Nghệ nhân dân gian - Tập 3

295
VIETNAM’S LIVING HUMAN TREASURES REWARDED BY ASSOCIATION OF VIETNAMESE FOLKLORISTS 2010 - 2012

Transcript of Nghệ nhân dân gian - Tập 3

Page 1: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

VIETNAM’S LIVING HUMAN TREASURES

REWARDED BY ASSOCIATION OF VIETNAMESE FOLKLORISTS

2010 - 2012

Page 2: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

4

Page 3: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

5

HỘI VĂN NGHỆ DÂN GIAN VIỆT NAM

NGHEÄ NHAÂN DAÂN GIAN TẬP 3

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Page 4: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

6

Chỉ đạo biên soạn và đọc duyệt:

GS.TSKH. TÔ NGỌC THANH

Nhóm biên soạn:

HÀ THỊ HƯƠNG

NGUYỄN THỊ THU HÀ

CAO THỊ HẢI

PHẠM CÔNG HOAN

Tổ chức bản thảo:

VĂN PHÒNG HỘI VĂN NGHỆ DÂN GIAN VIỆT NAM

Page 5: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

7

MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHẤT: NGH Ệ NHÂN DÂN GIAN - TÀI SẢN VÔ GIÁ CỦA NỀN VĂN HOÁ VIỆT NAM .. 14

PHẦN THỨ HAI: QUY CHẾ PHONG TẶNG DANH HIỆU “NGHỆ NHÂN DÂN GIAN” CỦA HỘI VĂN NGHỆ DÂN GIAN VIỆT NAM ............... 24

PHẦN THỨ BA: CÁC NGHỆ NHÂN ĐƯỢC PHONG TẶNG TRONG CÁC NĂM 2010 – 2012…………31

A. Nghệ nhân Âm nhạc dân gian ..................................... 31 1. Nghệ nhân Nguyễn Văn Thực ........................................ 31

B. Nghệ nhân Ẩm thực .................................................... 33 1. Nghệ nhân Bùi Ngọc Thái .............................................. 33

C. Nghệ nhân Cấp sắc và Hát dân ca ............................... 35 1. Nghệ nhân Lương Phu Dùng .......................................... 35 2. Nghệ nhân Lý Văn Út ..................................................... 37

D. Nghệ nhân Dân ca Ví Giặm ........................................ 39 1. Nghệ nhân Nguyễn Đình Ái ........................................... 39 2. Nghệ nhân Trần Khánh Cẩm .......................................... 41 3. Nghệ nhân Lê Hồng Cẩn ................................................ 43 4. Nghệ nhân Trần Minh Chính .......................................... 45 5. Nghệ nhân Nguyễn Thị Hà ............................................. 47 6. Nghệ nhân Nguyễn Viết Hoài ........................................ 49 7. Nghệ nhân Trần Thị Lý .................................................. 51 8. Nghệ nhân Nguyễn Thanh Minh .................................... 53

Page 6: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

8

9. Nghệ nhân Vũ Thị Thanh Minh ..................................... 55 10. Nghệ nhân Hoàng Bá Ngọc .......................................... 57 11. Nghệ nhân Phạm Thế Nhuần ........................................ 59 12. Nghệ nhân Hoàng Tùng................................................ 61 13. Nghệ nhân Nguyễn Thị Hồng Vanh ............................. 63 14. Nghệ nhân Dương Thị Xanh ........................................ 65

E. Nghệ nhân Đờn ca Tài tử, Cải lương .............................. 66 1. Nghệ nhân Nguyễn Văn Biểu ......................................... 68 2. Nghệ nhân Huỳnh Văn Biểu .......................................... 70 3. Nghệ nhân Đinh Văn Chiêu ........................................... 72 4. Nghệ nhân Võ Văn Chuẩn .............................................. 74 5. Nghệ nhân Trà Văn Giai ................................................. 76 6. Nghệ nhân Nguyễn Văn Giỏi ......................................... 78 7. Nghệ nhân Nguyễn Hữu Hinh ........................................ 80 8. Nghệ nhân Nguyễn Thế Huyện ...................................... 82 9. Nghệ nhân Lê Hoàng Tấn............................................... 84 10. Nghệ nhân Lê Khắc Tùng ............................................ 86 11. Nghệ nhân Trương Văn Tự .......................................... 88 12. Nghệ nhân Nguyễn Văn Quế ........................................ 90

F. Nghệ nhân Hát Ca trù ................................................ 92 1. Nghệ nhân Nguyễn Hồng Ấn ......................................... 93 2. Nghệ nhân Vũ Văn Cốm ................................................ 95 3. Nghệ nhân Đỗ Thị Dị ..................................................... 96 4. Nghệ nhân Phan Thị Duyệt ............................................ 97 5. Nghệ nhân Trần Văn Đài ................................................ 99 6. Nghệ nhân Trần Thị Độ ................................................ 101

Page 7: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

9

7. Nghệ nhân Nguyễn Bá Hanh ........................................ 103 8. Nghệ nhân Lê Thị Hân ................................................. 104 9. Nghệ nhân Nguyễn Đức Hồ ......................................... 105 10. Nghệ nhân Vũ Văn Hồng ........................................... 107 11. Nghệ nhân Nguyễn Thúy Hòa .................................... 109 12. Nghệ nhân Phạm Thị Huệ .......................................... 111 13. Nghệ nhân Phạm Thị Mận .......................................... 113 14. Nghệ nhân Nguyễn Văn Mùi ...................................... 114 15. Nghệ nhân Đỗ Thị Khuê............................................. 116 16. Nghệ nhân Nguyễn Văn Khuê .................................... 118 17. Nghệ nhân Nguyễn Thị Kim ...................................... 120 18. Nghệ nhân Nguyễn Thị Sinh ...................................... 121 19. Nghệ nhân Đỗ Thị Sông ............................................. 123 20. Nghệ nhân Nguyễn Thị Thiệp .................................... 125 21. Nghệ nhân Đặng Thị Thục ......................................... 127 22. Nghệ nhân Võ Thanh Tuấn ........................................ 129 23. Nghệ nhân Nguyễn Văn Tuyến .................................. 131 24. Nghệ nhân Lê Thị Bạch Vân ...................................... 133 25. Nghệ nhân Đặng Thị Thùy Vân ................................. 134

G. Nghệ nhân Hát Chầu văn ......................................... 136 1. Nghệ nhân Phan Thị Kim Dung ................................... 136 2. Nghệ nhân Trần Thị Tâm ............................................. 138

H. Nghệ nhân Hát Chèo tàu .......................................... 140 1. Nghệ nhân Đông Sinh Nhật .......................................... 140 2. Nghệ nhân Ngô Thị Thu ............................................... 142 3. Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyết ...................................... 144

Page 8: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

10

4. Nghệ nhân Nguyễn Hữu Yến ....................................... 146 I. Nghệ nhân Hát Dân ca .............................................. 148

1. Nghệ nhân H’Ben ......................................................... 148 2. Nghệ nhân Bàn Văn Khương ....................................... 150 3. Nghệ nhân Lò Văn Mặn ............................................... 152 4. Nghệ nhân Giàng A Măng ............................................ 154 5. Nghệ nhân Hà Thị Mỳ .................................................. 156 6. Nghệ nhân Bàn Thị Nam .............................................. 158 7. Nghệ nhân Điêu Chính Ngâu ....................................... 160 8. Nghệ nhân Phạm Thị Niếu ........................................... 162 9. Nghệ nhân Quàng Văn Pâng ........................................ 164 10. Nghệ nhân Trương Thị Quý ....................................... 166 11. Nghệ nhân Lý Chẩn Tờ .............................................. 168 12. Nghệ nhân Bàn Thị Vinh ............................................ 170

J. Nghệ nhân Hát Đúm ....................................................... 172 1. Nghệ nhân Phạm Thị Quyết ......................................... 172

K. Nghệ nhân Hát Giao duyên ........................................... 174 1. Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưu ....................................... 174

L. Nghệ nhân Hát Nhà tơ, Hát Cửa đình ....................... 176 1. Nghệ nhân Phùng Thị Gái ............................................ 176 2. Nghệ nhân Trương Thị Phượng ................................... 178 3. Nghệ nhân Hoàng Thị Thảo ......................................... 180 4. Nghệ nhân Nguyễn Thị Từ ........................................... 182

M. Nghệ nhân Hát Kể sử thi .......................................... 184 1. Nghệ nhân Mấu Thị Giêng ........................................... 184 2. Nghệ nhân Cao Thị Quang ........................................... 186 3. Nghệ nhân Cao Thị Thanh ........................................... 188

Page 9: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

11

4. Nghệ nhân Mấu Quốc Tiến .......................................... 190 N. Nghệ nhân Hát Then ................................................ 191

1. Nghệ nhân Ngô Đức Nguyên ....................................... 191 2. Nghệ nhân Hà Thị Phương ........................................... 193 3. Nghệ nhân Nông Thị Sin .............................................. 195

O. Nghệ nhân Hát Trống Quân ..................................... 197 1. Nghệ nhân Bùi Văn Bình ............................................. 197 2. Nghệ nhân Nguyễn Văn Bôn ....................................... 199 3. Nghệ nhân Nguyễn Hữu Bổn ...................................... 201 4. Nghệ nhân Nguyễn Thị Điệp ....................................... 203 5. Nghệ nhân Nguyễn Thị Đưa ........................................ 205 6. Nghệ nhân Lê Thị Lâm ................................................ 207 7. Nghệ nhân Nguyễn Thị Lơ .......................................... 209 8. Nghệ nhân Lê Xuân Mau ............................................ 211 9. Nghệ nhân Hồ Văn Minh ............................................ 213 10. Nghệ nhân Tô Thị Tốn .............................................. 215 11. Nghệ nhân Nguyễn Thị Thóc .................................... 217 12. Nghệ nhân Nguyễn Thị Thanh Xuyên ...................... 219

P. Nghệ nhân Hát Văn .................................................. 220 1. Nghệ nhân Lê Bá Cao ................................................... 220 2. Nghệ nhân Chu Đức Duyệt .......................................... 222 3. Nghệ nhân Nguyễn Ích Hựu ......................................... 223 4. Nghệ nhân Hoàng Trọng Kha ...................................... 225 5. Nghệ nhân Nguyễn Văn Tuất ....................................... 227

Q. Nghệ nhân Hát Xoan ................................................ 229 1. Nghệ nhân Nguyễn Thị Bảy ......................................... 229 2. Nghệ nhân Nguyễn Thị Bẩm ........................................ 230 3. Nghệ nhân Phan Thị Diệm ........................................... 231

Page 10: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

12

4. Nghệ nhân Lê Thị Đá ................................................... 232 5. Nghệ nhân Nguyễn Thị Điệp ........................................ 234 6. Nghệ nhân Nguyễn Văn Đọc ........................................ 235 7. Nghệ nhân Nguyễn Thị Hon ....................................... 236 8. Nghệ nhân Bùi Thị Hội ............................................... 237 9. Nghệ nhân Nguyễn Thị Liên ....................................... 238 10. Nghệ nhân Nguyễn Thị Mót ...................................... 239 11. Nghệ nhân Nguyễn Thị Nhang .................................. 240 12. Nghệ nhân Nguyễn Thị Nhân .................................... 241 13. Nghệ nhân Nguyễn Thị Nhân .................................... 242 14. Nghệ nhân Phan Thị Kiếm ........................................ 243 15. Nghệ nhân Đào Thị Phụng ........................................ 244 16. Nghệ nhân Nguyễn Thị Quy ..................................... 245 17. Nghệ nhân Nguyễn Thị Sung .................................... 246 18. Nghệ nhân Lê Thị Tú ................................................ 247 19. Nghệ nhân Nguyễn Thị Thược .................................. 248 20. Nghệ nhân Nguyễn Văn Vỵ ...................................... 249 21. Nghệ nhân Bùi Thị Ý ................................................ 250

R. Nghệ nhân Kép Đàn đáy ........................................... 251 1. Nghệ nhân Trần Văn Chấn ........................................... 251 2. Nghệ nhân Phạm Văn Lận ............................................ 253 3. Nghệ nhân Hồ Xuân Thể .............................................. 255

S. Nghệ nhân Khắp Thái .............................................. 257 1. Nghệ nhân Điêu Thị Xiêng .......................................... 257

T. Nghệ nhân Mo Mường, Mo Thái .................................. 259 1. Nghệ nhân Hoàng Văn Ành ......................................... 259 2. Nghệ nhân Hà Văn Dong ............................................. 262 3. Nghệ nhân Bùi Văn Đù ................................................ 264

Page 11: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

13

4. Nghệ nhân Hoàng Văn Đường ..................................... 266 5. Nghệ nhân Hà Văn Lai ................................................. 268

U. Nghệ nhân Múa Bồng .................................................... 270 1. Nghệ nhân Triệu Đình Hồng ....................................... 270

V. Nghệ nhân Múa Lân Rồng ........................................ 272 1. Nghệ nhân Trần Ngọc Thứ ........................................... 272

W. Nghệ nhân Nghi lễ .................................................... 274 1. Nghệ nhân Đinh Văn Bán............................................. 274 2. Nghệ nhân Đinh Văn Bính ........................................... 276

Z. Nghệ nhân Nhạc cụ dân tộc ...................................... 278 1. Nghệ nhân Huỳnh Ngọc Ẩn ......................................... 278 2. Nghệ nhân Lương Đức Phùng ...................................... 280 3. Nghệ nhân Đinh Trọng Túc ......................................... 282

Y. Nghệ nhân Tri thức dân gian và Chữ Nôm Dao ......... 284 1. Nghệ nhân Kim Cho (Acha Wat) ................................. 284 2. Nghệ nhân Lý Seo Chơ ................................................ 286 3. Nghệ nhân Tẩn Văn Siệu .............................................. 288

Z. Nghệ nhân Trò Kiều ................................................. 290 1. Nghệ nhân Nguyễn Huýnh ........................................... 290 2. Nghệ nhân Lê Mã Lương ............................................. 292 3. Nghệ nhân Trần Thị Phượng ....................................... 294 4. Nghệ nhân Hồ Kim Sơn .............................................. 296

Page 12: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

14

PHẦN THỨ NHẤT

NGHEÄ NHAÂN DAÂN GIAN - TAØI SAÛN VOÂ GIAÙ CUÛA NEÀN VAÊN HOÙA VIEÄT NAM

GS.TSKH. Tô Ngọc Thanh

Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, mỗi dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam đã sáng tạo nên nền văn hoá dân tộc mình. Nền văn hoá đó phản ánh số phận lịch sử, tâm tư nguyện vọng, tình cảm tư tưởng, đạo đức đạo lý, phương cách ứng xử với thiên nhiên và xã hội; tất cả làm nên bản sắc văn hoá riêng của mỗi tộc người. Đó là tài sản vô cùng quý giá của đất nước ta.

Những điều kiện chung về môi trường sinh thái, những thăng trầm của một diễn trình lịch sử dân tộc đã đoàn kết các dân tộc Việt Nam, chung tay nhau giữ nước và dựng nước. Nhờ vậy chúng ta có một nền văn hoá Việt Nam với những đặc điểm thống nhất nhưng lại được thể hiện đa dạng trong văn hoá mỗi dân tộc thành viên. Nhờ vậy mà ngày nay, chúng ta được thừa hưởng một gia tài văn hoá dân tộc phong phú, độc đáo để trên cơ sở đó giữ gìn và phát huy, thừa kế và phát triển, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam đương đại “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Gia tài văn hoá đó tồn tại trong những dạng vẻ được phân chia một cách tương đối là văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể. Nói là phân chia tương đối vì cả hai dạng tồn tại đều là kết quả của hoạt động sáng tạo của con người. Hơn nữa, gọi là vật thể nhưng trong đó hàm chứa cả giá trị phi vật thể. Một cái đình chẳng hạn, sẽ là cái đình đúng nghĩa nếu nó là nơi thờ thành hoàng, là nơi dân làng mở hội xuân - thu, là biểu tượng tâm linh

Page 13: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

15

của cả làng. Trong chiến tranh chống Mỹ, nhiều cái đình được dùng chứa đạn dược, hay lương thực. Lúc đó cái đình là kho chứa, không bao hàm ý nghĩa của một trung tâm tâm linh nữa. Đó còn chưa kể đến kiểu dáng, cấu trúc, phương pháp xây dựng bằng mộng mẹo, những mảng trang trí của cái đình thể hiện giá trị tinh thần của người sáng tạo và xây dựng cái đình. Nếu định nghĩa di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần thì trong cái đình đã hàm chứa biết bao biểu hiện của chính di sản văn hoá phi vật thể. Ngoài ra, còn có những sản phẩm tồn tại hoàn toàn trong dạng phi vật thể với đặc điểm là nó được ghi nhớ trong khối óc, trong sự hiểu biết của con người và chỉ xuất hiện, chỉ được “vật chất hoá” khi con người hoạt động.

Căn cứ vào mối quan hệ của con người với một đối tượng cụ thể, tôi tạm chia ra làm năm loại đối tượng văn hoá phi vật thể:

Văn hoá sản xuất phản ánh mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, qua đó con người khai thác và bảo vệ thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Mảng văn hoá này bao gồm những hiểu biết, khám phá về môi trường thiên nhiên, về tập tính cây trồng và súc vật, về thổ nhưỡng và khí hậu, về kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, về đánh bắt thuỷ sản và săn bắt thú rừng, về tưới tiêu thuỷ lợi, những kinh nghiệm và bí quyết thủ công mỹ nghệ…

Văn hoá xã hội thể hiện mối quan hệ con người với cộng đồng từ cấp độ gia đình đến tộc họ, đến xóm làng, đến dân tộc và đất nước. Mảng văn hoá này bao gồm tất cả những quy định, quy ước để một xã hội ở một giai đoạn lịch sử cụ thể được vận hành cân bằng, bình ổn và đảm bảo phát triển lâu dài. Chúng ta tìm thấy ở đây các quy chế, luật pháp, luật tục, thể lệ, những điều cho phép và những cấm kỵ, chuẩn đạo đức và đạo lý, chuẩn ứng xử của cá nhân trong cuộc sống cộng đồng…

Page 14: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

16

Văn hoá sinh hoạt thể hiện mối quan hệ của con người với những nhu cầu sinh học của chính con người, được quy định thông qua tập quán và quy ước của cộng đồng. Mảng văn hoá này bao gồm các phương thức ứng xử của mỗi dân tộc đối với việc ở, việc ăn, việc mặc, việc tắm giặt, việc ngủ, tình dục, bài tiết, giữ gìn sức khoẻ và chữa bệnh…

Văn hoá tâm linh thể hiện mối quan hệ của con người với những điều không trông thấy, không giải thích được, nhưng lại được con người tin rằng có thật. Những tín ngưỡng, tôn giáo, những tập tục nghi lễ, những bùa chú, bùa ngải… thuộc về mảng văn hoá này.

Văn hoá nghệ thuật thể hiện mối quan hệ của con người với cái Đẹp, bao gồm các biểu hiện trong văn học, âm nhạc, múa, sân khấu, trò chơi - trò diễn, trang trí, mẫu hoa văn, kiểu dáng nhà cửa và nội thất, kiểu dáng trang phục…

Như vậy, văn hoá phi vật thể bao trùm hết mọi nẻo cuộc sống con người và chiếm một tỷ trọng lấn át trong vốn di sản văn hoá của dân tộc. Phân chia làm năm loại chỉ là một thao tác làm việc chứ trong thực tế chúng gắn bó chặt chẽ và biện chứng với nhau. Vốn di sản văn hoá phi vật thể ấy, do hoàn cảnh lịch sử nước ta, chủ yếu được lưu giữ trong trí nhớ con người. Do chỗ văn hoá phi vật thể chủ yếu là văn hoá dân gian, nó là kết quả sáng tạo chủ yếu của nhân dân lao động các dân tộc trong suốt quá trình lịch sử, được kết tinh và tích tụ lại. Xưa kia chẳng những nó được mọi người trong cộng đồng, dù ít hay nhiều, lưu giữ trong trí nhớ, mà còn được cộng đồng thực hành như những hoạt động thường ngày của cộng đồng. Nó thuộc về sở hữu của cộng đồng.

Tuy nhiên, trong một thời điểm lịch sử nhất định, ở một cộng đồng thường xuất hiện những con người quy tụ trong họ gần như toàn bộ vốn liếng và tài năng sáng tạo của cộng đồng về một hay

Page 15: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

17

một vài lĩnh vực nào đó của văn hoá. Do vậy, họ trở thành người đại diện, người đầu đàn của cộng đồng về lĩnh vực đó. Cộng đồng tự hào về họ vì nhờ có hoạt động sáng tạo của họ mà bản sắc văn hoá của cộng đồng được thể hiện tập trung, sắc nét. Đồng thời, chính họ là người lưu giữ và truyền dạy cho thế hệ sau vốn liếng văn hoá của cộng đồng. Chẳng những thế, bằng tài năng, tâm huyết và trình độ nghề nghiệp của mình, những người này đã tự mình sáng tạo hoặc chắt lọc sáng tạo của cả cộng đồng, góp phần bổ sung, làm giàu đẹp thêm cho truyền thống và bản sắc văn hoá cộng đồng. Tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hoá của Liên hiệp quốc - UNESCO đề nghị tặng họ danh hiệu Báu vật nhân văn sống (Living Human Treasures)(1). Còn chúng ta thì vẫn quen gọi quý vị này là nghệ nhân. Nghệ nhân đóng vai trò then chốt trong việc giữ gìn, thực hành và lưu truyền các giá trị văn hoá dân tộc. Nếu không có họ thì chắc chắn một khối lượng lớn các giá trị văn hoá sẽ không được bảo lưu một cách tập trung nhất cũng như sẽ không có “thầy” để dạy dỗ lớp trẻ.

Ở nước ta, vai trò của các nghệ nhân còn quan trọng hơn nữa. Đó là vì trong văn hoá của 54 dân tộc anh em thì chỉ người Việt (Kinh) mới có thành phần văn hoá chuyên nghiệp, bác học. Văn hoá của 53 dân tộc thiểu số thì vẫn mang nặng hoặc chỉ là văn hoá dân gian. Ngay như trong văn hoá Việt cũng có rất nhiều sáng tạo của văn hoá chuyên nghiệp đã được dân gian hoá, được phổ biến và lưu truyền bằng miệng theo phương thức dân gian. Một ví dụ: nhân dân ta ngày xưa rất thuộc Truyện Kiều, nhưng không mấy ai biết cụ Nguyễn Du là tác giả. Bởi vì Truyện Kiều của cụ đã bị “công hữu hoá” trở thành tài sản chung của toàn dân rồi. Mà văn hoá dân gian thì chủ yếu được ghi nhớ trong trí nhớ con người. Mọi công đoạn phổ biến, sáng tạo, bổ sung và truyền dạy được thực hiện thông qua

1 Khuyến nghị của UNESCO tại Đại hội đồng lần thứ 25, họp tại Paris, ngày 15/11/1989.

Page 16: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

18

các hành động thực hành. Nếu không có các nghệ nhân thì cộng đồng làm sao có thể thực hiện được quy trình đó?

Di sản văn hoá phi vật thể nước ta được sáng tạo trong quá khứ từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 trở về trước. Như thế, các nghệ nhân nắm giữ di sản này ngày hôm nay ít nhất cũng phải 70 tuổi rồi. Lại thêm ba mươi năm chiến đấu giải phóng dân tộc không có điều kiện thực hành các hoạt động văn hoá dân gian. Lại thêm ngày nay xã hội tiến nhanh chưa từng có trong lịch sử dân tộc về phía công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hoà nhập trong xu thế toàn cầu hoá và đô thị hoá cuộc sống. Tất cả những nhân tố đó đang đẩy di sản văn hoá phi vật thể các dân tộc Việt Nam tới bờ vực của sự mai một. Nhiệm vụ của thế hệ chúng ta phải là:

1. Sưu tầm gấp rút để giữ gìn và phát huy toàn bộ giá trị di sản văn hoá phi vật thể của cha ông để lại.

2. Tôn vinh chăm sóc các nghệ nhân dân gian, những người thầy tài năng, trí tuệ và hết lòng với học trò.

Để thực hiện hai nhiệm vụ nói trên, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, với mục đích tôn chỉ là “sưu tầm, nghiên cứu, giữ gìn, phổ biến và truyền dạy văn hoá - văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam”, đã quyết định hai chủ trương lớn:

1. Thông qua và huy động hơn 1000 hội viên cùng 2000 cộng tác viên cả nước thực hiện một kế hoạch gọi là “Tầm nhìn 2010” (View toward the year of 2010) với mục đích là từ nay đến năm 2010 cố gắng sưu tầm và giữ gìn được về cơ bản, toàn bộ di sản văn hoá phi vật thể của các dân tộc Việt Nam. Bởi vì vốn di sản đó đang nằm trong trí nhớ các nghệ nhân. Nếu ta không kịp thời sưu tầm thì đến năm 2010, dẫu có muốn cũng không còn ai cung cấp tư liệu và dạy bảo chúng ta nữa. Vì, các nghệ nhân đã quy tiên cả.

Page 17: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

19

2. Thông qua quy chế phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân dân gian của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam”, nhằm tôn vinh những người lưu giữ, thực hành và truyền dạy vốn di sản văn hoá văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam.

Danh hiệu này được trao cho quý vị căn cứ trên tài năng chuyên ngành và sự đóng góp với công tác của Hội. Do vậy, đây là danh hiệu do Ban Chấp hành Hội phong tặng để ghi nhận tài năng và sự đóng góp của quý vị với công tác Hội.

Căn cứ tiêu chuẩn quy định tại Quy chế công nhận danh hiệu Nghệ nhân dân gian của Hội đã được Ban Chấp hành Hội nhất trí thông qua tại kỳ họp thứ năm, khoá IV, ngày 10/6/2002, căn cứ hồ sơ do các chi hội, tỉnh thành hội gửi về Văn phòng Hội, cho đến nay (2010), Hội đồng xét danh hiệu đã bỏ phiếu và chọn ra được 180 vị trong cả nước.

Hội sẽ tiếp tục xét phong tặng danh hiệu các đợt tới, mỗi năm một lần. Thông qua việc thực hiện kế hoạch “Tầm nhìn 2010”, các chi hội, tỉnh - thành hội chắc chắn sẽ phát hiện thêm các nghệ nhân tài danh nhưng chưa được biết đến. Mặt khác, qua việc phong tặng danh hiệu, Hội sẽ có thêm những người thầy về văn hoá văn nghệ dân gian và nhờ đó, kế hoạch “Tầm nhìn 2010” sẽ được thực hiện với tốc độ nhanh hơn, có chất lượng hơn.

Công lao của các vị nghệ nhân là vô cùng to lớn. Chính nhờ có các vị mà qua bao nhiêu sóng gió, thăng trầm của lịch sử, vốn văn hoá - văn nghệ dân gian ngàn xưa của dân tộc Việt Nam vẫn được giữ gìn đến ngày nay.

Phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tổ chức Hội và các hội viên đến những người thầy tâm huyết và tài giỏi của mình. Nếu không có hạnh phúc được các vị nghệ nhân chỉ

Page 18: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

20

bảo, cung cấp tư liệu thì sẽ không có bất cứ công trình sưu tầm, nghiên cứu nào hết. Hy vọng rằng danh hiệu khiêm tốn này sẽ được các vị nghệ nhân xem như một biểu hiện chút lòng tôn kính hết mực mà những người học trò nhỏ của các vị muốn kính dâng những người thầy của mình.

Cuốn sách nhỏ này là tập thứ ba trong bộ sách của Hội viết về thân thế, tài năng và sự nghiệp của quý vị được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian của Hội.

T.N.T

Page 19: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

21

MASTER OF FOLKLORE AN INVALUABLE PROPERTY OF VIETNAM

TRADITIONAL CULTURE (A Brief Introduction)

By Prof. Dr.of Sciences To Ngoc Thanh

President Association of Vietnamese Folklore

Passed thousand-years history, each from 54 Vietnam ethnic groups has created own ethnic traditional culture which expressed its historical fortune, its aspirations for a peaceful and prosperous life, its moral standards, its behavioural attitudes to nature and society.

The common historical, environmental conditions of a common historical process was a very important factor which has unified all Vietnam 54 ethnic groups into the task of protecting and building own Fatherland. Thank to that, nowaday we are inheriting a Vietnam traditional culture featuring common characteristics which expressed in different cultural nuances of each ethnic culture. That is the “culture key-stone” on which today we can inherit to build our contemporary “advanced and bold with national identity culture”.

Depending to our historical conditions, the traditional cultural property was created, existed and developed in the form of lolklore which mainly was preserved by humman memory and was “materialized” in all kinds of people’s activities.

Page 20: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

22

In Vietnam, according to the relationship of human being and any concrete object, we can divide the folklore into five different domains as follow:

The culture of material production expressing the relation between human being and the nature through which the people are exploiting and at the same time, protecting the natural environment for their existence and development.

The social culture expressing the relation between human being and his social community and institutions on different levels of family, clan, village, ethnicity and country.

The every day life’s culture expressing the relation between human being and it’s biological demands such as eating, sleeping, secreting and sexual desire etc… Although these are biodesires but each ethnicity has own behavioural cultural expressions.

The religious culture expressing the relation between human being and all “invisible things” but the people entirely believe that they are really existing.

All kinds of art, including the applied one, expressing the relation between human being and the beauty. We can find out the expressions of this domain in literature, music, fine art, theatre, decoration, architecture etc…

So, we can consider that the intangible culture are being in all corners of the people’s life. As a form of folk-culture the community is it’s owner. But in certain historical moment in each community are often appearing some ones who posses almost all knowledges and skilll of any domnain from folk-cultural fund of community. They become the representative, the leader of community in that folk-cultural domain. Thank to their creative

Page 21: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

23

activities, the cultural identity of community becomes clearer. They are not only the preservers and bearers, but also are the teachers transmitting and passing down the cultural tradition of community to the younger generation. The UNESCO rewarded them with honor title “Living Human Treasures”. In Vietnam, according to our habit, we call them as “Masters of Folklore”.

The role of Master-Bearers in our country is very important, because in the culture of 54 ethnic groups, we can find out the professional component only in the culture of Viet ethnic minority. The culture of 53 ethnic minorities is folklore preserved by human memory. In such case, all work stages such as creation, prevervation, supplementation, dissemination and transmittion are realized only through the practical activities of Masters-Bearers. They are worthy to be rewarded with any honoring title.

Adopted and realized the Rules for Rewarding the Honor Title “Master of Folklore”, the Association of Vietnamese folklore would like to express their deep thank to their teachers.

T.N.T

Page 22: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

24

PHẦN THỨ HAI

QUY CHEÁ COÂNG NHAÄN DANH HIEÄU

“NGHEÄ NHAÂN DAÂN GIAN” CUÛA HOÄI VAÊN NGHEÄ DAÂN GIAN VIEÄT NAM

Điều 1: Bối cảnh lịch sử

Ngày nay, ở Việt Nam có 54 tộc người chung sống, mỗi tộc người đều có một tài sản văn hoá - văn nghệ dân gian phong phú, độc đáo, được lưu giữ trong trí nhớ, được truyền miệng, truyền ngón từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tài sản văn hoá này hiện đang có nguy cơ mai một trước sự biến đổi nhanh chóng về nhiều mặt của xã hội.

Thực hiện khuyến nghị của UNESCO về việc “Bảo vệ văn hoá cổ truyền và văn hoá dân gian” được thông qua tại kỳ họp toàn thể Đại hội đồng lần thứ 25 tại Paris ngày 15/11/1989.

Thực hiện Điều 26, Luật Di sản văn hoá, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/6/2001 tại kỳ họp thứ chín, khoá X, đã ghi “Nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt”.

Nhận thấy, cho đến nay ở nước ta vẫn chưa có một quy chế công nhận và tôn vinh các nghệ nhân văn hoá - văn nghệ dân gian.

Rất đáng lo ngại rằng các nghệ nhân hiện đã vào tuổi 70 - 80.

Căn cứ Nghị quyết Đại hội IV, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam ngày 13/5/2000.

Page 23: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

25

Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam công bố và thực hiện Quy chế công nhận danh hiệu “NGHỆ NHÂN DÂN GIAN” của Hội. Điều 2: Mục đích

Tôn vinh tài năng sáng tạo, công lao giữ gìn, thực hành truyền dạy giá trị, kỹ năng, bí quyết của văn hoá - văn nghệ dân gian các tộc người Việt Nam. Điều 3: Tiêu chuẩn - nghĩa vụ

3.1. Nắm giữ và thực hành ở trình độ cao những giá trị, kỹ năng, bí quyết văn hoá - văn nghệ dân gian.

3.2. Sẵn sàng và có khả năng truyền dạy toàn bộ hiểu biết của mình cho thế hệ trẻ.

3.3. Khi được Hội yêu cầu, sẵn sàng cung cấp, thực hành, trình diễn những vốn hiểu biết của mình về văn hoá - văn nghệ dân gian để Hội tiến hành sưu tầm, lưu giữ. Điều 4: Quyền lợi

4.1. Được tặng Bằng công nhận và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian Việt Nam” của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.

4.2. Được mời tham gia các hoạt động khoa học và ngành nghề do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức như Hội thảo, triển lãm, biểu diễn… Điều 5: Quy trình tuyển chọn

5.1. Các tổ chức cơ sở của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (chi hội, tỉnh - thành hội) căn cứ Quy chế này tuyển chọn, lên danh sách, làm hồ sơ trình Ban Chấp hành Trung ương Hội.

5.2. Hồ sơ đăng ký tuyển chọn gồm:

- Sơ yếu lý lịch có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền

Page 24: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

26

- Tóm tắt thành tích hoạt động và trình độ nghề nghiệp.

- Bản sao hay ảnh chụp một số sản phẩm do nghệ nhân làm hoặc truyền bảo cho con cháu làm.

5.3. Ban Chấp hành Trung ương Hội sẽ xét định kỳ các hồ sơ đăng ký mỗi năm một lần vào kỳ họp thứ hai hàng năm.

5.4. Việc trao bằng công nhận và huy chương do Ban Chấp hành Trung ương Hội cùng với tổ chức cơ sở của Hội tổ chức. Điều 6: Khen thưởng và kỷ luật

6.1. Nghệ nhân dân gian có thành tích được khen thưởng theo chế độ khen thưởng hiện hành của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.

6.2. Nghệ nhân vi phạm Quy chế này sẽ bị tước danh hiệu Nghệ nhân dân gian, thu hồi Bằng công nhận và huy hiệu.

Điều 7:

Quy chế này được thông qua tại kỳ hợp thường kỳ thứ năm khoá IV ngày 10/6/2002 của Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và có hiệu lực từ ngày Tổng Thư ký Hội ký. Mọi sửa chữa ở Quy chế này phải được ít nhất 2/3 uỷ viên Ban Chấp hành thông qua.

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2002

TM. BAN CHẤP HÀNH Tổng Thư ký(*)

GS.TSKH. Tô Ngọc Thanh (đã ký)

(*) Từ Đại hội II đến Đại hội IV, theo Điều lệ Hội VNDG Việt Nam, chức danh lãnh đạo Hội cao nhất là Tổng Thư ký. Đến Đại hội V (2005 - 2010), chức danh cao nhất là Chủ tịch Hội, không có chức danh Tổng Thư ký.

Page 25: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

27

RULES FOR REWARDING THE HONOR TITLE “MASTER OF FOLKLORE”

OF ASSOCIATION OF VIETNAMESE FOLKLORISTS

ARTICLE 1

Nowadays in Vietnam are cohabiting 54 ethnic groups each of which having a rich and unique fund of folk-culture and folk-arts. This cultural asset was preserved mainly by human memory and was passed down orally from generations to generations. In recent time this cultural heritage is being in danger of disappearance for ever by the very rapidly changes of society.

Realising the Recommendation of UNESCO on “Safeguarding the Traditional Culture and the Folklore” adopted in the 25th UNESCO World Conference, held in Paris on November, 15, 1989.

Realising the Article 26 from the “LAW FOR CULTURAL HERITAGE” adopted by Vietnam National Assembly at its 9th Session-10th Term on June, 29th 2001: “The State respects, honoring and with good policies treating the folk-culture beares and artists who preserve and disseminate the special valuable traditional arts and know-how”.

Considering that until now in our country there is not any measure or action to recognise and honor our bearers of folk-culture, folk-literature and arts.

Worring about that our bearers now are on 70-80 old age.

Basing on the decision of IVth National Congress of Association of Vietnamese Folklorists, held in Hanoi on May, 13, 2000.

Page 26: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

28

The Association of Vietnamese Folklorists promulgates and realises the Rules for Rewarding the honor title “Master of Folklore” to famous folk-culture bearers among Vietnamese ethnic groups.

ARTICLE 2

The rewarding aims to honor and recongnise the creative talent, the merit of Masters of Folklore in preservation, practise and passing down all values, skills, know-how of folk-culture, folk-literature, folk-arts of all 54 Vietnamese ethnic groups.

The rewarding creates the auspicious conditions for:

a/ Recognition and rewarding of the community to those bearers who embody all cultural traditional skills and technology and are their holders at highest level.

b/ Preservation of skills, technology, needed for continuing creation and functioning safeguarding all constituting expressions, genres, forms, types of traditional culture and folklore.

c/ Training younger generations to possess and to be masters in skills, expressions, types, forms of traditional culture and flolklore.

d/ Encouraging younger generations to involve in learning, practising, transmitting skills, know-how for ensuring the existence of the original authentic traditional culture and the national cultural identity.

ARTICLE 3: Criterion and duties of Rewardees

a/ Posseing and practising on highest level the knowledges skills, expression of one or some genres, types, forms of traditional culture and folklore.

Page 27: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

29

b/ Being ready for passing down all own knowledges, skills, know-how to those younger people who voluntary involve to learn and continue the tradition.

c/ Being ready for providing, pratising of performing, showing all own skill knowledges to supply the collection and archives of Association of Vietnamese Folklorists. (AVF)

d/ To be recognised by the people of own community as their bearer on highest level of the traditional culture and folklore of community.

c/ To be recognised by local authorities as good and legal citizen.

ARTICLE 4: Benefit of Rewardee

a/ Having a Certificate for the title Master of Floklore and a insignia of “Merit for preservation of folklore - culture” rewarded by the AVF.

b/ To be invited to attend all scientific and professional workshops and activities held by the AVF.

c/ To be invited as honor guest to attend the National Congress of AVF.

d/ To be suppied with a modest financial support to maintain own professional activities and train the younger people.

ARTICLE 5: Procedure of Rewardee selection and nomination

a/ According to the criterion said in the Article 3 of these Rules, each provincial branch of AVF with select, listing and completing all necessary personal files concerning the merit and contributions of the rewardee. Then, submit all files to the Central Standing Committee of the AVF.

Page 28: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

30

b/ The files must to include:

- Curriculum Vitae of Rewwardee with the legal notarisation of local authorities.

- Desciption in brief the capacity, skills, know-how and the training works to the younger people of the Rewardee.

- Some copies or photoes of Rewardee’s productions and of his apprentices.

c/ The Central Standing Committee will hold two selecting sessions each years to select and vote to nominate new Rewardees.

d/ The Central Standing Committee will organize the rewarding ceremonies to confer the Certificat and the Medal to each rewardee.

ARTICLE 6: Praising and punishing

a/ Those Rewardee who have great contributions will be rewarded following the rewarding rule of the AVF.

b/ The Certificat and the Medal will be took back if the Rewardee does not complete own duties determinated by the Rules.

ARTICLE 7:

These Rules were adopted by the Central Standing Committee of AVF at its Fifth session - IV Congress on June, 10, 2002 and come into force with the signature of the AVF General Secretay.

Ha Noi, 20/6/2002 General Sercretary

Prof.Dr. of Sciences To Ngoc Thanh (Signed)

Page 29: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

31

PHẦN THỨ BA

CAÙC NGHEÄ NHAÂN ÑÖÔÏC PHONG TAËNG TRONG CAÙC NAÊM 2010 - 2012

A. ÂM NHẠC DÂN GIAN

Nghệ nhân NGUYỄN VĂN THỰC

Nghệ nhân Nguyễn Văn Thực, sinh năm 1937, tại xóm Chăm, tổ 14, phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình; Dân tộc: Mường

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy âm nhạc dân gian Mường

Mr. Nguyen Van Thuc

Year of birth: 1937

Place of birth: Cham village, Thai Binh quarter, Hoa Binh city, Hoa Binh province

Ethnicity: Muong ethnic minority

Practising and transmitting folk musical of Muong ethnic minority Từ khi còn bé, nghệ nhân đã theo ông bà và cha mẹ học đánh

cồng chiêng và các loại nhạc cụ của dân tộc như sáo ôi, nhị, đàn tâm, pí kẻo (kèn), sáo ngang, sáo dọc, trống. Đến năm mười bảy tuổi, ông đã tham gia biểu diễn dân ca, kéo nhị, thổi sáo, đánh

Page 30: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

32

chiêng tại các lễ tế ở đình làng, lễ mừng nhà mới, đám cưới. Các bài cồng chiêng, kéo nhị, thổi sáo ôi, sáo ngang mà nghệ nhân trình tấu đều rất thuần thục. Các bài chiêng cổ đến nay nghệ nhân còn đánh được và được mọi người khen là đánh hay, đánh có hồn như: Pắc pôông pắc hoa; liên khúc gồm ba bài: Đi đường (túm một), Bến rậm sông bờ (túm hai), Chầm khầm; Đi đường, Bông trắng bông vàng, Pôông ba, Đi đường mường động, Giới chiêng…

Từ năm 1956, Đội Văn nghệ xã Thái Bình được thành lập, ông là người đánh cồng chiêng và đàn sáo chủ chốt trong đội, vừa biểu diễn, vừa huấn luyện thêm cho anh em. Từ năm 1958, ông được bầu làm đội trưởng đội văn nghệ. Từ đó ông cùng anh em trong đội đi biểu diễn ở nhiều nơi cho khách trong và ngoài nước cùng thưởng thức âm nhạc dân gian của dân tộc mình. Đội văn nghệ đi biểu diễn giành được nhiều huy chương, giải nhất, giải nhì, cờ thi đua và giấy khen của trung ương và của tỉnh, hiện còn được lưu tại phường Thái Bình.

Là người hiểu biết nhiều, nắm vững được nhiều bản nhạc và nhạc cụ, lại làm đội trưởng đội văn nghệ của xã hơn bốn chục năm nên nghệ nhân đã truyền dạy được cho nhiều người biết đánh cồng chiêng, biểu diễn các loại nhạc cụ của dân tộc. Hiện nay tuy tuổi đã cao nhưng nghệ nhân vẫn tận tình giảng dạy cho các cháu trong đội văn nghệ để các cháu ngày càng biểu diễn thuần thục các loại nhạc cụ của dân tộc mình.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Nguyễn Văn Thực đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 20 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 56/QĐKT-VNDG.

Page 31: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

33

B. ẨM THỰC

Nghệ nhân BÙI NGỌC THÁI

Nghệ nhân Bùi Ngọc Thái, sinh năm 1949, tại phố Nguyễn Thái Học, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Ẩm thực

Mr. Bui Ngoc Thai Year of birth: 1949 Place of birth: Nguyen Thai Hoc street, Phung commune, Hoai Duc district, Ha Noi province Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the skill of Culinary culture Nghệ nhân Bùi Ngọc Thái là người con của thị trấn Phùng

với thương hiệu nem Phùng Thái Cam nổi tiếng khắp vùng Hoài Đức, ông được sinh ra trong gia đình có nghề làm nem Phùng từ đầu thế kỷ XIX. Sau khi nhập ngũ trở về địa phương, ông lại tiếp tục phát huy nghề làm nem truyền thống của gia đình, ông đã đúc kết được nhiều kỹ năng kinh nghiệm làm nem. Ông đã đưa thương hiệu nem Phùng Thái Cam ngày một vang xa và chiếm phần lớn trên thị trường.

Ngoài việc sản xuất và duy trì nghề truyền thống, làm kinh tế gia đình, ông còn truyền dạy nghề làm nem cho con em trong vùng, tạo thành hệ thống mạng lưới sản xuất nem ở trong vùng thị trấn, đồng thời lưu giữ được nghề truyền thống của quê hương.

Page 32: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

34

Với lòng say mê nghề truyền thống và những cống hiến của mình, nghệ nhân Bùi Ngọc Thái đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ dân gian và tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Văn nghệ dân gian ngày 20 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 51/QĐKT-VNDG.

Page 33: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

35

C. CẤP SẮC VÀ HÁT DÂN CA

Nghệ nhân LƯƠNG PHU DÙNG

Nghệ nhân Lương Phu Dùng, sinh năm 1940, tại thôn Thanh Sơn, xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh; Dân tộc: Dao

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy cấp sắc

Mr. Lương Phu Dung

Year of birth: 1940

Place of birth: Thanh Son village, Quang Loi commune, Dam Ha district, Quang Ninh province

Ethnicity: Zao ethnic minority

Practice and transmitting dances in maturity ceremony and folk songs singing of Zao ethnic minority

Thuở nhỏ, nghệ nhân đã được tham dự các lễ cấp sắc, lớn lên

học nghề thầy cúng và làm thầy cúng tại các lễ cấp sắc (thắc) cho con trai dân tộc Dao Thanh Y ở địa phương. Từ năm 1985 đến nay, nghệ nhân tự nghiên cứu sách Nôm Dao, giúp đỡ truyền dạy cho nhiều người biết chữ Hán Nôm và truyền dạy các nghi lễ cấp sắc cho các học sinh dân tộc Dao ở huyện Đầm Hà và tham gia sưu tầm, gìn giữ bản sắc văn hóa và phong tục người Dao ở huyện Đầm Hà.

Page 34: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

36

Nghệ nhân Lương Phu Dùng đang truyền dạy lễ Cấp sắc

Nghệ nhân Lương Phu Dùng đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 4 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 38/QĐKT-VNDG.

Page 35: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

37

Nghệ nhân LÝ VĂN ÚT

Nghệ nhân Lý Văn Út, sinh năm 1941, thôn 2, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh; Dân tộc: Dao

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy nhảy cấp sắc và hát dân ca

Mr. Ly Van Ut

Year of birth: 1941

Place of birth: 2 village, Bang Ca commune, Hoanh Bo district, Quang Ninh province

Ethnicity: Zao ethnic minority

Practice and transmitting dances in maturity ceremony and folk songs singing of Zao ethnic minority Hiện nay ông là một già làng có uy tín trong cộng đồng,

được mọi người trong thôn bản kính trọng. Năm 25 tuổi ông đã làm thầy và đi theo các thầy cúng trong bản làm nghề, đến năm 32 tuổi ông làm thầy chính, được người dân trong bản mường tín nhiệm mời đi cúng lễ cho gia đình mình. Đến nay ông đã có hơn ba mươi năm trong nghề. Ông là người rất am hiểu về vốn văn hóa dân gian dân tộc mình, đặc biệt là trong các nghi lễ nhảy cấp sắc và thuộc nhiều bài dân ca, dân vũ của người Dao. Trên ba chục năm tận tình truyền dạy, ông đã đào tạo trưởng thành được sáu thầy lớn, mười lăm thầy nhỏ và dạy cho rất nhiều thanh niên trong làng biết nhảy các điệu múa trong lễ cấp

Page 36: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

38

sắc. Ông cũng là một trong những người có nhiều đóng góp cho việc thành lập và duy trì Đội Văn nghệ dân gian Dao Thanh Y xã Bằng Cả. Nghệ nhân không chỉ truyền dạy cho con cháu trong xã mà còn tận tình chỉ bảo cho các cháu xã khác như Quảng La, Tân Dân, Uông Bí… Trong gia đình nội tộc, con trai thì biết được các nghi lễ cúng, cấp sắc, con gái biết hát đối đáp, hát giao duyên. Ông thường xuyên dạy bảo cho con cháu và những người trong làng hiểu và giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc mình, lấy làm tự hào về những gì dân tộc mình còn lưu giữ được.

Nghệ nhân Lý Văn Út đang thực hành nghi lễ Cấp sắc của người Dao

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Lý Văn Út đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 28 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 67/QĐKT-VNDG.

Page 37: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

39

D. DÂN CA VÍ GIẶM

Nghệ nhân NGUYỄN ĐÌNH ÁI

Nghệ nhân Nguyễn Đình Ái, sinh năm 1946, tại khối 3, phường Đậu Liên, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy dân ca Ví, Giặm

Mr. Nguyen Dinh Ai

Year of birth: 1946

Place of birth: Dau Lien precinct, Hong Linh commune, Ha Tinh province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the folk songs and Vi Giam singing Hiện nay, nghệ nhân đang tham gia sinh hoạt tại Câu lạc bộ

Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ phường Đậu Liên. Nghệ nhân nắm vững các làn điệu dân ca như: Ví giặm phường Vải, Ví đò đưa, Ví giặm xẩm, Giặm kể, Giặm nối, Giận thương, Hò khoan đi đường, Hát khuyên, Ca trù, Sắc bùa… Tuy sức khỏe yếu, nhưng nghệ nhân vẫn cố gắng cùng câu lạc bộ truyền dạy cho nhiều thế hệ biết hát các làn điệu dân ca, tiêu biểu như một số học viên: Phạm Thị Hòa, Nguyễn Thị Cúc, Nguyễn Thị Huế, Thái Thị Liêm, Nguyễn Phương… Trong quá trình hoạt động, nghệ nhân đã có một số tiểu phẩm như: “Hát mừng chiến thắng” tham gia Liên hoan văn nghệ toàn vùng, “Giữ vững niềm tin” tham gia Liên hoan văn nghệ vùng Đông Nam Bộ…

Page 38: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

40

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Nguyễn Đình Ái đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 19 tháng 7 năm 2012, theo Quyết định số 23/QĐKT-VNDG.

Page 39: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

41

Nghệ nhân TRẦN KHÁNH CẨM

Nghệ nhân Trần Khánh Cẩm, sinh năm 1938, tại xã Bắc Kỳ, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy dân ca Ví, Giặm

Mr. Tran Khanh Cam

Year of birth: 1938

Place of birth: Bac Ky commune, Ky Anh district, Ha Tinh province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the folk songs and Vi Giam singing Là người con được sinh ra ở vùng đất đậm chất văn hóa

truyền thống giàu bản sắc, nồng nàn chất điệu Ví giặm của xứ Nghệ Tĩnh, ngay từ nhỏ nghệ nhân đã được nghe, được học và thấm nhuần các làn điệu Ví giặm quê hương mình. Khi trưởng thành nghệ nhân đã hòa mình vào đời sống văn hóa nghệ thuật, từ đoàn Văn công Nghệ Tĩnh, rồi phòng Văn hóa huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Nghệ nhân luôn tích cực chăm chút cho các làn điệu Ví giặm bằng tất cả lòng say mê nhiệt tình của mình với văn hóa truyền thống quê hương.

Sau này, khi về nghỉ hưu, nghệ nhân đã mở lớp truyền dạy các làn điệu dân ca Ví giặm mà mình đã nhọc công sưu tầm bảo tồn bấy lâu cho các thế hệ con trẻ. Hiện nay ông đã đào tạo được hàng chục người trở thành những người hát Ví giỏi và đang công tác văn hóa nghệ thuật tại Đoàn Văn công Hà Tĩnh. Ngoài ra, ông

Page 40: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

42

còn đào tạo một số cháu học sinh ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh biết hát Ví giặm.

Với lòng yêu nghề tha thiết và những cống hiến của mình, nghệ nhân Trần Khánh Cẩm đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn nghệ dân gian ngày 09 tháng 7 năm 2012, theo Quyết định số 06/QĐKT-VNDG.

Page 41: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

43

Nghệ nhân LÊ HỒNG CẨN

Nghệ nhân Lê Hồng Cẩn, sinh năm 1943, tại khối 5, phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy dân ca Ví, Giặm

Mr. Le Hong Can

Year of birth: 1943

Place of birth: Duc Thuan prencinct, Hong Linh commune, Ha Tinh province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the folk songs and Vi Giam singing Từ năm 1964 đến năm 1975, nghệ nhân đã tham gia các

chương trình giao lưu văn nghệ, các cuộc thi về âm nhạc, nổi bật nhất là ở đoàn văn công thuộc Đoàn Bình - Trị - Thiên, nghệ nhân trực tiếp tham gia chỉ đạo, dàn dựng một số tiết mục và đã đạt giải nhất toàn đoàn tại cuộc thi “Tiếng hát chiến sĩ”. Năm 1967, đạt giải nhì tại Hội diễn chiến trường B5 Quảng Trị. Sau khi quân đoàn chuyển ra Hà Bắc (cũ), nghệ nhân đã được bầu làm Trưởng ban Ban Công tác văn hóa của Trung đoàn, luôn đi đầu trong các phong trào văn hóa văn nghệ. Năm 1983, xuất ngũ trở về địa phương, tiếp tục tham gia phong trào văn hóa văn nghệ. Trong quá trình hoạt động, nghệ nhân truyền dạy cho nhiều thế hệ như: Huỳnh Thị Xuyên, Nguyễn Thị Liên, Đoàn Anh Dũng, Nguyễn Thị Khoa, Nguyễn Thị Luận, Nguyễn Thị

Page 42: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

44

Hải, Võ Thị Huyền, Lê Thị Son… Nghệ nhân đã thực hành các bài múa như “Hò mái nhị”, các làn điệu: Lý đò đưa, hát ví giặm, vè Nghệ Tĩnh, lẩy kiều…

Nghệ nhân Lê Hồng Cẩn đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 19 tháng 7 năm 2012, theo Quyết định số 24/QĐKT-VNDG.

Page 43: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

45

Nghệ nhân TRẦN MINH CHÍNH

Nghệ nhân Trần Minh Chính, sinh năm 1953, tại xã Thạch Tân, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy dân ca Ví, Giặm

Mr. Tran Minh Chinh

Year of birth: 1953

Place of birth: Thach Tan commune, Thach Ha district, Ha Tinh province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the folk songs and Vi Giam singing Vùng đất nơi nghệ nhân Minh Chính sinh ra có truyền thống

văn hóa văn nghệ, bản thân nghệ nhân tìm thấy những điều kỳ diệu trong văn hóa dân gian nói chung, dân ca Ví giặm nói riêng là một món ăn tinh thần không thể thiếu được của những người dân lao động. Trong hơn 30 năm qua, nghệ nhân được sự truyền dạy của các nghệ nhân đi trước, đến nay, nghệ nhân đã nắm giữ được năm thể hát Ví gồm: Ví phường cấy, Ví phường vải, Ví phường nón, Ví đò đưa; bốn thể hát Vè, Giặm xứ Nghệ: Giặm ru, Giặm cửa quyền, Giặm nối, Giặm kể; nắm giữ được ba thể hát Vè, Xẩm xứ Nghệ: Vè, Xẩm thuốc bắc, Xẩm thuốc nam; và một số làn điệu khác.

Nghệ nhân đã cùng các nghệ nhân khác tìm cách bảo lưu và trao truyền cho lớp trẻ ở địa phương, đã có rất nhiều người trở thành hạt nhân hát dân ca Nghệ Tĩnh. Bản thân ông là hạt nhân và là đội

Page 44: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

46

trưởng đội văn nghệ Thạch Tân có phong trào mạnh gần 40 năm nay, góp phần xây dựng hàng chục đội văn nghệ trong huyện, tỉnh.

Nghệ nhân Trần Minh Chính đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 19 tháng 7 năm 2012, theo Quyết định số 12/QĐKT-VNDG.

Page 45: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

47

Nghệ nhân NGUYỄN THỊ HÀ

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hà, sinh năm 1951, tại xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy dân ca Ví, Giặm

Mrs. Nguyen Thi Ha

Year of birth: 1951

Place of birth: Truong Loc commune, Can Loc district, Ha Tinh province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the folk songs and Vi Giam singing Nghệ nhân rất may mắn vì được sinh ra trong gia đình có

truyền thống văn hóa nghệ thuật. Ngay từ khi còn bé, nghệ nhân đã được sống trên quê hương có làn điệu dân ca Ví giặm được mọi người dân lao động yêu mến. Vì vậy trong suốt hơn bốn mươi năm qua, bản thân nhờ có sự truyền dạy của chú mình là nghệ sĩ ưu tú Trần Đức Duy và các thế hệ nghệ nhân đi trước như nghệ sĩ ưu tú Xuân Năm, Thanh Bảng, cộng với sự đam mê, tự học hỏi đến nay nghệ nhân nắm giữ được năm thể hát Ví gồm: hát Ví phường cấy, Ví phường vải, Ví phường nón, Ví đò đưa và một số làn điệu khác.

Với vốn hiểu biết của mình về các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh gốc, ý thức được phải bảo vệ di sản của cha ông, nghệ nhân đã truyền dạy miễn phí tại nhà cho lớp trẻ của xã nhà và các xã lân cận một tuần hai buổi tối. Hiện nay, số học viên do nghệ nhân đào

Page 46: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

48

tạo và truyền dạy lên tới trên năm mươi người, trong đó những học viên trẻ do nghệ nhân đào tạo và truyền dạy đã hát được các làn điệu gốc và phối hợp phục dựng không gian hát phường vải Trường Lưu, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc ở địa phương. Có những học viên như Nguyễn Thị Huệ, Trần Thị Thanh, Lê Duy Tịnh… đã là những thành viên tích cực của Câu lạc bộ Hát phường vải Trường Lưu.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Nguyễn Thị Hà đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 19 tháng 7 năm 2012, theo Quyết định số 19/QĐKT-VNDG.

Page 47: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

49

Nghệ nhân NGUYỄN VIẾT HOÀI

Nghệ nhân Nguyễn Viết Hoài, sinh năm 1946, tại khối 3, phường Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy dân ca Ví, Giặm

Mrs. Nguyen Viet Hoai

Year of birth: 1946

Place of birth: Nam Hong precinct, Hong Linh commune, Ha Tinh province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the folk songs and Vi Giam singing Hơn 40 năm tham gia hoạt động trên lĩnh vực văn hóa - văn

nghệ trong quân đội, nghệ nhân từng là diễn viên kiêm sáng tác, đạo diễn, chỉ huy các đoàn văn công như: Tỉnh đội Hà Tĩnh, Đoàn 22B Quân khu 4, Tỉnh đội Nghệ Tĩnh. Vốn đam mê âm nhạc dân tộc, nhất là dân ca mọi miền đất nước, rồi nghệ thuật hát tuồng, chèo, cải lương… đặc biệt là dân ca xứ Nghệ quê hương. Sau ngày được nghỉ hưu về tiếp tục hoạt động gắn bó với phong trào văn hóa văn nghệ ở cơ sở (thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc và thị xã Hồng Lĩnh). Có điều kiện thuận lợi hơn, nên nhiều năm nay nghệ nhân lại tiếp tục sưu tầm, ghi lại và lưu giữ các làn điệu dân ca hò, vè, ví, giặm, hát ru lời cổ. Hiện nay, nghệ nhân có trong tay văn bản ký âm và nắm khá chắc các làn điệu dân ca xứ Nghệ (bao gồm những làn điệu như: hò, vè, ví, giặm, và các làn điệu mới

Page 48: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

50

được nghệ nhân cải biên phát triển trong thời gian gần đây. Bên cạnh nghệ nhân cũng nắm được ít nhiều nghệ thuật hát Ca trù, chèo kiều, và hát ru… Đồng thời, nghệ nhân còn dùng chất liệu âm nhạc dân ca cổ để cải biên, phát triển sáng tạo thêm được một số làn điệu mới để ứng dụng vào các vở kịch dân ca Nghệ Tĩnh mà mình sáng tác. Trong quá trình công tác, nghệ nhân đã trực tiếp truyền dạy kỹ năng hát dân ca và ngâm thơ cho nhiều thế hệ diễn viên trong các đoàn văn công mà mình phụ trách, có người nay đã thành danh như NSƯT Lệ Thanh, rồi Bích Tuyển, Hồng Huệ, Hồng Doãn…

Nghệ nhân Nguyễn Viết Hoài đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 19 tháng 7 năm 2012, theo Quyết định số 22/QĐKT-VNDG.

Page 49: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

51

Nghệ nhân TRẦN THỊ LÝ

Nghệ nhân Trần Thị Lý, sinh năm 1950, tại xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy dân ca Ví, Giặm

Mrs. Tran Thi Ly

Year of birth: 1950

Place of birth: Truong Loc commune, Can Loc district, Ha Tinh province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the folk songs and Vi Giam singing Nghệ nhân là con gái của nghệ sĩ ưu tú Trần Đức Duy và rất

may mắn được sinh ra trên mảnh đất có truyền thống văn hóa văn nghệ, nơi sinh ra các danh nhân dòng họ Nguyễn Huy là những người ham mê hát Ví giặm. Ngày nay, dân ca Ví giặm là một món ăn tinh thần không thể thiếu được của những người dân lao động nơi này. Vì vậy, trong hơn bốn mươi năm qua, bản thân nhờ có sự truyền dạy của cha mình và các thế hệ nghệ nhân đi trước như nghệ sĩ ưu tú Xuân Năm, Vi Phong, cộng với sự đam mê tự học hỏi của cá nhân, nghệ nhân đã nắm giữ được năm thể hát ví gồm: hát Ví phường cấy, Ví phường vải, Ví phường nón, Ví đò đưa; bốn thể hát vè, giặm xứ Nghệ, gồm: Giặm rum, Giặm cửa quyền, Giặm nối, Giặm kể… và một số làn điệu khác.

Với những hiểu biết của mình về dân ca Nghệ Tĩnh, nghệ nhân đã truyền dạy miễn phí cho lớp trẻ xã nhà và các xã lân cận

Page 50: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

52

một tuần hai buổi tối. Hiện nay số học viên do nghệ nhân đào tạo và truyền dạy lên tới khoảng năm mươi người. Trong đó có nhiều học viên trẻ đã đi tham gia liên hoan hát dân ca cấp huyện, cấp tỉnh và đạt giải cao, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân gian địa phương. Hiện nay các học viên như Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Thị Sương, Trần Đình Hùng… là những học viên xuất sắc và là nòng cốt của Câu lạc bộ Hát phường vải Trường Lưu.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Trần Thị Lý đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 19 tháng 7 năm 2012, theo Quyết định số 18/QĐKT-VNDG.

Page 51: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

53

Nghệ nhân NGUYỄN THANH MINH

Nghệ nhân Nguyễn Thanh Minh, sinh năm 1944, tại khối 6, phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy dân ca Ví, Giặm

Mr. Nguyễn Thanh Minh

Year of birth: 1944

Place of birth: Tan Giang quarter, Ha Tinh city, Ha Tinh province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the folk songs and Vi Giam singing Là người con của quê hương câu hò Ví Giặm, nghệ nhân

trưởng thành từ những lời ca câu hò đậm chất quê hương, khi lớn lên ông vào quân đội, hoạt động trong lĩnh vực văn công. Sẵn vốn văn hóa văn nghệ được học hỏi từ những bậc cao niên trong làng, cộng với những kinh nghiệm do tìm tòi học hỏi trong suốt quá trình công tác, nghệ nhân đã thông thạo rất nhiều các làn điệu dân ca vùng Thanh Nghệ Tĩnh. Ông đã biểu diễn ở nhiều nơi suốt từ miền Trung vào miền Nam, nghệ nhân cũng đã gặt hái được nhiều thành công, nhiều giải thưởng từ lĩnh vực hát dân ca vùng Thanh Nghệ Tĩnh.

Khi về nghỉ hưu, ông tiếp tục sưu tầm nghiên cứu các làn điệu dân ca truyền thống độc đáo đang có nguy cơ bị mai một trong đời sống cộng đồng. Sau đó ông có mở lớp truyền dạy lại

Page 52: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

54

cho thế hệ trẻ là con em trong vùng, từ đó duy trì được những nét văn hóa dân ca truyền thống của quê hương. Từ những lớp truyền dạy của ông đã có rất nhiều thế hệ học trò hát dân ca rất thành công và đạt nhiều thành tích cao.

Nghệ nhân Nguyễn Thanh Minh đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 19 tháng 7 năm 2012, theo Quyết định số 09/QĐKT-VNDG.

Page 53: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

55

Nghệ nhân VŨ THỊ THANH MINH

Nghệ nhân Vũ Thị Thanh Minh, sinh năm 1954, tại xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy dân ca Ví, Giặm

Mrs. Vu Thi Thanh Minh

Year of birth: 1954

Place of birth: Cam My commune, Cam Xuyen district, Ha Tinh province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the folk songs and Vi Giam singing Nghệ nhân sinh ra trên vùng đất Hà Tĩnh có bề dày văn hóa

truyền thống lâu đời, lại được thừa hưởng lòng say mê hoạt động văn hóa nghệ thuật từ người cha là biên đạo múa, do vậy nghệ nhân đã được học hỏi và say mê văn hóa nghệ thuật từ nhỏ, đặc biệt là lĩnh vực hát Ví ở địa phương.

Khi trưởng thành nghệ nhân tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa văn nghệ ở địa phương, cùng với lòng say mê tìm tòi học hỏi, nghệ nhân đã nắm giữ kỹ thuật, kinh nghiệm và hát được các thể loại như: hát Ví phường vải, Ví phường chài, Ví phường nón, Ví đò đưa...

Từ năm 2000 trở lại đây, nghệ nhân đã tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ hát Ví ở địa phương, mở lớp truyền dạy hát ví cho các thế hệ thanh thiếu niên trong vùng, nhờ đó mà nghệ thuật hát ví ở

Page 54: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

56

địa phương nơi nghệ nhân sinh sống được khôi phục và hoạt động rất mạnh trong đời sống lao động của cộng đồng.

Với những cống hiến của mình Nghệ nhân Vũ Thị Thanh Minh đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng Danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 19 tháng 7 năm 2012, theo Quyết định số 08/QĐKT-VNDG.

Page 55: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

57

Nghệ nhân HOÀNG BÁ NGỌC

Nghệ nhân Hoàng Bá Ngọc, sinh năm 1955, tại Thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy dân ca Ví, Giặm

Mr. Hoang Ba Ngoc

Year of birth: 1955

Place of birth: Thien Cam town, Cam Xuyen district, Ha Tinh province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the folk songs and Vi Giam singing Từ bao đời nay, dân ca Ví Giặm là một món ăn tinh thần

không thể thiếu được của người dân lao động xứ Nghệ. Chính vì vậy mà nghệ nhân đã ý thức được trách nhiệm của mình là phải bảo vệ các di sản của cha ông như những thứ thiêng liêng nhất của dân tộc mình để truyền lại cho muôn đời sau. Trong mấy chục năm qua, nhờ có sự truyền dạy của các thế hệ nghệ nhân đi trước như nghệ sĩ ưu tú Trần Đức Duy, Xuân Năm, Thanh Bảng, cộng với sự đam mê tự học hỏi của cá nhân, ông đã nắm giữ được năm thể hát ví, gồm: hát Ví phường cấy, Ví phường vải, Ví phường nón, Ví đò đưa và một số làn điệu dân gian khác.

Với vốn hiểu biết của mình về làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh, nghệ nhân đã truyền dạy miễn phí tại nhà cho lớp trẻ của xã và những người ở xã lân cận một tuần hai buổi tối. Hiện nay, số học

Page 56: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

58

viên do nghệ nhân truyền dạy lên tới khoảng năm mươi người, trong đó những học viên trẻ do ông đào tạo và truyền dạy đã hát được các làn điệu gốc và phối hợp phục dựng không gian hát ví phường chài, hò chèo cạn Cẩm Nhượng, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân gian đặc sắc ở địa phương. Cụ thể, các học viên Nguyễn Thị Hường, Trần Thị Thúy, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Minh… là những thành viên tích cực của Câu lạc bộ Hát dân ca Ví Giặm thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Hoàng Bá Ngọc đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 19 tháng 7 năm 2012, theo Quyết định số 20/QĐKT-VNDG.

Page 57: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

59

Nghệ nhân PHẠM THẾ NHUẦN

Nghệ nhân Phạm Thế Nhuần, sinh năm 1950, tại xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy dân ca Ví, Giặm

Mr. Pham The Nhuan

Year of birth: 1950

Place of birth: Cam My commune, Cam Xuyen district, Ha Tinh province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the folk songs and Vi Giam singing Sinh ra trong một gia đình có truyền thống say mê văn hóa

văn nghệ, nghệ nhân đã được gia đình tôi luyện văn nghệ truyền thống từ nhỏ bằng những lời ca tiếng hát thấm đượm tình quê hương Hà Tĩnh. Khi trưởng thành nghệ nhân lại có thời gian tham gia hoạt động trong đoàn văn công Hà Tĩnh, do đó nghệ nhân càng có nhiều điều kiện học hỏi và nâng cao kiến thức về văn hóa văn nghệ truyền thống như hát Ví phường vải, Ví phường chài, phường nón, phường cấy và rất nhiều làn điệu khác thuộc lĩnh vực dân ca Nghệ Tĩnh.

Khi trở về địa phương, nghệ nhân đã phát huy tình yêu dân ca xứ Nghệ của gia đình, cả gia đình thường đi biểu diễn và tham gia các cuộc thi tiếng hát dân ca ở địa phương và gặt hái rất nhiều thành công.

Page 58: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

60

Nghệ nhân đã cùng vợ mình mở lớp truyền dạy dân ca cho các thế hệ con em trong vùng, từ những lớp truyền dạy của nghệ nhân Phạm Thế Nhuần đã có nhiều người thành đạt và gặt hái được thành công từ các cuộc thi dân ca trong và ngoài tỉnh.

Với những cống hiến của mình nghệ nhân Phạm Thế Nhuần đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 19 tháng 7 năm 2012, theo Quyết định số 10/QĐKT-VNDG.

Page 59: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

61

Nghệ nhân HOÀNG TÙNG

Nghệ nhân Hoàng Tùng, sinh năm 1945, tại xã Kỳ Hải, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy dân ca Ví, Giặm

Mr. Hoang Tung

Year of birth: 1945 Place of birth: Ky Hai commune, Ky Anh district, Ha Tinh province Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the folk songs and Vi Giam singing Sinh ra và lớn lên trên vùng đất từ bao đời nay, dân ca Ví

Giặm là món ăn tinh thần của người dân Hà Tĩnh, chính điều này nghệ nhân Hoàng Tùng đã ý thức được cần phải bảo vệ các di sản của cha ông để trao truyền lại cho các thế hệ con cháu sau này. Vì vậy, mấy chục năm qua nghệ nhân đã được cha chú và các nghệ nhân đi trước truyền dạy cộng với sự đam mê những làn điệu dân ca, nghệ nhân Hoàng Tùng đã có những đóng góp tích cực trong hoạt động văn hóa văn nghệ. Bản thân ông đã nắm giữ được năm thể hát Ví gồm: Ví phường cấy, Ví phường vải, Ví phường nón, Ví đò đưa và một số làn điệu khác.

Điều đặc biệt là nghệ nhân đã sưu tầm và ghi âm lại tất cả những làn điệu gốc do NSƯT Trần Đức Duy, người hát Ví Giặm nổi tiếng ở Hà Tĩnh để làm cơ sở truyền dạy lại cho con cháu.

Với những làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh gốc mà nghệ nhân đã nắm giữ, nghệ nhân đã truyền lại cho thế hệ trẻ trong xã và các

Page 60: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

62

vùng lân cận. Hiện nay, số học trò mà nghệ nhân đã trao truyền lên tới hơn 50 người, trong đó có học viên trẻ đã hát được các làn điệu gốc. Nghệ nhân Hoàng Tùng đã phối hợp với địa phương phục dựng không gian hát Sắc bùa ở xã Kỳ Hải, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân gian đặc sắc ở địa phương.

Nghệ nhân Hoàng Tùng đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 19 tháng 7 năm 2012, theo Quyết định số 11/QĐKT-VNDG.

Page 61: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

63

Nghệ nhân NGUYỄN THỊ HỒNG VANH

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hồng Vanh, sinh năm 1955, tại xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy dân ca Ví, Giặm

Mrs. Nguyen Thi Hong Vanh

Year of birth: 1955

Place of birth: Thach Lien commune, Thach Ha district, Ha Tinh province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the folk songs and Vi Giam singing Là người con của quê hương Hà Tĩnh, vùng đất giàu bản sắc

văn hóa truyền thống của dân tộc, với các làn điệu dân ca thấm đẫm trữ tình. Nhờ đó mà từ lúc sinh ra và lớn lên, nghệ nhân luôn được đắm mình trong các làn điệu dân ca của đất mẹ Hà Tĩnh. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nghệ nhân đã có lòng say mê với làn điệu dân ca, bà đã tham gia rất tích cực vào các phong trào văn hóa, văn nghệ của nhà trường cũng như ở địa phương. Lại được mẹ và các thế hệ đi trước truyền dạy cho các làn điệu dân ca của quê hương xứ sở nên nghệ nhân sớm lĩnh hội và phát huy được niềm đam mê của mình với các câu hò, điệu ví...

Khi trưởng thành, nghệ nhân đã hoạt động trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ rất tích cực ở địa phương, nghệ nhân đã đi sưu tầm các làn điệu bị thất truyền để phục dựng và biểu diễn mỗi khi có

Page 62: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

64

dịp. Bà còn mở các lớp truyền dạy dân ca cho thế hệ con em trong vùng, từ đó mà các làn điệu dân ca do bà dày công sưu tầm và phục dựng được lưu giữ một cách sinh động.

Với những cống hiến của mình nghệ nhân Nguyễn Thị Hồng Vanh đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 19 tháng 7 năm 2012, theo Quyết định số 07/QĐKT-VNDG.

Page 63: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

65

Nghệ nhân DƯƠNG THỊ XANH

Nghệ nhân Dương Thị Xanh, sinh năm 1975, tại Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy dân ca Ví, Giặm

Mrs. Dương Thi Xanh

Year of birth: 1975 Place of birth: Co Dam commune, Nghi Xuan, Ha Tinh province Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the folk songs and Vi Giam singing

Là người con của quê hương câu hò Ví Giặm, nghệ nhân trưởng thành từ những lời ca câu hò đậm chất quê hương, sẵn vốn văn hóa văn nghệ được học hỏi từ những bậc cao niên trong làng, cộng với những kinh nghiệm do tìm tòi học hỏi trong suốt quá trình hoạt động, nghệ nhân đã thông thạo rất nhiều các làn điệu dân ca vùng Thanh Nghệ Tĩnh. Bà đã biểu diễn ở nhiều nơi suốt từ miền Trung vào miền Nam, nghệ nhân cũng đã gặt hái được nhiều thành công, nhiều giải thưởng từ lĩnh vực hát dân ca vùng Thanh Nghệ Tĩnh.

Với những công hiến của mình nghệ nhân Dương Thị Xanh đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ dân gian và tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 10 tháng 10 năm 2011, theo Quyết định số 22/QĐKT-VNDG.

Page 64: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

66

E. ĐỜN CA TÀI TỬ, CẢI LƯƠNG

Theo tư liệu lịch sử, Đờn ca Tài tử là thể loại âm nhạc thính phòng có nguồn gốc từ Nhã nhạc cung đình Huế, do ông Nguyễn Quang Đại, một vị quan nhạc của triều đình, truyền vào Nam từ cuối thế kỷ XIX và nhạc lễ Nam Bộ

Nhạc Đờn ca Tài tử phổ biến ở hầu hết các xóm làng Nam Bộ với hai phong cách lớn là phong cách "miền Đông" và "miền Tây". Tham gia các cuộc hoà tấu Đờn ca Tài tử, các nghệ nhân thể hiện mối quan hệ "tri âm, tri kỷ", "đồng khí tương cầu" làm trọng, chứ không phải là trình diễn trên sân khấu như bây giờ. Vì thế nên mới gọi là "Tài tử".

Cho đến nay, ngoài những nghệ nhân trình độ cao, hầu như mỗi người dân Nam Bộ đều biết ca một vài "câu" hoặc đờn một vài "lớp" trong vốn Đờn ca Tài tử. Những bài ca Vọng cổ nằm lòng, bài ruột sẽ được trình diễn, thậm chí có bài nội dung không dính dáng gì với hoàn cảnh thực tại vẫn ca "chay" (không có đệm đờn). Không có ai nghe thì ca cho "mình ên" nghe cho đã. Vì "nghệ sĩ" trước tiên là người thưởng thức sản phẩm của chính mình.

Do vậy, Đờn ca Tài tử được trình diễn trong các lễ hội, đình đám, cưới hỏi, giỗ chạp, buổi tiễn đưa tân binh, đơn vị bộ đội lên đường đánh giặc... không vụ lợi, không cần thù lao, gọi là "giúp vui”, mang tính cộng đồng sâu sắc, bình đẳng giữa mọi người, nhưng cũng là dịp để các Tài tử bày tỏ tâm sự và phô diễn tài năng. Ai biết đờn thì đờn, biết ca thì ca, một bài cũng được, thậm chí đờn ca có lỡ "rớt" nhịp cũng chẳng ai chê cười mà còn động viên, khuyến khích. Những người không biết đờn ca, đủ cả trẻ già trai gái, cả người đi đường thích thì tham gia, cũng tự nhiên đến ngồi nghe với thái độ chăm chú thưởng thức, động viên các Tài tử ca đờn càng hay hơn, nếu có bánh trái, trà lá bồi dưỡng cho ban Tài tử càng tốt. Ban Tài tử nào, ở ấp, xã nào cũng có đông đảo khán, thính giả trung thành. Cuộc chơi không hạn định giờ giấc, chỉ khi mọi người cảm thấy thỏa mãn thì chia tay ra về dù đã khuya còn hẹn lại buổi tối hôm sau.

Page 65: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

67

Cứ như vậy thành lệ. Không ai bảo ai, hằng ngày làm lụng vất vả trên đồng ruộng, hoặc có chuyện đi xa, đến chiều phải tranh thủ về để kịp có mặt tham gia hoặc thưởng thức buổi Đờn ca Tài tử. Năm này tháng nọ, cũng lặp lại những bài bản cũ - lâu lâu mới có lời ca mới - nhưng người đờn lẫn người nghe vẫn không ai thấy chán, mà trái lại họ như bị ghiền (nghiện) không có không được. Thỉnh thoảng, để "thay đổi không khí" vài người giỏi chữ nghĩa, nắm vững bài bản vừa sáng tác vừa ca, gọi là "văn sống" rất được hoan nghênh. Nhiều nam, nữ thanh niên sáng dạ nghe riết thuộc lời, thuộc giọng, được vào ca, lâu thành nghề.

Nguồn: theo www.hanam.gov.vn

Page 66: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

68

Nghệ nhân NGUYỄN VĂN BIỂU

Nghệ nhân Nguyễn Văn Biểu (tên thường gọi Ba Móng), sinh năm 1912, mất năm 1986, tại xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Đờn ca Tài tử

Mr. Nguyen Van Bieu

Year of birth: 1912

Passed away: 1986

Place of birth: Huu Dinh commune, Chau Thanh district, Ben Tre province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Southern Amateur music - Don ca Tai tu Từ nhỏ, nghệ nhân được cha rước thầy dạy võ và dạy đờn về

dạy tại nhà. Nhờ sự say mê chăm chỉ tập luyện ông đã nắm vững kiến thức cơ bản hệ thống bài bản nhạc tài tử cũng như nhạc lễ. Ông sử dụng thành thạo nhiều nhạc cụ như: đờn kìm, đờn cò, đờn tranh, đờn độc huyền và nhạc cụ nhạc lễ như: trống, kèn… danh tiếng của ông lan rộng trong tỉnh. Ông trở thành thầy dạy đờn tài tử, nhạc lễ và đờn cho nhiều gánh hát ở Bến Tre như: gánh Ngọc Quang, gánh Kim Hoa, Thanh Nga - Hữu Tín và gánh Thanh Hương. Ngoài ra, ông còn được cậu ruột là ông Bầu Hiển chủ

Page 67: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

69

gánh hát bội Thanh Hương hướng dẫn nghệ thuật đánh trống và thổi kèn hát bội.

Năm 1960 do chiến tranh lan rộng, ông xa gia đình đến thành phố Mỹ Tho đờn cho gánh hát Đại Nghĩa. Ở đây, ngoài đờn cho gánh hát ông còn dạy đờn cho nhiều học trò.

Năm 1962, ông về Bến Tre dạy đờn ca tài tử và nhạc lễ, thời gian này ông đào tạo rất nhiều học trò cho các ban nhạc lễ trong và ngoài tỉnh.

Năm 1977, ông là cộng tác viên đờn cổ cho Đài phát thanh Bến Tre, đã từng thu thanh nhiều chương trình ca cổ tài tử với các nghệ nhân đờn ca trong tỉnh và ngoài tỉnh.

Trọn cuộc đời, nghệ nhân đã dạy gần 200 học trò về nhạc lễ và đờn ca tài tử trong đó có hai người con trai của ông cũng nối nghiệp cha, nhiều học trò đã sử dụng thành thạo nhiều nhạc cụ, bài bản tài tử, cải lương và nhạc lễ.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Biểu đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 28 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 58/QĐKT-VNDG.

Page 68: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

70

Nghệ nhân HUỲNH VĂN BIỂU

Nghệ nhân Huỳnh Văn Biểu (tên thường gọi Hai Biểu), sinh năm 1912, mất năm 1981, tại làng Mỹ Lệ, quận Cần Đước, tỉnh Chợ Lớn, nay là xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Đờn ca Tài tử

Mr. Huynh Van Bieu

Year of birth: 1912

Passed away: 1981

Place of birth: My Le village, Can Duoc district, Long An province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Southern Amateur music - Don ca Tai tu Nghệ nhân Hai Biểu sinh ra và lớn lên trên vùng đất có

truyền thống về nhạc lễ, nhạc hát bội và nhạc tài tử, nhạc sân khấu cải lương Nam Bộ. Ông ngoại của nghệ nhân Hai Biểu là ông Năm Xem, người học trò thuộc thế hệ đầu tiên của nghệ nhân Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi) khi ông đến truyền dạy âm nhạc truyền thống tại vùng Mỹ Lệ, Tân Lân, Cần Đước.

Thời niên thiếu, nghệ nhân Hai Biểu học đờn tranh với người thầy đầu tiên là nghệ nhân Tư Chí (thân sinh của nghệ nhân Tư

Page 69: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

71

Bền), người cùng làng Mỹ Lệ, sau đó tiếp tục thọ giáo nghệ nhân Năm Khiết ở làng Thuận Thành, huyện Cần Giuộc - học trò thế hệ đầu tiên của nghệ nhân Nguyễn Quang Đại. Nghệ nhân Hai Biểu học nhạc tài tử Nam Bộ với các nhạc sư nổi tiếng trong vùng, tham gia phong trào đờn ca tài tử rồi làm nhạc sĩ trong các ban nhạc sân khấu cải lương nổi tiếng ở Nam Bộ, nghệ nhân Hai Biểu thể hiện tài năng sân khấu cải lương nổi tiếng ở Nam Bộ. Ông sử dụng thành thạo nhiều nhạc cụ truyền thống, nhưng nổi tiếng nhất là ngón đờn tranh.

Với uy tín chuyên môn vượt trội so với các nhạc sĩ nghệ nhân đương thời, ông được bổ nhiệm phụ trách chuyên môn Ban cổ nhạc - Đài phát thanh Pháp Á Sài Gòn, hãng đĩa ASIA, ban nhạc hát bội Vân Hạc Sài Gòn và được mời làm nhạc sư thỉnh giảng ngành Quốc nhạc, Trường Quốc gia âm nhạc kịch nghệ Sài Gòn. Ông đào tạo được nhiều thế hệ học trò thành danh trong và ngoài nước.

Nghệ nhân - nhạc sư Huỳnh Văn Biểu trọn đời vì sự nghiệp phát triển nghệ thuật đờn ca tài tử, sân khấu hát bội và sân khấu cải lương Nam Bộ. Đặc biệt nổi tiếng nhất là nghệ thuật diễn tấu đàn tranh trong cả lĩnh vực nghệ thuật đờn ca tài tử, sân khấu hát bội và sân khấu cải lương Nam Bộ. Cây đàn tranh đã từng gắn bó với ông trong quá trình hoạt động nghệ thuật hiện còn lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Long An.

Nghệ nhân Huỳnh Văn Biểu đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 20 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 36/QĐKT-VNDG.

Page 70: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

72

Nghệ nhân ĐINH VĂN CHIÊU

Nghệ nhân Đinh Văn Chiêu, sinh năm 1897, mất năm 1968, tại xã Tân Lân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Đờn ca Tài tử

Mr. Đinh Van Chieu

Year of birth: 1897

Passed away: 1968

Place of birth: Tan Lan commune, Can Duoc district, Long An province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Southern Amateur music - Don ca Tai tu Ông sinh ra trong một gia đình có thân thế, cha ông là Đinh

Văn Cang, một điền chủ giàu có nổi tiếng ở tỉnh Chợ Lớn lúc bấy giờ. Cha ông cũng là một người rất đam mê và am hiểu về âm nhạc truyền thống, cha ông đã truyền cảm hứng và niềm đam mê cho ông. Ông được cha cho theo học thầy Nguyễn Quang Đại, nghệ danh là Ba Đợi, ông học rất xuất sắc và có tham gia vào các cuộc thi đờn ca tài tử trong vùng, ông luôn đạt giải thi xuất sắc, được mệnh danh là “Các tay đờn xuất chúng, vô địch”.

Đương thời nghệ nhân Chín Chiêu sử dụng được hầu hết các loại nhạc cụ trong dàn nhạc tài tử Nam Bộ, đặc biệt ông rất

Page 71: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

73

nổi danh với các loại nhạc cụ như tỳ bà, kìm, cò, nơi ông sinh sống được gọi theo tên của ông là xóm Chín Chiêu.

Ông đã dành cả cuộc đời cho âm nhạc đờn ca tài tử, không những chỉ biểu diễn, ông còn truyền dạy lại cho các thế hệ học trò là con em trong vùng. Nhiều thế hệ học trò do ông đào tạo cũng nổi tiếng và thành danh trong sự nghiệp đờn ca. Các loại nhạc cụ mà ông sử dụng được bảo tàng Long An sưu tầm và bảo quản cho đến tận ngày nay.

Với những cống hiến của mình nghệ nhân Đinh Văn Chiêu đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn nghệ dân gian ngày 20 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 33/QĐKT-VNDG.

Page 72: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

74

Nghệ nhân VÕ VĂN CHUẨN

Nghệ nhân Võ Văn Chuẩn (Tư Bền), sinh năm 1921, tại làng Mỹ Lệ, quận Cần Đước, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An); Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy nhạc Đờn ca Tài tử

Mr. Vo Van Chuan

Year of birth: 1921

Place of birth: My Le village, Can Duoc district, Long An province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Southern Amateur music - Don ca Tai tu Sinh ra và lớn lên trên vùng đất có truyền thống nổi tiếng lâu

đời về nghệ thuật hát bội, nhạc lễ, đờn ca tài tử và sân khấu cải lương, lại được sống trong một gia đình có nhiều thành viên cả ba thế hệ đều đam mê chơi nhạc tài tử Nam Bộ, nghệ nhân Tư Bền đến với nghệ thuật đờn ca tài tử từ năm 11 tuổi. Được cha mình là nghệ nhân, nhạc sĩ Võ Văn Chí (Tư Chí) một nghệ nhân sử dụng được nhiều nhạc khí (cả ba bộ hơi và bộ dây) hết lòng truyền dạy. Không thỏa mãn với sự phát triển tài năng nghệ thuật, ông tìm đến trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp và học hỏi thêm ở các nghệ nhân tên tuổi như: Bảy Quế, Năm Giai, Năm Lương, Hai Biểu… Tuy không hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp như một số nghệ

Page 73: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

75

nhân nhạc lễ, hát bội hay sân khấu cải lương, nhưng nghệ nhân, nhạc sĩ Tư Bền luôn nhiệt huyết với nghề, thường xuyên tham gia sinh hoạt đờn ca tài tử Nam Bộ, ông đào tạo được nhiều môn đệ đờn và ca tài tử Nam Bộ. Trong những thập niên 50 - 60 của thế kỷ XX, ông từng đứng ra thành lập một nhóm hoạt động nghệ thuật sân khấu Cải lương không chuyên, phục vụ nhân dân địa phương trong các dịp hội hè, đình đám. Đặc biệt nhóm sân khấu Cải lương không chuyên này toàn là những nam thanh niên sinh hoạt trong các nhóm đờn ca tài tử trong vùng và đều là những môn đệ do ông đào tạo.

Do có nhiều thành tích trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị của Đờn ca tài tử, nghệ nhân Võ Văn Chuẩn đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 20 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 39/QĐKT-VNDG.

Page 74: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

76

Nghệ nhân TRÀ VĂN GIAI

Nghệ nhân Trà Văn Giai, sinh năm 1912, mất năm 2005, tại xã Tân Lân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Đờn ca Tài tử

Mr. Tra Van Giai

Year of birth: 1912

Pased away: 2005

Place of birth: Tan Lan commune, Can Duoc district, Long An province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Southern Amateur music - Don ca Tai tu Ông may mắn được học người thầy là nghệ nhân nhạc sư

Nguyễn Văn Láo (Chín Láo) - vốn là truyền nhân xuất sắc thuộc thế hệ học trò đầu tiên của nghệ nhân nhạc sư Nguyễn Quang Đại - hết lòng truyền dạy lễ, nhạc tài tử Nam Bộ. Từ thập niên 40 cho đến cuối thế kỷ XX, ông làm chủ Ban nhạc lễ nổi tiếng khắp vùng Cần Đước, Cần Giuộc, ai ai cũng biết tiếng “nhạc Giai”. Về nhạc tài tử Nam Bộ, ông thường chơi trong nhóm các nghệ nhân lừng danh trong vùng như: Bảy Quế, Chín Phàng, Năm Lòng, Sáu Quýnh… Ông sử dụng thành thạo nhiều nhạc cụ trong dàn nhạc lễ, nhạc tài tử Nam Bộ, đã đào tạo nhiều thế hệ học trò, góp phần rất lớn vào việc duy trì và phát triển dòng nhạc tài tử và nhạc lễ

Page 75: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

77

Nam Bộ. Tuy ông không có điều kiện thu đĩa, thu đài phát thanh để lưu lại tiếng nhạc của mình, nhưng tài nghệ và tên tuổi của ông không kém các nhạc sĩ, nghệ nhân nổi tiếng như Tư Huỳnh, Bảy Quế, Hai Biểu, Năm Lòng, Tám Nhứt…

Hiện nay Bảo tàng Long An còn lưu giữ, trưng bày cây đờn cò đã gắn bó suốt cuộc đời hoạt động nghệ thuật của nghệ nhân nhạc sư Năm Giai.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Trà Văn Giai đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 20 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 37/QĐKT-VNDG.

Page 76: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

78

Nghệ nhân NGUYỄN VĂN GIỎI

Nghệ nhân Nguyễn Văn Giỏi (tên thường gọi Mười Út), sinh năm 1915, mất năm 1995, tại xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Đờn ca Tài tử

Mr. Nguyen Van Gioi Year of birth: 1915 Passed away: 1995 Place of birth: Tan Thanh Binh commune, Mo Cay Bac district, Ben Tre province Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Southern Amateur music - Don ca Tai tu Nghệ nhân Nguyễn Văn Giỏi là con trai út trong một gia đình

nhạc lễ, ngay từ nhỏ ông đã được truyền dạy và tham gia ban nhạc lễ gia đình phục vụ tang lễ ở xã, huyện trong tỉnh. Khi phong trào đờn ca tài tử phát triển cũng như hình thành nghệ thuật sân khấu cải lương vào những năm 1935, nghệ nhân Nguyễn Văn Giỏi đã nổi tiếng đàn hay, hát giỏi ở cù lao Minh thuộc tỉnh Bến Tre. Thời đó ông đã biết sử dụng nhiều nhạc cụ như: đờn bầu, đờn cò, đờn kìm, đờn gáo… nhưng nổi bật và điêu luyện nhất là cây đờn tranh.

Năm 1946, ông tham gia cách mạng làm công an viên ở xã Tân Thành Bình. Năm 1947, ông ở lại quê nhà làm vườn và dạy

Page 77: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

79

đờn, đến năm 1960 ông qua ngụ gần chùa Viên Giác và cắt tóc tu theo đạo Phật Pháp danh Thiện Hảo, thời gian này nghệ thuật ngón đờn của ông rất điêu luyện trong 20 bài bản tổ qua cây đờn tranh.

Năm 1976, ông trở về Tân Thành Bình lập chùa và tu tại gia, lúc này có nhiều học trò tìm đến ông để học đờn.

Năm 1979, Bộ Văn hóa Thông tin tổ chức Nhạc hội danh cầm tại Nhà hát lớn quận 1 thành phố Hồ Chí Minh, ông độc tấu đờn tranh và đạt huy chương vàng.

Ngoài truyền nghề đờn tranh, ông còn ghi băng casset hòa tấu, độc tấu tranh những bài trong 20 bài bản tổ. Đến nay những lối đờn tranh như nhạc phối của ông được giới đờn ca tài tử ở tỉnh nhà mến phục.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Giỏi đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 28 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 57/QĐKT-VNDG.

Page 78: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

80

Nghệ nhân NGUYỄN HỮU HINH

Nghệ nhân Nguyễn Hữu Hinh, sinh năm 1924, mất năm 2011, tại làng Tân Lân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Đờn ca Tài tử

Mr. Nguyen Huu Hinh Year of birth: 1924 Passed away : 2011

Place of birth: Tan Lan village, Can Duoc district, Long An province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Southern Amateur music - Don ca Tai tu Nghệ nhân đến với nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ năm ông

15 tuổi. Ông học đờn kìm với người thầy đầu tiên là nghệ nhân Đinh Văn Chiêu (tức Chín Chiêu) - là một trong những nghệ nhân tài danh thuộc thế hệ đệ tử đầu tiên của nghệ nhân nhạc sư Nguyễn Quang Đại khi ông về dạy nhạc ở Cần Đước. Sau đó ông lại thọ giáo nghệ nhân nhạc sư Nguyễn Văn Láo (tức Chín Láo) - cũng là một nghệ nhân rất nổi tiếng thuộc thế hệ đệ tử đời thứ nhất của nghệ nhân nghệ sĩ Nguyễn Quang Đại.

Khi phát triển tài năng, ông hoạt động chuyên nghiệp ở Sài Gòn, tiếp tục rèn luyện thêm ngón nghề với sự hướng dẫn chuyên môn của các nghệ nhân nhạc sĩ tài danh khác như: Hai Khá, Hai Biểu, Sáu Tửng… Nhờ sự giúp đỡ, dìu dắt của nhạc sư Hai Biểu,

Page 79: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

81

ông được tham gia cộng tác với Đài Phát thanh Pháp Á cùng nhóm nghệ sĩ Thành Công, Hai Khuê, Bạch Mai… Sau đó ông tham gia dàn nhạc của hai đoàn nghệ thuật sân khấu hát bội lớn lúc bấy giờ là Tấn Thành Ban và Vĩnh Xuân Ban (tiền thân của đoàn Cải lương tuồng cổ Minh Tơ). Trong những năm 1954 đến năm 1971, ông tham gia các dàn nhạc sân khấu cải lương Nam Bộ như: Bích Thuận, Kim Chung, Tuấn Việt, Trâm Vàng, Bạch Vân, Hà Triều, Sao Ngàn Phương, Thái Dung. Từ năm 1972, ông về tham gia phong trào đờn ca tài tử ở địa phương Cần Đước.

Sau ngày giải phóng miền Nam, Đảng bộ và chính quyền địa phương chủ trương khôi phục và đẩy mạnh phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ, ông được tín nhiệm tiến cử vào chức vụ Chủ nhiệm Câu lạc bộ âm nhạc Tài tử huyện Cần Đước (từ năm 1985 đến 1997).

Trong suốt quá trình hoạt động nghệ thuật đờn ca tài tử đến sân khấu hát bội, cải lương chuyên nghiệp rồi trở về với phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ, nghệ nhân Nguyễn Hữu Hinh đã góp phần đào tạo thành danh nhiều nghệ sĩ như Hà Mỹ Tâm (đoàn Cải lương Kim Chưởng), Hà Mỹ Xuân (đoàn Cải lương Kim Chung), Kim Hạnh (đoàn Cải lương Hậu Giang), Lệ Thủy (đoàn Cải lương Trâm Vàng), nhạc sĩ Hải Hưng và nghệ sĩ ưu tú Đoàn Dự (Đoàn Cải lương Long An).

Hiện Bảo tàng Long An còn lưu giữ, trưng bày cây đờn Kìm đã từng gắn bó với cuộc đời hoạt động nghệ thuật của nghệ nhân Nguyễn Hữu Hinh.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Nguyễn Hữu Hinh đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 20 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 38 /QĐKT-VNDG.

Page 80: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

82

Nghệ nhân NGUYỄN THẾ HUYỆN

Nghệ nhân Nguyễn Thế Huyện (tên thường gọi Tư Huyện), sinh năm 1911, mất năm 1982, tại làng Phước Lâm, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn, nay là xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Đờn ca Tài tử

Mr. Nguyen The Huyen

Year of birth: 1911

Passed away: 1982

Place of birth: Phuoc Lam village, Can Giuoc quarter, Long An province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Southern Amateur music - Don ca Tai tu Nghệ nhân Tư Huyện là con của Nhạc Tho (nghệ nhân Bảy

Tho), sinh ra trong một gia đình có tiếng về nhạc lễ, nhạc tài tử Nam Bộ, lại có năng khiếu đặc biệt nên nghệ nhân Tư Huyện có điều kiện phát huy tài năng nghệ thuật của mình.

Ngay từ thuở thiếu thời, nghệ nhân Tư Huyện đã nổi danh nhạc lễ, nhạc tài tử Nam Bộ, với khả năng sử dụng thành thạo hầu hết các loại nhạc khí gõ, hơi, dây (cả dây kéo và dây gảy), đặc biệt

Page 81: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

83

là thổi sáo và tiêu. Đương thời ai cũng thán phục tài nghệ của ông. Nghệ nhân được nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo giới thiệu vào dạy nhạc truyền thống tại Trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn.

Nhạc giới cổ truyền Nam Bộ đánh giá nghệ nhân Tư Huyện là người có tài năng đặc biệt trong gần thế kỷ qua ít ai sánh kịp. Nghệ thuật diễn tấu âm nhạc của nghệ nhân Tư Huyện có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nhạc sĩ, nghệ nhân nổi tiếng như Văn Vĩ, Ba Tu… Đối với nhạc sân khấu cải lương, nghệ nhân Tư Huyện cũng xuất sắc điêu luyện không kém. Từ năm 1976 trở đi, ông giữ vai trò nòng cốt trong dàn nhạc sân khấu cải lương Nhà hát Trần Hữu Trang, Đoàn Cải lương Sài Gòn I. Tiếng đờn của ông hòa cùng các danh cầm, danh ca tài tử và sân khấu cải lương Nam Bộ hiện còn lưu lại trong nhiều băng đĩa ghi âm của các hãng băng đĩa nổi tiếng ở Sài Gòn - Chợ Lớn.

Nghệ nhân Tư Huyện đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 20 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 35/QĐKT-VNDG.

Page 82: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

84

Nghệ nhân LÊ HOÀNG TẤN

Nghệ nhân Lê Hoàng Tấn, sinh năm 1960, tại 384/170A Đoàn Văn Bơ, phường 16, quận 4, Tp. Hồ Chí Minh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Đờn ca Tài tử

Mr. Le Hoang Tan

Year of birth: 1960

Place of birth: No 384/170A Doan Van Bo street, 16 precinct, 4 district, Ho Chi Minh city

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Southern Amateur music - Don ca Tai tu

Từ năm 1976 nghệ nhân Lê Hoàng Tấn tham gia học tập Đờn ca Tài tử tại lò nhạc của nhạc sĩ Út Trong, nhạc sĩ Văn Bền, nhạc sĩ Tấn Nhì… tại thành phố Hồ Chí Minh và tham gia sinh hoạt đờn ca tài tử ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Năm 2000 nghệ nhân sáng lập và trực tiếp tham gia đờn ca tại Câu lạc bộ Đờn ca tài tử mang tên Thành Công tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 2008 đến nay với vai trò là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đờn ca tài tử ông đã đứng ra tổ chức và trực tiếp truyền dạy đờn ca tài tử cho bốn khóa học, với 300 học viên, đóng góp và trực tiếp xây dựng giáo trình giảng dạy hoàn chỉnh về đờn ca tài tử theo phương pháp hướng dẫn thực hành bằng đĩa DVD (Giáo trình này phát miễn phí cho học viên các khóa học). Ông đã

Page 83: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

85

soạn lời mới cho rất nhiều thể điệu trong 20 bài bản tổ của Đờn ca tài tử, nhiều bài được sử dụng rộng rãi và đạt giải thưởng cao trong các kỳ hội diễn, liên hoan Đờn ca tài tử toàn quốc và khu vực như: xàng xê, lưu thủy, vọng cổ nhịp 16…

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Lê Hoàng Tấn đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 19 tháng 7 năm 2012, theo Quyết định số 25/QĐKT-VNDG.

Page 84: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

86

Nghệ nhân LÊ KHẮC TÙNG

Nghệ nhân Lê Khắc Tùng, sinh năm 1948, tại 8/1 đường Tô Ký, xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Đờn ca Tài tử

Mr. Le Khac Tung

Year of birth: 1948

Placce of birth: No 8/1 To Ky street, Trung Chanh commune, Hoc Mon district, Ho Chi Minh city

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Southern Amateur music - Don ca Tai tu Nghệ nhân Lê Khắc Tùng biết sử dụng thành thạo các loại

nhạc cụ cổ truyền: tranh, kìm, cò, bầu, tỳ, guita cổ, vĩ cầm, sến từ năm mới 12 tuổi.

Từ năm 1976, ông làm cộng tác viên chuyên đờn và soạn bài ca cho Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; đến năm 1980, ông làm cộng tác viên cho Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2001, nghệ nhân được bầu làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đờn ca tài tử thành phố. Nghệ nhân cùng với Trung tâm Văn hóa thành phố đã xây dựng được hơn 40 Câu lạc bộ, đội, nhóm Đờn ca tài tử ở các quận, huyện… biên soạn hơn 200 bài ca cổ (đủ thể

Page 85: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

87

loại bài bản tổ); tổ chức các lớp dạy đờn và ca với hơn 100 học viên, trong đó có nhiều học viên nổi tiếng như: nghệ sỹ Hoài Thanh, Trà Anh Dũng, Thanh Hà, nhạc sỹ Minh Nghĩa, Minh Sang… Nghệ nhân tham dự Liên hoan Đờn ca tài tử cấp thành phố, cấp Quốc gia đoạt huy chương vàng; dự liên hoan âm nhạc các dân tộc đạt nhiều giải thưởng.

Nghệ nhân Lê Khắc Tùng đang truyền dạy Đờn ca tài tử cho các học trò

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Lê Khắc Tùng đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian Việt Nam ngày 19 tháng 7 năm 2012, theo Quyết định số 26/QĐKT-VNDG.

Page 86: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

88

Nghệ nhân TRƯƠNG VĂN TỰ

Nghệ nhân Trương Văn Tự (Ba Tu), sinh năm 1938, tại làng Tân Lân, quận Cần Đước, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc xã Tân Lân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An); Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Đờn ca Tài tử

Mr. Truong Van Tu Year of birth: 1938

Place of birth: Tan Lan commune, Can Đuoc district, Long An province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Southern Amateur music - Don ca Tai tu Nghệ nhân Trương Văn Tự sinh ra và lớn lên trong một gia

đình truyền thống nhạc lễ, nhạc tài tử Nam Bộ. Cha của ông là nghệ nhân Tư Hơn, phụ trách Ban nhạc lễ có tiếng trong vùng thường gọi là ông nhạc Hơn. Nhận thấy con mình có năng khiếu nghệ thuật đặc biệt, nên cha ông cho theo học nhiều thầy dạy nhạc nổi tiếng trong vùng và cho ông theo cộng tác với Ban nhạc lễ của nghệ nhân nhạc sư Bảy Quế - ban nhạc lễ nổi tiếng lúc bấy giờ để không ngừng nâng cao tay nghề. Qua nhiều năm hoạt động nghệ thuật nhạc lễ và nhạc tài tử Nam Bộ ở Cần Đước và các vùng lân cận, nghệ nhân Ba Tu đã chuyển lên Sài Gòn (Tp. Hồ Chí Minh) sinh sống. Ở nơi đây, ông được dịp đua tài cùng các nghệ nhân nhạc sĩ nổi tiếng khắp các địa phương của Nam Bộ tập trung tại

Page 87: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

89

đất Sài Gòn - Chợ Lớn, trừ nhạc khí thuộc bộ hơi, còn lại hầu hết các nhạc khí trong dàn nhạc lễ, nhạc tài tử Nam Bộ ông đều sử dụng khá thành thạo, trong đó điêu luyện nhất là ba nhạc khí tranh, kìm, cò. Với ngón đàn kìm và đàn cò độc đáo của mình, ông được nhạc sư Hai Biểu hướng dẫn tham gia dàn nhạc hát Bội của Ban Vân Hạc nổi tiếng một thời ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Tài năng âm nhạc của nghệ nhân nhạc sư Ba Tu không chỉ trong lĩnh vực nhạc lễ, nhạc hát bội, nhạc tài tử mà cả trên sân khấu cải lương, ông đều tỏ ra xuất sắc điêu luyện. Ông được Nhà nước phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú từ khi còn cộng tác với dàn nhạc sân khấu cải lương Nhà hát Trần Hữu Trang. Hầu hết các hãng băng, đĩa, đài phát thanh, truyền hình thực hiện các chương trình nhạc Lễ, nhạc Hát bội, nhạc Tài tử, nhạc sân khấu cải lương đều có sự cộng tác của ông. Đặc biệt nhất là ông đã thu thanh độc tấu đàn kìm trọn bộ gồm năm đĩa CD với trọn bản tất cả 20 bản tổ của nhạc tài tử Nam Bộ (điều xưa nay chưa từng có trong nhạc giới tài tử Nam Bộ). Hiện có nhiều nhạc sĩ trẻ đến với ông học hỏi nâng cao tay nghề.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Trương Văn Tự đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 20 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 40/QĐKT-VNDG.

Page 88: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

90

Nghệ nhân NGUYỄN VĂN QUẾ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Quế, sinh năm 1908, mất năm 1985, tại xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Đờn ca Tài tử

Mr. Nguyen Van Que

Year of birth: 1908

Passed away: 1985

Place of birth: My Le commune, Can Duoc district, Long An province.

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Southern Amateur music - Don ca Tai tu Giống như nghệ nhân Đinh Văn Chiêu, nghệ nhân Nguyễn

Văn Quế cũng là một trong những học trò của người thầy dạy nhạc đờn ca nổi tiếng Nguyễn Quang Đại ở vùng đất Nam Bộ lúc bấy giờ, ông Quế có một niềm say mê Đờn ca tài tử rất lớn, ông đã theo học người thầy nổi tiếng của mình một cách miệt mài. Để rồi sau đó trở thành một cây đờn ca tài tử lừng danh đất Nam Bộ. Ông có thể sử dụng được hầu hết các loại nhạc cụ trong dàn nhạc đờn ca. Sinh thời ông đã dành nhiều năm đi biểu diễn ở khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long cùng với các nghệ nhân cùng thời như Chín Chiêu, Sáu Thoàng, Năm Giai, Năm Quýnh, Năm Lòng, suốt

Page 89: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

91

những năm thập kỷ 40 đến thập kỷ 80 của thế kỷ XX, ở vùng đồng bằng sông Cửu Long còn truyền tụng câu phương ngôn:

“Tiếng đồn Cần Đước Xuân Xanh

Giai Kìm, Quýnh Gáo, Quế Tranh, Lòng Cò”.

(Nghệ nhân Năm Giai nổi tiếng đờn Kìm, nghệ nhân Năm Quýnh nổi tiếng đờn Gáo, nghệ nhân Bảy Quế nổi tiếng đàn Tranh, nghệ nhân Năm Lòng nổi tiếng đờn Cò)

Nghệ nhân Bảy Quế dành cả cuộc đời cống hiến tài năng cho âm nhạc Đờn ca tài tử, khi về già không đi biểu diễn nữa thì ông dành tâm huyết và sức lực của mình để truyền dạy lại cho các thế hệ học trò trong vùng. Nhờ đó mà nhiều học trò của ông đã thành danh với đờn ca.

Hiện nay, bảo tàng tỉnh Long An còn lưu giữ nhiều nhạc cụ của nghệ nhân Bảy Quế trong suốt cuộc đời gắn bó với đờn ca của ông.

Với những cống hiến của mình nghệ nhân Nguyễn Văn Quế đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 20 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 34/QĐKT-VNDG.

Page 90: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

92

F. HÁT CA TRÙ

Ca trù là loại ca nhạc thính phòng phổ biến trong văn hóa người Kinh (Việt), đặc biệt là trong giới nho sỹ và thị dân các đô thị như Hà Nội, Nam Định và các tỉnh thành từ Quảng Trị trở ra. Một số nhà nghiên cứu cho rằng Ca trù xuất hiện từ thế kỷ XI. Theo TS. Nguyễn Xuân Diện, Ca trù có từ trước thế kỷ XV(1), còn PGS.TS. Nguyễn Thụy Loan thì cho rằng, Ca trù có từ thế kỷ XVI, nếu coi chiếc đàn Đáy là hình ảnh đặc trưng của thể loại ca hát này (2). Gọi là Ca trù vì khi ca, người nghe dùng cái thẻ tre gọi là “Trù” có mệnh giá tiền để thưởng cho những chỗ hát hay. Cuối buổi, người ta đếm thẻ để bình giá và thưởng tiền. Ca trù có đào nương vừa hát vừa gõ phách, kép đàn tấu đàn Đáy và quan viên đánh trống chầu. Ở những vùng và vào những thời kỳ khác nhau, Ca trù còn có tên gọi là Hát Cửa đình, Hát Cửa quyền, Hát Nhà tơ, Hát Nhà trò. Ở một số đô thị, nơi Ca trù được hát trong các nhà chứa thì còn có tên là Hát Cô đầu.

Ca trù là một thể loại ca nhạc đòi hỏi những chuẩn mực nghệ thuật cao về tất cả các thành tố như về giọng hát, về tay phách, về ngón đàn, về khổ trống. Bởi theo quan niệm của cổ nhân, mỗi thành tố đều có vai trò riêng trong cuộc hát, chúng “trò chuyện với nhau” chứ không phải cái này “đi đệm hay phụ họa” cho cái kia như ngày nay ta thường quen nghĩ.

Do đó, chẳng những người đàn, người trống và nhất là người hát, phải dày công khổ luyện trong nhiều năm, mà người nghe cũng phải có hiểu biết để “ngộ”, để rung cảm được, để “tri âm, tri kỷ” được những gì chứa chất, dồn nén trong lời ca, tiếng đàn, khổ trống.

Nguồn: + <http:/www.hanam.gov.vn>

(1). Nguyễn Xuân Diện, Thông báo Hán - Nôm 1998, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội 1999.

(2). Nguyễn Thuỵ Loan, Những phát hiện mới về khảo cổ học 1997, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998.

Page 91: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

93

Nghệ nhân NGUYỄN HỒNG ẤN

Nghệ nhân Nguyễn Hồng Ấn, sinh năm 1940, thôn Giáo Phòng, xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Ca trù

Mr. Nguyen Hong An

Year of birth: 1940

Place of birth: Giao Phong village, Vinh Khuc commune, Van Giang district, Hung Yen province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Ca tru singing Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống

nghệ thuật. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã được cha mình - là kép đàn Nguyễn Văn Quốc - dạy bảo tận tình về môn nghệ thuật dân gian Ca trù của quê hương. Năm 1966, gác lại tiếng đàn, lời ca, nghe theo tiếng gọi của tổ quốc, chàng thanh niên Nguyễn Hồng Ấn lên đường nhập ngũ. Năm 1971, ông xuất ngũ trở lại quê nhà tham gia lao động sản xuất tại quê hương. Kế tục sự nghiệp Ca trù của cha ông để lại, ông tham gia vận động thành lập Câu lạc bộ hát Ca trù, khôi phục lại phường hát Giáo Phòng của dòng họ, quê hương. Ông được tín nhiệm bầu làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ, thường xuyên cùng các ca nương, đào kép tham gia hát thờ cửa đình các huyện Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ. Ông cùng Câu lạc bộ đi dự đêm hội Ca trù Việt Nam tổ chức tại Nhà

Page 92: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

94

Hát lớn, dự liên hoan các Câu lạc bộ Ca trù toàn quốc tổ chức tại Hà Nội, đi đến đâu câu lạc bộ cũng biểu diễn xuất sắc, nhận được nhiều bằng khen, giấy khen và sự mến mộ của khán giả. Phần thưởng cao quý nhất nghệ nhân nhận được là huy chương bạc về nhạc công tại Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2005 do Bộ Văn hóa Thông tin trao tặng, huy chương vàng về thành tích đánh trống chầu tại liên hoan các Câu lạc bộ Ca trù toàn quốc do Cục Văn hóa thông tin cơ sở tặng.

Để nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Ca trù, năm 2006, nghệ nhân tổ chức truyền dạy cho sáu đào kép; năm 2009, truyền dạy cho bốn đào kép và một trống chầu.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Nguyễn Hồng Ấn đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 12 tháng 11 năm 2010, theo Quyết định số 51/QĐKT-VNDG.

Page 93: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

95

Nghệ nhân VŨ VĂN CỐM

Nghệ nhân Vũ Văn Cốm, sinh năm 1925, tại thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Ca trù

Mr. Vu Van Com

Year of birth: 1925

Place of birth: Phu My village, My Dinh commune, Tu Liem district, Ha Noi city

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Ca tru singing Nghệ nhân Vũ Văn Cốm đã được Ban Chấp hành Hội

Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 19 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 45/QĐKT-VNDG.

Page 94: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

96

Nghệ nhân ĐỖ THỊ DỊ

Nghệ nhân Đỗ Thị Dị, sinh năm 1912, tại xã Đông Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Ca trù

Mrs. Do Thi Di

Year of birth: 1912

Place of birth: Dong Son commune, Lap Thach district, Vinh Phuc province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Ca tru singing

Nghệ nhân Đỗ Thị Dị là người đã có 60 năm tuổi nghề, từng đi hát ở nhiều nơi, tuy tuổi già nhưng cụ vẫn có thể hát được các loại như: hát nói, hát mưỡu, gửi thư, bát thanh hát xẩm, tỳ bà hành…

Nghệ nhân đã truyền nghề cho các lớp trẻ, nòng cốt là các cháu trong gia đình và đội văn nghệ làng. Bên cạnh đó, hằng năm các nghệ nhân có những buổi gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với nhau, động viên lớp trẻ yêu thích nghệ thuật cổ của dân tộc.

Nghệ nhân Đỗ Thị Dị đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 10 tháng 10 năm 2011, theo Quyết định số 25/QĐKT-VNDG.

Page 95: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

97

Nghệ nhân PHAN THỊ DUYỆT Nghệ nhân Phan Thị Duyệt, sinh năm 1920, tại xã Đạo Tú, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc; Dân tộc: Kinh Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Ca trù

Mrs. Phan Thi Duyet Year of birth: 1920 Place of birth: Dao Tu commune, Tam Duong district, Vinh Phuc province Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority Practising and transmitting the Ca tru singing Nghệ nhân Phan Thị Duyệt sinh ra trong một gia đình có

truyền thống hát Ca trù, bố của nghệ nhân nổi tiếng khắp vùng về kỹ thuật chơi đàn đáy, mẹ là đào nương có giọng hát mượt mà. Bà thừa hưởng giọng hát từ mẹ và ngay từ nhỏ bà được mẹ dạy hát trong tiếng đàn của cha. Do chăm chỉ học cộng với năng khiếu, bà đã thuộc nhiều bài hát và được bố mẹ cho đi theo hát ở nhiều nơi, giọng ca của bà nổi tiếng khắp vùng thời đó.

Năm 26 tuổi bà lập gia đình, sau khi lấy chồng bà không còn theo nghề ca hát nữa. Suốt 15 năm gắn bó với Ca trù, cứ ở đâu mở hội, cưới hỏi, tiệc vui bà cùng gia đình và bạn hát khăn gói khắp nơi trong và ngoài tỉnh.

Các làn điệu mà nghệ nhân biết và thường biểu diễn như: Hát liễu, hát nói, hát cửa đình, múa đèn (chuyên hát khao thọ), múa xen, múa không (chỉ múa ở đình), hát tỳ bà hành, hát cung bắc, thiên thai, hát gửi thư ba bậc, hát gửi thư không, hát xẩm, hát bát thanh, hát ru, hát kể chuyện, hát ngâm thơ.

Page 96: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

98

Năm 2011, Sở Văn hóa thông tin tỉnh đến tìm bà và nhờ bà truyền dạy Ca trù cho các thành viên trong đội văn hóa của tỉnh gồm 10 người. Bà cũng tham gia truyền dạy cho các thành viên trong Câu lạc bộ Ca trù của tỉnh. Bà đã tận tình chỉ bảo những lời ca, tiếng hát mà mình có được cùng với việc học hỏi từ những nghệ nhân khác.

Nghệ nhân Phan Thị Duyệt đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 10 tháng 10 năm 2011, theo Quyết định số 24/QĐKT-VNDG.

Page 97: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

99

Nghệ nhân TRẦN VĂN ĐÀI

Nghệ nhân Trần Văn Đài, sinh năm 1972, tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Ca trù

Mr. Tran Van Dai

Year of birth: 1972

Place of birth: Co Dam commune, Nghi Xuan district, Ha Tinh province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Ca tru singing

Nghệ nhân Trần Văn Đài được sinh ra và lớn lên trên quê hương Cổ Đạm, là một trong những cái nôi Ca trù của cả nước. Ngay từ khi còn nhỏ, cậu bé Đài rất đam mê Ca trù nên thường xuyên đến nghe các cụ nghệ nhân trong làng đàn hát. Năm 2003, chàng thanh niên Trần Văn Đài được câu lạc bộ Ca trù Cổ Đạm giới thiệu lên Trung tâm Văn hóa huyện Nghi Xuân để tham gia lớp đàn đáy nâng cao. Sau một năm khổ luyện, về quê nhà anh trở thành kép đàn cho các cụ nghệ nhân và các thành viên trong câu lạc bộ. Trong các buổi sinh hoạt ấy anh lại được các cụ nghệ nhân truyền dạy thêm những cách đệm đàn cho các thể cách Ca trù đúng bài bản và vẫn giữ được chất Ca trù Cổ Đạm.

Vì muốn tìm hiểu sâu hơn về nghệ thuật Ca trù và mở rộng thêm các làn điệu thể cách, nâng cao tiếng đàn, nhịp phách nên anh đã hai lần dành dụm tiền ra Hà Nội tìm đến nghệ nhân

Page 98: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

100

Nguyễn Văn Mùi của Câu lạc bộ Thái Hà để thỉnh giáo. Với những nỗ lực và học hỏi không ngừng, đến nay nghệ nhân đã đàn thuần thục hơn mười thể cách của Ca trù.

Trở về quê hương, tối thứ bảy hằng tuần, nghệ nhân mang đàn, phách ra nhà văn hóa xã tận tình đem hết những kiến thức mình học được truyền dạy cho các thành viên trong Câu lạc bộ Ca trù Cổ Đạm, lại còn xuất tiền nhà mua giấy bút cho các cháu ghi chép.

Nhằm mở rộng nghệ thuật Ca trù trên địa bàn toàn huyện, nghệ nhân được Trung tâm Văn hóa thông tin thể thao huyện Nghi Xuân mời lên biểu diễn và truyền dạy Ca trù ở khu di tích Nguyễn Công Trứ mỗi tuần hai buổi.

Với lòng đam mê của mình, nghệ nhân đã giành được nhiều thành tích trong các kỳ hội diễn, năm 2009, tham gia liên hoan Ca trù toàn quốc tổ chức tại Hà Nội, nghệ nhân đã đạt huy chương vàng kép đàn, cũng trong năm này nghệ nhân đạt giải B trong liên hoan dân ca Việt Nam tổ chức tại Huế. Năm 2011, nghệ nhân cũng được mời tham gia liên hoan Ca trù toàn quốc tổ chức tại Viện Âm nhạc.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Trần Văn Đài đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 19 tháng 7 năm 2012, theo Quyết định số 17/QĐKT-VNDG.

Page 99: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

101

Nghệ nhân TRẦN THỊ ĐỘ Nghệ nhân Trần Thị Độ, sinh năm 1945, tại thôn Giáo Phòng, xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên; dân tộc: Kinh Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Ca trù

Mrs. Tran Thi Do Year of birth: 1945 Place of birth: Giao Phong village, Vinh Khuc commune, Van Giang district, Hung Yen province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority Practising and transmitting the Ca tru singing Nghệ nhân đã có thành tích 15 năm hoạt động trong Câu lạc

bộ Ca trù Giáo Phòng. Tham gia các cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật Ca trù nói chung, nghệ thuật truyền thống của dân tộc nói riêng. Tham gia nghi lễ hát thờ cửa đình, văn miếu ở các huyện: Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ. Hát để chúc thọ trong những dịp lễ mừng thọ của địa phương… Cùng với Câu lạc bộ Ca trù Giáo Phòng nghệ nhân đi hát Ca trù tại các hội thơ, chúc mừng, hội nghị tổng kết của các huyện Văn Giang, Văn Lâm, giao lưu với các Câu lạc bộ, đội văn nghệ, Ca trù tư gia trong và ngoài tỉnh. Nghệ nhân là một trong ba thành viên của Câu lạc bộ có mặt tại tất cả cuộc thi, liên hoan, hội diễn mà Câu lạc bộ tham gia và có nhiều đóng góp tích cực trong việc bảo tồn, trình diễn nghệ thuật Ca trù góp phần vào thành tích chung của Câu lạc bộ.

Page 100: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

102

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Trần Thị Độ đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 12 tháng 11 năm 2010, theo Quyết định số 52/QĐKT-VNDG.

Page 101: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

103

Nghệ nhân NGUYỄN BÁ HANH

Nghệ nhân Nguyễn Bá Hanh, sinh năm 1970, tại 143 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Ca trù

Mr. Nguyen Ba Hanh

Year of birth: 1970

Place of birth: No 143, Kim Ma street, Ba Đinh district, Ha Noi city

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Ca tru singing

Nghệ nhân Nguyễn Bá Hanh đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 19 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 48/QĐKT-VNDG.

.

Page 102: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

104

Nghệ nhân LÊ THỊ HÂN

Nghệ nhân Lê Thị Hân, sinh năm 1981, tại Mê Linh, Hà Nội; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Ca trù

Mrs. Le Thi Han

Year of birth: 1981

Place of birth: Me Linh district, Ha Noi city

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Ca tru singing

Nghệ nhân Lê Thị Hân đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 19 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 47/QĐKT-VNDG.

Page 103: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

105

Nghệ nhân NGUYỄN ĐỨC HỒ

Nghệ nhân Nguyễn Đức Hồ, sinh năm 1933, tại thôn Giáo Phòng, xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Ca trù

Mr. Nguyen Duc Ho

Year of birth: 1933

Place of birth: Giao Phong village, Vinh Khuc commune, Van Giang district, Hung Yen province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Ca tru singing Nghệ nhân Nguyễn Đức Hồ là người vận động thành lập

Câu lạc bộ Ca trù Giáo Phòng. Ông thường xuyên tham gia nghi lễ hát thờ cửa đình, hát chúc thọ trong những dịp lễ mừng thọ của địa phương.

Ông là một trong ba thành viên của câu lạc bộ có mặt tại tất cả các cuộc thi, liên hoan, hội diễn, đóng góp tích cực trong việc bảo tồn và trình diễn nghệ thuật Ca trù. Câu lạc bộ đã được tặng nhiều bằng khen, giấy khen về thành tích xuất sắc trong giữ gìn vốn nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Ông đã cùng câu lạc bộ tổ chức lớp học cho sáu đào kép ngay trong dòng họ, trong số đó có người đã biết hát một vài điệu hát nói, hát miễu. Ông tổ chức truyền dạy về đào kép và trống

Page 104: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

106

chầu, ngoài ra ông còn tham gia truyền dạy cho các cháu biết được các khổ đàn khuôn và luồn với các bài hát mưỡu nói.

Nghệ nhân Nguyễn Đức Hồ đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 12 tháng 11 năm 2010, theo Quyết định số 50/QĐKT-VNDG.

Page 105: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

107

Nghệ nhân VŨ VĂN HỒNG

Nghệ nhân Vũ Văn Hồng, sinh năm 1920, tại thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Ca trù

Mr. Vu Van Hong

Year of birth: 1920

Place or birth: Phu My village, My Dinh commune, Tu Liem district, Ha Noi city

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Ca tru singing Nghệ nhân được học đàn từ năm 13 đến 18 tuổi, thầy dạy đàn

đáy là bố đẻ Vũ Văn Quyên và anh trai Vũ Văn Mối (còn gọi là Ba Mối), sau này ông mở nhà hát cô đầu ở Khâm Thiên, Vạn Thái, Ngã Tư Sở và Cầu Giấy. Nghệ nhân thuộc và trình diễn 19 làn điệu: Giáo trống, Giáo hương, Dâng hương, Thét nhạc, Hát giai, Bắc phản, Hát lót, Đọc phú, Ngâm vọng, Mưỡu, Hát nói, Thiên Thai, Cung bắc, Gửi thư, Xẩm huê tình, 36 giọng, Hát ru, Tỳ bà, hát múa Bỏ bộ. Trước năm 1945, nghệ nhân đã tham gia hát cửa đình và nhà hát cô đầu, vì bố nghệ nhân giữ cửa đình rất nhiều (hát lệ) và anh trai mở nhiều nhà hát cô đầu nên nghệ nhân biết được các lối hát cửa đình và ca quán, như: đình Thủ Lệ, Ngọc Khánh, Vạn Phúc, Giảng Võ, chùa Láng, chùa Nền... Sau năm 1945, ông bỏ đàn hát cô đầu. Từ năm 2004 đến nay, nghệ nhân tham gia sinh hoạt tại Câu lạc bộ Ca trù Hà Nội, tham gia biểu

Page 106: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

108

diễn, giới thiệu Ca trù của Câu lạc bộ Ca trù Hà Nội ở Thanh Hóa, Lào Cai, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh… và nhiều địa điểm khác phục vụ cho khách Quốc tế như ngôi nhà cổ 87 Mã Mây (2006 - 2009), Trung tâm Văn hóa Ca trù Thăng Long ở Bảo tàng Cách mạng (2009). Năm 2011, Câu lạc bộ Ca trù Hà Nội mở thêm điểm diễn mới tại phố cổ 42 - 44 phố Hàng Bạc, nghệ nhân cũng được mời đàn các buổi diễn định kỳ đó. Trong quá trình hoạt động, nghệ nhân đã truyền dạy cho một số đào nương như: Lê Thị Bạch Vân, kép đàn Lê Văn Tú, Nguyễn Hiền Anh, Lê Nguyễn Phương Anh, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Hải (Câu lạc bộ Ca trù Hà Nội), Vũ Văn Hùng, Vũ Văn Mịch (Phú Mỹ, Từ Liêm); Nguyễn Văn Nhâm, Mai Thị Kim, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Thị Bích (Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội)…

Nghệ nhân Vũ Văn Hồng đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 10 tháng 10 năm 2011, theo Quyết định số 30/QĐKT-VNDG.

Page 107: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

109

Nghệ nhân NGUYỄN THÚY HÒA

Nghệ nhân Nguyễn Thúy Hòa, sinh năm 1974, tại Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Ca trù

Mrs. Nguyen Thuy Hoa

Year of birth: 1974

Place of birth: Au Co commune, Tay Ho district, Ha Noi city

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Ca tru singing Sinh ra trong một gia đình có truyền thống lâu đời làm nghệ

thuật hát Ca trù tại Hà Nội. Ông nội của nghệ nhân là tay đàn Đáy hay nhất Bắc Kì, cha là Nghệ nhân dân gian Nguyễn Văn Mùi, nên hằng năm cứ đến ngày giỗ ông nội là gia đình nghệ nhân Nguyễn Thúy Hòa và các anh em trong gia đình lại được nghe những giai điệu Ca trù vang lên từ các nghệ sỹ Quách Thị Hồ, Phó Đình Kì, Nguyễn Thị Phúc và nhiều nghệ nhân Ca trù nổi tiếng tụ hội về, lúc ấy Thúy Hòa mới lên 6 tuổi nhưng nghệ nhân Quách Thị Hồ đã để ý thấy cô bé con luôn ngồi ở một góc say sưa nghe hát. Nghệ nhân Quách Thị Hồ nói với cha Thúy Hòa cho cô đi học Ca trù và cha của Thúy Hòa đã cho con gái học gõ phách cùng hai người anh trai, qua hai buổi tập ông đã thấy tài năng của Thúy Hòa nên rất hài lòng và cho con theo nghề hát Ca trù từ đó.

Từ năm 12 tuổi, Thúy Hòa bắt đầu theo học nghệ nhân Quách Thị Hồ, bà Hồ rất thương yêu và tận tình đào tạo Thúy

Page 108: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

110

Hòa, bà đã cố công truyền dạy cho Thúy Hòa tất cả những gì mình có về Ca trù với mong muốn Thúy Hòa sẽ trở thành một ca nương đứng đầu đất Hà Thành.

Đến năm 1991, Thúy Hòa đã biểu diễn trước nhiều vị khách mời là những nhạc sỹ, nghệ sỹ, nhà nghiên cứu như nhạc sỹ Nguyễn Xuân Khoát, nhà thơ Chu Hảo, nhà thơ Ngô Linh Ngọc, nghệ nhân Phó Đình Kì và đặc biệt là GS.NS. Tôn Thất Tiết - Việt kiều Pháp, sau đó ông Tôn Thất Tiết đã tìm được nguồn tài trợ giúp đỡ về tài chính cho Thúy Hòa với kinh phí là 500 franc/tháng cho Thúy Hòa theo học nhằm bảo tồn giá trị văn hóa Ca trù.

Năm 1995, Câu lạc bộ Ca trù Thái Hà nhận lời mời biểu diễn tại nhà Văn hóa Thế giới ở Pari - Pháp qua lời giới thiệu của ông Tôn Thất Tiết, tại đây Thúy Hòa gặp gỡ với GS. Trần Văn Khê, ông Khê đã hết lời khen ngợi Thúy Hòa, nhà Văn hóa thế giới ở Pháp đã thu âm một CD riêng cho Ca trù Thái Hà với phần trình diễn của Văn Mùi, Mạnh Tiến, Hà Vy và Thúy Hòa.

Từ đó tên tuổi của Thúy Hòa trong lĩnh vực Ca trù cũng lên cao, nghệ nhân đã khẳng định được mình trên lĩnh vực Ca trù. Chị đã tham gia biểu diễn ở trong và ngoài nước với rất nhiều chuyến đi. Ngoài ra, chị còn dành thời gian để tham gia giảng dạy về Ca trù ở khắp 17 Câu lạc bộ Ca trù ở Hà Nội, chị cũng đã nhận được nhiều Bằng khen, Giấy khen của Bộ Văn hóa cũng như ngành Văn hóa thành phố Hà Nội.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Nguyễn Thúy Hòa đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 19 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 50/QĐKT-VNDG.

Page 109: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

111

Nghệ nhân PHẠM THỊ HUỆ

Nghệ nhân Phạm Thị Huệ, sinh năm 1973, tại Cẩm Phả, Quảng Ninh, thường trú tại số nhà 40, ngõ 32, Khương Trung, Hà Nội; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Ca trù

Mrs. Pham Thi Hue

Year of birth: 1973

Place of birth: Cam Pha district, Quang Ninh province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Ca tru singing Nghệ nhân Phạm Thị Huệ nổi tiếng không chỉ là một ca

nương tài sắc vẹn toàn vừa hát hay vừa đàn giỏi mà nghệ nhân là người có công gìn giữ bản sắc nghệ thuật Ca trù, một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của Việt Nam vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ và giữ gìn.

Nghệ nhân Phạm Thị Huệ đến với Ca trù cũng khá đặc biệt, nghệ nhân đã có cơ duyên gặp được cụ Nguyễn Thị Chúc, một nghệ nhân nổi tiếng của làng Ca trù Việt Nam và được cụ nhận làm học trò. Nghệ nhân Phạm Thị Huệ còn được thọ giáo những ngón đàn điêu luyện của danh cầm Nguyễn Phú Đẹ và kỹ thuật thanh nhạc truyền thống của nghệ nhân Phó Thị Kim Đức.

Page 110: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

112

Con đường nghệ thuật của nghệ nhân nói chung và nghệ thuật hát Ca trù nói riêng là cả một chặng đường dài, nhiều thăng trầm và biến cố, song bằng sự kiên trì, bền bỉ và lòng yêu nghệ thuật, sống hết mình cho nghệ thuật đã đưa nghệ nhân đến với ít nhiều thành công; đồng thời nghệ nhân được công chúng trong và ngoài nước biết đến nhiều hơn thông qua các hoạt động nghề nghiệp của mình.

Năm 2006 Câu lạc bộ Ca trù Thăng Long được thành lập do hai bậc nghệ nhân lão thành Nguyễn Thị Chúc và Nguyễn Phú Đẹ cùng học trò là nghệ nhân Phạm Thị Huệ. Từ đó đến nay câu lạc bộ đã trở thành nơi thường xuyên lui tới của những người yêu Ca trù đất Thăng Long. Nghệ nhân đã đào tạo được gần chục ca nương trẻ và được người trong nghề đánh giá cao, đó chính là phần thưởng quý giá nhất cho những nỗ lực không mệt mỏi của nghệ nhân trong những năm qua.

Nghệ nhân Phạm Thị Huệ đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 19 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 54/QĐKT-VNDG.

Page 111: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

113

Nghệ nhân PHẠM THỊ MẬN

Nghệ nhân Phạm Thị Mận, sinh năm 1972, tại Lỗ Khê, Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Ca trù

Mrs. Pham Thi Man

Year of birth: 1972 Place of birth: Lo Khe village, Lien Ha commune, Dong Anh district, Ha Noi city Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority Practising and transmitting the Ca Tru singing Nghệ nhân Phạm Thị Mận là thế hệ đào nương thứ hai do

nghệ nhân Phạm Thị Mùi truyền dạy từ khi Ca trù được khôi phục. Học hát từ năm 21 tuổi, trong 36 giọng, nghệ nhân Phạm Thị

Mận chỉ hát được chưa tới 20 giọng. Muốn học thêm cũng khó vì nhiều giọng cổ đã bị thất truyền. Nhiều nghệ nhân bây giờ cũng chỉ hát được trên dưới 20 giọng. Chị Mận và một số nghệ nhân khác vẫn đang dạy các em trong câu lạc bộ của làng với mong muốn truyền nghề để Ca trù Lỗ Khê không bị mai một. Việc dạy và học Ca trù hoàn toàn tự nguyện. Chị Mận bảo dù khó khăn mấy chị cũng quyết tâm giữ nghề, chỉ mong Ca trù được công chúng biết và yêu mến nhiều hơn (theo daibieunhandan.vn).

Nghệ nhân Phạm Thị Mận đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 19 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 53/QĐKT-VNDG.

Page 112: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

114

Nghệ nhân NGUYỄN VĂN MÙI

Nghệ nhân Nguyễn Văn Mùi, sinh năm 1931, thôn Ngọc Mạch, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Ca trù

Mr. Nguyen Van Mui

Year of birth: 1931 Place of birth: Ngoc Mach village, Xuan Phuong commune, Tu Liem district, Ha Noi city. Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority Practising and transmitting the Ca Tru singing Sinh ra trong một gia đình có truyền thống lâu đời làm nghệ

thuật hát Ca trù, năm lên năm tuổi, nghệ nhân đã theo cha là Nguyễn Văn Xuân - một người chơi đàn hay nhất Bắc Kì - đi chạy mảnh ở khắp các phố Khâm Thiên, Hàng Giấy. Sống trong cái nôi nghệ thuật nên nghệ nhân có nhiều cơ hội tiếp cận với các nghệ nhân nổi tiếng thời đó như: bà Nguyễn Thị Tuyết, cụ Trưởng Bẩy, bà Năm Tạo… Năm bảy tuổi, cơ duyên để ông gặp gỡ ông Cả Tiệp - một quan viên sành điệu, phong lưu lúc bấy giờ - và tiếng trống chầu của nghệ nhân Nguyễn Văn Mùi bắt đầu vang lên từ đấy. Ai trong dòng tộc thấy nghệ nhân cầm chầu thì lấy làm thích thú lắm nên từ đấy nghệ nhân được ông bà, cô chú, anh chị trong họ dạy bảo để hiểu được những ngón đàn hay, những câu hát đẹp, những điệu múa, những bài hát truyền thống, những bí quyết nhà nghề trong dòng tộc cho ông.

Page 113: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

115

Năm 1980, con trai trưởng Nguyễn Văn Khuê được ông Mùi cho theo học đàn đáy với nghệ nhân Phó Đình Kì và thi vào Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc quốc gia). Ba năm sau, ông cho con trai thứ Nguyễn Mạnh Tiến theo học tiếp đàn đáy với nghệ nhân Phó Đình Kì, Đinh Khắc Ban, Chu Văn Du và con gái út là Nguyễn Thúy Hòa theo học hát với nghệ sĩ nhân dân Quách Thị Hồ, nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Phúc.

Năm 1991, Câu lạc bộ Ca trù Thái Hà chính thức mở xiêm áo bằng một buổi trình diễn của bốn cha con ông với một lượng khán giả không nhiều nhưng đủ để thẩm định chất lượng nghệ thuật: nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, nhà thơ Chu Hảo, nhà thơ Chu Linh Ngọc, nghệ nhân Phó Đình Kì… Bốn cha con ông miệt mài chăm chỉ học từng câu, từng chữ, từng tiếng vẽ, tiếng vầy. Tiếng đàn, tiếng hát, tiếng chầu của cha con ông đã được nhiều người trong giới nghệ thuật biết đến.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Mùi là một nghệ nhân luôn có ý thức gìn giữ vốn cổ của cha ông, ông tiếp tục hướng dẫn hai cháu nội là Nguyễn Thu Thảo và Nguyễn Kiều Anh theo nghiệp Ca trù, giảng dạy nghệ thuật cầm chầu cho mười bảy câu lạc bộ trong cả nước trong chương trình học Ca trù do Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức, hướng dẫn sinh viên nước ngoài bảo vệ luận án về trống chầu. Cụ tận tình giúp đỡ lớp trẻ và luôn khiêm tốn để học hỏi thêm nhiều nét đẹp trong nghệ thuật.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Nguyễn Văn Mùi đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 19 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 51/QĐKT-VNDG.

Page 114: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

116

Nghệ nhân ĐỖ THỊ KHUÊ

Nghệ nhân Đỗ Thị Khuê, sinh năm 1919, tại thôn Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Ca trù

Mrs. Do Thi Khue

Year of birth: 1919

Placce of birth: Phu Do village, Me Tri commune, Tu Liem district, Ha Noi city

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Ca Tru singing

Năm 14 tuổi, nghệ nhân đã được cha mẹ gửi đến nhà thầy dạy là cô đào Vũ Thị Ngọ, người cùng thôn để học hát Ca trù. Đến năm 18 tuổi, nghệ nhân đã học xong các lối hát cửa đình và hát chơi.

Nghệ nhân thuộc và có thể trình bày được 16 làn điệu: Dâng hương, Thét nhạc, Ngâm vọng, Chừ khi, Hát lót, Bắc phản, Mưỡu nói, Hát nói, Gửi thư, Thiên thai, Cung bắc, Hãm ba bậc, Ả phiền, Kể chuyện, Tỳ bà, Hát múa Bỏ bộ.

Trước năm 1945, nghệ nhân đã tham gia hát cửa đình như: Yên Phụ, Chùa Láng, Chùa Nền, Đền Trại (Thủ Lệ), đình Võng Thị, đình Phùng Khoang, La Khê, La Cả, Cự Đà, Đại Mỗ, Tây Mỗ… hát ở các nhà hát cô đầu Ngã Tư Sở, Hàng Giấy…

Page 115: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

117

Nghệ nhân đã truyền dạy vốn di sản hát cho Nguyễn Thị Ngọt, Nguyễn Thị Minh; trống chầu cho Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Tiến Thắng; múa cho Trần Thị Tón, Nguyễn Thị Lê, nâng cao kỹ thuật hát cho đào nương Lê Thị Bạch Vân.

Nghệ nhân Đỗ Thị Khuê đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 10 tháng 10 năm 2011, theo Quyết định số 28/QĐKT-VNDG.

Page 116: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

118

Nghệ nhân NGUYỄN VĂN KHUÊ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Khuê, sinh năm 1962, tại thôn Ngọc Mạch, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Ca trù

Mr. Nguyen Van Khue

Year of birth: 1962

Placce of birth: Ngoc Mach village, Xuan Phuong commune, Tu Liem district, Ha Noi city

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Ca tru singing Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có sáu đời kế tục nghề

âm nhạc truyền thống (hát Ca trù) nên nghệ nhân luôn có ý thức gìn giữ, bảo tồn, phát huy nghệ thuật truyền thống của cha ông để lại. Hiện nay nghệ nhân là thành viên của Câu lạc bộ Ca trù Hà Nội và là thành viên nhóm Ca trù Thái Hà, tham gia biểu diễn cho các Câu lạc bộ thơ Hán Nôm, Câu lạc bộ thơ Hà Nội, Câu lạc bộ thơ Thông Reo, Câu lạc bộ Ca trù Hương Xưa… Được mời tham gia biểu diễn tiếp đón nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế do Viện Nghiên cứu Âm nhạc, Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cùng nhiều tổ chức trong nước và quốc tế tổ chức, nhằm giới thiệu, tuyên truyền về nghệ thuật hát Ca trù. Năm 2002, nghệ nhân được Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) mời làm giảng viên dạy đàn

Page 117: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

119

đáy cho lớp diễn viên trẻ hát Ca trù toàn quốc gồm 13 câu lạc bộ trong cả nước. Hiện nay, nhóm Ca trù Thái Hà đang nghiên cứu và hệ thống hóa các vấn đề sau đây: Năm cung (Nam, Bắc, Huỳnh, Pha, Nao), sử dụng tên gọi các khổ trống trong nghệ thuật Ca trù, bí quyết phách trong hát Ca trù…

Nghệ nhân Nguyễn Văn Khuê đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 19 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 49/QĐKT-VNDG.

Page 118: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

120

Nghệ nhân NGUYỄN THỊ KIM

Nghệ nhân Nguyễn Thị Kim, sinh năm 1936, tại xã Tế Lợi, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Ca trù

Mrs. Nguyen Thi Kim

Year of birth: 1936

Place of birth: Te Loi village, Nong Cong commune, Thanh Hoa province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Ca Tru singing Lúc còn niên thiếu, nghệ nhân đã tham gia trình diễn tại các

nhà hát ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, làm nghề chuyên nghiệp cùng với anh em, họ hàng trong dòng họ Nguyễn, biết trình bày 12 làn điệu Ca trù như: Bắc phản, Hát nói, Hát ru, Hát mưỡu, Gửi thư, Hát lót, Tỳ bà, 36 giọng, Hát múa Bỏ bộ, Sa mạc, Huê tình, Kiều lảy; tham gia Liên hoan Ca trù toàn quốc (đạt Huy chương vàng) trong các năm 2006 tại Hà Nội; năm 2007 tại Hải Dương và các cuộc Liên hoan trong tỉnh. Nghệ nhân đã truyền dạy hai lớp Ca trù tại huyện Nông Cống.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Kim đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 10 tháng 10 năm 2011, theo Quyết định số 32/QĐKT-VNDG.

Page 119: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

121

Nghệ nhân NGUYỄN THỊ SINH

Nghệ nhân Nguyễn Thị Sinh, sinh năm 1923, tại thôn Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Ca trù

Mrs. Nguyen Thi Sinh

Year of birth: 1923

Placce of birth: Phu Do village, Me Tri commune, Tu Liem district, Ha Noi city

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Ca Tru singing Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống và nổi

tiếng về hát Ca trù ở Phú Đô, Hà Nội, năm 11 tuổi, nghệ nhân đã bắt đầu học hát chính thức và chưa đầy một năm sau đã biết hát đủ các lối cửa đình và hát chơi. Nghệ nhân đã tham gia hát tại nhiều cửa đình như đình Thủ Lệ, Ngọc Khánh, Vạn Phúc, Giảng Võ, chùa Láng, chùa Nền, làng Vòng, Trích Sài, Bưởi… và chị gái cũng mở nhiều nhà hát cô đầu nên nghệ nhân biết cả các lối hát cửa đình và cả ca quán. Ngoài ra bà còn đi hát đám khao, đám cưới cùng bố mẹ, anh chị, cô bác. Sau Cách mạng tháng Tám, bà giải nghệ. Từ năm 2006 đến nay, nghệ nhân tham gia sinh hoạt tại Câu lạc bộ Ca trù Hà Nội và Bích Câu đạo quán.

Nghệ nhân thuộc và có thể trình bày được 20 làn điệu: Giáo trống, Giáo hương, Dâng hương, Thét nhạc, Hát giai, Bắc phản,

Page 120: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

122

Hát lót, Đọc phú, Ngâm vọng, Chừ khi, Mưỡu, Hát nói, Thiên thai, Cung bắc, Gửi thư, Xẩm huê tình, 36 giọng, Hát ru, Tỳ bà, Hát múa Bỏ bộ.

Nghệ nhân đã truyền dạy cho một số đào nương như: Lê Thị Bạch Vân, Lê Ngọc Hân, Nguyễn Thị Bích, Nguyễn Thị Chung.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Sinh đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 10 tháng 10 năm 2011, theo Quyết định số 27/QĐKT-VNDG.

Page 121: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

123

Nghệ nhân ĐỖ THỊ SÔNG

Nghệ nhân Đỗ Thị Sông, sinh năm 1930, tại thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Ca trù

Mrs. Do Thi Song

Year of birth: 1930

Placce of birth: Lo Khe village, Lien Ha commune, Dong Anh district, Ha Noi city

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Ca Tru singing Từ năm 11 tuổi, nghệ nhân đã được cô đầu Bình Xuyến,

người cùng thôn dạy hát. Đến năm 12 tuổi bà bắt đầu tham gia hát ở Nhà hát cô đầu Vĩnh Hồ - Hà Nội, được kép đàn Nguyễn Văn Tiếu - kép đàn hay nhất thôn bấy giờ dạy hát.

Trước năm 1945, nghệ nhân tham gia ở Nhà hát cô đầu; tham gia hát khao họ, hát cửa đình trong làng Lỗ Khê, Dục Nội, Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Bích Câu đạo quán, đền Ứng Thiên, đình Kim Ngân.

Nghệ nhân thuộc và trình bày được 12 làn điệu: Hát mở, Hát lót, Mưỡu nói, Hát nói, Gửi thư, Đọc phú, Cung bắc, Ả phiền, Hát giai - ru, Kể chuyện, Tỳ bà, Hát múa Bỏ bộ. Nghệ nhân còn biết hát cửa đình đổ giọng từ thể cách này sang thể cách khác như Hát mở đổ sang Hát nói, Hát nói đổ sang Gửi thư, Hát nói đổ sang Cung bắc.

Page 122: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

124

Sau Cách mạng tháng Tám, bà giải nghệ, thỉnh thoảng nghệ nhân cũng đi hát ở các đám khao thọ, hát cửa đình trong làng Lỗ Khê, Dục Nội, Đồng Kỵ ở Bắc Ninh, rồi sang hát ở Bích Câu, đền Ứng Thiên, đền Kim Ngân.

Nghệ nhân đã truyền dạy vốn di sản hát cho Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Thị Lan, Đỗ Thị Hòa ở Lỗ Khê.

Nghệ nhân Đỗ Thị Sông đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 10 tháng 10 năm 2011, theo Quyết định số 29/QĐKT-VNDG.

Page 123: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

125

Nghệ nhân NGUYỄN THỊ THIỆP

Nghệ nhân Nguyễn Thị Thiệp, sinh năm 1929, tại thôn Thanh Tương, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Ca trù

Mrs. Nguyen Thi Thiep

Year of birth: 1929

Place of birth: Thanh Tuong village, Thanh Khuong commune, Thuan Thanh district, Bac Ninh province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Ca Tru singing Năm 10 tuổi, nghệ nhân bắt đầu học nghề, năm 13 tuổi nghệ

nhân đi hát Ca trù đến năm 22 tuổi, đất nước có chiến tranh, quá trình đi hát của nghệ nhân bị gián đoạn. Năm 50 tuổi, nhà nước khôi phục lại Ca trù thì nghệ nhân mới tiếp tục tham gia đi hát và đi dạy cho đến nay. Nghệ nhân thuộc 30 bài, đủ 36 thứ giọng và với các làn điệu: Gửi thơ, Bắc phản, Hát nói, Hát mưỡu, Tỳ bà hành, Cung bắc, Hát xẩm, Hát ru, Ba mươi sáu thứ giọng là bài: “Ả phiền làm bạn với ả phiền”. Trong quá trình hoạt động, nghệ nhân đã truyền dạy được nhiều thế hệ ca nương, tiêu biểu như: Nguyễn Thị Tuyến, Nguyễn Thị Tân, Nguyễn Thị Thạnh, Ngô Thị Sáu. Truyền dạy cho 5 lớp học sinh trong các câu lạc bộ như: Câu lạc bộ xã Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh, tổng số 20 người; bốn câu lạc bộ thuộc huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang, tổng số

Page 124: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

126

40 người; hai câu lạc bộ thuộc xã Vạn Ninh, huyện Gia Bình, Bắc Ninh, tổng số 20 người; hai câu lạc bộ thuộc xã Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, tổng số 20 người.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Nguyễn Thị Thiệp đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 10 tháng 10 năm 2011, theo Quyết định số 31/QĐKT-VNDG.

Page 125: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

127

Nghệ nhân ĐẶNG THỊ THỤC

Nghệ nhân Đặng Thị Thục, sinh năm 1925, tại xã Triệu Đề, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Ca trù

Mrs. Dang Thi Thuc

Year of birth: 1925

Place of birth: Trieu De commune, Lap Thach district, Vinh Phuc province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Ca Tru singing Nghệ nhân Đặng Thị Thục sống trong gia đình làm nghề cầm

ca nên bà đã thừa hưởng lại từ mẹ và cậu ruột, là người sinh ra và lớn lên ở làng nhà tơ nên Ca trù đã ngấm vào bà từ thuở nhỏ. Năm 13 tuổi, bà đã theo mẹ và cậu vào hát tại các cửa đình ở địa phương khi có lễ hội tại giáo phường Lập Thạch.

Năm 22 tuổi, bà lấy chồng về Vĩnh Yên, trong gia đình nhà chồng cũng là nghệ sĩ, bà vẫn có điều kiện gặp gỡ với những chị em trong nghề.

Đến bây giờ bà vẫn hát rất hay nhiều điệu cổ, vẫn nhớ những lề lối của những làn điệu: Bỏ bộ, Chừ khi, Bắc phản, Thét nhạc, Ngâm vọng, Cửa đình, Hát giai, Đọc phú, Gửi thư, Cung bắc, Tỳ bà hành, Hát miễu, Hát nói, Hãm, Xẩm huê tình, Hát dở đồn 5 cung…

Page 126: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

128

Nghệ nhân Đặng Thị Thục đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 10 tháng 10 năm 2011, theo Quyết định số 26/QĐKT-VNDG.

Page 127: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

129

Nghệ nhân VÕ THANH TUẤN

Nghệ nhân Võ Thanh Tuấn sinh năm 1957, tại xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy hát Ca trù, Ví,Giặm

Mr. Vo Thanh Tuan

Year of birth: 1957

Place of birth: Xuan Giang commune, Nghi Xuan district, Ha Tinh province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Ca Tru, Vi, Giam singing Nghệ nhân tích cực tham gia mở lớp giảng dạy dân ca xứ

Nghệ cho các hạt nhân cơ sở, giáo viên giảng dạy bộ môn nhạc họa trong nhà trường; góp phần cùng nhà trường đưa dân ca vào trường học. Nghệ nhân giúp các giáo viên nắm vững và phân biệt đâu là làn điệu gốc, đâu là làn điệu cải biên trong dân ca Ví, Giặm. Trong suốt quá trình công tác, nghệ nhân không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm, trau dồi nghề nghiệp cũng như chất giọng của mình để cống hiến phục vụ công chúng và truyền dạy lại cho các thế hệ mai sau trong việc bảo tồn, khôi phục không gian diễn xướng dân ca Ví, Giặm, hò xứ Nghệ. Hiện nay, nghệ nhân đang phụ trách Câu lạc bộ Ca trù Nguyễn Công Trứ, hoạt động thường xuyên và có hiệu quả, là kép đàn chính của Câu lạc bộ.

Page 128: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

130

Nghệ nhân Võ Thanh Tuấn đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 19 tháng 7 năm 2012, theo Quyết định số 21/QĐKT-VNDG.

Page 129: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

131

Nghệ nhân NGUYỄN VĂN TUYẾN

Nghệ nhân Nguyễn Văn Tuyến, sinh năm 1974, tại làng Lỗ Khê, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Ca trù

Mr. Nguyen Van Tuyen

Year of birth: 1974

Place of birth: Lo Khe village, Lien Ha commune, Dong Anh district, Ha Noi city

Ethnicty: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Ca Tru singing Cùng với Đào nương Phạm Thị Mận, Nguyễn Phương Thảo...

nghệ nhân Nguyễn Văn Tuyến là một trong những lớp trẻ đầu tiên học Ca trù.

Sinh năm 1974 tại Lỗ Khê, làng có truyền thống Ca trù và cũng là đất tổ của Ca trù. Từ năm 1993 nghệ nhân đã theo học đàn đáy của nghệ nhân Nguyễn Văn Hành và Nguyễn Văn Hoan.

Ngoài những sinh hoạt nghệ thuật hằng tháng, hằng năm tại làng, nghệ nhân còn tham gia rất nhiều chương trình lớn như Liên hoan Ca trù mở rộng năm 2000, Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2005.

Ngoài ra, nghệ nhân còn tham gia nhiều chương trình lớn như Lễ hội Hoàng Thành, Lễ hội Cầu Long Biên, biểu diễn cho các đại sứ quán Mỹ, Nhật, Đan Mạch...

Page 130: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

132

Năm 2002 nghệ nhân tham gia lớp học Ca trù toàn quốc tại Hà Nội và được xếp loại giỏi.

Tại liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2005, nghệ nhân đã nhận được huy chương bạc và cuộc thi Ca trù toàn quốc năm 2009 nghệ nhân đạt huy chương vàng.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Tuyến đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 19 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 52/QĐKT-VNDG.

Nguồn:http://www.vietnamcatru.com

.

Page 131: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

133

Nghệ nhân LÊ THỊ BẠCH VÂN

Nghệ nhân Lê Thị Bạch Vân, sinh năm 1958, tại 137B Đê La Thành, Ô Chợ Dừa, Hà Nội; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy hát Ca trù

Mrs. Le Thi Bach Van

Year of birth: 1958

Place of birth: No 137B, De La Thanh street, O Cho Dua precinct, Ha Noi city

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Ca tru singing

Nghệ nhân Lê Thị Bạch Vân đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 19 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 46/QĐKT-VNDG.

Page 132: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

134

Nghệ nhân ĐẶNG THỊ THÙY VÂN

Nghệ nhân Đặng Thị Thùy Vân, sinh năm 1970, tại xã Nghi Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Ca trù

Mrs. Dang Thi Thuy Van

Year of birth: 1970

Place of birth: Nghi Xuan Hoi commune, Nghi Xuan district, Ha Tinh province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the Ca Tru singing Nghệ nhân được sinh ra ở vùng đất Nghi Xuân với bề dày

văn hóa truyền thống nổi tiếng từ xưa đến nay, từ nhỏ nghệ nhân đã bộc lộ những nét năng khiếu về văn hóa bằng giọng ca rất mượt mà, đậm đà chất dân ca, đặc biệt trong lĩnh vực Ca trù nghệ nhân luôn có một niềm đam mê sâu sắc hơn cả.

Với những tố chất và niềm đam mê đó, đến khi trưởng thành nghệ nhân đã chọn đi theo nghiệp hoạt động văn hóa, nghệ nhân vào học thanh nhạc ở trường chuyên ngành nghệ thuật, sau đó được nhận vào Trung tâm văn hóa thể thao huyện Nghi Xuân công tác. Từ đây, nghệ nhân có nhiều điều kiện để tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống cũng như hát Ca trù bằng tình yêu và lòng đam mê sâu sắc. Nghệ nhân đã tham gia vào Câu lạc bộ hát Ca trù và trở thành một nhân tố nổi bậc nhất của câu lạc bộ.

Page 133: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

135

Suốt từ năm 2000 trở lại đây nghệ nhân liên tục đạt được những thành tích trong nghệ thuật hát Ca trù bằng các giải thưởng, huy chương ở địa phương và trung ương.

Với lòng yêu nghề say mê tha thiết và những cống hiến của mình, Nghệ nhân Đặng Thị Thùy Vân đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng Danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 10 tháng 10 năm 2011, theo Quyết định số 23/QĐKT-VNDG.

Page 134: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

136

G. HÁT CHẦU VĂN

Nghệ nhân PHAN THỊ KIM DUNG

Nghệ nhân Phan Thị Kim Dung, sinh năm 1951, tại xóm Thượng Trang, xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định; trú quán tại số nhà 1/29, ngõ 110, phố Quan Nhân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Chèo, hát Chầu văn

Mrs. Phan Thi Kim Dung

Year of birth: 1951

Place of birth: Thuong Trang village, My Tan commune, My Loc district, Nam Dinh province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic minority

Practising and transmitting the music of Cheo theatre and shamanic singing Chau van Nghệ nhân sinh ra và lớn lên trong một gia đình có cha mẹ là

những nghệ nhân hát chèo nổi tiếng. Ngay từ nhỏ niềm đam mê hát Chèo và hát Văn của nghệ nhân đã được cha mẹ thổi hồn, tiếp sức bằng cách truyền dạy một số làn điệu quen thuộc. Bằng tình yêu nghệ thuật, khi trưởng thành nghệ nhân vẫn tiếp tục tham gia nghệ thuật hát Chèo để phục vụ phong trào văn nghệ của xã,

Page 135: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

137

huyện và thành phố. Nghệ nhân đã đi theo các đoàn văn công để phục vụ bộ đội, dân quân trong thời chống Mỹ cứu nước.

Nghệ nhân Phan Thị Kim Dung biểu diễn trong liên hoan Hát Văn, hát Chầu văn

Hiện nay, nghệ nhân làm chủ nhiệm Câu lạc bộ dân ca và

hát Chèo làng Mọc, Quan Nhân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Đồng thời còn tham gia truyền dạy các lớp hát Chèo và hát Văn cho những người yêu thích bộ môn nghệ thuật truyền thống này. Nghệ nhân đã truyền dạy các cháu từ 8 đến 14 tuổi hát dân ca và các điệu múa như sênh tiền, trống cơm, các cháu đã được đi biểu diễn nhiều nơi trong thành phố, nhất là vào các ngày lễ tết và những ngày hội làng.

Nghệ nhân Phan Thị Kim Dung đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 06 tháng 6 năm 2011, theo Quyết định số 10/QĐKT-VNDG.

Page 136: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

138

Nghệ nhân TRẦN THỊ TÂM

Nghệ nhân Trần Thị Tâm, sinh năm 1954, tại 30/13 Hà Thanh, khóm Vạn An, phường Vạn Thắng, Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Chầu văn

Mrs. Tran Thi Tam

Year of birth: 1954

Place of birth: No 30/13 Ha Thanh village, Van Thang commune, Nha Trang city, Khanh Hoa province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the shamanic singing Chau van

Cha nghệ nhân là Trần Văn Đào (đã mất) đã trực tiếp truyền

dạy cho nghệ nhân từ khi còn nhỏ. Đến nay, nghệ nhân vẫn thường xuyên tham gia hát Chầu văn, để phục vụ bà con trong các dịp lễ hội tế Mẫu, trong và ngoài tỉnh. Nghệ nhân đã được Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam tặng giải A tại Liên hoan tiếng hát dân ca Việt Nam năm 2011.

Trong quá trình hoạt động, nghệ nhân đã truyền dạy hát Chầu văn cho các thế hệ như: Trần Thị Mỹ Dung, Bùi Nữ Họa My, Trần Thị Kim Thanh, Đặng Thị Diễm Kiều, Nguyễn Thị Minh Huyền…

Page 137: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

139

Nghệ nhân Trần Thị Tâm trong buổi hát Văn tại điện thờ

Nghệ nhân Trần Thị Tâm đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 20 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 43/QĐKT-VNDG.

Page 138: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

140

H. HÁT CHÈO TÀU

Nghệ nhân ĐÔNG SINH NHẬT

Nghệ nhân Đông Sinh Nhật, sinh năm 1946, trú tại cụm 9, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Chèo Tàu

Mr. Dong Sinh Nhat

Year of birth: 1946

Placce of birth: 9 village, Tan Hoi commune, Dan Phuong district, Ha Noi city

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the alternating singing-Cheo Tau Nghệ nhân Đông Sinh Nhật tham gia công tác văn hóa, văn

nghệ quần chúng từ năm 1986, cán bộ chuyên trách văn hóa xã từ năm 2002 - 2006. Từ năm 1998 đến nay, với cương vị là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Chèo tàu của xã, nghệ nhân đã góp phần tích cực trong việc sưu tầm, gìn giữ, phổ cập, quảng bá, vốn văn hóa văn nghệ này của quê hương. Nghệ nhân đã tích cực học hỏi, ghi chép vốn văn nghệ này từ các bậc cao niên trong xã như cụ Mỹ, cụ Nhu, cụ Ba, cụ Năm, cụ Cầu… Nghệ nhân còn kết hợp với cán bộ Viện Nghiên cứu âm nhạc, các báo đài của trung ương và tỉnh để sưu tầm, nghiên cứu, khôi phục lại nghệ thuật hát Chèo Tàu của quê hương, tránh làm sai lệch nguyên bản và không bị sân khấu hóa Chèo Tàu. Ông và các thành viên trong Câu lạc bộ đã tổ

Page 139: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

141

chức các lớp học hát, truyền dạy vốn văn hóa phi vật thể của quê hương cho các ca nhi thông qua việc tổ chức các lớp học hát. Năm 1998, Câu lạc bộ truyền dạy cho 68 ca nhi tham gia hội diễn phục vụ cho lễ hội truyền thống của xã sau 72 năm vắng bóng; năm 2002, Câu lạc bộ Chèo Tàu lại mở lớp dạy hát cho 25 ca nhi; năm 2011, dạy hát cho 35 ca nhi; năm 2012 có 40 ca nhi tham gia lớp học. Bản thân nghệ nhân cũng rất tích cực viết bài trao đổi với báo chí để Chèo Tàu được lan tỏa sâu rộng, lâu bền trong cộng đồng dân cư làng xã, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa dân gian của nhân dân.

Nghệ nhân Đông Sinh Nhật truyền dạy hát Chèo tàu

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Đông Sinh Nhật đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian Việt Nam ngày 28 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 60/QĐKT-VNDG.

Page 140: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

142

Nghệ nhân NGÔ THỊ THU

Nghệ nhân Ngô Thị Thu, sinh năm 1959, tại xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, Hà Nội; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Chèo Tàu

Mrs. Ngo Thi Thu

Year of birth: 1959

Place of birth: Tan Hoi commune, Dan Phuong district, Ha Noi city

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the alternating singing-Cheo Tau Năm 1976 xã Tân Hội thành lập đội văn nghệ, nghệ nhân

Ngô Thị Thu đã tham gia học và tiếp thu luyện tập được nhiều làn điệu hát Chèo Tàu.

Năm 1998 Câu lạc bộ Chèo Tàu tổng Gối xã Tân Hội được thành lập, có 30 hội viên. Đến năm 2001 nghệ nhân Ngô Thị Thu đảm nhiệm cương vị Chủ nhiệm câu lạc bộ, bà đã phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, tích cực sưu tầm các bài hát Chèo Tàu trong nhân dân, phổ biến rộng rãi trong dân chúng, trong trường phổ thông để Chèo Tàu được nhiều người biết và tham gia giữ gìn.

Nghệ nhân đã mở lớp dạy hát Chèo Tàu cho các con cháu địa phương, hướng dẫn cho các cháu cố gắng hát chuẩn không làm sai lệch với nguyên bản.

Do tích cực học hỏi các nghệ nhân đi trước, trong quá trình tham gia phong trào của địa phương, nghệ nhân đã được tặng nhiều Huân chương, Huy chương, Giấy khen, Bằng khen.

Page 141: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

143

Nghệ nhân Ngô Thị Thu trong một buổi truyền dạy hát Chèo Tàu

Bà vừa là Chủ nhiệm câu lạc bộ, là diễn viên, đồng thời là thầy dạy tận tụy cho các cháu ca nhi nhiều thế hệ, bà đã cùng các thành viên xây dựng câu lạc bộ ngày càng phong phú nhằm giữ gìn vốn quý hội hát Chèo Tàu của quê hương.

Nghệ nhân Ngô Thị Thu đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 28 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 61/QĐKT-VNDG.

Page 142: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

144

Nghệ nhân NGUYỄN THỊ TUYẾT

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyết, sinh năm 1958, tại xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Chèo Tàu

Mrs. Nguyen Thi Tuyet

Year of birth: 1958

Place of birth: Tan Hoi commune, Dan Phuong district, Ha Noi city

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the alternating singing-Cheo Tau

Thuở thiếu thời, nghệ nhân đã được bà và mẹ dạy hát Chèo

Tàu, đến tuổi trưởng thành, nghệ nhân tham gia biểu diễn Chèo

tàu tại các liên hoan văn nghệ ở một số địa phương như: Hà Nội,

Thái Bình, Sơn La… Năm 1998, bà làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ

Hát Chèo Tàu tổng Gối. Trong quá trình hoạt động (từ năm 1976

đến nay), nghệ nhân tích cực tham gia sưu tầm các làn điệu, hình

thức diễn xướng Chèo Tàu, nhằm phổ biến, truyền dạy cho các

hội viên của Câu lạc bộ và nhiều thế hệ con em xã Tân Hội.

Page 143: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

145

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyết trình diễn trong lễ hội hát Chèo tàu

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyết đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 28 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 62/QĐKT-VNDG.

Page 144: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

146

Nghệ nhân NGUYỄN HỮU YẾN

Nghệ nhân Nguyễn Hữu Yến, sinh năm 1938, tại Thôn Vĩnh Kỳ, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, Tp. Hà Nội; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Chèo Tàu

Mr. Nguyen Huu Yen

Year of birth: 1938

Place of birth: Tan Hoi commune, Dan Phuong district, Ha Noi city

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the alternating singing-Cheo Tau Nghệ nhân Nguyễn Hữu Yến được sinh ra trên mảnh đất quê

hương của làn điệu Chèo Tàu nổi tiếng ở tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội. Sẵn có lòng say mê với các làn điệu Chèo Tàu nói riêng và văn hóa văn nghệ nói chung. Ngay từ khi còn trẻ ông đã say mê tham gia vào các hoạt động văn hóa văn nghệ ở địa phương.

Ông rất say mê học hỏi tìm tòi các làn điệu Chèo Tàu. Những năm 1986 - 1987 ông đã tìm tòi học hỏi từ các cụ cao niên trong địa phương về Chèo Tàu rồi xây dựng kịch bản dàn dựng các buổi hát Chèo Tàu ở địa phương vào các ngày lễ tết hội. Đến năm 1998 khi mà Câu lạc bộ Chèo Tàu ở địa phương ra đời, ông tham gia chế tác các loại nhạc cụ cho tổ nhạc cụ phục vụ hát Chèo Tàu.

Page 145: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

147

Rồi câu lạc bộ lớn mạnh dần lên, ông đã cùng câu lạc bộ tham gia đi biểu diễn ở các khu vực lân cận trong vùng, ông tích cực mở các lớp truyền dạy cho thế hệ trẻ là thanh thiếu niên ở địa phương.

Nhờ đó mà phong trào hát Chèo Tàu ngày càng phát triển mạnh hơn, góp phần lưu giữ bảo tồn được các giá trị văn hóa độc đáo của địa phương tồn tại và phát triển trong đời sống của cộng đồng.

Nghệ nhân Nguyễn Hữu Yến

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Nguyễn Hữu Yến đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 28 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 63/QĐKT-VNDG.

Page 146: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

148

I. HÁT DÂN CA

Nghệ nhân H’BEN

Nghệ nhân H’Ben, sinh năm 1933, tại số 8, đường Nguyễn Trãi, tổ 3, thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai; Dân tộc: Bahnar

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy dân ca Bahnar

Mrs. H’Ben

Year of birth: 1933

Place of birth: No.8 Nguyen Trai street, Kong Chro town, Kong Chro district, Gia Lai province

Ethnicity: Bahnar ethnic minority

Singing and transmitting folk songs of Bahnar ethic minority Nghệ nhân H’Ben là thế hệ thứ hai trong gia đình biết hát

dân ca Bahnar. Nghệ nhân có thể biểu diễn cùng các đoàn văn công, các nhóm biểu diễn dân ca Jrai, Ê đê, Bahnar. Nghệ nhân H’Ben hát được rất nhiều bài dân ca Bahnar, Jrai, Ê đê, H’rê, một số bài đã được thu thanh và phát trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam như: A vương (chiều về), Em lên rẫy, Treng trong (hình dáng chàng trai), Soang amăng ray khăi (soang dưới đêm trăng)… dân ca Bahnar; Tơ rưng giữ rẫy, Pơ đia lu kerdang (nắng hạn)… dân ca Jrai; Ngày mai anh đi, dân ca H’rê; Akay kur, Met man (chàng Met man) dân ca Ê Đê… Trong quá trình hoạt động, nghệ nhân đã

Page 147: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

149

sưu tầm và ghi lại những bài hát dân ca của người Bahnar. Trong lĩnh vực truyền dạy, nghệ nhân đã dạy cho cháu ngoại Đinh Bêch và nhiều người khác biết hát và biểu diễn dân ca Bahnar.

Nghệ nhân H’Ben

Nghệ nhân H’Ben đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 28 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 59/QĐKT-VNDG.

Page 148: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

150

Nghệ nhân BÀN VĂN KHƯƠNG

Nghệ nhân Bàn Văn Khương, sinh năm 1927, tại thôn 1, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh; Dân tộc: Dao

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát dân ca, chữ Nôm Dao

Mr. Ban Van Khuong

Year of birth: 1927

Place of birth: 1 village, Bang Ca commune, Hoanh Bo district, Quang Ninh province

Ethnicity: Zao ethnic minority

Singing folk songs, teaching the Nom ancient script of Zao ethnic minority Nghệ nhân am hiểu và đọc được các sách Nôm Dao cổ như

Bàn Vương Ca, Bàn Vương Thư, năm 25 tuổi nghệ nhân đã làm thầy nhỏ, 31 tuổi làm thầy chính. Nghệ nhân thấy rằng người Dao nhờ giữ được văn hóa của riêng đồng bào mình nên con cháu rất ngoan, lễ độ, biết kính trên nhường dưới, biết làm nhiều việc thiện. Bên cạnh việc tuyên truyền vận động con cháu trong nhà về ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc mình, nghệ nhân còn sưu tầm nhiều loại sách Nôm Dao cổ có trên 100 năm như sách cúng, sách xem tuổi, sách ghi lại những làn điệu hát trong lễ cấp sắc, hát trong hội làng… và truyền dạy cho con cháu mình. Trên 40 năm sưu tầm và truyền dạy, nghệ nhân đã đào tạo được nhiều thầy cả

Page 149: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

151

và thầy nhỏ nhảy cấp sắc (người nhiều tuổi nhất năm nay đã trên 60 tuổi và trẻ nhất là 10 tuổi), có những người sau này trở thành thầy trong lễ cấp sắc - một nghi lễ không thể thiếu được của bất kỳ người đàn ông trưởng thành dân tộc như Lý Văn Út, Lý Văn Lập… Đặc biệt, gần đây nhất, nghệ nhân đã tổ chức hai lớp, mỗi lớp trên 10 người để truyền dạy chữ Nôm Dao cổ.

Nghệ nhân Bàn Văn Khương trong một buổi biểu diễn hát dân ca

Nghệ nhân Bàn Văn Khương đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 28 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 68/QĐKT-VNDG.

Page 150: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

152

Nghệ nhân LÒ VĂN MẶN

Nghệ nhân Lò Văn Mặn, sinh năm 1904 mất năm 1978, bản Hé, xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La; Dân tộc: Thái (Thái Trắng)

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy múa hát dân tộc Thái

Mr. Lo Van Man

Year of birth: 1904

Passed away: 1978

Place of birth: He village, Muong Chien commune, Quynh Nhai district, Sơn La province

Ethnicity: Thai ethnic minority

Singer and Master in Singing-Dancing of Thai ethnic minority Nghệ nhân Lò Văn Mặn sinh ra trong một gia đình nông dân, từ

thuở ấu thơ ông đã rất mê tiếng Tính Tẩu (đàn của dân tộc Thái) được đánh trong những cuộc vui hay những đêm trăng sáng ở sân bản. Mười sáu tuổi, ông đã tự làm được cây Tính Tẩu, hơn hai mươi tuổi tham gia đội Xòe Mường Chiên. Trải qua nhiều lớp xao xé Mương, đội Xòe có bao nhiêu bài múa, bài nhạc đệm cho múa, kể cả những bài hát của chị em phụ nữ hát phụ họa trong lúc múa ông đều thuộc. Hay có bài múa, hát sưu tầm được ở những bản, mường khác ông cũng không quên. Đến nay ông còn nhớ được hơn 40 bài múa của đội Xòe Mường Chiên, có xé ví (múa quạt) của người Thái - Tày

Page 151: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

153

mường Lò, xé sặm pá khá (múa giẫm gai gianh) của người Thái Mường Than, xé tra tay chiến (múa của người Thái mường Chiến), xé khăn Hòa Bình (múa khăn của người Mường Hòa Bình)…

Sau ngày giải phóng Mường Lay, Sở Tuyên truyền và Văn nghệ Khu Tây Bắc chỉ thị cho Đội Văn công Khu xuống huyện Quỳnh Nhai học múa với Đội Xòe Mường Chiên. Người dạy đánh Tính Tẩu, dạy múa cho anh em văn công lúc ấy chính là nghệ nhân Lò Văn Mặn. Khi trên sáu mươi tuổi, ông được Trường Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc mời đến dạy Tính Tẩu cho học sinh, ông không nhớ nổi số học sinh mà mình đã đào tạo là bao nhiêu nữa.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Lò Văn Mặn đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 02 tháng 3 năm 2011, theo Quyết định số 03/QĐKT-VNDG.

Page 152: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

154

Nghệ nhân GIÀNG A MĂNG

Nghệ nhân Giàng A Măng, sinh năm 1957, tại thôn Ý Lèng Hồ, xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai; Dân tộc: H’mông

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Dân ca

Mr. Giang A Mang

Year of birth: 1957

Place of birth: Y Leng Ho village, San Sa Ho commune, Sa Pa district, Lao Cai province

Ethnicity: H’mong ethnic minority

Singing and transmitting folk songs of H’mong ethnic minority Nghệ nhân là một người am hiểu và lưu giữ các phong tục

tập quán về văn hóa tộc người mình, bản thân là một ông chí xáy (chủ lễ), được người dân tin tưởng mời làm chủ lễ trong các đám tang của người H’mông, tham gia cúng chữa bệnh, cúng đuổi ma ngựa cho người ốm. Từ đầu năm 2000, ông đã làm cộng tác viên với Sở Văn hóa Thông tin Lào Cai nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai và cung cấp nhiều tư liệu về văn hóa truyền thống của người H’mông Đen ở Sa Pa. Nghệ nhân còn phối hợp và tham gia vào các chuyên đề sưu tầm thơ ca như: thơ ca nghi lễ tang ma, thơ ca trong lao động sản xuất, có thể hát thông thạo các bài hát khúa kê, cúng chỉ đường…

Từ năm 1970 đến nay, nghệ nhân đã hướng dẫn và truyền lại các bài hát trong lễ tang của người H’mông như nghi lễ Cheo sáng

Page 153: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

155

đù, Cheo sáo chua, Gầu chiu, Gầu trùng cho con cháu và đồng bào H’mông. Đến nay, ông đã truyền dạy được trên ba mươi học trò trở thành thầy chí xáy phục vụ cho các lễ tang ma của cộng đồng. Bởi vậy, các nghi lễ trong tang ma của người H’mông hiện nay vẫn được các thế hệ con cháu gìn giữ theo phong tục truyền thống trước đây, hằng năm vẫn tổ chức các nghi lễ cúng chung của cộng đồng dân bản. Đặc biệt ông còn tuyên truyền cho các lớp thanh niên tích cực tham gia hoạt động bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc mình như các bài hát giao duyên, hát trong nghi lễ cưới, các bài khèn trong hội Gầu Tào, hát khúa kê trong đám ma… khơi dậy lòng tự hào dân tộc, gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống cho các thế hệ mai sau.

Trong những năm qua, ông không ngừng sưu tầm các bài hát trong tang lễ của những nghệ nhân già đã mai một sau đó về dạy cho con cháu. Ngoài ra, nghệ nhân cũng đã cung cấp trên 500 trang tư liệu quý về phong tục tang ma của người H’mông, hệ thống các bài hát tang ca trong lễ tang cho các cán bộ sưu tầm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Giàng A Măng đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 20 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 54/QĐKT-VNDG.

Page 154: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

156

Nghệ nhân HÀ THỊ MỲ

Nghệ nhân Hà Thị Mỳ, sinh năm 1926, tại bản Mỏ, xã Tân Lang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La; Dân tộc: Mường

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy hát dân ca Mường

Mrs. Ha Thi My

Year of birth: 1926

Place of birth: Mo village, Tan Lang commune, Phu Yen district, Son La province

Ethnicity: Muong ethnic minority

Practising and transmitting the folk songs of Muong ethnic minority Nghệ nhân được sinh ra trong một gia đình có truyền thống

hát đang hính (một loại hình hát dân ca Mường vùng Mường Lang). Mẹ đẻ bà là nghệ nhân Hà Thị Gón vốn là người nổi tiếng về hát đang hính trong bản mường. Bà và em gái thường đi theo nghe mẹ hát ở nhiều nơi trong và ngoài bản, các câu ca điệu hát ngấm dần vào tâm hồn hai chị em từ lúc nào cũng không hay. Năm mười ba tuổi, bà đã hát được nhuần nhuyễn các làn điệu dân ca của dân tộc mình. Sau đó bà được mời tham dự vào các cuộc hát đang hính khắp vùng Mường Lang và Tân Lang. Bà thường thực hành loại hình nghệ thuật này trong các đám cưới hỏi, mừng nhà mới, mừng cơm mới, trong các lễ hội mùa xuân…

Page 155: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

157

Cho đến nay, mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng nghệ nhân vẫn rất mê hát, sẵn sàng biểu diễn bất cứ lúc nào nếu có người muốn nghe. Được sự quan tâm, động viên của chính quyền và các đoàn thể, nghệ nhân đã truyền dạy hát đang hính cho các con cháu trong bản mình. Đến nay, nhiều cháu đã biểu diễn nhuần nhuyễn được loại hình nghệ thuật này như các cháu: Hà Thị Hay, Hà Thị La, Hà Thị Tơ, Hà Thị Hiêng…

Nghệ nhân Hà Thị Mỳ truyền dạy dân ca Mường cho con cháu

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Hà Thị Mỳ đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 12 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 41/QĐKT-VNDG.

Page 156: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

158

Nghệ nhân BÀN THỊ NAM

Nghệ nhân Bàn Thị Nam, sinh năm 1929, tại thôn Nam Mẫu 1, xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh; Dân tộc: Dao Thanh Y

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Dân ca Dao

Mr. Ban Thi Nam Year of birth: 1929

Place of birth: Nam Mau 1 village, Thuong Yen Cong commune, Uong Bi town, Quang Ninh province

Ethnicity: Zao ethnic minority

Practising and transmitting folk songs of Zao ethnic minority Nghệ nhân Bàn Thị Nam bắt đầu học hát từ mẹ và bà ngoại

khi lên 10 tuổi, đến năm 16 tuổi bà đã hát thành thạo các làn điệu lố sấy - hát ru, chúng ến - gọi bạn, chún tói - đối đáp của tộc người Dao Thanh Y. Đến năm 18 tuổi, nghệ nhân đi hát phục vụ các lễ cưới: nhin cháy chúng - hát trong lễ ăn hỏi, gian kiáu chúng - lễ đón rể… năm 25 tuổi nghệ nhân đi hát phục vụ lễ cấp sắc và lễ tang ma: áy man chúng - hát trong lễ cấp sắc, khỏi moông chúng - hát trong lễ tang…

Khi nghệ nhân còn trẻ, trong các dịp đầu xuân năm mới hoặc trong các dịp lễ tết, hội hè của tộc người Dao Thanh Y, bà thường xuyên đi hát đối đáp với thanh niên nam nữ các làng lân cận.

Page 157: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

159

Biểu diễn hát dân ca dân tộc Dao

Hiện nay tuy tuổi đã cao nhưng nghệ nhân vẫn nhớ và thuộc lòng hơn một nghìn câu hát các làn điệu dân ca tộc người Dao Thanh Y, bà vẫn thường xuyên đi hát phục vụ các lễ cưới, lễ cấp sắc, lễ tang ở địa phương và một số vùng lân cận.

Nghệ nhân đã tham gia truyền dạy các làn điệu dân ca dân tộc Dao Thanh Y cho lớp kế cận. Đến nay có rất nhiều học trò thuộc lòng nhiều bài hát và tự trình diễn thành thạo các làn điệu dân ca Dao.

Nghệ nhân Bàn Thị Nam đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 12 tháng 11 năm 2010, theo Quyết định số 55/QĐKT-VNDG.

Page 158: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

160

Nghệ nhân ĐIÊU CHÍNH NGÂU

Nghệ nhân Điêu Chính Ngâu, sinh năm 1914, mất năm 1958, tại bản Chẩu Quân, xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La; Dân tộc: Thái (Thái Trắng)

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy múa hát dân tộc Thái

Mr. Dieu Chinh Ngau Year of birth: 1914 Passed away: 1958 Place of birth: Chau Quan village, Muong Chien commune, Quynh Nhai district, Sơn La province. Ethnicity: Thai ethnic minority Singer and Master in Singing - Dancing of Thai ethnic minority Nghệ nhân sinh ra trong một gia đình mang dòng họ quý tộc,

ông đã học hết “Sơ học yếu lược” nhưng không đi theo con đường làm chức dịch, quan lại như nhiều người trong họ. Ngay từ thuở ấu thơ, ông đã đặc biệt yêu thích cây Tính Tẩu (đàn). Năm mười bốn tuổi, ông đã tự làm đàn để tập luyện và học nghề theo các báo khóa (nhạc công) đánh đệm cho xao xé (nữ múa). Năm mười bảy tuổi, mặc dù không biết ký âm nốt nhạc nhưng ông đã thuộc gần 30 bài đàn đệm cho các bài múa và gần chục bài hát dân ca mang tính khúc thức, để chị em vừa múa vừa hát. Năm hai mươi tuổi, ông đã cùng ông Lò Văn Mặn tạo thành một cặp đôi báo khóa của Đội Xòe Mường Chiên. Và từ đây, ông Điêu Chính Ngâu bắt đầu phát huy năng khiếu nghệ thuật của mình.

Ông học các bài xòe từ những nghệ nhân của bản mường truyền lại. Ngoài ra, trong những lần đi thăm người thân ở các

Page 159: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

161

mường khác như Mường Lay, Chiềng Chăn, Mường So, Mường Than, Ngọc Chiến, đi đến cả tỉnh Hòa Bình… cảm cảnh đẹp, thấy múa hát lạ, ông không biết ký âm nốt nhạc nhưng ông ghi lại bằng trí nhớ của mình rồi về bản truyền lại cho anh em trong đội xòe của bản. Với một số bài dân ca của các tộc người khác, ông đã phổ sang lời tiếng Thái với nội dung khuyến khích học tập để bằng người. Có điều, ông không bao giờ tự nhận là của mình làm ra, do đó, nghiễm nhiên nó biến thành của công chúng. Ông đã nhớ được hơn 40 bài nhạc múa (mỗi bài múa là bấy nhiêu bài nhạc đệm cho múa), 12 bài ca khúc phụ họa cho nội dung của bài múa. Ông đã tổ chức dạy múa cho nhiều lớp trai gái trong bản, người báo khóa vừa là người đánh đàn vừa là người tổ chức, huấn luyện đạo diễn. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông đã từng đưa Đội Xòe Mường Chiên đi diễn tại Mường Lay (tỉnh lỵ Lai Châu cũ) và được đánh giá là đội giỏi nhất, một lần về Hà Nội diễn trong hội Đấu xảo.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, tại An toàn khu kháng chiến tỉnh Tuyên Quang, ông cũng đã tập hợp một số chị em để lập ra Đội Xòe kháng chiến và tổ chức biểu diễn cho bà con các dân tộc xem. Sau giải phóng Điện Biên Phủ (1954), ông được điều về làm cán bộ của Sở Tuyên truyền và văn nghệ Khu Tây Bắc, ông đã tổ chức sưu tầm khai thác vốn văn hóa dân gian của dân tộc và tổ chức thành lập Đội Văn nghệ dân tộc về biểu diễn trong ngày hội thành lập khu tự trị (1955). Công lao của ông trong việc sưu tầm và truyền dạy văn hóa dân gian dân tộc mình thật đáng để người đời sau nhớ mãi.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Điêu Chính Ngâu đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 02 tháng 3 năm 2011, theo Quyết định số 04/QĐKT-VNDG.

Page 160: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

162

Nghệ nhân PHẠM THỊ NIẾU

Nghệ nhân Phạm Thị Niếu, sinh năm 1941, tại thôn Nam, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát, Múa, Hò biển

Mr. Pham Thi Nieu

Year of birth: 1941

Place of birth: Nam village, Nhan Trach commune, Bo Trach district, Quang Binh province.

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the musical dancing heritages on ocean project

Nghệ nhân Phạm Thị Niếu sinh ra tại vùng quê giàu truyền

thống văn hóa, ngay từ nhỏ, nghệ nhân đã may mắn được tham gia các lễ hội của làng: cầu mùa, lễ rước sắc và lễ hội rằm tháng Tám.

Bà thuộc nhiều lời ca, biết được ý nghĩa của từng câu hò, làn điệu dân ca hát khoan chèo cạn, các làn điệu hò biển. Trong những năm chiến tranh ác liệt, bà đã cùng đội văn nghệ đi biểu diễn phục vụ chiến sĩ để các anh vững tay súng, bám biển giữ làng.

Từ đó, bà nhận thấy những câu hò, điệu múa chèo cạn là nét đẹp, là món ăn tinh thần không thể thiếu với ngư dân vùng biển. Đây là loại hình diễn xướng quan trọng không thể thiếu trong các lễ hội cầu ngư hằng năm và trong điệu hò ca ngợi quê hương, đất

Page 161: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

163

nước, con người. Những điệu hò biển như: mái nhì, hò là, hò hụi… khỏe khoắn, nhịp nhàng, mô phỏng hoạt động đẩy thuyền, thả lưới, kéo lưới của người dân biển.

Với niềm đam mê sẵn có, cộng với chất giọng cao, vang, bà đã trở thành nghệ nhân lão làng của các làn điệu hò biển, múa bông chèo cạn.

Năm 2003 Câu lạc bộ Văn nghệ truyền thống xã Nhân Trạch được thành lập nhằm giữ gìn và khôi phục những làn điệu dân ca truyền thống. Nghệ nhân đã cùng các thành viên trong câu lạc bộ sưu tầm, khôi phục và phát triển những làn điệu dân ca: hò hạ thủy, hò mái nhì, hò hụi, múa bông chèo cạn… Bà cùng các thành viên trong câu lạc bộ tích cực đưa những điệu múa, câu hát cổ xưa của quê hương truyền dạy cho con cháu.

Nghệ nhân Phạm Thị Niếu đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 6 tháng 6 năm 2011, theo Quyết định số 08/QĐKT-VNDG.

Page 162: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

164

Nghệ nhân QUÀNG VĂN PÂNG

Nghệ nhân Quàng Văn Pâng sinh năm 1927, tại bản Lẩy, xã Bon Phặng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La; Dân tộc: Thái

Lĩnh vực phong tặng: Bảo tồn, truyền dạy văn hóa người Thái

Mr. Quang Van Pang

Year of birth: 1927

Place of birth: Ban Lay village, Bon Phang commune, Thuan Chau district, Son La province

Ethnicity: Thai ethnic minority Preserving and transmitting traditional culture of Thai ethnic minority Là người con của dân tộc Thái, được nuôi dưỡng bởi nền văn

hóa truyền thống độc đáo của dân tộc, nghệ nhân đã hấp thụ và lĩnh hội được những nét văn hóa truyền thống của cha ông mình, vốn được đúc kết và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ông thuộc nhiều bài hát dân ca, thuộc nhiều nghi lễ, diễn xướng trong những ngày cúng giải hạn, khắp, mo, ngày tết, đám ma, đám cưới cũng như các trò chơi dân gian...

Từ những năm 1963 ông đã cùng bà con dân bản tổ chức lễ hội, ông được bà con tín nhiệm bầu làm chủ lễ, lễ tổ chức thành công và ông được người dân quanh vùng mệnh danh là người thầy giỏi nhất. Từ năm 2000 ông với Sở Văn hóa Thông tin Sơn La, (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La) và Chi hội Văn

Page 163: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

165

nghệ dân gian Sơn La sưu tầm nghiên cứu, bảo tồn nhiều giá trị di sản văn hóa của người Thái huyện Thuận Châu.

Ngoài ra ông còn tích cực truyền dạy những giá trị di sản văn hóa, phong tục tập quán cho các thế hệ con trẻ trong vùng, dưới sự dẫn dắt chỉ bảo của ông, đã có hơn 20 người có độ tuổi từ 30 - 45 tuổi biết được quy trình và nghi thức, nghi lễ tổ chức giải hạn, hát khắp và các bài mo tang lễ đang bị mai một khỏi đời sống hiện nay.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Quàng Văn Pâng đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 02 tháng 03 năm 2011, theo Quyết định số 01/QĐKT-VNDG.

Page 164: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

166

Nghệ nhân TRƯƠNG THỊ QUÝ

Nghệ nhân Trương Thị Quý, sinh năm 1959, tại xã Bẳng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh; Dân tộc: Dao Thanh Y

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy may thêu, hát dân ca

Mrs. Truong Thi Quy

Year of birth: 1959 Place of birth: Bang Ca commune, Hoanh Bo district, Quang Ninh province Ethnicity: Zao ethnic minority

Practising and transmitting the skills of embroidery and singing folk - songs of Zao ethnic minority Nghệ nhân Trương Thị Quý sinh ra và lớn lên trong gia đình

có mẹ là người nổi tiếng hát hay trong các lễ cấp sắc, bác là nghệ nhân dân gian Trương Thị Ba. Bà thừa hưởng năng khiếu ấy từ những người thân trong gia đình và sự dạy bảo rèn luyện từ nhỏ nên khi 15 tuổi, nghệ nhân đã tham gia hát trong lễ cấp sắc và lễ hát giao duyên của hội làng.

Ngày nay, giới trẻ ngày càng ngại mặc những bộ trang phục truyền thống, không thích thêu may trang phục, những bài hát của dân tộc Dao cũng không được cất lên. Chính điều đó, nghệ nhân đã tình nguyện vận động những người có uy tín trong xã nhắc nhở con cháu mình, vận động những người có tâm huyết trong xã thành lập nhóm dạy hát, dạy thêu, tiến tới thành lập câu lạc bộ của xã. Bản thân nghệ nhân cũng vận động chị em, thanh niên nam nữ mặc trang phục của dân tộc Dao trong ngày cưới, ngày lễ, ngày tết, hội làng, ngày cấp sắc…

Page 165: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

167

Hát dân ca trong lễ, hội của người Dao

Bà đã dạy cho học trò trong và ngoài xã về hát trong lễ cấp sắc, trong số học trò đó có người đã thành thạo về hát trong lễ cấp sắc, hát giao duyên trong hội làng và biết thêu may trang phục dân tộc, nhiều người trở thành thành viên nòng cốt trong câu lạc bộ.

Với những cố gắng của bản thân, những năm qua nghệ nhân đã truyền dạy được trên 10 nhóm con cháu trong họ, trong làng đến học hỏi. Lời ca, tiếng hát, điệu múa của đồng bào Dao Thanh Y bây giờ không chỉ dừng lại ở xã nữa mà đã theo chân các cháu trong đội văn nghệ đi tham gia các hội thi, hội diễn của huyện, của tỉnh… nhưng quan trọng hơn là nghệ nhân đã giúp các cháu thấy yêu, tự hào và có ý thức bảo tồn nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Nghệ nhân Trương Thị Quý đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 28 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 66/QĐKT-VNDG.

Page 166: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

168

Nghệ nhân LÝ CHẨN TỜ

Nghệ nhân Lý Chẩn Tờ, sinh năm 1935, mất năm 2011, tại thôn Lồ Suối Tủng, xã Pha Long, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai; Dân tộc: H’mông

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Dân ca

Mr. Ly Chan To

Year of birth: 1935

Passed away: 2011

Place of birth: Lo Suoi Tung village, Pha Long commune, Muong Khuong district, Lao Cai province

Ethnicity: H’mong ethnic minority

Singing and transmitting folk songs of H’mong ethnic minority

Là người con của dân tộc H’mông, sinh ra được nuôi dưỡng bởi nền văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc. Ông thuộc nhiều bài hát dân ca, thuộc nhiều nghi lễ, diễn xướng trong những ngày cúng Gầu tào, ngày tết, đám ma, đám cưới cũng như các trò chơi dân gian...

Từ những năm 1963 ông đã cùng bà con dân bản mình tổ chức lễ Gầu tào, ông được bà con tín nhiệm bầu làm chủ lễ, lễ tổ chức thành công và ông được người dân quanh vùng mệnh danh là thầy Gầu tào. Sau này, khi UBND huyện Mường Khương tổ chức lễ Gầu tào thường xuyên thì ông được tín nhiệm bầu làm chủ lễ.

Page 167: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

169

Từ năm 2000 ông đã cùng với Sở Văn hóa Thông tin Lào Cai (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai) và Chi hội Văn nghệ dân gian Lào Cai sưu tầm nghiên cứu, bảo tồn nhiều giá trị di sản văn hóa của người H’mông huyện Mường Khương bằng những chương trình cụ thể như: Lễ Gầu tào; Hát hội Gầu tào; Văn hóa dân gian người H’mông ở Mường Khương.

Năm 2011, do tuổi cao sức yếu, ông đã qua đời tại quê nhà, với những cống hiến của mình, nghệ nhân Lý Chẩn Tờ đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 20 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 52/QĐKT-VNDG.

Page 168: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

170

Nghệ nhân BÀN THỊ VINH

Nghệ nhân Bàn Thị Vinh, sinh năm 1940, tại thôn Đồng Cóc, xã Quảng La, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh; Dân tộc: Dao Thanh Y

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy may thêu, hát dân ca

Mrs. Ban Thi Vinh

Year of birth: 1940 Place of birth: Dong Coc village, Quang La commune, Hoanh Bo district, Quang Ninh province Ethnicity: Zao ethnic minority Practising and transmitting the skills of embroidery and singing folk - songs of Zao ethnic minority Năm lên sáu tuổi, nghệ nhân Bàn Thị Vinh đã bắt đầu học

thêu may trang phục dân tộc Dao từ mẹ của mình. Lên 10 tuổi bà đã biết thêu hoa văn trên khăn đội đầu, thêu hoa văn trên áo, trên yếm, trên dây múa cấp sắc… Năm 21 tuổi, nghệ nhân đã biết trồng chàm nhuộm vải mộc để may áo, biết dệt dây lưng để phục vụ cho mình và cho gia đình. Năm 26 tuổi, nghệ nhân đã dạy thêu cho các em, các cháu trong dòng họ và một số bạn bè trong làng bản.

Ngoài việc thêu may, nghệ nhân còn được mẹ và bà kể lại cho nghe nhiều truyện cổ tích của tộc người Dao Thanh Y. Do nghe nhiều lần nên nghệ nhân đã thuộc nhiều truyện và sau này bà đã kể cho con cháu nghe những truyện như: Slăn ky cấu - truyện con rắn thần, cum chay cấu - truyện con nai, éng đai - éng pẹt cấu - Lương Sơn Bá - Trúc Anh Đài, loong coóng sấu cấu - truyện cây nấm, min ki-an cấu - cậu bé mồ côi.

Page 169: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

171

Nghệ nhân Bàn Thị Vinh trong buổi biểu diễn Hát Dân ca

Nghệ nhân đã hát thành thạo các làn điệu: Lố sấy - hát ru, chúng ến - gọi bạn, chúng tói - đối đáp, chúng slau - hát than, chúng cấu - hát kể truyện… của dân tộc Dao Thanh Y - Quảng Ninh. Nghệ nhân thường đi hát phục vụ các lễ cưới: Nhin cháy chúng - hát trong lễ ăn hỏi, gian kiáu chúng - lễ đón rể và nghệ nhân đi hát phục vụ lễ cấp sắc và lễ tang ma: Áy man chúng - hát trong lễ cấp sắc, khỏi moông chúng - hát trong lễ tang…

Hiện nay, tuy đã lớn tuổi nhưng nghệ nhân vẫn thường xuyên hát phục vụ các lễ cưới, lễ cấp sắc, lễ tang của người Dao trong xã và một số xã lân cận.

Nghệ nhân Bàn Thị Vinh đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 28 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 69/QĐKT-VNDG.

Page 170: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

172

J. HÁT ĐÚM

Nghệ nhân PHẠM THỊ QUYẾT

Nghệ nhân Phạm Thị Quyết, sinh năm 1954, tại xã Phong Hải, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Đúm

Mrs. Pham Thi Quyet

Year of birth: 1954

Place of birth: Phong Hai commune, Yen Hung district, Quang Ninh province

Ethnicity: Viet (kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the alternating singing - Hat Dum Sinh ra và lớn lên trên vùng đất biển Quảng Ninh có bản sắc

văn hóa truyền thống độc đáo và đa dạng, ngay từ nhỏ nghệ nhân đã đam mê những nét văn hóa truyền thống độc đáo của quê hương mình. Bà say mê những làn điệu hát đúm và miệt mài học hỏi luyện tập một cách say sưa. Sau này bà đã tham gia vào xây dựng câu lạc bộ hát đúm và bỏ công đi sưu tầm biên soạn các làn điệu hát đúm cổ vốn đã bị mai một. Năm 2003 bà đã cùng chị em trong câu lạc bộ dàn dựng và tham gia vào lễ hội biển ở Tuần Châu, Quảng Ninh. Năm 2005 bà hoàn thành tập sách “Hát Đúm Yên Hưng”, tập sách ra đời được công chúng đón nhận và hưởng ứng cao, vì đã phục hồi

Page 171: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

173

được vốn văn hóa cổ truyền của người dân Yên Hưng vốn dĩ đã và đang bị mai một trong đời sống của cộng đồng.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Phạm Thị Quyết đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 28 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 65/QĐKT-VNDG.

Page 172: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

174

K. HÁT GIAO DUYÊN

Nghệ nhân NGUYỄN VĂN HƯU

Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưu, sinh năm 1925, tại Làng chài Cửa Vạn, phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Giao duyên

Mr. Nguyen Van Huu

Year of birth: 1925

Place of birth: Cua Van village, Hung Thang quarter, Ha Long city, Quang Ninh province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the love alternating singing Nghệ nhân sinh ra và lớn lên trên quê hương làng chài Cửa

Vạn, nơi đây có truyền thống lâu đời về nghệ thuật hát giao duyên chèo thuyền trên biển. Khi còn nhỏ mỗi khi làng mở hội, hay trong cộng đồng tổ chức cưới xin, nghệ nhân thường theo cha mẹ, anh chị đi nghe hát. Những điệu hát, lời ca ngấm dần vào tâm hồn ông lúc nào không biết. Hát giao duyên là phương tiện để truyền đạt tình cảm, diễn tả tâm hồn, tư tưởng, niềm vui, nỗi buồn, bao hoài bão, ước mơ của người dân vạn chài quanh năm lênh đênh trên biển. Trên hết, đó là những lời ca đằm thắm tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương biển đảo giàu đẹp. Trong hát giao duyên chứa đựng một kho

Page 173: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

175

tàng khổng lồ về ca dao, dân ca, phong tục, tập quán và lễ hội của cộng đồng người dân vạn chài nơi đây.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưu truyền dạy Hát Giao duyên

Để loại hình nghệ thuật truyền thống này không bị mai một, nghệ nhân đã truyền dạy cho hơn ba mươi người là con cháu trong gia đình và các cháu thanh niên ở làng chài Cửa Vạn trên Vịnh Hạ Long biết hát.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Nguyễn Văn Hưu đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 4 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 39/QĐKT-VNDG.

Page 174: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

176

L. HÁT NHÀ TƠ, HÁT CỬA ĐÌNH

Nghệ nhân PHÙNG THỊ GÁI

Nghệ nhân Phùng Thị Gái, sinh năm 1922, thôn Bắc, xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Nhà tơ, hát Cửa đình

Mrs. Phung Thi Gai

Year of birth: 1922

Place of birth: Bac village, Van Ninh commune, Mong Cai city, Quang Ninh province

Ethnicity: Viet (kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the chamber music of Cua Dinh and Nha To Từ khi mười bốn tuổi, nghệ nhân bắt đầu được mẹ truyền dạy

những làn điệu hát múa Nhà tơ, hát Cửa đình. Năm bà mười lăm tuổi, mẹ của bà đứng ra thành lập đội hát múa Nhà tơ, từ đó nghệ nhân theo mẹ đi biểu diễn khắp nơi. Sau này, khi mẹ của bà qua đời, bà kế tục sự nghiệp của mẹ đưa đội đi hát tại các đình làng ở Quảng Nghĩa, Hà Cối, Cốt Đông, Dân Tiến, Đại Quang. Bà còn đưa đội sang cả các làng bên Trung Quốc để biểu diễn như Việt Sơn Tâm, Vạn Mỹ Núi Thàu.

Page 175: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

177

Nghệ nhân đã truyền dạy cho cháu gái là Hoàng Thị Trinh và Bùi Thị Hải, con dâu là Hà Thị Nương. Mặc dù, tuổi cao sức yếu nhưng nghệ nhân vẫn động viên con cháu cố gắng học hát nhà tơ, hát cửa đình để giữ lấy loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Được chính quyền địa phương quan tâm, Câu lạc bộ Hát Nhà tơ Cửa đình thôn Nam xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái được thành lập, nghệ nhân tận tình đến chỉ bảo cho các cháu các kỹ thuật hát múa Nhà tơ Cửa đình, nhằm gìn giữ môn nghệ thuật này cho muôn đời sau.

Nghệ nhân Phùng Thị Gái truyền dạy cho các học trò

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Phùng Thị Gái đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 4 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 34/QĐKT-VNDG.

Page 176: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

178

Nghệ nhân TRƯƠNG THỊ PHƯỢNG

Nghệ nhân Trương Thị Phượng, sinh năm 1934, tại thôn Đồng Cậy, xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Nhà tơ, hát Cửa đình

Mrs. Truong Thi Phuong

Year of birth: 1934

Place of birth: Dong Cay village, Doan Ket commune, Van Don district, Quang Ninh province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the chamber music of Cua Dinh and Nha To Nghệ nhân Trương Thị Phượng tham gia hát Cửa đình từ

năm 13 tuổi do mẹ của bà truyền dạy. Nghệ nhân thường đi hát trong các ngày lễ hội ở địa phương và đi theo mẹ cùng phường hát ở một số huyện trong tỉnh. Từ năm 18 tuổi đến 20 tuổi bà từng hát tại lễ hội đình Hà Vực (xã Đoàn Kết, Vân Đồn). Sau đó, khi đình bị phá, bà không còn hát nữa nhưng luôn khao khát bảo tồn di sản này cho con cháu đời sau. Bà cũng là người hiếm hoi lưu giữ nghệ thuật hát Cửa đình còn sót lại ở địa phương.

Nghệ nhân thuộc và lưu giữ được hơn 100 câu hát Nhà tơ, hát Cửa đình, bà đã truyền dạy cho con cháu trong gia đình và các

Page 177: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

179

cháu thanh niên ở địa phương để duy trì và giữ gìn môn nghệ thuật này.

Nghệ nhân Trương Thị Phượng truyền dạy cho các học trò

Nghệ nhân Trương Thị Phượng đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 4 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 36/QĐKT-VNDG.

Page 178: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

180

Nghệ nhân HOÀNG THỊ THẢO

Nghệ nhân Hoàng Thị Thảo, sinh năm 1937, tại xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Nhà tơ, hát Cửa đình

Mrs. Hoang Thi Thao

Year of birth: 1937

Place of birth: Van Ninh commune, Mong Cai city, Quang Ninh province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the chamber music of Cua Dinh and Nha To Nghệ nhân Hoàng Thị Thảo sinh ra trong một gia đình có

truyền thống văn hóa văn nghệ rất lâu đời, ngay từ khi còn nhỏ nghệ nhân đã được đi theo mẹ xem hát ở các làng trong vùng, những đợt đi hát giao duyên, hát Nhà tơ với nghệ nhân là một lần được nhìn, được thưởng thức và được học hỏi những kho tàng văn hóa độc đáo ấy. Khi lớn lên bà là người có khiếu văn nghệ nên mẹ bà đã tích cực truyền dạy, đào tạo bà rất chu đáo và kỹ lưỡng.

Năm 1962, bà đã cùng mẹ đi hát ở khắp các đình làng trong vùng Móng Cái, càng hát bà càng trưởng thành hơn. Đến nay, dù tuổi đã cao nhưng bà vẫn hăng say mở lớp truyền dạy nghệ thuật hát Nhà tơ cho thế hệ trẻ trong vùng, nhờ đó mà môn hát Nhà tơ ở

Page 179: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

181

Móng Cái ngày một củng cố phát triển trước những nguy cơ mai một các giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh phát triển chung của xã hội như hiện nay.

Nghệ nhân Hoàng Thị Thảo đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng Danh hiệu Nghệ dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn nghệ dân gian ngày 28 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 64/QĐKT-VNDG.

Page 180: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

182

Nghệ nhân NGUYỄN THỊ TỪ

Nghệ nhân Nguyễn Thị Từ, sinh năm 1928, tại thôn Nam, xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Nhà tơ, hát Cửa đình

Mrs. Nguyen Thi Tu Year of birth: 1928 Place of birth: Nam village, Van Ninh commune, Mong Cai city, Quang Ninh province Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the chamber music of Cua Dinh and Nha To

Năm 16 tuổi, nghệ nhân đã được mẹ dạy hát Cửa đình và hát Nhà tơ, thường theo mẹ đi hát Cửa đình tại chùa Vạn Ninh và các xã ở huyện Móng Cái trước đây. Khi mẹ nghệ nhân mất, nghệ nhân vẫn tiếp tục hát tại các đình, chùa vào dịp lễ tết, hội hè. Trong quá trình đi hát, nghệ nhân còn truyền dạy con cháu trong gia đình, dòng họ nhằm duy trì điệu hát Nhà tơ và hát Cửa đình.

Do có nhiều công lao trong việc giữ gìn, biểu diễn, truyền dạy hát cửa đình và hát nhà tơ, góp phần bảo tồn tài sản văn hóa, văn nghệ dân gian Việt Nam, nghệ nhân Nguyễn Thị Từ đã được Ban chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh

Page 181: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

183

hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 28 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 63/QĐKT-VNDG.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Từ đang truyền dạy cho các học trò

Page 182: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

184

M. HÁT KỂ SỬ THI

Nghệ nhân MẤU THỊ GIÊNG

Nghệ nhân Mấu Thị Giêng, sinh năm 1936, tại thôn Liên Hòa, xã Sơn Bình, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa; Dân tộc: Raglai

Lĩnh vực phong tặng: Hát kể và truyền dạy sử thi Raglai

Mrs. Mau Thi Gieng

Year of birth: 1936

Place of birth: Lien Hoa village, Son Binh commune, Khanh Son district, Khanh Hoa province

Ethnicity: Raglai ethnic minority

Singing and transmitting epics of Raglai ethnic minority Nghệ nhân Mấu Thị Giêng có giọng hát rất tốt, bà thuộc

rất nhiều truyện cổ kể bằng loại Akhàt Ter (kể bằng văn xuôi), Akhàt Cadơr (kể bằng văn xuôi, có các đoạn bằng văn vần theo các làn điệu Akhàt Jucar) và hát kể bằng văn vần theo các làn điệu Akhàt Jucar.

Nghệ nhân Mấu Thị Giêng mong muốn phổ biến nghệ thuật diễn xướng Akhàt Jucar Raglai nên đã cùng một số nghệ nhân khác tham gia trình diễn trong các hội nghị già làng của huyện. Ngoài ra, nghệ nhân thường tổ chức hát kể cho con cháu nghe và dạy cho con cháu nghệ thuật diễn xướng Akhàt Jucar Raglai.

Page 183: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

185

Tuy tuổi già, sức yếu, giọng hát không còn khỏe, không còn trong trẻo, mượt mà như trước nhưng nghệ nhân Mấu Thị Giêng vẫn không ngừng hát, không ngừng kể cho con cháu nghe "để cho nó ghi trong bụng, trong gan những truyện cổ của người Raglai mà ông bà đã truyền lại".

Vài năm trở lại đây, phòng văn hóa thông tin huyện đã tổ chức sưu tầm, nhờ các nghệ nhân hát rồi tiến hành ghi âm sau đó biên dịch thành hai thứ tiếng Raglai và Việt để truyền dạy cho các thế hệ trẻ nhằm bảo tồn, lưu truyền bản sắc văn hóa của người Raglai.

Nghệ nhân Mấu Thị Giêng đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 12 tháng 11 năm 2010, theo Quyết định số 41/QĐKT-VNDG.

Page 184: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

186

Nghệ nhân CAO THỊ QUANG

Nghệ nhân Cao Thị Quang, sinh năm 1945, tại thôn 3, xã Thành Sơn, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa; Dân tộc: Raglai

Lĩnh vực phong tặng: Hát kể và truyền dạy sử thi Raglai

Mrs. Cao Thị Quang

Year of birth: 1945

Place of birth: 3 village, Thanh Son commune, Khanh Son district, Khanh Hoa province

Ethnicity: Raglai ethnic minority

Singing and transmitting epics of Raglai ethnic minority Với chất giọng tốt nghệ nhân có thể hát được nhiều làn điệu

Akhàt Jucar Raglai, thuộc lòng nhiều truyện cổ được kể qua các loại hình diễn xướng như Akhàt Ter (kể bằng văn xuôi), Akhàt Cadơr (kể bằng văn xuôi thỉnh thoảng có đoạn hát kể bằng văn vần) và Akhàt Jucar (kể hoàn toàn bằng văn vần).

Nghệ nhân đã hát kể các truyện cổ và sử thi như: Dãm Lalo (Chàng Jalo) dài 36 băng cassette C90; Dãm Chilang (Chàng Chilang), dài 40 băng cassette C90. Ngoài ra nghệ nhân còn truyền dạy diễn xướng Akhàt Jucar Raglai do huyện Khánh Sơn tổ chức, chương trình do Viện Nghiên cứu văn hóa tài trợ trong thời gian 01 năm. Các trích đoạn sử thi bà đã hát, thu băng để làm tài liệu giảng dạy trong khóa học: Dãm Chilang theo làn điệu Tah Runghỡm, Amã Disah hát theo làn điệu Adoh, Amã Javrai hát

Page 185: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

187

theo làn điệu Adoh chuyển thể, Amã Udai - Ujàc theo làn điệu Siri cổ. Nghệ nhân Cao Thị Quang còn có khả năng sử dụng nhuần nhuyễn các loại nhạc cụ truyền thống Raglai như: đàn Canhĩ, sáo Dalacủc, sáo Trẽt, đàn Chapi…

Nghệ nhân Cao Thị Quang trong một buổi liên hoan

Bà còn mở nhiều lớp dạy cho con cháu trong buôn làng biết cách sử dụng các loại nhạc cụ của dân tộc và các bài hát phụ họa theo bản nhạc để giữ cho văn hóa dân tộc Raglai không bị mai một, thất truyền.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Cao Thị Quang đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 12 tháng 11 năm 2010, theo Quyết định số 42/QĐKT-VNDG.

Page 186: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

188

Nghệ nhân CAO THỊ THANH

Nghệ nhân Cao Thị Thanh (Pinãng Thìq Thanh), sinh năm 1945, tại thôn Apa 2, xã Thành Sơn, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa; Dân tộc: Raglai

Lĩnh vực phong tặng: Hát kể và truyền dạy sử thi Raglai

Mrs. Cao Thi Thanh

Year of birth: 1945

Place of birth: Apa 2 village, Thanh Son commune, Khanh Son district, Khanh Hoa province

Ethnicity: Raglai ethnic minority

Singing and transmitting epics of Raglai ethnic minority Qua công tác điền dã, các thành viên Chi hội Văn nghệ dân

gian Khánh Hòa đã tiếp xúc và được nghệ nhân giúp đỡ trong việc ghi chép các truyện cổ, sử thi qua nghệ thuật diễn xướng các làn điệu Akhàt Jucar Raglai của bà. Các tác phẩm đã ghi được qua lời hát kể của nghệ nhân: Amã Udai - Amã Ujàc, dài 36 băng cassette C90; Dãm Javrai, dài 32 băng cassette C90; Vumãu Jĩng Vumãu Ta, dài 39 băng cassette C90. Nghệ nhân còn sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ truyền thống của người Raglai như các loại sáo Trẽt, Dalacủc, kèn bầu, đàn Chapi…

Nghệ nhân đã tham gia truyền dạy diễn xướng Akhàt Jucar Raglai do huyện Khánh Sơn tổ chức tại xã Thành Sơn, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa. Chương trình do Viện Nghiên cứu

Page 187: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

189

Văn hóa dân gian (nay là Viện Nghiên cứu văn hóa thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tài trợ năm 2004. Các đoạn trích nghệ nhân hát kể, đã được thu băng để truyền dạy, tiêu biểu như: Dãm jalo - hát theo làn điệu Adoh chuyển thể; Nãi jalo - hát theo làn điệu Adoh; Dãm mutui - hát theo điệu Tangơi.

Nghệ nhân Cao Thị Thanh hát kể Sử thi

Nghệ nhân Cao Thị Thanh đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 12 tháng 11 năm 2010, theo Quyết định số 43/QĐKT-VNDG.

Page 188: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

190

Nghệ nhân MẤU QUỐC TIẾN

Nghệ nhân Mấu Quốc Tiến, sinh năm 1959, tại xã Sơn Bình, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa, Dân tộc: Raglai

Lĩnh vực phong tặng: Hát kể và truyền dạy sử thi Raglai

Mr. Mau Quoc Tien

Year of birth: 1959

Place of birth: Son Binh commune, Khanh Son district, Khanh Hoa province

Ethnicity: Raglai ethnic minority

Singing and transmitting epics of Raglai ethnic minority Nghệ nhân Mấu Quốc Tiến nắm được, hiểu được văn hóa văn

nghệ, về ngôn ngữ và các loại hình văn hóa dân tộc Raglai. Ông đã có nhiều công trình biên soạn, biên dịch về luật tục, trường ca, sử thi, thành ngữ, ca dao, tục ngữ, dân ca… của dân tộc Raglai. Ông đã sưu tầm được năm sử thi: Adai Ajăc, Saia-Juhia, Che Till, Awơi Tilơr Duhgahlơu, Adai - Asơu.

Ông còn thực hiện việc truyền dạy sử thi cho các học viên thực hành sinh hoạt sử thi Raglai.

Nghệ nhân Mấu Quốc Tiến đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 20 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 41/QĐKT-VNDG.

Page 189: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

191

N. HÁT THEN

Nghệ nhân NGÔ ĐỨC NGUYÊN

Nghệ nhân Ngô Đức Nguyên, sinh năm 1938, mất năm 2011, tại xã Hoàng Mô, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh; Dân tộc: Tày

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Then

Mr. Ngo Duc Nguyen

Year of birth: 1938

Passed away: 2011

Place of birth: Hoang Mo commune, Binh Lieu district, Quang Ninh province

Ethnicity: Tay ethnic minority

Practising and transmitting the songs of shamanic Then singing Xuất thân là người cán bộ ngành văn hóa tỉnh Quảng Ninh,

nghệ nhân thường xuyên đi vào hoạt động văn hóa ở cơ sở, cùng với niềm đam mê nghiên cứu sưu tầm các phong tục tập quán truyền thống của người dân Sán Chỉ, người Tày ở địa phương nơi ông sinh sống và hoạt động văn hóa. Ông đã sưu tầm từ các cụ nghệ nhân biết nhiều bài hát, truyện thơ rồi xâu chuỗi hệ thống lại thành những bộ sách chuyên về thơ ca của các dân tộc ở huyện Bình Liêu.

Page 190: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

192

Sau khi về nghỉ hưu, nghệ nhân Nguyễn Đức Nguyên đã dành hết tâm sức vào công việc sưu tầm và truyền dạy lại những vốn di sản văn hóa cổ truyền cho lớp trẻ ở địa phương. Cho đến nay ông đã mở được nhiều đợt truyền dạy ở địa phương. Vì vậy, vốn di sản văn hóa của dân tộc Sán Chỉ, dân tộc Tày ở Bình Liêu được lưu giữ và bảo tồn khá độc đáo.

Nghệ nhân Ngô Đức Nguyên đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn nghệ dân gian ngày 20 tháng 7 năm 2011, theo Quyết định số 21/QĐKT-VNDG.

Page 191: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

193

Nghệ nhân HÀ THỊ PHƯƠNG

Nghệ nhân Hà Thị Phương, sinh năm 1938, tại thôn Cáng Bắc, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh; Dân tộc: Tày

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Then

Mrs. Ha Thi Phuong

Year of birth: 1938

Place of birth: Cang Bac village, Luc Hon commune, Binh Lieu district, Quang Ninh province

Ethnicity: Tay ethnic minority

Practising and transmitting the songs of shamanic Then singing Từ năm lên bảy tuổi nghệ nhân đã bắt đầu học hát then từ mẹ,

được đi theo mẹ nghe hát Then và xem trình diễn tại các nghi lễ then như: giải hạn, cầu phúc, cầu mùa, cầu sức khỏe, một năm mới an khang thịnh vượng. Các nghi lễ “Then cổ” thường được tổ chức vào tháng giêng âm lịch hằng năm tại các thôn bản người Tày. Khi mười tám tuổi, bà đã hát thành thạo các làn điệu hát “Then cổ” và đi tham gia các nghi lễ hát then, trình diễn, biểu diễn cùng với các bà Then có kinh nghiệm. Từ đó bà đã không ngừng học hỏi, rèn luyện để nâng cao nghề nghiệp. Khi thực hành nghi lễ, nghệ nhân luôn cố gắng giữ gìn, bảo tồn hát “Then cổ” theo nghi lễ của dân tộc Tày huyện Bình Liêu mà bà học được từ mẹ và các nghệ nhân đi trước.

Page 192: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

194

Từ năm bốn mươi sáu tuổi, bà đã tham gia truyền dạy các làn điệu hát Then Tày cho lớp trẻ trong bản, đặc biệt là con, cháu trong gia đình, dòng họ. Hiện nay có hai mươi nhăm người chính thức là học trò của nghệ nhân, những người này đều thuộc lòng nhiều bài hát và trình diễn thành thạo các làn điệu “Then cổ” để biểu diễn trong các dịp lễ tết, ngày vui của gia đình, thôn bản.

Nghệ nhân Hà Thị Phương trong buổi biểu diễn hát Then

Bà cũng tham gia biểu diễn tại nhiều cuộc liên hoan do tỉnh và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức giành được nhiều giải cao.

Hiện nay, tuy tuổi đã cao nhưng nghệ nhân vẫn thuộc nhiều bài then cổ, then nghi lễ, hằng năm vẫn được mời tham gia và tổ chức biểu diễn các chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật do huyện và tỉnh tổ chức.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Hà Thị Phương đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 28 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 62/QĐKT-VNDG.

Page 193: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

195

Nghệ nhân NÔNG THỊ SIN

Nghệ nhân Nông Thị Sin, sinh năm 1933, tại thôn Cốc Lồng, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh; Dân tộc: Tày

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Then

Mrs. Nong Thi Sin

Year of birth: 1933

Place of birth: Coc Long village, Luc Hon commune, Binh Lieu district, Quang Ninh province

Ethnicity: Tay ethnic minority

Practising and transmitting the songs of shamanic Then singing Từ khi còn nhỏ, nghệ nhân Nông Thị Sin bắt đầu học hát từ

bố, đi theo bố để nghe hát Then và xem trình diễn tại các nghi lễ Then cổ như: giải hạn, cầu phúc, cầu mùa, cầu sức khỏe…

Năm 18 tuổi, bà đi học hát then của nghệ nhân Then cổ Sau Dằn và bà đã hát thành thạo các làn điệu Then cổ, Then nghi lễ.

Năm 28 tuổi, nghệ nhân đã đi hát và phục vụ các nghi lễ Then cổ trong thôn, bản và các xã trong huyện.

Năm 45 tuổi, nghệ nhân bắt đầu tham gia truyền dạy các làn điệu hát Then (then cổ, then nghi lễ) cho con gái và các học trò, học trò của bà đều thuộc lòng nhiều bài hát và trình diễn thành

Page 194: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

196

thạo các làn điệu Then cổ, then nghi lễ, phục vụ cho các dịp hát Then vào ngày lễ, ngày tết, ngày vui của gia đình, thôn, bản.

Hiện nay, bản thân nghệ nhân đã già nhưng vẫn nhớ nhiều bài then cổ, then nghi lễ, hằng năm vẫn tham gia và tổ chức các nghi lễ then cổ, tham gia các chương trình, trình diễn, biểu diễn văn nghệ tại các thôn bản, trong xã và các xã lân cận, của huyện và của tỉnh.

Nghệ nhân Nông Thị Sin trong liên hoan nghệ thuật Hát then, đàn tính toàn quốc

Nghệ nhân vẫn tham gia truyền dạy cho các thế hệ con cháu những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc Tày, những bài hát then cổ xưa, then nghi lễ để giữ gìn bản sắc văn hóa không bị mai một.

Nghệ nhân Nông Thị Sin đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 28 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 61/QĐKT-VNDG.

Page 195: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

197

O. HÁT TRỐNG QUÂN

Nghệ nhân BÙI VĂN BÌNH

Nghệ nhân Bùi Văn Bình, sinh năm 1942, thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Trống quân

Mr. Bui Van Binh

Year of birth: 1942

Place of birth: Yen Vinh village, Da Trach commune, Khoai Chau district, Hung Yen province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the alternating singing Trong quan Từ năm 1962, ông đã là diễn viên trong Đoàn Chèo của địa

phương. Khi vào bộ đội, ông được cử vào Đoàn Chèo xung kích của Bộ Tư lệnh công binh. Sau này ông được đơn vị cử đi học sĩ quan, làm cán bộ quân đội nhưng vẫn nặng lòng với nghệ thuật chèo. Năm 1983, ông được cụ Nguyễn Duy Phí - nguyên là Trưởng đoàn Cải lương Hải Phòng, nguyên Giám đốc Nhà hát Cải lương Trung ương về nghỉ hưu tại địa phương mời tham gia nhóm khôi phục các làn điệu “Trống quân I”, sau này đổi tên là Câu lạc bộ Trống quân Dạ Trạch. Sau một thời gian nghiên cứu, phục dựng, ông đã tham gia trình diễn hát Trống quân tại nhiều nơi như tham gia Liên hoan hát Trống quân toàn quốc năm 1994 được Bộ trưởng

Page 196: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

198

Bộ Văn hóa Thông tin đánh giá cao làn điệu Trống quân của quê hương Dạ Trạch. Năm 1997, ông tham gia hội diễn tại Ninh Bình. Tết Quý Mùi (2003), Bảo tàng Dân tộc học mời Câu lạc bộ hát Trống quân lên biểu diễn cho khách trong và ngoài nước đến xem. Trong các dịp hội Đa Hòa - Dạ Trạch và lễ hội các vùng lân cận, làng tổ chức hát Trống quân ông đều tham gia tích cực. Trong quá trình trình diễn hát Trống quân, ông giành được nhiều thành tích như: huy chương bạc tại liên hoan “Hát dân ca và giao duyên” khu vực các tỉnh thành phố phía Bắc năm 1994, giấy khen về thành tích biểu diễn xuất sắc hát Trống quân tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng toàn quốc năm 1997, giấy khen về thành tích xuất sắc trong liên hoan nghệ thuật quần chúng “Người cao tuổi” tỉnh Hải Dương năm 1996 cũng trong tiết mục hát Trống quân.

Ngoài hoạt động ca hát, ông còn tham gia giảng dạy hát Trống quân cho các cháu trong thôn Yên Vĩnh với mục đích là để làn điệu hát Trống quân Yên Vĩnh, Dạ Trạch không bị thất truyền. Ngoài ra, ông còn tham gia dạy hát Trống quân do Phòng Văn hóa huyện Khoái Châu tổ chức, số người theo học mỗi khóa lên tới trên hai mươi học viên. Ông còn được Bảo tàng Dân tộc học cấp giấy chứng nhận tham gia Chương trình bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân gian Việt Nam năm 2008.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Bùi Văn Bình đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 20 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 47/QĐKT-VNDG.

Page 197: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

199

Nghệ nhân NGUYỄN VĂN BÔN

Nghệ nhân Nguyễn Văn Bôn, sinh năm 1938, tại xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, Tp. Hà Nội; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Trống quân

Mr. Nguyen Van Bon

Year of birth: 1938

Place of birth: Khanh Ha commune, Thuong Tin district, Ha Noi city

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the alternating singing Trong quan Sinh ra ở cái nôi của nghệ thuật hát Trống quân thuộc vùng

Thường Tín, Hà Tây nay là Hà Nội. Nghệ nhân đã được tiếp cận với hát Trống quân từ rất nhỏ, lớn lên các làn điệu của hát Trống quân ăn sâu vào tâm trí của nghệ nhân, khiến cho nghệ nhân say mê với môn nghệ thuật này.

Khi cuộc sống khó khăn, vui buồn, nghệ nhân cùng với người dân ở địa phương vẫn không quên các làn điệu Trống quân, họ vẫn hăng say lao động và vẫn hát. Những dịp lễ tết như Tết Nguyên đán, rằm tháng tám cả làng tụ hội hát Trống quân rất say sưa.

Sau này phong trào văn hóa của làng được khôi phục phát triển trong xu hướng chung của đất nước, nhiều môn văn hóa nghệ thuật của làng được khôi phục và bảo tồn. Nghệ nhân đã cùng Hội

Page 198: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

200

người cao tuổi đứng ra sưu tầm, phục dựng lại các làn điệu Trống quân, thành lập nên câu lạc bộ hát Trống quân ở làng. Đào tạo các cháu thiếu niên biết hát Trống quân, khiến cho phong trào hát trống quân ở làng ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Nguyễn Văn Bôn đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 12 tháng 11 năm 2010, theo Quyết định số 44/QĐKT-VNDG.

Page 199: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

201

Nghệ nhân NGUYỄN HỮU BỔN

Nghệ nhân Nguyễn Hữu Bổn, sinh năm 1933, tại xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Trống quân

Mr. Nguyen Hưu Bon

Year of birth: 1933

Place of birth: Da Trach commune, Khoai Chau district, Hung Yen province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the alternating singing Trong quan Nghệ nhân là người ham hoạt động văn hóa văn nghệ, nhiệt

tình tìm tòi và học hỏi bản sắc văn hóa của quê hương, lại thêm chất giọng tốt nên ông đã trở thành người hát Trống quân có tiếng ở địa phương. Trước phong trào khôi phục lại vốn văn hóa cổ được phát động rộng khắp cả nước, ông đã cùng với những người yêu làn điệu Trống quân đứng ra cộng tác với ngành văn hóa tỉnh sưu tầm, phục dựng và bảo tồn nghệ thuật hát Trống quân ở quê hương mình.

Năm 1991 nghệ nhân đã cùng các cụ cao niên ở địa phương thành lập ra Câu lạc bộ hát Trống quân thôn Dạ Trạch và ngày đêm tập luyện hát Trống quân rất thuần thục. Câu lạc bộ đã đi biểu diễn khắp nơi trong cả nước, tham gia các cuộc thi tiếng hát dân ca và đạt được nhiều thành tích.

Page 200: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

202

Nghệ nhân cũng mở các lớp truyền dạy hát Trống quân cho các thế hệ con em trong địa phương, từ đó mà nghệ thuật hát Trống quân ở quê hương ông không những không bị mai một mà ngày càng phát triển trong đời sống của cộng đồng và được cộng đồng đánh giá rất cao.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Nguyễn Hữu Bổn đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 20 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 44/QĐKT-VNDG.

Page 201: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

203

Nghệ nhân NGUYỄN THỊ ĐIỆP

Nghệ nhân Nguyễn Thị Điệp, sinh năm 1961, tại xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, Hà Nội; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Trống quân

Mrs. Nguyen Thi Diep

Year of birth: 1961

Place of birth: Khanh Ha commune, Thuong Tin district, Ha Noi city

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the alternating singing Trong quan Ngay từ khi còn nhỏ, nghệ nhân Nguyễn Thị Điệp đã được

cha của mình hát cho nghe những làn điệu Trống quân, càng ngày bà càng thấy say mê những làn điệu ấy. Bà đã tham gia đội văn nghệ cùng bạn bè biểu diễn khi có ngày hội của làng.

Khi lập gia đình, bà lại được mẹ chồng truyền dạy thêm nhiều những làn điệu Trống quân. Khi có con nhỏ, bà thường ru con bằng những làn điệu thân thương ấy.

Nghệ nhân mang hết tâm huyết và lòng nhiệt tình cùng với một số nghệ nhân tham gia truyền dạy cho các cháu trong xã, đã có hơn 30 cháu hăng say tập luyện và đã thuộc được các làn điệu Trống quân của quê hương.

Page 202: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

204

Nghệ nhân đã đóng góp tích cực trong việc khôi phục, bảo tồn, phát triển làn điệu hát Trống quân cổ để lưu lại mãi mãi cho con cháu mai sau.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Điệp đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 12 tháng 11 năm 2010, theo Quyết định số 46/QĐKT-VNDG.

Page 203: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

205

Nghệ nhân NGUYỄN THỊ ĐƯA

Nghệ nhân Nguyễn Thị Đưa, sinh năm 1932, tại xóm 5, thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Trống quân

Mrs. Nguyen Thi Dua

Year of birth: 1932

Place of birth: Yen Vinh village, Da Trach commune, Khoai Chau district, Hung Yen province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the alternating singing Trong quan Nghệ nhân là thành viên của Câu lạc bộ Trống quân Dạ

Trạch, từ năm 1994 đến nay, nghệ nhân đã tham gia công tác truyền dạy điệu hát trống quân cho các cháu học sinh cấp I, cấp II, cấp III và các thành viên trong tám câu lạc bộ của hai thôn Yên Vĩnh và Đức Nhuận Thượng. Tháng 7 năm 1994, nghệ nhân tham gia hát trống quân tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng toàn quốc, tiết mục hát Trống quân của Dạ Trạch được đánh giá cao. Năm 1996, nghệ nhân được mời lên hát Trống quân tại Hội chợ Giảng Võ, Hà Nội; cũng trong năm 1996, tại Liên hoan văn nghệ quần chúng người cao tuổi do Sở Văn hóa - Thông tin Hải Hưng (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên) tổ chức, nghệ nhân tham gia tiết mục hát Trống quân và đạt thành tích cao; năm 1997, nghệ nhân tham gia hội

Page 204: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

206

diễn tại Ninh Bình do Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức được tặng Huy Chương vàng.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Nguyễn Thị Đưa đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 20 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 49/QĐKT-VNDG.

Page 205: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

207

Nghệ nhân LÊ THỊ LÂM

Nghệ nhân Lê Thị Lâm, sinh năm 1944, tại thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Trống quân

Mrs. Le Thi Lam

Year of birth: 1944

Place of birth: Yen Vinh village, Da Trach commune, Khoai Chau district, Hung Yen province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the alternating singing Trong quan Nghệ nhân Lê Thị Lâm yêu thích hát Trống quân từ nhỏ, đến

năm 1994 bà đã tham gia Câu lạc bộ Trống quân Dạ Trạch và từ đây bà mới có điều kiện hoạt động về môn nghệ thuật này.

Trong các dịp hội Đa Hòa - Dạ Trạch, làng tổ chức hát Trống quân, bà là người tham gia tích cực. Trong các cuộc liên hoan văn nghệ, tham gia hội diễn ở huyện, tỉnh như liên hoan tiếng hát dân ca Phố Hiến bà đều tham dự.

Bà cùng các nghệ nhân trong câu lạc bộ quảng bá cho mọi người ghi nhớ về loại hình ca hát dân gian độc đáo này, hướng dẫn cho các em học sinh từ tiểu học tới trung học phổ thông theo nhóm, tập thể, hát mẫu trong buổi sinh hoạt ngoại khóa của học sinh các khối hoặc toàn trường.

Page 206: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

208

Ngoài ra, nghệ nhân còn truyền dạy hát trống quân cho các bà, các chị ở thôn Đức Nhuận và thành lập câu lạc bộ tại đây, góp phần đưa phong trào hát Trống quân lan rộng ra toàn xã.

Nghệ nhân Lê Thị Lâm đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 20 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 46/QĐKT-VNDG.

Page 207: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

209

Nghệ nhân NGUYỄN THỊ LƠ

Nghệ nhân Nguyễn Thị Lơ, sinh năm 1926, tại xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, Tp. Hà Nội; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Trống quân

Mrs. Nguyen Thi Lo

Year of birth: 1926

Place of birth: Khanh Ha commune, Thuong Tin district, Ha Noi city

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the alternating singing Trong quan Nghệ nhân sinh ra và lớn lên ở vùng quê giàu bản sắc văn

hóa truyền thống, từ năm 13 tuổi nghệ nhân đã say mê theo các làn điệu hát Trống quân. Nghệ nhân rất ham học hỏi các làn điệu dân ca của quê hương, mỗi dịp nông nhàn, từng tốp thanh niên nam nữ trong làng lại cùng nhau hát đối đáp, đặc biệt là vào khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 hoặc những ngày hội làng. Với tố chất thông minh và ham học hỏi, nghệ nhân đã thuộc rất nhiều bài hát, nhiều làn điệu Trống quân và nổi tiếng trong vùng là người hát giỏi.

Từ năm 1986, nghệ nhân đã tham gia các cuộc thi hát dân ca trong vùng, bà đã đạt được nhiều giải thưởng, được tặng nhiều bằng khen, giấy khen vì thành tích hát dân ca.

Page 208: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

210

Đến năm 2006, nghệ nhân tham gia cùng với Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Hà Tây cũ, tiến hành sưu tầm và bảo tồn nghệ thuật hát Trống quân đang bị mai một. Năm 2007, nghệ nhân tham gia vào chương trình Quỹ trao đổi văn hóa giáo dục và mở lớp truyền dạy, bảo tồn và phục dựng nghệ thuật hát Trống quân. Từ đây, nghệ nhân đã tham gia truyền dạy cho nhiều thế hệ con em trong địa phương, góp phần bảo tồn được nghệ thuật hát Trống quân khỏi mai một trước xu hướng kinh tế thị trường đang tác động ngày một mạnh mẽ.

Với lòng yêu nghề say mê tha thiết và những cống hiến của mình, nghệ nhân Nguyễn Thị Lơ đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 12 tháng 11 năm 2010, theo Quyết định số 44/QĐKT-VNDG.

Page 209: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

211

Nghệ nhân LÊ XUÂN MAU

Nghệ nhân Lê Xuân Mau, sinh năm 1937, tại thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Trống quân

Mr. Le Xuan Mau

Year of birth: 1937

Place of birth Yen Vinh village, Da Trach commune, Khoai Chau district, Hung Yen province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the alternating singing Trong quan Ngay từ khi còn bé ông đã tỏ ra rất có năng khiếu về văn

nghệ. Năm 1962, ông nhập ngũ đến năm 1976 phục viên về quê. Tại quê nhà, ông hăng say tham gia văn nghệ, chủ yếu là hát Trống quân. Năm 1983, ông được cụ Nguyễn Duy Phí - nguyên là Trưởng đoàn Cải lương Hải Phòng, nguyên Giám đốc Nhà hát cải lương Trung ương về nghỉ hưu tại địa phương mời tham gia nhóm khôi phục các làn điệu “Trống quân I”, sau này đổi tên là Câu lạc bộ Trống quân Dạ Trạch. Nhóm hát ban đầu ghép được bốn đôi nam nữ hát trong lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung, được khách thập phương và nhân dân trong vùng ca ngợi. Năm 1994, ông tham gia vào đội hát Trống quân của xã và được cử làm đội trưởng - nay là Câu lạc bộ Trống quân xã Dạ Trạch huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Từ khi câu lạc bộ được thành lập, ông hăng

Page 210: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

212

hái tham gia đi hát cùng các thành viên trong hội làng và các buổi liên hoan nghệ thuật quần chúng do xã, huyện và tỉnh tổ chức. Biểu diễn ở đâu, tiết mục hát Trống quân cũng được cổ vũ nhiệt tình, có lần Câu lạc bộ được Bảo tàng Dân tộc học mời lên Hà Nội hát trong dịp Tết Trung thu, nghe xong khán giả yêu cầu Câu lạc bộ hát đi hát lại và còn nhờ đoàn dạy họ cùng hát.

Ngoài hoạt động ca hát, ông còn tích cực tham gia hướng dẫn hát Trống quân cho các con cháu trong gia đình, các em học sinh trong thôn xóm để giữ cho làn điệu dân ca cổ của quê hương không bị thất truyền.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Lê Xuân Mau đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 20 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 48 /QĐKT-VNDG.

Page 211: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

213

Nghệ nhân HỒ VĂN MINH

Nghệ nhân Hồ Văn Minh, sinh năm 1921, tại xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Trống quân

Mr. Ho Van Minh

Year of birth: 1921

Place of birth: Quynh Nghia commune, Quynh Luu district, Nghe An province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the alternating singing Trong quan Tuổi thiếu niên nghệ nhân được trực tiếp xem và nghe hát

Trống quân nhiều nên nghệ nhân đã nắm được quy trình diễn xướng của loại hình nghệ thuật cổ truyền này. Những năm 1949 -1954, tại xã Phú Sơn, nghệ nhân được giao nhiệm vụ khôi phục phường hát múa Trống quân. Phường gồm năm người (bốn quân nữ do nam đóng), nghệ nhân trưởng phường đứng vai nhà cái. Phường này đã phục vụ nhiều địa điểm trong xã, được đông đảo nhân dân đón nhận.

Năm 1997, đền Thượng xã Quỳnh Nghĩa được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia. Nghệ nhân lại được mời khôi phục phường hát múa Trống quân cổ truyền. Nghệ nhân đã tổ chức và truyền dạy được ba lớp gồm hơn 20 thanh nữ chia thành ba cỗ trống quân. Các học viên đã thành thạo thể loại nghệ thuật

Page 212: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

214

cổ truyền này, đã ba lần biểu diễn thành công ở đền xã và một lần ở thôn 5, năm 2002.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Hồ Văn Minh đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 12 tháng 11 năm 2010, theo Quyết định số 49/QĐKT-VNDG.

Page 213: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

215

Nghệ nhân TÔ THỊ TỐN

Nghệ nhân Tô Thị Tốn, sinh năm 1920, mất năm 2009, tại xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, Hà Nội; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Trống quân

Mrs. To Thi Ton

Year of birth: 1920

Passed away: 2009

Place of birth: Khanh Ha commune, Thuong Tin district, Ha Noi city

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the alternating singing Trong quan Nghệ nhân Tô Thị Tốn là người hay hát, bà thường hát

những làn điệu Trống quân. Khi còn là thanh niên, bà cùng một số người trong thôn rủ nhau đi hát vào các buổi tối, từng tốp tụ tập nhau để hát đối với những người ở bên sông. Khi có hội làng hoặc các buổi văn nghệ ở làng, nghệ nhân đều tham gia. Những lời bài hát được nghệ nhân ghi lại thành một cuốn sách, lời các bài hát là lời cổ nên bà giữ gìn rất cẩn thận.

Năm 2007, cán bộ xã Khánh Hà đến gặp nghệ nhân để ghi lại lời bài hát và có mời bà tham gia vào lớp truyền dạy các làn điệu hát Trống quân cổ cho các cháu của xã. Mặc dù tuổi cao nhưng nghệ nhân và một số nghệ nhân cao tuổi trong xã đã mang

Page 214: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

216

hết tâm huyết và vốn hiểu biết của mình để truyền dạy hát Trống quân cho các cháu, những lời bài hát cổ trong cuốn sách là tư liệu để hướng dẫn cho các cháu học.

Nghệ nhân qua đời do tuổi cao nhưng đã có công lao đóng góp trong việc khôi phục, truyền dạy, bảo tồn và phát triển các làn điệu Trống quân cổ của xã, góp phần vào giữ gìn bản sắc văn hóa dân gian Việt Nam.

Nghệ nhân Tô Thị Tốn đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 12 tháng 11 năm 2010, theo Quyết định số 47/QĐKT-VNDG.

Page 215: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

217

Nghệ nhân NGUYỄN THỊ THÓC

Nghệ nhân Nguyễn Thị Thóc, sinh năm 1939, tại thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Trống quân

Mrs. Nguyen Thi Thoc

Year of birth: 1939

Place of birth: Yen Vinh village, Da Trach commune, Khoai Chau district, Hung Yen province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the alternating singing Trong quan Ngay từ khi còn trẻ nghệ nhân Nguyễn Thị Thóc đã tham gia

hát Trống quân trong các kỳ hội đền Hóa Dạ Trạch và hội đền Đa Hòa xã Bình Minh thuộc huyện Khoái Châu.

Năm 1994, bà tham gia Câu lạc bộ Trống quân Dạ Trạch, từ đó đến nay, câu lạc bộ vẫn được các nghệ nhân cao tuổi tổ chức sinh hoạt đều đặn và tham gia nhiều buổi biểu diễn, các chương trình văn hóa - văn nghệ trong và ngoài tỉnh, đem về nhiều huy chương với làn điệu Trống quân.

Hát Trống quân ở Dạ Trạch dựa trên nền thơ lục bát dung dị, dễ nhớ cùng với nhạc điệu là chiếc trống quân độc đáo, mang tính đặc trưng của khu vực đồng bằng sông Hồng. Hiện nay các nghệ

Page 216: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

218

nhân còn giữ được khoảng hơn 100 bản văn lời ca của hát Trống quân Dạ Trạch.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Thóc đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 20 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 45/QĐKT-VNDG.

Page 217: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

219

Nghệ nhân NGUYỄN THỊ THANH XUYÊN

Nghệ nhân Nguyễn Thị Thanh Xuyên, sinh năm 1951, tại xóm 4, thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Trống quân

Mrs. Nguyen Thi Thanh Xuyen

Year of birth: 1951

Place of birth: Yen Vinh village, Da Trach commune, Khoai Chau district, Hung Yen province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the alternating singing Trong quan Nghệ nhân biết hát Trống quân từ nhỏ, tích cực tham gia hát

Trống quân trong các đợt thi văn nghệ của ngành Y tế, Hội người cao tuổi, Hội Nông dân... Tháng 7 năm 1994, nghệ nhân tham gia hát Trống quân trong Liên hoan nghệ thuật quần chúng toàn quốc tại Hà Nội; năm 1996, nghệ nhân được mời lên hát Trống quân tại Hội chợ Giảng Võ, Hà Nội; năm 2003 và năm 2008 nghệ nhân hát cùng đoàn hát Câu lạc bộ Trống quân Dạ Trạch tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Nghệ nhân tham gia truyền dạy hát Trống quân cho nhiều thế hệ tại thôn Yên Vĩnh.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Nguyễn Thị Thanh Xuyên đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 20 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 50/QĐKT-VNDG.

Page 218: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

220

P. HÁT VĂN

Nghệ nhân LÊ BÁ CAO

Nghệ nhân Lê Bá Cao, sinh năm 1932, tại thôn Ninh Xá, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Văn

Mr. Le Ba Cao

Year of birth: 1932

Place of birth: Ninh Xa village, Ninh So commune, Thuong Tin district, Ha Noi city

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the shamanic singing Hat Van Hát Văn, đi cúng vốn là nghiệp của gia đình, bởi thế nghệ

nhân Lê Bá Cao đã được bố cho đi phụ giúp từ năm bảy tuổi, thời ấy, trò phải tự mình hình dung lối hát mà ứng tác vì thầy chỉ dạy các chiêu nghề cơ bản.

Nghệ nhân có một xoang giọng đặc biệt mà dân gian gọi là thổ đồng - trầm mà pha màu kim loại (đồng) cùng với hơi ngân hạt lựu nên được nhiều ông bà đồng ưa chuộng.

Gặp nhiều thăng trầm trong cuộc sống, nhưng sự say mê nghiệp cầm ca dường như đã ăn vào máu, khiến nghệ nhân không lúc nào nguôi ngoai nỗi nhớ. Hễ có dịp, hay có ai nhờ vả, gợi

Page 219: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

221

nhắc, là ông lại cố gắng gạt chuyện mưu sinh, những phiền toái bên ngoài để thả hồn cùng điệu hát.

Ngoài việc thỉnh thoảng có người mộ tài mời đi hát, ông lại hàn huyên cùng những học trò Hát Văn của mình. Có tiếng trong nghề, nên nhiều người muốn theo nghiệp cung văn đã tìm đến ông. Nhưng chỉ những ai thật sự nghiêm túc và trân trọng những giá trị truyền thống thì ông mới nhận. Hiện nghệ nhân Lê Bá Cao đang giúp sức cho Câu lạc bộ bảo tồn nghệ thuật Hát Văn truyền lại vốn cổ cho thế hệ sau, trước tiên là truyền lại cho những người đã có nghề các làn điệu và kỹ thuật Hát Văn chân chính theo lối cổ.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Lê Bá Cao đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 16 tháng 3 năm 2012, theo Quyết định số 03/QĐKT-VNDG.

Page 220: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

222

Nghệ nhân CHU ĐỨC DUYỆT

Nghệ nhân Chu Đức Duyệt, sinh năm 1938, tại thôn Kim Đái II, xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Văn

Mr. Chu Duc Duyet

Year of birth: 1938

Place of birth: Kim Dai II village, Kim Son commune, Son Tay town, Ha Noi city

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the shamanic singing Hat Van Theo truyền thống của ông cha để lại, nghệ nhân theo nghề

Hát Văn tính tới nay là đời thứ 4. Từ năm 1953 (15 tuổi) nghệ nhân thường xuyên đi theo bố đến các đền để Hát Văn, nên đã cảm nhận và biết Hát Văn từ bé. Đến năm 1980, nghệ nhân về Hà Nội cho đến năm 2012 vẫn làm nghề Hát Văn của các đền, phủ (chủ yếu hát ở đền Hàng Bạc, số 102 Hàng Bạc). Nghệ nhân đã nhiệt tình truyền dạy môn nghệ thuật này cho các con các cháu lưu giữ nghề truyền thống dân gian của ông cha. Nghệ nhân thuộc nhiều làn điệu cổ như: Hát dọc, Hát phú nói, Hát phú bình, Hát phú chênh, Hát phú dầu, Hát xá, Hát cờn, Hát xá chim, Hát vãn…

Nghệ nhân Chu Đức Duyệt đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 16 tháng 3 năm 2012, theo Quyết định số 05/QĐKT-VNDG.

Page 221: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

223

Nghệ nhân NGUYỄN ÍCH HỰU

Nghệ nhân Nguyễn Ích Hựu, sinh năm 1925, thường trú tại số 3/37 Đặng Thị Kim Nở, phường Cát Dài, quận Lê Chân, Tp. Hải Phòng; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Văn

Mr. Nguyen Ich Huu

Year of birth: 1925

Place of birth: No.3/37 Dang Thi Kim street, Cat Dai precinet, Le Chan district, Hai Phong city

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the shamanic singing Hat Van Nghệ nhân Nguyễn Ích Hựu sinh ra và lớn lên tại tỉnh Hải

Dương, ông bắt đầu học hát chầu văn khi bước vào tuổi 17, ông bắt đầu theo thầy học chữ Nho, sau đó học nhịp, phách, học cầm đàn và học lời. Ngày xưa một thầy cung văn phải làm được mọi việc, từ viết sớ, cùng độ âm đến độ dương, cúng chữa bệnh, làm thầy pháp và làm cung văn.

Sau hai năm theo học, ông bắt đầu thực hành vào nghề, việc học thành nghề, thạo nghề và giỏi nghề là do nghệ nhân học cách người ta hát, người ta làm cộng với nền tảng đã được thầy dạy. Việc tự học cũng một phần vì nghệ nhân yêu môn nghệ thuật này, phần cũng vì phải tìm kế mưu sinh.

Page 222: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

224

Ông thường đi hát trong tỉnh và một vài tỉnh lân cận, đến năm 1954 ông đến Hải Phòng kiếm sống và quyết định định cư ở đây.

Lúc đầu, một phần vì yêu môn nghệ thuật này, một phần là do kiếm sống mà ông theo nghề hát Văn. Càng về sau, nó như cái nghiệp bám theo ông, không hát là thấy nhớ. Các bài văn thờ có nội dung ca ngợi tổ tiên, ca ngợi người có công với nước, với dân, giáo dục con người ta sống lương thiện… các làn điệu phong phú lúc ai oán, lúc oai hùng oanh liệt… giá nào làn điệu ấy.

Nghệ nhân đã truyền dạy lại cho các con cháu, trong số năm người con của ông thì có hai con trai đã theo nghiệp của bố. Ông uốn nắn lời văn, làn điệu và kỹ thuật nhịp phách cho từng học viên, ông luôn dạy học trò của mình đây là một loại hình nghệ thuật cần được gìn giữ và bảo tồn.

Nghệ nhân Nguyễn Ích Hựu đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 16 tháng 3 năm 2012, theo Quyết định số 02/QĐKT-VNDG.

Page 223: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

225

Nghệ nhân HOÀNG TRỌNG KHA

Nghệ nhân Hoàng Trọng Kha, sinh năm 1923, tại phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Văn

Mr. Hoang Trong Kha

Year of birth: 1923

Place of birth: Truc Bach precinet, Ba Dinh district, Ha Noi city

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the shamanic singing Hat Van Sinh ra trong một gia đình nhà Nho, ngay từ nhỏ nghệ nhân

đã có điều kiện tiếp xúc với các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, sẵn có lòng đam mê nghệ thuật nên các làn điệu hát văn đã ngấm vào nghệ nhân từ lúc nào không hay. Đến năm 14 tuổi nghệ nhân được theo thầy học Hát Văn. Nghệ nhân đã học rất nhanh, năm 18 tuổi nghệ nhân đã trở thành một cung văn có tiếng đi hát ở khắp nơi trong vùng.

Sau ngày hòa bình lập lại, nghệ nhân có tham gia vào đoàn Cải lương Chuông vàng, nghệ nhân đã có nhiều dịp đi hát ở các nơi phục vụ cho đông đảo quần chúng và được đánh giá rất cao.

Nghệ nhân đã bỏ nhiều thời gian, công sức tìm hiểu sâu về hát Văn, với các bài hát cho phù hợp với từng thời điểm nhân vật của tín

Page 224: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

226

ngưỡng dân gian, ca ngợi công đức của các vị thánh thần của đạo Tam phủ, Tứ phủ... Nghệ nhân cũng truyền dạy cho nhiều thế hệ con cháu biết hát Văn. Nhiều sinh viên ở nhạc viện cũng tìm đến với nghệ nhân để được học và được giảng giải về lối Hát Văn một cách rất nhiệt tình.

Nghệ nhân Hoàng Trọng Kha đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn nghệ dân gian ngày 16 tháng 03 năm 2012, theo Quyết định số 01/QĐKT-VNDG.

Page 225: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

227

Nghệ nhân NGUYỄN VĂN TUẤT

Nghệ nhân Nguyễn Văn Tuất, sinh năm 1933, tại thôn Nhân Hòa, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Văn

Mr. Nguyen Van Tuat

Year of birth: 1933 Place of birth: Nhan Hoa village, Ta Thanh Oai commune, Thanh Tri district, Ha Noi city Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority Practising and transmitting the shamanic singing Hat Van Nghệ nhân bắt đầu học hát chầu văn từ năm 18 tuổi. Từ

năm 1957 - 1958, nghệ nhân về công tác tại Nhân Hòa, Tả Thanh Oai, Thanh Trì với vai trò chỉ đạo nhân dân khai hoang và biểu diễn văn nghệ. Năm 1971, nghệ nhân về nội thành Hà Nội để tiếp tục nghề hát chầu văn và chủ trì các nghi lễ tam phủ, tứ phủ. Do được tiếp thu nghề Hát Văn từ cha, anh để lại, nên hiện nay nghệ nhân bước sang 79 tuổi nhưng giọng hát rất tốt. Ngoài việc nắm vững làn điệu, cầm nhịp tốt thì một người cung Văn giỏi còn phải biết chữ Hán và chữ Nôm để còn đọc bản văn cổ. Trong quá trình hành nghề, nghệ nhân đã truyền dạy cho nhiều thế hệ biết Hát Văn. Trong gia đình, nghệ nhân truyền lại cho con; ngoài xã hội, nghệ nhân đã truyền lại cho 10 người và đã trở thành những cung văn có tiếng trong làng văn chầu và được nhiều người yêu mến.

Page 226: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

228

Ngoài ra, để tiếp tục cống hiến và trao truyền lại những hiểu biết về nghệ thuật hát chầu văn, nghệ nhân đã ủng hộ và tích cực tham gia vào các sinh hoạt, hoạt động truyền dạy và sưu tầm của Câu lạc bộ Bảo tồn nghệ thuật Chầu Văn Việt Nam thuộc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Nguyễn Văn Tuất đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 16 tháng 3 năm 2012, theo Quyết định số 04/QĐKT-VNDG.

Page 227: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

229

Q. HÁT XOAN

Nghệ nhân NGUYỄN THỊ BẢY

Nghệ nhân Nguyễn Thị Bảy, sinh năm 1923, tại khu 10, xã Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Xoan

Mrs. Nguyen Thi Bay

Year of birth: 1923

Place of birth: 10 village, Kim Duc commune, Viet Tri city, Phu Tho province

Ethnicity: Kinh ethnic majority

Singer - Dancer in Xoan’s singing ceremony Nghệ nhân Nguyễn Thị Bảy đã được Ban Chấp hành Hội

Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 4 tháng 2 năm 2010, theo Quyết định số 07/QĐKT-VNDG.

Page 228: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

230

Nghệ nhân NGUYỄN THỊ BẨM

Nghệ nhân Nguyễn Thị Bẩm, sinh năm 1934, tại xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Xoan

Mrs. Nguyen Thi Bam

Year of birth: 1934

Place of birth: Phuong Lau commune, Viet Tri city, Phu Tho province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Singer - Dancer in Xoan’s singing ceremony Nghệ nhân Nguyễn Thị Bẩm đã được Ban Chấp hành Hội Văn

nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 04 tháng 02 năm 2010, theo Quyết định số 21/QĐKT-VNDG.

Page 229: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

231

Nghệ nhân PHAN THỊ DIỆM

Nghệ nhân Phan Thị Diệm, sinh 1938, tại Khu 2, xã Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Biểu diễn và truyền dạy Hát Xoan

Mrs. Phan Thi Diem

Year of birth: 1938

Place of birth: 2 village, Kim Duc commune, Viet Tri city, Phu Tho province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Singer - Dancer in Xoan’s singing ceremony Nghệ nhân thường xuyên tham gia trình diễn hát Xoan tại

phường Xoan Kim Đức và cùng các nghệ nhân khác trong phường truyền dạy Hát Xoan cho nhiều thế hệ của các phường hát Xoan cổ.

Với những cống hiến của mình nghệ nhân Phan Thị Diệm đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 4 tháng 2 năm 2010, theo Quyết định số 13/QĐKT-VNDG.

Page 230: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

232

Nghệ nhân LÊ THỊ ĐÁ

Nghệ nhân Lê Thị Đá, sinh năm 1909, tại xã Kim Đức, Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Xoan

Mrs. Le Thi Da

Year of birth: 1909

Place of birth: Kim Duc commune, Viet Tri city, Phu Tho province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Singer - Dancer in Xoan’s singing ceremony Dường như số phận đã định cho Nghệ nhân Lê Thị Đá cái

nghiệp hát Xoan, hát từ khi tóc còn để chỏm đến khi mắt mờ, chân chậm, tay run. Mẹ của cụ khi xưa vốn là đào hát Xoan nên ngay từ khi còn bé, tuổi thơ của cụ đã thấm đẫm trong những làn điệu Xoan cùng giọng ru ầu ơ của mẹ.

Năm 10 tuổi, nghệ nhân Lê Thị Đá đã bắt đầu học hát theo mẹ. Rồi khi lấy chồng, bố chồng là trùm phường Xoan nên cụ Đá ngày ấy càng có cơ hội được đi hát nhiều hơn, biết nhiều làn điệu Xoan cổ hơn. Hát Xoan từ khi tóc còn để chỏm cho đến nay cụ Đá có tới hơn 90 năm hát Xoan, là người hát Xoan lâu đời nhất.

Cụ cất tiếng hát kể về những sinh hoạt bình dị trong đời sống, cầu cho mùa màng tốt tươi mỗi độ xuân về, những điệu Xoan có nội dung gần gũi như tả về ngư, tiều, canh, mục; tả về

Page 231: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

233

bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Và cả những đoạn thơ hát tả tình cảm yêu đương trai gái rất thiết tha và đằm thắm ở các phần hát như: Bợm gái, Bỏ bộ, Xin huê - Đố chữ, Cài huê - Mó cá...

Cụ dạy rất nhiều thế hệ hát Xoan khi từng đoàn, từng đoàn người dưới thành phố lên nhà cụ "đóng đô" hàng tuần để học. Đau đáu với niềm say mê hát và giữ gìn Xoan cổ, hơn 90 năm gắn bó với Xoan, cụ Đá đã truyền dạy lại cho biết bao thế hệ.

Nghệ nhân Lê Thị Đá đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 4 tháng 02 năm 2010, theo Quyết định số 02/QĐKT-VNDG.

Page 232: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

234

Nghệ nhân NGUYỄN THỊ ĐIỆP

Nghệ nhân Nguyễn Thị Điệp, sinh 1929, trú tại Khu 10, xã Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Biểu diễn và truyền dạy Hát Xoan

Mrs. Nguyen Thi Diep

Year of birth: 1929

Place of birth: 10 village, Kim Duc commune, Viet Tri city, Phu Tho province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Singer – Dancer in Xoan’s singing ceremony Nghệ nhân Nguyễn Thị Điệp đã được Ban Chấp hành Hội Văn

nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 04 tháng 02 năm 2010, theo Quyết định số 11/QĐKT-VNDG.

Page 233: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

235

Nghệ nhân NGUYỄN VĂN ĐỌC

Nghệ nhân Nguyễn Văn Đọc, sinh 1930, tại Khu 8, xã Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Xoan

Mr. Nguyen Van Đoc

Year of birth: 1930

Place of birth: 8 village, Kim Duc commune, Viet Tri city, Phu Tho province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Singer in Xoan’s singing ceremony Từ khi còn trẻ nghệ nhân đã tham gia trình diễn hát Xoan tại

phường Xoan Kim Đức (An Thái) và đã có nhiều đóng góp trong việc phổ biến, truyền dạy di sản văn hoá phi vật thể hát Xoan Phú Thọ cho nhiều thế hệ của các phường Hát Xoan cổ, góp phần tích cực vào việc bảo tồn và phát huy giá trị của hát Xoan trong đời sống văn hoá truyền thống tại địa phương.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Nguyễn Văn Đọc đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 4 tháng 2 năm 2010, theo Quyết định số 12/QĐKT-VNDG.

Page 234: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

236

Nghệ nhân NGUYỄN THỊ HON

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hon, sinh năm 1922, tại Khu 6, xã Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Biểu diễn và truyền dạy Hát Xoan

Mrs. Nguyen Thi Hon

Year of birth: 1922

Place of birth: 6 village, Kim Duc commune, Viet Tri city, Phu Tho province

Ethnicity: Kinh ethnic majority

Singer - Dancer in Xoan’s singing ceremony

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hon đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 4 tháng 2 năm 2010, theo Quyết định số 06/QĐKT-VNDG.

Page 235: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

237

Nghệ nhân BÙI THỊ HỘI

Nghệ nhân Bùi Thị Hội, sinh năm 1934; tại xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Biểu diễn và truyền dạy Hát Xoan

Mrs. Nguyen Thi Hoi

Year of birth: 1934

Place of birth: Phuong Lau commune, Viet Tri city, Phu Tho province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Singer - Dancer in Xoan’s singing ceremony Nghệ nhân Bùi Thị Hội đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ

dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 4 tháng 2 năm 2010, theo Quyết định số 19/QĐKT-VNDG.

Page 236: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

238

Nghệ nhân NGUYỄN THỊ LIÊN

Nghệ nhân Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1937, tại xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Biểu diễn và truyền dạy Hát Xoan

Mrs. Nguyen Thi Lien

Year of birth: 1937

Place of birth: Phuong Lau commune, Viet Tri city, Phu Tho province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Singer - Dancer in Xoan’s singing ceremony

Nghệ nhân Nguyễn Thị Liên đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 04 tháng 02 năm 2010, theo Quyết định số 17/QĐKT-VNDG.

Page 237: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

239

Nghệ nhân NGUYỄN THỊ MÓT

Nghệ nhân Nguyễn Thị Mót sinh 1934, tại xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Biểu diễn và truyền dạy Hát Xoan

Mrs. Nguyen Thi Mot

Year of birth: 1934

Place of birth: Phuong Lau commune, Viet Tri city, Phu Tho province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Singer - Dancer in Xoan’s singing ceremony

Nghệ nhân Nguyễn Thị Mót đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 04 tháng 02 năm 2010, theo Quyết định số 18/QĐKT-VNDG.

Page 238: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

240

Nghệ nhân NGUYỄN THỊ NHANG

Nghệ nhân Nguyễn Thị Nhang, sinh 1945, tại Khu 6, xã Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Biểu diễn và truyền dạy Hát Xoan

Mrs. Nguyen Thi Nhang

Year of birth: 1945

Place of birth: 6 village, Kim Duc commune, Viet Tri city, Phu Tho province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Singer - Dancer in Xoan’s singing ceremony Nghệ nhân Nguyễn Thị Nhang tích cực tham gia trình diễn

và truyền dạy hát Xoan cho các thế hệ trẻ ở xã Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Nhang đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 4 tháng 2 năm 2010, theo Quyết định số 15/QĐKT-VNDG.

Page 239: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

241

Nghệ nhân NGUYỄN THỊ NHÂN

Nghệ nhân Nguyễn Thị Nhân, sinh năm 1916, tại xã Kim Đức, Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Biểu diễn và truyền dạy Hát Xoan

Mrs. Nguyen Thi Nhan

Year of birth: 1916

Place of birth: Kim Duc commune, Viet Tri city, Phu Tho province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Singer - Dancer in Xoan’s singing ceremony

Nghệ nhân Nguyễn Thị Nhân đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 4 tháng 02 năm 2010, theo Quyết định số 05/QĐKT-VNDG.

Page 240: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

242

Nghệ nhân NGUYỄN THỊ NHÂN

Nghệ nhân Nguyễn Thị Nhân, sinh năm 1925, tại Khu 9, xã Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Biểu diễn và truyền dạy Hát Xoan

Mrs. Nguyen Thị Nhan

Year of birth: 1925

Place of birth: 9 village, Kim Duc commune, Viet Tri city, Phu Tho province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Singer - Dancer in Xoan’s singing ceremony

Nghệ nhân Nguyễn Thị Nhân đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 4 tháng 02 năm 2010, theo Quyết định số 10/QĐKT-VNDG.

Page 241: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

243

Nghệ nhân PHAN THỊ KIẾM

Nghệ nhân Phan Thị Kiếm, sinh năm 1915, tại xã Kim Đức, Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Xoan

Mrs. Phan Thi Kiem

Year of birth: 1915

Place of birth: Kim Duc commune, Viet Tri city, Phu Tho province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Singer - Dancer in Xoan’s singing ceremony Nghệ nhân Phan Thị Kiếm đã được Ban Chấp hành Hội Văn

nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 4 tháng 02 năm 2010, theo Quyết định số 04/QĐKT-VNDG.

Page 242: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

244

Nghệ nhân ĐÀO THỊ PHỤNG

Nghệ nhân Đào Thị Phụng, sinh 1923, tại khu 8, xã Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Xoan

Mrs. Dao Thi Phung

Year of birth: 1923

Place of birth: 8 village, Kim Duc commune, Viet Tri city, Phu Tho province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Singer - Dancer in Xoan’s singing ceremony Nghệ nhân Đào Thị Phụng đã được Ban Chấp hành Hội Văn

nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 4 tháng 2 năm 2010, theo Quyết định số 08/QĐKT-VNDG.

Page 243: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

245

Nghệ nhân NGUYỄN THỊ QUY

Nghệ nhân Nguyễn Thị Quy, sinh năm 1906, tại xã Kim Đức, Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Biểu diễn và truyền dạy Hát Xoan

Mrs. Nguyen Thi Quy

Year of birth: 1906

Place of birth: Kim Duc commune, Viet Tri city, Phu Tho province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Singer - Dancer in Xoan’s singing ceremony Nghệ nhân Nguyễn Thị Quy năm nay đã trên 100 tuổi, hai

mắt cụ đã lòa nhưng vẫn hát rành rọt từng bài hát Xoan cổ. Nghệ nhân đã có công rất lớn trong việc truyền dạy hát Xoan cho nhiều thế hệ con cháu, đặt nền tảng vững chắc cho hát Xoan tồn tại và phát triển đến hôm nay. Tuy tuổi cao, sức khỏe giảm sút, không còn trực tiếp tham gia phường Xoan nữa nhưng nghệ nhân vẫn rất say mê hát Xoan, vẫn góp phần truyền dạy và tham gia các hoạt động bảo tồn hát Xoan của quê hương Phú Thọ.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Quy đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 4 tháng 02 năm 2010, theo Quyết định số 01/QĐKT-VNDG.

Page 244: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

246

Nghệ nhân NGUYỄN THỊ SUNG

Nghệ nhân Nguyễn Thị Sung, sinh năm 1913, tại xã Kim Đức, Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Biểu diễn và truyền dạy Hát Xoan

Mrs. Nguyen Thi Sung

Year of birth: 1913

Place of birth: Kim Duc commune, Viet Tri city, Phu Tho province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Singer - Dancer in Xoan’s singing ceremony Nghệ nhân Nguyễn Thị Sung đã được Ban Chấp hành Hội

Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 4 tháng 02 năm 2010, theo Quyết định số 03/QĐKT-VNDG.

Page 245: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

247

Nghệ nhân LÊ THỊ TÚ

Nghệ nhân Lê Thị Tú, sinh 1938, tại khu 4, xã Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Biểu diễn và truyền dạy Hát Xoan

Mrs. Le Thi Tu

Year of birth: 1938

Place of birth: 4 village, Kim Duc commune, Viet Tri city, Phu Tho province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Singer - Dancer in Xoan’s singing ceremony Cùng với các nghệ nhân của phường Hát Xoan Kim Đức,

nghệ nhân Lê Thị Tú đã tham gia trình diễn và truyền dạy hát Xoan cho các thế hệ con cháu.

Nghệ nhân Lê Thị Tú đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 4 tháng 2 năm 2010, theo Quyết định số 14/QĐKT-VNDG.

Page 246: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

248

Nghệ nhân NGUYỄN THỊ THƯỢC

Nghệ nhân Nguyễn Thị Thược, sinh năm 1923, tại Khu 9, xã Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Biểu diễn và truyền dạy Hát Xoan

Mrs. Nguyen Thi Thuoc

Year of birth: 1923

Place of birth: 9 village, Kim Duc commune, Viet Tri city, Phu Tho province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Singer - Dancer in Xoan’s singing ceremony Nghệ nhân Nguyễn Thị Thược đã được Ban Chấp hành Hội

Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 4 tháng 2 năm 2010, theo Quyết định số 09/QĐKT-VNDG.

Page 247: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

249

Nghệ nhân NGUYỄN VĂN VỴ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vỵ, sinh năm 1931, tại xã Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Xoan

Mr. Nguyen Van Vy

Year of birth: 1931

Place of birth: Kim Duc commune, Viet Tri City, Phu Tho province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Singer in Xoan’s singing ceremory Nghệ nhân Nguyễn Văn Vỵ đã được Ban Chấp hành Hội Văn

nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 04 tháng 02 năm 2010, theo Quyết định số 16/QĐKT-VNDG.

Page 248: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

250

Nghệ nhân BÙI THỊ Ý

Nghệ nhân Bùi Thị Ý, sinh năm 1914, tại xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Hát Xoan

Mrs. Bui Thi Y

Year of birth: 1914

Place of birth: Phuong Lau commune, Viet Tri city, Phu Tho province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Singer - Dancer in Xoan’s singing ceremony Nghệ nhân Bùi Thị Ý đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ

dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 04 tháng 02 năm 2010, theo Quyết định số 20/QĐKT-VNDG.

Page 249: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

251

R. KÉP ĐÀN ĐÁY

Nghệ nhân TRẦN VĂN CHẤN Nghệ nhân Trần Văn Chấn, sinh năm 1948, tại phố Hà Quang Vóc, thị trấn Đầm Hà, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Đàn đáy

Mr. Tran Van Chan

Year of birth: 1948

Place of birth: Ha Quang Voc street, Dam Ha town, Dam Ha district, Quang Ninh province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the method of playing on string instrument Dan Day of Viet majority

Nghệ nhân Trần Văn Chấn tham gia truyền dạy Đàn đáy

Page 250: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

252

Được kế thừa và phát huy nghệ thuật hát Nhà tơ, hát Cửa đình; nghệ nhân là người trực tiếp đánh đàn đáy cho nghệ nhân hát trong các ngày lễ hội đình làng ở địa phương và các hội hát cửa đình ở các nơi thuộc các huyện miền đông của tỉnh Quảng Ninh. Nghệ nhân là người truyền dạy sử dụng đàn đáy cho 15 người, là các thanh niên địa phương.

Nghệ nhân Trần Văn Chấn đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 4 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 35/QĐKT-VNDG.

Page 251: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

253

Nghệ nhân PHẠM VĂN LẬN

Nghệ nhân Phạm Văn Lận, sinh năm 1906, tại xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Đàn đáy

Mr. Pham Van Lan

Year of birth: 1906

Place of birth: Van Ninh commune, Mong Cai city, Quang Ninh province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the method of playing on string instrument Dan Day of Viet majority Nghệ nhân Phạm Văn Lận là người con của vùng Quảng

Ninh, nơi nổi tiếng với nghệ thuật hát Nhà tơ Cửa đình, ngay từ nhỏ nghệ nhân đã yêu thích môn nghệ thuật này, ông miệt mài học hỏi các loại đạo cụ để phục vụ cho hát nhà tơ cửa đình. Khi lớn lên ông trở thành người chơi đàn giỏi có tiếng trong vùng, đặc biệt là đàn đáy.

Cho đến nay, ông là người duy nhất ở Quảng Ninh có thể chơi được loại nhạc cụ này. Dù tuổi cao sức yếu nhưng ông vẫn say sưa với đàn, ông đã truyền dạy lại kĩ thuật chơi đàn cho con cháu và thế hệ trẻ ở địa phương với mục tiêu lưu giữ và bảo tồn phát huy được nghệ thuật chơi đàn đáy truyền thống của quê hương.

Page 252: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

254

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Phạm Văn Lận đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 4 tháng 2 năm 2012, theo Quyết định số 33/QĐKT-VNDG.

Page 253: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

255

Nghệ nhân HỒ XUÂN THỂ

Nghệ nhân Hồ Xuân Thể, sinh năm 1941, tại thôn Đông Dương, xã Quang Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Đàn đáy

Mr. Ho Xuan The Year of birth: 1941 Place of birth: Dong Duong village, Quang Phuong commune, Quang Trach district, Quang Binh province Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the method of playing on string instrument Dan Day of Viet majority Nghệ nhân được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền

thống văn nghệ. Sinh thời ông Hồ Duy Cầu - ông nội của nghệ nhân - là học trò xuất sắc của các bậc tiền bối trong gánh hát nhà trò làng Đông Dương để phục vụ cho các quan viên trong làng. Sau này, gánh hát nhà trò của làng Đông Dương được tách ra thành nhóm hát nhà trò của dòng họ ông Hồ Duy Cầu do ông trực tiếp là kép đàn còn con gái là Hồ Thị Phước và bà Phạm Thị Thíu là đào nương, con trai là Hồ Hưu được ông bố trí làm trống chầu và được ông đào tạo thành kép sau này. Sau khi ông nội qua đời, cha ông vừa là người cha cũng vừa là người thầy dạy của ông. Nghệ nhân cùng với các đào nương Phạm Thị Phước, Phạm Thị Thíu, Phạm Thị Nguyên, Ngô Thị Nguyên, Phạm Thị Nhuận, Phạm Thị Yếng, Lê Thị Nhồng… đã trở thành một gánh hát phục vụ cho dân, góp phần bảo

Page 254: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

256

tồn bản sắc văn hóa của quê hương. Trong những năm tháng chiến tranh, gánh hát nhà trò của dòng họ ông dần bị lãng quên. Mặc dù vậy, vào các dịp tết cổ truyền hay rằm tháng giêng hằng năm những đào, kép của làng Đông Dương vẫn ra đình hát các làn điệu: hát cửa đình, hát dâng hương, hát dâng rượu phục vụ làng. Có thể nói, hát nhà trò chưa được nhiều người quan tâm, xã hội chưa có chính sách để khôi phục lại, song với niềm đam mê văn nghệ, nghệ nhân vẫn ngày đêm ấp ủ khôi phục lại các làn điệu hát nhà trò để phục vụ cho nhân dân, ông cùng một số đào nương trước đây thường ngồi lại để hát với nhau cho vơi bớt nỗi khát khao với nghề, và cũng để ôn lại các làn điệu nhà trò cho khỏi mai một theo thời gian và vơi đi những vất vả mệt nhọc của một ngày lao động. Vì sợ thất truyền những làn điệu hát nhà trò, bản thân nghệ nhân luôn động viên con cháu trong dòng tộc cùng một số anh chị em có chung niềm đam mê văn nghệ trong làng tham gia luyện tập. Năm 1993, nhóm hát nhà trò của làng Đông Dương được Trung tâm Văn hóa thông tin huyện mời tham dự liên hoan văn nghệ của huyện. Từ năm 1999, nghệ nhân thực sự trở thành người thầy truyền đạt lại các làn điệu hát nhà trò cho các cháu yêu thích môn nghệ thuật này. Với vai trò là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ca trù thôn Đông Dương xã Quảng Phương, đến năm 2002 nghệ nhân đã đào tạo được bốn đào nương đó là Phạm Thị Sửu, Phạm Thị Dậu, Ngô Thị Tâm và Phạm Thị La. Đến năm 2003 nghệ nhân đào tạo thêm bốn đào nương và một chầu trống được mời tham dự liên hoan dân ca ở trong và ngoài tỉnh tổ chức. Tại những lần liên hoan, các làn điệu Ca trù Đông Dương đều được đánh giá cao, đặc biệt là trong Liên hoan Ca trù toàn quốc thì các làn điệu biểu diễn của Câu lạc bộ Ca trù làng Đông Dương được đánh giá là cổ nhất, không bị pha tạp. Các học trò do ông đào tạo đến nay biết và hát được trên mười hai làn điệu Ca trù.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Hồ Xuân Thể đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 06 tháng 06 năm 2011, theo Quyết định số 09/QĐKT-VNDG.

Page 255: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

257

S. KHẮP THÁI

Nghệ nhân ĐIÊU THỊ XIÊNG

Nghệ nhân Điêu Thị Xiêng, sinh năm 1961, tại xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái; Dân tộc: Thái

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Khắp Thái

Mrs. Dieu Thi Xieng

Year of birth: 1961

Place of birth: Nghia An commune, Nghia Lo district, Yen Bai province

Ethnicity: Thai ethnic minority Practising and transmitting the folk song “Khap” of Thai ethnic minority

Sinh ra và lớn lên giữa cánh đồng Mường Lò mênh mông bát ngát, đậm dấu ấn văn hóa truyền thống lâu đời của tộc người Thái vùng Tây Bắc Việt Nam, nghệ nhân Điêu Thị Xiêng cũng như bao người con của dân tộc Thái, được nuôi lớn bởi những lời ru của mẹ, được đắm mình trong nền văn hóa dân tộc Thái độc đáo. Những điều đó đã ngấm vào bà và bà đã tiếp nhận phát huy được những giá trị văn hóa độc đáo ấy để trở thành một người thuộc rất nhiều làn điệu dân ca Thái, điệu múa Thái, biết nhiều truyện kể dân gian, phong tục tập quán của dân tộc mình và là một nghệ nhân có tiếng trong vùng.

Page 256: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

258

Ngoài thời gian công tác xã hội ở cấp chính quyền đoàn thể địa phương, nghệ nhân Xiêng còn tích cực tham gia công tác với ngành văn hóa tỉnh Yên Bái và Trung ương, sưu tầm khôi phục những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái nhằm bảo tồn lưu giữ chúng không bị mai một và mất đi trong đời sống cộng đồng.

Bà cũng truyền dạy lại các phong tục tập quán, các giá trị văn hóa dân ca, giao duyên cho các thế hệ con trẻ trong vùng một cách nhiệt tình hăng say. Dưới bàn tay dìu dắt của bà đã có nhiều người hát giỏi, đàn hay, hiểu được giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái.

Với lòng yêu nghề say mê tha thiết và những cống hiến của mình, nghệ nhân Điêu Thị Xiêng đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 6 tháng 6 năm 2011, theo Quyết định số 07/QĐKT-VNDG.

Page 257: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

259

T. MO MƯỜNG, MO THÁI

Nghệ nhân HOÀNG VĂN ÀNH

Nghệ nhân Hoàng Văn Ành, sinh năm 1933, tại bản Mo Nghè II, xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La; Dân tộc: Thái

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Mo Thái

Mr. Hoang Van Anh

Year of birth: 1933

Place of birth: Quang Huy commune, Phu Yen districs, Son La province

Ethnicity: Thai ethnic minority

Practising and transmitting the funeral singing Mo Thai of Thai ethnic minority Sinh ra và lớn lên trong một gia đình, dòng họ có truyền

thống giỏi về nghề mo Thái. Bố nghệ nhân là người thường phụ trách các loại mo lớn vào dịp xên bản xên mường, mo đình Chu vùng Quang Huy và biết các loại lễ tục văn hóa dân gian dân tộc, lại được học mo với ông Cầm Kỷ - một ông mo nổi tiếng vùng Quang Huy. Nghệ nhân đã cùng anh ruột là Hoàng Văn Xồm học mo do ông Cầm Kỷ (bản Chiềng, xã Quang Huy) truyền dạy. Trước khi biết mo, nghệ nhân đã làm nghề ông mối (ộng sừ) từ năm 30 tuổi cho đến năm 60 tuổi (năm 1983), sau đó chuyển sang làm ông mo cho đến nay. Từ đó đến nay, nghệ nhân được tín

Page 258: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

260

nhiệm và mời đi mo các lễ mo lớn nhỏ trong và ngoài vùng Phù Yên. Nhất là mo trong đám tang. Nghệ nhân biết và đi mo các bài mo trong đám tang như: Mọ ké, tắt dậy (Mo cởi số mệnh); Tam kháu long (Khấn vào áo quan); Mọ ngai cày (Mo bữa cơm sáng sớm), púc từn (thức người chết dậy), tày oăn ọc (kể chuyện cuộc đời con người), chọn may, nộp long (chọn áo quan, nộp áo quan); Mọ nộp khoai (Mo nộp trâu); Mọ pứa (Mo bữa cơm cúng); Mọ dạo hươn vong - hươn xẹ (Mo nộp nhà vong); Mọ pạy tang (Mo đi đường); Mọ hắp tụ ma (Mo đóng cửa mả); Mọ hiếc khoặn, hệt khoặn (Mo gọi hồn, làm vía).

Nghệ nhân Hoàng Văn Ành tại một buổi Mo trong đám tang

Nghệ nhân đã thực hiện các bài mo trong tang lễ Thái ở Phù Yên được khoảng 250 đám. Ngoài đi mo các bài mo trong các lễ tang, mỗi khi gia đình trong và ngoài bản yêu cầu, nghệ nhân còn đi làm các loại mo nhỏ khác như: Hệt dài hạn (Giải hạn), Câu hươn (Cầu nhà - thường làm đầu năm); Hệt khoặn cân chếp hái (Làm vía

Page 259: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

261

cho người ốm đau); Hệt chô (làm giỗ); Mọ chiệng (Mo làm tết); Xện cân pên ba (Xên người điên rồ)… Ngoài việc nắm giữ và thực hành mo, nghệ nhân đã truyền dạy cho một số con cháu trong dòng họ như: ông Nguyễn May biết hành lễ trong các nghi lễ, thổi kèn đám ma; ông Hoàng Văn Nhương biết các phong tục, tập quán…

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Hoàng Văn Ành đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 12 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 43/QĐKT-VNDG.

Page 260: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

262

Nghệ nhân HÀ VĂN DONG

Nghệ nhân Hà Văn Dong, sinh năm 1932, bản Mỏ, xã Tân Lang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La; Dân tộc: Mường

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy hát Mo Mường

Mr. Ha Van Dong

Year of birth: 1932

Place of birth: Mo village, Tan Lang commune, Phu Yen district, Son La province

Ethnicity: Muong ethnic minority

Practising and transmitting funeral singing Mo Muong of Muong ethnic minority Nghệ nhân sinh ra trong gia đình có truyền thống về mo

Mường, cha đẻ ông là người nổi tiếng trong vùng về diễn xướng các bài mo vùng Mường Lang xưa. Ông bắt đầu học mo với bố và biết mo từ năm hai mươi tuổi, sau đó ông tự học thêm khi đi phục vụ các khóa lễ với cha. Ông bắt đầu hành lễ các bài mo khấn theo truyền thống dân tộc mình từ năm bốn mươi tuổi cho đến nay. Mỗi khi các gia đình trong và ngoài bản có nhu cầu, nghệ nhân đều đến làm lễ mo giúp họ. Nghệ nhân thường làm các nghi lễ như: Lễ mụ, làm vía các loại, mo Tết Nguyên đán, thờ thổ công, mo lên nhà mới, làm các loại giỗ, mo trong các nghi lễ ăn hỏi và đám cưới. Cả bản Mỏ có 170 hộ dân chỉ có một mình ông là thầy mo chính của cả bản. Bên cạnh việc cúng lễ theo tín ngưỡng

Page 261: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

263

truyền thống của bản mường, ông còn thường xuyên bảo ban, giải thích cho con cháu về các luật tục, nghi lễ để mọi người hiểu và làm theo.

Là người hiểu biết, nắm vững các nghi lễ mo Mường của dân tộc, để loại hình văn hóa dân gian truyền thống này không bị mai một, nghệ nhân đã truyền dạy cho một số con cháu trong và ngoài bản như ông Hà Văn Phân, Hà Văn Phức, Hà Trung Kiên, Hà Văn Lư.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Hà Văn Dong đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 12 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 40/QĐKT-VNDG.

Page 262: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

264

Nghệ nhân BÙI VĂN ĐÙ

Nghệ nhân Bùi Văn Đù, sinh năm 1927, tại xã Định Giáo, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình; Dân tộc: Mường

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Mo Mường

Mr. Bui Van Du

Year of birth: 1927

Place of birth: Dinh Giao commune, Tan Lac district, Hoa Binh province

Ethnicity: Muong ethnic minority

Practising and transmitting funeral singing Mo Muong of Muong ethnic minority Nghệ nhân sinh ra trong không gian văn hóa Mường ở vùng

Mường Bi, từ một gia đình có truyền thống 9 đời làm mo, ngay từ nhỏ nghệ nhân đã được theo ông, theo cha đi làm mo ở đám tang ma nhà quan lang, cũng như nhà dân Mường ở trong vùng. Các bài mo, nghi lễ trong đám mo đã ăn sâu vào tâm khảm của nghệ nhân. Sau này, ông nội và sau đó là cha của nghệ nhân mất đi, cũng là lúc ông đã đúc rút và lĩnh hội được những kỹ năng kiến thức làm mo ở bậc cao thâm và lớn nhất vùng Mường Bi.

Ông được nhân dân Mường trong vùng rất trọng vọng, danh tiếng vang xa, dòng họ tín nhiệm, con cháu tin cậy vì ông nắm được hết các bài mo của người Mường. Ông đã làm hầu hết các lễ cúng mo trong đám tang của người Mường trong và ngoài vùng ông sinh sống.

Page 263: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

265

Dù mới chỉ học hết lớp 4 nhưng ông vẫn ý thức được việc phải lưu giữ những giá trị văn hóa tín ngưỡng mo Mường lại cho đời sau, ông đã tìm tòi và viết thành sách hướng dẫn và truyền dạy mo Mường cho con cháu mình.

Ông không những truyền dạy cho con cháu trong gia đình, dòng họ, mà ngay cả những chuyến đi làm mo nếu ông thấy ai chưa thuần thục hoặc còn thiếu kỹ năng, ông sẵn sàng chỉ bảo tận tâm. Do vậy uy tín của ông trong cộng đồng rất cao.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Bùi Văn Đù đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 28 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 56/QĐKT-VNDG.

Page 264: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

266

Nghệ nhân HOÀNG VĂN DƯỜNG

Nghệ nhân Hoàng Văn Dường, sinh năm 1939, tại xã Tường Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La; Dân tộc: Thái

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Mo Thái

Mr. Hoang Van Duong

Year of birth: 1939

Place of birth: Tuong Phu commune, Phu Yen district, Son La province

Ethnicity: Thái ethnic minority

Practising and transmitting the funeral singing Mo Thai of Thai ethnic minority Nghệ nhân Hoàng Văn Dường sinh ra trong một gia đình có

truyền thống làm mo từ nhiều đời, cha truyền con nối từ thế hệ này sang thế hệ khác như một báu vật của gia đình nói riêng và tộc người Thái nói chung. Ngay từ khi trưởng thành nghệ nhân đã được cha truyền dạy mo bằng những bài đầu tiên là thổi kèn trong nghi lễ mo. Khi có đám ma trong cộng đồng nghệ nhân lại đi thổi kèn phục vụ công việc làm mo của cha. Sau này, khi nghệ nhân trưởng thành, ông đã có thể thuần thục các bài mo, các nghi lễ và cách thức thực hiện các bài mo trong nghi lễ.

Trải qua nhiều năm làm thầy mo trong đời sống của cộng đồng, ông đã trở thành người nắm giữ được hầu hết các bài mo của tộc người Thái ở Phù Yên, khi tuổi cao ông đã tích cực động

Page 265: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

267

viên con cháu nối tiếp nghề mo để giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc cũng như truyền thống của gia đình. Do vậy, con trai ông cũng đang tiếp nối và nhận sự trao truyền kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng làm mo từ ông.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Hoàng Văn Dường đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 12 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 42/QĐKT-VNDG.

Page 266: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

268

Nghệ nhân HÀ VĂN LAI

Nghệ nhân Hà Văn Lai, sinh năm 1935, tại bản Phai Làng I, xã Huy Bắc, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La; Dân tộc: Thái

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Mo Thái

Mr. Ha Van Lai

Year of birth: 1935

Place of birth: Phai Lang I village, Huy Bac commune, Phu Yen district, Son La province

Ethnicity: Thai ethnic minority

Practising and transmitting the funeral singing Mo Thai of Thai ethnic minority Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống giỏi về mo

Thái, nghệ nhân Hà Văn Lai có bố đẻ và bố vợ đều là những người nổi tiếng về mo Thái. Ảnh hưởng và thừa kế sự truyền dạy về mo và các lễ tục của hai người bố, dần dần ông đã đi làm mối từ lúc hơn 40 tuổi, biết Mo từ lúc hơn 50 tuổi. Để làm được ông mối phải thạo bốn việc: biết kể chuyện Sư Lam (Tày Sư Lam), thưa chuyện bằng câu chuyện của Thầy Sư Lam, biết khấn cáo trình tổ tiên (dạng mo nhưng ngắn hơn); biết khắp đối đáp các loại và biết uống rượu.

Hiện tại nghệ nhân đang nắm giữ và thực hành các loại mo lớn như: mo người chết, mo ma (mọ cân tai, mọ phị), mo mợi (hệt một lao); mo nhỏ: câu hươn (cầu nhà), hệt dài han (giải hạn), hệt bau (mo vía trẻ), hệt khoặn (làm vía các loại), mo kin mạc pu,

Page 267: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

269

xồng khượi (mo ăn hỏi, cưới xin), hệt khoam mặn (niệm bùa chú), khưn hươn mờ (mo lên nhà mới), kịn khạu mớ (ăn cơm mới)… Ngoài ra, nghệ nhân còn chế tác và thổi một số loại nhạc cụ như: pí khui, sáo.

Nghệ nhân Hà Văn Lai trong một buổi lễ Mo Thái

Ngoài việc nắm giữ và thực hành các bài mo lớn nhỏ, nghệ nhân còn truyền dạy thành công cho một số học trò đã đi mo đám ma. Nghệ nhân dạy một số con cháu biết khắp Thái để đi biểu diễn ở nhiều nơi.

Nghệ nhân Hà Văn Lai đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 12 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 44/QĐKT-VNDG.

Page 268: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

270

U. MÚA BỒNG

Nghệ nhân TRIỆU ĐÌNH HỒNG

Nghệ nhân Triệu Đình Hồng, sinh năm 1946, tại Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Múa Bồng

Mr. Trieu Dinh Hong

Year of birth: 1946

Place of birth: Tan Trieu commune, Thanh Tri districs, Ha Noi city

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the ceremonial dance Mua Bong Sinh ra và lớn lên ở làng cổ Triều Khúc, một ngôi làng có nhiều

giá trị văn hóa truyền thống được hun đúc qua nhiều thế hệ, Nghệ nhân Triệu Đình Hồng đã lĩnh hội tiếp thu các giá trị văn hóa độc đáo của làng quê mình. Do vậy, ngay từ nhỏ ông đã đam mê các điệu múa dân gian trong các nghi lễ của làng mình, tiêu biểu nhất là điệu múa “Con đĩ đánh Bồng”, ngay từ nhỏ nghệ nhân đã được dân làng chọn làm nhân vật chính đảm nhiệm múa Bồng, từ đó đã hơn 30 năm nghệ nhân luôn tích cực tham gia điệu múa Bồng một cách nhuần nhuyễn.

Nghệ nhân đã truyền dạy lại điệu múa này cho các thế hệ trẻ đi sau, nhằm gìn giữ và phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống của làng nói chung và nghệ thuật múa Bồng nói riêng.

Page 269: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

271

Nghệ nhân Triệu Đình Hồng đang truyền dạy Múa Bồng

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Triệu Đình Hồng đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 12 tháng 11 năm 2011, theo Quyết định số 53/QĐKT-VNDG.

Page 270: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

272

V. MÚA LÂN RỒNG

Nghệ nhân TRẦN NGỌC THỨ

Nghệ nhân Trần Ngọc Thứ, sinh năm 1931, tại khu 9, phường Hồng Hà, Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy múa Lân Sư Rồng

Mr. Tran Ngoc Thu

Year of birth: 1931

Place of birth: Hong Ha quarter, Ha Long city, Quang Ninh province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting Lan Su Rong dancing Nghệ nhân Trần Ngọc Thứ đam mê môn nghệ thuật múa Lân

Sư Rồng từ nhỏ, năm 1976 khi đang làm công nhân ở mỏ than ngoài Quảng Ninh, nghệ nhân đã vận động một số đồng nghiệp bỏ tiền ra mua đầu Rồng về thành lập đội Lân Sư Rồng ở địa phương nhằm biểu diễn chào mừng các ngày lễ ngày tết ở địa phương.

Sau đó đội Lân Sư Rồng của ông đã tham gia biểu diễn và đi thi ở trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh mỗi khi có sự kiện lớn, đội của ông luôn đạt được những thành tích cao ở các cuộc biểu diễn thi tài đó. Sau khi về nghỉ hưu, ông tiếp tục mày mò nghiên cứu sáng tạo nghệ thuật múa Lân Sư Rồng bằng cách sáng tạo thêm các đạo cụ, nhạc cụ cho đội múa. Ông đã rất thành công trong việc tự chế tạo đầu Rồng, Lân và cung cấp cho hầu hết các huyện thị

Page 271: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

273

trong tỉnh Quảng Ninh, tạo điều kiện cho môn nghệ thuật Lân Sư Rồng ở Quảng Ninh ngày một phát triển.

Từ năm 2000 trở lại đây, dù tuổi cao nhưng nghệ nhân vẫn tích cực truyền dạy lại những kỹ năng, kinh nghiệm trong nghệ thuật Lân Sư Rồng cho thế hệ trẻ trong vùng, từ đó giúp cho môn nghệ thuật này luôn luôn phát triển đi vào đời sống văn hóa của cộng đồng.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Trần Ngọc Thứ đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 04 tháng 12 năm 2012, theo Quyết định số 37/QĐKT-VNDG.

Nghệ nhân Trần Ngọc Thứ với các học trò của mình trong một buổi truyền dạy

Page 272: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

274

W. NGHI LỄ

Nghệ nhân ĐINH VĂN BÁN

Nghệ nhân Đinh Văn Bán, sinh năm 1903, mất năm 1979, tại Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La; Dân tộc: Mường

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy nghi lễ dân tộc Thái

Mr. Dinh Van Ban

Year of birth: 1903

Passed away: 1979

Place of birth: Muong Thai commune, Phu Yen district, Son La province

Ethnicity: Muong ethnic minority

Practising and transmitting the Thai ethnic minority rituals Năm 16 tuổi nghệ nhân học mo với mo Khoi thực hành cho

đến lúc mất. Sinh thời, ông có trí nhớ nên học thuộc lòng và có thể trình diễn các tác phẩm mo như: Đẻ đất, đẻ nước, Mo Đường lên trời, Mo voái, Đang vần va,…; thuộc lòng hệ thống các bài ca cầu hồn, cúng vía và hát các bài hát giao duyên; trình diễn thành thạo các nghi lễ theo phong tục tập quán; nắm chắc các tri thức dân gian và văn hóa tâm linh như: cách mồi chài, xem giờ, đoán mệnh… Sinh thời, nghệ nhân đã truyền dạy các nghi lễ cho bốn học trò là Đinh Văn Bính, Mùi Văn Mịp, Đinh Văn Mai và Đinh Văn Khé. Tham gia sưu tầm văn học dân gian Mường do Ty Văn

Page 273: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

275

hóa Nghĩa Lộ cũ (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La) tổ chức từ năm 1973 đến lúc mất.

Nghệ nhân Đinh Văn Bán đã được Ban chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 02 tháng 3 năm 2011, theo Quyết định số 06/QĐKT-VNDG.

Page 274: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

276

Nghệ nhân ĐINH VĂN BÍNH

Nghệ nhân Đinh Văn Bính, sinh năm 1913, mất năm 2000, tại Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La; Dân tộc: Mường

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy nghi lễ dân tộc Thái

Mr. Dinh Van Binh

Year of birth: 1913

Passed away: 2000

Place of birth: Muong Thai commune, Phu Yen district, Son La province

Ethnicity: Muong ethnic minority

Practising and transmitting the Thai ethnic minority rituals Năm 13 tuổi nghệ nhân đã đi học mo với nghệ nhân Đinh

Văn Bán. Ông có trí nhớ nên thuộc lòng và có thể trình diễn các tác phẩm mo như: Đẻ đất, đẻ nước, Mo Đường lên trời, Mo voái, Đang vần va…; thuộc lòng các bài hát giao duyên và hệ thống các bài ca cầu hồn, cúng vía của người Mường. Trình diễn thành thạo các nghi lễ theo phong tục tập quán. Nắm chắc các tri thức dân gian và văn hóa tâm linh: cách mồi chài, xem giờ, đoán mệnh… Tham gia sưu tầm văn học dân gian Mường do Ty Văn hóa Nghĩa Lộ cũ (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La) tổ chức từ năm 1973 đến lúc mất. Sinh thời, nghệ nhân đã truyền dạy các nghi lễ cho hai học trò là Đinh Văn Ọt (con trai) và Đinh Quân

Page 275: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

277

(cháu trai). Hiện nay, hai ông vẫn tiếp tục thực hiện các nghi lễ do nghệ nhân truyền dạy.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Đinh Văn Bính đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 02 tháng 3 năm 2011, theo Quyết định số 02/QĐKT-VNDG.

Page 276: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

278

Z. NHẠC CỤ DÂN TỘC

Nghệ nhân HUỲNH NGỌC ẨN Nghệ nhân Huỳnh Ngọc Ẩn, sinh năm 1956, tại số 30/3 Hà Thanh, khóm Vạn An, phường Vạn Thắng, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; Dân tộc: Kinh Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Nhạc cụ dân tộc

Mr. Huynh Ngoc An Year of birth: 1956 Place of birth: No 30/3 Ha Thanh street, Van Thang precinet, Nha Trang city, Khanh Hoa province Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting traditional instrumental music Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề hát

tuồng và đàn với bốn đời nối tiếp nhau. Do đó, ngay từ khi còn là một cậu bé, nghệ nhân đã được tiếp xúc với tuồng và nhiều loại đàn từ ông bà, bố mẹ và các anh chị em. Nghệ thuật tuồng và đàn đã ăn sâu vào tâm trí ông lúc nào không hay. Khi trưởng thành nghệ nhân đã sử dụng được rất nhiều các loại nhạc cụ như đàn nhị, hồ, nguyệt, sến, ghi ta phím lỏm, kèn mộc, sáo, trống...

Nghệ nhân đã làm nhạc công phục vụ cho rất nhiều đoàn tuồng và các lễ hội trong và ngoài tỉnh.

Với một tình yêu nghề tha thiết, ông lo vốn văn hóa truyền thống độc đáo này sẽ bị mai một, vì vậy ông đã tìm học

Page 277: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

279

trò để truyền lại cho thế hệ trẻ. Đến nay ông đã truyền dạy được các kỹ thuật đàn trên nhiều loại đàn cho hàng chục học viên trẻ tuổi trong vùng.

Nghệ nhân Huỳnh Ngọc Ẩn trong một buổi truyền dạy nhạc cụ dân tộc

Nghệ nhân Huỳnh Ngọc Ẩn đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn nghệ dân gian ngày 20 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 42/QĐKT -VNDG.

Page 278: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

280

Nghệ nhân LƯƠNG ĐỨC PHÙNG

Nghệ nhân Lương Đức Phùng, sinh năm 1910, mất năm 1979, bản Nà Lìu, xã Huy Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La; Dân tộc: Thái

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy nhạc cụ, dân ca dân tộc Thái

Mr. Lương Duc Phung

Year of birth: 1910

Passed away: 1979

Place of birth: Na Liu village, Huy Ha commune, Phu Yen district, Son La province

Ethnicity: Thai ethnic minority

Singer and transmitting traditional musical instruments and folk song of Thai ethnic minoriy

Nghệ nhân Lương Đức Phùng sinh ra trong một gia đình có cha là người rất giỏi về nhạc cụ dân tộc. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã được cha dạy cho cách làm và sử dụng nhiều loại nhạc cụ của dân tộc mình như làm và thổi Pí Phướng (sáo cọng rơm), Pí pặp (sáo nứa tép được làm từ thân cây nứa hay bằng kim loại đồng), Pí ôi (sáo dọc dài), ông còn được dạy chơi đàn bầu (một dây) và thổi khèn bè theo làn điệu dân ca.

Khi bước sang tuổi mười sáu, ông đi theo phường trùm trống kèn của cha, ông đã thuộc được 16 bài kèn (còn gọi là kèn loa dùng trong đám ma). Tiếp nối phường trùm của cha, ông đã

Page 279: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

281

nổi tiếng cả vùng Mường Tấc và người đời đã gọi ông bằng cái tên ông trùm Nhong.

Sau giải phóng Điện Biên Phủ, ông đã hăng hái tham gia đoàn văn nghệ quần chúng đi biểu diễn phục vụ nhân dân các bản mường trong Khu tự trị Tây Bắc, có lần đã tới cả vùng cao biên giới, hay tham gia biểu diễn tại Hội diễn Khu vực toàn miền Bắc.

Ông là một nghệ sĩ đa tài và cũng là một người thầy rất quan tâm tới việc truyền nghề, trước hết là truyền nghề cho con cháu trong gia đình và sau là những ai yêu thích vốn nghệ thuật cổ truyền của dân tộc đến xin học ông cũng dạy cho

Trong những năm Trường Văn hóa nghệ thuật của Khu Tự trị Tây Bắc còn đóng ở tỉnh Sơn La, nhà trường đã mời ông tham gia dạy bộ môn nhạc cụ khèn bè cho các em học sinh, khi ra trường các em đều trở thành những nhạc công tốt.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Lương Đức Phùng đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 02 tháng 3 năm 2011, theo Quyết định số 03 QĐKT-VNDG.

Page 280: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

282

Nghệ nhân ĐINH TRỌNG TÚC

Nghệ nhân Đinh Trọng Túc, sinh năm 1917, tại xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy nhạc cụ dân tộc và sân khấu dân gian

Mr. Dinh Trong Tuc

Year of birth: 1917

Place of birth: Quynh Nghia district, Quynh Luu commune, Nghe An province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting traditional music instruments Nghệ nhân tham gia hoạt động nghệ thuật biểu diễn dân gian

ở địa phương từ năm lên tám tuổi. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của nghệ nhân là ca kịch cổ truyền và hát tuồng, chèo, cải lương trong các buổi biểu diễn sân khấu tại địa phương. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông là đội trưởng đội tuồng chèo nghiệp dư của xã, chuyên biểu diễn các vở ca kịch cổ truyền (tuồng, chèo, cải lương) và cả các vở có nội dung mới. Đội tuồng được mời đi biểu diễn ở nhiều xã trong huyện.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là sau năm 1975, trước sự phát triển ngày càng mạnh của ca múa nhạc hiện đại, hầu hết các làng xã trong huyện không còn đội tuồng chèo cổ. Tại xã Quỳnh Nghĩa, ông cùng các nghệ nhân tâm huyết như Đinh Trọng

Page 281: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

283

Xưng, Hồ Thái… góp công duy trì các đội sân khấu quần chúng ở các xóm và kiên trì lối biểu diễn ca kịch cổ truyền. Hiện nay, toàn xã có bốn đội văn nghệ là: Nghĩa Phú, Nghĩa Bắc, xóm 1, xóm 5. Nghệ nhân còn hướng dẫn sử dụng các loại nhạc cụ như đàn nhị và trống cho rất nhiều người trong và ngoài xã; đàn nhị, nghệ nhân hướng dẫn sử dụng cả đàn nhị và đàn hồ; trống, nghệ nhân hướng dẫn chơi các loại trống tuồng, trống lễ, trống hội…

Liên tục từ hơn bảy mươi năm nay, nghệ nhân vừa tham gia biểu diễn, vừa kết hợp hướng dẫn truyền dạy ca kịch, nhạc cổ truyền cho nhiều người tại xã nhà, hướng dẫn cả những người ở các địa phương khác đến học, góp phần bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật cổ truyền của dân tộc trên quê hương.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Đinh Trọng Túc đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 12 tháng 11 năm 2010, theo Quyết định số 48/QĐKT-VNDG.

Page 282: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

284

Y. TRI THỨC DÂN GIAN VÀ CHỮ NÔM DAO

Nghệ nhân KIM CHO (Acha Wat)

Nghệ nhân Kim Cho (tên thường gọi là Chor), biệt danh là Acha Wat, sinh năm 1936, tại Thới An Hội, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng; Dân tộc: Khmer

Lĩnh vực phong tặng: Bảo tồn và truyền dạy văn hóa Khmer

Mr. Kim Cho (Acha Wat)

Year of birth: 1936

Place of birth: Thoi An Hoi commune, Ke Sach district, Soc Trang province

Ethnicity: Khmer ethnic minority

Preserving and transmitting traditional culture of Khmer ethnic minority Ông là người Khmer từ nhỏ được gửi vào học trong ngôi

trường làng ở một ngôi chùa của người Khmer, khi còn đi học ông đã bộc lộ là một người ham tìm tòi, nghiên cứu sách vở và đặc biệt là tìm hiểu những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình thông qua các nguồn tư liệu sách vở và những người lớn tuổi trong làng.

Năm 1950, khi tròn 15 tuổi ông đi tu và trở thành vị Acha đến chức Lục Nhì trong chùa Tập Rèn và một số chùa khác trong tỉnh cho đến năm 1964 ông hoàn tục. Sau đó ông về lại cuộc sống

Page 283: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

285

đời thường và hành nghề thầy cúng trong lễ hội truyền thống của dân tộc Khmer và đám cưới, đám làm phước... Ông tích cực tìm hiểu và gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình, trước nguy cơ mai một nền văn hóa, ông đã đứng ra truyền dạy lại những nét văn hóa truyền thống độc đáo của ông cha cho thế hệ con cháu mình nhằm lưu giữ cho muôn đời sau.

Ông được các nhà nghiên cứu văn hóa Khmer đánh giá là một kho tàng sống về văn hóa Khmer. Do vậy, các chương trình bảo tồn phục dựng văn hóa Khmer luôn mời ông cộng tác cùng thực hiện với các ngành văn hóa Trung ương và địa phương.

Nghệ nhân Kim Cho đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng Danh hiệu Nghệ dân gian và tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Văn nghệ dân gian ngày 12 tháng 11 năm 2010, theo Quyết định số 54/QĐ -VNDG.

Page 284: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

286

Nghệ nhân LÝ SEO CHƠ

Nghệ nhân Lý Seo Chơ, sinh năm 1945, tại thôn Chảo Lai I, xã Ý Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai; Dân tộc: Hà Nhì

Lĩnh vực phong tặng: Bảo tồn, truyền dạy văn hóa tộc người Hà Nhì

Mr. Ly Seo Cho

Year of birth: 1945

Place of birth: Lao Chai I village, Y Ty commune, Bat Xat district, Lao Cai province

Ethnicity: Ha Nhi ethnic minority

Preserving and transmitting traditional culture of Ha Nhi ethnic minority Nghệ nhân Lý Seo Chơ là người am hiểu, thông thạo các

phong tục tập quán tộc người Hà Nhì ở Lào Cai, đồng thời ông biết nhiều bài hát dân ca, truyện cổ, câu đố dưới hình thức truyền miệng. Ông am hiểu về tri thức dân gian trong canh tác nông nghiệp, canh tác ruộng bậc thang, khai phá ruộng; ông hiểu về kỹ thuật trình tường nhà, làm mái, các phần trong kiến trúc nhà ở và những yếu tố truyền thống liên quan đến ngôi nhà.

Từ cuối năm 1990 đến năm 2000, ông đã cung cấp nhiều tư liệu về phong tục tập quán, văn hóa dân gian tộc người Hà Nhì. Ông có nhiều thành tích trong việc bảo tồn một số lễ cúng, điệu múa, trò chơi trong lễ hội truyền thống của người Hà Nhì Đen có

Page 285: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

287

nguy cơ bị mai một. Ông đã sưu tầm và lưu giữ lại một số điệu múa, trò chơi dân gian như: múa trùm chăn, nhảy dây bằng que trong lễ hội Khu già già, đánh quay; lễ cúng truyền thống như: cúng thổ tỷ, lễ cúng đông, cúng rừng, cúng nguồn nước…

Nghệ nhân còn là người hiểu biết về thế giới tâm linh của người Hà Nhì Đen trong các nghi lễ thờ cúng tổ tiên, cúng thần chung của thôn bản: Lễ cúng nguồn nước, cúng rừng thiêng (cúng rừng Gạ ma gio, lễ hội cầu mùa Khu già già), cúng rào cổng làng Gạ tu tu…

Trong suốt cuộc đời mình, ông luôn học hỏi về kỹ thuật trình tường nhà, làm mái nhà, khơi đắp nguồn nước về thôn bản cũng như vào ruộng bậc thang của những người đi trước để truyền lại cho con cháu và cho dân bản. Ngoài ra, nghệ nhân còn hướng dẫn con cháu và mọi người xung quanh về kỹ thuật khai khẩn ruộng bậc thang, làm mương dẫn nước về ruộng…

Là người lớn tuổi trong dòng họ, trong thôn bản, nghệ nhân Lý Seo Chơ thường xuyên được mời tham gia vào nhóm người hướng dẫn tổ chức các hoạt động chung của dòng họ và thôn bản như: tang ma, cưới xin, làm nhà mới; các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng khác. Tích cực tuyên truyền tập tục bảo vệ thôn bản, bảo vệ cây trồng, bảo vệ rừng cho cộng đồng dân bản làm theo.

Nghệ nhân Lý Seo Chơ đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 20 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 53/QĐKT-VNDG.

Page 286: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

288

Nghệ nhân TẨN VĂN SIỆU

Nghệ nhân Tẩn Văn Siệu, sinh năm 1962, tại thôn Tả Chải, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai; Dân tộc: Dao

Lĩnh vực phong tặng: Tri thức dân gian, chữ Nôm Dao

Mr. Tan Van Sieu

Year of birth: 1962

Place of birth: Ta Chai village, Ta Phin commune, Sa Pa district, Lao Cai province

Ethnicity: Zao ethnic minority

Master of folk - knowledge and teaching Nom script of Zao ethnic minority Nghệ nhân là người am hiểu về văn hóa và các phong tục tập

quán của tộc người Dao Đỏ ở Lào Cai, thường xuyên được mời đi chủ trì các nghi lễ cúng của các gia đình, dòng họ và các nghi lễ cúng thần chung của làng. Hiểu biết nhiều bài hát dân ca, truyện cổ, câu đố dưới hình thức truyền miệng và qua tài liệu sách Nôm Dao của người Dao Đỏ; am hiểu sâu sắc về tri thức dân gian trong canh tác nông nghiệp, khai phá ruộng bậc thang của người Dao Đỏ ở Sa Pa; am hiểu các giáo lý dạy làm người, dạy gieo trồng nông nghiệp, dạy cách thức tiến hành các nghi lễ truyền thống trong sách cổ. Đọc thông, viết thạo và am hiểu nội dung tư tưởng của các cuốn sách cổ của người Dao ở Lào Cai, thường xuyên mở

Page 287: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

289

các lớp dạy chữ Nôm Dao cho đồng bào người Dao trong xã, huyện và ở các nơi khác trong tỉnh Lào Cai về học.

Trong hơn 10 năm tham gia cộng tác với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai về các lĩnh vực bảo tồn văn hóa người Dao Đỏ, nghệ nhân đã không ngừng tìm tòi những giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ trong trí nhớ của một số già làng, trong những cuốn sách cổ được gìn giữ ở các gia đình khác để bổ sung cho nội dung các cuốn sách cổ và truyền dạy lại cho các thế hệ sau, đồng thời nghệ nhân cũng tham gia tích cực vào các hoạt động bảo tồn văn hóa tộc người của ngành văn hóa.

Nghệ nhân đã có nhiều thành tích trong việc bảo tồn chữ viết của người Dao và mở lớp truyền dạy chữ cho các thế hệ sau. Mỗi năm, nghệ nhân đã tổ chức từ hai đến ba lớp, mỗi lớp khoảng 10 -15 học sinh là con, cháu trong gia đình và các học trò trong huyện Sa Pa, Bát Xát, tỉnh Lào Cai… Bên cạnh đó còn tích cực tham gia vào việc biên soạn giáo trình dạy chữ Nôm Dao phục vụ cho việc mở lớp truyền dạy ở các địa phương khác trong tỉnh.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Tẩn Văn Siệu đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 20 tháng 12 năm 2011, theo Quyết định số 55/QĐKT-VNDG.

Page 288: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

290

Z. TRÒ KIỀU

Nghệ nhân NGUYỄN HUÝNH Nghệ nhân Nguyễn Huýnh (tên thường gọi Hai Biểu), sinh năm 1947, tại xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Trò Kiều

Mr. Nguyen Huynh

Year of birth: 1947

Place of birth: Xuan Lien commune, Nghi Xuan district, Ha Tinh province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the theatral singing - Tro Kieu Ngay từ nhỏ, nghệ nhân Nguyễn Huýnh đã được gia đình

cho theo gánh hát Chèo Kiều, Trò Kiều của xã, dần dần nghệ nhân đã thành thạo các làn điệu và thuộc các trích đoạn trong các vở Trò Kiều do chính cha mẹ nghệ nhân đóng các vai chính như Thúy Kiều, Kim Trọng, Mã Giám Sinh, Vương Ông…

Năm 1967, cha mẹ truyền lại cho nghệ nhân và các anh chị em trong câu lạc bộ đóng vai diễn, cũng chính từ đây, nghệ nhân ra sức tập luyện để biểu diễn thành công các vai diễn Vương Ông, Kim Trọng; đồng thời nghệ nhân đã tích cực vận động các thành viên tham gia câu lạc bộ, quyên góp tiền để duy trì sinh hoạt câu lạc bộ thường xuyên.

Page 289: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

291

Nghệ nhân Nguyễn Huýnh đã tích cực truyền dạy cho các thế hệ học trò, nhờ sự nỗ lực của bản thân và tập thể thành viên câu lạc bộ hiện nay ở xã Xuân Liên có ba thế hệ biết hát thành thục các làn điệu và diễn thành công các kịch bản Trò Kiều.

Từ năm 1980 đến năm 1984, nghệ nhân đã sưu tầm thêm được hai vở kịch nữa, đó là Tuồng Trưng Trắc - Trưng Nhị và trò Trương Viên.

Năm 1998, các cụ cao tuổi cũng đã lần lượt ra đi, các chị em lớp trẻ thì xây dựng gia đình nên không tham gia hoạt động nữa. Nhưng Trò Kiều vẫn duy trì được hằng năm để đón mừng xuân về tết đến, mừng Đảng mừng xuân.

Bản thân nghệ nhân tới nay đã hơn 40 năm tận tâm với công việc giữ gìn Trò Kiều, duy trì, củng cố và đào tạo các lớp diễn viên. Hiện nay nghệ nhân chịu trách nhiệm là đội trưởng duy trì đội dưới sự chỉ đạo của Phòng Văn hóa và Ban Văn hóa xã.

Nghệ nhân Nguyễn Huýnh đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 19 tháng 7 năm 2012, theo Quyết định số 14/QĐKT-VNDG.

Page 290: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

292

Nghệ nhân LÊ MÃ LƯƠNG

Nghệ nhân Lê Mã Lương, sinh năm 1950, tại thôn Tiên An, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Trò Kiều

Mr. Le Ma Lương

Year of birth: 1950

Place of birth: Tien An village, Tien Dien commune, Nghi Xuan district, Ha Tinh province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the theatral singing - Tro Kieu Nghệ nhân sinh ra và lớn lên trên quê hương giàu truyền thống

hiếu học, có bề dày về phong trào văn hóa, văn nghệ. Ngay từ nhỏ nghệ nhân đã được truyền thụ qua tiếng hát ru đầy chất dân ca của ông bà, cha mẹ. Bản thân cũng được trời phú cho giọng hát rất hay, từ khi còn đi học đã là cây văn nghệ của trường. Đến tháng 9 năm 1967, Hợp tác xã Tân Phong khôi phục và tập luyện Trò Kiều, vì quá đam mê nên ông xin được tham gia. Sau khi thử giọng, ông đã được cụ Trần Thiều trùm trưởng và các cụ trong đội khen hát hay, múa dẻo và đồng ý để ông tham gia đội Trò Kiều. Thế là từ đó, ngày thì tham gia sản xuất, đêm đến ông không quản ngại đường xa hay những đêm mưa gió và tối trời một mình một bóng đi tập văn nghệ đến 11 giờ đêm mới về ngủ. Sau ba tháng tập luyện, nghệ nhân Lê Mã Lương đã tập được các vai trong tấn Trò Kiều. Tết năm đó, ông

Page 291: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

293

cùng đội Trò Kiều đi biểu diễn hết các tấn Trò cho bà con xem, được khán giả hết lời khen ngợi.

Đến tháng 8 năm 1969, ông xung phong đi dân công hỏa tuyến tại Lào, hết nghĩa vụ, ông lại trở về địa phương tiếp tục hoạt động phong trào Đoàn, Đội. Lúc này đội Trò Kiều đã mai một vì các nghệ nhân đã già, lớp trẻ thì đi bộ đội nên không tuyển được người, chỉ còn lại nghệ nhân và nghệ nhân Phượng.

Các năm sau đó, khi tham gia đội văn nghệ của xã, nghệ nhân vẫn diễn trích đoạn trong tấn Trò (như Kim Trọng gặp Kiều hoặc Kim Trọng từ biệt Kiều về hộ tang chú) đi biểu diễn nhiều nơi trong huyện, tỉnh. Vì yêu thích môn nghệ thuật dân gian này, ông cùng một số nghệ nhân kết hợp với Phòng Văn hóa thông tin huyện khôi phục lại phong trào hát Trò Kiều sau 30 năm vắng bóng. Nhờ vậy, Trò Kiều xã Tiên Điền được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Viện Văn hóa nghệ thuật trực tiếp về làm chương trình bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Sau nhiều năm đội Trò Kiều vắng bóng, năm 2000 lại được khôi phục trở thành Câu lạc bộ Trò Kiều và hoạt động đều đặn. Nghệ nhân đã đào tạo, tập luyện cho khoảng 20 người, tạo đà cho Câu lạc bộ Trò Kiều xã Tiên Điền hoạt động.

Với những cống hiến của mình, nghệ nhân Lê Mã Lương đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 19 tháng 7 năm 2012, theo Quyết định số 16/QĐKT-VNDG.

Page 292: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

294

Nghệ nhân TRẦN THỊ PHƯỢNG

Nghệ nhân Trần Thị Phượng, sinh năm 1953, tại xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Trò Kiều

Mrs. Tran Thi Phuong

Year of birth: 1953

Place of birth: Tien Dien commune, Nghi Xuan district, Ha Tinh province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the theatral singing - Tro Kieu Nghệ nhân Trần Thị Phượng sinh ra và lớn lên trên mảnh đất

quê hương giàu truyền thống văn hóa, văn nghệ. Được trời phú cho giọng hát, nghệ nhân biết hát các làn điệu ví dặm đò đưa, dân ca, ngâm thơ, đặc biệt là các bài hát chống Mỹ cứu nước và Trò Kiều.

Năm 1965, nghệ nhân vừa đi học lại đam mê văn nghệ nên đã tập và diễn vai Thúy Vân, sau đó đóng vai Thúy Kiều.

Năm 1967, nghệ nhân cùng đội Trò Kiều đi biểu diễn cho các đơn vị bộ đội kết nghĩa với xã Tiên Điền ở trận địa và bộ đội nhiều nơi trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Năm 1968, nghệ nhân được cử đóng vai chính Thúy Kiều, trong thời gian đóng vai, nghệ nhân đã bỏ ra nhiều công sức để tập thành thạo một cách xuất sắc, sau đó nghệ nhân được đi biểu diễn ở

Page 293: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

295

nhiều nơi và cũng từ đây vai Thúy Kiều được nghệ nhân đảm nhiệm cho đến ngày nay.

Do chiến tranh, đội Trò Kiều người mất, người còn và họ phải lo cho cuộc sống đời thường nên Trò Kiều bị vắng bóng một thời gian dài. Nhưng vai Thúy Kiều và vai Kim Trọng do nghệ nhân Trần Thị Phượng và nghệ nhân Mã Lương đảm nhiệm vẫn duy trì và tiếp tục lưu diễn ở nhiều nơi trong tỉnh.

Chiến tranh qua đi, Trò Kiều cũng dần bị mai một, năm 2001 nghệ nhân đã cùng chồng là ông Nguyễn Mậu sưu tầm và bổ sung Trò Kiều. Từ đây câu lạc bộ Tấn trò Kiều Tiên Điền ra đời và nhiệm vụ mới của nghệ nhân hướng dẫn cho các vai mới vào tập và đảm nhận vai chính Thúy Kiều.

Cuối năm 2001 Tấn Trò Kiều đã hoàn thiện và được công chúng đón nhận. Nghệ nhân Trần Thị Phượng cùng đội Trò Kiều cũng như cán bộ địa phương đang cố gắng hết mình để truyền dạy cho thế hệ con cháu và nhiều người trong câu lạc bộ và đã có trên 20 người đóng các vai Trò Kiều.

Nghệ nhân Trần Thị Phượng đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 19 tháng 7 năm 2012, theo Quyết định số 15/QĐKT-VNDG.

Page 294: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

296

Nghệ nhân HỒ KIM SƠN

Nghệ nhân Hồ Kim Sơn, sinh năm 1925, tại xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; Dân tộc: Kinh

Lĩnh vực phong tặng: Thực hành và truyền dạy Trò Kiều

Mr. Ho Kim Son

Year of birth: 1925

Place of birth: Xuan Lien commune, Nghi Xuan district, Ha Tinh province

Ethnicity: Viet (Kinh) ethnic majority

Practising and transmitting the theatral singing - Tro Kieu Từ nhỏ, nghệ nhân Hồ Kim Sơn đã được cha mẹ cho theo

làm trợ tá gánh hát Chèo Kiều, Trò Kiều của xã, nên nghệ nhân biết thành thạo các làn điệu hát sắp, hát nói, lẩy Kiều và thuộc lòng các trích đoạn trong vở Trò Kiều do những người thân trong gia đình đóng các vai chính như Vương Ông, Thúc Sinh, Từ Hải, Tú Bà…

Năm 1962, những người thân trong gia đình trao truyền lại cho nghệ nhân và lớp con cháu trong câu lạc bộ một số vai diễn nhằm trẻ hóa đội ngũ diễn viên. Từ đây, nghệ nhân Hồ Kim Sơn ra sức tập luyện để biểu diễn thành công các vai diễn Vương Ông, Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải; đồng thời nghệ nhân được giao quản lý gánh hát do cha chú bàn giao lại, với các trang thiết bị hết sức đơn giản và những diễn viên quá nhiều tuổi. Nghệ nhân Kim

Page 295: Nghệ nhân dân gian - Tập 3

297

Sơn đã cùng một số người trong xã tích cực vận động các thành viên trẻ tham gia câu lạc bộ, quyên góp tiền để duy trì sinh hoạt và mua sắm bổ sung trang phục, đạo cụ phục vụ biểu diễn.

Sau khi có chủ trương của Ủy ban nhân dân xã Xuân Liên, câu lạc bộ đã tổ chức được nhiều chương trình phục vụ bà con trong xã và các đoàn quay phim. Cũng từ đó, nghệ nhân Kim Sơn đã tìm mọi cách đưa vốn cổ quý giá của cha ông mà mình đã nắm giữ được đó là Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du trao truyền cho các lớp trẻ để bảo tồn di sản của quê hương.

Nhờ sự nỗ lực của bản thân cũng như tập thể câu lạc bộ, xã Xuân Liên hiện nay có ba thế hệ biết hát thành thục các làn điệu và diễn thành công các kịch bản Trò Kiều, lớp trẻ đang từng bước thay thế lớp nghệ nhân già, cáng đáng các vai chính trong các trích đoạn Trò Kiều.

Nghệ nhân Hồ Kim Sơn đã được Ban Chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian ngày 19 tháng 7 năm 2012, theo Quyết định số 13/QĐKT-VNDG.