Nghiên cứu của HSBC: "Cuộc dịch chuyển vĩ đại của nguồn vốn FDI"

12
Media Release PUBLIC - Được phát hành bi NH TNHH mt thành viên HSBC (Vit Nam) Trschính ti: 235 Đồng Khi, Qun 1, Tp HChí Minh Web: www.hsbc.com.vn Ngày 10 tháng 1 năm 2013 CUC DCH CHUYỂN VĨ ĐẠI Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chuyển hướng sang các nước Đông Nam Á và Ấn Độ như thế nào Trong 20 năm qua, Trung Quốc là nước tiếp nhn ngun vn đầu tư trực tiếp nước ngoài ln nht trong scác nước đang phát trin Nhưng vi chi phí ngày càng tăng do lương nhân công cao hơn và đồng Nhân dân ttăng giá, Trung Quc đang phải đối mt vi vic nhiều công ty đa quốc gia tìm kiếm mrng sn xut sang các quc gia khác. Ấn Độ, Indonesia và Vit Nam shưởng li tquá trình dch chuyn này do nguồn lao động di dào và thtrường nội địa phát trin mnh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Trung Quốc tmt quc gia nông thôn nghèo tt hu tiến lên thành một cường quc kinh tế. Nhưng hin nay, các quc gia châu Á khác có thtóm ly mt thphn lớn hơn trong chiếc bánh FDI luôn tăng trưởng này. Cơ hội thu hút dòng vn FDI ngày mt nhiều hơn khi Bc Kinh ưu tiên khuyến khích tiêu dùng trong nước hơn xuất khẩu như là chiến lược để tăng trưởng nn kinh tế quc gia. Đầu tư trực tiếp nước ngoài khi được sdng mt cách chính xác sgiúp mt quc gia trthành căn cứ công nghip thông qua vic thúc đẩy vic làm, kích thích năng lc sn xut và hoạt động xut khu. Chcn nhìn vào kinh nghim ca Trung Quc srõ. Nhưng hin ti, chi phí đang tăng cao do tin lương nhân công tăng, đồng tin ni tmạnh hơn và chui giá trcũng tăng. Trong khi Trung Quc là quc gia thu hút dòng vn FDI ln nht thế gii trong nửa đầu năm 2012 thì dòng chy này đã suy gim 11 tháng trong 12 tháng qua. Suy thoái toàn cu là mt phn lý do để gii thích sst gim này và mt lý do na là schuyn dch dòng vn ra khi Trung Quc. Các công ty quc tế, đa phần là các nhà sn xut vn sdng nhiu lao động đang tìm cách mrng đầu tư của hnhng quc gia khác. Nhng quc gia mnh vngun lực lao động và có thtrường nội địa năng động sđược hưởng li trong trường hp này nht. Ví d:

Transcript of Nghiên cứu của HSBC: "Cuộc dịch chuyển vĩ đại của nguồn vốn FDI"

Page 1: Nghiên cứu của HSBC: "Cuộc dịch chuyển vĩ đại của nguồn vốn FDI"

Media Release

PUBLIC - Được phát hành bởi

NH TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam)

Trụ sở chính tại:

235 Đồng Khởi, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh

Web: www.hsbc.com.vn

Ngày 10 tháng 1 năm 2013

CUỘC DỊCH CHUYỂN VĨ ĐẠI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chuyển hướng sang các nước Đông

Nam Á và Ấn Độ như thế nào

Trong 20 năm qua, Trung Quốc là nước tiếp nhận nguồn vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài lớn nhất trong số các nước đang phát triển

Nhưng với chi phí ngày càng tăng do lương nhân công cao hơn và đồng Nhân

dân tệ tăng giá, Trung Quốc đang phải đối mặt với việc nhiều công ty đa quốc

gia tìm kiếm mở rộng sản xuất sang các quốc gia khác.

Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam sẽ hưởng lợi từ quá trình dịch chuyển này do

nguồn lao động dồi dào và thị trường nội địa phát triển mạnh.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Trung Quốc

từ một quốc gia nông thôn nghèo tụt hậu tiến lên thành một cường quốc kinh tế. Nhưng

hiện nay, các quốc gia châu Á khác có thể tóm lấy một thị phần lớn hơn trong chiếc

bánh FDI luôn tăng trưởng này. Cơ hội thu hút dòng vốn FDI ngày một nhiều hơn khi

Bắc Kinh ưu tiên khuyến khích tiêu dùng trong nước hơn xuất khẩu như là chiến lược

để tăng trưởng nền kinh tế quốc gia.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài khi được sử dụng một cách chính xác sẽ giúp một quốc

gia trở thành căn cứ công nghiệp thông qua việc thúc đẩy việc làm, kích thích năng lực

sản xuất và hoạt động xuất khẩu. Chỉ cần nhìn vào kinh nghiệm của Trung Quốc sẽ rõ.

Nhưng hiện tại, chi phí đang tăng cao do tiền lương nhân công tăng, đồng tiền nội tệ

mạnh hơn và chuỗi giá trị cũng tăng. Trong khi Trung Quốc là quốc gia thu hút dòng

vốn FDI lớn nhất thế giới trong nửa đầu năm 2012 thì dòng chảy này đã suy giảm 11

tháng trong 12 tháng qua. Suy thoái toàn cầu là một phần lý do để giải thích sự sụt

giảm này và một lý do nữa là sự chuyển dịch dòng vốn ra khỏi Trung Quốc.

Các công ty quốc tế, đa phần là các nhà sản xuất vốn sử dụng nhiều lao động đang tìm

cách mở rộng đầu tư của họ ở những quốc gia khác. Những quốc gia mạnh về nguồn

lực lao động và có thị trường nội địa năng động sẽ được hưởng lợi trong trường hợp

này nhất. Ví dụ:

Page 2: Nghiên cứu của HSBC: "Cuộc dịch chuyển vĩ đại của nguồn vốn FDI"

PUBLIC

Sản xuất hàng dệt may chảy vào Trung Quốc đã giảm 18,9% từ tháng Giêng

đến tháng Chín

Trong khi đó, dòng vốn FDI cho ngành sản xuất vào Indonesia và Thái Lan tăng

tương ứng 66% và 43%

Nhưng đây có vẻ không phải là một quá trình dễ dàng. Mạng lưới đường bộ và đường

sắt nghèo nàn làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài tương tự như những hạn chế

đầy khó khăn về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Ấn Độ và Philippines. Nhưng nhiều cải

cách đang diễn ra, đặc biệt là ở Ấn Độ. Riêng Indonesia và Việt Nam được đánh giá sẽ

được tận dụng lợi thế tốt hơn khi các nhà sản xuất các mặt hàng giá trị thấp đang đi

tìm những quốc gia có lực lượng lao động giá rẻ và thị trường tiêu dùng lớn. Và tín

dụng giá rẻ sẵn có và tăng trưởng chậm chạp tại các thị trường đã phát triển sẽ là một

động lực khác giúp thúc đẩy tiến trình này.

Sự dịch chuyển cơ cấu

Trung Quốc đã nhận được dòng vốn FDI cao nhất trong các nước đang phát

triển kể từ năm 1993 do lực lượng lao động dồi dào, thị trường trong nước rộng

lớn và một chính sách tạo thuận lợi

Nhưng chi phí nhân công ngày càng tăng lên, đồng Nhân dân tệ tăng giá và một

dân số lao động có chiều hướng giảm đang là động cơ thúc đẩy các công ty đa

quốc gia dịch chuyển cơ sở sản xuất

Các quốc gia với lực lượng lao động lớn, nhu cầu nội địa mạnh mẽ và chi phí

thấp đang là những điểm đến hấp dẫn.

Trong khi vốn đầu tư luôn luôn đổ vào những nơi có thể thu hồi lợi nhuận tốt nhất, việc

dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng lên mới chỉ diễn ra trong 25 năm vừa

Dòng vốn FDI vào các nước ĐNÁ đang tăng nhanh (% so

với toàn thế giới)

T

Q

Ấn

Độ

FDI từ Mỹ và Nhật tăng đáng kể trong những năm 2000 do

điều kiện chủ quan (tín dụng giá rẻ, chi phí trong nước

tăng) và khách quan (thị trường nước ngoài tăng trưởng

nhanh)

Châu

Âu

Mỹ Nhật Bản Trung Quốc

Page 3: Nghiên cứu của HSBC: "Cuộc dịch chuyển vĩ đại của nguồn vốn FDI"

PUBLIC

rồi. Và, cũng giống như nhiều câu chuyện kinh tế khác, Trung Quốc đã đóng vai trò

hàng đầu.

Quyết định của Bắc Kinh trong những năm 1990 đặt mục tiêu đưa FDI trở thành một

phần của chiến lược phát triển quốc gia là một bước đi quan trọng đối với đất nước

này và những nhà đầu tư nước ngoài. Sự hấp dẫn là không thể chối bỏ. Trung Quốc có

lợi thế lực lượng lao động nông thôn dư thừa (vào lúc đó khoảng 75% của tổng dân số)

có thể được chuyển vào các nhà máy để nâng cao năng lực sản xuất. Đất nước cũng

cần cải thiện kỹ năng và công nghệ để có thể cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Nếu

chỉ nói là Trung Quốc đã thành công thì vẫn còn chưa đánh giá hết câu chuyện về quốc

gia này.

Hiện nay, đối với Trung Quốc và các nước láng giềng, việc chuyển hóa nhà sản xuất

lớn nhất thế giới thành một nền kinh tế hướng tới tiêu dùng và có giá trị cộng thêm cao

mang một ý nghĩa lớn hơn. Các nước ASEAN, đặc biệt là những nước với đặc điểm

nhân khẩu học mạnh như Indonesia, Philippines và Việt Nam, cũng như Ấn Độ, có thể

dễ dàng nâng cao hiệu suất kinh tế bằng cách thu hút những ngành sản xuất cần nhiều

lao động hơn.

Các nước này đều nhận thức rõ về thành công của Trung Quốc trong việc sử dụng FDI

để thúc đẩy xuất khẩu và công nghệ. Việc các nước này quản lý dòng FDI vào và

những nỗ lực để thu hút thêm dòng vốn này, sẽ cung cấp một bức tranh rõ ràng về khả

năng của họ trong việc nâng cao hiệu suất và kiến thức công nghệ, hai thành tố quan

trọng cho tăng trưởng trong dài hạn.

Họ không bắt đầu từ con số không – FDI là một khái niệm quen thuộc ở phần lớn các

nước châu Á. Chỉ có điều là những thay đổi ở Trung Quốc đã cho thấy một cơ hội

khổng lồ để thúc đẩy FDI. Trước khủng hoảng tài chính châu Á, dòng vốn vào ASEAN

rất lớn, chiếm khoảng 8% tổng nguồn vốn lưu chuyển trên thế giới. Trong năm năm

sau khủng hoảng, dòng vốn này giảm khoảng 2% trên tổng vốn lưu chuyển trên thế

giới. Nhưng trong hai năm vừa rồi, các nhà đầu tư đã quay lại ASEAN bởi cả hai lý do:

tiềm năng tăng trưởng và lợi thế chi phí rẻ. Kết quả là dòng vốn vào ASEAN đã ngang

ngửa với phần vốn vào Trung Quốc, 7,6% so với 8,1%. Với sự tăng trưởng nhân khẩu

học tương đối tốt hơn, phần vốn FDI vào ASEAN sẽ có khả năng tăng lên trong thập kỷ

tới.

Cùng với sự dịch chuyển cơ cấu của Trung Quốc, ba sự phát triển có thể tạo động lực

thúc đẩy các công ty đa quốc gia tìm kiếm cơ hội ở các nước khác để hạ thấp chi phí

sản xuất và tăng lợi nhuận thu về:

Chi pí vốn rẻ từ các chính sách nới lỏng tiền tệ

Các đồng tiền mạnh tăng giá như Yên Nhật, Euro và Nhân dân tệ

Kinh tế trì trệ ở những nước phát triển

Page 4: Nghiên cứu của HSBC: "Cuộc dịch chuyển vĩ đại của nguồn vốn FDI"

PUBLIC

Trong thập kỷ trước, dòng vốn FDI đã bắt đầu chảy vào ASEAN và Ấn Độ để tận dụng

đặc điểm nhân khẩu học thuận lợi và tốc độ tăng trưởng nhanh. Nhưng các công ty đa

quốc gia cũng cân nhắc những yếu tố khác khi quyết định đầu tư, bao gồm môi trường

chính sách và sự thuận lợi khi làm ăn kinh doanh.

Gần đây, phần lớn đầu tư từ Nhật Bản đã chuyển tới các nước ASEAN như Thái Lan,

Indonesia và Việt Nam để đa dạng hóa rủi ro từ Trung Quốc. Điều này có ý nghĩa sâu

sắc đối với các nước này nếu họ thực hiện chính sách để tận dụng lợi ích từ sự dịch

chuyển.

Và không chỉ Nhật Bản. Các công ty từ nhiều nước khác cũng góp phần vào trào lưu

dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc khi họ đi tìm những cơ sở rẻ hơn. Ấn Độ là một

điểm đến hàng đầu khi sở hữu lực lượng dân số cùng kích cỡ. Ấn Độ có khoảng 800

triệu người trong độ tuổi lao động (từ 15 tới 64), trong đó 560 triệu người ở nông thôn.

Trung Quốc có khoảng 1 tỷ người trong tuổi lao động, trong đó 500 triệu ở vùng nông

thôn. Tuy nhiên, tới năm 2020, dân số nông thôn của Ấn Độ sẽ tăng tới 600 triệu trong

khi con số này ở Trung Quốc giảm xuống 385 triệu (dự báo của Liên hiệp quốc). Điều

này khiến Ấn Độ trở trên cạnh tranh hơn về lao động nhưng chúng tôi không nghĩ yếu

tố này tạo nên phần lớn lợi thế. Môi trường kinh doanh phức tạp, chính sách FDI hạn

chế, cơ sở hạ tầng nghèo nàn có thể làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài. Kết quả

là các nước khác như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam, mặc dù

không có kích cỡ dân số tương tự, tiếp tục mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư vì họ

cũng có những câu chuyện nhân khẩu học rất hay để kể.

Philippines và Việt Nam là hai nước có lực lượng lao động lớn và thị trường đủ lớn để

duy trì nhu cầu nội địa mạnh mẽ. Trong bảy năm, dân số Philippines sẽ tăng lên 110

triệu người (dự báo của Liên Hiệp Quốc) từ con số 96 triệu năm 2012. Mặc dù Việt

Nam có một dân số nhỏ hơn (89 triệu), nhưng nguồn cung lao động mạnh mẽ và rẻ ở

Dòng vốn FDI rất quan trọng đối với các nước châu Á đang

phát triển (% so với GDP)

Dòng vốn FDI góp phần vào phần % vốn đầu tư cho nhiều

quốc gia (FDI so với % tổng đầu tư

Page 5: Nghiên cứu của HSBC: "Cuộc dịch chuyển vĩ đại của nguồn vốn FDI"

PUBLIC

khu vực nông thôn (khoảng 70% dân số sống ở nông thôn) cho thấy Việt Nam có lợi

thế về sản xuất cần nhiều lao động.

Việt Nam có một mô hình đặt trọng tâm xuất khẩu tương tự với Trung Quốc. Việt Nam

đặt mục tiêu thu hút FDI trong lĩnh vực sản xuất thông qua chính sách và các ưu đãi

một cách mạnh mẽ hơn Philippines nhiều. Trong khi tiềm năng về kích cỡ thị trường

nhỏ hơn, Việt Nam cũng sẽ gia nhập câu lạc bộ 100 triệu vào giữa các năm 2020. Nếu

thu nhập tiếp tục tăng, chúng tôi tin Việt Nam sẽ trở thành một đích đến ngày càng hấp

dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.

Câu chuyện bên lề: Intel ở Việt Nam

Người khổng lồ trong lĩnh vực điện tử đã đầu tư 1 tỷ đô la Mỹ vào Việt Nam năm 2009.

Dòng vốn FDI trong lĩnh vực công nghệ cao vào Việt Nam đã tạo ra nhu cầu đối với lao

động có tay nghề. Để đáp ứng các tiêu chuẩn đặt ra, Intel đã gửi các nhân công Việt

Nam qua các cơ sở khác ở châu Á như một phần của chiến lược tuyển dụng. Công ty

cũng bắt đầu giải quyết sự thiếu hụt về lao động có tay nghề bằng cách nói chuyện với

các trường đại học Mỹ để xây dựng cơ sở ở Việt Nam.

Ví dụ này cho thấy các công ty đa quốc gia có thể nâng cả cung và cầu về tay nghề tại

nước được đầu tư. Nhưng cái cuối cùng tối đa hóa kiến thức công nghệ ở những nước

này lại là khả năng thẩm thấu của nền kinh tế. Trong trường hợp của Việt Nam, năng

lực thẩm thấu có thể được tăng lên với nền tảng giáo dục tốt hơn và các chính sách hỗ

trợ sự kết nối với các công ty nội địa.

Tìm kiếm một ngôi nhà mới

Ấn Độ có một đội ngũ lao động lớn và tiềm năng phát triển vững mạnh nhưng

môi trường kinh doanh và những chính sách về FDI vẫn còn nhiều điều chưa

kiện toàn.

Indonesia, Philippines và Việt Nam cũng có lực lượng lao động dồi dào cũng

như thị trường nội địa năng động đang ngày một phát triển.

Malaysia có môi trường kinh doanh mạnh và những chính sách hỗ trợ FDI

nhưng thị trường tại Malaysia còn nhỏ và mức lương cao cũng khiến Malaysia

kém cạnh tranh so với các nước khác.

Sự lan truyền: một cơ hội hoàn hảo

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức, bao gồm cả

các thương vụ sáp nhập và mua lại, mở rộng cơ sở sản xuất và xây dựng các nhà máy

mới. Các công ty đầu tư có thể đầu tư ở nước ngoài bằng việc thành lập chi nhánh

hoặc mở một công ty con ở nước ngoài, hoặc bằng việc thâu tóm cổ phần của một

công ty nước ngoài hoặc thông qua việc sát nhập hoặc thành lập một công ty liên

doanh.

Page 6: Nghiên cứu của HSBC: "Cuộc dịch chuyển vĩ đại của nguồn vốn FDI"

PUBLIC

Trong phần này, chúng tôi thảo luận những nước nào sẽ được hưởng lợi từ sự thay

đổi cơ cấu trong FDI. Ấn Độ và Philippines có nhiều tiềm năng rất lớn nhưng cơ sở hạ

tầng yếu kém và chính sách FDI hạn chế là những trở ngại chính cho những nước này.

Indonesia và Việt Nam sẽ có khả năng hưởng lợi nhiều nhất xét về mặt lợi thế chi phí.

Thái Lan với một môi trường kinh doanh tốt và một chuỗi cung cấp liên kết, là một điểm

đến hấp dẫn nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều rủi ro về chính trị và chi phí tiền lương.

Ấn Độ

Kể từ năm 1991 Ấn Độ đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong việc tạo ra một môi trường

khuyến khích đầu tư. Mặc dù dòng chảy vào Ấn Độ đã tăng đáng kể trong những năm

gần đây thì nguồn vốn FDI vẫn được đánh giá là khá thấp so với tăng trưởng GDP của

Ấn Độ.

Với một quốc gia có tiềm năng tiêu dùng lớn (dân số hơn 1,2 tỷ), thu nhập cao và lực

lượng lao động dồi dào, Ấn Độ đang thu hút nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư.

Lĩnh vực dịch vụ tiếp nhận FDI nhiều nhất, tiếp theo là lĩnh vực phần mềm và phần

cứng máy tính, viễn thông, nhà ở và bất động sản, hoạt động xây dựng và điện lực.

Tuy nhiên, rất nhiều việc cần được thực hiện, chẳng hạn như gỡ bỏ những hạn chế về

quyền sở hữu cổ phần nước ngoài trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các ngành công

nghiệp dịch vụ. Ví dụ, vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt và lâm nghiệp chủ yếu

được các công ty độc quyền nhà nước nắm giữ và không cho phép các công ty nước

ngoài mua cổ phần.

Với một vài ngoại lệ, sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp cũng không được

phép mặc dù sản xuất lương thực tiếp tục không đủ để đáp ứng nhu cầu. Ngoài ra, sở

hữu nước ngoài tại các công ty xuất bản và báo chí bị giới hạn tối đa là 26%. Trong

Dòng vốn FDI vào các nước châu Á mới nổi (ngoài trự TQ) đã tăng (so với % thế giới)

Page 7: Nghiên cứu của HSBC: "Cuộc dịch chuyển vĩ đại của nguồn vốn FDI"

PUBLIC

lĩnh vực dịch vụ tài chính, sở hữu nước ngoài ở các ngân hàng nội bị giới hạn đến 74%

và là 26% đối với các công ty bảo hiểm.

Tuy nhiên, nhiều cải cách đang được tăng tốc thực hiện, mặc dù vẫn ở mức từ từ.

Trong tháng 1.2012, chính phủ cho phép sở hữu 100% vốn nước ngoài đối với các cửa

hàng sở hữu một thương hiệu, cung cấp cho các nhà bán lẻ 30% nguồn hàng hóa của

họ sản xuất từ Ấn Độ.

Sau đó, vào tháng 12.2012, chính phủ tiếp tục cho phép sở hữu 51% vốn đầu tư nước

ngoài trong bán lẻ đa thương hiệu. Điều này sẽ cho phép các nhà bán lẻ như Walmart

và Tesco mở siêu thị tại Ấn Độ. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để tuyên bố thắng lợi vì

các tiểu bang của Ấn Độ sẽ có phán quyết cuối cùng là liệu có áp dụng những điều luật

mới về FDI hay không.

Đó là những phát triển tích cực và còn có thể mở đường cho những cải cách hơn nữa,

chẳng hạn như nâng trần đầu tư trực tiếp nước ngoài ở lĩnh vực bảo hiểm từ 26% lên

49%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ làm phong phú thêm cho nền kinh tế Ấn Độ như

thế nào vẫn còn phụ thuộc nhiều vào cách thức thực hiện những chính sách này ra sao.

Trong khi Ấn Độ hội tụ tất cả các yếu tố tích cực để phát triển (như dân số đông, thị

trường nội địa lớn) vẫn còn những trở ngại đang tồn đọng. Thiếu cơ sở hạ tầng hạn

chế năng lực sản suất, lĩnh vực sản xuất cần phải được phát triển và tốc độ tăng

trưởng việc làm vẫn còn quá thấp.

Chúng tôi tin tưởng rằng Ấn Độ sẽ thu hút nhiều FDI hơn vì tiềm năng tăng trưởng của

Ấn Độ vẫn còn bao la. Ví dụ, đầu tư trong ngành sản xuất có thể cải thiện năng lực sản

xuất đáng kể và thu hút nhiều lao động đến các thành phố (lao động dồi dào và hơn

70% người Ấn Độ sống ở khu vực nông thôn).

Đầu tư nước ngoài cũng có thể đóng một vai trò lớn trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng.

Hiện nay chỉ có 12% tổng vốn đầu tư ở Ấn Độ được rót vào các dự án cơ sở hạ tầng.

Tuyến đường sắt và ngành điện hoạt động không hiệu quả vẫn bị chi phối bởi doanh

nghiệp Nhà nước. Nới lỏng những rào cản đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các lĩnh

vực này sẽ tạo một sự khác biệt rất lớn, nhưng tất cả vẫn còn phụ thuộc nhiều vào tốc

độ cải cách.

Indonesia

Trong khi Indonesia có thể không phải là quốc gia thân thiện nhất ở châu Á nhưng đất

nước này có rất nhiều các điểm thu hút làm cho các nhà đầu tư bỏ qua yếu tố cơ sở hạ

tầng nghèo nàn và môi trường kinh doanh cồng kềnh. Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam

Á đang ở trong tầm ngắm của rất nhiều nhà đầu tư toàn cầu. Nhân khẩu học của

Indonesia rất hứa hẹn, với gần 50% dân số ở khu vực thành thị và 62% dân số trẻ hơn

độ tuổi 35.

Page 8: Nghiên cứu của HSBC: "Cuộc dịch chuyển vĩ đại của nguồn vốn FDI"

PUBLIC

Trong hai thập kỷ tới, chúng tôi tin rằng lực lượng lao động tại đây sẽ tiếp tục mở rộng

trong khi các nước như Trung Quốc và Thái Lan sẽ có sự giảm sút. Lim Su Sian - nhà

kinh tế học về Indonesia của HSBC hy vọng trong ngắn hạn nền kinh tế sẽ tăng trưởng

mạnh mẽ khoảng 6,1% trong hai năm tới.

Quốc gia này đã mở cửa cho các nhà đầu tư quốc tế kể từ giữa những năm 1980.

Trong khi một số các dòng vốn chuyển hướng do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài

chính châu Á thì những cải cách kinh tế tiếp theo, bao gồm cả sự ra đời của đạo luật

đầu tư mang tính bước ngoặt trong năm 2007 đã cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài

tại đây phục hồi. Trong sáu năm qua, dòng vốn đã tăng trung bình 22% một năm. Tỷ lệ

tăng trưởng gần đây đã tăng tốc từ 20,1% trong năm 2011 lên đến 27,2% (từ đầu năm

đến nay, và so với cùng kỳ năm trước từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2012). Dòng vốn

đầu tư đến từ Nhật Bản đã tăng tốc nhanh nhất. Tuy nhiên, xét về tỷ lệ % của FDI trên

GDP, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Indonesia vẫn còn yếu so với một số quốc gia

khác nhưng dòng vốn này đã tăng trưởng với tốc độ rất nhanh.

Lĩnh vực sản xuất đang có sự tăng trưởng nhiều nhất trong vốn đầu tư nước ngoài

(Biểu đồ 36), mặc dù khu vực dịch vụ tiếp tục thu hút phần lớn các dòng vốn. Trong

năm năm qua, tỷ lệ FDI được phân bổ như sau: - lĩnh vực dịch vụ 55%, lĩnh vực sản

xuất 33,3% và lĩnh vực chính khác 11,2%. Các số liệu mới nhất từ đầu năm đến nay

cho thấy cho thấy rằng lĩnh vực chính khác đã mở rộng 36,8%, sản xuất 40,2% và dịch

vụ giảm 9,2%.

Sản xuất nhiều thêm có nghĩa là việc làm sẽ tăng thêm và liên kết vào chuỗi cung ứng

toàn cầu sẽ tăng lên. Điều đó cũng cho thấy rằng Indonesia còn có thể nâng cao năng

lực sản xuất bằng cách tiếp thu nhiều kiến thức công nghệ kỹ thuật. Không thiếu những

nỗ lực đang được thực hiện. Ban Điều phối Đầu tư Indonesia và Hội đồng Nhà nước

về xúc tiến các hoạt động xuất khẩu và đầu tư đã làm việc với nhau để thúc đẩy đầu tư

trực tiếp nước ngoài, xuất khẩu và đề ra nhiều cải cách. Đồng thời những bước tiến

đáng kể cũng đã được thực hiện để cải thiện các lĩnh vực tài chính, mặc dù lĩnh vực

bảo hiểm và trợ cấp xã hội còn tương đối kém phát triển.

Cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh vẫn là một thách thức, nhưng chính phủ đang

tiến hành các bước để giải quyết vấn đề này. Nhìn chung, triển vọng đầu tư trực tiếp

nước ngoài đang rất tích cực. Chính sách thương mại đã được tự do hóa thông qua

các thỏa thuận quốc tế, lực lượng lao động tương đối rẻ và phong phú và nhu cầu

trong nước tăng trưng mạnh mẽ. Chúng tôi nghĩ rằng Indonesia sẽ có thể tăng dòng

vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thập kỷ tới.

Việt Nam

Nếu tính tỷ lệ với GDP, Việt Nam là nước lớn đứng thứ hai về thu hút vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài tại Đông Nam Á sau Singapore. Thành quả này có được là do Việt

Nam có nguồn lao động giá rẻ nhất trong số các nước Đông Nam Á và môi trường kinh

Page 9: Nghiên cứu của HSBC: "Cuộc dịch chuyển vĩ đại của nguồn vốn FDI"

PUBLIC

doanh cạnh tranh hơn so với Ấn Độ, Philippin, Indonesia, mặc dù Việt Nam vẫn còn

thua đáng kể so với Thái Lan và Malaysia.

Tỷ lệ đô thị hóa vẫn còn thấp ở mức 30% và sẽ tiếp tục tăng tốc trong vài năm tới. Điều

này có nghĩa rằng sự gia tăng năng lực sản xuất từ những người nông dân di cư vào

thành phố trong hai thập kỷ qua sẽ còn tiếp tục diễn ra. Cùng với điều này, hơn 60%

dân số Việt Nam dưới 35 tuổi và chúng tôi hy vọng lực lượng lao động sẽ gia tăng

trong hai thập kỷ tới. Điều này có nghĩa là Việt Nam sẽ có nhu cầu trong nước nhiều

hơn và áp lực tiền lương ít hơn các nước khác.

Trong vài năm qua, Việt Nam đã phần nào đánh mất hào quang là một trong những

nước thực hiện tốt nhất đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu vực do lạm phát không

ổn định và quản lý kém hiệu quả đối với nền kinh tế. Điều này đã làm dòng vốn FDI

chậm lại nhưng Việt Nam vẫn là một đất nước phát triển mạnh mẽ so với quy mô quốc

gia. Điều này giúp Việt Nam có thị phần trong thị trường sản xuất hàng hoá cần tay

nghề thấp như dệt may và giày dép. Xuất khẩu của Việt Nam cũng đang gia tăng về giá

trị do đầu tư nước ngoài trong ngành điện tử của Hàn Quốc và Nhật Bản.

Việc Nhật Bản tăng nhanh đầu tư vào Việt Nam được xem là dấu hiệu tích cực cho

năng lực sản xuất và tăng trưởng trong ngành sản xuất trong tương lai. Năm 2011, đầu

tư của Nhật Bản chiếm 25% tổng số dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt

Nam, và từ đầu năm đến tháng 10.2012, con số này đã tăng tới 58%.

Theo một khảo sát của Tổ chức Xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO), các nhà đầu tư

Nhật Bản đánh giá Việt Nam là điểm đến hấp dẫn do chi phí sản xuất thấp, lực lượng

lao động dồi dào và ổn định về mặt chính trị. Họ đánh giá Việt Nam có chi phí rẻ hơn

và ổn định hơn so với Thái Lan và Trung Quốc.

Tuy nhiên, Việt Nam tụt hậu so với cả Trung Quốc và Thái Lan về kết nối với các thị

trường trong khu vực và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản có đầu tư

tại đây. Đồng yên Nhật mạnh hơn tiền Đồng là một điểm tích cực nữa, cùng với sự hỗ

trợ của chính phủ Nhật Bản cho các hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Cuộc khảo sát cho thấy nếu Việt Nam tiếp tục cải thiện các điều kiện kinh tế thì đầu tư

trực tiếp nước ngoài có khả năng tăng tốc. Các lĩnh vực quan ngại bao gồm cơ sở hạ

tầng, tiếp cận với nguyên vật liệu thô, thuế hải quan, thủ tục hành chính, tham nhũng

và hàng hóa trung gian cho sản xuất. Ngay cả trong môi trường kinh doanh hiện tại,

nhiều công ty Nhật Bản đang đổ xô đến Việt Nam để giảm chi phí và mở rộng cơ sở

sản xuất của họ.

Với việc Chính phủ ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô hơn là tốc độ tăng trưởng nhanh

chóng, chúng ta vẫn còn hy vọng Việt Nam sẽ có nhiều tiến bộ. Trong thập kỷ tới, khi

chi phí sản xuất tăng lên ở Trung Quốc và Thái Lan, Việt Nam có thể được định vị để

lấp đầy khoảng trống và di chuyển lên cao trong chuỗi giá trị.

Page 10: Nghiên cứu của HSBC: "Cuộc dịch chuyển vĩ đại của nguồn vốn FDI"

PUBLIC

Thái Lan

Xét về môi trường kinh doanh, Thái Lan là một trong những quốc gia cạnh tranh nhất ở

khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Malaysia. Liên kết đến các thị trường khu vực của Thái

Lan rất mạnh, được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng khá, và trình độ tay nghề cao. Thái Lan

được xem là một điểm đến lý tưởng cho các nhà sản xuất Nhật Bản.

Tuy nhiên, trong khi Thái Lan đã là một trung tâm sản xuất được thành lập cho các nhà

đầu tư Nhật Bản, các công ty vẫn đang ngày càng tìm cách để chia sẻ rủi ro như chính

trị và lũ lụt. Ngoài ra, chi phí lao động tại Thái Lan đang cao hơn so với các nước Đông

Nam Á khác, mặc dù Thái Lan có lợi thế về trình độ lao động có kỹ năng cũng như môi

trường kinh doanh thuận tiện. Điều này có nghĩa là đối với các doanh nghiệp nhạy cảm

về vấn đề chi phí và cần lực lượng sản xuất có tay nghề không cao thì Thái Lan trở

thành quốc gia kém hấp dẫn.

Cùng với điều này, tỷ lệ tăng trưởng dân số đang độ tuổi lao động của Tháo Lan bắt

đầu giảm trong thập kỷ này, điều đó có nghĩa là áp lực tiền lương đó sẽ tiếp tục tăng,

và sẽ thêm vào áp lực chi phí cho doanh nghiệp. Như vậy, Thái Lan có khả năng tập

trung vào lĩnh vực sản xuất các mặt hàng cao – trung cấp, để lại thị trường cấp thấp

sang các nước như Việt Nam và Indonesia.

Philippines

Chúng tôi tin rằng Philippines có tiềm năng lớn để thu hút đầu tư, nhưng cần phải thực

hiện nhiều cải cách cần thiết. Trong khi đầu tư trực tiếp đang tăng từ một nền tảng cơ

bản thấp, chính sách hạn chế (sở hữu nước ngoài được giới hạn 40% đối với hầu hết

các ngành) và một môi trường kinh doanh thiếu cạnh tranh (xếp hạng tồi tệ nhất trong

các nước Đông Nam Á theo Ngân hàng Thế giới) làm cho Philippines là một trong

những nơi ít hấp dẫn nhất cho các nhà đầu tư.

Nhưng Philippines không nên ở vào vị thế này. Tiêu thụ mạnh mẽ và tăng trưởng dân

số lao động sẽ cao nhất trong khu vực trong vòng ba thập kỷ tiếp theo (dự báo Liên

Hiệp Quốc). Nhưng điều kiện chính trị cho thấy cải cách khó có thể được thực hiện cho

đến năm 2016 - thời điểm mà tổng thống hiện thời hết nhiệm kỳ. Như vậy, chúng tôi tin

rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ chỉ tăng nhẹ ở Philippines.

Rủi ro

Trong khi dòng vốn FDI có thể là một nguồn đầu tư và việc làm quan trọng, chưa kể

kiến thức công nghệ thì việc thu hút các công ty đa quốc gia trong khi không có chính

sách chủ động để tối đa hóa lợi ích có thể gây rủi ro đối với nước chủ nhà. Thứ nhất,

các công ty đa quốc gia đầu tư không có động cơ giúp đỡ nước chủ nhà phát triển.

Dòng vốn tự nhiên là chảy vào những quốc gia nào có môi trường thuận lợi, có các ưu

đãi về thuế và ưu đãi thương mại, có các khu công nghiệp, nhân công giá rẻ, tiếp cận

thị trường,v.v… Nếu nước chủ nhà cung cấp tất cả những lợi ích đó (miễn thuế, khu

công nghiệp, v.v...) mà không phân tích cẩn thận sự thâm nhập của một công ty nước

Page 11: Nghiên cứu của HSBC: "Cuộc dịch chuyển vĩ đại của nguồn vốn FDI"

PUBLIC

ngoài sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho sự phát triển của đất nước, thì có thể thu

được những kết quả có hại. Ví dụ, cạnh tranh mạnh từ các công ty đa quốc gia có hoạt

động hiệu quả hơn sẽ chèn ép các ngành công nghiệp non trẻ trong nước. Các công ty

đa quốc gia này có thể sẽ rời bỏ nước chủ nhà một khi những lợi thế biến mất và nước

chủ nhà sẽ bị bỏ lại với ngành công nghiệp nội địa bị cạn kiệt cũng như mất vốn và việc

làm. Như vậy, một quốc gia ít phát triển hơn được thúc đẩy để hưởng lợi từ đầu tư trực

tiếp nước ngoài và thúc đẩy chuyển giao công nghệ có hiệu qiả và phổ biến cần phải

cẩn thận chọn loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp và có lợi nhất cho sự phát

triển riêng của mình. Đồng thời, cần thiết phải có một cách tiếp cận tích cực để hỗ trợ

chuyển giao công nghệ thay vì dựa hoàn toàn vào hên xui may rủi có thể rất nguy hiểm.

Kết luận

Thu hút sản xuất có tay nghề thấp đem lại một cơ hội lớn cho các nước đang phát triển

để tạo ra việc làm cho nguồn cung lao động dư thừa. Tuy nhiên, Trung Quốc đã cho

thấy, đầu tư trực tiếp nước ngoài đem lại nhiều hơn, chẳng hạn như việc tiếp cận vào

công nghệ mới và các liên kết đến các thị trường toàn cầu. Các nước Đông Nam Á có

thể đi theo con đường này.

Indonesia và Việt Nam dường như đang có được vị thế tốt nhất trong quá trình chuyển

dịch đầu tư trực tiếp nước ngoài này, trong khi chúng tôi tin rằng Ấn Độ có tiềm năng

rất lớn nhưng cần phải phải thực hiện nhiều cải cách. Thật vậy, “cải cách” là từ khoá

quan trọng đối với hầu hết các quốc gia để khi thực hiện tốt điều này sẽ tối đa hóa lợi

ích của FDI nhưng cũng sẽ cần rất nhiều thời gian.

Nhìn chung, chúng tôi rất lạc quan về tăng trưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở đa số

các nước Đông Nam Á và Ấn Độ. Nếu các công ty đa quốc gia ưu tiên nhiều cho hoạt

động nghiên cứu và phát triển, họ có thể đem lại công nghệ cần thiết để xây dựng năng

lực sản xuất trong nước. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo chính trị và các nhà hoạch định

chính sách phải đảm bảo rằng các khoản đầu tư này được sử dụng phù hợp với nhu

cầu phát triển của đất nước họ. Nếu họ thực hiện chính sách để thúc đẩy khả năng tiếp

thu công nghệ và cải thiện môi trường kinh doanh, họ có thể nâng cao năng lực sản

xuất và tạo ra một nguồn tăng trưởng bền vững về lâu dài.

-----------------------------------------------------------------------------

Thông tin báo chí vui lòng liên hệ: Lý Hoài Anh +84 8 3520 3483 [email protected]

Ghi chú cho Ban biên tập: Những quy định quan trọng về công bố thông tin Tài liệu này được chuẩn bị và phát hành bởi Bộ phận Nghiên cứu của HSBC. Tài liệu này chỉ mang tính chất cung cấp thông tin và không được xem như một đề nghị chào bán hay tư vấn chào mua chứng khoán hay bất kỳ sản phẩm đầu tư nào khác được đề cập trong tài liệu này hoặc dùng để phục vụ cho

Page 12: Nghiên cứu của HSBC: "Cuộc dịch chuyển vĩ đại của nguồn vốn FDI"

PUBLIC

chiến lược kinh doanh. Những nhận định trong tài liệu này mang tính tổng quát và không nên được xem như nhận định cá nhân, vì tài liệu này được chuẩn bị mà không dựa vào mục đích, tình trạng tài chính hay nhu cầu của bất kỳ một nhà đầu tư cụ thể nào. Do đó, các nhà đầu tư trước khi hành động dựa trên những nhận định này, cần xem xét tính phù hợp của chúng, về mục đích, tình trạng tài chính hay nhu cầu. Nếu cần thiết, có thể tìm đến tư vấn của chuyên gia đầu tư và tư vấn thuế. HSBC Việt Nam Ngân hàng HSBC mở văn phòng đầu tiên ở Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) vào năm 1870 và đã có mặt tại Việt Nam trên 140 năm. Tháng 1 năm 2009, HSBC là ngân hàng nước ngoài đầu tiên thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài với tên gọi Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam). Hiện tại, mạng lưới hoạt động của ngân hàng bao gồm một sở giao dịch chính, một chi nhánh và năm phòng giao dịch tại TP. Hồ Chí Minh, một chi nhánh, ba phòng giao dịch và một quỹ tiết kiệm tại Hà Nội, bốn chi nhánh tại Bình Dương, Cần Thơ, Đà Nẵng, và Đồng Nai và hai văn phòng đại diện tại Hải Phòng và Vũng Tàu. HSBC hiện là một trong những ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam xét về mạng lưới hoạt động, sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng. Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải là sáng lập viên của Tập đoàn HSBC. Với khoảng 6.900 văn phòng và chi nhánh tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ và tài sản trị giá 2.721tỷ đô la Mỹ tính tới 30 tháng 9 năm 2012, Tập đoàn HSBC là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính và ngân hàng lớn nhất thế giới.