Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t

39
BÀI TẬP LỚN MÔN: NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ ĐỀ TÀI: “Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau sạch tại Sa Pa – Lào Cai” Tên Nhóm: 1. Vũ Thị Lan – 531904 – KTNND K53 2. Trần Thị Ngọc Hiếu 552355-ke55d 3. Nguyễn Lê Hường 551415- ktA55

Transcript of Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t

Page 1: Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t

BÀI TẬP LỚN MÔN:

NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ

ĐỀ TÀI:

“Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau sạch tại

Sa Pa – Lào Cai”

Tên Nhóm:

1. Vũ Thị Lan – 531904 – KTNND K53

2. Trần Thị Ngọc Hiếu 552355-ke55d

3. Nguyễn Lê Hường 551415- ktA55

4. Lương Bích Ngọc 551434 - kt A55

5. Nguyễn Thị Niềm 552396 ke55d

Page 2: Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t

I.PHẦN MỞ ĐẦU

Nước ta vốn là một nước sản xuất nông nghiệp. Với ngành sản xuất nông nghiệp nói

chung và sản xuất rau nói riêng chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống của người nông

dân và trong nền kinh tế. Nó là một ngành cung cấp thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn

hàng ngày của con người. Cùng với các loại thức ăn từ động vật , rau cung cấp chất cần thiết

cho sự tồn tại và phát triển của con người. Rau cung cấp các chất dinh dưỡng như vitamin,

axitamin,các chất đạm, chất khoáng….là những chất dinh dưỡng và không thể thay thế

được.Về mặt kinh tế rau có vai trò đáng kể, một số loại rau được coi là cây lương thực và có

thể bổ sung vào nguồn lương thực khi cần thiết. Bên cạnh đó, rau xanh còn là mặt hàng có giá

trị xuất khẩu cao, là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.Khi đời sống người dân được nâng

cao thì nhu cầu về thực phẩm nói chung không những đa dang, có màu sắc và mùi vị đặc

trưng mà còn quan tâm đến chất lượng bên trong. Riêng về rau không chỉ phải tươi, non, hấp

dẫn mà còn phải an toàn(sạch). Để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người dân. Rau không

sạch nghĩa là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật các hóa chất bất lợi trong rau đã vượt ngưỡng

cho phép gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng.

Lào Cai là một trong những khu vực sản xuất rau an toàn nổi tiếng ở phía Bắc nước

ta.Có nhiều khu vực sản xuất rau xung quanh thành phố Lạng Sơn, vùng sản xuất rau lớn nhất

với diện tích 284ha(2004). Sa Pa là nơi có diện tích lớn thứ 3 với 494ha mặc dù diện tích này

đã tăng kể từ năm 2001.Hiện tại Lào Cai có rất nhiều rau màu được đưa vào sản xuất từ rau ăn

lá đến rau củ quả với nhiều chủng loại. Hầu hết đất trồng ở Sa Pa đều xa khu công nghiệp xa

nguồn nước thải … Đó là những điều kiện cần đảm bảo cho việc sản xuất rau an toàn. Sử

dụng phân bón hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu mà nông dân đặc biệt

chú trọng. Theo các hộ trồng rau lâu năm cho biết, dù phân hữu cơ hay phân hóa học đều cần

phải sử dụng đúng liều lượng nếu không sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Hi vọng

Page 3: Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t

trong tương lai gần , công nghệ sản xuất rau quả sạch được chú trọng phát triển để góp phần

bảo về sức khỏe người tiêu dùng, tăng cường an toàn xã hội.

II.PHẦN NỘI DUNG

1.Rau sạch và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau

1.1 Rau an toàn và rau sạch

1.1.1 Khái niệm rau sạch

Rau sạch là loại rau được sản xuất theo quy trình kỹ thuật bảo đảm được những tiêu

chuẩn sau: hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc

kích thích… nhằm giảm tối đa lượng độc tố tồn đọng trong rau như: nitrat,thuốc trừ sâu, kim

loại nặng và vi sinh vật gây bệnh.

1.1.2 Khái niệm rau an toàn

Rau an toàn là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được canh tác trên các diện

tích đất có thành phần hóa thổ nhưỡng được kiểm soát(nhất là kiểm soát hàm lượng kim loại

nặng và các chất độc hại có nguồn gốc từ phân bón, từ các chất bảo vệ thực vật và các chất

thải sinh hoạt còn tồn tại trong đất đai), được sản xuất theo những quy trình kỹ thuật nhất

định( đặc biệt là quy trình sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và tưới nước), nhờ vậy rau đảm bảo

các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan quản lý nhà nước đặt ra.

Gọi là rau an toàn, vì trong quá trình sản xuất rau, người ta thường sử dụng phân bón

nguồn gốc vô cơ và chất bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép. Trong rau an toàn còn tồn

tại dư lượng nhất định các chất độc hại, nhưng không đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe của

người tiêu dùng.

Trong đời sống hàng ngày, rau an toàn thường được gọi là rau sạch. Để phân biệt một

cách chính xác hơn, khái niệm rau sạch nên sử dụng để chỉ các loại rau được sản xuất theo các

quy trình canh tác sạch và đặc biệt , như rau thuỷ canh, rau hữu cơ…mức độ đảm bảo các tiêu

Page 4: Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t

chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của rau sạch(Rau an toàn) cao hơn nhiều so với rau thông

thường. Sản lượng rau sạch được sản xuất ở nước ta hiện nay là không đáng kể(phần lớn giới

hạn trong các phạm vi nghiên cứu của các dự án khoa học). Rau an toàn Việt nam được nói tới

chủ yếu để phân biệt với rau canh tác kỹ thuật thông thường khó kiểm soát trên góc độ vệ sinh

an toàn thực phẩm. Do nhiều nguyên nhân vấn đề rau an toàn ở Việt Nam thực tế mới bắt đầu

được đề cập mạnh mẽ trong những năm 90 của thế kỷ XX. Nhờ sự quan tâm mạnh mẽ của các

cấp chính quyền , các cơ quan chuyên môn, các tổ chức nghiên cứu khoa học và chuyển giao

công nghệ, sự hưởng ứng của người dân, ngành sản xuất rau an toàn đã hình thành và bắt đầu

phát triển.

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng

Quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng được tiến hành trên

một phạm vi không gian rộng lớn, trong một khoảng thời gian dài. Do vậy, nó chịu ảnh hưởng

của rất nhiều yếu tố và được chia thành các nhóm sau:

1.2.1 Nhóm yếu tố tự nhiên:

Do đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật và hoạt động trên một phạm vi

không gian rộng lớn nên nó chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện khí hậu thời tiết như: nhiệt

độ, ánh sáng, độ ẩm… hơn nữa rau là loại cây trồng rất mẫn cảm với điều kiện khí hậu thời

tiết. Nếu điều kiện khí hậu thuận lợi cho cây trồng phát triển sẽ làm tăng năng suất và chất

lượng sản phẩm và ngược lại. Trong trường hợp nhiệt độ lên tới 300c thì hầu hết hiệu suất

quang hợp của các loại rau sẽ bị giảm hay ở nhiệt độ 00C thì một số loại rau sẽ bị chết. Ngoài

ra đất đai trong sản xuất nông nghiệp cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, là nguồn cung cấp

chất dinh dưỡng chủ yếu phục vụ cho hoạt động trao đổi chất , hoạt động sinh lý và sinh hóa.

Chính vì vậy mà chất lượng đất khác nhau sẽ cho năng suất và chất lượng sản phẩm khác

nhau. Dựa vào đặc điểm này, trong quá trình sản xuất người nông dân phải chú ý đến việc bố

trí công thức luân canh và xác định cơ cấu cây trồng hợp lý với vùng đất ở địa phương.

1.2.2. Nhóm yếu tố xã hội

Đây là nhóm yếu tố hết sức phức tạp vì nó liên quan đến nhân tố con người, được thể

hiện ở những điểm sau:

Page 5: Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t

-Lao động:dù trong điều kiện khoa học kỹ thuật tiến bộ, sản xuất nông nghiệp được tiến

hành các máy móc cơ giới và tự động thì quá trính sản xuất cũng phải được tiến hành bằng sức

lao động của con người. Nhưng vấn đề đặt ra là phải xác định cơ cấu lao đông, trình độ lao

động phù hợp với từng lĩnh vực sản xuất mới đem lại hiệu quả cao.

- Tập quán canh tác: mỗi một quốc gia, mỗi vùng hay một địa phương đều có một phương

thức hay tập quán sản xuất riêng. Tập quán đó sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình áp dụng khoa

học kỹ thuật tiên tiến. Nếu tập quán mà sản xuất lạc hậu sẽ hạn chế đầu tư và phát triển tiến bộ

kỹ thuật vào sản xuất và ngược lại. Vì vậy công tác khuyến nông được xem là biện pháp rất

quan trọng để xóa dần những quan niệm cổ hủ về sản xuât, xóa bỏ những hình thức canh tác

lạc hậu.

1.2.3. Yếu tố về chính sách kinh tế xã hội

Như chúng ta đã biết mọi kế hoạch, quy hoạch sản xuất đều phải dựa vào đường lối

chính sách của Đảng, nhà nước. Vì vậy mọi hoạt động sản xuất phải phù hợp với định hướng

của đất nước mới có tính khả thi.

1.2.4. Nhóm yếu tố kinh tế

Đây là nhóm các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

Bởi mức đầu tư chi phí khác nhau sẽ tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm khác nhau. Bên

cạnh đó, việc đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không chỉ ảnh hưởng tới năng suât, sản

lựơng của sản phẩm ở thời vụ đó mà còn ảnh hưởng lâu dài tới chất lượng sản phẩm ở những

vụ tiếp theo. Vì vậy, vấn đề đầu tư ở mức nào, sử dụng thuốc sâu tới đâu không chỉ liên quan

tới hiệu quả kinh tế mà còn liên quan đến hiệu quả xã hội, môi trường

1.2.5. Yếu tố tiêu thụ

Rau sạch hay còn gọi là rau an toàn được các hộ nông dân sản kỹ xuất ra với một quy

trình kỹ thuật do trung tâm khuyến nông phổ biến cho nên chi phí để trồng cho một cây rau

sạch sẽ cao hơn so với cây rau thường. Do vậy giá bán của rau sạch cao hơn cho nên thị

trường tiêu thụ của rau sạch vẫn còn hạn chế.

1.2.6. Yếu tố kỹ thuật

Page 6: Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t

Cùng với đất đai, lao động, vốn, công nghệ trong nông nghiệp cũng là nguồn lực quan

trọng ảnh hưởng tới sự phát triển sản xuất trong nông nghiệp bởi những lý do sau:

Thứ nhất: nó giúp cho quá trình sản xuất được diễn ra có hiệu quả

Thứ hai: nó hướng làm tăng năng suất sản phẩm trong điều kiện nguồn lực ngày càng

khan hiếm.

Thứ ba: Công nghệ làm cho đầu vào trong nông nghiệp ngày càng đa dạng hơn

Thứ tư: công nghệ làm cho thu nhập của người sản xuất ngày càng cao hơn

Như vậy, sản xuât nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng bị tác động bởi nhiều

yếu tố. Nhưng chúng ta phải xem xét yếu tố nào cần phải khắc phục ngay để có biện pháp giải

quyết cho phù hợp, kịp thời, khoa học.

2. Tổng quát tình hình sản xuất và tiêu thụ rau sạch

2.1. Tình hình sản xuất rau

Sản xuất rau an toàn có vai trò quan trong đối với đời sống xã hội nhằm tạo ra sản

phẩm sạch đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Thực tế việc kinh doanh rau sạch ở nước ta đang

gặp nhiều vướng mắc và sản xuất rau an toàn đang trở thành vấn đề nóng hiện nay. Đứng

trước thực trạng đó Lào Cai đã đưa ra kế hoạch sản xuất dự kiến như sau:

Tháng 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12Rau Kg kg kg kg kg kg kg kg kg kg kgĐậu đũa 310 2475 2815 2025 775 400Cà 380 2130 5300 5940 3475 1000Ngọn bí 240 3640 2920 12090 9170 2760 200 130 140 120Cải xoăn 50 50 15 20 2265 13190 15110 8920 3050 300Mùng tơi 135 710 1295 1455 685 525Rau ngót 35 390 670 765 705 275 190 100 20 50Đỗ trắng 830 430 100 100 970 3230 4860Su su 2025 2055 1750 1020Rau rền 90 200 105 20Rau mùi 130 100 50 460 940Dưa chuột 100 200 60Cần tây 10 50Dưa gang 145 300 370 40Đỗ dài 300 290 315 300 315 165Ngọn su su 520 740 620 470 100

Page 7: Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t

Đỗ 1170 1140 420 100 820 2330 2705Đậu Hà Lan 120 200 250 170 30 30 30 30 150 320 480Khoai môn 200 200Quả dưa 50 70 360 200Su hào 70 100Bí đỏ 100 150 100 70 70 702.2. Tình hình tiêu thụ rau

Do sản xuất rau sạch nên có thể bán với giá cao hơn rau bình thường khoảng 20% -

30%. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều hộ trồng rau bán riêng lẻ. Do đó giá cả không ổn định

và có tình trạng thừa rau không bán hết.

3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1. Thời tiết khí hậu

Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa bị chia phối bởi

yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và

không gian. Đột biến về nhiệt độ thường xuất hiện ở dạng nhiệt độ trong ngày lên cao hoặc

xuống thấp quá (vùng Sa Pa có nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 00C và có tuyết rơi).

Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô

bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng cao từ 150C - 200C

(riêng Sa Pa từ 140C - 160C và không có tháng nào lên quá 200C), lượng mưa trung bình từ

1.800 mm - 2.000 mm. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng thấp từ  230C - 290C, lượng mưa trung

bình từ 1.400 mm - 1.700 mm.

Sương: Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi ở mức độ rất dày.

Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và các thung lũng kín gió còn xuất hiện sương

muối, mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày.

Đặc điểm khí hậu Lào Cai rất thích hợp với các loại cây ôn đới, vì vậy Lào Cai có lợi

thế phát triển các đặc sản xứ lạnh mà các vùng khác không có được như: hoa, quả, thảo dược

và cá nước lạnh.

3.1.2. Vị trí địa lý

Page 8: Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc

của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Tỉnh Lào Cai

được tái lập tháng 10/1991 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Từ ngày 01/01/2004

(sau khi tách huyện Than Uyên sang tỉnh Lai Châu) diện tích tự nhiên: 6.383,88 km2 (chiếm

2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước).

Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai

Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 203 km đường biên giới.

3.1.3.Địa hình

Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Hai dãy

núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm

về phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng

về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt

tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau.

Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300 m -

1.000 m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy

Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143 m so với mặt nước biển, Tả Giàng Phình: 3.090 m.

Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Cam Đường - Bảo

Thắng - Bảo Yên và phần phía đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn (điểm thấp

nhất là 80 m thuộc địa phận huyện Bảo Thắng), địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi

thoải, thung lũng ruộng nước ruộng, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp hoặc

xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng.

3.2. Tài nguyên thiên nhiên

3.2.1. Tài nguyên đất

Có 10 nhóm đất chính, được chia làm 30 loại đất. 10 nhóm đất là: đất phù sa, đất lầy,

đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất mùn alit trên núi, đất mùn thô trên núi, đất đỏ vàng

bị biến đổi do trồng lúa, đất sói mòn mạnh trơ sỏi đá và đất dốc tụ. Xin giới thiệu một số nhóm

đất đang được sử dụng thiết thực:

Page 9: Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t

- Nhóm đất phù sa: diện tích nhỏ, chiếm 1,47% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu dọc

sông Hồng và sông Chảy, có độ phì tự nhiên khá cao, thích hợp đối với các loại cây lương

thực, cây công nghiệp.

- Nhóm đất đỏ vàng: thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng hoặc vàng đỏ rực rỡ. Hình

thành và phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh ở độ cao 900 m trở xuống, diện tích chiếm

trên 40% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này có độ phì nhiêu khá cao, thích hợp với cây công

nghiệp dài ngày, cây hàng năm.

- Nhóm đất mùn vàng đỏ: chiếm trên 30% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung tại các

huyện Sa Pa, Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát, Văn Bàn. Nhóm đất này thích hợp trồng các

loại cây dược liệu quý, cây ăn quả và nhiều loại rau ôn đới quan trọng của tỉnh. Đồng

thời, nhóm đất này có thảm thực vật rừng phong phú, đa dạng bậc nhất của tỉnh.

- Nhóm đất mùn alit trên núi: chiếm 11,42% diện tích tự nhiên, tập trung ở huyện Sa Pa,

Văn Bàn... có thảm rừng đầu nguồn khá tốt, thích hợp với một số loại cây trúc cần câu, đỗ

quyên, trúc lùn, rừng hỗn giao.

- Nhóm đất đỏ vàng bị biến đổi màu do trồng lúa: đây là các loại đất feralitic hoặc mùn

feralitic ở các sườn và chân sườn ít dốc được con người bỏ nhiều công sức tạo thành các ruộng

bậc thang để trồng trọt hoa màu. Diện tích chiếm khoảng 2% diện tích tự nhiên phân bố rải rác

ở các huyện tạo nên những cảnh quan ruộng bậc thang rất đẹp mà tiêu biểu là hai huyện Bắc

Hà và Sa Pa.

3.2.2. Tài nguyên nước

Lào Cai có hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với hai

con sông lớn chảy qua là sông Hồng (130 km chiều dài chảy qua tỉnh) và sông Chảy bắt nguồn

từ Vân Nam (Trung Quốc) có chiều dài đoạn chảy qua tỉnh là 124 km. Ngoài hai con sông lớn,

trên địa bàn tỉnh còn có hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ (trong đó có 107 sông, suối dài từ 10

km trở lên). Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển các công trình thuỷ điện vừa và

nhỏ.

Bên cạnh đó, nguồn nước nguồn ước tính có trữ lượng xấp xỉ 30 triệu m3, trữ lượng

động khoảng 4.448 triệu m3 với chất lượng khá tốt, ít bị nhiễm vi khuẩn.

Page 10: Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t

Theo các tài liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh có bốn nguồn nước khoáng, nước nóng có

nhiệt độ khoảng 400C và nguồn nước siêu nhạt ở huyện Sa Pa, hiện chưa được khai thác, sử

dụng

3.2.3. Tài nguyên rừng

- Rừng: 307.573 ha, trong đó có 249.434 ha rừng tự nhiên và 58.139 ha rừng trồng.

- Thực vật rừng: rất phong phú cả về số lượng loài và tính điển hình của thực vật.

Riêng tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sơn đã phát hiện được 847 loài thực vật thuộc

164 họ, 5 ngành, trong đó có nhiều loại quý hiếm như: Lát Hoa, Thiết Sam, Đinh, Nghiến,...

- Động vật rừng: theo các tài liệu nghiên cứu, Lào Cai có 442 loài chim, thú, bò sát,

ếch nhái. Trong đó thú có 84 loài thuộc 28 họ, 9 bộ; chim có 251 loài thuộc 41 họ, 14 bộ; bò

sát có 73 loài thuộc 12 họ,...

3.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Tới nay đã phát hiện được 150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khoáng sản, trong đó có

một số mỏ khoáng sản đã được thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng thuộc loại quy mô lớn

nhất nước và khu vực như: mỏ A Pa Tit Cam Đường với trữ lượng 2,5 tỷ tấn, mỏ sắt Quý Sa

trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ lượng 53 triệu tấn, mỏ Molipden Ô Quy Hồ

trữ lượng 15,4 nghìn tấn.

Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng là cơ sở để ngành công nghiệp

khai thác và chế biến khoáng sản khẳng định là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh.

3.2.5. Tài nguyên nhân văn

Với hơn 20 nhóm dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh đất phong phú về

bản sắc văn hoá, về truyền thống lịch sử, di sản văn hoá,... Theo kết quả điều tra, hiện dân tộc

Thái còn lưu trữ hơn 100 bộ sách bằng chữ Pali ra đời từ thế kỉ XIII; dân tộc Tày, Dao, Giáy

có hàng nghìn bản sách cổ bằng chữ Nôm. Đặc biệt tại huyện Sa Pa có bãi đá cổ được chạm

khắc hoa văn thể hiện các hình tượng, bản đồ, chữ ký, ký hiệu... Hơn nữa, những biến động

trong lịch sử đã để lại cho Lào Cai nhiều di tích nổi tiếng như đền Bảo Hà, đền Thượng, kiến

trúc nhà Hoàng A Tưởng,... Không chỉ nhiều di sản vật thể và phi vật thể được phát hiện, bảo

tồn mà một kho tàng văn học dân gian đồ sộ đến nay vẫn chưa được khám phá hết.

4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Page 11: Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t

4.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Các hộ nông dân trồng rau sạch ở Sa Pa – Lào Cai

Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Sa Pa – Lào Cai

- Thời gian: Vụ xuân năm 2009 ( Từ tháng 1/2009 đến đầu tháng 6/2009 )- khi thời tiết

mưa phùn ẩm ướt rất phù hợp cho các loại rau màu sinh trưởng phát triển tốt.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Đối với thông tin thứ cấp:

Nguồn thông tin thứ cấp chúng tôi tiến hành thu thập là những thông tin, số liệu đã

được công bố. Cụ thể là:

Thông tin Nguồn thu thập được

-Các số liệu về diện tích đất đai, dân số, lao

động

-Ban địa chính của xã

-Các số liệu về năng suất, sản lượng… -Ban thống kê xã

-Cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu, các số

liệu và dẫn chứng cụ thể về sản xuất rau an

toàn tại Sa Pa

-Sách, báo, các website, các công trình

nghiên cứu khoa học

-Phỏng vấn người nông dân và các lãnh

đạo của xã

Đối với thông tin sơ cấp:

- Chọn mẫu nghiên cứu:

Để có thể tiến hành thuận lợi trong việc tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã chọn ra 50

hộ ở Sa Pa, đây là một số hộ trồng rau sạch điển hình của địa phương. Căn cứ vào đó chúng tôi

đánh giá và tìm hiểu về hiệu quả sản xuất rau sạch của Sa Pa

- Thiết kê bảng câu hỏi:

Page 12: Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t

Chúng tôi thiết kế bảng câu hỏi nhằm điều tra về tình hình sản xuất và tiêu thụ rau của

các hộ nông dân.

BẢNG CÂU HỎI

STT Nội dung câu hỏi

1 Diện tích trồng rau vụ xuân năm 2009 là bao nhiêu? Tăng hay giảm so với năm

trước ?

2 Năng suất đạt được là bao nhiêu? Tăng hay giảm so với kế hoạch?

3 Trông những loại rau gì?

4 Lấy nguồn giống trồng rau ở đâu?

5 Thời vụ trồng rau như thế nào?

6 Cách chăm sóc(tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh…)cho rau như thế nào để

sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh.

7 Kênh tiêu thụ rau chủ yếu là gi?

(bán buôn cho các cửa hàng rau sạch, siêu thị, bán lẻ ở chợ…)

8 Giá bán của rau sạch các loại vào vụ xuân năm nay? So với các vụ khác có thay đổi

nhiều không?

9 Doanh thu, chi phí, và lãi thu được từ sau vụ xuân 2010?

10 Những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất và tiêu thụ rau?

- Phỏng vấn nông dân

Chúng tôi tiến hành sử dụng bảng câu hỏi đã lập và trực tiếp phỏng vấn nông dân trồng

rau, qua đó cũng nói chuyện thêm để thu thập thông tin ngoài bảng hỏi như những nguyện

vọng của họ về sản xuất rau , những khó khăn mà họ đang gặp phải

Page 13: Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t

- Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo, những người có chuyên môn:

Chúng tôi thu thập được các thông tin, các kế hoạch, dự kiến sắp tới của xã cũng như

của những người có chuyên môn, có chức năng sẽ làm gì để giúp nông dân trồng rau nâng cao

kiến thức, kĩ năng đồng thời giải quyết các khó khăn còn tồn tại của họ.

4.2.2.Bảng điều tra thống kê

Bảng 1: Tình hình cơ bản hộ điều tra

Diễn giải ĐVT BQ chung

1.Tổng số hộ điều tra Hộ 50

2.Tuổi bình quân chủ hộ Năm 49

3.Trình độ văn hóa

- Cấp I Người 5

- Cấp II Người 20

- Cấp III Người 15

- Trung cấp Người 0

- Cao đẳng Người 7

- Đại học Người 3

4.BQ nhân khẩu/hộ Khẩu 5

5.Số lao động BQ/hộ Lao động 4

Bảng 2: Giá bán một số loại rau của các hộ năm 2009

Loại rau ĐVT Rau sạch

( 1 )

Rau thường

( 2 )

So sánh

(1) - (2)

1. Cải bắp Ng.đ/kg 12.000 8.000 4.000

2. Su hào Ng.đ/củ 5.000 2.000 3.000

3. Su su Ng.đ/kg 6000 2.500 3.500

Page 14: Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t

4. Ngọn bí Ng.đ/bó 6.250 3.500 2.750

5. Đỗ dài Ng.đ/kg 6.000 3.600 2.400

6. Dưa chuột Ng.đ/kg 7.000 3.000 4.000

7. Cần tây Ng.đ/kg 12.000 5.000 7.000

8. Mùi tàu Ng.đ/kg 12.600 5.400 7.200

9. Bí đỏ Ng.đ/kg 8.000 4.000 4.000

Bảng 3: Chi phí sản xuất rau thông thường

Sản

phẩm

Diện

tích

(m2)

Vụ/tháng Sản

lượng

Kg

Chi Phí Chi phí/kg

VNDGiống Phân

bón

Thuốc

trừ sâu

Tổng

Cải

xoăn

360 2,6 1.714 40,5 164 110 314,5 183,4

Su su 360 4,7 2.500 183 200 383 153

Ngọn bí 360 3 1.000 60 267 327 327

Bảng 4: Chi phí sản xuất ra sạch(rau an toàn)

Sản

phẩm

Diện

tích

(m2)

Vụ/tháng Năng

suất

Kg

Chi phí Chi phí/kg

VNDGiống Phân

bón

Thuốc

trừ sâu

Tổng

Cải

xoăn

360 2,2 1.333 50 183 108 342 292

Su su 360 5 1.500 134 92 226 159

Ngọn bí 360 4 1.100 92,5 287,5 380 342,5

Bảng 5: So sánh về chi phí sản xuất rau an toàn và rau thông thường

Sản phẩm Sản xuất thông thường Sản xuất an toàn Chênh lệch

Page 15: Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t

(VND/kg) (VND/kg) %

Cải xoăn 183,4 292 37

Su su 153 159 3,7

Ngọn bí 327 342,5 4,5

5. Đánh giá tình hình sản xuất rau

5.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất rau

5.1.1. Điều kiện tự nhiên

Trong bất kỳ ngành sản xuất kinh doanh nào, để đạt được hiệu quả kinh tế cao, đòi hỏi

chúng ta phải biết phân tích, xem xét yếu tố nào là yếu tố tác động trực tiếp, gián tiếp đến quá

trình sản xuất kinh doanh. Trong nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng của nước ta

phần lớn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên ( như: khí hậu, thời tiết,đất đai…) và sản xuất mang

tính thời vụ, do vậy trong quá trình sinh trưởng và phát triển chịu tác động lớn của các điều

kiện ngoại cảnh, cho nên trong quá trình sản xuất ta phải nắm được quy luật của tự nhiên và

quy luật sinh học của cây trồng, có như vậy thì mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chính những

yếu tố này là một trong những cơ sở quan trọng để ta bố trí cây trồng sao cho hợp lý với những

thời vụ, để tránh được những rủi ro trong sản xuất.

5.1.2. Yếu tố con người

Con người là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế xã hội, do đó trong sản xuất rau nói

chung và rau sạch nói riêng đòi hỏi mỗi người dân phải có trình độ nhận thức chính sách nhất

định để nắm bắt các thông tin, áp dụng những tiến bbộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây

dựng cơ bản cây trồng ( lựa chọn cây nào là tối ưu nhất ), có như vậy mới đem lại giá trị kinh

tế cao.

Qua điều tra cho thấy, trong 50 hộ sản xuất rau sạch thì đã và đang áp dụng các quy

trình sản xuất có sẵn do trung tâm khuyến nông của huyện hướng dẫn và chỉ đạo, tuyên truyền

Page 16: Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t

kỹ thuật. Mặt khác, trung tâm khuyến nông của huyện thường mở các lớp huấn luyện kỹ thuật

IPM cho người nông dân nhằm mục đích hướng dẫn cho người nông dân kỹ thuật trồng rau an

toàn phù hợp với tiêu chuẩn đặt ra.

5.1.3. Việc sử dụng các yếu tố đầu vào

Qua điều tra tại các hộ sản xuất cho thấy: việc sử dụng các yếu tố đầu vào như: lân,

đạm, kali, phân vi sinh do sản xuất theo quy trình để đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn rau sạch

cho nên việc sử dụng các đầu vào này cũng theo một tỷ lệ nhất định

Qua đây cho thấy: để đạt được năng suất, chất lượng rau đạt tiêu chuẩn thì điều quan

trọng nhất là phải biết sử dụng, kết hợp các yếu tố đầu vào cho phù hợp với từng cây trồng,

từng thời vụ, có như vậy mới đạt được kết quả sản xuất cao.

5.2. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất rau của các hộ

5.2.1. Thuận lợi

Vị trí địa lý địa hình

Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Hai dãy

núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm

về phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng

về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt

tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau.

Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300 m -

1.000 m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy

Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143 m so với mặt nước biển, Tả Giàng Phình: 3.090 m.

Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Cam Đường - Bảo

Thắng - Bảo Yên và phần phía đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn (điểm thấp

nhất là 80 m thuộc địa phận huyện Bảo Thắng), địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi

thoải, thung lũng ruộng nước ruộng, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp hoặc

xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng.

Khí hậu

Page 17: Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t

Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa: mùa mưa

bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ

trung bình nằm ở vùng cao từ 150C - 200C (riêng Sa Pa từ 140C - 160C và không có tháng nào

lên quá 200C), lượng mưa trung bình từ 1.800 mm - 2.000 mm. Nhiệt độ trung bình nằm ở

vùng thấp từ  230C - 290C, lượng mưa trung bình từ 1.400 mm - 1.700 mm. Đặc điểm khí hậu

Lào Cai rất thích hợp với các loại cây ôn đới, vì vậy Lào Cai có lợi thế phát triển các đặc sản

xứ lạnh mà các vùng khác không có được như: hoa, quả, thảo dược và cá nước lạnh.

Về dịch vụ vật tư nông nghiệp

Các chủ hộ cho rằng vấn đề dịch vụ vật tư nông nghiệp như: đạm, lân, kali…hiện nay

không còn là bức xúc , nghiêm trọng nữa, được cung cấp nhanh chóng, kịp thời khi cần

Về kinh nghiệm sản xuất

Hầu hết các hộ quyết định trồng cấy cây gì là bằng chính kinh nghiệm sẵn có từ lâu,

như vậy sẽ tiết kiệm được đầu vào trong sản xuất. Các hộ cho rằng việc sử dụng đầu vào như

đạm, lân, kali…thuốc BVTV vào lúc nào là hợp lý nhất đó chính là nhờ việc quan sát, theo dõi

mà việc này đòi hỏi ta phải theo dõi từ những lần sản xuất trước

5.2.2. Khó khăn

Khí hậu

Do nằm sâu trong lục địa bị chia phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời

tiết có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian. Đột biến về nhiệt độ thường xuất

hiện ở dạng nhiệt độ trong ngày lên cao hoặc xuống thấp quá (vùng Sa Pa có nhiều ngày nhiệt

độ xuống dưới 00C và có tuyết rơi). Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi

ở mức độ rất dày. Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và các thung lũng kín gió còn

xuất hiện sương muối, mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày.

Thị trường tiêu thụ

Các hộ sản xuất rau sạch đa số bán sản phẩm của mình cho các nhà hàng, người bán

buôn, bán lẻ, HTX tiêu thụ nhưng do số lượng rau sản xuất ra quá nhiều không thể tiêu thụ hết

nên nhiều khi rau không bán hết các hộ phải đổ đi hoặc bị ép giá, lượng vốn thu vào không đủ

để bù đắp được công lao động bỏ ra.

Page 18: Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t

Trong các hộ điều tra chỉ có số ít hộ là bán trực tiếp rau cho các cửa hàng, đai lý, cho

nên thu thập của hộ này thường cao hơn so với các hộ còn lại. Tuy nhiên con số này là quá

nhỏ so với toàn xã.

Về lao động

Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng mang tính chất thời vụ. Do

vậy vào chính vụ các hộ thiếu rất nhiều lao động.

Về vốn

Trong hầu hết các hộ thì chỉ có vài hộ là có diện tích nhà lưới, các hộ này cho biết việc

xây dựng nhà lưới là rất tốn kém, phải có sự giúp đỡ của huyện, xã, cung cấp cho một phần

kinh phí thì mới có được hệ thống nhà lưới như ngày hôm nay. Do không đủ vốn để sản xuất

cho nên việc sử dụng các đầu vào theo quy trình ở các hộ vẫn còn nhiều hạn chế.

6. Một số hướng giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất rau

6.1. Quy mô, tổ chức sản xuất.

UBND huyện Sa Pa đảm nhiệm việc tổ chức vùng và chỉ đạo các ngành chức năng

hướng dẫn bà con nông dân sản xuất rau an toàn theo kế hoạch về số lượng, chủng loại, chất

lượng và tiến độ. Hai công ty Hapro và Hasa Invest Group có trách nhiệm bao tiêu toàn bộ sản

phẩm rau sạch để cung cấp cho hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ của mình tại thị trường Hà

Nội. Theo đánh giá của UBND huyện Sa Pa, chương trình liên kết "4 nhà" này là một phần

của Dự án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của tỉnh Lào Cai nhằm đổi mới tư duy, nâng cao

trình độ và những hiểu biết cần thiết về sản xuất rau an toàn cho người dân, đặc biệt là bà con

các dân tộc thiểu số để hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp sạch và bền vững.

Ba vùng chuyên canh truyền thống rau lớn được chọn triển khai dự án là Sa Pa, Bắc Hà

và TP. Lào Cai, với gần 1.500 hộ gia đình của gần 20 xã tham gia. Chủ yếu vẫn sử dụng các

loại rau mà nông dân vẫn quen trồng như dưa chuột, cà chua, súp lơ, su hào, cải bắp, su su,

đậu đũa…, đặc biệt là các loại rau chất lượng cao mà các tỉnh vùng đồng bằng không sản xuất

được trong mùa hè.

Page 19: Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t

6.2. Các giải pháp về kỹ thuật

Ngoài sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng, dự án cũng tiến hành triển khai xây dựng

hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, trong đó có việc xây dựng mạng lưới quản lý chất

lượng rau, kiểm tra dư lượng thuốc BVTV, trang bị một số thiết bị đóng gói sản phẩm cho các

tổ chức, cá nhân sản xuất tiêu thụ rau an toàn cũng như tiến tới xây dựng hệ thống bảo quản,

tiêu thụ rau. Tất cả các sản phẩm rau sạch cung cấp cho người tiêu dùng được gieo trồng theo

qui trình SX rau an toàn do Bộ NN - PTNT ban hành và được đóng gói tại Sa Pa theo các tiêu

chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, Sa Pa còn có nhiều loại rau bản địa thuộc hàng đặc

sản, được nhiều người ưa thích và có tính cạnh tranh như: rau cải làn, cải chíp, cải mèo, cải

xoong, cải ngọt, su hào Sa Pa, cải bắp Bắc Hà, đậu Hà Lan bao tử, ngọn su su Sa Pa, ngồng tỏi

Tà Phìn v.v…

Đồng thời, huyện cũng thường xuyên mở các lớp tập huấn các quy trình kỹ thuật. Cán

bộ cơ sở KHCN và MT phải thường xuyên thăm đồng, kiểm tra để đảm bảo chất lượng sản

phẩm.

6.3. Giải pháp về thuỷ lợi

Trong điều kiện như hiện nay để khắc phục tình trạng úng lụt, hạn hán thì xã phải kết

hợp với hộ nông dân xây dựng mở rộng hệ thống kênh mương và giếng khoan. Khi mở rộng

thêm giếng khoan thì chi phí cho một sào rau sẽ lớn hơn tiền thuỷ lợi phí nhưng nó có ưu

điểm là tính kịp thời của nước tưới là kịp thời của nước tưới cây trồng.

6.4. Biện pháp về bảo vệ thực vật

Sâu bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng cây rau để ổn định và tăng

năng suất, chất lượng cây rau thì vấn đề sâu bệnh phải được quan tâm đặc biệt. Một số biện

pháp để hạn chế mức độ ảnh hưởng của sâu bệnh chủ yếu hiện nay là phòng trừ tổng hợp

(IPM), hoá học, sinh học. Ngoài ra còn dùng biện pháp xen canh gối vụ các loại cây trồng

trước không ảnh hưởng đến cây trồng khác trong cùng một thời gian sinh trưởng và phát triển.

Page 20: Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t

Do vậy theo chúng tôi muốn nâng cao hiệu quả kinh tế của cây rau cũng như hiệu

quả trong công tác phòng trừ sâu bệnh ở các hộ thì:

- Xã phải kết hợp với trung tâm khuyến nông, tăng cường công tác dự tính, dự báo sâu

bệnh hại, đưa cán bộ làm công tác bảo vệ thực vật xuống tận ruộng, để từ đó các biện pháp

phòng trừ thích hợp nhất.

- Trước khi gieo trồng bất cứ cây gì thì các hộ phải làm đất, xử lý kỹ để tránh mầm bệnh

xâm nhập từ đất.

- Phải sử dụng nguồn nước tưới, phân bón đã xử lý nếu không sẽ là điều kiện cho sâu

bệnh hại phát triển.

- Khuyến khích, có chính sách hỗ trợ các hộ xây dựng hệ thống nhà lưới hoặc tường bao

quanh để cách ly với môi trường bên ngoài và giảm cường độ mưa, giảm tốc độ của gió, ngăn

ngừa nhiều loại sâu bệnh hại, làm giảm tốc độ của nước.

6.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ

Thời gian qua, các sản phẩm rau do các doanh nghiệp sản xuất được xuất khẩu sang

Đài Loan và nội tiêu trong nước (đa số là thị trường tại Hà Nội). Nếu như năm 2007, lượng rau

xuất khẩu đạt 900 tấn, năm 2008 chỉ đạt 700 tấn, thì riêng 6 tháng đầu năm 2009 các doanh

nghiệp đã xuất khẩu được 1.000 tấn, sản lượng còn lại tiêu thụ trong nước. Hàng năm, Phòng

Nông nghiệp và PTNT huyện Sa Pa căn cứ kế hoạch sản xuất của các công ty đăng ký về quy

mô, diện tích, dự kiến sản lượng để xác nhận nguồn gốc nơi sản xuất rau. Chi cục Kiểm dịch

Thực vật vùng VIII ký hợp đồng với các công ty kiểm tra xác nhận những lô sản phẩm rau

được xuất khẩu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Còn những sản phẩm do nông dân sản xuất, tình hình tiêu thụ thời gian qua gặp nhiều

khó khăn, đặc biệt là quả su su. Sản lượng su su rất lớn, nhưng những năm trước, đầu ra bấp

bênh, gây thiệt hại lớn cho nông dân địa phương. Đáng mừng là trong năm 2009, ở Sa Pa đã

có 4 đơn vị đứng ra thu gom mua quả su su cho các hộ và 4 đầu mối ở Hà Nội ký hợp đồng

tiêu thụ. Trong đó, có một HTX đã xây dựng được thương hiệu cho quả su su, thuận lợi hơn

Page 21: Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t

trong việc tiêu thụ. Còn các loại rau khác, các hộ vẫn tự bán trên thị trường Sa Pa và thành phố

Lào Cai.

Các cơ quan nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho người dân về đầu ra của sản phẩm.

Bên cạnh đó cần có sự phối hợp giữa người nông dân với nhà nước, các cơ quan nghiên cứu,

và các nhà khoa học để tạo thành sự liên kết bốn nhà: nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và

nhà kinh doanh.

III: KẾT LUẬN

1. Kết luận

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau sạch nói riêng ngoài mục đích

tìm kiếm lợi nhuận, nâng cao đời sống thu nhập cho người dân thì nó còn có lợi ích về mặt xã

hội rất lớn, tạo công ăn việc làm cho số lao động trong nông thôn, tận dụng được đất đai và

các sản phẩm tiêu thụ của gia đình, góp phần cải tạo mạnh mẽ môi trường sống cho con người.

Qua kết quả nghiên cứu từ thực trạng sản xuất rau tại Sa Pa chúng tôi đưa ra một số kết luận

sau:

Thứ nhất là do điều kiện thời tiết khí hậu ở Sa Pa tương đối khắc nghiệt( nhiệt độ ban

ngày và ban đêm chênh lệch nhau rất lớn) cho nên ta cần bố trí cây trồng(rau sạch) cho hợp lý.

Thứ hai là ta cần có những biện pháp quy hoạch và sử dụng nhà lưới cũng như các điều

kiện sản xuất khác cho hợp lý, đảm bảo cho cây rau sinh trưởng phát triển tốt

Thứ ba là ta cần chú ý đến việc phối hợp giữa các khâu sản xuất – phân phối – tiêu thụ

cho hợp lý hơn nữa vì việc này cũng được quan tâm đến nhưng chưa triệt để.

2. Kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu cho thấy: để việc sản xuất rau đạt hiệu quả cao thì các xã và

cán bộ phải làm tốt các việc sau:

Page 22: Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t

- Về phía xã

+ Tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng rau sạch, tập trung vào các vùng chuyên canh rau

sạch lớn.

+ Lắng nghe ý kiến của người dân để xem xét họ có những khó khăn gi? Đặc biệt là

những búc xúc của người dân như:

Được mua điện tại khu vực sản xuất rau

Giúp đỡ đường giao thông nội đồng

Hệ thống tiêu chưa chủ động và cần xây dựng lai

Tăng cường thêm các nhà khoa học và mở các lớp học thêm huấn luyện cho

người nông dân các kỹ thuật mới

Mở các cuộc thảo luận đầu bờ để biết tình hình, thực trạng

Đội ngũ khuyến nông phải thường xuyên đi thăm đồng để tìm ra các biện

pháp cụ thể phục vụ cho sản xuất

Xem xét để tìm kiếm và mở rộng thêm thị trường tiêu thụ rau sạch cho

người dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Khắc Thi (1996), Kỹ thuật sản xuất rau sạch, NXB Nông nghiệp

2. Nguyễn Văn Thắng, Trần Khắc Thi (1996), Sổ tay người trồng rau, NXB Nông nghiệp.

3. Đỗ Thị Ngà Thanh (1997), Giáo trình thống kê nông nghiệp, NXB Nông nghiệp.

4. Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái (NXB Thống kê).

5. Và một số website:

Page 23: Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t

+ http://www.rausach.com

+http://www.rauhoaquavietnam.vn/default.aspx?ID=7&LangID=1&tabID=5&NewsID=2853

Page 24: Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t

PHIẾU ĐIỀU TRA:

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU SẠCH TẠI SA PA – LÀO CAI

A. Thông tin chủ hộ được phỏng vấn

Họ và tên chủ hộ:…………………………………………………

Tuổi: ……………………………………………………………...

Giới tính: Nam□ Nữ□

Trình độ học vấn: ………………………………………………...

Số nhân khẩu trong hộ: …………………………………………..

Bình quân lao động trong hộ: ……………………………………

○ Trong đó

- Bình quân lao động trong nông nghiệp: ………………….

- Bình quân lao động phi nông nghiệp: ……………………

B. Câu hỏi phỏng vấn

1. Gia đình ông(bà) có trồng rau sạch(rau an toàn) không?

Có □ Không □

2. Nếu có thì loại rau ông(bà) sản xuất là gì?

Gia vị □ Rau, củ, quả □

Ăn lá □ Khác □

3. Cụ thể những loại rau ông(bà) sản xuất:………………………………………………

4. Diện tích trồng rau sạch của gia đình ông(bà) là bao nhiêu? …………………………

5. Nếu trồng rau thường thì diện tích là bao nhiêu? ……………………………………..

6. Gia đình ông(bà) sản xuất rau sạch quanh năm hay theo mùa vụ?

Quanh năm □ Mùa vụ □ Ý kiến khác □

7. Gia đình lấy nguồn giống rau ở đâu và giá cả như thế nào?...........................................

Page 25: Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t

8. Các loại phân bón mà gia đình ông(bà) sử dụng trong quá trình sản xuất rau sạch?

Phân đạm □ Phân lân □ Phân Kali □

Phân hữu cơ □ Phân vi sinh □ Tro bếp □

Phân khác □

9. Mối tiêu thụ rau của gia đình ông(bà) là gì?

Siêu thị □ Chợ □ Bán buôn □

Xuất khẩu □ Hình thức khác □

10. Thời kỳ nào gia đình ông(bà) tiêu thụ rau nhiều nhất? …………………………………

11. So với cùng kỳ năm trước thì lượng rau ông(bà) sản xuất và tiêu thụ như thế nào?

Tăng □ Giảm □ Tương đương □

12. Lượng tiêu thụ rau sạch như thế nào so với rau thông thường?

Nhiều hơn □ Ít hơn □ Tương đương □

13. Ông(bà) định giá rau sạch trên thị trường như thế nào?

Theo thị trường □ Tự định giá □

14. Nếu định giá theo giá thị trường thì ông(bà) tiếp thu từ nguồn thông tin nào?

Internet □ Đài báo □ Tivi □

Chợ □ Người thu mua □ Nguồn khác □

15. Ông(bà) có thường xuyên thu thập thông tin giá cả về tình hình sản xuất và tiêu thụ rau

trên thị trường không?

Có □ Không □

16. Nếu thu thập thông tin thì mức độ như thế nào?

Hàng ngày □ Hàng tháng □ Theo mùa vụ □

17. Gia đình có được sự giúp đỡ trong quá trình sản xuất và tiêu thụ rau không?

Có □ Không □

18. Nếu có thì hình thức giúp đỡ là gì?..................................................................................

19. Những khó khăn trở ngại ông(bà) còn gặp phải trong quá trình sản xuất và tiêu thụ rau

sạch?................................................................................................................................

Page 26: Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t

20. Ý kiến đề xuất, góp ý về việc sản xuất và tiêu thụ rau sạch trên thị trường trong thời

gian sắp tới?.........................................................................................................................

Xin chân thành cảm ơn ông(bà) đã cung cấp thông tin!

Hà Nội, ngày…tháng…năm…

Người điều tra Hộ được điều tra

( Ký và ghi rõ họ tên ) ( Ký và ghi rõ họ tên )