MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Goc Vuon Thuong Uyen.pdf · Tôi cũng chỉ là kẻ lữ...

23
MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYN Vũ Hương Dương trang 1 MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYN Tôi cũng chỉ là klhành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, du ngày kết thúc không ai biết được, cũng có lúc tưởng chng mi mt, nhưng thường được quên đi bởi cuộc đời này quá nhiều điều kdiu trên mi lối mòn chân bước. Mỗi người, dĩ nhiên đều có cái cm nhn riêng vmột đối tượng, mt svi c... riêng tôi, tôi mãi mãi chmun là người khách lbên đường, được vô tư ngắm nhìn nhng vđẹp cuc sng trong mt góc nhtnhiên, ca riêng mình, và nhng cm nhn đó như một bài ca hòa nhp theo tiếng bước chân lãng du trên con đường y. Ngày lại ngày, dưới ánh bình minh những điều mi lli v, tơn Thiên Chúa đã mở cho tôi mt li mòn nhbé... Khi tôi ri HTTL Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tnh Quảng Nam cũng là lúc kết thúc cuộc hành trình đến 31 HTTL trong tnh. Tiên Lãnh chào tm bit tôi vi cú ngã xe xuống đám ruộng đang trổ bông, cũng may là cả người và máy móc không hgì. Thiên Chúa cđến cho tôi 2 người nông dân, mt thanh niên và mt bà cụ, giúp tôi lượm lặt đồ dùng và tìm cách đẩy chiếc xe lên khi brung sâu gần 1m trước khi Truyền đạo Lê Nguyên Đại đến htr. Vậy là ước mơ được đi thăm các HTTL trong tỉnh Qung Nam của tôi đã thành hiện thc, dù thi gian có kéo dài, nhng chuyến đi cùng với nhiu nhim vkhác nhau, nhng knim vui buồn cũng đa dạng... Mùa hè năm nay hình như đến sớm hơn mọi năm. Vào những ngày cui tháng 3, khi cái nóng chưa thật sđến thì tiếng kêu của lũ ve sầu đã làm cho không khí như sôi động hn lên. Tôi nói vi một người bn, khi nghe được tiếng ve đó là điều nên mừng vì môi trường vn còn xanh tốt đủ để hp dẫn lũ ve về gi gm chút giai điệu rộn ràng mùa hè. Đâu đó, trên những con đường, hàng phượng kia vn còn chm nụ, chưa đủ sc khoe sc hồng dưới cái nắng đầu mùa, nhưng bước chân mùa hè cũng đã len lỏi vào tng góc ph, tng trang giy trng hc trò... a mà sao tôi lại như một klạc đường gi a những tháng ngày tươi đẹp thế này nh. Mt bui ti, ngi vli bản đồ các HTTL trong tnh, nhli nhng chuyến đi, tôi tự ha phi viết mt bài vnhững nơi tôi đã đến, dưới góc nhìn như của klãng du, rong chơi trên đồng cmênh mông, có được dim phúc ngm nhìn nhng sc màu rc rca nhng nhoa đang khoe sắc trong nắng vàng tươi. Đa số các HTTL trong tnh Quảng Nam đều nm dc theo các con đường ln. Tbc vào nam, dc theo quc l1 là HTTL: Thanh Quýt, Quế Xuân, Thăng Bình, Phương Hòa, Tam Kỳ, Tiên Qu, An Tân; Thành phcHi An có HTTL Hi An; tVĩnh Điện chạy lên đường 609 ni vào quc l14 là các HTTL Phong Thử, Trường An, Đại An, xa tít trên Đông Giang là A Chôm 2; cũng tương tự tHà Lam, có HTTL Hà Lam, đi tiếp là Vit An; tHương An lên Đông Phú là HTTL Quế Sơn, qua đèo Le là HTTL Phước Bình, gn mthan Nông Sơn là HTTL Khánh Bình. Phía ngoài Tam Kỳ,

Transcript of MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Goc Vuon Thuong Uyen.pdf · Tôi cũng chỉ là kẻ lữ...

Page 1: MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Goc Vuon Thuong Uyen.pdf · Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Vũ Hương Dương trang 1

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu

ngày kết thúc không ai biết được, cũng có lúc tưởng chừng mỏi mệt, nhưng thường được quên đi bởi cuộc đời này quá nhiều điều kỳ diệu trên mỗi lối mòn chân bước. Mỗi người, dĩ nhiên đều có cái cảm nhận riêng về một đối tượng, một sự việc... riêng tôi, tôi mãi mãi chỉ muốn là người khách lạ bên đường, được vô tư ngắm nhìn những vẻ đẹp cuộc sống trong một góc nhỏ tự nhiên, của riêng mình, và những cảm nhận đó như một bài ca hòa nhịp theo tiếng bước chân lãng du trên con đường ấy. Ngày lại ngày, dưới ánh bình minh những điều mới lạ lại về, tạ ơn Thiên Chúa đã mở cho tôi một lối mòn nhỏ bé...

Khi tôi rời HTTL Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam cũng là lúc kết thúc cuộc hành trình đến 31 HTTL trong tỉnh. Tiên Lãnh chào tạm biệt tôi với cú ngã xe xuống đám ruộng đang trổ bông, cũng may là cả người và máy móc không hề gì. Thiên Chúa cử đến cho tôi 2 người nông dân, một thanh niên và một bà cụ, giúp tôi lượm lặt đồ dùng và tìm cách đẩy chiếc xe lên khỏi bờ ruộng sâu gần 1m trước khi Truyền đạo Lê Nguyên Đại đến hỗ trợ. Vậy là ước mơ được đi thăm các HTTL trong tỉnh Quảng Nam của tôi đã thành hiện thực, dù thời gian có kéo dài, những chuyến đi cùng với nhiều nhiệm vụ khác nhau, những kỷ niệm vui buồn cũng đa dạng...

Mùa hè năm nay hình như đến sớm hơn mọi năm. Vào những ngày cuối tháng 3, khi cái nóng chưa thật sự đến thì tiếng kêu của lũ ve sầu đã làm cho không khí như sôi động hẳn lên. Tôi nói với một người bạn, khi nghe được tiếng ve đó là điều nên mừng vì môi trường vẫn còn xanh tốt đủ để hấp dẫn lũ ve về gởi gắm chút giai điệu rộn ràng mùa hè. Đâu đó, trên những con đường, hàng phượng kia vẫn còn chớm nụ, chưa đủ sức khoe sắc hồng dưới cái nắng đầu mùa, nhưng bước chân mùa hè cũng đã len lỏi vào từng góc phố, từng trang giấy trắng học trò...

Ủa mà sao tôi lại như một kẻ lạc đường giữa những tháng ngày tươi đẹp thế này nhỉ. Một buổi tối, ngồi vẽ lại bản đồ các HTTL trong tỉnh, nhớ lại những chuyến đi, tôi tự hứa phải viết một bài về những nơi tôi đã đến, dưới góc nhìn như của kẻ lãng du, rong chơi trên đồng cỏ mênh mông, có được diễm phúc ngắm nhìn những sắc màu rực rỡ của những nụ hoa đang khoe sắc trong nắng vàng tươi. Đa số các HTTL trong tỉnh Quảng Nam đều nằm dọc theo các con đường lớn. Từ bắc vào nam, dọc theo quốc lộ 1 là HTTL: Thanh Quýt, Quế Xuân, Thăng Bình, Phương Hòa, Tam Kỳ, Tiên Quả, An Tân; Thành phố cổ Hội An có HTTL Hội An; từ Vĩnh Điện chạy lên đường 609 nối vào quốc lộ 14 là các HTTL Phong Thử, Trường An, Đại An, xa tít trên Đông Giang là A Chôm 2; cũng tương tự từ Hà Lam, có HTTL Hà Lam, đi tiếp là Việt An; từ Hương An lên Đông Phú là HTTL Quế Sơn, qua đèo Le là HTTL Phước Bình, gần mỏ than Nông Sơn là HTTL Khánh Bình. Phía ngoài Tam Kỳ,

Page 2: MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Goc Vuon Thuong Uyen.pdf · Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Trang 2 Vũ Hướng Dương

từ ngã ba Kỳ Lý, chạy ngược lên Tam Lộc là HTTL Cẩm Long. Cách nhà thờ Phương Hòa không xa là HTTL Chiên Đàn. HTTL Trường Xuân nằm trên đường đi lên Tiên Phước, Trà Mi, cách đường tránh Tam Kỳ khoảng 500m. Trên trục đường này cũng khá nhiều HTTL: Tiên Thọ, rẽ vào ngã ba Tiên Lập là HTTL Quế Phương, rồi HTTL Tiên Phước tại thị trấn Tiên Kỳ, HTTL Tiên Lãnh cách ngã ba Tiên Lãnh khoảng 15km, HTTL Tiên Hiệp nằm ngay “ngã ba Tin lành”, đi khoảng 10km nữa là HTTL Dương Yên thuộc xã Trà Dương, huyện Bắc Trà Mi. HTTL Kỳ Hòa, một mình một cõi tại xã vùng biển Tam Hòa, HTTL Phú Trung tạm thời sinh hoạt tại nhà của một Chấp sự sát chân cầu Tam Thanh. HTTL Tiên Quả, mang tên “Tiên “ mà không thuộc huyện Tiên Phước, HTTL Phú Lãnh nằm trên Gò Nổi, một địa danh khá nổi tiếng của huyện Điện Bàn. HTTL Thu Bồn cách khu tháp Mỹ Sơn không xa, gần bên dòng sông Thu nổi tiếng...

1. HTTL THANH QUÝT:

Nhà thờ Thanh Quýt nằm gần

chợ Thanh Quýt trên quốc lộ 1, cách

Đà Nẵng không xa, khoảng 20km

theo đường quốc lộ. Từ năm 1915, tại

làng Thanh Quýt đã có những tín hữu

đầu tiên: cụ Nguyễn Hữu Thành,

Nguyễn Hữu Khanh (sau này là MS),

Nguyễn Hữu Phiên (sau này là MS),

Nguyễn Hữu Đinh (sau này là Quản

nhiệm HT)... Tại Cẩm Sa có MS

Nguyễn Xuân Diệm, MS Phan Đình

Liệu, MS Nguyễn Xuân Thừa... Tại

Điện An có cụ Chánh Chuẩn, Nguyễn

Thí, Nguyễn Khóa...

Nhà thờ Tin lành Thanh Quýt

được xây dựng vào năm 1920, do các

tín hữu mua lại mảnh đất của cụ

Nguyễn Hữu Mùi tại Xóm Dưới, làng Thanh Quýt, cạnh quốc lộ 1, sau 3 năm xây dựng mới hoàn

thành do mảnh đất khá sâu so với mặt đường. Hiện HTTL Thanh Quýt cũng đang nhóm lại tại địa

điểm này, tuy nhiên do chiến tranh nên nhà thờ không còn, vì vậy con dân Chúa tạm thời thờ

phượng Chúa trong khu nhà tư thất cũ. Không hiểu có sự trùng hợp hay không, nhưng MS Quản

nhiệm đầu tiên của HTTL Thanh Quýt cũng là Hội trưởng HTTL Việt Nam đầu tiên: cụ MS Hoàng

Trọng Thừa. Tiếp sau cụ MS Hoàng Trọng Thừa là các MS: Lê Văn Long, Lê Tấn Đặng, Lê Ứng,

Đoàn Văn Khánh, Nguyễn Xuân Diệm, Lê Thiệu Thi, Nguyễn Văn Nhung, Nguyễn Hữu Đinh,

Dương Kỵ, Nguyễn Hoài Đức, Nguyễn Hữu Dục...

Năm 1970, chiến tranh quá khốc liệt, nên HTTL Thanh Quýt phải dời ra Đà Nẵng nhóm thành

lập HT Trung Lập, Đà Nẵng. Sau năm 1975, con dân Chúa lại trở về lại Thanh Quýt, sau bao năm

giữ gìn sự nhóm lại dù chưa có nhà thờ, đến năm 2007, HTTL Thanh Quýt đã được tái lập. Năm

2008, HT được trở về nhóm lại trên nền nhà thờ cũ, và tháng 10 năm 2010 đã có Quản nhiệm chính

thức: Truyền đạo Hà Ngọc Khai. Sau khi tái lập được HT, đã nhóm thờ phượng Chúa ngay trong tư

thất cũ, ngôi nhà thờ phía bên cạnh đã không còn nữa. Vì quá chật nên đa số con dân Chúa phải

ngồi ở ngoài để dự nhóm, tôi đùa với TĐ Hà Ngọc Khai, Quản nhiệm, chỉ có HT của ông là tín đồ

đi nhóm đa số ngồi ở ngoài nhà thờ mà không bị ai có ý kiến gì cả. TĐ Hà Ngọc Khai, người nhỏ

con, nhưng rất hoạt bát, vui vẻ và nhanh nhẹn, ông cũng là một trọng tài bóng đá được khá nhiều

Page 3: MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Goc Vuon Thuong Uyen.pdf · Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Vũ Hương Dương trang 3

nơi tín nhiệm, trong HT lẫn ngoài đời. Từ khi được tái lập, dù đời sống thuộc đa số tín hữu vẫn còn

đơn sơ nhưng với tinh thần hiệp một, HT đã có nhiều chuyển biến tốt trong công tác truyền giáo,

sinh hoạt các ban ngành. Tín hữu ở đây đa số đều trẻ, các anh em công nhân làm việc tại Khu Công

nghiệp Điện Ngọc, Điện Bàn đều sinh hoạt tại đây. Với 120 tín hữu chính thức trên tổng số 207,

HTTL Thanh Quýt là một HT nhỏ, nhưng tất cả các sinh hoạt rất sôi nổi, vui vẻ. Hy vọng một ngày

không xa, HT sẽ có được ngôi nhà thờ khang trang đẹp đẽ để con dân Chúa có nơi thờ phượng

Ngài.

2. HTTL HỘI AN:

Nếu vào thành phố Hội An bằng

con đường từ Vĩnh Điện xuống,

chúng ta sẽ gặp ngay nhà thờ Tin

Lành Hội An nằm ngay trên một ngã

ba. HTTL Hội An được thành lập

năm 1920, được xem như là một HT

mẹ của rất nhiều HT khác trong tỉnh.

Cùng với HTTL Đại An, HTTL Hội

An là một trong hai HT có số lượng

Quản nhiệm tiền nhiệm nhiều nhất:

22 người. Những tôi tớ Chúa từng

Quản nhiệm HTTL Hội An đều là

những người khá nổi tiếng: Ms Lê

Văn Thái, Ms Hoàng Trọng Thừa

(Hội trưởng đầu tiên của HTTL Việt

Nam), Ms Lê Văn Long (Phía viên

TLH phụ trách khu vực Trung hạt), Ms Lê Tấn Đặng, Ms Nguyễn Hữu Đinh, Ms Lê Đình Tố, Ms

Phan Ân (hiện là UV Mục vụ TLH)…

Vào khoảng năm 1915, Giáo sĩ F. A. Soderberg và A. H. Birkel dưới sự hướng dẫn của Giáo

sĩ Hosler mở thêm được một trụ sở Hội Truyền giáo mới tại Hội An, lúc đó có tên là Faifoo.

Năm 1921, tại Hội An đã có khoảng 40 người tin nhận Chúa như: cụ Chánh Thanh, cụ Thủ Cự,

cụ Thủ Tại, cụ Trùm Diên ở Kim Bồng, cụ Hương Lem, cụ Chánh Sáu ở Phú Chiêm, cụ Sáu Đấu, cụ

Trương Mua ở Cẩm Phô, cụ Phan Đình Liệu ở Cẩm Sa… Những tân tín hữu này phải đi một chặng

đường dài hơn 30 km, phần nhiều trong số họ đi bộ, nên phải khởi hành từ chiều thứ bảy để kịp nhóm

thờ phượng sáng Chúa nhật tại Đà Nẵng và khi trở về thì tiếp tục làm chứng về Chúa. Tháng 8/1922,

TĐ Nguyễn Châu Thông trở thành vị Quản nhiệm đầu tiên tại HTTL Hội An.

Được sự đồng công của Thánh

linh, Hội thánh phát triển mạnh mẽ và

gặt hái được những thành công tốt

đẹp, không chỉ tại Hội An mà còn ở

nhiều vùng quê khác tại Quảng Nam

như: Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc.

Ngày 23-27/5/1932, HTTL Hội

An vinh dự đón tiếp ĐHĐ TLH lần

thứ 9.

Từ ngày 04–06/02/1936, HTTL

Hội An vinh dự tiếp Hội đồng Linh tu

Chánh trung Tiểu hạt khu vực từ Qui

Nhơn đến Đà Nẵng.

Từ ngày 13-16/6/1940, HTTL

Hội An vinh dự đón tiếp Hội đồng

Đại hội đồng tại Hội An, 5/1932

Page 4: MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Goc Vuon Thuong Uyen.pdf · Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Trang 4 Vũ Hướng Dương

Địa hạt Trung kỳ.

Đọc lược sử HTTL Hội An, chúng ta thấy phép lạ của Chúa ban cho HT rất nhiều, những tôi

tớ ưu việt của Ngài lần lượt được cử đến để gây dựng đời sống thuộc linh cho con dân Ngài.

Chính nhờ vậy mà mặc dầu nằm trên một địa bàn “phố cổ”, rất khó truyền giảng Tin lành, nhưng

HT Ngài vẫn đứng vững và phát triển qua từng ngày. Hiện HT có 516 tín hữu, trong đó có 390 tín

hữu chính thức. Cũng tại nhà thờ Hội An có quán cà phê Cơ đốc mở phía sau nhà thờ, thân hữu

có thể vào đây, uống nước và tìm hiểu về Tin lành.

Hiện Quản nhiệm HT là TĐ Nguyễn Công Tâm Thiện, người con của thành phố Đà Nẵng.

3. HTTL ĐẠI AN:

HTTL Đại An, nơi Ms Trần Can,

người con của đất Phương Hòa, làm

Quản nhiệm, được hình thành từ năm

1924, khá sớm so với những HT còn

lại trong tỉnh Quảng Nam. Ông cũng

là anh em chú bác với Ms Trần Đình,

Quản nhiệm HTTL Tiên Quả. Về tại

Đại An gần 20 năm, Ms Can vẫn dáng

người đó, cao, gầy, nhưng nụ cười

luôn nở trên môi. Đại An cũng là

vùng chiến trường xưa, Thượng Đức,

nên đa số đời sống tín hữu còn rất

nhiều khó khăn. Ông vẫn nhớ như in

ngày đầu tiên lên đây nhận nhiệm sở

cùng Ms Phan Phụng Phục, lúc đó

đang Quản nhiệm HTTL Phong Thử,

nay đã hưu trí. Đường chỉ toàn bùn

lầy, chỉ gần 30km mà phải mất 3 tiếng đồng hồ mới đến được nhà thờ Đại An. Đường xa, luôn là

trở ngại đối với nhiều người. Ngày nay, tuy có khá hơn nhưng vẫn còn nhiều cung đường không

được tốt lắm. Nhà thờ Đại An được xây dựng khá khang trang, rộng rãi, chỉ tiếc là phía trước cổng

vào vẫn chưa khai thông được, cho nên từ ngoài đường đi khó có thể nhìn thấy được nhà thờ. Ms

Can nói với tôi: HT đã cố gắng rất nhiều mới được như ngày nay, còn trước đây, nhà thờ hầu như

không có sân, muốn chụp hình con dân Chúa đứng trước nhà thờ đành phải lội xuống ao rau muống

phía trước nhà thờ, vì thế hình chụp nhiều khi “đứt đầu, đứt chân” là chuyện bình thường. Thượng

Đức nằm trong vùng thung lũng bên

bờ sông Vu Gia nổi tiếng, phong cảnh

thật hùng vỹ với dòng sông mênh

mông, hai bên bờ cát vàng trãi rộng. Ở

đây cũng nổi tiếng về trái lòn bon, tên

chữ là Nam Trân, còn đọng lại những

câu chuyện về khu rừng lòn bon,

những trái ngon đầu mùa dành để tiến

vua, sau đó, dân chúng mới được vào

hái đem về...

Điều đặc biệt là Tin lành được

truyền từ vùng núi này trước, rồi mới

xuống vùng đồng bằng sau. Đây cũng

là cách truyền giáo của ông cha ta ở

các vùng khác như Tiên Phước, Trà

Mi. Với số lượng tín hữu 350 tín hữu Hội thánh Tin lành Đại An, 8/1932

Page 5: MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Goc Vuon Thuong Uyen.pdf · Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Vũ Hương Dương trang 5

chính thức/638 tín hữu, HTTL Đại An cũng là một HT lớn, tương xứng với chiều sâu lịch sử của

mình. Không ít lần bom đạn chiến tranh, mưa bão đã làm sụp đổ nhà thờ, vậy mà với tấm lòng yêu

Chúa, những con người vùng quê chân chất ấy lại cùng nhau nhau góp công, góp của dựng lên ngôi

đền thờ mới để cùng nhau thờ phượng Chúa. Có những lúc, HT hầu như không còn tín đồ, nhưng

một vài gia đình còn sót lại vẫn trung tín với Chúa, vẫn kiên trì nhóm lại, cầu nguyện...

Năm 2007, HTTL Đại An mở Hội nhánh Hòa Hữu, Đại Hồng, năm 2008 mở điểm nhóm Thái

Sơn, Đại Hưng, năm 2009 mở điểm nhóm Đại Mỹ. Bao nhiêu năm rồi mà Tin lành vẫn trụ vững

trên vùng thung lũng này, quả là một ơn phước diệu kỳ của Thiên Chúa.

4. HTTL PHONG THỬ:

HTTL Phong Thử, nằm trên trục

đường lên Trường An, Đại An. Tuy

nhiên do thờ nằm sát chân cầu nên hơi

khó thấy. Từ năm 1925 Phong Thử đã

có nhà thờ Tin lành đầu tiên. Đến năm

1927, HT dời lên Lạc Thành (Điện

Hồng), đến năm 1937, HT đã mua đất

và xây dựng nhà thờ kiên cố tại Phong

Thử. Năm 1964, nhà thờ bị bom đạn

và lũ lụt tàn phá. Các tín đồ ra Đà

Nẵng, Hội An sinh sống. Tại Đà Nẵng,

các tín hữu gốc Phong Thử đã thành

lập HT Trần Cao Vân, sinh hoạt cho

đến 1975 rồi trở về lại quê cũ, xây

dựng lại một ngôi nhà thờ tạm bằng

gỗ, tôle do Ms Lê Văn Từ làm Quản nhiệm. Số người tin Chúa ngày càng đông và đến năm 1991,

nhà thờ kiên cố như hiện nay đã được xây dựng. Thời gian này, Ms Lê Văn Từ, cũng đã bôn ba vào

vùng đất Gò Nổi để gây dựng lại HT Phú Lãnh, chính nhờ những tháng ngày đi lại không biết mệt

mỏi, luôn vì công việc Chúa mà một HT gần như không còn, nay đã được hồi sinh.

Hiện HTTL Phong Thử do Tđ Bùi Hùng làm Quản nhiệm từ tháng 10/2010. HT có 395 tín hữu,

trong đó số chính thức là 260 người.

5. HTTL TRƯỜNG AN:

HTTL Trường An nằm gần thị

trấn Ái Nghĩa, được thành lập năm

1926, Năm 1926, HTTL Trường An

được thành lập do nhu cầu thuộc linh

của các tín hữu tại Trường An phải đi

nhóm lại Đại An, Lạc Thành và Hội

An quá xa xôi. Nhà thờ hiện tại được

xây dựng lại từ năm 1961 nay vẫn

còn, có thể nói, đây là một trong

những ngôi nhà thờ “cổ” của Quảng

Nam, vì đa số nhà thờ trong tỉnh đã

được xây dựng mới lại. Cái kiểu kiến

trúc điển hình của nhà thờ Tin lành

Page 6: MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Goc Vuon Thuong Uyen.pdf · Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Trang 6 Vũ Hướng Dương

những năm trước, cho dù đến nay có thể không còn phù hợp nhưng vẫn mang một vẻ đẹp không gì

thay thế được. Chỉ tiếc là những ngôi nhà thờ như vậy còn rất ít. Nghe nói HTTL Trường An đã có

kế hoạch dỡ bỏ ngôi nhà thờ cũ để xây dựng một nhà thờ rộng lớn hơn. Nhà thờ Trường An cũng

nằm trong khu vực thấp trũng, hay bị lũ lụt về viếng thăm. Ms Nc Huỳnh Thái Tâm, Quản nhiệm

HT, chỉ cho chúng tôi thấy được những “kỷ niệm” không bao giờ phai, vẫn còn in trên vách tường,

cửa gỗ, ngấn nước khá cao. Ông kể, hồi mới về HT, vì chưa biết nên không lo phòng trước, hai vợ

chồng phải nhịn đói 2 ngày trong cơn nước lụt, cũng may là có người tín đồ chèo ghe đến cho mấy

gói mì tôm. Ai đến Trường An thì cũng không quên được những đặc sản của vùng quê này, bánh

tráng gạo ngon và rất nổi tiếng. Nếu được cuốn với thịt heo luộc, thì... quên cả đường về.

Hiện HTTL Trường An có 325 tín đồ chính thức trên tổng số 580 người. Trong lược sử HT

Trường An có câu chuyện khá lỳ lạ, có lúc nhà thờ bị đem bán (một chuyện có lẽ là duy nhất trong

lịch sử) cho người khác, tuy nhiên Đức Chúa Trời không bỏ HT Ngài nên sau đó nhà thờ đã được

trả lại. Tôi còn biết từ khi thành lập HT đến nay, nhà thờ Trường An không ít lần bị đốt phá. Những

câu chuyện quá khứ dần đi qua, chúng ta lại thấy ơn phước Chúa thật lớn lao, ngày nay HTTL

Trường An đã mở được khá nhiều điểm nhóm, con dân Chúa hiệp một lòng thờ phượng Ngài...

6. HTTL TAM KỲ:

Cùng thời điểm năm 1926, tại Tam

Kỳ, thủ phủ của tỉnh Quàng Nam, Tin

lành đã được truyền bá một cách rộng

rãi. Câu chuyện bà cụ Nguyễn Thị Võ,

ngày nay được kể lại, như là một câu

chuyện gặp Chúa cảm động nhất đối

với nhiều người. Bà cụ Võ là người

giàu có, gia đình nho phong, người

con trai độc nhất của bà là ông

Nguyễn Bá Diêu, thường gọi ông Ấm

Diêu, do được cưng chiều nên sớm trở

thành một công tử ăn chơi có hạng.

Một ngày nọ, ông bỏ nhà ra đi, làm bà

cụ Võ và gia đình bối rối, lo lắng. Bà

cụ quyết định ra Hội An (Faifoo), bấy

giờ là nơi phồn thịnh, đô hội để tìm

con. Ngày 19/3/1926, tại Hội An, bà cụ Võ gặp bà Ngô Công Thống và bà Đội Hoành, là những

người thân thiết trước đây. Sau khi được hai người này làm chứng về Chúa, bà cụ Võ nói rằng:

“Nếu Chúa có quyền thì cho tôi tìm gặp được con trai của tôi, tôi sẽ tin Chúa ngay”. Bà cụ Thống

tin quyết bảo: “Bà hãy lấy đức tin, tin nhận Chúa, rồi chúng tôi sẽ cầu nguyện, Chúa sẽ dắt con bà

về đây ngay”. Bà cụ Võ, yên lặng, quì gối, cúi đầu tiếp nhận Chúa, phép lạ đã xảy ra, vừa cầu

nguyện xong, con trại bà cụ Võ đi ngang qua trước cửa nhà bà cụ Thống. Bà cụ Võ vui mừng, gọi

con trai vào, thuật lại mọi việc Chúa đã làm, cả hai người trở thành những tín hữu đầu tiên tại Tam

Kỳ. Mười ngày sau (29//3/1926), tại dinh cơ của bà cụ Võ, một cuộc giảng Bố đạo được tổ chức do

ông bà Giáo sĩ E. F. Irwin, ông Đốc học Olsen, MS Hoàng Trọng Thừa, MS Phạm Thành, học sinh

trường KT Đà Nẵng, Ban Chứng đạo HT Đà Nẵng, Hội An. Trong 3 ngày đêm: có 65 người tiếp

nhận Chúa. HTTL Tam Kỳ được hình thành từ đây.

Từ năm 1926-1927, HT đã trải qua 2 cuộc bắt bớ, nhưng cuối cùng HT vẫn đứng vững. Từ năm

1928, HT Tam Kỳ phát triển khá nhanh, người tin Chúa ngày càng đông. Nhiều con dân Chúa ở các

vùng xa như Quế Sơn, Cẩm Long... phải đi bộ suốt đêm thứ bảy để được nhóm lại cùng với HT vào

sáng Chúa nhật. Chúa thấy được nhu cầu thuộc linh của con dân Ngài: năm 1927, HTTL Quế Sơn

được thành lập. Năm 1930, HTTL Cẩm Long. Năm 1937, HTTL Quế Phương. Năm 1942, các HT

Page 7: MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Goc Vuon Thuong Uyen.pdf · Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Vũ Hương Dương trang 7

miền núi: Tiên Phước, Trà My, Phước Lâm (Tiên Hiệp) được thành lập. Năm 1944, HT Chiên Đàn,

Tiên Quả, Tam Thanh được thành lập.

HTTL Tam Kỳ vui mừng đón tiếp Hội đồng Tổng Liên Hội lần thứ 26 từ ngày 2-6/7/1958.

Năm 1955, HTTL Tam Kỳ mở HT Thăng Bình, năm 1959 mở HTTL Châu Ổ, Bình Sơn, Quảng

Ngãi. Năm 1960, mở HT Phương Hòa. Năm 1969, HTTL Tam Kỳ mở các HT dành cho người tị

nạn như: HT Kỳ Phú, Xuân Nam, Cẩm Long, nhà nguyện Bích Ngô. Năm 1967, HT Tam Kỳ mở

thêm các Hội nhánh: Chu Lai (An Tân), Kỳ Hòa, Ngọc Mỹ Kim Đới, Lý Trà. Năm 1971, HTTL

Trường Xuân được thành lập từ Chi phái Trường Xuân.

Với khuôn viên rộng, phòng ốc

khá khang trang, Nhà thờ Tin lành

Tam Kỳ nơi thường xuyên tổ chức

các Hội đồng Bồi linh trong tỉnh, các

lớp bồi dưỡng, huấn luyện... Nhà thờ

TL Tam Kỳ cũng là nơi thường tổ

chức các buổi lễ ngoài trời: lễ Phục

sinh, các buổi truyền giảng nhân lễ

Phục sinh, Giáng sinh... với hàng

ngàn người tham dự. Có thể nói

HTTL Tam Kỳ như một điểm nhấn

quan trọng tại vùng đất phía nam

Quảng Nam, hạt giống đạo Chúa

được nẩy mầm tại đây và HT phát

triển một cách mạnh mẽ ra các vùng lân cận, chứng tỏ quyền năng và ơn phước Chúa thật lạ lùng

và vô cùng lớn lao.

HTTL Tam Kỳ hiện do Ms Mã Phúc Tín Quản nhiệm. Ông về đây khá lâu, năm 1972. Số lượng

tín hữu tại HTTL Tam Kỳ đông nhất tỉnh: 1435, trong đó 981 tín hữu chính thức.

7. HTTL QUẾ SƠN:

Năm 1927, nhận thấy nhu cầu

thuộc linh của các tín hữu tại Quế Sơn

mỗi ngày mỗi cấp thiết, HTTL Tam

Kỳ thành lập HTTL Quế Sơn. Chúng

tôi được nghe kể lại câu chuyện các

cụ ngày xưa, khi chưa có nhà thờ, đã

phải đi bộ từ Quế Sơn xuống nhà thờ

Tin lành Tam Kỳ để thờ phượng

Chúa. Do đường xa nên họ phải đi

vào chiều thứ bảy, đến khuya mới tới.

Họ nhóm xong và trở về nhà thì cũng

đúng nữa đêm... Đây là một HT trung

tâm của vùng thung lũng Quế Sơn vì

thế, từ HT Quế Sơn, sau một thời gian

các HT khác như Việt An, Phước

Bình lần lượt được thành lập. Ngôi

nhà thờ ban đầu khá đẹp được xây dựng giống như nhà thờ Tin lành Tam Kỳ lúc bấy giờ, tuy nhiên

đến năm 1972, bom đạn chiến tranh đã làm sụp đổ nhà thờ và làm chết khá nhiều con dân Chúa

đang tá túc tại đây. Sau năm 1975, đa số con dân Chúa đi kinh tế mới nên số tín hữu giảm sút rất

nhiều, chỉ còn 1/3. Đến khi Mục sư Đinh Văn Tư về làm Quản nhiệm, ngôi nhà thờ mới được xây

dựng lại khang trang, có thể nói đây là nhà thờ đẹp nhất tỉnh. Năm 2006, MS Phan Ân về Quản

nhiệm, ông gây dựng lại các ban ngành, tổ chức lại các công việc thuộc linh cũng như thuộc thể,

Nhà thờ Tin lành Tam Kỳ 20/2/1938

Đại An, 8/1932

Page 8: MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Goc Vuon Thuong Uyen.pdf · Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Trang 8 Vũ Hướng Dương

sửa lại sân, tường rào cổng ngõ, xây dựng khu nhà Cơ đốc Giáo dục... Do nằm trên một gò cao phía

bên đường nên từ xa đã thấy được tháp chuông nhà thờ, chắc chắn công trình kiến trúc này cũng là

niềm tự hào của các con dân Chúa ở đây, và càng tự hào hơn khi biết rằng, có lúc HTTL Quế Sơn

còn lại chưa đến 1/3 số tín hữu (do nhiều lý do) vậy mà, hôm nay họ đã phát triển về mọi mặt,

thuộc linh cũng như thuộc thể. Con đường đi từ ngã ba Hương An lên Đông Phú, Quế Sơn một thời

rất khó đi, nay được làm mới lại, khá tốt nên cũng tạo nhiều thuận lợi cho việc đi lại của nhiều

người, trong đó có con dân Chúa. Quản nhiệm HT hiện nay là Mục sư Phan Ân, UV Mục vụ TLH,

HTTL Quế Sơn có 663 tín đồ, trong đó 216 là tín đồ chính thức.

8. HTTL THU BỒN:

HTTL Thu Bồn nằm sát bên con

sông Thu Bồn nổi tiếng, được thành

lập từ năm 1929, là HTTL duy nhất

trong huyện Duy Xuyên. Đây là vùng

đất không xa lạ với mọi người với cái

tên Di sản Văn hóa Thế giới: Mỹ Sơn.

Những tín hữu đều tiên của HT phải

đi nhóm tận nhà thờ Hội An. Ngôi nhà

thờ đầu tiên được xây dựng bên dòng

sông Thu, gần chợ Thu Bồn, tuy nhiên

chiến tranh đã tàn phá, nên sau này

HT đã xây một ngôi nhà thờ mới tại

thôn Phú Đa, gần chợ Phú Đa, địa

điểm hiện nay. Lần đầu tiên tôi đến

thăm HTTL Thu Bồn là những năm

tháng Ms Võ Văn Hiền còn làm Quản

nhiệm. Đường đi lên Thu Bồn khá đẹp, nhất là những đoạn chạy dọc dòng sông Thu êm ả, những

hàng rậm rịt như che kín cả bầu trời, tôi lại thầm ước có những thời giãn rảnh rỗi, nằm ngủ trưa trên

chiếc võng dưới bóng tre... Tôi không thể nào quên được, buổi tối hôm đó, đang khuya thì rắn bò

vào tư thất, làm hai thầy trò chúng tôi thức dậy lục đục cả đêm... Nhà thờ Tin lành Thu Bồn được

xây dựng không lâu, nhưng hiện nay nó không còn phù hợp với điều kiện HT nữa. Hiện HT cũng

đang có chương trình để xây dựng mới lại nhà thờ, đẹp, khang trang hơn so với nhà thờ cũ.

Hiện nay, Quản nhiệm HTTL Thu Bồn là TĐ Võ Tiến Dũng. Tổng số tín hữu là 330, trong đó

có 210 tín hữu chính thức.

9. HTTL CẨM LONG:

HTTL Cẩm Long cũng là một HT

sinh ra từ HTTL Tam Kỳ, trước đây

nằm tại thôn Cẩm Long, Xã Phước

Cẩm, huyện Tiên Phước. Quản nhiệm

HTTL Cẩm Long là Ms Nguyễn Đức

Cựu. Ông là người hiền lành, chân

chất, cũng là một cô nhi Nha Trang

trước 1975. Từ những năm 1928-

1930, MS Đoàn Văn Khánh đã đến

vùng đất này để giảng đạo. Số người

Chúa mỗi ngày mỗi nhiều, tuy nhiên

con dân Chúa phải đi xuống đến Tam

Page 9: MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Goc Vuon Thuong Uyen.pdf · Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Vũ Hương Dương trang 9

Kỳ để nhóm lại cùng HT. Năm 1930, được sự đồng ý của HT Tam Kỳ, HTTL Cẩm Long được

thành lập. Nhà thờ Tin lành Cẩm Long được xây dựng vài năm sau đó. Tuy nhiên, từ năm 1968-

1974 chiến tranh khốc liệt, nhà thờ bị tàn phá do bom năm 1968, đa số tín hữu rời quê hương xuống

Tam Kỳ nhóm chung với HT Xuân Nam.

Nhà thờ TL Cẩm Long nằm trên con đường từ ngã ba kỳ Lý đi lên Tiên Phước, qua eo Gió, đến

ngã ba Sơn Cẩm Hà. Ngày nay còn có rất nhiều đường để lên: từ nhà thờ Chiên Đàn lên huyện Phú

Ninh rẽ qua Tam Lộc hoặc từ chợ Việt An chạy ngược về Tiên Phước. Ngôi nhà thờ này do chính

Ms Nguyễn Xuân Vọng xây dựng lại từ năm 1994. Phía trên nhà thờ Cẩm Long là làng Tây Hồ,

quê hương của cụ Phan Chu Trinh, là một nhà nhân sĩ nổi tiếng, hình như cả làng Tây Hồ đều là

con cháu cụ Phan. Tại đây cũng có một điểm nhóm Tây Hồ do TĐ Phan Anh Trí phụ trách với

khoảng 100 tín hữu.

Hiện HTTL có 480 tín hữu chính thức trong tổng số 663 tín hữu.

10. HTTL KHÁNH BÌNH:

HTTL Khánh Bình được thành lập

năm 1932 bởi HT Thu Bồn. Từ những

năm trước các tín hữu tại Khánh Bình

phải vượt đèo Le để đến nhà thờ Quế

Sơn thờ phượng Chúa. Sau đó, nhờ có

ghe chèo nên các cụ chuyển đến sinh

hoạt tại HT Thu Bồn thuận tiện hơn

bởi từ Khánh Bình dọc sông là đến

HT Thu Bồn. MS Trần Tủng chính là

người đâu tiên chăm lo, gây dựng đời

sống thuộc linh của con dân Chúa tại

đây. Ngôi nhà thờ đầu tiên được xây

dựng sát bờ sông, cách nhà thờ hiện

nay khoảng 1km. Trong 9 năm kháng

chiến, Nhà thờ Khánh Bình lại là điểm

hội tụ con dân Chúa từ các huyện

Điện Bàn, Duy Xuyên ngược dòng lên đây lánh nạn. Đây cũng là thời gian có nhiều kỷ niệm đối

với các đầy tớ Chúa như: MS Nguyễn Xuân Hồng, MS Nguyễn Xuân Hà, MS Nguyễn Xuân Đức,

MS Nguyễn Xuân Bình, MS Lê Cao Quý, ông Mã Phước Hoa.

Có lên đến đây mới thấy được vẻ đẹp của con sông Thu, sâu và rộng, đó là những gì chúng ta

cảm nhận được dù đang mùa nước cạn. Đến mùa mưa, nước sông dâng lên rất nhanh, thường tạo

thành những cơn lũ lớn. Ngày xưa, dọc sông Thu luôn có có con thuyền dọc đưa người ta xuống hạ

lưu buôn bán mỗi ngày, ngày nay, do đường bộ phát triển nên những chuyến đò dần thu hẹp phạm

vi hoạt động, nó như một kỷ niệm đẹp, một nét duyên dáng của hai bờ sông Thu đối với những

người xa quê. Ở vùng đất này còn có làng quê Đại Bình nổi tiếng cây trái miền nam, do ba mặt giáp

núi nên muốn vào làng được chỉ có đường sông. Thiên nhiên đã tạo cho vùng đất này những nét

chấm phá thật tuyệt vời. Nhà thờ Khánh Bình nằm trên một con dốc cao, tuy nhỏ nhưng rất chắc

chắn, đầy đủ tiện nghi. Đây tuy là vùng nông thôn xa xôi nhưng nhà cửa khá dày, giống như một

xóm nhỏ ở thành phố. Quản nhiệm hiện nay là TĐ Nguyễn Thiện Dũng, người con rể của Ms Lê

Văn Từ. Hiện HTTL Khánh Bình có 295 tín hữu, trong đó số chính thức là 150 người.

11. HTTL PHÚ LÃNH:

Page 10: MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Goc Vuon Thuong Uyen.pdf · Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Trang 10 Vũ Hướng Dương

HTTL Phú Lãnh do TĐ Bùi Tấn

Lực Quản nhiệm. Tuy gọi là Phú Lãnh

(tên từ khi thành lập), nhưng lại nằm

trên địa bàn thôn Phú Bông, do ngôi

nhà thờ cũ tại Phú Lãnh đã không còn.

Hiện con dân Chúa đang nhóm thờ

phượng trong một ngôi nhà nguyện

nhỏ, khu đất khá đẹp, thiết nghĩ đây là

nơi xây nhà thờ rất tốt. HTTL Phú

Lãnh được thành lập từ năm 1936,

cũng khá lâu. Nhưng vì lý do chiến

tranh, nên có một thời gian dài, HT đã

không còn sinh hoạt. Đến những năm

80, một vài gia đình tín hữu mới nhóm

họp và gây dựng sinh hoạt thờ

phượng. Mãi đến năm 2008, HTTL

Phú Lãnh được chính thức công nhận

và phát triển cho đến ngày nay. Được biết, cố MS Lê Văn Từ, trong những ngày còn là Quản nhiệm

HTTL Phong Thử, kiêm nhiệm HTTL Phú Lãnh, ông đã rất nổ lực để xây dựng nên HT như ngày

nay. Hiện HTTL có 123 tín hữu, trong đó số chính thức là 57 người.

12. HTTL PHƯỚC BÌNH:

Sau khi HTTL Quế Sơn được

thành lập năm 1927 thì đến năm 1933,

HTTL Phước Bình được thành lập từ

các tín hữu cứ trú tại Phước Bình. Nhà

thờ Phước Bình được xây dựng bán

kiên cố vào năm 1933 tại Khu vực

Nước nóng, nay thuộc xã Sơn Viên,

huyện Nông Sơn, nay đã không còn.

Đường lên nhà thờ Phước Bình

khá đẹp nhưng cũng khá hiểm trở.

Qua ngọn đèo Le, nơi chia cách 2

huyện Quế Sơn và Nông Sơn, con

đường khá hẹp với nhiều khúc cua

gấp, một thung lũng hẹp hiện ta trước

mắt mọi người, hai bên là núi, con

đường bêtông chạy ngoằn nghèo qua

từng thôn xóm. Đến cây số 31, phía bên trái đường là nơi nhóm lại của HTTL Phước Bình. Tuy là

một ngôi nhà cấp 4, nhưng nhà nguyện cũng khá đầy đủ, có cả máy chiếu trong giờ nhóm. Hiện HT

đã có đất: 700m2 để xây dựng nhà thờ mới. Hôm tôi đến thăm, MS Quản nhiệm Nguyễn Đan Chiêu

hào hứng rủ tôi ra xem anh em tín hữu, đang đội nắng trưa hè để đổ đất làm móng cho nhà thờ. Khu

nhà thờ cũ cũng nằm cách đó không xa, tuy không còn lại một chút dấu tích nào.

Cũng tại Phước Bình, tôi được gặp chú Lưu Văn Ngọc, em của Ms Lưu Văn Giáo. Cha ông là

cố Ms Lưu Văn Sỹ và bác là Ms Lưu Văn Mão. Chú Ngọc còn giữ được những kỷ vật giá trị của

ông cha: chiếc xe đạp cùng hóa đơn mua xe mà ngày xưa Ms Lưu Văn Mão dùng để đi truyền giáo,

bộ áo dài của Ms Lưu Văn Sỹ, hình ảnh của cha và bác ông thời thanh niên, áo dài khăn đóng...

Chú Ngọc gần như là một nhân chứng sống của HT, những năm tháng thăng trầm của HTTL Phước

Bình đã gắn liền với cuộc đời ông như không thể tách rời, chính nhờ đời sống đức tin vững vàng

của những người như ông mà ngày nay nhiều HT được tái lập và phát triển.

Page 11: MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Goc Vuon Thuong Uyen.pdf · Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Vũ Hương Dương trang 11

Hiện HTTL Phước Bình có 210 tín hữu, trong đó 187 là tín hữu chính thức.

13. HTTL QUẾ PHƯƠNG:

HTTL Quế Phương nằm trên đầu

nguồn, bên kia sông Tiên, thuộc xã

Tiên Lập, huyện Tiên Phước. Chính

nơi đây là hạt giống cho những HTTL

còn lại của huyện Tiên Phước. Sau

nhiều năm bị tản lạc, con dân Chúa lại

trở về, tái lập được HT, vẫn mang tên

cũ Quế Phương.

Tại huyện trung du Tiên Phước,

Tin lành đã đến Quế Phương sớm hơn

các nơi khác. Con đường lên Quế

Phương là một trong những cung

đường đẹp, dòng sông Tiên ở đoạn

này rất cạn, nằm trơ đá sỏi, nên ngày

xưa khi chưa có cầu, người ta vẫn lội

để qua sông. Dù HT mới thành lập,

nhưng được thừa hưởng gia sản thuộc linh từ HTTL Tiên Thọ, họ có một điểm nhóm tại Tam Lãnh,

đang cố gắng gây dựng thành Hội nhánh. Tín hữu HTTL Quế Phương đa số đều từ các vùng khác

trở về sau chiến tranh, đời sống kinh tế cũng khó khăn. Hiện tại, ngôi nhà thờ cũ đã không còn nên

cũng đành nhóm tạm môt ngôi nhà nguyện nhỏ. Quản nhiệm HTTL Quế Phương hiện nay là Tđ

Trần Việt Tuấn Anh con trai của Ms Trần Đình, Quản nhiệm HTTL Tiên Quả. Có 209 con dân

Cháu tại đây với 107 chính thức, HTTL Quế Phương vẫn là một HT còn non trẻ, cầu xin Chúa ban

ơn trên tôi con Chúa, để HT được phát triển, để Tin lành đến được với mọi người tại vùng Tây

huyện Tiên Phước này.

14. HTTL CƠTU (A CHÔM 2):

Từ Đại An đi lên ngõ An Điềm là

HTTL A Chôm 2 (còn gọi là Catu, vì

toàn người dân tộc Catu, trừ TĐ Quản

nhiệm Nguyễn Thanh Hồng). Cũng là

người con của vùng đất này nên TĐ

Quản nhiệm HT rất am hiểu đời sống

con dân Chúa trong vùng, chính nhờ

sự hy sinh của ông, sống cùng anh em

dân tộc Catu, nên Đạo Chúa ngày

càng được phát triển tại mảnh đất

Đông Giang xa xôi này.

Sự hồi sinh của HTTL A Chôm 2

không thể không nhắc đến công khó

của các anh em nhân sự HTTl Đại An.

Sau năm 1975, tín hữu trở về quê cũ.

Số tín hữu này bị phân tán và trà trộn

vào các bản làng, điều đó đồng nghĩa với việc họ trở về với cộng đồng bản làng thờ cúng theo

phong tục tập quán của người Catu, hình thức bên ngoài không thấy hiện tượng gì của người Tin

lành nữa. Đến năm 1984, một vài tín hữu ở HTTL Đại An trong dịp tết nguyên đán rủ nhau đi tìm

lại các anh em tín hữu Catu. Sau một thời gian thăm viếng, chăm sóc, Chúa cho anh em trở lại. Họ

Page 12: MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Goc Vuon Thuong Uyen.pdf · Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Trang 12 Vũ Hướng Dương

âm thầm thờ phượng Chúa trong rừng, trên rẫy, ngày càng nhiều người ăn năn. Tháng 3/1988,

những tín hữu Catu xin phép lập một làng mới để tiện việc làm ăn sinh sống theo chương trình giản

dân, định canh, định cư của chính quyền sở tại và được chấp thuận. Anh em bắt đầu tổ chức nhóm

tuần hoàn từng gia đình, và dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng họ sẵn sàng đương đầu, trung tín thờ

phượng Chúa. Năm 1991, HT dựng nên một ngôi trường để dạy xóa mù chữ cho các em thiếu niên,

cũng để nhóm lại thờ phượng vào mỗi sáng Chúa nhật, dù bị tháo dỡ 2 lần, nhưng với tấm lòng yêu

mến Chúa của anh em, ngôi trường vẫn được duy trì. Đến năm 1993, một con dân Chúa dâng ngôi

nhà của mình để làm nơi nhóm lại, sau này HT nới rộng thành ngôi nhà thờ dài 20m, rộng 8m, tư

thất 40m2 đã được hình thành cho đến ngày nay. HTTL Catu có một Hội nhánh tại Nam Giang cùng

1 điểm nhóm của anh em dân tộc Ve tại xã Dăkpring. Hiện nay, HTTL Achôm 2 là một HT vùng

cao mạnh mẽ, góp phần vào công cuộc truyền giáo cho đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc tỉnh

Quảng Nam. Những tín hữu tại HT A Chôm 2 nổi tiếng hát rất hay, họ có trang phục bằng thổ cẩm

khá đẹp, và bất cứ nơi nào, anh em Catu đến đều đem lại cho nơi đó một không khí sống động, một

sắc màu đẹp. Số tín hữu của HTTl A Chôm 2 cũng khá đông: 525 với 236 tín hữu chính thức.

15. HTTL TIÊN PHƯỚC:

HTTL Tam Kỳ phát triển các HT

nhánh một cách mạnh mẽ, ngày

2/9/21942, HTTL Tiên Phước được

thành lập do TĐ Nguyễn Xuân Vọng,

lúc đó đang Quản nhiệm HTTL Tam

Kỳ kiêm nhiệm. Những tín hữu đầu

tiên của HT Tiên Phước chính là

người đang sinh hoạt tại các HT khác

trong vùng như: bà Nhì, Bà Câu... có

chồng về Tiên Phước. Nhà thờ đầu

tiên được xây dựng bằng tranh tre lá

nứa.

Nhà thờ Tin lành Tiên Phước

nằm tại trị trấn Tiên Kỳ, các dòng

sông Tiên không xa. Đây là con sông

nổi tiếng: “nước chảy ngược dòng”,

bởi nó không chảy xuống vùng đồng

bằng Tam Kỳ mà chảy ra phía Bắc, hợp với dòng sông Tranh để đổ vào sông Thu Bồn, con sông

huyết mạch của tỉnh Quảng Nam. Tiên Phước cũng nổi tiếng với những loại trái cây đặc trưng của

miền núi: tiêu, chuối… Các tín hữu tại HT Tiên Phước đều là những gia đình tin Chúa lâu năm, do

vậy, dù hoàn cảnh có nhiều thay đổi, biết bao thăng trầm, nhưng đời sống đức tin của họ không hề

thay đổi. Hiện Quản nhiệm HTTL Tiên Phước là TĐ Bùi Xuân Cẩm được chính thức bổ nhiệm từ

tháng 10/2011. Tín hữu HTTT Tiên Phước tương đối nhiều: 600 người với 330 tín hữu chính thức.

16. HTTL TIÊN LÃNH:

Cùng thời kỳ với HTTL Tiên Phước, năm 1943, hạt giống đạo Chúa đã được nẩy mầm tại xã

vùng cao Tiên Lãnh. HTTL Tiên Lãnh, do TĐ Lê Nguyên Đại Quản nhiệm. Những năm trước đây,

Tiên Lãnh là vùng xa xôi hẻo lánh của huyện Tiên Phước, tuy nhiên hiện nay giao thông đã được

Thời kỳ huy hoàng nhất của HTTL Tiên Lãnh có lẽ là những năm 60, lúc đó số lượng con dân Chúa

có thể lên đến gần 300 người, dù nơi nhóm lại thờ phượng Chúa chỉ là một ngôi nhà tranh tre tạm

bợ, nó bị cuốn trôi trong trận lụt lịch sử 1964. Từ ngã ba Tiên Lãnh đi vào đến nơi nhóm lại của HT

khá xa, trên 15km, tuy nhiên đây là đoạn đường mới làm nên tương đối tốt. Hiện tại HT vẫn còn

thiếu thốn rất nhiều, chưa có nhà thờ, tư thất, đất đai, phải nhóm tạm nhà một tín hữu, lại thêm khá

Page 13: MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Goc Vuon Thuong Uyen.pdf · Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Vũ Hương Dương trang 13

nhiều tín hữu neo đơn, khuyết tật, già

cả. Thật là khó khăn chồng chất khó

khăn. Cả HT chỉ biết cầu nguyện với

Chúa, xin Chúa mở đường, bổ sức để

HT ngày càng được phát triển về

thuộc linh cũng như thuộc thể, góp

phần cùng HT chung đem ánh sáng

đạo Chúa đến với đồng bào tại các

vùng núi non hiểm trở...

Hiện HTTL Tiên Lãnh có 60 tín

hữu chính thức trong tổng số 120 tín

hữu toàn HT.

17. HTTL CHIÊN ĐÀN:

Năm 1944, HTTL Chiên Đàn

được thành lập từ Chi phái Khánh

Thọ của HTTL Tam Kỳ, cùng lúc với

HT Tiên Quả và Tam Thanh. HTTL

Chiên Đàn, thường được anh em làm

một biểu tượng vui là con chiên và

cây đàn, do Ms Mã Phúc Thanh Tươi

làm Quản nhiệm. Ms Tươi là trưởng

nam của Ms Mã Phúc Tín, Quản

nhiệm HTTL Tam Kỳ. Tuổi thơ Ms

Tươi cũng đã có những tháng ngày tại

Chiên Đàn cho nên việc đến Quản

nhiệm HTTL Chiên Đàn cũng giống

như ông đang trở về ngôi nhà xưa của

mình sau bao nhiêu năm xa cách. Ms

Tươi cũng đang là giáo sư tại Viện

Thánh Kinh, nên công việc của ông

khá bận rộn. Chiên Đàn cũng chính là HT có nhiều sinh viên Thần học nhất trong tỉnh, từ khi

trường Kinh thánh mở lại, khóa nào cũng có các sinh viên từ HTTL Chiên Đàn cả. Cảm tạ Chúa, và

chúng ta cũng phải biết ơn những vị Quản nhiệm HT trước đây đã thắp lên ngọn lửa khát khao dâng

mình Hầu việc Chúa cho những người con của đất Chiên Đàn.

Nhà thờ Tin lành Chiên Đàn nằm trên một ngọn đồi, dọc theo đường từ Tam Kỳ đi lên huyện

lỵ Phú Ninh, đây là một dãy nhiều đồi núi chạy dài hành chục km phía tây thành phố Tam Kỳ.

Ngày xưa, đứng phía trước nhà thờ, có thể nhìn thấy được cánh đồng phía trước nhà thờ, con suối

nhỏ chạy về nguồn sông Thạch Bàn, hòa vào dòng sông Tam Kỳ. Tuy nhiên bây giờ nhà cửa nhiều,

cảnh quan thay đổi nên không còn thấy dễ dàng được như trước. Cũng chính tại ngọn đồi này là

một mỏ đá lộ thiên, trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nhiều gia đình tại hiên Đàn, trong đó có gia

đình các tín hữu đã sinh sống bằng nghề khai thác đá. Ngày xưa, trái thơm Chiên Đàn đã nổi tiếng

khắp nơi, tuy nhiên theo thời gian, nó cũng đã đi vào dĩ vãng. So với thời kỳ trước, đời sống đa số

con dân Chúa hiện nay khá hơn rất nhiều.

Hiện tại HT có 470 tín hữu, trong đó 350 tín hữu chính thức.

Page 14: MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Goc Vuon Thuong Uyen.pdf · Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Trang 14 Vũ Hướng Dương

18. HTTL TIÊN QUẢ:

HTTL Tiên Quả, hiện do Ms Trần

Đình làm Quản nhiệm, đây cũng là nơi

Ms Phan Đình Xuân từng Quản

nhiệm. Trước khi tái lập HTTL An

Tân, ở đây con dân Chúa nhóm lại khá

đông, hiện nay, HT cũng đã xây dựng

được thêm một điểm nhóm tại Tam

Hòa, có nhà nguyện hẳn hoi, được

xem như là một Hội nhánh. Nhà thờ

Tiên Quả nằm trên địa bàn xã Tam

Anh, Kỳ Chánh cũ, nơi khá nổi tiếng

với món mì Kỳ Chánh với những con

cua lột mềm mại, thơm ngon. Ngày

nay, cuộc sống đã đổi thay khá nhiều

nên rất khó tìm được những con cua

có hương vị tự nhiên như ngày xưa,

phải là người thân tình lắm, mới được

những người dân nơi đây tìm cho một vài con cua lột “chính hiệu”, đặc sản của thiên nhiên. Ms

Trần Đình cũng là người hoạt bát, vui vẻ và nhanh nhẹn, hy vọng với khả năng, ân tứ mà Chúa ban

cho mình, ông sẽ cùng con dân Chúa ở đây xây dựng HT ngày càng tốt đẹp hơn. Nhà thờ Tin lành

Tiên Quả nằm bên quốc lộ 1, từ xa hơi khó nhận ra do cùng này hay có những hàng cây dọc đường.

HTTL Tiên Quả được thành lập năm 1944, hiện tổng số tín hữu là 290, trong đó 50% là tín hữu

chính thức. HT Tiên Quả cũng là một HT tự lập, có nền tự trị tương đối tốt. Mỗi khi gặp tôi, Ms

Trần Đình đều nói về sự phát triển của Hội nhánh Tam Hòa, dù mới thành lập nhưng đã có được

nhà nguyện, và Giáng sinh 2010 vừa qua cũng là Giáng sinh đầu tiên mà con dân Chúa tại Tam Hòa

được nhóm lại thờ phượng Chúa tại nhà nguyện mình một cách phước hạnh, vui vẻ.

19. HTTL HÀ LAM:

HTTL Hà Lam, do TĐ Lê Văn Khôi Quản

nhiệm. Trước đây, khi chưa xây dựng mới, ai đi

ngang qua đều không thể nghĩ đây là một ngôi nhà

thờ vì nó quá nhỏ và thấp. Những người cao lớn,

khoảng 1,8 m thì có thể đi đụng đầu với cây trính

trong nhà thờ. Tuy nhiên, hiện nay, sau khi xây

dựng xong, nhà thờ trông rất đẹp với 2 tầng, nhóm

thờ phượng ở tầng trên và tầng dưới dành cho các

lớp học ban ngành.

Có một thời gian HTTL Hà Lam (lúc đó gọi là

Bình Nguyên) là nơi nhóm lại của con dân Chúa tại

Việt An tản cư xuống. Tuy nhiên sau ngày giải

phóng, một thời gian HT hầu như không còn người

nhóm lại, nhà thờ thì xuống cấp trầm trọng. Thiên

Chúa đã đoái đến con dân Ngài, nhà thờ được mở

cửa trở lại, con dân Chúa có nơi thờ phượng Chúa

và gây dựng HT. Nhà thờ Hà Lam được xây dựng

mới là một phép lạ của Chúa dành cho con dân

Page 15: MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Goc Vuon Thuong Uyen.pdf · Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Vũ Hương Dương trang 15

Ngài. HTTL Hà Lam có 309 tín hữu với 170 tín hữu chính thức

20. HTTL TIÊN THỌ:

Vào những năm 1940, tại Tiên Thọ

cũng đã có một số người tin Chúa. Tuy

nhiên lúc bấy giờ, Tiên Thọ chưa có

nhà thờ nên con dân Chúa phải xuống

Tam Kỳ để được thờ phượng Chúa.

Đến năm 1944, Nhà thờ Tiên Thọ

được dựng lên dưới thời Ms Nguyễn

Xuân Vọng đang là Quản nhiệm

HTTL Tam Kỳ. Những năm sau 1975,

HT gặp rất nhiều khó khăn về thuộc

linh cũng như thuộc thể. Ms Phan Ân

vừa lo xây dựng lại HT, phục hồi các

chi phái Tam Dân, Ngọc Giáp, Tam

Vinh, Tiên Phong, Hố Tàu và tại HT

Quế Phương. Đến năm 1990, nhà thờ

Tin lành Tiên Thọ được sửa chữa xong

phần cơ bản. Đến năm 1996, Tđ Võ

Tấn Biên (nay là Ms) được bổ về thay Ms Phan Ân. Tiếp tục công việc của vị tiền nhiệm, Ms Võ

Tấn Biên xây dựng lại tư thất, HT có được một cơ sở thật đẹp trên con đường từ Tam Kỳ lên Tiên

Phước. Trên đường đi Tiên Phước, Dương Yên, chúng tôi thường ghé thăm nhà thờ Tiên Thọ như

một trạm dừng chân trước khi xuống đồng bằng, ông bà Ms Võ Tấn Biên và con dân Chúa ở đây là

những người rất hiếu khách, luôn vui vẻ và sôi nổi, có lẽ vậy mà không khí nhóm lại trong nhà thờ

bao giờ cũng đầm ấm, mang một nét “quê” thân thương khó tả, mà mỗi khi ngồi nhớ lại ai cũng

thấy vui vui. HTTL Tiên Thọ có 200 tín hữu chính thức trong 370 tín hữu toàn HT.

21. HTTL TRÀ MY-CA DONG:

Thực ra hiện tại ở huyện Bắc Trà

My chỉ có một Hội thánh Tin lành

Dương Yên là chính thức. Nhìn về quá

khứ, tử những năm 1940, tại vùng Trà

My, đạo Chúa đã được nhiều người

biết đến. Năm 1942, tại đây đã có ngôi

nhà thờ đầu tiên. Tuy nhiên, vào

những năm 1950, nhà thờ đã bị phá

hủy, HT phải dời xuống Dương Yên

và thành lập HTTL Dương Yên. Tuy

nhiên, hạt giống Tin lành tại vùng đất

nay vẫn còn, hiện nay tại các xã Trà

Bui, Trà Tân, Trà Sơn vẫn có được các

điểm nhóm của anh em dân tọc Ca

Dong.

Tại huyện Bắc Trà My hiện nay

vẫn còn được 3 điểm nhóm của các tín

hữu người dân tộc Ca Dong với khoảng 800 tín hữu: Trà Tân, Trà Sơn và Trà Bui do các nhân sự

của HTTl Dương Yên phục trách. Họ được các chấp sự của HTTL DươngYên chăm sóc, tuy nhiên,

Điểm nhóm Trà Sơn

Page 16: MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Goc Vuon Thuong Uyen.pdf · Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Trang 16 Vũ Hướng Dương

chỉ có 1 điểm nhóm Trà Sơn là được chính thức công nhận, còn điểm nhóm Trà Bui thì con dân

Chúa hiện bị tản lạc nhiều nơi do phải di dời nhường chỗ cho công trình thủy điện Sông Tranh.

22. HTTL DƯƠNG YÊN:

HTTL Dương Yên, do Ms Võ

Đình Đán kiêm nhiệm, TĐ Võ

Nguyên Hưng phụ tá. HT được nằm

trên một địa bàn tương đối lý tưởng,

thôn Dương Thạnh, trùng tên với Ms

Dương Thạnh, nguyên Hội Trưởng

TLH, và có khoảng 70% dân cư trong

thôn đều là những người Tin lành. Dù

là một HT vùng núi nhưng sự nhóm

lại của con dân Chúa, cũng như sự

dâng hiến thì có thể nói không nơi nào

bằng. Tôi thường hay nói vui, nếu ai

có những thất vọng(?) thì hãy đến

HTTL Dương Yên để thấy con dân

Chúa ở đây mạnh mẽ như thế nào, từ

đó có thể rút ra được những bài học

lạc quan cho cuộc sống. Các anh em

nhân sự HT còn chăm lo cho các tín hữu người dân tộc Ca Dong tại huyện Bắc Trà Mi với 3 điểm

nhóm: Trà Tân, Trà Sơn và Trà Bui. Sau giờ nhóm, hầu hết các anh em nhân sự đều lên xe, ăn trưa

dọc đường để có thể đến các điểm nhóm kịp đầu giờ chiều. Vất vả là vậy, nhưng đã bao năm rồi, họ

vẫn kiên trì và đem lại nhiều kết quả tốt đẹp cho nhà của Chúa.

Hiện HTTL Dương Yên chưa có nhà thờ, nên con dân Chúa ở đây rất mong muốn sớm có điều

kiện để xây dựng nhà thờ mới. Đến HT, dự một buổi thờ phượng Chúa mới thấy được tấm lòng yêu

Chúa của con dân Ngài. Họ ngồi trong một ngôi nhà tạm khá chật chội, nóng bức, vậy mà vẫn giữ

được không khí thờ phượng nghiêm trang. Chắc chắn một ngày không xa, HTTL Dương Yên sẽ bắt

đầu khởi công xây dựng nhà thờ, thể hiện lòng mong ước của con dân Ngài tại nơi đây.

Hiện HTTL Dương Yên có 742 tín hữu, trong đó 552 tín hữu chính thức.

23. HTTL THĂNG BÌNH:

Năm 1955, nhiều đoàn Truyền

giáo đã đến vùng đất Thăng Bình:

Cẩm Lũ, Ngọc Khô, Kế Xuyên, Hà

Lam để giảng đạo. Ms Nguyễn Xuân

Diệm (Quản nhiệm HTTL Tam Kỳ)

cùng với Tđ Nguyễn Ất thường

xuyên đến đây để thăm viếng và

chăm sóc con dân Chúa. Người tin

Chúa đầu tiên là cụ Phan Nhẫn, ông

nội của Ms Phan Ân, hiện là UV

Mục vụ TLH. Nhà thờ Thăng Bình

đầu tiên được xây dựng vào năm

Page 17: MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Goc Vuon Thuong Uyen.pdf · Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Vũ Hương Dương trang 17

1955, dưới thời Ms Nguyễn Xuân Vọng tại làng Ngọc Khô. Ngày 15/5/1957, Tđ Nguyễn Anh được

chính thức Bổ nhiệm đến hầu việc Chúa tại đây. Do sô con dân Chúa mỗi ngày mỗi đông nên nhà

thờ bằng tranh tre luôn phải nới rộng ra rất nhiều so với thời gian ban đầu. Năm 1960, Ms Đinh

Thống được cử về thay Tđ Lê Văn Từ, về HT từ năm 1959.

Năm 1966, Tđ Đinh Thống được chuyển đến HTTL An Hải, Tđ Lê Văn Tường (được phong

chức Mục sư năm 1968) đến Quản nhiệm HT. Tđ Lê Văn Tường đã có công xây dựng nhà thờ Hà

Lam, mở Hội nhánh Hương An. Năm 1972, Ms Bùi Phiên từ Quảng Trị về thay Ms Lê Văn Tường

chuyển lên HTTL Tiên Phước. Ms Bùi Phiên hầu việc Chúa với HT cho đế ngày ông về với Chúa,

năm 2002. Ông là người được ơn trong việc xây dưng lại các nhà thờ: Bình Quế (1987), Việt An

(1990), Thăng Bình (1996), tái lập HTTL Hà Lam (Bình Nguyên, 1993)

Khi Ms Bùi Phiên về nước Chúa, HT không có Quản nhiệm, các Mục sư trong Ban Đại diện

thay nhau kiêm lo. Hiện tại Quản nhiệm HT Thăng Bình là MS Lê Thanh Trung. Tuy gọi là Thăng Bình nhưng nhà thờ lại nằm ở xã Bình Tú, cách Hà Lam, huyện lỵ Thăng

Bình khoảng 10km. Nhà thờ Tin lành Thăng Bình, nhìn bề ngoài khá giống với nhà thờ Tin lành

Tam Kỳ bởi đã làm theo bản vẽ của nhà thờ Tam Kỳ. HT Thăng Bình cũng là HT có khá đông tín

hữu, có nhiều điểm nhóm và đang xây dựng thành các Hội nhánh.

HTTL Thăng Bình được thành lập năm 1955, hiện có 680 tín hữu với 400 tín hữu chính thức.

24. HTTL BÌNH QUẾ:

Từ Quán Gò, ngược về phía tây,

cách kênh dẫn nước Phú Ninh không

xa là nhà thờ Tin lành Bình Quế. Ngôi

nhà thờ nằm hầu như cuối con đường,

trên một gò đất vuông vắn, phía sau

lưng là núi, hai cánh cổng mở rộng

như đón chào con dân Chúa bước vào.

HTTL Bình Quế được thành lập từ

năm 1957, tuy nhiên, do chiến tranh

nên nhà thờ phải di dời xuống Khu

đinh cư Quán Gò và làm nhà nguyện

tạm thời để con dân Chúa có chỗ

nhóm lại. Điều vui mừng là trong thời

gian “di cư” như vậy mà HTTL Bình

Quế lại thành lập được một Hội nhánh

Bình Nam, chỉ tiếc là sau này, không còn sinh hoạt nữa do các tín hữu tại Bình Nam cũng trở về

quê cũ. Thời Ms Trần Đình còn Quản nhiệm, HT Bình Quế, do nhu cầu của con dân Chúa, có đến 2

suất nhóm trong ngày Chúa nhật, các lớp Trường Chúa nhật được tổ chức khá bài bản, dù các

phòng học đều xây cấp 4, nhưng có bàn ghế đầy đủ, thoáng mát và có từ 2-3 giáo viên phụ trách. Số

lượng tín hữu HTTL Bình Quế là 458, với 286 tín hữu chính thức. Hiện HTTL Bình Quế do Ms

Phạm Mính (trước đây Quản nhiệm HTTL Khánh Bình) làm Quản nhiệm.

25. HTTL VIỆT AN:

Trên đường từ nhà thờ Quế Sơn qua Hiệp Đức, đến “ngã ba kiểm lâm” rẽ trái, nhà thờ Tin lành

Việt An nằm cách đó khoảng 3km. Cho đến nay, trải qua bao năm tháng, nó vẫn vững vàng, cùng

với nhà thờ Trường An, nhà thờ Việt An còn mang được mẫu nhà thờ Tin lãnh cũ, tuy nhỏ nhưng

rất đẹp. Tổng số tín đồ là 570, trong đó số chính thức là 450 tín đồ. Cũng nói thêm, chợ quê Việt

An cũng nổi tiếng với những trái bòng ngọt lịm, bánh tráng đường được mọi người mua về làm quà

cho trẻ em... những nét đẹp đó cũng chính là những kỷ niệm không thể nào quên đối với những ai

một lần đi ngang qua Việt An.

Page 18: MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Goc Vuon Thuong Uyen.pdf · Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Trang 18 Vũ Hướng Dương

Đến Việt An, được nghe những

câu chuyện thật lạ lùng về quyền năng

của Đức Chúa Trời đối với con dân

Ngài.

Năm 1957, gia tộc Tô tại Việt An

có nhiều người chết bất đắc kỳ tử, tai

ương xảy ra dồn dập đến nổi Hội đồng

gia tộc Tô phải cử người bốc đất mồ

mả tổ tiên đem đến thầy bói toán để

xem cớ sự. Các thầy bói toán cho biết

mồ mả tổ tiên bị động nên gia tộc Tô

đã bỏ ra 3 ngày 3 đêm làm chay cầu an

mà vẫn không thay đổi được tình hình.

Trong tộc Tô có một cụ rất giỏi võ,

thường đấu lại với cọp, nhưng trong

một lần đi rừng, cụ bị cọp giết. Từ đó,

cứ đến ngày mất của cụ là cọp thường

về bắt người, gây kinh hoàng cho biết người tộc Tô.

Năm 1957, ông Tô Đức Mỹ được người học trò 2 cuốn sách nhỏ mà anh được tặng trong một

lần dự buổi bố đạo tại Phước Bình do MS Hoàng Trọng Thừa giảng giải. Được khích lệ vì lóe lên

ánh sáng bình an, chân lý hy vọng trong Chúa Jesus, ông băng qua núi, đến nhà cụ Hương Chí ở

Châu Sơn, Quế An, mượn KT để đọc, tại đây ông đã được Ban Chứng đạo HTTL Quế Sơn làm

chứng thêm. Sau khi tìm hiểu thấu đáo về đạo Chúa. Mùa hè năm 1957, ông Tô Đức Mỹ cùng ông

Tô Đức (đã tin Chúa trước đó) đã trở thành những hạt giống đạo đầu tiên của mảnh đất Việt An.

Thời gian đầu, hai ông không tránh khỏi sự kỳ thị, phản kháng của gia tộc họ Tô vì cho là ông theo

đạo Chúa bỏ ông bỏ bà, thế nhưng nhờ ơn thương xót của Chúa, dần dần các bà con trong gia tộc đã

biết đến danh Chúa và trở thành con dân Ngài khiến cho ngày càng thêm nhiều người được cứu.

Thời gian sau, khi con dân Chúa trong HT có ý định mua đất làm nhà thờ, một số thành viên

trong Hội đồng Bác tộc làng Việt An đã có ý định ngăn cản, nhưng mọt vị niên trưởng có uy tín

trong Hội đồng lại nói: “Theo tôi việc người ta xây dựng cơ sở tôn giáo trong địa phương mình là

có lợi cho chúng ta, vì khi được học đạo, lòng người trở nên thiện hảo thì xã tắc được bình trị, an

ninh...”. Chúa đã mở đường cho HT mua được một mảnh đất sát tỉnh lộ 16 (nay là quốc lộ 14E) là

một nửa phía đông, còn nửa phía tây khuôn viên nhà thờ là do anh em túc bá đồng đường với ông

Tô Đức Mỹ thống nhất dâng. Mảnh đất phía đông có cây gạo lớn, mảnh đất phía tây có ngôi miếu

nổi tiếng ma quỉ lộng hành. HT tiến

hành khai móng xây dựng đến 2

năm sau mới hoàn thành. Nhà thờ

được khánh thành vào năm 1961.

Tháng 7/1976, nhà thờ bị sập đổ

hoàn toàn trong một trận gió lớn.

Nhà thờ hiện nay được xây dựng lại từ năm 1991, dưới thời Ms Bùi

Phiên. Quản nhiệm hiện nay là MS

Trà Văn Cam được bổ về từ năm

1992. HT có 570 tín hữu với 470 tín

hữu chính thức.

26. HTTL PHƯƠNG HÒA:

Nhà thờ TL Phương Hòa nằm

sát bên quốc lộ 1, ngay cửa ngõ đi

Page 19: MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Goc Vuon Thuong Uyen.pdf · Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Vũ Hương Dương trang 19

vào nội thành Tam Kỳ. HTTL Phương Hòa được thành lập năm 1960 từ một chi phái của HTTL

Tam Kỳ. HTTL Phương Hòa cũng chính là nơi cụ Ms Nguyễn Xuân Vọng hầu việc Chúa vào

những năm cuối đời, chúng tôi thường gọi cụ là tượng đài cuối cùng của thời kỳ vàng son (?). Ngôi

nhà thờ được xây dựng khá lâu, tháp chuông bằng sắt hiện nay nguyên là tháp chuông cũ của nhà

thờ Tam Kỳ, được đem về khi nhà thờ Tam Kỳ xây dựng mới. HTTL Phương Hòa hiện còn một

Hội nhánh An Hà cách đó khoảng 5km, có nhà thờ, tư thất đầy đủ, hiện chung quanh vẫn có một số

tín đồ sinh sống.

HTTL Phương Hòa nổi tiếng là một HT có nề nếp, qui củ, ảnh hưởng của nếp sống của cụ Ms

Nguyễn Xuân Vọng. Dù HT không đông người, nhưng đời sống đức tin của con dân Chúa rất tốt.

Tháng 10/2010, TĐ Ông Văn Tín được bổ về làm Quản nhiệm HT. Hiện tại HTTL Phương Hòa

đang có chương trình xây dưng tường rào cổng ngõ cho nhà thờ An Hà đồng thời có kế hoạch tái

thiết nhà thờ Phương Hòa hiện nay đã quá xuống cấp, không còn đủ chỗ ngồi cho con dân Chúa

nhóm thờ phượng mỗi ngày mỗi đông hơn.

27. HTTL PHÚ TRUNG:

Chúng tôi đến thăm HTTL Phú

Trung trong một chiều tắt nắng. Tôi

cùng Ms NC Trần Băng Giang và

Thư ký HT đi thăm ngôi nhà thờ cũ

tại một khu đất bên kia sông Trường,

con sông chạy dọc theo bờ biển suốt

từ đầu đến cuối tỉnh. HTTL Phú

Trung được ghép lại từ 2 HT cũ: Tam

Phú và Kỳ Trung. Nhà thờ Tam Phú

nay đã không còn, còn nhà thờ Kỳ

Trung thì đã bị bỏ hoang, diện tích

không còn lại bao nhiêu, chỉ còn lại

tháp chuông, nền nhà thờ và tư thất,

dĩ nhiên là không thể sử dụng được.

Tôi thích nhất là cái logo trước tháp

chuông, thập tự giá đứng trên quả địa

cầu, không hiểu còn nhà thờ nào có được hình ảnh này không nhỉ? Sau một thời gian không có

người nhóm lại, ngôi nhà thờ như một chứng nhân của lịch sử: Tin lành đã đến được vùng đất này,

dẫu bao cát trắng, đường xa... HT đang tiến hành các công việc để xây dựng một ngôi nhà thờ mới,

hy vọng một ngày không xa, việc xây dựng nơi thờ phượng mới cho con dân Chúa tại đây được bắt

đầu. Từ khi tái lập, tất cả đều phải đi những bước đầu tiên: con người, cơ sở vật chất... Chúng tôi

cũng rất vui khi thấy những nhân tố mới xuất hiện trong HT, họ cố gắng học hỏi kinh nghiệm quí

báu từ các HT bạn để xây dựng HT mình. Mong ước một ngày không xa, HTTL Phú Trung sẽ có

được một ngôi nhà thờ khang trang, làm điểm xuất phát công cuộc truyền bá Phúc âm cho đồng bào

khu vực này.

HT được thành lập năm 1961, hiện có 270 tín hữu sinh hoạt tại HT. Xin con dân Chúa khắp nơi

cầu nguyện cho HT để sớm có đất và điều kiện để xây dựng nơi thờ phượng Chúa đáp ưng nhu cầu

thuộc linh của con dân Ngài.

Page 20: MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Goc Vuon Thuong Uyen.pdf · Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Trang 20 Vũ Hướng Dương

28. HTTL PHƯỚC LÂM (TIÊN HIỆP):

HTTL Tiên Hiệp, trước đây là

Phước Lâm, có ngôi nhà thờ nằm trên

một gò đất cao nhìn xuống ngã ba

đường, nên vị trí khá đẹp. Không biết

từ bao giờ, ngã ba này có tên là “ngã

ba Tin lành”, để phân biệt một ngã ba

cách đó khoảng 500m; “ngã ba Tiên

lãnh”, có con đường đi vào xã Tiên

Lãnh. TĐ Nguyễn Thanh Lâm, Quản

nhiệm HT, vốn là người con của vùng

đất này. Từ Tiên Phước muốn lên Tiên

Lãnh, Tiên Hiệp phải qua đèo Liêu nổi

tiếng hiểm trở. Những năm gần đây

đèo đã được mở rộng nên dễ đi hơn

lúc trước, phía dưới chân đèo là nhà

của cụ Huỳnh Thúc Kháng, một nhà yêu nước nổi tiếng. Ngày nay, đường đi không còn khó như

trước, từ Quế Phương vẫn có đường đi lên Tiên Hiệp không băng qua đèo, tuy dễ đi nhưng vẫn còn

một vài chỗ làm đường chưa xong, nên nếu trời nắng ráo thì có thể được còn trời mưa thì... khỏi

nói. Ngôi nhà thờ cũ ngày xưa xuống cấp trầm trọng nên HT phải xây dựng lại một ngôi nhà thờ

mới. Do thiếu kinh phí nên đến bây giờ (gần 2 năm), công trình vẫn còn dở dang…

Có thể nói HTTL Tiên Hiệp và HTTL Dương Yên có một mối quan hệ rất khắng khít. Theo

dòng lịch sử, HT Dương Yên đã khai sinh ra HT Tiên Hiệp, nhưng trong những năm chiến tranh,

HT Tiên Hiệp chính là nơi con dân Chúa tại Dương Yên nhóm họp thờ phượng Chúa cho đến ngày

HT Dường Yên được tái lập. Nhiều người tưởng rằng khi chia tách, 2 HT sẽ yếu hơn một HT,

nhưng không ngờ, chỉ trong vòng một năm, mỗi HT mới đều thay đổi mạnh mẽ hơn HTTl Tiên

Hiệp cũ rất nhiều.

Ngày 18/10/2010, TĐ Nguyễn Thanh Lâm đã được bổ nhiệm chính thức làm Quản nhiệm HT

Tiên Hiệp. Hiện HT đang xây dựng nhà thờ (khởi công ngày 03/9/2009) đến nay vẫn chưa hoàn

thành.

29. HTTL AN TÂN:

HTTL An Tân thuộc xã Tam

Nghĩa, huyện Núi Thành được xem là

HT cực nam của tỉnh Quảng Nam.

HT vẫn chưa có nhà thờ, ngôi nhà thờ

xây dựng từ năm 1967 đã không còn

được sử dụng, hôm tôi đến thăm, một

cô tín hữu vừa khóc vừa nói với tôi,

xin con dân Chúa cầu nguyện cho

HTTL An Tân có được nơi thờ

phượng Chúa, một ước mong mấy

mươi năm rồi... Tôi cảm động mà nói

không nên lời, chỉ mong rằng chương

trình của Chúa sớm đáp ứng nhu cầu

của con dân Ngài, những năm qua, họ

đã vượt trăm ngàn khó khăn, thử

thách để cuối cũng xây dựng lại được

Hội thánh sau một thời gian không

Nhà thờ Tin lành Tiên Hiệp cũ

Page 21: MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Goc Vuon Thuong Uyen.pdf · Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Vũ Hương Dương trang 21

nhóm được. Chắn chắn phần thưởng của Chúa dành cho con dân Ngài là không nhỏ. Tôi cũng được

đến thăm lại khu đất của nhà thờ Tin lành cũ, con đường vào khá hẹp, chỉ rộng hơn 2m, dãy nhà cô

nhi ngày xưa hiện đang được dùng làm khu nhà ở cho giáo viên của một ngôi trường bên cạnh. Tôi

nhìn lại khu đất cũ của nhà thờ, một mảnh đất bỏ hoang, cây cỏ mọc um tùm, cũng không còn lại

bao nhiêu. Hy vọng khu đất xây dựng nhà thờ mới sau này sẽ rộng rãi, đẹp hơn, để xứng đáng với

tâm nguyện của con dân Chúa tại đây... Quản nhiệm hiện nay là TĐ Đỗ Văn Trường, ông cũng là

một người con của vùng đất này, nên chắc chắn ông hiểu rất rõ những năm tháng thăng trầm của

HT Chúa, và những bài học đức tin của bao người con Chúa, hết một lòng vì Đạo của Ngài sẽ là

nguồn động viên lớn lao cho những năm tháng chức vụ chăn bầy của một người Hầu việc Chúa.

Chúng tôi cùng trao đổi công việc với nhau, tất cả các anh em trong HT đều khao khát có được một

ngôi nhà thờ để thờ phượng Chúa, tôi cũng nói với anh em xin cầu nguyện cho những chuyến hành

trình chúng tôi, bình an, kết quả, thỏa lòng mong ước.

HTTL An Tân hiện có 187 tín hữu, trong đó có 81 tín hữu chính thức. Những tín hữu của thời

kỳ mới thành lập đa số từ các HTTL Cẩm Long, Hiệp Đức, Phước Lâm... dồn cư về vùng đất này.

Ms Tạ Kế, lúc đó đang Quản nhiệm HTTL Tam Kỳ cũng chính là Ms kiêm nhiệm đầu tiên của

HTTL An Tân. Sau những năm tháng thăng trầm, đến tháng 12/2008, HT được tái lập và TĐ Đỗ

Văn Trường được bổ nhiệm Quản nhiệm chính thức từ tháng 10/2010.

30. HTTL KỲ HOÀ:

Từ An Tân xuống xã Tam Hải

phải qua một chiếc phà. Ở đây sông

sâu, tàu bè qua lại nhiều nên chưa có

khả năng làm cầu. Nhà thờ Tin lành

Kỳ Hòa như một bông hoa rực rỡ nằm

trong nắng hè, trên nền cát trắng và

xung quanh là những hàng dương liễu

xanh tươi. Ngôi nhà thờ cũ bị bão từ

những năm 60, nay đã được xây dựng

lại gọn gàng, khang trang, đáp ứng

nhu cầu thờ phượng của con dân

Ngài. Cũng chính tại nơi đây đã có

những người con Chúa, kiên trì, nhẫn

nại gìn giữ những gì cha ông để lại

nên mới còn được khuôn viên như

hôm nay. Quản nhiệm hiện nay là Ms

NC Lê Thế Vinh. Đây cũng là quê

hương của TĐ Bùi Tấn Lực, Quản nhiệm HTTL Phú Lãnh, huyện Điện Bàn. Tôi được nghe những

câu chuyện cảm động về quá trình gìn giữ nhà thờ, bảo vệ HT của những người con Chúa tại vùng

đất này trong những năm không có nơi nhóm lại, không có Quản nhiệm. Họ là ai? Là những cụ già,

trình độ văn hóa hạn chế, nhưng tấm lòng thì rất quả cảm. Câu chuyện thì dài, nhưng chỉ biết tóm

lại trong đôi dòng: kiên trì, quả cảm, một lòng tin cậy ơn yêu thương của Chúa...

Kỳ Hòa, nay là xã Tam Hải, nổi tiếng với Bàn Than, nơi tụ họp những ghềnh đá nhô lên từ mặt

biển rất đẹp và hùng vỹ. HTTL Kỳ Hòa cũng được thành lập vào năm 1967, cùng thời kỳ với

HTTL An Tân, hiện số tín hữu là 194 người, tuy ít, nhưng đã là một HT tự lập mạnh mẽ.

Page 22: MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Goc Vuon Thuong Uyen.pdf · Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Trang 22 Vũ Hướng Dương

31. HTTL QUẾ XUÂN:

HTTL Quế Xuân (còn gọi là Bà Rén), nằm phía

nam cầu Bà Rén, trên một khu đất tương đối nhỏ. Sau

nhiều lần sửa chữa, nay đã đẹp hơn so với thời kỳ Ms

Đinh Văn Tư (nay là Thư Ký Hội đồng Giáo phẩm)

làm Quản nhiệm. Quản nhiệm hiện nay là TĐ Nguyễn

Thanh Minh, người con của đất Hội An. Số tín hữu

của HTTL Quế Xuân không nhiều như trước do con

dân Chúa đã trở về HT cũ của mình: Phú Lãnh, Vĩnh

Điện (tuy chưa có HT nhưng đã có điểm nhóm, hiện

thuộc HTTL Phong Thử). Tuy được thành lập từ năm

1967, nhưng cũng giống như các HT khác cùng thời

kỳ, có những lúc HT Quế Xuân còn rất ít tín hữu. Nay

HTTL Quế Xuân có 191 tín đồ, trong đó 116 là tín đồ

chính thức. Tuy là HT nhỏ nhưng HTTL Quế Xuân

cũng xây dựng được một Hội nhánh Hương An, nằm

ngay tại ngã ba Hương An, đường lên Quế Son.

32. HTTL TRƯỜNG XUÂN:

Từ năm 1969, Mục sư Tạ Kế có ý định tách chi

phái Trường Xuân để thành lập Chi hội từ HT mẹ

Tam Kỳ. Đến năm 1970-1971 bắt đầu tiến hành mua

đất. Năm 1972, Ms Hồ Xuân Phong chính thức trở thành vị Quản nhiệm đầu tiên của HTTL

Trường Xuân. HT bắt đầu xây dựng nhà nguyện, nay là tư thất, năm 1973 tiến hành xây dựng nhà

thờ. Tháng 3/1975, MS Quản nhiệm Hồ Xuân Phong đi dự Hội đồng TLH không về được nên Địa

hạt bổ MS Ngô Tấn Phi đến Quản nhiệm HT. Thời buổi kinh tế khó khăn, những con dân Chúa tản

cư đến trong thời gian trước đều đã về quê, nên HT chỉ còn khoảng 120 tín hữu. Đến năm 1984,

MS Ngô Tấn Phi bị Giáo hội ngưng chức, HT không có người chăn. Một số tín hữu đi nhóm với

các HT khác vì có những bất đồng nội bộ. Nhà thờ chỉ còn 30-40 người nhóm lại, Ban TS thay

nhau điều hành công việc. Năm 1988, MS Phi bị cách chức, từ đó, tư thất trở thành nơi sinh hoạt

của giáo phái, tạo nên cảnh lộn xộn trong cơ sở nhà Chúa. Cám ơn Chúa, ngày 01/3/1992, Ngài

cảm động con dân Chúa tản lạc từ lâu, nay trở về hiệp một để cùng gánh vác công việc Chúa. Ngày

30/8/1992, TĐ Võ Đình Đán được Ban TS mời đến lo thuộc linh cho HT. đẹp ý Chúa, ngày

17/11/1992, thể theo đơn xin bổ

nhiệm của BTS Địa hạt, Ban Tôn

giáo tỉnh QN-ĐN cấp giấy phép bổ

nhiệm TĐ Võ Đình Đán được Quản

nhiệm HT. Tuy nhiên, tư thất còn bị

chiếm dụng nên TĐ Quản nhiệm

phải ở tại nhà riêng để điều hành

HT. Mặc dù còn nhiều khó khăn: các

khí mạnh nhà Chúa để lo việc thờ

phượng phải chở đi chở về bằng xe

ba gác, nhà thờ chỉ sinh hoạt sáng

Chúa nhật, còn mọi sinh hoạt của

các ban ngành đều phải tổ chức ở

nhà riêng. Nhưng công việc Chúa cứ

tấn tới về số lượng lẫn chất lượng,

cơ sở nhà Chúa cũng được sửa sang,

Page 23: MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Goc Vuon Thuong Uyen.pdf · Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Vũ Hương Dương trang 23

xây mới thêm phòng ốc. năm 1994, HT đã tiến lên tự lập. Tháng 9/1998, ông Ngô Tấn Phi bằng

lòng ra đi, trả lại cơ sở tư thất cho HT. Tháng 10/1998, TĐ Quản nhiệm đến trực tiếp lo công việc

Chúa. Ngày 8/12/2004, Mục sư Nhiệm chức Võ Đình Đán được Giáo hội Tấn phong và Bổ chức

Mục sư tại nhà thờ Trường Xuân. HT vui mừng, công việc Chúa tấn tới, cơ sở nhà Chúa được cơi

nới rộng hơn, số tín hữu tăng lên trên 500 người. Nhà thờ Tin lành Trường Xuân còn là nơi đến của

31 Chi hội trong tỉnh qua các chương trình Bồi dưỡng KT, Huấn luyện nhân sự.

Lời cuối:

32 HTTL như 32 cụm hoa tươi đẹp trong khu vườn của Thiên Chúa. Tôi thấy mình rất hạnh phúc vì đã được đi thăm tất cả các HT trong tỉnh, đã thấy được một phần gian khổ của anh em trong quá trình xây dựng, phát triển HT, được sẻ chia những kinh nghiệm xương máu của những người suốt đời hy sinh cho công việc Chúa, hiểu được một ít tâm tình của những người luôn nặng lòng cưu mang công cuộc truyền rao danh Chúa... Bản thân chỉ là một chú ong nhỏ, may mắn được ghé thăm từng cụm hoa quí trong khu vườn thượng uyển của Thượng đế, mỗi nhành hoa là mỗi sắc màu, mỗi một thế giới đầy lý thú, mỗi bài học vô giá mà có lẽ suốt cuộc hành trình còn lại của tôi, nó là hành trang không thể nào quên được. Và dĩ nhiên, để có được như ngày hôm nay, tất cả không phải đều bằng phẳng như một con đường giữa bình nguyên êm ả, không hoàn toàn là những tháng ngày nắng ấm vàng tươi, gió mát yên lành..., mà đó là công sức của bao người: người khai phá, người dựng xây, người giảng dạy, người truyền đạo, người gìn giữ, người cầu nguyện... để vượt qua gian khó, và mỗi một nổ lực nhỏ đó đã góp phần làm thành một vườn hoa rực rỡ mà tôi được diễm phúc chiêm ngưỡng ngày hôm nay.

Những chặng đường, vâng, những chặng đường mà Thiên Chúa đã cho tôi đi luôn ngập tràn những niềm vui, kỷ niệm, những bài học rèn luyện, nhắc nhỡ cho bản thân. Điều tôi quí nhất là những phút giây được ngồi gần anh em, uống ly cà phê, nói chuyện đời, chuyện đạo, bày tỏ những tâm tình, những ưu tư... Chúa cho mỗi người chúng ta có hoàn cảnh riêng, thành công, thất bại, địa vị... bao điều khác lạ, và chúng ta lại chung nhau trong cái tâm tình, khát khao về một sức sống trong Chúa.

Khu vườn Thượng Uyển đang rực rỡ sắc màu, nồng nàn hương thơm, hãy tận hưởng những gì ta có thể cảm nhận được để thấy được những ơn phước dồi dào mà Thiên Chúa ban cho mình.

Vũ Hướng Dương

(tháng 3-5/2011)

(Trong bài có sử dụng một số hình ảnh của các HT và trên internet.)