Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt...

39
Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề: Bài thơ Việt Bắc Câu 1: Cảm nhận của Anh (Chị ) về đoạn thơ sau : Những đường Việt Bắc của ta, Đêm đêm rầm rập như là đất rung. Quân đi điệp điệp trùng trùng, ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. Dân công đỏ đuốc từng đoàn, Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay. Nghìn đêm thăm thẳm sương dày, Đèn pha bật sáng như ngày mai lên. Tin vui chiến thắng trăm miền, Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về. Vui từ Đồng Tháp, An Khê, Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng (Việt Bắc, SGK Ngữ văn 12, tập 1) Gợi ý trả lời: I. M b à i - Gi i thi u kh á i qu á t t á c gi , t á c ph m, v à n i dung v đẹ p h ù ng tr á ng c a Vi t B c kh á ng chi ế n. - Tr í ch d n đ o n th ơ . Nh ng đườ ng .. đè o De, n ú i H ng I I. Th â n b à i - V đẹ p h ù ng tr á ng c a Vi t B c đượ c th hi n qua: + Kh ô ng gian Vi t B c r ng l n, k ì v ĩ : Nh ng đườ ng c a ta + S tr ưở ng th à nh c a c á ch m ng qua nh ng cu c h à nh qu â n: “Đê m đê m đấ t

Transcript of Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt...

Page 1: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề: Bài thơ Việt BắcCâu 1: Cảm nhận của Anh (Chị ) về đoạn thơ sau :

Những đường Việt Bắc của ta,

Đêm đêm rầm rập như là đất rung.

Quân đi điệp điệp trùng trùng,

ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn,

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày,

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui chiến thắng trăm miền,

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về.

Vui từ Đồng Tháp, An Khê,

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng

(Việt Bắc, SGK Ngữ văn 12, tập 1)

Gợi ý trả lời:

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, và nội dung vẻ đẹp hùng tráng củaViệt Bắc kháng chiến.

- Trích dẫn đoạn thơ. “Những đường….. đèo De, núi Hồng”

II. Thân bài

- Vẻ đẹp hùng tráng của Việt Bắc được thể hiện qua:

+ Không gian Việt Bắc rộng lớn, kì vĩ: “Những đường … của ta”

+ Sự trưởng thành của cách mạng qua những cuộc hành quân: “Đêm đêm… đất

Page 2: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

rung”

+ Sức mạnh vô song của dòng người ra trận: “Quân đi…mũ nan”

+ Sức mạnh đoàn kết, ý chí vững vàng gan thép của nhân dân và bộ đội: “Dâncông… lửa bay”

+ Sự vươn mình trỗi dậy, sức sống tiềm tàng mãnh liệt của một dân tộc anhhùng: “Nghìn đêm… ngày mai lên”

+ Những chiến công kì diệu của quân và dân ta tạo lên niềm vui sướng rộn ràngcủa triệu triệu trái tim hướng về Tổ quốc: “Tin vui…núi Hồng”

- Vẻ đẹp hùng tráng ấy được thể hiện qua giá trị nghệ thuật: giọng thơ rắn rỏi,gân guốc; nhịp thơ hối hả, gấp gáp; sử dụng ngôn từ đắc địa; sử dụng linh hoạtcác phép tu từ: so sánh, hoán dụ, liệt kê, điệp từ, cường điệu… tạo lên âmhưởng hùng tráng xuyên suốt cả đoạn.

- Tâm trạng của nhân vật trữ tình (tác giả): phơi phới niềm vui, sung sướng tựhào, say sưa hào sảng, căng tràn nhiệt huyết, đầy lí tưởng và hoài bão….

- Khái quát nội dung nghệ thuật

III. Kết bài

- Khẳng định lại vẻ đẹp hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến.

- HS nhận xét, đánh giá về đoạn trích, nêu cảm xúc của bản thân.

Câu 2:Một trong những đặc điểm nổi bật của thơ Tố Hữu là giọng thơ tâm tình,ngọt ngào và tính dân tộc đậm đà. Hãy chứng minh điều đó qua đoạn trích ViệtBắc (trích Việt Bắc) của Tố Hữu.

Gợi ý trả lời:

a.Yêu cầu về kỹ năng:

- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học với kỹ năng chính là chứng minhphân tích.

- Bố cục bài làm rõ ràng, chặt chẽ; văn viết trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt…

b.Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở những hiểu biết về Tác gia Tố Hữu và trích đoạn Việt Bắc được học,học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng phải đáp ứng được các ýchính sau đây:

* Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết:

- Bài thơ Việt Bắc nói chung và trích đoạn được học nói riêng được viết theo lối

Page 3: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

đối đáp giao duyên nam nữ, gần với ca dao- dân ca. Đó là giọng thơ tha thiết,mặn nồng của người đi, kẻ ở ( mình-ta; ta-mình)

- Âm hưởng trữ tình sâu nặng từ khúc hát dạo đầu đến những lời nhắn gửi, giãibày, nỗi nhớ da diết trong toàn đoạn thơ.

* Tính dân tộc đậm đà:

- Ở phương diện nội dung:

+ Bức tranh chân thực, đậm đà bản sắc dân tộc về thiên nhiên và con người ViệtBắc được tái hiện trong tình cảm thiết tha, gắn bó sâu sắc của tác giả.

+ Tác phẩm đã đề cập đến truyền thống ân nghĩa thủy chung

- Ở phương diện nghệ thuật:

+ Thể thơ lục bát được tác giả sử dụng nhuần nhuyễn với những câu thơ lúchùng tráng, lúc tha thiết, sâu lắng, nhẹ nhàng.

+ Kết cấu: Cách cấu tứ gần với lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong cadao- dân ca.

+ Hình ảnh: Nhiều hình ảnh mang đậm tính dân tộc (núi, nguồn…), hình ảnhmang tính giai cấp được sử dụng một cách tự nhiên và sáng tạo +Ngôn ngữ:Cặp đại từ nhân xưng “ta”- “mình” và cấu trúc lời hỏi, lời đáp đối ứng được sửdụng xuyên suốt trong toàn bài thơ gần với hình thức ca dao về tình cảm lứađôi.

+ Nhạc điệu: Nhiều từ ngữ được lặp lại nhiều lần (nhớ, ta, mình…) tạo âm điệunhịp nhàng, tha thiết, ngọt ngào, sâu lắng nhưng không đơn điệu (lúc hùngtráng, lúc trang nghiêm)

+ Chất liệu văn học và văn hóa dân gian được vận dụng phong phú, đa dạng,đặc biệt là ca dao trữ tình

Đánh giá: Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một thi phẩm xuấtsắc của văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Thành công đó,môt phần chính là ở giọng thơ tâm tình ngọt ngào và tính dân tộc đậm đà. Vớinhững đặc điểm trên, Tố Hữu đã thực sự lôi cuốn người đọc đến với tác phẩmnày và đã làm cho tác phẩm có sức sống lâu bền trong lòng nhân dân.

Câu 3: Phân tích vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người qua đoạn thơsau:

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về , ta nhớ những hoa cùng người.

Page 4: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

(Trích “Việt Bắc”- Tố Hữu- Văn học 12- tập 1, NXB Giáo dục)

Gợi ý trả lời:

a/ Yêu cầu về kỹ năng:

Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ. Kếtcấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ,ngữ pháp.

b/ Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở hiểu biết về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc cũng như cái haycái đẹp của đoạn thơ, học sinh có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách khácnhau nhưng phải đảm bảo các ý chính sau: - Giới thiệu tác giả- tác phẩm- đoạntrích - Nhà thơ đã lựa chọn thật đắt hình ảnh đối xứng: Hoa- Người, tượngtrưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc. Hoa là vẻ đẹp tinh túynhất của thiên nhiên, kết tinh từ hương sắc đất trời, tương xứng với con ngườilà hoa của đất

- Vẻ đẹp của thiên nhiên: Bức tranh tứ bình- bốn mùa: xuân- hạ- thu- đông củanúi rừng Việt Bắc. Đoạn thơ ngập tràn màu sắc.

+ Mùa đông với một màu xanh lặng lẽ, trầm tĩnh của rừng già.Cái màu xanhngằn ngặt đầy sức sống ngay giữa mùa đông tháng giá. Trên cái nền xanh ấy nởbừng bông hoa chuối đỏ tươi, thắp sáng cả cánh rừng đại ngàn làm ấm cảkhông gian, ấm cả lòng người.

+ Màu xanh trầm tĩnh của rừng già chuyển sang màu trắng tinh khôi của rừnghoa mơ khi mùa xuân đến. Trắng cả không gian “trắng rừng”, trắng cả thời gian

Page 5: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

“ngày xuân”. Màu trắng tinh khôi tạo nên vẻ đẹp dịu dàng, tinh khiết trongngày xuân.

+ Bức tranh mùa hè với màu vàng của rừng phách và rộn rã tiếng ve kêu. Tiếngve- ấn tượng của thính giác đã đem lại ấn tượng thị giác “rừng phách đổ vàng.Sự chuyển mùa được biểu hiện qua sự chuyển màu trên thảo mộc cỏ cây.

+ Khép lại bộ tranh tứ bình là cảnh đêm thu huyền ảo với ánh trăng soi cùngvới khúc hát ngợi ca hòa bình.

- Vẻ đẹp của con người: Đan xen giữa vẻ đẹp của thiên nhiên là vẻ đẹp của conngười trong lao động và sinh hoạt. Đó là những con người cần cù, chịu thương,chịu khó, ân tình và rất mực thủy chung. Sự đan xen ấy tạo nên sự hài hòa,quấn quýt giữa thiên nhiên và con người.

- Âm hưởng chung của đoạn thơ là nỗi nhớ nhung tha thiết. Nhịp thơ lục bátnhịp nhàng, uyển chuyển, bâng khuâng, êm đềm như khúc hát ru. Mười câu thơgiàu tính tạo hình, giàu âm hưởng, cấu trúc hài hòa, cân đối.

- Đoạn thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc. Qua đó thểhiện tấm lòng, tình cảm của người cán bộ kháng chiến đối với vùng đất ViệtBắc nghĩa tình.

Câu 4:Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:

Ta về, mình có nhớ ta

...

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Gợi ý trả lời:

Kể về những thành tựu xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiếnchống Pháp xâm lược, có lẽ chúng ta không thể nào .không nhắc đến Việt Bắccủa Tô Hữu. Đây là một bài thơ mang đậm màu sắc dân tộc, tiêu biểu chophong cách thơ Tố Hữu. Thông qua đó, thế hiện niềm nhớ thương tha thiết vàtình cảm sắt son, đằm thắm cùa nhân dân Việt Bắc với cách mạng, với Đảng,với Bác Hồ, đồng thời cũng thể hiện tình cảm của người cán bộ kháng chiếnvới thiên nhiên, núi rừng và con người Việt Bắc.

Đoạn thơ gồm năm câu lục bát nhắc lại những cảnh thân thiết và tươi đẹp nhấtvề cánh và người Việt Bắc trong hồi ức cùa người cán bộ cách mạng miền xuôi,ở đây chính là nhà thơ.

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người.

Page 6: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

Đây là hai câu thơ mở đầu nhưng nó mang cảm xúc chung cho toàn đoạn. “Ta”là người ra đi mà cũng là chính tác giả. Ở đây đoạn thơ kết cấu theo lối đối đápthông thường trong dân ca truyền thống. Do đó, đây chính là lời hỏi ngọt ngàocủa người ra đi với người ở lại dề liên tưởng dây là một thiếu nữ địa phương.Và câu hỏi tu từ này là cái cớ bày tó tình yêu của một chàng trai miền đồngbằng với cô gái miền cao.

“Hoa và người” thực là nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc. Ở đây,thiên nhiên hòa điệu với con người, giữa chúng ngoài mối quan hệ tương hỗcòn có mối tương sinh lẫn nhau. Việt Bắc sinh ra con người và con người làmnống ấm quê hương Việt Bắc.

Tiếp theo, tám dòng lục bát còn lại như là một bức tranh tứ bình về thiên nhiênvà con người nơi đây. Với bốn dòng lục, nhà thơ đã miêu tả phong cảnh núirừng qua bốn mùa, mỗi mùa là một bức tranh thiên nhiên có nét đẹp riêng biệt.Qua đây, ta thấy chỉ riêng đoạn thơ này đã thấm đậm tính chất dân gian.

Đầu tiên là bức tranh tả cảnh và khơi gợi cho chúng ta tình cảm mến thươngcủa mùa đông Việt Bắc. Tại sao Lại là mùa đông? Vì đây là hồi ức của tác giảtrong giờ phút chia tay. Chúng ta còn nhớ, vào một đém mùa đông 1946, HồChí Minh đã kêu gọi toàn dân kháng chiến. Đặc biệt ở Hà Nội, những ngườilính cảm tử sau hai tháng giam chân địch trong thành phố đã bí mật vượt sôngHồng đế lên căn cứ cách mạng Việt Bắc. Sự kiện này, đến tận bây giờ vẫn sốngmãi bởi một khúc hát quen thuộc:

Đêm cái đêm rét quá chân cầu

Anh, anh đã hẹn ngày mai trở lại

Sông, sông Hổng bên bờ hát mãi

Tỏ niềm tin khúc khải hoàn ca.

Lưu Trọng Lư trong Một mùa đông đã từng viết:

Đôi mắt em lặng buồn,

Nhìn tôi mà không nói.

Tình đôi ta vời vợi,

Có nói cũng vô cùng

Trời hết một mùa đông

Không một lần đã nói...

Thế mà, ở chốn núi rừng heo hút này đột ngột bừng lên màu đỏ tươi của hoachuối rừng như những bó đuốc thắp lên sáng rực. Vẻ đẹp nên thơ và rực rờ cùa

Page 7: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

Việt Bắc vào mùa đồng gợi cho người đọc những rung động sâu xa. Thông quabức tranh, ta thấy dù mùa đông lạnh giá nhưng sự sông núi rừng vẫn cứ nhưtuôn trào, cảm giác đem đến cho lòng người sự ấm áp lại.

Thiên nhiên đáng yêu như thế, còn con người thì sao? Ta xét tiếp câu hát:

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Thời gian được xác định bởi yếu tô' “ngày xuân”. Chính ấn tượng thời gian nàytạo sự vận động, sinh sôi nảy nở. Không gian ở đây như là cổ tích. Mới vừa rồimàu xanh bạt ngàn điểm hoa chuối đỏ, bây giờ nở bung ra những rừng mơtrắng muốt thoảng hương thơm. Cái màu trắng dìu dịu tinh khiết ấy phủ lẽn cảcánh rừng, gợi lên trong lòng ta một cảm giác thơ mộng bâng khuâng. Ngoài ramàu trắng của hoa mơ gợi cho người ta cái thanh thoát hơn, đem lại cho lòngngười sự thanh thản, thảnh thơi. Câu thơ làm cho ta thấy dường như màu xanhđã bị lấn lướt. Mùa xuân ớ đây không tưng bừng như mùa xuân của Xuân Diệumà nó đến một cách lặng lẽ, âm thầm nhưng không kém niềm vui.

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Mùa xuân miêu tả trong câu thơ rất đặc trưng cho mùa xuân Việt Bắc. Sợi gianglà sản phẩm cùa Việt Bắc. Do vậy, người lao động dó là người Việt Bắc chứkhông phải là người miền xuôi. Nhìn thấy được từng sợi giang, tức là conngười được nhìn ở tầm gần.

Thế rồi, khoảnh khắc của mùa xuân cũng qua mau, qua mau, con người tiếp tụcsống cuộc sống của họ.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Bức tranh gợi sự chú ý cho người đọc bằng thị giác, lẫn thính giác. Đầu tiên,cái độc đáo ờ đây chính là âm thanh, âm thanh mùa hạ, tiếng “ve kêu”. Câu thơtạo ra hình ảnh nhân hóa. Con ve là loài vật, vậy mà nó biêt kêu, biết gọi, nóxui khiến rừng phách “đổ vàng'’. Chúng ta nên dành một ít thời gian để tìmhiểu cái rừng phách kì lạ này. Phách là một loài cây thân gỗ ở rừng Việt Bắc, nởhoa vàng vào đầu mùa hạ.

Tiếng ve kêu râm ran đây đó báo hiệu mùa hạ, nhưng lúc này đã là cuối hạ. Lácây bắt đầu chuyến sang màu vàng, cả rừng phách thay áo mới, chiếc áo vàngóng ánh dưới ánh nắng mặt trời. Cảnh thiên nhiên đẹp và rực rỡ thêm lại cànglãng mạn hơn, vì trong cánh rừng bạt ngàn ấy có thêm bóng dáng của một sơnnữ “hái măng một mình”. Đọc tới đây khiến ta liên tưởng đến một hình ảnhtương tự trong thơ Nguyễn Bính, nhà thơ của đồng quê trong phong trào Thơmới.

Page 8: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

Thơ thần đường chiều một khách thơ

Say nhìn ra rặng núi xanh lơ

Khí trời lặng lẽ và trong trẻo

Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ.

Đây là khố thơ thứ nhất trong bài thơ Cô hái mơ. Ta thấy có sự giống nhau rấtngẫu nhiên: cũng là rừng núi và cô gái đang lăm việc. Chỉ có điều ớ đây là “háimơ” chứ không phái “hái măng”.

Từ “hái” ở đây dường như không thể thay thế bàng một động từ khác như bẻ,đốn... vì chỉ có nó mới phù hợp với nét dịu dàng, uyển chuyến, mềm mại của cỏgái mà thôi. Ta hãy thử tưởng tượng bức tranh mùa hạ như thế này đẹp biết bao!Cảnh thiên nhiên tuyệt mĩ như thế lại khảm chạm thêm vào hình ảnh một ngườithiếu nữ nhẹ nhàng làm việc. Quả thật bức tranh vừa đẹp vừa có hồn. Rỏ rằngthiên nhiên và con người đã hòa quyện vào nhau, tô điểm cho nhau.

Cuối cùng đoạn thơ kết thúc bằng hình ảnh mùa thu cũng không kém phần đẹpđẽ:

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

Câu thơ đã xác định rõ, đây là mùa thu. Thiên nhiên mùa thu được miêu tả bằngánh trăng. Việc sứ dụng hình ảnh trăng thật ra cũng không có gì độc đáo và mớimẻ. Tuy nhiên, đặt vào hoàn cảnh Việt Bắc lúc bấy giờ, ta thấy được niềm mơước hòa bình của người cán bộ cũng như toàn dân Việt Bắc. Tất cả iéu nói lênniềm tin tưởng chiến thắng sẽ đến với cách mạng, với đất nước.

Câu thơ thiếu cụ thể nên con người ở đây cũng thiếu cụ thể. Từ “ai” nhòa đi đểtạo nền cho cả đoạn và cũng nhằm trả lời cho câu hỏi đầu tiên: “Mình về có nhớta chăng?”. Tuy hỏi thế nhưng trong lòng họ vẫn biết rằng con người ấy vẫnthủy chung, son sắt. Đây là lời đồng vọng trong tâm hồn của cả người đi vàngười ở lại.

Qua đây ta thấy bao trùm cả đoạn thơ là tình cảm nhớ thương tha thiết tiếp tụcâm hưởng chung của nghệ thuật ca dao. Câu thơ lục bát nhịp nhàng, uyểnchuyển, ý nọ gợi ý kia cứ trào lên dào dạt trong lòng người ra đi và người ở lại.Đặc biệt là qua cách xưng hô “mình” với “ta”. Ở đây điệp từ “nhớ” dùng đểxoáy sâu vào cảm hứng chủ đạo là hồi ức. Bên cạnh đó, nhạc điệu dịu dàngtrầm bổng khiến cả đoạn thơ mang âm hưởng bâng khuâng, êm êm như mộtkhúc hát ru — khúc hát ru ki niệm. Có lẽ khúc hát ru này không của ai khác màlà của “ta” và cho người nhận là “mình”. Cả “ta” và “mình” đều cùng chung nỗinhớ, cùng chung “tiếng hát ân tình” và ân tình sâu nặng ấy mãi còn lưu luyến

Page 9: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

vấn vương trong những tâm hồn chung thủy.

Có thể nói đây là đoạn thơ hay và có giá trị nhất trong bài Việt Bắc. Cảnh hiênnhiên và con người trong đoạn thơ được miêu tả hết sức tuyệt vời và tươi đẹptràn ngập sức sống. Và với giọng thơ ngọt ngào, tâm tình khiến đoạn thơ nhưmột bản tình ca về lòng chung thủy, sắt son của người cách mạng đối với nhândân, quê hương Việt Bắc.

Câu 5: Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài “Việt Bắc" của Tố Hữu:

Ta về, mình có nhớ ta

...

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

“Ôi! Nỗi nhớ, có bao giờ thế!”. Nỗi nhớ đi qua thời gian, vượt qua không gian.Nỗi nhớ thấm sâu lòng người... Và nỗi nhớ ấy cứ ray rứt, da diết trong tầm hồnngười chiến sĩ cách mạng miền xuôi khi xa rồi Việt Bắc thân yêu - nơi đã từngnuôi nấng mình trong những ngày kháng chiến gian lao...

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngàv xuân mơ nờ trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai-tiếng hát ân tình thủy chung.

Trong cùng một đoạn thơ ngắn nhưng từ “nhớ” đã được lặp lại năm lần. Nỗinhớ xuyên suốt từ câu đầu đến câu cuối đoạn. Hai dòng đầu là lời khơi gợi,“nhắc khéo”: mình có nhớ ta không? Riêng ta, ta vần nhớ! Cách xưng hô gợi vẻthân mật, tình cảm đậm đà tha thiết. Ta với mình tuy hai mà một, tuy một màhai.

Người ra đi nhớ những gì? Việc Bắc có gì để mà nhớ, đế mà thương? Câu thơđã trình bày rất rõ?

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Page 10: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

Núi rừng, phong cảnh Việt Bắc được ví như “hoa”. Nó tươi thắm, rực rỡ và“thơm mát”. Trong bức tranh thiện nhiên ấy, hình ảnh con người hiện lên giảndị, chân chất, mộc mạc mà cao đẹp vô cùng! Con người và thiên nhiên lồng vàonhau, gắn kết với nhau tạo nên cái phong thái riêng của Việt Bắc.

Bốn mùa đất nước đi qua trong những câu thơ ngắn gọn bằng các hình ảnh, chitiết chắt lọc, đặc trưng. Mỗi mùa mang một hương vị độc dáo riêng.

Mùa đông, rừng biếc xanh, điểm lên những bông hoa chuối “đỏ tươi” và ánhnắng vàng rực rỡ. Xuân đến, cả khu rừng bừng sáng bởi màu trắng của hoa mơ.Hè sang, có ve kêu và có “rừng phách đổ vàng". Và khi thu về, thiên nhiêndược thắp sáng bởi màu vàng dìu dịu của ánh trăng. Đoạn thơ tràn ngập nhữngmàu sắc chói lọi, rực rờ: xanh, đỏ, vàng, trắng... Những màu sắc ấy đập mạnhvào giác quan của người đọc. Tiếp xúc với những câu thơ của Tố Hữu, ta nhưđược chiêm ngưỡng một bức tranh sinh động. Trong đó, những gam màu đượcsử dụng một cách hài hòa tự nhiên càng tôn thêm vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc.

Thời gian vận hành nhịp nhàng trong những dòng thơ. Nó bước những bước rắnrỏi, vững chắc khiến ta chẳng thế thấy phút giao mùa. Thiên nhiên Việt Bắc cònđược mô tả theo chiều dọc thời gian. Buổi sáng hoa “mơ nở trắng rừng”, trưanắng vàng rực rỡ và khi đêm về, trăng rọi bàng bạc khắp nơi... Núi rừng ViệtBắc như một sinh thế đang biến dổi trong từng khoảnh khắc...

Và cái phong cảnh tuyệt vời, đáng yêu ấy càng trơ nên hài hòa nắng ấm, sinhđộng hẳn lên khi xuất hiện hình ảnh cùa con người. Con người đang lồng vàothiên nhiên, như một đóa hoa đẹp nhất, có hương thơm ngào ngạt nhất. Mồi câuthơ tả cảnh đi cặp với một câu thơ tả người. Cảnh và người đan xen vào nhaumột cách hài hòa. Đây là những con người lao động, gắn bó, hăng say với côngviệc. Kẻ “dao gài thắt lưng”, người “đan nón”, “cô em gái hái măng một mình”và tiếng hát ân tình cua ai đó vang lên giữa đêm rừng núi xôn xao... Hình ảnhcon người làm nét đẹp cúa thiên nhiên thêm rực rỡ. Chính họ đã gợi nên nỗinhớ da diết cho người ra đi. Đọc đoạn thơ, ta có cảm nhận những vẻ dẹp bình dịmà trong sáng của tâm hồn người Việt Bắc. Ở đó họ đối xừ với nhau bằng tìnhnghĩa mặn mà, chân thật, bằng sự thủy chung “trước sau như một”. Họ đã nuôichiến sĩ, nuôi cách mạng, nuôi cuộc kháng chiến cùa dân tộc... Những conngười Việt Bắc tuy bình dị nhưng thật anh hùng.

Khơi gợi hình ảnh thiên nhiên và con người nơi đây, Tố Hữu đã thể hiện mộttình cảm tha thiết, ân tình sâu nặng và nỗi nhớ thương sâu sắc. Ta với mình,mình với ta đã từng:

Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

Đã từng san sẻ những ngọt bùi, gian nan vất vả như thế! Ta, mình làm sao có

Page 11: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

thể quên nhau được. Tình cám mến thương ấy đã ăn sâu vào tâm hồn kẻ ở,người đi. Vì thế, khi ra đi, nhớ là nỗi niềm khắc đậm sâu trong tâm khảm, tìnhcảm của tác giả.

Giọng thơ lục bát nhẹ nhàng mà sâu lắng. Cả khổ thơ ôm chứa niềm lạc quan,vui sống và tin tưởng vào cuộc sống. Nó mang âm điệu trữ tình, thể hiện tìnhyêu thiên nhiên, con người tha thiết và tấm lòng yêu nước thiết tha của Tố Hữu.Cuối đoạn thơ vang lên tiếng hát ngọt ngào khơi gợi bao kỉ niệm. Ki niệm ấytheo mãi dấu chân người đi và quấn quýt bên lòng kẻ ở lại...

Những câu thơ cùa Tô Hữu có tính khái quát cao so với toàn bài. Lời thơ giảndị mà trong sáng thể hiện niềm rung động thật sự trước vẻ đẹp của núi rừng vàcon người Việt Bắc. Nỗi nhớ trong thơ của Tố Hữu đã đi vào tâm hồn ngườiđọc, như khúc dân ca ngọt ngào đê lại trong lòng ta những tình cảm sâu lắng,dịu dàng

Câu 6: Việt Bắc cũng rất tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiếtcủa Tố Hữu và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc của thơ ông".Hãy chứngminh điều đó qua đoạn trích.

Gợi ý trả lời:

Thơ Tố Hữu dễ đến với mọi tấm lòng, không chỉ vì nội dung, mà còn do giọngthơ tâm tình ngọt ngào tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc. Điềunày được bộc lộ khá rõ trong phần đầu bài thơ Việt Bắc cùa sách giáo khoa Văn12.

Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết của Tố Hữu trong “Việt Bắc” (phần đầu)- Bài thơ nói đến nghĩa tình cách mạng nhưng thi sĩ lại dùng giọng của tìnhthương, lời của người yêu để trò chuyện, giãi bày tâm sự. Cả bài thơ được viếttheo lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao dân ca và phần đầu nàycũng thế - nó là lời giãi bày tâm sự giữa người đi (người về xuôi) với người ởlại là đồng bào Việt Bắc. Mười lăm năm cách mạng thành Mười lăm năm ấythiết tha mặn nồng, người đi người ở thành mình - ta, ta - mình quấn quít bênnhau trong một mối ân tình sâu nặng:

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn

Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết ấy tạo nên âm hưởng trữ tình sâu đậmcùa khúc hát ân tình cách mạng Việt Bắc: từ khúc hát dạo đầu Mình về mình cónhớ ta... đến những lời nhắn gửi, giãi bày Minh đi có nhớ những ngày Mình vềrừng núi nhớ ai... Ta đi ta nhớ những ngày - Minh đây ta đó đắng cay ngọt bùi...;đến những nỗi nhớ da diết sâu nặng:

Nhớ gì như nhớ người yêu

Page 12: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô...

* Nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc trong “Việt Bắc” (phần đầu)

Thể thơ: Trong phần đầu (cũng như cả bài thơ) Tố Hữu đã sử dụng thế thơ dântộc nhất là thể thơ lục bát. Thi sĩ đã sử dụng rất nhuần nhuyễn thể thơ này và cónhững biến hóa, sáng tạo cho phù hợp với nội dung, tình ý câu thơ. Có câu thathiết, sâu lắng như bốn câu mở đầu, có câu nhẹ nhàng thơ mộng(Nhớ gì nhưnhớ người yêu...), lại có đoạn hùng tráng như một khúc anh hùng ca (Nhữngđường Việt Bắc của ta... Đèn pha bật sáng như ngày mai lên).

Kết cấu: Kết cấu theo lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao dân ca làkết cấu mang đậm tính dân tộc, và nhờ hình thức kết cấu này mà bài thơ có thểđi suốt 150 câu lục bát không bị nhàm chán.

Hỉnh ảnh: Tố Hữu có tài sử dụng hình ảnh dân tộc một cách tự nhiên và sángtạo trong bài thơ: Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn; mưa nguồn suối lũ;bước chân nát đá (sáng tạọ từ câu ca dao: trông cho chân cứng đá mềm). Cónhững hình ánh chắt lọc từ cuộc sống thực cũng đậm tính dân tộc: miếng cơmchấm muối, mối thù nặng vai; hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son và đặc biệt làhình ảnh đậm đà của tình giai cấp:

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

* Ngôn ngữ: Tính dân tộc được thể hiện rõ nhất trong cặp đại từ nhân xưng “ta- mình, mình - ta” quấn quít với nhau và đại từ phiếm chỉ “ai”. Đây là một sángtạo độc đáo và cũng là một thành công trong ngôn ngữ thơ ca của Tô Hữu.

*Nhạc điệu: Trong bài thơ là nhạc điệu dân tộc -từ thể thơ lục bát: nhịp nhàng,tha thiết, ngọt ngào, sâu lắng nhưng biến hóa, sáng tạo, khóng đơn điệu (có lúchùng tráng như cảnh Việt Bắc ra quân”, trang nghiêm như cảnh buổi họp cùaTrung ương, Chính phủ...)

Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộccùa Tố Hữu đã góp phần quan trọng vào thành công cùa bài thơ Việt Bắc làmcho nó nhanh chóng đến với người đọc và sông lâu bền trong lòng nhân dân ta

Page 13: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

từ khi ra đời cho đến hôm nay.

Câu 7: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:

... Mình đi, có nhớ những ngày

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

...

Trên đường ta về lại thủ đô

Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ.

Gợi ý trả lời:

Sau hơn ba ngàn ngày khói lửa. thủ đô Hà Nội và miền Bắc hoàn toàn giảiphóng (10/1954). Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu ra đời trong bối cảnh lịch sửhào hùng và vẻ vang ấy. Mang tầm vóc một trường ca, với 150 câu thơ lục bát,bài thơ ca ngợi mối tình Việt Bắc, nhửng kỉ niệm sâu sắc cảm động của ngườicán bộ kháng chiến đối với Việt Bắc với bao ân tình thủy chung “15 năm ấythiết tha mặn nồng”.

Phần mở đầu bài Việt Bắc gồm có 20 câu thơ, là lời đưa tiễn của kẻ ở lại đốivới người về, cùa “ta” đối với “mình”. Đoạn thơ 8 câu dưới đây (từ câu 9 đếncâu 16) nằm trong phần mở đầu bài thơ Việt Bắc:

.. Mình đi, có nhở những ngày

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son...

Đoạn thơ đầy ắp ki niệm về Việt Bắc, “Quê hương Cách mạng dựng nên Cộnghòa", mà “ta” hỏi “mình đi. có nhớ”. Hai chủ thể trữ tình, là người ở lại, là đồngbào Việt Bắc, là cô gái Việt Bắc, đang hát lời tiễn đưa “tha thiết bên ơn”.“Mình” cũng là một chủ thể trữ tình phiếm chỉ, ước lệ, cùng với “ta” tạo nênmột cặp nhân vật trong giao duyên, đưa tiễn, ở đây là người cán bộ kháng chiếnvề xuôi, trong đó có nhà thơ. Mỗi cặp lục bát nhắc lại một kỉ niệm về Việt Bắc.Những chi tiết nghệ thuật vừa cụ thể, vừa mang ý nghĩa tượng trưng giàu sácthái biêu cảm.

Các câu lục trong đoạn thơ là những câu hỏi tu từ nối tiếp xuất hiện, như nhắcnhở, như gợi nhớ gợi thương: “Mình đi, có nhớ những ngày”..., “Mình về, cónhớ chiến khu”..., “Mình về, rừng núi nhớ ai”..., “Mình đi, có nhớ những nhà”...Điệp ngữ “có nhớ" làm cho cảm xúc thơ lắng đọng, giọng thơ trở nên tha thiếtbồn chồn, ngọt ngào sâu lắng. Hai tiếng “mình di” và “mình về” được luânphiên giao hoán, chuyến đổi, một cách diễn đạt biến hóa, sinh động, có giá trịgợi lên cảnh tiễn đưa nhiều bâng khuâng, hình ảnh người cán bộ kháng chiến vềxuôi mỗi lúc một đi xa dần, nhưng trong lòng vẫn mang theo tiếng hát và nỗi

Page 14: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

nhớ.

Các câu bát trong đoạn thơ đều được tạo thành hai vế tiểu đối 4/4 cânxứng hài hòa. Những kỉ niệm sâu sắc chứa chan ân tình ân nghĩa đối với kẻ ở,người về được nhắc lại gợi lên bao nỗi niềm “bâng khuâng trong dạ, bồn chồnbước đi’’...

Mình đi, có nhớ “Mưa nguồn suối lũ // những mây cùng mù’ Cảnh mưa •răngnguồn, lũ ngập đầy suối, mây mù bao phủ núi rừng... là sự khắc nghiệt của thờitiết, của thiên nhiên Việt Bắc. Mưa, lũ, mây, mù còn mang ý nghĩa tượng trưngcho những gian khổ, thứ thách mà quân và dân ta phải trải qua trong nhữngnăm dài máu lửa.

Mình về, có nhớ “Miếng cơm chấm muối // mối thù nặng vai?" Tố Hữu đã lấycái cụ thể “Miếng cơm chấm muối” đế nói lên cái trừu tượng: gian khổ thiếuthốn. “Mối thù nặng vai” cũng là một hình ảnh cụ thể biểu cảm. Mối thù đốivới quân xâm lược đè nặng đôi vai, luôn luôn nhắc nhở nuôi dường ý chí chiếnđấu để giải phóng đất nước, giành lại tự do, hòa bình cho nhân dân. Không baogiờ có thế quên “mối thù nặng vai” ấy.

Hỏi núi rừng “nhớ ai”, cũng là hỏi “mình về, có nhớ”. Nghệ thuật nhân hóa vàđại từ “ai” phiếm chỉ gợi lên bao man mác bâng khuâng.

Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi dể rụng / / măng mai để già

Trám bùi, măng mai là nguồn lương thực vô tận của núi rừng Việt Bắc để •nuôibộ đội đánh giặc trong nhữiig tháng ngày gian khổ. Hương vị núi rừng ấy tượngtrưng cho mối tình Việt Bắc sâu nặng ân nghĩa. Các từ ngữ: “để rụng”, “để già”thoáng chút bùi ngùi, cô đơn thương nhớ.

Kỉ niệm thứ tư, ta hỏi “minh đi, có nhớ”.

Mình đi, có nhở những ngày

Hắt hiu lau xám // đậm đà lòng son

Hai câu thơ có hình ảnh tượng trưng và tương phản đặc sắc. “Những nhà” đượcnhà thơ nói đến là tất cả đồng bào các dân tộc Việt Bắc. “Hắt hiu lau xám” làcảnh hoang vu hoang vắng của núi rừng, biểu tượng cho sự nghèo đói, thiếuthôn vật chất. Tương phản với “hắt hiu lau xám” là “đậm đà lòng son”, mộthình ảnh ẩn dụ rất đẹp ca ngợi tâm lòng son sắt thủy chung. Câu thơ “hắt hiulau xám, đậm đà lòng son” là một câu thơ hay và đẹp. Đẹp ở hình tượng và hayvì giàu sắc thái biểu cảm. Qua thủ pháp tương phản, Tố Hữu ca ngợi đồng bàoViệt Bắc tuy còn nghèo khổ, thiếu thôn nhưng giàu tình yêu nước, gắn bó thủychung với cách mạng và kháng chiến.

Page 15: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

Cùng với chữ “ta”, chữ “mình” xuất hiện với tần số cao trong bài Việt Bắccũng như trong đoạn thơ này, đã tạo nên sắc điệu trữ tình thắm thiết, đậm đàtính dân tộc. Tố Hữu đã vận dụng cách nói và cách thể hiện tình cảm của dângian trong ca dao, dân ca một cách sáng tạo. Tình cảm cách mạng và khángchiến, tình Việt Bắc, tình lưu luyến của lứa đôi, của kẻ ở người về được diễn tảqua hai tiếng “mình-ta” ấy.

Trong chín năm kháng chiến chông Pháp, Tô' Hữu đã sổng và hoạt động tạiViệt Bắc, đã cùng đồng chí, đồng bào, bộ đội trải qua những tháng ngày giankhổ mà hào hùng, vinh quang. Lời đưa tiễn thiết tha, sâu láng, bồi hồi tronglòng kẻ ở người về. Cảm xúc ấy là tiếng lòng cùa “mình - ta” cũng là tiếng lòngcủa nhà thơ.

“Thơ là tiếng lòng trang trải". Việt Bắc là tiếng lòng trang trải cùa người cán bộkháng chiến với bao “ân tinh thủy chung”.

Câu 8: Bức tranh “Việt Bắc ra quân” là một bức tranh hùng tráng, tràn đầy khíthế. Phân tích đoạn sau để làm sáng tỏ:

Những đường Việt Bắc của ta

...

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Bức tranh “Việt Bắc ra quân” đã được Tố Hữu miêu tả thật là hoành tráng, vớihào khí ngất trời của những con người mới xuất quân mà như đã cầm chắcchiến thắng trong tay.

Hai câu đầu là nét tả khái quát. Tác giả tả con đường ra trận nhưng là để nói lênkhí thế dũng mãnh của những người ra trận.

Những đường Việt Bắc cứa ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Tưởng như mặt đất cũng đang chuyển động dưới bàn chân những người chiếnsĩ trong mội cuộc ra quân vĩ đại từ khắp các ngã đường của căn cứ địa cáchmạng.

Hai câu 3, 4 là hình ảnh “quân đi” rất đẹp. Đẹp trong đội ngũ "điệp điệp trùngtrùng” như một sức mạnh vô tận. đẹp trong “ánh sao đầu súng bạn cùng mũnan” gợi nhớ hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu. Cái ánh saoở đây vừa như gần gũi thân quen với mũ nan của anh, lại như rực sáng lí tưởngtrẽn đầu mũi súng người lính. Một hình ảnh thơ vừa hiện thực, vừa lảng mạn,gợi nhiều liên tưởng đẹp về anh bộ đội cụ Hồ.

Hai câu 5, 6 là hình ảnh nhửng đoàn dân công phục vụ tiền tuyến:

Page 16: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ban ngày là của địch nhưng ban đêm làcủa ta. Hình ảnh những đoàn dân công đỏ đuốc đi trong đêm là đúng với hiệnthực. Nhưng với ánh đuốc đỏ rực ấy cùng với “muôn tàn lửa hay” thì lại lãngmạn biết bao. Có khác gì một hội hoa đăng! Còn “bước chân nát đá” là bướcchân của những con người đạp bằng mọi chông gai đế đi tới. Lấy ý từ câu cadao “trông cho chân cứng đá mềm”, Tố Hữu đã sáng tạo nên một hình ảnh thơvừa quen thuộc vừa mới lạ để ngợi ca sức mạnh của những con người chiếnthắng.

Hai câu cuối là hình ảnh những đoàn xe ra trận mà đèn pha bật sáng quét sạchmàn sương đêm dày thăm thẳm của núi rừng Việt Bắc. Rất hiện thực mà cũngrất lãng mạn. Đằng sau cái nghĩa thực, câu thơ còn mang nghĩa bóng - nghĩatượng trưng - trong một hình ảnh lạc quan phơi phới.

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Ngày mai đã lên từ trong đêm dày thăm thẳm nhờ đèn pha bật sáng, nhờ sứccon người tỏa sáng. Bởi họ đã cầm chắc chiến thắng trong tay ngay từ khi mớixuất quân. Câu thơ để lại nhiều dư vị, dư vang về một cảnh ra quân hoành tráng,đầy hào khí.

Chỉ 8 câu thơ, Tố Hữu đã dựng lên bức tranh “Việt Bắc ra quân” thật đẹp. Bứctranh không chỉ làm sông dậy những ngày tháng hào hùng cùa quân dân ta trêncăn cứ địa thần thánh mà còn đem đên cho ta niềm tin yêu quê hương cáchmạng anh hùng. Nó xứng đáng là một trong những đoạn thơ hay nhất của bàithơ Việt Bắc.

Câu 9: Việt Bắc là một trong những bài thơ thể hiện rất đậm đà tính dân tộcđược thể hiện trong nghệ thuật thơ Tố Hữu. Hãy làm rõ điều đó.

Gợi ý trả lời:

"Từ cuộc sống hiện đại, thơ anh ngày càng bắt nguồn trở lại vào hồn thơ cổđiển của dân tộc - Nguyễn Đình Thi đã nhận xét như thế về thơ Tố Hữu. Đọcthơ Tố Hữu, ta thấy nhận xét của Nguyễn Đình Thi thật đúng và cảm nhận đượctính dân tộc đậm đà, thấy phảng phất trong "hồn thơ" của một thời quá khứ.Việt Bắc là một trong số rất nhiều bài thơ mang nét “cổ điển” như thế. Đọc ViệtBắc ta cảm nhận được sức mạnh của bản sắc dân tộc ấy.

Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu, trước tiên thể hiện ở hình thức thể hiện. Có lẽViệt Bắc là bài thơ lục bát hay nhất của Tố Hữu, trong đó âm điệu lục bát đãnhuần nhuyễn, tinh diệu, đến mức mẫu mực:

Page 17: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

Mình về rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già

Mình đi có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son.

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa.

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương.

Những câu thơ lục bát ấy có thể xếp bên cạnh những câu ca dao dân gian,những câu lục bát cổ điển hay nhất của ta. Tiếng Việt trong những câu ấy thậtbình dị mà đằm thắm, thật trong trẻo mà sâu lắng. Lời thơ quyện thật chặt vớinhững tiết tấu co duỗi mềm mại, cất lên như những nét nhạc, những giai điệubằng ngôn từ.

Nhưng nói đến Việt Bắc có lẽ cái gây ấn tượng đậm nhất trong người đọc là cáicấu trúc độc đáo của nó. Tố Hữu đã tái hiện một bức tranh hoành tráng trải ratrong một thời gian dài tới mười lăm năm (Nhớ khi kháng Nhật thuở còn ViệtMinh) bao quát một không gian rộng, bao quát toàn bộ Việt Bắc (từ "Mái đìnhHồng Thái, cây đa Tân Trào" đến "Nhớ từ Cao Lạng nhớ sang Nhị Hà"). Bàithơ muốn có xu hướng trở thành diễn ca lịch sử (kiểu như "Ba mươi năm đời tacó Đảng sau này!). Nhưng sở dĩ nó không là diễn ca hẳn, bởi vì thi sĩ đã tìmđến một kết cấu truyền thống của lối Hát giao duyên. Cả bài thơ dài như mộtcuộc hát đối đáp nam nữ. Tựa như những khúc trữ tình trong Giã bạn hay Tiễndặn người yêu. Cả bài thơ dài chủ yếu là lời của hai nhân vật. Người ở lại rừngnúi chiến khu là cô gái Việt Bắc, người về xuôi là anh cán bộ cách mạng. Tựanhư "liền chị - liền anh" trong hát Quan họ. Cuộc chia tay lớn của cán bộ Đảngvà Chính phủ kháng chiến với Việt Bắc được thu vào cuộc chia tay của một đôitrai gái. Nói khác hơn, tác giả đã chọn tình yêu của đôi trai gái làm một gócnhìn để bao quát toàn cảnh Việt Bắc, với "Mười lăm năm ấy thiết tha mặnnồng". Chuyện chung đã hóa thành chuyện riêng, chuyện cách mạng của dânnước trở thành chuyện tình yêu của lứa đôi.

Một sự kiện chính trị đã chuyển hoá thành thơ ca theo cách tâm tình hoá chínhlà một đặc trưng của lối thơ trữ tình - chính trị của Tố Hữu. Việc "dời đô" (ViệtBắc là thủ đô kháng chiến - Tố Hữu gọi là "Thủ đô gió ngàn") đã thành câuchuyện ân tình chung thủy của người cách mạng với rừng núi chiến khu, vớiđồng bào, với quá khứ, với chính mình.Đôi trai gái xưng hô theo lối rất dângian: Ta - mình. Nỗi băn khoăn lớn nhất của ta và mình trong cuộc chia tay giã

Page 18: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

bạn là ân tình - chung thuỷ:

Mình về thành thị xa xôi

Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa chăng?

Phố cao còn nhớ bản làng

Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng

"Mình về mình có nhớ ta" đã là chuyện chung thuỷ! Nhưng "mình đi mình cónhớ mình" thì ân tình chung thuỷ đã được đẩy tới một mức thật sâu. Mình đikhỏi Việt Bắc là đi khỏi thời gian khổ, nơi gian khổ, có thể mình quên ta phụ ta.Nhưng mình có nhớ chính mình chăng, có phụ chính mình được chăng? Bởiquên Ta cũng chính là quên Mình đó. Những câu hỏi thâm thúy ân tình như vậyđã giúp Tố Hữu dân gian hoá, truyền thống hoá một vấn đề của cách mạng, vấnđề của hôm nay. Người con trai cũng trả lời, cũng ghi lòng tạc dạ với một tinhthần như thế.

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Nhà cao chẳng khuất non xanh

Phố đông càng giục chân nhanh bước đường

Mình đi mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu

Kết câu đối đáp hài hoà với lối thơ lục bát giàu chất dân gian như thế đã làmcho bài Việt Bắc của Tố Hữu có cái dáng dấp của một bài hát giao duyên đượcviết theo lối dân gian. Nó làm cho bài thơ gần gũi với tâm hồn quần chúng vàdễ dàng gia nhập vào mạch văn hoá dân gian, trở thành những lời hát ru. Thậmchí có thể trình bày bài thơ theo lối diễn xướng dân gian rất thích hợp.

Có lẽ cũng cần phải nói thêm về phong vị cổ điển của nó. Đây là một nét truyềnthống khác của thơ Tố Hữu. Trong bài "Kính gửi cụ Nguyễn Du", chúng ta thấykhông khí lục bát thật trang trọng. Thi sĩ đã dùng những thi liệu của“TruyệnKiều" để tâm tình với tác giả "Truyện Kiều", ông cũng dùng hình thức lẩy Kiều,tập Kiều để làm cho bài thơ có phong vị cổ điển. Còn ở đây không riêng chúngta đã thấy kết cấu trữ tình của bài thơ, giọng điệu tứ bình của bài có phầnnghiêng hẳn về cổ điển. Câu lục bát ở những chỗ ấy thường chặt chứ khônglỏng, chữ "đúc" nhiều, chữ "nước" ít. Hình thức tiểu đối được sử dụng đầy vàbiến hoá nhịp nhàng. Nhưng có lẽ đáng nói hơn vẫn là lối vẽ thiên nhiên trongcác câu thơ lục bát ấy. Nói riêng đoạn "Hoa cùng người”, có thể thấy ngay, thisĩ tạo hình theo lối xây dựng bộ tranh trữ tình - một hình thức rất phổ biến của

Page 19: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

nghệ thuật cổ điển. Hoa và người soi chiếu nhau, tôn vinh lẫn nhau.Còn bứctranh dường như đã tái hiện trọn vẹn đầy đủ nhịp vận hành luân chuyển củathiên nhiên và

Câu 10: Cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:

Ta về mình có nhớ ta

...

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

Gợi ý trả lời:

Con người Việt Bắc: Ân tình và chung thủy - đó là một nét đẹp trong rất nhiềunét đẹp của con người cách mạng. Nét đẹp ấy thể hiện trong nhiều tác phẩmvăn học thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Ta cũng bắt gặp nét đẹpấy trong Việt Bắc của Tố Hữu. Tập trung, tiêu biểu nhất là ở đoạn thơ:

“Ta về mình có nhớ ta ...

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”

Việt Bắc tràn đầy nỗi nhớ của người kháng chiến về xuôi với quê hương cáchmạng trong mười lăm năm "thiết tha mặn nồng tình nghĩa. Biết bao chữ ''nhớ”vang lên trong bài thơ cùng với bao nhiêu nỗi nhớ của người ra đi và người ởlại. Nhớ chiến khu, nhớ "mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào'', nhớ nhữngđêm "quân đi điệp điệp trùng trùng", nhớ "ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang"và cả "nhớ gì như nhớ người yêu"... Giữa rất nhiều nỗi nhớ ấy, hiện lên một nỗinhớ vừa đằm thắm thiết tha lại vừa bâng khuâng man mác:

Ta về mình có nhớ ta...

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

Mười câu thơ trên là đoạn thơ thứ năm của bài thơ Việt Bắc, tự nó đã có tínhhoàn chỉnh. Đó là bức tranh toàn cảnh và tiêu biểu của Việt Bắc qua bốn mùatrong năm. Bức tranh ấy rực rỡ, tươi tắn nhưng cũng bâng khuâng, man mác vìnó được lọc qua nỗi nhớ của người về xuôi. Nỗi nhớ được bộc lộ tha thiết trongbuổi chia tay:

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người.

Hai lần "ta về" láy lại ở đầu câu - cùng một thời điểm chia tay, nhưng câu trênlà hỏi người, câu dưới là giãi bày lòng mình. Cái giọng thơ tâm tình của TốHữu ở đây thật ngọt ngào dễ thương. Cuộc chia tay giữa người kháng chiến vàngười Việt Bắc, giữa miền ngược với miền xuôi đã trở thành một cuộc giã bạn

Page 20: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

đôi lứa (ta - mình). Nỗi nhớ về những ngày gian nan gắn bó với cảnh và ngườiViệt Bắc cứ hiện dần trong tâm trí người đi. Cảnh vật, con người Việt Bắc, cáigì cũng đáng yêu, đáng nhớ. Nhớ trước nhất là hoa cùng người. Hoa và ngườihoà quyện trong nỗi nhớ. Nhớ hoa là nhớ tới cái đẹp của thiên nhiên Việt Bắc,mà cái đẹp của Việt Bắc không thể tách rời với cái đẹp của những con ngườiViệt Bắc đã từng cưu mang, gắn bó với người đi, với cách mạng, vẻ đẹp bứctranh Việt Bắc, trước tiên là vẻ đẹp của sự gắn bó giữa thiên nhiên và conngười.

Bức tranh đó được diễn tả bằng những câu thơ êm ả, nhẹ nhàng. Có màu sắctươi tắn rực rỡ, có ánh sáng lung linh chan hoà, có âm thanh vui tươi, đầm ấm.Cảnh và người hoà quyện vào nhau: bốn cặp lục bát tả bốn mùa, thì câu trênnhớ cành, câu dưới nhớ người. Mà cảnh nào, người nào được nhắc tới cũng đềucó cái riêng để nhớ. Tất cả đã hiện lên trước mắt ta một bức tranh Việt Bắctuyệt diệu, nên thơ qua nét bút chấm phá tài tình của tác giả.

Mỗi mùa được nhà thơ nhớ lại bằng một nét tiêu biểu nhất, với cách diễn tả tinhtế gợi cảm, Nhớ mùa đông Việt Bắc là nhớ tới "rừng xanh hoa chuối đỏ tươi".Giữa cái bạt ngàn của màu xanh, hiển hiện một màu sắc ấm nóng (tươi đò), bứctranh mùa đông của Việt Bắc đâu còn cái lạnh lẽo, hoang vu nữa. Xuân sangsắc màu lại đổi khác, tràn ngập sinh sôi một màu trắng tinh khiết, thơ mộng:"ngày xuân mở nở trắng rừng". Cảnh này có gì đó giống như cảnh Bác về nướcnước:

Ôi sáng xuân nay, Xuân 41

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về... Im lặng. Con chim hót

Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ...

(Theo chân Bác, Tố Hữu)

Bốn cặp lục bát sau Tố Hữu dùng để tả cảnh hè đến và cảnh mùa thu. Nếu nhưsắc màu chủ đạo của cảnh động là màu xanh điểm vào đó có sắc hoa tươi đỏ,của cảnh xuân là màu trắng hoa mơ, thì của mùa hè là màu vàng tươi đẹp củarừng phách: Ve kêu rừng phách đổ vàng. Đây là một câu thơ vào loại hay nhấtcủa bài thơ Việt Bắc. Câu thơ sáu chữ mà thấy được sự chuyển đổi của cảnh sắcthiên nhiên. Câu thơ ấy ran lên một tiếng ve kêu không dứt trong màu vàngchói chang của rừng phách dưới nắng hạ. Cuối cùng, cảnh thu hiện ra với màusắc dịu hiền của ánh trăng, màu của mơ ước về cuộc sống hoà bình giữa nhữngngày gian khổ. Cảnh nào cũng đẹp, mùa nào cũng đáng yêu và mỗi mùa là mộtbức tranh nên thơ, kì thú.

Bức tranh bốn mùa ấy còn ánh lên vẻ đẹp đằm thắm của con người Việt Bắc.

Page 21: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

Cảnh làm nền cho người và người gắn với cảnh, chúng quyện hoà vào nhau vàtô điểm cho nhau. Dường như những cảnh ấy phải có những con người này vànhà thơ đã đưa vào bức tranh Việt Bắc những con người thật bình dị đáng yêu:hình ảnh người lên núi với lưỡi dao lấp lánh ánh nắng cạnh sườn, bàn tay"chuốt từng sợi giang" của người đan nón và "cô em gái hái măng một mình"giữa khúc nhạc ve ran và sắc vàng rừng phách. Cả tiếng hát ân tình nữa cũnglàm cho rừng thu êm dịu và ánh trăng hoà bình toả sáng lung linh.

Không hiểu Việt Bắc sâu sắc, không yêu Việt Bắc nồng nàn và nhớ Việt Bắc thathiết thì không thể dựng lên bức tranh quê hương cách mạng đẹp tuyệt diệu vàấm tình người đến thế. Nhưng để có bức tranh này, còn có quan điểm đúng đắnvà cách nhìn tiến bộ của nhà thơ cách mạng. Khác với những cái nhìn sai lệchtrước đây về miền núi và con người miền núi là nơi "ma thiêng nước độc" vởinhững con người dữ tợn, kém văn minh,...) Tố Hữu đã có một :ách nhin đầythông cảm, thương yêu và ưu ái với quê hương cách mạng. Bức tranh thơ nàychính là bắt nguồn từ sự gắn bó chung thủy, từ lòng nhớ thương sâu nặng củanhà thơ đối với cảnh và người Việt Bắc.

Tình cảm nhớ thương tha thiết ấy là âm hưởng bao trùm cả đoạn thơ và nhịpđiệu dịu dàng trầm bổng của thể thơ lục bát làm cho âm hưởng đó bâng khuâng,tha thiết. Kết cấu của bài thơ Việt Bắc là kết cấu đối đáp, có ta và mình, cóngười đi kẻ ở, nhưng thực ra đó chỉ là sự phân thân của một chủ thể trữ tình.

Câu thơ trên là lời đáp, lời giãi bày của người đi nhưng không hẳn là thế. Nhớcảnh nhớ người, nhớ đến từng chi tiết sống động như vậy là nỗi nhớ chung củacon người đã cùng gắn bó với nhau, đồng cam cộng khổ trong "mười lăm nămấy thiết tha mặn nồng”.

Khép lại đoạn thơ là tiếng hát ân tình, thuỷ chung của người chiến sĩ cách mạngmiền xuôi, của đồng bào Việt Bắc. Tiếng hát ấy vang trong lòng người đi, luônnhắc nhớ những ngày tháng nghĩa tình sắt son. Tiếng hát ấy là chiếc cầu nốigiữa tấm lòng với tấm lòng, giữa quá khứ, hiện tại và cả tương lai.

Câu 11: Việt Bắc cũng rất tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiếtcủa Tố Hữu và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc của thơ ông.Hãy chứngminh điều đó qua đoạn trích hai mươi câu thơ đầu của bài thơ Việt Bắc của TốHữu

Gợi ý trả lời:

Thơ Tố Hữu dễ đến với mọi tấm lòng, không chỉ vì nội dung mà còn do giọngthơ tâm tình ngọt ngào tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc. Điềunày được bộc lộ khá rõ trong phần đầu bài thơ Việt Bắc.

Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết của Tố Hữu trong Việt Bắc

Page 22: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

Bài thơ nói đến nghĩa tình cách mạng nhưng thi sĩ lại dùng giọng của tìnhthương, lời của người yêu để trò truyện, giãi bày tâm sự. Cả bài thơ được viếttheo lời đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao, dân ca, và phần đầu nàycũng thế - nó là lời giãi bày tâm sự giữa người đi (người về xuôi) với người ởlại là đồng bào Việt Bắc. Mười lăm năm cách mạng thành mười lăm năm ấythiết tha mặn nồng, người đi người ở thành mình - ta, ta - mình quấn quýt bênnhau trong một mối ân tình sâu nặng.

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.

Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết ấy tạo nên âm hưởng trữ tình sâu đậmcủa khúc hát ân tình cách mạng Việt Bắc, từ khúc hát dạo đầu Mình về mình cónhớ ta... đến những lời nhắn gửi, giãi bày Mình đi có nhớ những ngày. . Mìnhvề rừng núi nhớ ai... Ta đi ta nhớ những ngày - Mình đây ta đó, đắng cay ngọtbùi..., đến những nỗi nhớ da diết sâu nặng:

Nhớ gì như nhớ người yêu,

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương.

Nhớ từng bản khói cùng sương,

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng,

Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.

Nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc trong "Việt Bắc"

Thể thơ: Trong phần đầu (cũng như cả bài thơ), Tố Hữu đã sử dụng thể thơ dântộc, đó là thể thơ lục bát. Thi sĩ đã nhuần nhuyễn thể thơ này và có những biếnhoá, sáng tạo cho phù hợp với nội dung, tình ý câu thơ. Có câu tha thiết, sâulắng như bốn câu mở đầu, có câu nhẹ nhàng thơ mộng (Nhớ gì như nhớ ngườiyêu...) lại có đoạn hùng tráng như một khúc anh hùng ca (Những đường ViệtBắc của ta... Đèn pha bật sáng như ngày mai lên)

Kết cấu: Kết cấu theo lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao dân ca làkết cấu mang đậm tính dân tộc. Nhờ hình thức kết cấu này mà bài thơ có thể đisuốt một trăm năm mươi câu lục bát không bị nhàm chán.

Hình ảnh: Tố Hữu có tài sử dụng hình ảnh dân tộc một cách tự nhiên và sángtạo trong bài thơ: Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn; mưa nguồn suối lũ;bước chân nát đá (sáng tạo từ câu ca dao: trông cho chân cứng đá mềm). Cónhững hình ảnh chắt lọc từ cuộc sống thực cũng đậm tính dân tộc: miếng cơmchấm muối, mối thù nặng vai; hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son và đặc biệt làhình ảnh đậm đà của tình giai cấp:

Page 23: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

Thương nhau chia củ sắn lùi,

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

Ngôn ngữ: Tính dân tộc được thể hiện rõ nhất trong cặp đại từ nhân xưng: -mình, mình - ta quấn quýt với nhau và đại từ phiến chỉ ai. Đây là một sáng tạođộc đáo và cũng là một thành công trong ngôn ngữ thơ ca của Tố Hữu.

Nhạc điệu: trong bài thơ là nhạc điệu dân tộc với thể thơ lục bát nhịp nhàng thathiết, ngọt ngào, sâu lắng nhưng biến hoá, sáng tạo, không có đơn điệu (có lúchùng tráng như cảnh "Việt Bắc ra quân", trang nghiêm như cảnh “hội họp củaTrung ương, Chính phủ...)

Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộccủa Tố Hữu đã góp phần quan trọng vào thành công của bài thơ Việt Bắc, làmcho nó nhanh chóng đến với người đọc và vẫn sống mãi trong lòng nhân dân tatừ khi ra đời cho đến hôm nay.

Câu 12: Bức tranh Việt Bắc ra quân là một bức tranh hùng tráng, tràn đầy khíthế chiến thắng của quân dân ta. Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc củaTố Hữu để làm sáng tỏ:

Những đường Việt Bắc của ta

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Gợi ý trả lời:

Việt Bắc không chỉ là khúc ca ân tình mà còn là bản tổng kết bằng thơ mườilăm năm cách mạng. Bên cạnh những đoạn thơ trữ tình ngọt ngào, ta lại gặpnhững khúc anh hùng ca tràn đầy khí thế chiến thắng của quân dân ta, mà tiêubiểu là bức tranh Việt Bắc ra quân..

Bức tranh Việt Bắc ra quân đã được Tố Hữu miêu tả thật là hoành tráng, vớihào khí ngất trời của những con người mới xuất quân mà như đã cầm chắcchiến thắng trong tay.

Nét tả khái quát (câu 1, 2)

Tác giả tả con đường ra trận nhưng là để nói lên khí thế dũng mãnh của nhữngngười ra trận:

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung.

Tưởng như mặt đất cũng đang chuyển động dưới bàn chân những người chiến

Page 24: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

sĩ trong một cuộc ra quân vĩ đại từ khắp các ngả đường của căn cứ địa cáchmạng.

Hình ảnh đoàn quân (câu 3, 4)

Hình ảnh "quân đi" rất đẹp, đẹp trong đội ngũ điệp điệp trùng trùng như mộtsức mạnh vô tận, đẹp trong "ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan" gợi nhớ hìnhảnh đầu súng trăng treo trong thơ Chính Hữu. Cái ánh sao ở đây vừa như gầnvà thân quen với mũ nan của anh, lại như rực sáng lí tường trên đầu mũi súng.Một hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn, gợi nhiều liên tưởng đẹp về anh bộđội cụ Hồ.

Hình ảnh đoàn dân công (câu 5, 6)

Hai câu 5, 6 là hình ảnh những đoàn dân công phục vụ tiền tuyến:

Dân công đỏ đuốc từng đoàn,

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.

Công cuộc kháng chiến chống Pháp, ban ngày là của địch nhưng ban đêm làcủa ta.Hình ảnh những đoàn dân công đỏ đuốc đi trong đêm là đúng với hiệnthực. Nhưng với ánh đuốc đỏ rực ấy cùng với muôn tàn lửa bay thì lại lãng mạnbiết bao. Có khác gì một hội hoa đăng! Còn bước chân nát đá là bước chân củanhững con người đạp bằng mọi chông gai để đi tới. Lấy ý từ ca dao "trông chochân cứng đá mềm", Tố Hữu đã sáng tạo nên một hình ảnh vừa quen thuộc vừamới lạ để ngợi ca sức mạnh của những con người chiến thắng.

Hình ảnh đoàn xe (câu 7, 8)

Hai câu cuối là hình ảnh những đoàn xe ra trận mà đèn pha bật sáng quét sạchmàn sương đêm dày thăm thẳm của núi rừng Việt Bắc. Rất hiện thực mà cũngrất lãng mạn. Đằng sau cái nghĩa thực, câu thơ còn mang nghĩa bóng - nghĩatượng trưng trong một hình ảnh lạc quan phơi phới:

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Ngày mai đã lên từ trong đêm dậy thăm thẳm nhờ đèn pha bật sáng, nhờ sứccon người toả sáng. Bời họ đã cầm chắc chiến thắng trong tay ngay từ khi mớixuất quân. Câu thơ để lại nhiều dư vang về một cảnh ra quân hoành tráng, đầyhào khí.

Chỉ tám câu thơ, Tố Hữu đã dựng nên bức tranh Việt Bắc ra quân thật đẹp. Bứctranh không chỉ làm sống dậy những ngày tháng hào hùng của quân dân ta trêncăn cứ địa thần thánh, mà còn đem đến cho ta niềm tin yêu quê hương cáchmạng anh hùng. Nó xứng đáng là một trong những đoạn thơ hay nhất của bàithơ Việt Bắc.

Page 25: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

Câu 13: Cảm nhận về đoạn thơ sau đây trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:

Ta về mình có nhớ ta

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

Gợi ý trả lời:

Lịch sử dân tộc không ít những trang viết bằng thơ. Một trong những trang viếttiêu biểu ấy là thơ Tố Hữu - một nhà thơ lớn của thơ ca cách mạng Việt Nam.Ta bắt gặp trọng thơ Tố Hữu chặng đường cách mạng của dân tộc. Các sự kiện,các dấu mốc của lịch sử Việt Nam suốt hơn nửa thế kỉ từ khi Đảng ra đời đếnsau chiến thắng mùa xuân 1975 được ông ghi lại trong những vần thơ trữ tìnhcách mạng tha thiết. Việt Bắc là một trong số đó. Bài thơ ghi lại sự kiện Đảngvà Nhà nước chuẩn bị rời Việt Bắc về Hà Nội sau cuộc kháng chiến chống Phápthắng lợi. Trong bài thơ của mình, Tố Hữu đã thể hiện những tình cảm tha thiếtcủa người đi - kẻ ờ, thể hiện những cảm nhận sâu sắc của tác giả về thiên nhiênvà con người Việt Bắc. Điều này được thể hiện rõ nét qua đoạn thơ:

Ta về mình có nhớ ta,

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tưoi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung

Đoạn thơ là một bức tranh Việt Bắc qua bốn mùa và hàm chứa một nỗi nhớnhung da diết cũng như biểu lộ tấm lòng chung thủy của tác giả nói riêng cũngnhư người cán bộ nói chung đối với Việt Bắc.

Hai câu đầu của đoạn thơ là lời hỏi và kể của người ra đi, muốn biết lòng ngườiở lại như thế nào và tự bộc lộ tấm lòng mình. Tám câu tiếp theo vẽ nên thiênnhiên Việt Bắc đầy thơ mộng và con người Việt Bắc đầy thân thương qua lờicủa người đi. Đầu tiên mùa đông xuất hiện với những bông chuối đỏ rực trênnền rừng xanh thẫm của những buổi hoàng hôn và hình ảnh con người lao động

Page 26: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

vui tươi. Tiếp đến là mùa xuân rực rỡ màu trắng của mơ và hình ảnh người đannón. Rồi mùa hạ đến đầy màu vàng của rừng phách và đầy âm thanh của tiếngve. Con người lại xuất hiện dưới hình ảnh cô gái một mình đang hái măng. Kếtthúc là rừng thu ngập ánh trăng và không gian ngập tiếng hát. Cứ mỗi câu thơtả thiên nhiên lại có một câu thơ tả con người, con người hoà quyện trong thiênnhiên nhưng không chìm trong thiên nhiên và luôn ở tư thế lao động, chủ động,thiên nhiên là nền nâng con người, tô điểm cho con người.Có thể nói đây là một đoạn thơ với nhiều nghệ thuật tinh tế, tình cảm chân thực,xứng đáng là đoạn thơ hay nhất trong bài Việt Bắc. Ngay từ câu mở đầu, lời củangười đi đã có một sức truyền cảm đặc biệt nhờ tính mộc mạc chân thực của nó.Câu thơ chỉ như một câu nói bình thường nhưng lại rất chân thành làm ngườiđối diện xúc động. Nó đơn giản song lại da diết, thể hiện được sự mong mỏicủa người đặt câu hỏi muốn biết tình cảm người kia dành cho mình cũng nhưmột ước mong: hãy nhớ tôi nhé! Như muốn chứng tỏ tình cảm của mình ngườiđặt câu hỏi lại kể hàng loạt những kỉ niệm về cảnh, về người:

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Cái đẹp của câu thơ là hình ảnh hoa cùng người, bởi chăng con người cũng làmột bông hoa trong vườn hoa sự sống. Hình ảnh tạo nên nét hài hoà giữa thiênnhiên và con người, hoa và người tôn vẻ đẹp của nhau. Bốn câu lục bát sau tảbức tranh bốn mùa với những hình ảnh, màu sắc tươi tắn và âm thanh rộn ràng.Dù là mùa đông hay mùa hạ, mùa xuân hay mùa thu, tất cả đều có màu tươi vui.Màu đỏ của hoa chuối làm cho mùa đông bớt lạnh. Màu trắng của hoa mơ vàmàu vàng của rừng phách càng tôn thêm vẻ rực rỡ của thiên nhiên một sự êm ả,thơ mộng và cảm giác thanh bình cho lòng người. Tất cả những đường nét đóvẽ nên bức tranh tứ bình đặc sắc bởi lời thơ mềm mại. Song nếu chỉ là bứctranh thì chưa đủ bởi thiếu âm thanh. Thiên nhiên Việt BắcTa về, ta nhớ nhữnghoa cùng người không thiếu âm thanh, còn có tiếng ve kêu mùa hạ và tiếng hátcủa con người. Tác giả chọn tiếng ve là một sự lựa chọn hợp lí và mang tínhtiêu biểu. Bởi ở Việt Nam, nói đến tiếng ve là người ta nghĩ ngay đến mùa hè.Tiếng ve rả rích tuy bình thưởng nhưng là một biểu tượng bằng âm thanh chomùa hạ với màu vàng rất riêng của Việt Bắc tạo nên một sự kết hợp nghe - nhìnđặc biệt làm cho bức tranh mùa hạ vừa có nét riêng của Việt Bắc vừa có nétchung của đất nước. Phải chăng dụng ý của tác giả là để từ đó, dù mai sau có ởđâu, khi nghe tiếng ve kêu, ai cũng có thể liên tường và nhớ lại Việt Bắc? Vậylà thiên nhiên Việt Bắc, chỉ qua vài câu thơ đã được miêu tả đầy đủ và mangtính cách riêng độc đáo với hình ảnh và âm thanh chọn lọc khéo léo.

Trên nền thiên nhiên tuyệt đẹp đó, con người hiện ra trong tư thế chủ động vàđầy sức sống. Bốn câu bát nói về con người cũng rất tinh tế và tình cảm. Tácgiả chọn lọc phác họa những hình ảnh con người lao động thấp thoáng nhưng

Page 27: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

đủ sức gợi. Đó là hình ảnh người đi rẫy, đan nón, hái măng, hay kín đáo hơnmột tiếng hát khi lao động hay trong một đêm sinh hoạt văn nghệ. Hình ảnhnắng ánh dao gài thắt lưng rất đặc trưng khoẻ khoắn và vui tươi. "Nắng" nhưtiếp thêm sự sống động cho con người chứ không mang vẻ gay gắt. Khi nhớ vềhình ảnh người đan nón, tác giả gián tiếp bày tỏ lòng biết ơn đối với nhữngđóng góp của Việt Bắc cho kháng chiến. Một cách bày tỏ kín đáo và tế nhị! Kíức về cô em gái hái măng rất tình cảm bởi cách sử dụng từ "cô em gái" mộtcách trìu mến. Hơn nữa cảnh thiên nhiên thật rực rỡ, tươi đẹp, đầy âm thanh vàmàu sắc sống động. Cuối cùng, kỉ niệm về tiếng hát gây cho người đối thoạicủa nhân vật trữ tình xưng "ta" cũng như cả người đọc sự xúc động thật sự. Bởitiếng hát xuất phát từ tâm hồn và tiếng hát "ân tình thuỷ chung" theo người đi làmột kỉ niệm, một tình cảm êm dịu và lâu dài. Tiếng hát ấy phải chăng cũngchính lả tâm hồn của tác giả.

Tố Hữu có biệt tài chọn lọc hình ảnh và phối hợp ánh sáng rất độc đáo. Ông cómột tâm hồn nhạy cảm và có khả năng truyền cảm xúc của mình cho ngườikhác. Chẳng hạn như chỉ với hai câu thơ:

Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan

Đường bạch dương sương trắng nắng tràn.

Cũng đủ khiến cho người đọc có càm giác như mình đang ở Ba Lan thật sự.Tâm hồn Tố Hữu say mê và mạnh mẽ nhưng cũng rất sâu lắng và thủy chung.Với Tố Hữu, chính trị là một nguồn thơ thực sự, ông say mê sống với lí tưởngcách mạng và với niềm tin chân thật, ông muốn mang lí tưởng đó đến cho mọingười, ông thực hiện điều đó bằng tài năng thi ca của mình. Một điều đáng tiếclà những tập thơ sau này của ông như Ra trận, Máu và hoa có phần trở nên khôkhan, đôi khi mang nặng tính triết lí và giáo huấn. Tuy nhiên, đoạn thơ vừađược phân tích ở trên là một bằng chứng hùng hồn cho tài năng sáng tạo củaông. Với tôi, đoạn thơ thực sự là một điểm son trong những sáng tác của TốHữu mang đậm tính dân tộc và cảm xúc chân thực.

Câu 14: 20 câu mở đầu bài thơ Việt Bắc- Tố Hữu

Gợi ý trả lời:

Sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, miền Bắc nước ta được giải phóng. Khoảngtháng 10 năm ấy, các cơ quan Trung ương của Đảng và Nhà nước rời Việt Bắcchuyển về Hà Nội. Niềm lưu luyến giữa nhân dân Việt Bắc và những người cánbộ cách mạng là nguồn cảm hứng để Tố Hữu sáng tác bài thơ. Việt Bắc gồm150 câu lục bát, là một khúc ca trữ tình hay nhất trong tập thơ cùng tên cùa nhàthơ.

Đoạn mở đầu 20 câu thơ đã thể hiện tình cảm gắn bó giữa kẻ ở người về, tiêu

Page 28: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

biểu cho phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu.

Cuộc chia tay - Lời người ở lại

Mình về mình có nhớ ta,

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không,

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Với kết cấu theo lối hát giao duyên, đoạn thơ tả cuộc chia tay giữa người ở ViệtBắc và người cách mạng. Nghĩa tình kẻ ở ngựời về được biểu hiện đằm thắmqua các đại từ mình, ta gợi bao lưu luyến trong buổi chia tay.

Những lời nhắn nhủ của người ở lại với những từ láy gợi cảm qua cách hỏimình có nhớ ta, mình có nhớ không vang lên như day dứt không nguôi. Mườilăm năm ấy gợi thời gian, cây, núi, sông, nguồn gợi không gian. Thời gian củamột thời kì hoạt động cách mạng và kháng chiến chống Pháp, không gian củamột vùng căn cứ địa cách mạng. Trạng ngữ thiết tha mặn nồng thể hiện ân tìnhđầy hương vị mặn mà nồng thắm của bao nhiêu kỉ niệm mến yếu. Điệp từ nhớgợi nỗi nhớ triền miên...

Tiếng ai tha thiết bên cồn,

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi.

Áo chàm đưa buổi phân li,

Cầm tay nhau biết nói gi hôm nay...

Đây là tiếng lòng của người về. Người về nghe câu hỏi, lòng bồi hồi nên bướcchân bồn chồn. Áo chàm bình dị, chân tình. Câu thơ bỏ lửng với nhịp thơ ngậpngừng cầm tay nhau - biết nói gì - hôm nay diễn tả sự vấn vương vì xúc độngnên không thể giãi bày tâm tình.

Người ờ lại

'Mười hai câu thơ tiếp theo là lời Việt Bắc. Giọnq thơ vừa hỏi han vừa gợi trởlại theo thời gian, lan toả trong không gian. Nhớ về những kỉ niệm xa xưa từthuở đầu cách mạng, trong kháng chiến chống Pháp.

Những không gian, địa điểm cứ hiện dần từ mờ xa, mưa nguồn, suối lũ, mâymù, được xác định như một điểm chốt vững vàng chiến khu, rồi dấy lên mộtsức mạnh tranh đấu, khi kháng Nhật, thuở Víệt Minh, khai sinh những địa danhlịch sử như những cái nôi đón đỡ Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa.

Những chi tiết về cuộc sống và tình người: bát cơm chấm muối, quả trám bùi,

Page 29: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

măng mai, mái nhà lau xám hắt hiu... cứ dần dần tái hiện, nhắc nhở mối thù haivai chung gánh, những tấm lòng son không bao giờ phai nhạt.

Nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ rừng núi nhớ ai..., trám để rụng, măng để già, điệptừ mình về, mình đi, có nhớ: còn nhớ, nhịp câu 2/4 - 4/4 đều đặn... gợi lên hìnhảnh một người đang bâng khuâng sững sờ với cảm giác hụt hẫng của cuộc chiali, dè chừng sự lãng quên nên thiết tha nhắc nhở người về bằng những hoàiniệm ân nghĩa nhất, nguồn cội sâu rộng nhất..., sâu trong tình người, rộng trongthời gian, không gian. Đây là tình cảm những con người cách mạng trongkhông gian, thời gian của cách mạng.

Đoạn thơ thể hiện những tình cảm lớn có ý nghĩa thời đại. Đó là tình đoàn kết,nghĩa thủy chung giữa nhân dân và cách mạng, từ phong trào Việt Minh đếnthời kì kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc.

Đoạn thơ cũng thể hiện chất thơ trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc của TốHữu. Phong cách đó đã ảnh hường quan trọng đối với thơ ca cách mạng ViệtNam hiện đại.

Câu 15: Hãy phân tích đoạn thơ sau đây trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:Những đường Việt Bắc của ta...Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng.

Gợi ý trả lời:

1. Giới thiệu thời điểm sáng tác, xuất xứ, nội dung và chủ đề bài thơ Việt Bắcđể giới thiệu đoạn thơ.

Bài thơ Việt Bắc được nhà thơ Tố Hữu viết vào tháng 10 - 1954, tức sau chiếnthắng Điện Biên Phủ (5 - 1954), miền Bắc được giải phóng. Các cơ quan Trungương của Đảng và Nhà nước chuyển từ Việt Bắc (thủ đô của cuộc kháng chiến)về Hà Nội. Sự lưu luyến kẻ ở người về là nguồn cảm xúc lớn cho Tố Hữu viếtnên bài thơ này. Bài thơ Việt Bắc được trích trong tập thơ Việt Bắc (1947 -1954) của Tố Hữu. Bài thơ đã bộc lộ nỗi nhớ của người cán bộ cách mạng(cũng chính là nhà thơ) đối với chiến khu Việt Bắc khi rời chiến khu về thủ đôHà Nội. Bài thơ là lời ca ngợi phong cảnh và con người Việi Bắc: cảnh vật ViệtBắc đẹp, hùng vĩ... con người Việt Bắc đáng yêu, cảnh vật và con người nơi đâyđã ghi dấu nhiều chiến công là làm nên những kỉ niệm thật vô cùng sâu sắc mànhà thơ không thể nào quên được. Đặc biệt, trong bài thơ, Tố Hữu đã viết nênmột khúc ca hùng tráng về con người kháng chiến và cuộc kháng chiến. Điềuđó thể hiện rõ trong đoạn thơ sau:

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như lá đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Page 30: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Dấu chân nát đá muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng

2. Gợi ý phân tích.

a) Tiêu đề bài thơ:

Bài thơ có tiêu đề là Việt Bắc. Việt Bắc được xem là quê hương của cách mạng,ở đây có Bắc Pó, nơi Bác Hồ đặt chân đầu tiên khi Người trở về nước (tháng2/1941), ở đây, diễn ra hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám, thành lập mặttrận Việt Minh. Việt Bắc lại có mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào - nơi họpQuốc dân đại hội ngày (16/8/1945) bầu ra ủy ban dân tộc giải phóng toàn quốcvà cũng là nơi xuất phát của đội quân cách mạng tiến về giải phóng TháiNguyên

Trong kháng chiến chống Pháp, Việt Bắc là một chiến khu vững chãi, nơi đóngcác cơ quan của Đảng và Nhà nước. Việt Bắc cũng là nơi chứng kiến biết baonhiêu chiến công oanh liệt, thể hiện khí thế hào hùng của quân và dân ta trongchín năm kháng chiến.

b) Hình ảnh hào hùng của quân và dân ta trong kháng chiến:

Cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta là một cuộc kháng chiến toàn dân.Các tầng lớp nhân dân bất phân già trẻ, gái trai, lớn bé đều tham gia khángchiến. Trong đó, nổi bật nhất là hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ. Người lính thờichống Pháp đã trải qua biết bao nhiêu hi sinh gian khổ nhưng rất hùng tráng vàđầy lạc quan.

Hình ảnh hào hùng của đoàn quân ấy được thể hiện trong hai câu đầu của đoạnthơ:

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Page 31: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

Hai từ láy “điệp điệp" và “trùng trùng" đi liền nhau ở câu thơ có sức gợi tả đó,nó vừa gợi lên hình ảnh của một đoàn quân đông đúc, vừa gợi lên sức nạnh, khíthế hào hùng của một đoàn quân. Đoàn quân ra mặt trận hùng tráng, mang cảsức mạnh của lòng yêu nước, của lí tưởng cách mạng, khát khao chiến đấu vàchiến thắng quân thù.

Câu thơ thứ hai đưực ngắt theo nhịp 4/4: "Ánh sao đầu súng / bạn cùng mũnan" càng làm tăng thêm vẻ đẹp của người lính - một vẻ đẹp vừa mang tínhlãng mạn vừa mang tính hiện thực sâu sắc. Hình ảnh “Ánh sao đầu súng" có thểlà hình ảnh ánh sao trời treo trên đầu súng của những người lính trong mỗi đêmhành quân như "Đầu súng trăng treo” trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu;“ánh sao đàu súng" ấy cũng có thể là ánh sáng của ngôi sao gắn trên chiếc mũnan của người lính, ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi cho người lính bước đi,như nhà thơ Vũ Cao trong bài Núi đôi đã viết:

Anh đi bộ đội sao trên mũ

Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Góp phần vào sự hào hùng của cuộc kháng chiên chống Pháp của dân tộc ta cócả một tập thể quần chúng nhân dân tham gia kháng chiến. Họ là những “dâncông đỏ đuốc từng đoàn" tải lương thực, súng đạn để phục vụ cho chiến trường.Hình ảnh của họ cũng thật đcp, thật hào hùng và đầy lạc quan không kémnhững người lính:

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Dấu chân nát đá, muôn tàn lửa bay

Bằng một cách nói cường điệu “dấu chân nát đá ”, nhà thơ đã làm nổi bật sứcmạnh yêu nước, yêu lí tưởng cách mạng, ý chí quyết tâm đánh thắng quân thùcủa người nông dân lao động. Người nông dân lao động (lực lượng nòng cốtcủa cách mạng) là lực lượng góp phần rất lớn để đưa cuộc kháng chiến chốngPháp đến thắng lợi hoàn toàn sau này - Họ là những người nông dân hồn hậu,chất phác, lớn lên từ bờ tre, gốc lúa nhưng họ đi vào cuộc kháng chiến với tấtcả những tình cảm và hành động cao đẹp, họ bất chấp những hi sinh, gian khổ,chấp mưa bom bão đạn của quân thù, đạp bằng mọi trở lực để đi theo tiếng gọicủa lòng yêu nước và lí tưởng cách mạng như nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã nóitrong bài Đất Nước:

Ôm đất nước những người áo vải

Đã đứng lên thành những anh hùng.

Hai hình ảnh "dấu chân nát đá" và “muôn tàn lửa bay" đã thể hiện cái khí thếhào hùng đó của nhân dân.

Page 32: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

Dù có trải qua bao nhiêu gian khổ, có nghìn đêm đi trong “thăm thẳm sươngdày" nhưng niềm lạc quan tin tưởng vào ngày mai thắng lợi vẫn sáng ngời. Như“ngọn đèn pha bật sáng” giữa cái “nghìn đêm thăm thẳm sương dày" ấy, mangmột ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, đó chính là ánh sáng của lí tưởng cách mạngsoi đường cho dân tộc ta bước qua đêm trường nô lệ để đến một ngày mai tươisáng, một thời đại thắng lợi huy hoàng của cách mạng - một thời đại độc lập, tựdo:

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Chính những sức mạnh ấy, niềm tin ấy đã đem lại những niềm vui chiến thắng.Những tin vui chiến thắng dồn dập, liên tục trên nhiều mặt trận được gửi về làmnức lòng quân và dân ta:

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng

Điệp từ “vui" được lặp đi lặp lại nhiều lần gợi lên những đợt sóng tình cảm tràodâng, đợt sóng này kế tiếp đợt sóng kia cứ dâng lên, dâng lên mãi, tràn ngậptâm hồn nhà thơ, trong lòng quân dân cả nước.

3. Kết luận:

Với lối thơ lục bát ngọt ngào như ca dao, với chất thơ trữ tình cách mạng, thậtsôi nổi, hào hùng, thiết tha, nhà thơ Tố Hữu trong đoạn thơ này đã thể hiện nổibật khí thế hào hùng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp ởViệt Bắc; đồng thời đoạn thơ còn thể hiện niềm lạc quan cách mạng, ý chí chiếnđấu và chiến thắng kẻ thù, làm nên những chiến thắng vẻ vang, mang niềm vuivề cho dân tộc. Đoạn thơ như một đoạn sử thi của cuộc kháng chiến chốngPháp.

Câu 16: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

Một người chín nhớ mười mong một người.

Gió mưa là bệnh của giời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

Page 33: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

(Tương tư- Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr. 55)

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

( Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr. 84)

Gợi ý trả lời:

1. Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm)

- Nguyễn Bính là gương mặt nổi bật của phong trào Thơ mới và cũng tiêu biểucho thơ ca sau Cách mạng, với hồn thơ chân quê, có sở trường về lục bát.Tương tưlà bài thơđặc sắc của ông, thể hiện tâm trạng nhớ mong chân thực vàtinh tế của chàng trai quê.

- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng, với phong cách trữ tình chính trị.Việt Bắc là bài thơ xuất sắc của ông, thể hiện tình cảm cách mạng sâu nặng đốivới chiến khu và những kỉ niệm kháng chiến.

2. Về đoạn thơ trong bài Tương tư (2,0 điểm)

- Nội dung (1,0 điểm)

+ Tâm trạng tương tư của chàng trai quê được bộc lộ thành những nhớ mong dadiết, trĩu nặng. Nỗi niềm ấy được xem như một quy luật tự nhiên không thểcưỡng lại, một thứ "tâm bệnh" khó chữa của người đang yêu.

+ Niềm mong nhớ gắn liền với khung cảnh làng quê khiến cho cả không giannhư cũng nhuốm đầy nỗi tương tư.

- Nghệ thuật (1,0 điểm)

+ Thể thơ lục bát thấm đượm phong vị ca dao.

+ Chất liệu ngôn từ chân quê với những địa danh, thành ngữ gần gũi; cách tổchức lời thơ độc đáo; sử dụng nhuần nhuyễn nhiều biện pháp tu từ: hoán dụ,nhân hoá, đối sánh, tăng tiến, khoa trương...

3. Về đoạn thơ trong bài Việt Bắc (2,0 điểm)

- Nội dung (1,0 điểm)

+ Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớđằm thắm, sâu nặng của người cán bộ kháng chiến

Page 34: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

dành cho Việt Bắc, trong đó chan hoà tình nghĩa riêng chung.

+ Hiện lên trong nỗi nhớấy là hình ảnh Việt Bắc thân thương, với cảnh vật bìnhdị mà thơ mộng, với nhịp sống đơn sơ mà êm đềm, đầm ấm.

- Nghệ thuật (1,0 điểm)

+ Thể thơ lục bát kết hợp nhuần nhuyễn chất cổđiển và chất dân gian, nhịp điệulinh hoạt uyển chuyển, âm hưởng tha thiết, ngọt ngào.

+ Hình ảnh thơ giản dị mà gợi cảm; cách ví von quen thuộc mà vẫn độc đáo;cách tổ chức lời thơ với phép tiểu đối, phép điệp cân xứng, khéo léo...

4. Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ (0,5 điểm)

- Tương đồng: Cả hai đoạn thơđều thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng; sử dụngthể thơ lục bát điêu luyện.

- Khác biệt: Đoạn thơ trong bài Tương tư là nỗi nhớ của tình yêu lứa đôi, gắnvới không gian làng quê Bắc Bộ, vừa bày tỏ vừa "lí sự" về tương tư, với cáchđối sánh táo bạo...; đoạn thơ trong bài Việt Bắc là nỗi nhớ của tình cảm cáchmạng, gắn với không gian núi rừng Việt Bắc, nghiêng hẳn về bộc bạch tâm tình,với cách ví von duyên dáng...

Câu 17: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu:

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.

Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Page 35: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng nhừng giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa...

Gợi ý trả lời:

a. Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: phân tích được vẻ đẹp nộidung và nghệ thuật của đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; khôngmắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc, thí sinhphân tích được hoài niệm của nhà thơ về cảnh, về người và cuộc sống sinh hoạtgian khó nhưng thật nghĩa tình và thơ mộng ở chiến khu Việt Bắc qua đoạnthơ. Có thể trình bày theo nhiều cách, có thể trình bày theo nhiều cách, nhưngcần làm rõ những ý cơ bản sau:

- Nêu được vấn đề nghị luận.

- Trong hoài niệm của nhà thơ, Việt Bắc không chỉ là những ngày

mưa rừng, sương núi mà còn một vùng đất thơ mộng, thanh bình, yên ả, gợi baonỗi nhớ niềm thương.

+ Nhớ về Việt Bắc như nhớ người yêu. Đó là nỗi niềm cồn cào, da diết khônnguôi....

+ Nhớ những đêm trắng yên ả, thanh bình, những buổi chiều nắng trải vàng ấmáp trên nương, nhớ cảnh núi đèo, bản làng chìm trong sương khói, cảnh bếp lửabập bùng trong đêm đông và hình ảnh con người thân thương, tảo tần đi về hômsớm...

+ Nhớ con người Việt Bắc nghèo khó nhưng nghĩa tình sâu nặng: Những ngườicùng gánh vác trên vai mối thù đế quốc, chia sẻ cho nhau những cay đắng, ngọtbùi, bát cơm, manh áo...

Page 36: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

- Cuộc sống đầy khó khăn gian khổ nhưng tinh thần lại rất lạc quan, yêu đời,găn bó bên nhau: Nhớ lớp học i tờ, nhớ những giờ liên hoan, nhớ ngày tháng ởcơ quan...

- Nghệ thuật: Sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ dân tộc (lục bát), cách hô gọi ta -mình gần gũi thân thuộc, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa...

- Đánh giá chung về đoạn thơ và giá trị bài thơ

Câu 18: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:

"Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.

Núi giăng thành luỹ sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.

Mênh mông bốn mặt sương mù

Đất trời ta cả chiến khu một lòng.

Ai về ai có nhớ không?

Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng

Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng

Nhớ từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị Hà..."

Gợi ý trả lời:

a. Yêu cầu về kĩ năng:

Biết làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưuloát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở những hiểu biết về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc (chủ yếu phần tríchtrong sách Ngữ văn 12, Tập một), thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách,nhưng cần làm rõ nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ với các ý chính sau:

– Nêu vấn đề cần nghị luận.

– Nỗi nhớ của người cán bộ kháng chiến:

Page 37: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

+ Về thiên nhiên và con người Việt Bắc.

+ Về những địa danh của Việt Bắc gắn liền với chiến công vang dội của quândân ta trong kháng chiến chống Pháp.

– Niềm tự hào của tác giả về Việt Bắc anh dũng, kiên cường. – Thể thơ lụcbát, âm điệu tha thiết, sâu lắng. Hình ảnh, từ ngữ chọn lọc, các phép tu từ: nhânhoá, liệt kê, điệp từ,...

– Đánh giá chung về đoạn thơ.

Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiếnthức.

Câu 19: Trong đoạn trích bài thơ Việt Bắc (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáodục, 2009), Tố Hữu đã sử dụng những phương tiện nghệ thuật giàu tính dân tộcnào? Những phương tiện đó phù hợp với việc diễn tả tình cảm gì của người cánbộ kháng chiến và nhân dân Việt Bắc?

Gợi ý trả lời:

1. Những phương tiện nghệ thuật giàu tính dân tộc

- Thể thơ lục bát; kết cấu đối đáp; lối xưng hô mình – ta của ca dao – dân ca.

- Ngôn ngữ thơ dân dã, mộc mạc; các cách chuyển nghĩa của thơ ca truyềnthống; giọng thơ mang âm hưởng ngọt ngào của những câu hát tình nghĩa trongdân gian.

2. Sự phù hợp của những phương tiện đó với việc diễn tả tình cảm

- Thể hiện tình cảm ân tình, thuỷ chung sâu sắc của người cán bộ kháng chiếnvà nhân dân Việt Bắc gắn với đạo lí truyền thống dân tộc.

- Thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của người cán bộ và nhân dân với cáchmạng, với kháng chiến.

Câu 20: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:

Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

Page 38: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

Nhớ sao tiếng mơ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa...

(Ngữ văn 12, Tập một, tr. 111, NXB Giáo dục - 2009)

Gợi ý trả lời:

a. Yêu cầu về kĩ năngBiết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạtlưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc, thí sinh có thểphân tích đoạn thơ theo nhiều cách nhưng cần làm rơ được các ý cơ bản sau:

- Nêu được vấn đề cần nghị luận.

- Qua nỗi nhớ những ngày tháng kháng chiến cùng chia ngọt sẻ bùi, người cán

bộ về xuôi thể hiện t́nh cảm chân thành, tha thiết với Việt Bắc.

- Cuộc sống và con người Việt Bắc đơn sơ, bình dị, gian khổ nhưng lạc quan yêu.

đời hiện lên qua hoài niệm của người cán bộ kháng chiến.

- Nghệ thuật: thể thơ lục bát với giọng điệu ngọt ngào, tha thiết; cặp đại từ mình -ta, phép điệp giàu tính truyền thống; ngôn từ giản dị, mộc mạc, giàu hình ảnh, giàusức gợi cảm.

- Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

Lưu ý: Bài làm của thí sinh có thể tŕnh bày theo nhiều cách khác nhau; cơ bản

đạt được các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa.

Page 39: Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắci.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang01/28/On-thi-dai...Title Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề Việt Bắc Author