Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008

24
Hip hi Cao su Vit Nam BN TIN Cao Su Vit Nam ngày 29/02/2008, trang 1 BẢN TIN Cao Su Việt Nam HIỆP HỘI CAO SU VIỆT NAM Số 21 Ngày 29 tháng 02 năm 2008 TIN TRONG NƯỚC Mc tiêu xut khu nguyên liu cao su năm 2008 Năm 2007, Vit Nam đã xut khu được khong 719.000 tn, trgiá trên 1,4 tUSD vi đơn giá bình quân là 1.946 USD/tn, tăng hơn năm trước 1,6% vlượng và 8,8% vtrgiá. Cao su tm nhp tái xut năm 2007 là 195 ngàn tn, trgiá 379 triu đô-la. Xut khu ròng đã đạt 520 ngàn tn, trgiá 1,01 tđô-la. Cao su tiếp tc là nông sn chiếm vtrí thba vkim ngch xut khu và là mt trong 10 mt hàng có kim ngch đạt 1 tUSD trlên. Mc tiêu xut khu cao su nguyên liu năm 2008 ca Vit Nam là 750 ngàn đến 780 ngàn tn, trgiá 1,45 đến 1,5 tđô-la. Đối vi cao su nhp khu năm 2008, ước đạt 200 ngàn - 230 ngàn tn, trgiá 440 triu đô-la. Xut khu ròng sđạt 550 – 570 ngàn tn, trgiá 1 - 1,1 tđô-la. Tình hình xut khu cao su tháng 1 năm 2008 Trong tháng 1/2008, lượng cao su xut khu ước đạt khong 56 ngàn tn, trgiá 126,75 triu đô-la, gim 14,2 % vlượng nhưng tăng 18,3 % vtrgiá và tăng 37,9 % vđơn giá. Chng loi xut khu nhiu nht là cao su khi 3L, chiếm 46,7 % vi đơn giá 2430 USD/tn, kế đến là SVR 10 chiếm 21,9 %, vi giá 2208 USD/tn. Cao su ly tâm (latex) chiếm khong 12,5 % và đơn giá bình quân là 1490 USD/tn. Giá cao su tháng 1/2008 tăng cao t25 – 35 % tùy chng loi so vi năm 2007. Giá tăng cao do ngun cung gim trong nhng tháng khô đầu năm. nh hưởng ca giá du thô làm giá cao su tng hp tăng cao, do đó nhu cu cao su thiên nhiên tiếp tc tăng. Ngoài ra, tác động ca mt snhà đầu cơ làm giá cao su luôn biến động.

description

 

Transcript of Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008

Page 1: Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/02/2008, trang 1

BẢN TIN

Cao Su Việt Nam

HIỆP HỘI CAO SU VIỆT NAM Số 21 Ngày 29 tháng 02 năm 2008

TIN TRONG NƯỚC

Mục tiêu xuất khẩu nguyên liệu cao su năm 2008

Năm 2007, Việt Nam đã xuất khẩu được khoảng 719.000 tấn, trị giá trên 1,4 tỷ

USD với đơn giá bình quân là 1.946 USD/tấn, tăng hơn năm trước 1,6% về lượng và

8,8% về trị giá. Cao su tạm nhập tái xuất năm 2007 là 195 ngàn tấn, trị giá 379 triệu

đô-la. Xuất khẩu ròng đã đạt 520 ngàn tấn, trị giá 1,01 tỷ đô-la. Cao su tiếp tục là nông

sản chiếm vị trí thứ ba về kim ngạch xuất khẩu và là một trong 10 mặt hàng có kim

ngạch đạt 1 tỷ USD trở lên.

Mục tiêu xuất khẩu cao su nguyên liệu năm 2008 của Việt Nam là 750 ngàn đến

780 ngàn tấn, trị giá 1,45 đến 1,5 tỷ đô-la. Đối với cao su nhập khẩu năm 2008, ước

đạt 200 ngàn - 230 ngàn tấn, trị giá 440 triệu đô-la. Xuất khẩu ròng sẽ đạt 550 – 570

ngàn tấn, trị giá 1 - 1,1 tỷ đô-la.

Tình hình xuất khẩu cao su tháng 1 năm 2008

Trong tháng 1/2008, lượng cao su xuất khẩu ước đạt khoảng 56 ngàn tấn, trị giá

126,75 triệu đô-la, giảm 14,2 % về lượng nhưng tăng 18,3 % về trị giá và tăng 37,9 %

về đơn giá.

Chủng loại xuất khẩu nhiều nhất là cao su khối 3L, chiếm 46,7 % với đơn giá

2430 USD/tấn, kế đến là SVR 10 chiếm 21,9 %, với giá 2208 USD/tấn. Cao su ly tâm

(latex) chiếm khoảng 12,5 % và đơn giá bình quân là 1490 USD/tấn.

Giá cao su tháng 1/2008 tăng cao từ 25 – 35 % tùy chủng loại so với năm 2007.

Giá tăng cao do nguồn cung giảm trong những tháng khô đầu năm. Ảnh hưởng của giá

dầu thô làm giá cao su tổng hợp tăng cao, do đó nhu cầu cao su thiên nhiên tiếp tục

tăng. Ngoài ra, tác động của một số nhà đầu cơ làm giá cao su luôn biến động.

Page 2: Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/02/2008, trang 2

Chủng loại cao su xuất khẩu tháng 1 năm 2008

Chủng loại Lượng (tấn) Lượng (%) USD/tấn Cao su khối SVR 3L 26.207 46.7 2.430,1 SVR 10 12.265 21.9 2.208,6 SVR CV 60 2.702 4.8 2.510,6 SVR 20 1.402 2.5 2.273,2 SVR 5 1.026 1.8 2.321,3 SVR CV50 671 1.2 2.448,9 SVR L 631 1.1 2.729,4 Cao su hỗn hợp 2.537 4.5 2.302,9

Latex 7.013 12.5 1.490,2

Cao su tờ RSS 3 802 1.4 2.420,1 RSS 853 1.5 2.375,3

Tổng cộng (tấn) 56.109 100 2.259 ngàn USD 126.753

Nguồn: Trung tâm Thông tin Thương mại 25/02/2008

Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN sẽ đầu tư 1.000 tỷ đồng vào Tây Ninh

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam dự kiến sẽ đầu tư khoảng 1.000 tỷ

đồng xây dựng khu liên hợp công nghiệp, đô thị, dịch vụ tại tỉnh Tây Ninh.

Khu công nghiệp-đô thị thuộc 2 huyện Gò Dầu và Trảng Bàng được xây dựng

trên diện tích khoảng 3.000ha, trong đó diện tích khu công nghiệp khoảng 700 ha; và

xây dựng một cảng trung chuyển container rộng 150ha.

Đây là dự án có quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh Tây Ninh, được xây

dựng nhằm tận dụng vị thế thuận lợi là cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 60km và

Bình Dương 10km và nằm sát sông Sài Gòn.

Dự án hoàn thành sẽ biến cả một khu vực rộng lớn trước đây là căn cứ cách

mạng, thuần nông, đời sống nhân dân còn nghèo khó trở thành khu vực phát triển sầm

uất nhất tỉnh./.

(Nguồn: http://www.vnagency.com.vn/TrangChu/VN/tabid/58/itemid/229100/Default.aspx

ngày 24/12/2007)

Page 3: Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/02/2008, trang 3

Tọa đàm “Phát triển sản xuất phục vụ xuất khẩu một số cây trồng chủ lực các

tỉnh miền Nam”

Ngày 28/01/2008, được sự nhất trí của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục

Trồng trọt phối hợp với Hiệp hội Lương thực tổ chức buổi tọa đàm với các Hiệp hội về

“Phát triển sản xuất phục vụ xuất khẩu một số cây trồng chủ lực các tỉnh mìền Nam”

tại TP. Hồ Chí Minh. Thành phần tham dự là lãnh đạo và đại diện các Cục, Vụ, các

Hiệp hội, các Viện, các Sở Nông nghiệp và PTNT một số tỉnh, phóng viên báo đài.

Nội dung và mục tiêu của buổi toạ đàm là nâng cao hiệu quả liên kết giữa các

cơ quan chỉ đạo, quản lý sản xuất và nghiên cứu khoa học của Bộ với các doanh

nghiệp tiêu thụ nông sản (đại diện là các Hiệp hội), cơ quan quản lý nông nghiệp các

tỉnh; đề xuất giải pháp phù hợp để phát triển các cây trồng xuất khẩu chủ lực một cách

bền vững. Các cơ quan, đơn vị tham dự đã đưa ra các ý kiến đóng góp, nêu các vấn đề

đơn vị quan tâm để trình lên Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đề xuất của Hiệp

hội Cao su là cần có quy hoạch rõ ràng các vùng chuyển dịch đất trồng cao su theo chủ

trương của Chính phủ vì nhu cầu thị trường về cao su tự nhiên ngày càng tăng; quản lý

chặt chẽ chất lượng sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu phải có đóng dấu tiêu

chuẩn Việt Nam; quan tâm đến chất lượng cao su tiểu điền; tạo sự liên kết giữa người

trồng, nhà máy và nhà xuất khẩu. Các đề xuất của Cục Chế biến là: số liệu công bố về

vùng nguyên liệu các cây trồng đa số thiếu chính xác, do đó phải điều tra cơ bản về

các loại cây trồng xuất khẩu chủ lực để có số liệu thống kê chính thức. Theo đề xuất

của Vụ Kế hoạch thì trong 6 cây chủ lực chỉ có 2 loại cây có thể phát triển về diện tích

là cây ăn quả và cây cao su, phải chú trọng đến vấn đề chất lượng. Đề xuất của Viện

Nghiên cứu Cao su là xác định lại cây cao su là cây nông nghiệp hay cây lâm nghiệp,

cần đưa tiến bộ kỹ thuật thông qua chương trình khuyến nông, khuyến công để nâng

cao năng suất và chất lượng cao su tiểu điền.

Thống kê gỗ cao su nguyên liệu nhập trong năm 2007

Lượng gỗ cao su nguyên liệu nhập trong năm 2007 ước đạt 357.565 m3, trị giá

khoảng 88,157 triệu USD, đơn giá bình quân là 246,5 USD/m3, tăng hơn cùng kỳ năm

trước 13,8 % về lượng, 23,9 % về trị giá và 8,8 % về đơn giá. Thị trường nhập gỗ cao

su chủ yếu Campuchia, Thái Lan và Malaysia.

Page 4: Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/02/2008, trang 4

Năm 2007, diện tích cao su tái canh khoảng 7.000 ha, cung cấp lượng gỗ ước

đạt 200.000 m3 gỗ xẻ, chỉ đáp ứng 36 % nhu cầu. Dự kiến năm 2008 sẽ tái canh 8.000

ha, có thể đáp ứng được 250.000 m3 gỗ xẻ, nhưng lượng gỗ cao su nguyên liệu nhập

năm 2008 vẫn giữ mức cao do các hợp đồng đặt hàng đồ gỗ cao su ngày càng nhiều.

Giá mủ cao su hiện nay tăng rất cao, nhiều giải pháp khoa học tiến bộ làm duy

trì năng suất vườn cây già ở mức tốt và mang lại lợi nhuận lớn nên việc cưa đốn thanh

lý vườn cây già càng bị kéo chậm lại. Trong tình hình nhu cầu mủ cao su và gỗ cao su

đều cao, việc mở rộng diện tích cây cao su trở nên rất cần thiết để có thể phát triển cao

su nguyên liệu xuất khẩu và hạn chế nhập gỗ cao su từ bên ngoài.

Số liệu thống kê gỗ cao su nhập khẩu trong năm 2007

Tháng Nhập khẩu 2007 So 2006

m3 USD USD/ m3 % m3 % USD % USD/ m3

1 36 910 9 198 244 249,2 163,7 196,4 120,0 2 16 882 4 152 853 246,0 87,6 98,7 112,6 3 45 059 9 285 861 206,1 182,7 173,1 94,7 4 25 230 5 802 954 230,0 133,5 137,4 102,9 5 34 634 8 312 132 240,0 129,0 136,2 105,6 6 29 575 7 334 497 248,0 101,1 113,4 112,2 7 19 768 7 386 902 247,4 80,3 137,3 113,1 8 31 466 7 785 263 247,4 111,5 127,7 114,5 9 30 074 7 525 682 250,2 125,1 138,1 110,3 10 22 861 6 218 000 272,0 90,8 105,4 116,1 11 33 460 7 655 542 242,0 98,3 91,3 98,3 12 31,646 7,500,000 237.0 86.7 84.2 97.19

Cộng 357,565 88,157,930 246.55 113.8 123.9 108.8

0

50,000

100,000

150,000

200,000

250,000

300,000

350,000

400,000

2004 2005 2006 2007

m3

LLLLượng gỗ cao su nguyên liệu nhập từ năm 2004 – 2007

( HHCSVN tổng hợp theo nguồn Trung tâm Thông tin Thương mại)

Page 5: Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/02/2008, trang 5

Công ty Bảo vệ Thực vật Sài Gòn bán hết gần 2,2 triệu cổ phần

2.140.000 CP của Công ty TNHH một thành viên bảo vệ thực vật Sài Gòn với

giá khởi điểm 11.000 đ/CP đã được bán hết trong phiên đấu giá ngày 25/1/2008 tại Sở

GDCK TP.HCM. Giá đấu thành công cao nhất đạt 62.100 đ/CP, giá đấu thành công

thấp nhất là 36.200 đ/CP, giá đấu thành công bình quân là 41.388 đ/CP. Có 34 nhà đầu

tư trúng giá trong tổng số 506 nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá với khối lượng

đăng ký mua là 20.553.400 CP.

(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 28/01/2008)

Doanh nghiệp Malaysia đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam

Công ty Greenfield, nhà sản xuất hoá chất và cung cấp dịch vụ công, nông

nghiệp hàng đầu của nước này, dự định đầu tư 1,2 triệu USD để xây dựng nhà máy sản

xuất đầu tiên của công ty tại Việt Nam.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Greenfield, ông Tham Phu Cương, cho biết:

"Chúng tôi lựa chọn Việt Nam bởi những diễn biến vừa qua trong các hiệp định

thương mại đã tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho chúng tôi".

Theo ông, Chính phủ Việt Nam đưa ra những khuyến khích rất hấp dẫn như

miễn giảm thuế cho việc xây dựng nhà máy tại đây. Dự kiến nhà máy này sẽ là cơ sở

phân phối toàn cầu của tập đoàn và phù hợp với nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu

của công ty.

Theo kế hoạch, nhà máy tại Việt Nam sẽ đi vào hoạt động từ năm 2010, với

việc thiết lập đồn điền khai thác và dịch vụ cho ngành công nghiệp cao su./.

(Nguồn: http://www.vnagency.com.vn/TrangChu/VN/tabid/58/itemid/228912/Default.aspx

ngày 22/12/2007)

Nhà máy chế biến vỏ xe thuộc công ty Kumho Asiana (Hàn Quốc) sẽ đi vào sản

xuất từ tháng 04/2008

Ngày 03/01/2008, Công ty Kumho Asiana (Hàn Quốc) cho biết, nhà máy chế

biến vỏ xe với tổng vốn đầu tư 380 triệu USD, giai đoạn 1 khởi công từ 10/2006 tại

KCN Mỹ Phước 3, tỉnh Bình Dương với chi phí 150 triệu USD sẽ đi vào sản xuất từ

tháng 04/2008 để cung ứng sản phẩm xuất khẩu cho nhiều thị trường thế giới. Công

suất của nhà máy là 3,15 triệu vỏ xe/năm.

(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 04/01/2008)

Page 6: Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/02/2008, trang 6

Hơn 1.000 tỷ đồng xây khu công nghiệp tại Hải Dương

Giai đoạn 1 Khu công nghiệp Cộng Hòa tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương có

vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng vừa được khởi công xây dựng sáng 27/1/2008.

Khu công nghiệp do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cổ phần

phát triển đô thị và khu công nghiệp cao su Việt Nam (Vinaruco) đầu tư có diện tích

khoảng 700 ha, trong đó giai đoạn 1 sẽ thi công hơn 357 ha.

Các dự án được cấp phép đầu tư ở đây, chủ yếu thuộc các lĩnh vực công nghệ

cao, điện tử, công nghệ lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử tin học, thiết bị điện.

Nhân dịp này, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Vinaruco cũng khởi

công xây dựng tuyến đường 398B. Tuyến đường có tổng vốn đầu tư khoảng 230 tỷ

đồng, được xây dựng tại phía đông thị trấn Sao Đỏ, huyện Chí Linh, nối đường quốc

lộ 18 và quốc lộ 37, trục chính của khu công nghiệp Cộng Hoà.

Tuyến đường này khi đi vào khai thác sẽ tạo thuận lợi trong việc giao thông,

hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào khu công nghiệp này./.

(Nguồn: http://www.vnagency.com.vn/TrangChu/VN/tabid/58/itemid/233779/Default.aspx

ngày 28/01/2008)

Cao su Đà Nẵng đầu tư sản xuất lốp ô tô

Ngày 13/2/2008, Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng cho biết sẽ đầu tư vào dự án

sản xuất lốp ôtô tại Khu công nghiệp Liên Chiểu (Đà Nẵng).

Hội đồng Quản trị công ty đã giao Tổng giám đốc khẩn trương lập báo cáo đầu

tư trình Đại hội cổ đông thường niên 2008.

Dự án có công suất 500.000 bộ lốp ôtô/năm. Nguồn vốn thực hiện dự án gồm

vốn chủ sở hữu 30%, phần còn lại vay thương mại, phấn đấu năm 2010 đưa sản phẩm

ra thị trường. Nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trước mắt, Hội đồng Quản trị

đồng ý với đề nghị của Tổng giám đốc về sử dụng các nguồn vốn để bổ sung thiết bị lẻ

theo hướng nhanh gọn cho dây chuyền sản xuất hiện tại đạt công suất 800.000 lốp

ôtô/năm vào năm 2009.

Hội đồng Quản trị còn giao Tổng giám đốc làm việc với Công ty Ôtô Trường

Hải về việc hợp tác cung cấp sản phẩm lốp ôtô.

(Nguồn:http://www.vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=01&id

=649cebcb04e92e ngày 14/02/2008)

Page 7: Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/02/2008, trang 7

Tăng tốc phát triển cây cao su vùng Tây Nguyên

Hội nghị Phát triển cao su Tây Nguyên tổ chức ngày 23/02/2008 tại Gia Lai

được Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, với sự tham gia của lãnh đạo các tỉnh Gia Lai,

Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, nhằm tìm giải pháp đẩy nhanh tốc độ phát triển diện

tích cao su tại Tây Nguyên, đưa diện tích cao su từ 125.000 ha năm 2007 lên 240.000

ha vào năm 2015.

Đây là một trong những chương trình lớn của Chính phủ nhằm tận dụng tiềm

năng lớn về đất đai, tăng độ che phủ rừng và cải thiện đời sống cho người dân Tây

Nguyên. Chương trình này có những thuận lợi là thị trường tiêu thụ gia tăng liên tục,

giá được duy trì ở mức cao lâu dài, nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư, giống cao sản và

biện pháp kỹ thuật tiến bộ đã được triển khai. Tuy nhiên, hiện nay vướng mắc lớn nhất

là tiến độ quy hoạch và giao đất để trồng cao su còn rất chậm. Bộ NN-PTNT yêu cầu

các tỉnh cần rà soát quỹ đất các lâm trường có trữ lượng gỗ thấp và khuyến khích nông

dân chuyển đất nông nghiệp kém sang trồng cây cao su.

Từ 2005 đến 2007, diện tích cao su tăng khoảng 19.500 ha, bình quân 6.500

ha/năm. Để đạt 240.000 ha cao su đến năm 2015, Tây Nguyên sẽ cần tăng khoảng

14.000 – 15.000 ha/năm.

Theo Bộ Trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, cần đẩy

nhanh tiến độ giao đất cho các dự án quy mô trồng mới dưới 10.000 ha cao su ngay

trong niên vụ này, lập báo cáo về các dự án quy mô đất lớn hơn để trình Quốc hội

trong phiên họp tháng 8 tới.

Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng: Thuế thu

nhập doanh nghiệp giảm, thuế VAT tăng

Ngày 11.2.2008, đại diện Bộ Tài chính cho biết cơ quan này đã chính thức lấy ý

kiến về việc sửa đổi 2 luật trên nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) phát triển,

phù hợp với hội nhập và hoàn thiện cơ sở pháp lý.

Dự thảo thuế thu nhập DN sửa đổi được điều chỉnh theo hướng giảm mức thuế

suất từ 28% xuống còn 25% và cơ bản xoá bỏ nhiều loại hình ưu đãi thuế; qua đó tránh

sự phức tạp, dàn trải khi thực hiện.

Page 8: Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/02/2008, trang 8

Đối với Luật Thuế giá trị gia tăng, dự thảo sửa đổi theo hướng hạn chế những

kẽ hở trong việc ghi chép không trung thực, các loại hoá đơn bất hợp pháp khác nhằm

ngăn chặn gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế gây thất thu cho NSNN.

Theo đó, nhiều mặt hàng cơ khí sẽ bị điều chỉnh từ mức 5% lên mức 10%. Bổ

sung thêm 2 đối tượng được áp thuế suất 0% gồm "Hàng hoá, dịch vụ cung cấp trực

tiếp cho vận tải quốc tế" và "Chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phái sinh, dịch vụ

bưu chính, viễn thông".

Dự kiến trong năm 2008, Chính phủ sẽ trình Quốc hội; nếu được thông qua, 2

dự luật sửa đổi trên sẽ thực hiện từ 1/1/2009.

(Nguồn: Lao Động, 12/2/2008) Nông sản nhập từ Cam-pu-chia được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi

Ngày 27/12/2007, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 013/2007/QĐ-

BCT về Quy tắc xuất xứ và Thủ tục thực hiện Quy tắc xuất xứ cho Bản thoả thuận

giữa Bộ Công Thương nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Thương mại

Vương quốc Cam-pu-chia.

Quyết định này quy định danh mục các mặt hàng nông sản được thu hoạch, gia

công, chế biến toàn bộ trên lãnh thổ Vương quốc Cam-pu-chia sau khi được nuôi,

trồng tại nước này nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi

đặc biệt của Việt Nam. Trong đó, mặt hàng cao su tự nhiên đã được hưởng thuế suất

thuế nhập khẩu 0 % theo Quyết định số 60/2006/QĐ-BTC ngày 25/10/2006 của Bộ

Trưởng Bộ Tài chính.

Tuy nhiên, nay để được hưởng ưu đãi trên, hàng hóa phải có Giấy chứng nhận

xuất xứ Mẫu S do Bộ Thương mại Vương quốc Cam-pu-chia cấp và nằm trong danh

mục 17 cặp cửa khẩu được phép thông quan theo Quyết định 013/2007/QĐ-BCT.

Để biết thêm thông tin chi tiết của toàn văn Quyết định 013/2007/QĐ-BCT

cùng các phụ lục về danh mục mặt hàng được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi, mẫu

S của Giấy chứng nhận xuất xứ và danh mục các cặp cửa khẩu, có thể liên hệ với Hiệp

hội Cao su Việt Nam hoặc xem trên trang web tại địa chỉ:

http://www.vra.com.vn/web/index.jsp?idx=news_detail&mod=news&act=detail&id=6

19&ngay=2008-02-21&type=5&cat=news_hh

Page 9: Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/02/2008, trang 9

Đại hội Đại biểu CNVC năm 2008 của Công ty Cao su Đồng Nai

Công ty Cao su Đồng Nai tổ chức Đại hội Đại biểu CNVC năm 2008 vào ngày

01/02/2008 tại Hội trường Công ty, tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự đón tiếp hơn 266

đại biểu, trong đó Công ty vinh dự được đón tiếp các bà mẹ Việt Nam Anh Hùng, các

vị lãnh đạo tỉnh, đại diện Hiệp hội Cao su VN, lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su

VN, Công đoàn ngành Cao su, và các đại biểu của các đơn vị trong và ngoài ngành.

Năm 2007, Công ty đã đạt được nhiều kết quả vượt bậc cả về doanh thu và lợi

nhuận. Trong đó tổng doanh thu năm 2007 đạt 1.847 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch năm,

tổng lợi nhuận đạt 718 tỷ đồng tăng 100% kế hoạch năm, tổng sản lượng năm 2007

của Công ty là 52.026 tấn về năng suất bình quân là 1.752 kg/ha, tăng 2,8% so với

năm 2006. Công ty có 15.195 lao động và thu nhập bình quân đạt 4.64 triệu

đồng/người/tháng, tăng 7,4% so với năm trước. Cũng trong năm 2007, Công ty vinh

dự đón nhận danh hiệu Anh Hùng Lao Động do Thủ tướng ban tặng, bên cạnh đó

Công ty đẩy mạnh thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu, hoàn chỉnh các thủ tục

phục vụ cho phương án chuyển đổi mô hình Công ty thành Tổng Công ty Cao su Đồng

Nai đáp ứng yêu cầu phát triển của Tập đoàn Công Nghiệp Cao su VN.

Công ty Cổ phần cao su Phước Hòa bán đấu giá lần đầu

Công ty Cao su Phước Hòa được cổ phần hóa theo Nghị định số 109/2007/NĐ-

CP ngày 26/06/2007 với tổng vốn điều lệ là 813 tỷ đồng, Nhà nước sở hữu 66%,

CBCNV 8,04%, công đoàn 0,17%, cổ đông chiến lược 6,15%, cổ đông ngoài 19,64%.

Đây là một công ty lớn trong ngành cao su với tổng diện tích vườn cây trên 15 ngàn

ha, diện tích khai thác trên 13 ngàn ha, sản lượng năm 2007 đạt gần 27 ngàn tấn và

năng suất khoảng 2 tấn/ha. Tổng doanh thu năm 2007 khoảng 1.093 tỷ đồng, lợi nhuận

410,4 tỷ đồng và nộp ngân sách gần 142 tỷ đồng.

Cuối năm 2007, Công ty đã bán đấu giá cổ phần lần thứ nhất được 15.963.600

cổ phần, tổng trị giá cổ phần bán được là 889.465.060.000 đồng với giá đấu thành

công bình quân là 55.718 đồng/cổ phần, trong khi giá khởi điểm chỉ là 36.000 đồng/cổ

phần. Trong đó, số lượng cổ phần trúng thầu của nhà đầu tư nước ngoài là 7.437.000

cổ phần.

Page 10: Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/02/2008, trang 10

TIN NGOÀI NƯỚC

Diễn biến giá cao su tại Đông Nam Á tháng 1-2/2008

Trong 2 tháng đầu năm 2008, giá cao su tại thị trường Malaysia đã tăng rất

đáng kể từ 25 % – 32 % so với cùng kỳ năm 2007 đối với nhiều chủng loại trừ SMR

CV, chỉ tăng 6,8 %. Giá trong tháng 2 tăng hơn tháng 1 từ 5,6 – 8,4 %. So với năm

2006, giá cao su các loại năm 2008 đã tăng từ 33,8 – 42,6 %.

Việc tăng giá cao su trong đầu năm thường diễn ra vào mùa khô, cây cao su

rụng lá, nhiều diện tích ngưng khai thác, sản lượng giảm, trong khi các nhà máy chế

biến công nghiệp có nhu cầu cao để khởi động sản xuất cho năm mới. Tuy nhiên, đầu

năm nay, giá cao su tăng vọt còn do tác động của đồng đô-la suy yếu và giá dầu thô

tăng cao. Giá tại thị trường tương lai Tokyo biến động rất lớn trong xu thế tăng giá.

Giá các chủng loại cao su tại thị trường Malaysia tháng 1-2/2008 (Uscent/kg)

Tháng SMR CV

SMR L

SMR 5

SMR GP

SMR 10

SMR 20 Latex

1 273,4 269,4 259,4 258,5 255,7 255,1 176,6 2 292,0 287,4 274,1 273,6 270,3 269,7 191,4

T2/T1 (%) 6,8 6,7 5,6 5,8 5,7 5,7 8,4

So 2007 8,5 25,2 31,8 31,9 32,2 32,3 25,8

So 2006 35,8 38,9 41,6 41,8 42,0 42,1 33,8

150

170

190

210

230

250

270

290

T1

T1 T1

T1 T1 T1

T1 T1 T1

T1 T1

T2 T2 T2 T2 T2 T2 T2

UC

cen

t/t

2007

2008

Diễn biến giá cao su TSR 20 tại thị trường Malaysia tháng 1-2/2008 so 2007 (Uscent/kg) (Hiệp hội Cao su VN tổng hợp từ nguồn MRB)

Page 11: Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/02/2008, trang 11

240

250

260

270

280

290

300

T1 T1 T1 T1 T1 T1 T1 T1 T1 T1 T2 T2 T2 T2 T2

02/2008

03/2008

04/2008

05/2008

06/2008

Diễn biến giá cao su RSS 3 theo thị trường tương lai tại Tokyo tháng 1-2/2008 (JPY/kg)

(Hiệp hội Cao su VN tổng hợp từ nguồn TOCOM)

Trung Quốc cần nhập khẩu nhiều cao su thiên nhiên từ Việt Nam

Trung Quốc, nước nhập khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất của Việt Nam, trong

năm tới sẽ tăng cường nhập khẩu cao su từ Việt Nam để đáp ứng sự phát triển cho

ngành cao su của Trung Quốc.

Ông Ju Hongzhen, Chủ tịch của Hiệp hội Công nghiệp Cao su Trung Quốc, sau

cuộc họp gần đây tại Việt Nam với Hiệp hội Cao su Việt Nam đã thông báo: nhu cầu

cao su thiên nhiên hằng năm của Trung Quốc là 1,7 triệu tấn, ít nhất 70% trong số đó

là nhập khẩu từ các nước như Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.

Bên cạnh việc mua cao su thiên nhiên, các doanh nghiệp Trung Quốc có thể

thành lập công ty liên doanh với các đối tác Việt Nam để xây dựng các nhà máy chế

biến cao su tại Việt Nam, với công suất từ 20.000 – 30.000 tấn sản phẩm/ tháng.

(Trích nguồn: http://news.xinhuanet.com/english/2007-12/11/content_7230648.htm,11/12/07)

Goodyear xây dựng nhà máy đắp lốp OTR tại Canada

Goodyear Canada Inc. công bố đang xây dựng nhà máy đắp lốp OTR (vỏ xe

công nghiệp) tại North Bay, và dự kiến hoàn thành vào năm 2008. Nhà máy khoảng

7.200 m2 sẽ bảo đảm sản xuất liên tục, theo Glenn Bennett, Giám đốc Trung tâm Kinh

doanh, Goodyear Canada.

(Nguồn: Rubber Asia – Tháng 01-02 năm 2008)

Page 12: Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/02/2008, trang 12

Nâng cao chất lượng số liệu thống kê để dự đoán cung cầu cao su thế giới

Trong 2 ngày 29-30/01/2008, tại Kuala Lumpur, Hiệp hội các nước sản xuất

cao su thiên nhiên (ANRPC) đã phối hợp với Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế

(IRSG) triển khai hội thảo trao đổi kinh nghiệm về thu thập số liệu thống kê chất

lượng và nâng cao độ tin cậy của phương pháp ước lượng sản lượng cao su. Đến dự

Hội thảo, có khoảng 40 đại biểu đến từ các nước sản xuất, xuất khẩu cao su thiên nhiên

gồm Ấn Độ, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Singapore và một

số doanh nghiệp mua bán, tiêu thụ cao su.

Các đại biểu đều thống nhất số liệu thống kê rất quan trọng để làm cơ sở đánh

giá tình hình cung cầu, dự đoán giá cả và xây dựng kế hoạch phát triển cân đối. Tuy

nhiên, chỉ một số nước có hệ thống thu thập số liệu chặt chẽ và báo cáo thường kỳ đến

ANRPC và IRSG, gồm Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Singapore. Đối với

Indonesia, diện tích cao su trải rất rộng trên 3,3 triệu ha và cao su tiểu điền chiếm đến

84 %, việc thu thập số liệu thống kê về năng suất tiểu điền còn gặp nhiều khó khăn,

nên khó dự đoán sản lượng.

Phương pháp dự đoán sản lượng dựa vào diện tích khai thác, tuổi cây và năng

suất theo tuổi cây của IRSG và Việt Nam được đánh giá là có độ tin cậy cao.

Theo IRSG, diện tích trồng mới cao su của một số nước đã gia tăng đáng kể

trong những năm gần đây. Trong thời kỳ giá cao su tăng cao và lợi nhuận tốt đã thúc

đẩy nông dân và doanh nghiệp tăng nhanh diện tích trồng mới và thâm canh tăng năng

suất. Từ năm 2007 đến 2010, sản lượng cao su có thể tăng nhanh hơn so với mức sử

dụng.

Malaysia tăng nhập khẩu cao su Việt Nam

Lượng cao su từ Việt Nam xuất sang Malaysia tăng nhanh từ 2 năm gần đây,

năm 2006 tăng gần gấp đôi năm 2005 và năm 2007 tăng gấp ba lần năm 2006.

Lượng cao su xuất sang Malaysia năm 2007 đạt 34.026 tấn, trong đó cao su

khối chủng loại SVR 10 chiếm tỷ lệ lớn nhất (39,1 %), kế tiếp là SVR 3L (21,5 %).

Những doanh nghiệp xuất khẩu nhiều cao su sang Malaysia năm 2007 là Cty

TNHH TM Hoàng Dũng, Cty CP Hoàng Anh Gia Lai, Cty TNHH Đầu tư và Phát triển

CN Hoa Sen, Cty TNHH Tiến Thành, Cty CP SX XNK Lâm sản và Hàng Tiểu thủ

Công nghiệp, Cty Cao su Đaklak, Cty Cao su Đồng Nai, ..

Page 13: Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/02/2008, trang 13

Chủng loại cao su xuất khẩu sang Malaysia năm 2007

Chủng loại tấn % SVR 10 13 304 39,1 SVR 3L 7 316 21,5 CSR 10 4 832 14,2 SVR 20 3 539 10,4 CSR L 1 769 5,2 SVR CV60 749 2,2 RSS 3 715 2,1 Khác 1 803 5,3 Tổng lượng 34 026 100

(Hiệp hội Cao su VN tổng hợp từ Thông tin Thương mại, ngày 18/02/2008)

Thay đổi tỷ lệ sử dụng cao su

Tiến sĩ Arup K. Chandra, Trưởng Nghiên cứu và Phát triển của Công ty Apollo

Tyres, Ấn Độ trong báo cáo tựa đề “Nhu cầu cao su trong tương lai” được trình bày tại

Hội nghị Rubber Markets 2007 tổ chức tại Singapore, đã nhận định tiêu thụ cao su

toàn cầu sẽ tiếp tục gia tăng mạnh trong khi đó tỷ lệ cao su tổng hợp (SR) sẽ sụt giảm

trong các năm tới.

Theo Ông, trong hai năm tới, tiêu thụ cao su tổng hợp và thiên nhiên thế giới sẽ

được dự kiến tăng đến 25 triệu tấn vào năm 2009 so với 21 triệu tấn vào tháng 01 năm

2006. Nhưng điều cần ghi nhận là tỷ lệ tiêu thụ cao su tổng hợp có khả năng sẽ sụt

giảm. Sản lượng cao su tổng hợp toàn thế giới được dự kiến sẽ lên đến 14 triệu tấn vào

năm 2009 và gần như quân bình với tiêu thụ. Trong khi đó sản xuất và tiêu thụ cao su

thiên nhiên sẽ vào khoảng 11 triệu tấn. Như vậy tỷ lệ của cao su tổng hợp theo dự đoán

sẽ giảm xuống còn 56% vào năm 2009 so với 66% vào năm 1990.

Trên bình diện toàn cầu, tiêu thụ cao su tổng hợp hiện nay vẫn tiếp tục vượt trội

so với tiêu thụ cao su thiên nhiên, và tiêu thụ cao su khối cũng đã vượt qua mủ tờ.

Hiện tại, tỷ lệ tiêu thụ cao su thiên nhiên/cao su tổng hợp được ghi nhận là 41:59 trong

khi đó tại Ấn Độ lại là 80:20. Tương tự như vậy, tỷ lệ tiêu thụ cao su tờ so với cao su

khối trên thế giới là 24:74 trong khi tỷ lệ này đang ở mức 79:21 tại Ấn Độ. Tuy nhiên

các nhà tiêu thụ Ấn Độ cũng có xu thế chuyển từ mủ tờ sang mủ khối trong các năm

tới (Nguồn: Rubber Asia – Tháng 01-02 năm 2008).

Page 14: Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/02/2008, trang 14

Ngành công nghiệp xe hơi và vỏ xe tại Ấn Độ

Cũng theo Tiến sĩ Arup K. Chandra, ngành công nghiệp cao su mới nổi của Ấn

Độ đã phát triển tốt nhờ kinh tế trong nước tăng trưởng lành mạnh thông qua tăng

trưởng bền vững của ngành sản xuất xe hơi. Ấn Độ đã trở nên trung tâm sản xuất xe

khách và ngành công nghiệp vỏ xe Ấn Độ cũng đã tăng trưởng bình quân 10% năm

theo hướng sản xuất vỏ xe hướng tâm. Ngành xe hơi của Ấn Độ đã phát triển nhanh

chóng trong thập kỷ qua và có một số mốc cần được ghi nhận:

- Thị trường xe ba bánh lớn nhất thế giới; Thị trường xe hai bánh lớn thứ hai thế

giới; Thị trường xe khách lớn thứ 4 tại châu Á; Thị trường máy kéo lớn thứ 4

trên thế giới; Thị trường xe tải lớn thứ 5 trên thế giới.

Trong giai đoạn 2006-2010, sản lượng của xe khách sẽ gia tăng 18%, xe tải

20% và xe hai/ba bánh là 12%.

Bên cạnh đó, ngành vỏ xe Ấn Độ được dự kiến sẽ tăng trưởng 9% trong khi đó

ngành phi vỏ xe chỉ đạt 2%/năm. Tăng trưởng này sẽ đóng góp vào tăng trưởng GDP

được dự kiến là từ 8% đến 10% năm. Theo dự báo các ngành phát triển tốt sẽ là thép

và xi măng, do đó nhu cầu về xe tải, vỏ xe cũng sẽ gia tăng kéo theo tăng trưởng xe cá

nhân do có nguồn tài chánh dồi dào. Doanh số hàng năm khoảng 4,5 tỷ US$ là do 43

công ty vỏ xe và 58 nhà máy của họ đạt được. Mười công ty lớn chiếm khoảng 95%

sản lượng cả nước. Trên thế giới, ba nhà máy vỏ xe Ấn Độ đã nằm trong danh sách 20

công ty vỏ xe dẫn đầu về doanh số. Doanh số vỏ xe xuất khẩu là khoảng 380 triệu US$

chủ yếu từ vỏ xe tải và vỏ xe buýt (bố chéo). Trong giai đoạn 2006-2010 xuất khẩu vỏ

xe được dự kiến sẽ gia tăng từ 10% đến 15% /năm.

Ấn Độ hiện nay vẫn phải nhập 570.000 vỏ xe khách/xe jeep và 600.000 vỏ xe

buýt/tải, bao gồm 30.000 vỏ xe nhập từ Trung Quốc mỗi tháng. Lượng nhập khẩu có

thể gia tăng trong các năm tới do sẽ giảm thuế vỏ xe từ mức thuế 10% hiện nay.

Mặc dù Ấn Độ chậm trễ trong công nghệ sản xuất vỏ xe hướng tâm, nhưng

phân khúc vỏ xe khách hầu như đã hoàn tất trong khi đó phân khúc vỏ xe tải/xe buýt

tiếp tục tiến triển. Tỷ lệ vỏ xe khách hướng tâm sẽ đạt 97% vào năm 2010 từ mức 90%

hiện nay, vỏ xe hàng nhẹ sẽ tăng từ 10% lên 20%, và vỏ xe tải/xe buýt sẽ tăng từ 8%

lên đến 10-12% bao gồm có số vỏ xe nhập từ Trung Quốc.

(Nguồn: Rubber Asia – Tháng 01-02 năm 2008)

Page 15: Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/02/2008, trang 15

Ngành cao su Ấn Độ và các ngành có quan hệ

Ngành muội than (carbon black) của Ấn Độ gần đây ghi nhận được tỷ lệ tăng

trưởng là 51,9%, tiếp theo đó là vỏ xe đạp (42,5%), băng tải chuyền (20,8%), sợi nylon

(13,2%), vỏ xe (9,85%), hoá chất dùng trong cao su (6,8%) và ngành cao su tổng hợp

(6,5%).

Nói chung, các yếu tố chính ảnh hưởng đến nhu cầu cao su có thể tóm tắt là:

kinh tế mạnh, ảnh hưởng của kinh tế đến ngành xe hơi và các ngành có quan hệ khác,

v.v. (Nguồn: Rubber Asia – Tháng 01-02 năm 2008)

Michelin tăng công suất tại Trung Quốc

Nhằm mục đích phục vụ nhu cầu thị trường Trung Quốc, Michelin cho biết sẽ

gia tăng công suất vỏ xe khách của nhà máy tại đây thêm 50%, đạt 15 triệu cái và tăng

gấp đôi công suất vỏ xe tải lên 4 triệu cái.

Việc gia tăng này nhắm đến khả năng chiếm 11% thị phần vỏ xe khách tại

Trung Quốc (8% trong thị phần vỏ trang bị mới, 15% trong thị phần vỏ thay thế và 9%

thị phần vỏ xe tải). Theo dự kiến của công ty, doanh số bán hàng hiện nay là một tỷ

Euro (chiếm 6% doanh số của toàn Tập đoàn) sẽ tăng gấp 3 lần trong vòng 5 năm tới.

(Nguồn: Rubber Asia – Tháng 01-02 năm 2008)

Tiết kiệm năng lượng theo cách của Michelin

Michelin đã phát động phương pháp mới để thế giới có thể nhận biết loại vỏ xe

tiết kiệm nhiên liệu làm giảm tiêu thụ nhiên liệu và thải khí CO2.

Michelin dự kiến đặt máy đo “Xanh” trong Bibendrum, biểu tượng Ông

Michelin ở bốn thành phố chính trên thế giới – địa điểm thứ nhất là mặt tiền Khách sạn

Park Inn tại Berlin, thứ hai là cảng bảng hiệu của NASDAQ và Reuters tại Quảng

trường New York Times, thứ ba tại Cổng de Suffren ở chân tháp Eiffel và thứ tư tại

City Group Mansion Tower, Thượng Hải.

Các máy đo này sẽ hiển thị tiết kiệm nhiên liệu và giảm thiểu xả thải CO2 đã đạt

được từ năm 1992, năm mà Michelin đưa ra thị trường vỏ xe ma sát thấp khi sử dụng

silica để thay thế một phần muội than.

(Nguồn: Rubber Asia – Tháng 01-02 năm 2008)

Page 16: Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/02/2008, trang 16

Cao su tái chế lưu hoá 20% nhanh hơn: báo cáo của WRAP

Dự án do WRAP (Waste and Resources Action Programme: Chương trình

Hành động Chất thải và Môi trường) tài trợ đã công bố báo cáo nghiên cứu trong đó

chứng minh rằng cao su cốm từ các vỏ xe cũ có thể được đưa vào vỏ xe tải và vỏ xe

công nghiệp ở các tỷ lệ cao hơn so với dự kiến trước đó.

Theo báo cáo, vỏ xe sử dụng hỗn hợp có hàm lượng đến 40% cao su cốm từ vỏ

xe “thì không bị giảm thiểu về độ bền hoặc hiệu suất so với tiêu chuẩn công nghiệp”.

Vỏ xe tải gắn vào các xe tải ben trục hai cầu và vỏ xe cho xe làm đất với đường kính

1,6 m được sử dụng trong thử nghiệm.

Báo cáo cũng cho biết việc tái sử dụng cao su theo cách này đã thực sự cải thiện

một số đặc tính trong hiệu suất. Ví dụ, hỗn hợp cao su tái sinh lưu hoá nhanh hơn 20%

và bền hơn các vỏ xe đối chứng. Báo cáo cho rằng việc giảm thiểu thời gian lưu hoá và

hệ quả là giảm được năng lượng, cho phép tiết kiệm đáng kể trong quy trình sản xuất

vỏ xe khi sử dụng cao su tái chế.

(Nguồn: Rubber Asia – Tháng 01-02 năm 2008)

Bridgestone đẩy mạnh sản xuất

Bridgestone đã quyết định đầu tư trên 11,2 tỷ US$ trong năm năm kể từ tháng

tư 2008 như là một phần của kế hoạch đẩy mạnh sản xuất.

Vốn công ty bỏ ra sẽ gia tăng đáng kể trong giai đoạn 5 năm khi đầu tư vào các

nhà máy mới tại Mexico, Ba Lan và Hun-ga-ry và mở rộng các nhà máy hiện có tại Ấn

Độ và Inđônêxia. Bridgestone cũng vừa công bố sẽ đầu tư gần 200 triệu US$ để mở

rộng nhà máy tại Ấn Độ.

Continetal xây dựng nhà máy vỏ xe tại Hefei (Hợp Phì) Trung Quốc

Continental AG bắt đầu thành lập một nhà máy vỏ xe 150 triệu euro tại thành

phố Hợp Phì tỉnh An Huy, Trung Quốc. Nhà máy sẽ sản xuất khoảng 4 triệu vỏ xe mỗi

năm chủ yếu cho thị trường vỏ trang bị mới của Trung Quốc và được dự kiến bắt đầu

sản xuất vào năm 2010.

Theo Chủ tịch Continental, Manfred Wennemer: “với việc di chuyển này,chúng

tôi đang đi vào thị trường vỏ xe năng động nhất thế giới”.

(Nguồn: Rubber Asia – Tháng 01-02 năm 2008)

Page 17: Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/02/2008, trang 17

Bridgestone Americas lập nhà máy bên ngoài Nhật Bản

Bridgestone Americas vừa chính thức khánh thành nhà máy đầu tiên, bên ngoài

Nhật Bản, sử dụng công nghệ BIRD của Bridgestone.

Với công suất sản xuất khoảng 8.000 vỏ xe/ngày, nhà máy Monetarey tại bang

Mexico của Nuevo Leon đã được đầu tư hơn 200 triệu US$ cho đến nay.

Theo nhà sản xuất, BIRD (Bridgestone Innovative and Rational Development:

Phát triển Hợp lý và Đổi mới Bridgestone) là hệ thống sản xuất vỏ xe đầu tiên trên thế

giới hoàn toàn tự động trong tất cả các khâu sản xuất vỏ xe từ khâu đầu tiên sơ chế

nguyên liệu cho đến công đoạn kiểm tra cuối cùng của sản phẩm hoàn chỉnh. Thêm

vào đó hệ thống BIRD cho phép linh hoạt hơn và đáp ứng dễ dàng hơn yêu cầu của

khách hàng vì có khả năng sản xuất nhiều loại và nhiều kích cỡ vỏ xe khá nhau cùng

một lúc.

“Khai trương nhà máy này tại Monetary, một địa điểm lý tưởng để phục vụ

khách hàng của chúng tôi, là một phần quan trọng trong chiến lược tìm nguồn toàn cầu

của Tập đoàn Bridgestone nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng hiện nay và trong

tương lai” phát biểu của Mark A. Emkes, Chủ tịch và Tổng giám đốc BSAH và BFNT.

(Nguồn: Rubber Asia – Tháng 01-02 năm 2008)

Pirelli mở nhà máy vỏ xe mới tại Trung Quốc

Pirelli vừa mở nhà máy vỏ xe khách hiện đại nhất tại tỉnh Sơn Đông, Trung

Quốc.

Trong giai đoạn một, Pirelli sẽ sản xuất khoảng 3 triệu vỏ xe khách một năm.

Trong giai đoạn hai, công suất này có thể được phát triển lên đến 5 triệu cái. Và trong

tương lai công suất có thể lên đến 10 triệu cái một năm.

Nhà máy vỏ xe tải đã được thành lập ở cùng địa điểm 3 năm trước đó và sẽ

nhanh chóng đạt công suất tối đa và sẽ có sản lượng năm là một triệu vỏ xe tải mà

phần lớn là loại vỏ xe có ruột.

Piralli nắm 75% vốn của công ty liên doanh cổ phần và chỉ cần tăng nhẹ vốn, cổ

phần của Pirelli trong công ty sẽ gia tăng.

Trong 3 năm qua, Pirelli đã đầu tư hơn 200 triệu US$ vào địa điểm này và

dường như vốn đầu tư sẽ tăng gấp đôi trong 3 năm tới.

(Nguồn: Rubber Asia – Tháng 01-02 năm 2008)

Page 18: Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/02/2008, trang 18

Thoả ước kỹ thuật vỏ xe đầu tiên đã được ký kết giữa Trung Quốc và Ấn Độ

Viện Nghiên cứu và Thiết kế Ngành Cao su Bắc Kinh, Trung Quốc vừa ký thoả

ước chuyển giao kỹ thuật về vỏ xe OTR (vỏ xe công nghiệp) cho Công ty Birla Tyres

Ltd. của Ấn Độ. Đây là hợp tác kỹ thuật đầu tiên về vỏ xe giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Tháng 9 năm 2007 Wu Guishong, Phó Chủ tịch điều hành của Viện đã đến

Kolkata để phê chuẩn chi tiết của công nghệ. Thành lập năm 1955, Viện Thiết kế và

Nghiên cứu Ngành Cao su Bắc Kinh là đơn vị hàng đầu về thiết kế toàn diện công

nghệ và nghiên cứu khoa học tầm cỡ quốc gia của Trung Quốc.

(Nguồn: Rubber Asia – Tháng 01-02 năm 2008)

Sở Giao dịch AFET sắp đến lúc chung cuộc

Theo trang web của tổ chức IRCO (International Rubber Consortium Ltd.:

Công ty TNHH Cao su Quốc tế), Sở Giao dịch Nông sản Thái Lan (AFET) đang phải

đối mặt với một tương lai bất định do sự lơ là trong hỗ trợ và can thiệp về giá nông sản

từ phía chính phủ.

Theo báo cáo, 7 trong số 16 nhà môi giới đã rút khỏi AFET cho đến ngày hôm

nay do tính thanh khoản của thị trường và sự quan tâm của nhà đầu tư rơi xuống mức

thấp. Bình quân giao dịch trong nửa năm đầu chỉ còn khoảng 350 hợp đồng/ngày so

với từ 500 đến 570 trong cùng kỳ năm trước trong khi mục tiêu của AFET đề ra là

1.000 hợp đồng/ngày.

Doanh số thấp đã làm gia tăng chi phí của các nhà môi giới trong nước. Ba nhà

đã rút lui do thiệt hại về tài chính và 04 người kia vì các yếu tố khác, theo báo cáo này.

(Nguồn: Rubber Asia – Tháng 01-02 năm 2008)

Công ty vỏ xe của Inđônêxia gia tăng công suất sản xuất

Công ty sản xuất vỏ xe PT Multistrada Arah Sarana, sẽ gia tăng công suất sản

xuất từ 17.000 cái ngày lên 40.000 cái năm 2008 do nhu cầu gia tăng. Theo báo cáo

nhu cầu lên đến khoảng 100.000 cái/ngày. Công ty sẽ tăng công suất của nhà máy tại

Cikarang, Bekasi để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Công ty xuất khẩu 85%

sản lượng chủ yếu sang Anh Quốc, Trung Đông và Hoa Kỳ.

(Nguồn: Asia Pulse, 12 tháng 12, 2007)

Page 19: Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/02/2008, trang 19

Mardec đầu tư 20 triệu ringgit để sản xuất hỗn hợp cao su

Mardec Bhd dự kiến đầu tư 20 triệu RM để sản xuất hỗn hợp cao su trong sáu

nhà máy đang sản xuất Cao su định chuẩn kỹ thuật (SMR). Thay đổi này nhằm hưởng

việc không phải đóng mức thuế 13,92 sen/kg đánh trên xuất khẩu cao su thiên nhiên.

Phần lớn hỗn hợp cao su của Malaixia được xuất sang Trung Quốc. Trong phần nhiều

các nhà máy sản xuất cao su, hỗn hợp cao su chiếm từ 20 đến 30% tổng sản lượng của

họ. Việc miễn đóng thuế này sẽ tạo điều kiện cho Mardec mua cao su vụn với mức giá

cạnh tranh hơn từ các tiểu chủ. Theo nghiên cứu của MSRPA (Malaysian SMR

Rubber Processors Association: Hiệp hội các nhà Chế biến Cao su SMR Malaixia),

hiện ngành chế biến cao su của quốc gia này còn thừa trên 30% công suất chế biến vì

nhiều nhà máy đã đầu tư phương tiện để sản xuất hỗn hợp cao su nhằm hưởng lợi từ

việc miễn thuế.

Nguồn: Bernama, 28 tháng 11, 2007)

Campuchia kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào cao su thiên nhiên

Campuchia đã tháo dỡ các ràng buộc đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào cao

su. Các nhà đầu tư được mời vào các vùng đất trù phú để trồng cao su tại đất nước này

với các lợi thế như đất đai phì nhiêu rộng lớn, đầy đủ nước và lực lượng lao động dồi

dào. Diện tích trồng cao su được dự kiến sẽ gia tăng lên đến 94.000 hecta vào năm

2010 trên cơ sở 70.000 hecta trong năm 2006. Diện tích trồng được dự kiến sẽ là

124.000 hecta vào năm 2020 và 150.000 hecta vào năm 2030 trong tổng diện tích tiềm

năng là 350.000 hecta. Trong 10 năm qua, các công ty quốc gia đã trồng khoảng 80%

diện tích hiện có và phần còn lại là do khu vực tư nhân. Theo dự kiến, sản lượng cao

su thiên nhiên của Campuchia sẽ đạt 100.000 tấn vào năm 2020. Cao su nằm hàng đầu

trong danh sách ưu tiên của chính phủ, vì đất đỏ tại đây là đất lý tưởng để trồng cao su.

Thêm vào đó quốc gia này ở vị trí gần Trung Quốc và đó dường như là yếu tố chủ đạo

để chính phủ này đẩy mạnh xuất khẩu cao su. Việt Nam và Trung Quốc cũng đã vào

khu vực cao su Campuchia để khai thác sự bùng nổ cao su thiên nhiên hiện nay.

(Nguồn: www.commodityonline.com, 28 tháng 9, 2007)

Page 20: Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/02/2008, trang 20

Miến Điện mở rộng diện tích cao su

Năm 2007, sản lượng cao su của Miến Điện ước đạt khoảng 80.000 tấn cao su.

Năm 2006, Miến Điện thu được 73.400 tấn cao su trên diện tích khai thác khoảng

123.000 ha, năng suất bình quân chỉ khoảng 600 kg/ha. Với nhu cầu cao su thế giới và

giá tăng liên tục, Miến Điện có kế hoạch mở rộng thêm khoảng 80.000 ha trong năm

2007 – 2008 và 74.400 ha trong năm 2008-2009.

Miến Điện đã xuất khẩu trong năm 2006 là 56.000 tấn và ước xuất được 58.000

tấn năm 2007. Thị trường xuất khẩu cao su chính của Miến Điện là Trung Quốc,

Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Ấn Độ và Pakistan.

Gần đây, một số công ty cao su Thái Lan và Trung Quốc đang tìm kiếm cơ hội

đầu tư trồng cao su tại Miến Điện (theo www.irco.biz và www.rubberstudy.com)

Thái Lan cho ưu đãi thuế đối với chế tạo xe thân thiện môi trường

Thái Lan đã quyết định cho Suzuki Motor Corporation và Nissan Motor

Company được hưởng ưu đãi thuế do có dự án xe môi trường đối với đất nước. Xe môi

trường tiêu thụ dưới một lít nhiên liệu cho 20 cây số và thải dưới 120 g carbon dioxide

cho một kilômét.

(Nguồn: The Wall Street Journal, December 10, 2007) Michelin đóng cửa nhà máy sản xuất lốp xe tại Pháp

Công ty Michelin (Pháp) là nhà sản xuất lốp xe lớn thứ hai trên thế giới (sau

Brigestone, Nhật) dự kiến đóng cửa nhà máy sản xuất lốp xe tại Pháp và ngưng sử

dụng 1.320 lao động tại đây. Công ty này dự kiến đầu tư 2 tỷ Euro (tương đương 2,8 tỷ

đô-la) tại Tây Âu. Theo Michelin, nhà máy tại Pháp và Tây Ban Nha có mức hiệu quả

tương đối kém.

(Theo www.rubberworl.com, 05/10/2007)

Page 21: Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/02/2008, trang 21

HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI CAO SU VIỆT NAM

Hội nghị Hội viên năm 2007

Ngày 18/1/2008, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Hội viên hàng

năm tại khách sạn Continental, TP. Hồ Chí Minh. Hiệp hội hiện có 92 hội viên, bao

gồm những doanh nghiệp, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế trong lĩnh vực trồng,

sản xuất, sơ chế, chế biến, xuất khẩu cao su hoặc gỗ cao su và những dịch vụ liên quan

như tài chính, ngân hàng, nghiên cứu, đào tạo, kho vận... Phương châm hoạt động của

Hiệp hội là luôn luôn đẩy mạnh nhiệm vụ hỗ trợ và bảo vệ Hội viên, làm đại diện và

cầu nối hữu hiệu giữa các Hội viên và cộng đồng doanh nghiệp trong ngoài nước cũng

như với các cơ quan quản lý Nhà nước.

Trong năm 2007, Hiệp hội đã tăng cường các hoạt động phục vụ thiết thực cho

Hội viên như: phối hợp với các Hiệp hội trong Hội đồng Doanh nghiệp Cao su Đông

Nam Á (ARBC) bảo vệ một số quyền lợi Hội viên trong việc xuất khẩu cao su (không

trả THC và phun trùng bao bì gỗ đối với hợp đồng FOB xuất khẩu cao su trong công-

ten-nơ); thu thập và cung cấp thông tin về ngành cao su, giá cả thị trường; giới thiệu và

tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập huấn đào tạo cho Hội viên; hỗ trợ Hội viên vùng

bão lụt; đưa Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu cao su chính thức đi vào hoạt động; phối hợp với

các cơ quan Nhà nước triển khai những hoạt động có tác động thúc đẩy phát triển

ngành cao su và các doanh nghiệp như tổ chức thành công 4 chương trình xúc tiến

thương mại quốc gia, đề xuất các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín, các sản phẩm cao

su chất lượng cao và uy tín thương mại năm 2007 được Bộ Công Thương và Bộ Nông

nghiệp và PTNT công nhận; cùng với các đại biểu doanh nghiệp cao su Việt Nam

tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo quốc tế để trao đổi thông tin về thị trường cao su,

các giải pháp thương mại, định hướng phát triển ngành cao su; nâng cao vai trò đầu

mối của Hiệp hội trong việc mở rộng quan hệ với cộng đồng ngành cao su trong nước

và thế giới.

Kế hoạch hoạt động năm 2008 của Hiệp hội gồm công tác chủ yếu là nghiên

cứu thị trường cao su và tình hình sản xuất về nguyên liệu, gỗ, sản phẩm chế biến để

làm cơ sở định hướng phát triển ngành cao su; hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến chất lượng

Page 22: Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/02/2008, trang 22

sản phẩm, đăng ký bảo hộ thương hiệu quốc gia đối với doanh nghiệp có uy tín; đề

xuất quy hoạch kịp thời đất trồng cao su; tăng cường công tác thông tin; phát huy các

mối quan hệ với các Bộ ngành liên quan và tổ chức cao su quốc tế; tổ chức hoặc tham

dự các hội nghị hội thảo trong và ngoài nước để thu thập thông tin về thị trường cao su

thế giới, cải thiện điều kiện thương mại phù hợp hơn nhằm mang lại lợi ích cho doanh

nghiệp; thực hiện tốt chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức các đoàn tham quan,

trao đổi học tập kinh nghiệm, mở rộng cơ hội liên doanh và hợp tác; tiếp tục vận động

thu hút hội viên mới tham gia Hiệp hội và Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu cao su, sử dụng

hội phí và Quỹ hiệu quả trong các hoạt động hỗ trợ Hội viên.

Hội phí năm 2008 được Hội nghị thống nhất theo mức năm 2007 phân cấp theo

quy mô và loại hình sản xuất. Ban Chấp hành sẽ xem xét miễn giảm cho một số Hội

viên trong những trường hợp đặc thù.

Mức đóng góp Quỹ Bảo hiểm Xuất khẩu cao su năm 2008 là 1% doanh thu xuất

khẩu và ủy thác xuất khẩu cao su từ cao su khai thác và 0,2% từ cao su thu mua (theo

giá FOB).

Công tác phát triển Hội viên

Trong tháng 01/2008, Hiệp hội đã kết nạp 2 đơn vị Hội viên mới là:

- Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Quốc tế Đông Dương: với ngành nghề

chính là kinh doanh xuất nhập khẩu, giao nhận và vận tải các sản phẩm nông nghiệp và

công nghiệp. Công ty có trụ sở chính tại Hà Nội. Đại diện là ông Bùi Quốc Hoàn,

Tổng Giám đốc.

- Công ty Cổ phần Cao su Phước Thành: Ngành nghề chính là mua bán chế

biến các loại nông sản, nguyên liệu sản xuất, các sản phẩm thuộc ngành nhựa, cao su.

Công ty đóng tại tỉnh Bình Phước. Đại diện là ông Nguyễn Trung Dũng, Giám đốc.

Hiện nay Hiệp hội đang tiến hành xét kết nạp làm Hội viên cho công ty TNHH

Sản xuất Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Kim Huỳnh. Công ty Kim Huỳnh đóng

tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh với ngành nghề chính là mua bán mủ cao su, hàng

nông sản, chế biến mủ cao su, kinh doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ du lịch, khách sạn,

nhà hàng. Tổng doanh thu năm 2006 của công ty là 250 tỷ đồng, năm 2007 – 442 tỷ

đồng và dự kến năm 2008 – 652 tỷ đồng.

Page 23: Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/02/2008, trang 23

Giới thiệu Hội nghị Cao su Châu Á kết hợp Triển lãm Vỏ xe và Cao su Quốc tế

Theo đề nghị của Hiệp hội Cao su Shangdong, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã

giới thiệu đến các Hội viên để tham dự Hội nghị Cao su Châu Á kết hợp Triển lãm Vỏ

xe và Cao su Quốc tế lần thứ 5 tại Thanh Đảo, Trung Quốc (2008 ASIAN Rubber

Conference and the 5th China International Rubber and Tyre Industry). Sự kiện này

được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Thanh Đảo, Trung Quốc từ ngày 01-03

tháng 4 năm 2008.

Nội dung Hội nghị là cung cấp thông tin về ngành cao su năm 2007 và dự đoán

thị trường cao su năm 2008 trên thế giới và tại Trung Quốc, đối thoại giữa doanh

nghiệp Trung Quốc và các nhà cung cấp cao su. Phí dự Hội nghị: 150 USD/đại biểu

(tài liệu, phòng họp, cơm trưa). Tham quan Triển lãm được vào tự do.

Thanh Đảo là vùng công nghiệp lốp xe lớn của Trung Quốc, Hội nghị Triển lãm

này sẽ tạo điều kiện để gặp gỡ trực tiếp các doanh nghiệp tiêu thụ cao su và qua đó,

tìm hiểu xu hướng thị trường cao su Trung Quốc.

Để biết thêm chi tiết, đề nghị liên hệ với Văn phòng Hiệp hội hoặc tham khảo

trang web: www.rubbere.com

Giới thiệu Hội nghị Cao su Đông Nam Á (ARC 2008) tại Philippines

Hiệp hội Cao su Việt Nam là một trong những nhà bảo trợ cho Công ty

NEXTView tổ chức Hội nghị Cao su Đông Nam Á năm 2008 từ ngày 5-7/6/2008 tại

Manina, Philippines.

Hội nghị là dịp để các đại biểu, doanh nghiệp trực tiếp trao đổi ý kiến với

chuyên gia uy tín thế giới, cập nhật thông tin từ các nguồn tin cậy về hiện trạng,

phương hướng, chính sách phát triển của một số nước sản xuất và tiêu thụ cao su quan

trọng, đặc biệt là của Philippines. Chủ đề của Hội nghị năm nay là “Vị thế và xu

hướng nổi bật của ngành cao su trong tình hình kinh tế toàn cầu hiện nay”.

Chủ tịch Hiệp hội, ông Lê Quang Thung, sẽ tham gia một báo cáo tại Hội nghị

về chính sách phát triển cao su của chính phủ Việt Nam.

Để dự Hội nghị, các doanh nghiệp có thể liên hệ với Hiệp hội hoặc đăng ký trực

tiếp theo các biểu mẫu tại www.aseanrubberconference.com. Hiệp hội dự kiến sẽ tổ

chức đoàn doanh nghiệp Hội viên đi dự Hội nghị này.

Page 24: Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/02/2008, trang 24

Phụ lục

Các sự kiện quốc tế ngành Cao su từ tháng 4 – 5 năm 2008

The 5th China International Rubber & Tyre Industry (Qingdao) Exhibition together with The 4th (2008) Qingdao International Rubber - Plastics Conference 2008 Asian Rubber Conference 01-03 April, 2008 Qingdao International Convention Center Tel: +86 532 85710025 Fax: +86 532 85785105 Email: [email protected], [email protected] Website: www.rubbere.com Organizer: Qingdao Jinnuo Exhibition Co., Ltd CHINAPLAS 2008 17-20 April, 2008 Shanghai New International Expo Centre Tel: 00 - 852 - 2811 8897 Fax: 00 - 852 - 2516 5024 Organizer: Adsale Exhibitions Services Ltd Automotive Rubber Executive Conference 6-7 May, 2008 Plymouth, Mich Website: www.rubbernews.com International Institute of Synthetic Rubber Producers: 49th Annual General Meeting 12-15 May, 2008 Royal National Hotel, Moscow Website: www.iisrp.org Reifen 2008 20-23 May, 2008 Essen, Germany Email: [email protected] Website: www.reifen-messe.de

BẢN TIN Cao Su Việt Nam Giấy phép xuất bản: Số 29 / GP-XBBT (24/5/2005) của Cục Báo chí – Bộ Văn hóa - Thông tin In tại: Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam, 236 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP. Hồ Chí Minh ĐT: 08.9322605 Fax: 08.9320372 Email: [email protected] Website: www.vra.com.vn Số lượng: 200 bản Kỳ hạn xuất bản: Mỗi tháng (Có thể đăng ký nhận qua email) Chịu trách nhiệm xuất bản: TS. Trần Thị Thúy Hoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam Đóng góp bài viết: Nguyễn Thị Minh Lý, Nguyễn Ngọc Thúy, Nguyễn Bích Vân, Trương Ngọc Thu, Phan Trần Hồng Vân.