MUÏC LUÏC - Ninh Thuận Province 2 (2).pdf · đúng về tình hình và những nỗ lực...

20
Trang 1: Bìa, Mục lục Trang 02-03: Tin trong tỉnh Trang 04-07: Thông tin mới cập nhật Trang 08: Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 09-11: Xuất nhập khẩu Trang 12-15: Sản xuất kinh doanh Trang 16: Tin thế giới Trang 17-19: Doanh nghiệp cần biết Trang 20: Thương mại điện tử MUÏC LUÏC Tin trong tænh Thoâng tin môùi caäp nhaät Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Tin theá giôùi Saûn xuaát kinh doanh Thöông maïi ñieän töû Doanh nghieäp caàn bieát m m m m m m m m SOÁ 2 T1-2013

Transcript of MUÏC LUÏC - Ninh Thuận Province 2 (2).pdf · đúng về tình hình và những nỗ lực...

Page 1: MUÏC LUÏC - Ninh Thuận Province 2 (2).pdf · đúng về tình hình và những nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Việt Nam. Công tác xây dựng ngành: Thanh

Trang 1: Bìa, Mục lục Trang 02-03: Tin trong tỉnh Trang 04-07: Thông tin mới cập nhậtTrang 08: Thị trường hàng hóa đáng quan tâmTrang 09-11: Xuất nhập khẩuTrang 12-15: Sản xuất kinh doanh Trang 16: Tin thế giớiTrang 17-19: Doanh nghiệp cần biếtTrang 20: Thương mại điện tử

MUÏC LUÏC

Tin trong tænhThoâng tin môùi caäp nhaätThò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaànXuaát nhaäp khaåuTin theá giôùiSaûn xuaát kinh doanhThöông maïi ñieän töûDoanh nghieäp caàn bieát

m

m

m

m

m

m

m

m

SOÁ 2T1-2013

Page 2: MUÏC LUÏC - Ninh Thuận Province 2 (2).pdf · đúng về tình hình và những nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Việt Nam. Công tác xây dựng ngành: Thanh

Soá 02 thaùng 01 naêm 2013

TIN TRONG TỈNH

TIN TRONG TÆNH

Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2012 và bàn phương hướng nhiệm vụ năm 2013 của ngành Thanh tra.

Ngày 04 tháng 01 năm 2013, tại Chi nhánh Viettel Ninh Thuận, có tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác thanh tra năm 2012 và phương hướng năm 2013; Tới dự Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính Trị -Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh Tra Chính Phủ chủ trì , tham dự có đại diện lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị thuộc cơ quan Thanh Tra Chính Phủ tại điểm cầu Hà Nội. Cùng với cả nước điểm cầu tại Ninh Thuận có sự tham dự của Phó Chủ tịch UBND tỉnh ông Trần Xuân Hòa; ông Võ Văn Phải, Chánh Thanh tra tỉnh và các Phó Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra các Sở, ban ngành, huyện, thành phố của tỉnh.

Báo cáo tại Hội nghị năm 2012 toàn ngành đã triển khai 9.685 cuộc thanh tra hành chính và 168.702 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; kiến nghị thu

hồi 29.860 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước, tịch thu 1.533 ha đất; xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 13.085 tỷ đồng. So với năm 2011, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã giảm đáng kể về số lượng đơn thư và số vụ việc, nhưng số lượt đoàn đông người tăng.

Thanh tra Chính phủ tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức các hội nghị đánh giá đúng tình hình KNTC và ban hành Chỉ thị số 14 về chấn chỉnh và nâng cao trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC. Từ đó, đã huy động được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành; giải quyết được nhiều vụ việc đông người, phức tạp; tập trung xử lý nhiều vụ việc tồn đọng, kéo dài; nâng được trách nhiệm của các cấp, các cơ quan trong giải quyết KNTC; làm giảm đáng kể các vụ việc KNTC ở nhiều địa phương.

Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện đồng bộ, nhất là việc công khai, minh bạch hoạt động của bộ máy nhà nước, cải cách hành chính, quản lý, sử dụng tài sản công. Ngành Thanh tra đã phát hiện tham nhũng 89 vụ, 107 người; 104.592 triệu đồng; kiến nghị xử lý hành chính đối với hai tập thể, 56 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 24 vụ, 42 người.

Tuy nhiên, đánh giá hoạt động trong năm, bên cạnh những kết quả đạt được còn một số tồn tại như: hiệu quả thanh tra chưa cao, xử lý sau thanh tra tỷ lệ còn thấp, giải

quyết khiếu nại, tố cáo còn chậm, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng thực hiện còn hình thức, kết quả chưa cao; phát hiện, xử lý tham nhũng còn hạn chế...

Tại hội nghị, 11 lượt ý kiến đại diện lãnh đạo một số địa phương tại các đầu cầu cho biết, tuy công tác tiếp công dân đã được tăng cường song tình trạng khiếu kiện đông người vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong khi đó thẩm quyền giải quyết khiếu kiện đông người tại địa phương hiện hoàn toàn bị động, cơ chế, quy chế phối hợp chưa rõ ràng. Một số tỉnh cũng đề nghị Thanh tra Chính phủ cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn xử lý cũng như xây dựng cơ chế phối hợp tạo hành lang pháp lý rõ ràng, giúp cho các địa phương có thể chủ động hơn khi giải quyết.

Tới dự và chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đánh giá hoạt động thanh tra năm 2012 đã có những chuyển biến tính cực. Đồng thời, cũng nghiêm túc nhắc nhở những tồn tại, hạn chế cần phải được khắc phục trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Đối với nhiệm vụ trọng tâm năm 2013, Phó Thủ tướng chỉ đạo: Thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các nội dung quan trọng; Nâng cao trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, tăng cường đối thoại, hòa giải; Tham mưu cho Chính phủ và Thủ trưởng các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện

Tham dự họp trực tuyến tại điểm cầu Ninh Thuận.

Page 3: MUÏC LUÏC - Ninh Thuận Province 2 (2).pdf · đúng về tình hình và những nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Việt Nam. Công tác xây dựng ngành: Thanh

Soá 02 thaùng 01 naêm 2013

TIN TRONG TỈNH

đồng bộ các biện pháp phòng, ngừa tham nhũng; Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bộ máy của cơ quan thanh tra; Giúp Chính phủ báo cáo Quốc hội công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác phong, chống tham nhũng năm 2013; Quan tâm đến công tác xây dựng Đảng. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng ngành Thanh tra xứng đáng với lời dạy của Bác “Thanh tra là tai mắt của trên là Bạn của dưới”. Qua đó, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ tin tưởng rằng, với truyền thống tốt đẹp và sự nỗ lực, cố gắng của toàn ngành Thanh tra trong năm 2012, sang năm 2013, toàn ngành Thanh tra sẽ tiếp tục phát huy và hoàn thành hơn nữa nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng giao cho ngành.

Kết luận hội nghị, đồng chí Huỳnh Phong Tranh nhấn mạnh thêm một số nội dung về công tác Thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và công tác xây dựng ngành Thanh tra.

Về phương hướng, nhiệm vụ cụ thể trong năm 2013 :

Công tác thanh tra :Thanh tra trách nhiệm

của các Bộ, ngành trong việc quản lý, khai khác, và chế biến khoáng sản; quản lý hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu; quản lý thị trường chứng khoán, thị trường vàng; thực hiện chính sách pháp luật trong các lĩnh vực ngân hàng; Thanh tra Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm; Chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phát triển kinh tế nông thôn, miền núi;

Thanh tra việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, ngành quản lý….

Tiến hành thanh tra công tác quản lý nhà nước và việc chấp hành chính sách pháp luật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, phấn đấu thanh tra từ 15 -20% số đơn vị trực thuộc. Đối với các bộ đa ngành, đa lĩnh vực thì có thể chọn 01 nội dung quan trọng để thanh tra diện rộng nhằm chấn chỉnh quản lý và phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật trên lĩnh vực được thanh tra;

Tăng cường thanh tra trách nhiệm về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các quận, huyện, thành phố, thị xã, tập trung vào các nội dung: Công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, giao đất, giao rừng; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản; quản lý đầu tư xây dựng; tài chính ngân sách, đầu tư mua sắm công.Thanh tra các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập trung vào các lĩnh vực lao động, dạy nghề, việc làm, khoa học công nghệ; việc tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu…

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Tiếp tục thực hiện các giải pháp tại Thông báo Kết luận số 130-TB/TW ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Tập trung giải quyết có chất lượng các

vụ việc khiếu nại, tố cáo, phấn đấu đạt tỉ lệ trên 85% đối với các vụ việc mới phát sinh; hoàn thành việc kiểm tra, rà soát và giải quyết 528/528 vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài trong Quý I/2013.

Công tác phòng, chống tham nhũng:

Điều chỉnh các giải pháp phòng ngừa theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng; Đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; có chiến lược truyền thông đúng đắn về tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, không để đưa thông tin sai sự thật, gây dư luận không tốt và hiểu không đúng về tình hình và những nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Việt Nam.

Công tác xây dựng ngành: Thanh tra Chính phủ phối

hợp với các bộ, ngành Trung ương đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng và hoàn thiện thể chế về công tác thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Tập trung xây dựng Luật tiếp công dân; các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng; các Thông tư hướng dẫn quy trình nghiệp vụ công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng./.

Huỳnh Chơn ThànhThanh tra Sở Công Thương

Page 4: MUÏC LUÏC - Ninh Thuận Province 2 (2).pdf · đúng về tình hình và những nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Việt Nam. Công tác xây dựng ngành: Thanh

Soá 02 thaùng 01 naêm 2013

THÔNG TIN MỚI CẬP NHẬT

THOÂNG TIN MÔÙI CAÄP NHAÄTQuy định giá bán điện mới có hiệu lực từ ngày 22/12/2012

Ngày 20 tháng 12 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Công Thương ký ban hành Thông tư số 38/2012/TT-BCT Quy định về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện. Theo đó, giá bán điện bình quân là 1.437 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), biểu giá mới được áp dụng từ 22/12/2012, cụ thể :

I. BIỂU GIÁ BÁN LẺ ĐIỆN

1. Giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất như sau:

STT Đối tượng áp dụng giá Giá bán điện (đ/kWh)1 Cấp điện áp từ 110 kV trở lên

a) Giờ bình thường 1.217b) Giờ thấp điểm 754c) Giờ cao điểm 2.177

2 Cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV a) Giờ bình thường 1.243b) Giờ thấp điểm 783c) Giờ cao điểm 2.263

3 Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 KV a) Giờ bình thường 1.286b) Giờ thấp điểm 812c) Giờ cao điểm 2.335

4 Cấp điện áp dưới 6 kV a) Giờ bình thường 1.339b) Giờ thấp điểm 854

c) Giờ cao điểm 2.421

2. Giá bán lẻ điện cho bơm nước tưới tiêu:

STT Cấp điện áp Giá bán điện (đ/kWh)1 Từ 6 kV trở lên

a) Giờ bình thường 1.142b) Giờ thấp điểm 596c) Giờ cao điểm 1.660

2 Dưới 6 kV a) Giờ bình thường 1.199b) Giờ thấp điểm 625c) Giờ cao điểm 1.717

Page 5: MUÏC LUÏC - Ninh Thuận Province 2 (2).pdf · đúng về tình hình và những nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Việt Nam. Công tác xây dựng ngành: Thanh

Soá 02 thaùng 01 naêm 2013

THÔNG TIN MỚI CẬP NHẬT

3. Giá bán lẻ điện cho các đối tượng hành chính, sự nghiệp:

STT Đối tượng áp dụng giá Giá bán điện (đ/kWh)

1 Bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông a) Cấp điện áp từ 6 kV trở lên 1.315b) Cấp điện áp dưới 6 kV 1.401

2 Chiếu sáng công cộng a) Cấp điện áp từ 6 kV trở lên 1.430b) Cấp điện áp dưới 6 kV 1.516

3 Đơn vị hành chính, sự nghiệp a) Cấp điện áp từ 6 kV trở lên 1.458

b) Cấp điện áp dưới 6 kV 1.516

4. Giá bán lẻ điện cho điện cho kinh doanh:

STT Cấp điện áp Giá bán điện (đ/kWh)1 Từ 22 kV trở lên

a) Giờ bình thường 2.004b) Giờ thấp điểm 1.142c) Giờ cao điểm 3.442

2 Từ 6 kV đến dưới 22 kV a) Giờ bình thường 2.148b) Giờ thấp điểm 1.286c) Giờ cao điểm 3.557

3 Dưới 6 kV a) Giờ bình thường 2.177b) Giờ thấp điểm 1.343c) Giờ cao điểm 3.715

Trong đó:

* Giờ bình thường: - Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy: Từ 04 giờ 00 đến 9 giờ 30 (05 giờ 30 phút);

Từ 11 giờ 30 đến 17 giờ 00 (05 giờ 30 phút); Từ 20 giờ 00 đến 22 giờ 00 (02 giờ).- Ngày Chủ nhật: Từ 04 giờ 00 đến 22 giờ 00 (18 giờ).* Giờ cao điểm:

- Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy: Từ 09 giờ 30 đến 11 giờ 30 (02 giờ); Từ 17 giờ 00 đến 20 giờ 00 (03 giờ).

- Ngày Chủ nhật: không có giờ cao điểm.

* Giờ thấp điểm:

Tất cả các ngày trong tuần: từ 22 giờ 00 đến 04 giờ 00 (06 giờ) sáng ngày hôm sau.

Page 6: MUÏC LUÏC - Ninh Thuận Province 2 (2).pdf · đúng về tình hình và những nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Việt Nam. Công tác xây dựng ngành: Thanh

Soá 02 thaùng 01 naêm 2013

5. Giá bán lẻ điện cho sinh hoạt:

STT Mức sử dụng của một hộ gia đình trong tháng

Giá bán điện (đ/kWh)

1 Cho 50 kWh (cho hộ nghèo và thu nhập thấp) 9932 Cho kWh từ 0 – 100 (cho hộ thông thường) 1.3503 Cho kWh từ 101 – 150 1.5454 Cho kWh từ 151 – 200 1.9475 Cho kWh từ 201 – 300 2.1056 Cho kWh từ 301 – 400 2.2497 Cho kWh từ 401 trở lên 2.307

- Giá điện cho bậc thang đầu tiên (0 - 50 kWh) chỉ áp dụng cho hộ nghèo và hộ thu nhập thấp, thường xuyên có mức sử dụng điện không quá 50kWh/tháng và có đăng ký với bên bán điện. Các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp để được mua điện theo giá của bậc thang đầu tiên đăng ký theo hướng dẫn của bên bán điện.

- Biểu giá từ bậc thang thứ hai trở đi được áp dụng cho các hộ thông thường và cho các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp có đăng ký cho sản lượng điện sử dụng từ kWh thứ 51 trở lên.

- Giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt cho các đối tượng mua điện tạm thời và mua điện ngắn hạn theo hình thức sử dụng thẻ trả trước là: 1.902 đồng/kWh (giá chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng VAT).

II. BIỂU GIÁ BÁN BUÔN ĐIỆN

1. Giá bán buôn điện nông thôn:

- Giá bán buôn điện nông thôn được áp dụng đối với các đơn vị bán lẻ điện nông thôn cho sản lượng điện mua buôn đo đếm được tại công tơ đo đếm tổng đặt tại trạm biến áp.

- Giá bán buôn điện cho sinh hoạt nông thôn như sau:

STT Mức sử dụng bình quân của một hộ gia đình nông thôn trong tháng sau công tơ tổng Giá bán điện (đồng/kWh)

1 Cho 50 kWh (chỉ cho hộ nghèo và thu nhập thấp) 8072 Cho kWh từ 0 - 100 (cho hộ thông thường) 1.0673 Cho kWh từ 101 - 150 1.1904 Cho kWh từ 151 - 200 1.4995 Cho kWh từ 201 - 300 1.6316 Cho kWh từ 301 - 400 1.7437 Cho kWh từ 401 trở lên 1.799

- Giá bán buôn điện sinh hoạt nông thôn là giá bán tại công tơ tổng do Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực hoặc đơn vị được ủy quyền thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam bán cho đơn vị bán lẻ điện nông thôn.

- Nguyên tắc xác định số định mức sử dụng điện cho hộ sử dụng điện sinh hoạt sau công tơ tổng được quy định tại điểm b khoản 1 mục IV Phần B của Phụ lục Thông tư này.

- Giá bán buôn điện sử dụng cho mục đích khác (ngoài mục đích sinh hoạt) tại công tơ tổng mua buôn điện nông thôn là 1.172 đồng/kWh. (Nguồn: Theo Thông tư số 38/2012/TT-BCT ngày 20/12/2012 Bộ Công Thương) Phòng QLĐN

THÔNG TIN MỚI CẬP NHẬT

Page 7: MUÏC LUÏC - Ninh Thuận Province 2 (2).pdf · đúng về tình hình và những nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Việt Nam. Công tác xây dựng ngành: Thanh

Soá 02 thaùng 01 naêm 2013

ngày 23/6/2005 của Bộ Công nghiệp về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn và Quyết định số 07/2008/QĐ-BCT ngày 07/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Quyết ban hành hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát Chương trình khuyến công Quốc gia đến năm 2012 và Hệ thống tiêu chí, chỉ số đánh giá đề án, chương trình khuyến công.

Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012, gồm 11 Điều quy định chi tiết về một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP; Theo đó quy định chi tiết các đối tượng được hưởng chính sách khuyến công; Phạm vi điều chỉnh; Giải thích từ ngữ về đề án khuyến công; đề án khuyến công quốc gia, đề án khuyến công địa phương, chương trình khuyến công địa phương; đối tượng áp dụng; quy định chi tiết 10 nội dung hoạt động khuyến công; một số danh mục ngành, nghề được hưởng chính sách khuyến công; địa bàn ưu tiên, ngành nghề ưu tiên và nguyên tắc xét ưu tiên; về tổ chức dịch vụ khuyến công; Xây dựng chương trình, kế hoạch khuyến công; Ngoài ra Thông tư cũng quy định chế độ báo cáo và kiểm tra, giám sát các đề án, chương trình khuyến công; cơ quan Quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công.

Phòng QLĐN

Phòng QLCN

Thủ tướng Chính phủ quyết định gia hạn dán nhãn năng lượng một số thiết bị tiêu thụ điện.

Ngày 14 tháng 01 năm 2013, Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã ký Quyết định số 03/2013/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 51/2011/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện. Theo đó :

Từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, thực hiện dán nhãn năng lượng theo hình thức bắt buộc đối với các thiết vị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, máy giặt lồng đứng sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện và quạt điện. Đối với nhóm thiết bị công nghiệp gồm : Máy biến áp phân phối 3 pha và động cơ điện.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, không được phép nhập khẩu và sản xuất các thiết bị có hiệu suất năng lượng thấp hơn hiệu suất năng lượng tối thiểu.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2013.

Chi tiết Quyết định số 03/2013/QĐ-TTg xem tại đây.

(Nguồn: Quyết định số 03/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013)

Thông tư của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/02/2013 thay thế Thông tư số 03/2005/TT-BCN

THÔNG TIN MỚI CẬP NHẬT

Page 8: MUÏC LUÏC - Ninh Thuận Province 2 (2).pdf · đúng về tình hình và những nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Việt Nam. Công tác xây dựng ngành: Thanh

Soá 02 thaùng 01 naêm 2013

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20,1%

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/12 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20,1% so với cùng thời điểm năm 2011.

Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao như: Sản xuất xe có động cơ tăng 76,6%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 42,1%; sản xuất xi măng tăng 30,6%... Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hoặc giảm là chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tăng 9,2%, sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) tăng 7,1%, sản xuất giày, dép (6,6%), sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét (3,6%), sản xuất sợi (1,4%).

Vẫn lo lạm phát năm 2013 Mục tiêu lạm phát 7% cho

năm 2013 đang đặt ra nhiều thách thức lớn, trong bối cảnh phải giảm lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, thực hiện lộ trình giá thị trường đối với các mặt hàng thiết yếu.

Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), nhận định: Đặc điểm nổi bật của lạm phát năm 2012 là được kiềm chế ở mức thấp nhưng thất thường. Cụ thể CPI giảm sâu từ tháng 3 đến tháng 7, riêng tháng 6 và tháng 7 còn âm 0,26% và 0,29%.

Vào thời điểm này, các doanh nghiệp bắt đầu phải đối mặt với hàng tồn kho vì sức mua giảm sút nghiêm trọng. Đến tháng 9, CPI tăng vọt lên

2,2%, bằng tổng mức tăng của 7 tháng đầu năm cộng lại, tháng 10 hạ nhiệt chỉ tăng 0,85%. Như vậy, diễn biến thất thường là CPI chung giảm mạnh trong 8 tháng đầu năm với mức tăng dưới 1%/tháng nhưng lại có xu hướng tăng trong tháng 9 và tháng 10.

CPI năm 2012 thay đổi với biên độ khá lớn và mức độ đảo chiều cao, nhạy cảm. Cụ thể, đầu năm, do thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiểm soát lạm phát nên lạm phát theo tháng khá ổn định ở mức thấp, thậm chí tăng trưởng âm. Nhưng ngay khi có động thái nới lỏng hơn nhằm trợ giúp sản xuất cùng với tăng giá một số dịch vụ công như y tế, giáo dục, CPI lập tức tăng vọt và thiết lập đỉnh cao nhất trong lịch sử kể từ năm 1995 đến nay, tính theo lạm phát tháng.

“Điều này cho thấy tăng lạm phát vẫn còn là nguy cơ thường trực của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. Đáng lưu ý là tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam luôn thấp hơn tốc độ tăng CPI cho thấy cuộc sống người dân đang gặp khó khăn hơn dù lạm phát bắt đầu được kiềm chế ở mức một con số.

Theo mục tiêu đã được Quốc hội phê duyệt, lạm phát năm 2013 được kiềm chế ở mức thấp hơn và tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2012. Các chuyên gia kinh tế cho rằng mục tiêu lạm phát 7% cho năm 2013 đang đặt ra nhiều thách thức lớn vì trong bối cảnh phải giảm lãi suất để tháo gỡ khó

khăn cho sản xuất, cũng như thực hiện lộ trình giá thị trường đối với các mặt hàng thiết yếu.

Cập nhật báo cáo về triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo lạm phát Việt Nam có nguy cơ tăng trở lại do nới lỏng chính sách tiền tệ hồi đầu năm nay. Đồng thời hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 2012-2013 lần lượt xuống 5,2% và 5,5%, thấp hơn dự báo trước đó là 5,7% và 6,3%.

Từ thực tế này, WB khuyến cáo trong trường hợp xảy ra các cú sốc như giá hàng hóa tăng mạnh, Việt Nam vẫn cần thắt chặt chính sách tiền tệ.

Nhiều chuyên gia kinh tế cùng có chung nhận định năm 2013, mục tiêu lớn nhất vẫn là ổn định vĩ mô và giải quyết khó khăn của hệ thống tài chính, ổn định tỉ giá, xử lý nợ xấu để cải thiện thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Đã có những lo ngại tăng trưởng GDP giảm tốc, làm giảm mạnh việc làm, ảnh hưởng đến an sinh xã hội nhưng đó là hệ quả tất yếu của việc tái cơ cấu nền kinh tế, phải chịu đau để thay đổi. Điều quan trọng phải bảo đảm môi trường kinh doanh thuận lợi trên nền tảng ổn định vĩ mô.

Giá vàng trong nước giảm, ngược chiều với thế giới

Sáng 10/1, giá vàng SJC trong nước giảm hơn 200.000 đồng mỗi lượng so với hôm trước, trong khi thị trường vàng thế giới lại có xu hướng tăng nhẹ.

Page 9: MUÏC LUÏC - Ninh Thuận Province 2 (2).pdf · đúng về tình hình và những nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Việt Nam. Công tác xây dựng ngành: Thanh

Soá 02 thaùng 01 naêm 2013

XUẤT NHẬP KHẨU

Trung tâm TTCN&TM

Tại thời điểm 9 giờ 30 phút, giá mua vàng SJC tại thị trường Thành Phố Hồ Chí Minh hiện chỉ còn 46,00 triệu đồng/lượng và bán ra là 46,30 triệu đồng/lượng.

Tại thị trường Hà Nội, giá mua vào là 46,15 triệu đồng/lượng và bán ra là 46,25 triệu đồng/lượng, giảm 250.000 đồng/lượng so với hôm trước. Trong khi các Ngân hàng thương mại như Sacombank, Techcombank, Eximbank... cũng giao dịch vàng SJC từ 46,10-46,30 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra).

Chênh lệch giữa giá mua/giá bán của SJC tại thị trường Thành Phố Hồ Chí Minh sáng nay vẫn giữ ở mức 300.000 đồng/lượng, còn tại Hà Nội là 100.000 đồng/lượng.

Phía công ty Bảo Tín Minh

Châu đang niêm yết giá vàng Rồng Thăng Long từ 44,95-45,25 triệu đồng/lượng, so với SJC thì thương hiệu này vẫn rẻ hơn 1 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, thị trường vàng nước ngoài lại có xu hướng tăng nhẹ, hiện giá vàng giao ngay trên sàn Kitco đang giao dịch quanh mức 1.659 USD/ounce, tăng gần 2 USD/ounce so với chốt phiên trước. Còn giá vàng giao tháng Hai trên sàn Comex, chốt phiên ở quanh mức 1.662,2 USD/ounce.

Ở mức giá hiện tại, sau khi quy đổi theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank thì giá vàng thế giới tương đương 41,7 triệu đồng/lượng, thấp hơn thương hiệu SJC trong nước khoảng 4,5 triệu đồng (giảm 200.000 đồng/lượng so với phiên trước).

Trên thị trường ngoại tệ trong nước, tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày 10/1 là 20.828 đồng/USD, không đổi so với phiên trước. Trần tỷ giá áp dụng cho các ngân hàng thương mại giữ nguyên ở mức 21.036 đồng/USD.

Sáng nay, giá bán USD tại các ngân hàng thương mại lớn vẫn niêm yết ở mức 20.860 đồng/USD, còn giá mua dao động từ 20.800-20.825 đồng/USD.

Cụ thể, ngân hàng Vietcom-bank và BIDV cùng mua vào là 20.820 đồng/USD và bán ra là 20.860 đồng/USD. Phía ngân hàng Vietinbank niêm yết giá mua vào là 20.825 đồng/USD còn bán ra là 20.860 đồng/USD. Trong khi Eximbank giao dịch từ 20.800-20.860 đồng/USD.

Thị trường Đài Loan: Nhiều cơ hội cho hàng hóa nông lâm thủy sản

Sản xuất nông nghiệp của Đài Loan khá khó khăn, thường phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu. Nên thị trường này mở ra nhiều cơ hội đối với sản phẩm của Việt Nam.

Mặc dù diện tích nhỏ với dân số chỉ vào khoảng 23 triệu người nhưng nền kinh tế Đài Loan rất phát triển, nhờ việc chuyển đổi nền kinh tế từ chế biến sản suất hàng công nghiệp nhẹ sang sản suất các sản phẩm hàng công nghệ cao, hiện nay Đài Loan là nền kinh tế lớn thứ 24 toàn thế

giới, lớn thứ 6 ở châu Á.Đối với hàng nông lâm

thủy hải sản nói chung, Việt Nam cung cấp khoảng 3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Đài Loan. Các mặt hàng chủ yếu gồm có: thủy sản, rau quả, gạo, ngũ cốc... Ngoài ra mặt hàng dệt may, cao su, máy vi tính và linh kiện điện tử xuất khẩu sang nước này cũng có kim ngạch tương đối lớn.

Đối với mặt hàng thủy sản, Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ 3 của Đài Loan, chiếm khoảng 7,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này. Tính đến hết tháng 11/2012 tổng kim ngạch xuất

khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang Đài Loan đạt 122,39 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2011. Các sản phẩm chủ yếu bao gồm: tôm đông lạnh đã bóc vỏ hoặc chưa, filet cá...

Mặt hàng hoa quả đạt kim ngạch 23,35 triệu USD tăng 15% so với cùng kỳ năm 2011, các mặt hàng xuất khẩu sang Đài Loan gồm chủ yếu là hạt điều, dừa khô, các loại hoa quả sấy khô, các loại hoa quả tươi có một lượng rất nhỏ. Các loại rau gồm các loại đậu, bắp cải, su hào, cải xoăn,...

Nhưng để xâm nhập thị trường Đài Loan được thuận lợi, doanh nghiệp nên tạo lập

Page 10: MUÏC LUÏC - Ninh Thuận Province 2 (2).pdf · đúng về tình hình và những nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Việt Nam. Công tác xây dựng ngành: Thanh

Soá 02 thaùng 01 naêm 2013

XUẤT NHẬP KHẨU

quan hệ với các nhà nhập khẩu để đưa hàng hóa vào các siêu thị. Hàng hóa thường đóng gói nhỏ gọn, thiết kế đẹp mắt kèm đầy đủ những thông tin và hướng dẫn sử dụng./.

Bình Phước và Đồng Nai quy hoạch 200.000 ha điều cao sản

Đó là phát biểu của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng tại Đại hội Hiệp hội Điều Việt Nam nhiệm kỳ 8 (2012 - 2015). Trong đó, 150.000 ha tại Bình Phước và 50.000 ha tại Đồng Nai.

Đây là 2 tỉnh có diện tích điều lớn nhất hiện nay, năng suất cũng thuộc loại cao nhất nước so với khu vực miền Trung. Thứ trưởng cho rằng, chỉ khi đưa năng suất điều cao sản lên 2 - 3 tấn/ha/vụ mới có thể giữ được diện tích cây điều, không bị cạnh tranh bởi những loại cây công nghiệp khác. Nếu không tiếp tục nhập khẩu (hơn 50% nguyên liệu chế biến), ngành điều vẫn chỉ là ngành chế biến gia công dù là quốc gia có sản lượng xuất khẩu số 1 thế giới.

Hiện nay, điều là cây công nghiệp duy nhất trồng quảng canh, người dân không có thói quen chăm sóc nên năng suất chỉ 0,7 - 0,9 tấn/ha, vì vậy thu nhập từ cây điều rất thấp, khoảng 24 triệu đồng/ha/năm nên nhiều nơi đã chuyển qua trồng cây khác như cao su…

Kim ngạch thương mại Việt Nam và Anh tăng mạnh

Phóng viên TTXVN tại London ngày 8/1 dẫn số liệu của Cơ quan Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Vương

quốc Anh và Bắc Ireland cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Anh đạt 2,23 tỷ bảng (3,57 tỷ USD), tăng 36% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tổng kim ngạch nói trên, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Anh chiếm 1,99 tỷ bảng (3,19 tỷ USD), tăng 44% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồm điện thoại di động và thiết bị điện, giày dép, hàng may mặc, đồ nội thất, máy móc và thiết bị cơ khí, càphê, chè và các loại gia vị, nhựa và sản phẩm nhựa.

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ nền kinh tế lớn thứ ba châu Âu này đạt 235,97 triệu bảng (377,55 triệu USD), tăng 91% so với 10 tháng đầu năm 2011. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng như hóa chất, máy móc và thiết bị cơ khí, dược phẩm, máy điện và thiết bị điện, sắt thép, dụng cụ, thiết bị và máy quang học.

Theo ước tính, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Anh có khả năng đạt hơn 4 tỷ USD trong năm 2012, vượt qua mục tiêu 4 tỷ USD mà hai nước đã đề ra cho năm 2013 khi ký Hiệp định Quan hệ đối tác chiến lược vào tháng 9/2010.

Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh và Bắc Ireland, cho biết mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu trong những năm gần đây,

nhưng trao đổi thương mại hai chiều Việt-Anh vẫn tăng trưởng mạnh, với mức tăng trung bình hơn 20%/năm.

Do nền kinh tế hai nước có nhiều điểm tương hỗ, nên nếu các doanh nghiệp quảng bá hàng hóa Việt Nam nhiều hơn thì kim ngạch thương mại song phương trong năm 2013 sẽ tiếp tục giữ được đà tăng trưởng.

Trên 4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu điều giai đoạn 2013-2015

Giai đoạn 2009-2012, ngành điều xuất khẩu khoảng 750 ngàn tấn nhân các loại và 110 ngàn tấn dầu vỏ hạt điều. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhân điều giai đoạn này đạt kỷ lục 4,663 tỷ USD, năm 2012 dự kiến đạt khoảng 1,45 tỷ USD. Dù đạt được nhiều thành tựu song ngành điều đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về thị trường, gieo trồng, chế biến…, cần có phương thức khắc phục hiệu quả.

Hiệu quả kinh tế chưa caoTheo Bộ NN&PTNT, giai

đoạn 2009-2012, tổng diện tích cây điều đã giảm dần, năng suất điều bình quân cũng không ổn định, sản lượng chỉ khoảng 1,15 tấn/ha, diện tích điều cao sản giống mới chỉ đạt 40% tổng diện tích. Một trong những nguyên nhân chính là diện tích cây điều bị thu hẹp, khó cạnh tranh với các cây công nghiệp chủ lực khác tại các vùng đất bazan hoặc đất xám đang trồng điều. Nhiều diện tích điều đã phải nhường đất cho xây dựng các KCN, khu đô thị và nhiều mục đích

Page 11: MUÏC LUÏC - Ninh Thuận Province 2 (2).pdf · đúng về tình hình và những nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Việt Nam. Công tác xây dựng ngành: Thanh

Soá 02 thaùng 01 naêm 2013

Trung tâm TTCN&TM

XUẤT NHẬP KHẨU

chuyên dùng khác. Thời gian gần đây, thị trường xuất khẩu điều cũng không ổn định. Từ quý II/2011, giá điều nhân xuất khẩu bắt đầu giảm mạnh do sức mua yếu tại môt số thị trường trọng điểm, đặc biệt là EU. Bên cạnh đó, ngành cũng gặp nhiều tranh chấp thương mại chủ yếu do khách hàng nước ngoài không uy tín gây nên. Ông Đỗ Văn Nam, Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối - Bộ NN&PTNT cho biết, năng suất cây điều đã chựng lại chỉ khoảng 1 tấn/ha, giá bán hạt điều khô lại không ổn định.

Đối với thị trường trong nước, dù nhiều DN đã tích cực đầu tư, sản xuất các sản phẩm điều có hàm lượng giá trị gia tăng cao như điều rang muối, điều chiên bơ, điều có gia vị, điều hỗn hợp, bánh kẹo điều… nhưng mức độ tiêu thụ điều nhân trong nước còn chậm, tỷ lệ tăng trưởng thấp, năm 2012 chỉ đạt khoảng 2,7%. Nguyên nhân là thiếu các chương trình kích cầu tiêu dùng trong nước và có một số sản phẩm phụ của cây điều đang trong giai đoạn sản xuất thử nghiệm như rượu vang - cồn từ trái điều (ethanol, cồn khô), ván ép từ vỏ điều, bột ma sát từ dầu vỏ…

Bên cạnh đó, những tồn tại từ các năm trước của ngành vẫn chưa được khắc phục. Hệ thống thu mua điều còn qua nhiều khâu trung gian, có thời điểm giá thu mua thấp ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng điều. Trong tổ chức sản xuất, ngành vẫn chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa người

trồng với nhau để tạo vùng nguyên liệu tập trung cho sản lượng cao. Đến nay vẫn thiếu sự liên kết giữa người sản xuất với các cơ sở chế biến. Các cơ sở chế biến cũng chưa chú ý đầu tư vùng nguyên liệu nên thường mất cân đối giữa năng lực chế biến và nguyên liệu. Các nguyên nhân trên đã dẫn đến việc cây điều có năng suất - sản lượng thấp, hiệu quả kinh tế kém. Vì thế, năm 2012, Việt Nam đã rơi xuống vị trí thứ ba trong số những quốc gia có diện tích và sản lượng điều thu hoạch lớn nhất thế giới (sau Ấn Độ, Brazil, Bờ biển Ngà).

Định hướng và phương thức khắc phục khó khăn

Dựa trên lợi thế tiềm năng của cây điều, một loại cây mang tính xã hội cao vì hỗ trợ tích cực cho công cuộc xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu, xa; đồng thời dựa vào nhu cầu hạt điều có xu hướng sẽ gia tăng do ngày càng có nhiều người chuyển từ ăn thịt động vật sang dùng các loại hạt để giảm cân mà vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng (ông Pino Calcagni, Phó Chủ tịch Hội đồng Hạt ăn được và trái cây khô thế giới cho biết, nhu cầu điều nhân trên thế giới khoảng 500 ngàn tấn/năm), nên ngành điều đã mạnh dạn đưa ra định hướng phát triển giai đoạn 2013-2015.

Theo đó, ngành đặt mục tiêu chế biến toàn bộ 900 ngàn tấn điều thô sản xuất trong nước và trên 1 triệu tấn điều thô nhập khẩu, đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật, công nghệ, đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh

thực phẩm, thân thiện môi trường; đồng thời xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm điều nổi tiếng ở một số vùng trọng điểm như Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong xuất khẩu, ngành đặt mục tiêu đạt tổng kim ngạch 3 năm từ 2013-2015 trên 4 tỷ USD, trung bình hàng năm 1,4 đến 1,5 tỷ USD. Đến năm 2015, tỷ trọng nhân điều có hàm lượng giá trị gia tăng cao như điều rang muối, điều tẩm gia vị - mật ong, bánh kẹo điều... sẽ đạt 5-7%.

Ngành dệt may: Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 18,6-19,2 tỷ USD

Năm 2012 là năm thứ 4 liên tiếp ngành dệt may (DM) giữ vị trí số 1 trong lĩnh vực xuất khẩu (XK), với kim ngạch XK đạt 17,2 tỷ USD, tăng 8,5% so với năm 2011.

Trước những dự báo về sự sụt giảm nhu cầu ở các thị trường truyền thống như Mỹ, EU… Tập đoàn DM Việt Nam cùng các đơn vị thành viên đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp điều chỉnh, nâng cao năng lực sản xuất, cơ cấu lại mặt hàng, chuyển từ gia công sang tự thiết kế, sản xuất sản phẩm giá trị cao. Nhờ đó, XK DM của Việt Nam sang các thị trường lớn vẫn tăng trưởng ổn định.

Dự báo, năm 2013, tăng trưởng XK vào thị trường EU sẽ tăng 5-6%; thị trường Mỹ tăng 12-14%... Với đà phục hồi đó, ngành DM phấn đấu đạt kim ngạch XK 18,6-19,2 tỷ USD trong năm 2013.

Page 12: MUÏC LUÏC - Ninh Thuận Province 2 (2).pdf · đúng về tình hình và những nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Việt Nam. Công tác xây dựng ngành: Thanh

Soá 02 thaùng 01 naêm 2013

SẢN XUẤT KINH DOANH

Giải ngân 12,7 ngàn tỷ đồng vốn vay cho hộ nghèo

Năm 2012, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đã giải ngân 12.703 tỷ đồng cho hơn 80.000 hộ nghèo vay vốn đầu tư sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cho biết, mặc dù năm 2012 gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, song Ngân hàng Chính sách xã hội đã cố gắng bảo đảm đủ vốn cho nhân dân vay đầu tư sản xuất.

Dư nợ đến 30/11/2012 đạt 41.274 tỷ đồng, tăng 2.792 tỷ đồng so với năm 2011. Bên cạnh đó, doanh số thu nợ tính trong 11 tháng năm 2012 là 9.901 tỷ đồng, đây là nguồn vốn đáng kể để cho vay quay vòng.

Những tỉnh có dư nợ lớn như: thành phố Hà Nội 1.329 tỷ đồng; Bắc Giang 1.024 tỷ đồng; Sơn La 1.014 tỷ đồng; Quảng Nam 1.028 tỷ đồng… Nguồn vốn này đã tiếp sức cho gần 3,3 triệu hộ nghèo có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.

Chị Lý Thị Kim, một hộ nghèo ở thôn Na Nin, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai cho biết, tháng 7 năm nay tôi làm hồ sơ vay

30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư chăn nuôi, trồng trọt. Đến nay, nguồn vốn đó không chỉ giúp gia đình có việc làm mà còn tạo ra lợi nhuận đáng kể cho gia đình bảo đảm cuộc sống.

Còn anh Triệu Văn Đông là thủ lĩnh thanh niên xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên - một xã miền núi, dân cư thưa thớt. Nhận ủy thác quản lý một số tổ tiết kiệm vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, Đông trăn trở tìm cách giúp thanh niên và nhân dân sử dụng hiệu quả đồng vốn, vươn lên thoát nghèo và làm giầu chính đáng.

Xuất phát từ thế mạnh sản xuất chè ở địa phương, Đông cùng với anh em trong Ban chấp hành phối hợp với các tổ chức, đoàn thể mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho thanh niên và nhân dân trong xã, đưa các giống chè mới năng suất cao, mô hình trang trại ươm giống cây con vào sản xuất...

Đồng thời, xã Đoàn còn vận động, khuyến khích, hướng dẫn thanh niên áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi ong lấy mật, trồng cây lâm nghiệp… theo hướng quy mô trang trại. Đến nay, xã Đoàn đã xây dựng được 5 mô hình phát triển kinh tế.

Với nhiệt huyết của sức trẻ, lại được tiếp sức từ nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ, trong xã giờ không còn đoàn viên thanh niên nào thuộc hộ nghèo; thu nhập bình quân của thanh niên trong xã từ 3-4 triệu đồng/tháng.

Đồng vốn ưu đãi của Chính phủ không chỉ được quản lý an toàn, mà còn được sử dụng hiệu quả. Đặc biệt, thanh niên trong xã còn đảm nhận tham gia chương trình phát triển chè sạch, chè an toàn thanh niên đã đem lại hiệu quả cao.

Cũng trong năm nay, gia đình anh Nguyễn Thanh Hải ở Bạc Liêu đã vươn lên thoát nghèo từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội. Những năm trước, gia đình anh được vay vốn chương trình hộ nghèo, để đầu tư nuôi trồng thủy sản và trồng cây ăn quả. Nhờ chịu khó làm ăn, gia đình anh đã dần trả được hết nợ, thoát cảnh đói nghèo./.

Giá nguyên liệu cho sản xuất tăng trên 9% năm 2012

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ KHĐT), chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất năm 2012 tăng 9,04% so với năm 2011.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong

Page 13: MUÏC LUÏC - Ninh Thuận Province 2 (2).pdf · đúng về tình hình và những nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Việt Nam. Công tác xây dựng ngành: Thanh

Soá 02 thaùng 01 naêm 2013

SẢN XUẤT KINH DOANH

mức tăng chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất năm 2012, chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất của một số ngành tăng cao là: Máy móc thiết bị chưa phân được vào đâu tăng 15,68%; sản phẩm từ cao su, khoáng phi kim loại tăng 14,9%; dệt, trang phục, da và các sản phẩm có liên quan tăng 13,99%; sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 13,17%.

Ngoài ra, chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2012 tăng 3,91% so với năm trước, trong đó chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông nghiệp tăng 1,05%; hàng lâm nghiệp tăng 14,26%; hàng thủy sản tăng 13,78%.

Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp năm nay cũng tăng 9,32% so với năm trước, trong đó chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất sản phẩm khai khoáng tăng 19,10%; sản phẩm công nghiệp chế biến tăng 7,1%; điện và phân phối điện tăng 9,9%; nước tăng 14,45%.

Nhóm cước vận tải có chỉ số giá tăng 13,2% so với năm trước, trong đó giá cước vận tải hành khách tăng 22%; vận tải hàng hóa tăng 7,82%. Chỉ số giá cước vận tải đường sắt năm 2012 tăng 15,49% so với năm 2011; đường bộ và xe buýt tăng 9,98%; đường thủy tăng 7,84%; đường hàng không tăng 31,97%./.

Hỗ trợ 500.000 đồng/ha phát triển đất trồng lúa

Ngày 10/1 tới đây, Thông tư số 205/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa chính thức được áp dụng.

Theo đó, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến quản lý, sử dụng đất trồng lúa được sử dụng kinh phí được hỗ trợ để phát triển sản xuất lúa có hiệu quả (ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất mới; đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật;…) nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lúa, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Hàng năm ngân sách nhà nước hỗ trợ người sản xuất lúa từ nguồn kinh phí chi thường xuyên với mức hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất lúa khác trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

Trường hợp người sản xuất lúa bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Đối với diện tích gieo cấy trong phạm vi 45 ngày bị thiệt hại

trên 70%, hỗ trợ 2.500.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 1.750.000 đồng/ha; Đối với diện tích gieo cấy trên 45 ngày bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 3.500.000 đồng/ha.

Việc tổ chức thực hiện hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho người sản xuất lúa bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh áp dụng theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 187/2010/TT-BTC ngày 22/11/2010 của Bộ Tài chính quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Về mức hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất trồng lúa, Thông tư nêu rõ, hỗ trợ 70% chi phí khai hoang, cải tạo đất chưa sử dụng thành đất trồng lúa hoặc cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nước; Hỗ trợ 100% giống lúa trong năm đầu để sản xuất trên diện tích đất trồng lúa mới khai hoang; Hỗ trợ 70% giống lúa trong năm đầu để sản xuất trên diện tích đất lúa khác được cải tạo thành đất chuyên trồng lúa nước./.

Xây dựng công trình Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và Duyên Hải 1 bằng vốn Nhà nước

Ngày 7-1, tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ký hợp đồng tín dụng Dự án đầu tư xây dựng công trình Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và Nhiệt điện

Page 14: MUÏC LUÏC - Ninh Thuận Province 2 (2).pdf · đúng về tình hình và những nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Việt Nam. Công tác xây dựng ngành: Thanh

Soá 02 thaùng 01 naêm 2013

Duyên Hải 1 bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước với số vốn cho vay 2.500 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 24-2-2012, VDB và EVN ký hợp đồng tín dụng với số vốn vay 5.000 tỷ đồng để đầu tư 2 dự án này. Như vậy, tổng số vốn VDB cho EVN vay đối với 2 dự án này là 7.500 tỷ đồng.

Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và Nhiệt điện Duyên Hải 1 có tổng công suất 2.400MW với tổng mức đầu tư của cả 2 dự án là 52.722 tỷ đồng với mục tiêu cung cấp điện cho hệ thống điện miền Nam và hệ thống điện quốc gia, đáp ứng chương trình phát triển nguồn điện trong Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2006-2015.

ĐBSCL sản xuất 7 mặt hàng có sức cạnh tranh cao

Năm 2013, ngành công nghiệp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có kế hoạch phối hợp liên kết sản xuất, trong đó tập trung sản xuất 7 mặt hàng mũi nhọn là thủy sản, gạo, bia, rau quả, phân bón, giày dép và ximăng, góp phần nâng giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng đạt 187.645 tỷ đồng, tăng 17,4% so năm 2012.

Trước hết, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ doanh nhân và lực lượng lao động kỹ thuật lành nghề nhằm đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

Các tỉnh tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh; chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo chiều sâu, tập trung phát triển những ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng, ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn; tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động bình đẳng, minh bạch, phù hợp với các cam kết hội nhập ngày càng sâu rộng.

Khó khăn của doanh nghiệp sẽ được các địa phương tháo gỡ bằng cách ban hành cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp dân doanh và hoàn thiện các hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng đơn giản hóa, dễ hiểu và dễ thực hiện.

Qua đó, khả năng tiếp cận các nguồn tài chính cho các doanh nghiệp sẽ tăng lên thông qua việc triển khai thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp dân doanh khắc phục các tồn tại về vốn, trình độ quản lý, tiếp cận thị trường nước ngoài tiêu thụ sản phẩm.

Các tỉnh đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ xuất khẩu, xúc tiến thương mại hiệu quả, kịp thời cung cấp thông tin về các rào cản kỹ thuật tại nước ngoài, giúp các doanh nghiệp chủ động ứng phó với rủi ro khi tham gia thị trường quốc tế.

Các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch và

chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế; đổi mới công nghệ, trang thiết bị, hạ giá thành và nâng cao chất lượng của sản phẩm.

Doanh nghiệp chủ động liên kết, hợp tác để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo, thủy hải sản, may mặc và tăng mức sản xuất dầu thực vật, trái cây, rượu, bia, nước giải khát, chế biến thức ăn gia súc, sản xuất ximăng, đồ gỗ là các mặt hàng được tiêu thụ mạnh trên thị trường trong nước.

Đối với hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo và thủy sản, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng vốn đầu tư cho ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong các khâu thu hoạch, chế biến, bảo quản sản phẩm; giảm chế biến thủy sản thô mà đa dạng hóa và tăng tỷ trọng sản phẩm cao cấp, quản lý chất lượng theo chuẩn quốc tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng thủy sản, đáp ứng đơn đặt hàng của khách hàng khó tính tại Nhật Bản, Hoa Kỳ, châu Âu./.

Khởi công dự án sản xuất pin Mặt Trời tại TT-Huế

Ngày 7/1, tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư chuyển giao WorldTech tổ chức khởi công dự án sản xuất pin năng lượng Mặt Trời tại khu công nghiệp Phong Điền.

Dự án có diện tích thuê đất là 30ha, với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 300 triệu USD, công suất sản xuất 60 MW pin/năm, hoàn thành và đưa vào sản xuất sau 30 tháng xây dựng.

SẢN XUẤT KINH DOANH

Page 15: MUÏC LUÏC - Ninh Thuận Province 2 (2).pdf · đúng về tình hình và những nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Việt Nam. Công tác xây dựng ngành: Thanh

Soá 02 thaùng 01 naêm 2013

Trung tâm TTCN&TM

Giai đoạn 2 của dự án tiếp tục được đầu tư nâng công suất sản xuất lên 250 MW pin/năm.

Như vậy, đến nay, Khu công nghiệp Phong Điền đã thu hút năm dự án sản xuất trên diện tích 137ha, với tổng mức đầu tư chiếm gần 1.000 tỷ đồng; bao gồm các dự án may mặc, sản xuất men frit, sản xuất sodium silicat, sản xuất sợi thủy tinh và pin năng lượng Mặt Trời, giải quyết việc làm cho khoảng hơn 4.000 lao động.

Khu công nghiệp Phong Điền được thành lập tháng 7/2009 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, với diện tích 400ha. Diện tích đất quy hoạch Khu công nghiệp Phong Điền hiện nằm bên cạnh mỏ cát thạch anh với diện tích 3.800ha, chất lượng tốt và được Thủ tướng Chính phủ cho phép khai thác, chế biến các sản phẩm từ cát.

Giá cho thuê lại đất tại Khu công nghiệp Phong Điền là 0,5 USD/m2/năm; phí hạ tầng 0,15 USD/m2/năm... thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Theo quy hoạch, đến năm 2020, Khu công nghiệp Phong Điền sẽ mở rộng quy mô lên 700ha, với chức năng là Khu công nghiệp tổng hợp, chủ yếu bố trí các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp nhẹ, công nghiệp sạch, ưu tiên cho ngành sản xuất và chế biến cát, bao gồm công nghệ thông tin, cơ khí, chế tạo máy, thiết bị sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải, gia công lắp ráp ôtô, xe máy; công nghiệp điện tử và sản phẩm điện gia dụng;

công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản xuất khẩu; công nghiệp vỏ bao bì (giấy, kim loại, chất dẻo), bao bì cao cấp; công nghiệp may mặc xuất khẩu; chế biến các sản phẩm từ cát và một số ngành công nghiệp khác sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại./.

Sẽ ra mắt Cục Kiểm ngư trong tháng Một năm 2013

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám cho biết Bộ đang khẩn trương hoàn tất cơ cấu tổ chức và hoạt động của lực lượng kiểm ngư Việt Nam để ra mắt Cục Kiểm ngư trong tháng Một này.

Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, kiểm ngư là cơ quan thi hành chức năng quản lý Nhà nước trên biển nên về cơ cấu tổ chức sẽ gọn nhẹ, không nặng về hành chính mà chủ yếu là các tổ, đội cơ động. Trước mắt, Cục Kiểm ngư sẽ được thực hiện ở cấp Trung ương. Sau đó, có thể thành lập bốn chi cục vùng.

Trước mắt, Chi cục Kiểm ngư vùng vịnh Bắc Bộ có thể hoạt động ngay do có đủ tàu bè và con người trên cơ sở chuyển đổi từ Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản vịnh Bắc Bộ (Hải Phòng).

Ông Lưu Văn Huy, Vụ trưởng Vụ Pháp chế-Thanh tra, Tổng cục Thủy sản cho biết kiểm ngư là một tổ chức dân sự. Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên biển, lực lượng kiểm ngư cũng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý

Nhà nước khác có chức năng bảo vệ an ninh, trật tự và chủ quyền lãnh thổ trên biển để giải quyết các vụ việc cụ thể.

Nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng kiểm ngư là thanh tra, tuần tra, kiểm soát các hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo đúng các quy định của luật pháp Việt Nam.

Chức năng của cơ quan kiểm ngư tại Nghị định 102/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của kiểm ngư đã quy định đây là lực lượng chuyên trách thực hiện chức năng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện xử lý vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.

Ông Huy cho rằng từ trước tới nay để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, vẫn có cơ quan thanh tra chuyên ngành; hệ thống Cục, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tuy nhiên, thời gian qua, do chưa có lực lượng chuyên trách nên hoạt động tuần tra kiểm soát không đáp ứng được yêu cầu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Đặc biệt, thời gian gần đây, số lượng tàu thuyền đăng ký hoạt động trên biển đang gia tăng, nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm nên việc thành lập một lực lượng chuyên trách để tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản là cần thiết, ông Huy nhấn mạnh.

SẢN XUẤT KINH DOANH

Page 16: MUÏC LUÏC - Ninh Thuận Province 2 (2).pdf · đúng về tình hình và những nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Việt Nam. Công tác xây dựng ngành: Thanh

Soá 02 thaùng 01 naêm 2013

TIN THẾ GIỚI

My đạt thoa thuân tránh “vách đá tài chính”

Chỉ ít giờ trước khi bước sang Năm mới 2013, Nhà Trắng và phe Cộng hòa đã đạt được một thỏa thuận để tránh cho nước Mỹ va vào “vách đá tài chính” - đe dọa đẩy nền kinh tế Mỹ rơi trở lại suy thoái khi các biện pháp tăng thuế và cắt giảm mạnh chi tiêu có hiệu lực.

Thỏa thuận nói trên sẽ tăng thuế đối với những người giàu có thu nhập trên 450.000 USD/năm và tạm thời hoãn cắt giảm 109 tỷ USD ngân sách dành cho chính phủ trong hai tháng. Thỏa thuận cũng bao gồm qui định về việc phải cân bằng giữa cắt giảm chi tiêu và tăng nguồn thu ngân sách.

Phó Tổng thống Mỹ Giô Baiđơn (Joe Biden) là người đã thương lượng về thỏa thuận trên với Thượng nghị sĩ hàng đầu của phe Cộng hòa Mítchơ Mắc Conneo (Mitch McConnell) và hiện ông đang có mặt tại Đồi Capitôn để thông báo thỏa thuận này với các thượng nghị sĩ Dân chủ.

Thỏa thuận này đồng nghĩa với việc quay trở lại thời kỳ Tổng thống Bin Clintơn (Bill Clinton), khi mức thuế áp cho những người giàu Mỹ có thu nhập từ 450.000 USD/năm trở lên lên tới 39,6%.

Tổng thống Barắc Ôbama (Barack Obama) trước đó cho biết thỏa thuận cũng cho phép gia hạn tín dụng thuế đối với các doanh nghiệp năng lượng sạch và bảo hiểm thất nghiệp cho khoảng 2 triệu người.

Thượng viện Mỹ dự kiến bỏ phiếu về thỏa thuận này trong ngày 31/12/2012, trong khi Hạ viện bỏ phiếu 1 ngày sau đó./.

Giá dầu tăng cao nhất trong vòng 3 tháng qua

Giá dầu đã tăng 93,12 USD/thùng sau khi Quốc hội Mỹ thông qua dự thảo ngân sách tránh “vách đã tài chính”.

Hôm 2/1, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu chính thức thông qua dự luật tránh “vách đá tài chính”. Sau khi dự thảo được phê chuẩn tại Thượng viện và Hạ viện sẽ được chuyển lên Nhà Trắng để chờ Tổng thống Barack Obama ký thành luật.

Theo dự thảo, chính phủ Mỹ sẽ tăng thuế đối với hộ gia đình có thu nhập trên 450.000 USD/năm. Thuế suất sẽ tăng từ 35% hiện tại lên 39,5% đối với người có thu nhập trên 400.000 USD/năm hay với gia đình thu nhập trên 450.000 USD/năm. Ngoài ra, dự thảo cũng hoãn cắt giảm chi tiêu tự động trong vòng 2 tháng.

Theo dữ liệu của Bloomb-erg, Trên sàn Nymex ngày 2/1, giá dầu thô giao tháng 2 tăng 1,3 USD, tương đương 1,4% lên 93,12 USD/thùng, cao nhất kể từ ngày 18/9. Giá dầu thô Mỹ giảm 7,1% trong năm 2012, năm giảm đầu tiên kể từ năm 2008.

Trên sàn ICE, giá dầu Brent giao tháng 2 tăng 1,36 USD lên 112,47 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng 3,5% trong năm 2012, năm tăng thứ tư liên tiếp.

Ngoài ra, giá dầu được hỗ trợ khi số liệu từ Viện quản lý

nguồn cung cho thấy, ngành sản xuất Mỹ tăng trưởng trong tháng 12. Chỉ số đo lường tăng từ 49,5 điểm tháng 11 lên 50,7 điểm tháng 12, cao hơn so với dự báo 50,5 điểm./.

GDP các nền kinh tế mới nổi sẽ vượt nước phát triển

Trong năm 2013, tổng sản phẩm quốc nội của các nước mới nổi sẽ lần đầu tiên vượt các nước công nghiệp.

Nhận định này được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra ngày 7/1, dựa trên số liệu của năm 2012 và xu hướng phát triển của năm 2013.

IMF cho rằng tổng GDP của các nền kinh tế mới mổi trong năm 2013 sẽ đạt 44.123 tỷ USD, trong khi tổng GDP của các nền kinh tế phát triển là 42.712 tỷ USD.

Theo IMF, trong năm 2012 vừa qua, GDP của các nước tiên tiến chỉ cao hơn 300 tỷ USD so với GDP của các nước mới nổi. Định chế tài chính này còn dự báo đến năm 2017, GDP của các nền kinh tế mới nổi sẽ cao hơn khoảng 10.000 tỷ USD và mức chênh lệch này sẽ ngày càng tăng.

Theo IMF, các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN đạt tỷ lệ tăng trưởng cao trong khi các nước phát triển như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản gặp nhiều khó khăn./.

Giá xăng, dầu thô thế giớiSau khi Mỹ công bố báo

cáo cho thấy cung xăng và chế phẩm từ dầu trong tuần vừa

Page 17: MUÏC LUÏC - Ninh Thuận Province 2 (2).pdf · đúng về tình hình và những nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Việt Nam. Công tác xây dựng ngành: Thanh

Soá 02 thaùng 01 naêm 2013

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

qua đã tăng mạnh hơn dự báo giacác mặt hàng năng lượng xăng, dầu thô đã hạ nhiệt nhẹ trong phiên giao dịch đêm 9/1,.

Cụ thể, theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, cung đầu thô tăng 1,3 triệu thùng trong tuần kết thúc hôm 4/1 vừa qua, trùng khớp với số liệu dự báo của giới phân tích. Trong khi đó, cung xăng bất ngờ tăng tới 7,4 triệu thùng, các chế phẩm khác từ dầu tăng 6,8 triệu thùng, vượt xa dự báo.

Báo cáo của Cơ quan Thông

tin Năng lượng Mỹ đã ngay lập tức tác động lên kết quả giao dịch trên thị trường. Chốt phiên 9/1, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 2 giảm 5 cent, tương ứng 0,05%, xuống 93,10 USD/thùng trên sàn hàng hóa New York. Trước đó, giá dầu này đã vọt lên tới mức 93,45 USD.

Mặc dù vậy, mức giá chốt hiện nay của dầu thô New York vẫn ngất ngưởng trên 93 USD và đây là phiên thứ 5 liên tiếp giá dầu biến động trong khoảng 20 cent trở xuống. Trong khi,

trên sàn giao dịch hàng hóa London, giá dầu thô Brent Biển Bắc giảm 18 cent, tương ứng 0,2%, còn 111,76 USD/thùng.

Cùng đi xuống với dầu thô, chốt phiên hôm qua, giá xăng giao tháng 2 giảm gần 2 cent, tương ứng 0,6%, xuống 2,78 USD/gallon. Giá khí tự nhiên giao tháng 2 giảm tới 11 cent, tương ứng 3,3%, xuống 3,11 USD/ triệu BTU. Ngược dòng, giá dầu sưởi tăng 1 cent, tương ứng 0,4%, lên 3,07 USD/gallon.

Vẫn cho tạm nhâp tái xuất đường

Bộ Công thương vừa có văn bản trả lời kiến nghị của Hiệp hội Mía đường VN, trong đó khẳng định đề nghị ngừng cho phép tạm nhập tái xuất đường là chưa phù hợp. Lý do là theo chỉ thị của Thủ tướng, Bộ Công thương đã ban hành danh mục hàng hóa tạm dừng kinh doanh tạm nhập tái xuất, trong đó không có mặt hàng đường.

Việc tạm nhập đường chủ yếu diễn ra ở biên giới Tây Nam, miền Trung, trong khi tái xuất đường chủ yếu ở miền Bắc. Hơn nữa, giá đường xuất sang Trung Quốc đang cao hơn giá đường ở VN. Vì vậy, Bộ Công thương chưa đồng ý tạm dừng tạm nhập tái xuất với mặt hàng đường.

Doanh nghiệp xuất khẩu được vay ngoại tệ đến hết năm 2013

Khi có nhu cầu cho vay bằng ngoại tệ, TCTD có văn bản đề nghị NHNN chấp thuận cho vay bằng ngoại tệ.

Ngày 28/12, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ký ban hành Thông tư quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú.

Đối tượng áp dụng của Thông tư bao gồm: Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) được phép hoạt động ngoại hối và thực hiện cho vay bằng ngoại tệ đối với khách hàng; Khách hàng là người cư trú vay vốn tại TCTD theo quy định của pháp luật về hoạt động cho vay.

Theo đó, các TCTD được xem xét quyết định cho vay bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn như sau: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để thanh toán ra nước

ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất - kinh doanh để trả nợ vay;

Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được Bộ Công thương giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu năm 2013 có nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu xăng dầu khi khách hàng vay không có hoặc không có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất - kinh doanh để trả nợ vay. Quy định này được thực hiện đến hết ngày 31/12/2013;

Cho vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất - kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay; khi được TCTD giải ngân

Trung tâm TTCN&TM

Page 18: MUÏC LUÏC - Ninh Thuận Province 2 (2).pdf · đúng về tình hình và những nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Việt Nam. Công tác xây dựng ngành: Thanh

Soá 02 thaùng 01 naêm 2013

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

vốn cho vay, khách hàng vay phải bán số ngoại tệ vay đó cho TCTD cho vay theo hình thức giao dịch hối đoái giao ngay (spot), trừ trường hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán mà pháp luật quy định đồng tiền giao dịch phải bằng ngoại tệ. Quy định này được thực hiện đến hết ngày 31/12/2013;

Cho vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các dự án, công trình quan trọng quốc gia được Quốc hội, Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư và đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.

TCTD xem xét quyết định cho vay bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn ngoài các nhu cầu vốn nêu trên thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích phát triển sản xuất - kinh doanh theo chủ trương của Chính phủ sau khi được NHNN chấp thuận bằng văn bản theo trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư này.

Thông tư cũng quy định về trình tự, thủ tục chấp thuận cho vay vốn bằng ngoại tệ như sau: Khi có nhu cầu cho vay bằng ngoại tệ, TCTD có văn bản đề nghị NHNN chấp thuận cho vay bằng ngoại tệ.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng nêu rõ trách nhiệm của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong hoạt động cho vay bằng ngoại tệ.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013 và thay thế Thông tư số 03/2012/TT-NHNN ngày 08/3/2012 của Thống đốc NHNN quy định cho vay bằng ngoại tệ của TCTD đối với khách hàng vay là người cư trú./.

Bắt buộc dán nhãn tiết kiệm năng lượng cho thiết bị điện

Thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, từ ngày 1/1/2013, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu một số nhóm thiết bị gia dụng và công nghiệp sử dụng năng lượng bắt buộc phải dán nhãn tiết kiệm năng lượng.

Nhóm thiết bị công nghiệp gồm máy biến áp phân phối và động cơ điện. Việc này nhằm khuyến khích các sản phẩm sử dụng năng lượng hiệu suất cao, tiến tới không sử dụng các sản phẩm tiêu tốn năng lượng; giúp người tiêu dùng nhận diện và lựa chọn các sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

Nhóm thiết bị gia dụng bao gồm: đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang com-pact, chấn lưu điện từ, điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình.

Theo Văn phòng Tiết kiệm điện, Bộ Công Thương, nhãn năng lượng không chỉ là công cụ quản lý nhà nước mà còn là phương tiện tiếp cận thị trường của các nhà sản xuất, các nhà nhập khẩu thiết bị tiêu thụ năng lượng. Nhãn năng lượng cũng chính là công cụ định hướng tiêu dùng cho người dân đối với sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

Triển khai thủ tục hải quan điện tử trong toàn quốc

Sáng 2/1, tại Hải Phòng, Tổng cục Hải quan triển khai chính thức thủ tục hải quan điện tử.

Việc triển khai chính thức thủ tục hải quan điện tử sẽ theo lộ trình: Từ 2/1/2013 thực hiện tại Cục Hải quan Hải Phòng. Từ 8/1 -31/1/2013 tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đã triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử. Từ 8/1/2013: tại 13 Cục hải quan tỉnh, thành phố chưa triển khai thí điểm sẽ chủ động chuẩn bị các điều kiện để triển khai khi sẵn sàng.

Các nội dung khi triển khai chính thức thủ tục hải quan điện tử sẽ kế thừa toàn bộ nội dung trong giai đoạn thí điểm như: đối tượng áp dụng là tất cả các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; Loại hình xuất nhập khẩu thực hiện gồm 3 loại hình chính là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán, gia công, sản xuất hàng xuất khẩu và 6 loại hình khác.

Nội dung điện tử hóa gồm khai báo và tiếp nhận thông tin 24 giờ trong ngày và 7 ngày/ tuần…Ngoài ra, khi áp dụng chính thức, người khai thủ tục hải quan điện tử phải sử dụng chữ ký số và các đơn vị áp dụng phải đáp ứng được điều kiện về công nghệ thông tin.

Triển khai chính thức thủ tục hải quan điện tử giúp các tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến hải quan tiết kiệm được thời gian, giảm thủ tục và giảm chi phí. Các khâu nhận, kiểm tra, đăng ký phân luồng tờ khai hải quan điện tử được tự động hóa thông qua hệ thống xử lý dữ liệu hải quan. Việc tự động hóa các khâu này giúp cơ quan hải quan tăng hiệu quả làm việc, giảm thiểu các tiêu cực xảy ra, đồng thời đảm bảo tính minh bạch của các thủ tục hành chính. Đối với cộng đồng doanh nghiệp: các

Page 19: MUÏC LUÏC - Ninh Thuận Province 2 (2).pdf · đúng về tình hình và những nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Việt Nam. Công tác xây dựng ngành: Thanh

Soá 02 thaùng 01 naêm 2013

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

đơn vị sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ do không phải đi đến trực tiếp cơ quan hải quan để khai báo.

Ước tính, khi sử dụng thủ tục hải quan điện tử, mỗi năm tổ chức, cá nhân sẽ tiết kiệm được khoảng 20% chi phí. Đối với các cơ quan, tổ chức và xã hội, việc thực hiện thủ tục này tạo động lực cho các cơ quan bộ, ngành đẩy nhanh tốc độ cải cách hiện đại hóa, điện tử hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý được Chính phủ giao; giúp hình thành môi trường thương mại điện tử…

Trước đó, việc triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ tháng 10/2005-11/2009 tại Chi cục Hải quan điện tử - Cục Hải quan thành phố Hải Phòng và Chi cục Hải quan điện tử Thành phố Hồ Chí Minh. Giai đoạn 2 từ 2009 đến hết năm 2012, triển khai tại 13 Cục hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương./.

Rượu, mỹ phẩm, điện thoại di động được nhập khẩu trở lại

Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh vừa ký thông báo (số 301/TB - BCT) gỡ bỏ những rào cản liên quan đến nhập khẩu rượu, mỹ phẩm, điện thoại di động.

Chia sẻTheo đó, việc nhập khẩu

các mặt hàng nói trên sẽ được tiến hành bình thường trở lại, thay vì chỉ được làm thủ tục nhập khẩu, thông quan tại ba cảng biển quốc tế Hải Phòng, Đà Nẵng và TP.HCM như trước đó.

Năm 2013, ngành thuế sẽ đẩy mạnh chống chuyển giá

Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế Bùi Văn Nam nhận định, tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước trong năm 2013 tiếp tục khó khăn, để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN, năm tới, ngành Thuế sẽ tập trung thực hiện các giải pháp mang tính trọng tâm:

Tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế ở tất cả các khâu; Tăng cường công tác thanh kiểm tra chống thất thu ngân sách, chú trọng việc thanh tra đối với các chuyên đề như: chuyển giá, thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng, hoàn thuế, hộ kinh doanh cá thể; thanh tra đối với các DN lớn, DN có vốn đầu tư nước ngoài; Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp thu nợ và cưỡng chế nợ thuế nhằm hạn chế nợ mới phát sinh, động viên kịp thời nguồn lực cho NSNN, phấn đấu tỷ lệ tổng nợ đến 31/12/2013 so với số thực hiện thu không quá 5%.

Doanh thu thực cao hơn mức khoán: Nộp bổ sung thuế

Bộ Tài chính vừa có công văn hướng dẫn thu thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh.

Theo đó, hộ, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán thuế sẽ phải nộp bổ sung thuế giá trị gia tăng vào cuối mỗi tháng nếu doanh thu trong tháng phát sinh cao hơn doanh thu khoán (kể cả hộ khoán dùng hóa đơn mua theo quyển hay hóa đơn mua lẻ từng tờ).

Ngoài ra, nếu doanh thu trên hóa đơn cao hơn doanh thu khoán thì hộ khoán nộp bổ sung thuế thu nhập cá nhân (TNCN) vào cuối mỗi quý (nếu mua hóa đơn quyển) hoặc tạm nộp thuế TNCN trên từng hóa

đơn (nếu mua hóa đơn lẻ).Việc hoàn thuế TNCN dựa

trên doanh thu tính thuế TNCN của năm. Doanh thu của năm được xác định hoặc là doanh thu thực trên hóa đơn hoặc là doanh thu ấn định, tùy doanh thu nào cao hơn thì sẽ chọn.

Không tính thuế bảo vệ môi trường hàng hoá NK gia công XK

Mặt hàng bao bì PE thuộc loại hình nhập sản xuất XK để lồng vào bao bì dệt PP rồi XK ra nước ngoài có tờ khai NK từ ngày 15-11-2012 (ngày Thông tư 159/2012/TT-BTC có hiệu lực) không thuộc đối tượng chịu thuế Bảo vệ môi trường (BVMT).

Đó là nội dung hướng dẫn của Tổng cục Hải quan trước vướng mắc của Cục Hải quan Đồng Nai trong việc xác định đối tượng chịu thuế BVMT.

Tổng cục Hải quan cho biết, căn cứ Điều 2, Thông tư 159/2012/TT-BTC thì “hàng hoá XK ra nước ngoài (bao gồm cả hàng hoá XK được gia công từ nguyên liệu, vật tư NK) do cơ sở sản xuất (bao gồm cả gia công) trực tiếp XK hoặc uỷ thác cho cơ sở kinh doanh XK để XK thì cơ quan Hải quan không thu thuế BVMT đối với hàng hoá XK và nguyên liệu, vật tư NK để gia công sau đó XK ra nước ngoài khi NK”.

Đưa ra ví dụ, Tổng cục Hải quan phân tích: DN NK 40 kg túi nilong về để gia công thêm một số chi tiết như in nhãn hoặc gia công thêm để thành sản phẩm khác so với túi nilong ban đầu NK, sau đó XK thì DN không phải kê khai, nộp thuế BVMT đối với 40 kg túi nilong nêu trên khi NK…”.

Trung tâm TTCN&TM

Page 20: MUÏC LUÏC - Ninh Thuận Province 2 (2).pdf · đúng về tình hình và những nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Việt Nam. Công tác xây dựng ngành: Thanh

Soá 02 thaùng 01 naêm 2013

Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh Thuận

Đc: Đường 16 tháng 4,Phường Mỹ Hải,

TP. Phan Rang Tháp Chàm - Ninh Thuận

Ban biên tập: Nguyễn Thanh Hoan

Tổng biên tập Nguyễn Hoàng Lưu : Phó ban

Lê Văn Nguyên : Phó ban.* Thành viên:Trần Văn Tỵ

Nguyễn Bá ĐoánNguyễn Huỳnh Lâm

Phan Văn LuôngQuảng Thị Như Tâm

Phan Ngọc Thông Nơi in:

Cty CP In Ninh Thuận Giấy phép xuất bản số:

01/GP-XBBTNgày cấp 03\12\2012

của Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Thuận

Số lượng 300 bản/số. Khổ 19x27cm,

Nộp lưu chiểu hàng số

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Trung tâm TTCN&TM

Hoàn thiện quy định về thương mại điện tử

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị định về Thương mại điện tử. Trong đó, dự thảo cần quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ: Công Thương, Công an, Thông tin và Truyền thông về an toàn, an ninh trong giao dịch thương mại điện tử.

Đồng thời, dự thảo Nghị định cần thể hiện cả các nội dung về thanh toán điện tử; quy định điều kiện thiết lập website đúng với thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý dự thảo Nghị định phải quy định rõ đối tượng áp dụng của Nghị định gồm các thương nhân, tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thông qua phương tiện điện tử để tiến hành hoạt động thương mại với chủ thể Việt Nam.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Thông tin và

Truyền thông căn cứ điều kiện kinh tế, xã hội và yêu cầu quản lý của từng thời kỳ để hướng dẫn các biện pháp quản lý cho phù hợp.

Dự thảo Nghị định trên phải trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 1/2013.

Bộ Công Thương cho biết trong thời gian qua đã xuất hiện một số hình thức biến tướng của kinh doanh đa cấp với đối tượng kinh doanh không phải là hàng hóa mà là dịch vụ trên một số website, tuy nhiên các văn bản pháp luật hiện hành còn thiếu quy định để xử lý.

Do đó, Bộ đã soạn dự thảo Nghị định về Thương mại điện tử. Trong đó, dự thảo quy định 4 nhóm hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử gồm: vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử; vi phạm về thông tin trên website thương mại điện tử; vi phạm về giao dịch trên website thương mại điện tử và các vi phạm khác...

THÖÔNG MAÏI ÑIEÄN TÖÛ