NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC...

175
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2018

Transcript of NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC...

Page 1: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

PHẠM THỊ THÚY

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2018

Page 2: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

PHẠM THỊ THÚY

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ : 9340410

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1.TS. NGUYỄN DUY LẠC

2.TS. PHAN THỊ THÁI

HÀ NỘI, 2018

Page 3: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng

tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết

luận khoa học của luận án chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu

nào khác.

Hà nội, ngày….. tháng…. năm ..…

Tác giả

Phạm Thị Thúy

Page 4: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

ii

LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình học tập và nghiên cứu, được sự tận tình giúp đỡ của các thầy cô

giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý, tôi đã hoàn thành chương trình học tập và

nghiên cứu luận án với đề tài “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp

nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”.

Tôi xin chân thành cảm ơn Trường đại học Mỏ - Địa chất, Phòng Sau đại học,

khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh; đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình

học tập và nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Duy Lạc và TS.Phan Thị Thái đã tạo

mọi điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân

thành cảm ơn các thầy giáo trong khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã góp ý cho tôi

hoàn thiện đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Kinh tế - Trường Cao đẳng công nghiệp Phúc

Yên, nơi tôi đang công tác và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ

tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc và các

đồng chí lãnh đạo các sở, ban ngành của Tỉnh đã giúp đỡ tôi trong quá trình phỏng vấn

và trao đổi về chủ trương chính sách và những thuận lợi và khó khăn trong việc đánh

giá về hiệu quả kinh tế - xã hội FDI tại Vĩnh Phúc trong thời gian qua.

Và cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và người thân là những điểm

tựa vững chắc để tôi học tập, nghiên cứu và phát triển chuyên môn nghề nghiệp.

Nghiên cứu sinh

Phạm Thị Thúy

Page 5: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii

MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ......................................................................ix

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 7

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .............................. 7

1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư

trực tiếp nước ngoài .................................................................................................. 7

1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với FDI ..... 15

1.1.3. Khoảng trống cho các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ................................. 16

1.2. Quá trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ............................................. 19

1.2.1. Quá trình nghiên cứu .................................................................................... 19

1.2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 21

Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 25

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ

HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ................................................................ 26

2.1. Cơ sở lý luận hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài ................... 26

2.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài .......................................................................... 26

2.1.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................... 33

2.1.3. Lựa chọn chỉ tiêu phù hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội FDI ở cấp

địa phương .............................................................................................................. 50

2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước

ngoài vào địa phương .............................................................................................. 56

2.2. Thực tiễn hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số địa

phương khác và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Vĩnh Phúc ........................................ 65

Page 6: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

iv

2.2.1. Thực tiễn hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số

địa phương khác ...................................................................................................... 65

2.2.2. Bài học rút ra cho tỉnh Vĩnh Phúc ................................................................ 79

Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 81

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC

TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ...................................... 82

3.1. Khái quát chung về tỉnh Vĩnh Phúc .................................................................... 82

3.1.1. Sơ lược về vị trí địa lý, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và các chính sách ưu

đãi đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc ................................................................................. 82

3.1.2. Kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Phúc ............................... 89

3.2. Thực trạng hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh

Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2011 – 2016 .................................................................... 94

3.2.1. FDI đóng góp vào GRDP ............................................................................. 94

3.2.2. FDI đóng góp vào ngân sách ........................................................................ 97

3.2.3. FDI đóng góp vào xuất nhập khẩu ................................................................ 99

3.2.4. FDI đóng góp vào tạo việc làm................................................................... 102

3.2.5. FDI đóng góp vào mức độ cải thiện khoa học công nghệ .......................... 105

3.2.6. FDI đóng góp vào mức độ cải thiện môi trường ........................................ 106

3.2.7. FDI đóng góp vào mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng ..................................... 107

3.3. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực

tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................ 108

3.3.1. Nhân tố khách quan .................................................................................... 108

3.3.2. Những nhân tố chủ quan ............................................................................. 109

3.4. Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế - xã hội của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ...................................................................................... 113

3.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân ................................................... 115

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................................. 117

Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 120

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU

TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ................. 121

Page 7: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

v

4.1. Dự báo triển vọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới ............ 121

4.1.1. Xu hướng thay đổi dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới ............ 121

4.1.2. Tác động của bối cảnh trong nước .............................................................. 122

4.1.3. Đường lối phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc ........................... 123

4.1.4. Mục tiêu và định hướng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực

tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ........................................................ 124

4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ................................................................... 125

4.2.1. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước .......................................................... 125

4.2.2. Phát triển công nghiệp phụ trợ .................................................................... 128

4.2.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ............................................................... 130

4.2.4. Giải pháp về quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ............... 132

4.3. Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và Bộ ban ngành ...................................... 139

4.3.1. Kiến nghị đối với Quốc Hội ....................................................................... 139

4.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan ....................... 140

Kết luận chương 4 ....................................................................................................... 142

KẾT LUẬN ................................................................................................................. 143

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ............................................................ 146

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 147

PHỤ LỤC .................................................................................................................... 155

Page 8: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

CCN Cụm công nghiệp

CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

DN Doanh nghiệp

ĐTNN Đầu tư nước ngoài

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)

KCN Khu công nghiệp

KKT Khu kinh tế

MNEs Công ty đa quốc gia (Multinational Enterprises)

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development

Assistance)

OEDC Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for

Economic Cooperation and Development)

SXKD Sản xuất kinh doanh

TNCs Công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporation)

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

UNCTAD Ủy ban thương mại và Phát triển của Liên hiệp quốc

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

XHCN Xã hội chủ nghĩa

R&D Nghiên cứu và phát triển (Research anh Development)

GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic

Product)

GDP Tổng sản phẩm (Gross Domestic Product)

VA Giá trị gia tăng (Value added)

GO Giá trị sản xuất (Gross Output)

Page 9: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT Tên bảng Trang

Bảng 1.1. Kết quả điều tra ............................................................................................. 24

Bảng 2.1. FDI phân theo quốc gia tại tỉnh Phú Thọ ...................................................... 65

Bảng 2.2. FDI phân theo ngành kinh tế tại tỉnh Phú Thọ .............................................. 66

Bảng 2.3. Vốn đầu tư thực hiện tỉnh Phú Thọ theo nguồn vốn ..................................... 67

Bảng 2.4. GRDP tỉnh Phú Thọ theo thành phần kinh tế ............................................... 67

Bảng 2.5. Thu ngân sách tỉnh Phú Thọ theo thành phần kinh tế ................................... 68

Bảng 2.6. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh Phú Thọ theo thành phần kinh

tế ...................................................................................................................... 69

Bảng 2.7. Lao động đang làm việc tỉnh Phú Thọ theo thành phần kinh tế ................... 70

Bảng 2.8. FDI phân theo quốc gia tại tỉnh Bắc Ninh (31/12/2016) .............................. 72

Bảng 2.9. FDI phân theo ngành kinh tế tại tỉnh Bắc Ninh ............................................ 73

Bảng 2.10. Vốn đầu tư thực hiện tỉnh Bắc Ninh theo nguồn vốn ................................. 74

Bảng 2.11. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tỉnh Bắc Ninh theo thành phần kinh

tế ...................................................................................................................... 75

Bảng 2.12. Thu ngân sách tỉnh Bắc Ninh theo thành phần kinh tế ............................... 76

Bảng 2.13. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh Bắc Ninh theo thành phần

kinh tế .............................................................................................................. 77

Bảng 2.14. Lao động đang làm việc tỉnh Bắc Ninh theo thành phần kinh tế ................ 78

Bảng 3.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc theo đối tác đầu tư .................... 90

Bảng 3.2. Các dự án FDI đầu tư trên tỉnh Vĩnh Phúc phân theo lĩnh vực đầu tư ......... 91

Bảng 3.3. Tổng hợp các dự án FDI phân theo các khu công nghiệp (31/12/2016) ....... 92

Bảng 3.4. Cơ cấu vốn đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc theo thành phần kinh tế ......................... 93

Bảng 3.5. Đóng góp của khu vực có vốn FDI vào cơ cấu vốn đầu tư thực hiện ........... 94

Bảng 3.6. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tỉnh Vĩnh Phúc theo thành phần kinh

tế ...................................................................................................................... 95

Bảng 3.7. Đóng góp của FDI vào GDP của một số địa phương và toàn quốc .............. 96

Bảng 3.8. Tỷ trọng đóng góp của FDI từng tỉnh vào GDP và GDPFDI toàn quốc ......... 96

Page 10: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

viii

Bảng 3.9. Thu ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc theo thành phần kinh tế ............................... 97

Bảng 3.10. Đóng góp của khu vực có vốn FDI tỉnh vào ngân sách nhà nước của một

số địa phương .................................................................................................. 98

Bảng 3.11. Tỷ trọng đóng góp khu vực có vốn FDI tỉnh so với tổng FDI đóng góp

vào ngân sách nhà nước ................................................................................... 98

Bảng 3.12. Xuất khẩu hàng hóa tỉnh Vĩnh Phúc theo thành phần kinh tế ................... 100

Bảng 3.13. Đóng góp của khu vực có vốn FDI của các tỉnh vào thặng dư xuất khẩu

toàn quốc........................................................................................................ 101

Bảng 3.14. Lao động đang làm việc tỉnh Vĩnh Phúc theo thành phần kinh tế ............ 102

Bảng 3.15. Đóng góp của khu vực có vốn FDI vào tạo việc làm cho người lao động 103

Bảng 3.16. Kết quả khảo sát đánh giá mức độ gia tăng việc làm gián tiếp tại địa

phương ........................................................................................................... 104

Bảng 3.17. Kết quả khảo sát đánh giá mức độ cải thiện Khoa học, công nghệ của

tỉnh ................................................................................................................. 106

Bảng 3.18. Kết quả khảo sát đánh giá mức độ cải thiện môi trường .......................... 107

Bảng 3.19. Kết quả khảo sát đánh giá mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng ....................... 107

Bảng 3.20. Kết quả khảo sát đánh giá mức độ thuận lợi của các thủ tục hành chính

đối với DN FDI .............................................................................................. 111

Bảng 3.21. Kết quả khảo sát đánh giá mức độ chuyên nghiệp của cán bộ quản lý..... 113

Bảng 3.22. Bảng tổng hợp kết quả một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội của 3

tỉnh Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc .............................................................. 114

Page 11: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

TT Tên hình vẽ, biểu đồ Trang

Hình 1.1. Quá trình nghiên cứu luận án ........................................................................ 20

Hình 2.1. Tỷ trọng FDI trong GRDP tỉnh Phú Thọ ....................................................... 67

Hình 2.2. Tỷ trọng FDI trong cơ cấu thu ngân sách tỉnh Phú Thọ ................................ 68

Hình 2.3. Tỷ trọng lao động đang làm việc tại doanh nghiệp FDI trong tổng số lao

động đang làm việc của tỉnh Phú Thọ .............................................................. 70

Hình 2.4. Tỷ trọng FDI trong cơ cấu vốn đầu tư thực hiện tỉnh Bắc Ninh ................... 74

Hình 2.5. Tỷ trọng FDI trong GRDP tỉnh Bắc Ninh ..................................................... 75

Hình 2.6. Tỷ trọng FDI trong cơ cấu thu ngân sách tỉnh Bắc Ninh .............................. 76

Hình 2.7. Thặng dư xuất nhập khẩu tỉnh Bắc Ninh ....................................................... 78

Hình 2.8. Tỷ trọng lao động đang làm việc tại doanh nghiệp FDI trong tổng số lao

động đang làm việc của tỉnh Bắc Ninh ............................................................ 79

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc ................................................................ 83

Hình 3.2. Tỷ trọng FDI trong GRDP tỉnh Vĩnh Phúc ................................................... 95

Hình 3.3. Tỷ trọng FDI trong cơ cấu thu ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc ............................ 97

Hình 3.4. Tỷ trọng lao động đang làm việc tại doanh nghiệp FDI trong tổng số lao

động đang làm việc của tỉnh Vĩnh Phúc ........................................................ 102

Hình 3.5. Đánh giá tổng hợp môi trường kinh tế của Vĩnh Phúc ................................ 110

Hình 3.6. Đánh giá tổng hợp khả năng khai thác và sử dụng các dự án đầu tư trực tiếp

nước ngoài tại Vĩnh Phúc ............................................................................... 112

Page 12: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Một nền kinh tế muốn phát triển, tăng trưởng nhanh và bền vững trước hết phải

đảm bảo đủ nhu cầu về vốn đầu tư. Muốn có vốn đầu tư lớn và dài hạn đòi hỏi phải gia

tăng tiết kiệm trong nước cũng như tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Với các

quốc gia đang phát triển, khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn khan hiến chưa đủ đáp

ứng nhu cầu về vốn thì việc tiếp nhận vốn đầu tư của nước ngoài (FDI) càng trở nên cần

thiết mang lại những lợi ích to lớn cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng

cao mức thu nhập và đời sống của dân cư. Với những ưu điểm nổi bật của mình, việc

thu hút ngày càng nhiều FDI đã trở thành chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Đồng hành với việc tăng cường thu hút FDI thì việc đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội

của sử dụng vốn FDI làm cơ sở để Chính phủ quốc gia cũng như chính quyền các địa

phương có chiến lược thu hút đầu tư vào ngành nào, đề ra nhưng chính sách gì để sử

dụng tốt nhất đồng vốn đầu tư này cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương

là vấn đề rất cần thiết và cần được thực hiện thường xuyên trong từng giai đoạn của quá

trình phát triển kinh tế.

Đối với Việt Nam, mục tiêu đặt ra là thực hiện thành công quá trình Công

nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam cơ bản trở

thành một nước công nghiệp. Để thực hiện thành công mục tiêu này chúng ta cần phải

có một nguồn vốn lớn để phục vụ cho nhu cầu của nền kinh tế. Nguồn vốn này có thể

được huy động từ nhiều kênh khác nhau, trong đó có vốn FDI. Mức tăng trưởng kinh

tế phụ thuộc rất lớn vào quy mô và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Thời gian qua, FDI đã đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng và phát

triển của Việt Nam. Đồng thời, FDI cũng có tác động lan tỏa đến các khu vực khác của

nền kinh tế, khơi dậy nguồn lực đầu tư trong nước, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu

kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước, đổi mới thủ tục hành chính, hoàn thiện thể

chế kinh tế thị trường, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, thu hút FDI chưa

đạt được một số mục tiêu kỳ vọng về thu hút công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, đầu

tư phát triển hạ tầng và chuyển giao công nghệ. Chất lượng của dự án FDI nhìn chung

Page 13: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

2

chưa cao, giá trị gia tăng thấp, chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ, sự tham gia đầu tư theo

chuỗi sản xuất của các tập đoàn xuyên quốc gia còn hạn chế. Một số doanh nghiệp FDI

sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường; Một số doanh nghiệp FDI có biểu

hiện sử dụng phương thức chuyển giá để trốn thuế, gây thất thu ngân sách, không đảm

bảo quyền lợi chính đáng của người lao động... Vì vậy Chính phủ đã đề ra Nghị quyết

số 103/NĐ – CP ngày 29/8/2013 về “Định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng

và quản lý FDI trong thời gian tới”. Một trong các yêu cầu của Nghị quyết số 103 đối

với các địa phương là cần đánh giá hiệu quả FDI và đề ra phương hướng nâng cao hiệu

quả sử dụng FDI phù hợp với điều kiện của địa phương mình.

Vĩnh Phúc là một tỉnh trung du miền núi, cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà

Nội. Với phương châm khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh,

trong thời gian qua tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, mở

rộng cửa mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng đầu tư phát triển các ngành

công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, có khả năng thu hồi vốn nhanh và đạt

hiệu quả cao. Ngay từ khi tái lập tỉnh (1997), lãnh đạo Tỉnh đã xác định rõ lợi thế so

sánh, xu hướng phát triển kinh tế quốc tế và khẳng định vai trò của nguồn vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế - xã

hội. Sự tham gia của FDI đã kích thích phát triển đồng bộ, hoàn thiện cấu trúc phát

triển kinh tế và từng bước hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, giải quyết việc

làm cho lực lượng lao động tại địa phương, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng, gia tăng

giá trị xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, tăng

thu ngân sách cho tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiệu quả kinh tế - xã

hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế,

chưa đáp ứng được những mục tiêu đề ra. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá

hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là hết sức cần thiết vì:

Thứ nhất, xuất phát từ thực trạng về tốc độ thực hiện và tính hiệu quả FDI trên địa

bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua. Trong thời gian vừa qua Vĩnh Phúc là một tỉnh

có lượng dự án FDI đăng ký nhiều nhưng nguồn vốn giải ngân và thực hiện còn rất

khiêm tốn, mặt khác có nhiều dự án FDI hoạt động chưa thực sự hiệu quả.

Page 14: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

3

Thứ hai, nghiên cứu hiệu quả kinh tế xã hội FDI là cơ sở để đánh giá quản lý nhà

nước với các dự án này. Quản lý vĩ mô các dự án FDI hiện nay đang phải đối mặt với

bài toán chuyển giá và trốn thuế. Một hiện tượng khá phổ biến với các doanh nghiệp

FDI trên cả nước cũng như các doanh nghiệp FDI tại Vĩnh Phúc như HJC Vina,

Haesung Vina,....

Thứ ba, dự án FDI tập trung không đồng đều ở các khu vực và ngành nghề. Phần

lớn các dự án FDI đầu tư vào ngành công nghiệp, may mặc, điện tử, cơ khí mà ít quan

tâm tới ngành công nghệ cao. Số dự án tập trung chủ yếu ở các Huyện Bình Xuyên,

Vĩnh Tường, Phúc Yên. Do vậy sự phát triển kinh tế chưa đồng đều, nhiều huyện như

Sông Lô, Lập Thạch, Yên Lạc vẫn nghèo khó và lạc hậu. Vì vậy cần có nghiên cứu

tầm vĩ mô về tính hiệu quả kinh tế- xã hội của FDI mang lại cho tỉnh Vĩnh Phúc.

Thứ tư, xuất phát từ những hạn chế về khía cạnh xã hội, môi trường đặt ra với

các dự án FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc. Mặc dù khá nhiều dự án FDI đạt doanh thu, lợi

nhuận cao nhưng vẫn còn tác động tiêu cực đến môi trường như tình trạng ô nhiễm

môi trường ngày càng trở nên trầm trọng. Một số doanh nghiệp không xây dựng hoặc

xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng không sử dụng mà xả trực tiếp ra môi trường

làm ảnh hưởng nặng nề đến môi trường sinh thái và cuộc sống của những người dân

xung quanh. Các doanh nghiệp FDI quá chú trọng đến hiệu quả kinh tế mà quên đi lợi

ích của người lao động, bỏ qua tính hiệu quả kinh tế - xã hội nói chung. Điều này đi

ngược lại mục tiêu của Đảng và Nhà nước khi sử dụng dòng vốn FDI phải đảm bảo

cân bằng giữa các mặt kinh tế - xã hội.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của

FDI đối với tỉnh Vĩnh Phúc, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên

cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh

Phúc”. Đề tài có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn sâu sắc, hứa hẹn sẽ có nhiều đóng góp

tích cực đối với hoạt động quản lý vĩ mô của Nhà nước và vấn đề hiệu quả kinh tế - xã

hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án là làm rõ những vấn đề cơ bản về lý

Page 15: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

4

luận và thực tiễn hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài, trên cơ sở đó đề

xuất các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế - xã hội

FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là lý luận và thực tiễn hiệu quả kinh tế - xã

hội của FDI trên địa bàn tỉnh tiếp nhận FDI.

b. Phạm vi nghiên cứu

+ Về nội dung: Đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI thì thường đứng

trên các góc độ khác nhau: Góc độ của nhà đầu tư nước ngoài, góc độ quản lý nhà

nước, của địa phương và của ngành.

Luận án tập trung vào nghiên cứu về hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI đứng

trên góc độ quản lý nhà nước và địa phương tiếp nhận FDI, với các nội dung cơ bản về

hiệu quả, hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI, các nhân tố ảnh hưởng, hệ thống các chỉ

tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI, đưa ra một số các giải pháp nhằm nâng

cao hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI.

+ Về thời gian và không gian: Luận án tập trung nghiên cứu thu thập số liệu

điều tra về hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn

2011 – 2016 và định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên

địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thứ nhất, hệ thống hóa, đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến đề

tài để rút ra những vấn đề khoa học mà luận án kế thừa và tiếp tục giải quyết.

- Thứ hai, trên cơ sở nghiên cứu khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn FDI nói

chung và hiệu quả kinh tế xã hội của FDI nói riêng. Làm rõ nội hàm, tiêu chuẩn và

phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI.

- Thứ ba, nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh có điều kiện tương đồng với

tỉnh Vĩnh Phúc những thành công và hạn chế của họ về việc quản lý và sử dụng nguồn

vốn FDI, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Vĩnh Phúc.

Page 16: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

5

- Thứ tư, làm rõ thực trạng hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh

Vĩnh Phúc thời gian qua, chỉ ra hiệu quả đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân.

- Thứ năm, trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh tế - xã

hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài, luận án đề xuất một số giải pháp và kiến nghị chủ

yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020,

tầm nhìn 2030.

5. Những đóng góp mới của luận án

- Luận án đã hệ thống hóa và luận giải một số vấn đề lý luận hiệu quả kinh tế -

xã hội của FDI đứng từ góc độ nước, địa phương tiếp nhận đầu tư. Qua đó chỉ ra rằng,

hiện nay chưa có bộ tiêu chuẩn nào được ban hành để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã

hội của FDI. Trên thế giới đang tồn tại 2 nhóm quan điểm khác nhau về đánh giá hiệu

quả kinh tế - xã hội của FDI là (1) Đánh giá theo một chỉ tiêu duy nhất không đơn vị

đo; (2) Đánh giá theo tổ hợp chỉ tiêu. Số lượng chỉ tiêu trong tổ hợp cần linh hoạt

nhằm phản ánh được hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI theo các mục tiêu khác nhau

đặt ra trong mỗi thời kỳ và thuận lợi trong thu thập và xử lý thông tin.

- Luận án đưa ra quan điểm là để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội FDI vào nền

kinh tế địa phương của Việt Nam hiện nay cần dùng một tổ hợp các chỉ tiêu phù hợp

với điều kiện thực tế, bao gồm 7 chỉ tiêu cả định tính và định lượng phản ánh mức

đóng của FDI vào (1) Sự tăng trưởng kinh tế (GRDP); (2) Thu ngân sách nhà nước; (3)

Cán cân xuất nhập khẩu; (4) Tạo việc làm cho người lao động; (5) Cải thiện khoa học

công nghệ; (6) Cải thiện môi trường; (7) Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng.

- Luận án đánh giá khá toàn diện hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn

tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2011 – 2016, chỉ ra mức độ hiệu quả của nó ở mức

thấp hơn tỉnh có điều kiện tương tự là Bắc Ninh theo nhiều khía cạnh và các nhân tố

ảnh hưởng. Trong đó nhân tố cơ bản là: Môi trường pháp luật; Sự ổn định về chính trị

- kinh tế -xã hội; Trình độ quản lý của địa phương; Chiến lược phát triển công nghiệp

phụ trợ; Quy hoạch phát triển các KCN...

-Luận án đề ra một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội

của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Cụ thể cần tập trung vào một số các giải pháp

Page 17: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

6

như: (1) Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; (2) Phát triển công nghiệp phụ trợ; (3)

Phát triển nguồn nhân lực chất; (4) Nâng cao chất lượng quy hoạch các KCN, cụm

công nghiệp.

6. Kết cấu nội dung của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần phụ lục, luận án được kết cấu gồm bốn

chương sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và phương

pháp nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực

tiếp nước ngoài.

Chương 3: Thực trạng hiệu quả kinh - tế xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài

trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp

nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Page 18: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

7

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư

trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign direct investment - FDI) không chỉ là

nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế mà còn là nhân tố có tác động lan tỏa

đến rất nhiều khu vực khác. Cũng vì vậy và ở Việt Nam cũng như trên thế giới có

nhiều nghiên cứu liên quan đến FDI, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của FDI. Các

nghiên cứu gần đây gồm:

a. Các công trình nghiên cứu trong nước

(1) TS Vương Thị Bảo Bình (2016), Nghiên cứu đề xuất giải pháp thu hút, sử

dụng hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh

Nghệ An giai đoạn 2013 - 2020, có tính đến 2025,[8] đề tài nghiên cứu khoa học cấp

Tỉnh. Công trình đã đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

tại Nghệ An: làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế trong việc thu hút FDI

trên địa bàn Nghệ An, làm rõ nguyên nhân của các hạn chế đó (tình hình môi trường

đầu tư). Đánh giá thực trạng tác động vốn FDI đến tỉnh Nghệ An (bao gồm cả tác động

tích cực và tác động tiêu cực). Phân tích khả năng thu hút, phát huy hiệu quả vốn FDI

phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Nghệ An giai đoạn 2013 - 2020, có tính đến 2025.

Đề xuất giải pháp tăng cường thu hút và phát huy hiệu quả vốn FDI vào Nghệ An giai

đoạn 2013-2020, có tính đến 2025.

(2) Lê Hữu Nghĩa, Lê Văn Chiến, Nguyễn Viết Thống (2014), sách chuyên

khảo Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động và trình độ

công nghệ của Việt Nam [48], NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã trình

bày cơ sở lý luận và thực tiễn của đầu tư trực tiếp nước ngoài, thực trạng đầu tư trực

Page 19: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

8

tiếp nước ngoài ở Việt Nam, tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất

lao động và trình độ công nghệ của Việt Nam.

(3) TS Trương Thái Phương (2001), Chiến lược đôi mới chính sách huy động các

nguồn vốn nước ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 –

2010 [51], đề tài cấp Bộ, Bộ tài chính. Công trình đã đưa ra các giải pháp chủ yếu thu

hút nguồn vốn FDI gồm có: Đối mới cơ cấu FDI nhằm thúc đây chuyển dịch cơ cấu

kinh tế, nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch đối với FDI, hoàn thiện hệ thống pháp

luật và cơ chế chính sách quản lý nhằm cải thiện môi trường ĐTNN, mở rộng hợp tác

ĐTNN theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính,

cải tiến công tác tổ chức bộ máy quản lý, phân cấp và cơ chế thu hút vốn, nâng cấp cơ

sở hạ tầng, thúc đẩy hoạt động hỗ trợ, xúc tiến FDI, tăng cường công tác bảo hộ sở hữu

trí tuệ và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong nước phục vụ có hiệu quả

hoạt động FDI.

(4) Phùng Xuân Nhạ (2013), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Lý luận

và thực tiễn, Đại học quốc gia Hà Nội. [44] Cuốn sách đã đề cập tới khái niệm, hình

thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhiều lý thuyết luận giải về nguyên nhân hình thành

đầu tư trực tiếp nước ngoài, bao gồm các lý thuyết truyền thống và các lý thuyết mới

về quốc tế hóa sản xuất, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới FDI, các chính sách, biện

pháp thu hút FDI tại Việt Nam. Qua phân tích thực trạng thu hút FDI của Việt Nam

giai đoạn 1988 - 2011, trong cuốn sách đã trình bày những tác động của FDI tới sự

phát triển của Việt Nam, biểu hiện thông qua những tác động tích cực tới tăng trưởng

kinh tế, bổ sung vốn đầu tư và cán cân thanh toán quốc tế, chuyển giao và phát triển

công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm, thúc đẩy xuất khẩu, liên kết các

ngành công nghiệp, các tác động khác, các tác động đặc biệt và tác động tới chủ quyền

quốc gia. Trong phân tích về tác động của FDI, cuốn sách cũng đồng thời cũng chỉ ra

một số ảnh hưởng không mong muốn như gia tăng tính phụ thuộc của nền kinh tế vào

FDI, ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái do sử dụng công nghệ lạc hậu, dẫn tới

hình thành độc quyền, ngăn cản cạnh tranh, làm tăng khoảng cách giàu nghèo…Cuốn

sách cũng cho rằng, mức độ tác động tích cực hoặc tiêu cực của FDI phụ thuộc vào

Page 20: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

9

chính sách và điều kiện phát triển của nước tiếp nhận FDI, từ đó đã đưa ra một số gợi

ý về chính sách như tăng cường thu hút FDI khi khả năng tích lũy nội địa thấp, phát

triển kết cấu hạ tầng, dịch vụ, đào tạo, quy định chặt chẽ cụ thể đối với FDI trong các

lĩnh vực dinh dưỡng, y tế, dược phẩm, quảng cáo, có chính sách phù hợp về khắc phục

chảy máu chất xám, bóc lột lao động quá mức, bảo hộ thị trường…

(5) Đỗ Đức Bình (2005), Sách chuyên khảo Đầu tư của các công ty xuyên quốc

gia (TNCs) tại Việt Nam [5], đã trình bày từ quan niệm về đầu tư quốc tế đến khái

niệm FDI, các TNCs, vai trò của TNCs trong nền kinh tế thế giới, kinh nghiệm thu hút

đầu tư của TNCs tại một số nước. Qua nghiên cứu phân tích thực trạng thu hút FDI nói

chung và từ TNCs nói riêng tại Việt Nam giai đoạn 1988 - 2004, trong cuốn sách đã

khái quát một số đóng góp của FDI đến các mặt kinh tế - xã hội ở Việt Nam như tham

gia tích cực vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, sản xuất và xuất khẩu, đa dạng hóa

và nâng cấp thiết bị, công nghệ. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng chỉ ra một số tác động

tiêu cực như mâu thuẫn với mục tiêu chiến lược chung và phát triển kinh tế - xã hội

của Việt Nam; lợi dụng ưu thế về vốn, công nghệ để thao túng trong các liên doanh,

cuốn sách cũng đề xuất các quan điểm, giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng hiệu

quả FDI của các TNCs cho Việt Nam.

(6) Tổng cục thống kê (2016), Kỷ yếu hội thảo “Đánh giá hiệu quả của doanh

nghiệp FDI giai đoạn 2005-2014” [70], Kỷ yếu hội thảo bao gồm các bài tham luận,

các báo cáo, các nghiên cứu của nhiều cơ quan chức năng, nhiều chuyên gia về đầu tư

trực tiếp nước ngoài đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài, theo đó việc đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp FDI

được dựa trên hai khía cạnh chính là: (1) Hiệu quả của bản thân các doanh nghiệp

FDI và (2) Đóng góp của các doanh nghiệp FDI cho nền kinh tế. Nhìn chung, các

doanh nghiệp FDI được đánh giá cao hơn các doanh nghiệp trong nước, tuy nhiên xét

về tổng thể, hiệu quả của các doanh nghiệp FDI còn thấp và có xu hướng giảm.

Nguyên nhân của tình trạng này thuộc về cả hai phía là nhà nước và chính bản thân

các doanh nghiệp.

Page 21: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

10

(7) Bộ Kế hoạch và đầu tư (2012), Hội thảo đề án “Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh

giá hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ở Việt Nam”, đề án cấp bộ do Học viện

chính sách và phát triển chủ trì [15]. Mục tiêu của đề án này là xây dựng ra bộ chỉ tiêu

để đánh giá hiệu quả FDI ở Việt Nam, tuy nhiên khi hội thảo đưa ra hệ thống chỉ tiêu

thì đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, chính vì vậy bộ chỉ tiêu này cũng chưa được Bộ

Kế hoạch và đầu tư chính thức ban hành.

(8). Vũ Chí Lộc (1995), Hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tự trực tiếp nước

ngoài tại Việt Nam [37], Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án

đã trình bày những vấn đề lý luận về hiệu quả của FDI được biểu hiện ở 2 mặt là hiệu

quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Về hiệu quả kinh tế tác giả quan niệm có bản chất như

đánh giá hiệu quả tài chính, phân tích chi phí lợi ích của dự án đầu tư, còn hiệu quả xã

hội là những tác động tích cực của dự án về mặt xã hội. Tác giả cũng đưa ra các chỉ

tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của FDI. Trên cơ sở các đánh giá về hiệu quả

KT-XH của FDI, tác giả đề xuất các giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu

quả kinh tế - xã hội của FDI tại Việt Nam. Tuy nhiên, luận án được thực hiện vào năm

1995, sau 7 năm Luật đầu tư (1897) có hiệu lực, hầu hết các dự án FDI đang ở giai

đoạn đầu triển khai thực hiện, nhiều dự án chưa thể hoạt động có hiệu quả, nên đánh

giá hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam còn hạn chế,

chưa đủ số liệu thực tiễn, và không còn phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay. Mặt

khác quan điểm về hiệu quả kinh tế của FDI của tác giả chưa xác định rõ đứng trên

góc độ nước tiếp nhận đầu tư hay chủ đầu tư, vì vậy cần có những nghiên cứu cụ thể

hơn nữa về hiệu quả kinh tế xã hội của FDI đứng trên góc độ quản lý của nước tiếp

nhận FDI.

(9) Nguyễn Thị Liên Hoa (2000), Các giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam [25], Luận án tiến sỹ, Đại học

Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Luận án đã trình bày và phân tích có hệ thống các vấn

đề lý luận thuộc phạm vi huy động vốn FDI, tổng hợp một số kinh nghiệm của các

nước trên thế giới trong lĩnh vực này, trên cơ sở đó rút ra những bài học có thể áp dụng

vào hoàn cảnh của Việt Nam. Luận án cũng phân tích thực trạng huy động và hiệu quả

Page 22: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

11

sử dụng vốn FDI qua các giai đoạn khác nhau, phân tích những thành tựu và hạn chế

trong hoạt động FDI tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra những giải pháp

nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI. Luận án được thực

hiện vào năm 2000, giai đoạn trước đây quan niệm về thu hút chỉ dừng lại ở việc quan

tâm đến số lượng vốn, số lượng dự án, đối tác đầu tư, nhưng chưa coi trọng đến chất

lượng của các dự án FDI. Bước vào giai đoạn mới, vấn đề thu hút FDI cần được

nghiên cứu trên quan điểm phù hợp với thực tiễn hơn. Ngoài ra, quan điểm về hiệu quả

sử dụng vốn FDI được tác giả phân tích trên cả hai góc độ: chủ đầu tư nước ngoài và

nước nhận đầu tư. Vì vậy, cần phải có những nghiên cứu sâu sắc và chi tiết hơn về

hiệu quả kinh tế - xã hội của vốn FDI đứng trên góc độ quản lý vĩ mô của nước tiếp

nhận vốn.

(10) Nguyễn Trọng Hải (2008), Vận dụng một số phương pháp thống kê phân

tích hiệu quả kinh tế của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam [22], Luận án

tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân. Trong luận án, tác giả đã hệ thống hóa và hoàn thiện

các khái niệm, các chỉ tiêu, quy trình phân tích thống kê về hiệu quả kinh tế của FDI.

Điểm mới của luận án là đã sử dụng thành công các phương pháp: phương pháp đồ thị

không gian ba chiều trong phân tích nhân tố, phân tích dãy số thời gian đa chỉ tiêu

phương pháp chỉ số mở rộng trong phân tích hiệu quả kinh tế. Tác giả đề xuất các giải

pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng của công tác phân tích

thống kê hiệu quả kinh tế FDI và tăng cường hiệu quả FDI tại Việt Nam. Tuy nhiên

trong nghiên cứu này, hiệu quả sử dụng vốn FDI mới chỉ dùng lại ở góc độ hiệu quả

kinh tế, chưa đề cập đến lý luận và thực trạng về hiệu quả xã hội của vốn FD1 đối với

nước tiếp nhận đầu tư.

(11) Hà Quang Tiến (2014), “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự

phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc” [69], Luận án tiến sỹ, Học viện chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh, Trong luận án tác giả đã làm rõ những tác động của FDI đến sự

phát triển kinh tế - xã hội, phân tích đánh giá tác động tích cực của FDI tới tăng trưởng

kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nguồn thu ngân sách, việc làm, môi trường cùng

với sự tác động tiêu cực về kinh tế, xã hội các nguyên nhân có liên quan tới các tác

Page 23: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

12

động đó. Trong công trình nghiên cứu này của tác giả cũng đưa ra một số các giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả tác động của FDI tới sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn

tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên trong luận án tác giả chưa phân tích và đánh giá được hiệu

quả kinh tế - xã hội của vốn FDI đứng trên quan điểm quản lý nhà nước của địa

phương tiếp nhận vốn đầu tư.

(12) Nguyễn Đại Thắng (2016), Kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh

nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc [64], Luận án

tiến sỹ, Học viên tài chính. Trong luận án tác giả đã hệ thống hóa, bổ sung và phát

triển những vấn đề lý luận và kiểm soát các hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp

FDI, đánh giá thực trạng hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn

tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ ra những thành công, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của hạn chế.

Tác giả cũng đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm kiểm soát hoạt động chuyển giá của

các doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc.

(13) Nguyễn Ngọc Điệp (2015), “Hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp

có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh”

[20], Luận án tiến sỹ. Luận án đã phân tích và đề cập đến hiệu quả sử dụng vốn của

các doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở

đánh giá, phân tích thực trạng môi trường đầu tư tại các KCN Thành phố Hồ Chí

Minh, thực trạng sử dụng vốn của các doanh nghiệp FDI. Luận án cũng đưa ra các

nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các doanh nghiệp FDI tại

các KCN Tp Hồ Chí Minh.

b. Các công trình nghiên cứu nước ngoài

(1) V.I. Lenin (2005), Toàn tập [35], NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nghiên

cứu của Lenin trong tác phẩm Chủ nghĩa đế quốc – giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư

bản. Ông cho rằng trong chủ nghĩa đế quốc, tích tụ và tập trung sản xuất tới một mức

độ nhất định sẽ dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền. Cùng với tích tụ và tập

trung tư bản, xuất khẩu tư bản được đẩy mạnh và trở thành cơ sở kinh tế quan trọng

của sự mở rộng phạm vi hoạt động quốc tế của các TNCs được hình thành từ các tổ

chức độc quyền từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Trong thời đại tư bản tài chính, có

Page 24: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

13

một số quốc gia đã tích lũy được một lượng tư bản lớn, một bộ phận tư bản trở nên

thừa vì không tìm được nơi đầu tư có tỷ suất lợi nhuận cao trong nước nên buộc phải

xuất khẩu tư bản như một tất yếu. Theo Lênin, xuất khẩu tư bản là đầu tư ra nước

ngoài nhằm mục đích thu được lợi nhuận ở nước nhận đầu tư. Xuất khẩu tư bản thừa

chính là hoạt động đầu tư nước ngoài. Ông đề cập đến hai hình thức xuất khẩu tư bản

đó là: (i) xuất khẩu tư bản hoạt động, là hình thức chuyển tư bản sang các nước khác

để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc mua lại các xí nghiệp đang hoạt động ở nước

nhập khẩu nhằm mục đích thu lợi nhuận cao, (ii) xuất khẩu tư bản cho vay, là hình

thức chính phủ cho các nước nghèo, lạc hậu vay tư bản nhằm mục đích thu lợi tức.

Qua nghiên cứu, ông cho rằng, xuất khẩu tư bản có tác động tích cực và tiêu cực đối

với nước xuất khẩu cũng như đối với nước nhập khẩu.

(2) Li and Liu (2005), "Foreign Direct Investment and Economic Growth: An

Increasingly Endogenous Relationship", World Development [83]. Qua khảo sát 88

quốc gia có tiếp nhận FDI (bao gồm cả nước phát triển và đang phát triển) đã chỉ ra

rằng, FDI và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. Theo các tác giả

FDI không những trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế, mà còn thúc đẩy phát

triển nguồn nhân lực và công nghệ. Một điểm đáng lưu ý trong nghiên cứu này là,

nước nhận FDI phải có nguồn nhân lực và công nghệ đạt tới trình độ nhất định. Nếu

nước nhận FDI có trình độ nguồn nhân lực và công nghệ thấp hơn nước đầu tư thì sẽ

tác động tiêu cực đến nước nhận FDI.

(3) Institute of International economics “FDI in Developing Countries and

Economies in Transition: Opportunities, Dangers, and New Changes”, (Đầu tư nước

ngoài tại các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi: Cơ hội,

thách thức và những đổi mới) [82]. Khi phân tích về FDI đối với các nước đang phát

triển đã chỉ ra những tác động trái chiều của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội của

nước tiếp nhận. Từ phân tích một số điểm nổi bật của đầu tư nước ngoài tại các nước

đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi như FDI có được sự tăng trưởng

vượt bậc từ những năm 1990, vốn đầu tư nước ngoài FDI chiếm tỉ lệ lớn nhất và là

nguồn vốn ổn định nhất trong các dòng vốn tư nhân như dòng nợ, dòng vốn vay ngân

Page 25: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

14

hàng thương mại, trái phiếu và các dòng vốn khác, sự phân phối của vốn đầu tư nước

ngoài tới các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi là không đồng

đều, đã đề cập đến vấn đề tác động của FDI tới phát triển, bao gồm:

Thứ nhất, tạo ra dòng tài chính phụ thêm của các nhà đầu tư nước ngoài từ đó

tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh mẽ tại nước nhập khẩu FDI.

Thứ hai, có ảnh hưởng không tốt tới thị trường của nước nhập khẩu FDI do các

nhà đầu tư nước ngoài đến từ các thị trường quốc tế, nơi đang diễn ra cạnh tranh không

hoàn hảo, từ đó gây ra những khó khăn, thách đố đối với doanh nghiệp (DN) của nước

nhập khẩu FDI.

Thứ ba, vốn đầu tư nước ngoài FDI góp phần thúc đẩy tiết kiệm nội địa và

cung cấp thêm hiệu quả trong quản lý, marketing, và công nghệ để nâng cao năng

suất lao động.

Thứ tư, sử dụng hiệu quả FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn đối với

nước nhập khẩu. Mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế (Mô hình Maign của FDI

và phát triển) được thể hiện thông qua sự gia tăng đầu tư sản xuất kinh doanh (SXKD)

của các DN nước ngoài. Mặc dù FDI có thể có một tác động rõ ràng, tích cực tới sự

phát triển của nước tiếp nhận, song cũng có thể tạo ra một số tác động tiêu cực như trở

thành nhân tố thúc đẩy sự hình thành tình trạng độc quyền nhóm thông qua thiết lập và

mở rộng DN kiểu gia đình, từ đó thu hẹp khả năng gia nhập thị trường của một số DN

của nước tiếp nhận.

Từ đó để phát huy vai trò tích cực của FDI, nước nhập khẩu FDI không những

cần có chính sách tăng cường thu hút FDI, mà còn phải có chính sách chủ động định

hướng FDI theo hướng hiệu quả. Lợi ích và cơ hội của các doanh nghiệp nước ngoài là

kiểm soát công nghệ, quyền sở hữu thương hiệu, đạt được qui mô kinh tế nhờ hoạt

động hợp tác trong đầu tư và một số tài sản vô hình khác nhận được từ các DN nước

ngoài chuyên nghiệp trong quản lý và tổ chức. Tuy nhiên các DN nước ngoài cũng

phải đối mặt với những rủi ro, bất lợi trong sử dụng lao động nội địa, chịu ảnh hưởng

không nhỏ từ phía các mối quan hệ cộng đồng tại địa phương, thị hiếu và văn hóa

truyền thống. Tài liệu này có phân tích tác động của FDI đến nền kinh tế của nước tiếp

Page 26: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

15

nhận đầu tư nhưng chưa đề cập đến vấn đề đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu

quả FDI.

(4) UNCTAD (2013) [89], FDI có thể hỗ trợ phát triển cho địa phương bằng

cách: (i) bổ sung nguồn lực tài chính cho phát triển; (ii) đẩy mạnh canh tranh xuất

khẩu; (iii) tạo ra việc làm và phát triển kỹ năng làm việc cho người lao động; (iiii) tăng

cường trình độ công nghệ (bao gồm chuyển nhượng, khuếch tán và tạo ra công nghệ).

1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với FDI

a. Các công trình trong nghiên cứu trong nước

(1) Trần Văn Nam (2005), “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài”, [41] NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Ở công trình nghiên

cứu này, tác giả làm rõ về cơ sở lý luận và thực tiễn về công cụ quản lý Nhà nước đối

với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Tác giả đã nêu rõ thành tựu đạt được trò tổ chức

và quản lý các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Thông qua những số liệu cụ thể, tác giả đã

đánh giá thực trạng việc sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô đối với hoạt động của các

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số các biện

pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI.

(2) Nguyễn Văn Hùng (2007), “Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài ở Hà Nội – Thực trạng và giải pháp” [29], Luận án tiến sĩ. Tác giả

đã tập trung nghiên cứu làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối

với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI ở Việt Nam, trong đó có trình bày

về doanh nghiệp có vốn FDI, sự quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn

FDI và quá trình đổi mới và hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với doanh nghiệp có vốn FDI

trên địa bàn Hà Nội; trong luận án phân tích tác động của doanh nghiệp FDI đến phát

triển kinh tế - xã hội ở Hà Nội và phân tích thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh

nghiệp FDI ở Hà Nội. Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng thì luận án chỉ ra

những thành công và hạn chế còn tồn tại trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

FDI trên địa bàn Hà Nội.

(3) Nguyễn Thanh Nam (2009), “Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp

nước ngoài ở tỉnh Phú Thọ hiện nay” [42], Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc dân.

Page 27: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

16

Luận án đã phân tích, đánh giá về quản lý nhà nước đối với FDI ở tỉnh Phú Thọ trong đó

có trình bầy tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội và tác động của FDI đến phát triển

kinh tế - xã hội. Luận án đã chỉ ra những thuận lợi và những hạn chế để từ đó đề xuất

các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn về quản lý nhà nước đối với FDI ở tỉnh Phú Thọ.

b. Các công trình nghiên cứu nước ngoài

(1) Sengphaivanh Seng Aphone (2012), Quản lý nhà nước về thu hút đầu tư

trực tiếp nước ngoài (FDI) ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào [58], Luận án tiến sỹ,

Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã phân tích và làm rõ

hơn về cơ sở lý luận, thực tiễn của quản lý nhà nước về thu hút FDI. Phân tích thực

trạng quản lý nhà nước đối với thu hút FDI tại cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ 1988

đến 2012 từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với

thu hút FDI của cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

(2) Xiaohua Lin and Richard Germain (2015), The impact FDI on Chinesen

SOE performance: The role management decentralization [91], trong nghiên cứu các

tác giả đã tiến hành phân tích đánh giá hiệu quả của quản lý nhà nước đối với nguồn

vốn FDI tại Trung Quốc, từ đó đưa ra một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý

nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn FDI.

(3) Phonesay Vilaysack (2013), Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước

ngoài trên địa bàn thành phố Viêng Chăn - nước công hòa dân chủ nhân dân Lào,

Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế quốc dân [52], Tác giả đã tổng hợp và phân

tích vai trò của quản lý nhà nước đối với vốn FDI trên địa bàn thành phố Viêng Chăn

của nước CHDNND Lào, trong bài của mình tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng

quản lý nhà nước đối với FDI tại Thành phố Viêng Chăn - cộng hòa dân chủ nhân dân

Lào từ 2012 đến 2016 từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà

nước đối với FDI của thành phố Viêng Chăn - cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

1.1.3. Khoảng trống cho các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

1.1.3.1. Những kết quả đã được khẳng định

Qua việc hệ thống hóa các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước như trên,

tác giả nhận thấy các nghiên cứu về FDI rất phong phú, mỗi đề tài, bài báo, sách

Page 28: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

17

chuyên khảo, hội thảo, đề án cấp tỉnh, cấp bộ đã luận giải các vấn đề về FDI và hiệu

quả của FDI mang lại cho nước tiếp nhận đầu tư ở những khía cạnh khác nhau, nhưng

thống nhất một số các vấn đề sau:

+ Về mặt lý luận, các công trình đã đưa ra quan niệm chung về đầu tư trực tiếp

nước ngoài với tư cách là loại hình đầu tư đặc thù do chủ thể nước ngoài trực tiếp thực

hiện; đã luận giải khá rõ về sự cần thiết khách quan của việc thu hút, sử dụng FDI cho

phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam; đã

khái quát những hình thức chủ yếu và một số đặc điểm quan trọng của FDI nói chung

và đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam nói riêng.

+ Hiệu quả của FDI được các công trình đánh giá đứng trên hai góc độ chủ đầu

tư và góc độ quản lý vĩ mô của nước hoặc địa phương tiếp nhận đầu tư.

+ Đứng từ góc độ nước tiếp nhận đầu tư, các công trình nghiên cứu đều khẳng

định rằng, FDI là một bộ phận kinh tế quan trọng của địa phương, góp phần làm đa

dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất, gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, thúc

đẩy hoạt động xuất khẩu, tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh

nghiệp nước ngoài, giải quyết việc làm cho người lao động... Song cũng chỉ ra những

tác động tiêu cực của FDI đến môi trường, đến đời sống của người dân, đến chuyển

giai công nghệ...

+ Về đánh giá thực tế và giải pháp quản lý của nhà nước liên quan tới FDI có

thể khái quát thành 2 giai đoạn. Trong giai đoạn mới mở cửa (1987 – 1995) nền kinh

tế Việt Nam nói chung còn thiếu vốn đầu tư trầm trọng, vì vậy lúc đó các công trình

nghiên cứu chỉ quan tâm tới số vốn đầu tư gia tăng chứ chưa quan tâm chú trọng đến

hiệu quả kinh tế - xã hội của vốn FDI mang lại ra sao. Trong những năm gần đây, đi

cùng với việc gia tăng thu hút FDI, các nhà quản lý đã quan tâm và chú trọng đến hiệu

quả kinh tế - xã hội do FDI mang lại cho nền kinh tế.

+ Nhiều công trình đã chỉ ra rằng, để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội FDI

cần có cơ chế chính sách phù hợp nhằm tạo lập môi trường, thông thoáng, hấp dẫn, đảm

bảo kết hợp lợi ích giữa nhà đầu tư nước ngoài và lợi ích của quốc gia, địa phương tiếp

Page 29: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

18

nhận FDI, đồng thời định hướng việc thu hút, sử dụng FDI, kiểm soát, giảm thiểu tác

động tiêu cực.

1.1.3.2. Một số vấn đề đặt ra và nhiệm vụ cần giải quyết

Nhìn từ vấn đề hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI theo góc độ nước, địa

phương tiếp nhận đầu tư, một số công trình đã bước đầu chú ý đến các chỉ tiêu phản

ánh tác động hai mặt của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm những tác động

tích cực và tác động tiêu cực. Đã có không ít luận giải về nguyên nhân của những tác

động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của nước nhập khẩu FDI. Tuy

nhiên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI của các công trình đưa ra

đang có những sự khác nhau mà chưa sự thống nhất. Bởi vì, mục tiêu chủ yếu trong thu

hút, sử dụng FDI đối với từng quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương là nhằm đẩy nhanh

sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, thành tựu trong thu hút FDI

có thể không đồng nhất với hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI. Bên cạnh các yếu tố gây

ra ảnh hưởng tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội, còn có rất nhiều nguyên

nhân gây khó khăn cho việc phát huy vai trò tích cực của FDI đối với phát triển kinh tế -

xã hội. Vấn đề này cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau và chưa thực sự được

làm rõ, đòi hỏi phải có nghiên cứu đầy đủ mang tính hệ thống trên cơ sở phân tích các

ưu nhược điểm của các chỉ tiêu, phân tích điều kiện thực tế của quốc gia cũng những

mỗi địa phương để lựa chọn và xây dựng nên hệ thống chỉ tiêu đánh giá phù hợp. Đây là

khoảng trống về lý luận của đề tài luận án.

Bên cạnh việc nghiên cứu về FDI và tác động của FDI trên bình diện quốc gia,

đã có một số công trình đề cập tới FDI ở phạm vi địa phương cấp tỉnh, thành phố ở

Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều cố gắng tập trung làm rõ tác động

của FDI đến từng mặt riêng biệt của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn

tỉnh Vĩnh Phúc, vấn đề làm thế nào để tỉnh Vĩnh Phúc có thể vừa thu hút được nhiều

vốn FDI, vừa sử dụng có hiệu quả vốn FDI để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội FDI

vẫn đang là khoảng trống về thực tiễn cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết.

Từ “khoảng trống” của các công trình nghiên cứu liên quan, đề tài luận án

hướng tới những nhiệm vụ cơ bản sau:

Page 30: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

19

- Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn FDI nói

chung và hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI nói riêng. Làm rõ nội hàm, tiêu chuẩn và

phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI.

- Thứ hai, đưa ra quan điểm và lựa chọn một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu

quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp với điều kiện thực tế của

tỉnh Vĩnh Phúc.

- Thứ ba, làm rõ thực trạng hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh

Vĩnh Phúc thời gian qua, chỉ ra hiệu quả đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân.

- Thứ tư, trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh tế - xã

hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài, luận án đề xuất một số giải pháp và kiến nghị chủ

yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc.

1.2. Quá trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Quá trình nghiên cứu

Luận án tiếp cận các vấn đề nghiên cứu từ góc độ quản lý nhà nước, tác giả

đứng vai trò là cán bộ quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc để phân

tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa

bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó, tác giả đánh giá những tác động tích cực và những tác

động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nền kinh tế - xã hội của Tỉnh, sau đó

đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước

ngoài. Các nhóm giải pháp của luận án sẽ hướng tới vai trò quản lý nhà nước để nhằm

nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Quá trình nghiên cứu của NCS được mô tả như hình 1.1. Trong đó:

Bước 1: Bắt đầu từ việc nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước có liên

quan đến hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI, bằng phương pháp phân tích tổng hợp, kết

quả đạt được là chỉ ra những nội dung có thể kế thừa và khoảng trống nghiên cứu.

Page 31: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

20

Hình 1.1. Quá trình nghiên cứu luận án

Bước 2:

+ Trên cơ sở lý luận cơ bản về hiệu quả, hiệu quả đầu tư, FDI và hiệu quả kinh

tế - xã hội của FDI, NCS đưa ra quan điểm và lựa chọn, xây dựng khung lý thuyết về

chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI tại địa phương trên góc độ quản lý

vĩ mô của địa phương tiếp nhận vốn đầu tư, từ đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng.

Nội dung

nghiên cứu

Kết quả

đạt được Phương pháp

nghiên cứu

Phân tích,

tổng hợp

Tổng quan

nghiên cứu

Khoảng trống

cần nghiên cứu

Phân tích,

tổng hợp

Cơ sở lý luận &

Kinh nghiệm của

một số tỉnh

- Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đánh giá phù hợp. - Bài học kinh nghiệm cho Vĩnh Phúc.

Phân tích, so

sánh, điều tra

khảo sát

Phân tích thực trạng hiệu

quả kinh tế - xã hội FDI

trên địa bàn tỉnh Vĩnh

Phúc

Những vấn đề

tồn tại, hạn chế

và nguyên nhân

Phân tích,

tổng hợp

Quan điểm, nội dung và giải

pháp nâng cao hiệu quả kinh

tế - xã hội FDI trên địa bàn

tỉnh Vĩnh Phúc

Đề xuất quan điểm,

giải pháp và kiên

nghị

Page 32: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

21

+ NCS tìm hiểu kinh nghiệm của một số tỉnh có điều kiện kinh tế tương đồng

với tỉnh Vĩnh Phúc để rút ra bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội

FDI cho tỉnh Vĩnh Phúc.

Bước 3: NCS tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế - xã hội

của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc bằng các phương pháp như thống kê, phân tích,

điều tra khảo sát bằng bảng hỏi, tổng hợp và so sánh một số tiêu chí đánh giá hiệu quả

kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với một số tỉnh thành và với chỉ

tiêu chung của cả nước để rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn

chế trong hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Bước 4: NCS phân tích bối cảnh, định hướng phát triển, nhu cầu về vốn đầu tư

toàn tỉnh cũng như nhu cầu về vốn FDI của tỉnh Vĩnh Phúc; kết hợp với cơ sở lý luận

và cơ sở thực tiễn nghiên cứu ở các bước trên, NCS đề xuất các định hướng và giải

pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm

2020, tầm nhìn 2030. Đồng thời, NCS còn đưa ra một số kiến nghị với các cấp các

ngành liên quan.

1.2.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện trên cơ sở: Phương pháp luận chung duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử; tiếp cận vấn đề mang tính hệ thống và logic. Đồng thời, kết

hợp hài hòa các phương pháp: Tổng hợp và phân tích; chuyên gia và kế thừa khoa học;

thống kê và so sánh; điều tra khảo sát, thu thập và xử lý thông tin…, cụ thể:

+ Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được thể hiện và

quán triệt trong quá trình nghiên cứu. Theo đó, khi nghiên cứu một vấn đề cần đặt

trong mối quan hệ tổng thể nhiều vấn đề, sự tương tác qua lại của nó với vấn đề khác.

Khi đánh giá thành công hay hạn chế, cũng như đề xuất các giải pháp phải căn cứ vào

thực tế, phù hợp với bối cảnh và điều kiện, thời điểm, địa phương cụ thể…

+ Phương pháp tổng hợp và phân tích được sử dụng trong quá trình thu thập,

xử lý dữ liệu; đặc biệt, trong diễn giải và phân tích chi tiết thực trạng. Việc phát hiện

những điểm mấu chốt và đưa ra các đề xuất, giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả

Page 33: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

22

kinh tế xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng dựa trên kết quả của quá trình

phân tích và tổng hợp nêu trên.

Việc thu thập tài liệu được tiến hành thông qua khai thác các văn bản quy phạm

pháp luật, báo cáo tổng kết 20, 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, các

đề tài khoa học, các bài báo khoa học đăng ở các tạp chí chuyên ngành có liên quan

làm cơ sở khoa học cho nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh

Vĩnh Phúc để so sánh và đưa ra các nhận định thực tế.

+ Phương pháp chuyên gia và kế thừa khoa học được sử dụng tích cực nhằm

tham khảo ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà quản lý về một số vấn đề lý

luận và thực tế, tập trung vào ý kiến của các quản lý của doanh nghiệp FDI, chuyên gia

kỹ thuật và lãnh đạo chuyên ngành, cũng như nhà quản lý chính quyền các cấp hoạt

động trong lĩnh vực có liên quan đến FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Luận án sử

dụng một số tài liệu, tư liệu, kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trong

và ngoài nước đã công bố về các vấn đề có liên quan, nhất là quá trình tiếp cận, khái

quát hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI, cung cấp thông tin nền

tảng phục vụ triển khai nghiên cứu thực trạng về hiệu quả kinh tế xã hội của FDI…

Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành tổng hợp, sàng lọc thông tin định tính nhằm tham

chiếu với kết quả phân tích thống kê, đề xuất định hướng, giải pháp nhằm nâng cao

hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Phương pháp thống kê và so sánh chủ yếu được sử dụng trong chương 2 và

chương 3 nhằm tập hợp, phân tích các lý thuyết và các số liệu cả thứ cấp và sơ cấp,

phục vụ cho việc minh họa, luận giải các vấn đề, những kết quả trong quản lý FDI…

Khi thực hiện phương pháp thống kê so sánh tác giả sử dụng hệ thống số liệu theo

chuỗi thời gian từ 2011- 2016 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc để so sánh và đưa ra nhận

định thực tế.

+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế được sử dụng nhằm tham khảo ý kiến

của các chuyên gia, cán bộ quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại phòng Quản lý đầu

tư nước ngoài – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, các cán bộ thuộc Ban quản lý

khu công nghiệp, các cán bộ thuộc Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở

Page 34: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

23

Khoa học và Công nghệ, các chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp FDI

trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, một số hộ dân sinh sống gần các doanh nghiệp FDI có

chịu sự ảnh từ các doanh nghiệp FDI thông qua hai loại phiếu với hệ thống các câu hỏi

đóng. Đồng thời kết hợp với các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, quy nạp và

tổng hợp để bổ sung và cụ thể hóa các dữ liệu nghiên cứu.

+ Xây dựng và gửi phiếu điều tra: tác giả đã xây dựng 2 mẫu phiếu điều tra có

nội dung cơ bản giống nhau, nhưng phân biệt một số chỉ tiêu, chi tiết phù hợp với đối

tượng được khảo sát. Trong đó:

- Phiếu khảo sát số 01: khảo sát với các đối tượng là các cán bộ quản lý nhà

nước cấp địa phương và các cán bộ quản lý doanh nghiệp FDI như: Sở Kế hoạch và

Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, các

cán bộ thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, các chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý

doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Phiếu khảo sát số 02: khảo sát với các đối tượng là dân cư sinh sống gần các

doanh nghiệp FDI có chịu sự ảnh hưởng từ các doanh nghiệp này trên địa bàn tỉnh

Vĩnh Phúc, tập trung chủ yếu vào các huyện, thị có nhiều doanh nghiệp FDI đóng trên

địa bàn như thành phố Phúc Yên, thành phố Vĩnh Yên, huyện Bình Xuyên…

Nội dung điều tra được phân thành 2 nhóm vấn đề sau:

(i) Thông tin về quản lý, điều hành các chính sách pháp luật của nhà nước

liên quan tới FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

(ii) Thông tin liên quan đến việc FDI đã đóng góp như thế nào đến hiệu quả

kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.

Trong quá trình thực hiện điều tra, tác giả đã cố gắng giảm thiểu những rủi ro

sai số bằng cách xây dựng bảng hỏi điều tra một cách kỹ lưỡng dựa trên cơ sở một số

tiêu chí của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), thực hiện kiểm tra bảng hỏi

nhiều lần, phương pháp bài bản, chặt chẽ. Hơn nữa, trong quá trình điều tra, tác giả đã

liên hệ nhiều lần qua điện thoại hoặc email với các lãnh đạo ban ngành, các doanh

nghiệp để có kết quả điều tra tin cậy và cần thiết.

Kết quả điều tra trong bảng sau:

Page 35: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

24

Bảng 1.1. Kết quả điều tra

STT Tiêu thức Số phiếu

phát ra

Số phiếu

thu về

Số phiếu

đạt yêu

cầu

Tỷ lệ đạt yêu

cầu/ Tổng số

phiếu đạt yêu

cầu (%)

1 UBND tỉnh Vĩnh Phúc 35 30 28 18,67

2 Sở Khoa học và công nghệ

tỉnh Vĩnh Phúc 11 11 8 5,33

3 Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Phúc 15 12 12 8,00

4 Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh

Vĩnh Phúc 25 22 21 14,00

5 Sở tài nguyên và môi trường

tỉnh Vĩnh Phúc 14 10 10 6,67

6 Ban quản lý các khu công

nghiệp 10 10 10 6,00

7 Doanh nghiệp FDI trên địa

bàn tỉnh Vĩnh Phúc 60 50 36 24,67

8 Dân cư sinh sống gần các

KCN 50 50 25 16,67

Tổng cộng 220 195 150 100

Trong tổng số phiếu phát ra là 220 phiếu thu về 195 phiếu trong đó có 150

phiếu thu về hợp lệ và đủ thông tin cần thiết, tin cậy phân tích, đánh giá phục vụ trực

tiếp cho nội dung luận án.

+ Xử lý và phân tích số liệu điều tra trên cơ sở các phiếu thu thập thông tin:

Tác giả dùng pháp pháp thống kê, lập bảng tổng hợp tính các chỉ số trên phần mềm

Excel để xử lý số liệu.

Page 36: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

25

Kết luận chương 1

Đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài

và hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong chương 1 của luận án

đã hệ thống được những vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI và quản lý

nhà nước đối với FDI của một số công trình nghiên cứu. Những kết quả nghiên cứu

này là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu

về hiệu quả kinh tế - xã hội FDI và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của

FDI. Trên cơ sở đánh giá kết quả của những nghiên cứu trước và những khoảng trống

còn chưa có đề tài nào giải quyết, luận án xác định được mục tiêu và nhiện vụ nghiên

cứu phù hợp để trả lời các câu hỏi đặt ra cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội FDI

trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như:

- Nghiên cứu khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn về FDI và hiệu quả kinh tế xã

hội của FDI. Làm rõ nội hàm, tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế -

xã hội của FDI.

- Lựa chọn một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư

trực tiếp nước ngoài phù hợp với điều kiện thực tế của Việt nam nói chung và các địa

phương nói riêng.

- Làm rõ thực trạng hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh

Phúc, chỉ ra hiệu quả đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân.

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh

tế - xã hội FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Để giải quyết được các nhiệm vụ trên, luận án đã thiết lập quá trình nghiên cứu,

cách tiếp cận và lựa chọn phương pháp nghiên cứu đề tài là các phương pháp truyền

thống được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học kinh tế, xã hội.

Page 37: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

26

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

2.1. Cơ sở lý luận hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization – WTO) đã đưa ra

định nghĩa như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra khi một nhà đầu tư từ một

nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước tiếp nhận đầu tư)

cùng với quyền quản lý tài sản đó”. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với

các hình thức đầu tư khác. Trong phần lớn các trường hợp, nhà đầu tư và tài sản họ

quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong trường hợp này, nhà đầu tư

thường được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi

nhánh công ty”.

Ủy ban thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) trong Báo cáo

đầu tư thế giới năm 1999 cũng đưa ra định nghĩa “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt

động đầu tư bao gồm mối quan hệ dài hạn, phản ánh lợi ích và quyền kiểm soát lâu dài

của một thực thể thường trú ở một nền kinh tế (nhà đầu tư nước ngoài hoặc công ty mẹ

nước ngoài) đối với một doanh nghiệp thường trú ở một nền kinh tế khác với nền kinh

tế của nhà đầu tư nước ngoài”. [89]

Trong báo cáo cán cân thanh toán quốc tế hàng năm của Quỹ tiền tệ quốc tế

(International Monetary Fund - IMF) đã đưa ra định nghĩa về FDI như sau: “Đầu tư

trực tiếp nước ngoài là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước

khác (nước nhận đầu tư), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước

đi đầu tư) với mục đích quản lý có hiệu quả doanh nghiệp”.[81]

Một số nhà kinh tế Trung Quốc coi FDI là sự sở hữu tư bản tại nước tiếp nhận

đầu tư bằng cách mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước đó. Khoản đầu tư

này phải đạt tỷ lệ cổ phần đủ lớn đề tạo ảnh hưởng quyết định, chi phối đối với thực

Page 38: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

27

thể kinh tế đó. Như vậy, Trung Quốc đã chú trọng tới tỷ lệ vốn đầu tư phải đủ lớn để

nắm giữ quyền chi phối, kiểm soát doanh nghiệp. [84]

Theo Luật đầu tư được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành số

59/2005/QH 11 quy định: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài

đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ một tài sản nào để tiến hành các hoạt động

đầu tư và có tham gia quản lý hoạt động kinh doanh” [54]. Như vậy khái niệm về đầu tư

trực tiếp đã được rút gọn lại so với Luật đầu tư năm 1987.

Theo Luật đầu tư được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành số

67/2014/QH13 có hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2015 quy định: “Đầu tư kinh

doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thống qua

việc thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức

kinh tế, đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư. Nhà đầu tư nước

ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài

thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông” [56]

Như vậy, trong Luật đầu tư 2014 không phân biệt rõ ràng giữa đầu tư trực tiếp và

đầu tư gián tiếp mà gọi chung là đầu tư kinh doanh. Theo Luật Đầu tư 2005 tất cả các dự

án có vốn nước ngoài không xác định tỷ lệ của nhà đầu tư nước của doanh nghiệp vẫn

phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nay theo Luật Đầu tư 2014 quy định đối với các dự

án nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn 51 %

vốn điều lệ mới phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án của nhà đầu tư

nước ngoài. Đây thực sự là một bước mở nhằm góp phần thu hút, khuyến khích đầu tư

đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.

Theo giáo trình Quản trị Đầu tư quốc tế của PGS.TS Phan Duy Minh (2011)

đưa ra khái niệm về đầu tư quốc tế trực tiếp như sau: “Đầu tư quốc tế trực tiếp đó là

việc nhà đầu tư đưa tiền và các nguồn lực cần thiết từ một quốc gia sang quốc gia khác

và chuyển hóa chúng thành vốn để tổ chức hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu

lời tối đa. Trong đầu tư quốc tế trực tiếp nhà đầu tư trực tiếp tham gia vào việc tổ chức

điều hành, quản lý và sử dụng vốn đầu tư. Nói chung, các hoạt động đầu tư này chủ

Page 39: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

28

yếu được diễn ra trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, bao gồm cả

sản xuất, thương mại và dịch vụ”. [40]

Tóm lại, bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là sự di chuyển một

khối lượng nguồn vốn kinh doanh dài hạn giữa các quốc gia, đi kèm với đầu tư vốn là

đầu tư công nghệ và tri thức kinh doanh, gắn liền với quyền điều hành và quản lý

doanh nghiệp của chủ đầu tư nhằm thu lợi nhuận. Chủ đầu tư nước ngoài phải đóng

góp toàn bộ hoặc một phần vốn đủ lớn tùy theo quy định của luật pháp từng nước

nhằm giành quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp.

2.1.1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một là, FDI là hình thức mà các nhà ĐTNN tự bỏ vốn ra kinh doanh, trực tiếp

điều hành sản xuất kinh doanh, làm ăn lâu dài ở nước sở tại, hoàn toàn tự chịu trách

nhiệm về kết quả đầu tư. Nước tiếp nhận FDI ít phải chịu những điều kiện ràng buộc

kèm theo của người cung ứng vốn như tiếp nhận ODA (Official Development

Assistance - hỗ trợ phát triển chính thức), kể cả kèm theo những điều kiện về chính trị

có ảnh hưởng đến công việc nội bộ, chủ quyền của nước đi vay. Còn vay thương mại

thì lãi suất thường cao, chính phủ và các doanh nghiệp của nước đi vay thường không

chịu đựng nổi, khó có khả năng trả nợ. FDI là hình thức được các nước đang phát triển

rất quan tâm và sử dụng vì nó giúp họ khai thác được tối đa nguồn lực của đất nước về

tài nguyên, con người…

Hai là, theo hình thức FDI, vốn của nhà ĐTNN nằm trực tiếp trong nhà xưởng,

thiết bị trên đất nước tiếp nhận đầu tư. Trong trường hợp vì một lý do nào đó chẳng

hạn như khủng hoảng tài chính - tiền tệ, nhà đầu tư phải chuyển đổi nó thành tiền bằng

cách bán hoặc thanh lý nhà máy mới thu hồi vốn và chuyển về nước được.

Ba là, các nước đang phát triển có đặc điểm là trình độ khoa học, công nghệ

thấp. Để rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp các nước công nghiệp phát triển các nước

này cần nhanh chóng tiếp cận với các kỹ thuật mới, phương thức quản lý tiên tiến của

các nước phát triển. Chính vì vậy, FDI có tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ

cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ

cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu các thành phần kinh tế, cơ cấu đầu tư, cơ cấu công nghệ…

Page 40: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

29

Bốn là, chủ thể chủ yếu của hoạt động FDI trên thế giới hiện nay là các Công ty

xuyên quốc gia và Công ty đa quốc gia với mạng lưới toàn cầu. Thông qua tiếp nhận đầu

tư của các Công ty xuyên quốc gia và Công ty đa quốc gia, nước tiếp nhận FDI có điều

kiện thuận lợi để tiếp cận và thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu,

làm quen với tập quán thương mại quốc tế, thích nghi nhanh với những thay đổi trên thị

trường thế giới…

2.1.1.3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước tiếp nhận đầu tư

Thứ nhất, FDI là nguồn vốn quan trọng giúp cho các nước phát triển khắc phục

tình trạng thiếu vốn kéo dài. Ở các nước đang phát triển, xuất hiện một vòng luẩn

quẩn, thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm và đầu tư thấp, tiết kiệm và đầu tư thấp sẽ cản trở

quá trình phát triển của vốn và làm cho tích tụ vốn thấp, không đủ vốn cho đầu tư sẽ làm

cho năng lực sản xuất của quốc gia đó giảm, năng lực sản xuất giảm dẫn đến thu nhập

thấp và lại quay trở về chu kỳ ban đầu. FDI giải quyết được mâu thuẫn giữa nhu cầu

phát triển to lớn với nguồn lực tài chính khan hiếm, phá vỡ vòng luẩn quẩn nói trên, tăng

vốn cho đầu tư, huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế, tạo ra sự tăng trưởng kinh

tế dẫn đến thu nhập tăng.

Thứ hai, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có vai trò tích cực góp phần

chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa, bước đầu thông qua

thay đổi cơ cấu kinh tế ngành, chuyển đổi từ ngành sản xuất nông nghiệp sang sản

xuất công nghiệp và sau cùng là sang ngành sản xuất dịch vụ, hoặc thay đổi cơ cấu bên

trong của ngành sản xuất có năng suất thấp và công nghệ lạc hậu sang sản xuất có

năng suất cao và công nghệ hiện đại hơn.

Thứ ba, FDI tạo ra hiệu ứng lan tỏa trong nền kinh tế nước chủ nhà. Khái niệm

“tác động lan tỏa” cũng được gọi là tác động tràn hay hiệu ứng lan tỏa. Tác động

“tràn” của FDI có thể hiểu là tác động mang tính gián tiếp xuất hiện khi sự có mặt của

doanh nghiệp FDI mang lại tác động đến nền kinh tế của nước sở tại nói chung và làm

cho doanh nghiệp trong nước nói riêng thay đổi hành vi của mình như thay đổi công

nghệ, thay đổi chiến lược kinh doanh. Tác động tràn có thể được coi là kết quả hoạt

động của các doanh nghiệp FDI diễn ra đồng thời với quá trình điều chỉnh hành vi của

Page 41: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

30

các doanh nghiệp trong nước, đó là sự lan tỏa, chia sẻ về công nghệ, chuyển giao công

nghệ, kinh nghiệm quản lý, làm đòn bẩy cho sản xuất trong nước.

Thứ tư, FDI góp phần quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực có kỹ

năng và trình độ cao, tạo thêm việc làm cho người lao động. Trình độ, năng lực của

người lao động có tác động không nhỏ tới tốc độ tăng trưởng của một quốc gia. Phần

lớn các lao động trước khi vào làm việc tại khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài đã được đào tạo lại, nâng cao tay nghề, tiếp cận với trình độ kỹ thuật và

quản lý tiên tiến. Có thể nói, không chỉ đối với các nước đang phát triển, ngay cả ở

những nước phát triển vấn đề tạo công ăn việc làm cho người lao động luôn là mục

tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Như vậy, FDI

đã trực tiếp góp phần hình thành đội ngũ lao động có đủ năng lực quản lý và kỹ thuật

để điều hành sản xuất kinh doanh trong một môi trường có tính cạnh tranh cao.

Thứ năm, đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất

khẩu đối với các nước tiếp nhận đầu tư chủ yếu thông qua các chi nhánh của các công

ty nước ngoài hoặc các TNCs. Các doanh nghiệp này có lợi thế xuất khẩu hơn về thị

trường, thương hiệu sản phẩm đối với các doanh nghiệp trong nước. Thông qua hệ

thống công ty mẹ và công ty con của các TNCs, sản phẩm được xuất khẩu thuận lợi từ

quốc gia này sang quốc gia khác. FDI thể hiện sự gắn kết giữa quốc gia đi đầu tư và

quốc gia nhận đầu tư, làm cho quá trình phân công lao động quốc tế diễn ra theo chiều

sâu, từ đó góp phần vào quá trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế giữa các quốc gia.

Thứ sáu, hiệu ứng cán cân thanh toán: Dòng vốn chảy vào sẽ giúp nâng cao vị

thế của cán cân thanh toán (cán cân vốn) và nâng cao năng lực xuất khẩu. Nếu khu vực

xuất khẩu phản ứng tốt với dòng vốn này thì trong dài hạn cán cân thanh toán được kỳ

vọng sẽ vững mạnh hơn thông qua thặng dư thương mại. FDI cũng nâng cao năng lực

cho các nhà sản xuất địa phương thông qua việc nắm bắt công nghệ, kỹ năng quản lý

hiện đại, khi các nhà sản xuất trong nước từng bước thay thế được đầu vào nhập khẩu

cho hàng hóa xuất khẩu thì cán cân thương mại sẽ được củng cố hơn nữa.

Qua sự phân tích ở trên cho thấy, việc tiếp nhận vốn FDI mang lại những lợi ích

to lớn cho nước tiếp nhận đầu tư trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Với

Page 42: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

31

những ưu điểm nổi bật của mình, việc thu hút ngày càng nhiều FDI đã trở thành chiến

lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, nguồn vốn nước ngoài dù quan

trọng đến đâu cũng không thể đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế của

mỗi quốc gia, bởi vì xét về lâu dài để xem xét nền kinh tế của một quốc gia có hùng

mạnh hay không thì phải xem xét bản thân nội lực nền kinh tế của quốc gia đó.

2.1.1.4. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

FDI được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, theo [56] gồm các dạng sau:

a. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract - BCC):

BCC là văn bản kí kết của hai bên hay nhiều bên quy định trách nhiệm và phân

chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam mà

không cần thành lập tư cách pháp nhân. Hình thức này có đặc điểm:

- Không ra đời một pháp nhân mới

- Cơ sở của hình thức này là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong hợp đồng nội

dụng chính phản ánh trách nhiệm và quyền lợi giữa các bên với nhau.

- Thời hạn cần thiết của hợp đồng do các bên thoả thuận phù hợp với tính chất

mục tiêu kinh doanh và được cơ quan cấp giấy phép kinh doanh chuẩn

- Hợp đồng phải do đại diện của các bên có thẩm quyền kí. Trong quá trình hợp

tác kinh doanh các bên giữ nguyên tư các pháp nhân của mình

b. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của

nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết

quả hoạt động kinh doanh. “Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành

lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật

Việt Nam. Thời gian hoạt động không quá 50 năm kể từ ngày cấp giấy phép”

c. Doanh nghiệp liên doanh:

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai hay nhiều bên hợp tác thành

lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định kí giữa chính phủ

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước ngoài hoặc doanh

Page 43: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

32

nghiệp có vốn đầu tư nước hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc các doanh nghiệp

liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

Hình thức này có đặc điểm:

- Thành lập pháp nhân mới hoạt động trên nguyên tắc hạch toán độc lập dưới

hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Các bên chịu trách nhiệm về phần vốn của mình.

- Phần góp vốn của bên hoặc các bên nước ngoài không hạn chế mức tối đa

nhưng tối thiểu không dưới 30% vốn pháp định và trong quá trình hoạt động không

giảm vốn pháp định.

- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp liên doanh là hội đồng quả trị mà

thành viên của nó do mỗi bên chỉ định tương ứng với tỷ lệ góp vốn của các bên nhưng

ít nhất phải là hai người. Hội đồng quản trị có quyền quyết định những vấn đề quan

trọng trong hoạt động của doanh nghiệp theo nguyên tắc nhất trí.

- Các bên tham gia liên doanh phân chia lợi nhuận và phân chia rủi ro theo tỷ lệ

góp vốn của mỗi bên trong vốn pháp định hoặc theo thoả thuận giữa các bên.

- Thời hạn hoạt động không quá 50 năm trong trường hợp đặc biệt được kéo dài

nhưng không quá 20 năm.

d. Hợp đồng PPP (Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư)

Đây là hình hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà

đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án

ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án xây

dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ

tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.

Bộ, ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký

kết hợp đồng dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và thực hiện các

quyền, nghĩa vụ trên cơ sở thỏa thuận với nhà đầu tư tại hợp đồng dự án.

Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và

tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ.

Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng

chất lượng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân.

Page 44: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

33

e. Hình thức mua lại và sáp nhập (M & A)

Khái niệm: M&A được viết tắt bởi hai từ tiếng Anh: Mergers (sáp nhập) và

Acquisitions (mua lại). M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp, bộ

phận doanh nghiệp (gọi chung là doanh nghiệp) thông qua việc sở hữu một phần hoặc

toàn bộ doanh nghiệp đó. Trong đó:

Sáp nhập: là hình thức kết hợp mà hai công ty thường có cùng quy mô, thống

nhất gộp chung cổ phần. Công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ

và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của

công ty bị sáp nhập để trở thành một công ty mới.

Mua lại: là hình thức kết hợp mà một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty

khác, đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới, nhưng không ra đời pháp nhân mới.

Mục đích của thương vụ M&A là giành quyền kiểm soát doanh nghiệp ở mức

độ nhất định chứ không đơn thuần chỉ là sở hữu một phần vốn góp hay cổ phần của

doanh nghiệp như các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Vì vậy, khi một nhà đầu tư đạt được mức sở

hữu phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đủ để tham gia, quyết định các vấn đề

quan trọng của doanh nghiệp thì khi đó mới có thể coi đây là hoạt động M&A. Ngược

lại, khi nhà đầu tư sở hữu phần vốn góp, cổ phần không đủ để quyết định các vấn đề

quan trọng của doanh nghiệp thì đây chỉ được coi là hoạt động đầu tư thông thường.

Các hình thức của M&A

Cùng một tiêu chí mua bán và sáp nhập doanh nghiệp nhưng M&A được thực

hiện đa dạng dưới nhiều hình thức như: Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp, Mua lại

phần vốn góp hoặc cổ phần, Sáp nhập doanh nghiệp, Hợp nhất doanh nghiệp và chia,

tách doanh nghiệp. Trong đó, hình thức góp vốn vào doanh nghiệp và mua góp vốn

hoặc cổ phần doanh nghiệp là những hoạt động chính và phổ biến nhất. Các hình thức

M&A khác chỉ là những hình thức được áp dụng với những hoạt động đầu tư đặc thù.

2.1.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.1.2.1. Khái niệm

FDI – một hoạt động kinh tế đối ngoại, có thể được coi như là một bộ phận của

nền kinh tế, đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Vì vậy,

Page 45: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

34

để nghiên cứu hiệu quả của FDI, cần xuất phát từ việc nghiên cứu hiệu quả của nền

sản xuất xã hội. Có nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả gắn với điều kiện lịch sử

và góc độ nghiên cứu khác nhau như sau:

Nhà kinh tế học lỗi lạc người Anh Adam Smith (1723 – 1790) cho rằng: Hiệu

quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu trong tiêu thụ hàng hóa.

Ở đây hiệu quả được đồng nhất với các chỉ tiêu phản ánh kết quả, như vậy không hợp

lý, bởi kết quả của sản xuất có thể tăng lên do tăng chi phí, mở rộng sử dụng các

nguồn sản xuất, không thể cùng một kết quả với hai mức chi phí khác nhau, hiệu quả

lại bằng nhau.

Khi nghiên cứu về quá trình tái sản xuất, theo Mác thì hiệu quả của hoạt động

sản xuất được hiểu như là sức sản xuất của lao động hữu ích, hay đó là trình độ sử

dụng lao động để tạo ra sản phẩm (ở đây hiệu quả lao động hữu ích là lao động xã hội

cần thiết bao gồm cả lao động sống và lao động vật hóa). Hiệu quả lao động được đo

bằng quan hệ tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm sản xuất ra và lao động hữu ích tương

ứng, khi sức sản xuất tăng lên thì trình độ sử dụng lao động tốt hơn, hiệu quả lao động

tăng lên và ngược lại.

Hiệu quả của nền sản xuất xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của

xã hội vào sản xuất, được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa các chỉ tiêu phản ánh kết

quả đạt được về kinh tế xã hội với các chỉ tiêu phản ánh chi phí hoặc nguồn lực đã

được huy động vào sản xuất. Hay nói cách khác thì “Hiệu quả của nền sản xuất xã hội

được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa đầu ra và đầu vào của hệ thống sản xuất xã hội,

phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực vào việc tạo ra các lợi ích vật chất nhằm đạt

được các mục tiêu kinh tế xã hội” [38].

Cùng với quan điểm này, trong tác phẩm Managerial Econmics của Milton

Spencer cho rằng “Hiệu quả là khả năng sử dụng tốt nhất những thứ có được để đạt kết

quả mong muốn”[91].

Xét theo góc độ quản lý: hiệu quả đạt được khi đạt được mục tiêu của tổ chức

đặt ra.

Xét từ góc độ doanh nghiệp thì: hiệu quả của đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện

Page 46: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

35

quan hệ so sánh kết quả kinh tế, xã hội đạt được với chi phí đầu tư bỏ ra để đạt được kết

quả đó trong một thời kỳ nhất định. (Quan hệ lợi ích - chi phí).

Xét từ góc độ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả của đầu tư được thể hiện tổng hợp

mức độ thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của

người lao động của đầu tư. (Đó chính là hiệu quả kinh tế - xã hội).

Xét theo phạm vi từng ngành, từng doanh nghiệp, từng giải pháp kinh tế kỹ

thuật thì hiệu quả của đầu tư được thể hiện ở mức độ đáp ứng những nhiệm vụ kinh tế,

chính trị, xã hội đã đề ra cho ngành, cho doanh nghiệp, cho từng giải pháp kỹ thuật khi

thực hiện đầu tư.

Nhiều tác giả nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, xã hội của FDI như Nguyễn Ngọc

Điệp, Nguyễn Thị Hường, Hoàng Thị Kim Thanh [20,32,63]… Các quan điểm này dù

được trình bày dưới các hình thức khác nhau, nhưng nội hàm của hiệu quả kinh tế xã

hội của FDI theo các quan điểm của các tác giả lại tương đối thống nhất.

Tác giả luận án sử dụng theo quan điểm này:

Hiệu quả kinh tế- xã hội của FDI là chỉ tiêu tổng hợp đo lường toàn bộ những

lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội trực tiếp và gián tiếp mà một nền kinh tế/khu vực nhận

được thông qua hoạt động của FDI.

2.1.2.2. Phân loại hiệu quả FDI

Hiệu quả kinh tế -xã hội của FDI cần được xem xét trên nhiều phương diện

khác nhau:

- Những lợi ích kinh tế, xã hội của nhà nước, của địa phương nơi có dự án;

- Những lợi ích kinh tế, xã hội trong ngắn hạn, trong dài hạn;

- Những lợi ích kinh tế, xã hội được tạo ra trực tiếp hoặc gián tiếp từ FDI;

- Những tác động tiêu cực của FDI mang lại cho nền kinh tế - xã hội...

Dưới đây, luận án đưa ra một số cách phận loại hiệu quả kinh tế -xã hội của FDI:

a. Theo phạm vi đánh giá:

- Hiệu quả cấp vi mô: là hiệu quả của từng dự án FDI hay từng doanh nghiệp FDI.

- Hiệu quả cấp vĩ mô: là hiệu quả FDI được xem xét trên phạm vi một ngành,

một địa phương hay trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế.

Page 47: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

36

Sự phân loại này chỉ mang tính chất tương đối, tùy thuộc vào phạm vi nghiêu cứu.

Chẳng hạn, khi đánh giá hiệu quả FDI trên địa bàn tỉnh, ngành thì hiệu quả FDI của tỉnh,

ngành chính là hiệu quả vĩ mô còn hiệu quả của từng dự án, từng doanh nghiệp là hiệu

quả vi mô. Trong khi đánh giá hiệu quả FDI trên phạm vi cả nước thì hiệu quả FDI của

tỉnh, ngành lại được xem là ở cấp độ vi mô.

b. Theo tính chất tác động:

- Hiệu quả kinh tế: Biểu hiện ở mức độ thực hiện các mục tiêu kinh tế của vốn

đầu tư nhằm chủ yếu thỏa mãn nhu cầu cơ sở vật chất của xã hội. Nó là hiệu số (hoặc tỷ

số) giữa kết qủa thu được với chi phí đầu tư bỏ ra, được biểu hiện cụ thể ở: sự thay đổi

khối lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm, sự thay đổi cán cân thương mại, mức lợi

nhuận thu được… Hiệu quả kinh tế có thể được đo lường một cách định tính hoặc định

lượng, thông qua hệ thông các chỉ tiêu hiệu quả.

- Hiệu quả xã hội: thể hiện ở việc thực hiện các mục tiêu xã hội. Nhìn chung,

các lợi ích xã hội do FDI mang lại khó có thể lượng hóa được mà chủ yếu được đánh

giá một cách định tính, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

+ Tạo thêm việc làm cho người lao động;

+ Góp phần phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng;

+ Chuyển giao công nghệ mới;

+ Dịch chuyển cơ cấu xã hội;

+ Góp phần xây dựng lối sống văn minh, hạnh phúc….

2.1.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI

Để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá về

hiệu quả kinh tế, về hiệu quả xã hội. Sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tác giả hệ

thống lại các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI như sau:

(1) Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy

tác dụng trong kỳ nghiên cứu (ký hiệu HIv(GDP) [49]

Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của tổng sản phẩm

quốc nội với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của vùng, địa

phương, vùng và nền kinh tế:

Page 48: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

37

HIv(GDP) = (2.1)

Trong đó:

∆GDP: Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội trong kỳ nghiên cứu của vùng,

địa phương và nền kinh tế.

IvPHTD: Vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa

phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế.

Công thức này được sử dụng để tính hiệu quả đầu tư ở cấp độ địa phương, vùng

và cho toàn bộ nền kinh tế. Nó cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ

nghiên cứu đã tạo ra được bao nhiêu đơn vị mức tăng tổng sản phẩm quốc nội trong kỳ

nghiên cứu cho các địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế.

(2) Mức tăng của giá trị sản xuất so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng

trong kỳ nghiên cứu (ký hiệu Hlv(GO)) [49]

Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng trưởng của giá trị

sản xuất với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa

phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế.

( )lv GO

PHTD

GOH

iv

(2.2)

Trong đó:

∆GO: Giá trị sản xuất tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương,

vùng và toàn bộ nền kinh tế.

ivPHTD: Vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa

phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế.

Công thức này được sử dụng để tính hiệu quả đầu tư ở các cấp độ ngành, địa

phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. Nó cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác

dụng trong kỳ nghiên cứu đã tạo ra được bao nhiêu đơn vị mức tăng trưởng của giá trị

sản xuất trong kỳ nghiên cứu cho các ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế.

(3) Giá trị gia tăng thuần (NVA – Net Value Added) [43]

Giá trị gia tăng thuần là một trong những chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả

kinh tế của dự án đầu tư trên góc độ của nền kinh tế. Chỉ tiêu này cho biết mức đóng

Page 49: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

38

góp trực tiếp của của dự án cho tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Giá trị gia tăng

thuần chính là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào.

Công thức tính tổng quát:

NVA = O – (MI + Iv) (2.3)

Trong đó:

NVA – Là giá trị sản phẩm thuần túy tăng thêm do đầu tư đem lại. Đây là đóng

góp của dự án đối với toàn bộ nền kinh tế.

O – (Output) là giá trị đầu ra của dự án (doanh thu).

MI – (Input of materials and services) là giá trị đầu vào vật chất thường xuyên

và các dịch vụ mua ngoài theo yêu cầu để đạt được đầu ra trên đây (như năng lượng,

nhiên liệu, giao thông, bảo dưỡng,…);

Iv – (Investment) là vốn đầu tư bao gồm chi phí xây dựng nhà xưởng, mua sắm

máy móc thiết bị.

Giá trị gia tăng thuần (NVA) có thể được tính cho 1 năm hoặc cho cả đời dự án.

+ Công thức tính tại năm t như sau:

NVAi = Oi – (MIi + Di) (2.4)

Trong đó:

NVAi – Là giá trị sản phẩm thuần túy gia tăng năm i của dự án

Oi – là giá trị đầu ra của dự án năm i.

MIi – là giá trị đầu vào vật chất dự án năm i.

Di – Khấu hao năm i.

+ Công thức tính cho cả đời dự án có chiết khấu:

1 1

0 1

1 1 1. (0 ) . .(1 ) (1 ) (1 )

n n

i i ii i ii iNVA MI I

r r r

(2.5)

Trong đó:

n: số năm tồn tại của dự án.

r: tỉ suất chiết khấu

Ii: tổng vốn đầu tư tại năm i

+ Đối với các dự án đầu tư liên doanh, NVA gồm 2 bộ phận là:

Page 50: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

39

- Thứ nhất, giá trị sản phẩm thuần túy gia tăng quốc gia (NNVA – National Net

Value Added). Giá trị này chính là phần giá trị tăng được sử dụng trong nước, NNVA

là chỉ tiêu biểu thị sự đóng góp của chủ đầu tư đối với nền kinh tế của đất nước.

1 1

0 0

1 1 1. (0 ) . .(1 ) (1 ) (1 )

n n

i i ii i ii iNVA MI RP I

r r r

(2.6)

- Thứ hai, giá trị tăng thuần túy được chuyển ra nước ngoài (RP – Repatriated

Payments) bao gồm tiền lương, thưởng, trả lãi vay vốn, lợi nhuận thuần, lãi cổ phần

của người nước ngoài, các khoản thanh toán ngoại tệ khác không được dựa vào trong

đầu vào nguyên vật liệu.

+ Về bản chất: NVA bao gồm 2 yếu tố:

NVA =Wage + SS (2.7)

Trong đó:

Wage là tổng thu nhập của người lao động, phụ thuộc vào mức độ làm việc và

mức lương bình quân của người lao động.

SS là thu nhập của xã hội từ hoạt động dự án (bao gồm thuế gián thu, trả lãi

vay, cổ tức, đóng bảo hiểm và tái bảo hiểm, thuế đất, tiền mua phát minh sáng chế và

lợi nhuận không phân phối để lại cho cơ sở để lập quỹ).

Một vấn đề cần lưu ý ở đây là khi phải so sánh NVA của các năm, khi tính tổng

NVA của cả đời dự án phải tính chuyển O, MI, D của từng năm về cùng một mặt bằng

thời gian (thường là đầu thời kỳ phân tích) với việc sử dụng tỷ suất chiết khấu xã hội

(rs). Các tỷ suất chiết khấu xã hội cần định kỳ xem xét và điều chỉnh cho phù hợp với

tình hình phát triển kinh tế trong và ngoài nước (tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát, mức

lãi suất, các chính sách kinh tế và các lợi thế,…). Khi khả năng thu hút vốn trong nước

lớn hơn vay nước ngoài, rs phải cao hơn lãi suất thực tế trên thị trường vốn để hạn chế

các dự án kém hiệu quả.

(4) Mức tăng của giá trị tăng thêm so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng

trong kỳ nghiên cứu (ký hiệu HIv(VA)) [49]

Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của giá trị tăng

thêm so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của từng ngành:

Page 51: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

40

HIv(VA) = (2.8)

Trong đó:

∆VA: Mức tăng của giá trị tăng thêm trong kỳ nghiên cứu cho từng ngành.

IvPHTD: tương tự như trên.

Công thức này được sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư cho từng ngành. Nó

cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu đã tạo ra được bao

nhiêu đơn vị mức tăng của giá trị tăng thêm trong kỳ nghiên cứu cho từng ngành.

(5) Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội so với giá trị tài sản cố định huy

động trong kỳ nghiên cứu (ký hiệu HF(GDP) ) [49]

Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của tổng sản phẩm

quốc nội so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của địa

phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế:

HF(GDP) = (2.9)

Trong đó:

F: là giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu của địa phương, vùng

và toàn bộ nền kinh tế.

Công thức này được sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư cho các địa phương,

vùng và toàn bộ nền kinh tế. Nó phản ánh 1 đơn vị TSCĐ huy động trong kỳ đã tạo ra

được bao nhiêu mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội cho các địa phương, vùng và

toàn bộ nền kinh tế.

(6) Mức tăng của giá trị tăng thêm so với giá trị tài sản cố định huy động trong

kỳ nghiên cứu (ký hiệu HF(VA) ) [49]

Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của giá trị tăng thêm

so với giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu của từng ngành.

HF(VA) = (2.10)

Công thức này được sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư cho từng ngành. Nó

phản ánh 1 đơn vị TSCĐ huy động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu mức tăng của giá trị

tăng thêm.

Page 52: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

41

(7) Hệ số huy động TSCĐ (HTSCĐ) [49]

Chỉ tiêu này biểu thị mối quan hệ tỷ lệ giữa giá trị TSCĐ huy động ở các cấp độ

ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế trong kỳ nghiên cứu với tổng số vốn

đầu tư thực hiện trong kỳ nghiên cứu ở các cấp độ ngành, địa phương, vùng và toàn bộ

nền kinh tế:

HTSCĐ = (2.11)

Trong đó:

F: là giá trị TSCĐ huy động trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng

và toàn bộ nền kinh tế.

IvTH: Vốn đầu tư thực hiện trong kỳ nghiên cứu của từng ngành, địa phương,

vùng và toàn bộ nền kinh tế hoặc toàn bộ vốn đầu tư thực hiện.

Trị số của chỉ tiêu này càng cao phản ánh việc thi công dứt điểm xây dựng công

trình, các công trình nhanh chóng được huy động vào sử dụng trong từng ngành, vùng,

địa phương và toàn bộ nền kinh tế, làm tăng năng lực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

của ngành, vùng, địa phương và toàn bộ nền kinh tế.

(8) Hệ số sử dụng vốn (ICOR)

Hệ số sử dụng vốn (Inceremental Captial – Output Ratio – ICOR) là một chỉ

tiêu hiệu quả quan trọng cho biết trong từng thời kỳ cụ thể muốn tăng thêm 1 đồng

GDP thì cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư. Do vậy ICOR được sử dụng để xác định nhu

cầu vốn đầu tư. Chỉ tiêu này được tính như sau:

ICOR = I

GDP

Trong đó: I: Vốn đầu tư

Tuy nhiên vốn đầu tư thường không phát huy hiệu quả tức thời (có độ trễ), do

đó ICOR thường được tính cụ thể như sau:

ICOR = It-1

GDPt

(2.13)

(2.12)

Page 53: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

42

Khi tính ICOR, chúng ta cần xác định lượng “GDP tăng thêm” mà đầu tư mới

tạo ra, chứ không phải là toàn bộ lượng GDP mà đầu tư tạo ra ở các năm tiếp theo sau.

Hệ số ICOR cho một thời gian dài sẽ chính xác hơn là tính ICOR cho một giai

đoạn ngắn bởi vì trong một thời gian ngắn thì có một lượng đầu tư mới chưa phát huy

được tác dụng, tức là tác động của đầu tư tới tăng trưởng có một độ trễ nhất định. Tuy

nhiên xét trên tổng thể nền kinh tế thì mặc dù đầu tư chưa mang lại doanh thu tức thì cho

doanh nghiệp nhưng nó tạo ra một sản lượng nhất định cho nền kinh tế. Ví dụ, dự án đầu

tư xây dựng khách sạn cần một số năm để xây dựng, tuy nhiên ngay tại năm đầu tư,

người ta đã phải thuê nhân công, mua nguyên vật liệu sử dụng các dịch vụ…tất cả

những điều này đã làm sản xuất của nền kinh tế gia tăng vào chính năm đó mặc dù có

thể không tăng vào đúng dự án hoặc ngành mà có khoản đầu tư mới phát sinh. Lao động

có thêm thu nhập sẽ gia tăng chi tiêu và điều này sẽ kích thích các ngành khác phát triển;

việc xây thêm khách sạn cần mua thép nên ngành thép sẽ tăng sản lượng, ngành này lại

tăng khuyến khích ngành khai khoáng phát triển, lao động ngành thép, khai khoáng có

thêm thu nhập sẽ gia tăng chi tiêu, điều này lại làm tăng sản xuất của các ngành sản xuất

tiêu dùng…Như vậy, khi xét trên tổng thể nền kinh tế, đầu tư mới trong năm cũng tạo ra

sự gia tăng về sản lượng của nền kinh tế chính năm đó.

Công thức trên phản ánh mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa ICOR và tốc độ tăng

trưởng kinh tế. Cùng với tỷ lệ đầu tư trong GDP, nước nào có hệ số ICOR thấp hơn sẽ

đạt mức tăng trưởng cao hơn và ngược lại. Như vậy, hệ số ICOR càng thấp chứng tỏ

hiệu quả của đầu tư càng cao.

Khi hệ số ICOR được sử dụng để đánh giá hiệu quả cho từng ngành, từng khu

vực sẽ giúp chúng ta xác định được hiểu quả của vốn đầu tư và vai trò của vốn trong

tăng trưởng của ngành, khu vực đó.

(9) Số lao động có việc làm [43]

* Theo số tuyệt đối

Số lao động có việc là ở đây bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp cho dự

án và số lao động có việc làm ở các dự án liên đới (số lao động có việc làm gián tiếp).

Các dự án liên đới là các dự án khác được thực hiện do đòi hỏi của dự án đang được

Page 54: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

43

xem xét. Trình tự xác định số lao động (trực tiếp và gián tiếp) có việc làm do thực hiện

dự án như sau:

+ Xác định số lao động cần thiết cho dự án đang xem xét tại năm hoạt động

bình thường của đời dự án.

+ Xác định số lao động cần thiết cho việc tăng thêm ở các dự án liên đới cả về

đầu vào và đầu ra. Đây chính là số lao động có việc làm gián tiếp nhờ thực hiện dự án

đang xem xét.

Tổng hợp số lao động trực tiếp và gián tiếp có việc làm trên đây chính là tổng

hợp lao động có việc làm nhờ thực hiện dự án.

Trong khi tạo việc làm cho một số lao động, thì sự hoạt động của dự án mới

cũng có thể làm cho một số lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ khác

bị mất việc do các cơ sở này không cạnh tranh nổi với các sản phẩm của dự án mới,

phải thu hẹp sản xuất. Trong số các lao động làm việc trong các dự án, có thể có một

số người là người nước ngoài. Do đó, số lao động của đất nước có việc làm nhờ thực

hiện dự án sẽ chỉ bao gồm số lao động trực tiếp và gián tiếp phục vụ cho dự án, trừ đi

số lao động bị mất việc ở các cơ sở có liên quan và số người nước ngoài làm việc cho

dự án.

*Theo số tương đối: Số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư [43]

Để tính chỉ tiêu số lao động có việc làm trên 1 đơn vị giá trị vốn đầu tư, cũng

tương tự như đối với lao động, ta phải tính số vốn đầu tư trực tiếp của dự án đang xem

xét và vốn đầu tư của các dự án liên đới (vốn đầu tư đầy đủ).

+ Số lao động có việc làm tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư trước tiếp (Id)

Id = (2.14)

Trong đó:

Ld - Số lao động có việc làm trực tiếp của dự án

Ivd - Số vốn đầu tư trực tiếp của dự án

+ Số lao động có việc làm tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư đầy đủ (Lr)

IT = (2.15)

Page 55: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

44

Trong đó:

LT toàn bộ số lao động có việc làm trực tiếp và gián tiếp:

LT = Ld + Lind (2.16)

IvT - Số vốn đầu tư đầy đủ của dự án đang xem xét và dự án liên đới:

Ivt = Ivd + Ivind (2.17)

Trong đó:

Lind - Số lao động có việc làm gián tiếp;

Lvind - Số vốn đầu tư gián tiếp.

Nói chung, tiêu chuẩn đánh giá có giá trị càng cao thì dự án càng có tác động

lớn đến nền kinh tế xã hội.

(10) Chỉ tiêu tiết kiệm ngoại tệ [43]

Một nhiệm vụ cơ bản khi xem xét lợi ích kinh tế – xã hội của dự án là xem xét

tác động của dự án đến cán cân thanh toán quốc tế của đất nước. Xác định chỉ tiêu mức

tiết kiệm ngoại tệ của dự án cho biết mức độ đóng góp của dự án vào cán cân thanh

toán của nền kinh tế đất nước.

Trình tự xác định chỉ tiêu này như sau:

Bước 1: Xác định các khoản thu, chi ngoại tệ từng năm và của cả đời dự án

đang xem xét (thu, chi ngoại tệ trực tiếp)

Bước 2: Xác định các khoản thu, chi ngoại tệ từng năm và cả đời dự án liên đới

(thu, chi ngoại tệ gián tiếp)

Bước 3: Xác định tổng thu, tổng chi ngoại tệ (trực tiếp và gián tiếp) từng năm

và cả đời dự án theo công thức sau đây:

(2.18)

Trong đó:

PPE: Tổng chênh lệch thu, chi ngoại tệ cả đời dự án tính theo mặt bằng thời gian

ở hiện tại;

i = 0, 1, 2,…n – 1 : Các năm của cả đời dự án;

j = 0, 1, 2,…m : Tổ hợp các dự án đang xem xét và các dự án liên đới.

Page 56: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

45

Nếu PPE > 0 là dự án tác động tích cực làm tăng nguồn ngoại tệ của đất nước.

Nếu PPE < 0 là dự án tác động tiêu cực làm giảm nguồn ngoại tệ của đất nước.

Bước 4: Xác định số ngoại tệ tiết kiệm do sản xuất hàng thay thế nhập khẩu

không phải là nhập hàng từ nước ngoài.

Bước 5: Xác định số ngoại tệ tiết kiệm ở bước 3 và bước 4. Nếu kết quả là >0,

dự án tác động tích cực làm tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước. Nếu kết quả là nhỏ hơn

0 thì dự án làm bội chi ngoại tệ.

(11) Chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế [43]

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm do dự án sản

xuất ra trên thị trường quốc tế.

Trình tự xác định chỉ tiêu này như sau:

Bước 1: Xác định tổng số ngoại tệ tiết kiệm và thu được do thực hiện dự án đã

tính chuyển về mặt bằng thời gian hiện tại (NPFE).

Bước 2: Tính đầu vào của dự án từ các nguồn trong nước (vốn đầu tư, nguyên

vật liệu, dịch vụ kết cấu hạ tầng, tiền lương trả cho người lao động trong nước,…)

phục vụ cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu hay thay thế nhập khẩu. Giá trị các đầu vào

này tính theo giá trị thị trường trong nước điều chỉnh, ở mặt bằng thời gian hiện tại và

tỷ giá hối đoái điều chỉnh.

Bước 3: tính tỷ số IC thông qua so sánh số ngoại tệ tiết kiệm với giá trị các đầu

tư trong nước. Nếu tỷ số này > 1 là sản phẩm của dự án có khả năng cạnh tranh quốc

tế. Công thức tính toán có dạng sau đây:

(2.19)

Trong đó:

IC : khả năng cạnh tranh quốc tế.

DRipv: các đầu vào trong nước dùng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu hoặc thay

thế nhập khẩu tại năm i đã quy về mặt bằng năm hiện tại.

(12) Mức độ cải thiện khoa học, công nghệ:

Là chỉ tiêu biểu thị mức độ gia tăng về giá trị khoa học, công nghệ được ứng

Page 57: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

46

dụng tại quốc gia, địa phương tiếp nhận đầu tư, mức độ đồng bộ về khoa học, công

nghệ hỗ trợ các ngành sản xuất phát triển và mức độ phù hợp về công nghệ so với

chiến lược phát triển kinh tế -xã hội nói chung và chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại

hóa nói riêng. Tiêu chí mức độ cải thiện khoa học, công nghệ từ hoạt động đầu tư được

đánh giá càng cao thể hiện hiệu quả xã hội càng lớn.

(13) Mức độ cải thiện môi trường:

Hoạt động đầu tư sẽ có những tác động nhất định đến môi trường sinh thái. Các

tác động này có thể là tích cực, nhưng cũng có thể là tiêu cực. Tác động tích cực có thể

là làm đẹp cảnh quan môi trường, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt cho dân cư địa

phương, giảm ô nhiễm môi trường do sử dụng công nghệ tiên tiến… Các tác động tiêu

cực có thể có bao gồm: ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai, làm ảnh hưởng đến

sức khỏe của con người… Tiêu chí mức độ cải thiện môi trường từ hoạt động đầu tư

được đánh giá càng cao thể hiện hiệu quả xã hội càng lớn.

(14) Mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng:

Những ảnh hưởng của dự án đầu tư được triển khai tại các địa phương, tất yếu

sẽ kéo theo việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Những năng lực mới của kết

cấu hạ tầng được tạo ra từ các dự án, không những chỉ có tác dụng đối với chính dự án

đó mà còn ảnh hưởng đến các dự án khác và sự phát triển của địa phương, tăng cường

khả năng và năng lực hội nhập kinh tế quốc tế… Tiêu chí mức độ cải thiện cơ sở hạ

tầng của địa phương nơi dự án được thực thi được đánh giá càng cao thể hiện hiệu quả

xã hội càng lớn.

(15) Mức độ tác động tới kim ngạch xuất khẩu:

Chỉ tiêu giá trị xuất khẩu của dự án đầu tư / tổng giá trị xuất khẩu cho biết mức

độ xuất khẩu của dự án đầu tư đã đóng góp cho giá trị xuất khẩu là bao nhiêu. Chỉ tiêu

này càng cao thể hiện mức độ đóng góp của dự án đầu tư đối với xuất khẩu càng lớn.

Qua đó đánh giá mức độ mở cửa của nền kinh tế.

(16) Mức đóng góp nguồn thu ngân sách nhà nước:

Chỉ tiêu này phản ánh, trong một đồng vốn ngân sách thì dự án đầu tư đóng góp

bao nhiêu? Ngoài ra cũng có thể sử dụng chỉ tiêu: Thu ngân sách/vốn đầu tư, nếu chỉ

Page 58: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

47

tiêu này càng lớn phản ánh hiệu quả của vốn đầu tư tính theo mức đóng góp ngân sách

càng lớn. Có thể so sánh chỉ tiêu này với giá trị trung bình tại địa phương đó qua các

thời kỳ hoặc so sánh với các địa phương khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Nếu chỉ

tiêu này càng lớn càng chứng tỏ mức độ đóng góp của dự án đầu tư vào ngân sách nhà

nước càng lớn.

(17) Chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo [16]

Một số phương pháp cụ thể của chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo:

a. Phương pháp đơn giản

Phương pháp đơn giản chỉ dựa vào thang điểm cho trước và các điểm số đo các

chuyên gia thực hiện, các chỉ tiêu với các đơn vị đo cụ thể và trị số cụ thể vắng mặt

(chỉ có tên các chỉ tiêu có mặt)

b. Phương pháp Pattern

Theo phương pháp này trình tự tính toán như sau:

+ Lựa chọn các chỉ tiêu để đưa vào so sánh

Ở bước này cần chú ý không được đưa các chỉ tiêu trùng lập nhau vào so sánh.

Ví dụ không nên đưa vào so sánh chỉ tiêu chi phí sửa chữa, nếu đã đưa vào so sánh chỉ

tiêu giá thành sản phẩm, vì trong chỉ tiêu này đã có chi phí sửa chữa rồi. Tuy nhiên với

một số chỉ tiêu về vật liệu hiếm quý ta vẫn có thể vừa tính trong chỉ tiêu giá thành và

vừa có thể đưa vào thành một chỉ tiêu riêng dưới dạng đơn vị đo hiện vật.

+ Xác định hướng của các chỉ tiêu và làm cho các chỉ tiêu đồng hướng

Ở bước này trước hết phải xác định chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo (hàm

mục tiêu) là cực đại hay cực tiểu thì tốt nhất. Nếu hàm mục tiêu là cực tiểu thì các chỉ

tiêu về chi phí được để nguyên, còn các chỉ tiêu về hiệu quả và một số chỉ tiêu về giá

trị sử dụng nói chung là phải đổi thành số nghịch đảo của chúng để đưa vào tính toán.

Ví dụ như chỉ tiêu lợi nhuận, năng suất, mức cơ giới hóa… phải thay bằng số nghịch

đảo của chúng (đem 1 chia cho các trị số của các chỉ tiêu đó).

+ Làm mất đơn vị đo của các chỉ tiêu

Hiện nay có nhiều phương pháp làm mất đơn vị đo như phương pháp Pattern và

phương pháp giá trị nhỏ nhất, phương pháp giá trị lớn nhất, phương pháp trị định mức,

Page 59: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

48

phương pháp dùng chỉ tiêu sai, phương pháp 0 - 1, phương pháp trị số tốt nhất hay tiêu

chuẩn, phương pháp so sánh cặp đôi chỉ tiêu, trong đó phương pháp Pattern và phương

pháp cặp đôi thường hay được dùng hơn cả.

Theo phương pháp này ta làm mất đơn vị đo của chỉ tiêu Cij nào đó như sau:

Trong đó:

Pij: Trị số không đơn vị đo của chỉ tiêu Cij tức là của chỉ tiêu i của phương án j

Cij: Trị số ban đầu có đơn vị đo của các chỉ tiêu i phương án j.

+. Xác định tầm quan trọng của mỗi chỉ tiêu

Hiện nay có nhiều phương pháp xác định tầm quan trọng của các chỉ tiêu đều

bằng cách cho điểm của chuyên gia, như phương pháp ma trận vuông của Warkentin,

phương pháp cho điểm theo thang điểm cho trước, phương pháp trị số bình quân,

phương pháp nửa ma trận, phương pháp cây,.. trong đó phương pháp ma trận vuông

của Warkentin được dùng hơn cả.

+ Xác định chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo của mỗi phương án để xếp hạng

phương án

Nên ký hiệu Vj là chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo của phương án j ta có:

(2.21)

Với: Sij = Pij.Wi

Trong đó:

Wi: Trọng số chỉ tầm quan trọng của chỉ tiêu i được xác định ví dụ theo phương

pháp ma trận vuông của Warkentin. Trị số Wi giống nhau cho mọi phương án.

m: Là số lượng chỉ tiêu bị đưa vào so sánh. Tùy theo hàm mục tiêu là cực đại

hay cực tiểu mà ta chọn trị số Vj nào là phương án tốt nhất.

c. Phương pháp dựa trên cách làm mất đơn vị đo của các chỉ tiêu bằng so sánh

cặp đôi

Trình tự tính toán của phương pháp này cũng giống như ở phương pháp đã trình

bày ở mục b Chỉ số cách làm mất đơn vị đo của các chỉ tiêu và cách lựa chọn phương

Page 60: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

49

án cuối cùng là có điểm khác. Sau đây là cách tính cho từng cặp chỉ tiêu một (trong so

sánh thường có nhiều cặp).

* Cách làm mất đơn vị đo của các chỉ tiêu

Nếu ký hiệu i là chỉ tiêu i, a và b là phương án a, b đại diện cho 2 chỉ tiêu phải

so sánh cặp đôi với nhau, ta có công thức làm mất đơn vị đo của các chỉ tiêu như sau:

Dia = (2.22)

Dib = (2.23)

Trong đó:

Dia: Chỉ tiêu không đơn vị đo của chỉ tiêu i của phương án a với chỉ tiêu i của

phương án b.

Dib: Chỉ tiêu không đơn vị đo của chỉ tiêu i của phương án a với chỉ tiêu i của

phương án a.

Bia, Bib: Chỉ tiêu i ban đầu với một đơn vị đo cụ thể nào đó của phương án a, b.

Ví dụ: Nếu có 3 chỉ tiêu bị đưa vào so sánh, thì ta phải:

- So sánh chỉ tiêu 1 với chỉ tiêu 2;

- So sánh chỉ tiêu 1 với chỉ tiêu 3;

- So sánh chỉ tiêu 2 với chỉ tiêu 1;

- So sánh chỉ tiêu 2 với chỉ tiêu 3;

- So sánh chỉ tiêu 3 với chỉ tiêu 1;

- So sánh chỉ tiêu 3 với chỉ tiêu 2.

Mỗi một cặp chỉ tiêu như trên hình thành 2 phương án a và b như đã trình bày ở

công thức trên.

Theo ý kiến của một vài tác giả phương pháp này đã khắc phục được nhược điểm

của phương pháp hiện có là kết quả tính toán của nó bị thay đổi theo cách chọn trị số cơ

sở làm mất đơn vị đo cũng như vào cách chọn hướng của chỉ tiêu.

Page 61: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

50

* Cách xác định chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo để xếp hạng phương án

Chỉ tiêu tổng họp không đơn vị đo của phương án a và b khi so sánh từng cặp

chỉ tiêu một được ký hiệu là Va và Vb tính theo công thức sau:

Trong đó:

Wi: Trọng số của chi tiêu;

m: Số lượng các chỉ tiêu được đưa vào so sánh.

Trong bài toán thực tế sẽ có nhiều phương án bị so sánh, do đó sẽ có nhiều cặp

phương án bị so sánh a và b tính toán theo công thức trên.

Hai trị số Va và Vb được xác định và sau đó sẽ được tính theo phần trăm so với nhau,

trong đó phương án nào cho trị số V lớn hơn được cho là 100%.

Ví dụ: Nếu có phương án a, b, c ta sẽ phải tính các cặp trị số % như sau:

- Phần trăm của Va so với Vb cũng như của Va so với Vc.

- Phần trăm của Vb so với Va cũng như của Vb so với Vc.

- Phần trăm của Vc so với Va cũng như của Vc so với Vb.

Nếu hàm mục tiêu là cực đại thì trước hết phải chọn ở ba tổ hợp so sánh kể trên

một trị số % nhỏ nhất của mỗi phương án nào đó so với 2 phương án kia. Sau đó giữa

các % nhỏ nhất này ta chọn lấy một % lớn nhất tương ứng với phương án tốt nhất, tức

là lựa chọn phương án theo nguyên tắc minimax (hay quy tắc bi quan, tức là chọn trị

số lớn nhất trong các trị số bé nhất).

2.1.3. Lựa chọn chỉ tiêu phù hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội FDI ở cấp

địa phương

Qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá trên và qua nghiên cứu các tài liệu cho

thấy, có thể phân chia thành 2 nhóm quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội

FDI như sau:

2.1.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội theo hệ thống chỉ tiêu

Đa số các nhà nghiên cứu kinh tế hiện nay ủng hộ quan điểm này. Họ cho rằng,

hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và

Page 62: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

51

đồng thời chúng tác động đến nhiều mục tiêu khác nhau của quá trình phát triển kinh

tế -xã hội của mỗi quốc gia cũng nhưng mỗi địa phương. Trong chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội ở từng giai đoạn phát triển kinh tế, các quốc gia và địa phương sẽ phân

tích các điều kiện bên trong và bối cảnh bên ngoài để xác định mục tiêu kinh tế- xã hội

của mình, theo đó, sẽ đưa ra các giải pháp thực hiện chiến lược, trong đó có giải pháp

về đầu tư và huy động vốn cho đầu tư phát triển. Khi các giải pháp về đầu tư phát triển

bằng các nguồn lực trong và ngoài nước được thực hiện sẽ tác động đồng thời tới

nhiều mục tiêu như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, tăng

nguồn thu ngân sách; tác động đến cán cân thanh toán và tỉ giá hối đoái, trình độ kỹ

thuật, cơ sở hạ tầng, môi trường... Vì vậy, không thể có một chỉ tiêu tổng hợp nào có

thể phản ánh được đầy đủ các yếu tố trên nên cần xem xét lựa chọn tập hợp các chỉ

tiêu đánh giá một cách linh hoạt. Tổ hợp chỉ tiêu đó phải đảm bảo các yêu cầu: thuận

lợi trong thu thập thông tin, phản ảnh được đầy đủ các tác động của đầu tư nói chung

và FDI nói riêng đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ đã đặt

ra. Ví dụ, với các quốc gia đang và kém phát triển thì mục tiêu thúc đẩy tăng trường

GDP là quan trọng nhất nhưng với các quốc gia phát triển thì lại chọn mục tiêu chất

lượng môi trường và an sinh xã hội...

Theo quan điểm của nhóm này, khi áp dụng vào thực tế có ưu và nhược điểm sau:

* Ưu điểm

Khi chọn được tổ hợp chỉ tiêu phù hợp, sẽ phản ánh được đầy đủ hiệu quả kinh

tế - xã hội của đầu tư phát triển nói chung và FDI nói riêng theo các mục tiêu đã đặt ra

trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi thời kỳ của quốc gia hoặc địa phương.

* Nhược điểm:

- Việc lựa chọn tổ hợp chỉ tiêu đòi hỏi sự linh hoạt và thường gặp khó khăn nhất

định phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

- Đôi khi kết quả tính toán các chỉ tiêu có hiện tượng mâu thuẫn nhau như:

phương án này tốt hơn phương án kia ở một chỉ tiêu, nhưng lại kém thua ở một số chỉ

tiêu khác. Ví dụ: một phương án có suất vốn đầu tư lớn nhưng lại có giá thành một sản

Page 63: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

52

phẩm thấp; có mức cơ giới hóa cao hơn nhưng suất vốn đầu tư cũng lớn hơn và tạo

được ít việc làm hơn cho người lao động…

2.1.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội theo chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo

Mặc dù ở các phương pháp đánh giá các phương án hiện hành thường dùng một

hệ thống chỉ tiêu có các đơn vị đo khác nhau. Trong quá trình so sánh, khi dùng một hệ

chỉ tiêu người ta thường gặp khó khăn. Do đó, có một số tác giả đã nảy ra ý nghĩ cần

tìm một phương pháp tính gộp tất cả các chỉ tiêu cần so sánh có các đơn vị đo khác

nhau vào một chỉ tiêu duy nhất để xếp hạng phương án. Muốn vậy thì các chỉ tiêu phải

được làm mất đơn vị đo mới có thể tính gộp vào nhau được. Vì vậy, phương pháp chỉ

tiêu tổng hợp không đơn vị đo để xếp hạng phương án đã ra đời.

Theo quan điểm và một số phương pháp của nhón này, khi áp dụng vào thực tế

có ưu và nhược điểm sau:

* Ưu điểm

- Có thể tính gộp tất cả các chỉ tiêu có các đơn vị đo khác nhau vào một chỉ tiêu

duy nhất để xếp hạng các phương án nhờ một phương pháp làm mất đơn vị đo nhất

định của các chỉ tiêu. Việc xếp hạng phương án ở đây sẽ đơn giản và thống nhất.

- Có thể lôi cuốn nhiều chỉ tiêu vào so sánh, chỉ tiêu tổng hợp có thể phản ánh

trực tiếp và hội tụ nhiều chỉ tiêu.

- Có tính đến tầm quan trọng của mỗi chỉ tiêu bị đưa vào so sánh bằng cách hỏi

ý kiến của chuyên gia.

- Có thể biểu diễn các chỉ tiêu thường được diễn tả bằng lời (ví dụ các chỉ tiêu

về thẩm mĩ, về tâm lý…) thông qua bình điểm của các chuyên gia để đưa vào so sánh.

* Nhược điểm

- Dễ mang tính chất chủ quan khi hỏi ý kiến của các chuyên gia,

- Dễ che lấp mất chỉ tiêu chủ yếu nếu các chỉ tiêu đưa vào so sánh quá nhiều,

- Dễ phản ánh trùng lặp các chỉ tiêu nếu việc lựa chọn các chỉ tiêu vào so sánh

không hợp lý,

Page 64: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

53

- Ít được dùng cho việc lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh thực tế, mà

ở đây người ta chỉ cần quan tâm đến một vài chỉ tiêu chủ yếu như lợi nhuận, nhu cầu

về vốn đầu tư và thời gian hoàn vốn…

- Việc xây dựng quyết bài toán theo một chỉ tiêu không đơn vị đo đôi khi trở

nên quá phức tạp.

Vì những ưu và nhược điểm trên mà phương pháp này được áp dụng cho các

trường hợp: Khi phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, mà ở đây có nhiều chỉ

tiêu quan trọng như: mức đóng góp cho ngân sách, giải quyết nạn thất nghiệp, bảo vệ

môi trường…. việc cân nhắc chúng để đánh giá phương án đều quan trọng như nhau;

Khi đánh giá các dự án mang tính chất kinh doanh thu lợi nhuận; các dự án phúc lợi

công cộng (nhà nghỉ, bệnh viện công, công trình bảo vệ môi trường...) mà ở đây chất

lượng phục vụ được đề cao; Khi định giá dịch vụ dựa trên chất lượng phục vụ hoặc khi

thi công các phương án thiết kế, để đánh giá lựa chọn nhà thầu xây dựng hay nhà thầu

mua sắm vật tư.

2.1.3.3. Quan điểm và tổ hợp chỉ tiêu lựa chọn của tác giả luận án về đánh giá hiệu

quả kinh tế - xã hội FDI từ góc độ địa phương tiếp nhận FDI

Việc tiếp nhận FDI mang lại những lợi ích to lớn cho nước, địa phương tiếp nhận

đầu tư trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Với vai trò của FDI đối với

nước, địa phương tiếp nhận đầu tư đã nêu trong tiểu mục 2.1.1.3 cho thấy FDI đồng thời

tác động tích cực vào nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như: FDI là nguồn vốn

quan trọng giúp cho các nước phát triển khắc phục tình trạng thiếu vốn kéo dài; Góp

phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa; Tạo ra hiệu

ứng lan tỏa trong nền kinh tế nước chủ nhà, điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp

trong nước, chia sẻ chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, làm đòn bẩy cho sản

xuất trong nước; Phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ cao, tạo thêm việc

làm cho người lao động; Tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu; Nâng cao vị thế

của cán cân thanh toán và nâng cao năng lực xuất khẩu... Đồng thời, kết hợp với

những ưu và nhược điểm và khả năng áp dụng của 2 trường phái quan điểm đánh giá

hiệu quả kinh tế - xã hội FDI đã trình bày trên, tác giả luận án cho rằng:

Page 65: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

54

Đứng ở góc độ địa phương nơi tiếp nhận FDI, để phản ánh hiệu quả kinh tế - xã

hội FDI, cần lựa chọn một tổ hợp chỉ tiêu đánh giá phù hợp đảm bảo yêu cầu: thuận lợi

trong thu thập thông tin, phản ảnh được đầy đủ các lợi ích FDI đến các mục tiêu phát

triển kinh tế - xã hội ở cả trước mắt lần lâu dài.

Các chỉ tiêu được lựa chọn và vận dụng vào địa phương gồm:

(1) Mức đóng góp của FDI vào GRDP của địa phương

Chỉ tiêu này biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa mức tăng trưởng của GDP do

khu vực FDI tạo ra và vốn FDI trong kỳ. Nó được tính theo công thức:

H FDI = ∆GDPFDI

IFDI

Trong đó:

HFDI: Hiệu suất vốn FDI trong kỳ,

∆GDPFDI: Mức tăng GDP trong kỳ,

IFDI: Vốn FDI trong kỳ.

Chỉ tiêu này phản ảnh tổng hợp hiệu quả vốn FDI, nhưng có nhược điểm cơ

bản là sự hạn chế về tính so sánh tử số và mẫu số của chỉ tiêu, vì giữa ∆GDPFDI và vốn

FDI trong cùng một thời kỳ không tồn tại mối quan hệ trực tiếp. Thời kỳ càng ngắn thì

nhược điểm này càng lộ rõ, do đó việc phản ánh hiệu quả vốn FDI trong kỳ cần lấy

giai đoạn.

(2) Mức đóng góp của FDI vào thu ngân sách nhà nước

Chỉ tiêu này phản ánh, trong một đồng vốn ngân sách thì khu vực FDI đóng góp

bao nhiêu? Ngoài ra cũng có thể sử dụng chỉ tiêu: Thu ngân sách/vốn FDI, nếu chỉ tiêu

này càng lớn phản ánh hiệu quả của vốn FDI tính theo mức đóng góp ngân sách càng

lớn. Có thể so sánh chỉ tiêu này với giá trị trung bình tại địa phương đó qua các thời kỳ

hoặc so sánh với các địa phương khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Nếu chỉ tiêu này

càng lớn càng chứng tỏ mức độ đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách càng lớn.

(3) Mức đóng góp của FDI vào cán cân xuất nhập khẩu

Chỉ tiêu giá trị xuất khẩu của đầu tư trực tiếp nước ngoài/giá trị xuất khẩu cho

biết mức độ xuất khẩu của khu vực FDI đã đóng góp cho giá trị xuất khẩu là bao

(2.25)

Page 66: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

55

nhiêu. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện mức độ đóng góp của khu vực FDI đối với xuất

khẩu càng lớn.

Ngoài ra, người ta cũng sử dụng chỉ tiêu: tỷ số giá trị xuất khẩu khu vực

FDI/vốn FDI thực hiện, nó giúp đánh giá hiệu quả của vốn FDI trong việc tạo ra giá trị

xuất khẩu. Tỷ số này càng lớn thì hiệu quả đầu tư vốn FDI tạo ra giá trị xuất khẩu càng

cao. Qua đó đánh giá mức độ mở cửa của nền kinh tế.

Tuy nhiên, để đánh giá toàn diện mức độ đóng góp và hiệu quả khu vực FDI

đối với xuất khẩu thì cần sử dụng một số chỉ tiêu bổ sung như: Giá trị xuất khẩu/1 lao

động; Giá trị xuất khẩu /1đơn vị diện tích đất sử dụng…

(4) Mức đóng góp của FDI vào tạo việc làm

Chỉ tiêu số lao động trong khu vực FDI/tổng lao động phản ánh mức độ thu hút

lao động tại khu vực FDI, nếu khu vực FDI thu hút càng nhiều việc làm cho người lao

động tại địa phương càng tốt.

Ngoài ra còn có thể sử dụng chỉ tiêu: Tỷ suất vốn đầu tư/lao động để cho biết

mức đầu tư bình quân cho 1 lao động khu vực FDI. Nếu chỉ xét trên phương diện vốn

tạo việc làm thì tỷ suất vốn/lao động cao so với số liệu trung bình thì được xem như

vốn đầu tư thực hiện thu hút được ít lao động và ngược lại. Tuy nhiên, để đánh giá

toàn diện việc sử dụng lao động ở khu vực này cần sử dụng thêm chỉ tiêu: Vốn FDI

thực hiện/1 lao động khu vực FDI; 1 lao động khu vực FDI tạo ra được bao nhiêu đơn

vị giá trị gia tăng.

(5) Mức đóng góp của FDI vào cải thiện khoa học, công nghệ của địa phương:

Là chỉ tiêu biểu thị mức độ gia tăng về giá trị khoa học, công nghệ được ứng

dụng tại địa phương, mức độ đồng bộ về khoa học, công nghệ hỗ trợ các ngành sản

xuất phát triển và mức độ phù hợp về công nghệ so với chiến lược phát triển kinh tế xã

hội của địa phương nói chung và chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa

phương nói riêng. Tiêu chí mức độ cải thiện khoa học, công nghệ của địa phương từ

hoạt động FDI được đánh giá càng cao, hiệu quả xã hội của FDI càng lớn.

(6) Mức độ FDI đóng góp vào mức độ cải thiện môi trường của địa phương

Hoạt động FDI sẽ có những tác động nhất định đến môi trường sinh thái. Các

Page 67: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

56

tác động này có thể là tích cực, nhưng cũng có thể là tiêu cực. Tác động tích cực có thể

là làm đẹp cảnh quan môi trường, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt cho dân cư địa

phương, giảm ô nhiễm môi trường do sử dụng công nghệ tiên tiến… Các tác động tiêu

cực có thể có bao gồm: ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai, làm ảnh hưởng đến

sức khỏe của con người… Tiêu chí mức độ cải thiện môi trường của địa phương từ

hoạt động FDI được đánh giá càng cao, hiệu quả xã hội của FDI càng lớn.

(7) Mức độ đóng góp của FDI vào cải thiện cơ sở hạ tầng của địa phương

Những ảnh hưởng của FDI được triển khai tại các địa phương trên, tất yếu sẽ

kéo theo việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Những năng lực mới của kết

cấu hạ tầng được tạo ra từ các dự án nói trên, không những chỉ có tác dụng đối với

chính dự án đó mà còn ảnh hưởng đến các dự án khác và sự phát triển của địa phương.

Tiêu chí mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng của địa phương từ hoạt động FDI được đánh

giá càng cao, hiệu quả xã hội của FDI càng lớn.

Tổ hợp các chỉ tiêu đã được chọn này sẽ được dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế

- xã hội FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong chương 3 của Luận án.

2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước

ngoài vào địa phương

2.1.4.1. Những nhân tố khách quan

a. Động cơ chiến lược của nhà đầu tư

Đối với mỗi nhà đầu tư họ đều có chiến lược riêng của mình. Mỗi ngành công

nghiệp khác nhau thường có lợi thế sở hữu và lợi thế nội bộ hóa khác nhau nên động cơ

đầu tư của nhà đầu tư sẽ khác nhau, do đó có thể phân chia FDI thành bốn loại: đầu tư tìm

kiếm tài nguyên, thị trường, hiệu quả và tài sản chiến lược.

Đối với FDI tìm kiếm tài nguyên: tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực kỹ thuật,

nguồn nhân lực sẵn có, các nhà đầu tư, các công ty xuyên quốc gia tận dụng lợi thế của

mình để khai thác các tài nguyên này phục vụ cho sản xuất, sau đó xuất khẩu sang các

thị trường khác. Do đó sự dồi dào tài nguyên, dễ tiếp cận, lao động chi phí thấp, trình

độ cao, sự sẵn có của cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi sẽ hấp dẫn loại FDI này.

Page 68: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

57

Đối với FDI tìm kiếm thị trường, động cơ của các công ty xuyên quốc gia là khai

thác thị trường mới do suy giảm thị trường trong nước. Với năng lực và nguồn lực sẵn

có, công ty thâm nhập thị trường mới bằng cách sản xuất tại chỗ thay vì xuất khẩu để

giảm chi phí thâm nhập hoặc cung cấp dịch vụ còn rất nhiều tiềm năng tại thị trường này

như: nước, điện, viễn thông. Do vậy, quy mô, triển vọng thị trường, đặc điểm người tiêu

dùng, quy định liên quan đến rào cản nhập khẩu và ưu đãi đối với sản xuất tại chỗ của

nước chủ nhà, lợi thế gắn liền với tiếp cận thị trường khu vực sẽ hấp dẫn loại FDI này,

trong đó, quy mô và tiềm năng thị trường được xem là quan trọng nhất.

Đối với loại FDI tìm kiếm hiệu quả, động cơ của nhà đầu tư là Cơ cấu lại danh

mục đầu tư để đạt hiệu quả trong kinh doanh như: chuyên môn hóa sản xuất để tìm

kiếm lợi nhuận do sự khác biệt về giá yếu tố đầu vào, đầu ra và đa dạng hóa rủi ro.

Ngoài ra, công ty mong muốn cải thiện hiệu quả bằng cách hợp lý hóa cấu trúc hoạt

động toàn cầu (thiết lập chuỗi giá trị toàn cầu). Với xu hướng chi phí sản xuất ở nước

phát triển tăng, các nhà đầu tư là các công ty xuyên quốc gia chỉ giữ lại công đoạn

quan trọng và dịch chuyển công đoạn còn lại của quá trình sản xuất kinh doanh sang

quốc gia khác nhằm khai thác lợi thế chi phí như: lao động, nguyên liệu, thuê đất, chi

phí tiếp cận thị trường. Do đó, yếu tố chi phí lao động, vị trí địa lý, tài nguyên, ưu đãi

của nước chủ nhà sẽ hấp dẫn loại FDI này.

Đối với FDI tìm kiếm tài sản chiến lược, động cơ của công ty là theo đuổi hoạt

động chiến lược qua việc mua lại công ty (hay tài sản) đã tồn tại đề bảo vệ lợi thế sở

hữu, duy trì vị trí cạnh tranh toàn cầu, hoặc đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm năng lực

nghiên cứu và phát triển. Do đó, nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở hạ tầng hiện

đại, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, trình độ phát triển công nghệ là yếu tố hấp

dẫn loại FDI này. Sự phát triển trung tâm nghiên cứu và phát triển Singapore, trung

tâm phần mềm tại Ấn Độ là ví dụ điển hình đối với thu hút FDI nhờ thuận lợi về

nguồn nhân lực chất lượng và hạ tầng viễn thông phát triển.

Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư, việc nắm bắt được chiến lược, mục tiêu của

nhà đầu tư nước ngoài là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng tới hiệu quả thu hút FDI,

bởi mỗi động cơ hay chiến lược nhất định đều có những tác động tích cực hoặc tiêu

Page 69: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

58

cực đến chất lượng đầu tư tại nước sở tại, nếu như nhà đầu tư chỉ tập trung vào những

ngành thâm dụng lao động, thâm dụng tài nguyên thiên nhiên, khai thác lao động rẻ,

kém chất lượng của nước nhận đầu tư thì những dự án FDI đó ngoài khả năng giải

quyết việc làm thì khó có nhiều đóng góp về mặt tiến bộ công nghệ và có giá trị gia

tăng lớn.

b. Năng lực của nhà đầu tư

Những nhà đầu tư có quy mô hoạt động lớn, có tiềm lực vốn lớn và công nghệ

tiên tiến sẽ khác rất nhiều so với các nhà đầu tư nhỏ lẻ về cả chiến lược đầu tư, quy mô

các dự án đầu tư, ngành nghề sản xuất kinh doanh. Tiềm lực của nhà đầu tư còn thể

hiện ở khả năng công nghệ và trình độ quản lý, khó có thể thu hút được công nghệ gốc

khi kêu gọi những nhà đầu tư đến từ Đông Nam Á, muốn có công nghệ gốc, nước

nhận đầu tư phải cố gắng thu hút được những nhà đầu tư lớn, những công ty xuyên

quốc gia đến từ những nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản.

Chính vì vậy, nước nhận đầu tư phải tìm hiểu khả năng, tiềm lực của các nhà đầu tư

nước ngoài (lợi thế về công nghệ, vốn, quản lý...) để đưa ra chiến lược thu hút vốn đầu

tư chọn lọc, định hướng nhà đầu tư để tạo ra giá trị gia tăng lớn cho nền kinh tế.

c. Các hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của nước chủ đầu tư

Các hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của nước chủ đầu tư bao gồm:

Các hiệp định đầu tư song phương và đa phương, hiệp định tránh đánh thuế hai lần, trợ

giúp về tài chính trong các hoạt động xúc tiến đầu tư, bảo hiểm đầu tư, cung cấp các

thống tin về môi trường đầu tư ở nước ngoài và chính sách đối ngoại của các nước đầu

tư. Các hoạt động này tạo ra cơ sở pháp lý và tiền đề cần thiết cho các nhà đầu tư ở

nước ngoài.

Việc ký kết các hiệp định đầu tư với nước ngoài là cơ sở pháp lý quan trọng để

đảm bảo tin tưởng cho các nhà đầu tư khi đầu tư ở nước ngoài. Hiệp định đầu tư song

phương (BITs bilateral investment treaties) là hiệp định được ký kết giữa nước đầu tư

với nước nhận đầu tư, và hiệp định đầu tư đa phương (MAI - mutibilateral agreement

on investments) là hiệp định được ký kết giữa các chính phủ trong một nhóm nước với

nhau. Nội dung của các hiệp định này quy định nhiều nguyên tắc cơ bản nhằm tạo điều

Page 70: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

59

kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình tiếp cận và kinh doanh ở nước nhận

đầu tư.

2.1.4.2. Những nhân tố chủ quan

a. Sự ổn định về kinh tế - chính trị - xã hội

Đây là điều kiện tiên quyết nhằm giảm thiếu những rủi ro kinh tế chính trị của

vốn FDI vượt khỏi sự kiểm soát của chủ đầu tư nước ngoài. Những bất ổn về kinh tế

chính trị không chỉ làm cho dòng vốn này bị chững lại, thu hẹp mà còn làm cho dòng

vốn từ trong nước chảy ngược ra ngoài, tìm đến những nơi trú ấn mới an toàn và hấp

dẫn hơn.

Tăng trưởng của doanh nghiệp FDI thường gặp nhiều khó khăn hơn các doanh

nghiệp trong nước về các vấn đề liên quan đến môi trường pháp lý và môi trường kinh

doanh. Môi trường kinh doanh ổn định luôn là yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với các

nhà đầu tư nước ngoài, vì có ổn định chính trị thì các cam kết của chính phủ nước chủ

nhà đối với các nhà đầu tư về sở hữu vốn đầu tư, chính sách ưu tiên, định hướng phát

triển mới được đảm bảo. Đây là những yếu tố được nhà đầu tư quan tâm nhất vì nó có

tác động rất mạnh đến yếu tố rủi ro trong đầu tư. Tóm lại, kinh tế - chính trị càng ổn

định thì các quốc gia càng có nhiều khả năng hấp dẫn được các nguồn vốn đầu tư từ

các tổ chức và các cá nhân trong nước và quốc tế. Khi có nhiều nhà đầu tư biết đến và

lựa chọn đầu tư vào địa phương thì địa phương lại có cơ hội để lựa chọn được những

dự án FDI tốt. Khi dự án có nguồn vốn đầu tư tốt và nguồn công nghệ cao thì sẽ kéo

theo tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, chuyển giao các công nghệ cao,

kinh nghiệm quản lý, tăng thu ngân sách…

b. Sự phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ đầu tư

Cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại là điều kiện vật chất hàng đầu để các để chủ

đầu tư nhanh chóng thống qua các quyết định và triển khai các dự án đầu tư. Một tổng

thể hạ tầng phát triển phải bao gồm hệ thống giao thống vận tải đồng bộ và hiện đại,

một hệ thống bưu điện thông tin liên lạc viễn thông với các phương tiện hiện đại, hệ

thống điện nước dồi dào và phân bố tiện lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh

Page 71: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

60

cũng như đời sống và một hệ thống mạng lưới cung cấp các loại dịch vụ khác (y tế,

giáo dục...) phát triển rộng khắp, đa dạng và có chất lượng cao.

Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, tốc độ chu

chuyển đồng vốn, đây là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trước khi ra

quyết định đầu tư cũng như trong quá trình thực hiện đầu tư. Cơ sở hạ tầng yếu kém,

thiếu thốn, lạc hậu sẽ ảnh hưởng tới chi phí đầu tư, gây ra các rào cản cho hoạt động

đầu tư, trực tiếp ảnh hưởng tới sự vận hành các hoạt động sản xuất kinh doanh khiến

tăng chi phí sản xuất. Trong các điều kiện và chính sách hạ tầng phục vụ FDI, chính

sách đất đai và bất động sản có sức chi phối mạnh mẽ đến luồng FDI đổ vào quốc gia.

Sản phẩm và dịch vụ thông tin đóng vai trò không thể thiếu trong nền kinh tế

hiện đại, phục vụ chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư nước

ngoài nắm bắt được những thông tin đầy đủ, tin cậy về môi trường đầu tư, giúp nhà

đầu tư ra quyết định kịp thời, chính xác, hợp lý, do đó doanh nghiệp có thể tiết kiệm

được thời gian, công sức, tiền của, chiến thắng trong cạnh tranh và tránh được rủi ro

thua lỗ. Sự phát triển của các ngành dịch vụ như tài chính, bưu chính viễn thông,

khách sạn, vận tải...là rất cần thiết để giúp nhà đầu tư nước ngoài giảm được chi phí và

phát triển quan hệ với các đối tác.

Vậy sự phát triển về cơ sở hạ tầng là điều kiện tiền đề để tăng sự hấp dẫn của

môi trường đầu tư, bên cạnh đó, hệ thống các dịch vụ hỗ trợ đầu tư (tư vấn hỗ trợ thủ

tục đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về thị trường, chương trình marketing, hỗ

trợ với các dịch vụ tài chính, lao động) là cũng là yếu tố quan trọng quyết định tính

hấp dẫn của môi trường đầu tư.

Khi có nhiều nhà đầu tư lựa chọn đầu tư vào thì nước tiếp nhận đầu tư có cơ hội

lựa chọn các dự án có tiềm lực tài chính tốt, công nghệ cao, năng lực và kinh nghiệm

quản lý tốt. Khi các dự án này tiến hành vào đầu tư sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế phát

triển kéo theo các doanh nghiệp trong nước cũng phải tự thay đổi để bắt kịp công nghệ

cao; đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp; đóng góp vào GDP; đóng góp vào kim

ngạch xuất khẩu, tạo thêm việc làm và thu nhập của người lao động, khi doanh nghiệp

hoạt động sẽ tăng thu ngân sách…

Page 72: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

61

c. Sự mềm dẻo, hấp dẫn của hệ thống chính sách đầu tư và khuyến khích đầu tư

nước ngoài

Hệ thống chính sách đầu tư và khuyến khích đầu tư nước ngoài là một bộ phận

trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Nó bao gồm hệ thống

các chính sách, công cụ và biện pháp thích hợp mà nhà nước áp dụng để điều chỉnh

các hoạt động đầu tư quốc tế trong một thời kỳ nhất định, nhằm đạt các mục tiêu đã

định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

Chính sách đầu tư bao gồm chính sách tài chính và các khuyến khích tài chính,

chính sách tiền tệ (tỷ giá hối đoái, chính sách lãi suất), chính sách về cơ cấu đầu tư,

chính sách đất đai và chính sách lao động...

Các chính sách tài chính thể hiện ở việc ưu đãi thuế như: miễn giảm thuế thu

nhập doanh nghiệp, cho phép chuyển lỗ sang năm tiếp theo, cho phép khấu hao nhanh

tài sản cố định, miễn giảm thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu của các doanh

nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài...

Chính sách tiền tệ phải giải quyết được các vấn đề về chống lạm phát và ổn

định tiền tệ. Chính sách lãi suất và tỷ giá hối đoái trực tiếp tác động đến dòng chảy của

FDI với tư cách là những yếu tố quyết định giá trị đầu tư và mức lợi nhuận thu được.

Nếu lãi suất càng tăng thì lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư càng giảm, đương

nhiên sẽ không khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, tỷ giá hối đoái được điều hành một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình

phát triển kinh tế ở từng giai đoạn thì khả năng thu lợi nhuận từ xuất khẩu càng lớn,

sức hấp dẫn với vốn nước ngoài càng tăng.

Chính sách về cơ cấu đầu tư: việc xác định rõ những ngành, lĩnh vực, địa bàn

mà nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư, những ngành đầu tư có điều kiện cũng là một

biện pháp nhằm điều chỉnh các hoạt động đầu tư theo hướng quản lý của nước tiếp

nhận đầu tư. Việc quyết định cơ cấu đầu tư có liên quan mật thiết đến mở cửa thị

trường, bảo hộ sản xuất cũng như các biện pháp liên quan đến thương mại quốc tế. Khi

đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư luôn tìm cho mình những mảnh đất thuận lợi với sự

Page 73: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

62

ưu đãi lớn nhất. Do vậy, họ mong nhận được một Cơ cấu đầu tư rõ ràng, lĩnh vực,

ngành ưu đãi đầu tư nhất quán, chính sách ưu đãi thỏa đáng, minh bạch.

Chính sách lao động: các quốc gia thường ưu tiên các doanh nghiệp FDI sử

dụng nhiều lao động, cũng như Tuyển dụng lao động địa phương, doanh nghiệp có thể

tự tuyển dụng hoặc thông qua công ty giới thiệu việc làm. Hầu hết các nước đang phát

triển có số lượng lao động lớn, nhưng chất lượng lao động lại không đáp ứng được yêu

cầu của người sử dụng lao động. Do vậy, để có thể hấp dẫn được dự án FDI thì bản

thân nước muốn tiếp nhận đầu tư phải nắm bắt được nhu cầu về lao động của các nhà

đầu tư, bám sát định hướng phát triển và cơ cấu đầu tư trong tương lai để có thể có

được chiến lược đào tạo đón đầu, đáp ứng nhu cầu về nhân lực có trình độ làm việc

trong các dự án FDI.

Về thủ tục hành chính của chính quyền địa phương về đầu tư và cấp phép đầu

tư. Lực cản lớn nhất làm nản lòng các nhà đầu tư là thủ tục hành chính rườm rà, phức

tạp, gây tốn kém về thời gian và chi phí, làm mất cơ hội đầu tư. Do vậy, để doanh

nghiệp nhanh chóng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời gian phê duyệt,

quyết định cấp giấy phép đầu tư, cũng như thời gian thẩm định thiết kế kỹ thuật,

thẩm định môi trường cho các dự án phải nhanh chóng. Bên cạnh những vấn đề liên

quan đến các thủ tục hành chính thì hiệu quả quản lý của chính quyền địa phương

cũng rất quan trọng, nhất là trong phân cấp quản lý bởi vì việc phân cấp trong các

khâu lập, thẩm định, phê duyệt, thi công...hợp lý sẽ phát huy được quyền tự chủ của

địa phương và doanh nghiệp. Ngược lại, giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhưng

không có các chế tài quản lý, kiểm tra, theo dõi...sẽ dẫn đến tình trạng thả nổi doanh

nghiệp. Sự lẫn lộn giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng dẫn đến cơ chế xin cho, tiêu

cực...cũng sẽ dẫn đến thất thoát, lãng phí trong đầu tư và làm ảnh hưởng đến môi

trường đầu tư, kinh doanh tại địa phương. Do vậy, muốn có một bộ máy hành chính

gọn nhẹ, sáng suốt, các thủ tục hành chính và những quy định pháp lý đơn giản, công

khai và nhất quán đòi hỏi trình độ cán bộ, công chức phải không ngừng được nâng

cao về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, tinh thống pháp luật và ứng xử

hợp lý linh hoạt

Page 74: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

63

d. Sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ trong nước

Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh

kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp

các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng. Công nghiệp hỗ

trợ được xem là một phần quan trọng của nền công nghiệp quốc gia, bên cạnh các

ngành công nghiệp chính, giúp cho nền công nghiệp nói riêng và kinh tế quốc gia nói

chung không bị lệ thuộc nhiều vào nước ngoài, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm

công nghiệp chính, góp phần hiệu quả trong việc khai thác các nguồn lực trong nước,

giảm nhập khẩu những nguyên phụ liệu, xuất khẩu tài nguyên và các sản phẩm chế

biến thô. Phát triển công nghiệp hỗ trợ là cơ sở cho doanh nghiệp tham gia vào hệ

thống sản xuất của các công ty đa quốc gia, tiếp nhận công nghệ và tham gia mạng

lưới sản xuất toàn cầu. Mặt khác, sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ sẽ giúp cho các

doanh nghiệp FDI chủ động nguồn cung ứng, chi phí của các sản phẩm công nghiệp

cũng giảm đáng kề do cắt giảm chi phí vận chuyển, lưu kho, tận dụng nhân công giá rẻ

và nguồn nguyên liệu ngay tại nước tiếp nhận vốn đầu tư, từ đó làm tăng lợi nhuận.

Khả năng cung ứng hỗ trợ cho các ngành công nghiệp là một trong những vấn

đề được các TNCs cân nhắc trước khi quyết định đầu tư vào một quốc gia, bởi lẽ một

doanh nghiệp FDI hoạt động tại một quốc gia sẽ có những lựa chọn cho việc tiếp nhận

các yếu tố đầu vào bằng nhiều cách: sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp, đặt mua từ

các nhà cung cấp địa phương hay nhập khẩu. Nếu lựa chọn các nhà cung cấp địa

phương sẽ giúp doanh nghiệp FDI linh hoạt và chủ động hơn trong việc điều chỉnh sản

lượng, kiểm soát chất lượng kịp thời trước biến động của thị trường, tiết kiệm được chi

phí vận chuyến, bảo hiểm, tránh rủi ro trong nhập khẩu yếu tố đầu vào, nâng cao năng

lực cạnh tranh của sản phẩm.

Chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ nếu như được xây dựng tương thích

với chiến lược thu hút đầu tư và chu kỳ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp

FDI sẽ là điều kiện đế các doanh nghiệp FDI phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh,

từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của các dự án FDI.

Page 75: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

64

Khi các doanh nghiệp FDI sử dụng các sản phẩm của ngành công nghiệp phụ

trợ trong nước thì góp phần thúc đẩy nền kinh tế -xã hội cùng phát triển như: Tạo thêm

rất nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, các doanh nghiệp phụ trợ cũng

phải tự thay đổi nâng cao công nghệ và trình độ để đáp ứng nhu cầu của các doanh

nghiệp FDI, tạo thêm giá trị sản xuất, tăng giá trị xuất khẩu, tăng thu ngân sách nhà

nước, góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế….

e. Chất lượng nguồn nhân lực

Nhân lực là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất, do vậy chất lượng lao

động và giá cả lao động sẽ quyết định hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Việc nâng

cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư là vấn đề rất cấp

bách. Thực tế chứng minh rằng, chất lượng nguồn nhân lực có tác động rất mạnh đến

khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại. Thống thường với một địa phương có

năng lực hấp thụ vốn cao và nguồn nhân lực chất lượng tốt, dòng vốn đầu tư đổ vào

địa phương đó càng nhiều.

Hơn nữa, quốc gia tiếp nhận vốn FDI cần có một hệ thống doanh nghiệp trong

nước phát triển, đủ sức hấp dẫn công nghệ chuyển giao và là đối tác bình đẳng với các

nhà đầu tư nước ngoài. Hệ thống các doanh nghiệp đó phải bao gồm cả những doanh

nghiệp sản xuất lẫn dịch vụ ở các lĩnh vực, ngành nghề, thành thạo nghiệp vụ kinh

doanh quốc tế, đủ sức giữ thị phần thích đáng tại thị trường trong nước và có sức cạnh

tranh quốc tế. Đặc biệt, hệ thống các doanh nghiệp dịch vụ về tài chính - ngân hàng có

vai trò quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động và lưu chuyển vốn

trong nước và quốc tế. Đây là điều kiện cần thiết để quốc gia và địa phương tiếp nhận

đầu tư có thể thu hút được nhiều hơn và hiệu quả hơn luồng vốn nước ngoài, cũng như

giúp doanh nghiệp FDI sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI.

Khi chất lượng nguồn nhân lực cao đáp ứng được yêu cầu của các doanh

nghiệp, tập đoàn lớn thì cũng sẽ tạo thu nhập cao cho người lao động từ đó đóng

góp thêm vào thu ngân sách, học hỏi được kinh nghiệm quản lý cũng như các công

nghệ cao.

Page 76: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

65

2.2. Thực tiễn hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số

địa phương khác và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.1. Thực tiễn hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số

địa phương khác

2.2.1.1. Tỉnh Phú Thọ

a. Khái quát tình hình FDI tại tỉnh Phú Thọ

Sau hơn 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới và hơn 20 năm tái lập tỉnh Phú

Thọ (năm 1997 tách tỉnh Vĩnh Phú thành 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc). Dưới sự lãnh

đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐN, UBND tỉnh, cùng phối hợp với các cấp, ban, ngành,

tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ổn định cơ cấu vượt qua khó khăn để giành được những

kết quả nhất định. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư với tốc độ nhanh, hoạt

động kinh tế đối ngoại được cải thiện và tăng cường, trong đó công tác thu hút các dự

án FDI đã đạt được những kết quả nhất định và đóng góp đáng kể cho sự phát triển

kinh tế xã hội của tỉnh như sau:

Bảng 2.1. FDI phân theo quốc gia tại tỉnh Phú Thọ

STT Quốc gia, vùng

lãnh thổ

Dự án đã cấp phép Dự án đang hoạt động Tỷ lệ

VTH/VĐK

(%)

Số

lượng

Vốn đăng

(Tr.USD)

Số lượng

Vốn thực

hiện

(Tr.USD)

1 Ấn độ 1 20,00 1 30,011 150,06

2 I Rắc 1 15,10 1 15,1 100,00

3 Pháp 1 5,00 1 5 100,00

4 Cộng hòa Séc 1 1,00 1 1 100,00

5 Indonexia 1 5,00 1 5 100,00

6 Hàn Quốc 90 653,17 81 531,45 81,36

7 Đài Loan 3 5,43 3 3,85 70,86

8 Nhật Bản 7 23,94 7 19,2 80,20

9 Trung Quốc 3 16,78 3 7,3 43,50

Tổng cộng 108 745,43 99 617,91 82,89

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ, năm 2016

Page 77: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

66

Qua bảng 2.1 cho thấy, tính đến 31/12/2016, Phú Thọ đã có 108 dự án FDI

được cấp phép với số vốn đăng ký là 745,4 triệu USD trong đó có 99 dự án đi vào hoạt

động với số vốn thực hiện là 617,91 Triệu USD, số vốn thực hiện/ tổng vốn đăng ký

đạt 82%.

Hiện nay các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ chủ yếu là của

Hàn Quốc trong 108 dự án đã được cấp phép tại Phú Thọ thì có đến 90 dự án của Hàn

Quốc và hiện nay đang có 81 dự án đang hoạt động với số vốn thực hiện đạt 531,45

triệu USD chiếm đến 86% số vốn (bảng 2.2). FDI thực hiện tại Phú Thọ với các ngành

nghề chủ yếu là công nghiệp chế biến với số dự án là 87 dự án đang hoạt động.

Bảng 2.2. FDI phân theo ngành kinh tế tại tỉnh Phú Thọ

STT Ngành kinh tế

Dự án đã cấp phép Dự án đang hoạt

động Tỷ lệ

VTH/VĐK

(%) Số

lượng

Vốn đăng

(Tr.USD)

Số

lượng

Vốn thực

hiện

(Tr.USD)

1 Nông, lâm nghiệp và thủy

sản 5 7,44 5 8,77 117,88

2 Công nghiệp chế biến 96 723,44 87 597,19 82,55

3 Bán buôn và bán lẻ 2 2,40 2 2,4 100,00

4 Vận tải và kho bãi 1 1,90 1 1,9 100,00

5 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 2 1,50 2 1,8 120,00

6 HĐ Kinh doanh bất động sản 2 8,75 2 5,85 66,86

Tổng cộng 108 745,43 99 617,91 82,89

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ, năm 2016

Qua bảng 2.3 cho thấy, FDI đóng góp vào vốn đầu tư phát triển cho tỉnh Phú

Thọ chiếm tỷ trọng năm 2011 khoảng 7%, đến năm 2016 tỷ lệ này đã tăng lên 14%

gấp đôi so với năm 2011. Chứng tỏ FDI đang dần nâng cao vai trò của mình trong

đóng góp vào nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên con số vẫn còn

rất khiêm tốn, thể hiện vai trò của FDI của tỉnh Phú Thọ chưa mạnh.

Page 78: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

67

Bảng 2.3. Vốn đầu tư thực hiện tỉnh Phú Thọ theo nguồn vốn

ĐVT: Tr đồng

TT Thành phần kinh tế 2011 2012 2013 2014 2015 2016

1 Khu vực nhà nước 5.366.381 6.098.514 5.758.341 5.813.228 5.643.436 5.508.068

2 Khu vực ngoài nhà nước 4.655.264 5.747.497 6.859.926 8.032.763 10.999.280 12.604.833

3 Khu vực FDI 706.820 802.603 839.936 1.070.960 1.424.163 2.978.300

Tổng 10.728.465 12.648.614 13.458.203 14.916.951 18.066.879 21.091.201

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ, năm 2011 - 2016

b. Hiệu quả kinh tế - xã hội của vốn FDI tại tỉnh Phú Thọ

b1. FDI đóng góp vào GRDP

Qua bảng 2.4 và hình 2.1 ta thấy tỷ trong đóng góp của khu vực FDI vào GRDP

của tỉnh chiếm khoảng chưa đến 10% trong tổng sản phẩm trên địa bàn. Mà lực lượng

đóng góp chính vào GRDP của tỉnh Phú Thọ lại là khu vực kinh tế ngoài nhà nước

chiếm tỷ trọng gần 70%.

Bảng 2.4. GRDP tỉnh Phú Thọ theo thành phần kinh tế

ĐVT: Tr đồng

TT Thành phần kinh tế 2011 2012 2013 2014 2015 2016

1 Kinh tế nhà nước 7.288.543 7.109.724 7.547.957 8.025.611 8.282.431 9.160.368

2 Kinh tế ngoài nhà nước 17.156.462 20.140.227 22.011.884 24.212.938 24.987.752 27.636.454

3 Khu vực FDI 1.732.662 1.801.098 2.371.747 2.620.075 2.727.071 3.029.140

Tổng 26.177.667 29.051.049 31.931.588 34.858.624 35.997.254 39.825.962

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ, năm 2011 - 2016

Hình 2.1. Tỷ trọng FDI trong GRDP tỉnh Phú Thọ

Page 79: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

68

b2. FDI đóng góp vào ngân sách

Khu vực kinh tế có vốn FDI đóng góp vào nguồn thu ngân sách của tỉnh Phú

Thọ: năm 2011 đạt 121.023 triệu đồng, chiếm 4%; năm 2012 đạt 142.480 triệu đồng

chiếm 4%; năm 2013 đạt 167.506 triệu đồng, chiếm 3%; năm 2014 đạt 152.278 triệu

đồng chiếm 3%; năm 2015 đạt 132.847 triệu đồng chiếm 2%; năm 2016 đạt 185.910

triệu đồng chiếm 3%; Như vậy, đóng góp vào ngân sách tỉnh Phú Thọ của khu vực có

vốn FDI chưa lớn, chiếm một tỷ trọng rất nhỏ từ 2-4% trong tổng thu ngân sách của

địa phương. (Bảng 2.5 và hình 2.2)

Bảng 2.5. Thu ngân sách tỉnh Phú Thọ theo thành phần kinh tế

ĐVT: Tr đồng

STT Thành phần kinh tế 2011 2012 2013 2014 2015 2016

1 Kinh tế nhà nước 232.618 332.311 474.730 527.478 536.826 430.000

2 Kinh tế ngoài nhà nước 1.008.973 1.261.216 1.576.520 1.732.440 1.597.582 1.701.473

3 Khu vực FDI 121.023 142.380 167.506 152.278 132.847 185.910

4 Các khoản thu khác 1.592.079 2.122.772 2.830.363 2.979.329 3.121.961 3.118.636

Tổng 2.954.693 3.858.679 5.049.119 5.391.525 5.389.216 5.436.019

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ, năm 2011-2016

Hình 2.2. Tỷ trọng FDI trong cơ cấu thu ngân sách tỉnh Phú Thọ

Page 80: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

69

b3. FDI đóng góp vào kim ngạch xuất nhập khẩu

Bảng 2.6 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Phú Thọ của các khu vực kinh

tế nhà nước và ngoài nhà nước hầu hết đều có nhập lớn hơn xuất làm cho thặng dư

xuất khẩu âm. Tuy nhiên khu vực FDI luôn có thặng dư xuất khẩu dương trong cả giai

đoạn 2011 – 2016. Nhờ khu vực kinh tế có vốn FDI, thặng dư xuất khẩu chung của

tỉnh từ thâm hụt năm 2011 – 2013 đã dần tăng lên và chuyển sang thặng dự bổ sung

nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế địa phương. Với mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh

Phú Thọ là hàng may mặc, vải, sợi và giầy bata..

Bảng 2.6. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh Phú Thọ

theo thành phần kinh tế

ĐVT: Triệu USD STT Thành phần kinh tế 2011 2012 2013 2014 2015 2016

I Xuất khẩu

1 Kinh tế nhà nước 0,00 8,79 4,20 3,03 2,37 1,48

2 Kinh tế ngoài nhà nước 51,99 70,80 68,53 93,48 86,37 68,35

3 Khu vực FDI 288,75 458,74 528,88 638,18 845,53 1.029,43

Tổng 340,74 538,33 601,60 734,69 934,26 1.099,26

II Nhập khẩu

1 Kinh tế nhà nước 42,89 98,72 69,41 78,49 46,10 33,85

2 Kinh tế ngoài nhà nước 84,67 102,97 127,53 54,12 69,05 112,42

3 Khu vực FDI 257,21 345,61 404,87 565,54 771,35 733,92

Tổng 384,76 547,29 601,80 698,16 886,50 880,19

III Thặng dư xuất khẩu

1 Kinh tế nhà nước -42,89 -89,93 -65,21 -75,47 -43,73 -32,38

2 Kinh tế ngoài nhà nước -32,68 -32,17 -59,00 39,36 17,32 -44,07

3 Khu vực FDI 31,54 113,13 124,01 72,64 74,17 295,51

Tổng -42,89 -89,93 -65,21 -75,47 -43,73 -32,38

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ, năm 2011- 2016

Page 81: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

70

b4. FDI đóng góp vào tạo việc làm và thu nhập cho người lao động

Trong quá trình tiến hành đầu tư vào tỉnh Phú Thọ các doanh nghiệp FDI đã tạo

ra việc làm cho lao động trực tiếp tại Tỉnh với số vị trí việc làm và tỉ trọng trong tổng số

việc làm tăng dần lên trong giai đoạn 2011 – 2016 nhưng con số rất khiêm tốn cả về giá

trị tuyệt đối lẫn tương đối. Cụ thể, năm 2011 số lao động tại các doanh nghiệp FDI là

34,1 nghìn người chiếm tỷ trọng 4,8%; năm 2012 là 36,5 nghìn người chiếm tỷ trọng

5%; năm 2013 là 40 nghìn người chiếm tỷ trọng 5,5%; năm 2014 là 42,9 nghìn người

chiếm tỷ trọng 6%; năm 2015 là 44,5 nghìn người chiếm tỷ trọng 6%; năm là 49,1 nghìn

người chiếm tỷ trọng 6,5%/ tổng số lao động của Tỉnh (Bảng 2.7 và hình 2.3).

Bảng 2.7. Lao động đang làm việc tỉnh Phú Thọ theo thành phần kinh tế

ĐVT: 1000 người

STT Thành phần kinh tế 2011 2012 2013 2014 2015 2016

1 Doanh nghiệp nhà nước 60,7 61,3 61,4 61,4 61,8 59,5

2 Doanh nghiệp ngoài nhà nước 620,2 625,3 626,8 630,9 637,5 643,1

3 Doanh nghiệp FDI 34,1 36,5 40,0 43,9 44,5 49,1

Tổng 715,0 723,1 728,2 736,2 743,8 751,7

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ, năm 2011- 2016

Hình 2.3. Tỷ trọng lao động đang làm việc tại doanh nghiệp FDI trong tổng số lao

động đang làm việc của tỉnh Phú Thọ

Page 82: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

71

Nhìn chung trong thời gian qua, khu vực có vốn FDI đã góp phần tạo ra năng

lực sản xuất, hình thành các ngành nghề mới, công nghệ sản xuất, quản lý mới và các

sản phẩm mới có tính cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, góp phần thúc đẩy chuyển

dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, tạo điều kiện khai thác các nguồn lực của

địa phương mà trước đây còn dạng tiềm năng như đất đai, nhà xưởng, nguyên vật liệu.

Tạo việc làm trực tiếp và thu nhập cho người lao động. Ngoài ra cũng tạo được thêm

các việc làm cho những người hoạt động ở các dịch vụ hỗ trợ.Tuy nhiên, những đóng

góp của vốn FDI đối với nền kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ là chưa cao và chưa đạt

hiệu quả như các nhà quản lý mong muốn.

2.2.1.2. Tỉnh Bắc Ninh

a. Khái quát tình hình FDI tại tỉnh Bắc Ninh

Tỉnh Bắc Ninh cũng giống tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ được tái thành lập

vào năm 1997 (tách từ tỉnh Hà Bắc thành tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang). Bắc Ninh

với lợi thế địa lý tiếp giáp quốc lộ 18A, quốc lộ 1A, Bắc Ninh được ví là cửa ngõ thủ

đô, với vị trí địa lý thuận lợi, có nguồn lực chất lượng. Phát huy lợi thế về địa lý thuận

lợi, tiềm năng thế mạnh của tỉnh, ngay sau khi tái lập, Bắc Ninh đã thực hiện quy

hoạch xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, coi đây là khâu đột phá để đẩy

nhanh tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp. Sau 19 năm xây

dựng và phát triển, với hệ thống hạ tầng đồng bộ, các KCN Bắc Ninh đã chứng minh

năng lực vượt trội, đó là sức hút FDI liên tục tăng, đưa Bắc Ninh từ một tỉnh nông

nghiệp vươn lên đứng tốp đầu toàn quốc về thu hút đầu tư. Để tăng cường hiệu quả

kinh tế - xã hội của FDI trước hết các lãnh đạo Tỉnh đã chú trọng tạo nên môi trường

đầu tư hấp dẫn, đặc biệt các dự án của các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng về tài

chính, công nghệ nguồn đến từ các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc…

Tính đến hết 31/12/2016 đã có hơn 941 dự án FDI được cấp phép với tổng số

vốn đăng ký lên đến hơn 12 tỷ USD, số dự án đang còn hiệu lực, đang hoạt động là

921 dự án với số vốn đầu tư thực hiện là 8,3 tỷ USD đạt tỷ lệ 67,77% VĐT thực hiện/

Vốn đăng ký (Bảng 2.8).

Page 83: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

72

Bảng 2.8. FDI phân theo quốc gia tại tỉnh Bắc Ninh (31/12/2016)

STT Quốc gia, vùng

lãnh thổ

Dự án đã cấp phép Dự án đang hoạt

động Tỷ lệ

VTH/VĐK

(%) Số

lượng

Vốn đăng

ký (tr.USD)

Số

lượng

Vốn thực

hiện

(Tr.USD)

1 Trung Quốc 85 427,2 80 222,144 52,00

2 Nhật Bản 71 1.121,1 70 919302 82,00

3 Đài Loan 35 471,8 33 221746 47,00

4 Hàn Quốc 645 8.042,8 635 5.066,964 63,00

5 Mỹ 4 415,8 4 415,800 100,00

6 Singapore 22 388,9 22 315,009 81,00

7 Thái Lan 4 131,2 4 103,648 79,00

8 Hồng Kông 29 486,8 27 282344 58,00

9 Malaysia 8 46,8 8 42,588 91,00

10 Indonesia 1 2,4 1 2,400 100,00

11 Brunei 4 99,7 4 99,700 100,00

12 Vương Quốc Anh 7 15,3 7 15,300 100,00

13 Italy 3 47,7 3 47,700 100,00

14 Samoa 6 17,5 6 17,500 100,00

15 Belize 2 25,5 2 25,500 100,00

16 Cộng hòa Mauritius 1 22,0 1 22,000 100,00

17 Quần đảo Virgin 2 101,60 2 100,000 98,43

18 Quần đảo Cayman 7 89,0 7 90,000 101,12

19 Ấn độ 3 309,0 3 300,000 97,09

20 Hà Lan 2 1,90 2 2,000 105,26

Tổng cộng 941 12.264,0 921 8.311,645 67,77

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh, năm 2016

Tính đến 31/12/2016 thì đã có 20 quốc gia, vùng lãnh thổ đã đăng ký và được

tỉnh cấp phép đầu tư vào tỉnh dẫn đầu là Hàn Quốc với 645 dự án, tổng số vốn đăng ký

là hơn 8 tỷ USD chiếm 65% trong tổng vốn FDI đăng ký tại tỉnh Bắc Ninh, đứng thứ 2

là Trung Quốc với số dự án là 85, tổng vốn đăng ký là 427 triệu USD, đứng thứ 3 là

các nhà đầu tư Nhật Bản với 71 dự án, tổng số vốn đăng ký là 1,1 tỷ USD, tiếp theo

Page 84: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

73

Đài Loan.. Dự án lớn nhất đầu tư vào Bắc Ninh thời điểm hiện nay là dự án Công ty

TNHH SamSung Display Bắc Ninh (của Hàn Quốc), cấp phép 21/06/2007, với vốn

đầu tư đạt 1 tỷ USD. Dự án này chuyên sản xuất, lắp giáp gia công, tiếp thị hoặc bán

các loại màn hình smartphone… Đến tháng 8/2015, công ty Công ty TNHH SamSung

Display tiếp tục đầu tư thêm dự án mới với số vốn đầu tư tăng thêm là 3 tỷ USD, nâng

quy mô vốn đầu tư của SamSung Display tại Bắc Ninh lên 4 tỷ USD, trở thành dự án

có quy mô lớn vốn đầu tư lớn hàng đầu của tập đoàn SamSung tại Việt Nam và đưa

SamSung trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam [50].

FDI đầu tư vào Bắc Ninh được phân theo các ngành nghề kinh tế (bảng 2.9).

Lĩnh vực công nghiệp chế biến chiếm đến 91,34% vốn thực hiện/ tổng vốn thực hiện,

các ngành nghề lĩnh vực khác chiếm một tỷ trọng rất nhỏ.

Bảng 2.9. FDI phân theo ngành kinh tế tại tỉnh Bắc Ninh

STT Ngành kinh tế

Dự án đã cấp

phép

Dự án đang hoạt

động Tỷ lệ

VTH/Tổng

VTH(%) Số

lượng

Vốn đăng

(Tr.USD)

Số

lượng

Vốn thực

hiện

(Tr.USD)

1 Công nghiệp chế biến 788 11.485,40 776 7.591,85 91,34

2 Cung cấp nước, xử lý rác 2 3,70 2 3,33 0,04

3 Xây dựng 41 160,70 40 126,95 1,53

4 Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa oto, xe

máy 40 53,00 39 48,76 0,59

5 Vận tải và kho bãi 11 115,50 11 113,19 1,36

6 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 13 35,60 13 35,60 0,43

7 Thông tin và truyền thông 4 1,10 4 1,10 0,01

8 HĐ Kinh doanh bất động sản 13 429,50 13 375,81 4,52

9 HĐ chuyên môn, KHCN 4 0,70 4 0,70 0,01

10 HĐ Hành chính và dịch vụ hỗ trợ 13 14,00 13 12,75 0,15

11 Giáo dục và đào tạo 2 0,20 2 0,20 0,00

12 HĐ nghệ thuật, vui chơi, giải trí 1 0,50 1 0,50 0,01

13 HĐ dịch vụ khác 3 0,90 3 0,90 0,01

Tổng cộng 935 12.300,80 921 8.311,64 100,00

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh, năm 2016

Page 85: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

74

Đối với tỉnh Bắc Ninh thì vốn đầu tư phát triển từ khu vực FDI luôn chiếm tỷ trọng

lớn nhất, chiếm trên 50% vốn đầu tư toàn xã hội. Cụ thể : năm 2011 vốn đầu tư thực hiện

của khu vực FDI là 14.525 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 53% là năm thấp nhất, các năm cả số

tuyệt đối và số tương đối đều tăng lên, riêng năm 2013 là năm đạt cao nhất, với vốn đầu tư

thực hiện của khu vực FDI là 31.164 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 66% trên tổng vốn đầu tư

toàn xã hội; (Bảng 2.10 và hình 2.4)

Bảng 2.10. Vốn đầu tư thực hiện tỉnh Bắc Ninh theo nguồn vốn

ĐVT: Tỷ đồng

STT Thành phần kinh tế 2011 2012 2013 2014 2015 2016

1 Khu vực nhà nước 3.103 3.879 4.650 5.079 7.504 6.861

2 Khu vực ngoài nhà nước 9.879 10.738 11.656 13.249 15.058 18.261

3 Khu vực FDI 14.525 17.932 31.164 23.085 34.973 45.148

Tổng 27.507 32.549 47.470 41.413 57.535 70.270

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh, năm 2011 -2016

Hình 2.4. Tỷ trọng FDI trong cơ cấu vốn đầu tư thực hiện tỉnh Bắc Ninh

b.Hiệu quả kinh tế - xã hội của vốn FDI tại tỉnh Bắc Ninh

b1. FDI đóng góp vào GRDP

Khu vực kinh tế có vốn FDI của tỉnh Bắc Ninh đã trở thành một bộ phận quan

trọng của nền kinh tế, góp phần tích cực vào tăng trưởng GRDP trong những năm gần

đây (bảng 2.11).

Page 86: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

75

Bảng 2.11. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tỉnh Bắc Ninh

theo thành phần kinh tế

ĐVT: Tỷ đồng

STT Thành phần kinh tế 2011 2012 2013 2014 2015 2016

1 Kinh tế nhà nước 6.691 6.083 5.706 6.101 7.223 8.373

2 Kinh tế ngoài nhà nước 22.133 24.592 27.363 29.439 33.262 36.356

3 Khu vực FDI 34.892 38.769 72.034 65.303 75.148 75.829

Tổng 63.716 69.444 105.103 100.843 115.633 120.558

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh, năm 2011-2016

Tỷ lệ đóng góp của khu vực kinh tế có vốn FDI vào GRDP của tỉnh tăng dần

qua các năm, năm 2011 là 55% thì các năm sau đã tăng lên hơn 60%, riêng năm 2013

đã tăng lên hơn 65% (hình 2.5). Đóng góp của khu vực kinh tế FDI đã trở thành chủ

đạo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương trong khi đóng góp của khu vực kinh

tế nhà nước rất chiếm tỉ trọng rất nhỏ và ngày càng đi xuống. Qua đó đã khẳng định

vai trò quan trọng của FDI đối với hiệu quả kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Hình 2.5. Tỷ trọng FDI trong GRDP tỉnh Bắc Ninh

b2. FDI đóng góp vào ngân sách

FDI đóng góp ngày càng lớn vào ngân sách của tỉnh Bắc Ninh và có xu hướng

tăng dần trong giai đoạn 2011 – 2016. Cụ thể: năm 2011 đạt 2.120.000 triệu đồng

Page 87: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

76

chiếm 32% trong tổng thu ngân sách của tỉnh và đến năm 2016 đạt 8.144.100 triệu

đồng chiếm 57% trong tổng thu ngân sách của tỉnh (Bảng 2.12 và hình 2.6)

Bảng 2.12. Thu ngân sách tỉnh Bắc Ninh theo thành phần kinh tế

ĐVT: Triệu đồng

STT Thành phần kinh

tế 2011 2012 2013 2014 2015 2016

1 Doanh nghiệp nhà

nước 469.710 521.900 391.900 616.500 678.400 504.800

2 Doanh nghiệp ngoài

quốc doanh 3.440.700 3.823.000 4.259.600 4.171.800 4.584.800 5.126.400

3 Doanh nghiệp FDI 2.120.000 3.280.900 4.539.200 6.023.100 6.920.400 8.144.100

4 Các khoản thu khác 685.350 761.500 778.200 341.200 689.200 422.700

Tổng 6.715.760 8.387.300 9.968.900 11.152.600 12.872.800 14.198.000

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, năm 2011-2016

Hình 2.6. Tỷ trọng FDI trong cơ cấu thu ngân sách tỉnh Bắc Ninh

b3. FDI đóng góp vào xuất nhập khẩu

Tại Bắc Ninh sự gia tăng FDI đã làm xuất hiện nhiều sản phẩm công nghiệp và

dịch vụ mới, đóng góp trực tiếp đến dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu hàng

xuất khẩu ví dụ như các sản phẩm thiết bị điện tử, linh kiện. Xuất khẩu của khu vực

kinh tế có vốn FDI tăng nhanh, năm 2011 kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 12 tỷ USD,

chiếm 93,43% tổng xuất khẩu của tỉnh; năm 2012 kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 14 tỷ

USD, chiếm 93,43% tổng xuất khẩu của tỉnh; năm 2013 kim ngạch xuất khẩu đạt hơn

Page 88: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

77

25 tỷ USD, chiếm 96,05% tổng xuất khẩu của tỉnh; năm 2014 kim ngạch xuất khẩu đạt

hơn 21,1 tỷ USD, chiếm 96,75% tổng xuất khẩu của tỉnh; năm 2015 kim ngạch xuất

khẩu đạt hơn 21,5 tỷ USD, chiếm 98,43% tổng xuất khẩu của tỉnh; năm 2016 kim

ngạch xuất khẩu đạt hơn 22 tỷ USD, chiếm 96,6% tổng xuất khẩu của tỉnh. (Bảng

2.13). Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Bắc Ninh là hàng điện tử, máy tính và linh

kiện, hàng dệt may, dây điện, dây cáp điện, trong đó hàng điện tử chiếm giá trị lớn

nhất trong các hàng hóa xuất khẩu.

Bảng 2.13. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh Bắc Ninh

theo thành phần kinh tế

ĐVT: Triệu USD

STT Thành phần kinh tế 2011 2012 2013 2014 2015 2016

I Xuất khẩu hàng hóa

1 Doanh nghiệp trong nước 860 988 1.039 709 344 776

2 Doanh nghiệp FDI 12.226 14.053 25.244 21.109 21.559 22.033

Tỷ trọng xuất khẩu FDI/ Tổng

xuất khẩu (%) 93,43 93,43 96,05 96,75 98,43 96,60

Tổng 13.086 15.041 26.283 21.818 21.903 22.809

II Nhập khẩu hàng hóa 2011 2012 2013 2014 2015 2016

2 Doanh nghiệp trong nước 737 837 581 641 333 1.500

3 Doanh nghiệp FDI 11.508 13.077 21.996 17.802 18.499 15.453

Tỷ trọng nhập khẩu FDI/ Tổng

nhập khẩu (%) 93,98 93,98 97,43 96,52 98,23 91,15

Tổng 12.244 13.914 22.577 18.443 18.832 16.953

III Thặng dư xuất khẩu

2 Doanh nghiệp trong nước 123 151 458 68 11 -724

3 Doanh nghiệp FDI 718 976 3.248 3.307 3.060 6.580

Tổng 841 1.127 3.706 3.375 3.071 5.856

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, năm 2011 - 2016

FDI đã giúp tỉnh Bắc Ninh là một trong những tỉnh có thặng dư xuất khẩu

dương (+), mang lại nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế (Hình 2.7)

Page 89: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

78

Hình 2.7. Thặng dư xuất nhập khẩu tỉnh Bắc Ninh

b4. FDI đóng góp vào tạo việc làm và thu nhập cho người lao động

Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Bắc Ninh hầu hết là các doanh nghiệp lắp

giáp linh kiện điện tử, gia công lắp giáp cho các công ty mẹ tại chính quốc. Chính vì

vậy, các doanh nghiệp FDI đã góp phần tạo ra việc làm cho các lao động trực tiếp tại

Bắc Ninh (Bảng 2.14 và hình 2.8). Tuy nhiên hầu hết các đều nhắm vào lao động nhân

công giá rẻ, lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Việc hỗ trợ thúc đẩy các doanh

nghiệp phụ trợ trong nước phát triển theo và cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp

FDI rất ít….

Bảng 2.14. Lao động đang làm việc tỉnh Bắc Ninh theo thành phần kinh tế

ĐVT: 1000 người

STT Thành phần kinh tế 2011 2012 2013 2014 2015 2016

1 Nhà nước 41,0 37,3 37,8 38,4 39,2 39,8

2 Ngoài nhà nước 428,2 481,1 473,1 462,1 447,0 453,0

3 Khu vực FDI 89,4 97,2 121,2 145,2 162,4 163,9

Tổng 558,7 615,6 632,1 645,7 648,6 656,7

Page 90: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

79

Hình 2.8. Tỷ trọng lao động đang làm việc tại doanh nghiệp FDI trong tổng số lao

động đang làm việc của tỉnh Bắc Ninh

2.2.2. Bài học rút ra cho tỉnh Vĩnh Phúc

Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, khu vực kinh tế có vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài đã đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội

của Việt Nam. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020

tiếp tục khẳng định FDI là một thành phần kinh tế được khuyến khích phá triển lâu dài

và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm hiệu quả kinh tế - xã hội FDI của Phú Thọ và Bắc

Ninh, có thể rút ra một số bài học cho Vĩnh Phúc trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế

- xã hội của FDI như sau:

Thứ nhất: cần khuyến khích các dự án FDI vào các ngành công nghiệp hoặc

dịch vụ (Các dự án công nghệ cao, dự án xanh). Đây là các ngành công nghiệp mũi

nhọn giúp cho đất nước ta đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một dự

án công nghiệp hoặc dịch vụ sử dụng rất ít đất nhưng giá trị tạo ra lớn như hàng xuất

khẩu, tạo ra hàng nghìn việc làm cho người lao động, tạo ra hàng trăm triệu USD xuất

khẩu, tạo hiệu quả cho các công nghiệp phụ trợ trong nước, tỉnh Vĩnh Phúc phát

triển…

Thứ hai: Chủ động lựa chọn các dự án, nhà đầu nước ngoài và công nghệ phù

hợp. Vĩnh Phúc cần chủ động lựa chọn các dự án FDI, tránh tình trạng dễ dãi, tin tưởng

và lời hứa hẹn của các nhà đầu tư mà buộc phải có thiết kế dự án cụ thể mang tính khả

Page 91: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

80

thi và đầu tư xử lý môi trường mới cấp phép cho triển khai dự án. Định hướng đầu tư,

kiên quyết từ chối cấp phép cho những ngành chưa khuyến khích, hướng vào những

ngành mà địa phương cần vốn và công nghệ phát triển, không chấp nhận các dự án đầu

tư sử dụng kỹ thuật trung bình, công nghệ lạc hậu, sử dụng nhân công giá rẻ nhưng lại

gây ô nhiễm môi trường. Vĩnh Phúc nên tập trung vào các đối tác tiềm năng lớn như:

Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu vì các đối tác này không chỉ lượng vốn lớn mà còn cả công

nghệ hiện đại, tiên tiến mà các đối tác khác chỉ cung cấp cho chúng ta công nghệ cũ

hoặc lạc hậu so với thế giới vô hình chung biến chúng ta thành bãi rác thải công nghệ

cho thế giới.

Thứ ba: nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu lực điều hành của Nhà nước. Nâng

cao năng lực của các cán bộ lãnh đạo quản lý FDI nhằm tránh bị thất thoát nguồn thu

ngân sách từ các hoạt động FDI.

Thứ tư: nâng cao chất lượng lao động thông qua đào tạo và bằng các hình thức lựa

chọn các dự án phải sử dụng các lao động đã qua đào tạo nghề thay vì các dự án FDI sử

dụng nhân công lao động phổ thông với giá rẻ mạt. Như vậy cũng góp phần nâng cao chất

lượng cuộc sống cũng như thu nhập cho người lao động đồng thời cũng góp phần ổn định

các trường đào tạo nghề.

Page 92: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

81

Kết luận chương 2

Hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI có ý nghĩa quan trọng không chỉ với nước đi

đầu tư mà đối với cả nước nhận đầu tư. Chính vì vậy, làm rõ nội hàm, khái niệm hiệu

quả kinh tế -xã hội của FDI và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế -xã hội của

FDI để từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI và đề ra các biện pháp nâng

cao hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI của từng địa phương, từng quốc gia tiếp nhận

đầu tư FDI là điều thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Chương 2 của luận án đã làm rõ nội hàm của hiệu quả kinh tế - xã hội FDI gắn với

nước nhận đầu tư, xác định vai trò của FDI đối với nước đang phát triển, hệ thống hóa các

chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI. Qua quá trình hệ thống hóa đó đã chỉ

ra rằng, trên thế giới đang tồn tại các quan điểm khác nhau về đánh giá hiệu quả kinh tế -

xã hội FDI là (i) Đánh giá theo hệ thống chỉ tiêu (ii) Đánh giá theo 1 chỉ tiêu không đơn vị

đo. Qua phân tích những ưu điểm và nhược điểm của từng quan điểm, Tác giả theo quan

điểm (i). Từ đó đề xuất tổ hợp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội một cách đầy đủ,

hệ thống và khoa học và phù hợp với thực tế, làm cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả kinh

tế- xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và các địa phương trên cả nước

nói chung. Đồng thời, nội dung của chương còn hệ thống hóa được những yếu tố ảnh

hưởng tới hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI. Bên cạnh đó, chương 2 của luận án còn tìm

hiểu thực trạng hiệu quả kinh tế - xã hội FDI của các địa phương khác có nhiều điều kiện

giống tỉnh Vĩnh Phúc là tỉnh Phú Thọ và tỉnh Bắc Ninh để rút ra các bài học kinh nghiệm,

làm cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh

Phúc ở chương 3.

Page 93: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

82

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Khái quát chung về tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Sơ lược về vị trí địa lý, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và các chính sách ưu

đãi đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1.1. Khái quát chung về tỉnh Vĩnh Phúc

Tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập 1997, có ví trí địa lý thuận lợi, phía đông và phía

nam giáp Thủ đô Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ (qua Sông lô), phía bắc giáp tỉnh

Thái Nguyên và Tuyên Quang. Vĩnh Phúc nằm trong vùng đồng bằng thuộc châu thổ

sông Hồng, là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Việt Nam. Dân

số 1,020 triệu người, diện tích hơn 1.231 km2.

Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã

Phúc Yên, 7 huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Vĩnh Tường,

Yên Lạc và Sông Lô. trong đó thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn

hoá của tỉnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài

25km, cách Cảng biển: Cái Lân -Tỉnh Quảng Ninh, cảng Hải Phòng- Thành phố Hải

Phòng khoảng 150 km.

Vĩnh Phúc có hệ thống giao thông thuận lợi: đường bộ có các tuyến Quốc lộ

chạy qua như Quốc lộ 2A (Hà Nội - Hà Giang), quốc lộ 2B, quốc lộ 2C; quốc lộ

23…, Đường cao tốc xuyên á, Cảng Cái lân - Nội Bài - Nam Ninh (Trung Quốc) đã

triển khai xây dựng năm 2009, đi qua tỉnh Vĩnh Phúc trên 40km; Đường sắt Hà Nội -

Lào Cai đi tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); hệ thống giao thông đường bộ đường sắt là

cầu nối giữa tỉnh Vân Nam Trung Quốc và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc với

Thủ đô Hà Nội; đường thuỷ phát triển mạnh trên các tuyến Sông Hồng, Sông Lô và

Sông Phó Đáy.

Page 94: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

83

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua đã tạo

cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý kinh tế, tỉnh đã trở thành một bộ

phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Đồng thời,

sự phát triển các tuyến hành lang giao thông Quốc tế và Quốc gia liên quan, đã đưa

tỉnh Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành

phố lớn của Quốc gia và Quốc tế thuộc hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải

Phòng, QL2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong tương

lai là đường vành đai IV Thành phố Hà Nội.

Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt đối

với Thủ đô Hà Nội: Kinh tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ góp phần cùng Thủ đô Hà Nội

Page 95: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

84

thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép

về đất đai, dân số, các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ của thủ đô Hà Nội.

3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên khoáng sản

a. Về điều kiện tự nhiên

- Do đặc điểm vị trí địa lý nên điều kiện tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc hình thành 3

vùng sinh thái rõ rệt: Vùng núi có diện tích tự nhiên 65.300ha (đất nông nghiệp:

17.400ha, đất lâm nghiệp 20.300 ha). Vùng này chiếm phần lớn diện tích huyện Lập

Thạch và huyện Sông Lô (25 xã), huyện Tam Đảo 7 xã và 4 xã thuộc huyện Bình

Xuyên, 1 xã thuộc thị xã Phúc Yên. Trong vùng có dãy núi Tam Đảo là tài nguyên du

lịch quý giá của tỉnh và của cả nước

- Vùng trung du kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông - Nam.

Vùng có diện tích tự nhiên khoảng 24.900 ha (đất nông nghiệp 14.000ha), chiếm

phần lớn diện tích huyện Tam Dương và Bình Xuyên (15 xã), thị xã Vĩnh Yên (6

phường xã), một phần huyện Lập Thạch (11 xã), thị xã Phúc Yên. Quỹ đất đồi của

vùng có thể xây dựng công nghiệp và đô thị, phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp

kết hợp chăn nuôi đại gia súc. Trong vùng còn có nhiều hồ lớn như Đại Lải, Xạ

Hương, Vân Trục, Liễn Sơn, Đầm Vạc là nguồn cung cấp nước cho hoạt động sản

xuất, cải tạo môi sinh và phát triển du lịch.

b. Về tài nguyên khoáng sản

- Nhóm khoáng sản nhiên liệu: gồm than antraxit trữ lượng khoảng một ngàn

tấn ở Đạo Trù - Tam Đảo; than nâu ở các xã Bạch Lưu, Đồng Thịnh (Sông lô), trữ

lượng khoảng vài ngàn tấn; Than bùn ở Văn Quán (Lập Thạch); Hoàng Đan, Hoàng

Lâu (Tam Dương) có trữ lượng (cấp P2) 693.600 tấn, đã được khai thác làm phân bón

và chất đốt.

- Nhóm khoáng sản kim loại: Gồm Barit, đồng, vàng, thiếc, sắt... Các loại

khoáng sản này được phát hiện chủ yếu ở vùng đứt gãy Tam Đảo và rải rác ở các

huyện Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên. Nhìn chung, nhóm khoáng sản này nghèo

và cũng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng nên chúng chưa phục vụ được cho phát triển

kinh tế của tỉnh.

Page 96: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

85

- Nhóm khoáng sản phi kim loại: Nhóm khoáng sản phi kim loại chủ yếu là cao

lanh, nguồn gốc phong hóa từ các loại đá khác nhau, tại đây có khoảng 3 mỏ và 1 điểm

quặng với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, tập trung ở Tam Dương, Vĩnh Yên, Lập

Thạch. Cao lanh của Vĩnh Phúc là nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa, đồ gốm, sứ, làm

chất độn cho sơn, cho cao su, cho giấy ảnh, giấy in tiền... Các mỏ cao lanh được khai

thác từ năm 1965, mỗi năm tiêu thụ hàng ngàn tấn. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 6

mỏ Puzolan, tổng trữ lượng 4,2 triệu tấn.

- Nhóm vật liệu xây dựng: gồm sét gạch ngói khoảng 10 mỏ với tổng trữ lượng

51,8 triệu m3, sét đồng bằng, sét vùng đồi, sét màu xám đen, xám nâu, cát sỏi lòng

sông và bậc thềm, cát cuội sỏi xây dựng (có 4 mỏ, tổng trữ lượng 4,75 triệu m3, đá xây

dựng và đá ốp lát (granit và riolit) có 3 mỏ với tổng trữ lượng 307 triệu m3, đá ong có

3 mỏ, tổng trữ lượng 49 triệu m3; Fenspat có 1 điểm, chưa đánh giá được trữ lượng

3.1.1.3. Nguồn nhân lực

Nguồn lao động của Vĩnh Phúc khá dồi dào, chiếm khoảng 67,8% tổng dân số,

trong đó chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hóa và tinh thần sáng tạo để tiếp thu

kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm qua,

đặc biệt là công nghiệp đã trở thành môi trường nâng cao tay nghề cho người lao động.

Toàn tỉnh có 29 trường Phổ thông trung học, 15 trường đại học, cao đẳng, trung

học chuyên nghiệp và dạy nghề. Hàng năm có trên 10.000 người tốt nghiệp trung học

phổ thông, 4.000 - 6.000 người tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và trung cấp

chuyên nghiệp. Nhờ vị trí cận kề với Hà Nội, nơi có nhiều trường đại học, cao đẳng và

dạy nghề nên Vĩnh Phúc có điều kiện đào tạo và thu hút nguồn lao động.

3.1.1.4. Cơ sở hạ tầng

a. Khả năng cấp điện

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống, lưới điện Vĩnh Phúc đã không ngừng

được đầu tư và phát triển.

* Về nguồn điện 110KV:

Đã mở rộng trạm 110KV Vĩnh Yên, nâng công suất trạm này lên (40.000 +

25.000) KVA.

Page 97: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

86

Xây dựng trạm 110KV Phúc yên: Trạm này đóng điện tháng 5 năm 2001 với

công suất lắp đặt là 40.000 KVA.

Các trạm biến áp trung gian 35/6(10) kv gồm: 10 trạm với tổng công suất lắp

đặt: 65,900 KVA. Hệ thống các trạm biến áp phân phối 35;10;6/0,4 kv gồm: 720 trạm

biến áp với tổng công suất lắp đặt là: 395,099 KVA.

* Về khả năng cấp điện:

Cùng với lưới điện, hàng năm Tổng công ty Điện lực Việt nam đã đầu tư vốn

sửa chữa lớn 3 - 3,5 tỷ VND để cải tạo, nâng cấp lưới điện như: Thay sứ tăng độ an

toàn, tăng thiết diện dây mở rộng khả năng tải, xây dựng các mạch vòng khép kín tăng

độ an toàn cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng xuống mức thấp nhất (dự kiến đến

năm 2005 còn 5,5 - 6%/năm).

Vĩnh Phúc đã và đang cho xây dựng thêm các công trình điện ở trong Tỉnh với

tổng trị giá đầu tư khoảng 15 tỷ VND nhằm tăng khả năng cấp điện như:

- Xây dựng đường dây 22 kv mạch kéơ đi Khai Quang và Quang Minh cấp cho các

khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) mới với lưới điện 22 kv.

- Mở rộng trạm biến áp trung gian 110 kv Vĩnh yên lên hai máy 40.000 KVA;

Trung gian Phúc Yên lên hai máy 40.000 KVA. xây dựng mới hai trạm biến áp 110 kv

(Vĩnh Tường 1 máy 25.000 KVA, Lập Thạch 1 máy 16.000 KVA).

- Xây dựng các trục 35 kv, 22 kv khép kín giữa các trạm 110 kv đảm bảo ổn

định cấp điện trê địa bàn Vĩnh Phúc ngày một cao hơn.

Với sự đầu tư trên đây, lưới điện khu vực tỉnh Vĩnh Phúc sẽ đảm bảo an toàn

cung cấp điện ở mức cao nhất, vì kết cấu lưới là chắc chắn hợp lý lại được nhận điện

lưới quốc gia từ ba khả năng sau: Từ trạm 220 kv Việt Trì, 220 kv Đông Anh và trạm

220 kv Phủ Lỗ hình thành thế cấp điện từ ba phía.

b. Khả năng cấp nước

Vĩnh Phúc có hai nhà máy nước lớn xây dựng bằng nguồn vốn ODA cảu chính

phủ Đan Mạch và chính phủ Italia: nhà máy nước Vĩnh Yên công suất 16.000m3/ngày

đêm và nhà máy nước Mê Linh công suất 20.000m3/ngày đêm.

Page 98: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

87

Ngoài ra còn có các dự án nhỏ: Cấp nước sạch thị trấn Yên Lạc 3.000m3/ngày

đêm; cấp nước sạch thị trấn Lập Thạch 3.000m3/ngày đêm. Các nhà máy này đảm bảo

đủ nước sạch cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất tại các khu đô thị, khu công nghiệp

và các cụm công nghiệp.

c. Điều kiện thông tin liên lạc

Toàn tỉnh hiện có 26 bưu cục, trong đó có 7 bưu cục ở các trung tâm huyện thị và

19 bưu cục khu vực. Bình quân 8.162 người trên một điểm phục vụ. Tổng số máy điện

thoại 30.950 máy, bình quân 2,28 máy trên 100 người dân.

Hệ thống thông tin viễn thông hiện đại, đồng bộ với 23 tổng đài số, dung

lượng trên 37.000 số. mạng cáp gốc được xây dựng bằng cáp quan. Hiện tại đang

xây dựng mạng cáp quang nội tỉnh. Mạng cáp ngọn (cáp đồng) đã vươn tới 100%

số xã, phường trong tỉnh. 5/7 huyện, thị xã được phủ sóng di động phục vụ các

công tác phòng chống bảo lụt và du lich. Các KCN, CCN trên địa bàn được ngành

bưu điện quan tâm với chất lượng đường chuyền tốt.

Với chiến lực tăng tốc của ngành bưu điện, hệ thống bưu chính viễn thông của

tỉnh đã được nâng cấp, hiện đại hoá đảm bảo thông tin liên lạc trong nước và quốc tế

được nhanh chóng chất lượng cao.

d. Giao thông - vận tải

Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông đa dạng, phân phối trên toàn tỉnh, bao gồm

hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông quan trọng của quốc gia chạy qua. Vĩnh

Phúc liền kề với sân bay quốc tế Nội Bài, do vậy việc đi lại, vận chuyển hàng hoá đến

mọi miền đất nước, đến các sân bay, bến cảng trên thế giới khá thuận tiện. Hiện tại,

một tuyến đường cao tốc mới nối từ sân bay Nội Bài (Hà Nội) đi cảng nước sâu Cái

Lân (Quảng Ninh) đã được chính phủ xây dựng xong (đường 18). Đây sẽ là tuyến

đương quan trọng đối với việc vận chuyển hàng hoá của tỉnh Vĩnh Phúc. Từ 2008, một

số công trình giao thông vận tải (GTVT) khác cũng được xây dựng mới hoặc nâng cấp.

3.1.1.5. Chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc

Ngoài những ưu đãi đầu tư của Chính Phủ thì tỉnh Vĩnh Phúc có những ưu đãi

riêng đối với các hoạt động đầu tư như sau:

Page 99: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

88

1. Ưu tiên cung ứng lao động và hỗ trợ tiền đào tạo nghề theo yêu cầu từng loại lao

động của dự án, phù hợp với quy định của tỉnh. (Chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề và giải

quyết việc làm áp dụng theo Nghị quyết số 207/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của

HĐND tỉnh và Quyết định số 18/2016/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh);

2. Tỉnh xây dựng cơ sở hạ tầng gồm đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp

nước, thông tin liên lạc… đến hàng rào khu công nghiệp và áp dụng giá thuê đất ở

mức thấp nhất trong khung quy định của Nhà nước, giúp doanh nghiệp giảm chi phí

sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm;

3. Đối với nhà đầu tư hạ tầng khi thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng, kinh

doanh, khai thác hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh (HĐND tỉnh đã ban hành

Nghị quyết số 12/2010/NQ-HĐND ngày 22/7/2010 và được UBND tỉnh cụ thể hóa

bằng Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND ngày 04/10/2010) mức hỗ trợ như sau:

- Hỗ trợ 100% kinh phí: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư

hạ tầng cụm công nghiệp; lập quy hoạch tỷ lệ 1/500 cụm công nghiệp; rà, phá bom,

mìn trong cụm công nghiệp.

- Hỗ trợ những hạng mục kỹ thuật trong hàng rào gồm: Hệ thống thu gom rác thải,

xử lý nước thải tập trung, đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định, mức cụ thể theo quy mô diện

tích cụm công nghiệp: Cụm công nghiệp có diện tích nhỏ hơn 10ha: Hỗ trợ không quá 5

tỷ đồng. Cụm công nghiệp có diện tích từ 10 đến 20ha: Hỗ trợ không quá 7 tỷ đồng. Cụm

công nghiệp có diện tích trên 20ha đến 75ha: Hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng.

- Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh khi thực hiện hoạt động đầu tư sản

xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp, được hỗ trợ kinh phí một lần để đào tạo nghề

là 700.000đồng/người (đối với người chưa được hưởng hỗ trợ đào tạo nghề theo nghị

quyết của HĐND tỉnh).

4. Tỉnh có chính sách bàn giao mặt bằng sạch cho các dự án mang tính ưu tiên

khuyến khích đầu tư gồm: Dự án Giáo dục - đào tạo, dạy nghề; Y tế; Thể thao; Xử lý

môi trường.

5. Phối hợp cùng doanh nghiệp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh

trong quá trình hình thành dự án cũng như trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

Page 100: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

89

Tiếp nhận phản ánh kiến nghị, chỉ đạo giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc

của doanh nghiệp bằng việc thiết lập, duy trì hoạt động Cổng thông tin đối thoại Doanh

nghiệp - Chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc http://doithoaidoanhnghiep. vinhphuc.gov.vn (Kể

từ khi nhận được câu hỏi, kiến nghị phản ánh của doanh nghiệp, các cơ quan của tỉnh có

trách nhiệm trả lời doanh nghiệp sau thời gian không quá 5 ngày làm việc).

6. Về thủ tục hành chính: công khai về quy trình, thành phần hồ sơ, mẫu biểu,

giải quyết theo cơ chế “một cửa liên thông”, doanh nghiệp, tổ chức được giám sát giải

quyết thông qua phần mềm điện tử http://motcua.ipavinhphuc.vn. Nhà đầu tư chỉ tiếp

xúc với cơ quan đầu mối là Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư (IPA Vinh Phuc) để nộp hồ

sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư, với thời gian giảm từ 1/3 đến

một nửa so quy định chung của Việt Nam.

7. Nhà đầu tư có thể tìm hiểu thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, chính sách

ưu đãi đầu tư, các dự án kêu gọi đầu tư thông qua website của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ

đầu tư (IPA Vinh Phuc): http://www.ipavinhphuc.vn (Được hỗ trợ bằng 5 ngôn ngữ:

Việt, Anh, Nhật, Hàn, Trung)

8. Đối với dự án lớn, tùy theo từng dự án cụ thể, tỉnh có thể xem xét, quyết định

các chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp.

3.1.2. Kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Phúc

Trong thời gian vừa qua, hoạt động FDI của Vĩnh Phúc đã có những kết quả

khả quan, không chỉ thể hiện thông qua số lượng các dự án được đầu tư FDI mà còn

được thể hiện thông qua giá trị và kết cấu dự án đầu tư FDI.

3.1.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đối tác đầu tư

Số liệu trong bảng 3.1. cho thấy: các nhà đầu tư tại Vĩnh Phúc đứng tốp đầu là

Đài Loan (Trung Quốc) với số dự án là 37 với số vốn đăng ký là 1.067 triệu USD, tuy

nhiên đây là các nhà đầu tư thực hiện không nghiêm túc cam kết đầu tư nhất với số

vốn thực hiện chỉ đạt 22,15%, vốn đăng ký nhiều nhưng tỷ lệ vốn đầu tư từng quốc

gia/ tổng vốn đầu tư cũng chỉ đạt 32,8%. Các nhà đầu tư đến từ đại lục Trung Quốc

cũng vậy, tại Vĩnh Phúc có 14 dự án với số vốn đăng ký là 100 triệu USD tuy nhiên

vốn thực hiện chỉ đạt 17,12% (17 triệu USD). Các nhà đầu tư Nhật Bản là các nhà đầu

Page 101: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

90

tư nghiêm túc khi thực hiện đăng ký đầu tư vào Vĩnh Phúc, tuy số dự án chỉ có 23 dự

án nhưng số vốn thực hiện của họ đạt 544 triệu USD đạt tỷ lệ 69% vốn thực hiện/ vốn

đăng ký. Tại Vĩnh Phúc chưa có nhiều các dự án FDI của Châu Âu. Các nước Châu

Âu mới chỉ có Pháp và Hà Lan đầu tư dự án FDI vào Vĩnh Phúc mỗi nước có 1 dự án

và họ thực hiện đúng với các cam kết đầu tư. Thông qua bảng tính 3.1 ta thấy khi lựa

chọn các nhà đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc nên cân nhắc lựa chọn các nhà đầu tư có uy tín, có

nguồn lực tài chính thật sự và chắc chắn thực hiện các cam kết đầu tư.

Bảng 3.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc theo đối tác đầu tư

(Lũy kế đến 31/12/2016)

Số

TT

Quốc gia và

vùng lãnh thổ

Số dự

án

Tổng vốn đầu

( Tr. USD)

Vốn thực hiện

lũy kế (Tr.

USD)

Tỷ lệ

VTH/VĐT

(%)

Tỷ lệ VĐT theo

từng quốc gia/

tổng VĐT (%)

1 Đài Loan 37 1.067,4 236,4 22,15 32,80

2 Nhât Bản 23 789,0 544,4 69,00 24,25

3 Hàn Quốc 79 806,6 500,1 62,00 24,79

4 Ý 2 9,0 92,1 102,37 2,77

5 Trung Quốc 14 100,5 17,1 17,00 3,09

6 Ấn Độ 3 8,0 6,5 81,08 0,25

7 Samoa 2 7,7 6,3 81,65 0,24

8 Malaysia 1 4,0 4,0 100,00 0,12

9 Thái Lan 11 154,2 83,9 54,42 4,74

10 Pháp 1 0,7 0,9 139,64 0,02

11 Hà Lan 1 30,0 18,6 61,98 0,92

12 Singapore 5 159,1 36,6 23,02 4,89

13 HongKong 3 25,8 25,8 100 0,79

14 Cộng hòa

Seychelles 2 7,0 3,9 56,79 0,22

15 Các nước khác 3 4,1 4,1 100 0,13

Tổng cộng: 187 3.253,9 1.576,8 100

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2016

Page 102: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

91

3.1.2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo lĩnh vực đầu tư

Bảng 3.2. Các dự án FDI đầu tư trên tỉnh Vĩnh Phúc phân theo lĩnh vực đầu tư

(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2016)

STT Lĩnh vực Số dự

án

Vốn đầu tư

đăng ký

(USD)

Vốn thực

hiện lũy kế

(USD)

Tỷ lệ % Vốn

theo Lĩnh

vực/Tổng VĐT

Tỷ lệ % DA

theo Lĩnh

vực/Tổng DA

1 Công nghiệp 178 2.940,1 1.494,7 50,84 95,19

2 Dịch Vụ 8 308,9 78,6 25,56 4,28

3 Nông nghiệp 1 5,0 3,2 63.64 0,53

Tổng cộng 187 3.254,0 1.576,5 100,00 100,00

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2016

Các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công

nghiệp như Công nghiệp ô tô, xe máy, cơ khí chính xác, các doanh nghiệp Điện - Điện

tử, Công nghiệp may gia công xuất khẩu. Đây cũng là những nhân tố giúp tỉnh dịch

chuyển cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp. Tuy nhiên các lĩnh vực tạo ra

nhiều lợi nhuận hoặc sử dụng công nghệ cao thì còn rất hạn chế. Toàn tỉnh chỉ có 8 dự

án dịch vụ với tỉ lệ rất nhỏ chỉ chiếm có 4,28%, vì vậy cũng cần phải chú trọng hơn về

các dự án dịch vụ. Là một tỉnh có diện tích đất nông nghiệp phong phú, nguồn nguyên

liệu rất dồi dào, tuy nhiên mới chỉ có 1 dự án đăng ký và đã triển khai đi vào hoạt động

trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây thể hiện sự mất cân đối trong đầu tư FDI vào tỉnh

Vinh Phúc. Cần phải định hướng đầu tư làm sao thu hút được nhiều dự án có công

nghệ cao, công nghệ nguồn, dự án xanh về nông nghiệp góp phần thúc đẩy nông

nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều đầu mối thu mua, sử dụng sản phẩm nông nghiệp

nhằm nâng cao đời sống người nông dân và giảm nỗi lo của nông dân mỗi khi “được

mùa thì mất giá”.

3.1.2.3. Tình hình các dự án FDI phân bố tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Tại Vĩnh Phúc hiện nay có 187 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép

đầu tư trong đó: 162 dự án đang tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, 10 dự án

đang ở giai đoạn đầu tư xây dựng, 12 dự án mới được cấp phép năm 2016 chưa tiến

Page 103: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

92

hành triển khai, 3 dự án đã cấp phép lâu nhưng chưa tiến hành triển khai đây là các dự

án treo rất có thể sau thời gian quy định mà dự án không tiến hành sẽ bị tỉnh tiến hành

ra quyết định thu hồi dự án. Hiện nay tại Vĩnh Phúc đang có 7 KCN đã tiến hành đầu

tư xong hạ tầng và bắt đầu đưa vào sử dụng. Như bảng 3.3 cho thấy các dự án FDI

phân bố tại các khu công nghiệp không đồng đều. KCN Khai Quang với mặt bằng là

126ha có số dự án lớn nhất là 69 dự án với số vốn thực hiện là 530 triệu USD. Đây

chưa xứng tầm với một KCN hiện đại. KCN Bá Thiện là một KCN đã được tỉnh Vĩnh

Phúc trải thảm cho san sẵn đất nền trên cánh đồng màu mỡ cấy lúa nông nghiệp của

tỉnh với diện tích 144ha, nhưng sau khi san lấp mặt bằng năm 2007 thì đến 2008 do

ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, có rất nhiều dự án tiến hành xúc tiến đầu tư vào

Vĩnh Phúc đã dừng lại không thể triển khai. Đây cũng là một bất cập để lại cho tỉnh

Vĩnh Phúc.

Bảng 3.3. Tổng hợp các dự án FDI phân theo các khu công nghiệp

(31/12/2016)

Stt Tên Khu công

nghiệp

Số

DA

Tổng vốn đầu

tư ( tr. USD)

Vốn thực hiện

lũy kế hết

tháng 12/2016

(Tr. USD)

Diện

tích

(ha)

Tình hình triển khai

SX XD Mới

CP

Chưa

TK

1 KCN Kim Hoa 1 410,0 379,0 70 1 0 0 0

2 KCN Khai Quang 69 793,0 530,1 126 67 1 1

3 KCN Bình Xuyên 51 457,2 338,5 92 48 1 1 1

4 KCN Bình Xuyên

II 18 169,9 30,9 23 14 2 2 0

5 KCN Bá Thiện 19 846,1 122,1 144 12 2 4 1

6 KCN Bá Thiện II 17 316,2 71,9 25 12 1 3 1

7 KCN Thăng Long

VP 1 70,1 30,5 213 1

8 Ngoài KCN 11 191,4 73,9 8 2 1

Tổng cộng 187 3.254,0 1.576,8 692,6 162 10 12 3

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2016

Page 104: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

93

3.1.2.4. FDI đóng góp vào vốn đầu tư thực hiện

Tỷ trọng của khu vực kinh tế FDI trong tổng vốn đầu tư toàn tỉnh ngày càng

tăng dần thể hiện qua bảng 3.4.

Bảng 3.4. Cơ cấu vốn đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc theo thành phần kinh tế

ĐVT: Triệu đồng

TT Thành phần

kinh tế 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng 17.202.907 15.439.464 16.873.088 19.393.223 23.898.782 24.818.065

1 Khu vực nhà

nước 6.158.451 5.107.737 6.013.472 4.602.500 5.954.720

6.201.438

2 Khu vực ngoài

nhà nước 8.987.667 8.056.428 7.368.466 10.112.064 11.903.455

12.248.514

3 Khu vực FDI 2.056.789 2.275.299 3.491.150 4.678.659 6.040.607 6.368.113

Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100

1 Kinh tế nhà nước 36 33 36 24 25 25

2 Kinh tế ngoài

nhà nước 52 52 44 52 50 49

3 Khu vực FDI 12 15 21 24 25 26

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2011-2016

Qua bảng cho thấy, năm 2011 mới chỉ có 12%/ tổng đầu tư toàn tỉnh nhưng đến

2016 thì tỷ trọng này đã chiếm đến 26%/ tổng vốn đầu tư toàn Tỉnh. Chứng tỏ rằng

nguồn vốn FDI ngày càng chiếm ưu thế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên con số

này đạt mức độ như thế nào, có thể thấy rõ hơn khi so sánh với các tỉnh khác trong

bảng 3.5.

Page 105: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

94

Bảng 3.5. Đóng góp của khu vực có vốn FDI vào cơ cấu vốn đầu tư thực hiện

ĐVT: Triệu đồng

Địa phương 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Giá trị đóng góp của FDI vào tổng vốn đầu tư thực hiện

Tỉnh Phú Thọ 1.732.662 1.801.098 2.371.747 2.620.075 2.727.071 3.029.140

Tỉnh Bắc Ninh 14.524.920 17.932.000 31.164.000 23.085.000 34.973.000 45.148.000

Tỉnh Vĩnh

Phúc 2.056.789 2.275.299 3.491.150 4.678.659 6.040.607 6.368.113

Toàn quốc 226.891.000 218.573.000 240.112.000 265.400.000 318.100.000 347.900.000

Cơ cấu vốn FDI trong tổng vốn đầu tư thực hiện

Tỉnh Phú Thọ 0,76 0,82 0,99 0,99 0,86 0,87

Tỉnh Bắc Ninh 6,40 8,20 12,98 8,70 10,99 12,98

Tỉnh Vĩnh

Phúc 0,91 1,04 1,45 1,76 1,90 1,83

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, năm 2011 - 2016

So sánh tỷ trọng đóng góp của khu vực có vốn FDI tỉnh vào cơ cấu vốn đầu tư

thực hiện toàn quốc giai đoạn 2011 – 2016 cho thấy: Phú Thọ đạt rất thấp trong toàn

giai đoạn chưa năm nào đạt được 1%, trong khi Vĩnh Phúc có khá hơn Phú Thọ một

chút đóng góp được khoảng từ 1% đến sấp xỉ 2% còn Bắc Ninh là một tỉnh có đóng

góp cao nhất từ khoảng 7 – 13%. Bắc Ninh đứng thứ 2 toàn quốc về tỷ trọng vốn đầu

tư FDI tỉnh đóng góp vào cơ cấu vốn đầu tư toàn quốc.

3.2. Thực trạng hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh

Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2011 – 2016

3.2.1. FDI đóng góp vào GRDP

Khu vực kinh tế có vốn FDI của tỉnh Vĩnh Phúc đã trở thành một phần quan

trọng của nền kinh tế, góp phần tích cực vào điểm phần trăm tăng trưởng GDP trong

những năm gần đây cụ thể số liệu qua bảng 3.6 và hình 3.2. Tỷ lệ đóng góp của khu

vực kinh tế có vốn FDI vào GRDP của tỉnh dao động trong khoảng từ 45% đến 49%.

Page 106: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

95

Bảng 3.6. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tỉnh Vĩnh Phúc

theo thành phần kinh tế

ĐVT: Tr đồng

STT Thành phần kinh tế 2011 2012 2013 2014 2015 2016

1 Kinh tế nhà nước 5.006.241 5.619.026 6.248.028 6.973.613 7.821.892 8.626.391

2 Kinh tế ngoài nhà

nước 14.990.931 17.334.270 17.658.310 18.577.868 20.595.898 22.496.408

3 Khu vực FDI 19.472.577 19.508.347 23.164.402 24.569.334 24.283.731 26.162.394

Tổng 39.469.749 42.461.643 47.070.740 50.120.815 52.701.521 57.285.193

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2011 - 2016

Hình 3.2. Tỷ trọng FDI trong GRDP tỉnh Vĩnh Phúc

Để thấy rõ hơn đóng góp của khu vực FDI Vinh Phúc vào tăng trưởng kinh tế,

tác giả luận án đưa ra bảng số liệu phân tích 3.7; 3.8. Qua đó cho thấy:

- So sánh về sự đóng góp của khu vực có vốn FDI vào GDP của một số địa

phương khác trong giai đoạn 2011 – 2016 cho thấy: Bắc Ninh vẫn là một tỉnh dẫn đầu

với khoản đóng góp từ nhiều năm nay đạt từ 1,33% đến 2,24% tổng GDP lớn gấp từ 2-

2,5 lần tỉnh Vinh Phúc, trong khi đó Phú Thọ là một tỉnh cũng tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú

nhưng so với Vĩnh Phúc thì vẫn còn thua kém rất nhiều, Vĩnh Phúc lúc nào cũng hơn

Phú Thọ gấp khoảng 10 lần cả số tuyệt đối lẫn tương đối.

- So sánh về mức đóng góp của FDI từng tỉnh với toàn bộ giá trị tổng sản phẩm

do khu vực FDI tạo ra trên toàn quốc (GDPFDI) trong giai đoạn 2011 - 2016 cho thấy:

Page 107: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

96

Tỉnh Vĩnh Phúc chiếm trên 3% năm, gấp khoảng 30 lần tỉnh Phú Thọ những chỉ bằng

khoảng 1/3 của tỉnh Bắc Ninh.

Từ những kết quả này cho thấy, hiệu quả kinh tế - xã hội FDI phản ánh qua chỉ

tiêu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của địa phương cũng như quốc gia trong giai

đoạn 2011 – 2016 của tỉnh Vĩnh Phúc chưa mạnh, đòi hỏi phải nâng cao lên hơn nữa.

Bảng 3.7. Đóng góp của FDI vào GDP của một số địa phương và toàn quốc

ĐVT: Triệu đồng

Địa phương 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tỉnh Phú Thọ 1.732.662 1.801.098 2.371.747 2.620.075 2.727.071 3.029.140

Tỉnh Bắc Ninh 34.892.100 38.769.000 72.034.000 65.303.000 75.148.000 75.829.000

Tỉnh Vĩnh Phúc 14.990.931 19.508.347 23.164.402 24.569.334 24.283.731 26.162.394

GDP FDI toàn

quốc 435.392.000 520.410.000 622.421.000 704.341.000 757.550.000 837.093.000

GDP toàn quốc 2.461.442.000 2.922.370.000 3.221.887.000 3.542.101.000 3.772.552.000 4.050.630.000

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2011 - 2016

Bảng 3.8. Tỷ trọng đóng góp của FDI từng tỉnh vào GDP và GDPFDI toàn quốc

ĐVT: %

Địa phương 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tỉ trọng đóng góp của FDI vào GDP toàn quốc

Tỉnh Phú Thọ 0,07 0,06 0,07 0,07 0,07 0,07

Tỉnh Bắc Ninh 1,42 1,33 2,24 1,84 1,99 1,87

Tỉnh Vĩnh Phúc 0,61 0,67 0,72 0,69 0,64 0,65

GDP FDI toàn quốc 17,69 17,81 19,32 19,88 20,08 20,67

Tỉ trọng đóng góp của FDI vào GDPFDI toàn quốc

Tỉnh Phú Thọ 0,40 0,35 0,38 0,37 0,36 0,36

Tỉnh Bắc Ninh 8,01 7,45 11,57 9,27 9,92 9,06

Tỉnh Vĩnh Phúc 3,44 3,75 3,72 3,49 3,21 3,13

Page 108: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

97

3.2.2. FDI đóng góp vào ngân sách

Qua số liệu tập hợp trong bảng 3.9 và hình 3.2 cho thấy: Khu vực kinh tế có

vốn FDI đóng góp ngày vào ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2011 –

2016 trung bình chiến khoảng 50% nguồn thu ngân sách của tỉnh, trong khi các doanh

nghiệp ngoài quốc doanh chiếm từ 33 – 42%, còn doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm từ

3% đến 7%. Qua đó khẳng định vai trò của FDI đến chỉ tiêu đóng góp vào ngân sách

nhà nước của tỉnh là rất mạnh. Về số tuyệt đối ngày càng tăng lên, đạt 8.980.000 triệu

đồng năm 2011 lên 16.767.900 triệu đồng năm 2016 nhưng về số tương đối thì đang

có xu hướng đi xuống nhẹ, năm 2011 chiếm 53%, năm 2012 chiếm 58% nhưng đến

năm 2016 chỉ chiến 51,5%.

Bảng 3.9. Thu ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc theo thành phần kinh tế

ĐVT: Triệu đồng

STT Thành phần kinh tế 2011 2012 2013 2014 2015 2016

1 Doanh nghiệp nhà nước 884.556 964.585 819.897 901.887 811.698 730.528

2 Doanh nghiệp ngoài

quốc doanh 5.388.000 4.456.032 8.108.400 7.836.696 10.188.246 13.917.357

3 Doanh nghiệp FDI 8.980.000 7.817.600 9.320.000 10.884.300 13.767.900 16.767.900

4 Các khoản thu khác 1.413.201 239.047 972.721 1.176.865 814.724 1.032.694

Tổng 16.665.757 13.477.264 19.221.018 20.799.748 25.582.568 32.448.479

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2011 - 2016

Hình 3.3. Tỷ trọng FDI trong cơ cấu thu ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc

Page 109: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

98

Bảng 3.10 cho thấy, Vĩnh Phúc và Phú Thọ năm 1997 được tách ra từ tỉnh Vĩnh

Phú đều là một tỉnh thuần nông nghiệp với ngân sách phụ thuộc đều vào trung ương

cấp nhưng nguồn đóng góp vào thu ngân sách nhà nước của tỉnh Vĩnh Phúc cao hơn

rất nhiều so với tỉnh Phú Thọ. Bắt đầu từ năm 2013 thì Vĩnh Phúc đã thu ngân sách đủ

bù chi, ngoài ra còn nộp thêm về ngân sách trung ương, nên kinh tế cũng đã và đang

dịch chuyển dần sang công nghiệp. Có được kết quả trên cũng nhờ vào có sự đóng góp

không nhỏ của khu vực kinh tế có vốn FDI, đã giúp Vĩnh Phúc vươn lên thành một

tỉnh phát triển mạnh mẽ về công nghiệp trong khi đó Phú Thọ vẫn là một tỉnh dựa vào

ngân sách trung ương cấp.

Bảng 3.10. Đóng góp của khu vực có vốn FDI tỉnh vào ngân sách nhà nước của

một số địa phương

ĐVT: triệu đồng

Địa phương 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tỉnh Phú Thọ 121.023 142.380 167.506 152.278 132.847 185.910

Tỉnh Bắc Ninh 2.120.000 3.823.000 4.539.200 6.023.100 6.920.400 8.144.100

Tỉnh Vĩnh Phúc 8.980.000 7.817.600 9.320.000 10.884.300 13.767.900 16.767.900

Toàn Quốc 77.076.000 82.546.000 111.241.000 123.802.000 141.019.000 163.535.000

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, năm 2011 - 2016

Tỷ lệ đóng góp vào ngân sách của FDI Vĩnh Phúc so với tổng đóng góp FDI

vào ngân sách của FDI từ 8,38% đến 11,65% cao hơn 2 lần tỉnh Bắc Ninh và gần 10

lần tỉnh Phú Thọ (Bảng 3.11). Đây là đóng góp không nhỏ của FDI vào phát triển kinh

tế tỉnh Vĩnh Phúc.

Bảng 3.11. Tỷ trọng đóng góp khu vực có vốn FDI tỉnh so với tổng FDI đóng góp

vào ngân sách nhà nước

ĐVT: %

Địa phương 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tỉnh Phú Thọ 0,16 0,17 0,15 0,12 0,09 0,11

Tỉnh Bắc Ninh 2,75 4,63 4,08 4,87 4,91 4,98

Tỉnh Vĩnh Phúc 11,65 9,47 8,38 8,79 9,76 10,25

Page 110: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

99

So sánh kết quả phân tích theo tiêu này với chỉ tiêu đóng góp vào GDP trên cho

thấy có sự khác nhau nhất định. Trong 3 tỉnh đem so sánh, theo chỉ tiêu FDI đóng góp

GDP của tỉnh Bắc Ninh dẫn đầu vào giá trị đóng góp cao gấp từ 2,5 đến gần 3 lần của

tỉnh Vĩnh Phúc, nhưng theo chỉ tiêu FDI đóng góp vào nguồn thu ngân sách thì tỉnh

Vĩnh Phúc lại dẫn đầu và giá trị đóng góp cao gấp hơn 2 lần tỉnh Bắc Ninh. Nguyên

nhân dẫn đến kết quả trên là vì những doanh nghiệp đang đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc

Ninh hầu như đều là những doanh nghiệp mới hiện nay vẫn còn đang hưởng các chế

độ ưu đãi về thuế cũng như các chế độ ưu đãi đầu tư. Chính vì vậy tuy nguồn vốn FDI

đầu tư vào Bắc Ninh rất lớn nhưng nguồn thu chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

3.2.3. FDI đóng góp vào xuất nhập khẩu

Để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo

chỉ tiêu này, tác giả tập hợp số liệu bảng 3.12. Qua bảng cho thấy:

- Về xuất khẩu, sự gia tăng FDI đã làm xuất hiện nhiều sản phẩm công nghiệp và

dịch vụ mới, đóng góp trực tiếp đến dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu hàng

xuất khẩu ví dụ như các sản phẩm thiết bị điện tử, linh kiện, hàng may mặc, giầy da...

Xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn FDI tăng nhanh trong giai đoạn 2011 – 2016 cả

về số tuyệt đối lẫn tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể: năm 2011 kim

ngạch xuất khẩu đạt hơn 529,06 triệu USD, chiếm 89,0% tổng xuất khẩu của tỉnh thì

đến năm 2016 kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1.705 triệu USD, cao gấp hơn 3 lần năm

2011 và chiếm 96,27% tổng xuất khẩu của tỉnh. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của

Vĩnh Phúc là hàng điện tử, linh kiện, hàng dệt may, giầy da, trong đó hàng điện tử

chiếm giá trị lớn nhất trong các hàng hóa xuất khẩu.

- Về nhập khẩu, các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh có sự nhập khẩu hàng

hóa dịch vụ rất lớn, chủ yếu là nguyên vật liệu, linh kiện phục vụ cho lắp ráp oto, xe

máy, gia công may mặc, giầy da... Cùng với xu hướng tăng lên của xuất khẩu, giai

đoạn 2011 – 2016 xu hướng nhập khẩu cũng tăng lên rất mạnh. Cụ thể năm 2011 kim

ngạch nhập khẩu đạt 1.320 triệu USD chiếm 73,8% tổng nhập khẩu của tỉnh thì đến

năm 2016 kim ngạch nhập khẩu tăng lên 2.401 triệu USD, tăng gấp gần 2 lần năm

2011 và chiếm tỉ trọng 93,9% tổng nhập khẩu của tỉnh.

Page 111: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

100

- So sánh giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng năm cho thấy, trong cả giai đoạn

2011 – 2016 thặng dư xuất khẩu của tỉnh luôn mang giá trị âm và của riêng khu vực

FDI cũng luôn mang giá trị âm thể hiện nhập khẩu luôn cao hơn xuất khẩu. Tuy nhiên

giá trị này đang có xu hướng được cải thiện, năm 2011 là -791 triệu USD đã giảm

xuống còn -696 triệu USD vào năm 2016.

Qua đánh giá trên cho thấy, đóng góp của khu vực FDI vào hoạt động xuất nhập

khẩu của tỉnh rất mạnh nhưng lại tác động chưa tốt đến cán cân thanh toán và tỉ giá hối

đoái chung.

Bảng 3.12. Xuất khẩu hàng hóa tỉnh Vĩnh Phúc theo thành phần kinh tế

ĐVT: Triệu USD

STT Thành phần kinh tế 2011 2012 2013 2014 2015 2016

I Xuất khẩu

1 Doanh nghiệp trong nước 65,39 129,60 87,97 119,80 51,00 66,00

2 Doanh nghiệp FDI 529,06 734,40 949,47 1.293,00 1.542,00 1.705,00

Tổng 594 864 1.037 1.413 1.593 1.771

Tỉ trọng (%)

1 Doanh nghiệp trong nước 11,0 15,0 8,5 8,5 3,2 3,7

2 Doanh nghiệp FDI 89,0 85,0 91,5 91,5 96,8 96,3

II Nhập khẩu

1 Doanh nghiệp trong nước 468,30 754,22 241,80 155,90 168,50 156,40

2 Doanh nghiệp FDI 1.320,00 958,58 1.552,90 1.840,80 2.175,00 2.401,00

Tổng 1.788 1.713 1.795 1.997 2.344 2.557

Tỉ trọng (%)

1 Doanh nghiệp trong nước 26,2 44,0 13,5 7,8 7,2 6,1

2 Doanh nghiệp FDI 73,8 56,0 86,5 92,2 92,8 93,9

III Thặng dư xuất khẩu

1 Doanh nghiệp trong nước -403 -625 -154 -36 -118 -90

2 Doanh nghiệp FDI -791 -224 -603 -548 -633 -696

Tổng -1.194 -849 -757 -584 -751 -786

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2011 - 2016

Page 112: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

101

So sánh chỉ tiêu thặng dư xuất khẩu của tỉnh Vĩnh Phúc với 2 tỉnh Phú Thọ và

Bắc Ninh thì thấy có vấn đề trái ngược nhau (Bảng 3.13). Chỉ tiêu này của tỉnh Vĩnh

Phúc mang giá trị âm còn 2 tỉnh Phú Thọ và Bắc Ninh mang giá trị dương, đặc biệt là

Bắc Ninh mang giá trị dương rất lớn và đóng góp rất lớn vào thặng dư xuất khẩu toàn

quốc, đạt trên 10% và cao nhất là 27,65% vào năm 2016. Nguyên nhân do các doanh

nghiệp FDI đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc hầu như chỉ là những doanh nghiệp ở khâu cuối

cùng của chuỗi sản xuất chính, đó là lắp ráp máy móc thiết bị, gia công hàng may mặc,

giầy da...Bên cạnh đó do ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, chưa đáp ứng

được những yêu cầu của doanh nghiệp FDI, nguyên vật liệu chủ yếu là nhập khẩu.

Điều này gây nên thặng dư xuất khẩu mang giá trị âm. Theo số liệu thống kê từ 2011 –

2016, năm nào Vĩnh Phúc cũng nhập siêu, đây là một vấn đề cần phải học hỏi kinh

nghiệm của tỉnh Bắc Ninh. Bắc Ninh có ngành công nghiệp phụ trợ phát triển rất tốt

nên năm nào Bắc Ninh cũng xuất siêu đóng góp vào cán cân thanh toán toàn quốc số

ngoại tệ không nhỏ và góp phần ổn định tỷ giá hối đoái.

Bảng 3.13. Đóng góp của khu vực có vốn FDI của các tỉnh

vào thặng dư xuất khẩu toàn quốc

ĐVT: Triệu USD

Địa phương 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tỉnh Phú Thọ 32 113 124 73 74 733

Tỉnh Bắc Ninh 718 976 3.248 3.307 3.060 6.580

Tỉnh Vĩnh Phúc -791 -224 -603 -548 -633 -696

Toàn quốc 6.737 12.311 13.715 16.969 17.154 23.800

Tỉ trọng (%)

Tỉnh Phú Thọ 0,47 0,92 0,90 0,43 0,43 3.083,76

Tỉnh Bắc Ninh 10,66 7,93 23,68 19,49 17,84 27,65

Tỉnh Vĩnh Phúc -11,74 -1,82 -4,40 -3,23 -3,69 -2,92

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, năm 2011 - 2016

Page 113: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

102

3.2.4. FDI đóng góp vào tạo việc làm

Tại Vĩnh Phúc thì lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng

không nhiều chỉ khoảng từ 5% đến 10% tổng số lao động trên địa bàn tỉnh (bảng 3.14

và hình 3.4).

Bảng 3.14. Lao động đang làm việc tỉnh Vĩnh Phúc theo thành phần kinh tế

ĐVT: người

ST

T Thành phần kinh tế 2011 2012 2013 2014 2015 2016

1 Lao động trong Nhà nước 45.306 48.058 52.595 50.762 65.898 55.865

2 Lao động ngoài nhà nước 521.675 522.456 525.123 510.169 487.438 488.922

3 Lao động tại doanh

nghiệp FDI 29.745 30.664 32.265 52.144 66.760

75.416

Tổng 596.726 601.178 609.983 613.075 620.096 620.203

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2011- 2016

Hình 3.4. Tỷ trọng lao động đang làm việc tại doanh nghiệp FDI trong tổng số lao

động đang làm việc của tỉnh Vĩnh Phúc

So sánh chỉ tiêu tạo việc làm cho người lao động của khu vực kinh tế FDI ở tỉnh

Vĩnh Phúc với các tỉnh Bắc Ninh, Phú Thọ và toàn quốc cho thấy con số rất khiêm tốn.

Tỉ trọng tạo việc làm cho người lao động của khu vực kinh tế có vốn FDI của tỉnh

Vĩnh Phúc chỉ chiếm từ 1,75 – 3,24% số việc làm do FDI tạo ra trên toàn quốc và thấp

Page 114: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

103

hơn nhiều so với Bắc Ninh, xấp xỉ Phú Thọ (Bảng 3.15). Có thể nói đây chính là

những hạn chế nguồn nhân lực của tỉnh, do chất lượng nguồn nhân lực chưa đủ đáp

ứng nhu cầu của các doanh nghiệp FDI. Chính vì vậy nhiều doanh nghiệp FDI tại Vĩnh

Phúc đã nhập khẩu lao động chất lượng cao từ các quốc gia khu vực vào làm việc tại

các doanh nghiệp này.

Bảng 3.15. Đóng góp của khu vực có vốn FDI vào tạo việc làm cho người lao động

ĐVT: 1.000 người

Địa phương Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tỉnh Phú Thọ 34,10 36,50 40,00 43,90 44,50 49,10

Tỉnh Bắc Ninh 89,45 97,23 121,24 145,20 162,40 163,90

Tỉnh Vĩnh Phúc 29,75 30,66 32,27 52,14 66,76 75,42

Toàn quốc 1.700,10 1.703,30 1.785,70 2.056,60 2.203,20 2.327,20

Tỉ trọng (%)

Tỉnh Phú Thọ 2,01 2,14 2,24 2,13 2,02 2,11

Tỉnh Bắc Ninh 5,26 5,71 6,79 7,06 7,37 7,04

Tỉnh Vĩnh Phúc 1,75 1,80 1,81 2,54 3,03 3,24

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, năm 2011 - 2016

Tuy so sánh về việc tạo việc làm, chỗ làm trực tiếp tại địa phương thì Vĩnh

Phúc chiếm tỷ trọng không lớn nhưng theo khảo sát của tác giả thì cho thấy những

người được khảo sát đều đánh giá cao mức độ mức độ cải thiện việc làm của FDI, đạt

điểm trung bình là 4,40/5 theo thang đo từ 1 -5. Trong 150 phiếu thu về hợp lệ thì có

đến ½ (75 người) đánh giá ở mức tối đa về việc FDI có cải thiện về việc làm và có 64

người đánh giá ở mức 4 điểm, điều này có nghĩa là tuy FDI có thể không mang lại cơ

hội việc làm lao động trực tiếp tại trong các doanh nghiệp FDI nhưng có khả năng việc

có các doanh nghiệp FDI có tác động lan tỏa tới các doanh nghiệp phụ trợ có thể nó

tạo ra rất nhiều việc làm cho các doanh nghiệp vệ tinh, doanh nghiệp phụ trợ giúp làm

tăng thu nhập cho người lao động và cư dân sinh sống gần các khu vực có doanh

nghiệp FDI đóng và hoạt động.

Page 115: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

104

Bảng 3.16. Kết quả khảo sát đánh giá mức độ gia tăng việc làm gián tiếp

tại địa phương

Điểm đánh giá Số phiếu

Số phiếu đánh giá đạt điểm 1 0

Số phiếu đánh giá đạt điểm 2 4

Số phiếu đánh giá đạt điểm 3 7

Số phiếu đánh giá đạt điểm 4 64

Số phiếu đánh giá đạt điểm 5 75

Điểm trung bình chung 4,40

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Chỉ tiêu này cũng là chỉ tiêu được đánh giá cao nhất trong số các chỉ tiêu biểu

thị hiệu quả xã hội của FDI. Nguyên nhân cơ bản là do trong thời gian vừa qua, Tỉnh

đã triển khai được một số giải pháp thu hút FDI, trong đó có giải pháp nâng cao chất

lượng lao động. Tỉnh cũng đã đặt quan hệ hợp tác về kinh tế, văn hóa, đầu tư, thương

mại với một số tỉnh của Hàn Quốc và Nhật Bản... Mặt khác, rất nhiều doanh nghiệp

FDI ở Vĩnh Phúc tổ chức đào tạo thường xuyên cho người lao động, đặc biệt là lao

động thuộc khối quản lý ở Liên doanh Toyota, Honda… hoặc người lao động trực tiếp

ở những liên doanh gia công linh kiện điện tử, giày dép… Xuất phát từ hoạt động đó,

trong thời gian vừa qua, FDI tại Vĩnh Phúc trong thời gian vừa qua đã góp phần quan

trọng chuyển dịch cơ cấu lao động; tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện

nguồn nhân lực. Đến nay, khu vực FDI đã tạo ra việc làm cho trên 66 nghìn lao động

trực tiếp và hàng chục nghìn lao động gián tiếp phục vụ trong khu vực dịch vụ và xây

dựng [43], góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống một bộ phận trong

cộng đồng dân cư. Từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật

có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công

nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được

các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

Page 116: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

105

3.2.5. FDI đóng góp vào mức độ cải thiện khoa học công nghệ

Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm sát thủ đô Hà Nội, nhưng trước khi có đầu tư trực

tiếp nước ngoài, ở tỉnh hầu như không có nhà máy sản xuất lớn, nền công nghiệp manh

mún, hơn nữa công nghệ sản xuất lạc hậu và cũ kỹ. Để thoát khỏi tình trạng này nhằm

phát triển kinh tế của Tỉnh thì phải có công nghệ hiện đại mới đáp ứng được nhu cầu

sản xuất. Con đường phát triển công nghệ bằng cách nghiên cứu để nâng cao trình độ

khoa học kỹ thuật bắt kịp với các nước trên thế giới đang có trình độ phát triển công

nghệ như vũ bão là hết sức khó khăn và tốn kém và không thể thực hiện được. Trong

điều kiện nền kinh tế của nước ta hiện nay, con đường nhanh nhất để phát triển khoa

học kỹ thuật, công nghệ và trình độ sản xuất là biết tận dụng những thành tựu khoa học

công nghệ tiên tiến của nước ngoài thông qua chuyển giao công nghệ. Tiếp nhận đầu

tư trực tiếp nước ngoài là một phương thức cho phép nước ta tiếp cận được với những

công nghệ hiện đại nhất trên thế giới.

Qua đánh giá cho thấy, đối với tỉnh Vĩnh Phúc, FDI đã làm thay đổi lớn nền

công nghệ cũng như trình độ công nghệ của tỉnh. Bởi vì các nhà đầu tư nước ngoài

đến đầu tư vào tỉnh họ không chỉ chuyển vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn bằng

hiện vật thông qua máy móc, thiết bị (công nghệ phần cứng) và vốn mô hình như

chuyên gia kỹ thuật, công nghệ, kiến thức khoa học, bí quyết làm quản lý, bí quyết

quản lý.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, mức độ cải thiện công nghệ từ hoạt động

FDI tại Tỉnh được đánh giá chưa cao so với mức độ đầu tư cũng như kỳ vọng của nền

kinh tế, theo khảo sát của tác giả thì những chuyên gia được phỏng vấn đều đánh giá

thấp việc đóng góp vào mức độ cải thiện khoa học, công nghệ của tỉnh. Các chuyên

gia cho rằng FDI có đóng góp rất nhỏ vào mức độ cải thiện thậm chí có người còn cho

rằng FDI không có đóng góp gì cho việc cải thiện khoa học - công nghệ. Chính vì vậy,

kết quả khảo sát đánh giá mức độ cải thiện Khoa học – Công nghệ đạt mức điểm

2,65/5 theo thang đo Likert, mức này là rất thấp, không đạt mức trung bình.

Page 117: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

106

Bảng 3.17. Kết quả khảo sát đánh giá mức độ cải thiện Khoa học,

công nghệ của tỉnh

Điểm đánh giá Số phiếu

Số phiếu đánh giá đạt điểm 1 10

Số phiếu đánh giá đạt điểm 2 55

Số phiếu đánh giá đạt điểm 3 64

Số phiếu đánh giá đạt điểm 4 19

Số phiếu đánh giá đạt điểm 5 2

Điểm trung bình chung 2,65

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Mặc dù Tỉnh cũng đã có những chú trọng phát triển công nghệ kỹ thuật của địa

phương thông qua FDI nhưng do Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có điều kiện vị trí

thuận lợi, hoạt động thu hút FDI đã được thực hiện từ rất sớm. Mặc khác, do đặc thù

nguồn lao động dồi dào, giá rẻ của Tỉnh nói riêng và của Việt Nam nói chung thì Tỉnh

là nơi thu hút được các nhà đầu tư gia công hàng hóa là chính, công nghiệp hỗ trợ kém

phát triển, tỷ lệ nội địa hóa một số khâu còn thấp, việc thu hút các nhà đầu tư công

nghệ cao là tương đối khó khăn.

3.2.6. FDI đóng góp vào mức độ cải thiện môi trường

Tác động môi trường là một phạm trù phản ánh tính hai mặt của FDI. Việc thay

đổi công nghệ tiên tiến, có thể giúp cải thiện được ô nhiễm môi trường do công nghệ

lạc hậu, đặc biệt là với quốc gia đang phát triển như nước ta. Tuy nhiên, việc thu hút

mạnh mẽ các doanh nghiệp công nghiệp hoạt động tại địa phương lại là một trong

những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

Các chuyên gia về môi trường đã chỉ ra, các ngành kinh tế thuộc khu vực công

nghiệp - xây dựng có tỷ trọng gây ô nhiễm nước và không khí là cao nhất, còn các

ngành kinh tế thuộc khu vực dịch vụ, thương mại có tỷ trọng chất thải rắn cao nhất;

Tuy nhiên thành phần chất độc hại trong các ngành kinh tế khu vực công nghiệp - xây

dựng chiếm tỷ lệ cao hơn so với ngành kinh tế dịch vụ, thương mại. Theo số liệu trong

bảng kết quả khảo sát cho thấy, ở Vĩnh Phúc hai đối tượng kinh tế trên thuộc những

lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất của Tỉnh. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát, trong

Page 118: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

107

thời gian vừa qua, mức độ cải thiện môi trường từ hoạt động FDI được đánh giá tương

đối cao, đạt giá trị 3,5/5 theo thang đo Likert.( bảng 3.18)

Bảng 3.18. Kết quả khảo sát đánh giá mức độ cải thiện môi trường

Điểm đánh giá Số phiếu

Số phiếu đánh giá đạt điểm 1 4

Số phiếu đánh giá đạt điểm 2 11

Số phiếu đánh giá đạt điểm 3 58

Số phiếu đánh giá đạt điểm 4 60

Số phiếu đánh giá đạt điểm 5 17

Điểm trung bình chung 3,50

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Nguyên nhân cơ bản đạt được kết quả trên là do Tỉnh đã có những quan tâm

đặc biệt tới cải thiện môi trường, khắc phục những tác động xấu từ FDI đến môi

trường. Tỉnh đã đề ra các chính sách, giải pháp kỹ thuật để bảo vệ môi trường, đặc biệt

trong quản lý các nhà đầu tư trong thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường.

3.2.7. FDI đóng góp vào mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng

Mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng của Tỉnh từ hoạt động FDI trong giai đoạn vừa

qua được đánh giá tương đối cao (bảng 3.19)

Bảng 3.19. Kết quả khảo sát đánh giá mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng

Điểm đánh giá Số phiếu

Số phiếu đánh giá đạt điểm 1 0

Số phiếu đánh giá đạt điểm 2 0

Số phiếu đánh giá đạt điểm 3 0

Số phiếu đánh giá đạt điểm 4 139

Số phiếu đánh giá đạt điểm 5 11

Điểm trung bình chung 4,07

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Trong 150 người trả lời thì cả 150 người đều đánh giá nhờ có FDI mà cơ sở hạ

tầng tại tỉnh Vĩnh Phúc được cải thiện rõ rệt, nhiều chuyên gia đánh giá FDI đã làm

thay đổi bộ mặt của cơ sở hạ tầng chính vì vậy điểm trung bình đánh giá qua khảo sát

Page 119: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

108

về mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng đạt 4,07/5 cho thấy tác động tích cực vào phát triển

kinh tế nói chung và cải thiện cơ sở hạ tầng của Tỉnh nói riêng. Nguyên nhân cơ bản

đạt được thành tựu trên là do trong thời gian vừa qua, FDI của Vĩnh Phúc đã trở thành

nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh

tế của địa phương; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất

công nghiệp. Bên cạnh đó, để đẩy mạnh công tác thu hút FDI, Vĩnh Phúc đã từng bước

hình thành và phát triển hệ thống các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tương đối đồng

bộ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong các khu công nghiệp… vì vậy, thúc đẩy cơ sở

hạ tầng phát triển trong khu vực dịch vụ và xây dựng [43], góp phần nâng cao phúc lợi

xã hội, cải thiện đời sống một bộ phận trong cộng đồng dân cư. Từng bước hình thành

đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp

cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiện đại,

có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

3.3. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực

tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

3.3.1. Nhân tố khách quan

a. Động cơ chiến lược của nhà Đầu tư

Đối với mỗi nhà đầu tư họ đều có chiến lược riêng của mình. Mỗi ngành công

nghiệp khác nhau thường có lợi thế sở hữu và lợi thế nội bộ hóa khác nhau nên động cơ

đầu tư của nhà đầu tư sẽ khác nhau, do đó có thể phân chia FDI thành bốn loại: đầu tư tìm

kiếm tài nguyên, thị trường, hiệu quả và tài sản chiến lược.

Hiện tại nguồn thu ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc đang chịu tác động rất lớn từ

chính động cơ chiến lược của nhà Đầu tư Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp

oto. Hiện nay 2 nhà máy chính của Toyota Việt Nam và Honda Việt Nam gần như

ngừng sản xuất, lắp ráp oto, xe máy trong nước và tiến hành nhập khẩu nguyên chiếc

từ thị trường Ấn độ hoặc thị trường Indonexia về để bán thương mại, những động thái

như vậy của nhà đầu tư sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến các vấn đề như doanh nghiệp

giảm lượng công nhân lao động trực tiếp gây thất nghiệp, không sử dụng các vật tư vật

liệu nội địa phục vụ cho lắp ráp và sản xuất gây cho các doanh nghiệp vệ tinh các

doanh nghiệp phụ trợ cũng thất nghiệp theo, chính những thay đổi về động cơ hoạt

Page 120: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

109

động đầu tư của nhà đầu cũng gây nên rất nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế xã hội

của địa phương nơi doanh nghiệp đặt địa điểm.

b. Năng lực của nhà đầu tư

Năng lực của nhà đầu tư đóng góp vai trò lớn đến hiệu quả kinh tế xã hội của

nguồn vốn FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Những nhà đầu tư có tiềm lực kinh tế mạnh

đến từ các tập đoàn kinh tế của Nhật Bản, Hàn Quốc, hay Châu Âu, Mỹ là các nhà đầu

tư có sức ảnh hưởng rất lớn, khi nguồn lực kinh tế của họ Vững mạnh họ thực hiện đúng

các cam kết khi họ tiến hàng đầu tư, xây dựng các chế độ phúc lợi cho người lao động

một cách đầy đủ, thực hiện tốt các cam kết về bảo vệ môi trường, ngoài ra họ còn mang

đến công nghệ cao, năng lực quản lý tiên tiến để chúng ta có thể nhận chuyển giao và

học tập. Những cũng nhiều nhà đầu tư đến từ Trung Quốc do đem công nghệ lạc hậu từ

đất nước họ chuyển giao qua Việt Nam do năng lực cán bộ thẩm định công nghệ của

Việt Nam còn yếu nên để lọt những công nghệ lạc hậu vào gây nên tình trạng ô nhiễm

môi trường.. ngoài ra năng lực tài chính không tốt của nhà đầu tư gây nên chậm tiến độ

giải ngân, kinh doanh không tốt, nợ lương của người lao động, hoặc nhà đầu tư ép

người lao động lao động quá mức mà trả với mức thù lao không tương xứng gây nên

những cuộc đình công điều đó ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả xã hội.

3.3.2. Những nhân tố chủ quan

a. Sự ổn định về kinh tế - chính trị - xã hội, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế

Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc thì Vĩnh

Phúc là một trong những tỉnh có nền kinh tế - chính trị - xã hội hết sức hài hòa và hòa bình

không có sự xung đột, bất ổn chính trị nào. Đây chính là điều mà các nhà đầu tư trực tiếp

nước ngoài trước khi đầu tư vào địa phương nào cũng rất quan tâm. Vì sự ổn định chính

trị sẽ giúp cho họ yên tâm trong công tác đầu tư, chính vì FDI đầu tư vào Vĩnh Phúc ngày

càng gia tăng, nó mang lại lợi ích không nhỏ cho nền kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ảnh hưởng của nhóm nhân tố về chiến lược và chính sách phát triển kinh tế đến

hiệu quả kinh tế - xã hội của vốn FDI được đánh giá theo 5 tiêu chí. Kết quả đánh giá

của các chuyên gia về nhóm nhân tố về chiến lược và chính sách phát triển kinh tế

được trình bày trong hình 3.5.

Page 121: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

110

Theo kết quả khảo sát, có 3 tiêu chí đều được đánh giá tương đối cao với mức

điểm trung bình từ 4,0 - 4,04/5 cho thấy sự cố gắng của Tỉnh trong việc tạo điều kiện

cho các doanh nghiệp FDI và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trong những

năm gần đây.

Nguồn: Kết quả khảo sát và có tính toán của tác giả

Hình 3.5. Đánh giá tổng hợp môi trường kinh tế của Vĩnh Phúc

Tuy nhiên, có 2 tiêu chí bị đánh giá thấp là tiêu chí mức độ nhất quán của các chính

sách phát triển kinh tế với số điểm trung bình là 2,81/5 và mức độ phổ biến các thông tin

liên quan đến chính sách phát triển kinh tế với mức điểm là 3,05/5 cho thấy đây là một trong

những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI của Tỉnh trong

thời gian gần đây. Với các dự án FDI thường gắn với thời gian đầu tư dài, nếu các chính

sách kinh tế không nhất quán, thông tin về chính sách không được phổ biến sẽ là một trở

ngại lớn trong việc thu hút đầu tư, hạn chế các cơ hội tìm được những nhà đầu tư tiềm năng,

đặc biệt là những doanh nghiệp sử dụng và chuyển giao công nghệ.

b. Sự phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ đầu tư

Cơ sở hạ tầng của Vĩnh Phúc phát triển rất đồng bộ với các tuyến giao thông

quốc lộ có Đường quốc lộ 2, Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai ( Đường Xuyên Á)

được đầu tư mới đẹp thuận tiện. Với hệ thông giao thông nội tỉnh được nâng cấp. Vĩnh

Phúc có lợi thế là tiếp giáp với Hà Nội gần cảng hàng không Nội Bài.

Dịch vụ hỗ trợ đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh được đánh

giá cao thông qua chỉ số PCI năm 2016 Vĩnh Phúc được đánh giá đứng 9/63 tỉnh

thành. Đây là đánh giá của các doanh nghiệp về các cơ quan quản lý nhà nước về chi

Page 122: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

111

phí không chính thức và thủ tục hành chính đã được cải thiện, phản ánh những kết quả

tích cực của nỗ lực phòng chống tham nhũng và cải cách thủ tục hành chính mà Đảng

và Nhà nước, lãnh đạo Tỉnh đang nỗ lực thực hiện.

c. Sự phát mềm dẻo, hấp dẫn của hệ thống chính sách đầu tư và khuyến khích đầu tư

nước ngoài.

Bình thường thủ tục hành chính của chính quyền địa phương về đầu tư và cấp

phép đầu tư là lực cản lớn nhất của nhà đầu tư vì thủ tucr hành chính rườm ra,phức

tạp, gây tốn kém về thời gian và chi phí. Tuy nhiên, tại Vĩnh Phúc thì đây lại là một

điểm sáng vì theo khảo sát của tác giả thì các chuyên gia đánh giá rất cao về thủ tục

hành chính của chính quyền địa phương đối với các doanh nghiệp FDI. Mọi thủ tục hết

sức tạo điều kiện, giải quyết thông thông thoáng.

Bảng 3.20. Kết quả khảo sát đánh giá mức độ thuận lợi của các thủ tục hành

chính đối với DN FDI

Điểm đánh giá Số phiếu

Số phiếu đánh giá đạt điểm 1 2

Số phiếu đánh giá đạt điểm 2 10

Số phiếu đánh giá đạt điểm 3 66

Số phiếu đánh giá đạt điểm 4 55

Số phiếu đánh giá đạt điểm 5 17

Điểm trung bình chung 3,50

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Trong quá trình khảo sát thì có đến 17/150 người đánh giá điểm tuyệt đối (5

điểm), 55/150 người đánh giá điểm cao (4 điểm) về mức độ thuận lợi của thủ tục hành

chính đối với doanh nghiệp FDI. Chỉ có 12/120 chiếm tỷ lệ 8% trong tổng số người

được khảo sát đánh giá mức độ tạo điều kiện thuận lợi ở mức thấp hoặc rất thấp.

Việc này đánh giá sự nỗ lực của lãnh đạo Tỉnh về việc cải cách thủ tục hành

chính nhằm nâng cao hơn nữa về hiệu quả thu hút đầu FDI cũng như khi thu hút được

các nhà có chất lượng cao về công nghệ cũng như tiềm lực tài chính tốt thì sẽ nâng cao

hiệu quả kinh tế - xã hội. Điều này không chỉ khẳng định qua việc khảo sát của tác giả

mà còn được đánh giá thông qua xếp hạng của chỉ tiêu PCI (sự đánh giá của các doanh

Page 123: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

112

nghiệp về thủ tục hành chính công), Vĩnh Phúc trong năm 2016 được đánh giá 9/63

tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

d. Ngành công nghiệp hỗ trợ của địa phương

Mức độ phù hợp của ngành công nghiệp hỗ trợ cho hoạt động FDI được đánh

giá thấp nhất, đạt 2,79/5 điểm (hình 3.6).

Nguồn: Kết quả khảo sát và có tính toán của tác giả

Hình 3.6. Đánh giá tổng hợp khả năng khai thác và sử dụng các dự án đầu tư

trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc

Nguyên nhân cơ bản là do trong thời gian vừa qua, Tỉnh tập trung xây dựng cơ

sở hạ tầng, tạo lập các khu công nghiệp để thu hút FDI và chưa triển khai các giải pháp

đồng bộ vừa thu hút FDI và thực hiện chiến lược phát triển các ngành công nghiệp hỗ

trợ. Hiện nay trên địa bàn Tỉnh, các DN FDI tự phát triển các ngành công nghiệp hỗ

trợ như Công ty Toyota, Honda đầu tư vào tỉnh, đã kéo theo các dự án vệ tinh, các nhà

cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ô tô, xe máy. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã

có 24 dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ô tô, xe máy, góp phần nâng

cao tỷ lệ nội địa hoá của các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy trên địa bàn (tỷ lệ nội

địa hóa sản phẩm ô tô đạt khoảng 30% và xe máy đạt trên 80%).

d. Chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực ở đây được phân tích ở 2 khía cạnh khác nhau:

Thứ nhất: Chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu làm việc cho doanh

nghiệp FDI. Vĩnh Phúc là một tỉnh xuất phát điểm là thuần nông, người lao động với

Page 124: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

113

lao động chính là làm nông nghiệp không cần tay nghề cao hay kiến thức sâu rộng.

Nay chuyển sang công nghiệp chính vì vậy lực lượng lao động chính chủ yếu là lao

động phổ thông chưa qua đào tạo. Nguồn lực lao động chất lượng cao chủ yếu là nhập

khẩu từ nước ngoài hoặc từ tỉnh, thành khác dịch qua làm, người gốc Vĩnh Phúc chủ

yếu đến 80% là lao động phổ thông. Đây cũng là một vấn đề rất cần phải quan tâm và

lưu ý của các chính sách đầu tư về nguồn lực lao động của Tỉnh.

Thứ hai: Chất lượng nguồn nhân lực (nhân viên) quản lý của cơ quan công

quyền có liên quan đến đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong khuôn khổ nghiên cứu

của mình, tác giả tiến hành khảo sát và đánh giá về mức độ chuyên nghiệp của những

nhân viên của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trực tiếp đến đầu tư trực tiếp

nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Phúc và có kết quả như sau.

Bảng 3.21. Kết quả khảo sát đánh giá mức độ chuyên nghiệp của cán bộ quản lý

Điểm đánh giá Số phiếu

Số phiếu đánh giá đạt điểm 1 0

Số phiếu đánh giá đạt điểm 2 79

Số phiếu đánh giá đạt điểm 3 6

Số phiếu đánh giá đạt điểm 4 62

Số phiếu đánh giá đạt điểm 5 0

Điểm trung bình chung 2,83

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Có đến 79/150 ( tỷ lệ 53%) phiếu đánh giá mức độ chuyên nghiệp của cán bộ

quản lý là thấp. Điều đó chứng tỏ rằng hiện nay những cán bộ đang là vấn đề cần phải

trăn trở suy nghĩ về mức độ chuyên nghiệp của mình có phải liệu rằng do nhân viên

không có trình độ chuyên môn phải kiêm nhiệm quá nhiều công việc, hay chưa bố trí

đủ nhân lực phục vụ…

3.4. Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế - xã hội của vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Để đánh giá chung những vấn đề đã làm được và những vấn đề còn tồn tại của tỉnh

Vĩnh Phúc về hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI tác giả đã tiến hành tổng hợp kết quả của

một số chỉ tiêu định lượng của 3 tỉnh Vĩnh Phúc so với Phú Thọ, Bắc Ninh như sau:

Page 125: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

114

Bảng 3.22. Bảng tổng hợp kết quả một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội của 3 tỉnh Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc

STT Chỉ tiêu Tỉnh ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 2016 TB giai đoạn 2011 - 2016

I. Mức đóng góp tuyệt đối của FDI vào từng địa phương

1 Mức đóng góp của FDI vào

GRDP của địa phương

Phú Thọ Triệu đồng

1.732.662 1.801.098 2.371.747 2.620.075 2.727.071 3.029.140 2,380,299 Bắc Ninh 34.892.100 38.769.000 72.034.000 65.303.000 75.148.000 75.829.000 60.329.183 Vĩnh Phúc 14.990.931 19.508.347 23.164.402 24.569.334 24.283.731 26.162.394 22.113.190

2 Mức đóng góp của FDI vào thu ngân sách nhà nước

Phú Thọ Triệu đồng

121.023 142.380 167.506 152.278 132.847 185.910 150.324 Bắc Ninh 2.120.000 3.823.000 4.539.200 6.023.100 6.920.400 8.144.100 5.261.633 Vĩnh Phúc 8.980.000 7.817.600 9.320.000 10.884.300 13.767.900 16.767.900 11.256.283

3 Mức đóng góp của FDI vào

cán cân xuất nhập khẩu

Phú Thọ Triệu USD

31,54 113,13 124,01 72,64 74,17 295,51 118,50 Bắc Ninh 718,35 976,00 3.248,00 3.307,00 3.060,00 6.580,30 2.981,61 Vĩnh Phúc -790,94 -224,18 -603,43 -547,80 -633,00 -696,00 -582,56

4 Mức đóng góp của FDI vào

tạo việc làm

Phú Thọ 1.000 người

34,10 36,50 40,00 43,90 44,50 49,10 41,35 Bắc Ninh 89,45 97,23 121,24 145,20 162,40 163,90 129,90 Vĩnh Phúc 29,75 30,66 32,27 52,14 66,76 75,42 47,83

II. Tỷ trọng đóng góp FDI của từng địa phương vào FDI toàn quốc

1 Tỷ trọng đóng góp của FDI từng tỉnh vào GDP FDI toàn

quốc

Phú Thọ %

0,40 0,35 0,38 0,37 0,36 0,36 0,37 Bắc Ninh 8,01 7,45 11,57 9,27 9,92 9,06 9,21 Vĩnh Phúc 3,44 3,75 3,72 3,49 3,21 3,13 3,46

2

Tỷ trọng đóng góp khu vực có vốn FDI tỉnh tổng FDI đóng góp vào ngân sách nhà nước

Phú Thọ

%

0,16 0,17 0,15 0,12 0,09 0,11 0,14 Bắc Ninh 2,75 4,63 4,08 4,87 4,91 4,98 4,37

Vĩnh Phúc 11,65 9,47 8,38 8,79 9,76 10,25 9,72

3 Tỷ trọng đóng góp khu vực có

vốn FDI tỉnh vào thặng dư xuất khẩu toàn quốc

Phú Thọ %

0,47 0,92 0,90 0,43 0,43 1,24 0,73 Bắc Ninh 10,66 7,93 23,68 19,49 17,84 27,65 17,87 Vĩnh Phúc -11,74 -1,82 -4,40 -3,23 -3,69 -2,92 -4,63

4 Tỷ trọng đóng góp khu vực có vốn FDI tỉnh vào Số lao động

FDI toàn quốc

Phú Thọ %

2,01 2,14 2,24 2,13 2,02 2,11 2,11 Bắc Ninh 5,26 5,71 6,79 7,06 7,37 7,04 6,54 Vĩnh Phúc 1,75 1,80 1,81 2,54 3,03 3,24 2,36

Page 126: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

115

3.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

3.4.1.1. Kết quả đạt được

Qua phân tích và so sánh một số chỉ tiêu theo bảng 3.22. cho thấy hiệu quả kinh

tế - xã hội của FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được như sau.

- FDI đóng góp vào GRDP của địa phương

Khu vực FDI có đóng góp không nhỏ trong GRDP của Tỉnh luôn chiếm tỷ trọng

47% điều đó chứng tỏ FDI là nguồn vốn có tầm quan trọng trong việc phát triển nền

kinh tế của Tỉnh. Giúp nâng cao giá trị sản xuất giá trị sản xuất công nghiệp của địa

phương. Nếu so sánh giữa tỉnh Vĩnh Phúc với tỉnh Bắc Ninh có thể đóng góp của FDI

vào GRDP của Vĩnh Phúc chỉ bằng ½ thậm chỉ 1/3 so với sự đóng góp cả FDI vào

GRDP của Bắc Ninh. Nhưng giữa tỉnh Vĩnh Phúc với tỉnh Phú Thọ (2 tỉnh cùng tách

ra từ Vĩnh Phú) với mức độ kinh tế tương đồng thì đóng góp của FDI vào GRDP của

Vĩnh Phúc luôn cao gấp 8 đến 10 lần so với Phú Thọ. Trung bình chung giai đoạn

2011 – 2016 đóng của của FDI vào GRDP của tỉnh Vĩnh Phúc cao gấp 10 lần so với

tỉnh Phú Thọ. Đây là một trong kết quả tốt mà FDI đem đến cho kinh tế - xã hội của

tỉnh Vĩnh Phúc

- FDI góp phần tăng thu ngân sách

Từ một tỉnh phụ thuộc vào trợ cấp của Trung ương khi tái thành lập tỉnh, từ

năm 2004, Vĩnh Phúc đã tự cân đối được ngân sách và có điều tiết về Trung ương;

năm 2009, thu ngân sách vượt mốc 10 nghìn tỷ đồng; năm 2014, vượt 20 nghìn tỷ

đồng và đến năm 2016, vượt mốc 30 nghìn tỷ đồng (gấp gần 280 lần so với năm 1997)

trong đó FDI mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc, chiếm đến

hơn 70%/ tổng thu ngân sách. Đóng góp khu vực FDI của Vĩnh Phúc vào ngân sách

trong năm 2016 gấp đôi so với Bắc Ninh và gấp khoảng 9 lần so với Phú Thọ. Đây là

một trong những kết quả đạt được khả quan của Vĩnh Phúc. Trung bình trung cả giai

đoạn 2011 – 2016 thì Vĩnh Phúc gấp đôi Bắc Ninh mặc dù FDI của Bắc Ninh có đóng

góp vào GRDP cao hơn so với Vĩnh Phúc nhưng thu nộp ngân sách lại thấp hơn Vĩnh

Phúc rất nhiều chỉ bằng ½. Trong khi đó Phú Thọ thì trung bình trung giai đoạn 2011 –

Page 127: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

116

2016 chỉ bằng 1/8 lần của Vĩnh Phúc. Điều đó chính tỏ các doanh nghiệp FDI tại Vĩnh

Phúc đang hoạt động rất hiệu quả.

- FDI góp phần tạo việc làm

FDI đã góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Ngoài việc làm

trực tiếp tại các doanh nghiệp FDI thì còn có hàng vạn lao động gián tiếp tại các ngành

công nghiệp phụ trợ, cung cấp dịch vụ, nguyên vật liệu phục vụ cho các doanh nghiệp

FDI. Điều này làm tăng nhu cầu tuyển dụng lao động và giảm tỷ lệ thất nghiệp, đem

lại thu nhập cho người lao động ở tỉnh Vĩnh Phúc. Nếu so sánh với tỉnh Bắc Ninh thì

các doanh nghiệp FDI tại Vĩnh Phúc chưa tạo được nhiều việc làm trực tiếp với chỉ

khoảng 47,83 (nghìn người) chỉ bằng khoảng ½ số việc làm của Bắc Ninh nhưng theo

khảo sát đánh giá của tác giả thì khu vực FDI ngoài việc tạo ra lao động trực tiếp cũng

kéo theo rất nhiều các lao động, việc làm gián tiếp phục vụ cho các doanh nghiệp FDI.

- Cải thiện cơ sở hạ tầng

Khi các doanh nghiệp FDI triển khai tại địa phương, tất yếu sẽ kéo theo việc

xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Những năng lực mới của kết cấu hạ tầng

được tạo ra từ các dự án nói trên, không những chỉ có tác dụng đối với chính dự án đó

mà còn ảnh hưởng đến các dự án khác và sự phát triển của địa phương. Chính các

doanh nghiệp FDI đã góp phần không nhỏ trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng của tỉnh

Vĩnh Phúc rõ ràng và dễ đập vào mắt mọi người chính là hệ thống giao thông trong nội

tỉnh, hệ thống chiếu sáng đô thị, hệ thống cung cấp điện và nước của Tỉnh….

3.4.1.2. Nguyên nhân của thành công

- Để đạt được những kết quả trên có sự đóng góp rất lớn của chính quyền địa

phương thông qua các chính sách kinh tế mềm dẻo, linh hoạt tạo điều kiện cho các

doanh nghiệp FDI tin tưởng vào môi trường đầu tư của Tỉnh và tiến hành hoạt động

đầu tư, đầu tư có hiệu quả. Việc này thông qua các chỉ số đánh giá PCI cấp tỉnh Vĩnh

Phúc trong năm 2016 được đánh giá đứng 9/63 tỉnh, thành.

- Vị trí địa lý của tỉnh so sánh với Phú Thọ thuận lợi hơn do: thứ nhất tiếp giáp

với thủ đô Hà Nội, thứ 2 gần cảng hàng không sân bay Nội Bài, thứ 3 có giao thông

đường bộ, đường thủy rất thuận tiện…

Page 128: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

117

- Cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải thuận tiện tạo điều kiện cho các doanh

nghiệp FDI hoạt động ngày càng có hiệu quả. Chính vì vậy, các khoản đóng góp vào

ngân sách ngày càng tăng.

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.4.2.1. Hạn chế

- Sản phẩm của các doanh nghiệp FDI có giá trị gia tăng thấp, sản xuất quá phụ

thuộc vào nguồn nguyên liệu, và bán sản phẩm được cung cấp từ nước ngoài. Chính

tình trạng này gây nên nhập siêu gây thâm hụt ngoại tệ của ngân sách nhà nước.

- Công tác tổ chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực FDI còn nhiều bất cập,

chồng chéo chưa được quan tâm đúng mức. Các nhà quản lý mới chỉ quan tâm tới cấp

giấy phép đầu tư nhưng chưa thật sự quan tâm sát sao tới việc hậu cấp giấy phép như

tiến độ đầu tư có đúng cam kết hay không? Công nghệ tiên tiến hay lạc hậu có gây ô

nhiễm môi trường hay không? Chế độ người lao động đã tạo được nhiều việc làm và

có thu nhập ổn định không ?, …

- Nhiều doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian dài báo

cáo kinh doanh thua lỗ nhưng vẫn tiến hành mở rộng quy mô đầu tư, tăng vốn kinh

doanh. Đây là một vấn đề các nhà quản lý nhà nước cần quan tâm xem liệu các doanh

nghiệp này đã và đang có hiện tượng chuyển giá trốn thuế hay không…? Nhưng đến

nay vẫn chưa thực hiện một cách quyết liệt.

- Những bất cập về các vấn đề xã hội như: Trong thời gian dài FDI chưa thay

đổi được cơ cấu lao động trong Tỉnh, trình độ lao động chưa được cải thiện, nhiều dự

án chỉ sử dụng lao động phổ thông mà chưa quan tâm đến đào tạo bồi dưỡng nâng cao

chất lượng nguồn lao động;

- Môi trường chịu nhiều tác động ô nhiễm do một số doanh nghiệp chưa quan

tâm đến việc cải thiện công nghệ xử lý chất thải…

3.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI còn nhiều mặt hạn chế có rất nhiều nguyên

nhân từ khách quan đến chủ quan, trong đó:

Page 129: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

118

a. Nguyên nhân khách quan

- Do nền kinh tế trong nước của các quốc gia đưa vốn đầu tư ra nước ngoài có

những chính sách thay đổi có thể không khuyến khích đầu tư ra nước ngoài làm ảnh

hưởng tới các tập đoàn đa quốc gia, các công ty trên thế giới làm họ cũng có những

động thái điều chỉnh định hướng phát triển, từ đó dẫn đến những thay đổi trong chiến

lược đầu tư theo hướng quan tâm nhiều hơn đến đầu tư chiều sâu, giảm đầu tư mở

rộng hay đầu tư ra nước ngoài. Khi nền kinh tế khó khăn thì các doanh nghiệp cắt

giảm lao động gây nên tình trạng thất nghiệp.

- Hệ thống pháp luật nước ta đối với FDI còn chưa đồng bộ, chồng chéo, thiếu

nhất quán.

- Có sự cạnh tranh gay gắt về thu hút FDI giữa các địa phương lân cận như Bắc

Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội,…. Làm cho Vĩnh Phúc ít có cơ hội lựa chọn các nhà đầu

tư mang lại lợi ích kinh tế - xã hội nhiều cho địa phương.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Công tác quy hoạch còn thiếu tầm nhìn, chất lượng quy hoạch và định hướng

đầu tư của tỉnh chưa cao.

- Ngành công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ chưa được thực sự quan tâm phát triển.

Theo khảo sát, phỏng vấn của tác giả với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh

Phúc thì hầu hết các doanh nghiệp FDI cho rằng công nghiệp phụ trợ của Vĩnh Phúc

mới chỉ đang phát triển và chỉ đáp ứng rất ít được yêu cầu của họ. Bên cạnh đó các

doanh nghiệp FDI đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu là các doanh nghiệp lắp giáp

điện tử, may mặc gia công, … những khâu cuối cùng của chuỗi giá trị sản xuất. Chính

vì vậy, họ sử dụng rất ít nguyên liệu đầu vào nội địa mà chủ yếu nhập khẩu nguyên vật

liệu từ nước ngoài và đây cũng là một nguyên nhân gây lên tình trạng nhập siêu của

tỉnh Vĩnh Phúc.

- Chất lượng nguồn nhân lực còn yếu. Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của

tỉnh Vĩnh Phúc thì tác giả thấy rằng cần chia ra thành 2 khía cạnh như sau: (1) Chất

lượng nguồn nhân lực quản lý của nhà nước liên quan đến FDI. Có nhiều lý do để

doanh nghiệp họ đánh giá chất lượng các chuyên viên quản lý nhà nước về lĩnh vực

Page 130: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

119

FDI của tỉnh Vĩnh Phúc là chưa chuyên nghiệp có thể là: năng lực của họ yếu nhưng

cũng có thể do họ bị phân làm công việc chưa đúng chuyên môn, kiêm nhiệm quá

nhiều công việc do cơ chế tinh giảm biên chế của nhà nước hoặc do một vấn đề lợi ích

cá nhân nào đó mà họ cố tình gây nhũng nhiễu, hành doanh nghiệp. Chính vì vậy mà

vô hình chung những cán bộ này gây khó dễ cho doanh nghiệp hoặc là doanh nghiệp

mất đi cơ hội kinh doanh tốt hoặc nhà nước mất đi khoản thu vào ngân sách; (2) Chất

lượng nguồn nhân lực lao động trực tiếp tại doanh nghiệp FDI. Có thể hiện nay nhiều

doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam nói chung và vào tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng

đều nhắm vào thị trường lao động giá rẻ nhưng đó chỉ là với lao động phổ thông đáp

ứng nhu cầu chủ yếu của một số doanh nghiệp may mặc, lắp ráp đồ điện tử. Còn

những doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn thì rất cần chất lượng

nguồn lao động có trình độ, tuy nhiên tại Vĩnh Phúc nguồn lực lao động này rất tiếc

chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp FDI.

Page 131: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

120

Kết luận chương 3

Trong chương 3, trên cơ sở đánh giá thực trạng về hiệu quả kinh tế - xã hội FDI

trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong khoảng thời gian từ 2011 – 2016 cho thấy FDI có

đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc về mặt kinh tế

như: đóng góp vào tổng vốn đầu tư của toàn Tỉnh, đóng góp vào GRDP, góp phần tăng

thu ngân sách, tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh

tế từ nông nghiệp sang công nghiệp; về mặt xã hội: giải quyết công ăn việc làm cho

một lượng lao động trực tiếp và tạo việc làm cho các lao động gián tiếp, cải thiện cơ sở

hạ tầng của Tỉnh.

Tuy nhiên, thực tế hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI vẫn chưa tương xứng với

tiềm năng, lợi thế và những ưu đãi mà tỉnh Vĩnh Phúc dành cho khu vực FDI. Ngoài

ra, những tiêu cực mà FDI mang lại cho nền kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc như là: ô nhiễm

môi trường, chuyển giao công nghệ lạc hậu, chuyển giá trốn thuế, các dự án tiến hành

san lấp mặt bằng nhưng không tiếp tục đầu tư gây nên lãng phí tài nguyên đất, tận

dụng triệt để sức lao động mà trả công không tương xứng gây lên các cuộc đình công

làm mất trật tự trị an…

Từ thực trạng nêu trên, cần có những giải pháp cụ thể, khả thi khắc phục từng

bước những hạn chế nêu trên để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực

tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới như: (1) Nâng cao năng

lực quản lý nhà nước với dự án FDI sau cấp phép đầu tư; (2) Kiểm tra giám sát thường

xuyên quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm hạn chế tình trạng

chuyển giá trốn thuế, không xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường; (3) Cần xây dựng

các chính sách ưu đãi, hỗ trợ ngành công nghiệp phụ trợ trong tỉnh phát triển hơn nữa;

(4) Cần xây dựng các chế độ chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

chất lượng; (5) Quy hoạch lại các KCN, cụm công nghiệp một cách quy hoạch và có

định hướng đầu tư rõ ràng... Vấn đề sẽ được giải quyết trong chương 4 của Luận án.

Page 132: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

121

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

4.1. Dự báo triển vọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới

4.1.1. Xu hướng thay đổi dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới

Trong những thập kỷ đầu tiên của Thế kỷ XXI, bối cảnh quốc tế với các xu thế

kinh tế lớn như toàn cầu hóa, khu vực hóa, cách mạng khoa học - công nghệ và kinh tế

tri thức đang tạo ra nhiều thuận lợi, nhiều cơ hội đầu tư phát triển, song cũng tạo ra sự

biến đổi nhanh chóng và rủi ro hơn trong phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn

cầu cũng như của mỗi quốc gia, địa phương.

Sự kiện Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, thực hiện và

tiếp tục đàm phán nhiều cam kết quốc tế khác đã và đang tạo điều kiện cho Việt Nam

và các địa phương, trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc tiếp cận nhanh hơn, dễ dàng hơn với thị

trường thế giới và khu vực, đồng thời cũng chịu sự tác động mạnh mẽ hơn từ những

bất ổn của thị trường thế giới như khủng hoảng kinh tế thế giới.

Rõ ràng, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tiếp tục tạo điều kiện cho các dòng vốn

FDI đến với các nền kinh tế đang phát triển. Mặc dù chịu tác động không nhỏ của khủng

hoảng kinh tế bắt đầu từ Mỹ năm 2008, nhưng trong giai đoạn 2009 -2012 khối lượng

FDI toàn cầu vẫn tăng 21,28% từ 1.114 tỷ USD lên 1.351 tỷ USD, trong đó lượng FDI

tới các nước đang phát triển tăng khá nhanh từ 478 tỷ USD lên 703 tỷ USD (tỷ trọng

trong tổng khối lượng FDI toàn cầu tăng từ 42,9% lên 52%), đặc biệt là tại các nền kinh

tế năng động nhất thế giới - khu vực Đông và Đông Nam Á tăng từ 233 tỷ USD lên 326

tỷ USD (tỷ trọng trong tổng khối lượng FDI toàn cầu tăng từ 20,9% lên 24,1%) [85]

Như vậy, trong những năm gần đây, lượng vốn FDI trên thế giới đầu tư vào các

nước đang phát triển, đặc biệt là vùng Đông và Đông Nam Á có xu hướng tăng nhanh.

Tình hình đó không những tạo cơ hội cho Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng

tăng cường thu hút FDI cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo ra sức ép cạnh tranh

Page 133: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

122

và thách thức to lớn đối với cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay so với các

nước xung quanh.

Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO, các quan hệ kinh tế

ngày càng rộng mở, làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trở lên mạnh mẽ. Bên

cạnh đó, những bất ổn trong phát triển kinh tế thế giới đã và đang tạo ra những thách

thức cho thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.

Sự suy thoái, sự phá sản của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đang ảnh hưởng sâu

rộng đến tất cả các quốc gia. Các tập đoàn, các DN, do phá sản hoặc suy thoái đã buộc

phải cơ cấu lại, cắt giảm đầu tư, cắt giảm nhân lực… làm thu hẹp thị trường, các cơ

hội đầu tư phát triển cũng như làm tăng lực lượng lao động thất nghiệp…

4.1.2. Tác động của bối cảnh trong nước

Kết quả phát triển kinh tế - xã hội trong nước những năm qua đã tạo ra những

thuận lợi nhất định cho thu hút và sử dụng FDI trên phạm vi toàn quốc nói chung và

từng địa phương, trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.

Trong bối cảnh những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới, những hạn chế

yếu kém vốn có của nền kinh tế Việt Nam cùng với mặt trái của chính sách hỗ trợ tăng

trưởng đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ

mô, làm cho kinh tế có xu hướng tăng trưởng chậm lại, sản xuất kinh doanh gặp nhiều

khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cả nước, đến hết năm 2016 kinh tế vĩ mô cơ

bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, quan hệ thương mại và đầu tư tiếp tục được mở

rộng với hầu hết các quốc gia và nền kinh tế, thị trường trong nước tiếp tục phát triển.

Môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Vốn FDI đăng ký mới và thực

hiện năm sau cao hơn năm trước, chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và đã

tập trung hơn vào công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao. Chín tháng năm 2017,

vốn FDI đăng ký tăng 53,4%, vốn thực hiện tăng 8,4%; Sản xuất công nghiệp, xây

dựng từng bước được phục hồi; khu vực nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định; các

ngành dịch vụ tăng trưởng khá. Đến hết tháng 9 năm 2017, số DN đăng ký thành lập

mới tăng 24,8% và có trên 19,2 nghìn doanh nghiệp đã hoạt động trở lại.

Page 134: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

123

Song song với những cải thiện tình hình phát triển kinh tế trong nước, sự hình

thành và phát triển công nghiệp, KCN của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có ảnh

hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và thu hút, sử dụng FDI của Vĩnh Phúc do tập

trung được nhiều nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội, kết cấu hạ tầng. Tỉnh Vĩnh

Phúc là tỉnh giáp gianh với thủ đô Hà Nội - một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả

nước, trung tâm đầu não về tiềm lực khoa học và nguồn nhân lực chất lượng cao - sẽ

có tác động rất lớn, tạo điệu kiện rất thuận lợi cho sự thu hút, sử dụng hiệu quả FDI để

phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc.

4.1.3. Đường lối phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc

Căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội FDI mang lại

cho tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua, cùng với đánh giá những tác động của bối cảnh thế

giới, trong nước, trong tỉnh tới thu hút và sử dụng hiệu quả FDI trên địa bàn Tỉnh, có

thể khẳng định rằng trong những năm tới FDI tiếp tục là nguồn vốn quan trọng cho

phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Trong những năm tới, để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đưa Vĩnh Phúc trở

thành một tỉnh công nghiệp, trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, dịch

vụ, du lịch của khu vực và của cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; môi

trường được bảo vệ bền vững; dự báo tốc độ tăng trưởng của Tỉnh phải đạt mức

14,0-14,5% trong giai đoạn 2016 - 2020 [76]. Theo đó với chỉ số ICOR ở mức

khoảng 5, tỉnh Vĩnh Phúc cần tới từ 280.000 tỷ đồng đến 300.000 tỷ đồng vốn đầu tư

phát triển.

Nếu tính theo phương án tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư phát triển đạt khoảng

20%, thì nhu cầu về nguồn vốn FDI cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc sẽ ở

mức vào khoảng từ 56.000 tỷ đồng đến 60.000 tỷ đồng.

Việc thu hút được lượng vốn FDI như trên cho phát triển kinh tế - xã hội của

tỉnh rõ ràng là nhiệm vụ không dễ dàng, đòi hỏi Tỉnh phải có những giải pháp quyết

liệt. Ngoài việc thu hút được nguồn vốn trên thì Tỉnh cũng cần có những phương án,

chính sách, pháp luật làm sao để quản lý nó một cách hiệu quản mang lại những lợi ích

cho kinh tế - xã hội của Tỉnh. Đồng thời, do việc thu hút được FDI không đồng nghĩa

Page 135: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

124

với việc phát huy tác động tích cực và loại bỏ tác động tiêu cực của FDI như đã phân

tích ở chương 3, nên Tỉnh cần có quan điểm, định hướng và giải pháp phù hợp nhằm

tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI trên địa bàn tỉnh

những năm tới.

4.1.4. Mục tiêu và định hướng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực

tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Hiện nay, Vĩnh Phúc đang bước vào thời kỳ chiến lược mới với mục tiêu đến

2020 cơ bản thành một tỉnh công nghiệp (hòa theo mục tiêu của cả nước) theo hướng

công nghiệp hóa hiện đại hóa. Những mục tiêu này cần hiệu quả kinh tế - xã hội của

FDI đặt ra như sau:

Một là, cần tạo bước chuyển mạnh về thu hút FDI từ chạy theo số lượng sang

chọn lọc các dự án có chất lượng, công nghệ cao, thân thiện với môi trường và phù

hợp với định hướng tái cấu trúc nền kinh tế của từng huyện, từng ngành và toàn tỉnh.

Hai là, đặc biệt quan tâm thu hút các dự án quy mô lớn, sản phẩm cạnh tranh

cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập toàn xuyên quốc gia, từ đó xây dựng,

phát triển hệ thống các ngành, các doanh nghiệp phụ trợ.

Ba là, chuyển dần thu hút FDI với lợi thế giá nhân công rẻ sang cạnh tranh bằng

nguồn lực chất lượng cao.

Bốn là, đặt trọng tâm vào hiệu ứng lan tỏa của FDI hơn là số lượng FDI.

Để thực hiện thành công các mục tiêu về thu hút và sử dụng hiệu quả FDI thời

gian tới theo định hướng nêu trên thì việc đề ra những giải pháp mang tính đột phá, có

hiệu quả và có tính thực thi cao là yếu tố cực kỳ quan trọng. Ngoài các giải pháp

chung của Chính phủ như ổn định kinh tế vĩ mô, mở rộng thị trường nội địa để tạo ưu

thế về quy mô thị trường, tập trung khắc phục các nút thắt về cơ sở hạ tầng, nguồn

nhân lực, phát triển hệ thống doanh nghiệp nội địa, trong đó có các ngành công nghiệp

hỗ trợ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, thì Vĩnh Phúc cần có các giải pháp cụ

thể phù hợp nhằm khắc phục những tồn tại và nguyên nhân đưa ra ở chương 3.

Page 136: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

125

4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

4.2.1. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước

Đây là một trong những nội dung quan trọng nhất nhằm nâng cao hiệu quả kinh

tế - xã hội của nguồn vốn FDI, cũng vừa là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà

nước, vừa là yêu cầu đặt ra với các doanh nghiệp. Việc tăng cường quản lý là làm cho

bộ máy quản lý có hiệu lực, quản lý theo luật pháp, tăng cường vai trò chủ động và

trách nhiệm của doanh nghiệp, không gây phiền hà cho doanh nghiệp, tăng cường

trách nhiệm của cơ quan chính quyền các cấp, chung tay cùng nhà đầu tư vượt qua khó

khăn, triển khai đầu tư, kinh doanh thành công. Để công tác quản lý được thực hiện tốt

và đem lại hiệu quả cao thì cần phải:

4.2.1.1. Tăng cường thẩm định đối với dự án FDI

a. Căn cứ đưa ra giải pháp

Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, khoa học

và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án, đề ra

quyết định về đầu tư và cho phép đầu tư.

Thẩm định dự án đầu tư để giúp cho chủ đầu tư lựa chọn phương án tối ưu;

Giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá được tính phù hợp của dự án đối với

qui hoạch đầu tư; xác định hiệu quả kinh tế xã hội trên cơ sở đó giúp các nhà tài chính

ra quyết định chính xác về tài trợ vốn.

b. Nội dung giải pháp

Thẩm định dự án đầu tư là một công việc hết sức phức tạp liên quan đến nhiều

vấn đề. Hiện này số lượng dự án FDI thu hút vào tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng nhiều, đối

tác ngày càng rộng nhưng năng lực cán bộ lại có hạn, cho nên công tác thẩm định còn

nhiều thiếu sót, kéo dài; Khi được cấp phép thì việc triển khai còn chậm hoặc không

thể triển khai vì không có khả năng tài chính, … Để khắc phục những tồn tại đó theo

tôi cần có những giải pháp sau:

Một là: Cần đơn giản hóa thủ tục, nhất là thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất. Khi tiến hành thẩm định dự án, các cơ quan cần tiến hành đồng thời, nếu

Page 137: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

126

chấp nhận dự án thì cần phải tiến hành giải phóng mặt bằng ngay để khi nhận được

giấy phép đầu tư có thể đưa dự án vào thực hiện.

Hai là: Đánh giá chính xác khả năng tài chính của đối tác thông qua các chỉ tiêu

kế hoạch sử dụng vốn đầu tư và vốn vay, độ an toàn về vốn, độ an toàn trong thanh

toán … Giúp triển vọng nhận biết của dựa án, tính khả thi của dự án, đồng thời qua

việc đánh giá này càng cho phép cơ quan có trách nhiệm quản lý đầu tư sau khi cấp

giấy phép theo dõi quá trình phát triển của doanh nghiệp để có biện pháp hỗ trợ, giúp

đỡ kịp thời, thích hợp.

Ba là: Nhà nước cần phải ban hành qui chế thẩm định giá xây dựng và mở rộng

mạng lưới thông tin, thị trường giá cả, tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thẩm định

giá, thiết lập các tổ chức thực hiện công tác thẩm định giá.

a. Dự kiến kết quả đạt được

Nếu năng lực của các cán bộ quản lý nhà nước mà thực hiện được tốt giải pháp

này thì đảm bảo sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI đầu tư trên địa

bàn tỉnh có thể tạo ra những hiệu quả như sau: Thu hút được các dự án FDI có năng

lực tài chính tốt, không bị chậm chễ trong quá trình rót vốn đầu tư, dẫn đến tránh lãng

phí tài nguyên đất, doanh nghiệp FDI có năng lực tài chính thì xây dựng xong sẽ tiến

hành đi vào hoạt động ngay sẽ tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng thu nhập

cho dân, tăng thu ngân sách ….

4.2.1.2. Quản lý dự án sau khi được cấp giấy phép

a. Căn cứ đưa ra giải pháp

Tăng cường công tác hậu kiểm đối với các dự án FDI đã được cấp giấy phép

đầu tư với nhiệm vụ chính là đánh giá được bản chất của dự án, giữa những đăng ký

ban đầu và cam kết của nhà đầu tư với hiện thực; kiểm tra xem nhà đầu tư có đạt được

các tiêu chí đề ra, có thực hiện đúng cam kết và xứng đáng được hưởng ưu đãi trong

quá trình hoạt động hay không, nhất là những cam kết về môi trường và công nghệ.

b. Nội dung giải pháp

Để thực hiện công tác hậu kiểm các dự án FDI có hiệu quả, cần phải có quy

định, tiêu chí về hậu kiểm rõ ràng, tránh gây phiền hà, khó khăn cho nhà đầu tư; đồng

Page 138: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

127

thời cần phải xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ kết hợp với kiểm tra đột xuất tại các

doanh nghiệp, dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm kiểm tra việc chấp hành

các quy định pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, cam kết bảo vệ môi trường...

Tăng cường thanh, kiểm tra thường xuyên gồm việc thực hiện các nội dung quy

định tại giấy chứng nhận đầu tư; tiến độ góp vốn điều lệ/vốn đầu tư; tình hình góp vốn

pháp định đối với ngành có quy định bắt buộc vốn pháp định; tiến độ triển khai dự án;

việc thực hiện và chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ theo cam kết của dự án;

việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước (thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất,

mặt nước,...); việc thực hiện các quy định pháp luật về lao động, quản lý ngoại hối,

bảo vệ môi trường, tình hình thuê đất và sử dụng đất...

Kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang

hoạt động, bao gồm các nội dung như trị giá tài sản góp vốn của các bên; tình hình sử

dụng máy móc thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định thuộc đối tượng miễn thuế nhập

khẩu; kết quả xác định giá trị doanh nghiệp; các giao dịch với công ty mẹ ở nước

ngoài hoặc các công ty có quan hệ liên kết, tình hình thực hiện các khoản nợ, việc chia

lợi nhuận đối với phần vốn góp của Nhà nước trong liên doanh,...

Nâng cao hiệu quả chế độ phân cấp quản lý FDI, bao gồm việc phân cấp cấp

giấy chứng nhận đầu tư, quản lý hoạt động FDI và phân cấp quản lý một số lĩnh vực

theo hướng phân cấp nhưng vẫn phải bảo đảm quản lý chặt chẽ, hiệu quả, gắn với việc

thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật

về đầu tư và pháp luật chuyên ngành đối với các dự án FDI có quy mô lớn, sử dụng

nhiều đất, các dự án kinh doanh bất động sản, sử dụng nhiều năng lượng, tiềm ẩn nguy

cơ ô nhiễm môi trường,...

Rà soát, xử lý dứt điểm đối với các dự án chậm triển khai hoặc không triển

khai; kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư và thực

hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI.

c. Dự kiến kết quả đạt được

Khi ta thực hiện tốt công tác quản lý dự án sau khi được cấp giấy phép sẽ có

Page 139: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

128

những tác động đến kinh tế - xã hội như sau: Phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời

được những sai sót trong qua trình triển khai dự án hạn chế những tác động không tốt

tới nền kinh tế - xã hội, tránh thất thu cho ngân sách nhà nước, tránh tình trạng để vấn

đề khủng hoảng quá lâu ví dụ như nợ lương của người lao động hoặc ép người lao

động làm quá nhiều thời gian dẫn đến bức xúc người lao động sẽ đình công gây thiệt

hại kinh tế cho doanh nghiệp cũng như gây tiếng xấu cho môi trường đầu tư của Tỉnh.

Khi thực hiện tốt giải pháp này có thể còn kiểm soát được việc chậm đầu tư hoặc phát

hiện sớm các doanh nghiệp không thực hiện đầu tư đúng cam kết thì có thể thu hồi, rút

giấy phép đầu tư nhằm tránh lãng phí tài nguyên đất, tránh thất thu ngân sách…

4.2.2. Phát triển công nghiệp phụ trợ

a. Căn cứ đưa ra giải pháp

Hiện nay, tại Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng thì ngành

công nghiệp hỗ trợ thực sự chưa đáp ứng được nhu cầu của một số doanh nghiệp FDI

công nghệ cao. Đứng trên góc độ quản lý vĩ mô của địa phương tiếp nhận vốn FDI

được sử dụng một cách hiệu quả đó là phải tạo ra được hiệu ứng lan tỏa đối với các

thành phần kinh tế khác. Kết quả nghiên cứu về thực trạng hiệu quả kinh tế - xã hội

của FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy, hiệu ứng lan tỏa của khu vực FDI còn rất thấp,

các doanh nghiệp FDI lớn thường chỉ lắp ráp các linh kiện, chi tiết nhập khẩu nên tạo

giá trị gia tăng thấp và cũng là nguyên nhân không nhỏ gây ra nhập siêu và ít lan tỏa

đến các doanh nghiệp địa phương, sản phẩm của FDI cũng chủ yếu để xuất khẩu.

b. Nội dung giải pháp

Để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của vốn FDI, chính quyền địa phương cần

phải tạo ra những liên kết chặt chẽ và hợp lý giữa doanh nghiệp trong nước với doanh

nghiệp nước ngoài, trên cơ sở đó giúp cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào

chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng quốc tế.

Thứ nhất, các doanh nghiệp trong nước có thể phát triển theo hướng trở thành các

vệ tinh cung cấp nguyên, vật liệu, gia công các chi tiết, cụm chi tiết, bao bì cho các

doanh nghiệp FDI. Thông qua các hoạt động như vậy, các doanh nghiệp nước có thể

Page 140: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

129

gián tiếp xuất khẩu các sản phẩm cũng như góp phần tăng tỷ lệ nội địa hóa, giảm chi

phí, tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm xuất khẩu.

Thứ hai, tăng cường sự giao thoa, mối liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh

doanh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Đẩy mạnh xu hướng

liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đổi mới công nghệ

thay vì con đường nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài.

Thứ ba, đổi mới tư duy, nhận thức với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh

trong việc phân công lao động quốc tế, trong quá trình tham gia chuỗi giá trị quốc tế để

chủ động đầu tư, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI tham

gia sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ nhằm tạo việc làm, tăng tỷ lệ nội địa hóa

sản phẩm xuất khẩu, tăng giá trị gia tăng trong nước và sức cạnh tranh của sản phẩm.

Với các SMEs trong nước đầu tư trong các khu công nghiệp hỗ trợ cần phải được hưởng

ưu đãi đặc biệt ví dụ miễn thuế thu nhập 3-5 năm, hỗ trợ tối đa vay tín dụng với lãi suất

thấp, hỗ trợ về giá thuê mặt bằng trong khu công nghiệp vì các doanh nghiệp này bị hạn

chế rất lớn về vốn.

Thứ tư, xây dựng và thực hiện cơ chế thu hút các dự án đầu từ hình thành mạng

lưới liên kết sản xuất kinh doanh, các ngành công nghiệp hỗ trợ để hình thành chuỗi giá

trị. Tạo thuận lợi tối đa để thu hút các công ty đa quốc gia, có chính sách ưu đãi đối với

các công ty đa quốc gia có kế hoạch liên kết với các doanh nghiệp trong nước về tiêu

thụ, cung ứng sản phẩm để hình thành các cụm công nghiệp - dịch vụ, các dự án có tỷ

trọng kim ngạch xuất khẩu cao.

c. Kết quả đạt được

Khi thúc đẩy công nghiệp phụ trợ phát triển thì sẽ có sản phẩm nội địa cung cấp

cho các doanh nghiệp FDI điều này cũng sẽ góp phần làm giảm tỉnh trạng nhập siêu của

Tỉnh, góp phần tiết kiệm ngoại tệ cho nền kinh tế. Bên cạnh đó có có những đóng góp

cho thu ngân sách, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động giảm tình trạng

thất nghiệp, khi doanh nghiệp trong nước phát triển góp phần tăng nội lực của nền kinh

tế tránh tình trạng quá phụ thuộc vào kinh tế ngoài nước ….

Page 141: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

130

4.2.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

a. Căn cứ đưa ra giải pháp

Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng quyết định đến tốc độ tăng trưởng và

phát triển kinh tế, tạo lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia và địa phương trong thu hút

và sử dụng FDI, Tuy nhiên lợi thế này đã có thay đổi trong xu hướng toàn cầu hóa kinh

doanh và quá trình phát triển công nghệ, chuyển từ chi phí lao động giá rẻ sang trình độ

lao động và sự sẵn có của lao động có kỹ năng, đội ngũ quản lý có chất lượng cao.

Yếu tố con người vô cùng quan trọng bởi nếu máy móc hiện đại mà chất lượng

lao động, trình độ lao động không tiếp quản hay vận hành được thì hiệu quả công việc

cũng không cao, chất lượng lao động chính là những yếu tố quan trọng quyết định năng

suất lao động. Việc sử dụng lao động có trình độ cao là vấn đề được các doanh nghiệp

FDI hết sức coi trọng, đặc biệt doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi

trường. Vì thế để tiếp tục khai thác lợi thế về lao động nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế -

xã hội của nguồn vốn FDI phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh, cần phải tạo ra sự

sẵn có về lao động kỹ thuật, quản lý có chất lượng cao, đặc biệt là lao động trong những

ngành là lợi thế của tỉnh như: Sản xuất ôtô, xe máy, Cơ khí chính xác, cơ khí chế tạo, dệt

may, da giầy…, và ngành mũi nhọn ưu tiên phát triển như ngành điện tử, công nghệ

thông tin, công nghiệp hóa, du lịch, dịch vụ. Trong xu hướng đầu tư ngày càng nhiều

cho lĩnh vực công nghệ cao, với trình độ lao động như hiện nay, Vĩnh Phúc khó đáp ứng

được yêu cầu của doanh nghiệp. Xác định được tầm quan trọng, chìa khóa tạo nên lợi

thế cạnh tranh giữa các địa phương trong thu hút FDI có chất lượng (tiềm năng vốn cao,

công nghệ nguồn), Vĩnh Phúc cần phải thực hiện các giải pháp để phát triển nguồn nhân

lực đáp ứng yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các doanh nghiệp

đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao đòi hỏi tay nghề, trình độ chuyên môn tốt trong thời

gian tới.

b. Nội dung giải pháp

Việc phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Vĩnh Phúc cần theo quan điểm sau:

Thứ nhất, phải xem là khâu quan trọng, tạo lợi thế có tính động lực thu hút đầu tư

để phát triển ngành công hỗ trợ có lợi thế và lĩnh vực có ảnh hưởng tích cực đến thu hút

Page 142: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

131

FDI công nghệ cao từ các tập đoàn đa quốc gia, vì nếu các dự án FDI này đầu tư vào

Vĩnh Phúc sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển góp phần tăng thu cho ngân

sách, tạo thêm việc làm cho người lao động, chuyển giao công nghệ cao cho các doanh

nghiệp nội địa,…

Thứ hai, phải dựa trên quan hệ cung cầu thị trường lao động và dự báo nhu cầu

lao động của tỉnh. Phát triển không chỉ nhấn mạnh đến việc tạo cung đảm bảo số lượng,

chất lượng mà phải chủ động tạo cầu, đặc biệt cầu nguồn nhân lực chất lượng cao. Phấn

đấu đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo 85% năm 2020 (mục tiêu toàn quốc là 70%) và trên

90% vào năm 2030.

Định hướng để phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc:

Thực hiện đồng bộ, hiệu quả Quy hoạch phát triển nhân lực Vĩnh Phúc giai đoạn

2015 - 2020. Tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo trên địa

bàn, bảo đảm phù hợp với quy hoạch mạng lưới chung của các cơ sở đào tao, dạy nghề

trong cả nước. Xây dựng chiến lược, chương trình đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh phù

hợp, đáp ứng yêu cầu tái cấu trúc cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, phát

triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể để phát triển cũng như thu hút nhân tài, nhân

lực chất lượng cao. Xây dựng, củng cố mô hình xã hội học tập; tạo môi trường học tập

suốt đời, phát triển mô hình học tập cộng đồng, không chỉ “trải thảm đỏ” thu hút nhân

tài, mà cần tạo ra một môi trường làm việc đúng nghĩa với cơ chế thông thoáng và có

những cầu nối giao lưu, những dự án cụ thể để phát huy khả năng của họ.

Tận dụng mọi nguồn lực, hình thức đào tạo trong và ngoài nước, đẩy mạnh việc

xã hội hóa đào tạo (đặc biệt quan tâm và ưu tiên đào tào công nhân có tay nghề cao, lao

động quản lý); tăng cường hợp tác quốc tế về dạy nghề, cử cán bộ, giáo viên dạy nghề đi

học tập, bồi dưỡng kiến thức thực tế ngắn hạn tại Nhật Bản và các nước phát triển; áp

dụng chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và năng lực quản lý của Nhật Bản

cũng như các nước phát triển; tập trung đầu tư, nhanh chóng xây dựng các nghề trọng

điểm đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt cho các cơ sở dạy nghề

trên địa bàn để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao.

Page 143: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

132

Đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, tạo ngành nghề mà doanh

nghiệp cần. Ban hành các chính sách, cơ chế ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh

tế tham gia hoạt động đào tạo nghề. Thực hiện kết hợp giữa đào tạo tại các trung tâm với

chuyển giao công nghệ. Khuyến khích các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu và các đối

tác nước ngoài thực hiện các chương trình trao đổi kỹ thuật, trao đổi chương trình R&D.

Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi doanh nghiệp, tổ chức tham gia đào tạo

và tài trợ đào tạo nhân lực như: giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với phần lợi nhuận

trích để đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo, không tính thuế thu nhập cá nhân đối với phần

thu nhập đã đầu tư cho đào tạo nhân lực, miễn giảm thuế đất, thuế sử dụng đất cho cơ sở

đào tạo.

Đẩy mạnh đào tạo ngoại ngữ cho người lao động, đặc biệt đối với các ngôn ngữ

tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc, Trung Quốc bằng cách liên kết giữa các trường

Đại học và các doanh nghiệp FDI có nhu cầu.

c. Dự kiến kết quả đạt được

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực sự sẽ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội

rất lớn cho địa phương. Thứ nhất, tạo được thu nhập và việc làm cho người lao động,

góp phần ổn định cuộc sống của nhân dân. Chất lượng nguồn nhân lực cao dẫn đến năng

suất lao động cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp thì nâng cao lợi nhuận

cho doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh có lãi thì tăng nộp thuế cho ngân sách. Chất

lượng nguồn nhân lực là các cán bộ quản lý các vấn đề có liên quan đến FDI nâng cao

thì quản lý doanh nghiệp FDI một cách chặt chẽ, hiệu quả hơn cũng góp phần giúp

doanh nghiệp hoạt động đúng định hướng và cam kết đầu tư và tránh gây thất thoát, thiệt

hại đến nền kinh tế….

4.2.4. Giải pháp về quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

a. Căn cứ đưa ra giải pháp

Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội có vai trò quan trọng định hướng thu hút

vốn đầu tư đối với từng địa phương, tỉnh thành phố và cả nước. Trong những năm đổi

mới, công tác xây dựng quy hoạch nhìn chung đã được thực hiện thường xuyên với

chất lượng ngày càng phù hợp hơn với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên,

Page 144: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

133

sự chuyển đổi nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường và hội nhập đã đặt ra

nhiều yêu cầu mới đối với công tác quy hoạch, vì vậy công tác quy hoạch cần tiếp tục

được quan tâm đổi mới.

Trong công tác quy hoạch, thu hồi đất, cấp đất, một số cán bộ các cấp vẫn còn

biểu hiện tham nhũng, tiêu cực; coi thường ý kiến của nhân dân, giải tỏa đất đai

không công khai, minh bạch nhưng chưa được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm

minh. Nhiều địa phương trong tỉnh chưa thực hiện nghiêm, đồng bộ vấn đề lập quy

hoạch sử dụng đất, thực hiện, kiểm tra xử lý vi phạm; các chính sách liên quan đến

nông nghiệp, thu hồi đất và đền bù giải phóng mặt bằng tuy được sửa đổi, bổ sung

nhưng còn chậm và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng quyền lợi chính đáng của người

dân. Thậm chí, có nơi chính quyền địa phương nắm không chắc quy định của chính

sách, pháp luật đất đai nên hiểu sai, vận dụng tùy tiện; tự đặt thêm những quy định

không phù hợp, trái với chính sách pháp luật, gây thiệt thòi cho người dân. Một số cơ

quan, doanh nghiệp móc ngoặc với cán bộ tiêu cực để được giao đất, sau đó tìm cách

chuyển đổi mục đích để kiếm lời hoặc lợi dụng chủ trương công nghiệp hóa làm dự

án và ép dân giao đất, thuê đất dài hạn, rồi tự chuyển đổi mục đích sử dụng, chia lô,

xây nhà thô đem bán…Công tác đào tạo nghề, chuyển đổi và bố trí việc làm cho

người dân bị thu hồi đất chưa được chú trọng, làm gia tăng tỷ lệ người thất nghiệp.

Việc tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật còn yếu nên có khi

người dân chưa nắm được quy định của pháp luật và lợi ích lâu dài của các dự án đầu

tư. Mặc dù Chính phủ và UBND tỉnh đã chỉ đạo rất kiên quyết, cụ thể một số vụ

việc, nhưng đáng tiếc, lãnh đạo một số cấp, ngành trong tỉnh thực hiện chưa nghiêm,

vô hình chung đẩy tình hình thêm phức tạp.

Tình trạng qui hoạch “treo” vẫn còn; nhân dân tại một số khu vực quy hoạch rất

bức xúc về tình trạng đã quy hoạch và thu hồi đất nhưng dự án vẫn không triển khai

thực hiện, việc phân bổ sử dụng đất, phân khu chức năng trong các đô thị mới còn

nhiều bất cập, nhiều nơi mật độ xây dựng quá dày, không chú ý giành quỹ đất cho phát

triển các công trình công cộng và bảo vệ môi trường. Vẫn còn tình trạng sử dụng nhiều

đất chuyên trồng lúa, đất có khả năng nông nghiệp cao kỹ thuật tốt để xây dựng các

Page 145: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

134

KCN. Trong lúc, nông dân tại một số địa phương đang thiếu đất hoặc không có đất để

sản xuất thì một diện tích không nhỏ đất nông nghiệp bị thu hồi.

Khu công nghiệp được quy hoạch phát triển với mục tiêu tập trung thu hút vốn

đầu tư tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội từng địa phương, nhưng chất

lượng quy hoạch KCN còn thấp, tổ chức thực hiện quy hoạch chưa triệt để. Việc xây

dựng quy hoạch phát triển KCN, CCN trong thời gian qua chủ yếu được xem xét trên

cơ sở đề nghị của địa phương, chưa thực sự gắn với quy hoạch ngành.

Trong những năm gần đây, tỉnh cũng đã dành quỹ đất đáp ứng nhu cầu xây

dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, chỉnh trang và xây dựng mới các

khu dân cư đô thị, nông thôn, quản lý chặt việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang

các mục đích phi nông nghiệp.

Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2020, ngoài 09 KCN

được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2008 với tổng diện

tích 2.284 ha, bao gồm 5 KCN đã có Quyết định thành lập và đang hoạt động là Kim

Hoa (50 ha), Khai Quang (262 ha), Bình Xuyên (271 ha), Bá Thiện (327 ha), Bình

Xuyên II (485 ha); 4 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư

là KCN Chấn Hưng (131,31 ha), Bá Thiện II (308 ha), Sơn Lôi (300 ha) và Hội Hợp

(150 ha), đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh sẽ phát triển thêm 11 KCN với diện tích là

3.754 ha, nâng tổng số diện tích đất quy hoạch dự kiến phát triển KCN đến năm 2020

của tỉnh Vĩnh Phúc lên 6.038 ha.

b. Nội dung của giải pháp

Xuất phát từ những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và thu hút, sử dụng hiệu

quả FDI, trong giai đoạn từ nay tới 2020 và tầm nhìn 2030 công tác quy hoạch ở Vĩnh

Phúc cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng:

Thứ nhất, phù hợp với các quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể ngành,

vùng, sản phẩm của Trung ương. Quy hoạch phải đảm bảo cụ thể hoá đường lối, chủ

trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện công

tác kế hoạch hoá và thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước. Quy hoạch phải được luận chứng đầy đủ; vừa có tính mềm dẻo, linh hoạt vừa có

Page 146: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

135

tính bắt buộc và phải có tầm nhìn dài hạn; được công khai hoá. Đổi mới phương pháp

xây dựng quy hoạch, quy hoạch phải gắn với thị trường, quy hoạch phải có tính khả thi

và được cộng đồng biết cùng tổ chức thực hiện, từ đó làm cho sản phẩm của quy hoạch

phát huy được lợi thế của địa phương, là định hướng huy động mọi nguồn lực của xã hội

cho phát triển, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác mọi tiềm năng đẩy nhanh

tốc độ phát triển của khu vực công nghiệp và dịch vụ.

Nguyên tắc chung trong việc lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội phải

bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội, giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch xây dựng,

quy hoạch sử dụng đất đai; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế cả nước với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ,

phù hợp giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch phát triển

ngành, lĩnh vực...

Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực then chốt, quy hoạch phát triển một số

sản phẩm quan trọng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Vĩnh Phúc phải

bao gồm: quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ; quy hoạch mạng lưới giao thông

đường thuỷ; quy hoạch sản xuất các mặt hàng chủ lực như cơ khí, điện tử, dệt may;

quy hoạch phát triển nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy sản và quy hoạch công

nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; quy hoạch phát triển hệ thống các KCN và đô thị

gắn với các KCN; quy hoạch hệ thống các trường Đại học, các trung tâm đào tạo chất

lượng cao, các trung tâm dạy nghề; các trung tâm y tế chuyên sâu, các KCN chuyên

nghiên cứu cải tiến công nghệ cho các xí nghiệp công nghiệp hiện có; Quy hoạch phát

triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch văn hoá và sinh thái

Thứ hai, công tác quy hoạch phải phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa, có sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế; tránh tình trạng thông

qua quy hoạch để thực hiện độc quyền. Mở cửa cho các thành phần kinh tế tham gia

đầu tư trong các quy hoạch ngành, sản phẩm là cách tháo gỡ tốt cho nền kinh tế có

thêm cơ hội để phát triển. Chỉ những lĩnh vực then chốt, những dự án thiết yếu mà

Page 147: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

136

FDI, đầu tư tư nhân không tham gia thì mới nên quy hoạch theo hướng Ngân sách nhà

nước bỏ vốn đầu tư.

Để nâng cao chất lượng quy hoạch, đối với những dự án quy hoạch quan trọng

tầm ảnh hưởng rộng phải được tổ chức nghiên cứu chu đáo huy động các tư vấn giỏi

tham gia. Quy hoạch phải được triển khai đầy đủ từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch

chi tiết cụ thể và phải được tiến hành lập cũng như điều chỉnh kịp thời. Điều chỉnh quy

hoạch ngành, lĩnh vực theo hướng mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế.

Quy hoạch ngành và sản phẩm chỉ mang tính định hướng cho các DN thuộc các thành

phần kinh tế xây dựng phương án kinh doanh, chứ không hạn chế hay loại trừ đầu tư

của các thành phần kinh tế. Tất cả các khâu của công tác quy hoạch từ lập, thẩm định,

phê duyệt quy hoạch, công bố quy hoạch, thực hiện quy hoạch đều phải kiểm tra, giám

sát theo các quy định của pháp luật hiện hành. Các cơ quan nhà nước trong phạm vi,

nhiệm vụ của mình có chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch có trách nhiệm thanh

tra, kiểm tra về công tác quy hoạch. Muốn vậy phải thực hiện công khai, minh bạch

trong công tác quy hoạch và tăng cường công tác kiểm tra, thu hút rộng rãi ý kiến đóng

góp, tranh thủ sự giám sát thực hiện của cộng đồng.

Thứ ba, tiếp tục điều chỉnh lại Quy hoạch phát triển KCN đến năm 2020 cho

phù hợp với tình hình thực tế tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chủ động xây dựng

mới hoặc mở rộng các khu công nghiệp, CCN trong trường hợp đã lấp đầy trên 60%

diện tích đất công nghiệp hiện có. Tổ chức thực hiện công bố công khai quy hoạch

phát triển các KCN ở Vĩnh Phúc đến năm 2020 sau khi đã được phê duyệt.

Các KCN phải được hình thành trên những địa bàn có điều kiện thuận lợi hoặc có

khả năng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Quy hoạch phát

triển KCN, KCX phải được triển khai đồng bộ và kết hợp chặt chẽ với quy hoạch phát

triển đô thị, phân bố dân cư, nhà ở và các công trình xã hội phục vụ công nhân trong

KCN, KCX. Đồng thời, phải có quỹ đất dự trữ để phát triển và có điều kiện liên kết

thành cụm các KCN, có khả năng thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và

nhà đầu tư nước ngoài.

Page 148: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

137

Phát triển KCN là việc tổ chức không gian kinh tế gắn kết chặt chẽ với kết cấu

hạ tầng xã hội và kỹ thuật để tạo được những tiền đề hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Như

vậy, quản lý KCN cần được gắn với quản lý chặt chẽ quy hoạch đầu tư phát triển và

quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng.

Về nguyên tắc, phát triển các CCN, KCN vừa và nhỏ phải gắn với chuyển dịch

cơ cấu kinh tế ở nông thôn để áp dụng các cơ chế chính sách ưu đãi phù hợp theo quy

định của pháp luật. Định hướng phát triển cho các đô thị lớn là xây dựng các KCN với

quy mô lớn, hạ tầng hoàn chỉnh để thu hút được các dự án đầu tư lớn có trình độ công

nghệ hiện đại. Mục tiêu phát triển các khu, CCN ở Vĩnh Phúc trong thời gian tới là tiếp

tục nâng cao tỷ lệ lấp đầy các khu, CCN tập trung đã được thành lập và đang tiến hành

đầu tư xây dựng hạ tầng; phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản lấp đầy các khu, CCN đã

được thành lập; xem xét thành lập mới và mở rộng một cách có chọn lọc các KCN tập

trung tạo đà phát triển theo hướng gia tăng hàm lượng kỹ thuật - công nghệ trong sản

phẩm để nâng cao sức cạnh tranh khu vực và quốc tế, chuyển dần từ phát triển theo

chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, lựa chọn những ngành công nghệ cao, công

nghệ cơ khí, công nghệ phụ trợ trong giai đoạn 2015 - 2020 và các giai đoạn tiếp theo.

Cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN để đảm

bảo cho các hoạt động kinh tế phát triển lâu dài. Kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào bao

gồm hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cần phải được phát triển đồng bộ với kết cấu hạ

tầng trong khu. Phát triển hạ tầng xã hội đối với khu vực quy hoạch KCN bao gồm

những vấn đề như xây dựng khu dân cư, nhà ở phục vụ người lao động, bệnh viện,

trường học, cơ sở đào tạo nghề... hiện đang trở thành vấn đề bức xúc không chỉ đối với

Vĩnh Phúc, mà nhiều địa phương tỉnh thành phố khác cũng đang phải đối mặt.

Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tiết kiệm, hiệu

quả. Chuyển sang giai đoạn 2015 - 2020, trước yêu cầu về công cuộc đẩy mạnh CNH,

HĐH đất nước nói chung và của Vĩnh Phúc nói riêng, việc khai thác, sử dụng có hiệu

quả tài nguyên đất đai ngày càng có vai trò quan trọng. Để thực hiện có hiệu quả việc

huy động nguồn lực đất đai cho yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh, công tác quy

hoạch và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2020 và đến 2030 phải được tăng

Page 149: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

138

cường chỉ đạo chặt chẽ trên phạm vi toàn tỉnh và từng cấp địa phương. Kế hoạch sử

dụng đất 5 năm 2015 - 2020 và đến 2030 phải quán triệt quan điểm tiết kiệm và hiệu

quả; có chính sách hạn chế việc sử dụng diện tích đất trồng lúa nước đã hoàn chỉnh hệ

thống thuỷ lợi cho việc xây dựng KCN, khu đô thị; dành quỹ đất phù hợp cho nhu cầu

xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, công trình văn hoá, thể thao;

khuyến khích và hỗ trợ việc đưa diện tích đất trống, đất ngập nước, đất hoang hoá vào

sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội của từng cấp địa phương trong

tỉnh và của cả tỉnh; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quy hoạch sử dụng đất,

gắn với công tác giáo dục pháp luật về đất đai; tiếp tục đổi mới chính sách đền bù, giải

phóng mặt bằng, tái định cư để bảo đảm tiến độ thu hồi đất phục vụ quốc phòng, an

ninh và phát triển kinh tế; có chính sách bảo vệ lợi ích chính đáng, ổn định đời sống,

việc làm của người bị thu hồi đất.

Riêng về quy hoạch phát triển các khu, CCN trong thời gian trước mắt, để tạo

ra nhiều cơ hội đón các nhà đầu tư FDI mới, cần tập trung đôn đốc các chủ đầu tư hoàn

chỉnh quy hoạch chi tiết và trình duyệt dự án đầu tư xây dựng, cho phép thành lập đối

với các KCN đã được Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương đầu tư; khẩn trương xây

dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư và bảo

vệ môi trường; đôn đốc các đơn vị liên quan hoàn thiện quy hoạch chi tiết các KCN:

Sơn Lôi, Phúc Yên và Tam Dương; Chọn Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng

kỹ thuật các KCN: Sơn Lôi, Phúc Yên, Hợp Thịnh và Tam Dương.

Ngoài các khu công nghiệp tập trung, Vĩnh Phúc đã quy hoạch chi tiết 03 CCN

(Lai Sơn, Hương Canh, Hợp Thịnh) với tổng diện tích khoảng 200 ha, cần sớm kêu gọi

các nhà đầu tư để lấp đầy diện tích hiện có.

Để công nhân lao động trong các KCN, CCN yên tâm làm việc, tái tạo sức lao

động, cần có quy hoạch khu đất riêng để xây dựng các khu chung cư, nhà ở, công trình

phúc lợi cho công nhân phục vụ KCN.

c. Dự kiến kết quả đạt được

Nếu thực hiện tốt giải pháp này thì sẽ làm giảm bớt tình trạng chênh lệnh giữa

các huyện, thị, phân bố đều các KCN ở các huyện thị sẽ góp phần nâng cao đời sống

Page 150: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

139

của nhân dân xung quanh, giảm tình trạng người lao động tập trung tại một số huyện

thị gây mất trật tự trị an, thiếu thốn điều kiện sinh hoạt… Khi quy hoạch các KCN,

CCN tốt và kiểm soát tốt các hoạt động của các KCN, CCN này góp phần giảm thiểu ô

nhiễm môi trường và ảnh hưởng tác động đến môi trường sống của nhân dân xung

quanh các doanh nghiệp FDI….

4.3. Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và Bộ ban ngành

4.3.1. Kiến nghị đối với Quốc Hội

Giảm tình trạng luật, chính sách luôn thay đổi gây ra sự không an tâm cho các

nhà đầu tư về môi trường pháp lý của Việt Nam. Tiếp tục xem xét sửa đổi bổ sung Luật

đất đai, Luật Đầu tư, Luật Tài nguyên, Luật Môi trường và các văn bản liên quan đế đầu

tư cho phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mới, nhất là khi nước ta đã tham gia

sâu vào tổ chức WTO. Đặc biệt, phải tăng hình phạt cao cho luật Môi trường để răn đe,

ngăn chặn những hành vi vi phạm đến môi trường; sửa đổi Luật Đất đai, pháp lệnh về

quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam cho đồng

bộ với quy định của Luật Đầu tư. Đồng thời, phải xem xét phương án cho phép các

doanh nghiệp có vốn FDI thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại các

tổ chức tín dụng của nước ngoài.

Hệ thống pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài cần phải hoàn thiện theo

hướng đồng bộ, minh bạch và thực thi nghiêm từ trung ương đến địa phương, tránh

chồng chéo, mỗi ngành, mỗi địa phương lại có những quy định khác nhau gây phiền hà

cho nhà đầu tư.

Nghiên cứu sửa đổi một số chính sách cho phù hợp với các nước trong khu vực

như: Chính sách giá cả đất đai, dịch vụ vận tải, dịch vụ tài chính. Cần có các chính sách

cụ thể để hỗ trợ những người dân mất đất để mở khu công nghiệp, khu kinh tế hay

chuyển giao đất cho dự án cho nhà đầu tư nước ngoài..

Để tiếp nhận được các dự án FDI xanh, sạch thì cũng cần có những cán bộ quản

lý nhà nước có trình độ cao, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm đối

với công việc thẩm định các dự án. Chính vì vậy nhà nước cũng cần đầu tư nâng cao

trình độ cho các cán bộ quản lý nhà nước.

Page 151: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

140

4.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan

Chính phủ điều tiết và định hướng đầu tư nước ngoài vào các ngành, các vùng

đảm bảo sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các địa phương, tỉnh thành, giữa các vùng

miền. Các bộ, ngành, trung ương cần kiểm tra thủ tục cấp giấy phép đầu tư, nắm chắc

thông tin về đối tác, công nghệ, xem xét cụ thể về quy mô diện tích, địa điểm xây dựng

các dự án. Phối hợp với các ban ngành để kiểm tra việc chấp hành luật pháp trong nước

về lao động, tiền công, tiền lương, bảo vệ môi trường.

Đổi mới mạnh mẽ nhận thức và quản lý Nhà nước về FDI. Trước hết phải hoàn

thiện cơ chế bảo vệ lợi ích quốc gia trên cơ sở tăng cường thống nhất, tập trung và phối

hợp đồng bộ các hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực

kinh tế, xã hội, môi trường, đề cao các lợi ích dài hạn và lợi ích tổng thể, kiên quyết

chống lại lợi ích ngắn hạn, cục bộ và phe phái nhất là trong bảo vệ môi trường, tài

nguyên khoáng sản, chủ quyền an ninh quốc gia.

Phân cấp mạnh hơn nữa cho các địa phương trong quản lý FDI, trong đó có việc

nâng quy mô dự án FDI mà các địa phương quản lý. Điều này là cần thiết để đảm bảo

thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, các ngành có hàm lượng khoa

học công nghệ cao và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng.

Cần có chính sách ưu tiên hợp lý riêng cho Vĩnh Phúc. Ưu đãi hơn nữa cho các dự

án FDI vào các vùng có huyện khó khăn như Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô. Để tránh

sự mất cân đối trong sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Bộ Lao động - Thương binh và xã hội phối hợp với công đoàn các doanh nghiệp

FDI để kiểm tra xem xét các chế độ về lương, thưởng, an toàn lao động, chế độ làm

việc… nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nên

yêu cầu và hướng dẫn các nhà đầu tư nước ngoài hàng năm tiến hành thống kê tính toán

để tổng hợp.

Thực hiện chính sách kiểm soát chiến lược chuyển giá nhằm trốn thuế chẳng hạn

như: các cơ quan thuế cần thông báo cho các doanh nghiệp FDI gửi báo cáo kiểm toán

hằng năm vào tháng 12 với thời hạn nộp là 30 ngày để so sánh về chi phí và lợi nhuận

Page 152: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

141

tránh hiện tượng lỗ ảo nhưng lãi thật nhằm mục đích trốn thuế, hay hoàn chỉnh các chính

sách, phương pháp định giá chuyển giao trong các doanh nghiệp FDI, kiểm soát các

chính sách giá chuyển giao trong nội bộ các công ty, kiểm tra, giám sát chi phí lãi vay,

chi phí quản lý…

Đầu tư đào tạo nâng cao chất lượng lao động của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của

các nhà đầu tư nước ngoài về chất lượng lao động và kỷ luật lao động. Nâng cao trình

độ chuyên môn cho các công chức nhà nước ở các cấp liên quan đến công tác quản lý

các hoạt động của khu vực FDI. Về lâu dài, Chính phủ cần có các chính sách đón đầu tư

trong giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, kỹ năng kinh doanh phù

hợp với yêu cầu quốc tế.

Page 153: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

142

Kết luận chương 4

Trong chương 4 tác giả đã đưa ra hai vấn đề đó là mục tiêu, định hướng nâng

cao hiệu quả kinh tế - xã hội FDI trong thời gian tới và những giải pháp nâng cao hiệu

quả kinh tế - xã hội FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Với mục tiêu chuyển từ một tỉnh

có nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp thì nguồn vốn FDI là một

nguồn vốn không thể thiếu mà lãnh đạo Tỉnh đặc biệt quan tâm. Nhưng không phải cứ

thu hút FDI bằng mọi giá, FDI nhiều chưa phải đã chất lượng. Vì vậy với mục tiêu

nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI nên cần phải (1) Lựa chọn các dự án có

chất lượng, công nghệ cao, thân thiện môi trường; (2) Lựa chọn các nhà đầu tư có tiềm

năng tài chính, năng lực công nghệ nguồn, có tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; (3) Lựa

chọn các dự án FDI có sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao; (4) Đặt trọng tâm vào

hiệu ứng lan tỏa của FDI hơn là số lượng các dự án.

Trên cơ sở những mục tiêu và định hướng như vậy, luận án đã đề ra các giải

pháp bao gồm: (1) Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương; (2) Giải pháp

phát triển công nghiệp phụ trợ; (3) Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao; (4) Giải pháp về quy hoạch các KCN, cụm công nghiệp. Mỗi giải pháp đưa

ra đều hướng tới những tác động tích cực đến hiệu quả FDI trên địa bàn Vĩnh Phúc ở

cả trước mắt cũng như lâu dài.

Ngoài những giải pháp đã nêu, để nâng cao hiệu quả FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh

Phúc, còn cần có sự vào cuộc của Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan... Vì vậy

luận án đã đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan liên quan này.

Page 154: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

143

KẾT LUẬN

Theo chủ trương nhất quán, lâu dài của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tăng cường

nguồn lực đa dạng cho sự phát triển kinh tế, gia tăng cầu nối giữa nền sản xuất kinh doanh

trong nước với thế giới thông qua hàng loạt các mối quan hệ kinh tế, kỹ thuật, các hình

thức tổ chức sản xuất và các quan hệ kinh tế khác thì nguồn vốn FDI cũng là một nguồn

vốn quan trọng có đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thu

hút vốn FDI cần tránh tư tưởng chạy theo quy mô, tốc độ, thu hút bằng mọi giá, mà cần

phải đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI gắn với mục đích phát triển bền vững, giải

quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, nâng cao

chất lượng cuộc sống nhân dân. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội

của FDI nhưng quy mô, tính chất của các tác động này tùy thuộc vào sự thống nhất về

quan điểm, nhận thức, sự đồng bộ và nhất quán về chính sách và công tác tổ chức quản lý

nhà nước. Việc học hỏi, rút kinh nghiệm từ bài học thành công cũng như những hạn chế

từ các tỉnh Bắc Ninh, Phú Thọ sẽ giúp giảm thiểu những hạn chế tồn tại, xử lý hài hòa lợi

ích giữa nhà đầu tư và quốc gia tiếp nhận vốn, tạo ra sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh

Vĩnh Phúc.

Thực tiễn những năm qua cho thấy, FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có sự

phát triển khá mạnh cả về quy mô và tốc độ, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Điều đó

đã làm cho diện mạo kinh tế - xã hội của vùng có những thay đổi đáng kể: tốc độ công

nghiệp hoá, hiện đại hoá được đẩy nhanh kéo theo tốc tăng trưởng kinh tế được duy trì

ở mức cao trong nhiều năm liền, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tích cực,

đời sống của người lao động từng bước được cải thiện... Vị thế, vai trò của khu vực

FDI ngày càng được nâng cao, thể hiện trên nhiều mặt, nhất là đóng góp thu nộp ngân

sách và mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo ra những điều kiện thuận lợi để Vĩnh Phúc

tham gia một cách chủ động vào quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Bên cạnh

những thành tựu đạt được, đứng từ góc độ hiệu quả kinh tế - xã hội của địa phương

tiếp nhận đầu tư, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn

hiện nay và các năm tương lai, FDI ở Vĩnh Phúc vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như:

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương chưa mạnh, tình trạng siêu nhập, tác động

Page 155: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

144

tiêu cực đến môi trường, tại công ăn việc làm cho người lao động hạn chế, một số dự

án đầu tư với công nghệ lạc hậu.... Có thể nói, hiệu quả FDI ở Vĩnh Phúc chưa thực sự

tương xứng với vị thế và tiềm năng to lớn của nó và thấp hơn đáng kể trong so sánh

với các tỉnh như Bắc Ninh, Hưng Yên…. Những hạn chế của hiệu quả kinh tế - xã hội

FDI ở Vĩnh Phúc thời gian qua là do tác động tổng hợp của nhiều nguyên nhân, cả

khách quan lẫn chủ quan, trong đó có nguyên nhân về chính sách pháp luật chưa đồng

bộ, chồng chéo chưa nhất quán, về quản lý nhà nước về FDI chưa chặt chẽ về vấn đề

sau khi cấp phép đầu tư nhiều dự án chậm tiến độ, xuất hiện nhiều doanh nghiệp FDI

báo lỗ nhiều năm liền những vẫn xin cấp phép mở rộng sản xuất và nâng vốn kinh

doanh, hiệu ứng lan tỏa sang các khu vực khác kém, sản phẩm của các doanh nghiệp

FDI có gia trị gia tăng thấp, sản xuất phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu

từ nước ngoài, mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn lao động thông qua lao động tại

các doanh nghiệp FDI không đạt được vì hầu hết các doanh nghiệp FDI chỉ sử dụng

lao động phổ thông không cần qua đào tạo, nhiều doanh nghiệp FDI sử dụng các công

nghiệp lạc hậu biến Vĩnh Phúc thành bãi rác thải công nghệ trong tương lai…

Trong giai đoạn đến năn 2020, tầm nhìn 2030, để nâng cao hiệu quả kinh tế -

xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần có những giải pháp sau:

-Thứ 1: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước thông qua các công việc cụ thể

như: Trước khi dự án được cấp phép cần Tăng cường thẩm định dự án FDI, sau khi

dự án đi vào hoạt động cần phải quản lý một cách chặt chẽ và thường xuyên giám sát

hoạt động của doanh nghiệp để ngăn chặn các hành vi như chuyển giá, trốn thuế,

gian lận thương mại, không xử lý rác thải gây ô nhiễm môi trường, …

-Thứ 2: Tạo ra được sự liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp

trong nước, để các doanh nghiệp nội địa cũng có thể tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi

cung ứng quốc tế, để có được điều này thì cần phải hỗ trợ ngành công nghiệp phụ trợ

của Tỉnh.

-Thứ 3: Đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho địa phương nhằm nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở cả hai khía cạnh đó là

Page 156: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

145

Nguồn nhân lực trong bộ máy nhà nước có liên quan về quản lý hoạt động FDI, và

nguồn nhân lực lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp FDI.

-Thứ 4: tỉnh Vĩnh Phúc cần có quy hoạch các KCN, Cụm công nghiệp một

cách phù hợp, cân đối giữa các huyện nhằm tránh việc phát triển không đồng đều

giữa các huyện gây ra khoảng cách giàu nghèo.

Ngoài ra, Nhà nước và các Bộ cần sửa đổi bổ sung một số Luật và ban hành

tiêu chí đánh giá về công nghệ và môi trường với các doanh nghiệp FDI. Hoàn thiện

hệ thống Thuế theo hướng đơn giản dễ thực thi và dễ kiểm tra.

Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện

nay là vấn đề lớn, lại thường xuyên có sự vận động, biến đổi. Cho nên, kết quả nghiên

cứu cùng những đề xuất mà tác giả đã đưa ra trong luận án chắc chắn không tránh khỏi

những hạn chế, khiếm khuyết. Tác giả sẽ nghiên cứu sâu hơn vấn đề này trong tương

lai, khi điều kiện cho phép.

Page 157: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

146

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Phạm Thị Thúy (2010), Phân tích tình hình thực hiện đầu tư nước ngoài tại các khu

công nghiệp của Tỉnh Vĩnh Phúc 6 tháng đầu năm 2009, Tạp chí Khoa học kỹ thuật

Mỏ - Địa chất, số 29/01- 2010.

2. Phạm Thị Thúy (2013), Thu hút FDI: Nhìn từ điểm sáng Vĩnh Phúc, Tạp chí Kinh

tế và dự báo, số 9 tháng 5 năm 2013.

3. Phạm Thị Thúy (2013), Nâng cao hiệu quả của FDI tại các khu công nghiệp, khu

kinh tế, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 24 tháng 12 năm 2013.

4. Phạm Thị Thúy (2014), Đánh giá hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh

Phúc, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 11 tháng 6 năm 2014.

5. Vũ Diệp Anh, Phạm Thị Thúy (2015), Một số vấn đề về lợi thế địa điểm và sức

hấp dẫn của một nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, Tạp chí Công thương, số

12 tháng 12/2015.

Page 158: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

147

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2014), Đề tài khoa học cấp nhà nước “Nghiên cứu điều

chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam đến năm 2020”

2. Lê Xuân Bá (2006), “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng

kinh tế ở Việt Nam”, NXB Khoa học và kỹ thuật

3. Lê Xuân Bá và Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006) về “Tác động của đầu tư trực tiếp

nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”

4. Nhữ Trong Bách (2016), Sách chuyên khảo, “Khung chính sách về FDI ở Việt

Nam thực trạng và giải pháp”, NXB Tài chính.

5. Đỗ Đức Bình (2005), “Đầu tư của các công ty Xuyên quốc gia (TNCs) tại Việt

Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Đỗ Đức Bình - Nguyễn Thường Lạng (2006), Những vấn đề kinh tế - xã hội nẩy

sinh trong Đầu tư trực tiếp nước ngoài, kinh nghiệm Trung Quốc và thực tiễn

Việt Nam, Nxb Lý luận Chính trị; Hà Nội.

7. Đỗ Đức Bình (2014), Thu hút FDI để phát triển kinh tế các tỉnh miền núi trung

du phía bắc, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

8. TS Vương Thị Bảo Bình (2016), Nghiên cứu đề xuất giải pháp thu hút, sử dụng

hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh

Nghệ An giai đoạn 2013 - 2020, có tính đến 2025, Đại học ngoại thương, đề tài

nghiên cứu khoa học cấp Tỉnh.

9. Ban quản lý các khu công nghiệp - Phòng Quản lý đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc (2012,

2013,2014,2015,2016), Báo cáo tình hình thu hút và triển khai dự án của các

doanh nghiệp nước ngoài.

10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đánh giá chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước

ngoài trên quan điểm phát triển bền vững ở Việt Nam, Dự án Hỗ trợ xây dựng và

thực hiện chương trình Nghị sự 21 Quốc gia Việt Nam VIE/01/021.

11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Nghị

định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Page 159: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

148

12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Kỉ yếu 20 năm Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,

Hà Nội.

13. Bộ kế hoạch và đầu tư (2013), Kỷ yếu Hội thảo 25 năm đầu tư trực tiếp nước

ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.

14. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2015), Khu kinh tế, Khu công nghiệp, khu chế xuất và

doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Sách chuyên khảo, Nhà

xuất bản thống kê.

15. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2012), Hội thảo đề án “Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá

hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ở Việt Nam”, Đề án cấp bộ do Học

viện chính sách và phát triển

16. GS.TSKH Nguyễn Văn Chọn (2003), Giáo trình Kinh tế đầu tư xây dựng, NXB

Xây dựng.

17. Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

2011 – 2016.

18. Tống Quốc Đạt (2005), Luận án tiến sỹ, Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo

ngành kinh tế ở Việt Nam.

19. Mạnh Dương (2007), Khu chế xuất - Khu công nghiệp, nơi thu hút vốn FDI, Tạp

chí Thương mại số 13 (471)2007, trang 24 -25.

20. Nguyễn Ngọc Điệp (2015), Luận án tiến sỹ, Hiệu quả sử dụng vốn của các

doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các khu công nghiệp thành

phố Hồ Chí Minh.

21. Trần Xuân Hải (2006), Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với doanh

nghiệp FDI, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 2/2006.

22. Nguyễn Trọng Hải (2008), Vận dụng một so phương pháp thống kê phân tích

hiệu quả kinh tế của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, Luận án

tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân

23. Đan Đức Hiệp, 25 năm thu hút vốn FDI tại Hải Phòng - Thực trạng và giải pháp,

Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Page 160: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

149

24. Đào Văn Hiệp (2015), Luận án tiến sỹ kinh tế, Đầu tư trực tiếp nước ngoài và

ảnh hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp

hoá, hiện đại hoá ở Hải Phòng.

25. Nguyễn Thị Liên Hoa (2000), Luận án tiến sỹ kinh tế, Các giải pháp thu hút và

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Trường

Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

26. Hội thảo kỷ yếu khoa học, Chính sách mới thu hút nguồn lực bên ngoài, NXB

Kinh tế Tp Hồ Chí Minh.

27. Nguyễn Quang Hồng (2009), Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kỹ

thuật để tiếp nhận công nghệ từ khu vực FDI, Báo Lao động và xã hội số 362

trang 23 -24.

28. Nguyễn Mạnh Hùng (2007), Trào lưu mới của dòng vốn FDI, Tạp chí Kinh tế

Châu Á - Thái Bình Dương, số 15 ngày 10/4/2007, trang 44 -45.

29. Nguyễn Văn Hùng (2007), “Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài ở Hà Nội – Thực trạng và giải pháp”, Luận án tiến sĩ.

30. Phạm Thúy Hương (2009), Điều kiện sống và làm việc của người lao động trong

các doanh nghiệp FDI, Tạp chí Thương mại số 20/2009.

31. Nguyễn Thị Hường (2007), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Nhà xuất bản Lao

động xã hội, Hà Nội.

32. PGS.TS Nguyễn Thị Hường (2011), Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài – FDI tập 1, 2, Trường đại học Kinh tế quốc dân.

33. Trần Thị Tuyết Lan (2013), Những giải pháp cơ bản nhằm thu hút đầu tư trực

tiếp nước ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng phát triển bền vững, Tạp chí

Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương.

34. Nguyễn Thường Lạng (2004), Một số ý kiến về khái niệm đầu tư trực tiếp

nước ngoài trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và dự

báo số 374.

35. V.I. Lenin (2005), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 161: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

150

36. Nguyễn Tiến Long (2010), Luận án tiến sỹ, Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên.

37. Vũ Chí Lộc (1995), Hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tự trực tiếp nước ngoài tại

Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

38. C.Mác (1978), Tư bản, NXB Sự thật, Hà Nội

39. PGS.TS Phan Duy Minh và PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (2012), Giáo trình Tài

chính quốc tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

40. PGS.TS Phan Duy Minh (2011), Giáo trình Quản trị đầu tư quốc tế, Nhà xuất

bản Tài chính, Hà Nội

41. Trần Văn Nam (2005), “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài”. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

42. Nguyễn Thanh Nam (2009), “Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước

ngoài ở tỉnh Phú Thọ hiện nay”, Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc dân

43. PGS.TS Nguyễn Thị Bạch Nguyệt (2015), Giáo trình “Lập dự án đầu tư”, NXB

Đại học Kinh tế quốc dân.

44. Phùng Xuân Nhạ (2012), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Lý luận và

thực tiễn. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

45. Niên giám thống kê Việt Nam 2010 - 2016.

46. Niên giám thông kê tỉnh Vĩnh Phúc 2011, 2012,2013, 2014, 2015, 2016.

47. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thông tư số 19/2014/TT-NHNN ban hành ngày

11/8/2014 về việc Hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực

tiếp nước ngoài.

48. Lê Hữu Nghĩa, Lê Văn Chiến, Nguyễn Viết Thống (2014), Tác động của đầu tư

trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động và trình độ công nghệ của Việt

Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

49. PGS.TS Từ Quang Phương và PGS.TS Phạm Văn Hùng (2015), Giáo trình Kinh

tế đầu tư, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

50. Trần Văn Phùng (2007), Luận án tiến sỹ, “Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của

các khu công nghiệp Việt Nam”.

Page 162: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

151

51. TS Trương Thái Phương (2001), Chiến lược đôi mới chính sách huy động các

nguồn vốn nước ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn

2001 – 2010, Đề tài cấp Bộ, Bộ tài chính.

52. Phonesay Vilaysack (2013), Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài

trên địa bàn thành phố Viêng Chăn - nước công hòa dân chủ nhân dân Lào,

Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế quốc dân.

53. Nguyễn Minh Quang (2008), Nâng cao khả năng hấp thụ vốn FDI trong điều

kiện hội nhập, Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Số 3+4 (198 + 199)

ngày 15/1/2008, trang số 36 -37.

54. Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật đầu tư, số 59/2005/QH11.

55. Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật lao động, số 10/2012/QH13

56. Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật đầu tư, số 67/2014/QH13.

57. Ngô Văn Quý, Nguyễn Minh Phong (2009), Một số giải pháp đặc thù nhằm tăng

cường thu hút FDI vào Hà Nội trong thời gian tới, Tạp chí Thương mại số

20/2009, trang 3-4.

58. Sengphaivanh Seng Aphone (2012), Quản lý nhà nước về thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài (FDI) ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sỹ, Học viên

chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

59. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo đánh giá tổng quan về

tình hình kinh tế - xã hội và tác động của FDI vào phát triển KT-XH của tỉnh sau

15 năm tái lập, Vĩnh Phúc.

60. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Vĩnh

Phúc.

61. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Vĩnh Phúc (2016), Báo cáo hiện trạng môi

trường Vĩnh Phúc năm 2016, Vĩnh Phúc.

62. Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Phúc (2016), Báo cáo đánh giá về đóng góp của các

doanh nghiệp FDI vào ngân sách tỉnh, Vĩnh Phúc

Page 163: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

152

63. Hoàng Kim Thanh (2003), Những giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài trong quá trình CNH - HĐH đất nước, Luận án tiến sỹ kinh tế,

Học viên ngân hàng.

64. Nguyễn Đại Thắng (2016), Kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh

nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Luận án

tiến sỹ, Học viên tài chính.

65. Khổng Văn Thắng (2013), Hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại

Tỉnh Bắc Ninh, Tạp chí Quản lý nhà nước số 205 tháng 2/2013.

66. Nguyễn Chiến Thắng, Phân cấp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối

cảnh mới, Sách chuyên khảo, NXB Khoa học xã hội.

67. Đinh Trọng Thịnh (2004), Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Tạp chí Chính, tháng 4/2004 số 474, trang 13-15.

68. Võ Thanh Thu, Ngô Thị Ngọc Huyền và Nguyễn Cương (2008), Kỹ thuật đầu tư

từ trực tiếp nước ngoài, Nhà xuất bản Tài chính.

69. Hà Quang Tiến (2005), Luận án tiến sỹ, Tác động của đầu tư trực tiếp nước

ngoài đến sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.

70. Tổng cục thống kê (2016), Hiệu quả của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài giai đoạn 2005 - 2014, Nhà xuất bản Thống Kê.

71. Tổng cục thống kê (2016), Hội thảo “Đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp FDI

giai đoạn 2005-2014”

72. Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh (2010) về “Mối quan hệ giữa đầu tư trực

tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”

73. Trần Xuân Tùng (2008), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, thực trạng và

giải pháp, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

74. Hà Sơn Tùng (2009), Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ các

doanh nghiệp FDI đầu tư vào khu công nghiệp, số 144, tháng 6/2009.

75. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển

kinh tế xã hội năm 2013, phương hướng nhiệm vụ năm 2014, Vĩnh Phúc.

Page 164: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

153

76. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển

kinh tế xã hội năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015, Vĩnh Phúc.

77. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2015), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển

kinh tế xã hội năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016, Vĩnh Phúc.

78. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2016), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển

kinh tế xã hội năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017, Vĩnh Phúc.

79. V.I. Lenin toàn tập - tập 1(2005), NXB Chính trị quốc gia.

Tài liệu tiếng anh

80. Faramarz Akaram (2008), “Foreign Direct Investment in Developing Countries:

Impact on Distribution and Employment”, University Fribourg, Switzerland

81. IMF (1993), Balance of payment manual, Fith Edition, Washington DC.

82. IMF (2004), “Definition of Foreign Direct Investment Terms”, Issues paper

No.20, Direct Investment Technical Expert Group, IMF Committee on Balance

of Payments Statistic anh OECD Workshop on Internation Investment Statistics.

83. Institute of International economics “FDI in Developing Countries and

Economies in Transition: Opportunities, Dangers, and New Changes”.

84. Li and Liu (2005), "Foreign Direct Investment and Economic Growth: An

Increasingly Endogenous Relationship", World Development, Vol. 33, No. 3, pp.

393-407.

85. OECD-ILO Conference On Corporate Social Responsibility (2015), Report: The

Impact of Foreign Direct Investment On Wages And Working Conditions.

86. OECD (2013), “OECD Investment Polycy Reviews: Malaysia 2013”,

https://www.oecd.org/daf/inv/investment-policy/IPRMalaysia2013Summay.pdf

87. ROBERT E. LIPSEY and FREDRIK SJOHOLM, The Impact of Inward FDI on

Host Countries: Why Such Different Answers?

88. Tulus Tambunan, The Impact Of Foreign Direct Investment On Poverty

Reduction. A Survey Of Literature And A Temporary Finding From Indonesia,

Center for Industrial Economic Studies, Faculty Of Economics, University of

Page 165: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

154

Trisakti, Jakarta,Indonesia, http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?

doi=10.1.1.195.484&rep =rep1&type=pdf.

89. UNCTAD (2013) World Investment Report 2012: Towards A New Generation Of

Investment Policies, United Nations New York and Geneva.

90. UNCTAD (2016), FDI/MNE database (www.unctad.org/fdistatistic), UNCTAD

(2016) World Investment Report 2015: Reforming Internatinal Investment

Governance”.

91. Xiaohua Lin and Richard Germain (2015), The impact FDI on Chinesen SOE

performance: The role management decentralization.

Page 166: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

155

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC SỐ 01.

PHIẾU KHẢO SÁT VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

(Phiếu khảo sát cán bộ, chuyên viên quản lý nhà nước; lãnh đạo, chuyên viên

các doanh nghiệp FDI)

Thưa quí Ông/Bà! Chúng tôi đang tiến hành một cuộc nghiên cứu tổng thể về

hiệu quả quả đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Để có số liệu làm cơ sở cho việc thực hiện các nội dung của đề tài, xin Ông/Bà

điền vào bảng hỏi dưới đây bằng cách tích (x) vào ô trống tương ứng với phương án phù

hợp nhất. Mức độ của các phương án được cho điểm từ 1-5 theo thang điểm như sau:

Kém: 1 Yếu: 2 Trung bình: 3 Khá: 4 Tốt: 5

Sự giúp đỡ của Ông/Bà là cơ sở quan trọng để chúng tôi thực hiện nội dung

của đề tài.

Xin trân trọng cảm ơn!

XIN ÔNG/BÀ CHO BIẾT ĐÁNH GIÁ CỦA MÌNH

VỀ CÁC VẤN ĐỀ SAU:

1 2 3 4 5

Câu 1. Mức độ cải thiện tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai

đoạn 2012 - 2016 do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):

1.1 Việc làm cho người lao động

1.2 Khoa học, công nghệ của tỉnh

1.3 Mức độ cải thiện môi trường

1.4 Mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng của tỉnh

Câu 2. Sự ổn định và tạo thuận lợi của yếu tố pháp luật

2.1 Mức độ ổn định các quy định của pháp luật

2.2 Mức độ đồng bộ của hệ thống văn bản pháp luật

2.3 Mức độ công bằng về quy đinh của pháp luật giữa

Page 167: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

156

XIN ÔNG/BÀ CHO BIẾT ĐÁNH GIÁ CỦA MÌNH

VỀ CÁC VẤN ĐỀ SAU:

1 2 3 4 5

nhóm doanh nghiệp có FDI và không có FDI

2.4 Mức độ rõ ràng của các quy đinh pháp luật

2.5 Mức độ khả thi của các văn bản pháp luật

2.6 Cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật

Câu 3. Hỗ trợ của chiến lược kinh tế và chính sách phát triển kinh tế:

3.1 Mức độ phổ biến về các thông tin về các chính

sách phát triển kinh tế đối với các doanh nghiệp

FDI

3.2 Mức độ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh

nghiệp FDI phát triển

3.3 Mức độ nhất quán của các chính sách phát triển kinh

tế

3.4 Mức độ đầu tư cơ sở hạ tâng cho hoạt động FDI

3.5 Chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp FDI

Câu 4. Khả năng thu hút vốn đầu tư:

4.1 Hiệu quả của các hoạt động xúc tiến đầu tư

4.2 Tác động tích cực của các biện pháp xúc tiến đầu

4.3 Mức độ phát triển của cơ sở hạ tầng

4.4 Mức độ phát triển của các dịch vụ hỗ trợ

4.5 Khả năng tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị

trường

Câu 5. Khả năng lựa chọn nhà đầu tư:

5.1 Mức độ khoa học về quy trình lựa chọn nhà đầu

Page 168: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

157

XIN ÔNG/BÀ CHO BIẾT ĐÁNH GIÁ CỦA MÌNH

VỀ CÁC VẤN ĐỀ SAU:

1 2 3 4 5

5.2 Mức độ hợp lý của các tiêu chí lựa chọn nhà đầu

5.3 Năng lực của cơ quan quản lý nhà nước liên quan

đến lựa chọn nhà đầu tư

5.4 Mức độ rõ ràng của các chỉ tiêu lựa chọn nhà đầu

5.5 Mức độ khoa học của các thủ tục lựa chọn nhà

đầu tư

Câu 6. Khả năng quản lý của địa phương đối với DN FDI:

6.1 .Mức độ triển khai đúng thời hạn của DN FDI

6.2 Tính hợp tác của các CB quản lý nhà nước đối với

các DN FDI

6.3 Tính khoa học của quy trình quản lý đối với dự án

FDI

6.4 Mức độ thuận lợi của các thủ tục hành chính đối

với DN FDI

6.5 Mức độ chuyên nghiệp của cán bộ quản lý

6.5 Mức độ phân cấp quản lý đối với DN FDI

6.6 Mức độ tập trung của DN FDI

Câu 7. Khả năng khai thác và sử dụng các dự án FDI:

7.1 Khả năng chuyển giao công nghệ và PP quản lý từ DN

FDI

7.2 Tính đúng hạn của việc đưa các dự án FDI vào sử

dụng

7.3 Mức độ gia tăng việc làm gian tiếp tại địa phương

Page 169: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

158

XIN ÔNG/BÀ CHO BIẾT ĐÁNH GIÁ CỦA MÌNH

VỀ CÁC VẤN ĐỀ SAU:

1 2 3 4 5

7.4 Mức độ gia tăng mức sống của người dân địa

phương

7.5 Mức độ phù hợp của các ngành công nghiệp hỗ

trợ hoạt động FDI

8. Xin ông bà vui lòng cho biết các thông tin sau:

8.1. Tên cơ quan/doanh nghiệp: ……………………………………………...

8.2. Chức danh: Lãnh đạo: Chuyên viên:

8.3. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………..

Page 170: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

159

PHỤ LỤC SỐ 02.

PHIẾU KHẢO SÁT VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

(Phiếu khảo sát người dân sinh sống gần các khu vực có dự án FDI)

Thưa quí Ông/Bà! Chúng tôi đang tiến hành một cuộc nghiên cứu tổng thể về

hiệu quả quả đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Để có số liệu làm cơ sở cho việc thực hiện các nội dung của đề tài, xin Ông/Bà điền

vào bảng hỏi dưới đây bằng cách tích (x) vào ô trống tương ứng với phương án phù hợp

nhất. Mức độ của các phương án được cho điểm từ 1-5 theo thang điểm như sau:

Kém: 1 Yếu: 2 Trung bình: 3 Khá: 4 Tốt: 5

Sự giúp đỡ của Ông/Bà là cơ sở quan trọng để chúng tôi thực hiện nội dung

của đề tài.

Xin trân trọng cảm ơn!

XIN ÔNG/BÀ CHO BIẾT ĐÁNH GIÁ CỦA MÌNH

VỀ CÁC VẤN ĐỀ SAU:

1 2 3 4 5

Câu 1. Mức độ cải thiện tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai

đoạn 2012 - 2016 do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):

1.1 Việc làm cho người lao động

1.2 Khoa học, công nghệ của tỉnh

1.3 Mức độ cải thiện môi trường

1.4 Mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng của tỉnh

Câu 2. Sự ổn định và tạo thuận lợi của yếu tố pháp luật

2.1 Mức độ ổn định các quy định của pháp luật

2.2 Mức độ đồng bộ của hệ thống văn bản pháp luật

2.3 Mức độ công bằng về quy đinh của pháp luật giữa

nhóm doanh nghiệp có FDI và không có FDI

2.4 Mức độ rõ ràng của các quy đinh pháp luật

2.5 Mức độ khả thi của các văn bản pháp luật

2.6 Cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật

Page 171: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

160

XIN ÔNG/BÀ CHO BIẾT ĐÁNH GIÁ CỦA MÌNH

VỀ CÁC VẤN ĐỀ SAU:

1 2 3 4 5

Câu 3. Hỗ trợ của chiến lược kinh tế và chính sách phát triển kinh tế:

3.1 Mức độ phổ biến về các thông tin về các chính sách

phát triển kinh tế đối với các doanh nghiệp FDI

3.2 Mức độ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh

nghiệp FDI phát triển

3.3 Mức độ nhất quán của các chính sách phát triển kinh tế

3.4 Mức độ đầu tư cơ sở hạ tâng cho hoạt động FDI

3.5 Chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp FDI

Câu 4. Khả năng thu hút vốn đầu tư:

4.1 Hiệu quả của các hoạt động xúc tiến đầu tư

4.2 Tác động tích cực của các biện pháp xúc tiến đầu tư

4.3 Mức độ phát triển của cơ sở hạ tầng

4.4 Mức độ phát triển của các dịch vụ hỗ trợ

4.5 Khả năng tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường

Câu 5. Khả năng lựa chọn nhà đầu tư:

5.1 Mức độ khoa học về quy trình lựa chọn nhà đầu tư

5.2 Mức độ hợp lý của các tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư

5.3 Năng lực của cơ quan quản lý nhà nước liên quan

đến lựa chọn nhà đầu tư

5.4 Mức độ rõ ràng của các chỉ tiêu lựa chọn nhà đầu tư

5.5 Mức độ khoa học của các thủ tục lựa chọn nhà đầu

Câu 6. Khả năng quản lý của địa phương đối với DN FDI:

6.1 .Mức độ triển khai đúng thời hạn của DN FDI

6.2 Tính hợp tác của các CB quản lý nhà nước đối với

các DN FDI

Page 172: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

161

XIN ÔNG/BÀ CHO BIẾT ĐÁNH GIÁ CỦA MÌNH

VỀ CÁC VẤN ĐỀ SAU:

1 2 3 4 5

6.3 Tính khoa học của quy trình quản lý đối với dự án FDI

6.4 Mức độ thuận lợi của các thủ tục hành chính đối với

DN FDI

6.5 Mức độ chuyên nghiệp của cán bộ quản lý

6.5 Mức độ phân cấp quản lý đối với DN FDI

6.6 Mức độ tập trung của DN FDI

Câu 7. Khả năng khai thác và sử dụng các dự án FDI:

7.1 Khả năng chuyển giao công nghệ và PP quản lý từ DN

FDI

7.2 Tính đúng hạn của việc đưa các dự án FDI vào sử dụng

7.3 Mức độ gia tăng việc làm gián tiếp tại địa phương

7.4 Mức độ gia tăng mức sống của người dân địa

phương

7.5 Mức độ phù hợp của các ngành công nghiệp hỗ trợ

hoạt động FDI

8. Xin ông bà vui lòng cho biết các thông tin sau:

8.1. Tên: …………………………………………….............................................

8.2. Nghề nghiệp:……………………………………………………………………

8.3. Địa chỉ: …………………………………………………………………………

Page 173: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

162

PHỤ LỤC SỐ 03.

TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

CÂU HỎI SỐ PHIẾU ĐIỂM

BQ 1 2 3 4 5

Câu 1. Mức độ cải thiện tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai

đoạn 2012 - 2016 do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):

1.1 Việc làm cho người lao động 0 2 4 69 75 4.45

1.2 Khoa học, công nghệ của tỉnh 10 55 64 19 2 2,65

1.3 Mức độ cải thiện môi trường 4 11 58 60 17 3,50

1.4 Mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng của tỉnh 0 0 0 139 11 4,07

Câu 2. Sự ổn định và tạo thuận lợi của yếu tố pháp luật

2.1 Mức độ ổn định các quy định của pháp luật 2 4 83 39 22 3,50

2.2 Mức độ đồng bộ của hệ thống văn bản pháp luật 0 1 139 8 2 3,07

2.3 Mức độ công bằng về quy đinh của pháp luật giữa

nhóm doanh nghiệp có FDI và không có FDI

0 1 138 7 4 3,09

2.4 Mức độ rõ ràng của các quy đinh pháp luật 16 73 55 5 1 2,35

2.5 Mức độ khả thi của các văn bản pháp luật 0 1 78 36 35 3,70

2.6 Cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật 0 2 108 24 16 3,36

Câu 3. Hỗ trợ của chiến lược kinh tế và chính sách phát triển kinh tế:

3.1 Mức độ phổ biến về các thông tin về các chính

sách phát triển kinh tế đối với các doanh nghiệp

FDI

4 13 106 26 1 3,05

3.2 Mức độ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh

nghiệp FDI phát triển

0 0 2 143 5 4,02

3.3 Mức độ nhất quán của các chính sách phát triển

kinh tế

6 77 7 60 0 2,81

3.4 Mức độ đầu tư cơ sở hạ tâng cho hoạt động FDI 0 1 2 143 4 4,00

3.5 Chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp FDI 0 0 0 144 6 4,04

Page 174: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

163

CÂU HỎI SỐ PHIẾU ĐIỂM

BQ 1 2 3 4 5

Câu 4. Khả năng thu hút vốn đầu tư:

4.1 Hiệu quả của các hoạt động xúc tiến đầu tư 8 21 57 61 3 3,20

4.2 Tác động tích cực của các biện pháp xúc tiến

đầu tư

0 0 4 143 3 3,99

4.3 Mức độ phát triển của cơ sở hạ tầng 0 0 0 146 4 4,03

4.4 Mức độ phát triển của các dịch vụ hỗ trợ 5 20 61 61 3 3,25

4.5 Khả năng tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị

trường

1 2 67 75 5 3,54

Câu 5. Khả năng lựa chọn nhà đầu tư:

5.1 Mức độ khoa học về quy trình lựa chọn nhà đầu

8 11 70 55 6 3,27

5.2 Mức độ hợp lý của các tiêu chí lựa chọn nhà đầu

1 11 66 56 16 3,50

5.3 Năng lực của cơ quan quản lý nhà nước liên quan

đến lựa chọn nhà đầu tư

6 21 114 6 3 2,86

5.4 Mức độ rõ ràng của các chỉ tiêu lựa chọn nhà đầu tư 7 25 92 13 13 3,00

5.5 Mức độ khoa học của các thủ tục lựa chọn nhà đầu

7 21 73 47 2 3,11

Câu 6. Khả năng quản lý của địa phương đối với DN FDI:

6.1 .Mức độ triển khai đúng thời hạn của DN FDI 0 0 16 118 16 4,00

6.2 Tính hợp tác của các CB quản lý nhà nước đối với

các DN FDI

16 67 50 10 7 2,50

6.3 Tính khoa học của quy trình quản lý đối với dự án

FDI

14 67 56 6 7 2,50

6.4 Mức độ thuận lợi của các thủ tục hành chính đối

với DN FDI

2 10 66 55 17 3,5

Page 175: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC …humg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/6710/Toan van luan an.pdf · giá về hiệu quả kinh tế

164

CÂU HỎI SỐ PHIẾU ĐIỂM

BQ 1 2 3 4 5

6.5 Mức độ chuyên nghiệp của cán bộ quản lý 0 77 6 67 0 2,93

6.5 Mức độ phân cấp quản lý đối với DN FDI 1 5 67 72 5 3,50

6.6 Mức độ tập trung của DN FDI 1 6 35 58 50 4,00

Câu 7. Khả năng khai thác và sử dụng các dự án FDI:

7.1 Khả năng chuyển giao công nghệ và PP quản lý

từ DN FDI

5 63 29 53 0 2,87

7.2 Tính đúng hạn của việc đưa các dự án FDI vào sử

dụng

5 5 15 85 40 4,00

7.3 Mức độ gia tăng việc làm gián tiếp tại địa phương 0 4 7 64 75 4,40

7.4 Mức độ gia tăng mức sống của người dân địa

phương

1 18 49 69 13 3,50

7.5 Mức độ phù hợp của các ngành công nghiệp hỗ

trợ hoạt động FDI

6 37 90 17 0 2,79