Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

160

Transcript of Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

Page 1: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý
Page 2: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý
Page 3: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

Ấn phẩm “Kết quả Nghiên cứu khoa học và Phát triển công nghệ thành phố Đà Nẵng năm 2018” đươc Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ biên soạn tư các báo cáo tổng kết đê tài sau nghiệm thu chinh thức do Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng tổ chức.

Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu vê lý luận, thực tiễn, các giải pháp và kiến nghị của 12 đê tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc 4 lĩnh vực:

1. Khoa học Tự nhiên: 02 đê tài;2. Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ: 04 đê tài;3. Khoa học Xã hội: 03 đê tài;4. Khoa học Y, Dươc: 03 đê tài.Đây là một trong những tư liệu phản ánh thành tựu nghiên cứu

khoa học của thành phố Đà Nẵng, là nguồn tư liệu tham khảo bổ ich cho các nhà quản lý, cán bộ nghiên cứu, các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong việc tra cứu, tìm hiểu vê những vấn đê khoa học và công nghệ đã đươc nghiên cứu.

Trong quá trình biên soạn chắc không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận đươc các ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vê:

Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ Đà Nẵng49 Thế Lữ - P. An Hải Bắc - Q. Sơn Trà - TP. Đà NẵngTel: 0236.3822860 - Fax: 0236.3822860Email: [email protected] chân thành cảm ơn!

BAN BIÊN TẬP TRUNG TÂM THÔNG TIN KH&CN ĐÀ NẴNG

Page 4: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

MỤC LỤCBào chế viên nang mềm chứa hệ phân tán nano nang hóa cao chiết

Kim Tiền Thảo giúp phòng và điều trị sỏi thận - sỏi mật......................5Cơ chế, chính sách gắn kết hoạt động của các phòng thí nghiệm

với các cơ sở sản xuất..........................................................................17Lối sống Đà Nẵng.......................................................................28Nghiên cứu bào chế viên hoàn sâm nhung tán dục đơn và đánh giá

hiệu quả điều trị trên bệnh nhân suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng tại Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Đà Nẵng.....................40

Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ và bước đầu đánh giá hiệu quả can thiệp phục hồi chức năng phòng chống té ngã ở người cao tuổi tại một số xã, phường thành phố Đà Nẵng.......................................................52

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các công trình đường, cầu giao thông đến tình hình ngập lụt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.....61

Nghiên cứu đề xuất giải pháp kiểm soát xâm nhập mặn cho TP. Đà Nẵng...............................................................................................74

Nghiên cứu sử dụng bột đá Non Nước phế thải để sản xuất vật liệu composite.............................................................................................86

Nghiên cứu tổng quát nghèo đa chiều ở thành phố Đà Nẵng và giải pháp giảm nghèo đa chiều..................................................................103

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ khai thác nước ở các sông, suối nhỏ phục vụ cấp nước sinh hoạt và nước tưới cho các loại cây ăn quả vùng sườn đồi huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng........................115

Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát hiện vật ngoại lai và động vật trên khu bay..................................................................................134

Nghiên cứu xây dựng hệ thống thuyết minh đa ngữ qua thiết bị di động tại Bảo tàng Đà Nẵng............................................................147

Page 5: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

5

BÀO CHẾ VIÊN NANG MỀM CHỨA HỆ TIỂU PHÂN NANONANG HÓA CAO CHIẾT KIM TIỀN THẢO GIÚP PHÒNG VÀ

ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN - SỎI MẬT

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Dương Chí ToảnCơ quan chủ trì: Công ty cổ phần dược DANAPHA

Năm nghiệm thu: 2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀViệt Nam là nước có nguồn dược liệu phong phú, trong đó một

số cây thuộc họ Đậu (Fabaceae) có giá trị sử dụng cao và thường được dùng để sản xuất thuốc, ví dụ như cây Kim Tiền Thảo (KTT) có tên khoa học là Desmodium styracifolium (Osb.) Merr. Trong những bài thuốc cổ phương của nước ta, KTT được nhắc đến với rất nhiều tác dụng như điều trị sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang, sỏi túi mật, viêm thận phù thủng… Hiện nay, trên thị trường có một số sản phẩm chứa cao KTT như KTT OPC, Niệu Bảo, Bài Thạch, Destyrac… Các chế phẩm này được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, viên bao đường hoặc viên nang cứng. Trong đó, cao KTT được sử dụng là cao toàn phần bào chế dưới dạng viên nén nên khó phân tán trong môi trường dịch vị và hạn chế sinh khả dụng của thuốc.

Do đó, việc nghiên cứu tạo ra một hệ phân tán nano chứa cao KTT toàn phần sẽ tăng tính ổn định của các nhóm hoạt chất, tạo điều kiện cho thuốc hấp thu tốt vào hệ tuần hoàn, hạn chế việc chuyển hóa lần đầu qua gan, giúp cải thiện các hạn chế của dạng bào chế quy ước. Ngoài ra, khi phân tán vào môi trường tiêu hóa, các tiểu phân nano sẽ bảo vệ hoạt chất tránh tác động bất lợi của môi trường dạ dày, từ đó làm tăng sinh khả dụng và hiệu quả điều trị của thuốc.

Với các lí do trên, đề tài “Bào chế viên nang mêm chứa hệ phân tán nano nang hóa cao chiết Kim Tiên Thảo giúp phòng và điêu trị sỏi thận - sỏi mật” được tiến hành với mong muốn áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào nền y dược học cổ truyền, giúp tăng hiệu quả điều trị và nâng cao giá trị sử dụng của dược liệu.II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Hoàn chỉnh quy trình chiết xuất và tiêu chuẩn hóa cao chiết KTT.- Thiết lập công thức và xây dựng quy trình bào chế hệ phân tán

nano chứa cao chiết KTT ổn định, dễ dàng nâng cỡ lô trên quy mô sản xuất công nghiệp.

Page 6: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

6

- Xây dựng công thức và quy trình kỹ thuật sản xuất viên nang mềm chứa hệ tiểu phân nano cao chiết KTT.

- Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm viên nang mềm chứa hệ tiểu phân nano cao chiết KTT.

- Theo dõi và đánh giá độ ổn định của sản phẩm viên nang mềm chứa hệ tiểu phân nano cao chiết KTT.III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Các nguyên vật liệu (dược chất và tá dược) đạt tiêu chuẩn dược dụng, chất chuẩn, dung môi (đạt tiêu chuẩn cơ sở) và trang thiết bị điều chế và phân tích.IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp đo quang phổ UV - Vis trong xây dựng và thẩm định quy trình định lượng flavonoid toàn phần.

- Phương pháp HPLC trong nghiên cứu xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng schaftosid trong cao chiết KTT.

- Phương pháp phân tích tính chất hóa lý và độ ổn định hệ tiểu phân nano cao chiết KTT.

- Phương pháp cho chuột thử nghiệm để nghiên cứu độc tính.- Phương pháp khảo sát đánh giá thực nghiệm để: 1. Phát triển

thành phần công thức viên nang mềm mang hệ tiểu phân nano cao chiết KTT, 2. Bào chế viên nang mềm, 3. Sản xuất viên nang mềm nano KTT.

- Phương pháp cảm quan, phân tích độ rã, kích thước tiểu phân, thế zêta và định lượng để theo dõi độ ổn định của sản phẩm ở điều kiện dài hạn ở 30 ± 2oC, 75 ± 5% RH tại các thời điểm 0, 1, 3 và 6 tháng. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu điều chế và tiêu chuẩn hóa cao chiết KTT.- Thiết lập công thức bào chế và xây dựng quy trình điều chế hệ

tiểu phân nano cao chiết KTT phân tán trong môi trường POLYOL.- Thiết lập công thức và xây dựng quy trình bào chế viên nang

mềm.- Theo dõi độ ổn định.

VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU1. Nghiên cứu điều chế và tiêu chuẩn hóa cao chiết KTT1.1. Xây dựng quy trình chiết xuất cao chiết dược liệu KTT qui mô

Page 7: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

7

công nghiệp trên cơ sở đánh giá trên 3 lô sản xuất liên tiếp và hoàn thiện thông số

Dựa trên hiệu suất chiết và lượng flavonoid toàn phần sau khảo sát, đề tài chọn cồn 70% làm dung môi chiết xuất điều chế cao KTT. Để đảm bảo đạt yêu cầu độ nhiễm khuẩn, khi thu được cao tỷ lệ (1:1), trong quá trình cô thứ cấp gần đạt cao đặc, thêm kali sorbat tỷ lệ 0,5% so với cao đặc.1.2. Tiêu chuẩn hóa cao chiết KTTa) Thẩm định quy trình định lượng flavonoid toàn phần bằng phương pháp đo quang phổ UV - Vis

Quy trình định lượng flavonoid toàn phần bằng đo quang phổ UV-Vis đạt tính tương thích hệ thống (RSD < 2,0%), độ đặc hiệu, tính tuyến tính (phương trình hồi quy ŷ = 0,0062x với R2 = 0,9996 trong khoảng 10 - 200 μg/ml), độ lặp lại (RSD < 2,0%), độ đúng (tỷ lệ phục hồi 95 – 102%, RSD < 2%).b) Thẩm định phương pháp định lượng hoạt chất trong cao chiết KTT bằng phương pháp HPLC

Phương pháp định lượng schaftosid trong cao chiết KTT bằng HPLC đạt tính tương thích hệ thống (RSD < 2,0%), độ đặc hiệu, tính tuyến tính (phương trình hồi quy ŷ=41,24x với R2= 0,9992 trong khoảng 20 - 200 µg/ml), độ lặp lại (RSD < 2,0%), độ đúng (tỷ lệ phục hồi 95 – 102%, RSD < 2%).c) Dự thảo tiêu chuẩn cơ sở của cao KTT

Bảng 1. Dự thảo tiêu chuẩn cơ sở của cao KTT toàn phần

STT Chỉ tiêu yêu cầu Mức chất lượng

1 Tính chất Thể chất mềm, đồng nhất. Màu nâu sẫm. Mùi đặc trưng, vị ngọt nhạt.

2 Mất khối lượng do làm khô ≤ 20%3 pH 3,0 – 5,04 Cặn không tan trong nước ≤ 7%5 Tro toàn phần ≤ 12%

6 Định tính Thể hiện phép thử định tính của dược liệu KTT theo DĐVN IV.

Page 8: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

8

7 Định lượng

Hàm lượng flavonoid toàn phần không nhỏ hơn 20 mg/g cao KTT. Hàm lượng schaftosid không nhỏhơn 10 mg/g cao KTT.

8

Giới hạn vi khuẩn:- Tổng số vi khuẩn hiếu khí - Tổng số Enterobacteria - Tổng số nấm - Salmonella, Escherichia coli, Pseudomon aeruginosa,Staphylococcus aureus

≤ 10000 /g≤ 500 /g≤ 100 /g

Không được có trong 1 g

Phương pháp thử- Tính chất: Kiểm tra bằng cảm quan.- Mất khối lượng do làm khô: Tiến hành thử theo DĐVN IV.- pH: Tiến hành thử theo DĐVN IV.- Cặn không tan trong nước: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 50ml

nước cất, lọc, thu cặn và sấy khô ở 100 - 105oC đến khối lượng không đổi.

- Tro toàn phần: Tiến hành thử theo DĐVN IV.- Định tính: phản ứng hóa học và sắc ký lớp mỏng.- Định lượng: thực hiện theo Mục 1.2.2. Nội dung 1.- Giới hạn vi khuẩn: Tiến hành thử theo DĐVN IV.

1.3. Khảo sát độ ổn định của cao KTT trong các môi trường pH khác nhau

Hàm lượng schaftosid trong cao KTT thay đổi có ý nghĩa thống kê giữa các môi trường pH 1,2; 6,8 và 7,4 (p < 0,05, trắc nghiệm t). Schaftosid là 1 glycosid, dễ bị phân hủy bởi ion H+ cũng như OH-, dễ bị oxy hóa. Cao KTT không ổn định trong các môi trường pH.2. Thiết lập công thức bào chế và xây dựng quy trình điều chế hệ tiểu phân nano cao chiết KTT phân tán trong môi trường POLYOL2.1. Nghiên cứu tính tan của cao chiết KTT trong các tá dược để lựa chọn tá dược lipid phù hợp

Cao KTT chứa các thành phần thân nước và thân dầu nên không tan hoàn toàn trong nước và môi trường thân nước. Khi định lượng thành phần schaftosid rất thấp trong môi trường nước. Cao KTT tan

Page 9: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

9

và phân tán tốt trong các tá dược lipid (Capryol 90, IPM), chất HĐBM (Tween 80) và tan tốt trong các tá dược thân nước (PEG 400, Transcutol HP) nên các tá dược này được chọn đưa vào công thức bào chế hệ phân tán.2.2. Khảo sát công thức bào chế, phương pháp bào chế hệ tiểu phân nano cao chiết KTT đạt các tiêu chuẩn yêu cầua) Nghiên cứu kỹ thuật bào chế hệ phân tán nano trong môi trường polyol

Đề tài chọn IPM được sử dụng với vai trò là pha dầu, Tween 80 đóng vai trò là chất diện hoạt và PEG 400 là môi trường polyol. Tiến hành xây dựng giản đồ pha của công thức giá mang: IPM - Tween 80 - PEG 400.

Dựa vào giản đồ pha đã xây dựng, khảo sát kích thước và phân bố kích cỡ tiểu phân, thế zêta của các giá mang nằm trong vùng tạo vi nhũ tương. Các công thức giá mang đều có kích thước tiểu phân trung bình nhỏ hơn 200 nm, các công thức có kiểu phân bố tiểu phân 2 đỉnh và PdI ≥ 0,4 bị loại. Giá trị tuyệt đối thế zêta đều xấp xỉ 0 mV nên các công thức giá mang sẽ ổn định theo cơ chế cản trở không gian. Các công thức giá mang còn lại được chọn để tiến hành tải 30% cao KTT.

Đề tài cũng lựa chọn thông số kỹ thuật (nhiệt độ khuấy, tốc độ khuấy và thời gian khuấy); nghiên cứu điều kiện đồng nhất hóa (ul-tra-turrax, tốc độ 5.000 vòng/phút x 5 phút); ổn định hệ phân tán nano nhờ PEG hóa bề mặt với Tween 80.b) Nghiên cứu nang hóa cao chiết KTT vào hệ phân tán nano trong môi trường polyol

Công thức ITP 20* sau khi tải 30% cao KTT đạt yêu cầu về cảm quan (đồng nhất, phân tán đều, thể chất mịn, không lắng cặn, không tách lớp, bền trong 24 giờ) và tạo hệ vi nhũ tương trong suốt, màu vàng sau khi nhũ hóa, đạt yêu cầu về kích thước tiểu phân (75,467 ± 1,464 nm), thế zêta của ITP 20* tiến gần đến 0 mV. Do đó lựa chọn ITP 20* (35% IPM - 45% Tween 80 - 20% PEG 400) là công thức giá mang.2.3. Phân tích tính chất hóa lý và độ ổn định hệ phân tán nano - KTTa) Thẩm định quy trình định lượng schaftosid trong hệ phân tán nano - KTT: Kết quả cho thấy quy trình đều đạt về độ đặc hiệu (tR=14,442 phút), độ lặp lại (RSD < 2,0%) và độ đúng (tỷ lệ phục hồi 95 - 102%, RSD < 2%).

Page 10: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

10

b) Phân tích tính chất hóa lý cảm quan: Hệ đồng nhất.Kích thước và phân bố kích cỡ tiểu phân: Hệ phân tán nano -

KTT đạt yêu cầu về phân bố kích cỡ tiểu phân (75,467 ± 1,464 nm) và PdI (0,244 ± 0,022, phân bố 1 đỉnh).

Thế zêta: Giá trị thế zêta đo được ở các mẫu đều rất thấp (-8,033 ± 0,449 mV) nhưng hệ vẫn ổn định ở nhiệt độ 30 ± 2°C nhờ hiệu ứng cản trở không gian.

Khả năng phân tán trong môi trường nước: Hệ dễ phân tán vào nước sau 42 giây tạo vi nhũ tương gần như trong suốt.

pH: Hệ phân tán nano - KTT có pH nằm trong khoảng 3,0 - 5,0Độ nhớt: 838 ± 54 cP (n = 3), phù hợp cho việc đóng nang.Định lượng schaftosid trong hệ phân tán nano - KTT bằng

HPLC: Hàm lượng schaftosid tại 5 điểm khác nhau không đáng kể (RSD < 2,0%), đạt độ phân tán hàm lượng hoạt chất.

Đánh giá khả năng nang hóa hoạt chất: Khả năng tải cao KTT trong hệ đạt 29,88% trong công thức bào chế.

Đánh giá khả năng giải phóng hoạt chất in vitro: Hàm lượng dược chất đưa vào môi trường hòa tan tại thời điểm 5, 10 và 15 phút lần lượt là 99,25%, 101,10% và 99,78%.

Xác định cấu trúc cơ bản của tiểu phân nano KTT: Cấu trúc cơ bản hệ tiểu phân: tiểu phân hình cầu được bao phủ trên bề mặt bởi lớp PEG linh động thân nước tạo sự cản trở không gian, các tiểu phân có kích thước nhỏ hơn 200 nm.

Theo dõi độ ổn định hệ phân tán nano - KTT: Hàm lượng schaftosid và kích thước tiểu phân của hệ phân tán nano - KTT thay đổi không đáng kể theo thời gian trong cả 3 môi trường pH 1,2, pH 6,8 và pH 7,4 (p > 0,05, trắc nghiệm t), cũng như sau 3 tháng bảo quản, chứng tỏ hệ phân tán nano - KTT ổn định trong các môi trường và trong điều kiện bảo quản bình thường. Đối với các thử nghiệm stress, hệ phân tán nano - KTT bền và ổn định sau khi ly tâm, chu trình nóng - lạnh và chu trình đông - rã đông.2.4. Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm và phương pháp đánh giá cho hệ phân tán nano-KTT

Page 11: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

11

Bảng 2. Dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm hệ phân tán nano - KTT

STT Chỉ tiêu yêu cầu Mức chất lượng Phương pháp thử

1 Cảm quan Hệ phải đồng nhất, dễ phân tán vào nước

Kiểm tra bằng cảm quan

2 Kích thước và phân bổ kích cỡ tiểu phân 20 - 300 nm (1 đỉnh) Đo bằng máy Horiba

SZ-100

3 Thế zêta |Thế zêta| ≤ 10 mV Đo bằng máy Horiba SZ-100

4 pH 3,0-5,0 Tiến hành thử theo DĐVN IV, phụ lục 6.2

5 Định tính Thể hiện phép thử định tính của dược liệu KTT

Phản ứng hóa học và SKLM

6 Định lượng Hàm lượng schaftosid ≥ 2,2 mg/g Phương pháp HPLC

7 Độ phân tán hàm lượng hoạt chất RSD ≤ 2,0% Phương pháp HPLC

8 Độ nhớt < 2000 cP Thiết bị Brookfield LV DV1 Viscometer

2.5. Nghiên cứu độc tính cấp của hệ phân tán nano - KTTHệ phân tán nano - KTT có hàm lượng 300 mg cao/g không xác

định được giá trị LD50, không làm chết chuột thử nghiệm, không thể hiện độc tính cấp đường uống ở liều tối đa Dmax là 18,774 g/kg, tương đương 5,632 g cao/kg trọng lượng, gấp khoảng 15,65 lần liều điều trị dự kiến.3. Thiết lập công thức và xây dựng quy trình bào chế viên nang mềm3.1. Khảo sát thành phần công thức viên nang mềm mang hệ tiểu phân nano cao chiết KTT

Công thức vỏ nang mềm được chọn: gelatin 20,0 kg, glycerin 6,8 kg, sorbitol 4,8 kg, natri benzoat 124 g, kali sorbat 12,4 g, titan dioxid 99,2 g, màu green lake 49,6 g, ethyl vanillin 49,6 g, nước tinh khiết 18 kg.3.2. Khảo sát phương pháp bào chế viên nang mềm mang hệ tiểu phân nano cao chiết KTT

Các thông số viên nang mềm: Lượng dịch thuốc đưa vào nang

Page 12: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

12

là 1 g, độ nhớt của dịch thuốc dưới 2.000 cP, sau khi sấy động hàm ẩm vỏ nang đạt được nhỏ hơn 20%, sau khi sấy tĩnh độ ẩm phải đạt độ ẩm cân bằng dưới 9%.

Khảo sát các thông số máy trong quá trình đóng nang: Thời gian ngâm gelatin: 60 phút, nhiệt độ pha chế gelatin: 80oC, thời gian phá bọt khí cho dịch vỏ nang: 20 phút, nhiệt độ hai trạm trải màng với các khoảng nhiệt độ: 60 - 65oC, nhiệt độ làm lạnh tại trống quay ở các mức: 18 - 20oC, nhiệt độ của bộ phận hàn ở các mức: 37 - 39oC, độ dày của vỏ nang ở mức 0,7 - 0,8 mm, thời gian sấy động 10 phút cho mỗi thùng sấy x 3 thùng, thời gian sấy tĩnh: 36 giờ.3.3. Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm và phương pháp đánh giá cho viên nang mềm

Tiêu chuẩn kiểm nghiệm cơ sở gồm yêu cầu chất lượng và phương pháp thử dựa trên các chỉ tiêu kết hợp giữa dạng bào chế viên nang mềm với tính chất hóa lý hệ tiểu phân nano - KTT. Các chỉ tiêu đưa ra có tính khả thi khi áp dụng vào thực tiễn tại các đơn vị kiểm nghiệm ở Việt Nam.

Yêu cầu chất lượngBảng 3. Dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm viên nang mềm nano - KTT

STT Chỉ tiêu yêu cầu Mức chất lượng Phương pháp thử

1 Cảm quan

Viên nang mềm oblong 20 màu xanh lá cây, mùi vanillin chứa dịch thuốc bên trong đồng nhất không tách lớp

Kiểm tra bằng cảm quan

2Kích thước và phân bổ kích cỡ tiểu phân

20 - 300 nm (1 đỉnh) Đo bằng máy Horiba SZ-100

3 Thế zêta |Thế zêta| ≤ 10 mV Đo bằng máy Horiba SZ-100

4 Độ đồng đều khối lượng

± 7,5% so với khối trung bình viên

Tiến hành thử theo DĐVN IV

5 Độ rã Không được quá 15 phút

Tiến hành thử theo DĐVN IV

Page 13: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

13

6 Định tính Thể hiện phép thử định tính của dược liệu KTT

Phản ứng hóa học và SKLM

7 Định lượng Hàm lượng schaftosid ≥ 2,2 mg/g Phương pháp HPLC

8 Độ nhiễm khuẩn Tiến hành thử theo DĐVN IV

- Tổng số vi khuẩn hiếu khi ≤ 10000 /g

- Tổng số Enterobacteria ≤ 500 /g

- Tổng số nấm ≤ 100 /g- Salmonella, Escherichia coli,Pseudomonas, aeruginosa, Staphylococcus aureus

Không được có trong 1g

3.4. Sản xuất viên nang mềm nano KTT (5000 viên/lô)a) Nâng cỡ lô quy mô 5.000 g/mẻ

Dựa vào kết quả cảm quan của các hệ phân tán nano - KTT tạo thành, lựa chọn quy trình bào chế khi nâng cỡ lô 5.000 g/mẻ bằng máy khuấy trộn Silverson L4RT: tiến hành bào chế với tốc độ khuấy trộn là 800 vòng/phút trong 10 phút ở giai đoạn phân tán cao KTT vào tá dược thân dầu và 1.000 vòng/phút trong 15 phút ở giai đoạn phân tán pha dầu vào pha nước.b) Tính chất hóa lý và độ ổn định của hệ phân tán nano - KTT sau khi nâng cỡ lô

Sau khi nâng cỡ lô 5.000 kg với các thông số kiểm soát phù hợp, hệ có tính chất hóa lý không thay đổi so với ở quy mô 100 g và đạt chất lượng theo dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm đề ra.c) Công thức bào chế và quy trình điều chế cho viên nang mềm nano - KTT

Công thức bào chế cho 5.000 viên (5 kg dịch thuốc)Dịch thuốc: Cao KTT 1,5 kg, IPM 1,225 kg, Tween 80 1,575 kg,

PEG 400 0,7 kg

Page 14: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

14

Dịch vỏ nang: gelatin 20,0 kg, glycerin 6,8 kg, sorbitol 4,8 kg, natri benzoat 124 g, kali sorbat 12,4 g, titan dioxid 99,2 g, màu green lake 49,6 g, ethyl vanillin 49,6 g, nước tinh khiết 18 kg (*Nước mất đi 1 phần trong quá trình điều chế)

Quy trình điều chếChuẩn bị phòng pha chế → Pha chế dịch thuốc ở quy mô 5 kg

→Pha chế dịch vỏ nang → Tạo nang → Sấy nang → Đóng lọd) Kiểm nghiệm trên 3 lô sản phẩm

Viên nang mềm chứa hệ phân tán nano - KTT đạt yêu cầu chất lượng theo dự thảo TCCS trên cả 3 lô sản xuất.4. Theo dõi độ ổn định của sản phẩm

Sau 6 tháng bảo quản, cảm quan, hàm lượng schaftosid, độ rã, kích thước tiểu phân và thế zêta đều đạt theo dự thảo tiêu chuẩn cơ sở và thay đổi không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05, trắc nghiệm t) nên viên nang mềm ổn định khi bảo quản ở điều kiện dài hạn.VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận

Sau thời gian thực hiện đề tài, với mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể đề ra, đề tài đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu theo Thuyết minh đề cương và thực hiện thêm một số nghiên cứu khác để hoàn thiện đề tài:

- Điều chế cao KTT:+ Đề tài đã tối ưu hóa và chọn lựa quy trình chiết xuất cao KTT

với hiệu suất (29,36 ± 2,09%) và hàm lượng flavonoid toàn phần (2,25 ± 0,17%).

+ Dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm cho cao KTT. + Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng UV-Vis cho

flavonoid toàn phần trong cao KTT, phương pháp định lượng HPLC cho schaftosid xem như chất điểm chỉ trong KTT.

+ Điều chế hệ phân tán nano - KTT 30%: Giá mang hệ phân tán nano ổn định chứa IPM - Tween 80 - PEG 400 (35:45:20, kl/kl), thiết lập công thức và xây dựng quy trình điều chế hệ phân tán nano - KTT ở quy mô phòng thí nghiệm (100 g/mẻ) và quy mô 5 kg.

+ Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng schaftosid trong hệ phân tán nano - KTT bằng HPLC.

Page 15: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

15

+ Hệ phân tán nano - KTT đồng nhất, không tách lớp, không lắng cặn và dễ dàng phân tán vào môi trường nước, có màu vàng của dược liệu. Kích thước tiểu phân trung bình nhỏ hơn 100 nm với dãy phân bố kích cỡ một đỉnh hẹp nằm trong khoảng kích thước nhỏ hơn 300 nm. Trị tuyệt đối thế zêta trung bình nhỏ hơn 10 mV cho thấy hệ phân tán nano - KTT ổn định theo cơ chế cản trở không gian bề mặt.

+ Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở kiểm nghiệm hệ phân tán nano - KTT gồm các chỉ tiêu: Cảm quan, kích thước và phân bố kích cỡ tiểu phân, thế zêta, pH, độ nhớt, định lượng và độ phân tán hàm lượng hoạt chất của hệ phân tán nano -KTT.

+ Nghiên cứu độc tính cấp của hệ phân tán nano - KTT: Hệ không thể hiện độc tính cấp ở liều nghiên cứu, chưa xác định được liều LD50 của hệ.

+ Đánh giá sự ổn định của hệ phân tán nano - KTT ở điều kiện 30 ± 2oC, độ ẩm 75 ± 5% (3 tháng) và trong các môi trường pH khác nhau so sánh với độ ổn định của cao KTT. Khảo sát sự ổn định của hệ phân tán nano - KTT trong các môi trường pH 1,2, pH 6,8 và pH 7,4: Hàm lượng hoạt chất thay đổi không đáng kể trong các môi trường pH khác nhau và kích thước trung bình của tiểu phân tương đối ổn định. Ở môi trường pH 1,2, hàm lượng schaftosid giảm còn 98,999% (sau 2 giờ), ở môi trường pH 6,8 hàm lượng giảm còn 99,162% (sau 6 giờ) và ở môi trường pH 7,4 hàm lượng giảm còn 96,018% (sau 8 giờ). Tuy nhiên, sự giảm hàm lượng schaftosid không có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, hàm lượng schaftosid trong cao KTT nguyên liệu giảm có ý nghĩa thống kê sau các thời điểm lấy mẫu tương ứng. Điều này chứng tỏ hệ phân tán nano điều chế được giúp cải thiện độ ổn định của chất điểm chỉ là schaftosid - một flavonoid chính và có hoạt tính cũng được xem như chất điểm chỉ trong cao KTT. Sau 3 tháng bảo quản ở điều kiện 30 ± 2oC, độ ẩm 75 ± 5%, hệ hệ phân tán nano - KTT đạt yêu cầu về chỉ tiêu cảm quan; kích thước trung bình tiểu phân và kết quả định lượng hoạt chất (schaftosid) của hệ thay đổi không có ý nghĩa thống kê.

+ Khảo sát độ bền nhiệt động học: Hệ phân tán nano - KTT không xảy ra các hiện tượng kém bền dưới các điều kiện thử nghiệm (ly tâm, chu trình nóng - lạnh, chu trình đông - rã đông).

- Xây dựng quy trình bào chế và tiêu chuẩn cơ sở cho viên nang mềm chứa cao KTT ở quy mô 5 kg:

+ Nâng cỡ lô hệ phân tán nano - KTT với quy mô 5.000 g/lô: Kiểm soát các thông số quy trình bào chế: thiết bị khuấy, thời gian và

Page 16: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

16

tốc độ khuấy trộn để đạt chất lượng tương ứng với hệ phân tán nano - KTT ở quy mô phòng thí nghiệm.

+ Bào chế viên nang mềm chứa cao KTT bằng dây chuyền nang mềm tự động ép khuôn. Kiểm soát các thông số của quy trình như độ dày vỏ nang, thời gian sấy động, thời gian sấy tĩnh… Quy trình bào chế hoàn toàn khả thi khi đưa vào sản xuất.

+ Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở kiểm nghiệm của viên nang mềm chứa cao KTT gồm các chỉ tiêu: cảm quan (viên nang và dịch thuốc), kích thước và phân bố kích cỡ tiểu phân, thế zêta, độ đồng đều khối lượng, độ rã, định tính, định lượng và giới hạn vi khuẩn.

- Nghiên cứu độ ổn định của viên nang mềm chứa hệ phân tán nano - KTT ở nhiệt độ 30 ± 2oC, độ ẩm 75 ± 5% (theo quy định của ICH, khu vực IV B): viên nang mềm ổn định ít nhất 6 tháng. 2. Kiến nghị

Để tiếp tục nghiên cứu đề tài cần thực hiện một số nội dung sau:+ Tiếp tục theo dõi và đánh giá độ ổn định trong điều kiện dài hạn

của viên nang mềm chứa hệ phân tán nano - KTT.+ Thử nghiệm và đánh giá độc tính bán trường diễn của hệ phân

tán nano - KTT./.

Page 17: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

17

CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH GẮN KẾT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM VỚI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Trần Văn NamCơ quan chủ trì: Đại học Đà Nẵng

Năm nghiệm thu: 2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀTrong những năm gần đây, khoa học và công nghệ (KH&CN) đã

thực sự trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, có tác động toàn diện và sâu sắc đến sự phát triển của mỗi tổ chức, mỗi quốc gia. Trong đó, việc ứng dụng kết quả nghiên cứu từ các phòng thí nghiệm (PTN) của các tổ chức KH&CN vào sản xuất và đời sống vẫn là nỗi trăn trở không chỉ của các nhà khoa học mà còn là của các cấp, các ngành quản lý KH&CN.

Trên thực tế, vẫn tồn tại một khoảng trống giữa PTN và cơ sở sản xuất. Các nhà khoa học thường chỉ tập trung nghiên cứu trong PTN và khi thu được kết quả nghiên cứu, họ còn phải tiếp tục tổ chức sản xuất thử nghiệm hoàn thiện sản phẩm, công nghệ trước khi ứng dụng vào thực tiễn sản xuất tại cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, đa phần các nhà khoa học không có khả năng liên kết, giới thiệu và tư vấn ký kết hợp đồng với cơ sở sản xuất để chào hàng sản phẩm nghiên cứu của mình. Như vậy, vấn đề là cần phải có các tổ chức làm trung gian kết nối và chuyển giao kết quả nghiên cứu từ các PTN với các cơ sở sản xuất.

Các mô hình hợp tác giữa các tổ chức KH&CN và cơ sở sản xuất nói chung, mô hình hợp tác giữa cơ sở đào tạo, nghiên cứu chuyên ngành và cơ sở sản xuất không phải là mô hình mới, nhưng với điều kiện của Việt Nam hiện nay cần phải đẩy mạnh mối liên kết phối hợp này. Đối với các nước đang phát triển như nước ta, một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển và hội nhập, khẳng định vị thế của mình trong môi trường kinh doanh quốc tế là vấn đề hội nhập công nghệ mới. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển một thị trường KH&CN đủ mạnh để kích thích sự phát triển nền kinh tế đang là một trong những mục tiêu cơ bản được đặt lên hàng đầu của quốc gia. Tuy nhiên, để huy động tối ưu nguồn lực phát triển KH&CN, cần ban hành các cơ chế chính sách để phối hợp hiệu quả nguồn lực của các tổ chức KH&CN và cơ sở sản xuất.

Hiện nay, ở nước ta nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng chưa có đánh giá cụ thể về năng lực của các PTN trên địa bàn cũng như

Page 18: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

18

chưa có khảo sát về hoạt động và nhu cầu của các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất. Đồng thời chưa có cơ chế liên kết cụ thể giữa hoạt động của các PTN để phục vụ sản xuất. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Cơ chế, chinh sách gắn kết hoạt động của các phòng thi nghiệm với các cơ sở sản xuất” là cấp thiết.II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Đánh giá được năng lực và phân loại các PTN trên địa bàn thành phố.

- Đề xuất được cơ chế vận hành, hoạt động, liên kết, phối hợp giữa các PTN với nhau và giữa các PTN với các cơ sở sản xuất.

- Xây dựng được chính sách cho thành phố để hỗ trợ gắn kết hoạt động của các PTN với nhau và với các cơ sở sản xuất.III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Kế thừa các kết quả nghiên cứu.- Phương pháp chuyên gia.- Điều tra, khảo sát thực tế các đối tượng: các doanh nghiệp, các

cơ sở sản xuất, các PTN của các đơn vị, các trung tâm, các trường đại học.

- Nghiên cứu và lựa chọn một tiêu chuẩn quốc tế phù hợp để đánh giá năng lực và hiệu quả hoạt động của các PTN.

- Thăm dò thực tế: Phát phiếu thăm dò đến các doanh nghiệp, tổ chức để tìm hiểu nhu cầu ứng dụng khoa học kỹ thuật; thăm dò năng lực của các PTN.

- Mô hình hóa: Đề xuất các mô hình kết hợp giữa các PTN và doanh nghiệp, đồng thời đánh giá để thấy được ưu, nhược điểm của các loại mô hình khác nhau. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Khảo sát, đánh giá về năng lực các PTN trên địa bàn thành phố. Đánh giá về cơ chế sử dụng các nguồn lực KH&CN hiện nay. Nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách để phát huy hiệu quả các PTN, cơ chế chia sẻ cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, sản xuất.

- Khảo sát về hoạt động và nhu cầu của các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố.

- Đề xuất cơ chế liên kết giữa các PTN với hoạt động của các cơ

Page 19: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

19

sở sản xuất. Đề xuất chính sách của các thành phố để hỗ trợ sự gắn kết, phối hợp giữa các PTN với nhau và giữa các PTN với các cơ sở sản xuất. V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU1. Thực trạng PTN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng1.1. Thực trạng PTN của các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ

Kết quả phân tích năng lực 39 PTN, cho thấy:- Đa số các PTN đều có đội ngũ cán bộ được đào tạo các chuyên

ngành lĩnh vực liên quan. Số cán bộ này cũng được đào tạo lại hàng năm để phục vụ cho công tác làm thí nghiệm.

- Hơn 65% cán bộ PTN nằm trong độ tuổi lao động trẻ (25 - 35 tuổi).

- Các PTN có sử dụng các thiết bị mới (sau năm 2010) đa số là các PTN có thời gian hoạt động dưới 5 năm. Tuy nhiên, theo thống kê, hơn 50% các PTN lại có tuổi đời trên 10 năm, điều này có nghĩa là nhiều trang thiết bị đã được trang bị lâu và chưa được thay mới. Tất nhiên, các PTN lâu năm cũng có những ưu thế riêng như có nhiều kinh nghiệm và các chuyên gia trong lĩnh vực thí nghiệm mà họ hoạt động.

- Hầu hết các PTN đều có diện tích rất lớn (≥ 30 m2) và có giấy chứng nhận đầy đủ về các trang thiết bị thực hiện thí nghiệm.1.2. Thực trạng PTN thuộc tổ chức KH&CN

Đại học Đà Nẵng là tổ chức KH&CN lớn của Thành phố, nơi tập trung các hoạt động nghiên cứu của các PTN và chuyển giao công nghệ. Qua khảo sát 57 PTN thuộc Đại học Đà Nẵng, kết quả:

- Các cán bộ quản lý và thực hiện thí nghiệm đều có năng lực chuyên môn và được đào tạo trình độ đại học trở lên, có chuyên ngành phù hợp. Số cán bộ PTN có số năm kinh nghiệm quản lý trên 5 năm chiếm 68,42%, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực Hóa, Cơ khí, Điện - điện tử.

- Hầu hết các PTN có số lượng nhân viên không nhiều (dưới 10 người).

- 22,14% cán bộ thí nghiệm có chứng chỉ chuyên môn các lĩnh vực thí nghiệm liên quan đến công việc, điều này là một lợi thế về nguồn nhân lực. Tuy nhiên, về công tác đào tạo cán bộ quản lý và chuyên môn hằng năm còn hạn chế.

Page 20: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

20

- Về trang thiết bị, các PTN được trang bị máy móc từ lâu và những máy nhập từ năm 2010 chiếm tỷ lệ nhỏ (dưới 30%), đây là một bất lợi.

- Số PTN có diện tích trên 30 m2 chiếm 73,68%.- Số PTN có thể thực hiện các thí nghiệm cho cá nhân, tổ chức

bên ngoài chiếm 42,1%, chủ yếu ở lĩnh vực Hóa, Xây dựng cầu đường và Cơ khí.2. Hoạt động và nhu cầu sử dụng PTN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

- Kết quả điều tra về hoạt động và nhu cầu sử dụng PTN trên địa bàn thành phố cho thấy các đơn vị tập trung ở hai lĩnh vực Sinh học (30,7%) và Vật lý (45,3%). Đa phần các đơn vị có thời gian hoạt động trên 5 năm.

- Các đơn vị hầu hết hoạt động tại địa bàn Đà Nẵng (80,3%), 15,6% hoạt động phạm vi toàn quốc và chỉ có 2% hoạt động trên phạm vi toàn cầu.

- Qua khảo sát, nhu cầu thí nghiệm trong thời gian tới đa phần tăng (84%), chỉ có 4% đơn vị dự kiến sẽ tạm ngưng nhu cầu; 3% đơn vị giảm nhu cầu; 9% đơn vị không có nhu cầu, với lý do là đơn vị nhỏ, không đủ kinh phí hoặc chỉ tiến hành khi có khách hàng yêu cầu.

- Hình thức sử dụng PTN: Đa phần các đơn vị chọn hình thức thuê ngoài hơn là tự trang bị PTN (73,9%).3. Đề xuất cơ chế, chính sách gắn kết hoạt động giữa các PTN với nhau và giữa các PTN với các cơ sở sản xuất3.1. Một số cơ chế gắn kết hoạt động giữa các PTN với nhau và giữa các PTN với các cơ sở sản xuấta) Khai thác hoàn cảnh, điều kiện để liên kết

- Các tổ chức KH&CN và cơ sở sản xuất đã có ký kết các thỏa thuận hợp tác trước đây hoặc từ liên kết các hoạt động nghiên cứu cần tiếp tục giữ vững và tăng cường các mối quan hệ sẵn có giữa hai bên.

- Hai bên tạo ra những nghiên cứu phối hợp với nhau tốt, sẽ nâng cao hình ảnh, uy tín của đối tác.

- Xác định mục tiêu liên kết rõ ràng.- Tổ chức KH&CN phải xác định được năng lực của mình trước

khi tham gia vào hợp tác.

Page 21: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

21

- Cơ sở sản xuất cần chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ để có thể lĩnh hội và khai thác, áp dụng các giải pháp vào cơ sở sản xuất khi liên kết với các tổ chức KH&CN.b) Công tác tổ chức ký kết 2 bên

- Các bên phải có ký cam kết từ những người đứng đầu khi hình thành liên kết.

- Các bên cần tăng khả năng đàm phán, xây dựng và truyền đạt hệ thống thông tin mà hai bên cần liên kết.

- Đào tạo cho cán bộ KH&CN về tinh thần hợp tác nghiên cứu và kỹ năng làm việc nhóm.

- Giao quyền cho các tổ chức KH&CN hoặc các PTN lớn, trọng điểm chủ động tìm kiếm cơ hội liên kết, hợp tác quốc tế.

- Tổ chức KH&CN thay đổi chiến lược theo hướng nghiên cứu sản phẩm có tính ứng dụng cao, hiệu quả thương mại và rút ngắn thời gian ứng dụng.c) Thực hiện cơ chế “Mở” để liên kết giữa các PTN với nhau

- Các tổ chức KH&CN, cơ sở sản xuất tự xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động PTN của mình theo phương thức “Mở”.

- Xây dựng quy chế làm việc và định mức về sử dụng trang thiết bị.d) Các hình thức thực hiện cơ chế liên kết

- Liên kết theo hình thức dịch vụ, tư vấn: Cung cấp thông tin hoặc các dịch vụ tư vấn, chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất.

- Liên kết thông qua hoạt động nghiên cứu R&D: Hợp tác trong nghiên cứu, tài trợ, hợp tác theo hình thức liên doanh, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

- Liên kết thông qua giáo dục, đào tạo: Các cơ sở sản xuất có thể nhận sinh viên thực tập; hai bên đối tác nên thường xuyên tổ chức các hội thảo, báo cáo chuyên đề; các cơ sở sản xuất có thể đầu tư trang thiết bị cho PTN và trao học bổng cho sinh viên; có quy định bắt buộc các môn học phải mời các chuyên gia từ các cơ sở sản xuất tham gia thỉnh giảng.đ) Giải pháp tăng cường mối liên kết giữa tổ chức KH&CN và cơ sở sản xuất

- Thay đổi nhận thức của hai bên về phương diện tổ chức: Các tổ

Page 22: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

22

chức KH&CN phải tự xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh để cơ sở sản xuất biết đến mình, đồng thời chủ động khảo sát nhu cầu đổi mới công nghệ tại cơ sở sản xuất; cơ sở sản xuất cũng chủ động tìm đến các mối liên kết; đảm bảo liên kết trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

- Giải pháp phát triển liên kết giữa cán bộ R&D: Hai bên thành lập bộ phận quản lý R&D, lựa chọn cán bộ có kinh nghiệm; tăng cường truyền thông trong việc thúc đẩy trao đổi hợp tác nghiên cứu R&D của hai bên.3.2. Một số chính sách phát triển nguồn nhân lực hoạt động KH&CN PTN

- Chinh sách trọng dụng nhân tài: Trọng dụng các nhà khoa học tiên phong, uy tín; các nhà khoa học trẻ tài năng là những sinh viên, ng-hiên cứu sinh, cán bộ trẻ; các nhà khoa học đầu ngành được Nhà nước công nhận…

- Chinh sách thu hút, đãi ngộ chuyên gia nước ngoài chất lương cao: Thành phố cần xác định những khu vực nào còn hạn chế của nguồn nhân lực, lĩnh vực nào cần thu hút chuyên gia; triển khai các chính sách đãi ngộ như lương, thưởng, thuế, tạo môi trường làm việc tiện nghi…

- Chinh sách đối với cán bộ KH&CN nói chung: Việc bổ nhiệm, nâng ngạch, nâng lương, tạo lập môi trường khoa học, quy định về sử dụng nhân sự, quy định cơ chế đãi ngộ về tinh thần và vật chất (các chế độ thù lao, nhu cầu sinh hoạt về nhà ở, phương tiện đi lại,..) phù hợp với tài năng và đóng góp của họ.3.3. Đề xuất một số cơ chế, chính sách của Nhà nước về liên kết giữa các PTN liên vùng

- Xây dựng và phát triển tiềm lực cho các PTN mang tính liên khu vực.

- Xây dựng một số PTN mạnh, hiện đại ở mỗi địa phương mang tính chất vùng, liên vùng, liên ngành.

- Xây dựng, ban hành và thực thi các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, vay vốn, hỗ trợ chuyển giao công nghệ.

- Thực hiện các đề tài, dự án hợp tác nghiên cứu khoa học mang tính liên vùng, liên ngành giữa các tỉnh thành.

- Quy hoạch mạng lưới và tăng cường năng lực cho các viện, trường, trung tâm nghiên cứu và các PTN có tính liên vùng, liên ngành.

- Hoàn thiện khung pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển

Page 23: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

23

hệ thống PTN liên vùng, liên ngành liên kết với nhau.- Tăng cường và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho phát triển

và ứng dụng công nghệ từ các PTN.3.4. Đề xuất cơ chế, chính sách liên kết giữa các PTN với các PTN nước ngoài

Một số chính sách xây dựng tiềm lực KH&CN tăng cường hợp tác quốc tế trong việc liên kết các PTN:

- Đầu tư xây dựng các PTN trọng điểm, các cơ sở nghiên cứu đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Đầu tư cho các tổ chức KH&CN có ưu thế để hình thành các trung tâm nghiên cứu mạng trong các ngành công nghiệp chủ lực của Thành phố theo mô hình tiên tiến của thế giới.

- Lựa chọn lĩnh vực ưu tiên để đầu tư xây dựng ít nhất 01 tổ chức KH&CN có mô hình tiên tiến trên thế giới.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên gia KH&CN đầu ngành Việt Nam và chuyên gia nước ngoài; đồng thời xây dựng cổng thông tin kết nối các nhà tri thức trong và ngoài nước.3.5. Đề xuất cơ chế, chính sách liên kết giữa các PTN trong lĩnh vực công nghệ cao

Thành phố Đà Nẵng cần có các chính sách đặc biệt phát triển các hoạt động R&D ở các PTN trong đó phải tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, các chính sách có thể tập trung như sau:

- Mục tiêu đến năm 2020 hình thành hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao.

- Xây dựng và đưa vào hoạt động các cơ sở nghiên cứu, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao.

- Xây dựng mạng hạ tầng thông tin hiện đại.- Hình thành các nhóm nghiên cứu khoa học mạnh có các công

trình nghiên cứu về lĩnh vực công nghệ cao.- Các chính sách thu hút, đãi ngộ chuyên gia nước ngoài.- Đầu tư xây dựng cơ sở nghiên cứu, PTN công nghệ cao.- Xây dựng mô hình thí điểm về hợp tác liên kết giữa các tổ chức

KH&CN, PTN của Thành phố với nước ngoài.- Huy động các nguồn vốn của xã hội, tập trung và tăng dần mức

vốn đầu tư từ ngân sách, ưu tiên vốn ODA và các nguồn vốn hợp tác

Page 24: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

24

quốc tế.3.6. Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Thành phố để gắn kết hoạt động giữa các PTN với nhau và giữa các PTN với các cơ sở sản xuất

- Chính sách thành lập Hội các PTN thành phố Đà Nẵng: Hội sẽ có vai trò liên kết các PTN với nhau, gắn kết với hoạt động của cơ sở sản xuất; nắm bắt các chủ trương, chính sách để định hướng phát triển, liên kết cho các đơn vị.

- Chính sách về vốn ngân sách: Tăng cường nguồn vốn ngân sách cho KH&CN; khuyến khích các doanh nghiệp trích lợi nhuận sau thuế để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo cán bộ; khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập quỹ phát triển KH&CN; ưu đãi thuế và hỗ trợ kinh phí đầu tư trang thiết bị PTN hiện đại.

- Chính sách hợp tác quốc tế: Phát huy các chương trình liên kết đào tạo, nghiên cứu; mở rộng hoạt động KH&CN bằng các nguồn lực ở nước ngoài.

- Chính sách phát triển thị trường KH&CN: Phát triển sàn giao dịch công nghệ (thực, ảo) để nơi cung - cầu công nghệ có thể gặp nhau.

- Chính sách đầu tư nâng cao năng lực cho các PTN: Đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại để nâng cao tiềm lực cho các đơn vị.

- Chính sách xã hội hóa thu hút đầu tư xây dựng các PTN: Thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân, hình thức tư nhân bỏ vốn hoặc hợp tác công - tư; tìm kiếm nguồn tài trợ nước ngoài…

- Chính sách giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các PTN: Có kế hoạch xây dựng lộ trình tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp cũng như tổ chức KH&CN.

- Chính sách khen thưởng và các chính sách khác.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu năng lực PTN trên địa bàn thành phố phục vụ liên kết4.1. Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu để quản lý thông tin năng lực các PTN trên địa bàn TP. Đà Nẵnga) Phân tích cơ sở dữ liệu

- Phân tích các đặc tả yêu cầu dữ liệu hệ thống: Xác định được yêu cầu bài toán là quản lý năng lực các PTN trên địa bàn TP. Đà Nẵng gồm các phần chức năng:

Page 25: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

25

+ Quản lý danh sách các PTN.+ Cập nhật thông tin năng lực các PTN.+ Quản lý các trang thiết bị hiện tại của các PTN.+ Quản lý các trang thiết bị cần sử dụng của các PTN.+ Quản lý các loại mẫu thử của các PTN.+ Quản lý các tài khoản của người dùng quản lý.+ Tra cứu PTN theo tên.+ Tra cứu PTN theo địa chỉ.+ Tra cứu PTN theo trang thiết bị.- Mô hình hóa dữ liệu: Các thực thể của cơ sở dữ liệu quản lý

thông tin năng lực các PTN trên địa bàn thành phố (thuộc tính, tên mã hóa, kiểu dữ liệu, ghi chú).b) Thiết kế cơ sở dữ liệu

Dùng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL: - Chuyển thực thể thành đối tượng trong cơ sở dữ liệu MySQL.- Tạo sơ đồ liên kết thực thể (ERD): Giúp phân tích tương quan

kết nối mối quan hệ các thực thể dữ liệu lại với nhau, xác định các đơn vị thông tin cơ bản cần thiết tổ chức, mô tả cấu trúc và mối liên hệ giữa chúng. Ràng buộc dữ liệu lại với nhau để tránh rời rạc trong quá trình liên kết.

- Nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu: Chuyển dữ liệu điều tra vào cơ sở dữ liệu, chuyển hóa từ dữ liệu excel sang dữ liệu MySQL, nhập dữ liệu.4.2. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý cơ sở dữ liệu năng lực các PTN trên địa bàn TP. Đà Nẵng

Nền tảng xây dựng, mã hóa hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin quản lý cơ sở dữ liệu năng lực PTN trên địa bàn TP. Đà Nẵng được xây dựng và mã hóa dựa trên nền tảng ngôn ngữ lập trình PHP và chạy trên môi trường web trên máy chủ cài đặt chương trình hỗ trợ chạy Webserver Apache.

Mã hóa các chức năng: Quản lý danh sách các PTN; Cập nhật thông tin năng lực PTN; Quản lý trang thiết bị PTN; Quản lý các mẫu thử PTN; Tra cứu năng lực PTN.

Kết quả: Xây dựng được Hệ thống Quản lý thông tin năng lực PTN trên địa bàn TP. Đà Nẵng trên nền tảng website được triển khai tại

Page 26: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

26

địa chỉ http://lab.udn.vn với số lượng PTN được thể hiện là 281 PTN có đầy đủ thông tin, trên 300 PTN được khảo sát và đưa vào dữ liệu hệ thống.VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận

- Phân tích thực trạng về năng lực con người, cơ sở vật chất của các PTN thuộc các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ, tổ chức KH&CN, các cơ sở sản xuất kinh doanh, cũng như phân tích, đánh giá về hoạt động và nhu cầu sử dụng PTN của các đơn vị trên địa bàn TP. Đà Nẵng.

- Nghiên cứu các lợi điểm, thách thức và đánh giá các yếu tố tác động đến liên kết giữa các PTN với các cơ sở sản xuất; nghiên cứu mô hình liên kết giữa các PTN với các cơ sở sản xuất.

- Đánh giá về cơ chế sử dụng các nguồn lực hiện nay, tại Việt Nam và tại TP. Đà Nẵng.

- Nghiên cứu các giải pháp thu hút đầu tư, xây dựng, phát triển các PTN và tăng cường sự hợp tác giữa các cán bộ tại cơ sở nghiên cứu và cán bộ thuộc cơ sở sản xuất.

- Đề xuất cơ chế, chính sách gắn kết, phối hợp giữa các PTN trên địa bàn thành phố với nhau và giữa các PTN với các cơ sở sản xuất; liên kết giữa các PTN liên vùng, liên khu vực; liên kết giữa các PTN của Thành phố với các PTN của nước ngoài.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu năng lực PTN trên địa bàn TP. Đà Nẵng phục vụ cho việc liên kết tích hợp các hệ thống website tra cứu được năng lực của các PTN, từ đó xác định được các nhu cầu về khai thác PTN, giúp tăng cường sự hợp tác lẫn nhau giữa các PTN với các cơ sở sản xuất dưới nhiều hình thức khác nhau.

Có thể thấy sự liên kết giữa cơ sở sản xuất và tổ chức KH&CN chính là sự hợp tác trong nghiên cứu R&D, chuyển giao công nghệ. Khi mối liên kết trở nên sâu sắc và chuyển dịch hình thức từ nhà tài trợ sang đối tác thông qua hợp tác nghiên cứu theo nhu cầu thị trường và quan tâm nhiều hơn đến lợi ích chung của hai bên và khi đó kết quả nghiên cứu từ các PTN được chuyển giao và đáp ứng yêu cầu của cơ sở sản xuất. Việc liên kết này sẽ giúp các cơ sở sản xuất gia tăng lợi nhuận, đồng thời tổ chức KH&CN cũng có thể gia tăng nguồn lực và vốn phục vụ trở lại cho nghiên cứu R&D và đào tạo. Tuy nhiên, trên thực tế việc đầu tư cho các PTN hiện đại là rất tốn kém, nhưng làm sao để các PTN này hoạt động hiệu quả, có khả năng liên kết với nhau cũng là vấn đề

Page 27: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

27

khó khăn.2. Kiến nghị

- Thành phố cần tổ chức đánh giá, sàng lọc và nhận diện được các PTN có hoạt động mạnh, để từ đó có chính sách đầu tư và hỗ trợ các PTN phát triển và mở rộng các mối liên kết.

- Đầu tư kinh phí xây dựng các PTN hiện đại, đạt chuẩn quốc tế phục vụ cho nhu cầu phát triển của Thành phố, phục vụ cho các ngành công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao; ưu tiên đầu tư cho các PTN thuộc các tổ chức KH&CN, cơ sở sản xuất triển khai các đề tài, dự án có liên kết hoạt động R&D, cũng như chính sách ưu đãi khác, chính sách khen thưởng cho các nhà nghiên cứu…

- Thành lập Hội các PTN thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT thành phố để tập hợp liên kết các PTN thành viên trên địa bàn tổ chức triển khai các nhiệm vụ KH&CN phục vụ cho phát triển của Thành phố, gắn kết chặt chẽ với các nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.

- Chính sách xã hội hóa đầu tư PTN, cho phép tư nhân hoặc nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư PTN “liên doanh” để tăng cường tiềm lực KH&CN, nâng cao chất lượng PTN, tính cạnh tranh trong nghiên cứu R&D.

- Cần xác định nhu cầu và thiết kế về dữ liệu năng lực các PTN trên địa bàn thành phố; phải phân tích các dữ liệu PTN, thường xuyên thu thập dữ liệu để chuyển hóa thành dữ liệu số hóa, giúp cho các tỉnh thành trong vùng có thể liên kết, phối hợp triển khai các nhiệm vụ ng-hiên cứu, ứng dụng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội thành phố và cả khu vực./.

Page 28: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

28

LỐI SỐNG ĐÀ NẴNG

Chủ nhiệm đề tài: Cử nhân Bùi XuânCơ quan chủ trì: Ban Tuyên giáo Thành ủy Nẵng

Năm nghiệm thu: 2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀThành phố Đà Nẵng rất coi trọng việc xây dựng và phát triển văn

hóa; luôn khẳng định tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và từng chính sách phát triển.

Trong quá trình đô thị hóa của thành phố Đà Nẵng diễn ra nhanh chóng những năm gần đây, có thể nói rằng, tuy vẫn chưa hết tính chất quá độ từ nông thôn sang đô thị, nhưng lối sống đô thị ở Đà Nẵng ngày càng đa dạng, biến đổi nhanh hơn, phức tạp hơn, sâu sắc hơn, toàn diện hơn theo chiều hướng hiện đại, hội nhập với thế giới, trong đó chứa đựng nhiều yếu tố tích cực nhưng cũng không ít những xu hướng tiêu cực.

Để đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững, phát huy hiệu quả những chủ trương về văn hóa, văn minh, đô thị, xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, tiêu biểu là Chỉ thị số 43-CT/TU của Thành ủy, đã và đang đặt ra nhu cầu cho việc nghiên cứu, đánh giá lại thực trạng lối sống Đà Nẵng, tìm ra những nguyên nhân của thành công, tồn tại của quá trình xây dựng lối sống đô thị thời gian qua, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề ra những giải pháp nhằm xây dựng văn hóa, lối sống Đà Nẵng theo hướng văn minh, tiến bộ. Triển khai nghiên cứu đề tài “Lối sống Đà Nẵng” là đáp ứng yêu cầu bức thiết của thực tiễn, góp phần vào sự phát triển văn hóa nói riêng và sự phát triển chung của thành phố Đà Nẵng.II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu, đánh giá về thực trạng lối sống của các tầng lớp dân cư điển hình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay, qua đó phân tích nêu rõ đặc trưng của lối sống người Đà Nẵng trong tổng hòa lối sống của người Việt Nam thời hiện đại; dự báo xu hướng biến đổi; xác lập, tổng hợp hệ quan điểm định hướng, trên cơ sở đó, đề ra những giải pháp cơ bản về xây dựng lối sống Đà Nẵng theo hướng văn minh, hiện đại, nhân văn và có bản sắc riêng.III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1. Đối tượng nghiên cứu

Page 29: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

29

Các nhóm dân cư với nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi và thành phần, tầng lớp khác nhau, kể cả ở thành thị và nông thôn, đại diện tương đối đầy đủ cho toàn bộ dân cư ở Đà Nẵng.2. Phương pháp nghiên cứu

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận, phân tích tổng hợp: Thu thập, phân tích nghiên cứu, tổng hợp những tài liệu liên quan đến lối sống: văn kiện, tài liệu của Đảng, Nhà nước, Chính phủ; các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Thành ủy Đà Nẵng; các công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết trên các tạp chí khoa học, các số liệu từ các cơ quan liên quan.

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:+ Phương pháp quan sát: Để phát hiện bản chất, hiện tượng của vấn

đề giúp người nghiên cứu đặt ra các giả thuyết hoặc kiểm chứng các giả thuyết đặt ra.

+ Phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học.+ Phương pháp đối chiếu, so sánh.+ Phương pháp lấy ý kiến các chuyên gia.

IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU- Cơ sở lý luận về lối sống.- Quá trình hình thành và thực trạng lối sống Đà Nẵng.- Quan điểm, phương hướng và những giải pháp xây dựng lối sống

Đà Nẵng văn minh, hiện đại, nhân văn và có bản sắc riêng. V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU1. Quá trình hình thành phát triển lối sống Đà Nẵng qua các giai đoạn1.1. Lối sống ở Đà Nẵng giai đoạn trước 1945

- Lối sống cần cù, chịu đựng gian khổ.- Lối sống thuần phác, giản tiện và tiết kiệm.- Lối sống mang tính cộng đồng làng xã.

1.2. Lối sống ở Đà Nẵng giai đoạn 1945 - 1975Đại bộ phận nhân dân Đà Nẵng đã lựa chọn cho mình lối sống đầy

cao đẹp: Phụng sự, tận hiến và hi sinh quên mình cho quê hương đất nước, vì mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà. Bên cạnh đó, đặc biệt từ khi quân Mỹ vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam, có hiện tượng về một lối sống khác xuất hiện trong một bộ phận cư dân đô thị:

Page 30: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

30

lối sống thiếu lí tưởng, cá nhân vị kỉ và sùng ngoại. 1.3. Lối sống ở Đà Nẵng giai đoạn sau 1975

Sau 1975, một lối sống mới được định hình, bao phủ trên các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội. Đó là tinh thần lao động và làm chủ tập thể; là sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Nhưng nền kinh tế mà đất nước đang triển khai suốt hơn 10 năm sau ngày giải phóng, về căn bản, đã mang sẵn những hạn chế không thể khắc phục. Cơ chế mệnh lệnh hành chính, quan liêu, bao cấp đã chặn đứng và triệt tiêu các động lực kinh tế, sức sáng tạo của con người đã tác động sâu sắc đến lối sống của toàn xã hội, bao hàm trong đó lối sống của người dân Đà Nẵng, hình thành lối sống theo “chế độ tem phiếu”, “bình quân chủ nghĩa”.

Từ khi Đại hội VI của Đảng quyết định đường lối đổi mới (tháng 12/1986) và đặc biệt là từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (tháng 01/1997), Đà Nẵng thực sự chuyển mình một cách mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, làm thay đổi căn bản bức tranh kinh tế - xã hội, tạo nên sự biến chuyển sâu sắc về lối sống theo hướng văn minh hiện đại, năng động, sáng tạo, lành mạnh, tiến bộ. Tuy nhiên, bên cạnh đó tồn tại song hành lối sống tiêu cực là hậu quả từ mặt trái của kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa, toàn cầu hóa với những hệ lụy của nó. 2. Thực trạng lối sống Đà Nẵng hiện nay qua tiếp cận xã hội học2.1. Lối sống Đà Nẵng qua việc tổ chức và ý thức tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị - xã hội của người dân

Người dân Đà Nẵng đã thể hiện chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền làm chủ của mình nên đã tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội trong thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương, hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động và phát triển đời sống của mỗi gia đình, góp phần vào việc phát triển chung trên tất cả các mặt của Thành phố. Việc tham gia của người dân vào các hoạt động kinh tế, chính trị của Thành phố trong tương lai sẽ phụ thuộc vào mức độ niềm tin của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước.2.2. Lối sống Đà Nẵng trong mối quan hệ gắn kết với văn hóa, giao tiếp, ứng xử

Tiến trình đô thị hóa đã làm biến đổi văn hóa ứng xử, giao tiếp của cả nông thôn và đô thị của Đà Nẵng hiện nay.

Page 31: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

31

Ở vùng nông thôn: Nhìn trên bình diện phát triển kinh tế, sự biến đổi của nông thôn Đà Nẵng chưa đồng đều giữa các xã, giữa các vùng trong đó địa bàn kinh tế càng phát triển, tiệm cận hơn các giá trị văn minh thì các giá trị văn hóa truyền thống, cung cách ứng xử, giao tiếp văn hóa càng có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, nhìn chung là xu hướng đan xen, tồn tại song song của giá trị, cung cách văn hóa ứng xử truyền thống và văn hóa ứng xử hiện đại.

Ở vùng ven biển: Cũng vì lối sống đô thị mà lối sống cộng đồng truyền thống bị tác động tiêu cực bởi lối sống thị dân, một bộ phận ngư dân cũng quen dần “đèn nhà nào nhà ấy rạng”. Tình cảm láng giềng giữa các hộ gia đình cũng có xu hướng giảm dần. Bên cạnh đó, lối sống của người dân địa phương vẫn chưa bắt kịp với lối sống văn minh đô thị, nếp sống tiểu nông, ngư dân phần nào gây khó khăn cho việc quản lý đô thị.

Ở vùng nội thị: Từng bước xây dựng “3 nhóm hành vi” trong xây dựng văn hóa - văn minh đô thị. Đó là:

+ Xây dựng quan hệ giao tiếp - ứng xử văn minh nơi công cộng và trong cộng đồng dân cư để Đà Nẵng là “một trong những thành phố hài hòa, thân thiện, an bình và có đời sống văn hóa cao”.

+ Thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông, trật tự đô thị để góp phần xây dựng Đà Nẵng thành “một thành phố giàu tính nhân văn, hấp dẫn và đáng sống”.

+ Nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp để xây dựng Đà Nẵng trở thành “một thành phố có môi trường đô thị văn minh, có thiên nhiên trong lành”.2.3. Lối sống Đà Nẵng qua quy hoạch, kiến trúc, tổ chức không gian sống của đô thị

Đà Nẵng là một hiện tượng đô thị biển được kỳ vọng với kiến trúc đô thị dọc sông Hàn và dọc chiều dài bãi biển Đà Nẵng làm chủ đạo. Đà Nẵng là một thành phố khá đặc biệt vì có hạ tầng chờ kiến trúc. Đà Nẵng đã thành công lớn trong việc thiết lập cơ sở hạ tầng nhưng chưa hẳn thành công về kiến trúc. Các công trình lớn chưa tạo nên dấu ấn. Các công trình đại trà tuy tiện lợi nhưng còn sơ sài về giải pháp kiến trúc. Các đường phố mới thiếu bàn tay của nhà quản lý kiến trúc đô thị. 2.4. Lối sống Đà Nẵng trong sử dụng các dịch vụ đô thị thiết yếu và sử dụng thời gian rỗi

Về mức độ sử dụng các phương tiện giao thông công cộng ở Đà Nẵng hiện còn rất thấp, có đến 82,2% người Đà Nẵng ít khi sử dụng

Page 32: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

32

hoặc không sử dụng. Yếu tố thu nhập không ảnh hưởng đến việc sử dụng thời gian nhàn rỗi vào việc tham gia mạng xã hội thường xuyên. Nhu cầu ăn uống với bạn bè chiếm tỷ lệ cao hơn nhu cầu xem phim, ca nhạc và đọc sách. Nhu cầu thăm hỏi hàng xóm chiếm tỷ lệ khá cao.2.5. Lối sống Đà Nẵng qua các sinh hoạt gia đình, dòng tộc, tín ngưỡng, tôn giáo

Người Đà Nẵng vẫn coi trọng tục thờ cúng tổ tiên ông bà, nếp sống thủy chung, nếp sống tiết kiệm, tình làng nghĩa xóm, con cái nghe lời cha mẹ, nề nếp gia phong. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có đầy đủ thành phần các tôn giáo chính, nhiều loại hình tín ngưỡng đan xen, hoạt động rộng khắp. Nét ảnh hưởng tích cực của các tín ngưỡng, tôn giáo đối với người dân thành phố chính là tư tưởng hướng thiện, bác ái.2.6. Lối sống Đà Nẵng dưới tác động của sự chuyển dịch dân cư

Nhập cư trong nước hay nhập cư nước ngoài có tác động kép: tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực của nhập cư là góp phần làm phong phú hóa đời sống tinh thần của người Đà Nẵng, làm cho Đà Nẵng trở thành thành phố đa dạng và khoan dung về văn hóa. 2.7. Lối sống Đà Nẵng với quá trình biến đổi nghề nghiệp

Sự chuyển đổi nghề nghiệp của người dân thành phố chủ yếu do tác động của giải tỏa, di dời để mở rộng không gian đô thị, xây dựng các khu công nghiệp, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Lực lượng lao động nông nghiệp giảm dần, lao động trong các ngành du lịch, dịch vụ, công nghiệp tăng lên đáng kể, kéo theo đó là sự thay đổi về phong cách, tác phong làm việc, lối sống văn minh, hiện đại dần xuất hiện.2.8. Lối sống Đà Nẵng với những quan niệm về đời sống vật chất

Người Đà Nẵng ngày càng ý thức về phát triển kinh tế, xem đó là điều kiện cốt lõi để xây dựng đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Từ chỗ phấn đấu đủ ăn, đủ mặc, có nhà ở, đi lại thuận tiện,… thì đến nay tiêu chí tiêu dùng đại bộ phận nhân dân Đà Nẵng là ăn ngon, mặc đẹp, nhà cửa tiện nghi, có đủ các điều kiện đi lại, học hành, chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh. 2.9. Tác động qua lại giữa lối sống đô thị và lối sống nông thôn ở Đà Nẵng

Không gian văn hóa giữa nông thôn và đô thị của Thành phố đã có nhiều điểm giao thoa về mặt không gian địa lý và không gian hành chính. Cùng với quá trình đô thị hóa là sự chuyển đổi văn hóa và lối

Page 33: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

33

sống của cư dân nông nghiệp với quan hệ gia đình - dòng tộc - xóm làng sang văn hóa và lối sống của cư dân phi nông nghiệp với gia đình - đường phố - xã hội. 2.10. Lối sống Đà Nẵng qua các tầng lớp dân cư điển hình

- Thực trạng lối sống người hoạt động khoa học và văn nghệ sĩ Đà Nẵng: Nhìn chung, số đông người hoạt động khoa học và văn hóa nghệ thuật ở Đà Nẵng có lối sống lành mạnh, trách nhiệm và nhân văn, tuy nhiên, vẫn có một bộ phận sống thực dụng, đề cao cái tôi cá nhân.

- Thực trạng lối sống cán bộ, công chức, viên chức thành phố Đà Nẵng hiện nay: Đa số cán bộ, công chức, viên chức đều có trình độ học vấn cao, được đào tạo bài bản. Họ có ý chí phấn đấu, tinh thần ham học hỏi, sự cầu tiến cao. Qua nhu cầu tiêu dùng, mua sắm cho thấy thu nhập và lối sống của cán bộ, công chức, viên chức ở mức sống trung bình, ít xa hoa.

- Thực trạng lối sống của sinh viên, thanh thiếu niên ở Đà Nẵng hiện nay: Thế hệ sinh viên, thanh thiếu niên Đà Nẵng tự hào về truyền thống bất khuất, anh hùng của dân tộc; có ý thức cộng đồng và tinh thần đoàn kết và có định hướng trong tương lai. Tuy nhiên, dưới tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa, mặt trái của cơ chế thị trường, một bộ phận nhỏ thanh niên Đà Nẵng bị tác động hình thành lối sống thực dụng, sống ảo, sống buông thả; tiếp thu những yếu tố phản văn hóa, tác động làm tha hóa con người.

- Lối sống giới doanh nhân Đà Nẵng: Đang hình thành lối sống của doanh nhân, tuy nhiên doanh nhân Đà Nẵng vẫn còn tâm lí ăn chắc mặc bền, chưa mạnh dạn đầu tư do khu vực miền Trung thường xuyên gánh chịu những hậu quả thiên tai nặng nề khó lường. Hiện đang tồn tại một số dạng lối sống không phù hợp như: lối sống tiêu dùng thuần túy; phân biệt giàu - nghèo.

- Lối sống của người làm nghề tự do ở Đà Nẵng: Nghề buôn bán hàng rong vẫn còn tiếp tục, có vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống của cá nhân và gia đình của họ và phục vụ nhu cầu cho những người có thu nhập thấp. 3. Đặc trưng cơ bản của lối sống ở Đà Nẵng, dự báo hướng biến đổi và những vấn đề đặt ra3.1. Một số đặc trưng và biến đổi theo hướng tích cực trong lối sống Đà Nẵng

- Về ăn, mặc, ở, đi lại: Về ẩm thực, có thể nói ẩm thực Đà Nẵng là

Page 34: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

34

kết quả của một hành trình đa sắc, trở thành một nhu cầu văn hóa giao tiếp khá đặc biệt. Về mặc, cách mặc ngày nay hướng vào cái lành, cái đẹp. Về ở, được cải thiện đáng kể theo hướng văn minh, hiện đại. Về đi lại, chủ yếu là xe máy và ô tô, phương tiện giao thông công cộng chưa phát huy hiệu quả.

- Về biến đổi nhận thức, hệ giá trị: Đa số người dân Đà Nẵng đã chọn những giá trị chung theo hướng tích cực và hội nhập lần lượt theo vị trí ưu tiên từ cao xuống thấp như: tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tính trung thực, yêu quê hương, đất nước, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, có đạo đức trong sáng, thẳng thắn, thật thà, có tính khoa học, có tinh thần trách nhiệm, có tính chuyên nghiệp, hiếu khách, giàu lòng nhân ái, hiếu học, đoàn kết và sáng tạo.

- Về biến đổi trong quan hệ giao tiếp: Trong nhịp sống ngày càng sôi động nhưng nét đặc trưng về truyền thống hiếu khách, những nét đẹp trong giao tiếp ứng xử văn hóa, văn minh vẫn còn lưu giữ ở người Đà Nẵng. Tuy nhiên, cũng có một số biểu hiện lệch chuẩn tác động đến lối sống Đà Nẵng: việc xây dựng văn hóa trong chính trị, văn hóa trong kinh tế có lúc có nơi chưa được coi trọng; khuynh hướng bạo lực đã xảy ra trong gia đình; tệ nạn ma túy trong thanh niên còn nhiều; ứng xử với môi trường thiên nhiên còn bất cập và quy hoạch đô thị không bền vững. 3.2. Xu hướng biến đổi lối sống Đà Nẵng

- Các giá trị nhân văn trong nền văn hóa dân tộc, văn hóa xứ Quảng như ý thức tự hào dân tộc (lòng yêu nước), cộng đồng (tinh thần tập thể, đoàn kết, lòng biết ơn, lòng nhân ái), hài hòa (tính ưa ổn định, tính bao dung, lòng hiếu khách) tồn tại khá phổ biến:

+ Đối với người Đà Nẵng, lòng yêu nước, yêu thành phố, lòng nhân ái, bao dung trong thời bình được chuyển thành một dòng mạch chủ lưu khác, đó là sự đồng thuận xã hội.

+ Người Đà Nẵng cũng đã thể hiện được sự ứng xử hài hòa, không cự tuyệt với các giá trị văn hóa bên ngoài theo lối cực đoan mà sẵn sàng tiếp thu nhưng không đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, con người Việt Nam, con người xứ Quảng.

- Biểu hiện của văn minh đô thị đã thấy rõ trong các khu dân cư nội thành. Quan hệ giao tiếp ứng xử vừa kế thừa, phát huy phong tục cổ truyền và sẽ hình thành một số tập quán mới văn minh, hiện đại:

+ Đà Nẵng giữ được nét đẹp cảnh quan, môi trường không chỉ

Page 35: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

35

trong khu vực nội thị mà còn ở các khu dân cư mới, khu đô thị mới. Tình trạng kinh doanh vỉa hè, đậu đỗ xe bất hợp lý sẽ dần được khắc phục và thực hiện theo quy hoạch.

+ Trong tổ chức đời sống cá nhân, gia đình và xã hội, đã cơ bản khắc phục được nếp sống tiểu nông, như tính trì trệ, tác phong lề mề. Tác phong công nghiệp, ý thức pháp luật, ý thức cá nhân về sở hữu đã và sẽ làm thay đổi cách nghĩ, cách làm, cách tổ chức đời sống xã hội của cá nhân và của cộng đồng.

+ Trong quan hệ của đời sống xã hội thì quan hệ xã hội công dân đã biểu hiện rõ nét và chi phối các quan hệ gia đình.

+ Sự kết hợp khá hài hòa giữa thuần phong mỹ tục với cái hiện đại ở Đà Nẵng có thể trở thành hiện thực. Đây sẽ là xu hướng chủ đạo và kết quả xây dựng văn hóa, văn minh đô thị của Đà Nẵng trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Đã và sẽ hình thành những hình thức sinh hoạt văn hóa mang tính toàn cầu:

+ Đà Nẵng có những hoạt động văn hóa để có thể trao đổi, giao lưu và tiếp nhận văn hóa với khu vực và quốc tế (như các lễ hội quốc tế, diễn đàn văn hóa, các hội thi, hội diễn, các chương trình giao lưu, hợp tác về văn hóa, nghệ thuật...).

+ Sự phát triển văn hóa thị giác thông qua các phương tiện truyền thông mới sẽ tiếp tục chi phối văn hóa, lối sống Đà Nẵng.

- Xuất hiện tính hai mặt của xu hướng biến đổi văn hóa, lối sống đô thị trong đời sống văn hóa và nhân cách người Đà Nẵng:

+ Văn hóa dân gian hướng vào những giá trị cộng đồng ngày càng có xu hướng chịu tác động va đập mạnh của văn hóa thị dân gắn với công nghiệp, thương mại và hội nhập; làm cho quá trình biến đổi văn hóa đô thị diễn biến phức tạp.

+ Kết quả cơ bản của quá trình biến đổi văn hóa đô thị sẽ là biến đổi nhân cách con người. Đời sống xã hội đô thị có đặc điểm là diễn ra sự phân hóa cao và ngày càng rõ nét. Điều này làm nảy sinh sự phân hóa nhân cách. 4. Quan điểm và phương hướng cơ bản xây dựng lối sống Đà Nẵng4.1. Quan điểm định hướng quá trình xây dựng lối sống Đà Nẵng

- Quá trình biến đổi lối sống cần phải thích nghi với môi trường sống của người dân, vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc và

Page 36: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

36

quê hương, vừa thích nghi với môi trường hiện đại và hội nhập quốc tế.- Quá trình biến đổi lối sống diễn ra một cách tự nguyện, dân chủ

trên cơ sở thượng tôn pháp luật.- Quá trình biến đổi lối sống phải có sự lãnh đạo của Đảng và quản

lý của Nhà nước, của Đảng bộ và chính quyền thành phố.Trên cơ sở nhận thức này, các quan điểm về xây dựng lối sống Đà

Nẵng từ nay đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 được đề xuất như sau:

- Một là, phải làm cho văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững của Thành phố; văn hóa phải đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội và trở thành trụ cột của đời sống xã hội.

- Hai là, các hoạt động văn hóa đều phải nhằm xây dựng con người Đà Nẵng phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất và tâm hồn.

- Ba là, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.

- Bốn là, quản lý xây dựng văn hóa, lối sống đô thị, giải quyết từng bước những vấn đề lớn để có thể điều tiết được các biến đổi văn hóa thông qua lối sống của người dân; xây dựng con người Đà Nẵng có ý thức gánh vác, thân thiện, hiền hòa. 4.2. Phương hướng

- Điều tiết, quản lý xây dựng văn hóa Đà Nẵng trên cơ sở gắn với phát triển kinh tế, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và quy hoạch phát triển đô thị.

- Giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, văn hóa Quảng Nam và Đà Nẵng trong quá trình đẩy mạnh giao lưu, hội nhập văn hóa.

- Tiếp tục xây dựng, kiện toàn các thiết chế văn hóa, trước hết ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thành phố chủ động tiếp biến văn hóa, lối sống theo hướng tiến bộ.

- Thúc đẩy phát triển văn hóa đô thị từ cơ sở, gắn với nền tảng là xây dựng văn hóa gia đình; xây dựng cộng đồng dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, trường học.

- Bồi dưỡng văn hóa ứng xử của người dân thành phố.

Page 37: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

37

4.3. Mục tiêuGiữ gìn và phát huy các mặt tích cực trong lối sống truyền thống

của dân tộc và quê hương xứ Quảng, xây dựng lối sống mới của con người Đà Nẵng bản lĩnh, sáng tạo, đổi mới, thân thiện, hiền hòa, có bản sắc riêng. Từ đó, góp phần xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng; trung tâm bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm y tế, văn hóa - thể thao, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ cao của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả nước; một động lực phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Lâu dài hơn, tiếp tục nâng cấp mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành một đô thị lớn theo hướng sinh thái, trung tâm kinh tế - xã hội lớn của khu vực và cả nước.5. Các giải pháp chủ yếu xây dựng lối sống Đà Nẵng văn minh, hiện đại, nhân văn và có bản sắc riêng5.1. Nhóm giải pháp liên quan đến mức sống

- Nâng cao quy mô và chất lượng tăng trưởng, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh xây dựng nền tảng vật chất, tinh thần, văn hóa của thành phố theo hướng giàu mạnh, văn minh, hiện đại; phát huy vai trò tích cực trong phát triển vùng.

- Phát triển bền vững kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, kết hợp với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Gắn phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị, giữ gìn trật tự xã hội, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.

- Phát triển Đà Nẵng có quy mô dân số hợp lý, trở thành một thành phố có môi trường đô thị văn minh và giàu tính nhân văn, có thiên nhiên trong lành và đời sống văn hóa cao, làm giàu bằng kinh tế tri thức; một trong những thành phố hài hòa, thân thiện, an bình; một thành phố hấp dẫn và đáng sống.5.2. Nhóm các giải pháp liên quan trực tiếp đến lối sống

- Thực hành dân chủ cùng với các giải pháp đồng bộ khác, nhất là

Page 38: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

38

đầu tư các nguồn lực để nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố Đà Nẵng.

- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa khoa học và đại chúng trong bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa Đà Nẵng.

- Bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của văn hóa làng, khu dân cư, tộc, họ, gia đình, các hội đồng hương.

- Bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa Đà Nẵng trong quá trình hội nhập quốc tế.

- Tăng cường lãnh đạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng, quản lý nhà nước của hệ thống chính trị về bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa Đà Nẵng.5.3. Nhóm giải pháp xây dựng hệ thống chuẩn mực giá trị của người Đà Nẵng

Xây dựng hệ thống chuẩn mực giá trị của người Đà Nẵng cần bắt đầu từ việc xây dựng các quy tắc giao tiếp, ứng xử chuẩn mực trong tất cả các môi trường, lĩnh vực của đời sống xã hội. Đề tài đã nghiên cứu bổ sung các lĩnh vực, môi trường cần điều tiết làm biến đổi các hành vi ứng xử theo hướng văn hóa, văn minh như: văn hóa gia đình; văn hóa học đường; nếp sống văn hóa, văn minh nơi công cộng và ở khu dân cư; văn hóa công sở; văn hóa trong bệnh viện; giao tiếp và ứng xử văn hóa trong lực lượng vũ trang; văn hóa du lịch; văn hóa giao thông; văn minh thương mại; văn hóa ứng xử với mạng xã hội; văn hóa trong doanh nghiệp; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội.VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận

Từ 1997 đến nay, lối sống Đà Nẵng biến đổi theo hướng tích cực là chủ yếu; tuy vậy cũng có một số biểu hiện “lệch chuẩn”. Những yếu tố thúc đẩy biến đổi lối sống Đà Nẵng hiện nay không phải tất cả đều là tiền đề thuận lợi. Quá trình biến đổi lối sống Đà Nẵng hiện nay đang diễn ra toàn diện nhưng chưa năng động như thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đà Nẵng vẫn chưa tạo được một bản sắc có tính đặc trưng. Sự đa dạng tương đối của lối sống đô thị Đà Nẵng là một thực tế tích hợp trong quá trình hội nhập trong nước và quốc tế với văn hóa xứ Quảng cần được tiếp tục điều chỉnh theo hướng văn minh, hiện đại, nhân văn và giàu bản sắc riêng.

Page 39: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

39

Những nhân tố tác động và nội dung biến đổi lối sống Đà Nẵng là một thực tế khách quan. Về cơ bản chúng ta vẫn có thể định hướng được toàn bộ quá trình biến đổi đó, nhằm xây dựng, bồi dưỡng, bổ sung những phẩm chất cơ bản của người Đà Nẵng như yêu nước, văn minh, trung thực, trách nhiệm, nhân ái gắn với việc xây dựng văn hóa Đà Nẵng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bản sắc xứ Quảng.

Các nhóm giải pháp điều tiết biến đổi lối sống Đà Nẵng tập trung vào việc nâng cao hiệu quả quản lý đô thị, văn hóa đô thị, đầu tư cho văn hóa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý đô thị, văn hóa đô thị; đặc biệt nâng cao vai trò tích cực của người dân Đà Nẵng trong quá trình biến đổi văn hóa, lối sống đô thị. 2. Kiến nghị

Để các nhóm giải pháp được nêu trong Đề tài có thể trở nên khả thi hơn, nhóm nghiên cứu kiến nghị Lãnh đạo thành phố quan tâm đến công tác quản lý, điều tiết quá trình biến đổi lối sống Đà Nẵng, trong đó chú trọng các yếu tố sau:

- Một là, yếu tố tư tưởng đóng vai trò thúc đẩy hoặc kìm hãm biến đổi văn hóa, lối sống.

- Hai là, yếu tố kinh tế tác động đến biến đổi lối sống đô thị. - Ba là, yếu tố khoa học và kỹ thuật tác động đến biến đổi lối sống

đô thị.- Bốn là, phát triển quy mô, cơ cấu dân số tác động đến biến đổi

lối sống đô thị.- Năm là, cần quan tâm phát triển các thiết chế văn hóa.- Sáu là, tiếp tục đẩy mạnh việc giao lưu văn hóa trong nước và

quốc tế để tăng cường năng lực truyền bá và phát triển những dạng thức văn hóa mới.

- Bảy là, bảo vệ không gian văn hóa của Thành phố./.

Page 40: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

40

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN HOÀN SÂM NHUNG TÁN DỤC ĐƠN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TRÊN

BỆNH NHÂN SUY GIẢM SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG TINH TRÙNG TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chủ nhiệm đề tài: TS.BS. Nguyễn Văn Dũng - BSCKI. Nguyễn Minh Sơn

Cơ quan chủ trì: Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Đà Nẵng Năm nghiệm thu: 2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀSuy giảm tinh trùng (SGTT) là một trong những nguyên nhân trực

tiếp gây vô sinh nam, được chẩn đoán qua xét nghiệm tinh dịch đồ. Số lượng và chất lượng tinh trùng người trên thế giới đang có xu hướng ngày càng giảm.

Ngày nay có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và chức năng sinh sản ở nam giới nói riêng như: ô nhiễm môi trường, bệnh nghề nghiệp, stress, hút thuốc, uống bia rượu... Những yếu tố đó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên quá trình sinh sản và trưởng thành của tinh trùng khiến cơ chế bệnh lý của suy giảm tinh trùng ngày càng phức tạp. Y học hiện đại (YHHĐ) đã có nhiều thành tựu trong điều trị suy giảm tinh trùng nhưng kết quả không ổn định và còn có những tác dụng không mong muốn. Vì vậy, việc sử dụng các phương thuốc Y học cổ truyền (YHCT) trong điều trị suy giảm tinh trùng đã và đang được nhiều tác giả quan tâm.

Suy giảm tinh trùng theo YHCT được xếp vào chứng “vô tử”, “cầu tự”, một số tác giả Trung Quốc dùng thuật ngữ “thiểu tinh”, “nhược tinh”. Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu đánh giá hiệu quả của bài thuốc YHCT trong điều trị suy giảm tinh trùng nhưng chưa nhiều, việc đi sâu nghiên cứu lĩnh vực này là cần thiết.

Năm 2015, tại Bệnh viện YHCT thành phố Đà Nẵng, Nguyễn Văn Dũng, Trần Quang Minh, Khúc Thị Song Hương đã đánh giá tác dụng của bài thuốc Tán dục đơn trên 30 bệnh nhân suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng thể thận dương hư. Sau 3 tháng điều trị, số lượng và chất lượng tinh trùng đều tăng có ý nghĩa thống kê, kết quả điều trị 56,7% đạt loại tốt và 23,3% đạt loại khá. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu dùng bài Tán dục đơn gia thêm hai vị Lộc Nhung và Nhân sâm

Page 41: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

41

với mục đích tăng cường hiệu quả của bài thuốc lên số lượng và chất lượng tinh trùng. Đó là lý do thực hiện đề tài “Nghiên cứu bào chế viên hoàn sâm nhung tán dục đơn và đánh giá hiệu quả điêu trị trên bệnh nhân suy giảm số lương và chất lương tinh trùng tại Bệnh viện Y học cổ truyên thành phố Đà Nẵng”.II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Xây dựng quy trình bào chế viên hoàn Sâm nhung tán dục đơn (SNTDĐ) theo phương pháp YHCT.

- Đánh giá tính an toàn và hiệu quả điều trị của viên hoàn SNTDĐ trên bệnh nhân suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng tại Bệnh viện YHCT thành phố Đà Nẵng.III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU1. Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu bào chế: Bài thuốc SNTDĐ, có nguồn gốc từ bài Tán dục đơn (Cảnh nhạc toàn thư) gia thêm 2 vị Nhân sâm và Lộc nhung.

- Nghiên cứu trên thực nghiệm:+ Nghiên cứu độc tính cấp: Chuột nhắt trắng chủng Swiss, cả 2

giống, khỏe mạnh, trọng lượng 20 ± 2 gam, được nuôi dưỡng theo quy trình chuẩn của WHO, do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp.

+ Nghiên cứu độc tính bán trường diễn: Chuột cống chủng Wistar, cả hai giống, khỏe mạnh, trọng lượng 180 ± 20 gam, do Ban chăn nuôi - Học viện Quân y cung cấp. Chuột được nuôi tại khoa Nghiên cứu thực nghiệm - Bệnh viện YHCT Quân đội từ 3 - 5 ngày trước khi nghiên cứu và trong suốt thời gian nghiên cứu bằng thức ăn chuẩn dành riêng cho chuột, uống nước tự do.

- Nghiên cứu trên lâm sàng: 50 bệnh nhân suy giảm số lượng và/hoặc chất lượng tinh trùng đến khám tại khoa Khám bệnh - Bệnh viện YHCT thành phố Đà Nẵng từ tháng 7 - 10/2018, đạt đủ tiêu chuẩn, tự nguyện tham gia nghiên cứu.2. Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn được thực hiện tại Khoa nghiên cứu thực nghiệm - Viện YHCT Quân đội. Quy trình đánh giá hình thái mô học gan, thận chuột được thực hiện tại Bộ môn Giải phẫu bệnh - Viện 103 - Học viện Quân Y.

- Nghiên cứu trên lâm sàng được thực hiện tại Bệnh viện Y học cổ

Page 42: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

42

truyền thành phố Đà Nẵng.- Quy trình đánh giá kết quả tinh dịch đồ, các xét nghiệm công

thức máu, sinh hóa máu, hormon được thực hiện tại Phòng xét nghiệm Y khoa kỹ thuật cao Labona Đà Nẵng.IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bào chế; nghiên cứu độc tính cấp và độc tính bán trường diễn; nghiên cứu trên lâm sàng; xử lý số liệu.V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Các nghiên cứu về điều trị suy giảm tinh trùng (trên thế giới và trong nước).

- Xây dựng quy trình bào chế của viên hoàn SNTDĐ: Tiến hành theo Dược điển Việt Nam IV năm 2009.

- Nghiên cứu xây dựng quy trình bào chế và tiêu chuẩn cơ sở (Bao gồm việc xác định nguồn gốc, tiêu chuẩn cơ sở của các nguyên liệu dược liệu; Xây dựng quy trình chiết suất cao và tiêu chuẩn cơ sở cao nguyên liệu).

- Xây dựng công thức bào chế; Xây dựng quy trình bào chế viên hoàn SNTDĐ; Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở viên hoàn SNTDĐ.

- Nghiên cứu đánh giá tính an toàn viên hoàn cứng SNTDĐ thông qua độc tính cấp và độc tính bán trường diễn trên động vật thực nghiệm trước khi ứng dụng trên lâm sàng.

- Nghiên cứu trên thực nghiệm (Bao gồm việc nghiên cứu độc tính cấp của viên hoàn SNTDĐ trên chuột; nghiên cứu độc tính bán trường diễn trên chuột).

- Nghiên cứu trên lâm sàng: Xét nghiệm tinh dịch đồ trước điều trị để chẩn đoán SGTT theo tiêu chuẩn WHO 2010; Khám lâm sàng theo YHHĐ và YHCT; Bệnh nhân nghiên cứu được uống thuốc liên tục trong 90 ngày (uống 12 viên hoàn cứng SNTDĐ/ngày trong 90 ngày); Theo dõi các triệu chứng lâm sàng, tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị; Xét nghiệm tinh dịch đồ sau điều trị 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày; Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu (Ure, Creatinin, AST, ALT), hormon (LH, FSH, testosteron, estradiol, prolactin) sau điều trị; So sánh kết quả trước và sau điều trị. VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Page 43: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

43

1. Nghiên cứu bào chế1.1. Quy trình bào chế viên hoàn SNTDĐ

(Sơ đồ điêu chế cao đặc nguyên liệu)

(Sơ đồ quy trình bào chế)

Page 44: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

44

1.2. Tiêu chuẩn cơ sở- Tính chất: Hoàn hình cầu, màu đen, tròn đều, đồng nhất về hình

dạng và màu sắc, mặt viên nhẵn. Mặt cắt bên trong màu nâu, thơm mùi dược liệu.

- Độ đồng nhất: Lấy 5 hoàn bất kỳ của lô sản xuất, dùng dao cắt đôi từng hoàn, kiểm tra bằng mắt thường và bằng kính lúp, mặt cắt có màu đồng nhất, không có chỗ đậm, chỗ nhạt.

- Độ rã: Viên rã trong 45 phút.- Độ đồng đều khối lượng: Khối lượng trung bình viên đạt 0,3085

g ± 6,4%.- Mất khối lượng do làm khô: Mất khối lượng do làm khô (1 g,

100oC trong 4 giờ): đạt 9,9%.2. Kết quả thử độc tính cấp và bán trường diễn

- Chuột nhắt trắng được uống thuốc SNTDĐ từ liều thấp nhất đến liều cao nhất là 75 ml/kg thể trọng chuột tương đương 50,0 g/kg nhưng không có chuột nào chết, không xuất hiện triệu chứng bất thường nào trong 72 giờ sau uống thuốc lần đầu và trong suốt 7 ngày.

- Viên hoàn SNTDĐ không thể hiện độc tính bán trường diễn trên chuột cống trắng khi cho chuột cống trắng uống liều 0,504 g/kg thể trọng (liều có tác dụng tương đương liều dùng trên người) và một lô uống liều 1,512 g/kg thể trọng chuột/ngày (cao gấp 3 lần liều lâm sàng dùng cho người) trong 12 tuần liên tục uống thuốc.

- Tất cả các chỉ số theo dõi về tình trạng chung, cân nặng, chức năng tạo máu, chức năng gan, chức năng thận đều nằm trong giới hạn bình thường, mô bệnh học gan, thận không có sự khác biệt rõ rệt so với lô chứng. 3. Nghiên cứu trên lâm sàng3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

- Các bệnh nhân từ 18 - 32 tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất (42%). Tỷ lệ bệnh nhân từ 33 - 40 tuổi chiếm 36%, từ 41 - 48 tuổi chiếm 22%.

- Không có sự khác biệt về tuổi trung bình giữa các nhóm vô sinh I, vô sinh II và không vô sinh (p > 0,05). Tuổi trung bình của bệnh nhân là 34,62 ± 6,74, bệnh nhân cao tuổi nhất là 48 tuổi, thấp nhất là 22 tuổi.

- Số bệnh nhân có nghề nghiệp thuộc nhóm lao động trí óc chiếm 62%, lao động chân tay chiếm 38%.

Page 45: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

45

- Phần lớn bệnh nhân đến khám vì vô sinh, chiếm 82% (vô sinh I chiếm 64%, vô sinh II chiếm 18%). Có 18% bệnh nhân đến khám không vì lí do vô sinh (đã có đủ con hoặc khám vì lý do khác).

- Số bệnh nhân BMI (Body Mass Index - chỉ số khối cơ thể) bình thường là 64% chiếm đa số. Có 8% bệnh nhân có BMI < 18,5 (thiếu năng lượng trường diễn) và 28% bệnh nhân BMI ≥ 23 (bệnh nhân thừa cân). 3.2. Thay đổi các chỉ số trong tinh dịch đồ trước và sau điều trịa) Phân loại tinh trùng trước điều trị và mối liên quan với BMI

- Theo tiêu chuẩn WHO 2010, phần lớn bệnh nhân nghiên cứu có tinh trùng yếu (78%), tỷ lệ bệnh nhân có mật độ tinh trùng ít là 34%, tinh trùng HTBT ít chiếm 12%. Có 6% bệnh nhân thuộc nhóm phối hợp tinh trùng ít, yếu và HTBT ít.

- Không có mối liên quan giữa BMI với tình trạng SGTTcủa bệnh nhân (p > 0,05).b) Sự cải thiện thể tích tinh dịch

- Sau 1 tháng, 2 tháng điều trị, thể tích tinh dịch trung bình của bệnh nhân tăng từ 1,32 ± 0,52 ml lên 1,51 ± 0,48 ml và 1,67 ± 0,49 ml, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Sau 3 tháng, thể tích tinh dịch trung bình đạt 2,08 ± 0,57 ml, tăng 0,76 ± 0,39 ml so với trước điều trị, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

- Tỷ lệ bệnh nhân có thể tích tinh dịch ít (<1,5 ml) có xu hướng giảm dần. Sau 1 tháng, tỷ lệ này giảm từ 62% xuống 54% nhưng chưa có sự khác biệt có ý nghĩa so với trước điều trị (p > 0,05). Sau 2 tháng và 3 tháng điều trị, tỷ lệ bệnh nhân có thể tích tinh dịch ít giảm rõ rệt, xuống còn 34% và 6%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Biểu đồ 1. Thay đổi tỷ lệ bệnh nhân theo thể tich tinh dịch

Page 46: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

46

c) Sự cải thiện độ pH tinh dịchĐộ pH tinh dịch sau 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng điều trị không có

biến đổi rõ rệt (p > 0,05), đều nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn WHO 2010. d) Sự cải thiện mật độ tinh trùng

- Mật độ tinh trùng trung bình trước điều trị là 23,29 ± 18,37 triệu/ml. Sau 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng, mật độ tinh trùng trung bình tăng lần lượt là 27,04 ± 17,80 triệu/ml, 32,28 ± 17,33 triệu/ml và 37,82 ± 19,38 triệu/ml, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị (p < 0,01).

- Trước điều trị có 34% bệnh nhân có mật độ tinh trùng ít (< 15 triệu/ml), sau 1 tháng điều trị tỷ lệ này giảm còn 28%, tuy nhiên chưa có sự khác biệt có ý nghĩa so với trước điều trị (p > 0,05). Sau 2 tháng và 3 tháng chỉ còn 18% và 12% bệnh nhân có mật độ tinh trùng ít, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Biểu đồ 2. Thay đổi tỷ lệ bệnh nhân theo mật độ tinh trùng- Kết quả thay đổi mật độ tinh trùng theo nhóm tuổi: Mật độ tinh

trùng trung bình trước điều trị cao nhất ở nhóm bệnh nhân 18 - 32 tuổi, thấp nhất ở nhóm bệnh nhân 41 - 48 tuổi. Ở cả 3 nhóm tuổi, mật độ tinh trùng đều tăng có ý nghĩa thống kê. Hiệu quả tăng mật độ tinh trùng cao nhất ở nhóm 18 - 32 tuổi, không có sự khác biệt nhiều giữa 2 nhóm 33 - 40 tuổi và 41 - 48 tuổi.e) Sự cải thiện tổng số tinh trùng

Tổng số tinh trùng có xu hướng tăng dần từ 30,43 ± 27,39 triệu

Page 47: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

47

(trước điều trị) lên 40,83 ± 29,55 triệu, 54,80 ± 34,10 triệu và 82,68 ± 57,91 triệu sau 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng điều trị. So với trước điều trị, tổng số tinh trùng tăng 52,25 ± 37,37 triệu, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.f) Sự cải thiện tỷ lệ tinh trùng tiến tới (PR)

- PR trước điều trị là 18,96 ± 17,25%, sau điều trị 1 tháng tăng lên 24,12 ± 16,58%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Sau 2 tháng và 3 tháng, tỷ lệ tinh trùng tiến tới tăng lên rõ rệt là 35,62 ± 14,94% và 47,26 ± 14,19%, khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p < 0,01).

- Trước điều trị có 78% bệnh nhân có tinh trùng yếu, sau 1 tháng giảm xuống 68% nhưng chưa khác biệt có ý nghĩa so với trước điều trị (p > 0,05). Sau 2 tháng và 3 tháng, tỷ lệ này giảm còn 56% và 20%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Biểu đồ 3. Thay đổi tỷ lệ bệnh nhân theo PRg) Sự cải thiện tỷ lệ tinh trùng sống

- Tỷ lệ tinh trùng sống trung bình sau 1 tháng điều trị tăng từ 54,16 ± 15,92% lên 59,04 ± 14,57%. Sau 2 tháng và 3 tháng tỷ lệ này là 64,80 ± 12,78% và 79,70 ± 12,15%, tăng lên rõ rệt so với trước điều trị, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

- Trước điều trị có 50% bệnh nhân có tỷ lệ tinh trùng sống ≥ 58%, tỷ lệ này tăng lên 56% sau 1 tháng điều trị, nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sau 2 tháng, 3 tháng tỷ lệ bệnh nhân có tinh trùng sống bình thường đã tăng lên rõ rệt là 74% và 90%, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Page 48: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

48

Biểu đồ 4. Thay đổi tỷ lệ bệnh nhân theo tỷ lệ tinh trùng sống- Kết quả thay đổi tỷ lệ tinh trùng sống theo nhóm tuổi: Cả 3 nhóm

bệnh nhân đều tăng tỷ lệ tinh trùng sống sau điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Hiệu quả tăng tỷ lệ sống thấp nhất ở nhóm 41 - 48 tuổi. Không có sự khác biệt nhiều về hiệu quả tăng tỷ lệ tinh trùng sống ở hai nhóm 18 - 32 tuổi và 33 - 40 tuổi. h) Hình thái tinh trùng

- Sau 1 tháng và 2 tháng điều trị, tỷ lệ tinh trùng HTBT là 47,10 ± 21,30% và 53,74 ± 21,72%, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị (p < 0,01). Tỷ lệ này tăng rõ rệt ở tháng thứ 3, đạt 69,56 ± 21,69%, tăng 25,42 ± 8,59% so với trước điều trị, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

- Trước điều trị có 88% bệnh nhân có hình thái tinh trùng bình thường ≥ 4%. Sau 90 ngày điều trị, tỷ lệ này tăng lên 98%, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Biểu đồ 5. Thay đổi tỷ lệ bệnh nhân theo tỷ lệ tinh trùng hình thái bình thường

Page 49: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

49

3.3. Kết quả điều trị chungSau 3 tháng điều trị, có 68% bệnh nhân đạt kết quả tốt chiếm đa

số, 22% đạt loại khá, 6% đạt loại trung bình, chỉ có 4% đạt loại kém.

Biểu đồ 6. Phân loại kết quả điêu trịTrong quá trình thực hiện đề tài, có vợ của 6 bệnh nhân có thai tự

nhiên, trong đó 5 bệnh nhân thuộc nhóm vô sinh I, 1 bệnh nhân thuộc nhóm không liên quan đến vô sinh, những bệnh nhân này đều có 5 chỉ tiêu trở về bình thường sau điều trị, thuộc nhóm đạt kết quả tốt.3.4. Kết quả cải thiện các triệu chứng lâm sàng theo YHCT

Các triệu chứng lâm sàng của hội chứng thận dương hư (sắc mặt nhợt, sợ lạnh, chân tay lạnh, đau mỏi lưng, tiểu nhiều lần, mạch bộ xích trầm tế) đều được cải thiện rõ rệt sau 3 tháng điều trị (p < 0,05).3.5. Tác dụng không mong muốn

- Trong quá trình uống thuốc, bệnh nhân không có các dấu hiệu lâm sàng không mong muốn như: nôn, đau bụng, mẩn ngứa, rối loạn đại tiện.

- Không có sự khác biệt về tần số mạch (nhịp/phút), huyết áp trung bình (mmHg) của bệnh nhân trước và sau điều trị với p > 0,05.

- Số lượng hồng cầu, Hemoglobin, bạch cầu, tiểu cầu của bệnh nhân trước và sau điều trị thay đổi không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

- Sau 3 tháng điều trị, các chỉ số sinh hóa máu của bệnh nhân (Ure, Creatinin, AST, ALT) không thay đổi đáng kể, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

- Nhóm nghiên cứu lựa chọn những bệnh nhân có chỉ số hormon sinh dục nằm trong giới hạn bình thường vào nhóm nghiên cứu. Sau điều trị các chỉ số hormon thay đổi (LH, FSH, Estradiol, Prolactin,

Page 50: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

50

Testosteron) không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận

* Xây dựng đươc Quy trình bào chế và Tiêu chuẩn chất lương viên hoàn SNTDĐ:

- Quy trình bào chế viên hoàn SNTDĐ với các công đoạn sau:+ Lựa chọn nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có đầy đủ

phiếu kiểm nghiệm phục vụ cho quá trình chiết xuất cao nguyên liệu.+ Xây dựng công thức bào chế SNTDĐ dựa trên bài thuốc cổ

phương Tán dục đơn.+ Chiết xuất cao nguyên liệu bằng phương pháp sắc, sử dụng dung

môi nước, xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở cao nguyên liệu.+ Bào chế viên hoàn SNTDĐ từ cao nguyên liệu chiết được bằng

phương pháp chia viên.+ Với quy trình đã xây dựng, đã tiến hành bào chế được 59.400

viên hoàn SNTDĐ đạt Tiêu chuẩn cơ sở.- Tiêu chuẩn cơ sở viên hoàn SNTDĐ với các chỉ tiêu sau:+ Tính chất: Hoàn hình cầu, màu đen, tròn đều, đồng nhất về hình

dạng và màu sắc, mặt viên nhẵn. Mặt cắt bên trong màu nâu, thơm mùi nguyên liệu.

+ Độ đồng nhất: Cắt đôi viên hoàn, mặt cắt phải có màu sắc đồng nhất.

+ Độ rã: Không quá 45 phút, theo phép thử độ rã của viên nén và viên nang.

+ Độ đồng đều khối lượng: Khối lượng trung bình viên ± 12%.+ Mất khối lượng do làm khô: Không quá 15,0%. Tiến hành theo

phương pháp xác định mất khối lượng do làm khô.+ Định tính: Chế phẩm phải thể hiện phép thử định tính của Thục

địa, Dâm dương hoắc, Bạch truật, Nhân sâm, Lộc nhung.+ Độ nhiễm khuẩn: Đạt mức 4 về giới hạn nhiễm khuẩn Dược

điển Việt Nam IV.* Tinh an toàn của viên hoàn cứng SNTDĐ trên thực nghiệm:

Viên hoàn cứng SNTDĐ không gây độc tính cấp và độc tính bán trường diễn trên động vật thực nghiệm.

Page 51: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

51

* Tác dụng của viên hoàn cứng SNTDĐ trong điêu trị bệnh nhân SGTT thể thận dương hư:

- Viên hoàn cứng SNTDĐ có tác dụng làm tăng số lượng và chất lượng tinh trùng ở những bệnh nhân SGTT thể thận dương hư sau 3 tháng điều trị liên tục:

+ Thể tích tinh dịch, mật độ tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng tiến tới, tỷ lệ tinh trùng sống, tỷ lệ tinh trùng hình thái bình thường đều tăng có ý nghĩa thống kê (với p < 0,05). Các triệu chứng của thận dương hư đều cải thiện tốt sau điều trị.

+ Kết quả chung 68% đạt loại tốt và 22% loại khá.- Trong quá trình điều trị bằng viên hoàn cứng SNTDĐ chưa ghi

nhận được các tác dụng không mong muốn như nôn, đau bụng, mẩn ngứa, rối loạn đại tiện trên bệnh nhân. Thuốc không ảnh hưởng đến các chỉ số mạch, huyết áp trung bình, công thức máu; chức năng gan, thận.2. Kiến nghị

- Cần tiếp tục nghiên cứu với thời gian dùng thuốc dài hơn để đánh giá thêm hiệu quả của viên hoàn cứng SNTDĐ trong điều trị bệnh nhân suy giảm tinh trùng.

- Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng hỗ trợ kinh phí để bệnh viện tiến hành nghiên cứu điều trị rối loạn cương dương bằng viên hoàn cứng SNTDĐ và nghiên cứu chuyển dạng thuốc thành viên nang để tiện sử dụng trên bệnh nhân suy giảm tinh trùng.

- Sở Y tế có kế hoạch hỗ trợ để viên hoàn SNTDĐ được sử dụng tuyến y tế cơ sở trong điều trị bệnh nhân suy giảm tinh trùng./.

Page 52: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

52

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG PHÒNG CHỐNG TÉ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI MỘT SỐ

XÃ, PHƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chủ nhiệm đề tài: TS.BSCK2. Nguyễn Tấn DũngCơ quan chủ trì: Bệnh viện C Đà Nẵng

Năm nghiệm thu: 2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀTé ngã và các thương tích do té ngã là vấn đề phổ biến và nghiêm

trọng với người cao tuổi, đặc biệt là những người có sẵn các bệnh lý cơ bản. Té ngã thường có nguy cơ tái phát và tiên lượng không tốt ở nhóm người cao tuổi (NCT) sẽ gây nên các hậu quả thương tích đòi hỏi sự chăm sóc về y tế.

Các nghiên cứu về yếu tố nguy cơ té ngã, kiến thức, thực hành về phòng ngã ở NCT và tính hiệu quả của chương trình phòng chống ngã ở NCT còn rất ít. Điều này dẫn đến sự chủ quan và thiếu kiến thức phòng ngã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và tăng thêm gánh nặng về chi phí y tế, kinh tế và đặc biệt là các hậu quả về sức khỏe cho NCT. Do vậy, vấn đề về té ngã ở NCT tại TP. Đà Nẵng ra sao và yếu tố nguy cơ gây ngã ở NCT như thế nào, việc này rất có giá trị trong việc đánh giá tình hình và đưa ra những kiến nghị cần thiết và kịp thời. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ và bước đầu đánh giá hiệu quả can thiệp phục hồi chức năng phòng chống té ngã ở người cao tuổi tại một số xã, phường thành phố Đà Nẵng”.II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1. Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ chính gây ngã và bước đầu đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống ngã cho NCT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.2. Mục tiêu cụ thể

- Xác định một số yếu tố nguy cơ chính gây té ngã ở NCT tại thành phố Đà Nẵng.

- Đánh giá hiệu quả của chương trình can thiệp phòng chống té ngã (PCTN) đối với NCT tại một số xã, phường thành phố Đà Nẵng.

Page 53: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

53

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là NCT (từ 60 tuổi trở lên, cả hai giới), sống tại thành phố Đà Nẵng.2. Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu: gồm 2 loại nghiên cứu+ Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm xác định tỷ lệ té ngã và một

số nguy cơ chính gây té ngã ở NCT tại cộng đồng thành phố Đà Nẵng;+ Nghiên cứu thử nghiệm can thiệp PCTN cho NCT tại cộng đồng

thành phố Đà Nẵng và đánh giá hiệu quả can thiệp.- Nghiên cứu mô tả cắt ngang:+ Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng;+ Tiêu chuẩn loại trừ;+ Cỡ mẫu nghiên cứu;+ Kỹ thuật chọn mẫu;+ Quy trình nghiên cứu mô tả cắt ngang: Xây dựng phiếu điều tra;

huấn luyện cán bộ y tế điều tra, giám sát; liên hệ y tế địa phương; tiến hành điều tra.

- Nghiên cứu can thiệp: + Tiêu chuẩn lựa chọn; + Tiêu chuẩn loại trừ; + Quy trình nghiên cứu can thiệp: Nhóm can thiệp; nhóm chứng;

các bước tiến hành.IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Thực trạng ngã ở NCT.- Các yếu tố nguy cơ ngã ở NCT.- Đánh giá hiệu quả chương trình can thiệp PCTN ở NCT.

V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU1. Thực trạng ngã ở NCT1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Tổng số 900 đối tượng NCT được nghiên cứu trong thời gian từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 6 năm 2018 tại phường Hòa Thuận Tây - quận Hải Châu; phường An Hải Tây - quận Sơn Trà và xã Hòa Tiến -

Page 54: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

54

huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng. Các đặc điểm của đối tượng được mô tả dưới đây:

- Nhóm tuổi: 42,2% từ 60 - 69 tuổi; 36,1% từ 70 - 79 tuổi; 80 tuổi trở lên chiếm 21,7%. Tuổi trung bình 71,36 + 6,6 tuổi, thấp nhất là 60 tuổi và cao nhất 91 tuổi.

- Nữ giới chiếm 54,6%; nam giới chiếm 45,4%.- Trình độ học vấn: 23,5% NCT tốt nghiệp THCS; 30,4% NCT tốt

nghiệp tiểu học; 26,4% NCT tốt nghiệp THPT; NCT có trình độ CĐ/ĐH/SĐH chiếm 16,6%; có 3,1% NCT mù chữ.

- Tình trạng hôn nhân của NCT: Đa số NCT có vợ/chồng là 72,5%; có 22,7% NCT góa; 4,8% độc thân, ly thân/ly dị.

- Đặc điểm sống của NCT: + Đa số NCT sống cùng gia đình có sự giúp đỡ là 54,2%; 23,6%

sống cùng vợ/chồng, 7,9% sống một mình, có 14,3% NCT sống cùng gia đình nhưng không có sự giúp đỡ.

+ Phần lớn NCT sống cùng gia đình thường xuyên là 89,5%; 5% thỉnh thoảng; 1,3% hiếm khi sống cùng gia đình; 4,2% NCT không sống cùng gia đình.

+ 56,2% NCT tự đánh giá được sự quan tâm chăm sóc từ gia đình đầy đủ; 43,8% giúp một phần.

+ Điều kiện nhà ở: 59,3% NCT ở nhà cấp 4/kiệt/hẻm; 34,8% ở nhà mặt tiền; 3,2% NCT ở nhà sân vườn, 2,7% NCT ở nhà chung cư.

- Tự đánh giá sức khỏe của NCT: Qua khảo sát 900 NCT có 47,9% cho rằng sức khỏe ở mức trung bình; 38,9% NCT đánh giá sức khỏe bản thân ở mức tốt; 11% ở mức yếu; chỉ có 2,2% NCT tự đánh giá sức khỏe rất tốt.1.2. Thực trạng ngã ở NCT

- Trong 900 NCT có 59,7% NCT mắc bệnh, 40,3% NCT không mắc bệnh.

- Trong 900 NCT có 46,3% tăng huyết áp, 14,2% đái tháo đường, 13% tai biến thoáng qua, 2,7% bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

- Trong 900 NCT có 28,3% ngã trong năm, 71,7% NCT không bị ngã trong năm vừa qua.

- Theo giới: Tỷ lệ ngã trong năm ở nữ là 34,2%, ở nam là 21,3%.- Theo nhóm tuổi: Nhóm tuổi 60 - 69 tuổi có tỷ lệ ngã là 22,1%,

Page 55: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

55

70 - 79 tuổi ngã 30,5%, 80 tuổi trở lên ngã 36,9%.- Trong số 255 NCT ngã có 63,6% NCT do trượt ngã/vấp ngã,

24,7% ngã do ngã xe đạp/xe máy, 7,6% ngã do trèo cao; 4,1% ngã do bị tai biến.

- Trong số 255 NCT ngã có 59,8% bị chấn thương phần mềm; 3,8% gãy xương; 4,2% gây hậu quả lún xẹp đốt sống; 2,2% chấn thương vùng đầu và 30,0% NCT ngã nhưng không có hậu quả gì.1.3. Kiến thức, thực hành phòng ngã của NCT

- Kiến thức của NCT về những đặc điểm có nguy cơ ngã: Tỷ lệ NCT biết các yếu tố gây ngã cao nhất ở yếu tố thoái hóa khớp gối (78,2%), tiếp đến là yếu tố rối loạn cảm giác chi dưới (65,9%). Chỉ có 12,9% NCT biết rằng tiền sử gãy xương có nguy cơ ngã, 9,9% biết giảm cân và 4,6% biết có bất thường ở bàn chân là yếu tố gây ngã.

- Kiến thức của NCT về sử dụng thuốc và có nguy cơ ngã: 27,5% NCT biết là khi sử dụng nhiều thuốc thì có nguy cơ ngã; 20,8% NCT biết khi sử dụng thuốc tim mạch và 17,8% sử dụng thuốc an thần thì có nguy cơ ngã; 10% NCT có biết khi sử dụng thuốc tiểu đường và 14,8% NCT biết rằng nghiện rượu thì có nguy cơ ngã.

- Kiến thức của NCT về những biểu hiện có nguy cơ ngã: + Trên 70% NCT cho rằng giảm thị lực (78,9%) và chóng mặt

(73,8%) có nguy cơ ngã.+ 60,6% NCT biết khi hạ huyết áp tư thế và 48,8% biết khi tăng

huyết áp có nguy cơ ngã.+ Chỉ có dưới 10% NCT biết khi hạ đường huyết (9%) và có tiền

sử ngất xỉu (8,1%) có nguy cơ ngã.Trong nghiên cứu của đề tài có sử dụng 19 câu hỏi kiến thức về

nguy cơ ngã ở NCT (mỗi câu hỏi trả lời đúng được tính 1 điểm), đề tài thu được kết quả như sau:

+ Điểm kiến thức thấp nhất là 0 điểm, cao nhất là 16 điểm.+ Điểm trung bình kiến thức là 6,14 điểm, độ lệch chuẩn là 2,62.+ Khi đánh giá kiến thức về nguy cơ ngã ở mức đạt (> 6 điểm) thì

tỷ lệ kiến thức đạt là 44,8%, kiến thức chưa đạt là 55,2%.- Thực hành phòng ngã của NCT:+ Có 47,7% NCT tập hàng ngày về dáng đi và hoạt động thể lực

để phòng ngã.

Page 56: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

56

+ Gần 30% NCT đi dày bệt đế rộng (27,3%) và uống bổ sung Cal-ci (28,6%) để phòng ngã.

+ 20,2% NCT điều trị tình trạng suy dinh dưỡng và giảm thị lực để phòng ngã.

+ 15,3% NCT xem lại thuốc và biện pháp điều trị bệnh để phòng ngã.

+ 13% NCT điều trị loãng xương để phòng ngã.+ 11,6% NCT sử dụng các hỗ trợ kỹ thuật cho đi lại để phòng ngã.+ 9,7% NCT thích nghi với môi trường sống và điều chỉnh lại các

yếu tố dễ gây ngã tại nơi ở để phòng ngã.- Trong nghiên cứu của đề tài có sử dụng 9 câu hỏi thực hành về

phòng ngã ở NCT (mỗi câu hỏi trả lời đúng được tính 1 điểm), đề tài thu được kết quả như sau:

+ Điểm thực hành thấp nhất là 0 điểm, cao nhất là 9 điểm.+ Điểm trung bình thực hành là 1,97 điểm, độ lệch chuẩn là 2,04.+ Khi đánh giá thực hành về dự phòng ngã ở mức đạt (> 3 điểm)

thì tỷ lệ thực hành đạt là 33,8%, thực hành chưa đạt là 66,2%.- So sánh điểm thực hành với ngã ở người cao tuổi: Có sự khác

biệt giữa điểm thực hành ở hai nhóm có ngã và không ngã. Nhóm có ngã có điểm trung bình cao hơn nhóm không ngã. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

- Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành: + Có sự khác biệt khi đánh giá kiến thức về nguy cơ ngã ở NCT

đạt hay không đạt.+ NCT kiến thức về nguy cơ ngã đạt có thực hành phòng ngã đạt

cao gấp 2,19 lần so với NCT kiến thức về nguy cơ ngã không đạt. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (CI: 1,65 - 2,9; p < 0,001).

- Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành với ngã ở NCT: + Có sự khác biệt khi đánh giá kiến thức về nguy cơ ngã và thực

hành phòng ngã với ngã ở NCT.+ NCT kiến thức về nguy cơ ngã không đạt có tỷ lệ ngã cao gấp

2,66 lần so với NCT có kiến thức về nguy cơ ngã đạt. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (CI: 1,97 - 3,59; p < 0,001).

+ NCT có thực hành phòng ngã không đạt có tỷ lệ ngã cao gấp 1,61 lần so với NCT có thực hành phòng ngã đạt. Sự khác biệt có ý ng-

Page 57: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

57

hĩa thống kê (CI: 1,19 - 2,17; p < 0,05).2. Các yếu tố nguy cơ ngã ở NCT

- Các chỉ số đánh giá và thang đo nguy cơ ngã, sợ ngã ở NCT tại thời điểm trước can thiệp: Giá trị trung bình chỉ số Barthel: 97,57 ± 6,37; MMSE: 25,56 ± 2,40; Trầm cảm: 4,85 ± 2,33; Hendrich II: 3,43 ± 2,02; FES-I: 18,49 ± 8,89; Thăng bằng: 12,74 ± 3,68; Dáng đi: 10,53 ± 2,23; Tinetti: 23,30 ± 5,42.

- Khảo sát 900 NCT tham gia nghiên cứu có kết quả như sau: + Nguy cơ sợ ngã ở NCT theo thang đo sợ ngã FES-I: 20,3% NCT

có mức độ sợ ngã cao, 16,1% sợ ngã mức vừa và 63,3% ít sợ ngã.+ Nguy cơ ngã ở NCT theo chỉ số Hendrich II: 57,7% NCT có

nguy cơ ngã không cao, 42,3% nguy cơ ngã ở mức cao.+ Nguy cơ ngã ở NCT theo chỉ số Tinetti: 21,3% NCT có nguy cơ

ngã cao, 23,1% nguy cơ ngã ở mức vừa và 55,6% ở mức thấp.- So sánh chỉ số đánh giá và các thang đo ngã, sợ ngã với ngã ở

NCT: + Ở các chỉ số Barthel, và thang đo Tinetti, thăng bằng, dáng đi:

Nhóm có ngã có điểm trung bình thấp hơn nhóm không ngã. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

+ Ở thang đo Hendrich II và FES-I: Nhóm có ngã có điểm trung bình cao hơn nhóm không ngã. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

+ Ở chỉ số MMSE: Nhóm có ngã có điểm trung bình thấp hơn nhóm không ngã. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

+ Ở chỉ số GDS: Nhóm có ngã có điểm trung bình cao hơn nhóm không ngã. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

- Một số yếu tố thuận lợi liên quan đến ngã ở NCT khi phân tích đơn biến:

+ Các yếu tố thuận lợi liên quan đến ngã ở NCT chưa có sự khác biệt: Sống một mình; NCT tự đánh giá sức khỏe ở mức yếu.

+ Các yếu tố thuận lợi liên quan đến ngã ở NCT có sự khác biệt: Văn hóa tiểu học trở xuống (OR 1,59; CI: 1,18 - 2,15); độc thân (OR 1,82; CI: 1,33 - 2,48); sống không thường xuyên với gia đình (OR 1,90; CI: 1,23 - 2,94); gia đình chăm sóc giúp đỡ một phần (OR 1,44; CI: 1,07 - 1,92); nhà cấp 4/kiệt/hẻm (OR 1,44; CI: 1,06 - 1,92).

Page 58: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

58

- Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến ngã ở NCT khi phân tích đơn biến: Qua phân tích đơn biến 28 yếu tố nguy cơ liên quan đến ngã ở NCT đề tài thu được 4 yếu tố nguy cơ có sự khác biệt: tuổi trên 80 (OR 2,00; CI: 1,41 - 2,85); tiền sử gãy xương do chấn thương (OR 6,58; CI: 4,15 - 10,43); sử dụng thuốc an thần hoặc chống trầm cảm/động kinh (OR 2,02; CI: 1,37 - 2,98); sử dụng thuốc tim mạch (lợi tiểu, chống rối loạn nhịp tim) (OR 1,56; CI: 1,04 - 2,34).3. Đánh giá hiệu quả chương trình can thiệp PCTN ở NCT3.1. Đặc điểm tuổi, giới, các chỉ số đánh giá, thang điểm nguy cơ ngã ở hai nhóm nghiên cứu

Trong số 900 đối tượng NCT của nghiên cứu mô tả chọn ra 400 NCT có nguy cơ té ngã hoặc mức độ sợ ngã cao theo tiêu chuẩn của đối tượng nghiên cứu can thiệp và phân bổ vào nhóm can thiệp (n = 200) và nhóm chứng (n = 200).

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm can thiệp chương trình PCTN và nhóm chứng về: tuổi trung bình, giới tính, điện tim bất thường, các yếu tố như chức năng sinh hoạt Barthel, chỉ số trầm cảm GDS, tâm thần tối thiểu MMSE, sợ ngã FES-I, nguy cơ ngã Hendrich II và Tinetti (với p > 0,05).3.2. Hiệu quả và chương trình can thiệp PCTN ở NCT

- Thời điểm trước can thiệp (T0):+ Chỉ số sợ ngã FES-I, Hendrich II và Tinetti khác biệt không có ý

nghĩa thống kê giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp (p > 0,05).- Thời điểm sau can thiệp ba tháng (T3):+ Nhóm can thiệp có chỉ số sợ ngã (FES-I) cao hơn nhóm chứng,

sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.+ Nhóm can thiệp có chỉ số Hendrich II thấp hơn nhóm chứng, sự

khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).+ Nhóm can thiệp có chỉ số Tinetti cao hơn nhóm chứng, sự khác

biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).- Thời điểm sau can thiệp 6 tháng (T6):+ Nhóm can thiệp có chỉ số sợ ngã (FES-I) thấp hơn nhóm chứng,

sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.+ Nhóm can thiệp có chỉ số Hendrich II thấp hơn nhóm chứng, sự

khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

Page 59: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

59

+ Nhóm can thiệp có chỉ số Tinetti cao hơn nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận

Nghiên cứu trên 900 đối tượng NCT tại Thành phố Đà Nẵng, chúng tôi có kết luận như sau:

- Một số yếu tố nguy cơ chính gây té ngã ở NCT:+ Tuổi trên 80 có nguy cơ ngã gấp 2,00 lần so với NCT tuổi ≤ 80.+ Có kiến thức không đạt có nguy cơ ngã cao gấp 2,66 lần so với

nhóm có kiến thức đạt.+ Có thực hành không đạt có nguy cơ ngã gấp 1,61 lần so với

nhóm NCT có thực hành phòng ngã đạt.+ Sử dụng thuốc tim mạch (lợi tiểu, chống rối loạn nhịp) có nguy

cơ ngã gấp 1,66 lần so với NCT không sử dụng thuốc tim mạch.+ Có sử dụng thuốc an thần hoặc chống trầm cảm/động kinh có

nguy cơ ngã gấp 2,33 lần so với NCT không sử dụng thuốc an thần hoặc chống trầm cảm/động kinh.

+ Có chóng mặt có nguy cơ ngã gấp 2,26 lần so với NCT không có chóng mặt.

+ Có cảm giác mất thăng bằng có nguy cơ ngã gấp 2,14 lần so với NCT không có cảm giác mất thăng bằng.

+ Có tiền sử gãy xương do chấn thương có nguy cơ ngã gấp 4,34 lần so với NCT không có tiền sử gãy xương do chấn thương.

+ Có thoái hóa khớp chi dưới có nguy cơ ngã gấp 2,99 lần so với NCT không có thoái hóa khớp chi dưới.

+ Có bất thường ở bàn chân (biến dạng ngón và bàn chân) có nguy cơ ngã gấp 2,53 lần so với NCT không có bất thường ở bàn chân.

- Hiệu quả can thiệp của chương trình PCTN (giáo dục sức khỏe và tập luyện phục hồi sức cơ, sức bền, thăng bằng, mềm dẻo) trên 400 đối tượng NCT đã đạt được kết quả sau:

+ Chỉ số sợ ngã FES-I: Hiệu quả can thiệp tăng phần trăm chỉ số FES-I ở mức tốt (FES-I ≤ 19 điểm) giữa T0 và T3 là 11,1%; Hiệu quả can thiệp giữa T3 và T6 là 54,2%.

+ Chỉ số kiểm soát vận động Tinetti: Hiệu quả can thiệp tăng phần trăm chỉ số Tinetti ở mức tốt (Tinetti ≥ 25 điểm) giữa T0 và T3 là 10,5%;

Page 60: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

60

Hiệu quả can thiệp giữa T3 và T6 là 30,7%.+ Chỉ số nguy cơ té ngã Hendrich II: Hiệu quả can thiệp tăng phần

trăm chỉ số Hendrich II ở mức ít nguy cơ (Hendrich II < 5 điểm): giữa T0 và T3 là 173,1% (T0: 23%; T3: 94%); giữa T3 và T6 chưa thấy có hiệu quả.

+ Tỷ lệ ngã ở NCT tại thời điểm T6: Nhóm đối chứng NCT có tỷ lệ ngã cao hơn gấp 1,54 lần so với nhóm can thiệp.2. Kiến nghị

- Cần chú trọng công tác sàng lọc những yếu tố nguy cơ gây té ngã ở NCT như sử dụng thuốc tim mạch, thuốc an thần, chóng mặt, mất thăng bằng, thoái hóa khớp chi dưới, tiền sử gãy xương và phân tầng nguy cơ ngã tại cộng đồng bằng chỉ số Hendrich II để có kế hoạch và giải pháp phòng ngừa té ngã chủ động.

- Triển khai chương trình PCTN cho NCT tại cộng đồng có NCT sinh sống (câu lạc bộ NCT; nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà dưỡng lão, cơ sở y tế có NCT điều trị). Lồng ghép các hoạt động truyền thông về “dự phòng té ngã” vào các buổi tuyên truyền sức khỏe, trên loa phát thanh của các phường, xã; tại các buổi khám sức khỏe định kì và các vấn đề liên quan đến sức khỏe khác để vấn đề phòng té ngã có thể đi sâu vào trong nhận thức người dân một cách đầy đủ và thường xuyên./.

Page 61: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

61

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG, CẦU GIAO THÔNG ĐẾN TÌNH HÌNH

NGẬP LỤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chủ nhiệm đề tài: TS. Tô Thúy Nga - ThS. Hoàng Thanh HòaCơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TP. Đà Nẵng Năm nghiệm thu: 2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua, Đà Nẵng đã phát triển nhanh cả về kinh

tế - xã hội và hạ tầng. Điều đó mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân trong vùng. Tuy nhiên, để thuận lợi cho giao thông thì việc xây dựng các công trình cầu, đường cũng ảnh hưởng đến địa hình tự nhiên, đặc biệt là khả năng thoát lũ của vùng hạ lưu lưu vực sông lớn. Đã có nhiều đường chắn ngang hướng dòng chảy như đường Hòa Tiến (hay đường ADB), đường Vành Đai - Hòa Phước - Hòa Khương, đường cao tốc Bắc Nam được đắp lên chắn ngang hướng dòng chảy làm cho phân bổ lũ ở khu vực này thay đổi. Bên cạnh đó, hàng loạt cầu giao thông trên các tuyến đường chính của thành phố như cầu Nguyễn Tri Phương, cầu Hòa Xuân, cầu Tuyên Sơn, cầu Rồng, cầu trên đường cao tốc… với các trụ cầu cản trở lòng dẫn ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ trên sông. Hơn nữa, thành phố Đà Nẵng có một vị thế rất quan trọng trong khu vực miền Trung nên vấn đề về phòng chống thiên tai luôn được quan tâm hàng đầu. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các công trình đường, cầu giao thông đến tình hình ngập lụt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” được thực hiện nhằm có một nghiên cứu về ngập lụt mới nhất có cập nhật đến các tuyến đường và cầu qua sông phục vụ cho công tác phòng chống lụt bão của thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến và đưa ra được các hệ thống bản đồ chi tiết để ứng phó kịp thời vào mùa mưa lũ. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu thủy văn, địa hình bao gồm cập nhật đầy đủ hệ thống công trình đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường Hòa Phước - Hòa Khương, đường Vành Đai, đường ADB…, hệ thống các công trình cầu trên các sông thuộc phạm vi Đà Nẵng.

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng ngập lụt của các công trình cầu và đường giao thông đến khả năng ngập lụt theo các mức báo động.

Page 62: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

62

- Xây dựng các tập bản đồ ngập lụt theo các mức báo động để phục vụ công tác phòng chống lụt bão.

- Khoanh vùng cảnh báo các vùng nguy cơ ngập lụt gia tăng do ảnh hưởng việc xây dựng các công trình giao thông và quy hoạch dân cư.III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU1. Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng bản đồ ứng với các mức ngập lụt toàn bộ khu vực hạ lưu sông Vu Gia - Thu Bồn (VGTB) của thành phố Đà Nẵng khi kể đến các đường giao thông chính mới xây dựng, các công trình cầu và đập dâng trên sông với địa hình các khu dân cư hiện tại.2. Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ khu vực hạ lưu sông VGTB thuộc thành phố Đà Nẵng.IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp kế thừa, điều tra, thu thập, khảo sát, đo đạc, phân tích, mô phỏng và chuyên gia.V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Thu thập, điều tra, khảo sát bổ sung số liệu phục vụ lập bản đồ ngập lụt.

- Lập bản đồ ngập lụt.- Đánh giá ảnh hưởng của các công trình cầu, đường, đập dâng

đến ngập lụt thành phố Đà Nẵng và nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm ngập nhằm phục vụ công tác phòng chống lụt bão và quy hoạch phòng lũ.VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU1. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ mô phỏng

Công tác thu thập số liệu là khâu đầu tiên quan trọng nhất trong quá trình xây dựng mô hình số độ cao DEM (Digital Elevation Model) là bộ cơ sở dữ liệu ban đầu cho xây dựng mô hình tính toán thủy lực cũng như phạm vi đối tượng cần nghiên cứu.

Để xây dựng bản đồ ngập lụt, dữ liệu địa hình được thu thập tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và xây dựng được bản đồ nền về độ cao địa hình tương đối chi tiết.

Khi xây dựng công cụ mô hình thủy văn - thủy lực nhằm mô

Page 63: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

63

phỏng thoát lũ cần phải có tài liệu về địa hình thay đổi theo quá trình phát triển, quy hoạch.

Để có thể mô phỏng tốt về ngập lũ cho khu vực nghiên cứu, khi các dự án sẽ phát triển trong tương lai cần phải mô phỏng lại những trận lũ lịch sử, để tìm được các bộ thông số mô hình đã kiểm nghiệm ứng với các trận lũ này.

Vì thế, việc xây dựng DEM phải có nhiều kịch bản phát triển đô thị. Việc xây dựng DEM phải căn cứ vào thời gian số liệu được khảo sát, phân tích đúng thời đoạn xây dựng cùng với sự quy hoạch khu vực.

Phạm vi mô phỏng DEM bao gồm địa hình của lưu vực VGTB. Khu vực nghiên cứu chủ yếu là hạ du, đồng bằng, nội thành khu đông dân cư, đặc biệt là vệt ven sông. Các vị trí cần nghiên cứu, để có thể mô phỏng tốt cần có số liệu địa hình đầy đủ nhằm phản ánh đúng bản chất hiện trạng bài toán cần quan tâm.

Quá trình xây dựng DEM được thực hiện qua các giai đoạn sau:

(Sơ đồ quá trình tạo DEM)Các tài liệu, số liệu thu thập được cho việc xây dựng DEM:- Số liệu dự án về mô hình thủy văn mô phỏng sự phát triển đô

thị Đà Nẵng - Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ Môi trường - Đại học Đà Nẵng.

- Số liệu về đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc vận hành các công trình thủy điện ở thượng nguồn đến việc cấp nước của nhà máy nước Cầu Đỏ trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Đà Nẵng - Đề xuất các giải pháp phù

Page 64: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

64

hợp”.- Các bản đồ địa hình ngập lụt khu vực Đà Nẵng.- Số liệu địa hình khu vực Điện Bàn, Hòa Xuân.- Số liệu khảo sát mặt cắt ngang sông Vĩnh Điện - Thanh Quýt.- Dữ liệu thiết kế đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.Đánh giá chung: Qua quá trình phân tích, xử lý các số liệu đã thu

thập được, đơn vị tư vấn sử dụng các số liệu phù hợp và đáng tin cậy để tạo DEM, phục vụ cho việc mô hình hóa, xây dựng bản đồ ngập lụt cho thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, để tăng độ tin cậy và chính xác của mô hình, đơn vị tư vấn đã đề nghị tiến hành đo đạc khảo sát bổ sung mặt cắt tại các sông cho quá trình xây dựng mô hình ngập lụt, đồng thời kiểm định độ chính xác của các số liệu thu thập được.

Xây dựng mô hình số độ cao DEM, thể hiện địa hình của lưu vực dưới dạng GRID là số liệu đầu vào của các mô hình toán thủy văn - thủy lực. DEM là cơ sở để xây dựng bản đồ ngập lụt cho các kịch bản mô phỏng các trận lũ lịch sử và mô phỏng phát triển đô thị khu vực Điện Bàn, Quảng Nam - Đà Nẵng. DEM là mô hình số mô phỏng độ cao địa hình bề mặt trái đất. Ở bất kỳ vị trí nào mô hình số địa hình được đặc trưng bởi z (độ cao địa hình) và tọa độ x, y trên mặt phẳng. Tùy thuộc vào các phần mềm ứng dụng cụ thể có thể yêu cầu mô hình số độ cao ở dạng DEM. Độ phân giải DEM được xác định bằng kích thước ô lưới cơ bản của mô hình, liên quan tới độ chính xác trong mô tả địa hình. Để phục vụ cho việc xác định bản đồ ngập lụt, độ phân giải của DEM ở đây được xác định theo mức cao nhất nhằm: Thể hiện chi tiết đặc điểm địa hình; ước lượng sự ngập lũ và những đặc điểm phân bố mô hình thủy văn.2. Thiết lập mô hình thủy văn lưu vực VGTB

* Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân chia tiểu lưu vực VGTB và lựa chọn phương pháp tính toán quá trình lưu lượng lũ đến hồ và các nút nhập lưu. Lưu lượng đến hồ và các nút nhập lưu trong trường hợp không có tài liệu thực đo, lưu lượng được tính toán theo mô hình mưa - dòng chảy. Có nhiều phương pháp tính toán khác nhau, trong nghiên cứu này nhóm nghiên cứu chọn phương pháp tính toán theo mô hình NAM. Mô hình NAM có ít thông số (09 thông số), các tham số của mô hình ít biến động đối với các lưu vực nhập lưu của cùng lưu vực sông. Bởi vậy, đối với lưu vực ít tài liệu như lưu vực sông VGTB sẽ có sai số tính toán nhỏ hơn so với các mô hình khác. Mô hình NAM là loại mô

Page 65: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

65

hình bể chứa được sử dụng tính dòng chảy từ mưa đã được mô phỏng trong mô hình MIKE 11.

* Mô phỏng hiệu chỉnh và kiểm định mô hình cho vùng thượng lưu lưu vực VGTB:

- Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình lưu vực Nông Sơn: Lưu vực tính toán được chia thành 2 khu vực: Sông Tranh 2 và các tiểu lưu vực khu giữa (từ thủy điện sông Tranh 2 đến Nông Sơn). Kết quả mô phỏng phù hợp về đỉnh lũ, dạng đường quá trình lũ của các trận lũ 2007, 2009 và 2016.

- Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình lưu vực Thành Mỹ: Phân chia 2 lưu vực là Đak Mi 4a và các lưu vực khu giữa (từ thủy điện Đak Mi 4a đến Thành Mỹ). Bộ thông số có được cho kết quả mô phỏng phù hợp về đỉnh lũ, dạng đường quá trình lũ của các trận lũ 2007, 2009 và 2016.

- Đối với các lưu vực biên bên: + Lưu vực sông Bung 4: Lưu vực sông Bung 4, năm 2007 và 2009

không có số liệu trạm đo mưa, số liệu mưa được lấy tại trạm Khâm Đức và Thành Mỹ, nhưng từng trận lũ thì kết quả tương đối phù hợp, đảm bảo độ tin cậy để làm điều kiện biên cho mô hình thủy lực; đối với trận lũ năm 2016 cho kết quả hệ số Nash không cao, tuy nhiên do năm này mới vận hành nên số liệu đo đạc về lưu lượng chưa có sự ổn định lưu lượng lên xuống bất thường.

+ Lưu vực A Vương: Trên lưu vực A Vương sử dụng trận lũ năm 2009 để hiệu chỉnh mô hình và trận lũ 2013 và 2016 sử dụng để kiểm định mô hình. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định lưu vực hồ A Vương tương đối tốt, kết quả về hình dạng đường quá trình cũng tương đối phù hợp với thực đo, chỉ số Nash và tương quan đều đạt mức độ tốt, do đó bộ thông số mô hình thủy văn lưu vực A Vương tương đối phù hợp với số liệu thực đo.3. Thiết lập mô hình vận hành điều tiết liên hồ chứa cho lưu vực Vu Gia Thu Bồn

- Mô hình vận hành điều tiết hồ chứa HEC-RESSIM: + Mô hình được xây dựng để đánh giá vai trò của hồ chứa trong

hệ thống nhằm hỗ trợ nghiên cứu bài toán quy hoạch nguồn nước, đặc biệt trong vai trò kiểm soát lũ, tính toán điện lượng trong hệ thống hồ chứa và xác định dung tích hiệu dụng trong bài toán đa mục tiêu của hệ thống.

+ Nguyên lý: Tính toán điều tiết dòng chảy trong hồ chứa trên hệ

Page 66: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

66

phương trình cân bằng nước và phương trình động lực cùng với các đường đặc trưng, tham số mô tả đặc tính của hệ thống công trình.

+ Mô hình HEC-RESSIM giới thiệu chương trình tính toán mô phỏng điều hành hệ thống hồ chứa, bao gồm các công cụ: mô phỏng, tính toán, lưu trữ số liệu, quản lý, đồ họa và báo cáo hệ thống nguồn nước. HEC dùng HEC-DSS (Data Storage System) để lưu trữ và sửa đổi các hệ thống số liệu đầu vào và đầu ra. HEC-RESSIM là phiên bản kế tiếp của HEC-5 (mô phỏng các hệ thống ngăn chặn và kiểm soát lũ) bao gồm 3 mô-đun: Mô-đun thiết lập lưu vực (Watershed setup); mô-đun mạng lưới hồ (Reservoir Netwwork) và mô-đun mô phỏng (Simulation). Mỗi mô-đun có một mục đích riêng và tập hợp các công việc thực hiện qua bảng chọn (menu, toolbar) và biểu đồ.

- Thiết lập mô hình hệ thống hồ chứa VGTB bằng HEC-RESSIM, bao gồm các bước: Bước 1 - Thiết lập mạng lưới sông VGTB, hồ sông Bung 2, hồ sông Bung 4, hồ A Vương, hồ Dak Mi 4a và sông Tranh; Bước 2 - Khai báo các đặc tính hệ thống hồ chứa trên lưu vực VGTB; Bước 3 - Thiết lập các trường hợp tính toán điều tiết Simulation.

- Kịch bản điều tiết của 5 hồ chứa thủy điện lớn (trong đó 4 hồ theo Quy trình liên hồ 1537/QĐ-TTg) ở thượng nguồn lưu vực VGTB. Sử dụng trận lũ lịch sử từ ngày 27/9/2009 đến ngày 02/10/2009 để đánh giá mức độ điều tiết của các hồ chứa thượng nguồn.4. Thiết lập sơ đồ thủy lực VGTB

- Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu tiến hành mô phỏng tính toán theo sơ đồ VGTB, việc mô phỏng thủy lực các trận lũ trong quá khứ, nhằm mục đích xác định bộ thông số (BTS) cho mô hình thủy lực tương ứng với các thời đoạn lũ bao gồm: lũ lớn (năm 2007 và năm 2009), và kiểm định lũ vừa (năm 2016). Trình tự các bước tính toán: 1. Nhập các số liệu biên; 2. Mô phỏng quá trình thủy lực MIKE FLOOD; 3. Hiệu chỉnh với các số liệu mực nước thực đo tại Hội Khách, Ái Nghĩa, Giao Thủy, Câu Lâu, Hội An; 4. Xác định BTS của mô hình.

- Tính toán thủy lực cho sơ đồ VGTB: Sơ đồ mô hình thủy lực 1 chiều duỗi thẳng; mô hình thủy lực 02 chiều; mô hình MIKE FLOOD.

- Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy lực trên lưu vực VGTB: Xây dựng BTS mô hình đã được hiệu chỉnh và kiểm định ứng với 3 trận lũ năm 2007, năm 2009 và năm 2016, kết quả cho thấy BTS mô hình đủ độ tin cậy để mô phỏng các kịch bản ngập lụt cho khu vực tính toán phần sau.

Page 67: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

67

5. Mô phỏng ngập lụt lưu vực VGTB theo các kịch bản 5.1. Đánh giá ảnh hưởng của đường cao tốc Quảng Ngãi - Đà Nẵng, đường ADB và đường Hòa Phước - Hòa Khương đến khả năng thoát lũ hạ lưu sông Vu Gia

Để đánh giá khả năng thoát lũ của các cống qua đường cao tốc Quảng Ngãi - Đà Nẵng, đường ADB và đường Hòa Phước - Hòa Khương, nhóm nghiên cứu mô phỏng cho hai trường hợp với địa hình DEM hiện tại, các điều kiện biên như nhau chỉ khác nhau khi có và không có các tuyến đường trên. Biên thủy văn dùng số liệu trận lũ năm 2009 cho 2 trường hợp mô phỏng:

- Trường hơp 1: Ứng với dữ liệu địa hình hiện tại DEM 12/2007 khi chưa có 3 đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường Hòa Phước - Hòa Khương và đường ADB.

- Trường hơp 2: Ứng với dữ liệu DEM 12/2007 (có 3 đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường Hòa Phước - Hòa Khương và đường ADB). Theo đó trên tuyến đường này, ngoài cầu bắc qua sông thì trên tuyến đường đã xây dựng hàng loạt các cống thoát nước.

Đánh giá khả năng thoát lũ của các cống:- Đối với cống qua đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi: Với

tuyến đường cao tốc đoạn qua Đà Nẵng dài trên 8 km, để góp phần tăng khả năng thoát lũ, đã bố trí hàng loạt các cống rải rác trên đường. Tuy nhiên, khẩu diện của các cống không lớn, vị trí đặt cống cũng chưa hoàn toàn phù hợp, nên mức độ thoát lũ chưa triệt để.

- Đối với cống qua đường ADB: Tuyến đường ADB chắn ngang hướng dòng chảy, mặc dù đã bố trí hàng loạt các cống rải rác trên đường, khẩu diện của cống dọc suối Tây Tịnh có kích thước lớn, có khả năng thoát hơn 100 m3/s, các cống còn lại khẩu diện nhỏ nên khả năng thoát lũ không đáp ứng. Điều này được thấy từ kết quả mô phỏng cho thấy chênh lệch mực nước giữa thượng và hạ lưu đường khá lớn.

- Đối với cống qua đường Hòa Phước - Hòa Khương: Tuyến đường Hòa Phước - Hòa Khương chắn ngang dòng chảy trên sông Yên, khẩu diện của các cống này cũng tương đối phù hợp, cống dọc suối Tây Tịnh là kích thước lớn, có khả năng thoát hơn 200 m3/s. Chính vì vậy nên chênh lệch giữa thượng và hạ lưu đường không lớn, tuy nhiên mức độ ngập trước và sau đường vẫn tăng là do mức độ cản tổng thể bởi khi chưa có đường dòng chảy là phân bố, khi có đường dòng chảy bị tập trung về cống thoát phía hạ du.

Page 68: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

68

5.2. Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng công trình đập dâng và cầu giao thông đến khả năng thoát lũ vùng hạ lưu VGTB thành phố Đà Nẵng

- Kịch bản tính toán: Để thấy rõ mức độ ngập lụt của các công trình này, nhóm nghiên cứu tính toán cho hai trường hợp với địa hình DEM hiện tại khi có cầu và không có cầu. Biên thủy văn vào mô hình tương ứng với các trường hợp mô phỏng trận lũ năm 2009.

+ Trường hợp 1: Mô phỏng địa hình DEM hiện tại và ứng với mạng lưới sông chưa có các công trình cầu và đập dâng.

+ Trường hợp 2: Mô phỏng với mạng lưới sông đã có các công trình cầu và đập dâng.

- Kết quả nghiên cứu: + Tại vị trí cầu cao tốc, mực nước lũ khi có các công trình cầu lớn

hơn so với mực nước lũ khi chưa có các công trình cầu, chênh lệch cao nhất tại thượng lưu khoảng 0,55 m và hạ lưu khoảng 0,31 m.

+ Tại vị trí cầu Hòa Xuân, mực nước lũ khi có các công trình cầu lớn hơn so với mực nước lũ khi chưa có các công trình cầu, chênh lệch cao nhất tại thượng lưu khoảng 0,60 m và hạ lưu khoảng 0,35 m.

+ Tại vị trí cầu Rồng, mực nước lũ khi có các công trình cầu lớn hơn so với mực nước lũ khi chưa có các công trình cầu, chênh lệch cao nhất tại thượng lưu khoảng 0,18 m và hạ lưu khoảng 0,13 m.

Kết quả mô phỏng cho hai trường hợp trên cho thấy mực nước lũ sau khi xây dựng các công trình đập dâng, cầu giao thông sẽ bị ảnh hưởng lớn hơn so với mực nước khi chưa có các công trình này. Khi xây dựng các công trình cầu vùng hạ lưu lưu vực sông Yên - Hàn - Cẩm Lệ sẽ làm cho mực nước trong phạm vi lân cận các công trình cầu thay đổi. Bên cạnh đó, các công trình cầu giao thông mới được xây dựng gần nhau, càng làm tăng sự ảnh hưởng lẫn nhau, cản trở khả năng thoát lũ của dòng sông, làm cho mực nước sông dâng cao hơn, khả năng ngập lụt và diện tích ngập lụt ở khu vực này kéo theo gia tăng.5.3. Xây dựng các kịch bản theo mức báo động

Để phục vụ hiệu quả việc chỉ đạo, điều hành phòng chống, ứng phó lũ lụt của chính quyền các cấp cho vùng hạ lưu VGTB thành phố Đà Nẵng, nhóm nghiên cứu lập bản đồ ngập lụt với 6 cấp báo động lũ cho từng địa bàn:

- Hiện tại trên lưu vực hạ lưu sông VGTB, tại thành phố Đà Nẵng

Page 69: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

69

chỉ có một trạm đo Cẩm Lệ, do đó để xây dựng được biểu đồ ngập lụt theo mức báo động thì nhóm nghiên cứu sử dụng cấp báo động tại Cẩm Lệ.

- Do vùng thượng nguồn sông VGTB rất phức tạp, có quá nhiều yếu tố có thể tác động đến mực nước Cẩm Lệ, như năm 2009, mặc dù mực nước tại Ái Nghĩa đạt mức lũ lịch sử 10,7 m, nhưng tại Cẩm Lệ chỉ đạt 3,16 m. Và năm 2007, lũ Ái Nghĩa là 10,36 m nhưng mực nước tại Cẩm Lệ là 3,98 m. Do đó để có thể xây dựng các biểu đồ theo các mức báo động, nhóm nghiên cứu sử dụng thu phóng các biên thượng lưu của trận lũ 2009 sao cho mực nước tại Cẩm Lệ đạt các mức ngập tương ứng với các cấp báo động. Căn cứ vào mức độ ngập lụt tại mực nước Cẩm Lệ sẽ xây dựng mức báo động lũ theo các mức Báo động 2, Báo động 3, Báo động 3 + 0,5 m, Báo động 3 + 1 m, Báo động 3 + 1,5 m, Báo động 3 + 2 m.

Bảng: Mức báo động lũ tại trạm thủy văn Cẩm Lệ

STT Mức Báo động ngập lụt Mực nước Cẩm Lệ

1 Báo động 2 1,8 m2 Báo động 3 2,5 m3 Báo động 3+0,5 3,0 m4 Báo động 3+1,0 3,5 m5 Báo động 3+1,5 4,0 m6 Báo động 3+2,0 4,5 m

Từ kết quả mô phỏng ngập lụt hiện nay so sánh với các bản đồ đã được xây dựng từ các dự án trước đây cho thấy sự thay đổi rõ rệt. Sự thay đổi này không chỉ ảnh hưởng của các công trình giao thông như cầu đường mà còn có sự ảnh hưởng của các khu dân cư ven sông, cụ thể như:

- Ngập lụt thành phố Đà Nẵng chịu tác động lớn của khu quy hoạch Hòa Xuân, hệ thống các đường giao thông lớn chắn ngang dòng chảy như cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường Hòa Phước - Hòa Khương, đường ADB đã làm cho dòng chảy lũ thay đổi hoàn toàn.

- Về tổng thể với địa hình hiện nay khu vực Hòa Xuân được đắp cao nên đã không còn ngập úng với trận lũ năm 2009 hoặc tương đương, tuy nhiên khu vực từ Cầu Nguyễn Tri Phương lên thượng nguồn tiếp giáp Quảng Nam ngập lụt gia tăng lớn có nơi hơn 1,0 m.

- Hệ thống đường giao thông, đặc biệt đường cao tốc Đà Nẵng -

Page 70: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

70

Quảng Ngãi, đường ADB, đường Hòa Phước - Hòa Khương cũng làm ngập lụt gia tăng và cản trở dòng chảy thoát về hạ du.

- Khu vực ngập lụt gia tăng cao là khu vực giữa các đường ADB, đường Hòa Phước - Hòa Khương và đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.5.4. Phân tích đề xuất các giải pháp giảm ngập

- Giải pháp vận hành hồ chứa thượng nguồn: Khi vận hành theo Quy trình liên hồ chứa 1537/QĐ-TTg thì rất khả thi đối với các trận lũ nhỏ hơn 5%, tuy nhiên cần phải có cơ chế dự báo mưa chính xác để có cơ sở dự báo lũ đảm bảo đủ độ tin cậy cho các chủ hồ vận hành các cửa van đóng mở xả lũ theo quy trình hiệu quả.

- Khoanh vùng ngập lụt thay đổi bởi tác động của quy hoạch đô thị và công trình giao thông.

- Các giả thiết về thủy lực: Mở rộng cống dọc suối Tây Tịnh qua đường ADB; mở rộng sông Cẩm Lệ và cống ADB - cống cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.5.5. Đề xuất các giải pháp giảm nhẹ thiệt hại của lũ

- Quy hoạch khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch; quy hoạch xây dựng công trình phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, công trình hạ tầng giao thông bảo đảm chống ngập và tiêu thoát lũ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc thù thiên tai của vùng, tăng cường trồng rừng, triển khai các giải pháp tăng cường dòng chảy mùa kiệt và nước ngầm, điều tiết dòng chảy mùa lũ…

- Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo lũ cho khu vực các sông VGTB nhằm có thể vận hành cắt giảm lũ hiệu quả.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng bằng cách đưa kiến thức về thiên tai vào chương trình cho học sinh phổ thông. Đào tạo và tập huấn phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về phòng, chống thiên tai cho cộng đồng trong vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Tổ chức thông tin và tuyên truyền về các hình thái thiên tai và biện pháp phòng, chống bão lũ trên các hệ thống thông tin đại chúng.

- Tăng cường năng lực quản lý thiên tai và ứng dụng khoa học công nghệ bằng cách: Tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý thiên tai cho cán bộ địa phương.

* Các biện pháp công trình:- Thường xuyên cập nhật quy trình điều hành các hồ chứa để khai

Page 71: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

71

thác hiệu quả nguồn nước và tham gia cắt lũ.- Xây dựng các công trình phòng, chống sạt lở.- Xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ và tránh bão, các nhà tránh

lũ cộng đồng.- Rà soát, nâng cấp, xây dựng công trình phòng, chống và giảm

nhẹ thiên tai phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế và đặc điểm thiên tai của địa phương.VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận

- Kết quả nghiên cứu đã cơ bản đưa ra được công cụ phục vụ cho công tác chủ động ứng phó với ngập lụt ở khu vực chịu ảnh hưởng của hạ lưu sông Vu Gia.

- Với các kịch bản mô phỏng khác nhau, nghiên cứu này đã đánh giá được sự chênh lệch mực nước trước và sau khi quy hoạch đô thị và các công trình cầu, các công trình giao thông, đặc biệt là đường cao tốc mới xây dựng chắn ngang hướng thoát nước của sông VGTB làm cản trở khả năng thoát lũ của dòng sông.

- Đề tài thực hiện tính toán thủy văn khôi phục lại dòng chảy trong các năm điển hình, hiệu chỉnh và kiểm định các thông số mô hình đủ độ tin cậy từ đó làm cơ sở để mô phỏng dòng chảy đến các nút kiểm soát và lưu lượng nhập bên để phục vụ cho các mục đích tính toán ngập lụt và xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du.

- Thiết lập được mô hình vận hành hồ chứa cho các hồ lớn trên lưu vực, đánh giá được chế độ dòng chảy thượng nguồn tại các nút kiểm soát sau hồ chứa và đánh giá được tác động của việc vận hành điều tiết hệ thống hồ chứa theo quy trình liên hồ đến ngập lụt vùng hạ lưu VGTB.

- Đề tài đã đánh giá được tác động của hệ thống công trình đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường Hòa Phước Hòa Khương - Đường ADB đến ngập lụt vùng hạ lưu VGTB - thành phố Đà Nẵng; tác động của việc quy hoạch đô thị đến sự thay đổi mức độ ngập lụt trong khu vực, cụ thể khi có các tuyến đường và cầu thì mức độ ngập lụt đều tăng lên.

- Xây dựng được bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu VGTB có xét đến các mức báo động lũ (tại Cẩm Lệ mức ngập tương đương) từ cấp 2 trở lên đến mức lớn hơn cấp 3 là 2 m.

- Đề xuất một số giải pháp giảm thiệt hại do ngập lụt vùng hạ du

Page 72: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

72

VGTB thành phố Đà Nẵng.- Kết quả mô phỏng ngập lụt cho thấy được định tính, định lượng

dòng chảy để ứng dụng trong công tác phòng chống lụt bão. - Nghiên cứu cũng cho thấy nếu vận hành hiệu quả các công trình

thủy điện thượng nguồn thì cũng sẽ mang lại được những lợi ích lớn góp phần giảm mức độ ngập lụt hạ du.

- Kết quả nghiên cứu cho các bản đồ ngập lụt chi tiết với các cấp ngập, từ đó có cơ sở cho Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố chủ động cảnh báo và di dời khu vực có nguy cơ ảnh hưởng ngập lụt lớn trong tương lai, ngoài ra còn giúp các cơ quan chức năng ra quyết định các giải pháp đảm bảo an toàn cho các công trình và các đơn vị, cũng như dân cư trong khu vực.2. Kiến nghị

- Chuyển giao kết quả nghiên cứu cho các sở, ban, ngành có liên quan nhằm cập nhật thông tin, phục vụ công tác nghiệp vụ cũng như góp phần tăng cường năng lực ứng phó với lũ lụt của các ngành/lĩnh vực.

- Kiến nghị UBND thành phố Đà Nẵng có chủ trương tiếp tục triển khai thực hiện các đề xuất nhằm củng cố và hoàn thiện cơ sở khoa học cũng như thực hiện phục vụ công tác ứng phó với lũ lụt trên địa bàn, từng bước thực thi các giải pháp thích ứng, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

- Sản phẩm của đề tài là công cụ cho chỉ đạo ứng phó ngập lụt tương ứng với các cấp báo động lũ, vì vậy muốn áp dụng cho công tác khác thì cần phải tiếp tục nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu này.

- Kiến nghị giai đoạn hiện nay:+ Cần sớm đưa bản đồ ngập lụt đã thiết lập này cho Ban Chỉ

huy Phòng chống lụt bão thành phố Đà Nẵng để phối hợp với các địa phương chủ động lập các phương án phòng chống lụt bão cho các khu vực ngập lụt nguy cơ cao để sẵn sàng chủ động ứng phó đối với các trận lũ sắp tới.

+ Kết hợp chặt chẽ với tỉnh Quảng Nam và các hồ chứa thủy điện để vận hành hệ thống hồ chứa thượng nguồn sông VGTB tuân thủ theo Quy trình liên hồ 1537/QĐ-TTg.

+ Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu xây dựng các trạm đo khí tượng thủy văn kết hợp với các công nghệ hiện đại nhằm

Page 73: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

73

dự báo mưa trung và dài đủ độ tin cậy để có thể vận hành liên hồ 1537/QĐ-TTg hiệu quả.

- Kiến nghị trong tương lai:+ Cần sớm tính toán xây dựng hành lang thoát lũ đoạn từ sông Yên

(thuộc thành phố Đà Nẵng) đến cầu Cẩm Lệ (sông Cẩm Lệ), để đảm bảo khả năng thoát lũ cho các sông thành phố Đà Nẵng.

+ Đầu tư xây dựng WEBGIS về ngập lụt thành phố Đà Nẵng để nâng cao khả năng chống lũ giai đoạn hiện nay.

+ Nâng cao khả năng dự báo lũ về trạm Cẩm Lệ, để chủ động hơn cho công tác phòng chống lụt bão ở Đà Nẵng.

+ Xây dựng hoặc bố trí các nhà tránh lũ để phục vụ di dời dân cư khi lũ lớn.

+ Trên cơ sở của nghiên cứu này, có thể tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để đưa thêm các giải pháp công trình, góp phần tăng khả năng thoát lũ, giảm bớt tác động của lũ lụt đến kinh tế, xã hội trong vùng./.

Page 74: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

74

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT XÂM NHẬP MẶN CHO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chủ nhiệm đề tài: TS. Hoàng Thanh SơnCơ quan chủ trì: Viện Địa lý

Năm nghiệm thu: 2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀNgày nay, các nhà khoa học, các nhà quản lý đều cùng chung

quan điểm và nhận định: nước là nguồn tài nguyên quý giá nhất trong thế kỷ 21, được ví là “vàng xanh”; an ninh nước sẽ còn quan trọng hơn cả an ninh lương thực và nước có thể là nguyên nhân của các cuộc chiến tranh toàn cầu; muốn quản lý tốt tài nguyên nước (TNN) trước hết phải thay đổi nhận thức và cách tiếp cận về TNN, phải coi nước là hàng hóa kinh tế. Tuy nhiên dưới tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng cũng như các hoạt động khai thác tài nguyên của con người đã dẫn đến suy thoái dòng chảy nghiêm trọng ở hạ lưu sông, tăng xâm nhập mặn và ảnh hưởng khả năng tiếp cận nguồn nước của người dân sống ở hạ lưu sông.

Quản lý TNN lưu vực sông (LVS) ở Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn. Nhu cầu nước đã vượt quá khả năng cấp nước của nguồn nước, thiếu nước trong mùa khô, dòng chảy ở hạ lưu bị suy giảm và ô nhiễm ngày càng tăng dẫn đến sự cạnh tranh về nước giữa các tổ chức, hộ sử dụng nước, đặc biệt trong bối cảnh gia tăng dân số, tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao. Việc khai thác, sử dụng nước chưa hiệu quả thường gắn với hạn chế về khả năng phòng, chống tác hại do nước gây ra.

Thành phố Đà Nẵng đang và sẽ phải đối mặt với áp lực nghiêm trọng liên quan đến nguồn nước do sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số rất mạnh trong những năm qua, nhu cầu sử dụng nước ở khu vực thượng nguồn cho phát điện và một phần do tác động tiêu cực của khí hậu. Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu cho TP. Đà Nẵng về các vấn đề liên quan đến thiên tai của TNN như lũ lụt, hạn hán, sạt lở bờ sông, xâm nhập mặn, nhưng chưa có một đánh giá cụ thể về biến động lan truyền mặn trong sông do tác động của các công trình khai thác nguồn lợi từ nước trên sông. Cùng với tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng, dự báo khả năng khô hạn thiếu nước dùng càng lớn do suy thoái nguồn nước cũng như hoạt động của con người trên thượng nguồn các sông, vì vậy tình hình xâm nhập mặn vùng ven biển

Page 75: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

75

Đà Nẵng sẽ diễn biến phức tạp hơn, nằm ngoài khoảng kinh nghiệm mà chúng ta hiện đang có gây thiệt hại về kinh tế, mất ổn định về xã hội và ô nhiễm môi trường.

Chính vì vậy, UBND thành phố Đà Nẵng đã đặt hàng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện các vấn đề liên quan và Viện Địa lý được giao chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu đê xuất giải pháp kiểm soát xâm nhập mặn cho TP. Đà Nẵng”.II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Đánh giá được hiện trạng, diễn biến và nguyên nhân xâm nhập mặn trên các sông vùng hạ lưu thuộc TP. Đà Nẵng.

- Dự báo được xâm nhập mặn trên các sông vùng hạ lưu thuộc TP. Đà Nẵng.

- Đề xuất được giải pháp ngắn hạn, dài hạn và xây dựng bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định kiểm soát có hiệu quả xâm nhập mặn.III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1. Đối tượng nghiên cứu

TNN trên sông thuộc TP. Đà Nẵng, bao gồm 2 lưu vực có khả năng khai thác nguồn nước là sông Cu Đê và Vu Gia - Hàn, trong đó Vu Gia - Hàn có xét đến tổng thể trong LVS Vu Gia - Thu Bồn.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê: Thu thập, xử lý tổng hợp số liệu liên quan đã có tại các cơ quan, ban, ngành của TP. Đà Nẵng và các đơn vị khác, bao gồm các số liệu định kỳ (quan trắc, thống kê định kỳ...) và điều tra qua các đợt khảo sát có chủ đề.

- Phương pháp điều tra, khảo sát kiểm chứng ngoài thực địa: Sử dụng các công cụ (như máy đo, bảng hỏi...) nhằm thu thập những thông tin khách quan phản ánh thực tế hiện nay. Ở đây có các nội dung: điều tra xã hội học; khảo sát, đo đạc các dữ liệu về TNN; khảo sát lấy mẫu phân tích độ mặn nước.

- Phương pháp phân tích hóa, lý trong phòng thí nghiệm: Đây là các số liệu phục vụ công tác mô phỏng xâm nhập mặn cũng như kiểm định mức độ phù hợp của các mô hình mô phỏng quá trình xâm nhập mặn.

- Phương pháp chuyên gia: Qua các hội thảo khoa học, lấy ý kiến của các chuyên gia trong việc đánh giá xâm nhập mặn các sông vùng hạ lưu thuộc TP. Đà Nẵng và lân cận.

Page 76: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

76

- Phương pháp mô hình hóa mô phỏng lan truyền mặn trong sông: Sử dụng các mô hình mô phỏng xâm nhập mặn (Mô hình Mike, Mô hình Delta).

- Phương pháp viễn thám: Thành lập bản đồ hiện trạng rừng và lớp phủ tại bốn thời điểm 2009, 2011, 2014 và 2016 thông qua phân tích đánh giá biến động qua các thời kỳ theo phương pháp tính vector thay đổi đa biến.

- Hệ thống thông tin địa lý (GIS): Phương pháp này phục vụ thống kê, phân tích, quản lý các đối tượng nghiên cứu dựa trên không gian địa lý đáp ứng được các yêu cầu để quản lý thông tin một cách cập nhật, chính xác và lượng thông tin lưu trữ đủ lớn. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Điều tra, đánh giá tình hình xâm nhập mặn vào sông TP. Đà Nẵng.

- Đánh giá nguyên nhân và tác động của xâm nhập mặn đến sự phát triển của TP. Đà Nẵng.

- Dự báo xâm nhập mặn vào các sông TP. Đà Nẵng.- Đề xuất các giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn TP. Đà Nẵng.- Xây dựng công cụ hỗ trợ ra quyết định kiểm soát xâm nhập mặn

TP. Đà Nẵng.V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU1. Đặc điểm xâm nhập mặn của các sông vùng hạ lưu thuộc TP. Đà Nẵng

Các số liệu đo đạc đã thu thập được qua các đợt khảo sát, sử dụng mô hình Mike xác định được ranh giới mặn xâm nhập vào sông Cu Đê là đoạn sông từ 16 km tính từ cửa sông do đây là khu vực có độ dốc nhỏ thường xuyên chịu ảnh hưởng dòng triều. Độ mặn 1‰ trung bình nhiều năm ở km thứ 7,5 tính từ cửa sông, độ mặn 1‰ đã quan trắc được vào năm 1983 (được coi là khô hạn nhất tính đến năm 2010) là 10 km tính từ cửa sông và năm 2016 là 16 km.

Ranh giới độ mặn theo dọc các sông như sau:- Trên dòng chính Vu Gia - Hàn: Độ mặn 1‰ xâm nhập vào

sâu trong sông trung bình 13,5 km và lớn nhất ở khoảng cách 18,8 km (tính từ cửa sông Hàn), vượt qua trạm lấy nước Cầu Đỏ 4,5 km về phía thượng lưu; độ mặn 4‰ trung bình ở cách cửa sông 12 km, lớn nhất đạt tới 13,9 km (vượt qua trạm thủy văn Cẩm Lệ). Độ mặn 18‰ vào sâu

Page 77: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

77

trong sông 3 km. - Trên sông Vĩnh Điện: Độ mặn trung bình 1‰ thường xuất hiện

ở km thứ 15 (tính từ cửa sông Hàn) và lớn nhất ở km thứ 25. Độ mặn trung bình 4‰ xuất hiện ở km thứ 12 (tính từ cửa sông Hàn) nhưng lớn nhất đã quan trắc được tại km thứ 21.

- Trên dòng chính sông Thu Bồn: Độ mặn 1‰ xâm nhập sâu nhất vào sông ở km thứ 19,2 km (cầu Kỳ Lam) tính từ Cửa Đại, tuy nhiên trung bình chỉ dừng ở km thứ 12 - 13 (trước trạm thủy văn Câu Lâu). Độ mặn 4‰ xuất hiện ở đoạn sông cách Cửa Đại khoảng 8 - 9 km nhưng lớn nhất đã quan trắc được điểm cách Cửa Đại 17,7 km. Các điểm gần cửa sông chịu tác động mạnh của dòng triều cường và gió từ biển thổi vào nên độ mặn ổn định hơn.

Theo chiêu sâu, độ mặn nước cũng có sự biến động mạnh mẽ:+ Đối với sông Vu Gia và sông Thu Bồn, lớp nước mặt (ở 0 - 1,5

m) có độ mặn nước sông đều rất thấp và có xu hướng biến động ngược với chu kỳ triều thể hiện sự thống trị của nước trong sông. Lớp giữa (từ 1,5 - 3 m), độ muối tăng nhanh theo độ sâu và có xu thế biến động của độ muối đồng pha với dao động triều, thể hiện sự ảnh hưởng mạnh của triều. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình quy định nên biến động độ mặn tại tầng đáy (lớn hơn 3 m) của 2 con sông có sự khác biệt rất lớn mặc dù độ mặn nước sông ở đây đạt tương đương với độ mặn nước biển 27 - 30‰, nhưng đối với sông Vu Gia - Hàn, độ mặn trong sông ít biến động thể hiện sự ổn định của khối nước mặn trong lòng sông nhưng đối với sông Thu Bồn - Cửa Đại, độ mặn lớp đáy biến động rất lớn, xu thế biến động của độ mặn gần như đồng pha với dao động triều và trong pha triều rút, do dòng chảy sông mạnh nên độ mặn giảm mạnh theo độ sâu.

+ Đối với sông Vĩnh Điện: Độ mặn tăng đều từ mặt đến tầng 2,5 m, biên độ dao động theo thời gian nhỏ. Tầng 2,5 - 3,5 là lớp đột biến độ mặn và tầng đáy dưới 3,5 m độ muối gần như ổn định nhưng thấp hơn hẳn so với sông Vu Gia - Thu Bồn, tuy nhiên tầng nước này ít có sự trao đổi, xáo trộn.2. Nguyên nhân chính tác động đến diễn biến xâm nhập mặn2.1. Nguyên nhân tự nhiêna) Tác động của chế độ dòng chảy trong sông

Qua đánh giá cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa các cấp lưu lượng trên sông và độ mặn dưới hạ du, quan hệ này phân thành các cấp lưu lượng như sau:

Page 78: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

78

Trên sông Vu Gia:- Cấp 1: Khi lưu lượng tại Ái Nghĩa lớn hơn 100 m3/s thì độ mặn

tại cầu Cẩm Lệ nhỏ hơn 10,9‰. Khả năng xuất hiện độ mặn tại Cầu Đỏ nhỏ hơn 0,3‰.

- Cấp 2: Khi lưu lượng tại Ái Nghĩa từ 70 - 100 m3/s thì độ mặn tại cầu Cẩm Lệ từ 14,3 - 10,9‰. Khả năng xuất hiện độ mặn tại Cầu Đỏ từ 1,3 - 0,3‰.

- Cấp 3: Khi lưu lượng tại Ái Nghĩa 50 - 70 m3/s thì độ mặn tại cầu Cẩm Lệ từ 17,1 -14,3‰. Khả năng xuất hiện độ mặn tại Cầu Đỏ từ 4,2 - 1,3‰.

- Cấp 4: Khi lưu lượng tại Ái Nghĩa 30 - 50 m3/s thì độ mặn tại cầu Cẩm Lệ từ 20,4 - 17,1‰. Khả năng xuất hiện độ mặn tại Cầu Đỏ từ 16,9 - 4,2‰.

Trên sông Thu Bồn:- Trước mùa khô năm 2011:+ Cấp 1: Khi lưu lượng tại Giao Thủy dưới 160 m3/s thì độ mặn

tại Cẩm Nam (Hội An) xuất hiện trong khoảng 17 - 32‰.+ Cấp 2: Khi lưu lượng tại Giao Thủy từ 160 - 210 m3/s thì độ mặn

tại Cẩm Nam (Hội An) xuất hiện trong khoảng 10 - 17‰.+ Cấp 3: Khi lưu lượng tại Giao Thủy 210 - 300 m3/s thì độ mặn

tại Cẩm Nam (Hội An) xuất hiện trong khoảng 0 - 6‰.- Từ mùa khô năm 2011 - 2017 độ mặn tại Hội An giảm mạnh:+ Cấp 1: Khi lưu lượng tại Giao Thủy từ 50 - 100 m3/s thì độ mặn

tại Cẩm Nam (Hội An) xuất hiện trong khoảng 18,0 - 15,2‰; độ mặn giảm so với cùng cấp ở trên khoảng 3‰ và xuất hiện với tần suất thấp.

+ Cấp 2: Khi lưu lượng tại Giao Thủy từ 100 -150 m3/s thì độ mặn tại Cẩm Nam (Hội An) xuất hiện trong khoảng 15,2 - 12,9‰.

+ Cấp 3: Khi lưu lượng tại Giao Thủy 150 - 200 m3/s thì độ mặn tại Cẩm Nam (Hội An) xuất hiện trong khoảng 12,9 - 10,9‰.

+ Cấp 4: Khi lưu lượng tại Giao Thủy 200 - 300 m3/s thì độ mặn tại Cẩm Nam (Hội An) xuất hiện trong khoảng 9,3 - 7,9‰.

+ Cấp 5: Khi lưu lượng tại Giao thủy lớn hơn 300 m3/s thì độ mặn tại Cẩm Nam (Hội An) nhỏ hơn 7,9‰.

- Đối với lượng nước sông Thu Bồn tại Giao Thủy, mức độ ảnh hưởng đến điểm đo mặn Cổ Mân trên sông Vĩnh Điện cũng khá rõ:

Page 79: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

79

+ Cấp 1: Khi lưu lượng tại Giao Thủy từ 50 m3/s thì độ mặn tại Cổ Mân xuất hiện lớn hơn 20,3‰.

+ Cấp 2: Khi lưu lượng tại Giao Thủy từ 100 m3/s thì độ mặn tại Cổ Mân xuất hiện trong khoảng 18,7 - 19,6‰.

+ Cấp 3: Khi lưu lượng tại Giao Thủy từ 200 m3/s thì độ mặn tại Cổ Mân xuất hiện trong khoảng 10,9 - 18,2‰.

+ Cấp 4: Khi lưu lượng tại Giao Thủy 300 m3/s thì độ mặn tại Cổ Mân xuất hiện trong khoảng 7,9 - 17,0‰.

Tuy nhiên, điểm đo mặn Cổ Mân trên sông Vĩnh Điện còn bị chi phối bởi đập dâng Tứ Câu. b) Tác động của chế độ thủy triều

Sông Vu Gia có cửa rộng và sâu nên triều truyền từ đáy vào, trong khi đó cửa sông Cu Đê hẹp và nông nên triều có xu thế ảnh hưởng trực tiếp lên lớp nước mặt. Tác động rất rõ rệt đến quá trình xâm nhập mặn. Do nước sông từ phía thượng nguồn chảy về, độ muối tại mặt đến tầng 2,5 m gần như ngọt, không dao động theo thời gian. Tầng 2,5 - 3,5 m là lớp đột biến độ muối phân cách giữa tầng nước ngọt phía trên và tầng nước mặn phía dưới, với biên độ dao động độ muối theo thời gian lớn nhất đạt khoảng gần 12,5‰ tại tầng 3,0 m. Dưới 3,5 m độ muối biến đổi trong khoảng từ 13 - 20‰. c) Tác động của các yếu tố mặt đệm

Một số yếu tố địa hình chủ đạo tác động đến vấn đê xâm nhập mặn như sau:

- Địa chất, địa mạo, địa hình: Địa hình có ảnh hưởng lớn đến tốc độ dòng chảy và là yếu tố quan trọng tác động mạnh mẽ đến biến động lòng sông. Bình đồ cấu trúc tân kiến tạo của khu vực nghiên cứu thể hiện sự vận động khối tảng tương đối với sự hình thành các khối núi địa lũy và các trũng địa hào tích tụ trong cả thời kỳ Neogen và Đệ tứ. Bên cạnh đó các hoạt động nâng hạ cũng tạo nên các vùng nâng và vùng sụt, đóng vai trò quan trọng đối với việc làm thay đổi dòng chảy của sông. Đáng lưu ý hơn cả là các vòm nâng nhỏ hiện đại như các vòm nâng: Hòa Tiến, Điện Bàn và các vùng sụt lún hiện đại: cửa sông Thu Bồn và vịnh Trường Giang. Chúng cũng là nguyên nhân gây ra độ dốc lòng sông rất nhỏ, tạo điều kiện cho mặn theo thủy triều xâm nhập sâu vào trong sông.

+ Vòm nâng Hòa Tiến nằm ở phía Tây - Tây Bắc đồng bằng Quảng Nam - Đà Nẵng, có đường kính đạt trên 8 km. Các sông Vĩnh

Page 80: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

80

Điện, sông Yên lượn quanh khối nâng này và sông Bàu Sấu đã từng cắt ngang qua khối nâng, hiện đang bị thoái hóa với nhiều đoạn thu hẹp. Phần trung tâm vòm nâng là các thành tạo hệ tầng Đà Nẵng với thành phần hạt thô, nổi cao trên 10 m và hiện đang bị quá trình xói mòn chi phối, rìa vòm là các dải trũng với độ cao chỉ đạt 2 - 4 m. Bề dày trầm tích tại đây cũng mỏng hơn so với các nơi khác chứng tỏ vòm nâng đã hoạt động lâu dài. Vòm nâng này đã thu hẹp các dòng chảy phân lưu và làm giảm khả năng thoát nước từ sông Thu Bồn về phía vịnh Đà Nẵng, tăng nước tập trung chảy dồn về Cửa Đại, tăng khả năng xói mòn của dòng chảy ở đây.

+ Vòm nâng Điện Bàn được xác định trên cơ sở dấu hiệu biến đổi của địa hình. Vòm nâng Điện Bàn cắt đôi dòng sông cổ Cẩm Nam - hạ lưu sông Vĩnh Điện khiến cho mỗi nửa chảy về một phía khác nhau (trước đây vốn là một dòng sông duy nhất đổ về sông Hàn). Đây là vòm nâng có kích thước khá lớn hình bầu dục và kéo dài khoảng 5 km theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Vòm nâng này là một trong những nguyên nhân làm lấp cửa sông Vĩnh Điện và gần đây lại góp phần nắn thẳng đoạn sông Thu Bồn từ Kỳ Lam tới Điện Bàn.

+ Vùng sụt lún hiện đại Cẩm Hà được xác định dựa vào các dấu vết của sinh vật biển (sò, ốc, hà…) bám trên một chiếc cầu cũ được xây dựng từ thời Pháp trên đường Hội An đi Cửa Đại. Bề mặt chiếc cầu này hiện nay nằm rất thấp, chỉ cao hơn mực nước bình thường khoảng 1 m và hoàn toàn có thể bị ngập bởi thủy triều. Ngoài ra, các dòng chảy trong khu vực đều tập trung chảy về vùng này tạo thành kiểu mạng lưới thủy văn hướng tâm khá rõ nét và kiểu địa hình trũng thấp đặc trưng cho vùng đầm lầy gần cửa sông với thảm thực vật dừa nước rất phát triển.

- Biến động lòng sông theo kiến tạo hiện tại: Trên cơ sở các đo đạc khảo sát thực tế cho thấy, hiện nay trên sông Vu Gia (Ái Nghĩa - sông Hàn) và Thu Bồn (Giao Thủy - Cửa Đại) hiện tượng đoạn sông cong, đoạn phân lưu và hợp lưu biến động rất mạnh mẽ. Sau lũ lịch sử năm 1999, tại khu vực xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam đã xảy ra hiện tượng cắt dòng trên bãi sông tạo thành lạch Quảng Huế mới. Cửa vào lạch Quảng Huế mới nằm tại vị trí cách ngã ba sông Vu Gia - Quảng Huế cũ khoảng 1,7 km về phía thượng lưu. Sau khi xuất hiện lạch sông Quảng Huế mới, cửa vào sông Quảng Huế cũ bị bồi lấp gần như hoàn toàn vào mùa kiệt. Trên thực tế, đây là hiện tượng dòng lũ cắt đứt cổ khúc uốn tại vị trí của một lòng cổ để rút ngắn đường chảy và tăng độ dốc mặt nước. Đoạn lòng sông cổ này tồn tại như một rãnh

Page 81: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

81

trũng nông từ rất lâu. Từ năm 2000 - 2007, do lưu lượng nước dồn đổ vào sông Quảng Huế mới nên sông Quảng Huế cũ bị bồi lấp dần, dòng chảy mùa kiệt hầu như không còn. Lòng sông bồi cao tới cao trình 3 - 4 m. Hiện nay, sông Quảng Huế trở lại đúng nhiệm vụ là sông phân lưu giữa sông Vu Gia và sông Thu Bồn như trước đây, nhưng đã có sự biến động rất lớn tỷ lệ phân lưu này.2.2. Nguyên nhân do tác động của con người

Có nhiều nguyên nhân như thay đổi cán cân mặt đất/nước, tỷ lệ che phủ, khai thác nước theo nhu cầu sử dụng…, nhưng tác động chủ đạo là việc xây dựng các công trình khai thác nước lớn làm thay đổi chế độ dòng chảy trên sông. Việc phát triển thủy điện vùng thượng lưu Vu Gia - Thu Bồn đã tác động rất lớn đến chế độ thủy văn, tài nguyên nước ở vùng hạ du lưu vực, trong đó có vấn đề lan truyền mặn vào trong sông thể hiện qua việc chuyển nước làm giảm nguồn trên sông Vu Gia và tăng lượng nước cho sông Thu Bồn cũng như hoạt động phát điện đã tạo nên dao động mực nước trong ngày/tuần trong mùa kiệt rất rõ nét. Các hoạt động này đã tác động trực tiếp đến quá trình lan truyền mặn vào sông. Hiện nay, mặn có xu thế xâm nhập vào sông Vu Gia và phân lưu Vĩnh Điện từ cửa Hàn sâu hơn (đến 5 km) so với trước khi có các công trình thủy điện; ngược lại đối với sông Thu Bồn mặn có xu thế giảm, ranh giới độ mặn trung bình 1‰ dừng ở km thứ 10 - 11 tính từ cửa sông, giảm khoảng 2 km so với ranh giới mặn trước khi có các công trình thủy điện.3. Đề xuất các giải pháp kiểm soát xâm nhập mặn

Với mục tiêu xây dựng thành phố đảm bảo phát triển bền vững dưới tác động của thiên nhiên và con người, nguyên tắc tiếp cận nhằm giảm thiểu thiên tai, trong đó có xâm nhập mặn sẽ được hoàn toàn giải quyết trên cơ sở hệ thống quan trắc, giám sát, dự báo trực tiếp và liên tục, cùng với việc quản lý tổng hợp, hiệu quả, bền vững việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước sông Vu Gia - Thu Bồn, đáp ứng nhu cầu phát triển hài hòa các ngành kinh tế - xã hội của Thành phố nói riêng và trên toàn LVS Vu Gia - Thu Bồn nói chung. Các giải pháp giảm thiểu lan truyền mặn vào sông vùng hạ du thành phố chia thành nhóm giải pháp khẩn cấp (ngắn hạn) và nhóm trung hạn hoặc dài hạn.

Một số giải pháp đề xuất gồm:- Xây dựng công trình ngăn mặn:Căn cứ theo đánh giá ranh giới mặn bằng bộ mô hình Mike đến

năm 2030, độ mặn nước sông Vu Gia - Hàn phụ thuộc chặt chẽ bởi lưu

Page 82: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

82

lượng tại trạm thủy văn Ái Nghĩa. Qua nghiên cứu cho thấy biến động ranh giới xâm nhập mặn có 2 điểm uốn tại km thứ 8 và km thứ 13 tính từ cửa sông Hàn. Vì vậy kiến nghị xây dựng đập ngăn mặn tại: (i) Tại km thứ 8 tính từ cửa sông Hàn. Hiện ở đây đã có cầu Tiên Sơn nên có thể gắn đập với các mố cầu theo hướng linh hoạt; (ii) Tại cửa sông Hàn.

- Giải pháp chuyển đổi cơ cấu mùa vụ:Hướng người dân và doanh nghiệp hình thành các khu, vùng nông

nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch để tạo ra sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, có chất lượng và có khả năng cạnh tranh cao. Thị trường của các sản phẩm này hướng tới là người dân và nhu cầu du lịch của Thành phố.

Nghiên cứu, lựa chọn quy hoạch 1 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Hòa Vang với quy mô trên 100 ha, đồng thời phát triển các trạm, trại thành các trung tâm chuyển giao, thực nghiệm trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

Triển khai giải phóng mặt bằng và kêu gọi thu hút đầu tư vào các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng chăn nuôi tập trung, vùng sản xuất rau và vùng nuôi tôm.

- Xây dựng khung hỗ trơ ra quyết định:Thiết kế bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định (DSS) trong đề tài được

tham khảo từ mô hình DSS LVS Colorado của Mỹ. Mô hình DSS được thiết kế dựa trên nền tảng kỹ thuật là một hệ thống vận hành thời gian thực, bao gồm 3 khối là phần tính toán, phần cơ sở dữ liệu và phần giao diện hiển thị là một WEB-GIS, nó sẽ dự kiến được quản lý và vận hành bởi một đơn vị kỹ thuật được lựa chọn bởi “Hội đồng hệ thống”.

Về chức năng, nó có thể được xây dựng nhằm 3 mục tiêu về: (i) Quy hoạch, chiến lược giải pháp chống hạn; (ii) Xây dựng kế hoạch vận hành cho hệ thống nhằm kiểm soát mặn; (iii) Dự báo và cảnh báo xâm nhập mặn để xây dựng giải pháp ứng phó.VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận

- Đề tài đã xác định được ranh giới xâm nhập mặn trung bình 1‰ vào sông Cu Đê ở ranh giới 7,5 km so với cửa sông, nhưng đối với sông Vu Gia - Hàn, khoảng cách này lên tới 13,5 km và trên sông Vĩnh Điện ở vị trí 25 km. Trong những năm gần đây, đặc biệt từ 2010 đến nay, lan truyền mặn vào sông phức tạp hơn, mặn có xu thế xâm nhập vào sông Vu

Page 83: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

83

Gia và phân lưu Vĩnh Điện từ cửa Hàn sâu hơn (đến 5 km) so với trước đây; ngược lại đối với sông Thu Bồn mặn có xu thế giảm, ranh giới độ mặn trung bình 1‰ dừng ở km thứ 10 - 11 tính từ cửa sông, giảm khoảng 2 km so với ranh giới mặn trước đây.

- Đề tài sử dụng 02 mô hình toán gồm bộ mô hình Mike 11HD+AD và mô hình DELTA, đã mô phỏng được quá trình lan truyền mặn vào sông và trên cơ sở các kịch bản (biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phát triển kinh tế - xã hội của con người...), dự tính được mức độ gia tăng lan truyền mặn trong sông làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp giảm mặn. Kết hợp với công nghệ GIS, ranh giới mặn trên sông cũng như diễn biến mặn theo giờ, theo ngày được thể hiện một cách trực quan, dễ sử dụng cho các nhà quản lý cũng như người dân ở các khu vực ven sông. Qua việc sử dụng 02 mô hình đã thể hiện được tính ưu và nhược điểm của từng mô hình đối với việc lan truyền mặn. Đối với mô hình Mike 11HD+AD thân thiện, dễ sử dụng trích xuất kết quả trong GIS nhưng việc hiệu chỉnh các thông số gặp nhiều khó khăn; đối với mô hình DELTA chưa thuận tiện trong việc trích xuất nhưng kết quả mô phỏng phù hợp với điều kiện thực tiễn của LVS ngắn tại miền Trung.

- Nguyên nhân gây lan truyền mặn vào sông ở vùng hạ lưu là kết quả sự tương tác của các điều kiện tự nhiên cũng như tác động của con người và qua đánh giá đã cho thấy: (i) Về mặt các yếu tố tự nhiên quan trọng nhất các yếu tố địa chất, địa hình và hình thái sông (lòng và cửa sông) cũng như sự phân mùa của chế độ khí hậu; (ii) Trong các tác động của con người, các công trình điều tiết dòng chảy ở thượng nguồn là nguyên nhân chính làm thay đổi cơ chế lan truyền mặn nước sông vùng hạ du.

- Trong những năm gần đây, tình trạng nhiễm mặn nước sông TP. Đà Nẵng trở nên gay gắt hơn và hầu như chi phối mọi hoạt động kinh tế, đời sống của người dân ở đây bao gồm cấp nước cho các nhu cầu sinh hoạt, nông nghiệp, dịch vụ du lịch, công nghiệp, thủy sản... Qua đánh giá cân bằng nước bằng mô hình MIKE BASIN, cho thấy hiện tại nhu cầu nước thiếu đối với vùng hạ du sông Vu Gia (do thiếu công trình khai thác) và hạ du sông Vĩnh Điện (do mặn xâm nhập tới các công trình khai thác); như vậy theo các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phát triển kinh tế - xã hội ở TP. Đà Nẵng và LVS Vu Gia - Thu Bồn đến năm 2030, tình trạng thiếu nước diễn ra nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, xâm nhập mặn còn tác động đến nước dưới đất gây nhiễm mặn, nhiễm bẩn các giếng khoan phải ngừng hoạt động dần và sụt lún đất cũng như xu hướng mở rộng diện tích đất mặn và phèn mặn (chủ

Page 84: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

84

yếu ở huyện Hòa Vang và quận Liên Chiểu) đã hình thành nên các vùng đất hoang hóa. Đề tài đã xây dựng bản đồ tổn thương do xâm nhập mặn cũng thể hiện mức độ tổn thương khác nhau; ở các khu vực thuộc quận Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, huyện Hòa Vang bị tổn thương cao do đây là các khu vực tập trung nông nghiệp cao nhưng các quận khác như Hải Châu, Thanh Khê… bị tổn thương rất lớn do ảnh hưởng của nước cấp cho doanh nghiệp và dịch vụ.

- Trên cơ sở các dự tính, đã đề xuất các giải pháp giảm mặn, kiểm soát và cao hơn nữa là thích nghi với lan truyền mặn vào sông cụ thể:

+ Giảm mặn với hình thức xây đập ngăn sông phù hợp với điều kiện thực tiễn của TP. Đà Nẵng; điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa và đặc biệt là các giải pháp lâu dài như trồng rừng, nâng cao nhận thức của người sử dụng và có cơ chế chia sẻ TNN phù hợp.

+ Kiểm soát mặn từ hệ thống giám sát mặn và bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định kiểm soát mặn theo thời kỳ (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn).

+ Thích nghi với lan truyền mặn như xây dựng chiến lược sử dụng nước mặn/lợ cho ngành nông nghiệp, thủy sản để chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp từ sử dụng nước ngọt sang nước mặn/lợ; chuyển đổi mục tiêu của các hồ chứa thủy lợi sang cấp nước.

- Xây dựng được bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định đi vào vận hành thử nghiệm trên website kiemsoatman.vanhanhhochua. 2. Kiến nghị

- Trong thời gian gần đây, diễn biến lan truyền mặn vào sông vùng hạ du thuộc TP. Đà Nẵng có nhiều diễn biến bất lợi mà nguyên nhân đã chỉ ra là do vấn đề khai thác nguồn nước giữa TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam (chung LVS Vu Gia - Thu Bồn) chưa được thống nhất. Vì vậy để kiểm soát mặn được tốt hơn, đề nghị TP. Đà Nẵng cho phép lắp đặt một số các trạm quan trắc độ mặn phục vụ tốt hơn cho dự báo lan truyền mặn vào trong sông.

- Cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ liên vùng, liên tỉnh giữa Quảng Nam và Đà Nẵng, qua đó nhằm chia sẻ thông tin, bài học kinh nghiệm giữa các nhà khoa học, quản lý trong và ngoài nước. Đây là việc cần thiết để đạt thỏa thuận quản lý tổng hợp LVS Vu Gia - Thu Bồn và tiến tới thành lập ủy ban LVS. Để đạt được giải pháp cơ bản lâu dài, rất cần có những giải pháp chính sách sử dụng hợp lý TNN nhằm hạn chế xâm nhập mặn.

- Việc tiếp nhận và sử dụng hệ thống hỗ trợ ra quyết định kiểm soát

Page 85: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

85

xâm nhập mặn của các cán bộ quản lý tại TP. Đà Nẵng (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi, Công ty TNHH cấp nước TP. Đà Nẵng…) rất cần có sự chuyên môn hóa. Để phát huy được hệ thống, rất cần có cán bộ chuyên trách sử dụng dưới sự hỗ trợ của các cán bộ thực hiện đề tài./.

Page 86: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

86

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BỘT ĐÁ NON NƯỚC PHẾ THẢI ĐỂ SẢN XUẤT VẬT LIỆU COMPOSITE

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đoàn Thị Thu LoanCơ quan chủ trì: Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng

Năm nghiệm thu: 2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀNgày nay, việc phát triển các loại vật liệu thân thiện với môi

trường, tận dụng, tái sử dụng lại các nguồn nguyên liệu phế thải ngày càng được chú trọng. Và một loại vật liệu mới có khả năng đáp ứng các tính năng sử dụng như độ bền, khả năng chịu nước, chịu nhiệt, tính thẩm mỹ… đó là vật liệu composite. Ở nước ta việc nghiên cứu và sử dụng vật liệu composite đã bắt đầu phát triển. Các sản phẩm composite xuất hiện trên thị trường bao gồm lưới chắn rác, nắp hố ga, dải phân cách, bồn chứa, bồn tắm, bể bơi, hầm bể biogas, hàng rào, thùng rác, bàn ghế, vách ngăn, tủ điện, phụ tùng ô tô, bọc chống thấm… Để chế tạo composite cần có vật liệu nền (polymer, kim loại hoặc ceramic) và vật liệu gia cường (dạng sợi, hạt, …). Các vật liệu gia cường dạng hạt có thể sử dụng khá phổ biến hiện nay trong chế tạo composite là bột vô cơ (talc, cao lanh, bột đá thương phẩm với thành phần chính là calcium carbonate,…) và bột hữu cơ (bột gỗ, mụn xơ dừa, …). Bột đá phế thải tại Làng chế tác đá Non Nước, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng là loại bột vô cơ nên có khả năng sử dụng để chế tạo composite. Mặt khác, phần lớn các sản phẩm composite trên cơ sở nhựa nhiệt rắn mà chủ yếu là polyester không no và sợi thủy tinh, có sử dụng một lượng lớn bột đá thương phẩm nhập ngoại để giảm giá thành và tăng độ cứng cho sản phẩm. Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu sử dụng bột đá Non Nước phế thải để sản xuất vật liệu composite” được thực hiện với nguồn nguyên liệu chính là bột đá phế thải thu gom từ Làng chế tác đá Non Nước nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị từ nguồn phế thải, có tính thẩm mỹ cao và độ bền đảm bảo như bàn, dải phân cách, song chắn rác và nắp hố ga, đồng thời góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường do phế thải bột đá gây nên.II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Xây dựng quy trình công nghệ, nghiên cứu lựa chọn loại và tỷ lệ bột đá phế thải, loại và tỷ lệ sợi gia cường, phương án sắp xếp các vật liệu thành phần và đưa ra các đơn phối liệu thích hợp để chế tạo các mẫu composite.

Page 87: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

87

- Tạo các sản phẩm bàn, nắp hố ga, song chắn rác và dải phân cách trên cơ sở các đơn phối liệu xây dựng. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Các điều kiện gia công tạo mẫu sản phẩm, đơn phối liệu, các tính chất cơ lý, khả năng chịu nước, lão hóa… của mẫu sản phẩm composite.2. Phạm vi nghiên cứu: Phòng thí nghiệm và xưởng sản xuất tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Hợp Long Thành.IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp gia công chế tạo mẫu.- Phương pháp phân tích các thông số vật lý và thành phần của

bột đá.- Phương pháp khảo sát các tính chất của mẫu thử và mẫu sản

phẩm.V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Khảo sát tiềm năng nguồn nguyên liệu bột đá phế thải. - Nghiên cứu xử lý nguyên liệu bột đá. - Phân tích và lựa chọn nguyên liệu bột đá. - Nghiên cứu điều kiện gia công tạo mẫu thử nghiệm. - Nghiên cứu lựa chọn đơn phối liệu. - Xây dựng quy trình công nghệ gia công tạo mẫu. - Thiết kế và chế tạo khuôn gia công mẫu sản phẩm. - Nghiên cứu gia công tạo mẫu sản phẩm. - Đánh giá khả năng ứng dụng của sản phẩm.

VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU1. Khảo sát tiềm năng nguồn nguyên liệu bột đá phế thải

- Qua khảo sát thực tế lượng đá thải ra (gồm bột đá ướt và đá dăm) tại 5 cơ sở cưa cắt lớn tại Làng chế tác đá mỹ nghệ Non Nước và qua thống kê, tính toán lượng đá thải ra tại các cơ sở điêu khắc của làng đá cho thấy: Tổng lượng đá thải ước tính tại Làng chế tác đá mỹ nghệ là 358 m3 đá dăm và khoảng 127 m3 bột đá ướt thải ra mỗi tháng.

- Ước tính với lượng đá nguyên liệu nhập tại các cơ sở cưa cắt đá và điêu khắc là 10.000 tấn/năm thì lượng đá khô phế thải (đá dăm thải)

Page 88: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

88

chiếm 20÷25% trọng lượng là 2000÷2500 tấn/năm và lượng bột đá ướt phế thải (đá ướt thải ra) chiếm 5÷10% trọng lượng là khoảng 500÷1000 tấn/năm.

- Qua khảo sát quá trình sản xuất các sản phẩm đá tại các cơ sở điêu khắc, cho thấy việc sử dụng acid trong công đoạn hoàn thiện, đánh bóng sản phẩm đá không ảnh hưởng đến chất lượng đá phế thải.

- Phần lớn đá thải ra là đá trắng chiếm trên 80%, phần còn lại là đá màu các loại. Hiện tại một phần đá trắng được xưởng nghiền đá thu gom và nghiền, bán chủ yếu cho các cơ sở sản xuất các sản phẩm đá đúc. Tuy nhiên kích thước hạt bột đá khá lớn, kém đồng nhất nên không phù hợp cho sản xuất composite.

- Số liệu về lượng đá phế thải thống kê thực tế và và cung cấp bởi Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ngũ Hành Sơn - thành phố Đà Nẵng thấp hơn rất nhiều so với thực tế, do vậy rất khó đánh giá khả năng đáp ứng về nguồn cung cấp nguyên liệu cho dây chuyền sản xuất composite khi đi vào hoạt động.

- Hiện tại, bột đá phế thải sau khi xúc lên từ các hồ lắng được đổ đống ngoài trời và định kỳ thuê xe chở đi chôn lấp. Các doanh nghiệp cưa cắt đá không chú trọng đến nguồn bột đá phế thải này, thậm chí xem như bãi rác, vứt các chai lọ và các rác thải khác lẫn lộn. Bên trong hồ lắng lại có những cây mọc lên nên trong bột đá phế thải ướt có lẫn nhiều cành lá cây. Điều này gây khó khăn, chi phí nhiều trong công đoạn xử lý bột đá. Và do điều kiện thiếu thốn về trang thiết bị xử lý bột đá nên so với bột đá thương phẩm, bột đá sau xử lý của đề tài nghiên cứu có độ đồng nhất về kích thước hạt chưa cao, độ tinh khiết kém hơn nhiều so với bột đá thương phẩm trên thị trường, do vậy sẽ hạn chế trong một số ứng dụng đối với composite từ bột đá phế thải ướt.2. Xử lý nguyên liệu bột đá phế thải 2.1. Xử lý tách tạp chất

Tạp chất lẫn trong đá phế thải khô chủ yếu là bụi cát bám vào đá nằm trên mặt hoặc sát đất. Để làm sạch đất, cát bám vào những viên đá này, nhóm nghiên cứu dùng nước phun lên, sau khi phun nước, đá cần phải làm khô trước khi sử dụng. Những viên đá nằm trong đống đá thường sạch và không cần xử lý.

Tạp chất có trong đá khô và bột đá phế thải ướt chủ yếu là những viên đá và lá, cành cây khô (được xem là tạp chất hữu cơ) thường có kích thước lớn (dài từ vài cm đến vài chục cm) rất dễ nhìn thấy bằng

Page 89: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

89

mắt thường. Do vậy các tạp chất này được nhặt thủ công trước khi có những xử lý tiếp tục.

Để đánh giá lượng tạp chất hữu cơ còn sót lại trong mẫu, tiến hành xác định thông qua hàm lượng mất khi nung (mMKN) và hàm lượng CO2 (mCO2) trong mẫu, hàm lượng tạp chất hữu cơ (m) được xác định như sau: m = mMKN - mCO2.2.2. Xử lý tách ẩm

Đá vụn khô sau khi thu gom từ các cơ sở cưa cắt và điêu khắc đá tại Làng đá mỹ nghệ Non Nước được làm sạch các tạp chất hữu cơ, nghiền mịn mà không cần phơi hoặc sấy cho ra bột đá khô.

Đá ướt được lấy từ bãi chứa bột đá được xúc lên từ các hồ đem đổ đống ngoài trời. Đá ướt được phơi ngoài trời trong 3 ngày. Để xác định thời gian phơi của bột đá, 3 mẫu (U1, U2, U3) được lấy ở 3 vị trí khác nhau sau khi làm sạch tạp chất hữu cơ được xác định độ ẩm sau các thời gian phơi khác nhau. Giá trị độ ẩm của bột đá là giá trị trung bình của 3 lần đo.

Kết quả cho thấy mẫu bột đá khô có độ ẩm rất thấp không cần phơi hoặc sấy, mẫu bột đá ướt ban đầu có độ ẩm khác nhau và độ ẩm rất cao do bột đá ướt được xúc lên từ hồ chứa với các thời điểm khác nhau và ban đầu ở dạng huyền phù bột trong hồ chứa. Do thời điểm lấy mẫu và xử lý nhiệt độ môi trường cao, có thời điểm nhiệt độ lên đến 32 - 34oC, do vậy sau thời gian phơi 3 ngày độ ẩm của bột đá ướt giảm nhiều và còn dưới 0,2%, vì vậy có thể dùng để gia công composite mà không cần sấy hoặc phơi tiếp tục.

Một số nghiên cứu khác cho thấy, trong trường hợp thời tiết xấu, không có nắng, bột đá có thể sấy ở 100÷105oC đến khi đạt độ ẩm < 0,2% rồi sử dụng gia công composite. 2.3. Nghiền, làm mịn

Đá khô dạng cục được nghiền trong máy nghiền bi với buồng ng-hiền 5 lít, tốc độ quay 50 vòng/phút.

Để khảo sát thời gian nghiền, sau các khoảng thời gian nghiền khác nhau mẫu được lấy ra và xác định độ mịn bằng cách sử dụng hệ thống sàng rung. Kết quả cho thấy kích thước sàng cho tối thiểu 99% trọng lượng hạt đi qua. Khi thời gian nghiền tăng thì kích thước đá giảm.

Đối với đá khô khi cho vào máy nghiền kích thước đá khoảng 1¸2 cm. Kích thước của đá giảm chậm theo thời gian nghiền và sau 300 phút

Page 90: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

90

mới thu được trên 99% lượng bột đá qua sàng có kích thước lỗ 0,150 mm. Để thu được kích thước bé hơn (< 0,105 mm hoặc < 0,085 mm) thì thời gian nghiền tăng lên rất nhiều.

Tuy nhiên, đối với bột đá ướt khi lấy về từ bãi bột đá thải làng đá Non Nước ở dạng vón cục với liên kết giữa các hạt bột đá rất yếu. Sau khi phơi, đá được đưa vào máy nghiền với thời gian ngắn (khoảng 30 phút) đã thu được dạng bột mịn với trên 99% trọng lượng hạt qua sàng 0,088 mm. Tùy theo yêu cầu về chất lượng sản phẩm, năng suất và chi phí nghiền mà lựa chọn thời gian nghiền thích hợp. 3. Phân tích nguyên liệu bột đá

- Trọng lượng riêng các mẫu bột đá khô và bột đá ướt được xác định theo phương pháp Pycnometer, kết quả cho thấy trọng lượng riêng của bột đá khô và ướt không khác nhau nhiều và giá trị trung bình từ 2,69 đến 2,71 g/cm3.

- Độ ẩm bột đá được xác định theo TCVN 341:1986, kết quả cho thấy độ ẩm của các loại bột đá thấp (đều dưới 0,2%), có thể sử dụng để gia công chế tạo composite.

- Khảo sát kích thước hạt bột đá: Kích thước hạt và phân bố kích thước hạt của bột đá được xác định trên thiết bị tán xạ ánh sáng Static light scattering (SLS), kết quả cho thấy: Bột đá ướt sau khi nghiền có kích thước hạt rất bé và phân bố kích thước hạt tương đối hẹp với 10% hạt có kích thước dưới 1 μm, 50% hạt có kích thước dưới 6 μm và 90% hạt có kích thước dưới 34 μm. Bột đá khô sau khi nghiền có kích thước lớn hơn và phân bố kích thước hạt trong giới hạn rộng hơn với 10% hạt có kích thước dưới 3 μm, 50% hạt có kích thước dưới 20 μm và 90% hạt có kích thước dưới 55 μm và khoảng 1% hạt có kích thước lớn hơn 100 μm.

- Khảo sát hình dạng bột đá: Hình dạng bột đá phế thải được khảo sát bằng phương pháp chụp kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử quét và so sánh với ảnh chụp kính hiển vi quang học và ảnh chụp kính hiển vi điện tử quét của bột đá thương phẩm. Bột đá khô, ướt và bột đá thương phẩm đều có hình dạng không cân đối, kích thước và hình dạng thay đổi nhiều. Kích thước hạt của bột đá ướt và bột đá thương phẩm nhỏ hơn và đồng nhất hơn so với bột đá khô. Kết quả này phù hợp với kết quả phân tích kích thước hạt bằng phương pháp tán xạ ánh sáng.

- Kết quả phân tích thành phần khoáng của bột đá bằng phổ nhiễu xạ tia X (XRD) cho thấy bột đá phế thải sử dụng thuộc loại đá cẩm thạch (Marble) với thành phần chính là khoáng calcite (CaCO3).

Page 91: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

91

Ngoài ra một số khoáng như ankerite - (Ca,Fe,Mg)CO3, quartz - SiO2, melilite - Ca1,87Na0,1Sr0,02K0,02Mg0,96Al0,09Si1,98, aluminum gallium phosphate - (Al0,7Ga0,3)PO4 cũng có trong thành phần với lượng nhỏ tương ứng với các peak có cường độ thấp. Kết quả cho thấy thành phần khoáng bột đá ướt và khô có các peak khá giống nhau và giống với bột đá thương phẩm.

- Kết quả phân tích thành phần hóa của các loại bột đá bằng phổ huỳnh quang tia X (XRF) cho thấy, bột đá phế thải có hàm lượng calcium carbonate cao (trên 96%) và tương đương với hàm lượng calcium carbonate của bột đá thương phẩm (BĐ-TP). So với bột đá khô và bột đá thương phẩm, bột đá ướt có chứa nhiều hàm lượng Fe2O3 hơn và số lượng các oxid kim loại có mặt nhiều hơn.4. Khảo sát điều kiện gia công mẫu thử nghiệm

- Ảnh hưởng của thời gian ép đến độ bền của composite: Các mẫu được tạo thành từ nhựa polyester không no (UPE) với bột đá khô và bột đá ướt. Hàm lượng bột đá là 55% trọng lượng, kích thước hạt ≤ 0,15 mm. Các mẫu được ép với áp lực 20 Psi trong các khoảng thời gian 1, 2 và 3h, sau đó để ổn định tối thiểu 48h trước khi đo cơ lý. Kết quả đo cơ lý cho thấy các mẫu ép có độ bền cao hơn mẫu không ép, khi tăng thời gian ép từ 1h lên 2h, độ bền kéo tăng đáng kể. Tuy nhiên, với thời gian ép trên 2h thì độ bền mẫu không tăng nữa. Do vậy, thời gian ép được lựa chọn cho các nghiên cứu tiếp theo là 2h.

- Ảnh hưởng của áp lực ép đến độ bền của composite: Nhóm nghiên cứu đã tiến hành gia công mẫu với các áp lực ép khác nhau (0, 20, 40 và 60 Psi). Mẫu được tạo thành từ nhựa polyester không no (UPE) và bột đá (55% trọng lượng, kích thước hạt ≤ 0,15 mm). Mẫu được ép trong thời gian 2h. Sau đó để ổn định tối thiểu 48h trước khi đo cơ lý. Kết quả đo cơ lý cho thấy khi mẫu composite bột đá được gia công không ép độ bền thấp. Dưới tác dụng của áp lực ép trong quá trình gia công độ bền kéo, uốn, nén và va đập tăng lên. Tuy nhiên, ở áp lực ép trên 40 Psi độ bền kéo không tăng nữa. Với áp lực 40 Psi đủ để các phần tử trong mẫu sắp xếp chặt chẽ, do vậy áp lực ép mẫu trong quá trình gia công được lựa chọn là 40 Psi. 5. Nghiên cứu lựa chọn đơn phối liệu tối ưu5.1. Khảo sát ảnh hưởng của kích thước bột đá đến độ bền cơ lý của composite

Kết quả cho thấy độ bền cơ lý của composite bột đá khô tốt nhất khi kích thước bột đá < 0,088 mm. Tuy nhiên, độ bền của mẫu

Page 92: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

92

composite với kích thước bột đá < 0,088 mm có giá trị chênh lệch không lớn so với mẫu composite chứa bột đá kích thước 0,15 mm. Hơn nữa, thời gian nghiền phần bột đá khô có kích thước < 0,088 mm dài hơn rất nhiều, ảnh hưởng đến năng suất và chi phí nghiền nguyên liệu, vì vậy nhóm nghiên cứu chọn bột đá có kích thước 0,15 mm để gia công tạo mẫu thử cho các nghiên cứu tiếp theo cũng như tạo mẫu sản phẩm.

Đối với mẫu composite bột đá ướt, độ bền tăng khi kích thước bột đá giảm xuống đến 0,088 mm và không giảm đáng kể khi kích thước bột đá tiếp tục giảm, do vậy nhóm nghiên cứu lựa chọn kích thước bột đá ướt là 0,088 mm để gia công tạo mẫu thử cho các nghiên cứu tiếp theo cũng như tạo mẫu sản phẩm.

Kích thước hạt càng bé thì composite có ngoại quan đẹp, diện tích bề mặt riêng càng lớn, khả năng truyền ứng suất trong composite càng tốt, tuy nhiên xu hướng vón cục càng cao. Nếu quá trình phân tán bột đá trong nhựa không tốt sẽ dẫn đến tình trạng kém đồng nhất của composite và ảnh hưởng đến độ bền sản phẩm. Khi kích thước hạt lớn thì ngoại quan sản phẩm kém mịn và khả năng sa lắng của hỗn hợp bột đá, nhựa sau khi phân tán vào nhựa cao, do vậy cần lưu ý trong quá trình gia công sản phẩm composite. 5.2. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng bột đá đến độ bền cơ lý composite

Ảnh hưởng của hàm lượng bột đá đến các tính chất kéo, uốn, nén và va đập của mẫu composite bột đá/nhựa polyester không no (UPE) với các hàm lượng bột đá khác nhau 50%, 55%, 60%, 65% trọng lượng được khảo sát. Kết quả cho thấy khi hàm lượng bột đá tăng lên từ 50% đến 60% trọng lượng thì độ bền kéo, uốn, nén và độ bền va đập giảm đối với composite bột đá ướt và không thay đổi đáng kể đối với composite bột đá khô. Tuy nhiên, ở hàm lượng độn cao hơn (65% trọng lượng) độ bền của hai hệ composite đều giảm mạnh. Do vậy, hàm lượng bột đá được lựa chọn là 60% để gia công composite. 5.3. Khảo sát ảnh hưởng của loại bột đá

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các độ bền và modul của composite không bị ảnh hưởng đáng kể bởi loại bột đá. Để giảm số thí nghiệm, nhóm nghiên cứu sử dụng một loại bột đá ướt U1 cho các nghiên cứu tiếp theo. 5.4. Khảo sát ảnh hưởng của sợi gia cường đến độ bền cơ lý của composite

Page 93: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

93

- Ảnh hưởng của hàm lượng Mat thủy tinh đến tính chất cơ lý của composite.

- Ảnh hưởng của hàm lượng Roving thủy tinh (RTT) đến tính chất cơ lý của composite.

- Ảnh hưởng của hàm lượng sợi đay đến độ bền composite. - Ảnh hưởng của xử lý sợi đay.

5.5. Thiết lập đơn phối liệu sản phẩm mặt bànNhóm nghiên cứu tạo mẫu thử nghiệm composite trên cơ sở các

tỷ lệ thích hợp của các hệ composite riêng lẻ sử dụng phương pháp gia công đúc ép nguội kết hợp với lăn ướt để chế tạo mặt bàn với đơn phối liệu như Bảng 1.

Bảng 1. Đơn phối liệu mặt bàn (MB) (% trọng lượng)Thành phần MB1 MB2 MB3 MB4Bột đá 45 45 45 55Mat 3 6 0 3Roving 3 0 6 3Đay 3 3 3 0UPE 46 46 46 39

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành cắt mẫu composite theo các kích thước tiêu chuẩn, thực hiện các phép đo độ bền uốn, nén và va đập. Kết quả cho thấy, đơn phối liệu mặt bàn MB2 có độ bền va đập không đạt yêu cầu và đơn phối liệu MB3 có độ bền uốn không đạt yêu cầu. Đơn phối liệu mặt bàn MB1 và MB4 cho độ bền uốn, nén và va đập thỏa mãn yêu cầu chất lượng đặt ra ban đầu. Sau khi tính toán giá thành nguyên vật liệu cho một sản phẩm mặt bàn, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đơn phối liệu mặt bàn MB4 để chế tạo các mặt bàn sản phẩm.5.6. Nghiên cứu đơn phối liệu nắp hố ga, song chắn rác và dải phân cách

Trên cơ sở đơn phối liệu đang sử dụng tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Hợp Long Thành (sản xuất sản phẩm nắp hố ga (NHG), song chắn rác (SCR) và dải phân cách (DPC) composite trên cơ sở nhựa polyester không no gia cường roving thủy tinh (RTT), mat (MTT) và độn bột đá), nhóm nghiên cứu thay thế một phần và hoàn toàn bột đá thương phẩm (TP) bằng bột đá phế thải khô (K) và ướt (U) với đơn phối liệu cụ thể ở Bảng 2, 3, 4. Kết quả đo độ bền của các sản phẩm composite cho thấy, khi thay thế một phần và hoàn toàn bột đá

Page 94: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

94

thương phẩm bằng bột đá phế thải thì các độ bền kéo, uốn, nén và va đập của các sản phẩm tương đương hoặc giảm nhẹ (dưới 10%). Do vậy, nhóm nghiên cứu lựa chọn phương án thay thế hoàn toàn bột đá thương phẩm bằng bột đá phế thải.

Bảng 2. Đơn phối liệu gia công sản phẩm nắp hố ga composite

Mẫu UPE RTT MTT BĐ-K BĐ-U BĐ-TP

NHG-TP 50 15 20 - - 15NHG-K1 50 15 20 5 - 10NHG-K2 50 15 20 10 - 5NHG-K3 50 15 20 15 - -NHG-U1 50 15 20 - 5 10NHG-U2 50 15 20 - 10 5NHG-U3 50 15 20 - 15 -

Bảng 3. Đơn phối liệu gia công sản phẩm song chắn rác composite

Mẫu UPE RTT MTT BĐ-K BĐ-U BĐ-TP

SCR-TP 50 25 - - - 25SCR-K1 50 25 - 10 - 15SCR-K2 50 25 - 15 - 10SCR-K3 50 25 - 25 - -SCR-U1 50 25 - - 10 15SCR-U2 50 25 - - 15 10SCR-U3 50 25 - - 25 -

Bảng 4. Đơn phối liệu gia công sản phẩm dải phân cách composite

Mẫu UPE RTT MTT BĐ-K BĐ-U BĐ-TPDPC-TP 50 10 10 - - 30DPC-K1 50 10 10 10 - 20DPC-K2 50 10 10 20 - 10DPC-K3 50 10 10 30 - -DPC-U1 50 10 10 - 10 20DPC-U2 50 10 10 - 20 10DPC-U3 50 10 10 - 30 -

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử tải nén 25 tấn đối với nắp hố ga

Page 95: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

95

và 9 tấn đối với song chắn rác. Kết quả cho thấy các sản phẩm nắp hố ga và song chắn rác đều đạt yêu cầu. Do vậy, đơn phối liệu cho các sản phẩm nắp hố ga, song chắn rác và dải phân cách lươn giao thông (LGT) được trình bày ở Bảng 5.

Bảng 5. Đơn phối liệu lựa chọn gia công các sản phẩm compositeMẫu UPE RTT MTT BĐ-K BĐ-U

NHG-K 50 15 20 15 -NHG-U 50 15 20 - 15SCR-K 50 25 - 25 -SCR-U 50 25 - - 25LGT-K 50 10 10 30 -LGT-U 50 10 10 - 30

6. Khảo sát khả năng chịu môi trường của các sản phẩm Để đánh giá khả năng chịu nước và các môi trường khác (Dung

dịch NaCl 3,5%, HCl 1% và NaOH 1%) của composite nghiên cứu, các mẫu được ngâm trong các môi trường. Sau các khoảng thời gian, mẫu được lấy ra xác định độ thay đổi trọng lượng mẫu và sau 7 ngày mẫu được đem đo cơ lý để xác định độ thay đổi độ bền.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi ngâm các mẫu mặt bàn, nắp hố ga, song chắn rác và dải phân cách trong môi trường nước thì trọng lượng các mẫu tăng nhanh ở thời gian đầu và sau thời gian ngâm trên 5 ngày độ thay đổi trọng lượng mẫu chậm lại. Đó là do trong quá trình ngâm, nước thâm nhập vào composite làm tăng trọng lượng. Độ hấp thụ nước tăng khi tăng hàm lượng bột đá, do vậy độ tăng trọng lượng mẫu dải phân cách > song chắn rác > nắp hố ga.

Kết quả nghiên cứu cho thấy khi ngâm 7 ngày các mẫu sản phẩm composite (mặt bàn, nắp hố ga, song chắn rác và dải phân cách chứa bột đá phế thải khô, ướt và thương phẩm) trong môi trường nước và dung dịch NaCl 3,5% thì trọng lượng các mẫu tăng nghĩa là có khuynh hướng trương. Khi ngâm các mẫu trong dung dịch HCl 1% và NaOH 1% thì trọng lượng mẫu giảm nghĩa là có khuynh hướng tan. Đó là do nhựa UPE kém bền kiềm và một số thành phần của sợi thủy tinh và bột đá kém bền acid. Do vậy, độ bền của các mẫu composite khi ngâm trong dung dịch HCl 1% và NaOH 1% giảm nhiều hơn so với môi trường nước và dung dịch NaCl 3,5%.7. Khảo sát khả năng chịu lão hóa của các sản phẩm composite

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 2000h lão hóa, mức độ thay đổi

Page 96: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

96

màu (Delta E, DE) và giảm độ bền uốn, nén, va đập của các sản phẩm composite bột đá đá khô và thương phẩm tương đương nhau và thấp hơn nhiều so với các mẫu composite từ bột đá ướt. Đó là do trong bột đá ướt có mặt nhiều ion kim loại có khả năng xúc tiến cho quá trình lão hóa xảy ra, do vậy gây nên sự phá hủy vật liệu nhiều hơn.8. Khảo sát độ cứng của các sản phẩm composite

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các mẫu composite chế tạo từ bột đá phế thải khô có độ cứng tương đương với composite chế tạo từ bột đá thương phẩm. Độ cứng của composite bột đá khô tương đối cao hơn so với composite bột đá ướt.

* Các quy trình công nghệ xử lý đá phế thải và gia công tạo mẫu Composite đã được nhóm nghiên cứu xây dựng:

(Sơ đồ Quy trình xử lý đá phế thải)

Page 97: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

97

(Sơ đồ Quy trình gia công sản phẩm mặt bàn composite theo công nghệ lăn ướt kết hợp đúc ép)

Page 98: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

98

(Sơ đồ Quy trình gia công sản phẩm nắp hố ga composite)

(Sơ đồ Quy trình gia công song chắn rác composite)

(Sơ đồ Quy trình gia công dải phân cách)

Page 99: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

99

* Đánh giá khả năng thương mại hóa sản phẩm: Nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá hai yếu tố quan trọng đó

là tính năng kỹ thuật và giá thành của sản phẩm đồng thời so sánh với các sản phẩm hiện có trên thị trường.

- Kết quả so sánh cho thấy các thông số kỹ thuật của mặt bàn nghiên cứu (mặt bàn composite nghiên cứu từ bột đá phế thải khô và ướt) tương đương hoặc thấp hơn một ít so với mặt bàn composite sản xuất tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hợp Long Thành nhưng cao hơn nhiều so với loại mặt bàn gỗ ép hiện bán trên thị trường. Mặt khác, mặt bàn nghiên cứu có thể trang trí giả đá, tạo nhiều màu sắc khác nhau, ngoại quan đẹp.

- Kết quả so sánh một số thông số kỹ thuật của nắp hố ga composite nghiên cứu từ bột đá phế thải khô và ướt với nắp hố ga composite do Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hợp Long Thành (NHG-TP) cho thấy: so với sản phẩm nắp hố ga thương phẩm, các tính năng cơ lý của nắp hố ga từ bột đá phế thải khô tương đương và của nắp hố ga từ bột đá phế thải ướt thấp hơn. Khả năng chịu môi trường nước, dung dịch NaCl, HCl và NaOH của nắp hố ga từ bột đá phế thải khô và bột đá phế thải ướt tương đương với nắp hố ga thương phẩm. Tuy nhiên, khả năng chịu lão hóa của nắp hố ga thương phẩm tốt hơn nắp hố ga từ bột đá phế thải, đặc biệt nắp hố ga từ bột đá phế thải ướt có độ giảm độ bền và độ bền màu cao nhất.

- Kết quả so sánh một số thông số kỹ thuật của song chắn rác composite nghiên cứu từ bột đá phế thải khô và ướt với song chắn rác composite do Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hợp Long Thành (SCR-TP) cho thấy, các tính năng cơ lý của sản phẩm song chắn rác thương phẩm tương đương với sản phẩm song chắn rác từ bột đá phế thải khô và cao hơn một ít so với sản phẩm song chắn rác từ bột đá phế thải ướt. Khả năng chịu môi trường nước, dung dịch NaCl, HCl và NaOH của song chắn rác từ bột đá phế thải khô và bột đá phế thải ướt tương đương với song chắn rác thương phẩm. Tuy nhiên, khả năng chịu lão hóa của song chắn rác thương phẩm tốt hơn song chắn rác từ bột đá phế thải, đặc biệt song chắn rác từ bột đá phế thải ướt có độ giảm độ bền và độ biến màu cao nhất.

- Kết quả so sánh một số thông số kỹ thuật của dải phân cách composite nghiên cứu từ bột đá phế thải khô và ướt với dải phân cách composite do Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hợp Long Thành (DPC-TP) cho thấy, so với sản phẩm dải phân cách thương phẩm, các

Page 100: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

100

tính năng cơ lý của dải phân cách từ bột đá phế thải khô tương đương và của dải phân cách từ bột đá phế thải ướt thấp hơn. Khả năng chịu môi trường nước, dung dịch NaCl, HCl và NaOH của dải phân cách từ bột đá phế thải khô và bột đá phế thải ướt tương đương với dải phân cách thương phẩm. Tuy nhiên, khả năng chịu lão hóa của dải phân cách thương phẩm tốt hơn dải phân cách từ bột đá phế thải, đặc biệt dải phân cách từ bột đá phế thải ướt có độ giảm độ bền và độ biến màu cao nhất.

- So sánh giá thành sản phẩm nghiên cứu với các sản phẩm hiện có trên thị trường, kết quả cho thấy: Giá của các sản phẩm bàn composite của đề tài nghiên cứu thấp hơn một ít (10÷12%) so với giá của các sản phẩm composite hiện có trên thị trường và tương đối cao hơn sản phẩm bàn bằng bột ép có mặt trên thị trường (11÷14%). Tuy nhiên, mặt bàn bằng bột ép bán trên thị trường có độ bền cơ lý thấp hơn và kém bền nước hơn. Giá của sản phẩm nắp hố ga, song chắn rác và dải phân cách composite nghiên cứu tương đương với các sản phẩm composite thị trường. Tuy nhiên, so với nắp hố ga và song chắn rác bằng vật liệu gang xám có trên thị trường thì giá sản phẩm nắp hố ga và song chắn rác composite nghiên cứu thấp hơn một ít (6%÷12%). So với dải phân cách làm bằng bê tông thì giá của dải phân cách composite nghiên cứu cao hơn (35%). Tuy nhiên, do composite nhẹ hơn nhiều so với bê tông nên việc vận chuyển và lắp đặt rất thuận lợi hơn nhiều so với dải phân cách bê tông. Mặt khác, chi phí bảo dưỡng thường xuyên (sơn, rửa,...) rất thấp so với bê tông và dải phân cách composite tạo cho đường phố tính thẩm mỹ cao hơn.VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận

- Đề tài đã đánh giá sơ bộ tiềm năng nguồn nguyên liệu bột đá phế thải tại Làng chế tác đá Mỹ nghệ Non Nước - thành phố Đà Nẵng. Lượng đá khô phế thải khoảng 2.000÷2.500 tấn/năm và lượng bột đá ướt phế thải khoảng 500÷1.000 tấn/năm.

- Đề tài đã khảo sát một số tính chất của bột đá phế thải. Bột đá phế thải sử dụng thuộc loại đá cẩm thạch (Marble) với thành phần chính là khoáng calcite (CaCO3), thành phần hóa học tương đương vớt bột đá thương phẩm.

- Tạp chất có mặt trong bột đá phế thải ướt chủ yếu là đá cục và lá, cành cây khô và có thể tách thủ công. Bột đá khô thường có hàm ẩm thấp không cần phải sấy. Bột đá ướt ban đầu có hàm ẩm khác nhau và khá cao, cần phơi khô ngoài trời tối thiểu 3 ngày trước khi nghiền. Nếu

Page 101: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

101

thời tiết không thuận lợi có thể sấy ở nhiệt độ 100÷105oC đến độ ẩm < 0,2%. Đá phế thải được nghiền bằng máy nghiền bi trước khi sử dụng để gia công composite. Kích thước hạt bột đá khô yêu cầu ≤ 0,15 mm và kích thước hạt bột đá ướt yêu cầu ≤ 0,088 mm.

- Các mẫu sản phẩm composite nắp hố ga, song chắn rác và dải phân cách được gia công bằng công nghệ lăn ướt. Mẫu sản phẩm mặt bàn được gia công với công nghệ lăn ướt kết hợp đúc ép với áp lực ép là 40 Psi và thời gian ép là 2h.

- Đề tài đã xây dựng được đơn phối liệu cho các sản phẩm com-posite; quy trình công nghệ gia công chế tạo mẫu sản phẩm với chi tiết công đoạn gia công chuẩn bị nguyên liệu và xử lý sản phẩm.

- Đã thiết kế khuôn và chế tạo các sản phẩm: mặt bàn, nắp hố ga, song chắn rác và dải phân cách; xây dựng được các thông số kỹ thuật của sản phẩm và so sánh với sản phẩm thương phẩm. Các thông số kỹ thuật của các sản phẩm mặt bàn, nắp hố ga, song chắn rác và dải phân cách composite từ bột đá phế thải Non Nước đạt yêu cầu so với thuyết minh đề cương đặt ra ban đầu.

- Đã đánh giá sơ bộ được giá thành sản phẩm và so sánh giá với các sản phẩm thương phẩm. Sản phẩm composite nghiên cứu có giá thành tương đương với các sản phẩm composite trên thị trường nên có khả năng thương mại hóa.2. Kiến nghị

- Để tạo được nguồn bột đá nguyên liệu cho sản xuất composite và các sản phẩm khác, thành phố Đà Nẵng nên có những chính sách hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp đầu tư thiết bị cần thiết: thiết bị sấy, thiết bị nghiền, sàng; cung cấp mặt bằng để làm sân phơi bột đá; có chính sách đối với các doanh nghiệp cưa cắt và điêu khắc đá nhằm bảo vệ nguồn đá phế thải được sạch, các doanh nghiệp cần chi trả một phần kinh phí xử lý các chất thải để góp phần giảm giá thành nguyên liệu. Để triển khai dây chuyền sản xuất composite, cần hỗ trợ kinh phí đầu tư thiết bị đúc ép nóng nhằm tạo sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, nâng cao chất lượng và năng suất sản xuất sản phẩm.

- Đề xuất thành phố cho phép lắp đặt các sản phẩm nắp hố ga, song chắn rác và giải phân cách vào thực tế để đánh giá chất lượng, độ bền sản phẩm.

- Ban chủ nhiệm đề tài đề xuất dự án thử nghiệm với nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà

Page 102: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

102

nước với sự quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng để triển khai kết quả nghiên cứu đề tài vào áp dụng thực tiễn sản xuất tại doanh nghiệp và thương mại hóa sản phẩm trên thị trường.

- Đề xuất cần được hỗ trợ tiếp tục để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo như nghiên cứu tạo composite từ đá thải màu; nghiên cứu phối màu tạo các sản phẩm bàn có tính thẩm mỹ cao hơn; khảo sát thêm các loại đá phế thải khô khác để mở rộng nguồn nguyên liệu./.

Page 103: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

103

NGHIÊN CỨU TỔNG QUÁT NGHÈO ĐA CHIỀUỞ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ GIẢI PHÁP

GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Phú TháiCơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội

Đà NẵngNăm nghiệm thu: 2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀTheo Quyết định số 1614/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020” và Quyết định số 59/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều cho giai đoạn 2016 - 2020, nghèo đa chiều được đo lường dựa trên thu nhập và 5 chiều xã hội, bao gồm: giáo dục, y tế, nhà ở, điều kiện sống (nguồn nước sinh hoạt và nhà vệ sinh) và tiếp cận thông tin. Trong đó, đối tượng áp dụng là những hộ nghèo, cận nghèo về thu nhập.

Từ năm 2016 đến 2018, thành phố Đà Nẵng đã triển khai Kế hoạch khảo sát thu thập thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo theo phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều. Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo về thu nhập trung bình toàn thành phố cuối năm 2017 là 6,33%. Về điều kiện sống, tỷ lệ hộ thiếu hụt về diện tích nhà ở còn khá cao (175 hộ), trong khi đó số hộ thiếu hụt về nguồn nước sinh hoạt và nhà vệ sinh khá thấp, lần lượt là 10 và 8 hộ. Đối với hộ bị thiếu hụt về giáo dục và y tế cũng như tiếp cận thông tin chiếm tỷ lệ thấp. Như vậy, hộ nghèo, cận nghèo về thu nhập trên địa bàn thành phố thiếu hụt các chỉ số xã hội khá thấp. Đó là kết quả của các chủ trương, chính sách giảm nghèo mang tính đa chiều của chính quyền thành phố cho các hộ nghèo, cận nghèo từ năm 1997 đến nay. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là sự thiếu hụt về các chỉ số xã hội của các hộ không phải là hộ nghèo, cận nghèo về thu nhập như thế nào? Đồng thời, việc làm là một trong những chiều quan trọng nhất của cuộc sống vì việc làm tạo ra thu nhập cho con người và khi có việc làm ổn định người lao động đóng bảo hiểm xã hội đảm bảo đời sống kinh tế, tâm lý an tâm, nên là chiều cần quan tâm tại thành phố Đà Nẵng.

Trong bối cảnh đó, Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà

Page 104: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

104

Nẵng triển khai đề tài “Nghiên cứu tổng quát nghèo đa chiêu ở thành phố Đà Nẵng và giải pháp giảm nghèo đa chiêu” là cần thiết.II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Xác định chiều, chỉ số/ngưỡng nghèo và xây dựng phương pháp tính toán nghèo đa chiều của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2020 - 2025.

- Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo chiều, chỉ số/ngưỡng nghèo và phương pháp tính toán đã xác định.

- Đề xuất các giải pháp giảm nghèo đa chiều trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU1. Đối tượng nghiên cứu: Nghèo đa chiều tại thành phố Đà Nẵng.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian nghiên cứu: 07 quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Đối tượng khảo sát: 50% hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo thành phố giai đoạn 2013 - 2017 và 50% các hộ khác bao gồm những hộ có thu nhập từ trung bình trở lên. Cả ba nhóm đều là những hộ có thành viên trong tuổi lao động.

- Quy mô khảo sát và nội dung khảo sát:+ Quy mô khảo sát: Kích thước mẫu 2.688 phiếu.+ Chọn mẫu khảo sát: Khảo sát nghèo đa chiều là cuộc điều tra

chọn mẫu trên địa bàn 56 xã, phường chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: khảo sát mẫu để hoàn thiện bộ công cụ đánh giá nghèo đa chiều và mẫu phiếu phỏng vấn: phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu. Số lượng 114 phiếu. Giai đoạn 2: khảo sát chính thức 2.574 phiếu.

+ Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 23.0.+ Nội dung khảo sát: Thu thập thông tin các thành viên của hộ,

việc làm và thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở.IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Cơ sở lý luận thực tiễn về nghèo đơn chiều, nghèo đa chiều.- Sơ lượt tình hình kinh tế - xã hội, phân tích các nguồn lực, chủ

trương, chính sách giảm nghèo của Thành phố trong giai đoạn 1997 - 2015. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng nghèo của Thành phố trong giai đoạn 1997 - 2015.

Page 105: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

105

- Phương pháp đánh giá nghèo đa chiều theo chuẩn nghèo đa chiều tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và kết quả nghèo đa chiều của thành phố từ 2016 - 2017.

- Phương pháp tiếp cận và bộ công cụ đánh giá nghèo đa chiều của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2020 - 2015.

- Kết quả nghèo đa chiều theo phương pháp tiếp cận đã xác định.- Đề xuất giải pháp giảm nghèo đa chiều.

V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU1. Kinh nghiệm đánh giá nghèo đa chiều ở các nước và tại Việt Nam, bài học kinh nghiệm cho thành phố Đà Nẵng

Nghèo đa chiều và phương pháp đo lường nghèo đa chiều được quan tâm nhưng cho đến nay vẫn chưa có quy định hoặc thước đo chung cho tất cả các nước. Nghèo đa chiều có thể đánh giá qua chỉ số nghèo con người hoặc chỉ số phát triển con người hoặc chỉ số nghèo đa chiều. Tuy nhiên có thể thấy rằng, trong phương pháp đánh giá nghèo đa chiều hiện nay ở các nước trên thế giới không quan tâm đến thu nhập mà chỉ quan tâm đến các chiều xã hội. Trong khi đó, các chiều xã hội được đánh giá cũng khác nhau tùy điều kiện kinh tế - xã hội của từng nước, từng địa phương cụ thể.

Trong đánh giá nghèo đa chiều ở Việt Nam, ở hầu hết các nghiên cứu đều quan tâm đến thu nhập của hộ và đây là chỉ số dùng để xác định hộ nghèo, cận nghèo về thu nhập có nghèo các chiều xã hội không. Cho đến nay, TP. Hồ Chí Minh là địa phương duy nhất trong cả nước triển khai xây dựng và áp dụng chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 theo tình hình kinh tế - xã hội của mình.

Bài học kinh nghiệm cho thành phố Đà Nẵng:- Về các chiều đánh giá nghèo đa chiều: Cần quan tâm đến chiều

việc làm như TP. Hồ Chí Minh đã làm: Thời gian làm việc và bảo hiểm xã hội (bắt buộc và tự nguyện).

- Về đối tượng đánh giá: Không chỉ tập trung hộ nghèo, cận nghèo mà mở rộng ra các đối tượng khác vì một số hộ không thuộc hộ nghèo, cận nghèo về thu nhập nhưng cuộc sống vẫn còn khó khăn nên có thể thiếu một số chiều xã hội.

- Thay đổi phương pháp kê khai trong khảo sát để xác định hộ nghèo, cận nghèo.

- Phân các nhóm nghèo khác nhau theo phương pháp phân nhóm

Page 106: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

106

của TP. Hồ Chí Minh để có giải pháp phù hợp cho từng nhóm.- Áp dụng phương pháp tính toán chỉ số nghèo đa chiều theo cách

tiếp cận của Alkire và Foster.2. Phương pháp đánh giá và thực trạng nghèo đa chiều của thành phố Đà Nẵng 2.1. Phương pháp đánh giá và thực trạng nghèo đa chiều của thành phố trong những năm qua

- Trong 20 năm kể từ ngày thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng giảm và thu nhập bình quân đầu người tăng. Từ năm 1997 - 2015, chuẩn nghèo về thu nhập của Thành phố tăng dần và luôn cao hơn mức do Trung ương quy định. Công tác giảm nghèo của Thành phố luôn đạt chỉ tiêu sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra cho từng giai đoạn. Số lượng hộ nghèo, cận nghèo trong các giai đoạn từ 1997 - 2015 giảm đáng kể.

- Phương pháp đánh giá nghèo đa chiều của Thành phố giai đoạn 2016 - 2017: Từ năm 2016, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố bắt đầu xây dựng triển khai xác định hộ nghèo, cận nghèo theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.

- Thực trạng nghèo đa chiều của Thành phố năm 2016 và 2017:+ Về thu nhập: Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo về thu nhập trong

năm 2017 giảm khoảng 50% so với 2016.Bảng 1. Tổng số hộ nghèo và cận nghèo năm 2016 và 2017

Năm Tổng số hộ dân cư

Hộ nghèo Hộ cận nghèo

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

2016 254.125 12.9431 5,09 10.376 4,08

2017 254.125 7.114 2,80 6.905 2,72

(Nguồn: Báo cáo Kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo năm 2016 và 2017 của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững thành phố Đà Nẵng)

Page 107: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

107

+ Điều kiện sống: Nhà ở tại Đà Nẵng những năm gần đây đã có sự cải thiện nhiều về chất lượng. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt chỉ số về nhà ở đối với các hộ nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất so với các chỉ số khác.

Bảng 2. Mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội nhà ở, nước sạch và vệ sinh theo chuẩn thành phố năm 2016

TT Đơn vị

Chỉ số thiếu hụt

Chất lượng nhà ở

Diện tích nhà ở

Nguồn nước sinh

hoạt

Hố xí/nhà tiêu hợp vệ

sinh1 Hải Châu 20 40 0 02 Thanh Khê 40 35 0 03 Sơn Trà 60 92 0 04 Ngũ Hành Sơn 20 25 0 05 Liên Chiểu 15 30 1 26 Cẩm Lệ 40 25 0 17 Hòa Vang 120 0 0 6

Tổng cộng 315 247 1 9(Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng, 2017)

Ngoài nhà ở ra, thiếu hụt đối với nguồn nước sinh hoạt và hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh qua kết quả điều tra ở các hộ khá thấp.

Bảng 3. Mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội nhà ở, nước sạch và vệ sinh năm 2017

TT Đơn vịChỉ số thiếu hụt

Nhà ở Nguồn nước sinh hoạt

Hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh

1 Hải Châu 43 0 02 Thanh Khê 32 0 03 Sơn Trà 70 4 04 Ngũ Hành Sơn 6 6 05 Liên Chiểu 11 0 26 Cẩm Lệ 13 0 07 Hòa Vang 0 0 6

Tổng cộng 175 10 8(Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng, 2017)

Page 108: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

108

+ Giáo dục: Thiếu hụt chiều giáo dục tập trung chủ yếu ở trình độ giáo dục người lớn.

Bảng 4. Mức độ thiếu hụt chiều giáo dục theo chuẩn thành phố năm 2016 và 2017

TT Đơn vị

Chỉ số thiếu hụtTrình độ giáo dục

người lớnTình trạng đi học của

trẻ em2016 2017 2016 2017

1 Hải Châu 0 0 3 02 Thanh Khê 2 2 2 53 Sơn Trà 0 53 0 14 Ngũ Hành Sơn 0 10 0 05 Liên Chiểu 12 69 2 26 Cẩm Lệ 1 0 0 07 Hòa Vang 1 1 0 0

Tổng cộng 16 135 7 8(Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng)

+ Chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế: Sự thiếu hụt bảo hiểm y tế được đánh giá là hoàn toàn không có thiếu hụt, trong khi đó thiếu hụt về tiếp cận bảo hiểm y tế cũng không đáng kể.

Bảng 5. Mức độ thiếu hụt chiều y tế đối với các hộ nghèotheo chuẩn thành phố năm 2016 và 2017

TT Đơn vị

Chỉ số thiếu hụtNăm 2016 Năm 2017

Tiếp cận dịch vụ y tế Bảo hiểm y tế Tiếp cận dịch

vụ y tế1 Hải Châu 0 0 02 Thanh Khê 0 0 03 Sơn Trà 0 0 04 Ngũ Hành Sơn 1 0 05 Liên Chiểu 9 0 96 Cẩm Lệ 0 0 07 Hòa Vang 0 0 0

Tổng cộng 10 0 9

(Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng)

Page 109: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

109

+ Tiếp cận thông tin: Trong 02 năm 2016, 2017 thiếu hụt đối với các chỉ số của chiều thông tin chênh lệch không nhiều, cụ thể:

Bảng 6. Mức độ thiếu hụt chiều thông tinđối với các hộ nghèo năm 2016 và năm 2017

TT Đơn vị

Chỉ số thiếu hụt2016 2017

Sử dụng dịch

vụ viễn thông

Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin

Sử dụng dịch

vụ viễn thông

Tài sản phục vụ tiếp

cận thông tin

1 Hải Châu 2 0 0 02 Thanh Khê 2 2 2 103 Sơn Trà 9 0 9 134 Ngũ Hành Sơn 19 0 18 15 Liên Chiểu 11 4 5 46 Cẩm Lệ 0 0 0 07 Hòa Vang 34 39 27 37

Tổng cộng 77 45 61 65(Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng)

2.2. Xây dựng chuẩn nghèo, phương pháp đánh giá nghèo đa chiều của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2020 - 2025

- Bằng sự kết hợp 2 nhóm tiêu chí thu nhập và mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản, hộ nghèo được xác định theo thứ tự ưu tiên có 3 nhóm, cụ thể:Hình 1. Minh họa chuẩn nghèo đa chiêu của thành phố Đà Nẵng giai

đoạn 2020 - 2025

Page 110: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

110

- Phương pháp tính toán nghèo đa chiều theo chuẩn nghèo đa chiều của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2020 - 2025:

Sau khi xác định được đơn vị phân tích (là hộ gia đình), các chiều nghèo, các chỉ số nghèo trong mỗi chiều được cho là quan trọng của Thành phố trong giai đoạn 2020 - 2025 cũng như thiết lập chuẩn nghèo, xác định trọng số cho mỗi chỉ số, các bước để xác định hộ nghèo bao gồm:

Bước 1: Tính toán chỉ số nghèo bị thiếu hụt và áp dụng chuẩn nghèo cho mỗi hộ gia đình. Ở bước này, phải xác định mỗi hộ có bao nhiêu chỉ số thiếu hụt và có bị xem là nghèo không khi so sánh số chỉ số nghèo với chuẩn nghèo đa chiều của hộ gia đình.

Bước 2: Tính toán tỷ lệ hộ nghèo đa chiều (H) bằng cách chia số hộ nghèo đa chiều cho tổng số hộ. Lưu ý rằng thước đo này chỉ cho biết chỉ số nghèo đa chiều đếm đầu H có giá trị nhỏ nhất là 0% và lớn nhất là 100%.

Bước 3: Tính toán cường độ thiếu hụt hay cường độ nghèo (A). A tính bằng số phần trăm trung bình các chỉ số đo lường của các chiều nghèo mà hộ nghèo đều thiếu hụt tất cả các chỉ số đo lường của các chiều nghèo.

Bước 4: Sau cùng, tính chỉ số nghèo đa chiều MPI (viết tắt theo tiếng Anh là MPI - Multidimentional Poverty Index) bằng tích số của 2 thành phần chính: MPI = H x A (MPI là chỉ số tổng hợp dùng để lượng hóa tình trạng nghèo đa chiều).

- Kết quả nghiên cứu áp dụng chuẩn nghèo đa chiều và phương pháp đánh giá nghèo đa chiều của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2020 - 2025:

+ Áp dụng chuẩn nghèo giai đoạn 2020 - 2025 đối với các hộ khảo sát cho kết quả như sau:

Bảng 7. Thực trạng nghèo đa chiều trong nghiên cứu

Đơn vịTrong đó Số hộ

cận nghèo

Hộ khácNhóm

1Nhóm

2Nhóm

3aNhóm

3b

Hải ChâuSố lượng 365 101 26 63 175 19 199Tỷ lệ (%) 65,87 62,61 27,67 7,12 17,26 47,95 3,26

Thanh KhêSố lượng 383 111 35 81 156 18 140Tỷ lệ (%) 74,12 70,79 28,98 9,14 21,15 40,73 3,33

Page 111: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

111

Hòa VangSố lượng 163 32 25 27 79 12 43Tỷ lệ (%) 80,28 74,77 19,39 15,15 16,36 47,88 5,50

Liên ChiểuSố lượng 153 53 20 32 48 23 89Tỷ lệ (%) 66,42 57,74 34,64 13,07 20,92 31,37 8,68

Cẩm LệSố lượng 220 90 48 35 47 31 95Tỷ lệ (%) 72,54 63,58 36,49 5,26 18,25 40,00 8,96

Ngũ Hành Sơn

Số lượng 148 56 9 22 61 11 58Tỷ lệ (%) 73,27 68,20 40,91 21,82 15,91 21,36 5,07

Sơn TràSố lượng 285 104 15 52 114 15 72Tỷ lệ (%) 80,65 76,61 37,84 6,08 14,86 41,22 4,03

TP. Đà Nẵng

Số lượng 1.717 547 178 312 680 129 696Tỷ lệ (%) 72,62 67,55 31,86 10,37 18,17 39,60 5,07

+ Tình trạng thiếu hụt các chiều xã hội:

Hình 2: Tỷ lệ thiếu hụt các chiều xã hội của hộ nghèo và hộ cận

nghèo (%)

Hình 3: Tỷ lệ thiếu hụt các chỉ số của hộ nghèo và hộ cận nghèo (%)

+ Kết quả về chỉ số nghèo đa chiều của thành phố Đà Nẵng:Bảng 8. MPI, H và A của thành phố Đà Nẵng (%)

MPI H A0,19 0,61 0,32

Theo công thức: MPI = H x A = 0,19%, nghĩa là nếu 0,61% hộ nghèo bị thiếu hụt tất cả 8 chỉ số đo lường thì MPI bằng 0,61%, nhưng vì các hộ này chỉ thiếu hụt trung bình 0,32% của tám chỉ số nên chỉ số thiếu hụt 0,19% trong tổng số các thiếu hụt có thể xảy ra. Như vậy, tỷ lệ nghèo đa chiều đếm đầu (H) 0,61% đã được điều chỉnh bởi cường độ

Page 112: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

112

nghèo (A) 0,32%.3. Một số giải pháp giảm nghèo đa chiều trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2020 - 2025

- Huy động hộ nghèo và cận nghèo tham gia công tác giảm nghèo.- Xác định đúng hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa phương.- Nâng cao năng lực cho các thành viên của hộ nghèo:+ Tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ chăm sóc về sức khỏe

và nâng cao trình độ học vấn.+ Đào tạo nghề và tăng cường cơ hội tìm kiếm việc làm.+ Hỗ trợ về tài chính và tạo sinh kế cho hộ nghèo.- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho hộ nghèo:+ Hỗ trợ đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền

sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.+ Nhà ở.- Tạo nguồn lực tài chính cho công tác giảm nghèo giai đoạn 2020

- 2025.- Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, thay đổi nhận thức của cấp

ủy, chính quyền và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chuyên trách giảm nghèo đa chiều.VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận

Phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều được áp dụng tại Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng không chỉ đánh giá mức độ nghèo của con người về vật chất - thu nhập, mà xác định được các thiếu hụt của các dịch vụ xã hội cơ bản, cả về tiếp cận và sử dụng dịch vụ. Đây là một bước tiến đáng kể trong chính sách an sinh xã hội đối với các đối tượng còn khó khăn trong xã hội hiện nay.

Với điều kiện kinh tế - xã hội phát triển khá tốt của thành phố Đà Nẵng, chuẩn nghèo thu nhập của Thành phố kể từ năm 2005 đến nay đã nâng cao dần so với chuẩn quy định của Trung ương. Đồng thời, khi Thành phố áp dụng đánh giá nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều của Trung ương trong 2 năm 2016 - 2017, tỷ lệ nghèo đa chiều về thu nhập theo chuẩn thành phố và thiếu hụt từ 30 điểm trở lên không có. Do đó, Thành phố cần xây dựng chuẩn nghèo đa chiều phù hợp và mở rộng đến các hộ gia đình không nghèo về thu nhập nhưng còn thiếu hụt các

Page 113: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

113

chiều xã hội nhằm xác định đúng đối tượng nghèo, cận nghèo đa chiều.Đề tài đã xây dựng chuẩn nghèo đa chiều mới của Thành phố giai

đoạn 2020 - 2025, trong đó sử dụng các chiều giáo dục, y tế bổ sung chiều về việc làm, bảo hiểm xã hội và nâng chuẩn nghèo về chất lượng nhà ở, diện tích nhà ở so với quy định của Trung ương, lồng ghép đánh giá tiếp cận thông tin trong các chiều xã hội mà không đánh giá riêng. Đồng thời, kế thừa kết quả đánh giá nghèo của TP. Hồ Chí Minh về chia nhóm nghèo thành 3 nhóm hộ nghèo (bao gồm: hộ nghèo nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 (nhóm 3a và nhóm 3b)) và hộ cận nghèo.

Đề tài xác định được tỷ lệ hộ nghèo đa chiều đếm đầu và cường độ nghèo của Thành phố cũng như từng quận, huyện từ đó tính toán được chỉ số nghèo đa chiều của Thành phố và đóng góp của các quận, huyện vào chỉ số nghèo chung của Thành phố.

Trên cơ sở phân nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo theo từng nhóm, Thành phố sẽ có định hướng thực hiện chính sách tác động hỗ trợ để nâng cao thu nhập và giảm dần các chiều nghèo, thiếu hụt của từng nhóm hộ. Đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác giảm nghèo, nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực và tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo.2. Kiến nghị

- Tăng cường quản lý cơ sở dữ liệu thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo:

+ Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu thông tin của hộ nghèo, hộ cận nghèo của Thành phố nhằm theo dõi, giám sát chặt chẽ mức độ tăng, giảm từng chiều, chỉ số nghèo của từng hộ nghèo, hộ cận nghèo; cập nhật thông tin và xác định được biến động (tăng, giảm) hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hàng năm và cả giai đoạn 2020 - 2025.

+ Quản lý chặt chẽ số lượng, danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo thành phố phục vụ đánh giá kết quả, hiệu quả giảm nghèo của thành phố, quận, huyện và phường, xã hàng năm và cả giai đoạn.

- Đối với giải pháp thay đổi quy trình xây dựng chương trình giảm nghèo:

+ Trên cơ sở Đề án đổi mới quy trình xây dựng chương trình giảm nghèo trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020 - 2025 và Hướng dẫn thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ của Tổ tự quản giảm nghèo tại các cụm dân cư do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, UBND thành phố ra quyết định ban hành Đề án và Hướng dẫn này. Trong đó,

Page 114: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

114

triển khai thí điểm Tổ tự quản tại một số phường, xã trong năm 2019 để sơ kết, rút kinh nghiệm và triển khai toàn thành phố từ năm 2020.

+ UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan thông tin truyền thông, các ban ngành chức năng tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân nói chung và hộ nghèo, cận nghèo hiểu về quan điểm định hướng giảm nghèo của Thành phố trong giai đoạn 2020 - 2025.

- Triển khai giải pháp về tăng cường năng lực cho hộ nghèo:+ Tạo điều kiện trong thực thi các chính sách, chương trình

để chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là từ lao động trồng lúa đơn canh sang đa canh hay trồng hoa màu, thực phẩm giá trị cao. Đồng thời, khuyến khích dồn điền, đổi thửa và thuê đất để giảm tình trạng phân mảnh đất nông nghiệp, từ đó có thể nâng cao hiệu quả sử dụng đầu vào và tăng cường cơ giới hóa trong nông nghiệp.

+ Tạo điều kiện cho các địa phương như huyện Hòa Vang, quận Cẩm Lệ và Liên Chiểu làm việc với các quận của Hàn Quốc để xây dựng ký kết hợp đồng lao động thời vụ trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó, hàng năm xây dựng kế hoạch đưa lao động đi lao động ngắn hạn tại Hàn Quốc, trong đó ưu tiên từ 30 - 50% số lượng lao động là thành viên của hộ nghèo, cận nghèo đăng ký thoát nghèo, cận nghèo trong năm.

+ Theo Báo cáo “Tương lai việc làm Việt Nam: Khai thác xu hướng lớn cho sự phát triển thịnh vượng hơn - Tổng quan” của Ngân hàng Thế giới (2018), khối doanh nghiệp tư nhân đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như doanh nghiệp rất nhỏ đang đóng góp việc làm nhiều hơn so với các loại hình sở hữu doanh nghiệp khác. Do đó, chính quyền thành phố chỉ đạo các ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia thị trường bằng cách đơn giản hóa thủ tục và hỗ trợ thành lập doanh nghiệp từ đó tạo nhiều việc làm. Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp rời khỏi thị trường một cách trật tự, minh bạch, hiệu quả, từ đó giúp các doanh nghiệp có hiệu quả nhất tiếp tục hoạt động, khởi sắc và phát triển.

- Để có cơ sở chuyển Quỹ vì người nghèo từ MTTQ sang ngành LĐ-TB&XH, UBND thành phố làm việc với Mặt trận TQVN thành phố về cơ chế này.

- Theo nghiên cứu của Đề tài, có thể đánh giá ảnh hưởng của từng quận, huyện đến chỉ số nghèo đa chiều (MPI) của Thành phố, vì vậy, xem xét bổ sung chỉ tiêu này vào đánh giá thi đua hàng năm của các quận, huyện./.

Page 115: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

115

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHAI THÁC NƯỚCỞ CÁC SÔNG, SUỐI NHỎ PHỤC VỤ CẤP NƯỚC SINH HOẠT

VÀ NƯỚC TƯỚI CHO CÁC LOẠI CÂY ĂN QUẢ VÙNG SƯỜN ĐỒI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Mã Văn HùngCơ quan chủ trì: Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung

và Tây NguyênNăm nghiệm thu: 2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀĐối với thành phố Đà Nẵng, việc áp dụng các công nghệ khai thác

nước trên các sông, suối, hồ chứa, đập dâng (như các trạm bơm: Túy Loan, Bích Bắc, An Trạch…) để cung cấp nguồn nước phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp đã phát huy hiệu quả rõ rệt, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của Thành phố. Tuy nhiên, các giải pháp khai thác nước hiện chỉ đơn thuần sử dụng các loại máy bơm, trạm bơm thông dụng để khai thác nước nơi địa hình tương đối bằng phẳng, có độ chênh cao địa hình không lớn. Còn đối với các khu vực dân cư thưa thớt, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống xa trung tâm ở một số khu vực miền núi thì các giải pháp cấp nước hiện có chưa phù hợp với thực tế địa phương, nếu có thì suất đầu tư khá lớn, quá tốn kém mà hiệu quả kinh tế thấp.

Để thực hiện mục tiêu đảm bảo cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn miền núi đến năm 2020 và mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nông thôn theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả góp phần tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống thì việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ khai thác nước ở các sông, suối nhỏ phục vụ cấp nước sinh hoạt và nước tưới cho các loại cây ăn quả vùng sườn đồi huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” là rất cần thiết và cấp bách.II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Đề xuất được các giải pháp hợp lý cấp nước sinh hoạt cho các vùng miền núi, dân cư không tập trung và cấp nước tưới cho các loại cây trồng ăn quả có giá trị kinh tế vùng sườn đồi.

- Xây dựng 01 mô hình mẫu ứng dụng công nghệ bơm va cấp nước sinh hoạt tự động cho xã Hòa Bắc quy mô khoảng 100 hộ dân.III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Page 116: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

116

1. Đối tượng nghiên cứu: Các công nghệ cấp nước có thể áp dụng cho khu vực sông, suối nhỏ.2. Phạm vi nghiên cứu: Các suối nghiên cứu tập trung chủ yếu ở xã Hòa Bắc, một số suối thuộc xã Hòa Phú và xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang - thành phố Đà Nẵng. Từ kết quả khảo sát thực địa và trên bản đồ, xác định được danh mục các suối như sau:Bảng 1. Vị trí các suối nhỏ có thể khai thác nước của huyện Hòa Vang

TT Tên suối Địa điểm F (km2) Chiều dài (km)

1 Khe Ram Hòa Bắc 9,69 3,12 Khe Hội Yên Hòa Bắc 4,5 1,13 Suối Cô Đè Hòa Bắc 0,75 1,04 Khe Suối Cây Hòa Bắc 17,06 3,45 Khe Áo Hòa Bắc 3,76 3,56 Khe Trí Hòa Bắc 2,15 0,77 Ngầm đôi Hòa Bắc 13,35 0,658 Suối lớn Hòa Bắc 25,13 0,69 Trung Nghĩa Hòa Bắc 13,19 3,010 Khe Đào Hòa Bắc 1,31 1,7

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU- Phương pháp thu thập thông tin, điều tra phỏng vấn đối tượng

nghiên cứu.- Phương pháp phân tích, tổng hợp.- Phương pháp đo đạc, khảo sát thực địa.- Phương pháp mô hình thủy văn, thủy lực.- Phương pháp thí nghiệm hiện trường.- Phương pháp kế thừa.- Phương pháp đo đạc, phân tích thống kê.- Phương pháp đào tạo và chuyển giao.

V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU- Điều tra, thu thập tài liệu về tình hình cấp nước sinh hoạt và cấp

nước tưới, tiềm năng quỹ đất có thể trồng cây ăn quả ở các xã miền núi của huyện Hòa Vang.

- Khảo sát, đánh giá về điều kiện địa hình và nguồn nước có thể

Page 117: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

117

khai thác được ở một số suối nhỏ miền núi huyện Hòa Vang.- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thu, trữ nước hợp lý cho sinh

hoạt và cấp nước tưới cho cây ăn quả vùng sườn đồi huyện Hòa Vang.- Thiết kế và xây dựng một mô hình mẫu cấp nước bằng bơm tại

xã Hòa Bắc với quy mô khoảng 100 hộ dân.- Đào tạo, tập huấn và chuyển giao công nghệ.

VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU1. Đánh giá tiềm năng nguồn nước có thể khai thác được ở một số suối nhỏ miền núi huyện Hòa Vang1.1. Đánh giá chất lượng nước các suối nghiên cứu

- Đối với mục đích cấp nước cho tưới: Các chỉ tiêu quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08: 2008/BTNMT trong cột B1.

- Đối với mục đích cấp nước cho sinh hoạt: Đối với mục đích này thì các chỉ tiêu quan trắc đều nằm trong phạm vi cho phép khi áp dụng hình thức khai thác nước của cá nhân và hộ gia đình và khi có áp dụng công nghệ xử lý phù hợp. Đối với nước để cấp cho cơ sở cung cấp nước thì chỉ số Ecoli và Coliform cần phải được xử lý tối đa bằng các thiết bị lọc để loại bỏ các chỉ số này nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế.1.2. Kết quả tính toán các đặc trưng khí tượng thủy văn (KTTV) dòng chảy của các suối nghiên cứua) Dòng chảy chuẩn

Bảng 2. Tổng lượng nước đến W0 tại vùng nghiên cứu

Vị tríSuối Khe Ram

SuốiHội Yên

Suối Trung Nghĩa

Khe Suối Cây

Khe Nứa

Suối Lớn

Khe Trí

W0 (m3) 16.494 3.449 22.454 29.052 1.227 42.780 2.234

Bảng 3. Lưu lượng nước đến trung bình Q0 tại các vùng nghiên cứu

Vị tríSuối Khe Ram

Suối Hội Yên

Suối Trung Nghĩa

Khe Suối Cây

Khe Nứa

Suối Lớn

Khe Trí

Q0 (m3/s) 0,524 0,236 0,713 0,922 0,041 1,358 0,071

Page 118: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

118

Bảng 4. Mô-đun dòng chảy M0 các khu vực nghiên cứu

Vị tríSuối Khe Ram

Suối Hội Yên

Suối Trung Nghĩa

Khe Suối Cây

Khe Nứa

Suối Lớn

Khe Trí

M0 (l/s.km2) 54,054 54,054 54,054 54,054 54,054 54,054 54,054

Theo tập ATLAS khí tượng thủy văn Việt Nam cho thấy mô-đun vùng này biến đổi trong khoảng M=40÷60 (l/s.km2), do đó dòng chảy tính theo phương pháp này là hợp lý.b) Dòng chảy năm thiết kế

Kết quả tính toán được các đặc trưng thống kê và lưu lượng dòng chảy năm thiết kế như bảng sau:

Bảng 5. Lưu lượng dòng chảy thiết kế

P(%) TB 10 25 75 85 90

Kp 1,36 1,18 0,80 0,46 0,28

Q (m3/s)

Suối Khe Ram 0,52 0,71 0,62 0,42 0,24 0,15

Suối Hội Yên 0,24 0,32 0,28 0,19 0,11 0,07

Suối Trung Nghĩa 0,71 0,97 0,84 0,57 0,33 0,20

Khe Suối Cây 0,92 1,25 1,08 0,74 0,42 0,26Khe Nứa 0,04 0,05 0,05 0,03 0,02 0,01Suối Lớn 1,36 1,84 1,60 1,09 0,62 0,39

Khe Trí 0,07 0,10 0,08 0,06 0,03 0,02

Bảng 6. Đặc trưng dòng chảy năm ứng với tần suất thiết kế

Suối Q0 (m3/s) CV CS

P (%)75% 80% 85% 90%

Khe Ram 0,45 0,35 0,71 0,34 0,31 0,29 0,26Hội Yên 0,2 0,36 0,69 0,15 0,14 0,13 0,11

Trung Nghĩa 0,61 0,35 0,71 0,45 0,43 0,39 0,36Suối Cây 0,79 0,35 0,69 0,59 0,46 0,51 0,46Khe Nứa 0,03 0,37 0,37 0,02 0,02 0,02 0,02Suối Lớn 1,158 0,35 0,69 0,86 0,81 0,75 0,68Khe Trí 0,06 0,36 0,72 0,04 0,04 0,04 0,03

Page 119: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

119

Với mô hình phân phối dòng chảy năm thiết kế đã có, tiến hành tính toán phân phối dòng chảy năm theo mô hình năm đại biểu. Năm đại biểu (ĐB) có lượng dòng chảy năm xấp xỉ lượng dòng chảy năm thiết kế ứng với tần suất tương ứng và có mô hình phân phối tương đối bất lợi.c) Dòng chảy kiệt

Bảng 7. Lưu lượng năm nhỏ nhất (m3/s)

Tên suốiLưu lượng năm ứng với tần suất P(%)

50 75 80 85 90Suối Khe Ram 0,110 0,090 0,080 0,080 0,070Suối Hội Yên 0,050 0,040 0,040 0,030 0,030Suối Trung Nghĩa 0,150 0,120 0,110 0,110 0,100Khe Suối Cây 0,150 0,120 0,110 0,110 0,100Khe Nứa 0,010 0,010 0,010 0,010 0,010Suối Lớn 0,300 0,230 0,220 0,200 0,180Khe Trí 0,020 0,020 0,010 0,010 0,010

d) Dòng chảy lũBảng 8. Kết quả tính toán lũ thiết kế và lũ kiểm tra

TT Tên suối F (km2)

Hp Lũ thiết kế Lũ kiểm tra

P=2% P=1% QP=2% WP=2% QP=1% WP=1%

1 Khe Ram 9,7 476,4 519,5 223,1 2307,9 246,5 2516,92 Hội Yên 4,4 476,4 519,5 94355,0 890,8 104,0 971,4

3 Trung Nghĩa 13,2 476,4 519,5 218,6 3141,5 241,6 3426,0

4 Suối Cây 17,1 476,4 519,5 110,1 1043,2 392,7 4431,25 Khe Nứa 0,8 476,4 519,5 19,4 69,8 21,4 76,26 Suối Lớn 25,1 476,4 519,5 684,2 5985,3 755,2 6527,37 Khe Trí 1,3 476,4 519,5 42,1 46,5

1.3. Đánh giá khả năng khai thác nước ngầm tầng nông ở các suối nghiên cứua) Mục đích, yêu cầu và phương pháp tính toán

- Mục đích, yêu cầu: Xác định lưu lượng dòng chảy ngầm mùa kiệt của các suối nhỏ có thể khai thác bằng công nghệ đập ngầm, hào thu nước.

Page 120: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

120

- Phương pháp tính toán: Xác định theo “TCCS 02:2014/VTC: Công trình cấp nước sinh hoạt miền núi dạng đập ngầm và hào thu nước - Hướng dẫn thiết kế, thi công và quản lý vận hành” được ban hành theo Quyết định số 400/QĐ-VTC ngày 19/11/2014 của Viện Thủy công.b) Kết quả khảo sát lưu lượng nước ngầm

Bảng 9. Tổng hợp kết quả đo đạc lưu lượng nước ngầm

Tên suốiSuối Khe Ram

Suối Hội Yên

Suối Trung Nghĩa

Khe Suối Cây

Khe Nứa

Suối Lớn

Khe Trí

Dung tích nước bình quân (m3) 0,14 0,05 0,16 0,17 0,03 0,19 0,02

Thời gian (phút) 15 15 15 15 15 15 15

Lưu lượng nước ngầm (lít/phút) 9,3 3,3 10,7 11,3 2,0 12,7 1,3

Theo TCCS 02:2014/VTC: Nếu lượng nước chảy vào hố đạt yêu cầu tối thiểu 0,1 (lít/phút) thì có thể kết luận khả năng lắp hệ thống thu gom nước để cấp bằng công nghệ này.

Dựa vào kết quả đo lưu lượng nước ngầm của 7 suối vào mùa kiệt ta thấy cả 7 suối đều có lưu lượng nước ngầm > 0,1 (lít/phút). Vậy cả 7 suối đều đạt yêu cầu để lắp đặt hệ thống thu gom nước bằng đập ngầm, hào thu nước.

Theo TCCS 02:2014/VTC thì địa chất của 7 suối là thỏa mãn để lắp đặt hệ thống đập ngầm và có thể sử dụng vật liệu tại chỗ cuội sỏi lòng suối để thi công đập ngầm.

Đánh giá khả năng làm đập ngầm thu nước:Để làm đập ngầm thu nước theo TCCS 02:2014/VTC thì ngoài

việc đo lưu lượng nước ngầm, địa chất các suối khảo sát thì còn phải chọn được vị trí xây đập ngầm chắn nước, vị trí đặt bể tập trung đảm bảo dẫn nước tự chảy đến hộ sử dụng.

Sau khi đo lưu lượng nước ngầm và đánh giá địa chất của 7 suối khảo sát, kết hợp với đi thực địa thì có 5 suối có thể nghiên cứu làm đập ngầm thu nước bao gồm: Suối Khe Ram, suối Cây, suối Lớn, Khe Nứa và Khe Trí.1.4. Kết quả tính toán xác định nhu cầu cấp nước sinh hoạt và tưới cây ăn quả vùng sườn đồi huyện Hòa Vang

Page 121: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

121

a) Nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho người dânSố lượng người dân cần cấp nước sinh hoạt hiện nay của từng xã

và nguồn nước dự kiến khai thác như sau:Bảng 10. Lưu lượng nước sinh hoạt và nguồn suối cung cấp nước

TT Thôn, xã Số hộ Người Định mức(l/người/ng.đ)

Lưu lượng (m3/ng.đ) Nguồn nước

1Thôn Hội Yên, Yên Định, xã Hòa Bắc

187 748 150 112,2 Khe Ram

2 Thôn Hội Yên, xã Hòa Bắc 100 400 150 60 Khe Hội Yên

3Thôn Trung Nghĩa, xã Hòa Ninh

162 648 150 97,2Suối Trung

Nghĩa

4Thôn Bàu Bàng, xã Hòa Bắc

20 800 150 120 Khe Suối Cây

5Thôn Nam Yên, xã Hòa Bắc

30 120 150 18Suối Khe

Nứa

6 Thôn An Sơn, xã Hòa Ninh 70 280 150 42 Suối lớn

7 Thôn Nam Mỹ, xã Hòa Bắc 20 70 150 10,5 Khe Đào

Tổng 589 3066 240

Ghi chú: Định mức cấp nước theo TC33-BXD.b) Xác định nhu cầu tưới cây ăn quả vùng sườn đồi huyện Hòa Vang

Diện tích các vùng đất sườn đồi có thể khai thác trồng các loại cây ăn quả như ổi, chuối, bưởi tương ứng với các thôn, xã và nguồn nước dự kiến như bảng dưới đây.

Page 122: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

122

Bảng 11. Diện tích và nguồn suối cung cấp nước tưới

TT Tên thôn, xã Diện tích (ha) Nguồn nước cấp

1 Thôn Hội Yên, Yên Định - xã Hòa Bắc 30 ha mía Khe Ram

2 Thôn Hội Yên - xã Hòa Bắc 5 ha ổi, chuối Khe Hội Yên

3 Thôn Trung Nghĩa - xã Hòa Ninh 3 ha bưởi Suối Trung Nghĩa

Nội dung tính toán hệ số tưới và mức tưới của các loại cây ăn quả sử dụng phần mềm CROPWAT. Tổng hợp kết quả tính toán nhu cầu nước theo tháng của các suối như sau:

Bảng 12. Tổng nhu cầu nước sinh hoạt (SH) và tưới theo tháng đối với các suối nghiên cứu

Tên suối Tháng 1 2 3 4 5 6

Khe RamCấp nước SH (m3) 3.478 3.142 3.478 3.366 3.478 3.366Nước tưới (m3) 13.800 32.520 45.060 44.640 37.530 29.640Tổng (m3) 17.278 35.662 48.538 48.006 41.008 33.006

Khe Hội Yên

Cấp nước SH (m3) 1.860 1.680 1.860 1.800 1.860 1.800Nước tưới (m3) 1.275 1.055 385 1.030 1.030 1.030Tổng (m3) 3.135 2.735 2.245 2.830 2.890 2.830

Trung Nghĩa

Cấp nước SH (m3) 3.013 2.722 3.013 2.916 3.013 2.916Nước tưới (m3) 765 633 231 618 618 618Tổng (m3) 3.778 3.355 3.244 3.534 3.631 3.534

Khe Suối Cây

Cấp nước SH (m3) 3.720 3.360 3.720 3.600 3.720 3.600Nước tưới (m3) - - - - - -Tổng (m3) 3.720 3.360 3.720 3.600 3.720 3.600

Suối Khe Nứa

Cấp nước SH (m3) 558 504 558 540 558 540Nước tưới (m3) - - - - - -Tổng (m3) 558 504 558 540 558 540

Suối LớnCấp nước SH (m3) 1.302 1.176 1.302 1.260 1.302 1.260Nước tưới (m3) - - - - - -Tổng (m3) 1.302 1.176 1.302 1.260 1.302 1.260

Khe ĐàoCấp nước SH (m3) 326 294 326 315 326 315Nước tưới (m3) - - - - - -Tổng (m3) 326 294 326 315 326 315

Page 123: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

123

Bảng 13. Tổng nhu cầu nước sinh hoạt và tưới theo tháng đối với các suối nghiên cứu (tiếp theo)

Tên suối Tháng 7 8 9 10 11 12

Khe RamCấp nước SH (m3) 3.478 3.478 3.366 3.478 3.366 3.478Nước tưới (m3) 21.390 5.850 - - - -Tổng (m3) 24.868 9.328 3.366 3.478 3.366 3.478

Khe Hội Yên

Cấp nước SH (m3) 1.860 1.860 1.800 1.860 1.800 1.860Nước tưới (m3) 1.030 1.030 - - - -Tổng (m3) 2.890 2.890 1.800 1.860 1.800 1.860

Trung Nghĩa

Cấp nước SH (m3) 3.013 3.013 2.916 3.013 2.916 3.013Nước tưới (m3) 618 618 - - - -Tổng (m3) 3.631 3.631 2.916 3.013 2.916 3.013

Khe Suối Cây

Cấp nước SH (m3) 3.720 3.720 3.600 3.720 3.600 3.720Nước tưới (m3) - - - - - -Tổng (m3) 3.720 3.720 3.600 3.720 3.600 3.720

Suối Khe Nứa

Cấp nước SH (m3) 558 558 540 558 540 558Nước tưới (m3) - - - - - -Tổng (m3) 558 558 540 558 540 558

Suối Lớn

Cấp nước SH (m3) 1.302 1.302 1.260 1.302 1.260 1.302Nước tưới (m3) - - - - - -Tổng (m3) 1.302 1.302 1.260 1.302 1.260 1.302

Khe Đào

Cấp nước SH (m3) 326 326 315 326 315 326Nước tưới (m3) - - - - - -Tổng (m3) 326 326 315 326 315 326

1.5. Tính toán cân bằng nước cho các suối nghiên cứu- Xét về mặt lưu lượng và tổng lượng thì các suối đều đủ khả năng

cung cấp cho sinh hoạt và tưới cây ăn quả vùng sườn đồi của huyện Hòa Vang và chất lượng nước theo kết quả thí nghiệm đảm bảo.

- Kết quả tính toán dòng chảy là tính cho lưu vực lớn nhất của suối (cửa ra cuối cùng). Chính vì vậy, nếu xây dựng công trình tại các vị trí khác ở phía thượng lưu của cửa ra cuối cùng thì cần phải đánh giá và cân bằng nước một cách cụ thể, tương ứng.

- Do địa hình khu vực phần lớn ở cao hơn suối, vì vậy cần phải có phương án lựa chọn vị trí xây dựng công trình cũng như giải pháp khai thác nguồn nước hợp lý.

Page 124: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

124

- Các khu dân cư cơ bản có cao trình thấp hơn suối nên lựa chọn phương án tự chảy hoặc xây dựng đập thấp và bơm va để cấp nước sinh hoạt và nước tưới.1.6. Đánh giá hiện trạng và khả năng khai thác nước của các suối nghiên cứua) Đối với suối Khe Ram - xã Hòa Bắc

Đánh giá về hiện trạng và khả năng khai thác: Thời điểm tiến hành khảo sát (tháng 01/2017) đang chuẩn bị đến mùa khô nhưng theo đánh giá của nhóm nghiên cứu thì nguồn nước ở đây rất dồi dào, có khả năng khai thác để phục vụ cấp nước cho sinh hoạt và nước tưới. Dựa vào địa hình suối này có thể xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt hoặc nước tưới như xây dựng các hạng mục: tuyến đập dâng nước, bể lắng lọc, xây dựng tuyến đường ống tự chảy, cấp nước cho sinh hoạt và tưới cho các thôn Nam Yên, An Định của xã Hòa Bắc.

Khu vực xung quanh suối cây cối rậm rạp. Tuyến đường ống dài dẫn đến tổn thất cột nước lớn. Hiện nay, tuyến đường để đi vào khu vực đầu mối là đường do người dân làm nương, rẫy tự tạo ra nên rất khó khăn trong quá trình xây dựng công trình. b) Đối với suối Hội Yên - xã Hòa Bắc

Về tiềm năng nguồn nước có thể khai thác: Nước ở suối rất dồi dào, lớp nước dòng chảy thời điểm tiến hành khảo sát (tháng 01/2017) trung bình khoảng 40 cm, đảm bảo khả năng khai thác nước phục vụ cấp nước sinh hoạt và tưới cho người dân thôn Nam Yên.

Địa hình suối này có thể xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt hoặc nước tưới như xây dựng các hạng mục: tuyến đập dâng nước, trạm bơm (bơm va, bơm thủy luân, bơm năng lượng mặt trời, bơm động lực…), bể lắng lọc, xây dựng tuyến đường ống, cấp nước sinh hoạt và tưới cho thôn Nam Yên.c) Đối với suối Khe Nứa - xã Hòa Bắc

Về tiềm năng nguồn nước có thể khai thác: Nguồn nước tương đối dồi dào, lớp nước dòng chảy thời điểm tiến hành khảo sát (tháng 01/2017) trung bình khoảng 30 cm, đảm bảo khả năng khai thác nước phục vụ cấp nước sinh hoạt và tưới cho người dân thôn Nam Yên.

Hiện tại suối này đã có 1 công trình cấp nước bao gồm: 1 đập dâng nước nhỏ, 1 đường ống thép đến khu xử lý đường kính D90, khu xử lý là bể lắng lọc kích thước khoảng (4 x 3 x 2) m; 1 tuyến đường ống cấp nước HDPE DN34 hiện nay đang cấp cho khoảng 100 người (khoảng

Page 125: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

125

30 hộ dân) của thôn Nam Yên.d) Đối với suối Cây - xã Hòa Bắc

Về tiềm năng nguồn nước có thể khai thác: Nguồn nước tại đây tương đối tốt, độ sâu trung bình 0,5 m. Phía thượng lưu của suối Cây làm một đập ngăn tạo thành hồ nhỏ dùng để cấp nước cho khu vực Bầu Bàng và khu Trung tâm giáo dưỡng. Nguồn nước cấp cho khu vực này luôn đảm bảo.e) Đối với Khe Áo - xã Hòa Bắc

Về tiềm năng nguồn nước có thể khai thác: Nguồn nước Khe Áo rất dồi dào, chiều cao trung bình 40 cm, theo đánh giá đảm bảo khả năng cấp nước tưới và sinh hoạt cho người dân thôn Tà Lang và thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc.

Tại thượng nguồn của suối làm đập dâng nước sau đó có 2 tuyến ống dẫn nước đường kính D90 và D114, dẫn đến 2 bể xử lý. Tuyến ống dẫn từ 2 khu bể xử lý này đi đến 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí để cung cấp nước sạch cho người dân. Đối với tuyến ống dẫn D114 cấp cho khoảng 200 người thôn Tà Lang, đối với tuyến ống dẫn D90 cấp nước cho khoảng 110 người khu vực Cầu Sụp.f) Đối với Khe Trí - xã Hòa Bắc

Về tiềm năng nguồn nước có thể khai thác: Nguồn nước Khe Trí tương đối nhiều, chiều cao trung bình 30 cm, theo đánh giá đảm bảo khả năng cấp nước tưới và sinh hoạt cho người dân thôn Nam Mỹ, xã Hòa Bắc.

Hiện tại trên Khe Trí này đã xây dựng công trình cấp nước bao gồm: 1 đập dâng nước, tuyến ống dẫn nước về để cấp nước cho khoảng 150 người (khoảng 40 hộ) của thôn Nam Mỹ.

Quá trình làm đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi cắt ngang qua suối làm ảnh hưởng đến nguồn nước cũng như tuyến đường ống cấp nước. Cửa van của đường ống cấp nước hiện nay đang bị hỏng. Do đó, việc nâng cấp, sửa chữa nâng cao khả năng khai thác nguồn nước cấp cho sinh hoạt và cho tưới tại khu vực này là rất cần thiết.g) Đối với Khe Đào - xã Hòa Bắc

Về tiềm năng nguồn nước có thể khai thác: Nguồn nước Khe Đào rất dồi dào, chiều cao trung bình 40 cm, theo đánh giá đảm bảo khả năng cấp nước tưới và sinh hoạt cho người dân thôn Nam Mỹ, xã Hòa Bắc.

Page 126: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

126

Hiện tại, suối này đã có công trình cấp nước sạch cho thôn Nam Mỹ bao gồm: 01 đập dâng đặt tại thượng nguồn của suối, 01 tuyến đường ống HDPE D90, 01 tuyến đường ống HDPE D63 và đấu nối vào tuyến đường ống cấp nước cho các hộ dân tuyến đường ống HDPE D50.h) Đối với suối Ngầm Đôi - xã Hòa Phú

Về tiềm năng nguồn nước có thể khai thác: Nguồn nước suối Ngầm Đôi rất dồi dào, chiều cao trung bình 50 cm. Hiện nay, suối được đầu tư và trở thành điểm tham quan du lịch của thành phố Đà Nẵng.

Dọc bên bờ phải của suối, hiện nay đã có công trình cấp nước sạch cho xã Hòa Phú bao gồm các hạng mục: tuyến đường ống dẫn bằng thép đường kính D110 mm từ thượng nguồn xuống đến bể lắng lọc, tuyến đường ống dẫn đường kính D90 mm cấp nước cho khu vực xã Hòa Phú.i) Đối với suối Lớn - xã Hòa Ninh

Về tiềm năng nguồn nước có thể khai thác: Nguồn nước suối Lớn có lưu lượng tương đối lớn, chiều cao trung bình 50 cm. Trước đây, trên nhánh suối này có công trình cấp nước sạch cho khu vực thôn An Sơn. Tuy nhiên, hiện nay khu vực này đã dùng nước của Công ty TNHH cấp nước Đà Nẵng.j) Đối với suối Trung Nghĩa

Về tiềm năng nguồn nước có thể khai thác: Nguồn nước suối Trung Nghĩa dồi dào, chiều cao trung bình 30 cm, hai bên suối hiện nay chủ yếu trồng lúa và hoa màu.

Giải pháp cấp nước từ nguồn nước suối này cho khu dân cư của thôn 1, thôn 5, thôn Hòa Trung và Trung Nghĩa, xã Hòa Ninh là rất khó, bởi vì địa hình thấp và thoải, lưu lượng nước nhỏ. Nếu thực hiện được cần có giải pháp như xây dựng đài cấp nước cũng như hệ thống lắng lọc phải cao mới có thể đưa nước tự chảy về các thôn. Tuy nhiên, để đưa ra giải pháp cấp nước hợp lý cần tính toán kỹ về kinh tế, kỹ thuật và lợi ích mang lại.2. Đề xuất giải pháp khai thác nước hợp lý cho sinh hoạt và cấp nước tưới cho cây ăn quả vùng sườn đồi huyện Hòa Vang2.1. Giải pháp khai thác nước tự chảy bằng đập kết hợp kênh dẫn hoặc đường ống

- Nội dung giải pháp: Xây dựng đập dâng chắn ngang suối nhằm tạo đầu nước đủ cao ở đầu nguồn (tức là tạo ra chênh cao thủy lực), sau đó dẫn nước tự chảy bằng hệ thống đường ống hoặc kênh dẫn đến khu

Page 127: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

127

vực cần cung cấp nước.

Hình 1. Sơ đồ giải pháp khai thác nước tự chảy bằng đập kết hơp kênh dẫn/đường ống.

- Ưu điểm: Dễ làm, dẫn nước tự chảy, thi công nhanh, tiết kiệm chi phí xây dựng công trình đầu mối, không tốn chi phí nhiên liệu vận hành.

- Nhươc điểm: Khó khăn trong việc lựa chọn vị trí xây dựng đập dâng vì phụ thuộc rất nhiều vào địa hình lòng suối và khu vực cần cấp nước, suối cần có lượng nước dồi dào, lưu lượng cấp nước nhỏ, vào mùa khô có thể không cấp đủ nước.

- Điêu kiện áp dụng: Chỉ áp dụng được những nơi có nguồn nước suối dồi dào, chênh

cao địa hình giữa vị trí làm đập dâng và khu vực cần cấp nước là đủ lớn theo tính toán thủy lực thì mới đủ áp lực dẫn nước tự chảy.

Địa điểm cụ thể có thể áp dụng: Có thể xem xét áp dụng tại các suối sau: Khe Ram, Khe Nứa, Suối Cây, Khe Đào, Khe Áo, Khe Trí (thuộc xã Hòa Bắc); Suối Lớn (thuộc xã Hòa Ninh).

Page 128: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

128

2.2. Giải pháp khai thác nước tự chảy bằng đập kết hợp trạm bơm va/bơm thủy luân/bơm năng lượng mặt trời

- Nội dung giải pháp: Xây dựng đập dâng nước chắn ngang suối để tạo đầu nước đủ cao cần thiết so với vị trí bơm va, dùng ống dẫn đặt nghiêng với độ dốc và khoảng cách thích hợp để tạo ra áp lực nước dẫn về bơm va, lợi dụng năng lượng nước va để đẩy nước lên bể chứa (bể lắng lọc, xử lý nước) đặt trên cao, sau đó dẫn nước tự chảy bằng đường ống về khu vực cần cấp nước (khu tưới và khu dân cư).

Hình 2. Sơ đồ giải pháp khai thác nước bằng đập kết hơp bơm va- Ưu điểm: Đơn giản, thi công lắp đặt nhanh, rút ngắn thời gian

thi công, vốn đầu tư thấp, chi phí quản lý vận hành thấp do không phải sử dụng năng lượng điện, dầu. Có thể lấy được nước từ những khe suối sâu, địa hình rất thấp so với khu vực cần cấp nước, cột nước đẩy lên rất cao từ 2÷30 lần.

- Nhươc điểm: Cần có địa hình dốc phù hợp, lưu lượng nhỏ, phải thay đệm cao su va đập định kỳ.

- Điêu kiện áp dụng:Áp dụng tại vùng cao đất dốc, địa hình chia cắt phân tán; vùng

sâu, vùng xa nơi không có mạng lưới điện; có đủ lưu lượng và cột nước yêu cầu.

Địa điểm cụ thể có thể áp dụng: Khe Ram, Khe Hội Yên, Khe Nứa, Suối Cây, Khe Đào (thuộc xã Hòa Bắc); Suối Lớn, Suối Trung Nghĩa (thuộc xã Hòa Ninh).

- Mô hình thi điểm áp dụng công nghệ bơm va: Tại khu vực suối Hội Yên, thôn Nam Yên, xã Hòa Bắc đã xây dựng 01 mô hình thí điểm cấp nước sinh hoạt cho khoảng hơn 100 hộ dân và tạo nguồn nước tưới cho khoảng 10 ha cây ăn quả bằng công nghệ đập dâng kết hợp bơm va. Mô hình gồm các hạng mục chính như sau:

Page 129: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

129

+ Đập dâng: Có lõi bằng bê tông đá hộc, được bọc bằng lớp bê tông cốt thép (BTCT) M250, dày 20 cm, chiều dài đập 18 m, cao 2,2 m.

+ Trạm bơm va: Sử dụng công nghệ bơm va, loại bơm HBIL 420, lưu lượng cấp nước yêu cầu Qyc = 0,91 (l/s), tương đương khoảng 78 m3/ngày đêm.

+ Bể lắng, lọc, trữ: Bằng BTCT, có kiểu lọc đứng, dung tích bể chứa khoảng 85 m3.

+ Đường ống cấp nước: Bằng HDPE, đường kính D50, dài 1550 m.

Mô hình này sẽ kết nối vào cùng một hệ thống với dự án cấp nước ở suối Khe Ram (do Chi cục Thủy lợi thực hiện) để cấp nước cho người dân ở khu vực thôn Nam Yên, xã Hòa Bắc.2.3. Giải pháp khai thác nước bằng đập ngầm và hào thu nước

- Nội dung giải pháp: Xây dựng đập ngầm và hào thu nước đặt ngầm dưới mặt đất để thu nước ngầm tầng mặt, dẫn nước tự chảy bằng đường ống dẫn về bể chứa để trữ và xử lý nước, rồi từ bể chứa nước dẫn về khu vực cần cấp nước.

Hình 3. Sơ đồ giải pháp khai thác nước bằng đập ngầm và hào thu nước

- Ưu điểm: Hệ thống không bị ảnh hưởng của ngoại cảnh (như: đất đá, cây cối, mưa lũ trên suối), nguồn nước cấp luôn ổn định cả trong mùa mưa và mùa khô, lợi thế thu được nước ngầm dưới đất nên lượng nước trữ dồi dào → Tăng hiệu quả cấp nước.

- Nhươc điểm: Cần mặt bằng đủ rộng để lắp đặt băng thu, thường xuyên kiểm tra quá trình làm việc của hệ thống (mỗi tháng ít nhất 1 lần).

- Điêu kiện áp dụng:Đập được xây dựng tại con suối vào thời điểm kiệt nhất phải có

Page 130: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

130

một lớp nước nhỏ chảy trên mặt hoặc trong tầng cuội sỏi. Lòng suối có đủ diện tích để bố trí hệ thống thu nước, vị trí xây dựng lòng suối phải có ít đá tảng lăn.

Địa điểm cụ thể có thể áp dụng: Khe Ram, Khe Hội Yên, Khe Nứa, Suối Cây, Khe Đào (thuộc xã Hòa Bắc); Suối Lớn, Suối Trung Nghĩa (thuộc xã Hòa Ninh).2.4. Giải pháp khai thác nước tự chảy bằng đập kết hợp trạm bơm dầu, bơm điện

- Nội dung giải pháp: Xây dựng đập dâng nước chắn ngang suối để tạo đầu nước, sử dụng bơm dầu/bơm điện để đẩy nước lên bể chứa (bể lắng lọc, xử lý nước) đặt trên cao, sau đó dẫn nước tự chảy bằng đường ống về khu vực cần cấp nước (khu tưới và khu dân cư).

Hình 4. Sơ đồ giải pháp khai thác nước bằng đập kết hơp bơm dầu, bơm điện

- Ưu điểm: Chủ động nguồn nước, có thể xây dựng công trình ở gần khu dân cư, tạo được cột nước áp lực cao để dẫn nước tự chảy, dễ thi công.

- Nhươc điểm: Tốn kém chi phí xây dựng, dẫn điện, phải bố trí người theo dõi vận hành thường xuyên, nếu cấp cho một số hộ dân cư thì không hiệu quả về kinh tế.

- Điêu kiện áp dụngCó thể áp dụng phổ biến ở nhiều loại địa hình sông suối khác

nhau, nơi có nguồn cấp nước dồi dào, có điều kiện dẫn truyền điện phục vụ vận hành máy bơm, có thể bố trí cán bộ túc trực quản lý, vận hành.

Địa điểm cụ thể có thể áp dụng: Khe Ram, Khe Hội Yên, Khe Nứa, Suối Cây, Khe Đào, Khe Áo, Khe Trí (thuộc xã Hòa Bắc); Suối

Page 131: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

131

Lớn, Suối Trung Nghĩa (thuộc xã Hòa Ninh), nhưng cần xem xét hiệu quả cấp nước vì chi phí cao.VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận1.1. Về hiện trạng nguồn nước các suối có thể khai thác

Đối với 10 suối nhỏ trên địa bàn huyện Hòa Vang theo kết quả khảo sát thực địa thì đa số đều có khả năng khai thác nguồn nước phục vụ cho các nhu cầu tưới và sinh hoạt của địa phương. Cụ thể, có 5 suối thuộc xã Hòa Bắc (gồm: Khe Ram, Khe Hội Yên, Khe Nứa (Suối Cô Đè), Khe Suối Cây, Khe Đào) và 02 suối thuộc xã Hòa Ninh (Suối Lớn, Trung Nghĩa). 02 suối (Khe Trí, Khe Áo thuộc xã Hòa Bắc) hiện tại người dân vùng này đang sử dụng nước sạch của Thành phố nên chỉ có thể dùng để tưới cho nông nghiệp với lưu lượng khá bé. Riêng suối Ngầm Đôi (xã Hòa Phú) hiện nay đang sử dụng cho mục đích du lịch sinh thái.1.2. Về tính toán khí tượng thủy văn dòng chảy của các sông, suối

Kết quả tính toán khí tượng thủy văn dòng chảy từ các số liệu khí tượng tại các trạm đo: Đà Nẵng, Hòa Trung, Đồng Nghệ…, nhóm nghiên cứu đã xác định được các đặc trưng khí tượng (mưa, gió, độ ẩm…), đặc trưng thủy văn thiết kế (dòng chảy thiết kế, dòng chảy trung bình, dòng chảy lũ, dòng chảy kiệt…) của các lưu vực sông, suối dự kiến khai thác. Kết quả tính toán các thông số trên làm cơ sở tin cậy để tính toán cân bằng nước cho sinh hoạt và tưới trên địa bàn huyện Hòa Vang. 1.3. Về khả năng khai thác và chất lượng nước của các suối dự kiến khai thác

- Vê khả năng khai thác nước mặt, nước ngầm:+ Lưu lượng dòng chảy mùa kiệt: Từ kết quả đo lưu tốc (bằng

phao, máy đo lưu tốc) phục vụ tính toán lưu lượng dòng chảy mùa kiệt và so sánh với kết quả tính toán lưu lượng dòng chảy theo chuỗi số liệu thủy văn có kết quả như sau: Kết quả đo đạc lưu lượng dòng chảy vào tháng kiệt nhất đều lớn hơn lưu lượng tháng kiệt nhất trong tính toán thủy văn đối các suối dự kiến khai thác. Do đó, có thể đánh giá các suối đều có tiềm năng để khai thác nước phục vụ cho cấp nước nước sinh hoạt và nước tưới. Những suối này cần có phương án khai thác hợp lý để khai thác hết tiềm năng.

+ Lưu lượng dòng chảy ngầm mùa kiệt: Từ kết quả tính toán lưu

Page 132: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

132

lượng nước ngầm cho thấy lưu lượng nước ngầm của 07 suối dự kiến khai thác đều đảm bảo nguồn nước ngầm để lắp đặt hệ thống thu gom nước bằng đập ngầm.

- Đánh giá chất lương nước: Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích các chỉ tiêu hóa học mẫu nước mặt của các suối nghiên cứu, kết quả cho thấy chất lượng nguồn nước các suối trên nằm trong giới hạn cho phép cấp nước tưới và sinh hoạt theo tiêu chuẩn hiện hành. Tuy nhiên, đối với nước để cấp cho các cơ sở cung cấp nước thì chỉ số Ecoli và Coliform cần phải được xử lý tối đa bằng các thiết bị lọc chuyên dụng nhằm đạt chỉ tiêu theo QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế.1.4. Về tính toán cân bằng nước

Từ kết quả tính toán nhu cầu dùng nước và cân bằng nước cho sinh hoạt và tưới, cho thấy khả năng cấp nước cho các nhu cầu dùng nước là hoàn toàn đủ nước. Đặc biệt, khi tính đến khả năng gia tăng dân số trong tương lai thì với lượng dòng chảy đến như đã tính toán, tất cả các suối dự kiến khai thác nước đều đảm bảo nguồn nước cung cấp cho các nhu cầu dùng nước ở địa phương.1.5. Đề xuất giải pháp

Từ các nội dung nghiên cứu ở trên, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp khai thác nước hợp lý đối với các suối dự kiến khai thác trên địa bàn huyện Hòa Vang gồm các giải pháp công trình như: i) Giải pháp khai thác nước tự chảy bằng đập kết hợp kênh dẫn hoặc đường ống; ii) Giải pháp khai thác nước bằng đập kết hợp với trạm bơm va, bơm thủy luân, bơm năng lượng mặt trời; iii) Giải pháp khai thác nước bằng đập ngầm và hào thu nước; iv) Giải pháp lấy nước bằng trạm bơm (bơm dầu, bơm điện).1.6. Xây dựng mô hình thí điểm cấp nước bằng trạm bơm va tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang

Ứng dụng các kết quả của đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xây dựng được 01 mô hình thí điểm cấp nước sinh hoạt và nước tưới bằng trạm bơm va trên suối Hội Yên để cấp nước sinh hoạt cho khoảng 100 hộ dân (tại thôn Nam Yên, xã Hòa Bắc) và tạo nguồn cấp nước tưới cho khoảng 10 ha cây ăn quả của các hộ dân. Công trình gồm các hạng mục chính: Đập dâng nước trên suối, trạm bơm va, bể lắng - lọc - trữ, đường ống dẫn nước về khu dân cư. Với công suất khoảng gần 80 m3/ngày đêm, bơm đẩy nước lên cao 20 m so với mặt đập dâng.

Mô hình ứng dụng công nghệ bơm va với nhiều ưu điểm vượt trội

Page 133: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

133

như: Sử dụng năng lượng tái tạo, không cần dùng điện hoặc xăng, dầu; lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng đơn giản; giá thành rẻ, độ bền cao; rất phù hợp để lắp đặt ở những vị trí có điều kiện tương tự như suối Hội Yên.

Khi công trình đưa vào sử dụng sẽ giải quyết bài toán khó khăn về nước sinh hoạt và nước tưới cho người dân thôn Nam Yên, xã Hòa Bắc, và có thể tiến hành nhân rộng cho các suối ở khu vực khác trên địa bàn huyện Hòa Vang.2. Kiến nghị

- Các nhà quản lý căn cứ vào kết quả của đề tài làm cơ sở, luận cứ khoa học để tiến hành triển khai bước lập dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cấp nước theo mô hình thí điểm, nhằm đáp ứng nhu cầu dùng nước của nhân dân cũng như các ngành kinh tế khác trên địa bàn.

- Các kết quả tính toán thủy văn, trữ lượng nguồn nước ở các sông suối là chính xác. Tuy nhiên, đối với phần chất lượng cần được tiến hành lấy mẫu thí nghiệm nhiều hơn, vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm, mới có kết luận một cách chính xác về chất lượng, đặc biệt là đối với việc cấp nước sinh hoạt do việc lấy mẫu thí nghiệm trong đề tài chỉ có khối lượng rất ít và thời gian lấy mẫu ngắn.

- Việc tính toán trữ lượng nước, nhu cầu nước và cân bằng nước được tính cho điểm cuối cùng của suối (tính tổng quát), trong khi đó việc xây dựng các công trình có thể tiến hành ở phía thượng lưu. Chính vì vậy, khi đã lựa chọn được chính xác địa điểm xây dựng các công trình cấp nước, cần tính toán lại chi tiết, cụ thể đối với khu vực hưởng lợi mới nhằm sát với thực tế, dựa trên cơ sở tính toán mà đề tài đã thực hiện.

- Đối với mô hình thí điểm: Theo tính toán thì lượng nước của suối Hội Yên khá dồi dào, vì vậy với 01 trạm bơm va như đề tài thực hiện sẽ không thể khai thác hết, nên nhóm nghiên cứu kiến nghị các cơ quan chức năng có thể đầu tư thêm 01 trạm bơm nữa để cung cấp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của vùng. Việc đầu tư này chỉ cần bổ sung thêm trạm bơm và đường ống nên chi phí rẻ vì đã có sẵn đập dâng, hiệu quả đầu tư sẽ rất cao.

- Để tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng cụm các công trình cấp nước sinh hoạt, nước tưới cho vùng sườn đồi huyện Hòa Vang theo mô hình thí điểm một cách hiệu quả cần phải khảo sát chi tiết địa hình, địa chất, địa chất thủy văn các vị trí suối, từ đó mới xác định quy mô công trình một cách chính xác, mang lại hiệu quả đầu tư cao./.

Page 134: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

134

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHÁT HIỆN VẬT NGOẠI LAI VÀ ĐỘNG VẬT TRÊN KHU BAY

Cơ quan chủ trì: Trung tâm tin học và tính toánChủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Hồng Quang

Năm nghiệm thu: 2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀCác mảnh vỡ của vật thể lạ (Foreign Object Debris - gọi tắt là

FOD) trên đường băng (cất hạ cánh (CHC) và đường lăn của máy bay) là nguyên nhân của nhiều sự cố tai nạn hàng không trên thế giới, là một mối đe dọa lớn cho sự an toàn của các loại máy bay, có thể gây ra các thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cũng như về nhân mạng.

Trong những năm gần đây, thị trường vận tải hàng không Việt Nam tăng trưởng rất nhanh. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng không từng bước được nâng cao theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Theo số liệu báo cáo thống kê của các đơn vị ở các sân bay trong nước, từ tháng 01/2014 đến nay có 35 trường hợp phát hiện có dị vật ngoại lai trên đường CHC, đường lăn, sân đỗ gây uy hiếp an toàn cho hoạt động bay.

Để hạn chế, ngăn chặn các sự cố do vật ngoại lai gây ra, uy hiếp đến an toàn hoạt động bay, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 2116/CT-CHK về tăng cường công tác kiểm soát vật ngoại lai và đảm bảo vệ sinh trên đường CHC, đường lăn, sân đỗ khi thi công các công trình trong khu bay tại các cảng hàng không, sân bay.

Hiện nay, việc kiểm tra, đảm bảo an toàn cho đường CHC đang được sân bay trong nước thực hiện bằng phương pháp kiểm tra trực quan bằng mắt với tần suất tối thiểu 7 lần/ngày (đối với Cục Hàng không Tân Sơn Nhất và Nội Bài) và 4 lần/ngày (đối với Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng) cho mỗi đường CHC. Điều này được đánh giá là khó phát hiện chính xác, tuyệt đối được vật thể lạ trên đường CHC do diện tích bề mặt đường lớn, tình trạng thời tiết nhiều lúc rất xấu, hạn chế tầm nhìn, thiếu ánh sáng về ban đêm,… Đó là lý do thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát hiện vật ngoại lai và động vật trên khu bay”. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các cảm biến thu thập tự động

Page 135: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

135

và cung cấp thông tin nhận dạng, trợ giúp ra quyết định phát hiện FOD trên đường băng sân bay.

- Phát triển các thuật toán và phần mềm nhúng xử lý hình ảnh, nhận dạng FOD.

- Nghiên cứu thiết kế và phát triển phần mềm trung tâm điều khiển hệ thống tự động phát hiện và điều phối xử lý FOD trong sân bay.

- Xây dựng các quy trình nghiệp vụ kèm theo cung cấp thông tin cho đội tuần tra nhằm kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý, hạn chế tối thiểu sự ảnh hưởng của FOD đến hoạt động bay.

- Từng bước làm chủ quy trình công nghệ thiết kế, chế tạo hệ thống hoàn chỉnh tự động phát hiện FOD và các vật thể bay trong khu vực an toàn bay quanh sân bay.III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU1. Đối tượng nghiên cứu

- Công nghệ cảm biến đặc dụng mới nhất.- Tín hiệu thô từ các công nghệ cảm biến ánh sáng.- Thuật toán xử lý dữ liệu, phát hiện đối tượng FOD.

2. Phạm vi nghiên cứu- Phát hiện vật thể nhỏ trong phạm vi từ 3 m đến 50 - 60 m quanh

điểm đặt cảm biến- Cao độ tâm cảm biến cần thấp hơn 20 cm (để định vỏ thấp hơn

26 cm).- Nguyên lý dựa trên xử lý dữ liệu ánh sáng nhưng không bị nhiễu

lóa bởi ánh sáng mạnh từ đèn dọc đường CHC, mặt trời, có thể hoạt động ban đêm (có đèn đường băng hoạt động).IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Cảm biến thu thập dữ liệu về FOD dựa trên công nghệ hình ảnh có thông tin định vị

- Trung tâm xử lý thông tin và điều khiển hệ thống- Thiết bị trợ giúp xử lý hiện trường

V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU1. Nghiên cứu thuật toán định vị và phân loại nhận dạng FOD

Hệ thống phát hiện và định vị FOD được thực hiện theo các bước thuật toán dưới đây:

Page 136: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

136

1.1. Phát hiện FOD và kiến trúc cơ sở dữ liệu (CSDL)Nhiều hình ảnh được chụp bằng mỗi camera bên lề đường băng

trong khi đế quay camera từ một vị trí cố định với tốc độ không đổi. Đồng thời, vị trí và hướng của camera được ghi khi chụp ảnh và dữ liệu này được lưu trữ trong một tệp tái tạo vị trí đối tượng (OPD - Object Postion Discovery). Những hình ảnh này được truyền qua một công cụ phân loại hình ảnh - phát hiện đối tượng. Năm lớp loại hàng đầu của các đối tượng phân loại từ hình ảnh được liệt kê theo điểm đánh giá sự giống nhau. Từ danh sách này, đối tượng có điểm số tối đa được ghi vào tệp OPD cùng với vị trí của camera khi hình ảnh được chụp. Sau khi quá trình phát hiện hoàn tất, tệp OPD sẽ được làm sạch bằng cách sử dụng một tập lệnh loại bỏ các hàng và cột rỗng và nhiều nhãn của cùng một lớp. Giai đoạn phát hiện điểm đánh dấu kết thúc ở đây. Mỗi phần tử trong bảng OPD bao gồm hướng của đối tượng được phát hiện so với tâm quay của camera ở góc tà và góc phương vị (được xác định thông qua góc của trục quang ống kính và vị trí của đối tượng được nhận dạng trên hình ảnh với độ phân giải và góc mở ống kính biết trước). Ngoài các thông tin về định hướng, các thông tin về lớp đối tượng nhận dạng được, hình ảnh đại diện (đối tượng ở vào vị trí được nhận dạng rõ nhất), thời gian bắt đầu được phát hiện được ghi vào dòng dữ liệu của bảng ODP. Ở các lần quét tiếp theo, nếu một vật thể được nhận dạng liên tục cùng góc hướng và cùng loại đối tượng sẽ không cập nhật thêm vào bảng OPD, chỉ khi ở lần quét tiếp theo không còn phát hiện đối tượng ở vị trí đã ghi nhận trước đó thì một sự kiện FODR được ghi nhận và đánh dấu loại bản ghi OPD ra khỏi tệp và chuyển vào CLSD lưu trữ lịch sử hoạt động tìm kiếm FOD.1.2. Thuật toán giao hội và định vị FOD

Các camera cạnh nhau mỗi khi kết thúc một vòng quay phát hiện đối tượng sẽ đồng bộ hai tệp OPD của mỗi camera bằng cách lấy giao hội của hai tia quan sát từng đối tượng cùng lớp loại từ 2 camera để xác định vị trí của đối tượng bị phát hiện. Với phương pháp giao hội các tia phát hiện đối tượng của 2 camera khác nhau, ta sẽ thu nhận được tọa độ chính xác của đối tượng ngay cả khi có nhiều FOD giống nhau nằm trên khu vực nhỏ của đường băng.

Một cặp OPD ở 2 camera gần nhau thỏa mãn phương trình (6) (trong báo cáo tổng kết) sẽ được ghi vào tệp GOPD bằng cách chuyển đổi tọa độ đề các (x,y,z) ở hệ quy chiếu hệ thống camera quan sát phát hiện FOD qua hệ quy chiếu GPS. Chỉ những cặp OPD chưa lần nào

Page 137: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

137

được ghi nhận trong GOLD được nhập mới, còn những cặp đã được tính toán phát hiện giao hội ở các lượt trước đó. Tệp GOPD bao gồm tọa độ tuyệt đối của đối tượng, con trỏ đến bản ghi trong 2 tệp OPD của 2 camera nằm cạnh nhau. Ngoài ra, một trường khẳng định đối tượng được gắn cùng với mỗi bản ghi GOPD.1.3. Khẳng định

Các bản ghi GOPD được truyền lên màn hình giao diện người trực hệ thống tại trung tâm điều hành với bản đồ GIS sân bay và báo động có vật thể lạ trên AOA.

Người điều khiển sẽ chọn nút T hoặc F để ghi nhận đã xử lý thông tin phát hiện FOD: T là một cảnh báo đúng, thông tin về việc cần thu nhặt FOD bao gồm tọa độ GPS của vật thể lạ sẽ được chuyển đến giao diện của đội quét dọn FOD, F là một cảnh báo sai. Giá trị T/F được ghi vào trường khẳng định đối tượng của tệp GOPD. Như vậy, một phát hiện sai của hệ thống (vết bẩn trên đường băng, vết ánh sáng...) sẽ được lưu trong GOPD và các cảnh báo mới về nhận dạng sai đối tượng sẽ không được lặp lại vì đối tượng đã được ghi nhận trong bảng GOPD. Các bản ghi sẽ được lưu trong GOPD cho đến khi hệ thống không quét thấy nó trong lần quét tiếp theo. Một sự kiện không quét thấy đối tượng đã được ghi nhận trong GOPD được ghi vào tệp FODR của hệ thống, bản ghi về đối tượng cũng được ghi vào tệp lưu trữ lịch sử tìm kiếm và thu dọn FOD.1.4. Các lớp đối tượng nhận dạng

Hệ thống nhận dạng đối tượng trong pha Phát hiện FOD có các lớp dạng đối tượng đã được học trước và gán nhãn. Nhưng đối tượng có sẵn trên đường băng như đèn lề vào ban ngày và ban đêm được gán như các vật thể đã biết, nó được tự động không hiện trên cảnh báo FOD khi chuyển chế độ hoạt động vào ban ngày hoặc ban đêm. Ngoài ra, các đối tượng loại này được gán sẵn tọa độ định vị trong không gian của camera trong hệ thống phát hiện tìm kiếm FOD để phần mềm tự động tính toán quy chỉnh lại cảm biến hướng góc hình ảnh khi quay quét.1.5. Phân loại đối tượng trong phát hiện FOD

Như trình bày trong quy trình phát hiện, định vị, khẳng định và quản lý đối tượng FOD trên không gian AOA của hệ thống trên, việc phân loại đối tượng là một phân khúc phức tạp nhất và quyết định hiệu năng hoạt động của hệ thống. Có nhiều phương pháp xử lý hình ảnh có thể áp dụng cho việc phân loại đối tượng để phát hiện FOD. Trong thời gian nghiên cứu ban đầu của đề tài, chúng tôi đang hoạch định theo 2

Page 138: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

138

hướng nghiên cứu:- Sử dụng các máy nhận dạng truyền thống trên OpenCV để nhận

dạng các đối tượng FOD.- Sử dụng kỹ thuật AI tiên tiến mới phát triển gần đây với các nền

tảng TensorFlow và công cụ nhận dạng hình ảnh Inception v3.- Nghiên cứu thử nghiệm nền tảng Deep-Learning với nền tảng

CK giúp tự động và tùy chỉnh việc cài đặt Caffe bằng các trình dịch, thư viện khác nhau (openBLAS, clBLAS, CLBlast, ViennaCL, libDNN, cuBLAS, cuDNN), thời gian chạy (CPU, CUDA, OpenCL) và các mô hình khác nhau (AlexNet, GoogleNet, SqueezeNet) trên các loại phần cứng (CPU của NVIDIA, Intel, ARM, AMD, Qualconr, Crid X3 / 4, Raspberry Pi 3, Chrorriebook, Điện thoại di động, và máy tính bảng Android) và các hệ điều hành (Linux, Window, Android). C. cũng giúp người dùng nhanh chóng thử nghiệm các luồng công việc thử nghiệm độc lập nền tảng khác nhau thông qua API JSON thống nhất. Xem wiki CK và quy trình công việc CK portable để biết thêm chi tiết về các khái niệm CK.1.6. Định danh đối tượng

Các hướng nghiên cứu AI đã mới được bắt đầu thực hiện. Báo cáo này tóm tắt một hướng nghiên cứu để phát hiện đối tượng và tiền phân loại trong hình ảnh từ camera.

Đối với việc phát hiện đối tượng với nhiều loại đối tượng, chúng ta sử dụng một chiến lược phân chia và thắng (divide-and-conquer strategy). Máy dò của chúng tôi dựa trên một cấu trúc cây mà có thể dễ dàng chấp nhận cho một chiến lược thô - đến - tinh để xử lý các đối tượng nhiều loại. Mỗi nút sử dụng một thuật toán cụm để chia dữ liệu thành nhiều cụm trước khi đào tạo phân loại. Vì các loại đối tượng khác nhau cũng có thể tương tự ở một số phần, nhiều loại đối tượng khác nhau có thể được xử lý tại một nút trong cây. Mỗi nút trong cây là một phân loại tranh, nhấn mạnh vào sự đa dạng giữa các nhóm này. Thiết bị phát hiện cấu trúc cây dựa trên hình dạng phân biệt.1.7. Trích chọn đặc trưng

Để phát hiện đối tượng, một loạt các đặc trưng hình ảnh đã được phát triển. Mẫu cạnh của [Gavrila (2007) 3] đang sử dụng phương pháp phát hiện cạnh để có được hình dạng đối tượng. Khi phát hiện đặc trưng cạnh, phương pháp phát hiện cạnh được áp dụng cho toàn bộ hình ảnh. Đây là một đặc trưng toàn cục. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho

Page 139: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

139

thấy các đặc điểm toàn cục rất nhạy cảm với sự tắc nghẽn và điều kiện ánh sáng.

Các đặc trưng địa phương được phát triển và chúng ít nhạy cảm hơn với sự tắc nghẽn. Đặc trưng Haar của [Papageorgiou và Poggio (2000) 4] xem xét sự khác nhau về cường độ điểm ảnh giữa các vùng hình chữ nhật liền kề tại vị trí cụ thể thể hiện trong hình 19 như một vector. Mỗi tính năng chỉ được trích xuất từ các điểm ảnh đóng thay vì toàn bộ hình ảnh. Đặc trưng Haar-like đã được áp dụng thành công để có hiệu quả trong vấn đề phát hiện khuôn mặt người. 1.8. Phương pháp phân loại

Sau khi các đặc trưng được tính toán, chúng được đưa vào bộ phân loại. Bộ phân loại có thể là [SVM Joachims (2002)] hoặc [Real AdaBoost Schapire và Singer (1999)]. Máy vector hỗ trợ (SVM) [Joachims (2002), Wang et al. (2014)] sử dụng phương pháp tối ưu để tìm một siêu phẳng tách biệt để giải quyết các vấn đề nhận dạng mẫu. Thuật toán [Boosting Zhu et al. (2009)] là một thuật toán học mạnh mẽ khác, tạo ra một số phân loại yếu thành một phân loại mạnh. So với SVM, thuật toán tăng cường chọn một số lượng nhỏ các tính năng đại diện để xây dựng các máy dò hơn là tất cả các tính năng như trường hợp cho SVM.1.9. Đa phân loại đối tượng từ hình ảnh của một camera

Thuật toán của đa phân loại đối tượng bao gồm các bước sau: Thứ nhất, thuật toán phân cụm dược áp dụng sau khi trích xuất các đặc trưng để tách các mẫu FOD thành nhiều cụm. Sau đó, chất lượng của từng cụm được xác định. Thuật toán phân cụm sẽ bị chấm dứt nếu việc đánh giá cụm đạt được chất lượng được xác định trước trong phân nhóm. Tiếp theo, nhãn của các mẫu được liên kết bởi tên của cụm. Cuối cùng thuật toán phân loại tăng được áp dụng để dạy phân loại đa lớp.1.10. Thuật toán phân cụm

Trong báo cáo này, mô hình không gian vector được sử dụng để biểu diễn thuật toán phân cụm trong một quá trình lặp. Mục tiêu của thuật toán phân cụm là tối đa hóa sự giống nhau nội bộ trong từng cụm đơn và giảm thiểu sự giống nhau bên ngoài giữa hai cụm.1.11. Thuật toán phân loại

Các tiêu chí để lựa chọn thuật toán phân loại đúng là hiệu quả cũng như khối lượng tính toán. Trong [Huang và các cộng sự (2005)] thuật toán tăng áp vector được chứng minh là một trong những thuật

Page 140: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

140

toán tốt hơn so với các thuật toán phân loại khác. Thuộc tính của tốc độ đánh giá nhanh tương đối và khả năng thích ứng với vấn đề đa nhãn nhiều lớp phù hợp với bài toán tìm kiếm FOD. 1.12. Bản đồ khoảng cách trong cấu hình lập thể (hai camera)

Đối với việc phát hiện FOD với bất kỳ hình dạng nào, cần phải tìm một mẫu ổn định nhất định cho vật thể lạ. Ý tưởng cơ bản đằng sau phương pháp này là khoảng cách giữa các camera và bất kỳ phần nào của một đối tượng sai khác hơn khoảng cách đến các vật thể khác trong hiện trường. Khái niệm bản đồ chênh lệch [Sanger (1988), Kauff et al. (2007)] được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thị giác máy tính để khôi phục cấu trúc 3D của một cảnh bằng cách sử dụng hai hoặc nhiều hình ảnh của cảnh 3D, mỗi điểm ảnh thu được từ một vị trí chụp hình khác nhau trong không gian. Với một bộ camera được cấu hình tốt, sự chênh lệch, có nghĩa là khoảng cách giữa hai điểm tương ứng, có thể được tính toán. Sự chênh lệch được tính bằng cách tìm các điểm tương ứng trong hai khung có cùng đặc trưng tương tự. Một phương pháp để tính chênh lệch sử dụng đặc trưng phù hợp được đề xuất trong [Izadi et al. (2011)].2. Thiết kế tích hợp cảm biến2.1. Sự cần thiết phải tích hợp nhiều loại cảm biến

Camera là một hệ thống cảm biến thu nhận đối tượng trong không gian qua phép chiếu (ống kính) về một ô chữ nhật phẳng (cảm biến hình ảnh), do vậy thuộc tính chiều thứ 3 (sâu theo trục ống kính) bị mất trong dữ liệu thu được. Người ta thường phải tái tạo chiều sâu bằng xử lý ảnh Paralax (sử dụng 2 ống kính và áp dụng thuật toán stereovision). Tuy vậy, việc tái tạo khoảng cách (chiều sâu) đến các đối tượng nhỏ như FOD (đường kính khoảng 3 cm) trong khoảng cách từ 30 - 50 m là rất khó khăn và tỷ lệ chính xác không được cao. Chính vì vậy, việc tích hợp nhiều loại cảm biến để cung cấp dữ liệu chi tiết hơn cho việc phát hiện FOD chính xác là cần thiết.2.2. Nguyên lý phát hiện FOD trên mặt đường CHC sử dụng đo khoảng cách từ cảm biến

Đặc thù của môi trường hoạt động của cảm biến là một mặt phẳng gần như tuyệt đối (AOA- khu vực vận hành không lưu). Với đường CHC có 2 mái dốc thì phạm vi hoạt động của mỗi cảm biến là 1 nửa phẳng của đường băng, vì theo yêu cầu lắp đặt cảm biến không được cao quá đèn đường băng - do vậy không được cao hơn đường tâm giao giữa hai mặt phẳng hai bên đường băng. Nhiệm vụ đặt ra với cảm biến là phát hiện các chỗ lồi lên trên mặt phẳng, với yêu cầu đường kính tối

Page 141: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

141

thiểu 3 cm tức là chiều cao của chỗ lồi hơn 3 cm.2.3. Lựa chọn công nghệ nền tảng của cảm biến đo khoảng cách

Thông thường đo xa tự động chỉ có các công nghệ sử dụng sóng ánh sáng (quang học) hoặc điện từ (radar). Nhóm thực hiện đề tài đã nghiên cứu thử nghiệm nhiều loại cảm biến quang học khác nhau để lựa chọn giải pháp tốt nhất phát hiện FOD trên bề mặt đường băng. Các dạng cảm biến khác đã được áp dụng trên thế giới như radar bước sóng mm không được chỉ định nghiên cứu trong đề tài này do giá thành và sự chủ động tích hợp trong nước chưa có sẵn.2.4. Thiết kế cấu trúc cảm biến tìm kiếm FOD

- Thành phần của bộ cảm biến: + Camera độ phân giải cao và độ zoom lớn.+ Cảm biến không gian quang học đa tia công nghệ đo thời gian

bay trực tiếp: Độ phân giải cao có khả năng hoạt động trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Cảm biến hoạt động ổn định dưới mọi điều kiện ánh sáng và hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, bao gồm bụi, sương mù, mưa và tuyết.

+ Cảm biến không gian quang học công nghệ đo thời gian bay số hóa: Có khả năng phát hiện vật thể và đo xa trên khoảng cách lên đến 185 m, miễn nhiễm đối với ánh sáng xung quanh và hiệu năng cao trong thời tiết khắc nghiệt. Với công nghệ xử lý tín hiệu đặc biệt, cảm biến có khả năng cung cấp kết quả đo đạc rất nhanh với độ chính xác cao, phát hiện đồng thời nhiều vật thể trong vùng nhìn của cảm biến.

- Thiết kế hệ thống quay quét và chúc ngóc:+ Với các loại cảm biến như trên, để quét tìm kiếm FOD trên bề

mặt đường băng theo yêu cầu thiết kế hệ thống trong một bán kính 30 - 50 m từ điểm đặt cảm biến làm tâm, cần một hệ thống điều khiển quay để các tia đo xa của cảm biến và vùng quan sát camera độ phân giải cao quét qua mọi điểm trên mặt đường CHC.

+ Khi hệ thống đặt trên một đế quay quét ± 90o so với trục cắt qua đường băng, 3 cảm biến trên sẽ thu thập dữ liệu toàn bộ mặt đường băng cần giám sát tìm kiếm FOD trong khu vực ± 30 m theo chiều dọc đường băng và từ mép đến tâm đường CHC.

+ Với sơ đồ các điểm đo của hệ cảm biến như trên, để có thể quét được các FOD trên một đường CHC, hệ cảm biến có thể hoạt động theo phương án dịch chuyển dọc theo mép đường bằng hoặc đứng yên một

Page 142: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

142

chỗ và quay quét. Với phương án dịch chuyển dọc, một bộ cảm biến có thể phụ trách đoạn đường CHC thích hợp với tốc độ dịch chuyển của nó. Tuy vậy, với sự an toàn vận hành đường băng, với điều kiện gió thổi rất mạnh khi máy bay phản lực khởi động, việc vận hành cảm biến tự hành dọc đường băng là không khả thi. Do vậy, cảm biến sẽ được lắp đặt trên trục quay tại một vị trí cố định bên đường băng.

- Định vị cảm biến trong hệ quy chiếu sân bay/GPS: Tọa độ định vị FOD được phát hiện bằng các cảm biến đo xa nằm trên trục quay cố định hoặc di chuyển trên mặt đường băng sẽ được tính toán thông qua chuyển đổi hệ quy chiếu cực địa phương (khoảng cách đến tâm hệ cảm biến đo khoảng cách và góc xoay trục hệ cảm biến) thành hệ quy chiếu toàn cục (sân bay hoặc toàn cầu GPS) bằng cách xác định tọa độ toàn cục của tâm hệ cảm biến, góc quay của trục hệ cảm biến. Để phối hợp hoạt động của mạng lưới cảm biến FOD lắp đặt dọc đường CHC, một loạt các cảm biến phụ trợ được thiết kế lắp đặt trong từng cụm cảm biến.

- Định hướng hệ cảm biến: Hệ thống cảm biến được định hướng bằng cảm biến 3 chiều từ trường và 3 chiều trọng trường để xác định góc tà và góc phương vị của trục tâm các cảm biến camera.3. Mô tả sản phẩm3.1. Thông số kỹ thuật cơ bản của cảm biến

- Mô-đun đo xa - cảm biến phát hiện FOD:Tiêu chuẩn ánh sáng Loại I (an toàn cho mắt IEC 60825-1:2014)Bước sóng 905 nmCông nghệ đo Thời gian bay số hóaKhoảng cách tối thiểu 1 m (80% độ phản xạ)Khoảng cách tối đa - 185 m (băng phản quang kích thước 5 cm x 7

cm)- 60 m (vật thể trắng phản xạ 90%)- 38 m (vật thể xám phản xạ 16%)

Độ chính xác ± 5 cmTốc độ đo 30 - 150 HzĐộ phân giải góc 0,03 - 0,2o

Số lượng vùng phát hiện 8Vùng nhìn 16,4o x 0,173o

Tốc độ đo cơ bản 10 KhzNhiệt độ hoạt động - 40oC đến 85oCĐộ bảo vệ môi trường IP69K - đánh giá khả năng chống nước và bụi

Page 143: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

143

- Mô-đun camera - cảm biến hình ảnh khẳng định FOD:+ Độ phân giải HDTV (1920 x 1080 p)/60 fps.+ Cảm biến kích thước ½”.+ Công nghệ WDR-Forensic Capture and Lightfinder.+ Ổn định hình ảnh điện tử (Electronic Image Stabilization.+ Ống kính 85 mm, cho hình ảnh chi tiết độ phân giải 500 ppm

(pixels per meter số lượng điểm ảnh trên một mét). + Độ nhạy sáng ở chế độ màu 0,1 lux, đen trắng đến 0,01 lux, F1. - Hiệu năng hoạt động: + Hệ thống xử lý dựa trên tín hiệu đo xa để phát hiện FOD trong

cả ngày, đêm, sương mù và tuyết. + Độ nhạy để phát hiện các vật thể kích thước đường kính từ 3,5

cm ở khoảng cách đến 50 m.+ Có thể phát hiện vật liệu kim loại, nhựa, cao su, kính và hữu cơ.

3.2. Phần mềm phân tích tín hiệu cảm biến quang học tự động phát hiện FOD

Phần mềm phân tích được cài đặt trên máy tính nhúng tại các hộp thông tin hiện trường. Phần mềm có thể chạy dịch vụ và gửi kết quả về server CSDL hoặc có giao diện hiển thị các kết quả phân tích trung gian. Phần mềm có giao diện phần mềm chủ yếu dùng cho người phát triển hệ thống kiểm tra thuật toán, đánh giá các trường hợp bỏ qua hoặc phát hiện nhầm FOD. Phần mềm chạy trên nền hệ điều hành mã nguồn mở Linux.3.3. Thao tác quan sát

Giữ Ctrl và bấm chuột vào các vị trí FOD trên kết quả phân tích thì hình ảnh FOD sẽ được hiển thị bên trái màn hình.3.4. Hiệu dụng của bộ cảm biến tích hợp phần mềm

- Độ bao phủ: Bán kính đến 50 m.- Độ chính xác vị trí: Đến nhỏ hơn ± 1 m.- Kích thước vật thể: Theo quy định của FAA: 2 cm.- Điều kiện môi trường: hoạt động ngày/đêm từ -40oC đến 60oC.- Thời gian phát hiện: Từ 40 đến 90 giây (tùy theo khoảng cách từ

FOD đến vị trí đặt cảm biến).

Page 144: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

144

4. Hệ thống CNTT&TT phục vụ mạng lưới cảm biến và trung tâm điều hành4.1. Các thành phần hệ thống

- Các cảm biến đặt tại hiện trường: Được lắp đặt với khoảng cách cách nhau 60 m hai bên đường CHC và ở biên vùng máy bay chạy, đỗ.

- Các tủ chứa máy tính phân tích dữ liệu, cấp nguồn và kết nối cảm biến nằm gần cảm biến nhưng trong khu vực an toàn bay.

- Mạng truyền dẫn kết nối lưới cảm biến và trung tâm điều khiển.- Trung tâm điều khiển bao gồm máy chủ dữ liệu, bàn điều khiển

giám sát FOD và điều động tổ thu dọn FOD.- Máy di động trợ giúp tổ thu dọn FOD (xe tuần quét sân bay).

4.2. Bố trí lưới cảm biến dọc đường CHC theo mô hình đa điểm tuyến tính

Theo kết quả thử nghiệm thực địa của đề tài, đèn lề đường CHC vào buổi tối có cường độ sáng rất cao, khi đặt bộ cảm biến cạnh vị trí đèn về phía sau đèn sẽ gây lóa camera, cản trở việc quan sát FOD khi các hệ thống đo xa tự động phát hiện FOD xuất hiện trên mặt đường CHC. Mặt khác, khi đặt bộ cảm biến gần sát đèn đường CHC, kích thước cảm biến sẽ cản trở hoặc làm thay đổi biểu đồ chiếu sáng của đèn vào khu vực phía trong đường CHC. Do tính chất đề tài không phải là đề tài sản xuất thử nên chưa đủ điều kiện thu gọn kích thước của bộ cảm biến, để giảm thiểu tác động giữa cảm biến đối với hệ thống đèn đường CHC, Nhóm thực hiện đề tài đề xuất đặt các bộ cảm biến FOD ở khoảng cách đến lề đường CHC như các đèn đường CHC và nằm giữa hai đèn đường CHC kế tiếp, tạo ra một dãy 60 m bố trí 1 bộ cảm biến về mỗi bên lề đường CHC. Theo thực tế tại sân bay Đà Nẵng, đèn lề đường CHC đặt cách lề đường CHC 3 m, khoảng cách giữa các đèn đường CHC là 60 m. Bố trí lưới các bộ cảm biến FOD cách đều theo công nghệ đa điểm tuyến tính, vị trí lắp đặt cảm biến tại khoảng giữa hai đèn lề đường CHC. Bộ cảm biến thử nghiệm được lắp đặt trên khu vực chạm bánh gần Đài GP35L để thuận tiện cho việc cấp nguồn điện và bảo vệ.4.3. Cảm biến tìm kiếm FOD

Các cảm biến có một giao tiếp truyền thông mạng Fast Ethernet và cấp nguồn 24V qua cáp mạng (PoE - Power over Ethernet). Cáp mạng được nối từ cảm biến vào lề cỏ, có hộp kỹ thuật lắp đặt nguồn điện và chuyển đổi tín hiệu Ethernet cáp đồng thành cáp quang để chạy dọc đường băng về trung tâm điều hành.

Page 145: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

145

4.4. Thiết bị trợ giúp tuần quét FODĐơn vị tuần quét FOD (có thể là phương tiện cơ giới hoặc người

đi bộ) được trang bị một thiết bị thu định vị vệ tinh toàn cầu nối kết dữ liệu di động với máy chủ dữ liệu hệ thống và một thiết bị nối kết internet di động để theo dõi vị trí FOD cần tìm kiếm. Trên giao diện phần mềm sẽ có vị trí của thiết bị trợ giúp tuần quét FOD và vị trí của các FOD, cảm biến, qua đó người tuần quét FOD sẽ dễ dàng dừng lại và thu nhặt FOD nhanh chóng. 4.5. Trung tâm điều khiển

Trung tâm điều khiển mạng lưới tìm kiếm FOD bao gồm máy chủ dữ liệu và bàn điều khiển.4.6. Phần mềm giám sát trung tâm

- Phần mềm gồm các phân hệ:+ Quản lý cảm biến, máy tính xử lý, thiết bị mạng trong hệ thống.+ Trợ giúp phát hiện, thẩm định, thu quét FOD.+ Định vị các thiết bị di động trợ giúp thu quét FOD.+ Quản lý lịch sử hoạt động.- Giao diện giám sát cảm biến.- Giao diện phát hiện FOD.- Giao diện trợ giúp tìm quét FOD.- Giao diện lịch sử hoạt động.

4.7. Hệ thống sản phẩm để thử nghiệm nghiệm thuSản phẩm công nghệ bao gồm cảm biến (1 chiếc), các số liệu thu

thập tìm kiếm FOD được thử nghiệm tại đường CHC sân bay Đà Nẵng (chỉ được lắp đặt thử nghiệm tạm thời khi không có máy bay hoạt động) và phần mềm hệ thống được cung cấp trực tuyến trên web tại địa chỉ: http://vts.cadpro.vn/CadProFOD/index.php

Sản phẩm của đề tài là một hệ thống hoàn chỉnh (với 1 cảm biến nhưng có thiết kế cơ cấu lưới để nhân rộng thành một hệ thống lắp đặt cho toàn bộ một sân bay) với đầy đủ quy trình giám sát tìm kiếm phát hiện FOD tự động, trung tâm điều khiển và thiết bị - phần mềm trợ giúp tìm quét nhanh chóng FOD trên đường CHC, đường chạy và sân đỗ máy bay. Các thuật toán, quy trình thực hiện là những phát kiến hoàn toàn mới về nguyên lý, thuật toán và triển khai thiết kế, sản xuất, lập trình...

Page 146: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

146

VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊĐề tài đã thực hiện đúng các mục tiêu, yêu cầu đề ra và hoàn thành

đầy đủ các sản phẩm theo đăng ký. Nổi bật, đề tài đã thực hiện được các kết quả quan trọng sau:

- Đưa ra một mô hình và thiết kế mẫu lắp đặt cảm biến tìm kiếm và phát hiện FOD trên đường CHC phù hợp với các quy định an toàn bay quốc tế và trong nước, sáng tạo và tối ưu về đặc thù đầu tư, lắp đặt thử nghiệm ở điều kiện Việt Nam.

- Vị trí và phương pháp lắt đặt cảm biến đã được Cục Hàng không Việt Nam đồng ý tại Công văn số 4689/CHK-KHCNMT ngày 12/10/2017 về vị trí và phương pháp lắp đặt.

- Sáng chế một phương pháp tích hợp công nghệ mới và phương pháp vận hành cho hệ thống cảm biến tìm kiếm và phát hiện FOD trên đường CHC của sân bay.

- Thiết kế chế tạo cảm biến mẫu tích hợp từ các thiết bị công nghệ được đề xuất, thử nghiệm và chứng minh tính đáp ứng của công nghệ với yêu cầu của người sử dụng.

- Thiết kế và xây dựng hệ thống tổng thể mẫu từ một cảm biến, mạng truyền thông và hệ thống giám sát trung tâm, trợ giúp thu hồi FOD.

- Viết báo cáo khoa học đăng tại Tạp chí KH&PT của Sở KH&CN Đà Nẵng.

- Chuẩn bị đệ trình 1 đơn đăng ký sáng chế.Đề xuất với Bộ KH&CN, Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt

bước tiếp theo sản xuất thử nghiệm và hỗ trợ kiểm định sản phẩm của đề tài, cho phép triển khai các bước tiếp theo để đưa vào ứng dụng thực tế./.

Page 147: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

147

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG THUYẾT MINH ĐA NGỮ QUA THIẾT BỊ DI ĐỘNG TẠI BẢO TÀNG ĐÀ NẴNG

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Võ Trung HùngCơ quan chủ trì: Đại học Đà Nẵng

Năm nghiệm thu: 2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀỨng dụng di động ban đầu được cung cấp với mục đích cung cấp

các thông tin tổng quát và các dịch vụ thông dụng trên mạng toàn cầu như quản lý thư điện tử, lịch làm việc, danh bạ, thông tin chứng khoán, thông tin thời tiết,... Tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu ngày càng đa dạng của những người sử dụng thiết bị di động và khả năng phát triển của các nhà lập trình đã mở rộng ứng dụng sang các lĩnh vực khác như trò chơi di động, tự động hóa sản xuất, GPS và các dịch vụ dựa trên địa điểm/định vị, ngân hàng, hệ thống theo dõi, mua vé và gần đây là các ứng dụng y tế di động.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT), ứng dụng CNTT trong lĩnh vực bảo tàng đang phát triển mạnh và tạo ra những thay đổi lớn trong công tác bảo tàng. Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau khi ứng dụng CNTT trong lĩnh vực bảo tàng. Ở một số quốc gia tiên tiến trên thế giới, công việc số hóa thông tin bảo tàng để xây dựng bảo tàng điện tử được thực hiện cách đây hơn chục năm, trên thực tế, họ đã xây dựng thành công một số mô hình bảo tàng điện tử. Bảo tàng điện tử cho phép cung cấp dễ dàng và thuận lợi đến khách tham quan toàn bộ các hiện vật của bảo tàng cũng như toàn bộ giá trị phi vật thể tiềm ẩn trong nó. Ở Việt Nam, trong vài năm gần đây, một số bảo tàng đã bắt đầu ứng dụng CNTT trong hoạt động nghiệp vụ và bước đầu đã có những hiệu quả thực sự.

Bảo tàng Đà Nẵng là một công trình, thiết chế văn hóa tiêu biểu, quan trọng của thành phố Đà Nẵng và là một trong những bảo tàng khang trang, hiện đại của miền Trung, Việt Nam.

Hiện nay, Bảo tàng Đà Nẵng (Bảo tàng) có diện tích trưng bày khoảng 3.000 m2 với hơn 2.500 hiện vật được tổ chức trưng bày thường xuyên thành 9 nhóm chủ đề. Ngoài ra, Bảo tàng còn tổ chức các đợt triển lãm ngắn hạn tại Bảo tàng cũng như trưng bày, triển lãm lưu động ở trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Bảo tàng còn thường xuyên tổ chức giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của thành phố đến nhiều đối

Page 148: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

148

tượng trong và ngoài nước.Tuy nhiên, công tác hướng dẫn thuyết minh tại Bảo tàng còn gặp

nhiều khó khăn do số lượng cán bộ chuyên trách về lĩnh vực này còn hạn chế (4 cán bộ hướng dẫn, thuyết minh). Đặc biệt, đối tượng tham quan Bảo tàng rất đa dạng, đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới và sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau nên việc cung cấp thông tin cho khách tham quan gặp không ít khó khăn. Hơn nữa, khi tổ chức các sự kiện quan trọng hoặc vào các dịp lễ thì số lượng khách tham quan tăng đột biến nên Bảo tàng không đủ cán bộ để thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, thuyết minh cho khách tham quan.

Chính vì vậy, thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thuyết minh đa ngữ qua thiết bị di động tại Bảo tàng Đà Nẵng” là rất cấp thiết, nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý, hướng dẫn, thuyết minh tại Bảo tàng Đà Nẵng.II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chung của đề tài là ứng dụng CNTT để hỗ trợ hoạt động hướng dẫn, thuyết minh tại Bảo tàng Đà Nẵng.III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, xây dựng hệ thống thuyết minh tự động đa ngữ ứng dụng tại Bảo tàng Đà Nẵng với các thành phần chính như sau:

- Hệ cơ sở dữ liệu (CSDL) về thông tin hướng dẫn, thuyết minh cho Bảo tàng Đà Nẵng với 3 thứ tiếng: Việt, Anh và Pháp (hoặc tiếng Hàn).

- Website cung cấp các thông tin giới thiệu về Bảo tàng Đà Nẵng.- Hướng dẫn, thuyết minh tự động bằng 3 thứ tiếng Việt, Anh,

Pháp (hoặc tiếng Hàn) thông qua các thiết bị di động.IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài gồm: Tình hình ứng dụng CNTT tại các bảo tàng trong và ngoài nước; tình hình ứng dụng các thiết bị di động trong các bảo tàng.

- Khảo sát nhu cầu tại Bảo tàng Đà Nẵng và phân tích thiết kế hệ thống.

- Xây dựng và triển khai thử nghiệm hệ thống tại Bảo tàng Đà Nẵng. Nội dung trình bày gồm mô hình tổng quát của hệ thống, các bước nội dung chi tiết khi xây dựng hệ thống và kết quả thử nghiệm.

Page 149: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

149

V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU1. Nghiên cứu tổng quan1.1. Vai trò công nghệ trong bảo tàng

Công nghệ nói chung và CNTT nói riêng đã đóng một vai trò quan trọng trong phát triển các hoạt động của bảo tàng, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Việc sử dụng các công nghệ mới có thể tập trung trong ba chức năng chính như sau:

- Quản trị: Các công nghệ mới đã giúp hỗ trợ nhiều chức năng quản lý bảo tàng bao gồm: quản lý cơ sở vật chất, lập kế hoạch sự kiện và bán vé; tiếp thị, quan hệ các nhà tài trợ và gây quỹ; xuất bản; ứng dụng CNTT.

- Bộ sưu tập và quản lý bộ sưu tập.- Những dịch vụ cho người tham quan.

1.2. Ứng dụng CNTT trong bảo tàngCùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, ứng dụng CNTT

trong lĩnh vực bảo tàng đang phát triển mạnh và tạo ra những thay đổi lớn trong công tác bảo tàng.

Việc ứng dụng CNTT trong công tác bảo tàng về cơ bản trải qua 3 bước:

- Bước 1: Xây dựng môi trường thông tin cơ bản, gồm hạ tầng kỹ thuật cơ bản và hệ thống thông tin cơ bản. Đây là giai đoạn đặt nền móng cho quá trình số hóa bảo tàng để tiến tới bảo tàng điện tử.

- Bước 2: Phát triển hệ thống thông tin của bảo tàng, gồm việc bổ sung các CSDL có chiều sâu thông tin và các phần mềm mang tính hỗ trợ như: phân tích, tổng hợp, tích hợp thông tin, xử lý; tính toán, thể hiện, giao lưu; bảo vệ an toàn thông tin và các phần mềm ứng dụng chính.

- Bước 3: Hoàn thiện môi trường thông tin số của bảo tàng, ở bước này, bảo tàng bổ sung và hoàn thiện toàn bộ cơ chế hoạt động của hệ thống, có giao diện thể hiện trên từng vị trí công tác và tất cả các lĩnh vực hoạt động của bảo tàng đều được thể hiện trong hệ thống quản lý.

Đặc biệt, sự kết hợp giữa cách trưng bày truyền thống với các thiết bị nghe nhìn thông tin số hóa sẽ tạo ra môi trường trưng bày thực sự hấp dẫn. Với khả năng lưu trữ của máy tính, chúng có thể hiện thông tin đầy đủ nhất, đa kênh nhất về một hiện vật. Mặt khác, với thông tin số hóa và máy móc, thiết bị kĩ thuật truyền thông hiện đại, khách tham quan trưng

Page 150: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

150

bày không còn bị bó hẹp trong gian phòng trưng bày mà thực sự được đến với hệ thống trưng bày như một phần của chính nó.1.3. Thiết bị di động và ứng dụng

Một phần mềm ứng dụng trên thiết bị di động, còn được gọi tắt là ứng dụng di động, hoặc chỉ đơn giản dùng từ ứng dụng, (tiếng Anh: Mobile app hoặc app) là phần mềm ứng dụng được thiết kế để chạy trên điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị di động khác.

Các ứng dụng thường có sẵn thông qua các nền tảng phân phối ứng dụng, bắt đầu xuất hiện vào năm 2008 và thường được điều hành bởi các chủ sở hữu của hệ điều hành di động, như Apple App Store, Google Play, Windows Phone Store và BlackBerry App World. Một số ứng dụng miễn phí, trong khi một số ứng dụng phải được mua.2. Phân tích thiết kế hệ thống2.1. Mô tả ứng dụng

Đối với hệ thống đề xuất, có các loại đối tượng sử dụng như sau:- Người quản trị (Administrator): Là nhân viên quản trị hệ thống,

có nhiệm vụ quản trị toàn bộ hệ thống, phân quyền người sử dụng, cập nhật thông tin, phát hiện các vấn đề phát sinh/lỗi để khắc phục.

- Nhân viên Bảo tàng (Museum Staff): Là những người có quyền truy cập hệ thống để xem, sửa, xóa thông tin trên hệ thống. Tùy theo nhiệm vụ trong bảo tàng, người quản trị có thể phân quyền để nhân viên bảo tàng có quyền truy cập và cập nhật những thông tin khác nhau trên hệ thống.

- Khách tham quan (Visitor): Là những người sử dụng được cấp phép/hoặc không cần cấp phép để truy cập vào hệ thống nhằm xem thông tin, bình luận,... về bảo tàng. Đối với khách tham quan trực tiếp tại bảo tàng, họ có thể sử dụng thiết bị di động để chụp ảnh QR Code và xem/nghe thuyết minh về đối tượng tương ứng.

Mô hình tổng quát hệ thống như sau:

Page 151: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

151

- Hệ thống hóa các hiện vật: Nhân viên bảo tàng cần hệ thống hóa lại tất cả các phòng trưng bày, hiện vật cần thuyết minh. Đối với mỗi hiện vật cần có đầy đủ các thông tin liên quan như mã số, thông tin hiện vật, hình ảnh, video,... liên quan. Nếu có thể, bảo tàng tiến đến số hóa tất cả các thông tin và sẽ xây dựng một cơ sở dữ liệu số cho bảo tàng trong tương lai.

- Biên soạn thuyết minh: Cần biên soạn nội dung thuyết minh cho từng phòng trưng bày, hiện vật giống như khi thuyết minh trên thực tế. Nội dung này có thể được sử dụng để khách xem trên các thiết bị hoặc được ghi âm để khách nghe thay vì nghe thuyết minh trực tiếp từ nhân viên bảo tàng. Các tài liệu thuyết minh này sẽ được dịch sang các ngôn ngữ khác để phục vụ cho các đối tượng du khách khác nhau.

- Ghi âm thuyết minh: Trên cơ sở các tài liệu thuyết minh (đã được phê duyệt bởi người có trách nhiệm), tiến hành ghi âm để có các file audio tương ứng cho từng phòng trưng bày/hiện vật. Các file audio này có thể được sử dụng để đưa lên trang Web hoặc truy cập từ các thiết bị di động khi khách tham quan bảo tàng.

- Xây dựng hệ thống thuyết minh tự động: Hệ thống này có các chức năng cơ bản như: cho phép người quản trị phân quyền sử dụng cho từng nhóm đối tượng người dùng khác nhau, cho phép nhân viên bảo tàng cập nhật thông tin (văn bản, âm thanh, video,...), cho phép du khách truy cập để xem/nghe thông tin. Chức năng tiêu biểu nhất của hệ thống đó là sinh mã QR Code cho từng hiện vật và cho phép người sử

Page 152: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

152

dụng chụp ảnh QR Code rồi tìm thông tin tương ứng với QR Code.- Sau khi hệ thống sinh mã QR Code, nhân viên bảo tàng phải dán

mã này lên các phòng trưng bày hoặc các hiện vật tương ứng. Sau này, khách tham quan chỉ cần sử dụng thiết bị di động để chụp ảnh QR Code và nghe/xem thuyết minh tương ứng.

- Du khách có thể chọn ngôn ngữ (tiếng Việt, Anh, Pháp,...) và kiểu dữ liệu cần sử dụng (văn bản, audio, video,...) theo nhu cầu và hệ thống sẽ trả về kết quả tương ứng.2.2. Phân tích thiết kế hệ thống

- Biểu đồ Use Case.- Biểu đồ lớp.- Biểu đồ hoạt động: Quản lý tài khoản; Đăng nhập, đăng xuất;

Biểu đồ hoạt động cập nhật dữ liệu; Xem thông tin.- Biểu đồ triển khai.

3. Xây dựng hệ thống3.1. Mô hình triển khai

Để triển khai hệ thống, bảo tàng cần phải có máy chủ có định danh và đăng ký tên miền trên mạng Internet hoặc thuê bao máy chủ ảo trên Cloud để đặt cơ sở dữ liệu và phần mềm xử lý, trang Web.

Nhân viên quản trị hệ thống sẽ quản lý việc cấp phát các tài khoản, quyền truy cập vào hệ thống và các công việc khác liên quan đến hệ thống.

Cán bộ bảo tàng có trách nhiệm cập nhật, bổ sung dữ liệu thuyết minh thường xuyên vào hệ thống để phục vụ công tác thuyết minh tự động.

Người tham quan chỉ cần dùng thiết bị di động có chức năng kết nối Internet (3G hoặc thông qua Wifi của Bảo tàng) và chụp ảnh để chụp hình QR Code gửi đến hệ thống để nghe/xem thuyết minh.

Mô hình triển khai ứng dụng tại Bảo tàng như sau:

Page 153: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

153

3.2. Phát triển ứng dụng- Thiết kế dữ liệuCSDL của hệ thống được thiết kế như sau:

Page 154: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

154

- Phát triển mã nguồn- Một số chức năng chínhHiện tại, để thử nghiệm, BCN cài đặt ứng dụng trên trang Web tại

địa chỉ: http://qrcode.azurecloud.vn4. Thử nghiệm, đánh giá và mở rộng4.1. Điều kiện triển khai

Để triển khai được hệ thống này thì đơn vị triển khai phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu dưới đây:a) Máy chủ Web

Khi triển khai chính thức, Bảo tàng Đà Nẵng có thể chọn máy chủ Web (Web Server) theo một trong các giải pháp sau:

- Thuê dịch vụ máy chủ ảo: Hiện tại, có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ máy chủ ảo như Microsoft, IBM, Google, VNPT, Viettel,... Sau khi thuê máy chủ ảo, chỉ cần cấu hình, chép các ứng dụng lên máy chủ này và triển khai.

- Đặt máy chủ tại Bảo tàng: Mua một máy tính có cấu hình mạnh, cài đặt ứng dụng, dữ liệu (sao chép từ máy chủ hiện tại đang đặt ở Bảo

Page 155: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

155

tàng sang). Ngoài ra, phải đăng ký một tên miền để truy cập Web cho máy chủ này.

- Sử dụng máy chủ của Trung tâm Phát triển hạ tầng CNTT thành phố Đà Nẵng: Thay vì thuê máy chủ ảo hoặc tự trang bị máy chủ, Bảo tàng Đà Nẵng có thể xin hỗ trợ dịch vụ máy chủ từ Trung tâm Phát triển hạ tầng CNTT. Đây là giải pháp hay vì có thể tận dụng năng lực của hệ thống mạng thành phố và kết nối/tích hợp ứng dụng này với các ứng dụng khác của Thành phố thành một hệ sinh thái chung.b) Hệ thống kết nối wifi

Đơn vị khai thác ứng dụng này cần có hệ thống wifi mạnh, phủ sóng đến tất cả các điểm có dán mã QR Code. Hiện tại, Bảo tàng Đà Nẵng đã nâng cấp hệ thống wifi và phủ sóng đến tất cả các gian trưng bày hiện vật nên đảm bảo yêu cầu khai thác.c) Kết nối Internet

Trong tất cả các trường hợp, Bảo tàng cần kết nối máy chủ dịch vụ Web đến Internet. Do lượng du khách hoặc người truy cập hệ thống lớn nên yêu cầu phải có kết nối Internet tốc độ cao, băng thông rộng để đảm bảo chất lượng dịch vụ.d) Thiết bị di động, tai nghe

Để đọc, nghe, xem thông tin thuyết minh, người dùng phải cài đặt ứng dụng lên thiết bị di động và chụp ảnh QR Code để lấy về dữ liệu thuyết minh tương ứng. Do đó, khách tham quan phải có thiết bị di động (đặc biệt là smart phone) sử dụng một trong các hệ điều hành iOS, Android hoặc Windows Phone.

Bên cạnh thiết bị di động, người dùng cần sử dụng tai nghe cá nhân khi nghe thuyết minh bằng âm thanh hoặc video để tránh gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.4.2. Nhiệm vụ của Bảo tàng

Để vận hành và khai thác hiệu quả hệ thống thuyết minh tự động này, Bảo tàng Đà Nẵng cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Đảm bảo về hạ tầng: Hạ tầng phải thường xuyên được theo dõi, đánh giá, nâng cấp cho phù hợp với hệ thống.

- Đảm bảo về nội dung thuyết minh: Nội dung thuyết minh cho các gian trưng bày, hiện vật phải đảm bảo tính hấp dẫn, lôi cuốn, chính xác và đáp ứng các yêu cầu của người dùng.

- Đảm bảo về nhân sự vận hành hệ thống: Để hệ thống vận hành

Page 156: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

156

tốt, Bảo tàng cần có nhân sự để đảm bảo hệ thống hạ tầng hoạt động tốt và khắc phục nhanh các sự cố xảy ra. Ngoài ra, phải có nhân sự chịu trách nhiệm theo dõi, biên tập và cập nhật nội dung thuyết minh.4.3. Hoạt động đã triển khai

Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiến hành cài đặt và thử nghiệm hệ thống theo lịch trình như sau:

STT Ngày Nội dung triển khai Kết quả

1 01/6/2017 Cài đặt phân hệ quản trị hệ thống lên máy chủ

http://qrcode.azurecloud.vn/Admin/ Thử nghiệm cho thấy kết quả tốt, đáp ứng các yêu cầu của phân hệ quản trị

2 01/7/2017Cài đặt phân hệ dành cho người dùng lên máy chủ

http://qrcode. azurecloud.vn/Thử nghiệm các chức năng dành cho người sử dụng, kết quả tốt. Hệ thống chỉ có dữ liệu thuyết minh tiếng Việt.

3 15/8/2017Cài đặt gói phần mềm dành cho hệ điều hành iOS

http://qrcode.azurecloud.vn/#Thử nghiệm trên các thiết bị chạy hệ điều hành iOS và cho kết quả tốt

4 01/9/2017Cài đặt gói phần mềm dành cho hệ điều hành Android

https://play.google.com/store/apps/;details?id=com.danang.museumThử nghiệm trên các thiết bị chạy hệ điều hành Android và cho kết quả tốt

5 01/10/2017Cài đặt gói phần mềm dành cho hệ điều hành Windows

http://qrcode.azurecloud.vn/##Thử nghiệm trên các thiết bị chạy hệ điều hành Windows Phone và cho kết quả tốt

6 15/12/2017Update hệ thống, cải thiện các chức năng tìm kiếm

Cập nhật hệ thống và bổ sung dữ liệu thuyết minh tiếng Anh.

7 25/02/2018Update hệ thống, cải thiện các chức năng sắp xếp

Cập nhật hệ thống và bổ sung dữ liệu thuyết minh tiếng Pháp.

Page 157: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

157

STT Ngày Nội dung triển khai Kết quả

8 15/5/2018Cài đặt thêm một máy chủ lưu trữ dữ liệu và phục vụ tra cứu thông tin tại Bảo tàng Đà Nẵng.

Thử nghiệm cho kết quả rất tốt, tốc độ nhanh. Thiết lập cơ chế ưu tiên tìm dữ liệu tại máy chủ Bảo tàng để tăng tốc độ hệ thống (không cần kết nối Internet).

9 30/7/2018Tiếp tục thử nghiệm và hoàn chỉnh giao diện, cập nhật, sắp xếp, tìm kiếm thông tin thuyết minh.

Thử nghiệm cho kết quả rất tốt, đáp ứng các yêu cầu của Bảo tàng.

BCN đã thiết kế mẫu phiếu khảo sát ý kiến khách hàng về hệ thống và triển khai lấy ý kiến, đã có 150 người trả lời và kết quả như sau:

4.4. Khả năng mở rộng hệ thốnga) Mở rộng hệ thống cho Bảo tàng Đà Nẵng

Trên cơ sở hệ thống đang triển khai, chúng ta có thể mở rộng ứng dụng tại Bảo tàng theo các hướng sau: mở rộng về ngôn ngữ; mở rộng về quy mô hiện vật và gian trưng bày; mở rộng sang sử dụng các công nghệ khác.b) Mở rộng sang các bảo tàng khác

Trên cơ sở hệ thống này, rất dễ dàng để triển khai ứng dụng cho các bảo tàng khác. Chỉ cần cài đặt hệ thống và cập nhật nội dung là có thể ứng dụng cho các bảo tàng muốn triển khai.c) Mở rộng sang các lĩnh vực khác

Trên cơ sở khảo sát tại một số đơn vị của thành phố Đà Nẵng, BCN đề xuất mở rộng sang một số ứng dụng khác như:

Page 158: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

158

STT Lĩnh vực mở rộng Kết quả mong muốn

1Ứng dụng cho các bảo tàng khác như Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng

Hệ thống thuyết minh tự động tương tự như của Bảo tàng Đà Nẵng, chỉ thay đổi phần nội dung thuyết minh

2Ứng dụng để thuyết minh tự động cho các di tích lịch sử và các công trình tiêu biểu của thành phố Đà Nẵng

Du khách có thể xem phim, nghe thuyết minh giới thiệu hoặc đọc các tài liệu liên quan đến các di sản, di tích lịch sử và các công trình qua mã QR Code tương ứng

3 Ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Sẽ dán mã QR Code trên bao bì sản phẩm và người dùng có thể truy xuất nguồn gốc

4 Ứng dụng để thuyết minh cho các hội chợ, triển lãm

Cho phép thuyết minh tự động cho các sản phẩm trưng bày tại các hội chợ, triển lãm thông qua mã QR Code

5Tích hợp hoạt động giáo dục lịch sử và quảng bá thông tin du lịch thông qua hệ thống truyền thông đa kênh

Hệ thống cho phép tương tác giữa người sử dụng và hệ thống (đưa thông tin đến người dùng và người dùng cung cấp thông tin cho hệ thống) bằng nhiều kênh khác nhau như qua mạng Internet, qua các thiết bị di động, qua tin nhắn, qua e-mail,...

VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận

Đề tài đã được triển khai đúng tiến độ, nội dung và chất lượng như đã đăng ký trong thuyết minh. Các sản phẩm chính bao gồm các tài liệu thuyết minh, nội dung ghi âm các thuyết minh, hệ thống thuyết minh tự động đa ngữ và các công bố như bài báo khoa học, hội thảo khoa học đều đã hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng như đã được phê duyệt.

Các kết quả đạt được có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng cường ứng dụng công nghệ, đặc biệt là CNTT vào công tác bảo tàng và đã mang lại hiệu quả tốt. Những kết quả này sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của Bảo tàng Đà Nẵng, hình thành các dịch vụ mới như thuyết minh tự động, cung cấp thông tin qua môi trường Web và Internet.

Hệ thống đã được cài đặt và thử nghiệm tại Bảo tàng Đà Nẵng, khách tham quan đã có những phản ánh tích cực về hệ thống. Hệ thống đã góp phần quan trọng trong việc hiện đại hóa công tác bảo tàng và

Page 159: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

159

hội nhập quốc tế của các bảo tàng Việt Nam trong kỷ nguyên số và cách mạng công nghiệp 4.0.

Trong quá trình thực hiện đề tài, bên cạnh các kết quả đạt được chúng tôi nhận thấy còn một số hạn chế như: Hạ tầng CNTT tại Bảo tàng Đà Nẵng chưa tốt, cần phải tăng cường trang bị thêm về máy chủ, máy tính cho các chuyên viên, hệ thống kết nối Wifi, chất lượng đường truyền Internet,...; Lượng khách tham quan từ Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản khá cao và tăng nhanh trong thời gian gần đây nhưng nhóm đề tài chưa thể dịch, tiến hành ghi âm cho các ngôn ngữ này; Việc dán QR Code cho các hiện vật còn gặp nhiều khó khăn vì các hiện vật nhỏ, đặt gần nhau trong một không gian hẹp, trong tủ kính nên hạn chế về tầm nhìn và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

Trong thời gian đến, BCN sẽ tiếp tục lấy ý kiến khách tham quan để trên cơ sở đó nâng cấp, hoàn thiện hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách tham quan.

Bên cạnh đó, BCN sẽ mở rộng ứng dụng hệ thống sang các lĩnh vực mới như truy xuất nguồn gốc sản phẩm, an toàn thực phẩm, thuyết minh tự động cho các di sản, các công trình tiêu biểu của thành phố Đà Nẵng,...2. Kiến nghị

Để triển khai hiệu quả hơn nữa hệ thống thuyết minh đa ngữ tại Bảo tàng Đà Nẵng và mở rộng ứng dụng sang các lĩnh vực khác, BCN kiến nghị với Sở Khoa học và Công nghệ, Bảo tàng Đà Nẵng và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng một số nội dung sau:

- Đối với Bảo tàng Đà Nẵng:+ Cần đẩy mạnh hoạt động số hóa dữ liệu tại Bảo tàng và tổ chức

lưu trữ một cách khoa học, đầy đủ thông tin về nội dung (lịch sử, mô tả, quá trình bảo quản,...), hình ảnh, băng hình,... của tất cả các hiện vật bảo tàng. Đây là cơ sở để triển khai các ứng dụng công nghệ mới vào Bảo tàng trong tương lai.

+ Cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, hình thức mới để quảng bá rộng rãi thông tin của Bảo tàng đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước.

+ Cần phải nâng cấp hạ tầng CNTT tại Bảo tàng gồm máy chủ, máy tính cho các chuyên viên, hệ thống phủ sóng Wifi, đường truyền băng thông rộng để kết nối Internet, các phương tiện hiện đại để phục vụ số hóa dữ liệu (máy ảnh chất lượng cao, máy quay video công nghệ

Page 160: Ấn phẩm này phản ánh ngắn gọn các kết quả nghiên cứu về lý

160

cao, hệ thống xây dựng ảnh 3D,...) để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ trên thế giới.

+ Cần bổ sung thêm các chuyên viên về CNTT để thực hiện công việc chuyên trách về ứng dụng và khai thác bảo tàng dựa trên CNTT.

+ Cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất xây dựng các ứng dụng mới trong công tác quản lý bảo tàng và di sản.

- Đối với Sở Khoa học và Công nghệ:+ Cần tiếp tục hỗ trợ cho Bảo tàng Đà Nẵng triển khai các dự án

nghiên cứu và triển khai ứng dụng các công nghệ mới vào lĩnh vực bảo tồn, bảo tàng và quản lý di sản.

+ Cần hỗ trợ cho các bảo tàng và các đơn vị khác để triển khai ứng dụng hệ thống thuyết minh tự động này một cách phù hợp với các đơn vị có nhu cầu.

+ Cần tiếp tục hỗ trợ để mở rộng ứng dụng này sang các lĩnh vực khác như quản lý di sản, các công trình tiêu biểu của thành phố Đà Nẵng, thực phẩm,...

- Đối với Đại học Đà Nẵng:+ Cần tiếp tục phối hợp với Bảo tàng Đà Nẵng, Sở Khoa học và

Công nghệ để mở rộng dữ liệu thuyết minh Bảo tàng sang các ngôn ngữ khác như tiếng Hàn, tiêng Trung, tiếng Nhật,...

+ Cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất ứng dụng các công nghệ mới như Internet of Things, trí tuệ nhân tạo, rô-bốt,... vào công tác Bảo tàng và các lĩnh vực khác.

+ Cần tăng cường hợp tác với các đơn vị, tổ chức, cá nhân khác để đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tế, đặc biệt là các vấn đề đặt ra trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng:+ Có các chủ trương, chính sách và hỗ trợ tài chính để khuyến

khích các tổ chức, đơn vị của Thành phố tăng cường ứng dụng CNTT và các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả công việc.

+ Có các quy định để tạo sự kết nối giữa các đơn vị, tổ chức trên địa bàn thành phố để cùng phối hợp nghiên cứu, chia sẻ thông tin và khai thác chung các sản phẩm khoa học nhằm tiết kiệm các nguồn lực của Thành phố./.