Nganh cao su vn thai lan tang cuong hop tac tren nhieu linh vuc

20
Hip hi Cao su Vit Nam BN TIN Cao Su Vit Nam ngày 31/07/2008, trang 1 BẢN TIN Cao Su Việt Nam HIỆP HỘI CAO SU VIỆT NAM Số 25 Ngày 31 tháng 07 năm 2008 TIN TRONG NƯỚC Ngành cao su Vit Nam và Thái Lan tăng cường hp tác trên nhiu lĩnh vc Ngày 17/07/2008, ti TP. HCM, Hip hi Cao su Vit Nam đã phi hp cùng Văn phòng BNông nghip - Phát trin Nông thôn ti TP. HChí Minh tchc cuc hp do TS. Bùi Bá Bng, Thtrưởng BNông nghip – Phát trin Nông thôn chtrì vi đoàn đại biu ngành cao su Thái Lan do ông Theerachai Saenkaew, Thtrưởng BNông nghip - Hp tác xã Thái Lan dn đầu, Vphía đoàn Vit Nam có đại din Văn phòng B, Hip hi Cao su Vit Nam, Tp đoàn Cao su Vit Nam và Vin Nghiên cu Cao su Vit Nam. Ông Theerachai Saenkaew là Thtrưởng phtrách vngành cao su Thái Lan, nên mc tiêu ca chuyến thăm Vit Nam ln này là mong mun hp tác vi ngành cao su Vit Nam trên nhiu lĩnh vc và tìm hiu thông tin vtình hình cao su Vit Nam. Hin nay, Thái Lan rt quan tâm đến vic phát trin ngành cao su mt cách bn vng và hiu qu. Sn lượng cao su ca Thái Lan là 3 triu tn/năm, cao nht trên thế gii, tuy nhiên tiêu thni địa chlà 300.000 tn (10%) để phc vcho ngành công nghip cao su. Sn lượng cao su Vit Nam năm 2007 ước 601.700 tn, trong đó tiêu thtrong nước 80.000 tn, còn rt thp. Vì vy, rt cn phát trin công nghip chế biến cao su để giúp gia tăng giá trcho ngành. Cùng quan đim đó, ông Phm Văn Hin – Phó TGĐ Tp đoàn Công nghip Cao su Vit Nam (VRG) cho biết: Tp đoàn đang tp trung phát trin din tích cao su vùng Đông Nam bvà Tây Nguyên. Hin din tích cao su Tp đoàn qun lý là 240.000 ha, trong đó 170.000 ha đang khai thác, sn lượng đạt trên 300.000 tn/năm, năng sut khá cao, bình quân 1,8 tn/ha. Nhưng ngành công

description

 

Transcript of Nganh cao su vn thai lan tang cuong hop tac tren nhieu linh vuc

Page 1: Nganh cao su vn thai lan tang cuong hop tac tren nhieu linh vuc

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/07/2008, trang 1

BẢN TIN

Cao Su Việt Nam

HIỆP HỘI CAO SU VIỆT NAM Số 25 Ngày 31 tháng 07 năm 2008

TIN TRONG NƯỚC

Ngành cao su Việt Nam và Thái Lan tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Ngày 17/07/2008, tại TP. HCM, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã phối hợp cùng

Văn phòng Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức cuộc

họp do TS. Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn chủ trì

với đoàn đại biểu ngành cao su Thái Lan do ông Theerachai Saenkaew, Thứ trưởng Bộ

Nông nghiệp - Hợp tác xã Thái Lan dẫn đầu, Về phía đoàn Việt Nam có đại diện Văn

phòng Bộ, Hiệp hội Cao su Việt Nam, Tập đoàn Cao su Việt Nam và Viện Nghiên cứu

Cao su Việt Nam.

Ông Theerachai Saenkaew là Thứ trưởng phụ trách về ngành cao su Thái Lan,

nên mục tiêu của chuyến thăm Việt Nam lần này là mong muốn hợp tác với ngành cao

su Việt Nam trên nhiều lĩnh vực và tìm hiểu thông tin về tình hình cao su Việt Nam.

Hiện nay, Thái Lan rất quan tâm đến việc phát triển ngành cao su một cách bền

vững và hiệu quả. Sản lượng cao su của Thái Lan là 3 triệu tấn/năm, cao nhất trên thế

giới, tuy nhiên tiêu thụ nội địa chỉ là 300.000 tấn (10%) để phục vụ cho ngành công

nghiệp cao su.

Sản lượng cao su Việt Nam năm 2007 ước 601.700 tấn, trong đó tiêu thụ trong

nước 80.000 tấn, còn rất thấp. Vì vậy, rất cần phát triển công nghiệp chế biến cao su

để giúp gia tăng giá trị cho ngành. Cùng quan điểm đó, ông Phạm Văn Hiền – Phó

TGĐ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) cho biết: Tập đoàn đang tập

trung phát triển diện tích cao su ở vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Hiện diện tích

cao su Tập đoàn quản lý là 240.000 ha, trong đó 170.000 ha đang khai thác, sản lượng

đạt trên 300.000 tấn/năm, năng suất khá cao, bình quân 1,8 tấn/ha. Nhưng ngành công

Page 2: Nganh cao su vn thai lan tang cuong hop tac tren nhieu linh vuc

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/07/2008, trang 2

nghiệp cao su phát triển còn hạn chế, rất cần sự hợp tác để đầu tư vào các nhà máy

sản xuất sản phẩm cao su như: săm lốp, sản phẩm nhúng…

Ngoài ra, Việt Nam cũng mong muốn hợp tác với Thái Lan về đào tạo chuyên

gia, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, trao đổi giống cao su …. Ông Lại Văn Lâm, Viện

trưởng Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam (RRIV) cho biết giữa hai Viện Cao su của

Việt Nam và Thái Lan đã có sự trao đổi về thông tin, đào tạo vì đều là thành viên của

Ủy ban Nghiên cứu & Phát triển Cao su Quốc tế (IRRDB), nhưng ông mong muốn mở

rộng hơn nữa quan hệ song phương về trao đổi giống, đào tạo chuyên gia, công nghiệp

chế biến sản xuất sản phẩm cao su…

Thái Lan hiện đang mở rộng phát triển cao su tại vùng Đông Bắc nên họ mong

muốn hợp tác với Việt Nam về mặt vận chuyển qua cảng Đà Nẵng để xuất khẩu sang

các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Về tình hình cao su Thái Lan, Thứ trưởng Theerachai Saenkaew cho biết: ở

Thái Lan, cao su tiểu điền chiếm 95%, và thông thường mỗi tiểu chủ sở hữu khoảng 2

ha cao su. Có 4 tố chức hỗ trợ phát triển cao su ở Thái Lan: Viện Nghiên cứu Cao su

Thái Lan phụ trách nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật; Quỹ tái canh ORRAF tài trợ

cho các tiểu chủ khi trồng lại cao su; Ngân hàng nông dân cho nông dân vay vốn để

phát triển cao su; Hợp tác xã là nơi tập hợp các tiểu chủ để giúp họ cập nhật thông tin,

đào tạo, sơ chế mủ…

Về tình hình cao su Việt Nam, Bà Trần Thị Thúy Hoa - Tổng Thư ký Hiệp hội

Cao su Việt Nam cho biết so với thế giới, hiện Việt Nam đứng thứ sáu về diện tích cao

su, thứ năm về sản lượng, thứ ba về năng suất vườn cây và thứ tư về xuất khẩu. Năm

2007, Việt Nam xuất khẩu được 714.000 tấn, trị giá 1,39 tỷ USD. Cao su tiếp tục là

nông sản đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu và chiếm 2,9% trong tổng kim ngạch

xuất khẩu của cả nước.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – PTNT Bùi Bá Bổng đánh giá cao sự phát triển

của ngành cao su Thái Lan, và mong Việt Nam sẽ học hỏi nhiều hơn nữa những kinh

nghiệm phát triển cao su từ Thái Lan. Thứ trưởng nhất trí với những phương án hợp

tác do phía Thái Lan đề xuất là: đào tạo cán bộ, chuyên gia, trao đổi thông tin nghiên

cứu khoa học và giống, phát triển công nghiệp sản phẩm cao su.

Page 3: Nganh cao su vn thai lan tang cuong hop tac tren nhieu linh vuc

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/07/2008, trang 3

Để tạo tiền đề cho sự hợp tác này, hai Thứ trưởng đồng ý thành lập đầu

mối hợp tác của mỗi Bộ và thống nhất sẽ có một cuộc họp hằng năm giữa các đại diện

nhà nước, tư nhân, công nghiệp để trao đổi về tình hình phát triển cao su của hai nước

và những nội dung hợp tác.

Xuất nhập khẩu cao su trong 6 tháng đầu năm 2008 và ước tính trong tháng 7

Trong 6 đầu năm 2008, lượng cao su thiên nhiên của VN xuất khẩu được

236.252 tấn, trị giá 598,96 triệu đô-la, giảm 16,8% về lượng nhưng tăng 11,9% về giá

trị và đơn giá tăng 34,5% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cao su trong tháng 6 bình quân là 2.835 USD/tấn, hơn tháng 5 khoảng 239

USD/tấn, đạt mức cao nhất từ trước đến nay, cao hơn cùng kỳ năm trước là 41,3 %.

Sơ bộ trong tháng 7, lượng cao su xuất khẩu tăng hơn tháng 6, đạt khoảng 70

ngàn tấn và giá cao su vẫn tiếp tục tăng, ước khoảng 2.900 USD/tấn.

Lượng và giá cao su thiên nhiên xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2008

Tháng Xuất khẩu 2008 So 2007 tấn ngàn USD USD/tấn % tấn % USD % USD/tấn 1 51.515 116.985 2.271 78,8 109,2 138,6 2 31.186 72.658 2.330 95,4 123,5 129,5 3 40.894 102.247 2.500 107,0 140,7 131,5 4 37.721 96.496 2.558 84,7 111,2 131,3 5 26.576 70.573 2.656 53,4 70,2 131,3 6 48.360 140.001 2.835 90.5 127.8 141.3

Cộng 236.252 598.960 2.535 83,2 111,9 134,5

Nguồn: Hiệp hội Cao su VN tổng hợp từ Thông tin Thương mại, T2-7/2008

Chủng loại cao su được xuất khẩu nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm vẫn là

SVR 3L (39,1%), kế đến là SVR 10 (18,1%), latex (6,3%) và cao su hỗn hợp (3,9%).

Hầu hết, các chủng loại đề giảm lượng xuất khẩu, riêng SVR CV 50 lại tăng đáng kể,

hơn 69,45 % so với cùng kỳ năm 2007.

Ước lượng tháng 7 xuất được khoảng 70 ngàn tấn cao su, trị giá 205 triệu đô-la,

và đơn giá cao hơn tháng 6 tháng khoảng 35 USD/tấn, đạt 2.930 USD/tấn.

Các doanh nghiệp xuất khẩu lớn trên 1000 – 1.900 tấn trong tháng 7 là Cty Cao

su Đồng Nai, Cty Cao su Dầu Tiếng, Cty CP XNK Năng Nguyên, Tập đoàn Công

Page 4: Nganh cao su vn thai lan tang cuong hop tac tren nhieu linh vuc

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/07/2008, trang 4

nghiệp Cao su Việt Nam, Cty THNN SX TM DV Thiện Hưng (Bình Dương), Cty

CP XNK tổng hợp Bình Phước, Cty CP Cao su Đồng Phú.

Chủng loại cao su xuất khẩu trong 6 tháng 2008

Chủng loại Tấn 000USD USD/tấn % lượng So 2007 về lượng SVR 3L 92.289 248.885 2.697 39,1 -18,06 SVR 10 42.725 105.199 2.462 18,1 -12,60 Latex 14.907 24.911 1.671 6,3 -45,81 Cao su hỗn hợp 9.294 22.101 2.378 3,9 -65,03 SVR CV60 7.502 20.426 2.723 3,2 -37,25 SVR 20 6.803 16.777 2.466 2,9 -9,57 RSS 3 4.777 12.741 2.667 2,0 -29,48 RSS 3.759 9.651 2.567 1,6 9,62 CSR L 3.601 10.024 2.784 1,5 -57,97 CSR 10 3.532 8.944 2.532 1,5 -58,56 SVR CV50 3.006 8.061 2.682 1,3 69,45 SVR 5 2.565 6.665 2.598 1,1 -23,30 SVR L 1.945 5.366 2.759 0,8 -27,17 STR 20 614 1.666 2.713 0,3 -8,25 CSR 5 285 762 2.674 0,1 -77,33 SIR 10 101 262 2.594 0,04 -49,75 RSS 1 100 264 2.640 0,04 -50,00 Loại khác 38.447 96.255 2.504 16,3 249,21 Cộng 236.252 598.960 2.535 100

Nguồn: Hiệp hội Cao su VN tổng hợp từ Thông tin Thương mại, T 1-7/2008

Công ty Cao su Phú Riềng nằm trong Danh sách Top 10 Doanh nghiệp đạt giải

thưởng Sao vàng Đông Nam Bộ 2008

Ngày 12/7/2008, Hội Đồng bình chọn chung tuyển Giải thưởng Sao Vàng Đông

Nam bộ 2008 đã họp xét chung tuyển, quyết định danh sách các thương hiệu đoạt Giải

thưởng Sao Vàng Đông Nam bộ năm 2008. Lễ trao Giải thưởng này được tổ chức vào

lúc 19h tối ngày 02/8/2008, tại thành phố biển Vũng Tàu tỉnh BRVT.

Các cơ quan tham dự gồm Lãnh Đạo TW hội các nhà DN Trẻ Việt Nam, Lãnh

Đạo Hội DN Trẻ 6 tỉnh Đông Nam bộ, Lãnh Đạo Đài phát thanh truyền hình tỉnh

BRVT và báo chí.

Công ty Cao su Phú Riềng, Hội viên Hiệp hội Cao su Việt Nam, được vinh dự

nằm trong Danh sách Top 10 Doanh nghiệp đạt giải thưởng Sao vàng Đông Nam Bộ

2008. Giải thưởng Top 10 được xét dựa vào các tiêu chí: Doanh thu, nộp ngân sách,

giải quyết việc làm và theo nhóm ngành nghề.

Page 5: Nganh cao su vn thai lan tang cuong hop tac tren nhieu linh vuc

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/07/2008, trang 5

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam khảo sát trồng cao su tại Nigeria

Ngày 14/72008, ông Lê Quang Thung, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp

Cao su Việt Nam cho biết, đầu tháng 8, Tập đoàn sẽ sang Nigeria để khảo sát trồng

cao su và cây lương thực tại nước này. Nếu chuyến khảo sát thành công, Tập đoàn sẽ

lập dự án trình Chính phủ và các bộ ngành liên quan để đứng ra làm đầu mối phát triển

cây cao su, cây lương thực tại đây.

Trước mắt, Tập đoàn sẽ thực hiện một mô hình mẫu tại Nigeria, sau đó nhân

rộng ra các nước khác. Dự kiến mỗi nước sẽ phát triển 100.000 ha chia thành nhiều

trang trại chuyên trồng cao su, lúa, mì hay chăn nuôi gia súc…, mỗi trang trại khoảng

10.000 ha.

Tập đoàn chọn Nigeria vì đây là nước có điều kiện giao thông tương đối thuận

lợi và tình hình chính trị ổn định nhất so các nước khác trong khu vực. Theo đề nghị

của ông Đặng Minh Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn đầu tư và Xây dựng quốc tế,

đơn vị có kinh nghiệm trong tư vấn triển khai dự án trồng trọt, chăn nuôi tại châu Phi,

Tập đoàn nên chọn khoảng 10 nước ở Tây Phi để triển khai rộng dự án này.

http://xttm.agroviet.gov.vn/loadasp/hang/caosu-spec-detail.asp?tn=tn&id=1897100 , 15/7/08

Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Cao su Bình Long

Ngày 25/7/2008, tại xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, khu

công nghiệp Minh Hưng III- Cao su Bình Long đã được khởi công xây dựng. Tham dự

có ông Nguyễn Tấn Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch

HĐND tỉnh Bình Phước; ông Nguyễn Văn Lợi, Thường vụ tỉnh ủy, Phó chủ tịch tỉnh;

ông Lê Minh Châu, Phó TGĐ Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN.

Ông Phan Đình Phúc, Phó giám đốc kiêm TGĐ Công ty CP Khu công nghiệp

Cao su Bình Long cho biết: Khu công nghiệp Minh Hưng III có diện tích 291,52 ha,

thời gian dự án là 50 năm. Tổng kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng là 289 tỷ đồng, gồm

2 giai đoạn (208 tỷ đồng và 81 tỷ đồng). Tham gia góp vốn cổ phần gồm 8 cổ đông,

trong đó CTCS Bình Long là đơn vị đầu tư chủ lực, góp vốn chi phối. Ngay sau lễ

động thổ, Tập đoàn DONGWHA-Hàn Quốc đã ký hợp đồng thuê đất với MDFVRG

(Việt Nam) xây dựng nhà máy sản xuất gỗ ngay tại khu công nghiệp với vốn đầu tư là

125 triệu USD, công suất nhà máy 300.000 m3 gỗ/năm. Dự kiến, đầu năm 2010 nhà

máy sẽ đi vào hoạt động (Nguồn: Tạp chí Cao su Việt Nam, số 272 ngày 01/08/2008).

Page 6: Nganh cao su vn thai lan tang cuong hop tac tren nhieu linh vuc

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/07/2008, trang 6

Thông báo của Công ty Tân Cảng Sài Gòn về việc vận chuyển container hàng

xuất/nhập giữa cảng Cát Lái, cảng Tân Cảng và các ICD

Ngày 16/4/2008 Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã có thông báo số 760/TC-KHKT

về chính sách vận chuyển container hàng xuất/nhập khẩu giữa cảng Cát Lái, cảng Tân

Cảng và các ICD (ICD Sóng Thần, ICD Transimex, ICD Tanamexco, ICD Bến Nghé

và ICD Phúc Long) như sau:

• Đối với container nhập tàu: kể từ 01/5/2008, Công ty Tân Cảng Sài Gòn miễn

phí nâng hạ hai đầu cho tất cả các container hàng nhập dỡ tại cảng Cát Lái chuyển đến

cảng đích được thể hiện trên vận đơn và manifest (cảng Tân Cảng và các ICD nêu

trên) và thu phí vận chuyển như sau:

Đơn vị tính: VNĐ

Stt Tuyến đường 20’H 40’H 45’H

1 Cảng Cát Lái – cảng Tân Cảng Miễn phí Miễn phí Miễn phí

2 Cảng Cát Lái – ICD

(Tanamexco, Transimex, Bến

Nghé, Phúc Long)

Miễn phí Miễn phí Miễn phí

3 Cảng Cát Lái – ICD Sóng Thần 374.000 660.000 792.000

• Đối với container xuất tàu: kể từ ngày 01/7/2008, Công ty Tân Cảng Sài Gòn

miễn phí nâng hạ hai đầu và thu phí vận chuyển đối với container hàng xuất được

đóng hàng, hạ bãi tại cảng Tân Cảng, các ICD (Transimex, Tanamexco, Bến Nghé và

Phúc Long) và container hàng xuất đã được thông quan tại ICD Sóng Thần chuyển về

cảng Cát Lái để xuất tàu như sau:

Đơn vị tính: VNĐ

Stt Tuyến đường 20’H 40’H 45’H

1 Cảng Tân Cảng – cảng Cát Lái 124.000 227.000 273.000

2 ICD (Tanamexco, Transimex, Bến

Nghé, Phúc Long) - Cảng Cát Lái

116.000 215.000 258.000

3 ICD Sóng Thần - Cảng Cát Lái 147.000 273.000 328.000

+ Hai biểu giá trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Page 7: Nganh cao su vn thai lan tang cuong hop tac tren nhieu linh vuc

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/07/2008, trang 7

+ Đối với container hàng quá khổ, quá tải và hàng nguy hiểm: Cảng chỉ

nhận vận chuyển những container mà phương tiện của Cảng có khả năng đảm

nhận, giá cước vận chuyển được thu tăng thêm 100% đơn giá nêu trên.

+ Quy định về việc thu phí:

- Đối với container hàng xuất được đóng hàng, hạ bãi tại cảng Tân Cảng

chuyển về cảng Cát Lái xuất tàu: khách hàng sẽ đóng phí vận chuyển trực tiếp

cho cảng Tân Cảng.

- Đối với các container hàng xuất được đóng hàng, hạ bãi tại các ICD chuyển

về cảng Cát Lái xuất tàu: các ICD sẽ thu hộ Cảng và khách hàng đóng phí vận

chuyển cho Cảng thông qua các ICD này.

Thông báo trên được áp dụng từ ngày 01/5/2008. Nếu có yêu cầu vận chuyển,

có thể liên hệ trực tiếp với Cty CP Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng.

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai xây dựng 2 nhà máy sơ chế cao su tại Lào

Chính phủ Lào vừa đồng ý cấp cho Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL)

10.000 ha đất trồng cao su tại Atapư để tiếp tục trồng cho năm tới, nâng tổng diện tích

cao su tại đây lên 15.000 ha; đồng thời cho phép HAGL xây dựng hai nhà máy sơ chế

cao su vào năm 2012 với công suất 40.000 tấn/năm.

HAGL bắt đầu đầu tư trồng cao su tại Lào vào năm 2005. Đến nay HAGL đã

trồng được 5.000 ha tại tỉnh Atapư, Xêkông và xây dựng hai nhà máy chế biến gỗ tinh

chế xuất khẩu với tổng vốn đầu tư 25 triệu USD, tạo việc làm cho 500 lao động tại hai

tỉnh nói trên (Nguồn: Tạp chí Cao su Việt Nam, số 272 ngày 01/08/2008).

Các hiệp định và nguyên tắc WTO

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu về WTO, Phòng Thương mại

và Công nghiệp Việt Nam đã biên soạn bộ sách Các hiệp định và nguyên tắc WTO.

Bộ sách này gồm 10 cuốn sách nhỏ, mỗi cuốn được thiết kế dưới dạng các câu hỏi

ngắn gọn và các câu trả lời dễ hiểu nhằm giúp người đọc có thể dễ dàng tiếp cận với

những hiệp định và nguyên tắc phức tạp của WTO.

Để tải bộ sách trên, vui lòng nhấn vào đường dẫn sau

http://chongbanphagia.vn/index.php?option=com_content&task=blogcategory&id=12

8&Itemid=391

Page 8: Nganh cao su vn thai lan tang cuong hop tac tren nhieu linh vuc

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/07/2008, trang 8

Đạm Phú Mỹ bán một giá trên toàn quốc

Kể từ ngày 01/08/2008, Tổng Công ty Phân bón - Hóa chất dầu khí (DPM) sẽ

triển khai chính sách thống nhất bán một giá trong toàn bộ hệ thống các cửa hàng đại

lý treo biển hiệu DPM trong phạm vi cả nước.

Để triển khai chính sách bán thống nhất một giá, DPM hiện đã có những bước

chuẩn bị có tính tổng thể như: bảo đảm vận hành nhà máy ổn định, an toàn để cung

cấp cho thị trường sản lượng ổn định đạt 740.000 tấn/năm, tích cực triển khai kế hoạch

nhập khẩu 250.000 tấn phân bón trong năm 2008 để cung cấp cho thị trường.

Thông tin về giá cả của DPM sẽ được niêm yết tại tất cả các cửa hàng đại lý

DPM, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và website: www.dpm.vn

(Trích: http://xttm.agroviet.gov.vn/loadasp/tn/tn-spec-nodate-

detail.asp?tn=tn&id=1903583 ngày 31/07/2008)

Tình hình nhập gỗ cao su nguyên liệu trong 6 tháng đầu năm 2008

Trong 6 tháng đầu năm 2008, lượng gỗ cao su nguyên liệu đã nhập vào Việt

Nam đạt khoảng 108.072 m3, trị giá 26,5 triệu đô-la, giảm 42,6% về lượng và 39,8%

về trị giá. Giá gỗ cao su nhập tăng 4,9 % so với cùng kỳ năm 2007, bình quân khoảng

245,6 USD/m3 gỗ xẻ.

Gỗ cao su nhập khẩu hiện xếp hạng thứ 6, chiếm khoảng 4,9 % tổng giá trị gỗ

nhập, sau ván MDF, bạch đàn, teak, thông và căm-xe. Tổng giá trị các loại gỗ nhập

trong 6 tháng là trên 545 triệu đô-la, tăng 21 % so với 6 tháng đầu năm 2007. Thị

trường chính cung cấp các loại gỗ nguyên liệu cho Việt Nam là Malaysia, Lào, Mỹ,

Trung Quốc, Myanma, Campuchia và Thái Lan.

Số liệu thống kê gỗ cao su nguyên liệu nhập trong 6 tháng đầu năm 2008

Tháng Nhập khẩu 2008 So 2007

m3 Ngàn USD USD/ m3 % m3 % USD % USD/ m3 1 22.143 5.525 249,5 60,0 60,1 100,1 2 11.690 2.903 248,3 69,2 69,9 100,9 3 20.701 5.193 250.9 45,9 55,9 121,7 4 15.061 3.748 248.9 59.7 64.6 108.2 5 18.050 4.580 253.7 52.1 55.1 105.7 6 20.427 4.592 245.6 69.1 62.6 99.0

Cộng 108.072 26.542 245,6 57,4 60,2 104,9

Tổng hợp từ Thông tin thương mại, 21/7/2008

Page 9: Nganh cao su vn thai lan tang cuong hop tac tren nhieu linh vuc

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/07/2008, trang 9

Phí “tắc nghẽn cảng” cần được xem xét lại

Từ ngày 15/7/2008, nhiều hãng tàu biển đồng loạt thông báo thu phí "tắc nghẽn

cảng" tại TP. HCM với mức từ 50-100 USD tùy theo container.

Hãng tàu Sea & Air Freight International đã thông báo bắt đầu thu phí tắc

nghẽn cảng từ ngày 15/7/2008 với mức USD50/20’ và USD100/40’.

Việc bất ngờ phát sinh thêm loại phí này đã đặt lên vai doanh nghiệp một gánh

nặng quá lớn trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay. Hàng hóa ứ đọng tại cảng là lý do

các hãng tàu thu thêm phí này. Tuy nhiên, hiện nay qua kiểm tra tại các cảng lớn cũng

như một số cảng nhỏ khác tại TP.HCM, Phó chủ tịch UBND TP. HCM, bà Nguyễn

Thị Hồng cho biết các cảng đã giải quyết dứt điểm hàng hóa tồn đọng theo chỉ đạo của

UBND TP, hàng hóa lưu thông qua cảng đã trở lại bình thường, không có hiện tượng

tắc nghẽn hàng hóa như tháng 4 và 5/2008. Mới đây, trong cuộc họp với các hãng tàu

lớn như Wan Hai Lines, NYK, Maersk, SYMS... (chiếm 90% thị phần hàng hóa bằng

container trên địa bàn TP.HCM), bà Hồng đã khẳng định: việc các hãng tàu lấy lý do

tình hình tắc nghẽn tại một số cảng biển là vô lý.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Nguyễn Thành Biên, dự kiến ngày

13/8/2008, đoàn công tác liên bộ gồm Công Thương, Tài chính, Giao thông vận tải và

Phòng Thương mại – Công nghiệp VN (VCCI) sẽ vào TP. HCM để giải quyết những

kiến nghị mà UBND TP. HCM đã đề cập. "Phải thừa nhận dù hạ tầng các cảng hiện

nay chưa tốt, nhưng đây không phải là lý do chính đáng để các hãng tàu muốn ra thông

báo thế nào cũng được", ông Biên nói. Ông Biên cũng cho rằng cần giải quyết dứt

điểm chuyện này để không đẩy khó khăn thêm lên vai các doanh nghiệp trong bối cảnh

khó khăn hiện nay.

Được biết, hãng tàu Maersk Line vừa ra thông báo ngưng áp dụng việc thu phí

tắc nghẽn cảng tại các cảng TP.HCM và Hải Phòng vốn đã được thông báo trước đó là

có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/8/2008. Lý do được đưa ra là nỗ lực cải thiện tình hình

tại các cảng biển hiện đã được cải thiện đáng kể. Hiện ngoài Maersk Line và một số

hãng tàu khác, nhiều hãng tàu vẫn tiếp tục áp dụng loại phí trên.

Hiệp hội Cao su VN sẽ tiếp tục theo dõi, lên tiếng mạnh mẽ để bảo vệ doanh

nghiệp và tiếp tục thông tin đến các hội viên về vấn đề này.

(Nguồn tham khảo: Báo Tuổi trẻ ngày 18/7/08 và 05/8/08)

Page 10: Nganh cao su vn thai lan tang cuong hop tac tren nhieu linh vuc

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/07/2008, trang 10

Sản lượng lốp xe tăng trong 6 tháng đầu năm 2008

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản lượng lốp xe ô-tô và máy kéo các loại

trong 6 tháng đầu năm 2008, đạt khoảng 596,7 ngàn chiếc, tăng 28,9 % so với cùng kỳ

năm 2007. Ước trong tháng 7 có thể sản xuất khoảng 101 ngàn chiếc, tăng 16 % so

tháng 7/2007.

Sản lượng của lốp xe mô-tô, xe máy, xe đạp trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng

6,23 triệu chiếc, tương đương với cùng kỳ năm 2007.

Công ty Tài chính cao su tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỉ đồng

Công ty Tài chính Cao su vừa được tăng vốn điều lệ từ 800 tỉ đồng lên 1.000 tỉ

đồng theo Quyết định số 1704-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày

29/07/2008.

Công ty Tài chính Cao su là đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Cao

su Việt Nam, có chức năng huy động vốn; cho vay và các hoạt động khác như tham

gia thị trường tiền tệ, chiết khấu cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá

khác, đầu tư cho các dự án, liên doanh liên kết với doanh nghiệp theo hợp đồng, cung

ứng dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, đầu tư...

Page 11: Nganh cao su vn thai lan tang cuong hop tac tren nhieu linh vuc

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/07/2008, trang 11

TIN NGOÀI NƯỚC

Hội nghị và Triển lãm Cao su Quốc tế 2008 (IRC 2008) tại Kuala Lumpur,

Malaysia từ ngày 20 – 23 /10/2008

Hội nghị và Triển lãm Cao su Quốc tế 2008 do Uỷ ban Cao su Malaysia

(Malaysian Rubber Board: MRB) tổ chức. IRC từ lâu đã trở thành một trong những sự

kiện uy tín của ngành cao su thế giới, là nơi các nhà nghiên cứu cao su và nhà kỹ thuật

hàng đầu gặp gỡ định kỳ để thảo luận và trình bày các kết quả nghiên cứu và cập nhật

thông tin phát triển mới nhất của ngành cao su thế giới.

Các báo cáo trình bày tại IRC 2008 của các nhà khoa học và chuyên gia hàng

đầu về cao su như: Giáo sư Toshio Nishi, Đại học Tohoku, Nhật Bản; Giáo sư Alan N.

Gent: Đại học Akron, Akron, Hoa Kỳ; Tiến sĩ Abd. AZiz Sheikh Abd. Kadir, Ủy ban

Nghiên cứu và Phát triển Cao su Quốc tế… về các lĩnh vực: vật lý học cao su và cơ

khí, sự mô phỏng máy tính, sản xuất nâng cao, công nghệ sinh học cao su, khoa học và

kỹ thuật latex, các nguyên liệu nâng cao, môi trường, tái sinh và sinh thái học công

nghiệp, công nghệ nano, công nghệ lốp xe, bảo tồn năng lượng, các phương pháp đánh

giá và kiểm nghiệm mới,…

Phí tham dự: 650 Euro/người.

Song song với Hội nghị Cao su Quốc tế 2008 là Triển lãm về kỹ thuật, giới

thiệu các sản phẩm, nguyên liệu mới cũng như các thiết bị về sơ chế và kiểm phẩm.

Các ngành nghề trỉển lãm: công nghệ lốp xe, cao su nguyên liệu & chất phụ gia, thiết

bị kiểm phẩm, cơ khí & sơ chế cao su, các nhà sản xuất sản phẩm cao su, ấn phẩm &

các nhà xuất bản.

Thông tin chi tiết có tại trang web www.irc2008malaysia.com.my

“Triển lãm Công nghệ Cao su lần thứ 8” tại Thượng Hải, Trung Quốc sẽ diễn ra

từ ngày 4 - 6 /12/2008

Từ năm 1998, Triển lãm Công nghệ Cao su đã thu hút gần 1.000 nhà triển lãm

và 25.000 khách tham quan từ hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, và

trở thành triển lãm chính thức về cao su lớn nhất tại Trung Quốc.

Thông tin chi tiết có tại trang web www.rubbertech.com.cn

Page 12: Nganh cao su vn thai lan tang cuong hop tac tren nhieu linh vuc

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/07/2008, trang 12

Tình hình nhập cao su thiên nhiên của Trung Quốc tháng 5/2008

Trong tháng 5/2008, lượng cao su thiên nhiên (NR) nhập vào Trung Quốc là

151.500 tấn, tăng hơn cùng kỳ năm trước khoảng 3,1 % nhưng giảm hơn tháng 4 là

21,1% do giảm trên hầu hết các chủng loại.

Chủng loại cao su khối định chuẩn kỹ thuật TSR có lượng nhập lớn nhất, đạt

75.500 tấn (49,8 %), kế đến là cao su hỗn hợp (compound) đạt 50.800 tấn (33,5%), cao

tờ RSS 12.000 tấn (7,9%) và latex 9.700 tấn (6,4%).

Trung Quốc nhập cao su thiên nhiên nhiều nhất là từ Thái Lan, Malaysia và

Indonesia.

Thống kê lượng cao su thiên nhiên nhập vào Trung Quốc tháng 5/2008 (ngàn tấn)

Chủng loại Thái Lan

Malaysia Indonesia Việt Nam

Khác Cộng Tỷ lệ (%)

So tháng 5/07 (%)

So tháng 4/08 (%)

TSR 22,1 30,1 21,2 0,9 1,1 75,5 49,8 - 6 - 24 Compound 12,6 24,7 5,2 0,5 7,8 50,8 33,5 13 - 4 RSS 8,6 0 0,6 0 2,8 12,0 7,9 20 - 48 Latex 8,1 0,7 0,5 0,5 0,1 9,7 6,4 14 - 30 Khác 1,0 0,1 0,7 0,5 1,1 3,5 2,3 9 10 Tổng cộng

52,4 55,6 28,2 2,4 12,9 151,5 100 3,1 - 21,1

Tỷ lệ (%) 34,6 36,7 18,6 1,6 8,5 100

Nguồn: Hiệp hội Cao su VN trích dẫn từ CBI, 07/2008

Malaysia: xuất khẩu găng tay cao su sẽ tăng chậm lại

Xuất khẩu găng tay cao su của Malaysia dự báo sẽ chỉ tưng 5% trong năm nay,

mức thấp nhất kể từ 6 năm nay, do lợi nhuận của ngành này giảm sút khi đồng Đôla

Mỹ giảm giá mà giá nhiên liệu và chi phí nguyên liệu đều tăng mạnh.

Malaysia đã xuất khẩu 83,4 tỷ chiếc găng tay cao su trong năm qua, chiếm 2/3

thị trường thế giới. Trị giá xuất khẩu trong năm nay có thể tăng lên 6,2 tỷ Ringgit.

Tháng 7 và tháng 8 là những tháng rất khó khăn với ngành, khi mà giá mủ cao

su lên tới 7,20 Ringgit/kg, và giá điện cũng tăng 26%. Chính phủ nước này cũng đã

quyết định tăng giá khí thiên nhiên thêm 75% kể từ ngày 1/8.

http://www.vinanet.vn/Newsdetail.aspx?NewsID=146445 ngày 28/07/2008

Page 13: Nganh cao su vn thai lan tang cuong hop tac tren nhieu linh vuc

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/07/2008, trang 13

Ấn Độ sẽ giảm nhập khẩu lốp xe Trung Quốc

Do ảnh hưởng bởi các biện pháp chống bán phá giá mà chính phủ Ấn Độ đưa

ra, cộng với việc chính phủ Trung Quốc giảm trợ cấp xuất khẩu, cước phí vận chuyển

tăng và đồng Rupi giảm giá, nhập khẩu lốp xe Trung Quốc vào Ấn Độ cuối cùng cũng

bắt đầu giảm.

Nhập khẩu lốp xe thương phẩm của Trung Quốc vào Ấn Độ đã giảm 40% so

với mức cao 105.000-150.000 chiếc mỗi tháng trong giai đoạn tháng 1 – tháng 6/2008.

Việc đồng nội tệ giảm giá mạnh so với USD đã góp công lớn vào xu hướng

này. Trong 6 tháng đầu năm nay, đồng Rupi của Ấn Độ đã giảm gần 10%. Tốc độ

giảm mạnh nhất tập trung vào những tháng 4-6/2008, khi Rupi giảm 7,6% giá trị so

với mức đỉnh cao 39,88 Rupi/USD ngày 01/4 xuống 42,93 Rupi ngày 30/6. Hiện tỷ giá

này tiếp tục giảm xuống 43,29 Rupi.

(Nguồn: http://www.vinanet.vn/Newsdetail.aspx?NewsID=145764 ngày 23/07/2008)

Goodyear được bầu chọn là công ty được tin cậy nhất

Công ty Goodyear Tire & Rubber đã được Công ty Audit Integrity Inc. và Tạp

chí Forbes công nhận là một trong các công ty Hoa Kỳ được tin cậy nhất.

Goodyear xếp hạng sáu trong danh sách năm thứ hai của tạp chí với vốn tham

gia thị trường 5 tỷ USD hoặc trên số đó.

Danh sách được căn cứ vào nghiên cứu và đánh giá độc lập của Audit Integrity

về tính minh bạch, độ tin cậy và các rủi ro của Công ty trong các quy chế về quản lý và

kế toán. “Việc công nhận này rất có ý nghĩa”, Chủ tịch và Tổng Giám đốc Robert J.

Keegan của Goodyear nhận xét .

Đây là quang vinh lần thứ tư cho Goodyear trong năm 2008. Vào tháng 03,

Goodyear đã được tạp chí Fortune vinh danh là công ty được ngưỡng mộ nhất trong

ngành bộ phận ô tô trên thế giới.

(Nguồn: Rubber Asia Tháng 5 – 6 năm 2008)

Yokohama kết thúc hồ sơ với Hangzhou

Công ty sản xuất vỏ xe Hangzhou Zhongce Rubber Co. Ltd. sẽ phải tiêu hủy

một số vỏ xe và khuôn vỏ xe có nhãn hiệu Westlake như là một phần của việc giải

quyết vụ kiện xâm phạm quyền sáng chế, theo Công ty Yokohama Tire.

Page 14: Nganh cao su vn thai lan tang cuong hop tac tren nhieu linh vuc

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/07/2008, trang 14

Hangzhou cũng sẽ phải trả cho Yokohama và công ty mẹ Nhật Bản,

Yokohama Rubber Co. Ltd., một khoản tiền không được tiết lộ để giải quyết vụ kiện

đã được Yokohama đưa ra để chống lại Hangzhou vào năm 2006.

Trong trường hợp vụ kiện được đưa ra toà án liên bang Los Angeles, Fullerton,

công ty Yokohama đóng tại California khiếu nại kiểu dáng của talông lốp xe trên vỏ xe

tải nhẹ Westlake H280 của Hangzhou đã xâm phạm quyền sáng chế kiểu dáng talông

lốp xe của Yokohama trong các vỏ xe tải nhẹ mọi địa hình Geolandar A/T +II và vỏ xe

thể thao tiện dụng.

Yokohama yêu cầu được bồi thường gấp ba lần thiệt hại cộng thêm lợi nhuận

Hangzhou đã thu được từ việc bán các vỏ xe Westlake H280.

Công ty cũng đã xin trát toà đối với Hangzhou qua việc sản xuất vỏ xe và tiêu

hủy tất cả các vỏ xe, nhãn hiệu, vật liệu quảng cáo và xúc tiến thương mại còn lại.

Trong giải quyết đạt được vào tháng 04, Hangzhou đồng ý trả cho Yokohama

một khoản tiền mặt, tiêu hủy khuôn đúc Westlake H280, tiêu hủy tất cả các hàng tồn

kho còn lại của vỏ xe và ngay lập tức ngưng tất cả các đợt giao hàng và bán vỏ xe,

cũng theo Yokohama cho biết.

“Nhái là một hình thức xu nịnh chân thành nhất,” theo Jim McMaster, Phó giám

đốc điều hành của Yokohama, Bộ phận Kinh doanh trong lần gặp gỡ báo chí vào ngày

27 tháng 05. “Tuy nhiên, thành công của chúng tôi trong lần khiếu kiện Hangzhou cho

các nhà sản xuất vỏ xe khác thấy rằng khi có ai đánh cắp các kiểu dáng vỏ xe hàng đầu

trong ngành, chúng tôi chắc chắn sẽ thi hành các quyền để bảo vệ sáng chế và thương

hiệu của mình.”

Thoả thuận giải quyết có hiệu lực và không cần có sự chuẩn y thêm nữa của toà

án, người phát ngôn của Yokohama cho biết.

Vụ kiện nguyên thủy cũng đã nêu Tireco Inc., nhà phân phối tại Hoa Kỳ của

Hangzhou, như là bị đơn.

Tuyên cáo của Yokohama về vụ giải quyết không nêu tên Tireco và cũng không

có lời nào về Tireco hoặc Yokohama như là điều xảy ra đối với phần của Tireco trong

vụ kiện.

(Nguồn: Rubber & Plastics News 02 Tháng 06 năm 2008)

Page 15: Nganh cao su vn thai lan tang cuong hop tac tren nhieu linh vuc

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/07/2008, trang 15

Đăng ký hoá chất, điều bắt buộc khi muốn kinh doanh tại châu Âu

Đồng hồ của cơ quan Đăng ký, Đánh giá và Cấp phép cho Hoá chất (REACH:

Registration, Evaluation and Authorization of Chemicals) đã bắt đầu khởi động đối với

các công ty hoá chất và polymer có kinh doanh tại hoặc với châu Âu.

Ít ra, Đăng ký, Đánh giá và Cấp phép cho Hoá chất là một công việc phức tạp

và các công ty Bắc Mỹ sẽ phải tiêu tốn nhiều. Tình huống xấu nhất là sẽ bị gián đoạn

cung cấp.

Quy định của EU được đề ra nhằm giảm thiểu tiếp xúc với hoá chất độc hại tại

các nước thành viên EU. REACH yêu cầu các nhà sản xuất và nhập khẩu hoá chất

được bán hoặc sử dụng tại EU đáp ứng được các tiêu chí về khối lượng đặc trưng, sức

khoẻ và/hoặc môi trường, ngoài ra còn phải thu thập và đăng ký thông tin về chất liệu

đó với Cơ quan hoá chất châu Âu (ECHA: European Chemical Agency) tại Helsinki,

Phần Lan.

REACH cũng yêu cầu các nhà sản xuất và sử dụng các hoá chất bị các quy định

mới này cấm nhanh chóng thay thế bằng các chất khác mà họ có thể xác định được.

Trong khi đó ECHA, sẽ đăng ký thông tin vào cơ sở dữ liệu trung tâm.

Nhà sản xuất và sử dụng của một số hoá chất tiến hành vào ngày 01 tháng 06.

Đây là giai đoạn trước khi bắt đầu đăng ký với REACH đối với hoá chất đã được sử

dụng tại EU. Một chất nằm bên ngoài phạm vi điều chỉnh của REACH nhưng không

được đưa đăng ký trước ngày 30 tháng 11 sẽ không còn được sản xuất hoặc phân phối

tại EU.

Đăng ký các chất trong REACH rất đắt.

Phí đăng ký cơ bản là từ 1.600 euro (2.747 USD) cho các chất được sản xuất

với khối lượng dưới 10 tấn, đến 31.000 euro (47.943 USD) đối với chất được sản xuất

trên 1.000 tấn. Trong trường hợp có thể đăng ký phối hợp, mỗi thực thể lập hồ sơ liên

kết sẽ trả thấp hơn: 1.200 euro (1.856 USD) cho các chất dưới 10 tấn lên đến 23.250

euro (35.957 USD) cho các chất trên 1.000 tấn. Phí đăng ký sẽ tài trợ cho các hoạt

động của ECHA.

(Nguồn: Rubber & Plastics News 30 tháng 06 năm 2008)

Page 16: Nganh cao su vn thai lan tang cuong hop tac tren nhieu linh vuc

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/07/2008, trang 16

Goodyear mở rộng sản xuất tại Ba Lan

Goodyear thông báo kế hoạch tăng tỷ lệ góp vốn trong hợp đồng với nhà sản

xuất vỏ xe Ba Lan TC Debica lên 66%.

Theo dự kiến, Công ty sẽ làm việc chặt chẽ hơn với Ban giám đốc Debica đế

gia tăng gấp ba lần sản lượng vỏ xe thương mại của Goodyear lên 5.000 cái một ngày

từ công suất hiện nay là 1.700.

Công ty cũng cho biết việc này cần một khoản đầu tư hơn 200 triệu USD, và

với công suất bổ sung này Debica trở thành nhà cung cấp vỏ xe lớn nhất của Goodyear

trên thế giới.

(Nguồn: Rubber Asia Tháng 5 – 6 năm 2008)

Tổng giám đốc các công ty vỏ xe duyệt xét các vấn đề liên quan đến sức khoẻ

Các Tổng giám đốc công ty vỏ xe tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Âu

họp tại Tokyo vào đầu tháng 06 để duyệt xét lại các tiến triển trong chương trình

nghiên cứu nhiều năm để nghiên cứu về ảnh hưởng của các sản phẩm của họ đến sức

khoẻ và môi trường.

Các Tổng giám đốc nhận thấy rằng các đánh giá sơ khởi ban đầu đối với

nguyên liệu vỏ xe cho thấy các mức độ đầy đủ về an toàn cho sức khoẻ dân chúng căn

cứ vào các mô hình chọn lọc, theo Hiệp hội các nhà Chế biến Cao su (RMA: Rubber

Manufacturers Association).

Họ đồng ý tiến hành tiếp các nghiên cứu riêng lẻ theo chương trình Đăng ký,

Đánh giá và Cấp phép cho Hoá chất (REACH) của châu Âu, theo RMA.

Các Tổng giám đốc cũng đã phê duyệt 2,2 triệu USD để hoạt động trong 18

tháng sắp tới để thử nghiệm bổ sung các hạt từ vỏ xe hao mòn và các ảnh hưởng đối

với sức khoẻ.

Dự án nghiên cứu vỏ xe nằm trong sự kiểm soát của Hội đồng Kinh doanh Thế

giới cho sự Phát triển bền vững (WBCSD: World Business Council for Sustainable

Development), một tổ chức phi lợi nhuận đóng tại Geneva, Thụy Sĩ hoạt động với các

nhà kinh doanh toàn cầu về các vấn đề môi trường và xã hội. Các báo cáo về dự án

nghiên cứu vỏ xe sẽ được đăng tải vào cuối tháng 7 tại website của WBCSD,

www.wbcsd.org

(Nguồn: Rubber & Plastics News 30 tháng 06 năm 2008)

Page 17: Nganh cao su vn thai lan tang cuong hop tac tren nhieu linh vuc

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/07/2008, trang 17

HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI CAO SU VIỆT NAM

Công tác phát triển Hội viên

Trong tháng 07/2008, Hiệp hội đang tiến hành xét kết nạp làm Hội viên cho

Công ty Chứng khoán Đà Nẵng. Công ty đóng tại thành phố Đà Nẵng với ngành nghề

chính là môi giới chứng khoán, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán. Công ty được

thành lập theo Quyết định số 29/UBCK-GPHDKD ngày 18/12/2006 do Uỷ ban Chứng

khoán Nhà nước cấp với vốn điều lệ là 22 tỷ đồng.

Họp mặt và Tiệc tối hàng năm của Sở Giao dịch Cao su Malaysia tại Khách sạn

Hilton, Kualar Lumpur

Theo thư mời của Sở Giao dịch Cao su Malaysia (MRE) và Hội đồng Doanh

nghiệp Cao su Đông Nam Á (ARBC), Hiệp hội Cao su Việt Nam dự kiến tổ chức đoàn

đại biểu đến tham dự Họp mặt giao lưu hàng năm do Sở Giao dịch Cao su Malaysia tổ

chức vào tối ngày 24/10/2008 tại khách sạn Hilton (3 Jalan Stesen Sentral, Kuala

Lumpur, Malaysia). Bên cạnh đó, Hội đồng Doanh nghiệp Cao su Đông Nam Á

(ARBC) cũng tổ chức Họp Ban Kỷ luật ngành cao su vào sáng ngày 24/10/2008 và

Họp Đại hội đồng vào sáng ngày 25/10/2008.

Hiệp hội đã có văn bản thông báo về chương trình và chi phí dự kiến của

chuyến đi. Các Hội viên có kế hoạch tham dự trong đoàn Hiệp hội Cao su VN xin vui

lòng gửi danh sách đăng ký (tên, chức vụ) có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị về Văn

phòng Hiệp hội Cao su trước ngày 29/8/2008.

Thông tin chi tiết vui lòng xem trên trang web của Hiệp hội hoặc liên hệ Văn

phòng Hiệp hội Cao su VN.

Liên hệ nhận Tập sổ tay Giới thiệu WTO của VCCI

Theo đăng ký của một số Hội viên, Hiệp hội hiện nay đã nhận được Tập đầu

tiên nằm trong loạt sổ tay giới thiệu về WTO do Phòng Thương mại & Công nghiệp

VN biên soạn. Các đơn vị đã gửi văn bản đăng ký vui lòng liên hệ Văn phòng Hiệp hội

Cao su để nhận tài liệu này. Khi đến nhận, yêu cầu mang theo giấy giới thiệu của đơn

vị. Ngoài ra, tài liệu này có thể tìm thấy tại trang web http://chongbanphagia.vn

Page 18: Nganh cao su vn thai lan tang cuong hop tac tren nhieu linh vuc

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/07/2008, trang 18

Đề xuất tiếp tục phát triển cao su tiểu điền bằng vốn vay dài hạn

Phát triển cao su tiểu điền được xem là một trong những giải pháp giúp ổn định

và tăng thu nhập cho nông dân tại các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung trong

dự án hỗ trợ vốn vay dài hạn của Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) thuộc Ngân hàng

thế giới (WB) và Cơ quan phát triển của Pháp (AFD) trong giai đoạn 1 từ 1998-2006.

Dự án này đã hỗ trợ trồng mới khoảng 30.000 ha và phục hồi khoảng 10.000 ha đưa

vào khai thác.

Nhằm góp phần xây dựng dự án tiếp tục hỗ trợ các diện tích cao su tiểu điền

trên, tháng 7/2008, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã cử cán bộ tham gia nhóm tư vấn

nghiên cứu bổ sung dự án Phát triển cao su tiểu điền giai đoạn 2 (2009-2013) để đề

xuất AFD hỗ trợ tín dụng dài hạn cho 30.000 ha đã trồng ở giai đoạn 1 và hỗ trợ tập

huấn cho nông dân kỹ thuật khai thác, sơ chế hiệu quả, đồng thời giúp mở rộng thêm

10.000 – 20.000 ha cao su.

Đề nghị bổ sung nội dung cam kết của doanh nghiệp trong hồ sơ xét chọn “Doanh

nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2008

Nhằm nâng cao chất lượng cho danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín”

được Bộ Công Thương xét chọn hàng năm, ngoài các tiêu chí về kim ngạch xuất khẩu,

kinh doanh có lãi, Hiệp hội Cao su Việt Nam vừa đề xuất Bộ bổ sung nội dung mà

doanh nghiệp cần cam kết là không bị khách hàng khiếu nại, kiện tụng hoặc cam kết

đã giải quyết tốt các khiếu nại, kiện tụng của khách hàng trong năm xét chọn.

Phổ biến thủ tục đăng ký chứng nhận hàng chất lượng cao và uy tín thương mại

Theo thông báo của Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề

muối thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã gửi

văn bản (số 242, ngày 05/8/2008) đến các Hội viên để phổ biến thủ tục đăng ký chứng

nhận hàng nông lâm sản chất lượng cao và uy tín thương mại năm 2008. Hiệp hội sẽ

nhận các hồ sơ đăng ký trước ngày 30/8/2008 và Hội đồng xét tuyển cấp cơ sở do Hiệp

hội thành lập sẽ xét chọn trước ngày 10/9. Hội đồng cấp Bộ sẽ xét tuyển từ 20/9 –

10/10/2008. Lễ công bố trao Cúp và giấy chứng nhận dự kiến tổ chức trong tháng

10/2008. Các thông tin liên quan có thể xem tại trang web www.vra.com.vn > Văn bản

Hiệp hội.

Page 19: Nganh cao su vn thai lan tang cuong hop tac tren nhieu linh vuc

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/07/2008, trang 19

Họp Ban Kinh tế Thống kê của ARBC tại Jakarta, 26/7/2008

Hiệp hội Cao su Việt Nam đã cử bà Nguyễn Thị Minh Lý, Phó Trưởng Ban Đối

ngoại của Hiệp hội, thành viên của Ban Kinh tế Thống kê thuộc ARBC họp tại Jakarta,

25/7/2008. Những nội dung thảo luận chủ yếu của cuộc họp gồm:

- Chấp nhận điều khoản của hợp đồng quốc tế về cao su khối định chuẩn kỹ

thuật (TSR) theo điều kiện giao hàng FOB, theo đó người bán chịu trách nhiệm giao

hàng qua lan can tàu. Tuy nhiên, đối với hợp đồng latex theo điều kiện FOB, người

mua hoàn thành nhiệm vụ khi giao hàng đến bãi container.

- Vẫn giữ quy định mỗi nước chỉ đề cử một phòng kiểm phẩm trong danh sách

được Hiệp hội Cao su quốc tế công nhận.

- ARBC yêu cầu các thành viên cố gắng thu thập thông tin chính xác để xây

dựng uy tín là nơi cung cấp số liệu thống kê đáng tin cậy, nhằm trở thành tổ chức phản

biện các số liệu không chính xác do các tổ chức khác phát hành.

- ARBC yêu cầu các Hiệp hội tiếp tục thông báo cho Hội viên khi chọn mua

bán cao su theo điều kiện FOB nên áp dụng quy định chung của ARBC, theo đó, phí

THC và phí phun trùng bao bì gỗ do người mua trả.

- ARBC tiếp tục xem xét điều kiện giao hàng FCA vì còn chưa phổ biến trong

thương mại cao su. Đại diện Hiệp hội Cao su Việt Nam đã thông báo về tình hình một

số Hội viên đã bước đầu áp dụng thành công các hợp đồng FCA, có thể tránh những

phí áp đặt của các hãng tàu như tăng phí THC, phí giải quyết “tắc nghẽn cầu cảng”…

Hội thảo chuyên đề "Làm thế nào hợp tác thành công với các công ty Nhật Bản"

Ngày 17/07/2008, đại diện Hiệp hội Cao su Việt Nam đã tham dự buổi hội thảo

chuyên đề "Làm thế nào hợp tác thành công với các công ty Nhật Bản" do VCCI tổ

chức tại TP. Hồ Chí Minh.

Ông Kenji Yoshioka, Trưởng đại diện văn phòng Hội doanh nghiệp Thương

mại Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh (JETRO-HCM), người đã có quá trình công tác 20

năm tại Bộ Công Thương Nhật Bản cho biết như sau:

Từ năm 1988 đến năm 2007, lũy kế kim ngạch được cấp phép của các doanh

nghiệp Nhật Bản đầu tư tại VN là 9.037 triệu USD, hiện Nhật Bản đứng số 1 về kim

ngạch đã thực hiện với 4.988 triệu USD. VN có ưu thế về chính trị xã hội ổn định, vị

trí địa lý hành chính thuận lợi, quan hệ Nhật - Việt thân thiện, có nhiều nét tương đồng

Page 20: Nganh cao su vn thai lan tang cuong hop tac tren nhieu linh vuc

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 31/07/2008, trang 20

về mặt văn hóa giữa hai nước, nguồn lực lao động dồi dào, tỷ lệ tăng trưởng kinh

tế hàng năm từ 7-9%. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề trở ngại đối với các doanh

nghiệp đầu tư tại VN như cơ sở hạ tầng yếu kém; thiếu hoặc chậm thông tin và số liệu

thống kê; chính sách điều hành của Chính phủ chưa đầy đủ, thiếu chỉ đạo nhất quán

trong thực hiện, chưa công khai hóa lộ trình tự do hóa chính sách tài chính và tiền tệ;

giá thuê văn phòng nhà ở tăng đột biến; việc thu mua nguyên vật liệu rất khó; thiếu

tính hợp tác giữa người quản lý trung gian, nhân viên và công nhân; đình công không

đúng pháp luật phát sinh nhiều.

Ông Lê Quốc Duy, Tổng Giám đốc Vietnam Business Platform (VBP) cho rằng

làm ăn với người Nhật hoàn toàn không khó. Hiện nay, có trên 1.000 công ty Nhật Bản

đầu tư trực tiếp tại VN trong khi ở Trung Quốc là khoảng 10.000 công ty. Nhằm giảm

thiểu rủi ro tập trung ở Trung Quốc nên các công ty Nhật định hướng nhắm vào thị

trường VN, do vậy, còn nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp VN hợp tác kinh doanh với

các công ty Nhật. Cần lưu ý người Nhật rất tôn trọng chữ tín, các đối tác VN cần tuân

thủ pháp luật, quy định hợp đồng; chú trọng đến chất lượng, quy trình sản xuất, cải

tiến không ngừng; xây dựng đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp; trong quan hệ hợp tác

cần đưa tất cả các thông tin có liên quan cho dù đến từng chi tiết nhỏ nhất, liên lạc, bàn

bạc, báo cáo kịp thời và phải có tính bảo mật. Ngoài ra, có khả năng trao đổi bằng

tiếng Nhật cũng là một lợi thế khi làm ăn với công ty Nhật.

Hiện nay, có tổng cộng 416 công ty tham gia vào JETRO, trong đó, chiếm đa số

(50%) là ngành sản xuất với 205 công ty.

Các đơn vị có nhu cầu cần tìm hiểu thêm thông tin về JETRO, có thể liên hệ

theo địa chỉ sau: www.jetrohcm.org hoặc www.jetro.go.jp

BẢN TIN Cao Su Việt Nam Giấy phép xuất bản: Số 29 / GP-XBBT (24/5/2005) của Cục Báo chí – Bộ Văn hóa - Thông tin In tại: Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam, 236 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q,3, TP, Hồ Chí Minh Số lượng: 200 bản và trên website: www.vra.com.vn Kỳ hạn xuất bản: Mỗi tháng Chịu trách nhiệm xuất bản: TS, Trần Thị Thúy Hoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam Đóng góp bài viết: Nguyễn Thị Minh Lý, Nguyễn Ngọc Thúy, Nguyễn Bích Vân, Trương Ngọc

Thu, Phan Trần Hồng Vân