Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách...

479
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH Đồng Chủ biên: GS.VS. Phạm Minh Hạc PGS.TS. Lê Đức Phúc LỜI NHÀ XUẤT BẢN Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến phát triển nguồn lực con người, coi đó là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Để tạo được nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII) Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã nêu yêu cầu xây dựng năm đức tính của con người Việt Nam trong giai đoạn mới. Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương (khoá IX) nhấn mạnh “Nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam theo năm đức tính được xác định trong Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII)… Đẩy mạnh giáo dục về chủ nghĩa xã hội, bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, tạo chuyển biến rõ rệt về bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống năng lực, trí tuệ người Việt Nam…”

Transcript of Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách...

Page 1: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH

MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH

Đồng Chủ biên:

GS.VS. Phạm Minh Hạc

PGS.TS. Lê Đức Phúc

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng

đến phát triển nguồn lực con người, coi đó là yếu tố cơ bản để phát triển xã

hội, tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Để tạo được nguồn nhân lực, đáp

ứng những đòi hỏi ngày càng cao trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế và chủ

động hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp

hành Trung ương (khoá VIII) Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam

tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã nêu yêu cầu xây dựng năm đức tính của

con người Việt Nam trong giai đoạn mới. Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp

hành Trung ương (khoá IX) nhấn mạnh “Nâng cao chất lượng, hiệu quả

nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam theo năm đức tính được xác định

trong Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII)… Đẩy mạnh giáo dục về chủ nghĩa

xã hội, bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, tạo chuyển biến rõ

rệt về bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống năng lực, trí tuệ người Việt Nam…”

Nhằm cung cấp cho bạn đọc tài liệu nghiên cứu và tham khảo về vấn

đề nhân cách con người, góp phần quán triệt sau hơn Nghị quyết Trung ương

5 (khoá VIII) và Nghị quyết Trung ương 10 (khoá IX), Nhà xuất bản Chính trị

quốc gia xuất bản cuốn sách “Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách” do GS.

VS. Phạm Minh Hạc và PGS. TS. Lê Đức Phúc chủ biên.

Cuốn sách gồm một số bài viết đi sâu phân tích vấn đề nhân cách dưới

góc độ tâm lý học, các khía cạnh lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu nhân

cách con người; cách tiếp cận và phương pháp luận nghiên cứu nhân cách;

Page 2: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

các mặt chủ yếu trong cấu trúc nhân cách như: nhu cầu, động cơ, thái độ, ý

thức, v.v…, trên cơ sở đó xây dựng mô hình nhân cách con người Việt Nam

thời kỳ mới, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước

Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc

Tháng 8 năm 2004

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

LỜI NÓI ĐẦU

Thế kỷ XXI đang mở ra những triển vọng to lớn đối với việc tiếp tục đổi

mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Sự nghiệp đó đòi hỏi phải “phát triển văn hoá, con người và nguồn nhân lực

trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Đây cũng là tên Chương trình

khoa học – công nghiệp cấp nhà nước 2001 – 2005, mã số KX05, trong đó có

đề tài KX05-07 với tiêu đề: “Xây dựng con người Việt Nam theo định hướng

xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc

tế”

Một trong những nhiệm vụ của đề tại này là nghiên cứu sự phát triển

nhân cách con người Việt Nam đáp ứng những yêu cầu thời đại.

Trong thời gian đầu, nhóm nghiên cứu đã xác định những cơ sở lý luận

và phương pháp luận, tạo sự định hướng thống nhất cho quá trình thực hiện.

Cuốn sách này bao gồm những bài viết của nhiều tác giả về nhân cách,

được bàn xét chủ yếu từ góc độ tâm lý học và chia thành ba phần cơ bản: Lý

luận, phương pháp luận và phương pháp. Mong rằng những nội dung đã trình

bày ở đây sẽ được độc giả quan tâm và góp ý với sự thông cảm về những

thiếu sót của chúng tôi.

Hà nội, tháng 5 năm 2004

CÁC TÁC GIẢ

Page 3: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

A. NGHIÊN CỨU CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH CON NGƯỜI

GS.VS. PHẠM MINH HẠC

I. Về khái niệm con người, cá thể và cá nhân

Con người với tư cách là tột đỉnh tiến hoá của thế giới sinh vật, và tiếp

tục phát triển thành cá thể, cá nhân và nhân cách. Khi con người là đại diện

của loài ta gọi là cá thể. Với tư cách là thành viên xã hội ta gọi nó là cá nhân

như là một thực thể độc lập, và khi nó có đủ khả năng để trở thành chủ thể

của hoạt động học tập, lao động, vui chơi, con người trở thành nhân cách.

Nội hàm của bốn khái niệm này thật ra có phần đan xen lẫn nhau,

chồng lấn lên nhau. Cách phân biệt các nội hàm vừa trình bày ở đây là một

cách, tất nhiên là rất tương đối. Theo đó, nhiều khi người ta nói "cá thể người”

là thành phần của loài người đã bứt ra khỏi loài vật vừa chứa đựng thành tựu

tiến hoá của thế giới vật chất, nhất là của thế giới sinh vật, tức là vẫn chịu sự

chi phối của các thế giới đó, vừa thoát ra ngoài vòng cương tỏa của các thế

giới đó, tức là đứng ngoài sự chi phối của các thế giới đó: vừa chịu tác động

của các quy luật trong vũ trụ (luật "trường"...) vừa chịu tác động của các quy

luật sinh vật, vừa bắt đầu chịu tác động của các quy luật xã hội.

Tiến lên một bước nữa trong thang phát triển ta có "cá nhân người":

một thành viên của xã hội, kẻ mang tổng hòa các quan hệ xã hội, vừa chịu

ảnh hưởng của chúng, vừa góp phần tạo ra chúng. Từ đây sự tồn tại và phát

triển của con người sau khi cơ thể, nhất là não bộ đã định hình xong ở tuổi

thiếu niên (13-14 tuổi), và đến tuổi thanh niên (trên dưới 20 tuổi) chủ yếu diễn

ra ở ngoài cơ thể, theo quy luật xã hội, hay nói chính xác hơn, theo quy luật

xã hội - lịch sử hay lịch sử - văn hoá. Và bậc thang tiếp theo, cũng là bậc

thang cao nhất, là “nhân cách người" - chủ thể của hoạt động, đưa tính cá thể

lên trình độ khá hoàn chỉnh, tính cá nhân (cá tính) lên trình độ mới với nét đặc

Page 4: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

trưng là con người phân biệt được khách thể và chủ thể: phân biệt được tồn

tại ở ngoài tác động vào ta, tác động ở trong ta vào ta, phân biệt khi nào bản

thân ta là chủ thể, khi nào bản thân ta là khách thể. Mác và Ăngghen trong

Tuyên ngôn của Đảng cộng sản đã nhấn mạnh đến cá tính con người.

Anhstanh cũng đã khẳng định: "Đôi khi người ta coi nhà trường chỉ là công cụ

chuyển giao phần lớn kiến thức đến thế hệ trẻ. Nhưng sự thật không phải như

vậy. Tri thức thì khô cằn, còn nhà trường thì phải phục vụ cuộc sống sinh

động. Nhà trường phải phát triển ở cá thể các phẩm chất và năng lực có giá

trị cho cuộc sống xã hội. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là phá hủy các

cá nhân hay các cá nhân trở thành các công cụ đơn thuần của cộng đồng,

như những bầy ong, đàn bứớm. Một cộng đồng toàn những cá thể đồng loạt

giống nhau, không có độc đáo cá nhân và mục đích cá nhân - thì sẽ là một

cộng đồng nghèo, không có khả năng phát triển. Ngược lại, nhà trường phải

có mục tiêu là đào tạo ra những cá thể suy nghĩ và hành động độc lập -

những người này coi việc phục vụ xã hội là có ý nghĩa sống còn của mọi

người". Và, như đã trình bày ở trên khi nói về hoạt động, con người với tư

cách là "nhân cách người" đặt ra được mục đích của hoạt động, có động cơ

(động lực nội tại) và biết vận hành các điều kiện khách quan để tạo ra thao

tác, hành động và từng hoạt động cụ thể và cả dòng hoạt động (dòng đời) để

đạt từng mục đích cụ “thể" đến mục đích bộ phận và cuối cùng là mục đích

của cuộc đời (đường đời, cuộc sống, lý tưởng), thể hiện một lối sống, một

nhân sinh quan, một thế giới quan. Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản,

C.Mác và Ph.Ăngghen đã mong muốn mỗi cá nhân con người phải có tính

độc lập, có cá tính.

Khái niệm người, con người hết sức phức tạp, nhiều khi người ta gọi là

"tồn lại người” - một tồn tại mang các đặc điểm của con người, loài người, xã

hội. Có khi người ta gọi con người là một hệ thống tích hợp mang cả đặc

điểm của vũ trụ, giới sinh học, xã hội, sinh lý, tâm lý, chứa đựng tất cả các

cấp độ (hình thức) phản ánh: cơ học, sinh học, xã hội, tâm lý. Đến đây ta tiếp

cận vấn đề cấu trúc người.

Page 5: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Cấu trúc người, cấu trúc nhân cách là vấn đề rất phức tạp, rất khó, phải

dày công nghiên cứu. Cấu trúc con người bao gồm cả cấu trúc nhân cách,

không chỉ ở trong con người mà còn nằm ở ngoài con người. Điều này phù

hợp với quan niệm của Mác: "Trong tính hiện thực của nó, bản chất con

người là tổng hỏa các mối quan hệ xã hội". Đây là tinh thần cốt lõi của

phương pháp tiếp cận lịch sử - xã hại, hoạt động - nhân cách đối với việc

nghiên cứu con người. Chúng ta có thể tiếp thu các quan niệm trên, đặt toàn

bộ cấu trúc người trong mối quan hệ giữa bản thân với bản thân, và một loạt

quan hệ khác mình và người khác, bản thân với xã hội, với tự nhiên và với vũ

trụ, v.v.. Trước mắt, chúng ta tập trung vào vấn đề con người và xã hội.

Chẳng hạn như giải quyết như thế nào mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi

ích tập thể, lợi ích nhà nước phù hợp với cơ sở khoa học của nó để sử dụng

con người với tư cách là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội

Nghiên cứu cấu trúc người nói chung, cấu trúc tâm lý, cấu trúc nhân

cách nói riêng, phải đề cập một loạt cặp phạm trù sau đây

Đi theo các khái niệm này, các cặp phạm trù này là các quan niệm khác

nhau về cấu trúc của con người như thể xác – tâm hồn. Còn tâm linh là gì?

Có cái gọi là tâm linh không? Trong tiếng Việt ta bắt gặp “ba hồn, bảy vía”,

“hồn xiêu phách lạc”, v.v… Có phải đây là các đại lượng trong cấu trúc con

người không? Trong đó, khái niệm con người là khái niệm công cụ trung tâm

của chương trình nghiên cứu con người, vì vậy đề tài phương pháp luận và

các đề tài khác phải quan tâm thích đáng đến khái niệm này. Chắc chắn

chúng ta phải thảo luận nhiều lần, ở đây dừng lại nói thêm một cách khái

quán về khái niệm cực kỳ phong phú này. Từ xa xưa cho đến bây giờ vẫn còn

tồn tại một cách hiểu con người như là một tồn tại thần bí. Có lúc người ta lại

coi con người như là cây sậy biết nói. Hiểu như vậy thì chỉ thấy (hoặc nhấn

mạnh) khả năng nói dường như quyết định cuộc đời. Có khi lại thấy không

hiểu nổi chính mình, nên có giả định rằng hình như trong mỗi người trần mắt

thịt mà ta trông thấy lại có một con người bé xíu - con người tâm linh, mắt ta

không thấy, con người "tí hon" này điều khiển con người thể xác kia. Theo

Page 6: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

cách nhìn này, con người mà ta thấy được chỉ là một thân xác giống như

muôn loài trên trái đất. Còn cái phần khó hiểu kia thuộc về con người "tí hon”

vô hình đầy ma lực, và do đó đầy bí ẩn. Nhưng cứ quan sát kỹ, suy ngẫm

sâu, điểm qua các thành tựu triết học, tâm lý học. v.v. dần dần thấy ra chẳng

làm gì có con người "tí hon” trong con người thân xác, mọi thứ do con người

làm ra cũng từ con người thân xác này cả. Nhưng thân xác con người, nhìn

nột cách kinh nghiệm chủ nghĩa, đâu có khác gì mấy so với các loại động vật

bậc cao, cũng phải ăn, uống, sinh đẻ, sống chết. Thế là người ta đưa ra lý

thuyết "con người bản năng", con người là một tồn tại sinh vật, hoặc có người

cho con người từ lúc hình thành tế bào trứng đến lúc 2 tuổi là tồn tại sinh vật,

và theo đây mọi sự sống của con người, mọi thứ do con người làm ra đều bắt

nguồn từ bản năng. Đúng là con người có bản năng, nhưng bản năng ở

người khác nhiều, khác về chất so với bản năng của động vật. Quan sát hàng

ngày về cách ăn, cách ở, cách bảo tồn và phát triển loài, v v; cũng đủ giúp

chúng ta hiểu ra một chân lý triết học như Ph.Ăngghen đã chỉ ra, bản năng

của con người đã được ý thức hóa. Thật khó chó thể chấp nhận cái lý thuyết

"con người bản năng" được.

Trong thời đại văn minh cổ đại, ta đã thấy vai trò của công cụ lao động

quyết định sự tiến bộ của loài người nên có lúc người ta đưa ra khái niệm

"con người kỹ thuật” để chỉ tồn tại sống có đặc trưng là biết sử dụng công cụ

lao động. Khi xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp, có thể chế xã hội, và

con người sống trong vòng cương toả của các thể chế xã hội thì xã hội nào

cũng có chính tri của nó, từ đó nảy sinh lý thuyết "con người chính trị", mọi

ứng xử của con người đều có tính chất chính trị. Lý thuyết này gần với lý

thuyết "con người xã hội" - con người là tồn tại xã hội.

Các lý thuyết trên: "con người bản năng”, "con người kỹ thuật", "con

người chính trị", "con người xã hội"... đều nói lên một tiêu chí cực kỳ quan

trọng của con người. Nói tổng quát hơn, bản chất con người không phải là cái

gì có sẵn, hay là cái gì nhất thành bất biến, mà bản chất con người là cái gì

đó được hình thành nên hay bộc lộ ra trong cuộc sống của nó. Trong cuộc

Page 7: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

sống bằng hoạt động của bản thân, con người mới chịu tác động của các

quan hệ xã hội và nhờ đó con người hội nhập vào các quan hệ đó, góp phần

củng cố, phát triển các quan hệ đó. Toàn bộ tồn tại khách quan xung quanh

con người tác động vào con người thông qua các quan hệ xã hội (quan hệ

sản xuất, quan hệ chính trị, quan hệ giai cấp, quan hệ cộng đồng, quan hệ

nhóm. v.v.), hoặc dưới hình thức của các quan hệ xã hội mà tác động vào con

người. Ngược lại, con người có tác động trở lại vào tồn tại khách quan (môi

trường tự nhiên, môi trường sinh sống, gia đình, các quan hệ, thể chế xã hội,

v.v.). Con người bao giờ cũng cùng với những người khác (nhóm, cộng đồng,

giai cấp, dân tộc, v.v.) lao động, học tập vui chơi, đấu tranh, xây dựng. Chính

trong quá trình học tập, lao động... đó con người thiết lập nên các mối quan

hệ xã hội.

Có một số nhà nghiên cứu lo ngại quá nhấn mạnh tính xã hội trong con

người thì coi nhẹ phần thể xác. Hay nói như trong tiếng Việt: nặng về -phần

"Người", nhẹ về phần "Con". Họ đưa ra quan niệm coi con người là tồn tại

sinh vật - xã hội (có người coi đứa trẻ sơ sinh đến lúc 2 tuổi là tồn tại sinh vật,

và sau 2 tuổi là tồn tại xã hội). Thật ra, quan niệm này không khác gì lắm so

với quan niệm coi con người như là "Cây gậy biết nói". Mới nghe tưởng như

đó là một quan niệm phù hợp với thực tế khách quan: con người có thể xác

và có tâm hồn, có bản năng và có ý thức, có vật chất và có tinh thần... Nhưng

thử hỏi con người có "xác" mà không "hồn” thì đâu còn là con người! ở con

người bình thường, cuộc sống bản năng cũng đã được ý thức hoá, ở con

người không bình trường, tức là con người bệnh hoạn, con người sa đọa, con

người của bộ máy phát xít, diệt chủng là những con người trở lại với thú tính,

đâu còn cơ chế "ý thức hoá".

Gần đây, có một số tác giả lại đưa ra quan niệm con người như là “cái

máy có suy nghĩ", “cái máy biết lựa chọn", "cái máy biết yêu đương", các

rôbốt. Đúng là trong hoạt đồng thần kinh của con người cũng như trong cuộc

sống của con người có cơ chế tự điều chỉnh, tự thích nghi, sáng tạo... hết sức

hoàn thiện mà không có một máy nào sánh kịp, tuy có khoa học phỏng sinh

Page 8: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

dựa vào cơ thể một số động vật và người lập mô hình sáng tạo ra máy móc.

Người ta sáng chế ra máy tính, vi xử lý, máy đánh cờ, máy làm thơ... Có thể

một số thao tác hay công việc nào đó trong cuộc sống hàng ngày được

chương trình hóa đến khi rất hợp lý thì thành thói quen tốt, làm cho cuộc sống

thoải mái, nhẹ nhàng, ít tốn năng lượng mà hiệu quả lại cao. Nhưng con

người vẫn là con người, không phải là cái máy.

Theo quan niệm của chúng tôi, con người, kể cả trẻ em, là chủ thể của

hoạt động. Con người có muốn nhớ thì mới nhớ, con người suy nghĩ, con

người tiếp thu... Mỗi người là chủ thể của hoạt động, hoạt động lao động,

hoạt động vui chơi, hoạt động học tập...và khi ấy con người có nhân cách. Ví

dụ, khi trẻ chơi thì rõ: đúng là trẻ miệt mài, say sưa, có thể nói dường như

quên hết mọi thứ, tức là nó là chủ thể của hoạt động vui chơi, cốt được chơi.

Người lao động cũng vậy, bình thường họ làm một cách nghiêm túc, có trách

nhiệm, có lương tâm và nhắm tới sản phẩm mà lao động phải đạt tới theo quy

trình sản xuất, được xã hội chấp nhận, trân trọng, đánh giá cao, nói tóm lại,

theo thang giá trị của nhóm người, cộng đồng hay xã hội. Như vậy, mỗi người

phải tự (có thể có sự giúp đỡ của người khác! Chẳng hạn như thầy giáo,

người cùng nhóm trong một quy trình sản xuất, v v) tiến hành hoạt động trong

các mối quan hệ xã hội, theo các thể chế xã hội, luật pháp nhà nước, từ nhà

trường, gia đình đến quy định của nơi sản xuất, vui chơi.. Nói con người là

chủ thể của hoạt động là khẳng định các cấp độ, con người thể xác, con

người tâm hồn, tâm lý, tâm linh, con người ý thức, con người sinh vật xã hội -

văn hóa... Đồng thời toàn bộ sự tồn tại người ở các cấp độ ấy cũng vận động

trong sự phát triển nhân cách.

II. Khái niệm nhân cách

Tâm lý học nhân cách giữ vị trí trung tâm của cả hệ thống khoa học về

con người, vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn. Đối với mọi lĩnh

vực liên quan đến yếu tố người, từ công tác chính trị, kinh tế, quản lý, tổ

chức, đến giáo dục, y tế...

Page 9: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Hơn nửa thế kỷ qua, nhờ vận dụng sáng tạo lý luận duy vật biện chứng

về hoạt động của con người vào nghiên cứu thế giới tâm lý, cùng với các

khoa học khác, như triết học, xã hội học, đạo đức học, tâm lý học đã góp

phần làm sáng tỏ một số vấn đề xung quanh nhân cách, như vấn đề bản chất

tâm lý của nhân cách, cấu trúc nhân cách, các con đường hình thành nhân

cách.

Chúng ta khẳng định nhân cách có bản chất xã hội - lịch sử, nghĩa là

nội dung của nhân cách từng con người là nội dung của những điều kiện lịch

sử cụ thể trong xã hội cụ thể chuyển vào thành đặc điểm nhân cách của từng

người. Ví dụ, các công trình nghiên cứu tâm lý học sinh phổ thông ở Việt Nam

cho thấy, do sớm tham gia lao động, có đóng góp thật sự vào cuộc sống gia

đình mà trẻ em ta sớm biết lo toan công việc hàng ngày của gia đình, tinh

thần trách nhiệm trong nhân cách hình thành. Đồng thời cũng cho thấy phong

thái "sản xuất nhỏ” trọng học sinh chúng ta, vì các em sống và lớn lên trong

các quan hệ của nền sản xuất nhỏ. Nhân cách được hình thành và phát triển

bằng và trong hoạt động của con người: hoạt động là bản thể của nhân cách.

Thế giới tâm lý bao gồm các qua trình nhận thức và tình cảm, ghi nhớ

và chú ý, tính khí và tâm trạng, lời nói và việc làm. Nhưng chừng nào những

hiện tượng tâm lý ấy có thái độ riêng trở thành thuộc tính của chủ thể, chừng

đó mới có thể nói tới nhân cách của chủ thể ấy. Chẳng hạn, nhìn màu sắc

đến mức tinh nhạy, ở đâu có màu sắc là có sự thích thú nhận xét, và cao hơn

nữa, biết "chơi" màu, sáng tạo màu, như vậy là từ tri giác đến hình thành các

thuộc tính nhân cách trong hoạt động nghệ thuật tạo hình. Các thái độ riêng

trở thành thuộc tính riêng – những nét độc đáo này hợp lại thành bộ mặt tâm

lý, thành nhân cách của từng người. Tóm lại, nhân cách là tổ hợp các thái độ,

thuộc tính riêng trong quan hệ hành động của từng người với thế giới tự

nhiên, thế giới đồ vật do loài người sáng tạo, với xã hội và với bản thân. Các

thái độ và thuộc tính ấy chứa đựng ý nghĩa xã hội của nhân cách. Theo cách

tiếp cận hoạt động – giá trị, nhân cách tạo nên giá trị xã hội của hoạt động.

Giá trị ấy được đánh giá (đo đạc) bằng độ trùng hợp (hay độ xa cách) giữa

Page 10: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

thang giá trị và thước đo giá trị của chủ thể và của xã hội (nhóm, cộng

đồng…). Từ các công trình nghiên cứu con người (1991-1995), chúng tôi đi

đến định nghĩa nhân cách như sau: Nhân cách của con người là hệ thống các

thái độ của mỗi người thể hiện ở mức độ phù hợp giữa thang giá trị và thước

đo giá trị của người ấy với thang giá trị và thước đo giá trị của cộng đồng và

xã hội; độ phù hợp càng cao nhân cách càng lớn.

Nhân cách các danh nhân như nhân cách Nguyễn Trãi, nhân cách Hồ

Chí Minh, … là mẫu hình nhân cách lý tưởng của thời đại; khi độ phù hợp đó

phát triển theo chiều âm (-), tức là ngược chiều với thang giá trị và thước đo

giá trị của cộng đồng và xã hội, thì khi ấy là tình trạng suy thoái nhân cách. Độ

phù hợp đó nói lên mối quan hệ giữa con người và cộng đồng, xã hội. Lucien

Seve, nhà triết học Pháp, đã định nghĩa: “Nhân cách là hệ thống hoàn chỉnh

các quan hệ xã hội giữa các hành vi ứng xử”

Định nghĩa của chúng tôi rút ra từ các công trình nghiên cứu nhân học,

tâm lý học, giáo dục học tiến hành trong thập kỷ vừa qua, và mặt khác, định

nghĩa này đã và đang có tác dụng chỉ đạo một số công trình nghiên cứu nhân

cách người ở nước ta.

Cấu trúc nhân cách

Nói cấu trúc nhân cách là nói tới các thành tố của nhân cách tạo thành

một hệ thống có một cấu tạo trung tâm (còn gọi là hạt nhân của nhân cách) và

hệ thống quan hệ giữa các thành tố. Các thành tố của nhân cách được xây

dựng nên từ tổ hợp các tính chất của kiểu loại thần kinh, các quá trình nhận

thức, các thái độ xúc cảm, tình cảm và hành động… Ví dụ, khả năng nhận

định nhạy bén, sâu sắc khi giải quyết vấn đề của cuộc sống hay khi tư duy lý

luận, hứng thú nghề nghiệp, tính linh hoạt trong cách đi, cách nói, cách nghĩ,

cách làm, lối sống và quan niệm về thế giới, tinh thần sẵn sàng đem năng lực

của mình góp phần cải tiến, biến đổi, cải tạo xây dựng xã hội... tạo nên một

nhân cách có độ phù hợp cao trong thang giá trị và thước đo giá trị của người

mang nhân cách đó và của xã hội, cộng đồng.

Page 11: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Tất cả các thái độ riêng ấy đều gắn bó với động cơ chung của cả cuộc

sống, cũng như với động cơ cụ thể trong từng hoạt động ở mỗi người. Động

cơ là hạt nhân của nhân cách. Động cơ có thể là sự thích thú, ham mê, ước

mơ, sự khích lệ, điều kiện bảo đảm cuộc sống, phần thưởng, lợi ích, sự đánh

giá, v.v.. Trong đó, động cơ cao nhất là lý tưởng của cuộc đời như: một hình

ảnh đẹp, một chân lý khoa học, một chuẩn đạo đức, một sự nghiệp. Bằng

hoạt động, những điều đó trở thành nhu cầu của cuộc sống ở từng người.

Một động cơ có thể có nhiều mức. Lấy động cơ học tập của học sinh

làm ví dụ. Đi học có thể vì: 1 - Theo bạn mà đi; 2 - Sợ bi Phạt; 3 - Học để có

tri thức, để tìm chân lý; v.v.. tương tự như vậy, cuộc sống là một chuỗi hoạt

động theo nhiều động cơ nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau. Có các

động cơ nhằm thoả mãn các nhu cầu tinh thần, như nhu cầu nhận thức, nhu

cầu tình cảm, nhu cầu giao lưu, v.v. là đặc trưng nổi bật của con người, tạo

nên một nhân cách đẹp, tích cực.

Có thể có nhiều cách để tìm hiểu xem một người có hệ thống động cơ

nào, động cơ nào là động cơ chính. Nhân cách là mối quan hệ giữa các hệ

thống động cơ quy định sự phù hợp trong thang giá trị thước đo giá trị và định

hướng giá trị của người mang nhân cách đó với cộng đồng và xã hội. So

sánh học sinh ngoan và học sinh chậm tiến, như các công trình nghiên cứu ở

Việt Nam cho biết, thấy rõ một bên, trẻ vươn tới những gì thuộc xu thế tiến bộ

của xã hội, còn bên kia, trong quá trình suy thoái nhân cách ngày càng lao

vào chỗ trở thành nô lệ các nhu cầu bản năng.

Hình thành và phát triển nhân cách

Cùng với nhân học, tâm lý học khẳng định rằng, từ khi có loài người, sự

phát triển tâm lý, trí tuệ, nhân cách chủ yếu tuân theo quy luật, lĩnh hội đi sản

văn hóa vật chất và tinh thần, do các thế hệ trước để lại trong công cụ lao

động, công trình kiến trúc, tác phẩm văn học; khoa học, v.v. Tất nhiều, mỗi

người phải có thân thể mới có tâm hồn; tâm lý từng người phải có cơ sở vật

chất là hoạt động thần kinh trung ương. Nhưng nếu người sinh ra không ở với

loài người mà ở với sói - như trường hợp xảy ra với hai em bé Ấn Độ, chỉ đi

Page 12: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

bằng hai chân, hai tay, không biết nói, không biết cười, không biết ăn theo

kiểu người, không có thói quen và nhu cầu mặc quần áo... thì không có một

nét nào của nhân cách con người.

Như vậy, con người vốn sinh ra chưa có nhân cách. Nhân cách là cấu

tạo mới do từng người tự hình thành nên và phát triển trong quá trình sống -

giao tiếp, học tập lao động, vui chơi, v.v.. Nhân cách không có sẵn bằng cách

bộc lộ dần dần các xung đột bản năng nguyên thuy mà một lúc nào đó đã bị

kiềm chế, chèn ép. Bằng các hoạt động xã hội, con người ngay từ khi còn nhỏ

đã dần dần lĩnh hội nội dung loài người chứa đựng trong các mối quan hệ xã

hội có liên quan tới các hoạt động của trẻ. Phương pháp giáo dục có hiệu quả

là tổ chức cho trẻ hoạt động lĩnh hội các nội dung đó mà hình thành nhân

cách, chứ không phải là tạo ra các biện pháp cho phù hợp với mức độ trưởng

thành của trẻ.

Nói theo Lênin, cùng với dòng sữa mẹ, con người hấp thụ tâm lý, đạo

đức của xã hội mà nó là thành viên. Nhân cách của con người hình thành và

phát triển theo con đường từ bên ngoài vào nội tâm, từ các quan hệ với thế

giới tự nhiên, với thế giới do vật do các thế hệ trước và bản thân tạo ra, các

quan hệ xã hội mà nó gắn bó.

Toàn bộ công tác giáo dục của chúng ta nhằm xây dựng toàn diện nhân

cách của con người Việt Nam sống và làm việc trong thời đại đổi mới. Đó là

nhân cách của người lao động sáng tạo, năng động, có tay nghề, có tâm

hồn... chứ không phải con người sống cốt cân bằng với ngoại giới hay chỉ

thích nghi với xã hội. Nhân cách hình thành và phát triển bằng các hoạt động,

trong đó có một hoạt động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự hình thành

và phát triển nhân cách là hoạt động giao tiếp, vì tất cả các mối quan hệ có ở

con người, quan hệ người – vật, quan hệ người - máy... đều gắn bó bằng

cách này hay cách khác với quan hệ người - người. Nhất là trong thời đại

thông tin, kinh tế tri thức, các quan hệ giao tiếp người - người càng trở nên có

ý nghĩa hơn bao giờ hết. Có tổ chức được các mối quan hệ giao lưu tốt mới

hy vọng có được nhân cách tốt. Điều đặc biệt quan trọng ở đây là người được

Page 13: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

giáo dục có hoà nhập với các mối quan hệ đó hay không. Môi trường giáo dục

nhải được hiểu như là hệ thống các mối quan hệ giao lưu và sự hoà nhập

này. Theo ý nghĩa đó, có gia đình tốt chưa chắc đã có môi trường giáo dục

tốt. Sống trong gia đình, đi học ở nhà trường, sinh hoạt trong đoàn thể và kể

cả trong trường hợp ba tổ chức này có kết hợp với nhau, chưa chắc đã có

môi trường giáo dục tốt.. Vấn đề là ở chỗ từng tổ chức này, cũng như sự kết

hợp của ba tổ chức này có thật sự thu hút được các em vào “luồng” giáo duc

mà chúng ta mong muốn không. Nghiên cứu trẻ em chậm tiến vốn sinh ra và

lớn lên trong gia đình nền nếp, tiến bộ, có nhiều điều kiện cho con cái ăn học,

có các quan hệ xã hội phong phú, tốt đẹp đã cho chúng tôi thấy rõ như vậy.

III. Giáo dục nhân cách theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhân cách là một vấn đề hết sức lớn đối với giáo dục, giáo dục nhân

cách là vấn đề trung tâm. Xét đến cùng, toàn bộ công việc của giáo dục là

góp phần phát triển con người, hình thành nhân cách, phát triển nhân cách.

Giáo dục tạo điều kiện cho mỗi em học sinh được phát triển tối ưu nhân

cách của mình mang đậm tính dân tộc, tính xã hội, tính cộng đồng, gắn bó với

gia đình, nhưng lại là một nhân cách riêng. Đó là mục tiêu của nền giáo dục.

Trong lịch sử, nhân cách con người đã nhiều lần bị hoà tan vào cộng

đồng, thậm chí trong xã hội tư bản chủ nghĩa thì nhân cách đã bị tha hóa.

Nhân cách chính là bộ mặt tâm lý của mỗi con người cụ thể. Nhân cách là hệ

thống các thái độ của con người. Mỗi người phải có một bộ mặt tâm lý riêng,

bao gồm các thái độ riêng của từng người. Tâm lý của mỗi người đương

nhiên là phản ánh các đặc điểm tự nhiên, đặc điểm xã hội... Trong xã hội

chúng ta, diện mạo tâm lý riêng của một người phải nổi bật lên một nhân cách

công dân.

Nói cách khác, chúng ta xây dựng nhân cách của con người vừa có

đạo lý, vừa có nhân lý, vừa có công lý – một công dân có đặc điểm nhân cách

riêng của mình là mục tiêu của các nhà giáo dục. Cho nên, người ta nêu rõ

rằng, giáo dục tương lai là làm cho mỗi người đúng là một con người ở trong

xã hội, vấn đề cá tính rất quan trọng.

Page 14: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Trong công táo giáo dục, nhiều khi chúng ta đã làm cho học sinh mất cá

tính. Ai có nét gì khác người là thành vấn đề. Con người phải có cá tính,

nhưng cá tính đó không thể thoát ly khỏi xã hội. Do đó phải tập trung làm nổi

lên con người công dân. Khó có hy vọng xây dựng được một mẫu chung cho

tất cả mọi người. Mỗi người là một mẫu của chính mình, nhưng phải tuân

theo định hướng chung của xã hội, của cộng đồng, có những nét cá tính rất rõ

rệt, có bộ mặt tâm lý rất riêng biệt; có hệ thống thái độ đúng đắn với mình và

với xung quanh; đồng thời phải hết sức nhấn mạnh tính tích cực xã hội, đóng

góp cho xã hội.

Suy nghĩ về các tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh và về cuộc đời

hoạt động của Người, chúng ta thấy Bác là một tấm gương vĩ đại, sống và

chiến đấu để trở thành người và làm người, trở thành một nhân cách lớn. Bác

đã nêu cao tư tưởng: Nhiệm vụ của giáo dục trước hết là dạy học sinh, thế hệ

trẻ, các chiến sĩ, các sĩ quan thành người và làm người. Hệ tư tưởng Hồ Chí

Minh cũng như toàn bộ đời hoạt động của Người đều có xuất phát điểm đầu

tiên là từ lòng thương yêu con người, đặc biệt thương yêu người nghèo khổ,

lầm than, nô lệ, gắn liền với sự tủi nhục trước cảnh "nước mất, nhà tan", với

lòng yêu nước nồng nàn. Hệ tư tưởng Hồ Chí Minh thấm đượm lòng nhân ái,

chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn. Và cả cuộc đời Người, từ hành vi đối xử

thường ngày với người xung quanh đến công việt lãnh đạo nhà nước, hoạt

động quốc tế, ở mọi nơi, mọi lúc đều toát lên tinh thần nhân văn, nhân tạo,

nhân ái vô cùng sâu xa và hết sức bình dị, gần gũi với mọi người, cảm hoá

được mọi người, mang lại một tác dụng to lớn cho cách mạng, cho dân tộc và

cho cả loài người. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh được thế giới tôn vinh là anh

hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa, người chiến sĩ và nhà lãnh đạo

lỗi lạc của phong trào giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân. Tên tuổi Hồ Chí

Minh gắn liền với sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng dân tộc, giải

phóng giải cấp.

Nhân cách Hồ Chí Minh là nhân cách Việt Nam tiêu biểu, được hun đúc

trong hệ thống giá trị truyền thống của mấy nghìn năm lịch sử hùng tráng,

Page 15: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

quật cường, bất khuất, hy sinh và chịu đựng của dân tộc Việt Nam và xu thế

tự giải phóng của loài người. Nhân cách ấy đã có ảnh hưởng to lớn đến sự

hình thành và phát triển nhân cách ngày nay ở nước ta. Tinh thần Hồ Chí

Minh, nhân cách Hồ Chí Minh tạo ra sức mạnh tâm lý kỳ diệu. Hồ Chí Minh đã

và đang góp phần tạo ra diện mạo tâm lý hoàn toàn mới mẻ của cả mấy thế

hệ, suy rộng hơn, của cả một dân tộc, một thời đại. Chính đó là sức mạnh

giúp chúng ta giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và biết bao thành

tích kỳ vĩ khác.

Diện mạo tâm lý ấy chính là nhân cách với các hệ thống thái độ mang

một chất lượng mới, khác hẳn trước đó:

Thái độ với đất nước: "Tận trung với nước, tận hiếu với dân".

Thái độ đối với giá trị con người: "Ai giữ được đạo đức đều là người

cao thượng".

Thái độ đối với lao động: "Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn

sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta".

Thái độ với bản thân: luôn luôn có tinh thần phê bình và tự phê bình;

"ham học, ham làm, ham tiến bộ"...

Nói về tư cách người cách mạng, trong tác phẩm Đường Kách mệnh,

Người viết:

Tự mình phải

Cần kiệm

Hoàa mà không tư,

Qủa quyết sửa lỗi mình

Cẩn thận mà không nhút nhát

Hay hỏi

Nhẫn nại (chịu khó)

Hay nghiên cứu, xem xét.

Page 16: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Vị công vong tư.

Không hiếu danh, không kiêu ngạo

Nói thì phải làm

Giữ chữ nghĩa cho vững

Hy sinh.

Ít lòng ham muốn về vật chất..

Bí mật

Đối người phải:

Với từng người thì khoan thứ.

Với đoàn thể thì nghiêm.

Có lòng bày vẽ cho người.

Trực mà không táo bạo.

Hay xem xét người.

Làm việc phải:

Xem xét hoàn cảnh kỹ càng.

Quyết đoán.

Dũng cảm

Phục tùng đoàn thể".

Trước đây, trong chương trình các môn học có cấu tạo chung là tri

thức, kỹ năng và thái độ. Ngày nay, các nhà nghiên cứu giáo dục trên thế giới

đề nghị xếp sắp lại cấu tạo đó theo trình tự ưu tiên: thái độ, tri thức, kỹ năng.

Vấn đề đang đặt ra hiện nay là, trong cơ chế thị trường có sự quản lý

của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khi quy luật giá trị tác động

rõ rệt ở khắp mọi nơi, thang giá trị đang có biến đổi mạnh, kéo theo những

biến động mạnh trong nhân cách, trong hệ thống thái độ, chúng ta phải tiến

hành tác động vào định hướng giá trị của xã hội, giáo dục giá trị và định

Page 17: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

hướng giá trị cho học sinh, cho thế hệ trẻ. Vấn đề là phải tạo ra một thang giá

trị lành mạnh, thước đo giá trị hợp lý, phát huy tính tích cực có lợi cho xã hội

và từng cá thể, tính năng động của cả cộng đồng và xã hội, giải phóng mọi

sức sáng tạo, mọi lực lượng sản xuất, tạo ra năng suất lao động cao ở mọi

lĩnh vực của đời sống, nâng cao hiệu quả của tất cả các hoạt động của mọi

người.

Giáo dục nhân cách là cốt lõi của công việc giáo dục cho thế hệ trẻ và

toàn xã hội cũng như giáo dục của từng cá thể. Giáo đục nhân cách là cốt lõi

của sự hình thành và phát triển con người: giáo dục là dạy và học làm người.

Con người, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có cấu trúc nhân cách là đức và tài,

trong đó đức là nền tảng. Thành tố tài có tiểu cấu trúc là các năng lực. Thành

tố đức có các tiểu cấu trúc cơ bản là cần, kiệm, liêm, chính.

Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta hãy cùng nhau

một lần nữa làm cho nhân cách Hồ Chí Minh - nhân cách tiêu biểu Việt Nam

và tư tưởng tâm lý học nhân cách và giáo dục nhận cách của Người trở thành

hạt nhân trong thang giá trị của xã hội ta, định hướng giá trị cho mọi người,

phát huy các giá trị truyền thống dân tộc, tạo thành một sức mạnh mới, ý chí

mới.

Chúng ta hãy hết lòng, hết sức giáo dục con em thành người và làm

người với những đức tính:

- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc

và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn,

lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình,

độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

- Có tinh thần tích cực đóng góp cho xã hội, đoàn kết, phấn đấu vì lợi

ích chung. “...”

- Có lối sống lành mạnh, nếp sống, văn minh, cần kiệm, trung thực,

nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước cộng đồng; có ý thức

bảo vệ và cải thiện môi trưởng sinh thái.

Page 18: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo,

năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.

- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình

độ thẩm mỹ và thể lực.

B. VỀ NHÂN CÁCH VÀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH

PGS. TS. LÊ ĐỨC PHÚC

Từ trước tới nay, nhân cách với tư cách là hiện tượng tâm lý và xã hội

đã được nhiều người nghiên cứu trên những lĩnh vực khác nhau. Giới tâm lý

học ở Việt Nam cũng thường bàn về vấn đề này, ví dụ như: Nguyễn Ngọc

Bích, Phạm Hoàng Gia, Phạm Minh Hạc, Trần Hiệp, Hoàng Xuân Hinh, Đặng

Xuân Hoài, Bùi Văn Huệ, Đỗ Long, Nguyễn Đức Minh, Trần Trọng Thuỷ,

Nguyễn Quang Uẩn... Bên cạnh những bước tiến đáng ghi nhận, chúng ta có

thể thấy vẫn còn nhiều điều cần được tiếp tục làm sáng tỏ, nhất là khi nghiên

cứu theo yêu cầu và trong những điều kiện mới ở nước ta. Tuy nhiên, do đây

là một đề tài lớn, đang có nhiều nhóm chuyên gia khác nhau cùng thực hiện,

nên chúng tôi chỉ trình bày quan niệm về lý luận và phương pháp, góp phần

tạo ra sự định hướng hành động cụ thể, thống nhất.

1. Lý luận về nhân cách

Trước hết, hai câu hỏi cần được giải đáp là "Lý luận là gì?" và "Nên lựa

chọn lý luận như thế nào?".

Trong tiếng Việt, giới ngôn ngữ học định nghĩa “lý luận” là: “Hệ thống

những tư tưởng được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, có tác dụng chỉ đạo

thực tiễn”. Còn theo M.H. Marxn, đó là những ý kiến nói về những mối quan

hệ giữa các quy luật, được gắn kết lôgic với nhau theo các quy tắc diễn dịch

nhất định và trật tự nào đó. Tôi lựa chọn hai trong nhiều định nghĩa khác nhau

đó để muốn chứng minh rằng: a) Lý luận còn được hiểu không giống nhau; và

b) Nếu không xuất phát từ nhận thức luận (là chủ yếu) thì khó phát hiện được

cái đúng hoặc cái sai, cái chưa tường minh trong từng định nghĩa. Cụ thể,

Page 19: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

trong định nghĩa thứ nhất, hệ thống những tư tưởng phải phản ánh được các

quy luật và kinh nghiệm thực tiễn, bao hàm cả kết quả thực nghiêm khoa học.

Trong khi đó, định nghĩa thứ hai vừa không phù hợp với tâm lý học như tác

gỉa khẳng định trong ấn phẩm đã dẫn, vừa bỏ qua mối quan hệ với thực tiễn.

Vì thế, chúng ta có thể cho rằng lý luận là một hệ thống những tư tưởng phản

ánh các quy luật và những mối quan hệ giữa các quy luật, được khái quát từ

kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu khoa học, có tác dụng chỉ đạo thực tiễn.

Việc đánh giá và lựa chọn lý luận diễn ra theo quan niệm và hình thức

khác nhau mà nhiều nhà nghiên cứu đã tổng kết như: theo trực giác, dựa vào

uy tín hoặc đa số, so sánh với những lý luận khác, v.v.. Tuy nhiên, rốt cuộc và

trên bình diện khoa học, người ta cũng đã đưa ra một số tiêu chí sau đây:

1. Tính nhất quán bên trong (internal consistency);

2. Tính nhất quán bên ngoài (external consistency);

3. Khả năng kiểm nghiệm (testability); và

4. Khả năng giải thích (explanatory power).

Trước khi xem xét vấn đề nghiên cứu hiện nay, chúng ta hãy điểm qua

một số quan điểm lý luận và thực tiễn khác nhau.

2. Khát quát lịch sử nghiên cứu nhân cách

Trong cuốn “Chủ nghĩa Mác và lý luận về nhân cách", ngay trong

những câu mở đầu chương IV, Lucien Seve có dẫn một câu của P.Janet như

sau: "Liệu con người đến một ngày nào đó có tạo rạ được những tiến bộ

tương tự trong thời gian như đã tạo ra được trong không gian hay không?.

Câu hỏi ấy thiết tưởng cũng có thể được nêu lại sau nhiều thập niên khi xem

xét tinh hình nghiên cứu, phát triển tâm lý học nhân cách ở nước ngoài. Song,

tự bản thân nó, việc giải quyết nhiệm vụ này là vô cùng phức tạp, khó khăn.

Theo nhận thức luận, vấn đề đầu tiên liên quan đến sự tồn tại (hay

không) của một khoa học bất kỳ là đối tượng hay phạm vi đối tượng của nó.

Đã có một thời, như L. Canestrelli thốt lên: “Nhân cách là một cấu tạo tinh

Page 20: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

thần của chúng ta”, nhiều người cho rằng những vấn đề định nghĩa của tâm lý

học nhân cách dường như không chỉ là chưa được giải quyết mà còn là

không thể giải quyết nổi. Như thế, sự quan tâm đến nhân cách trước hết là ở

chỗ này.

Theo dòng lịch sử và loại trừ tâm lý học tư biện, người ta phải coi năm

1879, khi W.Wundt thành lập phòng thực nghiệm tâm lý học đầu tiên trên thế

giới, là cái mốc của sự phát triển tâm lý học hướng theo tinh thần khoa học.

Tuy nhiên, về nhân cách, W.Wundt và các học trò của ông đã đi theo cách

thức của thực nghiệm khoa học tự nhiên. Nhân cách mất đi sự thống nhất và

bị chia thành những bộ phận riêng lẻ thoát ly khỏi những điều kiện, hoàn cảnh

sống cụ thể, đa dạng của nó.

Khoảng hai thập niên đầu tiên của thế kỷ XX, nhiều nhà tâm lý học, trên

cơ sở những tiến bộ mới trong tâm lý học, đã phê phán tâm lý học thực

nghiệm truyền thống và xác định những phương hướng mới. Thoạt tiên, đó là

sự khẳng định vấn đề nhân cách con người phải là trọng tâm của tâm lý học

và nhấn mạnh tính toàn vẹn, mối quan hệ đa dạng của nhân cách. Tuy nhiên,

đó mới chỉ là tuyên ngôn, còn trong thực tế, tâm lý học vẫn chưa có khả năng

bước hẳn qua được nhịp cầu trở ngại đó mà điển hình nhất là tâm lý học sai

biệt.

Những quan niệm của tâm lý học sai biệt khi nghiên cứu các quá trình

tâm lý chịu ảnh hưởng của tâm lý học thực nghiệm đại cương và đại diện của

nó là F.Galton với tác phẩm "Về những năng lực của người (1883) cũng như

W.Stern với công trình "Tâm lý học sai biệt và những cơ sở phương pháp của

nó" (1921). H.D.Schmidt đã tóm tắt nội dung tinh thần của xu hướng này như

sau:

- Tâm lý học sai biệt không phải là tâm lý học thực sự về cá tính mà chỉ

nghiên cứu những sự khác nhau chủ yếu của các chức năng và thuộc tính

tâm lý, do đó là cầu nối giữa tâm lý học đại cương với việc tìm hiểu các cá

tính về tâm lý học;

Page 21: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

- Những sự khác biệt trong mỗi chức năng được quy về những hình

thức cơ bản. những “kiểu” nào đó hoặc được xem xét theo một thang bậc

lượng hoá chúng;

- Các đặc điểm của những chức năng riêng rẽ được nghiên cứu trong

“tương quan" tạo nên nguyên tắc tổng hợp chủ yếu nhất của tâm lý học sai

biệt;

- Tâm lý học sai biệt đã phát triển những phương pháp mà W.Stern giải

thích bằng sơ đồ cơ bản sau:

Theo W. Stern, tâm lý học phải được xây dựng trên cơ sở của thuyết

nhân cách coi đối tượng của nó là cá nhân, một chính thể sống động, cá thể,

độc đáo. Nhân cách chỉ là "cá tính toàn vẹn” ("Totale Individualitaet").

Tâm lý học sai biệt góp phần đáng kể vào sự phát triển phương pháp

luận và phương pháp trong việc so sánh đặc điểm, tương quan (ví dụ, trí

thông minh và điểm học ở nhà trường) của (hoặc giữa) cá nhân, nhóm được

nghiên cứu. Ảnh hưởng của nó còn lan rộng cho đến ngày nay. Tuy nhiên,

tâm lý học không coi đối tượng chủ yếu của mình là sự khác biệt tâm lý mà là

chính bản thân cái tâm lý. Mặt khác, so sánh chỉ là bước đi sau những quá

trình khác trong nghiên cứu. Và cuối cùng, không thể chỉ dùng loại chuẩn

trung bình thu được từ một tập hợp (population- dù manh tính đại diện) mà

không tính đến yêu cầu hoạt động thực tế.

Song, trong một thời gian dài, nhân cách lại được hiểu như là toàn bộ

các mặt bẩm sinh quy định hành vi diễn ra theo một phương thức nhất định

nào đó. Trước hết cần điểm lại những xu hướng sinh vật hoá, chú ý nhiều

đến đặc điểm hình thể, thể tạng hay giải phẫu - sinh lý, kiểu loại thần kinh,v.v..

Có lẽ cũng vì thế, Ernst Kretschmer đã chia các nhà khoa học thành hai

nhóm: phần lớn các nhà triết học, thần học, luật học thuộc loại gày gò, mảnh

khảnh, trong khi đó, đa số bác sĩ, các nhà thực nhiệm khoa học tự nhiên lại

thuộc loại béo. W.H.Scheldon cũng quan niệm rằng giữa đặc điểm cấu tạo cơ

thể (tương đối không phụ thuộc vào giới tính) và những đặc điểm trong phạm

vi thuộc tính tâm lý có mối quan hệ với nhau. Ví dụ:

Page 22: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Các thành phần cấu tạo cơ thể

Các thành phần tâm lý

Kretschmer

Leptosom (mảnh mai, dáng

mảnh khảnh)

Pycinc (béo, mập mạp)

Athletisch (lực lưỡng)

Nhạy cảm, hướng nội, căng thẳng giữa cái

tôi – môi trường, tự kỷ, kỷ luật, kín đáo…

Hồ hởi, hướng ngoại, sẵn sàng, vị tha, vui

tính, hào phóng, thích kết bạn, thích nghi với

hiện thực…

Chậm chạp, tập trung, chung thuỷ, dễ nổi

giận, ít nói, cứng nhắc…

Scheldon

Ectomorphic (dong dỏng cao,

mảnh dẻ)

Endomorphic (to béo)

Mesomorphic (vạm vỡ, thể

tạng trung bình)

Nhạy cảm, rụt rè, kín đáo hướng nội, tò mò,

ham hiểu biết dễ gợi dục tình…

Dễ chịu, hướng ngoại, khoan dung, cởi mở,

thích kết bạn…

Tích cực, hung hăng, ít nhạy cảm, cứng

nhắc, chung thuỷ, thiếu thận trong…

C.Lombroo, người đại diện cho cái gọi là trường phái Italia, thường giải

thích các hiện tượng xã hội bằng các yếu tố sinh học cũng đã từng bị G.Tarde

phê phán vì lẽ đó.

Theo xu hướng này và chịu ảnh hưởng của thuyết phản xạ có điều kiện

(Bechteren, Paplov), chủ nghĩa hành vi nổi lên như một trường phái tâm lý có

ảnh hưởng nhất vào đầu thế kỷ XX với Watson, người sáng lập và các đại

diện của nó là G.M.Mead, E.L.Thorndiker, E.C.Tolman, C.L. Hull, K.S.Lashley,

E.R.Guthrie. Có thể coi tuyên bố “tâm lý học là khoa học về hành vi” của

Wastson là cương lĩnh của phái này. Hành vi được hiểu như những cả động

đáp lại của cơ thể đối với kích thích của môi trường. Như X.L.Rubinstein phê

phán, đây quả là một thứ “tâm lý học phi tâm lý”.

Page 23: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Vấn đề chủ yếu ở đây còn là trong tâm lý học hành vi, người ta đã hoặc

phủ nhận ý thức với tư cách là đối tượng của sự nhận thức khoa lọc

(Watson), hoặc quy ý thức vào các quá trình sinh lý (Lashley). Sở dĩ như vậy

vì, như Watson tự giải thích, tâm lý học hành vi ra đời trực tiếp từ những công

trình nghiên cứu về hành vi của động vật. X.L. Rubinstein nhận xét rất đúng

là: "Việc quy các hình thức cao cấp của hoạt động con người vào một tổng số

máy móc hay một tập hợp các phản ứng cơ bản, những phản xạ dẫn đến chỗ

làm mất đi tính độc đáo về chất của nó".

Khi đề cập những vấn đề cơ sở nhận thức luận của tâm lý học tri giác,

N.Bischof chia chủ nghĩa hành vi thành ba nhóm:

a) Chủ nghĩa hành vi dung tục (vulgar) coi hành vi là đối tượng nhận

thức, phủ nhận cái tâm lý. Do đó, việc nghiên cứu nhân cách theo Watson chỉ

là nghiên cứu hệ thống các thói quen tạo thành nhân cách;

b) Chủ nghĩa hành vi phương pháp luận (methodological) cũng xuất

phát từ hành vi, coi đó là đối tượng nhận thức. Chủ nghĩa này, không loại trừ

sự tồn tại của các hiện tượng tâm lý nhưng lại cho rằng không thể nào hiểu

biết chúng một cách khoa học. Với công thức R-f (S), trong đó R là hành vi và

S là kích thích nhân cách, đối với Skinner, chỉ là một thực thể hoàn toàn được

điều chỉnh từ bên ngoài;

c) Chủ nghĩa hành vi lôgic, hiện là một trường phái nổi bật, cũng quan

niệm hành vi là đối tượng khởi đầu nhưng không nhìn nhận các hiện tượng

quan sát thấy và đo được là biểu hiện của tâm lý dù tồn tại thực tế, khách

quan.

K.Holzkamp, một đại diện của tâm lý học phê phán, cũng như A.

Kossakowski đều phê phán bệnh quy rút về hai mặt đó. Nếu con người chẳng

khác gì cơ thể động vật thì cái xã hội đã bị quy thành cái sinh học. F.Klix nhận

xét cả chủ nghĩa hành vi mới cũng chỉ là một sự mở rộng chủ nghĩa hành vi

ban đầu, chưa khắc phục được phương hướng sai lầm về phương pháp luận

khi giải thích các hiện tượng và quy luật tâm lý.

Page 24: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Các nhóm khác nhau của chủ nghĩa hành vi nói trên có ảnh hưởng

không ít đối với cả những nhà tâm lý học có tên tuổi. Eysenok thể hiện rõ màu

sắc của chủ nghĩa hành vi lôgic với công thức "S - O – R”: Cattell, Guilford

đều coi hành vi là tâm điểm của tâm lý học nhân cách, thậm chí Cattell còn

gọi tâm lý học của ông là "tâm lý học hành vi” và các khái niệm có liên quan

tới ý thức như "hứng thú” hay “tức giận” đều phải được định nghĩa bởi biểu

hiện của chúng trong hành vi hay sinh lý.

Chủ nghĩa nhân cách (Personalism) gắn liền với tên tuổi của W.Stern

(1871 - 1938), người muốn tạo ra sự tổng hợp giữa những thành tựu thực

nghiệm và khoa học tinh thần trong tâm lý học, đã coi nhân cách là hội điểm

của yếu từ bên trong (di quyền) và yếu tố bên ngoài (môi trường). Do đó, chủ

nghĩa nhân cách còn được gọi là thuyết hội tụ (Konvergenztheorie), được

minh họa trong một mô hình cơ học, máy móc

Theo tinh thần của nó, môi trường chỉ có ý nghĩa bổ sung và là sự tiếp

tục của cái di truyền. Màu sắc nội sinh (endogenese) cũng không mấth khi về

sau, nó được thay thế, cải tiến bằng một công thức khác: di truyền x môi

trường.

Trong tâm lý học theo chủ nghĩa nhân cách, “cá nhân” trở thành một

khái niệm trừu tượng, siêu hình, tách khỏi nhân cách mang tính lịch sử, cụ thể

của con người. Cá nhân không chỉ được xem như con người xã hội mà còn là

cơ thể, tế bào, các vật thể vô cơ và thậm chí là nhân dân, thế giới, chúa trời.

Tuy nhiên, cũng phải thấy rõ những đóng góp của W.Stern khi chủ

nghĩa nhân cách muốn khắc phục mặt yếu kém của chủ nghĩa hành vi, một

thứ tâm lý học phi linh hồn để tạo nên “một khoa học về cá nhân trải nghiệm

và có khả năng trải nghiệm”

Nhân học văn hoá (Culturanthropology), một xu hướng nghiên cứu phát

triển chủ yếu ở Mỹ. Xu hướng này được nhắc tới ở đây vì những quan niệm

đề cao khái niệm “văn hoá” của R.Benedict, B.Malinowski, nhất là của M.

Mead. Ngay từ những năm 1940, R.Linton đã phê phán sự xa rời bản chất và

vai trò của con người. Và sau này, ngay cả G.Allport, nhất là A.N.Leonchiev

Page 25: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

trong cuốn Hoạt dộng – Ý thức – Nhân cách còn chỉ rõ các nhà tâm lý học

nghiên cứu cá thể với tư cách là nhân cách, trong khi đó, văn hoá chỉ là đối

tượng của sử học và xã hội học. C.N. Cornilov và cả L.Seve cũng thường

được coi là những người đại diện cho trường phái xã hội hoá này. Trong tác

phẩm đã dẫn, L.Seve coi "nhân cách là hệ thống sinh động của những quan

hệ xã hội giữa các phương thức hành vi, nhấn mạnh đó là "cơ sở chung, đầy

đủ nhất để xem xét những mặt cơ bản khác nhau của đời sống cá nhân".

Dựa theo những số liệu của dân tộc học, nhân học văn hoá đã đi đến

một kết luận phản tâm lý, sai lầm rằng các đặc điểm tâm lý cơ bản được quy

định bởi văn hoá chứ không phải bởi bản chất con người (A.N.Lêonchiev).

Mối quan hệ giữa "văn hoá" và "cá nhân đã có lúc được trình bày đơn giản

như sau: Sự phát triển cá nhân được quy định bởi những thói quen chăm sóc

thời thơ ấu của cha mẹ. Những thói quen đó được xem như “những thiết chế

cơ sở", được điều chỉnh bởi những chuẩn mực nhất định phản ánh cả những

điều kiện kinh tế. Nhưng những điều kiện kinh tế chỉ là những khả năng có thể

tác động tới những thói quen như vậy. Và có những yếu tố quyết định của

giáo dục cũng trở nên mờ nhạt trong vai trò “chuẩn bị" cho sự phát triển của

"nhân cách cơ sở” (Basic personality).

Trong những năm gần đây, sự so sánh giữa các nền văn hoá được

tăng cường do bản thân tầm quan trọng của vấn đề, nhưng mặt khác còn do

sự mở cửa của các quốc gia, sự xuất hiện không ít những vấn đề mang tính

toàn cầu. Chẳng hạn, nhiều người trong Câu lạc bộ Mensa, một tổ chức quốc

tế hiện có trên 100.000 người ở trên 100 nước, khi nghiên cứu về trí thông

minh đã kết luận: trí thông minh do văn hoá quy định. Ở nước này, đặc điểm

nổi trội có thể là tư duy phaant ích, ở nước khác lại là tư duy liên tưởng, v.v..

Song, như J.Mathes viết: "Sai lầm tư duy gây nên tình trạng tiến thoái

lưỡng nan là do quan niệm cho các nền văn hoá là những thực thể có những

đặc điểm độc đáo và con người không phải là cái gì khác hơn là những người

mang những đặc điểm văn hoá đó”.

Page 26: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, tâm lý học nhân cách ở

các nước phương Tây cố gắng vượt qua những sai lầm, hạn chế trong quan

điểm lý luận – phương pháp luận và cách làm của mình. Tuy nhiên, chỉ căn

cứ vào những cuộc thảo luận và một số công trình xuất bản trong những năm

1960 và 1970, ta cũng có thể thấy rõ sự hình thành của hai xu hướng đối lập

cơ bản. Nói như H. Keuhn và K.Junghaenel, đó là xu hướng mô tả cái riêng

biệt, độc đáo, độc nhất vô nhị trong nhân cách và xu hướng đi tìm các quy

luật.

Xu hướng thứ nhất trở nên phổ biến đặc biệt ở Mỹ, Đức và Pháp, song

cũng có ảnh hưởng ngày càng nhiều ở Bỉ, Ôxtrâylia, Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Italia,

Áo, Tây Ban Nha, Nhật Bản, thậm chí cả Nam Mỹ. Những đại diện có uy tín

nhất là Thomas, Lersch, Arnold (Đức), Allport, Ch.Buhler, Maslow, Rogers,

May (Mỹ), Nuttin (Bỉ)

Stanford, Rogers Và Maslow coi đây là "lực lượng thứ ba", là tâm lý học

nhân văn và đi theo thuyết hiện tượng - hiện sinh. Roger còn nhận xét đây là

“dòng thống trị” có những tác động quan trọng đối với tâm lý học hiện đại

Lý luận nhân cách của Thomae thường được đánh giá là kinh điển đối

với những ai học và nghiên cứu tâm lý học ở Đức và tại nhiều nước khác.

Theo ông, đối tượng nghiên cứu nhân cách là cá nhân độc đáo và thế giới trải

nghiệm của nó. Thomae coi nhân cách là khái niệm bao hàm tất cả các sự

kiện hợp thành một tiểu sử cá nhân, còn bản chất của con người, của nhân

cách và cá tính là những phương thức phản ứng độc đáo vốn có tự phát ở cá

nhân đối với một trải nghiệm mà ông đánh đồng một cách sai lầm với cuộc

sống hay sự tồn tại thực dụng nhất. Như vậy, Thomae đã quy rút bản chất

thực sự của con người thành một hình ảnh chủ quan mà nhũng cơ sở khách

quan của nó đã được tạo lập trong mỗi cả nhân. Nhân cách là "cá nhân và

phản ứng độc đáo của nó” và cá tính là "bí mật của tất cả mọi sự tồn tại”.

Tương tự như Thomae, Lersch đề cao "sự biểu hiện cá nhân của mỗi

người”. Arnold xây dựng quan niệm về nhân cách dựa trên triết học: “Nhân

cách là một tồn tại cá nhân nhất định, độc nhất vô nhị, không thể phân chia,

Page 27: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

được đặc trưng bởi sự thể hiện tính cách do tư chất và môi trường tạo ra”.

Ông giải thích thêm: “Nhân cách thể hiện mối quan hệ siêu việt của con

người” và cho rằng nhân cách xuất hiện khi một người hướng theo các lý

tưởng nhân văn trái với đám đông quần chúng chỉ là các “cá nhân” và hướng

theo chủ nghĩa vật chất. Có thể nói, Arnold đã đại diện cho cả thuyết nội sinh

và tinh hoa bảo thủ.

Nuttin đem lại cho xu hướng chung một màu sắc mới khi định nghĩa cá

nhân là “một chỉnh thể cấu trúc hoá của những ý kiến, niềm tin, thái độ, định

kiến, sự ưa thích, thiện cảm và kinh nghiệm”. Đối với Nuttin, thế giới khách

quan tồn tại trước hết với tư cách là “thế giới cá nhân”. Sự phát triển nhân

cách diễn ra bởi các lực lượng ngẫu nhiên bên trong mỗi cá nhân. Còn về sự

phát triển cá tính, Nuttin chia thành hai bậc: a) “Cá tính sinh học của sinh vật”

và b) “Cá tính tâm lý xã hội”. Tầng bậc thứ ba nằm ở trên đó là “tầng bậc

nhân cách”. Sự phân tầng như thế dẫn đến chỗ tách biệt các cấp độ phát sinh

trong tổ chức tâm lý – sinh lý của nhân cách.

Ch.Buehler, nữ đại diện chủ yếu của tâm lý học nhân văn, xác định bản

chất con người là “một cái gì sâu thẳm ở bên trong, không thể nào định nghĩa

được”, “cái tự thân” – “hệ trung tâm luôn luôn có trong phôi thai ngay từ lúc

bắt đầu cuộc sống cá nhân”, điều khiển các giá trị của cá nhân. Nhân cách

của một cá nhân được xem xét qua sự độc đáo đó. Bà chia ra bốn xu hướng

cơ bản của nhân cách: thoả mãn nhu cầu, thích nghi tự giới hạn, bản thân

bộc lộ sáng tạo, duy trì trật tự nội tại. Đó là sự mở rộng mô hình của Freud.

Rõ ràng, nhân cách và con gười ở đây là một cái gì trừu tượng chứ không

phải là con người thực trong những điều kiện xã hội. Còn cội nguồn của tâm

lý trở thành kẻ tích cực tạo ra sự tồn tại của bản thân. Và theo dòng suy tư

nhất quán ấy, các nhu cầu của con người chỉ còn là tính dục, tình yêu và sự

thừa nhận cái “Tôi”.

Xu hướng thứ hai có thể được giải thích bằng tuyên ngôn của

Herrmann: "Chúng tôi coi việc nghiên cứu nhân cách mang tính kinh nghiệm

là xu hướng hoạt động tâm lý học không đòi hỏi phải có những phát biểu về

Page 28: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

bản chất”. Ông cho nhân cách là "một cấu tạo rất chung mà việc xác định khái

niệm cuối cùng của nó có thể nằm ở cuối chứ không phải ở đầu giai đoạn

nghiên cứu nhân cách. Do đó, các giai đoạn nghiên cứu thường là: quan sát

(đo đạc) -> xác định mô tả -> giải thích bằng những chút tạo theo giả thiết".

Herrmann quan niệm nhân cách, cũng như những đặc điểm của nó, không

mang tính thực tế khách quan mà chỉ là một "sản phẩm trừu tượng” của tâm

lý học, một “khái niệm diễn giải lý thuyết", "một cấu tạo lý luận chung" mà thôi.

Chính vì thế, chiến lược nghiên cứu nhân cách phải bỏ qua cái riêng của mỗi

cá nhân để đi tới những quy tắc, những khái quát hoá, những quy nạp trừu

tượng. Nhưng trong thực tế, không thể tiếp diễn con đường duy tâm chủ quan

và vô căn cứ như vậy.

Hệ thống khái niệm của Herrmann bao gồm cả “môi trường”, được chia

thành hai loại: môi trường vật chất và môi trường học tập". Loại môi trường

sau được đồng nhất với môi trường kích thích", "môi trường thông tin", "môi

trường số liệu”. Trong môi trường đó, cá nhân là một hệ thống tiếp nhận, xử

lý và học tập, thông tin (Hình 2).

Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hành vi trong xu hướng này là Cattell.

Trong tác phẩm nổi tiếng nhất của mình, ông định nghĩa "nhân cách là hành vi

của một người trong một tình huống nhất định". Công thức theo đó là R = f

(S,P) với nghĩa R = hành vi, S = kích thích, và P = nhân cách. Cattell dùng

cách phân tích các yếu tố để tìm ra cấu trúc thứ bậc của các nét nhân cách

(traits). Cấu trúc tiên nghiệm của Cattell bao gồm những lớp như sau: kỹ năng

và kỹ xảo, các nét tính cách, bản năng và động cơ, tâm thế và thái độ, các

đặc điểm của vai trò, các trạng thái biến đổi tạm thời.

Guilford nêu lên một khái niệm chung, trừu tượng về nhân cách khi xem

nhân cách của một cá nhân là "cấu trúc độc đáo của các nét cơ bản”, xuất

phát từ tiền đề “mọi nhân cách riêng biệt đều độc nhất vô nhị”. Ông sử dụng

một sự phân loại khác Cattell: Các nét giải phẫu chủ yếu, các nét sinh lý chủ

yếu, các nét tạo động cơ chủ yếu (nhu cầu, hứng thú, tâm thế), sự phù hợp

của các năng lực, các nét khí chất.

Page 29: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Mô hình của Guilford và Cattell, như G.Witzlack nhận xét, tập trung chủ

yếu vào những đặc điểm hành vi cá nhân, nhờ đó có thể phân biệt nhanh

chóng một cá nhân cụ thể với mọi người khác trong nhóm so sánh theo tinh

thần tâm lý học sai biệt nhưng đã bỏ qua yêu cầu xã hội trong hoạt động thực

tế.

Eysenck chú ý tới những lý luận về nhân cách vì cho rằng "các lý luận

về nhân cách là một sự bổ sung quan trọng cho hành vi trị liệu và làm cho

nhiều sự thật do nghiên cứu mới đây đem lại có thể giải thích được". Nhân

cách được ông quan niệm như là một "tổ chức mang tính ổn định ít hay nhiều

của tính cách, khí chất, trí tuệ và sinh lý củi cá nhân, quy định tính độc đáo

của sự thích nghi đối với môi trường của nó”.

Eysenck đã xây dựng cấu trúc nhân cách tương tự như các nhà tâm lý

học đi theo xu hướng phân tích các yếu tố. Nhưng khi xét các mặt nhân cách

quan trọng nhất, yếu tố di truyền, đặc biệt nổi bật ở Eysenck, người ta thường

chú ý đến hai điểm trong mối quan hệ giữa lý luận và phương pháp.

Thứ nhất, đó là quá trình tiến hành phương pháp phát hiện cấu trúc tâm

lý của nhân cách.

- Ở mức thấp nhất, người ta tìm hiểu những phản ứng đối với kích thích

có thể tiêu biểu cho một cá nhân này không;

- Trong bước thứ hai, các phản ứng theo thói quen (habits) là đối tượng

chú ý cùng với xác suất xuất hiện của chúng,

- Bước thứ ba, các phản ứng thể hiện trong những test khác nhau của

cá nhân được so sánh tương quan với nhau và phân tích theo các yếu tố.

Các yếu tố nhóm sẽ là những nét cơ bản của nhân cách;

- Bước thứ tư, kiểm tra xem có thể quy các “nét” nào vào một kiểu

chung hay tìm cái gọi là yếu tố G. Năm 1953, Eysenck đề xuất “cơ cấu một

mô hình toán học về tổ chức nhân cách và rút ra những giả thiết có thể kiểm

tra được của mô hình này bằng phương pháp giả thiết – diễn dịch”. Đây chỉ là

Page 30: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

sơ đồ áp dụng cho kiểu hướng nội (introversion). Ba kiểu khác, hướng ngoại,

ổn định và không ổn định cũng được xem xét như vậy.

K. Pawlik, G.Witzlack, H. Thomae đã phê phán Eysenok ở một số điểm

cơ bản như: a) Hệ thống của Eysenok chỉ có tác dụng phân loại cá nhân một

cách đại thể về một số ít mặt chưa đủ đối với nhân cách trong hiện thực da

dạng, phong phú; b) Việc sử dụng các mô hình toán học chưa cho phép

khẳng định có thể phản ánh nhân cách chính xác; c) Những sai lầm về

nguyên tắc của lý luận truyền thống về test vẫn thể hiện trong phân tích các

yếu tố; d) Việc quy hành động thành hành vi theo chủ nghĩa hành vi khiến

không thể giải quyết được vấn đề tâm lý trong thực tiễn.

- Vòng tròn trong trình bày bốn loại khí chất theo Hippokrates và Galen;

- Vòng tròn ngoài ghi các chiều đo của Eysenok.

Như vậy, mỗi cá nhân đều được xác định đặc tính thông qua vị trí của

mình trong hệ thống hai chiều. Sự khủng hoảng tiếp tục diễn ra trong tâm lý

học tư sản. Có nhiều cách trình bày và bình luận như của M.Jaroschewski

(Tâm lý học trong thế kỉ XX); L.L.Bogiovich (Nhân cách và sự phát triển nhân

cách ở tuổi học sinh), L.Seve (Chủ nghĩa Mác và lý luận về nhân cách), H.

Keuhn và K. Junghaenel (Tâm lý học nhân cách tư sản trong khủng hoàng),

v.v… Ở đây, chúng ta hiểu thêm sự phân loại, đánh giá của H.D.Schmidt theo

ba loại mô hình cơ bản.

1. Các mô hình thực hiện đề cao những động lực bên trong như nguồn

gốc hoặc mục tiêu của sự phát triển nhân cách. Trong quá trình sinh sống,

các động lực được hình thành sẵn sàng phát triển theo một dạng thức biến

thể, có dấu ấn rõ nét hơn. Theo S.R.Maddi, những người sáng lập các mô

hình này là Rogers, Maslow, Adler, Allport, Fromm và những người khác

Theo Rogers, người đã từng giữ chức vụ Chủ tịch Hội các nhà tâm lý

học Mỹ từ năm 1946 đến năm 1947, cá nhân là một sinh vật luôn cố gắng duy

trì tăng cường và hoàn thiện các cơ quan của mình để tri giác và vận động.

Nhân cách là phần phân hoá của trường hiện tượng chung, nghĩa là bộ phận

Page 31: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

kinh nghiệm của cá nhân, hạt nhân hay cốt lõi của nó. Nhân cách xuất hiện

trong quá trình phát triển của cá nhân, thống nhất trong bản thân sự tự ý thức

về nó, kinh nghiệm và sự tồn tại của nó. Quá trình “tự hiện thực hoá” được

mô tả như sau:

“Theo quan niệm của tôi, cá nhân có xu hướng hiểu biết và sẵn sàng

trở thành cái mang tính nội tại và có thực… Nó ngày càng lắng nghe tới

những tầng sâu thẳm nhất của bản chất sinh lý và xúc cảm của nó, và ngày

càng phát triển tinh thần sẵn sàng… thực hiện cái bản ngã”

Rõ ràng, xu hướng này được gọi là “tâm lý học nhân văn” coi cá thể là

trung tâm

Tinh thần đó, cơ chế tâm lý của sự phát triển nhân cách mang nặng

màu sắc tự thân, còn thể hiện ở việc coi trọng vai trò của nhu cầu và nhất là ở

sự phân định thứ bậc của chúng.

Khác với Rogers và Maslow khi chú ý đến nguyên tắc thống nhất của

nhân cách (đối lập với sự phân chia ra "cái Nó”, "cái Tôi" và "cái siêu tôi"),

Adler công nhận vai trò của cái xã hội nhưng vẫn xem nhân cách như là sản

phẩm của sự tác động bản thân của cá nhân, được kích thích bởi sự khắc

phục tình trạng khang được che chở an toàn trước thế giới bên ngoài, khắc

phục sự thấp kém của mình và cố gắng tự khẳng định bằng cách giành lấy sự

thống trị những kẻ khác.

Allport cũng đưa kiểu tư duy theo mục đích luận vào tâm lý học nhân

cách: Chẳng hạn, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân cách và chủ nghĩa

hiện sinh, Allport đã viết: "Có một xu hướng trong số các tác giả theo chủ

nghĩa hiện sinh được nêu lên có Kierkegaard, Jaspers, Sartre, Nuttin,

Glodstein) là tìm kiếm một vấn đề chủ định (intentional) cơ bản trong đời sống

con người… Trong bản chất của nó, con người là bất ổn và đầy sợ hãi; con

người mong muốn cả sự an toàn lẫn tự do”. Theo Allport, cốt lõi của bản chất

con người, cái quy định nhân cách là cái tự thân của cá nhân. Cái tự thân

(hay còn được gọi là “cá tính cá nhân”) là dấu hiệu chủ yếu nhất của bản chất

Page 32: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

con người. Đó chỉ là cách nói khác đi so với tinh thần định nghĩa vào năm

1905 của Klages: “Nhân cách là… cái tự thân cá nhân”

Lý luận của Allport dựa trên quan niệm về “những động cơ tăng trưởng”

vốn có ngay từ đầu ở mỗi cơ thể người. Allport nêu lên bốn tiêu chuẩn làm

căn cứ:

a) Vật chất cũng như năng lượng đều có đường vào và đường ra;

b) Các trạng thái tự điều chỉnh liên tục xuất hiện và được duy trì làm

cho hình thức và trật tự nội tại không bị rối loại nghiêm trọng nhờ sự xuất hiện

của năng lượng bên ngoài;

c) Nói chung, trật tự tăng lên theo thời gian vì tính phức hợp và phân

hoá của các bộ phận ngày một tăng;

d) Ít nhất là trên cấp độ con người cũng có một sự “thoả hiệp”

(transaction) với môi trường xung quanh.

Với Allport, con người, nhân cách không phụ thuộc vào các quan hệ xã

hội và do đó, khái niệm “transaction” cũng không khác gì khái niệm “reaction”

của chủ nghĩa hành vi vì như F.Klix phê phán, Allport chỉ nhìn mối quan hệ

qua lại giữa hệ thống cơ chế với điều kiện bên ngoài qua vật chất và năng

lượng.

2. Các mô hình mâu thuẫn (conflict). Điểm đồng nhất chung cho những

mô hình này là quan niệm coi cuộc sống, sự trải nghiệm và phát triển của cá

nhân trước hết là nơi diễn ra hoặc kết quả của sự tác động qua lại của các

động lực xung đột, mâu thuẫn với nhau. Freud, Murray, Sullivan, Rank, và

Jung được nhắc đến như những đại diện của xu hướng này. Như đã nói trong

phần trước, phân tâm học đề cao cái vô thức, cơ chế của vô thức, dục vọng,

sự hình thành nhân cách với "cái Nó", "cái Tôi" và cái siêu Tôi”. Các phe bảo

thủ trước cái mới, cái lạ cũng như những nhà khoa học cấp tiến, mác xít tiểu

phê phán phân tâm học. Gần đây nhất, tờ Le Nouvel Observateuuuur còn

tổng kết 10 cuộc đua tranh giữa sinh lý học thần kinh và phân tâm học (giấc

mơ, nói nhịu, libido (tình dục), vô thức, nụ cười-đầu tiên, trầm cảm, hysteria,

Page 33: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

tâm thần phân liệt, tự kỷ, chữa khỏi bệnh) với kết quả bất phân thắng bại. Tuy

nhiên, điều cơ bản ở đây là hình ảnh con người, nhân cách mang tính sinh

học nặng nề.

Theo H.D.Schmidt, mô hình mâu thuẫn của Freud có bốn nguồn gốc

liên quan đến hoạt động khoa học của ông:

(1) Ảnh hưởng của tư duy sinh lý học và vật lý ở cuối thế kỷ trước;

(2) Khi làm tâm lý trị liệu, ông hiểu các hiện tượng thần kinh không phải

là những rối loạn cơ thể mà là những rối loạn chức năng, có liên quan đến

những trải nghiệm dồn nén có căn nguyên của chúng trong vô thức;

3) Freud cho rằng những rối loạn thần kinh chắc chắn và trước hết có

liên quan đến những vấn đề tính dục của bệnh nhân;

(4) Nguồn gốc thứ tư được lý giải trong môi trường xã hội. Thomas

Mann đã nói đến ảnh hưởng của triết học hiện sinh và thuyết phi lý khi tiếp

xúc với các cá nhân và bệnh nhân thuộc tầng lớp tư sản quyền thế.

3. Các mô hình kiên định (consistency). Cơ sở của mô hình này là sự

tương tác thường xuyên giữa cá nhân với môi trường bên ngoài. Trong quá

trình ấy, cá nhân thu thập kinh nghiệm cả về mặt nhân thức, kỹ năng cũng

như về phương diện cảm xúc. Tuy nhiên, nhiều khi, giá trị cần có không

tương đồng với giá trị hiện có nên cá nhân phải giảm bớt hoặc tăng cường

hoạt động của mình. Kiểu mô hình này phù hợp với tinh thần của lý thuyết lý -

sinh về cân bằng hay thuyết điều chỉnh cibecnetic. Và do những sai lệch, khác

nhau tạo thành yếu tố thúc đẩy hành động và phát triển nên không thể xếp

các mô hình này vào số những mô hình mâu thuẫn.

Hiện nay có hai loại mô hình kiên định. Loại thứ nhất do Kelly và Mc.

Clelland chủ xướng, coi những sai lệch khác nhau về nhận thức là nguồn gốc

của các hành động cá nhân. Loại thứ hai do Maddi đại diện, tập trung chú ý

vào những sự khác biệt động cơ và hoạt động.

Đối với Kelly, con người là một nhà khoa học theo nghĩa rộng nhất của

từ nay. Con người luôn tìm tòi, nhận thức, giả định, kiểm chứng, biến những

Page 34: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

gì đã khẳng định thành hệ thống tri thức của mình. Kelly thấy có thể mô tả

được nhân cách bằng "những cấu tạo cá nhân” tương đối ổn định, nghĩa là

cách thức dùng kinh nghiệm bản thân để mô hình hoá hiện thực.

Mc.Clelland đã nghiên cứu nhiều về loại được gọi là động cơ tạo nên

thành tích. Chằng hạn, ông đã sử dụng một hệ thống tự đề ra để phân tích nội

dung bài vở đối với văn học dân gian và sách giáo khoa ở các nước khác

nhau, trong những giai đoạn lịch sử khác nhau và rút ra kết luận là những

biến đổi trong tâm lý con người, cả trong động cơ, không được tạo nên bởi

nhũng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội mà ngược lại, bản thân động cơ

chính là động lực tiên quyết của sự tiến bộ kinh tế. Đó là một sai lầm điển

hình khi thiếu một cơ sở khoa học về bản chất tâm lý và nhân cách.

Trong khi đó, Maddi xây dựng một lý thuyết hoạt động mà theo đó, cá

nhân sẽ đạt tới một trình độ tiêu biểu, đặc trưng cho nó trong quá trình phát

sinh cá thể theo một cơ chế điều hoà tạo nên sự cân bằng, khắc phục sự

khác biệt giữa trình độ nói trên và phạm vi mức độ, cường độ ý nghĩa cũng

như sự đa dạng của kích thích.

Khi xem xét, phân tích các nét riêng và chung của các xu hướng và mô

hình đã trình bày, năm 1937, Allport đã lập bảng so sánh những lý luận về

nhân cách của châu Âu và Mỹ sau đây:

Các thuyết châu Âu nhấn mạnh Các thuyết của Mỹ nhấn mạnh

- Các tư chất bên trong

- Các điều kiện thể tạng

- Kỹ năng có cấu trúc của nhân cách

- Sự tương đối độc lập với xã hội

- Tính tương đối không thay đổi của

nhân cách

- Hành vi bên ngoài

- Các đặc điểm bề ngoài

- Các thành phần vận động của hành

vi

- Các quan hệ giữa người với người

- Tính có thể thay đổi của nhân cách

Nhưng đó chỉ là bức tranh quá khứ. Tâm lý học ở các nước phương

Tây có trình độ phát triển cao đang cố gắng tự vượt mình. Mặc dù còn những

Page 35: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

hạn chế trong quan niệm về nhân cách trong những mối quan hệ với xã hội,

với ý thức hệ, niềm tin..., người ta đã chú ý nhiều hơn tới khía cạnh nhân văn,

tới việc phải xem xét lại bản chất của nhiều khái niệm có liên quan đến nhân

cách, đi sâu nghiên cứu nhân cách ở cấp độ hành động thường ngày.

Trong lịch sử tâm lý học nhân cách, tâm lý học mác xít và tâm lý học

Xôviết trước đây luôn giữ một vị trí quan trọng. Cho đến nay, cùng với những

thành tựu của nhiều nước xã hội chủ nghĩa Đông âu cũi và nhiều dòng tiến bộ

khác, xu hướng này đã và vẫn tạo nên những cơ sơ và bước tiến đáng kể

trong nghiên cứu về nhân cách.

Qua thời gian, tâm lý học mácxít đã khẳng định được những quan điểm

cơ bản có ý nghĩa lý luận và phương pháp luận chỉ đạo chung cho hoạt động

nghiên cứu con người và nhân cách.

Con người được quan niệm là một thực thể xã hội và do đó, nhân cách,

về nguyên tắc, được quyết định bởi xã hội.

Như vậy, những tiền đề sinh học của sự tồn tại con người chỉ là những

khả năng, cơ sở xuất phát của sự phát triển và khác biệt của nhân cách. Đó

là tư tưởng khắc phục các quan điểm sai lầm, phiến diện như thuyết bẩm sinh

(nativisme) (chẳng hạn như những sự phân loại bắt đầu từ Hippokrates cho

đến Kretschmer, Eysenok, hay trường phái Pavlov), cách lý giải phi lịch sử

(J.Lersch), các xu hướng xã hội hoá tâm lý học (Malinowski), M.Mead và cả

Kornilov, L.Seve).

Người đề xuất đầu tiên nguyên tắc này là Vưgôtxki với "Tư duy và ngôn

ngữ" (1934) và trước nữa, “Ý thức với tư cách là vấn đề của tâm lý học hành

vi” (1924). Và tiếp theo là “Những vấn đề của tâm lý học đại cương” (1940),

“Những nguyên tắc và con đường phát triển tâm lý học” (1959). Từ đó, như

A.N.Leonchiev đánh giá, người ta bắt đầu coi tâm lý của con người, học

thuyết tâm lý học cụ thể về ý thức như là hình thức cao nhất của sự phản ánh

hiện thực cũng như học thuyết về hoạt động và cấu trúc của nó dưới góc độ

lịch sử.

Page 36: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

A.N.Leonchiev, qua những công trình nghiên cứu về hoạt động, hoạt

động có đối tượng, hoạt động và nhân cách, đã tạo điều kiện cho các nhà tâm

lý học hiểu rõ bản chất, sự hình thành và phát triển nhân cách đúng đắn hơn.

Ở đây, cần chú ý tới một số quan điểm sau:

- Nhân cách không phải là một chỉnh thể bao gồm tất cả đặc điểm của

con người – “từ những quan niệm chính trị và tôn giáo cho tới sự tiêu hoá”

- Từ “nhân cách” chỉ được dùng cho người và chỉ bắt đầu từ một giai

đoạn phát triển nào đó. Nhân cách là một sản phẩm tương đối muộn của sự

phát triển lịch sử xã hội và phát sinh cá thể của con người.

- Cả nhân cách lẫn cá nhân đều là một sản phẩm tương tác của các

quá trình thực hiện các quan hệ sinh sống của chủ thể. Con người trở thành

nhân cách khi là chủ thể của các quan hệ xã hội

X.L.Rubinstein cũng nhấn mạnh: “Nhân cách là cá nhân cụ thể, lịch sử,

sinh động gắn với những quan hệ thực tế đối với thế giới hiện thực”.

P.Galperin tóm tắt ngắn gọn đặc điểm này: “Nhân cách là một sản phẩm xã

hội – lịch sử”, đề cao vai trò “chủ thể, chủ thể có ý thức xã hội, có trách

nhiệm”

Tuy nhiên, có những sự bổ sung, cụ thể hoá đôi khi mang đến một vài

sắc thái mới. Ví dụ, A.V.Petrovxki vừa coi nhân cách là "chủ thể của sự nhận

thức và tích cực cải biến hiện thực”, vừa là “toàn bộ những điều kiện hoạt

động bên trong của con người để xã hội quy định. Nhân cách, đó chính là con

người cụ thể, sinh động với tất cả những ưu điểm và khuyết điểm của nó,

những mặt mạnh và yếu của nó được quy định bởi sự tham gia tích cực của

nó vào cuộc sống xã hội và việc giáo dục và đào tạo nó".

- Khi xét khái niệm “nhân cách”, người ta cũng bàn nhiều đến quan hệ

đối với cuộc sống, hoạt động cụ thể của con người và tính chất khả thi của

nó.

Obukhowski (Ba Lan) đã trình bày khái niệm theo tinh thần đó. Ông

viết: "Nhân cách có thể được định nghĩa là:

Page 37: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

a) Những thuộc tính tâm lý của con người mà nhờ chúng. Chúng ta có

thể dự báo hoặc chí ít cũng chẩn đoán được các hành động của con người;

b) Những thuộc tính đó là những cấu tạo lý luận, vì thế, kiểu loại và số

lượng của chúng phụ thuộc vào lý thuyết chúng ta sử dụng

c) Những thuộc tính đó phục vụ cho việc dự báo hoặc chẩn đoán hành

động có liên quan, vì thế kiểu loại và số lượng của chúng còn phụ thuộc vào

nhiệm vụ nghiên cứu”.

Những đặc điểm và sự phát triển nhân cách trong hành động đã từng là

đề tài nghiên cứu của A.Kossakowski, W.Hacker, M.Vorwerg (Cộng hoà dân

chủ Đức trước đây), J. Reykowski (Ba Lan), D. Kondas (Tiệp Khắc cũ) và

nhiều người khác.

A.Kossakowski, nguyên Chủ tịch Hội tâm lý học Cộng hoà dân chủ Đức

trước đây, đã viết: “Chúng tôi hiểu một nhân cách phát triển toàn diện trong

tâm lý học là một người có năng lực và sẵn sàng hành động ngày càng độc

lập (tự động) và có ý thức trong những phạm vi hoạt động hết sức đa dạng,

có ý nghĩa xã hội trong số tác động cùng tập thể đối với những người khác.

Từ đó, có thể thấy việc nghiên cứu nhân cách phải tập trung vào việc phân

tích các thành phần tâm lý (các đơn vị chức năng, các nội dung, quá trình,

các thuộc tính) của sự định hướng và điều chỉnh hành động, trước hết là sự

định hướng hoạt động có ý thức của cá nhân, những quan hệ qua lại và sự

phát triển của chúng trong quá trình sư phạm.

Các nhà tâm lý học Cộng hoà dân chủ Đức quan niệm về nhân cách

như sau:

a) Nhân cách là có nhân cụ thể với tư cách là sự thống nhất cơ thể của

nó, những đặc điểm sinh lý và tâm lý của nó;

b) Nhân cách luôn luôn là sự thống nhất đặc trưng cho cá nhân của

những đặc điểm sinh - tâm lý, luôn luôn là một cá tính phát triển trên cơ sở

những khuynh hướng cá nhân bẩm sinh và được quy định bởi tiểu sử cá

nhân;

Page 38: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

c) Cá nhân có nhân cách là trước tự nhiên, xã hội và bản thân, nổ thể

hiện như là một chủ thể tích cực, có ý thức sáng tạo của sự nhận thức, nhận

thông tin và lao động;

d) Nhân cách là một thực thể cộng đồng tích cực;

e) Nhân cách luôn luôn là một thực thể được quy đinh bởi những điều

kiện lịch sử, xã hội cụ thể.

H.D. Schmidt coi nhân cách vừa là quá trình, vừa là trạng thái. Đây là

một tư tưởng hết sức quan trọng, đặc biệt đối với chẩn đoán tâm lý. Và về sự

phát triển nhân cách với tư cách là quá trình xã hội hoá, ông có sơ đồ sau:

Những quan niệm xem xét nhân cách trong mối liên quan với ý thức,

hoạt động trong cuộc sống thực tế còn khắc phục được thiếu sót và những

chỗ chưa hợp lý về cấu trúc nhân cách trong lịch sử tâm lý học trước đây,

trong các mô hình tâm lý học nghiên cứu các tầng sâu, trong các cấu trúc thứ

bậc (Kovaliov, Bogiovich, Platonov…)

Nhìn chung, tâm lý học nhân cách đi theo ba chiến lược nghiên cứu

khác nhau:

- Chiến lược nghiên cứu truyền thống, hướng vào các mặt, "các thuộc

tính" đứng phía sau hành vi mà một cá nhân có;

- Chiến lược nghiên cứu hành vi chủ nghĩa chỉ tìm hiểu cá nhân đang

làm gì;

- Chiến lược nghiên cứu xu thế biến động tâm lý đi tới chỗ giải đáp cá

nhân đang phản ứng hoặc điều chỉnh hành vi của mình trong những tình

huống khác nhau như thế nào.

Và đến nay, cuốn tiếp cận nhân cách ngày càng phức hợp hơn trong

sự đan xen giữa xã hội hoá và cá thể hóa, giữa cá nhân và các môi trường

trải nghiệm thực tế, giữa khả năng hiện tại với yêu cầu khi bước vào thế kỷ

XXI.

3. Khái niệm "nhân cách"

Page 39: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Hiện có nhiều định nghĩa về nhân cách mà ở đây không nhắc lại. Trước

khi xác định nội hàm khái niệm này, chúng tôi chú ý tới một số quan điểm như

sau:

(1) Thể hiện tinh thần của ba tiền đề (premise) cơ bản:

+ Tính độc đáo ít hay nhiều (singularity);

+ Tính tương đẳng (congruity), theo nghĩa dù thay đổi cũng có thể nhận

dạng được;

+ Tính dại diện cho những giá trị tốt hay xấu (dignity) còn có nghĩa là

nhân phẩm hay chân giá trị thông qua hành động thực tế. 1

(2) Allport đã phân biệt những thuộc tính chung và cá nhân bằng một

nhận định khái quát là mỗi người, về phương diện nào đó:

+ Đều giống mọi người khác (xét theo các chuẩn mực phổ quát),

+ Đều giống một số người nào đó (xét theo các chuẩn mực nhóm), và

+ Chẳng giống ai cả (xét theo phong cách riêng của mỗi người).

(3) X.L. Rubinstein khẳng định: “Con người chỉ là nhân cách khi có ý

thức xác định các quan hệ đối với môi trường của mình. Con người chỉ là

nhân cách khi có một diện mạo riêng. Con người là chỉ là nhân cách tối đa khi

thể hiện tối thiểu về tính trung lập (neutrality), về sự thờ ơ (indiffrence), lãnh

đạm và tối đa về "tính đảng” trong quan hệ với cái có ý nghĩa xã hội. Vì thế, ý

thức không chỉ là hiểu biết mà còn là quan hệ - có một ý nghĩa cơ bản như

thể đối với con người với tư cách là nhân cách". Bàn về khái niệm “nhân

cách”, mới đây, trong Tuyển tập Tâm lý học, Phạm Minh Hạc định nghĩa:

“Nhân cách là tổng hoà không phải mọi đặc điểm cá thể của con người, mà

chỉ là những đặc điểm nào quy định con người như là một thành viên của xã

hội, như là một công dân, một người lao động, một nhà hoạt động có ý thức.

Nói gọn hơn, nhân cách là toàn bộ những đặc điểm phẩm chất tâm lý của cá

nhân, quy định giá trị xã hội và hành vi xã hội của nó”

Page 40: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Nghiên cứu những ý kiến khác nhau, chúng tôi định nghĩa: Nhân cách

là cấu tạo tâm lý là phức hợp bao gồm những thuộc tính tâm lý cá nhân, được

hình thành và phát triển trong cuộc sống và hoạt động, tạo nên nhân diện và

quy định giá trị xã hội của mỗi người.

4. Cấu trúc nhân cách

Có thể nêu lên hai loại cấu trúc khác nhau.

4.1. Cấu trúc chung

Các nhà khoa học trường nói nhân cách là một cấu tạo (construct) tâm

lý. Việc xác định đúng và đủ các thành phần cấu trúc của nó là một yêu cầu

về lý luận và phương pháp.

Nếu tính từ Aristoteles với “các cấp độ linh hồn” (thực vật – vegetative,

động vật – animal và tinh thần hay linh hồn thiên thể - astral) thì cho đến nay

phải nói rằng hiện có rất nhiều cấu trúc nhân cách, được xem xét trên các

bình diện khác nhau (tài – đức; trí – đức – thể - mỹ; nhận thức – xúc cảm và

tình cảm – động cơ – ý chí)

Ở nước ta, quan niệm của A.G. Kovaliov được nhiều người tán thành

hơn cả với bốn thành phần cấu trúc như sau:

1 Xu hướng,

2. Tính cách,

3. Năng lực,

4. Khí chất.

Đối chiếu với cách hiểu nội hàm khái niệm "nhân cách” thì ở đây, không

thể coi "khí chất” là bộ phận hợp thành nhân cách - cho dù sự liên quan, có

ảnh hưởng đến nhân cách của nó là không thể phủ nhận được. Trong Hoạt

động – Ý thức -Nhân cách, A.N. Leonchiev đã từng bác bỏ quan niệmkiểu

nhân cách như một chỉnh thể bao gồm mọi đặc điểm của con người, từ các

quan niệm chính trị và tôn giáo tới cả sự tiêu hóa mà R.B. Cattell đã đề cập.

Page 41: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Và trong tác phẩm nói trên, khi bàn về cá nhân và nhân cách,

Leonchiev đã nhấn mạnh các đặc điểm của cá nhân và nhân cách liên quan

với nhau nhưng không phải là một. Ví dụ, các đặc điểm của hoạt động thần

kinh cao cấp của cá nhân không trở thành các đặc điểm của nhân cách cá

nhân đó và không quy định nó.

Vì thế, J.Strelau cũng khẳng định qua nghiên cứu của mình rằng thực

ra, khí chất và nhân cách khác nhau về nguyên tắc. Trong khi khí chất là kết

quả của sự tiến hoá sinh học thì nhân cách được quy định bởi các quan hệ xã

hội tiêu biểu cho con người. Ông cũng cho biết nhiều nhà tâm lý học Mỹ hoặc

phủ nhận khái niệm khí chất, hoặc không thích đề cập.

Xét cấu trúc chung, giới khoa học còn xét mối quan hệ giữa các thành

tố và hạt nhân của nhân cách. Về điểm này, Phạm Minh Hạc viết: "Nói cấu

trúc nhân cách là nói tới các thành tố của nhân cách tạo thành một hệ thống

có một cấu tạo trung tâm (còn gọi là hạt nhân của nhân cách) và hệ thống

quan hệ giữa các thành tố. Các thành tố của nhân cách được xây dựng nên

từ tổ hợp các tính chất của kiểu loại thần kinh, các quá trình nhận thức, các

thái độ xúc cảm, tình cảm và hành động... đã trở thành thái độ của con người

mang nhân cách đó…Động cơ là hạt nhân của nhân cách”.

Như vậy, cấu trúc nhân cách bao gồm những thành phần phân biệt rõ

khái niệm nhân cách với khái niệm “con người” hoặc "cá nhân”. Mặt khác, cần

cụ thể hoá các mặt nói trên dù vẫn ở cấp độ chung của chúng.

Ví dụ:

- Khái quát những nghiên cứu phân tích các yếu tố, Th.Herrmann và

K.Pawlik đã đề xuất các mặt nhân cách cơ bản dưới đây:

1. Hướng ngoại, hướng nội (Cattell, Eyserlck, Guilord);

2. Thích nghi cảm xúc - bệnh thần kinh (Cattell, Guilford, Eysenck):

3. Sự kiên định về tình cảm (Cattell, Guilford);

4. Độc lập trong việc hình thành ý kiến;

Page 42: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

5. Sẵn sàng hợp tác;

6. Kiểm soát ý chí.

- Gần đây, Michael C.Ashton và Kibeom Lee đã nêu lên sáu thành phần

như sau:

(I) Linh hoạt, nhanh trí

(II) Vui vẻ; dễ chịu;

(III) Tận tâm; chu đáo

(IV) Ổn định cảm xúc;

(V) Trí tuệ

(VI) Thật thà, lương thiện.

4.2. Cấu trúc riêng

Cấu trúc riêng, mang tính đặc trưng cho từng kiểu nhân cách. cho mỗi

đến nền văn hoá hay một thời kỳ phát triển lịch sử, là cấu trúc chung được cụ

thể hoá cho phù hợp với những hoàn cảnh, điều kiện, yêu cầu sinh sống, hoạt

động nào đó.

Ngoài ra, khi hoạt động tâm lý của con người được coi là sự thống nhất

giữa ý thức và hoạt động thì bên cạnh hình thức tĩnh (mô tả, liệt kê các thuộc

tính của nhân cách) phải đồ cập tới cấu trúc động. Đây là quan niệm phù hợp

với cách tiếp cận biện chứng, thể hiện trong "Luận cương thứ sáu về

Feuerbach" của C.Mác "Nhưng bản chất con người không phải là cái trừu

tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất

con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”. Ngay R.B. Cattell cũng đã từng

phát biểu: "Nhân cách là những gì cho phép dự báo về cái mà một cá nhân sẽ

làm trong một tình huống xảy ra".

Như vậy là, không thể nghiên cứu ý thức, tư duy, hành động, tình cảm

của con người thoát ly khỏi các điều kiện và quan hệ thực tại trong môi

trường sống hết sức cụ thể và vô cùng sinh động của cá nhân và xã hội.

Page 43: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

C. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHÂN CÁCH VÀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH

TS. VŨ THỊ MINH CHÍ

Muốn tác động có hiệu quả vào quá trình hình thành và phát triển nhân

cách cần phải hiểu rõ bản chất đặc trưng của nhân cách, hay nói khác đi,

muốn xây dựng một thế hệ người Việt Nam có khả năng đáp ứng với yêu cầu

phát triển kinh tế - xã hội của thời đại, trước hết cần hiểu rõ các nét đặc trưng

nhân cách của con người Việt Nam hiện nay. Đây cũng chính là mục tiêu của

nhiều đề tài cấp nhà nước nghiên cứu về con người đã và đang được thực

hiện một cách hệ thống trong các chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà

nước KX07 (1990 - 1995)l, KHXH04 (1995 – 2000) và hiện nay là KXO5

(2O01 - 2005). Vấn đề đặt ra là cần xáC định những quan điểm cơ bản định

hướng cho việc lựa chọn cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu, cụ thể ở

đây là dùng phương pháp nào để đo được nhân cách con người Việt Nam

hiện nay một cách hiệu quả nhất. Nhằm góp phần tìm ra lời giải này, ở đây

chúng tôi sẽ điểm qua một số quan điểm về nhân cách và nghiên cứu nhân

cách, một số phương pháp đo nhân cách cơ bản, truyền thống và hiện đại

trên thế giới, đồng thời xem xét lại tình hình nghiên cứu nhân cách con người

Việt Nam trong hai chương trình trước, từ đó rút ra một số điểm cần lưu ý khi

lựa chọn phương pháp nghiên cứu (đo đạc) nhân cách hiện nay.

I. KHÁI QUÁT VỀ NHÂN CÁCH VÀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH

1. Quan điểm về nhân cách và nghiên cứu nhân cách

Về định nghĩa nhân cách, từ xưa đến nay có hai quan điểm tương phản

nhau, luôn luôn nảy ra tranh cãi đó là lập trường của G.W.Allport và lập

trường đối lập với ông là của R. May. Nhân cách của Allport là “phần bên

trong của cá nhân, là cơ cấu năng động của một hệ thống tâm sinh lý (vật lý

học thần kinh) có thể quyết định tính thích ứng độc đáo của người đó đối với

ngoại cảnh” (1987). Trong định nghĩa này có thể thấy rõ quan thẩm xem xét

về một con người (là một người như thế nào) phụ thuộc vào chính bản thân

Page 44: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

người đó hay trạng thái bên trong của người đó. Ngược lại, quan điểm đối lập

với Allport lại coi nhân cách của một người không phụ thuộc vào bản thân

người đó mà phụ thuộc vào bên ngoài: như một sự phản ứng của người khác

đối với cá nhân anh ta, tức là định nghĩa nhân cách của một người dựa trên

con mắt (quan điểm) của người ngoài nhìn anh ta như thế nào. Mặc dù đối

lập nhau như vậy, nhưng hai định nghĩa này không hoàn toàn loại trừ nhau,

nói khác đi, cả hai cách định nghĩa này đều có tác dụng trong những trường

hợp khác nhau. Ví dụ đinh nghĩa theo quan điểm thứ nhất thích hợp với lâm

sàng và giáo dục, nơi có vấn đề trong việc cá nhân nắm bắt như thế nào về

bản thân mình; định nghĩa theo lập trường thứ hai thích hợp với quan hệ

người và xã hội, nơi có vấn đề ở quan điểm của bên ngoài, có sự khác nhau,

chênh lệch giữa cách nhìn nhận của mình và người khác. Sự khác nhau giữa

hai loại này có thể thấy rõ trong khi tiến hành trắc nghiệm tự đánh giá và đánh

giá người khác.

Gần đây còn có một xu hướng nghiên cứu nhân cách theo quan điểm

khác với hai quan điểm trên (có thể đây sẽ là xu hướng nghiên cứu chủ yếu

từ nay về sau)), đó là định nghĩa nhân cách của L.A. Pervin (The science of

personality, 1996) cho rằng, nhân cách là một cơ chế phối hợp giữa nhận

thức, tình cảm và hành động đem lại một xu hướng hay tính nhất quán cho

cuộc sống của con người; coi nhân cách giống như cơ thể, có cấu trúc và

hình thành từ một quá trình, nhân cách phản ánh tố chất (di truyền) và giáo

dưỡng (kinh nghiệm), thêm vào đó còn chịu ảnh hưởng của không chỉ hiện tại

và tương lai, mà cả quá khứ, bao gồm ký ức.

Như vậy cần thấy rằng trong nghiên cứu nhân cách phải nắm bắt nhân

cách một cách phức hợp:

(1) Coi nhân cách là cơ chế phức hợp của lối suy nghĩ (nhận thức),

cảm nghĩ (tình cảm) và hành động;

(2) Phải nắm nhân cách từ cả hai mặt di truyền và ngoại cảnh

(3) Cần lưu ý đến trục thời gian hình thành nhân cách trong quá khứ,

hiện tại và tương lai. Nhân cách hình thành đồng thời từ kinh nghiệm và ký ức

Page 45: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

của quá khứ, và nhân cách hiện tại bị quy định bởi sự hình dung về tương lai

thông qua mong muốn và nguyện vọng ở tương lai.

(4) Nhân cách vừa là cơ cấu đã định hình nhất định, vừa là quá trình có

thể biến đổi;

(5) Trong nghiên cứu nhân cách cần lưu ý cả tính động của mạch (văn

cảnh) xã hội, văn hoá và cá tính, điều này liên quan đến mặt di truyền và

ngoại cảnh. Tóm lại, nhân cách cần được nắm bắt một cách hệ thống, đa diện

như một quá trình hay cơ cấu phức hợp rất nhiều yếu tố đan xen lẫn nhau.

Học thuyết nhân cách truyền thống chẳng qua chỉ là một bộ phận trong cái

toàn thể, một lý thuyết nhấn mạnh một mặt nào đó của nhân cách mà thôi.

2. Phương hướng và mục đích nghiên cứu nhân cách

Có thể nói quan điểm cơ bản của nghiên cứu nhân cách nằm ở mục

tiêu nắm bắt cụ thể và hiện thực về con người. Con người tồn tại một cách cụ

thể trong hiện thực, vừa thể hiện đặc tính chung của con người (loài), vừa

mang cơ tính đặc trưng riêng của mỗi người. Do đó, vấn đề nắm bắt chính

xác đặc tính tâm lý cá nhân là vấn đề trung tâm của nghiên cứu nhân cách; có

rất nhiều kỹ năng để làm việc đó và phát triển những kỹ năng này cũng chính

là một bộ phận quan trọng của nghiên cứu nhân cách."

- Các phương pháp nghiên cứu đặc tính tâm lý cá nhân nếu chỉ tồn tại

một cách đơn thuần thường không mang ý nghĩa gì đặc biệt. Vấn đề là vận

dụng những phương pháp này vào mục đích nghiên cứu nào. Trước đây,

người ta thường chia nghiên cứu nhân cách theo hai mục đích chính là

nghiên cứu cấu trúc phổ biến của nhân cách và nghiên cứu một nhân cách cụ

thể xác định nào đó. Nghiên cứu giải minh cấu trrú phổ biến của nhân cách

tìm hiểu mối liên quan giữa các đặc tính tâm lý thể hiện ở con người, và mối

liên quan của những đặc điểm này với quá trình tâm lý như tri giác, tư duy,

tình cảm. Nghiên cứu này chủ yếu dùng phương pháp thực nghiệm. Loại

nghiên cứu thứ hai nhằm lý giải chính xác một nhân cách (cá nhân) cụ thể

dược tiến hành bằng các kỹ năng khác nhau, chủ yếu là phương tháp nghiên

cứu trường hợp cụ thể.

Page 46: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Phương pháp thực nghiệm

Trong trường hợp xây dựng được giả thiết về cấu trúc nhân cách và

nhằm kiểm chứng giả thiết, người ta thường áp dụng phương pháp thực

nghiệm. Khi đó, biến số độc lập là đặc tính cá nhân, đặc tính xã hội trong môi

trường thực nghiệm, biến số phụ thuộc là những thành tích thuộc về trí năng,

hành động xã hội, thái độ bản thân, chức năng sinh lý. Khi vận dụng phương

pháp thực nghiệm cần phải tiến hành chặt chẽ: Chỉ có thể thực hiện khi thống

nhất được các yếu tố bằng cơ sở lý luận rõ ràng, đồng thời cũng không thể

không quan tâm tới quá trình đối tượng thực nghiệm đã trải qua hoàn cảnh

thực nghiệm như thế nào.

Phương pháp nghiên cứu trường hợp cụ thể

Đây là phương pháp giải minh một cách tổng hợp và toàn diện nhân

cách của một cá nhân xác định, vì thế đây cũng là phương pháp trọng tâm

của nghiên cứu nhân cách trong thực tiễn như lâm sàng hay giao dục. Mục

tiêu cuối cùng của phương pháp này là làm rõ phương thức sống đặc trưng

của một cá nhân. Vì vậy thường là sự tổng hợp các kỹ năng nắm bắt đặc tính

nhân cách, kết hợp đồng thời với những ghi chép cá nhân như nhật ký, bút

ký, các báo cáo của những người biết rõ về cá nhân cũng như các thông tin

liên quan đến tiểu sử cuộc sống của cá nhân đó. Trong phương pháp này

cách phân tích đồng đại (daseins analyse) được chú trọng đặc biệt.

Bên cạnh cách phân loại truyền thống này, có tác giả còn chia nghiên

cứu nhân cách theo bốn mục đích chính là. 1) nhằm phát triển phương pháp

ghi chép về cá nhân; 2) lý giải và dự báo về những khác biệt cá nhân; 3) tìm

hiểu quá trình học tập, hành vi và thái độ; và 4) Tìm hiểu quá trình biến đổi

(J.B.Rơtter, 1975). Trong cuốn Phương pháp nghiên cứu nhân cách - Xêri

phương pháp nghiên cứu tâm lý học, Sugiynma Kenji lại chia mục đích nghiên

cứu thành năm loại. Thứ nhất là để đưa ra được những “mô hình tính người”

đa dạng liên quan đến việc cần phải hiểu tình người như thế nào. Thứ hai là

để ghi chép và hiểu hình bóng nguyên dạng trong tính tâm diện và tính độc

đáo cá nhân liên quan đến việc hiểu và biểu hiện có tính tuy tính mặc trưng

Page 47: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

riêng. Thứ ba là để biết đặc tính của nó và vị trí tương đối theo thang đo trong

lý thuyết trực định tâm lý, thường được gọi là sự khác biệt cá nhân. Thứ tư là

để hiểu quá trình phát triển và hình thành nhân cách hiện tại đã diễn ra như

thế nào. Thứ năm là để làm rõ quá trình biến đổi và cách xử lý, ví dụ giải

quyết vấn đề tự hiểu mình tức là cá nhân hiểu được nhân cách và thái độ của

mình để từ đó tự biến đổi, hoặc giải quyết vấn đề thông qua tính tương hỗ với

người khác thường thấy trong quá trình tư vấn (counselling) (Sugiyama Kelji,

1999: 9)

Như vậy, có thể nói nghiên cứu đo đạc nhân cách người Việt Nam, nếu

căn cứ vào cách chia thứ nhất, thuộc về phương hướng nghiên cứu làm rõ

cấu trúc phổ biến của nhân loại (người Việt Nam nói chung chứ không phải

của một cá nhân cụ thể xác định nào đó, còn căn cứ vào các cách chia sau

thì gắn với các mục tiêu thứ ba, thứ tư, thứ năm, tức là hiểu đặc trưng nhân

cách, nguyên nhân dẫn đến và cách xử lý làm thay đổi nhân cách như thế

nào, nhưng nói một cách chặt chẽ nhất thì nghiên cứu nhân cách người Việt

Nam thuộc vào mục tiêu thứ ba là nhằm hiểu đặc tính chung của nhân cách.

3. Các cách tiếp cận nghiên cứu nhân cách

3.1. Các cách tiếp cận nghiên cứu nhân cách

Phương pháp nghiên cứu nhân cách gắn liền với lập trường quan điểm

lý thuyết. Pervin và O.P.John (Persollality: Theory and research, 1997) đã

phân loại cách tiếp cận trong nghiên cứu nhân cách nói chung thành ba loại:

1) cách tiếp cận lâm sàng; 2) cách tiếp cận thực nghiệm; và 3) cách tiếp cận

tương quan; tùy theo từng cách tiếp cận mà có phương pháp nghiên cứu rất

khác nhau.

a) Cách tiếp cận lâm sàng là cách tiếp cận của trường phái phân tâm

học và trường phái Rogers (1902-1987). Những nghiên cứu đứng trên lập

trường này chủ yếu là nghiên cứu trường hợp (case study), trong trường phái

Rogers kỹ năng chủ yếu là phương pháp tiếp xúc mà trọng tâm là tiếp xúc phi

chỉ thị; trường phái phân tâm học, ngoài phương pháp tiếp xúc, còn coi trọng

phương pháp kiểm tra mà chủ yếu là phóng chiếu. Phương pháp tiếp xúc

Page 48: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

ngầm hiểu sâu về nội tâm của đối tượng thông qua gặp gỡ trực tiếp và trao

đổi qua lại với đối tượng. Có học giả gọi tiếp xúc là “đối tượng có mục đích”

để phân biệt tiếp xúc lâm sàng trị liệu với tiếp xúc điều tra thu thập thông tin.

Tuy nhiên, dù là loại tiếp xúc nào cũng cần coi trọng quan hệ giữa hai bên,

tiền đề để tiếp xúc tiến triển tốt đẹp là xây dựng quan hệ tin cậy lẫn nhau. Đặc

biệt trường phái Rogers còn nhấn mạnh tầm quan trọng của tiếp xúc phi chỉ

thị dẫn đến việc hiểu thấu bản thân, do đó được áp dụng cho việc hiểu con

người chủ yếu ở những nơi tư vấn. Phương pháp kiểm tra, đứng đầu là

phóng chiếu, là phương pháp hiểu con người thông qua con đường gọi là

“kiểm tra”, hình thành từ việc hệ thống hóa các xu hướng phản ứng được coi

là có quan hệ với đặc điểm nhân cách và hành động rút ra từ rất nhiều dữ liệu

sau khi đã chỉnh lý và rút gọn lại để chiết xuất ra những đặc trưng có ích cho

việc mô tả nhân cách và dự báo hành động. Phương pháp kiểm tra gồm có

phóng chiếu, chất vấn trên giấy và kiểm tra thao tác Riêng về phóng chiếu,

sau khi cho người được kiểm tra nhận những kích thích không rõ ràng và căn

cứ vào việc lý giải của họ để nắm bắt nội tâm bên trong, có ưu điểm là rút ra

mặt bên trong mà bản thân người được kiểm tín cũng không ý thức được nên

thường được vận dụng trong trị liệu.

b) Cách tiếp cận thực nghiệm phát triển trong truyền thống của học

thuyết hành vi như trường phái Skinner và những người theo thuyết học tập

xã hội như J.B.Rotter, và D.J.Hochreich. Trong cách tiếp cận này người ta

chủ yếu sử dựng phương pháp thực nghiệm. Trong phương pháp thực

nghiệm, những điều kiện quan trọng cần phải thực hiện là xác định rõ quan hệ

nhân quả vận dụng thao tác và trắc định biến số một cách thích hợp và phân

công đối tượng thực nghiệm không có ý để tiến hành thực nghiệm, trước hết

phải phân biệt biến số độc lập (biến số thao tác dựa vào thủ tục thực nghiệm)

và biến số phụ thuộc (biến sẽ được coi là thay đổi theo thao tác thực nghiệm

tùy theo mục đích nghiên cứu, và cần làm rõ quan hệ nhân quả giữa các biến

số này. Tiếp theo, về cách thao tác biến số độc lập và cách đo biến số phụ

thuộc đều phải chọn những phương pháp mang tính thỏa đáng cao. Phương

pháp thực nghiệm thường được vận dụng trong những nghiên cứu nhân cách

Page 49: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

kết hợp với nghiên cứu tâm lý học xã hội, những nghiên cứu về nhân cách và

xu hướng hành vi vận dụng thành tựu của sinh lý học thần kinh.

c) Cách tiếp cận tương quan đặt nền tảng trên quan điểm của lý thuyết

về đặc điểm nhân cách (đặc tính luận) dựa vào dữ liệu thu được từ phương

pháp chất vấn trên giấy để hiểu được nhân cách từ phân tích tương quan.

Trong phương pháp này, thông thường điểm xuất phát là việc thành lập

thước đo đo xu hướng nhân cách và xu hướng hành động có vấn đề. Cụ thể

là tập hợp, phân loại và chỉnh lý các mục lục câu hỏi biểu thị nhân cách và

hành vi của mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở chú ý đến sự phân bố phản ứng

và tính tin cậy của câu trả lời sử dụng phương pháp thống kê (như phân tích

yếu tố) để kiểm chứng tính liên quan giữa các mục, từ đó hình thành thước

đo có kết cấu chặt chẽ. Trong nhiều trường hợp, đối với thước đo đánh giá

được thiết kế từ 2 dấn 9 thang bậc, câu trả lời được tiến hành bằng hình thức

tự đánh giá. Về thước đo, vừa phải kiểm chứng tính thoả đáng từ nhiều góc

độ vừa phải kiểm chứng quan hệ tương quan với các thước đo khác, từ đó

mới bàn đến sự khác biệt cá nhân về nhân cách và hành động trên quan điểm

lý thuyết đặc tính nhân cách. Phương pháp năm yếu tố (“Big Five”) chính là

một trong những phương pháp tiêu biểu của cách tiếp cận này. Nó có cơ sở ở

nghiên cứu phân loại các từ ngữ biển thị nhân cách theo cách tiếp cận mang

tính từ điển. Nghiên cứu di truyền học hành động cũng là một xu hướng

nghiên cứu mới đóng góp vào sự phát triển của cách tiếp cận tương quan.

Ba cách tiếp cận trên đây đều có những ưu, nhược điểm riêng khác

nhau. Cách tiếp cận lâm sàng phù hợp với ghi chép sâu về nhân cách cá

nhân, nhưng phán đoán lại mang tính chủ quan và có điểm khi là đòi hỏi

người tiến hành phải có kinh nghiệm (dùng quen) ở một mức độ nhất định.

Cách tiếp cận thực nghiệm có ưu điểm ở chỗ quan hệ nhân quả rõ ràng,

nhưng lại có khả năng nảy sinh vấn đề ở việc hạn chế biến số và việc khái

quát hóa kết quả cũng có vấn đề. Cách tiếp cận tương quan sử dụng phiếu

chất vấn có vấn đề ở chỗ tính tin cậy của câu trả lời theo hình thức tự đánh

gía, tính đối phó (trả lời) khác so với hành động hiện thực hằng ngày, nhưng

Page 50: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

có ưu điểm là nghiên cứu đơn giản, dễ phổ biến rộng, do đó trong ba cách

tiếp cận này, cách thứ ba phù hợp với mục đích nghiên cứu tìm hiểu khái quát

đặc tính nhân cách người Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện

nay, người ta thường cho rằng trong nghiên cứu nhận cách nên dùng nhiều

phương pháp khác nhau cùng một lúc để có thể bổ sung cho nhau những ưu

điểm của cả ba cách tiếp cận.

3.2. Những ưu điểm và nhược điểm của các cách tiếp cận

Cách tiếp cận lâm sàng có những ưu điểm như:

- Tránh được môi trường thiếu tự nhiên như phòng thực nghiệm.

- Có thể nghiên cứu độ phức tạp toàn điện của quan hệ giữa cá nhân

và môi trường.

- Có thể dẫn đến nghiên cứu tỉ mỉ về cá nhân.

Và những khuyết điểm như:

- Khó quan sát hệ thống.

- Dễ lý giải chủ quan về dữ liệu.

- Dễ xảy ra trùng lặp biến số.

Cách tiếp cận thực nghiệm có những ưu điểm:

- Có thể thao tác biến số nhất định.

- Có thể nắm bắt dữ liệu khách quan.

- Nắm bắt rõ ràng về quan hệ nhân quả.

Và khuyết điểm:

- Có những hiện tượng không thể nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

- Do thiết định trường hợp nhân tạo nên bị hạn chế ở điểm không thể

khái quát được thành kiến thức chung.

Cách tiấp cận tương quan có các ưu điểm:

- Có thể sử dụng nhiều biến số.

Page 51: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

- Có thể nghiên cứu mối liên quan giữa nhiều biến số.

Song lại có các khuyết điểm:

- Dễ lệch về lý giải dựa vào quan hệ tương quan chứ không quan hệ

nhân quả.

- Dễ có vấn đề về tính tin cậy, tính thoả đáng trong tự đánh giá.

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐO ĐẠC NHÂN CÁCH CƠ BẢN

1. Các phương pháp đo nhân cách truyền thống

Các phương pháp nghiên cứu nhân cách rất đa dạng, vì thế, còn rất

nhiều phương pháp khác không nằm trong ba cách tiếp cận nói trên và nhìn

vào việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu nhân cách cũng thấy sự

biến thiên của lịch sử. K.II. Craik (1986) đã đưa ra bảy loại phương pháp đo

nhân cách là ghi chép hằng ngày, điền dã (field work), thực nghiệm, quan sát

tự nhiên, quan sát (đánh giá khách quan), dùng thước đo bằng phiếu hỏi,

phóng chiếu. Tình hình sử dụng những phương pháp này cũng thay đổi theo

năm tháng: có ba phương pháp nằm trong ba cách tiếp cận của Pervin là

thực nghiệm, thước đo chất vấn trên giấy và phóng chiếu cùng với phương

pháp quan sát (đánh giá khách quan được xếp vào loại những phương pháp

chủ lực trong nghiên cứu nhân cách, được sử dụng liên tục vượt qua sự thử

thách của thời gian. Riêng phương pháp ghi chép và điền dã đã từng bị mai

một đi, nhưng gần đây cơ hội sử dụng có xu hướng tăng lên.

Nói chung, về mặt truyền thống, có thể kể ra một số loại phương pháp

nghiên cứu nhân cách như tiếp xúc, quan sát (thuộc một trong ba cách tiếp

cận của Pervin), ghi chép (bổ sung cho phân loại Pervin tập trung vào kỹ năng

ghi chép về đối tượng nghiên cứu, quan sát hành động trong cuộc sống

thường ngày hoặc trong những tình huống do người nghiên cứu thiết kế làm

trắc nghiệm.

1.1. Phương pháp tiếp xúc

Page 52: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Là phương pháp thu thập tư liệu từ sự tiếp xúc với cá nhân trong

những hoàn cảnh gần với cuộc sống hằng ngày, qua đó quan sát hành động

của họ, đối thoại với họ để họ tự do trình bày về bản thân. Trong những

trường hợp đặc biệt có dùng phương pháp đo đạc hỗ trợ để lượng hóa,

nhưng nói chung, đặc trưng của phương pháp tiếp xúc là có khả năng thu

được thông tin rộng và sâu về chất lượng.

Trong phương pháp này có thể phán đoán nhân cách thông qua gặp gỡ

với đối tượng trò chuyện hỏi han để họ trả lời về kinh nghiệm và những vấn

để đang gặp phải của bản thân họ. Có hai cách hỏi, một là hỏi để đối tượng

trả lời tự do (tiếp xúc tự do), hai là hỏi họ theo nội dung câu hỏi đã đưa sẵn

cho họ chuẩn bị (tiếp xúc có cơ cấu). Ngoài ra, còn có các loại tiếp xúc khác

sử dụng thuật thôi miên (tiếp xúc thôi miên) hay thuốc (tiếp xúc thuốc) để làm

giảm bớt nỗi căng thẳng và bất an của đối tượng nhằm nắm được tình trạng

dưới ý thức của họ; tiếp xúc stress để đo năng lực của đối tượng khi tiếp xúc

có căng thẳng cao độ; tiếp xúc tập thể dựa vào phản ứng trong quá trình tập

thể.

1.2. Phương pháp quan sát hành động

Đây là phương pháp nắm bắt đặc tính cá nhân trên cơ sở quan sát

hành động của đối tượng cần nắm bắt, có thể được định nghĩa là phương

pháp làm rõ đặc trưng về chất và lượng của hành động cũng như tính nguyên

tắc của hành động trên cơ sở quan sát, ghi chép và phân tích hành động của

người và động vật trong những hoàn cảnh tự nhiên hay tình huống thực

nghiệm. Căn cứ vào định nghĩa này hoặc thực tế quan sát, có thể phân loại

phương pháp thành hai loại là quan sát tự nhiên và quan sát thực nghiệm,

nhưng nếu căn cứ và hình thức quan sát thì có thể phân loại thành quan sát

tham dự và quan sát không tham dự. Hai loại trước khác nhau ở sự thêm hay

không thêm vào những thao tác mang tính nhân tạo, còn hai loại sau thì khác

nhau ở việc người quan sát có thể hiện sự tồn tại của mình bằng cách tham

gia vào hay không. Quan sát là một trong những phương pháp cơ bản nắm

bắt đặc tính của một cá nhân, rất phong phú về loại hình quan sát, khác nhau

Page 53: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

tùy vào mức độ cơ cấu hóa của điều kiện quan sát và thủ tục xử lý những dữ

liệu có được từ quan sát. Trong nghiên cứu nhân cách, tầm quan trọng của

phương pháp này thường được nhấn mạnh, nhất là việc đánh giá khách quan

qua người khác, ví dụ, bố mẹ hay giáo viên là một trong những đầu mối quan

trọng để hiểu nhân cách học sinh. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, những

ví dụ về nghiên cứu sử dụng phương pháp quan sát có tổ chức thường không

nhiều. Trong trường hợp sử dụng phương phát quan sát để nghiên cứu nhân

cách, cần lưu ý một số vấn đề tồn tại như chọn lựa và thiết định bằng hình

thức nào về nơi có thể quan sát được nhân cách và hành vi của đối tượng, có

thể kiểm tra được tính thỏa đáng của nó bằng hình thức nào, giải thích và

điều chỉnh như thế nào về sự thiếu nhất trí giữa những người quan sát. Ngoài

ra, cùng với sự phát triển của lập trường nghiên cứu được gọi là

ethnomethodology, tầm quan trọng của điền dã tập trung quan tâm nhưng

hiện tượng nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày đã khiến cho phương pháp

phân tích đối thoại lấy cơ sở ở quan sát cũng được chú ý hơn.

1.3. Phương pháp trắc nghiệm (đo đạc)

Trắc nghiệm nhân cách (personality test) là kỹ thuật nhằm mục đích đo

các phương thức thích ứng như thích ứng xã hội, thích ứng tình cảm và các

đặc tính tâm lý, đặc tính nhân cách như nhu cầu, hứng thú, thái độ và động

cơ. Có rất nhiều loại trắc nghiệm và sau đây là những loại cơ bản phổ biến

nhất.

(a) Dùng phiếu hỏi (personality questionnaire) hay còn gọi là bảng kê

(mục lục) về nhân cách (personality inventory), là phương pháp được áp dụng

rộng rãi bởi có ưu điểm là dễ lượng hoá (định lượng). Đây là phương pháp

kiểm tra đặc tính nhân cách cá nhân bằng sử dụng câu hay từ đã được tiêu

chuẩn hoá về đặc trưng tâm lý và xu hướng hành động của bản thân hay của

người khác. Đặc trưng của phương pháp này là có khả năng thực hiện trong

tập thể, vì thế cũng có khả năng phân tích dữ liệu khối lượng lớn và lý giải

được trong một thời gian tương đối ngắn. Tuy nhiên, không thể đề phòng

được khả năng câu trả lời bị lệch lạc do sự cố ý hay vô ý của đối tượng đo và

Page 54: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

cũng chỉ giới hạn được đối tượng trong những người hiểu được nội dung của

câu. Với phương pháp này, người ta đo đặc tính nhân cách trên một thứ

nguyên chủ yếu đồng thời kết hợp với nhiều thứ nguyên khác để nắm bắt

toàn diện về cấu trúc nhân cách. Đúng như tên gọi của nó (“mục lục”, “bảng

kê”), các test dùng trong phương pháp này được cấu thành bởi một loạt các

mục biểu thị đặc tính nhân cách như tính thích ứng, sở thích “thái độ” xu

hướng, kỹ năng... và cho đối tượng trả lời theo một tiêu chí nhất định tự đánh

giá mình theo các mục. Phần lớn trả lời theo thang bậc đánh giá đã được viết

sẵn hoặc không định - phủ định. Phương pháp MMPI (bảng kê nhân cách đa

diện Minnesota- Minnesota Multiphasic Personality Inventory) thường được

sử dụng nhiều nhất. Đó là phương pháp do các nhà tâm lý học Mỹ

S.R.Hathaway, và J.C.Mckeley, Trường Đại học Minnesota, soạn thảo từ

những năm 1940 gồm 550 câu khẳng định liên quan đến các vấn đề nhân

cách trong đó có tự đánh giá, tâm thế xã hội, hội chứng lâm Bằng. MMPI có

hai đặc trưng lớn: thứ nhất, trong thang đo mà phương pháp kiểm tra này sử

dụng có áp dụng thang đo lâm sàng lấy tiêu chuẩn ngoài như đặc trưng hành

động bên ngoài trắc nghiệm và phán đoán lâm sàng hơn là lý luận. Tức là

MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc phân biệt được người có tổn hại

thần kinh hay không có tổn hại hơn là nội dung mục. Một đặc trưng nữa là

việc tham chiếu bốn thang đo tính xác đáng kiểm tra thái độ nhận trắc nghiệm

của đối tượng trắc nghiệm. Dựa vào thang đo tính xác đáng này, có thể hiểu

được thái độ bẻ cong hay phòng vệ của người được kiểm tra. Về hình thức

kiểm tra có hai loại là thẻ và sổ nhỏ. Không có hạn chế về thời gian kiểm tra

nhưng thường mất từ 45 đến 90 phút. Việc lý giải kết quả sau khi chỉnh lý dữ

liệu thành bảng giới thiệu sẽ tiến hành trên cơ sở các số trị của thái độ nhận

kiểm tra và các thước đo lâm sàng:

Các phương pháp dùng phiếu hỏi (chất vấn trên giấy) chủ yếu:

EPPS Đo độ mạnh yếu của 15 thang đo nhu cầu bằng việc cho

chọn một trong hai câu.

MPI Đo hai đặc tính nhân cách tính hướng ngoài và xu hướng

Page 55: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

bệnh thần kinh.

CPI Nắm bắt mặt tích cực lành mạnh, hằng phiếu hỏi 480 mục 18

thang đo.

NEO-PI-R Hiểu nhân cách từ năm yếu tố: xu hướng bệnh thần kinh, tính

hướng ngoại, tính mở, tính hoà đồng, tính chân thực.

FFPQ Hiểu nhân cách từ năm yếu tố: tính hướng ngoại, tính yêu

thương, tính kiểm soát, tính bất ổn về tình cảm, tính chơi bời.

Ngoài MMPI với 10 thang bậc ra còn có: CPI (California psychologycal

inventory - bảng kê tâm lý California) của H.G.Gough với 18 thang bậc, 16 PF

(sixteen personality factor questionnare) của R.B.Cattell với 16 đặc tính đo,

GZTS (Guilford Zimmerman temperamebt survey - điều tra khí chất) với 10

thang bậc, MPI (Maudsley personality inventory) của H.J.Eysenck có hai

thang bậc và EPI (Edwards personality inventory) của A.C.Edwards.

(b) Phương pháp đánh giá (có tự đánh giá - SD): Trong phương pháp

này người ta quy định sẵn đặc tính nhân cách cần đo rồi đánh giá từng mục

liên quan theo một vài thang bậc, vì thế có thể gọi chung là phương pháp

phân loại, xếp thứ, xếp hạng đối tượng theo một tiêu chuẩn chủ quan nào đó.

Phần lớn là tự đánh giá nhưng cũng có trường hợp sử dụng đánh giá của

người thứ ba. Đây là phương pháp tiện lợi cho việc xử lý kết quả về lượng.

(c) Phương pháp kiểm tra thao tác: cho đối tượng làm một thao tác nào

đó để thông qua quá trình và kết quả của thao tác có thể nhìn thấy, phán

đoán đặc tính nhân cách của họ. Trong kiểm tra (trắc nghiệm) thao tác, người

ta đặt đối tượng vào một hoàn cảnh có thao tác dễ bộc lộ đặc tính nhân cách

rồi nắm bắt những đặc tính ấy thông qua quá trình thao tác, kết quả thao tác

và cách phản ứng của đối tượng. Vì phần lớn đối tượng không biết ý nghĩa

của thao tác nên có điểm lợi là ít bị lệch lạc trong ý thức của phản ứng. Đặc

trưng của phương pháp này là dễ thiết kế vấn đề và trả lời cũng ít bị méo mó,

dữ liệu thu được ở mức độ hành động nên khách quan dự so sánh với tiêu

Page 56: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

chuẩn khác. Tuy nhiên, vấn đề thao tác đơn điệu và lý giải nó cũng cần có độ

thuần thục và chỉ có thể nắm bắt nhân cách trong những tình huống giới hạn.

(d) Phương pháp phóng chiếu: là phương pháp tìm phản ứng của

người được điều tra trong trạng thái nhận kích thích nhiều mặt, ví dụ những

hình ảnh ngẫu nhiên mà đối tượng nhìn thấy qua vết mực thấm, thông qua đó

có thể đọc được những cái nằm sâu bên trong mỗi cá nhân đối tượng. Đây là

một loại phương pháp kiểm tra nắm bắt tình cảm, nhu cầu, phương thức tư

duy, những mặt bên trong của cá nhân thông qua phản ứng của họ đối với

những kích thích bằng các loại hình nhất định hoặc ngôn ngữ chưa hoàn

thiện. So với kiểm tra bằng phiếu chất vấn, ý đồ của người thực hiện trắc

nghiệm không rõ ràng nên có khả năng thu nhỏ được những lệch lạc của câu

trả lời, ví dụ, ít bị trả lời dựa theo mong muốn của xã hội. Hơn nữa, nếu xét về

mức độ khó dễ thì vấn đề đặt ra đa số là dễ nên có thể thực hiện ở mọi tầng

lớp, lứa tuổi. Tuy nhiên, việc thực hiện và lý giải đòi hỏi người thực hiện phải

có một trình độ thuần thục nhất định nên cần nhiều thời gian. Con người

thường có xu hướng khi bị đặt vào một tình huống không rõ ràng thì chấp

nhận tình huống này sau khi đặt cho nó một ý nghĩa và cơ cấu hoá nó. Phản

ứng này được phản ánh qua yêu cầu, động cơ, bất an vô thức và mâu thuẫn

của đối tượng, do đó có thể biết được mặt biến hoá của nhân cách, đó là giả

thiết mà phương pháp này dựa vào. Các hình thức phóng chiếu tiêu biểu có

thể kể ra là Rorshach test, test đánh giá theo chủ đề - TAT (Thematic

Apperception Test), phương pháp hoàn thiện câu SCT (Sentence Complete

Test), liên tưởng có sử dụng kích thích ngôn ngữ (word association test), test

tranh chân dung dựa vào hành động biểu hiện (figure drawing test), test vẽ

nhà – cây – người (House – Tree – Person Technique), test trò chơi đóng vai.

1.4. Những vấn đề tồn tại của các phương pháp truyền thống

Tiếp xúc: Kết quả dễ bị chi phối bởi năng lực và nhân cách của người

tiếp xúc cũng như sự kỳ vọng của người tiến hành đối với đối tượng, có

không ít khó khăn nảy sinh khi tiến hành vì vậy cần thiết phải có một độ chín,

độ thuần thục về kỹ năng tiếp xúc:

Page 57: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Đánh giá và phát vấn: Khi liệt kê các mục câu hỏi, nội dung thường

chung chung, trừu tượng, khó ghi được một cách cụ thể và chi tiết về hành

động của cá nhân, trong trường hợp tự đánh giá có hạn chế về tính dự đoán

hành động từ sự sai khác giữa tính chủ quan trong nội dung phản ứng và tính

thầm kín của bản thân với hành động thực tế.

Trắc nghiệm thao tác: Có ưu điểm là không bị tính chủ quan chi phối,

sắc bén trong việc đo đạc mặt khí chất như nhịp độ tinh thần, nhưng phần lớn

các trường hợp kiểm tra đều đặc thù và đơn điệu so với cuộc sống bình

thường, do đó rất khó kết hợp ngay kết quả với hành động thông thường.

Phóng chiếu: Giả thiết cơ bản không dễ dàng được chấp nhận và ngay

cả những thiết định tiêu chuẩn khi xử lý phản ứng cũng cần phải xem xếp lại

để hoàn thiện hơn. Trong trường hợp sử dụng cụ thể, phương pháp phóng

chiếu tỏ ra có hiệu quả trong việc tìm tòi vấn đề hay nắm bắt toàn diện nhân

cách, còn đánh giá và chất vấn thì có hiệu quả cho việc cung cấp tư liệu

khách quan nhằm xử lý hoàn cảnh, ví dụ phát hiện vị trí cá nhân trong tập thể,

xác định tính bình thường dựa trên định lượng về một mặt xác định. Xét về

trình độ, ví dụ, mức độ thấu hiểu và năng lực đọc viết câu hỏi, phương pháp

phóng chiếu dễ áp dụng cho đối tượng trẻ em.

2. Các phương pháp tiếp cận nghiên cứu nhân cách mới

2.1. Nắm bắt nhân cách dưới góc độ khoa học thần kinh

Nhân cách là đặc trưng về mặt hành động của cá nhân, chắc chắn hình

thành trong vòng ảnh hưởng của cả yếu tố di truyền và ngoại cảnh. Cách tiếp

cận khoa học thần kinh khảo sát (trọng tâm là não) mọi khả năng ảnh hưởng

đến quá trình hình thành nhân cách của con người kể cả thời kỳ bào thai. Đối

tượng nghiên cứu của tâm lý học là hành động và mọi hành động đều là sự

vận động của não. Với ý nghĩa ấy, não có liên quan đến sự hình thành nhân

cách và biết được điều đó là vô cùng thú vị. Cũng giống như nhiều lĩnh vực

khác của tâm lý học mục tiêu của khoa học thần kinh nghiên cứu cơ cấu và

vận động của não nhằm hiểu được nguyên lý và quy luật sinh vật học chung

Page 58: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

cho mọi sinh vật trong đó có con người. Vì thế có thể nói cách tiếp cận này

nhằm tìm ra cơ sở sinh vật của nhân cách trong quá trình thần kinh.

2.2. Nắm bắt nhân cách từ tâm lý học tiến hoá

Gần đây, trong tâm lý học xuất hiện xu hướng giải thích bằng thuyết

tiến hóa Darwin quá trình tiến hóa về ý thức và hành vi của loài người và đây

chính là lĩnh vực của tâm lý học tiến hoá. Tâm lý học tiến hóa thông nghiên

cứu chức năng hành động hiện tại mà giải thích và thuyết minh lý do tiến hóa

của ý thức và hành vi của con người trong mối liên quan với môi trường sinh

thái của quá khứ, kể cả cơ cấu xã hội. Khoa học này tập trung vào quan hệ

giữa môi trường sinh thái với tiến hóa nhân loại, chẳng hạn như chiến lược

chọn đối tượng kết hôn của loài người và loài vật có quan hệ với nhau như

thế nào, tại sao cơ thể của con đực và con cái lại có kích cỡ khác nhau, tại

sao con đực lại có tính tấn công và con cái lại mang tính thụ động, tại sao

trong loài người lại có ý thức đạo đức mà không loài động vật nào có. Hơn

nữa, nó còn nhằm giải thích sự tiến hóa của văn hóa bằng sinh vật học tập

thể. Như vậy, có thể nói rằng, xuất phát từ quan điểm cho rằng nhân cách của

con người không thể không có quan hệ với môi trường sinh thái mà loài

người ngày xưa đã bị đặt vào, trong cách tiếp cận này người ta nghiên cứu

cáo vấn đề của tâm lý học nhân cách bằng phương pháp của tâm lý học tiến

hóa, ví dụ xem xét sự ngược đãi trẻ em và nhân cách của cha mẹ.

2.3. Nắm bắt nhân cách từ di truyền học hành vi và phương pháp trẻ song sinh

Trước đây, di truyền đã từng được coi là yếu tố quyết định (quyết định

luận) không chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh và việc thể hiện ảnh hưởng của

di truyền đã từng nhuốm màu định kiến liên quan đến việc ủng hộ tư tưởng

ưu sinh và thuyết định mệnh. Tuy nhiên, ngày nay yếu tố di truyền đang được

công nhận lại trong tâm lý học là một trong những yếu tố giải thích hành vi

cũng giống như nhiều yếu tố khác như văn hóa, ngoại cảnh.

Di truyền học hành vi (behavioral genetics) làm rõ ảnh hưởng của di

truyền và ngoại cảnh đối với sự sai khác cá nhân, ví dụ nhân cách và năng

Page 59: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

lực nhận thức. Trong lĩnh vực khoa học này, cả động vật lẫn con người đều

được nghiên cứu, nhưng đối tượng là con người thì gọi là di truyền học hành

vi con người (human behavioral genetics). Trong trường hợp con người, thao

tác yếu tố di truyền hầu như là không thể, hơn nữa để do một gien nào đó xác

định cũng là một điều khó khăn. Thay vào đó, có thể coi sự khác nhau có hệ

thống của di truyền và ngoại cảnh trong tự nhiên là biến số để phân tách hiệu

quả của yếu tố di truyền và yếu tố ngoại cảnh. Tức là, so sánh những điểm

giống nhau giữa những trẻ song sinh một trứng có chung 100% gien

(monozygotic twin: MZ), trẻ song sinh hai trứng và anh em có chung khoảng

50% gien (dizygotic twin: DZ), bố mẹ và con cái có chung khoảng 50% gien,

anh em con nuôi và con nuôi với cha mẹ nuôi không có chung gien nhưng

chung môi trường sống, từ đó suy định kích cỡ tương đối của các yếu tố di

truyền và ngoại cảnh. Phương pháp chung gọi là phương pháp trẻ song sinh

và phương pháp nghiên cứu con nuôi, trong đó tiêu biểu có phương pháp lấy

thông tin về di truyền và ngoại cảnh từ dữ liệu trẻ song sinh một trứng và hai

trứng cùng sống trong một môi trường như nhau.

2.4. Nắm bắt nhân cách theo phương pháp “Theory of mind”.

“Theory of mind” (lý lẽ của trái tim) lần đầu tiên được D.Premack và

G.Woodruff (1978) sử dụng như một dụng ngữ chuyên môn trong công trình

nghiên cứu vượn người, nhưng từ những năm 1980 trở đi nó đã trở thành từ

khóa của nghiên cứu về sự phát triển năng lực hiểu và suy đoán tình trạng nội

tâm (ý đồ, tri thức, tình cảm) người khác của trẻ em. Còn S. Baron - Cohen và

U.Frith (1985), trên cơ sở coi những trở ngại cơ bản của chứng thu mình là

trở ngại của nhận biết, đã vận dụng khái niệm của “theory of mind” vào việc

giải thích những chướng ngại này (liên quan đến nội tâm bên trong). Có thể

nói vốn dĩ "theory of mind” không quan tâm tới sự sai khác giữa các cá thể

song cách tiếp cận bắt nguồn từ đó có thể ảp dụng vào nghiên cứu tìm hiểu

đặc tính nhân cách, giải thích hiện tượng bệnh lý học thần kinh và những

nghiên cứu sử dụng mối quan hệ với tự kiểm soát.

2.5. Nắm bắt nhân cách theo thuyết tương hỗ và thuyết hoàn cảnh.

Page 60: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Về mặt hiện tượng có thể định nghĩa nhân cách là “tính quy tắc lâu bền

(kiểu dạng) đặc trưng riêng của cá nhân được biểu hiện ra ở hành động của

con người”. Tâm lý học nhân cách trước đây đã coi tính quy tắc này là “mô

hình biểu hiện” (ra hành vi bên ngoài) của “mô hình nhân cách (bên trong) –

vốn sinh ra từ thực thể tâm hồn, quá trình và cơ cấu nào đó nằm bên trong

con người. Theo cách suy nghĩ này, nhân cách mô hình biểu hiện bị quy định

bởi mô hình nhân cách bên trong, độc lập với hoàn cảnh và vì thế sẽ thể hiển

ra một cách nhất quán vượt lên trên hoàn cảnh (giả định tính nhất quán trong

mọi hoàn cảnh). Hơn nữa, người ta còn cho rằng vì những dữ liệu quan sát

liên quan đến mô hình biểu hiện của nhân cách (bên ngoài) tương ứng với

mô hình nhân cách (bên trong) nên những khái niệm ghi chép về loại hình,

đặc tính trên cơ sở những dữ liệu ấy có ích cho việc lý giải mô hình nhân

cách. Có thể giải thích và dự đoán về hành vi dựa trên loại hình và đặc tính

này mà không bị phụ thuộc vào hoàn cảnh. Cách giả định này đã trở thành cơ

sở của nghiên cứu nhân cách. Tuy nhiên, trên thực tế, rõ ràng không thể bỏ

qua ảnh hưởng của hoàn cảnh đến hành vi của con người. Theo K. Lewin,

định thuyết của tâm lý học xưa nay đều cho rằng hành vi của con người được

quyết định bởi sự tác dộng qua lại giữa (yếu tố bên trong của) con người và

hoàn cảnh (môi trường). Thế nhưng tâm lý học nhân cách vốn có một tồn tại

là xem nhẹ ảnh hưởng quá hoàn cảnh. Bởi vì sự quan tâm của tâm lý học

nhân cách chỉ là nhân cách mô hình biểu hiện được coi là bị quy định bởi mô

hình nhân cách bên trong.

2.6. Nắm bắt nhân cách theo trường phái cơ cấu mang tính xã hội

Theo lập trường này, nhân cách được biểu hiện, mất đi rồi lại tái biểu

hiện trong cuộc sống hằng ngày trong những hoàn cảnh có vấn đề, đôi khi

trong những thủ tục mang tính chế định, tùy trường hợp có thể là một hiện

thực được cố định trong tài liệu chữ viết một khi đã được ghi lại, được cấu

thành trong quá trình tương tác xã hội. Theo cách của trường phái cơ cấu,

nhân cách được nắm bắt không phải như một thực thể đã cố định hóa, mà là

quá trình nhân cách đó được cấu thành. Mối quan tâm chủ yếu là quá trình,

Page 61: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

trong đó bản sắc, cái sẽ trở thành nhân cách, được tạo thành một cách tạm

thời trong hiện thực, được cơ cấu trong một quá trình tương hỗ hơn là chính

bản thể nhân cách. Cách tiếp cận theo trường phái cơ cấu không coi nhân

cách là cái đã có sẵn mà nhằm thể hiện nó trong quá trình cấu thành, không

coi nhân cách là những đặc tính bên trong của người có hành vi, mà là cái

được biểu hiện ra một cách tạm thời trong tác động qua lại lẫn nhau giữa

người có hành vi-người quan sát - người tự quan sát (Karahe, 1996: 85).

2.7. Nắm bắt nhân cách từ điền dã

Đây là thột phương pháp chung của cả tâm lý học, xã hội học và nhân

học (anthropology) nhằm để biết con người ở nơi điền dã là "những người

làm thế nào". Nếu coi nội dung "những người như thế nào" là nhân cách thì

có thể nói mọi nghiên cứu điền dã đều bao hàm cả nghiên cứu về nhân cách,

nhưng mối quan tâm của điền dã không phải là nhân cách của một cá nhân

xác định mà là nhân cách của những người ở nơi diễn ra điền dã, hay nói

chung họ là những người như thế nào, nói khác đi là nhân cách về mặt hình

thái (modal personality). Phương pháp của cách nắm bắt này là phương pháp

quan sát tham gia (hay quan sát tham dự): tham gia vào cuộc sống tập thể

của đối tượng điều tra như một thành viên của tập thể đó. Việc tham gia này

đương nhiên là ai cũng có thể làm được, song chỉ có những nhà nghiên cứu

(tâm lý học) mới có quan điểm và kỹ năng mang tính phương pháp luận để

thực hiện việc tham gia một cách khoa học nhờ có cách tiếp cận lâm sàng tỏ

sinh thái của phương pháp văn hoá (ethnomethod). Chức năng của phương

pháp này phát huy một cách tiềm ẩn trong xã hội và văn hoá. Phương pháp

văn hoá là những thủ tục ám thị đan dệt nên hiện thực rõ ràng đối với thành

viên xã hội, là nguyên lý cấu thành nên văn hoá, biến tự nhiên sống thành vật

đối tượng trong cuộc sống con người, hay nói khác đi là những nguyên tắc

mà con người ngầm tuân theo trong cuộc sống. Mặc dù cùng tuân theo

những nguyên tắc chung, nhưng những biểu hiện ra thành hành vi của con

người vẫn có những khác biệt cá nhân, vì thế nếu chú mục vào những khác

biệt này thì với phương pháp của điền dã sẽ không chỉ nắm bắt được nhân

Page 62: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

cách hình thái mà còn nắm bắt được cả nhân cách cá nhân trong hoàn cảnh

xác định.

2.8. Nắm bắt nhân cách từ mô hình năm yếu tố

Những năm gần đây, trong những nỗ lực nghiên cứu vấn đề nhân cách

theo quan điểm của lý thuyết đặc tính nhân cách, mô hình năm yếu tố (Five

Factor Model –FFM) đang trở thành một lý thuyết được công nhận rộng rãi, vì

người ta cho rằng mô hình này với năm yếu tố đặc tính (nhân cách) được gọi

là Big Five có thể nắm bắt các đặc trưng nhân cách đầy đủ và khái quát.

Lý thuyết đặc tính nhân cách là quan điểm lấy đặc tính nhân cách làm

đơn vị đã ghi chép, đo đạc và lý giải về nhân cách vốn là thứ không thể quan

sát trực tiếp. Đặc tính nhân cách (personality trait) là khái niệm cấu thành

được quy nạp từ những kiểu dạng đã ổn định như những hành động và tư

duy có khả năng quan sát, được biểu hiện ra bằng những từ ngữ sử dụng

hàng ngày để thể hiện về nhân cách của bản thân và người khác như “có tính

lạc quan”, “có tính hiếu kỳ” và “có tính cẩn thận, chu đáo”.

III. NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP NHÀ NƯỚC

1. Chương trình KX07

Chương trình KX07 là một hệ thống đề tài nghiên cứu về con người,

trong đó đề tài nghiên cứu trực tiếp về nhân cách là KX07-04 (nghiên cứu

“Đặc trưng và xu thế phát triển nhân cách con người Việt Nam trong sự phát

triển kinh tế - xã hội “). Phần nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài mở đầu bằng

việc điểm qua những phương pháp nghiên cứu nhân cách ở nước ngoài, như

phương pháp phân tích câu trả lời phỏng vấn về tiểu sử các thành viên trong

gia đình và những người quen biết để rút ra ba yếu tố cơ bản quy định loại

tính cách của con người là tính xúc cảm, tính tích cực và tính âm hưởng của

các tác giả người Hà Lan G.Heymans và E.Wiensma. Tiếp theo là phương

pháp của R.B.Cattell phân tích sự đánh giá một con người qua ý kiến của

những người khác, từ đó tìm ra 16 yếu tố đối cực của nhân cách. Các

Page 63: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

phương pháp đo đạc về nhân cách khác như phương pháp của các nhà tâm

lý học Đức D.Beckmann và H.E.Richter trắc nghiệm trên cơ sở ba mối quan

hệ tôi – anh ấy – cô ấy với 6 thang cơ bản, phương pháp MMPI với 10 thang

trắc lượng, phương pháp Rorschach… đều được điểm qua, song trên cơ sở

chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực của các phương pháp này Đề tài KX07

– 04 đã không sử dụng phương pháp test nào cả vì cho rằng “khó phù hợp

với hoàn cảnh và điều kiện lịch sử cụ thể của người Việt Nam đương thời”.

Cách mà Đề tài KX07 chọn là điều tra xã hội học bằng một bộ công cụ tự thiết

kế trên cơ sở coi đặc trưng nhân cách con người Việt Nam thể hiện trên ba

mặt cơ bản là định hướng giá trị; tiềm năng - khả năng - kỹ năng; và phẩm

chất - nếp sống - thói quen. Tuy nhiên, ở đây chưa có sự lý giải thỏa đáng về

lý do vì sao lại coi đặc trưng nhân cách thể hiện trên ba mặt nói trên.

Trong đề tài này, phần nghiên cứu nhân cách được tiến hành dưới

dạng điều trị xã hội học song song với nghiên cứu lý luận về nhân cách. Điều

này có thể đem lại một cảm giác thiếu sự kết hợp giữa lý luận và điều tra thực

tế (thông thường nghiên cứu lý luận là cơ sở khoa học để tiến hành khảo sát

điều tra trên thực tiễn hoặc là sự tổng kết từ nghiên cứu điều tra thực tiễn).

Phần nghiên cứu lý luận có mục tổng quan tiến hành công phu với việc điểm

qua những nghiên cứu nhân cách ở phương đây, Liên Xô trước đây và các

nước khác cũng như ở Việt Nam, song đáng tiếc là những điều rút ra làm cơ

sở cho việc nghiên cứu tiếp theo hầu như không có mà chỉ là để rút ra rằng

không thể áp dụng vào Việt Nam. Nếu như vai trò của phần tổng quan hay hồi

cứu trong một công trình nghiên cứu là vô cùng quan trọng để từ đó rút ra

những thiếu sót của quá khứ sẽ được khắc phục hoặc tránh lặp lại hoặc đem

lại những gợi ý trực tiếp hoặc gián tiếp nào đó cho công trình mới, thì ở đây

có lẽ vai trò này chưa thực hiện được đầy đủ.

Tương tự như vậy phần “cơ sở lý luận” có mục (V) lý giải nguyên nhân,

xác định nội dung cơ bản của đặc trưng nhân cách cũng là nội dung sẽ điều

tra khảo sát về nhân cách con người Việt Nam, song ở đây, việc lý giải

nguyên nhân chưa rõ, dường nhìn chỉ "tuyên ngôn", ví dụ, khi coi "hệ thống

Page 64: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

giá trị và định hướng giá trị là thành phần cơ bản và cốt lõi của nhân cách thì

cần phải giải thích đầy đủ và thuyết phục vì sao quan điểm giá trị lại là cơ bản

và cốt lõi của nhân cách. Hơn nữa, cũng không giải thích nguyên nhân vì sao

lại nghiên cứu nhân cách thông qua tiềm năng - khả năng - kỹ năng và phẩm

chất - nếp sống - thói quen.

Phần nghiên cứu phương pháp luận đã nêu ra một số nguyên tắc tiếp

cận như tiếp cận hệ thống, tiếp cận xã hội - lịch sử, tiếp cận giá trị - hoạt động

- giao lưu - nhân cách, nhưng những nguyên tắc này được thể hiện như thế

nào trong khâu biên soạn bộ công cụ thì chưa rõ. Tóm lại, có thể nói ràng mối

liên quan giữa nghiên cứu lý luận và việc xác định khung nghiên cứu hay việc

xử lý góc nhìn vấn đề nghiên cứu thuộc phạm vi đề tài (còn gọi là khâu “ý

thức về vấn đề nghiên cứu”, trong đó nêu rõ nguyên nhân vì sao xác định đặc

trưng nhân cách thể hiện ở ba mặt định khảo sát, phân tích đầy đủ lý do chọn

thường pháp khảo sát là điều tra xã hội học chứ không dùng phương pháp

trắc nghiệm tâm lý) chưa thấy nổi lên rõ ràng và chặt chẽ.

Phần điều tra khảo sát đã nêu ra cơ sở biên soạn bộ công cụ là học từ

nước ngoài đối với bộ câu hỏi điều tra về hệ thống giá trị và định hướng giá

trị, nhưng phần tương tự của bộ câu hỏi về tiềm năng - khả năng, thói quen -

nếp sống thì chưa rõ. Thêm vào đó, phần phân tích kết quả điều tra đã đưa ra

được những nhận xét về tỷ lệ phần trăm thu được từ các câu trả lời, rút ra

những kết luận từ ba mảng vấn đề (định hướng giá trị, năng lực và lối sống)

nhưng còn rời rạc giống như những mảng màu đặt cạnh nhau, chưa hình

thành một bức tranh hài hoà, nhuần nhuyễn, ở đây chưa thấy nổi lên rõ rệt

những đặc trưng và xu thế phát triển nhân cách thế hệ trẻ Việt Nam. Lý do

này có lẽ phần lớn thuộc về phương pháp luận, điểm xuất phát của điều tra

khảo sát chi phối kết quả thu được từ đó.

2. Chương trình KHXH04

Trong Chương trình KHXH04, trực tiếp liên quan đến nhân cách có đề

tài “Mô hình nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa,

hiện đại hoá đất nước”. Đề tài được bắt đầu bằng việc nêu ý nghĩa của việc

Page 65: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

nghiên cứu mô hình nhân cách con người Việt Nam. Tiếp theo là nghiên cứu

cơ sở lý luận về nhân cách, bao gồm việc điểm qua quá trình lịch sử nghiên

cứu nhân cách trên thế giới và định ra các khái niệm cơ bản có liên quan như

khái niệm con người, khái niệm nhân cách con người khái niệm phát triển con

người và phát triển toàn diện con người. Hơn nữa, nó còn đề cập cấu trúc

nhân cách, con đường hình thành nhân cách, cuối cùng cũng tính đến những

đòi hỏi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với con người Việt Nam bằng

việc dẫn ra nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VIII về mục tiêu tổng quát và

nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như Nghị quyết Hội

nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VII về Chiến lược giáo dục

– đào tạo. Tiếp đến là hiện trạng nhân cách con người Việt Nam (nói chung

và thanh thiếu niên) được thể hiện ở kết quả nghiên cứu của Chương trình

KX07, kết quả nghiên cứu về sự phát triển trí tuệ của học sinh, một số kết quả

nghiên cứu sự phát triển đạo đức của học sinh, sinh viên; và kết quả nghiên

cứu nhân cách sinh viên bằng trắc nghiệm Cattell 16 PF có tham khảo kết

quả một nghiên cứu so sánh xuyên văn hoá đặc trưng nhân cách của sinh

viên Trung Quốc và Việt nam của Phùng Đình Mẫn (cũng dùng trắc nghiệm

16 PF). Sau cùng, mô hình nhân cách lý tưởng trong thời đại mới được rút ra

sau bốn kết quả nghiên cứu như sau:

1) Mở đầu là đánh giá kết quả nghiên cứu của KX07 đã cho thấy sức

mạnh (hay có thể nói là điểm mạnh) của nhân cách Việt Nam gắn với hệ

thống giá trị truyền thống và hiện đại, những giá trị tạo động lực cho hoạt

động sống của con người Việt Nam, đồng thời cũng chỉ ra những nhược điểm

trong nhân cách con người Việt Nam, từ đó nêu ra một số định hướng giá trị

cho con người Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2) Kết quả nghiên cứu trình độ trí tuệ (IQ) được tiến hành trên 3.000

học anh tiểu học bằng trắc nghiệm GILLE, phương pháp đo trí nhớ ngắn hạn

của Nhechaev, phương pháp đo sự tập trung chú ý của Bourdon đã đưa đến

kết quả là IQ trung bình của học sinh tiểu học là đáng khích lệ, trình độ trí nhớ

thì ở mức trung bình và tương đối kém (so với học sinh Liên Xô cũ) và sự tập

Page 66: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

trung chú ý của học sinh Việt Nam được ưu tiên cho tính chính xác hơn là tốc

độ, sức tập trung chú ý khá cao.

3) Kết quả nghiên cứu phát triển đạo đức của học sinh, sinh viên

(chuẩn mực và giải pháp hình thành) khảo sát trên 666 khách thể (học sinh,

giáo viên, cán bộ quản lý) cho thấy so với mục tiêu giáo dục thì sinh viên, học

sinh đang ở một khoảng khá xa mới tiếp cận được với mục tiêu, giá trị đạo

đức truyền thống bị đảo lộn, chuẩn mực đạo đức mới chưa định hình rõ ràng.

4) Kết quả nghiên cứu nhân cách bằng trắc nghiệm Cattell trên 1.146

sinh viên, công trình trắc nghiệm Cattell đầu tiên ở Việt Nam tiến hành với số

lượng lớn, đưa ra một bảng điểm chuẩn của 16 yếu tố cho thấy yếu tố có

điểm số cao nhất (băn khoăn, ưu tư) và thấp nhất (lạc quan), những yếu tố

dương tính (hoà đồng, hoài nghi, cấp tiến, kiềm chế. căng thẳng nội tâm,

thông minh, kiên định, nhạy cảm, lý tưởng hóa, sắc sảo) và âm tính (ổn định

xúc cảm, nguyện vọng nắm quyền lợi, lạc quan, táo bạo, độc lập, thông minh,

kiên định, nhạy cảm, lý tưởng, sắc sảo), có phân biệt nam, nữ (ở cả nam, nữ,

hoặc chỉ ở nam, chỉ ở nữ), khu vực, môi trường, khối lớp.

5) Kết quả so sánh xuyên văn hoá đặc trưng nhân cách của học sinh

Trung Quốc và Việt Nam xác định và so sánh 25 yếu tố (phương thức giáo

dục, giao tiếp, nơi cư trú, chuyên ngành, đặc điểm sức khỏe, kinh nghiệm,

trình độ văn hoá của cha mẹ, hứng thú sở thích cá nhân…) ảnh hưởng rõ đến

16 đặc trưng nhân cách. Kết quả cho thấy: các yếu tố đánh giá trí tuệ bản

thân, kinh tế gia đình, trình độ văn hoá của người mẹ ảnh hưởng đến đặc

trưng nhân cách của sinh viên Trung Quốc hơn sinh viên Việt Nam, ngược lại,

môi trường, vị trí địa lý ảnh hưởng đến đặc trưng nhân cách sinh viên Việt

Nam nhiều hơn sinh viên Trung Quốc. Hơn nữa, nói chung sinh viên Trung

Quốc nhạy cảm hơn đối với quan hệ giao tiếp, cởi mở, hoà đồng, có tính độc

lập hơn, còn sinh viên Việt Nam thì ổn định cảm xúc hơn, lạc quan, táo bạo,

thích mạo hiểm, nhạy cảm, sáng suốt, sắc sảo, không thoả mãn với thực tại,

có tinh thần khám phá hơn.

Page 67: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Trước hết, phần cơ sở lý luận của nghiên cứu nhân cách tiến hành

công phu, đã nêu rõ được mục tiêu (hay yêu cầu) của đề tài, từ đó định ra

giới hạn của đề tài trong những khái niệm liên quan như nhân cách, phát triển

người. Tuy nhiên, cũng như Chương trình KX07, điểm mà người đọc cảm

thấy còn thiếu ở đây cũng chính là việc lý giải tại sao phải dùng các phương

pháp như đo trí tuệ, khảo sát xã hội học và nhất là vì sao lại chọn sử dụng

trắc nghiệm Cattell 16 PF mà không phải là trắc nghiệm nào khác, mặc dù

cũng cần phải nói rằng, việc Đề tài KHXH04 lần đầu tiên thực hiện một trắc

nghiệm tâm lý với số lượng điều tra trên 1000 phiếu là một nỗ lực rất đáng cổ

vũ. Nhưng nếu làm rõ hơn nữa lý do của việc sử dụng những phương pháp

này (nhất là việc sử dụng nguyên bản một bộ trắc nghiệm của nước ngoài đã

có từ lâu đời như Cattell liệu có phù hợp với tình hình Việt Nam hay không; có

thích hợp với mục tiêu của đề tài hay không), thì tính thuyết phục tăng lên rất

nhiều. Chính vì chưa có sự lý giải đầy đủ lý do và mục đích sử dụng các

phương pháp nên kết quả thu được chỉ dừng ở những điểm số chuẩn trung

bình cho phép có những nhận xét riêng lẻ về các đặc trưng nhân cách mà

không đi đến một hiện trạng nhân cách toàn diện của con người Việt Nam.

Việc dùng kết quả của Chương trình KX07 và sử dụng kết quả nghiên

cứu so sánh xuyên văn hóa của tác giả khác làm cho công trình mang tính kế

thừa, sinh động và tăng tính thuyết phục do có sự so sánh quốc tế. Tuy nhiên,

có một điểm cần thiết là phải đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của những nghiên

cứu đã có (ví dụ Chương trình KX07) để có phương hướng khắc phục và

phát huy thìi Đề tài KHXH04 lại chưa làm được.

Trong phần kết luận đưa ra mô hình nhân cách cho con người Việt

Nam trong Giai đoạn mới, căn cứ để đưa ra mô hình khá phong phú: từ kết

quả phân tích hiện trạng nhân cách con người Việt Nam đương thời đến yêu

cầu về nhân cách của con người Việt Nam giai đoạn mới, từ kinh nghiệm của

cha ông đến kinh nghiệm của nước ngoài. Tuy nhiên, nếu thao tác tiến hành

tham khảo các căn cứ ở đây diễn ra tốt hơn thì chắc chắn đã đem lại kết quả

tốt hơn. Các căn cứ tham khảo hầu như chỉ được liệt kê ra mà không có sự

Page 68: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

phân tích để chắt lọc đưa vào sử dụng trong mô hình như thế nào, chỉ có một

câu tuyên bố “trên cơ sở tổng hợp và khái quát các căn cứ trên”, nhưng tổng

hợp và khái quát như thế nào để đưa ra một mô hình nhân cách mới “phát

triển toàn điện, gắn bó nhịp nhàng, hài hoà giữa các mặt, nhân cách lành

mạnh" thì chưa rõ. Nói cách khác, mô hình nhân cách được rút ra trên cơ sở

của bốn kết quả nghiên cứu, nhưng bốn kết quả này chỉ được liệt kê lần lượt

nối tiếp nhau, bỏ qua khâu phân tích, tổng kết để đưa đến hiện trạng toàn

diện của nhân cách con người Việt Nam mà đi thẳng vào một mô hình lý

tưởng về nhân cách trong thời đại mới. Do đó, đề xuất giải pháp để có thể

thực hiện được một nhân cách lý tưởng như vậy dường như thiếu tính thuyết

phục.

3. Áp dụng NEO-PI-R vào đo nhân cách con người Việt Nam

Trên cơ sở những điểm mạnh và yếu của hai đề tài nghiên cứu nhân

cánh đã thực hiện trước đây có thể thấy rằng trong nghiên cứu nhân cách lần

này phải làm sao để nghiên cứu lý luận có thể thực sự làm cơ sở cho nghiên

cứu điều tra khảo sát. Nghiên cứu lý luận phải định rõ giới hạn của đề tài

nghiên cứu: giới hạn khái niệm nhân cách trong công trình nghiên cứu này, từ

đó mới đề ra được nội dung cơ bản của điều tra khảo sát (nội dung bộ câu

hỏi), lý do chọn lựa phương pháp điều tra: sử dụng phương pháp điều tra xã

hội học hay sử dụng phương pháp trắc nghiệm tâm lý, nếu sử dụng trắc

nghiệm tâm lý thì chọn phương pháp nào và lý do chọn sử dụng phương

pháp đó: vấn đề phương pháp lựa chọn có phù hợp với yêu cầu của đề tài

hay không nhất thiết phải làm rõ.

Tuy nhiên, nếu căn cứ vào mục tiêu nắm bắt đặc điểm nhân cách thời

nay của sinh viên và một số tầng lớp dân cư nhằm “xây dựng con người Việt

Nam trong điều kiện kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập quốc tế theo định

hướng xã hội chủ nghĩa” và những khảo sát trên đây có thể thấy rằng phương

pháp đo nhân cách phù hợp nhất chính là phương pháp năm yếu tố (Big Five)

NEO - PI - R. Bởi NEO - PI - R là một phương pháp mới ra đời (1992) và hiện

nay đang khá phổ biến trên thế giới, được nhiều nước chọn sử dụng trong

Page 69: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

nghiên cứu nhân cách. Vì vậy ở đây chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về phương

pháp này. Đặc biệt cần nghiên cứu kỹ lịch sử ra đời và những ưu nhược điểm

cần lưu ý khi vận dụng.

3.1. Lịch sử phương pháp:

3.1.1 Nghiên cứu từ vựng (lexical study)

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta đều nhận thấy mỗi người một

khác, không ai giống ai và sự khác nhau này thể hiện ra từ những hình thức

đơn sơ nhất. Nguồn gốc của mô hình năm yếu tố - FFM (Five Factor Model)

cũng là nhằm “quan sát người khác, ghi chép lại những sự sai khác giữa các

cá nhân đó”. Trong nghiên cứu từ vựng người ta giả định rằng "sự sai khác

giữa các cá nhân có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động con người được ký

hiệu hóa thành ngôn ngữ (ngôn ngữ tự nhiên - natural language) sử dụng

hàng ngày (giả thuyết từ vựng cơ bản - fundamental lexical hypothesis; L.R.

Goldberg, 1981). Do đó, nếu tập trung phân loại, chỉnh lý các từ ngữ biểu hiện

sự sai khác cá nhân (đặc tính ngữ) có trong từ điển hay những mô tả người

có trong tiếp xúc và ghi chép thì có thể nhìn thấy cấu trúc của nhân cách.

Những nghiên cứu về từ vựng được bắt đầu từ G.W. Allport và H.S.

Odbert (1936) cùng với sự phát triển của phương pháp phân tích yếu tố đã

phát triển thành ghi chép nhân cách dựa vào năm yếu tố. Tiếp theo, các

nglliên cứu của E.C. Tupes và R.E. Christal (l961) rồi W T. Norman (1963),

Goldberg, trên cơ sở xem xét lại bản chất ý nghĩa tâm lý của các yếu tố, đã đi

đến chỗ coi năm yếu tố là mô hình có thể ghi chép một cách bao quát về nhân

cách vượt qua sự phân loại đơn thuần về đặc tính ngữ (hay những từ ngữ

biểu thị đặc tính nhân cách, D.Peabody và L.R.Goldberg, 1989).

3.1.2. Nghiên cứu bằng phiếu câu hỏi

Phương pháp cấu thành thước đo trên cơ sở lý thuyết nhân cách và sử

dụng thước đo đó để ghi chép về những sự khác biệt cá nhân được gọi là

nghiên cứu phiếu hỏi hay nghiên cứu trên giấy chất vấn (questionnaire study).

Trong khi nghiên cứu từ vựng, xuất phát từ sự quan tâm đến từ vựng (đặc

Page 70: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

tính ngữ) và cơ cấu của nó để hệ thống hóa theo phương thức từ dưới lên

(bottom up) và tìm ra đặc tính nhân cách ở thứ nguyên cao, thì trong nghiên

cứu giấy chất vấn chủ yếu người ta dùng phương pháp xác minh cấu trúc

nhân cách từ lý thuyết với phương thức từ trên xuống (top down). Do đó,

trong nghiên cứu này người ta phát kiến ra thước đo và cách kiểm chứng dựa

vào lý thuyết về nhân cách đặc thù.

Trong bối cảnh như vậy, những nghiên cứu nhằm nắm bắt nhân cách

một cách tổng quát đi tìm những mô hình dễ hiểu được tiến hành nhiều lần,

dần dần những thành tựu của nghiên cứu từ vựng và nghiên cứu giấy chất

vấn được đưa vào kết hợp lại và hình thành nên FFM. Kết quả là thước đo

với năm yếu tố định sẵn ra đời. Trong số đó có NEO - PI - R (Revised NEO

Personality Inventory), một mô hình hiện nay đang được sử dụng rộng rãi

nhất đã được P.T. Costa, Jr. và R.R. Mccrae đưa ra năm 1992. Thước đo này

gồm có 5 đặc tính (domain), mỗi đặc tính lại có 6 mặt (facet) và mỗi mặt lại có

8 item, tổng cộng là 24O item. Với giả định về cơ cấu tầng bậc của đặc tính

và mặt, người ta hy vọng sẽ nắm bắt được nhân cách một cách tổng quát và

chi tiết.

3.2. Vậ dụng phương pháp

3.2.1 Những ưu điểm và nhược điểm của mô hình năm yếu tố

Nhược điểm:

FFM bắt nguồn từ nghiên cứu từ ngữ, phân loại và chỉnh lý các từ ngữ

ghi chép sự khác biệt giữa các cá nhân. Năm yếu tố có được từ sự ghi chép

các đặc trưng hành động như vậy chẳng qua chỉ là thứ nguyên nhận thức

người khác của người quan sát chứ không phải là cấu trúc nhân cách. Đây là

một phê phán dai dẳng nhất đối với FFM. Thuộc tính (attribute) có thể quan

sát được được biểu hiện ra ở từ vựng vốn dĩ sinh ra từ nguyên nhân nào vẫn

chưa được làm rõ và như vậy cũng có nghĩa là không thể giải thích đầy đủ về

khởi nguồn của sự khác nhau giữa các cá nhân. Hơn nữa, việc lý giải dựa

vào đặc tính chung quá mang tính bề ngoài, vì thế có thể nói ở đây thiếu quan

điểm tìm hiểu tính cách dựa trên cơ sở bao hàm cả kinh nghiệm chủ quan

Page 71: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

của từng người hoặc do tính cách chung chung và trừu tượng như vậy liệu có

thể đo được hành động trên thực tế đến mức nào cũng là câu hỏi chưa giải

đáp dược. Thêm vào đó, về bản chất của các yếu tố cơ bản đã có sự nhất trí,

những việc lý giải chung và đặt tên cho từng yếu tố hoàn toàn không có sự

thống nhất giữa các nhà nghiên cứu.

Ví dụ, rằng về yếu tố thứ năm tùy theo từng tác giả có thể được diễn

giải là “giáo dưỡng” (culture) theo Norman, là "trí tính (intellect) theo Peabody

và Goldberg, là "tính mở” (open to experience) theo Costa và Mccrae và có

khi còn được diễn giải là "tính ham chơi” (play - fullness).

Ưu điểm:

Mặc dù chịu nhiều phê phán như vậy nhưng mô hình FFM vẫn được

coi là có ích cho đo đạc nhân cách vì các ưu điểm sau. Thứ nhất, FFM đem

lại một khung nghiên cứu cơ bản khi ghi chép đặc tính nhân cách của con

người. Mô hình bắt nguồn từ phương pháp kinh nghiệm như phân loại và ghi

chép từ ngữ, đặc điểm này cung cấp một thước đo dễ hiểu đối với tất cả mọi

người khi cần chỉnh lý và nắm bắt toàn diện đặc trưng hành động thường

ngày của con người. Điều này đóng vai trò to lớn trong những lĩnh vực liên

quan đến trắc định và ứng dụng nhân cách như giáo dục, lâm sàng và công

nghiệp.

Thứ hai, đối với những lý thuyết là thước đo nhân cách được thể hiện

một cách riêng biệt đã có từ trước đến nay, FFM được đưa ra như một sự

tham khảo đối chiếu. Có thể sử dụng năm khung lớn để xem xét, chỉnh lý và

kết hợp lại với nhau rất nhiều các khái niệm về nhân cách đã được nghiên

cứu trước đây nhưng chưa có quan hệ với nhau. Thông qua thao tác này,

những đặc điểm nổi bật của các học thuyết đó sẽ được tô đậm thêm, những

gì từng bị che khuất sẽ trở nên sáng tỏ, việc chỉnh lý những phần còn chưa rõ

ràng có thể tiến hành được. Điều này không nhất thiết đi đến phủ nhận hết

những học thuyết đã có. Ngược lại, chúng có thể trở thành yếu tố kích thích

việc nghiên cứu mới phát triển. Ngoài ra, khi các khái niệm có liên quan đến

nhân cách, ví dụ hành động đối với người khác - hứng thú nghề nghiệp - nhu

Page 72: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

cầu - trí năng, được chỉnh lý và liên hệ với nhau trên cơ sở lấy năm yếu tố là

thứ nguyên cơ bản thì có thể hy vọng có được sự phát triển hơn nữa trong

nghiên cứu.

Thứ ba, FFM có ưu điểm ở chỗ khơi dậy sự chú ý nhiều hơn đối với

các yếu tố đặc tính thường hay bị bỏ qua trong lý thuyết đặc điểm nhân cách

đã có. Việc đưa năm yếu tố, nhất là hoạt động nhận thức mang tính chất trí

tính và sáng tạo vào trong là thuyết đặc điểm nhân cách đã mang lại nhiều ý

nghĩa. (Việc quan tâm đến đặc tính “ham chơi” khiến cho sự lý giải về nhân

cách sâu sắc hơn).

Cuối cùng, FFM có khả năng trở thành chiếc cầu bắc qua lý thuyết về

đặc điểm nhân cách và nghiên cứu nhận biết con người. FFM thu thập những

thuộc tính có thể quan sát có khởi nguồn từ cách tiếp cận từ vựng được phân

loại, đây cũng là một trong những phê phán FFM trên phương diện lý thuyết

về đặc điểm nhân cách. Tuy nhiên, nếu coi năm yếu tố vừa là thứ nguyên đặc

tính vừa là thứ nguyên nhận biết người khác (và mình) thì FFM có khả năng

sinh ra những nghiên cứu mới kết hợp nhân cách với nhận thức xã hội.

3.2.2. Những điều cần lưu ý khi vận dụng thước đo năm yếu tố

FFM nảy sinh từ phương pháp đơn giản là quan sát và ghi chép sự

khác nhau giữa các cá nhân. Dựa vào việc kết hợp các kết quả nghiên cứu lý

thuyết tâm lý học và các lĩnh vực kề cận, cho đến nay người ta đang phát

triển để đi đến một mô hình giải thích và thuyết minh nguyên nhân của sự sai

khác cá nhân chứ không chỉ dừng lại ở việc phân loại và ghi chép về nhân

cách. Thời đại của “phân tích yếu tố về từ ngữ và thước đo sẽ tìm thấy năm

yếu tố” đã qua đi, bây giờ chính là lúc tìm kiếm xem có thể dự đoán và giải

thích đến mức nào về hành vi dựa vào FFM.

Mô hình năm yếu tố dù sao cũng chỉ là một mô hình để hiểu nhân cách.

Việc ghi chép bằng FFM chẳng qua chỉ là nhân cách đã được khái quát hơn

và trừu tượng hóa. Chúng ta có thể cho những người muốn biết về nhân cách

của bản thân mình kết quả điều tra nhân cách bằng FFM, nhưng những điều

họ chưa thỏa mãn vẫn còn nhiều. Hành động, tư duy, tình cảm của “cái Tôi

Page 73: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

được biểu hiện trong sự giao hoa với muôn hình muôn vẻ của hoàn cảnh.

Tình huống và người khác được truyền đến chúng ta giống như một cái gì đó

“rất riêng của người đó” chứ không thể nắm bắt như những “đặc tính” đã

được khái quát hóa, trừu tượng hoá. Việc hiểu nhân cách qua "đặc tính phải

được bổ sung hoàn thiện bằng những ghi chép về kinh nghiệm của các cá

nhân như vậy. Hơn nữa, FFM hiện nay tuy được coi là hữu hiệu để hiểu nhân

cách song không có nghĩa là một mô hình hoàn thiện cố định. Mô hình có thể

được thường xuyên tu chỉnh và mở rộng bằng cách thường xuyên đưa vào

những kinh nghiệm của từng cá nhân.

Khi Việt hóa bộ công cụ NEO-PI-R, cần tham khảo những chủ trương,

chính sách và văn hóa - xã hội Việt Nam. Nhật Bản khi sử dụng Neo-PI-R

cũng đã căn cứ trên chủ trương phát triển suốt đời của xã hội chuẩn hóa

(Nhật hóa) trên cơ sở lưu ý đến sự thích ứng với các loại tuổi tác từ mới

trưởng thành đến thời kỳ cao tuổi thích ứng sử dụng trong nghiên cứu so

sánh quốc tế. Người ta đã tiến hành dịch rất cẩn thận, gồm cả khâu dịch

ngược dựa vào bản dịch và nguyên tắc.

Một điểm thuận lợi khi sử dụng thước đo này là có thể thu được nhiều

kinh nghiệm, hiểu biết mang tính văn hóa so sánh từ những kết quả nghiên

cứu của nhiều tích lũy kết quả nghiên cứu của nguyên bản sẽ giúp cho chúng

ta thuận lợi hơn trong việc lập giả thuyết và dự đoán dựa trên đó. Trong

trường hợp khó trả lời cả 240 item, có thể cùng sử dụng bản thu nhỏ 60 item

(NEO- FFI). Tuy nhiên, những nghiên cứu văn hóa so sánh sử dụng thước đo

này cũng mới chỉ bắt đầu (1992), vì thế tên của thước đo và nội dung của nó

liệu có thích ứng với nước mình hay không (nếu không thay đổi gì) vẫn còn là

một vấn đề cần bàn kỹ.

Để glải quyết nghi vấn này - tức là nếu cứ để nguyên một bộ câu hỏi

dựa vào thước đo của xã hội Âu - Mỹ thì có thích hợp với nước mình không

hay có thể biên soạn lại theo nhiều cách, chẳng hạn, có thể rút gọn lại hết

mức cho ngắn gọn hơn, thay vì 5x6x8 = 240 item thì 5x6x6 = 150 item; có thể

trung lập hóa nội dung và tên gọi các mục để tránh sự lệch lạc trong trả lời do

Page 74: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

lẫn lộn phán đoán giá trị và nguyện vọng mang tính xã hội, hoặc có thể viết

song song cả ưu điểm và nhược điểm của các đặc tính, v.v..

D. VỀ NHÂN CÁCH VÀ MÔ HÌNH NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NẠM TRONG GIAI ĐOẠN CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

TS. NGUYỄN XUÂN THỨC

Vấn đề nhân cách và mô hình nhân cách con người Việt Nam trong giai

đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đặt ra với lý do như sau: Về lý luận,

nhân cách là phạm trù trung tâm trong khoa học tâm lý, sản phẩm hội tụ các

vấn đề cơ bản của tâm lý học, nếu giải quyết đề cơ bản khác trong khoa học

tâm lý. Xuất phát từ thực tiễn xã hội, trong quá trình phát triển của nhân loại

trải qua các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau cũng như trong thực tiễn phát

triển xã hội Việt Nam thì bao giờ yếu tố con người cũng được xác định là yếu

tố trung tâm, động lực chủ yếu cho sự phát triển xã hội. Đặc biệt trong thời kỳ

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc chuẩn bị tiềm năng con người là

nguồn lực cơ bản để xây dựng đổi mới đất nước đi bào công nghiệp hóa,

hiện đại hóa.

Nội dung bài viết này đề cập các vấn đề lý luận về nhân cách trong tâm

lý học, trên cơ sở đó phác thảo mô hình nhân cách con người Việt Nam trong

giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

I. VẤN ĐỀ NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ HỌC

Trong ngôn ngữ cho nước trên thế giới và ngôn ngữ Việt Nam, có các

thuật ngữ liên quan với nhau như "con người”, "cá nhân”, "nhân cách”, "cá

tính”. Giữa các thuật ngữ này có những nét chung và nét riêng.

- “Con người” là một thực thể bao gồm hai mặt, măt tự nhiên - toàn bộ

các yếu tố sinh học của con người như đặc điểm cơ thể, não, giác quan... và

thực thể xã hội nói lên con người là thành viên của xã hội và chủ thể xã hội

bao gồm các dấu hiệu: có ý thức, ngôn ngữ, tư duy trừu tượng... Khi nghiên

cứu con người cần tiếp cận theo ba mặt sinh học tâm lý xã hội.

Page 75: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

- "Cá nhân" là một con người cụ thể, độc lập với số đông cũng bao gốm

hai mặt tự nhiên và xã hội được xem xét cụ thể riêng từng người với các đặc

điểm tâm sinh lý xã hội để phân biệt giữa các cá nhân khác trong cộng đồng.

- “Nhân cách" chỉ bao gồm mặt xã hội trong con người, trừu xuất khỏi

con người các yếu tố sinh học, mặt tự nhiên.

- "Cá tính” bao gồm nét riêng, đặc trưng độc đáo, có một không hai,

không lặp lại trong con người, làm cho người này khác với người khác. Cá

tính được quy định bởi điều kiện sống và hoạt động của chính con người.

Giữa các thuật ngữ "con người", "cá nhân”, "nhân cách”, “cá tính” có

điểm trùng nhau nhưng không đồng nhất. Thuật ngữ “nhân cách” chỉ mặt xã

hội trong von người, với tư cách là chủ thể của các hành vi và hoạt động của

con người, chủ thể của các mối quan hệ xã hội trong công đồng người. Nhà

tâm lý học Xô viết X.L. Rubinstein khi nói về mối quan hệ giữa các khái niệm

trên đã viết: Con người là cá tính do đó có những thuộc tính đặc biệt không

lặp lại, con người là nhân cách do đó xác định quan hệ của mình với những

người xung quanh một cách có ý thức.

1. Nhân cách

Nhân cách là mạo phạm dù cơ bản trong tâm lý học. Có thể dẫn ra

hàng trăm định nghĩa về nó, có định nghĩa ngắn chỉ một dòng như của nhà

tâm lý học Nga K.K.Platonov, có định nghĩa dài gần một trang như của

A.Kossakowski, có dòng định nghĩa của phương Đông, có cách tiếp cận của

phương Tây. Kể ra như vậy để thấy rằng về khái niệm nhân cách trong tâm lý

học có rất nhiều ý kiến và chưa có sự thống nhất.

Hiểu khái niệm nhân cách thực chất là hiểu và giải quyết các vấn đề

động lực, bản chất nhân cách. Hiện nay, trong tâm lý học có nhiều lý thuyết

nhân cách khác nhau. Có thể khái quát thành bốn xu hướng cơ bản bàn về

nhân cách dựa trên nền tảng nguyên tắc quyết định luận tâm lý.

Xu hướng thứ nhất - nhấn mạnh khía cạnh tâm lý trong nguồn gốc, biểu

hiện của nhân cách như các nhà tâm lý học W.Wundt, W.Stern.

Page 76: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

W.Wundt là nhà tâm lý học nội quan nồi tiếng, trong tác phẩm Nhập

môn tâm lý học, trong quan niệm hiện tượng tâm lý là hiện tượng tinh thần tồn

tại trong não bộ con người. Nguồn gốc tâm lý và nhân cách là do một hiện

tượng tinh thần khác tự nó có ở trong não sinh ra, đó là "ý thức", "tổng giác".

Mối quan hệ tâm lý - nhân cách “ý thức”, “tổng giác” là mối quan hệ khép kín

trong não, không có quan hệ gì với thế giới khách quan bên ngoài. Phương

pháp tìm hiểu, nghiên cứu nhân cách là phương pháp nội quan – tự quan sát.

W.Stern từ nhưng năm 1900 đã xuất bản tác phẩm vấn đề tâm lý học

nhưng khác biệt cá nhân. Các khái niệm nhân cách như một kiến trúc hoàn

chỉnh của đời sống "tâm lý” con người, W.Stern đã đưa ra khái niệm "Person"

để chỉ bất cứ thực thể nào có khả năng tự xác định và tự phát triển, cả trong

thế giới vô cơ, lẫn hữu cơ. Theo quan điểm của ông, thế giới là một tổ chức

có thứ lạc của che "Person” mà ở trình độ con người thì những “Person" này

có được những thuộc tính của nhân cách (Personality), những bộ phận phụ

thuộc riêng lẻ của “Person" được W.Stern gọi là “sự vật” mà các quy luật tồn

tại. Của chúng tuân theo những quy luật hoạt động của các "Person".

Mặc dù W.Stern dã xác định lập trường triết học của mình là khắc phục

cả chủ nghĩa duy tâm lẫn chủ nghĩa duy vật và nhấn mạnh tính chất trung tính

về tâm sinh lý của các “Person” nhưng thực chất ông đã tâm lý hoá tất cả mọi

tồn tại bằng cách dưa vào bất cứ một "Person" nào các thuộc tính nhân cách

con người. Như vậy, quan điểm của W.Stern về nhân cách là một triết thuyết

duy tâm, xem tâm lý học là một khoa học về các “Person” mang những trải

nghiệm, những rung động.

Xu hướng thứ hai - sinh vật hóa nhân cách như phân tâm học của

S.Freud, C.G.Jung, E.Kretschmer, v.v nhấn mạnh khía cạnh sinh học trong

nguồn gốc, biểu hiện của nhân cách con người.

Thuyết nhân cách của S.Freud

Phân tâm học là một lý thuyết có ảnh hưởng rộng lớn nhất trong số các

học thuyết theo xu hướng sinh vật hóa nhân cách. Cha đẻ của thuyết phân

tâm là S.Freud, một thầy thuốc tâm thần người Áo. Quan niệm của S.Freud

Page 77: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

về lthân cách bao gồm ba mặt: lý thuyết về cấu tạo nhân cách, sự phát triển

nhân cách và động lực của sự phát triển nhân cách.

Theo S.Freud, nhân cách con người bao gồm ba bộ phận: "bản năng",

“ý thức" và "siêu thức".

Bản năng được ví như một khối chứa đựng các bản năng sinh học của

con người, trong đó cái lõi cơ bản là bản năng tình dục. Khối này hoạt động

theo nguyên tắc thoả mãn. Nếu cứ để mặc tự nhiên thì vô thức (bản năng) sẽ

tìm cách thoả mãn ngay tức khắc các nhu cầu, động cơ bất chấp hoàn cảnh

thực tế và bất chấp luân lý đạo đức.

Ý thức bao gồm những hành vi và ứng xử đã được lành thành trong

cuộc sống bằng kinh nghiệm để đối phó với ngoại giới. Bộ phận này hoạt

động theo nguyên tắc hiện thực (thực tiễn), kìm hãm bản năng hoặc hướng

các bản năng theo những con đường, những lối mà xã hội chấp nhận để thích

nghi được những hoàn cảnh thực tế của cuộc sông hằng ngày.

Siêu thực gần giống như cái ta gọi là lương tâm. Nó bao gồm những

nguyện vọng, mong muốn khó có thể đạt được của con người. Bộ phận này

hoạt động theo nguyên tắc kiểm soát, kiểm duyệt. Bộ phận siêu thức kiềm

chế hoạt động của “bản năng” và "ý thức”; và thúc đẩy cá nhân tiến dần lý

tưởng mà "ý thức” đã hình thành từ lúc thiếu thời.

Theo S.Freud, nhân cách là một tổ hợp của ba bộ phận trên và các bộ

phận trên tồn tại không ôn hoà trong nhân cách con người, giữa chúng luôn

mâu thuẫn, đấu tranh với nhau và bao giờ bộ phận "vô thức” với các bản

năng tình dục cũng chiến thắng và quyết định cho toàn bộ hành vi ứng xử tâm

lý của con người. Động lực của sự phát triển nhân cách xuất phát từ các nhu

cầu động cơ mang tính sinh học các nhu cầu cơ thể mà trước hết và cơ bản

là nhu cầu, bản năng tình dục là động lực chính. Xuất phát từ đó S.Freud đã

giải thích tất cả các hiện tượng tâm lý của con người từ cấp độ cá nhân tại

sao nói "nhịu”, "ngọng”, đến cấp độ quan hệ trong gia đình – tại sao con gái

thích cha, con trai thích mẹ; cấp độ xã hội - tại sao sinh ra chiến tranh...

Page 78: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Như vậy, với phân tâm học, khi bàn đến nhân cách, S.Freud đã đối lập

hoàn toàn với các nguyên tắc cơ bản của tâm lý học duy vật biện chứng:

tuyệt đối hoá yếu tố vô thức, bản năng sinh vật trong nhân cách con người,

coi bản chất nhân cách - bản chất và nguồn gốc sinh học tách biệt với các

điều kiện xã hội và môi trường xã hội, nơi con người sống và hoạt động. Phủ

nhận vai trò dạy dỗ giáo dục và đặc biệt là vai trò của hoạt động cá nhân con

người là đặc điểm nổi bật trong thuyết phân tâm học của S.Freud.

Thuyết nhân cách của C.G.Jung, E.Kretschmer

C.G.Jung, E.Kertschmer nhìn nhận nhân cách con người đơn thuần ở

các đặc điểm sinh học, thể tạng, con người, đặc điểm của hệ thần kinh.

Chẳng hạn E.Kretschmer cho rằng các thành phần cấu tạo cơ thể có mối

quan hệ và quy định các thành phần tâm lý của nhân cách: Những người

mảnh khảnh thì nhạy cảm, hướng nội, kỷ luật, kín dáo, tự kỷ. Những người

béo mập thì hồ hởi, hướng ngoại, vui tính, hào phóng, dễ thích nghi. Những

người lực lưỡng thì chậm chạp dễ nổi giận, ít nói, cứng nhắc. W.H.Scheldon

cũng có những miêu tả tương tự: Những người dong dỏng cao thì nhạy cảm,

rụt rè, kín đáo, hướng nội, tò mò, ham hiểu biết. Những người vạm vỡ, thể

tạng trung bình thì tích cực, hung hăng, ít nhạy cảm, cứng nhắc, thiếu thận

trọng.

Quan niệm phân kiểu học nói trên chỉ là sự mô tả mối quan hệ bên

ngoài giữa các thành phần tâm lý với các thành phần cấu tạo cơ thể chứ

chưa thấy được bản chất của nhân cách con người.

Xu hướng thứ ba - xã hội hóa nhân cách như các học thuyết hành vi

của F.B.Watson, thuyết siêu đẳng và bù trừ của Alfred Adler, thuyết lo lắng

của K.Horney, thuyết phát huy bản ngã của A.Maslow, thuyết tương tác xã hội

của G.H.Mead.

Thuyết hành vi của F.B.Watson, E.C.Tolman, Hull và B.F.Skinner.

Page 79: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Nội dung Cơ bản của thuyết hành vi thể hiện bốn điểm trong một bài

báo đầu tiên được công bố vào năm 1913 của F.B.Watson với nhan đề "Tâm

lý học dưới con mắt của một nhà hành vi".

Tâm lý học hành vi là một ngành thực nghiệm khách quan của khoa

học tự nhiên, nó không mô tả, không giảng giải các trạng thái ý thức mà quan

tâm nghiên cứu đến hành vi thực của tồn tại người.

Hành vi là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học hành vi. Hành vi là tổng

số các phản ứng, cử động bên ngoài của con người nhằm thích nghi với môi

trường với tư cách tồn tại sống mà có thể quan sát được.

Nguồn gốc của hành vi là kích thích từ môi trường bên ngoài và được

tạo lập từ môi trường bên ngoài. F.B.Watson viết: “Hành vi không xuất phát từ

bên trong, không từ ý thức còn người ra, mà từ môi trường vào và hành vi

được tạo lập từ môi trường bên ngoài không liên quan gì đến ý thức được coi

là ý thức bên trong”.

Cơ chế hình thành hành vi (tâm lý) được hiểu theo công thức nổi tiếng:

S R

(S - kích thích, R - phản ứng, hành vi)

Mối quan hệ giữa kích thích và phản ứng là mối quan hệ trực tiếp,

không thông qua biến số trung gian nào. Cứ có kích thích là có phản ứng vì

ngược lại, biết phản ứng, hành vi, tâm lý là biết được kích thích bên ngoài (S).

Mục đích của thuyết hành vi là điều khiển hành vi. Toàn bộ việc điều khiển

hành vi dựa vào chỗ cứ có hoặc biết một trong hai yếu tố (kích thích hoặc

hành vi, phản ứng) thì sẽ biết được yếu tố tương ứng thứ hai. Cho nên điều

quan trọng hành đầu là phải tạo ra kích thích (môi trương kích thích).

F.B.Watson tuyên bố: “Các bạn hãy đưa cho tôi một tá trẻ con bình thường và

một trường chuyên biệt cho việc giáo dục chúng, và tôi bảo đảm là lấy bất kỳ

đứa nào trong bọn chúng, tôi có thể biến nó thành một chuyên gia bất cứ loại

nào mà các bạn muốn - bác sĩ, luật sư, nhà buôn, thậm chí một kẻ ăn mày,

Page 80: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

hay kẻ ăn cắp - không tính gì đến tài năng, thiên hướng xu thế, năng lực, ước

vọng của trẻ, cũng không kể gì đến chủng tộc của cha ông chúng”.

Nguyên tắc hình thành và điều khiển hành vi là nguyên tắc “thử và sai”

chứ không phải là nguyên tắc hoạt động có ý thức:

Phương pháp nghiên cứu tâm lý với quan điểm xuất phát tâm lý học

phải thực sự nghiên cứu cuộc sống thực tháng ngày của con người, tức là

các hành vì hàng ngày, nên phương pháp nghiên cứu chủ đạo là phương

pháp quan sát khách quan.

Với bốn nội dung cơ bản trên, khi bàn về nhân cách cơ chế hình thành

nhân cách, tâm lý học hành vi đã tuyệt đối hoá vai trò của yếu tố môi trường

xã hội bên ngoài với sự bình thành nhân cách, môi trường như thế nào thì

nhân cách đúng như thế và môi trường ở đây không phải là môi trường rộng

lớn với nhiều quan hệ xã hội, mà môi trường này chỉ bó hẹp là tổng số các

kích thích được tạo ra của môi trường bên ngoài.

Cơ chế hình thành tâm lý, nhân cách là cơ chế "thử và sai”, cơ chế thụ

động đáp lại kích thích ngoại giới của chủ thể như một cái "máy vật lý" chữ

không thấy được nhân cách vừa là khách thể, vừa là chủ thể của thế giới bên

ngoài, không thấy được vai trò của hoạt động cá nhân con người trong việc

tạo lập và hình thành nhân cách con người.

Các thuyết hành vi mới của Tolman, Hull, hành vi bảo thủ của

B.F.Skinmer có sự bổ sung yếu tố trung gian vào giữa công thức

S -> R nhưng xét cho cùng vẫn là thuyết hành vi cổ điển của Watson.

Thuyết siêu đẳng và bù trừ của Alfred Adler

Mặc dù là học trò của Freud nhưng A. Adler đã đi theo hướng chống lại

thuyết sinh học của Freud. A. Adler cho rằng không phải bản năng tự nhiên

trong con người là cơ bản, cốt lõi mà có một thứ đóng vai trò quan trọng hơn,

đó là "tình cụm xã hội" được gọi là “tình cảm chung". Đây được coi là "năng

lực tâm hồn” sinh ra cùng con người và được phát triển bởi xã hội. A. Adler

cực lực phản đối bản năng tình dục trong học thuyết của Freud. Ông khẳng

Page 81: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

định cái quyết định sự phát triển nhân cách chính là mong muốn “siêu đẳng”

con người hướng tới sự siêu đẳng nhưng mong muốn này có thể không thực

hiện được do những khiếm khuyết cơ thể khi mới sinh ra hoặc do những điều

kiện sống không tuận lợi… Do vậy con người xuất hiện cảm giác thiếu hoàn

thiện. Để khắc phục được cảm giác đó con người tìm tới phương thức “bù

trừ”. Sự “bù trừ” này có nhiều mức độ khác nhau, tạo ra những phong cách

sống khác nhau. Khi con người cố gắng hoàn thiện bản thân thì nó cũng đồng

thời mang lại lợi ích cho xã hội. Hộc thuyết siêu đẳng và bù trừ của A. Adler

đã phủ nhận sự quyết định trực tiếp của cái sinh vật tới sự phát triển nhân

cách, coi nhân chác phát triển theo logic của xã hội. Có thể coi rằng A. Adler

là dấu nối đầy màu sắc từ Freud tới tâm lý học nhân văn trong vấn đề nhân

cách.

Xu hướng thứ tư - tâm lý học hoạt động về nhân cách đại diện là các

nhà tâm lý học Xôviết A.N.Leonchiev, X.L.Rubinstein, L.X. Vưgotxki.

Dựa trên tiền để để xem xét vấn đề nhân cách là tư tưởng triết học Mác

- Lê nin về con người và nhân cách con người được thể hiện trong cáo tác

phẩm triết học như Bản thảo kinh tế - triết học 1884, Luận cương về

Feuerback, Hệ tư tưởng Đức, các nhà tâm lý học mácxít xác định rằng:

Bản chất nhân cách là bản chất xã hội lịch sử. “Bản chất cá nhân không

phải là râu, không phải là tóc, không phải là tính chất vật lý trừu tượng của cá

nhân đó, mà là chất xã hội của cá nhân đó".

Nhân cách là con người có ý thức: "Phải xuất phát từ những cá nhân

thực, mà xem xét ý thức như là ý thức của cá nhân”.

Nhân cách con người dược hình thành trong mối liên hệ giữa người

này và người khác trong xã hội: “chỉ có khi nào coi con người Pôn giống như

mình thì con người Pie mới bắt đầu coi bản thân mình là một con người.

Đồng thời, đối với Pie, thì Pôn bằng xương, bằng thịt trong thân thể của anh

ta lại là hình thái biểu hiện của giống người”.

Page 82: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Hoạt động con người sáng tạo ra nhân cách con người. Hoạt động

sống của cá nhân như thế nào thì tình hình của bản thân họ cũng như vậy”.

Điều kiện để hình thành phát triển nhân cách là môi trường xã hội với

các quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế và quan hệ liên nhân cách.

Sự phong phú về nhân cách con người hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự

phong phú của các quan hệ xã hội, vào toàn bộ các kinh nghiệm của cuộc

sống xã hội đã được ghi lại trong các công cụ sản xuất, nền văn hoá và chính

trong các quan hệ xã hội.

Với tư tưởng như trên các nhà tâm lý học mácxít khi bàn đến nhân

cách không phủ nhận các yếu tố sinh học trong cơ thể người đối với nhân

cách, không tuyệt đối hoá yếu tố môi trường với nhân cách, mà thừa nhận vai

trò của tất cả các yếu tố, nhưng bản chất nhân cách phải là bản chất xã hội

tích tụ và do yếu tố hoạt động của chính chủ thể con người tạo nên. A.N

Leonchiev, nhà tâm lý học Liên Xô thể hiện tư tưởng cơ bản trên về nhân

cách của mình và cũng là quan điểm của các nhà tâm lý học mácxít trong tác

phẩm hoạt động - Ý thức - Nhân cách: “Nhân cách là một cấu tạo tâm lý mới

được hình thành trong những quan hệ sống của cá nhân, do kết quả hoạt

động cấu tạo của người đó”. Hoặc như Phạm Minh Hạc định nghĩa: tóm lại,

nhân cách là tổ hợp các thái độ, thuộc tính riêng trong quan hệ hành động

của mỗi người với thế giới cự nhiên thế giới đồ vật do loài người sáng tạo, với

xã hội và với bản thân”.

2. Cấu trúc nhân cách

Bàn về cấu trúc nhân cách là nói tới các thành tố của nhân cách, tạo

thành một hệ thống có thành tố trung tâm và cho thành tố khác có quan hệ

chặt chẽ và thống nhất với nhau. Có nhiều lý thuyết tâm lý học bàn về cấu

trúc nhân cách. Ở đây xin nêu ra một số quan niệm cơ bản.

2.1. Cấu trúc nhân cách phân biệt ở phương Đông và Việt Nam

Quan điểm nhân cách con người trong triết học phương Đông.

Page 83: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Phương Đông ở đây được giới hạn lại trong một vùng không gian chịu

ảnh hưởng của một số nền triết học lớn thời cổ châu Á: Nho giáo, Lão giáo,

Phật giáo. Nếu lấy Trung Quốc làm đại diện để nghiên cứu về nhân cách con

người phương Đông thì chúng ta cũng thấy tính đa dạng trong quan niệm

nhân cách cơn người. Lúc đầu, nền văn hoá Trung Quốc là sự tập hợp một

số văn hoá tộc người khác nhau, trong đó nổi bật hai nền văn hóa chủ đạo:

”trung tâm” và “phía nam”, thừa hưởng hai truyền thống văn hóa lớn là Khổng

giáo và Lão giáo. Truyền thống văn hóa Hán là sự tổng hợp của hai chất văn

hóa trên và chịu ảnh hưởng của Phật giáo.

Xin đơn cử quan niệm của Phật giáo về nhân cách con người phương

Đông. Phật giáo là tôn giáo chủ trương đi tới “vô ngã”. Triết học về vô ngã

quan niệm rằng mọi sự vật đều có ba đặc trưng cơ bản: tạm thời đau khổ và

vô ngã mà vô ngã là quan trọng nhất và cuối cùng. Triết lý vô giá phủ nhận sự

tồn tại của một cái ngã cá nhân, coi cái tôi chỉ là một nhân cách kinh nghiệm

hay là một tập hợp tạm thời. Ngã không thể là bất tử, mà là một tồn tại ước lệ,

là kết quả của kinh nghiệm thường ngày. Tất cả mọi nỗ lực của giới tu hành

bỏ nguyên nhân và điều kiện đưa lại đau khổ và sự tồn tại tạm thời của con

người để đạt tới trạng thái vô ngã, đồng thời cũng là trạng thái giải thoát.

Theo quan niệm Phật giáo, ý tưởng về ngã không phù hợp với hiện thức và

đó là nguyên nhân gây ra ý nghĩ về “cái Tôi”, “của Tôi”. Càng hướng tới vô

ngã thì ý thức về ngã càng mạnh. Nói cách khác, trước khi đi tới vô ngã, ý

thức về ngã được khẳng định hơn bao giờ hết, khi ngã bị diệt trừ cũng là khi

ngã được giải thoát. Mục đích cuối cùng của người theo Đạo Phật là giải

thoát cho “cái Tôi”. Chỉ khi nào hóa thành Phật thì mới có khả năng cứu khổ,

cứ nạn cho chúng sinh.

Cấu trúc nhân cách phổ biến hiện nay ở Việt Nam là phương Đông cho

rằng nhân cách con người bao gồm hai thành phần cơ bản là Đức và Tài. Hai

mặt trên quan hệ lồng ghép vào nhau, thống nhất với nhau để tổ hợp nên

nhân cách con người.

Phẩm chất (Đức) Năng lực (Tài)

Page 84: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

- Phẩm chất xã hội (đạo đức,

chính trị như thế giới quan, lý

tưởng, niềm tin, lập trường...)

- Phẩm chất cá nhân (đạo đức,

tư cách: các nết, các thói...)

- Phẩm chất ý chí: Tính mục

đích, tính tự chủ, tính kỷ luật,

tính quả quyết, tính phê phán...

- Cung cách ứng xử: Tác phong,

lễ tiết, tính khí...

- Năng lực xã hội hoá: Khả năng thích

ứng, hoà nhập, tính mềm dẻo cử động,

linh hoạt trong cuộc sống.

- Năng lực chủ thể hoá: khả năng thể hiện

tính độc đáo, đặc sắc, khả năng thể hiện

cái riêng, cái “bản lĩnh” của cá nhân.

- Năng lực hành động: Khả năng hành

động có mục đích, chủ động, tích cực, có

hiệu quả.

- Năng lực giao lưu: Khả năng thiết lập và

duy trì mối quan hệ với người khác.

2.2. Một số cấu trúc nhân cách của các nhà tâm lý học Xôviết

Trước hết, các nhà tâm lý học Xôviết coi cấu trúc nhân cách là một tổ

hợp các thuộc tính tâm lý chứ không phải là sự cộng lại đơn giản máy móc

các thuộc tính tâm lý và sự hình thành nhân cách là sự hình thành trọn vạn

các thành phần tâm lý trong mối quan hệ lẫn nhau. Hai là, xác lập cấu trúc

nhân cách trên cơ sở cuộc sống thác và hoạt động thực của con người, với

các nguyên tắc cụ thể đã đưa ra nhiều mô hình cấu trúc nhân cách.

B.G.Ananhiev trên cơ sở hai nguyên tắc: nguyên tắc thứ bậc và nguyên

tắc phối thuộc đã đưa ra cấu trúc nhân cách bốn thành phần: ba thành phần

cũ là các hiện tượng tâm lý cơ bản (quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý, thuộc

tính tâm lý), còn thành phần thứ tư là quá trình chung của sự hình thành động

cơ hành động, trong đó có nhu cầu và tâm thế.

K.K. Platonov cho rằng cấu trúc hệ thống của nhân cách gồm bốn

thành phần cơ bản:

Tiểu câu trúc xu hướng nhân cách: nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế

giới quan.

Page 85: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Tiểu cấu trúc vốn tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.

Tiểu cấu trúc và các quá trình tâm lý cá nhân: cảm giác, tri giác, trí nhớ,

tư duy.

Tiểu cấu trúc có nguồn gốc sinh học, bao gồm khí chất, giới tính, lứa

tuổi...

A.G.Kovaliov có quan niệm về cấu trúc nhân cách khá tiêu biểu. Nhân

cách bao gồm bốn thuộc tính: xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực.

Xu hướng nói lên chiều hướng phát triển của nhân cách con người.

Tính cách biểu hiện con người đó như thế nào, bộ mặt đạo đức, cốt

cách của con người.

Năng lực là khả năng hoạt động của con người ở một lĩnh vực hoạt

động nhất định.

Khí chất thể hiện động thái hoạt động, hành vi con người.

2.3. Cấu trúc nhân cách của các nhà tâm lý học phương tây:

Cấu trúc nhân cách trong tâm lý học phương Tây thể hiện rõ trong các

thuyết nhân cách. Nhìn khái quát có thể chia làm sáu nhóm.

Nhóm 1: Các thuyết về kiểu - nhân cách có thể được phân loại thành

một số ít nhóm hoặc kiểu như thuyết bốn tính cách của Hippocrate, chỉ báo

kiểu MyersBiggs, các kiểu ngoại hình của Sheldon.

Nhóm 2: Các thuyết về nét nhân cách: ứng xử con người có thể được

cấu trúc bởi cách đặt tên và phân loại thông đặc trưng nhân cách có thể quan

sát thấy như thuyết tiếp cận nhấn cách của Allport, tôn ti kiểu nhân cách của

Eysenck, năm chiều kích lớn về nhân cách.

Nhóm 3: Các thuyết tâm động. Nhân cách được nhào nặn và ứng xử,

được thúc đẩy bởi các lực nội tại, như thuyết pháp phân tâm học của

S.Freud, thuyết siêu đẳng và bù trừ của Alfred Adler, tâm lý học phân tích của

C.G.Jung.

Page 86: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Nhóm 4: Các thuyết nhân văn. Nhân cách được điều khiển bởi nhu cầu

phát huy các tiềm năng bản thân, như thuyết tiếp cận lấy cá nhân làm trung

tâm của Carl Rogers.

Nhóm 5: thuyết học tập và nhận thức xã hội. Nhân cách được nhào nặn

bởi môi trường hoặc các lối tư duy với thuyết xây dựng nhân cách của

George Kelly.

Nhóm 6: Thuyết nhận thức và học tập xã hội với các thuyết nhận thức

học tập xã hội của Mischel.

Một số cấu trúc nhân cách cơ bản trong các nhóm lý thuyết bề nhân

cách.

Thuyết bốn tính cách của Hippocrate

Hippocrate là thầy thuốc người Hy Lạp, ông quan niệm con người chứa

bốn thể dịch cơ bản gọi là tính cách, mỗi tính cách kết hợp với một khí chất

đặc thù. Nhân cách một con người tùy thuộc tính khí nào chiếm ưu thế trong

cơ thể người đó. Hippocrate phân loại bốn tính khí của cơ thể song song với

những khí chất của nhân cách:

- Máu = khí chất hăng hái: vui vẻ và chủ động.

- Đờm dãi = khí chất lạnh lùng: vô cảm và uể oải.

- Mật đen = khí chất u sầu: buồn rầu và ủ rũ.

- Mật vàng = khí chất cáu bẳn: dễ cáu kỉnh và hưng phấn.

Hệ bốn tính cách của Hippocrnte tốn tại trong nhiều thế kỷ và không

dựa trên cơ sở khoa học nào mà chỉ dựa vào những nhận dạng cảm tính bên

ngoài con người do nhân cách và tính khí không chịu sự điều khiển của các

thể dịch trong có thể. Quan niệm về cấu trúc nhân cách này chỉ được coi là

sự gợi ý tìm hiểu các thành phần trong cấu trúc nhân cách.

Thuyết nhân cách của H.J.Eysench

H.J. Eysench, một chuyên gia hàng đầu về lý thuyết nhân cách, dựa

trên các trắc nghiệm nghiên cứu của mình đã kết luận có ba chiều kích nhân

Page 87: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

cách rộng lớn: hướng ngoại, nhiễu tâm (ổn định hoặc mất ổn định) và loạn

tâm (tư duy thực tiễn hoặc không thực tiễn). Sự khác biệt nhân cách là dựa

trên ba chùm kích căn bản do sự khác biệt về gien sinh học giữa con người

gây ra.

H.J. Eysenck đã đưa ta mô hình bốn mức độ của nhân cách. Mức độ

thấp là khả năng phản ứng của cả nhân đối với các kích thích có thể đặc

trưng cho cá nhân, có thể không. Mức độ thứ hai là mức của các phản ứng

theo thói quen lặp lại trong những tình thiêng nhất định. Mức độ thứ ba là

những nét nhân cách. Mức độ thứ tư là mức độ kiểu nhân cách ông cũng đưa

ra hệ thống hai chiều để đo nhân cách và trắc nghiệm để đo nhân cách. Dưới

đây là sơ đồ của kiểu nhân cách hướng nội thể hiện rõ mô hình bốn thứ bậc

của H.J.Eysenck:

Qua cấu trúc thứ bậc như trên của nhân cách cho thấy, thứ bậc của

các yếu tố tạo nên nhân cách con người, nhưng không cho thấy cơ chế và

chiều hướng vận động của nhân cách. Đây là hạn chế của cách tiếp cận yếu

tố cấu trúc nhân cách.

Thuyết tiếp cận nhân cách của Gordon Allport

G.Allport là một trong những lý thuyết gia nổi tiếng về nhân cách con

người. Theo ông, mỗi con người có một nét nhân cách đặc trưng độc đáo

riêng cũng như có một số nét đặc trưng chung cùng tạo thành một tổ hợp độc

nhất vô nhị về nhân cách.

G.Allport nhìn các nét nhân cách như là các khối kiến thức tạo nên

nhân cách nối kết và hợp nhất các phản ứng của một cá nhân. Allport cho

rằng có ba loại nét nhân cách:

- Nét căn bản là một nét nhân cách như một trục mà xung quanh đó,

một cá nhân tổ chức ra cuộc sống của mình.

- Nét nhân cách trung tâm được xem là một đặc trưng chính của một cá

nhân như tính thật thà, óc lạc quan,…

Page 88: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

- Nét nhân cách thứ yếu là một nét nhân các cụ thể giúp ta tiên đoán

được ứng xử của cá nhân, nhưng không mấy giúp ích để hiểu được nhân

cách con người. Sở thích về các món ăn và trang phục là ví dụ cụ thể về nét

nhân cách thứ yếu. Theo Allport, nhưng nét nhân cách này tạo ra cấu trúc

nhân cách.

Tâm lý học nhân văn của C.Rogers

C.Rogers, một đại diện của tâm lý học nhân văn, quan niệm cấu trúc

nhân cách gồm ba mặt:

- Nội dung dịch thực của nhân cách.

- Biểu tượng con người về cái Tôi - về bản thân họ.

- Biểu tượng của con người về cái Tôi là tưởng.

Ba mặt trên của nhân cách không trùng nhau và có sự không thống

nhất, quá trình tác động qua lại điều chỉnh mối quan hệ của ba mặt đó chính

là động lực của sự phát triển nhân cách. Theo C.Rogers, mỗi người đều có

những biểu tượng về chính bản thân mình, những biểu tượng đó hợp thành

“cái Tôi”. "cái Tôi" này hình thành trong sự tương tác giữa con người với con

người (C.Roger chú ý tới sự tương tác giữa đứa trẻ với người lớn và với

những đứa trẻ khác). Từ việc tự đánh giá và nhận những đánh giá từ bên

ngoài mà đứa trẻ có “cái Tôi” của mình. Khi "cái tôi” đã hình thành, con người

lại có xu hướng phủ nhận, chèn ép những tình cảm, hành vi, động cơ đi

ngược lại với cái tôi còn mình. Ở đây xảy ra mâu thuẫn giữa hành vi kinh

nghiệm hiện thực với những biểu tượng hành vi mà con người đã xây dựng,

dẫn đến sự lo lắng, bất an. Để dung hoà được mâu thuẫn đó, cần thay đổi

chính hình tượng và bản thân, cần hình thành một hình ảnh mới về bản thân

phù hợp hơn. "Cả Tôi lý tưởng” là sự nội tâm hoá của cá nhân những hệ

thống ý kiến đánh giá của xã hội đối với các chuẩn mực của nhân cách mà

con người đang muốn vươn tới, trái ngược với thiên hướng thực của mình,

với hứng thú và năng lực của mình. “Cái Tôi lý tưởng” đòi hỏi con người phải

biết phát huy ưu điểm, rèn luyện bản thân.

Page 89: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

C.Rogers đã cố gắng chỉ ra một cấu trúc tâm lý bên trong của nhân

cách. Cấu trúc nhân cách được mô tả sinh động, và tương đối đơn giản sự

vận hành dựa trên những hiện tượng tâm lý như tự ý thức, tự đánh giá và

chức năng của nó ảnh hưởng tới tâm lý con người.

Thuyết về nét nhân cách - năm chiều kích lớn của nhân cách

Thuyết nhân cách cho rằng, ứng xử của con người có thể được cấu

trúc bởi cách đặt tên và phân loại những đặc trưng nhân cách có thể quan sát

thấy dễ chan hòa, cẩn trọng, ổn định cảm xúc, cởi mở, sáng tạo.

- Hướng ngoại - thích nói, năng nổ, quyết đoán và kín đáo, dè dặt, nhút

nhát.

- Tính dễ thương, có thiện cảm, tử tế, trìu mến và lạnh lùng hay gây gổ

tàn bạo.

- Tính chu đáo, ngăn nắp, thông cảm, thận trọng và rất cẩu thả, phù

phiếm, vô trách nhiệm.

- Tính ổn định cảm xúc. Bình tâm, bình tĩnh, thỏa mãn và lo lắng, hay

thay đổi, tính khí thất thường.

- Sẵn sàng được trải nghiệm có tính sáng tạo, thông minh, không giáo

điều và giản đơn, nông cạn, không thông minh.

Các chiều kích nêu trên của nhân cách đều mang sắc thái lưỡng cực

mặc dù chỉ được gọi tên bằng một từ: mô tả cực “cao”. Còn một thuật ngữ đối

lập là môt tả cực “thấp”.

Thuyết về nét nhân cách - năm chiều kích lớn của nhân cách dễ hiểu,

mềm dẻo và có thể thích hợp với nhiều cách tiếp cận khoa học. Năm chiều

kích lớn có ý nghĩa sâu rộng, hầu như bất cứ nét nhân cách nào có thể hình

dung được cũng đều có thể liên quan đến một hoặc vài chiều kích. Năm chiều

kích lớn là cơ sở để khám phá các nhân cách khác nhau của con người.

Sự thống kê và phân tích các lý thuyết tấm lý học về nhân cách và cấu

trúc nhân cách trong tâm lý học cho thấy sự đa dạng, phức tạp trong quan

Page 90: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

niệm về nhân cách. Không có một lý thuyết nhân cách thống nhất nào có tựa

bao quát được toàn bộ trong tâm lý học và được đa số các nhà khoa học

chấp nhận. Từ việc hệ thống hoá có thể đưa ra hai kết luận khái quát, cơ bản,

chỉ dẫn việc hiểu, phân biệt và nghiên cứu nhân cách con người.

Kết luận thứ nhật. Giữa các lý thuyết về nhân cách có bốn sự khác biệt

cơ bản, quy định nội dung của mỗi học thuyết và phương pháp tiếp cận nhân

cách:

- Nhân cách được di truyền theo con đường sinh học, hay được tạo

dựng bởi môi trường khách quan bên ngoài.

- Nhân cách được hình thành bằng luyện tập, tình huống luyện tập hay

theo cơ chế di truyền bẩm sinh với vai trò quyết định của yếu tố tư chất trong

sự hình thành và phát triển nhân cách.

- Nhấn mạnh vào quá khứ, hiện tại và tương lai trong sự hình thành và

phát triển nhân cách.

- Nhấn mạnh dần yếu tố ý thức hay vô thức trong nhân cách con người.

Kết luận thứ hai. Mặc dù có sự đa dạng, chưa thống nhất hoàn toàn về

nhân cách trong các lý thuyết tâm lý học, nhưng việc hệ thống hóa lý luận đã

chỉ dẫn cho các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu nhân cách cần hiểu:

- Nhân cách là một cấu trúc động gồm nhiều thuộc tính tâm lý cá nhân

quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Nhân cách con người là con đẻ của xã hội có bản chất xã hội - lịch sử

và chịu sự chế ước, quy định của các điều kiện xã hội - lịch sử cụ thể.

- Nhân cách con người được hình thành qua hoạt động và giao tiếp của

chính bản thân con người trong các quan hệ xã hội và môi trường xã hội.

- Nhân cách con người không chỉ là sản phẩm của xã hội (khách thể)

mà còn là chủ thể sáng tạo ra thế giới khách quan.

II. MÔ HÌNH NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

Page 91: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

1. Một số cơ sở phác thảo mô hình nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

1.1. Văn kiện Đại hội Đảng về đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đối với nhân cách con người.

Đại hội lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu tổng

quát về đường lối phát triển kinh tế của Đảng là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một

nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng

quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ

nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế

để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với

phát triển văn hóa, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế -

xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh”.

Từ mục tiêu tổng quát đó, Đại hội vạch ra mục tiêu chiến lược trong

thời kỳ tới:

Phát triển kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm.

Đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng

hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ

tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh được tảng cường.

Năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ đủ khả năng ứng dụng các

công nghệ hiện đại, tiếp cận trình độ thế giới.

Như vậy, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để tiến

đến năm 2020 đưa đất nước ta “cơ bản trở thành một nước công nghiệp" đòi

hỏi một điều kiện tiên quyết bên cạnh các nguồn lực tự nhiên (tài nguyên

thiên nhiên, vị trí địa lý), cơ sở vật chất và tiềm lực khoa học - kỹ thuật… đó là

nguồn lực con người Việt Nam, tạo ra khả năng lao động ở một trình độ mới,

cao hơn nhiều so với trước đây.

Nguồn lực con người theo yêu cầu của nền công nghiệp hiện đại là con

người ở phương diện cá thể - chủ thể: có sự phát triển về thể chất, thể lực

Page 92: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

hay có sức khỏe, có trí tuệ, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp,

được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nề giáo dục tiên tiến gắn với

một nền khoa học, công nghệ hiện đại.

Giáo dục và đào tạo là yếu tố trực tiếp và đóng vai trò chủ đạo công

việc đào tạo nguồn nhân lực con người. Tại Đại hội Đảng lần thứ VIII và lần

thứ IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng

đầu” trong chiến lược phát triển con người, xây dựng và phát triển nguồn

nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Muốn làm được việc đó thì việc

xác định mô hình nhân cách là điều kiện tiên quyết.

1.2 Chủ ý đến sự biến đổi nhân cách trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường

Năm 1986, sau Đại hội Đảng lần thứ VI, đất nước Việt Nam đã có sựu

chuyển mình sang một thời kỳ mới - chuyển nền kinh tế - xã hội từ cơ chế bao

cấp sang cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế đã tạo ra những điều

kiện mới, bước phát triển mới cho xã hội Việt Nam. Chính sự chuyển đổi đó

đồng thời tác động đến nhân cách của mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Sự thay đổi cơ chế xã hội trước hết làm cho hệ thống giá trị trong nhân cách

chuyển biến mạnh mẽ. Thế hệ trẻ Việt Nam phải giải quyết một loạt các mã

quan hệ trong định hưởng giá trị cuộc sống. Quan hệ giữa giá trị văn hoá tinh

thần; giá trị chính trị với các giá trị kinh tế; quan hệ giữa giá trị lâu dài và giá trị

nước mưu quan hệ giữa gía trị hiện đại và giá trị truyền thống; quan hệ giữa

lợi ích cá nhân, gia đình và lợi ích tập thể, xã hội; quan hệ giữa lợi ích quốc

gia dân tộc và lợi ích quốc tế.

Sự đổi mới cơ chế xã hội yêu cầu khi xây dựng mô hình nhân cách con

người Việt Nam trong giai đoạn mới phải chú ý vừa có tính chất đậm đà bản

sắc dân tộc, vừa phù hợp với giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mô

hình nhân cách phải khắc phục được các hạn chế của thời kỳ bao cấp. Tư

duy theo kiểu kinh nghiệm chủ nghĩa phải được chuyển thành tư duy khoa

học. Tranh lối sống tuỳ tiện, coi thường pháp luật. Lối sống "duy tình" chứ

không "duy lý", thói quen cục bộ địa phương, bản vị đố kỵ, kém ý thức hợp tác

Page 93: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

thiếu tinh thần xây dựng chung cần phải bị phê phán. Quanh quẩn và thoả

mãn với kinh nghiệm cũ, ít chịu học hỏi về khoa học kỹ thuật, không chịu phát

huy tinh thần chủ động khả năng sáng tạo thì không thể đáp ứng được yêu

cầu của thời kỳ mới.

1.3. Tham khảo một số nghiên cứu mô hình nhân cách hóa con người Việt Nam đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.3.1 Chương trình cấp nhà nước: “Con người Việt Nam - mục tiêu và

động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” (KX07) đã phân tích sức mạnh của

nhân cách con người Việt Nam, đánh giá những mặt tích cực và tiêu cực

trong những định hướng giá trị của con người Việt Nam hiện nay, đưa ra dự

báo đến năm 2000, 2020; phân tích những nhiệm vụ to lớn có tính lịch sử của

thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nêu ra những định hướng

giá trị xã hội cho con người Việt Nam phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đi vào thế kỷ XXI. Đó là những định hướng giá trị cơ bản sau:

- Con người có niềm tin vững chắc và quyết tâm cao thực hiện nhiệm

vụ lịch sử trọng đại là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước

ta ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu bằng ý chí quật cường và tài năng, trí tuệ của

con người Việt Nam, bằng khoa học và công nghệ.

- Con người đậm đà bản sắc dân tộc, có tinh thần yêu nước, yêu độc

lập, tự do, tự hào dân tộc, tự lực, tự cường, có tinh thần hòa hợp, hòa bình,

hữu nghị.

- Con người có bản chất nhân văn, nhân đạo, nhân ái trong quan hệ

giữa con người với con người; con người với ý thức cộng đồng, có ý thức

trách nhiệm đối với đất nước, với gia đình, với bản thân, có quan hệ đầy tình

nghĩa, coi trọng chữ tín, có tinh thần làm chủ.

- Con người khoa học, phát triển cao về trí tuệ, ham khoa học. Tiếp thu

tinh hoa nhân loại, có ý thức nghiên cứu khai thác các di sản văn hoá dân tộc

và phương Đông, có tư duy tổng hợp, linh hoạt, sáng tạo.

Page 94: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Con người công nghệ được đào tạo, có tay nghề cao, năng động, tự

chủ, làm việc có tính đến hiệu quả, có đầu óc quản lý, kinh doanh, có ý thức

tiết kiệm, làm giàu chính đáng cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước, có

tác phong công nghiệp, có khả năng thích ứng.

Con người có thể lực cường tráng, có kiến thức về kỹ năng rèn luyện

thân thể, giữ gìn sức khoẻ, biết kết bợp làm việc có năng suất cao với nghỉ

ngơi, giải trí, biết tổ chức cuộc sống có văn hoá, phong phú, lành mạnh để có

thể lao động bền bỉ, dẻo dai.

Con người công dân, có ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, hiểu

biết và tự giác chấp hành pháp luật và góp phần xây dựng một nhà nước

pháp quyển; có ý thức sâu sắc về công bằng xã hội, về dân chủ, tự do, về

quyền con người, về bảo vệ môi trường.

Con người có cá tính và bản sắc riêng, có hoài bão, có bản lĩnh tự chủ

năng động, sáng tạo, có ý chí vươn lên, cạnh tranh lành mạnh, dựng thời có

tinh thần tôn trọng và hợp tác với người khác, với tập thể và sự nghiệp chung.

1.3.2. Trong tạp chí Thế giới mới số 333, ngày 26-4-1999 về vấn đề

“Thế nào là con người Việt Nam thế kỷ XXI”, một số giáo sư, tiến sĩ về khoa

học tự nhiên và xã hội đã nhấn mạnh các yêu cầu đối với con người Việt Nam

thế kỷ XXI như sau:

- Yêu nước

- Đạo đức

- Tinh thần khoa học

- Độc lập suy nghĩ

- Ý thức kỷ luật

- Con người hạnh phúc, tự do hơn và làm cho dân tộc phú cường.

- Khả năng thuyết phục

- Tài năng đích thực.

Page 95: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

1.3.3. Trần Trọng Thủy trên cơ sở phân tích, bổ sung, khái quát các

nghiên cứu trong và ngoài nước, trong bài báo “Mô hình nhân cách con người

Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - một căn cứ quan trọng của

chiến lược giáo dục và đào tạo” tại Hội thảo khoa học của Hội Tâm lý - giáo

dục về nhân cách con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã

đề xuất một mô hình nhân cách:

“Thứ nhất, sự phát triển hài hòa tâm lý bên trong. Nhu cầu và động cơ,

hứng thú, sở thích, trí tuệ và tài năng, nhân sinh quan và quan niệm giá trị, lý

tưởng và niềm tin, tính cách và khí chất của họ đều phát triển theo hướng

lành mạnh. Sự nhất trí hài hòa về nội tâm, sự thống nhất giữa lời nói và hành

động, việc có thể nhận thức đúng đắn và đánh giá mọi hành vi của họ có phù

hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội hay không, có thể điều chỉnh kịp thời mối

quan hệ giữa có thể và thế giới bên ngoài. Con người nếu mất đi tính thống

nhất nội tại trong nhân cách của mình thì sẽ xuất hiện tình trạng sai lệch về

nhận thức, biến thái về tình cảm và không kiểm soát được về hành vi.

Thứ hai, người có nhân cách lành mạnh có thể xử lý đúng quan hệ

nhân tình, phút triển tình bạn. Con người như vậy sẽ tự trọng và tôn trọng

người khác, hiểu biết… Tình bạn khiến con người cởi mở, nhiệt tình và chân

thành. Người thiếu tình bạn thường gặp những phiền nhiễu về tình cảm, nhẹ

thì sẽ sinh ra đa nghi, đố kỵ, thù ghét, đối địch. Đối với những người có tính

đố kỵ mạnh mẽ, rất khó tưởng tượng được rằng họ sẽ có thể hợp tác với

người khác trên cơ sở cùng có lợi. Người tự cao tự đại cũng không thể khiêm

tốn lắng nghe ý kiến của người khác. Người có nhân cách lành mạnh trong

giao tiếp hàng ngày vừa không bị lôi cuốn, vừa không tự cho mình là đơn

người, có thể tạo được sự hài hòa nhất trí giữa hành vi của mình với bè bạn,

đồng nghiệp...

Thứ ba, người có nhân cách lành mạnh có thể vận dụng có hiệu quả trí

tuệ và năng lực của mình vào và đạt được thành công trong công việc và sự

nghiệp. Họ luôn luôn được thúc đẩy bằng động cơ, nhiệt tình và năng lực của

bản thân, từ đó khiến họ dám sáng tạo, giỏi sáng tạo và thường xuyên có

Page 96: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

nhũng phát hiện, phát minh và đổi mới. Sự thành công của họ thường dân lại

cho họ sự thoả mãn và mềm vui, hình thành hứng thú và động cơ mới, làm

cho cuộc cống của họ thêm phong phú, thêm bền vững.

Cụ thể, dù là con người có lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã

hội, có đạo đức trọng sáng, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân

tộc, có năng lực tự thu tinh hoa văn hóa nhân loại có ý chí kiên cường, có

hoài bão lớn lao, phát huy tiềm năng của dân tộc và phát huy tính tích cực

của cá nhân; có tư duy sáng tạo và có óc thực nghiệm, có kỹ năng thực hành

giỏi, tuy nghề cao, có tác phong công nghiệp có tính tổ chức và kỷ luật, tinh

phần trách nhiệm cao; có lòng nhân ái, tôn trọng và hợp tác được với người

khác; có sức khoẻ, có khả năng tự hoàn thiện không ngừng, năng động và

thích ứng; có tinh thần pháp luật và ý thức công dân, ý thức bảo vệ môi sinh,

biết yêu cái đẹp”.

1.3.4. Giáo sư - Viện sĩ Phạm Minh hạc khi trả lời phóng viên báo Nhân

Dân về vấn đề con người Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đã đưa ra phác thảo về mô hình nhân cách con người Việt Nam trong

thời kỳ công nghiệp hoá, hiện dại hoá.

Thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hóa đòi hỏi có con người nhân văn

và con người công nghệ, trên cơ sở phát triển thể lực tốt, khả năng thích nghi

cao và hết sức sáng tạo. Khoa học và duy lý là hai giá trị cơ bản, hai tiêu chí

đặc trưng của thời phát triển lực lượng sản xuất lên một chất lượng mới. Hệ

thống giá trị và định hướng giá trị đối với phẩm chất con người Việt Nam

trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hóa có thể là: trung với nước, hiếu

với dân, nhân phẩm và các quan hệ tốt đẹp giữa người và người, duy lý và

khoa học, tri thức kỹ thuật và công nghệ, tiến bộ xã hội và hạnh phúc con

người không quên con người thiên nhiên nhưng phải vươn tới con người xã

hội - con người công dân”.

2. Phác thảo mô hình nhân cách con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Page 97: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Trên cơ sở phân tích các lý thuyết về nhân cách trong tâm lý học và lấy

lý thuyết tâm lý học mácxít làm cốt lõi, phân tích yêu cầu của thời kỳ công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đối với nhân cách con người trong Báo

cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IX và tham khảo, kế thừa các mô hình

nhân cách con người thế kỷ XXI, có thể phác thảo mô hình nhân cách con

người Việt Nam gồm năm thành phần cơ bản sau:

- Con người nhân văn và xã hội;

- Con người công nghệ;

- Con người thích nghi cao;

- Con người thiên nhiên (có sức khoẻ, thể lực);

- Con người sáng tạo.

Cụ thể là con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới cần có các thuộc

tính cơ bản:

- Có lòng yêu nước nồng nàn, có ý chí kiên định giữ vững nền độc lập

dân tộc và chủ nghĩa xã hội, gắn bó với gia đình, giàu lòng nhân ái, yêu quê

hương, yêu đồng bào. Có lối sống lành mạnh, tâm hồn phong phú, biết yêu

cái tốt, ghét cái xấu, dám đấu tranh vì công bằng, lẽ phải.

- Dám khẳng định và chịu trách nhiệm trước “cái tôi”, trước gia đình và

xã hội về công việc và lối sống của mình, phát huy tính tích cực cá nhân

không rơi vào chủ nghĩa cá nhân cực đoan, lấy cái tôi là trên hết, lấn át cái

tập thể. Có tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, có tính tổ chức và kỷ luật, biết

quý trọng cuộc sống, mạnh dạn vươn lên lập thân, lập nghiệp làm giàu cho

bản thân và đất nước.

- Hiểu biết công nghệ, có tay nghề cao, năng động, tự chủ làm chủ

công nghệ và khoa học kỹ thuật, hăng say học tập vươn lên nắm vững khoa

học kỹ thuật hiện đại, nhưng không “sùng ngoại”, tự tin, độc lập, sáng tạo

trong công việc và trong cuộc sống, nhạy bén với cái mới.

Page 98: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

- Có sức khỏe thể chất và tinh thần để dám nghĩ dám làm, làm tròn

trách nhiệm của cá nhân và xã hội. Biết hành động và suy nghĩ một cách hợp

lý và khách quan, tránh dựa vào định kiến chủ quan, kinh nghiêm chủ nghĩa.

Hiểu biết pháp luật, tôn trọng luật pháp, và sống theo pháp luật.

- Có khả năng sáng tạo trong hoạt động và cuộc sống. Biết tính đến

hiệu quả kinh tế - xã hội, coi trọng giá trị kinh tế, tiết kiệm trong tiêu dùng,

đồng thời coi trọng cá giá trị nhân văn.

Phác thảo mô hình nhân cách trên sẽ là cơ sở để lựa chọn, xây dựng

các phương pháp nghiên cứu, phát hiệm đặc điểm nhân cách con người Việt

Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ đó vạch ra nội dung, biện pháp

giáo dục và phát triển nhân cách con người nhằm thực hiện được mục tiêu

giáo dục của Đảng: Xây dựng những con người gắn bó với lý tưởng độc lập

dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và

phát huy các giá trị vằn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa

nhân loại phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam có ý thức

cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân làm chủ trì thức khoa học và

công nghệ hiện dại, có tư duy sáng tạo, có năng lực thực hành giỏi, có tác

phong công nghiệp; có tính tổ chức và kỷ luật.

Phần 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHỮNG MẶT CHỦ YẾU TRONG CẤU TRÚC NHÂN CÁCH

A. CÁC LÝ THUYẾT VỀ NHU CẦU VÀ NHU CẦU CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

TS. NGUYỄN KIM QUÝ

Trong cấu trúc của nhân cách, xu hướng được xếp ở vị trí trung tâm, nó

quy định chiều hướng đạo đức và tài năng của sự phát triển nhân cách. Xu

hướng nhân cách là hệ thống những động cơ bền vững quy định tính lựa

Page 99: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

chọn của cá thể đối với những đối tượng nhất định và làm nảy sinh tính tích

cực trong hoạt động của cá thể nhắm tới đối tượng đó. Xu hướng nhân cách

thường biểu hiện ở một số mặt chủ yếu như nhu cầu, hứng thú, thế giới quan,

lý tưởng... Nhu cầu là thành phần đầu tiên trong xu hướng, song nó chi phối

mãnh liệt đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của con người nói riêng.

Bởi vì để tồn tại và phát triển không ngừng, con người cần phải được thoả

mãn những như chu nhất định như nhu cầu về ăn, ở, mặc, học tập, tiếp xúc

với những người xung quanh và rất nhiều nhu cầu khác nữa. Có thể nói tất cả

các hoạt động của con người đều nhằm thoả mãn nhu cầu này hoặc nhu cầu

khác. Mọi cuộc đấu tranh trong lịch sử loài người đầu nhằm tạo nên những

điều kiện thuận lợi nhất để thoả mãn nhu cầu ngày càng phong phú, phức tạp

của con người. Nhu cầu được nhiều khoa học nghiêm cứu và ứng dụng vào

các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống: Trung tâm lý học nhu cầu được

nhiều nhà tâm lý học quan tâm nghiên cứu.

Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới, tiếp tục đổi

mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước

mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Về nghiên cứu con nsười nói

chung và nghiên cứu nhu cầu của con người nói riêng càng trở nên quan

trọng và bức thiết nhằm góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển

toàn diện nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp

hoá, hiện đại hóa.

Ở đây chúng tôi Xin đề Cập một số lý thuyết nghiên cứu về nhu cầu và

nhu cầu của con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

1 Các lý thuyết bản về nhu cầu ở các nước phương Tây

1.1. Lý thuyết của Henry Murray

Nhu cầu được hiểu là một tổ chức cơ động, nó tổ chức và hướng dẫn

các quá trình nhận thức, tưởng tượng và hành vi. Nhờ nhu cầu mà hoạt động

mang tính chất có mục đích, do đó hoặc là đạt được sự thoả mãn nhu cấu,

hoặc là ngăn ngừa sự đụng độ khó chịu với môi trường.

Page 100: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Murray phân biệt áp lực khác với nhu cầu chỉ ở hướng đi của vectơ:

nhu cầu là một lực động xuất phát từ cơ thể, trong khi đóa áp lực là lực tác

động vào cơ thể, không cái nào trong hai cái đó (nhu cầu và áp lực) lại tồn tại

tách rời nhau được. Cụ thể là sự thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi phải có sự tác

động qua lại với các tình huống xã hội, phải có sự cải tổ chúng nhằm mục

đích đạt được sự thích ứng; đồng thời, bản thân các tình huống này cũng như

nhu cầu của người khác có thể bộc lọ cả với tư cách là những kích thích (nhu

cầu) lẫn với tư cách là những trởi ngại (áp lực).

Bằng thuật ngữ “nhu cầu”, H. Murray muốn chỉ một biến số (tham biến)

có tính chất giả thuyết nào đó, mà tùy thuộc vào hoàn cảnh, nó sẽ bộc lộ khi

thì dưới dạng động cợ, khi thì dưới dạng những đặc điểm. trong trường hợp

bộc lộ dưới dạng nhưng đặc điểm, nhu cầu mang tính chất ổn định và trở

thành những phẩm chất của tính cách. Do đó, nhiệm vụ của các nhà tâm lý

học là cạch ra những tích hợp của các đặc điểm đặc trưng cho một người nào

đó, những mối liên hệ qua lại và thứ bộc lộ trong những hành vi có thể quan

sát được, chủ thể không có một biểu tưởng nhỏ nhất nào về chúng cả, nói

cách khác chúng tồn tại trong trạng thái ẩn giấu, tiềm tàng. Chỉ có bằng

những phương pháp đặc biệt - các phương pháp phóng ngoại và phân tâm -

mới có thể hiểu được không chỉ cái vị thế nóng hổi của nhân cách, mà cả lịch

sử xuất hiện của nhưng tích hợp này hay tích hợp kia nữa.

Trong vấn đề phát sinh những đặc điểm, về cơ bản H. Murray vẫn giữ

nguyên những quan điểm của phân tâm học: tất cả những nhu cầu và những

tích hợp của chúng quy định xu hướng của nhân cách đều có khởi nguyên từ

những ý hướng libido va thức. Những đặc điểm tính cách là sự biến đổi thăng

hoa của chúng dưới tác động của các yếu tố xã hội. Do tính không lặp lại của

con đường đúng của mình mà mọi người có một tập hợp cá biệt các đặc

điểm, đem lại tính có một không hai trong hành vi và tính cách của họ.

Murray xây dựng bằng phân loại các nhu cầu. Đây là một trong những

bảng phân loại bể biến nhất ở phương Tây. Ông, mô tả các nhu cầu như sau:

Page 101: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

1) Chiếm ưu thế: muốn kiểm soát, gây ảnh hưởng, điều khiển hành vi

bằng lời nói, mệnh lệnh, thuyết phục, gây trở ngại, hạn chế những người

khác.

2) Gây hấn: muốn bằng lời nói hay hành động để làm nhục, lên án,

nguyền rủa, nhạo báng, lăng mạ, tiêu diệt đối phương.

3) Tìm kiếm các mối liên hệ bạn bè: muốn hữu nghị, tình yêu ý chí tốt

lành, thiện cảm với người khác, đau khổ khi không có quan hệ bạn bè, mong

muốn mọi người xích lại gần nhau, khắc phục các trở ngại.

4) Bỏ rơi người khác: muốn khước từ những cố gắng xích lại gần nhau,

huy chỉ trích, thô tục, "không dây" với người khác, vô cùng biệt lập, vô liêm sỉ.

5) Tự ti: thể hiện nổi bật sự vượt ra khỏi bất kỳ dự hạn chế nào, muốn

thoát khỏi sự bảo trợ, khỏi quy chế, sự quy định công việc nặng nề. Hay dỏng

dảnh trong quan hệ qua lại với những người khác, vô độ, lấy mình làm trung

tâm, thích thay đổi vị trí hành trình.

6) Phục tùng thụ động: tuân thủ thụ động sức mạnh, chấp nhận số

phận, thừa nhân sự kém cỏi của mình.

7) Nhu cầu về sự tôn trọng, ủng hộ: thể hiện sự tôn trọng đối với những

người khác (cha mẹ,người lãnh đạo, thầy giáo, người xuất chúng…), có

nguyện vọng muốn làm việc dưới quyền lãnh đạo của người mạnh hơn, thông

minh hơn, tài năng hơn, muốn trở thành người kế tục của một ai đó.

8) Nhu cầu thành đạt: muốn chiến thắng, đánh bại, trội hơn những

người khác, muốn làm cái gì đó nhanh chóng và tốt đẹp, muốn đạt trình độ

cao trong một công việc nào đó, muốn trở thành người nhất quán và có mục

đích.

9) Nhu cầu trở thành trung tâm của sự chú ý: thể hiện ở nguyện vọng

muốn chinh phục những người khác, thu hút sự chú ý về mình, làm người

khác ngạc nhiên về những thành tích và phẩm chất nhân cách của mình.

Page 102: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

10) Nhu cầu vui chơi: thích chơi bất cứ một hoạt động nguy hiểm nào,

muốn giải trí, chè chén lu bù, thích bông đùa. Đôi khi được kết hợp với sự vô

tâm, vô trách nhiệm.

11) Ích kỷ: nguyện vọng đặt quyền lợi của mình lên trên hết, muốn hài

lòng về mình, tự gợi dục, có khuynh hướng chủ quan khi tri giác thế giới bên

ngoài, thường hợp nhất với nhu cầu gây hấn hay khước từ.

12) Tính xã hội: lãng quên quyền lợi riêng vì quyền lợi của nhóm, xu

hướng vị tha, hào hiệp, nhường nhịn quan tâm đến những người khác.

13) Nhu cầu tìm người bảo trợ: Chờ mong lời khuyên nhủ, sự giúp đỡ;

bất lực, tìm kiếm sự an ủi, khuyên nhủ, đối xử nhẹ nhàng.

14) Nhu cầu giúp người: là người “bạn của những kẻ đau buồn”, có

nguyện vọng quan tâm đến người khác, giúp đỡ vật chất, cho phép cư trú.

15) Nhu cầu tránh bị trách phạt: kìm nén những xung động của mình

nhằm tránh bị trách phạt hoặc bị lên án. Có nhu cầu chú ý đến dư luận xã hội,

tự chủ, nhã nhặn, gìn giữ những quy tắc chung.

16) Nhu cầu tự vệ: luôn luôn chuẩn bị để phòng đầy đủ trong quan hệ

với địch thủ, khó thừa nhận sai lầm của mình, luôn luôn biện hộ bằng những

viện dẫn đưa ra, từ cha sự phân tích những sai lầm của mình.

17) Nhu cầu vượt qua những thất bại: nhu cầu này khác với nhu cầu

thành đạt ở chỗ nhấn mạnh vào tính độc lập trong hành động. Có đặc điểm

nổi bật là sức mạnh của ý chí, sự kiên trì, dũng cảm.

18) Nhu cấu an toàn: sợ hãi, lo lắng, kinh hoàng, hoảng loạn, tính cảnh

giác quá mức là vồn có đối với người này, không có sáng kiến, tránh sự đấu

tranh.

19) Nhu cầu ngăn nắp, trật tự: có xu thế ngăn nắp, trật tự, cẩn thận,

chính xác, đẹp đẽ.

Page 103: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

20) Như cầu phán đoán: muốn đặt ra những vấn đề chung và trả lời về

chúng, say mê đối với những sự biểu đạt trừu tượng, khái quát hóa, hấp dẫn

bởi những vấn đề vĩnh cửu về ý nghĩa cuộc sống, về cái thiện và cái ác...

H.Murray đã chia các chu cầu thành nhu cầu nguyên phát và thử phát.

Nhu cầu nguyên phát là nhưng nhu cầu tự nhiên của con người với tư cách là

một cơ thể sống (các nhu cầu 13,16,17).

Murray quan tâm chủ yếu đến những nhu cầu thứ phát, đặc trưng cho

con người như là một tồn tại xã hội và bắt nguồn từ sự giao tiếp của con

người quan trọng nhất trong các nhu cầu đó là nhu cầu về tình yêu, sự hợp

tác, sự sáng tạo,…

Murray còn phân biệt những nhu cầu tường minh và nhu cầu tiềm tàng.

Nhu cầu tường minh được thể hiện tự do ra bên ngoài. Việc chuẩn đoán

chúng không đòi hỏi một kỹ thuật đặc biệt nào, ngoài sự quan sát. Trái lại, các

nhu cầu tiềm tàng lại không bao giờ được thể hiện trong những hành động

thích ứng, mà chỉ trong tưởng tượng, trong các giấc mơ và trò chơi. Chỉ có

thể nghiên cứu chúng trong quá trình trị liệu bằng phân tâm hay trong quá

trình thực nghiệm bằng cách tạo ra những điều kiện kích thích không xác

định. Dưới tác động của những kích thích không xác định, các hình ảnh của

tưởng tượng được gắn với nhu cầu tiềm tàng bằng liên tưởng được hoạt hóa.

Về cầu trúc của nhân cách, Murray cũng giữ lập trường của phân tâm

học. Theo Murray, ý nghĩa chuẩn đoán của các câu chuyện trong test TAT là

sự phóng ngoại chủ yếu lớp bên trong của nhân cách. Nói cách khác, nhu cầu

càng ít được thỏa mãn trong đời sống thực bao nhiêu, thì nó càng giữ vững vị

trí to lớn trong tưởng tượng bấy nhiêu.

Như vậy, ảnh hưởng của phân tâm học tới học thuyết của Murray là rõ

ràng. Đồng thời, trong từng luận điểm riêng lẻ, như nguyên tắc về sự tác động

qua lại cơ động, tính chất vectơ của nhu cầu, Murrny đã mượn từ tâm lý học

cấu trúc của K. Lewin

1.2. Lý thuyết về nhu cầu của Maslow

Page 104: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Abrahnm MaRlow, nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây dựng học

thuyết về nhu cầu và sự phát triển của con người vào những năm 1950, để

giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế

nào để một cá nhân hướng đến một cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể

chất lẫn tinh thắn.

Maslow đã hình dung như cầu và sự phát triển của con người theo một

chuỗi liên tiếp như cái cầu thang hay một chiếc thang. Ông đã đem các loại

nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi và thứ tự phát

sinh trước sau của chúng để quy về năm loại, sắp xếp thành năm bậc thang

về nhu cầu của con người từ thấp đến cao.

Nhu cầu về tự thực hiện dược Maslow phân chia nhỏ thành ha bậc

thang. Đó là nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểm biết, biết làm, nghiên cứu);

nhu cầu thẩm mỹ sự cân đối hài hòa, cái đẹp, trật tự); nhu cầu về tính tự đáp

ứng kịp thời (thực hiện mục đích của mình bằng khả năng của cá nhân).

Để đi lên đỉnh của "chiếc thang" phải bắt đầu từ chân tướng. Mỗi bậc

nhu cầu đòi hỏi con người phải có những nỗ lực nhất định để có thể chuyển

lên bậc tiếp theo. Tương tự, mỗi bậc nhu cầu của con người trong hệ thống

thứ bậc Maslow đều phụ thuộc vào bậc nhu cầu trước đó. Nếu một khu cầu ở

bậc thấp của hệ thống thứ bậc nhu cầu không được đáp ứng, cá nhân đó sẽ

khó có thể tiến lên bước phát triển tiếp theo. Ví dụ, bậc đầu tiên của hệ thống

thứ bậc nhu cầu của Maslow tương ứng với các nhu cầu vật chất cơ bản cần

được đáp ứng trước khi người ta có thể theo đuổi những nhu cầu cao hơn

như sự an toàn, sự thừà nhận, lòng tự trọng... Nhưng trong thực tế cuộc

sống, nhu cầu của con người rất phức tạp chứ không giống như cầu thang,

bậc này nối tiếp bậc khia. Vì vậy lý luận của Maslow thường bị coi là có tính

chất máy móc và thiếu quan niệm chỉnh thể.

Theo Maslow, mỗi nhu cầu của con người trong "hệ thống thứ bậc” phải

được thỏa mãn trong mối tương quan với môi trường để người đó có thể phát

triển khả năng cao ngất của mình đối với một số người, quá trình leo lên chiếc

thang đó khá nhanh chóng và tương đối dễ dàng. Đối với người khác, đó là

Page 105: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

cả một sự vật lộn liên tục và lâu đài. Việc người đó có thể thỏa mãn được các

nhu cầu ở từng bậc của hệ thống thứ bậc nhu cầu hay không phụ thuộc khá

nhiều vào một trường bên ngoài.

Hệ thông thứ bậc nhu cầu con người của Maslow

1) Nhu cầu vật chất (sự sinh tồn cơ bản)

Thứ bậc đầu tiên này rất cơ bản và đặc biệt quan trọng. Nó là nhu cầu

tâm lý nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, cơ bản nhất, sơ cấp nhất và rộng rãi

nhất của con người. Nhu cầu vật chất bao gồm sự đầy đủ về thức ăn, nước

uống, quần áo, nhà ở và y tế cơ bản. Nói cách khác, nếu thiếu những nhu cầu

cơ bản; con người sẽ chết. Đặc biệt đối với trẻ em, chúng hiển nhiên phụ

thuộc rất nhiều vào người lớn để được cung cấp đầy đủ các nhu cầu cơ bản

này. Nếu những nhu cầu cơ bản của trẻ không được đáp ứng, trẻ sẽ "bị tắc”

ở thứ bậc này của họ tháng thứ bậc nhu cầu và không thể tiến thêm nữa:

2) Nhu cần về an ninh và sự an toàn

An ninh và sự an toàn có nghĩa là một môi trường không nguy hiểm, có

lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh của con người. Đây cũng là nhu

cầu sinh lý và tâm lý khá cơ bản và khá phổ biến của con người.

Nội dung nhu cầu an toàn bao gồm các mặt sao: an toàn sinh mệnh, an

toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn kinh tế, an toàn nghề nghiệp, an

toàn ở và đi lại, an toàn nhân sự, an toàn sức khỏe và an toàn tâm lý, trong

đó cơ bản nhất là an toàn sinh mệnh.

Việc xây dựng các loại luật pháp, quy tắc chế độ thực chất là để bảo

đảm nhu cầu an toàn chung cho mọi người. Do đó, chúng ta có thể hiểu vì

sao những người phạm pháp và vi phạm các quy chế bị mọi người căm ghét,

vì người có hành vi phạm tội đã xâm phạm vào nhu cầu an toàn của người

khác.

Nhu cầu an toàn nếu không được bảo đảm thì công việc của mọi người

sẽ không được tiến hành bình thường và các nhu cầu khác sẽ không được

thực hiện.

Page 106: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

3) Nhu cầu được thừa nhận (tình yêu thương và sự chấp nhận)

Con người về bản chất luôn luôn tìm kiếm tình bạn, sự thừa nhận và

tình yêu thương từ người khác. Nếu không cảm thấy được giao tiếp và quan

hệ với người khác thì con người khó có thể tồn tại. Tình yêu thường và sự

chấp nhận đến với chúng ta quá gia đình, bạn bè, hàng xóm, cộng đồng và

thậm chí qua các tổ chức hoặc hiệp hội.

So với nhu cầu vật chất và nhu cầu an toàn thì thời gian xuất hiện nhu

cầu được quan hệ và được thừa nhận muộn hơn, nhưng nội dung của nó

phong phú, tế nhị, kỳ diệu và phức tạp hơn hai nhu cầu trước. Tùy theo tính

cách, cảnh ngộ, sự lịch duyệt, trình hộ văn hóa, đặc điểm dân tộc, đặc điểm

khu vực, chính trị, tín ngưỡng và các quốc gia khác nhau mà có đủ các hình

thái muôn màu muôn vẻ của nhu cầu này.

Nhu cầu được quan hệ và được thừa nhận gồm có các vấn đề tâm lý

như: được dư luận xã hội thừa nhận, sự gằn gũi thân cận, tán thưởng, ủng

hộ... Nhu cầu đó được ít nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự

lo sợ bị cô độc, bị xen thường, buồn rầu, mong muốn được hòa nhập, khát

khao tình hữu nghị, lòng tin cậy và trong trung thành giữa con người với

nhau.

Yêu là nội dung cao nhất của nhu cầu này. Lòng thương, tình yêu, tình

bạn, tình thân ái là nội dung lý tưởng mà nhu cầu được quan hệ và được

thừa nhận luôn theo đuổi. Nó thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con người

trong quá trình phát triển của nhân loại.

Hãy tưởng tượng một sáng nào đó bạn thức dậy và phát hiện ra rằng

bạn là người cuối cùng tồn tại trên quả đất. Trong nhà, cộng đồng và đất

nước của bạn - toàn bộ hành tinh này không còn ai ngoài bạn. Điều gì sẽ xảy

ra? Bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Hầu hết mọi người nói rằng nếu không

còn ai khác: quan hệ bạn bè, tình hữu nghị và gia đình - cuộc sống sẽ không

còn giá trị nữa. Việc bạn có được tất cả những thức ăn, tiền bạc, và những

tiện nghi trên thế giới sẽ không còn quan trọng nữa. Bạn sẽ không thể phát

triển được nếu không có sự giao tiếp với người khác, không có những phản

Page 107: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

hồi cảm xúc, cũng như tình yêu thương từ người khác. Điều đó chứng tỏ thừa

nhận lớn lao của nhu cầu được quan hệ và được thừa nhận trong sự phát

triển của con người.

4) Nhu cầu về sự tự trọng (cảm thấy tốt và bản thân)

Tự trọng được hiểu là sự quan tâm đúng đắn về nhân phẩm hay chuẩn

mực đạo đức của một người, nói cách khác là cảm thấy tốt về bản thân, trải

nghiệm những ý nghĩa về gìá trị của bản thân và tự hào về các thành quả của

cá nhân.

Nhu cầu được tôn trọng gồm hai loại: lòng tự trọng và được người khác

tôn trọng.

Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng muốn đạt được lòng tin, có năng

lực, có bản lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự biểu

hiện và tự hoàn thiện. Về bản chất thì đó là sự tìm kiếm tình cảm tự an ủi, tự

bảo vệ mình.

Nhu cầu dược người khác tôn trọng gồm khả năng có được uy tín,

được thừa nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự, được biết đến... Uy

tín là một loại sức mạnh vô hình được người khác công nhận. Vinh dự là sự

đánh giá khá cao của xã hội đối với con người. Tôn trọng là được người khác

coi trọng, ngưỡng mộ.

Con người ai cũng mong được người khác tôn trọng, một người có lòng

tự trọng thì mới có đầy đủ lòng tin vào việc mình làm. Khi được người làm tôn

trọng, con người tìm mọi cách để làm tốt công việc. Do đó, nhu cầu về sự tự

trọng là điều không thể thiếu đi với mỗi con người.

5) Nhu con về phát triển cá nhân (các cơ hội để phát triển cá nhân)

Đây là bậc cuối cùng trong hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow, là

bước phát triển nhất về tâm lý và phức tạp nhất trong tất cả các bước. Đó là

nhu cầu cho sự trưởng thành cá nhân, cơ hội cho sự phát triển và học hỏi của

cá nhân. Nhiều nhà lý luận cho rằng từ khi sinh ra con người đã cố gắng hoàn

thiện bản thân và dứt được những thành công, thành tựu, sử trưởng thành.

Page 108: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Cơ hội để một người phải trên khả năng củ t bản thân như mọi người có thể

mang lại cho người dò ý nghĩa quan trọng của sự tự chủ, độc lập trong cuộc

sống. Cố gắng hoàn thiện bản luân mang lại cho chúng ta ý nghĩa về mục

đích của cuộc sống; những người không có các mục tiêu dài hạn và mong

muốn hoàn thiện bản thân thường sống không có ý nghĩa vụ kèm thỏa mãn.

Nhu cầu cho sự trưởng thành cá nhân này có thể hiểu là sự tiếp cận

với hệ thống giáo dục, bao gồm cả việc học ở nhà, đào tạo kỹ năng nghề

nghiệp, chơi thể thao, trải nghiệm - tất cả những gì có thể mang lại cơ hội cho

con ngươi nâng cao năng lực cá nhân, năng lực tinh thần, trí tuệ và phát triển

toàn diện.

Nhu cầu về sự phát triển cá nhân được Maslow gọi là “nhu cầu muốn

thể hiện toàn bộ tiềm lực của con người”.

Theo Maslow, sau khi nhu cầu cấp thấp được thỏa mãn thì nảy sinh đòi

hỏi thoả mãn nhu cầu cấp cao hơn. Đây là điểm hạn chế của Maslow. Song

Maslow cũng có điểm linh hoạt để khắc phục sự máy móc trên. Ông chỉ rõ

hành vi của con người thường không chỉ do một nhu cầu nào đó thúc đẩy mà

là kết quả của rất nhiều tác động. Nó có thể là sự tác động tổng hợp của một

số nhu cầu cũng có thể là kết quả tác động của tập quán, sự từng trải và năng

lực của con người hoặc do hoàn cảnh bên ngoài dẫn đến. Nhưng ông vẫn

không nói rõ được những cách tác động tổng hợp của chúng đối với hành vi

con người.

Maslow đã đưa khái niệm “từ trường” trong vật lý vào tâm lý học, từ đó

ông đã rút ra lý luận sau: Tâm lý và hành vi của con người được quyết định

bởi tác dụng tương hỗ giữa nhu cầu nội tại với môi trường xung quanh. Khi

nhu cầu của con người chưa được thỏa mãn thì sẽ sản sinh ra sức căng

trong trường lực nội tại và các yếu tố môi trường xung quanh gây tác dụng

châm ngòi; hướng hành vi của con người được quyết định bởi trường lực nội

tại và sự tác động tương hỗ của các trường lực (yếu tố hoàn cảnh) xung

quanh. Trong đó yếu tố quyết định nhất là sức căng của trường lực nội tại.

Page 109: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Dựa theo lý luận trường lực đó. Maslow đã khái quát được công thức hành vi

nổi tiếng sau:

B = f (PE)

Trọng đó: B là hành vi

P là nhu cầu cá nhân (nhu cầu tâm lý nội tại)

E là hoàn cảnh khách quan (là ảnh hưởng của hoàn cảnh

bên ngoài)

f là ký hiệu hàm số

Như vậy, hành vi B của con người là hàm số của nhu cầu P và hoàn

cảnh E lúc đó.

1.3. Luận điểm của X.L. Rubinstein

Xuất phát từ chỗ cho rằng bản chất con người là tổng hòa các mối

quan hệ xã hội, Rubinstein rất chú ý đến mối quan hệ giữa con người với môi

trường xung quanh. Theo ông, nhu cầu của con người thể hiện sự liên kết, sự

phụ thuộc của con người với thế giới xung quanh. Để tồn tại và phát triển, con

người luôn luôn phải hoạt động nhằm đáp ứng những đòi hỏi nhất định.

Những đòi hỏi ấy chính là nhu cầu. Nhu cầu là sự đòi hỏi "cái gì đó” nằm

ngoài chủ thể. "Cái gì đó" chính là đối tượng của nhu cầu, có khả năng đem

lại sự thoả mãn nhu cầu thông qua hoạt động của chủ thể. Vì vậy, theo ông,

phải thống nhất các yếu tố khách quan (thuộc về đối tượng) với yếu tố chủ

quan (thuộc về chủ thể - trạng thái tâm lý của chủ thể) trong quá trình hoạt

động nhằm thỏa mãn nhu cầu. Nhu cầu vẫn mang tính tích cực vừa mang

tính thụ động, cụ thể nhu cầu là sự đòi hỏi cần được thỏa mãn ở chủ thể,

nhưng được thỏa mãn hay không là phụ thuộc vào hệ thống đối tượng trong

những điều kiện cụ thể. Trong trường hợp này, chủ thể chịu sự chi phối của

thế giới đối tượng (tính thụ động của nhu cầu).

Theo X.L. Rubinstein, sự hình thành một nhu cầu cụ thể có sự tham gia

của ý thức và phải trải qua các giải trình sau:

Page 110: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

- Ý hướng, là bước khởi đầu của khu cầu, chủ thể mới xuất hiện trạng

thái thiếu thốn của cơ thể, chưa ý thức đầy đủ về đối tượng và khả năng thoả

mãn nó.

- Ý muốn, là khi chủ thể đã ý thức rõ về đối tượng, mục đích hoạt động

nhằm thỏa mãn nhu cầu, nhưng chưa có, đang tìm kiếm phương thức, điều

kiện thỏa mãn nhu cầu.

- Ý định, là giai đoạn chủ thể ý thức đầy đủ về mục đích, phương thức,

phương tiện, điều kiện hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu và sẵn sàng hành

động.

X L. Rubinstein cho rằng các loại nhu cầu ở con người luôn cơ quan hệ

với nhau. Trong các nhu cầu bản năng (nhu cầu vật chất) và việc thỏa mãn

nhu cầu đó, mục tiêu trước hết là bảo đảm sự tồn tại của cơ thể, tiếp đến là

để hành động. Tiến trình cải biến, phát triển nhu cầu nói chung của con

người, bắt đầu từ chỗ chủ thể hành động nhằm duy trì sự tồn tại của chính

bản thân, chuyển dần tới cửa duy trì sự tồn tại, là điều kiện được thực hiện

những giá trị ý nghĩa cuộc sống của chủ thể.

1.4. A.N. Leonchiev

Leonchiev đề cập tới vấn đề tương ứng giữa động cơ và nhu cầu. Ông

cho rằng một nhu cầu thực sự bao giờ cũng phải là nhu cầu về một cái gì đó.

Trên cấp độ tâm lý, các nhu cầu phát triển thông qua sự môi giới trung gian

của quá trình phản ánh tâm lý và sự trung giới này mang tính chất “kép”. Một

mặt, những đáp ứng các nhu cầu của chủ thể xuất hiện trước chủ thể với

những dấu hiệu khách quan, có tính chất tín hiệu. Mặt khác, bản thân các

trạng thái có tính chất nhu cầu cùng được báo hiệu cũng được phản ánh bởi

chủ thể. Trong trường hợp đó, sự biến đổi quan trọng nhất, đặc trưng cho sự

chuyển tiếp sang cấp độ tâm lý là sự xuất hiện những mối liên hệ cơ động

giữa các nhu cầu và các đối tượng đáp ứng cho chúng, vì bản thân trạng thái

có tính chất nhu cầu của chủ thể chưa rõ là vật thể nào, đối tượng nào có khả

năng thỏa mãn nhu cầu. trước khi thỏa mãn nhu cầu, đối tượng của nhu cầu

phải được phát lộ ra. Chỉ nhờ kết quả của sự phát lộ như vậy, nhu cầu mới có

Page 111: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

được tính đối tượng của nó, còn vật được hình dung ra thông qua tư duy thì

có thúc đẩy, hướng dẫn hoạt động, đóa chính là động cơ.

Leonchiev cho rằng với tính chất là một cá nhân, chủ thể sinh ra đã có

những nhu cầu, những nhu cầu với tính chất là một sức mạnh nội tại chỉ có

thể được thực thi trong hoạt động. Nói cách khác, thoạt đầu nhu cầu chỉ xuất

hiện như là một điều kiện, một tiền đề cho hoạt động. Nhưng ngay khi chủ thể

bắt đầu hành động, lập tức xảy ra sự biến hóa của nhu cầu và nó sẽ không

còn giống như khi nó tồn tại một cách tiềm tàng, tồn tại “tự nó” nữa. Sự phát

triển của hoạt động càng đi xa bao nhiêu thì cái tiền đề này của hoạt động

(tức là nhu cầu) càng chuyển hóa bấy nhiêu thành kết quả của hoạt động. Sự

biến đổi nội dung đối tượng cụ thể của các nhu cầu cũng kéo theo sự biến đổi

các phương thức để thỏa mãn chúng.

Phân tích về mối quan hệ giữa nhu cầu và hoạt động, ông cho rằng có

hai quan niệm thể hiện theo hai sơ đồ sau:

- Sơ đồ thứ nhất nói lên tư tưởng cho rằng xuất phát điểm là nhu cầu

và vì thế toàn bộ quá trình này thể hiện thành một chu kỳ: nhu cầu -> hoạt

động -> nhu cầu. Đây là quan niệm của những người theo chủ nghĩa duy vật

về nhu cầu trước khi xuất hiện chủ nghĩa Má.

- Sơ đồ thứ hai, trái ngược lại, là một sơ đồ theo chu kỳ: hoạt động -

nhu cầu - hoạt động.

- Sơ đồ này đáp ứng được quan niệm mácxít về nhu cầu. Luận điểm

này cho rằng nhu cầu con người đểu được sản sinh ra, nó có một ý nghĩa duy

vật lịch sử. Đồng thời, nó lại cực kỳ quan trọng đối với tâm lý học bởi vì không

có một "động lực” nào tồn tại trước bản thân hoạt động lại có thể đóng vai trò

một quan niệm xuất phát có khả năng dùng làm cơ sở đầy đủ cho một lý

thuyết khoa học về nhân cách con người.

So sánh nhu cầu của con vật và con người, Leonchiev cho rằng sự

phát triển các nhu cầu của con vật phụ thuộc vào sự mở rộng phạm vi các vật

thể tự nhiên mà chúng tiêu thụ, còn các nhu cầu của con người được sản

Page 112: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

sinh ra bởi sự phát triển của sản xuất, sự tiêu dùng. Vì vậy, nhu cầu của con

người phong phú, đa dạng hơn nhiều so với con vật. Đặc biệt, ở con người

hình thành nên một kiểu nhu cầu đặc biệt, đó là các nhu cầu có tính chất vật

thể chức năng như nhu cầu lao động, nhu cầu sáng tạo nghệ thuật. Theo ông,

điều chủ yếu nhất ở con người là các nhu cầu đã mang những quan hệ mới

giữa chúng với nhau. Mặc dù đối với con người, sự thỏa mãn các nhu cầu

sinh tồn thiết yếu vẫn là công việc hàng đầu và là điều kiện không tránh khỏi

trong cuộc sống, nhưng những nhu cầu bậc cao, những nhu cầu chuyên biệt

có tính người hoàn toàn không phải chỉ tạo thành những cơ cấu được chồng

ghép lên mặt ngoài của các nhu cầu sinh tồn thiết yếu của con người.

1.5. A. G. Kovaliov.

Theo A.G. Kovaliov, nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu do con người cảm

thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển. Nguồn gốc tính tích cực hoạt

động của cá nhân là những nhu cầu.

Lúc mới xuất hiện, nhu cầu chỉ là trạng thái thiếu thốn cái gì đó, là điều

kiện bên trong kích thích con người vận động, tìm tòi không phương hướng.

Chỉ khi nhu cầu gặp đối tượng có thể đáp ứng, nó mới có khả năng hướng

dẫn và điều khiển hoạt động. Lúc đó, nhu cầu trở thành động cở trực tiếp thúc

đẩy con người hoạt động nhằm tới đối tượng. Ở người có hai loại nhu cầu cơ

bản: nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Ngoài ra còn có nhu cầu lao động,

nhu cầu giúp tiếp, nhu cầu hoạt động xã hội những nhu cầu bao gồm các yếu

tố của cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần.

Kovaliov đã đưa ra năm quy tắc chung của sự hình thành và phát triển

nhu cầu:

1) Nhu cầu có thể nảy sinh, củng cố chỉ trong quá trình luyện tập có hệ

thống một hoạt động cụ thể.

2) Nhu cầu được phát triển khi phương tiện thỏa mãn nhu cầu da dạng,

phong phú:

Page 113: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

3) Nhu cầu tinh thần được hình thành khi hoạt động nhằm thoả mãn nó

phù hợp (vừa sức, đặc biệt trong giai đoạn đầu)

4) Điều kiện quan trọng để phát triển các nhu cầu tinh thần là việc

chuyển từ hoạt động nhớ lại sang hoạt động sáng tạo.

5) Nhu cầu được củng cố khi chủ thể ý thức được ý nghĩa của nó đối

với bản thân và xã hội. Đồng thời, việc giáo dục và dư luận tập thể cũng góp

phần củng cố và phát triển nhu cầu.

2. Các lý thuyết bàn về nhu cầu ở phương Đông

2.1. Học thuyếy âm dương ngũ hành của Trung Quốc và việc nghiên cứu nhu cầu của con người

Học thuyết âm dương ngũ hành của Trung Quốc là một tư tưởng triết

học. Đó là phương pháp nghiên cứu quy luật biến hóa, phát triển cuủa mọi vật

trọng vũ trụ. Nó được nhiều nhà hiền triết Trung Quốc ứng dụng vào các lĩnh

vực và đã dứt được những kỳ tích rực rỡ trong việc xây dựng nên nền văn

hóa Trung Quốc sâu sắc và vĩ đại.

Thực chất của học thuyết này là năm loại nguyên tố: kim, mộc, thủy,

hỏa, thổ. Đây là năm yếu tố cơ bản nhất cấu tạo nên thế giới. Sự biến hóa và

phát triển của mọi sự vật và hiện tượng trong vũ trụ (kể cả con người) đều do

sự vận động không ngừng và kết quả tác động lẫn nhau của năm loại vật chất

có thuộc tính khác nhau này. Sự phát hiện đó đã tìm ra quy luật và nguyên

nhân của sự ra đời, phát triển và diệt vong của vạn vật trong vũ trụ. Do đó, họ

đã ứng dụng học thuyết ngũ hành vào nghiên cứu lý luận nhu cầu của con

người.

Ngũ hành mà người Trung Quốc sử dụng vào nghiên cứu nhu cầu

không còn giữ nguyên như cũ, mà nội hàm và ý nghĩa tượng trưng của chúng

đã được trừu tượng hóa:

- Thổ có đặc tính dưỡng hóa vạn vật, không vật nào là không sinh từ

đất, rồi lại trở về với đất. Nhu cầu vật chất (nhu cầu sinh tồn) là gốc của mọi

Page 114: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

nhu cầu con người, các lại nhu cầu khác đều sản sinh từ đó. Vì vậy dùng thổ

để đại diện cho nhu cầu vật chất (sinh tồn).

- Kim có đặc tính thanh tịnh, thô sơ. Thời cổ thường liên hệ kim với

chiến tranh, khiến con người cảm thấy sinh mệnh bị nguy hiểm, do đó lấy kim

đại diện cho nhu cầu an toàn.

- Thủy có tính chất hàn lạnh, hướng xuống, các nhà hiền triết xưa của

Trung Quốc đã sớm phát hiện hiện tượng địa lý trăm sông quy về một biển.

Biển cả là nơi quy về của sông ngòi. Đặc tính hướng xuống biểu hiện sự quy

thuộc này. Nhu cầu được thừa nhận (yêu thương và chấp nhận) cũng là một

loại nhu cầu quy thuộc. Thuộc tính của thủy đại diện tốt nhất cho tính chất của

nhu cầu thừa nhận.

- Mộc có đặc tính sinh trưởng, phát triển, vươn lên. Thân thẳng, cành

cây cong thể hiện hình tượng cam chịu, hy vọng được bên ngoài thừa nhận

sự tôn kính của con người cũng bắt nguồn từ khát vọng này, do đó dùng mộc

để đại diện cho nhu cầu được tôn trọng.

- Hỏa có đặc tính nết nóng, hướng lên. Ham muốn thành đạt của con

người là sức mạnh muốn thể hiện bản thân. Người Trung Quốc thường đem

nhiệt tình của một con người ví như ngọn lửa, sự nghiệp ví như đồng đỏ

được ngọn lửa đốt cháy. Vì vậy, hỏa có thể tượng trưng cho mức độ hoặc

phương thức thể hiện nhu cầu về sự phát triển của cá nhân.

Học thuyết ngũ hành tập trung làm rõ sự bí ẩn trong phương thức tác

động của các nhu cầu của con người, khám phá phương pháp điều tiết các

nhu cầu. Nói cách khác là hoàn thiện một lần nữa học thuyết thứ bậc nhu cầu

của Maslow. Theo học thuyết này, năm loại nhu cầu của con người không chỉ

là sự thăng cấp từng bậc thang, cũng không chỉ là sự tác động tổng hợp; mà

là một động thái phát triển chứa đầy sự sinh sinh khắc khắc, ràng buộc lẫn

nhau, bổ sung cho nhau, tiến lên theo đường tròn xoắn ốc.

Học thuyết này nêu lên cao nguyên lý ngũ hành về nhu cầu:

Page 115: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

1) Nguyên lý tương sinh: Tương sinh là một hành trong ngũ hành có tác

dụng sinh ra, xúc tiến thúc đẩy đối với hành khác. Ngũ hành có tương sinh

nên tuần hoàn vô tận. Bất cứ hành nào cũng có quan hệ với các hành khúc

theo kiểu “sinh ra tôi” và "tôi sinh ra”. Cụ thể: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ,

Thổ sinh Kim, Kim sinh thủy, Thủy sinh Mộc.

Khác với học thuyết của Maslow, nguyên lý tưởng sinh của thuyết ngũ

hành không thể hiểu một cách đơn thuần là sau khi một nhu cầu nào đó được

thỏa mãn thì mới nảy sinh ra nhu cầu khác, mà ngay cả khi nhu cầu đó chưa

được thỏa mãn cũng vẫn có thể nảy sinh ra nhu cầu mới.

Các nhà hiền triết của Trung Quốc đã mô tả quan hệ tương sinh của

ngũ hành về nhu cầu như sau:

Sơ đồ tương sinh của nhu cầu ngũ hành

2) Nguyên lý tương khắc: Tương khắc là một hành trong ngũ hành có

tác dụng khắc phạt, khống chế một hành khác, có tác dụng ngược với tương

sinh.

Tương sinh và tương khắc trong triết học là một cặp mâu thuẫn. Mâu

thuẫn là mối quan hệ vừa đối lập, vừa thống nhất trong quá trình phát triển

của sự vật.

Ngũ hành tương sinh theo chiều thuận, còn tương khắc thì khắc cách

nhau một hành. Quan hệ tương khắc là sự biểu hiện một mặt khác về sự biến

hóa phức tạp của sự vật. Sự đối kháng của nhu cầu tức là sự tương khắc.

Một loại nhu cầu nào đó vì đối kháng mà bị giảm đi thì nó sẽ chuyển sang

hướng có lợi, hoặc bất lợi.

Sơ đồ tương khắc của nhu cầu ngũ hành

Tương khắc thể hiện cụ thể như sau: Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa,

Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ.

3) Nguyên lý chế hóa: Chế hóa là liên kết các mối quan hệ tương sinh

và tương khắc với nhau. Nghĩa là chế ước lẫn nhau, sinh hóa lẫn nhau. Lý

Page 116: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

thuyết ngũ hành cho rằng, bất cứ sự vật nào cũng có tương sinh và tương

khắc. Nếu chỉ có tương sinh mà không có tương khắc thì không thể duy trì

được sự cân bằng bình thường. Ngược lại, nếu chỉ có tương khắc mà không

có tương sinh thì sự vật không sinh hóa và phát triển được. Vạn sự, vạn vật

không thể chỉ có tương sinh và cũng không thể chỉ là tương khắc. Cho nên

tương sinh lâu phải có chế, tương khắc lâu phải có hóa. Không thể tách rời

tương sinh và tương khắc mà nên xem mối quan hện ngũ hành là sinh hóa

lẫn nhau, chế hóa lẫn nhau, trong chế có hóa, trong hóa có chế. Đó là mối

quan hệ biện chứng giữa chế và hóa. Ví dụ, Thổ sinh Kim, nhưng Thổ nhiều

thì Kim bị vùi lấp; Hỏa sinh Thổ, nhưng Hỏa nhìu thì Thổ bị cháy đen; Mộc

sinh Hỏa, nhưng Mộc nhìu thì Hỏa mờ; Thủy sinh Mộc, nhưng Thủy nhìu thì

Mộc bị trôi dạt. Điều đó chứng tỏ tương sinh quá nhiều sẽ tạo nên tổn thất.

Ngược lại, Kim suy gặp Hỏa sẽ cháy hết; Hỏa nhược gặp Thủy tất bị dập tắt;

Thủy nhược gặp Thổ sẽ bị chặn lại; Thổ suy gặp Mộc sẽ bị hút cằn; Mộc

nhược gặp Kim sẽ bị chặt đứt. Điều đó chứng tỏ tương khắc quá nhiều sẽ

gây ra tai họa.

Ngũ hành trong điều kiện bình thường vừa có thể tương sinh lại vừa

tương khắc. Như thế mới có chế hóa.

Nội dung cụ thể của nguyên lý chế hóa là:

- Mộc khắc thổ, thổ sinh kim, kim khắc mộc;

- Hỏa khắc kim, kim sinh thủy, thủy khắc hỏa;

- Thổ khắc thủy, thủy sinh mộc, một khắc thổ;

- Kim khắc một, mộc sinh hỏa, hỏa khắc kim;

- Thủy khắc hỏa, hỏa sinh thổ, thổ khắc thủy;

Chúng ta đề cập cái gọi là hài hòa nội tâm chính là lấy một loạt nhu cầu

để khống chế một hoạt nhu cầu khác, khiến cho các nhu cầu đạt được sự cân

bằng. Đó là mục đích căn bản của chế hóa.

Page 117: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Khi phân tích ba yếu tố: nguyên nhân, phát triển, kết quả của mọi sự

kiện, ta có thể có được một nhận thức rõ ràng dài với sự phát triển của sự

vật. Đồng thời, có thể lựa chọn những biện pháp thích đáng khiến cho kết quả

có thể có lợi cho ta. Đây cũng chính là ý nghĩa quan trọng của việc nắm vững

nguyên lý chế hoá. Khi một người gặp khó khăn, hoặc gặp trở ngại về tâm lý,

cần tự mình bình tĩnh lại, tìm ra nguyên nhân, sau đó cố gắng hướng về phía

tốt. Như thế mới có thể giải toả được sự đau khổ và trở ngại trong nội tâm.

Thực chất của nguyên lý chế hoá là phương pháp hiệu quả tự mình điều tiết

nhu cầu tâm lý.

Sơ đồ quan hệ chế hóa của nhu cầu ngũ hành

Trong lý luận thứ bậc về nhu cầu của Maslow, nguyên lý chế hóa và

tương khắc đã không được phát hiện và phát huy.

Theo lý thuyết ngũ hành, nhu cầu của con người phải dựa vào quan hệ

chế hóa mới có thể tồn tại và điều tiết được. Trong cuộc sống hàng ngày,

chúng ta thường gặp tình huống sau: Một người có dự định làm một việc gì

đó, nhưng bỗng nhiên lại thay đổi ý nghĩ không làm việc đó nữa; muốn đình

chỉ việc làm của một người nào đó, thường ta sẽ nói chuyện với họ, thuyết

phục để họ loại bỏ ý nghĩ ban đầu. Những tình huống như vậy trong cuộc

sống rất nhiều. Để giải thích sự thay đổi chủ định này mà đúng lý luận thứ bậc

về nhu cầu của Maslow là không được. Ngược lại, dùng nguyên lý chế hóa

giải thích hiện tượng này có hiệu quả. Bản thân mỗi hành trong nhu cầu ngũ

hành đều có quan hệ chế hóa và có thể tự điều tiết, sự chế hóa này không

những nói được rõ hơn mối quan hệ phức tạp giữa ngũ hành, mà còn khiến

cho mỗi hành nói lên được chi tiết hơn mối quan hệ giữa các nhu cầu.

2.2. Các quan niệm về nhu cầu ở Việt Nam

Khái niệm nhu cầu trong Từ điển Tâm lý học của Viện Tâm lý học được

định nghĩa như sau: “Nhu cầu là trạng thái của cá nhân, xuất phát từ chỗ

nhận thấy cần những đối tượng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình

và đó là nguồn gốc tính tích cực của cá nhân”. Nhu cầu vừa là tiền đề, vừa là

kết quả của hoạt động. Nhu cầu vừa có tính chất vật chất vật thể (nhu cầu vật

Page 118: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

chất) vừa có tính chức năng (nhu cầu tinh thần). Thoả mãn nhu cầu thực chất

là quá trình con người chiếm lĩnh một hình thức hoạt động nhất định trong xã

hội. Nhu cầu thể hiện ở động cơ, cách thức dạy con người hoạt động và động

có trở thành hình thức thể hiện của nhu cầu. Quan niệm của các nhà tâm lý

học Việt Nam về nhu cầu thể hiện trong bộ sách Tâm lý học do tập thể các

nhà tâm lý học đầu ngành của Việt Năm biên soạn như: Phạm Minh Hạc,

Phạm Hoàng Gia, Hồ Ngọc Đại, Trần Trọng Thuỷ, Trương Ánh Tuấn, Nguyễn

Thị Ánh Tuyết, Đặng Xuân Hoài, Lê Văn Hồng, Lê Khanh...

Nhu cầu được hiểu là sự biểu hiện mối quan hệ tích cực của các cá

nhân đối với hoàn cảnh, là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được

thoả mãn để tồn tại và phát triển.

Nhu cầu của con người có những đặc điểm cơ bản sau:

Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng, chính vì có đối tượng mới có thể

phân biệt được các loại nhu cầu. Tuy nhiên, sự tồn tại của đối tượng ấy trong

tâm lý học cá nhân có thể có nhiều mức độ khác nhau. Ở mức thấp, đối

tượng có thể còn "mơ hồ” chưa được xác định thật cụ thể, mà mới chỉ xác

định về loại. Ở mức cao hơn, đối tượng của nhu cầu được phản ánh trong óc

người mang nhu cầu một cách cụ thể hơn. Cuối cùng, đối tượng của nhu cầu

có thể được nhận thức về luật đặc trưng và về ý nghĩa của nó đối với đời

sống cá nhân. Chính nhờ sự tồn tại đối tượng của nhu cầu trong tâm lý cá

nhân mà cá nhân định hướng được hoạt động của mình trong môi trường.

- Đặc điểm quan trọng thứ hai là mỗi nhu cầu đều có một nội dung cụ

thể tuỳ theo nó được thỏa mãn trong những điều kiện nào và bằng phương

thức nào. Nội dung cụ thể của nhu cầu phụ thuộc vào những điều kiện và

những phương thức thỏa mãn nó.

- Đặc diễm thứ ba là nhu cầu thường có tính chất chu kỳ. Khi một nhu

cầu nào đó được thoả mãn, không có nghĩa là nhu cầu đó chấm dứt, nếu con

người vẫn sống và phát triển trong những điều kiện và phương thức sinh hoạt

như cũ. Những nhu cầu về ăn, mặc, học tập giao tiếp với người khác thường

xuyên được tái diễn trong cuộc sống. Sự tái diễn đó thường có tính chất chu

Page 119: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

kỳ. Một khi nhu cầu tái hiện là một lần nó được củng cố, phát triển và phong

phú thêm lên.

Các tâm tâm lý học Việt Nam cũng khẳng định bản chất xã hội trong

nhu cầu của con người. Đó chính là sự khác nhau về bản chất giữa nhu cầu

của con ngưởi và nhu cầu của con vật. Ở con vật, để thoả mãn nhu cầu,

chúng chỉ biết lấy những gì có sẵn trong tự nhiên. Con người thì khác hơn,

biết sáng tạo ra công cụ lao động, sử dụng công cụ lao động để tác động vào

thiên nhiên, bắt thiên nhiên phải thoả mãn những nhu cầu ngày càng đông

của mình. Con người đã sáng tạo ra đối tượng để thoả mãn nhu cầu của

mình. Chính vì vậy, nhu cầu của con người ngày càng trở nên vô cùng phong

phú và phức tạp Nhu cầu phong phu chẳng nhưng do đối tượng thoả mãn

ngày càng được mở rộng, tăng lên không ngừng cả về số lượng và chất

lượng, mà còn do phương thức thoả mãn nhu cầu ngày càng phát triển.

Một điều khác biệt với động vật là con người có nhu cầu tinh thần. Nhu

cầu tinh thần của con người rất nhiều và ngày càng phong phú, nó chi phối cả

những nhu cầu về vật chất của con người.

Con người có khả năng nhận thức được đầy đủ nhu cầu của mình, về

đối tượng và phương thức thoả mãn nó nhất là nhận thức được vai trò của

từng nhu cầu trong đời sống tâm lý của từng cá nhân và của xã hội. Chính vì

vậy, con người không thỏa mãn nhu cầu của mình một cách tùy tiện.

Trước khi thỏa mãn nhu cầu của mình, con người bao giờ cũng đối

chiếu với những tiêu chuẩn đạo đức xã hại. Những tiêu chuẩn đạo đức xã hội

không được thỏa mãn thì con người sẵn sàng từ bỏ việc thoả mãn nhu cầu

của mình. Có thể nói rằng nhu cầu của con người chính là sản phẩm của sự

phát triển lịch sử xã hội loài người.

Các công trình nghiên cứu về nhu cầu ở Việt Nam gồm có: "Nghiên cứu

nhu cầu thành đạt và quan bệ của nó với tính tích cực nhận thức của sinh

viên" - Luận văn thạc sĩ của Võ Thị Ngọc Châu (1999); “Tích cực hoá hoạt

động nhận thức của học viên sĩ quan quân sự trong quá trình học tập các

môn toán, khoa học tự nhiên” - Luận án tiến sĩ của Phạm Duy Khiêm (2000);

Page 120: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

"Nghiên cứu đặc điểm nhu cầu nhận thức của học sinh kém bậc tiểu học" -

Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Lũy (2000); công trình nghiên cứu tìm hiểu

nhu cầu, nguyện vọng và thái độ của thanh niên trong điều kiện kinh tế thị

trường" của tập thể các tác giả Thái Duy Tuyên, Võ Tân Quang, Lê Đức

Phúc, Đặng Thành Hưng, Bùi Hồng Yến; “Nhu cầu học tập của sinh viên sư

phạm” - Luận án tiến sĩ của Hoàng Thị Thu Hà (2003).

Tóm lại, có nhiều lý thuyết và quan điểm nghiên cứu về nhu cầu: Bàn

về khái niệm nhu cầu; mỗi lý thuyết đề cập có những nét riêng, song có thể

nhận định một cách khái quát với nhu cầu của con người như sau: Nhu cầu là

sự đòi hỏi của chủ thể về một hay nhiều đối tượng nào đó cần được thoả mãn

để tồn tại và phát triển. Nhu cầu là một thuộc tính tâm lý nằm trong cấu trúc

của xu hướng. Ban đầu, nhu cầu xuất hiện chỉ là trạng thái thiếu thốn cái gì

đó mà chưa rõ đối tượng nào có khả năng thoả mãn nhu cầu. Khi nhu cầu

gặp đối tượng, lúc do nhu cầu trở thành động cơ trực tiếp thúc đẩy con người

hoạt động nhằm tới đối tượng. Nguồn gốc tích cực hoạt động của cá nhân là

những nhu cầu. Họ thống nhu cầu của con người beo gồm nhiều loại. Căn cứ

vào tính chất đặc điểm, nội dung, đối tượng, phương thức thoả mãn mà

người ta phân loại các nhu cầu. Hệ thống thứ bậc của nhu cầu là thành tố

quan trọng trong cấu trúc của nhân cách, là nguồn gốc tích cực của nhân

cách. Nhu cầu của con người, mang bản chất xã hội - lịch sử, nó vận động và

phát triển không ngừng cùng với sự phát triển của xã hội thông qua hoạt động

của chủ thể.

Trong các lý thuyết về nhu cầu, lý thuyết của Maslow được nhiều nhà

tâm lý đánh gía là lý thuyết có giá trị cả về lý luận và ứng dụng trong thực tiễn

lý thuyết này đề cập thứ bậc của các loại nhu cầu căn cứ vào mức độ quan

trọng và thứ tự phát sinh của nhu cầu.

Lý thuyết của Maslow còn khẳng định việc thoả mãn các nhu cầu của

con người phụ thuộc khả nhiều vào môi trường bên ngoài (môi trường tự

nhiên và môi trường xã hội) Thực tế lý thuyết của Maslow được ứng dụng

nhiều trong cuộc sống thực tiễn như trong lĩnh vực quản lý, nghiên cứu tâm lý

Page 121: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

con người, tham vấn tâm lý. v.v.. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý tới hạn

chế của lý thuyết này là tính máy móc và thiếu quan niệm chính thể là nhu

cầu luôn luôn được thực hiệnn từ thấp đến cao. Do đó, khi chúng ta điều tiết

nhu cầu của con người, nhất thiết dưới chú ý đến điểm này để tránh được

tính hạn chế trên.

3. Nhu cầu của con người Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Những nhiệm vụ lịch sử của dân tộc ta đang đặt ra những yêu cầu mới

đối với con người Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước. Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải có đội

ngũ nhân lực bao gồm:

Đội ngũ công nhân lành nghề, tiếp thu và làm chủ được công nghệ tiên

tiến, trực tiếp sản xuất hàng hoá, cung ứng dịch vụ đạt chất lượng theo tiêu

chuẩn quốc tế đứng vững và phát triển được trong thị trường nội địa và quốc

tế cạnh tranh gay gắt.

Đội ngũ trí thức thành thạo về chuyên môn, nghề nghiệp, có năng lực

tiếp thu, chọn lọc và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu của khoa học và

công nghệ hiện đại những tinh hoa của văn hóa, văn minh thế giới vào thực

tiễn Việt Nam, đồng thời có năng lực sáng tạo về lý thuyết cũng như thực

hành, nhằm giải quyết những vấn đề trước mắt và lâu dài của đất nước.

Đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, con người Việt Nam cần phát

huy những giá trị truyền thống dân tộc như yêu nước, tự hào dân tộc, chịu

đựng gian khổ, đoàn kết, trọng chữ tín, trọng nhân nghĩa, trọng công bằng...

Đồng thời hình thành cho mình hệ thống giá trị nhân văn hiện đại như tự lập,

dân chủ, năng động sáng tạo, khả năng hội nhập và cạnh tranh…

Những yêu cầu mới đó đã và đang ảnh hưởng tới sự phấn đấu thỏa

mãn những nhu cầu của người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện

đại hóa.

Page 122: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Nhu cầu vật chất của con người trong thời kỳ mới cao hơn rất nhiều so

với các giai đoạn trước. Nguyên nhân là do chũng ta đã thoát khỏi cuộc

khủng hoảng sau hơn 10 năm đổi mới với những thành tựu to lớn và rất quan

trọng. Tuy chưa vượt khỏi số các nước nghèo nhất trên thế giới, nhưng

chúng ta đã bắt đầu cất cánh từ đường băng của thời kỳ đổi mới, bước vào

thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự tăng trưởng

kinh tế dẫn đến đời sống của người dân được cả thiện, mức sống được nâng

cao rõ rệt, cả ở thành thị lẫn nông thôn. Vì vậy, nhu cầu nâng cao chất lượng

cuộc sống vật chất, tinh thần và thể lực là nhu cầu chung của người dân

nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và hội nhập vào cộng đồng

quốc tế. Nhu cầu vật chất của người dân nói chung và đặc biệt là nhu cầu của

nhóm người có thu nhập cao có nhiều biến đổi. Nhu cầu ăn uống không

những phải đủ chất, ngon mà còn phải đảm bảo an toàn về vệ sinh thực

phẩm, đồ ăn thức uống bằng men vi sinh được sử dụng rộng rãi. Nhờ công

nghệ phát triểm mạnh mẽ, nhu cầu máy tính gia đình ngày càng phổ cập, nhà

ở và các đồ dùng gia đình hiện đại phát triển. Người dân có nhu cầu khám

chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu theo yêu cầu. Những người có

mức thu nhập trung bình cũng mong muốn được cải thiện, tăng mức sống,

nâng cao chất lượng về ăn, mặc, ở, đi lại, phòng và chữa bệnh. Những người

có mức thu nhập thấp cũng có mong muốn thoát khỏi sự đói nghèo và nâng

cao chất lượng cuộc sống.

Con người sinh tốn và phát triển dựa trên những điều kiện tự nhiên và

điều kiện xã hội. Nhu cầu của con người đều chịu ảnh hưởng tác động của sự

vận động và phát triển của tự nhiên và của xã hội. Do đó, con người có nhu

cầu an ninh và an toàn, ở nước ta, trước sức ép về dân số. Và yêu cầu về

công nghiệp hoá, đến nay vẫn tiếp tục khai triển một lượng lớn đất hoang, sử

dụng rộng rãi thuốc trừ sâu chất kích thích, v.v. khiến cho môi trường bị ô

nhiễm ngày càng trầm trọng, ô nhiễm khí quyển do chất thải công nghiệp, khí

thải của các xe cô động cơ, rác thải sinh hoạt... Môi trường bị ô nhiễm có ảnh

hưởng không tốt đến sức khoẻ và tuổi thọ của con người. Vì vậy, để thực

hiện được nhu cầu an toàn, con người cần phải nghiên cứu cải tạo môi

Page 123: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

trường nhằm ngăn chặn những hành động phá hoại môi trường, hạn chế tới

mức thấp nhất ảnh hưởng của các chất thải và khí thải độc hại tới con người.

Thông qua việc đặt ra những luật và văn bản pháp quy có liên quan, khống

chế việc thải các chất gây ô nhiễm, bảo đảm chất lượng môi trường khí

quyển, ứng dụng công nghệ làm sạch môi trường, sử dụng các nguồi năng

lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, trồng cây gây rừng để

làm sạch không khí,v.v…

Trong xã hội cộng nghiệp, các mối quan hệ sẳn xuất quan hệ giao tiếp,

luân lý, đạo đức, pháp luật, chính trị, giai cấp, kinh tế… cũng có nhiều biến

đổi, Sự biến đổi của các mối quan hệ này từ các mặt khác nhau, các góc độ

khác nhau sẽ quy định và chi phối các nhu cầu về ăn toàn lao động, nghề

nghiệp, an toàn và kinh tế, an toàn nhân sự và ăn toàn tâm lý.

Để bảo đảm an toàn, con người có nhu cầu học cách biết phát hiện ra

người khác, hiểu mình và hiểu người khác, hoạc cách cùng làm việc vì mục

đích chung. Nhu cầu được sống trong môi trường tự nhiên trong lành, môi

trường xã hội an toàn, lành mạnh của người dân được thỏa mãn sẽ làm tăng

chất lượng đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của người dân.

Bên cạnh đó, nhu cầu được thừa nhận và được giao tiếp trong điều

kiện kinh tế tri thức trở nên cực kỳ quan trọng. Những người làm giàu chính

đáng có nhu cầu được xã hội khuyết khích và tôn vinh, đi đôi với chống làm

giàu phi pháp, tham nhũng, gian lận thương mại.

Nhu cầu mở rộng mối quan hệ của con người gia tăng do sự biến đổi

trong xã hội thông tin. Mạng Internet kết nối toàn cầu đã giúp con người liên

lạc với nhau nhanh chóng hơn. Điều đó đã gips phần đáp ứng nhu cầu giao

lưu và hợp tác quốc tế, nhanh chóng tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế.

Trong xã hội thông tin, mọi hoạt động, học tập hay vui chơi, giải trí đều

có thể ở nhà tận hưởng theo ý muốn thông qua máy tính, do đó, những cuộc

tiếp xúc giữa người với người cũng sẽ giảm nhiều, cảm giác cô đơn sẽ phổ

biến. Chính vì lẽ đó, con người hiểu được giá trị của sự tương tác giữa con

người với nhau là vô cùng quan trọng mà sự giao tiếp gián tiếp thông qua

Page 124: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

mạng không bao giờ thay thế hoàn toàn được. ông Philip Yeo - Chủ tịch Ban

phát triển kinh tế Trường Đại học Công nghệ Nanyang. Singapo tại Hội nghị

Giáo dục năm 2000 với chủ đề "Lãnh dạo mới, trường học mới, tương lai

mới”, ngày 7-4-2000, đã nói: “Mạng Internet có thể giúp con người liên lạc với

nhau nhanh hơn, nhưng sự giao tiếp mặt đối mặt vẫn là vô cùng quan trọng.

Bạn có thể gửi đi một nụ cười "đông lạnh" bằng thư điện tử. Nhưng bạn

khang thể gửi đi được hơi ấm của một cái bắt tay qua thư điện tử"…

Nhu cầu hoạt động, vui chơi, giải trí của con người tăng do các phương

tiện giao thông và thông tin ngày càng hoàn thiện cũng như thời gian làm việc

giảm, những ngày nghỉ cuối tuần và những ngày lễ tết, khiến con người có

quỹ thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức khoẻ. Do đó, sự phát triển và nâng cao

chất lượng các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thông tin đại chúng và các

phương tiện vui chơi, giải trí đáp ứng nhu cầu đời sống văn hoá tinh thần của

nhân dân là một yêu cầu không thể xem nhẹ trong giai đoạn công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước.

Khoa học và công nghệ phát triển đã tạo những điều kiện thuận lợi cho

lớp trẻ phát trển; tài năng, đồng thời cũng tăng thêm sự cạnh tranh và áp lực

trong nghề nghiệp.

Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa không ngừng làm thay đổi

phương thức tư duy và lối sống của con người. Trào lưu chung của lớp trẻ là

có nhu cầu tự chủ và tự lập dựa vào sức mình để học tập, phấn đấu nhằm

được khẳng định hơn trong xã hội, có thu nhập cao. Điều đó thúc đẩy họ phát

huy các sáng tạo của mình cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất

nước. Trong xã hội hiện đại, do sự cạnh tranh gay gắt, con người luôn có nhu

cầu tự hoàn thiện mình, tự khẳng định mình, vươn lên trong cuộc sống, muốn

mọi người thừa nhận và ngưỡng mộ.

Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền văn minh dựa vào quyền lực của tri thức,

do đó xu thế toàn dân học tập suốt đời phát triển mạnh trên thế giới.

Trong thời đại bùng nổ về tri thức, đối tượng kiến thức học được trong

nhà trường truyền thống chỉ chiếm khoảng 20% khối lượng kiến thức được

Page 125: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

ứng dụng của một nhân viên khoa học kỹ thuật. Điều đó đòi hỏi con người

phải được đào tạo và tự học thường xuyên suốt đời. Vì vậy, nhu cầu học tập

suốt đời theo hướng thiết thực, hiện dại, gắn với yêu cầu của xã hội để phát

triển bản thân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là phổ biến ở người

dân Việt Nam, đặc biệt là ở thế hệ trẻ.

Học tập giúp con người thoả mãn nhu cầu thu nhập thông tin, tiếp thu

tri thức, tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến; sử dụng thành thạo những

tri thức tiếp thu được vào công viên của mình, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp.

Đây cũng chính là cơ hội cho con người phát triển khả năng, khẳng định vị trí

của mình trong xã hội.

Nhu cầu có việc làm ở cả thành thị và nông thôn là nguyện vọng chính

đáng và bức xúc của người dân. Muốn giải quyết tốt vấn đề đó, nhà nước

phải tạo được môi trường và điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần

kinh tế đầu tư phát triển rộng rãi các cơ sở sản xuất kinh doanh; tạo nhiều

việc làm và phát triển thị trường lao động. Giải quyết việc làm góp phần nâng

cao năng lực và tạo cơ hội cho mọi người có thể phát huy hết khả năng, nâng

cao tinh thần trách nhiệm của mọi người.

B. ĐỘNG CƠ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH

TS. LÊ HƯƠNG

Để đáp ứng nhu câu và xây dựng con người như là nhân tố quyết định

sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa

và hội nhập kinh tế quốc tế. Con người Việt Nam cần phải có các phẩm chất

đạo đức cũng như trí lực. Như vậy, hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ một

cách có định hưỡng là một công việc có ý nghĩa vô công quan trọng trong sự

nghiệp phát triển đất nước.

Dưới góc độ tâm lý học, động cơ được xem là "hạt nhân của nhân

cách", giữ vị trí quan trọng trong cấu thúc nhân cách. Vì vậy, nghiên cứu quá

trình hình thành nhân cách không thể không đề cập vấn đề động cơ.

Page 126: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Theo chúng tôi, khi nghiên cứu động cơ trong mối quan hệ với quá trình

hình thành nhân cách cần chú ý đến những vấn đề sau:

- Xác định rõ nội hàm khái niệm động cơ dưới góc độ tâm lý học, từ đó

có được một khái niệm công cụ trong nghiên cứu.

- Xác định các thành phần cấu trúc hệ động cơ, đặc biệt là cấu trúc

động cơ hoạt động của con người, nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc

định hướng giáo dục nhân cách, nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục.

- Xác định mối quan hệ giữa động tác và ý thức. Nhằm khẳng định quá

trình hình thành nhân cách là một quá trình có tính định hướng, có tính chọn

lọc tích cực.

- Tìm hiểu sự phát triển hệ động cơ trong quá trình hình thành nhân

cách.

1. Khái niệm động cơ

Trong tâm lý học, động cơ là một vấn đề được các nhà nghiên cứu

quan tâm từ rất lâu. Tất cả các công trình nghiên cứu nhằm lý giải tại sao con

người lại hành động như thế này hay như thế kia về thực chất đều là những

nghiên cứu về động cơ. Ronald E.Smith cho rằng, khái niệm động cơ được

dùng như một khái niệm trung tâm nhằm lý giải hành vi và các nguyên nhân

của nó.

Động cơ là một hiện tượng tâm lý đặc biệt. V.G.Axeev nhà tâm lý học

người Nga cho rằng: trên con đường tiến hóa của cơ thể sống, hiện tượng

động cơ xuất hiện khá muộn. Các dấu hiệu cho thấy động vật có “cảm nhận

thông qua xúc cảm” về sự tồn tại của một số nhu cầu, thể hiện sự “so sánh,

đánh giá” chúng và có sự lựa chọn thỏa mãn một nhu cầu cấp thiếp được

xem là những dấu hiệu về sự xuất hiện hiện tượng động cơ như một hiện

tượng tâm lý bậc cao.

Trong Từ điển Tâm lý học của Nga, khái niệm “động cơ” được xác định

là:

Page 127: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

a) Các kích thích thúc đẩy hoạt động. Các kích thích này liên quan với

việc thỏa mãn nhu cầu của chủ thể. Đó là tập hợp các điều kiện bên trong và

bên ngoài khêu gợi tính tích cực của chủ thể và định hướng cho tính tích cực

đó;

b) Đối tượng (vật chất hay tinh thần) thúc đẩy và quy định sự lữa chọn

hướng đi của hoạt động được thực hiện để đạt được đối tượng đó;

c) Nguyên nhân được nhận thức là cơ sở của sự lữa chọn hành động

và các hành vi của nhân cách.

Trong Từ điển Tâm lý học của Raymond. J. Corsini (Anh), động cơ

được xem là cái thúc đẩy, nuôi dưỡng và định hướng các hành động tâm lý

hay sinh lý. Động cơ bao gồm các lực thúc đẩy nội tâm (bên trong) như các

xung năng, các hứng khởi và mong muốn cần thiết trong quá trình này.

A.N.Leonchiév - nhà tâm lý học nổi tiếng người Nga khi bàn về khái

niệm động cơ đã đưa ra những ý tưởng cơ bản sau:

a) Động cơ và nhu cầu là hai hiện tượng tâm lý gắn bó chặt chẽ với

nhau;

b) Động cơ chính là đối tượng có khả năng đáp ứng nhu cầu đã được

chủ thể tri giác, biểu tượng, tư duy... Đó là sự phản ánh chủ quan về đối

tượng thoả mãn nhu cầu;

c) Động cơ có chức năng thúc đẩy và định hướng hoạt động nhằm thoả

mãn nhu cấu.

J.Piaget cho rằng, tính định hướng tích cực có chọn lọc của hành vi tạo

thành bản chất của hiện tượng được xác định là động cơ.

Ronald E.Smith định nghĩa động cơ như là một quá trình bên trong có

ảnh hưởng đến hướng, tính bền vững và sức mạnh của hành vi có mục đích.

Maurice Reuchlin cho rằng nghiên cứu động cơ chính là phân tích các

yếu tố gây ra hoạt động, hướng nó vào mục đích nào đó, cho phép nó kéo dài

Page 128: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

nếu chưa đạt được mục đích hoặc ngưng lại đúng lúc... và phân tích các cơ

chế cắt nghĩa tác dụng của các yếu tố đó.

Nói tóm lại, trong tâm lý học có rất nhiều định nghĩa khác nhau về động

cơ hoạt động của con người, song điểm thống nhất trong cách nhìn nhận về

hiện tượng này chính là ở chỗ, các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng, động

cơ là một hiện tượng tâm lý thúc đẩy, quy định sự lựa chọn và hướng của

hành vi, việc nghiên cứu hiện tượng này giúp lý giải các nguyên nhân dẫn đến

hành vi đó. Động cơ bao gồm tất cả các kiểu loại kích thích, thúc đẩy con

người hoạt động như các mối quan tâm, các ham mê, ước mơ, lý tưởng. Tuy

nhiên bản chất của hiện tượng đó là gì? Vai trò của các yếu tố khác nhau

trong việc quy định hiện tượng đó như thế nào? Về những vấn đề này có

nhiều quan điểm khác nhau.

Trong lịch sử tâm lý học đã tồn tại những quan điểm duy tâm về động

cơ. Những người đi theo quan điểm này nhìn thấy nguồn gốc của động cơ

con người trong tư duy, trong ý thức. Về điều này Ph.Ăngghen viết: “Người ta

quy cho bộ óc, cho sự phát triển và hoạt động của bộ óc, tất cả công lao làm

cho nền văn minh phát triển nhanh chóng; và đáng lẽ phải giải thích hoạt

động của mình từ nhu cầu của mình, … thì người ta lại quen giải thích hoạt

động của mình từ tư duy của mình”.

B.Ph.Lomov cho rằng bước đầu tiên trên con đường giải thích hiện

tượng động cơ của con người một cách duy vật gắn với những nghiên cứu về

nhu cầu sinh lý. Hiện nay, khoa học đã tìm ra nhiều cơ sở sinh lý và hoá sinh

của việc hình thành các cảm giác đói, khát, v.v. của cơ thể. Song đáng tiếc là

kết quả của các nghiên cứu này thường được sử dụng để minh chứng cho

các quan điểm sinh vật hoá động cơ của con người và do đó, người ta cũng

không thấy được những khác biệt giữa động cơ của động vật và của con

người. Một trong những biểu hiện của khuynh hướng này là việc nhìn nhận

động có của con người như những bản năng (điển hình là William McDougall,

những người theo trường phái phân tâm học, v.v..). Cách nhìn thận như vậy

thường dẫn đến chỗ đối lập cá nhân với xã hội và xem xét môi trường sống

Page 129: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

chỉ như những điều kiện để các bản năng mà con người vốn có từ lúc sinh ra

được bộc lộ dần dần trong qui trình phát triển cá thể. Cũng có những quan

điểm lý giải hành vi con người một cách máy móc, theo mô hình của những

phản xạ có điều kiện (tâm lý học hành vi cổ điển). Quan điểm này thường phủ

nhận hoặc không đánh giá đúng mức tính tích cực, tính chủ động của con

người.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nhận thấy tính chất không đúng

đắn của các quan điểm nêu trên, bằng chứng là ngay trong lòng các trường

phái đó đã xuất hiện những quan điểm mới. Trên cơ sở kết quả của nhiều

công trình nghiên cứu tâm lý học dữa trên chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ

nghĩa duy vật biện chứng (được thừ nhận hoặc không được thừa nhận một

cách chính thức) có thể nêu ra một số điểm đáng lưu ý về động cơ hoạt động

của con người như sau:

- Trước hết, động cơ – đó là phản ánh tâm lý về đối tượng có khả năng

thỏa mãn nhu cầu của chủ thể. Các nhà tâm lý học khẳng định rằng, nhu cầu

bao giờ cũng là nhu cầu về một điều gì đó. Tức là nhu cầu có tính đối tượng.

Song lúc đầu, khi ở chủ thể xuất hiện trạng thái cần một cái gì đó, thì đối

tượng thỏa mãn nhu cầu chưa được xác định rõ. Chỉ khi nhu cầu gặp được

đối tượng có khả năng thỏa mãn nó thì nhu cầu mới đạt được tính đối tượng.

Đối tượng thỏa mãn nhu cầu được tri giác tư duy, đạt được khả năng thúc

đẩy và định hướng hoạt động của chủ thể sẽ trở thành động cơ. Động cơ –

đó là tất cả những gì xuất hiện ở cấp độ phản ánh tâm lý thôi thúc con người

hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu.

Như vậy, ở đây chúng ta thấy xuất hiện vấn đề về mối quan hệ giữa

động cơ và nhu cầu. Trong tâm lý học, hai hiện tượng này luôn được nghiên

cứu trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhau khi đan xen vào nhau, khó

tách rời. Khi bàn về vấn đề động cơ không thể không đề cập các lý thuyết

khác nhau về nhu cầu. Ngược lại, khi nói đến nhu cầu không thể không nói

đến các lực thúc đẩy con người nhằm thoả mãn nhu cầu. B.Ph. Lomov cho

rằng, nếu nhìn nhận nhu cầu như là một tất yếu khách quan thể hiện sự đòi

Page 130: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

hỏi của chủ thể về những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển thì

động cơ là biểu mạn chủ quan của tất yếu khách quan đó. Tuy nhiên, có điểm

đáng lưu ý là quan hệ giữa nhu cầu và động cơ không có tính đồng nhất.

Những nhu cầu giống nhau có thể được thoả mãn trong những động cơ khác

nhau. Ngược lại, đằng sau những động cơ giống nhau có thể là những nhu

cầu khác nhau. Mối quan hệ không đồng nhất giữa nhu cầu và động cơ có

được là nhờ tính đa dạng về phương thức và cách thức thoả mãn nhu cầu

của con người. Như vậy, khi chúng ta nhìn nhận động cơ như là hạt nhân của

nhân cách thì trong sự nghiệp giáo dục thể hệ trẻ không thể không chú ý đến

việc hình thành ở những người được giáo dục những cách thức đáp ứng nhu

cầu đa dạng của cá nhân một cách hợp lý hình thành ở họ hệ thống động cơ

phù hợp. Điều quan trọng nhất là làm thế nào xây dựng dược mối quan hệ

phù hợp giữa nhu cầu xã hội, lợi ích xã hội và nhu cầu cá nhân, lợi ích cá

nhân.

- Các động cơ đặc trưng của con người mang tính lịch sử - xã hội. Đây

là một luận điểm có ý nghĩa phương pháp luận rất lớn. Trước hết, luận điểm

này khẳng định các động cơ đặc trưng của con người nảy sinh và hình thành

trong quá trình phát triển cá thể, chứ không phải là một cái gì đó có sẵn từ lúc

đứa trẻ mới sinh ra. Như vậy, đặt ra một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn trong

giáo dục là phải nghiên cứu các cơ sở quy định quá trình hình thành các động

cơ đặc trưng của con người và các tâm lý.

- Tính lịch sử - xã hội của động cơ côn người còn thể hiện ở chỗ, đối

tượng thỏa mãn các nhu cầu của con người là những sản phâm của quá trình

sản xuất xã hội. Với tư cách là những phản ánh tâm lý về các đối tượng đó.

Các động cơ đặc trưng của con người có nguồn gốc xã hội. Đối với những

động cơ có nguồn gốc sinh vật (những động cơ đáp ứng nhu cầu nhằm bảo

đảm sự tồn tại của cơ thể như một hệ thống sinh vật) thì việc đáp ứng chũng

cũng mang tính xã hội, phụ thuộc vào điều kiện sống cụ thể, đặc biệt là vào

văn hóa – lối sống đặc trưng cho mỗi nhóm người, mỗi dân tộc.

Page 131: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Khẳng định tính lịch sử - xã hội của các động cơ đặc trưng của con

người cũng có nghĩa là khẳng định tầm quan trọng của giáo dục (với nghĩa

rộng và nghĩa hẹp) trong quá trình hình thành lĩnh vực nhu cầu động cơ của

nhân cách.

2. Cấu trúc động cơ

Nói đến cấu trúc động cơ của con người là nói đến các thành phần tạo

nên cấu trúc và mối quan hệ giữa các thành phần đó. Có thể phân biệt hai

loại cấu trúc: cấu trúc của hệ động cơ và cấu trúc của động cơ hoạt động như

là một tiểu hệ thống trong hệ thống động cơ của con người.

Khi nghiên cứu động cơ như một hiện tượng tâm lý, nhiều nhà tâm lý

học đã đề cập tính hệ thống trong hệ động cơ cua con người. Các nhà nghiên

cứu khẳng định rằng, các động cơ của con người có tính hệ thống. Điểm này

có nghĩa là các động cơ khác nhau của con người nằm trong các mối quan hệ

chặt chẽ với nhau tạo nên một hệ thống trọn vẹn. Trong mỗi giai đoạn phát

triển cá thể hay mỗi thời điểm khác nhau của cuộc sống, có những động cơ

giữ vai trò chủ đạo, chi phối các động cơ khác. Vai trò của các động cơ trong

hệ thống thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện sống cụ thể cũng như vào các hoạt

động sống cụ thể của mỗi người. Tính hệ thống của động cơ làm cho các

hoạt động của con người mang tính đa động cơ. Một hoạt động có thể được

thực hiện do sự thôi thúc của nhiều động cơ khác nhau. Song một động cơ

cũng có thể được thỏa mãn bởi nhiều dạng hoạt động khác nhau. Sự thay đổi

mới quan hệ và vai trò của các động cơ khác nhau trong hệ thống động cơ

theo thời gian, theo điều kiện sống hay theo hoạt động của con người cho

phép khẳng định rằng, bất kỳ một đối tượng nào cũng chứa đựng trong nó

“lực động cơ tiềm năng” đối với hoạt động của con người.

Có khá nhiều lý thuyết bàn về các loại động cơ khác nhau của con

người và vai trò của các loại động cơ đó trong đời sống của họ. W.McDougall

liệt kê ra 18 nhu cầu bản năng cơ bản của con người. S.Freud nhấn mạnh vai

trò của bản năng tính dục trong việc quy định hành vi, A.Maslow đưa ra tháp

nhu cầu với năm tầng bậc khác nhau,v.v.. Tồn tại một khuynh hướng rất phổ

Page 132: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

biến là trong hệ thống động cơ của con người, người ta phân chia ra các

động cơ cấp một và động cơ cấp hai hay động cơ nguyên phát và động cơ

thứ phát. Ví dụ: I.Braun phân ra những động cơ vốn có từ khi sinh ra và

những động cơ nảy sinh nhờ cơ chế lĩnh hội sau này, G.Murphy phân ra

những động cơ nguyên phát là những động cơ bên trong, gắn liền với những

nhu cầu cơ thể và động cơ thứ phát. Loại động cơ thứ hai được hình thành

như là những công cụ để đáp ứng các động cơ nguyên phát. Điều có ý nghĩa

quan trọng trong việc phân loại động cơ trong hệ thống động cơ của con

người là cách nhìn nhận vai trò của các loại động cơ đó trong đời sống hiện

thực của họ. Khi bàn về vấn đề này, B.G.Axeev đã nhận xét rằng, nhiều nhà

tâm lý học phương Tây đã nhìn nhận những động cơ nguyên phát (hay động

cơ cấp một) những động cơ được hình thành từ rất sớm, thậm chí những

động cơ có tính bẩm sinh, động cơ sinh vật là cơ sở của cấu trúc động cơ của

con người: Họ xem những động cơ này không chỉ là nguồn cung cấp năng

lượng, mà còn là cơ sở nội dung quy định hướng của hành vi quan điểm như

vậy không được các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) chấp nhận. Các nhà tâm lý

học Xô viết khẳng định tính thống nhất của các động cấu tạo nên cấu trúc hệ

động cơ của con người và cho rằng những động cơ đáp ứng những nhu cầu

sinh lý của cơ thể là một cấu thành của hệ động cơ, là nền tảng song những

động cơ cấp cao mới là thành phần quan trọng của hệ thống. Những động cơ

cấp cao đáp ứng nhu cầu nảy sinh từ những động cơ sinh vật, mà từ những

hoạt động sống đa dạng của họ. Trong quá trình phát triển cá thể, việc đáp

ứng những nhu cầu sinh lý của trẻ chỉ là một trong những điều kiện nảy sinh

và phát triển của những nhu cầu, động cơ bậc cao đặc trưng cho con người

và những nhu cấu, động cơ bậc người của đứa trẻ không kém gì việc thoả

mãn những nhu cầu sinh lý của nó.

Cuối thế kỷ XX, S.H. Schwartz và W. Bilsky đã đưa ra lý thuyết mới về

cấu trúc giá trị - động cơ của con người. Các tác giả không chỉ liệt kê các loại

giá trị - động cơ khác nhau cảu con người mà còn xác định mối quan hệ hòa

hợp và mâu thuẫn giữa chũng, cho phép dự đoán các cách ứng xử của mỗi

người trong cuộc sống đời thường. Schwartz và Bilsky phân biệt 10 loại động

Page 133: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

cơ khác nhau cảu con người. Đó là những động cơ sau: tự điều chỉnh; kích

thích; đề cao khoái cảm; thành đạt; quyền lực; tính an toàn; tính thỏa hiệp;

tính truyền thống; mong muốn thuận lợi; tính toàn diện. Những loại động cơ

này quy định hướng của những hoạt động cụ thể cũng như hướng của tính

tích cực nói chung trong những giá trị - động cơ kể trên có những loại mâu

thuẫn với nhau và những giá trị - động cơ hòa hợp với nhau. Chẳng hạn,

những giá trị - động cơ bảo tồn (tính an toàn, thỏa hiện, truyền thống) mâu

thuẫn với những giá trị - động cơ liên quan đến sự thay đổi (kích thích, tự điều

chỉnh), các giá trị - động cơ liên quan đến tự khắc phục bản thân (tính toàn

diện, tính thiện cảm) mâu thuẫn với những giá trị tự đề cao, nhấn mạnh đến

bản thân (quyền lực, thành đạt, đề cáo khoái cảm và kích thích, kích thích và

tự điều chỉnh, v.v.. là những giá trị không mâu thuẫn với nhau.

Những tư tưởng được trình bày trong lý thuyết của Schwartz và Bilsky

đã dược kiểm chứng bằng những nghiên cứu thực tiễn ở 48 nước. Kết quả

của những nghiên cứu này cho thấy hệ động cơ và mối quan hệ giữa các loại

động cơ theo lý thuyết của hai tác giả trên có tính phổ biến trong những nền

văn hoá khác nhau. Song Schwartz Và Bilsky cũng thừa nhận rằng, trong một

số trường hợp cụ thể, cấu trúc giá trị - động có của những con người cụ thể

có thể có những sai lệch so với lý thuyết. Điều này phụ thuộc vào những điều

kiện xã hội đặc biệt trong cuộc sống của từng cá nhân.

Schwartz và Bilsky đã phân nhóm các động cơ của con người thành 10

loại khác nhau, nhưng trên thực tế, biểu hiện của thể loại nhu cầu, động cơ

của con người rất đa dạng và mối tương quan giữa các nhu cầu, động cơ

trong hệ thống không phải bất biến, mà luôn thay đổi. Có nhiều xuất phát

điểm khác nhau để đánh giá nhân cách con người trên cơ sở hệ giá trị - động

cơ của họ. Về vấn đề này chúng tôi thấy ý kiến của B.Ph.Lomov rất đáng chú

ý. Khi bàn về động thái của các nhu cầu: động cơ của con người, ông cho

rằng, có thể chia ra một vài "số đo". Các số đo này thể hiện mối tương quan

giữa các nhu cầu - động cơ trong hệ thống. Có các số đo sau:

Page 134: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

- Số đo được xác định bởi mối tương quan giữa nhu cầu cá nhân, nhu

cầu của những cộng đồng mà cả nhân là thành viên và nhu cầu xã hội.

- Số đo được xác định bởi một tương quan giữa các nhu cầu tồn tại và

nhu cầu phát triển.

- Số đo được xác định bởi mối tương quan giữa các động cơ hướng

vào việc sản xuất và tiêu dùng.

- Số đo được xác định bởi mối tương quan giữa các nhu cầu ở các cấp

bậc khác nhau (nhu cầu nền tảng và nhu cầu thứ phát)

Theo Lomov, nghiên cứu tâm lý các số do kể trên trong lĩnh vực nhu

cầu - động cơ cá nhân có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc giải quyết

các nhiệm vụ hình thành những nhu cầu động cơ hợp lý ở con người trong

giáo dục.

Có thể gọi cấu trúc hệ động cơ của con người là cấu trúc vĩ mô. Tuy

nhân, mỗi động cơ tham gia vào hệ động cơ cũng được xem như một tiểu hệ

thống trọn vẹn và vì vậy, nó cũng có cấu trúc riêng của là các thành phần của

từng động cơ và tương quan giữa các thành phần đó. Có thể gọi đây là cấu

trúc vi mô của động cơ. Mặc dù vấn đề cấu trúc vi mô của động cơ có ý nghĩa

rất lớn trong việc giáo dục nhân cách, điều chỉnh hành vi lệch chuẩn, song

hiện nay còn ít được nghiên cứu.

V.G.Axoev là một trong những nhà tâm lý học quan tâm nhiều đến vấn

đề này. Xuất phát từ nguyên tắc về sự thống nhất của các mặt đối lập, ông đã

xem xét cấu trúc động cơ của con người từ những góc độ khác nhau.

Theo Axeev, trong động cơ của con người có yếu tố hành động tích

cực và yếu tố xúc cảm giá trị. Hai yếu tố này nằm trong sự thống nhất biện

chứng, tạo thành hai cực của một cấu trúc trọn vẹn. Yếu tố xúc cảm - giá trị là

yếu tố cơ bản của cấu trúc động cơ là yếu tố đầu tiên trong việc quy định

hành vi. Khi tiếp xúc với hiện thực xung quanh, khi con người có được như

quan tâm đầu tiên với hiện thực đó thì đồng thời ở con người cũng hình thành

một trường động lực căng thẳng. Trong phạm vi và ảnh hưởng của trường

Page 135: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

này, quá trình hoạt động tích cực của con người được quy định và thực hiện.

Tuy nhiên, theo Axeev, yếu tố xúc cảm - giá trị là một yếu tố mang tính thụ

động, nó chỉ ghi nhận sự kiện là đã xuất hiện mối quan hệ giữa cá nhân và

thế giới hiện thực, trong đó có quan hệ mâu thuẫn giữa cái mà cá nhân đó

mong muốn và trạng thái hiện tại của hiện thực. Sự ghi nhận này không bao

gồm yếu tố hành động tích cực.

Cấu trúc động cơ của con người còn bao gồm những yếu tố liên tục,

quà trình và yếu tố đứt đoạn. Những yếu tố này thể hiện tính đặc thù của cuộc

sống con người, thể hiện ý nghĩa cuộc sống của họ: con người không chỉ

hướng tới việc thoả mãn các nhu cầu, đó được một số kết quả cụ thể, mà còn

hướng tới chính quá trình hoạt động, hướng tới việc hiện thực hoá chủ thể

như là một con người: Axeev cho rằng, trong nghiên cứu cấu trúc động cơ

của con người có một vấn đề quan trọng – đó là vấn đề về mối quan hệ và vai

trò của nhu cầu chung về hoạt động và những kích thích cụ thể. Chẳng hạn,

những mục đích hướng tới những kết quả nhất định. Một mặt, Axeev xem đây

là hai kiểu động cơ quy định hành vi. Một là những động cơ mang tính định

lượng, có tính quá trình, liên tục. Hai là những động cơ định tính, có tính đức

đoạn. Mặt khác, ông cũng khẳng định rằng, động cơ của bất kỳ hoạt động nào

cũng nhất thiết bao hàm trong nó yếu tố liên tục và yếu tố đứt đoạn. Đây là

những yếu tố rất cần thiết tạo nên cấu trúc của động cơ.

Một đặc điểm quan trọng khác của động cơ con người là có cấu trúc hai

tình thái: dương tính và âm tính. Hai tình thái này thể hiện trong những hình

thức kích thích khác nhau: kiểu những ham muốn mà con người đòi phải

được thỏa mãn ngay (theo Axeev, việc thỏa mãn những ham muốn này luôn

kèm thoe những xúc cảm dương tính), và điều cần thiết phải thực hiện (đi

cùng với những xác cảm âm tính). Axeev cũng xem đây là hai kiểu kích thích,

động cơ khác nhau. Theo ông, trong phân tích cấu trúc hệ động cơ của con

người cần phải vạch ra được tương quan giữa hai loại kích thích:

a) những ham muốn, những nhu cầu đòi hỏi được thỏa mãn ngay

Page 136: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

b) những kích thích như là sự cần thiết khách quan (chẳng hạn, những

đòi hỏi khắc nghiệt của hoàn cảnh, những yêu cầu của xã hội, trách nhiệm,

nghĩa vụ của mỗi cá nhân trước cộng đồng, những yêu cầu về mặt ý chí của

chủ thể đối với bản thân, v.v.).

Đồng thời, ông cũng khẳng định bằng, đây là hai yếu tố có liên quan

biện chứng với nhau của bất kỳ một động cơ nào. Theo ông, yếu tố "cần phải”

tồn tại trong bất kỳ ham muốn nào. Đã thoả mãn ham muốn, con người phải

tuân thủ những đòi hỏi của hoàn cảnh liên quan đến việc thoả mãn ham muốn

đó. Hình thức biểu hiện cụ thể của các kích thích: hoặc dưới dạng ham muốn,

hoặc dưới dạng “sự cần thiết", "điều phải thực hiện" chịu sự quy định của các

điều kiện hoàn cảnh cụ thể, của mức cần thiết phải chi phí sức lực để thoả

mãn nó, của tính chất hoạt động cần tiến hành, v.v..

Khi xem xét hệ động cơ của con người như là sự phản ánh hiện thực

khách quan, Axeev còn đưa ra quan điểm về sự thống nhất giữa khía cạnh

nội dung và khía cạnh lực của động cơ. Tuy nhiên, trong quan điểm của

Axeev, nội hàm khía cạnh nội dung của động cơ có những điểm chưa nhất

quán. Ông khẳng định khía cạnh nội dung là sự phản ánh hoàn cảnh khách

quan và những đặc điểm của hoạt động sống của con người trong động cơ,

nó thể hiện ý của hoàn cảnh đối với mỗi con người. Song khi bàn về mối

tương quan giữa nhu cầu về hoạt động nói chung và những kích thích cụ thể,

gắn liền với việc đạt được những kết quả cụ thể trong cấu trúc động cơ của

con người, ông đã xem mét tương quan đó như là một tương quan giữa khía

cạnh lực và khía cạnh nội dung của động cơ. Ông cho rằng, các kích thích cụ

thể (yếu tố thời điểm, đứt đoạn trong cấu trúc động cơ) có vai trò tổ chức hoạt

động rất lớn. Chúng xác định giới hạn của hoạt động, tạo ra phẩm chất nội

dung của trạng thái mong muốn, kích thích của chủ thể sử dụng các nguồn

năng lượng dự trữ để thực hiện hoạt động, chúng đem lại cho yếu tố quá trình

một ý và hướng nhất định. Như vậy, nếu nhìn nhận những yếu tố nêu trên

như những kiểu động cơ khác nhau (quan điểm của Axeev) thì sẽ có những

động cơ chỉ thể hiện khía cạnh lực và có những động cơ chỉ thể hiện khía

Page 137: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

cạnh nội dung. Tính thống nhất của khía cạnh nội dung và khía cạnh lực đã bị

phá vỡ.

Thực tiễn giáo dục nhân cách con người cho thấy rằng, hoàn toàn hợp

lý khi phân tách khía cạnh lực và khía cạnh nội dung trong cấu trúc động cơ.

Theo chúng tôi, khía cạnh nội dung của động cơ phản ánh nội dung của cái

mà con người muốn vươn tới, muốn đạt được. Nội dung của động cơ liên

quan đến quá trình hoạt động (nhu cầu muốn được hoạt động) của con người

có thế là giải trí, hoặc thể hiện sức mạnh thể chất và trí tuệ. Nội dung động cơ

hoạt động chơi của trẻ tuổi mẫu giáo có thể là sự lĩnh hội các hành động đối

tượng, hay các quan hệ gữa người với người trong xã hội người lớn (mặc dù

trẻ có thể chưa ý thức được một cách rõ ràng những động cơ này). Khía cạnh

nội dung của động cơ vừa có tính khái quát vừa có tính cụ thể, tùy thuộc vào

các điều kiện khách quan nơi con người đang sống hay đang thực hiện hoạt

động. Chẳng hạn, một cá nhân có động cơ phấn đấu cho sự thành đạt hay

động cơ tự khẳng định bản thân. Vươn tới thành đạt hay tự khẳng định bản

thân là nội dung mang tính khái quát. Tính khái quát của động cơ cho phép

chủ thể có thể thoả mãn động cơ đó bằng nhiều cách khác nhau, trên cơ sở

các hoạt động khác nhau. Nói cách khác, tính khái quát của động cơ đem lại

cho nó tính đa dạng trong hình thức thoả mãn. Khi nội dung của động cơ

thành đạt hay động cơ tự khẳng định bản thân được kết hợp với một lực đủ

lớn thì những động cơ đó sẽ thôi thúc con người thực hiện hoạt động nhằm

thoả mãn chúng. Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh sống, nghề nghiệp, v.v.. của mỗi

người, nội dung khái quát sẽ được hiện thực hóa trong các hoạt động cụ thể.

Ví dụ, đối với một nhà kinh doanh, động cơ thành đạt mang tính khái quát

được hiện thực hóa trong các hoạt động liên quan đến kinh doanh như hoạt

động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường, v.v.. Còn đối với một

người nghiên cứu khoa học, động cơ đó có thể được hiện thực hóa trong các

công việc nghiên cứu lĩnh vực khoa học chuyên môn.

Khía cạnh lực của động cơ phản ánh độ mạnh của động cơ. Khía cạnh

lực thể hiện ở chỗ, một động cơ nhất định có khả năng thúc đẩy chủ thể thực

Page 138: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

hiện những hoạt động khác nhau nhằm thoả mãn động cơ đó hay không..

Nếu có thì nó có thể duy trì hoạt động đó đến mức nào? Tích cực, mạnh mẽ,

lâu dài hay cầm chừng, nửa vời..

Trong tâm lý học, một số tác giả đã đề cập khía cạnh nội dung và khía

cạnh lực trong cấu trúc động cơ – nhu cầu của con người. H.Murray cho rằng

tất cả mọi người đều có các nhu cầu khác nhau, song cường độ mạnh, yếu

của nhu cầu đó ở những người khác nhau là khác nhau và điều đó thể hiện

nhân cách của họ. Trong nghiên cứu động cơ của con người, V.K.Viluinax

thấy rằng cần phân biệt nội dung và cơ chế vận hành của động cơ. Tuy nhiên,

có những quan điểm khác nhau trong nhìn nhận khía cạnh lực và khía cạnh

nội dung của động cơ con người. Một số nhà tâm lý học chỉ chú trọng đến

khía cạnh lực mà không quan tâm đến nội dung của động cơ. Họ cho rằng

khía cạnh lực của động cơ mới chính là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học.

Cách nhìn nhận như vậy thường dẫn đến chỗ không đánh giá đúng mức vai

trò của ý thức như một hiện tượng tâm lý bậc cao trong các hoạt động sống

của con người, không nhìn nhận rõ tính chất lịch sử - xã hội trong quá trình

hình thành và phát triển tâm lý người nói chung và hệ thống động cơ của con

người nói riêng.

Các hiện tượng tâm lý người nảy sinh và tồn tại như là một hình thức

phản ánh tích cực môi trường sống và các hoạt động sống của con người.

Các động cơ của con người cũng là những phản ánh như vậy. Chúng thể

hiện các giá trị xã hội khác nhau được cá nhân tiếp thu và tiếp nhận như

những giá trị của riêng mình. Vì vậy, khó có thế tách rời khía cạnh lực khỏi

khía cạnh nội dung của động cơ. Một lực không có nội dung thì không thể đạt

được một ý nghĩa nhân cách và do đó không tồn tại như một thúc đẩy. Trong

tâm lý học, đặc biệt trong tâm lý học lứa tuổi có nhiều nghiên cứu cho thấy

một quan hệ tương hỗ giữa khía cạnh lực và khía cạnh nội dung của động cơ.

Các nghiêm cứu chỉ ra rằng khi cho một đứa trẻ thực hiện một hoạt động phù

hợp với khả năng, các mong muốn các mối quan tâm của nó thì trẻ có khả

năng nâng cao khía cạnh lực động cơ của hoạt, động này, và dần dần nhờ

Page 139: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

vậy ở trẻ hình thành kỹ năng tăng cường ý chí trên những lĩnh vực hoạt động

rộng lớn hơn. Ví dụ, đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo hoạt động chủ đạo là hoạt

động trò chơi phân vai. Trẻ lứa tuổi mẫu giáo đặc biệt hứng thú với các trò

chơi loại này. Nếu cho trẻ mẫu giáo 4 - 6 tuổi thực hiện hành động đứng im

như lính gục trong những điều kiện khác nhau: trong trò chơi "lính gác" và

trong điều kiện đơn thuần là thực hiện hành động theo yêu cầu của nhà

nghiên cứu ta thấy rằng trẻ duy trì được việc thực hiện hành động đứng im

như lính gác lâu nhất là trong điều kiện trò chơi. Rõ ràng, khía cạnh lực và

khía cạnh nội dung của động cơ có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Trên cơ sở những nguyên lý của phép biện chứng duy vật, V.G. Axeev

cho rằng khía cạnh lực và khía cạnh nội dung của động cơ nằm trong mối

quan hệ biện chứng khăng khít. Các đặc điểm của khía cạnh lực quy định giới

hạn phát triển khía cạnh nội dung của động cơ. Ngược lại, khía cạnh nội dung

của động cơ đã hình thành quy định phạm vi phát triển khía cạnh lực. Điều đó

có nghĩa là những thay đổi khía cạnh nội dung của động cơ chỉ có thể diễn ra

trong những giới hạn nhất định. Vượt khỏi giới hạn đó, những thay đổi khía

cạnh lực và ngược lại, những thay đổi khía cạnh lực vượt khỏi giới hạn cho

phép thì sẽ kéo theo những thay đổi khía cạnh nội dung của động cơ. Khi đó

đọng cơ đã hình thành sẽ mất đi và thay vào đó là sự xuất hiện động cơ mới,

khác về chất. Đáng tiếc rằng, trong tâm lý học còn ít những nghiên cứu thwucj

nghiệm nhằm cụ thể hóa các mối quan hệ biệ chứng giữa khía cạnh lực và

kía cạnh nội dung của động cơ con người.

Việc phân chia khía cạnh lực và khía cạnh nội dung của động cơ đã

chứng tỏ rằng các khía cạnh này có tính độc lập. Tuy nhiên, là những khía

cạnh, những cấu thành của một thể thống nhất, mỗi khúa cạnh nêu trên chỉ có

tính độc lập tương đối trong mối quan hệ với nhau. Theo V.G. Axeev, tính độc

lập tương đối của các khúa cạnh trên thể hiện ở những điểm sau:

Trong qúa trình hình thành động cơ của con người, sự hình thành khía

cạnh nội dung diễn ra trước khi hình thành khúa cạnh lực.

Page 140: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Trong môi trường sống nhất định, mỗi cá nhân thường hiểu phải sống

như thế nào, phải vươn tới điều gì, phải ứng xử ra sao trong các mối quan hệ

người – người. Song trong cuộc sống, nhiều khi cá nhân không làm theo

những hiểu biết đó vì không vượt qua được những lực thức đẩy đã hình

thành. Nói cách khác, những nội dung chuẩn mực xã hội mới chỉ được cá

nhân nhận thức, và theo quan điểm của Axeev, chúng mới chỉ chứa đựng lực

tiềm năng nhất định. Để cho những gì đã được nhận thức với lực tiềm năng

có được vai trò của lực thật sự thúc đẩy chủ thể thực hiện hoạt động đáp ứng

động cơ, cần phải có một quá trình, trong đó khía cạnh nội dung của động cơ

(những gì được nhận thức) phải được gắn kết với những trải nghiệm xúc cảm

nhất định của cá nhân. Chỉ khi sự gắn kết đó tạo ra được một lực đủ lớn để

chủ thể vượt qua được những ham muốn, những nhu cầu, các mối quan tâm

nhất thời hoặc những lực thúc đẩy thật sự. Động cơ từ chỗ chỉ là động cơ

“hiểu” trở thành động cơ "có hiệu lực".

Tính độc lập tương đối của các khía cạnh lực và khía cạnh nội dung

của động cơ còn thể hiện ở sự thay đổi không tương đồng của chúng.

Trong cuộc sống khi thực hiện các hoạt động nhằm đáp ứng các nhu

cầu của mình, con người thường trải nghiệm hai trạng thái khác nhau: trạng

thái thoả mãn và trạng thái không thoả mãn. Trạng thái thoả mãn gắn với

những xúc cảm dương tính và khi đó tính tích cực của chủ thể tạm thời giảm

đi. Chẳng hạn, khi đói, con người tìm kiếm thức ăn, tiến hành các hoạt động

mua hán thực phẩm, chế biến, nấu nướng nhằm đáp ứng nhu cầu ăn của

mình. Nhưng khi con người đã dược ăn no, lực động cơ của các hoạt động

tìm kiếm thức ăn đã giảm xuống, mặc dù nội dung động cơ đó vẫn tồn tại

trong hệ thống các động cơ của chủ thể. Khi đó, động cơ của những hoạt

động tìm kiếm thức ăn từ một động cơ có lực thúc đẩy có hiệu lực trở thành

một động cơ có lực thúc đẩy tiềm năng. Và động cơ có lực thúc đẩy tiềm

năng đó lại có thể trở thành động cơ có lực thúc đẩy có hiệu lực khi mà

những thay đổi sinh lý trong cơ thể anh ta lại cần tiếp nhận thức ăn. Đối với

các động cơ khác của con người, chúng ta cũng thấy có sự thay đổi tương

Page 141: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

quan giữa khía cạnh lực và khía cạnh nội dung tương tự như vậy. Ví dụ, sau

một ngày làm việc có hiệu quả hay sau một thời gian nỗ lực có gắng đạt được

một mục đích nào đó, con người thường dành cho mình những khoảng thời

gian nghỉ ngơi. Khi đó, lực của những động cơ tương ứng tồn tại dưới dạng

tiềm năng, mà nội dung động cơ vẫn không thay đổi nếu xét trong một mức

độ nhất định. Những ví dụ trên cho thấy khía cạnh lực và khía cạnh nội dung

của động cơ thay đổi không tương đồng với nhau.

Tâm trạng thỏa mãn của con người thường được nhiều nhà nghiên cứu

gắn với những trải nghiệm xúc cảm âm tính. Tuy nhiên, trong thực tế không

phải luôn như vậy. Tùy thuộc vào từng loại động cơ và tùy thuộc vào các điều

kiện mà chủ thể có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu của mình, chủ thể sẽ trải

nghiệm các trạng thái xúc cảm khác nhau. Sắc thái các trải nghiệm cúc cảm

còn phụ thuộc vào nhiều đặc điểm tâm lý khác nhau của chủ thể như khí chất

hay nhận thức của chủ thể về ý nghĩa của việc đáp ứng một đọng cơ nhất

định. Trạng thái không thoả mãn thường kích thích tính tích cực của chủ thể,

hướng anh ta vào những hoạt động nhằm thoả mãn động cơ.

Trạng thái không thoả mãn có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác

nhau. Trước hết, có thể là do những thay đổi nội dung động cơ dã hình thành

trước đó... Chẳng hạn, động cơ thành đạt của một cá nhân được thể hiện

trong những mục đích cụ thể mà anh ta vươn tới trong một khoảng thời gian

nhất dịnh. Sau khi đã đạt được những mục đích đó, cá nhân lại muốn vươn

cao hơn, đạt được nhiều thành tích hơn. Những điều này thể hiện sự thay đổi

nội dung động cơ, nhưng khía cạnh lực có thể không thay đổi nếu xét trong

một thức độ nhật định. Những thay đổi đó của nội dung động cơ làm cho cá

nhân cảm thấy không thoả mãn với những gì đạt được và điều đó thôi thúc

anh ta hoạt động, tìm kiếm cách thức thoả mãn động cơ thành đạt có nội

dung cho hơn.

Trạng thái không thoả mãn cũng có thể xuất hiện khi thông qua các

trạng thái xúc cảm, chủ thể cảm nhận được cự cần thiết phải đạp ứng một

nhu câu nào đó. Điều này có nghĩa là ở cá nhân đó đang tồn tại một động cơ

Page 142: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

có nội dung cụ thể với lực thúc đẩy có hiệu lực. Song chủ thể lại không có đủ

các điều kiện khách quan và chủ quan để đáp ứng nhu cầu. Cực khó khăn

khách quan và chủ quan đó có thể là tạm thời, nhưng cũng có thể kéo dài.

Nếu những khó nhân đó kéo dài thì sẽ làm xuất hiện một số hậu quả sau:

- Chủ thể thay đổi chút ít nội dung động cơ cho phù hợp với các điều

kiện khách quan và chủ quan hiện có, nhưng khía cạnh lực của động cơ đó

không thay đổi.

- Chủ thể thích nghi với hoàn cảnh không đủ điều kiện đáp ứng động

cơ đã hình thành. Và hệ quả là trạng thái tích cực hiện tại do sự tồn tại của

động cơ đó tạo ra dần dần giảm đi, khía cạnh lực của động cơ đó từ chỗ là

lực thúc đẩy có hiệu lực trở thành lực thúc đẩy tiềm năng.

- Chủ thể thay đổi nội dung động cơ đến mức làm thay đổi khía cạnh lự.

Thông thường, trong những điều kiện như trên, nhưng thay đổi khía cạnh nội

dung của động cơ quá mức sẽ làm giảm lực kích thích tính tích cực của con

người.

Như vậy, tương quan giữa khía cạnh nội dung và khía cạnh lực của

động cơ con người luôn thay đổi. Sự thay đổi này phụ thuộc vào nhiều yếu tố

khác nhau. Khía cạnh lực của một động cơ nào đó có thể lúc này tồn tại dưới

dạng là lực tiềm năng, lúc khác lại trở thành lực thúc đẩy có hiệu lực. Dưới

góc độ các thành phần thể hiện khía cạnh lực của động cơ có thể thấy rằng,

nếu như lực tiềm năng chỉ bao hàm các yếu tố xúc cảm thì ngoài các yếu tố

đó, lực thúc đẩy có hiệu lực còn chứa đựng nhiều yếu tố hành động tích cực.

Độ mạnh của khía cạnh lực được xác định bằng các yếu tố như cường độ

các trải nghiệm xúc cảm, mức độ tham gia của yếu tố hành động tích cực vào

quá trình thỏa mãn động cơ, số lượng các hao phí về mặt năng lượng – chức

năng, mức độ nỗ lực ý chí, v.v..

Từ các cấu thành nội dung và lực của động cơ con người, có thể biểu

diễn quá trình hình thành động cơ con người như sau:

Page 143: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Hoạt động - giao tiếp - nhận thức - nội dung động cơ với lực tiềm năng

-> hoạt động - giao tiếp tiếp nhận giá trị + các trải nghiệm xúc cảm liên quan

tới giá trị của nội dung động cơ đối với nhân cách -> Nội dung động cơ với

lực thúc đẩy có hiệu lực - hoạt động - Giao tiếp.

3. Mối quan hệ giữa động cơ và ý thức

Vấn đề về mối quan hệ giữa động cơ hoạt động của con người và ý

thức của họ là một vấn đề đã được nhiều nhà tâm lý học đề cập từ rất lâu.

Trong việc giải quyết vấn đề này có các quan điểm khác nhau. Tuỳ thuộc vào

cách giải quyết đó mà nhiều vấn đề thực tiễn liên quan đến con người, chẳng

hạn như vấn đề hình thành và giáo dục nhân cách, sẽ được giải quyết theo

các cách khác nhau.

Nhìn lại lịch sử tâm lý học có thể thấy ít nhất, có hai hướng giải quyết

vấn đề này. Các nhà tâm lý học lý giải động cơ của con người theo hướng

sinh vật hóa động cơ, xem các bản năng có gắn từ khi con người mới sinh ra

là các lực thúc đẩy con người hoạt động, thường có khuynh hướng nhấn

mạnh tính vô thức của động cơ con người (W.McDougall, S.Freud...). Phần

vô thức được xem là phần có vai trò quyết định, tạo nên sắc thái của toàn bộ

sức sống con người, trong khi đó phần ý thức chỉ là một phần rất nhỏ bé trong

cuộc sống đó. Con người được nhìn nhận như một cái máy hiện thực hoá các

bản năng vô thức bởi các cơ chế vô thức khác nhau.

Tuy nhiên, từ khi lý thuyết động thái của K.Lewin ra đời, ngày càng có

xu hướng lý giải động cơ, hoạt động của con người trong mối quan hệ với ý

thức. Xuất phát từ các quan điểm của Lewin, nhiều nhà tâm lý học đã đánh

giá cao vai trò cảu các quá trình nhận thức. N.E.Miller, E.Galanter,

K.H.Pribram nhấn mạnh vai trò của các quá trình so sánh, đối chiếu các tác

động bên ngoài bới trạng thái của cơ thể. Họ nói đến các mối liên hệ phải hồi,

đến kế hoạch như một quá trình được chủ thể xây dựng để kiểm soát việc

thực hiện hành vi. Locke với lý thuyết nhận thức về động cơ đã cho rằng, một

trong những điểm con người khác với các loài khác là con người thường

được động cơ hóa bởi các mục đích dài hạn. Mục đích được xem là yếu tố cơ

Page 144: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

bản, là chìa khóa để hiểu động cơ của con người. Mục đích – đó là cái gì đó

mà cá nhân cố gắng đạt được một cách có ý thức. Vì vậy, các kích thích có

thể tác động lên hành vi của con người chỉ khi chúng có liên quan đến mục

đích của họ và do đó gây được sự chú ý của chủ thể. Ablert Bandura và

những người khác với cách tiếp cận động cơ dưới góc độ nhận thức xã hội

đã khẳng định chính niềm hy vọng về sự củng cố trong tương lai hơn là

những củng cố trong quá khứ thôi thúc con người thực hiện hành động. Theo

họ, hành vi được điều chỉnh, được hướng dẫn bởi các mục đích của chủ thể

và những gì liên quan đến mục đích đó. Với cách tiếp cận như vậy, Bandura

cho rằng có thể lý giải được sự phát triển đạo đức của con người.

Mặc dù quan điểm của các tác giả nêu trên dường như chưa bao hàm

hết các khía cạnh khác nhau của mối quan hệ giữa động cơ và ý thức, song

đó là những tư tưởng tích cực hơn với các quan điểm sinh vật hoá động cơ.

Việc giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa động cơ hoạt động của con

người và ý thức có liên quan chặt chẽ với cách luận về bản chất động cơ con

người. Tâm lý học mác xít khẳng định rằng, cũng như các hiện tượng tâm lý

khác, động cơ hoạt động của con người là sự phản ánh chủ quan các giá trị

xã hội khách quan. Trong quá trình phát triển cá thể, hệ thống động cơ - nhu

cầu đặc trưng của con người được hình thành trên cơ sở cá nhân lĩnh hội các

giá trị xã hội khác nhau - dần dần tiếp nhận chúng như những gía trị của bản

thân, đem lại cho chúng những ý nghĩa nhân cách riêng. Quá trình lĩnh hội

các giá trị xã hội là một quá trình tích cực, được thực hiện trên cơ sở cá nhân

thực sự tham gia vào các dạng hoạt động xã hội khác nhau, giao tiếp với

những người chung quanh, tham gia vào các quan hệ xã hội, khẳng định vị trí

và vai trò của mình trong các quan hệ đó. Đó là một quá trình lĩnh hội có chọn

lọc các giá trị phù hợp với vị trí và vai trò của mỗi người trong hệ thống các

quan hệ xã hội. Do đó, hệ thống động cơ của mỗi cá nhân với những quan hệ

thứ bậc của các động cơ cấu thành nên hệ thống đó không hoàn toàn trùng

khớp với hệ thống các giá trị xã hội. Như vậy, xét về quá trình hình thành, các

động cơ đặc trưng của con người không tách rời ý thức. Điều này không lại

Page 145: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

trừ ngay cả với số động cơ được xem là có tính sinh lý của con người như

những động cơ nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn uống hay nhu cầu tình dục.

Ngày nay, mọi người đều thừa nhận rằng, cách thức thỏa mãn cũng như đối

tượng có khả năng thỏa mãn các nhu cầu đó của con người phụ thuộc rất

nhiều vào quá trình giáo dục nhân cách, vào các đặc điểm, lối sống – văn hóa

đặc trưng cho mỗi nhóm người, mỗi dân tộc, vào trình độ phát triển kinh tế -

xã hội. Điều này có nghĩa là quá trình hình thành và phát triển các động cơ

như là một hiện tượng tâm lý của con người cũng mang tính xã hội và không

tách rời ý thức.

Mối quan hệ không tách rời giữa động cơ hoạt động và ý thức của con

người thể hiện cả trong quá trình động cơ thực hiện chức năng định hướng,

điều chỉnh hành vi. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng, sự xuất hiện

của ý thức như một đặc điểm tâm lý đặc trưng của con người và sự tham gia

của hiện tượng tâm lý đó vào mọi mặt đời sống con người là một tất yếu nảy

sinh trên cơ sở các đặc thù của tồn tại xã hội của con người. Tuy nhiên, sự

tham gia đó của ý thức không có nghĩa là trong cuộc sống hằng ngày, lúc nào

con người cũng có ý thức một cách rõ ràng những gì thôi thúc anh tha thực

hiện hoạt động này hay hoạt động khác. Có những hoàn cảnh buộc con

người phải đến đó, lựa chọn. Trong các hoàn cảnh như vậy, người ta nói đến

các cuộc đấu tranh động cơ và chủ thể sẽ nhậm thức rõ ràng anh ta hành

động vì điều gì. Song cũng không ít trường hợp con người không chủ động

đặt ra câu hỏi về những điều thôi thúc hành vi hoạt động. Điển hình của

những trường hợp này là khi các động cơ có tính bền vững đã hình thành nên

xu hướng của nhân cách và được thể hiện trong cuộc sống thực tiễn trong

việc chủ thể có khuynh hướng sẵn sàng thực hiện các dạng hoạt động thể

hiện xu hướng đó như một thói quen. Chúng ta cũng không ít lần nghe thấy

một ai đó nói rằng, không hiểu tại sao anh ta lại thực hiện một hành động này

hay một hành động khác. Trong các trường hợp như vậy, không thể nói con

người hành động theo các bản năng vô thức. Mối quan hệ không tách rời

giữa động cơ và ý thức của con người, về thực chất, thể hiện ở chỗ, động cơ

không phải là một hiện tượng tâm lý mà ý thức không thể với tới được. Động

Page 146: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

cơ hoạt động của con người không tách rời ý thức song chúng có thể được

phản ánh ở các mức độ khác nhau. Về mặt chủ quan, động cơ hoạt động

được phản ánh gián tiếp thống qua cảm nhận của chủ thể về các trạng thái

xúc cảm có liên quan đến động cơ. Về mặt khách quan, chúng có thể được

chủ thể ý thức nhờ việc phân tích hoạt động.

Vì vậy V.K.Viluinax khẳng định rằng; động cơ hoạt động của con người

được gián tiếp hoá bởi các quá trình tư duy, ngôn ngữ, các quá trình ý chí.

Nhờ vậy, chúng tương đối bền vững không hoàn toàn phụ thuộc vào những

thay đổi của hoàn cảnh hay trạng thái của cơ thể.

4. Động cơ và qúa trình hình thành nhân cách

Tâm lý học nhân cách là một chuyên ngành tâm lý học được rất nhiều

nhà nghiên cứu quan tâm và cũng là chuyên ngành đặc biệt phát triển trong

giai đoạn hiện nay. Trong lĩnh vực chuyên ngành này, hiện có khá nhiều quan

điểm khác nhau trong nghiên cứu, song nếu xuất phát từ mối quan hệ giữa

động cơ và quá trình phát triển nhân cách có thể phác họa ba xu hướng quan

điểm khác nhau sau đây:

- Quan điểm nhìn nhận nhân cách như cấu thành tâm lý thể hiện những

khác biệt cá nhân trong hành vi. “Khái niệm nhân cách xuất hiện từ việc quan

sát của chúng ta về những khác biệt cá nhân trong đặc điểm hành vi. Các đặc

điểm này có tính ổn định và bề vững theo thời gian và hoàn cảnh”. Với cách

tiếp cận nhân cách như vậy, các nhà nghiên cứu theo hướng này không quan

tâm một cách trực tiếp đến hệ thống động cơ của nhân cách hoặc mối quan

hệ giữa động cơ và quá trình phát triển nhân cách, mà tập trung nghiên cứu

các đặc điểm hành vi (các lý thuyết về đặc điểm nhân cách, thuyết năm yếu

tố…).

- Các quan điểm nhìn nhận nhân cách như một cấu thành gắn bó chặt

chẽ với sự vận hành của hệ thống động cơ cá nhân. Điểm nổi bật trong các

quan điểm này là các tác giả nhìn nhận nhân cách và động cơ chủ yếu dưới

góc độ giá trị cá nhân, ít chú ý đến tính chất xã hội và giá trị xã hội của những

hiện tượng tâm lý này. Vì vậy mối quan hệ giữa động cơ và quá trình phát

Page 147: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

triển nhân cách tuy được chú ý, song được xem xét trong khung cảnh của

môi trường thông thường, chứ không phải trong bối cảnh của những xã hội cụ

thể có các đặc trưng trong hệ thống giá trị xã hội. (Các lý thuyết của S.Freud,

K.Lewin, G.Allport, Các nhà phân tâm học mới, thuyết "cái Tôi" của C.Rogers,

thuyết nhận thức xã hội của A.Bandura...).

- Các nhà tâm lý học xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật

biện chứng, nhìn nhận nhân cách trong mối quan hệ chặt chẽ với các quan hệ

xã hội của cá nhân, gắn giá trị của nhân cách với hệ thống các giá tri xã hội -

nơi mỗi nhân cách cụ thể đã hình thành và phát triển. Vì vậy, động cơ đặc

biệt là những động cơ đặc trưng của con người như là cự biểu hiện của hệ

thống giá trị có nhân được đặc biệt chú ý. Hệ thống động cơ và các hoạt động

được định hướng bởi các động cơ đó được xem là tham số quan trọng nhất

của nhân cách. Động cơ là thành phần cơ bản cấu thành lên xu hướng – đặc

điểm chủ đạo của nhân cách, là mắt xích khởi đầu, mắt xích nền tảng của

nhân cách. Quá trình phát triển động cơ được xem là có gắn bó chặt chẽ với

quá trình hình thành nhân cách.

Theo quan điểm của các nhà tâm lý học mác xít, nhân cách là sản

phẩm của quá trình phát triển lịch sử - xã hội. Nhân cách được hình thành

trên cơ sở chủ thể tiến hành các dạng hoạt động và giao tiếp khác nhau, tham

gia vào các quan hệ xã hội, nắm giữ những vị trí và thể hiện vai trò nhất định

trong hệ thống các quan hệ xã hội đó. Trong quá trình phát triển, cá nhân dần

dần tiếp thu, nội tâm hóa các giá trị xã hội mà loài người đã tích lũy và được

lưu giữ trong các sản phẩm văn hóa vật thể hoặc phi vật thể, từ đó dần hình

thành nên các tính cách, các năng lực, hệ thống các động cơ – nhu cầu của

bản thân…

A.N.Leonchiev khẳng định rằng, nhân cách không sinh ra mà được

hình thành. Trong quá trình phát triển cá thể, thời điểm xuất hiện nhân cách

được gắn với thời điểm xuất hiện những biểu hiện đầu tiên của tự ý thức, của

cuộc đầu tranh động cơ. Đó là khi đứa trẻ được khoảng 3 tuổi. Ở lứa tuổi này,

trẻ đã tự mình thực hiện được một số hoạt động độc lập, nhờ đó ở chúng dần

Page 148: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

dần hình thành thái độ đối với bản thân như với cái tôi độc lập. Đó là biểu

hiện đầu tiên của tự ý thức. Hệ thống động cơ của trẻ lứa tuổi này đã có

những biểu hiện đầu tiên của các mối quan hệ thứ bậc; mặc dù trong phần

lớn các trường hợp, các em vận hành động theo những ham muốn, song

những lời khen, chê của người lớn đã bắt đầu có hiệu lực. Đó cũng là những

biểu hiện đầu tiên của cuộc đấu tranh động cơ.

Trong mỗi giai đoạn phát triển tâm lý tiếp theo, sự thay đổi quan hệ và

vai trò chủ đạo của các động cơ khác nhau trong hệ thống động cơ của cá

nhân đã tạo ra cái “mốc" trong quá trình hình thành nhân cách. Về vấn đề có,

Leonchiev nhận định rằng, các bước chuyển tiếp từ giai đoạn phát triển này

sang giai đoạn phát triển khác có đặc điểm là có sự thay đổi của động cơ bên

trong mỗi giai đoạn phát triển và kết quả là xuất hiện những mối quan hệ mới

trong toàn bộ hệ thống, tạo nên những điểm "mốc" trong nhân cách.

Những nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học lứa tuổi đã cho thấy rõ quá

trình phát triển nhân cách nói chung và hệ thống động cơ nói riêng của cá

nhân trong quá trình phát triển cá thể. Một cách tổng quát, có thể thấy rằng sự

phát triển khía cạnh nội dung của hệ động cơ mà của mỗi loại động cơ cụ thể)

gắn bó chặt chẽ với sự hình thành các dạng hoạt động đa dạng của cá nhân,

đặc biệt là hoạt động chủ đạo trong mỗi giai đoạn phát triển. Sự phát triển

khía cạnh lực của động cơ diễn ra theo những hướng sau đây:

- Từ những động cơ nằm cạnh nhau tiến tới hình thành những động cơ

có quan hệ với nhau theo hệ thống.

- Từ những động cơ kém bền vững, có hiệu lực trong một khoảng thời

gian ngắn đến những động cơ bền vững, có hiệu lực trong khoảng thời gian

dài hơn.

Trên cơ sở bản chất và cấu trúc của hiện tượng động cơ, có thể nêu ra

một số ý kiến trong giáo dục nhân cách thế hệ trẻ. Việc hình thành có định

hướng ở nhân cách những hệ thống động cơ nhất định phải xuất phát từ

quan điểm có tính phương pháp luận về tính lịch sử - xã hội của động cơ con

người.

Page 149: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Quan điểm duy vật về tính lịch sử - xã hội của động cơ con người cũng

như về lực thúc đẩy, về nguồn gốc và điều kiện phát triển tâm lý người chỉ ra

rằng muốn hình thành có định hướng hệ thống động cơ ở con người, cần

phải bắt đầu từ viêc xây dựng môi trường xã hội, nơi mà người được giáo dục

đang sống. Một môi trường thuận lời sẽ là một môi trường mà trong đó các hệ

thống giá trị, các cách thức hoạt động, các chuẩn mực, các quan hệ người –

người hiện thực phù hợp với định hướng giáo dục thế hệ trẻ. Đây chính là

nguồn mà từ đó mỗi cá nhân tiếp thu lĩnh hội các giá trị và chuyển thành của

riêng của mình, thành những động cơ bên trong. Tuy nhiên trong thực tế, khó

có thể có một môi trường xã hội thuần khiết, toàn những hiện tượng, quan hệ

con người tích cực hay toàn những hiện tượng, quan hệ tiêu cực. Trong mỗi

xã hội bao giờ cũng song song tồn tại những hiện tượng tích cực và tiêu cực.

Trong quá trình phát triển, các nhân cách tích cực nhận thức, lựa chọn và tiếp

thu các giá trị phù hợp. Những cuộc đấu tranh, các phong trào vì những gì tốt

đẹp có thể được xem là những điểm tựa quan trọng cho nhân cách trong việc

lĩnh hội những giá trị tích cực.

Nhiều công trình nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng, trong quá trình

phát triển tâm lý cá thể có những mốc lứa tuổi. Ở đó trẻ em dễ rơi vào trình

trạng khủng hoảng tâm lý. Sự xuất hiện của tình trạng khủng hoảng chứng tỏ

một điều rằng có mâu thuẫn giữa sự phát triển tâm lý của trẻ và cách ứng xử

của người lớn đối với chúng. Dưới góc độ động cơ có thể nói rằng dù là mâu

thuẫn giữa điều trẻ muốn và cách mà người lớn đáp ứng những mong muốn

của chúng. Thực tiễn cho thấy, ở những thời kỳ đó, đặc biệt là lứa tuổi 11-12

hay 16-17, tỷ lệ trẻ có những biểu hiện lệch lạc trong phát triển nhân cách, thể

hiện trong hành vi quậy phá khó bảo, v.v., tăng cao. Các biểu hiện khủng

hoảng tâm lý lứa tuổi chỉ ra rằng, trong việc định hướng phát triển nhân cách

thế hệ trẻ, những người có trách nhiệm cần phải tuân thủ nguyên tắc bảo

đảm môi trường xã hội tâm lý phù hợp với các đặc điểm phát triển tâm lý lứa

tuổi.

Page 150: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Tuy nhiên, phát triển nhân cách có định hướng, hình thành ở trẻ những

hệ thống động cơ đang mong muốn phải bảo đảm ít nhất hai điều kiện. Một

mặt, các nhà giáo dục bảo đảm cho thế hệ trẻ những điều kiện tối ưu để phát

triển, phù hợp với những đặc điểm phát triển tâm lý lứa tuổi. Mặt khác, cũng

cần phải làm cho những người được giáo dục hiểu rõ các trách nhiệm, nghĩa

vụ của bản thân như là một thành viên của các nhóm xã hội khác nhau, như

một công dân. Điều này có nghĩa là con người không chỉ hành động theo

những gì mong muốn, mà còn phải hành động theo các chuẩn mực "phải",

thực hiện các hành động có ý nghĩa xã hội, phù hợp với chuẩn mực xã hội,

song có thể là “không mong muốn" đối với anh ta.

Trong thực tiễn cuộc sống, con người thường ở vào những hoàn cảnh

phải đấu tranh động cơ. Trong những hoàn cảnh đó, hành động theo nguyên

tắc "phải" thường được xã hội chấp nhận hơn. Tuy nhiên, khi không có sự

kiểm soát trực tiếp từ bên ngoài, làm thế nào để những xu hướng hành động

theo nguyên tắc "phải" thắng thế? Thông thường, để một giá trị nào đó trở

thành động cơ của nhân cách và có khả năng thúc đẩy nhân cách hành động

theo giá trị đó thì con người không chỉ nhận thức rõ nội dung của các giá trị,

mà bản thân các giá trị đã được nhận thức phải đạt được một lực thúc đẩy

nhất định đối với nhân cách. Điều này có nghĩa là hình thành động cơ một

cách có định hướng phải chú ý tới hai mặt: hình thành nội dung động cơ và

hình thành lực động cơ.

Thực tiễn cuộc sống cho thấy, chúng ta đã có khá nhiều thành công

trong giáo dục nhận thức, song còn gặp không ít khó khăn, lúng tùng trong

việc làm thế nào để những nhân thức giá trị đúng đắn được hiện thực hóa

trong hoạt động thực tiễn của những người được giáo dục. Điều này đặt ra

nhu cầu phải chú ý tới các cơ chế hình thành động cơ, đặc biệt là hình thành

khía cạnh lực.

Chúng ta đều biết rằng, khi thực hiện những hoạt động nhất định, con

người thường trải nghiệm những trạng thái xúc cảm phù hợp với giá trị mà

hoạt động đó có được đối với chủ thể hoạt động, phù hợp với động cơ được

Page 151: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

hiện thực hoá. Một quan hệ chặt chẽ giữa động cơ và xúc cảm đã được nhiều

nhà nghiên cứu xác nhận. Xúc cảm được xem là đại diện chủ quan của động

cơ, là kết quả và là cơ chế vận động của hoạt động. Trên cơ sở, nhiều công

trình nghiên cứu khác nhau V.K.Viluinax đưa ra tư tưởng cho riêng, mặc dù

giữa động vật và con người có nhiều điểm khác nhau về cơ chế phát triển

động cơ, đặc biệt là về nội dung, phạm vi và động thái phát triển, song cơ chế

phổ quát nhất bảo đảm quả trình phát triển động cơ của động vật cũng như

của con người là các quá trình giao kết xúc cảm, tức là chuyển giao ý nghĩa

xúc cảnh ý nghĩa động cơ cho một nội dung mới. Đáng tiếc rằng, dưới góc độ

tâm lý, quá trình này diễn ra như thế nào lại chưa được nghiên cứu cụ thể.

Một động cơ có khả năng thúc đẩy con người hành động để thoả mãn

động cơ đồ, về mặt chủ quan, bao giờ cũng gần với các trải nghiệm xúc cảm

dương tính của chủ thể. Tuy nhiên, trong những trường hợp cá nhân hành

động theo "mong muốn", các quy trình xúc cảm thường diễn ra trướt khi hành

động được thực hiện. Các quá trình đó nảy sinh như những biểu hiện chủ

quan của động cơ, mặc dù chủ thể có thể chưa nhận thức rõ ràng những

động cơ của mình. Có thể nói rằng, quan hệ giữa hoạt động và các quá trình

xúc cảm trong các trường hợp này là quan hệ trực tiếp. Song trong trường

hợp có đấu tranh động cơ, con người hành động theo các chuẩn mực “phải”

thì không có mối quan hệ trực tiếp như vậy. Thông thường, các hoạt động

của con người có ít nhất hai chức năng: chức năng đáp ứng động cơ, thỏa

mãn nhu cầu và chức năng đánh giá. Trong mỗi hoạt động, đối với chủ thể,

không phải bao giờ hai chức năng đó cũng được coi trọng nhu nhau. Có

nhứng lúc nhân cách coi trọng chức năng thỏa mãn nhu cầu một cách trực

tiếp và cũng có những lúc chức năng đánh giá của hoạt động được coi trọng

hơn. Trường hợp thứ hai, thường diễn ra khi nhân cách thực hiện hành động

theo chuẩn mực “phải”. Trong những trường hợp như vậy, nhân cách phải

vượt qua được những thôi thúc trực tiếp, đồng thời ý thức được rằng, việc

thực hiện hành động sẽ hình thành ở những người xung quanh và bản thân

anh ta những đánh giá mới về anh ta. Đó có thể là những đánh giá như “một

người con có hiếu”, “một người bạn tận tâm”, “một con người tử tế”, “một

Page 152: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

người có năng lực”, v.v.. Xét dưới góc độ nhất định, tất cả những đánh giá

trên đều có một ý nghĩa đối với chủ thể hoạt động và do đó chũng cũng gắn

liền với các trải nghiệm xúc cảm của nhân cách. Tuy nhiên, trong trường hợp

này mối quan hệ giữa hoạt động và các quá trình xúc cảm là mối quan hệ

gián tiếp thông qua ý thức. Các quá trình xúc cảm nảy sinh không phải trước

khi hoạt động được thực hiện, mà khi hoạt động đó đã được hoàn thành.

Như vậy, bất kỳ hoạt động nào của con người cũng gắn với các trải

nghiệm xúc cảm, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Nói cách khác, việc hình

thành khía cạnh lực của động cơ, làm cho "động cơ có lực thúc đẩy tiềm

năng" trở thành “động cơ có lực thúc đẩy có hiệu lực" phải gắn với việc hình

thành ở nhân cách những trải nghiệm xúc cảm phù hợp với nội dung động cơ

mong muốn.

Giữ vai trò quan trọng trong giáo dục nhận cách, hình thành ở con

người những động cơ phù hợp với các chuẩn mực xã hội, thật sự có hiệu lực

đối với nhân cách là biện pháp để những người được giáo dục tham gia vào

các hoạt trong xã hội, đặc biệt là những hoạt động có khách thể là những

người khác hay nhóm người khác. Chúng ta đều biết rằng, do hạn chế về

kinh nghiệm sống và hạn chế cả về khả năng, nhận thức, nhiều khi cá nhân

không ý thức được một cách rõ ràng các hậu quả hành động của anh ta đối

với những người xung quanh. Sự hiện diện một cách trực quan kết quả hành

động trước mắt chủ thể thông qua các diễn biến xúc cảm (sự giận dữ, đau

khổ hay vui mừng...) ở khách thể hoạt động sau khi hành động kết thúc, sẽ

làm cho chủ thể ý thức rõ ràng hơn hậu quả, ý nghĩa xã hội của hành động

đó. Khi đó, ở chủ thể hoạt động sẽ diễn ra một loạt quá trình nhận thức và tự

ý thức như sự cảm nhận những diễn biến xúc cảm ở khách thể hành động, tự

ý thức của chủ thể về bản thân như một người có liên quan với những diễn

biến xúc cảm đó ở khách thể hoạt động, sự đồng nhất chủ thể hoạt động với

khách thể hoạt động như đồng loại, v.v.. Các quá trình nhận thức này là cơ

sở của quá trình chuyển dịch xúc cảm từ khách thể hoạt động sang chủ thể

hoạt động, làm nảy sinh hiện tượng đồng cảm ở những mức độ khác nhau,

Page 153: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

dẫn tới chỗ chủ thể tự đánh giá lại hành động của bản thân. Đây chính là cơ

sở để hình thành những động cơ mới, có ý nghĩa nhân cách đối với con

người.

Còn một điểm rất đáng chú ý trong việc hình thành nhân cách thế hệ

trẻ. Thông thường, trong những điều kiện bình thường, khi nói đến điều chỉnh

hành vi, chúng ta hay nghĩ tới việc sử dụng các biện pháp khác nhau nhằm

khuyến khích chủ thể hoạt động, nâng cao hiệu quả làm việc của anh ta. Có

những biên pháp khuyến khích vừa có khả năng nâng cao hiệu quả cảu hoạt

động hiện tại, vừa có tác dụng hình thành nhân cách tích cực một cách có

định hướng. Song, cũng có không ít những biện pháp khuyến khích có tác

dụng nâng cao hiệu quả hoạt động hiện tại những lại có tác động ảnh hưởng

âm tính đến việc hình thành nhân cách như một quá trình lâu dài. Vì vậy, khi

sử dụng các biện pháp khuyến khích nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động như

một hình thức điều chỉnh hành vi, chúng ta cần chú ý đến cả tác dụng tức thời

lẫn tác dụng lâu dài của các biện pháp này. Việc kích thích mỗi hoạt động

riêng lẻ không thể mâu thuẫn với quá trình hình thành nhân cách có định

hướng.

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ rằng, để đáp ứng những yêu

cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì thế hệ trẻ và

những người lao động Việt Nam phải có “chí tiến thủ lập nghiệp, không cam

chịu nghèo hèn, có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm

hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và

công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà

khoa học, nhà văn hóa, nhà kinh doanh, nhà quản lý”. Dưới góc độ tâm lý

học, động cơ thành đạt trong nghề nghiệp có thể được xem là những biểu

hiện tâm lý bên trong của những phẩm chất nêu trên. Vì vậy, nghiên cứu động

cơ thành đạt, trong nghề nghiệp của con người Việt Nạm trong giai đoạn hiện

nay là một việc có ý nghĩa quan trọng.

H.A.Murray, một trong những người đần tiên quan tâm đến vấn đề

động cơ thành đạt trong tâm lý học, đã lý giải động cơ thành đạt thông qua

Page 154: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

các biểu hiện của hành vi như sau: Những người có động cơ thành đạt cho là

những người luôn tìm kiếm các công việc khó khăn, đẩy thách thức, họ mong

muốn đạt được sự thành thạo trong công việc và luôn cố gắng làm vượt mức

tất cả các công việc. McClelland định nghĩa động cơ thành đạt là sự khát

khao thành công, hoàn thiện kỹ năng làm việc và cạnh tranh với những người

khác. Còn theo Janes V.McConnell thì động cơ thành đạt – đó là sự khát

khao ganh đua, khát khao sự điêu luyện và thành thạo trong công việc.

Tóm lại, có thể xem động cơ thành đạt là động cơ thôi thúc con người

vươn tới sự điêu luyện, thành thạo, đạt kết quả cao nhất trong thực hiện công

việc.

Trong tâm lý học có một số hướng nghiên cứu động cơ thành đạt khác

nhau. Người ta tìm hiểu những khác biệt, trong hành vi của những người có

động cơ thành đạt cao và những người có động cơ thành đạt thấp; xác định

các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ thành đạt của con người, bao gồm cả

những điều kiện tâm lý nơi là việc và những đặc điểm văng hóa dân tộc, tìm

hiểu vai trò của giáo dục trong quá trình hình thành động cơ thành đạt v.v..

Ở nước ta, trong thời gia khoảng 10 năm trở lại đây, đã có một số

nghiên cứu đề cập một cách gián tiếp hoặc trực tiếp đến động cơ thành đạt

của thanh niên, sinh viên và người lao động. Chẳng hạn, kết quả của Đề tài

cấp nhà nước KX07 cho thấy rằng, định hướng giá trị nghề nghiệp của người

Việt Nam đầu những năm 90 thế kỷ XX có phần thực dụng và an phận, “thu

nhập cao”, và “nghề ổn định suốt đời” được coi trọng, còn giá trị “có cơ hội

làm nên sự nghiệp lớn” bị đánh giá thấp. Nghiên cứu của Viện Tâm lý học

trên khách thể là những cán bộ nghiên cứu khoa học xã hội cũng cho một số

kết quả đáng chú ý sau:

a) Trong quan niệm về thành đạt nghề nghiệp của các cán bộ nghiên

cứu khoa học xã hội, tính định hướng xã hội được coi trọng hơn tính định

hướng cá nhân; tính sáng tạo trong công việc và đặc biệt là sự gắn kết nghiên

cứu và thực tiễn cuộc sống chưa được đánh giá cao

Page 155: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

b) Mức đầu tư thời gian và sức lực của cán bộ nghiên cứu cho việc

kiếm sống và thành đạt trong nghề là gần như nhau, có hơi thiên về việc kiếm

sống;

c) Nỗ lực ý chí trong công việc của cán bộ có tương quan thuận về mặt

thống kê với niềm tin của họ vào bản thân, vào tương lai phát triển nghề, vào

công bằng xã hội và hứng thú nghề nghiệp;

d) Khá nhiều người ưa thích một vị trí làm việc thoải mái, không bị thúc

ép nhiều, không đòi hỏi nhiều quyển hạn và trách nhiệm hơn là một vị trí làm

việc bận rộn, nhưng mang lại cho họ nhiều quyền hạn và trách nhiệm. Nghiên

cứu của một số cán bộ Viện lâm lý học trên 136 sinh viên năm thứ tư thuộc

các trường Đại học Tự nhiên, Đại học khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại

học quốc gia và Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho thấy có sự không khớp

nhau giữa nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của các giá trị nghề

nghiệp và định hướng giá trị nghề nghiệp của họ. Trong động cơ thành đạt

của sinh viên, các khía cạnh xúc cảm, khát vọng mong muốn cao hơn khía

cạnh hành động và đặc biệt là tính bền vững của động cơ thành đạt không

cao.

Sự nghiệp phát triển đất nước trong những năm tới đòi hỏi phải nghiên

cứu động cơ thành đạt trong nghề nghiệp của người lao động Việt Nam một

cách hệ thống hơn. Trong lĩnh vực này, việc tìm hiểu những yếu tố có tác

động đến sự hình thành và hiện thực hoá động cơ thành đạt trong hành vi của

con người có ý nghĩa rất lớn.

C. NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ TRONG NHÂN CÁCH

PGS. TS. VÕ THỊ MINH CHÍ

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Là một trong số các hiện tượng tâm lý, phản ánh hiện thực khách quan,

thái độ là một thuộc tính tâm lý, một thành tố tích cực của ý thức cá thể, là

một quan hệ chủ quan với thế giới được phản ánh và được khách quan hoá

Page 156: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

bởi tâm vận động của con người. Nói như vậy, có nghĩa là thái độ chỉ tồn tại

và được biểu hiện ở con người và bởi con người C. Mắc và Ph.ăng ghen đã

nhận định rằng: “Ở nơi đâu có sự tồn tại của một thái độ nào đó, thì đấy là sự

tồn tại của chính tôi".

Chính vì vậy, khi nghiên cứu cề con người, về nhaancachs không thể

không nghiên cứu thái độ của họ.

Theo tác giả B. Ph. Lomov, khi nghiên cứu tâm lý nhân cách, điều quan

trọng là không thể bỏ qua việc xem xét một số khái niệm cơ bản như định

hướng giá trị, hứng thú… Khái niêm chung nhất có thể thâu tóm những đặc

trưng của các quá trình nêu trên là khái niêm thái độ chủ quan của cá nhân.

Thái độ chủ quan của cá nhân là khái niệm cùng loại với những khái niệm

khác như “Tâm thế”, “ý cá nhân”, phản ánh các mặt, các khía cạnh khác nhau

của thái độ.

Từ ý tưởng nêu trên cho thấy, một mặt, vai trò quan trong của thái độ

trong nghiên cứu tâm lý học nhân cách; mặt khác khi xem xét thái độ như là

một đối tượng nghiên cứu nhất định phải có sự phân lập (dù chỉ là mức tương

đối hoặc chỉ trên bình diện lý luận) khái niệm thái độ với các khái niện khác

như hứng thú, định hướng giá trị, nhu cầu, động cơ – những khái niệm liên

quan những không đồng nhất với thái độ.

Khi khẳng định thái độ là một đặc điểm, một thuộc tính của nhân cách,

vo hình chung, một cách gián tiếp, nói đến tính ổn định của thái độ. Tuy nhiên,

khẳng định như trên không đồng nghĩa với quan điểm cho rằng thái độ chủ

quan của nhân cách là bất biến. Tâm lý học mác xít cho rằng, thái độ của

nhân cách được xây dựng trên cơ sở các mối quan hệ xã hội (trong đó, quan

hệ kinh tế - xã hội giũ vai trò then chốt) thông qua quá trình hoạt đồng và giao

tiếp xã hội của con người. Một khi thời cuộc tình thế... những điều kiện cơ sở

vật chất của hạ tầng cơ sở xã hội thay đổi thì xu hướng phát triển của nhu

cầu, động cơ nhân cách cũng bị tác động và biến đổi theo, dẫn đến sự thay

đổi về thái độ. Theo các tác giả Lester, A.Lertonl thì sự thay đổi về thái độ của

con người với hiện thực khách quan diễn ra nhanh nay chậm, nhiều hay ít

Page 157: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

phụ thuộc vào mức độ dân chủ hoá của xã hội, nơi mà con người cụ thể đang

sống.

Từ năm 1986 dền nay, đất nước ta đang chuyện mình thực hiện công

cuộc đổi mới. Từ nền kinh tế kế hoạch quan liêu bao cấp chuyển sang nền

kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ

nghĩa, Nhà nước ta mở cửa, hội nhập với bè bạn khu vực và trên toàn thế

giới đã tạo ra những khởi sắc về kinh tế và đi kèm theo nó là những biến đổi

cua bộ mặt xã hội (cả những biến đổi lành mạnh cũng như sự xuất hiện của

những yếu tố không lành mạnh, hệ quả của sự phát triển nền kinh tế thị

trường). Vậy đứng trước nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

do Đảng và Nhà nước đặt ra, trong bối cảnh nêu trên thái độ nhân cách của

con người Việt Nam có đặc trưng gì? Có thay đổi (hay không thay đổi) So với

thời kỳ chống giặc ngoại xâm trước đây? Đó là vấn đề cần tìm câu giải đáp.

Tóm lại, những lý do nêu trên cho thấy một trong các hướng tìm hiểu

nhân cách cân người Việt Nam dưới thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước là nghiên cứu thái độ của họ với tư cách là cốt lõi của nhân cách.

II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VỀ THÁL ĐỘ.

1. Lịch sử nghiên cứu về tâm lý học thái độ

Người đầu tiên khởi xướng việc nghiêm cứu thái độ chủ quan của nhân

cách là A.Ph. Lagiurxki (1874 - 1917). Dựa trên định hướng của các kết quả

nghiên cứu trong khoa học tự nhiên, tác giả đã tiến hành phân ra các loại tính

cách khác nhau và mô tả các đặc điểm của các nhóm cá thể đó. Trong các

tác phẩm của mình, đầu tiên là "Chương trình nghiên cứu Tính cách trong mối

quan hệ với môi trường" (1912) (công trình đồng tác giả với C.C.Phrank), rồi

sau đó là "Tâm lý học đại cương và thực nghiệp (1912), "Bút ký khoa học về

nhân cách" (1916) và "Phân tích nhân cách" (1917, 1924) A.Ph.Lagiurxki đã

đề cập khái niệm thái độ tâm lý chủ quan ở con người với môi trường. Theo

tác giả, đời sống tâm lý thực của con người được chia thành hai lĩnh vực:

Page 158: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

- Cái tâm lý bên trong: là cơ sở bẩm sinh của nhân cách, bao gồm khí

chất, tính cách và một loạt các đặc diễm tâm sinh lý khác.

- Cái tâm lý bên ngoài: là hệ thống thái độ của nhân cách với môi

trường xung quanh.

Như vậy, thái độ cá nhân, theo như A.Pa. Lagiurxki, là sự biểu hiện ra

bên ngoài của cái tâm lý, phản ứng với sự tác động của môi trường xung

quanh.

Là người đầu tiên tiến hành các nghiên cứu về nhân cách trong điều

kiện tự nhiên, trong hoạt động thực của con người, thái độ chủ quan của nhân

cách với một trường được A.Ph. Lagiurxki hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm thái

độ với giới tự nhiên, với sản phẩm lao động, với những cá nhân khác, với các

nhóm xã hội và với những giá trị tinh thần. Trong hệ thống thái đôk chủ quan,

A.Ph. Lagiurxki đặc biệt coi trọng thái độ của nhân cách đối với lao động với

nghề nghiệp; và sở hữu, với người khác và với xã hội. Những thái độ thủ

quan nêu trên được tác giả coi là chủ đạc để dựa vào đó tiến hành phân loại

nhân cách.

1.1. Các nghiên cứu về thái độ ở Liên Xô trước đây

Trong tiếng Nga, thuật ngữ thái độ mang nội hàm kép: ngoài nghĩa thái

độ, còn có nghĩa là các mối quan hệ trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Do vậy,

khi dùng từ này tương đương với attitude trong tiếng Anh, các tác giả còn sử

dụng thuật ngữ “tâm thế xã hội” và sau này Lomov gọi là "thái độ chủ quan

của cá nhân".

Những nghiên cứu về thái độ chủ quan trong nhân cách ở Liên Xô (cũ),

được bắt đầu sớm hơn so với ở phương Tây. Tiếp theo những công trình

nghiên cứu thái độ do A.Ph. Lagiurxki khởi xướng, V. N. Minxisev (1892 -

1973); nhà tâm lý học Xôviết, cũng đã bắt đầu từ các nghiên cứu này nhưng

"thổi" vào đó những quan điểm của tâm lý học mátcxít về bản chất của con

người và xây dựng nên “học thuyết thái độ nhân cách”. Về thực chất, học

thuyết là tổ hợp các khái niệm về mặt lý luận, cho rằng, hạt nhân tâm lý nhân

Page 159: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

cách là một hệ thống trọn vẹn mang tính cá thể của các thái độ có ý thức –

chọn lọc, mang tính giá trị của chủ quan đối với hiện thực khác quan. Hệ

thống thái độ được hình thành theo cơ chế chuyển dịch “từ ngoài vào trong”,

thông qua với những người khá trong những điều kiện xã hội mà chủ thể

đang sống và sinh hoạt. Theo V.N.Miaxisev thì chính hệ thống thái độ nhân

cách quyết định đặc điểm cảm xúc, việc tri giác hiện thực khách quan và cũng

như sự phản ứng trong hành vi với những tác động từ bên ngoài. Tất cả các

tổ chức cấu thành tâm lý người, từ những thành phần đơn giản nhất đến cấu

thành phức tạp nhất đều có liên quan với thái độ dưới một hình thức nào đó.

Tuy nhiên, chức năng tổ chức hoạt động chỉ có thể được xác định một khi ở

con người xuất hiện thái độ tích cực với nhiệm vụ được đặt ra. Trong học

thuyết thái độ nhân cách. V.N.Miaxisev còn đề cập việc phân loại thái độ.

Theo ông, thái độ bao gồm hai loại: tích cực (dương tính) và tiêu cực (âm

tính). Các kinh nghiệm âm tính hay dương tính trong quan hệ với những

người xung quanh là cơ sở để hình thành hệ thống thái độ tương ứng bên

trong của nhân cách. Như vậy, theo V.N. Miaxisev, thái độ được xác định như

là khía cạnh của các mối quan hệ, liên hệ mang tính chủ thể bên trong có

chọn lọc của cá nhân với bức tranh muôn màu muôn vẻ của hiện thực khách

quan. Thái độ là điều kiện khái quát hoá bên trong của các hành động ở con

người.

Là cốt lõi, hạt nhân của nhân cách, thái độ cũng được V.N Miaxisev

đánh giá rất cao trong hoạt động tâm lý người. Theo ông, thái độ là một trong

bốn hình thức thể luật các chức năng tâm lý, bên cạnh các quá trình, thuộc

tính và trạng thái tâm lý. Thái độ có các tính chất cơ bản là tính có ý thức, tính

trọn vẹn và tính hệ thống. Tuy nhiên, ở góc độ nghiên cứu này, V.N. Miaxisev

lại cho tầng tính cách, tình cảm; ý chí, hứng thú nhu cầu,v.v. của con người

cũng đều là thái độ. Ông viết: "Tất cả các dạng hoạt động tâm lý hiểu theo

nghĩa rộng có thể xem như là một dạng nào đó của thái độ, quan niệm và thái

độ có tính chất bao trùm lên trên tất cả các hiện tượng, tâm lý con người, về

tính chất, chưa làm bật ra nét đặc trưng, đặc thù của thái độ cũng như các

hiện tượng tâm lý khác và như vậy là hoàn toàn chưa có cơ sở khoa học.

Page 160: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Tất nhiên, cũng không phải vì lý do nêu trên mà phủ nhận công lao của

V.N. Miaxisov trong nghiên cứu thái độ cũng như học thuyết thái độ nhân

cách của ông.

Những đề xuất trong nghiên cứu thái độ của ông không chỉ dừng lại ở

nghiên cứu lý luận, mà còn được ứng dụng triển khai trong nghiên cứu các

bệnh suy nhược thần kinh - một lĩnh vực ứng dụng thực hành của khoa học

tâm lý. Để nghiên cứu thái độ chủ quan của nhân cách (người bình thường và

người mắc chứng bệnh suy nhược thần kinh), V.N. Miaxisev đã nêu ra các

thông số (hay còn gọi là chiều đo) của nó. Cụ thể là:

* Các chỉ báo cấp I của thái độ bao gồm:

- Tính chất (tính hình thái) của thái độ. Biểu thị xu hướng - của thái độ:

tích cực, tiêu cực hay trung tính. Tính tình thái được thể hiện thông qua hoặc

các phản ứng xúc cảm “thích - không thích", hoặc sự ủng hộ đối với một

người nào đó, hoặc quan điểm như đồng ý hay phản đối, hoặc cũng có thể

thông qua các hành động tích cực của cá nhân liên quan đến việc khắc phục

khó khăn bên ngoài hay bên trong họ.

- Cường độ của thái độ. Mỗi thái độ đều được biểu thị bởi một cường

độ nào đó; ở trong một nhân cách, cường độ thái độ là một yếu tố mang tính

ổn định tương đối. Sự thay đổi cường độ của thái độ diễn ra cùng với sự phát

triển của bản thân mỗi cá nhân, song không thể coi đây là một yếu tố tuyến

tính với thời gian, bởi lẽ cường độ của thái độ có thể có sự gia tăng đột ngột

(hoặc suy giảm mạnh) vào một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển của

cá nhân. Sự tăng hay giảm cường độ thái độ phụ thuộc vào các mối quan hệ

xã hội, tự nhiên và tư duy của cá nhân đó thông qua hoạt động và sự giao lưu

của họ. Ở chỉ báo này, điều cần lưu tâm là sự "quá bão hoà thái độ”; bởi theo

Miaxisev, trong những sự kiện không đáng kể, trạng thái trên cũng rất dễ dẫn

đến những thay đổi thái độ từ tích cực sang tiêu cực (hoặc ngược lại).

- Mức độ rộng (hay hạn hẹp) của thái độ. Chỉ bảo này cho biết sự

phong phú (hay nghèo nàn) của thái độ chủ quan ở mỗi cá nhân, biểu hiện ở

số lượng các đối tượng hay các khía cạnh của hoạt động mà cá nhân có thái

Page 161: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

độ chủ quan với chúng. Nói cách khác, chỉ bảo về độ rộng của thái độ chính

là sự phản ánh mức độ phong phú (hay không phong phú) về các mối quan

hệ với xã hội, với con người, với tự nhiên.

- Tính bền vững của thái độ. Được hình thành và thay đổi trong quá

trình sống của mỗi cá nhân. Tuỳ thuộc vào sự tham gia (nhiều, ít, tích cực hay

không tích chơi của cá nhân vào các mối quan hệ xã hội mà thái độ chủ quan

ngày càng ổn định và bền vững. Tính bền vững của thái độ dược biểu hiện ra

bên ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau, đó có thể lệ lập trường của mỗi cá

nhân, và cũng có thể đó là sự biểu hiện tính cứng nhắc của họ.

* Các chỉ bảo cấp II của thái độ, bao gồm:

- Tính chi phối (chỉ đạo). Trong hệ thống thái độ của cá nhân những thái

độ liên quan đến mục đích sống và động cơ chủ dạo của cá nhân được tách

ra. Thái độ nào trong hệ thống đó sẽ được Xác định là chủ đạo phụ thuộc rất

nhiều vào điều kiện phát triển (điều kiện sống và giáo dục) của cá nhân đó.

Thái độ chủ đạo luôn thể hiện sự mạnh mẽ và ổn định của cá nhân.

- Tính hài hòa (sự liên kết bên trong) của thái độ, thể hiện sự liên kết

bên trong của hệ thống thái độ chủ quan, tạo nên tính tron ven của cá nhân.

Cấu trúc hệ thống thái độ phụ thuộc rất nhiều vào thái độ chủ đạo đã hình

thành của cá nhân.

- Tính cảm xúc của thái độ. Trong giai đoạn đầu của sự hình thành và

phát triển tâm lý người, thái độ đang hình thành được thể hiện ở các cảm xúc.

Tùy theo mức độ phát triển, chúng được ý thức hơn và ngày càng mang đậm

nét lý tính hơn nhưng không bị mất đi sắc thái cảm xúc của mình. Tuy nhiên,

sự biểu hiện xúc cảm của thái độ trong các tình huống cụ thể cũng không

“nhất nhất” như nhau, mà có thể bị giảm sút, chẳng hạn như khi lý trí lấn át

tình cảm, hoặc tăng quá mức, như khi tình cảm lấn át lý trí.

- Mức độ khái quát hóa của trí tuệ trong thái độ. Cùng với sự phát triển

về tâm lý và mức độ làm chủ các tri thức mang tính khái quát, thái độ chủ

quan xuất hiện ban đầu do ảnh hưởng của các sự kiện ngẫu nhiên và mang

Page 162: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

tính tình huống được thay thế dần bởi thái độ chủ quan mang tính chất khái

quát ngày càng nhiều hơn. Thái độ lúc này liên quan đến cả một loại hình đối

tượng hay cả một lĩnh vực nào đó (chứ không chỉ từng đối tượng cụ thể).

Chính tính khái quát trong thái độ chủ quan của cá nhân sẽ biến tri thức thành

niềm tin ở họ.

Có nhiều trường hợp thái độ phát triển không theo hướng gia tăng tính

khái quát mà theo hướng "lan toả”. Ở trường hợp này thái độ hình như được

chuyển từ cá nhân này sang cá nhân khác. Hiện tượng này chứng tỏ sự

không bền vững của thái độ hơn là tính khái quát của nó.

- Tính nguyên tắc: Là một chỉ báo liên quan chặt chẽ với tính khái quát.

Tính nguyên tắc chỉ ra cho thấy thái độ được hình thành và phát triển như thế

nào theo nguyên tắc đạo đức, thẩm mỹ, v.v. mà cá nhân đã chấp nhận hay do

xuất phát từ các cảm xúc bột phát, các sự kiện ngẫu nhiên.

- Mức độ tích cực của thái độ (đúng ra là mức độ ảnh hưởng của thái

độ đối với tính tích cực của cá nhân và biểu hiện của nó trong tính tích cực

này) chiếm thột vị trí quan trọng trong các chỉ bảo về thái độ. Mức độ tính tích

cực của thái độ được xem xét thông qua các phản ứng cảm xúc đơn giản

hoặc trong các hành vi tích cực cụ thể hướng vào sự thay đổi môi trường

xung quanh.

- Mức độ ý thức của thái độ, để cập một khía cạnh quan trọng của thái

độ: thái độ của cá nhân (dưới hình thức phát triển nhất) là thái độ có ý thức.

Tính có ý thức là đặc điểm có tính tích hợp của nhân cách; mức độ ý thức

không chỉ bao hàm sự nhận thức các thái độ, mà còn đặc trưng cho sự

trưởng thành về mặt công dân, đạo đức, tư tưởng của cá nhân, liên quan

chặt chẽ với ý thức trách nhiệm trước xã hội của họ với tư cách là chủ thể xã

hội.

Sự kết hợp, đặc thù của các chỉ báo trên quy định đặc điểm tâm lý của

cá nhân cụ thể và mức độ tích cực xã hội của họ. B.Ph. Lomov đã đưa ra

nhận xét rằng những chỉ báo về thời độ nêu trên cho phép “nêu ra hàng loạt

Page 163: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

đặc điểm về thái độ chủ quan của cá nhân, có thể dùng làm cơ sở đề ra các

phương pháp mô tả và phân tích nhân cách”.

Như vậy, với học thuyết thái độ nhân cách đã được tiếp thu của

A.Ph.Lagiurxki. V.N.Mi.Miaxisev đã đưa quan điểm mácxít vào xem xét và giải

quyết vấn để nghiên cứu theo hướng khả thi hơn. Việc đưa ra các chỉ báo về

thái độ cho phép đánh giá và phân tích nhân cách. Việc ứng dụng thuyết thái

độ nhân cách của V.N. Miaxisev vào thực tiễn không chỉ dừng ở nghiên cứu

trên người bình thường mà cả trên các bệnh nhân suy nhược thần kinh, đã

chứng tỏ sự hữu dụng của cách tiếp cận nghiên cứu này.

Một cách tiếp cận khác, phục vụ cho việc nghiên cứu thái độ của các

nhà tâm là học Xôviêt trước đây là các công trình của trường phái tâm thế

D.N.Uznadze.

Vấn đề nảy sinh khi các tác giả W.I.Thomas và F.Znanieeki đưa ra khái

niệm tâm thế xã hội, tương đương với attitude vào nghiên cứu trong tâm lý

học xã hội và xã hội học: Như vậy, với nội hàm cốt lõi là tâm thế một khái

niệm của tâm lý học đại cương nay được đưa vào trong nghiên cứu tâm lý

học xã hội. Tuy nhiên, để nghiên cứu tâm thế học xã hội như là thái độ biểu

thị các định hướng chủ quan của cá nhân với tư cách là thành viên của một

nhóm (hay xã hội) đối với các giá trị, quy định phương thức hành động cho cá

nhân đó, thì nội dung của khái niệm là cốt lõi tâm thế cũng phải phù hợp

tương ứng.

Tâm thế từ lâu đã được các nhà tâm lý học truyền thống sử dụng trong

nghiên cứu cáo hiện tượng tâm lý người, chẳng hạn như những nghiên cứu

thực nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng chi phối của yếu tố kinh nghiệm đối

với tốc độ phản ứng tình huống khi tri giác, (L.Lallge) hoặc đối với một số lỗi

nảy sinh khi tri giác (G.A,Miller, T.Suman), hoặc để mô tả trạng thái sẵn sàng

vô thức quyết định hướng của các quá trình tâm lý sẽ diễn ra khi có sự hiện

diện của nhiệm vụ. Sau này, trong tâm lý học hành vi, một số nhà nghiên cứu

cũng dùng khái niệm tâm thế với các nội hàm nêu trên để dự báo hành vi sẽ

xảy ra ở con người trong các tình huống cố định. Như vậy, nếu dựa vào nội

Page 164: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

hàm "tâm thế” trong các nghiên cứu trên thì việc điều kiện hành vi xã hội của

con người luôn liên quan đến một số các điều kiện trừu tượng nào đó; vì theo

các tác giả nghiên cứu, "hiện thực khách quan luôn trực tiếp và ngay lập tức

đã gây ảnh hưởng đến cái tâm lý ý thức và hoạt động tâm lý được quyết định

ngay trong mối quan hệ trực tiếp đó. Chính cái mà D.N. Uznadze gọi là "định

đề trực tiếp" này đã cản trở việc nghiên cứu tâm thế chủ quan trong tâm lý

học xã hội từ khái niệm tâm thế trong tâm lý học đại cương.

Nhằm khắc phục tính đơn giản, cơ học, máy móc và “định đề trực tiếp”

trong điều khiển hành vi, Uznadze đã đưa ra định nghĩa, một cách hiểu mới

về tâm thế. Theo ông, tâm thế là “sự mô phỏng trọn vẹn của chủ thể, sự sẵn

sàng tri giác các sự kiện và sự xác định hoàn thiện về hướng của hành vi”.

Tâm thế là cơ sở của tính tích cực có chọn lọc, có chủ định. Xuất phát từ vai

trò, vị trí của tâm thế trong hoạt động, tâm thế được xem như là một trạng thái

vô thức, nảy sinh khi có sự “gặp gỡ” của hai yếu tố: nhu cầu và hoàn cảnh,

điều kiện thỏa mãn nhu cầu. Sau đó và chỉ sau đó, xu hướng biểu hiện tâm lý

hành vi vủa một cá thể bất kỳ mới được quyết định. Trong trường hợp, một

hành vi manh động vấp phải chướng ngại vật thì sẽ bị gián đoạn và lúc đó cơ

chế khách quan hóa (nhờ đó mà cá nhân tách bản thân ra khỏi hiện thực

khách quan và quan hệ với thế giới xung quanh như là một khách thể tồn tại

độc lập, không phụ thuộc vào nó) bắt đầu thực thi chức năng của mình. Tất

nhiên cơ chế này sẽ do ý thức của con người điều khiển.

Chính việc xem xét vị trí của tâm thế trong hoạt động của con người nói

chung đã ho phép đi đến khẳng định tâm thế xã hội là một yếu tố hình thành

hành vi xã hội của nhân cách, được thể hiện dưới hình thức thái độ của nhân

cách với các điều kiện hoạt động của nó. Trên quan điểm coi tâm thế là một

cấu trúc thứ bậc, thì tâm thế xã hội ở vị trí tầng bậc cao nhất trong bản thân

hoạt động của mỗi một cá thể, là sự biểu hiện quan hệ của động cơ với mục

đích, và được thực hiện thông qua quan hệ với người khác. Còn trong quan

hệ liên nhân cách, tâm thế xã hội được thể hiện ở ý của nhân cách, được nảy

sinh từ quan hệ của động cơ với mục đích đặt ra.

Page 165: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Như vậy, chính từ cách tiếp cận, xem xét khái niệm tâm thế theo

Uznadze trong tâm lý học đại cương đã giúp cho việc xác định nghiên cứu

tâm thế xã hội - thái độ trong tâm lý học xã hội ở Liên Xô trước đây, được đặt

trong bối cảnh khả quan. Sau này, học trò của D.N. Uznadze là S.A.

Nadiraevili dã phát hiện những quy luật tác động qua lại của tâm thế xã hội -

thái độ giữa người đi thuyết phục và người bị thuyết phục.

Cũng trong nghiên cứu tâm thế xã hội, P.N. Siltllirev đã đưa ra cấu trúc

ba thành phần gồm:

- Thành phần nhận thức (tri giác, thông tin) như là sự "tự ý thức khách

thể của tâm thế".

- Thành phần cảm xúc (rung động, xúc cảm) là những rung động đồng

cảm hay không đồng cảm với khách thể tâm thế.

- Thành phần hành động (hành vi, động tạc) là sự kế tục ổn định của

hành vi thực đối với khách thể của tâm thế.

Sự mô tả thành phần cấu trúc của tâm thế xã hội cũng nhận được sự

chia sẻ của nhiều tác giả khác. Tuy nhiên, các thành phần trên không nhất

thiết phải hiện diện mọi lúc một cách đồng bộ mà cũng có thể xảy ra sự không

trùng khớp giữa chúng. Ngay trong lý luận, cường độ đánh gía trong quan hệ

với khách thể tâm thế là mặt cảm xúc, nhưng, tâm thế xã hội nói chung lại là

sự thống nhất của cả ba yếu tố cấu thành, gây tác động định hướng điều

khiển đến hành vi, mà nhờ đó có sự đánh giá về khách thể. Vấn đề đặt ra tiếp

theo là có sự trùng khớp này không (nếu có thì trùng khớp đến mức nào) giữa

cảm xúc về khách thể với sự đánh giá chung về kết quả tác động giữa các

yếu tố cảm xúc và nhận thức? Trong nghiên cứu thực nghiệm của mình, La

Piere là người đầu tiên đã phát hiện có sự không đồng bộ, thống nhất với

nhau giữa các phản ứng bằng lời nói với hành vi thực trong cuộc sống của cá

nhân trong tâm thế xã hội của họ.

Để giải quyết mâu thuẫn giữa các thành phần của thái độ, V.A. Iadov

đã dưa ra thuyết nghiên cứu hệ thống định vị điều chỉnh hành vi hoạt động xã

Page 166: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

hội của cá nhân, khắc phục những khiếm khuyết vốn tồn tại của các nghiên

cứu trong phòng thí nghiệm và trong môi trường vi mô. Thuyết định vị đã phát

triển khái niệm tâm thế và cho rằng hành vi xã hội của mỗi cá nhân được điều

khiển bởi hệ thống định vị bao gồm tâm thế, tâm thế xã hội, xu hướng cơ bản

của hứng thú, cơ sở hệ thống định hướng gía trị. Như vậy, tâm thế chỉ là một

dạng định vị điều chỉnh hành vi, phản ứng cá nhân trong các tình huống đơn

giản khi có sự “gặp gỡ” giữa nhu cầu sinh lý và đối tượng thoả mãn nhu cầu.

Hệ thống định vị cũng có cấu trúc thứ bậc được sắp xếp từ thấp đến cao để

điều chỉnh hành vi xã hội của cá nhân, trong đó định vị bậc cao có thể chi phối

định vị bậc thấp. Dựa vào thuyết hệ thống định vị, V.A. Iladov đã lý giải một

cách hợp lý về mâu thuẫn giữa hành vi và các phản ứng bằng lời trong thái

độ của cá nhân như sau: "Vai trò chủ đạo điều khiển hành vi thuộc về cách bố

trí dàn binh của một mức độ khác" mà theo cách này, hành vi bị điều khiển

phụ thuộc vào vị trí động cơ (đối tượng hoạt động) tương ứng trong cấu trúc

thứ bậc động cơ của nhân cách.

Tóm lại, có thể nói rằng khái niệm tâm thế từ tâm lý học đại cương theo

cách tiếp cận nghiên cứu vị trí tâm thế trong hoạt động của cá nhân của

Uznadze, đã đặt cơ sở khoa học để lý giải hiện tượng tâm thế xã hội –

attitude trong tâm lý học xã hội và xã hội học và cho phép nghiên cứu hiện

tượng này một cách khách quan.

Trong những năm cuối của thế kỷ XX, khi nghiên cứu nhân cách như là

một phạm trừ cơ bản của tâm lý học, nhà tâm lý học Nga, B. Ph. Lomov cũng

đã đề cập khái niệm thái độ chủ quan của nhân cách. Tác giả cho rằng, khái

niệm “tâm thế”, "ý cá nhân”, "attitude" là những khái niệm họ hàng cũng loại,

phản ánh những khía cạnh khác nhau của thái độ.

Cơ sở khoa học của thái độ chủ quan của cá nhân được xác định là

các quan hệ xã hội, trong đó quan hệ kinh tế (quan hệ sở hữu các phương

tiện sản xuất, các quan hệ được hình thành một cách khách quan trong quá

trình phát triển sản xuất và lưu thông, tiêu dùng) có vai trò quyết định. Ngoài

ra, trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách, ở cá nhân cũng hình

Page 167: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

thành thái độ nào đó đối với các phát minh khoa học, nghệ thuật, các sự kiện

chính trị, đời sống, tư tưởng hóa xã hội. Mặt khác, do sống trong cộng đồng

(nhóm lớn, nhóm nhỏ) nên dứt khoát ở mỗi cá nhân cũng hình thành thái dộ

chủ quan với nhóm mà họ tham gia và cả với cộng đồng, cũng như với nhóm

khác. Do vậy, xét cho cùng, tính chất và động thái của thái độ chủ quan được

hình thành ở mỗi cá nhân phụ thuộc vào vị trí (lập trường) mà nó chiếm chỗ

trong hệ thống các quan hệ xã hội và sự phát triển của nó trong hệ thống đó.

Ngoài ra, B.Ph. Lomov còn khẳng định tính nhiều chiều, nhiều tầng và

cơ động của thái độ chủ quan trong một hệ thống phức tạp được gọi là

“không gian chủ quan đa chiều”, trong đó, mỗi chiều đo trong không gian

tương ứng với một thái độ chủ quan cụ thể nào đó và được E.Erikson gọi là

các “cung thái độ ý nghĩa”. Không gian chủ quan không phải lúc nòa cũng

trùng hợp với không gian các quan hệ xã hội mà cá nhân tham gia một cách

khách quan. Chúng ta thường gặp nhiều hơn là sự “pha trộn” thái độ chủ

quan của cá nhân với cá quan hệ xã hội mà cá nhân tham gia một cách khách

quan.

Tuy là một thuộc tính tương đối ổn định, bền vững, phản ánh lập

trường của cá nhân với hiện thực khách quan, nhưng thái độ chủ quan cũng

có thay đổi, kéo theo sự thay đổi rất cơ bản trong biểu hiện của nhân cách.

B.Ph Lomov khẳng định sự thay đổi vị trí khách quan của mới cá nhân trong

xã hội đòi hỏi phải có sự đổi mới thái độ chủ quan của nó. Sự khủng hoảng

tâm lý lứa tuổi chính là vấn đề tâm lý học nghiên cứu sự thay đổi các thái độ

chủ quan của cá nhân tương ứng với vị thế mới của nó. Trong trường hợp

không có sự đổi mới thái độ chủ quan khi đã có sự thay đổi vị trí khách quan

của cá nhân thì rất có thể nảy sinh trở ngại trong việc làm chủ các chức năng

xã hội, xảy ra xung đột với những người xung quanh hoặc xung đột nội tâm.

Phương thức hình thành thái độ chủ quan được B.Ph. Lomov nêu ra là

thông qua hoạt động và giao tiếp. Do mâu thuẫn giữa vị thế xã hội khách

quan của cá nhân và thái độ chủ quan của nó nên đòi hỏi phải đổi mới cả

hình thức, phương pháp và mức độ tích cực của hoạt động và giao tiếp.

Page 168: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Hoạt động cùng nhau và giao tiếp mà cá nhân tham gia thể hiện như là

phương pháp lôi cuốn cá nhân vào các mối quan hệ xã hội phát triển một

cách khách quan. Tuy nhiên, không phải cứ hoạt động và giao tiếp dưới các

hình thức bất kỳ thì sẽ dẫn đến hình thành thái độ chủ quan theo cách mong

muốn. Vấn đề đặt ra là phải tổ chức hoạt động và tạo môi trường giao tiếp

sao cho ở đó, cá nhân có khả năng tiến hành hoạt động, bộc lộ khía cạnh này

hay khía cạnh khác của các quan hệ xã hội, bảo đảm sự phát triển cuộc sống

của cá nhân trong các quan hệ đó và sự phản ánh của chúng trong ý thức cá

nhân. Chỉ có như vậy mới hy vọng hình thành ở cá nhân các thuộc tính có ý

nghĩa xã hội nhất định. Còn giao tiếp thì so với bất kỳ hoạt động nào khác

cũng có ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều trong quy định sự phát triển và sự thay

đổi tính chất các chỉ báo về thái độ, do sự phát triển của nhân cách, trong đó

có thái độ chủ quan, thực chất là quan hệ liên nhân cách.

Khi phân tích vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với việc hình thành

thái độ chủ quan của cá nhân, B.Ph. Lomov cho rằng cũng có khi xảy ra sự

mâu thuẫn giữa giao tiếp và hoạt động, nhưng chính việc giải quyết mâu

thuẫn này bảo đảm cho cá nhân chuyển từ pha này sang pha khác, từ thời kỳ,

giai đoạn này sang thời kỳ, giai đoạn khác. Các phương pháp giải quyết mâu

thuẫn cũng khác nhau nhưng cái cơ bản quan trọng là thái độ chủ quan của

cá nhân khi chuyển sang giai đoạn phát triển mới bao giờ cũng được hình

thành dựa vào các thái độ có sẵn.

Như vậy, trên cơ sở những đề xuất, quan điểm nghiên cứu nhân cách,

trong đó có thái độ chủ quan của cá nhân, B.Ph. Lomov đã vạch ra cơ sở

khoa học, phương pháp luận cho việc nghiên cứu thái độ.

Trên cơ sở các quan điểm nghiên cứu về thái độ của các tác giả nêu

trên, những nghiên cứu về thái độ trong tâm lý học xã hội và tâm lý học giáo

dục đã được triển khai dưới dạng thực nghiệm ở Liên Xô trước đây. Các

hướng nghiên cứu chính có thể kể đến là:

1) Sự tác động qua lại của thái độ của các cá nhân trong nhóm, nhân

cách và tập thể (L.I.Bozovic, I.G.Beliaevxki, V.N.Miaxisev)…

Page 169: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

2) Mối quan hệ giữa trẻ em và người lớn (M.I.Lixina, A.V.Petrovxki,

A.I.Serbacov...).

3) Thái độ đối với việc học tập và các môn học (L.I. Bozovic, A.N.

Leonchiev, K.I. Melnhicova, L.X.Xlavina...)

4) Thái độ với nghề nghiệp và lao động (N.I.Krưlov, V.X.Philatov...)...

Tóm lại, khi trình bày các quan điểm: học thuyết nghiên cứu thái độ của

các tác giả các nhà tâm lý học Xôviết V.N.Miaxisev, D.N.Uznadze và

B.Ph.Lomov. Chúng tôi muốn nhấn mạnh đến cơ sở khoa học các nghiên cứu

thái độ mà các tác giả đã để cập. Từ đó, cho phép đưa ra các tiêu chí, điều

kiện khách quan để tiến hành các nghiên cứu về thái độ của con người Việt

Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.2. Nghiên cứu thái độ ở các nước phương Tây

Vấn đề attitude lần đầu tiên được đặt ra trong tâm lý học phương Tây

bởi W.I.Thomas và F.Znaniecki vào năm 1918 và từ đó vấn đề thái độ được

đặt vào một vị thế trọng tâm nghiên cứu của các nhà khoa học. Trong nghiên

cứu của mình, nhà tâm lý học xã hội Liên Xô (cũ) P.N.Sikllirev đã chia lịch sử

nghiên cứu thái độ ở phương Tây ra làm ba thời kỳ chính:

- Thời kỳ thứ nhất, bắt đầu từ năm 1918 đến Chiến tranh thế giới thứ

hai: hai tác giả người Mỹ nêu trên là W.I.Thomas và F.Znaniecki đã khởi đầu

nghiên cứu về thái độ của những người nông dân Ba Lan di cư sang Mỹ, biểu

hiện qua sự thích ứng của họ với điều kiện môi trường mới. Ở giai đoạn này,

các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nghiên cứu định nghĩa, cấu

trúc, chức năng của thái độ và mối quan hệ của nó với hành vi. Công trình

nghiên cứu thực nghiệm đây chủ ý trong giai đoạn này là sự phát hiện ra

“nghịch lý La Piere”, biểu thị sự không nhất quán giữa phản ứng bằng lời nói

(thái độ) và hành vi.

- Thời kỳ thứ hai: kéo dài từ chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối những

năm 1950. Thời kỳ này, các nghiên cứu về thái độ tập trung chủ yếu tìm hiểu,

lý giải những hoài nghi về vai trò của thái độ trong việc chi phối hành vi. Vì

Page 170: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

nhiều lý do chủ quan và khách quan như do chiến tranh, do bế tắc trong việc

lý giải các nghịch lý này sinh trong qua trình nghiên cứu, nên số lượng các

công trình nghiên cứu về thái độ ở thời kỳ này có sự giảm sút một cách đáng

kể. Tuy nhiên, trong giai đoạn nghiên cứu này cũng đã nổi lên những tên tuổi

như Liker, Sank, G.Allport, Crechphend, J.Bruner, v.v..

Thời kỳ thứ ba: từ cuối những năm 1950 đến nay. Có thể nói đây là thời

kỳ bùng nổ của những nghiên cứu về thái độ ở phương Tây. Trong tâm lý học

xã hội, vấn đề thái độ có một vị trí xứng đáng. Vấn đề thường được đề cập

trong các nghiên cứu ở giai đoạn này là những quan niệm mới về định nghĩa

thái độ, cấu trúc và chức năng của nó. Cũng ở thời kỳ này, nhiều thuyết đã

được hình thành làm cơ sở lý luận để lý giải quan hệ như thuyết bất đồng

nhận thức giữa thái độ và hành vi (Leon Festinger). Thuyết "tự thể hiện”,

thuyết tự tri giác (Parye Beny); các phương pháp nghiên cứu sự hình thành

và thay đổi thái độ như: thang đo thái độ (The Fscale - thang đo F) đo các

quan điểm phát xít: thang đo quan điểm giáo điều (The DogmatiBm Scale),

phương pháp đo thái độ gián tiếp qua các chỉ số sinh lý như phương pháp

điện cơ mặt; và các kỹ thuật nghiên cứu thái độ như kỹ thuật Bogus pipeline

(đường ống gỉa vờ) hay kỹ thuật lấn từng bước (foot in the door).

Xu thế chung trong nghiên cứu thái độ ở phương Tây là nhằm giải

quyết những vấn đề trong thực tiễn như vận động tranh cử, bầu cử, tiếp thị,

tuyên truyền, bảo vệ môi trường, chữa bệnh, v.v., cũng như việc nghiên cứu

các dạng thái độ đã định hình sẵn để có thể dự báo hành vi của cá nhân khi

họ vấp phải các trở ngại, khó khăn. Khi bình luận về các công trình nghiên

cứu ở phương Tây, các nhà tâm lý học Xô viết P.N. Sikhirev, B.Pa.Lomov,

A.V.Petrovxki đã dưa ra những khẳng định như sau:

- Số lượng công trình và các phương pháp cụ thể để nghiên cứu về thái

độ ngày càng được công bố nhiều hơn.

- Sự bế tắc về phương pháp luận đã dẫn tới không tìm dược cơ sở

khách quan của các attitude; các số liệu thu được từ nghiên cứu đều được lý

giải bằng cách quy về các thái độ nhất định. Có thể nói, việc nghiên cứu, tìm

Page 171: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

kiếm, kiến tạo nên các "mẫu” về attitude trong tâm lý học phương Tây ở

những tình huống, dấu kiện, môi trường khách quan cụ thể chỉ có thể giúp

cho các nhà nghiên cứu hệ thống hoá số liệu thu thập được của mình dựa

vào thái độ và dự báo hành vi sẽ có thể xảy ra theo “nguyên bản” nào đó. Nói

cách khác, con người mãi mãi chỉ là thực thể sinh học, đơn vị hành vi của họ

chỉ là những bản năng thói quen, các khuôn mẫu, tình cảm, v.v. mà không

phải là nhân cách, không có thành phần ý thức trong điều khiển hành vi, thái

độ của mình. Điều này hoàn toàn xa lạ với quan điểm của tâm lý học mác xít

cho rằng, về thực chất, sự hình thành và phát triển mục đích cuộc sống, hệ

thống động cơ, thái độ chủ quan của cá nhân đồng thời cũng là sự hình thành

và phát triển ý thức của họ...

2. Về định nghĩa thái độ

Do tính đa chiều, đa tầng của nội hàm thái độ cho nên việc xuất hiện

nhiều định nghĩa về thái độ chủ quan của các tác giả khác nhau khi nghiên

cứu các góc độ, khía cạnh khác nhau của thái độ cũng là lẽ đương nhiên. Xin

liệt kê một số các định nghĩa và thái độ sau đây...

V N. Miaxisev cho rằng; thái độ là khía cạnh chủ quan bên trong, có

tính chọn lọc của các mối liên hệ đa dạng ở con người với các khía cạnh khác

nhau của hiện thực. Hệ thống này diễn ra trong toàn bộ lịch sử phát triển của

con người, biểu thị kinh nghiệm cá nhân và quy định nội hàm hành động cũng

như các trải nghiệm của họ. Khái niệm "thái độ” là khía cạnh tiềm năng của

các quá trình tâm lý, liên quan đến tính tích cực chủ quan, có chọn lọc của

nhân cách.

Trong các nghiên cứu của mình; các nhà tâm lý học Xô viết ít dùng

thuật ngũ "thái độ" vì tính đa nghĩa của nó trong tiếng Nga (từ này phần nhiều

được dùng chỉ mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng). Khi nói đến thái độ,

thuật ngữ tâm thế chủ quan (và sau này B.Ph. Lomov gọi là thái độ chủ quản

của nhân cách) được sử dụng nhiều hơn, và được định nghĩa như sau: “Tâm

thế xã hội là một dạng tâm thế được xem như một yếu tố hình thành hành vi

Page 172: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

xã hội của nhân cách, xuất hiện dưới dạng các quan hệ của nhân cách với

các điều kiện hoạt động của nó và của những người khác.

Tác giả K.K. Platonov thì cho bằng thái độ là “một cấu thành tích cực

của ý thức cá nhân và là các mối liên hệ ngược của chủ thể với thế giới, được

phản ánh và được khách thể hoá trọng tâm vận động". Theo tư tưởng nêu

trên, phản ánh được hiểu không chỉ là kết quả tác động của môi trường lên

con người mà là biểu hiện của sự tác động qua lại giữa chúng chính xác hơn,

bản thân phản ánh là sự tác động qua lại được thực hiện bằng phương cách

thái độ có ý thức.

Các nhà tâm lý học của Leningrad thuộc Liên Xô trước đây thì coi thái

độ là "những cơ cấu tâm lý sẵn có, định hướng cho sự ứng phó của cá nhân”;

trong khi đó, dưới góc độ tâm lý học nhân cách Kosacowski và Lompscher

đều khẳng định thái độ là thuộc tính tâm lý bao gồm niềm tin, hứng thú, thái

độ xã hội.

Có thể nói, thái độ được định nghĩa khác nhau, xuất phát từ khía cạnh

nghiên cứu của mình, nhưng các tác giả Xô viết đều có chung khẳng định thái

độ là sự phản ánh ý thức, là thuộc tính cốt lõi của nhân cách và là một yếu tố

định hướng hành vi xã hội của con người.

Trong các nghiên cứu về thái độ (ơ phương Tây, trước hết phải nói đến

hai tác giả W.I. Thomas và F.Znaniecki, những người đầu tiên đưa ra khái

niệm thái độ mà theo đó, “thái độ là định hướng chủ quan của cá nhân như

một thành viên (cộng đồng) đối với giá trị này hay giá trị khác, làm cho cá

nhân có phương pháp hành động này hay khác được xã hội chấp nhận. Với

định nghĩa này, có thể xem như hai tác giả đã đưa ra định nghĩa thái độ chính

là sự định hướng giá trị của mỗi cá nhân trong cộng đồng xã hội.

G.W. Allport, nhà tâm lý học xã hội người Mỹ cho rằng, "thái độ là trạng

thái sẵn sàng về mặt tinh thần và thần kinh được tổ chức thông qua kinh

nghiệm, điều chỉnh hoặc ảnh hưởng năng động đến các phản ứng của cá

nhân với tất cả các khách thể và tinh huống mà nó có mối liên hệ và đã đưa

ra năm đặc điểm của thái độ như sau:

Page 173: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

- Thái độ là trạng thái của tinh thần và hệ thần kinh.

- Thái độ là sự sẵn sàng phản ứng.

- Thái độ là trạng thái có tổ chức.

- Thái độ được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm quá khứ.

- Thái độ gây ảnh hưởng và điều khiển hành vi.

Nhà tâm lý học Mỹ Newcom cho rằng, thái đó là khuynh hướng hành

động, nhận thức, tư duy, cảm nhận của cá nhân với khách thể có liên quan.

H.C. Trianodis (1971) coi "thái độ là tư tưởng được hình thành từ

những xúc cảm gây tác động đến hành vi nhất định ở một giai cấp nhất định

trong những tình huống xã hội. Thái độ của con người bao gồm những điều

người ta suy nghĩ và cảm thấy về đối tượng, cũng như thái độ cư xử của họ

đối với nó”.

R. Marten khẳng định, thái độ là xu hướng thường xuyên đối với các

tình huống xã hội. Nó biểu thị sự thống nhất của ý nghĩ, tình cảm và hành

động. Thái độ của con người có mối quan hệ chặt chẽ với hành vi, được xác

định bằng tình huống thống nhất bên trong.

H.Fillmore nhận định, thái độ là sự sẵn sàng phản ứng tích cực hay tiêu

cực đối với đối tượng hay các ký hiệu (biểu tượng) trong môi trường... Thái

độ là sự định hướng của cá nhân đến các khía cạnh khác nhau của môi

trường và là cấu trúc có tính động cơ.

J.Traver và cộng sự định nghĩa thái độ là cách cảm xúc tư duy và hành

động tương đối lâu dài đối với sự việc hay con người nào đó.

Như vậy, khi giảm qua một số định nghĩa về thái độ do các nhà tâm lý

học đại cương và tâm lý học xã hội Mỹ nêu ra, chúng ta cũng thấy sự không

đồng nhất về khái niệm thái độ của họ. Tuy nhiên, ở một vài tác giả cũng có

một số nhận định chung về nội hàm của khái niệm này, đó là tính “sẵn sàng

phản ứng”, tính gây tác động đến hành vi. Riêng định nghĩa về thái độ của

G.W.Allport được nhiều nhà tâm lý hoc thừa nhận vì qua định nghĩa thái độ là

Page 174: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

gì, tác giả còn nêu ra nguồn gốc, vai trò, chức năng của thái độ. Tuy nhiên,

trong định nghĩa của Allport, một lần nữa lại thấy, thái độ chỉ bó gọn “trong

đầu” của một cái tôi chủ quan, mà không thấy vai trò của các yếu tố môi

trường và những người khác trong xã hội đối với việc hình thành thái độ chủ

qua của mỗi người.

Từ việc tổng hợp lịch sử nghiên cứu thái độ, cũng như tham khảo định

nghĩa về thái độ của nhiều tác giả khác nhau, chúng tôi xin được trình bày

cách hiểu của mình về thái độ và lấy đó làm công cụ nghiên cứu trong đề tài

của mình: Thái độ là phản ứng (ứng xử) mang tính chủ thể với hiện thực

khách quan, được hình thành trên cơ sở các mối quan hệ xã hội mà chủ thể

tham gia vào đó, thông qua hoạt động và giao tiếp của mình.

3. Thái độ và các khái niệm có liên quan

Như đã trình bày ở trên, thái độ là một thuộc tính của nhân cách, do đó,

có mối liên hệ với các thành phần khác trong nhân cách. Trong khi đó, nhan

cách luôn là một hệ thống trọn vẹn thống nhất của các thành phần thuộc

tính… tham gia vào hệ thống đó, cho nên việc tách bạch rành rọt thái độ với

các khái niện khác cùng phản ánh hiện thực khách quan trong nhân cách là

điều không dễ dàng, song cần thiết phải làm, dù chỉ là trên bình diện lý luận.

- Thái độ và ý thức cá nhân: Các nhà tâm lý học Xô viết đều khẳng định

tính ý thức: của thái độ chủ quan của cá nhân là một thuộc tính cơ bản, mặc

dù việc nghiên cứu thực nghiệm để chứng minh cho chân lý trên chưa được

triển khai nhiều hoặc triển khai nhưng hiệu quả minh chứng chưa cao (theo

B.Pa.Lomov, A.G.Axmolov…). Do vậy, thái độ và ý thức cá nhân là có mối

quan hệ với nhau, nhưng quan hệ đó như thế nào?

Theo định nghĩa, ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất, đặc

trưng của loài người, là năng lực nhận thức cái phổ biến, cái bản chất trong

hiện thực khách quan, do đó đang thời là năng lực định hướng, điều khiển

một cách tự giác thái độ, hành vi, quan hệ giữa con người với hoàn cảnh tự

nhiên và xã hội. Thái độ là một thành phần của ý thức là một phương thức để

thể hiện tính tích cực của ý thức và mối liên hệ ngược trở lại của ý thức với

Page 175: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

hiện thực. Do vậy, quan hệ giữa thái độ và ý tllức là quan hệ giữa cái toàn bộ

và cái cấu thành.

Thái độ và nhu cầu: Nhu cầu có vị trí quan trọng trong hình thành nhân

cách, là nền tảng của động cơ, mục dích hành động. Sự hình thành mọi thuộc

tính nhân cách đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhu cầu. Quá

trình thoả mãn nhu cầu cũng chính là quá trình hình thành sự sẵn sàng hành

động, củng cố thái độ cá nhân cũng như các thành phần của nó (như nhận

thức, cảm xúc, cử chỉ, hành vi nhằm thoả mãn nhu cầu). Thái độ được hình

thành trên cơ sở kinh nghiệm của cá nhân trong trường hợp có sự gặp gỡ

giữa nhu cầu với đối tượng và điều kiện thoả mãn nhu cầu đó.

- Thái độ và phong thú: Theo định nghĩa trong các sách giáo khoa tâm

lý học, "hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó

vì ý nghĩa của nó trong cuộc sống và sự hấp dẫn tình cảm của nó". Như vậy,

qua quá trình xác định đối tượng và nhận thức đối tượng, có thể phán xét về

thái độ của cá nhân với đối tượng. Hứng thú càng ổn định, mạnh mẽ thì thái

độ cũng được củng cố, sự ham muốn tác động tới đối tượng càng được tăng

cường hơn.

- Thái độ và tâm thế: "Tâm thế là trạng thái trọn vẹn cơ động của chủ

thể, trạng thái sẵn sàng hành dộng, bị quy định bởi hai yếu tố là nhu cầu của

chủ thể và tình huống khách quan tương ứng. Theo trường phái của

Uznadze, tâm thế được hình thành do có sự gặp gỡ giữa nhu cầu và hoàn

cảnh có đối tượng thoả mãn nhu cầu. Tâm thế là khái niệm của tâm lý học đại

cương, được các nhà tâm lý học xã hội sử dụng để biểu đạt "tâm thế xã hội -

tương đương attitude (thuật ngữ mà các nhà tâm lý học phương Tây hay

dùng).. Do vậy, giữa thái độ và tâm thế có một số những điểm trùng nhau

nhưng cũng nhiều điểm không giống nhau về nội hàm. Điểm không giống

nhau nổi hàm nhất để có thể phân biệt rạch ròi hai khái niệm là thái (tâm thế

chủ quan, thái độ chủ quan của cá nhân) là thuộc tính tâm lý (chứ không phải

là trạng thái như tâm thế) được hình thành trong các hoàn cảnh xã hội thông

qua hoạt động và giao tiếp có ý thức, cơ cấu trúc phức tạp và đa tầng, tham

Page 176: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

gia vào điều khiển, điều chỉnh hành vi của cá nhân trong nhiều lĩnh vực hoạt

động khác nhau. Những phẩm chất trên không có trong tâm thế hoặc nếu có,

xuất hiện rất mờ nhạt.

- Thái độ là định hướng giá trị: Trong các nghiên cứu về thái độ, như đã

nêu trên, có hai quan điểm xem xét về quan hệ giữa thái độ và định hướng

giá trị:

+ Quan điểm cho rằng thái độ là định hướng giá trị - như Thomas và

Znaniecki.

+ Quan điểm không chấp nhận hướng nêu trên mà cho rằng đấy là hai

khái niệm khác nhau.

Trong cấu trúc hoạt động của cá nhân, định hướng giá trị tạo thành một

nội dung của xu hướng nhân cách. Do vậy, định hướng giá trị có thể được coi

là cơ sở bên trong của thái độ cá nhân đối với hiện thực.

- Thái độ và tính cách: Tính cách và sự kết hợp độc đáo các đặc điểm

tâm tý ổn định của con người, bao gồm một hệ thống thái độ đối với hiện

thực, thể hiện trong hệ thống hành vi cử chỉ, cách nói năng tương ứng. Có thể

nói, trong tính cách thì thái độ là mặt nội dung, còn những hành vi tương ứng

là mặt hình thức. Như vậy, quan hệ giữa thái độ với tính cách là quan hệ giữa

một bộ phận cấu thành với tổng thể.

- Thái độ và xúc cảm, tình cảm: Xúc cảm, tình cảm là sự biểu thị thái độ

của cá nhân đối với các hiện tượng xảy ra trong hiện thực khách quan, trong

cơ thể liên quan đến việc thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu của con

người. Tình cảm được hình thành từ những xúc cảm đồng loại được lặp đi

lặp lại, có tính ổn định tương đối và là một trong ba thành phần cấu trúc của

thái độ. Qua biểu hiện của xúc cảm, tình cảm, có thể thu được những dữ liệu

về tính chất và đặc điểm thái độ chủ quan của cá nhân với hiện thực khách

quan.

- Thái độ và ý chí: ý chí là mặt năng động của ý thức, thể hiện khả năng

đề ra mục đích và nỗ lực khắc phục trở ngại nhằm đạt mục đích đã định.

Page 177: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Theo định nghĩa trên thì ý chí và thái độ là hai thành phần của một hệ thống

chức năng – ý thức. Thái độ là sự biểu hiện của các phẩm chất của ý chí.

-Thái độ và hoạt động cá nhân: Tâm lý học hoạt động khẳng định hoạt

động là yếu tố trực tiếp, quyết định sự hình thành nhân cách, quy định thái độ

chủ quan của cá nhân với hiện thực khách quan. Hoạt động có mục đích

nhằm bộc lộ các khía cạnh khác nhau của các quan hệ xã hội mà ở đó cá

nhân sống và phát triển. Sự phản ánh của những quan hệ này trong ý thức cá

nhân là yếu tố quyết định hình thành thái độ. Mặt khác, thái độ quy định

phương hướng hoạt động, hành động.

Như vậy, nói đến nhân cách là nói đến hệ thống các thuộc tính của nó,

trong đó có thái độ. Do vậy, thái độ chủ quan của cá nhân có liên quan mật

thiết với nhiều thuộc tính khái niệm khác nhau. Trong một nhân cách, quan hệ

này được liên kết một cách độc đáo, đặc trưng, do vậy khó có thể tách rời các

phẩm chất nhân cách thành những đơn vị độc lập. Việc phân tích nêu trên chỉ

có ý nghĩa về mặt lý luận để phục vụ cho việc nghiên cứu thái độ một cách rõ

ràng và tường minh hơn.

D. Ý THỨC, TỰ Ý THỨC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

TRẦN NINH GlANG

Cùng với tác động qua lại đồng thời của hai cuộc cách mạng: cách

mạng xã hội và cách mạng khoa học công nghệ, loài người đang bước vào

nền văn minh trí tuệ - nền văn minh tạo ra các biến đổi về chất trong nhiều

lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người, tọa điều kiện đưa năng suất lao

động xã hội lên tới nhịp đọ nhanh chưa từng có. Đóng vai trò chủ chốt tạo nên

chính nền văn minh đó là con người – nguồn nhân lực.

Xuất phát từ tư tưởng con người giữ vị trí trung tâm trong sự phát triển

kinh tế - xã hội, là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển đất nước, Đại hội

Đảng lần thứ VIII chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

Page 178: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

nước, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát

triển nhanh và bền vững.

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước chũng ta đang bước

vào mang nhiều đặc điểm của cả ba nền văn minh loài người: văn minh nông

nghiệp, văn minh công nghiệp và văn mình tin học. Cùng với sự biến đổi sâu

sắc trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước, thế giới tâm lý,

nhân cách của con người đã có những biến đổi đáng kể, thể hiện rất rõ ở

cuộc đấu tranh gay gắt giữa các mặt tích cực và các mặt tiêu cực của thang

giá trị, đòi hỏi phải giải quyết hài hòà. Do đó, hình thành và phát triển nhân

cách con người Việt Nam - nhân cách được phát triển toàn diện thông qua

việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài - đi vào công

nghiệp hoá, hiện đại hóa nhằm đáp ứng xu thế mở cửa, hội nhập. Đây là tư

tưởng chiến lược về con người của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay...

Tâm lý học là khoa học hạt nhân giữ vị trí chủ chốt trong các nhóm

khoa học về con người. Trên thế giới, vào những năm cuối của thế kỷ XX,

tâm lý học đã có một bước tiến mới quan trọng, phục vụ cho sự phát triển con

người, đáp ứng ngày càng cao và đầy đủ hơn những yêu cầu của cuộc sống

trên cơ sở kết hợp phân tích điều kiện với phân tích chức năng. Khẳng định

yêu cầu đổi mới, hoàn thiện theo xu thế tất yếu trên nhằm khắc phục tình

trạng “thiếu cơ sở lý luận soi đường” và "chưa có những kết quả nghiên cứu

đáng tin cậy”, nhiệm vụ cấp bách của tâm lý học Việt Nam hiện nay là chú

trọng nghiên cứu cơ bản, phát triển lý luận (phát triển tri thức tâm lý và nâng

cao tác dụng phục vụ thực tiễn. Chủ trương cần thiết và đúng đắn trên đang

được triển khai, thể hiện qua một loạt các bài nghiên cứu về lý luận và thực

tiễn đăng trên tạp chí Tâm lý học và một số sách chuyên khảo gần đây. Ở

đây, chúng tôi xin đề cập một số vấn đề nghiên cứu lý luạn về ý luận và tự ý

thức một mảng quan trọng của tâm lý học, có vai trò quyết định trong phát

triển nhân cách nhưng còn ít được nghiên cứu ở Việt Nam.

I. KHÁT LƯỢC VỀ NHÂN CÁCH

1. Một số mô hình con người – nhân cách trong thời đại ngày nay

Page 179: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Nguồn lực con người ở mỗi thời đại có những yêu cầu khác nhau. Thời

đại kinh tế tri thức so với thời đại kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, tính chủ

thể của con người bước vào giai đoạn mới về chất. Đó là thời đại nhân cách

với tính cách là biểu hiện tập trung nhất của tính chủ thể ngày càng hoàn

thiện. Mô hình nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức được Zhang

Lyhai Hunkai xây dựng với những đặc trưng sau:

- Khám phá, coi trọng thực tế, phê phán, đổi mới, không ngừng tiến thủ

(tố chất nhân cách có tinh thần khoa học).

- Tôn trọng giới tự nhiên và quy luật sinh thái, yêu quý môi trường (giá

trị phát triển hài hòa giữa con người - tự nhiên).

- Đoàn kết, hợp tác, quan tâm, yêu mến người khác (thực hiện sự phát

triển hài hoà giữa con người và xã hội, thúc đẩy sự vận chuyển lành mạnh

của xã hội).

- Không ngừng vượt lên hoàn thiện mình.

Trong những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, có sự khác biệt về

trọng tâm và mức độ, nhưng các mặt cơ bản tạo nên mô hình nhân cách con

người phát triển toàn diện của các quốc gia hiện này là tương tự nhau, chủ

yếu tập trung vào: trí tuệ, tinh thần, cảm xúc; thể chất, hoặc là tổng hợp lực

của tâm lực, trí lực và thể lực.

2. Khái niệm nhân cách.

Các cơ sở lý luận về nhân cách, đặc biệt xung quanh vấn đề quan niệm

và các thuyết khác nhau về nhân cách trong khoa học tâm lý đã dược nghiên

cứu nhiều ở Việt Nam những năm gần đây trong các chương trình, đề tài

nghiên cứu hoặc trong các sách chuyên khảo theo các mảng vấn đề ("Tâm lý

học nhân cách" của Nguyễn Ngọc Bích - 1998; "Tuyển tập Tâm lý học" của

Phạm Minh Hạc - 2002...). Những luận điểm cơ bản của tâm lý học mác xít

Xô viết có ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của nền tâm lý học Việt

Nam:

Page 180: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Nhân cách là một đối tượng nghiên cứu văn phong phú, vừa phức tạp.

Đã hiểu nhân cách là gì cần phân biệt mấy khái niệm sau: con người, cá thể,

chủ thể, nhân cách.

Con người là tác phẩm kỳ diệu của thiên nhiên, luôn luôn là bộ phận

của vũ trụ, sống trong môi trường thiên nhiên. Con người là kẻ sáng tạo, đồng

thời là sản phẩm của lịch sử xã hội văn minh nhân loại. Khi đại diện cho loài,

con người được gọi là cá thể, khi là thành viên của xã hội được gọi là cá

nhân; khi là chủ thể của hoạt động được gọi là nhân cách.

Khi cá nhân thực hiện một hoạt động nhất định một cách có ý thức và

có mục đích, nhận thức và cải tạo thế giới xung quanh trong quá trình hoạt

động đó thì nó được gọi là chủ thể. Nói đến nhân cách của con người là “xem

xét con người với tư cách là một thành viên của xã hội nhất định, là chủ thể

của các mối quan hệ con người, của hoạt động có ý thức và giao lưu”.

Như vậy, cá nhân chỉ trở thành chủ thể của hoạt động nào đó trong

chừng mực mà nó ý thức được mục đích đích thực của hoạt động đó như là

những cái có ý nghĩa đối với cá nhân và khi đó nó trở thành nhân cách.

Có rất nhiều quan niện khác nhau về nhân cách nói lên tính phức tạp

của bạn thân hiện tượng nhân cách. X.L.Rubinstein cho rằng, con người là

nhân cách do nó xác định được quan hệ của mình với những người xung

quanh mọt cách có ý thức. A.N.Leonchiev coi nhân cách như một cấu tạo tâm

lý mới được hình thành trong cách quan hệ sống của cá nhân; nhấn mạnh

nhân cách là chủ thể của hoạt động và coi thứ bậc động cơ có ý nghĩa cơ bản

đối với nhân cách. K.K.Platonov nhấn mạnh mặt ý thức của nhân cách – là

con người với tư cách là chủ thể có ý thức; là người mang ý thức.

A.G.Kovaliov coi nhân cách là tổ hợp của những thuộc tính: xu hướng năng

trực, khí chất, tính cách, tạo nên một chính thể trong đời sống tâm lý của cá

nhân. A.Kossakowski nhấn mạnh mặt tự ý thức, tự điều chỉnh hành vi của

nhân cách. Phạm Minh Hạc coi nhân cách là chủ thể hoạt động mà hệ thống

thái độ là đặc trưng của nhân cách: “Nhân cách như là một hệ thống các quan

hệ của con người đối với thế giới xung quanh và đối với bản thân mình. Quan

Page 181: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

hệ của con người đối với thế giới xung quanh được biểu hiện trong những

quan điểm, niềm tin của họ, trong thế giới quan, trong thái độ của họ đối với

những người khác, nhưng điều chủ yếu nhất là trong hoạt động và giao lưu

của họ. Quan hệ của con người đối với bản thân mình được biểu hiện trong

những biểu tượng của họ về bản thân mình trong sự tự đánh giá của họ,

trong những lý tưởng của họ, trong cái mà họ khiến nhìn nhận mình như vậy".

Như vậy, nhân cách luôn gắn liền với ý thức: nhân cách được hình

thành và phát triển cùng với sự phát triển của ý thức chịu sự điều phối của nó.

Cùng với sự đa dạng trong quan niệm về nhân cách, quan điểm và sự

hình thành và phát triển nhân cách cũng rất phong phú. Tâm lý học mác xít

khẳng định nhân cách không phải được sinh ra mà được hình thành và phát

triển trong hoạt động và giao tiếp, trong đó yếu tố giáo dục giữ vai trò chủ

đạo. Sự hình thành nhân cách con người diễn ra nhờ sự tham gia của họ vào

các dạng hoạt động và những mối quan hệ xã hội được thiết lập qua đó:

Trong quá trình phát triển cá thể, bằng hoạt động và giao tiếp, con người ý

thức được phẩm chất và giá trị của mình trong hệ thống mối quan hệ xã hội,

trở thành chủ thể của mối quan hệ, các đặc điểm cá thể của con người được

biến đổi và trở thành những đặc điểm mang tính người đích thực, tính xã hội -

đạo đức - nhân cách được hình thành.

3. Cấu trúc tâm lý của nhân cách

Về cấu trúc tâm lý của nhân cách có nhiều thuyết khác nhau, tuỳ theo

cách quan niệm bản chất của nhân cách như thế nào.

Theo Phạm Minh Hạc, đời sống tâm lý của mỗi người có cấu tạo khá

phức tạp, nhiều mặt và cơ động có liên hệ qua lại và chế ước lẫn nhau, và

một cấu trúc nhân cách bao quát hơn cả thể hiện ở bốn khối bộ phận sau:

- Xu hướng của nhân cách - hệ thống những động lực thúc đẩy quy

định tính lựa chọn của các thái độ vi tính tích cực của con người (hệ thống

các nhu cầu, hứng thú, niềm tin, lý tưởng...);

Page 182: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

- Những khả năng của nhân cách - một hệ thống bao gồm các năng lực

là tiền đề tâm lý bảo đảm cho những xu hướng của nhân cánh trở thành hiện

thực bảo đảm cho sự thành công của hoạt động;

- Phong cách, hành vi của nhân cách - các đặc điểm tâm lý trong hành

vi của nhân cách do tính cách và khí chất của nhân cách quy định;

- Hệ thống điều khiển của nhân cách - "cái Tôi", "tự ý thức của nhân

cách, thực hiện sự tự điều chỉnh cũng như dự kiến và hoạch định cuộc sống

và hoạt động của cá nhân.

Có thể hiểu nhân cách là một hệ thông thống nhất các quan hệ của con

người đối với thế giới xung quanh và với bản thân, với nét đặc trưng là tính

tích cực được thể hiện trong các hoạt động khác nhau. Hạt nhân của nhân

cách là "cái Tôi" đạt đến trình độ phát triển về tự ý thức, tự đánh gía và làm

chủ hành vi của bản thân. Nhân cách mang bản chất xã hội - lịch sử. Khi trở

thành một nhân cách có nghĩa là ở người đó có ý thức, thái độ, động cơ,

năng lực trong việc tiếp nhận, đánh giá các tác dộng đến bản thân, đồng thời

biết lựa chọn các phương thức tác động đến các đối tượng khác nhau của

môi trường tự nhiên và xã hội. Nghĩa là, nói đến nhân cách là nói đến một chủ

thể sáng tạo, có ý thức trong hành vi, hoạt dộng, giao tiếp; chủ thể tự ý thức.

Tự ý thức để tự khẳng định mình thông qua hoạt động của chính mình -

tự giác ngộ - ý thức tự giác đang được các nhà tâm lý học Việt Nam xác định

là yếu tố quyết định quan trọng nhất, là phương diện của nhân cách cần được

tổ chức nghiên cứu với sự phát triển của xã hội và của con người.

II. Ý THỨC VÀ TỰ Ý THỨC

1. Ý Thức

1.1. Bản chất của ý thức

Tâm lý là thuộc tính đặc biệt của vật chất có tổ chức cao với khả năng

phản ánh thực tại khách quan. Ý thức là thuộc tính phân biệ người với động

vật, và con người phải sử dụng nó hầu hết trong tất cả các lĩnh vực, mọi khía

Page 183: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

cạnh hoạt động của mình để cải tạo thế giới. Tính chất ý thức trong các hiện

tượng tâm lý của con người là biểu hiện chất lượng mơi, đặc thù của tâm lý

con người.

Ý thức vốn là một “đề tài kinh điển”. Những vấn đề liên quan tới ý thức

hầu như chỉ được nghiên cứu nhiều trong triết học và tâm lý học. Một trong

những luận điểm của triết học duy vật lịch sử và duy vật biện chứng giữ vai

trò công cụ tạo ra cuộc cách mạng tâm lý học là lý luận mác xít về ý thức, có ý

nghĩa trực tiếp đối với việc giải quyết vấn đề nguồn gốc nảy sinh của tâm lý,

hình thành tâm lý: ý thức là hình thức phản ánh cao cấp nhất đặc trưng của

con người: ý thức luôn là ý thức của chủ thể thực tại, ý thức được sản xuất ra

bởi các mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh; ở con người ý

thức đã thay thế cho bản năng, hoặc có thể nói bản năng của con người đã

được nhận thức.

Đối với tâm lý học, ý thức là vấn đề cơ bản, quyết định của khoa học

tâm lý. Tuy nhiên, cho đến nay, đó vẫn là một lĩnh vực vô cùng phức tạp, còn

nhiều vấn đề chưa được giải quyết. A.N.Leonchiev.. nhà tâm lý học người

Nga nổi tiếng khi bàn và ý thức hình thức tâm lý cơ bản đặc trưng của con

người đã khẳng định tâm lý học con người nhất thiết phải là khoa học cụ thể

về ý thức vấn đề ý thức của con người phải là một bộ phận của đại lượng của

tâm lý học. Ông tuyên bố. "Tâm lý học mà không có lý luận về thực nghiệm

còn tệ hơn cả chính trị kinh tế học không có học thuyết về giá trị thặng dư".

Trong lịch sử tư tưởng tâm lý học, thái độ đối với vấn đề ý thức luôn

biến đổi, gắn liền với các quan niệm về bản chất của tâm lý, ý thức của các

trường phái tâm lý học. Các đại diện của tâm lý học duy tâm, nội quan, phân

tâm, hành vi, hiện sinh (V.Wund, W.James, S. Freud, Tolman, Rogers...) cho

rằng ý thức là cái gì đó ở bên ngoài, không có phẩm chất (vì bản thân nó đã

là phẩm chất của những biện tượng và quá trình tâm lý) và cấu trúc riêng

hoặc là một cái gì đó trừu tượng - trải nghiệm, thể nghiệm, máy móc và thụ

động; tách rời khỏi thế giới đối tượng xung quanh, các quan hệ xã hội và các

hoạt động của con người cùng với xã hội tạo ra thế giới và các quan hệ ấy.

Page 184: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Trái ngược với các quan điểm duy tâm và duy vật siêu hình, tâm lý học

mácxít mà đại diện là trường phái tâm lý học Xôviết đã vận dụng sáng tạo các

nguyên lý của triết học mácxít xây dựng nên một phương pháp luận riêng cho

tâm lý học với các nguyên tắc cơ bản coi tâm lý là hoạt động là có tính lịch sử

- xã hội và có sự phát triển trên cơ sở đó thay đổi tận gốc bản thân cách tiếp

cận vấn đề và giải thích thực sự về tâm lý, ý thức. Phương pháp tiếp cận chủ

yếu để nghiên cứu các quy luật triển ý thức nhân cách con người.

Ý thức là một chất lượng mới của toàn bộ tâm lý người, có vai trò rất

lớn đối với hoạt động phản ánh, hoạt động định hướng và hoạt động thực tiễn

của con người.

V.N.Miaxisev khi nghiên cứu về thái độ, coi ý là sự thống nhất của phản

ánh thực tại và thái độ tích cực, có mục đích của con người đối với hiện thực

xung quanh.

Theo E.V.Sorokhova, ý thức được đặc trưng bởi thái độ tích cực của

con người đối với thực tại, với bản thân, với cử chị và hành vi, hoạt động của

mình – hướng vào việc đạt được mục đích đặt ra. Ý thức là năng lực (khả

năng của con người) hiểu thế giới xung quanh, các quá trình diễn ra trong đó,

các tư tưởng và hành động và thái độ của mình đối với thế giới cũng như với

chính bản thân mình.

K.K.Platonov cho rẳng, ý thức là sự thống nhất của mọi hình thức nhận

thức, trải nghiệm của con người và thái độ của nó đối với cái mà nó phản ánh

– là sự thống nhất của tất cả các quá trình, trạng thái, thuộc tính tâm lý của

con người như là một nhân cách.

Theo X. L.Rubinstein, ý thức đó không chỉ là sự phản ánh, mà còn là

thái độ của con người đối với xung quanh. Ý thức là sự thống nhất giữa tri

thức và trải nghiệm.

Theo Phạm Minh Hạc thì ở con người, ý thức là năng lực hiểu biết

được các tri thức về thực tại khách quan mà người đó tiếp thu được và năng

lực hiểu được thế giới chủ quan trong chính bản thân người đó.

Page 185: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Các đặc trung tâm lý thể hiện cấu trúc và chức năng của ý thức được

V.A.Petrovxki đưa ra như sau:

- Ý thức của con người bao gồm tập hợp các tri thức về thế giới xung

quanh chúng ta, thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế

giới – năng lực nhận thức cái bản chất, khái quát; sự chiếm lĩnh tri thức có

tính tích cực, có tính chủ định ở mỗi cá nhân. Ý thức và tư duy (giai đoạn phát

triển cao của quá trình nhận thức) có quan hệ mật thiết với nhau. Muốn ý thức

đầy đủ, sâu sắc cần phải có tư duy khái quát về bản chất của thế giới và

ngược lại, ý thức càng cao càng làm cho tư duy có chiều sâu, rộng.

- Ý thức thể hiện ở xác định thái độ đối với hiện thực khách quan. Ở

đây có sự tham gia của xúc cảm – phản ánh các quan hệ khách quan phức

tạp, mà trước hết là các quan hệ xã hội. Như Mác và Ăngghen đã viết, ý thức

tồn tại đối với tôi là tồn tại ở một thái độ nào đó đối với sự vật này hay sự vật

khác.

- Ý thức bảo đảm hoạt động có mục đích, thể hiện ở năng lực điều

khiển, điều chỉnh hành vi của con người nhằm đạt mục đích đề ra, nghĩa là ý

thức có khả năng sáng tạo, thể hiện tính ý chí của con người. Con người luôn

cải tạo hoàn cảnh một cách có ý thức. Ý chí là mặt năng động của ý thức, mặt

thể hiện cụ thể của ý thức trong thực tiễn, được biểu hiện qua các phẩm chất

tính mục đích, tính độc lập, tính quyết đoán, kiên cường, kiềm chế, tự chủ.

- Ý thức thể hiện ở sự tách bạch rõ ràng và củng cố về cái chủ thể và

khác thể - cái khách thể - cái thuộc về “cái Tôi” với cái “không phải cái Tôi” –

khả năng nhận thức về mình, xác định thái độ đối với bản thân mình – tự ý

thức –mức độ ý thức cao hơn. Khác biệt cơ bản của con người với động vật

là khả năng tự nhận thức về mình, xác định thái độ đối với bản thân, khả năng

tự điều chỉnh và tự hoàn thiện.

Các thuộc tính cơ bản trên của ý thức được B.Ph. Lomov khái quát lại

trong ba chức năng cơ bản như sau:

Page 186: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

- Chức năng nhận thức – sự chiếm lĩnh tri thức có tính tích cực và có

tính chủ định, được hiện thực hóa trong các quá trình hoạt động nhận thức.

- Chức năng điều chỉnh trên cơ sở cá nhân gia nhập vào các quan hệ

xã hội.

- Chức năng thông tin - được hiện thực hóa trong quá trình giao tiếp,

trao đổi tri thức và điều hòa lẫn nhau bởi hành vi con người.

Tóm lại, có thể hiểu ý thức là:

- Năng lực hiểu được các tri thức và thế giới khách quan và năng lực

hiểu được thế giới chủ quan trong chính bản thân mình.

- Là sự thống nhất của tất cả các quá trình, trạng thái và thuộc tính tâm

lý của con người như một nhân cách.

- Là sự thống nhất của tất cả các hình thức nhận thức và trải nghiệm

của con người cùng thái độ của nó đối với cái mà nó phản ánh.

- Là sự tích lũy và sử dụng thông tin về xung quanh và về chính bản

thân mình để giải quyết các vấn đề của cuộc sống.

1.2. Cấu trúc của ý thức

Vấn đề cấu trúc của ý thức có một lịch sử khá phong phú, được các

nhà tâm lý học Xô viết nghiên cứu nhiều. Ý thức được cấu tạo nên theo thứ

bậc và có cấu trúc nhiều lớp, các thành tố của nó thể hiện các mức độ phát

triển khác nhau.

Có quan điểm đồng nhất cấu trúc của ý thức với các thuộc tính cơ bản

của nó (V.A.Petrovxki). Quan điểm khác coi cấu trúc ý thức là sự thống nhất

các quá trình, trạng thái, thuộc tính của con người như một nhân cách.

(A.G.Kovaliov). B.Pa.Lomov quy cấu trúc của ý thức theo hệ thống các chức

năng của nó (nhận thức, điều chỉnh, thông tin).

Theo A.N.Leonchiev, cấu trúc của ý thức gồm ba thành tố, đó là: “chất

liệu” (tế bào) cảm tính của tri giác (hay là hình ảnh), nghĩa và ý. “Chất liệu”

cảm tính là thành phần cảm tính gồm những hình ảnh về thực tế đang được

Page 187: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

tri giác khác nhau về dạng thức, sắc diện cảm tính, mức độ rõ rệt, ổn định...,

đem lại tính thực tại cho bức tranh được ý thức về thế giới bên ngoài, nhờ đó

thế giới mới xuất hiện trước chủ thể như là một cái gì đó tồn tại không phải

trong ý thức tìm ở bên ngoài hoạt động.

Ý thức không phải là cái gì đó bất biến mà là “một hình thái lịch sử - cụ

thể của tâm lý": trong quá trình lịch sử phát triển của loài người, cấu trúc toàn

bộ hoạt động của con người, và tương ứng với chúng là kiểu phản ánh tâm lý

thực tại khách quan cũng thay đổi theo. Sự biến đổi chủ yếu của ý thức trong

lịch sử xã hội loài người được Leonchiev mô tả như sự biến đổi chuyển hoá

của hai bộ phận "tạo thành chủ yếu của ý thức: “nghĩa" và "ý" cá nhận (ý riêng

của nhân cách).

Nghĩa - đó là “cái ẩn trong đối tượng và hiện tượng khách quan và

được phản ánh, ấn định trong ngôn ngữ". Đó là sự khái quát thực tại, sự phản

ánh thực tại không phụ thuộc vào thái độ cá nhân, nhân cách của con người

đối với nó; đó là chỉ có nghĩa khách quan do xã hội quy định. Các nghĩa trong

hệ thống ý thức cá nhân có lúc thù - tính chủ quan, biểu hiện trong tính thiên

vị. Ý – “trước hết như là thái độ được hình thành trong cuộc sống, trong hoạt

động của chủ thể", như là ý cá nhân (ý riêng của cá nhân) - "sự đánh giá ý

nghĩa cuộc sống của các hoàn cảnh khách quan và hành động trong những

hoàn cảnh đó đối với chủ thể”. Ý là cự trải nghiệm và sự trải nghiệm này là sự

thống nhất của quả trình nhận biết ra nghĩa của sự kiện và thái độ xúc cảm

đối với sự kiện đó. Tính thiên vị của ý thức con người tạo nên bởi ý cá nhân,

nối liền các nghĩa với thực tại bản thân cuộc sống của chủ thể, với những

động cơ của cuộc sông ấy.

1.3. Sự hình thành ý thức

Con người sinh ra chưa có ý thức. Ý thức được hình thành, phát triển,

thay đổi trong các hoạt động cụ thể của từng người thông qua sản phẩm của

hoạt động và trong quá trình giao tiếp với những người khác. Nảy sinh và

phát triển trong hoạt động với những quan hệ xã hội nhất định, ý thức đồng

Page 188: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

thời định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động. Ý thức vừa là tiền đề của

hoạt động, vừa là kết quả của hoạt động.

Nhờ có ý thức mà toàn bộ hoạt động tâm lý người có chất lượng hoàn

toàn mới. Hành động có ý thức: định hướng điều chỉnh, điều chỉnh là biểu

hiện tập trung nhất tâm lý con người. Nhờ đó, hoạt động được định hướng

cao hơn, tinh vi hơn và có mục đích rõ ràng hơn. Chỉ có hành động có ý thức

đầy đủ mới mang lại cho con người kết quả cao, mới thực sự cải tạo thế giới

quan và cải tạo chính bảo thân mình. Có thể nói không có ý thức thì không

thể có nhân cách và hoạt động của con người. Chính sự phát triển ý thức nói

lên rằng con người đã trở thành nhân cách.

Là một sản phẩm cấp cao của nhân cách, ý thức không phải được sinh

ra và bất biến. Nó được hình thành trong quá trình phát triển nhân cách thông

qua hoạt động của con người trong xã hội, do đó chịu ảnh hưởng của các

điều kiện xã hội, do đó chịu ảnh hưởng của các điều kiện xã hội, đặc biệt là

giáo dục. Cũng vì vậy mà tồn tại các mức độ tham gia khác nhau của ý thức.

Ý thức cá nhân không chỉ bao gồm các kiến thức tích lũy, thu nhận được, hệ

thống ý nghĩa, mà con là sự vận động bên trong, phân biệt sự hiểu biết về

bản thân và tự ý thức về chính mình.

2. Tự ý thứ

1.2. Khái niệm

Trong quá trình phát triển ý thức cá nhân và hình thành nhân cách, có

một thời điểm nhận thức ra “cái Tôi” – nảy sinh tự ý thức của cá nhau. Tự ý

thức, trước hết đó là sự ý thức của con người về bản thân như chủ thể của

lao động, giao tiếp, chủ thể của hoạt động xã hội. Đó là quá trình phát triển ý

thức bản ngã.

Các cấu tạo tâm lý của nhân cách (nhu cầu, hứng thú, lý tưởng…) – là

nguồn gốc của tính tích cực tạo nên xu hướng hoạt động và hành vi của nhân

cách, là cái tạo nên thế giới nội tâm, tạo ra sẽ khác biệt giữa các cá nhân. Tuy

nhiên, tự chúng, các bộ phận cấu thành quan trọng nhất này của nhân cách

Page 189: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

cũng không xác định được mức độ và xu hướng tự tích cực. Điều này lại phụ

thuộc vào việc con người ý thức về bản thân và có thái độ đối với bản thân ra

sao, có nghĩa là con người tự ý thức như thế nào, các đánh giá mong đợi ý

kiến đánh giá của người xung quanh về bản thân ra sao (về điều này; có

nhiều nghiên cứu của các nhà tâm lý học Liên Xô cho thấy, đặc điểm tính tích

cực của nhân cách phụ thuộc không chỉ vào việc người đó nghĩ về bản thân,

tự đánh giá về mình ra sao, mà quan trọng hơn nữa là mong muốn tiếp nhận

đánh giá của người khác về mình như thế nào).

Trong tâm lý học, xuất phát từ các quan điểm khác nhau về phương

pháp luận, tự ý thức được hiểu rất khác nhau. Đối với một số trường phái tâm

lý học phương Tây, cũng vì lý do này mà bản chất của một sế hiện tượng

được nghiên cứu có phát hiện khá lý thú về đặc điểm còn tự ý thức lại không

thể lý giải một cách đúng đắn. Dẫn đến bế tắc trong việc nghiên cứu thế giới

tâm lý trong cuộc sồng thực của con người.

G.Allport, D.McClelland, W.James thừa nhận tự ý thức có vị trí quan

trọng trong cấu trúc nhân cách, phát hiện sự phụ thuộc tự ý thức của con

người vào đặc điểm các mối quan hệ lẫn nhau của nó với những người xung

quanh. Tuy nhiên, tự ý thức được xem xét bên ngoài của hoạt động thực tiễn,

hoạt động đối tượng của chủ thể.

K.Lewin, F.Hoppe đã xây dựng phương pháp thực nghiệm nghiên cứu

về mức độ kỳ vọng của trẻ em và sinh viên, xác định sự phụ thuộc của sự kỳ

vọng vào các cảm xúc thành công hay thất bại - được quy định bởi xã hội

(các định giá từ phía bè bạn hoặc người lớn) và yếu tố mang tính xã hội này

có ngay từ buổi đầu của sự phát triển của trẻ. (Chủ thể và khách thể không

được phân tách – đặt ngang hàng).

S.Freud, A.Adler cho rằng tự ý thức như một cơ chế được hình thành ở

cá nhân dưới tác động của sự sợ hãi, không được bảo vệ trước những thù

địch ở môi trường xã hội. Bản chất của “cái tôi” là thực hiện chức năng bảo vệ

cá nhân khỏi sự đe dọa của môi trường xã hội (sự đối kháng giữa cá nhân và

xã hội).

Page 190: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

C.Rogers coi nhân cách là chủ thể tự nhận thức. Các hiện tượng tâm lý

được nhận thức thông quan “cái tôi” của nhân cách. Đó là sự tri giác về các

năng lực của bản thân, về các mối quan hệ của mình đối với mọi người, về

mục đích và lý tưởng. Tuy nhiên, tính tích cực của nhân cách – chủ thể tự

nhân thức này lại được lý giải là nhờ cái gì đó vớn có từ bên trong con người,

hướng tới sự tự tích cực, tự thực hiện.

Vấn đề tự ý thức được nghiên cứu khá mạnhh trong tâm lý học Liên

Xô. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về lý luận và thực nghiệm, nhiều vấn đề

về tự ý thức vẫn đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, làm chính

xác.

Tự ý thức được định nghĩa rất khác nhau. Các định nghĩa có thể được

phân theo:

a) sự nhấn mạng tự ý thức là một thuộc tính của nhân cách như một

tồn tại xã hội;

b) đối tượng của tự ý thức chính là chủ thể nhận thức – con người

nhận thức các mặt khác nhau của hoạt động tâm lý bản thân cùng các biểu

hiện tính tích cực của mình.

Dưới đây là một số định nghĩa về tự ý thức:

- Sự nhận thức về bản thân như một thành viên của các luật quan hệ

với thế giới xung quanh với những người khác, về các hành vi, hành động,

suy nghĩ, cảm giác, toàn bộ các phẩm chất đa dạng của nhân cách.. (V

A.Kruchetxki).

- Sự phản ánh của mỗi người về vai trò của mình trong tập thể và xã

hội. Sự nhận thức của con người về "cái Tôi", các hành vi của mình và sự

điều chỉnh tích cực chúng trong xã hội (K.K.Platonov).

- Sự nhận thức của con người về bản thân trong những quan hệ của

mình với thế giới bên ngoài và với những người khác (P.R.Chamata).

Page 191: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

- Sự tự ý thức như là một quá trình phức tạp; nhiều bậc trên cơ sở các

quá trinh tân lý: quà trình nhận thức, xúc cảm và ý chí (I.I.Trexnocova).

Nghiên cứu về tự ý thức của nhân cách V.V.Stolin cho thấy, thực hiện

chức năng quan trọng trong tổ chức hoạt động của bản thân, trong quan hệ

tác động và giao tiếp với mọi người xung quanh, tự ý thức với tư cách là cơ

chế của mối liên hệ ngược có các hướng ảnh hưởng chủ yếu sau:

- Cấu trúc của tự ý thức có thể động cơ hoá thúc đẩy, kích thích tới

hoạt động nhất định (chức năng động cơ hóa này có thể có các nguồn gốc

khác nhau, có thể xuất phát từ các biểu tượng về “cái Tôi - lý tưởng", gắn với

phạm trù đạo đức như lương tâm, nghĩa vụ, trách nhiệm; chúng cũng có thể

là sự phản ánh cái không tương đồng giữa "cái Tôi - hiện tại" và "cái Tôi -

tương lai"; là lòng kiêu hãnh, tự trọng…).

- Cấu trúc của tự ý thức và các quá trình tương ứng có thể tham gia

vào sự hình thành mục đích, lựa chọn những mục tiêu phục vụ đáp ứng động

cơ tương ứng với “hình ảnh – cái Tôi” nói chung, cũng như với biểu tượng về

khả năng, quyền, nghĩa vụ của bản thân.

- Cấu trúc của tự ý thức có thể cấm đoán, ngăn cản hành vi, hành

động.

Dưới dạng nhân thức và xúc cảm tự ý thức có thể quy định thái độ đối

với mọi người, cũng như phong cách giao tiếp với họ.

Dưới đạng tự nhận thức, tự tỏ thái độ, tự ý thức có thể ảnh hưởng tới

sự phát triển tính cách và từ đó tới phát triển nhân cách nói chung.

Tự ý thức có thể là một hình thức tự kiểm tra dưới các dạng hoạt động

biểu hiện khác nhau của con người. Các nghiên cứu cũng cho thấy các ảnh

hưởng nói trên của tự ý thức có ý nghĩa giải quyết một hoạt các vấn đề liên

quan tới nảy sinh và phát triển tập thể, hình thành một loạt các phẩm chất đạo

đức của nhân cách.

Page 192: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực nghiệm, các nhà tâm lý học đưa

ra phân loại các hình thúc biểu hiện của tự ý thức. Có ba hình thức biểu hiện

chính, với các sắc thái khác nhau:

- Nhận thức - tự nhận thức, phân tích, đánh giá, biểu tượng về bản

thân.

- Cảm xúc - thái độ cảm xúc của con người đối với bản thân: khiêm tốn,

tự hào, kiêu hãnh...

- Ý chí những biểu hiện tâm lý tích cực, gồm cả điều chỉnh có ý thức

các hành vi, hành động của bản thân, thái độ đối với xung quanh: kiểm chế,

tự chủ, kỷ luật tự kiểm soát.

Trong họat động tâm lý của con người, tự ý thức là một cấu trúc chỉnh

thể, thống nhất ý thức tương quan nhất định cả ba hình thức trên.

2.2. Tự ý thức và ý thức

Ý thức và tự ý thức là những hiện tượng tồn tại và thực hiện chức năng

trong tâm lý như một đơn vị chỉnh thể dù chúng có dặc trưng riêng được quy

định bởi đối tượng nhận thức. Tự ý thức có đối tượng nhận thức chính là

nhân cách như chủ thể ý thức, nhận thức. ý thức và tự ý thức thống nhất chặt

chẽ với nhau; ý thức là kết quả của hoạt động xã hội của nhân cách, là kết

quả của sự nhận thức hiện thực khách quan. Sự ý thức của con người về bản

thân như một cá thể của xã hội, như một thành viên của tập thể loài người là

thời điểm quan trọng của "tự ý thức".

Tự ý thức cũng là sản phẩm của hoạt động sống của chủ thể nhận thức

thực tại và tự nhận thức. Tự ý thức là một dạng đặc thù của ý thức, nhận thức

chính bản thân mình. Tự ý thức cũng như ý thức của con người nói chung,

đều có bản chất xã hội.

Tự ý thức là biểu hiện đỉnh cao của ý thức cá nhân. Theo quan điểm

của A.N.Leonchiev, ý thức cá nhân cùng lúc tham gia vào hai sự vận hành –

hai hệ thống liên hệ. Về xuất xứ, ý riêng của cá nhân gắn với những quá trình

diễn ra ngoài ý thức của chủ thể. Nó nảy sinh trong hoạt động sống thực của

Page 193: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

chủ thể, phản ánh quan hệ của các mục tiêu và điều kiện thực hiện hành

động đối với các động cơ hoạt động. Tuy nhiên, trong cấu trúc của ý thức, ý

cá nhân (ý riêng của cá nhân) có những mối quan hệ mới – với các cấu thành

khác của ý thức, thể hiện trong các nghĩa và các trải nghiệm xúc cảm – cảm

tính. “Cái Tôi”, được xem như là chủ thể hành động, như là một điều kiện tự

vận hành, cũng tiếp thu ý riêng của cá nhân – ý riêng của “Cái Tôi”. Theo

V.V.Stolin, ý riêng của “cái Tôi” được nảy sinh như là mối quan hệ của các

phẩm chất của chủ thể liên quan tới việc đạt được động cơ, mục đích; nó

được hình thành trong tự ý thức về cái có nghĩa (khía cạnh tình cảm). Như

vậy ý riêng của “cái Tôi” là đơn vị của tự ý thức, chứa đựng các yếu tố nhân

thức, tình cảm và thái độ, có liên quan tới tính tích cực - hoạt động xã hội của

chủ thể.

Có thể biểu diễn cấu trúc của ý riêng của "cái Tôi” bằng sơ đồ, trong đó

ý riêng của cá nhân là đỉnh chung của hai tam giác. Tam giác dưới phản ánh

tình huống mà chủ thể hành động tự cho là điều kiện đạt được chính các mục

đích và động có của mình. Trong trường hợp này, ý riêng sẽ vận hành hoạt

đang thực của chủ thể. Tam giác phía trên chỉ mốt quan hệ của ý riêng của

“cái Tôi" với những cấu thành khác của ý thức.

Sơ đồ cấu trúc ý rằng của "cái Tôi”:

2.3. Sự nảy sinh tự ý thức và hình thành thân cách

Quá trình phát triển tự ý thức gắn bó chặt chẽ với quá trình hình thành

nhân cách. Trong quá trình phát triển cá thể, thời điểm xuất hiện nhân cách

thường gắn với những biểu hiện đầu tiên của tự ý thức. “Cái Tôi" của đứa trẻ

dược nảy sinh và hình thành theo mức độ lĩnh hội các kiến thức về thế giới

bên ngoài, về những người khác và vê bản thân mình trong quá trình hoạt

động có đối tượng, trò chơi của đứa trẻ tạo tách biệt bản thân với những

người khác xung quanh nó, nghĩa là ở đây diễn ra quá trình phân tách “cái

Tôi” và –“cái không phải Tôi” rồi đế "cái Tôi tự”. Tiếp theo, trong qúa trình phát

triển, trong hoạt động, trong các quan hệ tác động liên nhân cách, mặt nội

dung của tự ý thức - sự nhận thức "cái Tôi" được bổ sung, làm phong phú và

Page 194: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

từ chối "cái Tội muốn" chuyển sang "cái Tôi có thể" quy định mức độ tự đánh

giá củả nhân cách. Sự tự nhận thức của cá nhân được thực hiện trên cơ sở

có nhận thức về người khác và về môi trường xung quanh, có ý nghĩa là tự ý

thức nảy sinh trên cơ sở ý thức đạt được trình độ phát triển nhất định. Ý thức

đặt tiền đề nảy sinh ra tự ý thức.

Theo các nhà tâm lý học mácxít, ý thức về “cái Tôi” là kết quả, là sản

phẩm sinh thành của một con người với tư cách là một nhân cách, tự ý thức

đồng thời là thành tố cấu trúc quan trọng của nhân cách, là cơ chế nội tại mà

nhờ nó con người có khả năng không chỉ lĩnh hội (tiếp nhân) có ý thức tác

động của môi trường xing quanh, mà còn tự nhận thức về khả năng, xác định

biện pháp và đặc điểm tính tích cực của bản thân, hướng vào lĩnh hội kinh

nghiệm hoạt động xã hội. Chính tự ý thức, một mặt, dường như ấn định kết

quả của phát triển tâm lý ở những giai đoạn tồn tại nhất đinh, mặt khác, với tư

cách là cái điều chỉnh có ý thức nội tại hành vi, nó có ảnh hưởng tới sự phát

triển nhân cách tiếp sau này (tiếp tục phát triển nhân cách). Nó chính là một

trong những điều kiện nội tại quan trọng để nhân cách phát triển không

ngừng, hình thành sự cân bằng giũa các ảnh hưởng bên ngoài, trạng thái nội

tại (bên trong) của nhân cách và các hình thức hành động. Tự ý thức trước

khi trở thành yếu tế quyết điijnh bên trong - cơ chế mà các ảnh hưởng môi

trương bên ngoài phải thông qua - lại tự nảy sinh dưới tác động của chính

những ảnh hưởng trên.

Về sự phát triển của tự ý thức cũng có nhiều quan điểm khác nhau:

V.C.Merlin cho rằng có bốn giai đoạn, tương ứng với các giai đoạn

cuộc đời:

- "Ý thức và sự đồng nhất” - năm đầu đời - tự phân tách và cho mình

nhập cuộc;

- "Ý thức cái Tôi” - năm thứ hai - thứ ba - ý thức bản thân như chủ thể

hoạt động;

Page 195: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

- Ý thức các thuộc tính tâm lý của mình nhờ khái quát những gì tự quan

sát được;

- Tự đánh giá đạo đức - xã hội (tuổi thanh niên).

V.V.Stolin cho rằng có ba mức độ phát triển tự ý thức; mà mức tự ý

thức thể hiện như cơ chế liên hệ ngược với nội dung và chức năng khác

nhau:

- Mức "cơ thể" - sự phản ánh của chủ thể trong hệ thống tính tích cực

của cơ thể và tương ứng với mức này đơn vị của tự ý thức có bạn chất nhận

thức - cảm giác.

- Mức "cá thể" - sự phản ánh trong hệ thống hoạt động đối tượng tập

thể của nó và trong các quan hệ do hoạt động này quy định. Đơn vị của tự ý

thức ở dây là sự tiếp nhận danh giá của người khác về mình và sự tự đánh

gía tương ứng; sự nhận diện về lứa tuổi, giới tính và xã hội của bản thân.

- Mức "nhân cách" - sự phản ánh trong hệ thống phát triển nhân cách

gắn với nhiều loại hoạt động. Đơn vị của tự ý thức ở đây là ý riêng bị mâu

thuẫn được báo hiệu dưới hình thức thái độ tình cảm – giá trị đối với bản

thân.

I. I.Trexnocovn cho rằng chỉ có hai mức độ:

So sánh "cái Tôi" và "cái người khác" (tự tri giác, tự quan sát);

- “Cái Tôi và cái bản ngã” (tự nhận thức trên cơ sở tự phân tích, tự suy

luận; con người hành động tương ứng với động cơ; các động cơ được đánh

giá theo nhu cầu của xã hội và bản thân…)

Một số tác giả phương Tây cho rằng quá trình nảy sinh tự ý thức là quá

trình phân biệt chủ thể với người mẹ, bắt đầu từ sự phân biệt người mẹ với

mọi thứ xung quanh rồi với bản thân (E.Jacobson). Kết quả nghiên cứu cho

thấy, nếu người mẹ chăm con tốt hơn thì sự nhận thức về tách biệt của trẻ

với mẹ được nảy sinh vào cuối năm đầu đời. Một số khác (C.Culi, G.Mead)

cho rằng sự xuất hiện tự ý thức của trẻ gắn với sự xuất hiện năng lực trẻ “ở”

Page 196: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

vào vị trí của người khác. E, Erikson chia toàn thể cuộc sống thành “Tám lứa

tuổi của con người”, liên quan đến tám thời kỳ quyết định, trong đó năm thời

kỳ đầu gắn liền với sự nảy sinh và phát triển tự ý thức của trẻ:

- Giai đoạn 1 - "sự tin cậy cơ bản" (khoảng từ 0 dến 1 tuổi): ý thức cơ

bản về sự đáng tin cậy của chính bản thân trẻ từ cảm giác là những người

khác chấp nhận nó, trong sự tương tác tin cậy của người mẹ;

- Giai đoạn 2 - (khoảng từ 2 đến 3 tuổi): ý thức tự kiểm soát cùng sự lo

sợ phải tách khỏi bế mẹ;

- Giai đoạn 3 – “sáng kiến và tội lỗi" (khoảng từ 4 dấn 5 tuổi): "tin chắc

là mình", tìm ra mình là "người loại gì";

- Giai đoạn 4 - công nghệ và thấp kém (khoảng từ 6 tuổi đến tuổi dậy

thì): ý thức công nghiệp, cảm giác về sở trường và làm chủ;

- Giai đoạn 5 – “bản sắc và khước từ" (tuổi vị thành niên): lòng tin, tự

chủ, chủ động sáng kiến và công nghệ hợp thành một bản sắc đầy đủ hơn;

độc thoại "là mình hoặc không phải là mình”.

Sự không đồng nhất trong quan điểm về sự nảy sinh và phát triển tự ý

thức đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu thêm về lý luận và đặc biệt là nghiên cứu

thực nghiệm.

2.4. Cấu trúc của tự ý thức

Để nghiên cứu tự ý thức cần phải hiểu cấu trúc – loạt các thành tố có

quan hệ gắn kết với nhau của nó. Về cấu trúc tự ý thức còn nhiều điều chưa

rõ ràng. Trong tâm lý học người ta thường sử dụng một số khái niệm sau: tự

ý thức - tự đánh giá, tự đánh giá - mức độ kỳ vọng, tự điều khiển. Bộ phận

cấu thành trung tâm của tự ý thức là tự đánh giá của nhân cách - sự suy xét

của con người về mức độ có những phẩm chất, thuộc tính của bản thân so

với khuôn mẫu chuẩn – biểu hiện thái độ con người đánh giá bản thân mình

(ở cấp độ có thể nó phần nào được đồng nhất với ý kiến riêng của “cái Tôi”).

Tự đánh giá là khâu quan trọng nhất của tự ý thức với tư cách làm cơ sở chủ

quan của quá trình tự xác định năng lực thực hiện các nhiện vụ của con

Page 197: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

người, có vai trò đáng kể trong điều chỉnh hoạt động của con người. Trong tự

đánh giá có đúc kết kinh nghiệm cuộc sống của cá nhân và vì vậy nó gắn chặt

với tự phân tích, kiểm tra và thái độ phê phán đối với bản thân. Tự đánh giá

tạo nên lòng tự trọng, sự tự tin – sự phản ánh trạng thái tâm lý – đạo đức

chung của con người, bảo đảm cho toàn bộ cấu trúc các quan hệ nhân cách

diễn ra tích cực trong cuộc sống. Sự tự đánh giá chung của nhân cách có thể

dựa trên cấu trúc các đánh giá bộ phận: đánh giá về trí tuệ, khả năng tiếp xúc

và ảnh hưởng đến những người khác trong giao tiếp, về ổn định cảm xúc và

tốc độ phản ứng, sự tự tin, tự nhận thức. Đồng thời với sự hình thành biểu

tưởng thực về bản thân, các phương thúc tự điều chỉnh, tự tác động và tự

điều khiển cũng được hình thành, tạo thành cấu trúc của tự điều chỉnh của

nhân cách. Biểu hiện hành vi tự điều chỉnh của nhân cách là phong cách hoạt

động và giao tiếp của nó.

Con người nếu chỉ đơn giản nhìn thấy hoặc nghe thấy thì đó là biểu

hiện một chủ thể có ý thức, nhưng khi người đó có thể hình dung cái Tôi của

mình nhìn thấy và nghe thấy như thế nòa thì có nghĩa là họ đã nhận biết được

khả năng của mình và ở họ sẽ nảy sinh một phương thức lĩnh hội thế giới

hoàn toàn khác, đồng thời có những quyết định đúng đắn hơn. Tự ý thức

càng sâu rộng, con người hành động càng có hiệu quả hơn. Và đó cũng là

điều kiện đã thành công trong học tập và lao động là phương tiện để củng cố

các mối quan hệ với bè bạn: gia đình và xã hội.

III. ĐÁNH GIÁ NHÂN CÁCH Ở TRÌNH ĐỘ Ý THỨC, TỰ Ý THỨC

Ý thức, tự ý thức là lĩnh vực còn ít được nghiên cứu ở nước ta cả về lý

luận lẫn nghiên cứu thực nghiệm - ứng dụng (trong hình thành và phát triển),

có chăng chỉ ở tầng dưới ý thức vô thức phục vụ cho chẩn trị, lâm sàng trong

y học.

Các nhà tâm lý học Xô viết xuất phát từ nguyên tắc thống nhất ý thức

và hoạt động của nhân cách cho rằng mọi hiện tượng tâm lý, trong đó ý thức

và tự ý thức, có thể nhận thức được chỉ bằng con đường gián tiếp, chính là

thông qua hoạt động cá thể và hành vi của con người, nghĩa là thông qua các

Page 198: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

biểu hiện khách quan bên ngoài của tính tích cực, được điều chỉnh bằng các

quá trình tâm lý bên trong. Tâm lý học mác xít coi ý thức tâm lý là phương

thức đặc biệt của sự tồn tại, là những thành tố cần thiết phải có của hoạt

động, của hành vi con người. Do đó có thể tìm thấy diện mạo tâm lý, đặc

điểm ý thức thông qua nghiên cứu sản phẩm hoạt động; thông qua nghiên

cứu các biểu hiện chức năng của ý thức (trong đó động cơ là đặc điểm cơ

bản nhất), của hành vi, và từ đó nghiên cứu ý thức, trải nghiệm như là những

cái có thể nhìn thấy, ghi lại và đo đạc dược.

Dấu hiệu đặc trưng của chủ thể tự ý thức thể hiện ở tự nhận thức, tự

đánh giá, tự lựa chọn, tự quyết định, tự biểu hiện; tự khẳng định mình ở trình

độ cao nhất, trong đó tự đánh giá được coi là khâu quan trọng nhất thể hiện

thái độ đối với bản thân và sự biểu hiện có hiệu quả các thuộc tính của nhân

cách, các năng lực trong hoạt động, trong giao tiếp và tự giáo dục. Có thể do

đặc điểm ý thức, tự ý thức qua các mức độ cao – thấp, ổn định - không ổn

định, tích cực - tiêu cực trong các biểu hiện của nó.

Ngoài các phương pháp về định hướng giá trị, động cơ, thái độ, nhu

cầu, thông qua nó đánh gia về tính ý thức, tự ý thức của các phẩm chất đặc

trưng cho nhân cách con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá,

hiện dại hoá như đã nêu ở trên, để đo được các tiêu chí trên một cách tổng

thể có thể dùng bộ trắc nghiệm đánh giá nhân cách NEO-PI - R. Đây là bộ

công cụ được xây dựng trên mô hình nhân cách năm yếu tố - năm mặt cơ

bản nhất của nhân cách (tóm lược kiểu suy nghĩ, thái độ, tình cảm và hành vi

đặc trưng cho những xúc cảm; quan hệ liên nhân cách; sự trải nghiệm; thái

độ; động cơ của nhân cách) cho phép đo nhân cách đa mục đích.

Tâm lý, ý thức là những thành tố của cuộc sống thực, các quan hệ thực

của con người; chúng được sinh ra bởi hoạt động giao tiếp và phục vụ hoạt

động, chúng bao giờ cũng mang tính chất tích cực - tính tích cực còn hoạt

động đặc thù của con người; luôn gắn bó với sự thực hiện mục đích của hoạt

động. Chúng nảy sinh trong quá trình tiến hoá giải quyết những nhiệm vụ cụ

thể của cuộc sống. "Nghiên cứu ý thức thực chất là nghiên cứu quá trình mỗi

Page 199: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

nghiệm thể giải quyết những nhiệm vụ mang động cơ và mục đích có ý nghĩa

với cuộc sống của chủ thể".

E. VẤN ĐỀ “CÁI TÔI” TRONG TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH

GS. TS. ĐỖ LONG

Ngay từ thuở ban đầu của nền văn hóa nước nhà, mối tương quan

giữa tính cộng đồng và tính cá nhân ở người Việt Nam chúng ta cũng giống

như ở tất cả các nhóm tộc người khác, các dân tộc khác. Nghĩa là tính cộng

đồng có vai trò quan trọng hơn, nổi trội hơn trong sự phát triển của xã hội,

cũng như của mỗi cá nhân. Lẽ ra, tính cá nhân, trách nhiệm cá nhân, sự tự ý

thức, tự khẳng định của cá nhân và "cái Tôi" của nó phải được hình thành,

xác định và xuất hiện sớm hơn, mạnh hơn, nhưng do những điều kiện tự

nhiên và xã hội như giông tố, lũ lụt, hạn hán, sự xâm lược của ngoại bang và

chính sách của nhà nước phong kiến nên tính cộng đồng văn được duy trì và

tồn tại lâu dài trọng sự phát triển của xã hội Việt Nam từ thế hệ này sang thế

hệ khác. Do đó, trong lịch sự phát sinh cá thể, cũng như phát sinh chủng loại,

"cái Tôi" của mỗi người hình thành chậm. Việc phát huy vai trò tự ý thức của

"cái Tôi" cũng diễn ra rất chậm. Vậy "cái Tôi" là gì? "Cái Tôi" là sự tự ý thức

về những khác biệt của bản thân mình so với những người khác. Đặc trưng

của "cái Tôi" là tính tự chủ, tính tự lập, tính tự khẳng định. Khi cá nhân, nhân

cách và "cái Tôi" phát triển thì đồng thời cũng xuất hiện các hệ thống lý luận

về các hiện tượng này.

I. "CÁI TÔI" TRONG CÁC LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH

1. Thuyết phân tâm học

1.1. Quan điểm của S. Freud

S. Freud - dẫn trong Pervin, 1977 - cha đẻ của thuyết phân tâm học, khi

bàn về nhân cách đã cho rằng cấu trúc nhân cách gồm ba phần, đó là: phần

vô thức tương ứng với "cái Nó"(id), phần ý thức tương ứng với "cái Tôi" (ego)

Page 200: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

và phần siêu thức tương ứng với "cái siêu Tôi" (super ego). Trong cấu trúc

này "cái Nó" (id) được coi là sự giải phóng năng lượng, sự ức chế, sự kích

động, là bản năng và hoạt động theo nguyên tắc khoái cảm, làm theo khoái

cảm và luôn luôn trốn tránh sự đau khổ.

"Cái Nó", hay còn gọi là vô thức được ví như một đứa trẻ, ưa những gì

mà nó thích và được coi như là bản năng chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu của

chính mình và không bị các giá trị, các chuẩn mực xã hội ngăn cản. Xung

năng vô thức của con người hoạt động theo cách tìm kiếm toàn bộ sự giải

phóng năng lượng ngay lập tức. Theo S. Freud thì "cái Nó" được coi là không

có căn cứ, phi lôgíc, không có các giá trị, các chuẩn mực đạo đức. Tóm lại,

"cái Nó" là sự yêu cầu, đòi hỏi, sự bốc đồng, sự che đậy, tính thiếu lý trí, tính

ích kỷ và tất cả những gì mà "cái Nó" làm đều tuân theo nhu cầu của bản

thân, mang tính bản năng, bất chấp thực tế.

Khái niệm thứ hai mà S. Freud đề cập trong cấu trúc nhân cách là "cái

Tôi", hay còn gọi là ý thức (ego) hoàn toàn trái ngược lại với cái vô thức. Nếu

như cái vô thức đi tìm kiếm sự khoái cảm thì ý thức đi tìm kiếm hiện thực.

"Cái Tôi" bao gồm ý thức của con người về các quy định, quy luật của cuộc

sống, các chuẩn mực của xã hội... Chức năng của "cái Tôi" ý thức là kìm hãm

những nhu cầu của "cái Nó" hoặc giúp "cái Nó" biểu hiện các nhu cầu dưới

các hình thức cá thể được xã hội chấp nhận. "Cái Tôi" luôn vận hành theo

nguyên tắc thực tế. "Cái Tôi" ý thức luôn được coi là có lôgíc, có lý trí, chịu

đựng được sự ức chế và điều hành được nhân cách.

Khái niệm thứ ba mà S. Freud đề cập là "cái Tôi" siêu ý thức, hay còn

gọi là "cái siêu Tôi", thể hiện cho một nhánh của đạo đức, bao gồm các quy

ước, luật lệ, chuẩn mực trong hoạt động hàng ngày cùa chúng ta.

Chức năng của nó là kiểm soát hành vi theo các chuẩn đối với con

người khi có hành vi xấu, như chống lại các phong tục, tập quán củả dân tộc.

Nó ngăn cấm không cho "cái Tôi" làm những điều không đúng nhằm thoả

mãn nhu cầu của "cái Nó". Bên cạnh đó, "cái siêu Tôi" luôn luôn thúc đẩy "cái

Tôi" vươn tới cái lý tưởng, cái cao thượng.

Page 201: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Điểm nổi bật, trong cấu trúc nhân cách của S. Freud là mối quan hệ

giữa ba thành phần này luôn luôn luôn theo sự kiểm duyệt, đè nén, kìm hãm.

Vì vậy, những động cơ của vô thức luôn bị biến dạng, nó không biểu hiện một

cách trực tiếp. Nếu không, những động cơ này sẽ mâu thuẫn với ý thức, với

siêu thức và hiện ra dưới dạng khác sao cho phù hợp với ý thức và siêu thức.

Trong cuộc sống hàng ngày, hiện tượng giấc mơ, nói nhịu... là những biểu

hiện gián tiếp của vô thức. Tóm lại, "cái Tôi" của s. Freud luôn luôn bị đè nén,

bị kìm hãm và đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tâm căn ở con người.

Theo thuyết phân tâm thì bệnh tâm thần xuất phát từ những xung đột gay gắt

giữa những ham muốn vô thức bị kìm nén và những chuẩn mực, lý tưởng mà

con người phải tuân theo.

Quan niệm "cái Tôi" của Freud, chịu nhiều áp lực của bản năng, của vô

thức cũng như của các nguyên tắc trong xã hội loài người, trong đó bản năng

là động lực chính và là nguồn gốc của hành vi con người. Rõ ràng đây là một

lý thuyết còn phiến diện. Nó tạo nên "cái Tôi" không đích thực và có xu hướng

bản năng hoá con người. Sự suy diễn và không thể kiểm chứng được “cái

Tôi” trong thuyết phân tâm là một trong những lý do khiến cho lý thuyết này

không được hoan nghênh ở nhiều vùng văn hoá.

1.2. Quan điểm của C. Jung

Người thứ hai đại diện cho trường phát phân tâm mới là C. Jung – dẫn

trong Pervin, 1997. Khác phục quan điểm bản năng của Freud về “cái Tôi”, C.

Jung đã đề cập nhiều đến tính xã hội trong “cái Tôi” của con người. Trong

những vài viết đầu tiên của mình, ông đã đề cập "cái Tôi" như một cái gì

giống như tinh thần hoặc toàn bộ nhân cách. Tuy nhiên, ông bắt đầu tìm kiếm

những nền tảng mang tính chủng tộc về nhân cách và đã phát triển các

nguyên mẫu đó. Nguyên mẫu là thể hiện bản thân thông qua các biểu tượng

khác nhau. Theo ông, khái niệm chính trong tâm lý học phải là "cái Tôi" với sự

thống nhất mang tính tổng thể của nó!

"Cái Tôi" là mục đích của cuộc sống, một mục đích mà con người luôn

phấn đấu nhưng ít khi đạt được. Giống như tất cả những nguyên mẫu, nó

Page 202: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

thúc đẩy hành vi con người và là nguyên nhân để người đó tìm kiếm một tổng

thể trọn vẹn. Sự xuất hiện "cái Tôi" rất cần cho những thành phần khác nhau

của cá nhân, khiến họ có thể phát triển một cách đầy đù và độc đáo. Với lý do

này, nguyên mẫu về "cái Tôi" chưa thể rõ ràng trước khi con người ở tuổi

trung niên. Khái niệm "cái Tôi" là sự phát hiện quan trọng nhất của C.Jung về

phương diện tâm lý học và những kết quả nghiên cứu của ông đã tập trung ở

các nguyên mẫu.

Như thế, "cái Tôi" của C.Jung cũng chưa rõ ràng, chưa hiện thực và

cũng như Freud, không đề cập gì tính chủ thể của con người trong các hành

vi của mình.

Những đóng góp to lớn của các nhà phân tâm học và đặc biệt là của

S.Freud là ở chỗ họ đã xây dựng được một hệ thống các khái niệm như: vô

thức, tiềm thức, cơ chế tự vệ... S.Freud đã cố gắng tìm hiểu thế giới phức tạp

bên trong của mỗi người thông qua các khái niệm này. Đối với lĩnh vực lâm

sàng, ông đã đưa ra phương pháp chữa bệnh cho những người bị bệnh tâm

căn là phải tập trung vào giải toả những xung đột, những dồn nén của thế giới

nội tâm. Các nhà phân tâm học dã có những đóng góp về mặt phương pháp

trị liệu. Họ là những người đầu tiên sử dụng các kỹ thuật mới trong nghiên

cứu, như phương pháp liên tưởng tự do, giải thích giấc mơ và nhấn mạnh

đến ý nghĩa của phạm trù phát triển, cũng như việc phát triển test và sử dụng

các test chuyên biệt dể đo nhân cách.

Bên cạnh những đóng góp như đã nêu, phân tâm học cũng bộc lộ

không ít hạn chế ở chỗ nó đối lập với tâm lý học duy vật biện chứng. Nếu tâm

lý học duy vật biện chứng nghiên cứu ý thức thì phân tâm học lại nhấn mạnh

đến vô thức, bàn năng, coi bản năng tình dục chi phối đời sống tâm lý của

con người và bỏ qua vai trò của ý thức, của xã hội.

2. Thuyết hiện sinh

Nêu cách tiếp cận về nhân cách của S. Freud nhấn mạnh đến xung

năng, bản ngã và vô thức thì Carl Rogers, một nhà tâm lý học đại diện cho

trường phái tâm lý học hiện sinh, lại tiếp cận theo hướng ngược lại. Ông nhấn

Page 203: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

mạnh đến nhận thức, cảm nhận, tự thuật mang tính chủ quan, sự hiện thực

hoá "cái Tôi" và tiến trình của sự tha đổi. Trong lý thuyết của mình về nhân

cách, C. Rogers nhấn mạnh đến khái niệm "cái Tôi" và coi đó là khái niệm chủ

đạo trong nghiên cứu nhân cách. Theo C. Rogers, cá nhân tiếp nhận thực tiễn

khách quan bên ngoài, sự trải nghiệm và khoác cho chúng một ý nghĩa nào

đó. Toàn bộ hệ thống tri giác và các ý nghĩa của chúng hình thành nên hiện

tượng của cá nhân. Khái niệm "cái Tôi" đại diện cho tính tổ chức và luôn phù

hợp với mô hình nhận thức. Khái niệm này được c. Rogers phát triển thông

qua các thang đo của mình. Theo ông, cách đánh giá của con người về bản

thân mình ở một thời điểm nào đó và trong một hoàn cảnh nào đó thường có

liên quan đến quan điểm của họ về chính mình ở một thời điểm khác và trong

một hoàn cành khác. Vì theo c. Rogers, mọi hành vi và lời nói của con người

đều thể hiện chính bản thân người đó. Và ông cũng khẳng định rằng, bản

thân con người có rất nhiều tiềm năng khác nhau và khi con người ý thức

được tiềm năng đó thì đó chính là hiện thực hóa...

Cấu trúc cơ bản của "cái Tôi" có thể dựa trên các nền văn hoá khác

nhau. Ví dụ, một trong những điểm khác biệt giữa hai nền văn hoá phương

Đông và phương Tây là mức độ nhìn nhận "cái Tôi" như là sự liên lạc, kết nối

với người khác (Markus và Cross, dẫn theo C. Roger, 1992). "Cái Tôi" của

người phương Đông được nhìn nhận như một sự gắn kết với người khác, với

tập thể. Cá nhân chỉ được thể hiện "cái Tôi" khi họ được sống trong tập thể.

Ngược lại, ở phương Tây, "cái Tôi" là sự độc đáo, riêng biệt, của mỗi cá

nhân, bị tách biệt khỏi tập thể. Vì vậy khi nghiên cứu "cái Tôi" rất cần phải chú

ý đến đặc điểm văn hóa của từng vùng, từng dân tộc.

Mốii liên quan trong khái niệm mang tính cấu trúc là "cái Tôi" lý tưởng.

"Cái Tôi" lý tưởng được hiểu là tự nhận thức mà cá nhân từng trải nghiệm. Nó

bao gồm những nhận thức và ý nghĩa mang tính tiềm ẩn vể "cái Tôi" và được

mỗi người đánh giá cao.

Khi nói về nhân cách, c.Rogers nhấn mạnh đến những thay đổi của nó.

Suy nghĩ của con người giống như sự di chuyển vể phía trước, vì vậy, ông

Page 204: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

đưa ra khái niệm về hiện thựchoá "cái Tôi" và khuynh hướng cơ bản của con

người là hiện thực hoá "cái Tôi" nền luôn luồn phấn dấu dể lý tưởng hoá, dể

duy trì và nâng cao kinh nghiệm của cơ thể.

Khái niệm về lý tưởng hóa vao hồm khuynh hướng của một cơ thể đối

với sự phát triển từ một thực thể đơn giản đến phức tạp, biến chuyển từ sự

phụ thuộc đến sự độc lập, từ sự thụ động và cứng nhắc đến tiến trình của sự

thay đổi và tự do trong biểu hiện. Khái niệm này còn bao gồm cả xu hướng

của mỗi người muốn giảm bớt nhu cầu và căng thẳng, lưu ý nhiều đến sự hài

lòng và thỏa mãn, bắt nguồn từ những hoạt động để phát triểm cơ thể.

Cũng trong lý thuyết và nghiên cứu của mình, c. Rogers đã nhấn mạnh

đến tính nhất quán và sự tương đồng giữa “cái Tôi” và kinh nghiệm, đó là

những gì mà con người cảm nhận cùng với cách con người nhìn nhận về bản

thân. Chúng ta trải nghiệm tình trạng không tương đồng khi có sự khác nhau

giữa sự chấp nhận “cái Tôi” và kinh nghiệm thực tế. Tình trạng không tương

đồng là do có những bối rối và ức chế bên trong. Khi chúng xuất hiện, cá

nhân không thể nhận thức được vì họ bị tổn thương hoặt quá lo lắng. Sự lo

lắng là kết quả của sự khác nhau giữa kinh nghiệm và nhận thức về bản thân.

Ở đây, chúng ta ý thức về kinh nghiệm của chúng ta và chấp nhận chúng

trong tiềm thức và tình trạng không tương đồng là nguyên nhân gây ra bệnh

tâm căn ở con người. Khi một cá nhân nào đó không có sự nhất quán, thiếu

tương đồng giữa việc đánh giá của bản thân và kinh nghiện thực tế sẽ làm cá

nhân đó đễ bị tổn thương, gây cảm giác lo lắng và không ăn toàn.

Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể nhận thức được kinh nghiệm như

là sự cảnh báo, như sự chống lại "cái Tôi" và không chấp nhận nó trở thành ý

thức. Cơ thể con người cố gắng duy trì khái niệm "cái Tôi". Đáp lại sự không

tương đồng để đưa ra lời cành báo về sự trải nghiệm chống lại "cái Tôi" - đó

là sự bảo vệ. Một kinh nghiệm không được nhận thức một cách rõ ràng cũng

có nghĩa là nó không đồng dạng với cấu trúc "cái Tôi", và tổ chức này phản

ứng lại sự tự vệ dể từ chối nhận thức về kinh nghiệm.

Page 205: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

C. Rogers đã có nhiều đóng góp lớn cho tâm lý học lâm sàng, ông là

người đầu tiên đưa ra thuật ngữ "thân chủ trọng tâm" trong chữa trị lâm sàng.

Giữa nhà trị liệu và bệnh nhân luôn tồn tại môi quan hệ tin tưởng lẫn nhau.

Thái độ của nhà trị liệu rất quan trọng khi tiếp xúc với bệnh nhân. Bệnh nhân

có khỏi bệnh hay không tùy thuộc rất nhiều vào nhân cách của người trị liệu.

3. Thuyết nhận thức

Từ quan điểm về vai trò của nhận thức trong đời sống xã hội của con

người, các nhà tâm lý học theo trường phái này khi nói đến "cái Tôi" thường

nhấn mạnh đến kinh nghiệm cùa bản thân. Con người chỉ có thể nhận thức

của bản thân, được xã hội khi có kinh nghiệm.

Sarbin (dẫn theo Hall và Lindzey, 1953) quan niệm "cái Tôi" như một

cấu trúc nhận thức bao gồm những ý tưởng của con người về những khía

cạnh khác nhau trong sự tồn tại của người đó. Nghĩa là con người có thể có

những khái niệm về cơ thể, về các cơ quan cảm giác, các cơ bắp và về

những hành vi xã hội của mình. Những khái niệm về bản thân này được coi là

những "cái Tôi" đã được thu thập thông qua kinh nghiệm. Sarbin cũng cho

rằng, đầu tiên là "cái Tôi" mang tính cơ thể và sau cùng là "cái Tôi" mang tính

xã hội.

Mead (dẫn theo Hall và Lindzey, 1953) thì coi “cái tôi” là khách thể của

ý thức. Hơn thế, nó là hệ thống của quá trình biểu hiện "cái Tôi" phát triển

cùng với thái độ. Theo ông, một người nào đó không có "cái Tôi" là do anh ta

không được tiếp nhận những kinh nghiệm của bản thân một cách trực tiếp. Vì

vậy, anh ta không thể có ý thức một cách tự nhiên. Anh ta có thể thực hiện sự

trải nghiệm với những người khác như những khách thể, nhưng chính anh ta

lại không coi bản thân mình như một khách thể. Tuy nhiên, người khác lại tác

động đến anh ta như một khách thể và sự tác động qua lại này được trực tiếp

trải nghiệm. Kết quả của trải nghiệm này thể hiện ở chỗ anh ta có thể học

được cách suy nghĩ về bản thân như một khách thể và có những thái độ và

cảm nhận về bản thân. "Cái Tôi" của Mead là "cái Tôi" mang hình thức xã hội.

"Cái Tôi" chỉ xuất hiện trong môi trường xã hội, nơi có giao tiếp xã hội.

Page 206: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Từ những định nghĩa khác nhau trên đây về "cái Tôi", một vấn đề được

đặt ra là con người ta có một "cái Tôi" hay nhiều "cái Tôi"? Hiện nay rất nhiều

nhà tâm lý cho rằng, một cá nhân có thể có nhiều "rái Tôi" - một số "cái Tôi"

thì tốt, còn một số "cái Tôi" khác thì xấu; một sô "cái Tôi" là hiện thực trong

hiện tại và một số chỉ có thể xuất hiện trong tương lai. Mend thừa nhận có

nhiều "cái Tôi", ở một môi trường xã hội khác, thường xuất hiện những "cái

Tôi" phù hợp với yêu cầu của môi trường xã hội đó. Ví dụ, nếu anh ta ở môi

trường gia đình thì "cái Tôi" biểu hiện phải phù hợp với gia đình; ngược lại,

khi ở trong môi trường nhà trường thì lại có những biểu hiện của "cái Tôi"

khác để phù hợp một cách tốt nhất với những yêu cầu của nhà trường.

4. Thuyết nhận thức xã hội

Trong thuyết, nhận thức xã hội, "cái Tôi" được coi là cấu trúc không cố

định, hình thành nên những quá trình nhận thức. Sự hiểu biết về các khái

niệm "cái Tôi" và câu trả lời của một người về hành vi của họ như một sự đề

cao chính mình hay tự phê bình thường được nhìn nhận như một yếu tố cơ

bản về những gì xảy ra giữa những sự kiện mang tính môi trường và hành vi

con người. "Cái Tôi" của thuyết nhận thức xã hội luôn thay đổi, cấu trúc của

nó phụ thuộc vào môi trường. Nếu môi trường thay đổi thì cấu trúc của "cái

Tôi" cũng thay đổi theo.

Theo Albert Baitdura (dẫn theo Pervin) thì con người không có cấu trúc

tlược gọi là "cái Tôi", nhưng ông chấp nhận quá trình tự nhận thức và tự kiểm

soát của con người trong những thời gian và hoàn cảnh khác nhau. Bandura

đã nhận mạnh nhiều đến tầm quan trọng của sự nhận thức về tính hiệu quả.

Khi nói đến hành động và tham gia vào mỗi hành động, con người thường xét

về khả năng thực hiện các nhu cầu khác nhau của họ. Khái niệm về "cái Tôi"

hiệu quả được hiểu là sự đánh giá khả năng của một người nào đó về bản

thân mình trong việc đối mặt với những hình thức, những nhiệm vụ trong

những hoàn cảnh nhất định. “Cái Tôi" hiệu quả có ý nghĩa thiết thực đối với

mỗi cá nhân, đặc biệt trước các tình huống khó khăn. Bandura đã sử dụng

Page 207: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

liệu pháp trị liệu để nâng cao “cái Tôi” hiệu quả cho những đối tượng nghiện

ngập và đã đạt được những kết quả tốt đẹp.

5. Những khiá cạnh khác của "cái Tôi"

Bên cạnh những khái niệm khác nhau về "cái Tôi" trong các lý thuyết

nhân cách, còn có rất nhiều khía cạnh khác nhau của "cái Tôi" trong nhân

cách con người thể hiện trong cuộc sống xã hội và được nhiều tác giả nhìn

nhận và nghiên cứu với một số kết quả dưới đây.

5.1. "Cái Tôi" sáng tạo

Alfred Adler đưa ra khái niệm "cái Tôi" sáng tạo. "Cái Tôi" của ông là

một thực thể đã được cá nhân hóa cao, là một hệ thống chủ quan để giải

thích và hình thành những kinh nghiệm mang đầy đủ ý nghĩa đối với cơ thể và

tìm kiếm những kinh nghiệm sẽ tạo ra một lối sống riêng biệt, độc đáo của

con người một cách đầy đủ. Nếu những kinh nghiệm này không được phát

triển ở thế giới xung quanh thì “Cái Tôi” sẽ cố gắng tạo ra chúng. Khái niệm

về "cái Tôi" sáng tạo là khá mới mẻ đối với lý thuyết phân tâm học và nó giúp

tạo ra sự cân bằng của thái cực "chủ nghĩa khách quan" của phân tầm học

cũ.

Lý thuyết của A. Adler chú ý một cách toàn diện đến tầm quan trọng

của "cái Tôi" sáng tạo trong cách con người đáp lại những cảm nhận về "cái

Tôi" và cách con người đáp lại những mục đích trực tiếp tác động đến hành vi

của họ. I

Khái niệm "cái Tôi" sáng tạo được coi là thành tựu hoàn hảo của A.

Adler với tư cách là một nhà lý thuyết, về nhau cách. Khi ông khám phá ra

"cái Tôi" sáng tạo thì toàn bộ khái niệm khác của ông cũng bị phụ thuộc vào

"cái Tôi" đó. Thực chất của học thuyết về "cái Tôi" sáng tạo khẳng định rằng,

con người tạo lập nên nhân cách của chính mình. Bền cạnh đó, "cái Tôi" sáng

tạo còn được coi là chất xúc tác của những hành động trong thế giới thực và

chuyển thực tiễn này vào trong mỗi nhân cách để hình thành nên tính chủ

quan, động lực, sự thông nhất, tính cá nhân và phong cách độc dáo. "Cái Tôi"

Page 208: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

sống tạo tạo dựng nên ý nghĩa cuộc sống, sáng tạo ra mục đích, cũng như ý

nghĩa của các mục đích. "Cái Tôi" sáng tạo là một nguyên tắc hoạt động của

đời sống con người.

5.2. Hiện thực hoá "cái Tôi"

Goldstein cũng đưa ra khái niệm về hiện thực hoá "cái Tôi". Trên thưc

tế, hiện thực hoá "cái Tôi" chỉ là sư thúc đẩy làm cho những biểu hiện của cơ

thể trở thành những xung năng khác nhau như: đói, tình dục, quyền lực,

thành công và tính tò mò. Đây là những biểu hiện cho mục đích tối cao của

cuộc sống có liên quan liên nhu cầu thực tế của chính mỗi người. Khi một

người bị đói, anh ta thực hiện nhu cầu của bản thân bằng cách ăn. Khi khao

khát quyển lực, anh ta thực hiện nhu cầu này bằng cách giành lấy quyền lực.

Sự thoả mãn bất kỳ nhu cầu riêng biệt nào đó cũng đều trở thành trung tâm

và là điều kiện tiên quyết để hiện thực hóa “cái Tôi” đối cới toàn bộ cơ thể.

Hiện thực hoá "cái Tôi" là xu hướng sáng tạo của bản chất con người.

Nó là một nguyên tắc có hệ thống, qua đó cơ thể trở nên phát triển đầy đủ

hơn và phức tạp hơn. Mặc dù hiện thực hoá "cái Tôi" là hiện tượng phổ biến

trong tự nhiên, nhưng nó lại diễn ra rất khác nhau tuỳ thuộc vào cái riêng ở

mỗi con người. Mỗi người có những tiềm năng bẩm sinh khác nhau và chúng

định hướng cho sự trưởng thành và phát triển cái cá nhân của mình trong

những môi trường và văn hoá khác nhau, qua dó họ có thể phương trưởng và

từ đó có thể có những thứ cần thiết thật an toàn cho sự lớn lên của mình.

5.3. "Cái Tôi" tượng trưng

Andrns Angyal quan sát thấy ở con người có những khả năng phát triển

những ý tưởng về bản thân mình như một cơ thể, bởi vì nhiều quá trình hữu

cơ của anh ta cũng trở nên có ý thức. Toàn bộ khái niệm "cái Tôi" sẽ tạo

thành "cái Tôi" tượng trưng của anh ta. Tuy nhiên, A. Angyal cảnh báo chúng

ta rằng: "cái Tôi" tượng trưng không phải bao giờ cũng thông báo một cách tin

cậy về cơ thể, rằng những gì con người nghĩ vể bản thân mình không phải lúc

nào cũng mang lại bức tranh chân thực trên thực tế. Ngược lại, nếu hành vi

của cá nhân bị chi phối bởi "cái Tôi" tượng trưng, anh ta cư xử theo sự tưởng

Page 209: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

tượng mà snh ta đã trải nghiệm về chính mình, những hành vi của anh ta có

thể không phù hợp với những nhu cầu thực tế của cơ thể, bởi vì "cái Tôi"

tượng trưng có thể làm biến dạng, làm méo mó cái có thực trong đời sống

thực.

5.4. "Cái Tôi" chủ quan

Lundholm đã tiến hành sự phân loại một cách đầy đủ giữa "cái Tôi" chủ

quan và "cái Tôi" khách quan. "Cái Tôi" chủ quan bao gồm những biểu tượng,

kể cả những lời nói của cá nhân khi nhận thức về mình; ngược lại, "cái Tôi"

khách quán bao gồm sự tiếp nhận lời nói của người khác về mình. Trong các

câu nói khác nhau, "cái Tôi" chủ quan thường nói: "Tôi nghĩ gì về bản thân"

và "cái Tôi" khách quan lại nói: "Người khác nghĩ gì về tôi". Lundholm đánh

giá "cái Tôi" chủ quan là không cố định nhưng sự mở rộng hay thu hẹp của nó

phụ thuộc vào yếu tố cùng hợp tác với người khác hay chống lại người khác.

5.5. "Cái Tôi" và bản ngã

Bertocci giới thiệu cách sử dụng những thuật ngữ khác nhau để chỉ hai

cảm nhận, đó là bản ngã và "cái Tôi". Bertocci coi bản ngã như một qúa trình

củả "cái Tôi" và "cái Tôi" như một khách thể của bản ngã. "Cái Tôi" của

Bertocci là sự phức tạp, sự kết hợp của những hành động một cách thống

nhất, của cảm giám như nhớ lại, tưởng tượng, sự chấp nhận, sự ham muốn,

cảm nhận và suy nghĩ. Đối với Freud thì những cmar nhận này là bản ngã.

Ngược lại, với Bertocci thì bản ngã là một loại các giá trị có thể trở thành hiện

thân của mô hình các đặc điểm và cùng với bản ngôn, “cái Tôi” nhận diện

những thành công của chính nó.

Khi bàn về "cái Tôi" và bản ngã, Chein cho rằng "cái Tôi" không phải là

khách thể của ý thức, hơn thế, nó là nội dung của ý thức và không có khoảng

cách cho mỗi ý thức. “Cái Tôi" là những gì chúng ta ý thức được. "Cái Tôi"

không làm bất cứ thứ gì và nó tách ra khỏi bản ngã. Bản ngã được hiểu là

cấu trúc động cơ nhận thức, nó được xây dựng xung quanh "cái Tôi". Động

cơ và những ý tưởng của bản ngã phục vụ cho sự mở rộng, sự nâng cao và

sự bảo toàn "cái Tôi". Khi "cái Tôi" bị nguy hiểm, bản ngã sẽ đến trợ giúp cho

Page 210: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

nó. Tuy nhiên, không phải tất cả động cơ và suy nghĩ của còn người đều

được bao bọc trong bản ngã.

Như vậy, trong tâm lý học nhân cách, "cái Tôi" được đề cập rất đa dạng

và đặc biệt; có giá trị trong công việc trị liệu. Những lý thuyết nhân cách đề

cập các khía cạnh khác nhau của "cái Tôi" cũng có mục đích ứng dụng trong

trị liệu ở một số lĩnh vực nhất định để thay đổi nhân cách bệnh hoạn thành

một nhân cách khoẻ mạnh hơn. Đây là một trong những điểm có giá trị nhất

của các lý thuyết này. Tuy nhiên, nhược điểm của những lý thuyết này bộc lộ

ở sự thiếu đồng bộ và phiến diện, nếu chúng ta nhìn nhận và phân tích "cái

Tôi" một cách hệ thống và toàn diện.

II. HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN "CÁI TÔI", Ở NGƯỜI VIỆT NAM KHI BƯỚC VÀO THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC

1. Như trên đã nói, khuôn khổ gia dinh, làng xã và xã hội ở nước ta

hàng nghìn năm đã níu kéo cá nhân con người. Họ có nằm ngủ, mơ ngủ,

nhưng "cái Tôi" của họ vẫn nằm trong tất cả các quan hệ xã hội. Sức mạnh

"cái Tôi" lấn át "cái Tôi" trong xã hội Việt Nam ngày xưa to lớn lắm. Một nhà

nghiên cứu Nhật Bản có liệt kê và so sánh những trật tự, những thứ bậc giá

trị giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam. Ở Nhật Bản, giá trị cao nhất là bạn

bè, thứ hai là gia đình, thứ ba là quan hệ ở nơi làm việc. Còn ở Việt Nam thì

khác, cao nhất là gia đình, thứ hai là bạn bè, thứ ba mới là quan hệ trong

công việc. Như vậy, cộng đồng ở ta là cao nhất, gia đình ở ta là trước nhất.

Trong đời sống hàng ngày chúng ta cũng thấy "cái Tôi" và "cái Ta" trong xã

hội Việt Nam ngày xưa và ngày nay biểu hiện rất rõ.

Cuộc đấu tranh giữa văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây

cũng thể hiện qua cuộc đấu tranh giữa tinh thần tập thể, tinh thần cộng đồng -

"cái Ta" với "cái Tôi" đã bắt đầu xuất hiện trong giai cấp tư sản và tầng lớp trí

thức ở các đô thị, còn ở nông thôn thì nề nếp cũ vẫn được bảo lưu, tinh thần

cộng đồng vẫn dược duy trì. "Trong những năm kháng chiến tranh chống lại

sự xâm lược của ngoại bang, cả dân tộc ta không sống bằng cá nhân nữa.

Với thời kỳ đổi mới bắt đầu từ năm 1986 và ngày nay khi đất nước bước vào

Page 211: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đậi hoá, ý thức về cá nhân trong tâm lý người

Việt Nam đã trỗi dậy. Hai yếu tố có tác dụng mạnh nhất đối với ý thức cá

nhân: Một là chấp nhận kinh tế thị trường. Hai là chấp nhận mở cửa".

Kinh tế thị trường tạo ra những điều kiện rất quan trọng cho sự hình

thành ý thức cá nhân, nó cho phép dư nhân tự do sản xuất kinh doanh, cho

phép tư nhân cạnh tranh với nhau. Giá trị tinh thần cộng đồng, do đó, mà nhạt

dần. Chấp nhận mở cửa cũng có nghĩa là chấp nhận quan hệ với phương

Tây, với thế giới bên ngoài, mở cửa cho cái tốt và cả cái xấu cũng có thể du

nhập vào. Giá trị văn hoá được đưa vào, trong đó có văn hoá của học thuyết

cá nhân và học thuyết nhân cách.

Qua những diễn biến lịch sử, hiện nay, chúng ta phải nhìn nhận lại,

đánh giá lại cái gì là hay, cái gì là dở ở "cái Ta" và ở "cái Tôi". Chúng ta đã

biết một số tác giả Bắc Âu đánh giá rất cao những giá trị châu Á, đặc biệt là

giá trị của Khổng giáo. Nhờ giá trị đó mới có kinh tế Nhật Bản, mới có những

con rồng, con hổ. Nhưng sau khi xảy ra khủng hoảng tài chính - tiền tệ tại

Đông Nam Á thì "giá trị châu Á" không còn là như vậy nữa. Châu Á phát triển

lên được là có phần nhờ áp dụng các giá trị châu Âu, trong đó có giá trị mà

học thuyết cá nhân và học thuyết nhân cách đem lại.

Đối với Việt Nam, "cái Ta" và "cái Tôi" - tức là cộng đồng và cá nhân

phải hướng tới sự kết hợp hài hoà ở một trình độ phát triển cao hởn. Nếu

theo hẳn lý luận phương Tây về cá nhân thì con người cá nhân càng phát

triển bao nhiêu, con người đó càng cô đơn bấy nhiêu. Trong cả hai giá trị của

phương Đông và phương Tây, cái gì tốt ta tiếp thu, cái gì xấu ta bỏ đi. Ta mở

rộng dân chủ là mở đường cho cá nhân phát triển. Không có cá nhân phát

triển thì cũng không có dân chủ phát triển. Phương Đông và phương Tây bổ

sung lẫn nhau, không loại trừ nhau.

Để xây dựng "cái Tôi" chân chính của con người bước vào thời kỳ công

nghiệp hoá, hiện đại hóa, chúng ta cần phải đi sâu tìm hiểu và phân tích kỹ

hơn nhiều vấn đề của học thuyết cá nhân, học thuyết nhân cách. Một vấn dề

được đặt ra là làm thế nào để tìm đến chỗ gặp gỡ giữa các cá nhân và thừa

Page 212: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

nhận có học thuyết cá nhân phương Tây và học thuyết cá nhân phương

Đông. Sẽ là sai nếu nói học thuyết cá nhốn phương Tây hoàn toàn sai lầm và

học thuyết nhân cách phương Đông là tốt cả.

Nếu nói học thuyết cả nhân phương Tây là hoàn toàn sai lầm thì không

thể cắt nghĩa được văn hóa phương Tây. Nếu gạt bỏ hoàn toàn học thuyết cá

nhân thì không thể hội nhập được với thế giới. Hội nhập là chấp nhận, song

không phải là bất cứ cái gì cũng tiếp thu, mà chỉ chấp nhận cái đúng đắn, "cái

Tôi" phù hợp với quy luật phát triển của xã hội và của con người.

"Bản tính con người là cá nhân, đây là vấn đề có tính nguyên tắc. Cá

nhân độc lập, tự mình quyết định hành động của mình, coi sự tự khẳng định

của chính mình là hợp pháp và có thể thực hiện được và như thế tức là "cái

Tôi" có các quyền một cách hợp pháp. Người theo học thuyết cá nhân là

người có ý thức về sự tự lựa chọn, do đó họ có trách nhiệm, trách nhiệm với

mọi người, chứ không phải chỉ có sở thích của riêng mình". Người vô trách

nhiệm không phải là người có ý thức cá nhân cao. Mỗi cá nhân phải có nhân

cách thì người đó mới là cá nhân đích thực. Không thể có cá nhân mà lại

không có nhân cách.

Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chúng ta nhất quán

khẳng định con người là một bộ phận của cộng đồng. Tôi có giá trị là do tập

thể của tôi có giá trị. Sở dĩ tôi lằ người có nhân cách là vì tôi mang những giá

trị của Đảng Cộng sản và chiến đấu dưới lá cờ của Đảng với mục tiêu cao cả

là làm cho dân gìau, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó

vừa là động lực của xã hội, đồng thời vừa là động lực của mỗi cá nhân và

động lực càng mãnh liệt hơn khi nhu cầu cá nhân, lợi ích cá nhân được thực

hiện một cách trọn vẹn cả về phương diện vật chất lẫn tinh thần.

"Học thuyết cá nhân mà chúng ta cần đề cao luôn luôn khẳng định tính

độc lập của mỗi người đối với cộng đồng, nhưng người đồ phải phục vụ cộng

đồng vì giá trị cá nhân của mình, chứ không phải vì mình là một bộ phận của

cộng đồng. Học thuyết cá nhân không chấp nhận một xã hội cộng đồng khép

kín, tuy ngày xưa chúng ta từng chấp nhận một cộng đồng với một phạm vi

Page 213: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

hạn hẹp và hướng nội như vậy. Ngày nay, học thuyết cá nhân phải xác định

chỗ đứng cho mỗi cá nhân được học tập và làm việc, nếu cứ duy trì sự khép

kín như xưa thì cá nhân không làm được gì hết.

Giữa học thuyết cá nhân và học thuyết nhân cách có những điểm then

chốt giống nhau. Một là, cả hai đều chấp nhận nhân cách. Hai là, cả hai đều

chấp nhận trách nhiệm đối với xã hội. Cá nhân hay nhân cách đều phải có

trách nhiệm đối với cộng đồng, đối với xã hội và đối với bản thân mình, cả hai

đều chống lại cố nhân cực đoan. Chỗ mạnh của học thuyết nhân cách là nó

khẳng định con người là của tổng thể. Nhưng, không được dựa dẫm vào tổng

thể, nhờ cậy vào tập thể mà quên mất năng lực của cá nhân. Con người phải

có ý thức về tính tích cực, tính năng động của mình, chứ không được chỉ dựa

dẫm vào tập thể, vào cộng đồng.

Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa, chúng ta cần giáo dục

cho mọi công dân ý thức độc lập, không cam chịu ngồi yên trước khó khăn,

trở ngại, ở phương Tây người ta dạy trẻ em phải tự mặc quần áo, trẻ em ngã

phải tự đứng dậy, không có ai đỡ, đã làm sai thì phải tự sửa chữa, không ai

chữa hộ. Cuộc đời là lao động, là đấu tranh, mà không phải lúc nào cũng có

cha mẹ dẫn đường. Hình thành và phát triển "cái Tôi" tức là phải xây dựng

một lớp thanh niên biết tự chủ, biết tự lập. Dạy phương pháp là có lý, nhưng

cũng phải dạy phương pháp tự suy nghĩ. Đó cũng là biện pháp phát triển "cái

Tôi" và nhân cách bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá nước nhà.

2. Để hình thành và phát triển "cái Tôi" của người Việt Nam bước vào

thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chúng ta còn nhận thức rõ cấu trúc của

"cái Tôi". Cấu trúc đó bao gồm các khía cạnh: tính đồng nhất, quá trình tự ý

thức, tính ổn định, tự đánh giá về bản thân và ý thức xã hội. Tính đồng nhất là

một thành tố đầu tiên trong cấu trúc của "cái Tôi" và thể hiện qua cách ứng

xử. Tính đồng nhất ở mỗi cá nhân là khác nhau. Điều này giúp chúng ta có

thể nhận thấy được một cách chính xác hành vi xử sự của mỗi người.

Chúng ta phải nhất quán khẳng định cá nhân là rất riêng, là đơn vị cuối

cùng không thể chia cắt, nên quá trình tự ý thức của mỗi là không giống nhau.

Page 214: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính cách, khả năng, hoạt động,

thích nghi xã hội, tiếp thu ý kiến của người khác... Đã là cá nhân thì người đó

phải có ý thức rất rõ về bản thân, đánh giá đúng về mình, nhưng cá nhân

khác lại có thể đánh giá về người đó thiếu chính xác và do đó dẫn đến những

khác biệt giữa người này và người khác.

Đối với mỗi cá nhân, sự hiện diện của "cái Tôi" là khá ổn định. Nó

không hề thay đổi khi con người thay đổi vai trò xã hội của mình. Tuy nhiên,

người ta thấy rằng "cái Tôi" phát triển theo lứa ở mỗi cá nhân quan niệm về

"cái Tôi" linh hoạt hơn và chững chạc hơn khi họ đã trưởng thành.

Sự tự đánh giá về bản thân ở mỗi người cũng rất khác nhau. Đã có

nhiều nghiên cứu về vấn đề này và thấy rằng mỗi cá nhân nhận thức về mình

rất khác biệt so với người khác đánh giá về người đó. Chúng ta thường hay

thanh minh, hay giải thích cho những thành công hay thất bại của mình,

nhưng thông thường thì sự đánh giá, nhận xét từ phía cộng đồng đối với mỗi

cá nhân thường chính xác hơn.

Có quan điểm nhận định "cái Tôi" là sự tự đo lường của bản thân. Quá

trình tự học hỏi, tự trau dồi giúp cho cá nhân có thể tiếp thu được các chuẩn

mực trong cách cư xử và tự quyết định lấy thái độ đối với hành vi của mình.

Như vậy, lòng tự trọng, sự tự ý thức hay bất kỳ yếu tố nào cấu thành nên "cái

Tôi" đều được coi là hệ quả của việc tự trau dồi của mỗi cá nhân.

Một quan điểm khác lại cho rằng, "cái Tôi" bao gồm "cái Tôi thể chất" và

"cái Tôi xã hội". "Cái Tôi thể chất" là sự nhận thức của mỗi cá nhân về sự tồn

tại của cơ thể mình như chân, tay, các bộ phận của con người và những cảm

giác như vui, buồn, đau khổ hay những âm thanh cảm nhận được... Thông

thường, "cái Tôi thể chất" không giới hạn ở bản thân mỗi cá thể, mà còn bao

gồm ở cả con người và những điều khác có liên quan đến người đó như vợ,

chồng, con cái, anh chị em, công việc, trường - lớp... Trong trường hợp này,

nỗi buồn hay những tổn thất của những người thân thiết, của những sự vật

liên quan cũng chính là nỗi buồn của "cái Tôi” và những thành công của họ

cũng chính là niềm tự hào của "cái Tôi" ấy.

Page 215: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

"Cái Tôi xã hội" chính là vai trò xã hội của cá nhân và sự thể hiện vai trò

đó như thế nào. Chẳng hạn, sinh viên luôn ý thức được mình là sinh viên và

độ cư xử theo kiểu sinh viên trong quan hệ với bạn bò, thầy cô, và mọi người

một cách đúng mực. Ngoài ra, mỗi người có thể đóng nhiều vai trò khác nhau

trong các lĩnh vực xã hội khác nhau: nghề nghiệp, hôn nhân, gia đình... Mỗi

vai trò xã hội mà cá nhân thực hiện điều có ý nghĩa rất quan trọng trong việc

phát triển "cái Tôi" của người dó.

Một quan điểm khác lại nhận định cá nhân luôn luôn là một thể thống

nhất giữa bản thân mình (cái chủ thể) và sự đánh giá của người khác (cái

khách thể). Khi tôi nghĩ đến bất cứ điều gì thì tôi ít hay nhiều đều nhận thức

được về bản thân, về sự tồn tại của bản thân và người ta nhận thức về tôi

như thế nào. Vì vậy, "cái Tôi" tổng thể phải bao gồm hai mặt: "cái Tôi chủ thể"

và "cái Tôi khách thể". "Cái Tôi chủ thể” là "cái Tôi" mà bản thân cá nhân

nhận thức được chính mình, còn "cái Tôi khách thể” là "cái Tôi" dựa trên quan

điểm người khác mà đánh giá lại bản thân và có thể nhận thức lại về mình.

"Cái Tôi chủ thể" và "cái Tôi khách thể" có mối quan hệ khăng khít vái

nhau. "Cái Tôi chủ thể" thường mang những nhu cầu và bản năng tiềm ẩn

trong mỗi cá nhân. Nhiều khi chủ thể thường không đánh giá đúng về bản

thân và có xu hướng ngẫu hứng, tự phát, không có tổ chức. Còn "cái Tôi

khách thể" giúp chủ thể tìm ra cách xử sự đúng đắn. "Cái Tôi khách thể" là

đạo lý xã hội của "cái Tôi", là cái tổng quan chỉ đạo để sự tự phát của "cái Tôi"

bản năng diễn ra theo những hành vi mang tính đạo lý xã hội. "Cái Tôi bản

năng" kết hợp với "cái Tôi khách thể" làm cho "cái Tôi" mang tính ổn định

hơn, bền vững hơn.

3. Môi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành, phát triển

và ổn định của "cái Tôi". Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, môi

trường xã hội gồm nhiều yêu tố, có quan hệ khăng khít và tác động qua lại lẫn

nhau theo cả hai chiều hướng tốt và xấu. Ví dụ, sự xuất hiện của một vận

động viên hay một ca sĩ nổi tiếng sẽ dẫn đến những phản ứng cuồng nhiệt ở

khán giả hâm mộ. Người có liên quan đến những vận động viên hay ca sĩ này

Page 216: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

(bố mẹ, vơk chồng, con cái...) cũng sẽ thu hút thực sự chú ý của mọi người

và họ cũng có những cảm giác tương tự. Cũng như vậy, những người phạm

tội hay có hành vi xấu, bị những người xung quanh ghét bỏ thì những người

thân của họ cũng có cảm giác tương tự. Sự ảnh hưởng được tạo nên bởi cở

chế lây lan. Niềm vui hay nỗi buồn sẽ lan truyền từ người này sang người

khác và có tác động lẫn nhau.

Mỗi cá nhân đồng thời là thành viên của nhiều nhóm xã hội khác nhau.

Điều này cũng có nghĩa là cá nhân đồng thời chịu sự chi phối, sự tác động

của nhiều chuẩn mực! Các nhóm tồn tại tương đối độc lập vì chúng có những

mục đích hoạt động khác nhau. Nếu các giá trị và chuẩn mực của các nhóm

không đối lập nhau thì tạo điều kiện cho cá nhân phát triển một cách tương

đối thuận lợi. Ngược lại, nếu các nhóm có chuẩn mực trái ngược, thậm chí

xung đột nhau, thì sẽ làm cho cá nhân rơi vào trạng thái tự mâu thuẫn và

xung đột nội tâm xảy ra. Nếu xung đột không được giải quyết, "cái Tôi" bị ám

ảnh và có thể làm cho cá nhân gặp phải các tình huống bế tắc, không có lối

thoát. Nó tác động đến cấu trúc nhân cách và có khả năng làm thay đổi quan

niệm về "cái Tôi" vốn đã hình thành từ trước.

4. Các yếu tố có liên quan đến đặc điểm hệ thần kinh, tuổi, giới tính có

ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển "cái Tôi".

Nếu có khiếm khuyết về mặt thể chất tất sẽ ảnh hưỏng tới sự hình

thành "cái Tôi", ở trong chúng ta đã xem xét khởi nguồn xuất phát của "cái

Tôi". "Cái Tôi" được hình thành và phát triển theo lứa tuổi. Tuổi càng cao, con

người càng khó thích nghi với những biến động xã hội. Khả năng nhập vai bị

hạn chế bởi sự nặng động của chính mỗi người. Con người ít muốn tìm kiếm

những nhóm xã hội mới và muốn lựa chọn cho mình một môi trường sinh

hoạt ổn định. Tỷ lệ an bài là đặc trưng cho tuổi già và con người lúc này

thuờng quay trở về với vai trò theo ý muốn như khi còn nhỏ.

Bên cạnh dó, thái độ đối với bản thân cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến

hành vi của cá nhân. Nếu cá nhân cảm thấy tự hào về khả năng của bản thân

thì đó là nguồn động viên mạnh mẽ nhất cho người đó tự hoàn thiện mình. Cá

Page 217: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

nhân có thể say mê làm việc hơn, tinh thần phấn chấn hơn, dẫn tới hiệu quả

lao động cao hơn. Ngược lại, cá nhân cảm thấy tự ti về mình dẫn đến chỗ bó

hẹp phạm vi giao tiếp và thu mình lại. Nếu như sự tự ti đó lại được những

người xung quanh đồng tình thì dễ dẫn đến chỗ làm tăng mức độ tự ti. Để

vượt qua được những mặc cảm này, cá nhân phải có nỗ lực, cố gắng của

chính bản thân, thêm vào đó là sự động viên, khích lệ của những người thân,

những người xung quanh và như vậy lòng tự tin mới được củng cố.

5. Kiểm soát xã hội được thực hiện thông qua việc xác định các chuẩn

mực, các giá trị và những chế tài kiểm soát việc thực hiện đó. Kiểm soát xã

hội sẽ hướng hành vi của các cá nhân vào các khuôn mẫu đã được xã hội

thừa nhận là đúng và cần phải làm theo, thông qua các thiết chế xã hội như

gia đình, chính trị, kinh tế, tôn giáo, giáo dục... Nhờ các chức năng kiểm soát

của các thiết chế nói trên, cá nhân sẽ phải tuân theo các chuẩn mực và giá trị

xã hội, các quy định đối với hành vi của mỗi công dân. I

Mỗi cá nhân tiếp nhận hệ thống kiểm soát xã hội thông qua quá trình xã

hội hóa cá nhân. Bằng những kinh nghiệm sống thực tích lũy từ gia đinh nhà

trường và các tổ chức xã hội, cá nhân sẽ tiếp nhận được những giá trị và

chuẩn mực của xã hội. Về phần mình, những giá trị và chuẩn mực này sẽ chi

phối hành vi cá nhân, điều chỉnh hành vi đó sao cho phù hợp và qua đó góp

phần tạo nên một xã hội tốt đẹp.

"Cái Tôi" thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử. Trong cộng đồng xã hội

nhỏ hẹp trước kia, khái niệm "cái Tôi" luôn bị lu mờ trước khái niệm gia đình

hay cộng đồng. Chúng ta quá rõ cảm giác "chúng ta" chiếm vị trí chủ dạo như

thế nào. Nói cách khác, mỗi cá nhân đều thuộc về một cộng đồng nhất dịnh,

còn bản thân người đó không có ý nghĩa gì đáng kể. Đặc biệt, trong xã hội

phong kiến ở nước ta trước kia, tính cộng đồng được thể hiện rất rõ nét. Nó

lấn át, nó cào bằng mọi cá nhân. Người ta chia ra một "mẫu người" chung

buộc các thành viên trong xã hội phải tuân theo. Đã là phụ nữ thì phải tuân

theo tam tòng, tứ đức. Nếu vi phạm những luật lệ đó đều bị trừng trị rất

nghiêm khắc.

Page 218: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Trong xã hội hiện đại "cái Tôi" được tự do phát triển và được kiểm soát

bởi các chuẩn mực, các giá trị và các chế tài. Ở đây, chúng ta phải đặc biệt

lưu ý đến vấn đề “lương tâm". Tuy rằng, "lương tâm" là một khái niệm – hết

sức chung chung, nhưng chúng ta nhận thức sâu sắc rằng chính "lương tâm"

là một công cụ đắc lực trong việc tự kiểm soát hành vi của mỗi cá nhân. Một

vấn đề nữa được đặt ra ở đây là, giữa lương tâm và trách nhiệm thì yếu tố

nào sẽ kiểm soát hành vi. Chúng ta phải đề cao, coi trọng cả hai. Có như thế

thì sự tự điều chỉnh hành vi của "cái Tôi" ở mỗi người mới thực sự có ý nghĩa.

Việc giáo dục con người phải được thực hiện đúng đắn ngay từ nhỏ. "Trong

thời đại ngày nay, "cái Tôi" đang trở thành đối tượng nghiên cứu rất quan

trọng. Nó đòi hỏi chúng ta phải quan niệm và giải quyết như thế nào cho

đúng? "Cái Tôi" ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân hay "cái Tôi" tự xoá hoàn toàn

“bản thân". Quá trình trau dồi kinh nghiệm sống, sự tự rèn luyện ở bản thân

mỗi người kết hợp với các công cụ kiểm soát xã hội sẽ có ảnh hưởng quyết,

định đến việc hình thành và phát triển "cái Tôi" ở con người Việt Nam chúng

ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nói rộng hơn là

chúng ta "vừa hết sức coi trọng sự thống nhất các giá trị nhân văn, nhân bản

của loài người, vừa hết sức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

đóng góp vào tính đa dạng ngày càng phong phú của văn hoá thế giới... Tất

cả ở đây nói lên vấn đề con người và tâm lý con người, nhân cách con người,

trí tuệ con người, tiềm năng con người, nguồn lực con người. Từ một vấn đề

có tính chất khái quát cao trên đây, chúng ta thấy tầm quan trọng đặc biệt của

giáo dục trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta trong giai đoạn hiện

nay.

Phần 3. CÁC TIẾP CẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH

A. CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH

GS. VS. PHẠM MINH HẠC

Page 219: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đến nay đã gần 50 năm kể từ ngày tôi bắt đầu học tâm lý học, vấn đề

nhân cách luôn là một vấn đề tôi rất quan tâm. Vấn đề nhân cách và phát triển

nhân cách, Vưgôtxki viết, là vấn đề tập trung cao nhất của toàn bộ tâm lý Học.

Khi học, đây là một trong những vấn đề hóc búa nhất, nào là đặt vấn đề này

dưới góc độ triết học, nào là xem xét nó trong bình diện sinh học, nào là

nghiên cứu nhân cách trong xã hội học, V.V.. Khi làm công tác giảng dạy có

lúc tôi đã nhận phụ trách bài giảng về chuyên đề này và biên soạn nó trong

giáo trình tâm lý học đại cương. Đó là vào những năm 60 của thế kỷ trước.

Nhớ lại thời đó thuật ngữ "nhân cách" còn ít người dùng lắm, có lẽ chỉ có ít

nơi, như Khoa Tâm lý - giáo dục Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hay Viện

Triết học là hay nói đến danh từ này với lòng mong ước khi nào thuật ngữ

này, hay nói chính xác hơn, vấn đề nhân cách, sẽ đi vào đời thường, để lý

luận gắn liền với thực tế, khoa học gắn liền với cuộc sống. Rất mừng, lòng

mong ước đó đang trở thành sự thực. Khi tiến hành nghiên cứu học sinh Bắc

Lý (tỉnh Hà Nam) hay trẻ em hư ở Trường Phổ thông Công nông nghiệp Thuỷ

Nguyên (Hải Phòng), và nhất là trong các chương trình khoa học công nghệ

cấp Nhà nước (KX07, 1991 - 1995; KIIXIICM, 1996 - 2000) phần nào tôi đã đi

vào chủ đề này, kết quả nghiên cứu bước đầu được: đúc kết trong bài

"Nghiên cứu con người và nhân cách con người" có in trong tập sách này.

Rất may mắn trong thời kỳ này (2001 - 2005), có một chương trình

khoa học công nghệ cấp Nhà nưốc KX- 05 về văn hoá, con người và nguồn

nhân lực, chương trình này có đề tài KX05-05 về nhân cách. Trong khuôn khổ

của đề tài này, tôi dùng một số nhà tâm lý học có dịp tiến hành thực nghiệm

theo phương, pháp NEO – Pi - R là phương pháp đang thịnh hành trên thế

giới, và đi sâu tìm hiểu lý luận tâm lý học về nhân cách. Lần này thực sự mới

có cơ hội đi vào lịch sử vấn đề, xem các nhà khoa học từ lúc khởi thuỷ nghiên

cứu vấn đề này đã có các cách tiếp cận vấn đề như thế nào, để xác định

nhân cách như là một trong các đối tượng nghiên cứu của tâm lý học, nói đơn

Page 220: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

giản hơn, đã hiểu nhân cách như thế nào, nhân cách là gì, tất nhiên cả trong

khoa học lẫn trong đời sống.

Các tác giả Nga tìm hiểu lịch sử tâm lý chọc cũng chỉ mới phát hiện ra

là mãi đến đầu thế kỷ XX người ta mới đi vào nghiên cứu nhân cách chúng

như là một vấn đề khoa học tâm lý học. Ở Nga, các tác giả cuốn “Tâm lý học

nhân cách” (1982) viết: “Một trong những thành quả có ý nghĩa hơn cả trong

nửa đầu thế kỷ XX là phát hiện ra rằng có thể nghiên cứu nhân cách như là

một đối tượng nghiên cứu khoa họ. Đến nay có người còn đánh giá nhân

cách vẫn còn ở giai đoạn tập trung lại ở các triết lý chung. Theo tâm lý học

Nga, trong lĩnh vực tâm lý học nhân cách ấy được qua một số tác giả đại diện

cho các lý thuyết khác nhau sau đây.

1. Lý thuyết nhân cách của Uznadze (1886-1950)

2. Nhân cách trong luận điểm triết học – tâm lý học của Rubinstein

(1889-1960)

3. Lý thuyết nhân cách của Ananhiev (1907-1972)

4. Quan điểm của Kovaliov về nhân cách

5. Quan điểm của Platonov về nhân cách

6. Luận điểm của Miaxinev (1892-1973) về nhân cách

7. Cách tiếp cận nhân cách của A.N.Leonchiev (1903 - 1979).

Khi đi vào từng tác già trong số kể trên, khó tìm thấy một định nghĩa

rành mạch về nhân cách, cho nên ở đây nói về lý thuyết này, luận điểm kia là

nói tới cách tiếp cận đối với vấn đề nhân cách. Ví dụ, Uznadze đưa ra tiêu chí

để xác định nhân cách là ý thức, rồi chỉ ra rằng một đặc điểm của nhân cách

là ở động cơ, nhu cầu trước mắt, nhu cầu lâu đài. Từ đây thấy nhân cách là

một sự thể hiện tập trung cao tính tích cực của chủ thể, và cuối cùng phải dưa

ra phạm trù "cái Tôi" để nói tới nhân cách. Lý thuyết nhân cách của Uznadze

là sự vận dụng lý thuyết "tâm thế" vào vấn đề nhân cách.

Page 221: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Và tâm thế đi liền với các thái độ của nhân cách đối với bản thân, với

người khác và với các mẫu mực của xã hội gọi là "siêu nhân cách". Như vậy,

biểu hiện của nhân cách là hệ thống thái độ của con người với mọi thứ xung

quanh và với chính mình. Riêng tôi, trong quá trình nghiên cứu cũng đã đi đến

kết luận nhân cách chính là hệ thông thái độ.

Ananhiev đã lưu ý mọi người rằng chính Rubinstein đã đồng nhất khái

niệm nhân cách và khái niệm con người. Ananhiev đã xem xét vấn đề nhân

cách trong bình diện tâm lý học và trong bình diện nhân học triết học. Ông là

tác giả của bộ môn hiểu biết về con người, không gọi là nhân học.

(anthropology). Ông coi nhân cách là hệ thống tích hợp của con người, nhân

cách là hệ thống thái độ, tâm thế, động cơ, giá trị.

Ở Nga Kovalióv cũng được coi là mội người có công đầu trong nghiên

cứu tâm lý học nhân cách, nhất là vấn đề cấu trúc nhân cách: nhân cách bao

gồm khí chất, xu hướng (nhu cầu, hứng thú và lý tưởng) và năng lực. Ông là

một trong những tác giả đầu tiên phân biệt rõ ba khái niệm: quá trình tâm lý,

trạng thái tâm lý và thuộc tính tâm lý, và sự chuyển hoá giữa các quá trình,

trạng thái và thuộc tính này.

Platonov cũng chú ý nghiên cứu cấu trúc củả nhân cách. Ông gọi thành

phần của cấu trúc này là các phạm trù cuả các hiện t ượng tâm lý hay còn gọi

là các tiểu cấu trúc của nhân cách:

- Tiểu cấu trúc có nguồn gốc xã hội: xu hướng, thái độ, phẩm chất đạo

đức;

- Kinh nghiệm (tri thức, kỹ xảo, kỹ năng, thói quen);

- Đặc điểm cá thể;

- Tiểu cấu trúc có nguồn gốc sinh vật quy định (khí chất và các thuộc

tính cơ thể bệnh lý).

Đây là một cách hiểu nhân cách khá rộng, gần như bao gồm hầu hết

đời sông tâm lý của con người, gần với quan niệm nhân cách là đức và tài,

cộng với một số nét gọi là cá tính cùa từng người, trong đó có cả thái độ.

Page 222: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Đên đây cần nhận xét rằng, tất cả các tác giả nêu trên đều cho rằng

trong nhân cách nhận định phải có thành phần thái độ, mà tôi rất chú ý tới, có

thể từ đây ta sẽ hiểu được nhân cách là cái gì đó vừa nằm trong thế giới tâm

lý của từng người, vừa là cái gì đó tách khỏi thế giới đó để thực hiện vai trò

của nó đối với thế giới tâm lý nói riêng, với toàn bộ hoạt động của con người

nói chung. Cách tiếp cận của Minxisev là tập trung vào định nghĩa nhân cách

là tổ hợp các thái độ bao gồm với thế giới. Có người gọi tâm lý học của

Miaxisev là tâm lý học thái độ bao gồm các loại thái độ sau:

1. Thái độ đánh giá;

2. Hứng thú như là một thái độ trí tuệ đặc biệt;

3. Thái độ đối với hoạt động.

Các thái độ này đều có tính hai măt: tích cực và tiêu cực, phải và trái,

âm và dương, mâu thuẫn và hai hòa, tiềm tàng và hiện hữu, nhất thời và

thường trực, phát triển và suy thoái, bình thường và bệnh lý.

Ở đây tới muốn dừng lại ở "tâm lý học thái độ" của Minxisev mà ttôi rất

tâm đắc, vận dụng nó vào, tâm lý học nhân cách. Tuy không đi vào nhân học

triết học để giải quyết vấn đề tâm lý học nhân cách như Annnhiev, nhưng

Miaxisey lại tách "thái độ đánh giá" như một phạm trù rất quan trọng trong hệ

thống các thái độ. Ngày nay, đi vào nghiên cứu con người trong điều kiện xã

hội nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, tôi mới thấy phải vận dụng

phương pháp tiếp cận giá trị của giá trị học (axiology) và kết hợp với phương

pháp tiếp cận hoạt động vào nghiện cứu tâm lý học nhân cách. Từ đó, nhất là

sau năm 2000, khi tôi có điều kiện nối lại giao lưu với các nhà tâm lý học Nga,

nơi sinh ra trường phái tâm lý học hoạt động, mới thấy ở Nga cũng chia

nghiêu cứu nhân cách đi theo phương hướng đó. Như Ansưphorova đã gọi

phương pháp tiếp cận này là phương pháp tiếp cận chức năng của nhân

cách: nhân cách là cái gì đó đứng ra tổ chức cuộc sống - đường đời và có thể

gọi là các thái độ của con người đối với thế giới, là thái độ giá trị trong khi giải

quyết các vấn đề của cuộc sống đặt ra cho mình, tức là phải tìm cái gì có ý

nghĩa, có giá trị sống còn đối với bản thân mình. Cách tiếp cận như thể hiện

Page 223: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

nay ở Nga gọi là cách tiếp cận nhân cách đối với nhân cách do C.Rogers, nhà

tâm lý học Mỹ nổi tiếng, đề ra từ giữa thế kỷ trước, thâm chí có người nói là

bây giờ ta chuyển từ “chủ nghĩa nhân văn trừu tượng” sang “chủ nghĩa nhân

văn hiện thực”.

II. CÁC LÝ THUYẾT TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH Ở TÂY ÂU VÀ MỸ

Như ở Nga, ở Mỹ và chắc các nước khác cũng vậy, khi bước vào thế

kỷ XXI, trong nhiều lĩnh vức, người ta đều nhìn lại thế kỷ qua xem đã có

những thành tựu gì. Tìm trên mạng Internet Yahoo, chúng tôi có được trong

tay cuốn "Những lý thuyết nhân cách" của Tiến sĩ c.George Boere, Khoa Tâm

lý học Trường Đại học Tổng hợp Shippensburg, xuất bản năm 1997. Đây là

một tài liệu tổng kết khá công phu, có thể lấy làm một căn cứ tham khảo, xem

ở Mỹ và phương Tây hiện nay đã liệt kê ra các lý thuyết tâm lý học nhân cách

nào.

Danh sách cụ thể như sau: Sigmund Freud (1856 – 1929); Anna Freud

(1895 - 1982); Erik Erikson (1902 - 1994); Carl Jung (1875 - 1961); Otto Rank

(1884 - 1939); Alfred Adler (1870 - 1937); Karen Horney (1885 - 1952); Albert

Ellis (1913 -); Erick Fromm (1900 - 1980); B.F.Skinner (1904 - 1990); Hans

Eysenck (1916 - 1997); Albert Bandura (1925-); Gordon Allport (1897 - 1967);

George Kelly (1905 - 1957); Snygg va Combs (1904 - 19(57); Abram Maslow

(1908 - 1972); Carl Rogers (1902 - 1987); Ludwig Binswager (1881 - 1906);

Viktor Frankl (1905 - 1997); Rollo May (1909 - 1994); Jean Piaget (189G -

1980).

Tác giả Boere cho rằng đến nay chưa có khoa học về nhân cách, mà

mới chỉ có các lý thuyết về nhân cách, mặc dù trong tâm lý học đã có các

trường phái rõ rệt, như tâm lý học Freud, tâm lý học hành vi, tâm lý học nhân

văn, tâm lý học hiện sinh, về các dòng tâm lý học này tôi đã có dịp trình bày

trong các cuốn sách "Hành vi và hoạt động" (1977) và "Nhập môn tâm lý học"

(1980). Ngoài ra, trong các tác phẩm này, tôi cũng đã nói đến dòng tâm lý học

duy tâm chủ quan, tâm lý học Ghestan. Tất nhiên, trong đó ít nhiều đã nói đến

vấn đề nghiên cứu con người và nhân cách con người. Ở đây, tôi muôn giới

Page 224: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

thiệu một cách tổng quát về nghiên cứu nhân cách ở Mỹ và Tây Âu, để từng

bước tìm hiểu bản chất của vấn đề nghiên cứu nhân cách nói chung, tìm hiểu

nội hàm khái niệm nhân cách nói riêng.

Các lý thuyết nhân cách nêu ra ở đây được đưa vào ba dòng tâm lý

học, được gọi là ba lực lượng:

- Lực lượng thứ nhất - Tâm lý học phân tích: S.Freud, A. Freud,

Erikson, Jung, Adler, Horney, Fromm.

- Lực lượng thứ hai - Tâm lý học hành vi: Eysenck, Skinner, Bandura.

- Lực lượng thứ ba - Tâm lý học nhân văn, bao gồm cả tâm lý học hiện

sinh: Maslow, Rogers, Kelly, Frankl.

Theo các tác giả nói trên, ngày nay ta có thể nêu một số đặc điểm của

lý thuyết về nhân cách như sau:

Ý thức và vô thức là tiêu chí do Freud, người có đóng góp nhiều nhất,

tập trung vào các mặt khác nhau của ý thức và vô thức, như mặt sinh vật, mặt

xã hội, mặt cá thể của vô thức và ý thức. Xét về mặt sinh vật của vô thức và ý

thức, có bản năng, khí chất và các "mặc cảm": cái này gọi là "cái Nó". Xét về

mặt vô thức xã hội - cái mà trong lý thuyết Freud gọi là "cái siêu Tôi", bao gồm

ngôn ngữ, những gì xã hội cấm đoán, tập tục văn hoá, các giá trị. Xét về mặt

vô thức và ý thức cá thể - cái mà trong thuyết Freud gọi là "cái Tôi", tất cả

những gì ta học tập được, giá trị của bản thân, mọi thói quen, cách nhìn nhận

của bản thân (cách cảm, cách nhận biết, cách suy nghĩ), nói tóm lại, "tâm lý

riêng" của mỗi người.

• Phân định lứa tuổi: Có cách chia ra thời kỳ thai nhi, tuổi niên thiếu,

tuổi trưởng, thành. Và cũng có thể chia ra tuổi thơ, tuổi niên thiếu, tuổi già.

Đáng lưu ý là ở đây người ta cho rằng, trong thời kỷ thai nhi là sự phát triển

sinh vật, đến thời kỳ trẻ em, phát triển sinh vật chuyển thành sự phát triển cái

tôi, tiếp đó đến tuổi thiếu niên là thời kỳ phát đạt, sau đến tuổi trưởng thành là

sự phát triển xã hội.

Page 225: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Các tác giả còn đưa ra một cách hiểu khác, trực tiếp đề cập vấn đề khi

nào con người có nhân cách:

Trong thời kỳ thai nhi và tuổi thơ, con người ta phát triển khí chất;

Trong thời kỳ tuổi thơ, con người ta phát triển nhân cách (các thói

quen);

Trong thời niên thiếu và trưởng thành, con người ta phát triển tính cách.

Khí chất được coi là một phần của nhân cách hay tính cách mà do ta tự

tạo nên, hợp bởi năm yếu tố lớn do Eysenck đề xuất:

1) Độ ổn định xúc cảm.

2) Hướng ngoại – hướng nội.

3) Tính ý thức.

4) Tính dễ thương.

5) Tính cởi mở.

• Xúc cảm được coi là một điểm rất được quan tâm trong các lý thuyết

về tâm lý học nhân cách: thích hay không thích, trái ý hay vừa lòng, đau buồn

hay lạc thú, trong đó đưa ra các mức độ khác nhau: lo lắng, sợ hãi, tội lỗi, tiếc

rẻ, buồn bực, thương đau, chán nản, giận dỗi, xâm kích, thù địch.

• Động cơ là điểm trung tâm trong các lý thuyết tâm lý học nhân cách.

Boere phân định: động cơ sinh vật, phần lớn là có tính bản năng, như các nhu

cầu về không khí, có nước uống, có thức ăn; động cơ xã hội được xây dựng

trên các động cơ sinh vật, nhưng chủ yếu phụ thuộc vào văn hóa, hoàn cảnh

xã hội và học tập; động cơ cơ thể dựa vào kinh nghiệm cá nhân, các kỹ xảo;

động cơ cao cấp là ý thức, tạo ra ý nghĩa cho cuộc sống cá nhân, bao gồm

động cơ am hiểu, có chuyên môn, hoàn thiện bản thân, động cơ ích kỷ. Tất cả

các động cơ này đều nhằm mục tiêu thể hiện, khẳng định bản thân con người

mà Rogers, Jung và Horney gọi là tự thể hiện bản thân con người.

Page 226: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Như vậy là Boere đã đi vào cấu trúc (thành phần) của nhân cách, và

phần nào cả nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển nhân cách. Ông

xuất phát từ 10 nguyên tắc, tiêu chí sau đây:

1. Ý thích tự do hay là quyết định luận

2. Tính độc đáo hay tính toàn thể

3. Động cơ sinh lý học hay động cơ mục đích

4. Động cơ ý thức hay động cơ vô ý thức

5. Thiên nhiên hay tự tạo

6. Có thời kỳ phát triển hay không

7. Quyết định luận văn hóa hay văn hóa tiền nghiệm

8. Nhân cách hình thành từ sớm hay muộn

9. Đánh giá các bệnh tâm lý như thế nào và

10. Lạc quan hay bi quan trong cách hiểu bản chất con người.

Đây đúng là một loạt quan điểm triết học có thể vận dụng vào các tìm

hiểu vấn đề tâm lý học nhân cách, mà ta sẽ tìm hiểu dần.

Các tiếp cận của Freud

Người đầu tiên đến với vấn đề này từ những năm 1920 là S.Freud. Nội

dung cơ bản của học thuyết này, nhất là cấu trúc nhân cách ("cái Nó" - "cái

Tôi” - "cái siêu Tôi") có thể tìm thấy trong cuốn "Nhập môn tâm lý học". Trong

cuốn sách này có bài giảng của Freud về nhân cách, qua đó có thể hiểu khái

niệm nhân cách do ông đề xuất.

Một thành tựu nổi bật trong học thuyết Freud là đưa ra được cấu trúc

tâm lý của con người bao gồm: "Cái Nó" ("cái trung tính"), "cái Tôi" và "cái

siêu Tôi". Ba cái này, được Freud coi là ba vương quốc, ba lĩnh vực, ba vùng

miền của tâm lý học, hợp lại thành "bộ máy tâm lý của nhân cách", như Freud

đã khẳng định; tất nhiên, trong đó có các mối tác động qua lại giữa các vùng

miền, giữn các lĩnh vực, giữa các vương quốc, cần hết sức chú ý lên các

Page 227: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

động thái của các vùng miền này. Từ "bộ máy tâm lý của nhân cách" đã tạo

nên nhân cách. Ta xem quá trình Freud đi đến hiểu nhân cách như thế nào,

tức là xem quá trình "bộ máy tâm lý của nhân cách" tạo nên cái được coi là

nhân cách như thế nào?

Phân tích tâm lý theo Freud bắt đầu bằng phân tích chứng bệnh xa lạ

nhất với "thành tố tôi" trong tâm hồn. Chúng bệnh này khởi xuất từ cái đã bị

chèn ép, đồng thời là đại diện của cái tôi, nhưng là cái bị chèn ép đối với cái

tôi – đấy là một miền xa lạ, là biên giới bên trong, và cũng là một thực tiễn, là

biên giới bên ngoài. Từ chứng bệnh ta đi đến cái vô thức, đến các đam mê,

đến tính dục. Có những ý kiến phản đối, cho rằng con người không chỉ là tồn

tại tính dục, mà còn có ý tưởng cao đẹp hơn.

Ngay từ đầu có người cho rằng con người phải chịu đau khổ vì mâu

thuẫn giữa yêu cầu của cuộc sống đam mê và sự chống đối lại đam mê -

chúng tôi, Freud viết, không bao giờ bỏ qua mâu thuẫn này tạo ra một vùng bị

chèn ép, chống đối chệch chuẩn có một lực riêng và ý hướng của cái tôi -

vùng này chính là "cái Tôi" trong tâm lý học thường đã nói đến. Chúng tôi

chuyển chú ý từ cái đã bị chèn ép sang cái đang bị chèn ép - đây là "cái Tôi".

Nghiên cứu "cái Tôi" - cái tôi riêng nhất của mỗi chúng ta; nó thực sự là

chủ thể. Nó có thể là khách thể nghiên cứu được không? Có thể được: tôi tự

lấy tôi làm khách thể, tự tôi đối với tôi như với các khách thể khác, tự qunn

sát mình, tự phê phán bản thân, v.v.. Thế là trong tôi có một cái tôi này đối lại

với một cái tôi khác, tức là bắt đầu có một thái độ của cái này với cái kia. Tôi

tự phân chia mình ra, ít nhất là phân chia theo chức năng của mình, thay đổi

theo thời gian. Ở đây chú ý tới nhận xét có sự "phân chia mình ra", tức là có

các vùng miền khác nhau và mối quan hệ giữa các vùng miền. Ta vứt một vật

thuỷ tinh xuống sàn, nó vỡ ra theo các vết có thể tạo nên rạn nứt theo cấu

trúc của vật thuỷ tinh ấy - người bệnh tâm thần cũng có cấu trúc tiềm tàng các

vết rạn nứt tương tự. Khi họ xoay lưng lại với thực tiễn bên ngoài, thì họ biết

sâu hơn về thực tiễn tâm lý bên trong mà ta là người bình thường không hiểu

được. Ta gọi những người đó là người bị bệnh ám ảnh bị quan sát theo dõi

Page 228: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

(Beobachtungswahn). Người bệnh bị ám ảnh bị quan sát theo dõi tách phần

bị quan sát trong tôi khỏi "cái Tôi" - việc tách biệt này có thể là một nét có tính

quy luật trong cấu trúc của cái Tôi, ta phải nghiên cứu đặc điểm củả vùng tách

biệt này. Chỗ bị quan sát, dõi theo này chuẩn bị cho một sự lên án và trừng

phạt, đồng thời có một chức năng nữa mà ta gọi là lương lâm. Lương tâm

chính là cái phần tôi tự tách ra khỏi cái tôi và cái đó dễ chống lại tôi nhất. Tôi

cảm thấy định làm một cái gì đó mà có thể đem lại khoái cảm cho tôi nhưng

tôi lại không làm vì lương tâm không cho phép. Hoặc là chạy theo khoái cảm,

tôi làm một cái gì đó trái với lương tâm, thì sau cử chỉ sai lầm đó lương tâm

tôi trừng phạt tôi, quở mắng tôi, tôi cảm thấy xấu hổ. Lương tâm là một vùng

đặc biệt do tôi tự phân tách từ cái tôi ra, nó là một trong những chức năng của

vùng này còn tự quan sát như một tiền đề cần thiết của hoạt động lên án của

lương tâm là một chức năng khác của vùng này. Vùng này được gọi là “siêu

tôi” trong tôi, ta đi dần tới cách hiểu nhân cách là mình tự quan sát về mình,

tách từ tôi thành “cái Tôi” và “cái siêu Tôi”, cái sau quan sát cái trước, tỏ thái

độ đối với cái trước.

"Cái siêu Tôi" có những yêu cầu đạo đức rất nghiêm ngặt đối với "cái

Tôi" yếu ớt nằm trong sự điều khiển của "cái siêu Tôi". Từ đây ta có thể hiểu

rằng tình cảm, lỗi lẫm là sự biểu hiện của sự căng thẳng giữu "cái Tôi" và "cái

siêu Tôi", ở người bệnh tâm thần thường hay nói tới đạo đức (luân lý) một

cách định kỳ. Sau một số tháng nhất định nó qua đi, không nói tới đạo đức

nữa, “cái siêu Tôi” không lên án nữa. “cái Tôi” được hồi phục và con người lại

sống bình thường đến cơn thần kinh sau. Khi say rượu cảm thấy khoái chí,

“cái siêu Tôi” hết hiệu lực và hòa nhập vào “cái Tôi”.

Cái siêu Tôi là lương tâm được hình thành như thế nào? Kant (nhà triết

học Đức) ví lương tâm với bầu trời đầy sao. Bầu trời thì vĩ đại, nhưng lương

tâm thì trời chưa cho mấy và sơ sài lắm, nên ta chưa nói gì được mấy về

lương tâm, mà mới chỉ khẳng định được rằng lương tâm là trời cho. Nết

lương tâm cũng là cái gì đó ở trong ta, thì đó không phải là cái khởi nguyên –

đó là cái gì đó hoàn toàn đối nghịch với cuộc sống tình dục, cuộc sống này là

Page 229: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

cái đừng ở đầu ngọn nguồn của cuộc sống, sau đố không thêm gì. Nhưng

như mọi người biết, trẻ em không có ức chế nội tại chống lại các mong muốn

được thỏa mãn. Vai trò mà sau này “cái siêu Tôi” đảm trách, lúc đầu do một

lực lượng bên ngoài – uy tín của cha mẹ thực hiện, do trẻ em có tình yêu cha

mẹ và sợ cha mẹ trừng phạt. Trẻ rất sợ bị mất tình yêu này. Có sự sợ hãi này

thật, rồi sau mới có cái sợ đối với lương tâm – cái sợ này chính là “cái siêu

Tôi” và lương tâm tạo ra. Cái sợ cha mẹ là quan hệ bên ngoài giữa trẻ và cha

mẹ, được chuyển vào trong, tạo thành “cái siêu Tôi” đứng đằng sau “cái Tôi”.

Ta rất chú ý tới quá trình chuyển từ ngoài vào trong là một quy luật tâm lý rất

quan trọng đã được chú ý từ đây.

"Cái siêu Tôi" có uy quyền; làm việc và có phương pháp của khẩu độ

(khoảng cách) cha mẹ. “Cái siêu Tôi” tiếp thu tính nguyên tắc cứng rắn và

nghiệm túc của cha mẹ, thực hiện chức năng cấm đoán và trừng phạt. "Cái

siêu Tôi" chỉ đạo và đe doạ "cái Tôi" giống như cha mẹ đối với con cái trước

đó.

Quan hệ con cái - cha mẹ chuyển thành "cái siêu Tôi", quá trình chuyển

hóa này được gọi là quá trình đồng nhất (Identifizierung) làm "cái Tôi" này

đồng nhất với "cái Tôi" khác: "cái Tôi" này biển hiện như "cái Tôi" kia, bắt

chước; "cái Tôi" kia. Có thể gọi quá trình đồng nhất đó là quá trình nhân cách

này nhập thân vào quá trình nhân cách khác. Có thể coi "cái siêu Tôi" là cái

đồng nhất với quan hệ cha mẹ, cấu tạo mới này gắn liền với mặc cảm ơđip.

"Cái siêu Tôi" là con đẻ của mối quan hệ tình cảm này từ thuở nhỏ. Khái niệm

"cái siêu Tôi" mô tả quan hệ cấu trúc thực, chứ không phải cá nhân hoá cái

trừu tượng được gọi là lương tâm. "Cái siêu Tôi" có một chức năng nữa - kẻ

mang cái tôi - lý tưởng - đây là thước đo bản thân, cái vươn tới. Uy tín của

cha mẹ, thầy cô giáo, các mẫu lý tưởng có tác dụng tạo nên "cái siêu Tôi".

Sau này khái quát lên có thể nói "cái siêu Tôi" là đại diện của "cả xã hội". Dần

dần, mặc cảm ơđip bị "cái siêu Tôi" thay thế: ảnh hưởng của cha mẹ tới trẻ

lúc đã lớn, có tác dụng hình thành tính cách.

Page 230: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

"Cái siêu Tôi" là tự quan sát, lương tâm và chức năng lý tưởng. Freud

khẳng định "cái siêu Tôi"... "là kẻ mang truyền thống, tất cả các giá trị từ xa

xưa để lại qua các thế hệ và đang tồn tại hiện nay", từ đây hiểu được hành vi

xã hội không đơn giản là thượng tầng của các quan hệ kinh tế của hệ tư

tưởng, mà còn là cả quá khứ, các truyền thống - độc lập với quan hệ kinh tế.

"Cái siêu Tôi" là cái lớp cao nhất trên bề mặt của bộ máy tâm lý, là đỉnh cao

của tâm lý học về cái tôi.

Như vậy là "cái siêu Tôi" được tách từ “cái Tôi”, còn “cái Tôi” được tách

từ “cái Nó” (“cái trung tính”) ra, tức là “cái siêu Tôi” cũng có điểm xuất phát từ

“Cái Nó” mà ra cả. “Cái Nó” là các “cái sinh vật” – các bản năng trong con

người, được coi là “cái vô thức”. “Cái Tôi” và “cái siêu Tôi” đều được coi là

“cái có ý thức”, nhưng vì nó có điểm xuất phát từ “cái trung tính”, cho nên cả

hai đều có “cái vô thức”. Freud khẳng định: “Toàn bộ hỳ thuyết phân tâm học

được xây dựng trên sự công nhận có sự chống đối giữa vô thức và ý thức,

làm cho cái vo thức thành có ý thức”. Vai trò của nhân cách chính là ở chỗ

này. Giữa vô thức và ý thức có tiềm thức là ý thức ở dạng tiềm tàng. Trong

“cái Tôi” và “cái siêu Tôi” đều có mặt của ý thức, nhưng như Freud nhận xét,

có ý thức trong một thời gian ngắn, sau lạ thành ở dạng tiềm tàng, từ đây có

thể chuyển xuống “không ý thức” và cũng có thể chuyển lên “có y thức”. Tâm

lý học phải rất chú ý tời các mối quan hệ cơ động (động thái) này, theo cả hai

chiều, tahm gọi là chuyển lên có ý thức và chuyển xuống vô thức. Nguyên tắc

hoạt động của “Cái Nó” (“cái trung tính”) là “Cái sinh vật” theo nguyên tắc thỏa

mãn, tức là nó không biết đến “Cái Tôi” và nó bị “cái siêu Tôi” là “cái xã hội”,

theo nguyên tắc, chèn ép, kiểm duyệt, không cho “cái Nó” và “cái siêu Tôi”,

cho nên luôn luôn có mâu thuẫn giữa vô thức và ý thức, nhiều khi, như Freud

nhận xét, các quá trình xảy ra trong tâm hồn là vô thức trong nghĩa động thái

của nó. Động thái theo hướng nào - tuỳ thuộc vào nhân cách. Trong bài giảng

thứ 31 đang trích ở đây, Freud nói: Nhân cách phải cố sức đưa chúng ("cái

Tôi" và "cái siêu Tôi") lên bình diện có ý thức. Dòng vô thức - tiềm thức - ý

thức là một dòng chảy liên tục, như trên đã nói, trong sự giằng co theo các

hướng khác nhau. Nhân cách là quá trình tách từng miền trong ba miền tâm

Page 231: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

hồn, tức là tạo được hệ thống thái độ giữa các vùng miền này theo, hướng

làm cho "cái Tôi”- được củng cố, thắng nổi "cái Tôi" và độc lập hơn với "cái

siêu Tôi", Freud kết luận như vậy. Ở đây cũng phải nói thêm về "cái Tôi" mà

Freud có nói tới trong bài giảng này. Freud nói, trong "cái Tôi" có quá trình

tổng hợp, khái quát, thống nhất, tức là có tư duy như ta thường nói. Hởn thế

nữa, ông còn nói, nét đặc trưng của "cái Tôi" là đam mê, rồi còn có cả thiện

chí nữa. Như thể là "cái Tôi" chỉ ra cả một miền suy nghĩ, hứng thú, tình cảm,

tức lá có nội dung của thái độ của con người đối với cái này hay đối với cái

kia, ở trong ta và ở ngoài ta.

Cách tiếp cận của L.X.Vưgôtxki

Khi điểm đến các tác giả Nga ở trên ta thấy không có Vưgôtxki. Nhưng

theo chúng tôi nghiên cứu, người đầu tiên ở Nga trong thế kỷ trước, từ cuối

những năm 20, đầu những năm 30, đã tìm hiểu xem nhân cách là gì chính là

Vưpôtxki. Về tâm lý học nói chung của Vưgôtxki, có thể xem trong cuốn "Tâm

lý học Vưgôtxki", tập I, trong đó có đề cập vấn đề tâm lý học nhân cách. Bây

giờ ta tìm hiểu kỹ xem Vigôtxki đã đến với vấn đề nhân cách như thế nào, qua

chương 15 trong tác phẩm "Lịch sử phát triển các chức năng tâm lý cấp cao".

Đây là chương kết có tiêu đề "Những con đường tiếp tục nghiên cứu. Sự phát

triển nhân cách và thế gới quan của trẻ em”.

Trong chương này, tác giả đã vẫn dụn lý thuyết lịch sử - văn hóa vào

xác định nội hàm của khái niệm nhân cách. Ông viết: “… lịch sử phát triển văn

hóa của trẻ đưa chúng ta đến lịch sử phát triển nhân cách", nói cụ thể hơn, sự

phát triển nhân cách và thế giới quan của trẻ chính là sự phát triển văn hoá.

Sự phát triển văn hóa nói ở đây là quá trình hình thành các chức năng tâm lý

cấp cao: từ trí nhớ trực tiếp lên trí nhớ gián tiếp, từ chú ý không chủ định lên

chủ ý có chủ định, từ dếm bằng que tính (hay hạt ngô) lên tính nhẩm bằng số,

tư duy trừu tượng, hình thành khái niệm... Quá trình hình thành này gắn liền

với quá trình lĩnh hội, qua trình học tập, quá trình tiếp thu các tri thức, kỹ

năng, V.V., gọi một cách khái quát là các kinh nghiệm lịch sử, kinh nghiệm xã

hội ("kinh nghiệm kép") và chuyển thành các kinh nghiệm của bản thân. Các

Page 232: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

kinh nghiệm của bản thân được coi là các "công cụ tâm lý" - tức là dùng

những cái này để tác động lên hành vi, lên các quá trình tâm lý của chính bản

thân mình hay tâm lý của người khác: thông qua hạt ngô để điều khiển trí nhớ

hay tư duy, dùng một câu chữ để điều khiển quá trình chú ý... tạo nên các

chức năng tâm lý cấp cao - tập hợp hệ thống các chức năng này gọi là "hành

vi văn hoá" khác biệt với sự phát triển theo tuyến tự nhiên (sinh vật). Như vây,

trong quá trình phát triển tâm lý ở con người, khoảng cuối tuổi thiếu niên, hình

thành nên một khả năng tự điều khiển các hiện tượng tâm lý của bản thân mà

Vưgôtxki gọi là "cái tổng hợp tâm lý bao nhất". Đó chính là quá trình hình

thành nên "cái Tôi" trong tôi: nắm lấy cán công cụ tâm lý chứa đựng trong văn

hoá của xã hội chuyển thành các công cụ tâm lý của bản thân để điểu khiển

bản thân, tức là tạo nên các thái độ của mình với chính bản thân mình. Tập

hợp các thái độ này thành cái tổng hợp tâm lý cao nhất, tạo nên cái nhìn

nhận, cốt đánh giá, cái ứng xử của từng cá thể. Đó chính là nhân cách, và vì

vậy nhân cách được Vưgôtxki gọi là thế giới quan: thái độ văn hoá đối với thế

giới bên ngoài, với những người khác, với bản thân. Ông cũng nhắc tới vai trò

của xúc cảm và đam mê trong hệ thống thái độ của bản thân - trong nhân

cách.

Cách tiếp cận của X.L.Rubinstcin

Tìm hiểu qua một tác phẩm nổi tiếng của Rubinptoin lúc đầu mang tên

"Cơ sở của tâm lý học" xuất bản năm 1935, lần thứ hai với đầu đề “Cơ sử

tâm lý học đại cương”. năm 1046, tức là sách viết phản ánh những kết quả

nghiên cứu từ cuối những năm 20 - đầu những năm 30 thế kỷ trước gần với

thời gian Freud vầ Vưgôtski nghiên cứu vấn đề tâm lý nhân cách. Nhưng

khác với tác giả này, trong công trình lớn của mình, với chương "Xu hướng

của nhân cách" và chương "Tự ý thức của nhân cách và đường đời",

Rubinstein đi từ các phạm trù "tinh thần", "ý thức", "chủ thể"... đến phạm trù

nhân cách, coi nhân cách là các trải nghiệm và đi vào vấn đề hình thành cà

phát triển nhân cách trong hoạt động. Rubinsyein đã nhấn mạnh tính chất đặc

thù của riêng từng nhân cách, nói lên xu hướng riêng, bao gồm ý hướng, ý

Page 233: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

muốn của từng người, năng lực của từng người, bản tính của nó – nội dung

này gắn liền với cái gọi là ý thức của chủ thể và các thái độ: thái độ đối với

thế giới xung quanh thái độ đối với người khác và thái độ đối với bản thân.

Rubinstein coi nhân cách là bộ máy điều chỉnh toàn bộ hệ thống thân thể con

người và con người nói chung, gắn liền với khái niệm "đường đời".

Trong hai chương vừa dẫn ra ở đây, Rubinstein không đi vào nghiên

cứu nhân cách được nảy sinh trong con người như thế nào, trong một cấu

trúc tâm lý của con người có một bộ phận nào được coi là nhân cách của con

người đó, mà đi từ một nhận xét triết học rằng toàn bộ tâm lý học về con

người được coi là tâm lý học nhân cách, coi tất cả các hiện tượng lâm lý

được mô tả trong tâm lý học đại cương đều diễn ra trong nhân cách và đều

phụ thuộc vào nhân cách. Toàn bộ sự phát triển của các hiện tượng tâm lý

đều phụ thuộc vào sự phát triển của nhân cách. Nhân cách ở đây được hiểu

là các đọc điểm cá thể riêng của từng người. Nhân cách cũng dược hiểu là

khả năng con người điều khiển các quá trình hay thuộc tính tâm lý của bản

thân, hướng chúng vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra cho bản thân. Từ đó,

muốn hiểu nhân cách là gì, phải xem con người mang nhân cách ấy có xu

hừớng gì (mong muốn cái gì? động cơ nào?), có khả năng đáp ứng mong

muốn đó không (vấn đề năng lực), vấn đề nghĩa và ý của cuộc đời, của từng

công việc. Từ đây Rubinstein đến rất gần với cách tiếp cận của Uznadze về

nhân cách, tức là ông cũng thấy trong nhân cách có các thành phần tâm lý gọi

là hứng thú, sự đam mê, tâm thế tạo nên các xu hướng, lý tưởng của nhân

cách.

Trong chương XX của "Cơ sở tâm lý học đại cương", Rubinstein đã chỉ

ra sự cần thiết phải đi vào tìm hiểu khái niệm "cá thể" để hiểu khái niệm nhân

cách. Ông viết: nhân cách là "chủ thể cụ thể, lịch sử, sống động". Rất tiếc ông

mới dừng ở dó, không lý giải từ chủ thể đến nhân cách như thế nào. Đó là

nhiệm vụ của những người đi sau. Trong trang sách đang trích dẫn có một tư

tưởng quan trọng khác của Rubinstein giúp chúng ta đi đến cách tiếp cận với

tâm lý học nhân cách.

Page 234: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

"Con người là một nhân cách - Rubinstein viết - chỉ khi nào nó tách khỏi

thiên nhiên, và nó có thái độ đối với thiên nhiên và với những người khác,

đúng như là thái độ, tức là chừng nào nó có ý thức”. Quá trình hình thành

nhân cách chính là quá trình hình thành ý thức và thái độ như là hai thành tố

tạo nên nhân cách. Ông đã chỉ ra rằng nghiên cứu tâm lý học nhân cách là

nghiên cứu sự tự ý thức của nhân cách, nghiên cứu "cái Tôi" như là chủ thể

nắm lấy tất cả cái gì con người làm ra, có trách nhiệm của bản thân đối với tất

cả các sản phẩm vật chất và tinh thần đối với tất cả các sản phẩm vật chất và

tinh thần mà mình tạo ra. Rubinstein cũng nói đến nhân cách như là bộ mặt

của từng con người.

A.N.Leonchicu về tâm lý học nhân cách

Trong tác phẩm "Hoạt động - Ý thức - Nhân cách" của Leônchiev, như

tên cuối sách đã chỉ ra có ba phầồn, trong đó có một phần chuyên bàn về

nhân cách: Chương V với nhan đề "Hoạt động và nhhân cách", thực chất nói

về mối quan hệ giữa phạm trù hoạt động và phạm trù nhân cách, chưa đi sâu

vào nội hàm của khái niệm nhân cách. Mở đầu A.N.Leonchiev khẳng định

nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học, như triết học, sử học,

xã hội học, nhân chủng học. Ông cũng điểm qua một vài lý thuyết coi nhân

cách như là "một thể thống nhất có một không hai nào đó", nhân cằch là "ông

chủ của các chức hăng tâm lý" (James) hoặc nhân cách là "cái quy định các

hành vi và ý nghĩ” (G.Allport), nhân cách đồng nghĩa với đặc điểm cá nhân, có

tính, với thái độ đối với mọi người.

Tác giả đi sâu vào một số cách tiếp cận nghiên cứu nhân cách:

1. Cách tiếp cận sinh vật hóa nhân cách mà điển hình là học thuyết

Freud như trên đã trình bày;

2. Cách tiếp cận văn hoá, nhân chủng học (Margaret Mead): hệ thống

của nhân cách chính là hệ thống văn hoá đã được cá thể hoá. Leonchiev cho

rằng tâm lý học quan tâm đến cá nhân với tư cách là nhân cách, còn nền văn

hoá dù có tồn tại dưới hình thức nhân cách hóa, nó vẫn chỉ là đối tượng của

sử học, xã hội học chứ không phải là đối tượng của tâm lý học. Tuy vậy, cũng

Page 235: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

phải công nhận rằng nhân cách ở con người có "cơ sở" chung mà ta gọi là

kiểu nguyên thuỷ chung của loài người, có thể bộc lộ ra tính dân tộc, nhóm

tộc người, giai cấp trong nhân cách của từng con người.

Leonchiev đưa ra một cách tiếp cận coi nhân cách là một cấu tạo tâm lý

mới được hình thành trong các mối quan hệ sống của cá nhân, do hoạt động

của người đó cải biến đi mà thành. Ông khẳng định bản chất xã hội - lịch sử

của nhân cách: nhân cách lần đầu tiên nảy sinh ra trong xã hội, con người

bước vào lịch sử (và đứa trẻ bước vào cuộc sống) chỉ mới là một cá thể, cá

thể này trở thành nhân cách khi nó là chủ thể của các quan hệ xã hội.

Nhân cách là một sản phẩm tương đối muộn của sự phát triển xã hội -

lịch sử và sự tiến hóa. Tác giả phân định rõ con người với tư cách là cá thế

người với con người với tư cách là nhân cách, biểu hiện tính chỉnh thể củả

chủ thể cuộc sống. Cá thể phải thành chủ thể, tức là phải có một quá trình

phát triển thì mới thành nhân cách, nói theo C.Mác, nhân cách được “sản

xuất ra", tương tự như ý thức được sản xuất ra, nhu cầu được sản xuất ra,

nhân cách được tạo ra bởi các quan hệ xã hội mà cá nhân gia nhập vào đó

trong hoạt động của mình. Nhân cách là một cấu tạo chuyên biệt của con

người, tương tự như ý thức, tự ý thức xem xét hoạt động của bản thân, xem

nó có ý ghì riêng đối với nhân cách xuất phát từ hệ thống động cơ, thứ bậc

các động cơ hệ thống này, sắp xếp thứ bậc các hoạt động tạo thành hạt nhân

của nhân cách. Nhân cách chính là phẩm chất hoàn chỉnh đánh giá hệ thống

thứ bậc động cơ, nhận ra ý riêng của từng hoạt động đối với bản thân của

chủ thể hoạt động. Về định nghĩa của nhân cách, hay nói chính xác hơn, về

bản chất của nhân cách chúng ta sẽ có dịp tiến hành tiềm hiểu kỹ hơn, Ở đây,

tập trung vào cách tiếp cận đi đến vấn đề nhân cách.

Trong các hài giảng tâm lý học đại cương, Leonchiev có đề cập và ông

cũng đã giảng dạy suốt ba – bốn chục năm, từ những năm 40 đến khoảng

cuối những năm 70 thế kỷ XX, về vấn đề này. Trong các bài giảng này, có hai

bài cuối cùng bàn về nhân cách: bài thứ nhất có tiêu đề là "Cá thể và nhân

cách", bài thứ hai "Một số vấn đề về hình thành nhân cách". Đọc bài thứ nhất,

Page 236: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

ta tìm được ý tưởng của Leonchiev giải đáp vấn đề đang đề cập ở đây. Cụ

thể là trước hết phải phân biệt khái niệm "cá thể" và khái niệm "nhân cách".

Nếu khái niệm thứ nhất gắn bó cả những gì do giống loài để lại cho cá thể và

cả những gì do cá thể tự tạo, thì nhân cách là cấu tạo mới hoàn toàn do con

người tự tạo cho mình trong quá trình sống của người đó. Quá trình tạo ra

nhân cách được bắt đầu khi con người ăn nhập vào các mối quan hệ xã hội,

đó chính là các mối quan hệ đối với thế giới đối tượng.

Leonchiev trung thành với một luận điểm nổi tiếng của C.Mác trong

"Luận cương về Phoiơbách": "Trong tính hiện thực của nó, bản chất con

người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội". Ở đây ta phải chú ý tới cụm

từ đầu câu "Trong tính hiện thực...", tức là trong hoạt động. Nói trong hoạt

dộng con người ăn nhập vào hệ thống các mối quan hệ xã hội, có nghĩa là

con người có thái độ đối với thế giới đối tượng, bao gồm cả thế giới tự nhiên

và thế giới xã hội, có thái độ đối với sự vật, với người khác, với bản thân. Khi

đó có nhân cách. Đương nhiên, nhân cách được hình thành và phát triển.

Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển nhân cách, ta sẽ hiểu sâu hơn

bản chất nhân cách.

Tóm lại, tuy các cách tiếp cận có khác nhau, dù xuất phát từ các luận

điểm cơ bản rất khác nhau về tâm lý con người, các nhà tâm lý học đại diện

cho một số trường phái trong - tâm lý học trong thế kỷ XX, những người đã

đặt nền tảng cho việc nghiên cứu nhân cách, đều đi đến cách hiểu nhân cách

là các thái độ của con người đối với thế giới xung quanh, với người khác và

với bản thân. Vận dụng vào cách tiếp cận hoạt động - giá trị - nhân cách, có

thể khẳng định các thái độ ấy nói lên các giá trị của người này hay người

khác trong mối quan hệ với hệ thống giá trị, thước đo giá trị định hướng giá trị

của nhóm, cộng đồng, xã hội.

Page 237: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

B. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN ĐƯỢC CHÚ Ý TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC, CON NGƯỜI, NGUỒN NHÂN LỰC

PGS.TS. LÊ ĐỨC PHÚC

Sau các chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX07, KX04,

Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX05 lần này nghiên cứu

văn hoá, con người, nguồn nhân lực (đầu thế kỷ XXI - một vấn đề toàn diện,

rộng hơn trước. Những kết quả và thành công sẽ được xem xét theo hướng

đáp ứng mục đích, nhiệm vụ đã đề ra, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó

có sự lựa chọn và hiện thực hoá các quan điểm nghiên cứu.

Về phương diện này, ngoài việc ghi nhận những định hướng chung,

đúng đắn về lý luận và thực tiễn, sự khái quát kinh nghiệm trong thời gian qua

đã tạo cơ sở để có thể khẳng định cần tập trung chủ yếu và triệt để hơn nữa

vào một số trong những điểm cơ bản dưới đây:

1. Coi trọng mối quan hệ giữa kiểu gien - văn hoá - môi trường hoạt

động bởi sự phát triển người là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố trên

trong những điều kiện thực tế của đời sống cá nhân và xã hội. Đặc biệt, còn

chú ý hơn tới vai trò của văn hoá, một đối tượng nghiên cứu liên ngành.

Để chứng minh cho hướng nghiên cứu này, chúng ta có thể nhắc tới

K.Durkin, người đã khẳng định phát triển là kết quả của những sự tương tác

ngày càng phức hợp giữa các yếu tố đó trên lĩnh vực tâm lý học phát triển;

điểm lại suy nghĩ ban đầu của F.Galton và công trình nghiên cucuws cảu

K.Gotschaldt về di truyền, nêu lên việc khái quát và phân loại sự truyền văn

hóa F.W.Berry và L.L.Cavalli – Sforza cũng như B. Trodec; dẫn ra một số ý

kiến của G.Vollmer và T.Dobzhansky theo tinh thần nhận thức luận tiến hóa;

trình bày về sự hình thành nhân cách của trẻ nhờ ba yếu tố: tâm lí của bản

thân, cộng đồng văn hóa, thế giới vật chất của M.Montessorie; hay tư tưởng

văn hóa – lịch sử của L.X.Vưgôtxki.

Page 238: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

2. Chú ý hơn tới hành dộng và sự điều chỉnh hành động theo những

mục tiêu đúng đắn, cẩn thiết trong một giai đoạn phát triển nhất định của con

người.

Khi nói về cẩu trúc chung của hoạt dộng, A.N.Leonchiev đã coi những

thành tố chủ yếu của các hoạt động riêng lẻ của con người là những hành

động và ông quan niệm hành dộng là quá trình hướng tới một mục tiêu được

ý thức. Và như ông từng trích dẫn, trước đó gần 40 năm, Hegel đã viết: "Hành

dộng là sự thoát xác rõ nhất của cá nhận, xét cả về chính kiến lẫn các mục

tiêu của họ"1. Sự thống nhất giữa triết học và tâm lý học tạo nên một định

hướng chung, quan trọng cho việc nghiên cứu tâm lý học ngày càng đúng

đắn và có hiệu quả thực tế. Ở đây chúng tôi chỉ làm rõ định hướng đó và

khẳng định thêm sự cần thiết phải thực sự chuyển từ bình diện triết lý sang

bình diện nghiên cứu hành động, song không phải là hành vị mà là cái tâm lý

trong sự tương tác của những (tiểu kiện, yêu tố khác nhau.

Trong lĩnh vực lý luận chung, X.L.Ruhiustein coi sự thống nhất giữa ý

thức và hoạt động là nguyên tắc phương pháp luận quan trọng nhất của việc

nghiên cứu tâm lý học. Đặc biệt, theo G.Piriov, cần chú ý đến vai trò của hoạt

dộng chủ đạo trong các giai đoạn phát triển tâm lý xuất phát từ bản chất của

tâm lý là sự phản ánh chủ quan hiện thực khách quan. B.Ph.Lomov xác định

các quan hệ của quá trình này diễn ra giữa sự phản ánh và hành vi. Theo một

quan niệm cụ thể và rộng hơn, đối với A.Adler và U.Holzkainp-Osterrkamp, đó

còn là quan hệ giữa các mặt tâm lý trong cấu trúc nhân cách chỉnh thể (ví dụ,

các cảm xúc là những yếu tố "xúc tác" giữa nhận thức và hành dộng).

Hành động tâm lý của con người được thực hiện trong không gian

(K.Lewin) và theo thời gian (L.Seve) cũng như trong những môi trường nhất

định như hệ thống bao quát hơn của sự phát triển con người

(U.Broiifenbrenner). Giới tâm lý học đã nghiên cứu sâu mối quan hệ giữa cá

nhân và những môi trường như thế. Ở đây, tôi chỉ nêu lên hai ví dụ và cũng là

hai kết luận quan trọng.

Page 239: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

- W.Stern cho rằng quan hệ giữa cố nhân và thế giới không phải là

quan hệ hai mặt (thế giới khách quan, thế giới chủ quan) như nhiều người

thường giải thích, mà là quan hệ ba chiều (thế giới vượt phạm vi cá nhân –

Transpersonal), thế giới cá nhân đã sống, thế giới được trải nghiệm.

B. Skinner nhận xét: thế giới mà con người sống trong đó thay đổi cực

kỳ nhanh chóng so với bản thân con người. Vì thế, mỗi cá nhân phải sống

sao cho có thêm sức mạnh. Nói khác đi, để tạo ra hiệu quả như thế, người ta

phải chú ý tới mối quan hệ giữa hành động và ý chí thể hiện tính tích cực của

mỗi cá nhân. Suy cho cùng, hoạt động và hành động chỉ là những biểu hiện

của tính tích cực (T.Tomasewski); tính tích cực là tiêu chí đánh giá trình độ

phát triển của con người (F. Linhart).

Trên lĩnh vực tâm lý học nhận thức, trong 30 năm qua, giới tâm lý học

ngày càng quan tâm tới hành động trong những điều kiện thực và đương đại

về điểm thứ nhất, có thể nêu lên sự phê phán việc nghiên cứu tư duy, nhận

xét, quyết định theo các quy tắc thống kê và lý luận xác suất, chịu ảnh hưởng

cua cách suy nghĩ, ví dụ như của nhà toán học và logic học George Boole

trong thế kỷ XIX. Theo G.Gigerenzer, các chiến lược nhận thức là những sự

thích ứng với môi trường đặc thù (sinh thái hay xã hội), về điểm thứ hai, có

thể chứng minh bằng một ví dụ vể sự phát triển khái niệm "môi trường", còn

được hiểu là phạm vi mức độ và cấu trúc của thông tin đang tác động tới con

người. Nhiều công trình thực nghiệm cũng đã khẳng định hành động nhận

thức phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài, có thể điều khiển được chứ

không chỉ phụ thuộc vào trí thông mirih và sự hiểu biết của cá nhân. Tuy

nhiên, nếu diễn giải theo cách nói của U.Neisser thì tâm lý học nhận thức là

khoa học về số phận của thông tin - đầu vào (Input - Information) trong hệ

thống nhận thức. Điều đó lý giải vì sao việc nghiên cứu thuần tuý ở cấp độ

hành vi là không đúng. Do vậy, W.Prinz đã phân biệt sự khác nhau giữa

những cơ sở nhận thức củả việc tổ chức hoạt động sáng tạo; trong khi

O.K.Chilchmiov đề cập vai trò của những động cơ khác nhau trong quá trình

hình thành mục tiêu và phản ánh cả ý thức về những kết quả tương lai của

Page 240: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

hành động. Một mô hình hành động như thế cũng đã xuất hiện khi F.s.Bruner

kết hợp các thành tố nhận thức với những yếu tố động cơ, nghĩa là không chỉ

nghiên cứu các khía cạnh nhận thức là chủ yếu như J.Piaget và T.G.R.Bower.

Trong lĩnh vực tâm lý học phát triển, năng lực hành động thực hiện

"những nhiệm vụ phát triển" (R.F.Havighurst) chứ không phải tuổi đời là căn

cứ xuất phát, xem xét các giai đoạn phát triển tâm lý trong cuộc sống. Trình

độ năng lực đó được quy định bởi những sự tương tác của nhiều yếu tố trong

môi trường hoạt dộng, trải nghiệm thực tế của con người. Nhiều nhà khoa

học đã bàn về gen và hoạt động. Trong cuốn Psychologic interculturelle (Tiếp

biến văn hoá một cách tâm lý), khi dành toàn bộ chương 1 cho "học văn hóa",

"tiếp biến văn hoá" và "liên văn hoá", Z. Gucraoni và B.Troadee đã thể hiện rõ

cách tiếp cận vấn đề văn hóa ở cấp độ hành động.

Trong các lĩnh vực khác, chúng ta còn có thể nêu lên những quan niệm

chung về hành động theo tinh thần tâm lý học như phương pháp chẩn đoán là

phân tích các quá trình hành động (G.Witzlack); nghiên cứu quá trình lao

động là phân tích hành động có liên quan tới việc chuẩn bị sản xuất cơ bản,

chế biến, làm việc theo dây chuyền, điều khiển, lắp đặt, kiểm tra, v.v..

(H.Benofidi), được điều chỉnh bởi các biểu tượng bên trong (IR) như đã được

chỉ rõ trong tâm lý học công nghiệp (D.A.Osanin, A.T.Welford, J.F.Coeierior);

sự tham gia của bản ngã (self) vào hành động không chỉ bao gồm mặt nhận

thức về bản thân (bản ngã là khách thể) mà còn có cả động cơ và cảm xúc

(bản ngã là chủ thể) (F.Halisch, U.Geppert).

Những quan niệm ấy không chỉ khẳng định vai trò quan trọng của hành

dộng, trong đó, cái tâm lý được nghiên cứu trong mối quan hệ ba chiều không

chỉ là các điều kiện, quá trình diễn biến và những hiệu quả hay hậu quả nào

dó, mà còn phản ánh một nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của các nhà khoa

học là phải góp phần vào việc hình thành và phát triển năng lực hành động

độc lập, có ý thức hướng vào những mục tiêu, nhiệm vụ trong tương lai để

tạo ra sự phát triển nhân cách bền vững.

Page 241: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

3. Xuất phát từ những quan điểm trên dây, việc nghiện cứu văn hoá,

con người, nguồn nhân lực cẩn được tiến hành theo những định hướng như

sau:

- Nghiên cứu gắn với yêu cầu thực tiễn ở cả hai cấp độ chủ yếu:

- Cấp độ cộng đồng, ví dụ cấu trúc nhân cách của người Việt Nam.

Cách đây hai năm, tại "Bàn tròn" của Tạp chí Thế giới mới (số 333,

ngày 26 tháng 4 năm 1999), một số nhà khoa học đã nêu lên những tiêu chí

xác định nhân cách con người Việt Nam thế kỷ XXI như sau:

+ Yêu nước;

+ Đạo đức;

+ Tinh thần khoa học;

+ Độc lập suy nghĩ;

+ Ý thức kỷ luật;

+ Con người hạnh phúc, tự do hơn và làm cho dân tộc phú cường;

+ Khả nằng thuyết phục;

+ Tài năng đích thực.

- Cấp độ nhóm, tương ứng với nhân cách của những người thuộc một

độ tuổi, cùng hoạt động trên một lĩnh vực…

Ví dụ, Công ty cổ phần Bevtolpinnnn,một trong những công ty lớn

nhất thế giới về các phương tiện thông tin của Đức, cách đây hơn 10 năm đã

khoảng 42.000 nhân viên ở trên 30 nước, khi tuyển chọn tài năng kinh doanh

đã nêu lên những điều kiện dưới đây:

- Tốt nghiệp đại học loại ưu;

- Có học vấn phổ thông loại khá;

- Khả năng sáng tạo và ý chí tạo lập;

- Khả năng tư duy phân tích và cấu trúc;

Page 242: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

- Tinh thần độc lập và khả năng nhận xét, phán đoán;

- Có tinh thần phấn đấu và nhiệt tình công tác;

- Nhạy cảm và có hành vi xã hội đúng đắn.

Xét trong, mối quan hệ với kinh tế tri thức, người trí thức cần phải:

- Biết lựa chọn và nắm được tri thức mới, thông tin mới;

- Có năng lực giải quyết vấn đề;

- Đa tài trên cơ sở một năng lực chuyên biệt;

- Có năng lực tổ chức và hợp tác;

- Có năng lực học tập;

- Có văn hoá và sáng tạo.

Ngoài ra, chúng tôi nêu thêm những chuẩn mực đối cới giáo viên của

Mỹ làm ví dụ. Hội đồng quốc gia về chuẩn giáo viên chuyên nghiệp của Mỹ

được thành lập năm 1987. Tiếp cận theo quan điểm nghề nghiệp. Hội đồng

này đã đề xuất (đầu năm 1993) mười nguyên tác được xem là phù hợp với

những chuẩn của HỘi đồng quốc gia về chuẩn giáo viên chuyên nghiệp của

Mỹ. Đó là mười nguyên tắc liên quan tới những yêu cầu:

- Làm chủ kiến thức, kỹ năng cơ bản;

- Hiểu và hỗ trợ học sinh phát triển;

- Sử dụng phương pháp giảng dạy, đánh giá hiệu quả cao.

- Có quan hệ đồng nghiệp và xã hội tích cực, có lợi cho sự hợp tác vì

giáo dục.

Điều đó cũng phù hựp với những công trình nghiên cứu về giáo viên ở

nhiều nước trong quá trình dạy học thực tế khi thống nhất về bốn năng lực

chủ yếu của giáo viên như sau:

(1) Năng lực hiểu biết chuyên môn;

(2) Năng lực tổ chức, quản lý lớp;

Page 243: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

(3) Năng lực chẩn đoán;

(4) Năng lực hợp tác.

• Nghiền cứu trong cuộc sống thực tế của con người

Cho đến nay, chúng ta đã bàn xét về những cách tiếp cận khác nhau

trong nghiên cứu nhân cách con người và những bước liền trong quan điềm

nghiên cứu phản ánh hai vấn đề chung nhất là:

1. Phải nghiên cứu theo tinh thần tiến hoá (Evolution) và phát triển;

2. Phải nghiên cứu nhân cách trong những hoàn cảnh, điều kiện thực tế

của con người.

Và ở đây chỉ bàn về hai định hướng chung đó.

- Nhân cách, xét theo tinh thần tiến hoá và phát triển.

"Tiến hoá" và "phát triển" là hai khái niện có liên quan với nhau nhưng

không đồng nhất với nhau. Ngoài triết học hay nhân học, nhận thức luận tiến

hóa và tâm lý học phát triển đã có nhiều thành tựu đáng kể trên lĩnh vực được

đề cập ở đây.

• Về tiến hoá

Nhân cách, xét về mặt tiên hoá, thường được nghiên cứu trên bốn cấp

độ: phát sinh chủng loại (Phylogenese), phát sinh người (Anthropogenese),

phát sinh cá thể (OntogencẸtĩ) và phát sinh thực tại Acumlgenese).

Các công trình khoa học đã cung cấp nhiều bằng chứng để có thể rút ra

những kết luận quan trọng, có ý nghĩa:

- Có ba cái mới về chất, quan trọng nhất của sự tiến hoá. Đó là: sự xuất

hiện sự sống; sự hình thành ý thức, đặc biệt là sự tự ý thức; và sự phát triển

đạo đức. Như vậy, cái đức, cái tâm là gốc. Thời đại hiện nay còn đặt ra

những yêu cầu mới, cao hơn trước đối với việc nghiên cứu nhân cách. Chẳng

hạn, ý thức và đạo đức ngày càng được đánh giá trong những mối quan hệ

mới hoặc sâu sắc hơn trong những điều kiện đương đại... Vì thế, cũng cần

chú ý tới hiện tượng suy thoái trong quá trình phát sinh cá thể.

Page 244: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

- Việc xác định cấu trúc nhân cách, các chỉ số và chuẩn mực cũng phải

thể hiện tinh thần tiến hoá. Ví dụ, cho đến nay, sự hiểu biết hay vốn tri thức

của con người đã tăng lên gấp bội. Tuy nhiên, sự tiến hóa về năng lực nhận

thức chưa được phản ánh cụ thể và đầy đủ trong nghiên cứu về những yêu

cầu mới đối với nguồn năng lực: năng lực sử dụng các kỹ thuật văn hoá mới

do nền văn minh đương đại tạo ra, sự thay đổi về thang bậc chỉ số" IQ (có liên

quan đến chỉ số Flynn), V.V..

- Về phát triển

C.Mác đã quan niệm lịch sử là sự phát triển hợp quy luật. Và tâm lý,

nhân cách cũng đã được chứng minh là kết quả của sự phát triển như thế,

thông qua những công trình nghiên cứu từ giữa thế kỷ XIX và nhất là trong

những năm đầu của thế kỷ XX của các nhà khoa học nổi tiếng như: G.Stanley

Hall ở Trường Đại học Clark, A.Binet ở Pari, W.Stern ở Hamburg, K.Buchler

và sau này là Ch.Buchler ở Viên; E.Claplarède rồi J.Piaget ở Gidnovd.

Dù đã cố gắng nghiên cứu nhân cách theo quan điểm phát triển, nhưng

tron thời gian tới, chungsta vẫn cần có sự chuyển hướng mạnh hơn nữa. Có

thể, đó là các hướng sau:

• Nghiên cứu năng lực giải quyết các nhiệm vụ đặt ra cho lứa tuổi, thay

vì chỉ chú ý tới các đặc điểm của lứa tuổi. Có thể coi cấu trúc các nhiệm vụ đó

được R.J.Havighurst nêu lên (gắn với ba thành tố: năng lực hoạt động cá

nhân, chuản phát triển xã hội văn hóa và mục tiêu đặt ra cho cá nhân trong

khu vực sinh sống) là một quan niệm hợp lý.

• Hiện thực hóa mối quan hệ biện chứng và sự tương tác giữa tiếp thu,

lĩnh ohoij và đối tượng hóa những sức mạnh bản chất của con người (C.Mác

và Ph. Aswngghen), giữa khách quan hóa và chủ thể hóa, thay vì chỉ nhấn

mạnh cơ chế lĩnh hội, cơ chết di sản, cho dù đây là cơ chế hết sức quan

trọng. Rõ ràng, nhân cách của một người chỉ được hoàn thiện hơn và có ý

nghĩa xã hội khi mỗi cá nhân tích cực góp phần vào sự phát triển của cộng

đồng, đất nước.

Page 245: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

• Đẩy mạnh nghiên cứu sự phát triển toàn diện nhân cách trong mối

quan, hệ qua lại giữa các mặt của nó. Ở đây, xu hướng, cảm xúc và tình cảm

hay mặt thẩm mỹ, vẫn là những đề tài cần được ưu tiên do chưa được nghiên

cứu sâu.

• Nghiên cứu nhân cách trong những hoàn cảnh điều kiện thực tế

Đây là một nguyên tắc phương pháp luận quan trọng đã được thừa

nhận rộng rãi, song lại chưa được thực hiện bằng hành động. Vì thế, có khi

nhân cách được nghiên cứu theo những mô hình, khuôn mẫu chung cho mọi

nền văn hoá, trong mọi điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, không tính đến

đặc thù của từng hoạt động cũng như phạm trù thời gian và không gian. Cách

nghiên cứu ít có ý nghĩa và không có triển vọng đó còn diễn ra theo một quy

trình đảo ngược: người ta tìm kiếm phát phương pháp đo đạc của nước ngoài

trước khi xây dựng các cơ sở lý luận phù hợp với đối tượng nhiệm vụ nghiên

cứu ở trong nước, về tình trạng này, B.Ph.Lomov đã viết: "Mỗi phương pháp

đều cần có một cơ sở khoa học nghiêm túc. Tiếc rằng, người ta không thể nói

như vậy đối với nhiều trắc nghiệm. Không ít khi, các trắc nghiệm cho thấy là

hết sức nông cạn và các tác giả của chúng không phải lúc nào cũng có thể trả

lời câu hỏi là rút cuộc, cái gì sẽ dược đo hay đánh giá bằng test này".

Việc cần phải nghiên cứu trong những điều kiện thực tế còn được

chứng minh qua những công trình so sánh như sự bác bỏ quan niệm của

nhiều nhà tâm lý học, kinh tế học và những nhà nghiên cứu hành vi cho rằng

nhận xét và quyết định của con người, trong tình huống không chắc chắn,

diễn ra theo các quy tắc của thống kê và lý thuyết xác suất. Việc nghiên cứu

thực nghiệm trong 25 năm qua về "những ảo tưởng nhận thức" cho thấy các

chiến lược nhận thức là những sự thích ứng với một môi trường đặc thù (sinh

thái hay xã hội) chứ không phải với lý thuyết xác suất hay logic. G.Gigerenzer

và các cộng sự của ông nhấn mạnh phải mở rộng quan niệm về môi trường,

coi đó còn là mức độ và cấu trúc cuarthoong tin đang tác động vào một cơ

thể, vào con người. Do đó, năng lực đưa ra những nhận xét, quyết định để

Page 246: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống không phải chỉ phụ thuộc vào trí

thông minh hay vốn hiểu biết của một cá nhân.

Ngoài ra, chúng ta có thể nêu lên nhiều ví dụ khác như trí nhớ làm việc

(working memory) không giống với trí nhớ do theo kiểu tâm lý học đại cương

trình độ hiểu biết được xét qua một số item trong trắc nghiệm không tương

ứng với năng lực nhận thức thể hiện trên một lĩnh vực hoạt động cụ thể, V.V..

Những ý kiến và nhận xét trên đây còn liên quan đến việc xác định các

mặt, các chỉ số đo nhân cách hiện nay. Ở đây, chúng tôi chỉ đề xuất một

nguyên tắc là phải kết hợp cái chung với cái riêng, cái mang tính phổ qúat với

cái đặc thù, cái truyền thống với cái hiện tại. Nói khác đi, về lý luận cũng như

phương pháp, kỹ thuật, trong trường hợp này, đó là việc xử lý đúng đắn mối

quan hệ của những hệ thống, cấu trúc khác nhau

Ví dụ:

- Các mặt đo nhân cách trong trắc nghiệm hiện được sử dụng rộng rãi

ở nhiều nước của Paul T.Costa và Robert R.McCrae:

I) N (Neurotieism) - Cân bằng thần kinh hay không;

II) E (Extroversion) - Hướng ngoại, hướng nội;

III) O (Oponncss) – cởi mở, chân thật, thẳng thắn;

IV) A (Agrecnbleness) - Tán thành, đồng tình, vui vẻ, dễ chịu;

V) C (Conscientiousness) - Tính ý thức, sự tận tâm, chu đáo;

* Những yêu cầu về nhân cách có liên quan đến những nhóm khách thể

nghiên cứu.

Xét trong mối quan hệ với nội dung được bàn đến ở đây, chúng ta càng

thấy tầm quan trọng của những vấn đề khoa học và thực tiễn như lối sống có

văn hoá, hoạt dộng tiếp thu và đối tượng hoá hay vật thể hoá "những sức

mạnh bản chất của con người" gắn với những giá trị văn hoá. Cũng như vậy,

việc nghiên cứu hoạt động tạo ra những giá trị văn hoá phụ thuộc vào nhân

Page 247: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

cách của người sáng tạo và quá trình diễn ra trong những điều kiện thực tế

thường ngày.

Sự biểu hiện nhân cách có văn hóa chính là trình độ năng lực đáp ứng

những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay hướng

theo những giá trị cao đẹp: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,

văn minh! Những yêu cầu và nhân cách có liên quan đến những nhóm khách

thể trong quá trình nghiên cứu vừa qua là:

1. Đối với học sinh, sinh viên:

- Yêu nước, quê hương, dân tộc, có lý tưởng xã hội chủ nghĩa;

- Gia đình;

- Lòng nhân ái;

- Tôn trọng luật pháp;

- Hiếu học;

- Chí tiến thủ lập nghiệp.

2. Đối với người lao động:

- Kiến thức cơ bản;

- Làm chủ kỹ năng nghề nghiệp;

- Hiệu quả;

- Nhạy cảm với cái mới;

- Tinh thần trách nhiệm;

-Khả năng hợp tác.

Trong quá trình xử lý, những người nghiên cứu nhân cách con người

Việt Nam phải xuất phát từ những yêu cầu đã được nêu trong các văn kiện

của Đảng.

Từ đó, không dừng lại ở việc do tiềm năng, chúng ta cần cố gắng (trong

phạm vi, điều kiện cụ thể) đi sâu đánh giá các năng lực thực tế. Ví dụ, theo

Page 248: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

M.Narquardt và D.Engell, có tới 35 năng lực được xếp thành 4 nhóm cần phát

triển ở nguồn nhân lực:

1. Năng lực kỹ thuật;

2. Năng lực kinh doanh (thực hiện công việc);

3. Năng lực liên nhân cách;

4. Năng lực trí tuệ.

Từ góc độ phát triển tâm lý và nhân cách con người hiện nay, tôi xin bổ

sung thêm nhóm thứ năm là năng lực liên văn hoá (interculturel) và thứ sáu là

năng lực xúc cảm, một siêu năng lực (niétacapacité).

3. Việc lựa chọn và xây dựng các phương pháp: cần xuất phát từ

những quan điểm lý luận chung nói trên, vì phương pháp không phải là "vấn

đề tự thân" và cũng không chỉ là công đoạn kỹ thuật thuần tuý. Về điểm này,

chúng tôi xin viện dẫn hai ý kiến dưới đây:

Thứ nhất, K.J.Groffmann cho rằng: "Sự biến đổi văn hoá đang làm thay

đổi con người; nó cũng làm thay đổi cả trí thông minh của con người".

Thứ hai, trong tham luận tại Hội nghị quốc tế về văn học khoa học,

Gaston Bachelard có viết: “Tôi không muốn làm lu mờ ngày hội trí tuệ này...

bằng việc dẫn ra những ví dụ về các phương pháp không được phép trở

thành một vấn đề thói quen, và một lần nữa xin được dựa vào một suy nghĩ

của Goethe để nói rằng, ai luôn luôn kiên trì trong nghiên cứu thì sớm hay

muộn cũng sẽ thay đổi phương pháp của mình".

C. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VÀ ĐO LƯỜNG NHÂN CÁCH

TS. NGUYỄN CÔNG KHANH

Từ lâu các nhà nghiên cứu đã và đang tham gia vào những cuộc thảo

luận không có hồi kết thúc với những câu hỏi rất cơ bản như: Nhân cách là

Page 249: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

gì? Làm thế nào để mô tả “đầy đủ, chính xác” nhân cách? Cấu trúc của nhân

cách gồm những thành tố nào? Bằng cách nào các nhà nghiên cứu có thể mô

tả nhân cách và dự đoán hành vi dựa vào nhân cách? Tại sao một số người

kết bạn dễ dàng, một số người khác lại luôn cảm thấy cô clơn? Tại sao một

số người có xu hướng thu mình, hướng nội, một số khác thích giao tiếp,

hướng ngoại hoặc một số người có khuynh hướng hay tức giận, nổi xung,

một số người khác lại hay rơi vào trạng thái trầm cảm?...

Theo các nhà nghiên cứu, có hai khuynh hướng nghiên cứu nhân cách:

mô tả và giải thích. Khuynh hướng thứ nhất liên quan đến việc nắm bắt cấu

trúc của nhân cách, còn khuynh hướng thứ hai liên quan đến việc tìm hiểu sự

hình thành, phát triển của nhân cách.

Tuy nhiên, dù theo khuynh hướng nào, thì cũng có hai vấn đề quan

trọng cần ghi nhớ:

1) Nhân cách không phải là một thực thể có thể trực tiếp nhìn thấy

được. Nó là một cấu trúc. Chúng ta phải suy luận về sự tồn tại của nó từ

những quan sát trực tiếp của chúng ta.

2) Bạn có thể nghe một câu châm ngôn được trích dẫn rộng rãi: "Mỗi

người trong số chúng ta về mặt nào đó giống mọi người, giống một số người

khác và không giống ai". Một quyết định đang thách thức các nhà tâm lý học

quan tâm đến việc nghiên cứu nhân cách là liệu nên tập trung vào những cái

giống nhau giữa chúng ta, hoặc nên tập trung vào những cái chúng ta khác

với người khác.

Không có gì ngạc nhiên khi có rất nhiều khó khăn cho việc tìm cách

định nghĩa nhân nách. Và sẽ là không tưởng khi cố tìm một định nghĩa về

nhân cách được tất cả mọi người chấp nhận. Tuy nhiên, sẽ có ý nghĩa rất lớn

nếu chúng ta đưa ra được một định nghĩa được nhiều người thừa nhận.

I. KHÁI NIỆM NHÂN CÁCH

Các nhà tâm lý học phương Tây đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về

nhân cách. Tuy nhiên, theo chúng tôi có hai định nghĩa dưới đây đáng chú ý

Page 250: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

hơn cả. Định nghĩa thứ nhất của J.M.Burger, tác giả cuốn Nhân cách (2000).

Theo Burger, “nhân cách là những mẫu hành vi, ứng xử có tính kiên định và

những quá trình tâm lý trong mối quan hệ giữa chủ thể với bản thân, khởi

xướng từ bên trong cá nhân”. Định nghĩa này có hai phần:

1. Những mẫu hành vi, ứng xử kiên định

Các nhà nghiên cứu cho rằng nhân cách là những mẫu hành vi/ ứng xử

có tính kiên định. Người ta có thể nhận biết những kiểu hành vi kiên định, có

tính ổn định tương đối qua thời gian và qua các tình huống ở mỗi người như

là những đặc trưng của nhân cách. Chúng ta nhận thấy rằng, một người có

tính dễ gần hôm nay cũng là người có tính dễ gần ngày mai, một số người có

tính thích tranh đua trong công việc cũng là ngưòi có tính thích tranh đua

trong thể thao.

Chúng ta thừa nhận có những mẫu hành vi kiên định đặc trưng cho mỗi

người nhờ quan sát hành vi của người đó qua thời gian và qua những tình

huống khác nhau, hoặc qua một thời gian gặp lại, chúng ta vẫn thấy "anh ta

vẫn đúng là anh ta” hoặc "cô ta vẫn giống như trước đây”, hoặc nhìn vào kết

quả thực hiện, chúng ta có đoán được “cái này có vẻ giống cô ta làm” hoặc

chúng ta cũng thường nghe nói “núi sông có thể đổi, bản tính con người khó

thay”. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa rằng một người có tính hướng ngoại

là ngưòi luôn thích náo nhiệt, hân hoan trong mọi lúc. Điều này cũng không có

nghĩa là mọi người không thể thay đổi.

Tuy nhiên, theo Burger, nếu nhân cách tồn tại và hành vi không chỉ là

sự phản ánh cái gì đó có tính tình huống, thì chúng ta có thể tìm thấy cái riêng

đặc trưng của mình trong cách chúng ta hành dộng, và lúc đó chúng ta mong

muốn có sự kiên định nào dó có tính đặc trưng trong cách thức mỗi người

hành dộng.

Theo các nhà nghiên cứu, hành vi của chúng ta phụ thuộc vào kiểu

người và tình huống. Chắc chắn chúng ta không hành dộng theo cùng một

cách trong mọi tình huống mà tuỳ thuộc vào việc chúng ta đang ở đâu, cái gì

đang xảy ra, V.V., nhưng về cơ bản mỗi người chúng ta hành động lại có tính

Page 251: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

kiên định, có thể được mô tả như là người nhút nhát hay mạnh bạo, nóng tính

hay hiền lành, khó gần hay dễ gần, cởi mỏ hay kín đáo...

2. Các quá trình tâm lý trong mối quan hệ với bản thân

Ngược với các quả trình tâm lý trong mối quan hệ với người khác (quan

hệ liên nhân cách), xảy ra giữa chủ thể với ngưòi khác, các quá trình trong

mối quan hệ với bản thân gồm tất cả các quá trình nhộn thúc, động cơ, xúc

cảm xảy ra bên trong chúng ta, ảnh hưởng đên cách thức làm thế nào đế

chúng ta cảm nhận và hành động.

Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu nhân cách quan tâm đến các chủ thể,

chẳng hạn như trầm cảm, lo âu, hạnh phúc... Dĩ nhiên, một số quá trình là

chung cho mọi người. Ví dụ, theo các nhà nghiên cứu, mỗi người chúng ta có

năng lực như nhau để trải nghiệm sự lo âu hoặc các quá trình tương tự khi

gặp phải các sự kiện gây de doạ. Tuy nhiên, bằng cách nào chúng ta sử dụng

các quá trình này? Và làm thế nào các quá trình này tương tác để sự khác

nhau giữa các cá nhân có vai trò trong việc xác định cái đặc trưng cá nhân

của mỗi chúng ta?

Điều quan trọng cần lưu ý là theo định nghĩa này, những mẫu hành vi

kiên định và các quá trình trong mối quan hệ với bản thân được khởi xướng

từ bên trong cá nhân đó. Điều này không có nghĩa là các nguồn bên ngoài

không ảnh hưởng đến nhân cách. Chắc chắn cách cha mẹ nuôi dưỡng, giáo

dục con cái sẽ ảnh hưởng đến việc đứa trẻ sẽ trở thành người như thế nào

trong tương lai. Nhưng trước một tình huống, cách thức mỗi người cảm nhận

và chọn lựa cách hành động thường khởi nguồn từ các quá trình tâm lý xảy ra

bên trong cá nhân đó.

Định nghĩa thứ hai được Gail F. Huon (Huon, 2001) đưa ra. Theo ông,

nhân cách được định nghĩa như là một cấu trúc phức hợp gồm các mặt tình

cảm, nhận thức và hành vi, các mặt này cung cấp sự định hướng mạch lạc,

chặt chẽ đối với cuộc sống của mỗi cá nhân.

Vậy cái gì là những nét nổi bật của định nghĩa này về nhân cách:

Page 252: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

1. Nhân cách liên quan đến tất cả các khía cạnh chức năng của con

người: tình cảm, nhận thức và hành vi hoặc những gì chúng ta cảm nhận, suy

nghĩ và hành động,

2. Mặc dù các lớp hay các mặt khác nhau đôi khi được xem là tách biệt,

độc lập, thì nhân cách liên quan đến mối quan hệ bên trong giữa các mặt này.

Cấu trúc phức hợp liên kết những tình cảm, ý nghĩ và hành vi của chúng ta là

trung tâm của nhân cách và sự tương tác qua lại diễn ra liên tục giữa các yếu

tố tự nhiên (di truyền), các yếu tố giáo dưỡng (ảnh hưởng của môi trường

giáo dục) và sự tương tác giữa chúng.

3. Những đặc tính này (tình cảm, nhận thức và hành vi) ảnh hưởng đến

cách thức một người đáp lại môi trường (cả sinh lý và xã hội). Do đó, những

đặc tính này đưa ra sự định hướng cho cuộc sống của cá nhân. Các mẫu

khốc liệt của những đặc tính này quy định sự khác nhau giữa các cá nhân và

tính độc nhất vô nhị ở mỗi người.

4. Nhân cách không chỉ liên quan đến cách thức cá nhân khác nhau mà

còn liên quan đến các mặt có sự liên kết mạch lạc, chặt chẽ hoặc chức năng

tổng thể của cá nhân như bản chất chịu đựng hoặc tính kiên trì của cá nhân

trong quá trình thích nghi với môi trường.

5. Các nhà tâm lý học nhân cách quan tâm đến cả nội dung và các quá

trình trong nhân cách của con người. Nói cách khác, họ quan tâm đến cấu

trúc cơ bản của nó và các bản chất của nó.

Như vậy, nhân cách cần được định nghĩa như là một cấu trúc phức

hợp gồm các mặt tình cảm, nhận thức và hành vi. Các mặt này được tổ chức

thành một hệ thống có tính thứ bậc, nó chứa đựng các thành tố đặc trưng, có

tính ẩn định tương đối, có mối liên hệ qua lại thúc đẩy, chế ước lẫn nhau

nhằm cung cấp sự định hướng mạch lạc, chặt, chẽ đối với cuộc sống của mỗi

cá nhân. Nhân cách là một cấu trúc động có tính ổn định nhưng không bất

biến mà phát triển.

II. CẤU TRÚC NhÂN CÁCH

Page 253: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Như trên đã nói, nhân cách không phải là một thực thể có thể trực tiếp

nhìn thấy được mà là một cấu trúc, chúng ta phải suy luận về sự tồn tại của

nó từ những quan sát hành vi trực tiếp.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lại không đạt được sự nhất trí hoàn

toàn, liệu một cấu trúc nhân cách đầy dù phải bao gồm những thành phần

nào? Chúng tôi có thể nêu ra đây một số quan điểm cơ bản về cấu trúc của

nhân cách nhìn từ góc độ tâm lý - giáo dục:

- Quan niệm coi nhân cách gồm ba lĩnh vực cơ bản: nhận thức (bao

gồm cả vốn tri thức và năng lực tâm thần), rung cảm (xúc cảm, tình cảm và

thái độ), và ý chí (không chỉ có phẩm chất ý chí mà cả kỹ năng, kỹ xảo, thói

quen).

- Quan niệm coi nhân cách gồm bốn tiểu cấu trúc: xu hướng (thế giới

quan, lý tưởng, hứng thú, tâm thế...); kinh nghiệm (tri thức, kỹ năng kỹ xảo,

thói quen); đặc điểm của các quá trình tâm lý (các phẩm chất trí tuệ, ý chí, xúc

cảm, tình cảm); các thuộc tính sinh học quan trọng (khí chất, các đặc điểm

bệnh lý...).

- Quan niệm nhân cách có nhiều tầng: tầng “nổi” (gồm ý thức, tự ý thức

và ý thức nhóm) và tầng “chìm” (bao gồm tiềm thức và vô thức).

- Quan niệm về các mặt đào tạo của nhân cách: đức, trí, thể, mỹ...

- Quan niệm về bốn thuộc tính phức hợp của nhân cách: xu hướng,

tính cách, năng lực và khí chất.

Những quan niệm trên đây về cấu trúc nhân cách có nhiều điểm khác

với quan niệm truyền thông của Việt Nam.

Theo cách nhìn quen thuộc của người Việt Nam, cấu trúc nhân cách

gồm hai mặt có mối liền hệ thông nhất với nhau: đức và tài hay phẩm chất và

năng lực. Có thể biểu diễn cấu trúc này như sau:

Cấu trúc nhân cách theo cách, nhìn truyền thống của người Việt Nam

Page 254: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Đức Tài

- Phẩm chất xã hội (hay đạo đức tư

tưởng - chính trị): thế giới quan, niềm

tin, lý tưởng, lập trường, thái độ chính

trị, thái độ lao dộng...

- Phầm chất, cá nhân (hay đạo đức tư

cách): cái nết, cái thói, cái thú...

- Phẩm chất ý chí: tính kỷ luật, tính tự

chủ, tính mục đích, tính quả quyết,

tính phê phán...

- Cung cách ứng xử: tác phong, lễ

tiết, tính khí...

- Năng lực xã hội hoá: khả năng thích

ứng, năng lực sáng tạo, cơ động,

mềm dẻo, linh hoạt, trong cuộc sống

xã hội.

- Năng lực chủ thể hoá: khả năng thể

hiện cái riêng, cái độc đáo, cái bản

lĩnh.

- Năng lực hành động: khả năng hành

động có mục đích, có điều khiển, chủ

động, tích cực.

- Năng lực giao tiếp: khả năng thiết

lập và duy trì quan hệ với người khác.

Tuy có vẻ quen thuộc, sát hợp với kinh nghiệm và thực tiễn giáo dục

Việt Nam, nhưng cấu trúc này không có sự phân định rõ ràng về khái niệm lý

thuyết, khó thao tác hoá thành những tiêu chí để đo lường. Điều quan trọng

hơn là nó chưa được thực nghiệm, chưa có những số liệu nghiên cứu khoa

học một cách có hệ thông ủng hộ.

Một kiểu cấu trúc nhân cách khác, có phân thứ bậc, chia thành các tiểu

hệ thống được Mayer và nhóm nghiên cứu của ông (Mayer và nhũng người

khác, 2000) đưa ra, cho chúng ta một cách nhìn rõ hơn về các thành phần

của nhân cách và các mối liên hệ qua lại, thúc đẩy, kiểm soát, kiềm chế lẫn

nhau (xem Sơ đồ 1).

Sơ đồ cấu trúc nhân cách này, được Mayer và nhóm nghiên cứu của

ông thao tác để hoà nhập các mô hình trí thông minh xúc cảm, giúp chúng ta

có cách nhìn chi tiết hơn về các thành phần của nhân cách và các mối liên hệ

qua lại, thúc đẩy, kiểm soát, kiềm chế lẫn nhau (xem Sơ đồ 2)

III. NHỮNG CÁCH TIẾP CẬN CHÍNH TRONG NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH

Page 255: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Trong thế kỷ XX, các nhà tâm lý học phương Tây nghiên cứu về nhân

cách đã cố gắng đưa ra các lý thuyết khác nhau. Theo nhà tâm lý học nhân

cách Burger (2000), có sáu cách tiếp cận chung nhằm mô tả và giải thích

nhân cách. Theo Burger, mặc dù sự phù hợp không phải lúc nào cũng hoàn

hảo, thì mỗi lý thuyết nghiên cứu nhân cách có thể đặt vào một trong sáu

cách tiếp cận này:

- Cách tiếp cận phần tâm;

- Cách tiếp cận nét nhân cách;

- Cách tiếp cận sinh học;

- Cách tiếp cận nhân văn – hiện sinh;

- Cách tiếp cận hành vi học tập xã hội;

- Cách tiếp cận nhận thức.

Tại sao có quá nhiều lý thuyết về nhân cách như vậy và lý thuyết nào

giúp chúng ta mô tả và giải thích “chính xác” nhân cách?

Chúng ta đã từng nghe câu chuyện những thầy bói xem voi. Mỗi người

cảm nhận một phần khác nhau của con vật này, sau đó cố gắng giải thích cho

người khác hiểu con voi là cái gì... Tất cả những mô tả của họ đều đúng

nhưng chưa đủ để hiểu một con voi hoàn chỉnh là cái gì.

Ở góc độ nào đó, mỗi cách tiếp cận trong sáu cách tiếp cận nghiên cứu

nhân cách này cũng giống như các thầy bói xem voi vậy. Nghĩa là mỗi cách

tiếp cận dường như nhận diện đúng và kiểm tra một khía cạnh quan trọng

trong nhân cách của con người. Ví dụ, những người theo trường phái phân

tâm cho rằng cái vô thức của con người có trách nhiệm chính trong việc giải

thích cho những sự khác biệt quan trọng trong phong cách ứng xử của mỗi

người. Các nhà tâm lý hoc theo cách tiếp cận nét nhân cách tìm cách nhận

diện liệu một người có thể ở đoạn nào trong một liên thể của những đặc tính

nhân cách khác nhau. Các nhà tâm lý học theo cách tiếp cận sinh học tập

trung vào những tố chất di truyền và các quá trình sinh lý để giải thích sự

Page 256: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

khác nhau giữa các cá nhân về nhân cách. Trái lại, những người theo cách

tiếp cận nhân văn - hiện sinh tìm cách nhận biết trách nhiệm cá nhân và

những thái độ tự chấp nhận mình như là những nguyên nhân chính tạo ra sự

khác nhau về nhân cách giữa các cá nhân. Còn các nhà nghiên cứu nhân

cách theo cách tiếp cận hành vi học tập xã hội giải thích những mâu hành vi

kiên định như là kết quả của sự tập nhiễm trên cơ sở điều kiện hóa và những

mong muốn. Cuối cùng, những người theo cách tiếp cận nhận thức nhìn nhận

thức nhìn nhận những sự khác nhau theo cách mọi người xử lý thông tin để

giải thích sự khác nhau trong hành vi.

Vậy nếu kết hợp sáu cách tiếp cận này lại liệu chúng ta có thể có được

một bức tranh bao quát hơn, chính xác hơn về lý do tại sao mọi người hành

động theo những cách riêng của họ?

Không may, sự tương tự ở câu chuyện thầy bói xem voi chỉ có thể áp

dụng một phần vào kiểu cách tiếp cận này. Mặc dù những cách tiếp cận này

thường khác nhau chỉ ở sự nhấn mạnh xem nhẹ điểm kia nhằm đưa ra cách

giải thích hợp lý có thể so sánh được, nhưng trong nhiều trường hợp, những

giải thích của hai hay nhiều cách tiếp cận là hoàn toàn không tương hợp.

Vì vậy, những người nghiên cứu nhân cách thường phải chọn một

trong số sáu cách tiếp cận khi quyết định những cách giải thích nào họ chấp

nhận. Có thể nói, lý thuyết này đúng trong mô tả một phần nào đó của nhân

cách, nhưng lý thuyết kia lại đúng trong việc mô tả nhân cách theo một khía

cạnh khác. Như vậy, mỗi cách tiếp cạnh rõ ràng đều có lợi cho việc giải thích

sự tồn tại của những mẫu hành vi kiên định, mỗi cách tiếp cận đều có giá trị

giúp ta hiểu được cái gì tạo ra chúng ta và chúng ta là ai.

Để hiểu rõ hơn là thế nào những cáh tiếp cận nhân cách trên đưa ra

những giải thích khác nhau nhưng có tính hợp lý về sự tồn tại của những mẫu

hành vi kiên định ở cá nhân, chúng ta hãy nghiên cứu một ví dụ về trầm cảm

và phân tích cảch giải thích khác nhau xuất phát từ những cách tiếp cận này

khi trả lời câu hỏi: mỗi người chúng ta đều có những lúc trải nghiệm những

Page 257: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

thay đổi về khí sắc, nhưng tại sao có một so người có khuynh hướng trầm

cảm hơn những người khác?

Theo S. Froud, cha đẻ của cách tiếp cận phân tâm, trầm cảm là sự giận

dữ, bực tức được chuyển vào bến trong. Tức là mọi người chịu đựng trầm

cảm lưu giữ những tình cảm vô thức về sự bực tức và thù nghịch. Ví dụ, họ

có thể muốn trút sự bực tức xuống đầu các thành viên khác trong gia đình,

nhưng một nhân cách khoẻ mạnh không bày tỏ những tình cảm như vậy một

cách công khai. Thêm vào đó, các nhà phân tâm học cho rằng mỗi chúng ta

đều nội tâm hoá những tiêu chuẩn, những giá trị của xã hội. Những tiêu

chuẩn, những giá trị này luôn ngăn cản sự bày tỏ những tình cảm thù nghịch.

Do đó những tình cảm bực tức, thù nghịch này có xu hướng chuyển hoá trong

để rồi ở bình diện vô thức, mọi người đã tự bộc lộ.

Những người theo cách tiếp cận xét nhân cách quan tâm đến việc nhận

diện những người có xu hướng trầm cảm. Một cuộc điều tra đã phát hiện có

tương quan rất cao giữa các phép đo về xúc cảm được tiến hành cách nhau

12 tiếng (Costa và những người khác, 1980). Điều này có nghĩa là mức độ

xúc cảm chung nhất của một người hôm nay sẽ là một chỉ báo tốt để dự đoán

các xúc cảm (bao gồm cả trầm cảm) của người đó một năm sau.

Bằng chứng trực tiếp hơn cho sự ổn định về xu hướng trầm cảm có

được từ một, cuộc điều tra đánh giá các mức độ trầm cảm ở một nhóm đàn

ông khi họ ở tuổi trung niên và đánh giá tại họ sau 30 năm (Gillum và những

người khác, 1979). Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện thấy có tương quan

cao đáng kể giữa các mức độ trầm cảm của những người đàn ông này ở hai

thời điểm do cách nhau rất lâu. Một nghiên cứu khác phát hiện rằng các mức

độ trầm cảm ở tuổi 18 có thể được dụ báo từ việm xem xét các hành vi của

các chủ thể này khi mới 7 tuổi.

Các nhà tâm lý học nhân cách theo cách tiếp cận sinh học đã đưa ra

các bằng chứng rằng một số người có khả năng di truyền trầm cảm qua gen

(McGue và Christenson, 1991). Một người sinh ra với những mặt dễ bị

thương tổn có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn một cá nhân bình thường

Page 258: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

khác khi đương đầu với những sự kiện gây stress trong cuộc sống. Do

khuynh hướng di truyền này, chúng ta có thể mong đợi có những người sẽ

trải nghiệm những đợt trầm cảm lặp đi lặp lại trong suốt cuộc sống cuả họ.

Những người nghiên cứu nhân cách theo cách tiếp cận nhân văn - hiện

sinh giải thích trầm cảm dưới góc độ lòng tự trọng. Theo họ, những người

thường xuyên trải nghiệm, chịu đựng trầm cảm là những người thất bại trong

việc phát triển một cảm giác tích cực (hài lòng, hạnh phúc, chấp nhận mình)

về giá trị của bản thân. Mức độ tự trọng của mỗi người được hình thành và

phát triển cũng giống như các phẩm chất khác của nhân cách, có tính ổn định

tương đối qua thời gian và qua các tình huống. Do vậy mục tiêu của các nhà

trị liệu tâm lý theo cách tiếp cận nhân văn - hiện sinh là giúp đỡ những người

trâm cảm phát triển năng lực đánh giá đúng giá trị của bản thân, biết chấp

nhận mình.

Cách tiếp cận hành vi tập nhiễm xã hội cho rằng trầm cảm bắt nguồn từ

sự thiếu hụt những củng cố tích cực trong đời sống của chủ thể, rằng trầm

cảm phát triển từ sự trải nghiệm các tình huống gây stress, thù nghịch, mà với

nó chủ thể có rất ít hoặc mất khả năng kiểm soát. Sự phơi nhiễm trước các

sự kiện gây stress không kiểm soát được tạo ra một quan niệm về sự vô

vọng. Điều này được khái quát hoá vào các tình huống khác và cơ thể phát

triển thành những triệu chứng điển hình về trầm cảm. Như vậy, những người

hay trải nghiệm trầm cảm là những người có những thiếu hụt nào đó ở một

mặt hay một số khía cạnh trong cấu trúc nhân cách, chẳng hạn thiếu hụt năng

lực ứng phó, giải quyết vấn đề, năng lực tự điều chỉnh, thích ứng.

Còn các nhà tâm lý học theo cách tiếp cận nhận thức thì cho rằng liệu

người ta có bị trầm cảm hay không, điều đó phụ thuộc vào cách họ xử lý

thông tin, bằng cách nào họ giải thích sự bất lực của mình trong việc kiểm

soát các sự kiện. Ví dụ, những người quy sự bất lực của họ trong thăng tiến

nghề nghiệp là do suy thoái kinh tế đang xảy ra sẽ không bị trầm cảm như là

những người tin rằng sự bất lực của học trong thăng tiến nghề nghiệp là do

bản thân không có năng lực.

Page 259: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Các nhà tâm lý học nhận thức còn đưa ra khái niệm “sơ đồ trầm cảm”

như là các đặc trưng trong nhận thức của những người hay bị trầm cảm. Họ

cho rằng mội người chúng ta sử dụng “một cái phễu lọc trầm cảm” để xử lý

thông tin. Tức là những người bị trầm cảm được “chuẩn bị” để nhìn thế giới

này theo cách tuyệt vọng nhất như học có thể. Vì sẵn có hồ sơ trầm cảm này,

người trầm cảm có thể dễ dàng nhớ lại những trải nghiệm buồn chán. Những

người khác đều có thể làm họ hồi tưởng lại một cái gì đó u buồn, những

khoảng thời gian không thú vị. Nói tóm lại, sở dĩ người ta trở thành người

trầm cảm vì học được “chuẩn bị” để nảy sinh những ý nghĩ buồn chán, đau

khổ.

Vậy cách giải thích nào trong số sáu cách giải thích trên về một nhân

cách hay trải nghiệm trầm cảm là chính xác nhất?

Nếu bạn bị trầm cảm, thì liệu đó là do lòng tự trọng của bạn thấp, đo

bạn đã trải nghiệm nhũng tình huống gây stress không thể kiểm soát, hay do

bạn có xu hướng nhìn thế giới này qua lăng kính trầm cảm?

Bạn có thể phát hiện thấy cách tiếp cận này có thể giải thích đúng sự

trải nghiệm trầm cảm của mình năm trước, nhưng cách tiếp cận khác lại giải

thích đúng hơn sự trải nghiệm trầm cảm của bạn vừa mới dây. Như vậy, mỗi

cách tiếp cận này đều có cái gì đó như là hạt nhân hợp lý giúp chúng ta hiểu

biết tốt hơn về nhân cách.

IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH

Để nghiên cứu nhân cách, các nhà tâm lý học phương Tây chủ yếu

dựa trên hai cách tiếp cận: tương quan và lâm sàng...

Các nhà tâm lý hay sử dụng cách tiếp cận tương quan vì nhiều nghiên

cứu trong tâm lý học nhân cách liên quan đến cách thức có hai hay nhiều biến

hoặc nhiều phép đo khác nhau lại cùng tương quan với nhau

Nghiên cứu tương quan sử dụng các thủ tục thông kể để tìm những

mối tương quan số lượng hoặc tương quan giữa các loạt, phép đo. Vì nhấn

mạnh hàng đầu trong tâm lý học nhân cách được nhằm vào sự khác nhau

Page 260: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

giữa các cá nhân, mục đích của nghiên cứu tương quan là thành lập những

mối liên hệ về thống kê (tương quan) giữa nhóm nhỏ các biến, từ những số

liệu được thu thập trên những mẫu gồm một số lượng lớn người trả lời.

Cách tiếp cận tương quan này rất có lợi vì nó cho phép sử dụng

phương pháp phân tích yếu tố (factor nnnlysis) - một thủ tục thống kê cho

phép nhận dạng những yếu tố chung trong vô số các số liệu có tương quan

với nhau.

Những câu hỏi quan trọng có mục đích là nhận dạng các đặc trưng của

nhân cách hoặc các yếu tố chung, qua đó quy định nhân cách tìm các cá

nhân khác nhau. Các nhà tâm lý học cố gắng xác định xem có bao nhiêu đặc

trưng như vậy được đòi hỏi cho việc mô tả nhân cách. Để làm đựợc điều này,

họ dựa chủ yếu vào phương pháp phân tích yếu tố.

Công cụ thứ hai được sử dụng rộng rãi là phương pháp lâm sàng hoặc

phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study). Phương pháp này làm

cho tâm lý học nhân cách khác với các lĩnh vực khác của tâm lý học.

Các nhà tâm lý học nghiên cứu sự phát triển nhân cách tập trung vào

quá khứ và hiện tại của cá nhân. Công cụ được họ sử dụng nhiều nhất là

phỏng vấn trong bối cảnh lâm sàng.

Điểm quan trọng và cũng là điểm mạnh của cách tiếp cận lâm sàng

hoặc nghiên cứu trường hợp là nó có khả năng nghiên cứu một người theo

chức năng như là một chỉnh thể và sử dụng những thông tin định tính, chi tiết,

bổ dọc và từ các nguồn khác nhau. Tuy nhiên, nó không cho phép các nhà

nghiên cứu, kiểm tra những dự đoán hoặc lặp lại các quan sát của mình, mà

theo các nhà nghiên cứu, đây là những tiêu chuẩn quan trọng của phương

pháp điều tra khoa học.

Phương pháp thực nghiệm cũng được sử dụng trong nghiên cứu nhân

cách nhưng ít thông dụng hơn các phương pháp trên. Khi chúng ta tập trung

vào những đặc tính giống nhau thì các phương pháp thực nghiệm có lợi hơn,

Page 261: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

trái lại, muốn tìm sự khác biệt giữa các cá nhân hoặc những nhóm tính cách

cụ thể đòi hỏi phải dùng các kỹ thuật đánh giá tương quan.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhân cách luôn sử dụng nhiều hơn một

cách tiếp cận khi tiến hành nghiên cứu điều tra của mình để giúp khám phá

sự khác biệt giữa các cá nhân.

V. ĐO LƯỜNG NHÂN CÁCH

Nhân cách không phải là một thực thể mà là một cấu trúc. Do vậy, để

đo lường cấu trúc này, chúng ta phải suy luận về sự tồn tại của nó thông qua

những mẫu hành vi có thể quan sát dược.

Tuy nhiên, để mô tả đầy đủ, chính xác nhân cách, các nhà tâm lý học

phải xác định nhân cách con người gồm những đặc tính cơ bản nào? Họ nên

tập trung mô tả cái gì? Nếu chúng ta muốn mô tả nhân cách của mỗi người

thì những khía cạnh nào của nhân cách được xem là quan trọng? Có bao

nhiêu đặc tính chúng ta cần có đủ để có được một sự mô tả chứa đựng thông

tin bao quát, chính xác và có sức thuyết phục về nhân cách? Liệu đã đủ nếu

chỉ tập trung vào các đặc tính có tính chất mô tả hoặc các nét nhân cách

chẳng hạn như thân thiện, dễ gần hoặc tính linh hoạt hay không?... Còn về

các tài năng và các năng lực nhận thức và các kỹ năng, chẳng hạn các kỹ

năng liên quan đến sự thuyết phục, động viên người khác, giúp đỡ người

nghèo hoặc giao tiếp một cách tự tin với người lạ... thì sao? Và liệu chúng ta

có thể bỏ quan những động cơ khi nghiên cứu nhân cách không?

Vì vậy, vấn đề bao trùm liên quan đến mô tả nhân cách là xem xét các

đơn vị phân tích hoặc những gì phải tập trung vào. Các nhà tâm lý học nhân

cách đã đề nghị ba loại đơn vị khác nhau: Các nét như là những đơn vị của

nhân cách, những nhận thức như là những đơn vị của nhân cách và các động

lực như là những đơn vị của nhân cách. Đây là một hệ thống được phạm trù

hoá đã có lịch sử phát triển lâu dài liên quan đến sự phân chia của người Hy

Lạp cổ đại, chức năng con người gồm tình cảm, sự nhận thức và lực tinh

thần.

Page 262: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Các nét như là những đơn vị của nhân cách

Các nhà tâm lý học như Burger, 2000; Schultz, 2001 tập trung vào các

nét ("traits”) nhân cách như là các đơn vị phân tích trong khi mô tả nhân cách.

Cách tiếp cận này giả thiết rằng các nét nhân cách là những đặc trưng của cá

nhân, có tính ổn định qua thời gian và qua các tình huống. Các nét nhân cách

là đặc tính có tính quy củ, liên tiếp trên phạm vi rộng trong chức năng của con

người. Nhiệm vụ cơ bản của các nhà tâm lý học theo cách tiếp cận này là

phải xác định những cái nào được xem là nét nhân cách và có bao nhiêu nét

nhân cách được đòi hỏi đủ để có được một bức tranh mô tả toàn diện về

nhân cách. Họ cũng tìm cách xác định những nét nào đi cùng nhau thành các

nhóm có tính độc lập tương đối.

Các nhà tâm lý học nhân cách thường có quan điểm khác nhau về

những vấn đề này và không phải lúc nào họ cũng nhất trí với câu hỏi: bằng

cách nào xác định và đo lường các nét nhân cách? Tuy nhiên, họ thông nhất

cho rằng nét nhân cách là đơn vị phân tích trong mô tả nhân cách và họ cùng

nhau chia sẻ ba giả thuyết cơ bản sau:

1. Các nét nhân cách được giả thiết là tương đốt ổn định và là những

đặc điểm tồn tại khá lâu dài. Chúng khác biệt với trọng thái là cái do những

điều kiện nhất thời tạo ra, chẳng hạn như mệt mỏi, căng thẳng, hoặc những

thay đổi bất ngờ có tính may rủi.

2. Các nét nhân cách cũng có tính kiên định và tính khái quát cho mỗi

cá nhân. Nếu anh ta là người chuyên cần trong các nghiên cứu của mình thì

anh ta cũng có thể là một người chuyên cần trong công việc ngoài giờ. Anh

cũng có thể là người cần cù với tư cách là một thành viên của cộng đồng.

Các nhà nghiên cứu theo trường phái này cũng giả thiết rằng những khía

cạnh cơ bản trong hành vi của chúng ta có tính kiên định qua thời gian và qua

các tình huống.

3. Sự khác nhau giữa các cá nhân bắt nguồn từ sự khác nhau ở những

điểm mạnh, chất lượng và số lượng của các nét nhân cách mà mỗi người có.

Nắm bắt được sự khác nhau này giữa các cá nhân là mục tiêu chủ yếu của

Page 263: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

các nhà tâm lý học theo cách tiếp cận các nét nhân cách. Tuy nhiên, chúng ta

không thể đo lường các nét nhân cách một cách trực tiếp. Thay vào đó,

chúng ta phải nghĩ ra các phép đo, thường là bằng các bảng hỏi, theo kiểu tự

đánh giá về các hành vi được xem là những chỉ báo về nhân cách.

Những nét nhân cách chủ yếu, trung tâm và thứ yêu của Allport.

Một trong những người đầu tiên quan tâm đến phạm vi các thuật ngữ

nét nhân cách mà mọi người dùng để mô tả nhân cách của mình và của

người khác là Gordon Allpnrt (1973). Ông nhận thức được rằng mặc dù

chúng ta dùng một số lượng lớn các tính từ để mô tả nhân cách nhưng rất

nhiều tính từ có nghĩa tương tự nhau. Do đó, tổng số các tính từ có thể không

nhiều. Trong lúc cố gắng sắp xếp những nét nhân cách này theo một cách có

ý nghĩa, Allport làm nổi bật lên một vài sự khác nhau quan trọng.

Thứ nhất, các nét nhân cách có quan hệ với cái gì đó được biết đến

như là sự khái quát duy nhất, đặc trưng cho cá nhân. Allport cho rằng có một

số nét giúp người nghiên cứu dễ dàng nắm bắt được tính độc nhất vô nhị của

các cá nhân. Do đó, chúng được xem là những nét độc nhất vô nhị dặc trưng

cho cá nhân. Còn những nét khác chung cho mọi người.

Sự khác biệt thứ hai liên quan đến các nét chính, trung tâm và thứ yếu

trong nhân cách, ở mức độ toả khắp hoặc rộng lớn đến mức nào khi chúng

ảnh hưởng đến đời sống của mọi người. Một nét nhân cách chính ảnh hưởng

toả khắp đến mức bất cứ cái gì người đó làm cũng đều để lại dấu ấn. Hầu hết

mọi người không có một nét nhân cách duy nhất có ảnh hưởng lớn đến như

vậy. Những mô tả nhân cách đời thường, hằng ngày và mô tả kiểu tóm tắt lịch

sử nói chung xảy ra ở mức những nét nhân cách trung tâm. Các nét nhân

cách thứ yếu cũng được cho là những cách kiểm định trong ứng xử nhưng

khó nhận ra và có tính khai quát hạn chế. Sự quan tâm của Allport đến tính

độc nhất vô nhị của cá nhân mâu thuẫn với sự quan tâm trong cách tiếp cận

nét nhân cách của R.B. Cattell được xem xét dưới đây.

R.B.Cattell và sư áp dụng lý thuyết phân tích yếu tố không giống như

Allport, cách tiệp cận mô tả nhân cách của Cattell dựa chủ yếu vào ngôn ngữ

Page 264: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

để mô tả; nhân cách (điểm khởi đầu là từ ngôn ngữ đời sống hàng ngày).

R.B.Cattell (1965) dựa trên phương pháp phân tích yếu tố để xác định các

đơn vị cơ bản của nhân cách. Phân tích yếu tố là phương pháp nhóm các

thông tin do các item (mô tả nhân cách) cung cấp, sau đó chiết xuất yếu tố đại

diện cho nó dựa trên tương quan giữa các item. Cattell đã nhận diện được 36

nét nhân cách ở bề mặt và 15 nét nhân cách ở cấp độ nguồn. Mặc dù ở hai

cấp độ, ông đều coi là nét nhân cách, nhưng nét nhân cách nguồn được ông

tin là những đon vị cơ bản hơn để tạo ra các cấu trúc mô tả nhân cách.

Các nét nhân cách nguồn phản ánh tính đa dạng nhìn thấy ở các nhân

cách của những người xung quanh chúng ta. Các nét nhân cách bề mặt là

những bằng chứng dễ nhận thấy nhất về mặt nổi, nhân cách và là cái chúng

ta nhìn thấy ở người khác. Cattell không đồng ý với những nghiên cứu chỉ

dựa vào một nguồn thông tin khi nghiên cứu về nhân cách của mỗi người.

Ông cho rằng phải dựa trên ba nguồn cơ bản của các số liệu thực nghiệm

- L – Data (Dữ liệu L): bao gồm chủ yếu là những thông tin ghi lại

nhưng hành vi hàng ngày và những sự kiện trong đời sống được thấy trong

sơ yếu lý lịch, nhật ký, thông tin cá nhân

- Q – Data (Dữ liệu Q): gồm dữ liệu đạt được từ các phiếu hỏi, trắc

nghiệm về nhân cách.

- T – (Dữ liệu T): liên quan đến những dữ liệu có được do quan sát cụ

thể trong những tình huống cụ thể.

Từ nguồn số liệu thu thập theo những cách khác nhau, Cattell đã phát

triển trắc nghiệm 16 yếu tố (16 PF) đánh giá nhân cách để phát hiện sự khác

nhau giữa các cá nhân trên những nét nhân cách đã phát hiện.

Eysenck cũng sử clụng phương pháp phân tích yếu tố, ông cho rằng

nhân cách liền được mô tả theo hai mặt chính: Hướng nội - hướng ngoại và

bất ổn tâm thần - ổn định tâm thần. Giống như Cattell, Eysenck cho rằng nhân

cách nên được mô tả theo cấu trúc thứ bậc.

Page 265: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Ở đáy của thứ bậc này là những đáp ứng cụ thể, chúng được quan sát

thấy ở các tình huống cụ thể. Ví dụ, ta bắt tay khi gặp ai đó lần đầu. Sau đó

làl phản ứng theo thói quen. Đây là những phản ứng cụ thể được lặp đi lặp lại

qua một số tình huống. Ví dụ, bắt tay khi gặp nhau trong bất kỳ tình huống

nào được xác định như là một phản ứng theo thói quen khi gặp nhau lần đầu.

Ở bậc cao hơn trong kim tự tháp này là các nét nhân cách, chúng giống

như các nét nhân cách nguồn trong lý thuyết của Cattell. Một cá nhân được

xem có tính thíc giao tiếp (quảng giao) nếu người đó có thói quen thích tham

gia tụ họp, có nhiều bạn bè, tham gia vào các hoạt động giải trí theo nhóm. Ở

đỉnh của kim tự tháp, bậc cao nhất là các kiểu nhân cách, hoạt các mối tương

quan trong của nhiều nét nhân cách đã tạo ra một kiểu ứng xử hoặc kiểu đáp

ứng. Các kiều này là các mặt khái quát chung mà nhân cách được tổ chức,

hay nói khác đi là cấu trúc khái quát mà nhân cách dựa theo.

Tuy nhiên, mọi người có thể đạt điểm theo các thang đo ở mức nét

nhân cách nhưng không đơn giản được nhân diện như là thuộc về hoặc

không thuộc về kiểu (mặt) nhân cách nào đó. Sau này, Eysenck đã bổ sung

kiểu thứ ba vào hai kiểu đầu tiên được ông đặt tên là tâm thần, loạn tâm. Kiều

này liên quan chủ yếu đến khuynh hướng chống đối xã hội. Vì vậy, các mặt

mà Eysenck coi là các đơn vị cơ bản của nhân cách là: hướng ngoại - hướng

nội (E), ổn định tâm thần (N), liên quan chủ yếu đến ổn định xúc cảm, và loạn

thần (P).

Trắc nghiệm EPI - Eysenck Personality Inventory và sau đó được sửa

thành EPQ - Eysenck Personality Questionnaire (Eysenck và Eysenck, 1975)

được xây dựng để đánh gía sự khác nhau giữa các cá nhân trên ba mặt cơ

bản (xem bảng 3).

Bảng 3. Minh họa các item cho các mặt: hướng ngoại, nhiễu tâm và rối

loạn tâm thần EPQ - R (Eysenck và những người khácc, 1985)

1. Bạn thường là người chủ động trong việc kết bạn mới, đúng vậy

không?

Page 266: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

2. Tâm trạng của bạn hay thay đổi bất thường, đúng không?

3. Bạn thường thích hành động theo cách của mình hơn là tuân theo

quy định, đúng vậy không?

4. Khi có mặt người khác, bạn thường im lặng, đúng vậy không?

5. Tình cảm của bạn dễ bị thương tổn, đúng vậy không?

6. Bạn đang quan tâm nhiều đến cái mọi người nghĩ, đúng vậy không

7. Bạn có thể dễ dàng làm cho ai đó say xỉn, đúng vậy không?

8. Bạn hay là người lo lắng, đúng vậy không?

9. Bọn thích người khác phải sợ mình, đúng không?

Hướng ngoại - hướng nội liên quan đến sự khác nhau về tính thích giao

tiếp xã hhội và xung tính. Mặt nhiễu tâm gồm sự ổn định về xúc cảm ở cực

này và bất ổn định về xúc cảm ở cực kia. Các cá nhân có điểm cao trên thang

do loạn thần, hoặc cái sau này Eysenck gọi là mặt thô bạo,có khuynh hướng

là người hung bạo, lạnh lùng, chỉ biết mình, né tránh giao tiếp xã hội và không

thích tuân theo luật lệ quy ước.

Cấu trúc năm mặt lớn của nhân cách

Trong những năm 1990, một số nhà nghiên cứu đã tạo ra mô hình nàm

yếu tố, theo họ, giải thích tốt nhất độ rộng của các nét nhân cách mà người

lớn dùng để mô tả những nhân cách.

Costa và McCrae (1992) đã phát triển NEO-PI gồm 300 item, được xem

xét theo năm mức độ. Các item này được phân vào năm thang đo(dựa nào

kết quả phân tích yếu tố), mỗi thang đo gồm sáu tiểu thang đó. Phiên bản mới

đây là phiên bản được chỉnh sửa gọi là Neo-PI-R, chỉ gồm 240 item (xem

Bảng 4). Tại sao mô hình năm yếu tố lại được các nhà nghiên cứu chào đón

nồng nhiệt như vậy? Theo các chuyên gia, điểm lợi chính yếu của cấu trúc

này là nó có khả năng đồng hoá các cấu trúc nhân cách đã được các nhà

nghiên cứu khác công bố trước đó (Hampson, 1999; Goldberg và Rosolack,

1994; Eysenck, 1985). Goldberg và Rosolnck (1994) đã chỉ ra từ góc độ thực

Page 267: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

nghiệm rằng mô hình ba yếu tố của Eysenck có thể được hoà nhập vào mô

hình năm yếu tố này.

Một điểm quan trọng nữa là Costa và McCrao đã sử dụng các nguồn tài

liệu khác nhau, tức là các phiếu hỏi, thang tự đánh giá và những báo ráo của

người quan sát về nhân cách. Các số liệu thu thập từ các nguồn khác nhau

đều ủng hộ cho mô hình năm yếu tố này;

Mặc dù vậy, mô hình năm yếu tố này không phải đã được mọi người

chấp nhận như là một đại diện đúng nhất cho cấu trúc nhân cách theo lý

thuyết các nét nhân cách (Block, 1995). Sự phê phán tập trung vào tính chủ

quan trong việc xác định số lượng các yếu tố do phương pháp phân tích yếu

tố tạo ra (không phải mẫu điều tra nào cũng cho cùng một số lượng các yếu

tố như nhau) và việc đặt tên cho các yếu tố này (tên gọi của các yếu tố không

bao quát hết các tiêu chí đo lường). Và điều này trở thành điểm gây tranh cãi.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện thấy những nghiên cứu lặp lại cho biết có

đến sáu yếu tố. Hơn nữa, ở những nghiên cứu lặp lại, người ta phát hiện thấy

năm hay sáu yếu tố này đôi khi không có tương quan với nhau. Cũng vậy,

những yếu tố trật tự cao hơn, đôi khi phát hiện thấy như là hai yếu tố được

đặt tên là sức khoẻ tâm thần và kiểm soát hành vi, chúng được xem là có thể

giải thích cho các thông tin ở mô hình năm hoặc sáu yếu tố (Becker, 1999).

Bảng 5. Một số tương quan giữa ba cách tiếp cận đánh giá nhân cách

(tự đánh giá, bạn đánh giá và vợ/chổng đánh giá) theo mô hình năm yếu tố

Nhận xét tổng quan về các lý thuyết, theo cách tiếp cận nét nhân cách

Không phải tất cả các nhà lâm lý học đều nhìn thấy giá trị của cách tiếp

cận nét nhân cách. Có hai giả thiết trung tâm củả cách tiếp cận này. Thứ

nhất, nếu mọi người thực sự có khuynh hướng hành động theo những cách

riêng biệt, lúc đó chúng ta mong nhân cách của họ có tính ổn định tương đối

qua thời gian. Tuy nhiên, một vấn đề khó khăn chính là làm sao tạo ra một

phép đo có tính ổn định, thích hợp qua những khoảng thời gian tương đối dài.

Nói cách khác, thách thức lớn nhất là phải thiết kế được các phép đo dành

cho trẻ em và người lớn đáng tin cậy để đánh giá cùng một nét nhân cách.

Page 268: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Nói chung, điểm của mọi người trên trắc nghiệm nhân cách theo mô

hình năm yếu tố, bộc lộ tính ổn định của nhân cách. Nhân cách con người đạt

tính ổn định vào độ tuổi 30. Trước đó có sự phát triển và thay đổi đáng kể,

điều này gợi ý rằng sự phát triển nhân cách không phải đã hoàn thành sau

tuổi 20.

Giả thiết thứ hai, những đặc tính nhân cách của cá nhân có tính kiên

định qua các tình huống. Điều này liên quan đến quan điểm cho rằng các nét

nhân cách biểu lộ dưới dạng hành vi có tính kiên định qua các tình huống. Vì

vậy, một cá nhân có tính xấu hổ có khuynh hướng không thích hoạt dộng với

nhóm bạn trong lớp, thích ở một mình và miễn cưỡng tham gia các cuộc tụ

tập đông người, các buổi liên hoan. Một chiến lược để đánh giá tính kiên định,

này là phải kiểm tra xem liệu mọi người có được đánh giá theo một cách

giống nhau hay không, rằng những ai họ tương tác qua lại trong những hoàn

cảnh khác nhau. Bảng 5 cho thấy hai điều quan trọng:

• Thứ nhất, bạn đánh giá có tương quan (trung bình) ở mức khiêm tốn

với tự đánh giá (r = 0,50). Tương tự, vợ,chồng đánh giá có tương quan ở

mức vừa phải với tự đánh giá (r = 0,56).

• Thứ hai, sự thống nhất hoặc giống nhau trong đánh giá là khác nhau

ở nliững nét nhân cách khác nhau. Michel (1968) trong nghiên cứu của mình

về tính kiên định củả hành vị đã kết luận là có rất ít những bằng chứng để

khẳng định rằng các nét nhân cách dự đoán một cách đáng tin cậy hành vi

qua các tình huống khác nhau. Điểu này khuyến khích người ta chú ý hơn

đến sự tương tác qua lại giữa các nét nhân cách và các tình huống hoặc tìm

cách nhận dạng những yếu tố có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các

nét nhân cách và những hành vi cụ thể, đặc biệt tìm cách phát hiện những

ảnh hưởng liên quan đến cá nhân và những ảnh hưởng liên quan đến tình

huống.

Tương tác lẫn nhau liên quan đến cách thức riêng của một người (hoặc

nét nhân cách) và chính tình huống đó (các đặc trưng của môi trường) tương

Page 269: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

tác với nhau và sự tương tác qua lại cung cấp một cách giải thích tốt hơn cho

tính kiên định của hành vi.

Cuối cùng, thuật ngữ nét nhân cách không được xác định rõ ràng, tức

là những thứ được hiểu khác nhau với những người khác nhau. Đôi khi các

nét nhân cách được hiểu một cách khái quát liên quan đến hành vi thực

(nghĩa chung). Lúc khác chúng lại được xem là những thiên hướng để đáp lại

hoặc ứng xử theo những cách đặc biệt (tức là được dùng để mô tả, dự đoán,

giải thích). Thuật ngữ nét nhân cách đặc trưng cho cá nhân trên cơ sở các

quan sát hành vi lặp đi lặp lại. Đến lượt nó, nét nhân cách lại được dùng nó

để đoán hoặc giải thích chính hành vi đó.

Phần 4. CÁC NHÀ TÂM LÝ HỌC

ADLER, Alfred: Nhà Tâm lý học (TLH) người Áo (1870-1937), đã đề

xuớng ra tâm lý học cá biệt. Là học trò của Freud, về sau ly khai. Adler chấp

nhận khái niệm vô thúc, song coi nhẹ hơn vai trò của tính dục trong căn

nguyên của nhiễu tâm và nhân cách. Các yếu tố cá thể và xã hội có vai trò

quyết định; Con người có ý thức mình yếu đuối và tìm cách sửa lại. Trẻ em

phát triển nhanh cần đạt sức mạnh và quyền lực để đuợc an toàn. Trẻ em bị

rối nhiễu không thích nghi cần được giáo dục để tổng hợp hài hòa vào xã hội

tùy theo khả năng riêng.

Ông lập ra nhiều cơ sở chăm chữa trẻ em, nhiều nơi còn hoạt động cho

đến ngày nay. Một thời gian dài, ông bị ảnh hưởng của Freud làm lu mờ, gần

đây được chú ý hơn (trong nhân cách, tâm pháp).

AJURIAGUERRA, Julian de: Người xứ Basque (Tây ban nha), sinh

năm 1911, di cư sang Pháp, nổi tiếng về TLH trẻ em, dạy học ở Collège de

France.

Chịu ảnh hưởng của Wallon và Piaget, ông toan tính lập một cầu nối

giữa thần kinh học, giải phẫu bệnh, tâm bệnh học và sinh lý thần kinh trong

sự phát triển. Ông chú ý nghiên cứu vận động của trẻ em bình thuờng cũng

Page 270: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

như bệnh lý, tương tác giữa thần kinh và quan hệ. Theo ông không một chức

năng nào phát triển độc lập với những chức năng khác: thành thục sinh lý

thần kinh, kinh nghiệm thu đuợc khi tiếp xúc với môi trường thực thể và con

người, xã hội hóa luôn luôn tác động qua lại.

Ông mô tả chi tiết nguồn gốc của những giao tiếp đầu tiên: cầm nắm,

mỉm cười, nhìn theo, kêu khóc, cử chỉ, thái độ, vận động, bắt đầu ngôn ngữ,

gắn bó.

Ông đề xuất những liệu pháp như thư dãn, liệu pháp tâm vận động.

Sau này từ trẻ em ông chuyển qua nghiên cứu nguời già: mô tả thoái hóa

diễn ra theo trật tự ngược lại với sự phát triển.

Có ảnh hưởng lớn ở Pháp và các nước nói tiếng Pháp, châu Âu, Mỹ la

tinh.

ALAIN, Emile Charter: Nhà triết học và sư phạm Pháp (1868-1951), chủ

trương tìm hiểu con người để giáo dục. Phương pháp của ông nghiêm khắc,

cứng rắn và lạnh lùng, buộc phải cố gắng, không thích hợp với trẻ em. Giáo

dục hiện đại công nhận các khái niệm của ông có tầm quan trọng và đưa vào

mọi hệ thống giáo dục (“học chủ động").

ALEXANDER, Franz: Nhà phân tâm học (PTH) Mỹ (1891-1960) nổi

tiếng vì những nghiên cứu bệnh tâm - thể và những liệu pháp phân tâm.

Alexander chú ý những xung đột ở tuổi người lớn hơn là ở tuổi trẻ em, và

khuyến khích bệnh nhân cố gắng vượt lên. Tạo cho bệnh nhân tính độc lập,

tự chủ trong điều trị để rút ngắn thời gian chăm chữa. Tuy vậy nhiều trường

hợp không đạt.

ALPORT, Gordon W: Nhà TLH Mỹ (1897-1967). Học ở Harvard, Berlin

và London, giáo sư ở đại học Harvard. Được biết nhiều về nghiên cứu nhân

cách trong đó nhấn mạnh cá thế, chú ý đến từng nét để có thể lượng hóa.

Ông có hai test được áp dụng rộng rãi:

A - S: Nghiên cứu sự phản ứng (reaction study)

S - V: Nghiên cứu các trị số (study of values)

Page 271: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

ANGELL, James Rowland: Nhà TLH Mỹ (1876-1949) đứng đầu khuynh

hướng thuyết chức năng (Functionalism). Ông chịu ảnh hưởng của James.

Dạy học lâu năm ở đại học Chicago. Trong số học trò xuất sắc có J.B.

Watson và H. Carr, về sau trở thành lãnh đạo những trường phái riêng.

BABINSKI, Joseph: Nhà thần kinh học Pháp (1857-1932) được biết vì

những công trình nghiên cứu hệ thần kinh, ông đã chỉ rõ tính chất giả tạo

trong các rối loạn thuộc bệnh "hystori chuyển hoán" (hystéríe de conversion)

đặt tên nó là pithiatisme, có thể chữa khỏi bằng thuyết phục.

BANDURA, Albert: Nhà TLH Mỹ (1925-), giáo sư khoa học xã hội ở

Columbia và Iowa: đã phát triển thuyết luyện tập xã hội (social learning), cố

gắng thay đổi áp dụng thuyết ứng xử, nhấn mạnh nhận thức trong trị liệu ứng

xử. Chủ tịch hội TLH Mỹ (1972).

BARUK, Henri: Nhà TLH Pháp (1897-). Nghiên cứu thần kinh và hóa

học trong các bệnh thần kinh, nghiên cứu các vấn đề đạo đức trong tâm

bệnh.

BECHTEREV, Vladimir Mikhaũovitch: Nhà Tâm - Sinh lý học Nga

(1857-1927). Nổi tiếng về những công trình điều kiện hóa ở động vật và

người. Ông nhận xét thân thể có trí nhớ hữu cơ, và những phản xạ "bất ngờ"

tự nhiên cùng tồn tại đồng thời với những phản xạ thu được bằng luyện tập.

BERGER, Gaston: Nhà triết học và TLH Pháp-(1896-1960), bắt đầu

bằng nghiên cứu tâm lý học nghề nghiệp. Chịu ảnh hưởng của Heymanns và

Wiersma về tính cách học (caractérologie) ông cố gắng truyền bá loại hình

học (Typologie), cố gắng áp dụng vào giáo dục để kích thích sự sáng tạo của

học sinh.

BERGSON, Henri: Nhà triết học Pháp (1859-1941), nghiên cứu tâm lý

nội tâm, coi phương pháp nội quan là giả tạo, thuần túy trí năng và phân tích,

không thể hiểu các hiện tượng tâm lý hết sức phong phú. Gần phải dùng trực

giác, nắm bắt ngay tức thì đối tuợng tư duy và bản chất của đối tượng. Đối

Page 272: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

lập dòng ý thức, đà sống và tiến hóa sáng tạo với quan điểm liên tưởng. Ông

báo trước các khuynh hướng của triết lý hiện sinh cận đại.

BETIELHEIM, Bruno: Sinh ở Viên khoảng đầu thế kỷ và mất năm 1990

ở Mỹ. Nổi tiếng về chăm chữa trẻ em tự tỏa. Quyển sách bán chạy nhất do

ông viết là "Pháo đài rộng" (La forteresse vide)

Ông chuyên phân tích những chuyện thần tiên theo PTH. Ông cho rằng

có thể chữa được những em hư bằng tạo ra một bầu không khí có tổ chức,

nồng nhiệt để cho đứa trẻ bất hạnh tìm thấy chỗ đứng. Song phải theo pháp

luật, cương quyết, uy quyền và nếu cần phải trấn áp, không cho phép sinh

dục bừa bãi, đề cao trách nhiệm của bố mẹ.

Năm 35 tuổi ông chứng kiến những tàn bạo khủng khiếp khiến ông tin

rằng thế giới này là tàn bạo.

BINET, Alfred: Nhà TLH Pháp (1857-1911), có hiểu biết rộng về khoa

học, văn học nghệ thuật, say mê nghiên cứu TLH, làm giám đốc phòng thí

nghiệm tâm - sinh lý học ở Sorbonne từ 1891, tập trung nghiên cứu trí năng,

diện mạo, đầu, thân mình, thuật đoán chữ viết.

Năm 1904, Bộ giáo dục Pháp quyết định dạy cho trẻ chậm khôn, thành

lập một ủy ban do ông phụ trách tuyển chọn học sinh. Năm 1905, ông cùng

với Th. Simon công bố một phương pháp gọi là Thang đo trí lực (đo chỉ số

khôn QI) được cài tiến liên tiếp cho đến năm 1911. Là test tâm trí đầu tiên,

đơn giản, và có lợi ích thực tế.

BLEULER, Eugen: Nhà Tâm bệnh học (TBH) người Thụy Sĩ (1857-

1939), nổi tiếng vì những nghiên cứu bệnh phân liệt. Ông đưa vào TBH thuật

ngữ Schozophrenie (bệnh phân liệt) lần đầu tiên, ngày nay đã trờ thành kinh

điển. Ông chỉ rõ bệnh nhân tâm trí tuy bề ngoài có vẻ thờ ơ, nhưng hết sức

nhạy cảm, có đời sống bên trong phong phú (tự tỏa).

BOWLBY, John: Nhà nhi khoa và PTH người Anh, sinh năm 1907.

Cùng với Winnicott hoạt động giáo dục trẻ em trên đài BBC. Do nghiên cứu

trẻ em phạm pháp, ông được WHO nhờ nghiên cứu những nhu cầu tâm lý

Page 273: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

của trẻ mồ côi trong đại chiến II. Dựa trên các công trình của spitz về trầm

nhược vắng mẹ, của Harlow trên khỉ con và hiện tượng "dấu ấn" của Lorenz,

Bowlby thảo ra lý thuyết về gắn bó (Attachement). Trẻ sơ sinh là yếu nhất,

phụ thuộc nhất, cần được bố mẹ hoặc người lớn che chở liên tục và lâu dài.

Trẻ sơ sinh có một số ứng xử: Bú, níu, kêu, cười, nhìn theo cốt để thân

thể được bảo vệ. Lớn lên đứa trẻ đi theo mẹ, gọi mẹ. Như vậy Bowlby chứng

minh khả năng xã hội hóa sớm có ở trè bé tí. Khi gắn bó có kết quả nghĩa là

người chung quanh đáp ứng thích dâng với mọi tín hiệu của trẻ, nó xây dựng

lòng tự tin, cảm giác an toàn giúp nó chịu đựng sự chia cắt và những thử

thách khác. Tiếp xúc da thịt mẹ-con còn làm thuận lợi cho quá trình gắn bó.

Bowlby và spitz đã có ảnh huởng sâu sắc đến chăm sóc hàng ngày trẻ nhỏ,

chú ý đến các tiếp xúc xã hội.

BRAZELTON, T. Berry: Người Mỹ, sinh trong thập kỷ 20. Giáo sư Nhi

khoa ở Truờng Đại học Y Harvard, ông ham mê nghiên cứu trẻ sơ sinh, trẻ bị

khốn quẫn, bố mẹ xung đột không giải quyết được.

Ông lập ra thang Brazelton cho phép quan sát những quan hệ sớm

giữa trẻ sơ sinh và người chung quanh. Thang Brazelton là một công cụ đánh

giá vừa là một công cụ chữa bệnh. Em bé có khả năng giao tiếp và đáp ứng.

Ông say sưa phổ biến những kiến thức rất bổ ích, chỉ ra những giải

pháp trong tầm tay để giải quyết những khó khăn thường ngày, thay đổi hành

động, khiến ông nổi tiếng khắp nước Mỹ. Ông kế tục sự nghiệp này của B.

Spock khi ông này về hưu. Người ta gọi ông là ông bác sĩ biết nói chuyện với

trẻ sơ sinh.

Hiện nay ông quan tâm đến tổ chức xã hội. Theo ông nước Mỹ giàu có

nhưng chăm sóc trẻ em kém hơn các nước châu Âu. Ông dành sức lực để

làm cho các tổ chức và cá nhân chú ý nhiều hơn đến chăm sóc người mẹ và

trẻ em.

Page 274: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

BUHLER, Carl: Nhà TLH Đức (1879-), di cư sang Mỹ. Chịu ảnh hưởng

của trường phái Wurzbuzg, ông chú ý nghiên cứu tư duy bằng thực nghiệm,

về sau ông theo thuyết hình thái (Gestaltìsme).

CANNON, Walter Bradford A871-1945): Nhà Sinh lý học (SLH) Mỹ,

nghiên cứu cảm xúc và các xung năng như đói, khát, đã có ảnh hưởng đến

TLH. Ông coi cảm xúc là phản ứng cấp cứu huy động cơ thể để chống lại

khủng hoàng, ông đã xác định vùng đồi thị là trung tâm của cảm xúc, qui xung

năng là do những yếu tố tại chỗ. Đói là do dạ dày co bóp; khát - do khô

miệng; đưa khái niệm tự điều chỉnh (Homeostasis) vào TLH.

Ông tin rằng xung năng xuất hiện là để đáp ứng lại mất cân bằng trong

nội tâm. Là nhà SLH quan tâm đến nhiều mặt, nên đã đến với TLH và thuyết

xã hội. Công trình đi đầu của ông đã thúc đẩy những nghiên cứu hiện đại về

cảm xúc, nguyên nhân tâm lý của đói và khát.

CARR, Harvey: Nhà TLH Mỹ (1873-1954), làm việc tại Chicago, kế tục

J.B. Watson. Theo thuyết chức năng. Quyển sách giáo khoa của ông về TLH

đại cương, trình bày quan điểm của thuyết chức năng của trường phái

Chicago, được coi là tốt nhất. Bộ môn TLH do ông đứng đầu ở đại học

Chicago nổi tiếng nhất ở Mỹ thời bấy giờ.

CATTELL, James Mckeen: Nhà TLH Mỹ (1860-1944). Học trò của

W.Wundt, người sáng lập TLH thực nghiệm. Song ông bỏ TLH nội quan và

chuyển nghiên cứu về những khác nhau cá biệt. Lần đầu tiên ông đã tách

môn TLH ra khỏi triết học (1888): Nổi tiếng vì áp dụng các test vận động, cảm

giác, phối hợp để nghiên cứu những khác nhau cá biệt. Đã nghiên cứu nhiều

về đo lường nhân cách, lập ra thuyết các yếu tố nhân cách (Cattell Factorial

theory of personality). Chuyên về các test dùng trong nghề nghiệp và công

nghiệp.

CHOMSKY, Noam: Người Mỹ gốc Nga, sinh năm 1928 ở Philadelphia,

được phong là "Giáo hoàng" của ngôn ngữ học. Ông học ngôn ngữ, toán học,

triết học, làm giáo sư gần 30 năm ở Học viện kỹ thuật Massachusetts. Năm

29 tuổi, ông công bố quyển "Cấu trúc cú pháp" làm thay đổi đáng kể ngôn

Page 275: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

ngữ học hiện đại. Ông phát minh ra "Ngữ pháp khái quát", theo đó nhiều ngôn

ngữ trên thế giới với những khác nhau bề ngoài, có một cấu trúc phổ biến và

những yếu tố không thay đổi.

Trong cuộc tranh luận nổi tiếng với Piaget và, Royaumont (1975), ông

cho rằng tiếng nói đạt được không phải bằng luyện tập như ý kiến của các

nhà theo thuyét hành vi và thuyết kiến tạo. Trẻ đẻ ra bẩm sinh đã có "Cơ chế

đạt ngôn ngữ" (LAD - Language acquisition device), một mã phổ biến có lẽ di

truyền khiến nó có thể làm chủ mọi ngôn ngữ.

LAD có liên hệ rõ rệt với thuyết cấu trúc, di truyền học và tin học. Tuy

nhiên các nhà thần kinh học chưa khu trú được LAD ở não. Chưa chứng

minh được trẻ nhỏ đã biết ngữ pháp phổ biến, nhưng những giả thuyết của

ông là định hướng mới cho nhiều nghiên cứu ngôn ngữ học. Ông đã đặt câu

hỏi đúng nhưng chưa có trả lời đúng... về chính kiến ông phản đối cuộc chiến

tranh của Mỹ ở Việt Nam, Mỹ la tinh và vùng Vịnh (Trung đông), bênh vực sự

nghiệp giải phóng của nhân dân Palestin.

CLARAPÈDE, Edouard: Nhà TLH Thụy sĩ (1873-1940) đã có ảnh

hưởng đến nhiều thế hệ sư phạm. Ông chống lại các thuyết tĩnh, coi TLH như

một môn khoa học tĩnh và máy móc; TLH phải là động và chức năng: nghiên

cứu hiện tượng Tâm lý phải đặt trong mối liên quan toàn bộ phản ứng của cơ

thể, thống hợp vào toàn bộ ứng xử. Ông dùng phương pháp quan sát và thực

nghiệm, đã phát triển một số định luật TLH và ứng dụng vào giáo dục (học

chủ động).

COMENIUS (KOMENSKY): Nhà sư phạm Tiệp Khắc (1592-1670). BỊ

cấm và truy hại ở trong nước, ông lang thang khắp châu Âu. Đã viết nhiều

sách về giáo dục học. Những ý kiến tiên tri của ông ba thế kỷ sau mới được

thực hiện: dân chủ hóa giáo dục, giáo dục bắt buộc ở mẫu giáo và cấp một,

dạy trẻ chậm khôn, giáo dục hướng nghiệp từ 14 tuổi, Nhà nuớc giúp đỡ sinh

viên nghèo. Học phải thực nghiệm, thực hành, tham quan thực tế, du lịch, cái

gì vô ích thì không dạy. Có thể coi ông là người thực sự sáng lập ra trường

phái học chủ động (école acUve).

Page 276: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

DEB ESSE, Maurice: Nhà TLH Pháp (1903-), giáo sự khoa học nhân

văn ở Paris, đã nghiên cứu nhiều về ứng xử nổi loạn của thiếu niên, tác giả

nhiều công trình nghiên cứu về tuổi thiếu niên.

DECROLY, Ovide: Nhà TLH sư phạm người Bỉ (1871-1932), chuyên

nghiên cứu tâm lý trẻ em bất thường, trẻ chậm khôn. Ông theo Cl. Bernard,

cho răng sức khỏe và bệnh đều theo những qui luật sinh học đồng nhất, cũng

như hoạt động tâm trí bình thường và ở những người chậm khôn, cho nên có

thể dạy cho trẻ chậm khôn.

Theo sư phạm của Decroly mọi tri giác lập tức là một tri giác toàn bộ.

Thay vì tác động lên giác quan, giáo dục phải toàn bộ. Dựa trên thuyết hình

thái (Gestaltisme) làm cho trẻ đọc các từ không thông qua phân biệt các chữ.

Luyện đọc phải dựa vào mắt. Mắt sẽ phối hợp nhanh với tai. Không nên đi từ

chữ đến câu mà nên đi từ cụ thể đến trừu tượng.

DELAY, Jean: Nhà TBH Pháp (1907-1987), có nhiều ảnh hưởng đến

TBH hiện đại vì những công trình nghiên cứu về xúc giác, các cơ chế sinh -

TL của sốc điện, các tâm được gây hư giác, thuốc chống lo, "là đại diện nổi

tiếng nhất của môn TLH khoa học" (Pasteur Valery Radot).

DESCARTES, René: Nhà triết học, khoa học, toán học Pháp (1596-

1650), là người quan trọng nhất trong lịch sử TLH chủ yếu vì những quan

điểm của ông về tác dụng qua lại giữa tinh thần và thân thể (nhị nguyên luận),

khái niệm cơ giới về hệ thần kinh. Ông tin rằng tư tưởng gây ra tinh thần động

vật, chạy theo các dây thần kinh và kích thích các cơ bắp hoạt động.

Thuyết tương tác của Descartes báo trước cách giải thích song song

của Wundt và Tichener về ý thức. Thuyết tinh thần động vật là tiền bối của

cách hiểu hiện đại về xung động thần kinh. Là cha đẻ của triết học hiện sinh

ngày nay. Ông chia hiện tượng thành sinh tồn và bản chất, coi sinh tồn tại

hơn bản chất.

DEWEY, John: Nhà TLH Mỹ, giáo sư TLH ở đại học Chicago. Thực

nghiệm kỹ thuật dạy - chữa, tự do tham gia và dân chủ hóa việc dạy chữa.

Page 277: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Dạy trẻ không phải để chúng thu nhận kiến thức mà là để giải quyết những

vấn đề phải đương đầu sau này. Thầy giáo là người chỉ đường, giúp đỡ,

người cùng làm bình đẳng. Người học phải hành động, không chỉ nghe một

chiều, không phê phán. Học phải hướng về mục đích thực tế, một nghề, một

dự án nhất định. Học sinh phải thu thập tài liệu, điều tra, đọc sách, tổ chức

việc học của mình (học chủ động).

DOLTO, Franpoise: Nhà PTH người Pháp (1909-1988), xuất thân từ

một gia đình tư sản. Mâu thuẫn với gia đình, bà học y tá rồi quyết định trở

thành một thầy thuốc PTH, chữa cho những trẻ em có vấn đề trong học tập:

trốn nhà, đái dầm, nói lắp, ngang bướng.

Đóng góp vào PTH trẻ em của bà là: Chú ý lắng nghe trẻ nói, thu thập

cẩn thận mọi chi tiết, từng câu, từng chữ, từng nét vẽ xem chúng có ý nghĩa

gì.

Đôi khi bà rất táo bạo khi giải thích cho bệnh nhân, bởi bà cho rằng

PTH còn nhằm cung cấp những khuôn khổ tổ chức tâm trí cho những ai thiếu.

DUMAS, Georges: Nhà TLH Pháp (1866-1946) đã có đóng góp lớn vào

tiến bộ của TLH khoa học và phát triển môn tâm-sinh lý học. Giáo sư ở

Sorbonne.

DURKHEIM, Emile (1858-1917):Nhà xã hội học Pháp, là một trong

những người đã thúc đẩy môn xã hội học Pháp, ông chỉ của thân thể. Việc tự

sát liên quan đến điều kiện xã hội chủ thể không thống hợp nổi vào cộng

đồng. Đã đề xuất các qui tắc và phương pháp xã hội học, nghiên cứu những

hình thái sơ đẳng của sinh hoạt tôn giáo và hệ thống totem ở Australia.

EBBINGHAUS, Hermann: Nhà TLH Đức (1850-1909), được biết nhiều

vì những công trình luyện tập và trí nhớ. Ông tìm ra một loạt những qui luật

(số lần nhắc lại, vị trí của một yếu tố trong dãy) làm cơ sở cho thuyết luyện

tập hiện đại. Ông còn để lại test hoàn thành (completion test) ngày nay được

dùng rộng rãi để đo trí lực và nhân cách.

Page 278: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

ERIKSON, Eric H: Nhà TLH Mỹ (1902-) sinh ở Đức, di cư sang Mỹ năm

1939, nổi tiếng vì những nghiên cứu sự phát triển của trẻ em, nêu ra những

khái niệm "khủng hoảng bản sắc" (identity crisis), mở rộng thuyết của Freud

phát triển tâm - sinh dục về mặt xã hội, đưa thêm vào một số giai đoạn, nhấn

mạnh cái Tôi nhiều hơn cái Ấy.

FECHNER, Gustave Theodor Nhà triết học Đức (1801 - 1887) là thầy

thuốc, nhà triết học, vật lý học, chuyên về tâm - vật lý do Weber đề xuất: ông

nêu ra định luật về cảm giác "Cảm giác tăng lên theo log của hung phấn" và

hy vọng khái quát hóa nó vào các sự kiện của ý thúc. Là một trong những

người đầu tiên đưa đo lường vào TLH.

FREUD, Anna (1895-1982): Con gái út của s. Freud, người duy nhất

trong gia đình theo sự nghiệp của cha, suốt đời chăm lo bảo quản công trình

của cha, thậm chí không cho tham khảo nhưng công trình lưu trữ của cha.

Là cộng tác viên đắc lực, y tá, người kế tục tinh thần, một ông từ giữ

đền của cha.

Bà thiên về TLH thích nghi rất thịnh hành ở Mỹ; chú trọng các cơ chế tự

vệ coi như là những đáp ứng với những xâm kích của ngoại giới. Khác với

truyền thống bà đề nghị phân tích tâm lý theo những tuyên đường phát triển

của trẻ em. Đóng góp thực tế của bà là điều trị trẻ em bằng PTH. Việc chữa

phải tạo ra cho được một quan hệ tình cảm cho phép đồng nhất với hình ảnh

của người thầy mạnh hơn. Người thầy là bố mẹ, đồng thời là người dạy chữa.

Sau những năm 40 bà cùng với Dorothy Burlingham chăm sóc các trẻ em nạn

nhân của chiến tranh: chia ly, mất mát, bị giam cầm.

FREUD, Sigmund: Nhà Thần kinh - TBH người Áo (1856-1939): mới

đầu chuyên về thần kinh, đã có một số công trình về giải phẫu học so sánh hệ

thần kinh và các bệnh não ở trẻ em; tìm ra tính chất gây tê của cocain. Sau

khi học thêm ở Salpêtriere và Nancy, ông dùng thôi miên để chữa nhiễu tâm,

nhưng chẳng bao lâu bỏ thôi miên và dùng phương pháp "không bỏ sót"

(Nonomission) là nguồn gốc sau này của chữa bằng phân tâm. Học thuyết

của ông gồm 3 phần: luận thuyết tâm lý, kỹ thuật chữa bệnh bằng phân tâm

Page 279: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

học và một số ngoại suy sang triết học, xã hội học, văn học - nghệ thuật, lịch

sử, tôn giáo.

Ông đã đưa ra khái niệm vô thức, tính dục, nhục dục, dồn nén, kiểm

duyệt, các cơ chế của mộng. Với lòng can đảm và kiên trì vô hạn, ông tiếp tục

nghiên cứu mặc dù gặp không biết bao nhiêu khó khăn, chóng đối. Năm

1938, chế độ phát xít trục xuất ông di cư sang Anh và mất ở đó năm 1939.

Theo Clarapode, S.Freud là "một trong những hiện tượng quan trọng nhất

chưa hề có trong lịch sử các khoa học về tâm trí".

FRIEDMANN, Georges (1902-1977): Nhà xã hội học Pháp, nghiên cứu

chủ yếu lâm lý xã hội trong lao động.

GESELL, Arnold: Nhà TLH Mỹ (1880-1961), đã nghiên cứu giáo dục

học, TLH, triết học, y học. Nghiên cứu trong nhiều năm về phát triển của trẻ

em, dùng các test trẻ em (baby-test) và quay phim để nghiên cứu (110 km

phim xép theo chủ đề), dùng phuơng pháp nghiên cứu trẻ sinh đôi. Cũng như

Wallon ở Pháp, ông đưa vào TLH khái niệm thành thục, nhấn mạnh sự

trưởng thành.

Tác phẩm 3 tập nổi tiếng của ông là: Le jeune enfant dans la civilisation

modeme, L'enfant de 5 a 10 arts, L'adolescent de 10 à 16 ans.

GOLDSTEIN, Kurt: Nhà thần kinh học Đức (1878-1965) dưới chế độ

phát xít, di cư sang Mỹ. Những công trình nghiên cứu về não đưa ông đến

phê phán thuyết định khu não, xem xét lại hoạt động của hệ thần kinh và cơ

thể nói chung. Ông cho rằng có thể là một thể thống nhất không thể tách rời

thân thể - tinh thần. Cơ thể phản ứng như một tổng thể khi một bộ phận bị

ảnh huởng; tổng thể điều khiển bộ phận. Tác phẩm Stívcture de L’organisme

của ông là một trong những công trình quan trọng nhất ở thời đại hiện nay

GUILLAUME, Paul: Nhà TLH Pháp (1878-1962), theo trường phái hình

thái, chuyên nghiên cứu TLH động vật và TLH trẻ em

Page 280: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

GUTHRIE, Edwin R: Nhà TLH Mỹ (1886-1959), giáo sư đại học ở

Washington. Trong đại chiến II, phục vụ trong cơ quan thông tin chiến tranh,

nghiên cứu TLH trong luyện tập.

HARLOW, Hurry F: Nhà TLH Mỹ (1905-1981), nổi tiếng vì những

nghiên cứu mở rộng trên khỉ rhesus. Bans mô hình củng cố loại bỏ

(deprivation - reinforcement) ông chứng minh khi bị thôi thúc bởi tính tò mò và

xung năng mân mê khi giải vấn đề không thưởng bằng cho ăn. Cũng qua thí

nghiệm trên khi, ông phát triển khái niệm "học để học" (leamign to leam), ông

còn nổi tiếng về nghiên cứu trên khỉ bằng dây thép có mặc áo lông và để trần,

qua đó tìm ra bản chất của hệ thống tình cảm ở khỉ.

HEBB, Donulđ O: Nhà TLH người Canada (1904-), chủ trì thuyết luyện

tri giác. Luyện là để đạt khái niệm tam giác. Học nhận biết mỗi góc và mỗi

cạnh cần một tập họp tế bào riêng rẽ; một khi xung động vào tập hợp tế bào

là nó tiếp tục mãi, cuối cùng các tập hợp liên quan với nhau làm thành một

cấu trúc phối hợp gọi là chuyển đoạn pha (Phase sequence), là hoạt động

chính của mọi tập hợp. Chuyển đoạn pha là trung gian của mọi tri thức giác

học được. Động cơ học và tình cảm liên quan đến chuyển đoạn mới; sợ làm

cắt đứt các tập hợp tế bào.

HELMHOLTZ, Hermann: Nhà vật lý học Đức (1821-1894), kiêm sinh lý

học. Phát triển lý thuyết nổi tiếng về nghe và nhìn, mang lại cơ sở toán học

cho định luật bảo tồn năng lượng; sáng chế máy soi đáy mắt, góp phần phát

triển TLH theo kinh nghiệm và truyền thống kinh nghiệm trong tri giác và cảm

giác.

HESNARD, Angels Lows Marie: Nhà TBH Pháp (1886-1969), người

đầu tiên áp dụng học thuyết Freud và PTH vào Pháp, bổ sung và làm phong

phú những ý kiến của Freud nhờ những thành ngữ học, triết học hiện sinh và

xã hội học.

HORNEY, Karen: Nhà PTH Mỹ (1885-1952), người Đức di cư sang Mỹ,

tổ chức Viện PTH ở Mỹ năm 1934. Chịu ảnh hưởng của A. Adler và thuyết

hình thái, bà tách khỏi thuyết Freud, cho văn hóa có vai trò quyết định, bỏ qua

Page 281: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

việc tìm hiểu tỉ mỉ quá khứ, nhấn mạnh hiện tại, là cái làm xuất hiện nhiều

tâm. Bà không giải thích rối loạn nhân cách hiện tại bằng điều kiện hóa thời

trẻ em, mà chú trọng tìm hiểu cấu trúc nhân cách của chủ thể.

HULL, Clark: Nhà TLH Mỹ (1884-1952), nghiên cứu chủ yếu việc hình

thành các khái niệm; cũng nghiên cứu ảnh huởng của thuốc lá đến các quá

tình TL; quan tâm nghiên cứu thuyết luyện tập, đề xướng giả thuyết - suy diễn

toán học về luyện tập (Hull’s mathemâưco - deductive Theory of learning).

JAMES, Wiliam: Nhà triết học Mỹ (1842 - 1910), người sáng lập trường

phái thực dụng khẳng định chân lý là cái thực tế, hữu ích và hữu hiệu, ông

cho rằng các sự kiện tâm trí là sự giác ngộ (prise de conscience) về các rối

loạn sinh lý. Phê phán thuyết nỗ lực của Maine và Biran; viết nhiều tiểu luận

về kinh nghiệm tôn giáo.

JANET, Peirre: Nhà TLH Pháp (1859-1947): Giám đốc phòng thí

nghiệm TL ở Salpetriere, giáo sư ở Sorbonne và College de France. Tán

thành TLH phải quan sát và thực nghiệm; đưa ra khái niệm suy nhược thần

kinh (neurasthenie) và trương lực tâm lý (Tension psychologique), đề xuất

nhiều ý kiến về tâm lý trị liệu.

JASPERS, Karl: Nhà triết học và TBH Đức (1883-1969), là một trong

những nhà triết học hiện sinh chính của thời đại chúng ta. Ông quan tâm đến

những vấn đề: giao tiếp, đau khổ, tội lỗi, cái chết. Theo ông, quan hệ giữa

người với người phải là những dạng “chiến đấu vì yêu đương" (Combat

amoureux). Ông khuyên nên xem xét người bệnh "trong toàn bộ nhân cách"

sinh động của họ.

JONES, Emest: Thầy thuốc người Anh (1879-1958), yêu thích PTH, là

chủ tịch Hội PTH quốc tế trong 20 năm, nghiên cứu PTH ứng dụng vào tôn

giáo, nghệ thuật, văn học. Đã viết tiền sử chi tiết và nhiều mặt về s. Freud (La

vie et Voeuvre đe S. Freud, 1958).

JUNG, Carl Gustav: Nhà TLH, TBH Thụy Sĩ (1875-1962), học ở Bale,

Salpêtriere với R.Janet, làm trợ lý cho Bleuler. Nhanh chóng nắm bắt PTH, trở

Page 282: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

thành môn đệ và bạn của s.Freud. Sau 5 năm ông tách ra, lập một trường

phải mới; "TLH phân tích"; lập Viện Jung ở Zurich năm 1948 và lãnh đạo viện

cho đến hết đời. Ông phát triển chủ yếu những ý kiến về vô thức tập thể, cơ

sở của tưởng tượng, chung cho mọi người ở mọi thời đại, thể hiện trong tôn

giáo, huyền thoại và các thuyết bí truyền. Để kiểm tra khái niệm này, ông đã

điều tra rộng rãi ở Mêhicô, Mỹ, Kenya, Bắc Phi, Châu Âu, Phương Đông,

nghiên cứu các tôn giáo nguyên thuỷ, thuật luyện đan, suy ngẫm về các tác

phẩm nghệ thuật của L. Joyce, Picasso; kết quả đưa ông đến khẳng định con

nguời có một cái vốn chung phổ biến, tạo ra các "hình mẫu cổ sơ"

(Archetype), là những hình ảnh và tượng trung độc lập với thời gian và không

gian.

KELLY, George A: Nhà TLH Mỹ (1905-1966), giáo sư TLH ở Ohio.

Trong đại chiến II, làm cố vấn TL trong hải quân Mỹ. Nghiên cứu về tâm lý

lâm sàng, khoa học ứng xử, nhân cách.

KLEIN, Melanie: Sinh năm 1882 ở Viên, mất năm 1960 ở London. Bà

đã mang lại một chiều mới cho PTH, đặc biệt trong lĩnh vực trẻ em. Bà chú

trọng tìm hiểu tâm trí trẻ em nhỏ và những huyễn tưởng của chúng, và cho

rằng trẻ sơ sinh không hề yên tính. Cái Tôi và Siêu tôi hình thành rất sớm.

Trẻ nhỏ đầy lo hãi, bị cái Siêu tôi tàn bạo dày vò, hung tính với mẹ và

những xung năng cổ sơ. Những cái này được giải thoát gây ra nhiễu tâm và

loạn tâm sớm, phải điều trị bằng PTH.

Dùng kỹ thuật chơi để điều trị trẻ em. Nhà PTH nhìn trẻ em chơi, hành

động, vẽ, thao tác đồ chơi sẽ hiểu những ham muốn vô thức của chúng. Các

chuyên đoạn chơi cho phép giải quyết lo hãi.

M. Klein đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu lo hãi đầu tiên, đến các xung

năng chết và phá hoại làm cho trẻ nhỏ bối rối.

Năm 1925 M. Klein di cư sang Anh. Tại đây bà tranh luận không ngớt

với A. Freud, người chủ trương một PTH "hoang dã" có mục đích thích nghi.

Bà đã tạo ở Anh nhiều môn đệ tiếp tục sự nghiệp của mình.

Page 283: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

KOFFKA, Kurt: Nhà TLH Đức (1886-1941) tiên phong của thuyết hình

thái, cùng vói Schumann, Kohler, Max Wertheimer. Sau đại chiến I di cư sang

Mỹ, làm việc ở Smith College cho đến hết đời.

KOHLERA, Wolfgang (1887-1967): Nhà TLH người Đức, tiên phong

của thuyết hình thái. Kohler đã để nhiều năm nghiên cứu về trí khôn của các

con tinh tinh ở đảo Tenerife; phát triển khái niệm luyện trực giác (Insight

learning); di cư sang Mỹ năm 1934, làm việc tại Swarthmore cho đến cuối đời.

KRETSCHER, Ernest: Nhà TBH Đúc (1888-1964), xây dựng các quan

niệm loại hình sinh học (Types biologiques) dựa trên quan sát các ca bệnh lý.

Trường phái của ông chuyên nghiên cứu thực nghiệm về thể tạng và năng

khiếu.

LAGACHE, Daniel: Nhà TLH, TBH Pháp (1903-1972) thực hành PTH,

chủ trương TLH lâm sàng, đối tượng nghiên cứu là những ứng xử cá biệt

được xem xét trong bối cảnh xã hội, tình cảm và văn hóa. Ông là người đưa

PTH vào dạy ở Sorbonne với những phát triển cá biệt rất đặc sắc.

LASHLEY, Karl S: Nhà TLH Mỹ (1890-1958), giáo sư ở Đại học

Minnesota và Harvard, nghiên cứu thực nghiệm hoạt động của bộ não trong

học tập, sinh học của các con tinh tinh. Đã viết nhiều chuyện khảo về não

trong luyện mê đạo (Maze learnins), học phân biệt và giải quyết vấn đề

(Problem solving), đã phát triển các nguyên tắc về hành động tập thể và đẳng

thể (Equipotentiality).

LAVATER, Johann Casper: Nhà triết học Thụy Sĩ (1741-1801), nghiên

cứu về đoán tướng mặt, thuật đoán chữ viết, nghiên cứu những đặc điểm

hình thái của đầu, mặt, toàn thân để đoán tính cách. Có nhiều thành công,

song những ý kiến của ông không có cơ sở khoa học thực sự.

LEWI STRAUSS, Claude: Nhà xã hội học và nhân loại học Pháp. Đã

nghiên cứu nhiều ở châu Á, Nam Mỹ, nghiên cứu những biểu hiện tư duy tự

phát. Là chủ nhiệm đầu tiên bộ môn nhân chủng học xã hội ở Collè-ge de

France.

Page 284: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

LEWIN, Kurt: Nhà TLH Mỹ gốc Đức (1890-1947), di cư sang Mỹ khi chế

độ phát xít nắm chính quyền ở Đức. Ông bỏ các chủ đề kinh điển của TLH (ý

chi, tri giác, liên tưởng...) để nghiên cứu hẫng hụt, thoái lui, kỳ vọng, luyện

tập... Lý thuyết của ông dựa trên khái niệm “hoạt trường TL" (Champ

Psychologique) nghĩa là toàn bộ trương lục gây ra do tác động qua lại giữa

các lục cá thể xã hội, đưa đến nghiên cứu thực nghiệm những nhóm nhỏ và

năng động bên trong nhóm.

LOCKE, John: Nhà triết học Anh (1633-1704). Ông đưa ra những suy

nghĩ về giáo dục, lên án giáo dục truyền thống, giảng dài dòng, không có lợi

ích thực tế. Người học phải làm thí nghiệm, xem, đọc và phê phán, ông nói

"nếu không tận mắt xem thì vẫn không biết gì hơn so với trước". Là một trong

những người tiền bối của thuyết học chủ động.

LOEB, Jacques: Nhà TLH và SLH Mỹ (1859-1924). Nghiên cứu các

ứng dụng định hướng của động vật do những kích thích bên ngoài (ánh sáng,

sức nóng... coi đó giống như ái tính (TropisnlB) ở thực vật. Ông cũng đã

nghiên cứu sự nhạy cảm phân biệt (Sensibilité diíĩérentielle) và trí nhớ liên

tường.

LORENZ, Konrad (1903-1989): Người Áo, nổi tiếng về nghiên cứu tập

tính học (éthologie), tức nghiên cứu những ứng xử của loài vật trong môi

trường tự nhiên, và quan sát tập tính học con người. Trong cuộc tranh luận

giữa bẩm sinh và hậu đắc trường phái khách quan của Lorenz và Trinberger

khẳng định có một loạt nhưng đáp ứng đẻ ra đã có. Ông phát hiện hiện tượng

"dấu ấn" (empremte) ở một số loại gia cầm, khiến chúng gắn bó rất chặt với

ông ở giai đoạn nhạy cảm (24-48 giờ).

Từ những nhận xét đàu tiên của Lorenz trên gia cầm, nhiều người khác

nhận xét hiện tuợng gắn bó ở người. Ở nguời, giọng nói, nét mặt là những tín

hiệu khiến trẻ em nhận biết và ưa thích người. Cũng vậy, hình dáng của trẻ

sơ sinh, cười khóc của nó gây ra ở người lớn một phản ứng âu yếm và che

chở.

Page 285: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Lorenz bị công kích nhiều vì đem cái của người gắn cho loài vật trong

khi quan sát. Loài vật của ông cũng có tính cách, thói quen; đức tính (hoặc tật

xấu), một cuộc sông sôi động. Ngược lại khi ông mang các khái niệm thống

trị, hung tính hoặc cạnh tranh sang người, một số nhà tập tính học, sử học,

dân chủ không chịu nổi. Một số tuyên bố của Lorenz khiến người ta xép ông

vào những người ủng hộ chế độ phất xít. Một lần nữa Lorenz đặt vấn đề quan

hệ phức tạp giữa khoa học và chính trị.

LURIA, Alexandre: Nhà TLH Xô Viết (1902-1977), bạn lớn của Leontiev

và Vygotsky. Là nạn nhân điển hình của đường lối "Khoa học chính thống” ở

Liên Xô cũ.

Tài năng biểu hiện rất sớm. Năm 20 tuổi đã nắm vững những kiến thức

TLH, giao tiếp bằng nhiều thứ tiếng, với nhiều người, đặc biệt với Freud.

Trong 40 năm, ông có nhiều tác phẩm có giá trị, đặc biệt những tác phẩm

cộng tác với Vygotsky.

Theo ông bối cảnh văn hóa là chủ yếu và duy nhất làm cho con người

trở thành khác biệt, bởi văn hóa cho phép truyền lại di sản cho đời sau. Để

riêng ra trẻ con chỉ là những con khỉ thông minh, thậm chí không bằng. Dựa

trên chinh phục văn hóa quá khứ con người luôn luôn thu đuợc những tri thức

mới.

Năm 1936 ĐCSLX quyết định bỏ mọi nghiên cứu về TLH. Luria chuyển

sang nghiên cứu y học, nghiên cứu các di chứng tổn thương não nhất là

những nạn nhân chiến tranh, ở đây ông cũng nổi tiếng, hiệu chỉnh nhiều

phương pháp mới về dạy - chữa cho thương bệnh binh.

Năm 50 tuổi ông bị bạc đãi một lần nữa, chuyển sang theo dõi những

trẻ chậm khôn. Chỉ sau khi Stalin chết ông mới được nghiên cứu thoải mái

hơn. Nhiều học trò tỏ ra cảm kích khi nói về ông.

MAKARENKO, Anton Semionovitch: Nhà sư phạm Nea (1888-1939).

Lúc đầu là giáo sư sử học, sau Cách mạng Tháng mười, chuyên dạy chữa

những thiếu niên hư. Đã lập ra Trại Gorki (1920) và làng Djerjinski (1931),

Page 286: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

chọn các em hư vị thành niên, tổ chức thành từng đội, làm việc và sinh hoạt

chung do một người dạy - chữa chỉ huy để tạo "kỷ luật tự giác". Có hai tác

phẩm về giáo dục học đáng chú ý là "Bài ca sư phạm" và "Cờ trên tháp”.

MAUSS, Marcel: Nhà xã hội học và nhân loại học Pháp (1872-1950) là

người đã xây dựng trường phái nhân loại học Pháp, có ảnh hưởng đến nhiều

lĩnh vực khoa học về con người: TLH, ngôn ngữ học, lịch sử tôn giáo.

MEAD, Margaret: Nhà TL-XH Mỹ (1901-1978). Bà nghiên cứu các xã

hội nguyên thuỷ và góp phần vào khoa nhân loại học văn hóa, mượn các khái

niệm hiện đại của TLH về nhân cách. Bà chỉ ra luyện tập xã hội chỉ có kết quả

trong hoàn cảnh văn hóa thích hợp. Một số khủng hoảng thanh thiếu niên liên

quan chặt chẽ với cương vị xã hội, không thấy trong một số xã hội nguyên

thuỷ.

MERLEAU - PONTY, Maurice: Nhà triết học Pháp (1908-1961), cùng

với Beauvoir và Jean Paul Sartre xây dựng trường phái hiện sinh ở Paris, cải

tiến triết học hiện sinh của Husserl... Tư tưởng của ông luôn luôn hướng về

hành động và cụ thể.

MONTESSORI, Maria: Nhà TBH và sư phạm Ý (1870-1952). Bà phát

triển một phương pháp giáo dục, chủ yếu dựa trên phát triển cảm giác (phân

biệt ngày càng tinh vi các tri giác...) Bà dùng nhiều tư liệu vui và theo hạng

bậc giúp cho hoạt động học thoải mái, tách biệt để tạo dễ dàng cho cá thể

phát triển.

MORENO, Jacob Levy: Nhà TLH Mỹ gốc Rumani (1892-1974) lập ra

môn phái kịch tự phát, trong đó mỗi người phải ứng khẩu theo vai trò của

mình (role playing). Năm 1926 di cư sang Mỹ, mở rộng phong trào tâm kịch;

nghiên cứu tương tác bên trong nhóm xã hội biểu đồ quan hệ xã hội

(Sociogramme), lập ra phương pháp đo lường quan hệ xã hội (Sociomctrie).

Các kỹ thuật này được dùng trong TLH công nghiệp, TLH quân sự (lái máy

bay, lái tàu).

Page 287: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

MURRAY, Henry A: Nhà TLH Mỹ (1893-1988). Làm quen với c. Jung

khi học ở Cambridge, từ đó thay đổi thái độ đối với TLH và khoa học. Cùng

với Morton Prince lập ra phòng nghiên cứu nhân cách ở đại học Harvard

(nhân cách học Murray) dùng rộng rãi test TAT.

PAVLOV, Ivan Petrovitch: Nhà tâm - SLH Nga (1849-1936). Mới đầu

nghiên cứu về tuần hoàn và tiêu hóa. Nghiên cứu về tiết dịch nước bọt bằng

điều kiện hóa đã đưa đến tìm ra phản xạ có điều kiện. Theo ông và những

người kế tục (chủ yếu Bechterev) những hiện tượng tâm trí phức tạp nhất

(thói quen, ý chí) đều có thể thụ lại thành phản xạ có điều kiện. Một số phản

xạ có điều kiện có thể di truyền nếu được củng cố vững chắc, ứng dụng thực

tế nổi tiếng nhất là đẻ khône đau. Những nghiên cứu điều kiện hóa của

Pavlov làm cơ sở sau này cho thuyết ứng xử của Watson.

PESTALOZZI, Johann Heinrich: Nhà sư phạm Ý (1746-1827). Ông học

thần học, ngôn ngữ, luật, lịch sử, kinh tế. Khi ở Neuhof thấy nhiều trẻ nghèo

khổ, lang thang, quấy phá trên đường phố, ông quyết định gom các em lại và

nuôi bằng tiền làm việc của mình, không có giúp đỡ gì của nhà cầm quyền.

Giáo dục của ông là tự do, chủ yếu dựa trên sự tôn trọng và lòng yêu trẻ.

PIAGET, Jean: Nhà TLH Thụy SĨ (1896-1980); bắt đầu là nhà sinh vật

học, logic học, triết học, về sau chuyên nghiên cứu TL trẻ em. Quan sát trên

các con của minh, rồi các học sinh cấp 1 khi chơi và làm việc đuợc giao, trò

chuyện, làm các test, "(ông đi đến nhận xét tư duy và ngôn ngữ của trẻ phát

triển theo những giai đoạn nhất định: từ phản xạ đến giác động, tiền thao tác,

thao tác cụ thể và thao tác hình thức. Công trình của ông có tiếng vang thế

giới, được ứng dụng vào sư phạm, giáo dục nuôi dạy trẻ, giáo dục gia đình.

Là cố vấn giáo dục của UNESCO cho đến cuối đời.

PIERON, Henri: Nhà TLH Pháp (1881-1964), kế nghiệp A. Binet tại

phòng thí nghiệm TL ở Sorbonne, ông nghiên cứu để TLH trở thành một khoa

học khách quan, liên quan chủ yếu đến tri giác và các cơ chế tâm - SLH.

PINEL, Philippe: Thầy thuốc TBH người Pháp (1745-1826). Do ảnh

huởng của thời bấy giờ, ông thay đổi quan niệm và cách đối xử với những

Page 288: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

người điên như bỏ xiềng xích, bỏ chế độ hà khắc, đối xử ân cần với họ như

những con nguời bị rối loạn tâm trí.

RHINE, Joseph Bonks: Nhà cận TLH Mỹ (1895-1980), chuyên nghiên

cứu về linh cảm, cùng với William Mc Dougall lập ra phòng thí nghiệm cận

TLH ở đại học Duke nổi tiếng, phụ trách tổ chức nghiên cứu bản chất con

nguời (Foundation for research on the nature of man). Có nhiều đóng góp cho

TLH: nghiên cứu định lượng TL, phổ biến cận - TLH.

RIBOT, Theodulè: Nhà TLH Pháp (1839-1916), là nhà lý luận đầu tiên

của TLH thực nghiệm, chủ yếu nghiên cứu nhân cách về tâm - sinh lý học, tìm

ra các quá trình giảm trí nhớ. "Những ký ức kém ổn định nhất, tức mới nhất,

phức tạp nhất, không có ý nghĩa cảm xúc, sẽ biến đi dễ hơn các ký ức cũ,

đơn giản và đầy cảm xúc".

ROGERS, Carl: Nhà TLH Mỹ (1902-1987), chuyên về TLH lâm sàng,

Chủ tích hội TLH Mỹ (1945). Ông chủ trương phát triển tính chủ động của chủ

thể, trị liệu không chỉ đạo (non directive therapy), trị liệu tập trung vào thân

chủ (client-centered therapy) động viên cái đích thực của thân chủ (self-theory

of personality) để chữa bệnh cho họ.

RORSCHACH, Hermann (1884 - 1992): Nhà TBH Thụy Sĩ, học trò của

Bleuler, chịu ảnh hưởng của Jung, ông cồn là họa sĩ ham mê tranh. Ông chú

ý đến cách mà bệnh nhân phản ứng với các vết mực, so sảnh trả lời của họ

với người thường, qua đó tìm ra tri giác nhìn chịu ảnh huởng của nhân cách.

Các câu trả lời "màu" liên quan đến tính hướng ngoại (exưatensivity) và các

câu trả lời "vận động" đến tính hướng nội (introversity) (loạt hình học của

Jung). Các vết mực dùng để thử sự tuởng tượng, tìm hiểu cấu trúc nhân

cách. Ông đã xây dựng các item làm test.

ROSENZWEIG, Saul: Nhà TLH Mỹ (1907-) Ông đề xướng một lý thuyết

về hụt hẫng về hụt hẫng và hiệu chỉnh một test đặt tên là nghiên cứu hụt hẫng

bằng tranh (Picture trusưation study), là một quyển có những tranh nói lên

một loạt nhũng hẫng hụt, hỏi chủ thể hình dung phản ứng bằng lời của người

Page 289: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

bị hẫng hụt và bằng cơ chế phóng chiếu, có thể nghiển cứu các kiểu phản

ứng của họ. Test này được dùng nhiều vì dễ làm và lượng hóa được.

ROUSSEAU, Jean Jacques: Nhà văn, triết học Pháp (1712 - 1778), Mồ

côi mẹ từ khi đẻ ra, bố tính khí thất thường, thời niên thiếu phải sống lang

thang, ông có nhiều suy nghĩ về giáo dục, cho rằng giáo dục phải dựa trên

các tư chất tự nhiên của trẻ, không thể nóng vội. Khoa sư phạm phải theo

chức năng và tuỳ theo lứa tuổi của trẻ em: mỗi tuổi chỉ đạt được từng cái

riêng. Tác phẩm "Khế ước xã hội" (Du contrat social) có ảnh hưởng quyết

định đến cách mạng Pháp 1789; là người tiền bối của sư phạm học hiện đại.

Ông là người đầu tiên viết "thú tội" (confession) trong TLH.

SEGUIN, Edouard: Nhà TLH Pháp (1812 - 1880), học trò của Hard,

quan tâm đến trẻ chậm khôn, điên loạn. Mở trường cho trẻ chậm khôn ở

Paris, di cư sang Mỹ và mở rộng loại trường này ở Mỹ.

SKINNER, Barrhus F: Nhà TLH Mỹ (1904 - 1990), phát triển rộng rãi và

có hệ thống thuyết ứng xử. Phương pháp của ông là điều kiện hóa có tác

dụng (condiúonnement operant), là một phương pháp xác định các qui luật

của ứng xử thông qua luyện có tác dụng (Operant learning). Operant khác với

phản xạ có điều kiện của Pavlov (gây một phản xạ điều kiện trên cơ sở một

phản xạ không điều kiện) có thể nghiên cứu độc lập với kích thích làm xuất

hiện đáp ứng đó. Mô hình nghiên cứu của ông (Skinner box) dùng operant là

đè lên một thanh, và củng cố là thường cho thức ăn. Con chuột đè lên thanh

nhiều lần thì được cho thức ăn, và như vậy là điều kiện hóa diễn ra nhanh

chóng. Với chim bồ câu, operant là mổ vào một điểm, và củng cố là các hạt

thức ăn.

Qui luật cơ bản của điều kiện hóa có tác dụng là sau đó phải củng cố,

nếu không đáp ứng sẽ bị dập tắt.

Skinner mở rộng phương pháp điều kiện hóa có tác dụng vào lĩnh vực

chữa bệnh gọi là liệu pháp ứng xử; vào máy dạy học dựa trên nguyên tắc tự

củng cố.

Page 290: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

SPEARMAN, Edwad: Nhà TLH Anh (1863-1945), nghiên cứu cứu tri

giác nhiều, rồi phân tích yếu tố của trí năng. Áp dụng toán học để xử lý kết

quả làm test, ông chứng minh, làm được một cái gì đó tuỳ thuộc đồng thời

vào một yếu tố chung (Facteur général-Facteur G) và những yếu tố đặc hiệu

(Facteurs spé ciũques - Facteurs S).

SPITZ, René: Nhà TLH Mỹ, chuyên PTH, nghiên cứu tại phòng TLH

thực nghiệm của Bleuler (Viên). Ông nghiên cứu chủ yếu sự phát triển của trẻ

em trong hai năm đầu. Đã chứng minh bằng thực nghiệm tầm quan trọng của

trao đổi tình cảm giữa trẻ và nguời mẫu dưỡng, của giao tiếp, từ đối thoại mẹ

- con đến đối thoại với nhiều người khác. Trong năm đầu nếu phải tách mẹ

(mẹ bị bệnh, vắng mẹ) trẻ thiếu tình cảm có thể bị rối nhiễu tâm lý đưa đến

trầm nhược vắng mẹ (hospitalisme) hoặc bệnh tâm thể, mặc dù nuôi dưỡng

vật chất tốt.

SPOCK, Benjamin: Người Mỹ, sinh năm 1903 ở Connecticut. Học Nhi

Khoa, TBH và PTH. Trong 20 năm hành nghề Nhi Khoa, ông có quan hệ rất

tốt với trẻ em. Ông soạn quyển "Chăm sóc và dạy con như thế nào", một

trong những quyển sách bán chạy nhất thế kỷ, đã in tới 25 triệu bản và dịch ra

khoảng 30 thứ tiếng.

Với những lời khuyên cụ thể, Spock cung cấp thông tin và phổ biến

những kiên thức PTH về sự phát triển của trẻ em, hướng dẫn các bậc cha mẹ

về nuôi dạy con cái.

Ông đề cao tình thương, lòng khoan dung, tôn tọng nhân và vì thế sau

này bị chê trách là quá buông thả, thiếu trách nhiệm: Để ngăn ngừa, ông đã

nêu lên những giới hạn cần thiết - đối với những ham muốn vô hạn của trẻ

nhỏ.

Ông hăng hái tuyên truyền cho fluor vào nước để phòng bệnh răng.

Ông còn là một chiến sĩ hoà bình, đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, chống

chiến tranh ở Việt Nam, chống quân địch. Bị kết án 2 năm tù nhưng được

trắng án nhờ phong trào ủng hộ của quần chúng.

Page 291: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

TAYLOR, Friederick Winslow: Kỹ sư, nhà kinh tế học Mỹ (185Ố - 1915).

Tác giả của phương pháp hợp lý hóa lao động: do thời gian cần thiết cho mỗi

công đoạn, loại bỏ động tác thừa, rồi quyết định thời gian tối ưu, qui thành

chuẩn mực cho mọi người. Phương pháp này làm, tăng năng suất, nhưng

làm kiệt quệ sớm thân thể và tâm trí của công nhân. Ai không theo được các

chuẩn thì bị loại. Phương pháp Taylor không chú ý đến những khác nhau cá

biệt và yếu tố tâm lý nói chung, nên dần dần bị loại bỏ.

TERMAN, Uwis MNhà TLH Mỹ (1870 - 1956) nghiên cứu trí lực những

em có năng khỉếu. Ông và các cộng sự đã nghiên cứu trên 1500 em có năng

khiếu (IQ 140) được đánh giá nhiều lần theo dõi trong 35 năm để tìm ứng

nghiệm của các Test. Năm 1916, ông hiệu chỉnh test Binet - Simon gọi là test

Terman, một công cụ đo trí lực có ứng nghiệm cao.

THORNDIKE, Edward L: Nhà TLH Mỹ (1874 - 1949), được biết nhiều

nhất vì luyện cho súc vật, đưa đến thuyết luyện tập nổi tiếng "làm thử và sửa

sai” (Trials and errors). Ngoài ra ông còn đóng góp vào cách đo lường tâm trí.

THURSTONE, Louis L: Nhà TLH Mỹ (1887 - 1955) là người đầu tiên

nghiên cứu các test phát triển trí năng qua phân tích nhiều yếu tố (multiple

factor analysis), xây dựng thang đo thái độ, phát triển các biểu đồ luyện tập

hợp lý, luật xét đoán so sánh trong tâm - Vật lý.

TITCHENER, Edward Bradford: Nhà TLH Mỹ (1867 - 1927), học trò của

w. Wundt ở Leipzig, người đề xướng thuyết cấu trúc (Stivcturalism) trọng tâm

lý học. Ông gọi công trình của Wundt là quan trọng bậc nhất và dùng nhiều

thời gian để dịch sang tiếng Anh. Thiếu nhạy bén với cái mới, chứng minh

thuyết cấu trúc bị nhiều hạn chế, cuối cùng thuyết này không còn là một

trường phái nữa.

TOLMAN, Edouard Chace: Nhà TLH Mỹ (1866 - 1959), được biết nhiều

vì thuyết luyện tập có hệ thống. Lý thuyết của Ông thực chất là pha trộn

thuyết hình thái và thuyết ứng xử.

Page 292: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

WALLON, Henri: Nhà TLH Pháp (1879-1963), nhà triết học, văn học,

chủ trương nghiên cứu tâm lý trẻ em: sự phát triển chịu ảnh hưởng của thành

thục sinh học, môi trường xã hội. Sự phát triển không liên tục, có nhiều

"khủng hoảng", mỗi lần khủng hoảng là có tổ chức lai các cấu trúc tâm - sinh

học.

WATSON, John: Nhà TLH Mỹ (1878 - 1958), chống lại phương pháp

thực nghiệm của Wundt, cho là đượm màu triết lý và nội quan, ông muốn TLH

là khách quan và lập ra thuyết ứng xử. Theo ông đối tượng của TLH là những

cái quan sát đuợc, là đáp ứng lại một kích thích nhất định; tâm trí, ý thức là

hiện tượng phụ (Epiphenomene) không thể nghiên cứu được. Nghiên cứu

cặp đôi S-R (kích thích, tình huống - đáp ứng) là đối tượng của TLH. Lý luận

của thuyết, ứng xử sơ lược, không được các nhà khoa học chấp nhận, tuy

nhiên có nhiều ứng dụng thực tế.

WECHSLER, David: Nhà TLH Mỹ (1896-), là tác giả hai thang đo trí

lực WISC (Wechsler intelligence scale for children) và WAIS (Wechsler adult

intelligence scale), những công cụ cổ điển hiện nay được dùng ở hầu khắp

thế giới, là giáo sư TLH lâm sàng ở đại học New -York.

WERTHEIMER, Max (1880 - 1943): Người Đức, sáng lập ra trường

phái TLH hình thái, năm 1934 di cư sang Mỹ. Sau khi nhìn thấy một máy hoạt

nghiêm (Stroboscope) ở một cửa hàng đồ chơi, ông mua về và tiến hành thí

nghiệm. Ồng tin rằng sự di chuyển bề ngoài khi nhìn liên tiếp một loạt tranh

không thể giải thích trên cơ sở thuyết cấu trúc. Có thể giáo dục trè em tư duy

bằng trực giác hơn là luyện liên tưởng cứng nhắc.

WINNICOTT Donald: Là một trong những nhà PTH trẻ em nổi tiếng

nhất. Sinh năm 1897 trong một gia đình quý tộc Anh, mất năm 1971.

Thái độ trị liệu và những công trình lý thuyết, gắn liền với nhân cách

của ông. Ông nổi tiếng vì hai luận đề: Vật chuyên tiếp (otýet ưansitionnel) và

khái niệm cái nhìn (Self)- ông định nghĩa Self là một chức năng độc đáo,

không hoàn toàn là cái Tôi, chủ thể, nhân cách. Nó là phần sống, tự nhiên,

Page 293: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

sáng tạo của chủ thể. Nó khác với cái mình giả (faux self) để chống lại lo hãi,

xâm kích và cho thấy một sự mất cân bằng sâu sắc.

Winnicott đặc biệt chú ý đến chăm sóc trẻ bé tí: Holding (bế ẵm, không

có tiếng tương đương trong tiếng Pháp) là toàn bộ những thái độ của người

mẹ tốt (Good enough mother) mang lại cho con một thứ tổ ấm sau khi đẻ ra,

một phương tiện để đề phòng lo hãi, tách rời, mất mát. Trái ngược với cách

nhìn đau khổ của M. Klein, Winnicott cho rằng không có chấn thương nào là

không sửa lại được.

Bằng phương pháp thăm khám chữa bệnh ông đã điều trị cho 60.000

trẻ em. Ổng để lại kỹ thuật "Vẽ nguệch ngoạc" (Squiggle same - Griffonnage)

người lớn và trẻ em cùng vẽ lần lượt và tự do giải thích những hình vẽ bổ

sung cho nhau.

WUNDT, Wilhem: Nhà TLH Đức (1832-1920) học trò của Helmholtz,

thành lập phòng thí nghiệm TLH đầu tiên ở Leipzig (1879); là nhà vật lý học,

sinh lý học, ông bước sang TLH một cách dễ dàng, nghiên cứu về cảm giác

và tri giác, sáng lập TLH hiện đại, là chủ soái của trường phái thuyết cấu trúc.

Ông còn là nhà văn, đã viết nhiều tác phẩm về Tâm sinh lý, tâm lý xã

hội.

ZAZZO, René: Nhà TLH người Pháp sinh năm 1910. Học TLH ở Mỹ với

Arnold Gesell, học các test trẻ em và phương pháp quan sát trẻ em. Ở Pháp

ông học với Wallon. Tán thành dùng các test với điều kiện giải thích tuỳ theo

nhân cách. Là người nghiên cứu, dạy ở Đại học, điều khiển phòng thí nghiệm

TLH của bệnh viện Sainte Anne, cùng với Pierre Male và Ajuriaguerra.

Cùng với vợ là Bianka Zazzo phối hợp với điện ảnh đã làm nhiều phim.

Chủ đề nghiên cứu chính là:

1- Quan hệ giữa những trẻ sinh đôi (xây dựng cái khác nhau từ cái

giống nhau như thế nào);

2- Chinh phục hình ảnh của chính mình. Ông đã chứng minh quan hệ

phức tạp giữa trẻ nhỏ và hình ảnh của nó trong gương.

Page 294: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Rene Zazzo chủ trì nhà trường phải có chuyên viên TL. Ông là tác giả

của nhiều công trình thuộc nhiều đề tài.

Phụ lục 1. CÁC TEST THÔNG DỤNG

Có thể phân loại các test nhiều cách khác nhau tuỳ theo nội dung, cách

làm, những cơ cấu và cơ chế làm cơ sở cho phương pháp trắc nghiệm.

Chúng tôi phân làm hai loại chính. Một bên là các test để đánh giá trí lực,

thường dẫn đến những chỉ số có những ý nghĩa nhất định. Một bên là test để

đánh giá tính tình, nhân cách; ở đây quy trình trắc nghiệm thườmg không chặt

chẽ như loại test trên, và ít khi đến những chỉ số, cho nên đòi hỏi ở nghiệm

viên nhiều kinh nghiệm hơn và một sự nhạy bén đặc biệt.

I- TEST ĐÁNH GIÁ TRÍ LỰC (xếp theo a, b, c)

1- Binet-Simon

Do hai nhà tâm lý học Pháp Binet và Simon đề xuất, lúc đầu chủ yếu để

phát hiện những học sinh không đủ sức theo học cấp tiểu học, và để vận

dụng những phương pháp giáo dục đặc biệt cho loại học sinh ấy. Test gồm

một số câu hỏi và tình huống đặc biệt đòi hỏi đứa bé giải đáp. Những câu hỏi

và tình huống này nhằm đánh giá trí khôn một cách tổng hợp, thông qua khả

năng nhìn nhận sự vật, suy luận, giải đáp cho một vài tình huống thục tế. Test

đã được xây dựng từ kinh nghiệm quan sát và theo dõi học tập để rồi kiểm tra

trên hàng nghìn trẻ. Xây dựng cho mỗi lứa tuổi một số phép thử gồm 6 item;

trí khôn càng phát triển thì có thể giải đáp những phép thử càng khó. Thí dụ,

biết chỉ mắt, mũi, miệng, biết rõ mình là trai hay gái, biết rõ bên nào phải bên

nào trái v.v...

Thực hiện được trên 50% một bộ 6 item tương đương với một tuổi nhất

định gọi là tuổi khôn (age mental), có khi tuổi thực không ăn khớp với tuổi

khôn, như một em bé 8 tuổi thực, chỉ giải đáp được những item tương đương

với 6 tuổi. Từ đó có thể tính chỉ số khôn với công thức:

Page 295: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Chỉ số khôn = (tuổi khôn / tuổi thực) x 100

Binet và Simon đã khai phá ngành đo lường tâm trí (psychoméuie). Sau

này Termann Merrill (Mỹ) đã cải biên; ở Pháp Zazzo và cộng sự cải biên

thành thang đo luờng trí lực kiểu mới (Nouvelle échelle méưique de

L’intelligence - N.E.M.I)

2. Thang Brunet-Lezine

Nhằm xác định chủ yếu tâm lý vận động từ 1 tháng đến 24 tháng, và từ

2 đến 6 tuổi. Gồm một số item đẽ khám nghiệm 4 lĩnh vực (theo Gesell): tư

thế và vận động;

- Phối hợp mắt và vận động (vận dụng các đồ vật);

- Ngôn ngữ;

- Quan hệ xã hội (giữa cá nhân và cá nhân).

GỒm 19 bậc: 1,2,3,…10, 12, 15, 18, 21, 24, 30 tháng, rồi đến 4, 5, 6

tuổi. Mỗi tuổi có 6 item và 4 câu hỏi, bố mẹ trả lời. Ví dụ, với trẻ tháng đầu:

Nằm sấp, nhấc đầu lên

Nằm sấp, biết bò

Nghe tiếng chuông, giật mình hoặc lặng đi

Đưa mắt nhìn theo một vật chuyển động 90 độ.

Nhìn chăm chú vào nghiệm viên

Phản xạ nắm chặt ngón tay người khác

Phát âm họng nhỏ

Ngừng khóc khi có ngươi đến gần hoặc trò chuyện với em

Phản ứng mút trước khi đút vú vào miệng.

Sau 3 tuổi, có thể dùng Binet-Simon vì có những item tương đương. Ví

dụ như xếp các khối gỗ, ghép hình cắt hai mảng...

Page 296: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Từ khám nghiệm rút ra chỉ số phát triển, tương tự như cách tính của

Binet-Simon, giúp đánh giá mức khôn lớn của trẻ.

Từ 1981, sau khi tiên hành nhiều kiểm nghiệm và điều chỉnh được vận

dụng ở nước ta.

3. Denver (Denver development screening test)

Dùng để đánh giá phát triển của trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi, gồm 105

item, xếp theo trình tự để trẻ lần lượt thực hiện, và phân chia phiếu kiểm tra

theo bốn khu vực: vận động, thích ứng, ngôn ngữ và quan hệ cá nhân (theo

mô hình Gesell).

Có 31 tiết kiểm tra vận động thô sơ: ngẩng đầu, biết ngồi, lẫy, biết đi,

đá bóng, v.v... Có 21 tiết kiểm tra ngôn ngữ, khả năng nghe hiểu và nói, thực

hiện mệnh lệnh, gọi bố mẹ, chỉ vài bộ phận trên cơ thể, phân biệt màu sắc

v.v... về vận động tinh tế có 30 tiết về khả năng phối hợp mất nhìn và bàn tay,

sử dụng bàn tay để vận dụng các đồ vật và vẽ về quan hệ cả nhân - xã hội có

23 tiết về khả năng tiếp xúc với người xung quanh và biết tự chăm sóc: chơi ú

tìm, vẫy tay, tự xúc lấy ăn, mặc quần áo, rửa và lau tay, chơi với trẻ khác…

Dụng cụ đơn giản, không đòi hỏi nghiệm viên có trình độ cao, có thể áp

dụng rộng rãi nhưng đủ chính xác để phát hiện sớm những trẻ em có vấn đề.

4. Gille

Do Gille (Pháp) đề xuất gồm 62 tranh vẽ với các chủ đề khác nhau, đòi

hỏi em bé giải đáp. Qua cách giải, tính điểm, và qua số điểm, đánh giá trình

độ trí lực và kiến thức đồng thời tìm hiểu các thao tác so sánh, phân loại,

nhận thức về số lượng, trọng lượng, kích thước, không gian, thời gian, khả

năng tri giác các vật thể, khả năng tính nhẩm, khả năng suy luận lôgic, khả

năng khái quát hóa trực quan. Thí dụ, đưa hình số 5 bảo: em nhìn vào tranh

này, ở đây có ghế, có cái chổi, cái ghế băng dài, em đánh dấu vào những thứ

dùng để ngồi... Quy trình trắc nghiệm đơn giản không đòi hỏi trình độ chuyên

môn cao, có thể sử dụng từng nhóm, thường được dùng trong các nhà

Page 297: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

trường để phân loại nhanh chóng các trường hợp nghi vấn; sau đó kiểm tra

kỹ hơn bằng những test khác.

5. Goodenough

Đánh giá trí lực từ 5 đến 12 tuổi bằng cách cho vẽ một hình người.

Thực hiện khá đơn giản, chỉ cần giấy và bút chì, song có độ ổn định và ứng

nghiệm cao, vì các bộ phận và chi tiết trong hình vẽ phản ánh khá rõ mức

phát triển trí khôn theo lứa tuổi. Ví dụ, các em bé trước 5 tuổi ít khi vẽ hình

người có thân mình, thường chỉ có đầu và tay chân. Qua hình vẽ có thể đánh

giá sự cảm nhận sơ đồ thân thể (xem từ này). Do không cần sử dụng ngôn

ngữ nhiều lắm nên có thể áp dụng cho trẻ em thuộc các dân tộc khác nhau; ở

những môi trường xã hội quá lạc hậu, trẻ em chưa bao giờ dùng giấy bút thì

khó thực hiện hơn. Test vẽ nói chung cũng giúp cho tạo ra mối quan hệ thoải

mái hơn giữa nghiệm viên và em bé. Tuỳ theo các chi tiết trên hình vẽ mà tính

số điểm theo một bảng chuẩn; điểm tối đa là 52. Ở mỗi một môi trường văn

hóa dân tộc cần có bảng chuẩn riêng.

6. Khối vuông Kohs

Nhằm đánh giá trí lực, những người không nói được, hoặc không quen

sử dụng lời nói, hoặc bị rối loạn ngôn ngữ; áp dụng cho trẻ từ 5, 6 tuổi đến

tuổi thanh niên.

Kohs nhận xét thấy phản ứng tự nhiên của mọi người trước một số khối

vuông và tìm cách sắp xếp lại thành một hình nào đó. Từ đó đề ra test này

bằng cách cho đối tượng xếp đúng một số hình mẫu, theo ý đồ riêng. Dùng

16 khối vuông, mỗi cạnh 25mm, mỗi khối có một mặt đỏ, một mặt trắng, một

mặt vàng, một mặt xanh, một mặt với một đường chéo chia đôi bên đỏ bên

trắng, một mặt bên xanh bên vàng. Tiến hành xếp các hình mẫu từ đơn giản

đến phức tạp.

Không sử dụng ngôn ngữ, test Kohs vẫn đòi hỏi thao tác suy nghĩ chặt

chẽ, sức tập trung, phán đoán, thay đổi tuỳ theo tình huống. Từ đó, đánh giá

được khả năng phân tích, tổng hợp, định hướng không gian, xét đoán, trừu

Page 298: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

tượng. Đây là một test nhạy bén đo lường trí lực, tiện dùng cho bất kỳ dân tộc

nào, trong bất kỳ môi trường văn hóa - xã hội nào.

7. Raven

Cũng gọi là test khuôn hình tiếp diễn chuẩn (Standard Progressive

Mauices). Gồm 60 khuôn hình chia làm 5 loại: A, B, C, D, E, như 5 hệ thống

lôgic.

A dựa trên tính liên tục trọn vẹn của cấu trúc

B dựa trên sự giống nhau, tuơng đồng giữa các khuôn hình

C dựa trên tính tiếp diễn logic của sự biến đổi cấu trúc

D dựa trên sự thay đổi lôgic vị trí của các hình

E dựa trên cơ sở phân tích cấu trúc các bộ phận

Test đo khả năng nhận ra quan hệ giữa các hình vô nghĩa, nhận ra tính

lôgic của mỗi hệ thống; nhờ vậy có thể đánh giá mức phát triển của tư duy

suy luận. Vì không dùng ngôn ngữ nên có thể áp dụng cho trẻ thuộc các dân

tộc, các môi trường xã hội giáo dục khác nhau. Đây là một test đánh giá toàn

(liện sự phát triển trí khôn, dễ dàng vận dụng cho từng nhóm. Với trẻ nhỏ và

trẻ chậm khôn có test Raven màu (A, ABb và B) đơn giản hơn.

Có thang chấm điểm, tối đa là 60 điểm.

8. Wechsler

Để đánh giá trí lực tổng quát cho nên gồm cả phần lời và phần làm, rồi

thu gọn lại thành một chỉ số khôn. Có ba thang khác nhau:

I- Wise (Wechsler Intelligence Scale for Children) cho trẻ em 6 đến 15

tuổi;

II- WAIS (Wechsler Adult Intelligence Scale) dùng cho lớp người từ 10

đến 60 tuổi;

III- WPPIS (Wechsler Presschool Primary Intelligence Scale) dùng cho

trẻ từ 4 đến 6 tuổi.

Page 299: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

PHAN LỜI (Verbal) gồm 6 tiểu test:

1- Kiến thức chung, kiến thức phổ thông và chuyên.

2- Kinh nghiệm sống, khả năng ứng xử theo chuẩn mực xã hội.

3- Số học, khả năng tính nhẩm.

4- Vận dụng khái niệm, khả năng khái quát.

5- Nhớ các chuỗi số xuôi ngược (trí nhớ ngắn hạn, máy móc)

6- Từ vựng, hiểu và định nghĩa các từ.

PHẦN LÀM (Performance) gồm 5 tiểu test:

7- Ký hiệu, ghi nhớ và tái hiện thị giác, phối hợp với vận động chính

xác.

8- Bổ sung tranh, đánh giá khả năng quan sát trí nhớ về thị giác.

9- Xếp khối (như test Kohs).

10- Sắp xếp chuỗi tranh, đánh giá tư duy logic và khả năng dự đoán

các tình huống.

11- Ghép hình, đánh giá tường tượng và phối hợp vận động.

Tính điểm thành điểm chuẩn lời, điểm làm và điểm tổng hợp. Điểm

chuẩn trung bình của mỗi nhóm tuổi chỉ là chỉ số khôn trung bình 100 với độ

lệch là 15. Dưới 17 coi là chậm khôn.

Khả năng chẩn đoán cao, nhưng đòi hỏi công phu.

II- TEST ĐÁNH GIÁ TÍNH TÌNH NHÂN CÁCH

Thường dựa trên nguyên tắc phóng chiếu (test projectlf): đặt chủ thể

trước một tình huống không rõ nét, và từ đó người ấy tự do liên tưởng, suy

luận, phản ứng, phán đoán, qua đó phản ánh những mối tâm tư thường là vô

thức. Có rất nhiều test kiểu này; nói chung không thể đánh giá tính tình nhân

cách theo lối định lượng như các test trí lực, vì đánh giá định tính là chủ yếu.

Cho nên quy trình cũng không chặt chẽ như đối với trí lực, và đòi hỏi ở

nghiệm viên nhiều kinh nghiệm và tính nhạy bén cao.

Page 300: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

1- Test C.A.T (Children Apperception Test)

Do Kris đề xuất đuợc gợi ý từ test T.A.T (xem test này). Dùng với trẻ

em từ 3 đến 10 tuổi. Gồm 10 bức tranh vẽ những thú vật quen thuộc, gà, chó,

khỉ, gấu, hổ, sư tử.v.v.... Mỗi bức tranh đề ra một tình huống, làm cho trẻ nhìn

vào có thể bộc lộ những mối tâm tư bị dồn nén, như lo hãi, ám sợ, ganh tị với

anh chị em, ấm ức hoặc yêu cầu bố mẹ âu yếm. Dùng cho trẻ từ 3 đến 10

tuổi, nhằm phát hiện những mắc mứu trong quá trình phát triển, đặc biệt phản

ứng với môi trường gia đình, nhà trẻ, mẫu giáo, trường học. Vận dụng C.A.T

ít phụ thuộc vào một nền văn hóa nào, vì các động vật trên tranh vẽ thường

quen thuộc với trẻ em nhiều nước; trong trường hợp có con vật hay cảnh vật

nào xa lạ với trẻ (ví như con chuột túi - Kangourou - hay cảnh phòng ngủ với

giường bọc chăn) thì thay thế, vẽ những con vật hay cảnh vật phù hợp hơn.

Ngoài những nhà tâm lý học, giáo viên hay bác sĩ cũng có thể vận dụng để

đánh giá tâm lý của trẻ em.

Bellak đề xuất test C.A.T - S. (S là supplement = bổ sung) với những

con vật gần gũi với trẻ bé như chuột, mèo, thỏ... test xây dựng nhăm gợi ý về

những sinh hoạt quan trọng của trẻ em như ăn uống, tắm rửa, quan hệ với bố

mẹ, anh chị em...

2. D.P.I (Dynamique personnelle et images: Xu thế chuyển động của cả tính và tranh ảnh).

Cũng là một test phóng chiếu kiểu C.A.T, gồm 24 hình vẽ trình bày theo

hai chủ đề:

1- Đặt nhân vật lâm vào một tình huống thử thách, đòi hỏi thích nghi

trước khó khăn, đánh giá ý muốn thành công, thái độ trước thành công hay

thất bại.

2- Đặt nhân vật trong mối quan hệ với mọi người, qua đó nhận ra hình

ảnh của bản thân và của người khác.

Một số bản vẽ theo chủ đề một, một số theo chủ đề hai, một số phối

hợp cả hai. Để làm rõ quà tình phát triển, các hình vẽ đều có thể dùng cho từ

Page 301: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

5-6 tuổi cho đến trưởng thành, không phân biệt lứa tuổi. Nếu có thì giờ cho

xem và kể chuyện với cả 24 hình vẽ, làm hai lần, cách nhau một ngày. Nếu

chỉ làm được Một lần thì dùng bộ D.P.I rút ngắn gồm 12 hình vẽ đánh dấu A1,

B1, C1, V.V.... cho trẻ từ 5-6 đến 10-12 tuổi; bộ 1 này gợi các chủ đề về quan

hệ giữa bố mẹ và con cái, những sinh hoạt của trẻ em. Trên 12 tuổi dùng bộ

rút ngắn thứ hai đánh dấu A2, B2, C2, v.v...; bộ này gợi lên các chủ đề về sự

khẳng định, óc tự chủ, tinh thần trách nhiệm…

Trong test D.P.I., sự nhận dạng của nhân vật rõ nét hơn so với các test

chủ đề khác.

3. Test Duss (Test Ngụ ngôn của Louisa Duss)

Dành cho trẻ từ 4 đến 10 tuổi hoặc lớn hơn, gồm 10 câu chuyện bỏ dở

theo các chủ đề khác nhau, trẻ phải tiếp tục xây dựng câu chuyện cho hoàn

cảnh, qua đó phát hiện các mối tâm tư bị dồn nén của trẻ trong gia đình (các

cơ chế tự vệ, các mâu thuẫn và các giải pháp), ví dụ: câu chuyện số một tìm

hiểu ý muốn độc lập đối với bố mẹ. Câu chuyện 2, sự ganh tị đối với tình cảm

gắn bó giữa bó mẹ với nhau; câu chuyện 5, về sự lo hãi của trẻ, câu chuyện

6, cảm giác bị ức chế.

4. E.P.I (Eysenck Personnality Inventory: Bảng liệt kê khám nghiệm nhân cách của Eysenck).

Gồm một sộ câu hỏi như M.M.P.I (xerá test này). Gồm 57 item và 2

thang đo với mỗi thang 24 câu hỏi và một thang về nói dối, thử dùng trong các

bệnh viện, trường học, xí nghiệp.

5. M.M.P.I (Minnesota Multiphasic Personnality Inventory:

Bảng liệt kê nhiều mặt về nhận cách của Đại học Minnesota).

Chủ thể phải trả lời 550 câu hỏi theo ba cách: đúng, sai, không biết, và

phải sắp xếp theo 26 đề mục như: sức khỏe chung, có triệu chứng thần kinh

nào không, về đau nhức các dây thần kinh trên đầu, về vận động, cảm xúc,

nghề nghiệp, cuộc sống gia đình v.v... về mỗi item, trả lời theo kiểu: tôi ít khi

Page 302: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

đau đầu, tôi thường chiêm bao trong giấc ngủ, tôi thích tiểu thuyết phiêu lưu

v.v...

Dùng cho 16 tuổi trở lên, tiến hành với từng cá nhân hay tập thể. Nhằm

phát hiện mọi mặt của nhân cách, về thể chất cũng như về tâm lý, về giao tiếp

xã hội, về quan điểm xã hội... Thường dùng trong tâm bệnh học.

6. Test P.N (Patte note - Chân đen)

Do Cormairi đề xuất, cho trẻ èm từ 5 tuổi đến cả người lớn. Nhân vật

chính là một chú lợn trắng có một chân đen và gia đình, trong 16 bức tranh

mỗi bức là một tình huống. Theo tác giả làm như vậy, chủ thể dễ nhập vai vào

một nhân vật chính hoạt động trong nhiều tình huống khác nhau, nhưng liên

quan với nhau trong một câu chuyện. Không bắt buộc tiến hành theo thứ tự

sắp xếp của các bức tranh. Tiến hành theo bốn bước:

1- Cho xem bức tranh toàn gia đình để nhận dạng trước từng người,

từng vai

2- Cho xem một lượt tất cả các búc tranh, bảo chọn ra bức nào thích

nhất để kể chuyện.

3- Bảo phân biệt những bức tranh thích và không thích, nói lên ý muốn

tự đồng nhất của bản thân;

4- Giới thiệu bức tranh "Bà Tiên" (Fée), bà này cho phép chú lợn chân

đen nói lên ba điều ước mong, trẻ thử đoán xem là ba điều gì.

Cuối cùng hỏi vài câu chung. Ai hạnh phúc nhất? Ai dễ thương nhất?

Chân đen nghĩ gì về cái chân đặc biệt của mình?

7. Test Rogers

Nhằm đánh giả khả năng thích nghi trong mối quan hệ với gia đình, với

những người thân cận và ý thức về bản thân của trẻ em 8 đến 14 tuổi.

Gồm những câu hỏi in sẵn chia thành 6 đề mục, nhằm thể hiện thành 4

chỉ số;

1- Về tính tự ti;

Page 303: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

2- Về tính kém thích nghi xã hội;

3- Về tính kém thích nghi gia đình;

4- Về tính mơ mộng.

Phân tích từng chỉ số hoặc tổng hợp cả bốn, theo số điểm thu được.

Qua đó nhận định về cách ứng xử của trẻ trong những hoàn cảnh khác nhau

như co mình lại, tự ti, khoác lác, lui về thế giới tưởng tượng, tự dằn vặt...

8. Test Rorschach

Một trong những test quan trọng bậc nhất để đánh giá tính tình nhân

cách theo kiểu phóng chiếu và đã được nghiên cứu nhiều nhất từ 50 năm

nay, và cho đến nay vẫn chưa khai thác hết tiềm năng. Đây là một test cung

cấp nhiều thông tin về mọi mặt vào bậc nhất, nhưng cũng rất khó vận dụng,

phải những người có trình độ thật cao mới dùng được.

Test gồm 10 tấm hình với mỗi tấm một vết mực loang lổ, chỗ đậm chỗ

nhạt khác nhau, có tấm có màu, vết mực loang ra thành những hình thù

không rõ là cái gì, nhưng rất đa dạng, cấu trúc chung và từng chi tiết trong

mỗi tấm vẽ này kích thích người nhìn và gợi lên hình ảnh của đủ thứ đồ vật,

thú vật, con người, cảnh vật... Có những hình thù thì gợi lên ở đại đa số

những sự vật giống nhau, nhưng nhiều hình thù thì tuỳ ở mỗi người có những

mối tâm tư và tính tình khác nhau, lại gợi lên rất nhiều sự việc khác nhau.

Đặc biệt ở những người có tâm bệnh, dễ bộc lộ những điều bị dồn nén

trong tâm tư cần ghi lại tỉ mỉ những nhận xét của chủ thể, đối chiếu những

nhận xét ấy với những bảng chuẩn mà nhiều tác giả đã lập ra sau một quá

trình nghiên cứu nhiều năm trên nhiều đối tượng.

9. T.A.T. (Tỉiermtic Apperception Test: Test cảm nhận chủ đề).

Do Muuay đề xuất, với 30 hình vẽ và một tấm giấy trắng, có thể chia ra

từng nhóm dành riêng cho nam nữ từ 10 tuổi trở lên. Vẽ những nhân vật tuổi

và giới khác nhau, trong những tình huống nhất định, hoặc vẽ cảnh vật được

bố cục không rõ nốt; từ đó chủ thể tưởng tượng và suy đoán ra từ mỗi bức

Page 304: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

tranh một câu chuyện mang ít nhiều kích thích, với những cảm xúc này khác.

Nghiệm viên có thể gợi ý, khuyến khích, nhận xét, giúp cho chủ thể nghĩ ra

nhiều câu chuyện, bộc lộ tâm tư.

Theo Murray, những ham muốn của chủ thể, vì bị môi trường xã hội

ràng buộc, không được thỏa mãn, tìm cách giải tỏa thông qua tường tượng,

giảm bớt căng thẳng, giải quyết xung đột. Theo phương pháp T.A.T. người ta

đã đề xuất test C.A.T. (xem test này).

10. Test vẽ cây

J.N.Buck (Mỹ) và K. Koch (Thụy Sĩ) lần đầu tiên phát triển vẽ cây thành

phương pháp chẩn đoán tâm lý. Sau đó được rất nhiều người như E.F.

Hammer, R.Stora, L.Riccobono, Đ.Merara hưởng ứng, truyền bá và sửa đổi

và ngày nay nó đã được áp dụng rộng rãi. Dùng cho trẻ từ 3 tuổi đến thanh

niên.

Cho chủ thể dùng bút chì đen hay màu, vẽ lên trên một tờ giấy tương

đối rộng một cây nào đó tuỳ thích. Theo những người đề xuất test này thì cây

có đáng đứng như một con người, và cũng như một con người phát triển lớn

lên, cành lá sum suê rồi già cỗi, có thể bị đẵn cụt, gãy đổ, chết đi. Cây có thể

đâm chồi nảy lá, ra hoa kết quả, cũng có thể còi cọc, rụng lá về mùa rét; lá và

hoa tương tự với trang sức và áo quần của con người, hoa quả là tượng

trưng cho sự sinh nở, hình dáng của cây gợi lên sơ đồ cơ thể của con người.

Vì vậy, qua hình vẽ cây có thể suy đoán những đặc điểm tính tình và nhân

cách.

11. Test Vẽ gia đình

Dùng cho trẻ từ 5 đến 14 tuổi: cho vẽ hình ảnh một gia đình, không

nhất thiết là gia đình hiện thực, mà do em bé tưởng tượng ra. Nhờ vậy mà

thông qua cách vẽ, cách bố trí các nhân vật, vị trí và kích thước của từng

nhân vật và mỗi chi tiết đều có thể bộc lộ các mối quan hệ về tình cảm của

em bé trong gia đình: cảm giác an toàn hay lo hãi, gắn bó hay ghen tức, ý

muốn tự đồng nhất với người nào đó, có mặc cảm tội lỗi hay không. Phân tích

Page 305: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

chi tiết hình vẽ cùng với sự trao đổi trò chuyện với em bé có thể đoán ra nội

bộ của gia đình em bé.

Việc tiến hành không phức tạp lắm nhưng việc xử lý thông tin thu thập

được lại rất tế nhị; có thể làm đi làm lại nhiều lần để theo dõi tiến triển của

tâm tư em bé.

Phụ lục 2. Ý THỨC VÀ VÔ THỨC TRONG LĨNH VỰC XÚC CẢM - TÌNH CẢM CON NGƯỜI

Lê Khanh

Khoa Tâm lý học, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn.

Trong đời sống tâm lý con người, xúc cảm - tình cảm là một trong

những chức năng tâm lý đặc trưng nhất cho tính người, bộc lộ rõ nhất bản

chất người của mỗi người trong các mối quan hệ xã hội. Lúc sinh thời, cả A.

X. Makarenko và V. A. Xukhômlinxki, hai nhà giáo dục lỗi lạc của Liên xô, đều

cho rằng: tình yêu đối với con người là kho báu vô giá có sức mạnh giáo dục

to lớn của mỗi người. Tình yêu con người làm cho người ta sống trong sạch

hơn, trung thực hơn, thẳng thắn hơn, yêu cầu cao hơn đối với mình và người

khác, nghiêm túc hơn trong việc tuân thủ những quy tắc hành vi và chuẩn

mực đạo đức xã hội. Cả hai ông đều nhấn mạnh: đứa trẻ không thể sống

cuộc sống của con người, không thể phát triển một cách thực sự về mặt đạo

đức, không thể bước dần vào thế giới rộng lớn của cuộc sống công dân, nếu

như nó không biết yêu thương. Các ông đều có một niềm tin không gì lay

chuyển được vào điều mà các ông coi là chân lý: con người chỉ có thể trở

thành Người, theo đúng nghĩa của nó, khi nó biết yêu thương. Theo đó, về

phương diện giáo dục, điều này có nghĩa là, nếu trong quá trình giáo dục

người ta không quan tâm đầy đủ đến giáo dục nhu cầu và tình cảm của con

người thì cũng đồng nghĩa với việc người ta chẳng giáo dục gì cả.

Tuy nhiên, trong lịch sử phát triển tâm lý học, thì xúc cảm - tình cảm lại

là một trong những lĩnh vực còn chưa được nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc.

Page 306: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Vào những năm 30 thế kỷ XX, Vưgôtxki đã nhận xét: Lĩnh vực xúc cảm - tình

cảm và mối liên hệ gắn bó của nó với tưởng tượng vẫn còn là vấn đề bí hiểm

đối với tâm lý học hiện đại. Bị chi phối bởi quan niệm cho rằng, trí tuệ là yếu

tố duy nhất quy định sự thành bại trong cuộc đời mỗi người, do đó không ít

nhà khoa học đã đổ xô vào các công trình nghiên cứu trí tuệ (đặc biệt là các

công trình nghiên cứu chỉ số IQ), còn lĩnh vực xúc cảm - tình cảm thì dường

như rất ít được chú ý tới, thậm chí còn bị gạt ra khỏi đối tượng nghiên cứu

của tâm lý học (biểu hiện rõ nhất trong những công trình nghiên cứu của Tâm

lý học hành vi rất thịnh hành ở Mỹ vào những năm 50 của thế kỷ XX). Đến

cuối những năm 60 của thế kỷ XX, ở Mỹ với "cuộc cách mạng nhận thức" tâm

lý học chú trọng tới cách thức ghi lại và cất giữ thông tin, cũng như tới bản

chất của trí tuệ. Nhưng các xúc cảm vẫn nằm ngoài cuộc. Vì thế, người ta tỏ

ra bất lực trong việc giải thích vai trò có ý nghĩa quyết định của xúc cảm - tình

cảm đến xử lý thông tin đúng hay sai trong quá trình hoạt động trí tuệ.

Họ không hiểu được rằng, chỉ bằng lôgic lạnh lùng, vô cảm thì không

thể có được những giải pháp mang đầy đủ tính người, như những công trình

nghiên cứu sau này bằng thực nghiệm, cũng ở Mỹ, đã chỉ ra (Howard

Gardner, 1986 và những người khác). Trong những thực nghiệm này người

ta chỉ ra rằng, khi sự can thiệp của xúc cảm vào quá trình tư duy bị gián đoạn

thì con người thường phạm sai lầm khi lựa chọn lấy một quyết định đúng đắn;

những xúc cảm được phân tích, được nhận thức luôn hướng dẫn sự lựa chọn

của chúng ta, chúng hoạt động ãn khớp với lý trí, thúc đẩy hoặc kìm hãm lý

trí; điều khiển, điều chỉnh tư duy (với tư cách là động cơ của tư duy) theo một

hướng nào đó. Với nghĩa đó, có thể hiểu trí tuệ được "nuôi dưỡng" bởi xúc

cảm - tình cảm như A. Damasio quan niệm.

Có thể nói, từ những năm 90 thế kỷ XX tới nay, tâm lý học Mỹ đã có

những bước tiến khá xa trong nghiên cứu xúc cảm - tình cảm con người, nhất

là những thành tựu trong nghiên cứu trí tuệ xúc cảm. Từ kết quả nghiên cứu

của những công trình này, vấn đề mối quan hệ giữa ý thức và vô thức trong

lĩnh vực xúc cảm - tình cảm con người - một trong những vấn đề phức tạp

Page 307: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

nhất của tâm lý học, đang dần dần được làm sáng tỏ bằng những lý giải

thuyết phục. Qua đó, người ta đã chứng minh rằng, vô thức không phải là cái

gì đã thuộc về dĩ vãng (đã chết) không còn hoạt động trong đời sống tâm lý

con người, như tâm lý học truyền thống quan niệm, mà ngược lại vô thức

luôn tồn tại trong đời sống tâm lý con người. Giữa vô thức và ý thức tồn tại

một mối liên hệ thường xuyên rất năng động, không ngừng nghỉ. Vô thức ảnh

hưởng tới hành vi của chúng ta, được bộc lộ trong cách ứng xử của chúng ta.

Quá trình bắt đầu trong vô thức, nhiều khi vẫn tiếp tục diễn ra trong ý thức và

ngược lại. Chẳng hạn, một quá trình tư duy tích cực, say mê có thể tiếp tục

diễn ra trong vô thức (lúc ngủ) sau đó lại tiếp tục diễn ra trong ý thức (lúc

tỉnh), có thể nói, cái vô thức không biệt lập (cô lập) khỏi ý thức bởi một bức

tường ngăn cách nào đó một cách tuyệt đối, mà luôn tác động qua lại với

nhau làm nên đời sống tâm lý phong phú sinh động và kỳ diệu của con người.

Trong tác phẩm "Tâm lý học nghệ thuật" Vưgôtxki đã đưa ra nhận xét: Nếu cứ

tự hạn chế việc phân tích các quá trình diễn ra trong ý thức thì khó mà tìm ra

nổi sự giải đáp cho những câu hỏi cơ bản nhất của những rung cảm nghệ

thuật; sẽ không giải thích được những rung cảm, những xúc động do nghệ

thuật làm dấy lên, nếu không dựa vào cái vô thức. Vưgôtxki nhấn mạnh:

Những nguyên nhân gần gũi nhất của hiệu quả nghệ thuật (làm dấy lên ở

người đọc những xúc động đến ngạt thở vì căng thẳng, tóc dựng ngược vì sợ

hãi, nước mắt tuôn trào vì thương cảm...) được nằm kín trong vô thức, và chỉ

sau khi đã thâm nhập được vào lĩnh vực này, chúng ta mới tiến sát tới các

vấn đề của nghệ thuật.

Công đầu trong việc nghiên cứu một cách sâu sắc mối quan hệ giữa ý

thức và vô thức trong lĩnh vực xúc cảm - tình cảm thuộc về các nhà thần kinh

học Mỹ (Paul MacLean, Joseph LeDoux, John A. Bargh, Larry Cahill và

những người khác...). Joseph LeDoux, nhà thần kinh học Mỹ, là người đầu

tiên giải thích vai trò căn bản của hạnh nhân (một cấu tạo thuôn dài gồm

những cấu trúc liên kết với nhau nằm ở phần trên thân não, gần phía dưới

của hệ thống rìa) đối với xúc cảm.

Page 308: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Những công trình nghiên cứu của ông về cơ chế não phụ trách đời

sống xúc cảm đã cho phép khẳng định rằng, hạnh nhân là nơi trú ngụ của trí

nhớ xúc cảm. Khi bị cắt bỏ hạnh nhân con vật không còn những biểu hiện sợ

hãi hoặc cuồng nộ. Tương tự, người ta cũng quan sát thấy một thanh niên bị

cắt mất hạnh nhân để chữa khỏi những cơn động kinh nghiêm trọng (vì lúc đó

chưa có thuốc đặc hiệu chữa bệnh này) mất đi mọi khả năng biểu cảm (sợ

hãi, cáu bẳn, tức giận...) và trở thành một kẻ lạnh như tiền. Vì thế, LeDoux đã

nói một cách hình ảnh: không có hạnh nhân sẽ không có nước mắt để lau

khô, không có nỗi buồn để xoa dịu. Các nhà thần kinh học còn phát hiện ra

rằng, cá ngựa (một bộ phận khác của hệ thống rìa nằm cạnh hạnh nhân) là

nơi trú ngụ (lưu giữ) của trí nhớ cụ thể về bối cảnh của các sự kiện thô

nguyên (không có "mùi vị" xúc cảm gắn với những sự kiện ấy. Chức năng này

thuộc về hạnh nhân). Nói cách khác, nếu cá ngựa nhớ lại những sự kiện thô

nguyên, thì hạnh nhân nhớ lại "mùi vị" xúc cảm gắn liền với những sự kiện ấy.

Thí dụ, một người đã trải qua một tai nạn giao thông, thì trong một hoàn cảnh

cụ thể nào đó, cá ngựa có thể giúp người đó nhớ được nơi xẩy ra tai nạn ấy,

những người ngồi cạnh anh ta, nhãn hiệu của xe gặp nạn..., còn hạnh nhân

lại giúp làm xuất hiện ở anh ta xúc cảm ngậm ngùi, thương xót những người

xấu số gắn liền với tai nạn này. Điều đó, cho phép các nhà thần kinh học về

xúc cảm đi đến kết luận: trên thực tế, bộ não có hai hệ thống nhớ, một cho

những sự kiện thông thường, và một cho những sự kiện đầy xúc cảm. Tuy

mỗi hệ thống này cất giữ một loại thông tin đặc thù, nhưng chúng phối hợp

chặt chẽ với nhau trong khi hoạt động, về mặt tiến hoá, hệ thống thứ hai rõ

ràng ở tầng bậc cao hơn, vì nó cho phép các động vật, đặc biệt là con người,

giữ được một ký ức sống động về những gì đặc biệt nguy hiểm hoặc đặc biệt

hạnh phúc. Những công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hạnh nhân càng

được kích thích, hưng phấn càng mạnh thì hiệu quả in vào trí nhớ càng lớn.

Vì vậy, ký ức về những sự kiện khủng khiếp, hoặc hạnh phúc cực điểm là

không thể xoá nhoà.

Mặt khác, cơ chế vận hành của hạnh nhân mỗi khi nhận được thông tin

từ các giác quan tới cũng dần dần được làm sáng tỏ. Mỗi khi nhận được

Page 309: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

thông tin từ các giác quan chuyển tới, với tư cách là nơi lưu giữ những "ký ức

xúc cảm", hạnh nhân rà soát, so sánh những thông tin này với kinh nghiệm đã

trải qua. Khi một yếu tố then chốt của thông tin vừa nhận được giống với một

yếu tố trong quá khứ (kinh nghiệm người ta đã trải qua), thì nó đồng nhất

ngay tức khắc hai yếu tố này làm một, ra lệnh cho con người phản ứng với

hoàn cảnh hiện nay phù hợp với những xúc cảm gắn liền với yếu tố đã xảy ra

trong quá khứ. Chẳng hạn, một nữ nhân viên phục vụ ở một cửa hiệu giải

khát nọ đột nhiên lao vào cấu xé một cô gái (khách hàng) xinh đẹp chỉ vì chị

ta tưởng nhầm đó là tình nhân của chồng mình, khi chị ta nhìn thấy mái tóc

óng ả của cô gái giống như mái tóc của người đã gây ra cho chị bao nhiêu

đau khổ (tình nhân của chồng). Những sự giống nhau mơ hồ như vậy giữa

những yếu tố hiện nay và đã qua cũng đủ làm cho hạnh nhân phát ra sự báo

động thúc đẩy những hành vi tương ứng phù hợp với những xúc cảm đã qua

(như vừa nhắc tới ở trên). Ở đây cần lưu ý rằng, những xúc cảm này được

làm xuất hiện từ vô thức (hoạt động của hạnh nhân), thúc đẩy một hành động

vô thức (nhiều khi là sai lầm). Sai lầm này chỉ được nhận ra khi có ý thức

tham gia vào thông qua sự phân tích sáng suốt của lý trí, làm cho xúc cảm trở

nên có ý thức. Vấn đề ở đây là: sai lầm được nhận ra, xúc cảm và hành vi

được nó thúc đẩy trở nên có ý thức đã diễn ra theo cơ chế nào?

Những công trình nghiên cứu của LeDoux và nhiều nhà thần kinh học

khác về xúc cảm chỉ ra rằng, những thông tin được truyền từ các giác quan

tới vùng đồi ở đó thông tin thô được "dịch" ra theo "ngôn ngữ" bộ não. Đại bộ

phận những thông điệp này sau đó được chuyển tới những vỏ não vùng

tương ứng với từng giác quan ở vỏ não. Ở đây thông điệp được phân tích và

phân loại.

Loại nào liên quan đến xúc cảm sẽ được chuyển tới hạnh nhân (và cá

ngựa) để kích thích các trung tâm xúc cảm. Nhưng cần lưu ý rằng, ngay sau

khi các thông tin được đồi "dịch" ra theo "ngôn ngữ" bộ não, thì có một bộ

phận nhỏ những thông điệp này được chuyển trực tiếp ngay lập tức từ đồi

đến hạnh nhân (và cá ngựa). Như đã mô tả ở đoạn trên, hạnh nhân, do đó, có

Page 310: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

thể làm xuất hiện những xúc cảm một cách vô thức; hành động diễn ra chỉ

dựa vào những xúc cảm này mà không dựa vào suy nghĩ (LeDoux gọi đó là

những cảm nhận tiền nhận thức). Nói cách khác, hạnh nhân gây ra một phản

ứng cuồng nộ hoặc sợ hãi trước khi vỏ não phân tích những gì đang diễn ra

(vì vòng mạch từ đồi đi trực tiếp tới hạnh nhân ngắn hơn rất nhiều so với

vòng mạch từ đồi tới vỏ não, rồi từ vỏ não trở lại hạnh nhân). Trong khi đó đại

bộ phận những thông điệp được gửi tới các phần khác nhau của vỏ não và

được phân tích tại những nơi này. Sau đó, chúng được các thuỳ trán trước

phối hợp lại, phát ra một phản ứng phù hợp nhất, có lợi nhất cho cá thể trong

bối cảnh cụ thể của thời điểm đó. Nói cách khác, vai trò của các vòng mạch

khác nhau trên vỏ não nói chung và của thuỳ trán trước nói riêng, là ở chỗ,

làm cho các xúc cảm (được làm xuất hiện từ hoạt động của hạnh nhân) trở

nên có ý thức; hành động được thúc đẩy bởi những xúc cảm đó cũng trở nên

có ý thức.

Lúc đó, những sai lầm có thể xẩy ra mà ta đã nói tới ở đoạn trên (khi

mà hạnh nhân làm xuất hiện những xúc cảm một cách vô thức) sẽ được sửa

chữa một cách có ý thức; những cơn thịnh nộ do xúc cảm độc lập hoàn toàn

với tư duy gây ra sẽ được ý thức và dần dần làm lắng dịu. Với nghĩa đó,

LeDoux gọi vỏ não trán trước là "Nhạc trưởng của những xúc cảm". Tóm lại,

từ những điều trình bày trên có thể khẳng định rằng, đời sống tình cảm của

con người là kết quả của sự phối hợp hoạt động giữa vỏ não nói chung (thuỳ

não trán trước nói riêng) với vùng rìa (dưới vỏ não) nói chung (hạnh nhân (và

cá ngựa) nói riêng). Nói cách khác, đời sống tình cảm của con người là kết

quả của sự phối hợp hoạt động giữa ý thức và vô thức. Giống như trường

hợp hạnh nhân bị phá huỷ (như ở phần trên đã mô tả), nếu vỏ não trán trước

của một người vì một lý do nào đó bị tê liệt thì phần chủ yếu (phần có ý thức)

của đời sống xúc cảm - tình cảm của họ hầu như bị biến mất. Chẳng hạn,

trong những ca phẫu thuật mở thuỳ não trán trước vào những năm 40 của thế

kỷ XX (do không có một thứ thuốc nào chống lại một cách có hiệu quả đối với

những rối loạn tinh thần, nên lối phẫu thuật này được coi như một cách chữa

trị vạn năng) người ta quan sát thấy, do những chỗ kết nối giữa các thuỳ trán

Page 311: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

trước với những bộ phận khác của não (trong đó có hạnh nhân) bị cắt đứt (vỏ

não trán trước hoàn toàn bị cô lập và tê liệt) nên người bệnh cảm thấy sự dau

đớn "nhẹ đi", nhưng người bệnh tỏ ra dường như không còn đời sống xúc

cảm - tình cảm nữa (nhân cách của anh ta đã thay đổi hẳn; trở thành một

người lạnh lùng, không biết sợ sệt, cũng chẳng biết yêu thương), đồng thời

cũng mất đi luôn khả năng quyết định những hành vi hợp lý trong những tình

huống cụ thể.

Trong những trường hợp tương tự như trên (chẳng hạn phẫu thuật thuỳ

trán trước để bỏ đi một khối u to) người ta quan sát thấy rất rõ bệnh nhân

thiếu mất một yếu tố trong danh mục năng lực tinh thần của mình, đó là

những tình cảm. Bệnh nhân có thể kể lại cuộc đời mình không hề phảng phất

một chút tiếc nuối, buồn rầu, thất vọng hay giận dữ nào về cảnh ngộ của

mình. Bệnh nhân vẫn có khả năng suy nghĩ (tư duy), nhưng hoàn toàn giống

như một máy điện toán, anh ta có thể thực hiện một thao tác cần thiết, dù là

rất nhỏ, để đưa ra một quyết định, nhưng hoàn toàn không thể phân định giá

trị của những quyết định khác nhau. Đối với anh ta mọi thứ lựa chọn đều như

nhau. Lối lập luận hết sức lạnh lùng ấy là do ý thức bị thiếu đi những tình

cảm, làm cho lập luận của bệnh nhân bị sai lạc. Chính vì thiếu ý thức về

những tinh cảm của mình, anh ta đã không thực hiện được một sự lựa chọn

nào cả.

Tóm lại, đời sống xúc cảm - tình cảm của con người sẽ là không bình

thường, nếu một trong hai vùng hạnh nhân hoặc thuỳ não trán trước bị

thương tổn (hoặc huỷ hoại). Nói cách khác, như đã nhấn mạnh ở phần trên,

đời sống xúc cảm - tình cảm của con người là kết quả của sự phối hợp nhịp

nhàng giữa vô thức và ý thức. Một xúc cảm lúc đầu xuất hiện có thể vô thức

(do hạnh nhân bị kích thích bởi một lý do nào đó), rồi sau đó (có thể chỉ trong

khoảnh khắc) nó được vỏ não trán trước ghi nhận và trở thành có ý thức. Trái

lại, cũng có thể ngay từ đầu một xúc cảm được xuất hiện một cách có ý thức.

Hiện tượng này thường gặp khi ta thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật hay

(đọc tiểu thuyết, xem phim truyện, xem tranh...). Khi đó, chính nội dung và các

Page 312: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

thủ pháp nghệ thuật đã đánh thức và cuốn hút tưởng tượng đa dạng và

phong phú của chúng ta theo sự hấp đẫn của nó, làm xuất hiện ở chúng ta

những cảm xúc mạnh mẽ. Những xúc cảm ấy, theo thời gian, sẽ được lưu giữ

ở hạnh nhân (nghĩa là trở thành vô thức); sau này trong cuộc sống thực

chúng có thể được huy động trở lại trường ý thức tham gia vào định hướng,

điều khiển, điều chỉnh hoạt động trí tuệ sống động của chúng ta. Chính vì vậy,

các nhà thần kinh học về xúc cảm (LeDoux, Damasio, Kagan và những người

khác...) đều thống nhất cho rằng, có hai trình độ xúc cảm, một trình độ vô

thức, một trình độ có ý thức. Tuy nhiên, không có ranh giới tuyệt đối, cứng

nhắc giữa hai trình độ này, mà tuỳ thuộc vào cuộc sống thực của mỗi người

chúng có thể chuyển hoá, tác động qua lại với nhau một cách không ngừng

nghỉ trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách mỗi người.

Những chứng cứ khoa học vừa nhắc tới ở phần trên gợi lên nhiều điều

liên quan đến giáo dục đời sống tình cảm cho con cái chúng ta ngay lừ tuổi

thơ trong cuộc sống gia đình. Chính từ trong cái nôi gia đình, ngay từ lúc lọt

lòng mẹ, đứa trẻ đã nhận được sự giáo dục xúc cảm đầu tiên thông qua cử

chỉ âu yếm hay dửng dưng; yêu thương, trừu mến hay độc ác, tàn nhẫn... của

những người trực tiếp chăm sóc, đặc biệt là của người mẹ. Hàng trăm công

trình nghiên cứu đã khẳng định rằng, cách đối xử trực tiếp của cha mẹ đối với

con cái, cũng như cách bố và mẹ thể hiện tình cảm với nhau trước mặt chúng

có những hậu quả sâu xa và lâu bền đối với đời sống xúc cảm - tình cảm của

chúng. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này, như phần trên của bài viết

này đã chỉ rõ, là do những xúc cảm (kể cả những xúc cảm còn thô sơ nhất)

đã xuất hiện, không mất đi mà được in vào hạnh nhân (được lưu giữ ở hạnh

nhân) ngay cả vào lúc mà đời sống xúc cảm còn ở trạng thái thô sơ nhất, đứa

trẻ chưa thể nói lên những kinh nghiệm của nó bằng lời lẽ. Sau này, khi lớn

lên, những ký ức ấy được đánh thức dậy và tham gia (một cách tích cực hoặc

tiêu cực) vào đời sống tình cảm của mỗi người. Những công trình nghiên cứu

khác nhau về những đứa trẻ thường xuyên được bố mẹ quan tâm, bản thân

đứa trẻ thường xuyên được trải nghiệm sự ân cần, lòng yêu thương vô bờ

bến của cha mẹ, về sau sẽ có đời sống tình cảm hoàn toàn khác với những

Page 313: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

đứa trẻ thường xuyên bị bố mẹ bỏ rơi, bản thân nó thường xuyên phải chịu

đựng sự đối xử cay độc, tàn nhẫn. Những cuộc điều tra cho biết những đứa

trẻ nào hoàn toàn không được quan tâm sẽ sớm trở nên hư hỏng, chúng

thường bộc lộ sự dửng dưng và chán chường, khi thì gây hấn, khi thì co mình

lại...

Về mặt xúc cảm, cần nhấn mạnh lại một lần nữa rằng, những bài học

hữu hiệu nhất là do bố mẹ dạy cho. Hiệu quả giáo dục (về mặt xúc cảm - tình

cảm) của cha mẹ hoàn toàn tuỳ thuộc vào chỗ họ hiểu và đáp ứng được nhu

cầu phát triển của con, hoà hợp được với con bằng sự quan tâm và tình

thương yêu vô hạn, hay trái lại, không biết đến và cũng không quan tâm đến

nhu cầu ấy, chỉ biết quát tháo, đánh đập, đối xử với con một cách tuỳ tiện tuỳ

theo tâm trạng từng lúc của mình.

Tài liệu tham khảo

1. Daniel Goleman. Trí tuệ xúc cảm. NXB KHXH, Hà Nội, 2002.

2. Hubert Montagner. Quan hệ mẹ con. NXB VHTT, Hà Nội, 2002.

3. L.x. Vưgôtxki. Tâm lý học nghệ thuật. NXB KHXH, Hà Nội, 1981.

4. V.A. Xukhômlinxki. Giáo dục con người chân chính như thế nào?

NXB GD, Hà Nội, 1981.

5. A.x. Makarenko. Giáo dục người công dân. NXB GD, Hà Nội, 1984.

6. Carroll E. Jzard. Những cảm xúc của người. NXB GD, Hà Nội, 1992.

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, Số 10 (103), 10 – 2007

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ph.Ăngghen, Phép biện chứng của tự nhiên, Nxb. Sự thật, Hà Nội,

1963.

V.G. Axeev, Động lực hành vi và sự hình thành nhân cách, (tiếng Nga),

Nxb. Tư duy, Mátxcơva, 1996.

Page 314: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

A. N. Leondhiev, Hoạt động - Ý thức - Nhân cách, tiếng Nga, Nxb.

Chính trị, Mátxcơva, 1977.

B. Ph.Lomov, Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lý học,

Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2000.

Maurice Reuchlin, Tâm lý đại cương, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 1995, t.III.

A.V. Petroveki, M.G.Iarosevxki (chủ biên), Từ điển Tâm lý học, tiếng

Nga, Nxb. Chính trị, Mátxcơva, 1990.

Poll Phress, J.Piaget, Tâm lý học thực nghiệm, tiếng Nga, Nxb. Tiến bộ,

Mátxcơva, 1975, t.v.

Phạm Minh Hạc, Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công

nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

Phạm Minh Hạc (chủ biên), vấn dề con người trong sự nghiệp công

nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993,

Đảng Cộng sản Viột Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

V. K. Viluinnx, Cơ chế tâm lý cùa động lực con người, tiếng Nga, Nxb.

Đại học Tổng hợp Mátxcơva, Mátxcơva, 1990.

Lawrence A.Pervin, Sách cẩm nang về nhân cách: Lý thuyết và nghiên

cứu, tiếng Anil, Nxb. Guilford, New York/London, 1990.

Raymond J. Corsini, Từ điển Tâm lý liọc, tiếng Anh, Brunner/Mazel,

Philadelphia, 1990.

Ronald E.Smith, Tâm lý học, tiếng Anh, Nxb. West, 1993.

Đề cương nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KX05- 07 “Xây dựng con

người Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị

trường mở cửa và hội nhập quốc tế".

J.B.Rotter, Tâm lý học nhân cách, tiếng Nhật, Shinyoslia, 1980.

Page 315: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

G.VV.Allport, Giai thích tâm lý học về nhân cách, tiếng Nhật,

Shinyosha, 1982.

L.A.Pervin, Khoa học nhân cách, tiếng Anh, John Wiley & Sons, 1996.

O.P. Pervin & John, Nhân cách: lý thuyết, và nghiên cứu, John Wiley &

Sons, 1997.

Karahe, Hoàn cảnh xã hội và nhân cách, tiếng Nhật, Omichishobo,

1996.

K.II.Craik. Phương pháp nghiên cứu nhân cách: một cách nhìn lịch sử,

Journal of Pr.rsonality, tiếng Anh, 54 (18-51), 1986.

D. Premark và G. Woodruff, Does chimpanzee have a “theory of mind”

Behavioral and Brain Science, 4, (515-526), 1978.

S. Baron-Cohen, A.M Lesslie và U. Frith, Does the autistic child have a

"theory of mind", Cognition, 21 (37- 46), 1985.

L.R. Goldberg, Language and individual differences: The March for

ttniucrsals in personality lexicons, Review of personality and social

psychology,.. tiếng Anh, Vol. 2, Sage Publication, (141-165), 1981.

Nguyễn Trọng Chuẩn, "Nguồn nhân lực trong công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước", Tạp chí Triết học, số 3, 1994.

Phạm Minh Hạc, Tuyển lập Tâm lý học. Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2002.

Đặng Thị Thanh Huyền, Giáo dục phổ thông với phát triển chất lượng

nguồn nhân lực, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001.

Tâm lý học - những cơ sở lý luận và phương pháp luận, Học viện Chính

trị quân sự, Hà Nội, 1984.

Trần Trọng Thuỷ, "Tổng thuật các lý thuyết nhân cách trong tâm lý học

phương Tây", Tạp chí Thông tin Khoa học giáo dục, Hà Nội, 1991.

Trần Trọng Thuỷ, Khoa học chuẩn đoán tâm lý, Nxb. Giáo dục, Hà Nội,

1992.

Page 316: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Nguyễn Thanh, Phát triển nguồn nhân lựa phục vụ công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

"Một số vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu con người và xã

hội", Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX07, Hà Nội, 1994.

B.V.Zeigarnhic, Các học thuyết nhân cách trong tâm lý học nước ngoài,

tiếng Nga, Nxb. Đại học Tổng hợp Matxcova, 1982.

G.M.Arlréeva, N.N.Bogolomov (chủ biên), Những vấn đề lý luận và

phương phát luận của tâm lý học xã hội, tiếng Nga, Nxb. Đại học Tổng hợp

Mátxcơva, Mátxcơva, 1977.

A. G.Axmolov, Tâm lý học nhân cách - Các nguyên tắc phân tích từ góc

độ tâm lý học đại cương, tiếng Nga, Nxb. Tư tưởng, Mátxcơva, 2002.

C. Mác, Ph.Ăngghen, Toàn tập, tiếng Nga, Nxb. Chính trị quốc gia,

Mátxcơva, t.3, tr.29.

F. Lester, A.Lofton, Tâm lý học, tiếng Anh, xuất bản lần thứ bảy, Nxb.

New York, 2001.

B. Ph.Lomov, Những cơ sở phương pháp luận tâm lý học, Nxb. Đại học

quốc gia, Hà Nội, 2000.

A.V.Petrovxki, M.G.Larosevxki (chủ biên), Từ điển Tâm lý học, tiếng

Nga, Nxb. Văn hoá chính trị Mátxcơva, 1990.

G. N.Prndvetrnn, lu.A.Scrlcovin (chủ biên), Tâm lý học xã hội, tiếng

Nga. Nxb. Đại học Tổng hợp Mátxcơva, Mátxcơva, 1977.

Đặc điểm tâm lý tự ý thức của lứa tuồi, thiếu niên, tiếng Nga, NXB. Đại

học Kiev, 1980

Điôniin V.G., Các vấn đề lý luận nhân cách, tiếng Nga, Nxb. Đại học

Tổng hợp Mátxcơva, Mátxcơva, 1977.

Đỗ Long, "Nhân cách, những vấn dề đang đặt ra để tiếp tục nghiên

cứu", Tạp chí Tâm lý học, số 4-1999.

Page 317: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Đỗ Long, "Ý thức - trình độ phát triển cao nhất của tâm lý người", Tạp

chí Tâm lý học, số 1,2,3-2002.

A.N.Leonchiev, "Các tư liệu về ý thức", tiếng Nga, Tạp chí Khoa học –

Bản tin Đại học Tổng hợp Mátxcơva, seri 14 - Tâm lý học, số 3/1988.

A. N.Leonchiev, Các vấn đề phát triển tâm lý, tiếng Nga, Nxb. Tư

tưởng, Mátxcơva, 1972.

B. Ph. Lomov, Các vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lý học,

tiếng Nga, Nxb. Khoa học, Mátxcơva, 1984.

Patricia H.Miller, Các thuyết về tâm lý học phát, triển, Nxb. Văn hoá -

Thông tin, Hà Nội, 2003.

V.A. Petrovxki, Tâm lý học đại cương, tiếng Nga, Nxb. Giáo dục,

Mátxcơva,1986.

Lê Đức Phúc, "Một sự chuyển biến cơ bản trong tâm lý học hiện đại",

Tạp chí Tâm lý học, Số 1-2001.

Zhang Lyhai Hunkai, "Nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức",

Tạp chí Thanh Niên, số 14, tháng 7-2001.

V.V.Stolin, Tự ý thức của nhân cách, tiếng Nga, Nxb. Đại học Tổng

hợp, Mátxcơva, Mátxcơva, 1933.

S.Freud - Dẫn theo Pervin A.Lawrence & John Oliver: Personality:

Theory and research, John Wiley & Sons Inc., 1997.

Cao Đình Quát, "Học thuyết của Call Ransom Rogers về nhân cách,

Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục, số 73, 1989.

C. Rogers, Tiến trình thành nhân, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1992.

Hall Cavin s. & Lindzey Carner, Theories of Personality, John Wiley &

Sons Inc., N.Y. London, Sidney, 1953.

Page 318: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Hữu Ngọc, Tham luận tại hội thảo về "cái Tôi" do Viện Tâm lý học tổ

chức - 2000, Hà Nội. Tư liệu lưu trữ tại Phòng thông tin tư liệu thư viện - Viện

Tâm lý học.

Phan Ngọc, Tham luận tại hội thảo về "cái Tôi" do Viện Tâm lý học tổ

chức - 2000, Hà Nội. Tư liệu lưu trữ tại phòng thông tin tư liệu thư viện - Viện

Tâm lý học.

Đỗ Long và Phan Mai Hương (chủ biên). Tính cộng đồng - Tính cá

nhân và "cái Tôi" của con người Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia,

2002, Tr. 15.

Phạm Minh Hạc, Tâm lý học Vưgôtxki, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998.

IU.B. Gippenrnyte, A.A.Puđưrev (chủ biên), Tâm lý học nhân cách,

tiếng Nga, Nxb. Đại học Tổng hợp Mátxcơva, Mátxcơvn, 1982.

Khoa học tâm lý thế kỷ XX ở nước Nga. Các vấn đề lý thuyết và lịch sử,

tiếng Nga, Nxb. Viện Tâm lý học Viện Hàn lâm Nga, Mátxcơva, 1997.

C.George Boeree, Các lý thuyết nhân cách, tiếng Anh, mạng yahoo.

S.Freud, Các bài giảng về phân tâm học, tiếng Nga.

L.X.Vưgôtxki, Tâm lý học, tiếng Nga, Nxb. Exmo Press, Mátxcơva,

1997.

X.L.Rubinstcin, Cơ sở tâm lý học đại cương, tiếng Nga, Nxb. Sách giáo

khoa sư phạm, Mátxcơva, 1997.

A.N. Leonchiev, Những bài giảng tâm lý học đại cương, tiếng Nga, Nxb.

Tư tưởng, Mátxcơva, 2001.

Mô hình nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá,

hiện dại hoá đất nước, Đề tài KHXH 04-04, Hà Nội, 2000.

Bon, N. W. & McConkey, K. M. (Ed), Psychological Science, The

McGraw-Hill Companies, Inc.

J. M. Burger, Personality. 5 Ed. Wadsworth, 2000.

Page 319: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

G. F. Huon, Personality, in N. W. Bon và K. M. McConkey (Ed),

Psychological Science, The McGraw- Hill Companies, Inc, 2001.

Mayer, J.D. Salovey. p. & Caruso. D. "Models of Emotional Intelligence"

in R. J. Sternberg (Ed), Hand book of Intelligence, Cambrige University Press,

2001.

Schultz, R.p.&Schultz, S.E.Theorices of Personality, 7 Ed. Wadsworth,

2001.

Sternberg, R. J. (Ed), Hand book of Intelligence, Cambrige University

Press, 2000.

Nguyễn Đức Bách - Lê Văn Yên - Nhị Lê, Một số vấn đề về định hướng

xã hội chủ nghĩa, ở Việt Nam, Nxb. Lao dộng, Hà Nội, 1998.

Bạch Hổ, Thiên thời, địa lợi nhân hoà, Nxb. Văn hoá, Hà Nội, 2000.

Gary Groth - Marmat, Cẩm nang về đo lường tâm lý, tiếng Anh, Nxb.

Awiley Interscence Publication John Wiley Sons, 1990.

Phạm Minh Hạc, Hành vi và hoạt động, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1989.

Phạm Minh Hạc – Trần Kiều – Đặng Bá Lãm - Nghiêm Đình Vỹ, Giáo

dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

Abraham Maslow, Nghiên cứu về động cơ của con người, tiếng Anh.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Một số vấn đề về Tâm lý học đại

cương, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1970, t.2.

P.C.Hemob, Tâm lý học, tiếng Nga, Nxb. Giáo dục, Mátxcơva, 1995.

Mạc Văn Trang, "Một vài nét về con người Việt Nam thời kỳ mở cửa và

những giá trị cần định hướng để đi vào thế kỷ XXI", Đề tài KX07, tháng

8/1995.

Thái Duy Tuyên, "Ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế thị trường đối

với sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam", Đề tài KX07,

tháng 10/1995.

Page 320: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Tài liệu tập huấn đào tạo giảng viên về công tác tham vấn, UNICEF,

2002.

Trung tâm thông tin tư liệu, Nền kinh tế tri thức - Nhận thức và hành

động - Kinh nghiệm của các nước phát triển và đang phát triển, NxB. Thống

kê, Hà Nội, 2000.

MỤC LỤC

Lời Nhà xuất bản

Lời nói đầu

Phần I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

A/ Nghiên cứu con người và nhân cách con người – GS.VS. Phạm

Minh Hạc

B/ Về nhân cách và nghiên cứu nhân cách – PGS.TS. Lê Đức Phúc

C/ Một số vấn đề về nhân cách và nghiên cứu nhân cách – TS. Vũ Thị

Minh Chí

D/ Về nhân cách và mô hình nhân cách con người Việt Nam trong giai

đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá – TS. Nguyễn Xuân Thức

Phần II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHỮNG MẶT CHỦ YẾU TRONG CẤU TRÚC NHÂN CÁCH

A/ Các lý thuyết về nhu cầu và nhu cầu của con người Việt Nam trong

giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hóa – TS. Nguyễn Kim Quý

B/ Động cơ và quá trình hình thành nhân cách – TS. Lê Hương

C/ Về nghiên cứu thái độ trong nhân cách – PGS.TS. Võ Thị Minh Chí

D/ Ý thức, tự ý thức và sự phát triển nhân cách – Trần Ninh Giang

E/ Vấn đề “cái Tôi” trong tâm lý học nhân cách – GS. TS. Đỗ Long

Page 321: Một Số Vấn Đề Nghiên Cứu Nhân Cách (Word)saomaidata.org/library/420.MotSoVanDeNghienCuuNhanC…  · Web viewTức là MMPI áp dụng các mục chú trọng vào việc

Phần III. CÁC TIẾP CẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH

A/ Cách tiếp cận nghiên cứu tâm lý học nhân cách – GS.VS. Phạm

Minh Hạc

B/ Một số điểm cần được chú ý trong nghiên cứu văn hoá, con người,

nguồn nhân lực – PGS.TS. Lê Đức Phúc

C/ Phương pháp luận nghiên cứu và đo lường nhân cách – TS. Nguyễn

Công Khanh

Phần IV. CÁC NHÀ TÂM LÝ HỌC

Phụ lục 1. Các test thông dụng

Phụ lục 2. Ý thức và vô thức trong xúc cảm, tình cảm con người

TÀI LIỆU THAM KHẢO

---//---

MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH

Chủ biên:

GS.VS. Phạm Minh Hạc - PGS.TS. Lê Đức Phúc

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HÀ NỘI - 2004