ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP -...

193
BGIÁO DC & ĐÀO TO ĐẠI HC HU HKHC MINH NGHIÊN CU BIN PHÁP KTHUT NHM TĂNG NĂNG SUT VÀ HIU QUSN XUT LC (Arachis hypogaea L.) TRÊN ĐẤT CÁT BIN TNH QUNG BÌNH LUN ÁN TIN SĨ NÔNG NGHIP HU, NĂM 2014

Transcript of ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP -...

Page 1: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

HỒ KHẮC MINH

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM TĂNG NĂNG

SUẤT VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC (Arachis hypogaea L.)

TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HUẾ, NĂM 2014

Page 2: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

HỒ KHẮC MINH

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC TRÊN

ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: Trồng trọt

Mã số: 62.62.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC:

1. PGS. TS. Nguyễn Minh Hiếu

2. TS. Lê Thanh Bồn

HUẾ, NĂM 2013

Page 3: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

kết quả, số liệu nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố

trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Hồ Khắc Minh

Page 4: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin cảm ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Minh Hiếu - Hiệu trưởng Trường

Đại học Nông Lâm Huế và TS. Lê Thanh Bồn – Phó hiệu trưởng Trường Đại học

Nông Lâm Huế. Hai thầy đã hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tận tình về phương hướng

lý luận, nội dung, phương pháp nghiên cứu và luôn luôn động viên tôi trong suốt

quá trình học tập để hôm nay bản luận án đã được hoàn thành.

Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể thầy cô của Đại học Nông

Lâmvà của Ban Đào tạo sau đại học - Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi

nhất trong suốt quá trình học tập của tôi. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo

và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình đã dành cho tôi thời gian

tốt nhất và hỗ trợ mọi mặt trong học tập và nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các huyện và xã vùng đất cát biển tỉnh

Quảng Bình và bà con nông dân đã tạo điều kiện về đất đai và nhân lực thực hiện

các thí nghiệm của luận án bảo đảm đúng yêu cầu.

Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các đồng nghiệp trong lĩnh vực

nghiên cứu của luận án đã đóng góp những ý kiến quý báu về chuyên môn và cung

cấp tư liệu để tôi hoàn thành luận án này. Xin cảm ơn những người thân và bạn bè

đã dành cho tôi tình cảm và tinh thần tốt nhất trong suốt quá trình học tập.

Quảng Bình, tháng 5 năm 2013

Tác giả

Hồ Khắc Minh

Page 5: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

iii

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ii

MỤC LỤC ............................................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................vvi

DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................................vii

DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................................x

MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................1

1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................................1

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................................3

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI........................................3

3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................................3

4. PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.........................................................................4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ÐỀ NGHIÊN CỨU ......................................5

1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LẠC TRÊN THẾ GIỚI, VIỆT NAM VÀ QUẢNG BÌNH.....5

1.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới...................................................................5

1.1.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam ...................................................................7

1.1.3. Tình hình sản xuất lạc ở Quảng Bình................................................................8

1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐẤT CÁT BIỂN VIỆT NAM..............................................9

1.2.1. Đặc điểm lý, hóa tính đất ..................................................................................9

1.2.2. Đặc điểm về địa hình.......................................................................................12

1.2.3. Đặc điểm về nước ngầm..................................................................................13

1.2.4. Một số nghiên cứu phát triển nông nghiệp trên đất cát biển...........................13

1.3. CƠ SỞ KHOA HỌC NÂNG CAO NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG ..............................14

1.3.1. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cây trồng..................................14

1.3.2. Một số cơ sở lý luận về yếu tố hạn chế năng suất cây trồng...........................16

1.3.3. Biện pháp kỹ thuật điều khiển nâng cao năng suất cây trồng.........................17

1.4. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT LẠC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ........................................22

1.4.1. Nghiên cứu chọn tạo giống lạc........................................................................22

1.4.2. Nghiên cứu kỹ thuật bón phân cho cây lạc .....................................................25

Page 6: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

iv

1.4.3. Nghiên cứu bố trí thời vụ gieo lạc...................................................................35

1.4.4. Nghiên cứu mật độ gieo lạc ............................................................................36

1.4.5. Nghiên cứu kỹ thuật phủ đất cho cây lạc ........................................................37

1.5. NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU..............38

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......41

2.1. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT NGHIÊN CỨU..................41

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .....................................................................................43

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................43

2.3.1. Đánh giá thực trạng sản xuất lạc và xác định yếu tố hạn chế năng suất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình .............................................................................43

2.3.2. Nghiên cứu xác định tổ hợp phân bón cân đối hợp lý cho lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình ................................................................................................45

2.3.3. Nghiên cứu xác định khung thời vụ thích hợp cho gieo lạc vụ đông xuân trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình ................................................................................47

2.3.4. Nghiên cứu áp dụng biện pháp phủ đất trong sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình ................................................................................................48

2.3.5. Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật tổng hợp tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình .............................50

2.4. PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU........................................50

2.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển ................................................................50

2.4.2. Các chỉ tiêu về đất ...........................................................................................52

2.4.3. Theo dõi tình hình phát sinh của các loại sâu bệnh ........................................53

2.4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế................................................................................53

2.4.5. Xử lý số liệu ....................................................................................................53

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................54

3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LẠC VÀ XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ HẠN CHẾ NĂNG SUẤT LẠC TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH.54

3.1.1. Đánh giá thực trạng về đất đai, khí hậu và tình hình sản xuất nông nghiệp trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình ..................................................................54

3.1.2. Thực trạng sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình................................70

3.1.3. Nhận xét chung................................................................................................80

3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TỔ HỢP PHÂN BÓN CÂN ĐỐI HỢP LÝ CHO LẠC TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH ................................82

3.2.1. Kết quả nghiên cứu xác định tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng ..................82

3.2.2. Kết quả nghiên cứu xác định tổ hợp phân vô cơ và phân hữu cơ vi sinh ................93

Page 7: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

v

3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH KHUNG THỜI VỤ THÍCH HỢP CHO GIEO LẠC VỤ ĐÔNG XUÂN TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH .............106

3.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của lạc thí nghiệm ...................................................................................107

3.3.2. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến tình hình sâu bệnh hại lạc thí nghiệm..112

3.3.3. Ảnh hưởng của thời vụ gieo lạc đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả khô của lạc thí nghiệm .....................................................................114

3.3.4. Ảnh hưởng của thời vụ gieo lạc đến hiệu quả kinh tế của sản xuất lạc thí nghiệm..........................................................................................................116

3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHỦ ĐẤT CHO LẠC TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH ............................................118

3.4.1. Ảnh hưởng của phủ đất đến thời gian sinh trưởng của lạc thí nghiệm..................118

3.4.2. Ảnh hưởng của phủ đất đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của lạc thí nghiệm..........................................................................................................119

3.4.3. Ảnh hưởng của phủ đất đến sự phát triển nốt sần của lạc thí nghiệm ...................121

3.4.4. Ảnh hưởng phủ đất đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả khô của lạc thí nghiệm ...................................................................................................123

3.4.5. Ảnh hưởng của phủ đất đến một số tính chất của lớp đất canh tác thực hiện trồng lạc thí nghiệm .................................................................................................124

3.4.6. Ảnh hưởng của phủ đất đến hiệu quả kinh tế của lạc thí nghiệm .................130

3.5. KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN KỸ THUẬT TỔNG HỢP TĂNG NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT LẠC TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH.........................................................................132

3.5.1. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả khô của các hợp phần mô hình thực nghiệm ..............................................................................................133

3.5.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hợp phần mô hình thực nghiệm .............135

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................................138

1. KẾT LUẬN...............................................................................................................138

2. ĐỀ NGHỊ ..................................................................................................................139

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ..........................................................140

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................................................140

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................141

TIẾNG VIỆT.................................................................................................................141

TIẾNG ANH .................................................................................................................149

Page 8: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa của từ

đ/c Đối chứng

FAO Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

Fed Đơn vị đo diện tích ( 1 fed = 3,8 ha )

ICRISAT Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế vùng Nhiệt đới bán khô hạn

IFA Hiệp hội phân bón quốc tế

K Kali

KHKT Khoa học kỹ thuật

N Đạm

NSLT Năng suất lý thuyết

NSTT Năng suất thực thu

P Lân

P100 hạt Khối lượng 100 hạt

P100 quả Khối lượng 100 quả

PTNT Phát triển nông thôn

TGST Thời gian sinh trưởng

Tmax Nhiệt độ cao nhất

Tmin Nhiệt độ thấp nhất

Ttb Nhiệt độ trung bình

Ttb max Nhiệt độ trung bình cao

Ttb min Nhiệt độ trung bình thấp

U Độ ẩm không khí

Umin Độ ẩm không khí thấp nhất

Utb Độ ẩm không khí trung bình

Page 9: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Tên bảng Trang

1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới (2008 – 2010) 5

1.2 Diện tích, sản lượng, năng suất lạc của Việt Nam ( 2006 – 2010) 7

1.3 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Quảng Bình (2006 – 2010) 8

1.4 Đặc điểm lý, hóa tính của đất cồn cát đỏ tỉnh Bình Thuận 11

1.5 Đặc điểm lý, hóa tính của đất cồn cát trắng vàng tỉnh Quảng Bình 11

1.6 Đặc điểm lý, hóa tính của đất cát biển điển hình tỉnh Nghệ An 12

1.7 Chất đa lượng bị hấp thụ ở các giai đoạn tăng trưởng 25

2.1 Một số đặc tính nông hoá của đất cát biển thí nghiệm 42

2.2 Một số chỉ tiêu khí hậu thời tiết thời gian triển khai các thí nghiệm 42

3.1 Đặc trưng các trị số trung bình nhiều năm về khí tượng tỉnh Quảng Bình

63

3.2 Diện tích và cơ cấu sử dụng đất trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình 66

3.3 Cơ cấu cây trồng hàng năm trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình 67

3.4 Các phương thức luân canh cây trồng trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

68

3.5 Thị trường, hiệu quả kinh tế và sự thích ứng của các loại cây trồng trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

69

3.6 Quy mô sản xuất của các nông hộ vùng cát biển Quảng Bình 70

3.7 Những nhận thức của người nông dân về những khó khăn trong sản xuất lạc trên đất cát biển và đề xuất giải pháp khắc phục

72

3.8 Thực trạng đầu tư & mức độ tiếp nhận tiến bộ KHKT trong sản xuất lạc của nông dân vùng đất cát biển Quảng Bình

73

Page 10: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

viii

3.9 Tỉ lệ nông dân bố trí thời gian gieo lạc trong vụ đông xuân trên đất cát biển Quảng Bình

74

3.10 Kết quả phân tích 30 mẫu đất cát biển tỉnh Quảng Bình 75

3.11 Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của lạc thí nghiệm

76

3.12 Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến khả năng tạo nốt sần và nốt sần hữu hiệu của lạc thí nghiệm

77

3.13 Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc thí nghiệm

78

3.14 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của lạc thí nghiệm

83

3.15 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của lạc thí nghiệm

86

3.16 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng đến tính chất hóa học của đất thí nghiệm của lạc thí nghiệm

89

3.17 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng đến hiệu quả kinh tế của lạc thí nghiệm

91

3.18 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của lạc thí nghiệm

94

3.19 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân hữu cơ vi sinh đến sự phát triển nốt sần của lạc thí nghiệm

96

3.20 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân hữu cơ vi sinh đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của lạc thí nghiệm

98

3.21 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân hữu cơ vi sinh đến tính chất hóa học của đất thí nghiệm

101

3.22 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân hữu cơ vi sinh đến hiệu quả kinh tế của lạc thí nghiệm

104

3.23 Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến thời gian sinh trưởng của lạc thí nghiệm

107

3.24 Ảnh hưởng thời vụ gieo trồng đến tỉ lệ nẩy mầm và chiều cao cây 108

Page 11: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

ix

của lạc thí nghiệm

3.25 Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến sự phát triển cành của lạc thí nghiệm

110

3.26 Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến chỉ số diện tích lá và nốt sần hữu hiệu của của lạc thí nghiệm

111

3.27 Ảnh hưởng thời vụ gieo trồng đến tình hình sâu bệnh gây hại lạc thí nghiệm

113

3.28 Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của lạc thí nghiệm

115

3.29 Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến hiệu quả kinh tế của lạc thí nghiệm

116

3.30 Ảnh hưởng của vật liệu phủ đất đến thời gian sinh trưởng của lạc thí nghiệm

119

3.31 Ảnh hưởng của vật liệu phủ đất đến một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của lạc thí nghiệm

119

3.32 Ảnh hưởng của vật liệu phủ đất đến phát triển nốt sần của lạc thí nghiệm

122

3.33 Ảnh hưởng của vật liệu phủ đất đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc của lạc thí nghiệm

123

3.34 Diễn biến nhiệt độ của lớp đất canh tác thí nghiệm 125

3.35 Diễn biến ẩm độ của lớp đất canh tác thí nghiệm 126

3.36 Ảnh hưởng của vật liệu phủ đất đến tính chất hoá học đất thí nghiệm

128

3.37 Ảnh hưởng của các loại vật liệu che tủ đến hiệu quả kinh tế của lạc thí nghiệm

130

3.38 Các yếu tố cấu thành năng suất của mô hình thực nghiệm 134

3.39 Hiệu quả kinh tế của mô hình thực nghiệm 136

Page 12: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình Tên hình Trang

1.1 Phẩu diện đất của một số loại đất cát ven biển Việt Nam 10

3.1 Sơ đồ tỉnh Quảng Bình, với vị trí của vùng đất cát biển và các vùng đất cát biển trồng lạc 55

3.2 Sơ đồ lát cắt sinh thái của vùng đất cát biển phía bắc (từ Quảng Trạch đến Đồng Hới) tỉnh Quảng Bình 58

3.3 Sơ đồ lát cắt sinh thái của vùng đất cát biển phía Nam (từ Quảng Ninh đến Lệ Thủy) tỉnh Quảng Bình 59

3.4 Diễn biến nhiệt độ và mưa trong năm tại Quảng Bình 64

3.5 Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất trên vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình 67

3.6 Biểu đồ về năng suất thực thu của lạc thí nghiệm xác định thứ tự các yếu tố dinh dưỡng đa lượng hạn chế năng suất lạc

79

3.7 Biểu đồ về năng suất thực thu của lạc thí nghiệm bón phối hợp giữa vô cơ và phân chuồng

87

3.8 Biểu đồ về năng suất thực thu của lạc thí nghiệm bón phối hợp giữa phân vô cơ và phân hữu cơ vi sinh

99

3.9 Biểu đồ về năng suất thực thu của lạc thí nghiệm thời vụ 116

3.10 Biểu đồ về năng suất thực thu của lạc thí nghiệm phủ đất 124

3.11 Diễn biến nhiệt độ lớp đất canh tác của đất thí nghiệm 125

3.12 Diễn biến ẩm độ lớp đất canh tác của đất thí nghiệm 127

3.13 Biểu đồ về năng suất thực thu của các hợp phần mô hình 134

Page 13: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

1

MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm có

giá trị dinh dưỡng cao. Trên thế giới, trong số các loại cây có dầu ngắn ngày, lạc

xếp thứ 2 sau đậu tương về diện tích và sản lượng, xếp thứ 13 trong các loại cây

thực phẩm [44]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Lạc là cây thuộc họ đậu nên lạc

còn là cây có khả năng bảo vệ đất, duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất. Đất gieo

trồng lạc vừa tăng được pH, hàm lượng mùn và độ màu mỡ cho đất vừa góp phần

duy trì và tăng năng suất, sản lượng các cây trồng khác, tăng hệ số sử dụng đất,

tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Vì vậy, lạc là cây trồng quan trọng

trong hệ thống xen canh, luân canh với các loại cây trồng khác, đặc biệt có ý nghĩa

vô cùng to lớn trong việc cải tạo đất đối với những vùng đất bạc màu.

Ở Việt Nam, cũng như thế giới từ năm 1995 đến nay, diện tích gieo trồng lạc

tăng chậm. Diện tích gieo trồng lạc của nước ta ổn định xung quanh 250.000

ha/năm và sản lượng tăng dần từ 334.500 tấn vào năm 1995 lên 485.800 tấn vào

năm 2010 [109]. Tương tự như nhiều quốc gia trên thế giới, năng suất lạc ở nước

ta tăng trong những năm gần đây là nhờ đầu tư nghiên cứu chọn tạo nên đã đưa vào

sản xuất nhiều giống mới năng suất cao, chất lượng tốt và chống chịu với điều kiện

bất lợi của ngoại cảnh như: MD7, MD9, L08, L12, L14, L18, LVT, L23,

L26,…đồng thời nghiên cứu áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật (mật độ, phân bón,

che phủ đất…) hợp lý cho mỗi giống và mùa vụ trên từng vùng sinh thái cụ thể [9],

[81], [82], [83].

Quảng Bình là một tỉnh thuộc Bắc Trung bộ có tổng diện tích tự nhiên

805.500 ha, đất nông nghiệp có 67.344 ha. Điều kiện khí hậu ở đây khá khắc

nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra, đất đai có diện tích nhỏ hẹp, manh mún và

nghèo chất dinh dưỡng. Lạc là loại cây trồng ngắn ngày có vai trò quan trọng trong

cơ cấu cây trồng của tỉnh. Theo số liệu thống kê trong những năm gần đây (2006 –

2010), diện tích gieo trồng lạc ổn định từ 5.400 – 5.700 ha, đứng thứ 2 về diện tích

Page 14: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

2

trong các cây trồng hàng năm của tỉnh và đứng thứ 15 về diện tích trong 62

tỉnh/thành trồng lạc trong cả nước [8]. Cây lạc ở tỉnh Quảng Bình được trồng chủ

yếu trên các loại đất phù sa, đất xám và đất cát biển. Thực tế cho thấy, quỹ đất phù

sa và đất xám có rất nhiều đối tượng cây trồng khác cạnh tranh nên rất khó để mở

rộng diện tích trồng lạc trên hai loại đất này, trong khi đó đất cát biển có thể khai

thác trồng cây nông nghiệp còn khá lớn, ước tính còn khoảng 6.000 ha chưa được

khai thác đưa vào sử dụng [74], đây là quỹ đất tiềm năng cho phát triển mở rộng

diện tích trồng lạc của tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, đất cát biển tại tỉnh Quảng

Bình có những tính chất rất đặc trưng như: độ phì tự nhiên thấp, hàm lượng hữu cơ

thấp, nghèo mùn do quá trình khoáng hóa diễn ra mãnh liệt, thành phần cấp hạt thô

chiếm tỉ lệ lớn, kết cấu rời rạc và dung tích hấp thu thấp,… nên khả năng giữ nước,

giữ phân bị hạn chế, sự rửa trôi các chất theo trọng lực dễ dàng xảy ra khi có mưa

lớn. Do vậy, sản xuất lạc trên loại đất này nếu không áp dụng biện pháp kỹ thuật

thâm canh đồng bộ thì năng suất đạt được thường không cao, năng suất trung bình

trong những năm qua đạt 1,57 tấn/ha, thấp hơn nhiều so với bình quân chung của

cả nước (1,99 tấn/ha) [109]. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy, trong những năm qua

hàng năm tỉnh luôn có chính sách hỗ trợ đáng kể cho trợ giá giống lạc tiến bộ kỹ

thuật nên người dân đã đưa nhanh các giống tiến bộ kỹ thuật mới như: MD7, L14,

L18, L23,… vào sản xuất, trong đó giống L14 chiếm đến khoảng 2/3 diện tích. Tuy

nhiên, việc nghiên cứu kỹ thuật trồng lạc trên đất cát biển tại tỉnh Quảng Bình chưa

được quan tâm đúng mức cả về quy mô và chiều sâu. Các biện pháp kỹ thuật

khuyến cáo trong sản xuất được xây dựng trên cơ sở quy trình chung của Bộ Nông

nghiệp và PTNT, chưa có nghiên cứu tổng hợp nào để làm cơ sở xây dựng quy

trình riêng cho cây lạc ở tỉnh Quảng Bình. Do vậy, việc đầu tư nghiên cứu để tăng

năng suất và mở rộng diện tích trồng lạc trên đất cát biển tại Quảng Bình có ý

nghĩa hết sức quan trọng, trong đó cần tập trung các biện pháp tăng cường hàm

lượng hữu cơ trong đất, cân đối dinh dưỡng, tăng khả năng giữ nước cho đất và bố

trí thời vụ để sử dụng nước trời hiệu quả là rất cần thiết để tăng hiệu quả đầu tư

phân bón, tăng năng suất lạc trên đất cát trồng lạc tỉnh Quảng Bình.

Page 15: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

3

Từ những căn cứ trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các biện

pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc trên đất cát biển

tỉnh Quảng Bình”, góp phần giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra trong sản xuất lạc

trên vùng cát nhằm nâng cao năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập

cho các hộ nông dân trên cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững.

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

- Xác định một số hạn chế năng suất lạc qua đánh giá thực trạng sản xuất nông

nghiệp và sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình.

- Xác định một số biện pháp kỹ thuật phù hợp để xây dựng quy trình sản xuất lạc

bảo đảm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình.

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Ý nghĩa khoa học

- Kết quả đề tài góp phần làm luận cứ khoa học cho việc quản lý, khai thác

và sử dụng hợp lý vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình trong phát triển sản xuất

nông nghiệp nói chung và phát triển sản xuất lạc nói riêng theo hướng hiệu quả và

bền vững.

- Đồng thời, kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các nhà quản lý xây dựng

chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất lạc trên đất cát biển của tỉnh sát, đúng hơn.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu hữu ích cho các nhà khoa

học, cán bộ kỹ thuật tham khảo trong định hướng nghiên cứu, tài liệu giảng dạy tập

huấn kỹ thuật cho nông dân.

- Kết quả của đề tài áp dụng vào sản xuất sẽ khắc phục cơ bản các yếu tố hạn

chế năng suất bằng giải pháp kỹ thuật tổng hợp góp phần nâng cao năng suất, hiệu

quả kinh tế trong sản xuất lạc trên vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần từng bước cải tạo đất, hướng

đến sản xuất bền vững và nâng cao thu nhập cho người dân vùng cát ven biển của

tỉnh Quảng Bình.

Page 16: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

4

4. PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

- Đề tài sẽ điều tra, đánh giá và nắm tổng quát để xác định các tiềm năng và

khó khăn trong phát triển sản xuất lạc trên trên tất cả các nhóm đất và các đơn vị

sinh thái nông nghiệp của vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình. Đồng thời, trên cơ sở

xác định các yếu tố hạn chế năng suất lạc trồng trên vùng đất cát biển để tập trung

nghiên cứu xác định một số giải pháp kỹ thuật phù hợp và ứng dụng vào quy trình

sản xuất lạc bảo đảm tăng năng suất, hiệu quả kinh tế và bền vững trên đất cát biển

tỉnh Quảng Bình.

- Tỉnh Quảng Bình có 2 vụ lạc chính là vụ đông xuân (chiếm khoảng 70%)

và vụ hè thu. Riêng sản xuất lạc trên vùng đất cát biển do không chủ động nước

tưới nên phần lớn chỉ sản xuất trong vụ đông xuân. Do vậy, đề tài tập trung nghiên

cứu xác định một số giải pháp kỹ thuật sản xuất lạc trong vụ đông xuân với điều

kiện dựa vào nước trời là chủ yếu.

Page 17: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

5

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ÐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LẠC TRÊN THẾ GIỚI, VIỆT NAM VÀ QUẢNG BÌNH

1.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới

Theo số liệu của FAOSTAT (2012) [109], tình hình sản xuất lạc trên thế giới

trong 3 năm gần đây (2008 – 2010) ở bảng 1.1 như sau:

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới (2008 – 2010)

Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

T

T Tên nước

2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010

1 Ấn Độ 6,85 5,47 4,93 1,071 1,007 1,144 7,33 5,51 5,64

2 Trung Quốc 4,62 4,40 3,55 3,102 3,357 3,454 14,34 14,76 15,71

3 Nigêria 2,30 2,64 2,64 1,695 1,126 1,000 3,90 2,97 2,64

4 Xuđăng 0,95 0,95 1,15 0,750 0,996 0,662 0,71 0,94 0,76

5 Ăngola 0,18 0,29 0,30 0,333 0,383 0,388 0,60 0,11 0,12

6 Myanma 0,65 0,84 0,87 1,538 1,622 1,548 1,00 1,36 1,34

7 Inđônêsia 0,63 0,62 0,62 1,216 1,249 1,256 0,77 0,78 0,78

8 Camarun 0,30 0,30 0,30 0,533 1,523 1,533 0,16 0,46 0,46

9 Mỹ 0,60 0,44 0,51 3,828 3,835 3,712 2,33 1,67 1,89

10 Việt Nam 0,25 0,25 0,23 2,085 2,107 2,100 0,53 0,53 0,49

11 Thế Giới 24,59 23,91 24,01 1,553 1,529 1,523 38,20 36,57 36,57

(Nguồn: FAOSTAT, 2012)

Diện tích trồng lạc năm 2010 trên thế giới đạt 24,01 triệu ha, có trên 112

nước trồng lạc. Trong đó diện tích trồng lạc ở các nước châu Á chiếm 47,84%,

châu Phi 47,83%, châu Mỹ 4,2%, châu Âu 0,45% so với tổng diện tích. Các nước

có diện tích lớn gồm 10 nước, trong đó Ấn Độ có diện tích lớn nhất đạt 4.930.000

Page 18: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

6

ha, Trung Quốc đạt 3.550.000 ha, Ni-giê-ria đạt 2.640.000 ha. Diện tích trồng lạc

trên thế giới trong 3 năm 2008, 2009 và 2010 biến động từ 23,91 triệu ha đến 24,59

triệu ha. Đứng đầu là Ấn Độ biến động từ 4,93 triệu ha đến 6,85 triệu ha, tiếp đến

là Trung Quốc biến động từ 3,55 triệu ha đến 4,62 triệu ha, Ni-giê-ria biến động từ

2,3 triệu ha đến 2,64 triệu ha. Xu hướng biến động theo hướng giảm là chủ yếu và

có những nước quy mô giảm đến hàng triệu ha như Ấn Độ, Trung Quốc.

Năng suất lạc bình quân của thế giới là 1,523 - 1,539 tấn/ha. Năng suất lạc

của các nước trên thế giới chênh lệch nhau khá lớn và không ổn định qua các năm.

Năng suất bình quân năm 2010, đứng đầu là các nước I-xra-en, Nicaragua, Kenya

đạt 5,136 - 5,644 tấn/ha, tiếp theo là các nước Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Tây

Ban Nha, Hy lạp, Ai Cập đạt 3,039 - 3,712 tấn/ha, thấp nhất là các nước

Mozambic, Ăng-go-la, Zam-ba-bu-ê 0,237 - 0,414 tấn/ha.

Sản lượng lạc bình quân của thế giới trong 3 năm đạt từ 36,57 - 38,20 triệu tấn.

Các nước có sản lượng lớn đứng đầu là Trung Quốc đạt từ 14,34 - 15,31 triệu tấn, thứ

đến là Ấn Độ đạt từ 5,51 - 7,33 triệu tấn, Mỹ đạt từ 1,67 - 2,33 triệu tấn.

Theo nhận định của các nhà khoa học, tiềm năng nâng cao năng suất và sản

lượng lạc ở các nước còn rất lớn cần phải khai thác. Trong khi năng suất lạc bình

quân của thế giới mới đạt trên 1,5 tấn/ha. Ở Trung Quốc, thử nghiệm trên diện hẹp

đã thu được năng suất khoảng 12 tấn/ha, cao hơn 8 lần so với năng suất bình quân

của thế giới. Trên diện tích rộng hàng chục hecta, năng suất lạc có thể đạt 9,6 tấn/ha.

Gần đây, tại Viện nghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn quốc tế

(ICRISAT) đã thông báo sự khác biệt giữa năng suất lạc trên trạm nghiên cứu và

năng suất trên đồng ruộng nông dân là từ 4 - 5 tấn/ha. Trong khi các loại cây như lúa

mì và lúa nước đã gần đạt tới năng suất trần và có xu hướng giảm dần ở nhiều nước

trên thế giới thì năng suất lạc trong sản xuất vẫn còn khác xa so với năng suất tiềm

tàng. Thực tế này đã gợi mở khả năng nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lạc

trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để khai thác tiềm

năng. Chiến lược này đã được áp dụng thành công ở nhiều nước và đã trở thành bài

học kinh nghiệm trong phát triển sản xuất lạc của các nước trên thế giới [23].

Page 19: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

7

1.1.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam

Cây lạc được trồng ở Việt Nam từ lâu đời, và là cây lấy dầu đứng thứ nhất

về diện tích, sản lượng và xuất khẩu, hàng năm đóng góp khá lớn vào tổng giá trị

kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta. Tuy nhiên, trước năm 1990 cây lạc vẫn

chưa được quan tâm đúng mức nên diện tích, năng suất và sản lượng đạt được rất

khiêm tốn, năm 1987 là đỉnh cao của sản xuất lạc thời gian này nhưng diện tích đạt

237.000 ha, nhưng năng suất chỉ đạt 0,97 tấn/ha và sản lượng xấp xỉ 231.000 tấn.

Trong giai đoạn 1990 – 1995 sản xuất lạc có xu thế tăng về diện tích và sản

lượng, song năng suất còn thấp chỉ đạt trên 0,1 tấn/ha. Đến giai đoạn 1995 - 2000

năng suất lạc đã có bước tăng nhảy vọt, đặc biệt năm 1999 năng suất đạt 1,43

tấn/ha cao nhất trong giai đoạn này [23].

Theo FAOSTAT (2012) [109], giai đoạn 2000 - 2005 diện tích, năng suất

lạc có bước tiến ngoạn mục năm sau cao hơn năm trước. Năm 2000 diện tích đạt

244.900 ha, năng suất đạt 1,45 tấn/ha, nhưng đến năm 2005 diện tích đạt 269.600

ha, năng suất đạt 1,82 tấn/ha đưa cây lạc đứng vào tốp 10 mặt hàng nông sản xuất

khẩu, đạt kim ngạch xuất khẩu thu 30 - 50 triệu USD/năm.

Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam (2006 – 2010)

Năm Đơn vị

2006 2007 2008 2009 2010 Diện tích (ha) 246.700 254.249 255.300 249.200 231.284Năng suất (tấn/ha) 1,87 2,00 2,08 2,11 2,10 Sản lượng (tấn) 462.500 504.921 530.200 525.100 485.792

(Nguồn: FAOSTAT, 2012)

Qua bảng 1.2 cho thấy giai đoạn từ năm 2006 đến 2010, diện tích lạc trên cả

nước trong giai đoạn từ 2006 – 2010 biến động trong khoảng 231.284 - 255.300 ha, cao

nhất là vào năm 2008 sau đó lại có xu hướng giảm. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp

và PTNT (2009) [8], hiện nay 5 vùng sinh thái có diện tích trồng lạc lớn của Việt Nam

là đồng bằng Sông Hồng (30.500 ha), Đông Bắc (40.350 ha), Bắc Trung bộ (75.300

ha), Duyên hải Nam Trung bộ (33.100 ha) và Đông Nam bộ (29.575 ha). Diện tích còn

lại phân bố nhiều nơi trong cả nước và cây lạc được trồng ở 62/64 tỉnh thành, chỉ có hai

Page 20: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

8

tỉnh không trồng lạc là Hậu Giang và Cà Mau. Trong đó 10 tỉnh có diện tích trồng lạc

lớn là Nghệ An (23.675 ha), Tây Ninh (21.400 ha), Hà Tĩnh (20.325 ha), Thanh Hóa

(16.175 ha), Bắc Giang (10.900 ha), Quảng Nam (10.225 ha), Đắk Lắk (9.425 ha),

Bình Định (8.400 ha), Đắk Nông (8.125 ha) và Long An (7.500 ha).

Tuy nhiên, trong giai đoạn này năng suất vẫn tiếp tục có xu hướng tăng lên

và cao hơn so với năng suất bình quân của thế giới 0,5 – 0,6 tấn/ha (năng suất lạc

của thế giới năm 2010 đạt 1,523 tấn/ha). Năng suất lạc giữa các tỉnh/thành trong cả

nước có sự chênh lệch đáng kể. Năng suất bình quân giai đoạn 2006 - 2010 của

tỉnh Ninh Thuận là 0,71 tấn/ha đạt thấp nhất và của Trà Vinh là 4,08 tấn/ha đạt cao

nhất. Các tỉnh có năng suất lạc cao là Trà Vinh (4,08 tấn/ha), Nam Định (3,6

tấn/ha), Tây Ninh (3,28 tấn/ha) và Hưng Yên (3,1 tấn/ha). Đặc biệt là Tây Ninh,

tỉnh có diện tích trồng lạc lớn thứ 2 và năng suất đứng thứ 3 trong cả nước [8].

1.1.3. Tình hình sản xuất lạc ở Quảng Bình

Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Quảng Bình (2006 – 2010)

Năm Chỉ tiêu

2006 2007 2008 2009 2010

Diện tích (ha) 5.400 5.608 5.663 5.713 5.719

Năng suất (tấn/ha) 1,48 1,49 1,60 1,69 1,46

Sản lượng (tấn) 8.000 8.337 9.061 9.655 8.350

(Nguồn: Niên Giám thống kê tỉnh Quảng Bình, 2011)[20]

Qua số liệu ở bảng 1.3 cho thấy diện tích, năng suất và sản lượng lạc không

ngừng tăng lên từ năng suất chỉ đạt 1,48 – 1,49 tấn/ha vào những năm 2006 - 2007,

đến những năm 2008 - 2009 năng suất tăng lên 1,60 - 1,69 tấn/ha. Cá biệt năm 2010

năng suất đạt thấp 1,46 tấn/ha do gặp hạn nặng. Diện tích gieo trồng lạc diễn biến có

xu hướng ngày càng tăng do là đối tượng cây trồng truyền thống, có thể trồng trên

nhiều loại đất khác nhau, thị trường tiêu thụ lớn, giá cả khá ổn định, mặt khác thời

gian qua nhờ công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật gieo trồng lạc được quan tâm

nên sản xuất lạc ngày càng có hiệu quả. Việc mở rộng diện tích trồng lạc nhờ trồng

luân canh, xen canh, gối vụ với các đối tượng cây trồng khác như sắn, cao su thời kỳ

Page 21: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

9

kiến thiết cơ bản... được người dân thực hiện khá tốt. Ngoài ra, lạc là đối tượng cây

trồng cạn được tỉnh quan tâm chú trọng đầu tư phát triển nên trong những năm qua

hàng năm tỉnh trích một phần ngân sách đáng kể cho trợ giá giống lạc tiến bộ kỹ

thuật và vôi bón cho lạc nên tạo điều kiện cho người dân mở rộng diện tích và tăng

đầu tư thâm canh. Tuy nhiên, mặc dù diện tích gieo trồng lạc của tỉnh hiện nay lớn

thứ 15 trong 62 tỉnh, thành trồng lạc trong cả nước nhưng năng suất vẫn đạt thấp hơn

nhiều so với năng suất bình quân cả nước (2,1 tấn/ha năm 2010). Sở dĩ như vậy, một

phần do điều kiện đất đai qua nhiều năm không được đầu tư đúng mức đến nay đã

nghèo kiệt dinh dưỡng, một nguyên nhân nữa là hơn một nữa diện tích đất trồng lạc

hiện nay phân bố ở các vùng dân cư nghèo và lạc hậu nên thiếu trình độ hoặc thiếu

khả năng đầu tư, lạc chủ yếu được trồng chay, năng suất chỉ đạt 1,2 – 1,3 tấn/ha.

1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐẤT CÁT BIỂN VIỆT NAM

1.2.1. Đặc điểm lý, hóa tính đất

1.2.2.1. Đặc điểm tính chất vật lý

Đất cát biển có cấp hạt cát mịn (0,25 - 0,01 mm) chiếm đa số có nơi lên đến

70 - 95%, còn sét vật lý (< 0,001 mm) ít khi vượt quá 10 - 15%. Sự thay đổi của

cấp hạt trong đất phụ thuộc vào thành phần khoáng sơ cấp và khoảng cách đến bờ

biển. Dung trọng đất cát biển thay đổi từ 1,4 - 1,7 và tỷ trọng từ 2,6 - 2,7, trong khi

đó độ xốp biến động 35 - 45% và sức chứa ẩm đồng ruộng rất thấp [50].

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Toàn (2004) cho thấy hàm lượng sét vật lý

(<0,002 mm) rất khác nhau ở các loại đất cát biển: đất cồn cát trắng dao động ở các

tầng đất là 1,6 - 1,8%, cồn cát vàng dao động khoảng 2,6 - 2,8%, đất cát biển điển

hình dao động khoảng 8,4 - 10,0% và đất cát glây dao động khoảng 10 - 11% [87].

1.2.2.2. Đặc điểm tính chất hóa học

Qua kết quả phân tích khối lượng mẫu lớn thu thập từ nhiều nơi khác nhau

cũng đã cho thấy đất cát biển rất nghèo mùn với khoảng biển động từ 0,5 - 1,5%,

nghèo đạm với khoảng biến động từ 0,05 - 0,5%, đặc biệt là lân tổng số và lân dễ

tiêu ở mức rất nghèo, lân tổng số khoảng biến động từ 0,03 - 0,05% P2O5 và lân dễ

tiêu chỉ ở dạng vệt < 2,5 mg - 10 mg P2O5 [61], [97].

Page 22: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

10

Nghiên cứu của Phan Liêu đã chỉ ra các chỉ tiêu hóa học khác như: SiO2 (75

- 90%), Fe2O3 (1,2 - 9,8%), Al2O3 (0,95 - 18,2%), TiO2 (0,1 - 0,8%), MnO (0,006 -

0,136%). Dung tích hấp thu rất thấp (chỉ đạt 3 - 5 lđl/100g) đất và độ no bazơ dao

động từ 40 - 60% [29], [61].

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Toàn (2004) cho thấy có sự khác biệt đáng kể

giữa các loại đất trong nhóm đất cát biển do tác động của các yếu tố tự nhiên và

canh tác. Đất cát biển có phản ứng chua vừa đến ít chua, hàm lượng hữu cơ ở tầng

mặt trung bình 1,2% và giảm thấp ở tầng kế tiếp (0,8%). Đạm tổng số trung bình

(0,03 - 0,06%), lân tổng số trung bình (0,02 - 0,03%), kali rất nghèo (0,5%) [87].

1.2.2.3. Hình thái phẫu diện và đặc điểm lý, hóa tính của một số loại đất cát biển

Việt Nam

Cồn cát đỏ tỉnh Bình Thuận

Cồn cát trắng vàng tỉnh Quảng Bình

Cát biển điển hình tỉnh Nghệ An

Ký hiệu: VN 46

Ký hiệu: VN 41

Ký hiệu: VN 25

Hình 1.1. Phẫu diện đất của một số loại đất cát ven biển Việt Nam

(Nguồn: Bảo tàng đất Việt Nam - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa)

Page 23: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

11

Bảng 1.4. Đặc điểm lý, hóa tính của đất cồn cát đỏ tỉnh Bình Thuận (Phẫu diện VN46)

Tỷ lệ (%) các cấp hạt (mm) Ðộ sâu (cm)

Dung trọng

(g/cm3)

Tỷ trọng

Độ xốp (%)

Độ ẩm (%)

2,0-0,2 0,2-0,02 0,02- 0,002 < 0,002

0- 20 1,48 2,63 44,0 3,65 29,4 67,2 1,7 1,7 20- 35 1,51 2,65 43,0 3,90 24,8 69,1 1,6 4,5 35- 90 1,52 2,64 42,0 5,05 22,6 67,7 0,2 9,5 90- 120 1,43 2,64 46,0 6,08 21,4 67,1 1,0 10,5

Hàm lượng tổng số (%) Hàm lượng dễ tiêu

(mg/100g đất) pH Độ sâu

(cm) OC N P2O5 K2O P2O5 K2O H2O KCl

0- 20 1,43 0,08 0,03 0,15 2,78 3,76 5,1 4,2 20- 35 1,12 0,07 0,03 0,15 3,55 2,76 5,2 4,1 35- 90 0,09 0,05 0,03 0,17 3,23 2,67 5,0 4,0 90- 120 0,29 0,01 0,03 0,15 2,35 2,35 5,0 4,0

Cation trao đổi (lđl/100g đất) CEC (lđl/100g đất) Độ sâu (cm) Ca2+ Mg2+ K+ Na+ Tổng Đất Sét

BS(%)

0- 20 0,53 0,14 0,08 0,01 0,76 1,04 3,35 73,0 20- 35 0,80 0,16 0,08 0,00 1,04 1,20 3087 86,6 35- 90 0,62 0,16 0,08 0,00 0,86 1,12 3,12 76,7 90- 120 0,23 0,07 0,05 0,02 0,37 1,12 3,12 33,0

(Nguồn: Bảo tàng đất Việt Nam - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa)

Bảng 1.5. Đặc điểm lý, hóa tính của đất cồn cát trắng vàng tỉnh Quảng Bình (Phẫu diện VN41)

Tỷ lệ (%) các cấp hạt (mm) Ðộ sâu (cm)

Dung trọng

(g/cm3)

Tỷ trọng

Độ xốp (%)

Độ ẩm (%)

2,0-0,2 0,2-0,02 0,02- 0,002 < 0,002

0- 30 1,31 2,62 50,0 3,1 3,8 96,2 0 0 30- 150 1,35 2,61 48,3 3,2 2,2 97,8 0 0

Hàm lượng tổng số (%) Hàm lượng dễ tiêu

(mg/100g đất) pH Độ sâu

(cm) OC N P2O5 K2O P2O5 K2O H2O KCl

0- 30 0,08 vệt vệt 0,02 0,27 3,01 6,3 5,4 30- 150 0,02 vệt vệt 0,01 0,32 3,01 6,3 5,3

Cation trao đổi (lđl/100g đất) CEC (lđl/100g đất) Độ sâu (cm) Ca2+ Mg2+ K+ Na+ Tổng Đất Sét

BS(%)

0- 30 0,16 vệt 0,06 0,03 0,25 0,80 0,0 31,2 30- 150 0,08 vệt 0,06 0,02 0,16 0,48 0,0 33,3

(Nguồn: Bảo tàng đất Việt Nam - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa)

Page 24: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

12

Bảng 1.6. Đặc điểm lý, hóa tính của đất cát biển điển hình tỉnh Nghệ An (Phẫu diện VN25)

Tỷ lệ (%) các cấp hạt (mm) Ðộ sâu

(cm)

Dung trọng

(g/cm3)

Tỷ trọng

Độ xốp (%)

Độ ẩm (%) 2,0-0,2 0,2-0,02 0,02- 0,002 < 0,002

0- 20 1,51 2,65 43,0 24,3 0,4 76,4 11,6 11,6 20- 40 1,40 2,64 47,0 22,3 0,2 71,1 8,7 20,0 40- 90 1,43 2,73 47,6 28,6 1,5 80,3 5,7 12,5 90- 150 1,44 2,68 46,3 31,2 0,1 96,2 1,5 2,2

Hàm lượng tổng số (%) Hàm lượng dễ tiêu

(mg/100g đất) pH Độ sâu

(cm) OC N P2O5 K2O P2O5 K2O H2O KCl

0- 20 0,52 0,06 0,10 0,22 5,50 3,76 7,5 6,3 20- 40 0,17 0,02 0,04 0,40 4,25 2,35 7,0 6,2 40- 90 0,09 0,01 0,05 0,51 2,00 2,35 7,9 6,4 90- 150 0,04 0,01 0,06 0,50 3,70 2,35 8,2 6,9

Cation trao đổi (lđl/100g đất) CEC (lđl/100g đất) Độ sâu (cm) Ca2+ Mg2+ K+ Na+ Tổng Đất Sét

BS(%)

0- 20 2,24 0,31 0,08 0,08 2,71 9,00 25,11 30,1 20- 40 2,33 0,23 0,05 0,08 2,69 7,76 19,94 34,6 40- 90 2,44 0,26 0,05 0,08 2,83 5,68 15,85 49,8 90- 150 2,52 0,62 0,05 0,26 3,45 7,04 22,74 49,0

(Nguồn: Bảo tàng đất Việt Nam - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa)

1.2.2. Đặc điểm về địa hình

Theo nghiên cứu của Phan Liêu (1986) thì đất cát biển Việt Nam chạy dài

theo bờ biển của đất nước và có 3 kiểu kiến tạo đất cát có màu sắc khác nhau:

Dạng địa hình tạo nên cát vàng phân bố rộng rãi dọc bờ biển và kề với các bãi biển

hiện đại. Nó tạo ra những đụn cát di động cao 20 - 30 m hoặc hơn nữa. Chiều rộng

của dải cát vàng trung bình khoảng 0,5 - 3 km, nhưng có nơi rộng đến 7 - 8 km

(Quảng Bình và Hội An); Dạng địa hình cát trắng phân bố rộng rãi dọc bờ biển,

trên các đảo và tập trung chủ yếu ở phần giữa từ bờ biển Bình Trị Thiên đến Bình

Thuận. Dưới tác động của gió biển thổi từ phía đông ở đây đã xuất hiện những đụn

cát có độ cao đến 5 - 7 m, độ dày lớp cát theo số liệu thăm dò có độ sâu 15 - 20 m;

Dạng địa hình cát đỏ tập trung chủ yếu ở tỉnh Ninh Thuận ở đó các lớp cát thô sơ

vẫn được giữ nguyên trong khối cát [61].

Page 25: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

13

1.2.3. Đặc điểm về nước ngầm

Chế độ nước ngầm liên quan chặt chẽ đến địa hình, khoảng cách đến bờ biển

và chế độ mưa mà mực nước ngầm của đất cát biển có thể ở các độ sâu khác nhau

từ 50 - 180 cm so với mặt đất. Nước ngầm cao điều hòa chế độ nhiệt của đất vào

mùa khô và góp phần cung cấp nước cho cây. Nhiệt độ của nước ngầm vào khoảng

15 - 25oC, thuận lợi cho tăng trưởng của rễ cây. Nước ngầm của đất cát biển có độ

khoáng 1gam/lít và sự hóa mặn đất cát biển do nước ngầm thực tế không xảy ra,

trừ một số địa hình thấp vì chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước biển [62].

1.2.4. Một số nghiên cứu phát triển nông nghiệp trên đất cát biển

Các nhà khoa học Việt Nam có nhiều công trình về phát triển nông nghiệp

trên đất cát biển. Các công trình nghiên cứu đầu tiên của Lâm Công Định cho rằng

muốn sử dụng đất cát biển vào mục đích trồng cây nông nghiệp ngắn ngày phải

trồng rừng phòng hộ. Những người Pháp khi vào Việt Nam đã đưa cây phi lao vào

trồng rừng chắn gió trên đất cát biển [34]. Còn Nguyễn Văn Trương (1992) cho

rằng để khai thác đất cát biển vào trồng cây nông nghiệp ngắn ngày, biện pháp tốt

nhất là hình thành các ô sinh thái (xung quanh trồng cây lâm nghiệp và ở giữa

trồng cây nông nghiệp) đất cát biển trồng trọt theo ô sinh thái đã đem lại hiệu quả

kinh tế cao [93]. Xen canh là một biện pháp tăng hiệu quả sử dụng đất và đất cát

biển ẩm. Các công thức trồng xen phổ biến là lạc xen sắn, khoai lang xen đậu đỗ,

ớt, lạc xen ngô sau đó trồng đậu đen hoặc đậu đỏ, lạc xen ngô sau đó trồng khoai

lang, ớt xen lạc và rau vụ đông xuân [67]. Đặc biệt điển hình nhất là xây dựng

thành công mô hình làng sinh thái tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã tận

dụng tốt tiềm năng, lợi thế vùng cát, hình thành những mô hình kinh tế tổng hợp về

nông, lâm, thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với kỹ thuật áp dụng là các hộ

nông dân trong làng thiết lập vành đai rừng phòng hộ bên ngoài, bên trong cải tạo

đất cát để trồng ngô nếp, lạc, dưa hấu, hành, ớt,…; đào kênh tiêu úng, đào ao nuôi

cá; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm [31].

Tác giả Hoàng Kim (1992) nghiên cứu trồng sắn trên đất cát biển Thừa Thiên

Huế và đã chọn được một số giống tốt [57]. Lê Thanh Bồn (1998) nghiên cứu thành

Page 26: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

14

phần và một số đặc điểm của nguyên tố lân ở đất cát biển cho thấy đất cát biển Thừa

Thiên Huế là loại đất chua, nghèo mùn và các nguyên tố dinh dưỡng, đất trồng lúa

có hàm lượng sắt, nhôm trao đổi và dung tích hấp phụ cao hơn đất lạc. Cây lạc có

khả năng hút lân mạnh hơn cây lúa [13]. Theo Trần Thị Tâm (2004) sử dụng phụ

phẩm nông nghiệp bón cho cây trồng trên đất cát biển đem lại hiệu quả kinh tế cao

và tăng được hàm lượng mùn ở trong đất [76]. Theo Dương Viết Tình (2005), bón

các dạng phân hữu cơ cho cây lạc trên đất cát biển khô và ẩm đã có tác dụng cải tạo

đất, rễ lạc đã để lại trong đất khoảng 79 - 96 kg nốt sần/ha và đã làm tăng hàm lượng

đạm trong đất từ 0,04 - 0,05% so với đất trước khi trồng lạc [78].

Đối với vùng đất cát ven biển như tại các cồn cát và bãi cát nên trồng các

cây trồng ở vùng đồng bằng đất cát nằm sâu trong nội đồng để cây trồng đạt năng

suất cao nhất. Trong quá trình sử dụng nên phối hợp linh hoạt mô hình nông lâm

kết hợp để đạt hiệu quả cùng một lúc [47].

Như vậy, qua nghiên cứu các đặc điểm của đất cát biển Việt Nam và một số

nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về phát triển nông nghiệp trên

đất cát biển đã cho thấy hướng đầu tư nghiên cứu nhằm khắc phục các yếu tố hạn

chế, phát huy khai thác có hiệu quả những tiềm năng của đất cát biển trong sản xuất

nông nghiệp bảo đảm hiệu quả và bền vững gồm bốn nhóm biện pháp kỹ thuật như

sau: Thứ nhất là, biện pháp tăng cường cố định cát; Thứ hai là, biện pháp tăng

cường khả năng giữ nước, giữ phân của đất bằng việc bổ sung chất hữu cơ cho đất

cùng với bón phân vô cơ cân đối hợp lý, kết hợp với nghiên cứu biện pháp phủ đất;

Thứ ba là, biện pháp cơ cấu loại cây trồng và chọn giống cây trồng thích hợp cho

từng loại đất và mùa vụ; Thứ tư là, biện pháp kỹ thuật tưới tiêu nước hợp lý.

1.3. CƠ SỞ KHOA HỌC NÂNG CAO NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG

1.3.1. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cây trồng

Năng suất cây trồng gồm hai loại: Năng suất sinh vật học (NSsvh) được quyết

định bởi quá trình quang hợp và năng suất kinh tế, ngoài quang hợp ra, còn được

quyết định bởi quá trình vận chuyển và tích luỹ chất hữu cơ về cơ quan kinh tế.

Trong đó năng suất kinh tế là mục đích trồng trọt chính của con người. Năng suất

Page 27: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

15

kinh tế (NSkt) là lượng chất khô mà cây trồng tích luỹ ở các bộ phận có giá trị kinh

tế lớn nhất đối với con người trên một đơn vị diện tích trồng trọt trong một khoảng

thời gian (vụ, mùa, năm...). NSkt được tính bằng biểu thức:

NSkt = NSsvh x Kkt (Kkt: Hệ số kinh tế).

Từ biểu thức ta thấy, muốn nâng cao năng suất kinh tế thì phải nâng cao

năng suất sinh vật học (NSsvh) và hệ số kinh tế (Kkt).

- Các yếu tố cấu thành năng suất sinh vật học

NSsvh = ((FCO2.L.Kf)n)/10000 (tấn/ha)

Trong đó, FCO2 (gam) là lượng CO2 cây trồng đồng hóa được trên một đơn vị

diện tích lá 1m2/ngày đêm; Kf là hệ số hiệu quả của quang hợp; L là diện tích lá/ha

(m2); n là thời gian sinh trưởng của cây trồng.

Do vậy, để nâng cao năng suất sinh vật học bao gồm các biện pháp: Nâng

cao diện tích lá tối ưu, tăng cường hoạt động quang hợp và điều chỉnh thời gian

quang hợp.

- Yếu tố hệ số kinh tế

Hệ số kinh tế (Kkt) = NSkt / NSsvh

Năng suất kinh tế quyết định chủ yếu bởi quá trình vận chuyển và tích luỹ

các chất hữu cơ về cơ quan kinh tế. Quá trình tích luỹ chất hữu cơ này liên quan

trực tiếp đến hệ số kinh tế của cây trồng. Sự vận chuyển và phân bố, tích lũy các

chất đồng hóa trong cây diễn ra theo một sơ đồ chính xác cho đa số thực vật. Tuy

nhiên, sơ đồ vận chuyển và phân bố các chất hữu cơ trong cây cũng có thể thay đổi

trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Sơ đồ chung là chất đồng hoá được

vận chuyển từ nguồn tạo ra chúng đến nơi tiêu thụ (nơi chứa).

+ Nguồn (source) là nơi sản xuất và cung cấp chất đồng hoá mà chủ yếu là

cơ quan quang hợp như lá và các bộ phận chứa diệp lục (thân, quả, một số bộ phận

của hoa…). Các chỉ tiêu diện tích lá và cường độ quang hợp của cây là các chỉ số

đánh giá sự phát triển và quy mô của nguồn (source). Vì vậy, các biện pháp tăng

diện tích lá và hoạt động quang hợp là tăng khả năng sản xuất và cung cấp chất

đồng hoá của nguồn tích luỹ về cơ quan kinh tế (sink).

Page 28: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

16

+ Nơi chứa (sink) là tất cả các cơ quan, bộ phận của cây cần chất dinh dưỡng

và đón nhận chất dinh dưỡng từ nguồn vận chuyển đến. Các cơ quan còn non đang

sinh trưởng mạnh, hoa quả và đặc biệt là các cơ quan dự trữ như hạt, củ, quả... là

những cơ quan hấp dẫn chất hữu cơ từ nguồn về nhiều nhất. Một bộ phận lớn các

chất hữu cơ sẽ tập trung vào cơ quan dự trữ để hình thành nên năng suất kinh tế

của cây trồng. Vì vậy, các cơ quan dự trữ là nơi chứa chất đồng hóa quan trọng

nhất của cây trồng. Năng suất cây trồng là nơi chứa (sink) cuối cùng của cây trồng.

+ Mối quan hệ giữa nguồn chất đồng hóa và các cơ quan tiêu thụ (nơi chứa):

Quan hệ giữa nguồn và nơi chứa rất mật thiết với nhau. Giữa nguồn và sức chứa

phải tồn tại một tỷ lệ thích hợp. Nếu diện tích lá cao mà bông hạt ít hay ít củ thì hoạt

động quang hợp tạo nên chất hữu cơ sẽ bị giảm. Chẳng hạn, khi ta cắt bớt bông lúa,

hay ngắt bớt củ khoai tây thì hoạt động quang hợp của bộ lá bị giảm xuống ngay.

Chính vì vậy mà nhìn vào bộ lá (nguồn) của một quần thể cây trồng ta có thể dự

đoán sơ bộ năng suất (nơi chứa) của quần thể cây trồng đó [35], [59], [77].

1.3.2. Một số cơ sở lý luận về yếu tố hạn chế năng suất cây trồng

Năm 1840, Liebig phát hiện ra yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất cây

trồng. Định luật được phát biểu: “Chất có hàm lượng tối thiểu điều khiển năng

suất, xác định sản lượng và ổn định mùa màng theo thời gian” [94].

Định luật hạn chế năng suất cây trồng có thể mở rộng đối với các yếu tố

ngoại cảnh như nhiệt độ, nước, ánh sáng. Mặc dù đủ các yếu tố về phân bón nhưng

thiếu nước thì việc cung cấp nước sẽ quyết định năng suất của cây trồng. Nhiệm vụ

của các nhà khoa học nghiên cứu ngành trồng trọt là phải tìm ra được các yếu tố

hạn chế, yếu tố hạn chế này được giải quyết thì phát sinh yếu tố mới. Muốn đầy đủ

và giúp cho việc bón phân có hiệu quả thì định luật này được mở rộng như sau:

“Năng suất cây trồng phụ thuộc vào chất dinh dưỡng nào có hàm lượng dễ tiêu

thấp nhất so với yêu cầu của cây trồng” [28].

Đến năm 1913, từ định luật tối thiểu của Liebig, Shelford phát triển rộng

thêm và phát biểu định luật chống chịu như sau: “Năng suất của sinh vật không chỉ

liên hệ với sức chịu đựng tối thiểu mà còn liên hệ với sức chịu đựng tối đa đối với

Page 29: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

17

một liều lượng quá mức của một nhân tố nào đó ở bên ngoài” [94]. Như vậy, định

luật tối thiểu chỉ là một trường hợp đặc biệt của một nguyên tắc tổng quát hơn gọi

là định luật về sự chống chịu. Theo định luật này thì tất cả nhân tố sinh thái có một

khoảng giá trị hay khuynh độ (gradient) mà trong đó các quá trình sinh thái học

diễn ra bình thường. Có một giới hạn trên và một giới hạn dưới mà vượt khỏi đó

thì sinh vật không thể tồn tại được. Trong khoảng chống chịu đó có một trị số tối

ưu ứng với sự hoạt động tối đa của loài hoặc quần xã sinh vật.

Theo Trần Văn Lài (1993) [60] những yếu tố hạn chế năng suất lạc ở Việt

Nam là: thiếu giống có năng suất cao, đất trồng lạc thiếu dinh dưỡng, hàm lượng

chất hữu cơ và mùn thấp, pH thấp (hoặc cao), vi sinh vật ít, hiệu quả phòng trừ sâu

bệnh hại lạc chưa cao. Trong rất nhiều các yếu tố hạn chế đó, yếu tố dinh dưỡng hạn

chế năng suất lạc có ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể.

1.3.3. Biện pháp kỹ thuật điều khiển nâng cao năng suất cây trồng

Qua các cơ sở lý luận trên, việc nghiên cứu nâng cao năng suất cây trồng,

mà mục tiêu chủ yếu là năng suất kinh tế, phải bảo đảm một cách động và tổng

hợp theo cách tiếp cận hệ thống trong mối liên hệ giữa hệ sinh thái đồng ruộng với

các hệ sinh thái khác xung quanh nó để tìm ra con đường điều chỉnh nâng cao năng

suất và chỉ đạo kỹ thuật sản xuất cụ thể [79], [94]. Sau đây chỉ đề cập đến các biện

pháp kỹ thuật trồng trọt để điều khiển cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, đạt

năng suất, sản lượng cao như sau:

1.3.3.1. Biện pháp chọn tạo giống cây trồng

Giống có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất nông nghiệp, điều này thể

hiện ở chỗ mỗi giống có tiềm năng năng suất khác nhau. Thông thường, các giống

địa phương có năng suất thấp hơn các giống lai ưu thế mới, chênh lệch năng suất

này có thể lên đến 10 - 40%. Nhằm tăng hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp, hiện

nay công tác lai tạo giống rất được chú trọng. Nhờ việc cải tạo bản thân cây trồng,

tức là phát triển kỹ thuật tạo giống đã làm năng suất tăng vọt, đương nhiên không

chỉ thoả mãn tính năng cho năng suất cao mà còn nâng cao cả tính chống chịu

thâm canh, sâu bệnh và thiên tai, v.v... Như đối với công tác chọn tạo giống lạc,

Page 30: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

18

theo Faujdar Singh and D.L. Oswalt (1991) [139], tại Viện Quốc tế Nghiên cứu

cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) đã hình thành năm chương trình

chọn tạo giống lạc: Giống lạc kháng với bệnh hại lá; giống lạc kháng với bệnh hại

trong đất; giống lạc kháng với sâu hại; giống lạc chống chịu với điều kiện khô hạn;

tăng hàm lượng dầu, thời gian sinh trưởng và chất lượng theo nhu cầu thị trường.

Gần đây, ICRISAT đã tiến hành chọn tạo giống lạc theo mục tiêu thích ứng với

điều kiện mặn tiềm tàng trong đất [143] và giống lạc thích ứng với điều kiện mặn

do nước tưới [119]. Còn về phương pháp chọn tạo của các nước trồng lạc chính

trên thế giới hiện nay chủ yếu là nhập nội và thu thập là hai phương pháp được sử

dụng trong công tác chọn tạo giống lạc theo hướng khai thác biến dị sẵn có trong

tự nhiên hoặc của các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Ngoài ra các phương pháp

thường được dùng trong chọn tạo giống lạc là tạo nguồn biến dị di truyền mới, gây

đột biến bằng các tác nhân lý hoặc hóa học và phương pháp lai hữu tính.

1.3.3.2. Biện pháp sử dụng phân bón

Phân bón là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Nó

chiếm tỷ lệ lớn trong năng suất cây trồng. Chu trình trao đổi vật chất trong các hệ

sinh thái nông nghiệp cũng tuân theo định luật bảo toàn vật chất giống như các hệ

sinh thái khác. Tuy nhiên, đặc trưng riêng nổi bật của hệ sinh thái nông nghiệp là

dòng vật chất không khép kín. Một phần vật chất tạo ra trong quá trình trao đổi vật

chất của hệ, là năng suất, được chuyển đến các hệ sinh thái khác. Do đó, phân bón

là sự bổ sung vật chất - năng lượng vào chu trình trao đổi vật chất - năng lượng của

hệ. Trong thực tiễn sản xuất như chúng ta đã biết, hàng năm chúng ta thu hoạch

một khối lượng lớn nông sản, nên đã mang đi khỏi đất một lượng khá lớn dưỡng

chất cần thiết cho cây trồng, vì vậy để tiếp tục thu được hiệu quả kinh tế cao trong

những năm tiếp theo người sản xuất hàng năm cũng phải bổ sung cho đất một

lượng lớn chất dinh dưỡng thông qua việc bón phân. Theo Bùi Đình Dinh (1998)

[28], ở Việt Nam phân bón đóng góp vào việc tăng tổng sản lượng từ 38 - 40%.

Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy với lúa xuân, phân bón đóng góp khoảng

37% và với lúa mùa là 21% vào việc tăng sản lượng [6] và ở vùng đồng bằng sông

Page 31: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

19

Cửu Long, phân bón đóng góp khoảng 37%, trong đó phân vô cơ đóng góp khoảng

33% vào việc tăng sản lượng cây trồng [64]. Như vậy, muốn cải tạo độ phì nhiêu

của đất không còn con đường nào khác là phải bón phân [2].

Phân bón là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sinh trưởng

và phát triển cũng như khả năng hình thành năng suất của tất cả các cây trồng nông

nghiệp [132]. Tuy nhiên, tác dụng tích cực của phân bón đến năng suất và phẩm chất

của cây trồng cũng như môi trường đất và nước chỉ thể hiện khi được sử dụng một

cách cân đối và hợp lý [66], [130], [142], [144].

Một vấn đề tồn tại phổ biến hiện nay trong sử dụng phân bón là người sản

xuất phần lớn còn thiếu hiểu biết về đất, phân bón nên đã đầu tư mất cân đối. Do đó,

vấn đề đặt ra là sử dụng phân bón phải trên quan điểm sử dụng phân bón phối hợp

cân đối mới đảm bảo được tính bền vững của hệ thống canh tác. Theo nhiều tác giả

[7], [28], [53], [70], [98], [130] nền tảng của quản lý tổng hợp dinh dưỡng cây trồng

là bón phân cân đối và hợp lý. Bón phân cân đối là bón phân đảm bảo cân đối tỷ lệ

giữa hữu cơ và vô cơ, cân đối giữa các nguyên tố đa lượng N:P:K, cân đối giữa các

nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng, cân đối về nhu cầu và lượng hút của

cây trồng, cân đối giữa các chất dinh dưỡng tại các thời kỳ sinh trưởng khác nhau,

cân đối giữa các điều kiện tự nhiên liên quan đến hiệu lực phân bón (như nước, ánh

sáng v.v..) cũng như cân đối trong mối quan hệ với từng loại cây trồng trong một hệ

thống luân canh... Khái niệm cân đối là một khái niệm cụ thể và luôn biến động nên

hệ thống sử dụng phân bón phối hợp cân đối luôn có bốn tính cơ bản là: tính cụ thể,

tính mục tiêu, tính thời điểm và tính gần đúng. Do vậy, bón phân hợp lý là điều

khiển để tạo sự cân đối giữa nhu cầu của cây và sự cung cấp từ đất và phân bón,

tuân thủ theo bốn tính cơ bản của hệ thống [55]. Đối với cây lạc, theo Kanwar

(1983) đã kết luận: chỉ cần bón cân đối thôi đã có thể tăng sản lượng lạc lên rất

nhiều [15]; Theo Nguyễn Thị Dần (1995) & Nguyễn Văn Bộ (1999) tỷ lệ N: P:K

thích hợp cho lạc là 1:3:2 [5], [24] và bón lót và bón thúc lần 1 khi cây có 3 lá thật

tất cả lượng phân đạm là hiệu quả nhất vì giai đoạn này sự cộng sinh của vi khuẩn

nốt sần trên rể lạc chưa hoàn thành nên cây lạc rất khủng hoảng đạm.

Page 32: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

20

Kết quả tổng kết của FAO trên phạm vi toàn thế giới cho thấy bón phân

không cân đối có thể làm giảm năng suất tới 20 - 50% [120]. Theo Bùi Huy Hiền

(1997) [41] thì trong 20 năm qua việc sử dụng phân bón trong thâm canh cây trồng

ở nước ta diễn ra sự mất cân đối nghiêm trọng giữa N, P và K. Tỷ lệ sử dụng kali

thấp hơn nhiều so với đạm và lân. Cũng theo tác giả này thì việc sử dụng phân bón

không cân đối đã hạn chế đáng kể năng suất cây trồng, giảm hiệu lực sử dụng phân

bón và gây lãng phí. Nguyên nhân là bón phân không cân đối làm cho lượng dinh

dưỡng trong đất biến động mất cân đối dẫn đến giảm năng suất và tạo điều kiện

thuận lợi cho sự phát sinh phát triển của một số loại bệnh hại [1].

Trong thực tế sản xuất, hàng năm lượng dinh dưỡng trong đất bị mất đi rất

đáng kể thông qua nhiều con đường và đây chính là nguyên nhân chính làm suy

giảm sức sản xuất của đất. Theo Oldeman (1990) [134], trong thời gian từ 1945 -

1990, sự suy kiệt dinh dưỡng trong đất do mất cân đối giữa lượng bón vào và

lượng cây trồng lấy đi đã làm cho 20,4 triệu ha đất bị thoái hoá nhẹ, 18,8 triệu ha

bị thoái hoá vừa và 6,6 triệu ha bị thoái hoá nghiêm trọng. Tại châu Á, quá trình

trên cũng làm thoái hoá đất ở các mức tương ứng là 4,6; 9,0 và 1,0 triệu ha, tại

Nam Mỹ tương ứng là 24,5; 31,1 và 12,6 triệu ha. Theo Võ Thị Gương và cộng sự

(1998) [37] ở những vùng mà người sản xuất có trình độ thâm canh thấp, khoảng

70% nông dân bón đạm vượt và vượt xa so với nhu cầu bón (theo khuyến cáo

trong quy trình), vai trò của lân và kali trong khi đó lại hầu như chưa được chú ý

đến một cách thoả đáng. Việc sử dụng lượng phân bón quá cao và không cân đối

so với nhu cầu của cây không chỉ làm giảm năng suất mà còn làm giảm đáng kể

chất lượng nông sản phẩm. Ví dụ, nếu bón đạm cho cà chua với liều lượng > 150

kg N/ha và > 200 kg N/ha cho cải bắp sẽ làm cho hàm lượng NO3- trong sản phẩm

tích luỹ vượt mức cho phép [72].

1.3.3.3. Biện pháp bố trí thời vụ

Thời tiết, khí hậu (nước, ánh sáng, nhiệt độ, không khí) là những yếu tố sinh

thái ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của cây trồng nói chung cũng như năng

suất của cây trồng nói riêng. Các nhân tố sinh thái có ảnh hưởng khác nhau lên cơ

Page 33: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

21

thể sống, nó có thể là cực thuận với quá trình này nhưng lại ít thuận lợi hay gây nguy

hiểm cho quá trình khác. Mỗi loại cây trồng có những đòi hỏi riêng với từng thành

phần khí hậu trong từng thời kỳ phát triển. Tác động của các yếu tố khí hậu đến

năng suất thường là các tác động tổng hợp. Các nhân tố gắn bó chặt chẽ với nhau tạo

thành một tổ hợp sinh thái, mỗi nhân tố sinh thái chỉ có thể biểu hiện hoàn toàn tác

động của nó khi các nhân tố khác đang hoạt động đầy đủ. Vì vậy, bố trí thời vụ gieo

trồng hợp lý là giải pháp quan trọng bảo đảm cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt,

cho năng suất cao. Ví dụ, nước là yếu tố rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và đặc

biệt là sự vận chuyển các chất hữu cơ từ thân, lá về các cơ quan dự trữ (hạt, củ, quả,

bắp...). Nếu gặp hạn sẽ làm ngừng sự vận chuyển chất hữu cơ cũng như có thể làm

thay đổi chiều hướng dòng vận chuyển - Hiện tượng "chảy ngược dòng" các chất

hữu cơ từ cơ quan dự trữ về các cơ quan dinh dưỡng thường xảy ra khi gặp hạn đã

ảnh hưởng nghiêm trọng đến NSkt. Do đó, việc bảo đảm đủ nước nhất là trong thời

gian hình thành cơ quan kinh tế có ý nghĩa quyết định trong việc tăng năng suất kinh

tế của cây trồng [35], [59], [77].

1.3.3.4. Biện pháp bố trí mật độ cây trồng

Chúng ta có thể coi ruộng cây trồng như là một hệ quang hợp đồng nhất. Hệ

quang hợp đó là một quần thể bao gồm nhiều cá thể cây trồng cấu tạo nên, vì vậy

cấu trúc của hệ rất phức tạp. Có sự mâu thuẫn giữa quần thể và cá thể, giữa cá thể

này với cá thể khác. Vì vậy các biện pháp kỹ thuật tác động vào quần thể, phải dẫn

đến một quần thể tối ưu về mặt quang hợp. Đối với lạc, trồng dày hàm lượng

protein và hàm lượng dầu trong hạt cũng giảm thấp [102]. Trồng quá dày vừa lãng

phí giống, đồng thời sẽ dẫn tới giảm số quả/cây, giảm kích thước, khối lượng hạt,

mật độ quá dày đồng nghĩa với việc sâu bệnh hại với mức độ lớn hơn [101], [131],

[137]. Như vậy chúng ta phải tạo ra cấu trúc quần thể tốt, có lợi cho quang hợp.

Muốn như vậy trong trồng trọt, mỗi loại cây trồng, giống cây trồng, chúng ta phải

căn cứ vào điều kiện cụ thể của đất đai, thời vụ và trình độ thâm canh để định ra

mật độ trồng thích hợp nhất để điều khiển sinh trưởng và phát triển của quần thể

theo hướng yêu cầu mục đích của người trồng trọt [35].

Page 34: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

22

1.3.3.5. Biện pháp bảo vệ thực vật

Việc phòng trừ sâu bệnh kịp thời sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát

triển tốt góp phần tăng năng suất kinh tế. Trên đồng ruộng sâu bệnh hại cây trồng

thường tấn công gây hại trên lá, cành làm giảm diện tích lá, ảnh hưởng hoạt động

quang hợp của cây trồng; gây hại trên thân, gốc rễ giảm mật độ quần thể cây trồng,

…đã làm kìm hãm trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển cây trồng, gây giảm

năng suất và sản lượng nông sản. Theo ước tính hiện nay, sâu bệnh gây thiệt hại

trung bình khoảng 11 – 12% về năng suất và sản lượng nông sản, còn thiệt hại do

sâu bệnh gây mất trắng nhiều ruộng cây trồng hàng năm trên thế giới vẫn thường

xảy ra. Để giảm thiệt hại do dịch hại gây ra, con người phải đầu tư thêm kinh phí

để tiến hành các biện pháp phòng trừ, trong đó biện pháp phòng trừ hoá học được

coi là quan trọng. Tuy nhiên, để công tác phòng trừ sâu bệnh kịp thời có hiệu quả

chúng ta phải hiểu thấu đáo giữa thuốc bảo vệ thực vật, dịch hại và điều kiện ngoại

cảnh; phải kết hợp hài hoà giữa biện pháp hoá học với các biện pháp bảo vệ thực

vật khác trong hệ thống phòng trừ tổng hợp [69]. Theo nhóm chuyên gia của tổ

chức nông lương thế giới (FAO) [90] “Quản lý dịch hại tổng hợp” là một hệ thống

quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động

quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có

thể được, nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt

hại kinh tế. Vì vậy, để có một nền nông nghiệp phát triển bền vững, bắt buộc

phải chuyển từ nông nghiệp truyền thống chủ yếu dựa và đất, sang một nền

nông nghiệp thâm canh “dựa vào phân bón” với giống mới, năng suất và chất

lượng cao kết hợp với phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng [7].

1.4. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG

SẢN XUẤT LẠC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.4.1. Nghiên cứu chọn tạo giống lạc

Trên thế giới, công tác phát triển giống lạc trong những thập niên qua đã đạt

nhiều thành tựu nổi bật như: ICRISAT đã chọn tạo thành công hàng ngàn giống lạc

và đã giới thiệu để phát triển sản xuất ở các quốc gia khác nhau trên thế giới,

Page 35: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

23

Trung Quốc chọn tạo được trên 200 giống lạc mới đã được giới thiệu và sử dụng

trong sản xuất (như Xuzhou 68-4, Fuhuasheng, Shixuan64, Luhua9, Luhua14,

Yuhua6, Tianfu9,…[100]), còn ở Mỹ đã giới thiệu được các giống lạc mới để phục

vụ sản xuất (như: Dixie Runer, Floruner, NC Floria 14, Andru 93, SunOleic 97R,

C-99R, GP-1, DP-1, Georgia 02C, AP-3, VA98R,…[115] [141]).

Các phương pháp chọn tạo được ứng dụng chủ yếu gồm:

+ Nhập nội và thu thập là hai phương pháp được sử dụng trong công tác

chọn tạo giống lạc được áp dụng phổ biến và hiệu quả nhất. Ví dụ như: từ nguồn

giống nhập nội của ICRISAT Trung Quốc đã chọn được các giống lạc Zhonghua6,

Yuanza9102 và Yueyou200 có khả năng kháng với bệnh héo xanh [119]; Thái Lan

đã chọn lọc hai giống lạc chịu hạn ICGV98348 và ICGV98353 [140]; East Timor

đã chọn lọc được giống ICGV86590 đạt năng suất 3,92 tấn/ha và kháng cao với

bệnh héo xanh, giống ICGV86564 đạt năng suất 3,8 tấn/ha và thuộc kiểu hình hạt

lớn, giống ICGV88438 đạt năng suất 4,61 tấn/ha và có khả năng chịu mặn,

…[133]; Úc đã chọn được các giống giống ICGV93059, ICGV94049, ICGV96470

đạt năng suất từ 33,5 đến 4,64 tấn/ha và ICGV94341, ICGV94299 đạt năng suất từ

4,4 đến 5,9 tấn/ha thích hợp với khí hậu cao nguyên Papua New Guinea [121],

[124]; Nam Phi đã chọn lọc được giống lạc ICGV 98369 và ICGV 96294 thích

nghi với vùng canh tác nhờ nước trời, giống ICGV 98369 đạt năng suất 2,48

tấn/ha, cao hơn 27,8% so với giống đang sản xuất đại trà và kháng với bệnh đốm lá

[126], [127].

+ Tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính cũng được cũng được sử dụng

phổ biến và hiệu quả. Ví dụ như: từ phương pháp lai đơn ICRISAT đã chọn tạo

thành công các giống lạc mới TLG45 thuộc kiểu hình hạt lớn, năng suất vỏ là 3,14

tấn/ha, giống TG51 là giống ngắn ngày, chịu hạn [122], Trường Đại học Nông

nghiệp Dharwad đã tạo ra giống R8808 năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn,

giống Dh40 ngắn ngày và thịt hạt đỏ [90]; từ phương pháp lai xa tạo ra giống R106

có khả năng kháng cao với bệnh héo xanh vi khuẩn [106], giống lạc GPBD4 năng

Page 36: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

24

suất cao, kháng với bệnh đốm lá và hàm lượng dầu trên 45% [100], giống lạc

TxAG-6 kháng tuyến trùng [116],….

+ Ngoài ra tạo giống lạc mới bằng phương pháp đột biến cũng được áp dụng

như: giống lạc 96CG010 đạt năng suất từ 2,41 đến 4,1 tấn/ha, kháng với bệnh đốm

lá và được mệnh danh là giống lạc vàng tại Pakistan [107]; giống lạc Mutants 28-2

có kiểu hình hạt lớn, kháng với sâu và bệnh đốm lá, hàm lượng dầu đạt 47% [100].

Ở Việt Nam, trước năm 1990, các giống lạc được sử dụng phổ biến trong sản

xuất là Sen Nghệ An, Chùm Nghi Lộc, Cúc Nghệ An, Giấy Nam Định, Bạch Sa,

Trạm Xuyên, Mỏ Két, Lỳ, Giấy Kim Long...Các giống trên tuy có ưu thế là mỏng

vỏ, tỷ lệ nhân lớn, hàm lượng dầu cao và một số giống có khả năng chịu hạn, nhưng

lại có nhược điểm là năng suất thấp và khả năng kháng sâu, bệnh hại kém. Riêng chỉ

có giống lạc Sen Lai là có nhiều đặc điểm nổi trội nhất, giống có năng suất từ 1,6

đến 2,4 tấn/ha, thâm canh đạt 3,5 tấn/ha, tỷ lệ nhân/quả khoảng 72%, hàm lượng dầu

54%, vỏ quả dày trung bình và nhiễm với các bệnh hại lá [9]. Từ năm 1990 đến nay,

hàng chục giống lạc mới đã được công nhận các cấp, bổ sung vào cơ cấu giống chủ

lực của các địa phương và góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lạc trong cả

nước. Cũng như xu hướng chọn tạo giống của các nước trên thế giới, phần lớn các

giống công nhận là giống được tuyển chọn từ nguồn giống nhập nội từ Trung Quốc,

ICRISAT hoặc Úc như: giống có năng suất cao LVT [9], L14 [79], L18 [82], L23

[83]; giống có thời gian sinh trưởng ngắn HL25, L05, VD7 [9]; giống có chất lượng

xuất khẩu cao L08 [53]; giống kháng bệnh héo xanh vi khuẩn MD7 [51], MD9 [52],

giống kháng bệnh lá cao JL24, TL1, L02, L18 [9]. Một số giống nhập nội góp phần

quan trọng trong công tác cải tiến giống trong nước. Một số giống khác đã được

tuyển chọn trực tiếp và hiện nay đang phát triển rộng ngoài sản xuất trên quy mô

hàng vạn ha như: L02, L14, LVT, L05, MD7,... Hiện nay các giống nhập từ Trung

Quốc tỏ ra có nhiều ưu điểm nổi bật như: có tiềm năng năng suất cao, khả năng chịu

thâm canh cao và chống chịu sâu bệnh khá. Trong đó, từ nguồn vật liệu nhập nội,

nhiều giống mới đã được cải tiến thông qua việc lai tạo và đột biến L12, L16 [68],

VD6, V79, 4329 [9].

Page 37: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

25

1.4.2. Nghiên cứu kỹ thuật bón phân cho cây lạc

1.4.2.1. Nhu cầu dinh dưỡng khoáng của cây lạc

Cây lạc là một loại cây họ đậu, có nhu cầu dinh dưỡng không cao và lại có

khả năng sử dụng được đạm từ không khí nhờ các vi khuẩn nốt sần. Ở Mỹ 1 tấn lạc

củ (kèm với thân lá) cần 64 kg N, 16 kg P2O5 và 27 kg K2O. Như vậy cây lạc hút

đạm cao hơn 5 - 6 lần lân và kali. Cây lạc cũng có nhu cầu khá cao về Ca và Mg.

Bảng 1.7. Chất đa lượng được cây lạc hấp thụ ở các giai đoạn tăng trưởng

Tỉ lệ tổng lượng chất bị hấp thụ (%) Giai đoạn tăng

trưởng N P K Ca Mg

Sinh dưỡng 10 10 19 11 10

Sinh sản (ra củ) 42 39 28 48 53

Chín muồi (già) 48 51 53 41 37

(Nguồn: Longanathan & Krishnamoorthy, 1977)

Qua số liệu ở bảng 1.7 cho thấy, chỉ 10 - 20% tổng lượng dinh dưỡng được

cây lạc hấp thụ trong quá trình sinh trưởng sinh dưỡng, 80 - 90% còn lại được hấp

thụ gần như đều nhau ở hai giai đoạn của quá trình sinh trưởng sinh thực là sinh

sản (ra củ) và chín muồi (già).

Đối với các giống lạc truyền thống ở bắc Trung Quốc để có sản lượng quả

đạt 3000 kg/ha cần: 22,5 tấn/ha phân hữu cơ cộng với loại phân chứa 20 kg/ha

P2O5 bón vào luống rồi trộn lớp 10 cm đất trên mặt, sau đó bón thúc 30 kg/ha phân

N [15]. Với giống lạc cải tiến ở đất trung bình trong tỉnh Sơn Đông, để có sản

lượng quả đạt 4500 kg/ha: bón lót vào thời điểm gieo hạt 37,5 tấn/ha phân hữu cơ

cộng với loại phân chứa 30 kg/ha P2O5 và 75 kg/ha K2O và chủng vi khuẩn tạo nốt

sần vào, tiếp đó bón thúc một lần 30 kg N/ha vào thời điểm nảy mầm và một lần

10 kg N/ha nữa vào lúc bắt đầu ra hoa [108].

Khi nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng của cây lạc, các nhà khoa học thuộc

Viện nghiên cứu Dầu nam Xê-nê-gan cho thấy, để có năng suất 1000 kg/ha thì cây

lạc đã cần một lượng nguyên tố khoáng như sau: 45 - 52 kg N; 2,2 - 3,8 kg P; 11,8

Page 38: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

26

- 13,7 kg K; 5,9 - 8,3 kg Ca; 3,8 - 7,2 kg Mg. Như vậy cây lạc tích lũy đạm với

lượng lớn nhất sau đó đến kali [4].

Kanwar (1983) tóm tắt những kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng lạc ở Ấn Độ

và hiệu quả phân bón từ năm 1958 - 1959 đến 1975 - 1976 đã kết luận: “chỉ cần bón

cân đối thôi đã có thể tăng sản lượng lạc lên rất nhiều” [15]. Bón phân cân đối cho lạc

dù trên loại đất nào cũng làm tăng năng suất đáng kể; Trên đất cát biển bón cân đối

đạm lân cho bội thu 2,5 - 3,2 tấn/ha; Trên đất bazan bội thu 0,56 – 1,0 tấn/ha [14].

1.4.2.2. Nghiên cứu kỹ thuật bón phân vô cơ cho cây lạc

- Về phân đạm:

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về hiệu lực của phân đạm đối với cây lạc

tại Trung Quốc đã nhận định, đất có hàm lượng đạm tổng số nhỏ hơn 0,045% thì

ngưỡng bón phân đạm để tăng năng suất lạc là 94,0 kg N/ha, đất có hàm lượng

đạm tổng số từ 0,045 - 0,065% thì ngưỡng bón phân đạm để tăng năng suất lạc là

56,0 kg N/ha và đất có hàm lượng đạm tổng số lớn hơn 0,065% thì bón phân đạm

sẽ không làm tăng năng suất lạc [22].

Tại Floria - Mỹ, với lượng phân đạm được bón cho cây lạc là 45 kg N/ha

trong hệ thống luân canh cỏ lưu niên - lạc, năng suất lạc đạt bình quân 48,1 tạ/ha

và không phụ thuộc vào các phương thức làm đất khác nhau [146].

Trên đất cát pha sét có hàm lượng đạm tổng số là 0,084% ở Iran, bón phân

đạm với lượng 60 kg N/ha thì năng suất lạc vỏ đạt 2,31 tấn/ha, cao hơn 27,2% so

với không bón đạm và từ 7,1 - 16,3% so với lượng bón 30 và 90 kg N/ha [113].

Theo đánh giá của Nguyễn Văn Bộ và cộng sự (1999) [5], bón tăng lượng

phân đạm lên trên 40 kg N/ha sẽ làm giảm năng suất lạc vì sinh khối phát triển

mạnh. Trên đất phù sa nghèo dinh dưỡng ở Thừa Thiên Huế, Trần Thị Thu Hà

(2004) [40] đã xác định, bón 30 kg N/ha cho năng suất lạc cao nhất và cao hơn từ

8,4 đến 11,4% so với lượng bón 40 và 50 kg N/ha. Còn trên đất cát biển Thừa

Thiên Huế, Lê Thanh Bồn (1997) [14] xác định bón 40 kg N/ha làm tăng năng suất

so với đối chứng không bón 10,18% và Trần Thị Thu Hà (2006) [38] xác định bón

40 kg N/ha đạt hiệu quả cao nhất.

Page 39: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

27

- Về phân lân:

Trên đất cát mới cải tạo có hàm lượng lân dễ tiêu là 1,8 ppm ở Cairo - Ai

Cập, Migawer và cộng sự (2001) [128] đã tiến hành thăm dò hiệu lực của phân lân

đối với cây lạc ở 3 mức bón là 20, 30 và 40 kg P2O5/fed. Kết quả đã xác định, ở

lượng bón 30 P2O5/fed năng suất hạt của giống lạc Giza4 và Giza5 đạt 2,09 tấn/fed,

cao hơn 7,7% so với lượng bón 40 kg P2O5/fed và 24,4% so với lượng bón 20 kg

P2O5/fed. Còn tại Al-Behaira - Ai Cập, trên đất cát mới cải tạo có hàm lượng lân dễ

tiêu là 18,0 ppm, M.E. Theo Gobarah và cộng sự (2006) [112], khi bón 30 kg

P2O5/fed năng suất hạt giống lạc Giza 6 đạt 1,18 tấn/ha và tương đương với lượng

bón 60 kg P2O5/fed. ( 1 fed = 3,8 ha)

Trên đất cát có hàm lượng lân dễ tiêu là 66,2 ppm và canh tác nhờ nước trời

ở Ni-gê-ria, J.O. Shiyam (2010) [138] đã xác định, bón phân lân với lượng 30 kg

P2O5/ha thì năng suất hạt của giống lạc Grafii đạt tương đương so với lượng bón 40

kg P2O5/ha, cao hơn 61,4% so với không bón và từ 33,1 - 35,7% so với các lượng

bón 20 và 50 kg P2O5/ha.

Kết quả nghiên cứu năm 2003 trên đất đồi ở Jianghuai - Trung Quốc xác

định lượng phân lân thích hợp là 75 kg P2O5/ha, khi đó năng suất lạc đạt từ 0,489 –

0,543 tấn/ha [148]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu những năm gần đây tại Trường

Đại học Nông nghiệp Shandong lại cho thấy, hiệu lực của phân đạm, lân, kali và

can xi đối với cây lạc, cũng nhận thấy lượng phân lân hợp lý đối với cây lạc là 150

kg P2O5/ha [149].

Nguyễn Thị Dần (1991) [27] kết luận: trên đất cát biển có hàm lượng hữu cơ

0,6 - 1,0% đạm tổng số 0,03 - 0,09%, hàm lượng kali tổng số thấp (0,75%), hàm

lượng lân, kali dễ tiêu: 3 - 5 và 6 - 7 mg/100g, có độ chua trung bình, khả năng hấp

thu kém dễ bị rửa trôi thì hiệu suất 1 kg P2O5 (dạng supe photphat) ở mức bón 60

P2O5 cho trung bình 4,5 - 5,0 kg lạc vỏ. Hiệu lực 1 kg P2O5 đầu tư là 3,0 - 4,5 kg

lạc vỏ, cá biệt đạt 7 - 8 kg lạc vỏ. Để đạt hiệu quả kinh tế cao thì nên đầu tư ở mức

60 kg P2O5/ha và để đạt năng suất cao nên đầu tư ở mức 90 kg P2O5/ha.

Page 40: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

28

Theo nghiên cứu của Bùi Huy Hiền (2000) [42], trên đất cát biển không

chua (pH = 5,8 - 6,0) hiệu lực các loại phân lân (phân lân nung chảy và phân lân

chậm tan) cao, chỉ thấp hơn superphotphat trên nền 8 tấn phân chuồng + 30 kg N +

30 kg K2O/ha. Bón supe lân năng suất lạc tăng so với đối chứng 115%, còn phân

lân nung chảy là 112%.

Kết quả thử nghiệm một số mô hình bón phân hợp lý trên đất bạc màu của

Đoàn Văn Điểm và cộng sự (1995) [33] cho biết: bón lân cho lạc tăng năng suất

lạc từ 1,25 tấn/ha lên 1,57 tấn/ha, bội thu 0,32 tấn/ha. Hiệu suất phân bón của 1 kg

P2O5 (dạng supe photphat) ở mức 60 kg P2O5/ha cho từ 4,5 - 5,0 kg lạc vỏ so với

3,6 - 4,0 kg lạc vỏ ở mức bón 90 kg P2O5/ha. Những kết quả tương tự cũng thu

được khi tiến hành thí nghiệm với lạc trên đất bạc màu Bắc Giang [43].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Đào về liều lượng phân bón cho lạc tại một

số tỉnh miền Trung đã kết luận rằng: Khi bón supe photphat và phân lân nung chảy,

liều lượng từ 30, 40, 60, 80, 90, 100, 120 kg P2O5/ha cho các giống Sen lai, sen

Nghệ An, lạc giấy Thừa Thiên, lạc Kỳ Sơn đã làm tăng lượng nốt sần, tỷ lệ hoa

hữu hiệu, tổng số quả và số quả chắc trên cây, P100 quả và P1000 hạt. Bón lân đã làm

tăng năng suất của quả khô từ 12,9% đến 34,7%. Ngoài ra bón lân cho lạc không

những làm tăng hiệu quả kinh tế sản xuất mà còn cải thiện tính chất đất [30].

Kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Bồn, trên đất cát biển ở Thừa Thiên Huế đã

xác định lân là yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất lạc nhất và lượng phân lân

thích hợp bón cho cây lạc từ 60 - 90 kg P2O5/ha [10], [11], [12].

Trên đất đỏ vàng trên bazan, Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1999) [73] đã

nhận xét: bón lân cho lạc làm tăng năng suất lạc đáng kể mặc dù đất có hàm lượng

lân tổng số rất cao. Bón lân cho lạc, năng suất lạc quả đạt 522 - 1337 kg/ha, năng

suất lạc nhân (tăng 24%). Bón lân nung chảy tăng 140%. Phân chuồng kết hợp

superphotphat tăng 145%, hiệu suất đạt 6,3 kg quả lạc/kg P2O5 với liều lượng 90

kg P2O5/ha. Trên đất xám đồi gò và đất phù sa canh tác nhờ nước trời ở Kon Tum,

năng suất và hiệu quả kinh tế của giống lạc L14 đạt cao nhất ở lượng bón 120 kg

P2O5/ha trên đất xám đồi gò và 90 kg P2O5/ha trên đất phù sa [21].

Page 41: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

29

- Về phân kali:

Tại Saurashtra - Ấn Độ, Golakiya B. (1998) [114] đã tiến hành đánh giá hiệu

lực của phân kali trên các loại đất có hàm lượng lân tổng số từ 109 - 712 kg/ha, kết

quả thực nghiệm ở 6 điểm đã xác định, ở lượng bón 80 kg K2O/ha năng suất lạc

cao hơn so với lượng bón 40 và 120 kg K2O/ha.

Tại Hàn Quốc, tổng hợp các kết quả nghiên cứu về phân bón, Shin và cộng

sự (1985) [103] cho biết lượng phân kali thích hợp để bón cho cây lạc là 83 kg

K2O/ha.

Kết quả thực nghiệm của Viện Nghiên cứu Cây công nghiệp Guangdong -

Trung Quốc đã xác định lượng phân kali hợp lý để bón cho cây lạc tại Guangdong

là từ 75 - 90 kg K2O/ha (Liang Xuanqiang, 1996) [125]. Kết quả phân tích 28 mẫu

đất trên vùng đất cao ở khu vực ven biển Phúc Kiến, Zhang Mingqing và Lin

Xinjian (1996) [145] đã đánh giá, ngoài đạm, lân và muối Bo thì kali cũng là yếu

tố hạn chế chung cho sự sinh trưởng và phát huy năng suất lạc. Đồng thời hai tác

giả cũng tổng hợp các thử nghiệm về hiệu lực phân bón đối với cây lạc đã xác định

lượng phân kali tối ưu cần bón cho đất cát đỏ là 87 kg K2O/ha, cho đất lúa có

nguồn gốc từ đất đỏ là 97 kg K2O/ha và cho đất cát mặn là 85 kg K2O/ha.

Tại Cairo - Ai Cập, trên đất cát vừa mới cải tạo có hàm lượng kali trong tầng

đế cày (0 - 20cm) là 210,6 ppm, Migawer và cộng sự (2001) [128] đã xác định, khi

bón 50 kg K2O/ha năng suất hạt của giống lạc Giza4 và Giza5 đạt bình quân 1,98

tấn/ha, cao hơn 9,4% so với lượng bón 25 K2O/ha.

Đối với phân kali, trên đất bạc màu ở Hà Bắc, cũng có hiệu lực rõ rệt đối với

sinh trưởng và năng suất của cây lạc, bón 60 kg K2O/ha năng suất lạc tăng 23,8%

so với nền bón 30 kg K2O/ha [25].

Kết quả thử nghiệm một số mô hình bón phân hợp lý trên đất bạc màu của

Đoàn Văn Điểm và cs (1995) [33] cho biết: Bón kali tăng năng suất từ 1,57 tấn/ha

lên 1,78 tấn/ha bội thu 0,21 tấn/ha.

Theo Nguyễn Trọng Thi, Nguyễn Văn Bộ (1999) [85], trên đất bạc màu phù

sa cổ, hiệu suất sử dụng kali của cây lạc từ 2,3 đến 8,2 kg lạc vỏ/kg K2O, năng suất

Page 42: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

30

lạc đạt cao nhất ở lượng bón 90 kg K2O/ha và hiệu quả kinh tế đạt cao nhất ở

lượng bón 60 kg K2O/ha.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kali đến năng suất lạc xuân trên đất bạc

màu của Nguyễn Thị Hiền và cs (2001) [43] cho thấy: bón phân kali cho lạc trong

vụ xuân trên đất bạc màu Bắc Giang đã có tác dụng làm tăng sự sinh trưởng và

phát triển của cây lạc, đồng thời làm tăng sự tích luỹ N, P và K trong thân lá. Cũng

theo các tác giả này thì trên đất bạc màu, lượng kali bón ở mức 90 kg K2O/ha cho

năng suất lạc cao nhất.

- Về bón vôi cho cây lạc

Theo Trần Thị Thu Hà (2006) [38], lượng vôi bón thích hợp cho lạc giống

Giấy Kim Long trồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế là 500 kg/ha đối với đất phù sa và

300 kg/ha đối với đất cát biển.

Kết quả nghiên cứu trên đất bạc màu ở Ba Vì, đất bạc màu ở Hà Bắc và đất cát

biển ở Diễn Châu - Nghệ An của Nguyễn Thị Dần và cộng sự (1991) [27] cho thấy:

trên đất bạc màu ở Ba Vì nếu bón vôi ở mức 300 - 500 kg CaO cho một ha, năng suất

tăng từ 0,2 – 0,4 tấn/ha trên nền 8 tấn tấn phân chuồng 90 kg P2O5 và 40 kg K2O. Ở

Hà Bắc với lượng vôi bón 300 - 500 kg CaO/ha năng suất tăng 0,38 – 0,41 tấn/ha.

Theo Đỗ Thị Xô và cộng sự (1995) [98], bón vôi trên đất bạc màu làm tăng

năng suất lạc từ 9 - 10%, bón Mg làm tăng năng suất 11%. Bón vôi cho lạc, ngoài

việc cung cấp canxi như là nguyên tố dinh dưỡng còn có tác dụng khử chua cho

đất, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn nốt sần phát triển và quan trọng vôi

góp phần hình thành quả lạc.

Theo Nguyễn Văn Bộ và cộng sự (1999) [5], trên đất bạc màu phù sa cổ trên

đất bạc màu khi bón lượng canxi hợp lý sẽ làm tăng năng suất lạc từ 9 đến 10% và

bón ma-giê cũng làm tăng năng suất 11%.

Trên đất bạc màu, bón vôi làm tăng năng suất lạc 9 - 10%, bón Mg năng suất

tăng 11%. Song việc lạm dụng bón vôi quá mức cần thiết lại làm giảm năng suất

lạc do đất bị bão hòa can xi. Việc xác định chính xác lượng vôi bón lại không đơn

giản. Trên đất bạc màu bón 300 – 500 kg vôi/ha làm tăng năng suất lạc đáng kể,

Page 43: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

31

nếu chỉ tăng liều lượng lên 600 kg/ha đã làm năng suất lạc giảm. Trên đất cát biển

lượng vôi thích hợp chỉ nên 300 – 400 kg/ha [15].

- Về tỷ lệ phân vô cơ bón cho lạc

Kết quả thí nghiệm hiệu lực và tỷ lệ N:P cho lạc trên đất cát biển ở Diễn

Châu, Nghệ An của Nguyễn Thị Dần & Trần Thúc Sơn (1990) [26] và trên đất thịt

nghèo dinh dưỡng ở Bắc Trung bộ, Bùi Huy Hiền và Lê Văn Tiềm (1995) [42] đều

cho biết tỷ lệ N:P2O5 phù hợp là 1:3. Cũng theo Nguyễn Thị Dần (1995) [25] khi

nghiên cứu trên đất bạc màu ở Hà Bắc cho thấy, tỷ lệ giữa phân đạm, lân và kali hợp

lý trong vụ xuân và vụ thu là 1:3:2 với lượng đạm là 30 kg N/ha. Còn theo Công

Doẵn Sắt và cộng sự (1995) [72] thì trên đất xám miền Đông Nam Bộ, tỷ lệ và liều

lượng đạm và kali bón cho năng suất lạc cao nhất là 30N và 90 K2O và lượng đạm,

lân và kali bón cho năng suất lạc khô đạt cao nhất là 40 N + 90 P2O5 + 60 K2O. Nhìn

chung tỷ lệ N: P2O5 thích hợp cho lạc là từ 1:2 đến 1:3 còn tỷ lệ N:K2O cũng nên giữ

trong khoảng 1:2-3 trên nền phân đạm từ 20 đến 30 kg N/ha [5].

Lê Thanh Bồn (1997) [14] cho rằng: kali cũng là yếu tố quan trọng trong cân

đối dinh dưỡng của cây lạc trên đất cát biển. Quy luật tương tự cũng thấy trên đất

bạc màu, đất xám, .... Tuy nhiên, dù kali có hiệu quả cao song cũng nên cân đối ở

mức 20 - 30 kg N, 60 - 90 kg K2O/ha. Bón kali cao hơn nữa không tăng năng suất

và giảm hiệu quả. Như vậy, với năng suất trung bình 1,5 - 2 tấn lạc quả thì tỉ lệ dinh

dưỡng cân đối cho lạc là 20 - 30 kg N, 60 - 90 kg P2O5 và 30 - 60 kg K2O/ha.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1999) [73] cho rằng:

năng suất và lợi nhuận thu được từ bón phân cho lạc trên đất bazan đạt cao nhất ở

công thức bón 30 N + 90 P2O5/ha. Còn theo Nguyễn Thị Hiền và cộng sự (2001)

[43] thì công thức cho năng suất lạc ổn định và kinh tế nhất là công thức bón 60 kg

K2O/ha trên cả 2 nền 30 N + 60 P2O5/ha và 30 N + 60 P2O5 + 6 tấn phân chuồng/ha.

Các kết quả nghiên cứu gần đây của Đỗ Thành Trung, Vũ Đình Chính

(2010) [92] trên đất bạc màu ở Bắc Giang và của Nguyễn Thị Chinh và cộng sự

(2010) [16] trên đất xám biến đổi đồi núi cũng cho thấy năng suất lạc và hiệu quả

đạt cao nhất ở tỷ lệ phân bón đạm, lân và kali là 1:3:2 trên nền bón 30 kg N/ha.

Page 44: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

32

Trong khi đó các nghiên cứu tỉ lệ bón phân khoáng đa lượng cho lạc của các

nước trên thế giới trong những năm gần đây cho thấy tỉ lệ đạm luôn ở mức cao

nhất sau đó đến kali và lân ở mức thấp nhất như: Ở Trung Quốc tại Guangdong tỷ

lệ N:P:K tối ưu cho cây lạc là 1: 0,8 - 1:1 - 1,2 [125], trên đất đồi vùng Jianghuai là

2:1:2 Zhou Kejin và cộng sự (2003) [148]; ở Bangladesh, tỷ lệ N:P:K được xác

định hợp lý trong canh tác lạc là 2:1:1,5 [117]; còn ở Pakistan tỷ lệ giữa đạm và lân

tối ưu trong sản xuất lạc là 2,5:1 [123].

1.4.2.3. Nghiên cứu bón phân hữu cơ và phân vi sinh vật cho cây lạc

Bón phân hữu cơ cho cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng có ý nghĩa hết

sức quan trọng. Theo Lê Văn Khoa và cộng sự (1996) [56] cho rằng: Phân hữu cơ

bám vào đất để tăng năng suất cây trồng và tăng độ phì nhiêu cho đất. Còn theo

Ngô Ngọc Hưng và cộng sự (2004) [54], thông thường sử dụng phân hữu cơ nhằm

mục đích cung cấp dưỡng chất, làm gia tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất, bón

phân hữu cơ không những góp phần làm gia tăng độ phì của đất mà còn ảnh hưởng

đến độ hữu dụng của lân trong đất. Ngoài việc cải tạo tình trạng dinh dưỡng của

đất, phân hữu cơ còn làm tăng lượng chất hữu cơ và mùn trong đất mà phân hóa

học không có được. Phạm Tiến Hoàng (2003) [49] cho rằng, nếu không bón kết

hợp phân hữu cơ với phân khoáng thì cho dù lượng phân khoáng có đủ cao cũng

không cho năng suất bằng bón kết hợp phân khoáng với phân hữu cơ. Giller và

cộng sự (1997) [111] cũng cho rằng: Kết hợp cung cấp phân hữu cơ với phân vô cơ

được xem là biện pháp kỹ thuật có hiệu quả trong việc duy trì độ phì nhiêu của đất,

ổn định năng suất cây trồng, gia tăng hoạt động của vi sinh vật, đồng thời cải thiện

tính chất vật lý, góp phần quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững.

Đối với sản xuất lạc, các kết quả nghiên cứu ở trên thế giới cũng cho thấy rõ

về hiệu quả của bón phân hữu cơ. Kết quả nghiên cứu của S.A. Ibrahim và M.E.

Eleiwa (2008) [118] tại Ai Cập cho thấy, bón bổ sung 600 lít/ha dung dịch chiết

xuất từ phân chim trên nền phân vô cơ 60 kg N, 60 kg P2O5 và 50 kg K2O/ha năng

suất lạc tăng từ 14,4 đến 39,6% và hàm lượng dầu tăng từ 2,0 đến 6,3% so với bón

bổ sung dung dịch chiết xuất từ phân gà và bioga và kết quả nghiên cứu của

Page 45: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

33

Muchtar và Y. Soelaeman (2010) [129] tại Gajah Mada - Indonesia cho thấy,

không bón phân vô cơ, chỉ bón 15 tấn phân xanh năng suất lạc đạt 14,0 gam/cây và

cao hơn từ 7,6 đến 18,0% so với lượng bón 5 và 10 tấn phân xanh.

Hiệu quả của phân chuồng và phân xanh đối với cây lạc cũng đã được nghiên

cứu và đánh giá ở nước ta. Trên đất phù sa nghèo dinh dưỡng ở Thừa Thiên Huế,

Trần Thị Thu Hà (2003) [39] cho biết: khi bón 6 tấn phân chuồng/ha trên nền phân

vô cơ 30 kg N, 60 kg P2O5 và 60 kg K2O, năng suất lạc tăng 36,6% so với không

bón và tương đương so với lượng bón 9 tấn phân chuồng/ha .

Theo Nguyễn Thị Thuý và cộng sự (1995) [86] cho biết: trên đất đỏ bazan ở

Tây nguyên, trên nền 1 tấn vôi, bón 5 - 10 tấn phân chuồng làm tăng 17 - 33%

năng suất lạc. Hiệu suất 1 tấn phân chuồng là 6,3 kg lạc vỏ khô. Còn Nguyễn Tử

Siêm và Thái Phiên (1999) [73] trên đất bazan Phủ Quỳ bón phân chuồng làm tăng

năng suất lạc nhân lên 131% so với không bón. Năng suất lạc nhân ở công thức

bón lân phối hợp với phân chuồng tăng 146% so với bón lân đơn độc.

Theo Lê Văn Quang và cộng sự (2006) [71] đối với giống lạc Sen Lai trồng

trên đất cát tỉnh Hà Tĩnh bón phối hợp lượng phân bón 15 tấn phân chuồng, 30 N,

90 P2O5, 60 K2O cho 1 ha vừa tăng khả năng sinh trưởng và năng suất (đạt 24,23

tạ/ha) lại vừa cho hiệu suất phân bón cao nhất (64,4 kg lạc vỏ/1 tấn phân chuồng).

Phân chuồng bón nhiều sẽ tạo điều kiện nâng cao khả năng sữ dụng, nếu có điều

kiện có thể bón 10 tấn hoặc 20 tấn/ha.

Kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Thái Hòa và cộng sự (2007) [45] trên đất

cát biển Thừa Thiên Huế về hiệu lực của phân hữu cơ cho thấy, bón 8 tấn thân xác

lạc hoai/ha và 8 tấn rong biển hoai/ha trên nền phân vô cơ 40 kg N, 60 kg P2O5 và

60 kg K2O thì năng suất giống lạc Dù Tây Nguyên đạt từ 26,8 đến 27,3 tạ/ha,

tương đương với công thức bón 8 tấn phân chuồng/ha và cao hơn từ 29,7 đến

31,9% so với công thức không bón phân hữu cơ. Cũng theo nghiên cứu của Hoàng

Thị Thái Hòa và cộng sự (2012) [46] trên đất cát biển Bình Định, bón 10 tấn phân

bò + rơm rạ (1:0,5) ủ hố trên nền phân vô cơ có năng suất cao nhất 3,7 tấn/ha (bón

rải đều trên mặt đất) và 3,9 tấn/ha (bón theo hàng), lợi nhuận tương ứng đạt 26,44

Page 46: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

34

triệu đồng/ha và 28,19 triệu đồng/ha, hiệu suất phân bón đạt 76,4 và 81,9 kg lạc

vỏ/tấn phân và VCR đạt 4,8 và 4,5, đồng thời cải thiện các tính chất hóa học đất

như giảm độ chua, tăng hàm lượng mùn và các chỉ tiêu N, P, K tổng số và CEC.

Theo nghiên cứu của Mạc Khánh Trang (2008) [91] trên đất phù sa nghèo

dinh dưỡng ở Bình Định với nền phân vô cơ là 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg

K2O/ha, năng suất giống lạc L14 ở lượng bón 10 tấn phân chuồng/ha đạt cao hơn

so với các ngưỡng bón 5, 15 và 20 tấn phân chuồng/ha.

Bên canh đó, nhiều nghiên cứu ứng dụng phân bón hữu cơ vi sinh (HCVSV)

cho cây trồng cũng được thực hiện. Phạm Văn Toản và cộng sự (2004) [89] đã

khẳng định, hiệu quả của phân HCVSV phụ thuộc hoạt tính sinh học, khả năng

cạnh tranh với vi sinh vật có sẵn trong đất và khả năng thích ứng với điều kiện môi

trường đất của các vi sinh vật sử dụng trong phân bón . Còn theo Ngô Tự Thành và

các cộng sự (2003) [80] cho rằng: Phân vi sinh vật đặc biệt có ý nghĩa sử dụng nếu

các vi sinh vật sử dụng có nhiều hoạt tính sinh học. Azotobacter là nhóm có phổ

phân bố khá rộng. Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra nhiều đặc tính quý của

Azotobacter như khả năng cố định nitơ tự do, kích thích sinh trưởng, đối kháng,

sinh polyshacarit v.v.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Vũ (1995) [96] đã xác định sử dụng vi

khuẩn nốt sần kết hợp với 30 kg N khoáng/ha mang lại hiệu quả kinh tế tương

đương như khi bón 60 – 90 kg N khoáng/ha đối với cây lạc. Các vi sinh vật cố định

nitơ hội sinh và tự do có thể cung cấp lượng phân đạm khoáng tương đương 10,8

đến 22,4 kg N/ha/vụ tùy từng loại đất và mùa vụ gieo trồng.

Còn theo Phạm Văn Toản, Hà Đinh Tuấn (2004) [135] cho rằng: Khác với vi

sinh vật cố định nitơ có thể lấy trực tiếp N khí trời làm nguồn cung cấp đạm, vi

sinh vật phân giải lân, vi sinh vật chuyển hóa kali chỉ phát huy tác dụng khi đất

trồng đang tồn tại nguồn phốt pho, kali không tan. Kết quả nghiên cứu cũng xác

định vi sinh vật phân giải lân có khả năng thay thế 50% phân lân khoáng bằng

quặng phốt phát mà không ảnh hưởng đáng kể đến năng suất cây trồng.

Page 47: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

35

Kết quả thử nghiệm, khảo nghiệm ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007 của

Phạm Văn Toản (2004) [88] xác định phân vi sinh vật chức năng có khả năng tăng

sinh khối, năng suất lạc, cà chua, khoai tây, keo, thông mã vĩ, cà phê và hồ tiêu khi

giảm 20% lượng dinh dưỡng khoáng ( N, P) theo khuyến cáo, đồng thời có tác

dụng tích cực trong việc hạn chế bệnh vùng rễ ở các cây trồng thử nghiệm.

Theo nghiên cứu của Hoàng Văn Tám và cộng sự (2013) [75] cho biết: Bón

phân hữu cơ vi sinh cho cây lạc trên đất xám Trảng Bàng, Tây Ninh với liều

lượng từ 500 đến 2000 kg/ha/vụ có bổ sung phân khoáng cho bằng công thức đối

chứng (60 kg N + 60 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha) đã cho năng suất trung bình 2 vụ

tăng 0,34 – 0,94 tấn/ha/vụ, tương đương 15,69 - 34,31% so với đối chứng; lượng

phân đạm tiết kiệm được 5 - 20 kg N/ha/vụ tương đương 8,3 – 33,3% tổng lượng

N; phân lân tiết kiệm được 15 - 60 kg P2O5/ha/vụ tương đương 25 – 100% tổng

lượng lân và lượng phân kali tiết kiệm được 5 – 20 kg K2O/ha/vụ tương đương

5,5 - 22,2% tổng lượng kali. Mức lãi ròng thu được ở các công thức bón phân hữu

cơ vi sinh 4,72 - 8,52 triệu đồng/ha/vụ so với chỉ bón phân khoáng. Tỷ suất lợi

nhuận (VCR) khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh đạt 1,46 - 2,34.

1.4.3. Nghiên cứu bố trí thời vụ gieo lạc

Trồng lạc ở Việt Nam có nhiều vụ, do điều kiện khí hậu thời tiết, loại đất,

chế độ canh tác,… ở mỗi vùng khác nhau nên mùa vụ cũng có sự khác nhau. Ở các

tỉnh phía Bắc tuy có 2 vụ lạc, nhưng vụ lạc chính lại là vụ lạc xuân từ tháng 1 đến

tháng 6, 7 còn vụ lạc thường gieo váo các tháng 7, 8 và thu hoạch vào tháng 11,

12 hàng năm, nhất là vùng đồi cao và chủ yếu để làm giống cho vụ lạc xuân. Trong

khi đó ở các tỉnh phía Nam có nơi chỉ làm 1 vụ như vùng cao nguyên Trung bộ,

các nơi khác lại có khi đến 3 vụ kể cả vụ để làm lạc giống.

Trong hướng dẫn về thời vụ của Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng nêu rõ là

do điều kiện thời tiết khí hậu ở các vùng khác nhau, yêu cầu chung là không trồng

lạc vào những ngày nhiệt độ thấp dưới 15oC. Vì vậy muốn có lịch sát hợp cho từng

giống, từng chân đất, từng chế độ canh tác khác nhau thì mỗi địa phương cần

nghiên cứu thêm để làm căn cứ mà hướng dẫn [32].

Page 48: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

36

Kết quả nghiên cứu gần đây nhất của Nguyễn Thị Chinh và cộng sự (1999,

2001) [17], [19] về thời vụ gieo lạc trong vụ xuân cho thấy trong điều kiện không

phủ ni lông thời vụ thích hợp là gieo ngày 25/1, trong điều kiện phủ ni lông thời vụ

gieo thích hợp là từ 25/1 – 5/2.

Những năm gần đây vụ lạc Thu Đông được phát triển. Theo nghiên cứu của

Nguyễn Văn Bình và cộng sự (1996) [4], thời vụ gieo ở miền Bắc là từ 15/7 đến cuối

tháng 8, tốt nhất là từ 15- 30/7. Còn theo Nguyễn Thị Chinh và cộng sự (2002) [18]

thời vụ gieo lạc ở các tỉnh phía Bắc tốt nhất từ 25/8 đến 15/9.

1.4.4. Nghiên cứu mật độ gieo lạc

Trong những năm qua có nhiều công trình nghiên cứu về mật độ và khoảng

cách trồng lạc ở nước ta. Theo kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây như:

Bố trí mật độ trồng khác nhau với giống lạc VD1 ở vùng Đông Nam bộ kết

quả cho thấy năng suất lạc đạt đạt cao nhất 2,81 tấn/ha ở khoảng cách gieo 20 cm ×

20 cm × 2 hạt [36].

Theo Nguyễn Thị Chinh (1999) [19], Ngô Thế Dân và cộng sự (2000) [23],

nghiên cứu mật độ trồng khi áp dụng kỹ thuật che phủ ni lông qua 3 vụ (1996 – 1998)

đối với giống lạc L02 đã kết luận: Năng suất mật độ 40 cây/m2 theo phương thức 33

cm × 15 cm × 2 cây hoặc 25 cm × 20 cm × 2 cây đều cho năng suất cao hơn so với

mật độ trồng 33 cây/m2 trồng theo phương thức 33 cm × 10 cm × 1 cây từ 27 – 36%.

Trên đất cát biển theo Trần Thị Ân và cộng sự (2004) [3], giống lạc L12 trong vụ

thu trồng mật độ 40 cây/m2 kết hợp với che phủ ni lông là hợp lý.

Theo các kết quả nghiên cứu gần đây của Nguyễn Văn Thắng và cộng

sự (2010) [83], [84] cho thấy đối với giống lạc L23 trong vụ thu đông năng suất

ở mật độ trồng 40 cây/m2 đạt 2,61 tấn/ha và cao hơn từ 8,8 đến 19,2% so với mật

độ trồng 30 và 50 cây/m2; trong vụ xuân, năng suất ở mật độ trồng 40 cây/m2 đạt

4,15 tấn/ha và cao hơn từ 25,8 đến 32,6% so với mật độ trồng 30 và 50 cây/m2; còn

đối với giống lạc L26, trong điều kiện vụ xuân, mật độ trồng 40 cây/m2 đạt năng

suất 4,73 tấn/ha và cao hơn từ 11,0 đến 13,9% so với mật độ trồng 30 và 50

cây/m2. Còn theo nghiên cứu mật độ trồng qua 3 vụ xuân (2009 – 2011) đối với

Page 49: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

37

giống lạc TB25 của Đinh Thái Hoàng và Vũ Đình Chính (2011) [48] thì mật độ 40

cây/m2 cho năng suất thực thu và thu nhập thuần cao nhất.

Theo Nguyễn Thị Lý (2011) [65], các giống chịu hạn trồng ở vùng trung du

và miền núi phía Bắc nên trồng với mật độ 35 cây/m2.

Ngoài ra, những kết quả sản xuất thâm canh lạc của các tỉnh Bắc Trung bộ

như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,... trong thời gian qua đã triển khai các mô

hình, áp dụng sản xuất trên diện rộng với mức đầu tư phân bón cao, mật độ cao 35-

44 cây/m2 cho các giống tiến bộ kỹ thuật mới có tiềm năng năng suất cao như L14,

L23, L26 đã cho năng suất bình quân 3,5 – 4,5 tấn/ha.

1.4.5. Nghiên cứu kỹ thuật phủ đất cho cây lạc

Theo kết quả nghiên cứu của Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam việc sử

dụng vật liệu phủ đất đều có tác dụng tốt cho sự sinh trưởng phát triển của cây lạc

và hiệu quả kinh tế như: rút ngắn thời gian nảy mầm, mật độ bảo đảm do tỉ lệ nẩy

mầm cao, ra hoa sớm, tăng số lượng quả chắc/cây, tăng năng suất và hạn chế cỏ

dại, tăng dinh dưỡng cho lạc và tăng độ phì nhiêu của đất, giữ nhiệt và ẩm độ cho

đất [99], [104], [105], [147], [150].

Kỹ thuật trồng lạc phủ ni lông được Trung tâm thực nghiệm đậu đỗ tiến hành

thử nghiệm từ năm 1996, đến năm 1997 được Hội đồng Khoa học công nghệ cho

phép khu vực hoá mở rộng sản xuất. Theo Trần Đình Long & cộng sự (1999) [63]

việc áp dụng kỹ thuật che phủ ni lông ở các tỉnh phía Bắc đã mang lại nhiều kết quả

tốt. Năng suất lạc trong vụ xuân ở Nam Định đạt 4,4 tấn/ha,… Mức độ chấp nhận

của người dân với tiến bộ kỹ thuật này được thể hiện rõ qua diện tích áp dụng kỹ

thuật phủ ni lông mới chỉ được 11 ha năm 1996, tăng lên 150 ha năm 1998 và đạt

394 ha năm 1999, trong đó Nam Định là tỉnh ứng dụng kỹ thuật này nhanh và có

hiệu quả cao nhất 92 ha, sau đó là tỉnh Bắc Giang 68 ha. Năm 2000 diện tích gieo

trồng lạc bằng kỹ thuật này đã tăng lên gần 1000 ha.

Theo Nguyễn Thị Chinh & cộng sự (2001) [17], việc che phủ ni lông cho

giống lạc L02 trong vụ xuân năng suất tăng 43%, trong vụ thu đông năng suất đã

tăng lên 54,7% so với không che phủ. Cũng theo tác giả (2002) [18] kết luận về

Page 50: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

38

hiệu quả kinh tế của việc chi phủ ni lông cho lạc: Trồng lạc có che phủ ni lông đã

phải đầu tư thêm chi phí và thuốc trừ cỏ là 1.556.000 đ/ha. Ngoài ra mỗi ha phải

tăng thêm 27 công gieo trồng, 54 công đục lỗ, thu lượm ni lông sau thu hoạch.

Nhưng áp dụng kỹ thuật này người trồng lạc không phải tốn công làm cỏ, giảm bớt

được khoảng 135 công/ha, tương đương 1.350.000 đ/ha. Mặc dù chi phí vật tư ban

đầu cao hơn so với sản xuất không phủ ni lông nhưng năng suất đã tăng bình quân

1 tấn/ha và lãi thuần tăng lên 3.358.000 đ/ha.

Về ảnh hưởng của loại vật liệu phủ đất trong sản xuất lạc, theo nghiên cứu

của A.Ramakrishna và cộng sự (2006) [99] thực hiện nghiên cứu trong vụ xuân ở

miền Bắc Việt Nam và theo nghiên cứu dài hơi (từ năm 1992 đến năm 1999) của

P.K. Ghosh và cộng sự [136] trong vụ hè ở Ấn Độ có đánh giá chung khi so sánh

giữa che phủ bằng vật liệu ni lông chuyên dụng và rơm là: cả hai loại vật liệu cơ bản

đều có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng, phát triển của lạc, hạn chế cỏ dại và hiệu quả

kinh tế như nhau. Tuy nhiên, áp dụng phủ đất bằng rơm vừa tiện lợi và thân thiện

với môi trường hơn ni lông, vừa cung cấp một phần đáng kể dinh dưỡng cho đất.

1.5. NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU

Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày thích nghi với điều kiện khí hậu ở nước ta

nói chung, các tỉnh Bắc Trung bộ và Quảng Bình nói riêng, đồng thời là cây thực

phẩm quan trọng. Toàn bộ cây lạc đều có giá trị sử dụng. Trong đó, hạt lạc là

nguồn bổ sung quan trọng các chất đạm, chất béo cho con người.

Trước năm 2000, sản lượng lạc hàng năm trên thế giới tăng là nhờ tăng diện

tích gieo trồng, sau năm 2000 diện tích lạc có xu hướng tăng chậm, có nơi còn có

xu hướng giảm nhưng sản lượng vẫn tăng chủ yếu nhờ tăng năng suất. Năng suất

lạc trên thế giới và Việt Nam tăng dần từ năm 2000 đến nay là do nhiều nước trồng

lạc đã tập trung nghiên cứu cải tiến đồng bộ các yếu tố kỹ thuật, tạo nên một sức

mạnh đồng bộ, tổng hợp làm tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế trong

sản xuất lạc với bước nhảy đột phá về lượng cũng như về chất.

Các nghiên cứu tăng năng suất lạc góp phần thu được thành công trên chủ

yếu tập trung vào các biện pháp kỹ thuật trồng trọt sau:

Page 51: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

39

- Chọn tạo được các giống lạc mới vừa cho năng suất vừa chống chịu với

điều kiện bất lợi của môi trường hoặc vừa cho năng suất vừa phù hợp với cơ cấu

mùa vụ và tập quán sản xuất, hoặc vừa cho năng suất vừa kháng sâu bệnh hại… đã

được các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam chọn tạo thành công. Ở Việt

Nam, đây chính là thành tựu nổi bật trong thời gian qua, đã tạo điều kiện cho các

địa phương chọn lựa đưa vào cơ cấu bộ giống sản xuất cho riêng từng địa phương

phù hợp cho từng tiểu vùng sinh thái góp phần quan trọng trong nâng cao năng

suất, sản lượng, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc.

- Về sử dụng phân bón ở các nước, vùng miền khác nhau là khác nhau. Hiện

nay, ở các vùng thâm canh lạc người ta thường dựa vào kết quả xét nghiệm đất và

thực nghiệm trên từng loại giống lạc để xác định công thức bón phân cân đối và

hợp lý. Cụ thể như:

+ Về lượng bón:

Đối với đạm, ở một số nước khác trên thế giới bón lượng lớn trên 50 kg

N/ha, nơi cao lượng bón lên đến trên 100 kg N/ha. Ở Việt Nam thì lượng bón hiện

nay thường 30 – 40 kg N/ha. Các chân đất giữ phân kém (như đất cát biển) lượng

bón trong những năm gần đây thường áp dụng mức 40 kg N/ha.

Đối với lân lượng bón dao động rất lớn từ 30 – 150 kg P2O5/ha tùy thuộc vào

hàm lượng lân trong đất và nhu cầu của giống lạc sản xuất, riêng ở Việt Nam

lượng bón được xác định tối thiểu phải là 60 kg mới cho năng suất và hiệu quả

kinh tế.

Đối với kali, lượng bón dao động rất lớn từ 30 – 97 kg K2O/ha, bón lượng

lớn hơn sẽ không hiệu quả, ở Việt Nam lượng bón cho năng suất và hiệu quả được

xác định trong khoảng 60 – 90 kg K2O/ha.

Đối với canxi được xác định lượng bón từ 300 - 500 kg vôi/ha. Ngoài ra, các

loại dinh dưỡng trung và vi lượng cũng phải bảo đầy đủ.

Đối với phân hữu cơ: Bón phân hữu cơ cho lạc được xác định rất quan trọng

trong sản xuất thâm canh lạc bảo đảm tăng độ phì nhiêu của đất. Lượng bón thích

hợp khoảng 5 - 15 tấn/ha phân chuồng, phân xanh hoặc 300 – 2000 kg/ha phân hữu

Page 52: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

40

cơ vi sinh. Ngoài ra, các loại phân hữu cơ vi sinh, nước phân chuồng các loại cũng

đã được dùng.

+ Về tỉ lệ N:P:K cung cấp cho lạc ở một số nước khác trên thế giới thì tỉ lệ

đạm và kali thường cao hơn lân. Còn ở Việt Nam thì tỉ lệ hợp lý nhất chung cho tất

cả các vùng miền trong những năm qua được xác định là 1N: 3 P2O5: 2 K2O.

- Mật độ gieo trồng để lạc phát huy tiềm năng năng suất cho các giống lạc

mới có tiềm năng năng suất cao phải bảo đảm khoảng 40 cây/m2 áp dụng cho hầu

hết các phương thức bố trí và gieo hạt.

- Sử dụng biện pháp kỹ thuật phủ đất trong sản xuất lạc đã được các nước

trên thế giới khẳng định có tác dụng giữ nhiệt, giữ ẩm, chống rữa trôi, làm điều hòa

môi trường đất hơn tạo điều kiện thuận lợi cho lạc sinh trưởng phát triển tốt, cho

năng suất cao hơn hẳn so với không che phủ. Kỹ thuật này đặc biệt có hiệu quả khi

áp dụng vào sản xuất lạc ở trên các loại đất có khả năng giữ nước, giữ phân kém

như đất bạc màu, đất cát biển.

- Bố trí thời vụ hợp lý là khâu kỹ thuật rất quan trọng luôn được các địa

phương trồng lạc chú ý nghiên cứu để đảm bảo bố trí thời vụ thích hợp nhất

cho cây lạc sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Các yếu tố được quan tâm xem xét khi nghiên cứu thời vụ là nhiệt độ và ẩm

độ đất trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lạc.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu được trình bày ở trên đã cung cấp cơ sở

khoa học khá đầy đủ để xây dựng các nội dung nghiên cứu của đề tài nhằm

tập trung xác định các yếu tố hạn chế năng suất lạc trồng trên đất cát biển

tỉnh Quảng Bình, từ đó đi sâu nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp áp

dụng vào thực tiễn sản xuất, bảo đảm vừa nâng cao năng suất và hiệu quả sản

xuất lạc, vừa bảo đảm sản xuất bền vững trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình.

Page 53: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

41

CHƯƠNG 2

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT NGHIÊN CỨU

- Giống lạc được sử dụng trong thí nghiệm là giống lạc L14, là giống được

gieo trồng khá phổ biến trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Hạt giống đạt cấp giống xác

nhận, do Công ty cổ phần Tổng công ty Nông nghiệp Quảng Bình cung ứng.

Giống lạc L14 được Trung tâm Nghiên cứu Đậu đỗ - Viện KHKTNN Việt

Nam chọn tạo và được công nhận giống TBKT năm 2002 theo Quyết định số 3510

QĐ/BNN-KHKT ngày 29/11/2002. Những đặc tính chủ yếu: Thời gian sinh

trưởng: 120 - 125 ngày ở vụ xuân, 110 - 115 ngày trong vụ thu đông. Giống L14

thuộc dạng hình thực vật Spanish, thân đứng không màu, góc phân cành hẹp, lá

dày màu xanh đậm, hình ê-líp. Năng suất quả 3,5 – 4,5 tấn/ha. L14 có khối lượng

100 quả đạt 160 - 165 gram, khối lượng 100 hạt đạt 56 - 60 gram. Tỉ lệ hạt/quả 70

- 72%. L14 có vỏ lụa màu hồng, hạt căng đều. L14 kháng bệnh trên lá và bệnh héo

xanh vi khuẩn khá cao, tỉ lệ thối quả 0,7% và chết cây 0,6%, chịu hạn khá.

- Các loại phân bón sử dụng: phân hỗn hợp NPK (5-10-3) Con Ó, phân đạm

U-rê (hàm lượng 46% N), phân supe lân Lâm Thao (hàm lượng 16% P2O5), phân

Kaliclorua nhập khẩu (hàm lượng 60% K2O), vôi bón ruộng, phân chuồng địa

phương tự sản xuất, phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh ( Vi sinh: nấm Aspergillus sp

1 × 106 CFU/g, vi khuẩn Azotobacter 1 × 106 CFU/g, vi khuẩn Bacillus 1 × 106

CFU/g và có 15% hàm lượng hữu cơ).

- Vật liệu phủ đất: Ni lông chuyên dụng cho lạc màu trắng, khổ 1,4 mét và

rơm rạ là phụ phẩm sản xuất lúa của người dân.

- Đất tiến hành nghiên cứu là đất cát biển tỉnh Quảng Bình. Đất được chúng tôi

lấy mẫu ngay đầu vụ thí nghiệm, tại các điểm thí nghiệm (vụ đông xuân 2010 – 2011

tại xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy và vụ đông xuân 2011 – 2012 tại xã Quảng Xuân,

huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) và được xử lý và phân tích tại phòng thí

nghiệm của trường đại học Nông Lâm Huế, với một số đặc tính nông hoá như sau:

Page 54: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

42

Bảng 2.1. Một số đặc tính nông hoá của đất cát biển thí nghiệm

pHKCl OM (%)

Đạm (%)

P2O5 (%)

K2O (%)

P2O5 (mg/100g)

CEC (lđl/100g)

4,07-4,73 0,84-1,36 0,07-0,13 0,04-0,05 0,18-0,43 6,95-8,30 5,17-7,02

- Điều kiện thời tiết các vụ đông xuân trong thời gian triển khai các thí nghiệm (từ

năm 2009 đến năm 2013) ở Quảng Bình như sau:

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu khí hậu thời tiết thời gian triển khai các thí nghiệm

Nhiệt độ (oC) Mưa Yếu tố

Tháng

Thời gian Ttb Ttbmax Tmax Ttbmin Tmin

Lượng mưa (mm)

Số ngày mưa

Số giờ nắng (giờ)

2009 20,7 26,7 29,5 17,5 13,6 137,4 13,0 105 12

2010 20,3 24,0 27,0 18,3 12,7 172 11,7 104 2010 20,2 23,8 29,0 15,5 11,8 65,4 14,0 66,0 2011 15,2 17,3 25,2 13,6 9,1 48,8 22,3 27,0 2012 17,8 19,7 26,6 16,3 12,6 38,3 10,3 34,7

1

2013 18,5 21,2 25,2 16,4 12,7 49,6 18,4 48,6 2010 22,1 28,3 33,4 16,2 12,9 5,4 6,0 85,0 2011 18,6 21,5 28,2 16,5 11,7 40,5 12,3 69,3 2012 18,5 21,7 31,0 16,5 13,1 11,0 11,0 61,0

2

2013 21,7 24,8 27,4 20,0 16,2 28,3 13,2 68,5 2010 22,8 28,0 33,4 15,5 11,1 18,6 9,0 133,0 2011 17,5 20,2 29,7 15,8 10,8 71,7 22,0 45,0 2012 21,4 25,1 31,2 19,2 14,5 17,5 13,3 82,3

3

2013 23,9 27,1 35,1 22,3 15,8 53,4 11,7 121,4 2010 25,1 30,6 37,6 19,8 15,7 137,2 11,0 123,0 2011 23,3 27,0 33,0 21,1 16,2 47,3 10,3 101,0 2012 26,3 31,7 38,7 22,9 18,8 82,2 7,0 175,3

4

2013 25,9 29,9 38,7 23,6 19,3 55,6 12,4 135,7 2010 30,0 35,2 40,4 24,6 22,3 43,0 6,7 225,3 2011 27,3 32,1 37,1 23,7 20,1 89,6 12,0 204,0 2012 29,2 34,2 39,2 25,9 23,9 154,7 11,7 227,0

5

2013 29,5 33,9 39,6 26,2 21,7 96,2 9,8 232,6 2010 30,9 35,9 39,4 27,2 23,8 45,0 5 237,7

6 2011 30,1 34,9 37,8 26,5 24,4 33,6 8 202,7

(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Quảng Bình)

Page 55: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

43

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1. Đánh giá thực trạng sản xuất lạc và xác định yếu tố hạn chế năng suất

lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

- Điều tra thực trạng sản xuất lạc trên đất cát biển của tỉnh Quảng Bình:

Xem xét diễn biến tình hình sản xuất lạc trên đất cát biển của các huyện

trong tỉnh và đánh giá điều kiện đất đai về những tiềm năng và khó khăn đối với

phát triển sản xuất cây lạc qua thu thập, tổng hợp số liệu thứ cấp kết hợp với khảo

sát thực tế để nắm tình hình và qua tổng hợp số liệu sơ cấp từ điều tra nông hộ;

- Thí nghiệm xác định thứ tự yếu tố dinh dưỡng đa lượng hạn chế năng suất

lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình.

2.2.2. Nghiên cứu xác định tổ hợp phân bón cân đối hợp lý cho lạc trồng trên

đất cát biển tỉnh Quảng Bình, bao gồm:

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp bón phối hợp giữa phân vô cơ và

phân chuồng.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp bón phối hợp giữa phân vô cơ và

phân hữu cơ vi sinh.

2.2.3. Nghiên cứu xác định khung thời vụ thích hợp cho gieo lạc vụ đông xuân

trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

2.2.4. Nghiên cứu ứng dụng biện pháp kỹ thuật phủ đất trong sản xuất lạc

trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

2.2.5. Xây dựng mô hình kỹ thuật tổng hợp tăng năng suất và hiệu quả kinh tế

trong sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Đánh giá thực trạng sản xuất lạc và xác định yếu tố hạn chế năng suất

lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

2.3.1.1. Điều tra đánh giá thực trạng, tiềm năng, diện tích đất cát biển và điều kiện

khí hậu của tỉnh Quảng Bình

- Thu thập số liệu thứ cấp: được thu thập dựa vào các báo cáo về tình hình kinh tế xã

hội của xã, huyện, niên giám thống kê tỉnh, huyện và các báo cáo quy hoạch kinh tế

Page 56: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

44

xã hội của huyện và báo cáo quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp, thủy lợi tỉnh,

huyện. Về khí hậu được thu thập số liệu tổng hợp khí tượng trung bình nhiều năm

(từ 2005 – 2009) của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quảng Bình.

- Thời gian thực hiện: Năm 2009.

2.3.1.2. Điều tra thực trạng sản xuất lạc trên đất cát biển

- Thu thập số liệu sơ cấp: chọn 9 xã có sản xuất lạc trên đất cát biển của hai huyện Quảng

Trạch và Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình để thu thập thông tin theo phiếu điều tra nông hộ

(huyện Quảng Trạch 4 xã gồm: Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Xuân, Quảng Thọ;

huyện Lệ Thủy 5 xã gồm: Hồng Thủy, Cam Thủy, Hưng Thủy, Sen Thủy, Ngư Thủy

Nam) bằng quan sát thực địa, và phỏng vấn trực tiếp. Tổng số 180 phiếu, mỗi phiếu cho

1 hộ.

- Thời gian thực hiện: Vụ đông xuân 2009 - 2010.

2.3.1.3. Thực nghiệm xác định thứ tự yếu tố dinh dưỡng đa lượng hạn chế năng

suất lạc trồng trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

- Thí nghiệm gồm 4 công thức:

+ Công thức 1 (đ/c): 500 kg vôi + 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha (Nền);

+ Công thức 2: Nền, không bón đạm (Nền – N);

+ Công thức 3: Nền không bón lân (Nền – P);

+ Công thức 4: Nền không bón kali (Nền – K).

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCB, 3 lần lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí

nghiệm là 20 m2, kích thước: 4 mét × 5 mét, bố trí 4 luống/ô thí nghiệm, kích thước

luống: 1,1 mét × 4 mét, gieo 4 hàng lạc/luống.

- Mật độ gieo trồng: 40 cây/m2 (hàng × hàng 25 cm, hạt × hạt 10 cm).

- Phương pháp bón phân:

+ Liều lượng phân bón tính cho 1 ha ở công thức nền như sau: 30 kg N + 90

kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg vôi.

+ Bón lót: 100% lượng phân lân, 50% lượng vôi;

+ Bón thúc lần 1 kết hợp với xới xáo nhẹ khi cây được 3 lá thật: 70% lượng

Page 57: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

45

phân đạm và 50% lượng phân kali;

+ Bón thúc lần 2 kết hợp với xới xáo vun gốc khi kết thúc ra hoa rộ đợt 1:

30% phân đạm, 50% lượng phân kali và 50% lượng vôi còn lại.

- Các tiêu chí theo dõi, đánh giá:

+ Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển: Chiều cao cây, tổng số lá/thân chính,

số lá xanh còn lại trên thân chính khi thu hoạch, tổng số cành/cây, tổng số hoa trên

cây, tỉ lệ hoa hữu hiệu, số lượng nốt sần, chất lượng nốt sần.

+ Các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả khô: Số quả chắc

trên cây, tỉ lệ nhân (%), khối lượng 100 quả (g), năng suất lý thuyết và năng suất

thực thu (tấn/ha).

- Thời gian địa điểm thực hiện:

Thí nghiệm được thực hiện trong vụ đông xuân 2009 - 2010, đồng thời ở

trên 2 chân đất khác nhau: đất cát biển mới khai hoang của thôn Tân Tiến và đất

cát biển nội đồng của thôn Tân Phong tại xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh

Quảng Bình.

2.3.2. Nghiên cứu xác định tổ hợp phân bón cân đối hợp lý cho lạc trên đất cát

biển tỉnh Quảng Bình

2.3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng

- Thời gian và địa điểm thực hiện: Thí nghiệm được thực hiện 2 vụ liên tục trên đất

cát biển trồng lạc tỉnh Quảng Bình (vụ đông xuân 2010 - 2011 tại xã Cam Thủy,

huyện Lệ Thủy và vụ đông xuân 2011 - 2012 tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng

Trạch, tỉnh Quảng Bình).

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCB (Randomized Complete

Block), 3 lần lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2, kích thước: 4 mét ×

2,5 mét, bố trí 2 luống/ô thí nghiệm, kích thước luống: 1,1 mét × 4 mét, gieo 4

hàng lạc/luống.

- Mật độ gieo trồng: 40 cây/m2 (hàng × hàng 25 cm, hạt × hạt 10 cm).

- Phương pháp bón phân: Bón lót: 100% lượng phân lân, 50% lượng vôi. Bón thúc

lần 1 kết hợp với xới xáo nhẹ khi cây được 3 lá thật: 70% lượng phân đạm và 50%

Page 58: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

46

lượng phân kali. Bón thúc lần 2 kết hợp với xới xáo vun gốc khi kết thúc ra hoa rộ

đợt 1: 30% phân đạm, 50% lượng phân kali và 50% lượng vôi còn lại.

- Thí nghiệm gồm 12 công thức được thiết kế thành các tổ hợp như sau:

Liều lượng phân bón: Lượng vôi được bón ở mức 500 kg/ha; phân chuồng

được bón ở 4 mức; phân vô cơ được áp dụng theo tỉ lệ N:P:K = 1:3:2. Cân đối liều

lượng bón cho 1ha ở các tổ hợp cụ thể như sau:

TT Tổ hợp phân bón

N (kg/ha)

P2O5 (kg/ha)

K2O (kg/ha)

Vôi (kg/ha)

Phân chuồng (tấn/ha)

1 VCPC1 20 60 40 500 0 2 VCPC2 20 60 40 500 5 3 VCPC3 20 60 40 500 10 4 VCPC4 20 60 40 500 15 5 VCPC5 30 90 60 500 0 6 VCPC6(đ/c) 30 90 60 500 5 7 VCPC7 30 90 60 500 10 8 VCPC8 30 90 60 500 15 9 VCPC9 40 120 80 500 0

10 VCPC10 40 120 80 500 5 11 VCPC11 40 120 80 500 10 12 VCPC12 40 120 80 500 15

- Các tiêu chí theo dõi, đánh giá:

+ Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển: Chiều cao cây, tổng số lá/thân chính,

tổng số cành/cây, trung bình chiều dài cặp cành tử diệp vào thời điểm trước thu

hoạch, tỉ lệ hoa hữu hiệu, số lượng nốt sần hữu hiệu vào thời điểm kết thúc ra hoa.

+ Các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả khô: Số quả

chắc trên cây, tỉ lệ nhân (%), khối lượng 100 quả (g), năng suất lý thuyết và năng

suất thực thu (tấn/ha).

+ Phân tích một số tính chất hóa học đất trước và sau thí nghiệm: pHKCl, hữu

cơ (%), đạm tổng số (%), lân tổng số (%), lân dễ tiêu (mg/100g đất), kali tổng số

(%), CEC (ldl/100g đất).

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế: Lãi ròng (được tính bằng hiệu số của tổng thu

và tổng chi); RR - tỉ suất lợi nhuận so với tổng vốn đầu tư (Rate of Return).

Page 59: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

47

2.3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân hữu cơ vi sinh

- Thời gian và địa điểm thực hiện, phương pháp bố trí thí nghiệm, mật độ gieo trồng,

phương pháp bón phân và các tiêu chí theo dõi, đánh giá thực hiện giống như phần

thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng.

- Thí nghiệm gồm 12 công thức được thiết kế thành các tổ hợp như sau:

Liều lượng phân bón của các tổ hợp như sau: Lượng vôi được bón ở mức

500 kg/ha; phân hữu cơ vi sinh được bón ở 4 mức; phân vô cơ được áp dụng theo

tỉ lệ N:P:K = 1:3:2. Cân đối lượng bón cho 1ha ở các tổ hợp cụ thể như sau:

TT

Tổ hợp phân bón

N (kg/ha)

P2O5 (kg/ha)

K2O (kg/ha)

Vôi (kg/ha)

Phân HC vi sinh

(tấn/ha) 1 VCVS1 20 60 40 500 0 2 VCVS2 20 60 40 500 0,3 3 VCVS3 20 60 40 500 0,6 4 VCVS4 20 60 40 500 0,9 5 VCVS5 30 90 60 500 0 6 VCVS6 (đ/c) 30 90 60 500 0,3 7 VCVS7 30 90 60 500 0,6 8 VCVS8 30 90 60 500 0,9 9 VCVS9 40 120 80 500 0 10 VCVS10 40 120 80 500 0,3 11 VCVS11 40 120 80 500 0,6 12 VCVS12 40 120 80 500 0,9

2.3.3. Nghiên cứu xác định khung thời vụ thích hợp cho gieo lạc vụ đông xuân

trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

- Thời gian và địa điểm thực hiện: Thí nghiệm được thực hiện trong hai vụ liên tục

trên đất cát biển trồng lạc tỉnh Quảng Bình: vụ đông xuân 2009 - 2010 và vụ đông

xuân 2010 - 2011 tại xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

- Thí nghiệm gồm 8 công thức: Các công thức thí nghiệm được bố trí gieo rải theo

khung thời vụ trồng lạc chung của tỉnh được Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình

khuyến cáo (từ 15/12 năm trước đến 25/02 năm sau). Thí nghiệm được thiết kế

khoảng rải là 10 ngày, cụ thể như sau: Công thức 1 (TV1) gieo ngày 15/12, công thức

2 (TV2) gieo ngày 25/12, công thức 3 (TV3) gieo ngày 04/01, công thức 4 (TV4) gieo

Page 60: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

48

ngày 14/01, công thức 5 (TV5) gieo ngày 24/01, công thức 6 (TV6) gieo ngày 03/02,

công thức 7 (TV7) gieo ngày 13/02, công thức 8 (TV8) gieo ngày 23/02.

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCB (Randomized Complete Block), 3 lần lần

nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2, kích thước: 4 mét × 2,5 mét, bố trí 2

luống/ô thí nghiệm, kích thước luống: 1,1 mét × 4 mét, gieo 4 hàng lạc/luống.

- Mật độ gieo trồng: 40 cây/m2 (hàng × hàng 25 cm, hạt × hạt 10 cm).

- Phương pháp bón phân:

+ Liều lượng phân bón tính cho 1 ha như sau: 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg

K2O + 500 kg vôi + 5 tấn phân chuồng.

+ Bón lót: 100% lượng phân lân, 50% lượng vôi. Bón thúc lần 1 kết hợp với

xới xáo nhẹ khi cây được 3 lá thật: 70% lượng phân đạm và 50% lượng phân kali.

Bón thúc lần 2 kết hợp với xới xáo vun gốc khi kết thúc ra hoa rộ đợt 1: 30% phân

đạm, 50% lượng phân kali và 50% lượng vôi còn lại.

- Các tiêu chí theo dõi, đánh giá:

+ Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển: Tỉ lệ mọc mầm, chiều cao cây, tổng

số lá/thân chính, tổng số cành/cây, chỉ số diện tích lá (LAI), số lượng nốt sần hữu

hiệu vào thời điểm quả chắc, tổng thời gian sinh trưởng và thời gian sinh trưởng

của từng giai đoạn.

+ Các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả khô: Mật độ

cây, số quả chắc trên cây, tỉ lệ nhân (%), tỉ lệ hoa hữu hiệu, khối lượng 100 quả

(g), năng suất lý thuyết và năng suất thực thu (tấn/ha).

+ Tình hình phát sinh của các loại sâu bệnh gây hại lạc thí nghiệm từ gieo

đến thu hoạch.

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế: Lãi ròng được tính bằng hiệu số của tổng thu và

tổng chi (chi phí vật tư nông nghiệp và chi phí công lao động).

2.3.4. Nghiên cứu áp dụng biện pháp phủ đất trong sản xuất lạc trên đất cát

biển tỉnh Quảng Bình

- Thí nghiệm gồm 3 công thức:

Công thức 1 (đối chứng): Không phủ; Công thức 2: Phủ bằng ni lông chuyên

Page 61: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

49

dụng; Công thức 3: Phủ bằng rơm (10 tấn/ha).

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCB (Randomized Complete

Block), 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2, kích thước: 4 mét × 2,5

mét, bố trí 2 luống/ô thí nghiệm, kích thước luống: 1,1 mét × 4 mét, gieo 4 hàng

lạc/luống.

- Mật độ gieo trồng: 40 cây/m2.

- Phương pháp bón phân:

+ Liều lượng phân bón : 5 tấn Phân chuồng + 500 kg vôi + 30 kg N + 90 kg

P2O5 + 60 kg K2O.

+ Cách thức bón cho Công thức 1: Bón lót: 100% lượng phân lân, 50%

lượng vôi. Bón thúc lần 1 kết hợp với xới xáo nhẹ khi cây được 3 lá thật: 70%

lượng phân đạm và 50% lượng phân kali. Bón thúc lần 2 kết hợp với xới xáo vun

gốc khi kết thúc ra hoa rộ đợt 1: 30% phân đạm, 50% lượng phân kali và 50%

lượng vôi còn lại.

+ Cách thức bón cho công thức 2 và 3: Bón toàn bộ các loại phân trước khi

gieo hạt.

- Phương pháp phủ đất: Phủ kín mặt luống bằng vật liệu phủ đất ngay sau khi gieo

lạc. Đối với phủ đất bằng vật liệu ni lông, khi lạc nẩy mầm đội ni lông lên thì lấy

dao lam rạch tạo lỗ rộng 5 cm để mầm thoát ra.

- Các tiêu chí theo dõi, đánh giá:

+ Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển: Tỉ lệ mọc mầm, chiều cao cây, tổng

số lá/thân chính, tổng số cành/cây, chỉ số diện tích lá (LAI), số lượng và chất lượng

nốt sần vào 3 thời điểm (trước ra hoa, kết thúc ra hoa và trước thu hoạch).

+ Các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả khô: Số quả

chắc trên cây, khối lượng 100 quả (g), khối lượng 100 hạt (g), năng suất lý thuyết

và năng suất thực thu (tấn/ha).

+ Diễn biến nhiệt độ và ẩm độ đất.

+ Đánh giá một số tính chất hóa học đất trước và sau thí nghiệm: pHKCl, hữu

cơ (%), đạm tổng số (%), lân tổng số (%), lân dễ tiêu (mg/100g đất), kali tổng số

Page 62: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

50

(%), CEC (ldl/100g đất).

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế: Lãi ròng (được tính bằng hiệu số của tổng thu

và tổng chi); RR - tỉ suất lợi nhuận so với tổng vốn đầu tư (Rate of Return).

- Thời gian và địa điểm: Thực hiện đồng thời 2 thí nghiệm trong vụ đông xuân 2012

tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch và xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ.

2.3.5. Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật tổng hợp tăng năng suất và hiệu

quả kinh tế trong sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

- Từ kết quả các thí nghiệm ở trên, tập hợp các công thức được xác định ưu việt

nhất để thiết lập thành biện pháp kỹ thuật tổng hợp đưa vào thực tế cho người nông

dân trồng lạc áp dụng sản xuất với quy mô lớn hơn. Từ đó đánh giá và đề xuất quy

trình sản xuất lạc mới trong vụ đông xuân trên đất biển tỉnh Quảng Bình cho năng

suất và hiệu quả kinh tế cao.

- Quy mô thực hiện: 2.700 m2, 9 hộ tham gia. Mô hình thực nghiệm gồm 3 hợp

phần, mỗi hợp phần có 3 hộ tham gia, 300m2/hộ.

- Địa điểm: xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

- Thời gian thực hiện: vụ đông xuân 2012-2013

- Các tiêu chí theo dõi, đánh giá:

+ Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, yếu tố cấu thành năng suất và năng

suất quả khô: mật độ cây khi thu hoạch, số quả chắc/cây, khối lượng 100 quả (g),

khối lượng 100 hạt (g), năng suất lý thuyết (tấn/ha), năng suất thực thu (tấn/ha).

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế: Lãi ròng (được tính bằng hiệu số của tổng thu

và tổng chi) và RR - tỉ suất lợi nhuận so với tổng vốn đầu tư (Rate of Return).

2.4. PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

2.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển [58]

- Thời gian sinh trưởng:

+ Từ gieo đến bắt đầu nẩy mầm (có 10% số cây/ô thí nghiệm có lá mầm trồi

lên mặt đất);

+ Từ gieo đến nẩy mầm tối đa (có 70% số cây/ô thí nghiệm có lá mầm trồi

lên mặt đất);

Page 63: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

51

+ Từ gieo đến phân cặp cành cấp 1 đầu tiên (khi các cây/ô thí nghiệm có

cành cấp 1 đầu tiên dài 1cm);

+ Từ gieo đến bắt đầu ra hoa (có 10% số cây/ô thí nghiệm nở hoa);

+ Từ gieo đến kết thúc ra hoa (số hoa TB/ cây của ô thí nghiệm < 1 hoa liên

tục trong 3 ngày);

+ Từ gieo đến thu hoạch (có 85% số quả/cây chín).

- Tính tỉ lệ cây chết/ô thí nghiệm khi cây có 3 lá thật.

- Chiều cao cây: Định kỳ 10 ngày 1 lần, bắt đầu sau gieo 1tháng đến thu hoạch.

Cách đo: Đo từ chỗ phân cành cấp 1 đầu tiên đến đỉnh sinh trưởng của thân chính.

Theo dõi 5 cây/1ô thí nghiệm theo đường chéo góc.

- Tổng số lá/thân: Theo dõi tại ba thời điểm (bắt đầu ra hoa, đâm tia làm quả và thu

hoạch). Lấy 5 cây/1ô thí nghiệm theo đường chéo góc.

- Số lá xanh còn lại/thân chính khi thu hoạch. Theo dõi 5 cây/1ô thí nghiệm theo

đường chéo góc.

- Đo chỉ số diện tích lá (LAI): Bằng phương pháp cân nhanh.

- Tổng số cành/cây: Theo dõi tại ba thời điểm (bắt đầu ra hoa, đâm tia làm quả và

thu hoạch). Lấy 5 cây/1ô thí nghiệm theo đường chéo góc. Phân loại cành cấp 1 và

cấp 2.

- Tổng số hoa trên cây: Theo dõi hàng ngày từ khi ra hoa cho đến khi số hoa bình

quân/cây/ngày nhỏ hơn 1 và không tăng liên tục trong ba ngày.

- Số đợt ra hoa rộ: số ngày có số hoa bình quân/cây lớn hơn 4 hoa.

- Thời gian ra hoa: Tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc ra hoa.

- Tỉ lệ hoa hữu hiệu (%): Số quả chắc trên cây/tổng hoa trên cây x 100.

- Nốt sần: Nốt sần được xác định tại ba thời điểm (bắt đầu ra hoa, đâm tia làm quả

và thu hoạch).

+ Số lượng nốt sần: Số cây lấy ở mỗi ô thí nghiệm là 5 cây. Trước khi nhổ

cây lấy mẫu, tiến hành tưới đẫm nước ở gốc cây, dùng dao bới gọn rễ, rửa nhẹ và

tiến hành đếm nốt sần.

Page 64: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

52

+ Chất lượng nốt sần: Trộn đều tất cả các nốt sần ngắt được, dàn mỏng ra trên

mặt bàn, lấy mẫu 5 điểm chéo góc, cắt đôi các nốt sần và đếm số nốt sần có màu

hồng. Số nốt sần có màu hồng/tổng số nốt sần của mẫu.

- Số quả chắc trên cây: Theo dõi 5 cây/1ô thí nghiệm. Đếm số quả chắc trên từng

cây.

- Khối lượng 100 quả (g): Cân ngẫu nhiên 100g quả khô, đếm số quả và quy ra

khối lượng 100 quả. Lấy 3 mẫu/1 ô thí nghiệm.

- Tỉ lệ nhân: Lấy ngẫu nhiên và cân 3 mẫu/1ô thí nghiệm, 100 quả khô/mẫu. Bóc

vỏ, lấy nhân và tiến hành cân để biết khối lượng nhân. Tính tỉ lệ phần trăm trọng

lượng nhân/quả.

- Năng suất lý thuyết (tấn/ha):

Số quả chắc/cây × số cây/1m2 × P100 quả(g) × 7500 NSLT =-------------------------------------------------------------------- 108

- Năng suất thực thu (tấn/ha):

Khối lượng quả khô trung bình/ô thí nghiệm(kg) × 7500. NSTT =-------------------------------------------------------------------- 10 ×103

2.4.2. Các chỉ tiêu về đất [95]

- Phân tích một số tính chất hóa học đất trước và sau thí nghiệm: Mẫu đất được lấy

ở tầng đất mặt (0 – 20 cm) trước và sau thí nghiệm, được phơi khô trong không khí

và thực hiện phân tích các chỉ tiêu sau: pHKCl bằng phương pháp pH meter; Hữu cơ

(OM) bằng phương pháp Walkley Black; Đạm tổng số bằng phương pháp

Kjeldahl; Lân tổng số bằng phương pháp so màu trên quang phổ kế; Lân dễ tiêu

bằng phương pháp Oniani; Kali tổng số bằng phương pháp quang kế ngọn lửa;

CEC bằng phương pháp Kjeldahl.

- Theo dõi diễn biến ẩm độ đất:

+ Theo dõi diễn biến độ ẩm đất trong suốt quá trình thí nghiệm từ gieo đến

thu hoạch, định kỳ 10 ngày/1 lần đo độ ẩm đất. Phương pháp xác định độ ẩm:

Page 65: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

53

Lấy đất ở độ sâu cách mặt đất 20 cm, độ ẩm đất được xác định bằng phương pháp

đốt cồn.

+ Độ ẩm cây héo: Theo phương pháp trồng cây trong chậu.

+ Sức chứa ẩm đồng ruộng: Tưới đẫm nước cho 1m2 đất ruộng thí nghiệm,

dùng bạt nilông đen tủ kín đất sau khi tưới. Sức chứa ẩm đồng ruộng được xác

định bằng độ ẩm đất được đo ở thời điểm 1 ngày sau đó.

- Theo dõi diễn biến nhiệt độ đất: Định kỳ 10 ngày/1 lần đo nhiệt độ. Nhiệt độ đất

của mỗi ô thí nghiệm được đo trực tiếp bằng nhiệt kế tại điểm cách mặt đất 10 cm,

vào thời điểm 9 - 10 giờ sáng.

2.4.3. Theo dõi tình hình phát sinh của các loại sâu bệnh

Phương pháp theo tiêu chuẩn 10TCN 224/2003.

2.4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế

- Lãi ròng được tính theo công thức:

NP = GR – VTC.

- Tỉ suất lợi nhuận so với tổng chi phí đầu tư được tính theo công thức:

RR = NP/VTC

(Trong đó: GR là tổng giá trị thu nhập, VTC là tổng chi phí đầu tư)

2.4.5. Xử lý số liệu

Theo chương trình Excel và phần mềm Statistiz 9.0. Số liệu xử lý gồm có

trung bình, phân tích ANOVA, LSD0,05.

Page 66: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

54

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LẠC VÀ XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ HẠN

CHẾ NĂNG SUẤT LẠC TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1.1. Đánh giá thực trạng về đất đai, khí hậu và tình hình sản xuất nông

nghiệp trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

3.1.1.1. Các loại đất cát biển tỉnh Quảng Bình và một số tính chất của chúng

Quảng Bình có tổng diện tích đất tự nhiên 805.500 ha, gồm 10 nhóm đất

khác nhau, trong đó nhóm đất cát biển đứng thứ 2 về diện tích (chiếm 6,82% diện

tích), với diện tích 54.887,84 ha, phân bố trên 29 xã, phường của 5/7 huyện, thành

phố của tỉnh. Qua kết quả thu thập, tổng hợp các tài liệu thì đất cát biển tỉnh Quảng

Bình được phân thành 3 loại chính như sau:

- Đất cồn cát trắng vàng (Luvic Arenosols)

Diện tích 45.303,84 ha chiếm gần 5,63% diện tích đất tự nhiên. Phân bố ở 24

xã dọc theo bờ biển thành những cồn cát cao từ 2 - 3 m, có khi cao đến 50 m. Xen

giữa các cồn cát là các trảng cát, có địa hình thấp và phẳng hơn, diện tích 0,5 đến 10

ha tạo dáng hình rẽ quạt. Thành phần cơ giới rất thô, nghèo dinh dưỡng được hình

thành nhờ quá trình bồi tụ của trầm tích biển. Đất thường có phản ứng chua pHKCl ≈

4,5; hàm lượng chất hữu cơ rất thấp < 1%. Hàm lượng đạm tổng số < 0,06%. Lân

và kali dễ tiêu đều nghèo < 5mg/100g đất. Tổng cation kiềm trao đổi và dung tích

hấp thu đều rất thấp [74].

Thảm thực vật gồm có các loại cây hoang dại và cây trồng lâm - nông nghiệp.

Các loại cây dại như: cỏ may, cỏ ống, dứa nước, mận gai, xương rồng, cỏ rười, cỏ

lau sậy, các loại rau muống biển, cỏ chông, cây rau tứ quý ...; Các loại cây trồng lâm

nghiệp chiếm diện tích chủ yếu như: cây phi lao bản địa, cây phi lao hom Trung

Quốc, cây keo chịu hạn; các loại cây nông nghiệp như: cây dừa, chanh, bưởi, mãng

cầu, rau màu các loại,… với diện tích khoảng 300 ha, phân bố ở các khu dân cư.

Đây là loại đất đã và đang quy hoạch sử dụng trong nhiều chương trình, dự án của

Page 67: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

55

tỉnh và địa phương như: quy hoạch khu dân cư mới, quy hoạch làng nghề, quy hoạch

phát triển trang trại theo mô hình VACR (mô hình Nông - Lâm - Ngư kết hợp), quy

hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản mặn.

Hình 3.1. Sơ đồ tỉnh Quảng Bình, với vị trí của vùng đất cát biển và vùng đất cát biển trồng lạc

ĐỒNG HỚI

H. QUẢNG TRẠCH

H. TUYÊN HOÁ

H. MINH HOÁ

H. BỐ TRẠCH

11.566,27 ha

10.818,88 ha

1.220,35 ha

22.240.20 ha

CHÚ THÍCH

-Đường biên giới đất liền

- Đường biên giới các huyện

- Đường biên giới ven biển

- Đường tàu hoả

- Đường quốc lộ 1A

- Vùng đất cát biển

- Vùng đất cát biển trồng lạc

LÀO

BIỂN ĐÔNG

TỈNH QUẢNG TRỊ

9.042,14 ha

B

H. QUẢNG NINH

H. LỆ THUỶ

TỈNH HÀ TĨNH

Page 68: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

56

- Đất cát biển trung tính ít chua (Eutric Arenosols)

Diện tích 9.319 ha chiếm 1,16% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở địa hình thấp

hơn và sâu vào trong đất liền ở các xã Quảng Hưng, Quảng Xuân, Quảng Thọ, Quảng

Phúc huyện Quảng Trạch; xã Đồng Trạch huyện Bố Trạch; Võ Ninh, Gia Ninh huyện

Quảng Ninh và các xã Hồng Thủy, Thanh Thủy, Cam Thủy, Hưng Thủy, Sen Thủy

huyện Lệ Thủy. Đất hình thành do quá trình lắng đọng trầm tích biển, có địa hình tương

đối bằng phẳng. Thành phần cơ giới của đất nhẹ, thường là cát pha, phản ứng đất ít

chua pHKCl = 5 - 6. Hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt thấp 1,13% và đạm tổng số tầng

mặt nghèo (0,1%), các tầng dưới rất nghèo. Lân và kali tổng số và dễ tiêu đều nghèo.

Tổng cation kiềm trao đổi và dung tích hấp thu đều thấp < 5meq/100 g đất [74].

Thảm thực vật chủ yếu là các loại cây trồng lâm, nông nghiệp rất phong phú

và đa dạng về loài. Loại đất này đã được cải tạo trồng lúa ở những nơi thấp ngập

nước ngọt, trồng hoa màu, rau, cây cảnh, cây ăn quả các loại ở những nơi đất ẩm

vàn trung, trồng cây lâm nghiệp ở những nơi cồn vàn cao. Hiện nay, diện tích chưa

sử dụng còn khoảng 1.000 ha [74].

- Đất cát biển chua có tầng hữu cơ (Dystric Arenosols)

Diện tích 265 ha chiếm 0,03% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở các xã Quảng

Long, Quảng Phương, Quảng Xuân huyện Quảng Trạch. Đặc điểm chính của loại

đất này là có tầng than bùn với hàm lượng hữu cơ rất cao > 7%. Vì vậy, đất có phản

ứng rất chua pHKCl ≈ 4. Các chất lân, kali tổng số và dễ tiêu đều nghèo. Tổng cation

trao đổi và dung tích hấp thu CEC đều thấp. Loại đất này thường sử dụng để khai

thác than bùn làm phân hữu cơ vi sinh [74].

3.1.1.2. Đặc điểm các vùng sinh thái nông nghiệp trên đất cát biển và những tiềm

năng, thách thức trong phát triển sản xuất lạc ở tỉnh Quảng Bình

Theo nghiên cứu phân vùng sinh thái nông nghiệp phục vụ phát triển nông

nghiệp bền vững vùng Duyên hải miền Trung của Nguyễn Võ Linh năm 2004 đã sử

dụng các hệ thống phân vị sinh thái nông nghiệp 5 cấp là: Miền Sinh thái nông

nghiệp, vùng sinh thái nông nghiệp, tiểu vùng sinh thái nông nghiệp, đơn vị sinh thái

Page 69: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

57

và ô sinh thái nông nghiệp [87]. Đối chiếu với phân loại này thì vùng đất cát biển

Quảng Bình được xem như một tiểu vùng sinh thái nông nghiệp. Trên cơ sở đó

chúng tôi phân tiểu vùng sinh thái nông nghiệp Quảng Bình thành 2 cấp nhỏ: Đơn vị

sinh thái nông nghiệp và ô sinh thái nông nghiệp.

Đơn vị sinh thái nông nghiệp dựa vào các tiêu chí: Địa hình và đất đai, loại

thực vật, đặc điểm về nghề nghiệp của dân cư. Ô sinh thái nông nghiệp dựa vào các

tiêu chí tương tự như ở đơn vị sinh thái nông nghiệp nhưng có bổ sung thêm tiêu chí

loại hình sử dụng.

Trên cơ sở nghiên cứu các số liệu thu thập về vùng đất cát biển tỉnh Quảng

Bình chúng tôi phân 2 đơn vị sinh thái nông nghiệp như sau: Đơn vị sinh thái nông

nghiệp đất cát ven biển và đơn vị sinh thái nông nghiệp đất cát biển nội đồng. Mỗi

đơn vị sinh thái trên có những đặc trưng cơ bản về đất đai, loại cây trồng và kiểu

canh tác. Do vậy, trong từng đơn vị sinh thái đó cũng có những tiềm năng và thách

thức trong phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển cây lạc nói riêng.

Được chúng tôi mô tả bao quát ở hình 2 và 3 về Sơ đồ lát cắt sinh thái từ Tây sang

Đông của tiểu vùng sinh thái nông nghiệp đất cát biển Quảng Bình.

- Đơn vị sinh thái nông nghiệp đất cát nội đồng

Đơn vị sinh thái đất cát nội đồng là vùng đất chiếm hầu hết diện tích của loại

đất cát biển trung tính ít chua và đất cát biển chua có tầng hữu cơ, với tổng diện tích

khoảng 9.500 ha đất tương đối bằng phẳng, ổn định, phân bố dọc hai bên đường

quốc lộ 1A, thuộc 18 xã. Đơn vị sinh thái này có thể phân chia thành 3 dạng hình

sinh thái nông nghiệp như sau:

+ Ô sinh thái đất trảng cát: là những bãi cát bằng với rừng cây bụi hoặc rừng

trồng theo kiểu ô thửa bàn cờ. Mô hình nông nghiệp phát triển phổ biến là trạng trại

Nông - Lâm kết hợp. Tiềm năng của loại đất này là còn nhiều diện tích chưa sử

dụng. Khó khăn của vùng sinh thái này là đất rất nghèo dinh dưỡng và từ tháng 4

đến tháng 8 vào mùa khô hàng năm thường thiếu nước gây hạn hán. Tính đa dạng

cây trồng thấp, cơ cấu cây trồng chưa ổn định. Trong điều kiện sinh thái này có thể

Page 70: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

58

Tây Đông

ĐƠN VỊ STNN ĐẤT CÁT NỘI ĐỒNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN Ô STNN Cát ngập nước Cát điển hình Trảng cát Cồn cát Đất cát nước lợ

Độ cao tương đối Vàn thấp Vàn trung Vàn cao Cồn cao Vàn thấp

Cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mô hình canh tác

Cây lúa, sen, các loại thủy sản ngọt và mô

hình Lúa - Ao - Chuồng, Sen - Ao -

Chuồng.

Cây ăn quả, cây rau màu các loại và mô

hình chủ đạo là V-A-C.

Cây lâm nghiệp, cây ăn quả và mô hình trang trại Lâm-Nông

kết hợp

Cây lâm nghiệp, các loại thủy sản mặn và mô hình

Lâm – Ao nước mặn.

Cây rừng ngập mặn, lúa, các loại thủy sản nước lợ, mô hình

Rừng – Ao nước mặn.

Các khó khăn

Đất thấp trũng, chua phèn, dễ bị nhiễm mặn

khi triều cường, tiêu nước khó khăn. Độc

canh cây lúa.

Đất nghèo dinh dưỡng, thiếu nước vào mùa khô, úng

ngập vào mùa mưa.

Đất rất nghèo dinh dưỡng,

thiếu nước vào mùa khô.

Đất rất nghèo dinh dưỡng, thiếu nước

nghiêm trọng vào mùa khô.

Phát triển thiếu bền vững. Diện tích nhỏ và ngày càng bị thu

hẹp.

Tiềm năng phát triển nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản

ngọt.

Phát triển nông nghiệp và mô hình

V-A-C.

Phát triển trang trại Lâm-Nông

kết hợp.

Phát triển lâm nghiệp và nuôi thủy sản mặn

Phát triển nuôi thủy sản nước lợ.

Tiềm năng phát triển cây lạc

Trung bình Tốt Khá Không Không

Hình 3.2. Sơ đồ lát cắt sinh thái vùng đất cát biển Bắc Quảng Bình (từ Quảng Trạch đến Đồng Hới)

Biển đông

Cửa Sông

Page 71: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

59

Tây Đông

ĐƠN VỊ STNN ĐẤT CÁT NỘI ĐỒNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN Ô STNN Cát ngập nước Cát điển hình Trảng cát Cồn cát Bãi cát

Độ cao tương đối Vàn thấp Vàn trung Vàn cao Cồn cao Vàn trung

Cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mô hình canh tác

Cây lúa, sen, các loại thủy sản ngọt và mô

hình Lúa - Ao - Chuồng, Sen - Ao -

Chuồng.

Cây ăn quả, cây rau màu các loại và mô hình chủ

đạo là V-A-C.

Cây lâm nghiệp, cây ăn quả và mô

hình trang trại Lâm-Nông kết

hợp

Cây lâm nghiệp, các loại thủy sản mặn và mô hình

Lâm – Nông kết hợp ở vùng xa biển, Lâm – Ao nước

mặn ở vùng sát biển.

Cây lâm nghiệp, cây rau màu các loại, cây ăn quả, cây cảnh và mô hình chủ đạo là Nông -

Lâm kết hợp.

Các khó khăn

Đất thấp trũng, chua phèn, dễ bị nhiễm

mặn khi triều cường, tiêu nước khó khăn. Độc canh cây lúa.

Đất nghèo dinh dưỡng, thiếu nước vào mùa khô, úng

ngập vào mùa mưa.

Đất rất nghèo dinh dưỡng, thiếu

nước vào mùa khô.

Đất rất nghèo dinh dưỡng, thiếu nước nghiêm trọng

vào mùa khô.

Đất nghèo dinh dưỡng, thiếu nước vào mùa khô, san gió nên hiện tượng “cát bay, cát

nhảy” mạnh.

Tiềm năng phát triển nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp và nuôi trồng

thủy sản ngọt.

Phát triển nông nghiệp và mô hình V-A-C.

Phát triển trang trại Lâm-Nông kết

hợp.

Phát triển lâm nghiệp và nuôi thủy sản mặn

Phát triển nông nghiệp và mô hình Lâm-Nông kết hợp.

Tiềm năng phát triển cây lạc

Trung bình Tốt Khá Không Khá

Hình 3.3. Sơ đồ lát cắt sinh thái vùng đất cát biển Nam Quảng Bình (từ Quảng Ninh đến Lệ Thủy)

Biển đông

Page 72: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

60

phát triển sản xuất cây lạc bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp gồm: bón phân

tăng cường dinh dưỡng và hữu cơ cho đất, cơ cấu giống lạc chịu hạn, phát triển hệ

thống thủy lợi tưới tiêu hợp lý, che phủ đất chống xói mòn, rữa trôi.

+ Ô sinh thái đất cát biển điển hình: là những vùng cát bằng phẳng, thảm thực

vật và cây trồng rất đa dạng về thành phần và chủng loại. Đây là loại hình sinh thái

có hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình. Các

chân đất vàn trung có ẩm độ khá tốt, thường được sử dụng trồng các loại rau, màu,

cây công nghiệp ngắn ngày các loại quanh năm. Các khu vườn trong khu dân cư

thường trồng rau màu và cây ăn quả lâu năm các loại, với mô hình chủ đạo là Vườn

- Ao - Chuồng (VAC). Khó khăn của vùng sinh thái này là đất nghèo dinh dưỡng,

vào đầu vụ đông xuân và trong suốt vụ thu đông đất thường dễ bị ngập úng, nên gây

khó khăn cho công tác làm đất và gieo trồng. Vào cuối vụ đông xuân và vụ hè thu

thường bị khô hạn do đất giữ nước kém. Hiện tại đây là vùng sinh thái có cơ cấu

diện tích lạc chủ yếu trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế

chưa cao do năng suất còn thấp. Vì vậy, trong thời gian tới để tăng khả năng cạnh

tranh của cây lạc đối với các cây trồng khác và phát triển mở rộng diện tích trồng

lạc trên loại hình sinh thái này cần tập trung các biện pháp kỹ thuật tổng hợp sau:

biện pháp bón phân tăng cường dinh dưỡng và hữu cơ cho đất, cơ cấu giống lạc có

tiềm năng năng suất cao, bố trí thời vụ hợp lý, che phủ đất chống xói mòn, rữa trôi,

phát triển hệ thống thủy lợi tưới tiêu hợp lý là cơ sở để thâm canh tăng vụ.

+ Ô sinh thái đất cát ngập nước: Các vùng đất thấp trũng ngập nước được bố trí

sản xuất lúa là chủ yếu (lúa vụ xuân và lúa tái sinh hè thu), các cây nông nghiệp khác

như: rau muống vụ hè; su hào, bắp cải, rau ăn lá vụ thu đông; ớt, cà, lạc, mướp vụ

xuân hè và nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Đây là nơi sản xuất, cung cấp lương thực

chủ yếu cho vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình. Trước năm 1990 do không có giống

lúa thích hợp nên thường chỉ sản xuất được 1 vụ lúa xuân muộn và năng suất đạt thấp.

Từ năm 2000 đến nay do có nhiều giống tiến bộ kỹ thuật mới và hệ thống thủy lợi, đê

kè được đầu tư nâng cấp, tưới tiêu chủ động hơn nên một số nơi đã bố trí sản xuất

được hai vụ lúa. Khó khăn của vùng sinh thái này là đất glây, chua phèn, dễ bị nhiễm

Page 73: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

61

mặn khi triều cường, ngập lụt khi mưa lớn vào cuối vụ hè thu và đầu vụ đông xuân

thường bị ngập úng, nên gây khó khăn cho công tác làm đất và gieo cấy. Với điều

kiện sinh thái này hiện tại có cơ cấu, bố trí sản xuất cây lạc vào vụ xuân hè và hè thu

nhưng diện tích ít và khó phát triển.

- Đơn vị sinh thái nông nghiệp đất cát ven biển

Đơn vị sinh thái nông nghiệp đất cát ven biển là vùng đất cát ven biển liên tục

qua 28 xã từ Đèo Ngang (xã Quảng Đông) ở phía Bắc đến Hạ Cờ (xã Ngư Thủy

Nam) ở phía Nam trải dài 116 km và phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp vùng

đất cát biển nội đồng, trải rộng từ Đông sang Tây có nơi rộng trên 10 km, với tổng

diện tích khoảng 45.300 ha, chủ yếu là loại đất cồn cát trắng vàng, là vùng đất cát

rộng lớn nhất của tỉnh Quảng Bình. Dân cư sinh sống ở đây bằng các nghề chính là

sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và khai thác, đánh bắt và chế biến hải sản.

Đơn vị sinh thái nông nghiệp này có thể chia thành 3 ô sinh thái nông nghiệp sau:

+ Ô sinh thái cồn cát: Đây là loại hình sinh thái chiếm diện tích chủ yếu của

đơn vị sinh thái này. Nó là những vùng đất cồn cát trắng vàng cao 2 - 3 m đến 50

m, chủ yếu phân bố nằm tiếp giáp với vùng đất cát biển nội đồng. Về cơ bản là các

vùng cát chưa ổn định do chưa hình thành được thảm thực vật, đặc biệt là ở một số

vùng cồn cát cao, khô chưa có thực vật mọc, hiện tượng “cát bay, cát nhảy” xảy ra

nên cát đang di động, thiếu ổn định. Thực vật ở đây gồm các loại cây dại chịu hạn

như: cỏ may, cỏ ống, dứa nước, mận gai, xương rồng và các loại cây trồng lâm

nghiệp chiếm diện tích chủ yếu như: cây phi lao bản địa, cây phi lao hom Trung

Quốc, cây keo chịu hạn. Tiềm năng ở đây là phát triển các trang trại nuôi hải sản

theo hướng công nghiệp hiện đại ở các vùng sát biển và phát triển rừng trồng để khai

thác gỗ kết hợp với phòng hộ ở các vùng xa biển. Khó khăn nhất của vùng này là

cây rừng trồng phát triển rất chậm do đất vừa nghèo dinh dưỡng vừa thiếu nước vào

mùa khô nên việc phủ xanh toàn bộ vùng đất này qua hàng chục năm qua vẫn chưa

thực hiện được, hiện tượng “cát bay, cát nhảy” vẫn còn xảy ra và một số nơi cát

đang xâm lấn vào vùng đất cát biển nội đồng. Với điều kiện sinh thái này chưa thể

bố trí sản xuất cây nông nghiệp ngắn ngày nói chung và cây lạc nói riêng.

Page 74: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

62

+ Ô sinh thái bãi cát: là vùng đất cát bằng nằm gần bờ biển, chủ yếu tập trung

ở hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy. Dân cư hiện sống tập trung ở vùng này, hình

thành các làng chài miền biển. Hoạt động trồng trọt theo mô hình Nông - Lâm kết

hợp. Các thửa đất được thiết kế thành ô rộng 1 - 3 sào/thửa, ở trong thửa lấy đất hạ

thấp mặt đất xuống tạo độ ẩm, tránh gió để trồng cây rau màu các loại với cơ cấu

không ổn định (khoai lang, dưa hấu, lạc, ớt, sắn, mướp, hành, …) và xung quanh đắp

cao lên thành bờ thửa và trồng các cây lâm nghiệp như phi lao, keo lá tràm, hoặc cây

bụi dại như dứa cạn, xương rồng nhằm che chắn gió, nắng và làm hàng rào bảo vệ

các cây trồng nông nghiệp bên trong. Ở trong làng thì người dân lập vườn xung

quanh nhà ở trồng rau màu các loại, cây ăn quả và cây cảnh các loại. Hiện nay cư

dân vùng này đang phát triển các mô hình trang trại Nông - Lâm ở các vùng đất gần

làng theo lối sản xuất hàng hóa rất hiệu quả và đầy triển vọng. Hiện tại đây là vùng

sinh thái đã có cơ cấu diện tích lạc nhưng tỉ lệ còn thấp so với các cây trồng khác.

Tuy nhiên, diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, là quỹ đất tiềm năng để phát triển

sản xuất cây nông nghiệp nói chung và cây lạc nói riêng. Để phát triển mở rộng

diện tích trồng lạc trên loại hình sinh thái này cần tập trung các biện pháp kỹ thuật

tổng hợp sau: tiếp tục nghiên cứu phát huy mô hình canh tác Nông - Lâm kết hợp

đang áp dụng phổ biến hiện nay, nghiên cứu biện pháp bón phân tăng cường dinh

dưỡng và hữu cơ cho đất, cơ cấu giống lạc tiến bộ kỹ thuật vừa có tiềm năng năng

suất vừa chịu hạn, che phủ đất chống xói mòn, rữa trôi và bố trí thời vụ hợp lý.

+ Ô sinh thái nước lợ: là vùng đất cát ngập nước thấp trũng ven cửa sông, chủ

yếu ở các cửa sông từ sông Nhật Lệ - Đồng Hới trở ra. Nguyên thủy trước đây là

rừng ngập mặn tự nhiên, hiện nay phần lớn đã được cải tạo chuyển đổi thành đất

trồng lúa nước và ao hồ nuôi thủy sản nước lợ (cua, tôm sú, cá, …). Khó khăn lớn

nhất của vùng này là phát triển thiếu bền vững, người dân nuôi trồng thủy sản không

theo quy hoạch nên dễ bị dịch bệnh, cảnh quan môi trường bị ô nhiễm, rừng ngập

mặn tự nhiên bị xâm hại mạnh. Với điều kiện sinh thái này không thể cơ cấu, bố trí

sản xuất cây lạc.

Page 75: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

63

3.1.1.3. Điều kiện khí hậu tỉnh Quảng Bình và ảnh hưởng đến sự sinh

trưởng phát triển của cây lạc

- Đặc trưng các số liệu khí hậu thời tiết qua nhiều năm ở Quảng Bình

Quảng Bình là một trong ba tỉnh nằm giữa Đèo Ngang và Đèo Hải Vân

với địa hình hẹp và nghiêng từ Tây sang Đông. Tuy là địa hình vùng đồi núi

nhưng do nằm ở vĩ độ thấp lại sát biển, cận rừng nên diễn biến khí hậu rất phức

tạp và khắc nghiệt của vùng Duyên hải Miền Trung. Đây là vùng chuyển tiếp

của hai miền khí hậu Bắc - Nam. Các yếu tố khí hậu mang tính chất phân cực

lớn, mỗi năm phân chia làm hai kỳ rõ rệt về nhiệt độ. Mùa khô quá nóng, mùa

mưa kéo dài, đối lập với một chu kỳ hạn hán gay gắt lại tiếp chu kỳ độ ẩm rất

cao. Mùa mưa đi kèm với rét vì có gió mùa Đông Bắc, mùa nắng đi kèm với

gió Tây Nam nóng và hạn hán. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt đã ảnh hưởng lớn

tới sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.

Bảng 3.1. Đặc trưng các trị số trung bình nhiều năm về khí tượng tỉnh Quảng Bình

Nhiệt độ (oC)

Ẩm độ không khí

(%) Mưa

Yếu tố Tháng Ttb Tmax Tmin Utb Umin

Lượng mưa (mm)

Số ngày mưa

Bốc hơi

(mm)

Số giờ

nắng (giờ)

1 18,9 28,0 10,3 88 43 60,9 11,0 61,0 92,42 19,3 31,7 12,2 90 30 40,4 10,2 44,4 72,63 21,6 32,3 11,1 90 26 40,8 9,9 52,8 102,74 24,7 37,4 16,0 87 30 53,8 7,9 72,1 160,35 24,6 40,5 21,9 82 32 53,4 7,8 128,6 160,36 29,9 40,2 23,9 78 31 42,7 7,0 169,0 222,07 29,6 40,5 21,8 70 33 73,0 7,2 198,0 227,68 28,7 39,6 19,9 76 35 168,2 11,6 156,8 182,19 26,9 39,0 18,7 84 37 478,0 16,7 88,1 175,6

10 24,7 35,1 14,6 86 41 686,0 10,8 80,2 142,111 22,3 32,7 12,9 86 40 334,4 18,2 76,8 99,812 19,6 29,0 7,8 86 43 121,3 14,6 74,4 90,4

( Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Quảng Bình)

Page 76: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

64

Kết quả nghiên cứu bảng 3.1 và đồ thị biểu diễn về nhiệt độ và lượng

mưa ở hình 3.4 cho thấy:

Những tháng khô hạn kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ tăng cao

(Tmax > 400C), lượng bốc hơi nước lớn (≥ 100mm), số giờ nắng cao (≥ 200

h/tháng) đỉnh điểm vào tháng 7. Thời gian này có sự hoạt động mạnh của gió

phơn Tây nam khô nóng.

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

1 3 5 7 9 11Tháng

Nhiệt

độ

(oC

)

Ttb Tmax Tmin

0

100

200

300

400

500

600

700

800

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tháng

Lượn

g m

ưa

(mm

)

Đồ thị: Diễn biến nhiệt độ trong năm Biểu đồ: Diễn biến mưa trong năm

Hình 3.4. Diễn biến nhiệt độ và mưa trong năm tại Quảng Bình

Mùa mưa ẩm bắt đầu từ giữa tháng 8 và kéo dài đến giữa mùa đông

tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau, lúc này độ ẩm rất cao (Utb ≥ 80%), lượng

mưa lớn (168,2 - 686 mm) cao điểm vào tháng 10. Bên cạnh đó nhiệt độ trung

bình có xu hướng giảm (28,70C xuống 19,60C), nhiệt độ tối thấp có khi giảm

còn 7,8 - 80C vào tháng 12, tháng 1 năm sau. Mùa mưa cũng đồng thời là mùa

mưa bão, với chu kỳ 10 năm xuất hiện các cơn bão mạnh, gió giật từ cấp 7

đến cấp 10 có năm giật lên cấp 12.

Page 77: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

65

- Đánh giá những ảnh hưởng của điều kiện thời tiết tỉnh Quảng Bình đến sinh

trưởng phát triển của cây lạc

Qua xem xét điều kiện khí hậu tỉnh Quảng Bình ta nhận thấy trong điều

kiện sản xuất dựa vào nước trời thì cây lạc chỉ có thể sinh trưởng phát triển

thuận lợi trong vụ đông xuân hàng năm. Sản xuất lạc vụ đông xuân ở Quảng

Bình (từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau) thường gặp những thuận

lợi, khó khăn sau:

Đầu vụ thường gặp điều kiện khí hậu có nhiệt độ thấp, lượng mưa thấp

nhưng dạng mưa phùn rải đều trung bình 12 ngày/tháng và có số giờ

nắng/tháng thấp. Với điều kiện khí hậu như vậy, đặc biệt có nhiều lúc nhiệt độ

thấp gây rét đậm rét hại, sẽ rất ảnh hưởng đến sự nẩy mầm của hạt giống và sự

sinh trưởng, phát triển của cây con dẫn đến mật độ cây thấp sẽ ảnh hưởng đến

năng suất, sản lượng lạc sau này.

Vào giữa vụ, giai đoạn lạc ra hoa, đâm tia, làm quả điều kiện khí hậu có

lượng mưa thấp nhất trong năm sẽ ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng phát

triển của cây lạc trong giai đoạn này. Tuy nhiên, giai đoạn này có nền nhiệt độ

khá lý tưởng cho cây lạc ra hoa, đâm tia, làm quả.

Vào cuối vụ, giai đoạn này lạc làm quả và chín. Điều kiện khí hậu vào

giai đoạn này có nền nhiệt ấm áp, ẩm độ vừa phải, chênh lệch nhiệt độ ngày

đêm tối thích tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích luỹ dinh dưỡng về hạt.

Tuy nhiên, vào thời điểm quả vào chắc đến chín, lạc dễ bị nẩy mầm và thối

quả trên ruộng đối với các trà lạc đông xuân muộn do ảnh hưởng của các cơn

mưa rào lớn (tiết Cốc Vũ - Tiểu Mãn) làm ẩm độ đất cao và gây ngập úng ở

các chân đất thấp.

Với điều kiện thời tiết với các thuận lợi, khó khăn cho sản xuất lạc như

trên nhưng cho đến nay ngành nông nghiệp Quảng Bình vẫn chưa có nghiên

cứu làm cơ sở để hướng dẫn thời vụ riêng cho sản xuất lạc trên đất cát biển

tỉnh Quảng Bình. Người nông dân vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình vẫn phải

Page 78: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

66

dựa vào hướng dẫn thời vụ chung cho trồng lạc vụ đông xuân của Sở Nông

nghiệp & PTNT Quảng Bình từ ngày 15/12 – 25/02 là rất rộng nên thời vụ

gieo lạc hiện nay của người dân còn rất dàn trãi, cảm tính (xem số liệu ở bảng

3.9), sản xuất lạc trên vùng này gặp rất nhiều rủi ro, thất bát do yếu tố thời tiết

gây nên.

3.1.1.4. Thực trạng sản xuất nông nghiệp trên vùng đất cát biển tỉnh

Quảng Bình

- Diện tích và cơ cấu sử dụng đất trên vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình

Qua số liệu thu thập, tổng hợp tại bảng 3.2 và hình 3.5 về diện tích và cơ

cấu sử dụng đất cát biển cho thấy: Diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp

chiếm 36.263,7 ha, đạt 66% tổng diện tích đất cát biển tự nhiên. Trong đó, đất

lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất 26.693,62 ha, đất sản xuất nông nghiệp

chiếm vị trí thứ hai 8.955,44 ha và đáng chú ý là diện tích đất chưa sử dụng còn

nhiều 5.626,87 ha. Điều này chứng tỏ quỹ đất cát biển còn khá lớn và phát triển

sản xuất nông nghiệp trên đất cát biển gặp nhiều khó khăn.

Bảng 3.2. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất trên vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

1 Đất nông nghiệp 36.263,70 66,1

Đất sản xuất nông nghiệp 8.955,44 16,3

- Đất lúa nước 5.114,71 9,3

a

- Đất cây trồng cạn 3.840,43 7,0

b Đất lâm nghiệp 26.693,62 48,6

c Đất nuôi trồng thủy sản 553,93 1

d Đất làm muối 60,70 0,1

2 Đất chưa sử dụng 5.626,87 10,3

3 Đất đã sử dụng khác 12.997,27 23,7

TỔNG CỘNG 54.887,84 100

(Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ các tài liệu điều tra năm 2009)

Page 79: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

67

9,37,0

48,61,1

10,3

23,7 Đất trồng lúa

Đất cây trồng cạn

Đất lâm nghiệp

Đất nuôi trồng thủy sản

Đất chưa sử dụng

Đất đã sử dụng khác

Hình 3.5. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất trên vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình

Trong 8.955,44 ha đất sản xuất nông nghiệp thì đất lúa nước chiếm gần

2/3 diện tích (5.114,71 ha) và diện tích cây trồng cạn các loại chiếm 1/3 diện

tích đất còn lại (3.840,43 ha).

- Cơ cấu diện tích cây trồng hàng năm trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

Bảng 3.3. Cơ cấu cây trồng hàng năm trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

TT Loại cây trồng Diện tích (ha) Tỉ lệ cơ cấu (%)

1 Lúa 5114,7 57,1 2 Rau các loại 1617,2 18,1 3 Khoai lang 1048,7 11,7 4 Lạc 515,0 5,8 5 Sắn 181,7 2,0 6 Đậu các loại 171,6 1,9 7 Ngô 141,7 1,6 8 Các cây khác 164,8 1,8

Tổng cộng 8955,4 100

(Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ các tài liệu điều tra năm 2009)

Theo số liệu ở bảng 3.3 thì trong số 8955,4 ha diện tích trồng cây hàng

năm trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình thì cây lúa có diện tích lớn nhất (chiếm

57,1% diện tích). Vị trí tiếp theo là cây rau các loại (chiếm 18,1% diện tích),

đến cây khoai lang (chiếm 11,7% diện tích) và xếp thứ tư là cây lạc (chiếm

5,8% diện tích). Các loại cây trồng còn lại chiếm từ 1,5 - 2% diện tích.

- Cơ cấu thời vụ và các phương thức luân canh cây trồng trên đất cát biển

Cơ cấu thời vụ và bố trí luân canh cây trồng là biện pháp kỹ thuật dựa

vào đặc tính của từng chân đất và khí hậu thời tiết nhằm lợi dụng được những

Page 80: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

68

điều kiện đặc thù tự nhiên của từng vùng sinh thái bảo đảm cho cây trồng sinh

trưởng phát triển thuận lợi và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Bảng 3.4. Các phương thức luân canh cây trồng trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

TT Phương thức luân canh Diện tích

(ha) Tỉ lệ (%)

1 Lúa xuân - Lúa hè thu 3584 51,69

2 Lúa xuân - Lúa tái sinh 1100 15,86

3 Lúa xuân - Rau hè thu 100 1,44

4 Lúa xuân - lúa tái sinh - Rau đông 280 4,04

5 Lúa đông xuân - Lạc hè thu 50 0,72

6 Rau đông xuân - Khoai lang xen đậu hè thu 65 0,94

7 Rau đông xuân - Lạc hè thu 30 0,43

8 Rau quanh năm 457 6,59

9 Khoai lang đông xuân - Đậu hè thu - Rau đông 63 0,91

10 Khoai lang đông xuân - Lạc hè thu - Rau đông 80 1,15

11 Khoai lang xuân hè - Rau thu đông 352 5,08

12 Lạc đông xuân - Khoai lang hè thu - Rau đông 90 1,30

13 Lạc xuân - Dưa hè thu - Khoai lang thu đông 400 5,77

14 Sắn đông xuân xen lạc 80 1,15

15 Sắn đông xuân xen đậu 60 0,87

16 Sắn đông xuân xen ngô 42 0,61

17 Ngô đông xuân - Rau xuân hè - Khoai lang thu đông 101 1,46 Tổng cộng 6934 100,00

(Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ các tài liệu điều tra năm 2009)

Các hình thức cơ cấu và phương thức luân canh cây trồng hàng năm

chủ yếu trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình được tổng hợp ở bảng 3.4 thì có 17

hình thức cơ cấu và luân canh cây trồng cho thấy sự đa dạng và linh động

trong bố trí thời vụ và đa dạng hóa đối tượng cây trồng của người nông dân

Page 81: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

69

vùng đất này. Đối với cây lạc đã có mặt trong 6/17 phương thức canh tác,

chứng tỏ cây lạc khá thích nghi với điều kiện sản xuất và có nhiều ưu thế nên

được người nông dân vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình ưu tiên lựa chọn

trong cơ cấu luân canh và xen canh cây trồng.

- Đánh giá thị trường tiêu thụ, hiệu quả kinh tế và sự thích ứng điều kiện sản

xuất của các loại cây trồng chính trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

Qua số liệu điều tra tổng hợp ở bảng 3.5 cho thấy:

+ Đối với cây lúa: Cơ cấu diện tích ổn định cao mặc dù hiệu quả kinh tế

thấp nhưng tỉ lệ sử dụng trực tiếp sản phẩm khá cao và đặc biệt là tính thích

ứng cao với điều kiện các chân đất thấp trũng của cây lúa mà các loại cây

trồng khác ít có thể cạnh tranh trên các chân đất này.

Bảng 3.5. Thị trường tiêu thụ, hiệu quả kinh tế và sự thích ứng của các loại cây trồng trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

Đơn vị tính: % Tiêu thụ sản phẩm

Hiệu quả kinh tế

Thích ứng với điềukiện sản xuất TT

Loại cây trồng

Sử dụng Bán Cao Thấp Cao Thấp

1 Lúa 46,3 53,7 10,4 89,6 84,4 15,6

2 Rau các loại 10,2 89,8 66,2 33,8 88,1 11,9

3 Khoai lang 33,7 66,3 55,5 44,5 83,3 16,7

4 Lạc 23,5 76,5 77,1 22,9 78,8 21,2

5 Sắn 75,8 24,2 13,7 86,3 22,3 77,7

6 Đậu các loại 19,6 80,4 13,3 86,7 75,6 24,4

7 Ngô 86,3 13,7 24,3 75,7 68,2 31,8

(Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ các tài liệu điều tra năm 2009)

+ Đối với cây rau các loại: Sản phẩm có tính hàng hóa cao nên cơ cấu

diện tích và hiệu quả sản xuất các loại rau phụ thuộc nhiều vào giá cả thị

trường. Hàng năm vào thời điểm chính vụ thường bị canh tranh của các loại

rau từ ngoại tỉnh nhập vào.

Page 82: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

70

+ Đối với cây khoai lang: Cơ cấu diện tích tương đối ổn định vì tính thích

ứng cao với điều kiện đất cát biển, thị trường tiêu thụ và giá cả khá ổn định.

+ Đối với cây lạc: Mặc dù hiện tại năng suất vẫn còn thấp nhưng hiệu

quả kinh tế cao nhờ thị trường tiêu thụ rộng, giá cả biến động theo xu thế năm

nay cao hơn năm trước và khá thích ứng với điều kiện sản xuất, đặc biệt lạc là

cây họ đậu nên là loại cây trồng thường được ưu tiên lựa chọn trồng luân canh

và xen canh nhằm cải tạo đất vì vậy cơ cấu diện tích sẽ ổn định và có xu thế

tăng trong thời gian tới.

+ Đối với cây sắn: Diện tích khó tăng do năng suất thấp, hiệu quả kinh

tế không cao và tính thích ứng điều kiện sản xuất không cao do có thời gian

sinh trưởng kéo dài 10 - 12 tháng nên khó bố trí thời vụ để tránh các điều kiện

úng ngập trong mùa mưa và khô hạn vào mùa hè.

+ Đối với cây đậu các loại và cây ngô: Cơ cấu diện tích ít ổn định do năng

suất thường thấp, giá cả thị trường ít ổn định nên hiệu quả kinh tế không cao.

3.1.2. Thực trạng sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

3.1.2.1. Kết quả điều tra nông hộ sản xuất lạc

- Quy mô sản xuất của nông hộ sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

Bảng 3.6. Quy mô sản xuất của các nông hộ vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình

STT Chỉ tiêu Đơn vị

tính Giá trị

trung bình Khoảng biến

động 1 Số nhân khẩu/hộ người 4,5 1 - 7

2 Diện tích đất nông nghiệp/hộ m2 3.158,8 840 - 5.150

3 Diện tích đất trồng lúa/hộ m2 2.095,5 510 - 4.580

4 Diện tích đất trồng lạc/hộ m2 636,5 330 - 2.860

5 Diện tích cây trồng cạn khác m2 426,8 75 - 1.540

6 Số Trâu, bò/hộ con 2,3 0 - 16

7 Số lợn/hộ con 5,1 0 - 45

8 Số gia cầm/hộ con 37,4 0 - 250

Page 83: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

71

Qua kết quả điều tra được tổng hợp ở bảng 3.6 cho thấy, sản xuất nông

nghiệp của nông hộ vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình có quy mô nhỏ. Mỗi

hộ gia đình có khoảng 4,5 nhân khẩu. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình

quân 3.158,8 m2/hộ, trong đó có khoảng 2/3 diện tích đất trồng chuyên canh

lúa nước và 1/5 diện tích đất chuyên trồng lạc, phần diện tích đất còn lại chủ

yếu trồng cây rau màu ngắn ngày các loại. Diện tích đất nông nghiệp nói

chung và diện tích từng đối tượng cây trồng không đều giữa các hộ (khoảng

biến động lớn).

Qua cơ cấu diện tích các loại cây trồng trong sản xuất trồng trọt các

nông hộ trồng lạc vùng cát biển trên chứng tỏ cây lúa và cây lạc có vai trò lớn

trong hệ thống sản xuất nông nghiệp. Thực trạng chăn nuôi của nông hộ trồng

lạc vùng cát biển có quy mô nhỏ và không đều giữa các hộ nên lượng phân

hữu cơ tự sản xuất hàng năm không đủ bón cho các loại cây trồng nói chung

và cây lạc nói riêng.

- Nhận thức của nông dân trồng lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

Qua kết quả tổng hợp tại bảng 3.7 cho thấy, nông dân sản xuất lạc tại

vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình đã có nhận thức khá đầy đủ về các vấn đề

khó khăn khách quan và chủ quan trong sản xuất lạc làm cho kết quả sản xuất

đạt năng suất và hiệu quả thấp bao gồm: các giới hạn về điều kiện tự nhiên

đặc trưng của đất vùng cát biển và khí hậu vùng Bắc trung bộ; các khó khăn

từ điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và quốc gia nói chung.

Trong đó, thiếu đầu tư về cơ sở hạ tầng và nghiên cứu về thủy lợi để chủ động

tưới tiêu nước cho sản xuất lạc chưa được đầu tư, sản xuất lạc còn phụ thuộc

hoàn toàn vào nước trời.

Từ những khó khăn đó, kết quả điều tra cũng cho thấy, nông dân sản

xuất lạc vùng cát biển đã chỉ ra được một số hướng giải quyết tích cực và khả

thi để khắc phục một số yếu tố hạn chế phát triển sản xuất lạc nói chung và

Page 84: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

72

năng suất lạc nói riêng nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc trên

vùng cát biển Quảng Bình.

Bảng 3.7. Những nhận thức của nông dân về những khó khăn trong sản xuất lạc trên đất cát biển và đề xuất giải pháp khắc phục

TT Vấn đề khó khăn Giải pháp đề xuất

1 Về điều kiện thời tiết, khí hậu - Vụ đông xuân: + Gieo sớm: gặp rét đầu vụ làm tỉ lệ nẩy mầm thấp; + Gieo muộn: gặp hạn giữa và cuối vụ ảnh hưởng đến năng suất. - Vụ Hè thu:

Khô nóng nên không thể gieo trồng được.

Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi để tưới tiêu nước phù hợp thì có thể tăng năng suất, sản lượng lạc và tăng thêm vụ hè thu, thu đông.

2 Về điều kiện đất đai Nghèo dinh dưỡng, độ phì thấp, giữ nước, giữ phân kém.

Tăng cường bón phân cân đối hợp lý. Đặc biệt, chú ý bón phân hữu cơ để làm tăng độ màu mỡ cho đất.

3 Về vật tư nông nghiệp - Giá phân bón, thuốc trừ sâu tăng nhanh và ở mức cao. - Chất lượng phân bón và thuốc BVTV không đáng tin cậy, thường có chất lượng thấp.

- Đề nghị có giải pháp ổn định giá. - Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tăng cường quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp.

4 Về Kỹ thuật sản xuất Quy trình kỹ thuật sản xuất lạc được tập huấn đạt hiệu quả thấp khi áp dụng vào sản xuất.

Nghiên cứu quy trình mới phù hợp cho sản xuất lạc trên đất cát biển.

- Thực trạng đầu tư và mức độ tiếp cận khoa học kỹ thuật sản xuất lạc

Qua kết quả ở bảng 3.8 cho thấy, số nông hộ được tham gia tập huấn

khuyến nông về sản xuất lạc đạt tỉ lệ khá cao 76%. Nên cơ bản họ nắm bắt,

tiếp thu được quy trình sản xuất lạc khoa học và vận dụng khá tốt vào quá

trình sản xuất lạc của gia đình như: làm đất, kỹ thuật chăm sóc, bón phân,….

Kết quả điều tra cũng cho thấy, tỉ lệ các hộ nông dân sử dụng giống tiến bộ kỹ

Page 85: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

73

thuật mới như: Sen lai, MD7, L18, L14, L23 khá cao đạt 87,7%, chỉ có 12,3%

sử dụng các giống cũ như: Sẻ, Giấy địa phương, Sen nghệ an,…. Nguồn gốc

các giống tiến bộ kỹ thuật được nông dân sử dụng trong sản xuất gồm 51,3%

mua của Công ty CP Giống cây trồng Quảng Bình và phần còn lại các nông

hộ đã chủ động tự để giống. Còn đối với nguồn giống các giống địa phương

thì 100% nông hộ được điều tra xác nhận tự để giống.

Bảng 3.8. Thực trạng đầu tư và mức độ tiếp nhận tiến bộ KHKT trong sản xuất lạc của nông dân vùng đất cát biển Quảng Bình

Tình hình sử dụng giống của nông dân sản xuất lạc (%)

Giống lạc Chỉ tiêu

Giống tiến bộ kỹ thuật

Giống địa phương

Tỉ lệ nông hộ sử dụng 87,7 12,3

Tự để giống 48,7 100

Mua của Cty Giống 51,3 0

Mức đầu tư phân bón của nông dân cho sản xuất lạc (kg) Mức đầu tư của nông dân

Chỉ tiêu Mức khuyến cáo Trung bình Khoảng biến động

Đạm U-rê 65 60,6 45 - 65

Lân supe 560 407,2 350 - 500

Kaliclorua 100 115,9 70 - 120

Vôi 500 439,2 300 - 500

Phân chuồng 5.000 – 10.000 5.514 5.000 – 6.000

Mức độ tiếp nhận tiến bộ KHKT của nông dân sản xuất lạc (%)

Nông hộ đã được tập huấn Nông hộ chưa được tập huấn

76 24

Đối với mức đầu tư phân bón cho lạc, số liệu ở bảng 3.8 cho thấy, khi

quy ra nguyên chất từ giá trị trung bình số liệu điều tra về đạm, lân, kali, vôi

là: 27,9 kg N/ha, 73,33 kg P2O5/ha, 60,0 kg K2O/ha, 439,2 kg vôi/ha; với mức

đầu tư của các nông hộ như vậy đã cho thấy đầu tư về N, P và vôi hơi thấp

hơn so với mức yêu cầu. Đối với phân chuồng, mức đầu tư trung bình của

Page 86: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

74

nông dân 5,5 tấn/ha là đạt ở mức thấp theo quy trình của Sở Nông nghiệp và

PTNT tỉnh Quảng Bình khuyến cáo. Tuy nhiên, qua số liệu ở bảng 3.8 cho

thấy, mức đầu tư các loại phân bón cho lạc của các nông hộ không đồng đều

(khoảng biến động lớn), đặc biệt đối với các loại phân vô cơ. Như vậy, kết

quả phân tích cho thấy người nông dân vùng đất cát biển Quảng Bình bón

phân cho lạc còn theo khả năng của gia đình, chưa theo quy trình thâm canh.

- Cơ cấu thời vụ gieo lạc vụ đông xuân của nông dân

Bảng 3.9. Tỉ lệ nông dân áp dụng thời gian gieo lạc trong vụ đông xuân trên đất cát biển Quảng Bình

Đơn vị tính: (%) Thời gian Vùng

Trước ngày 15/12

Từ 15/12 đến

25/12

Từ 26/12 đến

04/01

Từ 05/01 đến

14/01

Từ 15/01 đến

24/01

Từ 25/01 đến

03/02

Từ 04/02 đến

13/02

Từ 14/02 đến

23/02

Sau ngày 23/02

Lệ Thủy 7,8 6,4 8,6 29,0 30,3 6,2 1,7 5,4 4,6

Quảng trạch 0 2,4 7,0 12,2 53,1 10,4 9,3 3,2 2,4

Trung bình 3,9 4,4 7,8 20,6 41,7 8,3 5,5 4,3 3,5

Kết quả tổng hợp điều tra ở bảng 3.9 cho thấy người nông dân trên

vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình áp dụng thời vụ gieo lạc trong vụ đông

xuân khá rộng, bắt đầu trồng ở huyện Lệ Thủy vùng phía nam của tỉnh Quảng

Bình trước ngày 15/12 năm trước và kết thúc sau ngày 23/02 năm sau, vượt ra

ngoài khung thời vụ của Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Bình khuyến cáo

vốn đã khá rộng, từ ngày 15/12 – 25/02. Với thời vụ gieo lạc như vậy cho

thấy người nông dân bố trí thời vụ gieo lạc còn theo cảm tính, tùy tiệndễ gặp

rủi ro cho các trà lạc gieo vào thời điểm điều kiện thời tiết bất lợi sẽ ảnh

hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, làm giảm hiệu quả sản

xuất lạc.

3.1.2.2. Một số đặc điểm lý, hóa, sinh tính của đất cát biển trồng lạc

Kết quả phân tích 30 mẫu đất cát biển trồng lạc tỉnh Quảng Bình năm

2010 ở bảng 3.10 đối chiếu với quy định về phân cấp mức độ giàu nghèo của

Page 87: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

75

các yếu tố nông hoá, chúng tôi đánh giá đất cát biển trồng lạc tỉnh Quảng

Bình thuộc loại chua vừa, mùn và đạm tổng số biến động từ rất nghèo đến khá

nhưng trung bình mùn thuộc loại trung bình và đạm vẫn thuộc nghèo, lân tổng

số và dễ tiêu nghèo, kali tổng số rất nghèo đến nghèo, can xi trao đổi khá. Về

sinh tính của đất do đất thoáng khí nên vi sinh vật háo khí hoạt động mạnh

hơn hẳn vi sinh vật yếm khí, theo kết quả phân tích ở bảng 3.10 thì lượng vi

sinh vật háo khí cao hơn gần gấp hai lần lượng vi sinh vật yếm khí có trong

đất cát biển tỉnh Quảng Bình.

Bảng 3.10. Kết quả phân tích 30 mẫu đất cát biển tỉnh Quảng Bình

TT Chỉ tiêu Biến động Trung bình 1 pHKCl 4,6 – 5,4 4,8 2 OM (%) 0,51 – 1,68 1,23 3 N (%) 0,05 – 0,19 0,07 4 P2O5 (%) 0,03 – 0,06 0,04 5 P2O5 dễ tiêu (mg/100 g đất) 1,08 – 12,72 7,1 6 K2O (%) 0,18 – 0,34 0,27 7 Ca2+ ( lđl/100 g) 6,2 – 7,8 7,0 8 Cl-, SO4

2+ (mg/l) < 1 - 9 Vi khuẩn háo khí (CFU/g đất) 6,2 x 106 – 6,6 x 106 6,3 x 106 10 Vi khuẩn yếm khí (CFU/g đất) 3,2 x 106 – 3,6 x 106 3,5 x 106

( Nguồn: Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh Quảng Bình)

3.1.2.3. Kết quả thực nghiệm xác định yếu tố dinh dưỡng đa lượng hạn chế

năng suất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình.

- Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và

phát triển của lạc thí nghiệm

Dựa trên kết quả trình bày ở bảng 3.11, chúng tôi có nhận xét như sau:

+ Ảnh hưởng đến phát triển chiều cao: Việc bón thiếu hụt một trong 2

yếu tố dinh dưỡng K hay N đều ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao cây của

giống lạc L14 trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Trong đó, yếu tố

hạn chế tăng trưởng chiều cao rõ nhất là kali trong suốt quá trình sinh trưởng

và phát triển của cây lạc. Trên đất nội đồng công thức 2 không bón đạm cũng

Page 88: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

76

có sự sai khác rõ so với công thức đối chứng. Việc không bón lân (công thức

3) không có sự sai khác ý nghĩa so với công thức đối chứng. Qua kết quả trên

chúng tôi có thể kết luận thứ tự hạn chế chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng

chiều cao cây của giống lạc L14 trong điều kiện thí nghiệm là: K > N ≥ P.

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các các yếu tố dinh dưỡng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của lạc thí nghiệm

Công thức thí nghiệm

Chiều cao cây khi

thu hoạch (cm)

Tổng số lá/cây khi thu hoạch

(lá)

Số lá xanh/cây khi thu hoạch

(lá)

Tổng cành/cây khi thu hoạch (cành)

Tổng hoa/cây

(cái)

Thí nghiệm tại thôn Tân Tiến, xã Cam Thủy (đất cát biển mới khai hoang)

CT1: NPK (nền, đ/c) 15,63a 9,83a 6,23a 7,67a 51,13a CT2: Nền - N 14,65a 8,01ab 4,27b 6,73b 57,47a CT3: Nền - P 14,54ab 6,65b 2,67bc 5,93c 48,73a CT4: Nền - K 13,08b 6,54b 2,47c 5,38c 50,13a LSD0,05 1,489 1,913 1,469 0,577 16,942

Thí nghiệm tại thôn Tân Phong, xã Cam Thủy (đất cát biển nội đồng trồng lạc)

CT1: NPK (nền, đ/c) 19,21a 17,54a 7,71a 9,04a 69,27a CT2: Nền - N 16,16b 17,63a 7,65a 8,57ab 63,73a CT3: Nền - P 18,64a 16,87b 6,89ab 8,01b 64,80a CT4: Nền - K 13,33c 15,85c 5,94b 5,92c 67,47a LSD0,05 1,499 0,649 1,581 0,999 6,593

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một điểm thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.

+ Ảnh hưởng đến phát triển bộ lá: Trên hai chân đất thí nghiệm thì ảnh

hưởng của việc không bón N, P hoặc K đến sự phát triển của bộ lá biểu hiện khá

rõ. Trên chân đất cát biển mới khai hoang công thức 3 không bón lân và công

thức 4 không bón kali là hai yếu tố dinh dưỡng hạn chế tổng số lá trên cây nhất.

Còn trên chân đất cát biển nội đồng công thức 4 không bón kali là yếu tố dinh

dưỡng hạn chế tổng số lá trên cây nhất. Việc bón kali có tác dụng duy trì số lá

xanh còn lại khi thu hoạch hơn so với bón lân và cuối cùng là đạm. Qua kết quả

trên chúng tôi có thể kết luận thứ tự hạn chế sự phát triển bộ lá của giống lạc

L14 trong điều kiện thí nghiệm là: K ≥ P > N.

Page 89: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

77

+ Ảnh hưởng đến phát triển cành: Số liệu tổng cành ở bảng 3.11 được

chúng tôi đo khi thu hoạch cho thấy, hai yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng hàng đầu

đến sự sinh trưởng phát triển cành lạc thí nghiệm là kali và lân. Sự thiếu dinh

dưỡng N cũng ảnh hưởng rõ đến sự phát triển cành ở trên chân đất cát biển

mới khai hoang. Qua kết quả trên chúng tôi có thể kết luận thứ tự hạn chế phát

triển cành của giống lạc L14 trong điều kiện thí nghiệm là: K > P > N.

+ Ảnh hưởng đến phát triển hoa: Các tổ hợp phân bón khác nhau ở các

công thức ảnh hưởng không rõ đến tổng số hoa/cây của lạc L14 thí nghiệm.

- Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến đến bộ rễ và nốt sần của lạc thí nghiệm

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của các các yếu tố dinh dưỡng đến khả năng tạo nốt sần và nốt sần hữu hiệu của lạc thí nghiệm

Nốt sần (nốt) Nốt sần hữu hiệu(nốt) Công thức thí nghiệm Ra hoa

Đâm tia, làm quả

Thu hoạch

Ra hoa Đâm tia, làm quả

Thu hoạch

Thí nghiệm tại thôn Tân Tiến, xã Cam Thủy (đất cát biển mới khai hoang)

CT1: NPK(nền, đ/c) 58,13a 132,33a 84,20a 22,27a 47,27a 26,93a CT2: Nền - N 39,93a 127,93a 85,80a 17,47a 54,73a 22,60a CT3: Nền - P 51,73a 101,00b 57,73b 18,80a 23,40b 5,53c CT4: Nền - K 53,47a 85,53c 72,20a 13,67a 44,60a 16,60b LSD0,05 32,278 11,688 14,159 14,096 14,392 5,148

Thí nghiệm tại thôn Tân Phong, xã Cam Thủy (đất cát biển nội đồng trồng lạc)

CT1: NPK(nền, đ/c) 33,00b 93,40a 240,60ab 25,20a 42,60a 28,87a CT2: Nền - N 57,00a 88,67a 251,67a 12,53b 31,60ab 25,73abCT3: Nền - P 45,60ab 30,80b 132,67c 13,13b 11,80b 11,93c CT4: Nền - K 34,13b 55,40ab 164,80b 9,87b 29,07ab 19,13bcLSD0,05 12,823 44,688 76,043 5,947 23,671 8,715

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một điểm thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.

Dựa trên kết quả trình bày ở bảng 3.12 chúng tôi có nhận xét như sau:

Trong ba thời điểm theo dõi chúng tôi thấy sự ảnh hưởng của các tổ

hợp phân bón trong thí nghiệm khá tương đồng nhau ở hai điểm thí nghiệm và

chỉ bắt đầu biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê rõ ở thời điểm

Page 90: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

78

lạc đâm tia, làm quả và rõ nhất ở thời điểm thu hoạch. Cụ thể, đối với cả hai

chỉ tiêu tổng số nốt sần/cây và số lượng nốt sần hữu hiệu/cây công thức 3

không bón P đạt thấp nhất, công thức 4 không bón K thấp thứ hai, công thức 2

không bón N thấp thứ 3 và đạt cao nhất là công thức đối chứng. Từ phân tích

trên, chúng tôi có thể kết luận trên đất cát biển Quảng Bình thứ tự hạn chế

phát triển nốt sần của giống lạc L14 trong điều kiện thí nghiệm là: P > K > N.

- Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến các yếu tố cấu thành năng

suất và năng suất lạc thí nghiệm

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc thí nghiệm

Công thức thí nghiệm Số quả

chắc/cây (quả)

Khối lượng 100 quả

(g)

Khối lượng 100 hạt

(g)

NSLT (tấn/ha)

NSTT (tấn/ha)

Thí nghiệm tại thôn Tân Tiến, xã Cam Thủy (đất cát biển mới khai hoang)

CT1: NPK (nền, đ/c) 5,70a 98,67a 63,03a 1,519a 1,041a CT2: Nền - N 4,90a 90,33b 59,90a 1,195b 0,947b CT3: Nền - P 3,80c 80,33c 51,03b 0,825c 0,635c CT4: Nền - K 3,27c 76,67d 45,93c 0,608d 0,417d LSD0,05 0,999 2,471 4,928 0,099 0,089

Thí nghiệm tại thôn Tân Phong, xã Cam Thủy (đất cát biển nội đồng trồng lạc)

CT1: NPK (nền, đ/c) 6,57a 117,00a 46,80a 1,728a 1,100a CT2: Nền - N 5,40b 106,17b 42,47b 1,291b 0,853b CT3: Nền - P 4,07c 95,00c 38,00c 0,868c 0,660c CT4: Nền - K 3,47c 84,33d 33,73d 0,658c 0,557d LSD0,05 0,998 3,508 1,597 0,218 0,057

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng điểm thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.

Dựa trên kết quả trình bày ở bảng 3.13, có thể rút ra nhận xét sau:

+ Đối với các yếu tố cấu thành năng suất:

Không bón 1 hay nhiều yếu tố dinh dưỡng đạm, lân, kali đều ảnh hưởng

đến số quả chắc trên cây, khối lượng 100 quả (P100 quả), khối lượng 100 hạt

(P100 hạt). Công thức không bón kali làm giảm các chỉ tiêu cấu thành năng

suất nhiều nhất, kế đến là không bón lân. Trên đất cát biển mới khai hoang

Page 91: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

79

công thức không bón N có sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng ở

chỉ tiêu khối lượng 100 quả (P100 quả) còn hai chỉ tiêu số quả chắc trên cây

và P100 hạt có sai khác không có ý nghĩa, nhưng lại có sai khác có ý nghĩa so

với các công thức không bón kali và lân. Trên đất cát biển nội đồng các công

thức đều sai khác có ý nghĩa với công thức đối chứng và sai khác có ý nghĩa

với nhau, riêng về chỉ tiêu số quả chắc trên cây công thức không bón K và

không bón lân có sai khác không có ý nghĩa. Qua kết quả trên chúng tôi có thể

kết luận về thứ tự hạn chế các yếu tố cấu thành năng suất của giống lạc L14

trong điều kiện thí nghiệm trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình là: K > P > N.

1,0410,947

0,635

0,417

0,0

0,2

0,4

0,6

0,8

1,0

1,2

1 2 3 4

Công thức

Năn

g suất

(tấ

n/h

a)

NSTT trên đất cát mới khai hoang

1,1

0,853

0,660,557

0,0

0,2

0,4

0,6

0,8

1,0

1,2

1 2 3 4

Công thức

Năn

g suất

(tấ

n/h

a)

NSTT trên đất cát nội đồng

Hình 3.6. Biểu đồ về năng suất thực thu của lạc thí nghiệm xác định thứ tự các yếu tố dinh dưỡng đa lượng hạn chế năng suất lạc

+ Đối với năng suất quả khô: Năng suất lý thuyết (NSLT) và năng suất

thực thu (NSTT):

Sự ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến NSLT và NSTT khá tương

đồng. Các công thức thí nghiệm có năng suất không như nhau, công thức 4

không bón kali đạt thấp nhất, kế đến công thức 3 không bón lân, sau đó là

Page 92: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

80

công thức 2 không bón đạm và công thức 1 (đối chứng) đạt năng suất cao

nhất. Qua kết quả trên chúng tôi kết luận về thứ tự dinh dưỡng hạn chế năng

suất ( NSLT và NSTT ) của giống lạc L14 thí nghiệm là: K > P > N.

*Tóm lại:

Trong điều kiện thí nghiệm từ kết quả thu được qua phân tích trên, chúng

tôi có kết luận về thứ tự của các yếu tố dinh dưỡng hạn chế đối với các chỉ tiêu

sinh trưởng và phát triển nhìn chung khá tương đồng với các chỉ tiêu về yếu tố

cấu thành năng suất và năng suất của giống lạc L14 thí nghiệm. Với thứ tự cụ thể

được xác định như sau: K > P > N.

3.1.3. Nhận xét chung

Qua phân tích các kết quả điều tra trên cho thấy:

- Mặc dù quỹ đất để phát triển trồng lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng

Bình còn khá lớn (gần 6.000 ha) và đất có nhiều tính chất phù hợp để cây lạc

cho năng suất và hiệu quả kinh tế khá. Mặt khác, cây lạc hiện nay có diện tích

đứng thứ 4 trong các cây trồng hàng năm trên đất cát biển chứng tỏ khả năng

thích ứng với điều kiện sản xuất cao do vừa cho hiệu quả kinh tế vừa phù hợp

trong bố trí luân canh, xen canh vì có tác dụng cải tạo đất. Người nông dân

trồng lạc được tập huấn để tiếp thu kiến thức kỹ thuật trong sản xuất lạc khá

cao và tỉ lệ sử dụng giống lạc tiến bộ kỹ thuật mới có tiềm năng năng suất cao

V79, Sen lai, MD7, L18, L14, L23 …đạt cao. Nhận thức của người nông dân

trồng lạc khá đầy đủ về các vấn đề khó khăn khách quan và chủ quan trong

sản xuất lạc làm cho năng suất, hiệu quả chưa cao và đã chỉ ra được một số

hướng giải quyết để khắc phục. Tuy nhiên, sản xuất lạc trên loại đất này có

nhiều yếu tố hạn chế năng suất lạc như: đất có độ phì tự nhiên thấp, hàm

lượng hữu cơ thấp, nghèo mùn, đa số các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho sinh

trưởng phát triển của cây lạc đều thuộc loại rất nghèo đến nghèo, trong đó kết

quả thực nghiệm bước đầu cho thấy K và P là hai yếu tố dinh dưỡng hàng đầu

hạn chế năng suất lạc; đất có dung tích hấp thu thấp, nên khả năng giữ nước,

Page 93: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

81

giữ phân bị hạn chế, sự rửa trôi các chất dễ dàng xảy ra khi có mưa lớn. Trong

khi đó, chưa có quy trình phân bón riêng cho lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng

Bình nên liều lượng phân bón được khuyến cáo áp dụng vào sản xuất chưa sát

với điều kiện đăc thù của vùng đất cát biển.

- Điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, trong vụ đông xuân có nhiều

thời điểm ít thuận lợi cho lạc sinh trưởng phát triển gây ảnh hưởng đến năng

suất lạc nhưng đến nay người dân vẫn phải bố trí gieo lạc theo hướng dẫn

khung thời vụ của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Bình rất rộng (từ

15/12 đến 25/02) nên người trồng lạc bố trí thời vụ gieo trồng rất cảm tính và

thường gặp rủi ro.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng về sản xuất lạc trên vùng đất

cát biển tỉnh Quảng Bình, để khai thác các tiềm năng, lợi thế và khắc phục các

khó khăn cần phải thực hiện đồng bộ nhiều nhóm giải pháp. Trong đó đối với

giải pháp kỹ thuật trồng trọt cần ưu tiên biện pháp cải tạo đất bằng việc tăng

cường hữu cơ, bón phân cân đối hợp lý và che phủ đất nhằm tăng khả năng

giữ nước, giữ phân của đất, giảm thiểu xói mòn đất; cùng với bố trí khung

thời vụ gieo lạc hợp lý là nhóm các giải pháp kỹ thuật rất quan trọng cần quan

tâm nghiên cứu để áp dụng vào sản xuất hiện nay. Trong khuôn khổ mục tiêu

nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tập trung thực hiện các nội dung sau:

- Nghiên cứu xác định khung thời vụ hợp lý nhất cho sản xuất lạc vụ đông

xuân trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh

hưởng của các điều kiện bất lợi của khí hậu.

- Nghiên cứu thực nghiệm xác định tổ hợp phân bón cân đối và hợp lý cho lạc

vụ đông xuân trồng trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình bảo đảm tăng năng suất

và hiệu quả kinh tế trên cơ sở bảo đảm cân đối phân vô cơ theo tỷ lệ 1:3:2 như

nhiều kết quả nghiên cứu trong nước đã khẳng định để xác định tổ hợp phân

bón phối hợp giữa phân hữu cơ với phân vô cơ cân đối và hợp lý.

Page 94: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

82

- Nghiên cứu áp dụng vật liệu phủ đất (ni lông, rơm) trong sản xuất lạc vụ

đông xuân trên đất cát biển nhằm hạn chế xói mòn, rửa trôi; tăng khả năng giữ

nước, giữ phân, giữ nhiệt của đất bảo đảm sinh trưởng phát triển tốt cho năng

suất và hiệu quả kinh tế cao áp dụng vào sản xuất.

3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TỔ HỢP PHÂN BÓN CÂN ĐỐI HỢP

LÝ CHO LẠC TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Đối với cây trồng, dinh dưỡng khoáng có vai trò vô cùng quan trọng,

quyết định đến năng suất của cây trồng, quyết định đến chất lượng của nông

sản phẩm. Bón phân cân đối và hợp lý là một khoa học chịu ảnh hưởng của

nhiều yếu tố tác động như: thời tiết, đất đai và đối tượng cây trồng. Bón phân

không những cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng để thực hiện quá trình

sinh trưởng phát triển tạo ra năng suất chất lượng nông sản, mà còn phải đảm

bảo hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, bón phân phải có tác dụng cải tạo đất, bổ

sung cho đất những chất dinh dưỡng mà cây lấy đi và bổ sung một lượng cho

đất giúp cho đất tơi xốp không bị bạc màu. Chính vì vậy để nâng cao chất

lượng bón phân cho cây trồng, đảm bảo cân đối và hợp lý cần phải thực hiện

đồng bộ nhiều biện pháp kỹ thuật mới phát huy hiệu lực phân bón cho cây

trồng. Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón bằng việc bón phù hợp cho từng

loại cây trồng, từng loại đất, phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển

của cây trồng, cân đối liều lượng, xác định tỷ lệ các loại phân bón và thời kỳ

bón phân hợp lý, bón phân cân đối giữa phân vô cơ và phân hữu cơ… Bón

phân như vậy, vừa thỏa mãn nhu cầu sinh lý, đem lại năng suất, chất lượng

nông sản cao nhất vừa phát huy tối đa hiệu quả sử dụng phân bón và tạo được

độ phì nhiêu cho đất.

3.2.1. Kết quả nghiên cứu xác định tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng

3.2.1.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng đến một số

chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của lạc thí nghiệm

Dựa vào kết quả ở bảng 3.14 cho thấy:

Page 95: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

83

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của lạc thí nghiệm

Chỉ tiêu Tổ hợp

phân bón

Chiều cao cây khi thu hoạch (cm)

Tổng số lá/thân khi thu hoạch (lá)

Tổng cành/cây khi thu hoạch (cành)

Độ dài cành tử diệp khi

thu hoạch(cm)

Số lượng nốt sần hữu

hiệu/cây kết thúc ra

hoa (nốt)

Tỉ lệ hoa hữu hiệu

(%)

Thí nghiệm vụ đông xuân 2010-2011 tại xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy VCPC1 19,61gh 17,40bc 7,07cd 21,93e 26,20g 8,30i VCPC2 20,13g 17,27c 7,60c 22,55e 40,40ef 9,97hi VCPC3 22,17f 17,67bc 6,67d 24,97d 50,73de 11,40gh VCPC4 24,04e 17,80bc 9,73b 25,82d 85,27a 12,97efg VCPC5 19,11h 17,20c 6,93cd 22,97e 35,73fg 11,67fgh VCPC6(đ/c) 25,22d 18,00bc 9,20b 26,51d 61,27cd 14,17def VCPC7 27,35c 18,20b 9,73b 29,50c 73,20b 17,07abc VCPC8 27,95bc 18,13b 9,93b 30,17bc 81,53ab 15,97bcd VCPC9 25,49d 17,47bc 9,13b 26,63d 61,60c 14,53cde VCPC10 28,39b 19,60a 9,93b 30,68abc 80,80a 17,70ab VCPC11 29,30a 19,60a 11,07a 31,59ab 88,00a 18,77a VCPC12 29,78a 19,60a 10,93a 32,05a 87,07a 17,20ab

LSD0,05 0,819 0,802 0,921 1,739 10,629 2,541

Thí nghiệm vụ đông xuân 2011-2012 tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch VCPC1 19,33e 15,27f 6,60f 20,83e 41,87d 9,62h VCPC2 18,63e 15,60f 6,67f 20,13e 42,07d 10,40gh VCPC3 18,86e 17,53cd 8,00e 21,29e 54,53c 12,64efg VCPC4 24,33d 19,47a 8,33cde 25,83d 65,33a 13,07ef VCPC5 18,64e 15,87ef 6,87f 20,14e 44,13d 11,24fgh VCPC6(đ/c) 25,69cd 17,73cd 8,47bcd 27,19cd 56,40bc 13,54def VCPC7 27,56bc 17,40cd 8,53bcd 29,06bc 64,13a 15,89cd VCPC8 28,75ab 19,27ab 8,80b 30,25ab 64,93a 18,02abc VCPC9 25,97cd 16,73de 8,20de 27,14cd 58,07bc 13,86de VCPC10 28,62ab 18,33bc 8,60bc 30,48ab 60,87ab 16,80bc VCPC11 30,25a 19,20ab 9,27a 31,75a 64,73a 18,59ab VCPC12 30,43a 20,13a 9,60a 31,93a 60,80ab 19,77a

LSD0,05 2,337 1,106 0,347 1,982 5,571 2,619

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùngmột vụ thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.

Page 96: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

84

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đối với các chỉ tiêu sinh trưởng

phát triển của lạc thí nghiệm khá tương đồng qua 2 vụ thí nghiệm. Khi tăng

liều lượng phân vô cơ và phân chuồng đều có tác động rõ. Đối với phân vô cơ

khi liều lượng thay đổi theo các tổ hợp VCPC1 (ở mức bón 20 kg N + 60 kg

P2O5 + 40 kg K2O/ha), tổ hợp VCPC5 (ở mức bón 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60

kg K2O/ha) và tổ hợp VCPC9 (ở mức bón 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg

K2O/ha) biểu hiện sự sai khác giữa các tổ hợp rất rõ, các chỉ tiêu theo dõi đều

tăng khi liều lượng phân bón tăng. Đối với phân chuồng cũng có ảnh hưởng

rất rõ khi tăng liều lượng phân chuồng trong cùng nhóm tổ hợp có cùng liều

lượng phân vô cơ, đặc biệt là có sự sai khác rất rõ giữa các tổ hợp không bón

phân chuồng và có bón phân chuồng. Tuy nhiên, ở mức bón phân vô cơ (40

kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha) thì sai khác giữa tổ hợp VCPC11 (có

mức bón phân chuồng 10 tấn/ha) và tổ hợp VCPC12 (có mức bón phân

chuồng 15 tấn/ha) không có ý nghĩa.

Đối với chỉ tiêu về số lượng nốt sần hữu hiệu khi cây ở giai đoạn kết

thúc ra hoa, là khi cây ở giai đoạn sinh trưởng phát triển mạnh nhất, số lượng

nốt sần hữu hiệu lúc này thường đạt cao nhất, số liệu theo dõi cho thấy các tổ

hợp VCPC4, VCPC8, VCPC12 được bón lượng phân chuồng cao (15 tấn/ha)

đều cho số lượng nốt sần hữu hiệu ở giai đoạn này cao nhất. Số lượng nốt sần

hữu hiệu ở giai đoạn này cũng đạt cao ở các tổ hợp VCPC7 và VCPC11 khi bón

phân chuồng ở mức 10 tấn/ha kết hợp với bón lượng phân vô cơ ở mức 30 kg

N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha hoặc 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha.

Như vậy, tổng hợp kết quả phân tích trên cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng

đạt cao nhất ở tổ hợp VCPC11 và VCPC12, kế đến là các tổ hợp VCPC8 và

VCPC10, đạt thấp nhất là các tổ hợp VCPC1, VCPC2 và VCPC5. Từ phân tích

ở trên cho thấy vai trò của phân chuồng là không thể thiếu được khi trồng lạc

trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình. Phân chuồng ngoài cung cấp một lượng

đáng kể dinh dưỡng cho đất, còn có tác dụng điều hòa môi trường sinh thái

Page 97: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

85

đất tạo điều kiện cho các sinh vật trong đất và rễ lạc sinh trưởng phát triển tốt

trong việc hình thành nốt sần và tăng số lượng nốt sần hữu hiệu. Liều lượng

các loại dinh dưỡng vô cơ đạm, lân, kali cũng ảnh hưởng rất rõ đến sự sinh

trưởng phát triển của lạc thí nghiệm. Bón liều lượng các loại dinh dưỡng vô

cơ càng tăng thì cây lạc càng sinh trưởng phát triển tốt, khi bón ở liều lượng ở

mức cao nhất (40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha) kết hợp với bón lượng

phân chuồng ở mức 10 tấn/ha hoặc 15 tấn/ha thì lạc thí nghiệm sinh trưởng

phát triển đạt cao nhất.

3.2.1.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng đến các yếu

tố cấu thành năng suất và năng suất lạc thí nghiệm

Dựa trên kết quả tổng hợp ở bảng 3.15, có thể rút ra các nhận xét sau:

- Đối với các yếu tố cấu thành năng suất:

Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón khác nhau đối với chỉ tiêu số quả

chắc/cây, khối lượng 100 quả chắc và tỉ lệ nhân khá rõ và khá tương đồng qua

2 vụ thí nghiệm. Khi tăng liều lượng phân vô cơ và phân chuồng thì các yếu

tố cấu thành năng suất cũng có xu hướng tăng lên. Cụ thể:

+ Về số quả chắc/cây được chia làm 7 nhóm khác nhau và biến động từ

4,27 đến 10,2 quả chắc/cây, đạt cao nhất là tổ hợp VCPC11 và VCPC12, đứng

thứ hai là tổ hợp VCPC8 và VCPC10, đạt thấp nhất là tổ hợp VCPC1 và VCPC2.

+ Về khối lượng 100 quả chắc được chia làm 5 nhóm, biến động trong

khoảng 132,75 đến 147,1 gam, đạt cao nhất là các tổ hợp VCPC8, VCPC10,

VCPC11 và VCPC12, đứng thứ 2 là các tổ hợp VCPC6, VCPC7 và VCPC9, đạt

thấp nhất là tổ hợp VCPC1 và VCPC2.

+ Về tỉ lệ nhân được chia làm 5 - 7 nhóm, biến động từ 71,17 đến

73,97% và các tổ hợp thí nghiệm có liều lượng phân bón gần kề nhau thì ít có

sự sai khác về mặt thống kê, chỉ các tổ hợp khác nhau nhiều về liều lượng

phân bón mới biểu hiện sai khác nhau rõ. Liều lượng phân bón càng tăng thì tỉ

lệ nhân có xu hướng tăng lên.

Page 98: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

86

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón (vô cơ và phân chuồng) đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc thí nghiệm

Chỉ tiêu Tổ hợp phân bón

Số quả chắc/cây

(quả)

Khối lượng 100 quả chắc (g)

Tỉ lệ nhân/quả

(%)

NSLT (tấn/ha)

NSTT (tấn/ha)

Thí nghiệm vụ đông xuân 2010-2011 tại xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy VCPC1 4,27g 135,73e 71,57 g 1,738g 1,313g VCPC2 4,53g 135,73e 71,73 g 1,847g 1,430g VCPC3 5,47f 137,00de 72,87 def 2,247f 1,710f VCPC4 6,27e 140,23cd 72,67 ef 2,635e 1,910e VCPC5 5,27f 137,63de 71,17 g 2,175f 1,685f VCPC6(đ/c) 6,73d 142,87bc 72,80 def 2,885d 2,120d VCPC7 7,33c 143,57abc 73,47 abc 3,158c 2,508c VCPC8 8,13b 147,10a 73,20 cde 3,589b 2,725b VCPC9 7,00cd 142,23c 72,60 f 2,987de 2,130d VCPC10 8,07b 147,10a 73,27 bcd 3,559b 2,705b VCPC11 9,6a 146,37ab 73,97 a 4,217a 3,010a VCPC12 9,33a 147,10a 73,83 ab 4,118a 3,013a LSD0,05 0,465 3,554 0,590 0,211 0,131

Thí nghiệm vụ đông xuân 2011-2012 tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch VCPC1 4,80g 132,78e 71,77 e 1,911g 1,355g VCPC2 5,27fg 132,75e 71,73 e 2,098g 1,438g VCPC3 6,53e 138,26cd 72,93 bcd 2,710e 1,873e VCPC4 7,20d 140,20bc 72,67 cd 3,028d 2,165d VCPC5 5,67f 137,62d 71,83 e 2,339f 1,720f VCPC6(đ/c) 7,07de 140,85b 72,93 bcd 2,986d 2,248d VCPC7 8,20c 140,20bc 73,60 ab 3,450c 2,500c VCPC8 9,07b 143,55a 73,67 ab 3,904b 2,793b VCPC9 7,13g 140,87b 72,40 de 3,014d 2,278d VCPC10 9,20b 141,52ab 73,40 abc 3,905b 2,765b VCPC11 10,20a 142,19ab 73,93 a 4,350a 3,113a VCPC12 10,20a 141,52ab 73,90 a 4,330a 3,090a LSD0,05 0,539 2,138 0,819 0,216 0,114

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một vụ thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.

- Đối với năng suất lý thuyết (NSLT) và năng suất thực thu (NSTT):

Sự ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến NSLT và NSTT khá tương

Page 99: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

87

đồng qua hai vụ thí nghiệm. Qua kết quả cho thấy, khi tăng liều lượng phân

bón thì NSLT và NSTT cũng tăng theo.

1,31

3

1,43

1,71 1,

91

1,68

5

2,12

2,50

8

2,72

5

2,13

2,70

5 3,01

3,01

3

1,43

8

1,87

3

2,16

5

1,72 2,

248

2,5 2,79

3

2,27

8 2,76

5

3,11

3

3,09

1,35

5

0,00,30,60,91,21,51,82,12,42,73,03,3

VCPC1 VCPC2 VCPC3 VCPC4 VCPC5 VCPC6 VCPC7 VCPC8 VCPC9 VCPC10 VCPC11 VCPC12

Công thức

Năn

g suất

thự

c th

u (tấn

/ha)

Vụ Đông xuân 2010-2011 Vụ Đông xuân 2011-2012

Hình 3.7. Biểu đồ về năng suất thực thu của lạc thí nghiệm bón phối hợp giữa vô cơ và phân chuồng

NSLT được chia thành 7 nhóm và dao động khá lớn từ 1,738 tấn/ha đến

4,35 tấn/ha, NSTT được chia thành 7 nhóm và dao động trong khoảng từ

1,313 tấn/ha đến 3,113 tấn/ha. Các tổ hợp VCPC11 có mức bón (40 kg N +

120 kg P2O5 + 80 kg K2O + 10 tấn phân chuồng/ha) và tổ hợp VCPC12 có

mức bón (40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O + 15 tấn phân chuồng/ha) có

năng suất cao nhất, đứng thứ hai là các tổ hợp VCPC8 (30 kg N + 90 kg P2O5

+ 60 kg K2O + 15 tấn phân chuồng/ha) và tổ hợp VCPC10 (40 kg N + 120 kg

P2O5 + 80 kg K2O + 5 tấn phân chuồng/ha) và đạt thấp nhất là các tổ hợp

VCPC1 (20 kg N + 60 kg P2O5 + 40 kg K2O/ha) và tổ hợp VCPC2 (20 kg N +

60 kg P2O5 + 40 kg K2O + 5 tấn phân chuồng/ha).

Trong cùng một mức bón phân vô cơ thì càng tăng liều lượng phân

chuồng thì năng suất càng tăng và năng suất có sự sai khác rất rõ giữa các tổ

hợp có bón phân chuồng với tổ hợp không có bón phân chuồng. Riêng năng

Page 100: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

88

suất ở mức bón vô cơ (40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O) không có sự sai

khác về mặt thống kê giữa tổ hợp VCPC11 bón 10 tấn phân chuồng/ha và tổ

hợp VCPC12 bón 15 tấn phân chuồng/ha.

3.2.1.3. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng đến một số

tính chất hoá học của đất trồng lạc thí nghiệm

Bón phân không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng

phát triển mà còn có tác dụng cải thiện độ phì của đất. Kết quả phân tích một

số chỉ tiêu hoá học đất trước và sau thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.16.

Qua kết quả ở bảng 3.16 cho thấy: Tất cả các chỉ tiêu phân tích đất sau thí

nghiệm gồm: độ chua (pHKCl), hàm lượng hữu cơ (OM%), đạm tổng số (N%),

lân tổng số (P2O5%), kali tổng số (K2O%), lân dễ tiêu (P2O5 mg/100g đất),

dung tích hấp thụ (CEC lđl/100g đất) sau thí nghiệm đều tăng lên đáng kể so

với trước thí nghiệm. Đặc biệt, đối với các tổ hợp VCPC7, VCPC8, VCPC11

và VCPC12 có liều lượng phân chuồng 10 và 15 tấn/ha kết hợp với bón phân

vô cơ cân đối ở mức khá thì hoá tính đất sau thí nghiệm được cải thiện rất rõ

so với đất trước thí nghiệm. Cụ thể:

- Về độ chua (pHKCl): Từ đất trước thí nghiệm xếp loại rất chua (từ 4,07 đến

4,12). Đến sau thí nghiệm đất chỉ chua nhẹ cho phần lớn các tổ hợp phân bón

có bón phân chuồng, các tổ hợp không bón phân chuồng ở tổ hợp VCPC1,

VCPC5 và VCPC9 độ chua cũng được cải thiện nhưng không nhiều.

- Về hàm lượng hữu cơ (OM%): Đất trước thí nghiệm xếp loại trung bình

(0,84 đến 1,24). Đến sau thí nghiệm đất ở các tổ hợp thí nghiệm đều có tăng

lên, trong đó có bốn tổ hợp VCPC7, VCPC8, VCPC11 và VCPC12 có hàm

lượng hữu cơ tăng lên ở mức khá rất rõ qua 2 vụ thí nghiệm.

- Về hàm lượng đạm tổng số (N%): Đất trước thí nghiệm xếp loại từ nghèo đến

trung bình (0,066 đến 0,133). Đến sau thí nghiệm đất ở các tổ hợp thí nghiệm

có bón phân chuồng đều tăng lên và đạt loại trung bình đến khá biểu hiện rất rõ

qua 2 vụ thí nghiệm. Trong khi đó ở các tổ hợp không bón phân chuồng

Page 101: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

89

(VCPC1, VCPC5 và VCPC9) lại có biểu hiện giảm xuống ở vụ đông xuân

2010-2011 và tăng nhẹ ở vụ đông xuân 2011-2012.

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng đến một số tính chất hoá học của đất thí nghiệm

Chỉ tiêu Tổ hợp

phân bón pHKCl

OM (%)

Đạm (%)

P2O5 (%)

K2O (%)

P2O5 (mg/100g)

CEC (lđl/100g)

Thí nghiệm vụ đông xuân 2010-2011 tại xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy Trước thí nghiệm 4,12 1,24 0,133 0,041 0,21 6,95 5,32

VCPC1 4,41 1,13 0,114 0,042 0,46 5,75 5,61 VCPC2 4,54 1,42 0,158 0,041 0,52 6,89 7,14 VCPC3 5,03 1,46 0,159 0,052 0,58 6,88 7,63 VCPC4 5,32 1,72 0,162 0,053 0,57 7,56 7,92 VCPC5 4,52 1,33 0,119 0,042 0,43 6,91 5,52 VCPC6(đ/c) 4,83 1,57 0,161 0,051 0,59 8,25 7,43 VCPC7 4,91 1,76 0,172 0,051 0,67 10,15 7,91 VCPC8 5,47 1,84 0,176 0,055 0,72 10,65 8,47 VCPC9 4,58 1,03 0,112 0,046 0,45 6,98 5,78 VCPC10 4,76 1,55 0,152 0,053 0,58 7,96 7,76 VCPC11 5,43 1,76 0,169 0,066 0,77 10,51 8,43 VCPC12 5,49 1,85 0,174 0,071 0,79 10,95 8,49

Thí nghiệm vụ đông xuân 2011-2012 tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch Trước thí nghiệm 4,07 0,84 0,066 0,049 0,18 8,3 5,17

VCPC1 5,10 0,84 0,078 0,047 0,36 8,7 5,26 VCPC2 5,19 1,26 0,085 0,055 0,61 9,2 6,59 VCPC3 5,34 1,31 0,124 0,057 0,57 10,5 6,74 VCPC4 5,73 1,34 0,135 0,058 0,56 10,5 6,73 VCPC5 4,31 0,94 0,074 0,046 0,43 8,1 5,71 VCPC6(đ/c) 5,44 1,49 0,092 0,061 0,79 10,3 6,44 VCPC7 5,52 1,57 0,158 0,077 0,86 11,2 6,92 VCPC8 5,37 1,69 0,162 0,075 0,78 12,4 7,77 VCPC9 4,33 1,16 0,105 0,048 0,47 8,8 5,23 VCPC10 5,45 1,41 0,146 0,056 0,71 10,5 6,85 VCPC11 5,36 1,71 0,152 0,075 0,72 11,8 7,76 VCPC12 5,39 1,74 0,168 0,076 0,82 11,4 7,79

- Về hàm lượng lân tổng số (P2O5%): Đất trước thí nghiệm xếp loại nghèo

(0,041 đến 0,049). Đến sau thí nghiệm đất ở các tổ hợp có hàm lượng lân tổng

số đều có tăng lên nhẹ nhưng chưa đạt đến mức trung bình, chỉ có tổ hợp

Page 102: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

90

VCPC11 và VCPC12 tăng lên được ở mức trung bình qua 2 vụ thí nghiệm.

- Về hàm lượng lân dễ tiêu (P2O5 mg/100g đất): Đất trước thí nghiệm xếp loại

nghèo (6,95 đến 8,3). Đến sau thí nghiệm đất ở các tổ hợp có bón phân

chuồng đều có tăng lên nhưng vẫn xếp loại nghèo; chỉ có các tổ hợp VCPC7,

VCPC8, VCPC11 và VCPC12 tăng lên đạt loại trung bình qua 2 vụ thí nghiệm.

- Về hàm lượng kali tổng số (K2O%): Đất trước thí nghiệm xếp loại từ rất

nghèo đến nghèo (0,18 đến 0,21). Đến sau thí nghiệm đất ở các tổ hợp thí

nghiệm có bón phân chuồng đều có tăng lên và đạt loại trung bình, biểu hiện

rất rõ ở cả 2 vụ thí nghiệm; trong khi đó ở các tổ hợp không bón phân chuồng

(VCPC1, VCPC5 và VCPC9) có tăng nhẹ nhưng đều vẫn thuộc loại nghèo.

- Về dung tích hấp thu (CEC lđl/100g đất): Đất trước thí nghiệm có dung tích

hấp thu thấp (5,17 đến 5,23). Đến sau thí nghiệm đất ở các tổ hợp đều có tăng

lên nhẹ nhưng vẫn thuộc loại đất có dung tích hấp thu thấp, các tổ hợp có bón

phân chuồng ở mức 10 tấn/ha hoặc 15 tấn/ha đều có CEC tăng cao hơn rõ so

với các tổ hợp khác qua 2 vụ thí nghiệm.

3.2.1.4. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng đến hiệu

quả kinh tế của lạc thí nghiệm

Kết quả tính toán được trình bày ở bảng 3.17 cho thấy:

- Về tổng thu: Tổng thu được tính bằng năng suất thực thu nhân với giá bán

lạc vỏ khô tại thời điểm thu hoạch quy ra trên đơn vị diện tích là 1 ha. Qua hai

vụ thí nghiệm cho thấy, tổng thu ở vụ đông xuân 2011-2012 cao hơn vụ đông

xuân 2010-2011 chủ yếu do giá bán tăng lên. Tổng thu của các tổ hợp biến

động từ 32,825 đến 75,525 triệu đồng vụ đông xuân 2010-2011 và từ 36,585

đến 84,051 triệu đồng vụ đông xuân 2011-2012, chênh lệch giữa các tổ hợp

do năng suất thực thu khác nhau.

- Về tổng chi: Tổng chi được tính bằng tổng tiền mua vật tư nông nghiệp và

tiền công lao động đầu tư cho sản xuất, trong đó chi phí công lao động chiếm

Page 103: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

91

khoảng 60%. Tổng chi ở vụ đông xuân 2011-2012 cao hơn vụ đông xuân

2010-2011 do giá vật tư nông nghiệp và công lao động đều tăng lên.

- Về lãi ròng: Qua tính toán ở bảng 3.17 ta thấy kết quả lãi ròng ở các tổ hợp

trong cả 2 vụ khá tương đồng nhau. Tổ hợp VCPC11 đạt lãi ròng cao nhất,

đứng thứ 2 là tổ hợp VCPC12. Các tổ hợp VCPC1, VCPC2, VCPC3, VCPC4 có

mức bón vô cơ 20 kg N + 60 kg P2O5 + 40 kg K2O/ha và các tổ hợp VCPC5

có mức bón vô cơ 30 kgN + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + không bón phân

chuồng/ha cho lãi ròng rất thấp và phần lớn là lỗ (có lãi ròng âm).

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng đến hiệu quả kinh tế của lạc thí nghiệm

Đơn vị tính: 1000 đồng/ha

Vụ Đông xuân 2010-2011 Vụ Đông xuân 2011-2012 Chỉ tiêuTổ hợp

phân bón

Tổng thu

Tổng chi

Lãi ròng

RR Tổng thu

Tổng chi

Lãi ròng

RR

VCPC1 32825 41792 - 8967 - 36585 46792 -10207 - VCPC2 35750 44292 - 8542 - 38826 49292 -10466 - VCPC3 42750 46792 - 4042 - 50571 51792 -1221 - VCPC4 47750 49292 - 1542 - 58455 54292 4163 0,08 VCPC5 42125 43406 - 1281 - 46494 48406 -1912 - VCPC6(đ/c) 53000 45906 7094 0,15 60696 50906 9790 0,19 VCPC7 62700 48406 14294 0,30 67500 53406 14094 0,26 VCPC8 68125 50906 17219 0,34 75411 55906 19505 0,35 VCPC9 53250 49870 8380 0,19 61506 49870 11636 0,23 VCPC10 67625 47370 20255 0,43 74655 52370 22285 0,43 VCPC11 75250 49870 25380 0,51 84051 54870 29181 0,53 VCPC12 75325 52370 22955 0,44 83430 57370 26060 0,45

- Về chỉ số RR (tỉ suất lợi nhuận so với vốn đầu tư): Chỉ số RR trong sản xuất

lạc thí nghiệm đạt 0,25 trở lên qua hai vụ thí nghiệm ở 5 công thức gồm:

VCPC7, VCPC8, VCPC10, VCPC11, VCPC12, đạt cao nhất là công thức

VCPC11. Một đồng vốn đầu tư sản xuất lạc qua 4 tháng có thể thu được 0,26 -

Page 104: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

92

0,53 đồng lãi. Còn các công thức còn lại có RR thấp, đặc biệt đối với các

công thức đầu tư phân vô cơ ở mức thấp.

*Tóm lại:

- Từ kết quả thu được qua phân tích trên, chúng tôi thấy ảnh hưởng của

các tổ hợp phân bón đối với các chỉ tiêu sinh trưởng nhìn chung khá tương

đồng với các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lạc

L14 qua 2 vụ thí nghiệm. Năng suất lạc thí nghiệm tăng khi liều lượng phân

bón tăng, năng suất đạt cao nhất ở tổ hợp VCPC11 có liều lượng phân bón 40

kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O + 10 tấn phân chuồng + 500 kg vôi/ha và tổ

hợp VCPC12 có liều lượng phân bón 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O +

15 tấn phân chuồng + 500 kg vôi/ha, với năng suất thực thu đạt được từ 3,09 –

3,113 tấn/ha. Kết quả cho thấy, năng suất không tăng lên khi bón liều lượng

phân vô cơ ở mức 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O và tăng lượng phân

chuồng từ mức 10 tấn/ha (tổ hợp VCPC11) lên 15 tấn/ha (tổ hợp VCPC12).

- Các chỉ tiêu nông hoá của đất sau thí nghiệm gồm: độ chua (pHKCl),

hàm lượng hữu cơ (OM%), đạm tổng số (N%), lân tổng số (P2O5 %), kali

tổng số (K2O %), lân dễ tiêu (P2O5 mg/100g đất), dung tích hấp thụ (CEC

lđl/100g đất) sau thí nghiệm đều tăng lên đáng kể theo hướng có lợi cho sản

xuất các loại cây trồng nói chung và cho sản xuất lạc nói riêng trong các vụ

tiếp theo. Đặc biệt, đối với các tổ hợp phân bón có liều lượng phân chuồng 10

và 15 tấn/ha kết hợp với bón phân vô cơ cân đối ở mức khá thì hoá tính đất

sau thí nghiệm được cải thiện rất rõ.

- Về hiệu quả kinh tế: Lãi ròng cơ bản tăng khi tăng liều lượng phân

bón và bảo đảm cân đối vô cơ - hữu cơ. Lãi ròng đạt cao nhất ở tổ hợp

VCPC11 có tổ hợp phân bón 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O + 10 tấn

phân chuồng + 500 kg vôi/ha. Lãi ròng giảm khi đầu tư phân chuồng ở mức

cao hơn (tổ hợp VCPC12). Sản xuất lạc bị lỗ nếu đầu tư phân bón thấp ở mức

từ tổ hợp phân bón ở tổ hợp 5 trở xuống. Đối với RR, để bảo đảm hiệu quả

Page 105: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

93

cho vốn đầu tư trong sản xuất lạc đạt cao (RR > 0,25 ) thì mức đầu tư phân

bón phải cân đối hữu cơ và vô cơ ở mức khá trở lên.

Như vậy, qua kết quả đánh giá chung ở trên, chúng tôi có kết luận như

sau: Để bảo đảm sản xuất lạc L14 nói riêng và các giống lạc tiến bộ kỹ thuật

có tiềm năng năng suất cao nói chung trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình đạt

năng suất, hiệu quả kinh tế cao, tăng độ phì cho đất và bền vững cần áp dụng

trong quy trình sản xuất lạc với lượng phân bón phù hợp nhất là: 40 kg N +

120 kg P2O5 + 80 kg K2O + 10 tấn phân chuồng + 500 kg vôi cho 1 hecta.

Cũng có thể bón tăng lượng phân chuồng lên mức 15 tấn/ha khi có nguồn

phân chuồng dồi dào, vì mặc dù năng suất và lãi suất không tăng nhưng lại có

tác dụng tăng độ phì cho đất, có lợi cho cây trồng vụ tiếp theo.

3.2.2. Kết quả nghiên cứu xác định tổ hợp phân vô cơ và phân hữu cơ vi sinh

3.2.2.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và hữu cơ vi sinh (HCVS)

đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của lạc thí nghiệm

Dựa vào kết quả trình bày ở bảng 3.18 chúng tôi có nhận xét như sau:

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ở các tổ hợp đối với các chỉ tiêu sinh

trưởng tương đối tương đồng qua 2 vụ thí nghiệm.

Khi tăng liều lượng phân vô cơ và phân HCVS thì có tác động tăng rõ các chỉ

tiêu theo dõi. Đối với phân vô cơ khi liều lượng thay đổi theo các tổ hợp

VCVS1 (ở mức bón 20 kg N + 60 kg P2O5 + 40 kg K2O/ha), tổ hợp VCVS5

(ở mức bón 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha) và tổ hợp VCVS9 (ở mức

bón 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha) biểu hiện sự sai khác giữa các tổ

hợp rõ, các chỉ tiêu theo dõi đều tăng khi liều lượng phân bón tăng, các chỉ

tiêu đạt cao nhất khi mức bón đạt 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha. Đối

với phân HCVS cũng có ảnh hưởng rõ khi tăng liều lượng trong cùng nhóm tổ

hợp có cùng liều lượng phân vô cơ, sự sai khác biểu hiện rõ giữa các tổ hợp

không bón HCVS và có bón phân HCVS. Kết quả ở bảng 3.18 cho thấy

không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê giữa hai mức bón phân

Page 106: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

94

HCVS 0,6 tấn/ha và 0,9 tấn/ha trong cùng nhóm tổ hợp có cùng liều lượng

phân vô cơ.

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và hữu cơ vi sinh đến

một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của lạc thí nghiệm

Chỉ tiêu

Tổ hợp

phân bón

Chiều cao cây khi thu

hoạch (cm)

Tổng số lá/thân khi thu hoạch

(lá)

Tổng cành/cây khi thu hoạch (cành)

Độ dài cành tử diệp khi

thu hoạch (cm)

Tỉ lệ hoa hữu hiệu (%)

Thí nghiệm vụ đông xuân 2010-2011 tại xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy VCVS1 19,62e 16,67d 6,33f 23,41gh 8,42f VCVS2 21,33d 16,73d 6,67f 22,22h 10,40e VCVS3 22,58c 16,73d 8,33d 24,91efg 10,73e VCVS4 22,46c 17,60c 9,00c 25,19def 10,80e VCVS5 21,43d 16,53d 7,93e 24,53fg 9,82e VCVS6 22,82c 17,73bc 9,53b 26,26cde 13,77d VCVS7 24,90b 17,73bc 9,53b 26,58cd 16,27bc VCVS8 24,66b 18,13b 9,60b 27,77abc 15,65c VCVS9 22,54c 17,67c 9,53b 26,17cde 13,70d VCVS10 24,61b 19,13a 10,53a 27,01bc 15,91bc VCVS11 26,08a 18,87a 10,20a 28,54ab 17,92a VCVS12 26,34a 19,07a 10,40a 29,29a 16,99ab

LSD0,05 0,726 0,425 0,396 1,629 1,125

Thí nghiệm vụ đông xuân 2011-2012 tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch VCVS1 20,88f 15,47f 6,20g 22,13f 12,10f VCVS2 21,15f 15,27f 6,20g 22,53ef 14,03ef VCVS3 24,55d 16,73de 7,67d 26,69bc 12,21f VCVS4 24,61d 16,47e 7,60d 26,53bc 14,36ef VCVS5 23,17e 15,00f 6,73f 24,14de 12,86ef VCVS6 24,35d 16,40e 7,53de 25,89cd 15,78de VCVS7 26,86b 17,67abc 8,47bc 28,86a 18,69cd VCVS8 27,21b 17,60bc 8,60b 29,25a 22,01ab VCVS9 24,27d 16,67de 7,13ef 26,01cd 15,84de VCVS10 25,96c 17,27cd 8,13c 28,50ab 18,90bcd VCVS11 28,40a 18,27ab 9,07a 30,05a 19,42bc VCVS12 28,39a 18,33a 8,53a 30,23a 24,32a

LSD0,05 0,654 0,719 0,408 1,971 3,230

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một vụ thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.

Page 107: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

95

Tổng hợp kết quả phân tích trên cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng đạt

cao nhất ở tổ hợp VCVS11 và VCVS12, kế đến là các tổ hợp VCVS7,

VCVS8 và VCVS10, đạt thấp nhất là các tổ hợp VCVS1, VCVS2 và VCVS5.

Bón liều lượng các loại dinh dưỡng vô cơ càng tăng thì cây lạc càng sinh

trưởng phát triển tốt, trong khi đó các chỉ tiêu theo dõi càng tăng khi mức bón

phân HCVS tăng, tuy nhiên khi tăng mức bón lên trên 0,9 tấn/ha thì các chỉ

tiêu theo dõi không tăng. Khi bón ở liều lượng ở mức cao nhất (40 kg N + 120

kg P2O5 + 80 kg K2O/ha) kết hợp với bón lượng phân HCVS ở mức 0,6 tấn/ha

(tổ hợp VCVS11) hoặc 0,9 tấn/ha (tổ hợp VCVS12) thì lạc thí nghiệm sinh

trưởng phát triển đạt cao nhất.

3.2.2.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và hữu cơ vi sinh (HCVS)

đến sự phát triển nốt sần của lạc thí nghiệm

Nhờ mối quan hệ cộng sinh giữa cây lạc và vi khuẩn nốt sần mà vi khuẩn

này có khả năng cố định đạm. Sự phát triển của nốt sần trên cây lạc đều theo

một quy luật nhất định: thời kỳ ra trước ra hoa tăng dần và đạt tối đa vào thời

kỳ đâm tia làm quả, sau đó nốt sần suy giảm hoạt động và khô xác nên số

lượng nốt sần giảm dần vào thời kỳ thu hoạch.

Dựa trên kết quả trình bày ở bảng 3.19, chúng tôi có nhận xét như sau:

- Ở thời kỳ trước ra hoa: Đây là thời kỳ nốt sần mới bắt đầu hình thành, nhìn

chung giữa các tổ hợp thí nghiệm số lượng nốt sần/cây và nốt sần hữu

hiệu/cây không có sự sai khác ý nghĩa về mặt thống kê.

- Thời kỳ đâm tia, làm quả đến thu hoạch: Qua cả hai vụ thí nghiệm, số

lượng nốt sần/cây giữa các tổ hợp có bón phân HCVS có sự sai khác không

có ý nghĩa về mặt thống kê. Đối với số lượng nốt sần hữu hiệu/cây sai khác

giữa các tổ hợp thí nghiệm khá rõ, các tổ hợp bón phối hợp giữa phân vô cơ

và phân HCVS có số lượng nốt sần hữu hiệu/cây cao hơn có ý nghĩa so với

các tổ hợp không bón phân HCVS. Các tổ hợp VCVS7,

Page 108: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

96

Bảng 3.19. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và hữu cơ vi sinh đến sự phát triển nốt sần của lạc thí nghiệm

Số lượng nốt sần/cây (nốt) Số lượng nốt sần hữu

hiệu/cây(nốt) Chỉ

tiêu Công thức

Trước ra hoa

Đâm tia, làm quả

Thu hoạch

Trước ra hoa

Đâm tia, làm quả

Thu hoạch

Thí nghiệm vụ đông xuân 2010-2011 tại xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy VCVS1 46,9a 168,3d 89,8a 7,2cd 42,0ef 16,3f VCVS2 42,7a 176,9cd 91,3a 8,6bcd 41,1f 16,5f VCVS3 27,9a 189,3bcd 97,5a 5,9d 45,3de 18,6deVCVS4 33,3a 170,0d 90,7a 9,6abc 46,1d 19,3cdVCVS5 47,9a 182,4cd 84,9a 9,1abcd 39,7f 16,1f VCVS6 37,5a 204,4abc 92,2a 9,7abc 45,0de 18,9cdVCVS7 41,9a 191,3bcd 96,7a 11,1ab 50,0bc 20,3bcVCVS8 41,5a 213,9ab 103,7a 11,8ab 53,7a 21,6abVCVS9 39,2a 195,6abcd 83,7a 9,4abc 42,3ef 17,3ef VCVS10 44,1a 221,5a 100,9a 12,0a 48,2cd 20,9abVCVS11 34,5a 203,7abc 124,1a 9,9abc 52,7ab 22,3a VCVS12 38,5a 213,6ab 103,9a 10,6ab 55,8a 21,9a LSD0,05 22,563 28,492 41,345 3,3029 3,577 1,409

Thí nghiệm vụ đông xuân 2011-2012 tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch VCVS1 32,7abc 160,2a 95,3a 1,8a 37,1e 15,7f VCVS2 33,4abc 183,6a 96,8a 3,3a 35,5e 16,4ef VCVS3 36,8ab 170,7a 107,5a 2,0a 44,6d 18,2cdVCVS4 40,5a 168,2a 100,3a 2,5a 44,1d 18,3c VCVS5 21,5d 143,1a 83,7a 1,5a 35,5e 16,1ef VCVS6 38,4ab 164,7a 93,3a 1,1a 46,6cd 18,1cdVCVS7 35,9ab 163,8a 102,7a 1,5a 51,1b 20,1b VCVS8 32,8abc 161,9a 108,5a 1,7a 49,8bc 20,3b VCVS9 31,3abcd 142,3a 88,8a 1,4a 37,9e 17,1deVCVS10 27,7bcd 153,3a 101,6a 1,5a 46,3cd 18,7c VCVS11 30,0abcd 172,1a 146,7a 2,1a 51,2b 21,2abVCVS12 23,0cd 160,2a 109,8a 1,0a 55,7a 21,5a LSD0,05 11,194 49,426 68,611 2,816 4,371 1,189

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một vụ thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.

VCVS8, VCVS11 và VCVS12 bón phối hợp cân đối phân vô cơ và HCVS ở

mức vô cơ 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha hoặc 40 kg N + 120 kg P2O5

Page 109: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

97

+ 80 kg K2O/ha với mức HCVS 0,6 tấn/ha hoặc 0,9 tấn/ha đạt số lượng nốt

sần hữu hiệu/cây cao hơn rõ so với các tổ hợp khác, nhưng sai khác giữa

chúng không rõ mặt thống kê.

Như vậy có thể thấy: Liều lượng bón phối hợp giữa phân vô cơ và phân

HCVS khác nhau không có ảnh hưởng rõ đến chỉ tiêu số lượng nốt sần/cây

trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của lạc thí nghiệm, nhưng có ảnh

hưởng rõ đối với chỉ tiêu số lượng nốt sần hữu hiệu/cây từ khi lạc vào thời kỳ

đâm tia làm quả về sau. Bón phối hợp cân đối giữa phân vô cơ và HCVS ở

mức vô cơ 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha hoặc 40 kg N + 120 kg P2O5

+ 80 kg K2O/ha với mức phân hữu cơ vi sinh 0,6 tấn/ha hoặc 0,9 tấn/ha bảo

đảm cho cây lạc hình thành và phát triển nốt sần hữu hiệu thuận lợi, để cố

định đạm cung cấp cho lạc sinh trưởng phát triển.

3.2.2.3. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và hữu cơ vi sinh (HCVS)

đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc thí nghiệm

Dựa trên kết quả trình bày ở bảng 3.20, có thể rút ra các nhận xét sau:

- Đối với các yếu tố cấu thành năng suất: Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón

khác nhau đối với chỉ tiêu số quả chắc/cây, khối lượng 100 quả chắc và khối

lượng 100 hạt khá rõ và khá tương đồng qua 2 vụ thí nghiệm. Khi tăng liều

lượng phân vô cơ và phân HCVS thì các yếu tố cấu thành năng suất cũng có

xu hướng tăng lên. Kết quả phân tích thống kê ở bảng 3.20 cho thấy:

+ Về số quả chắc/cây: Các tổ hợp thí nghiệm sai khác nhau có ý nghĩa

về mặt thống kê khá rõ, đạt cao nhất là tổ hợp VCVS11 và VCVS12, đứng

thứ hai là tổ hợp VCVS7, VCVS8 và VCVS10, đạt thấp nhất là tổ hợp

VCVS1 và VCVS2. Trong cùng một mức bón phân vô cơ, các tổ hợp không

bón phân HCVS có số quả chắc/cây thấp hơn hẳn so với các tổ hợp có bón

phân HCVS; các tổ hợp bón phân HCVS ở mức 0,6 tấn/ha và 0,9 tấn/ha có số

quả chắc/cây cao hơn có ý nghĩa so với 2 tổ hợp còn lại, nhưng sai khác nhau

không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Page 110: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

98

Bảng 3.20. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và hữu cơ vi sinh đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc thí nghiệm

Chỉ tiêu Công thức

Số quả chắc/cây

(quả)

Khối lượng 100 quả chắc

(g)

Khối lượng 100 hạt

(g)

NSLT (tấn/ha)

NSTT (tấn/ha)

Thí nghiệm vụ đông xuân 2010-2011 tại xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy VCVS1 4,33f 133,35e 52,09e 1,733f 1,293h VCVS2 4,93de 136,37cd 53,86d 2,019de 1,408g VCVS3 5,33d 135,15de 53,86d 2,163d 1,708f VCVS4 5,33d 135,77de 54,15d 2,173d 1,723f VCVS5 4,80e 133,35e 53,67d 1,920ef 1,460g VCVS6 6,80c 137,00bcd 56,61c 2,796c 1,930e VCVS7 7,67b 139,54ab 57,47ab 3,209b 2,355c VCVS8 7,80b 139,54ab 58,03a 3,266b 2,430c VCVS9 6,73c 139,56ab 57,25bc 2,820c 2,090d VCVS10 7,87b 139,54ab 57,36ab 3,293b 2,385c VCVS11 8,80a 138,89abc 57,36ab 3,667a 2,628b VCVS12 8,87a 140,19a 57,48ab 3,729a 2,755a LSD0,05 0,437 2,629 0,733 0,203 0,077

Thí nghiệm vụ đông xuân 2011-2012 tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch VCVS1 4,73h 132,16e 52,91h 1,876g 1,340i VCVS2 5,40g 135,15d 52,91h 2,190f 1,530h VCVS3 5,87f 134,53de 55,05fg 2,368e 1,890f VCVS4 6,07f 135,15d 55,66ef 2,460e 1,945f VCVS5 5,40g 135,15d 54,45g 2,188f 1,773g VCVS6 7,33e 139,54bc 56,82cd 3,070d 2,143e VCVS7 7,93cd 140,19abc 57,15bcd 3,336c 2,480cd VCVS8 8,27bc 140,86ab 57,70abc 3,492bc 2,548bc VCVS9 7,53de 138,25c 56,39de 3,125d 2,388d VCVS10 8,40b 140,19abc 57,58abc 3,534b 2,640b VCVS11 9,27a 140,85ab 58,04ab 3,915a 2,860a VCVS12 9,40a 142,19a 58,14a 4,009a 2,873a LSD0,05 0,428 2,409 0,954 0,177 0,094

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một vụ thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.

+ Về khối lượng 100 quả chắc: được chia làm 2 nhóm, biến động trong

khoảng 132,2 đến 142,2 gam, nhóm đạt cao là các tổ hợp VCVS6, VCVS7,

VCVS8, VCVS10, VCVS11 và VCVS12, nhóm đạt thấp hơn là các tổ hợp

Page 111: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

99

VCVS1, VCVS2, VCVS3, VCVS4, VCVS5 và VCVS9 và sai khác về mặt

thống kê giữa các tổ hợp trong cùng một nhóm là không có ý nghĩa.

+ Về khối lượng 100 hạt: Qua 2 vụ thí nghiệm chỉ tiêu này biến động

không lớn (từ 52,1 đến 58,1 gam), nhưng các tổ hợp thí nghiệm cũng có sai

khác nhau về mặt thống kê. Trong các tổ hợp có cùng mức bón phân vô cơ thì

các tổ hợp có bón phối hợp với phân HCVS có khối lượng 100 hạt cao hơn có

ý nghĩa so với tổ hợp không bón phối hợp với phân HCVS, nhưng sai khác

giữa chúng là không có ý nghĩa. Tổ hợp có mức bón phân HCVS và vô cơ

càng cao thì khối lượng 100 hạt đạt càng cao. Nhóm đạt cao nhất qua cả hai

vụ thí nghiệm là tổ hợp VCVS7, VCVS8, VCVS10, VCVS11 và VCVS12.

- Đối với năng suất lý thuyết (NSLT) và năng suất thực thu (NSTT): Sự ảnh

hưởng của các tổ hợp phân bón đến NSLT và NSTT khá tương đồng qua hai

vụ thí nghiệm. Qua kết quả ở bảng 3.20 và hình 3.8 cho thấy, khi tăng liều

lượng phân bón thì NSLT và NSTT cũng tăng theo.

1,29

3

1,40

8 1,70

8

1,72

3

1,46

1,93

2,35

5

2,43

2,09 2,

385 2,62

8

2,75

5

1,34 1,

53 1,89

1,94

5

1,77

3

2,14

3 2,48

2,54

8

2,38

8

2,64 2,

86

2,87

3

0,00,30,60,91,21,51,82,12,42,73,0

VCVS1 VCVS2 VCVS3 VCVS4 VCVS5 VCVS6 VCVS7 VCVS8 VCVS9 VCVS10 VCVS11 VCVS12

Công thức

Năn

g su

ất t

hực

thu

(tấn

/ha)

Vụ Đông xuân 2010-2011 Vụ Đông xuân 2011-2012

Hình 3.8. Biểu đồ về năng suất thực thu lạc thí nghiệm của các tổ hợp phân vô cơ và hữu cơ vi sinh

Page 112: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

100

Trong cùng một mức bón phân vô cơ thì tổ hợp có bón phân HCVS có

năng suất cao hơn rõ so với tổ hợp không có bón phân HCVS và hai tổ hợp có

bón phối hợp với phân HCVS ở mức 0,6 tấn và 0,9 tấn/ha không có sự sai khác

rõ. Chỉ riêng, thí nghiệm vụ đông xuân 2010-2011 có NSTT của tổ hợp

VCVS12 lớn hơn có ý nghĩa so với tổ hợp VCVS11.

NSLT được chia thành 6 - 7 nhóm và dao động khá lớn từ 1,733 tấn/ha

đến 4,009 tấn/ha, NSTT được chia thành 8 - 9 nhóm và dao động trong

khoảng từ 1,293 tấn/ha đến 2,873 tấn/ha. Các tổ hợp VCVS11 có mức bón 40

kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O + 500 kg vôi + 0,6 tấn phân HCVS/ha và tổ

hợp VCVS12 có mức bón 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O + 500 kg vôi +

0,9 tấn phân HCVS/ha có năng suất cao nhất, đứng thứ hai là các tổ hợp

VCVS7 và VCVS8 có mức bón 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg

vôi kết hợp lần lượt với 0,6 và 0,9 tấn phân HCVS/ha và tổ hợp VCVS10 có

mức bón 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O + 500 kg vôi + 0,3 tấn phân

HCVS/ha và đạt thấp nhất là tổ hợp VCVS1 có mức bón 20 kg N + 60 kg

P2O5 + 40 kg K2O + 500 kg vôi/ha.

3.2.2.4. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và hữu cơ vi sinh (HCVS)

đến một số tính chất hoá học đất thí nghiệm

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hoá học của đất trước và sau thí

nghiệm được trình bày ở bảng 3.21 cho thấy:

- Về độ chua (pHKCl): Từ đất trước thí nghiệm xếp loại rất chua (4,1). Đến sau

thí nghiệm đất chỉ chua vừa đến chua nhẹ cho phần lớn các tổ hợp phân bón thí

nghiệm, các tổ hợp có bón phân HCVS độ chua được cải thiện hơn các tổ hợp

không bón phân HCVS (VCVS1, VCVS5 và VCVS9) nhưng không nhiều.

- Về hàm lượng hữu cơ (OM%): Đất trước thí nghiệm xếp loại nghèo đến trung

bình (0,84 đến 1,22). Đến sau thí nghiệm hầu hết đất ở các tổ hợp thí nghiệm

đều có hàm lượng hữu cơ tăng lên so với đất trước thí nghiệm nhưng không

nhiều. Các tổ hợp có bón phân HCVS ở mức 0,6 tấn/ha và 0,9 tấn/ha và bón

Page 113: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

101

phối hợp với phân vô cơ ở mức khá trở lên (30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O

hoặc 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O) hàm lượng hữu cơ của đất sau thí

nghiệm tăng hơn các tổ hợp khác rõ và đều đạt loại trung bình.

Bảng 3.21. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và hữu cơ vi sinh đến tính chất hoá học của đất thí nghiệm

Chỉ tiêu Tổ hợp phân bón

pHKCl OM (%)

Đạm (%)

P2O5 (%)

K2O (%)

P2O5 (mg/100g)

CEC (lđl/100g)

Thí nghiệm vụ đông xuân 2010-2011 tại xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy

Trước thí nghiệm 4,1 1,22 0,123 0,048 0,21 5,54 6,21 VCVS1 4,5 1,11 0,082 0,042 0,20 4,57 6,74 VCVS2 4,8 1,15 0,113 0,045 0,24 5,38 7,28 VCVS3 5,0 1,26 0,112 0,047 0,24 5,42 7,23 VCVS4 5,1 1,22 0,114 0,047 0,28 6,43 7,51 VCVS5 4,6 1,13 0,083 0,041 0,21 5,11 6,53 VCVS6 5,0 1,27 0,112 0,046 0,24 6,35 7,24 VCVS7 5,2 1,42 0,127 0,048 0,33 6,56 7,58 VCVS8 5,1 1,42 0,132 0,047 0,35 6,56 7,52 VCVS9 4,8 1,11 0,084 0,045 0,23 5,27 6,74 VCVS10 5,2 1,26 0,114 0,050 0,26 6,75 8,18 VCVS11 5,1 1,41 0,125 0,052 0,38 7,85 8,13 VCVS12 5,3 1,43 0,126 0,051 0,37 7,92 8,29

Thí nghiệm vụ đông xuân 2011-2012 tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch

Trước thí nghiệm 4,1 0,86 0,073 0,051 0,18 8,35 6,47 VCVS1 4,8 0,98 0,067 0,046 0,20 8,06 6,94 VCVS2 5,0 0,98 0,064 0,048 0,21 8,17 7,51 VCVS3 4,9 1,01 0,065 0,049 0,21 8,21 7,72 VCVS4 5,1 1,03 0,067 0,048 0,23 8,20 7,84 VCVS5 4,6 0,95 0,063 0,050 0,19 8,13 6,28 VCVS6 5,0 1,01 0,064 0,051 0,22 8,75 8,44 VCVS7 5,1 1,03 0,074 0,061 0,28 8,82 8,66 VCVS8 5,1 1,02 0,082 0,064 0,26 8,82 8,73 VCVS9 4,6 0,98 0,066 0,048 0,18 8,14 7,40 VCVS10 5,1 1,02 0,074 0,054 0,22 8,83 8,72 VCVS11 5,2 1,04 0,087 0,063 0,26 9,18 9,04 VCVS12 5,1 1,03 0,085 0,067 0,26 9,32 9,07

Page 114: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

102

- Về hàm lượng đạm tổng số (N%): Đất trước thí nghiệm xếp loại từ nghèo đến

trung bình (0,073 đến 0,123). Đến sau thí nghiệm, đất của các tổ hợp phân bón

không bón phân HCVS hoặc bón phân vô cơ ở mức thấp (20 kg N + 60 kg

P2O5 + 40 kg K2O/ha) có hàm lượng đạm tổng số đều giảm, đất của các tổ

hợp có bón phân HCVS kết hợp với bón phân vô cơ ở mức 30 kg N + 90 kg

P2O5 + 60 kg K2O/ha hoặc 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha hàm lượng

đạm tổng số đều tăng. Tuy nhiên, mức tăng giảm không nhiều.

- Về hàm lượng lân tổng số (P2O5%): Đất trước thí nghiệm xếp loại nghèo

(0,048 đến 0,051). Đến sau thí nghiệm đất ở các tổ hợp có bón phân HCVS

kết hợp với bón phân vô cơ ở mức 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha

hoặc 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha hàm lượng lân tổng số đều có

tăng lên nhẹ, trong đó các tổ hợp phân bón VCVS7, VCVS8, VCVS11 và

VCVS12 vươn lên đạt mức trung bình. Còn các tổ hợp VCVS1, VCVS5,

VCVS9 không bón phân HCVS và các tổ hợp VCVS1, VCVS2, VCVS3,

VCVS4 bón phân vô cơ ở mức 20 kg N + 60 kg P2O5 + 40 kg K2O/ha có hàm

lượng lân tổng số đều giảm qua cả 2 vụ thí nghiệm.

- Về hàm lượng lân dễ tiêu (P2O5 mg/100g đất): Đất trước thí nghiệm xếp loại

nghèo (5,24 đến 8,35). Đến sau thí nghiệm đất ở các tổ hợp có bón phân

HCVS kết hợp với bón phân vô cơ ở mức 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg

K2O/ha hoặc 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha hàm lượng lân dễ tiêu

đều có tăng lên nhẹ. Còn các tổ hợp 1, 5, 9 không bón phân HCVS và các tổ

hợp VCVS1, VCVS2, VCVS3, VCVS4 bón phân vô cơ ở mức 20 kg N + 60

kg P2O5 + 40 kg K2O/ha có hàm lượng lân dễ tiêu đều giảm qua cả 2 vụ thí

nghiệm. Tuy nhiên, mức tăng giảm không nhiều nên đất sau thí nghiệm ở tất

cả các tổ hợp phân bón có hàm lượng lân dễ tiêu vẫn ở mức nghèo.

- Về hàm lượng kali tổng số (K2O%): Đất trước thí nghiệm xếp loại từ rất

nghèo đến nghèo (0,18 đến 0,21). Đến sau thí nghiệm đất ở các tổ hợp thí

nghiệm đều có tăng lên, biểu hiện rất rõ qua cả 2 vụ thí nghiệm nhưng đều

Page 115: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

103

vẫn thuộc loại nghèo.

- Về dung tích hấp thu (CEC lđl/100g đất): Đất trước thí nghiệm có dung tích

hấp thu thấp (6,21 đến 6,47). Đến sau thí nghiệm đất ở các tổ hợp đều có tăng

lên nhẹ nhưng vẫn thuộc loại đất có dung tích hấp thu thấp. Các tổ hợp có

mức bón phân HCVS và phân vô cơ càng tăng thì có CEC càng tăng rõ qua

cả 2 vụ thí nghiệm.

Như vậy, qua phân tích các chỉ tiêu nông hóa ở trên cho thấy các chỉ

tiêu đều tăng lên sau vụ gieo trồng lạc ở các tổ hợp phân bón VCVS6,

VCVS7, VCVS8, VCVS10, VCVS11 và VCVS12, bón phối hợp giữa phân

HCVS với phân vô cơ ở mức 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha hoặc 40

kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha. Trong đó, tăng nhiều nhất ở hai tổ hợp

VCVS11 và VCVS12 ở cả hai vụ thí nghiệm. Còn các chỉ tiêu cơ bản đều

giảm ở các tổ hợp phân bón VCVS1, VCVS2, VCVS3, VCVS4, VCVS5 và

VCVS9, không bón phân HCVS hoặc bón phân HCVS phối hợp với phân vô

cơ bón ở mức thấp (20 kg N + 60 kg P2O5 + 40 kg K2O/ha).

3.2.2.5. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và hữu cơ vi sinh (HCVS)

đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc thí nghiệm.

Kết quả tính toán các chỉ tiêu đánh giá được trình bày ở bảng 3.22 cho thấy:

- Về tổng thu: Tổng thu được tính bằng năng suất thực thu nhân với giá bán lạc

tại thời điểm thu hoạch quy ra trên đơn vị diện tích là 1 ha. Qua hai vụ thí

nghiệm cho thấy, tổng thu ở vụ đông xuân 2011-2012 cao hơn vụ đông xuân

2010-2011 chủ yếu do giá bán lạc tăng lên. Tổng thu của các tổ hợp thí nghiệm

biến động từ 32,325 đến 68,875 triệu đồng vụ đông xuân 2010-2011 và từ

36,180 đến 77,571 triệu đồng vụ đông xuân 2011-2012, chênh lệch giữa các tổ

hợp do năng suất thực thu khác nhau.

- Về tổng chi: Tổng chi được tính bằng tổng tiền mua vật tư nông nghiệp và

tiền công lao động đầu tư cho sản xuất, trong đó chi phí công lao động chiếm

Page 116: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

104

khoảng 60%. Tổng chi ở vụ đông xuân 2011-2012 cao hơn vụ đông xuân

2010-2011 do giá vật tư nông nghiệp và công lao động đều tăng lên.

Bảng 3.22. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và hữu cơ vi sinh đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc thí nghiệm

Đơn vị tính: 1000 đồng/ha

Vụ đông xuân 2010-2011 Vụ đông xuân 2011-2012 Chỉ tiêu

Tổ hợp phân bón

Tổng thu

Tổng chi

Lãi ròng

RR Tổng thu

Tổng chi

Lãi ròng

RR

VCVS1 32325 41792 - 9467 - 36180 46792 -10612 - VCVS2 35200 42512 - 7312 - 41310 47512 -6202 - VCVS3 42700 43232 - 532 - 51030 48232 2798 0,06 VCVS4 43075 43952 - 877 - 52515 48952 3563 0,07 VCVS5 36500 43406 - 6906 - 47871 48406 -535 - VCVS6 48250 44126 4124 0,09 57861 49126 8735 0,18 VCVS7 58875 44846 14029 0,31 66960 49846 17114 0,34 VCVS8 60750 45566 15184 0,33 68796 50566 18230 0,36 VCVS9 44125 44870 -745 - 50625 49870 755 0,02 VCVS10 59625 45590 14035 0,31 71280 50590 20690 0,41 VCVS11 65700 46310 19390 0,42 77220 51310 25910 0,50 VCVS12 68875 47030 21845 0,46 77571 52030 25541 0,49

- Về lãi ròng: Được tính bằng tổng thu trừ tổng chi. Qua tính toán ở bảng 3.22

cho thấy: kết quả lãi ròng ở các tổ hợp trong cả 2 vụ khá tương đồng nhau. Các

tổ hợp VCVS1, VCVS2 có mức bón vô cơ 20 kg N + 60 kg P2O5 + 40 kg

K2O/ha và tổ hợp VCVS5 có mức bón vô cơ 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O

+ không bón phân HCVS/ha có lãi ròng âm (lỗ). Tổ hợp VCVS3, VCVS4 và

VCVS9 có lãi ròng âm (vụ đông xuân 2010-2011) hoặc cho lãi ròng rất thấp (vụ

đông xuân 2011-2012). Các tổ hợp còn lại đều cho lãi ròng tăng khi mức đầu tư

phân bón tăng và đạt cao nhất ở hai tổ hợp VCVS11 và VCVS12.

- Về chỉ số RR: Trong 12 tổ hợp phân bón thí nghiệm thì chỉ có 5 tổ hợp

VCVS7, VCVS8, VCVS10, VCVS11 và VCVS12 có RR > 0,3 qua hai vụ thí

nghiệm. Các tổ hợp phân bón còn lại đều có RR < 0,1 ngoại trừ tổ hợp

VCVS6 trong vụ đông xuân 2011-2012 có RR = 0,18, cho thấy hiệu quả của

Page 117: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

105

việc đầu tư phân bón cho lạc, đầu tư phân bón cho lạc cân đối vô cơ và hữu cơ

vi sinh ở mức khá trở lên thì sẽ cho hiệu quả đầu tư cao, một đồng vốn đầu tư

sau một vụ sản xuất sẽ thu được hơn 0,3 đồng lãi. Đặc biệt trong vụ đông xuân

2011-2012 lạc gặp điều kiện thời tiết khá thuận lợi nên năng suất đạt khá hơn,

đồng thời giá bán lạc tăng cao nên lãi và hiệu quả vốn đầu tư cũng đạt cao.

Như vậy, kết quả phân tích trên cho thấy để thu được lãi trong sản xuất

(mục tiêu chính của sản xuất) cao và ổn định nhất thiết cần phải đầu tư như

sau: mức vô cơ phải cân đối đạt 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha hoặc

40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha, kết hợp với bón phối hợp với phân

HCVS ở mức 0,6 - 0,9 tấn/ha. Đầu tư tốt nhất để đạt lãi cao là bón phân vô cơ

ở mức 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha kết hợp với bón phân HCVS ở

mức 0,6 - 0,9 tấn/ha.

*Tóm lại:

- Từ kết quả thu được qua phân tích trên, chúng tôi thấy ảnh hưởng của

các tổ hợp phân bón đối với các chỉ tiêu sinh trưởng nhìn chung khá tương

đồng với các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lạc

L14 qua 2 vụ thí nghiệm. Năng suất lạc thí nghiệm tăng khi liều lượng phân

bón tăng. Bón phân HCVS có ảnh hưởng làm cho lạc sinh trưởng phát triển

tốt hơn và cho năng suất cao hơn rõ so với không bón phân HCVS. Tuy

nhiên, trong cùng một mức bón phân vô cơ thì hai tổ hợp có bón phối hợp với

phân HCVS ở mức 0,6 tấn và 0,9 tấn/ha không có sự sai khác rõ, nhưng có sai

khác rõ so với tổ hợp có bón phối hợp với phân HCVS ở mức 0,3 tấn. Các tổ

hợp VCVS11 có mức bón 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O + 500 kg vôi +

0,6 tấn phân HCVS/ha và tổ hợp VCVS12 có mức bón 40 kg N + 120 kg

P2O5 + 80 kg K2O + 500 kg vôi + 0,9 tấn phân HCVS/ha có năng suất cao

nhất, năng suất thực thu đạt từ 2,628 – 2,873 tấn/ha.

- Các tổ hợp bón phân vô cơ ở mức 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O

+ 500 kg vôi trở lên và có bón phối hợp với phân HCVS có các chỉ tiêu nông

Page 118: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

106

hóa độ chua (pHKCl), đạm tổng số (N%), lân tổng số (P2O5 %), kali tổng số

(K2O %), lân dễ tiêu (P2O5 mg/100g đất), dung tích hấp thụ (CEC lđl/100g

đất) sau thí nghiệm đều tăng lên đáng kể và trái lại các tổ hợp bón phân vô cơ

ở mức thấp hoặc không bón phân HCVS các chỉ tiêu nông hóa của đất sau thí

nghiệm đều giảm so với đất trước thí nghiệm. Hàm lượng hữu cơ trong đất

sau thí nghiệm ở tất cả các tổ hợp đều cao hơn đất trước thí nghiệm và các tổ

hợp có lượng bón ở mức khá hàm lượng hữu cơ đều đạt loại trung bình.

- Về hiệu quả kinh tế: Việc đầu tư phân bón cho sản xuất lạc vụ đông

xuân trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình bằng việc bón phối hợp giữa phân vô

cơ và phân HCVS có hiệu quả khá cao. Kết quả cũng cho thấy để thu được lãi

trong sản xuất cao và ổn định nhất cần đầu tư lượng phân bón vô cơ ở mức 40

kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha kết hợp với bón phân hữu cơ vi sinh ở

mức 0,6 - 0,9 tấn/ha.

Như vậy, qua kết quả đánh giá chung ở trên, chúng tôi có kết luận sau:

Sản xuất lạc L14 nói riêng và các giống lạc tiến bộ kỹ thuật có tiềm năng

năng suất cao nói chung trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình vẫn có thể đạt năng

suất, hiệu quả kinh tế cao khi sử dụng phân HCVS thay cho phân chuồng để

bón cho lạc. Lượng phân bón xác định phù hợp nhất cho 1 ha là: 40 kg N + 120

kg P2O5 + 80 kg K2O + 500 kg vôi và kết hợp với 0,6 tấn phân hữu cơ vi sinh.

3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH KHUNG THỜI VỤ THÍCH HỢP CHO

GIEO LẠC VỤ ĐÔNG XUÂN TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Sự sinh trưởng phát triển của lạc phản ứng rất chặt với hai yếu tố nhiệt

độ và ẩm độ, trong khi đó lại phản ứng không chặt chẽ với ánh sáng. Nhiệt độ

cao trên 45oC hay thấp hơn 15oC đều ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát

triển của cây lạc. Vào giai đoạn ra hoa nhiệt độ trên 34oC sẽ ảnh hưởng đến

việc hình thành hoa, nhiệt độ ban đêm dưới 10oC sẽ ảnh hưởng xấu đến quá

trình làm quả. Để bảo đảm lạc sinh trưởng phát triển tốt lượng mưa phải đạt

Page 119: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

107

500 – 1000 mm/vụ đối với giống dài ngày (trên 145 ngày) và 300 – 500

mm/vụ đối với giống ngắn ngày và trung ngày.

3.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng

và phát triển của lạc thí nghiệm

3.3.1.1. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến thời gian sinh trưởng của

lạc thí nghiệm

Bảng 3.23. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến thời gian sinh trưởng của lạc thí nghiệm

Thời gian từ gieo đến …..(ngày) Chỉ tiêu

Công thức Nẩy mầm

tối đa Có 3 lá

thật Xuất hiện cành cấp 1

Bắt đầu ra hoa

Kết thúc ra hoa

Tổng TGST

Vụ đông xuân 2009 - 2010 TV1 (15/12) 9 21 28 57 75 136 TV2 (25/12) 9 21 28 56 75 136 TV3 (04/01) 7 18 25 54 72 125 TV4 (14/01) 6 16 23 46 64 120 TV5 (24/01) 6 15 21 43 61 120 TV6 (03/02) 6 15 20 43 61 120 TV7 (13/02) 6 15 20 43 61 115 TV8 (23/02) 6 15 20 43 61 110

Vụ đông xuân 2010 - 2011 TV1 (15/12) 14 25 31 58 77 140 TV2 (25/12) 14 25 31 58 78 141 TV3 (04/01) 12 22 29 55 73 130 TV4 (14/01) 10 20 25 49 67 127 TV5 (24/01) 8 18 24 47 65 125 TV6 (03/02) 7 17 22 46 64 122 TV7 (13/02) 7 16 21 45 63 122 TV8 (23/02) 6 15 20 43 61 115

Qua số liệu tổng hợp ở bảng 3.23 cho thấy: Thời gian sinh trưởng của

giống lạc L14 thí nghiệm qua các thời kỳ đều chịu ảnh hưởng của thời vụ gieo

trồng. Thời vụ gieo trồng càng sớm thì càng kéo dài thời gian sinh trưởng, gieo

lạc sớm trong tháng 12 (công thức 1 và 2) tổng thời gian sinh trưởng kéo dài hơn

đến 10-15 ngày. Trong khi đó, gieo lạc muộn (công thức 7, 8) tổng thời gian sinh

Page 120: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

108

trưởng được rút ngắn 5 – 10 ngày.

Trong các giai đoạn sinh trưởng phát triển của lạc thí nghiệm trong vụ

đông xuân thì giai đoạn cây lạc bị ảnh hưởng của thời vụ gieo nhất là thời

gian từ khi gieo đến trước ra hoa. Trong đó giai đoạn bị ảnh hưởng rõ nhất là

giai đoạn từ gieo đến mọc mầm tối đa, thời gian này có khi kéo dài đến 14

ngày, trong khi nếu gieo ở thời vụ thuận lợi thời gian từ gieo đến mọc mầm

tối đa chỉ 6 ngày.

3.3.1.2. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến tỉ lệ nẩy mầm và tăng trưởng

chiều cao cây

Bảng 3.24. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến tỉ lệ nẩy mầm và chiều cao cây của lạc thí nghiệm

Vụ đông xuân 2009 - 2010 Vụ đông xuân 2010 - 2011 Chỉ tiêu

Công thức

Tỉ lệ mọc mầm (%)

Chiều cao cây khi thu hoạch

(cm)

Tỉ lệ mọc mầm (%)

Chiều cao cây khi thu hoạch

(cm) TV1 (15/12) 71,33 c 23,67 b 68,67 e 22,74 bc

TV2 (25/12) 72,67 c 23,69 b 70,67 e 24,15 ab

TV3 (04/01) 81,33 b 24,19 b 76,00 d 24,05 ab

TV4 (14/01) 85,33 a 26,03 a 81,33 c 25,15 a

TV5 (24/01) 84,00 a 25,55 a 82,00 bc 25,09 a

TV6 (03/02) 84,67 a 24,32 b 84,00 ab 24,25 ab

TV7 (13/02) 85,33 a 20,96 c 83,33 abc 20,71 cd

TV8 (23/02) 84,67 a 20,03 c 84,67 a 19,87 d

LSD0,05 2,111 1,131 2,446 2,068

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một vụ thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.

Qua số liệu tổng hợp ở bảng 3.24 cho thấy:

- Tỉ lệ nẩy mầm: Tỉ lệ nẩy mầm của lạc ngoài đồng ruộng chịu ảnh hưởng lớn

bởi hai yếu tố khí hậu là nhiệt độ và ẩm độ đất. Nhiệt độ đất thấp dưới 15oC

sẽ kéo dài thời gian nẩy mầm, cây mầm mọc không đều, nhiều mầm không

Page 121: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

109

bình thường “mầm đùi gà” hoặc chết. Ẩm độ đất quá cao hạt và mầm non dễ

bị thối. Qua số liệu theo dõi qua 2 vụ thí nghiệm được tổng hợp ở bảng 3.24

cho thấy tỉ lệ mọc mầm ở các công thức 4, 5, 6, 7, 8 đạt cao nhất, kế đến là

các công thức 3 và công thức 1 và 2 đạt thấp nhất. Đối chiếu với số liệu khí

tượng thời gian từ 15/12 đến nữa đầu tháng 01 nhiệt độ trung bình thấp kèm

theo mực nước ngầm nông nên ẩm độ đất rất cao, đặc biệt trong vụ đông xuân

2010-2011 trong thời gian này có nhiều ngày nhiệt độ thấp dưới 15oC. Trong

nửa cuối tháng 1 đến đầu tháng 3 điều kiện nhiệt độ cao hơn, mực nước ngầm

ngày càng thấp hơn nên thuận lợi cho lạc nẩy mầm, đặc biệt trong vụ đông

xuân 2009-2010.

- Về chiều cao cây: Sự tăng trưởng chiều cao cây của lạc thí nghiệm khá

tương đồng qua 2 vụ thí nghiệm và biểu hiện sự sai khác giữa các công thức

rất rõ, các chỉ tiêu theo dõi đạt cao nhất ở công thức 4 và 5, kế đến là công

thức 3 và 6, đạt thấp nhất ở các công thức 1, 2, 7 và 8. Đối chiếu với số liệu

khí tượng ta thấy, nhiệt độ thấp trong tháng 12 , 1 và 2, khô hạn trong tháng 6

đã ảnh hưởng hạn chế lạc thí nghiệm tăng trưởng chiều cao rất rõ.

3.3.1.3. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến sự phát triển cành của lạc

thí nghiệm

Sự sinh trưởng và phát triển của cành có ảnh hưởng trực tiếp đến sự

hình thành bộ tán lá, hoa, quả và năng suất lạc. Qua số liệu tổng hợp kết quả

theo dõi ở bảng 3.25 chúng tôi có nhận xét sau:

Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến sự sinh trưởng phát triển cành

lạc qua hai vụ thí nghiệm khá rõ. Tổng cành khi bắt đầu ra hoa đã có sự sai

khác rõ giữa các công thức. Các công thức 1, 2, 3 gieo sớm có số lượng cành

ít hơn các công thức khác gieo muộn do số lượng cành cấp 1 và cấp 2 đều ít

hơn. Tổng cành ở giai đoạn khi thu hoạch cũng có sự sai khác rõ giữa các

công thức. Các công thức 1, 2 gieo sớm và 7, 8 gieo muộn có tổng cành ít hơn

các công thức 3, 4, 5, 6.

Page 122: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

110

Bảng 3.25. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến sự phát triển cành lạc

Tổng cành (cành)

Số cành cấp1 (cành)

Số cành cấp 2 (cành)

Chi tiêu

Công thức

Bắt đầu ra hoa

Thu hoạch

Bắt đầu ra hoa

Khi thu hoạch

Bắt đầu ra hoa

Thu hoạch

Thí nghiệm vụ đông xuân 2009 - 2010

TV1 (15/12) 5,80 c 8,13 e 3,07 b 5,53 c 2,73 c 2,60 c TV2 (25/12) 5,80 c 8,67 d 3,13 b 5,93 b 2,67 c 2,73 c TV3 (04/01) 6,80 b 9,73 bc 3,27 b 6,33 a 3,53 b 3,40 b TV4 (14/01) 7,53 a 10,27 a 3,67 a 6,53 a 3,87 a 3,73 a TV5 (24/01) 7,67 a 10,07 ab 3,73 a 6,33 a 3,93 a 3,73 a TV6 (03/02) 7,47 a 9,47 c 3,67 a 6,00 b 3,80 a 3,47 ab TV7 (13/02) 7,53 a 8,53 de 3,67 a 5,00 b 3,87 a 3,53 ab TV8 (23/02) 7,67 a 8,13 e 3,73 a 4,77 e 3,93 a 3,47 ab

LSD0,05 0,311 0,401 0,243 0,223 0,177 0,319

Thí nghiệm vụ đông xuân 2010 - 2011

TV1 (15/12) 5,27 d 7,73 e 2,52 c 5,13 c 2,73 d 2,60 c TV2 (25/12) 5,33 d 7,87 e 2,67 c 5,33 c 2,67 d 2,53 c TV3 (04/01) 6,27 c 9,33 d 3,07 b 6,07 b 3,20 c 3,27 b TV4 (14/01) 6,80 b 10,40 a 3,13 ab 6,47 a 3,67 b 3,93 a TV5 (24/01) 7,00 ab 10,40 a 3,27 ab 6,53 a 3,73 ab 3,87 a TV6 (03/02) 7,00 ab 10,33 ab 3,20 ab 6,47 a 3,80 ab 3,87 a TV7 (13/02) 7,27 a 9,87 c 3,33 a 6,20 b 3,93 a 3,67 a TV8 (23/02) 7,20 a 9,93 bc 3,33 a 6,20 b 3,87 ab 3,73 a

LSD0,05 0,381 0,426 0,258 0,261 0,225 0,325

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một vụ thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.

Đối chiếu với điều kiện khí hậu cho thấy đầu vụ nhiệt độ thấp ảnh

hưởng xấu đến sự hình thành và phát triển của cả 2 loại cành (cấp 1, cấp 2)

của các công thức 1, 2 gieo sớm; vào cuối vụ nhiệt độ cao kèm theo khô hạn

do ít mưa, đất giữ nước kém, mực nước ngầm thấp đã ảnh hưởng xấu đến sự

hình thành và phát triển cành cấp 1 ra muộn ở các công thức 7, 8 gieo muộn.

3.3.1.4. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến chỉ số diện tích lá (LAI) và

hình thành nốt sần hữu hiệu

Bộ lá là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh trực quan

Page 123: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

111

sự sinh trưởng và phát triển của cây lạc, quyết định sinh khối, năng suất sinh

vật học cũng như năng suất quả của cây lạc. Nốt sần sống cộng sinh trên rể

lạc có khả năng cố định đạm khí quyển thành đạm dễ tiêu cung cấp cho cây.

Qua số liệu tổng hợp kết quả theo dõi ở bảng 3.26 cho thấy:

Bảng 3.26. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến chỉ số diện tích lá và nốt sần hữu hiệu của lạc thí nghiệm

Chỉ số diện tích lá (LAI) (tổng diện tích lá/m2 đất)

Số lượng nốt sần hữu hiệu (nốt)

Chi tiêu Công thức Bắt đầu

ra hoa Đâm tia, làm quả

Thu hoạch

Bắt đầu ra hoa

Đâm tia, làm quả

Thu hoạch

Thí nghiệm vụ đông xuân 2009 - 2010

TV1 (15/12) 0,52 d 1,91 e 3,23 d 26,40 a 63,87 e 17,33 c TV2 (25/12) 0,53 d 1,96 d 3,26 d 25,93 a 63,73 e 17,53 c TV3 (04/01) 0,53 d 2,01 c 3,46 c 27,13 a 67,87 de 19,60 b TV4 (14/01) 0,57 c 2,06 a 3,73 b 25,20 a 73,27 cd 21,07 a TV5 (24/01) 0,59 b 2,07 a 3,84 a 25,40 a 86,73 a 21,60 a TV6 (03/02) 0,61 a 2,04 ab 3,26 d 24,87 a 79,27 b 18,60 bcTV7 (13/02) 0,62 a 2,01 bc 2,87 e 26,67 a 76,20 bc 16,00 d TV8 (23/02) 0,61 a 1,96 d 2,57 f 25,73 a 75,53 bc 13,93 e

LSD0,05 0,014 0,035 0,088 2,771 5,951 2,541

Thí nghiệm vụ đông xuân 2010 - 2011

TV1 (15/12) 0,51 e 1,76 e 2,85 c 16,67 a 53,33 d 16,53 e TV2 (25/12) 0,52 d 1,78 e 2,90 c 18,40 a 61,20 c 18,93 d TV3 (04/01) 0,54 c 1,84 d 3,09 b 19,93 a 66,60 b 20,20 c TV4 (14/01) 0,57 b 1,90 c 3,76 a 17,80 a 67,33 b 20,93 bcTV5 (24/01) 0,62 a 1,91 c 3,81 a 18,20 a 74,00 a 22,53 a TV6 (03/02) 0,62 a 2,01 b 3,21 b 17,00 a 72,73 a 21,80 abTV7 (13/02) 0,62 a 2,02 b 2,83 c 19,07 a 66,53 b 18,20 d TV8 (23/02) 0,61 a 2,05 a 2,55 d 19,13 a 70,07 ab 18,47 d

LSD0,05 0,015 0,026 0,122 3,354 4,666 1,086

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một vụ thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.

Sự ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến chỉ số diện tích lá và số lượng

nốt sần hữu hiệu của lạc qua hai vụ thí nghiệm khá tương tự nhau và biểu hiện

rõ từ giai đoạn ra hoa, đâm tia về sau. LAI đạt cao nhất ở giai đoạn quả chắc,

Page 124: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

112

các công thức 4 và 5 đạt cao nhất, kế đến là công thức 3 và 6, đạt thấp nhất ở

các công thức 8, 7, 1 và 2. Số lượng nốt sần hữu hiệu đạt cao nhất ở giai đoạn

lạc ra hoa đâm tia, trong giai đoạn này đạt cao ở các công thức 4, 5, 6, 7, 8 và

đạt thấp ở các công thức 1, 2 và 3.

3.3.2. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến tình hình sâu bệnh hại lạc

thí nghiệm

Giống lạc L14 thí nghiệm là giống có khả năng chống chịu khá với các

loại sâu bệnh. Tuy nhiên, qua số liệu theo dõi tình hình phát sinh gây hại lạc

qua 2 vụ ở bảng 3.27 cho thấy mức độ nhiễm sâu bệnh giữa các công thức thí

nghiệm có khác nhau, cụ thể:

- Bệnh lỡ cổ rể (Rhizoctonia solani Kunk): Bệnh lỡ cổ rể phát sinh gây hại lạc

thí nghiệm chủ yếu vào giai đoạn cây con đến ra hoa, qua hai vụ thí nghiệm tỉ

lệ bệnh cao nhất là 18% ở công thức 1 và thấp nhất là 4% ở công thức 6, 8

trong vụ đông xuân 2010-2011. Bệnh có xu thế hại nặng ở các công thức gieo

sớm trong tháng 12 và giảm dần đến hại nhẹ ở các công thức gieo muộn.

- Bệnh gỉ sắt (Puccinia arachidis Speg): Bệnh chủ yếu phát sinh gây hại lạc ở

giai đoạn làm quả đến thu hoạch, qua hai vụ thí nghiệm thì chỉ số bệnh cao

nhất là 18,37% ở công thức 8 trong vụ đông xuân 2009-2010 và thấp nhất là

13,33% ở công thức 5 trong vụ đông xuân 2010-2011; Đánh giá tổng quan

cho thấy bệnh hại lạc thí nghiệm ở mức nhẹ và mức hại cao nhất ở các công

thức gieo muộn trong tháng 2, ở các công thức này lạc có giai đoạn làm quả

đến thu hoạch rơi vào các tháng 5, 6 có nền nhiệt cao, độ ẩm đất thấp, cây

sinh trưởng phát triển kém nên dễ bị nhiễm bệnh.

- Bệnh thối quả (Fusarium sp.): Bệnh phát sinh gây hại lạc thí nghiệm chủ yếu

vào giai đoạn quả chắc đến thu hoạch, qua hai vụ thí nghiệm thì tỉ lệ bệnh cao

nhất là 10,85% ở công thức 1 trong vụ đông xuân 2010-2011 và thấp nhất là

2,62% ở công thức 8 trong vụ đông xuân 2009-2010; Bệnh có xu thế hại nặng

Page 125: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

113

ở các công thức gieo sớm trong tháng 12 và giảm dần đến hại nhẹ ở các công

thức gieo muộn. Các công thức 1, 2, 3 bị nhiễm bệnh nặng do giai đoạn từ quả

chắc đến thu hoạch rơi vào nữa cuối tháng 4 thuộc tiết Cốc vũ – Tiểu mãn mưa

nhiều, ẩm độ đất cao là điều kiện thuận lợi cho Bệnh phát sinh gây hại.

Bảng 3.27. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến tình hình sâu bệnh hại lạc lạc thí nghiệm

Chỉ tiêu

Công thức

Bệnh Lỡ cổ

rể (TLB,%)

Sâu khoang (con/m2)

Sâu cuốn lá

(con/m2)

Bệnh Đốm lá

(CSB, %)

Bệnh Héo rũ (TLB,%)

Bệnh Gỉ sắt

(CSB,%)

Bệnh Thối quả

(TLB,%)

Thí nghiệm vụ đông xuân 2009 - 2010

TV1 12,67 a 5,33 a 4,00 a 13,93 a 5,33 a 14,37 e 10,39 a TV2 10,67 b 4,67 a 3,33 a 14,22 a 6,00 a 14,52 e 9,95 a TV3 6,67 c 6,67 a 4,00 a 13,78 a 4,00 a 14,81 de 8,58 a TV4 4,67 d 4,33 a 4,33 a 13,19 a 4,67 a 14,96 de 6,02 b TV5 4,00 d 6,33 a 4,67 a 13,48 a 6,00 a 15,19 d 5,93 b TV6 4,00 d 5,00 a 5,00 a 13,19 a 5,33 a 15,85 c 5,64 b TV7 4,00 d 6,00 a 5,33 a 13,63 a 4,67 a 17,33 b 2,93 c TV8 4,67 d 5,67 a 5,33 a 13,63 a 6,67 a 18,37 a 2,62 c

LSD0,05 1,813 2,796 2,364 1,579 3,704 0,646 1,829

Thí nghiệm vụ đông xuân 2010 - 2011

TV1 18,00 a 6,33 a 3,67 a 14,22 a 5,33 a 13,63 bc 10,85 a TV2 13,33 b 6,33 a 4,00 a 14,22 a 2,67 a 13,78 bc 9,31 abTV3 8,67 c 5,67 a 3,00 a 14,22 a 4,00 a 13,78 bc 8,95 bcTV4 5,33 d 5,00 a 4,00 a 14,07 a 5,33 a 13,48 bc 9,34 abTV5 6,00 d 6,67 a 4,33 a 14,07 a 4,67 a 13,33 c 8,08 bcTV6 4,00 d 6,00 a 4,67 a 14,07 a 3,33 a 14,53 ab 7,35 c TV7 4,67 d 7,00 a 5,33 a 14,37 a 6,00 a 15,56 a 5,04 d TV8 4,00 d 6,00 a 6,00 a 14,07 a 5,33 a 15,41 a 3,96 d

LSD0,05 2,228 2,883 4,089 0,634 3,303 1,162 1,751

Ghi chú: - Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một vụ thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê. - TLB: Tỉ lệ bệnh; - CSB: Chỉ số bệnh.

Page 126: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

114

- Các loại sâu bệnh: Sâu khoang (Spodoptera litura Fabricius), sâu cuốn lá

(Hedylepta indicata Fabricius), bệnh đốm lá (chủ yếu là bệnh đốm nâu -

Cercospora arachidicola Hori), bệnh héo rũ (chủ yếu là héo rũ gốc mốc đen -

Aspergillus niger Van Tiegh) đều gây hại nhẹ lạc thí nghiệm và mức độ

nhiễm không có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức thí nghiệm.

3.3.3. Ảnh hưởng của thời vụ gieo lạc đến các yếu tố cấu thành năng suất

và năng suất quả khô của lạc thí nghiệm

Năng suất được xem là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất, nó là

một chỉ tiêu đánh giá toàn diện và đầy đủ nhất quá trình sinh trưởng, phát

triển của cây. Dựa trên kết quả trình bày ở bảng 3.28, có thể rút ra các nhận

xét sau:

- Đối với các yếu tố cấu thành năng suất:

+ Mật độ cây: Trong thí nghiệm mật độ gieo giữa các công thức khác

nhau phần lớn do bệnh lỡ cổ rễ và bệnh héo rũ gây chết cây. Qua kết quả số

liệu được tổng hợp ở bảng 3.28 cho thấy các công thức 1 và 2 gieo sớm có

mật độ cây thấp nhất, các công thức còn lại có mật độ cây cao như nhau và

cao hơn rõ so với công thức 1 và 2.

+ Về số quả chắc/cây: Qua 2 vụ thí nghiệm số quả chắc/cây biến động

từ 4,3 đến 7,3 quả. Các công thức 4 và 5 đạt cao nhất, đứng thứ hai là công

thức 6 và 3, tiếp đến là các công thức 7, 2 và 1, đạt thấp nhất là công thức 8.

+ Về hai chỉ tiêu khối lượng 100 quả chắc (P100) và tỉ lệ nhân: Qua hai

vụ thí nghiệm là khá tương đồng nhau. Các công thức từ 1 đến 6 đạt cao nhất

và cao hơn rõ so với hai công thức 7 và 8 gieo muộn. Đối chiếu với điều kiện

khí hậu cho thấy nguyên nhân làm khối lượng 100 quả và tỉ lệ nhân thấp ở hai

công thức 7, 8 là do trong thời gian cuối tháng 5 và trong tháng 6 ở cả hai vụ

thí nghiệm đều có nền nhiệt cao, ít mưa, mực nước ngầm thấp, khả năng giữ

nước của đất kém nên độ ẩm đất ở lớp đất mặt rất thấp đã ảnh hưởng đến quá

trình tích luỷ chất về hạt, làm hạt bé hơn.

Page 127: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

115

Bảng 3.28. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả khô của lạc thí nghiệm

Công thức thí

nghiệm

Mật độ khi thu hoạch

(cây/m2)

Số quả chắc/cây (quả)

Khối lượng 100 quả chắc

(g)

Tỉ lệ nhân (%)

NSLT (tấn/ha)

NSTT (tấn/ha)

Thí nghiệm vụ đông xuân 2009 - 2010

TV1 34,67 c 5,53 d 142,19 b 74,23 a 2,045 d 1,590 d

TV2 35,33 c 6,13 c 142,86 ab 74,37 a 2,321 c 1,665 c

TV3 36,67 b 6,67 b 142,19 b 74,67 a 2,607 b 1,920 b

TV4 38,33 a 7,13 a 143,55 ab 74,40 a 2,945 a 2,170 a

TV5 38,67 a 7,20 a 144,24 a 74,60 a 3,013 a 2,178 a

TV6 38,33 a 6,60 b 140,19 c 72,77 b 2,660 b 1,873 b

TV7 39,00 a 5,27 d 132,16 d 68,80 c 2,034 d 1,310 e

TV8 38,67 a 4,27 e 131,01 d 67,33 d 1,622 e 1,265 e

LSD0,05 1,289 0,338 1,955 1,024 0,162 0,066

Thí nghiệm vụ đông xuân 2010 - 2011

TV1 33,00 c 5,47 c 142,19 a 73,57 a 1,924 c 1,263 g

TV2 33,33 c 5,60 c 142,88 a 73,73 a 2,001 c 1,303 f

TV3 36,33 b 6,40 b 142,22 a 73,93 a 2,482 b 1,810 c

TV4 37,67 ab 7,07 a 142,88 a 73,63 a 2,853 a 2,098 a

TV5 38,00 a 7,33 a 143,57 a 73,70 a 3,004 a 2,110 a

TV6 37,67 ab 7,20 a 141,52 ab 73,80 a 2,878 a 1,993 b

TV7 38,00 a 6,27 b 138,25 bc 72,47 b 2,469 b 1,683 d

TV8 37,67 ab 5,53 c 136,37 c 72,53 b 2,132 c 1,443 e

LSD0,05 1,424 0,408 3,408 0,429 0,246 0,039

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một vụ thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.

- Đối với năng suất lý thuyết (NSLT) và năng suất thực thu (NSTT):

Sự ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng lạc đến NSLT và NSTT khá tương

đồng qua hai vụ thí nghiệm. Các công thức 4 và 5 có năng suất đạt cao nhất,

kế đến là các công thức 3 và 6, đạt thấp hơn là các công thức 1, 2, 7 và 8.

Page 128: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

116

1,59

1,66

5 1,92 2,

17

2,17

8

1,87

3

1,31

1,26

5

1,26

3

1,30

3 1,81 2,09

8

2,11

1,99

3

1,68

3

1,44

3

00,30,60,91,21,51,82,12,4

TV1 TV2 TV3 TV4 TV5 TV6 TV7 TV8

Công thức

Năn

g suất

thự

c th

u (tấn

/ha)

Vụ Đông xuân 2009-2010 Vụ đông xuân 2010-2011

Hình 3.9. Biểu đồ về năng suất thực thu của lạc thí nghiệm thời vụ

3.3.4. Ảnh hưởng của thời vụ gieo lạc đến hiệu quả kinh tế của sản xuất

lạc thí nghiệm

Hiệu quả kinh tế là mục tiêu cuối cùng của sản xuất, là chỉ tiêu quan

trọng có ý nghĩa quyết định việc đầu tư sản xuất. Kết quả tính toán các chỉ

tiêu đánh giá được trình bày ở bảng 3.29 cho thấy:

Bảng 3.29. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến hiệu quả kinh tế của lạc thí nghiệm

Đơn vị tính: 1000 đồng/ha

Vụ đông xuân 2009-2010 Vụ đông xuân 2010-2011 Công thức Tổng thu Tổng chi Lãi ròng Tổng thu Tổng chi Lãi ròng

TV1 31800 36280 - 4480 31575 46826 -15251

TV2 32300 36154 - 3854 32575 46583 -14008

TV3 38400 34992 3408 45250 45037 213

TV4 43400 34076 9324 52450 43720 8730

TV5 43560 34160 9400 52750 42960 9790

TV6 37460 34117 3343 49825 42777 7048

TV7 26200 34096 - 7896 42075 42868 -793

TV8 25300 34136 - 8836 36075 42746 - 6671

Page 129: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

117

- Về tổng thu: Tổng thu được tính bằng năng suất thực thu nhân với giá bán lạc

quả khô tại thời điểm thu hoạch quy ra trên đơn vị diện tích là 1 ha. Tổng thu ở

vụ đông xuân 2010 – 2011 cao hơn ở vụ đông xuân 2009 – 2010 khi hai công

thức có NSTT tương đương là do giá bán lạc thương phẩm tăng cao hơn.

- Về tổng chi: Tổng chi được tính bằng tổng tiền mua vật tư nông nghiệp và

tiền công lao động đầu tư cho sản xuất. Qua bảng 3.29 cho thấy tổng chi khác

nhau giữa các công thức là do phần chi thêm tiền mua giống trồng dặm, thuốc

bảo vệ thực vật, chi phí thêm công trồng dặm và công phun thuốc bảo vệ thực

vật. Tổng chi ở vụ đông xuân 2010 – 2011 cao hơn ở vụ đông xuân 2009 –

2010 là do giá vật tư và tiền công lao động tăng cao hơn.

- Về lãi ròng: Được tính bằng tổng thu trừ tổng chi. Qua tính toán ở bảng 3.29

cho thấy, kết quả lãi ròng ở các công thức trong cả 2 vụ khá tương đồng nhau.

Thứ tự lãi ròng đạt từ cao đến thấp như sau: công thức 5, 4, 6 và 3, còn các

công thức 1, 2, 7, 8 cho lãi ròng âm (đầu tư sản xuất bị lỗ).

*Tóm lại: Trong điều kiện vụ đông xuân, trên đất cát biển trồng lạc

tỉnh Quảng Bình thời vụ gieo trồng khác nhau có ảnh hưởng đến sự sinh

trưởng phát triển của cây lạc, tình hình diễn biến sâu bệnh hại và hiệu quả

kinh tế trong sản xuất lạc. Cụ thể như sau:

- Sự ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đối với các chỉ tiêu sinh trưởng nhìn

chung khá tương đồng với các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng

suất của giống lạc L14 qua 2 vụ thí nghiệm, năng suất đạt cao nhất ở các công

thức 4 (gieo ngày 14/01) và công thức 5 (gieo ngày 24/01), kế đến là ở các công

thức 6 (gieo ngày 03/02) và công thức 3 (gieo vào ngày 04/01) và đạt thấp nhất ở

các công thức 1 (gieo ngày 15/12), công thức 2 (gieo ngày 25/12), công thức 7

(gieo ngày 13/02) và công thức 8 (gieo ngày 23/02). Tổng thời gian sinh trưởng

bị kéo dài rất nhiều (16 đến 20 ngày) nếu gieo lạc trong tháng 12.

- Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến tình hình diễn biến sâu bệnh hại

lạc qua hai vụ thí nghiệm: Bệnh lỡ cổ rể và bệnh thối quả gây hại chủ yếu ở

Page 130: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

118

các công thức 1, 2 và 3 gieo sớm. Bệnh gỉ sắt gây hại chủ yếu ở các công thức

7 và 8 gieo muộn. Các loại sâu bệnh khác gây hại như nhau ở tất cả các công

thức thí nghiệm và ở mức nhẹ.

- Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến hiệu quả kinh tế: Lãi ròng đạt cao

nhất ở hai công thức 4 và 5, đạt dương ở các công thức 3, 4, 5 và 6, bị lỗ (lãi

âm) ở các công thức 1, 2, 7 và 8.

Như vậy, qua các kết luận trên chúng tôi có thể xác định khung thời vụ

bảo đảm cho năng suất và hiệu quả kinh tế cho trồng lạc trên đất cát biển tỉnh

Quảng Bình trong vụ đông xuân là gieo từ ngày 04/01 đến ngày 03/02.

3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHỦ ĐẤT

CHO LẠC TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH

3.4.1. Ảnh hưởng của phủ đất đến thời gian sinh trưởng của lạc thí nghiệm

Sự sinh trưởng phát triển của lạc chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố

ngoại cảnh. Lạc phản ứng rất chặt với hai yếu tố nhiệt độ và nước. Trong đó

nhiệt độ và ẩm độ đất ảnh hưởng mạnh nhất vào giai đoạn gieo đến phân

cành. Lạc được gieo trong điều kiện đất có nhiệt độ và ẩm độ thích hợp sẽ nẩy

mầm nhanh hơn, tỉ lệ nẩy mầm cao hơn.

Qua số liệu tổng hợp ở bảng 3.30 cho thấy, việc sử dụng vật liệu phủ

đất ở công thức 2 và 3 đều có ảnh hưởng rõ đến thời gian sinh trưởng của

giống lạc L14 thí nghiệm qua các thời kỳ. Trong đó, giai đoạn từ gieo đến nẩy

mầm tối đa có ảnh hưởng rõ nhất. Các công thức 2, 3 được phủ đất bằng ni

lông hoặc rơm đều đạt nẩy mầm tối đa sớm hơn 1 - 2 ngày so với công thức 1

không được phủ đất và việc che phủ đất cho lạc đã có tác dụng rút ngắn thời

gian sinh trưởng của lạc trồng trong vụ đông xuân 5 - 6 ngày so với không

che phủ đất. Sự ảnh hưởng khác nhau giữa hai loại vật liệu ni lông và rơm đối

với thời gian sinh trưởng của lạc thí nghiệm là không rõ.

Page 131: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

119

Bảng 3.30. Ảnh hưởng của phủ đất đến thời gian sinh trưởng của lạc thí nghiệm

Đơn vị tính: ngày

Thời gian từ gieo đến… Chỉ tiêu

Công thức Nẩy mầm

tối đa Có 3

lá thậtXuất hiện cành cấp 1

Bắt đầu ra hoa

Kết thúc ra hoa

Thu hoạch

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ

1. Không phủ (đ/c) 11 21 27 51 67 126 2. Phủ ni lông 10 20 26 49 65 121 3. Phủ rơm 9 19 25 49 64 120

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch

1. Không phủ (đ/c) 12 22 28 51 68 127 2. Phủ ni lông 10 20 26 49 65 121 3. Phủ rơm 10 20 26 49 65 121

3.4.2. Ảnh hưởng của phủ đất đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển

của lạc thí nghiệm

Dựa trên kết quả trình bày ở bảng 3.31, chúng tôi nhận xét như sau:

Bảng 3.31. Ảnh hưởng của phủ đất đến một số chỉ tiêu sinh trưởng

và phát triển của lạc thí nghiệm

Chỉ tiêu Công thức

Chiều cao cây khi thu hoạch

(cm)

Chỉ số diện tích lá khi kết thúc ra hoa

(LAI)

Tổng cành/cây khi thu hoạch

(cành)

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ 1. Không phủ (đ/c) 24,85c 3,61b 9,27b

2. Phủ ni lông 26,11b 4,09a 9,73a

3. Phủ rơm 27,21a 4,38a 9,67a

LSD0,05 0,202 0,444 0,239

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch 1. Không phủ (đ/c) 25,23b 3,53c 9,33a 2. Phủ ni lông 27,01a 4,21b 9,53a 3. Phủ rơm 27,56a 4,63a 9,53a

LSD0,05 0,948 0,221 0,693

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một điểm thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.

Page 132: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

120

- Ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao:

Chiều cao thân chính là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng

sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của cây lạc. Chính vì vậy, khi cây

lạc phát triển chiều cao thuận lợi là rất quan trọng.

Chiều cao cây giữa các công thức dao động trong khoảng 24,85 – 27,56

cm. Thí nghiệm tại xã Cam Thuỷ, chiều cao thân chính của các công thức có

sự sai khác nhau rất rõ, công thức 3 phủ đất bằng rơm đạt cao nhất (27,21

cm), kế đến công thức 2 phủ đất bằng ni lông đạt (26,11 cm) và thấp nhất là

công thức 1 không phủ đất (24,85 cm). Thí nghiệm tại xã Quảng Xuân, sự sai

khác giữa công thức 2 và 3 là không rõ, nhưng đều cao hơn rõ so với công

thức 1 (đối chứng) không phủ đất.

- Ảnh hưởng đến phát triển bộ lá:

Giai đoạn cây ra hoa, đâm tia, làm quả là giai đoạn cây lạc có diện tích lá

lớn nhất và là một trong những chỉ tiêu quyết định đến sự sinh trưởng phát triển

của ruộng lạc. Qua số liệu theo dõi ở bảng 3.31 về chỉ số diện tích lá ở giai đoạn

này chúng tôi thấy lạc thí nghiệm có chỉ số diện tích lá khá tốt (biến động nằm

trong khoảng 3,53 - 4,63). Trong đó, thí nghiệm ở xã Quảng Xuân cho thấy sự

sai khác về LAI giữa các công thức thí nghiệm là rất rõ, công thức 3 phủ đất

bằng rơm đạt cao nhất (4,63), kế đến là công thức 2 phủ ni lông (4,21) và công

thức 1 không phủ đất đạt thấp nhất (3,53). Trong khi đó, thí nghiệm ở xã Cam

Thuỷ cho thấy chỉ số LAI của hai công thức 2 và 3 có sự khác nhau không có ý

nghĩa nhưng lại cao hơn có ý nghĩa về mặt thống kê so với công thức 1 không áp

dụng phủ đất.

- Ảnh hưởng đến phát triển cành:

Cùng với sự phát triển của thân lá, khả năng phân hóa và phát triển của

cành lạc là chỉ tiêu giúp chúng tôi đánh giá khả năng sinh trưởng của cây lạc.

Cành lạc là bộ phận gián tiếp cấu thành năng suất của cây lạc. Là bộ phận tạo

nên hình dáng của cây, là nơi mang lá, ra hoa kết quả tạo nên năng suất cây

Page 133: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

121

lạc sau này. Qua kết quả số liệu ở bảng 3.31 cho thấy, vào giai đoạn thu hoạch

tổng số cành/cây biến động trong khoảng 9,27 – 9,73 cành/cây trên mật độ 40

cây/m2 và sự sai khác giữa các công thức là không lớn. Thí nghiệm tại xã Cam

Thuỷ cho thấy tổng số cành/cây của hai công thức 2 phủ nilông và công thức 3

phủ rơm có sự sai khác nhau không có ý nghĩa nhưng cao hơn có ý nghĩa về mặt

thống kê so với công thức 1 không phủ đất. Đối với thí nghiệm ở xã Quảng Xuân,

các công thức không có sự sai khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê đối với chỉ

tiêu này.

3.4.3. Ảnh hưởng của phủ đất đến sự phát triển nốt sần của lạc thí nghiệm

Dựa trên kết quả trình bày ở bảng 3.32 chúng tôi có nhận xét như sau:

- Thời kỳ trước ra hoa:

Đây là thời kỳ nốt sần mới bắt đầu hình thành, nhìn chung giữa các

công thức thí nghiệm số lượng nốt sần và nốt sần hữu hiệu không có sự sai

khác không có ý nghĩa về mặt thống kê.

- Thời kỳ ra hoa, đâm tia, làm quả:

Đây là thời kỳ số lượng nốt sần đạt đến mức tối đa trong toàn bộ quá

trình sinh trưởng. Qua số liệu ở bảng 3.32, thí nghiệm ở xã Cam Thuỷ các

công thức 2 phủ ni lông và công thức 3 phủ rơm có số lượng nốt sần và nốt

sần hữu hiệu sai khác nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê nhưng cao hơn

có ý nghĩa so với công thức 1 không phủ đất.

- Thời kỳ thu hoạch:

Ở thời kỳ này số lượng nốt sần đã suy giảm. Qua số liệu ở bảng 3.32 cho

thấy, thí nghiệm ở xã Cam Thuỷ, hai công thức phủ ni lông và công thức phủ

rơm có số lượng nốt sần và nốt sần hữu hiệu sai khác nhau không có ý nghĩa

về mặt thống kê nhưng cao hơn có ý nghĩa so với công thức không phủ đất.

Còn đối với thí nghiệm ở xã Quảng Xuân đối với chỉ tiêu tổng số nốt sần sự

sai khác giữa các công thức là không có ý nghĩa nhưng về chỉ tiêu nốt sần hữu

hiệu thì kết quả khi thu hoạch cũng tương tự như thí nghiệm tại xã Cam Thuỷ.

Page 134: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

122

Bảng 3.32. Ảnh hưởng của phủ đất đến phát triển của nốt sần của lạc thí nghiệm

Số lượng nốt sần/cây (nốt)

Số lượng nốt sần hữu hiệu/cây

(nốt) Chỉ

tiêu Công thức

Ra hoa Đâm tia, làm quả

Thu hoạch

Ra hoa Đâm tia, làm quả

Thu hoạch

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ

1. Không phủ (đ/c) 104,27a 280,93b 137,33b 21,93a 71,93b 23,07b

2. Phủ ni lông 112,33a 312,53a 173,20a 28,67a 97,87a 29,47a

3. Phủ rơm 101,27a 329,07a 186,00a 22,00a 102,13a 28,60a

LSD0,05 32,964 30,791 21,276 9,725 23,813 3,246

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch

1. Không phủ (đ/c) 103,67a 263,20a 144,60a 15,47a 64,33a 20,53b

2. Phủ ni lông 110,40a 307,93a 183,00a 20,93a 73,20a 28,33a

3. Phủ rơm 110,53a 300,40a 183,67a 19,60a 83,20a 30,93a

LSD0,05 16,582 54,643 47,315 8,947 26,166 2,732

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một điểm thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.

Như vậy có thể thấy: Việc sử dụng vật liệu phủ đất không ảnh hưởng

đến quy luật phát triển của nốt sần trên cây lạc. Thời kỳ ra trước ra hoa tăng

dần và đạt tối đa vào thời kỳ đâm tia làm quả, sau đó nốt sần suy giảm hoạt

động, khô xác và chết. Tuy nhiên, ruộng lạc được phủ đất việc hình thành và

phát triển nốt sần tốt hơn, đặc biệt kết quả thí nghiệm cho thấy rõ ruộng lạc

được phủ đất duy trì được số lượng nốt sần hữu hiệu cao hơn vào giai đoạn

cuối thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây lạc. Điều này có ý nghĩa trong

việc duy trì các hoạt động sinh lý bình thường của cây, tạo điều kiện cho quá

trình làm quả diễn ra thuận lợi, góp phần bảo đảm cho năng suất cao.

Page 135: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

123

3.4.4. Ảnh hưởng phủ đất đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

quả khô của lạc thí nghiệm

Dựa trên kết quả trình bày ở bảng 3.33, có thể rút ra nhận xét sau:

Bảng 3.33. Ảnh hưởng phủ đất đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của lạc thí nghiệm

Chỉ tiêu

Công thức

Số quả chắc/cây

(quả)

Khối lượng 100 quả

(g)

Khối lượng100 hạt

(g)

NSLT (tấn/ha)

NSTT (tấn/ha)

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ

1. Không phủ (đ/c) 6,53b 142,19b 62,12b 2,786c 2,180c 2. Phủ ni lông 7,53a 148,52a 65,22a 3,356b 2,575b 3. Phủ rơm 8,00a 147,08a 63,92a 3,529a 2,680a LSD0,05 0,478 3,883 1,818 0,168 0,036

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch

1. Không phủ (đ/c) 6,67b 140,86b 62,07b 2,816b 2,198b 2. Phủ ni lông 7,80a 147,08a 65,46a 3,441a 2,653a 3. Phủ rơm 8,00a 146,37ab 65,27a 3,513a 2,655a LSD0,05 0,684 9,325 0,942 0,226 0,096

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một điểm thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.

- Đối với các yếu tố cấu thành năng suất: Việc sử dụng vật liệu phủ đất có

ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất số quả chắc trên cây, khối

lượng 100 quả (P100 quả), khối lượng 100 hạt (P100 hạt) của lạc thí nghiệm.

Các chỉ tiêu số lượng quả chắc/cây và P100 hạt qua cả hai thí nghiệm ở hai xã

Cam Thuỷ và Quảng Xuân đều cho kết quả tương tự nhau: hai công thức 2, 3

được che phủ đất có sai khác nhau không có ý nghĩa nhưng đều đạt cao hơn

có ý nghĩa so với công thức 1 không được phủ đất. Riêng đối với chỉ tiêu

P100 quả, thí nghiệm tại xã Cam Thuỷ có kết quả tương tự như các chỉ tiêu

trên, còn thí nghiệm tại xã Quảng Xuân sai khác giữa các công thức thí

nghiệm không rõ.

Page 136: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

124

2,18

2,575 2,68

2,1982,653 2,655

0,00,30,60,91,21,51,82,12,42,73,0

Không phủ Phủ ni lông Phủ rơm

Năn

g su

ất t

hực

thu

(tấn

/ha)

Thí nghiệm tại Cam Thủy Thí nghiệm tại Quảng Xuân

Hình 3.10. Biểu đồ về năng suất thực thu của lạc thí nghiệm phủ đất

- Đối với năng suất lý thuyết (NSLT) và năng suất thực thu (NSTT): Sự ảnh hưởng

của việc sử dụng vật liệu phủ đất đến NSLT và NSTT khá tương đồng. Các công

thức 2 và 3 có dùng vật liệu phủ đất đều có NSLT và NSTT cao hơn có ý nghĩa

so với công thức 1 không được phủ đất 0,35 – 0,5 tấn/ha ở cả 2 thí nghiệm tại

xã Cam Thuỷ và Quảng Xuân. Kết quả số liệu ở bảng 3.33 cũng cho thấy NSLT

và NSTT của hai công thức 2 và 3 áp dụng phủ đất ở thí nghiệm tại xã Quảng

Xuân sai khác nhau không có ý nghĩa, còn ở thí nghiệm tại xã Cam Thuỷ thì

NSLT và NSTT của công thức 3 phủ rơm cao hơn có ý nghĩa so với công

thức 2 phủ ni lông nhưng không nhiều.

3.4.5. Ảnh hưởng của phủ đất đến một số tính chất của lớp đất canh tác

thực hiện trồng lạc thí nghiệm

3.4.5.1. Ảnh hưởng của phủ đất đến nhiệt độ lớp đất canh tác

Qua số liệu ở bảng 3.34 và hình 3.11 chúng tôi có nhận xét sau:

Page 137: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

125

Bảng 3.34. Diễn biến nhiệt độ của lớp đất canh tác thí nghiệm

Đơn vị tính: oC Ngày đo

Công thức 15/01 25/01 04/02 14/02 24/02 05/3 15/3 25/3 04/4 14/4

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ

1. Không phủ (đ/c) 16,8 17,7 22,0 18,3 18,8 29,7 21,3 17,7 19,7 29,72. Phủ ni lông 18,0 18,7 22,7 19,0 19,2 28,3 22,0 18,7 20,7 28,53. Phủ rơm 18,2 19,0 23,3 19,7 19,5 28,7 22,0 18,8 21,2 29,0Không khí 18,7 19,3 26,3 20,7 20,7 32,3 23,3 20,0 22,7 31,7

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch

1. Không phủ (đ/c) 17,0 17,2 23,5 20,0 18,2 31,2 25,7 18,0 20,3 32,02. Phủ ni lông 18,0 18,3 24,3 20,7 19,0 28,3 25,0 18,7 21,2 29,03. Phủ rơm 18,3 18,7 24,7 21,2 19,3 30,0 25,2 18,8 21,3 29,7Không khí 18,3 19,7 28,3 22,3 19,7 33,3 28,0 21,3 23,0 36,2

15

17

19

21

23

25

27

29

31

33

15.01.12

25.01.12

04.02.12

14.02.12

24.02.12

05.03.12

15.03.12

25.03.12

04.04.12

14.04.12

Ngày đo

Nh

iệt độ

(oC

)

Nhiệt độ không khí CT1 (Đ/c): Không tủCT2: Tủ ni lông CT3: Tủ rơm

Đồ thị: Nhiệt độ đất của các công thức

thí nghiệm tại xã Cam Thủy

15

1719

21

2325

2729

31

3335

37

15.01.12

25.01.12

04.02.12

14.02.12

24.02.12

05.03.12

15.03.12

25.03.12

04.04.12

14.04.12

Ngày đo

Nh

iệt độ

(oC

)

Nhiệt độ không khí CT1 (Đ/c): Không tủCT2: Tủ ni lông CT3: Tủ rơm

Đồ thị: Nhiệt độ đất của các công thức thí nghiệm tại xã Quảng Xuân

Hình 3.11. Diễn biến nhiệt độ lớp đất canh tác của đất thí nghiệm

Nhiệt độ đất luôn thấp hơn nhiệt độ không khí cùng thời điểm.

Nhiệt độ đất ở các công thức 2 và 3 được phủ đất luôn cao hơn công

thức 1 không được phủ đất 0,7 – 1,5oC khi nhiệt độ không khí dưới 27oC. Trái

Page 138: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

126

lại, nhiệt độ đất ở các công thức 2 và 3 luôn thấp hơn công thức 1 không được

phủ đất 0,7 – 3oC khi nhiệt độ không khí trên 27oC.

Nhiệt độ đất ở công thức 3 được phủ rơm luôn cao hơn công thức 2 được

phủ ni lông 0,1 – 1,7oC trong suốt thời gian thí nghiệm.

Như vậy, qua phân tích trên cho thấy việc ứng dụng vật liệu phủ đất

trong sản xuất lạc vụ đông xuân có tác dụng điều hoà nhiệt độ đất hơn so với

đất không được phủ đất (giữ cho đất ấm hơn khi trời rét và mát hơn khi trời

nóng). Nhiệt độ đất điều hoà hơn sẽ tạo điều kiện cho lạc nẩy mầm sớm hơn,

bộ rễ phát triển tốt hơn và sinh vật đất hoạt động tốt hơn. Đây là một trong

những cơ sở bảo đảm lạc sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao hơn. So

sánh hai loại vật liệu phủ đất trong thí nghiệm thì phủ bằng rơm giữ ấm cho đất

tốt hơn khi trời rét so với phủ bằng ni lông nhưng lại không giữ mát tốt hơn cho

đất khi trời nóng.

3.4.5.2. Ảnh hưởng của phủ đất đến ẩm độ của lớp đất canh tác

Bảng 3.35. Diễn biến ẩm độ của lớp đất canh tác thí nghiệm

Đơn vị tính: (%) Ngày đo

Công thức 15/01 25/01 04/02 14/02 24/02 05/3 15/3 25/3 04/4 14/4

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ

1. Không phủ (đ/c) 74,7 72,3 71,7 67,3 65,3 65,3 63,0 52,3 47,7 43,0

2. Phủ ni lông 74,7 75,0 74,3 69,7 67,7 67,7 65,7 55,0 50,3 45,7

3. Phủ rơm 74,7 72,7 72,7 68,3 67,0 66,7 63,7 53,3 48,7 45,0

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch

1. Không phủ (đ/c) 70,7 67,3 67,7 65,3 61,3 62,3 58,3 48,3 43,7 42,3

2. Phủ ni lông 70,7 70,3 70,3 67,3 63,3 64,0 61,0 50,7 45,0 44,7

3. Phủ rơm 70,7 69,0 69,0 66,7 62,3 63,0 59,3 48,7 44,0 43,3

Qua số liệu ở bảng 3.35 và hình 3.12 chúng tôi có nhận xét sau:

Trong thời gian thí nghiệm từ gieo đến thu hoạch ẩm độ đất có xu hướng

Page 139: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

127

giảm dần ở tất cả các công thức thí nghiệm. Công thức 2 và 3 được phủ đất đều

có ẩm độ đất luôn cao hơn so với công thức 1 không được phủ đất từ 0,3 - 3%.

Công thức 2 phủ ni lông luôn có ẩm độ đất đạt cao nhất, cao hơn 1,3 – 3% so

với công thức 1 đối chứng và cao hơn 0,7 – 2,3 % so với công thức 3 phủ rơm.

Như vậy, qua phân tích trên cho thấy việc ứng dụng vật liệu phủ đất

trong sản xuất lạc vụ đông xuân có tác dụng giữ ẩm cho đất hơn so với đất

không được phủ đất. So sánh hai loại vật liệu trong thí nghiệm thì phủ ni lông

giữ ẩm cho đất tốt hơn so với phủ rơm.

40

45

50

55

60

65

70

75

80

15.01.12

25.01.12

04.02.12

14.02.12

24.02.12

05.03.12

15.03.12

25.03.12

04.04.12

14.04.12

Ngày đo

Độ ẩm

(%

)

CT1 (Đ/c): Không tủ CT2: Tủ ni lông CT3: Tủ rơm

Đồ thị: Ẩm độ đất của các công thức thí nghiệm tại xã Cam Thủy

40

45

50

55

60

65

70

75

15.01.13

25.01.13

04.02.13

14.02.12

24.02.12

05.03.12

15.03.12

25.03.12

04.04.12

14.04.12

Ngày đo

Độ ẩm

(%

)

CT1 (Đ/c): Không tủ CT2: Tủ ni lông CT3: Tủ rơm

Đồ thị: Ẩm độ đất của các công thức thí nghiệm tại xã Quảng Xuân

Hình 3.12. Diễn biến ẩm độ lớp đất canh tác của đất thí nghiệm

3.4.5.3. Ảnh hưởng của phủ đất đến một số tính chất hoá học đất

Kỹ thuật trồng trọt không chỉ yêu cầu cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho

cây trồng sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất, chất lượng nông sản cao

mà còn cần chú ý đến việc bồi bổ độ phì của đất ngày càng được tăng lên. Kết

quả phân tích một số chỉ tiêu hoá học của đất trước và sau thí nghiệm được

trình bày ở bảng 3.36.

Page 140: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

128

Qua kết quả ở bảng 3.36 cho thấy: Tất cả các chỉ tiêu phân tích đất sau

thí nghiệm gồm: độ chua (pHKCl), hàm lượng hữu cơ (OM%), đạm tổng số

(N%), lân tổng số (P2O5 %), kali tổng số (K2O %), lân dễ tiêu (P2O5 mg/100g

đất), dung tích hấp thụ (CEC lđl/100g đất) sau thí nghiệm đều tăng lên đáng

kể so với trước thí nghiệm. Đặc biệt, đối với các công thức thí nghiệm đất

được phủ đất hoá tính đất sau thí nghiệm được cải thiện rất rõ so với đất trước

thí nghiệm. Cụ thể:

- Về độ chua (pHKCl): Từ đất trước thí nghiệm xếp loại rất chua đến chua vừa

(4,22 - 4,73). Đến sau thí nghiệm đất ở các công thức thí nghiệm đều được cải

thiện, đạt mức chua nhẹ và sự sai khác giữa chúng là không rõ.

Bảng 3.36. Ảnh hưởng của phủ đất đến tính chất hoá học đất

Chỉ tiêu Công thức pHKCl

OM (%)

Đạm (%)

P2O5 (%)

K2O (%)

P2O5 (mg/100g)

CEC (lđl/100g)

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ

Trước thí nghiệm 4,73 1,36 0,072 0,054 0,408 6,47 6,53

1. Không phủ (đ/c) 5,18 1,72 0,165 0,060 0,725 9,34 8,58

2. Phủ ni lông 5,19 1,79 0,169 0,065 0,755 9,47 8,59

3. Phủ rơm 5,21 1,87 0,175 0,062 0,952 9,42 8,61

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch

Trước thí nghiệm 4,22 1,03 0,129 0,042 0,427 7,75 7,02

1. Không phủ (đ/c) 5,08 1,69 0,157 0,057 0,735 9,98 9,28

2. Phủ ni lông 5,04 1,75 0,179 0,058 0,754 9,82 9,34

3. Phủ rơm 5,12 1,86 0,176 0,056 0,925 10,12 9,32

- Về hàm lượng hữu cơ (OM%): Đất trước thí nghiệm xếp loại trung bình

(1,03 đến 1,36). Đến sau thí nghiệm hàm lượng hữu cơ trong đất ở các công

thức thí nghiệm đều có tăng lên 0,36 – 0,83% so với trước thí nghiệm và đều

đạt mức độ khá. Các công thức 2, 3 được phủ đất đều có hàm lượng hữu cơ

cao hơn công thức 1 đối chứng không được phủ đất. Công thức 3 phủ rơm có

Page 141: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

129

hàm lượng hữu cơ cao nhất. Như vậy, phủ đất khi trồng lạc đã có tác dụng

làm tăng hàm lượng hữu cơ trong đất lên khá rõ ở cả 2 điểm thí nghiệm, trong

đó phủ bằng vật liệu rơm làm tăng hàm lượng hữu cơ trong đất nhất.

- Về hàm lượng đạm tổng số (N%): Đất trước thí nghiệm xếp loại từ nghèo đến

trung bình (0,072 đến 0,129). Đến sau thí nghiệm đất ở các công thức thí

nghiệm đều có tăng lên và đạt loại khá biểu hiện rất rõ ở cả 2 điểm thí nghiệm.

Trong đó, các công thức 2 và 3 có phủ đất đều cao hơn hẳn so với công thức 1

không phủ đất; nhưng sai khác giữa chúng không rõ.

- Về hàm lượng lân tổng số (P2O5%): Đất trước thí nghiệm xếp loại nghèo

(0,042 đến 0,054). Đến sau thí nghiệm đất ở các công thức thí nghiệm đều có

hàm lượng lân tổng số tăng lên nhưng không đáng kể và chưa đạt mức trung

bình qua 2 thí nghiệm ở hai nơi.

- Về hàm lượng lân dễ tiêu (P2O5 mg/100g đất): Đất trước thí nghiệm xếp loại

nghèo (6,47 đến 7,75). Đến sau thí nghiệm đất ở các công thức thí nghiệm

đều có tăng lên đáng kể 2,07 – 2,37 mg/100g đất nhưng vẫn xếp loại nghèo;

chỉ có công thức 3 phủ rơm thí nghiệm tại xã Quảng Xuân tăng lên đạt loại

trung bình. Tuy nhiên, qua đánh giá chung kết quả thí nghiệm ở hai điểm thì

sai khác giữa các công thức không rõ.

- Về hàm lượng kali tổng số (K2O%): Đất trước thí nghiệm xếp loại từ rất

nghèo (0,408 đến 0,427). Đến sau thí nghiệm đất ở các công thức thí nghiệm

đều có tăng lên đáng kể 0,308 – 0,544% và đạt loại trung bình. Trong đó biểu

hiện tăng rất rõ ở công thức 3 phủ rơm, đã tăng hơn gấp đôi so với trước thí

nghiệm và cao hơn rõ so với công thức 1 v à 2. Khả năng do trong rơm có

nhiều K nên sau khi bị phân hủy đã để lại trong đất lượng K đáng kể trên.

- Về dung tích hấp thu (CEC lđl/100g đất): Đất trước thí nghiệm có dung tích

hấp thu thấp, xếp loại nghèo (6,53 đến 7,02). Đến sau thí nghiệm đất dung

tích hấp thu của các công thức thí nghiệm đều có tăng lên nhưng vẫn thuộc

loại thấp.

Page 142: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

130

3.4.6. Ảnh hưởng của phủ đất đến hiệu quả kinh tế của lạc thí nghiệm

Hiệu quả kinh tế là mục tiêu cuối cùng của sản xuất, là chỉ tiêu quan

trọng có ý nghĩa quyết định việc đầu tư sản xuất. Kết quả tính toán các chỉ

tiêu đánh giá được trình bày ở bảng 3.37 cho thấy:

Bảng 3.37. Ảnh hưởng của phủ đất đến hiệu quả kinh tế của lạc thí nghiệm

Đơn vị tính: 1000 đồng/ha

Thí nghiệm tại Cam Thuỷ Thí nghiệm tại Quảng Xuân Chỉ tiêu

Công thức

Tổng thu

Tổng chi

Lãi ròng

RR Tổng thu

Tổng chi

Lãi ròng

RR

1. Không phủ (đ/c) 58860 50906 7954 0,16 59346 50906 8440 0,17

2. Phủ ni lông 69525 53606 15919 0,30 71631 53606 18025 0,34

3. Phủ rơm 72360 53906 18454 0,34 71685 53906 17779 0,33

- Về tổng thu: Tổng thu được tính bằng năng suất thực thu nhân với giá bán

lạc vỏ khô tại thời điểm thu hoạch quy ra trên đơn vị diện tích là 1 ha. Qua hai

thí nghiệm cho thấy, tổng thu của các công thức thí nghiệm biến động từ

58,86 đến 72,36 triệu đồng, chênh lệch tổng thu giữa các công thức là khá rõ

và tương đồng qua 2 thí nghiệm. Công thức 3 phủ rơm đạt cao nhất, đến công

thức 2 phủ ni lông và đạt thấp nhất là công thức 1 (đối chứng) không phủ đất.

- Về tổng chi: Tổng chi được tính bằng tổng tiền mua vật tư nông nghiệp và

tiền công lao động đầu tư cho sản xuất, trong đó chi phí công lao động chiếm

khoảng 60%. Tổng chi phí của các công thức biến động từ 50,906 đến 53,906

triệu đồng. Trong đó, cao nhất là công thức 3 phủ rơm do chi phí mua rơm

cao, tiếp đến là công thức 2 phủ ni lông và thấp nhất là công thức 1 không phủ

đất do không chi kinh phí mua vật liệu phủ đất.

- Về lãi ròng: Được tính bằng tổng thu trừ tổng chi. Qua tính toán ở bảng 3.37

cho thấy kết quả lãi ròng ở các công thức ở cả 2 thí nghiệm tại 2 điểm tương

đồng nhau. Đạt lãi ròng cao nhất là công thức 3 phủ rơm, kế đến là công thức

2 phủ ni lông và có lãi thấp nhất là công thức 1 không phủ đất. Đáng chú ý

Page 143: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

131

nhất là các công thức áp dụng phủ đất có lãi cao hơn nhiều so với công thức

không phủ đất (từ 15,919 đến 18,454 triệu đồng trên 1 ha).

- Về chỉ số RR: Chỉ số RR của các công thức áp dụng phủ đất ở thí nghiệm

tương đối cao (lớn hơn 0,3) so với công thức đối chứng không phủ đất. Như

vậy chứng tỏ rằng, việc đầu tư áp dụng vật liệu phủ đất trong sản xuất lạc cho

hiệu quả kinh tế cao. Kết quả cũng cho thấy 2 loại vật liệu che phủ đất áp

dụng trong thí nghiệm đều cho hiệu quả kinh tế cao và ảnh hưởng của hai loại

vật liệu ni lông và rơm đến hiệu quả kinh tế khác nhau không rõ.

* Tóm lại:

Từ kết quả thu được qua nghiên cứu thí nghiệm đồng thời tại hai vùng,

chúng tôi có kết luận như sau:

- Ảnh hưởng của vật liệu phủ đất đến các chỉ tiêu về sinh trưởng phát

triển chiều cao cây, bộ lá, cành lạc, nốt sần và năng suất khá tương đồng. Lạc

được phủ đất sinh trưởng, phát triển tốt, rút ngắn thời gian sinh trưởng 5 - 6

ngày và cho năng suất tăng 0,395 - 0,462 tấn/ha so với không được phủ đất.

Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy ảnh hưởng của hai loại vật liệu ni lông và

rơm đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển và năng suất lạc là khác nhau

không rõ.

- Ảnh hưởng của vật liệu phủ đất đến một số tính chất lý, hoá học đất khá

tương đồng và đều có cải thiện rõ:

+ Nền nhiệt của đất được điều hoà hơn (ấm hơn khi trời rét và mát hơn

khi trời nóng). So sánh giữ hai loại vật liệu thì rơm giữ ấm cho đất tốt hơn khi

trời rét so với ni lông nhưng lại không giữ mát tốt hơn cho đất khi trời nóng.

+ Ẩm độ đất được che phủ luôn cao hơn so với đất không được phủ, nhờ

hạn chế được sự bốc hơi mặt thoáng, đặc biệt khi phủ bằng ni lông hơi nước

bốc lên từ đất được ngưng tụ lại mặt dưới ni lông và được trả lại đất nên ẩm

độ đất luôn cao hơn đất được phủ bằng rơm hoặc đất không được phủ.

+ Kết quả phân tích các chỉ tiêu nông hoá của đất sau thí nghiệm gồm: Độ

Page 144: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

132

chua (pHKCl), hàm lượng hữu cơ (OM%), đạm tổng số (N%), lân tổng số

(P2O5 %), kali tổng số (K2O%), lân dễ tiêu (P2O5 mg/100g đất), dung tích hấp

thụ (CEC lđl/100g đất) đều tăng lên đáng kể, góp phần cải thiện độ phì của

đất. Kết quả cũng cho thấy đất được che phủ khi trồng lạc có các chỉ tiêu cao

hơn rõ so với đất không được che phủ. Trong đó đáng chú ý là đất được phủ

bằng rơm có các chỉ tiêu hàm lượng hữu cơ, lân dễ tiêu, kali tổng số đều cao

hơn rõ so với đất được phủ bằng ni lông, đặc biệt là hàm lượng kali tổng số

đất được phủ bằng rơm tăng hơn nhiều so với đất trước thí nghiệm là rất có ý

nghĩa cho trồng lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình, vì hiện nay kali được

xác định đang là yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất lạc nhất.

- Về hiệu quả kinh tế: Kết quả thí nghiệm đã chứng tỏ sản xuất lạc thu được

hiệu quả kinh tế cao khi đầu tư thêm áp dụng vật liệu phủ đất, lãi ròng đạt cao

(15,919 - 18,454 triệu đồng/ha) và RR đạt cao (lớn hơn 0,3).

Như vậy, qua kết quả trên chúng tôi thấy sản xuất lạc được đầu tư vật

liệu phủ đất đã có tác dụng cải thiện được lý hoá tính, tăng độ phì của đất tạo

điều kiện cho lạc sinh trưởng phát triển thuận lợi hơn trong suốt thời vụ gieo

trồng góp phần tăng năng suất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, việc

ứng dụng vật liệu phủ đất trong sản xuất lạc đã cải thiện nhiều chỉ tiêu hoá

tính đất sau khi kết thúc vụ sản xuất, có lợi cho các cây trồng vụ sau. So sánh

giữa hai loại vật liệu rơm và ni lông thì phủ đất bằng rơm có ưu điểm hơn so

với phủ đất bằng ni lông.

3.5. KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN KỸ THUẬT TỔNG HỢP

TĂNG NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT LẠC TRÊN

ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ các kết quả ưu việt nhất ở các nghiên cứu về các biện pháp kỹ

thuật trên chúng tôi xây dựng mô hình thực nghiệm thâm canh tăng năng suất

lạc tại Quảng Bình gồm kết cấu các hợp phần như sau:

Page 145: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

133

+ Hợp phần 1 (đối chứng): Quy trình sản xuất lạc gồm các biện pháp

kỹ thuật đang áp dụng trong sản xuất.

+ Hợp phần 2: Quy trình sản xuất lạc mới 1

+ Hợp phần 3: Quy trình sản xuất lạc mới 2

Cụ thể các biện pháp kỹ thuật áp dụng ở các hợp phần như sau:

Biện pháp kỹ thuật

Hợp phần 1 (đối chứng)

Hợp phần 2 Hợp phần 3

Biện pháp kỹ thuật tác động giống nhau Ngày gieo 12/01/2013 12/01/2013 12/01/2013

Giống L14 L14 L14

Mật độ gieo 40 cây/m2

(25cm × 10cm × 1 hạt/hốc)

40 cây/m2

(25cm ×10cm × 1 hạt/hốc)

40 cây/m2

(25cm × 10cm × 1 hạt/hốc)

Biện pháp kỹ thuật tác động khác nhau

Liều lượng phân bón áp dụng tính cho 1ha

30N + 90 P2O5 + 60 K2O + 5 tấn phân chuồng + 500 kg vôi/ha

40N + 120 P2O5 + 80 K2O + 10 tấn phân chuồng + 500 kg vôi/ha

40N + 120 P2O5 + 80 K2O + 0,6 tấn phân Hữu cơ vi sinh + 500 kg vôi/ha

Phủ đất không rơm rơm

3.5.1. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả khô của các hợp

phần mô hình thực nghiệm

Qua số liệu tổng hợp ở bảng 3.38 chúng tôi có một số nhận xét sau:

- Mật độ cây khi thu hoạch (cây/m2):

Mật độ cây khi thu hoạch ở hai hợp phần 2 và 3 có áp dụng các biện

pháp kỹ thuật mới đạt 38 cây/m2, cao hơn hợp phần 1 đối chứng (chỉ đạt 36,4

cây/m2).

- Các chỉ tiêu số quả chắc/cây, khối lượng 100 quả và khối lượng 100 hạt:

Các chỉ tiêu này ở các hợp phần có sự sai khác nhau khá rõ. Đạt cao

nhất là hợp phần 2, đứng thứ 2 là hợp phần 3 và thấp nhất là hợp phần 1 đối

chứng. Trong đó chỉ tiêu số quả chắc/cây có ảnh hưởng mạnh nhất khi áp

Page 146: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

134

dụng kỹ thuật thâm canh mới, chỉ tiêu này ở hai hợp phần 2 và 3 tăng so với

hợp phần đối chứng 42,7 - 64,2 %.

Bảng 3.38. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc của mô hình thực nghiệm

Hợp phần 2 Hợp phần 3

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Hợp phần 1(đối chứng)

Giá trị trung bình

So với đối

chứng (%)

Giá trị trung bình

So với đối

chứng (%)

Mật độ khi thu hoạch cây/m2 36,4 37,9 + 4,2 38,0 + 4,4

Số quả chắc/cây quả 7,49 12,31 + 64,2 10,69 + 42,7

Khối lượng 100 quả gam 141,5 153,1 + 8,2 147,1 + 3,9

Khối lượng 100 hạt gam 62,1 65,2 + 5,2 63,9 + 2,9

Năng suất lý thuyết tấn/ha 2,895 5,360 + 85,1 4,483 + 54,9

Năng suất thực thu tấn/ha 2,095 3,743 + 78,6 3,335 + 59,2

2,095

3,7433,335

0,00,30,60,91,21,51,82,12,42,73,03,33,63,9

Hợp phần 1 Hợp phần 2 Hợp phần 3

Năn

g suất

thự

c th

u (tấn

/ha)

Hình 3.13. Biểu đồ về năng suất thực thu của các hợp phần mô hình

Page 147: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

135

- Năng suất lý thuyết: Số liệu về kết quả tính năng suất lý thuyết ở bảng 3.38

cũng tương đồng với các chỉ tiêu các yếu tố cấu thành năng suất ở trên nên

cũng cho thấy ở các hợp phần có sự sai khác nhau rất rõ. Đạt cao nhất là hợp

phần 2, tăng so với đối chứng đến 85,1%; đứng thứ 2 là hợp phần 3, tăng so

với đối chứng 54,9% và thấp nhất là hợp phần 1 đối chứng.

- Năng suất thực thu: Kết quả thu hoạch thực tế được tổng hợp ở bảng 3.38

cho thấy năng suất thực thu tương đồng với năng suất lý thuyết. mức tăng so

với đối chứng cũng rất lớn. Đạt cao nhất là hợp phần 2 (đạt 3,743 tấn/ha, tăng

78,6% so với đối chứng) và hợp phần 3 (đạt 3,335 tấn/ha, tăng 59,2% so với

đối chứng).

3.5.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hợp phần mô hình thực nghiệm

Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất là một khâu quan trọng và có

ý nghĩa quyết định đến sự phát triển mở rộng sản xuất ra đại trà. Một mô hình

sản xuất được đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế là cơ sở quan trọng cho

người nông dân quan tâm đầu tư áp dụng vào sản xuất và cho các cơ quan

chức năng địa phương định hướng trong quy hoạch phát triển sản xuất. Qua

kết quả tổng hợp, tính toán hiệu quả kinh tế của mô hình thực nghiệm áp dụng

các biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc mới được thể hiện ở bảng 3.39, chúng

tôi có một số đánh giá sau:

- Về chi phí đầu tư: Các hợp phần 2 và 3 áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới

đòi hỏi đầu tư thêm một số loại vật tư như phân bón và rơm phủ đất nên chi

phí đầu vào có tăng lên, hợp phần 2 tăng 6,944 triệu đồng/ha, hợp phần 3 tăng

3,954 triệu đồng/ha so với hợp phần 1 đối chứng. Tuy nhiên, công lao động ở

các hợp phần 2 và 3 đều giảm 10 công/ha (tương đương 1,2 triệu đồng) so với

đối chứng nhờ giảm được nhiều công chăm sóc, làm cỏ. Vì vậy, tổng chi phí

của hợp phần 2 là 54,17 triệu/ha, chỉ tăng 5,744 triệu đồng so với hợp phần 1

đối chứng và tổng chi của hợp phần 3 là 51,21 triệu đồng/ha, tăng 2,754 triệu

đồng so với hợp phần 1 đối chứng.

Page 148: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

136

Bảng 3.39. Hiệu quả kinh tế của mô hình thực nghiệm (tính cho 1 ha)

Hợp phần 1 (đối chứng)

Hợp phần 2 Hợp phần 3

Tiêu chí Đơn vị

tính

Giá bán (đồng) Số

lượng

Thành tiền

(1000đ)

Số lượng

Thành tiền

(1000đ)

Số lượng

Thành tiền

(1000đ)

1. Tổng chi 48426 54170 51210

1.1. Vật tư 20826 27770 24810

Kali Clorua kg 14000 80 1120 100 1400 100 1400 Lân supe kg 3400 190 646 250 850 250 850 NPK (5-10-3) kg 4800 600 2880 800 3840 800 3840 Phân HC vi sinh kg 3400 0 0 0 0 900 2040 Vôi bón ruộng kg 1200 500 600 500 600 500 600 Lạc giống L14 kg 48000 240 11520 240 11520 240 11520Thuốc BVTV 1560 1560 1560 Rơm tấn 300000 0 0 10 3000 10 3000 Phân chuồng tấn 500000 5 2500 10 5000 0 0

1.2. Công lao động công 120000 230 27600 220 26400 220 26400

Làm đất, bón phân lót công 120000 60 7200 60 7200 60 7200 Gieo hạt, tỉa dặm công 120000 60 7200 60 7200 60 7200

Phủ rơm công 120000 0 0 20 2400 20 2400 Làm cỏ, xới xáo, bón thúc lần 1 và 2

công 120000 40 4800 10 1200 10 1200

Phun thuốc BVTV công 120000 10 1200 10 1200 10 1200 Thu hoạch công 120000 60 7200 60 7200 60 7200

2. Tổng thu kg 25000 2097 56619 3743 101061 3335 90045

3. Lãi ròng 8193 46891 38835

4. Tỷ suất lãi so với vốn đầu tư (RR)

0,17 0,87 0,76

- Về tổng thu: Năng suất tăng cao ở hai hợp phần 2 và 3 nhờ áp dụng các biện

pháp kỹ thuật mới nên tổng thu của chúng cao hơn hẳn so với hợp phần 1 đối

chứng. Tổng thu của hợp phần 2 đạt 101,061 triệu đồng/ha, tăng đến 44,442

triệu đồng so với hợp phần 1 đối chứng và tổng thu của hợp phần 3 đạt 90,045

triệu đồng/ha, tăng 37,426 triệu đồng so với hợp phần 1 đối chứng.

Page 149: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

137

- Về lãi ròng: Lãi ròng là kết quả hiệu giữa tổng thu và tổng chi. Qua phân

tích hai chỉ tiêu tổng chi và tổng thu trên cho thấy tổng thu của hai hợp phần 2

và 3 áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới đạt cao, trong khi đó tổng chi phí

đầu tư tăng thêm không nhiều so với hợp phần 1 đối chứng nên lãi ròng đạt

cao hơn rất nhiều so với hợp phần 1 đối chứng. Qua kết quả tổng hợp ở bảng

3.39 cho thấy, lãi ròng cao nhất ở hợp phần 2 đạt 46,891 triệu đồng/ha, đứng

thứ hai là hợp phần 3 đạt 38,835 triệu đồng/ha và thấp nhất là hợp phần 1 đối

chứng đạt chỉ 8,193 triệu đồng/ha.

- Về tỉ suất lợi nhuận so với tổng vốn đầu tư: Tỉ suất lợi nhuận được xác định

bằng hiệu số giữa lãi ròng và tổng chi phí đầu tư. Chỉ số này phản ánh hiệu

quả của vốn đầu tư, đầu tư 1 đồng vốn vào trong một chu trình sản xuất sẽ thu

được bao nhiêu đồng tiền lãi. Qua số liệu ở bảng 3.39 thì tỉ suất lợi nhuận đạt

cao nhất ở hợp phần 2 (đạt 0,87), đứng thứ hai là hợp phần 3 (đạt 0,76) và

thấp nhất là hợp phần 1 đối chứng (chỉ đạt 0,17). Kết quả này đã phản ánh rõ

hiệu quả kinh tế cao của đồng vốn đầu tư cho ứng dụng các biện pháp tiến bộ

kỹ thuật mới vào sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình.

* Tóm lại:

Qua phân tích, đánh giá chi tiết kết quả mô hình thực nghiệm áp dụng

các biện pháp kỹ thuật tổng hợp mà các nghiên cứu của đề tài xác định được

trong sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình cho thấy: Năng suất lạc

đã tăng từ 2,097 tấn/ha lên 33,35 - 37,43 tấn/ha, đưa lãi ròng tăng từ 8,193

triệu đồng/ha lên 38,835 – 46,891 triệu đồng/ha và tỉ suất lợi nhuận so với

vốn đầu tư tăng từ 0,17 lên 0,76 – 0,87.

Page 150: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

138

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. KẾT LUẬN

1.1. Đánh giá tình hình sản xuất lạc và xác định yếu tố hạn chế năng suất lạc

trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình:

Cây lạc có có vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng hàng năm trên đất

cát biển nhờ khả năng thích ứng với điều kiện sản xuất cao. Diện tích đất cát

biển để phát triển sản xuất lạc còn khá lớn (gần 5.500 ha). Người nông dân

được tập huấn kiến thức kỹ thuật sản xuất lạc chiếm tỉ lệ khá cao (76%) và tỉ lệ

sử dụng giống lạc tiến bộ kỹ thuật mới đạt cao (87,7%). Nhận thức của người

nông dân khá đầy đủ về các vấn đề khó khăn trong sản xuất lạc và đã chỉ ra

được một số hướng giải quyết, khắc phục. Tuy nhiên, sản xuất lạc trên loại đất

này hiện nay năng suất và hiệu quả kinh tế còn thấp do các yếu tố hạn chế sau:

- Đất cát biển có độ phì tự nhiên thấp. Đa số các yếu tố dinh dưỡng cần

thiết cho sinh trưởng phát triển của cây lạc đều thuộc loại rất nghèo đến

nghèo. Và kết quả thực nghiệm cho thấy K và P là hai yếu tố dinh dưỡng hàng

đầu hạn chế năng suất lạc. Trong khi đó, việc bón phân của người nông dân

vẫn còn tùy tiện, do chưa có quy trình phân bón cho lạc riêng cho vùng đất cát

biển Quảng Bình.

- Trong khi, điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, sản xuất lạc đang dựa

hoàn toàn vào nước trời và chưa có nghiên cứu thời vụ gieo lạc cho vùng đất cát

biển, nên Sở Nông Nghiệp và PTNT Quảng Bình hướng dẫn khung thời vụ gieo

lạc vụ đông xuân hiện nay còn khá rộng, từ ngày 15/12 đến ngày 25/02. Đây là

một trong những nguyên nhân sản xuất lạc ở vùng này cho năng suất và hiệu quả

kinh tế thấp.

1.2. Xác định được tổ hợp phân bón cân đối, hợp lý giữa vô cơ với hữu cơ cho

lạc trồng trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình vừa tăng năng suất và hiệu quả

kinh tế là: 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha + 500 kg vôi/ha + 10 tấn

Page 151: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

139

phân chuồng/ha cho năng suất quả đạt 3,1 – 3,113 tấn/ha, lãi ròng đạt 25,38 –

29,18 triệu đồng/ha, tỷ suất lãi so với vốn đầu tư đạt 0,51 – 0,53; hoặc có thế

thay phân chuồng bằng phân hữu cơ vi sinh với lượng 0,6 tấn/ha cũng bảo đảm

cho năng suất quả đạt 2,628 – 2,68 tấn/ha, lãi ròng đạt 19,39 – 25,91 triệu

đồng/ha, tỷ suất lãi so với vốn đầu tư (RR) đạt 0,42 – 0,5.

1.3. Xác định được khung thời vụ gieo trồng lạc thích hợp nhất cho vùng đất

cát biển tỉnh Quảng Bình trong vụ đông xuân là từ ngày 04/01 đến ngày

03/02. Trong khung thời vụ này sản xuất lạc cho năng suất thực thu đạt 1,81 –

2,178 tấn/ha và bảo đảm thu được hiệu quả kinh tế.

1.4. Xác định được việc áp dụng biện pháp phủ đất trong sản xuất lạc vừa tăng

năng suất và hiệu quả kinh tế vừa cải thiện nhiều tính chất lý, hóa của đất. Phủ

đất cho năng suất quả tăng 0,395 – 0,482 tấn/ha, lãi ròng tăng 7,966 – 10,01

triệu đồng/ha, chỉ số RR tăng 0,14 – 0,17 so với không phủ đất. So sánh hai

loại vật liệu thì phủ đất bằng rơm phù hợp hơn vì vừa giảm được chi phí sản

xuất do tận dụng được nguồn rơm sẳn có vừa cải thiện độ phì cho đất.

1.5. Mô hình thực nghiệm bằng việc áp dụng đồng thời các biện pháp kỹ thuật

của đề tài xác định được đã cho kết quả vượt trội về năng suất và hiệu quả

kinh tế so với quy trình sản xuất hiện tại. Năng suất tăng 59 - 79% (từ 2,95

tấn/ha tăng lên 3,335 – 3,743 tấn/ha) và lãi ròng từ 8,19 triệu đồng/ha tăng lên

38,83 - 46,89 triệu đồng/ha và chỉ số RR từ 0,17 tăng lên 0,76 – 0,87.

2. ĐỀ NGHỊ

2.1. Triển khai ứng dụng nhanh biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp mà đề tài

đã xác định nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cho người nông dân trồng

lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình. Đây là cơ sở cho việc khuyến khích mở

rộng diện tích trồng lạc và khai thác tiềm năng của vùng đất này.

2.2. Bón phân hữu cơ trong sản xuất lạc trên đất cát biển là yêu cầu quan trọng

bảo đảm sản xuất ổn định và bền vững. Vì vậy, cần khuyến khích sản xuất các

loại phân hữu cơ từ chất thải chăn nuôi, than bùn, phụ phẩm nông nghiệp,....

Page 152: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

140

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Minh Hiếu, Lê Thanh Bồn, Hồ Khắc Minh (2011), Những tiềm

năng và thách thức cho phát triển sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh

Quảng Bình, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 7, trang 3 – 7.

2. Hồ Khắc Minh, Nguyễn Minh Hiếu (2012), Nghiên cứu ảnh hưởng của

thời vụ gieo trồng đến sinh trưởng và năng suất giống lạc L14 trong vụ

đông xuân trên đất cát biến tỉnh Quảng Bình, Tạp chí Nông nghiệp và

PTNT, 10, trang 12 – 20.

3. Lê Thanh Bồn, Hồ Khắc Minh (2012), Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ

hợp phân bón đến năng suất giống lạc L14 trồng trên đất cát ven biến tỉnh

Quảng Bình, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 10, trang 59 – 67.

Page 153: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

141

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Thị An (1993), “Xác định công thức bón phối hợp NPK & Mg cho cây dứa ở một số vùng đất trồng dứa phía Bắc”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 137-140.

2. Đỗ Ánh (2002), Độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

3. Trần Thị Ân, Đoàn Thị Thanh Nhàn (2004), “Xác định mật độ thích hợp trong điều kiện phủ ni lông cho giống lạc L12 trên đất cát biển khô hạn Thanh Hóa trong vụ xuân và vụ thu đông”, Kết quả nghiên cứu khoa học, Quyển X, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 43-45.

4. Nguyễn Văn Bình (1996), Giáo trình cây lạc, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Bộ, E. Muter, Nguyễn Trọng Thi (1999), “Một số kết quả nghiên cứu về bón phân cân đối cho cây trồng ở Việt Nam”, Kết quả nghiên cứu khoa học, Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, quyển 3, tr. 307-335.

6. Nguyễn Văn Bộ (1998), Dự báo nhu cầu sử dụng phân bón đến năm 2000 ở Việt Nam, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Hoá học toàn quốc lần thứ 3, Tập 3, Hội Hoá học Việt Nam, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Bộ (1999), “Quan điểm về quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng ở Việt Nam”, Kết quả nghiên cứu khoa học, Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 229-235.

8. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009), Cở sở dự liệu, http://www.agroviet.gov.vn.

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), 575 giống cây trồng nông nghiệp mới, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

10. Lê Thanh Bồn (1999), Đặc điểm của lân trong đất và hiệu lực phân lân đối với lúa và lạc trên đất cát biển tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp.

11. Lê Thanh Bồn (1996), “Đất cát biển Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học Đất, Hội khoa học đất Việt Nam(7), tr. 46-52.

12. Lê Thanh Bồn (1996), “Hiệu lực của phân lân bón cho cây lạc trên đất cát biển Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Nông công nghiệp thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (10), tr. 426-427.

Page 154: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

142

13. Lê Thanh Bồn (1998), “Thành phần và một số đặc điểm của nguyên tố lân ở đất cát biển”, Tạp chí Khoa học Đất, Hội khoa học đất Việt Nam, tr. 54-57.

14. Lê Thanh Bồn (1997), “Vai trò và hiệu lực của các nguyên tố khoáng N, P, K đối với cây lạc trên đất cát biển”, Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT và Kinh tế nông nghiệp, kỹ yếu 30 năm thành lập trường Đại học Nông Lâm Huế, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 57-61.

15. Hoàng Minh Châu (1998), Cẩm nang sử dụng phân bón, Trung tâm thông tin KHKT Hóa chất, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Chinh, Hà Đình Tuấn, Nguyễn Thị Ngọc Bình (2010), “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc đạt năng suất và hiệu quả cao tại Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (7/2010), tr. 34-40.

17. Nguyễn Thị Chinh, Hoàng Minh Tâm, Trần Đình Long, Nguyễn Văn Thắng (2001), Kết quả khu vực hóa kỹ thuật phủ ni lông cho lạc.

18. Nguyễn Thị Chinh, Trần Đình Long, Nguyễn Văn Thắng, Hoàng Minh Tâm, Gia Phan Quốc, Nguyễn Xuân Thu (2002), “Kết quả nghiên cứu phát triển vụ lạc thu đông ở các tỉnh phía bắc”, Kết quả nghiên cứu khoa học năm 2002, Viện KHKTNN Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 101-113.

19. Nguyễn Thị Chinh (1999), Kết quả thử nghiệm và phát triển các tiến bộ kỹ thuật về trồng lạc trên đồng ruộng nông dân ở miền Bắc Việt Nam, Báo cáo trình bày tại hội thảo về kỹ thuật trồng lạc ở Việt Nam, Hà Nội.

20. Cục Thống kê Quảng Bình (2011), Niên giám thống kê Quảng Bình.

21. Hồ Huy Cường, Hoàng Minh Tâm, Phạm Vũ Bảo, Đỗ Thị Ngọc (2008), Nghiên cứu xác định các giống đậu đỗ (lạc, đậu tương, đậu xanh) thích nghi với các tiểu vùng sinh thái tỉnh Kon Tum, Báo cáo tổng kết đề tài, Sở KH và CN tỉnh Kon Tum.

22. Ngô Thế Dân, Phạm Thị Vượng (1999), Cây lạc ở Trung Quốc những bí quyết thành công, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Ngô Thế Dân và cộng sự (2000), Kỹ thuật đạt năng suất cao ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Dần (1995), “Sử dụng phân bón thích hợp cho lạc xuân trên đất bạc màu Hà Bắc”, Kết quả nghiên cứu khoa học cây đậu đỗ 1991-1995, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, tr. 109-113.

25. Nguyễn Thị Dần (1995), “Sử dụng phân bón thích hợp cho lạc thu trên đất bạc màu Hà Bắc”, Kết quả nghiên cứu khoa học cây đậu đỗ 1991-1995, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, tr. 114-118.

Page 155: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

143

26. Nguyễn Thị Dần và Trần Thúc Sơn (1990), Đặc tính, biện pháp sử dụng, xây dựng mô hình canh tác trên đất cát biển ở Việt Nam, Hội thảo về đất có vấn đề ở Việt Nam, Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa, Dự Án TCP/VIE/0052.

27. Nguyễn Thị Dần, Thái Phiên (1991), “Sử dụng phân bón hợp lý cho một số lọai đất nhẹ”, Tiến bộ kỹ thuật trồng lạc và đậu đỗ ở Việt Nam, Chương trình hợp tác khoa học giữa Bộ Nông nghiệp & Công nghiệp thực phẩm và ICRISAT, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

28. Bùi Đình Dinh (1998), “Vai trò phân hoá học trong quản lý tổng hợp dinh dưỡng cây trồng ở Việt nam”, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Hoá học toàn quốc lần thứ 3, Tập 3, Hội Hoá học Việt Nam, Hà Nội.

29. Trần Đức Dục (1990), “ Một số kết quả nghiên cứu về đất cát biển (1988 – 1989)”, Thông tin Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường đại học Nông nghiệp II - Huế.

30. Nguyễn Thị Đào (1994), “Ảnh hưởng của liều lượng lân đến năng suất lạc tại xã Hương Long, thành phố Huế”, Tạp chí Nông nghiệp & Công nghiệp thực phẩm, tr. 230-232.

31. Thế Đạt (2003), Sinh thái học và các hệ Kinh tế - Sinh thái ở Việt Nam, NXB Nghệ An.

32. Phạm Văn Điềm (2002), Kỹ thuật trồng lạc năng suất và hiệu quả, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

33. Đoàn Văn Điểm (1995), “Kết quả thử nghiệm một số mô hình bón phân hợp lý trên đất bạc màu”, Tạp chí Nông nghiệp & PTNT(2), tr. 64-65.

34. Lâm Công Định (1986), Trồng rừng phòng cát bay, NXB Nông thôn.

35. Trần Kim Đồng, Nguyễn Quang Phổ và cs (1991), Giáo trình sinh lý thực vật, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

36. Ngô Thị Lam Giang, Phan Liêu, Nguyễn Thị Liên Hoa (1999), “Kết quả thử nghiệm và phát triển các tiến bộ kỹ thuật trồng lạc trên đồng ruộng nông dân vùng Đông Nam Bộ”, Hội thảo về kỹ thuật trồng lạc ở Việt Nam, Hà Nội.

37. Võ Thị Gương, Đỗ Thị Thanh Ren, Võ Tòng Xuân. Karl H. Diekmann, Hà Triều Hiệp (1998), “Tổng kết chương trình quản lý phân bón trong canh tác lúa trên một số loại đất chính của đồng bằng sông Cửu Long”, Khoa học Đất (10), tr. 77-83.

Page 156: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

144

38. Trần Thị Thu Hà (2006), Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón phân cân đối cho lạc trên hai loại đất trồng lạc chính ở Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đại học Huế, Huế.

39. Trần Thị Thu Hà (2003), “Thăm dò ảnh hưởng của liều lượng phân chuồng đến năng suất lạc”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (11/2003), tr. 1392-1393.

40. Trần Thị Thu Hà (2004), “Thăm dò ảnh hưởng của liều lượng và tỷ lệ đạm - lân đến năng suất lạc trên đất phù sa nghèo dinh dưỡng’’, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (5/2004), tr. 637-639.

41. Bùi Huy Hiền (1997), “Tình hình sử dụng phân bón ở Việt nam và vai trò của phân hỗn hợp NPK trong việc sử dụng phân bón hợp lý”, Nông nghiệp - Tài nguyên đất và sử dụng phân bón tại Việt Nam, NXB Trẻ, tr. 58-64.

42. Bùi Huy Hiền, Lê Văn Tiềm (1995), “Vai trò của phân khoáng trong thâm canh tăng năng suất lạc xuân vùng Bắc Trung bộ ”, Kết quả nghiên cứu khoa học cây đậu đỗ 1991-1995, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, tr. 119-122.

43. Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị Dần, Nguyễn Thị Loan (2001), “Hiệu lực của kali đối với lạc xuân trên đất bạc màu Hà Bắc, Bắc Giang”, Tạp chí Khoa Học Đất (15), tr. 109-115.

44. Nguyễn Minh Hiếu & ctv (2003), Giáo trình cây công nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

45. Hoàng Thị Thái Hòa, Nguyễn Văn Long, Đỗ Đình Thục, N.Cl. Chiang, J.E. Dufey (2007), “Ảnh hưởng của các dạng phân hữu cơ đến năng suất lạc và khả năng khoáng hóa đạm trên đất cát biển tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, (7/2007), tr. 87-90.

46. Hoàng Thị Thái Hòa, Nguyễn Viết Vinh, Đỗ Đình Thục, Richard Bell (2012), “Ảnh hưởng của các dạng phân hữu cơ đến năng suất lạc và phương pháp bón trên đất cát huyện Phú Cát tỉnh Bình Định”, Tạp chí Khoa Học Đất (39), tr. 37-41.

47. Đậu Thị Hòa, Nguyễn Thị Hằng (2010), Nghiên cứu đặc điểm của nhóm đất cát biển tỉnh Hà Tĩnh và đề xuất những biện pháp sử dụng hợp lý nhóm đất này, Tuyển tập báo cáo Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 7, Đại học Đà Nẵng.

48. Đinh Thái Hoàng & Vũ Đình Chính (2011), “Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất giống lạc TB25 trong vụ xuân

Page 157: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

145

tại Gia Lâm – Hà Nội. Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội”, Tạp chí Khoa học và Phát triển (6), Tập 9, tr. 892-902.

49. Phạm Tiến Hoàng (2003), “Phân hữu cơ trong hệ thống quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng”, Tạp chí khoa học đất, trường Đại học Cần Thơ, Hội Khoa Học đất Việt Nam, tr. 49-52.

50. Hội Khoa học đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

51. Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Văn Viết, Tạ Kim Bính, Phạm Duy Hải (2001), “Giống lạc MD7 kháng bệnh héo xanh vi khuẩn”, Tuyển tập các công trình khoa học kỹ thuật nông nghiệp 2001-2002, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 79-86.

52. Nguyễn Xuân Hồng, Phạm Thị Vượng, Nguyễn Thị Yến (2003), “Kết quả nghiên cứu, thử nghiệm giống lạc MD9”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, (2/2003), tr. 150-151.

53. Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Văn Viết, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Thị Chinh, Trần Đình Long (2004), “Giống lạc mới LO8 (NC2)”, Tuyển tập các công trình khoa học kỹ thuật nông nghiệp 2004, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 81-91.

54. Ngô Ngọc Hưng, Võ Thị Gương, Nguyễn Mỹ Hoa, Đỗ Thị Thanh Ren (2004), Giáo trình phì nhiêu đất, Khoa Nông nghiệp và SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ.

55. Võ Minh Kha (1998), Phân bón và Cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

56. Lê Văn Khoa, Trần Khắc Hiệp và Trịnh Thị Thanh (1996), Hóa học Nông Nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

57. Hoàng Kim (1992), Hệ Thống cây trồng trên đất cát biển Thừa Thiên Huế, Báo cáo Khoa học tại Viện Khoa học nông nghiệp Miền Nam.

58. Khoa Nông Học (1998), Sổ tay nghiên cứu khoa học ngành Nông Học. Trường Đại học Nông Lâm Huế.

59. Trần Văn Lài (1995), Giáo trình Sinh lý thực vật, NXB Giáo dục, Hà Nội.

60. Trần Văn Lài (1993), Kỹ thuật gieo trồng lạc, đậu, vừng, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

61. Phan Liêu (1986), Đất cát biển nhiệt đới, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

62. Phan Liêu (1981), Đất cát biển Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Page 158: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

146

63. Trần Đình Long, Nguyễn Thị Chinh, Nguyễn Văn Thắng, Hoàng Minh Tâm (1999), Tổng quan tình hình nghiên cứu phát triển kỹ thuật tiến bộ trồng lạc ở Việt Nam trong thời gian qua và phương hướng trong những năm tới, Hội thảo về kỹ thuật trồng lạc toàn quốc, Thanh Hóa.

64. Nguyễn Văn Luật (1998), Quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho lúa, Hội thảo quản lý dinh dưỡng tổng hợp để nâng cao năng suất và chất lượng nông phẩm ở Việt Nam - Những thách thức và cơ hội, Nha Trang.

65. Nguyễn Thị Lý (2011), Nghiên cứu phát triển nguồn gen lạc chịu hạn cho vùng trung du và miền núi phía Bắc, Trung tâm Tài nguyên thực vật, tr. 1-8.

66. Manfred Jeebe (1995), Đặc trưng kinh tế trong sử dụng phân bón, Báo cáo tại Hội thảo về sử dụng phân bón cân đối để tăng năng suất cây trồng và cải thiện môi trường, Huế.

67. Trần Văn Minh (2004), “Đánh giá cơ cấu cây trồng trên đất cát biển Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, NXB Nông nghiệp, tr.200.

68. Nguyễn Thị Thu Ngà, Lê Trần Bình (2011), “Phân nhóm các giống lạc theo khả năng chịu hạn khác nhau”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, (8/2011), tr. 48-54.

69. Nguyễn Trần Oánh & cs (2007), Giáo trình sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật, Hà Nội.

70. Thái Phiên và Nguyễn Công Vinh (1996), “Tác động của trồng xen và bón phân hữu cơ tới tính chất đất và năng suất cây trồng trên đất chua”, Tạp chí Nông nghiệp & Công nghiệp thực phẩm (10), tr. 400-402.

71. Lê Văn Quang, Nguyễn Thị Lan (2006), “Xác định liều lượng phân chuồng bón thích hợp cho lạc xuân trên đất cát huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh”, Tạp chí Khoa Học Đất (19), tr. 28-30.

72. Công Doẵn Sắt, Đỗ Trung Bình (1995), Ảnh hưởng của phân kali tới năng suất và chất lượng nông sản trên đất xám miền Đông Nam Bộ, Báo cáo tại hội thảo: Sử dụng phân bón cân đối để tăng năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường, Huế.

73. Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1999), Đất đồi núi thoái hóa và phục hồi, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

74. Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Quảng Bình (2004), Báo cáo rà soát, điều chỉnh quy hoạch nông - lâm nghiệp, thủy lợi tỉnh Quảng Bình giai đoạn từ 2005-2010.

Page 159: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

147

75. Hoàng Văn Tám, Đỗ Trung Bình, Lê Xuân Đính (2013), “Hiệu lực của phân hữu cơ vi sinh đối với cy lâạc trên đất xám Trảng Bàng, Tây Ninh”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, (24/2013), tr. 54-58.

76. Trần Thị Tâm, Hoàng Thị Thuận, Vũ Dương Quỳnh (2004), Nghiên cứu sử dụng phụ phẩm nông nghiệp để tạo nền thâm canh tăng năng suất, chất lượng nông sản và giảm thiểu lượng phân khoáng bón cho cây trồng trong cơ cấu có lúa, Báo cáo khoa học, Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa.

77. Hoàng Minh Tấn (2006), Giáo trình sinh lý thực vật, Hà Nội, tr.127-134 & tr. 185-187.

78. Dương Viết Tình (2005), Phân vùng sinh thái nông nghiệp và một số giải pháp kỹ thuật cho lạc trên đất cát biển Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Đại học Huế.

79. Phạm Chí Thành, Trần Văn Diễn, Phạm Tiến Dũng, Trần Đức Viên (1996), Hệ thống nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

80. Ngô Tự Thành, Vũ Thị Minh Đức, Nguyễn Ngọc Quyên, Nguyễn Thu Hà (2003), “Đặc tính sinh học của một số chủng Azotobacter”, Tạp chí Di truyền học ứng dụng, 4, tr. 31-37.

81. Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Thị Chinh, Nguyễn Xuân Hồng, Trần Đình Long, Hoàng Minh Tâm, Nguyễn Thái An (2001), “Kết quả chọn tạo giống lạc năng suất cao L14”, Kết quả nghiên cứu khoa học nông nghiệp năm 2000, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 144-148.

82. Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Thị Chinh, Trần Đình Long, Nguyễn Xuân Thu, Phan Quốc Gia, Nguyễn Ngọc Quất (2004), “Kết quả nghiên cứu phát triển giống lạc cao sản L18 cho vùng thâm canh”, Tuyển tập các công trình khoa học kỹ thuật nông nghiệp 2004, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 92-101.

83. Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Thị Chinh, Trần Đình Long, Nguyễn Xuân Thu, Phan Quốc Gia, Nguyễn Thị Thúy Lương, Nguyễn Xuân Đoan (2010), Kết quả nghiên cứu và sản xuất thử giống lạc L23, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đậu đỗ, Hà Nội.

84. Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Thị Chinh, Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Thị Thúy Lương, Nguyễn Xuân Đoan (2010), Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lạc L26 phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đậu đỗ, Hà Nội.

Page 160: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

148

85. Nguyễn Trọng Thi, Nguyễn Văn Bộ (1999), “Hiệu lực kali trong mối quan hệ với bón phân cân đối cho một số cây trồng trên một số loại đất ở Việt Nam’’, Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng nông hóa, quyển 3, tr. 288-306.

86. Nguyễn Thị Thuý, Lương Đức Loan và Trịnh Công Tự (1995), Vai trò của phân bón trong việc nâng cao năng suất cây trồng và ổn định độ phì nhiêu đất vùng Tây nguyên, Báo cáo tại Hội thảo về sử dụng phân bón cân đối để tăng năng suất và cải thiện môi trường, Huế.

87. Nguyễn Văn Toàn (2004), “Đặc điểm đất cát vùng duyên hải Bắc Trung Bộ và thực trạng sử dụng”, Tạp chí Khoa học Đất (20), tr. 25-29.

88. Phạm Văn Toản (2002), Kết quả đề tài KC 04.04: Nghiên cứu sản xuất và sử dụng phân bón vi sinh vật chức năng cho một số loại cây trồng nông, lâm nghiệp và công nghiệp, Báo cáo hội nghị khoa học chuyên ngành đất, phân bón và Hệ thống nông nghiệp, Nha Trang 6/2004.

89. Phạm Văn Toản, Trương Hợp Tác (2004), Phân bón vi sinh vật trong nông nghiệp, NXB nông nghiệp.

90. Tổ chức Nông Lương thế giới tại Việt Nam (2012), http://www.fao.org.vn/

91. Mạc Khánh Trang (2008), Nghiên cứu xác định biện pháp kỹ thuật thâm canh giống lạc L14 trên đất phù sa huyện An Nhơn - tỉnh Bình Định, Luận án Thạc sỹ khoa học nông nghiệp.

92. Đỗ Thành Trung, Vũ Đình Chính (2010), “Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc trên đất bạc màu ở tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (6/2010), tr. 3-8.

93. Nguyễn Văn Trương (1992), Tiếp cận vấn đề sinh thái Việt Nam, Viện Kinh tế sinh thái, Hà Nội.

94. Trần Đức Viên, Phạm Văn Phê (1998), Sinh Thái học nông nghiệp, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

95. Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa (1998), Sổ tay phân tích đất, nước phân bón và cây trồng, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

96. Nguyễn Kim Vũ (1995), Nghiên cứu công nghệ sản xuất và ứng dụng phân VSV cố định nitơ nhằm nâng cao năng suất lúa và cây trồng cạn, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp nhà nước KC 08-01, Hà Nội 12/1995.

97. Nguyễn Vy và Vũ Cao Thái (1991), “Kết quả nghiên cứu về cơ sở khoa học của việc nâng cao độ phì nhiêu thực tế của đất Việt Nam trong 5 năm qua”, Tạp chí Nông nghiệp & Công nghiệp thực phẩm (6).

Page 161: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

149

98. Đỗ Thị Xô, Nguyễn Văn Đại, Phạm Văn Thao và Vi Văn Nam (1995), “Sử dụng hợp lý sản phẩm phụ nông nghiệp nhằm tăng năng suất cây trồng và ổn định độ phì nhiêu của đất bạc màu”, Kết quả nghiên cứu khoa học, Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa, Quyển I, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 98-108.

TIẾNG ANH

99. A.Ramakrishna, Hoang Minh Tam, Suhas P. Wani, Tran Dinh Long (2006), “Effect of mulch on soil temperature, moisture, weed infestation and yield of groundnut in northern Vietnam”, Field Crops Research,Volume 95, Issues 2–3, pp. 115-125.

100. Ajay B.C (2006), Evaluation of groundnut varieties for confectionery traits and selection of donor for their improvement, University of Agricultural Sciences Dharwad.

101. Asiwe, J. A. N and Kutu R. F (2007), Effect of plant spacing on yield, weeds, insect infestation and leaf blight of bambara groundnut (Vigna subterranean) (L.) Verdc.), African Crop conference Proceedings, Vol. 8, pp. 1947-1950.

102. A.T.M. Morshed Alam, Md. Abdur Rahman Sarker, Md. Abul Hossain, Md. Mahbubul Islam, Md. Samiul Haque anh M. Hussain (2002), “Yield and quality of groundnut (Arachis hypogaea L.) as affected by hill density and number of plants per hill”, Pakistan Jounal of Agronomy 1(2-3), pp. 74-76.

103. Chang Hwan Park (1996), “The status of technologies used to achieve high groundnut yields in Korea”, Workshop of Achieving High Groundnut Yields, ICRISAT, pp. 51-63.

104. Chen Jian-hong, Chen Yong-shui, Zhuang Ming-chuan (2003), “A Study on the Characteristics of Growth and Development for Spring Peanut with Film Mulching Cultivation in Fujian”, Peanut Science and Technology, Quanzhou Institute of Agricultural Sciences, Jinjiang 362212, China.

105. Chen Ming-zhou, Huang Yao-zhu, Yang You-jun, Pan Dong-ying (2008), “Studies on preventing and killing weeds in peanut fields by herbicidal plastic film”, Guangdong Agricultural Sciences, Sugarcane Industry Research Institute, Guangzhou 510316, China.

Page 162: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

150

106. Chuan Tang Wang, Xiu Zhen Wang, Yue Yi Tang, Dian Xu Chen, Feng Gao Cui, Jian Cheng Zhang, Shan Liu Yu (2009), “Field screening of groundnut genotypes for risistance to bacterial wilt in Shandong province in China”, SAT ejournal, ejournal.icrisat.org.

107. Din Naeem Ud, Mahmood Abid, Gul Sanat Shah Khattak, Iqbal Saeed, Muhammad Fida Hassan (2009), “High yielding groundnut (Arachis hypogaea L.) variety Golden”, Pakistan Journal Bot., 41(5), pp. 2217-2222.

108. Duan Shufen (1998), Groundnut in China a success-story, Asian-facific, Association of Agricultural Research Institute, Bangkok.

109. Food and Agriculture Organization of the United Nations (2012). http://faostat.fao.org/

110. Gang Yao (2004), Peanut production and utilization in the people,s republic of China, Report No.4 for Peanut in Local and Global Food Systerms, University of Georgia.

111. Giller, K.E., E. Witter, and S.P. McGrath. 1998. “Toxicity of heavy metals to microorganisms and microbial processes in agricultural soils”, A review. Soil Biol. Biochem, 30, pp. 1389-1414.

112. Gobarah M.E, Mohamed M.H, Tawfik M.M (2006), “Effect of phosphorus fertilizer and foliar spraying with zine on growth, yield and quality of groundnut under reclaimed sandy soils”, Journal of Applied Science Research, 2(8), pp. 491-496.

113. Gohari A.A, Niyaki S.A.N (2010), “ Effects of iron an nitrogen fertilizer on yield and yield components of peanut (Arachis hypogaea L.) in Astaneh Ashrafiyeh, Iran”, American-Eurasian Journal Agric. and Environ. Science, 9(3), pp. 256-262.

114. Golakiya B (1998), Potassium fertilization of groundnut in Saurashtra region - India, College of Agriculture, Junagadh, India.

115. Gorbet Dan (2003), “Peanut”, New plants for Florida, University of Florida, Florida.

116. Holbrook C.C, Stalker H. Thomas (2003), “Peanut breeding and genetic resources”, Plant breeding reviews, American, vol 22.

117. Hossain M.A, Hamid A (2007), “Influence of N and P fertilizer application on root growth, leaf photosynthesis and yield performance of groundnut”, Bangladesh Journal Agricultural Research, 32(3), pp. 369-374.

Page 163: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

151

118. Ibrahim S.A, Eleiwa M.E (2008), “Response of groundnut (Arachis hypogaea L.) plant to foliar feeding with some organic manure extracts under different levels of NPK fertilizers”, World Journal of Agricultural Sciences, 4(2), pp. 140-148.

119. ICRISAT(2007), Groundnut (Arachis hypogaea L.), http://www.icrisat.org.

120. IFA (1992), World Fertilizer Use manual, IFA publication, Paris.

121. Johnny A.R, Wemin M, Timothy Geob, Wright G.C (2006), “Selection of peanut varieties adapted to the highlands of Papua New Guinea”, Iproving yield and economic viability of peanut production in Papua New Guinea and Australia, ACIAR.

122. Kale DM, Murty G.S.S, Badiganavar A.M, Makane V.G, Toprope V.N, Shirshikar S.P, Jangawad N.P (2008), “TLG 45, a large-seeded groundnut variety for Marathwada region of Maharashtra in India”, SAT ejournal, ejournal.icrisat.org.

123. Khan N, Faridullah, Uddinl Md.I (2009), “Agronomic characters of groundnut (Arachis hypogaea L.) genotypes an affected by nitrogen and phosphorus fertilization under rainfed condition”, Electronic Journal of Environmental, Agricultural and Food Chemistry, 8(1), pp. 61-68.

124. Kuniata L.S (2006), “Evaluation of peanut varieties suitable for the upper Markham Valley, Papua New Guinea”, Iproving yield and economic viability of peanut production in Papua New Guinea and Australia, ACIAR.

125. Liang Xuanqiang (1996), “Status of groundnut cultivation and production in Guangdong”, Workshop of Achieving High Groundnut Yields, ICRISAT, pages 217-222.

126. Mathews C, Lengwati M.D, Smith M.F, Nigam S.N (2007), “New groundnut varieties for smallholder farmers in Mpumalanga, South Africa”, African Crop Science Conference Proceelings, vol 8, pp. 251-257.

127. Mensah J. K, Akomeah P. A, Ikhajiagbe B, Ekpekurede E. O (2006), “Effects of salinity on germination, growth and yield of five groundnut genotypes”, African Journal of Biotechnology, vol 5 (20), pp. 1973-1979.

128. Migawer, Ekram A, Soliman M.A.M (2001), “Performance of two peanut cultivars and their response to NPK fertilization in newly reclaimed loamy sand soil”, Journal Agricultural Science, Mansoura University, 26(11), pp. 6653-6667.

Page 164: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

152

129. Muchtar, Soelaeman Y (2010), “Effects of green manure and clay on the soil characterisrics, growth and yield of peanut at the coastal sandy soil”, Journal Trop Soils, 15(2), pp. 139-146.

130. Mutert. E.(1995), Plant nutrient balances in the Asian and Pacific region - the consequences for agricultural production, Food and Fertilizer Technology Center, Extension Bulletin 415.

131. Naab, J.B., Boote, K.J., Prasad, P.V.V, Seini, S.S., Jones, J.W.(2009), “Influence of fungicide and sowing density on the growth and yield of two groundnut cultivars”, Journal of Agricultural Science, Vol. 147, Issue 2, pp. 179-191.

132. NFDC/FAO (1989), Crop Response to Fertilizer.

133. Nigam S.N, Palmer B, Valentin G.S, Kapukha P, Piggin C, Monaghan B. (2003), “Groundnut: ICRISAT and East Timor”, Agriculture: New Direction for a new Nation - East Timor, ACIAR, No 113, pp. 90-94.

134. Oldeman, L.R, Makkeling R.T.A and Sombroek (1990), World map of the status of human - induced soil degradation: An explanatory note ( revised 2nd edition), Wageningen. ISRIC, the Netherlands.

135. Pham Van Toan, Ha Dinh Tuan (2004), The role of biological nitrogen fixation in increasing crop production and soil fertility in Vietnam Symbiotic nitrogen fixation prospects for anhanced application in tropical agriculture, international workshop on the biological Nitrogen Fixation Challenge Program Initiative edited by R. Serraj Oxford & IBH Publishing Co. Pvt. Ltd New Delhi 2004. ISBN 81 264 16147, pp. 311-317.

136. P.K. Ghosh, K.K. Bandyopadhyay, Devi Dayal, M. Mohanty (2006), “Evaluation of straw and polythene mulch for enhancing productivity of irrigated summer groundnut”, Field Crops Research, Vol. 99, Issues 2-3, pp. 76-86.

137. Sconyers, L.E., Brenneman, T.B., Stevenson, K.L., and Mullinix, B. G.(2005), Effects of plant spacing, inoculation date, and peanut cultivar on epidemics of peanut stem rot and tomato spotted wilt, Plant Dis. 89, pp. 969-974.

138. Shiyam J.O (2010), “Growth and yield response of grondnut (Arachis hypogaea L.) to plant densities and phosphorus on an ultisol in Southeastern Nigeria”, Libyan Agriculture Research Center Journal Internation, 1(4), pp. 211-214.

Page 165: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

153

139. Singh F, Oswalt D.L (1991), Genetics and breeding of groundnut, International Crops Research Institute for the Semi-Arid Tropics, India.

140. Songsri P, Jogloy S, Vorasoot T, Akkasaeng C, Patanothai A, Holbrook C.C (2008), “Response of reproductive characters of drought resistant peanut genotypes to drought”, Asian Journal of Plant Sciences, 7(5), pp. 427-439.

141. Tillman B.L, Gorbet D.W, Whity (2002), “Factor to Consider”, Farmer saved peanut seed, University of Florida, Florida.

142. Tiwari.K.N.(2001), “The changing face of balanced fertilizer use in India”, Better Crop International,Vol. 15, No. 2, PPI/PPIC Publisher, pp. 24-27.

143. Vadez V, Srivastava N, Krishnamurthy L, Aruna R, Nigam SN (2005), “Standardization of a Protocol to Screen for Salinity Tolerance in Groundnut”, ICRISAT ejournal, 1(1).

144. Xie. J.C.(1995), “Balanced fertilization and the sustainable development of China’s Agriculture”, Balanced Fertilization to increase and sustain Agriculture Production, International Potash Institute, Bern/Switzerland, pp. 397-412.

145. Zhang Mingqing, Lin Xinjian (1996), “Studies on nutritional status of upland soil and balanced fertilization for peanut in southeast area of Fujian”, Journal of Peanut Science, CNKI, (3), pp. 11-17.

146. Zhao D, Wright D.L, Marois J.J (2009), “Peanut yield and grade responses to timing of bahiagrass ternination and tillage in a sod-based crop rotation”, Peanut science, 36(2), pp. 196-203.

147. Zheng Hai-hui (2005), A primary report of experiment on sowing date of spring peanut under plastic mulching, Hui′an Agro-technology Station, Hui′an, Fujian 362100, China.

148. Zhou Kejin, Ma Chengzhe, Xu Chengbao, Li Dingbo (2003), “Effects of potash fertilizer on nutrient absorption by peanut and its yield and benefit”, Chinese Journal of Applied Ecology, 14(11), pp. 1917-1920.

149. Zhou Lu-ying, X.D. Li, Wang Li Li (2006), “Effects of different application rates of N, P, K, Ca fertilizers on photosynthesis properties, yield and kernel quality of peanut”, Journal of Peanut Science, (2), pp. 1-5.

150. Zhuang Wei-jian, Guan De-yi, Cai Lai-long, Zhao Chao-wu, Shan Shi-hua, Liu Si-heng (2004), “Growth Characters and Cultivation Technologies of Polythene Mulched Spring Peanut in Fujian”, Peanut Science and Technology, Crop Science Institute of Fujian Agricultural and Forestry University, Fuzhou 350002, China.

Page 166: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

PHỤ LỤC

1. Một số ảnh minh họa trong thời gian nghiên cứu.

2. Mẫu phiếu điều tra nông hộ.

3. Kết quả tính toán chi tiết hiệu quả kinh tế của các thực nghiệm.

4. Kết quả phân tích thống kê số liệu về các yếu tố cấu thành năng

suất và năng suất của các thực nghiệm.

Page 167: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

Phụ lục 1

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA

Ảnh 1: Vùng cát biển thực hiện nghiên cứu đề tài

Ảnh 2: Làm đất gieo hạt lạc thí nghiệm

Ảnh 3: Đo đếm, theo dõi trên ruộng thí nghiệm

Page 168: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

Ảnh 4: Đo đếm một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của lạc trước thu hoạch

Ảnh 5: Đầu vụ đông xuân thời tiết âm u, mực nước ngầm cao

Ảnh 6: Bệnh lở cổ rễ gây chết cây con, giảm mật độ của các công thức gieo sớm trong thí nghiệm thời vụ

Page 169: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

CT1: Đối chứng CT2: -N CT3: -P CT4: -K

Ảnh 7: So sánh cao cây giữa các công thức thí nghiệm xác định yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất lạc

CT1: Đối chứng

CT2: -N

CT3: -P

CT4: -K

Ảnh 8: So sánh sự sinh trưởng & phát triển giữa các công thức thí nghiệm xác định yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất lạc

Page 170: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

Ảnh 9: Thí nghiệm nghiên cứu bón phân cân đối, hợp lý cho lạc

Ảnh 10: Thí nghiệm ứng dụng vật liệu phủ đất cho lạc

Ảnh 11: Mô hình thực nghiệm tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài

Page 171: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

Phụ lục 2

PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ Tình hình sản xuất lạc trên địa bàn huyện…………….

1.Thông tin chung - Họ và tên chủ hộ:……………………. - Tuổi:…… - Địa chỉ:………………………………. - Nhân khẩu:……..người - Lao động chính:……người - Lao động phụ::……người - Tình hình kinh tế gia đình: Giàu Khá Trung bình Nghèo - Tình hình chăn nuôi: + Số trâu, bò:…….con + Số lợn:……con + Số gia cầm:…..con - Tổng diện tích sản xuất nông nghiệp: ………..m2, trong đó: + Lúa:………..m2 + Cây trồng cạn:………..m2 - Cơ cấu thời vụ các loại cây trồng trong năm: Cây trồng Bố trí thời gian Cây trồng Bố trí thời gian Từ ngày……..đến ngày…… Từ ngày……..đến ngày…… Từ ngày……..đến ngày…… Từ ngày……..đến ngày…… Từ ngày……..đến ngày…… Từ ngày……..đến ngày…… Từ ngày……..đến ngày…… Từ ngày……..đến ngày……

2. Cây lạc 2.1. Sử dụng giống

Vụ đông xuân V ụ hè thu Loại giống

Nguồn gốc (Tự để, mua)

Diện tích (m2)

Lượng giống

(kg/sào)

Ngày gieo

Ngày thu

hoạch

Diện tích (m2)

Lượng giống

(kg/sào)

Ngày gieo

Ngày thu

hoạch

2.2. Sử dụng phân bón

Vụ Cách bón Phân

chuồngĐạm Lân Kali Vôi NPK

Phân khác

Tổng lượng (kg) Lót (kg) Thúc lần 1(kg)

Đông xuân

Thúc lần 2(kg) Tổng lượng (kg) Lót(kg) Thúc lần 1(kg)

Hè thu

Thúc lần 2(kg)

2.3. Làm đất Vụ Diện tích (m2) Bằng máy Máy + Thủ công Thủ công Đông xuân Hè thu

Page 172: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

2.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn gặp phải trong sản xuất lạc - Về điều kiện thời tiết, đất đai, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, sâu bệnh hại; - Về thị trường, giá cả cho đầu vào và đầu ra; - Về kiến thức kỹ thuật sản xuất lạc. * Vụ đông xuân: …………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… *Vụ hè thu:…………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… 2.5. Hạch toán kinh tế (tính cho 1 sào)

Danh mục Đơn vị Số lượng Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

Ghi chú

1. Tổng chi đồng a. Vật tư: - Giống kg - Đạm kg - Lân kg - Kali kg - NPK kg - Phân chuồng kg - Thuốc BVTV đồng - Khác b. Công lao động công - Công làm đất công - Công gieo công - Công chăm sóc công - Công thu hoạch công - Công khác công 2. Tổng thu đồng Sản lượng kg 3. Lãi = (2) – (1) đồng

………….., ngày ……tháng ……năm…… Người điều tra

Page 173: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

Phụ lục 3

KẾT QUẢ TÍNH TOÁN CHI TIẾT HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC THỰC NGHIỆM

Bảng 1. Thí nghiệm bón phối hợp phân chuồng và phân vô cơ vụ Đông xuân 2010 - 2011

Đơn vị tính: 1000 đồng

Loại vật tư Tổ hợp

1 Tổ hợp

2 Tổ hợp

3 Tổ hợp

4 Tổ hợp

5 Tổ hợp

6 Tổ hợp

7 Tổ hợp

8 Tổ hợp

9 Tổ hợp

10 Tổ hợp

11 Tổ hợp

12

Kali Clorua 750 750 750 750 1200 1200 1200 1200 1500 1500 1500 1500 Lân supe 442 442 442 442 646 646 646 646 850 850 850 850 NPK (5-10-3) 1920 1920 1920 1920 2880 2880 2880 2880 3840 3840 3840 3840 Vôi bón ruộng 600 600 600 600 600 600 600 600 600 600 600 600 Lạc giống L14 11520 11520 11520 11520 11520 11520 11520 11520 11520 11520 11520 11520 Thuốc BVTV 1560 1560 1560 1560 1560 1560 1560 1560 1560 1560 1560 1560 Phân chuồng 0 2500 5000 7500 0 2500 5000 7500 0 2500 5000 7500 Chi công lao động 25000 25000 25000 25000 25000 25000 25000 25000 25000 25000 25000 25000 Tổng Chi 41792 44292 46792 49292 43406 45906 48406 50906 44870 47370 49870 52370 Tổng thu 32825 35750 42750 47750 42125 53000 62700 68125 53250 67625 75250 75325 Lãi ròng -8967 -8542 -4042 -1542 -1281 7094 14294 17219 8380 20255 25380 22955 Chỉ số RR -0,21 -0,19 -0,09 -0,03 -0,03 0,15 0,30 0,34 0,19 0,43 0,51 0,44

*Trong đó: Giá lạc giống là 48.000 đồng/kg; Giá phân chuồng là 500 đồng/kg; ; Giá phân supe lân Lâm Thao là 3.400 đồng/kg; Giá phân kali

clorua là 15.000 đồng/kg; Giá phân NPK (5:10:3) là 4.800 đồng/kg; Giá công lao động là 100.000 đồng/công; Giá vôi là 1.200 đồng/kg; Giá lạc thành phẩm: 25.000đ/kg.

Page 174: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

Bảng 2. Thí nghiệm bón phối hợp phân chuồng và phân vô cơ vụ Đông xuân 2011 - 2012

Đơn vị tính: 1000 đồng

Loại vật tư Tổ hợp

1 Tổ hợp

2 Tổ hợp

3 Tổ hợp

4 Tổ hợp

5 Tổ hợp

6 Tổ hợp

7 Tổ hợp

8 Tổ hợp

9 Tổ hợp

10 Tổ hợp

11 Tổ hợp

12

Kali Clorua 750 750 750 750 1200 1200 1200 1200 1500 1500 1500 1500 Lân supe 442 442 442 442 646 646 646 646 850 850 850 850 NPK (5-10-3) 1920 1920 1920 1920 2880 2880 2880 2880 3840 3840 3840 3840 Vôi bón ruộng 600 600 600 600 600 600 600 600 600 600 600 600 Lạc giống L14 11520 11520 11520 11520 11520 11520 11520 11520 11520 11520 11520 11520 Thuốc BVTV 1560 1560 1560 1560 1560 1560 1560 1560 1560 1560 1560 1560 Phân chuồng 0 2500 5000 7500 0 2500 5000 7500 0 2500 5000 7500 Chi công lao động 30000 30000 30000 30000 30000 30000 30000 30000 30000 30000 30000 30000 Tổng Chi 46792 49292 51792 54292 48406 50906 53406 55906 49870 52370 54870 57370 Tổng thu 36585 38826 50571 58455 46494 60696 67500 75411 61506 74655 84051 83430 Lãi ròng -10207 -10466 -1221 4163 -1912 9790 14094 19505 11636 22285 29181 26060 Chỉ số RR -0,22 -0,21 -0,02 0,08 -0,04 0,19 0,26 0,35 0,23 0,43 0,53 0,45

*Trong đó:

Giá lạc giống là 48.000 đồng/kg; Giá phân chuồng là 500 đồng/kg; ; Giá phân supe lân Lâm Thao là 3.400 đồng/kg; Giá phân kali clorua là 15.000 đồng/kg; Giá phân NPK (5:10:3) là 4.800 đồng/kg; Giá công lao động là 120.000 đồng/công; Giá vôi là 1.200 đồng/kg; Giá lạc thành phẩm: 27.000đ/kg.

Page 175: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

Bảng 3. Thí nghiệm bón phối hợp hữu cơ vi sinh và phân vô cơ vụ Đông xuân 2010 - 2011

Đơn vị tính: 1000 đồng

Loại vật tư Tổ hợp

1 Tổ hợp

2 Tổ hợp

3 Tổ hợp

4 Tổ hợp

5 Tổ hợp

6 Tổ hợp

7 Tổ hợp

8 Tổ hợp

9 Tổ hợp

10 Tổ hợp

11 Tổ hợp

12

Kali Clorua 750 750 750 750 1200 1200 1200 1200 1500 1500 1500 1500 Lân supe 442 442 442 442 646 646 646 646 850 850 850 850 NPK (5-10-3) 1920 1920 1920 1920 2880 2880 2880 2880 3840 3840 3840 3840 Vôi bón ruộng 600 600 600 600 600 600 600 600 600 600 600 600 Lạc giống L14 11520 11520 11520 11520 11520 11520 11520 11520 11520 11520 11520 11520 Thuốc BVTV 1560 1560 1560 1560 1560 1560 1560 1560 1560 1560 1560 1560 Hữu cơ vi sinh 0 720 1440 2160 0 720 1440 2160 0 720 1440 2160 Chi công lao động 25000 25000 25000 25000 25000 25000 25000 25000 25000 25000 25000 25000 Tổng Chi 41792 42512 43232 43952 43406 44126 44846 45566 44870 45590 46310 47030 Tổng thu 32325 35200 42700 43075 36500 48250 58875 60750 44125 59625 65700 68875 Lãi ròng -9467 -7312 -532 -877 -6906 4124 14029 15184 -745 14035 19390 21845 Chỉ số RR -0,23 -0,17 -0,01 -0,02 -0,16 0,09 0,31 0,33 -0,02 0,31 0,42 0,46

*Trong đó:

Giá lạc giống là 48.000 đồng/kg; Giá phân Hữu cơ vi sinh là 2.400 đồng/kg; Giá phân supe lân Lâm Thao là 3.400 đồng/kg; Giá phân kali clorua là 15.000 đồng/kg; Giá phân NPK (5:10:3) là 4.800 đồng/kg; Giá công lao động là 100.000 đồng/công; Giá vôi là 1.200 đồng/kg; Giá lạc thành phẩm: 25.000đ/kg.

Page 176: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

Bảng 4. Thí nghiệm bón phối hợp hữu cơ vi sinh và phân vô cơ vụ Đông xuân 2011 - 2012

Đơn vị tính: 1000 đồng

Loại vật tư Tổ hợp

1 Tổ hợp

2 Tổ hợp

3 Tổ hợp

4 Tổ hợp

5 Tổ hợp

6 Tổ hợp

7 Tổ hợp

8 Tổ hợp

9 Tổ hợp

10 Tổ hợp

11 Tổ hợp

12

Kali Clorua 750 750 750 750 1200 1200 1200 1200 1500 1500 1500 1500 Lân supe 442 442 442 442 646 646 646 646 850 850 850 850 NPK (5-10-3) 1920 1920 1920 1920 2880 2880 2880 2880 3840 3840 3840 3840 Vôi bón ruộng 600 600 600 600 600 600 600 600 600 600 600 600 Lạc giống L14 11520 11520 11520 11520 11520 11520 11520 11520 11520 11520 11520 11520 Thuốc BVTV 1560 1560 1560 1560 1560 1560 1560 1560 1560 1560 1560 1560 Hữu cơ vi sinh 0 720 1440 2160 0 720 1440 2160 0 720 1440 2160 Chi công lao động 30000 30000 30000 30000 30000 30000 30000 30000 30000 30000 30000 30000 Tổng Chi 46792 47512 48232 48952 48406 49126 49846 50566 49870 50590 51310 52030 Tổng thu 36180 41310 51030 52515 47871 57861 66960 68796 50625 71280 77220 77571 Lãi ròng -10612 -6202 2798 3563 -535 8735 17114 18230 755 20690 25910 25541 Chỉ số RR -0,23 -0,13 0,06 0,07 -0,01 0,18 0,34 0,36 0,02 0,41 0,50 0,49

*Trong đó:

Giá lạc giống là 48.000 đồng/kg; Giá phân Hữu cơ vi sinh là 2.400 đồng/kg; Giá phân supe lân Lâm Thao là 3.400 đồng/kg; Giá phân kali clorua là 15.000 đồng/kg; Giá phân NPK (5:10:3) là 4.800 đồng/kg; Giá công lao động là 120.000 đồng/công; Giá vôi là 1.200 đồng/kg; Giá lạc thành phẩm: 27.000đ/kg.

Page 177: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

Bảng 5. Thí nghiệm xác định khung thời vụ gieo lạc vụ Đông xuân 2009 – 2010

Đơn vị tính: 1000 đồng

Loại vật tư Công thức

1 Công thức

2 Công thức

3 Công thức

4 Công thức

5 Công thức

6 Công thức

7 Công thức

8

Kali Clorua 880 880 880 880 880 880 880 880 Lân supe 456 456 456 456 456 456 456 456 NPK (5-10-3) 2400 2400 2400 2400 2400 2400 2400 2400 Vôi bón ruộng 400 400 400 400 400 400 400 400 Lạc giống L14 7384,5 7298,1 6736,5 6480 6563,7 6520,5 6480 6520,5 Thuốc BVTV 1060 1020 980 960 960 960 980 980 Phân chuồng 2500 2500 2500 2500 2500 2500 2500 2500 Chi công lao động 21200 21200 20640 20000 20000 20000 20000 20000 Tổng Chi 36280,5 36154,1 34992,5 34076 34159,7 34116,5 34096 34136,5 Tổng thu 31800 32300 38400 43400 43560 37460 26200 25300 Lãi ròng -4480,5 -3854,1 3407,5 9324 9400,3 3343,5 -7896 -8836,5

*Trong đó:

Giá lạc giống là 27.000 đồng/kg; Giá phân chuồng là 500 đồng/kg; ; Giá phân supe lân Lâm Thao là 3.400 đồng/kg; Giá phân kali clorua là 11.000 đồng/kg; Giá phân NPK (5:10:3) là 4.000 đồng/kg; Giá công lao động là 80.000 đồng/công; Giá vôi là 800 đồng/kg; Giá lạc thành phẩm: 20.000đ/kg.

Page 178: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

Bảng 6. Thí nghiệm xác định khung thời vụ gieo lạc vụ Đông xuân 2010 – 2011

Đơn vị tính: 1000 đồng

Loại vật tư Công thức

1 Công thức

2 Công thức

3 Công thức

4 Công thức

5 Công thức

6 Công thức

7 Công thức

8

Kali Clorua 880 880 880 880 880 880 880 880 Lân supe 646 646 646 646 646 646 646 646 NPK (5-10-3) 2880 2880 2880 2880 2880 2880 2880 2880 Vôi bón ruộng 500 500 500 500 500 500 500 500 Lạc giống L14 10609,6 10427,2 9940,8 9454,4 9393,6 9211,2 9272 9150,4 Thuốc BVTV 1310 1250 1190 1160 1160 1160 1190 1190 Phân chuồng 2500 2500 2500 2500 2500 2500 2500 2500 Chi công lao động 27500 27500 26500 25700 25000 25000 25000 25000 Tổng Chi 46825,6 46583,2 45036,8 43720,4 42959,6 42777,2 42868 42746,4 Tổng thu 31575 32575 45250 52450 52750 49825 42075 36075 Lãi ròng -15250,6 -14008,2 213,2 8729,6 9790,4 7047,8 -793 -6671,4

*Trong đó: Giá lạc giống là 48.000 đồng/kg; Giá phân Hữu cơ vi sinh là 2.400 đồng/kg; Giá phân supe lân Lâm Thao là 3.400 đồng/kg; Giá phân

kali clorua là 15.000 đồng/kg; Giá phân NPK (5:10:3) là 4.800 đồng/kg; Giá công lao động là 100.000 đồng/công; Giá vôi là 1.200 đồng/kg; Giá lạc thành phẩm: 25.000đ/kg.

Page 179: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

*Trong đó:

Giá lạc giống là 48.000 đồng/kg; Giá phân chuồng là 500 đồng/kg; ; Giá phân supe lân Lâm Thao là 3.400 đồng/kg; Giá phân kali clorua là 15.000 đồng/kg; Giá phân NPK (5:10:3) là 4.800 đồng/kg; Giá công lao động là 120.000 đồng/công; Giá vôi là 1.200 đồng/kg; Giá lạc thành phẩm: 27.000đ/kg.

Bảng 7. Thí nghiệm áp dụng vật liệu phủ đất cho lạc tại xã Cam Thủy vụ Đông xuân 2011 – 2012

Đơn vị tính: 1000 đồng

Loại vật tư Công thức

1 Công thức

2 Công thức

3

Kali Clorua 1200 1200 1200Lân supe Lâm Thao 646 646 646NPK (5-10-3) 2880 2880 2880Vôi bón ruộng 600 600 600Lạc giống L14 11520 11520 11520Thuốc BVTV 1560 1560 1560Nilon phủ đất 0 2700 0Rơm 0 0 3000Phân chuồng 2500 2500 2500Chi công lao động 30000 30000 30000Tổng Chi 50906 53606 53906Tổng thu 58860 69525 72360Lãi ròng 7954 15919 18454Chỉ số RR 0,16 0,30 0,34

Bảng 8. Thí nghiệm áp dụng vật liệu phủ đất cho lạc tại xã Quảng Xuân vụ Đông xuân 2011 – 2012

Đơn vị tính: 1000 đồng

Loại vật tư Công thức

1 Công thức

2 Công thức

3

Kali Clorua 1200 1200 1200 Lân supe Lâm Thao 646 646 646 NPK (5-10-3) 2880 2880 2880 Vôi bón ruộng 600 600 600 Lạc giống L14 11520 11520 11520 Thuốc BVTV 1560 1560 1560 Nilon phủ đất 0 2700 0 Rơm 0 0 3000 Phân chuồng 2500 2500 2500 Chi công lao động 30000 30000 30000 Tổng Chi 50906 53606 53906 Tổng thu 59346 71631 71685 Lãi ròng 8440 18025 17779 Chỉ số RR 0,17 0,34 0,33

Page 180: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

Phụ lục 4

KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ CÁC CHỈ TIÊU YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÁC THỰC NGHIỆM

1. Thí nghiệm xác định thứ tự yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất lạc

1.1. Tại thôn Tân Tiến – xã Cam Thủy (đất cát mới khai hoang) Randomized Complete Block AOV Table for Quachac/cây Source DF SS MS F P nhaclai 2 3.1667 1.58333 congthuc 3 16.2500 5.41667 21.67 0.0013 Error 6 1.5000 0.25000 Total 11 20.9167 Grand Mean 4.0833 CV 12.24 LSD All-Pairwise Comparisons Test of Quachac/cây for congthuc congthuc Mean Homogeneous Groups 1 5.6667 A 2 4.8887 B 3 3.7777 C 4 3.2667 C Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.4082 Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.9989 Randomized Complete Block AOV Table for P100qua Source DF SS MS F P nhaclai 2 55.500 27.750 congthuc 3 892.333 297.444 194.69 0.0000 Error 6 9.167 1.528 Total 11 957.000 Grand Mean 86.500 CV 1.43 LSD All-Pairwise Comparisons Test of P100qua for congthuc congthuc Mean Homogeneous Groups 1 98.667 A 2 90.333 B 3 80.333 C 4 76.667 D Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 1.0092 Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 2.4695 Randomized Complete Block AOV Table for P100hat Source DF SS MS F P nhaclai 2 126.167 63.083 congthuc 3 558.000 186.000 30.58 0.0005 Error 6 36.500 6.083 Total 11 720.667 Grand Mean 54.333 CV 4.54 LSD All-Pairwise Comparisons Test of P100hat for congthuc congthuc Mean Homogeneous Groups 1 63.033 A 2 59.887 A 3 51.033 B 4 45.933 C Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 2.0138 Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 4.9277 Randomized Complete Block AOV Table for NsuatLT Source DF SS MS F P nhaclai 2 21.167 10.5833 congthuc 3 143.000 47.6667 190.67 0.0000 Error 6 1.500 0.2500 Total 11 165.667 Grand Mean 0.9833 CV 5.08

Page 181: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

LSD All-Pairwise Comparisons Test of NsuatLT for congthuc congthuc Mean Homogeneous Groups 1 1.467 A 2 1.133 B 3 0.767 C 4 0.567 D Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.4082 Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.0999

Randomized Complete Block AOV Table for NsuatTT Source DF SS MS F P nhaclai 2 1.2548 0.6274 congthuc 3 74.0926 24.6975 122.85 0.0000 Error 6 1.2063 0.2010 Total 11 76.5537 Grand Mean 0.760 CV 5.90 LSD All-Pairwise Comparisons Test of NsuatTT for congthuc congthuc Mean Homogeneous Groups 1 1.041 A 2 0.947 B 3 0.635 C 4 0.417 D Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.3661 Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.0896

1.2 Tại thôn Tân Phong – xã Cam Thủy (đất cát biển nội đồng)

Randomized Complete Block AOV Table for Quachac Source DF SS MS F P nhaclai 2 3.1667 1.58333 congthuc 3 16.2500 5.41667 21.67 0.0011 Error 6 1.5000 0.25000 Total 11 20.9167 Grand Mean 4.4167 CV 11.32 LSD All-Pairwise Comparisons Test of Quachac for congthuc congthuc Mean Homogeneous Groups 1 6.0000 A 2 5.0000 B 3 3.6667 C 4 3.0000 C Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.4082 Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.9978 Randomized Complete Block AOV Table for P100qua Source DF SS MS F P nhaclai 2 50.17 25.083 congthuc 3 1782.25 594.083 192.68 0.0000 Error 6 18.50 3.083 Total 11 1850.92 Grand Mean 100.58 CV 1.75 LSD All-Pairwise Comparisons Test of P100qua for congthuc congthuc Mean Homogeneous Groups 1 117.00 A 2 106.00 B 3 95.00 C 4 84.33 D Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 1.4337 Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 3.5082 Randomized Complete Block AOV Table for P100hat Source DF SS MS F P nhaclai 2 8.167 4.0833 congthuc 3 281.667 93.8889 146.96 0.0000 Error 6 3.833 0.6389 Total 11 293.667 Grand Mean 39.833 CV 2.01

Page 182: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

LSD All-Pairwise Comparisons Test of P100hat for congthuc congthuc Mean Homogeneous Groups 1 46.333 A 2 42.000 B 3 37.667 C 4 33.333 D Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.6526 Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 1.5969 Randomized Complete Block AOV Table for NSLT Source DF SS MS F P nhaclai 2 12.167 6.0833 congthuc 3 206.333 68.7778 57.58 0.0001 Error 6 7.167 1.1944 Total 11 225.667 Grand Mean 1.083 CV 10.09 LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSLT for congthuc congthuc Mean Homogeneous Groups 1 1.6667 A 2 1.2667 B 3 0.8000 C 4 0.6000 C Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.8924 Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.2184 Randomized Complete Block AOV Table for NSTT Source DF SS MS F P nhaclai 2 0.1667 0.0833 congthuc 3 56.2500 18.7500 225.00 0.0000 Error 6 0.5000 0.0833 Total 11 56.9167 Grand Mean 0.743 CV 3.89 LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSTT for congthuc congthuc Mean Homogeneous Groups 1 1.0667 A 2 0.8000 B 3 0.6000 C 4 0.5000 D Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.2357 Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.05767

2. Thí nghiệm bón phối hợp cân đối phân chuồng và vô cơ

2.1. Vụ đông xuân 2010-2011 Randomized Complete Block AOV Table for Quachac/cay Source DF SS MS F P lanlap 2 0.127 0.06333 Congthuc 11 101.773 9.25212 122.62 0.0000 Error 22 1.660 0.07545 Total 35 103.560 Grand Mean 6.8333 CV 4.02 LSD All-Pairwise Comparisons Test of Quachac/cay for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 11 9.6000 A 12 9.3333 A 8 8.1333 B 10 8.0667 B

7 7.3333 C 9 7.0000 CD 6 6.7333 D 4 6.2667 E

3 5.4667 F 5 5.2667 F 2 4.5333 G 1 4.2667 G

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.2243 Critical T Value 2.074 Critical Value for Comparison 0.4651

Page 183: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

Randomized Complete Block AOV Table for P100qua Source DF SS MS F P lanlap 2 14.296 7.1478 congthuc 11 677.822 61.6202 13.98 0.0000 Error 22 96.938 4.4063 Total 35 789.056 Grand Mean 141.89 CV 1.48 LSD All-Pairwise Comparisons Test of P100qua for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 8 147.10 A 10 147.10 A 12 147.10 A 11 146.37 AB

7 143.57 ABC 6 142.87 BC 9 142.23 C 4 140.23 CD

5 137.63 DE 3 137.00 DE 1 135.73 E 2 135.73 E

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 1.7139 Critical T Value 2.074 Critical Value for Comparison 3.5544 Randomized Complete Block AOV Table for Tilenhan Source DF SS MS F P lanlap 2 0.1106 0.05528 Congthuc 11 25.8656 2.35141 19.38 0.0000 Error 22 2.6694 0.12134 Total 35 28.6456 Grand Mean 72.761 CV 0.48 LSD All-Pairwise Comparisons Test of Tilenhan for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 11 73.967 A 12 73.833 AB 7 73.467 ABC 10 73.267 BCD

8 73.200 CDE 3 72.867 DEF 6 72.800 DEF 4 72.667 EF

9 72.600 F 2 71.733 G 1 71.567 G 5 71.167 G

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.2844 Critical T Value 2.074 Critical Value for Comparison 0.5898 Randomized Complete Block AOV Table for NSLT Source DF SS MS F P lanlap 2 4.26 2.128 Congthuc 11 2301.46 209.224 134.33 0.0000 Error 22 34.26 1.557 Total 35 2339.98 Grand Mean 2.929 CV 4.26 LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSLT for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 11 4.2173 A 12 4.1177 A 8 3.5890 B 10 3.5587 B

7 3.1577 C 9 2.9870 CD 6 2.8850 D 4 2.6347 E

3 2.2467 F 5 2.1750 F 2 1.8470 G 1 1.7383 G

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 1.0190 Critical T Value 2.074 Critical Value for Comparison 0.2113

Randomized Complete Block AOV Table for NSTT Source DF SS MS F P lanlap 2 2.64 1.318 Congthuc 11 1176.11 106.919 178.91 0.0000 Error 22 13.15 0.598 Total 35 1191.90 Grand Mean 2.188 CV 3.53 LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSTT for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 12 3.0127 A 11 3.0103 A 8 2.7253 B 10 2.7053 B

7 2.5077 C 9 2.1303 D 6 2.1203 D 4 1.9103 E

3 1.7103 F 5 1.6853 F 2 1.4303 G 1 1.3130 G

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.6312 Critical T Value 2.074 Critical Value for Comparison 0.1309

Page 184: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

2.2. Vụ đông xuân 2011-2012

Randomized Complete Block AOV Table for Soquachac/cây Source DF SS MS F P lanlap 2 0.009 0.0044 Congthuc 11 112.129 10.1935 100.51 0.0000 Error 22 2.231 0.1014 Total 35 114.369 Grand Mean 7.5444 CV 4.22 LSD All-Pairwise Comparisons Test of Soquachac/cây for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 11 10.200 A 12 10.200 A 10 9.200 B 8 9.067 B

7 8.200 C 4 7.200 D 9 7.133 D 6 7.067 DE

3 6.533 E 5 5.667 F 2 5.267 FG 1 4.800 G

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.2600 Critical T Value 2.074 Critical Value for Comparison 0.5392 Randomized Complete Block AOV Table for P100qua Source DF SS MS F P lanlap 2 9.921 4.9603 Congthuc 11 396.376 36.0342 22.60 0.0000 Error 22 35.073 1.5942 Total 35 441.370 Grand Mean 139.35 CV 0.91 LSD All-Pairwise Comparisons Test of P100qua for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 8 143.55 A 11 142.19 AB 12 141.52 AB 10 141.52 AB

9 140.87 B 6 140.85 B 4 140.20 BC 7 140.20 BC

3 138.26 CD 5 137.62 D 1 132.78 E 2 132.75 E

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 1.0309 Critical T Value 2.074 Critical Value for Comparison 2.1380 Randomized Complete Block AOV Table for tilenhan Source DF SS MS F P lanlap 2 0.2022 0.10111 Congthuc 11 22.4564 2.04149 8.72 0.0000 Error 22 5.1511 0.23414 Total 35 27.8097 Grand Mean 72.897 CV 0.66 LSD All-Pairwise Comparisons Test of tilenhan for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 11 73.933 A 12 73.900 A 8 73.667 AB 7 73.600 AB

10 73.400 ABC 3 72.933 BCD 6 72.933 BCD 4 72.667 CD

9 72.400 DE 5 71.833 E 1 71.767 E 2 71.733 E

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.3951 Critical T Value 2.074 Critical Value for Comparison 0.8194

Randomized Complete Block AOV Table for NSLT Source DF SS MS F P lanlap 2 0.16 0.079 Congthuc 11 2283.37 207.579 127.96 0.0000 Error 22 35.69 1.622 Total 35 2319.22 Grand Mean 3.169 CV 4.02 LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSLT for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 11 4.3503 A 12 4.3300 A 10 3.9053 B 8 3.9040 B

7 3.4493 C 4 3.0280 D 9 3.0140 D 6 2.9860 D

3 2.7097 E 5 2.3390 F 2 2.0977 G 1 1.9113 G

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 1.0399 Critical T Value 2.074 Critical Value for Comparison 0.2157

Page 185: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

Randomized Complete Block AOV Table for NSTT Source DF SS MS F P lanlap 2 0.03 0.014 Congthuc 11 1186.41 107.856 237.79 0.0000 Error 22 9.98 0.454 Total 35 1196.42 Grand Mean 2.278 CV 2.96 LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSTT for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 11 3.1127 A 12 3.0903 A 8 2.7927 B 10 2.7653 B

7 2.5003 C 9 2.2780 D 6 2.2480 D 4 2.1653 D

3 1.8727 E 5 1.7203 F 2 1.4377 G 1 1.3553 G

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.5499 Critical T Value 2.074 Critical Value for Comparison 0.1140

3. Thí nghiệm bón phối hợp cân đối phân Hữu cơ vi sinh và vô cơ

3.1. Vụ đông xuân 2010-2011 Randomized Complete Block AOV Table for Quachac/cây Source DF SS MS F P lanlap 2 0.3489 0.17444 Congthuc 11 85.7456 7.79505 117.10 0.0000 Error 22 1.4644 0.06657 Total 35 87.5589 Grand Mean 6.6056 CV 3.91 LSD All-Pairwise Comparisons Test of Quachac/cây for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 12 8.8667 A 11 8.8000 A 10 7.8667 B 8 7.8000 B

7 7.6667 B 6 6.8000 C 9 6.7333 C 3 5.3333 D

4 5.3333 D 2 4.9333 DE 5 4.8000 E 1 4.3333 F

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.2107 Critical T Value 2.074 Critical Value for Comparison 0.4369 Randomized Complete Block AOV Table for P100qua Source DF SS MS F P lanlap 2 4.061 2.0303 Congthuc 11 210.542 19.1402 7.94 0.0000 Error 22 53.046 2.4112 Total 35 267.649 Grand Mean 137.34 CV 1.13 LSD All-Pairwise Comparisons Test of P100qua for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 12 140.17 A 7 139.53 AB 8 139.53 AB 9 139.53 AB

10 139.53 AB 11 138.90 ABC 6 137.00 BCD 2 136.37 CD

4 135.77 DE 3 135.13 DE 1 133.33 E 5 133.33 E

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 1.2679 Critical T Value 2.074 Critical Value for Comparison 2.6294 Randomized Complete Block AOV Table for P100hat Source DF SS MS F P lanlap 2 0.494 0.2469 Congthuc 11 139.496 12.6815 67.62 0.0000 Error 22 4.126 0.1876 Total 35 144.116 Grand Mean 55.769 CV 0.78

Page 186: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

LSD All-Pairwise Comparisons Test of P100hat for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 8 58.033 A 7 57.467 AB 12 57.467 AB 10 57.367 AB

11 57.367 AB 9 57.233 BC 6 56.600 C 4 54.167 D

3 53.900 D 2 53.867 D 5 53.700 D 1 52.067 E

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.3536 Critical T Value 2.074 Critical Value for Comparison 0.7333

Randomized Complete Block AOV Table for NSLT Source DF SS MS F P lanlap 2 5.09 2.543 Congthuc 11 1652.54 150.231 104.76 0.0000 Error 22 31.55 1.434 Total 35 1689.17 Grand Mean 2.732 CV 4.38 LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSLT for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 12 3.7287 A 11 3.6667 A 10 3.2930 B 8 3.2657 B

7 3.2090 B 9 2.8203 C 6 2.7963 C 4 2.1727 D

3 2.1627 D 2 2.0187 DE 5 1.9200 EF 1 1.7333 F

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.9777 Critical T Value 2.074 Critical Value for Comparison 0.20277

Randomized Complete Block AOV Table for NSTT Source DF SS MS F P lanlap 2 0.691 0.3456 Congthuc 11 821.862 74.7147 363.60 0.0000 Error 22 4.521 0.2055 Total 35 827.073 Grand Mean 2.014 CV 2.25 LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSTT for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 12 2.7553 A 11 2.6277 B 8 2.4303 C 10 2.3853 C

7 2.3553 C 9 2.0903 D 6 1.9303 E 4 1.7227 F

3 1.7077 F 5 1.4603 G 2 1.4080 G 1 1.2927 H

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.3701 Critical T Value 2.074 Critical Value for Comparison 0.07676

3.2. Vụ đông xuân 2011-2012

Randomized Complete Block AOV Table for Quachac Source DF SS MS F P lanlap 2 0.0867 0.04333 Congthuc 11 83.7867 7.61697 119.13 0.0000 Error 22 1.4067 0.06394 Total 35 85.2800 Grand Mean 7.1333 CV 3.54 LSD All-Pairwise Comparisons Test of Quachac for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 12 9.4000 A 11 9.2667 A 10 8.4000 B 8 8.2667 BC

7 7.9333 CD 9 7.5333 DE 6 7.3333 E 4 6.0667 F

3 5.8667 F 2 5.4000 G 5 5.4000 G 1 4.7333 H

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.2065 Critical T Value 2.074 Critical Value for Comparison 0.4282

Randomized Complete Block AOV Table for P100qua Source DF SS MS F P lanlap 2 0.641 0.3203 Congthuc 11 348.386 31.6714 15.64 0.0000 Error 22 44.559 2.0254 Total 35 393.586 Grand Mean 137.84 CV 1.03

Page 187: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

LSD All-Pairwise Comparisons Test of P100qua for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 12 142.20 A 8 140.87 AB 11 140.80 AB 7 140.17 ABC

10 140.17 ABC 6 139.53 BC 9 138.27 C 2 135.13 D

4 135.13 D 5 135.13 D 3 134.50 DE 1 132.17 E

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 1.1620 Critical T Value 2.074 Critical Value for Comparison 2.4099 Randomized Complete Block AOV Table for P100hat Source DF SS MS F P lanlap 2 0.582 0.2908 congthuc 11 115.187 10.4716 33.01 0.0000 Error 22 6.978 0.3172 Total 35 122.747 Grand Mean 56.058 CV 1.00 LSD All-Pairwise Comparisons Test of P100hat for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 12 58.133 A 11 58.000 AB 8 57.667 ABC 10 57.567 ABC

7 57.133 BCD 6 56.833 CD 9 56.400 DE 4 55.667 EF

3 55.033 FG 5 54.433 G 1 52.933 H 2 52.900 H

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.4599 Critical T Value 2.074 Critical Value for Comparison 0.9537 Randomized Complete Block AOV Table for NSLT Source DF SS MS F P lanlap 2 1.36 0.681 Congthuc 11 1731.30 157.391 144.20 0.0000 Error 22 24.01 1.092 Total 35 1756.68 Grand Mean 2.964 CV 3.53 LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSLT for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 12 4.0093 A 11 3.9157 A 10 3.5337 B 8 3.4923 BC

7 3.3363 C 9 3.1250 D 6 3.0700 D 4 2.4600 E

3 2.3677 E 2 2.1900 F 5 2.1880 F 1 1.8767 G

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.8530 Critical T Value 2.074 Critical Value for Comparison 0.1769 Randomized Complete Block AOV Table for NSTT Source DF SS MS F P lanlap 2 2.865 1.4323 Congthuc 11 855.561 77.7783 251.01 0.0000 Error 22 6.817 0.3099 Total 35 865.243 Grand Mean 2.201 CV 2.53 LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSTT for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 12 2.8727 A 11 2.8603 A 10 2.6403 B 8 2.5477 BC

7 2.4803 CD 9 2.3880 D 6 2.1430 E 4 1.9453 F

3 1.8903 F 5 1.7727 G 2 1.5303 H 1 1.3400 I

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.4545 Critical T Value 2.074 Critical Value for Comparison 0.0944

Page 188: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

4.Thí nghiệm xác định khung thời vụ gieo lạc thích hợp vụ đông xuân

4.1. Vụ đông xuân 2009 – 2010

Randomized Complete Block AOV Table for Matdo cay/m2 Source DF SS MS F P lanlap 2 1.0833 0.54167 Congthuc 7 59.2917 8.47024 15.64 0.0000 Error 14 7.5833 0.54167 Total 23 67.9583 Grand Mean 37.458 CV 1.96 LSD All-Pairwise Comparisons Test of Matdo cây/m2 for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 7 39.000 A 5 38.667 A 8 38.667 A 4 38.333 A

6 38.333 A 3 36.667 B 2 35.333 C 1 34.667 C

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.6009 Critical T Value 2.145 Critical Value for Comparison 1.2889

Randomized Complete Block AOV Table for Quachac/cây Source DF SS MS F P lanlap 2 0.0400 0.02000 Congthuc 7 21.6800 3.09714 83.38 0.0000 Error 14 0.5200 0.03714 Total 23 22.2400 Grand Mean 6.1000 CV 3.16 LSD All-Pairwise Comparisons Test of Quachac/cây for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 5 7.2000 A 4 7.1333 A 3 6.6667 B 6 6.6000 B

2 6.1333 C 1 5.5333 D 7 5.2667 D 8 4.2667 E

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.1574 Critical T Value 2.145 Critical Value for Comparison 0.3375

Randomized Complete Block AOV Table for P100hat Source DF SS MS F P lanlap 2 0.1425 0.07125 Congthuc 7 62.1600 8.88000 98.86 0.0000 Error 14 1.2575 0.08982 Total 23 63.5600 Grand Mean 54.400 CV 0.55 LSD All-Pairwise Comparisons Test of P100hat for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 1 55.467 A 5 55.467 A 4 55.433 A 3 55.333 A

2 55.233 A 6 55.000 A 7 51.900 B 8 51.367 C

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.2447 Critical T Value 2.145 Critical Value for Comparison 0.5248

Randomized Complete Block AOV Table for P100qua Source DF SS MS F P lanlap 2 0.026 0.0129 Congthuc 7 570.685 81.5264 65.42 0.0000 Error 14 17.448 1.2463 Total 23 588.158 Grand Mean 139.81 CV 0.80 LSD All-Pairwise Comparisons Test of P100qua for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 5 144.23 A 4 143.57 AB 2 142.90 AB 3 142.20 B

1 142.20 B 6 140.17 C 7 132.17 D 8 131.03 D

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.9115 Critical T Value 2.145 Critical Value for Comparison 1.9550

Page 189: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

Randomized Complete Block AOV Table for Tilenhan Source DF SS MS F P lanlap 2 1.663 0.8317 Congthuc 7 178.466 25.4952 74.52 0.0000 Error 14 4.790 0.3421 Total 23 184.920 Grand Mean 72.646 CV 0.81 LSD All-Pairwise Comparisons Test of Tilenhan for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 3 74.667 A 5 74.600 A 4 74.400 A 2 74.367 A

1 74.233 A 6 72.767 B 7 68.800 C 8 67.333 D

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.4776 Critical T Value 2.145 Critical Value for Comparison 1.0243

Randomized Complete Block AOV Table for NSLT Source DF SS MS F P lanlap 2 0.534 0.2668 Congthuc 7 495.880 70.8401 82.79 0.0000 Error 14 11.980 0.8557 Total 23 508.394 Grand Mean 2.406 CV 3.84 LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSLT for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 5 3.0130 A 4 2.9443 A 6 2.6600 B 3 2.6073 B

2 2.3207 C 1 2.0453 D 7 2.0343 D 8 1.6223 E

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.7553 Critical T Value 2.145 Critical Value for Comparison 0.1620

Randomized Complete Block AOV Table for NSTT Source DF SS MS F P lanlap 2 0.116 0.0582 Congthuc 7 259.324 37.0463 260.40 0.0000 Error 14 1.992 0.1423 Total 23 261.432 Grand Mean 1.747 CV 2.16 LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSTT for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 5 2.1777 A 4 2.1703 A 3 1.9203 B 6 1.8727 B

2 1.6653 C 1 1.5903 D 7 1.3103 E 8 1.2653 E

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.3080 Critical T Value 2.145 Critical Value for Comparison 0.0661

4.2. Vụ đông xuân 2010-2011

Randomized Complete Block AOV Table for Matdo Source DF SS MS F P lanlap 2 0.083 0.0417 Congthuc 7 92.625 13.2321 20.03 0.0000 Error 14 9.250 0.6607 Total 23 101.958 Grand Mean 36.458 CV 2.23 LSD All-Pairwise Comparisons Test of Matdo for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 5 38.000 A 7 38.000 A 4 37.667 AB 6 37.667 AB

8 37.667 AB 3 36.333 B 2 33.333 C 1 33.000 C

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.6637 Critical T Value 2.145 Critical Value for Comparison 1.4235

Page 190: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

Randomized Complete Block AOV Table for Quachac/cây Source DF SS MS F P lanlap 2 0.0933 0.04667 Congthuc 7 12.6650 1.80929 33.33 0.0000 Error 14 0.7600 0.05429 Total 23 13.5183 Grand Mean 6.3583 CV 3.66 LSD All-Pairwise Comparisons Test of Quachac/cây for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 5 7.3333 A 6 7.2000 A 4 7.0667 A 3 6.4000 B

7 6.2667 B 2 5.6000 C 8 5.5333 C 1 5.4667 C

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.1902 Critical T Value 2.145 Critical Value for Comparison 0.4080 Randomized Complete Block AOV Table for P100hat Source DF SS MS F P lanlap 2 0.4008 0.20042 Congthuc 7 17.6383 2.51976 7.64 0.0007 Error 14 4.6192 0.32994 Total 23 22.6583 Grand Mean 54.858 CV 1.05 LSD All-Pairwise Comparisons Test of P100hat for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 3 55.467 A 5 55.467 A 1 55.433 A 4 55.433 A

2 55.133 A 6 55.033 A 7 53.900 B 8 53.000 B

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.4690 Critical T Value 2.145 Critical Value for Comparison 1.0059 Randomized Complete Block AOV Table for P100qua Source DF SS MS F P lanlap 2 4.356 2.1779 Congthuc 7 135.350 19.3357 5.11 0.0047 Error 14 53.024 3.7874 Total 23 192.730 Grand Mean 141.23 CV 1.38 LSD All-Pairwise Comparisons Test of P100qua for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 5 143.53 A 2 142.87 A 4 142.87 A 3 142.23 A

1 142.20 A 6 141.50 AB 7 138.27 BC 8 136.37 C

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 1.5890 Critical T Value 2.145 Critical Value for Comparison 3.4081 Randomized Complete Block AOV Table for Tilenhan Source DF SS MS F P lanlap 2 0.14083 0.07042 Congthuc 7 7.03958 1.00565 16.78 0.0000 Error 14 0.83917 0.05994 Total 23 8.01958 Grand Mean 73.421 CV 0.33 LSD All-Pairwise Comparisons Test of Tilenhan for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 3 73.933 A 6 73.800 A 2 73.733 A 5 73.700 A

4 73.633 A 1 73.567 A 8 72.533 B 7 72.467 B

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.1999 Critical T Value 2.145 Critical Value for Comparison 0.4287

Page 191: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

Randomized Complete Block AOV Table for NSLT Source DF SS MS F P lanlap 2 1.790 0.8950 Congthuc 7 369.420 52.7743 26.60 0.0000 Error 14 27.775 1.9839 Total 23 398.985 Grand Mean 2.468 CV 5.71 LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSLT for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 5 3.0040 A 6 2.8780 A 4 2.8533 A 3 2.4817 B

7 2.4690 B 8 2.1320 C 2 2.0013 C 1 1.9233 C

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 1.1501 Critical T Value 2.145 Critical Value for Comparison 0.2467 Randomized Complete Block AOV Table for NSTT Source DF SS MS F P lanlap 2 4.083E-04 0.0002 Congthuc 7 251.611 35.9444 730.66 0.0000 Error 14 0.68873 0.0492 Total 23 252.300 Grand Mean 1.713 CV 1.30 LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSTT for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 5 2.1103 A 4 2.0977 A 6 1.9927 B 3 1.8103 C

7 1.6827 D 8 1.4427 E 2 1.3027 F 1 1.2627 G

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.1811 Critical T Value 2.145 Critical Value for Comparison 0.0388

5. Thí nghiệm ứng dụng vật liệu phủ đất

5.1. Tại xã Cam Thủy

Randomized Complete Block AOV Table for Quachac Source DF SS MS F P lanlap 2 0.03556 0.01778 Congthuc 2 3.36889 1.68444 37.90 0.0025 Error 4 0.17778 0.04444 Total 8 3.58222 Grand Mean 11.356 CV 1.86 LSD All-Pairwise Comparisons Test of Quachac for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 3 12.000 A 2 11.533 A 1 10.533 B Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.1721 Critical T Value 2.776 Critical Value for Comparison 0.4779 Randomized Complete Block AOV Table for P100qua Source DF SS MS F P lanlap 2 4.1089 2.0544 Congthuc 2 66.6956 33.3478 11.36 0.0224 Error 4 11.7378 2.9344 Total 8 82.5422 Grand Mean 145.96 CV 1.17 LSD All-Pairwise Comparisons Test of P100qua for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 2 148.57 A 3 147.10 A 1 142.20 B Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 1.3987 Critical T Value 2.776 Critical Value for Comparison 3.8833

Page 192: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

Randomized Complete Block AOV Table for P100hat Source DF SS MS F P lanlap 2 0.2600 0.13000 Congthuc 2 12.4467 6.22333 9.67 0.0294 Error 4 2.5733 0.64333 Total 8 15.2800 Grand Mean 63.667 CV 1.26 LSD All-Pairwise Comparisons Test of P100hat for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 2 64.933 A 3 63.967 A 1 62.100 B Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.6549 Critical T Value 2.776 Critical Value for Comparison 1.8183 Randomized Complete Block AOV Table for NSLT Source DF SS MS F P lanlap 2 0.590 0.2950 Congthuc 2 108.518 54.2591 108.23 0.0003 Error 4 2.005 0.5013 Total 8 111.114 Grand Mean 4.975 CV 1.42 LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSLT for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 3 5.2943 A 2 5.1387 A 1 4.4923 B Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.5781 Critical T Value 2.776 Critical Value for Comparison 0.1605 Randomized Complete Block AOV Table for NSTT Source DF SS MS F P lanlap 2 0.4200 0.2100 Congthuc 2 82.7550 41.3775 832.55 0.0000 Error 4 0.1988 0.0497 Total 8 83.3738 Grand Mean 3.490 CV 0.64 LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSTT for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 3 3.7753 A 2 3.6253 B 1 3.0703 C Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.1820 Critical T Value 2.776 Critical Value for Comparison 0.0505

5.2. Tại xã Quảng Xuân

Randomized Complete Block AOV Table for Quachac Source DF SS MS F P lanlap 2 0.14222 0.07111 Congthuc 2 3.10222 1.55111 17.02 0.0111 Error 4 0.36444 0.09111 Total 8 3.60889 Grand Mean 11.489 CV 2.63 LSD All-Pairwise Comparisons Test of Quachac for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 3 12.000 A 2 11.800 A 1 10.667 B Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.2465 Critical T Value 2.776 Critical Value for Comparison 0.6843

Page 193: ẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/2.HoKhacMinh_NoiDung.pdf · và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng

Randomized Complete Block AOV Table for P100qua Source DF SS MS F P lanlap 2 0.762 0.3811 Congthuc 2 69.642 34.8211 4.67 0.0899 Error 4 29.831 7.4578 Total 8 100.236 Grand Mean 144.78 CV 1.89 LSD All-Pairwise Comparisons Test of P100qua for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 2 147.10 A 3 146.37 AB 1 140.87 B Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 2.2298 Critical T Value 2.776 Critical Value for Comparison 6.1908 Randomized Complete Block AOV Table for P100hat Source DF SS MS F P lanlap 2 1.5089 0.7544 Congthuc 2 20.3089 10.1544 58.77 0.0011 Error 4 0.6911 0.1728 Total 8 22.5089 Grand Mean 64.089 CV 0.65 LSD All-Pairwise Comparisons Test of P100hat for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 2 65.233 A 3 65.067 A 1 61.967 B Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.3394 Critical T Value 2.776 Critical Value for Comparison 0.9423 Randomized Complete Block AOV Table for NSLT Source DF SS MS F P lanlap 2 3.357 1.6783 Congthuc 2 107.474 53.7369 58.91 0.0013 Error 4 3.649 0.9121 Total 8 114.479 Grand Mean 4.994 CV 1.91 LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSLT for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 3 5.2690 A 2 5.2057 A 1 4.5063 B Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.7798 Critical T Value 2.776 Critical Value for Comparison 0.2165 Randomized Complete Block AOV Table for NSTT Source DF SS MS F P lanlap 2 1.0184 0.5092 Congthuc 2 82.8694 41.4347 111.73 0.0003 Error 4 1.4834 0.3708 Total 8 85.3712 Grand Mean 3.524 CV 1.73 LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSTT for Congthuc Congthuc Mean Homogeneous Groups 3 3.7427 A 2 3.7353 A 1 3.0953 B Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.4972 Critical T Value 2.776 Critical Value for Comparison 0.1381