Ngô Mây - Người Anh Hùng Cảm...

23
Ngô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tử Ngô Mây sinh năm 1924, quê ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát. Nhà nghèo, cha mất sớm, năm 1945 Ngô Mây cùng tham gia cướp chính quyền ở huyện lỵ. Tháng 7-1947, Ngô Mây từ biệt mẹ già nhập ngũ. Anh xung phong vào Tiểu đoàn 120, Đại đoàn 305. Ngày 19-12-1946, cuộc kháng chiến thần thánh chống quân xâm lược Pháp của nhân dân cả nước bùng nổ. Ở chiến trường Liên khu 5, các trung đoàn chủ lực của quân đội ta ra đời. Giặc Pháp có vũ khí hiện đại, quân đội ta vũ khí còn thô sơ đòi hỏi phải có ý chí chiến đấu kiên cường, mưu trí dũng cảm và trên hết phải có tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Từ khi về đại đội quyết tử, Ngô Mây xung phong nhận một quả bom. Nhiệm vụ của đại đội Ngô Mây trong trận đánh phục kích địch ngày 24- 10-1947 ở Rộc Dứa – Suối Vối trên đường quốc lộ 19 – mặt trận An Khê (đường từ Quy Nhơn đi Gia Lai) là quyết diệt cho được xe tăng, xe bọc thép của giặc Pháp từ An Khê xuống. Đêm 23/10/1947, đơn vị tập kết tại xóm Ké, làm lễ xuất quân. Ngô Mây cổ quàng khăn đỏ (tất cả các chiến sĩ quyết tử lúc đó, khi xung trận đều quàng khăn đỏ) ôm chặt trái bom, đứng trước cờ nghiêm trang tuyên thệ: “Xin thề, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc”. Khi xe thiết giáp giặc nằm ngay trước mặt, giờ quyết định đã đến. Mây cởi đôi dép (1924 –

Transcript of Ngô Mây - Người Anh Hùng Cảm...

Page 1: Ngô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tửthcs-ptan.phuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he... · Web viewNgô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tử Ngô Mây sinh năm 1924, quê

Ngô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tử

      Ngô Mây sinh năm 1924, quê ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát. Nhà nghèo, cha mất sớm, năm 1945 Ngô Mây cùng tham gia cướp chính quyền ở huyện lỵ. Tháng 7-1947, Ngô Mây từ biệt mẹ già nhập ngũ. Anh xung phong vào Tiểu đoàn 120, Đại đoàn 305. Ngày 19-12-1946, cuộc kháng chiến thần thánh chống quân xâm lược Pháp của nhân dân cả nước bùng nổ. Ở chiến trường Liên khu 5, các trung đoàn chủ lực của quân đội ta ra đời. Giặc Pháp có vũ khí hiện đại, quân đội ta vũ khí còn thô sơ đòi hỏi phải có ý chí chiến đấu kiên cường, mưu trí

dũng cảm và trên hết phải có tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Từ khi về đại đội quyết tử, Ngô Mây xung phong nhận một quả bom. Nhiệm vụ của đại đội Ngô Mây trong trận đánh phục kích địch ngày 24-10-1947 ở Rộc Dứa – Suối Vối trên đường quốc lộ 19 – mặt trận An Khê (đường từ Quy Nhơn đi Gia Lai) là quyết diệt cho được xe tăng, xe bọc thép của giặc Pháp từ An Khê xuống.Đêm 23/10/1947, đơn vị tập kết tại xóm Ké, làm lễ xuất quân. Ngô Mây cổ quàng khăn đỏ (tất cả các chiến sĩ quyết tử lúc đó, khi xung trận đều quàng khăn đỏ) ôm chặt trái bom, đứng trước cờ nghiêm trang tuyên thệ: “Xin thề, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc”. Khi xe thiết giáp giặc nằm ngay trước mặt, giờ quyết định đã đến. Mây cởi đôi dép cao su và chiếc áo may ô còn lại trong người trao cho một đồng đội. Mây nói: “Tôi gửi lại cho anh em dùng vì những thứ này tôi không cần nữa! Tôi đi đây!”. Siết mạnh tay đồng đội, từ trong bụi rậm ở phía Tây đường trước sự ngơ ngác và khiếp đảm của lũ giặc Pháp, Ngô Mây như một mũi tên, bất ngờ lao ra, ôm bom 3 càng lao thẳng vào xe bọc thép giặc. Một tiếng nổ rung trời… Bọn giặc kinh hoàng vội vã tháo chạy. Một xe bọc thép, hai xe GMC và gần một trung đội lính Âu Phi trên xe, dưới đất bị tiêu diệt. Và Ngô Mây, người anh hùng quyết tử chỉ còn lại chiếc khăn quàng đỏ nằm vắt trên ngọn một cây cao. Năm ấy Ngô Mây vừa tròn 23 tuổi… Ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng quân đội ngay trong đợt phong đầu tiên năm 1955, cùng với Huân chương Quân công hạng nhì.

(1924 – 1947)

Page 2: Ngô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tửthcs-ptan.phuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he... · Web viewNgô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tử Ngô Mây sinh năm 1924, quê

LÝ TỰ TRỌNG Lý Tự Trọng, tên thật là Lê Hữu Trọng, còn được gọi là Huy; là một trong những nhà cách mạng trẻ tuổi của Việt Nam. Lý Tự Trọng quê gốc ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhưng lại sinh ra tại làng Bản Mạy, tỉnh NaKhon - Thái Lan trong một gia đình Việt kiều yêu nước có đông anh chị em. Cha ông là Lê Hữu Đạt, mẹ là Nguyễn Thị Sờm, đều là những Việt kiều yêu nước sống ở Nakhon; họ gốc của ông vốn là Lê Hữu song đến đời ông thì được đặt thành Lê Văn.

Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung Quốc học tập, học giỏi, nói thạo tiếng Thái Lan, tiếng Hán và tiếng Anh. Ông hoạt động trong Hội Thanh niên Cách mạng đồng chí. Năm 1929, Lý Tự Trọng về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương và làm liên lạc cho xứ uỷ Nam Kì với Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 9 tháng 2 năm 1931, trong buổi mít tinh kỉ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, khi mật thám đến đàn áp, Lý Tự Trọng đã bắn chết thanh tra mật thám Legrant. Khi bị bắt, Pháp kết án tử hình ông đã nói: "Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng, con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác." Ông đã hy sinh vào ngày 20 tháng 11 năm 1931 khi ông mới 17 tuổi. Tên của anh đã được đặt cho tên của một giải thưởng của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng cho thanh niên.  Ngoài ra, tên của anh cũng được đặt cho nhiều trường học và con đường ở Việt Nam.

(1914 – 1931)

Page 3: Ngô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tửthcs-ptan.phuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he... · Web viewNgô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tử Ngô Mây sinh năm 1924, quê

LA VĂN CẦU Anh hùng La Văn Cầu sinh năm 1932 ở huyện Trùng Khánh – Cao Bằng. Tên thật của ông là Sầm Phúc Hướng, người dân tộc Tày. Khoảng 6 giờ sáng ngày 16/9/1950, ta buộc phải dùng quả bộc phá nặng 12 kg để phá hủy một lô cốt địch trên cao với sự yểm trợ của pháo binh. Tuy nhiên hỏa lực của địch quá mạnh nên đến đêm 16.9 ta vẫn chỉ chiếm được một phần ba trận địa. Chừng nửa đêm 17/6/1950, ông Cầu được

lệnh dùng bộc phá đánh vào lô cốt lớn. Trong lúc đang chuẩn bị thì ông bị hai viên đạn trúng người. Một viên trúng má phải và viên kia trúng vào cổ tay khiến ông ngã xuống ngất lịm. Tỉnh lại, ông nghĩ ngay tới nhiệm vụ phải phá bằng được lô cốt nên nhổm dậy định chạy thì cảm giác chỉ còn cánh tay trái cử động, tay phải không có cảm giác. Trong đêm tối, ông cảm nhận được cánh tay phải của mình bị thương nhưng vì nhiệm vụ, ông vẫn cố gắng để tìm quả bộc phá rồi ôm chặt vào ngực và trườn lên phía trước. Lúc này, cánh tay phải bị thương cứ lủng lẳng, vướng víu. Không phút suy nghĩ, ông nhờ người đồng đội Nông Văn Thêu (là tiểu đội trưởng) giúp mình chặt cánh tay bị thương để khỏi vướng. Nông Văn Thêu lắc đầu bảo: "Cậu bị thương rồi, về tuyến sau đi. Đưa bộc phá đây cho mình", nhưng La Văn Cầu quả quyết: "Đằng nào cũng hy sinh, để tôi lên". Nông Văn Thêu nhắm mắt rút thanh kiếm Nhật chặt phăng cánh tay phải của đồng đội rồi băng bó qua loa. Sau đó, La Văn Cầu ôm bộc phá bằng tay trái và chạy nhanh về phía các lô cốt. Ông giật một lúc hai nụ xòe rồi lăn xuống ngất xỉu. Sau đó, một đồng đội trẻ tên Lý Văn Mưu thay ông ôm bộc phá giật kíp và lao vào lô cốt thứ hai, tiếng nổ vang lên. Lý Văn Mưu hy sinh anh dũng. Trước sức tiến công quyết liệt của bộ đội ta, địch phải lui về khu nhà chỉ huy cố thủ. 4 giờ 30 phút ngày 18/9/1950, quân ta thọc sâu chiếm Sở chỉ huy, buộc số địch còn lại xin hàng, bắt Đại úy An-li-úc, chỉ huy trưởng cứ điểm Đông Khê và sĩ quan tham mưu, đến 10 giờ cùng ngày, ta làm chủ trận địa, trận đánh kết thúc. Hiện nay ông còn sống tại Thủ đô Hà Nội.

(1932 – )

Page 4: Ngô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tửthcs-ptan.phuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he... · Web viewNgô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tử Ngô Mây sinh năm 1924, quê

KIM ĐỒNGKim Đồng (1929 – 15 tháng 2 năm 1943) là bí danh của Nông Văn Dèn (một số sách báo ghi nhầm thành Nông Văn Dền)[1], một thiếu niên người dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Anh là người đội trưởng đầu tiên của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đội TNTP HCM được thành lập ngày 15 tháng 5 năm 1941. Bí danh của năm đội viên đầu tiên là: Kim Đồng, Cao Sơn, Thanh Minh, Thanh Thủy, Thủy Tiên.

Kim Đồng đã cùng đồng đội làm nhiệm vụ giao liên đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần đi liên lạc, phát hiện có quân Pháp, Kim Đồng đã đánh lạc hướng họ để các bạn của mình đưa bộ đội về căn cứ được an toàn. Kim Đồng chạy qua suối, quân Pháp theo không kịp liền nổ súng vào anh. Kim Đồng ngã xuống ngay bên bờ suối Lê Nin (Cao Bằng) ngày 15 tháng 2 năm 1943, khi vừa tròn 14 tuổi.Tháng 7 năm 1997, Kim Đồng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang

(1929 – 1943) )

Page 5: Ngô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tửthcs-ptan.phuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he... · Web viewNgô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tử Ngô Mây sinh năm 1924, quê

NGUYỄN VĂN TRỖINguyễn Văn Trỗi (1 tháng 2 năm 1940 – 15 tháng 10 năm 1964) Nguyễn Văn Trỗi là con thứ ba, xuất thân từ một gia đình nghèo tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam.Sau Hiệp ước Genève, gia đình ông vào Sài Gòn sinh sống. Lớn lên, ông làm thợ điện ở nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động Ngày 2 tháng 5 năm 1964, ông nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý, để ám sát phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Hoa Kỳ do Bộ

trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Công việc bại lộ, ông bị bắt lúc 22 giờ ngày 9 tháng 5 năm 1964. Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn tại sân sau nhà lao Chí Hòa lúc 9 giờ 45 phút ngày 15 tháng 10 năm 1964, trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên nước ngoài. Những phút cuối cùng, ông tỏ ra rất can đảm, không đồng ý bịt mắt và xưng tội và hô lên những lời cuối cùng được các phóng viên ghi lại:

"Hãy nhớ lấy lời tôiĐả đảo Đế quốc Mỹ

Đả đảo Nguyễn KhánhHồ Chí Minh muôn năm!Hồ Chí Minh muôn năm!Hồ Chí Minh muôn năm!

___Nguyễn Văn Trỗi" Chính quyền Việt Nam Cộng hòa bí mật cho chôn xác Nguyễn Văn Trỗi tại nghĩa trang Văn Giáp ở Giồng Ông Tố (nay thuộc phường Bình Trưng Đông, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh). Sau nhiều ngày tìm kiếm, cha đẻ và vợ ông mới tìm thấy mộ. Nguyễn Văn Trỗi được truy nhận Đảng viên Nhân dân Cách mạng miền Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng Huân chương Thành đồng hạng nhất 

(1940 – 1964) )

Page 6: Ngô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tửthcs-ptan.phuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he... · Web viewNgô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tử Ngô Mây sinh năm 1924, quê

NGUYỄN THỊ MINH KHAINguyễn Thị Minh Khai ( 1910 - 28 tháng 8 năm 1941). Bà tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh ngày 01 tháng 11 năm 1910 tại xã Vĩnh Yên, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Năm 1927, bà tham gia hoạt động trong phong trào công nhân ở Vinh và tham gia thành lập Tân Việt Cách mạng Đảng, sau đó được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ. Năm 1930, bà gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, phụ trách tuyên truyền, huấn luyện đảng viên tại Trường Thi, Bến Thủy. Sau đó, bà sang Hương Cảng làm thư ký cho lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở văn phòng chi nhánh

Đông phương bộ của Quốc tế Cộng sản. Năm 1931, bà bị bắt tại Hương Cảng, bị kết án và giam ở đây. Năm 1934, bà ra tù và được Đông phương bộ Quốc tế Cộng sản cử làm đại biểu chính thức đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản tại Moskva cùng với Lê Hồng Phong. Năm 1936, bà được cử về nước truyền đạt chỉ thị của Quốc tế Cộng sản và được cử vào Xứ ủy Nam kỳ, giữ chức Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, một trong những người lãnh đạo cao trào cách mạng 1936-1939 ở Sài Gòn. Thời gian này, bà lấy bí danh là Năm Bắc. Năm 1940, bà bị bắt ngay sau phiên họp của xứ ủy Nam Kỳ về phổ biến chủ trương khởi nghĩa và bị giam tại Khám Lớn Sài Gòn. Tuy nhiên, bà vẫn liên lạc với bên ngoài và vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào đấu tranh. Sau khi Khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, bà bị thực dân Pháp kết án tử hình và bị xử bắn tại Ngã ba Giồng, Hóc Môn ngày 28 tháng 8 năm 1941. Tên của bà được đặt cho nhiều đường phố trên khắp Việt Nam như tại: thành phố Hạ Long (từ đường Vũ Văn Hiếu đến hang Luồn), Đồng Hới (gần sân vận động)... Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tên của bà được đặt cho một con đường thẳng dài 4,0 km từ cầu Thị Nghè đến vòng xoay Ngã sáu Cộng Hòa. Dọc hai bên đường là nhiều địa điểm nổi tiếng của thành phố: Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Trụ sở Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV), Dinh Độc Lập (Hội trường Thống Nhất), công viên Tao Đàn, bệnh viện Từ Dũ,...

(1910 – 1943) )

Page 7: Ngô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tửthcs-ptan.phuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he... · Web viewNgô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tử Ngô Mây sinh năm 1924, quê

LÊ HỒNG PHONGLê Hồng Phong (1902–1942) là một nhà cách mạng Việt Nam. Ông là Tổng bí thư thứ 2 của Đảng Cộng sản Đông Dương từ1935 đến 1936. Vợ ông, Nguyễn Thị Minh Khai, cũng là một yếu nhân của Đảng trong thời kỳ đầu. Ông tên thật là Lê Văn Dục, sinh ngày 6 tháng 9 năm 1902 trong một gia đình nghèo thuộc xóm Đông Cửa, thôn Đông Thông, tổng Thông Lạng, nay là xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Làm công nhân nhà máy diêm Bến Thủy và bị đuổi việc vì đã vận động công nhân đấu tranh đòi quyền lợi với giới chủ bóc lột. Từ đó, ông bước vào con đường làm một nhà cách mạng chuyên nghiệp.Tháng 6 năm 1932, Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra bản Chương trình hành động được Quốc tế Cộng sản công nhận. Dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, tháng 3 năm 1934, tại Ma Cao, Ban Chỉ huy hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập, do ông làm Thư ký (Bí thư). Từ ngày 16 đến ngày 21 tháng 6 năm 1934, Hội nghị Ban chỉ huy hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương và đại diện các tổ chức Đảng ở trong nước được tổ chức, gồm có Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Dựt, Nguyễn Văn Tham và Trần Văn Chấn. Hội nghị đã thông qua Nghị quyết Chính trị và Nghị quyết Về các vấn đề tổ chức. Tháng 3 năm 1935, tại Đại hội I của Đảng ở Ma Cao, ông được bầu làm Tổng Bí thư[6]. Tháng 7 tháng 1935, ông dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng ra dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản ở Moskva và bầu ông làm Ủy viên Ban Chấp hành của Quốc tế Cộng sản.Ngày 10 tháng 11 năm 1937, ông về Việt Nam hoạt động với tên là La Anh.Ngày 22 tháng 6 năm 1939, ông bị quân Pháp bắt lần thứ nhất ở Sài Gòn và bị kết án 6 tháng tù.Ngày 6 tháng 2 năm 1940, ông bị bắt lần thứ hai, bị kết án 5 năm tù và đày đi Côn Đảo.

(1902 – 1942) )

Page 8: Ngô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tửthcs-ptan.phuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he... · Web viewNgô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tử Ngô Mây sinh năm 1924, quê

Ngày 6 tháng 9 năm 1942, ông qua đời trong lúc ở trong tù tại Côn Đảo đúng vào ngày sinh lần thứ 41. Ông lập gia đình với Nguyễn Thị Minh Khai. Hai người có chung một người con gái tên Lê Thị Hồng Minh.

VÕ THỊ SÁUVõ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu sinh năm 1933 tại xã Phước Thọ, Huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.  Vào tháng 12/1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, chị Sáu đã sa vào tay giặc, hơn một tháng bị giam giữ tại nhà tù Đất Đỏ và khám đường Bà Rịa, địch dùng nhiều thủ đoạn tra tấn dã man nhưng chúng vẫn không lấy được một lời khai nào của chị, sau đó bọn chúng đưa chị về giam giữ ở khám Chí Hòa. Mặc dù bị địch giam giữ nhưng chị Sáu vẫn tiếp tục làm liên lạc cho

các đồng chí trong khám và cùng các chị, em trong tù đấu tranh buộc địch phải cải thiện cuộc sống trong nhà tù. Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt và không nao núng của chị Sáu cùng những đồng chí trong tù, dù không đủ bằng chứng, nhưng thực dân Pháp cùng bọn tay sai vẫn kết án tử hình và đày chị ra Côn Đảo. Là người chiến sĩ kiên cường, dũng cảm, trung thành, chị Võ Thị Sáu vinh dự được Đảng ủy nhà tù Côn Đảo kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là đảng viên chính thức.Chị Võ Thị Sáu hy sinh vào sáng ngày 23/01/1952. Khi giặc Pháp đưa chị ra xử bắn, với nét mặt ung dung, bước đi vững chắc, ngẩng cao đầu, cất lên bài hát Quốc tế ca, với tinh thần lạc quan cách mạng, chị đã thể hiện tinh thần bất khuất của người chiến sĩ cộng sản. Chị Võ Thị Sáu là người tử tù đầu tiên ở Côn Đảo cũng là người nữ tù nhỏ tuổi nhất.

(1933 – 1952) )

Page 9: Ngô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tửthcs-ptan.phuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he... · Web viewNgô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tử Ngô Mây sinh năm 1924, quê

Chị hy sinh đã để lại sự thương tiếc vô hạn đối với đồng chí, đồng đội và đồng bào; đồng thời sự hy sinh của chị là lời tố cáo đanh thép đối với sự dã man và âm mưu hèn hạ của chế độ thực dân Pháp lúc bấy giờ. Đó là tấm gương sáng của chị để lại cho chúng ta noi theo, chúng ta nguyện hết lòng ra sức phấn đấu rèn luyện về thể chất, nâng cao trình độ về mọi mặt để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương Đất Đỏ nói riêng và cả nước nói chung, đưa đất nước ta ngày càng phát triển phồn vinh, văn minh và giàu đẹp. Chị đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày 02/08/1993.

Page 10: Ngô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tửthcs-ptan.phuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he... · Web viewNgô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tử Ngô Mây sinh năm 1924, quê

BẾ VĂN ĐÀN Sinh năm 1931dân tộc Tày. Quê quán: Xã Quang Vinh, huyện Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng Tháng 1 năm 1949, đồng chí Bế Văn Đàn xung phong vào bộ đội, tham gia nhiều chiến dịch, trong từng chiến dịch Bế Văn Đàn luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, vượt mọi khó khăn, gian khổ, ác liệt, kiên quyết chấp hành mệnh lệnh nghiêm túc, chính xác và kịp thời. Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954, Bế Văn Đàn là liên lạc tiểu đoàn. Một đại đội của tiểu đoàn được giao nhiệm vụ bao vây địch ở Mường Pồn, thấy lực lượng của ta ít địch tập trung 2 đại đội có pháo binh yểm trợ

liên tiếp phản kích. Ta kiên quyết ngăn chặn, tình hình rất căng thẳng, đồng chí Bế Văn Đàn dũng cảm vượt qua lưới đạn dày đặc xuống Đại đội truyền đạt mệnh lệnh: “Bằng mọi giá phải giữ chân địch để đơn vị lớn triển khai lực lượng được kịp thời chu đáo”. Tình hình ngày càng ác liệt, đồng chí Bế Văn Đàn được lệnh ở lại Đại đội chiến đấu. Địch phản kích đợt 3, Đại đội bị thương vong chỉ còn 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương nhưng đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên của đơn vị không bắn được vì xạ thủ hy sinh. Khẩu trung liên của đồng chí Chu Văn Pù cũng  không bắn được vì không có chỗ đặt súng, trong tình thế khẩn cấp đó, đồng chí Bế Văn Đàn không ngần ngại chạy đến cầm hai chân súng đặt lên vai mình và hô bắn. Đồng chí Pù còn do dự, Bế Văn Đàn nói: “Kẻ thù trước mặt, bắn chết chúng nó đi, trả thù cho đồng đội”. Pù nghiến răng nổ súng quật ngã hàng chục tên, địch hốt hoảng bỏ chạy, đợt phản kích của chúng bị bẻ gãy. Trong thời gian đứng làm giá súng đồng chí Bế Văn Đàn bị 2 vết thương nữa và anh đã hy sinh khi hai tay còn ghì chặt chân súng trên vai mình. Tấm gương hy sinh dũng cảm của đồng chí Bế Văn Đàn đã cổ vũ toàn mặt trận hăng hái xông lên tiêu diệt quân thù, giành toàn thắng cho chiến dịch. Kết quả trận đánh tại Mường Pồn ta đã tiêu diệt và bức hàng được 24 tiểu đội của địch, thu nhiều vũ khí. Được Nhà nước ta Truy tặng: Huân chương Quân công hạng nhì;  Huân chương Chiến công hạng nhất; là Chiến sĩ thi đua số 1 của Đại đoàn 316.

(1931 – 1954) )

Page 11: Ngô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tửthcs-ptan.phuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he... · Web viewNgô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tử Ngô Mây sinh năm 1924, quê

PHAN ĐÌNH GIÓT Sinh năm 1922. Dân tộc: Kinh. Quê quán: Xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh Cách mạng Tháng tám năm 1945 thành công, đồng chí tham gia tự vệ chiến đấu, đến năm 1950 đồng chí xung phong vào bộ đội chủ lực. Đồng chí Phan Đình Giót đã tham gia nhiều chiến dịch lớn: Chiến dịch Trung Du, chiến dịch Hoà Bình, chiến dịch Tây Bắc, chiến dịch Điện Biên Phủ. Trận đánh nào đồng chí cũng nêu cao tinh thần quả cảm, vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Cuối năm 1950 trong trận Chùa Tiếng đồng chí dũng cảm xung phong một mình đánh sập 4 ụ súng địch, tiêu diệt được nhiều tên. Mùa đông 1953 đồng chí tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng chí đã kiên trì mang vác nặng, giúp đỡ đồng đội vượt qua 500 km đèo núi dốc tới đích an toàn. Rồi bền bỉ xẻ núi, mở đường kéo pháo, gương mẫu động viên đồng đội.Đặc biệt trong trận đánh cứ điểm Him Lam chiều ngày 13/3/1954, các chiến sĩ Đại đội 58 được lệnh dùng bộc phá phá rào 8 lần để mở cửa, Phan Đình Giót đánh lần thứ 9 thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánhquả

(1922 – 1954) )

Page 12: Ngô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tửthcs-ptan.phuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he... · Web viewNgô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tử Ngô Mây sinh năm 1924, quê

bộc phá thứ 10. Địch tập trung hoả lực bắn dữ dội, đồng đội bị thương vong nhiều. Căm thù giặc cao độ, đồng chí lao lên đánh tiếp 2 quả bộc phá nữa, phá toang đoạn rào cuối cùng để đồng đội xông lên đánh sập lô cốt của địch. Phan Đình Giót xông lên ném thủ pháo kiềm chế lô cốt thứ 2 thì lại bị thương. Hoả điểm của địch từ lô cốt số 3 xuất hiện bắn mạnh vào đội hình của ta. Phan Đình Giót cố gắng bò lên dùng hết sức mình nâng tiểu liên bắn mạnh vào lỗ châu mai, miệng hô to: “Quyết hy sinh vì... Đảng vì... dân!”, rồi rướn người lấy đà lao thân mình bịt kín lỗ châu mai, dập tắt hỏa lợi hại của địch tạo điều kiện cho đơn vị xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam.Được Nhà nước ta truy tặng: Huân chương Quân công hạng nhì.

CÙ CHÍNH LAN Sinh năm 1930 dân tộc kinh, tại xã Quỳnh Đôi, Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Xung phong nhập ngũ từ năm 1946, từ cương vị là chiến sĩ đến tiểu đội trưởng đồng chí Cù Chính Lan đều gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, yêu thương đồng đội. Trong chiến đấu luôn dũng cảm táo bạo, mưu trí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ngày 07 tháng 12 năm 1951 đồng chí tham gia đánh trận Giang Mỗ, đơn vị bị lộ phải rút về phía sau, đồng chí dũng cảm đi sau cùng bắn súng kiềm chế địch cho đơn vị rút về phía sau. Sau đó đồng chí còn quay lại tìm thương binh đưa được 3 đồng chí về đơn vị an

toàn.Ngày 13/12/1951 đánh vào Giang Mỗ lần thứ 2 cả đơn vị nổ súng quyết liệt diệt gọn 1 đại đội địch. Khi chuẩn bị rút, 1 xe tăng địch bắn ra dữ dội chặn đường rút làm nhiều anh em ta bị thương. Cù Chính Lan nhảy lên xe tăng kề tiểu liên vào khe hở trên nắp tháp pháo, bóp cò. Nhưng anh mới bắn được vài loạt thì súng hết đạn, chiếc xe tăng càng điên cuồng hơn. Cù Chính Lan

(1930 – 1951) )

Page 13: Ngô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tửthcs-ptan.phuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he... · Web viewNgô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tử Ngô Mây sinh năm 1924, quê

hô anh em dồn lựu đạn cho mình rồi tiếp tục nhảy lên thành xe, giật nắp xe quẳng lựu đạn vào. Địch nhặt lựu đạn ném ra và hốt hoảng lái xe đổi hướng chạy về căn cứ. Cù Chính Lan dũng cảm, táo bạo mở chốt lựu đạn chờ khói xì ra vài giây mới ném vào buồng lái, lựu đạn nổ, chiếc xe tăng bốc cháy, giặc trong xe chết đè lên nhau. Tấm gương chiến đấu của anh đã cổ vũ mạnh mẽ toàn quân thi đua diệt xe tăng và xe cơ giới của địch. Đây là chiến công của trận đánh tiền Điện Biên Phủ, góp phần cổ vũ động viên các đơn vị chiến đấu tốt trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày 29/12/1951 trong trận đánh đồn Cô Tô, đồng chí bị thương 2 lần nhưng vẫn xông lên phá tiếp 2 lớp hàng rào mở đường cho đơn vị tiến

vào đánh chiếm cứ điểm, lần thứ 3 bị thương nặng nhưng Cù Chính Lan không rời trận địa vẫn nằm lại chỉ hướng và động viên đồng đội chiến đấu và đồng chí đã anh dũng hy sinh khi trận đánh vừa kết thúc.  Được Nhà nước khen thưởng: Huân chương Quân công hạng nhì; Huân chương Quân công hạng ba ; Huân chương Kháng chiến hạng nhất; danh hiệu: Chiến sỹ thi đua toàn quốc.

TRẦN VĂN ƠN Trần Văn Ơn (năm 1931 - 9 tháng 1 năm 1950). Trần Văn Ơn sinh ngày 14 tháng 4 năm 1931, tại xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Cha anh là ông Trần Văn Nghĩa là công chức bậc thấp, mẹ anh là bà Huỳnh Thị Tữu. Hầu hết anh chị của anh đều tham gia phong trào cách mạng, trong đó có chị là Trần Thị Lễ, liệt sĩ đã mất năm 1948. Từ năm 1947, anh tham gia vào phong trào học sinh yêu nước của trường, tham gia Hội học sinh sinh viên Việt Nam - Nam Bộ. Anh là hội viên mật của Đoàn học sinh kháng chiến nội thành, đồng thời nhận nhiệm vụ tuyên truyền, vận động học sinh trong trường tham gia vào các hoạt động chống thực dân Pháp và chính quyền thân Pháp. Anh được coi là một cột trụ của phong trào học sinh yêu nước của Trường Pétrus Ký

(1931 – 1950) )

Page 14: Ngô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tửthcs-ptan.phuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he... · Web viewNgô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tử Ngô Mây sinh năm 1924, quê

Trước ngày kỉ niệm 9 năm khởi nghĩa Nam Kỳ (23 tháng 11), chính quyền Pháp đã bắt cóc một số học sinh của trường Pétrus Ký, sau sự kiện này đã nổ ra cuộc bãi khóa của học sinh của 10 trường ở Sài Gòn vào ngày 23 tháng 11 năm 1949. Ngày 9 tháng 1 năm 1950, ở Sài Gòn đã nổ ra một cuộc biểu tình lớn của hơn 6000 học sinh-sinh viên và giáo viên các trường, yêu cầu thủ tướng Trần Văn Hữu thả ngay những học sinh, sinh viên bị bắt. 13 giờ ngày hôm đó, chính phủ của thủ hiến Trần Văn Hữu đã huy động một lực lượng lớn cảnh sát để đàn áp phong trào biểu tình, đem vòi rồng phun nước và dùng dùi cui đánh đập tàn nhẫn người biểu tình. Cuộc đàn áp này đã dẫn tới việc bắt đi 150 người, đánh đập 30 người trọng thương tại chỗ. Không lùi bước trước kẻ thù, Trần Văn Ơn cùng một số bạn bè hiên ngang tiến về phía trước lớn tiếng tố cáo tội ác của chúng, đồng thời che chở cho các em nhỏ ở phía sau, trong lúc khiêng nữ sinh Tạ Thị Thâu của Trường Gia Long bị cảnh sát đánh ngất, Trần Văn Ơn đã bị trúng đạn vào bụng. Tuy nhiên do vết thương quá nặng nên đã qua đời vào 15 giờ 30 phút chiều ngày hôm đó. Khi đó, Trần Văn Ơn mới chưa đầy 19 tuổi. Cái chết của anh đã gây tiếng vang lớn, có tác động rộng khắp trong phong trào đấu tranh của dân chúng Sài Gòn sau đó. Anh đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2000. Hiện nay Hội Sinh viên Việt Nam lấy ngày 9/1 là ngày Sinh viên – Học sinh.

NGUYỄN BÁ NGỌC Nguyễn Bá Ngọc sinh năm 1952 tại xã Quảng Trung huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1964, giặc Mỹ vừa ồ ạt đưa quân vào miền Nam, vừa cho máy bay leo thang ra đánh phá các tỉnh miền Bắc nước ta. Ngày 4 tháng 4 năm 1965, máy bay giặc Mỹ đã tới ném bom, bắn phá xã Quảng Trung. Lúc ấy, người lớn đã ra đồng làm việc,

(1952 – 1965) )

Page 15: Ngô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tửthcs-ptan.phuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he... · Web viewNgô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tử Ngô Mây sinh năm 1924, quê

trong nhà chỉ còn có trẻ em. Nghe tiếng máy bay, Ngọc đã kịp chạy xuống hầm. Và bom đã rơi xuống bên cạnh nhà Ngọc. Ở dưới hầm, Ngọc nghe thấy có tiếng khóc to bên nhà Khương, Khương là bạn của Ngọc. Không chút ngần ngừ, Ngọc nhào lên, chạy sang nhà Khương thì thấy bạn của mình đã bị thương. Các em nhỏ của Khương là Toanh, Oong, Đơ đang kêu khóc. Ngọc vội vừa bế, vừa dìu hai em Oong, Đơ xuống hầm. Ngọc bò gần tới nơi trú ẩn thì giặc lại thả bom bi và em đã bị một viên bi bắn vào lưng rất hiểm. Cứu được hai em nhỏ rồi, Ngọc mới tái mặt, lả đi. Vết thương quá nặng, Ngọc đã hy sinh vào lúc 2 giờ sáng ngày 5-4-1965 ở bệnh viện.Noi gương quên mình cứu em nhỏ, thiếu nhi cả nước ta đã học tập và làm theo Nguyễn Bá Ngọc.Ngày này và năm sau, đã xuất hiện: Trần Thị Miên, Trần Thị Vệ (Thanh Hóa), Trần Quốc Ý (Nghệ Tĩnh)… đã liên tiếp dũng cảm cứu bạn, cứu em nhỏ trong bom đạn của địch.

Page 16: Ngô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tửthcs-ptan.phuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he... · Web viewNgô Mây - Người Anh Hùng Cảm Tử Ngô Mây sinh năm 1924, quê

LÊ VĂN TÁM Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp gây hấn ở Nam bộ hòng cướp lại nước ta một lần nữa.    Năm ấy, ở gần chợ Đa Kao thành phố Sài Gòn có một em bé con nhà nghèo phải đi bán lạc rang, đánh giầy để kiếm sống. Tên em là Tám.    Lê Văn Tám thường lân la tới những nơi có quân Pháp đóng để bán hàng, đánh giầy. Tám tỏ ra hiền lành, nhút nhát nên đã được bọn lính Pháp để cho đi qua, đi lại và dần dần quen mặt em. Tại Thị Nghè, có một kho xăng, đạn lớn của địch. Hình ảnh những hòm đạn, những trái bom hiện ra trong trí nhớ của Tám cùng những cảnh tàn phá, giết chóc dã man của địch đối với đồng bào ta đã

thôi thúc em tính đến một việc làm táo bạo. Tám nảy ra ý định sẽ phá kho xăng đạn này.    Sau mấy hôm dò la quan sát địch. Tám giấu dấu xăng trong người, thản nhiên khoác hòm lạc rang đến bán cho lính gác như thường lệ. Lợi dụng lúc bọn địch không để ý Tám chạy nhưng bay vào chỗ để xăng và xèo diêm. Dầu xăng trong người Tám bốc cháy và bén luôn vào thùng xăng gần nhất. Thế là cả kho xăng bốc cháy đùng đùng rồi lan tới chỗ để bom đạn. Tiếng nổ ầm trời, khói lửa mịt mù cả thành phố.    Lê Văn Tám đã anh dũng hy sinh và để lại trong trí nhớ nhân dân Thành đồng Tổ quốc hình ảnh: Em bé đuốc sống của thành phố mang tên Bác của dân tộc Việt Nam. Đội viên cảm tử Lê Văn Tám mới 13 tuổi

(1932 – 1945) )