Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và...

228
8/12/2019 Nghiên c u áp d ng ph ng pháp gia keo ki m tính cho quá trình s n xu t gi y và các tông bao gói http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 1/228  1 B CÔNG THƯƠ NG TNG CÔNG TY GIY VIT NAM CÔNG TY TNHH - VI N CÔNG NGHIP GIY XENLUYLÔ **************&************ BÁO CÁO TNG K T ĐỀ TÀI CP B NĂM 2011 NGHIÊN CỨ U ÁP DNG PHƯƠ NG PHÁP GIA KEO KIM TÍNH CHO QUÁ TRÌNH SN XUT GIY VÀ CÁC TÔNG BAO GÓI Cơ  quan ch qun: B CÔNG THƯƠ NG Cơ  quan ch trì: CÔNG TY TNHH - VI N CN GIY XENLUYLÔ Ch nhim đề tài: Đỗ Thanh Tú  sư  công ngh giy 9024 HÀ NI 01/2012 WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Transcript of Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và...

Page 1: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 1/228

  1

BỘ CÔNG THƯƠ NGTỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH - VIỆN CÔNG NGHIỆP GIẤY XENLUYLÔ**************&************

BÁO CÁO TỔNG K ẾT

ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2011

NGHIÊN CỨ U ÁP DỤNG PHƯƠ NG PHÁP GIA KEO KIỀM TÍNHCHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY VÀ CÁC TÔNG BAO GÓI

Cơ  quan chủ quản: BỘ CÔNG THƯƠ NG 

Cơ  quan chủ trì:  CÔNG TY TNHH - VIỆN CN GIẤY XENLUYLÔ 

Chủ nhiệm đề tài:  Đỗ Thanh TúK ỹ sư  công nghệ giấy

9024

HÀ NỘI 01/2012

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 2: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 2/228

  2

MỤC LỤC

TT Nội dung Trang

MỞ ĐẦU 1

I Tổng quan về  nguyên liệu bao bì hòm hộ p cũ  (OCC) cho quátrình sản xuất giấy và các tông bao gói, quá trình gia keo chốngthấm cho giấy và các tông bao gói từ nguyên liệu OCC.

4

1.1 T ổ ng quan về   nguyên liệu bao bì hòm hộ p cũ  (OCC) cho quá

trình sản xuấ t giấ  y và các tông bao gói.

4

1.2 Quá trình gia keo chố ng thấ m cho giấ  y và các tông bao gói t ừ  nguyên liệu bao bì hòm hộ p cũ (OCC)

7

1.2.1 Quá trình gia keo bằng keo nhự a thông 7

1.2.2 Quá trình gia keo kiềm tính (AKD) 9 K ế t luận và định hướ ng nghiên cứ u 19

II Nguyên liệu và phươ ng pháp nghiên cứu 21

2.1 Nguyên liệu, hóa chấ t và thiế t bị nghiên cứ u 21

2.2 Phươ ng pháp nghiên cứ u 23

III K ết quả nghiên cứu và thảo luận 24

3.1 Khảo sát thự c tr ạng sử  d ụng nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ pcũ ) trong sản xuấ t giấ  y và các tông bao gói có gia keo chố ng

thấ m bằ ng keo AKD (keo chố ng thấ m kiề m tính)

24

3.2 Nghiên cứ u ảnh hưở ng của khoảng pH và mứ c dùng keo đế nhiệu quả  quá trình gia keo chố ng thấ m bằ ng keo AKD (keo

chố ng thấ m kiề m tính) trong quá trình sản xuấ t giấ  y và các tông

bao gói.

25

3.2.1 Ảnh hưở ng của pH và mứ c dùng keo AKD đến hiệu quả quátrình gia keo

26

3.2.2 Ảnh hưở ng của pH đến tính chất cơ  lý của giấy 27

3.3 Nghiên cứ u ảnh hưở ng của chủng loại nguyên liệu và quá trình

 xử  lý nguyên liệu (quá trình r ử a bột giấ  y) đế n hiệu quả quá trình gia keo.

28

3.4 Nghiên cứ u ảnh hưở ng của quá trình tuần hoàn nướ c tr ắ ng đế nhiệu quả của quá trình gia keo chố ng thấ m bằ ng keo AKD (keo

chố ng thấ m kiề m tính) trong quá trình sản xuấ t giấ  y và các tông

bao gói.

29

3.4.1 Ảnh hưở ng của lượ ng nướ c trắng tuần hoàn trong vòng tuần 30

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 3: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 3/228

  3

hoàn ngắn (vòng tuần hoàn hoàn trên hình 1.2) đến hiệu quả của quá trình gia keo.

3.4.2 Ảnh hưở ng của lượ ng nướ c trắng tuần hoàn trong vòng tuầnhoàn dài (vòng tuần hoàn hoàn trên hình 1.2) đến hiệu quả của quá trình gia keo.

31

3.4.3 Nghiên cứ u ảnh hưở ng của các ion kim loại trong nướ c trắngđến hiệu quả quá trình gia keo 32

3.5 Nghiên cứ u so sánh một số  loại keo AKD (keo chố ng thấ m kiề mtính) thươ ng phẩ m đ ang l ư u hành đế n hiệu quả gia keo trong sản

 xuấ t giấ  y và các tông bao gói.

34

3.6 K ế t luận 34

3.7 S ản xuấ t thử   nghiệm giấ  y và các tông bao gói gia keo chố ng

thấ m bằ ng keo AKD (keo chố ng thấ m kiề m tính)

35

3.7.1 Quy trình sản xuất thử  nghiệm 35

3.7.2 Sản xuất thử  nghiệm giấy bao gói gia keo chống thấm bằngkeo AKD

36

3.8 Ướ c tính chi phí nguyên nhiên liệu tr ự c tiế  p cho quá trình sản

 xuấ t 1 t ấ n giấ  y bao gói gia keo chố ng thấ m bằ ng keo AKD.

37

K ết luận và kiến nghị  39

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 4: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 4/228

  4

DANH MỤC CÁC BẢ NG BIỂU

Bảng Nội dung Trang

Bảng 1.1 Tỷ lệ một số thành phần chính trong các tông sóng Châu Á vàMỹ 

5

Bảng 1.2 Ảnh hưở ng của độ dài gốc R tớ i hiệu quả gia keo AKD 10

Bảng 2.1 Thành phần bột giấy từ  nguyên liệu OCC 21

Bảng 2.2 Tính chất cơ  lý của bột giấy từ  nguyên liệu OCC 21

Bảng 2.3 Một số thông số k ỹ thuật của các loại keo AKD 22

Bảng 2.4 Một số thông số k ỹ thuật của tinh bột cation 22

Bảng 3.1 K ết quả khảo sát tại một số cơ  sở  sản xuất giấy và các tông baogói

25

Bảng 3.2 Ảnh hưở ng của mứ c dùng keo AKD và pH đến độ hút nướ cCobb60

26

Bảng 3.3 Ảnh hưở ng của pH đến tính chất cơ  lý của giấy 27

Bảng 3.4 Ảnh hưở ng của chủng loại nguyên liệu và quá trình xử  lýnguyên liệu đến hiệu quả quá trình gia keo

28

Bảng 3.5 Ảnh hưở ng của lượ ng nướ c trắng tuần hoàn trong vòng tuầnhoàn ngắn đến hiệu quả quá trình gia keo

31

Bảng 3.6 Ảnh hưở ng của lượ ng nướ c trắng tuần hoàn trong vòng tuầnhoàn dài đến hiệu quả quá trình gia keo

32

Bảng 3.7 Ảnh hưở ng của chủng loại keo AKD đến hiệu quả quá trình giakeo

34

Bảng 3.8 Độ hút nướ c và độ dẫn nướ c trắng của giấy bao gói sản xuất thử  

nghiệm

36

Bảng 3.9 Ướ c tính chi phí nguyên nhiên liệu trự c tiếp cho sản xuất 1 tấngiấy bao gói

37

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 5: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 5/228

  5

 

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 

Hình Nội dung Trang

Hình 1.1 Phản ứ ng biến tính nhự a thông bằng axít furmaríc 8

Hình 1.2 Phản ứ ng tổng hợ p keo AKD 10

Hình 1.3 Phản ứ ng của AKD vớ i nhóm OH của xenluylô 12

Hình 1.4 Phản ứ ng của keo AKD vớ i H2O 12

Hình 1.5 Các giai đoạn của quá trình gia keo AKD 13

Hình 1.6 Phản ứ ng tạo thành muối Keton khi có mặt Ca

2+

, Al

3+

17Hình 1.7 Ảnh hưở ng của ion Al3+ lên hiện tượ ng hồi keo AKD 18

Hình 1.8 Sơ  đồ khối dây chuyền công nghệ sản xuất giấy và các tông baogói từ  giấy loại (OCC)

Hình 1.9 Sơ  đồ khối dây chuyền lớ p mặt, lớ p lót và lớ p đế của Công ty Cổ phần giấy Lam Sơ n

Hình 3.1 Ảnh hưở ng của ion kim loại đến độ hút nướ c Cobb60  33

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 6: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 6/228

  6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT

Chữ  viết tắt Tên tiếng anh Tên tiếng việt

AKD Alkyl Ketene Dimer Keo AKD

ASA Alkyl Succinic Anhydrides Keo ASA

PCC Precipitated Cancium Carbonate Bột đá can xi cacbonat k ết tủa

GCC Ground Cancium Carbonate Bột đá canxi cacbonat nghiền

ppm Part per Million Phần triệu

HST Hercules Size Test Phươ ng pháp đo hiệu quả gia keo

KTĐ  Khô tuyệt đối

TCVN Tiêu chuẩn Việt NamCS Cationic starch Tinh bột cation

DS Degree of Substitution Độ thế của tinh bột

OCC Old Corrugated Containers Bao bì hòm hộ p cũ 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 7: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 7/228

Page 8: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 8/228

  8

Ư u điểm của gia keo chống thấm cho giấy và các tông bao gói bằng keo nhựa

thông là hiệu quả gia keo cao và tức thờ i, giấy đanh và cứng. Ngày nay, để tăng hiệu

quả chống thấm của keo nhựa thông, các thế hệ keo nhựa thông mớ i đượ c nghiên cứu

và áp dụng thành công vào trong thực tế. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất giấy và

các tông bao gói gia keo chống thấm bằng keo nhựa thông có một số nhượ c điểm: quá

trình khống chế  pH gặ p nhiều khó khăn (tốn nhiều phèn), hiệu quả  tuần hoàn nướ c

tr ắng thấ p, xuất hiện các đốm keo trên bề  mặt giấy, dính chăn lướ i, giá thành nhựa

thông cao. Hơ n nữa, gia keo chống thấm bằng keo nhựa thông sinh nhiều bọt, làm thao

tác chạy máy gặ p nhiều khó khăn, thất thoát lượ ng bột giấy theo bọt v.v…

Từ những năm 1980 cho đến nay, ngành công nghiệ p sản xuất giấy và các tông

trên thế giớ i nói chung và ở  trong nướ c nói riêng đã có những chuyển đổi quan tr ọng về 

công nghệ gia keo nội bộ  trong môi tr ườ ng axít sang gia keo trong môi tr ườ ng kiềm.

Thực tế sản xuất trên thế giớ i và trong nướ c cho thấy công nghệ gia keo nội bộ trongmôi tr ườ ng kiềm có những ưu điểm hơ n so vớ i công nghệ  gia keo nội bộ  trong môi

tr ườ ng axít.

 Những ưu điểm của gia keo nội bộ trong môi tr ườ ng kiềm:

+ Quá trình nghiền bột dễ  dàng hơ n, giảm tiêu hao năng lượ ng cho quá trình

nghiền bột.

+ Giảm giá thành sản phẩm do nâng cao hàm lượ ng chất độn vô cơ  trong giấy

+ Tiết kiệm lượ ng nướ c sạch cho sản xuất do sử dụng hiệu quả nướ c tr ắng trongquá trình sản xuất.

+ Giấy có độ bền cơ  học, độ tr ắng và độ đục cao hơ n

+ Giảm chi phí khấu hao thiết bị nhờ  sự giảm ăn mòn của các thiết bị trong quá

trình sản xuất.

+ Năng suất chạy máy cao hơ n do ít xảy ra sự cố bám dính chăn lướ i

Hiện nay,

ở  trong n

ướ c ngu

ồn nguyên li

ệu ch

ủ yếu sản xu

ất gi

ấy bao gói và các

tông là sử dụng OCC (Old Corrugated Containners). Tuy nhiên, chất lượ ng OCC ngày

càng thấ p do quá trình tái sinh nhiều lần và chứa nhiều các tạ p chất như: mực in, tinh

 bột, chất độn v.v… Hơ n nữa, trong sản xuất để hạn chế nướ c thải, tiết kiệm nướ c công

nghệ các nhà máy thườ ng sử dụng lượ ng nướ c tuần hoàn lớ n và hạn chế quá trình r ửa,

làm sạch, loại bỏ  tạ p chất trong giai đoạn chuẩn bị bột. Những yếu tố này ảnh hưở ng

đến hiệu quả  của quá trình gia keo, quá trình gia keo không ổn định, tăng mức dùng

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 9: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 9/228

  9

keo. Tr ướ c thực tr ạng nêu trên, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưở ng đến hiệu quả quá

trình gia keo kiềm tính AKD và đưa ra quy trình gia keo kiềm tính thích hợ  p là một

việc làm r ất cần thiết. Vì vậy, Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô đượ c Bộ  Công

Thươ ng giao nhiệm vụ  nghiên cứu khoa học công nghệ  năm 2011, thực hiện đề  tài:

“ Nghiên cứ u áp d ụng phươ ng pháp gia keo ki ềm tính cho quá trình sản xuấ t gi ấ  y và

các tông bao gói ”.

 M ục tiêu của đề tài:

Đưa ra giải pháp sử dụng hiệu quả quá trình gia keo kiềm tính trong quá trình

sản xuất giấy và các tông bao gói.

 N ội dung nghiên cứ u:

+ Khảo sát thực tr ạng sử dụng nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ) trong quá

trình sản xuất giấy và các tông bao gói có gia keo chống thấm bằng keo AKD (keochống thấm kiềm tính).

+ Nghiên cứu ảnh hưở ng của khoảng pH đến hiệu quả quá trình gia keo chống

thấm bằng keo AKD (keo chống thấm kiềm tính) trong quá trình sản xuất giấy và các

tông bao gói.

+ Nghiên cứu ảnh hưở ng của quá trình tuần hoàn nướ c tr ắng đến hiệu quả quá

trình gia keo chống thấm bằng keo AKD (keo chống thấm kiềm tính) trong quá trình

sản xuất giấy và các tông bao gói.

+ Nghiên cứu, so sánh một số loại keo AKD (keo chống thấm kiềm tính) thươ ng

 phẩm đang lưu hành đến hiệu quả gia keo trong sản xuất giấy và các tông bao gói.

+ Sản xuất thử nghiệm 700 kg sản phẩm giấy bao gói đạt độ hút nướ c Cobb60 

nhỏ hơ n 30 g/m2.

+ Tính toán đượ c hiệu quả kinh tế 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 10: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 10/228

  10

PHẦN I

TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU BAO BÌ HÒM HỘP CŨ (OCC) CHO QUÁ TRÌNH

SẢN XUẤT GIẤY VÀ CÁC TÔNG BAO GÓI, QUÁ TRÌNH GIA KEO CHỐNG THẤM

CHO GIẤY VÀ CÁC TÔNG BAO GÓI TỪ  NGUYÊN LIỆU OCC.

1.1 Tổng quan về nguyên liệu bao bì hòm hộp cũ  (OCC) cho quá trình sản xuất

giấy và các tông bao gói.

Sử dụng xơ  sợ i tái sinh trong ngành công nghiệ p giấy và các tông bao gói đượ c

triển khai r ất hiệu quả từ những năm 60 của thế k ỷ XX. Đặc biệt từ năm 2005 cho đến

nay, mức tiêu thụ loại nguyên liệu này trên thế giớ i tăng trung bình 3%/năm[1]. Dự báo

giai đoạn 2011 – 2015 tổng sản lượ ng giấy thu hồi của thế  giớ i tăng bình quân 4,4

%/năm. Châu Á sử dụng giấy thu hồi nhiều nhất, gần 40% so vớ i thế giớ i, Châu Á nhậ p

khẩu gần 2/3 lượ ng giấy thu hồi thươ ng mại, Châu Âu nhậ p khẩu khoảng 25% lượ nggiấy thu hồi thươ ng mại, còn lại chỉ nhậ p khẩu khoảng 7% giấy thu hồi thươ ng mại trên

toàn cầu.

Trên thế giớ i, bột giấy thu hồi tái chế từ giấy và bao bì hòm hộ p cũ chiếm nhiều

nhất trong số các loại bột giấy để sản xuất giấy và các tông bao gói chiếm 54,09 % so

vớ i tổng sản lượ ng bột giấy (bột hóa, bột giấy thu hồi, bột phi gỗ). Ở trong nướ c, năm

2010 tổng sản phẩm giấy sản xuất trong nướ c là 1.298.700 tấn, trong đó sản xuất giấy

làm bao bì là 825.000 tấn, chiếm khoảng 63,53 % so vớ i tổng lượ ng giấy các loại sản

xuất. Hiện nay, thu gom giấy thu hồi trong nướ c đạt 734.212 tấn, chiếm 32 % so vớ i

tổng lượ ng tiêu dùng giấy thu hồi, nhậ p khẩu 269.743 tấn chiếm khoảng 26,87 % so vớ i

tổng lượ ng tiêu dùng giấy thu hồi. Dự báo đến năm 2011, tổng lượ ng giấy tiêu dùng là

2.566.600 tấn, thu gom giấy thu hồi trong nướ c là 840.000 tấn, nhậ p khẩu giấy thu hồi

khoảng 355.000 tấn[1].

 Nhìn chung, chất lượ ng của bao bì hòm hộ p cũ (OCC) thay đổi r ất lớ n tùy thuộc

vào đặc thù địa lý của khu vực sản xuất loại này. Ở các nướ c Châu Âu và Châu Mỹ bột

kraft gỗ mềm không tẩy tr ắng (xơ  sợ i dài) luôn chiếm tỷ lệ cao trong bao bì hòm hộ p cũ (OCC). Trong khi đó ở  Châu Á tỷ lệ xơ  sợ i dài từ gỗ mềm là không đáng k ể mà thay

vào đó là hỗn hợ  p xơ  sợ i có nguồn gốc từ gỗ mềm và gỗ cứng không tẩy tr ắng, từ bao

 bì, hòm hộ p tái sinh, từ một số  loại nguyên liệu phi gỗ như  tre, nứa, bã mía, r ơ m r ạ 

v.v… Sự khác biệt về các thành phần[4] chính trong OCC Châu Á và Mỹ đượ c đưa ra

trong bảng 1.1.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 11: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 11/228

  11

Bảng 1.1 Tỷ lệ một số thành phần chính trong các tông sóng Châu Á và Mỹ[4]

Tên nướ c Tạp chất(%)

Tro(%)

Tinh bột(%)

Xơ  sợ ivụn, (%)

Chiều dàixơ  sợ i,(mm)

Hiệusuất thuhồi, (%)

Châu Á (trung bình) 1,08 7,93 6,60 19,7 1,53 76,5

 Nhật Bản 1,43 7,03 4,77 18,60 1,52 79,50Đài Loan 1,57 6,77 4,48 19,30 1,61 80,20

Indonexia 0,87 4,60 8,20 17,80 1,43 76,40

Trung Quốc 0,92 14,90 8,16 20,70 1,45 68,90

Hồng Kông 1,10 12,50 5,80 18,30 1,60 72,00

Thái Lan 1,16 4,04 8,02 17,90 1,51 79,30

Hàn Quốc 1,42 10,60 3,90 21,00 1,46 77,10

Malaixia 0,13 7,93 9,50 23,70 1,69 78,40

 M  ỹ   1,00 1,70 2,00 15,0 2,20 85,30

Các số  liệu trong bảng 1.1 cho thấy hàm lượ ng tạ p chất (đinh gim, băng dính,

keo v.v…) trung bình trong OCC có nguồn gốc từ Châu Á (1,08%) và Mỹ (1%) tươ ng

đươ ng nhau. Tuy nhiên, hàm lượ ng các thành phần khác lại r ất khác nhau:

+ Độ  tro của các mẫu OCC Châu Á biến đổi trong khoảng r ất r ộng từ 4% đến

15%, trong khi giá tr ị tươ ng ứng của mẫu OCC Mỹ là 1,7%. Các mẫu OCC của Hồng

Kông và Trung Quốc chứa nhiều tro nhất (12,5% và 14,9%). Độ tro của OCC từ Hồng

Kông và Trung Quốc cao là do sử dụng một lượ ng tươ ng đối lớ n r ơ m r ạ và các loại

nguyên liệu phi gỗ khác để sản xuất lớ  p sóng, thậm chí cả lớ  p mặt của các tông sóng.

+ Hàm lượ ng xơ   sợ i vụn có xu hướ ng biến đổi tươ ng tự  như độ  tro: các mẫu

OCC từ Châu Á mà đặc biệt là Trung Quốc có tỷ lệ xơ  sợ i vụn r ất cao (20,7%). Mẫu

OCC từ Mỹ có chiều dài xơ  sợ i trung bình và hiệu suất thu hồi lớ n nhất, lớ n hơ n r ất

nhiều so vớ i các mẫu OCC Châu Á.

K ết quả phân tích từ các tài liệu tham khảo cho thấy chiều dài xơ  sợ i và hiệu suấtthu hồi của Châu Á khá thấ p (tươ ng tự OCC Việt Nam) chứa nhiều xơ  sợ i vụn và các

tạ p chất phi xơ  sợ i. Do vậy, chất lượ ng OCC, các tạ p chất và xơ  sợ i vụn này ảnh hưở ng

đến hiệu quả của quá trình gia keo kiềm tính (AKD) trong sản xuất giấy và các tông bao

gói.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 12: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 12/228

  12

  Ư u điểm nổi bật của OCC so vớ i các chủng loại giấy loại khác là hiệu suất thu

hồi xơ  sợ i r ất cao[5]:

+ OCC, giấy bao gói : 90 – 95%

+ Giấy vẽ, đồ họa : 65 – 85%

+ Giấy vệ sinh : 60 – 75%+ Giấy đặc chủng : 70 – 95%

+ Bột khử mực thươ ng phẩm : 60 – 85%

Chi phí nguyên liệu khá thấ p, công nghệ tươ ng đối đơ n giản, hiệu suất thu hồi xơ  

sợ i cao từ  nguyên liệu OCC và quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói từ  loại

nguyên liệu này ít gây ô nhiễm môi tr ườ ng chính là những động lực căn bản thúc đẩy

việc nâng cao tỷ lệ sử dụng xơ  sợ i tái sinh trong sản xuất giấy và các tông. Nhìn chung,

quá trình tái chế OCC nhằm thu hồi xơ  sợ i cho sản xuất giấy và các tông bao gói chủ yếu sử dụng các phươ ng pháp cơ  học. Xơ  sợ i trong OCC đượ c phân tách và loại bớ t tạ p

chất vớ i một số các công đoạn chính như: đánh tơ i, sàng chọn, lọc cát sơ  bộ, nghiền,

sàng tinh và lọc cát tinh tr ướ c khi đi xeo thành phẩm trên máy xeo giấy các tông bao

gói. Sự giảm sút hiệu suất trong quá trình chế biến OCC chủ yếu là do một số tạ p chất

như kim loại, nhựa, chất độn v.v.. đã đượ c loại bỏ  trong các quá trình đánh tơ i, sàng

chọn và lọc cát.

Trong thờ i gian gần đây, để tăng giá tr ị sử dụng của OCC, các thiết bị phân tách

xơ  sợ i dài và xơ  sợ i ngắn từ nguyên liệu này đượ c nghiên cứu và áp dụng công nghiệ pthành công. Xơ  sợ i thớ  dài sau khi phân tách thườ ng đượ c sử dụng cho sản xuất giấy và

các tông lớ  p mặt, xơ  sợ i thớ  ngắn đượ c sử dụng để sản xuất lớ  p sóng cho các tông sóng,

lớ  p đệm, lớ  p đế cho các tông nhiều lớ  p v.v…

Do OCC thườ ng có chứa r ất nhiều tạ p chất, đặc biệt là các tạ p chất có khả năng

k ết dính cao (stickies) gây ra nhiều khó khăn cho quá trình sản xuất như: làm rách giấy,

k ết dính trên chăn lướ i, tr ục ép, lô sấy v.v… nên các công đoạn xử lý cơ  nhiệt để loại

 bỏ các tạ p chất này cũng đượ c các nhà sản xuất nghiên cứu áp dụng trong công nghiệ ptrong thờ i gian gần đây.

Tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh quan tr ọng đang làm ảnh hưở ng tớ i quá trình tái

sinh từ OCC là chất lượ ng xơ   sợ i giảm do sau mỗi lần tái sinh. Các k ết quả  nghiên

cứu[5] cho thấy bột giấy sản xuất theo các phươ ng pháp hóa học tr ải qua quá trình sấy,

thủy hóa lặ p lại sẽ bị xơ  cứng hay còn gọi là “sừng hóa” (hornification) và giảm đáng

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 13: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 13/228

  13

k ể về chiều dài xơ  sợ i cũng như khả năng tạo liên k ết. Các sản phẩm giấy và các tông

 bao gói từ xơ  sợ i này sau một số lần tái sinh không đạt đượ c chất lượ ng yêu cầu.

Hiện tượ ng sừng hóa xuất hiện trong mạng các vách tế bào của xơ  sợ i hóa học.

Trong quá trình ấy, các vách tế  bào đã phân lớ  p một phần (chổi hóa trong quá trình

nghiền) liên k ết chặt chẽ vớ i nhau bằng các liên k ết hydro. Khi đánh tơ i và nghiền trongmôi tr ườ ng nướ c, xơ   sợ i tái sinh khó phân lớ  p hơ n do một số  liên k ết hydro tạo ra

không phân hủy đượ c. Xơ  sợ i tái sinh tr ở  nên cứng và giòn hơ n so vớ i xơ  sợ i mớ i. Hơ n

nữa, do một phần liên k ết hydro tạo ra giữa các vi sợ i trong quá tình sấy giấy không

 phân hủy đượ c mà xơ  sợ i không hoàn toàn duỗi thẳng trong khi đánh tơ i và nghiền làm

cho kích thướ c xơ  sợ i tái sinh không đạt đượ c kích thướ c ban đầu của xơ  sợ i mớ i.

1.2 Quá trình gia keo chống thấm cho giấy và các tông bao gói từ  nguyên liệu bao

bì hòm hộp cũ (OCC)

1.2.1 Quá trình gia keo bằng keo nhự a thông

Quá trình chống thấm theo phươ ng pháp gia keo bằng keo nhựa thông cho giấy

và các tông bao gói là k ết quả của sự tươ ng tác giữa 3 cấu tử chính: Xơ  sợ i xenluylô,

các hạt keo nhựa thông và phèn nhôm. Do xơ  sợ i và các hạt keo đều mang điện tích âm

nên trong huyền phù xơ  sợ i và các hạt keo sẽ không tr ực tiế p liên k ết đượ c vớ i nhau.

Phèn nhôm khi hòa tan trong nướ c sẽ  tạo thành ion nhôm đa hóa tr ị  mang điện tích

dươ ng. Trong quá trình gia keo, phèn nhôm sẽ đóng vai trò hỗ tr ợ  quá trình k ết tủa các

hạt keo nhựa thông lên trên bề mặt xơ  sợ i và tạo thành muối nhựa nhôm k ết tủa trên bề mặt xơ  sợ i.

1.2.1.1 Các loại keo nhự a thông sử  d ụng trong sản xuấ t giấ  y và các tông bao gói

Quá trình sản xuất keo nhựa thông truyền thống (không biến tính) theo phươ ng

 pháp nấu colophan vớ i dung dịch xút hoặc natri cacbonat. Vớ i mục đích biến tính

colophan là làm giảm xu hướ ng k ết tinh và năng cao mức độ  hoạt tính của các sản

 phẩm keo điều chế  từ  nguồn nguyên liệu này. Keo nhựa thông điều chế  từ  colophan

 biến tính có độ ổn định và hiệu quả gia keo cao hơ n so vớ i keo điều chế theo phươ ng pháp truyền thống.

 Keo nhự a thông xút hóa: 

Colophan là chất r ắn k ỵ nướ c, không tan trong nướ c, để  có thể  tan đượ c trong

nướ c cần tiến hành xút hóa colophan vớ i dung dịch xút hoặc natri cacbonat ở  nhiệt độ 

từ 95 0C đến 98 0C trong khoảng thờ i gian từ 3h đến 5h. Colophan sau khi xút hóa đượ c

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 14: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 14/228

  14

gọi là keo nhựa thông xút hóa hay keo nhựa thông xà phòng hóa. Nhìn chung hiệu quả 

gia keo và tính ổn định chất lượ ng của loại keo nhựa thông này thấ p hơ n so vớ i keo

nhựa thông biến tính.

 Keo nhự a thông phân tán:

Keo nhựa thông phân tán đượ c sản xuất dướ i dạng huyền phù chứa 30% đến

40% chất khô. Thành phần của keo nhựa thông phân tán có chứa 75% đến 90% axít

nhựa chưa đượ c xà phòng hóa. Keo nhựa thông phân tán có quy trình sản xuất phức tạ p,

có tính ổn định chất lượ ng không cao.

 Keo nhự a thông bi ế n tính:

 Nhằm tăng hiệu quả của quá trình gia keo chống thấm cho giấy và các tông bao

gói bằng keo nhựa thông, các axít nhựa trong nhựa thông (hai thành phần chính của hỗn

hợ  p axít nhựa trong colophan là axít abietic và axít pimaric) đượ c biến tính bằng cách

cho phản ứng vớ i malêic anhyđríc hoặc axít fumaríc sản phẩm tạo thành là axít

tricarboxylic. Phản ứng lậ p thể ứng dụng cho r ất nhiều hợ  p chất dien (phản ứng cộng

vòng Diels-Alder) và chỉ có thể áp dụng cho đồng phân dạng axít abietic có cặ p nối đôi

liên hợ  p, sản phẩm đượ c gọi là keo nhựa thông biến tính. Hai nhóm các-bô-xyl thêm

vào có tính axít mạnh hơ n so vớ i nhóm các-bô-xyl ban đầu. Điều này có ngh ĩ a là đặc

tính âm điện mạnh hơ n (phân cực tốt hơ n) làm cho khả năng phân tán keo tốt hơ n, kích

thướ c hạt keo nhỏ hơ n, nên hiệu quả quá trình gia keo đượ c cải thiện. Mặt khác, khi

tính ainon của dung dịch keo nhựa thông biến tính tăng lên thì hiệu quả phản ứng của

keo vớ i phèn nhôm nhằm tạo ra rêsinát nhôm cũng tăng lên dẫn tớ i hiệu quả gia keo

nhựa thông tốt hơ n.

Hình 1.1 Phản ứ ng biến tính nhự a thông bằng axít furmaríc

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 15: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 15/228

  15

1.2.1.2 Tình hình sử   d ụng keo nhự a thông cho sản xuấ t giấ  y và các tông bao gói ở  

trong nướ c.

Trong thực tế sản xuất, một số nhà máy sản xuất giấy và các tông bao gói vẫn sử 

dụng keo nhựa thông xút hóa như: Công ty Cổ phần giấy Lửa Việt, Công ty Cổ phần

giấy Thanh Long. Tuy nhiên, chất lượ ng nhựa thông xút hóa thườ ng không ổn định và phụ  thuộc vào kinh nghiệm của ngườ i nấu nhựa thông. Hơ n nữa, mức dùng keo nhựa

thông xút hóa cao từ 1% đến 5% so vớ i bột khô tuyệt đối, tăng chi phí sản xuất do giá

thành của nhựa thông hiện nay là khá cao.

Một số Công ty khác đã chuyển sang sử dụng keo nhựa thông biến tính để gia

keo chống thấm cho sản xuất giấy và các tông bao gói như: Công ty Cổ phần giấy Mỹ 

Hươ ng, Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ và một số Công ty giấy ở  khu vực phía

 Nam. Hiệu quả gia keo nhựa thông biến tính cho giấy và các tông bao gói cao và tức

thờ i, giấy đanh và cứng.

Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu chủ yếu đượ c sử dụng để sản xuất tại các công ty

là OCC (bao bì hòm hộ p cũ). Nguồn nguyên liệu này có chất lượ ng ngày càng thấ p do

quá trình tái sinh nhiều lần. Trong quá trình sản xuất giấy và các tông gói từ  nguồn

nguyên liệu OCC nhằm tiết kiệm nướ c công nghệ và hạn chế nướ c thải ra môi tr ườ ng

nên trong nướ c tuần hoàn của dây chuyền chứa r ất nhiều tạ p chất. Vì vậy, quá trình

khống chế pH gặ p nhiều khó khăn (tốn nhiều phèn), xuất hiện các đốm keo trên bề mặt

giấy, tăng thờ i gian dừng máy để vệ sinh do dính chăn, dính lướ i. Gia keo chống thấmcho giấy và các tông bao gói bằng keo nhựa thông sinh nhiều bọt khi máy xeo chạy,

làm thao tác chạy máy gặ p r ất nhiều khó khăn, thất thoát một lượ ng lớ n bột giấy theo

 bọt. Hơ n nữa, hiện nay giá thành của nhựa thông thươ ng phẩm r ất cao (70 – 75 triệu

đồng/1 tấn nhựa thông), làm giá thành sản phẩm tăng.

1.2.2 Quá trình gia keo ki ềm tính (AKD)

1.2.2.1 Điề u chế  và nhũ t ươ ng hóa keo AKD

AKD là một Keton không no có công thức cấu tạo như hình 1.2, trong đó R là

một gốc hydrocacbon có chứa từ 14 - 22 nguyên tử cacbon trong mạch. Vòng ketene

dimer lactone giúp cho phân tử keo AKD có khả năng phản ứng vớ i nhóm OH trong

 phân tử xenluloza để tạo thành một liên k ết este.

Độ dài của gốc hydrocacbon R ảnh hưở ng tớ i khả năng phản ứng của keo AKD.

Trong thực tế  keo AKD thươ ng phẩm thườ ng đượ c sản xuất từ  hỗn hợ  p của axít

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 16: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 16/228

  16

 panmetic và axít stearic. Sự tạo thành nhóm ketene và nhóm dimer đượ c tiến hành bở i

các axít béo dẫn xuất clorua trong một dung môi hữu cơ , sau đó là phản ứng ngưng tụ 

vòng Lacton.

Hình 1.2 Phản ứ ng tổng hợ p keo AKD

Trong phản ứng điều chế trên, axit béo thườ ng dùng ở  dạng sáp, là hỗn hợ  p của

ít nhất 5 axít béo khác nhau tr ở  lên (R chứa từ 14 - 22 nguyên tử cacbon). Trong keo

AKD, một trong các axít chiếm tỷ lệ lớ n nhất là axít palmitic, axít stearic.

Bảng 1.2 Ảnh hưở ng của độ dài gốc R tớ i hiệu quả gia keo AKD[9]

Chiều dài gốc R Độ gia keo (s)(HST to 80% Reflectance)

Chú thích

Hỗn hợ  p C14 - C16 786

R = C16 825

Hỗn hợ  p C16-C20  700

Giấy 65 g/m2; 0,1% keo

AKD

AKD thươ ng mại thườ ng đượ c điều chế từ axit stearic (R = C14 - C16), sản phẩm

thu đượ c ở  dạng sáp, không tan trong nướ c, nhiệt độ nóng chảy khoảng 500

C. Hiệu quả gia keo của AKD phụ thuộc vào số nguyên tử C trong gốc R, khi số lượ ng nguyên tử C

tăng từ 8 đến 14, tuy nhiên khi số lượ ng nguyên tử C trong gốc R tăng lên trên 20 thì

hiệu quả gia keo của AKD lại giảm.

Để sử dụng keo AKD làm keo chống thấm cho giấy thì cần phải tiến hành làm

nóng chảy keo AKD sau đó phân tán chúng vào trong nướ c có chứa các thành các hạt

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 17: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 17/228

  17

 polyme mang điện tích dươ ng (thườ ng là tinh bột cation), hạt keo tạo thành có kích

thướ c nhỏ (khoảng 0,1 - 2,0 µm). Các hạt polyme cation bám lên các hạt keo AKD làm

cho chúng tích điện dươ ng, điều này làm tăng khả năng bảo lưu keo AKD trên xơ  sợ i

trong quá trình xeo giấy.

Keo AKD có nhiệt độ nóng chảy thấ p, điều này cho phép nó dễ dàng dàn đều lên bề mặt xơ  sợ i trong quá trình nâng nhiệt độ sấy giấy.

Keo AKD dạng vảy nến đượ c phân tán vào trong dung dịch nướ c đun nóng tớ i

nhiệt độ khoảng 75 - 90 0C đã có chứa các chất phụ gia khác (gồm chất ổn định nhũ 

tươ ng: tinh bột cation; chất hoạt động bề  mặt: Lignin suphonat natri...). Sau khi sáp

AKD tan hết thì nén ép dung dịch này chảy qua màng có lỗ khoảng 0,5 – 2 µm r ồi làm

nguội để  thu đượ c nhũ  tươ ng AKD. Một lượ ng nhỏ  chất phân tán là tinh bột cation

dạng mạch ngắn có độ tích điện cao cùng vớ i một lượ ng nhỏ chất diệt khuẩn cần cho

thêm vào nhũ  tươ ng để  làm tăng thờ i gian bảo quản nhũ  tươ ng AKD. Các loại keoAKD thươ ng mại thườ ng đượ c nhũ hóa hóa sẵn, kích thướ c hạt nhũ khoảng 0,1 - 2,0

µm và hàm lượ ng chất r ắn khoảng 6 - 21%.

Để hạn chế thờ i gian thủy phân của phân tử AKD trong quá trình bảo quản ngườ i

ta phải hạ pH của nhũ tươ ng xuống trong khỏang 2,5 – 3,5 bằng axít H2SO4 hoặc axít

HCl. Nếu pH > 6 thì phân tử AKD dễ tham gia phản ứng mở  vòng lactone làm giảm

hiệu quả gia keo AKD trên xơ  sợ i. Vì pH của nhũ tươ ng là môi tr ườ ng axít nên thiết bị 

chứa hay xử lý AKD tr ướ c khi gia vào bột giấy phải làm bằng vật liệu chống ăn mòn.Do keo AKD có thể phản ứng vớ i nướ c giống như vớ i xenluylô nên thờ i gian

 bảo quản keo AKD là giớ i hạn. Để ổn định nhũ  tươ ng keo AKD tr ướ c khi sử  dụng,

ngườ i ta thườ ng tiến hành bảo quản keo AKD ở  nhiệt độ phòng (20 - 25 0C). Khi bảo

quản nhũ tươ ng AKD ở  nhiệt độ thườ ng thờ i gian bảo quản cho phép là một tháng đến

 ba tháng và đặc biệt nếu bảo quản ở  nhiệt độ  thấ p thờ i gian bảo quản có thể  tớ i một

năm.

1.2.2.2 Khả năng phản ứ ng và cơ  chế  phản ứ ng của keo AKD

 Khả năng phản ứ ng của keo AKD:

Keo AKD có khả  năng phản ứng vớ i các nhóm hydroxyl. Vòng lactone của

AKD có thể mở  ra phản ứng vớ i nhóm OH của xenluylo trong quá trình sấy giấy tạo

thành β keton este (hình 1.3).

Các AKD (dimer alkyl keten) cũng phản ứng vớ i nướ c để tạo thành axit β keton

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 18: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 18/228

  18

không bền và nó sẽ decarboxyl để tạo ra các keton tươ ng ứng (hình 1.4).

Hình 1.3 Phản ứ ng của AKD vớ i nhóm OH của xenluylô 

Hình 1.4 Phản ứ ng của keo AKD vớ i H2O

C ơ  chế  phản ứ ng của keo AKD vớ i x ơ  sợ i xenluylô:

Hiện nay, cơ  chế phản ứng của keo AKD vớ i xơ  sợ i xenluylô có hai thuyết khác

nhau về cơ  chế phản ứng của AKD vớ i xơ  sợ i xenluylô. Thuyết thứ nhất cho r ằng cơ  

chế phản ứng của AKD vớ i xơ  sợ i xenluylô dựa trên thuyết liên k ết mạnh/liên k ết yếu

(strong bond/weak bond) và thuyết thứ  hai dựa trên cơ   sở   hình thành liên k ết este β 

keton[9].Theo thuyết liên k ết mạnh/liên k ết yếu, phản ứng của AKD trong quá trình gia

keo bao gồm 02 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Phản ứng của keo AKD vớ i xơ  sợ i xenluylo để tạo thành liên k ết

este β keton là một sản phẩm phụ. K ết luận này dựa trên k ết quả phân tích phát hiện

liên k ết este trong giấy gia keo AKD. Khả năng triết tách tớ i 80% lượ ng AKD có trong

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 19: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 19/228

  19

giấy và cuối cùng do khả năng dịch chuyển AKD bở i sự tăng nhiệt độ.

+ Giai đoạn 2: AKD là một keo liên k ết yếu, chính các phần tử AKD và các phần

không phải là xenluloza phản ứng vớ i keo AKD tạo ra khả năng gia keo cho giấy.

Trong khi đó theo thuyết thông dụng nhất thì cơ  chế phản ứng của phản ứng giữa

keo AKD vơ i xơ  sợ i Xenluloza gồm 4 giai đoạn (hình 1.5):

Hình 1.5 Các giai đoạn của quá trình gia keo AKD 

+ Giai đoạn 1: Những hạt keo phân tán đượ c ổn định bằng điện tích dươ ng tr ướ c

hết sẽ đượ c hấ p thụ trên xơ  sợ i bằng lực hút t ĩ nh điện. Mức dùng AKD phụ thuộc nhiều

vào thờ i gian gia keo cho tớ i khi lên lướ i (diện tích bể  chứa bột, bơ m, mực lưu chất

trong thùng đầu..), việc thêm tinh bột cation chính là để hỗ tr ợ  cho sự bảo lưu AKD. Vị 

trí gia keo AKD vào dòng bột là từ bể chứa đầu máy đến bơ m quạt hoặc hòm điều tiết.

+ Giai đoạn 2: Khi băng giấy đượ c sấy khô, các hạt keo AKD đượ c hấ p thu sẽ 

nóng chảy và dàn đều lên bề mặt xơ  sợ i nhờ  nhiệt độ ở  bộ phận sấy tạo điều kiện tốt

cho phản ứng giữa các nhóm OH của xơ  sợ i vớ i nhóm chức của phân tử AKD.

+ Giai đoạn 3: Phản ứng hóa học giữa AKD vớ i nhóm OH của xenluloza. Phản

ứng này chỉ diễn ra ở  nhiệt độ cao khi phần lớ n nướ c trong tấm giấy đã đượ c bay hơ i

ngh ĩ a là ở  cuối giai đọan sấy. Trong quá trình này, nhóm anhydride trong phân tử keo

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 20: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 20/228

  20

AKD phản ứng vớ i nhóm OH trong phân tử xenluloza tạo thành một liên k ết hóa tr ị bền

vững.

+ Giai đoạn 4: Diễn ra quá trình định hướ ng của các phân tử AKD sao cho phần

hydrocacbon là phần k ỵ  nướ c thì ch ĩ a ra ngoài bề  mặt tờ   giấy, phần nhóm chức tạo

thành liên k ết vớ i xơ  sợ i làm cho các phân tử AKD dính chặt lên bề mặt xơ  sợ i, nhờ  định hướ ng này mà độ chống thấm tăng lên. Sự định hướ ng này không chỉ xảy ra trong

quá trình sấy mà còn tiế p tục trong khoảng thờ i gian ngắn sau khi giấy đượ c sấy xong,

ngh ĩ a là độ chống thấm vẫn tiế p tục tăng.

1.2.2.3 M ột số  yế u t ố  công nghệ ảnh hưở ng đế n gia keo kiề m tính (AKD)

 Ả nh hưở ng của pH và độ ki ềm:

Độ pH: Độ pH trong dòng huyền phù bột giấy tr ướ c khi xeo giấy ảnh hưở ng tớ i

hiệu quả gia keo, keo AKD dùng hiệu quả trong khoảng pH = 7,5 - 8. Phản ứng của keoAKD vớ i xơ  sợ i thuờ ng đượ c xúc tác bằng các ion bicarbonat HCO3

-, do vậy ngườ i ta

thườ ng dùng một lượ ng nhỏ NaHCO3 hoặc Na2CO3 vào dòng bột giấy vừa để thúc đẩy

 phản ứng giữa keo AKD vớ i xơ  sợ i, vừa để điều chỉnh pH trong khoảng 7,5 - 8.

Độ kiềm tính: Độ kiềm tính là một trong những yếu tố chính ảnh hưở ng tớ i sự 

 phân bố của AKD lên xơ  sợ i xenluylô và giúp cho tốc độ phản giữa keo AKD và xơ  sợ i

xenluylô xảy ra nhanh hơ n. Độ kiềm tính là nồng độ ion HCO3- có trong dòng bột giấy,

các ion HCO3 - có trong dòng bột do hai lý do:

+ Do bổ sung Na2CO3 hoặc NaHCO3 quá nhiều.

+ Do dùng bột Canxi cacbonat k ết tủa (PCC) làm chất độn, trong PCC có chứa

tạ p chất Ca(OH)2 bở i trong quá trình điều chế PCC, Ca(OH)2 chưa phản ứng hết vớ i khí

CO2 để tạo thành CaCO3.

Vớ i tác dụng của ion bicacbonat HCO3- ảnh hưở ng của các ion Al3+, Ca2+, Na+ 

trong dòng bột tớ i keo AKD có thể đượ c giảm tớ i mức tối thiểu.

Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu nếu độ kiềm tính của dòng huyền phù bột quácao (trên 400 ppm) sẽ làm tăng phản ứng thủy phân keo AKD để tạo thành Keton dẫn

tớ i làm giảm độ chống thấm cho giấy, phản ứng này diễn ra chậm, dẫn đến tính chống

thấm của giấy bị giảm dần sau khi tờ  giấy đượ c sản xuất - gọi là hiện tượ ng hồi keo.

Một số nghiên cứu cho thấy khi gia keo AKD sử dụng chất độn cácbonat k ết tủa, nếu

tăng độ kiềm từ 100 – 1000 ppm, độ chống thấm của giấy giảm mạnh, có thể mất tác

dụng chống thấm trong vòng 7 ngày sau khi sản xuất[9,10].

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 21: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 21/228

  21

 Ả nh hưở ng của chấ t độn, x ơ  sợ i vụn và hóa chấ t tr ợ  bảo l ư u:

Chất độn và xơ  sợ i vụn keo theo sự gia tăng lượ ng keo AKD cần thiết cho quá

trình gia keo cho giấy và các tông bao gói để có đượ c cùng một mức độ gia keo, hiện

tượ ng này đượ c giải thích tr ướ c hết là do: sự tăng diện tích bề mặt cần gia keo, bề mặt

hóa học của chất độn, cấu trúc bề mặt của chất độn, chất phân tán dùng để phân tán chấtđộn, độ bảo lưu của chất độn v.v… Ngoài ra xơ  sợ i vụn tham gia vào phản ứng vớ i keo

AKD, do đó lượ ng keo AKD cần thiết cho quá trình gia keo tăng lên.

Có hai yếu tố  làm giảm hiệu quả của quá trình gia keo trên phần ướ t của máy

xeo giấy. Yếu tố thứ nhất là do sự thất thoát của xơ  sợ i vụn và chất độn kéo theo sự thất

thoát AKD do hấ p thụ lên đó. Yếu tố thứ hai là hệ thống các chất tr ợ  bảo lưu làm đông

tụ chất độn cùng vớ i AKD hấ p thụ lên bề mặt chất độn tạo thành những khối có kích

thướ c tươ ng đối lớ n, AKD đượ c kéo vào phía bên trong của các khối đó mà không

đượ c tr ải đều lên bề mặt xơ  sợ i.

Tuy nhiên, khi dùng chất tr ợ  bảo lưu một cách thích hợ  p thì không những làm

tăng đượ c độ bảo lưu của các hạt mịn mà còn làm tăng đượ c khả năng thoát nướ c trong

quá trình xeo giấy. Cả hai điều này r ất có ích trong quá trình xeo giấy, vì vậy việc dùng

chất tr ợ  bảo lưu trong quá trình xeo giấy là r ất quan tr ọng và cần thiết để đạt chất lượ ng

giấy cao, tiết kiệm các chất phụ gia và làm giảm ô nhiễm môi tr ườ ng.

Hơ n nữa, khi keo AKD đượ c bổ sung vào dòng huyền phù bột/chất độn, các hạt

keo AKD sẽ hấ p thụ lên bề mặt chất độn nhanh hơ n so vớ i hấ p thụ lên bề mặt xơ  sợ i,điều này đượ c lý giải là do diện tích bề mặt của chất độn lớ n hơ n nhiều so vớ i bề mặt

của xơ  sợ i.

Tỷ lệ chất độn: Thông thườ ng tỷ lệ chất độn cao thì kéo theo sự tăng lượ ng dùng

keo AKD, vì chất độn hấ p thụ nhiều keo. Do đó trong công nghệ thườ ng tiến hành quá

trình gia keo tr ướ c khi gia chất độn.

Vớ i công nghệ  gia keo trong môi tr ườ ng trung tính hoặc kiềm tính, chất độn

thườ ng sử dụng là canxi cacbonat k ết tủa (PCC) hoặc canxi cacbonat nghiền (GCC).Bột PCC sử dụng thườ ng có kích thướ c hạt từ 1,1 – 1,8 µm trong khi bột đá nghiền

thườ ng có kích thướ c từ 0,8 – 2,0 µm và cỡ  hạt có mức độ đồng nhất không cao bằng

chất độn PCC.

Đối vớ i chất độn PCC giá tr ị pH thườ ng ở  mức 8 - 8,5 và vớ i chất độn GCC giá

tr ị pH thườ ng ở  mức 7. Trong chất độn PCC luôn tồn tại lượ ng Ca(OH)2 dư, do đó pH

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 22: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 22/228

  22

của dòng bột luôn cao và chính điều này làm tăng tốc độ thủy phân của keo AKD trong

dòng bột cũng như trong giấy.

Việc sử dụng chất độn canxi cacbonat có thể dẫn tớ i hiện tượ ng hồi keo do sự 

tạo thành liên k ết giữa AKD vớ i ion Ca2+ trong nướ c.

 Ả nh hưở ng của tinh bột cation:

Khi gia keo AKD cho giấy và các tông bao gói thì tinh bột cation có tác dụng

nâng cao sự  bảo lưu làm tăng hiệu quả  của quá trình gia keo. Bở i đối vớ i xơ   sợ i

xenluylô thì điện tích zeta khoảng 20 – 30 µV (điện tích âm), tùy thuộc vào chủng loại

xơ  sợ i, cách xử lý hóa học và độ nghiền v.v… Hơ n nữa, điện thế của bột giấy còn ảnh

hưở ng bở i chất độn sử dụng. Các hạt mang cùng một điện tích thì đẩy nhau cho nên

điện thế zeta có ảnh hưở ng r ất lớ n đến độ k ết tụ và bám dính của bột giấy. Lực đẩy này

có thể đượ c trung hòa nếu như trên bề mặt của các hạt đượ c gắn các nhóm mang điệntích dươ ng hay còn gọi là cation hóa. Các phân tử tinh bột cation hút các hạt mang điện

tích âm, vì vậy các xơ  sợ i bột giấy có thể k ết tụ lại và các xơ  sợ i mịn cũng như chất độn

sẽ dính lên bề mặt bột giấy. Sự hấ p phụ của tinh bột cation phụ thuộc vào độ thế DS của

chúng. Quá trình hấ p phụ tinh bột cation lên bề mặt xơ  sợ i vẫn tiế p tục diễn ra cho tớ i

khi bề mặt xơ  sợ i đã đượ c bao phủ hoàn toàn bở i tinh bột hoặc điện tích bề mặt của xơ  

sợ i đã đượ c trung hòa. Tinh bột cation dùng trong công nghiệ p sản xuất giấy thườ ng có

độ thế từ 0,035 - 0,047.

Tinh bột cation dùng trong sản xuất giấy thườ ng chứa các nhóm amin bậc 3 hoặc

amin bậc 4 trong phân tử. Đối vớ i các amin bậc 3, khi pH của dung dịch tăng thì dẫn tớ i

sự giảm điện tích dươ ng của chúng. Tuy nhiên, vớ i các amin bậc 4 khi pH của dung

dịch tăng từ 7,5 - 8,5 điện tích của chúng không thay đổi[11].

Theo một số  nghiên cứu, sự  hấ p thụ  của tinh bột cation lên bề  mặt xơ   sợ i

xenluloza giảm mạnh khi độ dẫn điện riêng của huyền phù bột tăng. Sự ảnh hưở ng này

tùy thuộc vào đặc tr ưng của cation ion kim loại và nồng độ của chúng. Các ion kim loại

hóa tr ị 2 như Ca2+

, Mg2+

 có tác dụng gấ p 10 lần so vớ i các ion kim loại hóa tr ị một như  Na+ trong việc làm giảm sự hấ p phụ của tinh bột cation lên bề mặt xơ  sợ i. Các polymer

sẽ nhả hấ p phụ nếu sự có mặt của các ion kim loại làm giảm điện tích của bề mặt hấ p

 phụ. Các ion kim loại hóa tr ị 2 không chỉ ảnh hưở ng tớ i khả năng hấ p phụ của tinh bột

cation lên xơ   sợ i bở i hiệu ứng che chắn điện tích mà còn bở i sự  tươ ng tác giữa các

cation trên vớ i các nhóm cacboxylat COO -.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 23: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 23/228

  23

Tinh bột cation có mật độ điện tích thấ p (DS ≈ 0,015) sẽ giảm mạnh khả năng

hấ p thụ lên bề mặt của xơ  sợ i khi độ dẫn điện của huyền phù bột tăng (nồng độ của các

muối kim loại tăng), trong tinh bột cation vớ i mật độ điện tích cao (độ thế DS cao) sẽ ít

 bị  ảnh hưở ng hơ n. Sự  tăng nồng độ  các muối ion kim loại dẫn tớ i sự  giảm về  khối

lượ ng phân tử của các polymer tinh bột cation từ đó dẫn tớ i hiệu ứng che chắn giữa các

nhóm mang điện.

 Ả nh hưở ng của một số  ion kim loại:

Trong quá trình gia keo AKD, sự có mặt của một số ion kim loại như Ca2+, Al3+,

Mg2+ có thể làm giảm hiệu quả gia keo[12]. Nguyên nhân của sự làm giảm hiệu quả gia

keo AKD khi có mặt các ion kim loại trên đượ c giải thích là do sự tạo thành muối keton

của các kim loại trên.

Hình 1.6 Phản ứ ng tạo thành muối keton khi có mặt Ca2+, Al3+

Mặt khác, vớ i sự có mặt của các ion kim loại trên sự hấ p thụ của các phần tử tinh

 bột cation lên bề mặt xơ  sợ i xenllulo bị giảm đi. Tùy thuộc vào độ thế (DS) của tinh bột

cation mà khả năng hấ p thụ của chúng có thể tăng lên hay giảm đi khi có sự có mặt của

các ion Ca2+, Al3+, Mg2+. Sự có mặt của các ion trên đượ c biểu thị  thông qua độ dẫn

điện của dung dịch. Đối vớ i tinh bột cation có độ thế thấ p, khi độ dẫn điện đặc biệt thấ p

thì khả năng hấ p thụ của tinh bột cation lên bề mặt xơ  sợ i đượ c cho là lớ n nhất. Trong

khi đó vớ i tinh bột cation có độ thế (DS) cao khi độ dẫn điện tăng lên khả năng hấ p thụ 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 24: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 24/228

  24

của chúng lên bề mặt xơ  sợ i vẫn tốt.

Hình 1.7 Ảnh hưở ng của ion Al3+ lên hiện tượ ng hồi keo AKD

Theo một số nghiên cứu, tinh bột cation vớ i độ thế DS = 0,015 sẽ giảm khả năng

hấ p phụ  r ất nhanh khi trong dung dịch có sự  tăng nồng độ của các muối Ca2+, Mg2+,

Al3+.

1.2.2.4 Xu hướ ng sử  d ụng keo chố ng thấ m kiề m tính AKD

Gia keo trong phần ướ t của máy xeo (gia keo nội bộ) là một giai đoạn quan tr ọng

của quá trình sản xuất giấy nói chung, giấy các tông bao gói nói riêng. Cho tớ i đầu

những năm 1980 gia keo nội bộ trong môi tr ườ ng axít vẫn là công nghệ phổ biến trong

ngành công nghiệ p giấy và các tông bao gói trên thế giớ i. Từ những năm 1980 cho đến

nay, ngành công nghiệ p sản xuất giấy và các tông bao gói trên thế giớ i đã có nhữngchuyển đổi quan tr ọng về công nghệ gia keo nội bộ trong môi tr ườ ng axít sang gia keo

trong môi tr ườ ng kiềm. Trên thế giớ i, quá trình gia keo chống thấm trong môi tr ườ ng

kiềm đã đượ c nghiên cứu và áp dụng r ất hiệu quả trong các nhà máy sản xuất giấy in,

giấy viết từ nguồn nguyên liệu: bột sợ i ngắn tẩy tr ắng, bột sợ i dài tẩy tr ắng và bột cơ  

học tẩy tr ắng. Vớ i các nhà máy sản xuất giấy các tông bao gói việc sử dụng keo chống

thấm kiềm tính AKD cũng đượ c đưa vào sử dụng hiệu quả vớ i nguồn nguyên liệu chính

là bột kraft không tẩy tr ắng và một phần bao bì hòm hộ p cũ (OCC).

Cho tớ i đầu những năm 1990, ở  Việt Nam công nghệ gia keo nội bộ chủ yếu vẫn

sử dụng keo nhựa thông, gia keo trong môi tr ườ ng axít cho các nhà máy sản xuất giấy

và các tông bao gói. Từ những năm 1990 cho đến nay gia keo trong môi tr ườ ng kiềm

tính vớ i những ưu điểm hơ n hẳn so vớ i công nghệ gia keo trong môi tr ườ ng axít. Do

vậy, hầu như  các nhà máy sản xuất giấy in, viết trong nướ c (Tổng Công ty giấy Việt

nam, Công ty Cổ phần Tậ p đoàn Tân Mai, Công ty bao bì Việt Thắng v.v…) đã chuyển

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 25: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 25/228

  25

đổi công nghệ  gia keo nội bộ  trong môi tr ườ ng axít sang gia keo trong môi tr ườ ng

kiềm. Quá trình chuyển đổi này cho phép các nhà máy nâng cao đượ c chất lượ ng và

giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của các loại sản phẩm này.

Ở  trong nướ c, tr ướ c đây trong quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói từ 

nguyên liệu OCC, gia keo trong môi tr ườ ng axít (keo nhựa thông) là công nghệ gia keo phổ biến. Hiện nay, vớ i những ưu điểm của công nghệ gia keo trong môi tr ườ ng kiềm:

tiết kiệm nướ c sạch cho sản xuất do sử dụng hiệu quả nướ c tr ắng, quá trình nghiền bột

dễ  dàng hơ n, giảm tiêu hao năng lượ ng cho giai đoạn nghiền bột giấy, giảm chi phí

khấu hao thiết bị, năng suất chạy máy cao hơ n do ít xảy ra sự cố bám dính chăn lướ i.

Do vậy, một số nhà máy sản xuất giấy và các tông bao gói (Công ty Cổ phần giấy Lam

Sơ n, Công ty Cổ phần giấy Tây Đô, Công ty Cổ phần giấy R ạng Đông, một số cơ  sở  

sản xuất giấy ở   Bắc Ninh v.v…) từ  nguyên liệu OCC đã chuyển sang sử  dụng công

nghệ  gia keo kiềm tính. Việc áp dụng gia keo chống thấm cho các tông bao gói từ nguyên liệu OCC đã giải quyết đượ c các vấn đề k ỹ thuật, đem lại hiệu quả gia keo và

hiệu quả kinh tế. Hơ n nữa, gia keo kiềm tính cho giấy và các tông bao gói thao tác vận

hành đơ n giản, giảm tối đa hiện tượ ng sinh bọt nên giảm thiểu số  lần đứt giấy, giảm

cườ ng độ làm việc của công nhân vận hành, tăng năng suất chạy máy.

Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy

và các tông bao gói sử dụng nguyên liệu OCC chưa thực sự ổn định và hiệu quả. Do

trong quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói từ nguyên liệu OCC có chất lượ ng

thấ p và chứa nhiều tạ p chất, hơ n nữa, nhằm sử dụng triệt để lượ ng nướ c tuần hoàn, hàm

lượ ng các tạ p chất và ion kim loại trong nướ c tuần hoàn cao nên ảnh hưở ng đến hiệu

quả gia keo. Các yếu tố công nghệ này ảnh hưở ng đến hiệu quả của quá trình gia keo và

chất lượ ng sản phẩm giấy các tông bao gói như: mức dùng keo AKD lớ n hơ n để đạt

đượ c cùng một mức độ chống thấm, xuất hiện hiện tượ ng hồi keo.

K ết luận và định hướ ng nghiên cứ u:

+ Xu hướ ng sử dụng keo chống thấm kiềm tính (AKD) để chống thấm cho giấyvà các tông bao gói thay thế cho keo nhựa thông trong dây chuyền sản xuất đang ngày

càng phổ  biến do giá thành của keo chống thấm kiềm tính thấ p, khả  năng tuần hoàn

nướ c tr ắng cao, giảm chi phí sản xuất.

+ Hiện nay, đa số các dây chuyền sản xuất giấy và các tông bao gói có công suất

vừa và nhỏ  sử  dụng phần lớ n nguyên liệu là OCC (bao bì hòm hộ p cũ) nội và nhậ p

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 26: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 26/228

  26

khẩu. Vì vậy, nhóm đề tại tậ p trung nghiên gia keo kiềm tính (AKD) cho sản xuất giấy

và các tông bao gói sử dụng nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ) nội.

+ Hơ n nữa, do OCC (bao bì hòm hộ p cũ) nội có chất lượ ng thấ p, thườ ng chứa

nhiều tạ p chất như: mực in, tinh bột, chất độn, cát sạn v.v…đặc biệt là các tạ p chất có

khả năng k ết dính cao (stickies). Hơ n nữa, trong sản xuất nhằm hạn chế nướ c thải tậndụng tối đa tuần hoàn nướ c tr ắng, hạn chế quá trình r ửa, làm sạch, loại bỏ tạ p chất trong

giai đoạn chuẩn bị bột giấy. Điều này làm cho quá trình gia keo chống thấm cho giấy và

các tông: hiệu quả gia keo thấ p, quá trình gia keo không ổn định, hiện tượ ng hồi keo

v.v…

+ Nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả của quá trình gia keo kiềm tính (AKD) cho

giấy và các tông bao gói sử  dụng nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ), đề  tài tậ p

trung nghiên cứu các yếu tố công nghệ ảnh hưở ng đến hiệu quả gia keo. Trên cơ  sở  đó,

lựa chọn các điều kiện công nghệ thích hợ  p để đưa ra giải pháp sử dụng hiệu quả quátrình gia keo kiềm tính trong sản xuất giấy và các tông bao gói.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 27: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 27/228

  27

PHẦN II

NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠ NG PHÁP NGHIÊN CỨ U

2.1 Nguyên liệu, hoá chất và thiết bị nghiên cứ u

2.1.1 Nguyên li ệuOCC (bao bì hòm hộ p cũ) dùng để nghiên cứu bao gồm: Các loại hòm hộ p, bìa

các tông đượ c thu mua từ các nguồn thu gom trong nướ c gọi là OCC nội và các loạihòm hộ p cao cấ p đượ c nhậ p khẩu từ Mỹ, Bắc Âu đượ c gọi là OCC ngoại.

 Nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ) sau khi tách loại đinh ghim, băng dính

v.v.. sau đó nguyên liệu này đượ c đưa đi phân tích thành phần và các tính chất cơ  lý.

K ết quả phân tích thu nhận đượ c đưa ra trong bảng 2.1 và bảng 2.2.

Bảng 2.1 Thành phần bột giấy từ  nguyên liệu OCC

OCC nội OCC ngoạiTT Hạng mục

Bột chư a rử a Bột sau rử a

1 Độ tro, (%) 15,6 12,1 7,9

2 Hàm lượ ng chất hòa tan trongaxeton, (%)

1,5 1,4 1,1

Bảng 2.2 Tính chất cơ  lý của bột giấy từ  nguyên liệu OCC

Giá trị TT Hạng mục OCC nội OCC ngoại

1 Định lượ ng, (g/m2) 70 70

2 Chiều dài đứt, (m) 3950 4638

3 Chỉ số bục, (kPa.m2/g) 2,20 2,75

4 Chỉ số nén vòng, (N.m2/g) 0,71 0,94

5 Chỉ số xé, (mN.m2/g) 5,68 7,08

2.1.2 Hoá chấ t

 Keo AKD:

Keo kiềm tính (AKD) đượ c sử dụng trong nghiên cứu gồm 03 loại keo: Công ty

Đại Thịnh - Phú Thọ, Công ty Xươ ng Giang - Bắc Giang và Công ty Thuận Phát Hưng.

Các thông số k ỹ thuật của các loại keo AKD đượ c đưa ra trong bảng 2.3

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 28: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 28/228

  28

Bảng 2.3 Một số thông số k ỹ thuật của các loại keo AKD

Keo AKDThông số sản phẩm

Thuận Phát Hư ng Đại Thịnh Xươ ng Giang

 Ngoại quan Nhũ tươ ng màu tr ắng Nhũ tươ ng màu tr ắng Nhũ tươ ng màu tr ắng

Hàm lượ ng chất r ắn, (%) 15,5 ± 1 15 ± 1 15

Tỷ tr ọng, (kg/cm3) - 1,03 ± 0,02 -

Độ nhớ t (25 0C), cps < 20 6 - 9 20

 pH 2,0 – 4,0 2,5 – 3,5 3,5

Tính ion cation cation cation

 Nhiệt độ đông đặc, (0C) 0 - -

Tinh bột cation:

Tinh bột cation đượ c sử dụng trong nghiên cứu là tinh bột cation của Công ty

Thuận Phát Hưng. Một số đặc tính k ỹ thuật của tinh bột cation đượ c đưa ra trong bảng2.4.

Bảng 2.4 Một số thông số k ỹ thuật của tinh bột cation

Đặc tính sản phẩm Thông số 

 Ngoại quan Chất bột mịn, màu tr ắng

Độ nhớ t (hồ hóa tinh bột 5% ở  60 0C), (cps) 500 - 800

Độ ẩm, (%) 12 – 14

Độ tro, (%) 1,5 (lớ n nhất) pH, (dung dịch tinh bột huyền phù 5%) 5,0 – 6,5

 Ni tơ , (%) 0,2 – 0,35

Độ thế  0,02 – 0,04

2.1.3 Thi ế t b ị  

- Máy nghiền bột kiểu Hà Lan dung tích 4,5 lít (công suất động cơ  5,5 kw, vòng

quay động cơ  960 vòng/phút, ∅ lô dao bay 190 mm).

- Máy xeo Rapid-Kothen, hãng PTI của Áo sản xuất- Máy đo độ nghiền, hãng PTI của Áo sản xuất

- Máy đo độ chịu xé Elmendorf do hãng Frank PTI sản xuất

- Máy đo độ chịu bục do hãng PTI sản xuất

- Máy đo độ bền kéo và độ bền nén vòng Housfield sản xuất tại Anh.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 29: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 29/228

Page 30: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 30/228

  30

PHẦN III

K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨ U VÀ THẢO LUẬN

3.1 Khảo sát thự c trạng sử  dụng nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộp cũ) trong sảnxuất giấy và các tông bao gói có gia keo chống thấm bằng keo AKD (keo chốngthấm kiềm tính).

Hiện nay, đa số  các dây chuyền sản xuất giấy và các tông sử  dụng phần lớ n

nguyên liệu là OCC (bao bì hòm hộ p cũ) trong nướ c và nhậ p khẩu. Đối vớ i các loại

giấy và các tông bao gói yêu cầu chất lượ ng cao, nguyên liệu sử dụng thườ ng là bột sợ i

dài không tẩy tr ắng và OCC (bao bì hòm hộ p cũ) ngoại nhậ p khẩu, keo nhựa thông vẫn

đượ c ưu tiên sử dụng làm chất chống thấm. Đối vớ i các loại giấy và các tông bao gói

yêu cầu chất lượ ng trung bình, nguyên liệu chủ yếu là OCC nội, thì xu hướ ng sử dụng

keo chống thấm kiềm tính để chống thấm thay thế cho keo nhựa thông trong các dâychuyền sản xuất ngày càng phổ biến.

OCC chủ yếu đượ c sử dụng làm nguyên liệu trong quá trình sản xuất giấy bao

gói, các tông lớ  p mặt (Kraft liner và test liner), lớ  p sóng cho các tông sóng (Corrugated

medium) và các lớ  p đệm, lớ  p đế cho các tông nhiều lớ  p (multi-plyboard). Tỷ lệ sử dụng

xơ  sợ i từ OCC có thể  thay đổi từ mức tươ ng đối thấ p (< 20%) trong giấy bao gói và

kraft liner, đến r ất cao (khoảng 80%) trong giấy lớ  p mặt (test liner), thậm chí tớ i 100%

trong một số chủng loại sản phẩm giấy và các tông chất lượ ng thấ p hay các lớ  p giữa,

lớ  p đế.

Theo k ết quả khảo sát sơ  bộ các nhà máy sản xuất giấy và các tông bao gói thì

 phần lớ n các nhà máy sản xuất giấy và các tông bao gói đã chuyển gia keo nội bộ từ gia

keo axít (nhựa thông) sang keo kiềm tính (AKD) để chống thấm cho giấy và các tông

như: Công ty Cổ phần giấy Lam Sơ n, Công ty Cổ phần giấy Mục Sơ n, Công ty Cổ phần

giấy Tây Đô, một số công ty giấy ở  Yên Phong - Bắc Ninh và một số Công ty sản xuất

giấy ở  khu vực phía Nam v.v… Hiện nay, đa số các dây chuyền sản xuất ở  Yên Phong

 – Bắc Ninh và Công ty Cổ phần giấy Tây Đô chủ yếu là chạy giấy lớ  p đế, lớ  p giữa củacác tông sóng từ nguyên liệu là OCC (bao bì hòm hộ p cũ) trong nướ c, vớ i mức dùng

keo AKD thườ ng: 0,2 – 0,5% so vớ i nguyên liệu khô tuyệt đối. Mục đích gia keo cho

sản xuất các loại giấy này không phải là chống thấm mà chủ yếu là chống bám dính lô

sấy. Công ty Cổ phần giấy Lam Sơ n, Công ty Cổ phần giấy Mục Sơ n v.v… sản xuất

giấy kraft (lớ  p mặt từ bột hóa không tẩy tr ắng hoặc OCC ngoại nhậ p khẩu, lớ  p lót và

lớ  p đế  từ  nguyên liệu OCC nội), vớ i mức dùng keo AKD: 1,2 – 1,5%, độ  hút nướ c

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 31: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 31/228

  31

Cobb60 < 30 g/m2.

Bảng 3.1 K ết quả khảo sát tại một số cơ  sở  sản xuất giấy và các tông bao gói

TT Tên một số cơ  sở  sản xuất Mứ cdùngkeo

AKD(%)

Độ hútnướ c

Cobb60 (g/m2)

Độ dẫnnướ ctrắng

( S/cm)

Ghi chú

1 Công ty Cổ phần giấy Tây Đô 100% OCC nội

Giấy mộc (lớ  p đế, lớ  p đệm) 0,3 108,2 530

2 Công ty Cổ phần giấy Lam Sơ n

Giấy kraft 1 mặt (SLS) 1,5 25 - 30 530 100% OCC nội

Giấy kraft mặt tr ắng (VLS2) 1,5 24 - 32 520 + Lớ  p mặt 100% bột hóa

+ Lớ  p lót + đế:100% OCC nội

Giấy kraft mặt vàng (VLS1) 1,5 24 - 32 530 100% OCC nội

Gia keo chống thấm AKD cho giấy và các tông bao gói ở  một số cơ  sở  sản xuất

cho thấy sử dụng keo chống thấm kiềm tính AKD có hiệu quả  chống thấm cao. Hơ n

nữa, trong sản xuất khi sử dụng keo AKD chống thấm cho giấy và các tông bao gói làm

giảm tối đa hiện tượ ng sinh bọt, giảm lượ ng bột giấy thất thoát, sử  dụng tối đa tuần

hoàn lượ ng nướ c r ửa và nướ c tr ắng, vừa giảm thiểu số lần đứt giấy và giảm số lần vệ 

sinh chăn lướ i, thao tác vận hành đơ n giản. Tuy nhiên, thực tế sản xuất gia keo chốngthấm cho giấy và các tông bao gói bằng keo kiềm tính AKD cho thấy giấy không đượ c

đanh cứng như đối vớ i gia keo chống thấm bằng keo nhựa thông. Theo phản ánh của

khách hàng thỉnh thoảng có hiện tượ ng hồi keo, nhưng theo k ết quả khảo sát cho thấy

hiện tượ ng hồi keo chủ yếu vào mùa hè, điều này có thể giải thích là do nướ c dùng cho

sản xuất chủ yếu là nướ c sông nên vào mùa hè là mùa mưa do vậy chứa nhiều các tạ p

chất như huyền phù. Do vậy, hàm lượ ng các ion kim loại nhiều như: Ca2+, Fe3+(độ dẫn

của nướ c sản xuất hay nướ c tr ắng cao). Các ion kim loại này phản ứng và thủy phân

keo AKD tạo thành Calcium beta keto salt, dẫn tớ i hiện tượ ng hồi keo.

3.2 Nghiên cứ u ảnh hưở ng của khoảng pH và mứ c dùng keo đến hiệu quả  quátrình gia keo chống thấm bằng keo AKD (keo chống thấm kiềm tính) trong quátrình sản xuất giấy và các tông bao gói.

Theo các tài liệu tham khảo và thực tế sản xuất hiện nay, các yếu tố công nghệ 

như độ pH và mức dùng keo AKD v.v… ảnh hưở ng đến hiệu quả của quá trình gia keo

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 32: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 32/228

  32

cho giấy và các tông bao gói. Hiệu quả của quá trình gia keo đượ c đánh giá theo tỷ lệ 

giữa lượ ng keo phối tr ộn vào hệ thống chuẩn bị bột giấy và độ gia keo giấy thành phẩm.

khi gia keo kiềm tính AKD thì sử dụng tinh bột cationic có tác dụng cải thiện độ bảo

lưu, do đó khi gia keo AKD thì tinh bột cationic đượ c sử dụng vì chỉ có độ bảo lưu cao

thì quá trình gia keo mớ i hiệu quả.

3.2.1 Ả nh hưở ng của pH và mứ c dùng keo AKD đế n hi ệu quả quá trình gia keo

Trong các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưở ng của mức dùng keo kiềm tính AKD

và pH đến độ hút nướ c đến hiệu quả gia keo đượ c tiến hành như sau:

+ Nguyên liệu: OCC nội

+ Mức dùng tinh bột cationic: 0,5 % (so vớ i bột khô tuyệt đối)

+ Trình tự tiến hành thí nghiệm: Điều chỉnh pH – tinh bột cationic – keo AKD –

xeo giấy mẫu.+ Độ pH: 7,0; 7,5; 8,0; 8,5

+ Mức dùng keo AKD: 0; 0,5; 0,8; 1,0; 1,2; 1,5 % (so vớ i nguyên liệu KTĐ)

+ Điều chỉnh pH bằng dung dịch NaOH 5 g/l

K ết quả nghiên cứu ảnh hưở ng của mức dùng keo AKD và pH đến độ hút nướ c

Cobb60 đượ c đưa ra trong bảng 3.2

Bảng 3.2 Ảnh hưở ng của mứ c dùng keo AKD và pH đến độ hút nướ c Cobb60 (g/m2)

Độ hút nướ c Cobb60 (g/m2)

Mứ c dùng keo AKD so vớ i bột KTĐ (%) Độ pH

0 0,5 0,8 1,0 1,2 1,5

7,0 120,7 98,8 49,5 33,0 27,1 22,2

7,5 114,3 90,0 34,9 24,6 22,3 20,8

8,0 116,9 91,7 35,1 25,0 23,9 20,4

8,5 117,1 92,9 36,9 27,0 24,2 21,7

9,0 119,2 95,0 39,1 30,8 27,0 24,5Ghi chú: Bột giấ  y đượ c nghiề n 35 0SR trên máy nghiề n thí nghiệm kiể u Hà Lan 4,5 lít, xeo mẫ u giấ  ythí nghiệm định l ượ ng 70 g/m2 trên máy xeo rappid.

K ết quả nghiên cứu trong bảng 3.2 cho thấy ảnh hưở ng của pH đến hiệu quả gia

keo là khá rõ r ệt, hiệu quả gia keo tăng lên (giá tr ị độ Cobb60 giảm). Hiệu quả của quá

trình gia keo có xu hướ ng tăng lên khi pH tăng từ 7,0 đến 7,5 và hiệu quả gia keo sau

đó lại giảm dần khi pH lớ n hơ n 8,5. Điều này đượ c giải thích là do sự có mặt của các

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 33: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 33/228

  33

ion OH- làm thúc đẩy phản ứng của nhóm ketendime trong keo AKD vớ i các nhóm OH

trong xơ  sợ i xenluylô. Mặt khác do bề mặt xơ  sợ i xenluylô tr ở  lên tr ươ ng nở  hơ n, làm

các nhóm OH trong phân tử xenluylô linh động hơ n và dễ dàng phản ứng vớ i các nhóm

ketendime trong phân tử AKD khi độ pH của huyền phù bột giấy tăng. Tuy nhiên, khi

độ pH lớ n hơ n 9,0 tăng phản ứng thủy phân của keo AKD vớ i nướ c để tạo thành Keton

dẫn tớ i làm giảm hiệu quả gia keo (độ hút nướ c Cobb60 tăng).

Từ các k ết quả nghiên cứu thu nhận đượ c nhóm đề tài lựa chọn mức dùng keo

AKD 1% (so vớ i bột KTĐ), pH = 7,5 – 8.

3.2.2 Ả nh hưở ng của pH đế n tính chấ t cơ  lý của gi ấ  y

Điều kiện tiến hành nghiên cứu ảnh hưở ng của pH đến tính chất cơ  lý của giấy

đượ c tiến hành như sau:

+ Nguyên liệu: OCC nội

+ Mức dùng tinh bột cationic: 0,5 % (so vớ i bột khô tuyệt đối)

+ Trình tự tiến hành thí nghiệm: Điều chỉnh pH – tinh bột cationic – keo AKD –

xeo giấy mẫu.

+ Độ pH: 7,5

+ Mức dùng keo AKD: 1,0 % (so vớ i nguyên liệu KTĐ)

+ Điều chỉnh pH bằng dung dịch NaOH 5 g/l

K ết quả nghiên cứu đượ c đưa ra trong bảng 3.3

Bảng 3.3 Ảnh hưở ng của pH đến tính chất cơ  lý của giấy

pH AKD, (%)Chiều dài đứ t,

(m)

Chỉ số bục,

(kPa.m2/g)

Chỉ số xé,

(mN.m2/g)

7,0 1,0 4060 2,17 7,30

7,5 1,0 4050 2,19 7,358,0 1,0 4010 2,18 7,33

8,5 1,0 3980 2,09 7,21

9,0 1,0 3870 2,04 7,13

Ghi chú: Bột giấ  y đượ c nghiề n 35 0SR trên máy nghiề n thí nghiệm kiể u Hà Lan 4,5 lít, xeo mẫ u giấ  ythí nghiệm định l ượ ng 70 g/m2 trên máy xeo rappid.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 34: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 34/228

  34

K ết quả  tính chất cơ   lý của giấy ở  các giá tr ị pH khác nhau vớ i mức dùng keo

AKD 1,0 % (so vớ i nguyên liệu KTĐ) ở  trong bảng 3.3 cho thấy khi tăng dần pH từ 7,0

đến 8,5 của dòng huyền phù bột giấy thì tính chất ở  lý của giấy không thay đổi nhiều.

Tuy nhiên, khi tăng pH của dòng huyền phù bột giấy lớ n hơ n 8,5 thì tính chất cơ  lý của

giấy có xu hướ ng giảm, có thể do độ pH cao cũng có thể dẫn tớ i sự oxy hóa xenluylô

làm giảm độ bền cơ  học của bột giấy.

3.3 Nghiên cứ u ảnh hưở ng của chủng loại nguyên liệu và quá trình xử  lý nguyênliệu (quá trình rử a bột giấy) đến hiệu quả quá trình gia keo.

Trong các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưở ng của chủng loại nguyên liệu và quá

trình xử lý nguyên liệu đến hiệu quả quá trình gia keo AKD, điều kiện thí nghiệm đượ c

tiến hành như sau:

+ Nguyên liệu: OCC nội, OCC ngoại

+ Mức dùng tinh bột cationic: 0,5 % (so vớ i bột khô tuyệt đối)

+ Trình tự tiến hành thí nghiệm: Điều chỉnh pH – tinh bột cationic – keo AKD –

xeo giấy mẫu.

+ Độ pH: 7,5

+ Mức dùng keo AKD: 1,0 % (so vớ i nguyên liệu KTĐ)

+ Điều chỉnh pH bằng dung dịch NaOH 5 g/l

Bảng 3.4 Ảnh hưở ng của chủng loại nguyên liệu và quá trình xử  lý nguyên liệu đếnhiệu quả quá trình gia keo

OCC nội OCC ngoạiTT Các chỉ tiêu

Không

r ửa

R ửa bột Không

r ửa

R ửa bột

1 Cobb60, (g/m2) 26,3 23,0 25,6 22,4

2 Độ dẫn của huyền phù bột, (µS/cm)  520 510 490 480

K ết quả  nghiên cứu cho thấy, hiệu quả  gia keo đối vớ i nguồn nguyên liệu là

OCC ngoại cao hơ n so vớ i nguyên liệu OCC nội. Điều này có thể giải thích trong thành

 phần của OCC ngoại thì thành phần bột cơ  học chiếm ít hơ n so vớ i OCC nội. Trong

thành phần của bột cơ  học có chứa nhiều chất sáp nhựa, axít nhựa và xơ  sợ i mịn do đó

nhu cầu điện tích dươ ng của huyền phù bột tăng lên và ảnh hưở ng tớ i độ bảo lưu tổng

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 35: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 35/228

  35

của các hạt keo AKD trên giấy. Hơ n nữa, trong thành phần của OCC nội hàm lượ ng các

tạ p chất nhiều hơ n OCC ngoại, chính các các tạ p chất này giảm hiệu quả của quá trình

gia keo. K ết quả này cũng phản ánh chất lượ ng nguyên liệu OCC khác nhau sẽ cho hiệu

quả gia keo khác nhau, OCC chứa nhiều thành phần bột hóa học, ít xơ  sợ i vụn, ít tạ p

chất thì hiệu quả gia keo sẽ cao hơ n.

Quá trình r ửa bột giấy làm tăng hiệu quả của quá trình gia keo. Bở i vì bột sau

r ửa thì hàm lượ ng stickies cũng như các tạ p chất giảm, do đó bề mặt riêng cần phải gia

keo cũng giảm nên hiệu quả quá trình gia keo tăng đồng thờ i chất lượ ng bề mặt giấy

cũng đượ c cải thiện khi bột giấy đượ c r ửa. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của quá trình

gia keo kiềm tính AKD cho giấy và các tông bao gói trong hệ thống chuẩn bị bột giấy

nên sử  dụng các thiết bị  r ửa bột, thiết bị  lọc cát, thiết bị  tách loại các tạ p chất nhẹ.

 Ngoài tác dụng làm sạch bột giấy để nâng cao hiệu quả quá trình gia keo, các thiết bị 

này cũng góp phần nâng cao chất lượ ng giấy.

3.4 Nghiên cứ u ảnh hưở ng của quá trình tuần hoàn nướ c trắng đến hiệu quả củaquá trình gia keo chống thấm bằng keo AKD (keo chống thấm kiềm tính) trongquá trình sản xuất giấy và các tông bao gói.

Xu hướ ng trong sản xuất giấy và các tông bao gói hiện nay là tối ưu hóa hệ 

thống nướ c sản xuất như là: tăng hiệu quả sử dụng nướ c để giảm lượ ng nướ c nướ c sạch

tiêu thụ, hiệu quả các quá trình làm sạch nướ c trong vòng tuần hoàn cao, chất lượ ng

nướ c tuần hoàn khi làm sạch cao và có thể  thay thế  nướ c sạch ở   một số  vị  trí quan

tr ọng.

Một số vị trí tiêu thụ nướ c chính trong dây chuyền sản xuất: vòi phun r ửa lướ i và

chăn, nướ c làm kính cho bơ m chân không vòng nướ c, nướ c làm kín tr ục cho bơ m và

cánh khuấy, nướ c chuẩn bị bột và pha loãng hóa chất phụ gia, nướ c vệ sinh máy v.v…

Vòng tuần hoàn chính là lượ ng nướ c thoát ra từ lướ i xeo đượ c đưa tớ i thùng đầu để pha

loãng bột giấy. Lượ ng nướ c dư từ vòng tuần hoàn chính đưa tớ i đượ c sử dụng tr ực tiế p

cho các điểm điều khiển nồng độ hoặc các vòi phun r ửa. Lượ ng nướ c dư tiế p tục đượ c

sử dụng để chuẩn bị bột hoặc đi ra bộ phận xử lý nướ c thải.

Yêu cầu chất lượ ng nướ c công nghệ tại các vị trí là khác nhau trong dây chuyền

nên dẫn tớ i việc cần thiết phải phân tách vòng tuần hoàn nướ c và loại bỏ các tạ p chất.

Tối ưu hệ thống tuần hoàn nướ c tăng sản lượ ng giấy do tăng tỷ lệ thu hồi bột, tiết kiệm

nguyên liệu, hóa chất phụ gia. Tuy nhiên, chất lượ ng nướ c công nghệ phụ  thuộc vào

chủng loại sản phẩm, độ bảo lưu, nguyên liệu sử dụng, hóa chất phụ gia và các điều

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 36: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 36/228

  36

kiện khác của dây chuyền.

 Nướ c tr ắng tuần hoàn sử  dụng trong các nghiên cứu có các thông số đượ c đo

như sau:

+ Độ dẫn của huyền phù bột, (µS/cm): 530

+ pH = 7,5

3.4.1 Ả nh hưở ng của l ượ ng nướ c tr ắng tuần hoàn trong vòng tuần hoàn ng ắn (vòng

tuần hoàn hoàn trên hình 1.8) đế n hi ệu quả của quá trình gia keo.

Trong các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưở ng của lượ ng nướ c tr ắng tuần hoàn

trong vòng tuần hoàn ngắn đến hiệu quả quá trình gia keo kiềm tính AKD, nướ c tuần

hoàn đượ c sử dụng dùng để pha loãng tr ướ c khi xeo, điều kiện thí nghiệm tiến hành

như sau:

+ Nguyên liệu: OCC nội

+ Mức dùng tinh bột cationic: 0,5 % (so vớ i bột khô tuyệt đối)

+ Trình tự tiến hành thí nghiệm: Điều chỉnh pH – tinh bột cationic – keo AKD –

xeo giấy mẫu.

+ Độ pH: 7,5

+ Mức dùng keo AKD: 1,0 % (so vớ i nguyên liệu KTĐ)

+ Lượ ng nướ c tr ắng tuần hoàn sử dụng: 20% đến 90%

+ Điều chỉnh pH bằng dung dịch NaOH 5 g/l

K ết quả nghiên cứu đượ c đưa ra trong bảng 3.5

K ết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung khi tăng lượ ng nướ c tr ắng tuần hoàn

trong vòng tuần hoàn ngắn từ  20% đến 70% thì độ  hút nướ c Cobb60  không thay đổi

nhiều, khi tăng lượ ng nướ c tr ắng tuần hoàn lớ n hơ n 80%, độ hút nướ c Cobb60  có xu

hướ ng tăng dần. Điều này có thể do khi tăng lượ ng nướ c tr ắng quá cao thì độ dẫn của

dòng huyền phù bột giấy tăng, làm giảm hiệu quả  gia keo. Tuy nhiên, khi tăng tuần

hoàn nướ c tr ắng đến 90% hiệu quả gia keo vẫn đảm bảo yêu cầu đối vớ i giấy và các

tông bao gói. Vì vậy, từ  các k ết quả  nghiên cứu và phân tích nhóm đề  tài lựa chọn

lượ ng nướ c tr ắng tuần hoàn dùng để pha loãng tr ướ c khi xeo giấy ≤ 90 % tổng lượ ng

nướ c dùng để pha loãng.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 37: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 37/228

Page 38: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 38/228

  38

Bảng 3.6 Ảnh hưở ng của lượ ng nướ c trắng tuần hoàn trong vòng tuần hoàn dàiđến hiệu quả quá trình gia keo

TT Lượ ng nướ c trắng tuần hoàn, (%) Cobb60, (g/m2)  Độ dẫn, 

(µS/cm) 

1 0 24,6  5302 20 24,7 530

3 40 24,7 540

4 50 24,8 540

5 60 26,0 560

6 70 27,5 570

Ghi chú: Vòng tuần hoàn dài là vòng tu

ần hoàn n

ướ c tr 

ắ ng quay l 

ại:đ ánh t 

ơ i th

ủ y l 

ự c

K ết quả nghiên cứu trong bảng 3.6 cho thấy khi tăng lượ ng nướ c tr ắng tuần hoàn

thì hiệu quả gia keo có xu hướ ng giảm và độ dẫn huyền phù của bột giấy tăng. Khi tăng

lượ ng nướ c tr ắng tuần hoàn đến 70% thì hiệu quả gia keo vẫn đảm bảo độ hút nướ c

Cobb60 nhỏ hơ n 30 g/m2 đối vớ i giấy và các tông bao gói. Các k ết quả nghiên cứu thu

nhận đượ c nhóm đề  tài lựa chọn lượ ng nướ c tr ắng tuần hoàn dùng để cho đánh tơ i thủy

lực ≤ 70 % tổng lượ ng nướ c sử dụng để đánh tơ i.

3.4.3  Nghiên cứ u ảnh hưở ng của các ion kim loại trong nướ c tr ắng đế n hi ệu quả quá trình gia keo

Điều kiện thí nghiệm tiến hành nghiên cứu ảnh hưở ng của các ion kim loại trong

nướ c tr ắng đến hiệu quả của quá trình gia keo như sau:

+ 100% OCC nội

+ Trình tự tiến hành thí nghiệm: Điều chỉnh pH – tinh bột cation - AKD – Xeo

giấy mẫu.

+ Mức dùng tinh bột cation: 0,5% so vớ i bột KTĐ 

+ Mức dùng keo AKD: 1,0 % (so vớ i nguyên liệu KTĐ)

+ Lượ ng nướ c tr ắng đượ c pha loãng khi xeo: 90 %.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 39: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 39/228

Page 40: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 40/228

  40

3.5 Nghiên cứ u so sánh một số loại keo AKD (keo chống thấm kiềm tính) thươ ng

phẩm đang lư u hành đến hiệu quả gia keo trong sản xuất giấy và các tông bao gói.

Điều kiện tiến hành nghiên cứu so sánh các loại keo thươ ng phẩm AKD đang

lưu hành trong sản xuất giấy và các tông bao gói gồm 03 loại keo: Công ty Đại Thịnh -

Phú Thọ, Công ty Xươ ng Giang - Bắc Giang và Công ty Thuận Phát Hưng.+ Nguyên liệu: 100% OCC nội

+ Trình tự tiến hành thí nghiệm: Điều chỉnh pH – tinh bột cation - AKD – Xeo

giấy mẫu.

+ Mức dùng tinh bột cation: 0,5% so vớ i bột KTĐ 

+ Mức dùng keo AKD: 1,0 % (so vớ i nguyên liệu KTĐ)

+ Lượ ng nướ c tr ắng đượ c pha loãng khi xeo: 90 %

+ Điều chỉnh pH bằng dung dịch NaOH 5 g/l

K ết quả  trong bảng 3.7 cho thấy, nhìn chung hiệu quả  của quá trình gia keo

AKD chống thấm cho giấy và các tông bao gói khi sử dụng các loại keo thươ ng phẩm

là không khác nhau nhiều. Bở i vì, chất lượ ng keo thươ ng phẩm đang lưu hành trên thị 

tr ườ ng dùng cho sản xuất giấy và các tông bao gói hiện nay gần như tươ ng đươ ng nhau.

Bảng 3.7 Ảnh hưở ng của chủng loại keo AKD đến hiệu quả quá trình gia keo

Các loại keo AKDTT Các chỉ tiêuĐại Thịnh Xươ ng Giang Thuận P.Hưng

1 Cobb60, (g/m2) 25,0  25,3 24,2

2 Định lượ ng, (g/m2) 70 70 70

3 Chiều dài đứt, (m) 3980 3970 3990

4 Chỉ số xé, (mN.m2/g) 7,18 7,21 7,14

5 Chỉ số bục, (kPa.m2/g) 1,94 1,96 2,01

3.6 K ết luận

Từ các k ết quả nghiên cứu ở  trên nhóm đề tài lựa chọn quy trình gia keo AKD

cho sản xuất giấy và các tông bao gói như sau:

+ 100% OCC nội

+ Độ nghiền bột giấy: 35 0SR

+ Mức dùng tinh bột cation: 0,5% so vớ i bột KTĐ 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 41: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 41/228

  41

  + Mức dùng keo AKD: 1,0 % (so vớ i nguyên liệu KTĐ)

+ pH = 7,5 – 8,0

+ Lượ ng nướ c tr ắng tuần hoàn dùng cho đánh tơ i thủy lực ≤  70% tổng lượ ng

nướ c sử dụng để đánh tơ i.

+ Lượ ng nướ c tr ắng đượ c pha loãng khi xeo giấy dướ i 90 % tổng lượ ng nướ c

 pha loãng.

+ Trình tự tiến hành thí nghiệm: Điều chỉnh pH – tinh bột cation - AKD – Xeo

giấy mẫu.

3.7 Sản xuất thử  nghiệm giấy và các tông bao gói gia keo chống thấm bằng keo

AKD (keo chống thấm kiềm tính)

Có thể nói, quá trình sản xuất thử nghiệm theo quy trình đã đượ c xác lậ p từ cácnghiên cứu trong phòng thí nghiệm là một bướ c r ất quan tr ọng. Quá trình này cho phép

khẳng định các k ết quả nghiên cứu và hiệu chỉnh các thông số k ỹ  thuật công nghệ để 

đưa ra quy trình công nghệ phù hợ  p tr ướ c khi ứng dụng cho sản xuất công nghiệ p.

 M ục tiêu của quá trình sản xuấ t thử  nghi ệm:

- Sản xuất thử nghiệm 700 kg giấy bao gói đạt chỉ tiêu chất lượ ng có độ hút nướ c

Cobb60 ≤ 30 g/m2 

3.7.1 Quy trình sản xuấ t thử  nghi ệm+ 100% OCC nội

+ Độ nghiền bột giấy: 35 0SR

+ Mức dùng tinh bột cation: 0,5% so vớ i bột KTĐ 

+ Mức dùng keo AKD: 1,0 % (so vớ i nguyên liệu KTĐ)

+ pH = 7,5 – 8,0

+ Điều chỉnh pH bằng dung dịch NaOH 5 g/l

+ Lượ ng nướ c tr ắng tuần hoàn dùng cho đánh tơ i thủy lực ≤  70% tổng lượ ng

nướ c sử dụng để đánh tơ i.

+ Lượ ng nướ c tr ắng đượ c pha loãng khi xeo giấy dướ i 90 % tổng lượ ng nướ c

 pha loãng.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 42: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 42/228

  42

+ Trình tự tiến hành thí nghiệm: Điều chỉnh pH – tinh bột cation - AKD – Xeo

giấy mẫu.

+ Định lượ ng giấy: 90 g/m2 

3.7.2 S ản xuấ t thử  nghi ệm gi ấ  y bao gói gia keo chố ng thấ m bằng keo AKD

Giấy bao gói đượ c sản xuất trên dây chuyền máy xeo dài tại Xưở ng thực

nghiệm, Công ty TNHH - Viện công nghiệ p Giấy và xenluylô vớ i quy trình công nghệ 

 phù hợ  p đã đượ c lựa chọn trong phòng thí nghiệm. Quá trình sản xuất bao gồm các giai

đoạn sau:

a. Giai đ oạn chuẩ n bị bột giấ  y

 Nguyên liệu OCC nội đượ c tách loại băng dính, đinh ghim sau đó đánh tơ i trên

máy đánh tơ i thủy lực vớ i nồng độ bột giấy 5,0 ± 1% và lượ ng nướ c tr ắng dùng để đánh

tơ i thủy lực đúng như quy trình đề  tài đã đặt ra. Bột giấy sau khi đánh tơ i đượ c phaloãng tớ i nồng độ bột giấy 4,0 ± 0,5% và đượ c nghiền trên 02 máy nghiền đĩ a mắc nối

tiế p tớ i độ nghiền 35 ± 1 0SR, vớ i áp lực của hai máy nghiền lần lượ t là 70 và 70 Ampe.

Bột giấy sau khi đạt độ nghiền đượ c bơ m vào bể chứa bột giấy tr ướ c xeo dung tích 5

m3, đượ c pha loãng nồng độ bột giấy từ 2,0% đến 2,5% tr ướ c khi phối tr ộn vớ i tinh bột

cationic và điều chỉnh pH của dung dịch huyền phù bột.

b. Giai đ oạn xeo giấ  y

Giấy bao gói vớ i định lượ ng giấy 90 ± 2 g/m2

 đượ c sản xuất trên máy xeo dàicủa Xưở ng thực nghiệm Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô. Keo chống thấm AKD

đượ c bổ  sung vào dòng bột giấy tr ướ c hòm phun bột theo đúng lượ ng dùng đã tính

toán. Quá trình sử dụng nướ c tr ắng tuần hoàn, phối tr ộn hóa chất theo đúng quy trình dề 

tài đặt ra. Tổng lượ ng giấy bao gói sản xuất thử nghiệm dự kiến là 700 kg. Các mẫu

giấy dùng để phân tích các chỉ tiêu tính chất cơ  lý đượ c lấy đại diện từ các cuộn giấy.

Bảng 3.8 Độ hút nướ c và độ dẫn của nướ c trắng của giấy bao gói sản xuất thử  nghiệm

Thờ i gian lấy mẫuTT Hạng mục 1h 2h 3h 4h 6h

1 Độ hút nướ c Cobb60,(g/m2)

27,0 26,4 26,1 26,3 26,6

2 Độ dẫn của nướ c tr ắng,(µS/cm) 

580 580 590 600 600

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 43: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 43/228

  43

K ết quả  thu nhận đượ c trong bảng 3.8 cho thấy quá trình sản xuất thử nghiệm

cho k ết quả phù hợ  p vớ i thí nghiệm. Độ hút nướ c có xu hướ ng giảm và sau đó tăng dần

theo thờ i gian chạy máy, điều này có thể giải thích khi thờ i gian chạy máy tăng thì hàm

lượ ng keo AKD dư trong nướ c tr ắng tăng lên. Tuy nhiên, tăng thờ i gian chạy máy độ 

dẫn của nướ c tr ắng tăng lên, từ đó làm giảm hiệu quả gia keo. Do vậy, trong thực tế sản

xuất độ dẫn của nướ c tr ắng phải đượ c kiểm soát, hoặc nướ c tr ắng phải đượ c xả bỏ một

 phần để bổ sung nướ c sạch vào hệ thống nướ c tuần hoàn trong dây chuyền sản xuất.

 Như vậy, các k ết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm cho

 phép khẳng định r ằng gia keo chống thấm cho giấy và các tông bao gói bằng keo AKD

(keo chống thấm kiềm tính) hoàn toàn đáp ứng đượ c các yêu cầu đề  tài như  trong đề cươ ng nghiên cứu. Tuy nhiên, trên thực tế cần khảo sát vớ i thờ i gian dài hơ n.

3.8 Ướ c tính chi phí nguyên nhiên liệu trự c tiếp cho quá trình sản xuất 1 tấn giấy

bao gói gia keo chống thấm bằng keo AKD.

Trên cơ  sở  các k ết quả nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm, nhóm đề tài ướ c tính

chi phí nguyên nhiên liệu tr ực tiế p cho quá trình sản xuất 1 tấn giấy bao gói từ 100%

nguyên liệu OCC nội. Tuy nhiên, ướ c tính chi phí nguyên nhiên liệu tr ực tiế p cho quá

trình sản xuất 1 tấn giấy bao gói chỉ gần sát vớ i thực tế sản xuất do điều kiện thí nghiệmvà sản xuất thí nghiệm ở  quy mô nhỏ.

Bảng 3.9 Ướ c tính chi phí nguyên nhiên liệu trự c tiếp cho sản xuất 1 tấn giấy bao gói

 Đơ n vị tính: 1.000 VN  Đ TT Nguyên, vật liệu

Đơ n vị tính

Gia keo AKD Gia keo nhự a thông

 I Nguyên li ệu chính Định mức cho1 tấn SP

Thành tiền Định mức cho1 tấn SP

Thành tiền

1 OCC nội kg 1.200 4.800 1.200 4.800

 II Hoá chấ t

1 Phèn kg/tấn - - 3,2 12,8

2 Tinh bột cation kg/tấn 5 85,8 - -

3 AKD kg/tấn 10 161,46 - -

4 Nhựa thông kg/tấn - - 10 600 III N ăng l ượ ng

1 Điện kWh/tấn 250 325 250 325

2 Than kg/tấn 250 362,5 250 362,5

3 Nướ c m3/tấn 30 75 40 100

Chi phí sản xuất 5.809,76 6.199,8

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 44: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 44/228

  44

Trong quá trình tính toán chi phí nguyên nhiên liệu tr ực tiế p cho sản xuất 1 tấngiấy bao gói nhóm đề tài chỉ tính toán chi phí: nguyên liệu chính, năng lượ ng, hóa chất.Các thông số tính toán dựa trên k ết quả nghiên cứu của đề tài và k ết quả chạy sản xuấtthử nghiệm, các thông tin và tài liệu về các dự án đầu tư ở  trong nướ c.

K ết quả ướ c tính chi phí nguyên nhiên liệu tr ực tiế p cho sản xuất 1 tấn giấy baogói gia keo chống thấm bằng keo AKD khoảng 5.809.760 đồng (năm triệu, tám tr ămlinh chín nghìn, bảy tr ăm sáu mươ i đồng), gia keo chống thấm bằng keo nhựa thông

truyền thống khoảng 6.199.800 đồng (sáu triệu, một tr ăm chín mươ i chín nghìn, tám

tr ăm đồng).

Bảng 3.9 cho thấy để đạt đượ c hiệu quả gia keo như nhau thì chi phí cho quá

trình gia keo chống thấm bằng keo AKD thấ p hơ n so vớ i gia keo chống thấm bằng keo

nhựa thông truyền thống. So vớ i quá trình gia keo chống thấm bằng keo nhựa thông

truyền thống thì gia keo chống thấm cho giấy bằng keo AKD vận hành đơ n giản hơ n,tiết kiệm đượ c nướ c sản xuất, giảm đượ c thờ i gian ngừng máy để vệ  sinh chăn, lướ iv.v…

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 45: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 45/228

  45

K ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 

Quá trình thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài cho phép rút ra một số 

k ết luận như sau:

+ Đã khảo sát thực tr ạng sử dụng nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ) trong

quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói có gia keo chống thấm bằng keo AKD.

+ Đã đưa ra đượ c giải pháp sử dụng hiệu quả quá trình gia keo kiềm tính sản

xuất giấy và các tông bao gói:

- Quá trình gia keo chống thấm cho giấy và các tông bao gói bằng keo AKD (keo

chống thấm kiềm tính) trong môi tr ườ ng gia keo thích hợ  p pH = 7,5 – 8,0.

- Lượ ng nướ c tr ắng tuần hoàn dùng cho đánh tơ i thủy lực ≤  70% tổng lượ ng

nướ c sử dụng để đánh tơ i, lượ ng nướ c tr ắng tuần hoàn dùng pha loãng tr ướ c khi xeo

giấy ≤ 90% tổng lượ ng nướ c pha loãng.

- Độ dẫn điện của nướ c tr ắng ảnh hưở ng đến hiệu quả gia keo AKD, vớ i ion Ca2+ 

trong nướ c tr ắng khi độ dẫn lớ n hơ n 700 µS/cm, ion Al3+ trong nướ c tr ắng khi độ dẫn

lớ n hơ n 300 µS/cm thì hiệu quả gia keo giảm. Tuy nhiên, để quy trình khi áp dụng vào

thực tế sản xuất cần nghiên cứu thêm thờ i gian duy trì tỷ lệ bổ sung nướ c tr ắng trên cân

 bằng trong bao lâu.

- Đối vớ i nguyên liệu bao bì hòm hộ p cũ (OCC) gia keo chống thấm bằng keo

kiềm tính AKD nên có giai đoạn r ửa bột trong dây chuyền sản xuất giấy và các tông bao gói để loại bỏ các tạ p chất nhằm tăng hiệu quả gia keo và giảm hiện tượ ng hồi keo.

+ Đã tiến hành sản xuất thử  nghiệm đượ c 700 kg giấy bao gói gia keo chống

thấm bằng keo AKD. Hiệu quả  gia keo chống thấm cho giấy bao gói sản xuất thử 

nghiệm đã đượ c kiểm tra chất lượ ng đạt yêu cầu đề tài đặt ra và tươ ng đươ ng vớ i chất

lượ ng mẫu giấy xeo trong phòng thí nghiệm.

+ Qua các k ết quả nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm đề tài đã tính toán sơ  bộ 

đượ c giá thành 1 tấn giấy bao gói gia keo chống thấm bằng keo AKD từ nguyên liệu100% OCC nội là khoảng 5.809.760 đồng (năm triệu, tám tr ăm linh chín nghìn, bảy

tr ăm sáu mươ i đồng).

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 46: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 46/228

  46

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tình hình công tác Hiệ p hội giấy Việt Nam lần thứ tư, ngày 21 tháng 06 năm

2011, Sunway Hotel, Hà Nội.

2. Đào Sỹ Sành và các cộng sự, Nghiên cứ u hoàn thiện ổ n định công nghệ sản xuấ t giấ  ytheo phươ ng pháp khô và chuyể n đổ i công nghệ xeo giấ  y sang phươ ng pháp kiề m tính,

Báo cáo tổng k ết đề tài cấ p bộ, Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô, 2000.

3. Hoàng Quốc Lâm và các cộng sự, Nghiên cứ u quy trình công nghệ thích hợ  p xử   lý

 giấ  y loại bao bì đ ã qua sử  d ụng (OCC) làm nguyên liệu sản xuấ t bột t ẩ  y tr ắ ng có các

chỉ  tiêu chấ t l ượ ng đ áp ứ ng yêu cầu sản xuấ t giấ  y in, giấ  y viế t , Báo cáo tổng k ết đề tài

cấ p bộ, Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô, 2004.

4. Nguyễn Quang Trung, các tông sóng và một số đánh giá về  OCC Châu Á, công

nghiệ p giấy 03/2003.

5. Lothar Gottsching: “General aspects and basis statistics” in “Recycled fiber and

deinking”, Tappi press, 2000: 14 - 15

6. Michael Schwarz: “Design of reclyced fiber process for diferent paper and board

grades” in “Recycled fiber and deinking”, Tappi press, 2000: 211 – 238.

7. Chiristiane, Lothar Gottsching, Heikki: “Papermaking potential of recycled fiber” in

“Recycled fiber and deinking”, Tappi press, 2000: 359 – 370.

8. Jerome M.Gess and Jose. Rodriquez, The sizing of paper, Technology Park/Atlanta,

2005.

9. Johan Gullichsen, Hannu Paulapuro, Helsinki university of Technology, Book 4

 papermaking chemistry, Finnish Engineers’ Association and Tappi, 2000.

10. Ian Thorn, Appications of wet end paper chemistry, second edition, 2009, EKA

Chemicals Ltd.

11. Dr Michael J.Kocurek, Volume 6 – Stock Preparation, Third edition, 1992

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 47: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 47/228

Page 48: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 48/228

  48

 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 49: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 49/228

  1

BỘ CÔNG THƯƠ NGTỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH VIỆN CÔNG NGHIỆP GIẤY VÀ XENLUYLÔ**************&************

ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2011

NGHIÊN CỨ U ÁP DỤNG PHƯƠ NG PHÁP GIA KEO KIỀMTÍNH CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY VÀ CÁC TÔNG

BAO GÓI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 

NỘI DUNG I:

 KH  Ả O SÁT TH Ự C TR Ạ NG S Ử  DỤ  NG NGUYÊN LI  Ệ U BAO BÌ HÒM H Ộ P C Ũ  

TRONG QUÁ TRÌNH S  Ả  N XU  Ấ T GI  Ấ Y VÀ CÁC TÔNG BAO GÓI CÓ GIA KEOCH Ố NG TH  Ấ  M B Ằ  NG KEO CH Ố NG TH  Ấ  M KI  Ề  M TÍNH THEO H Ợ  P ĐỒ NGTHUÊ KHOÁN CHUYÊN MÔN S Ố: 05-11/H  Đ- ĐTKH KÝ NGÀY 16 THÁNG 02

 N  Ă  M 2011

Cơ  quan chủ trì: CÔNG TY TNHH VIỆN CÔNG NGHIỆP GIẤY VÀ XENLUYLÔ

Chủ nhiệm đề tài:  Đỗ Thanh TúK ỹ sư  công nghệ giấy

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 50: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 50/228

Page 51: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 51/228

  3

MỤC LỤC

TT Nội dung Trang

MỞ ĐẦU 1

I Tổng quan về  nguyên liệu bao bì hòm hộ p cũ  (OCC) cho quátrình sản xuất giấy và các tông bao gói, quá trình gia keo chốngthấm cho giấy và các tông bao gói từ nguyên liệu OCC.

4

1.1 T ổ ng quan về   nguyên liệu bao bì hòm hộ p cũ  (OCC) cho quá

trình sản xuấ t giấ  y và các tông bao gói.

4

1.2 Quá trình gia keo chố ng thấ m cho giấ  y và các tông bao gói t ừ  nguyên liệu bao bì hòm hộ p cũ (OCC)

7

1.2.1 Quá trình gia keo bằng keo nhự a thông 7

1.2.2 Quá trình gia keo kiềm tính (AKD) 9 K ế t luận và định hướ ng nghiên cứ u 19

II Nguyên liệu và phươ ng pháp nghiên cứu 21

2.1 Nguyên liệu, hóa chấ t và thiế t bị nghiên cứ u 21

2.2 Phươ ng pháp nghiên cứ u 23

III K ết quả nghiên cứu và thảo luận 24

3.1 Khảo sát thự c tr ạng sử  d ụng nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ pcũ ) trong sản xuấ t giấ  y và các tông bao gói có gia keo chố ng

thấ m bằ ng keo AKD (keo chố ng thấ m kiề m tính)

24

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 52: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 52/228

  4

MỞ  ĐẦU

Trong những năm gần đây trên thế giớ i, đặc biệt là ở  Việt Nam, bao bì hòm hộ p

đã qua sử dụng là nguồn cung cấ p xơ  sợ i tái sinh quan tr ọng cho nhu cầu tiêu dùng bao

 bì trong công nghiệ p đang gia tăng nhanh chóng. Xu hướ ng này có liên quan chặt chẽ đến quá trình phát triển của kinh tế  thế giớ i và trong nướ c, bao bì hòm hộ p từ xơ  sợ i

thực vật đóng vai trò quan tr ọng trong việc bảo vệ, vận chuyển các loại hàng hóa, thiết

 bị đến mọi nơ i tiêu dùng.

Các loại giấy và các tông bao gói đượ c sử dụng r ộng rãi hiện nay chủ yếu đượ c

sản xuất từ nguyên liệu xơ  sợ i thực vật, xơ  sợ i có tính ưa nướ c (có chứa nhiều nhóm ưa

nướ c – OH, COOH), đồng thờ i giấy có cấu trúc xố p (có các lỗ nhỏ trên bề mặt tờ  giấy).

Vì vậy, nướ c và một số chất lỏng dễ dàng thấm vào trong tờ  giấy làm cho tờ  giấy bị 

mủn ra. Việc chống thấm cho tờ  giấy dựa trên hai nguyên tắc cơ  bản là tạo cho giấy cótính k ỵ nướ c và bịt kín những lỗ nhỏ trên bề mặt tờ  giấy làm cho nướ c và một số chất

lỏng không thấm vào bên trong tờ  giấy.

Tươ ng ứng vớ i hai nguyên tắc trên trong sản xuất giấy có hai phươ ng pháp đó là

gia keo nội bộ và gia keo bề mặt:

- Phươ ng pháp gia keo nội bộ thườ ng sử dụng những chất có tính k ỵ nướ c như:

Keo nhựa thông, keo AKD (Alkyl ketene dimers), keo ASA (Alkenyl succinic

anhydrides) v.v… để bổ sung vào dòng huyền phù bột tr ướ c khi đưa bột giấy lên máyxeo giấy. Trong phươ ng pháp này, chất gia keo nội bộ có tính k ỵ nướ c khi bám dính lên

 bề mặt xơ  sợ i sẽ làm cho xơ  sợ i và tờ  giấy mang tính k ỵ nướ c.

- Phươ ng pháp gia keo bề mặt thườ ng sử dụng những chất tạo màng như: tinh

 bột, keo polyvinylalcol v.v… để tráng phủ lên bề mặt tờ  giấy. Trong phươ ng pháp gia

keo này, chất tạo màng sẽ bịt kín đa số các lỗ tr ống trên bề mặt tờ  giấy, làm giảm khả 

năng thấm của nướ c và môt số chất lỏng vào bên trong tờ  giấy. Phươ ng pháp gia keo bề 

mặt còn có thêm công dụng là làm cho giấy có độ bền bề mặt cao, không bị bong sợ i

khi gặ p ma sát trong quá trình in ấn.Đối vớ i các loại giấy cần độ  bền bề  mặt cao, trong quá trình sản xuất giấy

thườ ng sử dụng cả hai phươ ng pháp gia keo nội bộ và gia keo bề mặt. Tùy thuộc vào

mục đích sử dụng, in mực nướ c (in phun, in offset, in lướ i…) và in mực khô (in laser,

 photocopy…) mà sử dụng các chất keo và quy trình gia keo khác nhau.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 53: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 53/228

  5

Ư u điểm của gia keo chống thấm cho giấy và các tông bao gói bằng keo nhựa

thông là hiệu quả gia keo cao và tức thờ i, giấy đanh và cứng. Ngày nay, để tăng hiệu

quả chống thấm của keo nhựa thông, các thế hệ keo nhựa thông mớ i đượ c nghiên cứu

và áp dụng thành công vào trong thực tế. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất giấy và

các tông bao gói gia keo chống thấm bằng keo nhựa thông có một số nhượ c điểm: quá

trình khống chế  pH gặ p nhiều khó khăn (tốn nhiều phèn), hiệu quả  tuần hoàn nướ c

tr ắng thấ p, xuất hiện các đốm keo trên bề  mặt giấy, dính chăn lướ i, giá thành nhựa

thông cao. Hơ n nữa, gia keo chống thấm bằng keo nhựa thông sinh nhiều bọt, làm thao

tác chạy máy gặ p nhiều khó khăn, thất thoát lượ ng bột giấy theo bọt v.v…

Từ những năm 1980 cho đến nay, ngành công nghiệ p sản xuất giấy và các tông

trên thế giớ i nói chung và ở  trong nướ c nói riêng đã có những chuyển đổi quan tr ọng về 

công nghệ gia keo nội bộ  trong môi tr ườ ng axít sang gia keo trong môi tr ườ ng kiềm.

Thực tế sản xuất trên thế giớ i và trong nướ c cho thấy công nghệ gia keo nội bộ trongmôi tr ườ ng kiềm có những ưu điểm hơ n so vớ i công nghệ  gia keo nội bộ  trong môi

tr ườ ng axít.

 Những ưu điểm của gia keo nội bộ trong môi tr ườ ng kiềm:

+ Quá trình nghiền bột dễ  dàng hơ n, giảm tiêu hao năng lượ ng cho quá trình

nghiền bột.

+ Giảm giá thành sản phẩm do nâng cao hàm lượ ng chất độn vô cơ  trong giấy

+ Tiết kiệm lượ ng nướ c sạch cho sản xuất do sử dụng hiệu quả nướ c tr ắng trongquá trình sản xuất.

+ Giấy có độ bền cơ  học, độ tr ắng và độ đục cao hơ n

+ Giảm chi phí khấu hao thiết bị nhờ  sự giảm ăn mòn của các thiết bị trong quá

trình sản xuất.

+ Năng suất chạy máy cao hơ n do ít xảy ra sự cố bám dính chăn lướ i

Hiện nay,

ở  trong n

ướ c ngu

ồn nguyên li

ệu ch

ủ y

ếu s

ản xu

ất gi

ấy bao gói và các

tông là sử dụng OCC (Old Corrugated Containners). Tuy nhiên, chất lượ ng OCC ngày

càng thấ p do quá trình tái sinh nhiều lần và chứa nhiều các tạ p chất như: mực in, tinh

 bột, chất độn v.v… Hơ n nữa, trong sản xuất để hạn chế nướ c thải, tiết kiệm nướ c công

nghệ các nhà máy thườ ng sử dụng lượ ng nướ c tuần hoàn lớ n và hạn chế quá trình r ửa,

làm sạch, loại bỏ  tạ p chất trong giai đoạn chuẩn bị bột. Những yếu tố này ảnh hưở ng

đến hiệu quả  của quá trình gia keo, quá trình gia keo không ổn định, tăng mức dùng

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 54: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 54/228

  6

keo. Tr ướ c thực tr ạng nêu trên, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưở ng đến hiệu quả quá

trình gia keo kiềm tính AKD và đưa ra quy trình gia keo kiềm tính thích hợ  p là một

việc làm r ất cần thiết. Vì vậy, Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô đượ c Bộ  Công

Thươ ng giao nhiệm vụ  nghiên cứu khoa học công nghệ  năm 2011, thực hiện đề  tài:

“ Nghiên cứ u áp d ụng phươ ng pháp gia keo ki ềm tính cho quá trình sản xuấ t gi ấ  y và

các tông bao gói ”.

 M ục tiêu của đề tài:

Đưa ra giải pháp sử dụng hiệu quả quá trình gia keo kiềm tính trong quá trình

sản xuất giấy và các tông bao gói.

 N ội dung nghiên cứ u:

+ Khảo sát thực tr ạng sử dụng nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ) trong quá

trình sản xuất giấy và các tông bao gói có gia keo chống thấm bằng keo AKD (keochống thấm kiềm tính).

+ Nghiên cứu ảnh hưở ng của khoảng pH đến hiệu quả quá trình gia keo chống

thấm bằng keo AKD (keo chống thấm kiềm tính) trong quá trình sản xuất giấy và các

tông bao gói.

+ Nghiên cứu ảnh hưở ng của quá trình tuần hoàn nướ c tr ắng đến hiệu quả quá

trình gia keo chống thấm bằng keo AKD (keo chống thấm kiềm tính) trong quá trình

sản xuất giấy và các tông bao gói.

+ Nghiên cứu, so sánh một số loại keo AKD (keo chống thấm kiềm tính) thươ ng

 phẩm đang lưu hành đến hiệu quả gia keo trong sản xuất giấy và các tông bao gói.

+ Sản xuất thử nghiệm 700 kg sản phẩm giấy bao gói đạt độ hút nướ c Cobb60 

nhỏ hơ n 30 g/m2.

+ Tính toán đượ c hiệu quả kinh tế 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 55: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 55/228

  7

PHẦN I

TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU BAO BÌ HÒM HỘP CŨ (OCC) CHO QUÁ TRÌNH

SẢN XUẤT GIẤY VÀ CÁC TÔNG BAO GÓI, QUÁ TRÌNH GIA KEO CHỐNG THẤM

CHO GIẤY VÀ CÁC TÔNG BAO GÓI TỪ  NGUYÊN LIỆU OCC.

1.1 Tổng quan về nguyên liệu bao bì hòm hộp cũ  (OCC) cho quá trình sản xuất

giấy và các tông bao gói.

Sử dụng xơ  sợ i tái sinh trong ngành công nghiệ p giấy và các tông bao gói đượ c

triển khai r ất hiệu quả từ những năm 60 của thế k ỷ XX. Đặc biệt từ năm 2005 cho đến

nay, mức tiêu thụ loại nguyên liệu này trên thế giớ i tăng trung bình 3%/năm[1]. Dự báo

giai đoạn 2011 – 2015 tổng sản lượ ng giấy thu hồi của thế  giớ i tăng bình quân 4,4

%/năm. Châu Á sử dụng giấy thu hồi nhiều nhất, gần 40% so vớ i thế giớ i, Châu Á nhậ p

khẩu gần 2/3 lượ ng giấy thu hồi thươ ng mại, Châu Âu nhậ p khẩu khoảng 25% lượ nggiấy thu hồi thươ ng mại, còn lại chỉ nhậ p khẩu khoảng 7% giấy thu hồi thươ ng mại trên

toàn cầu.

Trên thế giớ i, bột giấy thu hồi tái chế từ giấy và bao bì hòm hộ p cũ chiếm nhiều

nhất trong số các loại bột giấy để sản xuất giấy và các tông bao gói chiếm 54,09 % so

vớ i tổng sản lượ ng bột giấy (bột hóa, bột giấy thu hồi, bột phi gỗ). Ở trong nướ c, năm

2010 tổng sản phẩm giấy sản xuất trong nướ c là 1.298.700 tấn, trong đó sản xuất giấy

làm bao bì là 825.000 tấn, chiếm khoảng 63,53 % so vớ i tổng lượ ng giấy các loại sản

xuất. Hiện nay, thu gom giấy thu hồi trong nướ c đạt 734.212 tấn, chiếm 32 % so vớ i

tổng lượ ng tiêu dùng giấy thu hồi, nhậ p khẩu 269.743 tấn chiếm khoảng 26,87 % so vớ i

tổng lượ ng tiêu dùng giấy thu hồi. Dự báo đến năm 2011, tổng lượ ng giấy tiêu dùng là

2.566.600 tấn, thu gom giấy thu hồi trong nướ c là 840.000 tấn, nhậ p khẩu giấy thu hồi

khoảng 355.000 tấn[1].

 Nhìn chung, chất lượ ng của bao bì hòm hộ p cũ (OCC) thay đổi r ất lớ n tùy thuộc

vào đặc thù địa lý của khu vực sản xuất loại này. Ở các nướ c Châu Âu và Châu Mỹ bột

kraft gỗ mềm không tẩy tr ắng (xơ  sợ i dài) luôn chiếm tỷ lệ cao trong bao bì hòm hộ p cũ (OCC). Trong khi đó ở  Châu Á tỷ lệ xơ  sợ i dài từ gỗ mềm là không đáng k ể mà thay

vào đó là hỗn hợ  p xơ  sợ i có nguồn gốc từ gỗ mềm và gỗ cứng không tẩy tr ắng, từ bao

 bì, hòm hộ p tái sinh, từ một số  loại nguyên liệu phi gỗ như  tre, nứa, bã mía, r ơ m r ạ 

v.v… Sự khác biệt về các thành phần[4] chính trong OCC Châu Á và Mỹ đượ c đưa ra

trong bảng 1.1.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 56: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 56/228

  8

Bảng 1.1 Tỷ lệ một số thành phần chính trong các tông sóng Châu Á và Mỹ[4]

Tên nướ c Tạp chất(%)

Tro(%)

Tinh bột(%)

Xơ  sợ ivụn, (%)

Chiều dàixơ  sợ i,(mm)

Hiệusuất thuhồi, (%)

Châu Á (trung bình) 1,08 7,93 6,60 19,7 1,53 76,5

 Nhật Bản 1,43 7,03 4,77 18,60 1,52 79,50Đài Loan 1,57 6,77 4,48 19,30 1,61 80,20

Indonexia 0,87 4,60 8,20 17,80 1,43 76,40

Trung Quốc 0,92 14,90 8,16 20,70 1,45 68,90

Hồng Kông 1,10 12,50 5,80 18,30 1,60 72,00

Thái Lan 1,16 4,04 8,02 17,90 1,51 79,30

Hàn Quốc 1,42 10,60 3,90 21,00 1,46 77,10

Malaixia 0,13 7,93 9,50 23,70 1,69 78,40

 M  ỹ   1,00 1,70 2,00 15,0 2,20 85,30

Các số  liệu trong bảng 1.1 cho thấy hàm lượ ng tạ p chất (đinh gim, băng dính,

keo v.v…) trung bình trong OCC có nguồn gốc từ Châu Á (1,08%) và Mỹ (1%) tươ ng

đươ ng nhau. Tuy nhiên, hàm lượ ng các thành phần khác lại r ất khác nhau:

+ Độ  tro của các mẫu OCC Châu Á biến đổi trong khoảng r ất r ộng từ 4% đến

15%, trong khi giá tr ị tươ ng ứng của mẫu OCC Mỹ là 1,7%. Các mẫu OCC của Hồng

Kông và Trung Quốc chứa nhiều tro nhất (12,5% và 14,9%). Độ tro của OCC từ Hồng

Kông và Trung Quốc cao là do sử dụng một lượ ng tươ ng đối lớ n r ơ m r ạ và các loại

nguyên liệu phi gỗ khác để sản xuất lớ  p sóng, thậm chí cả lớ  p mặt của các tông sóng.

+ Hàm lượ ng xơ   sợ i vụn có xu hướ ng biến đổi tươ ng tự  như độ  tro: các mẫu

OCC từ Châu Á mà đặc biệt là Trung Quốc có tỷ lệ xơ  sợ i vụn r ất cao (20,7%). Mẫu

OCC từ Mỹ có chiều dài xơ  sợ i trung bình và hiệu suất thu hồi lớ n nhất, lớ n hơ n r ất

nhiều so vớ i các mẫu OCC Châu Á.

K ết quả phân tích từ các tài liệu tham khảo cho thấy chiều dài xơ  sợ i và hiệu suấtthu hồi của Châu Á khá thấ p (tươ ng tự OCC Việt Nam) chứa nhiều xơ  sợ i vụn và các

tạ p chất phi xơ  sợ i. Do vậy, chất lượ ng OCC, các tạ p chất và xơ  sợ i vụn này ảnh hưở ng

đến hiệu quả của quá trình gia keo kiềm tính (AKD) trong sản xuất giấy và các tông bao

gói.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 57: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 57/228

Page 58: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 58/228

Page 59: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 59/228

Page 60: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 60/228

  12

1.2.1.2 Tình hình sử   d ụng keo nhự a thông cho sản xuấ t giấ  y và các tông bao gói ở  

trong nướ c.

Trong thực tế sản xuất, một số nhà máy sản xuất giấy và các tông bao gói vẫn sử 

dụng keo nhựa thông xút hóa như: Công ty Cổ phần giấy Lửa Việt, Công ty Cổ phần

giấy Thanh Long. Tuy nhiên, chất lượ ng nhựa thông xút hóa thườ ng không ổn định và phụ  thuộc vào kinh nghiệm của ngườ i nấu nhựa thông. Hơ n nữa, mức dùng keo nhựa

thông xút hóa cao từ 1% đến 5% so vớ i bột khô tuyệt đối, tăng chi phí sản xuất do giá

thành của nhựa thông hiện nay là khá cao.

Một số Công ty khác đã chuyển sang sử dụng keo nhựa thông biến tính để gia

keo chống thấm cho sản xuất giấy và các tông bao gói như: Công ty Cổ phần giấy Mỹ 

Hươ ng, Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ và một số Công ty giấy ở  khu vực phía

 Nam. Hiệu quả gia keo nhựa thông biến tính cho giấy và các tông bao gói cao và tức

thờ i, giấy đanh và cứng.

Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu chủ yếu đượ c sử dụng để sản xuất tại các công ty

là OCC (bao bì hòm hộ p cũ). Nguồn nguyên liệu này có chất lượ ng ngày càng thấ p do

quá trình tái sinh nhiều lần. Trong quá trình sản xuất giấy và các tông gói từ  nguồn

nguyên liệu OCC nhằm tiết kiệm nướ c công nghệ và hạn chế nướ c thải ra môi tr ườ ng

nên trong nướ c tuần hoàn của dây chuyền chứa r ất nhiều tạ p chất. Vì vậy, quá trình

khống chế pH gặ p nhiều khó khăn (tốn nhiều phèn), xuất hiện các đốm keo trên bề mặt

giấy, tăng thờ i gian dừng máy để vệ sinh do dính chăn, dính lướ i. Gia keo chống thấmcho giấy và các tông bao gói bằng keo nhựa thông sinh nhiều bọt khi máy xeo chạy,

làm thao tác chạy máy gặ p r ất nhiều khó khăn, thất thoát một lượ ng lớ n bột giấy theo

 bọt. Hơ n nữa, hiện nay giá thành của nhựa thông thươ ng phẩm r ất cao (70 – 75 triệu

đồng/1 tấn nhựa thông), làm giá thành sản phẩm tăng.

1.2.2 Quá trình gia keo ki ềm tính (AKD)

1.2.2.1 Điề u chế  và nhũ t ươ ng hóa keo AKD

AKD là một Keton không no có công thức cấu tạo như hình 1.2, trong đó R là

một gốc hydrocacbon có chứa từ 14 - 22 nguyên tử cacbon trong mạch. Vòng ketene

dimer lactone giúp cho phân tử keo AKD có khả năng phản ứng vớ i nhóm OH trong

 phân tử xenluloza để tạo thành một liên k ết este.

Độ dài của gốc hydrocacbon R ảnh hưở ng tớ i khả năng phản ứng của keo AKD.

Trong thực tế  keo AKD thươ ng phẩm thườ ng đượ c sản xuất từ  hỗn hợ  p của axít

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 61: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 61/228

Page 62: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 62/228

  14

 polyme mang điện tích dươ ng (thườ ng là tinh bột cation), hạt keo tạo thành có kích

thướ c nhỏ (khoảng 0,1 - 2,0 µm). Các hạt polyme cation bám lên các hạt keo AKD làm

cho chúng tích điện dươ ng, điều này làm tăng khả năng bảo lưu keo AKD trên xơ  sợ i

trong quá trình xeo giấy.

Keo AKD có nhiệt độ nóng chảy thấ p, điều này cho phép nó dễ dàng dàn đều lên bề mặt xơ  sợ i trong quá trình nâng nhiệt độ sấy giấy.

Keo AKD dạng vảy nến đượ c phân tán vào trong dung dịch nướ c đun nóng tớ i

nhiệt độ khoảng 75 - 90 0C đã có chứa các chất phụ gia khác (gồm chất ổn định nhũ 

tươ ng: tinh bột cation; chất hoạt động bề  mặt: Lignin suphonat natri...). Sau khi sáp

AKD tan hết thì nén ép dung dịch này chảy qua màng có lỗ khoảng 0,5 – 2 µm r ồi làm

nguội để  thu đượ c nhũ  tươ ng AKD. Một lượ ng nhỏ  chất phân tán là tinh bột cation

dạng mạch ngắn có độ tích điện cao cùng vớ i một lượ ng nhỏ chất diệt khuẩn cần cho

thêm vào nhũ  tươ ng để  làm tăng thờ i gian bảo quản nhũ  tươ ng AKD. Các loại keoAKD thươ ng mại thườ ng đượ c nhũ hóa hóa sẵn, kích thướ c hạt nhũ khoảng 0,1 - 2,0

µm và hàm lượ ng chất r ắn khoảng 6 - 21%.

Để hạn chế thờ i gian thủy phân của phân tử AKD trong quá trình bảo quản ngườ i

ta phải hạ pH của nhũ tươ ng xuống trong khỏang 2,5 – 3,5 bằng axít H2SO4 hoặc axít

HCl. Nếu pH > 6 thì phân tử AKD dễ tham gia phản ứng mở  vòng lactone làm giảm

hiệu quả gia keo AKD trên xơ  sợ i. Vì pH của nhũ tươ ng là môi tr ườ ng axít nên thiết bị 

chứa hay xử lý AKD tr ướ c khi gia vào bột giấy phải làm bằng vật liệu chống ăn mòn.Do keo AKD có thể phản ứng vớ i nướ c giống như vớ i xenluylô nên thờ i gian

 bảo quản keo AKD là giớ i hạn. Để ổn định nhũ  tươ ng keo AKD tr ướ c khi sử  dụng,

ngườ i ta thườ ng tiến hành bảo quản keo AKD ở  nhiệt độ phòng (20 - 25 0C). Khi bảo

quản nhũ tươ ng AKD ở  nhiệt độ thườ ng thờ i gian bảo quản cho phép là một tháng đến

 ba tháng và đặc biệt nếu bảo quản ở  nhiệt độ  thấ p thờ i gian bảo quản có thể  tớ i một

năm.

1.2.2.2 Khả năng phản ứ ng và cơ  chế  phản ứ ng của keo AKD

 Khả năng phản ứ ng của keo AKD:

Keo AKD có khả  năng phản ứng vớ i các nhóm hydroxyl. Vòng lactone của

AKD có thể mở  ra phản ứng vớ i nhóm OH của xenluylo trong quá trình sấy giấy tạo

thành β keton este (hình 1.3).

Các AKD (dimer alkyl keten) cũng phản ứng vớ i nướ c để tạo thành axit β keton

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 63: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 63/228

Page 64: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 64/228

  16

giấy và cuối cùng do khả năng dịch chuyển AKD bở i sự tăng nhiệt độ.

+ Giai đoạn 2: AKD là một keo liên k ết yếu, chính các phần tử AKD và các phần

không phải là xenluloza phản ứng vớ i keo AKD tạo ra khả năng gia keo cho giấy.

Trong khi đó theo thuyết thông dụng nhất thì cơ  chế phản ứng của phản ứng giữa

keo AKD vơ i xơ  sợ i Xenluloza gồm 4 giai đoạn (hình 1.5):

Hình 1.5 Các giai đoạn của quá trình gia keo AKD 

+ Giai đoạn 1: Những hạt keo phân tán đượ c ổn định bằng điện tích dươ ng tr ướ c

hết sẽ đượ c hấ p thụ trên xơ  sợ i bằng lực hút t ĩ nh điện. Mức dùng AKD phụ thuộc nhiều

vào thờ i gian gia keo cho tớ i khi lên lướ i (diện tích bể  chứa bột, bơ m, mực lưu chất

trong thùng đầu..), việc thêm tinh bột cation chính là để hỗ tr ợ  cho sự bảo lưu AKD. Vị 

trí gia keo AKD vào dòng bột là từ bể chứa đầu máy đến bơ m quạt hoặc hòm điều tiết.

+ Giai đoạn 2: Khi băng giấy đượ c sấy khô, các hạt keo AKD đượ c hấ p thu sẽ 

nóng chảy và dàn đều lên bề mặt xơ  sợ i nhờ  nhiệt độ ở  bộ phận sấy tạo điều kiện tốt

cho phản ứng giữa các nhóm OH của xơ  sợ i vớ i nhóm chức của phân tử AKD.

+ Giai đoạn 3: Phản ứng hóa học giữa AKD vớ i nhóm OH của xenluloza. Phản

ứng này chỉ diễn ra ở  nhiệt độ cao khi phần lớ n nướ c trong tấm giấy đã đượ c bay hơ i

ngh ĩ a là ở  cuối giai đọan sấy. Trong quá trình này, nhóm anhydride trong phân tử keo

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 65: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 65/228

  17

AKD phản ứng vớ i nhóm OH trong phân tử xenluloza tạo thành một liên k ết hóa tr ị bền

vững.

+ Giai đoạn 4: Diễn ra quá trình định hướ ng của các phân tử AKD sao cho phần

hydrocacbon là phần k ỵ  nướ c thì ch ĩ a ra ngoài bề  mặt tờ   giấy, phần nhóm chức tạo

thành liên k ết vớ i xơ  sợ i làm cho các phân tử AKD dính chặt lên bề mặt xơ  sợ i, nhờ  định hướ ng này mà độ chống thấm tăng lên. Sự định hướ ng này không chỉ xảy ra trong

quá trình sấy mà còn tiế p tục trong khoảng thờ i gian ngắn sau khi giấy đượ c sấy xong,

ngh ĩ a là độ chống thấm vẫn tiế p tục tăng.

1.2.2.3 M ột số  yế u t ố  công nghệ ảnh hưở ng đế n gia keo kiề m tính (AKD)

 Ả nh hưở ng của pH và độ ki ềm:

Độ pH: Độ pH trong dòng huyền phù bột giấy tr ướ c khi xeo giấy ảnh hưở ng tớ i

hiệu quả gia keo, keo AKD dùng hiệu quả trong khoảng pH = 7,5 - 9. Phản ứng của keoAKD vớ i xơ  sợ i thuờ ng đượ c xúc tác bằng các ion bicarbonat HCO3

-, do vậy ngườ i ta

thườ ng dùng một lượ ng nhỏ NaHCO3 hoặc Na2CO3 vào dòng bột giấy vừa để thúc đẩy

 phản ứng giữa keo AKD vớ i xơ  sợ i, vừa để điều chỉnh pH trong khoảng 7,5 - 9.

Độ kiềm tính: Độ kiềm tính là một trong những yếu tố chính ảnh hưở ng tớ i sự 

 phân bố của AKD lên xơ  sợ i xenluylô và giúp cho tốc độ phản giữa keo AKD và xơ  sợ i

xenluylô xảy ra nhanh hơ n. Độ kiềm tính là nồng độ ion HCO3- có trong dòng bột giấy,

các ion HCO3 - có trong dòng bột do hai lý do:

+ Do bổ sung Na2CO3 hoặc NaHCO3 quá nhiều.

+ Do dùng bột Canxi cacbonat k ết tủa (PCC) làm chất độn, trong PCC có chứa

tạ p chất Ca(OH)2 bở i trong quá trình điều chế PCC, Ca(OH)2 chưa phản ứng hết vớ i khí

CO2 để tạo thành CaCO3.

Vớ i tác dụng của ion bicacbonat HCO3- ảnh hưở ng của các ion Al3+, Ca2+, Na+ 

trong dòng bột tớ i keo AKD có thể đượ c giảm tớ i mức tối thiểu.

Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu nếu độ kiềm tính của dòng huyền phù bột quácao (trên 400 ppm) sẽ làm tăng phản ứng thủy phân keo AKD để tạo thành Keton dẫn

tớ i làm giảm độ chống thấm cho giấy, phản ứng này diễn ra chậm, dẫn đến tính chống

thấm của giấy bị giảm dần sau khi tờ  giấy đượ c sản xuất - gọi là hiện tượ ng hồi keo.

Một số nghiên cứu cho thấy khi gia keo AKD sử dụng chất độn cácbonat k ết tủa, nếu

tăng độ kiềm từ 100 – 1000 ppm, độ chống thấm của giấy giảm mạnh, có thể mất tác

dụng chống thấm trong vòng 7 ngày sau khi sản xuất[9,10].

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 66: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 66/228

  18

 Ả nh hưở ng của chấ t độn, x ơ  sợ i vụn và hóa chấ t tr ợ  bảo l ư u:

Chất độn và xơ  sợ i vụn keo theo sự gia tăng lượ ng keo AKD cần thiết cho quá

trình gia keo cho giấy và các tông bao gói để có đượ c cùng một mức độ gia keo, hiện

tượ ng này đượ c giải thích tr ướ c hết là do: sự tăng diện tích bề mặt cần gia keo, bề mặt

hóa học của chất độn, cấu trúc bề mặt của chất độn, chất phân tán dùng để phân tán chấtđộn, độ bảo lưu của chất độn v.v… Ngoài ra xơ  sợ i vụn tham gia vào phản ứng vớ i keo

AKD, do đó lượ ng keo AKD cần thiết cho quá trình gia keo tăng lên.

Có hai yếu tố  làm giảm hiệu quả của quá trình gia keo trên phần ướ t của máy

xeo giấy. Yếu tố thứ nhất là do sự thất thoát của xơ  sợ i vụn và chất độn kéo theo sự thất

thoát AKD do hấ p thụ lên đó. Yếu tố thứ hai là hệ thống các chất tr ợ  bảo lưu làm đông

tụ chất độn cùng vớ i AKD hấ p thụ lên bề mặt chất độn tạo thành những khối có kích

thướ c tươ ng đối lớ n, AKD đượ c kéo vào phía bên trong của các khối đó mà không

đượ c tr ải đều lên bề mặt xơ  sợ i.

Tuy nhiên, khi dùng chất tr ợ  bảo lưu một cách thích hợ  p thì không những làm

tăng đượ c độ bảo lưu của các hạt mịn mà còn làm tăng đượ c khả năng thoát nướ c trong

quá trình xeo giấy. Cả hai điều này r ất có ích trong quá trình xeo giấy, vì vậy việc dùng

chất tr ợ  bảo lưu trong quá trình xeo giấy là r ất quan tr ọng và cần thiết để đạt chất lượ ng

giấy cao, tiết kiệm các chất phụ gia và làm giảm ô nhiễm môi tr ườ ng.

Hơ n nữa, khi keo AKD đượ c bổ sung vào dòng huyền phù bột/chất độn, các hạt

keo AKD sẽ hấ p thụ lên bề mặt chất độn nhanh hơ n so vớ i hấ p thụ lên bề mặt xơ  sợ i,điều này đượ c lý giải là do diện tích bề mặt của chất độn lớ n hơ n nhiều so vớ i bề mặt

của xơ  sợ i.

Tỷ lệ chất độn: Thông thườ ng tỷ lệ chất độn cao thì kéo theo sự tăng lượ ng dùng

keo AKD, vì chất độn hấ p thụ nhiều keo. Do đó trong công nghệ thườ ng tiến hành quá

trình gia keo tr ướ c khi gia chất độn.

Vớ i công nghệ  gia keo trong môi tr ườ ng trung tính hoặc kiềm tính, chất độn

thườ ng sử dụng là canxi cacbonat k ết tủa (PCC) hoặc canxi cacbonat nghiền (GCC).Bột PCC sử dụng thườ ng có kích thướ c hạt từ 1,1 – 1,8 µm trong khi bột đá nghiền

thườ ng có kích thướ c từ 0,8 – 2,0 µm và cỡ  hạt có mức độ đồng nhất không cao bằng

chất độn PCC.

Đối vớ i chất độn PCC giá tr ị pH thườ ng ở  mức 8 - 8,5 và vớ i chất độn GCC giá

tr ị pH thườ ng ở  mức 7. Trong chất độn PCC luôn tồn tại lượ ng Ca(OH)2 dư, do đó pH

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 67: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 67/228

  19

của dòng bột luôn cao và chính điều này làm tăng tốc độ thủy phân của keo AKD trong

dòng bột cũng như trong giấy.

Việc sử dụng chất độn canxi cacbonat có thể dẫn tớ i hiện tượ ng hồi keo do sự 

tạo thành liên k ết giữa AKD vớ i ion Ca2+ trong nướ c.

 Ả nh hưở ng của tinh bột cation:

Khi gia keo AKD cho giấy và các tông bao gói thì tinh bột cation có tác dụng

nâng cao sự  bảo lưu làm tăng hiệu quả  của quá trình gia keo. Bở i đối vớ i xơ   sợ i

xenluylô thì điện tích zeta khoảng 20 – 30 µV (điện tích âm), tùy thuộc vào chủng loại

xơ  sợ i, cách xử lý hóa học và độ nghiền v.v… Hơ n nữa, điện thế của bột giấy còn ảnh

hưở ng bở i chất độn sử dụng. Các hạt mang cùng một điện tích thì đẩy nhau cho nên

điện thế zeta có ảnh hưở ng r ất lớ n đến độ k ết tụ và bám dính của bột giấy. Lực đẩy này

có thể đượ c trung hòa nếu như trên bề mặt của các hạt đượ c gắn các nhóm mang điệntích dươ ng hay còn gọi là cation hóa. Các phân tử tinh bột cation hút các hạt mang điện

tích âm, vì vậy các xơ  sợ i bột giấy có thể k ết tụ lại và các xơ  sợ i mịn cũng như chất độn

sẽ dính lên bề mặt bột giấy. Sự hấ p phụ của tinh bột cation phụ thuộc vào độ thế DS của

chúng. Quá trình hấ p phụ tinh bột cation lên bề mặt xơ  sợ i vẫn tiế p tục diễn ra cho tớ i

khi bề mặt xơ  sợ i đã đượ c bao phủ hoàn toàn bở i tinh bột hoặc điện tích bề mặt của xơ  

sợ i đã đượ c trung hòa. Tinh bột cation dùng trong công nghiệ p sản xuất giấy thườ ng có

độ thế từ 0,015 - 0,047.

Tinh bột cation dùng trong sản xuất giấy thườ ng chứa các nhóm amin bậc 3 hoặc

amin bậc 4 trong phân tử. Đối vớ i các amin bậc 3, khi pH của dung dịch tăng thì dẫn tớ i

sự giảm điện tích dươ ng của chúng. Tuy nhiên, vớ i các amin bậc 4 khi pH của dung

dịch tăng từ 7,5 - 8,5 điện tích của chúng không thay đổi[11].

Theo một số  nghiên cứu, sự  hấ p thụ  của tinh bột cation lên bề  mặt xơ   sợ i

xenluloza giảm mạnh khi độ dẫn điện riêng của huyền phù bột tăng. Sự ảnh hưở ng này

tùy thuộc vào đặc tr ưng của cation ion kim loại và nồng độ của chúng. Các ion kim loại

hóa tr ị 2 như Ca2+

, Mg2+

 có tác dụng gấ p 10 lần so vớ i các ion kim loại hóa tr ị một như  Na+ trong việc làm giảm sự hấ p phụ của tinh bột cation lên bề mặt xơ  sợ i. Các polymer

sẽ nhả hấ p phụ nếu sự có mặt của các ion kim loại làm giảm điện tích của bề mặt hấ p

 phụ. Các ion kim loại hóa tr ị 2 không chỉ ảnh hưở ng tớ i khả năng hấ p phụ của tinh bột

cation lên xơ   sợ i bở i hiệu ứng che chắn điện tích mà còn bở i sự  tươ ng tác giữa các

cation trên vớ i các nhóm cacboxylat COO -.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 68: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 68/228

  20

Tinh bột cation có mật độ điện tích thấ p (DS ≈ 0,015) sẽ giảm mạnh khả năng

hấ p thụ lên bề mặt của xơ  sợ i khi độ dẫn điện của huyền phù bột tăng (nồng độ của các

muối kim loại tăng), trong tinh bột cation vớ i mật độ điện tích cao (độ thế DS cao) sẽ ít

 bị  ảnh hưở ng hơ n. Sự  tăng nồng độ  các muối ion kim loại dẫn tớ i sự  giảm về  khối

lượ ng phân tử của các polymer tinh bột cation từ đó dẫn tớ i hiệu ứng che chắn giữa các

nhóm mang điện.

 Ả nh hưở ng của một số  ion kim loại:

Trong quá trình gia keo AKD, sự có mặt của một số ion kim loại như Ca2+, Al3+,

Mg2+ có thể làm giảm hiệu quả gia keo[12]. Nguyên nhân của sự làm giảm hiệu quả gia

keo AKD khi có mặt các ion kim loại trên đượ c giải thích là do sự tạo thành muối keton

của các kim loại trên.

Hình 1.6 Phản ứ ng tạo thành muối eton khi có mặt Ca2+, Al3+

Mặt khác, vớ i sự có mặt của các ion kim loại trên sự hấ p thụ của các phần tử tinh

 bột cation lên bề mặt xơ  sợ i xenllulo bị giảm đi. Tùy thuộc vào độ thế (DS) của tinh bột

cation mà khả năng hấ p thụ của chúng có thể tăng lên hay giảm đi khi có sự có mặt của

các ion Ca2+, Al3+, Mg2+. Sự có mặt của các ion trên đượ c biểu thị  thông qua độ dẫn

điện của dung dịch. Đối vớ i tinh bột cation có độ thế thấ p, khi độ dẫn điện đặc biệt thấ p

thì khả năng hấ p thụ của tinh bột cation lên bề mặt xơ  sợ i đượ c cho là lớ n nhất. Trong

khi đó vớ i tinh bột cation có độ thế (DS) cao khi độ dẫn điện tăng lên khả năng hấ p thụ 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 69: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 69/228

  21

của chúng lên bề mặt xơ  sợ i vẫn tốt.

Hình 1.7 Ảnh hưở ng của ion Al3+ lên hiện tượ ng hồi keo AKD

Theo một số nghiên cứu, tinh bột cation vớ i độ thế DS = 0,015 sẽ giảm khả năng

hấ p phụ  r ất nhanh khi trong dung dịch có sự  tăng nồng độ của các muối Ca2+, Mg2+,

Al3+.

1.2.2.4 Xu hướ ng sử  d ụng keo chố ng thấ m kiề m tính AKD

Gia keo trong phần ướ t của máy xeo (gia keo nội bộ) là một giai đoạn quan tr ọng

của quá trình sản xuất giấy nói chung, giấy các tông bao gói nói riêng. Cho tớ i đầu

những năm 1980 gia keo nội bộ trong môi tr ườ ng axít vẫn là công nghệ phổ biến trong

ngành công nghiệ p giấy và các tông bao gói trên thế giớ i. Từ những năm 1980 cho đến

nay, ngành công nghiệ p sản xuất giấy và các tông bao gói trên thế giớ i đã có nhữngchuyển đổi quan tr ọng về công nghệ gia keo nội bộ trong môi tr ườ ng axít sang gia keo

trong môi tr ườ ng kiềm. Trên thế giớ i, quá trình gia keo chống thấm trong môi tr ườ ng

kiềm đã đượ c nghiên cứu và áp dụng r ất hiệu quả trong các nhà máy sản xuất giấy in,

giấy viết từ nguồn nguyên liệu: bột sợ i ngắn tẩy tr ắng, bột sợ i dài tẩy tr ắng và bột cơ  

học tẩy tr ắng. Vớ i các nhà máy sản xuất giấy các tông bao gói việc sử dụng keo chống

thấm kiềm tính AKD cũng đượ c đưa vào sử dụng hiệu quả vớ i nguồn nguyên liệu chính

là bột kraft không tẩy tr ắng và một phần bao bì hòm hộ p cũ (OCC).

Cho tớ i đầu những năm 1990, ở  Việt Nam công nghệ gia keo nội bộ chủ yếu vẫn

sử dụng keo nhựa thông, gia keo trong môi tr ườ ng axít cho các nhà máy sản xuất giấy

và các tông bao gói. Từ những năm 1990 cho đến nay gia keo trong môi tr ườ ng kiềm

tính vớ i những ưu điểm hơ n hẳn so vớ i công nghệ gia keo trong môi tr ườ ng axít. Do

vậy, hầu như  các nhà máy sản xuất giấy in, viết trong nướ c (Tổng Công ty giấy Việt

nam, Công ty Cổ phần Tậ p đoàn Tân Mai, Công ty bao bì Việt Thắng v.v…) đã chuyển

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 70: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 70/228

  22

đổi công nghệ  gia keo nội bộ  trong môi tr ườ ng axít sang gia keo trong môi tr ườ ng

kiềm. Quá trình chuyển đổi này cho phép các nhà máy nâng cao đượ c chất lượ ng và

giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của các loại sản phẩm này.

Ở  trong nướ c, tr ướ c đây trong quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói từ 

nguyên liệu OCC, gia keo trong môi tr ườ ng axít (keo nhựa thông) là công nghệ gia keo phổ biến. Hiện nay, vớ i những ưu điểm của công nghệ gia keo trong môi tr ườ ng kiềm:

tiết kiệm nướ c sạch cho sản xuất do sử dụng hiệu quả nướ c tr ắng, quá trình nghiền bột

dễ  dàng hơ n, giảm tiêu hao năng lượ ng cho giai đoạn nghiền bột giấy, giảm chi phí

khấu hao thiết bị, năng suất chạy máy cao hơ n do ít xảy ra sự cố bám dính chăn lướ i.

Do vậy, một số nhà máy sản xuất giấy và các tông bao gói (Công ty Cổ phần giấy Lam

Sơ n, Công ty Cổ phần giấy Tây Đô, Công ty Cổ phần giấy R ạng Đông, một số cơ  sở  

sản xuất giấy ở   Bắc Ninh v.v…) từ  nguyên liệu OCC đã chuyển sang sử  dụng công

nghệ  gia keo kiềm tính. Việc áp dụng gia keo chống thấm cho các tông bao gói từ nguyên liệu OCC đã giải quyết đượ c các vấn đề k ỹ thuật, đem lại hiệu quả gia keo và

hiệu quả kinh tế. Hơ n nữa, gia keo kiềm tính cho giấy và các tông bao gói thao tác vận

hành đơ n giản, giảm tối đa hiện tượ ng sinh bọt nên giảm thiểu số  lần đứt giấy, giảm

cườ ng độ làm việc của công nhân vận hành, tăng năng suất chạy máy.

Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy

và các tông bao gói sử dụng nguyên liệu OCC chưa thực sự ổn định và hiệu quả. Do

trong quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói từ nguyên liệu OCC có chất lượ ng

thấ p và chứa nhiều tạ p chất, hơ n nữa, nhằm sử dụng triệt để lượ ng nướ c tuần hoàn, hàm

lượ ng các tạ p chất và ion kim loại trong nướ c tuần hoàn cao nên ảnh hưở ng đến hiệu

quả gia keo. Các yếu tố công nghệ này ảnh hưở ng đến hiệu quả của quá trình gia keo và

chất lượ ng sản phẩm giấy các tông bao gói như: mức dùng keo AKD lớ n hơ n để đạt

đượ c cùng một mức độ chống thấm, xuất hiện hiện tượ ng hồi keo.

K ết luận và định hướ ng nghiên cứ u:

+ Xu hướ ng sử dụng keo chống thấm kiềm tính (AKD) để chống thấm cho giấyvà các tông bao gói thay thế cho keo nhựa thông trong dây chuyền sản xuất đang ngày

càng phổ  biến do giá thành của keo chống thấm kiềm tính thấ p, khả  năng tuần hoàn

nướ c tr ắng cao, giảm chi phí sản xuất.

+ Hiện nay, đa số các dây chuyền sản xuất giấy và các tông bao gói có công suất

vừa và nhỏ  sử  dụng phần lớ n nguyên liệu là OCC (bao bì hòm hộ p cũ) nội và nhậ p

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 71: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 71/228

  23

khẩu. Vì vậy, nhóm đề tại tậ p trung nghiên gia keo kiềm tính (AKD) cho sản xuất giấy

và các tông bao gói sử dụng nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ) nội.

+ Hơ n nữa, do OCC (bao bì hòm hộ p cũ) nội có chất lượ ng thấ p, thườ ng chứa

nhiều tạ p chất như: mực in, tinh bột, chất độn, cát sạn v.v…đặc biệt là các tạ p chất có

khả năng k ết dính cao (stickies). Hơ n nữa, trong sản xuất nhằm hạn chế nướ c thải tậndụng tối đa tuần hoàn nướ c tr ắng, hạn chế quá trình r ửa, làm sạch, loại bỏ tạ p chất trong

giai đoạn chuẩn bị bột giấy. Điều này làm cho quá trình gia keo chống thấm cho giấy và

các tông: hiệu quả gia keo thấ p, quá trình gia keo không ổn định, hiện tượ ng hồi keo

v.v…

+ Nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả của quá trình gia keo kiềm tính (AKD) cho

giấy và các tông bao gói sử  dụng nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ), đề  tài tậ p

trung nghiên cứu các yếu tố công nghệ ảnh hưở ng đến hiệu quả gia keo. Trên cơ  sở  đó,

lựa chọn các điều kiện công nghệ thích hợ  p để đưa ra giải pháp sử dụng hiệu quả quátrình gia keo kiềm tính trong sản xuất giấy và các tông bao gói.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 72: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 72/228

  24

PHẦN II

NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠ NG PHÁP NGHIÊN CỨ U

2.1 Nguyên liệu, hoá chất và thiết bị nghiên cứ u

2.1.1 Nguyên li ệuOCC (bao bì hòm hộ p cũ) dùng để nghiên cứu bao gồm: Các loại hòm hộ p, bìa

các tông đượ c thu mua từ các nguồn thu gom trong nướ c gọi là OCC nội và các loại

hòm hộ p cao cấ p đượ c nhậ p khẩu từ Mỹ, Bắc Âu đượ c gọi là OCC ngoại.

 Nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ) sau khi tách loại đinh ghim, băng dính

v.v.. sau đó nguyên liệu này đượ c đưa đi phân tích thành phần và các tính chất cơ  lý.

K ết quả phân tích thu nhận đượ c đưa ra trong bảng 2.1 và bảng 2.2.

Bảng 2.1 Thành phần bột giấy từ  nguyên liệu OCC

OCC nội OCC ngoạiTT Hạng mục

Bột chư a rử a Bột sau rử a

1 Độ tro, (%) 15,6 12,1 7,9

2 Hàm lượ ng chất hòa tan trongaxeton, (%)

1,5 1,4 1,1

Bảng 2.2 Tính chất cơ  lý của bột giấy từ  nguyên liệu OCC

Giá trị TT Hạng mục OCC nội OCC ngoại

1 Định lượ ng, (g/m2) 70 70

2 Chiều dài đứt, (m) 3950 4638

3 Chỉ số bục, (kPa.m2/g) 2,20 2,75

4 Chỉ số nén vòng, (N.m2/g) 0,71 0,94

5 Chỉ số xé, (mN.m2/g) 5,68 7,08

2.1.2 Hoá chấ t

 Keo AKD:

Keo kiềm tính (AKD) đượ c sử dụng trong nghiên cứu gồm 03 loại keo: Công ty

Đại Thịnh - Phú Thọ, Công ty Xươ ng Giang - Bắc Giang và Công ty Thuận Phát Hưng.

Các thông số k ỹ thuật của các loại keo AKD đượ c đưa ra trong bảng 2.3

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 73: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 73/228

  25

Bảng 2.3 Một số thông số k ỹ thuật của các loại keo AKD

Keo AKDThông số sản phẩm

Thuận Phát Hư ng Đại Thịnh Xươ ng Giang

 Ngoại quan Nhũ tươ ng màu tr ắng Nhũ tươ ng màu tr ắng Nhũ tươ ng màu tr ắng

Hàm lượ ng chất r ắn, (%) 15,5 ± 1 15 ± 1 15

Tỷ tr ọng, (kg/cm3) - 1,03 ± 0,02 -

Độ nhớ t (25 0C), cps < 20 6 - 9 20

 pH 2,0 – 4,0 2,5 – 3,5 3,5

Tính ion cation cation cation

 Nhiệt độ đông đặc, (0C) 0 - -

Tinh bột cation:

Tinh bột cation đượ c sử dụng trong nghiên cứu là tinh bột cation của Công ty

Thuận Phát Hưng. Một số đặc tính k ỹ thuật của tinh bột cation đượ c đưa ra trong bảng2.4.

Bảng 2.4 Một số thông số k ỹ thuật của tinh bột cation

Đặc tính sản phẩm Thông số 

 Ngoại quan Chất bột mịn, màu tr ắng

Độ nhớ t (hồ hóa tinh bột 5% ở  60 0C), (cps) 900 - 1200

Độ ẩm, (%) 12 – 14

Độ tro, (%) 1,5 (lớ n nhất) pH, (dung dịch tinh bột huyền phù 5%) 5,0 – 6,5

 Ni tơ , (%) 0,2 – 0,35

Độ thế  0,02 – 0,04

2.1.3 Thi ế t b ị  

- Máy nghiền bột kiểu Hà Lan dung tích 4,5 lít (công suất động cơ  5,5 kw, vòng

quay động cơ  960 vòng/phút, ∅ lô dao bay 190 mm).

- Máy xeo Rapid-Kothen, hãng PTI của Áo sản xuất- Máy đo độ nghiền, hãng PTI của Áo sản xuất

- Máy đo độ chịu xé Elmendorf do hãng Frank PTI sản xuất

- Máy đo độ chịu bục do hãng PTI sản xuất

- Máy đo độ bền kéo và độ bền nén vòng Housfield sản xuất tại Anh.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 74: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 74/228

  26

  - Cân điện tử Metler độ chính xác ±0.0001g của Thụy S ĩ  

- Máy đo pH HANNA do Rumania sản xuất

- Máy đánh tơ i 5 lít, cánh khuấy dạng chân vịt do Đức sản xuất

- Máy đo độ nghiền, hãng PTI của Áo sản xuất

- Máy đo độ dẫn HANNA do Rumania sản xuất

2.2 Phươ ng pháp nghiên cứ u

2.2.1 Mô t ả phươ ng pháp nghiên cứ u

* Chuẩ n bị mẫ u thí nghiệm:

 Nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ) đượ c tách loại đinh ghim, băng dính sau

đó xé nhỏ và bảo quản mẫu trong túi nilon.

Cân lấy 120 gam mẫu OCC đem đi đánh tơ i trên máy đánh tơ i 5 lít ở  nồng độ 2% cho đến khi bột phân tán đều thì xả ra xô chứa 10 lít r ồi đem đi cô đặc trên lướ i r ửa

thí nghiệm đến nồng độ 3 % sau đó đem đi nghiền bột giấy.

* Quá trình nghiề n bột giấ  y:

Bột giấy đượ c nghiền trên máy nghiền Hà Lan 4,5 lít vớ i nồng độ  bột giấy

nghiền 3 % để đạt đến độ nghiền yêu cầu. Bột giấy sau khi nghiền, đượ c xả ra xô chứa

r ồi xác định nồng độ bột để  tính toán lượ ng bột cho quá trình phối tr ộn hóa chất phụ 

gia.

* Xeo mẫ u giấ  y thí nghiệm: 

Bột giấy sau khi phối tr ộn hóa chất phụ gia đượ c xeo thành mẫu giấy thí nghiệm

vớ i định lượ ng 70 g/m2 trên máy xeo Rapid-Kothen để xác định tính chất cơ  lý của bột

giấy.

2.2.2 Phân tích tính chấ t cơ  lý của bột gi ấ  y đượ c xác đị nh t ại phòng thí nghi ệm hoálý của Vi ện Công nghi ệ p Gi ấ  y và Xenluylô theo các tiêu chuẩ n sau:

Xác định định lượ ng : TCVN 1270 : 2008

Xác định độ hút nướ c Cobb60  : TCVN 6726 : 2007

Xác định độ bền kéo : TCVN 1862-2 : 2011

Xác định độ bền xé : TCVN 3229 : 2007

Xác định độ chịu bục : TCVN 7631 : 2007

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 75: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 75/228

  27

PHẦN III

K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨ U VÀ THẢO LUẬN

3.1 Khảo sát thự c trạng sử  dụng nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộp cũ) trong sảnxuất giấy và các tông bao gói có gia keo chống thấm bằng keo AKD (keo chốngthấm kiềm tính).

Hiện nay, đa số  các dây chuyền sản xuất giấy và các tông sử  dụng phần lớ n

nguyên liệu là OCC (bao bì hòm hộ p cũ) trong nướ c và nhậ p khẩu. Đối vớ i các loại

giấy và các tông bao gói yêu cầu chất lượ ng cao, nguyên liệu sử dụng thườ ng là bột sợ i

dài không tẩy tr ắng và OCC (bao bì hòm hộ p cũ) ngoại nhậ p khẩu, keo nhựa thông vẫn

đượ c ưu tiên sử dụng làm chất chống thấm. Đối vớ i các loại giấy và các tông bao gói

yêu cầu chất lượ ng trung bình, nguyên liệu chủ yếu là OCC nội, thì xu hướ ng sử dụng

keo chống thấm kiềm tính để chống thấm thay thế cho keo nhựa thông trong các dâychuyền sản xuất ngày càng phổ biến.

OCC chủ yếu đượ c sử dụng làm nguyên liệu trong quá trình sản xuất giấy bao

gói, các tông lớ  p mặt (Kraft liner và test liner), lớ  p sóng cho các tông sóng (Corrugated

medium) và các lớ  p đệm, lớ  p đế cho các tông nhiều lớ  p (multi-plyboard). Tỷ lệ sử dụng

xơ  sợ i từ OCC có thể  thay đổi từ mức tươ ng đối thấ p (< 20%) trong giấy bao gói và

kraft liner, đến r ất cao (khoảng 80%) trong giấy lớ  p mặt (test liner), thậm chí tớ i 100%

trong một số chủng loại sản phẩm giấy và các tông chất lượ ng thấ p hay các lớ  p giữa,

lớ  p đế.

Theo k ết quả khảo sát sơ  bộ các nhà máy sản xuất giấy và các tông bao gói thì

 phần lớ n các nhà máy sản xuất giấy và các tông bao gói đã chuyển gia keo nội bộ từ gia

keo axít (nhựa thông) sang keo kiềm tính (AKD) để chống thấm cho giấy và các tông

như: Công ty Cổ phần giấy Lam Sơ n, Công ty Cổ phần giấy Mục Sơ n, Công ty Cổ phần

giấy Tây Đô, một số công ty giấy ở  Yên Phong - Bắc Ninh và một số Công ty sản xuất

giấy ở  khu vực phía Nam v.v… Hiện nay, đa số các dây chuyền sản xuất ở  Yên Phong

 – Bắc Ninh và Công ty Cổ phần giấy Tây Đô chủ yếu là chạy giấy lớ  p đế, lớ  p giữa củacác tông sóng từ nguyên liệu là OCC (bao bì hòm hộ p cũ) trong nướ c, vớ i mức dùng

keo AKD thườ ng: 0,2 – 0,5% so vớ i nguyên liệu khô tuyệt đối. Mục đích gia keo cho

sản xuất các loại giấy này không phải là chống thấm mà chủ yếu là chống bám dính lô

sấy. Công ty Cổ phần giấy Lam Sơ n, Công ty Cổ phần giấy Mục Sơ n v.v… sản xuất

giấy kraft (lớ  p mặt từ bột hóa không tẩy tr ắng hoặc OCC ngoại nhậ p khẩu, lớ  p lót và

lớ  p đế  từ  nguyên liệu OCC nội), vớ i mức dùng keo AKD: 1,2 – 1,5%, độ  hút nướ c

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 76: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 76/228

  28

Cobb60 < 30 g/m2.

Bảng 3.1 K ết quả khảo sát tại một số cơ  sở  sản xuất giấy và các tông bao gói

TT Tên một số cơ  sở  sản xuất Mứ cdùngkeo

AKD(%)

Độ hútnướ c

Cobb60 (g/m2)

Độ dẫnnướ ctrắng

( S/cm)

Ghi chú

1 Công ty Cổ phần giấy Tây Đô 100% OCC nội

Giấy mộc (lớ  p đế, lớ  p đệm) 0,3 108,2 530

2 Công ty Cổ phần giấy Lam Sơ n

Giấy kraft 1 mặt (SLS) 1,5 25 - 30 530 100% OCC nội

Giấy kraft mặt tr ắng (VLS2) 1,5 24 - 32 520 + Lớ  p mặt 100% bột hóa

+ Lớ  p lót + đế:100% OCC nội

Giấy kraft mặt vàng (VLS1) 1,5 24 - 32 530 100% OCC nội

Gia keo chống thấm AKD cho giấy và các tông bao gói ở  một số cơ  sở  sản xuất

cho thấy sử dụng keo chống thấm kiềm tính AKD có hiệu quả  chống thấm cao. Hơ n

nữa, trong sản xuất khi sử dụng keo AKD chống thấm cho giấy và các tông bao gói làm

giảm tối đa hiện tượ ng sinh bọt, giảm lượ ng bột giấy thất thoát, sử  dụng tối đa tuần

hoàn lượ ng nướ c r ửa và nướ c tr ắng, vừa giảm thiểu số lần đứt giấy và giảm số lần vệ 

sinh chăn lướ i, thao tác vận hành đơ n giản. Tuy nhiên, thực tế sản xuất gia keo chốngthấm cho giấy và các tông bao gói bằng keo kiềm tính AKD cho thấy giấy không đượ c

đanh cứng như đối vớ i gia keo chống thấm bằng keo nhựa thông. Theo phản ánh của

khách hàng thỉnh thoảng có hiện tượ ng hồi keo, nhưng theo k ết quả khảo sát cho thấy

hiện tượ ng hồi keo chủ yếu vào mùa hè, điều này có thể giải thích là do nướ c dùng cho

sản xuất chủ yếu là nướ c sông nên vào mùa hè là mùa mưa do vậy chứa nhiều các tạ p

chất như huyền phù. Do vậy, hàm lượ ng các ion kim loại nhiều như: Ca2+, Fe3+(độ dẫn

của nướ c sản xuất hay nướ c tr ắng cao). Các ion kim loại này phản ứng và thủy phân

keo AKD tạo thành Calcium beta keto salt, dẫn tớ i hiện tượ ng hồi keo.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 77: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 77/228

  29

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tình hình công tác Hiệ p hội giấy Việt Nam lần thứ tư, ngày 21 tháng 06 năm

2011, Sunway Hotel, Hà Nội.

2. Đào Sỹ Sành và các cộng sự, Nghiên cứ u hoàn thiện ổ n định công nghệ sản xuấ t giấ  ytheo phươ ng pháp khô và chuyể n đổ i công nghệ xeo giấ  y sang phươ ng pháp kiề m tính,

Báo cáo tổng k ết đề tài cấ p bộ, Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô, 2000.

3. Hoàng Quốc Lâm và các cộng sự, Nghiên cứ u quy trình công nghệ thích hợ  p xử   lý

 giấ  y loại bao bì đ ã qua sử  d ụng (OCC) làm nguyên liệu sản xuấ t bột t ẩ  y tr ắ ng có các

chỉ  tiêu chấ t l ượ ng đ áp ứ ng yêu cầu sản xuấ t giấ  y in, giấ  y viế t , Báo cáo tổng k ết đề tài

cấ p bộ, Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô, 2004.

4. Nguyễn Quang Trung, các tông sóng và một số  đánh giá về  OCC Châu Á, công

nghiệ p giấy 03/2003.5. Lothar Gottsching: “General aspects and basis statistics” in “Recycled fiber and

deinking”, Tappi press, 2000: 14 - 15

6. Michael Schwarz: “Design of reclyced fiber process for diferent paper and board

grades” in “Recycled fiber and deinking”, Tappi press, 2000: 211 – 238.

7. Chiristiane, Lothar Gottsching, Heikki: “Papermaking potential of recycled fiber” in

“Recycled fiber and deinking”, Tappi press, 2000: 359 – 370.

8. Jerome M.Gess and Jose. Rodriquez, The sizing of paper, Technology Park/Atlanta,2005.

9. Johan Gullichsen, Hannu Paulapuro, Helsinki university of Technology, Book 4

 papermaking chemistry, Finnish Engineers’ Association and Tappi, 2000.

10. Ian Thorn, Appications of wet end paper chemistry, second edition, 2009, EKA

Chemicals Ltd.

11. Dr Michael J.Kocurek, Volume 6 – Stock Preparation, Third edition, 1992

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 78: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 78/228

  1

BỘ CÔNG THƯƠ NGTỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH VIỆN CÔNG NGHIỆP GIẤY VÀ XENLUYLÔ**************&************

ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2011

NGHIÊN CỨ U ÁP DỤNG PHƯƠ NG PHÁP GIA KEO KIỀMTÍNH CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY VÀ CÁC TÔNG

BAO GÓI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 

NỘI DUNG II:

 NGHIÊN C Ứ U Ả  NH H ƯỞ  NG C Ủ  A KHO Ả  NG PH ĐẾ  N HI  Ệ U QU  Ả  QUÁ TRÌNHGIA KEO CH Ố NG TH  Ấ  M B Ằ  NG KEO CH Ố NG TH  Ấ  M KI  Ề  M TÍNH TRONG QUÁ

TRÌNH S  Ả  N XU  Ấ T GI  Ấ Y VÀ CÁC TÔNG BAO GÓI THEO H Ợ  P ĐỒ NG THUÊ KHOÁN CHUYÊN MÔN S Ố: 17-11/H  Đ- ĐTKH KÝ NGÀY 10 THÁNG 05 N  Ă  M

2011 

Cơ  quan chủ trì: CÔNG TY TNHH VIỆN CÔNG NGHIỆP GIẤY VÀ XENLUYLÔ

Chủ nhiệm đề tài:  Đỗ Thanh TúK ỹ sư  công nghệ giấy

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 79: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 79/228

  2

BỘ CÔNG THƯƠ NGTỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH VIỆN CÔNG NGHIỆP GIẤY VÀ XENLUYLÔ**************&************

ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2011

NGHIÊN CỨ U ÁP DỤNG PHƯƠ NG PHÁP GIA KEO KIỀMTÍNH CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY VÀ CÁC TÔNG

BAO GÓI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ NỘI DUNG II:

 NGHIÊN C Ứ U Ả  NH H ƯỞ  NG C Ủ  A KHO Ả  NG PH ĐẾ  N HI  Ệ U QU  Ả  QUÁ TRÌNHGIA KEO CH Ố NG TH  Ấ  M B Ằ  NG KEO CH Ố NG TH  Ấ  M KI  Ề  M TÍNH TRONG QUÁ

TRÌNH S  Ả  N XU  Ấ T GI  Ấ Y VÀ CÁC TÔNG BAO GÓI THEO H Ợ  P ĐỒ NG THUÊ KHOÁN CHUYÊN MÔN S Ố: 17-11/H  Đ- ĐTKH KÝ NGÀY 10 THÁNG 05 N  Ă  M

2011 

Cơ  quan chủ trì: CÔNG TY TNHH VIỆN CÔNG NGHIỆP GIẤY VÀ XENLUYLÔ

Chủ nhiệm đề tài:  Đỗ Thanh Tú

K ỹ sư  công nghệ giấy

Danh sách nhữ ng ngườ i tham gia thự c hiện hợ p đồng:

1. Dươ ng Ngọc Kiên – Công ty TNHH Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô2. Lã Thị Cúc – Công ty TNHH Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô

3. Hoàng mạnh Vinh – Công ty TNHH Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô

4. Lê Thị Quỳnh Hoa – Công ty TNHH Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 80: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 80/228

  3

MỤC LỤC

TT Nội dung Trang

MỞ ĐẦU 1

I Tổng quan về  nguyên liệu bao bì hòm hộ p cũ  (OCC) cho quátrình sản xuất giấy và các tông bao gói, quá trình gia keo chốngthấm cho giấy và các tông bao gói từ nguyên liệu OCC.

4

1.1 T ổ ng quan về   nguyên liệu bao bì hòm hộ p cũ  (OCC) cho quá

trình sản xuấ t giấ  y và các tông bao gói.

4

1.2 Quá trình gia keo chố ng thấ m cho giấ  y và các tông bao gói t ừ  nguyên liệu bao bì hòm hộ p cũ (OCC)

7

1.2.1 Quá trình gia keo bằng keo nhự a thông 7

1.2.2 Quá trình gia keo kiềm tính (AKD) 9 K ế t luận và định hướ ng nghiên cứ u 19

II Nguyên liệu và phươ ng pháp nghiên cứu 21

2.1 Nguyên liệu, hóa chấ t và thiế t bị nghiên cứ u 21

2.2 Phươ ng pháp nghiên cứ u 23

III K ết quả nghiên cứu và thảo luận 24

3.1 Nghiên cứ u ảnh hưở ng của khoảng pH và mứ c dùng keo đế nhiệu quả  quá trình gia keo chố ng thấ m bằ ng keo AKD (keo

chố ng thấ m kiề m tính) trong quá trình sản xuấ t giấ  y và các tôngbao gói.

24

3.1.1 Ảnh hưở ng của pH và mứ c dùng keo AKD đến hiệu quả quátrình gia keo

24

3.1.2 Ảnh hưở ng của pH đến tính chất cơ  lý của giấy 25

3.2 Nghiên cứ u ảnh hưở ng của chủng loại nguyên liệu và quá trình

 xử  lý nguyên liệu (quá trình r ử a bột giấ  y) đế n hiệu quả quá trình

 gia keo.

26

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 81: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 81/228

  4

MỞ  ĐẦU

Trong những năm gần đây trên thế giớ i, đặc biệt là ở  Việt Nam, bao bì hòm hộ p

đã qua sử dụng là nguồn cung cấ p xơ  sợ i tái sinh quan tr ọng cho nhu cầu tiêu dùng bao

 bì trong công nghiệ p đang gia tăng nhanh chóng. Xu hướ ng này có liên quan chặt chẽ đến quá trình phát triển của kinh tế  thế giớ i và trong nướ c, bao bì hòm hộ p từ xơ  sợ i

thực vật đóng vai trò quan tr ọng trong việc bảo vệ, vận chuyển các loại hàng hóa, thiết

 bị đến mọi nơ i tiêu dùng.

Các loại giấy và các tông bao gói đượ c sử dụng r ộng rãi hiện nay chủ yếu đượ c

sản xuất từ nguyên liệu xơ  sợ i thực vật, xơ  sợ i có tính ưa nướ c (có chứa nhiều nhóm ưa

nướ c – OH, COOH), đồng thờ i giấy có cấu trúc xố p (có các lỗ nhỏ trên bề mặt tờ  giấy).

Vì vậy, nướ c và một số chất lỏng dễ dàng thấm vào trong tờ  giấy làm cho tờ  giấy bị 

mủn ra. Việc chống thấm cho tờ  giấy dựa trên hai nguyên tắc cơ  bản là tạo cho giấy cótính k ỵ nướ c và bịt kín những lỗ nhỏ trên bề mặt tờ  giấy làm cho nướ c và một số chất

lỏng không thấm vào bên trong tờ  giấy.

Tươ ng ứng vớ i hai nguyên tắc trên trong sản xuất giấy có hai phươ ng pháp đó là

gia keo nội bộ và gia keo bề mặt:

- Phươ ng pháp gia keo nội bộ thườ ng sử dụng những chất có tính k ỵ nướ c như:

Keo nhựa thông, keo AKD (Alkyl ketene dimers), keo ASA (Alkenyl succinic

anhydrides) v.v… để bổ sung vào dòng huyền phù bột tr ướ c khi đưa bột giấy lên máyxeo giấy. Trong phươ ng pháp này, chất gia keo nội bộ có tính k ỵ nướ c khi bám dính lên

 bề mặt xơ  sợ i sẽ làm cho xơ  sợ i và tờ  giấy mang tính k ỵ nướ c.

- Phươ ng pháp gia keo bề mặt thườ ng sử dụng những chất tạo màng như: tinh

 bột, keo polyvinylalcol v.v… để tráng phủ lên bề mặt tờ  giấy. Trong phươ ng pháp gia

keo này, chất tạo màng sẽ bịt kín đa số các lỗ tr ống trên bề mặt tờ  giấy, làm giảm khả 

năng thấm của nướ c và môt số chất lỏng vào bên trong tờ  giấy. Phươ ng pháp gia keo bề 

mặt còn có thêm công dụng là làm cho giấy có độ bền bề mặt cao, không bị bong sợ i

khi gặ p ma sát trong quá trình in ấn.Đối vớ i các loại giấy cần độ  bền bề  mặt cao, trong quá trình sản xuất giấy

thườ ng sử dụng cả hai phươ ng pháp gia keo nội bộ và gia keo bề mặt. Tùy thuộc vào

mục đích sử dụng, in mực nướ c (in phun, in offset, in lướ i…) và in mực khô (in laser,

 photocopy…) mà sử dụng các chất keo và quy trình gia keo khác nhau.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 82: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 82/228

  5

Ư u điểm của gia keo chống thấm cho giấy và các tông bao gói bằng keo nhựa

thông là hiệu quả gia keo cao và tức thờ i, giấy đanh và cứng. Ngày nay, để tăng hiệu

quả chống thấm của keo nhựa thông, các thế hệ keo nhựa thông mớ i đượ c nghiên cứu

và áp dụng thành công vào trong thực tế. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất giấy và

các tông bao gói gia keo chống thấm bằng keo nhựa thông có một số nhượ c điểm: quá

trình khống chế  pH gặ p nhiều khó khăn (tốn nhiều phèn), hiệu quả  tuần hoàn nướ c

tr ắng thấ p, xuất hiện các đốm keo trên bề  mặt giấy, dính chăn lướ i, giá thành nhựa

thông cao. Hơ n nữa, gia keo chống thấm bằng keo nhựa thông sinh nhiều bọt, làm thao

tác chạy máy gặ p nhiều khó khăn, thất thoát lượ ng bột giấy theo bọt v.v…

Từ những năm 1980 cho đến nay, ngành công nghiệ p sản xuất giấy và các tông

trên thế giớ i nói chung và ở  trong nướ c nói riêng đã có những chuyển đổi quan tr ọng về 

công nghệ gia keo nội bộ  trong môi tr ườ ng axít sang gia keo trong môi tr ườ ng kiềm.

Thực tế sản xuất trên thế giớ i và trong nướ c cho thấy công nghệ gia keo nội bộ trongmôi tr ườ ng kiềm có những ưu điểm hơ n so vớ i công nghệ  gia keo nội bộ  trong môi

tr ườ ng axít.

 Những ưu điểm của gia keo nội bộ trong môi tr ườ ng kiềm:

+ Quá trình nghiền bột dễ  dàng hơ n, giảm tiêu hao năng lượ ng cho quá trình

nghiền bột.

+ Giảm giá thành sản phẩm do nâng cao hàm lượ ng chất độn vô cơ  trong giấy

+ Tiết kiệm lượ ng nướ c sạch cho sản xuất do sử dụng hiệu quả nướ c tr ắng trongquá trình sản xuất.

+ Giấy có độ bền cơ  học, độ tr ắng và độ đục cao hơ n

+ Giảm chi phí khấu hao thiết bị nhờ  sự giảm ăn mòn của các thiết bị trong quá

trình sản xuất.

+ Năng suất chạy máy cao hơ n do ít xảy ra sự cố bám dính chăn lướ i

Hiện nay,

ở  trong n

ướ c ngu

ồn nguyên li

ệu ch

ủ y

ếu s

ản xu

ất gi

ấy bao gói và các

tông là sử dụng OCC (Old Corrugated Containners). Tuy nhiên, chất lượ ng OCC ngày

càng thấ p do quá trình tái sinh nhiều lần và chứa nhiều các tạ p chất như: mực in, tinh

 bột, chất độn v.v… Hơ n nữa, trong sản xuất để hạn chế nướ c thải, tiết kiệm nướ c công

nghệ các nhà máy thườ ng sử dụng lượ ng nướ c tuần hoàn lớ n và hạn chế quá trình r ửa,

làm sạch, loại bỏ  tạ p chất trong giai đoạn chuẩn bị bột. Những yếu tố này ảnh hưở ng

đến hiệu quả  của quá trình gia keo, quá trình gia keo không ổn định, tăng mức dùng

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 83: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 83/228

  6

keo. Tr ướ c thực tr ạng nêu trên, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưở ng đến hiệu quả quá

trình gia keo kiềm tính AKD và đưa ra quy trình gia keo kiềm tính thích hợ  p là một

việc làm r ất cần thiết. Vì vậy, Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô đượ c Bộ  Công

Thươ ng giao nhiệm vụ  nghiên cứu khoa học công nghệ  năm 2011, thực hiện đề  tài:

“ Nghiên cứ u áp d ụng phươ ng pháp gia keo ki ềm tính cho quá trình sản xuấ t gi ấ  y và

các tông bao gói ”.

 M ục tiêu của đề tài:

Đưa ra giải pháp sử dụng hiệu quả quá trình gia keo kiềm tính trong quá trình

sản xuất giấy và các tông bao gói.

 N ội dung nghiên cứ u:

+ Khảo sát thực tr ạng sử dụng nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ) trong quá

trình sản xuất giấy và các tông bao gói có gia keo chống thấm bằng keo AKD (keochống thấm kiềm tính).

+ Nghiên cứu ảnh hưở ng của khoảng pH đến hiệu quả quá trình gia keo chống

thấm bằng keo AKD (keo chống thấm kiềm tính) trong quá trình sản xuất giấy và các

tông bao gói.

+ Nghiên cứu ảnh hưở ng của quá trình tuần hoàn nướ c tr ắng đến hiệu quả quá

trình gia keo chống thấm bằng keo AKD (keo chống thấm kiềm tính) trong quá trình

sản xuất giấy và các tông bao gói.

+ Nghiên cứu, so sánh một số loại keo AKD (keo chống thấm kiềm tính) thươ ng

 phẩm đang lưu hành đến hiệu quả gia keo trong sản xuất giấy và các tông bao gói.

+ Sản xuất thử nghiệm 700 kg sản phẩm giấy bao gói đạt độ hút nướ c Cobb60 

nhỏ hơ n 30 g/m2.

+ Tính toán đượ c hiệu quả kinh tế 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 84: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 84/228

  7

PHẦN I

TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU BAO BÌ HÒM HỘP CŨ (OCC) CHO QUÁ TRÌNH

SẢN XUẤT GIẤY VÀ CÁC TÔNG BAO GÓI, QUÁ TRÌNH GIA KEO CHỐNG THẤM

CHO GIẤY VÀ CÁC TÔNG BAO GÓI TỪ  NGUYÊN LIỆU OCC.

1.1 Tổng quan về nguyên liệu bao bì hòm hộp cũ  (OCC) cho quá trình sản xuất

giấy và các tông bao gói.

Sử dụng xơ  sợ i tái sinh trong ngành công nghiệ p giấy và các tông bao gói đượ c

triển khai r ất hiệu quả từ những năm 60 của thế k ỷ XX. Đặc biệt từ năm 2005 cho đến

nay, mức tiêu thụ loại nguyên liệu này trên thế giớ i tăng trung bình 3%/năm[1]. Dự báo

giai đoạn 2011 – 2015 tổng sản lượ ng giấy thu hồi của thế  giớ i tăng bình quân 4,4

%/năm. Châu Á sử dụng giấy thu hồi nhiều nhất, gần 40% so vớ i thế giớ i, Châu Á nhậ p

khẩu gần 2/3 lượ ng giấy thu hồi thươ ng mại, Châu Âu nhậ p khẩu khoảng 25% lượ nggiấy thu hồi thươ ng mại, còn lại chỉ nhậ p khẩu khoảng 7% giấy thu hồi thươ ng mại trên

toàn cầu.

Trên thế giớ i, bột giấy thu hồi tái chế từ giấy và bao bì hòm hộ p cũ chiếm nhiều

nhất trong số các loại bột giấy để sản xuất giấy và các tông bao gói chiếm 54,09 % so

vớ i tổng sản lượ ng bột giấy (bột hóa, bột giấy thu hồi, bột phi gỗ). Ở trong nướ c, năm

2010 tổng sản phẩm giấy sản xuất trong nướ c là 1.298.700 tấn, trong đó sản xuất giấy

làm bao bì là 825.000 tấn, chiếm khoảng 63,53 % so vớ i tổng lượ ng giấy các loại sản

xuất. Hiện nay, thu gom giấy thu hồi trong nướ c đạt 734.212 tấn, chiếm 32 % so vớ i

tổng lượ ng tiêu dùng giấy thu hồi, nhậ p khẩu 269.743 tấn chiếm khoảng 26,87 % so vớ i

tổng lượ ng tiêu dùng giấy thu hồi. Dự báo đến năm 2011, tổng lượ ng giấy tiêu dùng là

2.566.600 tấn, thu gom giấy thu hồi trong nướ c là 840.000 tấn, nhậ p khẩu giấy thu hồi

khoảng 355.000 tấn[1].

 Nhìn chung, chất lượ ng của bao bì hòm hộ p cũ (OCC) thay đổi r ất lớ n tùy thuộc

vào đặc thù địa lý của khu vực sản xuất loại này. Ở các nướ c Châu Âu và Châu Mỹ bột

kraft gỗ mềm không tẩy tr ắng (xơ  sợ i dài) luôn chiếm tỷ lệ cao trong bao bì hòm hộ p cũ (OCC). Trong khi đó ở  Châu Á tỷ lệ xơ  sợ i dài từ gỗ mềm là không đáng k ể mà thay

vào đó là hỗn hợ  p xơ  sợ i có nguồn gốc từ gỗ mềm và gỗ cứng không tẩy tr ắng, từ bao

 bì, hòm hộ p tái sinh, từ một số  loại nguyên liệu phi gỗ như  tre, nứa, bã mía, r ơ m r ạ 

v.v… Sự khác biệt về các thành phần[4] chính trong OCC Châu Á và Mỹ đượ c đưa ra

trong bảng 1.1.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 85: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 85/228

  8

Bảng 1.1 Tỷ lệ một số thành phần chính trong các tông sóng Châu Á và Mỹ[4]

Tên nướ c Tạp chất(%)

Tro(%)

Tinh bột(%)

Xơ  sợ ivụn, (%)

Chiều dàixơ  sợ i,(mm)

Hiệusuất thuhồi, (%)

Châu Á (trung bình) 1,08 7,93 6,60 19,7 1,53 76,5

 Nhật Bản 1,43 7,03 4,77 18,60 1,52 79,50Đài Loan 1,57 6,77 4,48 19,30 1,61 80,20

Indonexia 0,87 4,60 8,20 17,80 1,43 76,40

Trung Quốc 0,92 14,90 8,16 20,70 1,45 68,90

Hồng Kông 1,10 12,50 5,80 18,30 1,60 72,00

Thái Lan 1,16 4,04 8,02 17,90 1,51 79,30

Hàn Quốc 1,42 10,60 3,90 21,00 1,46 77,10

Malaixia 0,13 7,93 9,50 23,70 1,69 78,40

 M  ỹ   1,00 1,70 2,00 15,0 2,20 85,30

Các số  liệu trong bảng 1.1 cho thấy hàm lượ ng tạ p chất (đinh gim, băng dính,

keo v.v…) trung bình trong OCC có nguồn gốc từ Châu Á (1,08%) và Mỹ (1%) tươ ng

đươ ng nhau. Tuy nhiên, hàm lượ ng các thành phần khác lại r ất khác nhau:

+ Độ  tro của các mẫu OCC Châu Á biến đổi trong khoảng r ất r ộng từ 4% đến

15%, trong khi giá tr ị tươ ng ứng của mẫu OCC Mỹ là 1,7%. Các mẫu OCC của Hồng

Kông và Trung Quốc chứa nhiều tro nhất (12,5% và 14,9%). Độ tro của OCC từ Hồng

Kông và Trung Quốc cao là do sử dụng một lượ ng tươ ng đối lớ n r ơ m r ạ và các loại

nguyên liệu phi gỗ khác để sản xuất lớ  p sóng, thậm chí cả lớ  p mặt của các tông sóng.

+ Hàm lượ ng xơ   sợ i vụn có xu hướ ng biến đổi tươ ng tự  như độ  tro: các mẫu

OCC từ Châu Á mà đặc biệt là Trung Quốc có tỷ lệ xơ  sợ i vụn r ất cao (20,7%). Mẫu

OCC từ Mỹ có chiều dài xơ  sợ i trung bình và hiệu suất thu hồi lớ n nhất, lớ n hơ n r ất

nhiều so vớ i các mẫu OCC Châu Á.

K ết quả phân tích từ các tài liệu tham khảo cho thấy chiều dài xơ  sợ i và hiệu suấtthu hồi của Châu Á khá thấ p (tươ ng tự OCC Việt Nam) chứa nhiều xơ  sợ i vụn và các

tạ p chất phi xơ  sợ i. Do vậy, chất lượ ng OCC, các tạ p chất và xơ  sợ i vụn này ảnh hưở ng

đến hiệu quả của quá trình gia keo kiềm tính (AKD) trong sản xuất giấy và các tông bao

gói.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 86: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 86/228

  9

  Ư u điểm nổi bật của OCC so vớ i các chủng loại giấy loại khác là hiệu suất thu

hồi xơ  sợ i r ất cao[5]:

+ OCC, giấy bao gói : 90 – 95%

+ Giấy vẽ, đồ họa : 65 – 85%

+ Giấy vệ sinh : 60 – 75%+ Giấy đặc chủng : 70 – 95%

+ Bột khử mực thươ ng phẩm : 60 – 85%

Chi phí nguyên liệu khá thấ p, công nghệ tươ ng đối đơ n giản, hiệu suất thu hồi xơ  

sợ i cao từ  nguyên liệu OCC và quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói từ  loại

nguyên liệu này ít gây ô nhiễm môi tr ườ ng chính là những động lực căn bản thúc đẩy

việc nâng cao tỷ lệ sử dụng xơ  sợ i tái sinh trong sản xuất giấy và các tông. Nhìn chung,

quá trình tái chế OCC nhằm thu hồi xơ  sợ i cho sản xuất giấy và các tông bao gói chủ yếu sử dụng các phươ ng pháp cơ  học. Xơ  sợ i trong OCC đượ c phân tách và loại bớ t tạ p

chất vớ i một số các công đoạn chính như: đánh tơ i, sàng chọn, lọc cát sơ  bộ, nghiền,

sàng tinh và lọc cát tinh tr ướ c khi đi xeo thành phẩm trên máy xeo giấy các tông bao

gói. Sự giảm sút hiệu suất trong quá trình chế biến OCC chủ yếu là do một số tạ p chất

như kim loại, nhựa, chất độn v.v.. đã đượ c loại bỏ  trong các quá trình đánh tơ i, sàng

chọn và lọc cát.

Trong thờ i gian gần đây, để tăng giá tr ị sử dụng của OCC, các thiết bị phân tách

xơ  sợ i dài và xơ  sợ i ngắn từ nguyên liệu này đượ c nghiên cứu và áp dụng công nghiệ pthành công. Xơ  sợ i thớ  dài sau khi phân tách thườ ng đượ c sử dụng cho sản xuất giấy và

các tông lớ  p mặt, xơ  sợ i thớ  ngắn đượ c sử dụng để sản xuất lớ  p sóng cho các tông sóng,

lớ  p đệm, lớ  p đế cho các tông nhiều lớ  p v.v…

Do OCC thườ ng có chứa r ất nhiều tạ p chất, đặc biệt là các tạ p chất có khả năng

k ết dính cao (stickies) gây ra nhiều khó khăn cho quá trình sản xuất như: làm rách giấy,

k ết dính trên chăn lướ i, tr ục ép, lô sấy v.v… nên các công đoạn xử lý cơ  nhiệt để loại

 bỏ các tạ p chất này cũng đượ c các nhà sản xuất nghiên cứu áp dụng trong công nghiệ ptrong thờ i gian gần đây.

Tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh quan tr ọng đang làm ảnh hưở ng tớ i quá trình tái

sinh từ OCC là chất lượ ng xơ   sợ i giảm do sau mỗi lần tái sinh. Các k ết quả  nghiên

cứu[5] cho thấy bột giấy sản xuất theo các phươ ng pháp hóa học tr ải qua quá trình sấy,

thủy hóa lặ p lại sẽ bị xơ  cứng hay còn gọi là “sừng hóa” (hornification) và giảm đáng

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 87: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 87/228

  10

k ể về chiều dài xơ  sợ i cũng như khả năng tạo liên k ết. Các sản phẩm giấy và các tông

 bao gói từ xơ  sợ i này sau một số lần tái sinh không đạt đượ c chất lượ ng yêu cầu.

Hiện tượ ng sừng hóa xuất hiện trong mạng các vách tế bào của xơ  sợ i hóa học.

Trong quá trình ấy, các vách tế  bào đã phân lớ  p một phần (chổi hóa trong quá trình

nghiền) liên k ết chặt chẽ vớ i nhau bằng các liên k ết hydro. Khi đánh tơ i và nghiền trongmôi tr ườ ng nướ c, xơ   sợ i tái sinh khó phân lớ  p hơ n do một số  liên k ết hydro tạo ra

không phân hủy đượ c. Xơ  sợ i tái sinh tr ở  nên cứng và giòn hơ n so vớ i xơ  sợ i mớ i. Hơ n

nữa, do một phần liên k ết hydro tạo ra giữa các vi sợ i trong quá tình sấy giấy không

 phân hủy đượ c mà xơ  sợ i không hoàn toàn duỗi thẳng trong khi đánh tơ i và nghiền làm

cho kích thướ c xơ  sợ i tái sinh không đạt đượ c kích thướ c ban đầu của xơ  sợ i mớ i.

1.2 Quá trình gia keo chống thấm cho giấy và các tông bao gói từ  nguyên liệu bao

bì hòm hộp cũ (OCC)

1.2.1 Quá trình gia keo bằng keo nhự a thông

Quá trình chống thấm theo phươ ng pháp gia keo bằng keo nhựa thông cho giấy

và các tông bao gói là k ết quả của sự tươ ng tác giữa 3 cấu tử chính: Xơ  sợ i xenluylô,

các hạt keo nhựa thông và phèn nhôm. Do xơ  sợ i và các hạt keo đều mang điện tích âm

nên trong huyền phù xơ  sợ i và các hạt keo sẽ không tr ực tiế p liên k ết đượ c vớ i nhau.

Phèn nhôm khi hòa tan trong nướ c sẽ  tạo thành ion nhôm đa hóa tr ị  mang điện tích

dươ ng. Trong quá trình gia keo, phèn nhôm sẽ đóng vai trò hỗ tr ợ  quá trình k ết tủa các

hạt keo nhựa thông lên trên bề mặt xơ  sợ i và tạo thành muối nhựa nhôm k ết tủa trên bề mặt xơ  sợ i.

1.2.1.1 Các loại keo nhự a thông sử  d ụng trong sản xuấ t giấ  y và các tông bao gói

Quá trình sản xuất keo nhựa thông truyền thống (không biến tính) theo phươ ng

 pháp nấu colophan vớ i dung dịch xút hoặc natri cacbonat. Vớ i mục đích biến tính

colophan là làm giảm xu hướ ng k ết tinh và năng cao mức độ  hoạt tính của các sản

 phẩm keo điều chế  từ  nguồn nguyên liệu này. Keo nhựa thông điều chế  từ  colophan

 biến tính có độ ổn định và hiệu quả gia keo cao hơ n so vớ i keo điều chế theo phươ ng pháp truyền thống.

 Keo nhự a thông xút hóa: 

Colophan là chất r ắn k ỵ nướ c, không tan trong nướ c, để  có thể  tan đượ c trong

nướ c cần tiến hành xút hóa colophan vớ i dung dịch xút hoặc natri cacbonat ở  nhiệt độ 

từ 95 0C đến 98 0C trong khoảng thờ i gian từ 3h đến 5h. Colophan sau khi xút hóa đượ c

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 88: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 88/228

  11

gọi là keo nhựa thông xút hóa hay keo nhựa thông xà phòng hóa. Nhìn chung hiệu quả 

gia keo và tính ổn định chất lượ ng của loại keo nhựa thông này thấ p hơ n so vớ i keo

nhựa thông biến tính.

 Keo nhự a thông phân tán:

Keo nhựa thông phân tán đượ c sản xuất dướ i dạng huyền phù chứa 30% đến

40% chất khô. Thành phần của keo nhựa thông phân tán có chứa 75% đến 90% axít

nhựa chưa đượ c xà phòng hóa. Keo nhựa thông phân tán có quy trình sản xuất phức tạ p,

có tính ổn định chất lượ ng không cao.

 Keo nhự a thông bi ế n tính:

 Nhằm tăng hiệu quả của quá trình gia keo chống thấm cho giấy và các tông bao

gói bằng keo nhựa thông, các axít nhựa trong nhựa thông (hai thành phần chính của hỗn

hợ  p axít nhựa trong colophan là axít abietic và axít pimaric) đượ c biến tính bằng cách

cho phản ứng vớ i malêic anhyđríc hoặc axít fumaríc sản phẩm tạo thành là axít

tricarboxylic. Phản ứng lậ p thể ứng dụng cho r ất nhiều hợ  p chất dien (phản ứng cộng

vòng Diels-Alder) và chỉ có thể áp dụng cho đồng phân dạng axít abietic có cặ p nối đôi

liên hợ  p, sản phẩm đượ c gọi là keo nhựa thông biến tính. Hai nhóm các-bô-xyl thêm

vào có tính axít mạnh hơ n so vớ i nhóm các-bô-xyl ban đầu. Điều này có ngh ĩ a là đặc

tính âm điện mạnh hơ n (phân cực tốt hơ n) làm cho khả năng phân tán keo tốt hơ n, kích

thướ c hạt keo nhỏ hơ n, nên hiệu quả quá trình gia keo đượ c cải thiện. Mặt khác, khi

tính ainon của dung dịch keo nhựa thông biến tính tăng lên thì hiệu quả phản ứng của

keo vớ i phèn nhôm nhằm tạo ra rêsinát nhôm cũng tăng lên dẫn tớ i hiệu quả gia keo

nhựa thông tốt hơ n.

Hình 1.1 Phản ứ ng biến tính nhự a thông bằng axít furmaríc

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 89: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 89/228

  12

1.2.1.2 Tình hình sử   d ụng keo nhự a thông cho sản xuấ t giấ  y và các tông bao gói ở  

trong nướ c.

Trong thực tế sản xuất, một số nhà máy sản xuất giấy và các tông bao gói vẫn sử 

dụng keo nhựa thông xút hóa như: Công ty Cổ phần giấy Lửa Việt, Công ty Cổ phần

giấy Thanh Long. Tuy nhiên, chất lượ ng nhựa thông xút hóa thườ ng không ổn định và phụ  thuộc vào kinh nghiệm của ngườ i nấu nhựa thông. Hơ n nữa, mức dùng keo nhựa

thông xút hóa cao từ 1% đến 5% so vớ i bột khô tuyệt đối, tăng chi phí sản xuất do giá

thành của nhựa thông hiện nay là khá cao.

Một số Công ty khác đã chuyển sang sử dụng keo nhựa thông biến tính để gia

keo chống thấm cho sản xuất giấy và các tông bao gói như: Công ty Cổ phần giấy Mỹ 

Hươ ng, Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ và một số Công ty giấy ở  khu vực phía

 Nam. Hiệu quả gia keo nhựa thông biến tính cho giấy và các tông bao gói cao và tức

thờ i, giấy đanh và cứng.

Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu chủ yếu đượ c sử dụng để sản xuất tại các công ty

là OCC (bao bì hòm hộ p cũ). Nguồn nguyên liệu này có chất lượ ng ngày càng thấ p do

quá trình tái sinh nhiều lần. Trong quá trình sản xuất giấy và các tông gói từ  nguồn

nguyên liệu OCC nhằm tiết kiệm nướ c công nghệ và hạn chế nướ c thải ra môi tr ườ ng

nên trong nướ c tuần hoàn của dây chuyền chứa r ất nhiều tạ p chất. Vì vậy, quá trình

khống chế pH gặ p nhiều khó khăn (tốn nhiều phèn), xuất hiện các đốm keo trên bề mặt

giấy, tăng thờ i gian dừng máy để vệ sinh do dính chăn, dính lướ i. Gia keo chống thấmcho giấy và các tông bao gói bằng keo nhựa thông sinh nhiều bọt khi máy xeo chạy,

làm thao tác chạy máy gặ p r ất nhiều khó khăn, thất thoát một lượ ng lớ n bột giấy theo

 bọt. Hơ n nữa, hiện nay giá thành của nhựa thông thươ ng phẩm r ất cao (70 – 75 triệu

đồng/1 tấn nhựa thông), làm giá thành sản phẩm tăng.

1.2.2 Quá trình gia keo ki ềm tính (AKD)

1.2.2.1 Điề u chế  và nhũ t ươ ng hóa keo AKD

AKD là một Keton không no có công thức cấu tạo như hình 1.2, trong đó R là

một gốc hydrocacbon có chứa từ 14 - 22 nguyên tử cacbon trong mạch. Vòng ketene

dimer lactone giúp cho phân tử keo AKD có khả năng phản ứng vớ i nhóm OH trong

 phân tử xenluloza để tạo thành một liên k ết este.

Độ dài của gốc hydrocacbon R ảnh hưở ng tớ i khả năng phản ứng của keo AKD.

Trong thực tế  keo AKD thươ ng phẩm thườ ng đượ c sản xuất từ  hỗn hợ  p của axít

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 90: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 90/228

  13

 panmetic và axít stearic. Sự tạo thành nhóm ketene và nhóm dimer đượ c tiến hành bở i

các axít béo dẫn xuất clorua trong một dung môi hữu cơ , sau đó là phản ứng ngưng tụ 

vòng Lacton.

Hình 1.2 Phản ứ ng tổng hợ p keo AKD

Trong phản ứng điều chế trên, axit béo thườ ng dùng ở  dạng sáp, là hỗn hợ  p của

ít nhất 5 axít béo khác nhau tr ở  lên (R chứa từ 14 - 22 nguyên tử cacbon). Trong keo

AKD, một trong các axít chiếm tỷ lệ lớ n nhất là axít palmitic, axít stearic.

Bảng 1.2 Ảnh hưở ng của độ dài gốc R tớ i hiệu quả gia keo AKD[9]

Chiều dài gốc R Độ gia keo (s)(HST to 80% Reflectance)

Chú thích

Hỗn hợ  p C14 - C16 786

R = C16 825

Hỗn hợ  p C16-C20  700

Giấy 65 g/m2; 0,1% keo

AKD

AKD thươ ng mại thườ ng đượ c điều chế từ axit stearic (R = C14 - C16), sản phẩm

thu đượ c ở  dạng sáp, không tan trong nướ c, nhiệt độ nóng chảy khoảng 500

C. Hiệu quả gia keo của AKD phụ thuộc vào số nguyên tử C trong gốc R, khi số lượ ng nguyên tử C

tăng từ 8 đến 14, tuy nhiên khi số lượ ng nguyên tử C trong gốc R tăng lên trên 20 thì

hiệu quả gia keo của AKD lại giảm.

Để sử dụng keo AKD làm keo chống thấm cho giấy thì cần phải tiến hành làm

nóng chảy keo AKD sau đó phân tán chúng vào trong nướ c có chứa các thành các hạt

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 91: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 91/228

  14

 polyme mang điện tích dươ ng (thườ ng là tinh bột cation), hạt keo tạo thành có kích

thướ c nhỏ (khoảng 0,1 - 2,0 µm). Các hạt polyme cation bám lên các hạt keo AKD làm

cho chúng tích điện dươ ng, điều này làm tăng khả năng bảo lưu keo AKD trên xơ  sợ i

trong quá trình xeo giấy.

Keo AKD có nhiệt độ nóng chảy thấ p, điều này cho phép nó dễ dàng dàn đều lên bề mặt xơ  sợ i trong quá trình nâng nhiệt độ sấy giấy.

Keo AKD dạng vảy nến đượ c phân tán vào trong dung dịch nướ c đun nóng tớ i

nhiệt độ khoảng 75 - 90 0C đã có chứa các chất phụ gia khác (gồm chất ổn định nhũ 

tươ ng: tinh bột cation; chất hoạt động bề  mặt: Lignin suphonat natri...). Sau khi sáp

AKD tan hết thì nén ép dung dịch này chảy qua màng có lỗ khoảng 0,5 – 2 µm r ồi làm

nguội để  thu đượ c nhũ  tươ ng AKD. Một lượ ng nhỏ  chất phân tán là tinh bột cation

dạng mạch ngắn có độ tích điện cao cùng vớ i một lượ ng nhỏ chất diệt khuẩn cần cho

thêm vào nhũ  tươ ng để  làm tăng thờ i gian bảo quản nhũ  tươ ng AKD. Các loại keoAKD thươ ng mại thườ ng đượ c nhũ hóa hóa sẵn, kích thướ c hạt nhũ khoảng 0,1 - 2,0

µm và hàm lượ ng chất r ắn khoảng 6 - 21%.

Để hạn chế thờ i gian thủy phân của phân tử AKD trong quá trình bảo quản ngườ i

ta phải hạ pH của nhũ tươ ng xuống trong khỏang 2,5 – 3,5 bằng axít H2SO4 hoặc axít

HCl. Nếu pH > 6 thì phân tử AKD dễ tham gia phản ứng mở  vòng lactone làm giảm

hiệu quả gia keo AKD trên xơ  sợ i. Vì pH của nhũ tươ ng là môi tr ườ ng axít nên thiết bị 

chứa hay xử lý AKD tr ướ c khi gia vào bột giấy phải làm bằng vật liệu chống ăn mòn.Do keo AKD có thể phản ứng vớ i nướ c giống như vớ i xenluylô nên thờ i gian

 bảo quản keo AKD là giớ i hạn. Để ổn định nhũ  tươ ng keo AKD tr ướ c khi sử  dụng,

ngườ i ta thườ ng tiến hành bảo quản keo AKD ở  nhiệt độ phòng (20 - 25 0C). Khi bảo

quản nhũ tươ ng AKD ở  nhiệt độ thườ ng thờ i gian bảo quản cho phép là một tháng đến

 ba tháng và đặc biệt nếu bảo quản ở  nhiệt độ  thấ p thờ i gian bảo quản có thể  tớ i một

năm.

1.2.2.2 Khả năng phản ứ ng và cơ  chế  phản ứ ng của keo AKD

 Khả năng phản ứ ng của keo AKD:

Keo AKD có khả  năng phản ứng vớ i các nhóm hydroxyl. Vòng lactone của

AKD có thể mở  ra phản ứng vớ i nhóm OH của xenluylo trong quá trình sấy giấy tạo

thành β keton este (hình 1.3).

Các AKD (dimer alkyl keten) cũng phản ứng vớ i nướ c để tạo thành axit β keton

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 92: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 92/228

  15

không bền và nó sẽ decarboxyl để tạo ra các keton tươ ng ứng (hình 1.4).

Hình 1.3 Phản ứ ng của AKD vớ i nhóm OH của xenluylô 

Hình 1.4 Phản ứ ng của keo AKD vớ i H2O

C ơ  chế  phản ứ ng của keo AKD vớ i x ơ  sợ i xenluylô:

Hiện nay, cơ  chế phản ứng của keo AKD vớ i xơ  sợ i xenluylô có hai thuyết khác

nhau về cơ  chế phản ứng của AKD vớ i xơ  sợ i xenluylô. Thuyết thứ nhất cho r ằng cơ  

chế phản ứng của AKD vớ i xơ  sợ i xenluylô dựa trên thuyết liên k ết mạnh/liên k ết yếu

(strong bond/weak bond) và thuyết thứ  hai dựa trên cơ   sở   hình thành liên k ết este β 

keton[9].Theo thuyết liên k ết mạnh/liên k ết yếu, phản ứng của AKD trong quá trình gia

keo bao gồm 02 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Phản ứng của keo AKD vớ i xơ  sợ i xenluylo để tạo thành liên k ết

este β keton là một sản phẩm phụ. K ết luận này dựa trên k ết quả phân tích phát hiện

liên k ết este trong giấy gia keo AKD. Khả năng triết tách tớ i 80% lượ ng AKD có trong

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 93: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 93/228

  16

giấy và cuối cùng do khả năng dịch chuyển AKD bở i sự tăng nhiệt độ.

+ Giai đoạn 2: AKD là một keo liên k ết yếu, chính các phần tử AKD và các phần

không phải là xenluloza phản ứng vớ i keo AKD tạo ra khả năng gia keo cho giấy.

Trong khi đó theo thuyết thông dụng nhất thì cơ  chế phản ứng của phản ứng giữa

keo AKD vơ i xơ  sợ i Xenluloza gồm 4 giai đoạn (hình 1.5):

Hình 1.5 Các giai đoạn của quá trình gia keo AKD 

+ Giai đoạn 1: Những hạt keo phân tán đượ c ổn định bằng điện tích dươ ng tr ướ c

hết sẽ đượ c hấ p thụ trên xơ  sợ i bằng lực hút t ĩ nh điện. Mức dùng AKD phụ thuộc nhiều

vào thờ i gian gia keo cho tớ i khi lên lướ i (diện tích bể  chứa bột, bơ m, mực lưu chất

trong thùng đầu..), việc thêm tinh bột cation chính là để hỗ tr ợ  cho sự bảo lưu AKD. Vị 

trí gia keo AKD vào dòng bột là từ bể chứa đầu máy đến bơ m quạt hoặc hòm điều tiết.

+ Giai đoạn 2: Khi băng giấy đượ c sấy khô, các hạt keo AKD đượ c hấ p thu sẽ 

nóng chảy và dàn đều lên bề mặt xơ  sợ i nhờ  nhiệt độ ở  bộ phận sấy tạo điều kiện tốt

cho phản ứng giữa các nhóm OH của xơ  sợ i vớ i nhóm chức của phân tử AKD.

+ Giai đoạn 3: Phản ứng hóa học giữa AKD vớ i nhóm OH của xenluloza. Phản

ứng này chỉ diễn ra ở  nhiệt độ cao khi phần lớ n nướ c trong tấm giấy đã đượ c bay hơ i

ngh ĩ a là ở  cuối giai đọan sấy. Trong quá trình này, nhóm anhydride trong phân tử keo

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 94: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 94/228

  17

AKD phản ứng vớ i nhóm OH trong phân tử xenluloza tạo thành một liên k ết hóa tr ị bền

vững.

+ Giai đoạn 4: Diễn ra quá trình định hướ ng của các phân tử AKD sao cho phần

hydrocacbon là phần k ỵ  nướ c thì ch ĩ a ra ngoài bề  mặt tờ   giấy, phần nhóm chức tạo

thành liên k ết vớ i xơ  sợ i làm cho các phân tử AKD dính chặt lên bề mặt xơ  sợ i, nhờ  định hướ ng này mà độ chống thấm tăng lên. Sự định hướ ng này không chỉ xảy ra trong

quá trình sấy mà còn tiế p tục trong khoảng thờ i gian ngắn sau khi giấy đượ c sấy xong,

ngh ĩ a là độ chống thấm vẫn tiế p tục tăng.

1.2.2.3 M ột số  yế u t ố  công nghệ ảnh hưở ng đế n gia keo kiề m tính (AKD)

 Ả nh hưở ng của pH và độ ki ềm:

Độ pH: Độ pH trong dòng huyền phù bột giấy tr ướ c khi xeo giấy ảnh hưở ng tớ i

hiệu quả gia keo, keo AKD dùng hiệu quả trong khoảng pH = 7,5 - 9. Phản ứng của keoAKD vớ i xơ  sợ i thuờ ng đượ c xúc tác bằng các ion bicarbonat HCO3

-, do vậy ngườ i ta

thườ ng dùng một lượ ng nhỏ NaHCO3 hoặc Na2CO3 vào dòng bột giấy vừa để thúc đẩy

 phản ứng giữa keo AKD vớ i xơ  sợ i, vừa để điều chỉnh pH trong khoảng 7,5 - 9.

Độ kiềm tính: Độ kiềm tính là một trong những yếu tố chính ảnh hưở ng tớ i sự 

 phân bố của AKD lên xơ  sợ i xenluylô và giúp cho tốc độ phản giữa keo AKD và xơ  sợ i

xenluylô xảy ra nhanh hơ n. Độ kiềm tính là nồng độ ion HCO3- có trong dòng bột giấy,

các ion HCO3 - có trong dòng bột do hai lý do:

+ Do bổ sung Na2CO3 hoặc NaHCO3 quá nhiều.

+ Do dùng bột Canxi cacbonat k ết tủa (PCC) làm chất độn, trong PCC có chứa

tạ p chất Ca(OH)2 bở i trong quá trình điều chế PCC, Ca(OH)2 chưa phản ứng hết vớ i khí

CO2 để tạo thành CaCO3.

Vớ i tác dụng của ion bicacbonat HCO3- ảnh hưở ng của các ion Al3+, Ca2+, Na+ 

trong dòng bột tớ i keo AKD có thể đượ c giảm tớ i mức tối thiểu.

Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu nếu độ kiềm tính của dòng huyền phù bột quácao (trên 400 ppm) sẽ làm tăng phản ứng thủy phân keo AKD để tạo thành Keton dẫn

tớ i làm giảm độ chống thấm cho giấy, phản ứng này diễn ra chậm, dẫn đến tính chống

thấm của giấy bị giảm dần sau khi tờ  giấy đượ c sản xuất - gọi là hiện tượ ng hồi keo.

Một số nghiên cứu cho thấy khi gia keo AKD sử dụng chất độn cácbonat k ết tủa, nếu

tăng độ kiềm từ 100 – 1000 ppm, độ chống thấm của giấy giảm mạnh, có thể mất tác

dụng chống thấm trong vòng 7 ngày sau khi sản xuất[9,10].

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 95: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 95/228

  18

 Ả nh hưở ng của chấ t độn, x ơ  sợ i vụn và hóa chấ t tr ợ  bảo l ư u:

Chất độn và xơ  sợ i vụn keo theo sự gia tăng lượ ng keo AKD cần thiết cho quá

trình gia keo cho giấy và các tông bao gói để có đượ c cùng một mức độ gia keo, hiện

tượ ng này đượ c giải thích tr ướ c hết là do: sự tăng diện tích bề mặt cần gia keo, bề mặt

hóa học của chất độn, cấu trúc bề mặt của chất độn, chất phân tán dùng để phân tán chấtđộn, độ bảo lưu của chất độn v.v… Ngoài ra xơ  sợ i vụn tham gia vào phản ứng vớ i keo

AKD, do đó lượ ng keo AKD cần thiết cho quá trình gia keo tăng lên.

Có hai yếu tố  làm giảm hiệu quả của quá trình gia keo trên phần ướ t của máy

xeo giấy. Yếu tố thứ nhất là do sự thất thoát của xơ  sợ i vụn và chất độn kéo theo sự thất

thoát AKD do hấ p thụ lên đó. Yếu tố thứ hai là hệ thống các chất tr ợ  bảo lưu làm đông

tụ chất độn cùng vớ i AKD hấ p thụ lên bề mặt chất độn tạo thành những khối có kích

thướ c tươ ng đối lớ n, AKD đượ c kéo vào phía bên trong của các khối đó mà không

đượ c tr ải đều lên bề mặt xơ  sợ i.

Tuy nhiên, khi dùng chất tr ợ  bảo lưu một cách thích hợ  p thì không những làm

tăng đượ c độ bảo lưu của các hạt mịn mà còn làm tăng đượ c khả năng thoát nướ c trong

quá trình xeo giấy. Cả hai điều này r ất có ích trong quá trình xeo giấy, vì vậy việc dùng

chất tr ợ  bảo lưu trong quá trình xeo giấy là r ất quan tr ọng và cần thiết để đạt chất lượ ng

giấy cao, tiết kiệm các chất phụ gia và làm giảm ô nhiễm môi tr ườ ng.

Hơ n nữa, khi keo AKD đượ c bổ sung vào dòng huyền phù bột/chất độn, các hạt

keo AKD sẽ hấ p thụ lên bề mặt chất độn nhanh hơ n so vớ i hấ p thụ lên bề mặt xơ  sợ i,điều này đượ c lý giải là do diện tích bề mặt của chất độn lớ n hơ n nhiều so vớ i bề mặt

của xơ  sợ i.

Tỷ lệ chất độn: Thông thườ ng tỷ lệ chất độn cao thì kéo theo sự tăng lượ ng dùng

keo AKD, vì chất độn hấ p thụ nhiều keo. Do đó trong công nghệ thườ ng tiến hành quá

trình gia keo tr ướ c khi gia chất độn.

Vớ i công nghệ  gia keo trong môi tr ườ ng trung tính hoặc kiềm tính, chất độn

thườ ng sử dụng là canxi cacbonat k ết tủa (PCC) hoặc canxi cacbonat nghiền (GCC).Bột PCC sử dụng thườ ng có kích thướ c hạt từ 1,1 – 1,8 µm trong khi bột đá nghiền

thườ ng có kích thướ c từ 0,8 – 2,0 µm và cỡ  hạt có mức độ đồng nhất không cao bằng

chất độn PCC.

Đối vớ i chất độn PCC giá tr ị pH thườ ng ở  mức 8 - 8,5 và vớ i chất độn GCC giá

tr ị pH thườ ng ở  mức 7. Trong chất độn PCC luôn tồn tại lượ ng Ca(OH)2 dư, do đó pH

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 96: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 96/228

  19

của dòng bột luôn cao và chính điều này làm tăng tốc độ thủy phân của keo AKD trong

dòng bột cũng như trong giấy.

Việc sử dụng chất độn canxi cacbonat có thể dẫn tớ i hiện tượ ng hồi keo do sự 

tạo thành liên k ết giữa AKD vớ i ion Ca2+ trong nướ c.

 Ả nh hưở ng của tinh bột cation:

Khi gia keo AKD cho giấy và các tông bao gói thì tinh bột cation có tác dụng

nâng cao sự  bảo lưu làm tăng hiệu quả  của quá trình gia keo. Bở i đối vớ i xơ   sợ i

xenluylô thì điện tích zeta khoảng 20 – 30 µV (điện tích âm), tùy thuộc vào chủng loại

xơ  sợ i, cách xử lý hóa học và độ nghiền v.v… Hơ n nữa, điện thế của bột giấy còn ảnh

hưở ng bở i chất độn sử dụng. Các hạt mang cùng một điện tích thì đẩy nhau cho nên

điện thế zeta có ảnh hưở ng r ất lớ n đến độ k ết tụ và bám dính của bột giấy. Lực đẩy này

có thể đượ c trung hòa nếu như trên bề mặt của các hạt đượ c gắn các nhóm mang điệntích dươ ng hay còn gọi là cation hóa. Các phân tử tinh bột cation hút các hạt mang điện

tích âm, vì vậy các xơ  sợ i bột giấy có thể k ết tụ lại và các xơ  sợ i mịn cũng như chất độn

sẽ dính lên bề mặt bột giấy. Sự hấ p phụ của tinh bột cation phụ thuộc vào độ thế DS của

chúng. Quá trình hấ p phụ tinh bột cation lên bề mặt xơ  sợ i vẫn tiế p tục diễn ra cho tớ i

khi bề mặt xơ  sợ i đã đượ c bao phủ hoàn toàn bở i tinh bột hoặc điện tích bề mặt của xơ  

sợ i đã đượ c trung hòa. Tinh bột cation dùng trong công nghiệ p sản xuất giấy thườ ng có

độ thế từ 0,015 - 0,047.

Tinh bột cation dùng trong sản xuất giấy thườ ng chứa các nhóm amin bậc 3 hoặc

amin bậc 4 trong phân tử. Đối vớ i các amin bậc 3, khi pH của dung dịch tăng thì dẫn tớ i

sự giảm điện tích dươ ng của chúng. Tuy nhiên, vớ i các amin bậc 4 khi pH của dung

dịch tăng từ 7,5 - 8,5 điện tích của chúng không thay đổi[11].

Theo một số  nghiên cứu, sự  hấ p thụ  của tinh bột cation lên bề  mặt xơ   sợ i

xenluloza giảm mạnh khi độ dẫn điện riêng của huyền phù bột tăng. Sự ảnh hưở ng này

tùy thuộc vào đặc tr ưng của cation ion kim loại và nồng độ của chúng. Các ion kim loại

hóa tr ị 2 như Ca2+

, Mg2+

 có tác dụng gấ p 10 lần so vớ i các ion kim loại hóa tr ị một như  Na+ trong việc làm giảm sự hấ p phụ của tinh bột cation lên bề mặt xơ  sợ i. Các polymer

sẽ nhả hấ p phụ nếu sự có mặt của các ion kim loại làm giảm điện tích của bề mặt hấ p

 phụ. Các ion kim loại hóa tr ị 2 không chỉ ảnh hưở ng tớ i khả năng hấ p phụ của tinh bột

cation lên xơ   sợ i bở i hiệu ứng che chắn điện tích mà còn bở i sự  tươ ng tác giữa các

cation trên vớ i các nhóm cacboxylat COO -.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 97: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 97/228

  20

Tinh bột cation có mật độ điện tích thấ p (DS ≈ 0,015) sẽ giảm mạnh khả năng

hấ p thụ lên bề mặt của xơ  sợ i khi độ dẫn điện của huyền phù bột tăng (nồng độ của các

muối kim loại tăng), trong tinh bột cation vớ i mật độ điện tích cao (độ thế DS cao) sẽ ít

 bị  ảnh hưở ng hơ n. Sự  tăng nồng độ  các muối ion kim loại dẫn tớ i sự  giảm về  khối

lượ ng phân tử của các polymer tinh bột cation từ đó dẫn tớ i hiệu ứng che chắn giữa các

nhóm mang điện.

 Ả nh hưở ng của một số  ion kim loại:

Trong quá trình gia keo AKD, sự có mặt của một số ion kim loại như Ca2+, Al3+,

Mg2+ có thể làm giảm hiệu quả gia keo[12]. Nguyên nhân của sự làm giảm hiệu quả gia

keo AKD khi có mặt các ion kim loại trên đượ c giải thích là do sự tạo thành muối keton

của các kim loại trên.

Hình 1.6 Phản ứ ng tạo thành muối eton khi có mặt Ca2+, Al3+

Mặt khác, vớ i sự có mặt của các ion kim loại trên sự hấ p thụ của các phần tử tinh

 bột cation lên bề mặt xơ  sợ i xenllulo bị giảm đi. Tùy thuộc vào độ thế (DS) của tinh bột

cation mà khả năng hấ p thụ của chúng có thể tăng lên hay giảm đi khi có sự có mặt của

các ion Ca2+, Al3+, Mg2+. Sự có mặt của các ion trên đượ c biểu thị  thông qua độ dẫn

điện của dung dịch. Đối vớ i tinh bột cation có độ thế thấ p, khi độ dẫn điện đặc biệt thấ p

thì khả năng hấ p thụ của tinh bột cation lên bề mặt xơ  sợ i đượ c cho là lớ n nhất. Trong

khi đó vớ i tinh bột cation có độ thế (DS) cao khi độ dẫn điện tăng lên khả năng hấ p thụ 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 98: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 98/228

  21

của chúng lên bề mặt xơ  sợ i vẫn tốt.

Hình 1.7 Ảnh hưở ng của ion Al3+ lên hiện tượ ng hồi keo AKD

Theo một số nghiên cứu, tinh bột cation vớ i độ thế DS = 0,015 sẽ giảm khả năng

hấ p phụ  r ất nhanh khi trong dung dịch có sự  tăng nồng độ của các muối Ca2+, Mg2+,

Al3+.

1.2.2.4 Xu hướ ng sử  d ụng keo chố ng thấ m kiề m tính AKD

Gia keo trong phần ướ t của máy xeo (gia keo nội bộ) là một giai đoạn quan tr ọng

của quá trình sản xuất giấy nói chung, giấy các tông bao gói nói riêng. Cho tớ i đầu

những năm 1980 gia keo nội bộ trong môi tr ườ ng axít vẫn là công nghệ phổ biến trong

ngành công nghiệ p giấy và các tông bao gói trên thế giớ i. Từ những năm 1980 cho đến

nay, ngành công nghiệ p sản xuất giấy và các tông bao gói trên thế giớ i đã có nhữngchuyển đổi quan tr ọng về công nghệ gia keo nội bộ trong môi tr ườ ng axít sang gia keo

trong môi tr ườ ng kiềm. Trên thế giớ i, quá trình gia keo chống thấm trong môi tr ườ ng

kiềm đã đượ c nghiên cứu và áp dụng r ất hiệu quả trong các nhà máy sản xuất giấy in,

giấy viết từ nguồn nguyên liệu: bột sợ i ngắn tẩy tr ắng, bột sợ i dài tẩy tr ắng và bột cơ  

học tẩy tr ắng. Vớ i các nhà máy sản xuất giấy các tông bao gói việc sử dụng keo chống

thấm kiềm tính AKD cũng đượ c đưa vào sử dụng hiệu quả vớ i nguồn nguyên liệu chính

là bột kraft không tẩy tr ắng và một phần bao bì hòm hộ p cũ (OCC).

Cho tớ i đầu những năm 1990, ở  Việt Nam công nghệ gia keo nội bộ chủ yếu vẫn

sử dụng keo nhựa thông, gia keo trong môi tr ườ ng axít cho các nhà máy sản xuất giấy

và các tông bao gói. Từ những năm 1990 cho đến nay gia keo trong môi tr ườ ng kiềm

tính vớ i những ưu điểm hơ n hẳn so vớ i công nghệ gia keo trong môi tr ườ ng axít. Do

vậy, hầu như  các nhà máy sản xuất giấy in, viết trong nướ c (Tổng Công ty giấy Việt

nam, Công ty Cổ phần Tậ p đoàn Tân Mai, Công ty bao bì Việt Thắng v.v…) đã chuyển

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 99: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 99/228

  22

đổi công nghệ  gia keo nội bộ  trong môi tr ườ ng axít sang gia keo trong môi tr ườ ng

kiềm. Quá trình chuyển đổi này cho phép các nhà máy nâng cao đượ c chất lượ ng và

giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của các loại sản phẩm này.

Ở  trong nướ c, tr ướ c đây trong quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói từ 

nguyên liệu OCC, gia keo trong môi tr ườ ng axít (keo nhựa thông) là công nghệ gia keo phổ biến. Hiện nay, vớ i những ưu điểm của công nghệ gia keo trong môi tr ườ ng kiềm:

tiết kiệm nướ c sạch cho sản xuất do sử dụng hiệu quả nướ c tr ắng, quá trình nghiền bột

dễ  dàng hơ n, giảm tiêu hao năng lượ ng cho giai đoạn nghiền bột giấy, giảm chi phí

khấu hao thiết bị, năng suất chạy máy cao hơ n do ít xảy ra sự cố bám dính chăn lướ i.

Do vậy, một số nhà máy sản xuất giấy và các tông bao gói (Công ty Cổ phần giấy Lam

Sơ n, Công ty Cổ phần giấy Tây Đô, Công ty Cổ phần giấy R ạng Đông, một số cơ  sở  

sản xuất giấy ở   Bắc Ninh v.v…) từ  nguyên liệu OCC đã chuyển sang sử  dụng công

nghệ  gia keo kiềm tính. Việc áp dụng gia keo chống thấm cho các tông bao gói từ nguyên liệu OCC đã giải quyết đượ c các vấn đề k ỹ thuật, đem lại hiệu quả gia keo và

hiệu quả kinh tế. Hơ n nữa, gia keo kiềm tính cho giấy và các tông bao gói thao tác vận

hành đơ n giản, giảm tối đa hiện tượ ng sinh bọt nên giảm thiểu số  lần đứt giấy, giảm

cườ ng độ làm việc của công nhân vận hành, tăng năng suất chạy máy.

Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy

và các tông bao gói sử dụng nguyên liệu OCC chưa thực sự ổn định và hiệu quả. Do

trong quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói từ nguyên liệu OCC có chất lượ ng

thấ p và chứa nhiều tạ p chất, hơ n nữa, nhằm sử dụng triệt để lượ ng nướ c tuần hoàn, hàm

lượ ng các tạ p chất và ion kim loại trong nướ c tuần hoàn cao nên ảnh hưở ng đến hiệu

quả gia keo. Các yếu tố công nghệ này ảnh hưở ng đến hiệu quả của quá trình gia keo và

chất lượ ng sản phẩm giấy các tông bao gói như: mức dùng keo AKD lớ n hơ n để đạt

đượ c cùng một mức độ chống thấm, xuất hiện hiện tượ ng hồi keo.

K ết luận và định hướ ng nghiên cứ u:

+ Xu hướ ng sử dụng keo chống thấm kiềm tính (AKD) để chống thấm cho giấyvà các tông bao gói thay thế cho keo nhựa thông trong dây chuyền sản xuất đang ngày

càng phổ  biến do giá thành của keo chống thấm kiềm tính thấ p, khả  năng tuần hoàn

nướ c tr ắng cao, giảm chi phí sản xuất.

+ Hiện nay, đa số các dây chuyền sản xuất giấy và các tông bao gói có công suất

vừa và nhỏ  sử  dụng phần lớ n nguyên liệu là OCC (bao bì hòm hộ p cũ) nội và nhậ p

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 100: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 100/228

  23

khẩu. Vì vậy, nhóm đề tại tậ p trung nghiên gia keo kiềm tính (AKD) cho sản xuất giấy

và các tông bao gói sử dụng nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ) nội.

+ Hơ n nữa, do OCC (bao bì hòm hộ p cũ) nội có chất lượ ng thấ p, thườ ng chứa

nhiều tạ p chất như: mực in, tinh bột, chất độn, cát sạn v.v…đặc biệt là các tạ p chất có

khả năng k ết dính cao (stickies). Hơ n nữa, trong sản xuất nhằm hạn chế nướ c thải tậndụng tối đa tuần hoàn nướ c tr ắng, hạn chế quá trình r ửa, làm sạch, loại bỏ tạ p chất trong

giai đoạn chuẩn bị bột giấy. Điều này làm cho quá trình gia keo chống thấm cho giấy và

các tông: hiệu quả gia keo thấ p, quá trình gia keo không ổn định, hiện tượ ng hồi keo

v.v…

+ Nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả của quá trình gia keo kiềm tính (AKD) cho

giấy và các tông bao gói sử  dụng nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ), đề  tài tậ p

trung nghiên cứu các yếu tố công nghệ ảnh hưở ng đến hiệu quả gia keo. Trên cơ  sở  đó,

lựa chọn các điều kiện công nghệ thích hợ  p để đưa ra giải pháp sử dụng hiệu quả quátrình gia keo kiềm tính trong sản xuất giấy và các tông bao gói.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 101: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 101/228

  24

PHẦN II

NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠ NG PHÁP NGHIÊN CỨ U

2.1 Nguyên liệu, hoá chất và thiết bị nghiên cứ u

2.1.1 Nguyên li ệuOCC (bao bì hòm hộ p cũ) dùng để nghiên cứu bao gồm: Các loại hòm hộ p, bìa

các tông đượ c thu mua từ các nguồn thu gom trong nướ c gọi là OCC nội và các loại

hòm hộ p cao cấ p đượ c nhậ p khẩu từ Mỹ, Bắc Âu đượ c gọi là OCC ngoại.

 Nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ) sau khi tách loại đinh ghim, băng dính

v.v.. sau đó nguyên liệu này đượ c đưa đi phân tích thành phần và các tính chất cơ  lý.

K ết quả phân tích thu nhận đượ c đưa ra trong bảng 2.1 và bảng 2.2.

Bảng 2.1 Thành phần bột giấy từ  nguyên liệu OCC

OCC nội OCC ngoạiTT Hạng mục

Bột chư a rử a Bột sau rử a

1 Độ tro, (%) 15,6 12,1 7,9

2 Hàm lượ ng chất hòa tan trongaxeton, (%)

1,5 1,4 1,1

Bảng 2.2 Tính chất cơ  lý của bột giấy từ  nguyên liệu OCC

Giá trị TT Hạng mục OCC nội OCC ngoại

1 Định lượ ng, (g/m2) 70 70

2 Chiều dài đứt, (m) 3950 4638

3 Chỉ số bục, (kPa.m2/g) 2,20 2,75

4 Chỉ số nén vòng, (N.m2/g) 0,71 0,94

5 Chỉ số xé, (mN.m2/g) 5,68 7,08

2.1.2 Hoá chấ t

 Keo AKD:

Keo kiềm tính (AKD) đượ c sử dụng trong nghiên cứu gồm 03 loại keo: Công ty

Đại Thịnh - Phú Thọ, Công ty Xươ ng Giang - Bắc Giang và Công ty Thuận Phát Hưng.

Các thông số k ỹ thuật của các loại keo AKD đượ c đưa ra trong bảng 2.3

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 102: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 102/228

  25

Bảng 2.3 Một số thông số k ỹ thuật của các loại keo AKD

Keo AKDThông số sản phẩm

Thuận Phát Hư ng Đại Thịnh Xươ ng Giang

 Ngoại quan Nhũ tươ ng màu tr ắng Nhũ tươ ng màu tr ắng Nhũ tươ ng màu tr ắng

Hàm lượ ng chất r ắn, (%) 15,5 ± 1 15 ± 1 15

Tỷ tr ọng, (kg/cm3) - 1,03 ± 0,02 -

Độ nhớ t (25 0C), cps < 20 6 - 9 20

 pH 2,0 – 4,0 2,5 – 3,5 3,5

Tính ion cation cation cation

 Nhiệt độ đông đặc, (0C) 0 - -

Tinh bột cation:

Tinh bột cation đượ c sử dụng trong nghiên cứu là tinh bột cation của Công ty

Thuận Phát Hưng. Một số đặc tính k ỹ thuật của tinh bột cation đượ c đưa ra trong bảng2.4.

Bảng 2.4 Một số thông số k ỹ thuật của tinh bột cation

Đặc tính sản phẩm Thông số 

 Ngoại quan Chất bột mịn, màu tr ắng

Độ nhớ t (hồ hóa tinh bột 5% ở  60 0C), (cps) 900 - 1200

Độ ẩm, (%) 12 – 14

Độ tro, (%) 1,5 (lớ n nhất) pH, (dung dịch tinh bột huyền phù 5%) 5,0 – 6,5

 Ni tơ , (%) 0,2 – 0,35

Độ thế  0,02 – 0,04

2.1.3 Thi ế t b ị  

- Máy nghiền bột kiểu Hà Lan dung tích 4,5 lít (công suất động cơ  5,5 kw, vòng

quay động cơ  960 vòng/phút, ∅ lô dao bay 190 mm).

- Máy xeo Rapid-Kothen, hãng PTI của Áo sản xuất- Máy đo độ nghiền, hãng PTI của Áo sản xuất

- Máy đo độ chịu xé Elmendorf do hãng Frank PTI sản xuất

- Máy đo độ chịu bục do hãng PTI sản xuất

- Máy đo độ bền kéo và độ bền nén vòng Housfield sản xuất tại Anh.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 103: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 103/228

  26

  - Cân điện tử Metler độ chính xác ±0.0001g của Thụy S ĩ  

- Máy đo pH HANNA do Rumania sản xuất

- Máy đánh tơ i 5 lít, cánh khuấy dạng chân vịt do Đức sản xuất

- Máy đo độ nghiền, hãng PTI của Áo sản xuất

- Máy đo độ dẫn HANNA do Rumania sản xuất

2.2 Phươ ng pháp nghiên cứ u

2.2.1 Mô t ả phươ ng pháp nghiên cứ u

* Chuẩ n bị mẫ u thí nghiệm:

 Nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ) đượ c tách loại đinh ghim, băng dính sau

đó xé nhỏ và bảo quản mẫu trong túi nilon.

Cân lấy 120 gam mẫu OCC đem đi đánh tơ i trên máy đánh tơ i 5 lít ở  nồng độ 2% cho đến khi bột phân tán đều thì xả ra xô chứa 10 lít r ồi đem đi cô đặc trên lướ i r ửa

thí nghiệm đến nồng độ 3 % sau đó đem đi nghiền bột giấy.

* Quá trình nghiề n bột giấ  y:

Bột giấy đượ c nghiền trên máy nghiền Hà Lan 4,5 lít vớ i nồng độ  bột giấy

nghiền 3 % để đạt đến độ nghiền yêu cầu. Bột giấy sau khi nghiền, đượ c xả ra xô chứa

r ồi xác định nồng độ bột để  tính toán lượ ng bột cho quá trình phối tr ộn hóa chất phụ 

gia.

* Xeo mẫ u giấ  y thí nghiệm: 

Bột giấy sau khi phối tr ộn hóa chất phụ gia đượ c xeo thành mẫu giấy thí nghiệm

vớ i định lượ ng 70 g/m2 trên máy xeo Rapid-Kothen để xác định tính chất cơ  lý của bột

giấy.

2.2.2 Phân tích tính chấ t cơ  lý của bột gi ấ  y đượ c xác đị nh t ại phòng thí nghi ệm hoálý của Vi ện Công nghi ệ p Gi ấ  y và Xenluylô theo các tiêu chuẩ n sau:

Xác định định lượ ng : TCVN 1270 : 2008

Xác định độ hút nướ c Cobb60  : TCVN 6726 : 2007

Xác định độ bền kéo : TCVN 1862-2 : 2011

Xác định độ bền xé : TCVN 3229 : 2007

Xác định độ chịu bục : TCVN 7631 : 2007

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 104: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 104/228

  27

PHẦN III

K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨ U VÀ THẢO LUẬN

3.1 Nghiên cứ u ảnh hưở ng của khoảng pH và mứ c dùng keo đến hiệu quả  quátrình gia keo chống thấm bằng keo AKD (keo chống thấm kiềm tính) trong quá

trình sản xuất giấy và các tông bao gói.Theo các tài liệu tham khảo và thực tế sản xuất hiện nay, các yếu tố công nghệ 

như độ pH và mức dùng keo AKD v.v… ảnh hưở ng đến hiệu quả của quá trình gia keo

cho giấy và các tông bao gói. Hiệu quả của quá trình gia keo đượ c đánh giá theo tỷ lệ 

giữa lượ ng keo phối tr ộn vào hệ thống chuẩn bị bột giấy và độ gia keo giấy thành phẩm.

khi gia keo kiềm tính AKD thì sử dụng tinh bột cationic có tác dụng cải thiện độ bảo

lưu, do đó khi gia keo AKD thì tinh bột cationic đượ c sử dụng vì chỉ có độ bảo lưu cao

thì quá trình gia keo mớ i hiệu quả.

3.1.1 Ả nh hưở ng của pH và mứ c dùng keo AKD đế n hi ệu quả quá trình gia keo

Trong các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưở ng của mức dùng keo kiềm tính AKD

và pH đến độ hút nướ c đến hiệu quả gia keo đượ c tiến hành như sau:

+ Nguyên liệu: OCC nội

+ Mức dùng tinh bột cationic: 0,5 % (so vớ i bột khô tuyệt đối)

+ Trình tự tiến hành thí nghiệm: Điều chỉnh pH – tinh bột cationic – keo AKD –

xeo giấy mẫu.+ Độ pH: 7,0; 7,5; 8,0; 8,5

+ Mức dùng keo AKD: 0; 0,5; 0,8; 1,0; 1,2; 1,5 % (so vớ i nguyên liệu KTĐ)

K ết quả nghiên cứu ảnh hưở ng của mức dùng keo AKD và pH đến độ hút nướ c

Cobb60 đượ c đưa ra trong bảng 3.1

K ết quả nghiên cứu trong bảng 3.1 cho thấy ảnh hưở ng của pH đến hiệu quả gia

keo là khá rõ r ệt, hiệu quả gia keo tăng lên (giá tr ị độ Cobb60 giảm). Hiệu quả của quá

trình gia keo có xu hướ ng tăng lên khi pH tăng từ 7,0 đến 7,5 và hiệu quả gia keo sau

đó lại giảm dần khi pH lớ n hơ n 8,5. Điều này đượ c giải thích là do sự có mặt của các

ion OH- làm thúc đẩy phản ứng của nhóm ketendime trong keo AKD vớ i các nhóm OH

trong xơ  sợ i xenluylô. Mặt khác do bề mặt xơ  sợ i xenluylô tr ở  lên tr ươ ng nở  hơ n, làm

các nhóm OH trong phân tử xenluylô linh động hơ n và dễ dàng phản ứng vớ i các nhóm

ketendime trong phân tử AKD khi độ pH của huyền phù bột giấy tăng. Tuy nhiên, khi

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 105: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 105/228

  28

độ pH lớ n hơ n 9,0 tăng phản ứng thủy phân của keo AKD vớ i nướ c để tạo thành Keton

dẫn tớ i làm giảm hiệu quả gia keo (độ hút nướ c Cobb60 tăng).

Bảng 3.1 Ảnh hưở ng của mứ c dùng keo AKD và pH đến độ hút nướ c Cobb60 (g/m2)

Độ hút nướ c Cobb60 (g/m2)

Mứ c dùng keo AKD so vớ i bột KTĐ (%) Độ pH0 0,5 0,8 1,0 1,2 1,5

7,0 120,7 98,8 49,5 33,0 27,1 22,2

7,5 114,3 90,0 34,9 24,6 22,3 20,8

8,0 116,9 91,7 35,1 25,0 23,9 20,4

8,5 117,1 92,9 36,9 27,0 24,2 21,7

9,0 119,2 95,0 39,1 30,8 27,0 24,5

Ghi chú: Bột giấ  y đượ c nghiề n 35 0SR trên máy nghiề n thí nghiệm kiể u Hà Lan 4,5 lít, xeo mẫ u giấ  y

thí nghiệm định l ượ ng 70 g/m

2

 trên máy xeo rappid.

3.1.2 Ả nh hưở ng của pH đế n tính chấ t cơ  lý của gi ấ  y

Điều kiện tiến hành nghiên cứu ảnh hưở ng của pH đến tính chất cơ  lý của giấy

đượ c tiến hành như sau:

+ Nguyên liệu: OCC nội

+ Mức dùng tinh bột cationic: 0,5 % (so vớ i bột khô tuyệt đối)

+ Trình tự tiến hành thí nghiệm: Điều chỉnh pH – tinh bột cationic – keo AKD –

xeo giấy mẫu.

+ Độ pH: 7,5

+ Mức dùng keo AKD: 1,0 % (so vớ i nguyên liệu KTĐ)

K ết quả nghiên cứu đượ c đưa ra trong bảng 3.2

K ết quả  tính chất cơ   lý của giấy ở  các giá tr ị pH khác nhau vớ i mức dùng keo

AKD 1,0 % (so vớ i nguyên liệu KTĐ) ở  trong bảng 3.2 cho thấy khi tăng dần pH từ 7,0

đến 8,5 của dòng huyền phù bột giấy thì tính chất ở  lý của giấy không thay đổi nhiều.Tuy nhiên, khi tăng pH của dòng huyền phù bột giấy lớ n hơ n 8,5 thì tính chất cơ  lý của

giấy có xu hướ ng giảm, có thể do độ pH cao cũng có thể dẫn tớ i sự oxy hóa xenluylô

làm giảm độ bền cơ  học của bột giấy.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 106: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 106/228

  29

Bảng 3.2 Ảnh hưở ng của pH đến tính chất cơ  lý của giấy

pH AKD, (%)Chiều dài đứ t,

(m)

Chỉ số bục,

(kPa.m2/g)

Chỉ số xé,

(mN.m2/g)

7,0 1,0 4060 2,17 7,30

7,5 1,0 4050 2,19 7,35

8,0 1,0 4010 2,18 7,33

8,5 1,0 3980 2,09 7,21

9,0 1,0 3870 2,04 7,13

Ghi chú: Bột giấ  y đượ c nghiề n 35 0SR trên máy nghiề n thí nghiệm kiể u Hà Lan 4,5 lít, xeo mẫ u giấ  ythí nghiệm định l ượ ng 70 g/m2 trên máy xeo rappid.

3.2 Nghiên cứ u ảnh hưở ng của chủng loại nguyên liệu và quá trình xử  lý nguyên

liệu (quá trình rử a bột giấy) đến hiệu quả quá trình gia keo.Trong các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưở ng của chủng loại nguyên liệu và quá

trình xử lý nguyên liệu đến hiệu quả quá trình gia keo AKD, điều kiện thí nghiệm đượ c

tiến hành như sau:

+ Nguyên liệu: OCC nội, OCC ngoại

+ Mức dùng tinh bột cationic: 0,5 % (so vớ i bột khô tuyệt đối)

+ Trình tự tiến hành thí nghiệm: Điều chỉnh pH – tinh bột cationic – keo AKD –

xeo giấy mẫu.+ Độ pH: 7,5

+ Mức dùng keo AKD: 1,0 % (so vớ i nguyên liệu KTĐ)

Bảng 3.3 Ảnh hưở ng của chủng loại nguyên liệu và quá trình xử  lý nguyên liệu đếnhiệu quả quá trình gia keo

OCC nội OCC ngoạiTT Các chỉ tiêu

Không

r ửa

R ửa bột Không

r ửa

R ửa bột

1 Cobb60, (g/m2) 26,3 23,0 25,6 22,4

2 Độ dẫn của huyền phù bột, (µS/cm)  520 510 490 480

K ết quả  nghiên cứu cho thấy, hiệu quả  gia keo đối vớ i nguồn nguyên liệu là

OCC ngoại cao hơ n so vớ i nguyên liệu OCC nội. Điều này có thể giải thích trong thành

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 107: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 107/228

  30

 phần của OCC ngoại thì thành phần bột cơ   học chiếm ít hơ n so vớ i OCC nội. Trong

thành phần của bột cơ  học có chứa nhiều chất sáp nhựa, axít nhựa và xơ  sợ i mịn do đó

nhu cầu điện tích dươ ng của huyền phù bột tăng lên và ảnh hưở ng tớ i độ bảo lưu tổng

của các hạt keo AKD trên giấy. Hơ n nữa, trong thành phần của OCC nội hàm lượ ng các

tạ p chất nhiều hơ n OCC ngoại, chính các các tạ p chất này giảm hiệu quả của quá trình

gia keo. K ết quả này cũng phản ánh chất lượ ng nguyên liệu OCC khác nhau sẽ cho hiệu

quả gia keo khác nhau, OCC chứa nhiều thành phần bột hóa học, ít xơ  sợ i vụn, ít tạ p

chất thì hiệu quả gia keo sẽ cao hơ n.

Quá trình r ửa bột giấy làm tăng hiệu quả của quá trình gia keo. Bở i vì bột sau

r ửa thì hàm lượ ng stickies cũng như các tạ p chất giảm, do đó bề mặt riêng cần phải gia

keo cũng giảm nên hiệu quả quá trình gia keo tăng đồng thờ i chất lượ ng bề mặt giấy

cũng đượ c cải thiện khi bột giấy đượ c r ửa. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của quá trình

gia keo kiềm tính AKD cho giấy và các tông bao gói trong hệ thống chuẩn bị bột giấynên sử  dụng các thiết bị  r ửa bột, thiết bị  lọc cát, thiết bị  tách loại các tạ p chất nhẹ.

 Ngoài tác dụng làm sạch bột giấy để nâng cao hiệu quả quá trình gia keo, các thiết bị 

này cũng góp phần nâng cao chất lượ ng giấy.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 108: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 108/228

  31

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tình hình công tác Hiệ p hội giấy Việt Nam lần thứ tư, ngày 21 tháng 06 năm

2011, Sunway Hotel, Hà Nội.

2. Đào Sỹ Sành và các cộng sự, Nghiên cứ u hoàn thiện ổ n định công nghệ sản xuấ t giấ  ytheo phươ ng pháp khô và chuyể n đổ i công nghệ xeo giấ  y sang phươ ng pháp kiề m tính,

Báo cáo tổng k ết đề tài cấ p bộ, Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô, 2000.

3. Hoàng Quốc Lâm và các cộng sự, Nghiên cứ u quy trình công nghệ thích hợ  p xử   lý

 giấ  y loại bao bì đ ã qua sử  d ụng (OCC) làm nguyên liệu sản xuấ t bột t ẩ  y tr ắ ng có các

chỉ  tiêu chấ t l ượ ng đ áp ứ ng yêu cầu sản xuấ t giấ  y in, giấ  y viế t , Báo cáo tổng k ết đề tài

cấ p bộ, Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô, 2004.

4. Nguyễn Quang Trung, các tông sóng và một số  đánh giá về  OCC Châu Á, công

nghiệ p giấy 03/2003.5. Lothar Gottsching: “General aspects and basis statistics” in “Recycled fiber and

deinking”, Tappi press, 2000: 14 - 15

6. Michael Schwarz: “Design of reclyced fiber process for diferent paper and board

grades” in “Recycled fiber and deinking”, Tappi press, 2000: 211 – 238.

7. Chiristiane, Lothar Gottsching, Heikki: “Papermaking potential of recycled fiber” in

“Recycled fiber and deinking”, Tappi press, 2000: 359 – 370.

8. Jerome M.Gess and Jose. Rodriquez, The sizing of paper, Technology Park/Atlanta,2005.

9. Johan Gullichsen, Hannu Paulapuro, Helsinki university of Technology, Book 4

 papermaking chemistry, Finnish Engineers’ Association and Tappi, 2000.

10. Ian Thorn, Appications of wet end paper chemistry, second edition, 2009, EKA

Chemicals Ltd.

11. Dr Michael J.Kocurek, Volume 6 – Stock Preparation, Third edition, 1992

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 109: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 109/228

  1

BỘ CÔNG THƯƠ NGTỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH VIỆN CÔNG NGHIỆP GIẤY VÀ XENLUYLÔ**************&************

ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2011

NGHIÊN CỨ U ÁP DỤNG PHƯƠ NG PHÁP GIA KEO KIỀMTÍNH CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY VÀ CÁC TÔNG

BAO GÓI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 

NỘI DUNG III:

 NGHIÊN C Ứ U Ả  NH H ƯỞ  NG C Ủ  A QUÁ TRÌNH TU  Ầ  N HOÀN N ƯỚ C TR Ắ  NG ĐẾ  N HI  Ệ U QU  Ả  QUÁ TRÌNH GIA KEO CH Ố NG TH  Ấ  M B Ằ  NG KEO CH Ố NG TH  Ấ  M KI  Ề  M

TÍNH TRONG S  Ả  N XU  Ấ T GI  Ấ Y VÀ CÁC TÔNG BAO GÓI THEO H Ợ  P ĐỒ NG THUÊ KHOÁN CHUYÊN MÔN S Ố: 22-11/H  Đ- ĐTKH KÝ NGÀY 01 THÁNG 07 N  Ă  M 2011 

Cơ  quan chủ trì: CÔNG TY TNHH VIỆN CÔNG NGHIỆP GIẤY VÀ XENLUYLÔ

Chủ nhiệm đề tài:  Đỗ Thanh TúK ỹ sư  công nghệ giấy

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 110: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 110/228

  2

BỘ CÔNG THƯƠ NGTỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH VIỆN CÔNG NGHIỆP GIẤY VÀ XENLUYLÔ**************&************

ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2011

NGHIÊN CỨ U ÁP DỤNG PHƯƠ NG PHÁP GIA KEO KIỀMTÍNH CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY VÀ CÁC TÔNG

BAO GÓI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 

NỘI DUNG III:

 NGHIÊN C Ứ U Ả  NH H ƯỞ  NG C Ủ  A QUÁ TRÌNH TU  Ầ  N HOÀN N ƯỚ C TR Ắ  NG ĐẾ  N HI  Ệ U QU  Ả  QUÁ TRÌNH GIA KEO CH Ố NG TH  Ấ  M B Ằ  NG KEO CH Ố NG TH  Ấ  M KI  Ề  M

TÍNH TRONG S  Ả  N XU  Ấ T GI  Ấ Y VÀ CÁC TÔNG BAO GÓI THEO H Ợ  P ĐỒ NG THUÊ KHOÁN CHUYÊN MÔN S Ố: 22-11/H  Đ- ĐTKH KÝ NGÀY 01 THÁNG 07 N  Ă  M 2011 

Cơ  quan chủ trì: CÔNG TY TNHH VIỆN CÔNG NGHIỆP GIẤY VÀ XENLUYLÔ

Chủ nhiệm đề tài:  Đỗ Thanh TúK ỹ sư  công nghệ giấy

Danh sách nhữ ng ngườ i tham gia thự c hiện hợ p đồng:

1. Dươ ng Ngọc Kiên – Công ty TNHH Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô

2. Lã Thị Cúc – Công ty TNHH Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô

3. Hoàng mạnh Vinh – Công ty TNHH Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô

4. Lê Thị Quỳnh Hoa – Công ty TNHH Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 111: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 111/228

Page 112: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 112/228

  4

MỞ  ĐẦU

Trong những năm gần đây trên thế giớ i, đặc biệt là ở  Việt Nam, bao bì hòm hộ p

đã qua sử dụng là nguồn cung cấ p xơ  sợ i tái sinh quan tr ọng cho nhu cầu tiêu dùng bao

 bì trong công nghiệ p đang gia tăng nhanh chóng. Xu hướ ng này có liên quan chặt chẽ đến quá trình phát triển của kinh tế  thế giớ i và trong nướ c, bao bì hòm hộ p từ xơ  sợ i

thực vật đóng vai trò quan tr ọng trong việc bảo vệ, vận chuyển các loại hàng hóa, thiết

 bị đến mọi nơ i tiêu dùng.

Các loại giấy và các tông bao gói đượ c sử dụng r ộng rãi hiện nay chủ yếu đượ c

sản xuất từ nguyên liệu xơ  sợ i thực vật, xơ  sợ i có tính ưa nướ c (có chứa nhiều nhóm ưa

nướ c – OH, COOH), đồng thờ i giấy có cấu trúc xố p (có các lỗ nhỏ trên bề mặt tờ  giấy).

Vì vậy, nướ c và một số chất lỏng dễ dàng thấm vào trong tờ  giấy làm cho tờ  giấy bị 

mủn ra. Việc chống thấm cho tờ  giấy dựa trên hai nguyên tắc cơ  bản là tạo cho giấy cótính k ỵ nướ c và bịt kín những lỗ nhỏ trên bề mặt tờ  giấy làm cho nướ c và một số chất

lỏng không thấm vào bên trong tờ  giấy.

Tươ ng ứng vớ i hai nguyên tắc trên trong sản xuất giấy có hai phươ ng pháp đó là

gia keo nội bộ và gia keo bề mặt:

- Phươ ng pháp gia keo nội bộ thườ ng sử dụng những chất có tính k ỵ nướ c như:

Keo nhựa thông, keo AKD (Alkyl ketene dimers), keo ASA (Alkenyl succinic

anhydrides) v.v… để bổ sung vào dòng huyền phù bột tr ướ c khi đưa bột giấy lên máyxeo giấy. Trong phươ ng pháp này, chất gia keo nội bộ có tính k ỵ nướ c khi bám dính lên

 bề mặt xơ  sợ i sẽ làm cho xơ  sợ i và tờ  giấy mang tính k ỵ nướ c.

- Phươ ng pháp gia keo bề mặt thườ ng sử dụng những chất tạo màng như: tinh

 bột, keo polyvinylalcol v.v… để tráng phủ lên bề mặt tờ  giấy. Trong phươ ng pháp gia

keo này, chất tạo màng sẽ bịt kín đa số các lỗ tr ống trên bề mặt tờ  giấy, làm giảm khả 

năng thấm của nướ c và môt số chất lỏng vào bên trong tờ  giấy. Phươ ng pháp gia keo bề 

mặt còn có thêm công dụng là làm cho giấy có độ bền bề mặt cao, không bị bong sợ i

khi gặ p ma sát trong quá trình in ấn.Đối vớ i các loại giấy cần độ  bền bề  mặt cao, trong quá trình sản xuất giấy

thườ ng sử dụng cả hai phươ ng pháp gia keo nội bộ và gia keo bề mặt. Tùy thuộc vào

mục đích sử dụng, in mực nướ c (in phun, in offset, in lướ i…) và in mực khô (in laser,

 photocopy…) mà sử dụng các chất keo và quy trình gia keo khác nhau.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 113: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 113/228

  5

Ư u điểm của gia keo chống thấm cho giấy và các tông bao gói bằng keo nhựa

thông là hiệu quả gia keo cao và tức thờ i, giấy đanh và cứng. Ngày nay, để tăng hiệu

quả chống thấm của keo nhựa thông, các thế hệ keo nhựa thông mớ i đượ c nghiên cứu

và áp dụng thành công vào trong thực tế. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất giấy và

các tông bao gói gia keo chống thấm bằng keo nhựa thông có một số nhượ c điểm: quá

trình khống chế  pH gặ p nhiều khó khăn (tốn nhiều phèn), hiệu quả  tuần hoàn nướ c

tr ắng thấ p, xuất hiện các đốm keo trên bề  mặt giấy, dính chăn lướ i, giá thành nhựa

thông cao. Hơ n nữa, gia keo chống thấm bằng keo nhựa thông sinh nhiều bọt, làm thao

tác chạy máy gặ p nhiều khó khăn, thất thoát lượ ng bột giấy theo bọt v.v…

Từ những năm 1980 cho đến nay, ngành công nghiệ p sản xuất giấy và các tông

trên thế giớ i nói chung và ở  trong nướ c nói riêng đã có những chuyển đổi quan tr ọng về 

công nghệ gia keo nội bộ  trong môi tr ườ ng axít sang gia keo trong môi tr ườ ng kiềm.

Thực tế sản xuất trên thế giớ i và trong nướ c cho thấy công nghệ gia keo nội bộ trongmôi tr ườ ng kiềm có những ưu điểm hơ n so vớ i công nghệ  gia keo nội bộ  trong môi

tr ườ ng axít.

 Những ưu điểm của gia keo nội bộ trong môi tr ườ ng kiềm:

+ Quá trình nghiền bột dễ  dàng hơ n, giảm tiêu hao năng lượ ng cho quá trình

nghiền bột.

+ Giảm giá thành sản phẩm do nâng cao hàm lượ ng chất độn vô cơ  trong giấy

+ Tiết kiệm lượ ng nướ c sạch cho sản xuất do sử dụng hiệu quả nướ c tr ắng trongquá trình sản xuất.

+ Giấy có độ bền cơ  học, độ tr ắng và độ đục cao hơ n

+ Giảm chi phí khấu hao thiết bị nhờ  sự giảm ăn mòn của các thiết bị trong quá

trình sản xuất.

+ Năng suất chạy máy cao hơ n do ít xảy ra sự cố bám dính chăn lướ i

Hiện nay,

ở  trong n

ướ c ngu

ồn nguyên li

ệu ch

ủ y

ếu s

ản xu

ất gi

ấy bao gói và các

tông là sử dụng OCC (Old Corrugated Containners). Tuy nhiên, chất lượ ng OCC ngày

càng thấ p do quá trình tái sinh nhiều lần và chứa nhiều các tạ p chất như: mực in, tinh

 bột, chất độn v.v… Hơ n nữa, trong sản xuất để hạn chế nướ c thải, tiết kiệm nướ c công

nghệ các nhà máy thườ ng sử dụng lượ ng nướ c tuần hoàn lớ n và hạn chế quá trình r ửa,

làm sạch, loại bỏ  tạ p chất trong giai đoạn chuẩn bị bột. Những yếu tố này ảnh hưở ng

đến hiệu quả  của quá trình gia keo, quá trình gia keo không ổn định, tăng mức dùng

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 114: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 114/228

  6

keo. Tr ướ c thực tr ạng nêu trên, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưở ng đến hiệu quả quá

trình gia keo kiềm tính AKD và đưa ra quy trình gia keo kiềm tính thích hợ  p là một

việc làm r ất cần thiết. Vì vậy, Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô đượ c Bộ  Công

Thươ ng giao nhiệm vụ  nghiên cứu khoa học công nghệ  năm 2011, thực hiện đề  tài:

“ Nghiên cứ u áp d ụng phươ ng pháp gia keo ki ềm tính cho quá trình sản xuấ t gi ấ  y và

các tông bao gói ”.

 M ục tiêu của đề tài:

Đưa ra giải pháp sử dụng hiệu quả quá trình gia keo kiềm tính trong quá trình

sản xuất giấy và các tông bao gói.

 N ội dung nghiên cứ u:

+ Khảo sát thực tr ạng sử dụng nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ) trong quá

trình sản xuất giấy và các tông bao gói có gia keo chống thấm bằng keo AKD (keochống thấm kiềm tính).

+ Nghiên cứu ảnh hưở ng của khoảng pH đến hiệu quả quá trình gia keo chống

thấm bằng keo AKD (keo chống thấm kiềm tính) trong quá trình sản xuất giấy và các

tông bao gói.

+ Nghiên cứu ảnh hưở ng của quá trình tuần hoàn nướ c tr ắng đến hiệu quả quá

trình gia keo chống thấm bằng keo AKD (keo chống thấm kiềm tính) trong quá trình

sản xuất giấy và các tông bao gói.

+ Nghiên cứu, so sánh một số loại keo AKD (keo chống thấm kiềm tính) thươ ng

 phẩm đang lưu hành đến hiệu quả gia keo trong sản xuất giấy và các tông bao gói.

+ Sản xuất thử nghiệm 700 kg sản phẩm giấy bao gói đạt độ hút nướ c Cobb60 

nhỏ hơ n 30 g/m2.

+ Tính toán đượ c hiệu quả kinh tế 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 115: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 115/228

Page 116: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 116/228

  8

Bảng 1.1 Tỷ lệ một số thành phần chính trong các tông sóng Châu Á và Mỹ[4]

Tên nướ c Tạp chất(%)

Tro(%)

Tinh bột(%)

Xơ  sợ ivụn, (%)

Chiều dàixơ  sợ i,(mm)

Hiệusuất thuhồi, (%)

Châu Á (trung bình) 1,08 7,93 6,60 19,7 1,53 76,5

 Nhật Bản 1,43 7,03 4,77 18,60 1,52 79,50Đài Loan 1,57 6,77 4,48 19,30 1,61 80,20

Indonexia 0,87 4,60 8,20 17,80 1,43 76,40

Trung Quốc 0,92 14,90 8,16 20,70 1,45 68,90

Hồng Kông 1,10 12,50 5,80 18,30 1,60 72,00

Thái Lan 1,16 4,04 8,02 17,90 1,51 79,30

Hàn Quốc 1,42 10,60 3,90 21,00 1,46 77,10

Malaixia 0,13 7,93 9,50 23,70 1,69 78,40

 M  ỹ   1,00 1,70 2,00 15,0 2,20 85,30

Các số  liệu trong bảng 1.1 cho thấy hàm lượ ng tạ p chất (đinh gim, băng dính,

keo v.v…) trung bình trong OCC có nguồn gốc từ Châu Á (1,08%) và Mỹ (1%) tươ ng

đươ ng nhau. Tuy nhiên, hàm lượ ng các thành phần khác lại r ất khác nhau:

+ Độ  tro của các mẫu OCC Châu Á biến đổi trong khoảng r ất r ộng từ 4% đến

15%, trong khi giá tr ị tươ ng ứng của mẫu OCC Mỹ là 1,7%. Các mẫu OCC của Hồng

Kông và Trung Quốc chứa nhiều tro nhất (12,5% và 14,9%). Độ tro của OCC từ Hồng

Kông và Trung Quốc cao là do sử dụng một lượ ng tươ ng đối lớ n r ơ m r ạ và các loại

nguyên liệu phi gỗ khác để sản xuất lớ  p sóng, thậm chí cả lớ  p mặt của các tông sóng.

+ Hàm lượ ng xơ   sợ i vụn có xu hướ ng biến đổi tươ ng tự  như độ  tro: các mẫu

OCC từ Châu Á mà đặc biệt là Trung Quốc có tỷ lệ xơ  sợ i vụn r ất cao (20,7%). Mẫu

OCC từ Mỹ có chiều dài xơ  sợ i trung bình và hiệu suất thu hồi lớ n nhất, lớ n hơ n r ất

nhiều so vớ i các mẫu OCC Châu Á.

K ết quả phân tích từ các tài liệu tham khảo cho thấy chiều dài xơ  sợ i và hiệu suấtthu hồi của Châu Á khá thấ p (tươ ng tự OCC Việt Nam) chứa nhiều xơ  sợ i vụn và các

tạ p chất phi xơ  sợ i. Do vậy, chất lượ ng OCC, các tạ p chất và xơ  sợ i vụn này ảnh hưở ng

đến hiệu quả của quá trình gia keo kiềm tính (AKD) trong sản xuất giấy và các tông bao

gói.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 117: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 117/228

  9

  Ư u điểm nổi bật của OCC so vớ i các chủng loại giấy loại khác là hiệu suất thu

hồi xơ  sợ i r ất cao[5]:

+ OCC, giấy bao gói : 90 – 95%

+ Giấy vẽ, đồ họa : 65 – 85%

+ Giấy vệ sinh : 60 – 75%+ Giấy đặc chủng : 70 – 95%

+ Bột khử mực thươ ng phẩm : 60 – 85%

Chi phí nguyên liệu khá thấ p, công nghệ tươ ng đối đơ n giản, hiệu suất thu hồi xơ  

sợ i cao từ  nguyên liệu OCC và quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói từ  loại

nguyên liệu này ít gây ô nhiễm môi tr ườ ng chính là những động lực căn bản thúc đẩy

việc nâng cao tỷ lệ sử dụng xơ  sợ i tái sinh trong sản xuất giấy và các tông. Nhìn chung,

quá trình tái chế OCC nhằm thu hồi xơ  sợ i cho sản xuất giấy và các tông bao gói chủ yếu sử dụng các phươ ng pháp cơ  học. Xơ  sợ i trong OCC đượ c phân tách và loại bớ t tạ p

chất vớ i một số các công đoạn chính như: đánh tơ i, sàng chọn, lọc cát sơ  bộ, nghiền,

sàng tinh và lọc cát tinh tr ướ c khi đi xeo thành phẩm trên máy xeo giấy các tông bao

gói. Sự giảm sút hiệu suất trong quá trình chế biến OCC chủ yếu là do một số tạ p chất

như kim loại, nhựa, chất độn v.v.. đã đượ c loại bỏ  trong các quá trình đánh tơ i, sàng

chọn và lọc cát.

Trong thờ i gian gần đây, để tăng giá tr ị sử dụng của OCC, các thiết bị phân tách

xơ  sợ i dài và xơ  sợ i ngắn từ nguyên liệu này đượ c nghiên cứu và áp dụng công nghiệ pthành công. Xơ  sợ i thớ  dài sau khi phân tách thườ ng đượ c sử dụng cho sản xuất giấy và

các tông lớ  p mặt, xơ  sợ i thớ  ngắn đượ c sử dụng để sản xuất lớ  p sóng cho các tông sóng,

lớ  p đệm, lớ  p đế cho các tông nhiều lớ  p v.v…

Do OCC thườ ng có chứa r ất nhiều tạ p chất, đặc biệt là các tạ p chất có khả năng

k ết dính cao (stickies) gây ra nhiều khó khăn cho quá trình sản xuất như: làm rách giấy,

k ết dính trên chăn lướ i, tr ục ép, lô sấy v.v… nên các công đoạn xử lý cơ  nhiệt để loại

 bỏ các tạ p chất này cũng đượ c các nhà sản xuất nghiên cứu áp dụng trong công nghiệ ptrong thờ i gian gần đây.

Tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh quan tr ọng đang làm ảnh hưở ng tớ i quá trình tái

sinh từ OCC là chất lượ ng xơ   sợ i giảm do sau mỗi lần tái sinh. Các k ết quả  nghiên

cứu[5] cho thấy bột giấy sản xuất theo các phươ ng pháp hóa học tr ải qua quá trình sấy,

thủy hóa lặ p lại sẽ bị xơ  cứng hay còn gọi là “sừng hóa” (hornification) và giảm đáng

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 118: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 118/228

  10

k ể về chiều dài xơ  sợ i cũng như khả năng tạo liên k ết. Các sản phẩm giấy và các tông

 bao gói từ xơ  sợ i này sau một số lần tái sinh không đạt đượ c chất lượ ng yêu cầu.

Hiện tượ ng sừng hóa xuất hiện trong mạng các vách tế bào của xơ  sợ i hóa học.

Trong quá trình ấy, các vách tế  bào đã phân lớ  p một phần (chổi hóa trong quá trình

nghiền) liên k ết chặt chẽ vớ i nhau bằng các liên k ết hydro. Khi đánh tơ i và nghiền trongmôi tr ườ ng nướ c, xơ   sợ i tái sinh khó phân lớ  p hơ n do một số  liên k ết hydro tạo ra

không phân hủy đượ c. Xơ  sợ i tái sinh tr ở  nên cứng và giòn hơ n so vớ i xơ  sợ i mớ i. Hơ n

nữa, do một phần liên k ết hydro tạo ra giữa các vi sợ i trong quá tình sấy giấy không

 phân hủy đượ c mà xơ  sợ i không hoàn toàn duỗi thẳng trong khi đánh tơ i và nghiền làm

cho kích thướ c xơ  sợ i tái sinh không đạt đượ c kích thướ c ban đầu của xơ  sợ i mớ i.

1.2 Quá trình gia keo chống thấm cho giấy và các tông bao gói từ  nguyên liệu bao

bì hòm hộp cũ (OCC)

1.2.1 Quá trình gia keo bằng keo nhự a thông

Quá trình chống thấm theo phươ ng pháp gia keo bằng keo nhựa thông cho giấy

và các tông bao gói là k ết quả của sự tươ ng tác giữa 3 cấu tử chính: Xơ  sợ i xenluylô,

các hạt keo nhựa thông và phèn nhôm. Do xơ  sợ i và các hạt keo đều mang điện tích âm

nên trong huyền phù xơ  sợ i và các hạt keo sẽ không tr ực tiế p liên k ết đượ c vớ i nhau.

Phèn nhôm khi hòa tan trong nướ c sẽ  tạo thành ion nhôm đa hóa tr ị  mang điện tích

dươ ng. Trong quá trình gia keo, phèn nhôm sẽ đóng vai trò hỗ tr ợ  quá trình k ết tủa các

hạt keo nhựa thông lên trên bề mặt xơ  sợ i và tạo thành muối nhựa nhôm k ết tủa trên bề mặt xơ  sợ i.

1.2.1.1 Các loại keo nhự a thông sử  d ụng trong sản xuấ t giấ  y và các tông bao gói

Quá trình sản xuất keo nhựa thông truyền thống (không biến tính) theo phươ ng

 pháp nấu colophan vớ i dung dịch xút hoặc natri cacbonat. Vớ i mục đích biến tính

colophan là làm giảm xu hướ ng k ết tinh và năng cao mức độ  hoạt tính của các sản

 phẩm keo điều chế  từ  nguồn nguyên liệu này. Keo nhựa thông điều chế  từ  colophan

 biến tính có độ ổn định và hiệu quả gia keo cao hơ n so vớ i keo điều chế theo phươ ng pháp truyền thống.

 Keo nhự a thông xút hóa: 

Colophan là chất r ắn k ỵ nướ c, không tan trong nướ c, để  có thể  tan đượ c trong

nướ c cần tiến hành xút hóa colophan vớ i dung dịch xút hoặc natri cacbonat ở  nhiệt độ 

từ 95 0C đến 98 0C trong khoảng thờ i gian từ 3h đến 5h. Colophan sau khi xút hóa đượ c

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 119: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 119/228

  11

gọi là keo nhựa thông xút hóa hay keo nhựa thông xà phòng hóa. Nhìn chung hiệu quả 

gia keo và tính ổn định chất lượ ng của loại keo nhựa thông này thấ p hơ n so vớ i keo

nhựa thông biến tính.

 Keo nhự a thông phân tán:

Keo nhựa thông phân tán đượ c sản xuất dướ i dạng huyền phù chứa 30% đến

40% chất khô. Thành phần của keo nhựa thông phân tán có chứa 75% đến 90% axít

nhựa chưa đượ c xà phòng hóa. Keo nhựa thông phân tán có quy trình sản xuất phức tạ p,

có tính ổn định chất lượ ng không cao.

 Keo nhự a thông bi ế n tính:

 Nhằm tăng hiệu quả của quá trình gia keo chống thấm cho giấy và các tông bao

gói bằng keo nhựa thông, các axít nhựa trong nhựa thông (hai thành phần chính của hỗn

hợ  p axít nhựa trong colophan là axít abietic và axít pimaric) đượ c biến tính bằng cách

cho phản ứng vớ i malêic anhyđríc hoặc axít fumaríc sản phẩm tạo thành là axít

tricarboxylic. Phản ứng lậ p thể ứng dụng cho r ất nhiều hợ  p chất dien (phản ứng cộng

vòng Diels-Alder) và chỉ có thể áp dụng cho đồng phân dạng axít abietic có cặ p nối đôi

liên hợ  p, sản phẩm đượ c gọi là keo nhựa thông biến tính. Hai nhóm các-bô-xyl thêm

vào có tính axít mạnh hơ n so vớ i nhóm các-bô-xyl ban đầu. Điều này có ngh ĩ a là đặc

tính âm điện mạnh hơ n (phân cực tốt hơ n) làm cho khả năng phân tán keo tốt hơ n, kích

thướ c hạt keo nhỏ hơ n, nên hiệu quả quá trình gia keo đượ c cải thiện. Mặt khác, khi

tính ainon của dung dịch keo nhựa thông biến tính tăng lên thì hiệu quả phản ứng của

keo vớ i phèn nhôm nhằm tạo ra rêsinát nhôm cũng tăng lên dẫn tớ i hiệu quả gia keo

nhựa thông tốt hơ n.

Hình 1.1 Phản ứ ng biến tính nhự a thông bằng axít furmaríc

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 120: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 120/228

  12

1.2.1.2 Tình hình sử   d ụng keo nhự a thông cho sản xuấ t giấ  y và các tông bao gói ở  

trong nướ c.

Trong thực tế sản xuất, một số nhà máy sản xuất giấy và các tông bao gói vẫn sử 

dụng keo nhựa thông xút hóa như: Công ty Cổ phần giấy Lửa Việt, Công ty Cổ phần

giấy Thanh Long. Tuy nhiên, chất lượ ng nhựa thông xút hóa thườ ng không ổn định và phụ  thuộc vào kinh nghiệm của ngườ i nấu nhựa thông. Hơ n nữa, mức dùng keo nhựa

thông xút hóa cao từ 1% đến 5% so vớ i bột khô tuyệt đối, tăng chi phí sản xuất do giá

thành của nhựa thông hiện nay là khá cao.

Một số Công ty khác đã chuyển sang sử dụng keo nhựa thông biến tính để gia

keo chống thấm cho sản xuất giấy và các tông bao gói như: Công ty Cổ phần giấy Mỹ 

Hươ ng, Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ và một số Công ty giấy ở  khu vực phía

 Nam. Hiệu quả gia keo nhựa thông biến tính cho giấy và các tông bao gói cao và tức

thờ i, giấy đanh và cứng.

Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu chủ yếu đượ c sử dụng để sản xuất tại các công ty

là OCC (bao bì hòm hộ p cũ). Nguồn nguyên liệu này có chất lượ ng ngày càng thấ p do

quá trình tái sinh nhiều lần. Trong quá trình sản xuất giấy và các tông gói từ  nguồn

nguyên liệu OCC nhằm tiết kiệm nướ c công nghệ và hạn chế nướ c thải ra môi tr ườ ng

nên trong nướ c tuần hoàn của dây chuyền chứa r ất nhiều tạ p chất. Vì vậy, quá trình

khống chế pH gặ p nhiều khó khăn (tốn nhiều phèn), xuất hiện các đốm keo trên bề mặt

giấy, tăng thờ i gian dừng máy để vệ sinh do dính chăn, dính lướ i. Gia keo chống thấmcho giấy và các tông bao gói bằng keo nhựa thông sinh nhiều bọt khi máy xeo chạy,

làm thao tác chạy máy gặ p r ất nhiều khó khăn, thất thoát một lượ ng lớ n bột giấy theo

 bọt. Hơ n nữa, hiện nay giá thành của nhựa thông thươ ng phẩm r ất cao (70 – 75 triệu

đồng/1 tấn nhựa thông), làm giá thành sản phẩm tăng.

1.2.2 Quá trình gia keo ki ềm tính (AKD)

1.2.2.1 Điề u chế  và nhũ t ươ ng hóa keo AKD

AKD là một Keton không no có công thức cấu tạo như hình 1.2, trong đó R là

một gốc hydrocacbon có chứa từ 14 - 22 nguyên tử cacbon trong mạch. Vòng ketene

dimer lactone giúp cho phân tử keo AKD có khả năng phản ứng vớ i nhóm OH trong

 phân tử xenluloza để tạo thành một liên k ết este.

Độ dài của gốc hydrocacbon R ảnh hưở ng tớ i khả năng phản ứng của keo AKD.

Trong thực tế  keo AKD thươ ng phẩm thườ ng đượ c sản xuất từ  hỗn hợ  p của axít

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 121: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 121/228

Page 122: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 122/228

  14

 polyme mang điện tích dươ ng (thườ ng là tinh bột cation), hạt keo tạo thành có kích

thướ c nhỏ (khoảng 0,1 - 2,0 µm). Các hạt polyme cation bám lên các hạt keo AKD làm

cho chúng tích điện dươ ng, điều này làm tăng khả năng bảo lưu keo AKD trên xơ  sợ i

trong quá trình xeo giấy.

Keo AKD có nhiệt độ nóng chảy thấ p, điều này cho phép nó dễ dàng dàn đều lên bề mặt xơ  sợ i trong quá trình nâng nhiệt độ sấy giấy.

Keo AKD dạng vảy nến đượ c phân tán vào trong dung dịch nướ c đun nóng tớ i

nhiệt độ khoảng 75 - 90 0C đã có chứa các chất phụ gia khác (gồm chất ổn định nhũ 

tươ ng: tinh bột cation; chất hoạt động bề  mặt: Lignin suphonat natri...). Sau khi sáp

AKD tan hết thì nén ép dung dịch này chảy qua màng có lỗ khoảng 0,5 – 2 µm r ồi làm

nguội để  thu đượ c nhũ  tươ ng AKD. Một lượ ng nhỏ  chất phân tán là tinh bột cation

dạng mạch ngắn có độ tích điện cao cùng vớ i một lượ ng nhỏ chất diệt khuẩn cần cho

thêm vào nhũ  tươ ng để  làm tăng thờ i gian bảo quản nhũ  tươ ng AKD. Các loại keoAKD thươ ng mại thườ ng đượ c nhũ hóa hóa sẵn, kích thướ c hạt nhũ khoảng 0,1 - 2,0

µm và hàm lượ ng chất r ắn khoảng 6 - 21%.

Để hạn chế thờ i gian thủy phân của phân tử AKD trong quá trình bảo quản ngườ i

ta phải hạ pH của nhũ tươ ng xuống trong khỏang 2,5 – 3,5 bằng axít H2SO4 hoặc axít

HCl. Nếu pH > 6 thì phân tử AKD dễ tham gia phản ứng mở  vòng lactone làm giảm

hiệu quả gia keo AKD trên xơ  sợ i. Vì pH của nhũ tươ ng là môi tr ườ ng axít nên thiết bị 

chứa hay xử lý AKD tr ướ c khi gia vào bột giấy phải làm bằng vật liệu chống ăn mòn.Do keo AKD có thể phản ứng vớ i nướ c giống như vớ i xenluylô nên thờ i gian

 bảo quản keo AKD là giớ i hạn. Để ổn định nhũ  tươ ng keo AKD tr ướ c khi sử  dụng,

ngườ i ta thườ ng tiến hành bảo quản keo AKD ở  nhiệt độ phòng (20 - 25 0C). Khi bảo

quản nhũ tươ ng AKD ở  nhiệt độ thườ ng thờ i gian bảo quản cho phép là một tháng đến

 ba tháng và đặc biệt nếu bảo quản ở  nhiệt độ  thấ p thờ i gian bảo quản có thể  tớ i một

năm.

1.2.2.2 Khả năng phản ứ ng và cơ  chế  phản ứ ng của keo AKD

 Khả năng phản ứ ng của keo AKD:

Keo AKD có khả  năng phản ứng vớ i các nhóm hydroxyl. Vòng lactone của

AKD có thể mở  ra phản ứng vớ i nhóm OH của xenluylo trong quá trình sấy giấy tạo

thành β keton este (hình 1.3).

Các AKD (dimer alkyl keten) cũng phản ứng vớ i nướ c để tạo thành axit β keton

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 123: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 123/228

  15

không bền và nó sẽ decarboxyl để tạo ra các keton tươ ng ứng (hình 1.4).

Hình 1.3 Phản ứ ng của AKD vớ i nhóm OH của xenluylô 

Hình 1.4 Phản ứ ng của keo AKD vớ i H2O

C ơ  chế  phản ứ ng của keo AKD vớ i x ơ  sợ i xenluylô:

Hiện nay, cơ  chế phản ứng của keo AKD vớ i xơ  sợ i xenluylô có hai thuyết khác

nhau về cơ  chế phản ứng của AKD vớ i xơ  sợ i xenluylô. Thuyết thứ nhất cho r ằng cơ  

chế phản ứng của AKD vớ i xơ  sợ i xenluylô dựa trên thuyết liên k ết mạnh/liên k ết yếu

(strong bond/weak bond) và thuyết thứ  hai dựa trên cơ   sở   hình thành liên k ết este β 

keton[9].Theo thuyết liên k ết mạnh/liên k ết yếu, phản ứng của AKD trong quá trình gia

keo bao gồm 02 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Phản ứng của keo AKD vớ i xơ  sợ i xenluylo để tạo thành liên k ết

este β keton là một sản phẩm phụ. K ết luận này dựa trên k ết quả phân tích phát hiện

liên k ết este trong giấy gia keo AKD. Khả năng triết tách tớ i 80% lượ ng AKD có trong

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 124: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 124/228

  16

giấy và cuối cùng do khả năng dịch chuyển AKD bở i sự tăng nhiệt độ.

+ Giai đoạn 2: AKD là một keo liên k ết yếu, chính các phần tử AKD và các phần

không phải là xenluloza phản ứng vớ i keo AKD tạo ra khả năng gia keo cho giấy.

Trong khi đó theo thuyết thông dụng nhất thì cơ  chế phản ứng của phản ứng giữa

keo AKD vơ i xơ  sợ i Xenluloza gồm 4 giai đoạn (hình 1.5):

Hình 1.5 Các giai đoạn của quá trình gia keo AKD 

+ Giai đoạn 1: Những hạt keo phân tán đượ c ổn định bằng điện tích dươ ng tr ướ c

hết sẽ đượ c hấ p thụ trên xơ  sợ i bằng lực hút t ĩ nh điện. Mức dùng AKD phụ thuộc nhiều

vào thờ i gian gia keo cho tớ i khi lên lướ i (diện tích bể  chứa bột, bơ m, mực lưu chất

trong thùng đầu..), việc thêm tinh bột cation chính là để hỗ tr ợ  cho sự bảo lưu AKD. Vị 

trí gia keo AKD vào dòng bột là từ bể chứa đầu máy đến bơ m quạt hoặc hòm điều tiết.

+ Giai đoạn 2: Khi băng giấy đượ c sấy khô, các hạt keo AKD đượ c hấ p thu sẽ 

nóng chảy và dàn đều lên bề mặt xơ  sợ i nhờ  nhiệt độ ở  bộ phận sấy tạo điều kiện tốt

cho phản ứng giữa các nhóm OH của xơ  sợ i vớ i nhóm chức của phân tử AKD.

+ Giai đoạn 3: Phản ứng hóa học giữa AKD vớ i nhóm OH của xenluloza. Phản

ứng này chỉ diễn ra ở  nhiệt độ cao khi phần lớ n nướ c trong tấm giấy đã đượ c bay hơ i

ngh ĩ a là ở  cuối giai đọan sấy. Trong quá trình này, nhóm anhydride trong phân tử keo

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 125: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 125/228

Page 126: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 126/228

  18

 Ả nh hưở ng của chấ t độn, x ơ  sợ i vụn và hóa chấ t tr ợ  bảo l ư u:

Chất độn và xơ  sợ i vụn keo theo sự gia tăng lượ ng keo AKD cần thiết cho quá

trình gia keo cho giấy và các tông bao gói để có đượ c cùng một mức độ gia keo, hiện

tượ ng này đượ c giải thích tr ướ c hết là do: sự tăng diện tích bề mặt cần gia keo, bề mặt

hóa học của chất độn, cấu trúc bề mặt của chất độn, chất phân tán dùng để phân tán chấtđộn, độ bảo lưu của chất độn v.v… Ngoài ra xơ  sợ i vụn tham gia vào phản ứng vớ i keo

AKD, do đó lượ ng keo AKD cần thiết cho quá trình gia keo tăng lên.

Có hai yếu tố  làm giảm hiệu quả của quá trình gia keo trên phần ướ t của máy

xeo giấy. Yếu tố thứ nhất là do sự thất thoát của xơ  sợ i vụn và chất độn kéo theo sự thất

thoát AKD do hấ p thụ lên đó. Yếu tố thứ hai là hệ thống các chất tr ợ  bảo lưu làm đông

tụ chất độn cùng vớ i AKD hấ p thụ lên bề mặt chất độn tạo thành những khối có kích

thướ c tươ ng đối lớ n, AKD đượ c kéo vào phía bên trong của các khối đó mà không

đượ c tr ải đều lên bề mặt xơ  sợ i.

Tuy nhiên, khi dùng chất tr ợ  bảo lưu một cách thích hợ  p thì không những làm

tăng đượ c độ bảo lưu của các hạt mịn mà còn làm tăng đượ c khả năng thoát nướ c trong

quá trình xeo giấy. Cả hai điều này r ất có ích trong quá trình xeo giấy, vì vậy việc dùng

chất tr ợ  bảo lưu trong quá trình xeo giấy là r ất quan tr ọng và cần thiết để đạt chất lượ ng

giấy cao, tiết kiệm các chất phụ gia và làm giảm ô nhiễm môi tr ườ ng.

Hơ n nữa, khi keo AKD đượ c bổ sung vào dòng huyền phù bột/chất độn, các hạt

keo AKD sẽ hấ p thụ lên bề mặt chất độn nhanh hơ n so vớ i hấ p thụ lên bề mặt xơ  sợ i,điều này đượ c lý giải là do diện tích bề mặt của chất độn lớ n hơ n nhiều so vớ i bề mặt

của xơ  sợ i.

Tỷ lệ chất độn: Thông thườ ng tỷ lệ chất độn cao thì kéo theo sự tăng lượ ng dùng

keo AKD, vì chất độn hấ p thụ nhiều keo. Do đó trong công nghệ thườ ng tiến hành quá

trình gia keo tr ướ c khi gia chất độn.

Vớ i công nghệ  gia keo trong môi tr ườ ng trung tính hoặc kiềm tính, chất độn

thườ ng sử dụng là canxi cacbonat k ết tủa (PCC) hoặc canxi cacbonat nghiền (GCC).Bột PCC sử dụng thườ ng có kích thướ c hạt từ 1,1 – 1,8 µm trong khi bột đá nghiền

thườ ng có kích thướ c từ 0,8 – 2,0 µm và cỡ  hạt có mức độ đồng nhất không cao bằng

chất độn PCC.

Đối vớ i chất độn PCC giá tr ị pH thườ ng ở  mức 8 - 8,5 và vớ i chất độn GCC giá

tr ị pH thườ ng ở  mức 7. Trong chất độn PCC luôn tồn tại lượ ng Ca(OH)2 dư, do đó pH

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 127: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 127/228

  19

của dòng bột luôn cao và chính điều này làm tăng tốc độ thủy phân của keo AKD trong

dòng bột cũng như trong giấy.

Việc sử dụng chất độn canxi cacbonat có thể dẫn tớ i hiện tượ ng hồi keo do sự 

tạo thành liên k ết giữa AKD vớ i ion Ca2+ trong nướ c.

 Ả nh hưở ng của tinh bột cation:

Khi gia keo AKD cho giấy và các tông bao gói thì tinh bột cation có tác dụng

nâng cao sự  bảo lưu làm tăng hiệu quả  của quá trình gia keo. Bở i đối vớ i xơ   sợ i

xenluylô thì điện tích zeta khoảng 20 – 30 µV (điện tích âm), tùy thuộc vào chủng loại

xơ  sợ i, cách xử lý hóa học và độ nghiền v.v… Hơ n nữa, điện thế của bột giấy còn ảnh

hưở ng bở i chất độn sử dụng. Các hạt mang cùng một điện tích thì đẩy nhau cho nên

điện thế zeta có ảnh hưở ng r ất lớ n đến độ k ết tụ và bám dính của bột giấy. Lực đẩy này

có thể đượ c trung hòa nếu như trên bề mặt của các hạt đượ c gắn các nhóm mang điệntích dươ ng hay còn gọi là cation hóa. Các phân tử tinh bột cation hút các hạt mang điện

tích âm, vì vậy các xơ  sợ i bột giấy có thể k ết tụ lại và các xơ  sợ i mịn cũng như chất độn

sẽ dính lên bề mặt bột giấy. Sự hấ p phụ của tinh bột cation phụ thuộc vào độ thế DS của

chúng. Quá trình hấ p phụ tinh bột cation lên bề mặt xơ  sợ i vẫn tiế p tục diễn ra cho tớ i

khi bề mặt xơ  sợ i đã đượ c bao phủ hoàn toàn bở i tinh bột hoặc điện tích bề mặt của xơ  

sợ i đã đượ c trung hòa. Tinh bột cation dùng trong công nghiệ p sản xuất giấy thườ ng có

độ thế từ 0,015 - 0,047.

Tinh bột cation dùng trong sản xuất giấy thườ ng chứa các nhóm amin bậc 3 hoặc

amin bậc 4 trong phân tử. Đối vớ i các amin bậc 3, khi pH của dung dịch tăng thì dẫn tớ i

sự giảm điện tích dươ ng của chúng. Tuy nhiên, vớ i các amin bậc 4 khi pH của dung

dịch tăng từ 7,5 - 8,5 điện tích của chúng không thay đổi[11].

Theo một số  nghiên cứu, sự  hấ p thụ  của tinh bột cation lên bề  mặt xơ   sợ i

xenluloza giảm mạnh khi độ dẫn điện riêng của huyền phù bột tăng. Sự ảnh hưở ng này

tùy thuộc vào đặc tr ưng của cation ion kim loại và nồng độ của chúng. Các ion kim loại

hóa tr ị 2 như Ca2+

, Mg2+

 có tác dụng gấ p 10 lần so vớ i các ion kim loại hóa tr ị một như  Na+ trong việc làm giảm sự hấ p phụ của tinh bột cation lên bề mặt xơ  sợ i. Các polymer

sẽ nhả hấ p phụ nếu sự có mặt của các ion kim loại làm giảm điện tích của bề mặt hấ p

 phụ. Các ion kim loại hóa tr ị 2 không chỉ ảnh hưở ng tớ i khả năng hấ p phụ của tinh bột

cation lên xơ   sợ i bở i hiệu ứng che chắn điện tích mà còn bở i sự  tươ ng tác giữa các

cation trên vớ i các nhóm cacboxylat COO -.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 128: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 128/228

  20

Tinh bột cation có mật độ điện tích thấ p (DS ≈ 0,015) sẽ giảm mạnh khả năng

hấ p thụ lên bề mặt của xơ  sợ i khi độ dẫn điện của huyền phù bột tăng (nồng độ của các

muối kim loại tăng), trong tinh bột cation vớ i mật độ điện tích cao (độ thế DS cao) sẽ ít

 bị  ảnh hưở ng hơ n. Sự  tăng nồng độ  các muối ion kim loại dẫn tớ i sự  giảm về  khối

lượ ng phân tử của các polymer tinh bột cation từ đó dẫn tớ i hiệu ứng che chắn giữa các

nhóm mang điện.

 Ả nh hưở ng của một số  ion kim loại:

Trong quá trình gia keo AKD, sự có mặt của một số ion kim loại như Ca2+, Al3+,

Mg2+ có thể làm giảm hiệu quả gia keo[12]. Nguyên nhân của sự làm giảm hiệu quả gia

keo AKD khi có mặt các ion kim loại trên đượ c giải thích là do sự tạo thành muối keton

của các kim loại trên.

Hình 1.6 Phản ứ ng tạo thành muối eton khi có mặt Ca2+, Al3+

Mặt khác, vớ i sự có mặt của các ion kim loại trên sự hấ p thụ của các phần tử tinh

 bột cation lên bề mặt xơ  sợ i xenllulo bị giảm đi. Tùy thuộc vào độ thế (DS) của tinh bột

cation mà khả năng hấ p thụ của chúng có thể tăng lên hay giảm đi khi có sự có mặt của

các ion Ca2+, Al3+, Mg2+. Sự có mặt của các ion trên đượ c biểu thị  thông qua độ dẫn

điện của dung dịch. Đối vớ i tinh bột cation có độ thế thấ p, khi độ dẫn điện đặc biệt thấ p

thì khả năng hấ p thụ của tinh bột cation lên bề mặt xơ  sợ i đượ c cho là lớ n nhất. Trong

khi đó vớ i tinh bột cation có độ thế (DS) cao khi độ dẫn điện tăng lên khả năng hấ p thụ 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 129: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 129/228

  21

của chúng lên bề mặt xơ  sợ i vẫn tốt.

Hình 1.7 Ảnh hưở ng của ion Al3+ lên hiện tượ ng hồi keo AKD

Theo một số nghiên cứu, tinh bột cation vớ i độ thế DS = 0,015 sẽ giảm khả năng

hấ p phụ  r ất nhanh khi trong dung dịch có sự  tăng nồng độ của các muối Ca2+, Mg2+,

Al3+.

1.2.2.4 Xu hướ ng sử  d ụng keo chố ng thấ m kiề m tính AKD

Gia keo trong phần ướ t của máy xeo (gia keo nội bộ) là một giai đoạn quan tr ọng

của quá trình sản xuất giấy nói chung, giấy các tông bao gói nói riêng. Cho tớ i đầu

những năm 1980 gia keo nội bộ trong môi tr ườ ng axít vẫn là công nghệ phổ biến trong

ngành công nghiệ p giấy và các tông bao gói trên thế giớ i. Từ những năm 1980 cho đến

nay, ngành công nghiệ p sản xuất giấy và các tông bao gói trên thế giớ i đã có nhữngchuyển đổi quan tr ọng về công nghệ gia keo nội bộ trong môi tr ườ ng axít sang gia keo

trong môi tr ườ ng kiềm. Trên thế giớ i, quá trình gia keo chống thấm trong môi tr ườ ng

kiềm đã đượ c nghiên cứu và áp dụng r ất hiệu quả trong các nhà máy sản xuất giấy in,

giấy viết từ nguồn nguyên liệu: bột sợ i ngắn tẩy tr ắng, bột sợ i dài tẩy tr ắng và bột cơ  

học tẩy tr ắng. Vớ i các nhà máy sản xuất giấy các tông bao gói việc sử dụng keo chống

thấm kiềm tính AKD cũng đượ c đưa vào sử dụng hiệu quả vớ i nguồn nguyên liệu chính

là bột kraft không tẩy tr ắng và một phần bao bì hòm hộ p cũ (OCC).

Cho tớ i đầu những năm 1990, ở  Việt Nam công nghệ gia keo nội bộ chủ yếu vẫn

sử dụng keo nhựa thông, gia keo trong môi tr ườ ng axít cho các nhà máy sản xuất giấy

và các tông bao gói. Từ những năm 1990 cho đến nay gia keo trong môi tr ườ ng kiềm

tính vớ i những ưu điểm hơ n hẳn so vớ i công nghệ gia keo trong môi tr ườ ng axít. Do

vậy, hầu như  các nhà máy sản xuất giấy in, viết trong nướ c (Tổng Công ty giấy Việt

nam, Công ty Cổ phần Tậ p đoàn Tân Mai, Công ty bao bì Việt Thắng v.v…) đã chuyển

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 130: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 130/228

  22

đổi công nghệ  gia keo nội bộ  trong môi tr ườ ng axít sang gia keo trong môi tr ườ ng

kiềm. Quá trình chuyển đổi này cho phép các nhà máy nâng cao đượ c chất lượ ng và

giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của các loại sản phẩm này.

Ở  trong nướ c, tr ướ c đây trong quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói từ 

nguyên liệu OCC, gia keo trong môi tr ườ ng axít (keo nhựa thông) là công nghệ gia keo phổ biến. Hiện nay, vớ i những ưu điểm của công nghệ gia keo trong môi tr ườ ng kiềm:

tiết kiệm nướ c sạch cho sản xuất do sử dụng hiệu quả nướ c tr ắng, quá trình nghiền bột

dễ  dàng hơ n, giảm tiêu hao năng lượ ng cho giai đoạn nghiền bột giấy, giảm chi phí

khấu hao thiết bị, năng suất chạy máy cao hơ n do ít xảy ra sự cố bám dính chăn lướ i.

Do vậy, một số nhà máy sản xuất giấy và các tông bao gói (Công ty Cổ phần giấy Lam

Sơ n, Công ty Cổ phần giấy Tây Đô, Công ty Cổ phần giấy R ạng Đông, một số cơ  sở  

sản xuất giấy ở   Bắc Ninh v.v…) từ  nguyên liệu OCC đã chuyển sang sử  dụng công

nghệ  gia keo kiềm tính. Việc áp dụng gia keo chống thấm cho các tông bao gói từ nguyên liệu OCC đã giải quyết đượ c các vấn đề k ỹ thuật, đem lại hiệu quả gia keo và

hiệu quả kinh tế. Hơ n nữa, gia keo kiềm tính cho giấy và các tông bao gói thao tác vận

hành đơ n giản, giảm tối đa hiện tượ ng sinh bọt nên giảm thiểu số  lần đứt giấy, giảm

cườ ng độ làm việc của công nhân vận hành, tăng năng suất chạy máy.

Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy

và các tông bao gói sử dụng nguyên liệu OCC chưa thực sự ổn định và hiệu quả. Do

trong quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói từ nguyên liệu OCC có chất lượ ng

thấ p và chứa nhiều tạ p chất, hơ n nữa, nhằm sử dụng triệt để lượ ng nướ c tuần hoàn, hàm

lượ ng các tạ p chất và ion kim loại trong nướ c tuần hoàn cao nên ảnh hưở ng đến hiệu

quả gia keo. Các yếu tố công nghệ này ảnh hưở ng đến hiệu quả của quá trình gia keo và

chất lượ ng sản phẩm giấy các tông bao gói như: mức dùng keo AKD lớ n hơ n để đạt

đượ c cùng một mức độ chống thấm, xuất hiện hiện tượ ng hồi keo.

K ết luận và định hướ ng nghiên cứ u:

+ Xu hướ ng sử dụng keo chống thấm kiềm tính (AKD) để chống thấm cho giấyvà các tông bao gói thay thế cho keo nhựa thông trong dây chuyền sản xuất đang ngày

càng phổ  biến do giá thành của keo chống thấm kiềm tính thấ p, khả  năng tuần hoàn

nướ c tr ắng cao, giảm chi phí sản xuất.

+ Hiện nay, đa số các dây chuyền sản xuất giấy và các tông bao gói có công suất

vừa và nhỏ  sử  dụng phần lớ n nguyên liệu là OCC (bao bì hòm hộ p cũ) nội và nhậ p

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 131: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 131/228

Page 132: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 132/228

  24

PHẦN II

NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠ NG PHÁP NGHIÊN CỨ U

2.1 Nguyên liệu, hoá chất và thiết bị nghiên cứ u

2.1.1 Nguyên li ệuOCC (bao bì hòm hộ p cũ) dùng để nghiên cứu bao gồm: Các loại hòm hộ p, bìa

các tông đượ c thu mua từ các nguồn thu gom trong nướ c gọi là OCC nội và các loại

hòm hộ p cao cấ p đượ c nhậ p khẩu từ Mỹ, Bắc Âu đượ c gọi là OCC ngoại.

 Nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ) sau khi tách loại đinh ghim, băng dính

v.v.. sau đó nguyên liệu này đượ c đưa đi phân tích thành phần và các tính chất cơ  lý.

K ết quả phân tích thu nhận đượ c đưa ra trong bảng 2.1 và bảng 2.2.

Bảng 2.1 Thành phần bột giấy từ  nguyên liệu OCC

OCC nội OCC ngoạiTT Hạng mục

Bột chư a rử a Bột sau rử a

1 Độ tro, (%) 15,6 12,1 7,9

2 Hàm lượ ng chất hòa tan trongaxeton, (%)

1,5 1,4 1,1

Bảng 2.2 Tính chất cơ  lý của bột giấy từ  nguyên liệu OCC

Giá trị TT Hạng mục OCC nội OCC ngoại

1 Định lượ ng, (g/m2) 70 70

2 Chiều dài đứt, (m) 3950 4638

3 Chỉ số bục, (kPa.m2/g) 2,20 2,75

4 Chỉ số nén vòng, (N.m2/g) 0,71 0,94

5 Chỉ số xé, (mN.m2/g) 5,68 7,08

2.1.2 Hoá chấ t

 Keo AKD:

Keo kiềm tính (AKD) đượ c sử dụng trong nghiên cứu gồm 03 loại keo: Công ty

Đại Thịnh - Phú Thọ, Công ty Xươ ng Giang - Bắc Giang và Công ty Thuận Phát Hưng.

Các thông số k ỹ thuật của các loại keo AKD đượ c đưa ra trong bảng 2.3

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 133: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 133/228

  25

Bảng 2.3 Một số thông số k ỹ thuật của các loại keo AKD

Keo AKDThông số sản phẩm

Thuận Phát Hư ng Đại Thịnh Xươ ng Giang

 Ngoại quan Nhũ tươ ng màu tr ắng Nhũ tươ ng màu tr ắng Nhũ tươ ng màu tr ắng

Hàm lượ ng chất r ắn, (%) 15,5 ± 1 15 ± 1 15

Tỷ tr ọng, (kg/cm3) - 1,03 ± 0,02 -

Độ nhớ t (25 0C), cps < 20 6 - 9 20

 pH 2,0 – 4,0 2,5 – 3,5 3,5

Tính ion cation cation cation

 Nhiệt độ đông đặc, (0C) 0 - -

Tinh bột cation:

Tinh bột cation đượ c sử dụng trong nghiên cứu là tinh bột cation của Công ty

Thuận Phát Hưng. Một số đặc tính k ỹ thuật của tinh bột cation đượ c đưa ra trong bảng2.4.

Bảng 2.4 Một số thông số k ỹ thuật của tinh bột cation

Đặc tính sản phẩm Thông số 

 Ngoại quan Chất bột mịn, màu tr ắng

Độ nhớ t (hồ hóa tinh bột 5% ở  60 0C), (cps) 900 - 1200

Độ ẩm, (%) 12 – 14

Độ tro, (%) 1,5 (lớ n nhất) pH, (dung dịch tinh bột huyền phù 5%) 5,0 – 6,5

 Ni tơ , (%) 0,2 – 0,35

Độ thế  0,02 – 0,04

2.1.3 Thi ế t b ị  

- Máy nghiền bột kiểu Hà Lan dung tích 4,5 lít (công suất động cơ  5,5 kw, vòng

quay động cơ  960 vòng/phút, ∅ lô dao bay 190 mm).

- Máy xeo Rapid-Kothen, hãng PTI của Áo sản xuất- Máy đo độ nghiền, hãng PTI của Áo sản xuất

- Máy đo độ chịu xé Elmendorf do hãng Frank PTI sản xuất

- Máy đo độ chịu bục do hãng PTI sản xuất

- Máy đo độ bền kéo và độ bền nén vòng Housfield sản xuất tại Anh.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 134: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 134/228

  26

  - Cân điện tử Metler độ chính xác ±0.0001g của Thụy S ĩ  

- Máy đo pH HANNA do Rumania sản xuất

- Máy đánh tơ i 5 lít, cánh khuấy dạng chân vịt do Đức sản xuất

- Máy đo độ nghiền, hãng PTI của Áo sản xuất

- Máy đo độ dẫn HANNA do Rumania sản xuất

2.2 Phươ ng pháp nghiên cứ u

2.2.1 Mô t ả phươ ng pháp nghiên cứ u

* Chuẩ n bị mẫ u thí nghiệm:

 Nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ) đượ c tách loại đinh ghim, băng dính sau

đó xé nhỏ và bảo quản mẫu trong túi nilon.

Cân lấy 120 gam mẫu OCC đem đi đánh tơ i trên máy đánh tơ i 5 lít ở  nồng độ 2% cho đến khi bột phân tán đều thì xả ra xô chứa 10 lít r ồi đem đi cô đặc trên lướ i r ửa

thí nghiệm đến nồng độ 3 % sau đó đem đi nghiền bột giấy.

* Quá trình nghiề n bột giấ  y:

Bột giấy đượ c nghiền trên máy nghiền Hà Lan 4,5 lít vớ i nồng độ  bột giấy

nghiền 3 % để đạt đến độ nghiền yêu cầu. Bột giấy sau khi nghiền, đượ c xả ra xô chứa

r ồi xác định nồng độ bột để  tính toán lượ ng bột cho quá trình phối tr ộn hóa chất phụ 

gia.

* Xeo mẫ u giấ  y thí nghiệm: 

Bột giấy sau khi phối tr ộn hóa chất phụ gia đượ c xeo thành mẫu giấy thí nghiệm

vớ i định lượ ng 70 g/m2 trên máy xeo Rapid-Kothen để xác định tính chất cơ  lý của bột

giấy.

2.2.2 Phân tích tính chấ t cơ  lý của bột gi ấ  y đượ c xác đị nh t ại phòng thí nghi ệm hoálý của Vi ện Công nghi ệ p Gi ấ  y và Xenluylô theo các tiêu chuẩ n sau:

Xác định định lượ ng : TCVN 1270 : 2008

Xác định độ hút nướ c Cobb60  : TCVN 6726 : 2007

Xác định độ bền kéo : TCVN 1862-2 : 2011

Xác định độ bền xé : TCVN 3229 : 2007

Xác định độ chịu bục : TCVN 7631 : 2007

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 135: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 135/228

  27

PHẦN III

K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨ U VÀ THẢO LUẬN

3.1 Nghiên cứ u ảnh hưở ng của quá trình tuần hoàn nướ c trắng đến hiệu quả củaquá trình gia keo chống thấm bằng keo AKD (keo chống thấm kiềm tính) trong

quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói.

Xu hướ ng trong sản xuất giấy và các tông bao gói hiện nay là tối ưu hóa hệ 

thống nướ c sản xuất như là: tăng hiệu quả sử dụng nướ c để giảm lượ ng nướ c nướ c sạch

tiêu thụ, hiệu quả các quá trình làm sạch nướ c trong vòng tuần hoàn cao, chất lượ ng

nướ c tuần hoàn khi làm sạch cao và có thể  thay thế  nướ c sạch ở   một số  vị  trí quan

tr ọng.

Một số vị trí tiêu thụ nướ c chính trong dây chuyền sản xuất: vòi phun r ửa lướ i và

chăn, nướ c làm kính cho bơ m chân không vòng nướ c, nướ c làm kín tr ục cho bơ m vàcánh khuấy, nướ c chuẩn bị bột và pha loãng hóa chất phụ gia, nướ c vệ sinh máy v.v…

Vòng tuần hoàn chính là lượ ng nướ c thoát ra từ lướ i xeo đượ c đưa tớ i thùng đầu để pha

loãng bột giấy. Lượ ng nướ c dư từ vòng tuần hoàn chính đưa tớ i đượ c sử dụng tr ực tiế p

cho các điểm điều khiển nồng độ hoặc các vòi phun r ửa. Lượ ng nướ c dư tiế p tục đượ c

sử dụng để chuẩn bị bột hoặc đi ra bộ phận xử lý nướ c thải.

Yêu cầu chất lượ ng nướ c công nghệ tại các vị trí là khác nhau trong dây chuyền

nên dẫn tớ i việc cần thiết phải phân tách vòng tuần hoàn nướ c và loại bỏ các tạ p chất.

Tối ưu hệ thống tuần hoàn nướ c tăng sản lượ ng giấy do tăng tỷ lệ thu hồi bột, tiết kiệmnguyên liệu, hóa chất phụ gia. Tuy nhiên, chất lượ ng nướ c công nghệ phụ  thuộc vào

chủng loại sản phẩm, độ bảo lưu, nguyên liệu sử dụng, hóa chất phụ gia và các điều

kiện khác của dây chuyền.

 Nướ c tr ắng tuần hoàn sử  dụng trong các nghiên cứu có các thông số đượ c đo

như sau:

+ Độ dẫn của huyền phù bột, (µS/cm): 530

+ pH = 7,5

3.1.1 Ả nh hưở ng của l ượ ng nướ c tr ắng tuần hoàn trong vòng tuần hoàn ng ắn (vòng

tuần hoàn hoàn trên hình 1.8) đế n hi ệu quả của quá trình gia keo.

Trong các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưở ng của lượ ng nướ c tr ắng tuần hoàn

trong vòng tuần hoàn ngắn đến hiệu quả quá trình gia keo kiềm tính AKD, nướ c tuần

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 136: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 136/228

  28

hoàn đượ c sử dụng dùng để pha loãng tr ướ c khi xeo, điều kiện thí nghiệm tiến hành

như sau:

+ Nguyên liệu: OCC nội

+ Mức dùng tinh bột cationic: 0,5 % (so vớ i bột khô tuyệt đối)

+ Trình tự tiến hành thí nghiệm: Điều chỉnh pH – tinh bột cationic – keo AKD –

xeo giấy mẫu.

+ Độ pH: 7,5

+ Mức dùng keo AKD: 1,0 % (so vớ i nguyên liệu KTĐ)

+ Lượ ng nướ c tr ắng tuần hoàn sử dụng: 20% đến 90%

K ết quả nghiên cứu đượ c đưa ra trong bảng 3.1

Bảng 3.1 Ảnh hưở ng của lượ ng nướ c trắng tuần hoàn trong vòng tuần hoàn ngắnđến hiệu quả quá trình gia keo

TT Lượ ng nướ c trắng tuần hoàn, (%) Cobb60, (g/m2)  Độ dẫn, 

(µS/cm) 

1 0 24,6  530

2 20 24,4 530

3 40 24,2 540

4 60 24,0 550

5 70 24,3 550

6 80 25,8 560

7 90 26,2 560

Ghi chú: Vòng tuần hoàn ng ắ n là vòng tuần hoàn nướ c tr ắ ng quay l ại: pha loãng bột tr ướ c xeo

K ết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung khi tăng lượ ng nướ c tr ắng tuần hoàn

trong vòng tuần hoàn ngắn từ  20% đến 70% thì độ  hút nướ c Cobb60  không thay đổinhiều, khi tăng lượ ng nướ c tr ắng tuần hoàn lớ n hơ n 80%, độ hút nướ c Cobb60  có xu

hướ ng tăng dần. Điều này có thể do khi tăng lượ ng nướ c tr ắng quá cao thì độ dẫn của

dòng huyền phù bột giấy tăng, làm giảm hiệu quả  gia keo. Tuy nhiên, khi tăng tuần

hoàn nướ c tr ắng đến 90% hiệu quả gia keo vẫn đảm bảo yêu cầu đối vớ i giấy và các

tông bao gói.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 137: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 137/228

  29

3.1.2  Ả nh hưở ng của l ượ ng nướ c tr ắng tuần hoàn trong vòng tuần hoàn dài (vòng

tuần hoàn hoàn trên hình 1.8) đế n hi ệu quả của quá trình gia keo.

Trong vòng tuần hoàn dài, nướ c tr ắng đượ c tuần hoàn về  thủy lực để đánh tơ i

 bột giấy, trong thực tế sản xuất lượ ng nướ c tr ắng tuần hoàn về đánh tơ i thủy lực khoảng

70% tổng lượ ng nướ c sử dụng cho đánh tơ i, còn lại là nướ c sản xuất và nướ c r ửa tuầnhoàn. Khi nghiên cứu yếu tố ảnh hưở ng này, nướ c sử dụng để đánh tơ i bột giấy là nướ c

tr ắng tuần hoàn và nướ c sản xuất. Điều kiện thí nghiệm đượ c tiến hành như sau:

+ Nguyên liệu: OCC nội

+ Mức dùng tinh bột cationic: 0,5 % (so vớ i bột khô tuyệt đối)

+ Trình tự tiến hành thí nghiệm: Điều chỉnh pH – tinh bột cationic – keo AKD –

xeo giấy mẫu.

+ Độ pH: 7,5

+ Mức dùng keo AKD: 1,0 % (so vớ i nguyên liệu KTĐ)

+ Lượ ng nướ c tr ắng tuần hoàn sử dụng: 20% đến 70%

Bảng 3.2 Ảnh hưở ng của lượ ng nướ c trắng tuần hoàn trong vòng tuần hoàn dàiđến hiệu quả quá trình gia keo

TT Lượ ng nướ c trắng tuần hoàn, (%) Cobb60, (g/m2)  Độ dẫn, 

(µS/cm) 

1 0 24,6  530

2 20 24,7 530

3 40 24,7 540

4 50 24,8 540

5 60 26,0 560

6 70 27,5 570

Ghi chú: Vòng tuần hoàn dài là vòng tuần hoàn nướ c tr ắ ng quay l ại: đ ánh t ơ i thủ y l ự c

K ết quả nghiên cứu trong bảng 3.2 cho thấy khi tăng lượ ng nướ c tr ắng tuần hoàn

thì hiệu quả gia keo có xu hướ ng giảm và độ dẫn huyền phù của bột giấy tăng. Khi tăng

lượ ng nướ c tr ắng tuần hoàn đến 70% thì hiệu quả gia keo vẫn đảm bảo độ hút nướ c

Cobb60 nhỏ hơ n 30 g/m2 đối vớ i giấy và các tông bao gói.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 138: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 138/228

  30

3.1.3  Nghiên cứ u ảnh hưở ng của các ion kim loại trong nướ c tr ắng đế n hi ệu quả quá trình gia keo

Điều kiện thí nghiệm tiến hành nghiên cứu ảnh hưở ng của các ion kim loại trong

nướ c tr ắng đến hiệu quả của quá trình gia keo như sau:

+ 100% OCC nội

+ Trình tự tiến hành thí nghiệm: Điều chỉnh pH – tinh bột cation - AKD – Xeo

giấy mẫu.

+ Mức dùng tinh bột cation: 0,5% so vớ i bột KTĐ 

+ Mức dùng keo AKD: 1,0 % (so vớ i nguyên liệu KTĐ)

+ Lượ ng nướ c tr ắng đượ c pha loãng khi xeo: 90 %.

+ Dùng CaCl2, Al2(SO4)3 (5 g/l) chỉnh độ dẫn của dung dịch huyền phù bột giấy

tr ướ c khi gia phụ liệu cho xeo mẫu giấy.

K ết quả nghiên cứu ở  hình 3.1 cho thấy khi độ dẫn của dung dịch huyền phù bột

giấy tăng lên sẽ làm giảm hiệu quả của quá trình gia keo. Tuy nhiên, ảnh hưở ng của các

muối ion kim loại khác nhau trong dung dịch huyền phù bột giấy lên hiệu quả gia keolại r ất khác. Đối vớ i muối ion Ca2+, hiệu quả gia keo ảnh hưở ng rõ r ệt nhất khi độ dẫn

huyền phù bột giấy lớ n hơ n 700 µS/cm. Đối vớ i muối ion Al3+, hiệu quả gia keo giảm

rõ r ệt khi độ dẫn dung dịch huyền phù bột giấy cao hơ n 300 µS/cm.

Thực tế sản xuất giấy và các tông bao gói, hệ thống nướ c sản xuất nói chung và

nướ c tr ắng nói riêng vẫn chứa nhiều ion kim loại Ca2+, Al3+. Ion Ca2+  vào trong hệ 

Hình 3.1 Ảnh hưởng của ion kim loại đến độ hút nước Cobb60

20

23

26

29

32

35

38

41

44

47

250 300 350 400 600 800 900

 Độ dẫn của huyền phù bột giấy

     Đ      ộ

   h   ú   t  n    ư

      ớ  c  c  o   b   b   6   0 ,

   (  g   /  m   2   )

Ion Al3+

Ion Ca2+

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 139: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 139/228

  31

thống của quá trình sản xuất chủ yếu là do sử dụng chất độn CaCO3 và ion Al3+ đi vào

hệ thống chủ yếu do trong quá trình xử lý nướ c thô sử dụng Al2(SO4)3. Hầu hết các dây

chuyền sản xuất hiện nay không có hệ thống bắt anion hay kiểm soát chất lượ ng nướ c

tr ắng sản xuất, chỉ tiến hành xả bỏ theo một chu k ỳ nhất định.

 Như vậy, để đảm bảo các ion kim loại Ca

2+

, Al

3+

  trong nướ c tr ắng không ảnhhưở ng đến hiệu quả của quá trình gia keo các dây chuyền cần phân tích và kiểm soát

nồng độ của các ion trong hệ thống nướ c tr ắng và tiến hành xả bỏ, xử lý hoặc tiến hành

 bổ sung nướ c sạch để không gây ảnh hưở ng đến hiệu quả quá trình gia keo.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 140: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 140/228

  32

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tình hình công tác Hiệ p hội giấy Việt Nam lần thứ tư, ngày 21 tháng 06 năm

2011, Sunway Hotel, Hà Nội.

2. Đào Sỹ Sành và các cộng sự, Nghiên cứ u hoàn thiện ổ n định công nghệ sản xuấ t giấ  ytheo phươ ng pháp khô và chuyể n đổ i công nghệ xeo giấ  y sang phươ ng pháp kiề m tính,

Báo cáo tổng k ết đề tài cấ p bộ, Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô, 2000.

3. Hoàng Quốc Lâm và các cộng sự, Nghiên cứ u quy trình công nghệ thích hợ  p xử   lý

 giấ  y loại bao bì đ ã qua sử  d ụng (OCC) làm nguyên liệu sản xuấ t bột t ẩ  y tr ắ ng có các

chỉ  tiêu chấ t l ượ ng đ áp ứ ng yêu cầu sản xuấ t giấ  y in, giấ  y viế t , Báo cáo tổng k ết đề tài

cấ p bộ, Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô, 2004.

4. Nguyễn Quang Trung, các tông sóng và một số  đánh giá về  OCC Châu Á, công

nghiệ p giấy 03/2003.5. Lothar Gottsching: “General aspects and basis statistics” in “Recycled fiber and

deinking”, Tappi press, 2000: 14 - 15

6. Michael Schwarz: “Design of reclyced fiber process for diferent paper and board

grades” in “Recycled fiber and deinking”, Tappi press, 2000: 211 – 238.

7. Chiristiane, Lothar Gottsching, Heikki: “Papermaking potential of recycled fiber” in

“Recycled fiber and deinking”, Tappi press, 2000: 359 – 370.

8. Jerome M.Gess and Jose. Rodriquez, The sizing of paper, Technology Park/Atlanta,2005.

9. Johan Gullichsen, Hannu Paulapuro, Helsinki university of Technology, Book 4

 papermaking chemistry, Finnish Engineers’ Association and Tappi, 2000.

10. Ian Thorn, Appications of wet end paper chemistry, second edition, 2009, EKA

Chemicals Ltd.

11. Dr Michael J.Kocurek, Volume 6 – Stock Preparation, Third edition, 1992

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 141: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 141/228

  1

BỘ CÔNG THƯƠ NGTỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH VIỆN CÔNG NGHIỆP GIẤY VÀ XENLUYLÔ**************&************

ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2011

NGHIÊN CỨ U ÁP DỤNG PHƯƠ NG PHÁP GIA KEO KIỀMTÍNH CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY VÀ CÁC TÔNG

BAO GÓI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 

NỘI DUNG IV:

 NGHIÊN C Ứ U SO SÁNH M ỘT S Ố LO Ạ I KEO CH Ố NG TH  Ấ  M KI  Ề  M TÍNHTH ƯƠ  NG PH  Ẩ  M Đ ANG LƯ U HÀNH ĐẾ  N HI  Ệ U QU  Ả  GIA KEO TRONG S  Ả  N

 XU  Ấ T GI  Ấ Y VÀ CÁC TÔNG BAO GÓI  THEO H Ợ  P ĐỒ NG THUÊ KHOÁN CHUYÊN MÔN S Ố: 23-11/H  Đ- ĐTKH KÝ NGÀY 04 THÁNG 08 N  Ă  M 2011 

Cơ  quan chủ trì: CÔNG TY TNHH VIỆN CÔNG NGHIỆP GIẤY VÀ XENLUYLÔ

Chủ nhiệm đề tài:  Đỗ Thanh TúK ỹ sư  công nghệ giấy

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 142: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 142/228

  2

BỘ CÔNG THƯƠ NGTỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH VIỆN CÔNG NGHIỆP GIẤY VÀ XENLUYLÔ**************&************

ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2011

NGHIÊN CỨ U ÁP DỤNG PHƯƠ NG PHÁP GIA KEO KIỀMTÍNH CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY VÀ CÁC TÔNG

BAO GÓI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 

NỘI DUNG IV:

 NGHIÊN C Ứ U SO SÁNH M ỘT S Ố LO Ạ I KEO CH Ố NG TH  Ấ  M KI  Ề  M TÍNHTH ƯƠ  NG PH  Ẩ  M Đ ANG LƯ U HÀNH ĐẾ  N HI  Ệ U QU  Ả  GIA KEO TRONG S  Ả  N

 XU  Ấ T GI  Ấ Y VÀ CÁC TÔNG BAO GÓI  THEO H Ợ  P ĐỒ NG THUÊ KHOÁN CHUYÊN MÔN S Ố: 23-11/H  Đ- ĐTKH KÝ NGÀY 04 THÁNG 08 N  Ă  M 2011 

Cơ  quan chủ trì: CÔNG TY TNHH VIỆN CÔNG NGHIỆP GIẤY VÀ XENLUYLÔ

Chủ nhiệm đề tài:  Đỗ Thanh TúK ỹ sư  công nghệ giấy

Danh sách nhữ ng ngườ i tham gia thự c hiện hợ p đồng:

1. Dươ ng Ngọc Kiên – Công ty TNHH Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô

2. Lã Thị Cúc – Công ty TNHH Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô

3. Hoàng mạnh Vinh – Công ty TNHH Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô

4. Lê Thị Quỳnh Hoa – Công ty TNHH Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 143: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 143/228

  3

MỤC LỤC

TT Nội dung Trang

MỞ ĐẦU 1

I Tổng quan về  nguyên liệu bao bì hòm hộ p cũ  (OCC) cho quátrình sản xuất giấy và các tông bao gói, quá trình gia keo chốngthấm cho giấy và các tông bao gói từ nguyên liệu OCC.

4

1.1 T ổ ng quan về   nguyên liệu bao bì hòm hộ p cũ  (OCC) cho quá

trình sản xuấ t giấ  y và các tông bao gói.

4

1.2 Quá trình gia keo chố ng thấ m cho giấ  y và các tông bao gói t ừ  nguyên liệu bao bì hòm hộ p cũ (OCC)

7

1.2.1 Quá trình gia keo bằng keo nhự a thông 7

1.2.2 Quá trình gia keo kiềm tính (AKD) 9 K ế t luận và định hướ ng nghiên cứ u 19

II Nguyên liệu và phươ ng pháp nghiên cứu 21

2.1 Nguyên liệu, hóa chấ t và thiế t bị nghiên cứ u 21

2.2 Phươ ng pháp nghiên cứ u 23

III K ết quả nghiên cứu và thảo luận 24

3.1 Nghiên cứ u so sánh một số  loại keo AKD (keo chố ng thấ m kiề mtính) thươ ng phẩ m đ ang l ư u hành đế n hiệu quả gia keo trong sản

 xuấ t giấ  y và các tông bao gói.

24

3.2 K ế t luận 25

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 144: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 144/228

  4

MỞ  ĐẦU

Trong những năm gần đây trên thế giớ i, đặc biệt là ở  Việt Nam, bao bì hòm hộ p

đã qua sử dụng là nguồn cung cấ p xơ  sợ i tái sinh quan tr ọng cho nhu cầu tiêu dùng bao

 bì trong công nghiệ p đang gia tăng nhanh chóng. Xu hướ ng này có liên quan chặt chẽ đến quá trình phát triển của kinh tế  thế giớ i và trong nướ c, bao bì hòm hộ p từ xơ  sợ i

thực vật đóng vai trò quan tr ọng trong việc bảo vệ, vận chuyển các loại hàng hóa, thiết

 bị đến mọi nơ i tiêu dùng.

Các loại giấy và các tông bao gói đượ c sử dụng r ộng rãi hiện nay chủ yếu đượ c

sản xuất từ nguyên liệu xơ  sợ i thực vật, xơ  sợ i có tính ưa nướ c (có chứa nhiều nhóm ưa

nướ c – OH, COOH), đồng thờ i giấy có cấu trúc xố p (có các lỗ nhỏ trên bề mặt tờ  giấy).

Vì vậy, nướ c và một số chất lỏng dễ dàng thấm vào trong tờ  giấy làm cho tờ  giấy bị 

mủn ra. Việc chống thấm cho tờ  giấy dựa trên hai nguyên tắc cơ  bản là tạo cho giấy cótính k ỵ nướ c và bịt kín những lỗ nhỏ trên bề mặt tờ  giấy làm cho nướ c và một số chất

lỏng không thấm vào bên trong tờ  giấy.

Tươ ng ứng vớ i hai nguyên tắc trên trong sản xuất giấy có hai phươ ng pháp đó là

gia keo nội bộ và gia keo bề mặt:

- Phươ ng pháp gia keo nội bộ thườ ng sử dụng những chất có tính k ỵ nướ c như:

Keo nhựa thông, keo AKD (Alkyl ketene dimers), keo ASA (Alkenyl succinic

anhydrides) v.v… để bổ sung vào dòng huyền phù bột tr ướ c khi đưa bột giấy lên máyxeo giấy. Trong phươ ng pháp này, chất gia keo nội bộ có tính k ỵ nướ c khi bám dính lên

 bề mặt xơ  sợ i sẽ làm cho xơ  sợ i và tờ  giấy mang tính k ỵ nướ c.

- Phươ ng pháp gia keo bề mặt thườ ng sử dụng những chất tạo màng như: tinh

 bột, keo polyvinylalcol v.v… để tráng phủ lên bề mặt tờ  giấy. Trong phươ ng pháp gia

keo này, chất tạo màng sẽ bịt kín đa số các lỗ tr ống trên bề mặt tờ  giấy, làm giảm khả 

năng thấm của nướ c và môt số chất lỏng vào bên trong tờ  giấy. Phươ ng pháp gia keo bề 

mặt còn có thêm công dụng là làm cho giấy có độ bền bề mặt cao, không bị bong sợ i

khi gặ p ma sát trong quá trình in ấn.Đối vớ i các loại giấy cần độ  bền bề  mặt cao, trong quá trình sản xuất giấy

thườ ng sử dụng cả hai phươ ng pháp gia keo nội bộ và gia keo bề mặt. Tùy thuộc vào

mục đích sử dụng, in mực nướ c (in phun, in offset, in lướ i…) và in mực khô (in laser,

 photocopy…) mà sử dụng các chất keo và quy trình gia keo khác nhau.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 145: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 145/228

  5

Ư u điểm của gia keo chống thấm cho giấy và các tông bao gói bằng keo nhựa

thông là hiệu quả gia keo cao và tức thờ i, giấy đanh và cứng. Ngày nay, để tăng hiệu

quả chống thấm của keo nhựa thông, các thế hệ keo nhựa thông mớ i đượ c nghiên cứu

và áp dụng thành công vào trong thực tế. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất giấy và

các tông bao gói gia keo chống thấm bằng keo nhựa thông có một số nhượ c điểm: quá

trình khống chế  pH gặ p nhiều khó khăn (tốn nhiều phèn), hiệu quả  tuần hoàn nướ c

tr ắng thấ p, xuất hiện các đốm keo trên bề  mặt giấy, dính chăn lướ i, giá thành nhựa

thông cao. Hơ n nữa, gia keo chống thấm bằng keo nhựa thông sinh nhiều bọt, làm thao

tác chạy máy gặ p nhiều khó khăn, thất thoát lượ ng bột giấy theo bọt v.v…

Từ những năm 1980 cho đến nay, ngành công nghiệ p sản xuất giấy và các tông

trên thế giớ i nói chung và ở  trong nướ c nói riêng đã có những chuyển đổi quan tr ọng về 

công nghệ gia keo nội bộ  trong môi tr ườ ng axít sang gia keo trong môi tr ườ ng kiềm.

Thực tế sản xuất trên thế giớ i và trong nướ c cho thấy công nghệ gia keo nội bộ trongmôi tr ườ ng kiềm có những ưu điểm hơ n so vớ i công nghệ  gia keo nội bộ  trong môi

tr ườ ng axít.

 Những ưu điểm của gia keo nội bộ trong môi tr ườ ng kiềm:

+ Quá trình nghiền bột dễ  dàng hơ n, giảm tiêu hao năng lượ ng cho quá trình

nghiền bột.

+ Giảm giá thành sản phẩm do nâng cao hàm lượ ng chất độn vô cơ  trong giấy

+ Tiết kiệm lượ ng nướ c sạch cho sản xuất do sử dụng hiệu quả nướ c tr ắng trongquá trình sản xuất.

+ Giấy có độ bền cơ  học, độ tr ắng và độ đục cao hơ n

+ Giảm chi phí khấu hao thiết bị nhờ  sự giảm ăn mòn của các thiết bị trong quá

trình sản xuất.

+ Năng suất chạy máy cao hơ n do ít xảy ra sự cố bám dính chăn lướ i

Hiện nay,

ở  trong n

ướ c ngu

ồn nguyên li

ệu ch

ủ y

ếu s

ản xu

ất gi

ấy bao gói và các

tông là sử dụng OCC (Old Corrugated Containners). Tuy nhiên, chất lượ ng OCC ngày

càng thấ p do quá trình tái sinh nhiều lần và chứa nhiều các tạ p chất như: mực in, tinh

 bột, chất độn v.v… Hơ n nữa, trong sản xuất để hạn chế nướ c thải, tiết kiệm nướ c công

nghệ các nhà máy thườ ng sử dụng lượ ng nướ c tuần hoàn lớ n và hạn chế quá trình r ửa,

làm sạch, loại bỏ  tạ p chất trong giai đoạn chuẩn bị bột. Những yếu tố này ảnh hưở ng

đến hiệu quả  của quá trình gia keo, quá trình gia keo không ổn định, tăng mức dùng

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 146: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 146/228

  6

keo. Tr ướ c thực tr ạng nêu trên, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưở ng đến hiệu quả quá

trình gia keo kiềm tính AKD và đưa ra quy trình gia keo kiềm tính thích hợ  p là một

việc làm r ất cần thiết. Vì vậy, Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô đượ c Bộ  Công

Thươ ng giao nhiệm vụ  nghiên cứu khoa học công nghệ  năm 2011, thực hiện đề  tài:

“ Nghiên cứ u áp d ụng phươ ng pháp gia keo ki ềm tính cho quá trình sản xuấ t gi ấ  y và

các tông bao gói ”.

 M ục tiêu của đề tài:

Đưa ra giải pháp sử dụng hiệu quả quá trình gia keo kiềm tính trong quá trình

sản xuất giấy và các tông bao gói.

 N ội dung nghiên cứ u:

+ Khảo sát thực tr ạng sử dụng nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ) trong quá

trình sản xuất giấy và các tông bao gói có gia keo chống thấm bằng keo AKD (keochống thấm kiềm tính).

+ Nghiên cứu ảnh hưở ng của khoảng pH đến hiệu quả quá trình gia keo chống

thấm bằng keo AKD (keo chống thấm kiềm tính) trong quá trình sản xuất giấy và các

tông bao gói.

+ Nghiên cứu ảnh hưở ng của quá trình tuần hoàn nướ c tr ắng đến hiệu quả quá

trình gia keo chống thấm bằng keo AKD (keo chống thấm kiềm tính) trong quá trình

sản xuất giấy và các tông bao gói.

+ Nghiên cứu, so sánh một số loại keo AKD (keo chống thấm kiềm tính) thươ ng

 phẩm đang lưu hành đến hiệu quả gia keo trong sản xuất giấy và các tông bao gói.

+ Sản xuất thử nghiệm 700 kg sản phẩm giấy bao gói đạt độ hút nướ c Cobb60 

nhỏ hơ n 30 g/m2.

+ Tính toán đượ c hiệu quả kinh tế 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 147: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 147/228

  7

PHẦN I

TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU BAO BÌ HÒM HỘP CŨ (OCC) CHO QUÁ TRÌNH

SẢN XUẤT GIẤY VÀ CÁC TÔNG BAO GÓI, QUÁ TRÌNH GIA KEO CHỐNG THẤM

CHO GIẤY VÀ CÁC TÔNG BAO GÓI TỪ  NGUYÊN LIỆU OCC.

1.1 Tổng quan về nguyên liệu bao bì hòm hộp cũ  (OCC) cho quá trình sản xuất

giấy và các tông bao gói.

Sử dụng xơ  sợ i tái sinh trong ngành công nghiệ p giấy và các tông bao gói đượ c

triển khai r ất hiệu quả từ những năm 60 của thế k ỷ XX. Đặc biệt từ năm 2005 cho đến

nay, mức tiêu thụ loại nguyên liệu này trên thế giớ i tăng trung bình 3%/năm[1]. Dự báo

giai đoạn 2011 – 2015 tổng sản lượ ng giấy thu hồi của thế  giớ i tăng bình quân 4,4

%/năm. Châu Á sử dụng giấy thu hồi nhiều nhất, gần 40% so vớ i thế giớ i, Châu Á nhậ p

khẩu gần 2/3 lượ ng giấy thu hồi thươ ng mại, Châu Âu nhậ p khẩu khoảng 25% lượ nggiấy thu hồi thươ ng mại, còn lại chỉ nhậ p khẩu khoảng 7% giấy thu hồi thươ ng mại trên

toàn cầu.

Trên thế giớ i, bột giấy thu hồi tái chế từ giấy và bao bì hòm hộ p cũ chiếm nhiều

nhất trong số các loại bột giấy để sản xuất giấy và các tông bao gói chiếm 54,09 % so

vớ i tổng sản lượ ng bột giấy (bột hóa, bột giấy thu hồi, bột phi gỗ). Ở trong nướ c, năm

2010 tổng sản phẩm giấy sản xuất trong nướ c là 1.298.700 tấn, trong đó sản xuất giấy

làm bao bì là 825.000 tấn, chiếm khoảng 63,53 % so vớ i tổng lượ ng giấy các loại sản

xuất. Hiện nay, thu gom giấy thu hồi trong nướ c đạt 734.212 tấn, chiếm 32 % so vớ i

tổng lượ ng tiêu dùng giấy thu hồi, nhậ p khẩu 269.743 tấn chiếm khoảng 26,87 % so vớ i

tổng lượ ng tiêu dùng giấy thu hồi. Dự báo đến năm 2011, tổng lượ ng giấy tiêu dùng là

2.566.600 tấn, thu gom giấy thu hồi trong nướ c là 840.000 tấn, nhậ p khẩu giấy thu hồi

khoảng 355.000 tấn[1].

 Nhìn chung, chất lượ ng của bao bì hòm hộ p cũ (OCC) thay đổi r ất lớ n tùy thuộc

vào đặc thù địa lý của khu vực sản xuất loại này. Ở các nướ c Châu Âu và Châu Mỹ bột

kraft gỗ mềm không tẩy tr ắng (xơ  sợ i dài) luôn chiếm tỷ lệ cao trong bao bì hòm hộ p cũ (OCC). Trong khi đó ở  Châu Á tỷ lệ xơ  sợ i dài từ gỗ mềm là không đáng k ể mà thay

vào đó là hỗn hợ  p xơ  sợ i có nguồn gốc từ gỗ mềm và gỗ cứng không tẩy tr ắng, từ bao

 bì, hòm hộ p tái sinh, từ một số  loại nguyên liệu phi gỗ như  tre, nứa, bã mía, r ơ m r ạ 

v.v… Sự khác biệt về các thành phần[4] chính trong OCC Châu Á và Mỹ đượ c đưa ra

trong bảng 1.1.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 148: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 148/228

  8

Bảng 1.1 Tỷ lệ một số thành phần chính trong các tông sóng Châu Á và Mỹ[4]

Tên nướ c Tạp chất(%)

Tro(%)

Tinh bột(%)

Xơ  sợ ivụn, (%)

Chiều dàixơ  sợ i,(mm)

Hiệusuất thuhồi, (%)

Châu Á (trung bình) 1,08 7,93 6,60 19,7 1,53 76,5

 Nhật Bản 1,43 7,03 4,77 18,60 1,52 79,50Đài Loan 1,57 6,77 4,48 19,30 1,61 80,20

Indonexia 0,87 4,60 8,20 17,80 1,43 76,40

Trung Quốc 0,92 14,90 8,16 20,70 1,45 68,90

Hồng Kông 1,10 12,50 5,80 18,30 1,60 72,00

Thái Lan 1,16 4,04 8,02 17,90 1,51 79,30

Hàn Quốc 1,42 10,60 3,90 21,00 1,46 77,10

Malaixia 0,13 7,93 9,50 23,70 1,69 78,40

 M  ỹ   1,00 1,70 2,00 15,0 2,20 85,30

Các số  liệu trong bảng 1.1 cho thấy hàm lượ ng tạ p chất (đinh gim, băng dính,

keo v.v…) trung bình trong OCC có nguồn gốc từ Châu Á (1,08%) và Mỹ (1%) tươ ng

đươ ng nhau. Tuy nhiên, hàm lượ ng các thành phần khác lại r ất khác nhau:

+ Độ  tro của các mẫu OCC Châu Á biến đổi trong khoảng r ất r ộng từ 4% đến

15%, trong khi giá tr ị tươ ng ứng của mẫu OCC Mỹ là 1,7%. Các mẫu OCC của Hồng

Kông và Trung Quốc chứa nhiều tro nhất (12,5% và 14,9%). Độ tro của OCC từ Hồng

Kông và Trung Quốc cao là do sử dụng một lượ ng tươ ng đối lớ n r ơ m r ạ và các loại

nguyên liệu phi gỗ khác để sản xuất lớ  p sóng, thậm chí cả lớ  p mặt của các tông sóng.

+ Hàm lượ ng xơ   sợ i vụn có xu hướ ng biến đổi tươ ng tự  như độ  tro: các mẫu

OCC từ Châu Á mà đặc biệt là Trung Quốc có tỷ lệ xơ  sợ i vụn r ất cao (20,7%). Mẫu

OCC từ Mỹ có chiều dài xơ  sợ i trung bình và hiệu suất thu hồi lớ n nhất, lớ n hơ n r ất

nhiều so vớ i các mẫu OCC Châu Á.

K ết quả phân tích từ các tài liệu tham khảo cho thấy chiều dài xơ  sợ i và hiệu suấtthu hồi của Châu Á khá thấ p (tươ ng tự OCC Việt Nam) chứa nhiều xơ  sợ i vụn và các

tạ p chất phi xơ  sợ i. Do vậy, chất lượ ng OCC, các tạ p chất và xơ  sợ i vụn này ảnh hưở ng

đến hiệu quả của quá trình gia keo kiềm tính (AKD) trong sản xuất giấy và các tông bao

gói.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 149: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 149/228

  9

  Ư u điểm nổi bật của OCC so vớ i các chủng loại giấy loại khác là hiệu suất thu

hồi xơ  sợ i r ất cao[5]:

+ OCC, giấy bao gói : 90 – 95%

+ Giấy vẽ, đồ họa : 65 – 85%

+ Giấy vệ sinh : 60 – 75%+ Giấy đặc chủng : 70 – 95%

+ Bột khử mực thươ ng phẩm : 60 – 85%

Chi phí nguyên liệu khá thấ p, công nghệ tươ ng đối đơ n giản, hiệu suất thu hồi xơ  

sợ i cao từ  nguyên liệu OCC và quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói từ  loại

nguyên liệu này ít gây ô nhiễm môi tr ườ ng chính là những động lực căn bản thúc đẩy

việc nâng cao tỷ lệ sử dụng xơ  sợ i tái sinh trong sản xuất giấy và các tông. Nhìn chung,

quá trình tái chế OCC nhằm thu hồi xơ  sợ i cho sản xuất giấy và các tông bao gói chủ yếu sử dụng các phươ ng pháp cơ  học. Xơ  sợ i trong OCC đượ c phân tách và loại bớ t tạ p

chất vớ i một số các công đoạn chính như: đánh tơ i, sàng chọn, lọc cát sơ  bộ, nghiền,

sàng tinh và lọc cát tinh tr ướ c khi đi xeo thành phẩm trên máy xeo giấy các tông bao

gói. Sự giảm sút hiệu suất trong quá trình chế biến OCC chủ yếu là do một số tạ p chất

như kim loại, nhựa, chất độn v.v.. đã đượ c loại bỏ  trong các quá trình đánh tơ i, sàng

chọn và lọc cát.

Trong thờ i gian gần đây, để tăng giá tr ị sử dụng của OCC, các thiết bị phân tách

xơ  sợ i dài và xơ  sợ i ngắn từ nguyên liệu này đượ c nghiên cứu và áp dụng công nghiệ pthành công. Xơ  sợ i thớ  dài sau khi phân tách thườ ng đượ c sử dụng cho sản xuất giấy và

các tông lớ  p mặt, xơ  sợ i thớ  ngắn đượ c sử dụng để sản xuất lớ  p sóng cho các tông sóng,

lớ  p đệm, lớ  p đế cho các tông nhiều lớ  p v.v…

Do OCC thườ ng có chứa r ất nhiều tạ p chất, đặc biệt là các tạ p chất có khả năng

k ết dính cao (stickies) gây ra nhiều khó khăn cho quá trình sản xuất như: làm rách giấy,

k ết dính trên chăn lướ i, tr ục ép, lô sấy v.v… nên các công đoạn xử lý cơ  nhiệt để loại

 bỏ các tạ p chất này cũng đượ c các nhà sản xuất nghiên cứu áp dụng trong công nghiệ ptrong thờ i gian gần đây.

Tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh quan tr ọng đang làm ảnh hưở ng tớ i quá trình tái

sinh từ OCC là chất lượ ng xơ   sợ i giảm do sau mỗi lần tái sinh. Các k ết quả  nghiên

cứu[5] cho thấy bột giấy sản xuất theo các phươ ng pháp hóa học tr ải qua quá trình sấy,

thủy hóa lặ p lại sẽ bị xơ  cứng hay còn gọi là “sừng hóa” (hornification) và giảm đáng

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 150: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 150/228

Page 151: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 151/228

  11

gọi là keo nhựa thông xút hóa hay keo nhựa thông xà phòng hóa. Nhìn chung hiệu quả 

gia keo và tính ổn định chất lượ ng của loại keo nhựa thông này thấ p hơ n so vớ i keo

nhựa thông biến tính.

 Keo nhự a thông phân tán:

Keo nhựa thông phân tán đượ c sản xuất dướ i dạng huyền phù chứa 30% đến

40% chất khô. Thành phần của keo nhựa thông phân tán có chứa 75% đến 90% axít

nhựa chưa đượ c xà phòng hóa. Keo nhựa thông phân tán có quy trình sản xuất phức tạ p,

có tính ổn định chất lượ ng không cao.

 Keo nhự a thông bi ế n tính:

 Nhằm tăng hiệu quả của quá trình gia keo chống thấm cho giấy và các tông bao

gói bằng keo nhựa thông, các axít nhựa trong nhựa thông (hai thành phần chính của hỗn

hợ  p axít nhựa trong colophan là axít abietic và axít pimaric) đượ c biến tính bằng cách

cho phản ứng vớ i malêic anhyđríc hoặc axít fumaríc sản phẩm tạo thành là axít

tricarboxylic. Phản ứng lậ p thể ứng dụng cho r ất nhiều hợ  p chất dien (phản ứng cộng

vòng Diels-Alder) và chỉ có thể áp dụng cho đồng phân dạng axít abietic có cặ p nối đôi

liên hợ  p, sản phẩm đượ c gọi là keo nhựa thông biến tính. Hai nhóm các-bô-xyl thêm

vào có tính axít mạnh hơ n so vớ i nhóm các-bô-xyl ban đầu. Điều này có ngh ĩ a là đặc

tính âm điện mạnh hơ n (phân cực tốt hơ n) làm cho khả năng phân tán keo tốt hơ n, kích

thướ c hạt keo nhỏ hơ n, nên hiệu quả quá trình gia keo đượ c cải thiện. Mặt khác, khi

tính ainon của dung dịch keo nhựa thông biến tính tăng lên thì hiệu quả phản ứng của

keo vớ i phèn nhôm nhằm tạo ra rêsinát nhôm cũng tăng lên dẫn tớ i hiệu quả gia keo

nhựa thông tốt hơ n.

Hình 1.1 Phản ứ ng biến tính nhự a thông bằng axít furmaríc

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 152: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 152/228

  12

1.2.1.2 Tình hình sử   d ụng keo nhự a thông cho sản xuấ t giấ  y và các tông bao gói ở  

trong nướ c.

Trong thực tế sản xuất, một số nhà máy sản xuất giấy và các tông bao gói vẫn sử 

dụng keo nhựa thông xút hóa như: Công ty Cổ phần giấy Lửa Việt, Công ty Cổ phần

giấy Thanh Long. Tuy nhiên, chất lượ ng nhựa thông xút hóa thườ ng không ổn định và phụ  thuộc vào kinh nghiệm của ngườ i nấu nhựa thông. Hơ n nữa, mức dùng keo nhựa

thông xút hóa cao từ 1% đến 5% so vớ i bột khô tuyệt đối, tăng chi phí sản xuất do giá

thành của nhựa thông hiện nay là khá cao.

Một số Công ty khác đã chuyển sang sử dụng keo nhựa thông biến tính để gia

keo chống thấm cho sản xuất giấy và các tông bao gói như: Công ty Cổ phần giấy Mỹ 

Hươ ng, Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ và một số Công ty giấy ở  khu vực phía

 Nam. Hiệu quả gia keo nhựa thông biến tính cho giấy và các tông bao gói cao và tức

thờ i, giấy đanh và cứng.

Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu chủ yếu đượ c sử dụng để sản xuất tại các công ty

là OCC (bao bì hòm hộ p cũ). Nguồn nguyên liệu này có chất lượ ng ngày càng thấ p do

quá trình tái sinh nhiều lần. Trong quá trình sản xuất giấy và các tông gói từ  nguồn

nguyên liệu OCC nhằm tiết kiệm nướ c công nghệ và hạn chế nướ c thải ra môi tr ườ ng

nên trong nướ c tuần hoàn của dây chuyền chứa r ất nhiều tạ p chất. Vì vậy, quá trình

khống chế pH gặ p nhiều khó khăn (tốn nhiều phèn), xuất hiện các đốm keo trên bề mặt

giấy, tăng thờ i gian dừng máy để vệ sinh do dính chăn, dính lướ i. Gia keo chống thấmcho giấy và các tông bao gói bằng keo nhựa thông sinh nhiều bọt khi máy xeo chạy,

làm thao tác chạy máy gặ p r ất nhiều khó khăn, thất thoát một lượ ng lớ n bột giấy theo

 bọt. Hơ n nữa, hiện nay giá thành của nhựa thông thươ ng phẩm r ất cao (70 – 75 triệu

đồng/1 tấn nhựa thông), làm giá thành sản phẩm tăng.

1.2.2 Quá trình gia keo ki ềm tính (AKD)

1.2.2.1 Điề u chế  và nhũ t ươ ng hóa keo AKD

AKD là một Keton không no có công thức cấu tạo như hình 1.2, trong đó R là

một gốc hydrocacbon có chứa từ 14 - 22 nguyên tử cacbon trong mạch. Vòng ketene

dimer lactone giúp cho phân tử keo AKD có khả năng phản ứng vớ i nhóm OH trong

 phân tử xenluloza để tạo thành một liên k ết este.

Độ dài của gốc hydrocacbon R ảnh hưở ng tớ i khả năng phản ứng của keo AKD.

Trong thực tế  keo AKD thươ ng phẩm thườ ng đượ c sản xuất từ  hỗn hợ  p của axít

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 153: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 153/228

  13

 panmetic và axít stearic. Sự tạo thành nhóm ketene và nhóm dimer đượ c tiến hành bở i

các axít béo dẫn xuất clorua trong một dung môi hữu cơ , sau đó là phản ứng ngưng tụ 

vòng Lacton.

Hình 1.2 Phản ứ ng tổng hợ p keo AKD

Trong phản ứng điều chế trên, axit béo thườ ng dùng ở  dạng sáp, là hỗn hợ  p của

ít nhất 5 axít béo khác nhau tr ở  lên (R chứa từ 14 - 22 nguyên tử cacbon). Trong keo

AKD, một trong các axít chiếm tỷ lệ lớ n nhất là axít palmitic, axít stearic.

Bảng 1.2 Ảnh hưở ng của độ dài gốc R tớ i hiệu quả gia keo AKD[9]

Chiều dài gốc R Độ gia keo (s)(HST to 80% Reflectance)

Chú thích

Hỗn hợ  p C14 - C16 786

R = C16 825

Hỗn hợ  p C16-C20  700

Giấy 65 g/m2; 0,1% keo

AKD

AKD thươ ng mại thườ ng đượ c điều chế từ axit stearic (R = C14 - C16), sản phẩm

thu đượ c ở  dạng sáp, không tan trong nướ c, nhiệt độ nóng chảy khoảng 500

C. Hiệu quả gia keo của AKD phụ thuộc vào số nguyên tử C trong gốc R, khi số lượ ng nguyên tử C

tăng từ 8 đến 14, tuy nhiên khi số lượ ng nguyên tử C trong gốc R tăng lên trên 20 thì

hiệu quả gia keo của AKD lại giảm.

Để sử dụng keo AKD làm keo chống thấm cho giấy thì cần phải tiến hành làm

nóng chảy keo AKD sau đó phân tán chúng vào trong nướ c có chứa các thành các hạt

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 154: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 154/228

  14

 polyme mang điện tích dươ ng (thườ ng là tinh bột cation), hạt keo tạo thành có kích

thướ c nhỏ (khoảng 0,1 - 2,0 µm). Các hạt polyme cation bám lên các hạt keo AKD làm

cho chúng tích điện dươ ng, điều này làm tăng khả năng bảo lưu keo AKD trên xơ  sợ i

trong quá trình xeo giấy.

Keo AKD có nhiệt độ nóng chảy thấ p, điều này cho phép nó dễ dàng dàn đều lên bề mặt xơ  sợ i trong quá trình nâng nhiệt độ sấy giấy.

Keo AKD dạng vảy nến đượ c phân tán vào trong dung dịch nướ c đun nóng tớ i

nhiệt độ khoảng 75 - 90 0C đã có chứa các chất phụ gia khác (gồm chất ổn định nhũ 

tươ ng: tinh bột cation; chất hoạt động bề  mặt: Lignin suphonat natri...). Sau khi sáp

AKD tan hết thì nén ép dung dịch này chảy qua màng có lỗ khoảng 0,5 – 2 µm r ồi làm

nguội để  thu đượ c nhũ  tươ ng AKD. Một lượ ng nhỏ  chất phân tán là tinh bột cation

dạng mạch ngắn có độ tích điện cao cùng vớ i một lượ ng nhỏ chất diệt khuẩn cần cho

thêm vào nhũ  tươ ng để  làm tăng thờ i gian bảo quản nhũ  tươ ng AKD. Các loại keoAKD thươ ng mại thườ ng đượ c nhũ hóa hóa sẵn, kích thướ c hạt nhũ khoảng 0,1 - 2,0

µm và hàm lượ ng chất r ắn khoảng 6 - 21%.

Để hạn chế thờ i gian thủy phân của phân tử AKD trong quá trình bảo quản ngườ i

ta phải hạ pH của nhũ tươ ng xuống trong khỏang 2,5 – 3,5 bằng axít H2SO4 hoặc axít

HCl. Nếu pH > 6 thì phân tử AKD dễ tham gia phản ứng mở  vòng lactone làm giảm

hiệu quả gia keo AKD trên xơ  sợ i. Vì pH của nhũ tươ ng là môi tr ườ ng axít nên thiết bị 

chứa hay xử lý AKD tr ướ c khi gia vào bột giấy phải làm bằng vật liệu chống ăn mòn.Do keo AKD có thể phản ứng vớ i nướ c giống như vớ i xenluylô nên thờ i gian

 bảo quản keo AKD là giớ i hạn. Để ổn định nhũ  tươ ng keo AKD tr ướ c khi sử  dụng,

ngườ i ta thườ ng tiến hành bảo quản keo AKD ở  nhiệt độ phòng (20 - 25 0C). Khi bảo

quản nhũ tươ ng AKD ở  nhiệt độ thườ ng thờ i gian bảo quản cho phép là một tháng đến

 ba tháng và đặc biệt nếu bảo quản ở  nhiệt độ  thấ p thờ i gian bảo quản có thể  tớ i một

năm.

1.2.2.2 Khả năng phản ứ ng và cơ  chế  phản ứ ng của keo AKD

 Khả năng phản ứ ng của keo AKD:

Keo AKD có khả  năng phản ứng vớ i các nhóm hydroxyl. Vòng lactone của

AKD có thể mở  ra phản ứng vớ i nhóm OH của xenluylo trong quá trình sấy giấy tạo

thành β keton este (hình 1.3).

Các AKD (dimer alkyl keten) cũng phản ứng vớ i nướ c để tạo thành axit β keton

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 155: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 155/228

  15

không bền và nó sẽ decarboxyl để tạo ra các keton tươ ng ứng (hình 1.4).

Hình 1.3 Phản ứ ng của AKD vớ i nhóm OH của xenluylô 

Hình 1.4 Phản ứ ng của keo AKD vớ i H2O

C ơ  chế  phản ứ ng của keo AKD vớ i x ơ  sợ i xenluylô:

Hiện nay, cơ  chế phản ứng của keo AKD vớ i xơ  sợ i xenluylô có hai thuyết khác

nhau về cơ  chế phản ứng của AKD vớ i xơ  sợ i xenluylô. Thuyết thứ nhất cho r ằng cơ  

chế phản ứng của AKD vớ i xơ  sợ i xenluylô dựa trên thuyết liên k ết mạnh/liên k ết yếu

(strong bond/weak bond) và thuyết thứ  hai dựa trên cơ   sở   hình thành liên k ết este β 

keton[9].Theo thuyết liên k ết mạnh/liên k ết yếu, phản ứng của AKD trong quá trình gia

keo bao gồm 02 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Phản ứng của keo AKD vớ i xơ  sợ i xenluylo để tạo thành liên k ết

este β keton là một sản phẩm phụ. K ết luận này dựa trên k ết quả phân tích phát hiện

liên k ết este trong giấy gia keo AKD. Khả năng triết tách tớ i 80% lượ ng AKD có trong

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 156: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 156/228

  16

giấy và cuối cùng do khả năng dịch chuyển AKD bở i sự tăng nhiệt độ.

+ Giai đoạn 2: AKD là một keo liên k ết yếu, chính các phần tử AKD và các phần

không phải là xenluloza phản ứng vớ i keo AKD tạo ra khả năng gia keo cho giấy.

Trong khi đó theo thuyết thông dụng nhất thì cơ  chế phản ứng của phản ứng giữa

keo AKD vơ i xơ  sợ i Xenluloza gồm 4 giai đoạn (hình 1.5):

Hình 1.5 Các giai đoạn của quá trình gia keo AKD 

+ Giai đoạn 1: Những hạt keo phân tán đượ c ổn định bằng điện tích dươ ng tr ướ c

hết sẽ đượ c hấ p thụ trên xơ  sợ i bằng lực hút t ĩ nh điện. Mức dùng AKD phụ thuộc nhiều

vào thờ i gian gia keo cho tớ i khi lên lướ i (diện tích bể  chứa bột, bơ m, mực lưu chất

trong thùng đầu..), việc thêm tinh bột cation chính là để hỗ tr ợ  cho sự bảo lưu AKD. Vị 

trí gia keo AKD vào dòng bột là từ bể chứa đầu máy đến bơ m quạt hoặc hòm điều tiết.

+ Giai đoạn 2: Khi băng giấy đượ c sấy khô, các hạt keo AKD đượ c hấ p thu sẽ 

nóng chảy và dàn đều lên bề mặt xơ  sợ i nhờ  nhiệt độ ở  bộ phận sấy tạo điều kiện tốt

cho phản ứng giữa các nhóm OH của xơ  sợ i vớ i nhóm chức của phân tử AKD.

+ Giai đoạn 3: Phản ứng hóa học giữa AKD vớ i nhóm OH của xenluloza. Phản

ứng này chỉ diễn ra ở  nhiệt độ cao khi phần lớ n nướ c trong tấm giấy đã đượ c bay hơ i

ngh ĩ a là ở  cuối giai đọan sấy. Trong quá trình này, nhóm anhydride trong phân tử keo

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 157: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 157/228

  17

AKD phản ứng vớ i nhóm OH trong phân tử xenluloza tạo thành một liên k ết hóa tr ị bền

vững.

+ Giai đoạn 4: Diễn ra quá trình định hướ ng của các phân tử AKD sao cho phần

hydrocacbon là phần k ỵ  nướ c thì ch ĩ a ra ngoài bề  mặt tờ   giấy, phần nhóm chức tạo

thành liên k ết vớ i xơ  sợ i làm cho các phân tử AKD dính chặt lên bề mặt xơ  sợ i, nhờ  định hướ ng này mà độ chống thấm tăng lên. Sự định hướ ng này không chỉ xảy ra trong

quá trình sấy mà còn tiế p tục trong khoảng thờ i gian ngắn sau khi giấy đượ c sấy xong,

ngh ĩ a là độ chống thấm vẫn tiế p tục tăng.

1.2.2.3 M ột số  yế u t ố  công nghệ ảnh hưở ng đế n gia keo kiề m tính (AKD)

 Ả nh hưở ng của pH và độ ki ềm:

Độ pH: Độ pH trong dòng huyền phù bột giấy tr ướ c khi xeo giấy ảnh hưở ng tớ i

hiệu quả gia keo, keo AKD dùng hiệu quả trong khoảng pH = 7,5 - 9. Phản ứng của keoAKD vớ i xơ  sợ i thuờ ng đượ c xúc tác bằng các ion bicarbonat HCO3

-, do vậy ngườ i ta

thườ ng dùng một lượ ng nhỏ NaHCO3 hoặc Na2CO3 vào dòng bột giấy vừa để thúc đẩy

 phản ứng giữa keo AKD vớ i xơ  sợ i, vừa để điều chỉnh pH trong khoảng 7,5 - 9.

Độ kiềm tính: Độ kiềm tính là một trong những yếu tố chính ảnh hưở ng tớ i sự 

 phân bố của AKD lên xơ  sợ i xenluylô và giúp cho tốc độ phản giữa keo AKD và xơ  sợ i

xenluylô xảy ra nhanh hơ n. Độ kiềm tính là nồng độ ion HCO3- có trong dòng bột giấy,

các ion HCO3 - có trong dòng bột do hai lý do:

+ Do bổ sung Na2CO3 hoặc NaHCO3 quá nhiều.

+ Do dùng bột Canxi cacbonat k ết tủa (PCC) làm chất độn, trong PCC có chứa

tạ p chất Ca(OH)2 bở i trong quá trình điều chế PCC, Ca(OH)2 chưa phản ứng hết vớ i khí

CO2 để tạo thành CaCO3.

Vớ i tác dụng của ion bicacbonat HCO3- ảnh hưở ng của các ion Al3+, Ca2+, Na+ 

trong dòng bột tớ i keo AKD có thể đượ c giảm tớ i mức tối thiểu.

Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu nếu độ kiềm tính của dòng huyền phù bột quácao (trên 400 ppm) sẽ làm tăng phản ứng thủy phân keo AKD để tạo thành Keton dẫn

tớ i làm giảm độ chống thấm cho giấy, phản ứng này diễn ra chậm, dẫn đến tính chống

thấm của giấy bị giảm dần sau khi tờ  giấy đượ c sản xuất - gọi là hiện tượ ng hồi keo.

Một số nghiên cứu cho thấy khi gia keo AKD sử dụng chất độn cácbonat k ết tủa, nếu

tăng độ kiềm từ 100 – 1000 ppm, độ chống thấm của giấy giảm mạnh, có thể mất tác

dụng chống thấm trong vòng 7 ngày sau khi sản xuất[9,10].

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 158: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 158/228

  18

 Ả nh hưở ng của chấ t độn, x ơ  sợ i vụn và hóa chấ t tr ợ  bảo l ư u:

Chất độn và xơ  sợ i vụn keo theo sự gia tăng lượ ng keo AKD cần thiết cho quá

trình gia keo cho giấy và các tông bao gói để có đượ c cùng một mức độ gia keo, hiện

tượ ng này đượ c giải thích tr ướ c hết là do: sự tăng diện tích bề mặt cần gia keo, bề mặt

hóa học của chất độn, cấu trúc bề mặt của chất độn, chất phân tán dùng để phân tán chấtđộn, độ bảo lưu của chất độn v.v… Ngoài ra xơ  sợ i vụn tham gia vào phản ứng vớ i keo

AKD, do đó lượ ng keo AKD cần thiết cho quá trình gia keo tăng lên.

Có hai yếu tố  làm giảm hiệu quả của quá trình gia keo trên phần ướ t của máy

xeo giấy. Yếu tố thứ nhất là do sự thất thoát của xơ  sợ i vụn và chất độn kéo theo sự thất

thoát AKD do hấ p thụ lên đó. Yếu tố thứ hai là hệ thống các chất tr ợ  bảo lưu làm đông

tụ chất độn cùng vớ i AKD hấ p thụ lên bề mặt chất độn tạo thành những khối có kích

thướ c tươ ng đối lớ n, AKD đượ c kéo vào phía bên trong của các khối đó mà không

đượ c tr ải đều lên bề mặt xơ  sợ i.

Tuy nhiên, khi dùng chất tr ợ  bảo lưu một cách thích hợ  p thì không những làm

tăng đượ c độ bảo lưu của các hạt mịn mà còn làm tăng đượ c khả năng thoát nướ c trong

quá trình xeo giấy. Cả hai điều này r ất có ích trong quá trình xeo giấy, vì vậy việc dùng

chất tr ợ  bảo lưu trong quá trình xeo giấy là r ất quan tr ọng và cần thiết để đạt chất lượ ng

giấy cao, tiết kiệm các chất phụ gia và làm giảm ô nhiễm môi tr ườ ng.

Hơ n nữa, khi keo AKD đượ c bổ sung vào dòng huyền phù bột/chất độn, các hạt

keo AKD sẽ hấ p thụ lên bề mặt chất độn nhanh hơ n so vớ i hấ p thụ lên bề mặt xơ  sợ i,điều này đượ c lý giải là do diện tích bề mặt của chất độn lớ n hơ n nhiều so vớ i bề mặt

của xơ  sợ i.

Tỷ lệ chất độn: Thông thườ ng tỷ lệ chất độn cao thì kéo theo sự tăng lượ ng dùng

keo AKD, vì chất độn hấ p thụ nhiều keo. Do đó trong công nghệ thườ ng tiến hành quá

trình gia keo tr ướ c khi gia chất độn.

Vớ i công nghệ  gia keo trong môi tr ườ ng trung tính hoặc kiềm tính, chất độn

thườ ng sử dụng là canxi cacbonat k ết tủa (PCC) hoặc canxi cacbonat nghiền (GCC).Bột PCC sử dụng thườ ng có kích thướ c hạt từ 1,1 – 1,8 µm trong khi bột đá nghiền

thườ ng có kích thướ c từ 0,8 – 2,0 µm và cỡ  hạt có mức độ đồng nhất không cao bằng

chất độn PCC.

Đối vớ i chất độn PCC giá tr ị pH thườ ng ở  mức 8 - 8,5 và vớ i chất độn GCC giá

tr ị pH thườ ng ở  mức 7. Trong chất độn PCC luôn tồn tại lượ ng Ca(OH)2 dư, do đó pH

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 159: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 159/228

Page 160: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 160/228

  20

Tinh bột cation có mật độ điện tích thấ p (DS ≈ 0,015) sẽ giảm mạnh khả năng

hấ p thụ lên bề mặt của xơ  sợ i khi độ dẫn điện của huyền phù bột tăng (nồng độ của các

muối kim loại tăng), trong tinh bột cation vớ i mật độ điện tích cao (độ thế DS cao) sẽ ít

 bị  ảnh hưở ng hơ n. Sự  tăng nồng độ  các muối ion kim loại dẫn tớ i sự  giảm về  khối

lượ ng phân tử của các polymer tinh bột cation từ đó dẫn tớ i hiệu ứng che chắn giữa các

nhóm mang điện.

 Ả nh hưở ng của một số  ion kim loại:

Trong quá trình gia keo AKD, sự có mặt của một số ion kim loại như Ca2+, Al3+,

Mg2+ có thể làm giảm hiệu quả gia keo[12]. Nguyên nhân của sự làm giảm hiệu quả gia

keo AKD khi có mặt các ion kim loại trên đượ c giải thích là do sự tạo thành muối keton

của các kim loại trên.

Hình 1.6 Phản ứ ng tạo thành muối eton khi có mặt Ca2+, Al3+

Mặt khác, vớ i sự có mặt của các ion kim loại trên sự hấ p thụ của các phần tử tinh

 bột cation lên bề mặt xơ  sợ i xenllulo bị giảm đi. Tùy thuộc vào độ thế (DS) của tinh bột

cation mà khả năng hấ p thụ của chúng có thể tăng lên hay giảm đi khi có sự có mặt của

các ion Ca2+, Al3+, Mg2+. Sự có mặt của các ion trên đượ c biểu thị  thông qua độ dẫn

điện của dung dịch. Đối vớ i tinh bột cation có độ thế thấ p, khi độ dẫn điện đặc biệt thấ p

thì khả năng hấ p thụ của tinh bột cation lên bề mặt xơ  sợ i đượ c cho là lớ n nhất. Trong

khi đó vớ i tinh bột cation có độ thế (DS) cao khi độ dẫn điện tăng lên khả năng hấ p thụ 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 161: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 161/228

Page 162: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 162/228

  22

đổi công nghệ  gia keo nội bộ  trong môi tr ườ ng axít sang gia keo trong môi tr ườ ng

kiềm. Quá trình chuyển đổi này cho phép các nhà máy nâng cao đượ c chất lượ ng và

giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của các loại sản phẩm này.

Ở  trong nướ c, tr ướ c đây trong quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói từ 

nguyên liệu OCC, gia keo trong môi tr ườ ng axít (keo nhựa thông) là công nghệ gia keo phổ biến. Hiện nay, vớ i những ưu điểm của công nghệ gia keo trong môi tr ườ ng kiềm:

tiết kiệm nướ c sạch cho sản xuất do sử dụng hiệu quả nướ c tr ắng, quá trình nghiền bột

dễ  dàng hơ n, giảm tiêu hao năng lượ ng cho giai đoạn nghiền bột giấy, giảm chi phí

khấu hao thiết bị, năng suất chạy máy cao hơ n do ít xảy ra sự cố bám dính chăn lướ i.

Do vậy, một số nhà máy sản xuất giấy và các tông bao gói (Công ty Cổ phần giấy Lam

Sơ n, Công ty Cổ phần giấy Tây Đô, Công ty Cổ phần giấy R ạng Đông, một số cơ  sở  

sản xuất giấy ở   Bắc Ninh v.v…) từ  nguyên liệu OCC đã chuyển sang sử  dụng công

nghệ  gia keo kiềm tính. Việc áp dụng gia keo chống thấm cho các tông bao gói từ nguyên liệu OCC đã giải quyết đượ c các vấn đề k ỹ thuật, đem lại hiệu quả gia keo và

hiệu quả kinh tế. Hơ n nữa, gia keo kiềm tính cho giấy và các tông bao gói thao tác vận

hành đơ n giản, giảm tối đa hiện tượ ng sinh bọt nên giảm thiểu số  lần đứt giấy, giảm

cườ ng độ làm việc của công nhân vận hành, tăng năng suất chạy máy.

Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy

và các tông bao gói sử dụng nguyên liệu OCC chưa thực sự ổn định và hiệu quả. Do

trong quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói từ nguyên liệu OCC có chất lượ ng

thấ p và chứa nhiều tạ p chất, hơ n nữa, nhằm sử dụng triệt để lượ ng nướ c tuần hoàn, hàm

lượ ng các tạ p chất và ion kim loại trong nướ c tuần hoàn cao nên ảnh hưở ng đến hiệu

quả gia keo. Các yếu tố công nghệ này ảnh hưở ng đến hiệu quả của quá trình gia keo và

chất lượ ng sản phẩm giấy các tông bao gói như: mức dùng keo AKD lớ n hơ n để đạt

đượ c cùng một mức độ chống thấm, xuất hiện hiện tượ ng hồi keo.

K ết luận và định hướ ng nghiên cứ u:

+ Xu hướ ng sử dụng keo chống thấm kiềm tính (AKD) để chống thấm cho giấyvà các tông bao gói thay thế cho keo nhựa thông trong dây chuyền sản xuất đang ngày

càng phổ  biến do giá thành của keo chống thấm kiềm tính thấ p, khả  năng tuần hoàn

nướ c tr ắng cao, giảm chi phí sản xuất.

+ Hiện nay, đa số các dây chuyền sản xuất giấy và các tông bao gói có công suất

vừa và nhỏ  sử  dụng phần lớ n nguyên liệu là OCC (bao bì hòm hộ p cũ) nội và nhậ p

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 163: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 163/228

  23

khẩu. Vì vậy, nhóm đề tại tậ p trung nghiên gia keo kiềm tính (AKD) cho sản xuất giấy

và các tông bao gói sử dụng nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ) nội.

+ Hơ n nữa, do OCC (bao bì hòm hộ p cũ) nội có chất lượ ng thấ p, thườ ng chứa

nhiều tạ p chất như: mực in, tinh bột, chất độn, cát sạn v.v…đặc biệt là các tạ p chất có

khả năng k ết dính cao (stickies). Hơ n nữa, trong sản xuất nhằm hạn chế nướ c thải tậndụng tối đa tuần hoàn nướ c tr ắng, hạn chế quá trình r ửa, làm sạch, loại bỏ tạ p chất trong

giai đoạn chuẩn bị bột giấy. Điều này làm cho quá trình gia keo chống thấm cho giấy và

các tông: hiệu quả gia keo thấ p, quá trình gia keo không ổn định, hiện tượ ng hồi keo

v.v…

+ Nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả của quá trình gia keo kiềm tính (AKD) cho

giấy và các tông bao gói sử  dụng nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ), đề  tài tậ p

trung nghiên cứu các yếu tố công nghệ ảnh hưở ng đến hiệu quả gia keo. Trên cơ  sở  đó,

lựa chọn các điều kiện công nghệ thích hợ  p để đưa ra giải pháp sử dụng hiệu quả quátrình gia keo kiềm tính trong sản xuất giấy và các tông bao gói.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 164: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 164/228

  24

PHẦN II

NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠ NG PHÁP NGHIÊN CỨ U

2.1 Nguyên liệu, hoá chất và thiết bị nghiên cứ u

2.1.1 Nguyên li ệuOCC (bao bì hòm hộ p cũ) dùng để nghiên cứu bao gồm: Các loại hòm hộ p, bìa

các tông đượ c thu mua từ các nguồn thu gom trong nướ c gọi là OCC nội và các loại

hòm hộ p cao cấ p đượ c nhậ p khẩu từ Mỹ, Bắc Âu đượ c gọi là OCC ngoại.

 Nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ) sau khi tách loại đinh ghim, băng dính

v.v.. sau đó nguyên liệu này đượ c đưa đi phân tích thành phần và các tính chất cơ  lý.

K ết quả phân tích thu nhận đượ c đưa ra trong bảng 2.1 và bảng 2.2.

Bảng 2.1 Thành phần bột giấy từ  nguyên liệu OCC

OCC nội OCC ngoạiTT Hạng mục

Bột chư a rử a Bột sau rử a

1 Độ tro, (%) 15,6 12,1 7,9

2 Hàm lượ ng chất hòa tan trongaxeton, (%)

1,5 1,4 1,1

Bảng 2.2 Tính chất cơ  lý của bột giấy từ  nguyên liệu OCC

Giá trị TT Hạng mục OCC nội OCC ngoại

1 Định lượ ng, (g/m2) 70 70

2 Chiều dài đứt, (m) 3950 4638

3 Chỉ số bục, (kPa.m2/g) 2,20 2,75

4 Chỉ số nén vòng, (N.m2/g) 0,71 0,94

5 Chỉ số xé, (mN.m2/g) 5,68 7,08

2.1.2 Hoá chấ t

 Keo AKD:

Keo kiềm tính (AKD) đượ c sử dụng trong nghiên cứu gồm 03 loại keo: Công ty

Đại Thịnh - Phú Thọ, Công ty Xươ ng Giang - Bắc Giang và Công ty Thuận Phát Hưng.

Các thông số k ỹ thuật của các loại keo AKD đượ c đưa ra trong bảng 2.3

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 165: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 165/228

  25

Bảng 2.3 Một số thông số k ỹ thuật của các loại keo AKD

Keo AKDThông số sản phẩm

Thuận Phát Hư ng Đại Thịnh Xươ ng Giang

 Ngoại quan Nhũ tươ ng màu tr ắng Nhũ tươ ng màu tr ắng Nhũ tươ ng màu tr ắng

Hàm lượ ng chất r ắn, (%) 15,5 ± 1 15 ± 1 15

Tỷ tr ọng, (kg/cm3) - 1,03 ± 0,02 -

Độ nhớ t (25 0C), cps < 20 6 - 9 20

 pH 2,0 – 4,0 2,5 – 3,5 3,5

Tính ion cation cation cation

 Nhiệt độ đông đặc, (0C) 0 - -

Tinh bột cation:

Tinh bột cation đượ c sử dụng trong nghiên cứu là tinh bột cation của Công ty

Thuận Phát Hưng. Một số đặc tính k ỹ thuật của tinh bột cation đượ c đưa ra trong bảng2.4.

Bảng 2.4 Một số thông số k ỹ thuật của tinh bột cation

Đặc tính sản phẩm Thông số 

 Ngoại quan Chất bột mịn, màu tr ắng

Độ nhớ t (hồ hóa tinh bột 5% ở  60 0C), (cps) 900 - 1200

Độ ẩm, (%) 12 – 14

Độ tro, (%) 1,5 (lớ n nhất) pH, (dung dịch tinh bột huyền phù 5%) 5,0 – 6,5

 Ni tơ , (%) 0,2 – 0,35

Độ thế  0,02 – 0,04

2.1.3 Thi ế t b ị  

- Máy nghiền bột kiểu Hà Lan dung tích 4,5 lít (công suất động cơ  5,5 kw, vòng

quay động cơ  960 vòng/phút, ∅ lô dao bay 190 mm).

- Máy xeo Rapid-Kothen, hãng PTI của Áo sản xuất- Máy đo độ nghiền, hãng PTI của Áo sản xuất

- Máy đo độ chịu xé Elmendorf do hãng Frank PTI sản xuất

- Máy đo độ chịu bục do hãng PTI sản xuất

- Máy đo độ bền kéo và độ bền nén vòng Housfield sản xuất tại Anh.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 166: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 166/228

  26

  - Cân điện tử Metler độ chính xác ±0.0001g của Thụy S ĩ  

- Máy đo pH HANNA do Rumania sản xuất

- Máy đánh tơ i 5 lít, cánh khuấy dạng chân vịt do Đức sản xuất

- Máy đo độ nghiền, hãng PTI của Áo sản xuất

- Máy đo độ dẫn HANNA do Rumania sản xuất

2.2 Phươ ng pháp nghiên cứ u

2.2.1 Mô t ả phươ ng pháp nghiên cứ u

* Chuẩ n bị mẫ u thí nghiệm:

 Nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ) đượ c tách loại đinh ghim, băng dính sau

đó xé nhỏ và bảo quản mẫu trong túi nilon.

Cân lấy 120 gam mẫu OCC đem đi đánh tơ i trên máy đánh tơ i 5 lít ở  nồng độ 2% cho đến khi bột phân tán đều thì xả ra xô chứa 10 lít r ồi đem đi cô đặc trên lướ i r ửa

thí nghiệm đến nồng độ 3 % sau đó đem đi nghiền bột giấy.

* Quá trình nghiề n bột giấ  y:

Bột giấy đượ c nghiền trên máy nghiền Hà Lan 4,5 lít vớ i nồng độ  bột giấy

nghiền 3 % để đạt đến độ nghiền yêu cầu. Bột giấy sau khi nghiền, đượ c xả ra xô chứa

r ồi xác định nồng độ bột để  tính toán lượ ng bột cho quá trình phối tr ộn hóa chất phụ 

gia.

* Xeo mẫ u giấ  y thí nghiệm: 

Bột giấy sau khi phối tr ộn hóa chất phụ gia đượ c xeo thành mẫu giấy thí nghiệm

vớ i định lượ ng 70 g/m2 trên máy xeo Rapid-Kothen để xác định tính chất cơ  lý của bột

giấy.

2.2.2 Phân tích tính chấ t cơ  lý của bột gi ấ  y đượ c xác đị nh t ại phòng thí nghi ệm hoálý của Vi ện Công nghi ệ p Gi ấ  y và Xenluylô theo các tiêu chuẩ n sau:

Xác định định lượ ng : TCVN 1270 : 2008

Xác định độ hút nướ c Cobb60  : TCVN 6726 : 2007

Xác định độ bền kéo : TCVN 1862-2 : 2011

Xác định độ bền xé : TCVN 3229 : 2007

Xác định độ chịu bục : TCVN 7631 : 2007

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 167: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 167/228

  27

PHẦN III

K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨ U VÀ THẢO LUẬN

3.1 Nghiên cứ u so sánh một số loại keo AKD (keo chống thấm kiềm tính) thươ ng

phẩm đang lư u hành đến hiệu quả gia keo trong sản xuất giấy và các tông bao gói.

Điều kiện tiến hành nghiên cứu so sánh các loại keo thươ ng phẩm AKD đang

lưu hành trong sản xuất giấy và các tông bao gói gồm 03 loại keo: Công ty Đại Thịnh -

Phú Thọ, Công ty Xươ ng Giang - Bắc Giang và Công ty Thuận Phát Hưng.

+ Nguyên liệu: 100% OCC nội

+ Trình tự tiến hành thí nghiệm: Điều chỉnh pH – tinh bột cation - AKD – Xeo

giấy mẫu.

+ Mức dùng tinh bột cation: 0,5% so vớ i bột KTĐ 

+ Mức dùng keo AKD: 1,0 % (so vớ i nguyên liệu KTĐ)

+ Lượ ng nướ c tr ắng đượ c pha loãng khi xeo: 90 %.

K ết quả  trong bảng 3.1 cho thấy, nhìn chung hiệu quả  của quá trình gia keo

AKD chống thấm cho giấy và các tông bao gói khi sử dụng các loại keo thươ ng phẩm

là không khác nhau nhiều. Bở i vì, chất lượ ng keo thươ ng phẩm đang lưu hành trên thị 

tr ườ ng dùng cho sản xuất giấy và các tông bao gói hiện nay gần như tươ ng đươ ng nhau.

Bảng 3.1 Ảnh hưở ng của chủng loại keo AKD đến hiệu quả quá trình gia keo

Các loại keo AKDTT Các chỉ tiêu

Đại Thịnh Xươ ng Giang Thuận P.Hưng

1 Cobb60, (g/m2) 25,0  25,3 24,2

2 Định lượ ng, (g/m2) 70 70 70

3 Chiều dài đứt, (m) 3980 3970 3990

4 Chỉ số xé, (mN.m2/g) 7,18 7,21 7,14

5 Chỉ số bục, (kPa.m2/g) 1,94 1,96 2,01

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 168: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 168/228

  28

3.2 K ết luận

Từ các k ết quả nghiên cứu ở  trên nhóm đề tài lựa chọn quy trình gia keo AKD

cho sản xuất giấy và các tông bao gói như sau:

+ 100% OCC nội

+ Độ nghiền bột giấy: 35 0SR

+ Mức dùng tinh bột cation: 0,5% so vớ i bột KTĐ 

+ Mức dùng keo AKD: 1,0 % (so vớ i nguyên liệu KTĐ)

+ pH = 7,5 – 8,0

+ Lượ ng nướ c tr ắng tuần hoàn dùng cho đánh tơ i thủy lực ≤  70% tổng lượ ng

nướ c sử dụng để đánh tơ i.

+ Lượ ng nướ c tr ắng đượ c pha loãng khi xeo giấy dướ i 90 % tổng lượ ng nướ c pha loãng.

+ Trình tự tiến hành thí nghiệm: Điều chỉnh pH – tinh bột cation - AKD – Xeo

giấy mẫu.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 169: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 169/228

  29

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tình hình công tác Hiệ p hội giấy Việt Nam lần thứ tư, ngày 21 tháng 06 năm

2011, Sunway Hotel, Hà Nội.

2. Đào Sỹ Sành và các cộng sự, Nghiên cứ u hoàn thiện ổ n định công nghệ sản xuấ t giấ  ytheo phươ ng pháp khô và chuyể n đổ i công nghệ xeo giấ  y sang phươ ng pháp kiề m tính,

Báo cáo tổng k ết đề tài cấ p bộ, Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô, 2000.

3. Hoàng Quốc Lâm và các cộng sự, Nghiên cứ u quy trình công nghệ thích hợ  p xử   lý

 giấ  y loại bao bì đ ã qua sử  d ụng (OCC) làm nguyên liệu sản xuấ t bột t ẩ  y tr ắ ng có các

chỉ  tiêu chấ t l ượ ng đ áp ứ ng yêu cầu sản xuấ t giấ  y in, giấ  y viế t , Báo cáo tổng k ết đề tài

cấ p bộ, Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô, 2004.

4. Nguyễn Quang Trung, các tông sóng và một số  đánh giá về  OCC Châu Á, công

nghiệ p giấy 03/2003.

5. Lothar Gottsching: “General aspects and basis statistics” in “Recycled fiber and

deinking”, Tappi press, 2000: 14 - 15

6. Michael Schwarz: “Design of reclyced fiber process for diferent paper and board

grades” in “Recycled fiber and deinking”, Tappi press, 2000: 211 – 238.

7. Chiristiane, Lothar Gottsching, Heikki: “Papermaking potential of recycled fiber” in

“Recycled fiber and deinking”, Tappi press, 2000: 359 – 370.

8. Jerome M.Gess and Jose. Rodriquez, The sizing of paper, Technology Park/Atlanta,

2005.

9. Johan Gullichsen, Hannu Paulapuro, Helsinki university of Technology, Book 4

 papermaking chemistry, Finnish Engineers’ Association and Tappi, 2000.

10. Ian Thorn, Appications of wet end paper chemistry, second edition, 2009, EKA

Chemicals Ltd.

11. Dr Michael J.Kocurek, Volume 6 – Stock Preparation, Third edition, 1992

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 170: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 170/228

  1

BỘ CÔNG THƯƠ NGTỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH VIỆN CÔNG NGHIỆP GIẤY VÀ XENLUYLÔ**************&************

ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2011

NGHIÊN CỨ U ÁP DỤNG PHƯƠ NG PHÁP GIA KEO KIỀMTÍNH CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY VÀ CÁC TÔNG

BAO GÓI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 

NỘI DUNG V:

 S  Ả  N XU  Ấ T TH Ử  NGHI  Ệ  M 700 KG S  Ả  N PH  Ẩ  M GI  Ấ Y BAO GÓI ĐẠT ĐỘ HÚT N ƯỚ C COBB60 NH Ỏ H Ơ  N 30 G/M 2 THEO H Ợ  P ĐỒ NG THUÊ KHOÁN CHUYÊN

 MÔN S Ố: 30-11/H  Đ- ĐTKH KÝ NGÀY 28 THÁNG 09 N  Ă  M 2011 

Cơ  quan chủ trì: CÔNG TY TNHH VIỆN CÔNG NGHIỆP GIẤY VÀ XENLUYLÔ

Chủ nhiệm đề tài:  Đỗ Thanh TúK ỹ sư  công nghệ giấy

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 171: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 171/228

  2

BỘ CÔNG THƯƠ NGTỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH VIỆN CÔNG NGHIỆP GIẤY VÀ XENLUYLÔ**************&************

ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2011

NGHIÊN CỨ U ÁP DỤNG PHƯƠ NG PHÁP GIA KEO KIỀMTÍNH CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY VÀ CÁC TÔNG

BAO GÓI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 

NỘI DUNG V:

 S  Ả  N XU  Ấ T TH Ử  NGHI  Ệ  M 700 KG S  Ả  N PH  Ẩ  M GI  Ấ Y BAO GÓI ĐẠT ĐỘ HÚT N ƯỚ C COBB60 NH Ỏ H Ơ  N 30 G/M 2 THEO H Ợ  P ĐỒ NG THUÊ KHOÁN CHUYÊN

 MÔN S Ố: 30-11/H  Đ- ĐTKH KÝ NGÀY 28 THÁNG 09 N  Ă  M 2011 

Cơ  quan chủ trì: CÔNG TY TNHH VIỆN CÔNG NGHIỆP GIẤY VÀ XENLUYLÔ

Chủ nhiệm đề tài:  Đỗ Thanh TúK ỹ sư  công nghệ giấy

Danh sách nhữ ng ngườ i tham gia thự c hiện hợ p đồng:

1. Dươ ng Ngọc Kiên – Công ty TNHH Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô

2. Lã Thị Cúc – Công ty TNHH Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô

3. Hoàng mạnh Vinh – Công ty TNHH Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô

4. Lê Thị Quỳnh Hoa – Công ty TNHH Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 172: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 172/228

  3

MỤC LỤC

TT Nội dung Trang

MỞ ĐẦU 1

I Tổng quan về  nguyên liệu bao bì hòm hộ p cũ  (OCC) cho quátrình sản xuất giấy và các tông bao gói, quá trình gia keo chốngthấm cho giấy và các tông bao gói từ nguyên liệu OCC.

4

1.1 T ổ ng quan về   nguyên liệu bao bì hòm hộ p cũ  (OCC) cho quá

trình sản xuấ t giấ  y và các tông bao gói.

4

1.2 Quá trình gia keo chố ng thấ m cho giấ  y và các tông bao gói t ừ  nguyên liệu bao bì hòm hộ p cũ (OCC)

7

1.2.1 Quá trình gia keo bằng keo nhự a thông 7

1.2.2 Quá trình gia keo kiềm tính (AKD) 9 K ế t luận và định hướ ng nghiên cứ u 19

II Nguyên liệu và phươ ng pháp nghiên cứu 21

2.1 Nguyên liệu, hóa chấ t và thiế t bị nghiên cứ u 21

2.2 Phươ ng pháp nghiên cứ u 23

III K ết quả nghiên cứu và thảo luận 24

3.1 S ản xuấ t thử   nghiệm giấ  y và các tông bao gói gia keo chố ng

thấ m bằ ng keo AKD (keo chố ng thấ m kiề m tính)

24

3.1.1 Quy trình sản xuất thử  nghiệm 243.1.2 Sản xuất thử  nghiệm giấy bao gói gia keo chống thấm bằng

keo AKD24

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 173: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 173/228

  4

MỞ  ĐẦU

Trong những năm gần đây trên thế giớ i, đặc biệt là ở  Việt Nam, bao bì hòm hộ p

đã qua sử dụng là nguồn cung cấ p xơ  sợ i tái sinh quan tr ọng cho nhu cầu tiêu dùng bao

 bì trong công nghiệ p đang gia tăng nhanh chóng. Xu hướ ng này có liên quan chặt chẽ đến quá trình phát triển của kinh tế  thế giớ i và trong nướ c, bao bì hòm hộ p từ xơ  sợ i

thực vật đóng vai trò quan tr ọng trong việc bảo vệ, vận chuyển các loại hàng hóa, thiết

 bị đến mọi nơ i tiêu dùng.

Các loại giấy và các tông bao gói đượ c sử dụng r ộng rãi hiện nay chủ yếu đượ c

sản xuất từ nguyên liệu xơ  sợ i thực vật, xơ  sợ i có tính ưa nướ c (có chứa nhiều nhóm ưa

nướ c – OH, COOH), đồng thờ i giấy có cấu trúc xố p (có các lỗ nhỏ trên bề mặt tờ  giấy).

Vì vậy, nướ c và một số chất lỏng dễ dàng thấm vào trong tờ  giấy làm cho tờ  giấy bị 

mủn ra. Việc chống thấm cho tờ  giấy dựa trên hai nguyên tắc cơ  bản là tạo cho giấy cótính k ỵ nướ c và bịt kín những lỗ nhỏ trên bề mặt tờ  giấy làm cho nướ c và một số chất

lỏng không thấm vào bên trong tờ  giấy.

Tươ ng ứng vớ i hai nguyên tắc trên trong sản xuất giấy có hai phươ ng pháp đó là

gia keo nội bộ và gia keo bề mặt:

- Phươ ng pháp gia keo nội bộ thườ ng sử dụng những chất có tính k ỵ nướ c như:

Keo nhựa thông, keo AKD (Alkyl ketene dimers), keo ASA (Alkenyl succinic

anhydrides) v.v… để bổ sung vào dòng huyền phù bột tr ướ c khi đưa bột giấy lên máyxeo giấy. Trong phươ ng pháp này, chất gia keo nội bộ có tính k ỵ nướ c khi bám dính lên

 bề mặt xơ  sợ i sẽ làm cho xơ  sợ i và tờ  giấy mang tính k ỵ nướ c.

- Phươ ng pháp gia keo bề mặt thườ ng sử dụng những chất tạo màng như: tinh

 bột, keo polyvinylalcol v.v… để tráng phủ lên bề mặt tờ  giấy. Trong phươ ng pháp gia

keo này, chất tạo màng sẽ bịt kín đa số các lỗ tr ống trên bề mặt tờ  giấy, làm giảm khả 

năng thấm của nướ c và môt số chất lỏng vào bên trong tờ  giấy. Phươ ng pháp gia keo bề 

mặt còn có thêm công dụng là làm cho giấy có độ bền bề mặt cao, không bị bong sợ i

khi gặ p ma sát trong quá trình in ấn.Đối vớ i các loại giấy cần độ  bền bề  mặt cao, trong quá trình sản xuất giấy

thườ ng sử dụng cả hai phươ ng pháp gia keo nội bộ và gia keo bề mặt. Tùy thuộc vào

mục đích sử dụng, in mực nướ c (in phun, in offset, in lướ i…) và in mực khô (in laser,

 photocopy…) mà sử dụng các chất keo và quy trình gia keo khác nhau.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 174: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 174/228

Page 175: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 175/228

  6

keo. Tr ướ c thực tr ạng nêu trên, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưở ng đến hiệu quả quá

trình gia keo kiềm tính AKD và đưa ra quy trình gia keo kiềm tính thích hợ  p là một

việc làm r ất cần thiết. Vì vậy, Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô đượ c Bộ  Công

Thươ ng giao nhiệm vụ  nghiên cứu khoa học công nghệ  năm 2011, thực hiện đề  tài:

“ Nghiên cứ u áp d ụng phươ ng pháp gia keo ki ềm tính cho quá trình sản xuấ t gi ấ  y và

các tông bao gói ”.

 M ục tiêu của đề tài:

Đưa ra giải pháp sử dụng hiệu quả quá trình gia keo kiềm tính trong quá trình

sản xuất giấy và các tông bao gói.

 N ội dung nghiên cứ u:

+ Khảo sát thực tr ạng sử dụng nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ) trong quá

trình sản xuất giấy và các tông bao gói có gia keo chống thấm bằng keo AKD (keochống thấm kiềm tính).

+ Nghiên cứu ảnh hưở ng của khoảng pH đến hiệu quả quá trình gia keo chống

thấm bằng keo AKD (keo chống thấm kiềm tính) trong quá trình sản xuất giấy và các

tông bao gói.

+ Nghiên cứu ảnh hưở ng của quá trình tuần hoàn nướ c tr ắng đến hiệu quả quá

trình gia keo chống thấm bằng keo AKD (keo chống thấm kiềm tính) trong quá trình

sản xuất giấy và các tông bao gói.

+ Nghiên cứu, so sánh một số loại keo AKD (keo chống thấm kiềm tính) thươ ng

 phẩm đang lưu hành đến hiệu quả gia keo trong sản xuất giấy và các tông bao gói.

+ Sản xuất thử nghiệm 700 kg sản phẩm giấy bao gói đạt độ hút nướ c Cobb60 

nhỏ hơ n 30 g/m2.

+ Tính toán đượ c hiệu quả kinh tế 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 176: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 176/228

  7

PHẦN I

TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU BAO BÌ HÒM HỘP CŨ (OCC) CHO QUÁ TRÌNH

SẢN XUẤT GIẤY VÀ CÁC TÔNG BAO GÓI, QUÁ TRÌNH GIA KEO CHỐNG THẤM

CHO GIẤY VÀ CÁC TÔNG BAO GÓI TỪ  NGUYÊN LIỆU OCC.

1.1 Tổng quan về nguyên liệu bao bì hòm hộp cũ  (OCC) cho quá trình sản xuất

giấy và các tông bao gói.

Sử dụng xơ  sợ i tái sinh trong ngành công nghiệ p giấy và các tông bao gói đượ c

triển khai r ất hiệu quả từ những năm 60 của thế k ỷ XX. Đặc biệt từ năm 2005 cho đến

nay, mức tiêu thụ loại nguyên liệu này trên thế giớ i tăng trung bình 3%/năm[1]. Dự báo

giai đoạn 2011 – 2015 tổng sản lượ ng giấy thu hồi của thế  giớ i tăng bình quân 4,4

%/năm. Châu Á sử dụng giấy thu hồi nhiều nhất, gần 40% so vớ i thế giớ i, Châu Á nhậ p

khẩu gần 2/3 lượ ng giấy thu hồi thươ ng mại, Châu Âu nhậ p khẩu khoảng 25% lượ nggiấy thu hồi thươ ng mại, còn lại chỉ nhậ p khẩu khoảng 7% giấy thu hồi thươ ng mại trên

toàn cầu.

Trên thế giớ i, bột giấy thu hồi tái chế từ giấy và bao bì hòm hộ p cũ chiếm nhiều

nhất trong số các loại bột giấy để sản xuất giấy và các tông bao gói chiếm 54,09 % so

vớ i tổng sản lượ ng bột giấy (bột hóa, bột giấy thu hồi, bột phi gỗ). Ở trong nướ c, năm

2010 tổng sản phẩm giấy sản xuất trong nướ c là 1.298.700 tấn, trong đó sản xuất giấy

làm bao bì là 825.000 tấn, chiếm khoảng 63,53 % so vớ i tổng lượ ng giấy các loại sản

xuất. Hiện nay, thu gom giấy thu hồi trong nướ c đạt 734.212 tấn, chiếm 32 % so vớ i

tổng lượ ng tiêu dùng giấy thu hồi, nhậ p khẩu 269.743 tấn chiếm khoảng 26,87 % so vớ i

tổng lượ ng tiêu dùng giấy thu hồi. Dự báo đến năm 2011, tổng lượ ng giấy tiêu dùng là

2.566.600 tấn, thu gom giấy thu hồi trong nướ c là 840.000 tấn, nhậ p khẩu giấy thu hồi

khoảng 355.000 tấn[1].

 Nhìn chung, chất lượ ng của bao bì hòm hộ p cũ (OCC) thay đổi r ất lớ n tùy thuộc

vào đặc thù địa lý của khu vực sản xuất loại này. Ở các nướ c Châu Âu và Châu Mỹ bột

kraft gỗ mềm không tẩy tr ắng (xơ  sợ i dài) luôn chiếm tỷ lệ cao trong bao bì hòm hộ p cũ (OCC). Trong khi đó ở  Châu Á tỷ lệ xơ  sợ i dài từ gỗ mềm là không đáng k ể mà thay

vào đó là hỗn hợ  p xơ  sợ i có nguồn gốc từ gỗ mềm và gỗ cứng không tẩy tr ắng, từ bao

 bì, hòm hộ p tái sinh, từ một số  loại nguyên liệu phi gỗ như  tre, nứa, bã mía, r ơ m r ạ 

v.v… Sự khác biệt về các thành phần[4] chính trong OCC Châu Á và Mỹ đượ c đưa ra

trong bảng 1.1.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 177: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 177/228

  8

Bảng 1.1 Tỷ lệ một số thành phần chính trong các tông sóng Châu Á và Mỹ[4]

Tên nướ c Tạp chất(%)

Tro(%)

Tinh bột(%)

Xơ  sợ ivụn, (%)

Chiều dàixơ  sợ i,(mm)

Hiệusuất thuhồi, (%)

Châu Á (trung bình) 1,08 7,93 6,60 19,7 1,53 76,5

 Nhật Bản 1,43 7,03 4,77 18,60 1,52 79,50Đài Loan 1,57 6,77 4,48 19,30 1,61 80,20

Indonexia 0,87 4,60 8,20 17,80 1,43 76,40

Trung Quốc 0,92 14,90 8,16 20,70 1,45 68,90

Hồng Kông 1,10 12,50 5,80 18,30 1,60 72,00

Thái Lan 1,16 4,04 8,02 17,90 1,51 79,30

Hàn Quốc 1,42 10,60 3,90 21,00 1,46 77,10

Malaixia 0,13 7,93 9,50 23,70 1,69 78,40

 M  ỹ   1,00 1,70 2,00 15,0 2,20 85,30

Các số  liệu trong bảng 1.1 cho thấy hàm lượ ng tạ p chất (đinh gim, băng dính,

keo v.v…) trung bình trong OCC có nguồn gốc từ Châu Á (1,08%) và Mỹ (1%) tươ ng

đươ ng nhau. Tuy nhiên, hàm lượ ng các thành phần khác lại r ất khác nhau:

+ Độ  tro của các mẫu OCC Châu Á biến đổi trong khoảng r ất r ộng từ 4% đến

15%, trong khi giá tr ị tươ ng ứng của mẫu OCC Mỹ là 1,7%. Các mẫu OCC của Hồng

Kông và Trung Quốc chứa nhiều tro nhất (12,5% và 14,9%). Độ tro của OCC từ Hồng

Kông và Trung Quốc cao là do sử dụng một lượ ng tươ ng đối lớ n r ơ m r ạ và các loại

nguyên liệu phi gỗ khác để sản xuất lớ  p sóng, thậm chí cả lớ  p mặt của các tông sóng.

+ Hàm lượ ng xơ   sợ i vụn có xu hướ ng biến đổi tươ ng tự  như độ  tro: các mẫu

OCC từ Châu Á mà đặc biệt là Trung Quốc có tỷ lệ xơ  sợ i vụn r ất cao (20,7%). Mẫu

OCC từ Mỹ có chiều dài xơ  sợ i trung bình và hiệu suất thu hồi lớ n nhất, lớ n hơ n r ất

nhiều so vớ i các mẫu OCC Châu Á.

K ết quả phân tích từ các tài liệu tham khảo cho thấy chiều dài xơ  sợ i và hiệu suấtthu hồi của Châu Á khá thấ p (tươ ng tự OCC Việt Nam) chứa nhiều xơ  sợ i vụn và các

tạ p chất phi xơ  sợ i. Do vậy, chất lượ ng OCC, các tạ p chất và xơ  sợ i vụn này ảnh hưở ng

đến hiệu quả của quá trình gia keo kiềm tính (AKD) trong sản xuất giấy và các tông bao

gói.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 178: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 178/228

  9

  Ư u điểm nổi bật của OCC so vớ i các chủng loại giấy loại khác là hiệu suất thu

hồi xơ  sợ i r ất cao[5]:

+ OCC, giấy bao gói : 90 – 95%

+ Giấy vẽ, đồ họa : 65 – 85%

+ Giấy vệ sinh : 60 – 75%+ Giấy đặc chủng : 70 – 95%

+ Bột khử mực thươ ng phẩm : 60 – 85%

Chi phí nguyên liệu khá thấ p, công nghệ tươ ng đối đơ n giản, hiệu suất thu hồi xơ  

sợ i cao từ  nguyên liệu OCC và quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói từ  loại

nguyên liệu này ít gây ô nhiễm môi tr ườ ng chính là những động lực căn bản thúc đẩy

việc nâng cao tỷ lệ sử dụng xơ  sợ i tái sinh trong sản xuất giấy và các tông. Nhìn chung,

quá trình tái chế OCC nhằm thu hồi xơ  sợ i cho sản xuất giấy và các tông bao gói chủ yếu sử dụng các phươ ng pháp cơ  học. Xơ  sợ i trong OCC đượ c phân tách và loại bớ t tạ p

chất vớ i một số các công đoạn chính như: đánh tơ i, sàng chọn, lọc cát sơ  bộ, nghiền,

sàng tinh và lọc cát tinh tr ướ c khi đi xeo thành phẩm trên máy xeo giấy các tông bao

gói. Sự giảm sút hiệu suất trong quá trình chế biến OCC chủ yếu là do một số tạ p chất

như kim loại, nhựa, chất độn v.v.. đã đượ c loại bỏ  trong các quá trình đánh tơ i, sàng

chọn và lọc cát.

Trong thờ i gian gần đây, để tăng giá tr ị sử dụng của OCC, các thiết bị phân tách

xơ  sợ i dài và xơ  sợ i ngắn từ nguyên liệu này đượ c nghiên cứu và áp dụng công nghiệ pthành công. Xơ  sợ i thớ  dài sau khi phân tách thườ ng đượ c sử dụng cho sản xuất giấy và

các tông lớ  p mặt, xơ  sợ i thớ  ngắn đượ c sử dụng để sản xuất lớ  p sóng cho các tông sóng,

lớ  p đệm, lớ  p đế cho các tông nhiều lớ  p v.v…

Do OCC thườ ng có chứa r ất nhiều tạ p chất, đặc biệt là các tạ p chất có khả năng

k ết dính cao (stickies) gây ra nhiều khó khăn cho quá trình sản xuất như: làm rách giấy,

k ết dính trên chăn lướ i, tr ục ép, lô sấy v.v… nên các công đoạn xử lý cơ  nhiệt để loại

 bỏ các tạ p chất này cũng đượ c các nhà sản xuất nghiên cứu áp dụng trong công nghiệ ptrong thờ i gian gần đây.

Tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh quan tr ọng đang làm ảnh hưở ng tớ i quá trình tái

sinh từ OCC là chất lượ ng xơ   sợ i giảm do sau mỗi lần tái sinh. Các k ết quả  nghiên

cứu[5] cho thấy bột giấy sản xuất theo các phươ ng pháp hóa học tr ải qua quá trình sấy,

thủy hóa lặ p lại sẽ bị xơ  cứng hay còn gọi là “sừng hóa” (hornification) và giảm đáng

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 179: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 179/228

  10

k ể về chiều dài xơ  sợ i cũng như khả năng tạo liên k ết. Các sản phẩm giấy và các tông

 bao gói từ xơ  sợ i này sau một số lần tái sinh không đạt đượ c chất lượ ng yêu cầu.

Hiện tượ ng sừng hóa xuất hiện trong mạng các vách tế bào của xơ  sợ i hóa học.

Trong quá trình ấy, các vách tế  bào đã phân lớ  p một phần (chổi hóa trong quá trình

nghiền) liên k ết chặt chẽ vớ i nhau bằng các liên k ết hydro. Khi đánh tơ i và nghiền trongmôi tr ườ ng nướ c, xơ   sợ i tái sinh khó phân lớ  p hơ n do một số  liên k ết hydro tạo ra

không phân hủy đượ c. Xơ  sợ i tái sinh tr ở  nên cứng và giòn hơ n so vớ i xơ  sợ i mớ i. Hơ n

nữa, do một phần liên k ết hydro tạo ra giữa các vi sợ i trong quá tình sấy giấy không

 phân hủy đượ c mà xơ  sợ i không hoàn toàn duỗi thẳng trong khi đánh tơ i và nghiền làm

cho kích thướ c xơ  sợ i tái sinh không đạt đượ c kích thướ c ban đầu của xơ  sợ i mớ i.

1.2 Quá trình gia keo chống thấm cho giấy và các tông bao gói từ  nguyên liệu bao

bì hòm hộp cũ (OCC)

1.2.1 Quá trình gia keo bằng keo nhự a thông

Quá trình chống thấm theo phươ ng pháp gia keo bằng keo nhựa thông cho giấy

và các tông bao gói là k ết quả của sự tươ ng tác giữa 3 cấu tử chính: Xơ  sợ i xenluylô,

các hạt keo nhựa thông và phèn nhôm. Do xơ  sợ i và các hạt keo đều mang điện tích âm

nên trong huyền phù xơ  sợ i và các hạt keo sẽ không tr ực tiế p liên k ết đượ c vớ i nhau.

Phèn nhôm khi hòa tan trong nướ c sẽ  tạo thành ion nhôm đa hóa tr ị  mang điện tích

dươ ng. Trong quá trình gia keo, phèn nhôm sẽ đóng vai trò hỗ tr ợ  quá trình k ết tủa các

hạt keo nhựa thông lên trên bề mặt xơ  sợ i và tạo thành muối nhựa nhôm k ết tủa trên bề mặt xơ  sợ i.

1.2.1.1 Các loại keo nhự a thông sử  d ụng trong sản xuấ t giấ  y và các tông bao gói

Quá trình sản xuất keo nhựa thông truyền thống (không biến tính) theo phươ ng

 pháp nấu colophan vớ i dung dịch xút hoặc natri cacbonat. Vớ i mục đích biến tính

colophan là làm giảm xu hướ ng k ết tinh và năng cao mức độ  hoạt tính của các sản

 phẩm keo điều chế  từ  nguồn nguyên liệu này. Keo nhựa thông điều chế  từ  colophan

 biến tính có độ ổn định và hiệu quả gia keo cao hơ n so vớ i keo điều chế theo phươ ng pháp truyền thống.

 Keo nhự a thông xút hóa: 

Colophan là chất r ắn k ỵ nướ c, không tan trong nướ c, để  có thể  tan đượ c trong

nướ c cần tiến hành xút hóa colophan vớ i dung dịch xút hoặc natri cacbonat ở  nhiệt độ 

từ 95 0C đến 98 0C trong khoảng thờ i gian từ 3h đến 5h. Colophan sau khi xút hóa đượ c

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 180: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 180/228

  11

gọi là keo nhựa thông xút hóa hay keo nhựa thông xà phòng hóa. Nhìn chung hiệu quả 

gia keo và tính ổn định chất lượ ng của loại keo nhựa thông này thấ p hơ n so vớ i keo

nhựa thông biến tính.

 Keo nhự a thông phân tán:

Keo nhựa thông phân tán đượ c sản xuất dướ i dạng huyền phù chứa 30% đến

40% chất khô. Thành phần của keo nhựa thông phân tán có chứa 75% đến 90% axít

nhựa chưa đượ c xà phòng hóa. Keo nhựa thông phân tán có quy trình sản xuất phức tạ p,

có tính ổn định chất lượ ng không cao.

 Keo nhự a thông bi ế n tính:

 Nhằm tăng hiệu quả của quá trình gia keo chống thấm cho giấy và các tông bao

gói bằng keo nhựa thông, các axít nhựa trong nhựa thông (hai thành phần chính của hỗn

hợ  p axít nhựa trong colophan là axít abietic và axít pimaric) đượ c biến tính bằng cách

cho phản ứng vớ i malêic anhyđríc hoặc axít fumaríc sản phẩm tạo thành là axít

tricarboxylic. Phản ứng lậ p thể ứng dụng cho r ất nhiều hợ  p chất dien (phản ứng cộng

vòng Diels-Alder) và chỉ có thể áp dụng cho đồng phân dạng axít abietic có cặ p nối đôi

liên hợ  p, sản phẩm đượ c gọi là keo nhựa thông biến tính. Hai nhóm các-bô-xyl thêm

vào có tính axít mạnh hơ n so vớ i nhóm các-bô-xyl ban đầu. Điều này có ngh ĩ a là đặc

tính âm điện mạnh hơ n (phân cực tốt hơ n) làm cho khả năng phân tán keo tốt hơ n, kích

thướ c hạt keo nhỏ hơ n, nên hiệu quả quá trình gia keo đượ c cải thiện. Mặt khác, khi

tính ainon của dung dịch keo nhựa thông biến tính tăng lên thì hiệu quả phản ứng của

keo vớ i phèn nhôm nhằm tạo ra rêsinát nhôm cũng tăng lên dẫn tớ i hiệu quả gia keo

nhựa thông tốt hơ n.

Hình 1.1 Phản ứ ng biến tính nhự a thông bằng axít furmaríc

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 181: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 181/228

  12

1.2.1.2 Tình hình sử   d ụng keo nhự a thông cho sản xuấ t giấ  y và các tông bao gói ở  

trong nướ c.

Trong thực tế sản xuất, một số nhà máy sản xuất giấy và các tông bao gói vẫn sử 

dụng keo nhựa thông xút hóa như: Công ty Cổ phần giấy Lửa Việt, Công ty Cổ phần

giấy Thanh Long. Tuy nhiên, chất lượ ng nhựa thông xút hóa thườ ng không ổn định và phụ  thuộc vào kinh nghiệm của ngườ i nấu nhựa thông. Hơ n nữa, mức dùng keo nhựa

thông xút hóa cao từ 1% đến 5% so vớ i bột khô tuyệt đối, tăng chi phí sản xuất do giá

thành của nhựa thông hiện nay là khá cao.

Một số Công ty khác đã chuyển sang sử dụng keo nhựa thông biến tính để gia

keo chống thấm cho sản xuất giấy và các tông bao gói như: Công ty Cổ phần giấy Mỹ 

Hươ ng, Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ và một số Công ty giấy ở  khu vực phía

 Nam. Hiệu quả gia keo nhựa thông biến tính cho giấy và các tông bao gói cao và tức

thờ i, giấy đanh và cứng.

Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu chủ yếu đượ c sử dụng để sản xuất tại các công ty

là OCC (bao bì hòm hộ p cũ). Nguồn nguyên liệu này có chất lượ ng ngày càng thấ p do

quá trình tái sinh nhiều lần. Trong quá trình sản xuất giấy và các tông gói từ  nguồn

nguyên liệu OCC nhằm tiết kiệm nướ c công nghệ và hạn chế nướ c thải ra môi tr ườ ng

nên trong nướ c tuần hoàn của dây chuyền chứa r ất nhiều tạ p chất. Vì vậy, quá trình

khống chế pH gặ p nhiều khó khăn (tốn nhiều phèn), xuất hiện các đốm keo trên bề mặt

giấy, tăng thờ i gian dừng máy để vệ sinh do dính chăn, dính lướ i. Gia keo chống thấmcho giấy và các tông bao gói bằng keo nhựa thông sinh nhiều bọt khi máy xeo chạy,

làm thao tác chạy máy gặ p r ất nhiều khó khăn, thất thoát một lượ ng lớ n bột giấy theo

 bọt. Hơ n nữa, hiện nay giá thành của nhựa thông thươ ng phẩm r ất cao (70 – 75 triệu

đồng/1 tấn nhựa thông), làm giá thành sản phẩm tăng.

1.2.2 Quá trình gia keo ki ềm tính (AKD)

1.2.2.1 Điề u chế  và nhũ t ươ ng hóa keo AKD

AKD là một Keton không no có công thức cấu tạo như hình 1.2, trong đó R là

một gốc hydrocacbon có chứa từ 14 - 22 nguyên tử cacbon trong mạch. Vòng ketene

dimer lactone giúp cho phân tử keo AKD có khả năng phản ứng vớ i nhóm OH trong

 phân tử xenluloza để tạo thành một liên k ết este.

Độ dài của gốc hydrocacbon R ảnh hưở ng tớ i khả năng phản ứng của keo AKD.

Trong thực tế  keo AKD thươ ng phẩm thườ ng đượ c sản xuất từ  hỗn hợ  p của axít

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 182: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 182/228

  13

 panmetic và axít stearic. Sự tạo thành nhóm ketene và nhóm dimer đượ c tiến hành bở i

các axít béo dẫn xuất clorua trong một dung môi hữu cơ , sau đó là phản ứng ngưng tụ 

vòng Lacton.

Hình 1.2 Phản ứ ng tổng hợ p keo AKD

Trong phản ứng điều chế trên, axit béo thườ ng dùng ở  dạng sáp, là hỗn hợ  p của

ít nhất 5 axít béo khác nhau tr ở  lên (R chứa từ 14 - 22 nguyên tử cacbon). Trong keo

AKD, một trong các axít chiếm tỷ lệ lớ n nhất là axít palmitic, axít stearic.

Bảng 1.2 Ảnh hưở ng của độ dài gốc R tớ i hiệu quả gia keo AKD[9]

Chiều dài gốc R Độ gia keo (s)(HST to 80% Reflectance)

Chú thích

Hỗn hợ  p C14 - C16 786

R = C16 825

Hỗn hợ  p C16-C20  700

Giấy 65 g/m2; 0,1% keo

AKD

AKD thươ ng mại thườ ng đượ c điều chế từ axit stearic (R = C14 - C16), sản phẩm

thu đượ c ở  dạng sáp, không tan trong nướ c, nhiệt độ nóng chảy khoảng 500

C. Hiệu quả gia keo của AKD phụ thuộc vào số nguyên tử C trong gốc R, khi số lượ ng nguyên tử C

tăng từ 8 đến 14, tuy nhiên khi số lượ ng nguyên tử C trong gốc R tăng lên trên 20 thì

hiệu quả gia keo của AKD lại giảm.

Để sử dụng keo AKD làm keo chống thấm cho giấy thì cần phải tiến hành làm

nóng chảy keo AKD sau đó phân tán chúng vào trong nướ c có chứa các thành các hạt

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 183: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 183/228

Page 184: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 184/228

  15

không bền và nó sẽ decarboxyl để tạo ra các keton tươ ng ứng (hình 1.4).

Hình 1.3 Phản ứ ng của AKD vớ i nhóm OH của xenluylô 

Hình 1.4 Phản ứ ng của keo AKD vớ i H2O

C ơ  chế  phản ứ ng của keo AKD vớ i x ơ  sợ i xenluylô:

Hiện nay, cơ  chế phản ứng của keo AKD vớ i xơ  sợ i xenluylô có hai thuyết khác

nhau về cơ  chế phản ứng của AKD vớ i xơ  sợ i xenluylô. Thuyết thứ nhất cho r ằng cơ  

chế phản ứng của AKD vớ i xơ  sợ i xenluylô dựa trên thuyết liên k ết mạnh/liên k ết yếu

(strong bond/weak bond) và thuyết thứ  hai dựa trên cơ   sở   hình thành liên k ết este β 

keton[9].Theo thuyết liên k ết mạnh/liên k ết yếu, phản ứng của AKD trong quá trình gia

keo bao gồm 02 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Phản ứng của keo AKD vớ i xơ  sợ i xenluylo để tạo thành liên k ết

este β keton là một sản phẩm phụ. K ết luận này dựa trên k ết quả phân tích phát hiện

liên k ết este trong giấy gia keo AKD. Khả năng triết tách tớ i 80% lượ ng AKD có trong

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 185: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 185/228

  16

giấy và cuối cùng do khả năng dịch chuyển AKD bở i sự tăng nhiệt độ.

+ Giai đoạn 2: AKD là một keo liên k ết yếu, chính các phần tử AKD và các phần

không phải là xenluloza phản ứng vớ i keo AKD tạo ra khả năng gia keo cho giấy.

Trong khi đó theo thuyết thông dụng nhất thì cơ  chế phản ứng của phản ứng giữa

keo AKD vơ i xơ  sợ i Xenluloza gồm 4 giai đoạn (hình 1.5):

Hình 1.5 Các giai đoạn của quá trình gia keo AKD 

+ Giai đoạn 1: Những hạt keo phân tán đượ c ổn định bằng điện tích dươ ng tr ướ c

hết sẽ đượ c hấ p thụ trên xơ  sợ i bằng lực hút t ĩ nh điện. Mức dùng AKD phụ thuộc nhiều

vào thờ i gian gia keo cho tớ i khi lên lướ i (diện tích bể  chứa bột, bơ m, mực lưu chất

trong thùng đầu..), việc thêm tinh bột cation chính là để hỗ tr ợ  cho sự bảo lưu AKD. Vị 

trí gia keo AKD vào dòng bột là từ bể chứa đầu máy đến bơ m quạt hoặc hòm điều tiết.

+ Giai đoạn 2: Khi băng giấy đượ c sấy khô, các hạt keo AKD đượ c hấ p thu sẽ 

nóng chảy và dàn đều lên bề mặt xơ  sợ i nhờ  nhiệt độ ở  bộ phận sấy tạo điều kiện tốt

cho phản ứng giữa các nhóm OH của xơ  sợ i vớ i nhóm chức của phân tử AKD.

+ Giai đoạn 3: Phản ứng hóa học giữa AKD vớ i nhóm OH của xenluloza. Phản

ứng này chỉ diễn ra ở  nhiệt độ cao khi phần lớ n nướ c trong tấm giấy đã đượ c bay hơ i

ngh ĩ a là ở  cuối giai đọan sấy. Trong quá trình này, nhóm anhydride trong phân tử keo

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 186: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 186/228

  17

AKD phản ứng vớ i nhóm OH trong phân tử xenluloza tạo thành một liên k ết hóa tr ị bền

vững.

+ Giai đoạn 4: Diễn ra quá trình định hướ ng của các phân tử AKD sao cho phần

hydrocacbon là phần k ỵ  nướ c thì ch ĩ a ra ngoài bề  mặt tờ   giấy, phần nhóm chức tạo

thành liên k ết vớ i xơ  sợ i làm cho các phân tử AKD dính chặt lên bề mặt xơ  sợ i, nhờ  định hướ ng này mà độ chống thấm tăng lên. Sự định hướ ng này không chỉ xảy ra trong

quá trình sấy mà còn tiế p tục trong khoảng thờ i gian ngắn sau khi giấy đượ c sấy xong,

ngh ĩ a là độ chống thấm vẫn tiế p tục tăng.

1.2.2.3 M ột số  yế u t ố  công nghệ ảnh hưở ng đế n gia keo kiề m tính (AKD)

 Ả nh hưở ng của pH và độ ki ềm:

Độ pH: Độ pH trong dòng huyền phù bột giấy tr ướ c khi xeo giấy ảnh hưở ng tớ i

hiệu quả gia keo, keo AKD dùng hiệu quả trong khoảng pH = 7,5 - 9. Phản ứng của keoAKD vớ i xơ  sợ i thuờ ng đượ c xúc tác bằng các ion bicarbonat HCO3

-, do vậy ngườ i ta

thườ ng dùng một lượ ng nhỏ NaHCO3 hoặc Na2CO3 vào dòng bột giấy vừa để thúc đẩy

 phản ứng giữa keo AKD vớ i xơ  sợ i, vừa để điều chỉnh pH trong khoảng 7,5 - 9.

Độ kiềm tính: Độ kiềm tính là một trong những yếu tố chính ảnh hưở ng tớ i sự 

 phân bố của AKD lên xơ  sợ i xenluylô và giúp cho tốc độ phản giữa keo AKD và xơ  sợ i

xenluylô xảy ra nhanh hơ n. Độ kiềm tính là nồng độ ion HCO3- có trong dòng bột giấy,

các ion HCO3 - có trong dòng bột do hai lý do:

+ Do bổ sung Na2CO3 hoặc NaHCO3 quá nhiều.

+ Do dùng bột Canxi cacbonat k ết tủa (PCC) làm chất độn, trong PCC có chứa

tạ p chất Ca(OH)2 bở i trong quá trình điều chế PCC, Ca(OH)2 chưa phản ứng hết vớ i khí

CO2 để tạo thành CaCO3.

Vớ i tác dụng của ion bicacbonat HCO3- ảnh hưở ng của các ion Al3+, Ca2+, Na+ 

trong dòng bột tớ i keo AKD có thể đượ c giảm tớ i mức tối thiểu.

Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu nếu độ kiềm tính của dòng huyền phù bột quácao (trên 400 ppm) sẽ làm tăng phản ứng thủy phân keo AKD để tạo thành Keton dẫn

tớ i làm giảm độ chống thấm cho giấy, phản ứng này diễn ra chậm, dẫn đến tính chống

thấm của giấy bị giảm dần sau khi tờ  giấy đượ c sản xuất - gọi là hiện tượ ng hồi keo.

Một số nghiên cứu cho thấy khi gia keo AKD sử dụng chất độn cácbonat k ết tủa, nếu

tăng độ kiềm từ 100 – 1000 ppm, độ chống thấm của giấy giảm mạnh, có thể mất tác

dụng chống thấm trong vòng 7 ngày sau khi sản xuất[9,10].

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 187: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 187/228

  18

 Ả nh hưở ng của chấ t độn, x ơ  sợ i vụn và hóa chấ t tr ợ  bảo l ư u:

Chất độn và xơ  sợ i vụn keo theo sự gia tăng lượ ng keo AKD cần thiết cho quá

trình gia keo cho giấy và các tông bao gói để có đượ c cùng một mức độ gia keo, hiện

tượ ng này đượ c giải thích tr ướ c hết là do: sự tăng diện tích bề mặt cần gia keo, bề mặt

hóa học của chất độn, cấu trúc bề mặt của chất độn, chất phân tán dùng để phân tán chấtđộn, độ bảo lưu của chất độn v.v… Ngoài ra xơ  sợ i vụn tham gia vào phản ứng vớ i keo

AKD, do đó lượ ng keo AKD cần thiết cho quá trình gia keo tăng lên.

Có hai yếu tố  làm giảm hiệu quả của quá trình gia keo trên phần ướ t của máy

xeo giấy. Yếu tố thứ nhất là do sự thất thoát của xơ  sợ i vụn và chất độn kéo theo sự thất

thoát AKD do hấ p thụ lên đó. Yếu tố thứ hai là hệ thống các chất tr ợ  bảo lưu làm đông

tụ chất độn cùng vớ i AKD hấ p thụ lên bề mặt chất độn tạo thành những khối có kích

thướ c tươ ng đối lớ n, AKD đượ c kéo vào phía bên trong của các khối đó mà không

đượ c tr ải đều lên bề mặt xơ  sợ i.

Tuy nhiên, khi dùng chất tr ợ  bảo lưu một cách thích hợ  p thì không những làm

tăng đượ c độ bảo lưu của các hạt mịn mà còn làm tăng đượ c khả năng thoát nướ c trong

quá trình xeo giấy. Cả hai điều này r ất có ích trong quá trình xeo giấy, vì vậy việc dùng

chất tr ợ  bảo lưu trong quá trình xeo giấy là r ất quan tr ọng và cần thiết để đạt chất lượ ng

giấy cao, tiết kiệm các chất phụ gia và làm giảm ô nhiễm môi tr ườ ng.

Hơ n nữa, khi keo AKD đượ c bổ sung vào dòng huyền phù bột/chất độn, các hạt

keo AKD sẽ hấ p thụ lên bề mặt chất độn nhanh hơ n so vớ i hấ p thụ lên bề mặt xơ  sợ i,điều này đượ c lý giải là do diện tích bề mặt của chất độn lớ n hơ n nhiều so vớ i bề mặt

của xơ  sợ i.

Tỷ lệ chất độn: Thông thườ ng tỷ lệ chất độn cao thì kéo theo sự tăng lượ ng dùng

keo AKD, vì chất độn hấ p thụ nhiều keo. Do đó trong công nghệ thườ ng tiến hành quá

trình gia keo tr ướ c khi gia chất độn.

Vớ i công nghệ  gia keo trong môi tr ườ ng trung tính hoặc kiềm tính, chất độn

thườ ng sử dụng là canxi cacbonat k ết tủa (PCC) hoặc canxi cacbonat nghiền (GCC).Bột PCC sử dụng thườ ng có kích thướ c hạt từ 1,1 – 1,8 µm trong khi bột đá nghiền

thườ ng có kích thướ c từ 0,8 – 2,0 µm và cỡ  hạt có mức độ đồng nhất không cao bằng

chất độn PCC.

Đối vớ i chất độn PCC giá tr ị pH thườ ng ở  mức 8 - 8,5 và vớ i chất độn GCC giá

tr ị pH thườ ng ở  mức 7. Trong chất độn PCC luôn tồn tại lượ ng Ca(OH)2 dư, do đó pH

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 188: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 188/228

  19

của dòng bột luôn cao và chính điều này làm tăng tốc độ thủy phân của keo AKD trong

dòng bột cũng như trong giấy.

Việc sử dụng chất độn canxi cacbonat có thể dẫn tớ i hiện tượ ng hồi keo do sự 

tạo thành liên k ết giữa AKD vớ i ion Ca2+ trong nướ c.

 Ả nh hưở ng của tinh bột cation:

Khi gia keo AKD cho giấy và các tông bao gói thì tinh bột cation có tác dụng

nâng cao sự  bảo lưu làm tăng hiệu quả  của quá trình gia keo. Bở i đối vớ i xơ   sợ i

xenluylô thì điện tích zeta khoảng 20 – 30 µV (điện tích âm), tùy thuộc vào chủng loại

xơ  sợ i, cách xử lý hóa học và độ nghiền v.v… Hơ n nữa, điện thế của bột giấy còn ảnh

hưở ng bở i chất độn sử dụng. Các hạt mang cùng một điện tích thì đẩy nhau cho nên

điện thế zeta có ảnh hưở ng r ất lớ n đến độ k ết tụ và bám dính của bột giấy. Lực đẩy này

có thể đượ c trung hòa nếu như trên bề mặt của các hạt đượ c gắn các nhóm mang điệntích dươ ng hay còn gọi là cation hóa. Các phân tử tinh bột cation hút các hạt mang điện

tích âm, vì vậy các xơ  sợ i bột giấy có thể k ết tụ lại và các xơ  sợ i mịn cũng như chất độn

sẽ dính lên bề mặt bột giấy. Sự hấ p phụ của tinh bột cation phụ thuộc vào độ thế DS của

chúng. Quá trình hấ p phụ tinh bột cation lên bề mặt xơ  sợ i vẫn tiế p tục diễn ra cho tớ i

khi bề mặt xơ  sợ i đã đượ c bao phủ hoàn toàn bở i tinh bột hoặc điện tích bề mặt của xơ  

sợ i đã đượ c trung hòa. Tinh bột cation dùng trong công nghiệ p sản xuất giấy thườ ng có

độ thế từ 0,015 - 0,047.

Tinh bột cation dùng trong sản xuất giấy thườ ng chứa các nhóm amin bậc 3 hoặc

amin bậc 4 trong phân tử. Đối vớ i các amin bậc 3, khi pH của dung dịch tăng thì dẫn tớ i

sự giảm điện tích dươ ng của chúng. Tuy nhiên, vớ i các amin bậc 4 khi pH của dung

dịch tăng từ 7,5 - 8,5 điện tích của chúng không thay đổi[11].

Theo một số  nghiên cứu, sự  hấ p thụ  của tinh bột cation lên bề  mặt xơ   sợ i

xenluloza giảm mạnh khi độ dẫn điện riêng của huyền phù bột tăng. Sự ảnh hưở ng này

tùy thuộc vào đặc tr ưng của cation ion kim loại và nồng độ của chúng. Các ion kim loại

hóa tr ị 2 như Ca2+

, Mg2+

 có tác dụng gấ p 10 lần so vớ i các ion kim loại hóa tr ị một như  Na+ trong việc làm giảm sự hấ p phụ của tinh bột cation lên bề mặt xơ  sợ i. Các polymer

sẽ nhả hấ p phụ nếu sự có mặt của các ion kim loại làm giảm điện tích của bề mặt hấ p

 phụ. Các ion kim loại hóa tr ị 2 không chỉ ảnh hưở ng tớ i khả năng hấ p phụ của tinh bột

cation lên xơ   sợ i bở i hiệu ứng che chắn điện tích mà còn bở i sự  tươ ng tác giữa các

cation trên vớ i các nhóm cacboxylat COO -.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 189: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 189/228

  20

Tinh bột cation có mật độ điện tích thấ p (DS ≈ 0,015) sẽ giảm mạnh khả năng

hấ p thụ lên bề mặt của xơ  sợ i khi độ dẫn điện của huyền phù bột tăng (nồng độ của các

muối kim loại tăng), trong tinh bột cation vớ i mật độ điện tích cao (độ thế DS cao) sẽ ít

 bị  ảnh hưở ng hơ n. Sự  tăng nồng độ  các muối ion kim loại dẫn tớ i sự  giảm về  khối

lượ ng phân tử của các polymer tinh bột cation từ đó dẫn tớ i hiệu ứng che chắn giữa các

nhóm mang điện.

 Ả nh hưở ng của một số  ion kim loại:

Trong quá trình gia keo AKD, sự có mặt của một số ion kim loại như Ca2+, Al3+,

Mg2+ có thể làm giảm hiệu quả gia keo[12]. Nguyên nhân của sự làm giảm hiệu quả gia

keo AKD khi có mặt các ion kim loại trên đượ c giải thích là do sự tạo thành muối keton

của các kim loại trên.

Hình 1.6 Phản ứ ng tạo thành muối eton khi có mặt Ca2+, Al3+

Mặt khác, vớ i sự có mặt của các ion kim loại trên sự hấ p thụ của các phần tử tinh

 bột cation lên bề mặt xơ  sợ i xenllulo bị giảm đi. Tùy thuộc vào độ thế (DS) của tinh bột

cation mà khả năng hấ p thụ của chúng có thể tăng lên hay giảm đi khi có sự có mặt của

các ion Ca2+, Al3+, Mg2+. Sự có mặt của các ion trên đượ c biểu thị  thông qua độ dẫn

điện của dung dịch. Đối vớ i tinh bột cation có độ thế thấ p, khi độ dẫn điện đặc biệt thấ p

thì khả năng hấ p thụ của tinh bột cation lên bề mặt xơ  sợ i đượ c cho là lớ n nhất. Trong

khi đó vớ i tinh bột cation có độ thế (DS) cao khi độ dẫn điện tăng lên khả năng hấ p thụ 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 190: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 190/228

  21

của chúng lên bề mặt xơ  sợ i vẫn tốt.

Hình 1.7 Ảnh hưở ng của ion Al3+ lên hiện tượ ng hồi keo AKD

Theo một số nghiên cứu, tinh bột cation vớ i độ thế DS = 0,015 sẽ giảm khả năng

hấ p phụ  r ất nhanh khi trong dung dịch có sự  tăng nồng độ của các muối Ca2+, Mg2+,

Al3+.

1.2.2.4 Xu hướ ng sử  d ụng keo chố ng thấ m kiề m tính AKD

Gia keo trong phần ướ t của máy xeo (gia keo nội bộ) là một giai đoạn quan tr ọng

của quá trình sản xuất giấy nói chung, giấy các tông bao gói nói riêng. Cho tớ i đầu

những năm 1980 gia keo nội bộ trong môi tr ườ ng axít vẫn là công nghệ phổ biến trong

ngành công nghiệ p giấy và các tông bao gói trên thế giớ i. Từ những năm 1980 cho đến

nay, ngành công nghiệ p sản xuất giấy và các tông bao gói trên thế giớ i đã có nhữngchuyển đổi quan tr ọng về công nghệ gia keo nội bộ trong môi tr ườ ng axít sang gia keo

trong môi tr ườ ng kiềm. Trên thế giớ i, quá trình gia keo chống thấm trong môi tr ườ ng

kiềm đã đượ c nghiên cứu và áp dụng r ất hiệu quả trong các nhà máy sản xuất giấy in,

giấy viết từ nguồn nguyên liệu: bột sợ i ngắn tẩy tr ắng, bột sợ i dài tẩy tr ắng và bột cơ  

học tẩy tr ắng. Vớ i các nhà máy sản xuất giấy các tông bao gói việc sử dụng keo chống

thấm kiềm tính AKD cũng đượ c đưa vào sử dụng hiệu quả vớ i nguồn nguyên liệu chính

là bột kraft không tẩy tr ắng và một phần bao bì hòm hộ p cũ (OCC).

Cho tớ i đầu những năm 1990, ở  Việt Nam công nghệ gia keo nội bộ chủ yếu vẫn

sử dụng keo nhựa thông, gia keo trong môi tr ườ ng axít cho các nhà máy sản xuất giấy

và các tông bao gói. Từ những năm 1990 cho đến nay gia keo trong môi tr ườ ng kiềm

tính vớ i những ưu điểm hơ n hẳn so vớ i công nghệ gia keo trong môi tr ườ ng axít. Do

vậy, hầu như  các nhà máy sản xuất giấy in, viết trong nướ c (Tổng Công ty giấy Việt

nam, Công ty Cổ phần Tậ p đoàn Tân Mai, Công ty bao bì Việt Thắng v.v…) đã chuyển

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 191: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 191/228

Page 192: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 192/228

  23

khẩu. Vì vậy, nhóm đề tại tậ p trung nghiên gia keo kiềm tính (AKD) cho sản xuất giấy

và các tông bao gói sử dụng nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ) nội.

+ Hơ n nữa, do OCC (bao bì hòm hộ p cũ) nội có chất lượ ng thấ p, thườ ng chứa

nhiều tạ p chất như: mực in, tinh bột, chất độn, cát sạn v.v…đặc biệt là các tạ p chất có

khả năng k ết dính cao (stickies). Hơ n nữa, trong sản xuất nhằm hạn chế nướ c thải tậndụng tối đa tuần hoàn nướ c tr ắng, hạn chế quá trình r ửa, làm sạch, loại bỏ tạ p chất trong

giai đoạn chuẩn bị bột giấy. Điều này làm cho quá trình gia keo chống thấm cho giấy và

các tông: hiệu quả gia keo thấ p, quá trình gia keo không ổn định, hiện tượ ng hồi keo

v.v…

+ Nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả của quá trình gia keo kiềm tính (AKD) cho

giấy và các tông bao gói sử  dụng nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ), đề  tài tậ p

trung nghiên cứu các yếu tố công nghệ ảnh hưở ng đến hiệu quả gia keo. Trên cơ  sở  đó,

lựa chọn các điều kiện công nghệ thích hợ  p để đưa ra giải pháp sử dụng hiệu quả quátrình gia keo kiềm tính trong sản xuất giấy và các tông bao gói.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 193: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 193/228

Page 194: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 194/228

  25

Bảng 2.3 Một số thông số k ỹ thuật của các loại keo AKD

Keo AKDThông số sản phẩm

Thuận Phát Hư ng Đại Thịnh Xươ ng Giang

 Ngoại quan Nhũ tươ ng màu tr ắng Nhũ tươ ng màu tr ắng Nhũ tươ ng màu tr ắng

Hàm lượ ng chất r ắn, (%) 15,5 ± 1 15 ± 1 15

Tỷ tr ọng, (kg/cm3) - 1,03 ± 0,02 -

Độ nhớ t (25 0C), cps < 20 6 - 9 20

 pH 2,0 – 4,0 2,5 – 3,5 3,5

Tính ion cation cation cation

 Nhiệt độ đông đặc, (0C) 0 - -

Tinh bột cation:

Tinh bột cation đượ c sử dụng trong nghiên cứu là tinh bột cation của Công ty

Thuận Phát Hưng. Một số đặc tính k ỹ thuật của tinh bột cation đượ c đưa ra trong bảng2.4.

Bảng 2.4 Một số thông số k ỹ thuật của tinh bột cation

Đặc tính sản phẩm Thông số 

 Ngoại quan Chất bột mịn, màu tr ắng

Độ nhớ t (hồ hóa tinh bột 5% ở  60 0C), (cps) 900 - 1200

Độ ẩm, (%) 12 – 14

Độ tro, (%) 1,5 (lớ n nhất) pH, (dung dịch tinh bột huyền phù 5%) 5,0 – 6,5

 Ni tơ , (%) 0,2 – 0,35

Độ thế  0,02 – 0,04

2.1.3 Thi ế t b ị  

- Máy nghiền bột kiểu Hà Lan dung tích 4,5 lít (công suất động cơ  5,5 kw, vòng

quay động cơ  960 vòng/phút, ∅ lô dao bay 190 mm).

- Máy xeo Rapid-Kothen, hãng PTI của Áo sản xuất- Máy đo độ nghiền, hãng PTI của Áo sản xuất

- Máy đo độ chịu xé Elmendorf do hãng Frank PTI sản xuất

- Máy đo độ chịu bục do hãng PTI sản xuất

- Máy đo độ bền kéo và độ bền nén vòng Housfield sản xuất tại Anh.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 195: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 195/228

  26

  - Cân điện tử Metler độ chính xác ±0.0001g của Thụy S ĩ  

- Máy đo pH HANNA do Rumania sản xuất

- Máy đánh tơ i 5 lít, cánh khuấy dạng chân vịt do Đức sản xuất

- Máy đo độ nghiền, hãng PTI của Áo sản xuất

- Máy đo độ dẫn HANNA do Rumania sản xuất

2.2 Phươ ng pháp nghiên cứ u

2.2.1 Mô t ả phươ ng pháp nghiên cứ u

* Chuẩ n bị mẫ u thí nghiệm:

 Nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ) đượ c tách loại đinh ghim, băng dính sau

đó xé nhỏ và bảo quản mẫu trong túi nilon.

Cân lấy 120 gam mẫu OCC đem đi đánh tơ i trên máy đánh tơ i 5 lít ở  nồng độ 2% cho đến khi bột phân tán đều thì xả ra xô chứa 10 lít r ồi đem đi cô đặc trên lướ i r ửa

thí nghiệm đến nồng độ 3 % sau đó đem đi nghiền bột giấy.

* Quá trình nghiề n bột giấ  y:

Bột giấy đượ c nghiền trên máy nghiền Hà Lan 4,5 lít vớ i nồng độ  bột giấy

nghiền 3 % để đạt đến độ nghiền yêu cầu. Bột giấy sau khi nghiền, đượ c xả ra xô chứa

r ồi xác định nồng độ bột để  tính toán lượ ng bột cho quá trình phối tr ộn hóa chất phụ 

gia.

* Xeo mẫ u giấ  y thí nghiệm: 

Bột giấy sau khi phối tr ộn hóa chất phụ gia đượ c xeo thành mẫu giấy thí nghiệm

vớ i định lượ ng 70 g/m2 trên máy xeo Rapid-Kothen để xác định tính chất cơ  lý của bột

giấy.

2.2.2 Phân tích tính chấ t cơ  lý của bột gi ấ  y đượ c xác đị nh t ại phòng thí nghi ệm hoálý của Vi ện Công nghi ệ p Gi ấ  y và Xenluylô theo các tiêu chuẩ n sau:

Xác định định lượ ng : TCVN 1270 : 2008

Xác định độ hút nướ c Cobb60  : TCVN 6726 : 2007

Xác định độ bền kéo : TCVN 1862-2 : 2011

Xác định độ bền xé : TCVN 3229 : 2007

Xác định độ chịu bục : TCVN 7631 : 2007

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 196: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 196/228

  27

PHẦN III

K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨ U VÀ THẢO LUẬN

3.1 Sản xuất thử  nghiệm giấy và các tông bao gói gia keo chống thấm bằng keo

AKD (keo chống thấm kiềm tính)

Có thể nói, quá trình sản xuất thử nghiệm theo quy trình đã đượ c xác lậ p từ các

nghiên cứu trong phòng thí nghiệm là một bướ c r ất quan tr ọng. Quá trình này cho phép

khẳng định các k ết quả nghiên cứu và hiệu chỉnh các thông số k ỹ  thuật công nghệ để 

đưa ra quy trình công nghệ phù hợ  p tr ướ c khi ứng dụng cho sản xuất công nghiệ p.

 M ục tiêu của quá trình sản xuấ t thử  nghi ệm:

- Sản xuất thử nghiệm 700 kg giấy bao gói đạt chỉ tiêu chất lượ ng có độ hút nướ c

Cobb60 ≤ 30 g/m2 

3.1.1 Quy trình sản xuấ t thử  nghi ệm

+ 100% OCC nội

+ Độ nghiền bột giấy: 35 0SR

+ Mức dùng tinh bột cation: 0,5% so vớ i bột KTĐ 

+ Mức dùng keo AKD: 1,0 % (so vớ i nguyên liệu KTĐ)

+ pH = 7,5 – 8,0

+ Lượ ng nướ c tr ắng tuần hoàn dùng cho đánh tơ i thủy lực ≤  70% tổng lượ ng

nướ c sử dụng để đánh tơ i.

+ Lượ ng nướ c tr ắng đượ c pha loãng khi xeo giấy dướ i 90 % tổng lượ ng nướ c

 pha loãng.

+ Trình tự tiến hành thí nghiệm: Điều chỉnh pH – tinh bột cation - AKD – Xeo

giấy mẫu.

+ Định lượ ng giấy: 90 g/m2 

3.1.2 S ản xuấ t thử  nghi ệm gi ấ  y bao gói gia keo chố ng thấ m bằng keo AKD

Giấy bao gói đượ c sản xuất trên dây chuyền máy xeo dài tại Xưở ng thực

nghiệm, Công ty TNHH - Viện công nghiệ p Giấy và xenluylô vớ i quy trình công nghệ 

 phù hợ  p đã đượ c lựa chọn trong phòng thí nghiệm. Quá trình sản xuất bao gồm các giai

đoạn sau:

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 197: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 197/228

  28

a. Giai đ oạn chuẩ n bị bột giấ  y

 Nguyên liệu OCC nội đượ c tách loại băng dính, đinh ghim sau đó đánh tơ i trên

máy đánh tơ i thủy lực vớ i nồng độ bột giấy 5,0 ± 1% và lượ ng nướ c tr ắng dùng để đánh

tơ i thủy lực đúng như quy trình đề  tài đã đặt ra. Bột giấy sau khi đánh tơ i đượ c pha

loãng tớ i nồng độ bột giấy 4,0 ± 0,5% và đượ c nghiền trên 02 máy nghiền đĩ a mắc nốitiế p tớ i độ nghiền 35 ± 1 0SR, vớ i áp lực của hai máy nghiền lần lượ t là 70 và 70 Ampe.

Bột giấy sau khi đạt độ nghiền đượ c bơ m vào bể chứa bột giấy tr ướ c xeo dung tích 5

m3, đượ c pha loãng nồng độ bột giấy từ 2,0% đến 2,5% tr ướ c khi phối tr ộn vớ i tinh bột

cationic và điều chỉnh pH của dung dịch huyền phù bột.

b. Giai đ oạn xeo giấ  y

Giấy bao gói vớ i định lượ ng giấy 90 ± 2 g/m2 đượ c sản xuất trên máy xeo dài

của Xưở ng thực nghiệm Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô. Keo chống thấm AKD

đượ c bổ  sung vào dòng bột giấy tr ướ c hòm phun bột theo đúng lượ ng dùng đã tính

toán. Quá trình sử dụng nướ c tr ắng tuần hoàn, phối tr ộn hóa chất theo đúng quy trình dề 

tài đặt ra. Tổng lượ ng giấy bao gói sản xuất thử nghiệm dự kiến là 700 kg. Các mẫu

giấy dùng để phân tích các chỉ tiêu tính chất cơ  lý đượ c lấy đại diện từ các cuộn giấy.

Bảng 3.1 Độ hút nướ c và độ dẫn của nướ c trắng của giấy bao gói sản xuất thử  nghiệm

Thờ i gian lấy mẫuTT Hạng mục

1h 2h 3h 4h 6h

1 Độ hút nướ c Cobb60,(g/m2)

27,0 26,4 26,1 26,3 26,6

2 Độ dẫn của nướ c tr ắng,(µS/cm) 

580 580 590 600 600

K ết quả  thu nhận đượ c trong bảng 3.1 cho thấy quá trình sản xuất thử nghiệm

cho k ết quả phù hợ  p vớ i thí nghiệm. Độ hút nướ c có xu hướ ng giảm và sau đó tăng dần

theo thờ i gian chạy máy, điều này có thể giải thích khi thờ i gian chạy máy tăng thì hàm

lượ ng keo AKD dư trong nướ c tr ắng tăng lên. Tuy nhiên, tăng thờ i gian chạy máy độ 

dẫn của nướ c tr ắng tăng lên, từ đó làm giảm hiệu quả gia keo. Do vậy, trong thực tế sảnxuất độ dẫn của nướ c tr ắng phải đượ c kiểm soát, hoặc nướ c tr ắng phải đượ c xả bỏ một

 phần để bổ sung nướ c sạch vào hệ thống nướ c tuần hoàn trong dây chuyền sản xuất.

 Như vậy, các k ết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm cho

 phép khẳng định r ằng gia keo chống thấm cho giấy và các tông bao gói bằng keo AKD

(keo chống thấm kiềm tính) hoàn toàn đáp ứng đượ c các yêu cầu đề  tài như  trong đề 

cươ ng nghiên cứu. Tuy nhiên, trên thực tế cần khảo sát vớ i thờ i gian dài hơ n.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 198: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 198/228

  29

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tình hình công tác Hiệ p hội giấy Việt Nam lần thứ tư, ngày 21 tháng 06 năm

2011, Sunway Hotel, Hà Nội.

2. Đào Sỹ Sành và các cộng sự, Nghiên cứ u hoàn thiện ổ n định công nghệ sản xuấ t giấ  ytheo phươ ng pháp khô và chuyể n đổ i công nghệ xeo giấ  y sang phươ ng pháp kiề m tính,

Báo cáo tổng k ết đề tài cấ p bộ, Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô, 2000.

3. Hoàng Quốc Lâm và các cộng sự, Nghiên cứ u quy trình công nghệ thích hợ  p xử   lý

 giấ  y loại bao bì đ ã qua sử  d ụng (OCC) làm nguyên liệu sản xuấ t bột t ẩ  y tr ắ ng có các

chỉ  tiêu chấ t l ượ ng đ áp ứ ng yêu cầu sản xuấ t giấ  y in, giấ  y viế t , Báo cáo tổng k ết đề tài

cấ p bộ, Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô, 2004.

4. Nguyễn Quang Trung, các tông sóng và một số  đánh giá về  OCC Châu Á, công

nghiệ p giấy 03/2003.

5. Lothar Gottsching: “General aspects and basis statistics” in “Recycled fiber and

deinking”, Tappi press, 2000: 14 - 15

6. Michael Schwarz: “Design of reclyced fiber process for diferent paper and board

grades” in “Recycled fiber and deinking”, Tappi press, 2000: 211 – 238.

7. Chiristiane, Lothar Gottsching, Heikki: “Papermaking potential of recycled fiber” in

“Recycled fiber and deinking”, Tappi press, 2000: 359 – 370.

8. Jerome M.Gess and Jose. Rodriquez, The sizing of paper, Technology Park/Atlanta,

2005.

9. Johan Gullichsen, Hannu Paulapuro, Helsinki university of Technology, Book 4

 papermaking chemistry, Finnish Engineers’ Association and Tappi, 2000.

10. Ian Thorn, Appications of wet end paper chemistry, second edition, 2009, EKA

Chemicals Ltd.

11. Dr Michael J.Kocurek, Volume 6 – Stock Preparation, Third edition, 1992

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 199: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 199/228

Page 200: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 200/228

  2

BỘ CÔNG THƯƠ NGTỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH VIỆN CÔNG NGHIỆP GIẤY VÀ XENLUYLÔ**************&************

ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2011

NGHIÊN CỨ U ÁP DỤNG PHƯƠ NG PHÁP GIA KEO KIỀMTÍNH CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY VÀ CÁC TÔNG

BAO GÓI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 

NỘI DUNG VI:

TÍNH TOÁN ĐƯỢ C S Ơ  BỘ HI  Ệ U QU  Ả  KINH T  Ế THEO H Ợ  P ĐỒ NG THUÊ KHOÁNCHUYÊN MÔN S Ố: 32-11/H  Đ- ĐTKH KÝ NGÀY 10 THÁNG 10 N  Ă  M 2011 

Cơ  quan chủ trì: CÔNG TY TNHH VIỆN CÔNG NGHIỆP GIẤY VÀ XENLUYLÔ

Chủ nhiệm đề tài:  Đỗ Thanh TúK ỹ sư  công nghệ giấy

Danh sách nhữ ng ngườ i tham gia thự c hiện hợ p đồng:1. Dươ ng Ngọc Kiên – Công ty TNHH Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô

2. Lã Thị Cúc – Công ty TNHH Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô

3. Hoàng mạnh Vinh – Công ty TNHH Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô

4. Lê Thị Quỳnh Hoa – Công ty TNHH Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 201: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 201/228

Page 202: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 202/228

  4

MỞ  ĐẦU

Trong những năm gần đây trên thế giớ i, đặc biệt là ở  Việt Nam, bao bì hòm hộ p

đã qua sử dụng là nguồn cung cấ p xơ  sợ i tái sinh quan tr ọng cho nhu cầu tiêu dùng bao

 bì trong công nghiệ p đang gia tăng nhanh chóng. Xu hướ ng này có liên quan chặt chẽ đến quá trình phát triển của kinh tế  thế giớ i và trong nướ c, bao bì hòm hộ p từ xơ  sợ i

thực vật đóng vai trò quan tr ọng trong việc bảo vệ, vận chuyển các loại hàng hóa, thiết

 bị đến mọi nơ i tiêu dùng.

Các loại giấy và các tông bao gói đượ c sử dụng r ộng rãi hiện nay chủ yếu đượ c

sản xuất từ nguyên liệu xơ  sợ i thực vật, xơ  sợ i có tính ưa nướ c (có chứa nhiều nhóm ưa

nướ c – OH, COOH), đồng thờ i giấy có cấu trúc xố p (có các lỗ nhỏ trên bề mặt tờ  giấy).

Vì vậy, nướ c và một số chất lỏng dễ dàng thấm vào trong tờ  giấy làm cho tờ  giấy bị 

mủn ra. Việc chống thấm cho tờ  giấy dựa trên hai nguyên tắc cơ  bản là tạo cho giấy cótính k ỵ nướ c và bịt kín những lỗ nhỏ trên bề mặt tờ  giấy làm cho nướ c và một số chất

lỏng không thấm vào bên trong tờ  giấy.

Tươ ng ứng vớ i hai nguyên tắc trên trong sản xuất giấy có hai phươ ng pháp đó là

gia keo nội bộ và gia keo bề mặt:

- Phươ ng pháp gia keo nội bộ thườ ng sử dụng những chất có tính k ỵ nướ c như:

Keo nhựa thông, keo AKD (Alkyl ketene dimers), keo ASA (Alkenyl succinic

anhydrides) v.v… để bổ sung vào dòng huyền phù bột tr ướ c khi đưa bột giấy lên máyxeo giấy. Trong phươ ng pháp này, chất gia keo nội bộ có tính k ỵ nướ c khi bám dính lên

 bề mặt xơ  sợ i sẽ làm cho xơ  sợ i và tờ  giấy mang tính k ỵ nướ c.

- Phươ ng pháp gia keo bề mặt thườ ng sử dụng những chất tạo màng như: tinh

 bột, keo polyvinylalcol v.v… để tráng phủ lên bề mặt tờ  giấy. Trong phươ ng pháp gia

keo này, chất tạo màng sẽ bịt kín đa số các lỗ tr ống trên bề mặt tờ  giấy, làm giảm khả 

năng thấm của nướ c và môt số chất lỏng vào bên trong tờ  giấy. Phươ ng pháp gia keo bề 

mặt còn có thêm công dụng là làm cho giấy có độ bền bề mặt cao, không bị bong sợ i

khi gặ p ma sát trong quá trình in ấn.Đối vớ i các loại giấy cần độ  bền bề  mặt cao, trong quá trình sản xuất giấy

thườ ng sử dụng cả hai phươ ng pháp gia keo nội bộ và gia keo bề mặt. Tùy thuộc vào

mục đích sử dụng, in mực nướ c (in phun, in offset, in lướ i…) và in mực khô (in laser,

 photocopy…) mà sử dụng các chất keo và quy trình gia keo khác nhau.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 203: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 203/228

  5

Ư u điểm của gia keo chống thấm cho giấy và các tông bao gói bằng keo nhựa

thông là hiệu quả gia keo cao và tức thờ i, giấy đanh và cứng. Ngày nay, để tăng hiệu

quả chống thấm của keo nhựa thông, các thế hệ keo nhựa thông mớ i đượ c nghiên cứu

và áp dụng thành công vào trong thực tế. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất giấy và

các tông bao gói gia keo chống thấm bằng keo nhựa thông có một số nhượ c điểm: quá

trình khống chế  pH gặ p nhiều khó khăn (tốn nhiều phèn), hiệu quả  tuần hoàn nướ c

tr ắng thấ p, xuất hiện các đốm keo trên bề  mặt giấy, dính chăn lướ i, giá thành nhựa

thông cao. Hơ n nữa, gia keo chống thấm bằng keo nhựa thông sinh nhiều bọt, làm thao

tác chạy máy gặ p nhiều khó khăn, thất thoát lượ ng bột giấy theo bọt v.v…

Từ những năm 1980 cho đến nay, ngành công nghiệ p sản xuất giấy và các tông

trên thế giớ i nói chung và ở  trong nướ c nói riêng đã có những chuyển đổi quan tr ọng về 

công nghệ gia keo nội bộ  trong môi tr ườ ng axít sang gia keo trong môi tr ườ ng kiềm.

Thực tế sản xuất trên thế giớ i và trong nướ c cho thấy công nghệ gia keo nội bộ trongmôi tr ườ ng kiềm có những ưu điểm hơ n so vớ i công nghệ  gia keo nội bộ  trong môi

tr ườ ng axít.

 Những ưu điểm của gia keo nội bộ trong môi tr ườ ng kiềm:

+ Quá trình nghiền bột dễ  dàng hơ n, giảm tiêu hao năng lượ ng cho quá trình

nghiền bột.

+ Giảm giá thành sản phẩm do nâng cao hàm lượ ng chất độn vô cơ  trong giấy

+ Tiết kiệm lượ ng nướ c sạch cho sản xuất do sử dụng hiệu quả nướ c tr ắng trongquá trình sản xuất.

+ Giấy có độ bền cơ  học, độ tr ắng và độ đục cao hơ n

+ Giảm chi phí khấu hao thiết bị nhờ  sự giảm ăn mòn của các thiết bị trong quá

trình sản xuất.

+ Năng suất chạy máy cao hơ n do ít xảy ra sự cố bám dính chăn lướ i

Hiện nay,

ở  trong n

ướ c ngu

ồn nguyên li

ệu ch

ủ y

ếu s

ản xu

ất gi

ấy bao gói và các

tông là sử dụng OCC (Old Corrugated Containners). Tuy nhiên, chất lượ ng OCC ngày

càng thấ p do quá trình tái sinh nhiều lần và chứa nhiều các tạ p chất như: mực in, tinh

 bột, chất độn v.v… Hơ n nữa, trong sản xuất để hạn chế nướ c thải, tiết kiệm nướ c công

nghệ các nhà máy thườ ng sử dụng lượ ng nướ c tuần hoàn lớ n và hạn chế quá trình r ửa,

làm sạch, loại bỏ  tạ p chất trong giai đoạn chuẩn bị bột. Những yếu tố này ảnh hưở ng

đến hiệu quả  của quá trình gia keo, quá trình gia keo không ổn định, tăng mức dùng

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 204: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 204/228

  6

keo. Tr ướ c thực tr ạng nêu trên, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưở ng đến hiệu quả quá

trình gia keo kiềm tính AKD và đưa ra quy trình gia keo kiềm tính thích hợ  p là một

việc làm r ất cần thiết. Vì vậy, Viện Công nghiệ p Giấy và Xenluylô đượ c Bộ  Công

Thươ ng giao nhiệm vụ  nghiên cứu khoa học công nghệ  năm 2011, thực hiện đề  tài:

“ Nghiên cứ u áp d ụng phươ ng pháp gia keo ki ềm tính cho quá trình sản xuấ t gi ấ  y và

các tông bao gói ”.

 M ục tiêu của đề tài:

Đưa ra giải pháp sử dụng hiệu quả quá trình gia keo kiềm tính trong quá trình

sản xuất giấy và các tông bao gói.

 N ội dung nghiên cứ u:

+ Khảo sát thực tr ạng sử dụng nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ) trong quá

trình sản xuất giấy và các tông bao gói có gia keo chống thấm bằng keo AKD (keochống thấm kiềm tính).

+ Nghiên cứu ảnh hưở ng của khoảng pH đến hiệu quả quá trình gia keo chống

thấm bằng keo AKD (keo chống thấm kiềm tính) trong quá trình sản xuất giấy và các

tông bao gói.

+ Nghiên cứu ảnh hưở ng của quá trình tuần hoàn nướ c tr ắng đến hiệu quả quá

trình gia keo chống thấm bằng keo AKD (keo chống thấm kiềm tính) trong quá trình

sản xuất giấy và các tông bao gói.

+ Nghiên cứu, so sánh một số loại keo AKD (keo chống thấm kiềm tính) thươ ng

 phẩm đang lưu hành đến hiệu quả gia keo trong sản xuất giấy và các tông bao gói.

+ Sản xuất thử nghiệm 700 kg sản phẩm giấy bao gói đạt độ hút nướ c Cobb60 

nhỏ hơ n 30 g/m2.

+ Tính toán đượ c hiệu quả kinh tế 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 205: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 205/228

  7

PHẦN I

TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU BAO BÌ HÒM HỘP CŨ (OCC) CHO QUÁ TRÌNH

SẢN XUẤT GIẤY VÀ CÁC TÔNG BAO GÓI, QUÁ TRÌNH GIA KEO CHỐNG THẤM

CHO GIẤY VÀ CÁC TÔNG BAO GÓI TỪ  NGUYÊN LIỆU OCC.

1.1 Tổng quan về nguyên liệu bao bì hòm hộp cũ  (OCC) cho quá trình sản xuất

giấy và các tông bao gói.

Sử dụng xơ  sợ i tái sinh trong ngành công nghiệ p giấy và các tông bao gói đượ c

triển khai r ất hiệu quả từ những năm 60 của thế k ỷ XX. Đặc biệt từ năm 2005 cho đến

nay, mức tiêu thụ loại nguyên liệu này trên thế giớ i tăng trung bình 3%/năm[1]. Dự báo

giai đoạn 2011 – 2015 tổng sản lượ ng giấy thu hồi của thế  giớ i tăng bình quân 4,4

%/năm. Châu Á sử dụng giấy thu hồi nhiều nhất, gần 40% so vớ i thế giớ i, Châu Á nhậ p

khẩu gần 2/3 lượ ng giấy thu hồi thươ ng mại, Châu Âu nhậ p khẩu khoảng 25% lượ nggiấy thu hồi thươ ng mại, còn lại chỉ nhậ p khẩu khoảng 7% giấy thu hồi thươ ng mại trên

toàn cầu.

Trên thế giớ i, bột giấy thu hồi tái chế từ giấy và bao bì hòm hộ p cũ chiếm nhiều

nhất trong số các loại bột giấy để sản xuất giấy và các tông bao gói chiếm 54,09 % so

vớ i tổng sản lượ ng bột giấy (bột hóa, bột giấy thu hồi, bột phi gỗ). Ở trong nướ c, năm

2010 tổng sản phẩm giấy sản xuất trong nướ c là 1.298.700 tấn, trong đó sản xuất giấy

làm bao bì là 825.000 tấn, chiếm khoảng 63,53 % so vớ i tổng lượ ng giấy các loại sản

xuất. Hiện nay, thu gom giấy thu hồi trong nướ c đạt 734.212 tấn, chiếm 32 % so vớ i

tổng lượ ng tiêu dùng giấy thu hồi, nhậ p khẩu 269.743 tấn chiếm khoảng 26,87 % so vớ i

tổng lượ ng tiêu dùng giấy thu hồi. Dự báo đến năm 2011, tổng lượ ng giấy tiêu dùng là

2.566.600 tấn, thu gom giấy thu hồi trong nướ c là 840.000 tấn, nhậ p khẩu giấy thu hồi

khoảng 355.000 tấn[1].

 Nhìn chung, chất lượ ng của bao bì hòm hộ p cũ (OCC) thay đổi r ất lớ n tùy thuộc

vào đặc thù địa lý của khu vực sản xuất loại này. Ở các nướ c Châu Âu và Châu Mỹ bột

kraft gỗ mềm không tẩy tr ắng (xơ  sợ i dài) luôn chiếm tỷ lệ cao trong bao bì hòm hộ p cũ (OCC). Trong khi đó ở  Châu Á tỷ lệ xơ  sợ i dài từ gỗ mềm là không đáng k ể mà thay

vào đó là hỗn hợ  p xơ  sợ i có nguồn gốc từ gỗ mềm và gỗ cứng không tẩy tr ắng, từ bao

 bì, hòm hộ p tái sinh, từ một số  loại nguyên liệu phi gỗ như  tre, nứa, bã mía, r ơ m r ạ 

v.v… Sự khác biệt về các thành phần[4] chính trong OCC Châu Á và Mỹ đượ c đưa ra

trong bảng 1.1.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 206: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 206/228

  8

Bảng 1.1 Tỷ lệ một số thành phần chính trong các tông sóng Châu Á và Mỹ[4]

Tên nướ c Tạp chất(%)

Tro(%)

Tinh bột(%)

Xơ  sợ ivụn, (%)

Chiều dàixơ  sợ i,(mm)

Hiệusuất thuhồi, (%)

Châu Á (trung bình) 1,08 7,93 6,60 19,7 1,53 76,5

 Nhật Bản 1,43 7,03 4,77 18,60 1,52 79,50Đài Loan 1,57 6,77 4,48 19,30 1,61 80,20

Indonexia 0,87 4,60 8,20 17,80 1,43 76,40

Trung Quốc 0,92 14,90 8,16 20,70 1,45 68,90

Hồng Kông 1,10 12,50 5,80 18,30 1,60 72,00

Thái Lan 1,16 4,04 8,02 17,90 1,51 79,30

Hàn Quốc 1,42 10,60 3,90 21,00 1,46 77,10

Malaixia 0,13 7,93 9,50 23,70 1,69 78,40

 M  ỹ   1,00 1,70 2,00 15,0 2,20 85,30

Các số  liệu trong bảng 1.1 cho thấy hàm lượ ng tạ p chất (đinh gim, băng dính,

keo v.v…) trung bình trong OCC có nguồn gốc từ Châu Á (1,08%) và Mỹ (1%) tươ ng

đươ ng nhau. Tuy nhiên, hàm lượ ng các thành phần khác lại r ất khác nhau:

+ Độ  tro của các mẫu OCC Châu Á biến đổi trong khoảng r ất r ộng từ 4% đến

15%, trong khi giá tr ị tươ ng ứng của mẫu OCC Mỹ là 1,7%. Các mẫu OCC của Hồng

Kông và Trung Quốc chứa nhiều tro nhất (12,5% và 14,9%). Độ tro của OCC từ Hồng

Kông và Trung Quốc cao là do sử dụng một lượ ng tươ ng đối lớ n r ơ m r ạ và các loại

nguyên liệu phi gỗ khác để sản xuất lớ  p sóng, thậm chí cả lớ  p mặt của các tông sóng.

+ Hàm lượ ng xơ   sợ i vụn có xu hướ ng biến đổi tươ ng tự  như độ  tro: các mẫu

OCC từ Châu Á mà đặc biệt là Trung Quốc có tỷ lệ xơ  sợ i vụn r ất cao (20,7%). Mẫu

OCC từ Mỹ có chiều dài xơ  sợ i trung bình và hiệu suất thu hồi lớ n nhất, lớ n hơ n r ất

nhiều so vớ i các mẫu OCC Châu Á.

K ết quả phân tích từ các tài liệu tham khảo cho thấy chiều dài xơ  sợ i và hiệu suấtthu hồi của Châu Á khá thấ p (tươ ng tự OCC Việt Nam) chứa nhiều xơ  sợ i vụn và các

tạ p chất phi xơ  sợ i. Do vậy, chất lượ ng OCC, các tạ p chất và xơ  sợ i vụn này ảnh hưở ng

đến hiệu quả của quá trình gia keo kiềm tính (AKD) trong sản xuất giấy và các tông bao

gói.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 207: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 207/228

Page 208: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 208/228

  10

k ể về chiều dài xơ  sợ i cũng như khả năng tạo liên k ết. Các sản phẩm giấy và các tông

 bao gói từ xơ  sợ i này sau một số lần tái sinh không đạt đượ c chất lượ ng yêu cầu.

Hiện tượ ng sừng hóa xuất hiện trong mạng các vách tế bào của xơ  sợ i hóa học.

Trong quá trình ấy, các vách tế  bào đã phân lớ  p một phần (chổi hóa trong quá trình

nghiền) liên k ết chặt chẽ vớ i nhau bằng các liên k ết hydro. Khi đánh tơ i và nghiền trongmôi tr ườ ng nướ c, xơ   sợ i tái sinh khó phân lớ  p hơ n do một số  liên k ết hydro tạo ra

không phân hủy đượ c. Xơ  sợ i tái sinh tr ở  nên cứng và giòn hơ n so vớ i xơ  sợ i mớ i. Hơ n

nữa, do một phần liên k ết hydro tạo ra giữa các vi sợ i trong quá tình sấy giấy không

 phân hủy đượ c mà xơ  sợ i không hoàn toàn duỗi thẳng trong khi đánh tơ i và nghiền làm

cho kích thướ c xơ  sợ i tái sinh không đạt đượ c kích thướ c ban đầu của xơ  sợ i mớ i.

1.2 Quá trình gia keo chống thấm cho giấy và các tông bao gói từ  nguyên liệu bao

bì hòm hộp cũ (OCC)

1.2.1 Quá trình gia keo bằng keo nhự a thông

Quá trình chống thấm theo phươ ng pháp gia keo bằng keo nhựa thông cho giấy

và các tông bao gói là k ết quả của sự tươ ng tác giữa 3 cấu tử chính: Xơ  sợ i xenluylô,

các hạt keo nhựa thông và phèn nhôm. Do xơ  sợ i và các hạt keo đều mang điện tích âm

nên trong huyền phù xơ  sợ i và các hạt keo sẽ không tr ực tiế p liên k ết đượ c vớ i nhau.

Phèn nhôm khi hòa tan trong nướ c sẽ  tạo thành ion nhôm đa hóa tr ị  mang điện tích

dươ ng. Trong quá trình gia keo, phèn nhôm sẽ đóng vai trò hỗ tr ợ  quá trình k ết tủa các

hạt keo nhựa thông lên trên bề mặt xơ  sợ i và tạo thành muối nhựa nhôm k ết tủa trên bề mặt xơ  sợ i.

1.2.1.1 Các loại keo nhự a thông sử  d ụng trong sản xuấ t giấ  y và các tông bao gói

Quá trình sản xuất keo nhựa thông truyền thống (không biến tính) theo phươ ng

 pháp nấu colophan vớ i dung dịch xút hoặc natri cacbonat. Vớ i mục đích biến tính

colophan là làm giảm xu hướ ng k ết tinh và năng cao mức độ  hoạt tính của các sản

 phẩm keo điều chế  từ  nguồn nguyên liệu này. Keo nhựa thông điều chế  từ  colophan

 biến tính có độ ổn định và hiệu quả gia keo cao hơ n so vớ i keo điều chế theo phươ ng pháp truyền thống.

 Keo nhự a thông xút hóa: 

Colophan là chất r ắn k ỵ nướ c, không tan trong nướ c, để  có thể  tan đượ c trong

nướ c cần tiến hành xút hóa colophan vớ i dung dịch xút hoặc natri cacbonat ở  nhiệt độ 

từ 95 0C đến 98 0C trong khoảng thờ i gian từ 3h đến 5h. Colophan sau khi xút hóa đượ c

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 209: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 209/228

  11

gọi là keo nhựa thông xút hóa hay keo nhựa thông xà phòng hóa. Nhìn chung hiệu quả 

gia keo và tính ổn định chất lượ ng của loại keo nhựa thông này thấ p hơ n so vớ i keo

nhựa thông biến tính.

 Keo nhự a thông phân tán:

Keo nhựa thông phân tán đượ c sản xuất dướ i dạng huyền phù chứa 30% đến

40% chất khô. Thành phần của keo nhựa thông phân tán có chứa 75% đến 90% axít

nhựa chưa đượ c xà phòng hóa. Keo nhựa thông phân tán có quy trình sản xuất phức tạ p,

có tính ổn định chất lượ ng không cao.

 Keo nhự a thông bi ế n tính:

 Nhằm tăng hiệu quả của quá trình gia keo chống thấm cho giấy và các tông bao

gói bằng keo nhựa thông, các axít nhựa trong nhựa thông (hai thành phần chính của hỗn

hợ  p axít nhựa trong colophan là axít abietic và axít pimaric) đượ c biến tính bằng cách

cho phản ứng vớ i malêic anhyđríc hoặc axít fumaríc sản phẩm tạo thành là axít

tricarboxylic. Phản ứng lậ p thể ứng dụng cho r ất nhiều hợ  p chất dien (phản ứng cộng

vòng Diels-Alder) và chỉ có thể áp dụng cho đồng phân dạng axít abietic có cặ p nối đôi

liên hợ  p, sản phẩm đượ c gọi là keo nhựa thông biến tính. Hai nhóm các-bô-xyl thêm

vào có tính axít mạnh hơ n so vớ i nhóm các-bô-xyl ban đầu. Điều này có ngh ĩ a là đặc

tính âm điện mạnh hơ n (phân cực tốt hơ n) làm cho khả năng phân tán keo tốt hơ n, kích

thướ c hạt keo nhỏ hơ n, nên hiệu quả quá trình gia keo đượ c cải thiện. Mặt khác, khi

tính ainon của dung dịch keo nhựa thông biến tính tăng lên thì hiệu quả phản ứng của

keo vớ i phèn nhôm nhằm tạo ra rêsinát nhôm cũng tăng lên dẫn tớ i hiệu quả gia keo

nhựa thông tốt hơ n.

Hình 1.1 Phản ứ ng biến tính nhự a thông bằng axít furmaríc

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 210: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 210/228

  12

1.2.1.2 Tình hình sử   d ụng keo nhự a thông cho sản xuấ t giấ  y và các tông bao gói ở  

trong nướ c.

Trong thực tế sản xuất, một số nhà máy sản xuất giấy và các tông bao gói vẫn sử 

dụng keo nhựa thông xút hóa như: Công ty Cổ phần giấy Lửa Việt, Công ty Cổ phần

giấy Thanh Long. Tuy nhiên, chất lượ ng nhựa thông xút hóa thườ ng không ổn định và phụ  thuộc vào kinh nghiệm của ngườ i nấu nhựa thông. Hơ n nữa, mức dùng keo nhựa

thông xút hóa cao từ 1% đến 5% so vớ i bột khô tuyệt đối, tăng chi phí sản xuất do giá

thành của nhựa thông hiện nay là khá cao.

Một số Công ty khác đã chuyển sang sử dụng keo nhựa thông biến tính để gia

keo chống thấm cho sản xuất giấy và các tông bao gói như: Công ty Cổ phần giấy Mỹ 

Hươ ng, Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ và một số Công ty giấy ở  khu vực phía

 Nam. Hiệu quả gia keo nhựa thông biến tính cho giấy và các tông bao gói cao và tức

thờ i, giấy đanh và cứng.

Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu chủ yếu đượ c sử dụng để sản xuất tại các công ty

là OCC (bao bì hòm hộ p cũ). Nguồn nguyên liệu này có chất lượ ng ngày càng thấ p do

quá trình tái sinh nhiều lần. Trong quá trình sản xuất giấy và các tông gói từ  nguồn

nguyên liệu OCC nhằm tiết kiệm nướ c công nghệ và hạn chế nướ c thải ra môi tr ườ ng

nên trong nướ c tuần hoàn của dây chuyền chứa r ất nhiều tạ p chất. Vì vậy, quá trình

khống chế pH gặ p nhiều khó khăn (tốn nhiều phèn), xuất hiện các đốm keo trên bề mặt

giấy, tăng thờ i gian dừng máy để vệ sinh do dính chăn, dính lướ i. Gia keo chống thấmcho giấy và các tông bao gói bằng keo nhựa thông sinh nhiều bọt khi máy xeo chạy,

làm thao tác chạy máy gặ p r ất nhiều khó khăn, thất thoát một lượ ng lớ n bột giấy theo

 bọt. Hơ n nữa, hiện nay giá thành của nhựa thông thươ ng phẩm r ất cao (70 – 75 triệu

đồng/1 tấn nhựa thông), làm giá thành sản phẩm tăng.

1.2.2 Quá trình gia keo ki ềm tính (AKD)

1.2.2.1 Điề u chế  và nhũ t ươ ng hóa keo AKD

AKD là một Keton không no có công thức cấu tạo như hình 1.2, trong đó R là

một gốc hydrocacbon có chứa từ 14 - 22 nguyên tử cacbon trong mạch. Vòng ketene

dimer lactone giúp cho phân tử keo AKD có khả năng phản ứng vớ i nhóm OH trong

 phân tử xenluloza để tạo thành một liên k ết este.

Độ dài của gốc hydrocacbon R ảnh hưở ng tớ i khả năng phản ứng của keo AKD.

Trong thực tế  keo AKD thươ ng phẩm thườ ng đượ c sản xuất từ  hỗn hợ  p của axít

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 211: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 211/228

  13

 panmetic và axít stearic. Sự tạo thành nhóm ketene và nhóm dimer đượ c tiến hành bở i

các axít béo dẫn xuất clorua trong một dung môi hữu cơ , sau đó là phản ứng ngưng tụ 

vòng Lacton.

Hình 1.2 Phản ứ ng tổng hợ p keo AKD

Trong phản ứng điều chế trên, axit béo thườ ng dùng ở  dạng sáp, là hỗn hợ  p của

ít nhất 5 axít béo khác nhau tr ở  lên (R chứa từ 14 - 22 nguyên tử cacbon). Trong keo

AKD, một trong các axít chiếm tỷ lệ lớ n nhất là axít palmitic, axít stearic.

Bảng 1.2 Ảnh hưở ng của độ dài gốc R tớ i hiệu quả gia keo AKD[9]

Chiều dài gốc R Độ gia keo (s)(HST to 80% Reflectance)

Chú thích

Hỗn hợ  p C14 - C16 786

R = C16 825

Hỗn hợ  p C16-C20  700

Giấy 65 g/m2; 0,1% keo

AKD

AKD thươ ng mại thườ ng đượ c điều chế từ axit stearic (R = C14 - C16), sản phẩm

thu đượ c ở  dạng sáp, không tan trong nướ c, nhiệt độ nóng chảy khoảng 500

C. Hiệu quả gia keo của AKD phụ thuộc vào số nguyên tử C trong gốc R, khi số lượ ng nguyên tử C

tăng từ 8 đến 14, tuy nhiên khi số lượ ng nguyên tử C trong gốc R tăng lên trên 20 thì

hiệu quả gia keo của AKD lại giảm.

Để sử dụng keo AKD làm keo chống thấm cho giấy thì cần phải tiến hành làm

nóng chảy keo AKD sau đó phân tán chúng vào trong nướ c có chứa các thành các hạt

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 212: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 212/228

Page 213: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 213/228

  15

không bền và nó sẽ decarboxyl để tạo ra các keton tươ ng ứng (hình 1.4).

Hình 1.3 Phản ứ ng của AKD vớ i nhóm OH của xenluylô 

Hình 1.4 Phản ứ ng của keo AKD vớ i H2O

C ơ  chế  phản ứ ng của keo AKD vớ i x ơ  sợ i xenluylô:

Hiện nay, cơ  chế phản ứng của keo AKD vớ i xơ  sợ i xenluylô có hai thuyết khác

nhau về cơ  chế phản ứng của AKD vớ i xơ  sợ i xenluylô. Thuyết thứ nhất cho r ằng cơ  

chế phản ứng của AKD vớ i xơ  sợ i xenluylô dựa trên thuyết liên k ết mạnh/liên k ết yếu

(strong bond/weak bond) và thuyết thứ  hai dựa trên cơ   sở   hình thành liên k ết este β 

keton[9].Theo thuyết liên k ết mạnh/liên k ết yếu, phản ứng của AKD trong quá trình gia

keo bao gồm 02 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Phản ứng của keo AKD vớ i xơ  sợ i xenluylo để tạo thành liên k ết

este β keton là một sản phẩm phụ. K ết luận này dựa trên k ết quả phân tích phát hiện

liên k ết este trong giấy gia keo AKD. Khả năng triết tách tớ i 80% lượ ng AKD có trong

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 214: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 214/228

  16

giấy và cuối cùng do khả năng dịch chuyển AKD bở i sự tăng nhiệt độ.

+ Giai đoạn 2: AKD là một keo liên k ết yếu, chính các phần tử AKD và các phần

không phải là xenluloza phản ứng vớ i keo AKD tạo ra khả năng gia keo cho giấy.

Trong khi đó theo thuyết thông dụng nhất thì cơ  chế phản ứng của phản ứng giữa

keo AKD vơ i xơ  sợ i Xenluloza gồm 4 giai đoạn (hình 1.5):

Hình 1.5 Các giai đoạn của quá trình gia keo AKD 

+ Giai đoạn 1: Những hạt keo phân tán đượ c ổn định bằng điện tích dươ ng tr ướ c

hết sẽ đượ c hấ p thụ trên xơ  sợ i bằng lực hút t ĩ nh điện. Mức dùng AKD phụ thuộc nhiều

vào thờ i gian gia keo cho tớ i khi lên lướ i (diện tích bể  chứa bột, bơ m, mực lưu chất

trong thùng đầu..), việc thêm tinh bột cation chính là để hỗ tr ợ  cho sự bảo lưu AKD. Vị 

trí gia keo AKD vào dòng bột là từ bể chứa đầu máy đến bơ m quạt hoặc hòm điều tiết.

+ Giai đoạn 2: Khi băng giấy đượ c sấy khô, các hạt keo AKD đượ c hấ p thu sẽ 

nóng chảy và dàn đều lên bề mặt xơ  sợ i nhờ  nhiệt độ ở  bộ phận sấy tạo điều kiện tốt

cho phản ứng giữa các nhóm OH của xơ  sợ i vớ i nhóm chức của phân tử AKD.

+ Giai đoạn 3: Phản ứng hóa học giữa AKD vớ i nhóm OH của xenluloza. Phản

ứng này chỉ diễn ra ở  nhiệt độ cao khi phần lớ n nướ c trong tấm giấy đã đượ c bay hơ i

ngh ĩ a là ở  cuối giai đọan sấy. Trong quá trình này, nhóm anhydride trong phân tử keo

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 215: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 215/228

  17

AKD phản ứng vớ i nhóm OH trong phân tử xenluloza tạo thành một liên k ết hóa tr ị bền

vững.

+ Giai đoạn 4: Diễn ra quá trình định hướ ng của các phân tử AKD sao cho phần

hydrocacbon là phần k ỵ  nướ c thì ch ĩ a ra ngoài bề  mặt tờ   giấy, phần nhóm chức tạo

thành liên k ết vớ i xơ  sợ i làm cho các phân tử AKD dính chặt lên bề mặt xơ  sợ i, nhờ  định hướ ng này mà độ chống thấm tăng lên. Sự định hướ ng này không chỉ xảy ra trong

quá trình sấy mà còn tiế p tục trong khoảng thờ i gian ngắn sau khi giấy đượ c sấy xong,

ngh ĩ a là độ chống thấm vẫn tiế p tục tăng.

1.2.2.3 M ột số  yế u t ố  công nghệ ảnh hưở ng đế n gia keo kiề m tính (AKD)

 Ả nh hưở ng của pH và độ ki ềm:

Độ pH: Độ pH trong dòng huyền phù bột giấy tr ướ c khi xeo giấy ảnh hưở ng tớ i

hiệu quả gia keo, keo AKD dùng hiệu quả trong khoảng pH = 7,5 - 9. Phản ứng của keoAKD vớ i xơ  sợ i thuờ ng đượ c xúc tác bằng các ion bicarbonat HCO3

-, do vậy ngườ i ta

thườ ng dùng một lượ ng nhỏ NaHCO3 hoặc Na2CO3 vào dòng bột giấy vừa để thúc đẩy

 phản ứng giữa keo AKD vớ i xơ  sợ i, vừa để điều chỉnh pH trong khoảng 7,5 - 9.

Độ kiềm tính: Độ kiềm tính là một trong những yếu tố chính ảnh hưở ng tớ i sự 

 phân bố của AKD lên xơ  sợ i xenluylô và giúp cho tốc độ phản giữa keo AKD và xơ  sợ i

xenluylô xảy ra nhanh hơ n. Độ kiềm tính là nồng độ ion HCO3- có trong dòng bột giấy,

các ion HCO3 - có trong dòng bột do hai lý do:

+ Do bổ sung Na2CO3 hoặc NaHCO3 quá nhiều.

+ Do dùng bột Canxi cacbonat k ết tủa (PCC) làm chất độn, trong PCC có chứa

tạ p chất Ca(OH)2 bở i trong quá trình điều chế PCC, Ca(OH)2 chưa phản ứng hết vớ i khí

CO2 để tạo thành CaCO3.

Vớ i tác dụng của ion bicacbonat HCO3- ảnh hưở ng của các ion Al3+, Ca2+, Na+ 

trong dòng bột tớ i keo AKD có thể đượ c giảm tớ i mức tối thiểu.

Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu nếu độ kiềm tính của dòng huyền phù bột quácao (trên 400 ppm) sẽ làm tăng phản ứng thủy phân keo AKD để tạo thành Keton dẫn

tớ i làm giảm độ chống thấm cho giấy, phản ứng này diễn ra chậm, dẫn đến tính chống

thấm của giấy bị giảm dần sau khi tờ  giấy đượ c sản xuất - gọi là hiện tượ ng hồi keo.

Một số nghiên cứu cho thấy khi gia keo AKD sử dụng chất độn cácbonat k ết tủa, nếu

tăng độ kiềm từ 100 – 1000 ppm, độ chống thấm của giấy giảm mạnh, có thể mất tác

dụng chống thấm trong vòng 7 ngày sau khi sản xuất[9,10].

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 216: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 216/228

  18

 Ả nh hưở ng của chấ t độn, x ơ  sợ i vụn và hóa chấ t tr ợ  bảo l ư u:

Chất độn và xơ  sợ i vụn keo theo sự gia tăng lượ ng keo AKD cần thiết cho quá

trình gia keo cho giấy và các tông bao gói để có đượ c cùng một mức độ gia keo, hiện

tượ ng này đượ c giải thích tr ướ c hết là do: sự tăng diện tích bề mặt cần gia keo, bề mặt

hóa học của chất độn, cấu trúc bề mặt của chất độn, chất phân tán dùng để phân tán chấtđộn, độ bảo lưu của chất độn v.v… Ngoài ra xơ  sợ i vụn tham gia vào phản ứng vớ i keo

AKD, do đó lượ ng keo AKD cần thiết cho quá trình gia keo tăng lên.

Có hai yếu tố  làm giảm hiệu quả của quá trình gia keo trên phần ướ t của máy

xeo giấy. Yếu tố thứ nhất là do sự thất thoát của xơ  sợ i vụn và chất độn kéo theo sự thất

thoát AKD do hấ p thụ lên đó. Yếu tố thứ hai là hệ thống các chất tr ợ  bảo lưu làm đông

tụ chất độn cùng vớ i AKD hấ p thụ lên bề mặt chất độn tạo thành những khối có kích

thướ c tươ ng đối lớ n, AKD đượ c kéo vào phía bên trong của các khối đó mà không

đượ c tr ải đều lên bề mặt xơ  sợ i.

Tuy nhiên, khi dùng chất tr ợ  bảo lưu một cách thích hợ  p thì không những làm

tăng đượ c độ bảo lưu của các hạt mịn mà còn làm tăng đượ c khả năng thoát nướ c trong

quá trình xeo giấy. Cả hai điều này r ất có ích trong quá trình xeo giấy, vì vậy việc dùng

chất tr ợ  bảo lưu trong quá trình xeo giấy là r ất quan tr ọng và cần thiết để đạt chất lượ ng

giấy cao, tiết kiệm các chất phụ gia và làm giảm ô nhiễm môi tr ườ ng.

Hơ n nữa, khi keo AKD đượ c bổ sung vào dòng huyền phù bột/chất độn, các hạt

keo AKD sẽ hấ p thụ lên bề mặt chất độn nhanh hơ n so vớ i hấ p thụ lên bề mặt xơ  sợ i,điều này đượ c lý giải là do diện tích bề mặt của chất độn lớ n hơ n nhiều so vớ i bề mặt

của xơ  sợ i.

Tỷ lệ chất độn: Thông thườ ng tỷ lệ chất độn cao thì kéo theo sự tăng lượ ng dùng

keo AKD, vì chất độn hấ p thụ nhiều keo. Do đó trong công nghệ thườ ng tiến hành quá

trình gia keo tr ướ c khi gia chất độn.

Vớ i công nghệ  gia keo trong môi tr ườ ng trung tính hoặc kiềm tính, chất độn

thườ ng sử dụng là canxi cacbonat k ết tủa (PCC) hoặc canxi cacbonat nghiền (GCC).Bột PCC sử dụng thườ ng có kích thướ c hạt từ 1,1 – 1,8 µm trong khi bột đá nghiền

thườ ng có kích thướ c từ 0,8 – 2,0 µm và cỡ  hạt có mức độ đồng nhất không cao bằng

chất độn PCC.

Đối vớ i chất độn PCC giá tr ị pH thườ ng ở  mức 8 - 8,5 và vớ i chất độn GCC giá

tr ị pH thườ ng ở  mức 7. Trong chất độn PCC luôn tồn tại lượ ng Ca(OH)2 dư, do đó pH

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 217: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 217/228

  19

của dòng bột luôn cao và chính điều này làm tăng tốc độ thủy phân của keo AKD trong

dòng bột cũng như trong giấy.

Việc sử dụng chất độn canxi cacbonat có thể dẫn tớ i hiện tượ ng hồi keo do sự 

tạo thành liên k ết giữa AKD vớ i ion Ca2+ trong nướ c.

 Ả nh hưở ng của tinh bột cation:

Khi gia keo AKD cho giấy và các tông bao gói thì tinh bột cation có tác dụng

nâng cao sự  bảo lưu làm tăng hiệu quả  của quá trình gia keo. Bở i đối vớ i xơ   sợ i

xenluylô thì điện tích zeta khoảng 20 – 30 µV (điện tích âm), tùy thuộc vào chủng loại

xơ  sợ i, cách xử lý hóa học và độ nghiền v.v… Hơ n nữa, điện thế của bột giấy còn ảnh

hưở ng bở i chất độn sử dụng. Các hạt mang cùng một điện tích thì đẩy nhau cho nên

điện thế zeta có ảnh hưở ng r ất lớ n đến độ k ết tụ và bám dính của bột giấy. Lực đẩy này

có thể đượ c trung hòa nếu như trên bề mặt của các hạt đượ c gắn các nhóm mang điệntích dươ ng hay còn gọi là cation hóa. Các phân tử tinh bột cation hút các hạt mang điện

tích âm, vì vậy các xơ  sợ i bột giấy có thể k ết tụ lại và các xơ  sợ i mịn cũng như chất độn

sẽ dính lên bề mặt bột giấy. Sự hấ p phụ của tinh bột cation phụ thuộc vào độ thế DS của

chúng. Quá trình hấ p phụ tinh bột cation lên bề mặt xơ  sợ i vẫn tiế p tục diễn ra cho tớ i

khi bề mặt xơ  sợ i đã đượ c bao phủ hoàn toàn bở i tinh bột hoặc điện tích bề mặt của xơ  

sợ i đã đượ c trung hòa. Tinh bột cation dùng trong công nghiệ p sản xuất giấy thườ ng có

độ thế từ 0,015 - 0,047.

Tinh bột cation dùng trong sản xuất giấy thườ ng chứa các nhóm amin bậc 3 hoặc

amin bậc 4 trong phân tử. Đối vớ i các amin bậc 3, khi pH của dung dịch tăng thì dẫn tớ i

sự giảm điện tích dươ ng của chúng. Tuy nhiên, vớ i các amin bậc 4 khi pH của dung

dịch tăng từ 7,5 - 8,5 điện tích của chúng không thay đổi[11].

Theo một số  nghiên cứu, sự  hấ p thụ  của tinh bột cation lên bề  mặt xơ   sợ i

xenluloza giảm mạnh khi độ dẫn điện riêng của huyền phù bột tăng. Sự ảnh hưở ng này

tùy thuộc vào đặc tr ưng của cation ion kim loại và nồng độ của chúng. Các ion kim loại

hóa tr ị 2 như Ca2+

, Mg2+

 có tác dụng gấ p 10 lần so vớ i các ion kim loại hóa tr ị một như  Na+ trong việc làm giảm sự hấ p phụ của tinh bột cation lên bề mặt xơ  sợ i. Các polymer

sẽ nhả hấ p phụ nếu sự có mặt của các ion kim loại làm giảm điện tích của bề mặt hấ p

 phụ. Các ion kim loại hóa tr ị 2 không chỉ ảnh hưở ng tớ i khả năng hấ p phụ của tinh bột

cation lên xơ   sợ i bở i hiệu ứng che chắn điện tích mà còn bở i sự  tươ ng tác giữa các

cation trên vớ i các nhóm cacboxylat COO -.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 218: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 218/228

  20

Tinh bột cation có mật độ điện tích thấ p (DS ≈ 0,015) sẽ giảm mạnh khả năng

hấ p thụ lên bề mặt của xơ  sợ i khi độ dẫn điện của huyền phù bột tăng (nồng độ của các

muối kim loại tăng), trong tinh bột cation vớ i mật độ điện tích cao (độ thế DS cao) sẽ ít

 bị  ảnh hưở ng hơ n. Sự  tăng nồng độ  các muối ion kim loại dẫn tớ i sự  giảm về  khối

lượ ng phân tử của các polymer tinh bột cation từ đó dẫn tớ i hiệu ứng che chắn giữa các

nhóm mang điện.

 Ả nh hưở ng của một số  ion kim loại:

Trong quá trình gia keo AKD, sự có mặt của một số ion kim loại như Ca2+, Al3+,

Mg2+ có thể làm giảm hiệu quả gia keo[12]. Nguyên nhân của sự làm giảm hiệu quả gia

keo AKD khi có mặt các ion kim loại trên đượ c giải thích là do sự tạo thành muối keton

của các kim loại trên.

Hình 1.6 Phản ứ ng tạo thành muối eton khi có mặt Ca2+, Al3+

Mặt khác, vớ i sự có mặt của các ion kim loại trên sự hấ p thụ của các phần tử tinh

 bột cation lên bề mặt xơ  sợ i xenllulo bị giảm đi. Tùy thuộc vào độ thế (DS) của tinh bột

cation mà khả năng hấ p thụ của chúng có thể tăng lên hay giảm đi khi có sự có mặt của

các ion Ca2+, Al3+, Mg2+. Sự có mặt của các ion trên đượ c biểu thị  thông qua độ dẫn

điện của dung dịch. Đối vớ i tinh bột cation có độ thế thấ p, khi độ dẫn điện đặc biệt thấ p

thì khả năng hấ p thụ của tinh bột cation lên bề mặt xơ  sợ i đượ c cho là lớ n nhất. Trong

khi đó vớ i tinh bột cation có độ thế (DS) cao khi độ dẫn điện tăng lên khả năng hấ p thụ 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 219: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 219/228

  21

của chúng lên bề mặt xơ  sợ i vẫn tốt.

Hình 1.7 Ảnh hưở ng của ion Al3+ lên hiện tượ ng hồi keo AKD

Theo một số nghiên cứu, tinh bột cation vớ i độ thế DS = 0,015 sẽ giảm khả năng

hấ p phụ  r ất nhanh khi trong dung dịch có sự  tăng nồng độ của các muối Ca2+, Mg2+,

Al3+.

1.2.2.4 Xu hướ ng sử  d ụng keo chố ng thấ m kiề m tính AKD

Gia keo trong phần ướ t của máy xeo (gia keo nội bộ) là một giai đoạn quan tr ọng

của quá trình sản xuất giấy nói chung, giấy các tông bao gói nói riêng. Cho tớ i đầu

những năm 1980 gia keo nội bộ trong môi tr ườ ng axít vẫn là công nghệ phổ biến trong

ngành công nghiệ p giấy và các tông bao gói trên thế giớ i. Từ những năm 1980 cho đến

nay, ngành công nghiệ p sản xuất giấy và các tông bao gói trên thế giớ i đã có nhữngchuyển đổi quan tr ọng về công nghệ gia keo nội bộ trong môi tr ườ ng axít sang gia keo

trong môi tr ườ ng kiềm. Trên thế giớ i, quá trình gia keo chống thấm trong môi tr ườ ng

kiềm đã đượ c nghiên cứu và áp dụng r ất hiệu quả trong các nhà máy sản xuất giấy in,

giấy viết từ nguồn nguyên liệu: bột sợ i ngắn tẩy tr ắng, bột sợ i dài tẩy tr ắng và bột cơ  

học tẩy tr ắng. Vớ i các nhà máy sản xuất giấy các tông bao gói việc sử dụng keo chống

thấm kiềm tính AKD cũng đượ c đưa vào sử dụng hiệu quả vớ i nguồn nguyên liệu chính

là bột kraft không tẩy tr ắng và một phần bao bì hòm hộ p cũ (OCC).

Cho tớ i đầu những năm 1990, ở  Việt Nam công nghệ gia keo nội bộ chủ yếu vẫn

sử dụng keo nhựa thông, gia keo trong môi tr ườ ng axít cho các nhà máy sản xuất giấy

và các tông bao gói. Từ những năm 1990 cho đến nay gia keo trong môi tr ườ ng kiềm

tính vớ i những ưu điểm hơ n hẳn so vớ i công nghệ gia keo trong môi tr ườ ng axít. Do

vậy, hầu như  các nhà máy sản xuất giấy in, viết trong nướ c (Tổng Công ty giấy Việt

nam, Công ty Cổ phần Tậ p đoàn Tân Mai, Công ty bao bì Việt Thắng v.v…) đã chuyển

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 220: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 220/228

  22

đổi công nghệ  gia keo nội bộ  trong môi tr ườ ng axít sang gia keo trong môi tr ườ ng

kiềm. Quá trình chuyển đổi này cho phép các nhà máy nâng cao đượ c chất lượ ng và

giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của các loại sản phẩm này.

Ở  trong nướ c, tr ướ c đây trong quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói từ 

nguyên liệu OCC, gia keo trong môi tr ườ ng axít (keo nhựa thông) là công nghệ gia keo phổ biến. Hiện nay, vớ i những ưu điểm của công nghệ gia keo trong môi tr ườ ng kiềm:

tiết kiệm nướ c sạch cho sản xuất do sử dụng hiệu quả nướ c tr ắng, quá trình nghiền bột

dễ  dàng hơ n, giảm tiêu hao năng lượ ng cho giai đoạn nghiền bột giấy, giảm chi phí

khấu hao thiết bị, năng suất chạy máy cao hơ n do ít xảy ra sự cố bám dính chăn lướ i.

Do vậy, một số nhà máy sản xuất giấy và các tông bao gói (Công ty Cổ phần giấy Lam

Sơ n, Công ty Cổ phần giấy Tây Đô, Công ty Cổ phần giấy R ạng Đông, một số cơ  sở  

sản xuất giấy ở   Bắc Ninh v.v…) từ  nguyên liệu OCC đã chuyển sang sử  dụng công

nghệ  gia keo kiềm tính. Việc áp dụng gia keo chống thấm cho các tông bao gói từ nguyên liệu OCC đã giải quyết đượ c các vấn đề k ỹ thuật, đem lại hiệu quả gia keo và

hiệu quả kinh tế. Hơ n nữa, gia keo kiềm tính cho giấy và các tông bao gói thao tác vận

hành đơ n giản, giảm tối đa hiện tượ ng sinh bọt nên giảm thiểu số  lần đứt giấy, giảm

cườ ng độ làm việc của công nhân vận hành, tăng năng suất chạy máy.

Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy

và các tông bao gói sử dụng nguyên liệu OCC chưa thực sự ổn định và hiệu quả. Do

trong quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói từ nguyên liệu OCC có chất lượ ng

thấ p và chứa nhiều tạ p chất, hơ n nữa, nhằm sử dụng triệt để lượ ng nướ c tuần hoàn, hàm

lượ ng các tạ p chất và ion kim loại trong nướ c tuần hoàn cao nên ảnh hưở ng đến hiệu

quả gia keo. Các yếu tố công nghệ này ảnh hưở ng đến hiệu quả của quá trình gia keo và

chất lượ ng sản phẩm giấy các tông bao gói như: mức dùng keo AKD lớ n hơ n để đạt

đượ c cùng một mức độ chống thấm, xuất hiện hiện tượ ng hồi keo.

K ết luận và định hướ ng nghiên cứ u:

+ Xu hướ ng sử dụng keo chống thấm kiềm tính (AKD) để chống thấm cho giấyvà các tông bao gói thay thế cho keo nhựa thông trong dây chuyền sản xuất đang ngày

càng phổ  biến do giá thành của keo chống thấm kiềm tính thấ p, khả  năng tuần hoàn

nướ c tr ắng cao, giảm chi phí sản xuất.

+ Hiện nay, đa số các dây chuyền sản xuất giấy và các tông bao gói có công suất

vừa và nhỏ  sử  dụng phần lớ n nguyên liệu là OCC (bao bì hòm hộ p cũ) nội và nhậ p

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 221: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 221/228

  23

khẩu. Vì vậy, nhóm đề tại tậ p trung nghiên gia keo kiềm tính (AKD) cho sản xuất giấy

và các tông bao gói sử dụng nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ) nội.

+ Hơ n nữa, do OCC (bao bì hòm hộ p cũ) nội có chất lượ ng thấ p, thườ ng chứa

nhiều tạ p chất như: mực in, tinh bột, chất độn, cát sạn v.v…đặc biệt là các tạ p chất có

khả năng k ết dính cao (stickies). Hơ n nữa, trong sản xuất nhằm hạn chế nướ c thải tậndụng tối đa tuần hoàn nướ c tr ắng, hạn chế quá trình r ửa, làm sạch, loại bỏ tạ p chất trong

giai đoạn chuẩn bị bột giấy. Điều này làm cho quá trình gia keo chống thấm cho giấy và

các tông: hiệu quả gia keo thấ p, quá trình gia keo không ổn định, hiện tượ ng hồi keo

v.v…

+ Nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả của quá trình gia keo kiềm tính (AKD) cho

giấy và các tông bao gói sử  dụng nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ), đề  tài tậ p

trung nghiên cứu các yếu tố công nghệ ảnh hưở ng đến hiệu quả gia keo. Trên cơ  sở  đó,

lựa chọn các điều kiện công nghệ thích hợ  p để đưa ra giải pháp sử dụng hiệu quả quátrình gia keo kiềm tính trong sản xuất giấy và các tông bao gói.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 222: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 222/228

  24

PHẦN II

NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠ NG PHÁP NGHIÊN CỨ U

2.1 Nguyên liệu, hoá chất và thiết bị nghiên cứ u

2.1.1 Nguyên li ệuOCC (bao bì hòm hộ p cũ) dùng để nghiên cứu bao gồm: Các loại hòm hộ p, bìa

các tông đượ c thu mua từ các nguồn thu gom trong nướ c gọi là OCC nội và các loại

hòm hộ p cao cấ p đượ c nhậ p khẩu từ Mỹ, Bắc Âu đượ c gọi là OCC ngoại.

 Nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ) sau khi tách loại đinh ghim, băng dính

v.v.. sau đó nguyên liệu này đượ c đưa đi phân tích thành phần và các tính chất cơ  lý.

K ết quả phân tích thu nhận đượ c đưa ra trong bảng 2.1 và bảng 2.2.

Bảng 2.1 Thành phần bột giấy từ  nguyên liệu OCC

OCC nội OCC ngoạiTT Hạng mục

Bột chư a rử a Bột sau rử a

1 Độ tro, (%) 15,6 12,1 7,9

2 Hàm lượ ng chất hòa tan trongaxeton, (%)

1,5 1,4 1,1

Bảng 2.2 Tính chất cơ  lý của bột giấy từ  nguyên liệu OCC

Giá trị TT Hạng mục OCC nội OCC ngoại

1 Định lượ ng, (g/m2) 70 70

2 Chiều dài đứt, (m) 3950 4638

3 Chỉ số bục, (kPa.m2/g) 2,20 2,75

4 Chỉ số nén vòng, (N.m2/g) 0,71 0,94

5 Chỉ số xé, (mN.m2/g) 5,68 7,08

2.1.2 Hoá chấ t

 Keo AKD:

Keo kiềm tính (AKD) đượ c sử dụng trong nghiên cứu gồm 03 loại keo: Công ty

Đại Thịnh - Phú Thọ, Công ty Xươ ng Giang - Bắc Giang và Công ty Thuận Phát Hưng.

Các thông số k ỹ thuật của các loại keo AKD đượ c đưa ra trong bảng 2.3

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 223: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 223/228

  25

Bảng 2.3 Một số thông số k ỹ thuật của các loại keo AKD

Keo AKDThông số sản phẩm

Thuận Phát Hư ng Đại Thịnh Xươ ng Giang

 Ngoại quan Nhũ tươ ng màu tr ắng Nhũ tươ ng màu tr ắng Nhũ tươ ng màu tr ắng

Hàm lượ ng chất r ắn, (%) 15,5 ± 1 15 ± 1 15

Tỷ tr ọng, (kg/cm3) - 1,03 ± 0,02 -

Độ nhớ t (25 0C), cps < 20 6 - 9 20

 pH 2,0 – 4,0 2,5 – 3,5 3,5

Tính ion cation cation cation

 Nhiệt độ đông đặc, (0C) 0 - -

Tinh bột cation:

Tinh bột cation đượ c sử dụng trong nghiên cứu là tinh bột cation của Công ty

Thuận Phát Hưng. Một số đặc tính k ỹ thuật của tinh bột cation đượ c đưa ra trong bảng2.4.

Bảng 2.4 Một số thông số k ỹ thuật của tinh bột cation

Đặc tính sản phẩm Thông số 

 Ngoại quan Chất bột mịn, màu tr ắng

Độ nhớ t (hồ hóa tinh bột 5% ở  60 0C), (cps) 900 - 1200

Độ ẩm, (%) 12 – 14

Độ tro, (%) 1,5 (lớ n nhất) pH, (dung dịch tinh bột huyền phù 5%) 5,0 – 6,5

 Ni tơ , (%) 0,2 – 0,35

Độ thế  0,02 – 0,04

2.1.3 Thi ế t b ị  

- Máy nghiền bột kiểu Hà Lan dung tích 4,5 lít (công suất động cơ  5,5 kw, vòng

quay động cơ  960 vòng/phút, ∅ lô dao bay 190 mm).

- Máy xeo Rapid-Kothen, hãng PTI của Áo sản xuất- Máy đo độ nghiền, hãng PTI của Áo sản xuất

- Máy đo độ chịu xé Elmendorf do hãng Frank PTI sản xuất

- Máy đo độ chịu bục do hãng PTI sản xuất

- Máy đo độ bền kéo và độ bền nén vòng Housfield sản xuất tại Anh.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 224: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 224/228

  26

  - Cân điện tử Metler độ chính xác ±0.0001g của Thụy S ĩ  

- Máy đo pH HANNA do Rumania sản xuất

- Máy đánh tơ i 5 lít, cánh khuấy dạng chân vịt do Đức sản xuất

- Máy đo độ nghiền, hãng PTI của Áo sản xuất

- Máy đo độ dẫn HANNA do Rumania sản xuất

2.2 Phươ ng pháp nghiên cứ u

2.2.1 Mô t ả phươ ng pháp nghiên cứ u

* Chuẩ n bị mẫ u thí nghiệm:

 Nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ) đượ c tách loại đinh ghim, băng dính sau

đó xé nhỏ và bảo quản mẫu trong túi nilon.

Cân lấy 120 gam mẫu OCC đem đi đánh tơ i trên máy đánh tơ i 5 lít ở  nồng độ 2% cho đến khi bột phân tán đều thì xả ra xô chứa 10 lít r ồi đem đi cô đặc trên lướ i r ửa

thí nghiệm đến nồng độ 3 % sau đó đem đi nghiền bột giấy.

* Quá trình nghiề n bột giấ  y:

Bột giấy đượ c nghiền trên máy nghiền Hà Lan 4,5 lít vớ i nồng độ  bột giấy

nghiền 3 % để đạt đến độ nghiền yêu cầu. Bột giấy sau khi nghiền, đượ c xả ra xô chứa

r ồi xác định nồng độ bột để  tính toán lượ ng bột cho quá trình phối tr ộn hóa chất phụ 

gia.

* Xeo mẫ u giấ  y thí nghiệm: 

Bột giấy sau khi phối tr ộn hóa chất phụ gia đượ c xeo thành mẫu giấy thí nghiệm

vớ i định lượ ng 70 g/m2 trên máy xeo Rapid-Kothen để xác định tính chất cơ  lý của bột

giấy.

2.2.2 Phân tích tính chấ t cơ  lý của bột gi ấ  y đượ c xác đị nh t ại phòng thí nghi ệm hoálý của Vi ện Công nghi ệ p Gi ấ  y và Xenluylô theo các tiêu chuẩ n sau:

Xác định định lượ ng : TCVN 1270 : 2008

Xác định độ hút nướ c Cobb60  : TCVN 6726 : 2007

Xác định độ bền kéo : TCVN 1862-2 : 2011

Xác định độ bền xé : TCVN 3229 : 2007

Xác định độ chịu bục : TCVN 7631 : 2007

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 225: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 225/228

  27

PHẦN III

K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨ U VÀ THẢO LUẬN

3.1 Ướ c tính chi phí nguyên nhiên liệu trự c tiếp cho quá trình sản xuất 1 tấn giấybao gói gia keo chống thấm bằng keo AKD.

Trên cơ  sở  các k ết quả nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm, nhóm đề tài ướ c tính

chi phí nguyên nhiên liệu tr ực tiế p cho quá trình sản xuất 1 tấn giấy bao gói từ 100%

nguyên liệu OCC nội. Tuy nhiên, ướ c tính chi phí nguyên nhiên liệu tr ực tiế p cho quá

trình sản xuất 1 tấn giấy bao gói chỉ gần sát vớ i thực tế sản xuất do điều kiện thí nghiệm

và sản xuất thí nghiệm ở  quy mô nhỏ.

Trong quá trình tính toán chi phí nguyên nhiên liệu tr ực tiế p cho sản xuất 1 tấn

giấy bao gói nhóm đề tài chỉ tính toán chi phí: nguyên liệu chính, năng lượ ng, hóa chất.

Các thông số tính toán dựa trên k ết quả nghiên cứu của đề tài và k ết quả chạy sản xuất

thử nghiệm, các thông tin và tài liệu về các dự án đầu tư ở  trong nướ c.

Bảng 3.1 Ướ c tính chi phí nguyên nhiên liệu trự c tiếp cho sản xuất 1 tấn giấy bao gói

 Đơ n vị tính: 1.000 VN  Đ 

TT Nguyên, vật liệuĐơ n vị 

tínhGia keo AKD Gia keo nhự a thông

 I Nguyên li ệu chính Định mức cho1 tấn SP

Thành tiền Định mức cho1 tấn SP

Thành tiền

1 OCC nội kg 1.200 4.800 1.200 4.800

 II Hoá chấ t1 Phèn kg/tấn - - 3,2 12,8

2 Tinh bột cation kg/tấn 5 85,8 - -

3 AKD kg/tấn 10 161,46 - -

4 Nhựa thông kg/tấn - - 10 600

 III N ăng l ượ ng

1 Điện kWh/tấn 250 325 250 325

2 Than kg/tấn 250 362,5 250 362,5

3 Nướ c m3/tấn 30 75 40 100

Chi phí sản xuất 5.809,76 6.199,8

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 226: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 226/228

  28

K ết quả ướ c tính chi phí nguyên nhiên liệu tr ực tiế p cho sản xuất 1 tấn giấy bao

gói gia keo chống thấm bằng keo AKD khoảng 5.809.760 đồng (năm triệu, tám tr ăm

linh chín nghìn, bảy tr ăm sáu mươ i đồng), gia keo chống thấm bằng keo nhựa thông

truyền thống khoảng 6.199.800 đồng (sáu triệu, một tr ăm chín mươ i chín nghìn, tám

tr ăm đồng).

Bảng 3.1 cho thấy để đạt đượ c hiệu quả gia keo như nhau thì chi phí cho quá

trình gia keo chống thấm bằng keo AKD thấ p hơ n so vớ i gia keo chống thấm bằng keo

nhựa thông truyền thống. So vớ i quá trình gia keo chống thấm bằng keo nhựa thông

truyền thống thì gia keo chống thấm cho giấy bằng keo AKD vận hành đơ n giản hơ n,

tiết kiệm đượ c nướ c sản xuất, giảm đượ c thờ i gian ngừng máy để vệ  sinh chăn, lướ iv.v…

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 227: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 227/228

  29

K ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 

a. K ết luận

Quá trình thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài cho phép rút ra một số 

k ết luận như sau:

Đã đưa ra đượ c giải pháp sử dụng hiệu quả quá trình gia keo kiềm tính sản xuất

giấy và các tông bao gói:

+ Đã khảo sát thực tr ạng sử dụng nguyên liệu OCC (bao bì hòm hộ p cũ) trong

quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói có gia keo chống thấm bằng keo AKD.

+ Quá trình gia keo chống thấm cho giấy và các tông bao gói bằng keo AKD

(keo chống thấm kiềm tính) trong môi tr ườ ng gia keo thích hợ  p pH = 7,5 – 8,0.

+ Lượ ng nướ c tr ắng tuần hoàn dùng cho đánh tơ i thủy lực ≤  70% tổng lượ ng

nướ c sử dụng để đánh tơ i, lượ ng nướ c tr ắng tuần hoàn dùng pha loãng tr ướ c khi xeo

giấy ≤ 90% tổng lượ ng nướ c pha loãng.

+ Độ dẫn điện của nướ c tr ắng ảnh hưở ng đến hiệu quả gia keo AKD, vớ i ion

Ca2+ trong nướ c tr ắng khi độ dẫn lớ n hơ n 700 µS/cm, ion Al3+ trong nướ c tr ắng khi độ 

dẫn lớ n hơ n 300 µS/cm thì hiệu quả gia keo giảm. Tuy nhiên, để quy trình khi áp dụng

vào thực tế sản xuất cần nghiên cứu thêm thờ i gian duy trì tỷ lệ bổ sung nướ c tr ắng trên

cân bằng trong bao lâu.

Đã tiến hành sản xuất thử nghiệm đượ c 700 kg giấy bao gói gia keo chống thấm

 bằng keo AKD. Hiệu quả gia keo chống thấm cho giấy bao gói sản xuất thử nghiệm đã

đượ c kiểm tra chất lượ ng đạt yêu cầu đề tài đặt ra và tươ ng đươ ng vớ i chất lượ ng mẫu

giấy xeo trong phòng thí nghiệm.

Qua các k ết quả nghiên cứu và sản xuất thử  nghiệm đề  tài đã tính toán sơ   bộ 

đượ c giá thành 1 tấn giấy bao gói gia keo chống thấm bằng keo AKD từ nguyên liệu

100% OCC nội là khoảng 5.809.760 đồng (năm triệu, tám tr ăm linh chín nghìn, bảy

tr ăm sáu mươ i đồng). Giá thành này tươ ng đối thấ p hơ n so vớ i sản xuất 1 tấn giấy baogói gia keo chống thấm bằng keo nhựa thông truyền thống.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 228: Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

8/12/2019 Nghiên cứu áp dụng phương pháp gia keo kiềm tính cho quá trình sản xuất giấy và các tông bao gói

http://slidepdf.com/reader/full/nghien-cuu-ap-dung-phuong-phap-gia-keo-kiem-tinh-cho-qua-trinh 228/228