MÁNG UỐN TỰ ĐỘNG - trungtamqlkdg.com.vn · Sau khi vắt sữa đầu, và cho bê sơ sinh...

19
MÁNG UỐN TỰ ĐỘNG a. Dùng thép không rỉ hoặc xi măng b. Cỡ: - Đường kính: 30 cm - Sâu 10 cm Hệ thống bơm tự động tốt. Các máng nước được nối với ống nước và được bơm tốt. DÂY BUỘC BÒ Cách buộc bò phụ thuộc vào loại chuồng thiết kế. Cách buộc nên làm như sau: a. Chiều dài dây thừng là 1 mét, hoặc dài ngắn để bò bước ra phía trước được b. Nên buộc vào cổ dùng vòng đeo

Transcript of MÁNG UỐN TỰ ĐỘNG - trungtamqlkdg.com.vn · Sau khi vắt sữa đầu, và cho bê sơ sinh...

MÁNG UỐN TỰ ĐỘNG

a. Dùng thép không rỉ hoặc xi măng

b. Cỡ:

- Đường kính: 30 cm

- Sâu 10 cm

Hệ thống bơm tự động tốt. Các máng nước được nối với ống nước và được bơm tốt.

DÂY BUỘC BÒ

Cách buộc bò phụ thuộc vào loại chuồng thiết kế. Cách buộc nên làm như sau:

a. Chiều dài dây thừng là 1 mét, hoặc dài ngắn để bò bước ra phía trước được

b. Nên buộc vào cổ dùng vòng đeo

Lợi ích của việc lót nền cho bò:

a. Giúp hút nước, làm nền chuồng khô ráo

b. Bò có thể đứng một cách thoải mái

Có nhiều cách lót chuồng khác nhau và có thể dùng nhiều loại nguyên liệu, ví dụ như dùng thảm nhựa, mạt cưa, rơm khô cắt ngắn…

Nên chuẩn bị một nơi ghi chép để người nuôi có thể ghi chép. Có thể dùng 1 tấm bảng và ghi những thông tin như sinh sản, cho ăn hoặc các thông tin quan trọng khác

GHI CHÉP SINH SẢN

Tên chủ trại :………………………..

Số/tên bò :………………………..

Ngày sinh :………………………..

Bố :………………………..

Mẹ :………………………..

Ngày sinh sản :………………………..

Số lần sinh sản :………………………..

Số Ngày thụ tinh Bò đực Chửa 1 2 3 4 5 6 7

GHI CHÉP CHO ĂN

Tổng lượng thức ăn (kg) Loại thức ăn Thời gian 07-08 10-11 12-13 16-17 18-19

Cỏ voi Cỏ tự nhiên Cỏ khô Thức ăn ủ chua Lá ngô Rơm Cây họ đậu Thức ăn tinh Bã đậu phụ Bã bia

Ghi chú:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

MẪU MÔ HÌNH CHUỒNG BÒ VẮT SỮA TẠI BPT-HMT CIKOLE

XII. CHUẨN BỊ CHO BÒ ĐẺ

Hai tháng trước khi bò đẻ lứa kế tiếp hoặc 10 tháng (305 ngày) từ khi bò bắt đầu cho sữa, cần tiến hành cho bò cạn sữa. Mục đích là cho tế bào tuyến vú được nghỉ ngơi. Trong giai đoạn này, bầu vú sẽ tái tạo lại tế bào nang sữa

1. Thuỳ vú phải phía trước a. Mạch máu e. ống dẫn sữa 2. Thuỳ vú phải phía sau b. Tế bào biểu mô f. Bể sữa 3. Thuỳ vú trái phía trước c. Tế bào nang sữa g. Xoang đầu vú 4. Thuỳ vú trái phía sau d. Xoang nang sữa h. Kênh núm vú

Chúng ta cần biết ngày sinh dự kiến để quyết định ngày bắt đầu cho bò cạn sữa. Có thể dùng lịch sinh sản (Lịch thụ tinh nhân tạo) để biết được ngày sinh dự kiến

VÍ DỤ NGƯNG CHU KỲ TIẾT SỮA (CẠN SỮA)

Xử lý Thời gian Vắt sữa Thức ăn tinh Phòng ngừa viêm vú

1 2 3 4 5 23/3/2002 2 lần/ngày Lượng thức ăn phụ

thuộc vào sản lượng sữa 24/3/2002 25/3/2002 26/3/2002

1 lần/ngày

27/3/2002 Không vắt 28/3/2002 1 lần/ngày 29/3/2002 Không vắt

Ngày sinh dự kiến: 1/6/2002

Ngày cạn sữa dự 30/3/2002 1 lần/ngày

Thức ăn cho bê hậu bị 2 kg/ngày

Bơm kháng sinh vào

bầu vú sau khi vắt sữa

1∼ 7/4/2002 Ngưng cho ăn thức ăn tinh

kiến 1/4/2002

8/4/2002 Đến lúc sinh

Không vắt

Thức ăn tinh 2 kg/ngày

Một tuần trước khi sinh phải đưa bò đến chuồng đẻ. Lót chuồng bằng một lớp dày rơm khô sạch

XIII. CHĂM SÓC BÒ SAU KHI SINH SẢN

Sau khi sinh bò mẹ cần được ăn thức ăn đặc biệt bao gồm: thức ăn tinh (một nắm), muối (một nắm) và nước ấm (khoảng 10 lít)

Sau khi vắt sữa đầu, và cho bê sơ sinh uống, cần lau sạch cơ thể bò cho mẹ

XIV. KỸ THUẬT CẮT MÓNG

Mục đích của việc cắt móng là để giảm các bệnh về móng, giữ thăng bằng cho bò khi bò đứng hoặc nghỉ ngơi và để tăng khả năng hấp thụ những thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất của bò.

Tốc độ phát triển móng của bò bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: thành phần thức ăn, điều kiện sức khoẻ, và môi trường. Móng bò phát triển không chỉ là dài ra mà còn dày lên, trong 1 tháng móng bò sẽ dày lên khoảng 6mm. ở những con bò tơ (hoặc bê) dưới 15 tháng tuổi, móng phát triển rất nhanh. Do đó cắt móng cho bê đang phát triển là rất quan trọng. Đối với những bò trưởng thành nên cắt móng mỗi năm 2 lần. Cần có các nguyên tắc và kỹ thuật cắt móng sao cho khi tiến hành cắt móng đạt hiệu quả cao nhất mà không gây nguy hiểm cho bò kể cả đối với những bò đang mang thai. Do đó việc có dóng bò là rất cần thiết không chỉ đối với việc cắt móng mà đối với cả việc điều trị hoặc phối giống.

(Phụ lục 1)

Hình dáng móng bò

Khi bò đứng, chân trước đỡ khoảng 60-65% khối lượng cơ thể và chân sau đỡ khoảng 30-35%. Chính điều này có ảnh hưởng rất nhiều đến móng của bò, móng trước tròn và rộng còn móng sau hình ovan và mỏng

(Xem hình 2)

Có thể quan sát móng bò từ chân trước hoặc chân sau (Hình 3)

Móng trái và móng phải thường có cùng cỡ.

Đường nối giữa da và móng là phần tầng sinh móng

Quan sát móng từ bên cạnh (Hình 4)

Tiếp xúc giữa móng bò và nền thường nghiêng một góc 450C

Quan sát từ đằng sau (Hình 5)

Mỗi bên móng nâng khối lượng cơ thể ngang nhau: 50%-50%

Chân bò có hình dạng bình thường

Tư thế đứng tốt nhất của bò là khi ta thấy 2 chân trước và 2 chân sau trông khoẻ mạnh và thẳng (Hình 6).

Giải phẫu và tên các bộ phận ở chân (Hình 6):

a. Cổ chân

b. Móng phụ

c. Móng xương bàn chân

d. Xương bàn dài

e. Xương bàn ngắn

f. Xương móng chân

Dáng đứng tốt nhất là trên 4 chân, cả chân trước và sau thẳng. Khoảng cách móng của 2 chân trước cách nhau tốt nhất khoảng 2-2,5 lần bề rộng của móng, khoảng cách các móng sau khoảng 3 lần. (Hình 7)

Dáng đứng của chân bị ảnh hưởng lớn bởi hình dạng móng. Khi móng có hình dạng tốt, bò có thể đứng thẳng. Ngược lại, nếu móng quá ngắn hoặc quá dài, chân sẽ bị cong và yếu. (Hình 8)

Nếu móng có hình dạng bất thường trong thời gian dài, cấu trúc sương bên trong sẽ bị thay đổi. Trong điều kiện tốt, trục của sương cổ chân dài, sương cổ chân ngắn và sương móng thẳng hàng nhau. Nhưng nếu ở điều kiện không tốt, sương móng sẽ thay đổi hình dạng và sẽ không thẳng trục với các xương kia. (Hình 9)

Móng dày và móng không đều nhau sẽ dẫn đến hình dáng chân bị thay đổi (Hình 10)

Khi hình dạng móng bình thường, bò có thể đứng thẳng. Nhưng nếu hình dạng bất thường thì chân sẽ bị cong (Hình 11)

Những điểm cần lưu ý khi cắt gọt móng

Về cơ bản, cắt gọt móng không phải là mục đích của người nuôi. Nghĩa là không nên cắt gọt móng một cách thô bạo, mà mục đích là sau khi cắt móng sẽ làm cho con vật cảm thấy dễ chịu hơn khi đứng hoặc đi.

Trước khi cắt móng cần đưa bò đến nơi cơ nền phẳng, từ đó ta có thể quan sát chân móng con vật từ phía trước, phía sau và hai bên, từ đó ta có thể thấy được tình hình của chân móng lúc đứng cũng như khi chúng di chuyển. Khi quan sát, ta cần quan sát kỹ lưỡng tình hình, hình dạng của chân, móng để quyết định nên cắt gọt móng nào và như thế nào để tốt nhất cho con vật.

Nếu trong thời gian dài bò chưa được cắt móng, móng của nó trở nên dài và dày, ta không thể cắt xong trong 1 lần được mà phải cắt từ từ làm nhiều lần định kỳ trong vòng 2-3 tháng.

Quy trình cắt gọt móng

a. Cho bò vào dóng cố định Buộc dây thừng vào đằng trước và sau bò. Cả bốn bàn chân bò phải đặt trên nền dóng (Hình 12)

b. Trước khi cắt móng, cần xác định rõ trật tự lát cắt (Hình 13)

c. Dùng dao và búa gỗ để chặt phần ngoài của móng sau, giống như hình vẽ (hình 14)

d. Hình dạng phía trước của móng sau sau khi cắt hình o-van. Phần cắt đi của đầu móng sau nên ngắn hơn 1,5cm. Bởi vì đường kẻ trắng của móng thường không rõ. Nếu ta cắt qua đường kẻ trắng này bò sẽ bị chảy máu (Hình 15)

e. Sau đó buộc chân sau và nâng lên (Hình 16). Làm sạch móng bằng dao cạo và bàn

chải nhúng nước

Sau khi làm sạch móng, ta tiến hành cắt bàn để móng. Để cắt đạt hiệu quả, chúng ta cần thao tác đúng và cắt đúng trật tự (hình 17)

g. Bằng việc dùng ngón tay trỏ và ngón

tay giữa lên thành móng, ta có thể quan sát được móng phải và trái từ phía sau, từ đó có thể biết được độ dày và chiều dài của chúng đều hay không đều (Hình 18). Để tránh cho bò bị mệt, ta nên bắt đầu gọt từ phần sau của chân sau, sau đó chuyển chéo sang phần trước

h. Dùng dao gọt để cắt những phần móng dày. Cắt bằng cách gọt từng lát mỏng một. Việc cắt từng lát phải được tiến hành nhẹ nhàng và từng ít một. Cuối cùng vạch màu trắng sẽ hiện ra rõ rệt. Khi lòng móng đặc biết vùng xanh quanh vạch trắng xuất hiện màu hồng thì dừng cắt. Vì lúc này móng còn rất mỏng, nếu cắt thêm, sẽ chảy máu. (hình 19)

i. Khi cả hai móng đã được gọt phẳng, ta gọt một hõm (hình 20)

j. Dùng giũa để giũa những chỗ móng dày cho đến khi khoảng cách đến vạch trắng khoảng 0,5-1cm. Thao tác giũa là từ sau ra trước dọc theo đường vạch trắng. Thậm chí không cần để ý đến hình dáng móng mà chỉ cần giũa căn theo vạch trắng k. Móng của chân sau còn lại cũng tiến hành theo trật tự truy trình tương tự l. Sau khi cắt xong móng chân sau, ta tiến hành cắt chân trước.

Hình 21

DÓNG CỐ ĐỊNH BẰNG SẮT

LÀM NỀN DÓNG

DÓNG CỐ ĐỊNH BẰNG TRE

XV. ĐÁNH GIÁ ĐIỂM THỂ TRẠNG

Thể trạng bò, quá béo hoặc quá gầy, có thể đánh giá được bằng lượng mỡ tích luỹ trong cơ thể. Lượng mỡ tích luỹ có thể được thể hiện qua điểm thể trạng (BCS, điểm). Điểm có giá trị từ 1 (quá gầy) đến 5 (quá béo). Lý tưởng là 3

PHÂN LOẠI ĐIỂM thấp hơn 3 (Hình chữ "V")

ĐIỂM ĐẶC ĐIỂM 3 Xương ngồi và khum hông có mỡ bao bọc 2.75 Xương ngồi: không có mỡ

Khum hông: Có mỡ bao bọc 2.5 Khum hông: Góc cạnh nhưng vẫn có mỡ Thấp hơn 2.5 Khum hông: không có mỡ

Điểm 2.0

Xung quanh xương hông và xương đuôi không có mỡ

Điểm 2.5

Xung quanh khum hông có lớp xỡ mỏng, nhưng xương đuôi không có mỡ

Điểm 2.75

Xung quanh xương đuôi có mỡ, và khum hông lớp mỡ hơi dày hơn

Điểm 3.0

Quanh khum hông và xương đuôi có lớp mỡ. Khum hông và xương ngồi tạo thành

chữ “V”

ĐIỂM ĐẶC ĐIỂM 3.25 Dây chằng giữa xương cùng và xương đuôi, dây chằng từ xương duôi

đến xương khum hông nhìn rõ 3.5 Dây chằng xương cùng nhìn to rõ, vẫn quan sát được dây chằng

khung đuôi 3.75 Dây chằng xương cùng nhìn khá rõ, không nhìn dây chằng khum

đuôi 4.0 Không nhìn thấy dây chằng xương cùng và khum đuôi

Điểm 3.25

Xung quanh khum hông và xương khum đuôi có mỡ. Khum hông và khum đuôi tạo thành chữ “U”

Điểm 3.5

Khum hông và khum đuôi tạo thành chữ “U”. Khum hông và khum đuôi có nhiều mỡ. Dây chằng hông nhìn thấy được, dây chằng khum đuôi không rõ

Điểm 3.75

Khum hông và khum đuôi tạo thành chữ “U”. Khum hông và khum đuôi có nhiều mỡ. Dây chằng hông không nhìn thấy được. Dây chằng khung đuôi không rõ

Đánh giá điểm thể trạng phải được tiến hành thường xuyên, nó có thể giúp phát hiện những vấn đề về thức ăn, không chỉ cho từng cá thể mà cho cả đàn. Từ đó, cần nỗ lực thường xuyên để giải quyết các vấn đề nảy sinh

Ví dụ:

1. Nếu điểm thể trạng bị giảm sút nghiêm trọng sau khi sinh sản, cần tiến hành các biện pháp chăm sóc nào?

a. Trật tự cho ăn có đúng không?

b. Có thức ăn thừa sau bữa không?

c. Tình trạng phân như thế nào?

d. Có vấn đề gì với dạ cỏ hay cơ quan tiêu hoá khác không?

e. Cố gắng cải thiện vấn đề dinh dưỡng và quản lý!

2. Nếu điểm thể trạng của một đàn có hiện tượng bất thường, ví dụ như dưới 2,5 hay trên 3,25, cần tiến hành cải thiện chế độ dinh dưỡng và quản lý.

ĐIỂM THỂ TRẠNG TỐI ƯU

GIAI ĐOẠN VẮT SỮA ĐIỂM

Giai đoạn đầu của chu kỳ, hay giai đoạn năng suất sữa đạt đỉnh

2,5

100 ~ 200 ngày sau sinh 2,5 ~ 3,5

200 sau sinh ~ cạn sữa 2,75 ~ 3,5

Giai đoạn cạn sữa 3,25 ~ 3,5