đồng-bào tử nạn, cô hn ho Nhấ ệ ậpháp trư ờng t ồn, th- ế...

49
đồng-bào tnn, cô hn honh tử, đều được sinh lên cõi lành. Nht tâm cu nguyn Pht-pháp trường tn, thế- gii thanh bình, chúng-sinh an lạc, đồng-bào, đồng hương, Pht-tthường được an vui, hnh-phúc và nhiều điều như ý dưới ánh tbi, trí-tucủa chư Phật. Mưa Ròng Đông vmưa xả ngày đêm, Nơi nơi phủ đậm ni niềm kém tươi. Bóng câu lóe rng chân tri, Choa vui nncười bình minh. Singapore : 01-01-1968

Transcript of đồng-bào tử nạn, cô hn ho Nhấ ệ ậpháp trư ờng t ồn, th- ế...

đồng-bào tử nạn, cô hồn hoạnh tử, đều được sinh lên cõi lành.

Nhất tâm cầu nguyện Phật-pháp trường tồn, thế- giới thanh bình, chúng-sinh an lạc, đồng-bào, đồng hương, Phật-tử thường được an vui, hạnh-phúc và nhiều điều như ý dưới ánh từ bi, trí-tuệ của chư Phật.

Mưa Ròng Đông về mưa xả ngày đêm, Nơi nơi phủ đậm nỗi niềm kém tươi. Bóng câu lóe rạng chân trời, Cỏ hoa vui nở nụ cười bình minh.

Singapore : 01-01-1968

87- ĐẠO TỪ CHU NIÊN, PHẬT-LỊCH 2543

Tổ-Đình Từ-Quang, ngày 07.10.Kỷ Mão (14.11.1999)

NAM MÔ BỔN-SƯ THÍCH-CA MƯU-NI PHẬT

Kính bạch Quý Ngài, Kính thưa Quý vị,

Hôm nay, Giáo-Hội và Tổ-Đình Từ-Quang tổ-chức đại lễ :

- Tri ân công-đức gia hộ của Tam-Bảo và Bồ-Tát Quán-Thế-Âm, - Hiệp kỵ chư Tổ, chư Tôn đức Tăng, Ni và chư Thánh tử đạo, - Kỷ niệm 15 năm thành lập Giáo-Hội PGVN Trên Thế-Giới, - Kỷ niệm 14 năm thành lập Tổ-Đình Từ-Quang.

Chúng tôi thay mặt Giáo-Hội và Tổ-Đình kính lời chào mừng và cảm niệm công-đức Quý Ngài và Quý vị đã bớt chút thì giờ quý báu, hoan hỷ về tham dự đại lễ.

Thực vậy, trong hoàn cảnh ly hương, trước sự quay cuồng của thế sự, nếu không có sự gia hộ của chư Phật, Bồ-Tát, chư Hiền Thánh Tăng, chư Thánh tử đạo, với đức mỏng, nghiệp dầy của chúng ta, chúng ta có thể làm được việc gì lợi ích cho đời và cho đạo! Chúng ta luôn luôn

niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới... như lời Phật dạy, để cảnh giác tâm thức, thực hiện những điều tốt đẹp bằng thân, miệng, ý của chúng ta.

Mười lăm năm ra đời của Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Trên Thế-Giới, với một tổ-chức kết hợp đơn sơ, thiếu thốn mọi mặt, nhưng cũng đã đóng góp được phần nhỏ nhoi vào việc thoa dịu những vết thương lòng vong quốc, và gây dựng lại niềm tin đối với tương-lai của đạo pháp và dân-tộc.

Tiếp theo ánh sáng của Phật, Tổ, qua mười bốn năm trên đất mới, Tổ-Đình Từ-Quang đã cố-gắng vươn lên trong việc huấn dưỡng Tăng Ni, hướng dẫn Phật-tử, đem lại lợi ích tinh-thần cho những người muốn tìm hiểu đạo Phật và triệt để ủng hộ Giáo-Hội trong sự thực-hiện tôn chỉ, mục đích và duy trì sự bền vững của Giáo-Hội.

Tuy vậy, đường dài trước mặt, chưa cho phép chúng ta lạc quan, bắt buộc chúng ta phải hỷ xả những tự ngã cá biệt, bỏ những tư tưởng địa phương, đoàn kết hơn nữa, cố-gắng hơn nữa, hầu làm trọn sứ mệnh đối với đạo pháp và dân-tộc. Hiện nay, chúng ta phải nhìn vào vấn-đề đào tạo nhân tài, vấn-đề hoằng pháp hợp với thời gian và hoàn cảnh, vấn-đề thực hiện các công tác từ thiện xã-hội v.v... Những vấn-đề ấy, đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ nhiều trong thiên niên kỷ thứ ba dương-lịch này.

Tiếng vọng thời gian Thích-Tâm-Châu 246

Đạo Tình Thân sơ đâu cách dạo tình nay, Phật-pháp duyên xưa đã có ngày. Non biển tuy xa, gần nhất niệm, Từ-bi, trí-tuệ nguyện vun đầy.

Paris : 26-8-1968

Chúng ta có nhân duyên sinh ra đời, có nhân duyên gặp Phật-pháp, chứng ta cố-gắng làm trọn bổn phận đối với đạo, đối với đời, và đó cũng là yếu tố tạo nên nhân-quả tốt cho đời sống vô tận của chúng ta.

Ngưỡng nguyện Tam-Bảo chứng minh. Nhất tâm cầu nguyện Phật-pháp trường tồn, thế-giới thanh bình, chúng-sinh an lạc. Cầu nguyện cho những vị đã mất vì lý- tưởng quốc-gia, đạo giáo và tự-do được thảnh thơi nơi Chân-cảnh. Cầu nguyện chư Tôn-đức Tăng Ni, chư Phật- tử và thân quyến thường tinh-tiến, an vui và hạnh-phúc.

88- CHÚC XUÂN CANH-THÌN (2000)

NAM MÔ BỔN-SƯ THÍCH-CA MƯU-NI PHẬT Xuân Canh-Thìn (2000) đã về với người Việt trong và ngoài nước.

“ Tự đắc nhất triêu phong giải đông, Bách hoa nhưng cựu lệ xuân đài

Tuệ Trung Thượng Sĩ “Gió xuân đẩy lạnh một mai, Trăm hoa rộ nở trên đài xuân xưa. ”

Thích-Tâm-Châu Giá lạnh vơi đi, gió xuân nhẹ thở, mai đào hé nở,

non nước lên hương, báo hiệu một mùa xuân mới sắp tới. Xuân tới, vạn vật reo vui, lòng người hy-vọng.

Người Việt chúng ta, dù ở trong nước hay ở ngoài nước, chúng ta đều có một niềm hy-vọng chung trong khí xuân tới. Hy vọng, đất nước chúng ta có thanh bình, tự- do, người dân chúng ta được ấm no, hạnh-phúc.

Sự sống của đất nước, của người dân chúng ta, luôn luôn có liên hệ với tha nhân, với nhân loại, với thế- giới. Do đó, chúng ta còn mong ước, trái đất này được người người trân quý, gìn giữ, không vì lòng tham, đang tâm hủy hoại, để cho chúng-sinh được tồn tại, sinh trưởng. Chúng ta mong ước, máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, dù là màu sắc nào, dù là người thống trị, hay là kẻ bị trị, đã là con người - ham sống, sợ chết - chúng ta hãy tỉnh thức, lay động lương tâm, biết thương yêu nhau, biết đùm bọc nhau, biết tôn trọng tự-do, nhân phẩm, nhân quyền của nhau, để cùng chung xây-dựng một thế giới đầy ý nghĩa

của giá trị và an vui. Nhìn lại năm qua, nền kinh-tế của thế-giới vẫn còn

bị suy thoái - có nơi còn nghiêm trọng, có nơi bị ảnh hưởng. Chiến tranh vẫn chưa im hẳn, vì nạn độc tài, độc đoán, vì tôn-giáo, sắc tộc, đã gây ra sự tàn sát rùng rợn, của mất nhà tan, gia-đình ly tán. Quyền sống của con người, nhiều nơi vẫn chưa được tôn trọng, sự áp bức, bóc lột vẫn xảy ra thường xuyên, thế-giới chưa thực sự được thanh bình, an lạc!

Nhìn vào Việt-Nam, về hình thức nổi, coi như có biến đổi đôi chút. Nhưng thực chất, dưới chế độ vô sản chuyên chính, độc quyền, độc đảng thì muôn đời vẫn thế. Dân được ăn bánh vẽ nhiều hơn bánh thực. Có gạo xuất cảng mà mấy triệu người thiếu ăn. Được sửa chữa chùa, nhưng tu sĩ vẫn bị bắt nhốt. Được tự-do, nhưng làm lễ phải xin phép, viết phải theo chỉ thị của đảng, nếu không, sẽ bị khai trừ hay vào nhà an trí, không cần xử. Liêm chính, sửa sai, nhưng tham nhũng, cửa quyền từ trên xuống dưới, không thuốc nào trị nổi. Đảng là trên hết. Đảng nắm hết quyền, thế và lợi, ai là người đối lập, ai là người dám nói, dám khuyên. Tấm gương của các ông Trần Độ, Sĩ Phu, Thanh Giang còn đó... Chỉ có tự-do, nhân quyền, dân chủ và có đối lập thực sự, mới là đường hương đổi mới, mới là thần dược giải cứu được vấn nạn Việt-Nam.

Năm Canh-Thìn, năm con Rồng, một năm đầy hy- vọng với diệu nghĩa “Thăng Long”. Sự thăng hóa của con rồng, xây dựng nên đế đô triều Lý, đem lại an bình, thịnh trị vẻ vang cho giống nòi Đại Việt.

Năm con rồng, hy-vọng các nhà lãnh-đạo thế-giới, hiểu lẽ sinh tồn của nhân loại, cố-gắng đem lại sự ổn định và thanh bình cho thế-giới. Năm con rồng, hy-vọng các nhà lãnh-đạo đảng Cộng-Sản Việt-Nam hiểu thấu nỗi đau khổ triền miên của nhân-dân, của đất nước, hiểu rõ lẽ đương nhiên của trào lưu tự-do, dân chủ - không cưỡng được - trên thế-giới, quyết tâm viết trang sử mới, tuyên bố giải thể chế độ độc quyền, độc đảng, giao lại chính quyền cho người dân bầu cử, có đối lập, có phân quyền rõ ràng, để cho đất nước thực sự tiến lên và người dân thực sự được an vui, hạnh-phúc.

Năm Canh-Thìn, thay mặt Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Trên Thế-Giới, tôi xin trân trọng kính chúc chư tôn giáo phẩm, chư vị lãnh-đạo các tổ-chức đạo-giáo, các Thành-Viên trong Giáo-Hội, các hội đoàn, các đạo hữu, hội hữu, cùng đồng-bào, đồng hương, Phật-tử trong, ngoài nước, được mọi sự cát tường như ý. Cầu nguyện thế-giới thanh bình, chúng-sinh an lạc. Cầu nguyện thức-thần của các vị đã mất cho lý-tưởng quốc-gia, đạo-giáo, tự-do, được an vui nơi Chân-cảnh.

Tất cả chúng ta hãy nhất tâm cầu nguyện cho đất nước và cho thế-giới được thanh-bình, an vui, hạnh-phúc

. 89-ĐẠO TỪ PHẬT-ĐẢN, PHẬT-LỊCH 2544 (2000)

NAM MÔ BỔN-SƯ THÍCH-CA MƯU-NI PHẬT Mùa Khánh-đản đức Từ-Phụ Thích-Ca Mưu-Ni

năm Canh-Thìn, Phật-lịch 2544 (2000), đã trở về với nhân loại.

Hình thức kỷ-niệm khánh-đản, tùy theo ý niệm, tùy theo hoàn cảnh của mỗi cá nhân, mỗi phương sở, có khác nhau, nhưng, tất cả, phải được phát xuất từ nơi tâm chân thành của mình, tưởng nhớ đến một bậc THAY đã có những công hạnh siêu phàm, trí-tuệ siêu việt và tấm lòng từ bi vô lượng, lưu lại cho đời, cho chúng ta những gương sáng, những pháp môn tu tiến, để đạt tới chỗ an lạc và thoát ly sinh-tử.

Thái-Tử-Tất-Đạt-Đa, được sinh ra là một con người như muôn vàn người khác. Tuy sinh trưởng nơi Hoàng cung vua Tịnh-Phạn và Hoàng Hậu Ma-Da, tiện nghi đầy đủ, sung sướng tột bực, nhưng chí nguyện của Ngài chỉ mong tìm ra phương pháp, giúp đỡ chúng-sinh, hiểu thấu lẽ vô-thường, khổ, vô ngã, hầu vơi bớt sự đau khổ của kiếp sông hiện-tại và đạt tới sự giác-ngộ, giải- thoát trong tương-lai. Sáu năm tu khổ hạnh - từ 29 đến 35 tuổi - vào thời điểm cuối cùng, Ngài tìm ra lẽ “trung đạo” và chứng đắc đạo quả.

Với công hạnh tu chứng và độ sinh của Ngài, đương thời Ngài, nhiều người trong cõi đời và chư thiên đã tán tụng Ngài, mà kinh sách còn lưu lại. Và, ngay trong thế kỷ 20 này, cũng có nhiều nhà trí thức tán dương công hạnh Ngài. Một thi sĩ Hồi Giáo, ông Abdul Atahiya đã viết: “ Nếu bạn muốn thấy người cao quý nhất của loài người, bạn hãy nhìn vị Hoàng đế trong y phục một người ăn xin, đó chính là đức Phật, với đức tính siêu phàm nhập thánh của Ngài, thật vĩ đại giữa con người. ” Ông Nehru, Thủ Tướng nước Ấn-Độ cũng nói: “Nếu một vấn-đề nào đó cần

được đề ra, vấn-đề đó phải được giải quyết trong hài hòa và dân chủ theo đường lối dạy bảo của đức Phật” v.v...

Đại lễ Phật-đản năm nay được mang tiêu đề là “Tâm bình, thế giới bình”.

Tâm bình thế giới bình, là ấn chứng sâu đậm trong giáo-lý của đức Phật. Một trường hợp điển hình cho tiêu- đề này, qua những lời hỏi của Ngài với tôn giả A-Nan về dân Bạt-Kỳ (Vajji), để gián tiếp trả lời sứ thần của vua A-Xà-Thế (Ajàtasattu), nước Ma Kiệt Đà (Magadha) muốn chinh phạt dân chúng Bạt-Kỳ. Vua A-Xà-Thế sai sứ thần đến thăm hỏi đức Thế-Tôn về việc muốn chinh phạt dân chúng Bạt-Kỳ. Ngài không trực tiếp nói với vị sứ thần kia, nhưng Ngài lại hỏi Tôn giả A-Nan về dân chúng Bạt-Kỳ. Dân chúng Bạt-Kỳ có tụ họp, có đoàn kết, có sống đúng truyền thống, có kính trọng các bậc tôn trưởng, có tôn sùng tự miếu, có ủng hộ các vị A-la-hán không? Tôn giả A-Nan trả lời, dân chúng Bạt Kỳ đều tôn trọng tất cả, kể cả việc không cưỡng bức phụ nữ. Sứ thần của vua A-Xà-Thế được nghe những lời vấn đáp ấy, vui vẻ ra về và việc chinh phạt không xảy ra.

Sau khi sứ thần của vua A Xà Thế ra về, đức Phật liền dạy các vị Tỳ-Khưuu về vấn-đề đoàn kết và tu tiến: “Này các Tỳ-Khưu, khi nào chúng Tỳ Khưu có lòng tin kiên cố, biết tự thẹn, biết xấu hổ trong những lỗi lầm nơi mình, gắng nghe, học nhiều, tinh-tiến không lùi, có chính niệm và có trí-tuệ, thời này các Tỳ-Khưu, chúng Tỳ Khưu sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm. ”

Nay mùa Phật-đản, dù đơn sơ hay trang trọng, chúng ta đã làm lễ kỷ-niệm Ngài, chúng ta hãy y theo lời

dạy của Ngài để tiến tu, cho tâm an bình, cho thế-giới an bình, đem lại lợi lạc chung cho kẻ còn, người mất, cho hiện-tại và tương-lai.

Nhất tâm cầu nguyện Phật-pháp trường tồn, thế- giới thanh bình, chúng-sinh an lạc. Cầu nguyện đất nước Việt-Nam sớm thoát khỏi ách nạn Cộng-Sản, sớm được phục hưng, sớm có tự-do, dân chủ. cầu nguyện anh linh các vị đã mất cho lý-tưởng quốc-gia, đạo-giáo và tự-do được an vui nơi Chân-cảnh. Cầu nguyện chư Tôn Đức Tăng Ni cùng thập phương thiện tín thường an lạc.

90- ĐẠO TỪ VU-LAN, PHẬT-LỊCH 2544 (2000)

NAM MÔ BỔN-SƯ THÍCH-CA MƯU-NI PHẬT

Mùa Vu-Lan báo hiếu năm Mậu-Thìn, Phật-lịch 2544 đã trở về với đại-gia-đình Phật-tử chúng ta.

Vu-Lan là một truyền thống, nối dài từ tinh-thần thương mẹ, cứu mẹ của Tôn-giả Mục-Kiền-Liên và được đức Thế-Tôn chỉ dạy. Dựa theo lý duyên khởi, dù quá khứ, hiện-tại, hay vị-lai, chúng-sinh hễ có sắc thân, trong đó có dự phần công ơn của cha mẹ. Biết ơn, trả ơn là đạo lý thường hằng trong tinh-thần sống đạo.

Kinh Tâm Địa Quán nói : “ ơn từ phụ cao như núi lớn, ơn bi mẫu sâu như biển cả. ”

Thực vậy, chúng ta có được thân người, được trưởng thành, nên sự nghiệp lưu lại xã-hội những việc làm hữu ích, đều là nhờ công ơn sinh thành, giáo dưỡng của cha mẹ, và được sự hỗ trợ thêm bởi thầy bạn.

Đối với cha, không quản gian nan, không nề vất vả, dấn thân vào mọi công việc, đổ mồ hôi, dầm sương tuyết, nuốt tủi hờn, chịu nhục nhã, không nghĩ đến thân mạng, miễn sao cho con được đầy đủ nhân duyên ra đời, có cơm ăn, áo mặc, thuốc men, học vấn và trở nên người xứng đáng

Đối với mẹ, kể từ khi con còn nằm trong bào thai, mẹ đã không quên sự lưu tâm chú ý, nhẹ nhàng, khéo léo, truyền cảm những ý nghĩ, lời nói và việc làm tốt lành của mình, hòa nhập trong nhịp thở của con. Mẹ mong sao con được đầy đủ năm tháng ra đời, với thể xác, tinh-thần trọn vẹn và đem lại nhiều hứa hẹn cho tương-lai xã-hội. Từ khi sinh đến khi mãn đời, mẹ luôn luôn thương nhớ con, lo lắng cho con, mặc dù bị cực khổ hay tuổi tác đã cao !

Công ơn cha mẹ như non cao, biển cả, dù đức Phật ở đời lâu dài cũng không thể nói hết công ơn ấy được !

Có con cái, cháu chắt, phải có cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Liên hệ huyết thống, dù xa xưa, hiện nay hay sau này, là người hiểu biết, cần phải biết ơn và trả ơn. Đức Phật dạy: “Trong từng niệm niệm, người Phật-tử, cần tu hiếu thuận, nhớ đến công ơn cha mẹ hiện-tại, cha mẹ trong bảy đời, nhiều đời về trước, khiến cho các vị được hạnh-

phúc và được tự tại hóa sinh vào các cảnh giới an vui trường cửu”. Có nghĩa là, là đệ tử Phật, là con cháu hiếu thảo, biết phụng dưỡng cha mẹ hiện-tại, hướng cha mẹ hiện-tại và thức thần của cha mẹ nhiều đời, biết nương theo chân tinh-thần Phật, Pháp, Tăng, gột sạch vô minh, tiêu trừ nghiệp chướng, thân tâm an tịnh, sinh lên các cõi tốt đẹp lâu dài.

Vu-Lan thắng hội tạo duyên may, Đền trả công ơn nặng nghĩa dầy. Tự đáy lòng trong dâng chính niệm, An nhiên, chung hưởng phước tròn dầy. Nay mùa báo hiếu, nhất tâm cầu nguyện cho cha

mẹ hiện-tại được an vui, hạnh-phúc trong tinh-thần chính đạo. Cầu nguyện cho cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp, tướng sĩ trận vong, đồng-bào tử nạn, nghiệp chướng sạch trong, căn lành sinh trưởng, vãng sinh trong các cảnh giới an tịnh, cầu nguyện cho Phật-pháp trường tồn, đất nước Việt-Nam sớm thoát khỏi ách nạn Cộng-Sản, được tự-do, dân chủ, thế-giới được thanh bình thịnh vượng và đồng- bào, Phật-tử thường an lạc.

Pháp Thân Càn khôn lồng bóng pháp-thân, Không không sắc sắc tâm thần sáng trong. Vô sở trụ, chân đế đồng, Tùy duyên bất biến dung thông giúp đời.

Không-trung : 15-6-1967 91- ĐẠO TỪ KHAI MẠC ĐẠI HỘI KỲ 7

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI của

Hòa Thượng Thích-Tâm-Châu Thượng-Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới

tại Tu Viện Phật Quang, Úc châu, ngày 26 tháng 11 năm 2000

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MƯU NI PHẬT

- Kính bạch chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni, - Kính thưa Quý vị Đại diện các cơ quan chính quyền, các Giáo Hội, các tôn giáo, các đoàn thể và Quý vị tân khách, - Kính thưa Quý vị trong các cơ quan Trung ương, Quý vị Đại biểu đại diện các Thành viên trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới, - Kính thưa Quý vị trong Ban Tổ Chức Đại Hội kỳ 7 GHPGVN Trên Thế Giới, các Võ đường, tổ chức Hướng Đạo, các Gia Đình Phật Tử, cùng đồng bào,

đồng hương Phật tử. - Kính bạch Quý Ngài, - Kính thưa Quý vị,

Thay mặt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới, chúng tôi xin gửi lời chào mừng Quý Ngài và Quý vị. Chúng tôi thành thực tri ân công đức Quý Ngài và Quý vị đã bớt thì giờ quý báu, đường xá xa xôi, quang lâm chứng minh, tham dự đại lễ và đại hội này. Chúng tôi cũng thành thực tri ân công đức chính phủ và nhân dân Úc đã dành nhiều ưu ái cho người Việt tỵ nạn được định cư, xây dựng lại sự nghiệp và chung góp phần thịnh vượng cho xứ sở định cư và đặc biệt cho đại lễ cùng đại hội hôm nay.

Kính bạch Quý Ngài, Kính thưa Quý vị,

Đức Phật là hiện thân của từ bi, trí tuệ. Phật pháp là hương vị giải thoát. Đức Phật và Phật pháp đem lại cho chúng sinh một tình thương vô lượng, sự hiểu biết chân chính và một lẽ sống an lạc. Phật giáo truyền vào Việt Nam đã gần hai mươi thế kỷ, đã hòa đồng cùng dân tộc và cùng gánh chịu sự thăng trầm của dân tộc.

Sau biến cố đau thương tháng 4 năm 1975, vì ách nạn Cộng sản, hàng triệu người Việt đã lìa bỏ quê hương, đi tìm tự do tại khắp nơi trên thế giới. Với hai bàn tay trắng, tại nơi định cư, đồng bào Phật tử gặp bao nỗi khó khăn, vất vả, nhưng, vẫn không quên nếp sống văn hóa và nền đạo giáo của mình. Từ một căn nhà nhỏ quy tụ

nhau lại để tụng kinh niệm Phật, hàn huyên tâm sự, tiến đến lập Hội, làm chùa trong những năm đầu hội nhập. Năm 1979, thành lập Giáo Hội Tăng Già Việt-Nam Trên Quốc Tế tại chùa Giác Hoàng, Washington D.C., U.S.A. Năm 1984, đổi thành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới tại chùa Liên Hoa, Canada.

Với mục đích của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới là duy-trì, phát triển Phật pháp và truyền thông văn hóa Việt Nam. Qua bao năm sinh hoạt, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới đã cùng với các Giáo Hội, các Hội đoàn quốc gia, tích cực việc hỗ trợ đồng bào tỵ nạn và tranh đấu tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Nhìn qua tình hình thế giới hiện nay, chúng ta đều nghĩ rằng, thế giới vẫn chưa thực sự ổn định và thanh bình. Nhìn vào đất nướcViệt Nam, dưới sự thống trị của chế độ vô sản chuyên chính, tự do, dân chủ và nhân quyền bị áp chế. Rình rập, cưỡng bức, tù đày, chết chóc, tham nhũng, cửa quyền luôn luôn đem lại cho người dân Việt Nam chịu vô vàn thống khổ.

Đại Hội năm nay của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới là Đại Hội “Hỷ Xả và Xây Dựng”. Đại Hội mong mỏi : Trên tình nhân loại, mọi người nên hỷ xả những sai sót, những thù hận có thể có lẫn nhau đối với cá nhân, sắc tộc hay quốc gia, biết thương yêu nhau, đùm bọc nhau, giúp đỡ nhau, cùng sống một đời sống an bình và hạnh phúc. Trên tình xã hội, bất cứ ở phương sở

nào, người người nên tôn trọng kỷ luật, làm trọn bổn phận, đem hết khả năng để phục vụ xã hội, đem lại an vui, hạnh phúc cho mọi người và phồn vinh cho xứ sở nơi định cư. Trên đạo nghĩa của tổ chức, dù đạo hay đời, nên tôn trọng sắc thái riêng biệt trong chủ trương của nhau, không nên phê bình chỉ trích và ngầm hại nhau, nên một lòng tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển, hầu cùng đạt mục đích, lợi ích chung cho xã hội trong đời này và đời sau. Trên tình nghĩa quê hương, là người Việt, dù trong nước hay ngoài nước, ai cũng đều có chung bổn phận đối với quê hương, có chung nỗi vui, buồn trước sự tiến, lùi, sướng, khổ của đất nước, của người dân. Đại Hội mong mỏi nhà cầm quyền vô sản chuyên chính tại Việt Nam, hãy biết thương nước, thương dân trước xu thế tự do, dân chủ trên toàn thế giới, hủy bỏ độc quyền lãnh đạo trong điều 4 Hiến pháp, để cho mọi người dân có quyền tham gia công việc đất nước, đem lại ấm no, tự do, dân chủ cho toàn dân.

Tóm lại, Đại Hội năm nay hướng tâm về tinh thần Hỷ Xả và Xây Dựng. Đại Hội chân thành cầu nguyện thế giới thanh bình, chúng sinh an lạc, các tổ chức đạo, đời cùng chung sức xây dựng cho xã hội được an vui, hạnh phúc trong tinh thần chân, thiện, mỹ. Và, cầu nguyện cho anh linh những vị đã mất cho lý tưởng quốc gia, đạo giáo, tự do được an vui nơi chân cảnh.

Một lần nữa, thay mặt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới cảm ơn Quý Ngài, cảm ơn Quý vị, cảm ơn Ban Tổ chức, cảm ơn các Võ đường, tổ chức Hướng Đạo, các Gia Đình Phật tử, các vị đã đóng góp

công, của cho Đại Hội này. Tán dương công đức Sư Cô Thích Nữ Chân Kim, Trưởng Ban Tổ Chức Đại Hội, đã tận tụy hy sinh, không ngại tuổi trẻ, không quản gian lao, thiếu thốn, cực khổ, cố gắng kiến lập Tu viện, Bảo tàng viện, Hoa viên Việt Nam và đảm trách tổ chức Đại Hội này, biểu trưng lòng chân thành đối với đạo pháp và dân tộc.

Giờ đây, chúng tôi xin tuyên bố khai mạc Đại Hội kỳ 7, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới hôm nay.

Trân trọng kính chào Quý Ngài và Quý vị.

NAM MÔ HOAN HỶ TẠNG BỒ TÁT.

92- CHÚC XUÂN TÂN TỴ

(Phật-lịch 2545 - Dương-lịch 2001) của

Hòa-Thượng Thích-Tâm-Châu Thượng-Thủ Giáo-Hội

Phật-Giáo Việt-Nam Trên-Thế-Giới

NAM MÔ BỔN-SƯ THÍCH-CA MƯU-NI PHẬT

Mùa xuân Tân-Tỵ (Phật-lịch 2545 - Dương-lịch 2001) đã về với người Việt trong nước và người Việt cư ngụ khắp nơi trên thế-giới.

Nhân danh Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Trên- Thế-Giới, chúng tôi xin chân thành kính chúc chư tôn Hòa-Thượng, chư Thượng-Tọa, Đại-Đức Tăng, Ni cùng đồng bào, Phật tử trong và ngoài nước Việt-Nam được thân tâm an tịnh, sức khỏe dồi dào, một lòng đoàn-kết, làm được nhiều việc tốt đẹp cho đất nước, cho đạo giáo và nhân loại. Chúng tôi xin kính chúc Quý vị lãnh đạo các Giáo-Hội Phật-Giáo bạn, các cơ quan Trung-Ương, các thành viên trong Giáo-Hội được thân tâm an lạc, Phật sự viên thành. Chúng tôi xin kính chúc Quý vị lãnh-đạo các tôn giáo, các đoàn thể sang năm mới được nhiều sự như ý trong tổ-chức và đem lại an vui, hạnh-phúc cho con người.

Dù không gian, thời gian và khí hậu nơi người Việt cư ngụ có đôi chút khác nhau. Nhưng, mỗi độ xuân về theo truyền thông, tâm tư người Việt chúng ta lại bừng dậy những ý nghĩ, lời nói và việc làm gì hay đẹp của phong-tục và tập-quán. Sắm sửa cho ngày Tết, trang trí nhà cửa, bàn thờ, gửi thiếp chúc xuân, giúp đỡ người túng thiếu, đóng góp vào các tổ-chức cộng đồng, chung sức vào việc trang thiết những nơi tín ngưỡng, tham dự lễ Giao- thừa, chung vui cùng gia tộc và cùng nhau mạn đàm về thế sự.

Quanh năm vất vả bôn ba, Tin xuân đem lại thăng hoa lòng người. Tâm vui, hoa cỏ tươi cười, Phút giây truyền thống giúp đời thêm hương.

Trong năm qua, nhìn vào thời sự thế giới và Việt- Nam vẫn chưa có gì được gọi là an bình và đổi mới.

Nhìn qua thế giới: trái đất nóng dần. Lửa cháy, bão lụt, đất động, nắng khô, bệnh dữ lan tràn, nhiều người đói thiếu thường diễn ra trước mắt. Vì tham vọng, vì tư kiến, vì sắc tộc, vì tín ngưỡng, chiến tranh cục bộ vẫn còn xảy ra chưa ngớt. Tin học tiến nhanh, cạnh tranh nẩy nở. Tự do mậu dịch, kinh tế phát triển tại một số quốc gia trên thế giới đang có chiều chậm lại. Sách lược phòng vệ liên hoàn từng khu vực, đang âm thầm thực hiện. Vũ khí phòng vệ cũng đang ngâm ngầm chuẩn bị. Tương lai thế giới sẽ chưa biết ra sao!

Nhìn về Việt-Nam, đất nước Việt-Nam và tám mươi triệu người Việt-Nam còn bị cùm kẹp dưới ách thống trị của một nhóm người độc tài, tham nhũng, mang danh nghĩa đảng Cộng-Sản Việt-Nam. Đảng Cộng-Sản Việt-Nam xưa kia tự nhận là đảng Cách-mạng của nông, công. Nhưng nay, nó đã biến thể thành đảng phản cách- mạng, tàn ác, tham nhũng và bóc lột giai cấp công, nông đến tận xương tủy, khiến cho đời sống của họ bị áp bức, bị túng thiếu, bị đau khổ hơn bao giờ hết. Mặc cho nhân dân bị thống khổ. Mặc cho tôn giáo bị đàn áp. Mặc cho bản đồ Việt-Nam bị thu hẹp. Mặc cho những lời kêu tha thiết từ khắp nơi. Những người cầm quyền Cộng-Sản Việt- Nam vẫn coi như không biết, không thấy, không nghe, dùng đủ mọi mưu lược, nắm giữ chính quyền, làm cho đất nước không thể tiến lên và người dân phải kéo dài kiếp sống thê thảm!

Năm mới tới, chúng ta hãy gột sạch tâm tư tự lợi. Chúng ta hãy hướng về lợi tha. Chúng ta hãy cầu nguyện và luôn luôn cầu nguyện cho những hình bóng bất thiện của thế gian không còn nữa, nhường chỗ cho những nếp sống an vui, hạnh phúc được sinh trưởng và trường tồn. Chúng ta hãy đem tâm chân thành, mở rộng vòng tay không phân biệt, nhất tề, chung lời yêu cầu giải thể đảng Cộng-Sản Việt-Nam, trả lại quyền chính trị cho đất nước, quyền sống tự do, dân chủ, nhân quyền cho nhân dân Việt-Nam.

Cùng năm mới này, chúng tôi tha thiết khẩn cầu chư tôn đức Tăng-già, các hàng cư sĩ Phật tử tại gia hãy ý thức bổn phận của chúng ta đốỉ với đạo và đời. Trên nửa thế kỷ nay, sống trong việc làm đạo giữa đời, kinh nghiệm cho thấy, Phật-Giáo chúng ta quá lỏng lẻo, quá dễ dãi, thiếu hiểu biết đời, thường bị lợi dụng bởi những chiêu bài đường mật, rồi bị lũng đoạn, bị hãm hại một cách phũ phàng. Phật-Giáo đã mất mát quá nhiều về mọi mặt trong quá khứ. Hiện nay Phật-Giáo đang bị những người thiếu trí thức, thiếu lương tri - vơ đũa cả nắm - viết sách báo, truyền thanh, đả kích Phật-Giáo một cách tàn nhẫn. Tương lai, Phật-Giáo chúng ta làm sao giữ được sự an bình và phát triển! Dù trong nước hay ngoài nước, hàng xuất gia chúng ta hãy vất bỏ cái vỏ tự ngã độc tôn của danh xưng, của cá thể, vất bỏ những thế lực ràng buộc, bằng mọi cách, ôm nhau mà khóc, để xây dựng lại đạo, đem lại lợi lạc cho đời. Hàng cư sĩ Phật tử tại gia, dù trong nước hay ngoài nước hãy nhất tề tỉnh thức, đứng lên, tập hợp nhau lại, tìm hiểu giáo lý, dấn thân vào việc công

ích, hộ đạo, xây dựng đời. Thiển nghĩ, chỉ có phương thức đó mới giữ được đạo và giúp được đời.

Bước vào sự nghiệp “lão giả an chi” của tuổi 81, chúng tôi có ít lời tâm huyết, kính nguyện Tam-Bảo chứng minh, chư tôn đức Tăng già và chư Phật tử thể tất. Cầu nguyện chư anh linh các vị đã mất cho lý tưởng quốc gia, đạo giáo và tự do được an vui nơi chân cảnh, cầu nguyện đất nước Việt-Nam sớm được phục hưng, thế giới thanh bình, người người được an vui như ý.

NAM MÔ ĐẠI TỪ DI LẶC TÔN PHẬT

Đông Liên Tiểu Trúc Tức Vận Phật-giáo rộng truyền tới cõi Đông, Linh-san, sen tỏ đạo vô cùng. Viên dung Đại, Tiểu lên ngàn giác, Cõi Tịnh hương lồng vạn thế công.

Ipoh : 29-7-1967

93- ĐẠO TỪ PHẬT ĐẢN

Phật-Lịch 2545 - Tân Tỵ - 2001 của

Hòa-Thượng Thích-Tâm-Châu Thượng-Thủ Giáo-Hội

Phật-Giáo Việt-I\lam Trên-Thế-Giới

NAM MÔ BỔN-SƯ THÍCH-CA MƯU-NI PHẬT

Mùa Phật-đản Phật-lịch 2545 đã trở về với các gia đình Phật tử khắp nơi trên thế giới.

Như chúng ta đã biết, đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni thị hiện nơi cung vua Tịnh-Phạn và hoàng hậu Ma-Gia. Trong tuổi thanh xuân, chiều ý vua cha, Ngài đã hành xử theo nếp sống của đời, nhưng tâm Ngài vẫn hướng về tinh thần xuất thế. Năm 29 tuổi Ngài vượt thành xuất-gia, thực hành khổ hạnh trong 6 năm trường. Ngài nhận rõ bản thể sự vật, đạt thành bậc giác ngộ năm Ngài 35 tuổi. Ngài dấn thân trên đường cát bụi để hoằng pháp lợi sinh suốt 45 năm và Ngài viên tịch vào năm Ngài 80 tuổi.

Đối với công hạnh tu chứng và hoằng pháp lợi sinh của Ngài, chư Thiên và loài người từ trước tới nay, đã hết lời tán dương. Hằng ngày, chúng ta thường tán tụng công- đức Ngài: “Ngài là đấng Pháp-Vương vô thượng, ba cõi chẳng ai bằng. Ngài là bậc Thầy dạy khắp trời, người. Ngài là đấng cha lành chung bốn loại”. Thủ-Tướng Nehru

(Ấn-Độ) đã nói: “Trong thế giới giông tố và xung đột, hận thù và bạo lực, thông điệp của đức Phật sáng chói như vầng thái dương rực rỡ. Có lẽ, không bao giờ thông điệp của Ngài lại thiết yếu hơn, như trong thời đại của thế giới nguyên tử, khinh khí ngày nay. Hai ngàn năm trăm năm qua, đã tăng thêm sinh khí và chân lý của thông điệp này. Chúng ta hãy nhớ lại bức thông điệp bất diệt này, và hãy cố gắng thi triển tư tưởng và hành động của chúng ta trong ánh sáng giáo lý của Ngài. Có thể chúng ta phải bình thản đương đầu cả đến với những khủng khiếp của thời đại nguyên tử và góp phần nhỏ trong việc khuyến khích nghĩ đúng (chính tư duy), và hành động đúng (chính nghiệp)”.

Trong 45 năm thuyết pháp, Ngài lưu lại cho thế gian một kho tàng giáo pháp vô giá. Nhân dịp này, chúng ta hãy ôn lại ít lời dạy bảo của Ngài, để chúng ta tinh cần tu tập. Một hôm, đức Phật gọi các vị Tỳ-Khưu mà dạy rằng: “Này các Tỳ-Khưu, các vị cần phải ghi nhớ và thực hành những pháp sau này, chúng sẽ tạo thành sự tương ái, tạo thành sự tương kính, đem lại sự hòa đồng, đem lại sự không tranh luận, và đem lại sự hòa hợp, nhất trí:

- Đối với người, dù trước mặt hay sau lưng, những hành động của thân, cần phải an trụ vào đức từ, nó sẽ tạo thành sự tương ái, tạo thành sự tương kính, đem lại sự hòa đồng, đem lại sự không tranh luận và đem lại sự hòa hợp, nhất trí. (Có nghĩa là, thân chúng ta cùng hòa đồng, cùng chung sống với tha nhân và cùng xây dựng lợi ích chung).

- Đối với người, dù trước mặt hay sau lưng, những lời nói của miệng, cần phải an trụ vào đức từ, nó sẽ tạo thành sự tương ái, tạo thành sự tương kính, đem lại sự hòa đồng, đem lại sự không tranh luận và đem lại sự hòa hợp, nhất trí. (Có nghĩa là, miệng chúng ta thốt ra lời nói nào, đều là những lời nói dịu dàng, chân thật, lợi ích và xây dựng).

- Đối với người, dù trước mặt hay sau lưng, bất cứ ý nghĩ nào, cần phải an trụ vào đức từ, nó sẽ tạo thành sự tương ái, tạo thành sự tương kính, đem lại sự hòa đồng, đem lại sự không tranh luận và đem lại sự hòa hợp, nhất trí. (Có nghĩa là, bất cứ ý nghĩ nào phát khởi từ tim óc chúng ta, đều hướng về điều thiện, đều hướng về lợi ích chung).

- Đối với người, dù hoàn cảnh nào, các lợi dưỡng đúng pháp, sự nhận được lợi dưỡng đúng pháp, cần phải an trụ vào đức từ, đem lợi dưỡng ấy, san sẻ cho nhau, nó sẽ tạo thành sự tương ái, tạo thành sự tương kính, đem lại sự hòa đồng, đem lại sự không tranh luận, và đem lại sự hòa hợp nhất trí. (Có nghĩa là, có lợi dưỡng gì, vui vẻ san sẻ cho nhau).

- Đối với người, dù trước mặt hay sau lưng, giới luật cần phải duy trì nghiêm túc, không bị bể vụn, không bị sứt mẻ, không bị vết chấm, không bị uế nhiễm, được giải thoát, được người trí tán thán và đạt tới an định, nó sẽ đem lại sự tương ái, tương kính, đem lại sự hòa đồng trong

sự tu tiến. (Có nghĩa là, cần phải giữ giới thanh tịnh, làm gương sáng cho đại chúng).

- Đối với người, dù trước mặt hay sau lưng, cần thành tựu các tri kiến của bậc Thánh, nó có khả năng hướng thượng, khiến người thực hành chân chính, đạt tới chỗ diệt tận khổ đau. (Có nghĩa là, những tư tưởng của bậc giác-ngộ, chúng ta cần cố gắng thực hành, hướng dẫn người thực hành, cùng đạt tới chỗ giác-ngộ và giải thoát).

Sáu pháp trên đây của đức Thế-Tôn chỉ dạy, chúng ta cố gắng thực hành, người người cố gắng thực hành một cách chân chính, chắc chắn nó sẽ đem lại cho bản thân, cho gia đình, quốc gia, xã-hội và đạo giáo một sự tương ái, tương kính, hòa hợp, xây dựng, an vui, hạnh phúc và thanh tịnh thực sự.

Nhân mùa khánh đản, chúng ta nhất tâm cầu nguyện cho đất nước Việt-Nam sớm thoát khỏi ách nạn Cộng sản, thể chế tự do, dân chủ sớm được thực hiện, nhân quyền được tôn trọng, toàn dân được an vui, hạnh phúc. Chúng tôi tán đồng 8 điểm dân chủ cho Việt-Nam của Hòa-Thượng Thích-Quảng-Độ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thông-Nhất tại trong nước. Nhất tâm cầu nguyện chư tôn đức Tăng, Ni cùng toàn thề Phật tử trong và ngoài nước, thân tâm an lạc, phát vô úy tâm, dấn thân cho dân tộc và đạo pháp, dũng mãnh, tinh tiến, hòa hợp nhất trí, chung sức cùng đồng bào, các tôn giáo, các tổ chức, giải trừ quốc nạn và pháp nạn. Nhất tâm cầu nguyện thế giới thanh bình,

chúng sinh an lạc. Nhất tâm cầu nguyện anh linh của những vị đã mất cho lý tưởng quốc gia, đạo giáo và tự do được an vui nơi chân cảnh.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH-CA MƯU-NI PHẬT

94- ĐẠO TỪ KHAI MẠC

Khóa Nghiên Tu An Cư Tại Tổ-Đình Từ-Quang Phật-Lịch 2545, Ngày 01 Tháng 07 Năm 2001

của Hòa-Thượng Thích-Tâm-Châu

Thượng-Thù Giáo-Hội Phật-Giáo VN Trên-Thế-Giới

NAM MÔ BỔN-SƯ THÍCH-CA MƯU-NI PHẬT

Kính bạch Hòa-Thượng, chư Tôn Đức Tăng, Ni, Kính thưa chư vị Phật tử,

Tiếng vọng thời gian Thích-Tâm-Châu 269

Hôm nay, khóa Nghiên Tu An-Cư, Phật-lịch 2545, tại Tổ-Đình Từ-Quang được khai mạc. Với địa bàn rộng lớn của thế giới Tây phương, với sự sinh hoạt đầy bận rộn của nếp sống văn minh, mà chư Tôn đức Tăng, Ni cùng chư vị Phật tử, đã phóng xả mọi duyên, theo tiếng gọi của giác tâm, phát vô ngại trí, vân tập về đây trong hai tuần, để nghiên cứu và tu tập Phật-pháp, thực là công-đức vô lượng.

Mỗi chúng sinh đều có Phật tính, mỗi chúng ta - không phân biệt xuất-gia, tại gia - đều có bổn phận duy trì và phát triển Phật-pháp, đem lại sự an lạc cho mình, cho tha nhân và cho thế giới an bình. Muốn làm tròn bổn phận ấy, chúng ta phải tu, phải học và phải hành, tức là chúng ta phải thực tập giới, định, để có tri kiến, để được tâm giải thoát, tuệ giải thoát và đạt tới cứu cánh giải thoát.

Thời gian Nghiên Tu An-Cư tuy ngắn ngủi, nhưng nhờ hồng ân chư Phật gia hộ, nhờ ánh sáng Phật-pháp, nhờ đức Tăng như biển, nhờ các bạn đạo sách tấn và đặc biệt nhờ vào sự quyết tâm tu tập của mình, nơi đây, thời gian này, là nền tảng, ghi dấu sự giác-ngộ và giải thoát của chúng ta trong tương lai.

Ngưỡng nguyện Tam-bảo chứng minh, mỗi thành viên trong khóa nghiên tu này, phiền não nhẹ lâng, tuệ tâm khơi tỏ, và sự kỳ vọng của mình được như nguyện.

Kính nguyện Phật-pháp trường tồn, thế giới thanh bình, chúng sinh an lạc và Phật sự viên thành.

NAM MÔ BỔN-SƯ THÍCH-CA MƯU-NI PHẬT

95- ĐẠO TỪ KHAI MẠC

Đại-Hội Thường Niên GHPGVNTTG Năm 2001 Tại Tổ-Đình Từ-Quang, Montreal, QC, Canada

Ngày 14 và 15 Tháng 07 Năm 2001 của

Hòa-Thượng Thích-Tâm-Châu Thượng-Thủ Giáo-Hội Phật-Giáo VN Trên-Thế-Giới

NAM MÔ BỔN-SƯ THÍCH-CA MƯU-NI PHẬT

Kính bạch chư Tôn Đức Tăng, Ni, Kính thưa chư Phật tử,

Sau tám tháng, kể từ ngày Đại-Hội kỳ 7, Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Trên-thế Giới họp tại Úc-châu, hôm nay chư Tôn-Đức Tăng, Ni, Quý vị lãnh đạo Giáo-Hội tại

Trung-Ương, cùng Quý vị đại diện các thành viên trong Giáo-Hội và chư Phật tử khắp nơi, đã về đây nghiên tu an cư và tham dự Đại-Hội Thường Niên này, thực là công- đức vô lượng.

Nhìn lại thành quả tốt đẹp của Đại-Hội kỳ 7 tại Úc-châu vừa qua; nhìn lại tinh thần đoàn-kết, thân thương và hỷ lạc của sự nghiên tu, giữa hai chúng xuất-gia và tại gia, trong những ngày vừa qua, chứng tỏ rằng, hễ có tâm chân thành vì đạo, sẽ có sự linh ứng gia hộ của chư Phật, Bồ-tát, chư Hiền Thánh Tăng.

Đối với Phật sự của Giáo-Hội trong nhiệm khóa mới này, chúng ta hãy đặt trọng tâm vào việc hoàn chỉnh tổ chức Giáo-Hội, hướng tâm vào việc giúp đỡ và đào tạo nhân tài, phổ biến Phật-pháp vào khắp giai tầng xã-hội, thực hiện việc giáo dục và từ thiện xã-hội. Chỉ có phương thức vững trong, đẹp ngoài một cách chân thực, mới mong Phật-pháp trường tồn, đem lại lợi ích thiết thực cho chúng sinh.

Thành thực tán dương công-đức Quý Ngài và Quý vị. Nhất tâm cầu nguyện Tam-bảo từ bi gia hộ: Phật- pháp trường tồn, thế giới thanh bình, chúng sinh an lạc, Phật sự viên thành, Quý Ngài và Quý vị thường an lạc.

NAM MÔ CÔNG-ĐỨC-TẠNG BỒ-TÁT MA-HA-TÁT

96- ĐẠO-TỪ VU-LAN

Phật-Lịch 2545 - Tân-Tỵ - 2001 của

Hòa-Thượng Thích-Tâm-Châu Thượng-Thủ Giáo-Hội PGVN Trên Thế-Giới

NAM-MÔ BỔN-SƯ THÍCH-CA MƯU-NI PHẬT

Mùa Vu-Lan năm Tân-Tỵ. Phật-lịch 2545th đã trở về với các gia-đình Phật-tử Việt-Nam.

Mùa Vu-Lan là mùa báo hiếu. Noi gương Tôn-giả Mục-Kiền-Liên, chúng ta báo đáp công ơn cha mẹ đã sinh ra chúng ta, nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn, dạy bảo chúng ta thành người và giới-thiệu chúng ta vào đời. Mùa Vu- Lan, tưởng nhớ đến những tiền nhân đã lưu lại dòng sinh- mệnh, lưu lại những lời vàng ngọc, lưu lại những công lao,

công đức cho gia-đình, cho quốc gia, xã-hội và cho đạo- giáo. Dù quá vãng hay hiện-tiền, những bậc có công ơn, chúng ta mong mỏi có cơ hội đền đáp lại.

Đối với công ơn cha mẹ, đức Phật so sánh công ơn ấy như non cao, biển rộng, ngang hàng bằng với Phạm- Thiên, là bậc Đạo-Sư thời trước, đáng được tôn-kính, cúng-dường. Ngài dạy :

Mẹ cha như Phạm-Thiên Bậc Đạo-Sư thời trước. Xứng đáng được cũng-dường Vì thương đến con cháu. Do vậy bậc hiền-triết, Đỉnh lễ và tôn trọng. Dâng đồ ăn, thức uống, Vải mặc và giường nằm. Thoa bóp cả thân mình, Tắm rửa cả chân tay. Với việc làm như vậy, Đối với mẹ và cha, Đời này người hiền khen, Đời sau hưởng Thiên-lạc.

Kinh THI-CA-LA-VIỆT, đức Thế-Tôn cũng hướng dẫn cho chàng Thiện-Sinh, là người con, có bổn phận đối với cha mẹ, làm tròn bổn-phận, gìn giữ truyền thông gia đình, bảo vệ tài sản thừa tự và làm tang lễ khi cha mẹ mất. Kinh HIẾU-TỬ còn khuyên người con, cần phải

khuyến tiến cha mẹ biết quy y Tam bảo, giữ năm điều răn, bỏ ác, làm lành, tâm ý trong sạch, gây nhân tốt cho thiện-quả vị lai.

Còn chịu nghiệp trong vòng sinh tử luân hồi, dù là ai, dù là chúng sinh loại nào, đều sinh khởi bởi tham, sân, si. “Này các Tỳ-Khưu, phàm nghiệp nào được làm vì tham, sân, si; sinh ra từ tham, sân, si; duyên khởi từ tham, sân, si; tập khởi từ tham, sân, si, tại chỗ nào tự- ngã được hiện hữu, tại chỗ ấy, nghiệp ấy được thuần thục. Chỗ nào nghiệp ấy được thuần thục, chỗ ấy quả dị-thục của nghiệp ấy, được cảm thọ ngay trong hiện tại, trong đời sống kế tiếp, hay trong một đời sau nữa.” - Lời đức Phật dạy.

Nay mùa Vu-Lan, y theo lời Phật dạy, chúng ta hãy làm tròn bổn-phận, khuyến thỉnh các bậc cha mẹ hiện tiền biết trừ bỏ ba độc, và cầu nguyện cho tiền nhân nhiều đời nhiều kiếp của chúng ta, nhận thức rõ nguyên nhân sinh tử luân hồi, diệt trừ nguyên nhân ấy, để cùng sinh về nơi chân-cảnh. Nhất tâm cầu nguyện cửu huyền, thất tổ, tướng sĩ trận vong, đồng bào tử nạn, cô hồn hoạnh-tử, chư gia tiên tổ, phóng xả mọi duyên, an vui Lạc-quốc. Nhất tâm cầu nguyện đất nước Việt-Nam sớm thoát khỏi ách- nạn Cộng-sản, để cho người sống được vui, người chết được yên. Cầu nguyện cho Hòa-Thượng Thích-Huyền- Quang, Hòa-Thượng Thích-Quảng-Độ cùng tất cả những vị tranh đấu cho nền tự-do, dân chủ và nhân quyền tại Việt-Nam sớm được hưởng bầu không khí tự-do. Cầu

nguyện thế-giới thanh-bình, chúng sinh an-lạc và các gia- đình Phật-tử được an vui, hạnh-phúc dưới ánh sáng của đạo Phật.

NAM-MÔ ĐẠI-HIẾU MỤC-KIỀN-LIÊN BỒ-TÁT

97- ĐẠO TỪ KỶ-NIỆM CHU NIÊN

Ngày 11 Tháng 11 năm 2001 của

Hòa-Thượng Thích-Tâm-Châu Thượng-Thủ Giáo-Hội Việt-Nam Trên-Thế-Giới

NAM MÔ BỔN-SƯ THÍCH-CA MƯU-NI PHẬT

Kính bạch Quý Ngài, Kính thưa Quý vị,

Đại lễ: - Kỷ niệm đệ thập thất chu niên thành lập Giáo-

Hội Phật-Giáo Việt-Nam Trên-Thế-Giới, - Kỷ niệm đệ thập lục chu niên kiến lập Tổ-Đình

Từ-Quang, - Hiệp kỵ chư Tổ Việt-Nam, Bắc, Trung, Nam, chư

Thánh tử đạo, chân linh chư gia tiên các thành viên trong Giáo-Hội,

- Cầu nguyện anh linh các tướng sĩ trận vong, đồng bào tử nạn, hương hồn các nạn nhân bị tử nạn trong biến

cố 11 tháng 09 năm 2001 tại Mỹ quốc được siêu sinh nơi thiện cảnh.

- Cầu nguyện cho quốc nạn và pháp nạn tại Việt- Nam sớm chấm dứt, chư vị Tăng, Ni, các vị tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền bị giam cầm sớm trở về tự do, nhân dân được ấm no, hạnh phúc,

- Cầu nguyện cho Giáo-Hội, cho các tự viện các Thành viên được duy trì, phát triển và cầu nguyện cho toàn thể chư gia đình Phật tử thường an lạc.

Hôm nay, đại lễ trang nghiêm này, được Quý Ngài và Quý vị hoan hỷ quang lâm tham dự và chung sức cầu nguyện cho âm dương lợi lạc, thực là công-đức vô lượng.

Kính bạch Quý Ngài, Kính thưa Quý vị,

Sự sinh hoạt của Giáo-Hội, qua Đại-Hội kỳ 7 tại Tu-Viện Phật-Quang, Úc-châu tháng 11 năm 2000, đã gây được tiếng vang trong tinh thần đoàn-kết và vững mạnh chung cho danh nghĩa Phật-Giáo Việt-Nam tại nước ngoài. Cũng từ ngày ấy, Phật sự trong các Thành viên mỗi ngày một phát triển mạnh mẽ và chúng ta sửa soạn đón mừng Hội Phật-Giáo Việt-Nam tại South Carolina, Hoa-Kỳ gia nhập Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Trên- Thế-Giới.

Sự sinh hoạt của Tổ-Đình Từ-Quang, của Tu-Viện Thanh-Quang được kiến thiết và được tân trang tốt đẹp hơn.

Tình hình Việt-Nam trong nửa năm nay, sự tham nhũng, sự suy thoái về nhiều mặt cũng trầm trọng hơn. Đặc biệt, với chính sách độc tài, xảo trá, chai lỳ, phi hiến pháp, vô nhân đạo của nhà cầm quyền Cộng-sản Việt- Nam đối với các tôn-giáo, đốì với những người bất đồng chánh kiến, đối với nhân dân đã tàn bạo hơn nhiều.

Sau biến cố ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Hoa- Kỳ, tình hình an ninh và phát triển của các quốc gia trên thế giới, nhận thấy có phần trì trệ và trầm trọng. Chưa bao giờ, những người hiền thiện dám nghĩ đến việc mượn bao mạng sống của dân lành, làm ngòi nổ cho tư tưởng trả thù. Cũng chưa bao giờ những người hiền thiện nghĩ rằng có những người tàn ác, chế ra những vi-sinh-độc để tàn hại nhân loại. Hiện tượng này hiện nay đã xảy ra, do những người thiếu thiện tâm, khủng bố thực hiện. Khủng bố quốc tế, khủng bố quốc gia là nhân tố làm cho con người bị đau khổ, cho thế giới mất an ninh, cho môi sinh thêm ô nhiễm và không khéo, có thể khơi mào cho thế chiến thứ ba. Thực đáng lo nghĩ!

Đức Phật dạy: “Tâm bình, thế giới bình”. Chúng ta hãy cầu mong, mọi người đều cầu mong, đem tâm an bình, đem tâm từ bi hỷ xả, chuyển hóa ác tâm thành thiện tâm. Cầu mong cho khắp mọi nơi không còn thù hận, không còn chiến tranh, sớm thoát khỏi các nạn độc tài tàn ác, áp bức, sớm hết sự nghèo khổ, thiếu thốn, cùng chung sức xây dựng cho thế giới được thanh bình, trái đất được

trong sạch và mọi người được hưởng an vui, hạnh phúc, tự do, dân chủ và nhân quyền thực sự.

Đối với Giáo-Hội luôn luôn sinh hoạt trong tinh thần trung đạo, cố gắng duy trì, phát triển, cố gắng chung sống cùng mọi tổ chức, cùng mọi người, trong tinh thần hòa kính, tranh đấu cho an vui, hạnh phúc của nhân loại. Cầu mong những nhà lãnh đạo đảng Cộng-sản Việt-Nam sớm tỉnh giác, sớm nghĩ đến sự an nguy, sự an bình, thịnh vượng của nhân dân, của đất nước Việt-Nam, sớm giải thể đảng Cộng sản, đem lại tự do, dân chủ, nhân quyền cho nhân dân Việt-Nam.

Ngưỡng nguyện Tam-bảo chứng minh, tiếp độ những vong linh đã mất được an vui nơi cõi lành, chuyển hóa thế giới sớm thanh bình, nhân loại được an vui, hạnh phúc. Cầu nguyện cho tất cả chúng ta thường an lạc.

NAM MÔ VÔ LƯỢNG THỌ QUANG PHẬT

Không Trung Cảm Tác Bàng bạc trời quang mây gió nhào, Vang rền đây đó cánh chim lao, Giang sơn một điểm trùm muôn dậm, Hoa cỏ Dương, Châu sát cạnh nào.

Không-trung : 12-7-1968

98- CHÚC XUÂN NHÂM NGỌ (2002)

của Hòa-Thượng Thích-Tâm-Châu

Thượng-Thủ Giáo-Hội PGVN Trên-Thế-Giới

NAM MÔ BỔN-SƯ THÍCH-CA MƯU-NI PHẬT

Xuân Nhâm-Ngọ đã trở về với truyền thống dân- tộc Việt.

Thay mặt Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Trên- Thế-Giới, chúng tôi xin kính chúc chư tôn Hòa-Thượng, chư Thượng-Tọa, Đại-Đức Tăng, Ni, các thành viên trong Giáo-Hội, Quý vị lãnh đạo các tôn giáo, Quý vị lãnh đạo các Hội-đoàn, cùng đồng bào, đồng hương, Phật tử trong, ngoài nước, được thân tâm an lạc, mọi điều tốt đẹp, trong năm mới.

Khứ niên bất thiện tận cao phi, Tân tuế phong quang mãn địa huy. Hoa thảo, sơn xuyên tiên sắc nhuận, Đồng nhân hỷ khánh lạc xuân thì.

Bất thiện năm qua cất cánh bay, Phong quang năm mới, sáng soi đầy. Núi sông, hoa cỏ phô màu đẹp, Nhân loại xui xuân thỏa tháng ngày.

Với năm ngoái, đã có những sự việc không tốt xảy

ra trên đất nước Việt-Nam và trên thế giới: Biến cố máy bay trên không phận quốc tế gần đảo

Nam-Hải giữa Mỹ và Trung-Cộng, đã gây ra sự bất hòa. Hai tòa cao ốc 110 tầng tại New York và một góc Ngũ giác đài của Mỹ bị không tặc khủng bố phá hủy ngày 11 tháng 9 năm 2001. Phong thư, dấu bột sinh học Anthrax làm chết người. Chiến dịch chống khủng bố tại Aíganistan đã phát động ngày 7 tháng 10 năm 2001. Hận thù giữa Do-Thái và Palestine mỗi ngày thêm sâu đậm. Khủng bố trong tòa nhà Quốc-Hội Ân-Độ ngày 13 tháng 12 năm 2001, đã khơi thêm hận thù lâu đời giữa Ấn-Độ và Pakistan.

Tại Việt-Nam, chính sách khủng bố trắng, của nhà cầm quyền Cộng sản Việt-Nam đã áp dụng vào việc quản chế Hòa-Thượng Thích-Quảng-Độ, các vị lãnh đạo Phật- Giáo Thống-Nhất, và các vị lãnh đạo các tôn giáo khác, một cách vô nhân đạo, hồi tháng 6 năm 2001. Phô trương hình thức lễ lạc cắm mốc biên giới giữa Việt-Nam và Trung-cộng ngày 27 tháng 12 năm 2001, nhưng thực tế là đã âm thầm, đang tâm nhượng đất của tiền nhân, cho Trung-cộng hàng ngàn cây số vuông và bao hải lý vùng biển.

Thật vậy, tập đoàn lãnh đạo Cộng-sản Việt-Nam đã quên hết tất cả những công ơn dựng nước, giữ nước, do xương máu của tiền nhân để lại. Họ đã hèn nhát. Họ đã khiếp sợ. Họ vì quyền lợi của đảng phái, của cá nhân, nhẫn tâm bán nước cầu vinh. Những mỹ từ “độc-lập, tự do, hạnh phúc” của họ, chỉ là những mỹ từ lừa bịp, mị dân.

Trước thảm trạng gây ra cho đất nước này bởi tập đoàn lãnh-đạo đảng Cộng-sản Việt-Nam, toàn dân Việt- Nam trong và ngoài nước, chúng ta hãy bỏ các thành kiến dị biệt, đồng thanh và quyết liệt yêu cầu tập đoàn lãnh- đạo đảng Cộng-sản Việt-Nam hủy bỏ hiệp định nhượng đất, nhượng biển cho Trung-Cộng, giữ vững trọn vẹn lãnh thổ và lãnh hải cho Tổ-Quốc Việt-Nam.

Xuân mới, nhất tâm cầu nguyện, thế giới sớm chấm dứt nạn khủng bố, hận thù, nghèo đói, bệnh tật, đem lại an vui, hạnh phúc cho nhân loại. Nhất tâm cầu nguyện, những nhà lãnh-đạo Cộng-sản Việt-Nam sớm thức tỉnh, chấm dứt việc nhượng đất cho Trung-Cộng và giải thể chế độ độc tài vô sản chuyên chính, đem lại tự do, dân chủ, nhân quyền cho nhân dân Việt-Nam. Cầu nguyện, các vị bị giam cầm sớm trở về tự do. Nhất tâm cầu nguyện vong linh những người đã mất vì tai nạn chiến tranh, vì tai nạn khủng bố, vì lý tưởng tự do, quốc-gia và đạo giáo được tiêu dao nơi chân cảnh. Nhất tâm cầu nguyện tất cả chúng sinh thường an lạc.

NAM MÔ ĐAI TỪ BI DI-LĂC TÔN PHÂT

99- ĐẠO TỪ PHẬT ĐẢN

Phật-Lịch 2546 - Nhâm-Ngọ - 2002 của

Hòa-Thượng Thích-Tâm-Châu Thượng-Thủ Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Trên Thế-Giới

NAM MÔ BỔN-SƯ THÍCH-CA MƯU-NI PHẬT

Kính bạch Quý Ngài, Kính thưa Quý vị,

Mùa Phật-đản, Phật lịch 2546th đã trở về với đại-gia- đình Phật-tử trên thế-giới.

Cách nay trên 26 thế-kỷ, Thái-tử Tất-đạt-đa giáng sinh trong vương-triều Tịnh-Phạn và Hoàng-hậu Ma-gia. Năm 29 tuổi Ngài xuất gia, năm 35 tuổi thành đạo, thuyết pháp 45 năm và viên tịch vào năm Ngài 80 tuổi.

Suốt quãng đời, từ giáng sinh, xuất gia, thành đạo, thuyết pháp, nhập niết-bàn của Ngài, đã lưu lại cho đời tinh- thần : sáng suốt, cố gắng, chịu đựng và tình thương.

Nhìn thấy đời là vô thường, khổ, vô ngã, qua sinh, già, bệnh, chết, qua thành, trụ, hoại, không, qua sinh hoạt bất công, giành giựt, áp bức, tủi buồn, cay đắng, sớm còn, tối mất, Ngài đã dấn thân, tìm đường giải thoát.

Trên đường tìm giải thoát, qua nội tâm xao động, qua ngoại cảnh khắt khe, Ngài cố gắng khắc phục, quyết thành chính giác, dù thân có tàn rụi cùng cây cỏ.

Trải qua những chuỗi ngày gian khổ tìm đạo, ánh đạo đã bừng sáng, nhìn sự vật là nhân duyên, là nhất thể, Ngài an hưởng giây phút tịnh-lạc, rồi Ngài lại đưa mình vào con đường hoằng hóa. Sự đạt đạo của Ngài như lá cây trong rừng, sự hóa đạo của Ngài như lá cây trong nắm tay, nhưng, Ngài đã chịu đựng những thử thách cam go bởi thời tiết, bởi đồ chúng, bởi thị phi do ngoại đạo ám hại.

“Tình thương” là trên hết. Dù chúng sinh hữu duyên hay chúng sinh vô duyên, tâm của Ngài vẫn mong độ thoát hết thảy. Dù giầu nghèo sang hèn, giai cấp cao thấp, khi

nhập vào dòng họ Thích cũng chỉ là một. Dù muôn sông, ngàn lạch, nước chảy vào biển cả, hòa chung thành một vị mặn, và dù sắc tộc, căn cơ nào của chúng sinh, hòa đồng trong biển Phật-pháp, cùng chung hưởng một vị giải thoát. Cho đến giây phút cuối cùng, trước khi Ngài nhập diệt, Ngài còn dặn dò: “Các pháp tự lợi lợi tha Ta đã nói đầy đủ. Những người được độ, Ta đã độ rồi, và những người chưa được độ, Ta đã gây nhân duyên đắc độ cho họ. Các vị hãy lấy giới làm thầy, như Ta còn ở đời vậy!”.

“Trong các loại tinh-tú, Mặt trăng là tối thắng. Giữa thiên-giới, địa-giới, Phật được gọi tối thắng”

Lời tán thán ưên của chư Thiên, đủ nói lên công hạnh tu chứng và độ sinh của Ngài.

Qua thời Phật đã xa, nghiệp chúng sinh quá nặng, mọi người trong chúng ta:

“Hãy tu tập từ tâm, Trong tất cả thế giới. Hãy tu tập tâm ý, Không hạn lượng, rộng lớn ”.

(Lời Phật dạy trong Tiểu Bộ Kinh)

Con người trong thế giới ngày nay, đầy tham, sân, si, mạn, nghi, ác-kiến. Mưu mô, kế hoạch, lừa lọc, tàn ác, tàn sát nhau, phá hoại nhau, không gớm tay, không nuối tiếc. Con người hãy thẩm thâu lẽ vô thường, vô ngã, đau khổ, hãy tu tập tâm từ bi hỷ xả, đem tình thương xóa bỏ hận thù, để cho con người bớt đau khổ, thế giới được an bình. Con người

hãy rèn luyện tâm ý trong sạch, mở lòng rộng lớn, không phân biệt màu da, tư tưởng, thương mến nhau, giúp đỡ nhau, khuyên răn nhau, cùng chung xây dựng cho con người được ấm no, hạnh-phúc, xã hội được hòa hảo, thế giới được thanh bình.

Việt Nam ngày nay như ngôi nhà lửa. Nhân dân Việt- Nam từ thành thị đến thôn quê - nhất là thôn quê - bị túng thiếu, lo sợ, đau khổ đến cùng cực. Cán bộ các cấp của đảng Cộng-sản, mặc sức thao túng, tham nhũng, hách dịch, sâu xé nhau, ám hại nhau không thương xót, và đua nhau tìm thế dựa, để củng cố quyền lợi. Đến nỗi, các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, cam tâm bán đất, bán biển, bán nước của ông cha cho Trung-cộng mà không lấy làm nhục.

Nhân mùa Phật đản, chúng ta hãy học bài học của đức Phật dạy : “Đem từ bi xóa bỏ hận thù. Đem thâm tâm phục vụ chúng sinh...”, cầu nguyện cho thế giới sớm chấm dứt chiến tranh, đem lại an vui, hạnh phúc cho nhân loại, cầu nguyện cho Việt Nam, dù là người thống trị hay là nhân dân bị trị, hãy nén lòng, thực hiện tinh-thần từ bi, trí tuệ của đức Phật. Trong buổi tham luận ngày 1 tháng 5 năm 1993 tại Houston, Texas, Hoa Kỳ, tôi đã ngỏ lời khuyến thỉnh Quý vị lãnh đạo đảng Cộng-sản Việt Nam: “Quý vị nên cấp thời phản tỉnh, cùng đồng bào trong, ngoài nước, đem lại sự vinh quang cho đất nước và an lạc cho đồng bào, hầu tránh họa Bắc-xâm và xâm-thực kinh tế”. Một lần nữa, ngày hôm nay tôi lại khuyến thỉnh Quý vị, nên thức tỉnh, vì lẽ sống danh dự của cá-nhân, vì danh-dự và sự tồn tại lâu dài của đất nước, Quý vị hãy thực tâm rút lui, giải thể đảng Cộng sản, trao lại quyền cho nhân dân, lập thể chế mới, thương thuyết với chính-phủ Trung quốc, xét lại hiệp định về lãnh thổ, lãnh hải Hoa-Việt. Và, cũng xin khuyên thỉnh nhân dân Việt Nam,

cùng thực hiện tinh thần từ bi, trí tuệ của đức Phật, sáng suốt nhận định vị thế của mình, đoàn kết nhất trí, đồng tâm, yêu cầu giải thể đảng Cộng sản, xây dựng thể chế mới, trong tinh thần bất bạo động, đem lại độc lập, tự do, nhân quyền, hạnh phúc thực sự và phục hồi ứọn vẹn cương giới của tổ tiên.

Nhất tâm cầu nguyện Phật pháp trường tồn, thế giới thanh bình, chúng sinh an lạc. Nhất tâm cầu nguyện anh linh của những vị đã hy sinh cho lý tưởng quốc gia, tự do và đạo giáo được an vui nơi chân-cảnh.

NAM MÔ HOAN-HỶ-TẠNG BỒ-TÁT MA HA TÁT 100- ĐẠO TỪ VU-LAN

Phật-Lịch 2546, tháng 7 năm Nhâm-Ngọ (2002) của

Hòa-Thượng Thích-Tâm-Châu Thượng-Thủ GHPG Việt Nam Trên Thế-Giới

NAM MÔ BỔN-SƯ THÍCH-CA MƯU-NI PHẬT

Đại lễ Vu-Lan, Phật-lịch 2546th , tháng 7 năm Nhâm-Ngọ, đã trở về với truyền thống dân tộc và Phật- Giáo Việt-Nam.

Vu-Lan là ngày nhớ ơn, ngày báo hiếu, ngày đem hết tâm chân thành, cầu mong cho chân-linh của những người đã mất, thoát khỏi nghiệp-lực nhân quả, được sinh về những nơi an lạc.

Muốn được an lạc, kinh Điềm Lành, đức Thế-Tôn dạy :

“Kính lễ và hạ mình, Biết đủ và biết ơn. Đúng thời nghe chính pháp, Là điềm lành tối thượng,.

Điềm lành tối thượng là ước nguyện cao cả của con người. Trong cuộc sống vô thường, con người hằng mong mỏi được mọi sự vui vẻ tốt đẹp như ý. Và, khi mất đi, cả người sống và người mất đều mong mỏi, thức thần của người mất được thác sinh vào những nơi an lạc.

Được an lạc chúng ta phải gây nhân an lạc. Chúng ta phải cung kính, tôn trọng, kính lễ những bậc chí tôn, những bậc trưởng thượng, sư trưởng, cha mẹ. Chúng ta bỏ tính kiêu căng, ngã mạn, hạ mình xuống cùng tất cả mọi người, thực hiện tinh thần khiêm cung, bình đẳng, đem lại sự an vui cho tất cả. Trong lẽ sống hằng ngày, đối với vấn đề vật chất, chúng ta không vọng cầu, mà cần có tinh thần biết đủ, đem lại cho thân tâm, cho gia đình thường an lạc. Dù trong hoàn cảnh tri túc, chúng ta phải là người biết ơn, trả ơn. Biết ơn, trả ơn nơi đây, là chúng ta biết và trả : ơn cha mẹ, sư trưởng, ơn đất nước, ơn xã hội chúng sinh và ơn Tam Bảo. Làm cho những sự kiện trên có sự an lành tối thượng, cần phải biết nghe và biết thực hành đúng chính pháp. Chính pháp là ngọn đèn làm quang đãng những tăm tối. Chính-pháp là hương vị giải thoát, đem lại sự giải thoát cho kẻ còn, người mất.

Nay mùa Vu-lan, chúng ta biết ơn, trả ơn theo chính-pháp của Phật. Chúng ta nhờ ơn hóa độ của Tam Bảo, chúng ta nguyện nương tựa và thực hành theo đúng

chân-tinh-thần Tam Bảo, đem lai lợi lạc cho mình và cho người. Vì lẽ sống, chúng ta có sự liên hệ chặt chẽ với mọi giai tầng chúng sinh trong xã hội, chúng ta nguyện đền đáp lại bằng cách thực hiện công việc theo khả năng của mình đối vổi xã hội. Cha mẹ, sư trưởng là những bậc trực tiếp, gián tiếp sinh thành và giáo dưỡng chúng ta thành người. Các vị hiện còn, chúng ta hết lòng cung dưỡng những nhu cầu cần thiết. Các vị đã mất, chúng ta phải đem tâm chân thành bố thí, cũng dường, hồi hướng các tiên-linh được vãng sinh về nước Cực-Lạc. Chúng ta phải biết ơn đất nước. Chúng ta cầu nguyện cho đất nước nơi cư ngụ được an bình thịnh vượng, cầu nguyện cho đất mẹ Việt-Nam, sớm thoát khỏi ách nạn Cộng-sản, nhân dân được tự do, dân chủ, nhân quyền, an vui hạnh phúc thực sự; lãnh thổ, lãnh hải Việt-Nam bị Cộng sản Việt Nam dâng cho Trung-Cộng, được phục hồi trọn vẹn. Cầu nguyện tứ ân, lục đạo, cửu huyền thất tổ, tướng sĩ trận vong, đồng bào tử nạn siêu sinh Tịnh-độ. Cầu nguyện Phật-pháp trường tồn, thế giới thanh-bình, mọi người, mọi gia đình được an vui, hạnh-phúc.

NAM MÔ ĐAI HIẾU MUC KIỀN LIÊN BỒ TÁT

Ngưỡng nguyện Tam Bảo chứng-minh

công-đức của chư Phật-tủ xa, gần đã phát tâm hỷ cúng vào việc in các kinh sách tại Tổ-Đình Từ-Quang. Nguyện công-đức này chư Phật-tử cùng thân-quyến, đời đời được gặp Phật pháp, được hưởng phước báo trang nghiêm. Nguyện cầu chư gia-tiên siêu thoát và chư Phật-tử cùng pháp-giới chúng-sinh, đồng thành Phật-đạo.

Tổ-Đình Từ-Quang.