ÔN TẬP TỔNG HỢP CUỐI NĂM

13
BÀI DẠY TRỰC TUYẾN TUẦN 35 – MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Tiết 137: ÔN TẬP TỔNG HỢP CUỐI NĂM A. Ôn lý thuyết I. Hệ thống văn bản trong chương trình ngữ văn 7 học kì II 1) Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. 2) Tục ngữ về con người và xã hội. 3) Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh). 4) Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng). 5) Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh). 6) Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn). 7) Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh). II. Các định nghĩa 1) Tục ngữ: là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. 2) Phép tương phản (đối lập): là việc tạo ra những hành động , những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính trị của tác phẩm. 3) Phép tăng cấp: là lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước qua đó làm rõ bản chất một sự việc, hiện tượng muốn nói. III. Những kinh nghiệm của nhân dân được thể hiện trong tục ngữ: - Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. - Tục ngữ về con người và xã hội luôn tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống con người cần phải có. IV. Giá trị chủ yếu về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm văn xuôi đã học ở HKII STT Nhan đề văn bản Giá trị về nội dung Giá trị về nghệ thuật 1 Ca Huế trên sống Hương (Hà Ánh Minh) Vẻ đẹp của ca Huế, một hình thức sinh hoạt văn hóa- am nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, bảo tồn. Bút kí về sinh hoạt văn hóa: tả cảnh ca Huế trong một đêm trăng trên sông Hương, vừa giới thiệu những làn điệu dân ca Huế bằng giọng văn trữ tình. 2 Sống chết mặc bay (Phạm Duy Lên án gay gắt bọn quan lại phong kiến, vô nhân đạo và Truyện ngắn hiện đại có nghệ thuật viết phong phú

Transcript of ÔN TẬP TỔNG HỢP CUỐI NĂM

Page 1: ÔN TẬP TỔNG HỢP CUỐI NĂM

BÀI DẠY TRỰC TUYẾN TUẦN 35 – MÔN NGỮ VĂN LỚP 7

Tiết 137: ÔN TẬP TỔNG HỢP CUỐI NĂM

A. Ôn lý thuyết

I. Hệ thống văn bản trong chương trình ngữ văn 7 học kì II

1) Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

2) Tục ngữ về con người và xã hội.

3) Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh).

4) Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng).

5) Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh).

6) Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn).

7) Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh).

II. Các định nghĩa

1) Tục ngữ: là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện

những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy

nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

2) Phép tương phản (đối lập): là việc tạo ra những hành động , những cảnh tượng, những

tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc

tư tưởng chính trị của tác phẩm.

3) Phép tăng cấp: là lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước qua

đó làm rõ bản chất một sự việc, hiện tượng muốn nói.

III. Những kinh nghiệm của nhân dân được thể hiện trong tục ngữ:

- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý

báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất.

- Tục ngữ về con người và xã hội luôn tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời

khuyên về những phẩm chất và lối sống con người cần phải có.

IV. Giá trị chủ yếu về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm văn xuôi đã học ở HKII

STT Nhan đề văn bản Giá trị về nội dung Giá trị về nghệ thuật

1 Ca Huế trên sống

Hương (Hà Ánh

Minh)

Vẻ đẹp của ca Huế, một hình

thức sinh hoạt văn hóa- am

nhạc thanh lịch và tao nhã, một

sản phẩm tinh thần đáng trân

trọng, bảo tồn.

Bút kí về sinh hoạt văn

hóa: tả cảnh ca Huế trong

một đêm trăng trên sông

Hương, vừa giới thiệu

những làn điệu dân ca Huế

bằng giọng văn trữ tình.

2 Sống chết mặc

bay (Phạm Duy

Lên án gay gắt bọn quan lại

phong kiến, vô nhân đạo và

Truyện ngắn hiện đại có

nghệ thuật viết phong phú

Page 2: ÔN TẬP TỔNG HỢP CUỐI NĂM

Tốn) bày tỏ niềm thương cảm vô

hạn trước cảnh khổ của nhân

dân.

(tương phản và tăng cấp),

lời văn cụ thể, sinh động.

B. Bài tập

Câu 1: Đoc đoạn văn sau va tra lơi cac câu hỏi:

“Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung

đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc, bỗng nghe ngoài xa, tiếng kêu vang trời dậy đất. Mọi

người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân

mình chờ mà hạ. Vì ngài sắp ù to.

Có người khẽ nói:

- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

Ngài cau mặt, gắt rằng:

- Mặc kệ!

Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại:

- Có ăn không thì bốc chứ!

Thầy đề vội vàng:

- Dạ, bẩm, bốc.”

(Ngữ văn 7, Tập hai)

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai?

b) Nội dung của đoạn văn trên?

c) Tìm và ghi lại các câu rút gọn có trong đoạn văn.

d) Ý nghĩa của câu văn “Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le

chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ.”

Câu 2: Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên

dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo

rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác,

thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc,

hành vân. Cũng có

bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại

cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai

oán…

Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái

lịch.”

(Hà Ánh Minh, Ca Huế trên sông Hương, Ngữ văn 7, tập 2, trang 101, 102)

a) Tìm và nêu tác dụng của các phép liệt kê được sử dụng ở ngữ liệu.

b) Từ những gợi dẫn ở ngữ liệu và hiểu biết của bản thân, em hãy giới thiệu với bạn bè về

ca Huế- một nét đẹp văn hóa của quê hương. (Trả lời ngắn gọn, không quá ½ trang giấy)

Page 3: ÔN TẬP TỔNG HỢP CUỐI NĂM

Câu 3: Đọc những câu văn sau và trả lời câu hỏi:

“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn

chương còn sáng tạo ra sự sống.”

a) Những câu văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Viết đoạn văn (5 – 7 câu) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa và công dụng của văn chương

đối với cuộc sống của con người.

Câu 4: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

Hồ Chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi

năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần tuý phong độ, ngôn ngữ, tính tình của

một người Việt nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ người dân quê Việt

Nam; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm

thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm

hay Đồng Tháp Mười vậy. Mấy mười năm xa cách quê hương, Người không quên những

mùi vị những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường

bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy. Ngay sau khi về nước, gặp Tết, Người không

quên mừng tuổi đồng bào, hàng xóm và quà bánh cho trẻ em, tuy chỉ có mấy đồng xu,

nhưng cũng bọc giấy hồng đơn cẩn thận, tiêm tất....

a. Nêu chủ đề của đoạn văn.

b. Đoạn văn trên chủ yếu sủ dụng phép lập luận nào?

c. Phép tu từ nào được tác giả sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn?

d. Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu trình bày cảm nhận xủa em về vẻ đẹp của Bác Hồ trong

đoạn văn trên.

Page 4: ÔN TẬP TỔNG HỢP CUỐI NĂM

Tiết 138: ÔN TẬP TỔNG HỢP CUỐI NĂM

PHẦN TIẾNG VIỆT

I- Ôn tập lí thuyết

1. Rút gọn câu

a. Khái niệm: Khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu tạo thành câu rút

gọn.

b. Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm một số mục đích sau:

+ Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lặp từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước.

+ Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ)

c. Chú ý đến cách dùng câu rút gọn.

Ví dụ:

- Cháu đã ăn cơm chưa?

- Dạ, chưa.

2. Câu đặc biệt

a. Khái niệm: là loại câu không được cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

b.Tác dụng:

- Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.

- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng.

- Bộc lộ cảm xúc.

- Gọi đáp.

Ví dụ : Buổi hầu sáng hôm ấy. Con mẹ Nuôi, tay cầm lá đơn, đứng ở sân công đường.

(Nguyễn Công Hoan)

3. Thêm trạng ngữ cho câu

* Đặc điểm:

- Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nội dung, mục

đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.

- Về hình thức:

+ Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu.

+ Giữa trạng ngữ với CN – VN thường có 1 quãng nghỉ khi nói và dấu phẩy khi viết.

- Công dụng:

+ Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làn cho nội dung

của câu được đầy đủ, chính xác.

+ Nối kết các đoạn văn, các câu với nhau => bài văn được mạch lạc.

Ví dụ: Vào 1 đêm cuối xuân, năm 1947, khoảng 2 giờ sáng trên đường đi công tác, Bác

Hồ nghỉ chân ở một nhà nghỉ bên đường.

Page 5: ÔN TẬP TỔNG HỢP CUỐI NĂM

II. Bài tập

Bài 1: Tìm câu rút gọn trong những đoạn trích sau và cho biết thành phần nào bị rút

gọn. Hãy khôi phục thành phần bị rút gọn đó.

a, Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về!

b, Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai

tiếng đọc bài trầm bổng …

c, – Những ai ngồi đấy?

- Ông Lí cựu với ông Chánh hội.

d, Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ.

Bài 2: Hãy nhận xét về cách dùng các câu rút gọn dưới đây. Theo em có nên dùng các

câu rút gọn trong những tình huống đó không? Tại sao?

a, - Cháu cho bác hỏi đến phố Hàng Bạc đi bằng cách nào?

- Đi thẳng, đến ngã tư thì rẽ phải.

b, - Mẹ ơi, cho con đi tham quan nhé!

- Con đi mấy ngày!

- Một ngày.

Bài tập 3: Tìm các câu đặc biệt trong các đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của

chúng?

a, Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?

b, Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động của chúng tôi đóng lại, tránh cái gió

lào…

c, Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển

Trường Sa.

d, Đình chiến. Các anh bộ đội nón dưới có gắn sao, kéo về đầy nhà Út.

e, Cách đó ba năm. Một đồng chí từ Đồng Tháp Mười về mang một con gà mái tơ. Ôi chao,

một con gà.

Bài tập 4: Tìm trạng ngữ cho các câu dưới đây và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì

cho sự việc được nói đến trong câu.

a, Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng

mát rượi. Khoảng thời gian sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt

chéo qua thung lũng , trải lên đỉnh núi phía tây những vệt màu xanh lậm tươi tắn … Ven

rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả…

b, Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì

sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

c, Sọ Dừa chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn đàn bò

về chuồng. Bò con nào con lấy no căng bụng. Phú ông mừng lắm.

Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ

Dừa.

Page 6: ÔN TẬP TỔNG HỢP CUỐI NĂM

MỘT SỐ BÀI TẬP THỰC HÀNH

1. RÚT GỌN CÂU

Bài 1: Tìm câu rút gọn trong những đoạn trích sau và cho biết thành phần nào

bị rút gọn. Hãy khôi phục thành phần bị rút gọn đó

a, Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về!

b, Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên

tai tiếng đọc bài trầm bổng …

c, – Những ai ngồi đấy?

Ông Lí cựu với ông Chánh hội

d, Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ

Bài 2: Hãy nhận xét về cách dùng các câu rút gọn dưới đây. Theo em có nên dùng

các câu rút gọn trong những tình huống đó ko? Tại sao?

a, Cháu cho bác hỏi đến phố Hàng Bạc đi bằng cách nào?

Đi thẳng, đến ngã tư thì rẽ phải.

b, Mẹ ơi, cho con đi tham quan nhé!

Con đi mấy ngày!

Một ngày.

2. CÂU ĐẶC BIỆT

Bài tập: Tìm các câu đặc biệt trong các đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng

của chúng

a, Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?

b, Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động của chúng tôi đóng lại, tránh

cái gió lào…

c, Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng

biển Trường Sa.

d, Đình chiến. Các anh bộ đội nón dưới có gắn sao, kéo về đầy nhà Út

e, Cách đó ba năm. Một đồng chí từ Đồng Tháp Mười về mang một con gà mái tơ. Ôi

chao, một con gà.

3.THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU

Bài tập: Tìm trạng ngữ cho các câu dưới đây và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa

gì cho sự việc được nói đến trong câu.

a, Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung

lũng mát rượi. Khoảng thời gian sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu

tiên hắt chéo qua thung lũng , trải lên đỉnh núi phía tây những vệt màu xanh lậm tươi

Page 7: ÔN TẬP TỔNG HỢP CUỐI NĂM

tắn … Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối

những quả…

b, Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp,

bởi vì sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại,

nghĩa là rất đẹp.

c, Sọ Dừa chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn

đàn bò về chuồng. Bò con nào con lấy no căng bụng. Phú ông mừng lắm.

Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm

cho Sọ Dừa.

4.CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG SANG CÂU BỊ ĐỘNG

Bài 1: Trong những câu sau đây, câu nào là câu bị động, câu nào không phải là

câu bị động? Tại sao?

a, Nam được đi đá bóng

b, Nam được mẹ cho phép đi đá bóng.

c, Nó bị ngã

d, nó bị đẩy ngã

Bài 2. Chuyển đổi các câu chủ động sau thành các câu bị động tương ứng theo

các kiểu khác nhau. Cho biết câu nào không chuyển được thành hai kiểu câu bị

động?

Mẫu: Người ta phản đối ý kiến của chúng tôi.

Ý kiến của chúng tôi bị người ta phản đối.

Ý kiến của chúng tôi bị phản đối

a, Các kiến trúc sư xây dựng ngôi nhà này trong 7 năm.

b, Ông ta viết xong quyển sách này vào năm 2000.

c, Người ta bán quyển sách này với giá 35.000 đồng.

d, Nhiều người mua quyển sách này.

5. DÙNG CỤM CHỦ- VỊ MỞ RỘNG CÂU

Bài 1. Hãy gộp các câu sau thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc

phụ ngữ.

a, Trời trở rét. Đó là dấu hiệu của mùa đông.

b, Ai cũng phải tuân thủ luật lệ giao thông. Thầy giáo chủ nhiệm thừng nhắc chúng

tôi như vậy.

c, Bạn Nam đã kể chuyện này cho chúng tôi. Tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe câu

chuyện đó.

d, Bố mẹ thưởng cho tôi chiếc xe đạp. Tôi đi học bằng chiếc xe đạp đó.

Page 8: ÔN TẬP TỔNG HỢP CUỐI NĂM

e, Sương muối xuống nhiều. Lúa mới cấy có nguy cơ hỏng.

Bài 2: Viết một đoạn văn có sử dụng cụm C-V làm phụ ngữ với chủ đề Mùa

xuân.

LIỆT KÊ

Bài tập: Tìm phép liệt kê trong các đoạn trích sau:

a, Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn cũng mất. Trên đất chỉ còn

rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía…

b, Vườn bách thảo vẫn có đủ cò, hạc,bồ nông, đường nga, đại bàng,voi, vượn, khỉ,

chồn, cáo, nai, hươu, hổ, báo, sư tử.

c, Tình yêu của Tố Hữu dịu dàng đầm ấm, chan chứa kính mến, và đượm cả xót

thương, có đôi khi đến bùi ngùi.

d, Thằng bé con anh Chuẩn ho rũ rượi, ho như xé phổi, ho không còn khác được nữa.

e, Chao ôi! Dì Hảo khóc!. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì

thổ ra nước mắt.

f, Tồi tệ đến thế là cùng. Đối đáp bốp chat, ăn miếng trả miếng, chửi vỡ mặt nhau,

đanh đá hàng tôm hàng cá, thơn thớt dựng chuyện vu khống để tiện một cách nanh

ác, trơ tráo như thế này, thì thật không còn gì để đáng nói nữa.

Page 9: ÔN TẬP TỔNG HỢP CUỐI NĂM

Tiết 139: ÔN TẬP TỔNG HỢP CUỐI NĂM

PHẦN TIẾNG VIỆT (tt)

I. Ôn tập lí thuyết

1. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

a. Câu chủ động: là câu có chủ ngữ là người, vật thực hiện hoạt động hướng vào người vật

khác.

b. Câu bị động: là câu có chủ ngữ là người, vật bị hoạt động của người vật khác hướng vào.

Ví dụ:

- Quân ta bao vây quân Ngô cả 3 mặt.

- Quân Ngô bị bao vây cả 3 mặt.

2. Dùng cụm C- V để mở rộng câu

- Khi noi hoăc viêt co thê dung nhưng cum tư co hinh thưc giông câu đơn binh thương, gọi

là cụm chu – vị, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.

- Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu

Cac thành phần chu ngữ, vị ngữ và cac phụ ngữ trong cum động từ, cum danh từ, cụm tính

từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm chủ – vị.

CN VN

Ví dụ: Những đám mây / sà xuống // tạo nên 1 cảm giác bồng bềnh,huyền ảo.

c v

3. Liệt kê

- Khái niệm: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được

đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

- Các kiểu liệt kê:

+ Xét về cấu tạo: có thể phân biệt liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp.

+ Xét về ý nghĩa : có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến.

Ví dụ: Lòng tự hào về những trang sử vẻ vang qua những tấm gương các anh hùng dân tộc:

thời đại Bà Trưng, Bà Triệu ,Trần Hưng Đạo, Quang Trung…

II. Bài tập

Bài 1: Trong những câu sau đây, câu nào là câu bị động, câu nào không phải là câu bị

động? Tại sao?

a, Nam được đi đá bóng.

b, Nam được mẹ cho phép đi đá bóng.

c, Nó bị ngã.

d, Nó bị đẩy ngã.

Page 10: ÔN TẬP TỔNG HỢP CUỐI NĂM

Bài 2: Chuyển đổi các câu chủ động sau thành các câu bị động tương ứng theo các kiểu

khác nhau. Cho biết câu nào không chuyển được thành hai kiểu câu bị động?

a, Các kiến trúc sư xây dựng ngôi nhà này trong 7 năm.

b, Ông ta viết xong quyển sách này vào năm 2000.

c, Người ta bán quyển sách này với giá 35.000 đồng.

d, Nhiều người mua quyển sách này.

Bài 3: Hãy gộp các câu sau thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc phụ

ngữ.

a, Trời trở rét. Đó là dấu hiệu của mùa đông.

b, Ai cũng phải tuân thủ luật lệ giao thông. Thầy giáo chủ nhiệm từng nhắc chúng tôi như

vậy.

c, Bạn Nam đã kể chuyện này cho chúng tôi. Tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện đó.

d, Bố mẹ thưởng cho tôi chiếc xe đạp. Tôi đi học bằng chiếc xe đạp đó.

e, Sương muối xuống nhiều. Lúa mới cấy có nguy cơ hỏng.

Bài 4: Viết một đoạn văn có sử dụng cụm C-V làm phụ ngữ với chủ đề “Mùa xuân”.

Bài 5: Tìm phép liệt kê trong các đoạn trích sau:

a, Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn cũng mất. Trên đất chỉ còn rác

rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía…

b, Vườn bách thảo vẫn có đủ cò, hạc,bồ nông, đường nga, đại bàng,voi, vượn, khỉ, chồn,

cáo, nai, hươu, hổ, báo, sư tử.

c, Tình yêu của Tố Hữu dịu dàng đầm ấm, chan chứa kính mến, và đượm cả xót thương, có

đôi khi đến bùi ngùi.

d, Thằng bé con anh Chuẩn ho rũ rượi, ho như xé phổi, ho không còn khác được nữa.

e, Chao ôi! Dì Hảo khóc!. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra

nước mắt.

f, Tồi tệ đến thế là cùng. Đối đáp bốp chat, ăn miếng trả miếng, chửi vỡ mặt nhau, đanh đá

hàng tôm hàng cá, thơn thớt dựng chuyện vu khống để tiện một cách nanh ác, trơ tráo như

thế này, thì thật không còn gì để đáng nói nữa.

Page 11: ÔN TẬP TỔNG HỢP CUỐI NĂM

Tiết 140: ÔN TẬP TỔNG HỢP CUỐI NĂM

PHẦN TẬP LÀM VĂN

A) LÍ THUYẾT

I – Để làm tốt bài văn nghị luận

1 – Đặc điểm và yêu cầu của văn nghị luận

- Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận để dẫn đến luận

điểm.

- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình

thức khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận

điểm là linh hồn của bài viết. Luận điểm đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực

tế thì mới có sức thuyết thục.

- Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cở sở cho luận điểm.

- Lập luận là cách đưa ra lí lẽ, cách xếp đặt các luận cứ để dẫn đến kết luận nêu trong

luận điểm.

2 – Cách làm bài văn nghị luận

Bài văn nghị luận cũng được làm theo quy trình chung của một bài tập làm văn gồm

bốn bước: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, tạo lập văn bản (viết bài và sửa bài).

II – Những kiểu bài thường gặp

1 – Kiểu bài thứ nhất: Lập luận chứng minh

a, Lưu ý chung

a, Chứng minh trong văn nghị luận là phép lập luận dùng các lí lẽ, chứng cứ xác thực, đáng

tin cậy, được mọi người thừa nhận để chứng tỏ một luận điểm nào đó (một ý kiến, một nhận

định, một đánh giá,...) là đúng hay sai, có lợi hay có hại, đáng tin hay không đáng tin

b, Hướng dẫn tìm hiểu đề, lập dàn ý, tạo lập văn bản

Dàn bài chung

Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần chứng minh: một nhận định, một ý kiến, một kinh nghiệm, một mệnh

đề (xuất xứ từ đâu, ai nói, ai nhận định, ai viết, ...)

Thân bài: Lần lượt chứng minh các vấn đề

- Vấn đề thứ nhất

Lập luận, dẫn dắt, đưa ra các dẫn chứng:

+ Dẫn chứng 1

+ Dẫn chứng 2

- Vấn đề thứ hai

Lập luận, dẫn dắt, đưa ra các dẫn chứng:

+ Dẫn chứng 1

Page 12: ÔN TẬP TỔNG HỢP CUỐI NĂM

+ Dẫn chứng 2

+ Dẫn chứng 3

Tổng hợp lại những vấn đề đã chứng minh, nhấn mạnh tính chặt chẽ, rõ ràng, không thể

bác bỏ được.

Kết bài:

- Nhắc lại những điểm chính đã làm sáng tỏ.

- Khẳng định lại một lần nữa vấn đề đã chứng minh từ nhiều góc độ khác nhau.

B. THỰC HÀNH

Đề bài: Chứng minh rằng: “ Đời sống chúng ta sẽ bị tổn hại nếu mỗi người thiếu ý

thức bảo vệ môi trường”

1, Mở bài:

- Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống của mỗi con người.

- Trích dẫn: “ Đời sống chúng ta sẽ bị tổn hại nếu mỗi người thiếu ý thức bảo vệ môi

trường”

2, Thân bài:

* Giải thích môi trường là gì?

- Môi trường là tất cả những gì có trong tự nhiên và là những gì thân thiết nhất đối với con

người: Bầu trời, không khí, nguồn nước, rừng, các thảm thực vật…

- Môi trường là những thứ sẽ quyết định đời sống của con người. => Bảo vệ môi trường là

bảo vệ bản thân chúng ta.

* Thực trạng hiện nay, môi trường đang bị tổn hại nặng nề:

+ Sự ô nhiễm khồng khí do: khói độc, các chất độc ở nhà máy, phương tiện giao thông…

-> Con người sẽ hít vào và gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp; nhiều hiệu ứng nhà kính,

thủng tầng Ozon…

+ Sự ô nhiễm nước do: xả rác bừa bãi; các nhà máy xí nghiệp xả nước thải chưa qua xử lí…

-> Con người xử dụng sẽ gây ra nhiều bệnh tật.

* Hậu quả:

+ Ảnh hưởng trực tiếp đến con người

+ Gây ra rất nhiều bệnh

+ Lũ lụt, thiên tai hàng năm khiến con người, nhà cửa, của cải bị chìm trong biển nước do

nạn chặt phá rừng bừa bãi.

* Khi môi trường sống đang bị đe dọa thì cuộc sống của con người cũng trở nên khó khăn

hơn.

* Vì vậy, chúng ta phải chung tay góp sức, cùng hành động để bảo vệ môi trường:

+ Tuyên truyền cho tất cả mọi người biết ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.

+ Là học sinh: giữ gìn nhà cửa sạch đẹp, không vứt rác bừa bãi, tham gia trồng nhiều cây

xanh nơi đang sống. Giữ gìn cảnh quan môi trường xanh- sạch – đẹp khu nơi ở và trường

học.

Page 13: ÔN TẬP TỔNG HỢP CUỐI NĂM

3, Kết bài:

- Khẳng định lại mở bài.

- Kêu gọi mọi người phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.

HS viết bài hoàn chỉnh vào vở.