantee and commitments

Currently, Vietnamese local credit institutions provide bank guarantee under the form of: guarantee for loan borrowing, payment guarantee, bid bond, performance bond, product quality guarantee, advance payment guarantee, guarantee for warranty obligations. Types of bank guarantee offered by local Vietnamese banks are the same as foreign banks and quite close to international practices. According to Decision 283-2000-QĐ-NHNN14 of the Governor of the State Bank dated 25 August 2000 and amended by Decision 386-2001-QĐ-NHNN of the Governor of the State Bank dated 11 April 2001 and Decision 1348-2001-QĐ-NHNN of the Governor of the State Bank dated 29 October 2001), the total amount guaranteed by a credit institution (without discrimination between local and foreign credit institution) for a single client shall not exceed fifteen (15) per cent of the equity of the credit institution.

Bank guarantee depends largely on the reputation and financial ability of a bank. While in Vietnam, only SOCBs and a few JSBs have both relative reputation and financial ability for guarantee contracts relating to international commercial transactions, most of JSBs are too small and weak about this.

Page 320: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

320

3.2.6. Trading for own account or for account of customers, whether on an exchange, in an over-the-counter market or otherwise

Foreign exchange products (spot, forward)

The major players in the interbank market are the four SOCBs. American, German and French banks play actives roles as well. There are no brokers in the market and trade is conducted directly between banks using telephone. FX transactions are mainly between USD and VND (according to survey, about 90% of international trade transactions denominated in USD). In addition, FX rate between USD and VND is quite stable thus local Vietnamese import-export enterprises are not so interested in risk hedging products. Besides SOCBs, due to unavailability of foreign currencies resources, almost all JSBs normally offer theirs customers noncompetitive prices and sometimes pushing customers go to others banks such as Vietcombank for adhoc foreign currencies needs.

US dollar-dong forward customer rate is calculated by banks irregularly. Since the forward customer rate is calculated on the basis of a weaker dong in the future than in practice, bank selling/customer buying of US dollar-dong forward transaction results in a higher cost for customers. In reality, the foreign exchange rate is gradually led to a weaker dong and the interest rate used to calculate forward rate could be changed, so the forward rate does not necessarily reflect a weaker dong. But that would be true in most cases and for exporters there is no incentive to conduct a transaction quickly when they know they are bound to lose. Hence, what materialize in forward trading are mostly transactions with regard to imports. So forward trading is not used as a means of hedging foreign exchange risks.

As for foreign exchange swaps, transactions are made between banks in US dollar, euro and Australian dollar, but those with customers are very rare. There are also cases where transactions cannot be made because of a lack of credit line since the credit line that foreign banks have assigned for Vietnamese banks is so limited.

Page 321: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

321

Clearly, when restraint on VND deposit and FX transactions is lifted up, foreign banks will have more advantages over local Vietnamese banks in term of availability of foreign currencies, experiences, professional level, information technology in providing customers with competitive and high quality FX services.

Derivatives

Derivative products appeared 5 years ago in Vietnam financial market and by now there are standard and non standard derivative products offered by credit institutions. Legal framework for derivative products is on case by case basis such as: Decision 1133/2003/QĐ-NHNN dated 30 September 2003 on regulations for interest rate swaps; Decision 1452/2004/QD-NHNN dated 10th November 2004 on FX transactions of credit institutions which are permitted in FX dealing (which include option and swaps).

There are only a few derivative transactions conducted with about 15 interest rate swap contracts and few non standard derivatives products:

BIDV conducted interest rate option for medium term loans or borrowings in USD or EUR, Vietcombank conducted interest rate swap with option for credit institutions operating in Vietnam and other legal entities operating domestically and aboard. Some other joint stock banks conducted pilot foreign currency option such as Vietnam International Bank, Vietcombank (8/2005), ACB, BIDV, Techcombank, Military Bank (12/2005). Some foreign banks also offered these products.

The above statistics show that the market for financial derivative instruments has been established but is still small and non standard. This is due to underdevelopment of money market as well as inadequate professional investors. In addition, regulators, banks and service users are lack of experiences and knowledge on derivative market which will be one of the challenges of the banking sector in the integration process. This weakness should be overcome quickly if local banks do not want to lose the market for foreign banks.

Page 322: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

322

Transferable securities

The volume of securities market in Vietnam is still small with the operation of Hanoi and Ho Chi Minh trading centers. Ho Chi Minh trading center started to operate with only 2 listing companies in July 2000 but by now there are 30 listed companies with 281 types of stocks issued. Total transaction volume reaches 5,9 thousand billion dong for listed stocks, 33 thousand billion for bond issuance and 0,3 thousand billion for investment funds. Hanoi trading center established in March 2005 mainly serving for SMEs with minimum equity capital of 5 billion dong and 50 shareholders. Daily transactions volume is about 3,9 billion for stocks and 78,4 billion for bonds.

Securities companies paid attention to profitable business only due to their financial capability and expertise, the investment in technical infrastructures used for providing services and securities market information are still not major concerns. Consequently, it impedes investor’s access to market.

Expertise, practical experiences and professional ethics of securities practitioners are also limited which partially impact public confidence in service quality and equality. Almost all securities companies lack efficient internal control procedures which limit the control of interest conflicts in operations.

Funds managing companies find difficulties in selecting investment portfolio due to unavailability of products and market illiquidity. Professional skills of their staff do not meet standard requirements.

3.2.7. Participation in issues of all kinds of securities, including underwriting and placement as agent (whether publicly or privately) and provision of services related to such issues

In line with the Government efforts to speed up equitization process of SOEs, issuance underwriting activities of securities companies (including securities companies under commercial banks) also develop both in bonds and shares. However, the equitization rate is far below expectation and restraints on foreign shareholdings in equitized SOEs leading to specific

Page 323: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

323

difficulties in the issuance of corporate bonds and shares. Thus, total underwriting value of banks and securities companies is quite small.

3.2.8. Money brokering

Money brokering is a really new concept for both State Bank of Vietnam and local credit institutions. State Bank of Vietnam issued Decision No 351/2004/QĐ-NHNN dated 7 April 2004 on money brokering. However after the Decision came in to effect, no credit institutions have conducted this services. There are many reasons leading to undevelopment of this kind of services: (i) under-development of Vietnam financial market, (ii) local credit institutions did not have basic experiences, knowledge on the service, (iii) legal framework is not clear of scope of application, as well as flexibility (money brokering service can be only provided to credit institutions and foreign finance organisations), (iv) there are no specific guidance from State Bank of Vietnam on service. This is another big challenge for local credit institutions and regulators when Vietnam implements commitments under USVNBTA and WTO. This issue will be presented in details at Section2, current Legal Framework.

3.2.9. Investment management, pension fund management, depository and trust services.

There is no specific definition and regulation of collective investment management in the current legal system. However, Law on credit institutions No 02/1997/QH10 dated 12th December 1997 stipulated that credit institutions may offer trust services or act as agents for other organizations in various areas relating to banking operations, including assets management and investment management for various organizations and individuals on the basis of trust contracts. In fact, this service has not been provided by credit institutions in Vietnam.

Pension fund management

At present, there are no regulations on pension fund management, thus credit institutions and securities companies are not allowed to provide this kind of service to the public.

Page 324: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

324

Depository services

Generally, depository services relating to securities and regulated by Vietnam Securities Depository under Decision No.189/2005/QĐ-TTg of the Prime Minister. There are 6 banks permitted to provide depository service which include: HSBC, Ho Chi Minh city branch; Standard Chartered bank, Hanoi branch; Deutsche Bank AG, Ho Chi Minh branch; Vietcombank; BIDV and Citibank. Securities companies under banks are naturally be allowed to provide depository service.

3.2.10. Provision and transfer of financial information and financial data processing

Provision and transfer of financial information and financial data processing means corporate finance analysis; providing market intelligence/information on industries/money and financial market, etc. Credit institutions provide these kinds of services to public including individuals and organisations. It is said that due to the under-development of financial market and professional level of local Vietnamese institutions, these kind of services were not provide separately to customers but on free of charge basic to serve their own business. Currently, Credit Information Centre under SBV conducted partially such as general information of customers for credit institutions requires. However, the content of information is still poor and processing speed is slow which under-serve the market demand.

Advisory, intermediations and other auxiliary financial services including credit reference and analysis, investment and portfolio research and advice on acquisitions and on corporate restructuring and strategy.

Advisory services are stipulated generally in the Law on Credit Institutions. The model of local Vietnamese banks is universal bank; there is not any investment bank model in the market. In developed market. Thus, although some commercial banks have started to provide advisory services, most of that are credit-related services. However, some of these services such as investment and portfolio research, advice on acquisitions; advice on corporate restructuring and strategy are currently offered by securities companies including securities companies under commercial banks.

Page 325: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

325

ANNEX 2

BANKING SERVICE DEVELOPMENT – TRENDS AND OUTLOOK` MARKET OPPORTUNITIES

Economic growth provides good opportunities for banks to expand their markets providing new services for customers. The outlook for the world economy is bright. Vietnamese economy, as well as those of other countries in the region has grown at a high rate over the past few years and is expected to continue to grow at a high rate in the next few years with annual GDP growth rate is projected to increase to around 8%.

In the context of political turbulence in some parts of the world, the stability of the political environment in Vietnam is highly rated as one of the safest destinations to foreign investors. The high level of investor confidence will help Vietnam heighten its position in the international market.

Together with a stable political environment, Vietnam business environment is more and more open towards market economy. Vietnam’s economy is firmly moving towards a market economy. The participation of private sector is encouraged. More and more new enterprises are being established. Vietnam is actively transforming its economic mechanism. The success in industrialization and urbanization leads to the reduction of poverty and higher living standard.

Vietnamese Government continues to carry out the state-owned sector reform programs that lead to the improvement in SOEs operation performance that in turn creates greater business opportunities for banks. The regulatory environment is being improved. Major regulations are being amended and new regulations are being developed to create a better legal system that meets the requirements of international integration and commitments. The law enforceability is improved create a better environment for banking development.

Bank restructuring process continues to be fostered so that state-owned commercial banks are more commercialized in their business decisions and

Page 326: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

326

be able to deal with challenges from international integration. Policy lending has been separated from commercial lending to ensure these banks are market oriented.

As planned, state-owned commercial banks are ordered to carry out the equitization program. This is a good opportunity for banks to increase its charter capital, meeting the development requirements, but it also puts pressure on banks to improve its business effectiveness in accordance to market principles.

Vietnam has become one of the leading exporters of coffee, rice, aquatic and seafood products, and garments. In the medium and long term, when the BTA was signed with the U.S, AFTA agreements with Asian countries are fully implemented, and Vietnam joins WTO, the increase in international trade of goods and services will provide good opportunities for the development and expansion of international payment service, trade finance, foreign exchange, card service, etc…. International economic integration will also stimulate export activities, increase foreign currency circulation, contribute to the expansion of domestic market and speed up the economic development in Vietnam.

In the context, it is expected that demands for banking products and services will increase dramatically, the needs of young customers and middle class customers will become more and more diversified and complex like those in developed countries. Vietnam also encourages the labor export activities. As a result, demand for money transfer service is accelerating as the inward remittance from overseas Vietnamese and Vietnamese working overseas increases. Demand for lending related to education, particularly overseas education also increases rapidly.

Economic integration also provides opportunities for local banks to gain access to technological developments and achievement. Commercial banks are able to exchange, cooperate and access modern technology, utilize professional experience in banking operation, corporate governance, asset and liability management, and risk management. This will help to improve banking service quality, enhance the efficiency of fund usage, development

Page 327: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

327

new banking products and services, in order to utilize its comparative advantages, improve its international competitiveness, and promote the bank’s reputation in the domestic and international market, step by step improve its operations to be more active, secure, and effective, conforming to international best practices.

Market threats and challenges

Together with the development and further opening of banking and financial market, the number of new entry will increase. Competition from non-bank financial institutions and competition from the capital market, especially in term of medium and long term funding is getting fiercer. Some non-banking organizations also offer similar products and services to compete with those of commercial banks, including deposit products and payment services. During the international integration process, competition will become fiercer when restrictions on foreign banks are gradually removed, opening up the banking and financial market to foreign investment, especially when 100% foreign invested banks are established as this form of foreign entry is allowed now. Gradual removal of restrictions on foreign banks also means that these banks will step by step participate in all finance and banking area in Vietnam. Modern technology, advance management, strong financial resources, global operations, and wide range of banking products and services are key factors that put pressure on banks to further invest into technology, improve its corporate governance, and carry out the modernization of IT system, to improve operational effectiveness and competitiveness.

In the area of fund mobilization, currently commercial banks are competing with insurance companies and listed companies in the stock market for medium and long term capital. By offering retail or synthetic products, cooperate with credit and non-credit institutions, non-banking financial institutions can directly compete with commercial banks. In addition, joint stock companies are tapping into the capital market to raise funds for the development of their businesses.

Page 328: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

328

Postal Savings Company and national treasury systems are also competing for short term deposits, and providing savings account and payment services. In term of technology, any company having good IT infrastructure and network can direct compete with banks for money transfer and payment services.

Customers will be better informed and given more choices, become more demanding and less loyal to suppliers of services. According to experts, foreign banks will attack the domestic market through plastic cards, which do not require a branch structure, is the most profitable segment of the retail banking market.

Outstanding issues of regulatory system and market mechanism are unsolved. Because of the incompleteness and inconsistency of Vietnam’s legal system all commercial banks are confronting many difficulties. The low level of transparency of information and regulations on accounting, finance, labor contract, credit contract, and other business transaction have cause many difficulties to banks, especially when the enforceability of these regulations are low.

Fierce competition on attracting and retaining qualified staffs: Vietnam banking industry is still young, it has experienced a long period of complete isolation from the international market and therefore, it is no wonder why the industry lacks of qualified and experienced banking experts. Vietnamese banks are in serious shortage of knowledgeable banking experts, both quantitatively and qualitatively, particularly in such areas like risk management, research and development of new banking products and services, and IT specialists. Competition to attract skillful and experienced staffs has become ever fiercer, foreign banks and joint stock banks offer competitive remuneration and incentive program with attractive human resource development policies are of the forefront in this race. In the future, competition among big banks will be to attract and retain capable staffs, while smaller banks strive to survive and develop by building a close approach to its customers and compete for funding.

Page 329: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

329

Increase dependency on international financial market: During the integration process, Vietnamese banking system in general and commercial banks in particular are more and more influenced by the fluctuations in international financial market, especially exchange rate, interest rate while the risk management system and experience are underdeveloped. Therefore it is absolutely critical for banks to develop a sound risk management system conforming to international best practices.

Changing in demand for banking services

There have been changes in demand for banking services as customers of the commercial banks are involving during development of the whole economy. In addition to that, there are new markets for banks as well as there are emerging groups of potential clients in recent time. The sections below describe these changes, which impact and the shape of the banking service development.

1. Changing in customers

State owned enterprise

State owned enterprises are classified into many types: big corporations which have great influence on the economy such as the 90, 91 Corporation. These corporations have large capital, hold a large portion of market share or even a monopolist such as Vietnam Posts and Telecommunications, Vietnam airlines, Electricity of Vietnam, etc… In addition, there are smaller enterprises whose influence on the economy is insignificant.

In the future, most of the state owned enterprises will be big corporations with a large number of staffs. These corporations normally establish business rapport with big banks. They are not only a big customer of bank’s asset products but also of bank’s liability products, especially of short term deposits.

In the context of open economy and the equitisation of state owned enterprises is more and more popular, most equitized SOEs are better-off. And in the coming period, equitized enterprises shall turn out to be a

Page 330: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

330

powerful group in the economy. However the current speed of SOEs reform process is slower than projection. Majority of reformed enterprises are small and medium enterprises. About 85% of these enterprises have charter capital less than VND10 billion.

Private enterprise

Since the introduction of Corporate Law the private sector is blossoming. Number of newly established companies is accelerating at a fast pace. It is expected that the number of private companies will increase from the current level of 150,000 to 500,000 by the end of 2010. It is projected that this sector will contribute up to 40% to GDP at the end of 2010. The sector has become as the most important and dynamic sector of the economy, and banks are starting to pay more attention to this sector that will help banks to diversify their credit risks; lending interest rates to this sector are higher than lending to big corporations. In the future, income from SMEs will make up a large portion of the bank’s total earnings.

The success of private sector is a great achievement of the economic transformation to the market economy. The blossoming of private sector thanks to the renovation program of the government, and as a result, the sector’s contribution in GDP has increased significantly. The number of private enterprise is accelerating at a fast pace. However, this group of customer usually has small operational scale and shorts of funds. Therefore, deposits of this group are trivial.

Foreign invested enterprise

Foreign invested enterprises play an important role in the development of the economy, particularly in export activity. Financial strength of these companies is substantial since they are usually supported by parent companies. So far, this is the only professionally and methodically operated sector in Vietnam. The sector invests in Vietnamese market by money and modern technology on technique and management. Therefore, this customer required high-quality banking services. Currently this group, especially

Page 331: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

331

multinational companies with branches in Vietnam, tends to use banking products and services of foreign banks.

Financial institutions

Financial institutions currently operated in Vietnam include: banks (state owned, joint stock, joint venture and foreign invested), insurance companies, financial companies, people’s credit funds, several investment funds, non-banking financial companies, and stock trading companies. The current number of financial institutions is suitable to the present operational scale and development level of Vietnamese financial market. These institutions compete with each other. However, the cooperation among these institutions will benefit themselves as well as their customers. For instance, bank can utilize from infrastructure and network of other banks to provide money transfer services, credit card to its customers, by this way, bank can save much from its initial investment expenditure to finance more comparative products and services. Moreover, banks can cooperate with insurance company to cross-sell life and non-life insurance product. Therefore, these institutions can not only improve the quality of their products and services but also diversify their products and services.

International and local organizations

Government and government’s agencies usually deposit and trust their money to banks. This group of customer always chooses to work with banks which have high level of reliability and safety. Therefore, this group usually prefers big state-owned commercial banks to others. Particularly, when the government issues Government bonds, Treasury bills, majority of state owned commercial banks are selected to be the intermediates issuer to the public. Moreover, state owned banks also in charge of government’s funds for programs lending. This is a great chance for banks since they can utilize these trusted funds when they are idle and earn service fees.

Presently many international development assistance projects, especially projects on reduction of hunger and poverty, are carried out in Vietnam. This is a very potential customer to banks.

Page 332: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

332

Besides the government and government’s agencies, international financial organizations, local and international non-government organizations are also regarded as banks’ potential customers. Representatives of international non-governmental organizations in Vietnam are financially potential customers of banks. Moreover, the number of these organizations in Vietnam is relatively numerous. Presently, these organizations usually open account in foreign banks. Local banks seem incapable of accessing this group of customer.

Individuals and households

Most demands of households for banking products are loans. Individuals who have idle money tend to put this money into savings account. Due to the confidence in state owned bodies, individuals and households tend to prefer state owned banks to joint stock banks. However recently, many individuals and households have started depositing their money into joint stock banks since they are provided more choices from a diversified range of bank’s liability products. Moreover, they are offered a higher interest rate for their deposits than that in SOCBs, as well as many promotional campaigns for deposit products.

In addition, due to the concern on the devaluation of Dong, people tend to deposit in foreign currency, namely deposits in USD, instead of deposit in VND, and as a result, bank’s capability to attract deposits is badly affected. Normally, interest rate for foreign currency deposit is lower than that of Dong deposits, and thus banks are unable to attract deposits. Meanwhile banks do not attach appropriate interest on developing banking products for other strong currency such as EURO.

Income from personal retail banking services, particularly in urban areas and in industrial zones, has significantly increased bank’s earnings. This type of services brings about a more stable income to the bank than corporate products and wholesale banking products, as well as brings about other non-interest earnings to bank, such as income from the temporarily idle funds, etc. However, these products are still underdeveloped, this is partially because of the average low income; the limited awareness of

Page 333: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

333

inhabitants on banking products, and the limitations of banking products and services, meanwhile local market is not opened up to foreign banks. Therefore, in most cases, when the inhabitants are in need of banking services such as money transfer or payment services, they must use postal services, unofficial channels with higher costs, or even did it themselves. On the other hand, because the current Vietnamese economy is a cash economy, thus it is straightforward that inhabitants prefer cash payment method to other payment instruments.

2. Changing in the market

Rural areas

In the coming years, with the movement of inhabitants from rural areas to urban areas, it is expected that the most desired banking service for inhabitants in rural area is money transfer. There is no exact statistics on the volume of money that labor transfer home, but the amount is projected to be substantial. Banks with a well-developed branch network can better seize this opportunity.

Consumption lending products are still unfamiliar with Vietnamese. This type of product includes short term and medium term lending for education expenditures, household appliances expenditures, etc... Crowded rural areas shall provide banks millions of potential customers for banking products and services. However, banks should carefully study this market, because the management and collection of loans are very challenging, while the area’s average income is relatively low and demand on banking products of the area is insignificant.

Urban areas

Because of an average higher income, higher intellectual standards and lower operating expenses due to a narrower operating area, there is higher possibility for banking services to be developed in urban area than in suburban area. In addition, other banking services such as debit and credit card are also expected to develop in the coming years. Consumption lending is regarded as a potential product that many joint stock banks have attached

Page 334: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

334

special attention and investment, while big state owned commercial banks are still indifferent. Expansion of banking products to consumption lending is another way banks can use to disperse its credit risk as well as diversify its earnings base.

Industrial zone

Vietnamese government has established development plans for industrial zone, processing zone, and open economic zones, etc for the coming period. These markets demand different banking products, such as: loans for investment in infrastructure, in equipment loan, technology; deposits product, money transfer and international settlement, etc. Therefore, there are fierce competitions among branch of foreign banks, joint venture banks and state owned commercial banks

Outlook of the banking service development

In August 2005, the Governor of the State Bank of Vietnam promulgated a strategy for banking service development. The strategy provides basic intention, and is expected to be shaping a direction for development of banking services and products. According to this strategy, the outlook for banking services is as follows:

- Banking development is closely associated with improvement of supplying capacity on the basis of thorough reform and integration of the banking system (SBV and credit institutions), at the same time serves the economic integration in banking, opens domestic financial market and liberalizes commerce, services and finance;

- Ensure operation safety and efficiency of every credit institutions, the whole banking system and economy;

- Complete and improve the quality of traditional banking, at the same time expand new banking based on modern technology in accordance with market demand, financial capacity and management of the credit institutions;

- Banking development is a critical component in the business strategy of the credit institutions, and objectives in the policy for management and

Page 335: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

335

control of SBV. Credit institutions actively study and implement bank services in line with market demand and reguations. Association and cooperation in research, development and trading of bank services, particularly new banking, are the foundation for the improvement of economic effects and quality as well as the supply capacity of the banking system.

- The strategy is to aim at the expansion of the “supplying” capacity of the banking system, as well as stimulate economic “demand” for bank services.

- The strategy for fund mobilization product is determined as to:

- Maximize the gathering of domestic and foreign funds to meet the economy’s credit requirements, as well as stimulate individual and corporate accumulation of assets, investment and deposits in VND in terms of ensuring economic benefits of depositors and improvement of fund mobilization. Diversify the mobilizing forms and manners in VND and foreign currencies with convenient dealing procedures and conditions. Intensify gathering of idle funds and savings in form of gold and foreign currencies through attractive mobilization forms and appropriate mortgages of deposit values. In there, deposits and savings are attached with special importance; interbank deposits and loans, as well as issuance of valuable papers; account services; receiving trust funds (domestic and overseas); asset management;

- Credit institutions ought to reduce mobilizing expenses through intensifying cheap fund mobilization and cutting down on advertisement, sales promotion, marketing expense;

- Diversify and improve fund mobilization quality in parallel with develop credits, investment, non-cash payment, account service and asset management on principle of sharing loss and gains between customer and the credit organization to establish multi-utility package banking services;

Page 336: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

336

- Change the mobilized fund structure in terms of increasing medium, long term funds, from that step by step foster debt tool issuance and long term bonds in accordance with best international practices and contending to be listed at Security Transaction Centre/Department;

- Stimulate credit institutions’ competition for fund mobilization fundamentally based on quality, utility, and technology, efficiency of fund mobilizing service, name and reliability of credit institutions instead of competition mostly based on interest rate, dominating scale advantage or proprietary delivery. Facilitate the credit institutions’ access to international financial market, particularly funds (trust investment, trade finance, ODA, incentive loans, deposits…) from financial institutions, non-bank organizations, NGOs and governmental organizations. Take advantage of international incentive funds to invest in social policy objects, develop socioeconomic infrastructure and economic development programs.

- The strategy for credit services is defined to:

- Diversify and improve credit service quality in forms of credit granting: loans, valuable paper discount, guarantee, factoring, overdraft, financial leasing, advancement and others to better meet the fund requirements for investment in business and consumer development;

- Establish a free, sound-competitive and more equal credit market between credit institutions’ types, enabling every individual and body with a demand for capital, legal operations and able to service debts to get access to banking credits in a favorable manner. Improve credit issuing capacity and risk management practices of the credit institutions in lending, trade finance, financial leasing, and project finance. Thoroughly perform the market principle in credit performance, ensuring harmony between risks and earnings; priority is given to investment loans and highly efficient use-purposes with low risk levels. Properly fund the expansion of medium, long term credit for efficient projects or investments and ensure compatibility between fund structure and fund use of the credit institutions. Foster co-funding loans and

Page 337: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

337

syndicate loans of the credit institutions for major projects, particularly ones for developing socioeconomic infrastructure. Prudently implement new credit services, credit derivatives and interest rates (swap, maturity, FRA, future, option, caps, floors, etc.) in accordance with international best practices;

- Further expand credit in agreement with size and fund structure, following the credit claims and limits, as well as improve risk management at the credit institutions. Credit quality and credit adequacy is the first priority; attach credit growth with intense control over credit quality and credit efficiency; strengthen bad debt restructuring and limit the increase of new bad debts;

- Further innovate credit mechanism, policy and granting procedures in simple and convenient manner. Credit institutions are subject to self-control and self-responsibility in credit operations, as well as improve market disciplines, commercial principles, transparency and bring international standards into the credit institutions’ credit practice. Eliminate credit subsidy, gradually reduce the incentive fund users, completely separate policy credit and commercial credit; limit administrative intervention in business, designate credit limits of credit institutions. Prevent and limit every negative performance. Reduce scope and beneficiary of credits in foreign currencies in principle of not issuing loans in foreign currency in domestic market.

- The strategy for developing payment service is to:

- Further develop bank payment services, IT-based non-cash payment and modern, secure, reliable, efficient banking payment system in accordance with international best practices; improve the utility of bank payment to stimulate economic sectors, particularly individuals using this service and reduce the habit of using cash in payment.

- Ensure to meet the demand for cash payment and treasury service fully and safely. Closely connect payment with other banking, financial services, particularly fund mobilization, credit and foreign exchange.

Page 338: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

338

Maintain close coordination between banking service suppliers and service/consumer and public goods suppliers through delivering and using convenient, inexpensive non-cash payments and card services. Enhance partnership and cooperation between non-cash payment suppliers; particularly establish in a shortest time possible an integrated card switch between commercial banks.

- Broadly implement electronic payment services and electronic, automatic transactional systems, as well as foster investments in, research and applications of new payment tools in accordance with international standards, including e-money, domestic card service, international card service, multifunctional card, intelligent card and cheque. Focus on developing account services, above all individual account with convenience, security and various utilities attached to generate cheap funds in payment and create a background for developing card services, individual cheques and non-cash payment.

- Expand international payments (L/C, factoring, transfer…) in order to support international investment and import/export. Expand the service of issuing and settling for international cards/cheques, as well as step by step expand the issuance of international card service of Vietnamese commercial banks.

- Facilitate the development of banking foreign transfer and establish effective measures to generate foreign exchange through banking system, as well as create an appropriate management mechanism to limit dolarization. Establish promotion and advertisement of foreign exchange and international transfer. Establish direct transfer channel for foreign exchange with bank branches in the nations where there is a high density of Vietnamese.

- Expand convenient payment as well as methods of payment for foreign exchange.

The strategy for developing foreign exchange and other services is defined to:

Page 339: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

339

- Draw sources of foreign currencies into banking system to best serve reasonable, legal demands for foreign currencies of enterprises and individuals, as well as effectively control foreign currency cycle in the economy to partially reduce the dolarization. Ensure the ownership of, buying, using and selling foreign currencies are in line with laws. Consolidate, adjust foreign exchange, as well as appropriately widen the network of agencies, foreign exchange spots to facilitate the generation of floating foreign currencies in the market and serve the demand of inhabitants as well as non-inhabitants.

- Facilitate every unit and individual’s access to foreign exchange and foreign exchange services. Credit institutions implement new risk management, banking investment and cash management, especially derivatives, interest rate, exchange rate (VND/foreign currencies; foreign currency/foreign currency, including gold) in the domestic and international financial market in accordance with international standards to better serve the customer’s demand for foreign currencies, improve prevention capacity of exchange rate risk and interest rate risk regarding foreign-currency-based assets and turnovers of credit institutions, corporate and individual, as well as generate the development of the financial market. Foster capital business in the capital market, especially in interbank in order to effectively use serviceable funds and ensure payment adequacy.

- Create good conditions for credit institutions’ effective participation in delivery of nonbank financial services to diversify income structures and increase turnovers for the credit institutions, at the same time the credit institutions are to participate more actively in the capital market and insurance market to diversify business activities, improve risk prevention and switch capacity of the credit institutions. Develop nonbank financial services (insurance – brokerage, agency, direct business; securities – brokerage, self-trade, issuance guarantee, deposit, investment fund management; financial advisor and investment advisor; asset management (protection, preservation, cash management, portfolio

Page 340: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

340

management, authorized asset management,…); gold trade; fund arrangements; investment brokerage; goods insurance (oil, metal, coffee…) through derivatives,…) so as to become important auxiliary services in the strategy for diversifying performances, expanding customer base and maximum utilizing technical infrastructure and banking supply capacity of Vietnamese credit institutions.

Page 341: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

341

Môc lôc Lời t ựa 5

Tóm tắt 6 Phần I qu¶n lý ho¹t ®éng c¹nh tranh trong LÜnh vùc ng©n hμng

7

1. Tổng quan về quy chế quản lý cạnh tranh tại Việt Nam 14 2. Tổng quan về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong

Lĩnh v ực ngân hàng Việt Nam 18

3. Các vấn đề lý thuyết liên quan đến hành vi không cạnh tranh

25

4. Kinh nghiệm của Trung Quốc, thực hiện và các quy định 40 5. Cách tiếp cận về cạnh tranh của EU 44 6. Cách tiếp cận của EU – Hành vi phản cạnh tranh trong

lĩnh vực ngân hàng 46

7. Cách tiếp cận của EU – Các tiêu chuẩn thị trường tối thiểu (Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh)

53

8. Cách tiếp cận của các nước có nền kinh tế đã chuyển đổi Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Séc: Cách tiếp cận của Trung Quốc và cách tiếp cận dự kiến đề xuất cho Việt Nam

59

9. Kiến nghị 67 Phần II Tù do hãa lÜnh vùc ng©n hμng trong bèi c¶nh viÖt nam gia nhËp wto

77

1. Các cam kết trong hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (US BTA) 78

2. Gia nhập WTO và GATS 80 3. Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) 83 4. Cải cách pháp lý để thực hiện các cam kết 85 5. Tác động của tự do hóa khu vực ngân hàng Việt Nam 95 6. Dịch vụ ngân hàng mới 114

7. Khuyến Nghị 118 Phụ lục 1: C¸c luËt vμ c¸c quy ®Þnh hiÖn hμnh vÒ dÞch vô ng©n hμng

123

Phụ lục 2: ph¸t triÓn dÞch vô ng©n hÇng – xu h−íng Vμ triÓn väng

154

Page 342: Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

342

Introduction 64 Executive Summary 64

Part I REPORT ON REGULATIONS ON COMPETITION IN THE BANKING SECTOR OF VIETNAM

177

1) An overview of competition regulations in Vietnam 178 2) Overview on unfair-competition in the banking sector in

Vietnam 185

3) Theoretical issues in relation to anti-competitive conducts 192 4) Experience of China Practice and regulations 207 5) The EU approach to 210 6) Approach of the European union – anti-competitive

behaviour - banking 213

7) The European approach: minimum market standards (Unfair practices)

220

8) Approach taken by Ex-transition of economies of Poland, Hungary and the Czech Republic and by the peoples Republic of China; and a Possible prognosis for Vietnam.

226

9) Recommendation for a legal framework for competition in the banking sector

236

Part II THE LIBERALIZATION OF THE BANKING SECTOR in view of Vietnam’s accession to the WTO 245

1) Commitments under the us BIlateral Trade agreement (BTA)

246

2) WTO accession and GATS 248 3) The ASEAN Framework Agreement on Services

(AFAS) 252

4) Legislative reforms undertaken to implement commitments

255

5) Impact of liberalization on the Vietnamese banking sector

264

6) New banking services 282 7) Recommendations 287

Annex 1 : CURRENT LAWS AND REGULATIONS ON BANKING SERVICES

291

Annex 2 : BANKING SERVICE DEVELOPMENT – TRENDS AND OUTLOOK` MARKET OPPORTUNITIES

323