ĐẢNG Bộ TỈNH NINH THUẬN ^ ĐẢNG CỒNG SẢN …...Đảng viên và nhân dân; xây...

23
ĐẢNG B ộ TỈNH NINH THUẬN ^ ĐẢNG CỒNG SẢN VIỆT NAM THÀNH ỦY PHAN RANG - THÁP CHÀM * Phan Rang - Tháp Chàm, ngày thảng 4 năm 20ỉ 9 SỐ 38T-BC/TU BÁO CÁO Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đẳỉ mói, phát trỉển và nâng cao hiệu quả kỉnh tế tập thể Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/03/2002 của Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW Đảng (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 01/07/2002 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận về thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW. Thực hiện Kế hoạch số 153-KH/TƯ ngày 01/4/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận về việc tổng kết 15 năm thực hiện Nghị Quyết số 13 - NQ/TW ngày 18/03/2002 của Ban chấp hành TW Đảng (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Thành ủy Phan Rang- Tháp Chàm báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW, Chương trình hành động số 15-Ctr/TƯ ngày 01/07/2002 như sau: Phần thứ nhất TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THựC HIỆN NGHỊ QUYÉT I. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT. Ngay sau khi có Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/03/2002 của Hội nghị làn thứ 5 Ban chấp hành TW Đảng (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và Tỉnh ủy có Chương trình hành động số 15- CTr/TU ngày 01/07/2002 về thực hiện Nghị quyết trung ương 5 (khoá IX) về tiếp * tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Thị ủy Phan Rang - Tháp Chàm (Nay là Thành ủy Phan Rang - Tháp Chàm) đã tổ chức phổ biến quán triệt nội dung tinh thần Nghị quyết trong Ban chấp hành Đảng bộ, các ban ngành đoàn thể thành phố, lãnh đạo chủ chốt cấp ủy, chính quyền cơ sở. Đảng ủy cơ sở và các ngành có liên quan tổ chức quán triệt đến cán bộ, Đảng viên và nhân dân; xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết của ngành, cùa cơ sở. Tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền Nghị quyết qua hệ thống chính trị, phương tiện truyền thanh và bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực khác. Đã có 100% tổ chức cơ sở đảng với 95% Đảng viên và 88% cán bộ cốt cán, quần chúng tham gia học tập Nghị quyết.

Transcript of ĐẢNG Bộ TỈNH NINH THUẬN ^ ĐẢNG CỒNG SẢN …...Đảng viên và nhân dân; xây...

Page 1: ĐẢNG Bộ TỈNH NINH THUẬN ^ ĐẢNG CỒNG SẢN …...Đảng viên và nhân dân; xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị

ĐẢNG B ộ TỈNH NINH THUẬN ̂ ĐẢNG CỒNG SẢN VIỆT NAMTHÀNH ỦY PHAN RANG - THÁP CHÀM

* Phan Rang - Tháp Chàm, ngày thảng 4 năm 20ỉ 9SỐ 38T-BC/TU

BÁO CÁOTổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002

của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đẳỉ mói, phát trỉển và nâng cao hiệu quả kỉnh tế tập thể

Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/03/2002 của Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW Đảng (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 01/07/2002 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận về thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW.

Thực hiện Kế hoạch số 153-KH/TƯ ngày 01/4/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận về việc tổng kết 15 năm thực hiện Nghị Quyết số 13 - NQ/TW ngày 18/03/2002 của Ban chấp hành TW Đảng (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Thành ủy Phan Rang- Tháp Chàm báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW, Chương trình hành động số 15-Ctr/TƯ ngày 01/07/2002 như sau:

Phần thứ nhấtTÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THựC HIỆN NGHỊ QUYÉT

I. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT.

Ngay sau khi có Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/03/2002 của Hội nghị làn thứ 5 Ban chấp hành TW Đảng (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và Tỉnh ủy có Chương trình hành động số 15- CTr/TU ngày 01/07/2002 về thực hiện Nghị quyết trung ương 5 (khoá IX) về tiếp * tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Thị ủy Phan Rang - Tháp Chàm (Nay là Thành ủy Phan Rang - Tháp Chàm) đã tổ chức phổ biến quán triệt nội dung tinh thần Nghị quyết trong Ban chấp hành Đảng bộ, các ban ngành đoàn thể thành phố, lãnh đạo chủ chốt cấp ủy, chính quyền cơ sở.

Đảng ủy cơ sở và các ngành có liên quan tổ chức quán triệt đến cán bộ, Đảng viên và nhân dân; xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết của ngành, cùa cơ sở. Tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền Nghị quyết qua hệ thống chính trị, phương tiện truyền thanh và bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực khác. Đã có 100% tổ chức cơ sở đảng với 95% Đảng viên và 88% cán bộ cốt cán, quần chúng tham gia học tập Nghị quyết.

Page 2: ĐẢNG Bộ TỈNH NINH THUẬN ^ ĐẢNG CỒNG SẢN …...Đảng viên và nhân dân; xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị

2

II. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THựC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA THÀNH PHỐ.

Đồng thời với việc tổ chức phổ biến quán triệt nội dung tinh thần Nghị quyêt số 13-NQ/TW ngày 18/03/2002. Thành ủy Phan Rang-Tháp Chàm đã ban hành các Vãn bản gồm: Nghị quyết số 07-NQ/TƯ ngày 15/7/2002 về chương trinh hanh động thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Văn bản sổ 500-CV/TU ngày 18/7/2012 về việc tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát ưiển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Vãn bản số 5207-CV/TU ngày 11/3/2016 về việc thực hiện công văn số 309-CV/TU ngày 04/3/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận về việc chỉ đạo nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh,...để chỉ đạo ƯBND thành phố thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW và Nghị quyết 07-NQ/TƯ ngày 15/7/2002 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn của thành phố.

Thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể của thành phố do đồng chí Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố làm trưởng ban theo Quyết định số 629/QĐ-UBND. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chính sách, các vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ đối với các hoạt động của các đơn vị kinh tế tập thể; giúp ủy ban nhân dân thành phố tiến hành tổng két thực tiễn, rút kinh nghiệm và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong hoạt động kinh tế tập thể.

Phần thứ haiKẾT QUẢ THựC HIỆN NGHỊ QUYẾT VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN

KINH TẾ TẬP THẺ, HỢP TÁC XÃ 15 NĂM QUA

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT.1. về thống nhất nhận thức trong quan điểm phát triển kỉnh tế tập thể,

hợp tác xã.- Sau học tập quán triệt Nghị quyết 13-NQ/TW, Chương trình hành động số

15-Ctr/TU của Tỉnh uy, Nghị Quyet 07-NQ/TƯ của Thành ủy về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, trong hệ thống chính trị và nhân dân đã nâng cao sự thống nhất về tư tưởng; nhận thức rõ hơn các quan đỉểm, chủ trương và giải pháp của Đảng đối với kinh tế tập thể.

- Trong cán bộ chủ chốt, Đảng viên đã có sự chuyển biến nhận thức về vai trò, vị trí của kinh tế tập thể và quan điểm phát triển kinh tế của Đảng, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của mình trong vỉệc thể chế hóa, tổ chức thực hiện Nghị quyết.

2. về xác lập môi trường thể chế và tâm lý xã hội thuận tiện cho kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển: Trong nhân dân, cán bộ thành viên HTX, tổ hợp

Page 3: ĐẢNG Bộ TỈNH NINH THUẬN ^ ĐẢNG CỒNG SẢN …...Đảng viên và nhân dân; xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị

3

tác đã tạo được không khí phấn khởi, tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với kinh tế tập thể; góp vốn, góp sức xây dựng và phát triển HTX, tổ hợp tác.

3. về kết quả thực hiện cơ chế, chính sách đối vói khu vực kỉnh tế tập thể.

- Công tác thậ chế, chỉ đạo và tuyên truyền.

Kết quả việc thể chế và chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết của Tỉnh ủy trong thòi gian qua đã tạo môi trường thuận lợi duy trì thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp và trên một số lĩnh vực ngành nghề khác, song công tác tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết ở các cấp, các ngành mới tập trung thời gian đầu, chưa duy trì thường xuyên và chưa mở rộng đến các đối tượng như: nông dân, người lao động, thành viên HTX, chủ trang trại, công tác tuyên truyền chưa gắn với thực hiện cụ thể nên đạt hiệu quả chưa cao.

- Chính sách về đất đaỉ.+ Số hợp tác xã được giao đất không thu tiền sử dụng đất: 03 họp tác xã,

gồm họp tác xã nông nghiệp Tấn Tài, Đô Vinh, Bảo An. Diện tích 11.729 m2.+ Số hợp tác xã được thuê đất: 03 họp tác xã, gồm hợp tác xã cơ khí Hùng

Phương, cơ khí 1/5, nông nghiệp Tấn Tài, Diện tích 2.874 m2.+ Số họp tác xã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đ ấ t: 05 hợp tác

xã, gồm hợp tác xã nông nghiệp Tấn Tài, Đô Vinh, Bảo An, cơ khí Hùng Phương, cơ khí 1/5. Diện tích 14.603 m2.

- Chính sách tín đụng.về chính sách tài chính tín dụng: tỉnh đã quan tâm hỗ trợ HTX, cho vay để

đầu tư xây dựng trụ sở, trang bị máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất, phát triển sản phẩm mới, đăng ký thương hiệu sản phẩm... số hợp tác xã được vay (Sử dụng thế chấp cá nhân Giám đốc): 02 họp tác xã, gồm hợp tác xã nông nghiệp Bảo An, cơ khí Hùng Phương. Tổng số tiền được vay 1 045 triệu đồng. HTX xây dựng Minh'Tuấn được vay vốn kích cầu 400 triệu của ngân hàng công thương năm 2009 trang bị xe tải. Quỹ tín dụng nhân dân Phủ Hà được vay nguồn vốn tín dụng Trung ương mức bình quân hàng năm 4 tỷ/năm.

Tuy nhiên, hầu hết các HTX thiếu vốn nhưng chưa được hỗ trợ và không vay được vốn do thiếu tài sản thế chấp và ngân hàng vẫn coi tài sản, vốn của HTX là của chung không ai chịu trách nhiệm, nếu cho vay dễ bị mất vốn. vấn đề này cần cổ giải pháp đồng bộ thỉ HTX mới có thể vay vốn được.

- Chính sách đào tạo.Nhờ thực hiện chính sách này mà trình độ cán bộ quản lý HTX được nâng

lên, cho đến nay thành phố đã có 34,4% (21/61) cán bộ quản lý HTX có trình độ

Page 4: ĐẢNG Bộ TỈNH NINH THUẬN ^ ĐẢNG CỒNG SẢN …...Đảng viên và nhân dân; xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị

4

Đại học, cao đẳng (Trước đây năm 2013 hoạt động của HTX.

là dưới 22 %), đã tác động đến hiệu quả

vẫn còn một số mặt hạn chế là nội dung chương trình đào tạo bôi dưỡng cán bộ HTX còn nặng về bồi dưỡng lý thuyết, chưa chú trọng đến thực hành và nghiệp vụ quản l ý điều hành trong HTX, nhất là nghiệp vụ quản lý kinh doanh dịch vụ, quản lý tài chính trong HTX. Chưa có chính sách thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn về công tác tại HTX trên địa bàn thành phố.

- Chính sách hỗ trợ ứng dụng đổỉ mới, nâng cao trình độ công nghệ, khuyến nông: số hợp tác xã được tham gia: 05 hơp tác xã nông nghiệp Đô Vinh, Bảo An, Tấn Tài, Rau an toàn Văn Hảỉ, Hợp tác xã Nho Evergreen Ninh Thuận; Tổng số tiền hỗ trợ 472,5 triệu đồng.

- Chính sách đầu tư hỗ trợ: Thực hiện các chương trình đầu tư kiên cố hóa kênh mương nội đồng, cống qua đường giao thông, cầu qua kênh mương 4,559 tỷ, xây dựng sân phơi 890 triệu đồng (Phường Đô Vinh, xã Thành Hải); xây dựng đường giao thông vào vùng sản xuất nông nghịêp 10,506 tỷ, bê tông hóa đường bờ kênh G2, kênh Nhị Phước: 10,903 tỷ đồng.

- Hợp tác quốc tế: Hợp tác xã sản xuất kinh doanh nho Vietgap Văn Hải được thành lập vào tháng 8 năm 2015, hoạt động ừong lĩnh vực thu mua nông sản (Nho, táo) cùa các thành viên trong hợp tác xã, đến tháng 3 năm 2017 tổ chức SOCODEVI thuộc quốc gia Canada đã hợp tác, hỗ trợ phát triển họp tác xấ phát triển về thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã (Thuê và trả lương cho Giám đốc điều hành hợp tác xã, kế toán hợp tác xã), vốn hoạt động, phát triển thêm thành viên mới, đầu tư trang thiết bị bảo quản sản phẩm sau thu hoạch,... và đổi tên hợp tác xã thành Hợp tác xã Nho Evergreen Ninh Thuận.

4. về vai trò quản lý nhà nước.- Hoạt động của các hợp tác xã trên địa bàn thành phố đa dạng trong nhiều

ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, TTCN, xây dựng, Giao thông vận tải, tín dụng, .Đối - với lĩnh vực nông nghiệp ở cấp tỉnh có Chi cục phát triển nông thôn quản lý đối vớỉ các hợp tác xã nông nghiệp, còn các hợp tác xã hoạt động trên các lĩnh vực khác không có tổ chức sự nghiệp giúp việc cấp tỉnh. Các hoạt động thông qua tổ chức liên minh hợp tác xã, thường không bao quát tháo gỡ kịp thời các khó khăn trên từng lĩnh vực ngành nghề.

- Công tác quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể là: tuyên truyền, định hướng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng kết và tổ chức thực hiện các chính sách về phát triển kinh tế tập thể, song việc thực hiện các nhiệm vụ này không thường xuyên và chưa sâu kỹ. Chính quyền các cấp chưa tập trung nguồn lực trí tuệ, công sức để thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước của mình. Một phần do nhiều nhiệm vụ chính trị khác cần kíp hơn của địa phương chi phối, một phần do nhận thức chưa

Page 5: ĐẢNG Bộ TỈNH NINH THUẬN ^ ĐẢNG CỒNG SẢN …...Đảng viên và nhân dân; xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị

5

đúng về kinh tế tập thể, ngại khó. Vì thế, ở một số địa phương phường, xã việc phát triển kinh tế tập thể đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

- Công tác kiểm tra, sơ kết (2 năm, 3 năm) thành phố đều đã thực hiện theo chỉ đạo của tỉnh. Nội dung sơ kết đã kiểm điểm, đánh giá công tác chỉ đạo, lãnh đạo của cấp uỷ và chính quyền các cấp; kết quả phát triển kinh tế tập thể ở địa phương và đề ra phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong thời gian tới. Tuy vậy, sau sơ, tổng kết đã không có hành động cụ thể để khắc phục các tồn tại, khó khăn của kinh tế tập thể.

- Cán bộ quản lý và phối hợp quản lý: Phòng Tài chính-Kế hoạch thành phố quản lý hợp tác xã về mặt quản lý nhà nước, nhưng không có cán bộ chuyên trách, do tính chất kiêm nhiệm nên việc đầu tư thời gian, công sức cho hoạt động kinh tế tập thể chưa nhiều nên còn hạn chế chưa thực hiện chức năng kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các HTX, nhất là hướng dẫn nghiệp vụ về quản lý tài chính, kế hoạch kinh doanh, tổ chức quản lý. Mặt khác công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ, chỉ đạo lịch thời vụ, cơ cấu giống vật nuôi cây trồng, nạo vét kênh mương, thông tin về ngư trường, các chính sách về nông nghiệp, thủy sản,.. .xuống nông-ngư dân thông qua các hợp tác xã nông nghiệp, thủy sản thì do phòng Kinh tế thành phố quản lý, do đó sự phối hợp giữa các ngành đôi lúc gặp nhiều khó khăn.

- Đối với cấp phường, xã: Hợp tác xã là một trong các thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh như loại hình doanh nghiệp, do đó UBND các phường, xã ít quan tâm đến tình hình hoạt động của hợp tác xã, tổ hợp tác, nếu có thì chỉ quan tâm đến các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, do có liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn và an sinh xã hội của địa phương.

- Hàng năm thành phố đều thực hiện chế độ báo cáo về họp tác xã, theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT của tất cả các hợp tác xã trên địa bàn và đánh giá phân loại hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố theo Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT báo cáo các sở ngành của tỉnh theo quy định.

5. về vai trò của Liên Minh HTX, Mặt trận tồ quốc và các đoàn thể nhân dân đốỉ với phát triển kỉnh tế tập thể.

Liên minh HTX tỉnh có vai trò trong việc phát triển kinh té tập thể ở địa phương, có vai trò hướng dẫn, giúp đỡ và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các HTX.

Liên minh HTX tỉnh còn tổ chức thực hiện đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX ở địa phương, tham gia với Chính quyền các cấp trong việc giải quyết các vụ khiếu nại, tranh chấp, chính sách pháp luật có liên quan đến kinh tế tập thể.

Tuy nhiên, Liên minh HTX tỉnh cũng chưa thực hiện tốt việc tác động, phổi hợp với các Sờ, ngành tham mưu cho Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh trong thực

Page 6: ĐẢNG Bộ TỈNH NINH THUẬN ^ ĐẢNG CỒNG SẢN …...Đảng viên và nhân dân; xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị

6

hiện chương trình hành động, kế hoạch triển khai, hướng dân và giúp đỡ thực hiện phát triển kinh tế tập thể ở địa phương.

Hoạt động của các đoàn thể đã vận động tuyên truyên đoàn viên, hội viên tham gia phát triển kinh tế tập thể. Hội nông dân các địa phương tích cực trong việc tuyên truyền, phổ biển các mô hình tổ hợp tác ừong nông nghiệp, nông thôn. Hội Phụ nữ có các mô hình tổ, nhóm giúp nhau vay vốn, làm kinh tê gia đình,... Tuy vậy, hoạt động của các đoàn thể mới dừng ở các điêm, các khu vực có dự án mà chưa phát ữiển đều khắp các phường, xã.

II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THẺ, HỢP TÁC XÃ 15 NĂM QUA.

1. Tổ hợp tác.1.1. Số lượng, thành viên tổ hợp tác: số liệu từ kết quả điều tra năm 2011,

thành phố có 502 tổ hợp tác, trong đó 497 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản, 3 tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và 2 tổ hợp tác trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên trong những năm gần đây, số lượng tổ họp tác giảm qua các năm, đến năm 2018 ừên địa bàn thành phố có 487 tổ hợp tác với 3.314 thành viên, giảm 15 tổ vói 90 thành viên so với trước đó.

1.2. Hoạt động tổ họp tác: Doanh thu binh quân năm 2018 của mỗi tổ họp tác đạt 2.688 triệu đồng/năm/tổ hợp tác, tăng bình quân 4,3%/năm (Năm 2013 đạt 2.T78 triệu đồng/năm/tổ hợp tác), sau khi trừ chi phí và trích khấu hao sửa'chữa thuyền nghề và ngư lưới cụ, lãi bình quân đạt 504,9 triệu đồng/năm/tổ hợp tác, tăng bình quân 3,95%/năm (Năm 2013 đạt 416 triệu đồng/năm/tổ hợp tác).

1.3. Những hạn chế, khó khăn của tổ hợp tác.- Đa số hiện nay Tổ trưởng (Thường là chủ phương tiện tàu thuyền) của các

tổ hợp tác, trình độ quản lý và năng lực điều hành không có, chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, vẫn còn quản lý và hoạt động theo kinh nghiệm tự có, chưa thật sự quan tâm đến lợi ích của tập thể. Tổ trưởng quản lý tổ họp tác hầu hết không được trả công thù lao. Mặt khác trình độ nhận thức của đa số ngửời thaiíi gia* tổ hcp tác còn hạn chế về quan điểm và ý nghĩa, vai trò của sự hợp tác trong hoạt động sản xuất kinh doanh đối với tổ họp tác.

- Các tổ họp tác hiện nay trên địa bàn thành phố chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực đánh bắt thủy hải sản và trong sản xuất nông nghiệp. Loại hình họp tác này đã có từ lâu, tuy nhiên những tổ hợp tác này không có ký kết hợp đồng hợp tác (Hợp đồng bằng miệng), không có chứng thực của các cấp chính quyền, không có quyêt định thành lập và quy chế hoạt động.

- Những họp đồng hợp tác và nội quy hoạt động cùa các tổ hợp tác chủ yếu thỏa thuận bằng miệng của các bên tham gia như: mức đóng góp bằng tài sản tàu thuyền, ngư lưới cụ, bằng công sức (Lứa tuổi, kinh nghiệm tay nghề làm biển, trình

Page 7: ĐẢNG Bộ TỈNH NINH THUẬN ^ ĐẢNG CỒNG SẢN …...Đảng viên và nhân dân; xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị

7

độ chuyên môn,...) mức phân chia quyền lợi (Hoặc rủi ro) theo từng chuyến biển tùy thuộc theo mức đóng góp tài sản và công sức của từng thành viên.

- Quyền lợi của các thành viên được phân chia như sau: Sau mỗi chuyến biển trừ đi các khoản chi phí như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, nước đá, khấu hao tài sản, nộp thuế nhà nước (Neu có) và phần lỗ của các chuyến biển trước đó (Nếu có). Phần còn lại chia theo mức độ đóng góp tài sản và công sức của các thành viên, Tổ hợp tác không lập bất cứ một loại quỹ nào.

- Các tổ hợp tác đều không có kế toán mở sổ sách theo dõi, nhưng có ngươi ghi chép cụ thể từng khoản chi phí và thu nhập (Thường là thành viên có tài sản tàu thuyền hay còn gọi là chủ tàu).

2. Hợp tác xã.2.1. về số lượng, thành vỉên hợp tác xã.Năm 2003, thành phố có 26 đơn vị HTX gồm: 16 hợp tác xã nông nghiệp; 6

hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp; 3 hợp tác xã giao thông và một quỹ tín dụng nhân dân. Các Hợp tác xã trong thời điểm này họat động, hầu hết được chuyển đổi từ Hợp tác xã hoạt động sản xuất kinh doanh theo kiểu cũ sang hoạt động mô hình HTX kiểu mới, theo Luật Hợp tác xã, có 4 Họp tác xã được thành lập mới làr Hcp tác xã xây dựng Minh Tuấn, Cơ khí Hùng Phương và HTX dịch vụ giao thông Tân Lập.

- Đến năm 2008, thành phố đã xử lý xong việc chuyển đổi HTX hoạt động theo Luật HTX 2003. Cùng với thành lập HTX mới, thành phố cũng giải thể các HTX không còn hoạt động, đã giải thể 18 HTX, trong đó 14 HTX (HTX nông nghiệp Nhơn Hội, Phước Mỹ, Thành Ý, Công Thành, Tân Sơn, Đài Sơn, Thanh Sơn, Mỹ Phước, Mỹ An, Ván Sơn, Nhơn Sơn, HTX TTCN Gạch ngói Tân Hội, Mành Trúc 8/3, Mộc Tân Lâm) đã chuyển đổi nhưng hoạt không hiệu quả và 4 HTX thành lập mới theo luật năm 2003 (Gồm HTX DVNN Thuận An, HTX nghề cá Đồng Tâm, HTX SX Nho Ninh Phú, HTX ô tô Tân Lập).

Đến năm 2012, thành lập mới HTX Rau an toàn Vãn Hải. sổ lượng HTX là 10 đơn vị, gồm 4 HTX thuộc lĩnh vực Nông nghiệp, thủy sản (Bảo An, Tấn Tài, Đô Vinh, Rau an toàn Văn Hải); 2 HTX giao thông (Ô tô Phan Ráng, Ô tô số 1); 2 HTX cơ khí (Cơ khí 1/5, Hùng Phương); 1 HTX xây dựng Minh Tuấn; 1 Quỹ tín dụng nhân dân Phủ Hà.

Đến nay, trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm có 16 họp tác xã tăng 6 hợp tác xã so với năm 2013 (Giảm 10 họp tác xã so với năm 2003); trong đó có 9 họp tác xã nông nghiệp, 3 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp-xây dựng, 3 họp tác xã giao thông vận tải và 1 quỹ tín dụng nhân dân. (Gồm 10 hợp tác xã chuyển đổi và 6 họp tác xã thành lập mới theo Luật năm 2012), thu hút 2.229 thành viên, tăng 416 thành viên so với năm 2013 (Giảm 4.600 thành viên so với năm 2003); vổn

Page 8: ĐẢNG Bộ TỈNH NINH THUẬN ^ ĐẢNG CỒNG SẢN …...Đảng viên và nhân dân; xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị

8

điều lệ 21,008 tỷ đồng, hoạt động trên nhiều lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, địch vụ thuỷ lợi, làm đất, thu mua nông sản, vận tải, tín dụng, xây dựng, cơ khí, chuyển giao khoa học công nghệ.

2.2. Doanh thu và thu nhập hợp tác xã.Tình hình hoạt động của hợp tác xã trong những năm qua tuy gặp nhiều khó

khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo của Thành ủy là tiếp tục củng cố và tạo mọi điêu kiện để loại hình kinh tế hợp tác xã phát triển; đồng thời cùng với sự quan tâm lãnh chỉ đạo của ủy ban nhân dân thành phố, trong 5 năm gần đây (2013-2018) trên địa bàn thành phố đã thành lập mới 6 hợp tác xã, nâng tổng số hợp tác xã hiện nay là 16 hợp tác xã; tuy nhiên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của hầu hết các họp tác xã hiệu quả không cao. Doanh thu trung binh của 01 hợp tác xã tuy có tăng dần qua các năm; năm 2013 doanh thu đạt 699,075 tỷ đồng/HTX, đến năm 2018 đạt 915,6 triệu đồng tăng bình quân hàng năm là 5,54%/năm, nhưng lợi nhuận sau thuế tăng không đáng kể, năm 2018 đạt 26,68 triệu đồng/năm/HTX tăng bình quân 1,64%/năm (Năm 2013 đạt 24,598 triệu đồng/HTX).

2.3. Lao động và thu nhập.Tổng số lao động làm việc thường xuyên ưong họp tác xã năm 2018 là 679.

lao động tăng 248 lao động so với nãm 2013, tăng bình quân 9,52%/năm (Giảm 346 người so với năm 2003), trong đó lao động đồng thời là thành viến trong hợp tác xã là 617 người, tăng 336 người so với năm 2013 (Giảm 408 người so với năm 2003). Nhìn chung lao động thường xuyên trong hợp tác xã được chia ra thành 02 loại tùy theo mô hình hoạt động của từng hợp tác xã; loại lao động làm việc tập trung tại trụ sở và phân xưởng của họp tác xã gồm các Họp tác xã hoạt động ừong lĩnh vực gia công, sửa chữa cơ khí (Hợp tác xã Hùng Phương, Hợp tác xã cơ khí 1/5) loại lao động phân tán không tập trung gồm các họp tác xã thuộc lĩnh vực gỉao thông vận tải (Hcp tác xã vận tải ô tô số 1, Họp tác xã vận tải ô tô Phan Rang, Họp tác xã kinh doanh tổng hợp taxi Ninh Thuận), đối với họp tác xã nông nghiệp, tín dụng thì lao động thường xuyên trong họp tác xã là bộ máy Ban quản trị (Hội đồng, quản trị), Ban kiểm soát (Kiểm soát viên) và các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của họp tác xã như kế toán, thủ quỹ, thủ kho, bảo vệ,...(Như Họp tác xã bảo An, Đô Vinh, Tấn Tài, Rau an toàn Văn Hải, Tín dụng Phủ Hà).

Thu nhập trung bình của lao động thường xuyên trong họp tác xã năm 2013 là 24,240 triệu/lao động/năm, đến năm 2018 đạt 32,290 triệu/lao động/năm, tăng bình quân 5,9%/năm.

2.4. về trình độ cán bộ quản lý của hợp tác xã: Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã 61 người, trong đó cán bộ đạt trình độ sơ cấp, trung cấp có 24 người, chiếm 39,3%; trình độ cao đẳng, đại học 21 người, chiếm 34,4%, còn 26,3% (16 người) chưa qua khóa đào tạo nào, tuy nhiên số cán bộ này hàng năm đều được đào

Page 9: ĐẢNG Bộ TỈNH NINH THUẬN ^ ĐẢNG CỒNG SẢN …...Đảng viên và nhân dân; xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị

3

tạo ngắn ngày (Từ 7-10 ngày mỗi đợt) về trình độ quản lý kỉnh tế hợp tác xã, Nhìn chung tuổi đời của cán bộ quản lý họp tác xã khá cao từ 60 và ừên 60 tuổi chiếm 50%/đơn vị hợp tác xã, mặt khác trình độ chuyên môn quản lý hợp tác xã, nhất là ban kiểm soát còn hạn chế chưa phù hợp với điều kiện quản lý kinh doanh trong cơ chế thị trường, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh không phù hợp với tình hình thực tế của hợp tác xã về nguồn lực và nguồn vốn,.. .đẫn đến việc điều hành sản xuất kinh doanh còn lúng túng, hiệu quả chưa cao. Tỷ lệ này năm 2003 tương ứng cán bộ có trình độ sơ cấp, trung cấp là 104 người, chiếm 78,8%; cán bộ quản lý chưa qua đào tạo chiếm 21,2% (28 người)

2.5. Tình hình hoạt động của hợp tác xã trên các lĩnh vực.Hoạt động của các HTX chủ yếu là tổ chức làm các khâu dịch vụ hỗ trợ cho

thành viên, một số HTX cơ khí, tiều thủ công nghiệp vừa tồ chức sản xuất tại nhà xưởng của HTX (Sản xuất tập trung) vừa sản xuất theo từng tổ, nhóm hộ gia đĩnh thành viên xuất phát từ nhu cầu của thành viên (Sản xuất phân tán).

- Trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản: các HTX đã làm được các dịch vụ thiết yếu mà thành viên có nhu cầu thực sự, mục tiêu chính là hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh cho các hộ thành viên, như dịch vụ làm đất, nạo vét kênh mương nội đồng, tưới tiếu, cung ứng vật tư nông nghiệp, tín đụng nội bộ, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời phối hợp với các Trung tâm khuyến nông, lchuyến ngư, khuyến công, bảo vệ thực vật của tỉnh hướng dẫn và chuyển giao khoa học công nghệ về giống vật nuôi và cây ưồng cho nông dân, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kỉnh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp của thành phố.

- Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: nét mới của các HTX này là phát triển đa dạng nhiều ngành nghề, coi trọng đầu tư phát triển sản phẩm mới, gia công dịch vụ sửa chữa cơ khí máy móc nông, ngư cụ phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản,... và nhiều mặt hàng gia dụng phục vụ đời sống của dân cư trên địa bàn thành phố.

- Lĩnh vực giao thông vận tải: Chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực giao thông vận tải như mở luồng tuyến cho phương tiện giao thông của thành viên, tổ chức vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hoá trên địa bàn thành phố, của tỉnh đi các tỉnh trong cả nước, dịch vụ bảo hiểm hàng hoá, hành khách, hỗ trợ thành viên các thủ tục vay vốn mua sắm phương tiện và một số thủ tục hành chính khác có liên quan trong lĩnh vực giao thông vận tải đã góp phần tạo sự gắn bó giữa thành viên với HTX. Tuy vậy, hoạt động của các HTX đang gặp nhiều khó khăn do thị trường vận tải nhiều thành phần kinh tế tham gia, nếu các HTX chỉ làm các dịch vụ hỗ trợ như hiện nay, không có phương án kinh doanh năng động phù họp thì không phát triên được.

Page 10: ĐẢNG Bộ TỈNH NINH THUẬN ^ ĐẢNG CỒNG SẢN …...Đảng viên và nhân dân; xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị

10

- Lĩnh vực tín dụng: Quỹ tín dụng nhân dân Phủ Hà được thành lập và họat động trên lĩnh vực tiền tệ là huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân và vay của Qũy tín dụng Trung ương (3-4 tỷ đồng/năm, chiếm 50% tổng nguôn vôn huy động) và cho vay lại đổi với các thành viên của quỹ là nông dân, những người sản xuât, buôn bán nhỏ để sản xuất, kinh doanh. Hoạt động của quỹ thời gian qua mang lại hiệu quả rất thiết thực, giúp cho người nghèo có vốn sản xuất, tạo việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo. Hoạt động của QTDND Phủ Hà được ổn định và hàng năm đều có tăng doanh số cho vay từ 8-10%, tỷ lệ nợ quá hạn đạt dưới mức cho phép (2% trong tổng dư nợ). Doanh số cho vay hàng năm đạt 12 tỷ đồng, các thành viên vay đều sử dụng vốn có hiệu quả và trả được cả gốc lẫn lãi, Quỹ hoạt động có hiệu quả, có tích luỹ.

Trong bối cảnh kinh tế của thành phố còn nhiều khó khăn do tình hình lạm phát, lãi suất ngân hàng ở mức cao đã tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế nói chung và kinh tế tập thể nói riêng; do đó các hợp tác xã trên địa bàn thành phố hoạt động kinh doanh không mấy khả quan, nhiều hợp tác xã chỉ hoạt động cầm chừng để duy ưì bộ máy quản lý hợp tác xã, dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao, doanh thu đạt thấp cá biệt có hợp tác xã kinh doanh lỗ như hợp tác xã dịch vụ ô tô số 1, ô tô Phan Rang. Tuy nhiên vẫn có một số hợp tác kinh doanh có lãi, bảo toàn được vốn kinh doanh, có lãi chia vốn góp và có tích lũy từ các quỹ của HTX như quỹ dự phòng, quỹ phát triển sản xuất, quỹ khen thưởng (Hợp tác xã cơ khí 1/5, cơ khí Hùng Phương và Quỹ tín dụng nhân Phủ Hà).

2.6. Những hạn chế, khó khăn của họp tác xẵ.- Đối với HTX nông nghiệp: phong trào HTX tuy đã có những bước tiến bộ

nhưng nhìn chung còn nhiều hạn chế đó là tính hình thức trong chuyển đổi HTX theo Luật HTX chưa được khắc phục căn bản. về thành viên HTX, đa số thành viên của các HTX chuyển đổi khi tham gia HTX không có đơn và vốn góp mới, do cán bộ HTX chỉ lập danh sách, vốn góp của thành viên được phân bổ từ vốn, quỹ HTX cũ sang nên thành viên không ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của họ trong HTX từ đó có tư tưởng dựa dẫm, ỷ lại. về Tài sản HTX, tình trạng không rõ ràng về quyền sở hữu tài sản, nhất là các tài sản gắn vớỉ đất đại nên thành viên ít quan tâm đến quản lý và phát triển.

- Các hợp tác xã, sau khi chuyển đổi hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo mô hình mới của Luật Hợp tác xã, vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thích ứng với sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường. Trong quản lý tồ chức điều hành kế hoạch phương án sản xuất, kinh doanh còn nhiều lúng túng, không có phương án huy động vôn góp trong và ngoài thành viên họp tác xã dẫn đến hiệu quả kinh doanh thâp. Chưa tô chức liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các thành phần kinh tế khác để phát triển.

Page 11: ĐẢNG Bộ TỈNH NINH THUẬN ^ ĐẢNG CỒNG SẢN …...Đảng viên và nhân dân; xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị

11

- Trong tín dụng thương mại, các hợp tác xã rất khó vây vốn từ các tổ chức tín dụng do không có tài sản thế chấp (Có tài sản nhưng chưa được cơ quan nào xác định giá trị, do tài sản được xây dựng trên đất Nhà nước giao không thu tiền); các ngân hàng Chính sách xã hội và ngân hàng Nông nghiệp, Liên minh Hợp tác xã tỉnh mới chỉ cho một số ít hợp tác xã vay vốn với số lượng vốn vay hạn chế. Mặt khác, cơ sở vật chất, quy mô hoạt động và chất lượng nguồn nhân lực của hợp tác xã còn hạn'chế đã ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và hấp thụ nguồn vốn vay ngân hàng.

- Nợ quá hạn của hợp tác xã tuy đã giảm (Do xóa nợ trước khi chuyển đổi), nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro bị chiếm dụng vốn, nhất là các hợp tác xã nông nghiệp khi thời tiết không thuận lợi, bão lũ, nắng hạn xảy ra. Bên cạnh đó các hợp tác xã không có phương án thu hồi nợ khả thi nhằm bảo toàn vốn kinh doanh.

2.7. Phân loại hợp tác xã.Qua thực trạng tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, có

thể đánh giá phân loại hợp tác xã cụ thể như sau:

- Hợp tác xã hoạt động có hiệu quả (6 họp tác xã, chiếm 37,5%) gồm Họp tác xã nông nghiệp Bảo An, Nông nghiệp Đô Vinh, Nông nghiệp Tấn Tài, Cơ khí 1/5, Cơ khí Hùng Phương, Quỹ tín dụng nhân dân Phủ Hà

- Họp tác xã hoạt động cầm chừng kém hiệu quả (2 hợp tác xã, chiếm 12,5%) gồm Hợp tác xã Vận tải ô tô Phan Rang, Vận tảỉ ô tô số 1.

- Họp tác xã ngừng hoạt động (2 hợp tác xã, chiếm 12,5%) gồm Hợp tác Xây dựng Minh Tuấn và Họp tác xã rau an toàn Văn Hải.

- 6 hợp tác xã mới thành lập theo Luật năm 2012 (Hợp tác xã Nho Evergreen Ninh Thuận, Hợp tác xã kinh doanh tổng họp taxi Ninh Thuận, Hợp tác xã Kinh doanh tổng họp Nhất Tiến và Hợp tác xã điều hữu cơ Truecoop, Hợp tác xã thương mại dịch vụ sản xuất nông nghiệp sạch Nông Việt và Họp tác xằ nông nghiệp hữu cơ chuyển giao công nghệ Ninh Thuận) đang bước đầu tổ chức sản xuất, kinh doanh theo phương án đã thông qua tại đại hội thành viên.

3. Đánh giá những hạn chế, tồn tạỉ trong việc tổ chức học tập.Việc triển khai, quán triệt Nghị quyết tại các ngành và một số phường, xã

chỉ mới tập trung ở cán bộ, đảng viên, chưa chú ý mở rộng đển các thành phần khác như quần chúng nhân dân, hộ nông dân,... do vậy, bên cạnh sự đồng tình, nhất trí cao với các chủ trương và giải pháp đã nêu trong Nghị quyết, vẫn còn những bâng khuâng vướng mắc trong tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thực sự tin tưởng vào mô hình HTX kiểu mới theo Luật HTX, chưa nhận biết rõ sự khác nhau giữa mô hình HTX kiểu mới hiện nay với hoạt động của HTX cũ trước đây; các doanh nghiệp nhà nước

Page 12: ĐẢNG Bộ TỈNH NINH THUẬN ^ ĐẢNG CỒNG SẢN …...Đảng viên và nhân dân; xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị

12

còn e dè chưa gắn bó, chưa manh dạn liên doanh liên kết với HTX, còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hướng dẫn, chỉ đạo của ngành cấp trên.

Trong một bộ phận thành viên HTX, nông dân còn hoài nghi vê mô hình HTX mới, chưa tin vào các giải pháp tháo gỡ khó khăn, giải quyết tồn tại theo tinh thần chĩ đạo của các Nghị quyết. Cán bộ, thành viên HTX còn lúng túng trong việc củng cố tổ chức, đổi mới nội dung hoạt động của HTX, còn có tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước cho HTX như thời bao cấp trước đây.

IIL ĐÁNH GIÁ CHƯNG TÌNH HÌNH THựC HIỆN NGHỊ QUYẾT.1. Đánh gỉá chung.Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết của Tỉnh ủy

số lượng tổ hợp tác tăng và đa dạng, phù hợp và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế hộ. Công tác tổ chức, quản lý HTX bước đầu được củng cố, khắc phục tình trạng thua lỗ kéo dài; quản lý HTX đã có những thay đồi tiến bộ theo hướng dân chủ và minh bạch hơn.

Một số ít HTX vươn lên thực hiện liên doanh liên kết, tìm kiếm ngành nghề (HTX NN Bảo An, HTX Cơ khí 1/5, HTX cơ khí Hùng phương, HTX Nho Evergreen Ninh Thuận), mở rộng hoạt động, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh; đổi mới phương thức điều hành, tiếp tục có những đổi mới để thích ứng với thị trường và nhu cầu thành viên, có những bước phát triển mới, khẳng định vai trò của HTX đối với thành viên và cộng đồng.

Nhìn chung, sự phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX kiểu mới dưới nhiều hình thức và trình độ khác nhau đã thể hiện vai trò là chỗ dựa cho kinh tế hộ phát triển, tạo việc làm cho người lao động, tăng thêm giá trị hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống người dân, nhất là đối vơi nông dân và nông thôn.

Bên cạnh những mặt được, tình hình kinh tế tập thể ở thành phố còn bộc lộ không ít mặt hạn chế: số hợp tác xã kiểu mới làm ăn có hiệu quả còn ít; nhiều - HTX đã chuyển đổi theo mô hình mới nhưng lúng túng trong việc xác định phương thức hoạt động cho phù hợp với thực tế, nguồn vốn ít và sử dụng kém hiệu quả, lợi ích đem đến cho các thành viên chưa có tính thuyết phục cao; đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn còn hạn chế nhiều về năng lực và trình độ; các hình thức kinh tế hợp tác mới được hình thành còn mang tính tự phát, ờ trình độ giản đơn, thiếu tính pháp lý do đó đem lại hiệu quả xã hội chưa rõ rệt; kinh tế tập thể chiếm tỷ trọng thâp trong cơ câu kinh tê chung của thành phố, chưa thể hiện là chỗ dựa vững chắc cho kinh tê hộ phát triển.

Nguyên nhân của những hạn chế đó là: Đa số các HTX chưa năng động trong phát triển kinh doanh. Tiềm lực nội tại của các HTX hạn chế và yếu thế trong việc cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác. Còn nhiều HTX mới làm được

Page 13: ĐẢNG Bộ TỈNH NINH THUẬN ^ ĐẢNG CỒNG SẢN …...Đảng viên và nhân dân; xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị

13

dịch vụ đầu vào, còn bỏ trống khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp tín dụng cho thành viên; chưa mạnh dạn thực hiện liên doanh, liên kết để mở thêm ngành nghề mới. Những HTX yếu kém chưa có sự chuyển biến rõ nét về nội dung và hiệu quả hoạt động. Việc triển khai các chủ trương chính sách đã nêu trong Nghị quyết còn chậm, nhất là tổ chức thực hiện các chính sách đã ban hành ở địa phương. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể ở địa phương chưa được củng cố cả về số lượng và chất lượng cán bộ cũng như các điều kiện bảo đảm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này.

2. Nguyên nhân của những tồn tạỉ hạn chế.- về khách quan có các nguyên nhân.+ Kinh tế hộ và kinh tế trang ừại phát triển chưa mạnh, sản xuất của hộ nông

dân ờ nhiều nơi còn mang tính tự cấp, tự túc, quy mô nhỏ, nên nhu cầu hợp tác chưa cao.

+ Những tồn tại do lịch sử để lại cho HTX sau chuyển đổi, đặc biệt là công nợ trong HTX; ảnh hưởng của cách nghĩ, cách làm của mô hình HTX cũ đối vói cán bộ, thành viên khá nặng nề và phức tạp.

+ HTX, THT hoạt động với hai mục đích: Kinh tế và xã hội, nên rất khó cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác.

+ Nợ thành viên của hợp tác xã tuy đã giảm, nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro bị chiếm dụng vốn, nhất là các hợp tác xã nông nghiệp khi thời tiết khộng thuận lợi, bão lũ xảy ra.

- Nguyên nhân chủ quan.+ Nguyên nhân nội tại quan trọng nhất là đa sổ các HTX nông nghiệp chưa

thực sự đổi mới về tổ chức và hoạt động theo đúng các nguyên tắc và giá trị của HTX nên thiếu động lực để phát triển.

+ Nhận thức và chỉ đạo của chính quyền các cấp, nhiều nơi chính quyền chưa thực sự quan tâm đúng mức tới lãnh đạo, chỉ đạo phát ừiển HTX, chủ yếu là ra văn bản chỉ đạo, nhưng ít có hành động cụ thể.

+ Tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ HTX kém hiệu quả. Tình trạng chung là các cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX đã được ban hành tương đối đầy đủ nhưng không được triển khai thực hiện tổt.

+ Trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã còn hạn chế trong điều hành quản lý hợp tác xã, chưa năng động để tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với thành phần kinh tế tập thể như ưu đãi về thuế, đất đai,...

+ Những năm gần đây, do quá trình đô thị hóa nên diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

3. Bài học kỉnh nghiệm.“ Kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn mà nòng cốt là HTX

có vị trí quan trọng trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông

Page 14: ĐẢNG Bộ TỈNH NINH THUẬN ^ ĐẢNG CỒNG SẢN …...Đảng viên và nhân dân; xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị

14

nghiệp, nông thôn, song HTX nông nghiệp có những đặc thù riêng gắn với nông nghiệp, nông dân và cộng đồng xã hội, nên các HTX không tự hình thành và hoạt động độc lập mà cần có sự lãnh đạo, vận động, hướng dẫn của Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp. ở phường, xã nơi nào có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất; sự chỉ đạo cụ thề, sát sao của chính quyền thì ở đó phong trào kinh tế tập thể phát triển.

- Sự phất triển và thành công của HTX là do chính HTX quyết định mà yếu tố cơ bản là năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, đứng đầu là Chủ tịch HĐQT HTX. Nhà nước có vai trò quan trọng, tạo môi trường thuận lợi, định hướng, chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ ừợ HTX trong quá trình phát triển, nhất là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, tạo nguồn nhân lực cho HTX.

- Phát huy dân chủ trong các hoạt động của HTX, đặc biệt vấn đề xử lý công nợ; thu chi và phân phối, làm lành mạnh công tác tài chính trong HTX để thành viên gắn bó vói HTX và thúc đẩy HTX mở rộng các hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ.

- Phương án sản xuất - kinh doanh, dịch vụ của HTX phải mang tính khả thi và gắn với thị trường, HTX mở rộng liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp để tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; đồng thời huy động vốn hoạt động HTX; dạy nghề cho thành viên, mở mang ngành nghề mới, khai thác thế mạnh tiềm năng của kinh tế hộ ở địa phương.

Phần thứ baQUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM v ụ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TÉ TẬP THẺ, HỢP TÁC XÃ GIAI ĐOẠN TỚI

I. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THẺ TRONG GIAI ĐOẠN TỚI.

1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn- Thuận lợiThành phố Phan Rang-Tháp Chàm, trong những năm qua đắ có nhưng

chuyển biến rõ nét trong quá trình đàu tư xây dựng đô thị loại II; các công trình dự án lớn của trung ương và tỉnh đầu tư trên địa bàn thành phố sẽ là động lực tạo sức lan tỏa mạnh để thành phố phát triển, thực sự trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tĩnh và tham gia hội nhập kinh tế Nam Trung bộ và Tây nguyên; các chủ trương chính sách đặc thù của trung ương dành cho tĩnh, đông thời tỉnh có chỉ đạo tập trung bằng các cơ chế cụ thể cho thành phố sẽ là động lực lớn tạo điều kiện cho thành phố thu hút các nguồn lực đầu tư, có cơ hội khai thác hiệu quả tiềm năng về đất đai để phát triển đô thị, các lợi thế về kinh tế biển, môi trường đào tạo nguồn nhân lực, các dịch vụ y tế chất lượng cao... sẽ tạo bước đột phá để thành phố phát triển mạnh các dịch vụ có giá trị gia tăng cao

Page 15: ĐẢNG Bộ TỈNH NINH THUẬN ^ ĐẢNG CỒNG SẢN …...Đảng viên và nhân dân; xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị

15

kết nối với các địa phương ven biển phát triển đa dạng các loại hình du lịch chất lượng cao... tạo điều kiện cho thành phố phát huy tối đa các lợi thế để chuyển dịch manh cơ cấu kinh tế, đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị loại II; đó sẽ là tiền đề cho kinh tế tập thể nói riêng và kinh tế của thành phố nói chung phát triển.

- Khó khănBên canh đó, cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức: Dự kiến

tình hình kinh tế của thành phố trong giai đoạn tới, sẽ ổn định và phát triển, tuy nhiên vẫn còn tiếp tục tác động xấu đến sản xuất của các thành phần kinh tể và đời sống của dân cư thành phố trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập được mùa rớt giá, hạn hán tiếp tục xảy ra và kéo dài; mặt khác kinh tế tập thể vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế chưa khắc phục hết như: Hiệu quả hoạt động của nhiều họp tác xã còn thấp, nhất là hợp tác xã nông nghiệp có xu hướng giảm dần, cá biệt có hợp tác xã hoạt động chỉ mang tính hình thức, chưa chủ động, còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa thích ứng với cơ chế thị trường; cơ sở vật chất còn nghèo, thiếu vốn hoạt động, sức cạnh tranh yếu; trình độ quản lý và điều hành của cán bộ quản lý hợp tác xã còn nhiều bất cập; chưa phát huy được vai trò tác động đến việc phát triển kỉnh tế của địa phương.

2. Quan điểm, phương hướng phát triển.Tiếp tục căn cứ quan điểm Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII;

Nghị quyểt Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII đã xác định “kinh tế tập thề phát ưiển với nhiều hĩnh thức đa dạng, trong đó HTX là nòng cốt”, “kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng ừở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”. Căn cứ vào thực trạng kinh tế tập thể của địa phương thời gian qua. Xác định: kinh tế tập thể của thành phố trong thời gian tới cần phát triển với hình thức là HTX và tổ hợp tác trên các lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế tập thể là nông nghiệp, khai thác và dịch vụ hậu càn nghề cá, dịch vụ cơ khí, dịch vụ du lịch, chế biến nông thủy sản, xây đựng, giao thông vận tải. Cụ thể:

- Tiếp tục củng cố, mờ rộng và phát triển kinh tế tập thể trong các ngành, lĩnh vực, trong đó HTX là nòng cốt; khuyến khích HTX đầu tư phát triển các ngành nghề sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bảo vệ môi trường và dịch vụ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, gắn vớỉ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Khuyến khích phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức họrp tác đa dạng, lồng ghép việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác xã, mở rộng liên kết hợp tác, nhất là hơp tác sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế canh tranh, có giá trị kinh tế cao như: nho, táo, hành - tỏi, rau sạch, đánh bắt hải sản,...góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động.

Page 16: ĐẢNG Bộ TỈNH NINH THUẬN ^ ĐẢNG CỒNG SẢN …...Đảng viên và nhân dân; xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị

16

- Tiếp tục đẩy manh công tác tuyên truyền pháp luật, triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ quá trình thành lập và đào tạo bồỉ dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt các HTX, hỗ trợ thuế, cho thuê đất, hỗ ượ vay vốn tín dụng đầu tư đổi mới công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, hỗ trợ xúc tiến thương mại,... nhằm nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả hoạt động, thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển nhanh và bền vững.

- Đổi Iĩiới tổ chức quản lý HTX theo hướng chuyển mạnh hoạt động sang hạch toán kinh doanh với hai mục tiêu đem lại lợi ích cho thành viên và không ngừng tích lũy cho kinh tế tập thể HTX.

- Định hướng và khuyến khích các HTX tổ chức sản xuất hoặc làm dịch vụ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, theo hình thức hợp đồng liên minh, liên kết tham gia chuỗi giá ừị để đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn.

- Khuyến khích phát triển các loại hĩnh tổ họp tác, đa dạng hóa các hình thức hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ hợp tác phát triển bền vững hơn. Khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi để các tổ hơp tác phát triển lên thành HTX hoặc doanh nghiệp khi có nhu cầu.

II. MỤC TIÊU PHƯƠNG HƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỀN TỚI NĂM 2025 và 2030.

1. Mục tiêu tổng quát.* - Trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, Chương

trình hành động số 15-CTr/TƯ của Tỉnh ủy, Nghị Quyết 07-NQ/TƯ của Thành ủy về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và các mục tiêu định hương phát triển kinh tế tập thể theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII và Chương trình phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2016 - 2020, tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; khuyến khích, thúc đẩy phát triển mạnh các loại hình kinh tế tập thể, tăng cường vai trò HTX trong việc phát triển các ngành nghề nông thôn, góp phần phát ừiển kinh tế - xã hội của thành phổ

- Tiếp tục triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng về đổi mới, phát triên và nâng cao hiệu kinh tế tập thể; đồng thời tập trung hỗ trợ củng cố các hợp tác xã yếu kém, hoạt động không có hiệu quả phát triển, khuyến khích thành lập mới hợp tác xã, tổ hơp tác ừên các lĩnh vực công nghiệp, xây đựng, thương mại, dịch vụ, tín dụng,... tạo điêu kiện hình thành các hình thức hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, nuôi ứông, đánh bắt thủy sản. Đầu tư cơ sở hạ tàng phục vụ sản xuất, đời sống của cộng đồng thành viên theo chủ trương lồng ghép vào các kế hoạch, các chương trình phát triên kinh tê-xã hội của thành phố, chương trình xây dựng nông thôn mới.

Page 17: ĐẢNG Bộ TỈNH NINH THUẬN ^ ĐẢNG CỒNG SẢN …...Đảng viên và nhân dân; xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị

17

Từ các mục tiêu trên, Thành ủy Phan Rang-Tháp chàm xây dựng phương hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển triển kinh tế tập thể, với các nội dung cụ thể như sau:

2. Mục tỉêu cụ thể tới năm 2025 và 2030.2.1. về mục tiêu đến năm 2025: Tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ phát

triển thành lập mới khoảng 15 Tổ họp tác; 5 họp tác xã; đến năm 2025 thành phố có:

- 21 Họp tác xã, trong đó: Có 12 Hợp tác xã nông nghiệp, thủy sản; 2 Họp tác xã tiểu thủ công nghiệp; 1 Hợp tác xã xây dựng; 3 Họp tác xã giao thông vận tải; 2 Họp tác xã dịch vụ thương mại; 1 Hợp tác xã tín dụng.

- Số lượng thành viên hợp tác xã: 2.540 người.- Doanh thu bình quân của họp tác xã : 1.340 triệu đồng/năm/HTX- Thu nhập bình quân của người lao động trong hợp tác xã: 70 triệu

đồng/năm/lao động.- Tỷ lệ cán bộ hợp tác xã đạt trinh độ sơ cấp, trung cấp: 65%.- Tỷ lệ cán bộ họp tác xã đạt trình độ cao đẳng, đại học: 35%.- 502 Tổ hợp tác, trong đó: Có 20 tổ hợp tác nông nghiệp; 480 tổ họp tác '

thủy sản; 2 tổ hợp tác tiểu thủ công nghiệp.- Số lượng thành viên tổ hợp tác: 3.470 người- Doanh thu bình quân của tổ hợp tác : 3.610 triệu đồng/năm/THT- Thu nhập bình quân của người lao động trong tổ hợp tác: 150 triệu

đồng/năm/lao động

2.2. về mục tiêu đến năm 2030: Tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ ừợ phát triển thành lập mới khoảng 25 Tổ họp tác; 5 hợp tác xã; đến năm 2030 thành phố có:

- 26 Hợp tác xã, trong đó: Có 15 Hợp tác xã nông nghiệp, thủy sản; 3 Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp; 1 Hợp tác xã xây dựng; 3 Họp tác xã giaọ thông vận _ tải; 3 Họp tác xã dịch vụ thương mại; 1 Hợp tác xã tín dụng. '

- Số lượng thành viên hợp tác xã: 3.040 người.- Doanh thu bình quân của hợp tác xã: 1.750 triệu đồng/năm/HTX- Thu nhập bình quân của người lao động trong hợp tác xã: 130 triệu

đồng/năm/lao động.- Tỷ ỉệ cán bộ hợp tác xã đạt trình độ sơ cấp, trung cấp: 45%.- Tỷ lệ cán bộ họp tác xã đạt trình độ cao đẳng, đại học: 55%.- 527 Tổ hợp tác, trong đó: Có 30 tổ họp tác nông nghiệp; 492 tổ họp tác

thủy sản; 5 tổ họp tác tiểu thủ công nghiệp.- Số lượng thành viên tổ họp tác: 3.720 người.- Doanh thu bình quân của tổ hợp tác : 4.450 triệu đồng/năm/THT.

Page 18: ĐẢNG Bộ TỈNH NINH THUẬN ^ ĐẢNG CỒNG SẢN …...Đảng viên và nhân dân; xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị

18

- Thu nhập bình quân của người lao động trong tổ hợp tác: 270 triệu đồng/năm/lao động.

3. Một số nhỉệm vụ, gỉảỉ pháp chủ yếu trong thòi gian tớỉ.3.1. Một số nhỉệm vụ.- Các cấp uỷ cơ sở, đặc biệt là cấp uỷ phường, xã cần có sự phối hợp chặt

chẽ với các ngành chức năng cấp thành phố, tiếp tục tổ chức tuyên truyền, giáo dục, quán triệt sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đã được nêu trong Nghị quyết 13-NQ/TW (Hội nghị TW 5-khoá IX) và chương trình hành động của Tỉnh uỷ, Thành uỷ.

- ƯBND thành phố cần thường xuyên theo dõi, đánh giá, phân loại các HTX để có kế hoạch, biện pháp hỗ trợ, giải quyết kịp thời uốn nắn các sai phạm trong việc thi hành Luật HTX.

- Khuyến khích thành lập mới các HTX ở các lĩnh vực thành phố có điều kiện thuận lợi. Tạo điều kiện để hộ gia đình liên kết, hình thành các mô hình hợp tác mới một cách tự nguyện, cùng có lợi trên một số khâu dịch vụ hỗ trợ đầu vào và đầu ra cho sản xuất như: giống, làm đất, thuỷ nông, vật tư, thức ăn công nghiệp, thu mua-sơ chế-tiêu thụ các loại sản phẩm nông-ngư nghiệp, hình thành các nhóm nghề tiểu thủ công nghiệp.

- Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế tập thế, tiếp tục củng cố Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể của thành phố. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chính sách, các vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ đối với hoạt động của các đơn vị kinh tế tập thể, giúp ƯBND thành phố tiến hành tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong hoạt động kinh tế tập thể.

- ƯBND Thành phố phối hơp các sở, ngành của tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động cùa khu vực kinh tế tập thể.

- Mặt trận và các đoàn thể quần chúng từ thành phố đến cơ sở cần làm tốt việc vận động, tuyên truyền quần chúng tự nguyện tham gia xây dựng khu vực kinh tê tập thê. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong các tổ chức kinh tế này.

3.2. Một số giải pháp.- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò các đoàn thể nhân dân

đối với phát triển kinh tế tập thể.

- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động Nghị quyết Trung ương 5, Chương trình hành động sô 15-Ctr/TƯ và nhất là triền khai học tập Luật hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ nhằm tạo sự chuyển biến nhận thức cho

Page 19: ĐẢNG Bộ TỈNH NINH THUẬN ^ ĐẢNG CỒNG SẢN …...Đảng viên và nhân dân; xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị

19

cán bộ, đảng viên và nhân dân về các quan điểm, mục tiêu, và vai trò, vị trí kinh tế tập thể trong nền kinh tế.

- Triển khai đồng bộ và có hiệu quả các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã, trong đó tập trung vào các lĩnh vực cụ thể đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho 3 chức danh Chủ tịch HĐQT, kế toán trưởng và trưởng ban kiểm soát hợp tác xã.

- Nâng cao năng lực hoạt động của kinh tế tập thể.

+ Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX; chú trọng trẻ hóa đội ngũ cán bộ Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, tổ trưởng tố hợp tác.

+ Đẩy mạnh liên kết hợp tác sản xuất - kinh doanh giữa các HTX với nhau và HTX với doanh nghiệp.

+ Lồng ghép việc triển khai thực hiện các chương trình xây dựng nông thôn mới, dự án cạnh tranh nông nghiệp, dự án hỗ trợ tam nông, nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể.

- Xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể.,+ Tăng cường chức năng cơ quan đầu mối thống nhất quản lý Nhà nước về

kinh tế tập thể, hợp tác xã về tất cả các mặt vị trí, trách nhiệm, quyền hạn, tổ chức và nhân sự ở tất cả các cấp, đi đôi với tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể ở từng cấp và giữa các cấp.

- Tăng cường công tác thanh ừa, kiểm tra việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về kinh tế tập thể, hợp tác xã. Thực hiện chế độ báo cáo về kinh tế tập thể.

- Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cấp chính quyền của thành phố với hoạt động của Liên minh hợp tác xã trong việc trợ giúp và bảo vệ quyền lợi của thành viên, nhất là giúp HTX tổ chức và hoạt động theo đúngíXpy định của Luật HTX; hỗ trợ chuyển giao khoa học- kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức sàn xuất- kinh doanh và quản lý.

- Chú trọng đúng mức vỉệc chỉ đạo nghiên cứu tổng kết các điển hình tiên tiến và nhân rộng điển hình, mô hình trong quá trình vận động và quản lý các hợp tác xã ừên địa bàn.

- Thường xuyên đôn đốc kiểm ứa và tổng hợp những đề xuất, kiến nghị của các ngành và địa phương trong quá trình triển khai thực hiện, báo cáo Ưỷ ban nhân dân tỉnh kịp thời xem xét giải quyết.

IV. ĐÊ XUẤT, KIẾN NGHỊ.Để phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, trong thời gian tới thành

phố kiến nghị một số giải pháp sau:

Page 20: ĐẢNG Bộ TỈNH NINH THUẬN ^ ĐẢNG CỒNG SẢN …...Đảng viên và nhân dân; xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị

20

1. Những quan điểm, chủ trương mới cần bổ sung, chỉnh sửa đưa vào Nghị Quyết nhằm thực hiện thắng lợi tinh thần của Nghị Quyết về phát triển kinh tế tập thể và Nghị Quyết Đại Hội XII của Đảng.

2. Những gỉảỉ pháp đễ thực hỉện Nghị quyết có hiệu quả hơn trong thòi gian tói.

- Cần có tổng kết đánh giá toàn diện về tổ hợp tác từ đó có cơ chế, chính sách định hướng phát triển tổ họp tác theo đúng các quy định của pháp luật.

- Đưa nội dung hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp vào thực hiện trong khuôn kho chương trình hỗ trợ có mục tiêu về phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp.

- Định hướng và khuyến khích các HTX tổ chức sản xuất hoặc làm dịch vụ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, theo hình thức họp đồng liên minh, liên kết để đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn.

thễ3. Thực hỉện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển kỉnh tế tập

- Đồ nghị Liên minh họp tác xã Việt Nam, ƯBND Tỉnh sớm triển khai thành' lập Quỹ hỗ trợ phát triển họp tác xã.

“ về chính sách ưu đãi hỗ trợ của Nhà nước đề nghị Luật cần có chính sách ưu đãi, đối với các ngành, nghề, lĩnh vực hoạt động, từng loại hình hgp tác xã, liên hiệp tác xã nhất là hơp tác xã tiểu thủ công nghiệp, họp tác xã nông nghiệp. Nhà nước cần trích một phàn ngân sách hình thành quỹ tín dụng phát triển hợp tác xã để hỗ trợ họp tác xã vay vốn phát triển kinh doanh.

- Để khơi thông nguồn vốn cho kinh tế tập thể, đề nghị nên xem xét HTX là loại hình doanh nghiệp đối nhân, doanh nghiệp xã hội, mục tiêu họp tác xã là tối đa hóa lợi ích của các thành viên và cần có giải pháp đồng bộ thì HTX mới có thể vay vốn được.

Nơi nhân:- Thường trực Tỉnh ủy,- ủy ban nhân dân thành phố,- Các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc,- Lưu Văn phòng.

Page 21: ĐẢNG Bộ TỈNH NINH THUẬN ^ ĐẢNG CỒNG SẢN …...Đảng viên và nhân dân; xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị

! ,

/íỊ0ỆB'ặ^ CHỈ TIÊU C ơ BẢN PHÁT TRIẺN HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ, TỎ HỢP TÁC<*51 v A .

Đề cương tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002, Hội nghị lần thứ 5, :fBÍiitChấl) ĩĩàhh Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đẵỉ mói, phát trỉển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tạỉ Quyết định số

212/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ)

íaỤịS l

ST T C hỉ tiêu Đ on v ị tính 31/12/2003 1/7/2013------------------------------------131/12 /201 '

31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018

! I H Ợ P T Á C X ÃTổng số hợp tác xã HTX 26 10 10 12 12 14 16Trong đó:

1 Số hợp tác xã thành lập mới HTX - 4 - 2 - 2 2

1Số hợp tác xã giải thể HTX - 18 - - - - -

Số hợp tác xã hoạt động hiệu quả HTX 18 7 7 9 9 11 13Tổng số thành viên hợp tác xã Người 6.829 1.813 1.891 1.963 2.023 2.215 2.229Trong đó:

9Số thành viên mới Thành viên - 8 78 72 60 192 14

i Số thành viên là cá nhân Thành viên - - - 72 132 164 178Số thành viên là đại diện hộ gia đình Thành viên 6.829 1.813 1.891 1.891 1.891 2.050 2.050Số thành viên là pháp nhân Thành viên - - - - - 1 1Tổng số lao động thường xuyên trong hợp tác xã Thành viên 1.025 431 510 582 642 665 679

3 Trong đó:Số lao động thường xuyên mới Người - 11 79 72 60 14 14Số lao động là thành viên hợp tác xã Người 1.025 281 361 358 418 598 617

4 Tổng vốn hoạt động của hợp tác xã Triệu đông - 7.184,630 6.378,807 6.748,677 6.748,677 16.248,677 22.148,6775 Tổng giá trị tài sản họp tác xã Triệu đông - 3.840,000 3.765,248 ( 4.035,248 4.035,248 13.535,248 19.435,248

Doanh thu bình quân một hợp tác xã Triệuđồng/năm

- 699,075 559,710 1.546,188 830,476 872,000 915,600

6 Trong đó: 1

Doanh thu của hợp tác xã vói thành viên Triệuđồng/năm

- 699,075 559,710 1.546,188 830,476 872,000 915,600

í

Page 22: ĐẢNG Bộ TỈNH NINH THUẬN ^ ĐẢNG CỒNG SẢN …...Đảng viên và nhân dân; xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị

7 Lãi bình quân một hợp tác xã Triệuđồng/nãm

- 24,598 25,624 23,052 24,200 25,410 26,680

8 Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên ữong hợp tác xã

Triệuđồng/năm

- 24,240 27,687 25,900 28,500 29,900 32,290- ị v ^ **■— ..................

Tông sô cán bộ quản lý hợp tác xã Người 132 42 41 51 51 57 61Trong đổ:

9

ị ' v "" " —

Sô cán bộ quản lý hợp tác xã đã qua đào tạo đạt trình độ sơ, trung cấp Người 104 26 25 18 18 22 24

Số cán bộ quản lý hợp tác xã đã qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên Người - 9 9 17 17 19 21

Số cán bộ quản lý HTX chưa qua đào tạo 28 7 7 16 16 16 16

10 Số cán bộ hợp tác xã được đóng bảo hiểm xã hội Người 0 42 41 51 51 57 61

II T ỏ HỢP TÁCTổng số Tổ hợp tác THT - 502 505 483 483 487 487

1 Tronạ đó:Số Tô hợp tác có đăng ký thành lập THT - 3 6 6 6 10 10

2 Số Tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả THT - 502 505 483 483 487 4873 Tổng số thành viên Thành viên - 3.404 3.433 3.293 3.293 3.314 3.314

4 Doanh thu bình quân một Tổ hợp tác Triệuđồng/nãm

- 2.178,000 2.217,600 2.217,600 2.439,000 2.560,000 2.688,000

5 Lãi binh quân một Tổ hợp tácr p • ATriệu

đồng/năm - 416,000 445,500 445,500 458,000 480,900 504,900

Ghi chú: Doanh thu bình quân/HTX/năm của năm 2015 cao là vì trong năm hợp tác xã cơ khí 1/5 đã ký được hợp đồng lắp đật máy móc, nhà xưởng cho nhà máy sản xuất hạt điều tại khu công nghiệp Thành Hải với giá trị ừên 12 đồng

Page 23: ĐẢNG Bộ TỈNH NINH THUẬN ^ ĐẢNG CỒNG SẢN …...Đảng viên và nhân dân; xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị

Ềỹf f f l . t f 0 N G HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XẬ, TÔ HỢP TÁC PHÂN LOẠI THEO NGÀNH NGHÊể - r ị ị 'ĨV,* . t\ỈU ' Ị V \ * _(i l ỉ Ï ĩ t ì ' *¿1* f í •jrf' i " » ị J ^ 5 Ị w rk / n ________ I - ' 1_ 1 _ > I . . ■ i_ i_ _ _ T k Ạ _________ - i A I A j 4 « V J 1 ,v * A ^ T 1 * A J A ^ A - r ^ v j n n v v T ' * J r k il r V A / ầ A / % TT A •

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 31/12/2003 1/7/2013 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018

1 HỢP TÁC XÃTồng số Hợp tác xã HTX 26 10 10 12 12 14 16Chia raHợp tác xã nông nghiệp, thủy sản HTX 16 4 4 5 5 7 9Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp HTX 5 2 2 2 2 2 2Hợp tác xã xây dựng HTX 1 1 1 1 1 1 1Hợp tác xã giao thông vận tải HTX 3 2 2 3 3 3 3Hợp tác xã tín dụng HTX 1 1 1 1 1 1 1

2 T ỏ HỢP TÁCTổng số tổ hợp tác THT - 502 505 483 483 487 487Chia raTổ hợp tác nông nghiệp THT - 3 6 6 9 12 15Tổ hợp tác thủy sản THT - 499 499 477 474 475 472