N c Th i Sinh Ho t t Các Khu v c Nhà v Sinh đ c x Lý s b Qua h m t Ướ ả ạ ừ ự ệ...

24
N c th i sinh ho t t các khu v c nhà v sinh đ c x lý s b qua h m t ướ ả ạ ừ ự ệ ượ ử ơ ộ ầ ự ho i (b không th m 2 – 3 ngăn), kích th c c a b t ho i đ t yêu c u 0,3 – ạ ể ấ ướ ủ ể ự ạ ạ ầ 0,5 m3/ng i. B t ho i đ c b trí theo t ng c m t i nh ng khu v c s n ườ ể ự ạ ượ ố ừ ụ ạ ữ ự ả xu t, văn phòng, căn tin phù h p v i m t b ng D án. ấ ợ ớ ặ ằ ự B t ho i là công trình đ ng th i làm 2 ch c năng: l ng và phân hu c n l ng. ể ự ạ ồ ờ ứ ắ ỷ ặ ắ C n l ng gi l i trong b t 6 - 8 tháng, d i nh h ng c a các vi sinh v t k ặ ắ ữ ạ ể ừ ướ ả ưở ủ ậ ỵ khí, các ch t h u c b phân hu , m t ph n t o thành các ch t khí và m t ph n ấ ữ ơ ị ỷ ộ ầ ạ ấ ộ ầ t o thành các ch t vô c hòa tan. Sau khi qua h m t ho i các tác nhân ô nhi m ạ ấ ơ ầ ự ạ ễ gi m 50% nh ng n ng đ các ch t ô nhi m trong n c th i sinh ho t sau khi ả ư ồ ộ ấ ễ ướ ả ạ qua b t ho i v n còn cao h n Tiêu chu n cho phép nên s đ c thu gom x lýể ự ạ ẫ ơ ẩ ẽ ượ ử ti p t i tr m x lý n c th i c a D án tr c khi th i ra môi tr ng.ế ạ ạ ử ướ ả ủ ự ướ ả ườ Dung tích b t ho i c a d án có th tính toán nh sau:ể ự ạ ủ ự ể ư W = Wn + Wb Wn : th tích n c c a b , l y b ng 2/3 th tích ph n bùn c a b (m3)ể ướ ủ ể ấ ằ ể ầ ủ ể Wb : th tích bùn c a b (m3), đ c tính theo công th c sau:ể ủ ể ượ Wc = [aT(100 – W1)bc]N/[(100 – W2)1000] Trong đó: a: L ng c n trung bình c a m t ng i th i ra: 0,7 – 0,8 lít/ngày.ượ ặ ủ ộ ườ ả b: H s k đ n kh năng gi m th tích c n khi lên men: 0,7 (gi m 30%)ệ ố ể ế ả ả ể ặ ả c: H s k đ n vi c đ l i m t ph n c n đã lên men khi hút c n đ duy trì vi ệ ố ể ế ệ ể ạ ộ ầ ặ ặ ể sinh v t giúp cho quá trình lên men c n đ c nhanh h n: 1,2 (đ l i 20%)ậ ặ ượ ơ ể ạ N: S ng i mà b ph c v , 342 ng iố ườ ể ụ ụ ườ T: Th i gian gi a hai l n l y c n, 180 – 240 ngàyờ ữ ầ ấ ặ

description

asss

Transcript of N c Th i Sinh Ho t t Các Khu v c Nhà v Sinh đ c x Lý s b Qua h m t Ướ ả ạ ừ ự ệ...

Page 1: N c Th i Sinh Ho t t Các Khu v c Nhà v Sinh đ c x Lý s b Qua h m t Ướ ả ạ ừ ự ệ Ượ ử ơ ộ ầ ự

N c th i sinh ho t t các khu v c nhà v sinh đ c x lý s b qua h m t ướ ả ạ ừ ự ệ ượ ử ơ ộ ầ ựho i (b không th m 2 – 3 ngăn), kích th c c a b t ho i đ t yêu c u 0,3 – ạ ể ấ ướ ủ ể ự ạ ạ ầ0,5 m3/ng i. B t ho i đ c b trí theo t ng c m t i nh ng khu v c s n ườ ể ự ạ ượ ố ừ ụ ạ ữ ự ảxu t, văn phòng, căn tin phù h p v i m t b ng D án. ấ ợ ớ ặ ằ ựB t ho i là công trình đ ng th i làm 2 ch c năng: l ng và phân hu c n l ng. ể ự ạ ồ ờ ứ ắ ỷ ặ ắC n l ng gi l i trong b t 6 - 8 tháng, d i nh h ng c a các vi sinh v t k ặ ắ ữ ạ ể ừ ướ ả ưở ủ ậ ỵkhí, các ch t h u c b phân hu , m t ph n t o thành các ch t khí và m t ph n ấ ữ ơ ị ỷ ộ ầ ạ ấ ộ ầt o thành các ch t vô c hòa tan. Sau khi qua h m t ho i các tác nhân ô nhi m ạ ấ ơ ầ ự ạ ễgi m 50% nh ng n ng đ các ch t ô nhi m trong n c th i sinh ho t sau khi ả ư ồ ộ ấ ễ ướ ả ạqua b t ho i v n còn cao h n Tiêu chu n cho phép nên s đ c thu gom x lýể ự ạ ẫ ơ ẩ ẽ ượ ửti p t i tr m x lý n c th i c a D án tr c khi th i ra môi tr ng.ế ạ ạ ử ướ ả ủ ự ướ ả ườDung tích b t ho i c a d án có th tính toán nh sau:ể ự ạ ủ ự ể ưW = Wn + WbWn : th tích n c c a b , l y b ng 2/3 th tích ph n bùn c a b (m3)ể ướ ủ ể ấ ằ ể ầ ủ ểWb : th tích bùn c a b (m3), đ c tính theo công th c sau:ể ủ ể ượ ứWc = [aT(100 – W1)bc]N/[(100 – W2)1000] Trong đó:a: L ng c n trung bình c a m t ng i th i ra: 0,7 – 0,8 lít/ngày.ượ ặ ủ ộ ườ ảb: H s k đ n kh năng gi m th tích c n khi lên men: 0,7 (gi m 30%)ệ ố ể ế ả ả ể ặ ảc: H s k đ n vi c đ l i m t ph n c n đã lên men khi hút c n đ duy trì vi ệ ố ể ế ệ ể ạ ộ ầ ặ ặ ểsinh v t giúp cho quá trình lên men c n đ c nhanh h n: 1,2 (đ l i 20%)ậ ặ ượ ơ ể ạN: S ng i mà b ph c v , 342 ng iố ườ ể ụ ụ ườT: Th i gian gi a hai l n l y c n, 180 – 240 ngàyờ ữ ầ ấ ặW¬1, W2: Đ m c n t i vào b và c a c n khi lên men, t ng ng là 95% vàộ ẩ ặ ươ ể ủ ặ ươ ứ90%.Wb = 0.8 x 180 x (100 - 95) x 0.70 x 1.2 x 342(100 – 90) x 1000= 20.54 m3 Wn = 20,54 x 2/3 = 13.69 m3

Nh v y dung tích c a b t ho i là : W = 13.69 + 20.54 = 34.23 m3ư ậ ủ ể ự ạCái này là ví d tính toán thôi á.ụHình sau gi i thi u mô hình b t ho i 3 ngăn thông d ng đ c dùng đ x lý ớ ệ ể ự ạ ụ ượ ể ửc c b n c th i t các khu nhà v sinhụ ộ ướ ả ừ ệS đ b t ho i 3 ngăn ơ ồ ể ự ạHình: C u t o B t ho i 3 ngăn.

Thiết kế, xây dựng và sử dụng bể tự hoại 1. Giới thiệu Bể tự hoại đầu tiên xuất hiện ở Pháp vào năm 1860, do kỹ sư Fosse Mouras phát minh ra. Cho đến nay, loại công trình xử lý nước thải tại chỗ này đã được phổ cập trên toàn Thế giới. Ở Việt Nam, bể tự hoại cũng trở nên ngày càng phổ biến. Bể tự hoại có thể phục vụ cho một khu vệ sinh, một hộ gia đình hay nhóm hộ gia đình, cho các đối tượng thải nước khác như bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, trường học, bệnh viện, văn phòng làm việc, các cơ sở chăn nuôi và chế biến nông sản, thực phẩm, vv...

Page 2: N c Th i Sinh Ho t t Các Khu v c Nhà v Sinh đ c x Lý s b Qua h m t Ướ ả ạ ừ ự ệ Ượ ử ơ ộ ầ ự

Bể tự hoại được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi bởi có nhiều ưu điểm như hiệu suất xử lý ổn định, kể cả khi dòng nước thải đầu vào có dao động lớn, chiếm ít diện tích, giá thành rẻ và việc xây dựng, quản lý đơn giản, nên dễ được chấp nhận. Tuy nhiên, để phát huy vai trò của công trình xử lý nước thải tại chỗ này, cần thiết kế, thi công xây dựng, lắp đặt và quản lý vận hành, bảo dưỡng bể tự hoại đúng, nhất là với điều kiện ở nước ta hiện nay, khi phần lớn nước thải, sau khi xử lý sơ bộ ở bể tự hoại, được xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận mà không qua bất kỳ một khâu xử lý nào tiếp theo. Việc hiểu rõ và làm tốt công tác thiết kế, thi công lắp đặt và quản lý vận hành - bảo dưỡng bể tự hoại còn góp phần nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị và bảo vệ môi trường. Trong bể tự hoại diễn ra quá trình lắng cặn và lên men, phân huỷ sinh học kỵ khí cặn lắng. Các chất hữu cơ trong nước thải và bùn cặn đã lắng, chủ yếu là các Hydrocacbon, đạm, béo, ... được phân hủy bởi các vi khuẩn kỵ khí và các loại nấm men. Nhờ vậy, cặn lên men, bớt mùi hôi, giảm thể tích. Chất không tan chuyển thành chất tan và chất khí (chủ yếu là CH4, CO2, H2S, NH3, ...). Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nước thải và tốc độ phân huỷ bùn cặn trong bể tự hoại: nhiệt độ và các yếu tố môi trường khác; lưu lượng dòng thải và thời gian lưu nước tương ứng; tải trọng chất bẩn (rất phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người sử dụng bể hay loại nước thải nói chung); hệ số không điều hoà và lưu lượng tối đa; các thông số thiết kế và cấu tạo bể: số ngăn bể, chiều cao, phương pháp bố trí đường ống dẫn nước vào và ra khỏi bể, qua các vách ngăn, ... Bể tự hoại được thiết kế và xây dựng đúng cho phép đạt hiệu suất lắng cặn trung bình 50 - 70% theo cặn lơ lửng (TSS) và 25 - 45% theo chất hữu cơ (BOD và COD) (Nguyễn Việt Anh và nnk, 2006, Bounds, 1997, Polprasert, 1982). Các mầm bệnh có trong phân cũng được loại bỏ một phần trong bể tự hoại, chủ yếu nhờ cơ chế hấp phụ lên cặn và lắng xuống, hoặc chết đi do thời gian lưu bùn và nước trong bể lớn, do môi trường sống không thích hợp. Cũng chính vì vậy, trong phân bùn bể tự hoại chứa một lượng rất lớn các mầm bệnh có nguồn gốc từ phân. Bể tự hoại ở hầu hết các nước đều tiếp nhận và xử lý cả hai loại nước thải trong hộ gia đình - nước đen và nước xám. Nước thải sau bể tự hoại được dẫn tới các công trình xử lý tại chỗ (bãi lọc ngầm, bể sinh học hiếu khí, vv...) hay tập trung, theo cụm, ... Bể tự hoại được du nhập vào Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc. Thời đó, chỉ có một số công trình xây dựng mới có trang bị bể tự hoại (có hoặc không có ngăn lọc), xử lý cả nước đen và nước xám. Dần dần, do sự phát triển của đô thị, các công trình được cơi nới, xây dựng thêm, các khu như mới mọc lên, nhưng việc xây dựng các tuyến cống thu gom nước thải và tách riêng nước thải ra khỏi nước mưa không theo kịp với sự phát triển, người ta đấu thẳng đường ống dẫn nước xám và nước nhà bếp ra ngoài hệ thống cống chung, chỉ còn có nước đen chảy vào bể tự hoại. Đây là bức tranh rất phổ biến ở các đô thị ở Việt Nam hiện nay. Phương thức này cũng đã lan rộng nhanh chóng ra các vùng ven đô và vùng nông thôn. Nhiều bể tự hoại được thiết kế, xây dựng và vận hành không đúng quy cách về kích thước tối thiểu, cách bố trí đường ống, vách ngăn, làm sinh ra dòng chảy tắt trong bể, sục bùn và váng cặn, bể bị rò rỉ

Page 3: N c Th i Sinh Ho t t Các Khu v c Nhà v Sinh đ c x Lý s b Qua h m t Ướ ả ạ ừ ự ệ Ượ ử ơ ộ ầ ự

làm ô nhiễm và nước ngầm thấm vào,... Đúng ra, bùn cặn trong bể tự hoại phải được hút thechu kỳ từ 1 đến 3 năm, nhưng trong thực tế, nhiều bể tới 7 hoặc 10 năm mới được hút, khi hộ gia đình gặp phải những vấn đề như tắc, tràn nước, mùi hôi, ..., nên hiệu quả làm việc thấp. Bên cạnh loại bể tự hoại truyền thống, còn có các loại bể tự hoại sau: bể tự hoại có ngăn lọc hiếu khí, ngăn lọc kỵ khí, hay có lõi lọc tháo lắp được; bể tự hoại với các vách ngăn mỏng dòng hướng lên (bể BAST); bể tự hoại với các vách ngăn mỏng dòng hướng lên và ngăn lọc kỵ khí (bể BASTAF); bể tự hoại có ngăn bơm (trong hệ thống thoát nước gồm các bể tự hoại và đường ống áp lực); các loại bể tự hoại khác, kết hợp với các quá trình xử lý như xử lý hiếu khí có sục khí nhân tạo, có dòng tuần hoàn, có thu khí sinh học, vv... Chi tiết về các loại bể này được trình bày trong cuốn sách: Bể tự hoại và Bể tự hoại cải tiến, Nhà xuất bản Xây dựng, 9/2007 của cùng tác giả. 2. Thiết kế bể tự hoại Tổng dung tích của bể tự hoại V (m3) được tính bằng tổng dung tích ướt (dung tích hữu ích) của bể tự hoại VƯ, cộng với dung tích phần lưu không tính từ mặt nước lên tấm đan nắp bể Vk. V = VƯ+ Vk(1) Dung tích ướt của bể tự hoại bao gồm 4 vùng phân biệt, tính từ dưới lên trên: - Vùng tích luỹ bùn cặn đã phân huỷ Vt; - Vùng chứa cặn tươi, đang tham gia quá trình phân huỷ Vb; - Vùng tách cặn (vùng lắng) Vn; - Vùng tích luỹ váng - chất nổi Vv(xem Hình 1). Vư= Vn+ Vb+ Vt

Page 4: N c Th i Sinh Ho t t Các Khu v c Nhà v Sinh đ c x Lý s b Qua h m t Ướ ả ạ ừ ự ệ Ượ ử ơ ộ ầ ự

+ Vv(2) Dung tích vùng lắng - tách cặn Vn: được xác định theo loại nước thải, thời gian lưu nước tnvà lượng nước thải chảy vµo bể Q, có tính đến giá trị lưu lượng tức thời của dòng nước thải. Thời gian lưu nước tối thiểu tnđược xác định theo Bảng 1. Bảng 1. Thời gian lưu nước tối thiểu trong vùng lắng của bể tự hoại

Page 5: N c Th i Sinh Ho t t Các Khu v c Nhà v Sinh đ c x Lý s b Qua h m t Ướ ả ạ ừ ự ệ Ượ ử ơ ộ ầ ự
Page 6: N c Th i Sinh Ho t t Các Khu v c Nhà v Sinh đ c x Lý s b Qua h m t Ướ ả ạ ừ ự ệ Ượ ử ơ ộ ầ ự

Vùng lưu giữ bùn đã phân huỷ Vt(m3): Sau khi cặn phân huỷ, phần còn lại lắng xuống dưới đáy bể và tích tụ ở đó làm thành lớp bùn. Dung tích bùn này phụ thuộc tải lượng đầu vào của nước thải, theo số người sử dụng, thành phần và tính chất của nước thải, nhiệt độ và thời gian lưu, được tính như sau: Vt= r.N.T/1000 (5) Với: r - lượng cặn đã phân huỷ tích luỹ của 1 người trong 1 năm. - Với bể tự hoại xử lý nước đen và nước xám: r = 40 l/(người.năm). - Bể tự hoại chỉ xử lý nước đen từ khu vệ sinh: r = 30 l/(người.năm). T - khoảng thời gian giữa 2 lần hút cặn, năm. - Dung tích phần váng nổi Vvthường được lấy bằng (0,4 - 0,5)Vthay có thể lấy sơ bộ với chiều cao lớp váng bằng 0,2 - 0,3 m. Trong trường hợp bể tự hoại tiếp nhận nước thải từ nhà bếp, nhà ăn, cần tăng dung tích vùng chứa bùn cặn và váng lên thêm 50%. - Dung tích phần lưu không trên mặt nước của bể tự hoại Vkđược lấy bằng 20% dung tích ướt, hoặc theo cấu tạo bể, với chiều cao phần lưu không (tính từ mặt nước đến nắp bể) không nhỏ hơn 0,2 m. Phần lưu không giữa các ngăn của bể tự hoại phải được thông với nhau và có ống

Page 7: N c Th i Sinh Ho t t Các Khu v c Nhà v Sinh đ c x Lý s b Qua h m t Ướ ả ạ ừ ự ệ Ượ ử ơ ộ ầ ự

thông hơi. - Cách tính giản lược, áp dụng cho bể tự hoại hộ và nhóm hộ gia đình: Đối với bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt cho các hộ và nhóm hộ gia đình, để cho đơn giản, lấy nhiệt độ trung bình của nước thải bằng 20oC. Dung tích ướt tối thiểu của bể tự hoại xử lý nước đen và nước xám bằng: Vư= (N.qo.tn+ 24 + 56.T)/1000 (6) Tương tự, dung tích ướt của bể tự hoại xử lý nước đen từ khu vệ sinh bằng: Vư= (N.qo.tn+ 24 + 42.T)/1000 (7) - Đối với bể tự hoại xử lý nước thải cho các hộ gia đình đơn lẻ, có thể xác định sơ bộ dung tích ướt tối thiểu của bể một cách đơn giản hơn nữa, theo số người thực tế sử dụng bể, theo công thức: Vư= N.Vo(8) Trong đó: Volà dung tích ướt đơn vị của bể tự hoại: Vo= 0,34 m3/người đến 0,60 m3/người, nếu bể xử lý cả nước đen và nước xám; Vo= 0,27m3/người đến 0,30m3/người, nếu bể chỉ xử

Page 8: N c Th i Sinh Ho t t Các Khu v c Nhà v Sinh đ c x Lý s b Qua h m t Ướ ả ạ ừ ự ệ Ượ ử ơ ộ ầ ự

lý nước đen từ khu vệ sinh. Số người sử dụng tăng thì dung tích đơn vị giảm

Page 9: N c Th i Sinh Ho t t Các Khu v c Nhà v Sinh đ c x Lý s b Qua h m t Ướ ả ạ ừ ự ệ Ượ ử ơ ộ ầ ự

Để tránh lớp váng nổi trên mặt nước, phải bố trí tấm chắn hướng dòng hay Tê dẫn nước vào, ra ngập dưới mặt nước không ít hơn 0,4 m (đảm bảo cách mặt dưới lớp váng cặn không dưới 0,15 m). Đồng thời, để tránh sục cặn, bùn từ đáy bể, miệng Tê dẫn nước vào và ra phải cách lớp bùn cao nhất không dưới 0,3 m. Đầu trên của Tê cao hơn mặt nước không ít hơn 0,15 m. Không dẫn nước vào bể qua ống đứng thoát nước để tránh xáo trộn và sục bùn, cặn trong bể. Cốt đáy ống vào cao hơn đáy ống ra ít nhất 0,05 m. Để đảm bảo chế độ tự chảy và tránh ngập cục bộ, đáy ống ra phải cao hơn mực nước cao nhất trong cống tiếp nhận nước thải sau bể tự hoại và mực nước ngầm cao nhất. Các ống dẫn nước vào, ra và giữa các ngăn phải được đặt so le nhau để quãng đường nước chảy trong bể dài nhất, tránh hiện tượng chảy tắt. Trên các vách ngăn trong bể có cửa thông nước hoặc cút dẫn nước. Khoảng cách mép trên cửa thông nước đến mặt nước không dưới 0,3 m để tránh váng cặn tràn sang ngăn sau. Dung tích ướt tối thiểu của bể tự hoại xử lý nước đen và nước xám lấy bằng 3m3. Dung tích tối thiểu bể tự hoại xử lý nước đen lấy bằng 1,5 m3. Trên thực tế, khi có điều kiện về diện tích và kinh phí, người ta thường xây dựng bể tự hoại có kích thước lớn hơn kích thước tối thiểu, để tăng độ an toàn khi sử dụng và kéo dài chu kỳ hút bùn. Nghiên cứu của Harada trên 750 bể tự hoại ở nội thành Hà Nội (2006) cho thấy dung tích trung bình của các bể tự hoại hộ gia đình ở khu vực nội thành Hà Nội (chủ yếu chỉ tiếp nhận nước đen) bằng 5,4m3. Chiều sâu tối thiểu của lớp nước trong bể tự hoại Hư, tính từ đáy bể đến mặt nước, để đảm bảo quá trình tách cặn diễn ra và tránh được sự xáo trộn nước thải với bùn, cặn lắng và váng nổi, là 1,2 m.

Page 10: N c Th i Sinh Ho t t Các Khu v c Nhà v Sinh đ c x Lý s b Qua h m t Ướ ả ạ ừ ự ệ Ượ ử ơ ộ ầ ự

Chiều sâu ngăn chứa có thể lớn hơn ngăn lắng. Để thuận tiện cho việc thi công xây dựng và quản lý, chiều rộng hay đường kính bể không được dưới 0,7 m. Để tránh hiện tượng chảy tắt trong bể và tiện cho việc xây dựng, bể thường có dạng hình chữ nhật trên mặt bằng với tỷ lệ dài: rộng = 3 : 1, với độ sâu từ 1,2 - 2,5m. Phổ biến ở Việt Nam là bể tự hoại với cấu tạo gồm 2 ngăn hoặc 3 ngăn. Bể thường có dạng chữ nhật hoặc tròn. Bể tự hoại 2 ngăn gồm: ngăn chứa có kích thước lớn nhất, chiếm tối thiểu 2/3 dung tích bể; ngăn lắng, chiếm 1/3 dung tích bể. Bể tự hoại 3 ngăn gồm: ngăn chứa, dung tích tối thiểu 1/2 dung tích bể; 2 ngăn lắng, mỗi ngăn chiếm 1/4 dung tích bể. Trong trường hợp bể chỉ có 1 ngăn, có thể thay vách ngăn giữa 2 bể bằng các tấm chắn sau ống dẫn nước vào bể và trước ống thu nước ra khỏi bể, để tránh hiện tượng chảy tắt, ổn định dòng chảy và ngăn váng cặn trôi ra khỏi bể. Đối với bể tự hoại xử lý nước thải cho > 30 người, cũng nên dùng các tấm chắn hướng dòng đặt sau Tê vào và trước Tê ra, chạy hết chiều rộng bể. Đáy ngăn chứa phải có độ dốc 25% về phía ống dẫn nước vào (phía dưới cửa hút) để dễ hút bùn cặn. Bể tự hoại phải có ống thông hơi, đường kính không dưới 60mm, dẫn lên cao trên mái nhà ít nhất 0,7 m để tránh mùi, khí độc hại. 3. Thi công xây dựng, lắp đặt bể tự hoại Bể tự hoại được xây bằng gạch, bê tông cốt thép đúc sẵn hay bể tông cốt thép đổ tại chỗ, hoặc chế tạo sẵn bằng các vật liệu như composit, HDPE, ... Bể tự hoại phải được xây dựng kín, khít, đảm bảo độ an toàn về mặt kết cấu công trình, ngay cả trong điều kiện chứa đầy nước hay không chứa nước, chịu tác động của các công trình bên trên và lân cận, các phương tiện giao thông, đất và nước ngầm. Nắp bể tự hoại phải có ít nhất 2 lỗ ở trên ống dẫn nước thải vào và ra khỏi bể để quản lý (kiểm tra, hút cặn). Chiều rộng lỗ hút cặn tối thiểu 200 mm. Lỗ hút cặn phải được đậy kín, khít bằng nắp đan BTCT hay chất dẻo, gắn bằng keo, gioăng cao su hay bắt ren với phần vỏ bể. Trường hợp nắp bể tự hoại đặt thấp hơn mặt đất, phải có cổ nắp đan. Cổ nắp đan được xây bằng gạch, BTCT hay chế tạo sẵn bằng chất dẻo, phải đảm bảo lắp kín, khít. Đối với bể tự hoại xây bằng gạch: Phải xây tường đôi (220 mm) hoặc dày hơn, xếp gạch một hàng dọc lại một hàng ngang, xây bằng gạch đặc M75 (cấp độ bền B5) và vữa xi măng cát vàng M75, mạch vữa phải no, dày đều, miết kỹ. Các bể kích thước lớn phải có biện pháp gia cố đảm bảo kết cấu. Cả mặt trong và mặt ngoài bể được trát 2 lớp vữa xi măng cát vàng M75, miết kỹ, ngoài cùng đánh màu xi măng nguyên chất chống thấm (toàn bộ chiều cao bể và mặt trong đáy bể). Tại các góc bể phải trát nguýt góc. Đặt các tấm lưới Inox hay thép chống nứt, thấm vào trong lớp vữa trong khi trát mặt trong tường bể, một phần lưới nằm trên đáy bể ít nhất là 20cm. Nếu mực nước ngầm cao, phải chèn thêm một lớp đất sét dày ít nhất 10cm xung quanh bể. Đáy bể phải được làm bằng BTCT, đổ liền khối với dầm bao quanh chu vi bể ở chân tường, chiều cao tối thiểu 10cm để chống thấm. Chi tiết ống qua tường phải được hàn sẵn tấm chắn nước và chèn kỹ bằng bê tông sỏi nhỏ M200 (cấp độ bền B15), hoặc bằng gioăng cao su chịu nước. Các phần kim loại (nếu có) phải được sơn chống gỉ 2 lớp sau khi lắp đặt. Sau khi hoàn tất việc thi công, phải kiểm tra bể rò rỉ. Cho nước vào đầy bể để tránh hiện tượng đẩy nổi do nước ngầm làm di chuyển, nứt, vỡ bể. 4. Quản lý vận hành bảo dưỡng bể tự hoại Thời gian khởi động và tạo lớp bùn trong bể tự hoại cải tiến để đạt hiệu suất xử lý ổn định thường không dưới 3 tháng. Có thể rút ngắn thời gian khởi động bằng cách đưa vào bể một lượng bùn bể phốt từ các bể tự hoại hay bể tự hoại cải tiến đang hoạt động. Không được xả vào bể tự hoại các loại chất thải như: nước mưa, nước chảy tràn bề mặt, nước

Page 11: N c Th i Sinh Ho t t Các Khu v c Nhà v Sinh đ c x Lý s b Qua h m t Ướ ả ạ ừ ự ệ Ượ ử ơ ộ ầ ự

xả rửa bể bơi, nước làm mềm, nước xả từ phòng tắm hơi/sauna có lưu lượng >25% dung tích bể tự hoại, băng vệ sinh, các loại vải, nhựa, cao su, chất thải dịch vụ, dầu mỡ, các chất dễ cháy, nổ (kể cả ở dạng rắn, lỏng hay khí), chất khử trùng, khử mùi, chất kháng sinh, hoá chất diệt cỏ và thuốc trừ sâu.. , trừ khi chất đó được nêu rõ là có thể xả vào bể tự hoại, hay bất kỳ chất nào khác có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của bể tự hoại. Các loại bể tự hoại đều phải thực hiện việc hút bùn. Thời gian hút bùn phụ thuộc vào số người sử dụng bể, thành phần tính chất nước thải, nhiệt độ môi trường. Từ kinh nghiệm thực tế, có thể lấy giá trị thích hợp của chu kỳ hút bùn cặn khi thiết kế và quản lý vận hành các bể tự hoại hộ gia đình là 3 năm/lần. Bể tự hoại có kích thước càng lớn thì chu kỳ hút bùn cho phép càng tăng. Phải tiến hành hút bùn cặn khi chiều sâu lớp bùn ở đáy bể > 40 cm (chiếm 1/3 chiều sâu hữu ích trong bể), hoặc khi: chiều dày lớp váng nổi > 20 cm. Phương pháp đo chiều dày lớp bùn và váng đơn giản nhất là dùng thanh gỗ quấn mảnh vải trắng, hay thước chữ L. Khi hút bùn bể tự hoại, phải để lại một phần bùn cũ (10 - 20%) để duy trì một lượng vi sinh vật kỵ khí trong bể. Tránh hút bùn bể phốt vào thời gian mực nước ngầm cao hơn đáy bể để tránh áp lực đẩy nổi có thể làm vỡ, nứt bể và các công trình lân cận. Trong trường hợp cần thiết phải hút, thì chỉ hút lớp bùn đáy và lớp váng nổi, không hút hết nước ra khỏi bể. Việc hút bùn bể phốt phải được thực hiện bởi các cơ quan được cấp phép. Bùn bể phốt phải được vận chuyển, lưu giữ vµ xử lý đúng quy định. (Nguồn: T/C Xây dựng, số 2/2008)

02:44 Được đăng bởi Phạm Quốc Duy

Bài viết này trên tạp chí kiến trúc nhà đẹp. Nhận thấy bài này hay nên ngồi gỏ lại để bà con cùng xem. Dưới đây là nguyên văn bài viết:Tìm hiểu hầm phân tự hoạiBài viết này của tác giả Trần Trọng Toản được đăng trên Tạp chí Xây Dựng Mới phát hành tại Sài Gòn những năm của thập niên 1960. tài liệu do kỹ sư Lê Ngọc Phượng lưu giữ và có nhã ý phổ biến.

Trong các hồ sơ xin giấy phép xây cất, chính quyền theo luật lệ vệ sinh, đã bắt buộc gia chủ nộp thêm kèm theo họa đồ kiến trúc, 1 họa đồ hầm tự hoại và khi cấp giấy phép xây cất, chính quyền còn buộc các gia chủ, khi xây gần xong hầm, phải mời nhà hữu trách tới kiểm định xem hầm có được thực hiện đúng cách hay không, mới cho đậy nắp và đưa vào sử dụng.Thủ tục trên rất cần thiết, nhưng nhiều người cho rằng sự thận trong kia quá thừa, vì việc xây hầm phân chẳng có gì là khó khăn. Biết bao nhiêu nhà làm cầu tiêu chẳng có “tự hoại tự hiếc” gì mà có sao đâu? Có nhà chỉ đào 1 hố tròn, xuống mấy ống cống, trên đậy 1 tấm đan, cho thêm một ống thông hơi và đặt một bàn ngồi là xong. Có nhà giảm chỉ đào hố mà không xuống ống ngăn đất lở nửa mới tài!Dần dà việc nộp họa đồ hầm tự hoại chỉ là tượng trưng để cho hợp lệ mà thôi.Sự kiện trên cũng chỉ do nhiều người không biết rỏ sự tai hại của các kiểu cầu tiêu thất cách và sự ích lợi của cầu tiêu làm đúng kỹ thuật.Khi có dịp đi vào xóm lao động đông dân cư, nơi đây người dân thường làm các cầu tiêu một cách cầu thả, các bạn sẽ có dịp ngửi thấy các mùi tanh hôi do các hầm phân bốc ra và nhất là sau các trận mưa lớn, nước mưa ngấm vào hầm ép hơi hôi thối làm xì lên trên, hay lúc nắng gắt, hơi

Page 12: N c Th i Sinh Ho t t Các Khu v c Nhà v Sinh đ c x Lý s b Qua h m t Ướ ả ạ ừ ự ệ Ượ ử ơ ộ ầ ự

trong hầm cũng bốc lên nhiều, làm ô uế không khí toàn vùng.Ngoài ra các bạn còn thấy những giếng nước ăn chỉ đào cách xa hầm cầu tiêu độ mu7oi thước thì tránh sao khỏi những chất dơ bẩn và vi trúng của hầm cầu ngấm vào giếng.Hầm làm không đúng kỹ thuật thường hay bị tắc hoặc đầy ứ mà hko6ng tiêu, sẽ gây bao nhiêu phiền lụy không những cho gia chủ (nào phải sửa, nào phải thông, nào phải thuê vệ sinh công hay vệ sinh tư bơm hút) mà còn làm khổ cho cả xóm khi mùi xú uế xông lên.Chính vì sự phiền lụy kể trên và những ảnh hưởng có hại tới sức khỏe cộng đồng mà chính quyền buộc chủ nhà phải thực hiện đúng cách hầm phân tự hoại để:Hầm không xông mùi hôi thối.Nước ở hầm chảy ra sẽ không có vi trùng và theo lý thuyết thì nước đó cỏ thể uống được. Thật khó tin, nhưng thật sự như vậy.Hầm sẽ dùng được lâu ngày, ít khi bị ứ nghẹt.Vậy hầm tự hoại xây ra sao, và động tác trong hầm phân như thế nào?Hầm tự hoại có 3 phần chính:Bể chứa (Compartiment de chute)Bể lóng (Compartiment de decantation)Bể vi khuẩn (Lit bactérien)

A.BỂ CHỨA:Bể này xây cũng như xây một bể nước, tường bằng gạch, bằng đá hoặc bê tông, phía trong tô hồ cho kín.Đáy phải làm kỹ để khỏi lún, nếu đáy lún, bể sẽ bị nứt và chảy mất nước. Nhiều người cẩu thả cho rằng nếu bể lún, nước trong hầm ngấm ra cũng không sao cvi2 coi như cống ngầm vậy. Thật là rất lầm, vì nếu nước thấm ra ngoài thì phân sẽ đóng thành bón cứng và không tiêu được. Phân chứa trong bể phải được ngâm trong nước thì mới lên men và bị một loại vi khuẩn phân hủy các chất hữu cơ (matières organniques). Các chất đạm tố hữu cơ (azote organique) biến thành đạm tố (ammoniaque). Loại vi khuẩn này là vi khuẩn sợ không khí (anaérobie), tạm gọi tắt là vi khuẩn yếm khí, chỉ có thể sống ở nơi kín không có không khí. Nếu hầm có không khí vào nhiều thì những vi khuẩn này sẽ chết hết. Phân ở trong bể chứa một thời gian sẽ biến thành chất lỏng và một phần chất sắt hoặc khoáng chất, vi khuẩn không lên men được sẽ dần dần lắng xuống đáy bể.Muốn đạt được sự biến thể hoàn toàn như trên, các vi khuẩn yếm khí pahi3 làm việc ít nhất 10 ngày (xem bảng chỉ dẩn sau).Như ta đã biết muốn cho phân biến thể thì cần phải có nước. Nên trước khi sử dụng cần đổ vào bể chứa cho đầy nước để cho vi khuẩn yếm khí có thể làm việc dể dàng.Khi phân biến thể thành chất lỏng và hơi, hơi đó cần được dẩn thoát ra ngoài. Vậy cần đặt một ống thoát hơi cho bể chứa, nhưng ống thoát hơi cần phải nhỏ, chỉ hơi thối trong hầm chứa thoát ra mà thôi ( ống đường kính độ 6cm – xem nhình). Không nên làm ống lớn vì nếu lớn không khí bên ngoài có thể vào trong hầm giết hại những vi khuẩn yếm khí (nếu không có ống thông hơi hầm có thể sẽ bị nổ như mìn).Vì phân nổi trên mặt nước như một cái bè và được vi khuẩn yếm khí biến thể dần dần thành hơi và nước, vậy muốn cho vi khuẩn yếm khí hoạt động được dể dàng không bị xáo trộn thì ống chuyển phân ở trên bàn cầu phải cắm xuống dưới mặt nước trong bể chứa khoảng 30cm để khi

Page 13: N c Th i Sinh Ho t t Các Khu v c Nhà v Sinh đ c x Lý s b Qua h m t Ướ ả ạ ừ ự ệ Ượ ử ơ ộ ầ ự

xối nước ở cầu tiêu, sức chuyễn động của nước không làm trở ngại công việc của vi khuẩn yếm khí. Ngoài ra miệng ống dẩn phải có hình ống điếu (xem hình) để cho phân sau khi được dội xuống tỏa điều trong bể chứa. Không nên dùng ống miệng ngay, vì phân gom vào một chổ và còn có thể nổi lên bịt miệng ống làm tắc ống dẩn phân. Tuy nhiên ống dẩn phân không nên đặt sâu quá mặt nước 30cm vì nếu đặt sâu sẽ làm cho phân thoát ra bể khó khăn.Sau khi phân biến thành chất lỏng, các vi trùng bệnh truyền nhiễm điều bị vi khuẩn yếm khi tiêu diệt. Bác sĩ Calmette nhận định rằng các loại vi trùng thương hàn và dịch tả không thể nào sống hơn 12 giờ trong hầm tự hoại.

B. BỂ LÓNG:Bể lóng là một phần phụ của bể chứa có dung tích 1/2 đến 1/3 của bể chứa.Bể chứa được thông qua bể lóng bằng những lỗ đặt lưng chừng vách ngăn. Tại sao lại đặt lỗ lưng chừng vách ngăn? Nếu đặt lỗ trên cao thì phân mới chưa biến chất sẽ chạy qua bể lóng, mà đặt dưới đáy thì lỗ thông sẽ bị bít bởi cặn phân. Phân biến chất thường ở lưng chứng bể, cho nên lỗ đặt cách đáy 40cm.Khi nước thâu sang bể lóng có thể còn 1 phần phân chưa được biến chất hẳn, những chất phân đó sẽ được tiếp tục biến chất trong bể lóng do vi khuẩn yếm khí nên bể lóng cũng phải kín không được thông với không khí bên ngoài. Do đó nước trong bể lóng không được chảy tự do qua bể vi khuẩn mà phải chảy theo những ống khủy có một đầu nhúng xuống nước để không khí bên bể vi khuẩn không thông vào hầm lóng (xem hình vẽ). Tại bể lóng, các khoáng chất và chất sắt còn lại sẽ lắng dần xuống bể lóng.

C.BỂ VI KHUẨN.Dung tích bể vi khuẩn ước chừng 1/3 của bể chứa cộng với bế lóng.Trái với bể chứa và bể lóng không có không khí, bể vi khuẩn cần phải thoáng khí vì trong bể này cần 1 loại vi khuẩn háo khí (aérobie) để tiếp tục làm biến thể chất phân. Vì vậy cần phải có một ống thông hơi lớn từ bể này thông lên mái nhà, đường kính từ 20 cm đến 40 cm tùy theo bể to, nhỏ để đem không khí từ bên ngoài vào bể. Nước phân ở bể lóng tràn qua bể vi khuẩn phải chảy qua những máng xây có bờ thật ngang (xem hình) để nước tràn điều, chảy thành những chỉ nước nhỏ để khí trời dể hòa nhập vào nước.Ngoài ra nước lại được chảy qua một lớp vật liệu rỗng để diện tích của nước tiếp xúc với không khí tăng lên, như vậy không khí xâm nhập dể dàng và giúp vi khuẩn háo khí ôxít hóa phân hủy thành những chất nitrite và mất mùi hôi thối. Sau khi chảy xuống đáy bể vi khuẩn thì nước phân thể gọi là sạch và uống được. (nói vậy chứ bạn đừng bao giờ thử nghen (cái này là của Duy viết thêm)).Vì có tác dụng của không khí trong bể vi khuẩn và nhất là ở khoảng có vật liệu rổng nên bể vi khuẩn không bao giờ được ngập nước, nếu ngập nước thì bể vi khuẩn sẽ không có không khí và những sự biến thể cần thiết sẽ không thể thành tựu được. Vậy cho nên muốn xây hầm tự hoại cho đúng cách cần phải biết mực nước của ống thoát nước ngoài đường lộ cao thấp ra sao. Nếu mực nước của cống thoát nước ngoài đường lộ dâng quá cao, nước cống sẽ chảy vào bề tự hoại làm ngập bể vi khuẩn. Muốn khỏi ngập, phải nậng hầm tự hoại lên cao. (Nếu ta gặp hầm phân xây nổi này ở một vài nơi, ta có thể tưởng là bể nước ăn, nhưng thực sự đó là hầm tự hoại xây đúng

Page 14: N c Th i Sinh Ho t t Các Khu v c Nhà v Sinh đ c x Lý s b Qua h m t Ướ ả ạ ừ ự ệ Ượ ử ơ ộ ầ ự

cách). Tại Sài Gòn phần lớn đường lộ hơi thấp so với mực nước sông nên nhiều nhà xây hầm tự hoại đúng kiểu nhưng không làm việc đúng cách vì bể vi khuẩn thường bị ngập nước do cống ngoài đường dâng cao chảy vào.Còn có những nơi đất quá thấp, nước dơ phải thoát trên mặt đất. Vì vấn đề kiến trúc, không thể nâng cao hầm phân tự hoại lên được, cho nên nhiều người đã dùng 1 loại hầm không đúng kỹ thuật là cho nước phân ở hầm lóng chạy sang đáy hầm vi khuẩn rồi nước chảy ngược lên trên qua các lớp gạch bể hay vật liệu rổng (poreux) sau đó mới chảy ra ga cống và chảy ra mương (xem hình). Như vậy vật liệu rỗng chỉ ngăn những phân chưa biến thể ở phía dười và chỉ có tác dụng như là một bể lọc mà thôi. Trong những bể chảy ngược như trên thì chỉ có vi khuẩn yếm khí làm việc trong bể chứa và bể lóng, còn vi khuần háo khí (aérobie) không làm việc được vì bể vi khuẩn thường xuyên ngập nước, cho nên nước phân chảy ra sẽ còn nhiều mùi hôi thối.

Sau đây là một vài số liệu về những kích thước của các hầm trong bể chứa phân tự hoại tùy theo số người sử dụng:

HẦM CHỨA, HẦM LÓNG:-Độ 10 người sử dụng thì phải 250 lít/ người.-Từ 11 đến 100 người thì phải 250 lít/ người. (Duy nghỉ tác giả có nhầm lẩn vì tiêu chuẩn giống nhau cho cả hai dòng nhưng cứ gỏ nguyên văn, ai sai nấy chịu).-Từ 100 người trở lên thì phải 75 lít/ người.HẦM VI KHUẨN:-Độ 10 người sử dụng thì phải 250 lít/ người.-Từ 11 đến 20 người thì phải 70 lít/ người.-Từ 20 người trở lên thì phải 50 lít/ người.

Việc xây hầm tiêu như vậy thật phức tạp, tuy nhiên ta nên xây hầm cho đúng kỹ thuật để tránh cho gia đình và khu xóm những khó chịu và những ảnh hưởng có hại cho sức khỏe mà thường ta không ngờ tới.Ngoài việc xây đúng kiểu, đúng kỹ thuật ta còn phải biết giữ gìn hầm.Như ta đã biết trong hầm phâm tự hoại có hai loại vi khuẩn, vi khuẩn háo khí và vi khuẩn yếm khí. Phân được biến thể là do sự làm việc của hai loại khi khuẩn có lợi nêu trên. Vì vậy ta đừng bao giờ đổ những chất sát trùng vào bồn cầu vì nếu các vi khuẩn nói trên bị tiêu diệt thì hầm phân sẽ không tiêu và ta sẽ phải phiền lụy không ít.

Bể tự hoại 3 ngăn

Bể tự hoại là công trình xử lý nước thải bậc một (xử lý sơ bộ) đồng thời thực hiện ba chức năng: lắng nước thải, lên men cặn lắng và lọc nước thải sau lắng. Bể tự hoại sau khi xây dựng có thể được đưa vào sử dụng ngay sau khi xây dựng. Bể tự hoại không cần một yêu cầu đặc biệt nào trước khi đưa vào vận hành. Tuy nhiên sự lên men cặn phải bắt đầu vài ngày sau khi đưa vào hoạt động. Bùn cặn lên men được hút sau từ 1-3 năm bể hoạt động. Tại thời điểm hút, phần bùn cặn chưa lên men nằm phía trên vì vậy ống hút của máy bơm phải đặt sâu xuống đáy bể. Thông thường khi hút phải chừa lại khoảng 20% lượng bùn cặn để gây men cho bùn cặn tươi đợt sau.

Page 15: N c Th i Sinh Ho t t Các Khu v c Nhà v Sinh đ c x Lý s b Qua h m t Ướ ả ạ ừ ự ệ Ượ ử ơ ộ ầ ự

Khi hút bùn cặn ra khỏi bể, hỗn hợp bùn cặn thường có BOD 5 khoảng 6000mg/l, tổng các chất rắn lơ lửng (TSS) khoảng 15000mg/l. Bùn cặn đã lên men được sử dụng vào nhiều mục đích khác như: ủ làm phân vi sinh hoặc bón trực tiếp cho các cây công nghiệp,… Bể tự hoại 3 ngăn có cấu tạo đơn giản, dễ vận hành quản lý và thường được sử dụng để xử lý nước tại chỗ cho các khu dân cư, các khu tập thể, cụm dân cư dưới 500 người và lưu lượng nước thải dưới 30 m 3 / ngày. Phần tính toán dưới đây dùng cho lưu lượng trung bình ngày đêm là: Q tb.ng.đ = 16m 3 . Thể tích tính toán của bể tự hoại lấy không nhỏ hơn lưu lượng nước thải trung bình trong 1-2 ngày đêm (điều 7.3.2 TCXD-51-84). Ta chọn 2 ngày đêm để tính toán. Tính toán bể tự hoại ba ngăn: Thể tích phần lắng: Wi= (a*N*T)/1000 = (100*160*1)/1000 = 16(m 3 ) Thể tích phần chứa bùn: Wb= (b*N*t)/1000 = (0,08*160*365)/1000 = 4,672 (m 3 ) (lấy =5m 3 ) Thể tích tổng cộng của bể tự hoại: W = W l + W b = 16 + 5 = 21 (m 3 ) Trong các công thức trên: a: Tiêu chuẩn thải nước (100 l/người.ngày.đêm); b: Tiêu chuẩn cặn lắng lại trong bể tự hoại của một người trong một ngày đêm; giá trị của b phụ thuộc vào chu kỳ hút cặn khỏi bể; nếu thời gian giữa hai lần hút cặn dưới một năm thì b lấy bằng 0,1 l/ng.ngày.đêm, nếu trên 1 năm thì lấy b bằng 0,08 l/ng.ngày.đêm;

Xem nội dung đầy đủ tại: http://123doc.org/document/2107022-tinh-toan-be-tu-hoai-3-ngan-ppsx.htmN: Số người sử dụng; T: Thời gian lưu nước, (chọn T là 1 ngày). t: Thời gian tích lũy cặn trong bể tự hoại. (chọn t =365 ngày) Thể tích ngăn thứ nhất lấy bằng ½ thể tích tổng cộng.(TCXD-51-84) W 1 = 0.5*21 = 10,5 (m 3 ); Thể tích ngăn thứ hai và thứ ba lấy bằng ¼ thể tích tổng cộng.(TCXD-51-84) W 2 = W 3 = 0.25*21 = 5,25 (m 3 ); Chọn chiều sâu công tác của bể tự hoại H = 2 m. Khi đó diện tích F của bể tự hoại sẽ là: F=W/H = 21/2 = 10,5 (m 2 ) Chọn kích thước H * B * L (chiều sâu * chiều rộng * chiều dài) các ngăn như sau

Xem nội dung đầy đủ tại: http://123doc.org/document/2107022-tinh-toan-be-tu-hoai-3-ngan-ppsx.htm

Page 16: N c Th i Sinh Ho t t Các Khu v c Nhà v Sinh đ c x Lý s b Qua h m t Ướ ả ạ ừ ự ệ Ượ ử ơ ộ ầ ự