MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ LOÀI THÔNG … · 2015-10-29 · Trong báo cáo...

4
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 520 MI QUAN HDI TRUYN CA MT SLOÀI THÔNG (CONIFERALES) VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ XÁC ĐỊNH TRÌNH TNUCLEOTIDE VÙNG GEN rbcL (RIBULOSE - 1,5 - BISPHOSPHATE CARBOXYLASE) VŨ ĐÌNH DUY, NGUYỄN MINH TÂM Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam BÙI THỊ TUYẾT XUÂN, ĐỖ HỮU THƯ, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật NGUYỄN MINH ĐỨC Trường Đại học Phương Đông Một số nghiên cứu về cây phát sinh phả hệ trên cơ sở vùng gen 18S và 28S đã chỉ ra mối quan hệ di truyền của 7 họ thuộc bộ Cây lá kim Coniferales (Chaw và c ộng sự, 1995; 1 997; Stefanovic và c ộng sự , 1998). Cheng và c ộng sự (2000) đã sử dụng gen lục lạp và ITS để xác định mức độ tiến hoá của 6 chi, Taxus, Pseudotaxus, Austrotaxus, Amentotaxus, Torreya và Cephalotaxus thuộc 2 họ Taxaceae và Cephalotaxaceae. Little (2006) kết hợp các đặc điểm giải phẫu, sinh hoá, hình thái vi cấu trúc cùng với dẫn liệu sinh học phân tử vùng gen MatK, NEEDLY intro2, ITS, rbcL và trnl đ ã xây d ựng mối quan hệ tiến hoá trong họ phụ Cupressoidae. Tam và Trang (2010) đ ã sử dụng vùng gen 18S để xác đị nh mối quan hệ tiến hoá của 6 chi thuộc họ Hoàng đàn Cupressaceae ở Việt Nam. Trong báo cáo này chúng tôi đề cập đến quan hệ của 18 loài cây lá kim thuộc bộ Cây lá kim trên cơ sở phân tích trình tự nucleotide vùng gen rbcL. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bảng 1 17 loài Thông được sử dụng cho phân tích DNA

Transcript of MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ LOÀI THÔNG … · 2015-10-29 · Trong báo cáo...

Page 1: MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ LOÀI THÔNG … · 2015-10-29 · Trong báo cáo này chúng tôi đề cập ... Phòng Phân loại học Thực nghiệm và Đa

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4

520

MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ LOÀI THÔNG (CONIFERALES) Ở VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ NUCLEOTIDE

VÙNG GEN rbcL (RIBULOSE - 1,5 - BISPHOSPHATE CARBOXYLASE)

VŨ ĐÌNH DUY, NGUYỄN MINH TÂM Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam

BÙI THỊ TUYẾT XUÂN, ĐỖ HỮU THƯ, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

NGUYỄN MINH ĐỨC Trường Đại học Phương Đông

Một số nghiên cứu về cây phát sinh phả hệ trên cơ sở vùng gen 18S và 28S đã chỉ ra mối quan hệ di truyền của 7 họ thuộc bộ Cây lá kim Coniferales (Chaw và cộng sự, 1995; 1 997; Stefanovic và cộng sự, 1998). Cheng và cộng sự (2000) đã sử dụng gen lục lạp và ITS để xác định mức độ tiến hoá của 6 chi, Taxus, Pseudotaxus, Austrotaxus, Amentotaxus, Torreya và Cephalotaxus thuộc 2 họ Taxaceae và Cephalotaxaceae. Little (2006) kết hợp các đặc điểm giải phẫu, sinh hoá, hình thái vi cấu trúc cùng với dẫn liệu sinh học phân tử vùng gen MatK, NEEDLY intro2, ITS, rbcL và trnl đã xây dựng mối quan hệ tiến hoá trong họ phụ Cupressoidae. Tam và Trang (2010) đã sử dụng vùng gen 18S để xác định mối quan hệ tiến hoá của 6 chi thuộc họ Hoàng đàn Cupressaceae ở Việt Nam. Trong báo cáo này chúng tôi đề cập đến quan hệ của 18 loài cây lá kim thuộc bộ Cây lá kim trên cơ sở phân tích trình tự nucleotide vùng gen rbcL.

I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bảng 1

17 loài Thông được sử dụng cho phân tích DNA

Page 2: MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ LOÀI THÔNG … · 2015-10-29 · Trong báo cáo này chúng tôi đề cập ... Phòng Phân loại học Thực nghiệm và Đa

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4

521

Tổng số 18 mẫu lá hoặc vỏ cây từ 17 loài thuộc 5 họ của bộ Cây lá kim sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập vào năm 2009, 2010 và năm 2011 (Bảng 1), được bảo quản tại Phòng Phân loại học Thực nghiệm và Đa dạng nguồn gen của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.

DNA tổng số được tách chiết từ lá hoặc vỏ cây tươi bằng phương pháp CTAB (Doyle và Doyle, 1990) có cải tiến. PCR (polymerase chain reaction) được tiến hành cùng cặp mồi rbcL (với kích thước lý thuyết là 900bp) có trình tự rbcL -F: 5’- CACTGTTTGGACCGATGGACT TAC-3’ và rbcL-R: 5’- CTTCGCGGATCACTTCATTACCTTC-3’. Nhân bản DNA được tiến hành trên máy Gen Amp PCR systems 9700 theo chu trình sau: 94oC: 3 phút; tiếp theo 40 chu kỳ 94oC: 1 phút, 55oC: 1 phút, 72oC: 1 phút, chu kỳ cuối 72oC: 10 phút. Điện di sản phẩm PCR trên gel agarose 1% trong 40ml dung dịch đệm 1xTAE. Sản phẩm PCR được tinh sạch bằng Purification Kít (Hãng QIAGEN), giải trình tự sử dụng với kít BigDye terminator v3.1 với mồi xuôi rbcL1-F và máy Avant 3100 Automated DNA sequencer …

So sánh sự khác nhau về vị trí các nucleotide giữa các cặp loài dùng ClustalW (Thomas và cộng sự, 1994) và phần mềm MEGA4 (Tamura và cộng sự, 2007) được sử dụng để phân tích dữ liệu. Cây phát sinh chủng loại được xây dựng theo phương pháp NJ (Neighbor Joining).

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chiều dài vùng gen rbcL khoảng 861bp đã được xác định cho 17 loài Thông nghiên cứu. Sau khi loại bỏ tất cả các vị trí trống, 861 vị trí có giá trị được sử dụng cho phân tích. Trong số 180 vị trí biến đổi (Variable), giá trị mang thông tin tiến hóa (Parsimony informative) chiếm 148 vị trí. Số cặp nucleotide tương đồng trung bình 681. Số cặp tương đồng cao nhất là 285 xuất hiện ở vị trí codon thứ 1 và thấp nhất là 237 ở vị trí codon thứ 2. Hệ số trung bình của các cặp đồng hoán (transition) và dị hoán (transversion) là 2,9. Giá trị này đối với vị trị codon thứ nhất, thứ hai và thứ ba là 0,4; 3,5 và 1,8, tương ứng.

Không có sự khác nhau về trình tự nucleotide trong 2 cặp loài, Thông đỏ bắc ( Taxus chinensis)/Thông đỏ nam (T. wallichiana) và Bách xanh núi đá (Calocedrus macrolepis)/ Bách xanh núi đất (C. rupestris). Có sự khác nhau giữa các loài trong cùng chi, như Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri) và Thông tre lá dài (P. nerifoliuss) có 6 vị trí và cặp loài Kim giao bắc (N. fleuryi) và Kim giao nam (N. wallichiana) có 20 vị trí. Hai mẫu của loài Hoàng đàn (C. tonkinensis) - Hoàng đàn rủ và Hoàng đàn tía chỉ có 1 vị trí khác nhau. Thành phần base của 17 loài thông nghiên cứu được trình bày ở Bảng 2.

Phân tích mối quan hệ di truyền trên cơ sở dữ liệu vùng gen rbcL của 18 mẫu thuộc 17 loài Thông theo phương pháp NJ ( Neighbor Joining) đ ã chỉ ra mối quan hệ giữa các loài Thông (Hình 1). Ba nhánh tiến hóa được tách biệt rõ ràng: nhánh thứ nhất gồm 5 loài thuộc họ Kim giao (Podocarpaceae); nhánh th ứ hai gồm 3 loài thuộc họ Thông (Pinaceae); nhánh thứ ba gồm các loài của 3 họ Thông đỏ (Taxaceae), họ Hoàng đàn (Cupressaceae) và họ Bụt mọc (Taxodiaceae). Trong nhánh này gồm 2 nhánh phụ, một nhánh gồm 3 loài thuộc họ Thông đỏ (Taxaceae), trong đó thông đỏ nam (T. wallichiana) và thông đỏ bắc (T. chinensis) có quan hệ mật thiết với nhau với giá trị bootstrap 100%. Nhánh phụ còn lại gồm 7 loài thuộc 2 họ còn lại, trong đó loài Sa mu dầu (Cunninghamia konishii) thuộc họ Bụt mọc (Taxodiaceae) tách riêng rẽ ra so với 6 loài thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae). Trong h ọ Hoàng đàn, loài Bách xanh núi đất (C. macrolepis) và bách xanh núi đá (C. rupestris) có quan hệ mật thiết với nhau với giá trị bootstrap (100%); mẫu Hoàng đàn rủ và Hoàng đàn tía (C. tonkinensis) có quan hệ mật thiết với nhau với giá trị bootstrap 99%. Kết quả phân tích mối quan hệ giữa các họ trong bộ Cây lá kim cũng phù hợp với công bố của các tác giả khác (Chaw và cộng sự, 1995; 1997; Stefanovic và cộng sự, 1998).

Page 3: MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ LOÀI THÔNG … · 2015-10-29 · Trong báo cáo này chúng tôi đề cập ... Phòng Phân loại học Thực nghiệm và Đa

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4

522

Bảng 2

Thành phần base (%) trong vùng gen rbcL của 18 loài thông

Hình 1: Mối quan hệ di truyền của 17 loài thông theo phương pháp NJ

III. KẾT LUẬN

Đã giải trình tự một vùng gen rbcL có chiều dài 861bp từ 17 loài thông nghiên cứu. Xây dựng cây tiến hóa phân tử từ các số liệu trình tự này cho thấy các loài nghiên cứu tách thành 3 nhánh tiến hóa rõ ràng: nhánh thứ nhất gồm các loài thuộc họ Kim giao (Podocarpaceae); nhánh thứ hai gồm các loài thuộc họ Thông (Pinaceae); nhánh thứ ba gồm các loài của 3 họ Thông đỏ (Taxaceae), họ Hoàng đàn (Cupressaceae) và họ Bụt mọc (Taxodiaceae). 3 cặp loài có quan hệ rất gần nhau gồm: Thông đỏ bắc (Taxus chinensis) và Thông đỏ nam ( T. wallichiana), Bách xanh núi đá (Calocedrus macrolepis) và bách xanh núi đất (Ca. rupestris) và 2 mẫu Hoàng đàn

Page 4: MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ LOÀI THÔNG … · 2015-10-29 · Trong báo cáo này chúng tôi đề cập ... Phòng Phân loại học Thực nghiệm và Đa

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4

523

tía (Cupressus tonkinensis) và Hoàng đàn rủ (C. tonkinensis). Với kết quả này, chúng tôi cho rằng nên nhập loài Thông đỏ nam và loài Thông đỏ bắc vào cùng tên T. chinensis, loài Bách xanh núi đất và loài Bách xanh núi đá vào chung một tên là Bách xanh ( C. macrolepis), Hoàng đàn tía và loài Hoàng đàn rủ vào một loài C. tonkinensis.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hiep N. T., P. K. Loc, N. D. T. Luu, P. L. Thomas, A. Farjon, L. Averyanov, J. Jr. Regalado, 2004: Thông Việt Nam: Nghiên cứu hiện trạng và bảo tồn 2004, Fauna & Flora International, Chương trình Việt Nam, Hà Nội, tr. 55-56.

2. Chaw S. M., H. M. Sung, H. Long, A. Zharkikh, W. H. Li, 1995: J. Mol. Evol., 41: 224-230. 3. Chaw S. M., A. Zharkikh, H. M. Sung, T. C. Leu, W. H. Li., 1997: Mol. Biol. Evol., 14: 56-68. 4. Stefanovic S., M. Jager, J. Deutsch, J. Broutin, M. Masselot, 1998: Amer. J. Bot., 85(5): 688-697. 5. Cheng Y., R. G. Nicolson, K. Tripp, S. M. Chaw., 2000: Mol. Phyl. & Evol., 14(3): 353-365. 6. Little D. P., A. E. Schwarzbach, R. P. Adams, C. F. Hsieh, 2004: Amer. J. Bot., 91: 1872-1881. 7. Little D. P., 2006: Systematic Botany, 31(3): 461-480 8. Xiang Q. & J. Li, 2005: Harward papers in Botany, 9: 375-382 9. Nguyễn Minh Tâm, Vũ Đình Duy, Dương Văn Tăng, Nguy ễn Tiến Hiệp, Nguyễn Sinh

Khang, 2011: Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất Hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, NXB. KHTN&CN, Hà Nội, tr. 189-194.

10. Doyle J. J., D. J. Doyle, 1990: Pocus, 12: 365-371. 11. Thompson J. D., T. J. Gibson, F. Plewniak, F. Jeanmougin, D. G. Higgins, 1997:

Nucleic Acids Research, 25: 4876-4882. 12. Tamura K., J. Dudley, M. Nei, S. Kumar, 2007: Molecular biology and Evolution, 10: 1093.

Lời cám ơn: Báo cáo này là một phần của dự án Bảo vệ môi trường ”Bảo tồn và sử dụng bền vững một số loài thông quý hiếm có giá trị kinh tế cao đang bị đe dọa tuyệt chủng và khu hệ nấm nội ký sinh có ích trong các loài nghiên cứu”.

PHYLOGENY OF CONIFER SPECIES IN VIETNAM BASED ON rbcL SEQUENCE ANALYSES

VU DINH DUY, NGUYEN MINH TAM, BUI THI TUYET XUAN, DO HUU THU, NGUYEN MINH DUC

SUMMARY

We investigated the systematic position of 18 conifer species (Coniferales) in Vietnam using the rbcL region. Total DNA was extracted from tissue of leaves or inner barks. The nucleotide sequence of rbcL was determined to be about 861 bp and used for analysis of phylogeny of conifers using neighbor joining method. The analysis indicated that three clades were distinctly separated. One group included all Pinaceae species, the second group also included all Podocarpaceae species and the third included all species from 3 families Taxaceae, Cupressaceae and Taxodiaceae. The species group Taxus chinensis and T. wallichiana, Calocedrus macrolepis and Ca. rupestris have closely relationships with each other with bootraps of higher than 99%.