Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

92
LỜI NÓI ĐẦU Để nâng cao chất lượng an toàn giao thông, cải thiện điều kiện giao thông bộ hành, nâng cao chất lượng sống đô thị, chất lượng môi trường đô thị. Nhà Nước đã tập trung đầu tư xây dựng hàng chục đường hầm cho người đi bộ; kinh phí đầu tư xây dựng tới hàng trăm tỷ đồng; tuy nhiên hiệu quả khai thác hầm cho người đi bộ rất thấp, có những hầm có quy mô khá hiện đại như hầm Kim Liên, hầm Ngã Tư Sở, nhưng không thu hút được người sử dụng. Hàng loạt đường hầm dọc vành đai 3 đang dang dở và trong tình trạng bị phá hoại, xuống cấp… Đề tài đã tiến hành khảo sát thực trạng các đường hầm; thực trạng người đi bộ ngang đường sai luật cản trở giao thông tại các vị trí có hầm; ý kiến người dân đô thị; Từ thực trạng đó đã có những nghiên cứu và giải pháp được đề xuất, tuy nhiên hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế. Đề tài tiếp tục điều tra phân tích hiện trạng hệ thống hầm nội đô; từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hầm cho người đi bộ; bao gồm các giải pháp chung và giải pháp cụ thể cho các đường hầm khác nhau; cả giải pháp về kỹ thuật, nâng cấp, giải pháp giáo dục, chế tài, chính sách khai thác quản lý Vì thời gian có hạn nên trong để tài này chúng em chỉ tiến hành nghiên cứu đối với các hầm thuộc khu vực nội đô TP HÀ NỘI. Trong bản báo cáo này sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để chúng em có thể hoàn thiện hơn. Và để có thể hoàn thiện đề tài nghiên cứu này chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo, GSTS: TRẦN 1

Transcript of Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Page 1: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

LỜI NÓI ĐẦU

Để nâng cao chất lượng an toàn giao thông, cải thiện điều kiện giao thông bộ hành, nâng cao chất lượng sống đô thị, chất lượng môi trường đô thị. Nhà Nước đã tập trung đầu tư xây dựng hàng chục đường hầm cho người đi bộ; kinh phí đầu tư xây dựng tới hàng trăm tỷ đồng; tuy nhiên hiệu quả khai thác hầm cho người đi bộ rất thấp, có những hầm có quy mô khá hiện đại như hầm Kim Liên, hầm Ngã Tư Sở, nhưng không thu hút được người sử dụng. Hàng loạt đường hầm dọc vành đai 3 đang dang dở và trong tình trạng bị phá hoại, xuống cấp…Đề tài đã tiến hành khảo sát thực trạng các đường hầm; thực trạng người đi bộ ngang đường sai luật cản trở giao thông tại các vị trí có hầm; ý kiến người dân đô thị;Từ thực trạng đó đã có những nghiên cứu và giải pháp được đề xuất, tuy nhiên hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế. Đề tài tiếp tục điều tra phân tích hiện trạng hệ thống hầm nội đô; từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hầm cho người đi bộ; bao gồm các giải pháp chung và giải pháp cụ thể cho các đường hầm khác nhau; cả giải pháp về kỹ thuật, nâng cấp, giải pháp giáo dục, chế tài, chính sách khai thác quản lýVì thời gian có hạn nên trong để tài này chúng em chỉ tiến hành nghiên cứu đối với các hầm thuộc khu vực nội đô TP HÀ NỘI. Trong bản báo cáo này sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để chúng em có thể hoàn thiện hơn.

Và để có thể hoàn thiện đề tài nghiên cứu này chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo, GSTS: TRẦN TUẤN HIỆP đã chỉ bảo và hướng dẫn chúng em tận tình trong suốt quá trình thưc hiện đề tài!

1

Page 2: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Mục LụcCHƯƠNG MỞ ĐẦU.................................................................................................................................3

1. Đặt vấn đề:.......................................................................................................................................3

2. Mục tiêu nghiên cứu:.......................................................................................................................4

3. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................................................4

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:......................................................................................................4

CHƯƠNG 1: KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ.........................................................6

1. HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ.....................................................................................................6

1.1.Khái niệm:...................................................................................................................................6

1.2.Khái quát hạ tầng kỹ thuật đô thị khu vực nội đô thành phố Hà Nội..........................................6

2. HỆ THỐNG CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐÔ THỊ...........................................................8

2.1.Khái niệm.....................................................................................................................................8

2.2.Yêu cầu với các công trình cầu, hầm trong đô thị........................................................................8

2.3.Hiện trạng các công trình cầu vượt, hầm vượt trên địa bàn thành phố Hà Nội:.........................9

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, VẬT CHẤT CỦA HỆ THỐNG HẦM BỘ HÀNH KHU VỰC NỘI ĐÔ:.........................................................................................................................10

1) Khái quát chung:...........................................................................................................................10

2) Thực trạng hầm đi bộ khu vự nội đô:............................................................................................13

2.1)Hầm bộ hành Ngã tư Sở.............................................................................................................13

2.2)Hầm bộ hành dọc tuyến đường vành đai 3.................................................................................21

2.3)Hầm bộ hành Kim Liên..............................................................................................................28

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ HẦM NGƯỜI ĐI BỘ...............................................................................................32

1. Mở đầu...........................................................................................................................................32

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác hầm bộ hành khu vực nội đô............................40

2.1 Giải pháp chung..........................................................................................................................40

2.2 Giải pháp riêng...........................................................................................................................59

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................................62

1: Ý nghĩa khoa học của đề tài.............................................................................................................62

2: Kiến nghị..........................................................................................................................................62

2

Page 3: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

CHƯƠNG MỞ ĐẦU1. Đặt vấn đề:

Trong những năm gần đây với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế đã thúc đẩy tốc độ đô thị hóa đặc biệt là ở các thành phố lớn, đòi hỏi đẩy mạnh phát triển của cơ sở hạ tầng để đáp ứng được nhu cầu của người dân, mạng lưới giao thông đường bộ là một bộ phận quan trọng của kết cấu tầng cũng không phải ngoại lệ. Tốc độ gia tăng dân số ngày càng cao kéo theo tốc độ gia tăng của lưu lượng giao thông, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh tốc độ gia tăng lưu lượng giao thông lên đến 15-20%. Tuy hệ thống giao thông cũng đã được cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng mới tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Lưu lượng tăng nhanh, các tuyến đường dần trở nên quá tải, không đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông đặc biệt là người đi bộ qua đường, theo thống kê của ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, năm 2013 xảy ra 29.385 vụ tai nạn giao thông làm 9.369 người chết, 29500 người bị thương trong đó số vụ tai nạn liên quan đến người đi bộ chiếm 15-20%. Khi tham gia giao thông người đi bộ gặp nhiều nguy hiểm hơn các hình thức tham gia giao thông khác, đồng thời cũng gây cản trở lưu thông của các phương tiện, là một trong những nguyên nhân gây ùn tắc giao thông. Để giải quyết vấn đề này có nhiều giải pháp đã được đề ra như xây dựng cầu vượt, hầm vượt. Trong đó hình thức xây dựng hầm bộ hành được đánh giá cao hơn giải pháp xây dựng cầu vì hình thức này góp phần tiết kiệm và sử dụng hợp lý quỹ đất đồng thời đảm bảo giữ gìn cảnh quan đô thị. Nhưng vốn đầu tư ban đầu của hầm lại cao hơn kahs nhiều so với cầu bộ hành. Vì vậy nếu không đảm bảo sự hiệu quả thì đây sẽ là một nguồn hao phí ngân sách.Từ năm 2001 Trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng đã triển khai các dự án xây dựng hệ thống hầm cho người đi bộ với số vốn lên đến hàng trăm tỉ đồng với các hầm như hầm bộ hành Ngã tư Sở, hầm Kim Liên, và các hầm bộ hành dọc tuyến đường vành đai 3, tuy nhiên tính đến giữa năm 2013 mới chỉ có hầm Ngã Tư Sở , Hầm Kim Liên và một vài hầm trên đường vành đai 3 khu vực gần bến xe Mỹ Đình, Trần Duy Hưng được đưa vào hoạt động, các hầm còn lại đa phần bỏ hoang hoặc sử dụng sai mục đích, gây lãng phí hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Để cải thiện tình trạng này cuối năm 2013 Sở giao thông thành phố Hà Nội đã tiến hành cải tạo, nâng cấp đưa các hầm này vào khai thác, sử dụng.Tuy nhiên chủ yếu do thói quen của người dân, và cũng chưa có những biện pháp, chế tài xử phạt các hành vi sai phạm hợp lý nên người dân thay vì sử dụng hầm vẫn băng

3

Page 4: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

qua đường bất chấp nguy hiểm và gây cản trở các phương tiện lưu thông, khiến cho hiệu quả của những công trình này chưa được như mong muốn.Để tránh tình trạng lãng phí lặp lại như những năm trước đây, giảm thiểu tối đa các tai nạn đang tiếc gây ra bởi người đi bộ, việc cấp thiết đề ra lúc này là cần có biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hầm nhằm đưa những căn hầm vào sử dụng đúng chức năng và đạt hiệu quả sử dụng, đáp ứng nhu cầu của người dân, đảm bảo an toàn cho người đi bộ, tăng tốc độ lưu thông qua các khu dân cư, giảm hao phí ngân sách nhà nước. Vì lý do đó nên chúng em chọn đề tài: “ Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác hầm bộ hành khu vực nội đô”.Thông qua đề tài này chúng em mong muốn có thể vận dụng những lý thuyết được học trên lớp, áp dụng vào thực tế đưa ra được những ý tưởng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác hầm bộ hành, giảm thiểu tai nạn giao thông, giảm lãng phí ngân sách. Hơn nữa khi thực hiện đề tài này chúng em cũng được bổ sung thêm kiến thức và hiểu biết thêm về tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn giao thông cho người đi bộ, về thực trạng sử dụng và khai thác hầm bộ hành khu vực nội đô thành phố Hà Nội, nguyên nhân của các khuyết điểm còn tồn tại để có thể đề ra hướng giải quyết hiệu quả.

2. Mục tiêu nghiên cứu:Thông qua đề tài có thể đánh giá chi tiết những hiệu quả mà các công trình hầm bộ hành đem lại và những khuyết điểm còn tồn tại trong vấn đề đảm bảo an toàn, giảm thiểu tai nạn giao thông.Đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác hầm bộ hành.3. Phương pháp nghiên cứu:Kết hợp lý thuyết về giao thông đô thị, kỹ thuất hạ tầng, vận dụng những kiến thức đã được học áp dụng để điều tra khảo sát phân tích đánh giá thực trạng quản lý khai thác hầm đi bộ, từ đó nghiên cứu, đề xuất giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác hầm.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý và khai thác hầm bộ hành khu vực nội đô thành phố Hà Nội bao gồm các hầm tại nút giao Ngã tư Sở, nút giao Kim Liên, và các hầm dọc tuyến đường vành đai 3.

5. Nội dung nghiên cứu:Nội dung nghiên cứu của đề tài được thể hiện trong các chương có cấu trúc như sau:

Chương mở đầu: Đặt vấn đề,nêu rõ đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục tiêu đề tài, phương pháp và nội dung nghiên cứuChương 1: Tổng quan về kỹ thuật hạ tầng đô thị.

4

Page 5: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Chương 2: Điều tra, đánh giá, phân tích thực trạng quản lý và khai thác hầm bộ hành khu vực nội đô. Trong chương này sẽ đề cập đến các nội dung:Chương 3: Nghiên cứu đề xuất giải pháp. Từ thực trạng thu thập được theo chương 2, đề xuất được giải pháp chung, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hầm bộ hành.Chương 4: Kết luận kiến nghị

5

Page 6: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

CHƯƠNG 1: KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ

1. HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ.1.1. Khái niệm:

Kỹ thuật hạ tầng đô thị là tập hợp các công trình thiết bị của đô thị nhằm đảm bảo tiện nghi trong sinh hoạt và sản xuất, bao gồm các công trình:

Hệ thống các công trình giao thông Hệ thống các công trình cấp nước đô thị Hệ thống các công trình thoát nước đô thị Hệ thống các công trình cấp điện đô thị Hệ thống các công trình cấp xăng dầu và khí đốt đô thị Hệ thống các công trình chiếu sáng đô thị Hệ thống các công trình thông tin đô thị Hệ thống thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn và vệ sinh công cộng Nhà tang lễ và nghĩa trang đô thị.

Các hệ thống này có mỗi quan hệ với nhau theo những quy tắc kỹ thuật có liên quan.Kỹ thuật hạ tầng đô thị có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội: cũng cấp các dịch vụ thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, hỗ trợ sự phát triển kinh tế nhờ thu hút các nguồn vốn đầu tư như ODA, FDI…, là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển bền vũng của một quốc gia nói chung và của hệ thống đô thị nói riêng, là nhân tố quan trọng giúp xóa đói giảm nghèo, góp phần nâng cao dân trí, tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại.

1.2. Khái quát hạ tầng kỹ thuật đô thị khu vực nội đô thành phố Hà NộiCùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung và cở sở hạ tầng kỹ thuật nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần không nhỏ vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. tuy nhiên vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập khiến cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế, chưa tương xứng với tầm vóc, vị thế của thủ đô.

Hệ thống các công trình giao thông: gồm có các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không, hệ thống giao thông tĩnh. Những năm gần đây thủ đô đã có những đầu tư mạnh mẽ vào việc mở rộng và phát triển mạng lưới giao thông vận tải để hỗ trợ tăng cường phát triển kinh tế và dân số, theo đó về hệ thống đường sắt bên cạnh các tuyến hiện tại được đầu tư xây dựng thêm 5 tuyến mới kết nối các khu vực quan trọng của thành phố. Hệ thống đường

6

Page 7: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

bộ trên cao đã triển khai, đưa vào sử dụng, một loạt các công trình cầu vượt thép được xây dựng tại các nút giao là điểm nóng giao thông góp phần giảm ùn tắc, tai nạn giao thông tuy nhiên với thực trạng quỹ đất dành cho mạng lưới giao thông là quá ít, mặt cắt ngang các tuyến đường hẹp trong khi lưu lượng càng ngày càng tăng nên tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông vẫn xảy ra hằng ngày. Việc triển khai các dự án xây dựng bãi đỗ xe cũng được tiến hành tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Hệ thống cấp thoát nước: hệ thống cấp thoát nước đô thị đang dần được cải thiện, nâng cấp. chất lượng nước cấp ngày càng được nâng cao, khả năng cung ứng nước sạch tăng dần qua các năm tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, vẫn phải thực hiện giải pháp cấp nước theo vùng, theo giờ. Hệ thống đường ống khá cũ, thường xuyên sảy ra tình trạng mất nước do các vụ vỡ đường ống nước. hạ tầng thoát nước còn thiếu nghiêm trọng, nước thải chủ yếu được thải trực tiếp ra các sông, hồ trong địa bàn thành phố mà không qua xử lý dẫn đến tình trạng ô nhiễm các sông hồ ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Hệ thống cung cấp điện chiếu sáng: hệ thống các trạm biến áp đã được cải tạo và nâng cấp nên tình trạng thiếu điện được giảm đáng kể, không còn tình trạng cắt điện luân phiên vào mùa khô tuy nhiên việc quy hoạch hệ thống dây điện vẫn đang là vấn đề nan giải, mạng lưới dây điện được chăng dọc các tuyến phố, gây mất mỹ quan đô thị, kém an toàn.

Hệ thống bưu chính viễn thông: đã đạt được những thành tự đáng kể góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, tăng cường khả năng hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế như chất lượng của các công trình chưa thực sự hợp lỹ với mức chi phí mà người dân phải trả, việc bố trí hệ thống cáp thiếu quy hoạch, thiết bị mạng viễn thông thiếu đồng bộ, chưa phát triển đa dạng, vẫn tồn tại tính chất độc quyền.

Hệ thống xử lỹ chất thải: việc xây dựng các khu xử lỹ rác thải đã được quan tâm tuy nhiên với lượng rác thải của hơn 8 triệu dân đổ ra hằng ngày thì việc xử lý rác trở nên quá tải.

7

Page 8: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

2. HỆ THỐNG CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐÔ THỊ2.1. Khái niệm

Hệ thống các công trình giao thông đô thị gồm có các công trình đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không và các công trình phụ trợ đi như vỉa hè, bãi đỗ xe, hầm giao thông, cầu trong đô thị… việc xây dựng các công trình này phải phù hợp với quy hoạch cây dựng đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tuân thủ các quy định của QCVN 01:2008/bxd “quy hoạch xây dựng”Các công trình cầu, hầm trong thành phố cũng là một bộ phận của hệ thống các công trình giao thông đô thị, việc thiết kế, xây dựng các công trình này phải tuân theo những quy chuẩn nhất định.

2.2. Yêu cầu với các công trình cầu, hầm trong đô thịVới cầu trong đô thị: gồm các loại cầu như cầu đường ô tô, cầu dường sắt, cầu bộ hành. Các công trình này phải đảm bảo các yêu cầu:

Vị trí cầu phải phù hợp với quy hoạch đô thị Yêu cầu đảm bảo an toan trên và dưới cầu Đản bảo được tính năng khai thác sử dụng công trình. Đảm bảo mỹ quan công trình: hìnhdáng công trình phải phù hợp với thiết kế

đô thị. Đảm bảo tính bền vững, chịu được các loại tải trọng, các tác động bất lợi

của môi trường trong thời gian sử dụng công trình.Với các công trình hầm trong đô thị: gồm các hệ thống hầm cho đường ô tô, hầm cho đường sắt, hầm bộ hành. Việc xây dựng cũng phải tuân thủ các quy tắc:

Hầm giao thông trong đô thị phải kết hợp với các công trình trên mặt đất tạo thành một hệ thống không gian tốt nhất, thuận lựoi nhất cho mọi hoạt động sinh hoạt của dân cư đô thị và đảm bảo an toàn giao thông

Các công trình hầm giao thông phải được ưu tiên xây dựng tại các trung tâm đô thị nơi khan hiếm đất đai dành cho giao thông tĩnh cũng như động, hoặc tại các nút giao thông cần giải quyết nạn ùn tắc

Quy hoạch các công trình trong hầm phải căn cứ vào đặc điểm ccủa địa hình, địa mạo, vị trí của nhữn cồng trình kiến trúc bên trên, cũng như mạng lưới các công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật có sẵn bên sưới, điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn, mạng lưới giao thông và các công trình đô thị cần được cải tạo để đảm bảo an toàn, thuận lợi cho sinh hoạt, đi lại của người dân

Hầm phải có những giới hạn về hình học cụ thể.

8

Page 9: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Tuân thủ các quy đinh về phòng cháy, chữa cháy, có giải pháp thoát nạn an toàn

2.3. Hiện trạng các công trình cầu vượt, hầm vượt trên địa bàn thành phố Hà Nội:Để đảm bảo an toàn giao thông, giảm tình trạng ùn tắc kéo dài thành phố đã triển khai khá nhiều các giải pháp như xây dựng các cây câu vượt dầm thép, hầm vượt, các công trình đảm bảo an toàn cho người đi bộ như cầu vượt, hầm vượt bộ hành., nhiều công trình đem lại hiệu quả tốt như các công trình cầu vượt tại nút giao kim mã - liễu giai – Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Chí Thanh – Trần Duy Hưng,.. các cây cầu vượt, hầm vượt cho người đi bộ như tại điểm chung chuyển cầu giấy, tại trường đại học luật, trường lao động xã hội… hầm vượt tại nút giao Ngã Tư Sở, tại Bến xe Mỹ Đình. những công trình này đã góp phần đảm bảo an toàn cho người đi bộ, giảm thiểu tai nạn giao thông, nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố. Tuy nhiên bên cạnh những điểm tích cực mà các công trình này đem lại thì còn tồn tại rất nhiều những hạn chế cần khắc phục như việc quy hoạch thiếu tầm nhìn, quản lý, duy trì hoạt động và sửa chữa bảo dưỡng các công trình chưa được chú trọng, dẫn đến các công trình mới đưa vào sử dụng được một thời gian lại cần thêm chi phí để nâng cấp điển hình như cầu vượt Láng Hạ - Thái Hà mới thông xe được một năm đã phải chi thêm 10 tỉ đồng để gia cường kết cấu nhằm phục vụ lưu thông xe bus nhanh. Hay gần 20 chiếc hầm bộ hành đọc đường vành đai 3 được khởi công xây dựng từ năm 2001, sau hơn chục năm xây dựng mới chỉ đưa vào sử dụng được 3 đến 4 hầm còn lại đóng cửa cài then hoặc sử dụng với mục đích khác. Thực trạng khai thác và quản lý các căn hầm này như thế nào sẽ được trình bày chi tiết ở chương 2.

9

Page 10: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, VẬT CHẤT CỦA HỆ THỐNG HẦM BỘ HÀNH KHU

VỰC NỘI ĐÔ:1) Khái quát chung:

Để đảm bảo an toàn cho người đi bộ và các phương tiện tham gia giao thông từ năm 2001 một loạt các dự án xây dựng cầu vượt, hầm bộ hành cho người đi bộ trong khu vực nội đô đã được triển khai, tuy nhiên việc phát huy được hiệu quả là điều mà không phải công trình nào được xây dựng cũng đáp ứng được, có thể thấy rõ ràng tại rất nhiều nhưng cây cầu vượt, hầm vượt đã được xây dựng trên địa bàn thủ đô. Gây lãng phí và bức xúc trong nhân dân. Điển hình như một số cầu vượt tại đường Giảng Võ, Nguyễn Chí Thanh, và đặc biệt là các hầm bộ hành tại đường Khuất Duy Tiến, Nguyễn Xiển …Trong khi một số cầu vượt phát huy được hiệu quả của nó như cầu cho người đi bộ tại trung chuyển Cầu Giấy, trước cửa đại học Luật thì một số lại không phát huy được hiệu quả, do quy hoạch không đồng bộ nên phải tháo dỡ như cầu vượt tại nút giao kim mã – Nguyễn Chí Thanh, Trần Khát Trân – Đại Cồ Việt. Còn cầu vượt trên đường Giảng Võ mặc dù vào giờ cao điểm trong khi nút giao ùn tắc thì người đi bộ vẫn không sử dụng hầm để sang đường.

Hình 2.1: Cầu đi bộ trên đường Nguyễn Chí Thanhbị phá bỏ để xây dựng cầu vượt thép

Với hầm bộ hành: hiện nay trong khu vực nội đô có 19 hầm cho người đi bộ được xây dựng đi qua qua nút giao Ngã tư Sở, Kim Liên, đường vành đai 3 với tổng số vốn đầu tư lên đến 3 triệu USD.Một vài tháng trước đây khi tìm thông tin về các hầm bộ hành trên các báo ta sẽ thấy một loạt bài viết về sự lãng phí từ các hầm bộ hành như: hoang phế hầm bộ

10

Page 11: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

hành, hầm bộ hành tiền tỉ biến thành nhà nghỉ, người dân làm tổ trong hầm bộ hành…

Hình 2.2: Hoang phế hầm bộ hành

Đa số các hầm bộ hành trên trục đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Xiển đóng cửa cài then, trở thành bãi rác, nơi ở, nấu bếp của những hộ dân gần đó, không gian xung quanh hầm cũng bị chiếm dụng để trông giữ xe, buôn bán trong khi người đi bộ vẫn phải băng qua đường.

Hình 2.3: Hầm bộ hành trở thành bãi rác

Nguyên nhân của tình trạng này một phần do ý thức của người dân, và chủ yếu là do sự quản lý thiếu chặt chẽ của các đơn vị chức năng.Mới đây theo yêu cầu của ủy ban nhân dân thành phố Sở giao thông Vận tải đã tăng cường công tác quản lý đảm bảo vệ sinh môi trường, lắp đặt các thiết bị chiểu sáng, biển báo đảm bảo giao thông tại các hầm đã được bàn giao quản lý, sử dụng nên không gian trong hầm đã được cải thiện đáng kể

11

Page 12: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Hình 2.4: Không gian trong hầm đã được cải thiện

Chiếu sáng trong hầm được đảm bảo, hầm được quét dọn sạch sẽ, có nhân viên bảo vệ túc trực 24/24

Hình 2.5: Mỗi hầm hoạt động đều bố trí nhân viên bảo vệ

Tuy vậy vẫn còn những điểm hạn chế cần thay đổi để có thể nâng cao khả năng sử dụng của hầm, tạo điều kiện cho mọi người đi trong hầm có cảm giác thoải mái, tiện nghi. Để hiểu rõ hơn những điều đó ta sẽ đi vào chi tiết.

12

Page 13: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

2) Thực trạng hầm đi bộ khu vự nội đô:2.1) Hầm bộ hành Ngã tư Sở.2.1.1) Khái quát chung

Thông số kỹ thuật:

hình 2.6: Toàn cảnh phía trển hầm bộ hành Ngã tư Sở.Hầm đặt tại Nút Giao Ngã tư Sở, thuộc quận Đống Đa và quận Thanh Xuân, là một trong ba hạng mục chính của dự án cải tạo nút giao Ngã tư Sở hầm bộ hành được xây dựng bởi liên doanh nhà thầu Vinaconex và nhà thầu Shumimoto Nhật Bản với tổng số vốn đầu tư 1400 tỷ đồng. Được đưa vào sử dụng từ 31/7/2007 sau 27 tháng xây dựng.

Pedestrian TunnelPedestrian Tunnel

Hình2.7: Sơ đồ hầm bộ hành Ngã tư Sở

13

Page 14: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Đây là hầm đầu tiên được xây dựng dành riêng cho người đi bộ, đi xe đạp và xe lăn tại Việt Nam, hầm có 12 cửa phân thành 4 khu A, B, C, D, mỗi khu có 1 cửa chính và 2 cửa phụ bố trí thuận chiều người sử dụngCửa A nằm ở vị trí tiếp giáp giữa phố Nguyễn Trãi - Trường Chinh. Cửa B nằm ở vị trí tiếp giáp giữa phố Nguyễn Trãi – Láng. Cửa C nằm ở vị trí tiếp giáp giữa Láng – Tây Sơn. Cửa D nằm ở vị trí tiếp giáp giữa Tây Sơn - Trường Chinh, tại cửa B bố trí nhà làm trụ sở quản lý hệ thống đường hầm

Không gian trên hầm:Phía trên các cửa hầm được bố trí các dải đất trồng hoa để tạo cảnh quan cho nút giao, tại các cửa hầm đều có biển chỉ dẫn tuy nhiên sơ đồ hầm chỉ được đặt tại các cửa vào chính nên người ở khu vực khác đến sẽ khó xác định vị trí khi đứng tại các cửa phụ.

Hình 2.8: Hai hình ảnh trái ngược tại các cửa hầm

Hầu hết các cửa hầm đều bị các hộ dân gần đó lấn chiếm sử dụng trái mục đích, cửa hầm trở thành điểm đỗ xe, đặt vật liệu xây dựng, buôn bán trà đá… làm cản trở người đi bộ lên xuống hầm, gây mất mỹ quan hầm.

14

Page 15: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Hình 2.9 Cửa hầm dùng làm chỗ để xe và nơi buôn bán

Không gian trong hầm

Hình 2.10: Không gian trong hầm

Hầm được thiết kế hình chữ nhật, tại 4 góc có bố trí đường cong chuyển tiếp, lòng hầm rộng khoảng 8m, chia làm 2 dải đường riềng biệt cho người đi bộ và đi xe đạp, phân chia hai dải đường là các cột bê tông cốt thép, khoảng cách giữa các cột khoảng 4m.

15

Page 16: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Hai bên vách hầm được ốp gạch men kính, phần đường cho người đi bộ được lát gạch hoa, phần cho xe đi nền bê tong, trần được quét sơn trắng,.Trong hầm không bố trí hệ thống thông gió, việc thông gió do 12 cửa lên xuống hầm tự điều tiết nên đi trong hầm khá ngột ngạt vào buổi trưa khi trời nóng bứcBên trong hầm đơn điệu, không có sự thay đổi về cảnh quan, hệ thống biển chỉ dẫn quá nhiều. Người mới đi trong hầm khó có thể tập trung để xác định biển chỉ dẫn mình cần, cộng thêm số cửa lên quá nhiều nên người đi bộ khó xác định được phương hướng, vì thế thay vì đi qua hầm nhiều người vẫn lựa chọn giải pháp băng qua đường thậm chí có những người cũng rất muốn sử dụng hầm để sang đường nhưng khi đi một vòng họ vẫn không thể tìm được lối ra mình cần nên sau khi đi xuống hầm không được mục đích họ đành băng qua đường.

Hệ thống chiếu sáng Hầm sử dụng bóng đèn huỳnh quang để chiếu sáng, bóng đèn được bố trí dọc hai bên hầm với khoảng cách 4-5m/bóng

Hình 2.11: Chiếu sáng trong hầm

Ánh sáng trong hầm khá dịu không gây chói mặt tuy nhiên tại các cổng đi xuống bóng đèn chiếu sáng được bố trí chưa thực sự hợp lý,nên ánh sáng khá tối khiến những người chưa sử dụng hầm bao giờ sẽ có cảm giác lo lắng, không an toàn.

16

Page 17: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Hình 2.12: Chiếu sáng tại cửa hầm

Việc bảo dưỡng sửa chữa vẫn chưa được chú trọng, trên đoạn chưa đến 200m có 3 bóng đèn tắt nhưng vẫn chưa được thay mới:

Hình 2.13: Bóng đèn cháy vẫn chưa được thay

2.1.2) Thoát nước trong hầm:Rãnh dọc rộng 10cm, sâu 5cm bố trí dọc hai bên hầm, nghiêng về phía của ra A và C, thoát nước trong hầm khá tốt, theo như lời của những người quản lý tại đây thì hầm vẫn chưa từng xảy ra tình trạng ngập lụt như tại các hầm dọc tuyến vành đai 3.

17

Page 18: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Hình 2.14: Rãnh thoát nước trong hầm

Tại hai cửa ra A và C nước được chảy dọc theo các rãnh dọc bố trí hai bên hầm vào ống dẫn tới bể chứa, khi lượng nước chưa trong bể nhiều lên nước sẽ được bơm ra ngoài bơm bằng máy bơm cưỡng bức lên hệ thống cống thoát nước trên mặt đất. Hệ thống máy bơm được đặt trong các phòng tại cửa ra A và C

Hình 2.15: Máy bơm nước trong hầm.

Quản lý hầm:An ninh trong hầm được đánh giá cao, tiến hành phỏng vẫn những người sử dụng hầm thường xuyên họ đều có cảm giác rất an toàn khi đi trong hầm.

18

Page 19: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Camera an ninh bố trí dọc hầm 10-15m bố trí 2 camera, nhân viên bảo vệ trực 24/24, thường xuyên đi lại tuần tra trong hầm.

Hình 2.16: Camera an ninh trong hầm

Trong hầm luôn có 1 nhân viên vệ sinh quét dọn lối ra và bên trong hầm nên bên trong khá sạch sẽ:

Hình 2.17: Bên trong hầm được quét dọn sạch

Hệ thống biển chỉ dẫnTại các cửa vào chính của hầm có bố trì biển chỉ dẫn xác định vị trí của người đi bộ, bên trong hầm có bố trí khá nhiều biển chỉ dẫn, tuy nhiên vẫn chưa thực sự hợp lý.

19

Page 20: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Hình 2.18: Biển chỉ trong hầm

Khoảng 20m lại có vài biển tuy nhiên khách bộ hành vẫn rất khó xác định lỗi lên do có nhiều biển chỉ dẫn trùng hướng, chưa kể những biển báo đi ngược chiều xuất hiện gây khó khăn cho người sử dụng. Nhiều người đứng trước biển chỉ dẫn vẫn không thể phân biệt hướng đi nên phải nhờ đến trợ giúp của bảo vệ hầm.

20

Page 21: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

2.2)Hầm bộ hành dọc tuyến đường vành đai 3

Hình 2.19: Hệ thống hầm dọc đường vành đai 3

Dọc tuyến có 17 hầm dành cho người đi bộ, được xây dựng bởi tổng công ty xây dựng Thăng Long – bộ giao thông vận tải, hiện nay đã bàn giao 13/17 hầm cho công ty TP Công trình Giao Thông 2 quản lý, các hầm này về cơ bản đều đảm bảo điều kiện dân sinh tuy vậy vẫn còn 4 hầm chưa được hoàn thiện để đưa vào sử dụng là các hầm H1, H2, H6, H8 và các hầm từ H13 đến H17 đã được bàn giao tuy nhiên chưa được đưa vào sử dụng.

2.2.1) Các hầm đã đưa vào sử dụngCác hầm được thiết kế tương tự nhau, với các kính thước rộng 4m, cao 2,2m, sâu 4m gồm các hạng mục thoát nước, chiếu sáng, thông gió.Phía bên trên hầm có hai loại cổng vào hầm

Hình 2.20: Không gian bên trong hầm H7

21

Page 22: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Hầm được thiết kế dành riêng cho người đi bộ, sàn lát nền đá hoa, hai bên tường ốp đá men kính, trân sơn trằng, tuy làm sáng không gian bên trong hầm nhưng gạch men kính phản chiếu ánh sáng của các bóng đèn gây cảm giác chói cho người đi trong hầm.

Hầm được thông gió bởi một quạt thông gió đặt tại giữa hầm, rãnh thoát nước rông khoảng 20cm, sâu 5cm đặt dọc hai bên mép tường, dốc cao từ giữa hầm nghiêng về hai bên cửa hầm, tại đây bố trí rãnh thoát nước, nước được đưa vào bể chứa dưới cửa ra và bơm ra ngoài bởi máy bơm đặt tại phòng 2 bên đầu hầm.

Hình 2.21: Rãnh thoát nước dọc và ngang hầm

Hình 2.22: Nơi đặt máy bơm cũng là nơi để đồ của nhân viên bảo vệ, lao công

22

Page 23: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Tuy vậy hệ thống máy bơm vẫn chưa hoạt động tốt, vẫn sảy ra tình trạng ngập lụt trong hầm khi có những trận mưa lớn liên tiếp, điển hình trong tháng 8 mưa lớn hai ngày liên tiếp khiến ít nhất 3 hầm rơi vào tình trạng ngập, gây khó khăn cho người đi lại

Hình 2.23: Ngập lụt trong hầm bộ hành

Chiếu sáng trong hầm trước đây sử dụng bóng đèn huỳnh quang, đang được chuyển dần sang loại bóng mới

Hình 2.24: Bóng đèn sử dụng chiếu sáng trong hầm

23

Page 24: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Bóng đèn bố trí dọc hành lang hai bền hầm, cửa hầm sử dụng kính nên ánh không gây khó chịu , tuy nhiên những bóng đèn trong hầm này có độ chói lớn, gây khó chịu khi bước xuống hầm

Hình 2.25: Chiếu sáng trong hầm gây lóa mắt

Mỗi hầm bố trí 3 nhân viên bảo vệ kiêm nhân viên vệ sinh, luân phiên trực 24/24 chia làm 3 ca, hầm được quét dọn thường xuyên nên trong hầm khá sạch sẽ. Vì chỉ có một hướng đi nên người đi bộ dễ dàng nhận biết hướng, không khó khăn như tại hầm Ngã Tư Sở.Bên trong hầm thông thoáng sạch sẽ như vậy nhưng phía trên hầm tương tự như các hầm tại Ngã Tư Sở hay Kim Liên,một số cửa hầm cũng bị chiếm dụng làm nơi buôn bán, để xe, xung quanh hầm là điểm tụ phế liệu, … làm mất mỹ quan đô thị, cản trở người đi lại

Hình 2.26:Cửa hầm làm nơi bán trà đá, để vật liệu xây dựng, tập trung phế liệu tại hầm H10

24

Page 25: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Hình 2.27: Cửa hầm là nơi bán trà đá tại hầm H3Việc buôn bán tại các cửa hầm làm cản trở người đi bộ ra vào hầm, cần có những biện pháp để giải quyết dứt điểm tình trạng này.

2.2.2) Các hầm chưa đưa vào sử dụng:Các hầm từ H13 đến H17 mặc dù đã được đơn vị thi công bàn giao tuy nhiên đến nay vẫn chưa được đưa vào sử dụng:

Hình 2.28:Hầm H14 trở thành nơi bán mũ bảo hiểm

Lí do cơ bản khiến các hầm trên đoạn đường Nguyễn Xiển chưa được đưa vào hoạt động chủ yếu do lưu lượng người qua đường thấp, khu vực này rất ít hộ dân sinh sống, thực tế không nhất thiết phải bố trí hầm tại khu vực này.

25

Page 26: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Hầm H1 vẫn chưa được đơn vị thi công hoàn thiện, trở thành nơi đổ rác của những hộ dân xung quanh, bốc mùi rất khó chịu khi đến gần:

Hình 2.29: Hầm H1Phần mái che mới được hoàn thiện không lâu, bên trong hầm đủ thứ rác do người dân vứt xuống, Hầm H2 đến nay mới đang được hoàn thiện để đưa vào sử dụng, trước cửa hầm ngổn ngang vật liệu xây dựng:

Hình 2.30: Hầm H2 đang được hoàn thiện

26

Page 27: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Hầm H8 trong tình trạng ngập nước. không sử dụng được,

Hình 2.31: hầm H8Hầm không được sử dụng, gạch lát nền xung quanh nát vụn, cầu thang lên xuống hầm bụi bẩn, đổ đầy vật liệu xây dựng, trong hầm ngập nước nhưng vẫn chưa được đơn vị quản lý xử lý để có thể đưa vào sử dụng.

27

Page 28: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

2.3) Hầm bộ hành Kim Liên

Hình 2.32: Hầm Kim Liên

Được đưa vào sử dụng từ 27/4/2009 xây dựng bởi nhà thầu Taisey Nhật Bản, hầm gồm hai nhánh cắt ngang đường lê Duẩn, Giải Phóng, rộng 4m, dài 90,73m, cao 2,7m gồm các hạng mục chiếu sáng, thoát nước…Đây được đánh giá là một trong nhưng hầm bộ hành hiện đại của Việt Nam tuy nhiên việc quản lý hầm vẫn chưa thực sự tốt, tại cửa hầm sát với khu dân cư trên đường Lê Duẩn cửa hầm trở thành nơi để xe, treo biển quản cáo

Hình 2.33: Cửa hầm trở thành nơi treo biển quản cáo

Hầm được thiết kế cho người đi bộ và xe thô sơ tuy nhiên cảm giác đầu tiên từ trên cửa hầm đi xuống là cầu thang của hầm quá dốc và mùi khai nồng nặc tại cửa hầm.

28

Page 29: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

hình 2.34: Cửa vào hầm Kim Liên

Cửa hầm chia 2 làn lên và xuống, có bố trì làn ở giữa để dắt phương tiện thô sơ tuy nhiên nó lại quá dốc và trơn việc dắt xe xuốn hầm rất khó khăn.

Hình 2.35: Không gian trong hầm

Hầm sử dụng đèn ống huỳnh quang để chiếu sáng, bố bí thanh 3 hàng dọc hầm, trong cả hai hầm đều có những bóng đèn bị hỏng nhưng chưa được thay.Việc đảm bảo vệ sinh hầm chưa tốt, các cửa hầm trở thành nhà vệ sinh của người dân sinh sống, hoạt động quanh hầm, đi xuống càng sâu mùi khai càng nồng nặc khó chịu.Hầm sử dụng rãnh thoát nước một bên rộng 15cm, sâu 5cm, nước được rãnh đưa về phía cửa hầm vào trong bể chứa và được bơm lên cống phía trên hầm

29

Page 30: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Hình 2.36: Rãnh thoát nước trong hầm Kim Liên

Tuy nhiên thoát nước trong hầm cũng chưa được đảm bảo, nước bị đọng tại các cửa ra, hầm còn bị thấm nước từ trên xuống làm hoen ố tường, mất mỹ quan hầm, gây cảm giác khó chịu khi bước xuống hầm.

Hình 2.37: Nước bị rò rỉ tại cửa hầm

Không như các hầm đang được sử dụng khác bên trong hầm không có nhân viên bảo vệ hay vệ sinh túc trực, điều này làm cho người đi bộ qua hầm có cảm giác bất an, cũng là nguyên nhân khiến hầm có rất ít người qua lại, cộng thêm mùi khó chịu tại các cửa hầm nên thay vì đi qua hầm người dân vẫn chọn giải pháp băng qua đường.

30

Page 31: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Trên đây là khái quát hiện trạng tại các hầm khu vực nội đô, tuy việc nâng cao năng lực quản lý tại các hầm đã được chú trong hơn trước nhưng người dân vẫn chưa mặn mà với các hầm bộ hành này, thay vì sử dụng hầm để qua đường an toàn họ vẫn lựa chọn giải pháp bằng qua đường, có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh này tại tại hầm Ngã tư Sở vào đặc biệt là Hầm Kim Liên.

Hình 2.38: người đi bộ vi phạm tại khu vực Hầm Kim LiênCó thể kết luận một số nguyên nhân chính khiến người đi bộ vẫn chưa muốn sử dụng hầm hoặc sử dụng sai mục đich như sau:

+ Một phần nguyên nhân chính là ý thức của người tham gia giao thông+ Người dân không có địa điểm để phục vụ cho nhu cầu của họ+ Vị trí xây dựng hầm chưa hợp lý+ Việc quản lý không gian phía trên các hầm chưa được chặt chẽ, để sảy ra

tình trạng lấn chiếm để buôn bán, đặt biển quảng cáo, vật liệu xây dựng…+ Môi trường trong và ngoài hầm chưa đảm bảo, phía trên hầm nhếch nhác,

bên dưới bốc mùi khó chịu…+ Bên cạnh đó còn khá nhiều nguyên nhân khác như do thoát nước, chiếu sáng, an ninh trong hầm… Để đánh giá cụ thể hơn mức độ hiệu quả sử dụng và khai thác nhóm đã tiến

hành các cuộc khảo sát về lưu lượng, tác động của người đi bộ vi phạm đến giao thông, đánh giá của những người sử dụng về hệ thống hầm bộ hành tại khu vực hầm Kim Liên và hầm Ngã tư Sở. nội dung này sẽ được thể hiện cụ thể ở chương 3.

31

Page 32: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ HẦM NGƯỜI ĐI BỘ

1. Mở đầu Xã hội ngày càng phát triển việc xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật là điều tất yếu. Hầm cho người đi bộ cũng là một bộ phận trong hệ thống đó, việc xây dựng các hầm cho người đi bộ được tiến hành với mong muốn đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, an toàn cho các phương tiện lưu thông trên đường, tăng tốc độ lưu thông của các phương tiện cơ giới qua khu vực các nút giao cắt lớn. Nhưng sau một thời gian đưa vào sử dụng, tính tới thời điểm hiện tại hệ thống các hầm bộ hành đã được đưa vào xử dụng từ 7 – 10 năm tuy nhiên vẫn không đạt được hiệu quả như mong muốn, số người vi phạm không sử dụng tiếp tục tăng cao, nhiều trang thiết bị xuống cấp, thực trạng này đã kéo dài khá lâu nhưng vẫn chưa được cải thiện gây nên những thiệt hại to lớn về kinh tế không chỉ do việc không đạt hiệu quả khai thác mà những người đi bộ không chấp hành đúng luật sẽ gây cản trở giao thông, làm giảm tốc độ lưu thông. Để hiểu rõ hơn vấn đề này nhóm em đã tiến hành khảo sát thực trạng khai thác, sử dụng, và những tác động của người đi bộ đối với sự lưu thông của các phương tiện của hai hầm được đánh giá là những hầm hiện đại nhất thủ đô là hầm tại nút giao Ngã tư Sở và hầm bộ hành Kim Liên.

Hầm Ngã Tư Sở

Số liệu khảo sát được thể hiện tại bảng 3.1 và 3.2 Từ bảng số liệu có được biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng, khai thác hầm như sau:

CỬA A13%

CỬA B20%

CỬA C18%

CỬA D17%

KHÔNG SỬ DỤNG33%

CỬA A14%

CỬA B27%

CỬA C17%

CỬA D17%

KHÔNG SỬ DỤNG25%

Biểu đồ A Biểu đồ BChú thích: Biểu đồ A: đánh giá mức độ sử dụng hầm ngày bình thường trong tuần Biểu đồ B: mức độ sử dụng hầm ngày chủ nhật

Biểu đồ 3.1: hiệu quả sử dụng hầm bộ hành Ngã Tư Sở

32

Page 33: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Bảng 3.1: lưu lượng người đi bộ lưu thông qua nút giao Ngã Tư Sở ngày 19/12/2013Ngày khảo sát: thứ 5 ngày 19/12/2013

Người khảo sát: Ngô Tiến Khoa Âu Dương Đường Phạm Thanh Hữu.

THỜI GIAN

CỬA D CỬA A CỬA B CỬA C KHÔNGSỬ DỤNG

D1 D2 D3 A1 A2 A3 B1 B2 B3 C1 C2 C3

V R V R V R V R V R V R V R V R V R V R V R V RTS

TC

NG T

L

7h->8.30. 54 44 5 9 26 27

51 50 9 9 9 17

27

87 29 12

41 45 62 45

15

9 33

9 23

20

42 30

8.30-10.30

42 22 10

18

32 38

38 42 16

10

26

30

42

96 42 12

54 42 38 38

8 6 22

12

30

32

46 46

10.30-11.30

45 40 5 16

33 26

46 61 7 12

13

22

19

51 34 13

81 67 65 26

10

7 19

11

14

25

41 39

11.30-12.30

33 30 4 12

25 20

34 46 5 9 9 17

14

38 26 9 60 50 48 19

7 5 14

8 11

18

31 29

12.30-1.30

30 27 3 10

22 17

30 41 4 8 8 15

12

34 23 8 54 44 43 17

6 4 12

7 9 16

27 26

1.30-4-30 39 24 6 15

54 27

66 90 9 12

18

21

15

24 42 18

99 111

75 24

9 6 9 24

9 39

45 54

4.30- 7h 133

128

18

63

123

85

143

223

18

43

48

83

48

108

123

43

335

258

220

53

23

18

38

40

33

90

135 143

Chú thích: V: số người vào hầm R: số người ra khỏi hầm TS: số người đi bộ cắt ngang đường Tây sơn TC: số người đi bộ cắt ngang đường trường chinh NG T: số người đi bộ cắt ngang qua đường Nguyễn Trãi Láng: số người đi bộ cắt ngang qua đường láng

33

Page 34: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Để đánh giá chi tiết hơn chúng em tiến hành khảo sát lưu lượng người đi bộ vào ngày nghỉ:Bảng 3.2: lưu lượng người đi bộ lưu thông qua nút giao Ngã Tư Sở ngày 22/12/2013Ngày khảo sát: chủ nhật ngày 22/12/2013

Người khảo sát: Ngô Tiến Khoa Âu Dương Đường Phạm Thanh Hữu.

THỜI GIANCỬA D CỬA A CỬA B CỬA C KHÔNG

SỬ DỤNGD1 D2 D3 A1 A2 A3 B1 B2 B3 C1V R V R V R V R V R V R V R V R V R V R V R V R TS CT NG T LÁNG

7h-8.30 18 21 3 9 6 24 51 42 9 15 12 33 24 6 24 21 90 45 81 87 6 6 6 21 21 24 87 638.30-10.30 54 30 6 18 26 14 34 22 8 14 10 8 54 16 26 58 42 82 28 24 6 6 10 10 24 40 26 32

10.30-11.30 23 20 5 10 21 22 25 23 8 10 11 18 15 7 12 13 38 25 48 52 3 3 5 9 12 11 46 3911.30-12.30 17 15 4 8 15 17 18 17 6 8 8 13 11 5 9 9 28 18 36 39 2 2 3 7 9 8 34 2912.30-1.30 15 13 3 7 14 15 16 15 5 7 7 12 10 4 8 8 25 16 32 34 2 2 3 6 8 7 30 26

1.30-4.30 63 39 3 15 6 48 33 21 12 21 12 15 57 15 6 60 45 36 129

93 3 3 6 9 15 30 108 48

4.30-7h 85 63 20 35 93 70 38 45 23 25 35 33 33 23 18 28 38 48 103

113 3 5 13 10 25 13 83 88

Theo số liệu thống kê có đến 3345 người sử dụng hầm vào ngày bình thường trong tuần và có đến 2022 người sử dụng hầm vào ngày nghỉ, một số lượng khá lớn, trong đó mức độ sử dụng các cửa hầm được đánh giá theo biểu đồ đã được thể hiện ở trên.Có thể thấy mức độ sử dụng các cửa hầm khá đồng đều tuy nhiên số lượng người không sử dụng hầm, băng ngang qua đường còn chiếm tỉ lệ rất cao, 25% vào ngày thường, tương đương với 1103 người và 33% vào ngày nghỉ, tương đường với 986 người không sử dụng hầm nên có thể đánh giá hiệu quả sử dụng của hầm là chưa cao.

34

Page 35: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Hầm bộ hành Kim Liên:

Tiến hành khảo sát tương tự như hầm ngã tư sở chúng em thu được bảng số liệu:

Bảng 3.3: lưu lượng người đi bộ lưu thông qua nút giao Kim Liên

Ngày khảo sát: 9/01/2014Người khảo sát: Ngô Tiến Khoa Âu Dương Đường Phạm Thanh Hữu

THỜI GIAN

Hầm Giải Phóng Hầm Lê Duẩn

Sử DụngKhông

Sử DụngSử Dụng

Không Sử Dụng

7h->8.30. 81 60 17 518.30-10.30 60 82 15 36

10.30-11.30 63 46 11 4011.30-12.30 47 35 8 3012.30-1.30 42 31 9 261.30-4-30 60 108 16 364.30- 7h 178 130 28 113

Hầm Giải Phóng36%

Hầm Lê Duẩn7%

Không Sử Dụng56%

Biểu đồ3.2: đánh giá hiệu quả sử dụng hầm Kim LiênTa thấy mức độ sử dụng của hai nhánh hầm là khác nhau, người dân đa phần sử dụng hầm trên đường Giải Phóng vì phía này là khu vực dân cư sinh sống còn phía đường Lê Duẩn chí chiếm 7% người lưu thông qua nút, đa phần là học sinh, sinh viên của các trường đại học Bách Khoa, Xây Xựng…

35

Page 36: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Trong 12h khảo sát có 1459 người lưu thông qua nút tương đương với 122 người/giờ trong đó số người sử dụng hầm để sang đường là 635 người tương đương với 43% , số người không sử dụng hầm lên đến 824 người, chiếm 57% số người qua đường số liệu này phản ánh thực chất hiệu quả sử dụng của hầm Kim Liên, được đánh giá là một trong những hầm đi bộ hiện đài của cả nước nhưng chỉ đáp ứng được chưa đầy 50% người đi bộ, mặc dù bên trên hầm đã bố trí hệ thống loa phát thanh tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân, nhưng với chất lượng quản lý chưa được tốt, tạo nên ác cảm khiến người dân không hứng thú với việc đi xuống hầm.Thiệt hại về kinh tế do thực trạng này gây ra là rất lớn, ta có thể tính sơ bộ được với số vốn đầu tư ban đầu là 3 triệu usd cho 19 hầm trong khu vực nội đô thì mỗi năm chỉ tính riêng tổn thất do những hao phí cơ bản như sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng, chi phí duy tu bảo dưỡng, chi phí quản lý 3,6 tỉ đồng/năm, chưa kể thiệt hại về kinh tế do hao phí thời gian lưu thông của các phương tiệndo người đi bộ gây cản trở giao thông.

Hình 3.3: Người đi bộ gây cản trở giao thông.Tiến hành khảo sát tại khu vực hầm Ngã tư Sở và hầm Kim Liên vào giờ cao điểm thì trung bình để người đi bộ có thể sang băng ngang qua đường khi không sử dụng hầm sẽ mất khoảng 21s – 34s, trong khoảng thời gian này họ gây cản trở, giảm tốc độ từ 8 – 12 phương tiện, khiến thời gian lưu thông của mỗi phương tiện tăng thêm từ 1s đến 2s như vậy khi với khoảng 400 người đi bộ băng ngay qua đường không sử dụng hầm bộ hành thì vào giờ cao điểm (4.30-7h) tại khu vực hầm Ngã tư sở (theo số liệu khảo sát bên trên) thì trung bình sẽ làm hao phí khoảng 1,67h của các phương tiện tham gia giao thông, với mức thu nhập bình quân đầu người 52,3 (năm 2013 của tp Hà Nội) thì trong khoảng thời gian này sẽ làm hao phí khoảng 10.000đ. đây là con số không phải lớn nhưng khi mà không phải chỉ trong vòng từ

36

Page 37: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

4.30 – 7h, không phải chỉ tại khu vực hầm Ngã tư Sở thì con số này sẽ không còn là nhỏ nữa.Ta có thể thấy được những thiệt hại của việc khai thác không hiệu quả của hệ thống hầm bộ hành lớn như thế nào. Để đánh giá rõ hơn nguyên nhân dẫn đến thực trạng khai thác không hiệu quả của các hầm hiện nay nhóm em đã tiến hành phỏng vấn với những người lưu thông qua khu vực nút giao Ngã Tư Sở, bao gồm cả những người sử dụng và những người không sử dụng hầm để sang đường theo mẫu khảo sát:

37

Page 38: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC HẦM BỘ HÀNH KHU VỰC NỘI ĐÔ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện: Nhóm sinh viên lớp CTGTCC-k51 đại học Giao Thông Vận Tải HÀ Nội.

Đối tượng khảo sát: Người sử dụng hầm bộ hành (từ 16 tuổi trở lên)

PHẦN I: Thông tin cá nhân người tra lời phiếu:

1.1) Họ tên người trả lời phiếu: …………………………………………………………

1.2) Tuổi: A: 16 - 20 B: 21 - 35 C: 36-60 D: >60

1.3) Nghề nghiệp: A: học sinh, sinh viên B: công nhân viên chức

C: lao động tự do D: nghỉ hưu

PHẦN II: Mức độ sử dụng hầm:

A: thường xuyên B: ít sử dụng C: rất ít sử dụng

PHẦN III: Đánh giá chung sau lần sử dụng hầm lần đầu tiên:

3.1) Đánh giá về cơ sở hạ tầng, vật chất của hầm: (chiếu sáng, hệ thống cửa ra vào, biển chỉ dẫn, thoát nước…)

A: Đã hợp lý B: chưa hợp lý

Điểm chưa hợp lý:..........................................................................................................................

3.2) Bạn thấy không gian trong hầm thế nào? ( có sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, không khí có ngột ngạt khó thở?)

A: đảm bảo B: chưa đảm bảo

3.3) Đi trong hầm bạn có cảm thấy an toàn?

A: rất an toàn B: không an toàn lắm C: không an toàn

3.4) Lần đầu tiên sử dụng hầm bạn có dễ dàng tìm được lối ra?

A: dễ dàng B: khó khăn

3.5) Bạn thấy biển chỉ dẫn trong hầm có dễ hiểu, dễ sử dụng?

A: rất dễ B: bình thường C: không

38

Page 39: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

3.6) Việc bố trí 3 cửa ra một chỗ có gây khó khăn khi bạn tìm lối ra?

A: có B: không

PHẦN IV: Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hầm:

4.1) Theo bạn có cần thiết kế, bố trí lại hệ thống biển chỉ dẫn?

A: có B: không

4.2) Theo bạn có nên bắt buộc tất cả mọi người phải sử dụng hầm để đi sang đường?

A: có B: không

4.3) bạn cảm thấy thế nào nếu trong hầm có bố trí thêm các công trình khác như bảo tàng, khu trưng bày hay các gian hàng…?

A: Thú vị B: Không khác biệt C: Không thích

4.4) bạn thấy không gian phía trên, xung quanh hầm có cần cải tạo?

A: cần thiết B: không cần thiết

PHẦN V: Góp ý biện pháp để sử dụng hầm được hiệu quả hơn, có thể thu hút người đi bộ sử dụng hầm:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Kết quả khảo sát:

Phần IPhần

II Phần III Phần IVCâu hỏi 1.2 1.3 2.1 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 4.1 4.2 4.3 4.4A 13 21 34 29 33 44 17 11 31 32 43 21 27B 17 24 13 21 17 6 33 12 19 18 7 17 23C 14 7 3 - - 0 - 27 - - - 12 -D 6 8 - - - - - - - - - - -

39

Page 40: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

40

Page 41: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Có thể thấy độ tuổi sử dụng hầm là khá đa dạng, ở mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp với các mức độ sử dụng hầm là khác nhau, hầu hết là học sinh, sinh viên, viên chức. Họ không chỉ sử dụng hầm để sang đường mà còn dùng nó làm nơi tập thể dục, đi dạo… Khi được hỏi cảm giác lần đầu khi sử dụng hầm đa phần mọi người khi sử dụng hầm lần đầu đều có cảm giác khá thoải mái, an ninh đảm bảo, chiếu sáng khá tốt tuy nhiên hệ thống biển chỉ dẫn chưa được rõ ràng, mỗi lối vào, ra có 3 cửa nên việc xác định lối ra với nhiều người lần đầu xuống hầm là khá khó khăn. Trong quá trình khảo sát bắt gặp khá nhiều hình ảnh người sau khi đi một vòng vẫn không tìm được lối ra, họ trở về chỗ ban đầu và băng ngang qua đường. Việc không bố trí hệ thống thông gió khiến những ngày trời oi bức làm cho không khí trong hầm khá ngột ngạt. Hệ thống chiếu sáng vẫn chưa được quan tâm thay thế, sửa chữa, có khá nhiều bóng đèn hỏng những chưa được thay thế. Cầu thang quá dốc, bậc cầu thang quá dài khiến việc lên xuống hầm thực sự không thoải mái, hầm có thiết kế cho những người khuyến tật sử dụng xe lăn có thể đi xuống nhưng với độ dốc cửa hầm như vậy việc đi xuống là không thể. Trên đây là một vài điểm mà khiến cho 21/50 người được khảo sát, chiếm tới 42% người sử dụng hầm cho rằng hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật của hầm chưa thực sự hợp lý. Khi hỏi về không gian bên trên và trong hầm thì 27/50 người được hỏi cho rằng cần có những thay đổi với không gian trên hầm, vì tại các cửa hầm bị lấn chiếm làm bãi để xe, buôn bán trà đá, trưng bày hàng hóa…, không gian trong hầm nên có những thiết kế giúp tăng thêm chức năng của hầm như bố trí các kiot bán hàng, trang trí hầm để hầm không bị đơn điệu. Từ những số liệu trên ta thấy việc bức thiết lúc này là đưa ra được những giải pháp thiết thực vs hiệu quả, có thể sớm được vận dụng và triển khai. Từ yêu cầu đó thông qua đề tài này chúng em xin đưa ra một vài biện pháp có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác hầm bộ hành như sau:

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác hầm bộ hành khu vực nội đô.Các giải pháp đưa ra được nghiên cứu trên vấn đề kinh tế nhất, ít ảnh hưởng tới môi trường, có được lợi ích lớn nhất cho chi phí khai thác, quản lý, phục vụ xã hội và quan trọng hơn hết là bám sát thực tế các hầm tại Hà Nội. Có 2 nhóm giải pháp chính là giải pháp chung và giải pháp cụ thể với từng hầm.

2.1 Giải pháp chung.Hạn chế chính như đã phân tích rất kỹ trong chương III, nguyên nhân chủ yếu là hệ thống hầm trong nội đô Hà Nội chưa nhận được sự bảo dưỡng quan tâm đúng mức. Vấn đề quản lý còn lỏng lẻo, chất lượng hầm chưa thuyết phục, khiến cho một công

41

Page 42: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

trình nhiều chục tỷ đồng luôn trong tình trạng “ế “ khách. Theo những dòng nguyên nhân đó, các giải pháp được đề ra theo các hướng khác phục sau:

+ Giải pháp kỹ thuật.+ Giải pháp quản lý.+ Giải pháp thu hút người sử dụng, hạn chế người vi phạm.

2.1.1 Giải pháp kỹ thuật.Thực tế nhiều hầm gặp những lỗi từ rất lớn tới rất nhỏ về thiết kế, thi công. Các thiết kế không những không đạt tiêu chuẩn thực dụng mà còn không có mối tương quan thẩm mỹ. Cách khắc phục chi tiết như sau:

1.Hầm tại nội đô Hà Nội hiện trạng đang xuống cấp trầm trọng:Xuống cấp và thậm chí có hầm không sử dụng được (hầm H4 và H8) trên dọc tuyến Phạm Hùng) là thực tế Hầm tại nội đô Hà nội. Tại sao tình trạng như vậy vẫn tiếp tục diễn ra và biện pháp khắc phục? Việc đầu tiên là phải gán trách nhiệm tới các cơ quan, tổ chức có liên quan trách nhiệm đối với công trình hư hỏng (nhà thầu thi công, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát,…). Để từ đó, họ phải có trách nhiệm là kiểm tra, khảo sát lại, đưa ra nhưng biện pháp xử lý sớm nhất, tránh tình trạng hư hỏng thêm, không giải quyết được nữa.Giải pháp kỹ thuật: Với hệ thống hầm cho người đi bộ không sử dụng do nước ngập, cần bơm nước ra ngoài, dọn sạch trong lòng hầm, dùng biện pháp chuyên môn xử lý vết nứt, xử lý thấm nước dọc hầm. Đồng thời sửa chữa lại tất cả hệ thống điện, nước của hầm. Với hư hỏng nhỏ cần sửa chữa như: lát lại nền, sơn sửa lại tường bong tróc. Nhiều chi tiết lỗi, chưa tạo được cho người đi bộ có cảm giác thoải mái tiện dụng nhất như bậc thang không phù hợp với bước chân, độ dốc còn quá lớn, chiếu sáng còn chưa hợp lý, nhiều chỗ phân bố không đủ, nhiều nơi lại quá lãng phí. Để khắc phục lỗi này cần tính toán, nghiên cứu lại để có những biện pháp sửa chữa phù hợp với lỗi đó. (cần phân tích thêm và cụ thể: không khí, hệ thống nước thải,…)Đánh giá phương pháp: việc tạo ra một phương tiện tốt, đầu tiên phương tiện đó phải đáp ứng các nhu cầu tối thiết yếu cho người sử dụng. Hầm bộ hành cũng vậy: mọi thiết bị, mặt bằng, hệ thống liên quan phải chất lượng, rõ ràng, sử dụng dễ dàng. Trong buổi đi thực tế tại các hầm dọc đường Phạm Hùng, nhóm đã có buổi phỏng vấn nhỏ, và có phần thất vọng khi hỏi 1 người phụ nữ trung tuổi khi đang đi qua dải phân cách: “ Tại hầm trông nhếch nhác quá! Cô không muốn đi qua.” Đây là sự thật đáng buồn. Ai cũng để ý tới bề ngoài trước khi đánh giá kỹ một thứ gì. Do vậy việc sửa chữa, cải tạo dù nhỏ cũng là việc quan trọng hàng đầu trước khi tiếp tục khai thác. Yêu cầu việc sửa chữa cần đúng thiết kế nguyên bản, quan tâm hơn nữa tới chất lượng, tính thẩm mỹ của các chi tiết.

42

Page 43: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

2.Hầm chưa hợp lý về vị trí khai thác:Trong quá trình xây dựng, người thiết kế có quy hoạch vị trí đặt hầm cho phù hợp với điều kiện thi công, xã hội, và đặc biệt đặc tính đi lại của người đi bộ. Đặc tính đó là người đi bộ chỉ đi được 100 tới 200 m để tới được vị trí nơi có hầm. Chính vì vậy hầm tại vành đai 3 hiện nay có khoảng cách nhau khá đều, thường rơi vào 400 tới 500m. Tuy nhiên xã hội ngày nay phát triển không ngừng, ngày càng nhiều những khu giải trí lớn mọc lên, những khu vui chơi, khu đô thị hay cả những khu dân cư tập chung, điều này làm gia tăng số lượng người đi qua đường tập trung, cục bộ tại 1 ví trí, vị trí này cách 1 khoảng cách khá xa với hầm ( ví dụ ảnh). Với số lượng người lớn như vậy thì không tránh khỏi tình trạng sẽ có người băng qua đường mà không sử dụng hầm. Việc xây mới lại hầm, hoặc di chuyển hầm là hoàn toàn không khả thi, vì chi phí quá lớn, ảnh hưởng tới các công trình lân cận. Xây dựng thêm cầu vượt qua đường tại những vị trí này là không thể do có đường vành đai III phía trên. Do vậy biện pháp hiệu quả nhất là làm hầm trở lên dễ nhận biết, để người đi bộ đoán được khoảng cách tới hầm. Người dân ta nói chung không đi tới địa điểm khi chưa biết khoảng cách vì nghĩ nó xa. Biện pháp đưa ra như sau:

Sử dụng hệ thống biển báo chỉ dẫn tới hầm từ xa: thực tế tất cả các hầm hiện có đều có biển chỉ dẫn xuống hầm, nhưng thường đặt cách hầm khoảng 3 tới 5 mét, còn với khoảng cách >100 m thì không hầm nào có chú thích dẫn tới. Điều này thực sự là 1 trở ngại lớn, ví dụ với 1 người lần đầu tiên vào thành phố hoặc chưa quen đường nơi tồn tại hầm thì chắc chắn họ sẽ băng qua đường. Bổ sung các biển chỉ dẫn là điều nên làm ngay, vì có như vậy mới để người đi bộ dễ dàng tiếp cận hầm,… (hình vẽ). Biển chỉ dẫn có thể bố trí bằng hệ thống các cột biển báo, có chú thích tên hầm, khoảng cách tới hầm, kèm hình vẽ, số liệu minh họa. Biển báo bố trí dưới nền gạch vỉa hè bằng cách sử dụng màu gạch khác, sơn trực tiếp nên vỉa hè hoặc sử dụng biển chỉ dẫn bằng đèn LED nhấp nháy chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.Đánh giá hiệu quả phương pháp: thực dụng và chắc chắn đem lại hiệu quả cao. Sử dụng phương pháp này tạo được tính dễ dàng tiếp cận hầm . Chi phí đầu tiên nhỏ, ảnh hưởng tới xã hội không đáng kể( không lấn chiếm, che chắn mất vỉa hè,….)

43

Page 44: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Hình 3.4: Ví dụ biển báo chỉ dẫn người đi tới nơi có hầm đi bộ

Xây dựng kiến trúc hầm, thẩm mỹ hầm có đặc trưng dễ nhận biết từ xa. 17 hầm tại vành đai III chỉ có hai kiểu mái chủ yếu là mái hình chữ nhật và mái cong, rất đơn điệu. Trong khi đó, màu sơn tường, màu gạch lát, màu mái che không có gì nổi bật, bị lẫn vào với màu nhà dân xung quanh, màu của đường phố. Bên cạnh đó một thực tại phổ biến ở Hà Nội hàng quán vỉa hè rất nhiều, che chắn và làm hẹp đi tầm nhìn tới hầm. Muốn người đi bộ phát hiện ngay ra hầm, ngoài sử dụng biển báo thì cần thiết kế cửa hầm và những bộ phận ngoài hầm dễ nhận biết: trang trí bên ngoài hầm, sơn màu tường nổi bật, có những cây leo bên ngoài hay mái hầm có kiến trúc độc đáo sẽ rất thu hút ánh mắt của người sử dụng.

Ví dụ thiết kế tiêu biểu: vật liệu composit với tính tạo hình kết hợp khung thép đang được sử dụng ngày càng nhiều để làm đẹp cho các cửa hàng, hay các công trình cao tầng. Chúng ta sử dụng vật liệu này vào thiết kế mái che. Thiết kế mái cong lượn hình sóng, hoặc mái vát chắc chắn chi phí không cao như việc sử dụng mái kính phía trên hầm vành đai 3, và không dễ hỏng như mái bằng nhựa như hầm Ngã Tư Sở. Tường nên lát loại gạch lau chùi dễ dàng, có ánh sáng, vừa dễ nhận biết vừa đảm bảo an toàn giao thông. Việc sử dụng sứ để lát ngoài cũng rất hợp lý cho yêu cầu nhận biết. Nếu tường được chát xi măng và sơn ngoài, thì việc lựa chọn sơn cũng phải khó bắt bụi và thuận tiện cho việc lau dọn. Tổng thể bên ngoài hầm cũng nên có sự cân nhắc: nên thiết kế ít nhất cũng có kiểu thiết kế khác với màu sắc, kiểu cách các nhà dân xung quanh. Mái hầm Ngã Tư Sở có mầu xanh mà xung quanh đó có rất nhiều biển hiệu cửa hàng, cây cối màu xanh, nên cần sửa chữa màu khác là việc nên làm.

44

Page 45: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Đánh giá phương pháp: đơn giản, dễ dàng thực hiện, thi công, có tính kinh tế mà hiệu quả đem lại không hề nhỏ.

Hình 3.5: Một cửa hầm có kiến trúc rất dễ nhận biết

Tạo điểm nhấn về thiết kế, tạo ra những đặc trưng riêng mà chỉ hầm mới có kiến trúc như vậy để từ đó người dùng có thể phán đoán được vị trí hầm. Sử dụng 1 loại cây đặc biệt, có tán rộng trồng gần hầm, bố trí hệ thống đèn trên mái hầm tạo sự khác lạ về đêm. Như ở Trung Quốc, họ rất coi trọng yếu tố truyền thống: bạn có thể nhìn các công trình của họ như cầu, đường, trạm thu phí, ngay cả giải phân cách và biết được mình đang ở trung quốc chứ không ở đâu khác. Vậy tại sao không áp dụng các các yếu tố có tính đặc trưng lên các kiến trúc này.

Đánh giá phương pháp: phương pháp này tuy không thiết thực vào thời điểm hiện tại do chúng ta vẫn còn yêu cầu cao về tính thực dụng song về lâu dài chắc chắn đạt được hiệu quả, chú ý và gây thiện cảm với người sử dụng

45

Page 46: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Hình 3.6: Hầm với trang trí khác lạ, tạo ấn tượng ban đầu 3.Thiết kế hầm càng đơn giản càng hiệu quả:

Hầm phải dễ hiểu, dễ sử dụng, phù hợp với nhiều đối tượng, rút ngắn tối đa khoảng thời gian sử dụng hầm, tăng tốc cho xe đạp đi trong hầm,….. Nước ta còn nghèo, chậm phát triển so với các nước khác khá lâu, dân trí còn thấp nên việc sử dụng hệ thống biển báo chỉ dẫn phức tạp là điểm tối kỵ, tuy nhiên thực tế lại vậy:

Tại hầm Ngã Tư Sở biển báo bố trí phía trên, trên tường cạnh lối ra vào, các đường viết rất khó hiểu (hình vẽ minh họa). Bố trí lại biển báo một cách có khoa học, hợp lý, có thể sử dụng ký hiệu xen lẫn với chữ. Xây mới hoặc tu sửa hầm thì cần tuân theo nguyên tắc đơn giản không cầu kỳ hoa mỹ. Hầm Ngã Tư Sở có tới 3 cửa cho mỗi ¼ ngã tư thì thật lãng phí .Cần phối hợp nhuần nhuyễn giữa đặc tính kỹ thuật (chỉ dẫn, bộ phận chi tiết ), môi trường xung quanh để có thể tạo ra hầm đơn giản dễ sử dụng nhất có thể. Bên cạnh đó hầm phải phù hợp với tất cả các đối tượng. Người già họ mắt kém, đọc chữ là rất khó, do vậy muốn họ phân biệt được cửa ra ta có thể sử dụng hệ thống đèn màu riêng biệt ở các cửa, chỉ cần được trợ giúp 1 lần là họ sẽ nhớ. Trẻ em thì tính phân tích còn ít, sử dụng những ký hiệu hoạt hình tương tự ở các đầu cửa ra cũng là 1 gợi ý rất hay.

Hầm Ngã Tư Sở có tới 3 cửa cho mỗi ¼ ngã tư theo cách chỉ dẫn, chia đường riêng cho xe đạp, đường riêng lên xuống thì đúng nhưng xét theo khía cạnh kinh tế thì thật lãng phí và quan trọng là gây khó khăn cho người sử dụng. Theo như cách làm của riêng nhóm: bố trí ¼ ngã tư gồm có 1 cửa. Tên của cửa sẽ là tên của 2 giao lộ ( cửa Nguyễn Trãi- Láng, cửa Trường Chinh – Tây Sơn,…). Mỗi cửa sẽ gồm 2 đường lên xuống, độ dốc đủ cho xe đạp, đủ rộng

46

Page 47: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Đánh giá hiệu quả phương pháp: việc thiết kế đơn giản không phải làm đơn điệu Hầm mà là làm hầm trở lên dễ sử dụng hơn. Khi thi công nâng cấp hay làm mới cần áp dụng yêu cầu này

Hình 3.7: Biển rất gọn gàng và dễ hiểu4.Sử dụng thêm các thiết bị hỗ trợ:

Tiến kịp với đà phát triển chung thế giới, đồng thời khảo sát sự phù hợp với đặc điểm xã hội Việt Nam, ta có thể lắp đặt thêm các cơ sở hạ tầng làm tăng tính tiện nghi cho

Hầm. Cầu thăng cuộn đã được sử dụng rất nhiều ở các nước trên thế giới, có thể chi phí đầu vào và bảo dưỡng khai thác lớn, tuy nhiên hiệu quả của nó mang lại là tương đồng:

khuyến khích người sử dụng, giảm thời gian đi lại trong hầm, góp phần làm hiện đại văn minh thêm cho hầm,…. Khi đi nhiều hầm như Hầm Kim Liên và Ngã Tư Sở thì

nhiều người sẽ có cảm giác khó chịu bởi ô nhiễm không khí, hay khó thở hơn so với đi bên ngoài. Bố trí thêm các hệ thống điều hòa không khí, thông thoáng không khí trong

hầm.

Hình 3.8 Sử dụng cầu thang cuộn

47

Page 48: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

2.1.2 Giải pháp quản lý, thu hút người xuống hầm, hạn chế người vi phạm.Với thực trạng người không sử dụng hầm quá lớn như hiện nay, mặc dù nhà nước ta đã đầu tư 1 số tiền quá lớn để xây dựng, nâng cấp nhưng tình trạng đó vẫn không tiến triển theo hướng tốt. Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng như vậy? Liệu phải chăng dân trí nước ta thấp? Không phải, dân trí không có lỗi trong tình huống này, dân trí phụ thuộc vào rất nhiều thứ, vào thời gian. Hay do người ta không thích sử dụng! Cũng không phải là người ta không thích mà là nó chưa đáp ứng cái người đi bộ muốn, thỏa mãn nhu cầu của họ, cái tiện dụng mà họ đáng được hưởng. Như vậy chúng ta phải có cách thỏa mãn họ, một mặt phải quản lý tốt, một mặt phải phải làm cho việc sử dụng hầm thành một thói quen. Đó mới là cách thay đổi nhanh nhất và toàn vẹn nhất. Nếu bỏ qua yếu tố kĩ thuật thì yếu tố quan trọng thứ 2 được xét tới để nâng cao chất lượng quản lý chính là quản lý, thu hút người đi bộ. Biện pháp chi tiết được đưa ra là:

1. Biện pháp quản lý

Hầm đi bộ có ưu điểm rất lớn trong việc bảo vệ cảnh quan, làm đẹp thêm không gian đô thị, vì nó không lấy đi khoảng không gian phía trên như cầu vượt. Tuy nhiên chính ưu điểm này lại tạo ra nhược điểm trong quá trình khai thác, bảo dưỡng. Hầm hút gió từ mặt đất, kéo theo bụi bẩn xuống hầm, trời mưa, nước hắt và chảy vào trong hầm, gây ra tình trạng ẩm mốc, làm xấu cảnh quan trong hầm. Thực trạng còn cho thấy hầm Kim Liên còn bốc mùi khai khó chịu ( do ý thức 1 vào cá nhân rất kém khi sử dụng hầm, và cả những bắc lái xe ôm phía trên gây ra). Do vậy việc bảo dưỡng cực kỳ quan trọng, công việc này sẽ diễn ra theo chu kỳ và bao gồm:

Vệ sinh, quét dọn: nên thực hiện ngày/ lần, và mỗi hầm cần ít nhất 1 người lao công thực hiện công việc này thường xuyên và đều đặn. Đồng thời dưới hầm cần bố trí thùng rác có chú thích không vứt rác bừa bãi, để hạn chế việc dọn dẹp.

Vệ sinh quét dọn lớn: thực hiện 1 lần/tuần, sử dụng nhiều nhân công hơn phụ thuộc kích thước hầm. Công việc bao gồm: lau dọn sử dụng nước, chất tẩy rửa chuyên dụng để lau tường, lau sàn gạch nhằm lau sạch các chật bẩn khó quét được, hay lau mái tường, mái che hầm bên ngoài mà tần suất vệ sinh ít.

48

Page 49: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Hình 3.9: Dọn vệ sinh

Quản lý tiện nghi hầm: thường xuyên có người kiểm tra, sửa chữa lỗi hay gặp phải trong hầm như thay bóng đèn hỏng, sơn sửa chát lại tường vỡ, tường bẩn, lát lại gạch bị vỡ, kiểm tra hệ thống máy bơm điện, hệ thống điện, hệ thống thoát nước trong hầm cần sửa ngay khi bắt gặp lỗi.

An ninh trong hầm là 1 vấn đề cực kì quan trọng. đây là nguyên nhân lớn khiến hầm thường bị bỏ quên hơn so với cầu vượt, bởi người tham gia dễ sợ cảm giác đi bộ một mình dưới hầm: nơi mà hay xảy ra các tệ nạn, ma túy trộm cắp, trêu ghẹo… Mỗi hầm cần phải bố trí từ 1 tới 2 nhân viên bảo vệ tùy thuộc kích thước. Có các biện pháp cảnh báo răn đe các đối tượng có ý định hoặc đã thực hiện trong và trên hầm. Lắp camera theo dõi các vị trí trong hầm, cử người quan sát phát hiện sai phạm để có thể kịp thời giải quyết.

Có biện pháp quản lý gắn chặt trách nhiệm bảo vệ hầm với người dân xung quanh hầm. Nên có các chế tài thuận lợi cho người dân để họ gián tiếp bảo vệ hầm như quét dọn xung quanh cửa hầm, ngăn chặn các hành vi phá hoại hầm, làm xấu hầm. Biện pháp phù hợp hay không phụ thuộc vào người quản lý hầm vì thực chất việc xây dựng hầm tại vị trí vỉa hè đã gây khó khăn rất nhiều tới viêc buôn bán, sinh hoạt của họ. Một vài ý kiến được tham khảo như vận động, cho phép họ được mở các của hàng, dịch vụ hợp pháp. Việc này có tác dụng rất lớn: họ sẽ chủ động dọn sạch sẽ xung quanh chỗ họ buôn bán, ngăn ngừa trực tiếp hành vi xấu, …. Cửa hàng dịch vụ có thể là quán nước, quán buôn bán nhỏ, lại có tác dụng phục vụ khách đi lại hầm. Nhưng yêu cầu bắt buộc với các dịch vụ này là vệ sinh, trật tự và an ninh.

49

Page 50: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Đánh giá hiệu quả phương pháp: yêu cầu tương đồng với việc nâng cấp tu sửa, cần luôn duy trì trạng thái chất lượng phục vụ, độ an toàn tốt nhất. Hiệu quả là rất cao phụ thuộc vào trách nhiệm tổ chức, cá nhân có liên quan. Cũng nên có các điều bổ sung nhằm khuyến khích các đối tượng không liên quan tới công tác khai thác để phát huy tinh thần bảo vệ công trình công cộng.

2. Biện pháp thu hút người đi lại Tạo thành thói quen tốt không khó, nhưng duy trì thói quen đó mới quan trọng. người đi bộ rất dễ phạm luật, họ có thể băng qua đường ở bất kỳ vị trí nào ngay cả khi không có việc gấp. Muốn họ chấp hành nghiêm chỉnh thì cách đầu tiên được nói tới đó là tạo hứng thú cho người đi bộ. Luôn luôn làm mới không gian hầm, khiến họ luôn thấy vui vẻ khi đi vào trong hầm, để họ nhận ra việc đi đúng luật, sử dụng hầm hay bất kỳ công trình giao thông nào khác là 1 điều tự nhiên.

Con người luôn muốn tìm hiểu thông tin mọi lúc mọi nơi, yêu cầu sự mới mẻ, do vậy làm mới hầm thường xuyên là rất cần thiết. Bằng việc sử dụng chất liệu tạo không gian hầm, hay có sự khác biệt đôi chút ở tính thẩm mỹ sẽ rất thu hút người tham gia:

Sử dụng hệ thống đèn trang trí: nên bố trí đèn song song hoặc xen kẽ với đèn chiếu sáng. Đèn trang trí có tác dụng làm nổi bật hầm, làm người đi bộ phát hiện ra hầm từ xa, đèn còn có tác dụng trong việc làm đẹp, tạo ra không khí ấm trong mùa đông với ánh đèn vàng hay mát mẻ trong mùa hè với ánh sáng trắng huỳnh quang. Đèn với màu theo thứ tự ánh sáng ấm tới lạnh và ngược lại hoặc đèn nhấp nháy được sử dụng rất nhiều tại các hầm ở nước ngoài. Đèn chiếu sáng gián tiếp, chiếu hắt lên tường với các hình thù như trái tim, trái cây, con vật,… vừa hạn chế sự chói do ánh đèn trực tiếp gây ra, mà mang tính nghệ thuật rất cao.

Hình 3.10: trang trí Hầm bằng đèn

50

Page 51: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Hình 3.11: Đèn trang trí

Hình 3.12: Đèn ánh sáng ấm chiếu về tối

51

Page 52: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Hình3.13: Đèn chiếu gián tiếp

Nhờ những vật liệu tạo hình tạo nên được nhưng hình khối đẹp mắt. Vật liệu được sử dụng có thể là composit, kim loại (sắt, thép,…) hoặc bìa cứng. Cửa được bố trí thành cổng chào với những chi tiết như cánh hoa, chữ chào đón, hoặc họa tiết nghệ thuật khác( …) tạo ngay được ấn tượng ban đầu. Các kiến trúc chạy theo chiều dài hầm như tòa nhà đẹp, biểu tượng chùa 1 cột, hoặc có thể loài vật linh vật như trâu,…. Bố trí giữa 2 làn người đi, hoặc làn phân cách người đi với xe đạp thì ít nhiều cũng tạo được sự mới lạ, giảm tính đơn điệu hiện tại.

Bức tranh hoặc họa tiết trang trí trên suốt chiều dài hầm: mở một cuộc thi, ở đó người tham gia sẽ phải tạo nên những bức tranh để treo hoặc vẽ trực tiếp lên tường đường hầm. Các tác phẩm đẹp sẽ được chọn và là hoàn toàn không tính phí cho người xem chính là người đang tham gia lưu thông tại hầm. Bức tranh còn thể hiện tốt giá trị văn hóa truyền thống của Hà Nội, tất cả là tạo được sự thích thú với người đi bộ. Sử dụng gốm sứ vào trang trí, giống như con đường gốm sứ tại Hà nội, tự gốm sứ đã nêu được lên những nét đẹp truyền thống dân tộc, thể hiện bằng những nét mô tả lại những công trình đẹp. Một ý tưởng rất hay là bắt đầu từ cửa A đi một vòng tới cửa BCD, ghép các hình ảnh liên tiếp thể hiện sự phát triển dọc theo chiều dài lịch sử: từ thời lập nước Văn Lang của các vua Hùng tới thời kì kháng chiến chống phong kiến, thực dân , đế quốc tới

52

Page 53: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

thời kì đổi mới, phát triển,… thì lúc đó hầm không còn là một công trình chỉ dành cho việc sang đường nữa mà còn là 1 công trình văn hóa.

Hình3.14: Sử dụng gốm sứ trong Hầm

53

Page 54: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Hình 3.15: Họa tiết đơn giản và đẹp

Hình 3.16: Các tác phẩm nghệ thuật theo dọc hầm

Nếu chiều rộng hầm đủ lớn có thể cho kinh doanh các cửa hàng buôn bán tạp hóa, cửa hàng café, quán phục vụ ăn nhanh….

Hình 3.17: Bố trí các ki cốt trong hầm

54

Page 55: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Ví dụ với hầm Ngã Tư Sở, theo bản vẽ thiết kế, trừ đi diện tích chân cầu vượt thì diện tích trống không được dùng rất lớn có thể tận dụng khoảng không gian tại khu vực giữa cửa C với cửa B và cửa A với cửa D lập các kiot như hình vẽ nhằm phục vụ việc kinh doanh bán hàng, hoặc bán văn hóa phẩm. Việc này vừa có tác dụng nâng cao anh ninh trong hầm , vừa tạo ra 1 khoản thu để phục vụ công tác quản lý, bảo dưỡng hầm . Tuy nhiên việc này khá khó, do đó cần khuyến khích các cá nhân, tiểu thương bằng cách miễn phí một thời gian thuê cửa hàng cho họ. Nếu hầm đủ rộng thì xây dựng 1 bảo tàng nhỏ, có các tác phẩm, hiện vật lịch sử nhằm giáo dục, tăng thêm tinh thần yêu nước,…với diện tích trong hầm theo như thời điểm thực tại thì có thể xử dụng các giá gỗ, có gương ngoài bảo vê ốp chặt vào tường nhằm hạn chế diện tích chiếm. Có thể không gần nhiều vì ý nghĩa của nó rất lớn.

Hình 3.18: Phục vụ các quán anh nhanh trong Hầm

Hầm là công trình hiện đại, thể hiện bộ mặt cho cả một khu phố, hoặc có thể đánh giá cả mức độ văn minh của Hà Nội, do đó hầm phải là 1 biểu tượng văn hóa, 1 đặc trưng riêng. Đặc trưng riêng phải thể hiện vẻ đẹp của Hà Nội. Ta có thể thiết kế, ví dụ áp vào hầm Ngã Tư Sở, 1 con rồng đang bay, 1 cửa sẽ là đầu rồng há miệng, cửa khác là đuôi và các cửa giữa là những chỗ uốn của thân rồng. Đặc trưng của Hầm còn thể hiện ở mái che hầm. Mái che không phải chỉ là nơi che mưa che nắng, nó cần đặc biệt để người đi bộ phát hiện ra và thích thú. Mái và cửa hầm với hình của Trống Đồng, của biểu tượng chiếc nón là Việt Nam, của hình ảnh chùa 1 cột. Tuy rất khó khăn trong việc bố trí thiết kế nhưng rất độc đáo và lôi cuốn.

55

Page 56: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Đánh giá hiệu quả phương pháp thu hút người sử dụng: đơn giản, chi phí không cao và dễ dàng thay đổi khi cần. Nếu xét với các hầm nội đô Hà Nội hiện nay thì việc áp dụng các biện pháp thu hút trên là hoàn toàn thực tiễn và có cơ sở. Các họa tiết trang trí thi công đơn giản, thay đổi theo ý muốn. Việc tu sửa để làm mái che cửa hầm với kiến trúc khác sẽ tốn kém nhưng thi công dễ vì diện tích và vị trí các cửa hầm hiện có khá rộng. Biện pháp mở các cửa hàng, bảo tàng nhỏ là hoàn toàn khả thi do diện tích lòng hầm khá lớn, cũng như người dân rất hay tìm hiểu thông tin hoặc mua đồ dùng cá nhân tại những quán, siêu thị nhỏ. Nếu áp dụng phương pháp này thì hiệu quả sẽ nhanh chóng và lâu dài sẽ tạo được thói quen cho người sử dụng.

3. Biện pháp hạn chế người sử dụng sai, người sử dụng hầm sai mục đíchSử dụng những biện pháp nhằm cải thiện yếu tố kỹ thuật, làm tăng tính tiện dụng; sử dụng yếu tố mỹ thuật giúp thu hút người sử dụng hầm nhưng hầm vẫn tồn tại người vi phạm, nguyên nhân tại sao? Nguyên nhân nằm ở việc họ không thấy được tính ưu việt của công trình, họ coi thường tính mạng của mình, làm nguy hại tới người khác. Hoặc họ bận rộn, gấp gáp mà vô tình phạm luật. Muốn ngăn ngừa ta phải áp dụng các phương pháp yêu cầu họ làm, như một việc bắt buộc, nghĩa vụ phải làm:

Áp dụng các luật pháp vào việc xử phạt người vi phạm:

Đất nước ta còn là nước đang phát triển, hạ tầng đô thị còn yếu và thiếu nhiều, do vậy phạt người vi phạm là chưa thật sự hợp lý. Ví dụ không thể ngăn cản họ qua đường khi đường đó không có vạch sơn cho người đi bộ. Ngoài ra diện tích vỉa hè cho người đi bộ dường như cũng thu hẹp lại theo thời gian. Vỉa hè thường bị chiếm làm nơi đỗ xe, nơi buôn bán rong sai quy định, làm cho người đi bộ khó di chuyển đến vị trí quy định để sang đường. Như vậy xử lý người vi phạm thế nào để họ không đi sai. Trước tiên cần tạo giả quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm vỉa hè để buôn bán, làm chỗ để xe…, bố trí hợp lí biển báo, vạch sơn cho người đi bộ để cơ bản người đi bộ có thể thực hiện đúng luật. Tiếp theo đó cần có các biện pháp quyết đoán và lâu dài, quyết đoán để đủ sức răn đe, lâu dài thể thay đổi được ý thức của đa phần người dân hiện nay. Ý kiến của nhóm em đưa ra là lập các bốt giám sát di động, bố trí khắp các địa điểm mà những người đi bộ thường xuyên vi phạm trên địa bàn thủ đô, bắt những người vi phạm phải nộp phạt, tuy nhiên việc thu phạt của những người đi bộ là khá khó khăn, họ luôn có những lí do như không mang

56

Page 57: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

giấy tờ, không mang tiền thì có thể bắt họ phải học luật trong 15 – 20 phút mới thả cho đi, đồng thời việc quan trọng là phải thông báo vấn đề xử phạt trên tất cả các phương tiện truyền thông, nhằm cho tất cả mọi người biết và dần dần sẽ thay đổi ý thức của họ. Đánh giá hiệu quả: Giải pháp này không thể đạt hiệu quả ngay sau một hai ngày nhưng về lâu dài chắc chắn sẽ hiệu quả, nhưng rất cần sự quyết tâm của các cơ quan chức năng và sẽ đạt hiệu quả cao khi có sự đồng bộ trong công tác tuyên truyền và kiểm tra. Việc này sẽ dần ảnh hưởng tới nhận thức của những người đi bộ góp phần tạo một bộ mặt mới cho giao thông thủ đô, thay đổi định kiến về sự hỗn loạn trong giao thông đã kéo dài từ rất lâu

Ngăn cản người đi sai quy định:

Theo như chuyến thực tế của nhóm: số lượt người băng qua đường ngay tại nơi có hầm rất cao. Với người đi xe đạp tại Ngã Tư Sở, việc băng qua đường chiếm đa số. Những người đi xe đạp chắc chắn không ai sẽ tốp vào lề để đi xuống Hầm cả vì khoảng cách họ với giải phân cách ngắn hơn. Với điều kiện hiện có rải phân cách tại hầm Ngã Tư Sở và các hầm đường vành đai 3 là hợp lý do có dải phân cách và lượng người đi qua lại cực ký nguy hiểm với các xe cơ giới đang lưu thông. Do vậy sử dụng hệ thống dải phân cách cao tại nơi có Hầm là điều cần thiết. Thiết kế: dải phân cách có thể bằng tre, thanh kim loại, gỗ hoặc cây trồng tại dải phân cách rộng. Hệ thống dải chắn được xây dựng cao khoảng 1 tới 1.5m, để người tham gia không thể đi qua được, buộc họ muốn qua phải sử dụng hầm , hoặc một công trình nào khác. Dải sẽ được kéo dài xuyên suốt có thể tồn tại chỗ qua lại phục vụ nhu cầu chăm sóc cỏ dải phân cách, nhưng tại chỗ có bến xe bus cần có vì thống kế lượng người băng qua đường đa số tại

nơi có bến xe bus. Khi thiết kế cần chú ý vẫn đề an toàn cho phương tiện tham gia giao thông. Không được xây dựng dải bằng sắt sắc cạnh, bằng vật liệu phản lại toàn phần ánh sáng đèn, nhưng cũng không được làm bằng vật liệu không có tính chất phản quang mục đích để người lái xe xác định được giải phân cách. Giải phân cách cũng yêu cầu có tính thẩm mỹ cao, có thể làm bằng thân tre ,gỗ, hay bằng kim loại có các họa tiết hoa văn. Ưu tiên trồng cây có tầm đủ cao vì tính thẩm mỹ sẽ cao hơn.

Đánh giá hiệu quả phương pháp: mọi phương pháp đưa ra cũng tồn tại những ưu nhược điểm nhất định. Tuy nhiên phương pháp này có ưu điểm rất lớn. Ngăn chặn tối đa với những người băng qua đường, an toàn cho phương tiện và chi phí không quá cao. Nhược điểm chỉ là mất tính thẩm mỹ tuy nhiên không đáng kể với ưu điểm và hoàn toàn có thể khắc phục.

57

Page 58: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Hình3.19: Sử dụng cây bụi, hiệu quả và thẩm mỹ

Hình3.20: Dải phân cách sắt được sơn sáng

Bên cạnh yếu tố mang tính chất bắt buộc, cần yếu tố mang tính khuyến khích tuyên truyền:

58

Page 59: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

Thực tế thì hiện nay có rất nhiều người không biết tới sự tồn tại của hầm ngay cả khi nó có khoảng cách không xa nơi ở của họ. Nhiều người thì không biết cách sử dụng, cách ứng phó với các tình huống bất lợi, cứu nạn ở trong hầm. Hoặc họ đã từng nghe qua về hầm nhưng không có ấn tượng gì với hầm, nếu có đi thì đi chỉ vì tò mò. Muốn phổ biến rộng rãi kiến thức về hầm cho mọi người đều biết thì nên sử dụng các biện pháp sau đây:

a. Đặt hệ thống loa truyền thông ngay tại vị trí có hầm, hoặc xung quanh hầm như bến xe, ngã tư có hệ thống đèn tín hiệu, trong các khu phố lân cận, khu tập chung đông người,…. Thông tin đưa ra là thông tin về hầm, cách sử dụng hầm, ngoài ra cũng là thông tin thông thường khác như an toàn giao thông, thông tin giúp đỡ người già, người trẻ đi qua đường tại nơi không có hầm , thông tin mới về giao thông ,…. Nếu loa phát thanh tại ngã giao cắt có đèn tín hiệu thì nên phát vào giờ cao điểm, giờ có mật độ giao thông lớn. Thông tin lặp lại nhiều lần trong ngày, nhiều ngày trong tuần, để người tham gia giao thông hiểu và thực hiện.b. Phổ biến kiến thức về hạ tầng Hà Nội nói chung và kiến thức hầm nói riêng qua báo đài, qua truyền hình, báo đài, sóng phát thanh,….. Nên có những chuyên mục riêng trên mỗi tờ báo liên quan (báo giao thông, báo an ninh, các tờ báo của Hà Nội….) nói về cách thức sử dụng, kiến thức hạ tầng ,…. Nhờ đó việc tuyên truyền sẽ rộng rãi hơn. Đặc biệt trong thời buổi công nghệ thông tin như này nay thì nên có 1 trang web riêng, có đầy đủ những thông tin cần thiết tới chi tiết, hoặc có thể viết ra 1 chương trình, ứng dụng chạy trên máy tính, các thiết bị điện thoại thông minh, và người sử dụng dễ dàng tra cứu thông tin, chi tiết sử dụng, tất cả mọi thứ về hầm 1 cách nhanh chóng hơn bao giờ hết.c. Bên cạnh tuyên truyền, giáo dục là cực kỳ cần thiết. Tầng lớp trẻ (học sinh) là tầng lớp tương lai, nhanh chóng tiếp thu kiến thức, văn minh. Vì vậy nên giáo dục các em ngay trong nhà trường và giáo viên là người trực tiếp hướng dẫn, phổ biến cho các em. Cần thiết có thể bố trí những chuyến dã ngoại nhỏ, dẫn các em tới nơi có hầm,…. Để các em ý thức được và có thể yêu cầu bố mẹ, người thân của mình đúng luật lệ.

d. Việc tuyên truyền có thể thực hiện bằng cách làm phim tài liệu về hầm, hoặc ưu tiên các đoàn phim làm phim, có những cảnh diễn trong hầm, hoặc nói về sự tiện lợi của hầm, đó cũng là cách nhanh nhất đem hầm vào trong cuộc sống thường ngày của mỗi người dân.

Đánh giá tính hiệu quả của phương pháp: cần và không bao giờ là đủ. Mọi biện pháp kể trên từ cải thiện không gian, thu hút tới cưỡng chế đều liên quan tới vấn đề nhận thức của con người. Việc thường xuyên bổ sung kiến thức vừa giúp tăng nhận thức và giúp cho xã hội văn minh hơn. Tuy không đánh giá được hiệu quả qua các phương pháp thống kê nào nhưng chắc chắn hiệu quả là không hề nhỏ.

59

Page 60: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

2.2 Giải pháp riêng

2.2.1 Hầm Kim Liên: Hầm được xây dựng nhằm giải quyết việc sang đường người đi bộ, do đường tàu

chạy từ Ga Hà Nội rất thường xuyên,việc qua đường tại ngã tư nếu không có hầm này là rất nguy hiểm. Diện tích mặt ngoài hầm khá rộng rãi. Tuy nhiên diện tích dành cho việc làm hầm ít, khoảng không trong hầm không được lớn, cửa ra, vào có khoảng cách từ chân hầm lên cửa ra ngoài quá ngắn( khoảng 4m so với chiều sâu hầm 3m), điều này khiến độ dốc của hầm rất lớn, lên khoảng 7%. Với độ dốc lớn như thế việc đi xe đạp là không thể, thậm chí xe đạp dong bộ xuống cũng khó, còn với xe lăn của người tàn tật thì chẳng có người nào dám xuống. Ngoài ra tồn tại rất nhiều vấn đề khác như vệ sinh, không gian hầm. Một số giải pháp được đưa ra như sau:

Làm thoải, cải thiện độ dốc, làm dốc có chiều dài lớn hơn: Cửa hầm được kéo dài ra, ăn theo vỉa hè hiện có. Nhưng vỉa hè khu vực này rất hẹp, chỉ khoảng 4m, một hầm còn bị chắn trước cửa là cổng công viên, hầm khác vướng cây to, phân tích thêm thì việc phá dỡ, làm dài ra là không phù hợp với điều kiện chi phí, vì rất tốn kém. Vậy muốn cải thiện độ dốc như mong muốn cần khảo sát lại, nghiên cứu các vấn đề liên quan chi tiết, lập bảng kế hoạch và phương pháp thi công chu đáo, tránh ách tắc giao thông và gây nguy hiểm người tham gia giao thông.

Tăng thiết bị hỗ trợ: với dốc lớn cần lắp thêm lan can, tay vị để người tham gia tránh được sự cố do trơn trượt. Thang cuốn là hợp lý trong tình huống này, bố trí thêm hệ thống dẫn và giữ xe đạp khi lên xuống hầm. Việc duy trì, điều hành, đầu tư ban đầu cho hệ thống thang cuốn là khá tốn kém, nên chỉ sử dụng vào giờ cao điểm, lúc người dân đi lại nhiều để an toàn nhanh chóng mà hiệu quả.

Thực tế: bên ngoài hầm người buôn bán, mở quán xá rất nhiều, một cửa còn là nơi trông xe máy, cửa khác cây cối che mất cả biển chỉ dẫn. Cần giải phóng, bắt buộc người buôn bán trả lại mặt bằng cho hầm, không làm mất mỹ quan, tạo không gian rộng rãi trước cửa hầm.

Không gian trong hầm bị ô nhiễm nặng nề bởi hệ thống xử lý nước kém, thậm chí có nhiều người phóng uế trong hầm. Tăng cường dọn vệ sinh, nhắc nhở hoặc xử phạt nặng người cố tình gây mất vệ sinh hầm. Dùng quạt thông gió hoặc biện pháp tương tự để cải thiện không khí trong hầm,… Hệ thống nước, điện cũng cần sửa chữa phù hợp để hầm hoạt động được dễ dàng và có chất lượng tốt phục vụ người đi lại.

60

Page 61: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

2.2.2 Các hầm d cọ đường vành đai 3Theo khảo sát vào tháng 12/2013, trong 17 hầm thì có 2 hầm trong tình trạng hỏng hoàn toàn, 4 hầm chưa đưa vào sử dụng. Hầm hỏng là hầm luôn trong tinh trạng ngập nước, rác thải và ô nhiễm không khí nặng nề. Hầm đang được sử dụng thì lượt người qua hầm rất ít, chưa đến 30 lượt người/1h, và chỉ có duy nhất hầm H5 trước cửa bến xe Mỹ Đình là có lượt người qua lại lớn. Với tình trạng hỏng hóc nặng như các Hầm H4 và H8 thì cần áp các biệ pháp kỹ thuật để sửa chữa nhanh chóng. Do cửa hầm nằm ở vị trí trên vỉa hè khá rộng, do vậy có thể dễ dàng sửa chữa những hư hỏng đó. Hầm là một tiện ích thể hiện sự hiện đại của Thủ đô, bên cạnh đó lưu lượng xe từ các tỉnh hoặc xe du lịch qua đường vành đai 3 là rất lớn. Khách du lịch, người đi xe có thể đánh giá qua những gì họ nhìn thấy,vì vậy cải tạo không gian hầm cũng như không gian xung quanh Hầm là điều cần thiết. Các hầm nằm trên trục đường vành đai có lượt xe tải trọng lớn và chở vật liệu xây dựng nên hầm dễ bị bẩn. Thực tế của nhóm giữa tháng 12/2013 thì hơn nửa số hầm gặp tình trạng như: bên ngoài bám bẩn, chữ tên hầm H và chú thích hầm đều bị mở, gạch vỉa hè bị vỡ, đa số chúng đều là nơi phóng uế của người qua lại,… Cần xử lý triệt để bằng việc xây dựng mới, tái tạo lại không gian quanh hầm: dọn dẹp rác xung quanh, lát lai vỉa hè chỗ bị hư hỏng, lau dọn ngoài hầm, sử dụng vật liệu hoặc sơn ít bám bụi, phạt những người có hành vi xân phạm gây hư hỏng , ô nhiễm hầm.Chiếu sáng trong hầm thì không tạo được cảm giác dễ chịu, ánh sáng quá chói mắt vì sử dụng đèn có công suất quá cao, trong khi đo ánh sáng chiếu lên nền gạch hoa tương phản lại trong rất xấu. Cải thiện bằng cách giảm công suất bóng, thay bằng các bóng đèn có ánh sáng dịu như đèn compact tiết kiệm điện hoặc sử dụng ánh sáng gián tiếp giúp hầm dễ sử dụng hơn.

2.2.3 Hầm Ngã tư Sở.Là hầm được đầu tư lớn nhất , diện tích cũng như chất lượng theo thiết kế là tốt nhất Hà Nội, tuy nhiên bất cập gây ra cũng đáng so sánh với giá thành của nó. Chẳng những không thu được kết quả như mong muốn, hầm đang ngày ngày trở thành sự lãng phí của xã hội do lượt người sử dụng quá ít so với lượt người băng trực tiếp qua đường.Biện pháp giải quyết:

Thiết kế hầm theo hình tròn liên tục, người sử dụng đi được tất cả các hướng. Hầm được sử dụng cho cả người đi bộ và xe đạp. Dốc dành cho xe đạp tương đối phù hợp nhưng riêng với học sinh tiểu học vẫn không tự mình dắt xe xuống được. Tuy nhiên việc bố trí khoảng cách các bậc thang chưa hoàn thiện. Theo thiết kế, bậc thang dành để đi 2 bước chân cho mỗi bậc, tuy nhiên thì bước hết bậc thứ nhất

61

Page 62: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

sang bậc thứ hai chân sẽ bị hụt. Cải thiện bằng cách có một bản thiết kế chi tiết và phù hợp giữa khoảng cách bước chân và đề ra phương án xấy dựng.

Hệ thông biển chỉ dẫn trong Hầm luôn là vấn đề khó dù đã được cải đổi rất nhiều lần nhưng người đi vẫn rất khó tìm ra lối đi mong muốn tron hầm. Các biển được treo phía trên liên tiếp nhau, không xắp xếp đúng theo vị trí hướng nhìn, số biển khác được gắn trên tường, tất cả gây lên tình trạng mất tập trung cho người đi bộ. Từ nghiên cứu theo suy nghĩ mong muốn của người tham gia, nhóm có giải pháp xử lý như sau: sẽ chỉ sử dụng 2 loại biển chính là biển dẫn hướng và biển chỉ đúng. Biển dẫn hướng được gắn trên trần hầm bằng khung thép. Để rơi xuống như hiện tại, và để biển ở bên ngoài cùng phía tay trái. Biển sẽ có tác dụng dẫn người đi bộ tới hướng mong muốn và cần đi khoảng bao xa để gặp hướng họ muốn thoát ra ngoài. Còn biển chỉ đúng gồm 2 biển là biển chỉ chung treo tương tự như biển dẫn hướng nhưng chỉ ghi tên góc phần tư bị chắn bởi 2 tuyến đường có mũi tên hướng vào 3 cửa nơi góc phần tư đó. Biển chí đúng còn một biển nữa là biển chính xác tên cửa hầm để dẫn người ra theo đúng hướng họ muốn. Biển này treo tại cửa hầm và phải dễ nhìn.

Trong thời gian đi thực hiện nghiên cứu, nhóm nhận thấy các trang thiết bị của hầm chưa hoàn thiện. Vẫn còn tình trạng hệ thống đèn điện không được chiếu sáng, có khi bị ngắt cả đoạn dài, hoặc đèn bị hỏng cục bộ. Cách bố trí sáng không đều và không hợp lý. Ban ngày hệ thống đèn ở cửa ra vào hầm vẫn bật trong khi ánh sáng đã đủ, ban đêm thì mấy ánh đèn đó đưa lại không đủ để đi lại thoải mái được. Trong khi đó thì đèn phía cuối cùng đường dẫn vào hầm lại không có đèn, làm tối mất đoạn đó. Cần quản lý hầm chặt chẽ hơn nữa, thương xuyên có người kiểm tra ,bảo dưỡng, sửa chữa những hỏng hóc đó. Nên có hệ thống ngắt đèn riêng, ban ngày chỉ để đèn trong Hầm và cuối đường dẫn và phải bổ sung thêm đèn ở vị trí cuối đường dẫn vào hầm đó để đảm bảo đủ độ sáng cần thiết.

Ngoài tất cả các biện pháp riêng đối với từng Hầm, ta nên áp dụng các biện pháp ở phần Giải pháp chung nhằm đưa lại một không gian hoàn thiện và thu hút người đi bộ. Riêng hai Hầm là hầm Ngã tư Sở và các hầm theo dọc đường vành đai 3 cần bố trí dải chắn tại giải phân cách. Mọi giải pháp đưa ra hiệu quả thấp hay cao phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố (xã hội, kinh tế). Tuy nhiên cần phân tích các biện pháp này chi tiết để áp dụng đúng với thực trạng của hầm, và nên áp dụng nhanh nhất và ngay bây giờ để Hầm không còn là con đường bị bỏ hoang dưới đất.

62

Page 63: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1: Ý nghĩa khoa học của đề tài.Trong những năm gần đây, vấn đề giảm thiểu ùn tắc nói chung và giải pháp hầm đi bộ tại các thành phố lớn nói riêng là vấn đề nóng và có tính thời sự cao. Với mong muốn có được cái nhìn tổng thể về tình hình áp dụng “giải pháp nâng cao hiệu quả, quản lý khai thác hầm cho người đi bộ khu vực nội đô Hà Nội”. Đề tài đã nghiên cứu các vấn đề sau:

+ Đã khảo sát được cụ thể thực trạng quản lí và khai thác, điều kiện cơ sở hạ tầng của hệ thống 19 hầm trong khu vực nội đô, trong đó có 17 hầm thuộc khu vực đường Vành Đai 3, hệ thống hầm Ngã Tư Sở và hầm bộ hành Kim Liên. Bên cạnh đó chúng em cũng đã tiến hành khải sát lưu lượng, thu thập ý kiếncủa những người sử dụng, không sử dụng hầm để lưu thông tại khu vực nút giao Ngã Tư Sở và Nút giao Kim Liên Và đã đưa ra được những đánh giá từ khái quát đến chi tiết của những vấn đề này.

+ Đã đưa ra được những giải pháp chung về kinh tế, kĩ thuật để có thể cải tạo, nâng cấp về cơ sở vật chất, nâng cao hiệu quả khai thác. Đồng thời chúng em cũng đã đưa ra được những giải pháp về quản lý nhằm thu hút người đi bộ, nâng cao hiệu quả quản lý của hầm.

+ Đặc biệt đề tài đã nghiên cứu, đưa ra các biện pháp cụ thể đối với từng hầm để nâng cao tính thực tế của đề tài và có thể đưa vào áp dụng trực tiếp để tránh tình trạng quản lí và khai thác như hiện nay.

Qua nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận sau: Qua quá trình nghiên cứu ta thấy, hầm đi bộ tại nội đô Hà Nội là giải

pháp triển vọng mang lại hiệu quả cao trong công tác giảm thiểu ùn tắc giao thông, cũng như đảm bảo an toàn cho người đi bộ khi đi qua đường ở nội đô Hà Nội.

Lợi ích đem lại của hầm đi bộ là không thể bàn cãi, tuy nhiên hầm đi bộ tại nội đô Hà Nội thì chưa phát huy hiệu quả mong muốn gây lãng phí và bức xúc trong người dân.

Trong thời gian gần đây chất lượng của hầm đi bộ đã được cải thiện rõ rệt về cơ sở vật chất và vệ sinh trong hầm, nhưng số người sử dụng lại quá ít.Vẫn còn tình trạng người dân tùy tiện khi sang đường không sử dụng hầm, gây ách tắc, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và mất mỹ quan đô thị, trong khi công tác tuyên truyền hướng dẫn sử dụng hầm còn quá ít và chế tài xử lý người đi bộ không đúng nơi quy định chưa nghiêm, cơ sở hạ tầng tiếp cận với hầm chưa đồng bộ(như bến xe buýt, siêu thị, khu vui chơi…) dẫn đến nhiều hầm đi bộ chưa khai thác hết công suất.

63

Page 64: Nghiên cứu khoa học về hầm chui cho người đi bộ tại Nội đô Hà nội

2: Kiến nghị. Để khai thác tốt chức năng của hầm thì trước hết phải xây dựng hầm hoàn chỉnh về

cơ sở vật chất, đặc biệt thường xuyên duy tu, sửa chữa hầm tránh để hầm xuống cấp, đảm bảo vệ sinh trong hầm.

Cải thiện tính đơn điệu của hầm bằng cách trang trí, thay đổi không gian bên trong và ngoài hầm, nhằm tạo thiện cảm, ấn tượng của người dân về hầm, làm cho ngươi đi bộ muốn xuống hầm để đi qua đường hơn là đi lòng đường.

Hầm không được sử dụng một phần do ý thức của người dân còn kém, ngại đi xuống hầm mà chỉ muốn băng qua đường cho nhanh(ẩn chưa nhiều nguy hiểm đến chính người qua đường và người tham gia giao thông). Chính vì thê, cầm tuyên truyền để mọi người hiểu và sử dụng hầm hoặc sử dụng những biện pháp cưỡng chế buộc người muốn qua đường phải xuống hầm.

64