MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng...

134
MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Phần thứ nhất: Văn học địa phương tỉnh Đồng Nai 4 Văn học dân gian 4 Sự tích thác Trị An 4 Chàng út Nàng Sen 7 Trận Mãng xà 9 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng Nai 12 Tục ngữ về đời sống sản xuất và sinh hoạt xã hội ở Đồng Nai 12 Ca dao về thiên nhiên xứ sở ở Đồng Nai 17 Ca dao về sinh hoạt xã hội ở Đồng Nai 18 Bài ca dao “Rồng chầu ngoài Huế, ngựa tế Đồng Nai” 19 Văn học dân gian các dân tộc thiểu số ở Đồng Nai 19 Văn học viết 23 Một cuộc đua thuyền trên sông Đồng Nai 23 Chu Thổ Sừ vân 26 Tân Triều đãi độ 28 Văn tế vợ 29 Bà bán cau 31 Nhớ Bắc 32 Kòn Trô 32 Mưa thu nhớ tằm 41 Giữ lấy màu xanh 44 Văn bia Biên Hòa Đồng Nai 300 năm 46 Văn bia đền thờ liệt sĩ huyện Nhơn Trạch 48 Văn bia Văn Miếu Trấn Biên 49 Phần thứ hai: Lịch sử địa phương tỉnh Đồng Nai 51 Giới thiệu vài nét về Đồng Nai 51 Cư dân cổ Đồng Nai 52 Làng đá Bửu Long 53 Nghề gốm ở Đồng Nai 54 Vùng đất Đồng Nai 55 Cuộc khẩn hoang của người Việt 57

Transcript of MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng...

Page 1: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

MỤC LỤCTrang

Mục lục 2Phần thứ nhất: Văn học địa phương tỉnh Đồng Nai 4Văn học dân gian 4Sự tích thác Trị An 4Chàng út Nàng Sen 7Trận Mãng xà 9Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng Nai 12Tục ngữ về đời sống sản xuất và sinh hoạt xã hội ở Đồng Nai 12Ca dao về thiên nhiên xứ sở ở Đồng Nai 17Ca dao về sinh hoạt xã hội ở Đồng Nai 18Bài ca dao “Rồng chầu ngoài Huế, ngựa tế Đồng Nai” 19Văn học dân gian các dân tộc thiểu số ở Đồng Nai 19Văn học viết 23Một cuộc đua thuyền trên sông Đồng Nai 23Chu Thổ Sừ vân 26Tân Triều đãi độ 28Văn tế vợ 29Bà bán cau 31Nhớ Bắc 32Kòn Trô 32Mưa thu nhớ tằm 41Giữ lấy màu xanh 44

Văn bia Biên Hòa Đồng Nai 300 năm 46Văn bia đền thờ liệt sĩ huyện Nhơn Trạch 48Văn bia Văn Miếu Trấn Biên 49

Phần thứ hai: Lịch sử địa phương tỉnh Đồng Nai 51Giới thiệu vài nét về Đồng Nai 51Cư dân cổ Đồng Nai 52Làng đá Bửu Long 53Nghề gốm ở Đồng Nai 54Vùng đất Đồng Nai 55Cuộc khẩn hoang của người Việt 57

Page 2: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

2

Đồng Nai qua ca dao 59Sự ra đời của thương cảng Cù lao Phố 60Thương cảng Cù lao Phố 62Đời sống văn hóa nghệ thuật 63Nét kiến trúc đình chùa 65Văn miếu Trấn Biên 66Đồng Nai trong kháng chiến chống Pháp 67Chiến khu D còn, Sài Gòn mất 71Cuộc kháng chiến chống Mỹ 73Chiến khu rừng Sác 78Bác Hồ với Đồng Nai, Đồng Nai với Bác Hồ 79Thành tựu phát triển KTXH từ 30/4/1975 đến 2005 80

Đồng Nai vùng đất mở trong phát triển công nghiệp 63Di tích lịch sử Đồng Nai 85Di tích kiến trúc nghệ thuật 88Danh nhân Đồng Nai 92Anh hùng đất Đồng Nai 95Chiến thắng Xuân Lộc 98Đồng Nai trước công nguyên 103Đồng Nai thiên niên kỷ đầu công nguyên 108Thành tựu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai từ 30/4/1975 đến nay 108Phần thứ ba: Địa lý địa phương tỉnh Đồng Nai 111Địa lý tự nhiên Đồng Nai 111Địa lý dân cư Đồng Nai 115Địa lý kinh tế Đồng Nai 118

Page 3: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

3

Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH ĐỒNG NAI------------------

I. VĂN HỌC DÂN GIAN

1. CHUYỆN KỂ

SỰ TÍCH THÁC TRỊ AN

Ngày xưa, ở vùng Đồng Nai, có một bộ tộc (1) du mục(2) thuộc dân tộc Châu Mạ(3)

chuyên sống bằng nghề nương rẫy (4) và săn bắt thú rừng. Đứng đầu bộ tộc này là tùtrưởng(5) Sora Đin, tuy râu tóc đã bạc phơ nhưng trong ông còn rất khỏe mạnh.

Sora Đina là con trai lớn của tù trưởng Sora Đin, được cha truyền nghề cung ná từnhỏ nên sớm trở thành tay thiện xạ (6). Trong một ngày, Sora Đina có thể dễ dàng hạ haicon hổ. Chàng còn có thể hạ được cả loài cá sấu hung dữ đã một thời gây khủng khiếp ởvùng giáp Sông Bé và sông Đồng Nai.

Lúc bấy giờ ở thượng nguồn sông Đồng Nai c ó nàng Điểu Du là trưởng nữ của tùtrưởng Điểu Lôi, người Châu Ro (7). Điểu Du say mê tập tành với chí hướng (8) nốinghiệp(9) cha. Chính cô đã trừ được con voi một ngà hung dữ ở vùng Đạt Bo. Tiếng thơmbay xa. Tài thiện xạ của Sora Đina gây được sự cảm mến trong lòng Điểu Du. Và SoraĐina cũng muốn được gặp mặt người con gái nổi tiếng về tài phóng lao (10) ở miền thượnglưu con sông(11).

Năm nọ, trời hạn hán. Các con suối lớn nhỏ đều khô cạn. Cả người lẫn thú đổ xô rasông tìm nước uống. Một hôm trời chuyển động, mây đen chao đảo trên vòm trời. Mộtchiếc xuồng độc mộc(12) chở một thiếu nữ tất tả xuôi mau vào bờ. Bỗng một con cá sấu từdưới nước nổi lên và đuổi theo chiếc xuồng. Lập tức hai mũi lao từ tay Điểu Du phóngnhanh về phía con cá sấu. Nó bị thương nên càng vẫy vùng lồng lộn, há miệng định nuốtchửng cả chiếc xuồng và người con gái .Trong cơn nguy hiểm, may sao thuyền của SoraĐina vừa kịp xuất hiện. Nhanh như chớp, chàng bắn liền hai phát tên. Cá sấu trúng tênchạy được một đoạn thì chìm nghỉm.

Sora và Điểu Du quen nhau từ đó. Họ trở thành đôi bạn xuôi ngược dòng sông.Dần dần họ yêu nhau. Mối tình của hai người được Sora Đin và Điểu Lôi chấp thuận.Theo phong tục hồi đó, trước ngày cưới, Sora Đina phải về ở rể bên đàng gái. Sora Đincho con trai mình chiếc tù và (13) và căn dặn:

- Gặp trắc trở thì thổi tù và, sẽ có người đến giúp.Sora Đina lên con ngựa trắng tiến về miền thượng lưu. Đi một đoạn đường, gặp

con suối cạn, Sora Đina phải dìu ngựa qua các gộp đá lởm chởm. Đột nhiên từ trên cây cổthụ có một con cọp xám phóng xuống ôm choàng lấy Sora Đina.

Đó là một gã đàn ông đội lốt hổ. Nó vừa đánh nhau với Sora Đina vừa hăm dọa:

Page 4: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

4

- Thần hổ đây, tao sẽ giết mày vì mày có tội….Sora Đina nào phải tay vừa. “Thần hổ” bị đánh ngã, bèn xông tới toan cướp ngựa.

Con ngựa trắng hí lanh lảnh chồm lên dữ dội, “thần hổ”bị ngựa đá, phóng nhanh vàorừng. Đi thêm một đỗi ngắn, Sora Đina đã thấy Điểu Du ra đón chàng ở bìa rừng. Đàngxa, Điểu Lôi cũng vừa tới.

Nhân lúc ngồi nghỉ, Sora Đina hỏi Điểu Du:- Vùng này có hổ không em?Điểu du cười đáp:- Thằng thầy mo(14) Sang Mô đó. Nó bày trò hù dọa dân làng. Nó oán em lắm vì em

không ưng nó.Thấy bóng Sang Mô loáng thoáng gần đây. Sora Đina lên tiếng:- Mời anh Sang Mô đến uống rượu với chúng tôi.Sang Mô đến, hắn trừng mắt nói với Sora Đina:- Anh là kẻ xa lạ, đến đây để làm gì?Một lát, hắn nhìn Sora Đina cười nham hiểm:- Nghe nói anh nổi tiếng về tài thiện xạ.Vậy ta thách anh: nếu anh bắn trúng cái lá

chót trên cành cây ta đang cầm trên tay thì ta sẽ nhường Điểu Du cho a nh.Hắn bẻ một nhánh quýt rừng và giơ lên. Hắn vừa thách vừa lắc lắc bàn tay khiến

nhánh quýt run rẩy như gặp gió.- Nào bắn đi!Dừng một phút, Sora Đina quát lớn:- Thần hổ coi đây!Sang Mô giật mình, ngừng tay. Sora Đina bắn mũi tên xuyên qua chiếc lá c hót.

Mọi người reo hò hoan hỉ.Lễ cưới diễn ra trọng thể. Đâm trâu, mời rượu, múa hát…Dân làng ca ngợi đôi trai

gái bằng tiếng hát và tiếng cồng chiêng (15) vang dậy. Riêng Sang Mô tức tối, kiếm cách trảthù.

Năm sau, Điểu Du sinh được một con trai. Ngày đứ a bé ra đời, mưa tầm tã, SangMô nhân đó tung tin : “Điểu Du sanh ra ma quỉ, rồi sẽ có nạn mất mùa đói kém!”.

Do đồn nhảm, Sang Mô bị Điểu Lôi gọi đến quở phạt. Hắn càng óan giận. Nămsau nữa, trong một chuyến đi săn chung với Điểu Lôi, Sang Mô đã sát hại (16) viên tùtrưởng bằng một mũi tên bắn lén sau lưng. Rồi hắn cùng với mười tên phản loạn(17) kháckéo về suối Đạt Bo để giết luôn vợ chồng Sora Đina.

Canh hai đêm đó, ngôi nhà của vợ chồng Sora Đina bỗng dưng bốc cháy. SoraĐina chỉ kịp hét lớn: “Có kẻ đốt nhà!”. Rồi ẵm con cùng Điểu Du thóat ra khỏi vùng lửa.

Cuộc xô xát diễn ra ác liệt. Mải lo che chở cho con, Sora Đina bị thất thế(18). CònĐiểu Du sau một lúc chống cự cũng bị Sang Mô bắt. Sora Đina xông tới cứu vợ. Đứa contuột khỏi tay chàng văng xuống đất.

Bỗng một cái bóng mảnh mai lao nhanh đến và ôm lấy thằng bé chạy thóat vàorừng. Người đó chính là Sang My, em gái Sang Mô. Sang Mô gào lên:

Page 5: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

5

- Đuổi theo, trừ cho tiệt nòi!Nhưng bóng con ngựa trắng của Sora Đina chở Sang My trên lưng đã biến mất vào

rừng.- Cho dù là em gái ta, cũng cứ bắn !Tên bay vun vút. Sang Mô còn đốt cháy rừng hòng ngăn cản em gái mình chạy

thóat. Tức giận, Sang Mô nghiến răng trói chặt vợ chồng Sora Đina quăng xuống mộtchiếc xuồng có chất sẵn một thứ nhựa cây dễ cháy, rồi thả xuồng trôi theo dòng nướcchảy xiết. Sang Mô cho xuồng chèo rượt theo và cứ nhắm vào xuồng của Sora Đinabuông những phát tên lửa. Đến một bậc đá, xuồng bị cản lại. Sora Đina đã kịp tháo dâytrói và rút tù và ra thổi một hồi dài.

Hàng trăm người ở miền hạ lưu (19) nghe tiếng tù và liền đổ xô ra bờ sông, nhảy quanhững gộp đá, tiến tới chiếc xuồng đang bốc cháy ngùn ngụt. Mọi người ngậm ngùi trướccái chết đau đớn của Sora Đina và Điểu Du. Vừa lúc ấy, con ngựa trắng chở Sang My vàđứa bé cũng chạy tới. Trên lưng Sang My có hai mũi tên cắm sâu. Nàng chỉ kịp trao đứabé cho ông già Sora Đin rồi ngã gục xuống ngựa. Sora Đin vuốt mắt Sang My.

- Ngàn đời tri ân(20) nàng đã cứu cháu ta.Còn con ngựa trắng thì ngóc đầu nhìn ra phía ngọn lửa đang b ốc cháy. Không thấy

chủ, nó hí lên một tiếng dài buồn thảm rồi phóng mình xuống dòng thác xóay.Trong khi đó bà con đã bắt trói Sang Mô và mười tên phản lọan đem nộp cho Sora

Đin. Những tên nghe lời dụ dỗ mua chuộc của Sang Mô được Sora Đin xóa tội. Còn SangMô thì bị trói chặt vào chỗ nó gây ra tội ác. Tù trưởng Sora Đin giương ná và lắp một mũitên ngắm vào Sang Mô. Mọi người hồi hộp chờ đợi.

Chợt Sora Đin hạ ná và hô to một tiếng “Pap”, rồi quẳng cái ná xuống dòng thác.Ông nói:

- Hận thù không nên nối tiếp bằng máu ! Vì lòng tri ân đối với Sang My, ta thachết cho Sang Mô !

Sang Mô dập đầu lạy tạ Sora Đin rồi ôm xác Sang My bước xuống xuồng, nướcmắt rơi lã chã.

Từ đó, người trong vùng gọi thác này là thác Tri Ân, sau đọc trại thành Trị An.(Trích Truyện dân gian Đồng Nai, Huỳnh Tới biên soạn, NXB Đồng Nai, 1994)

Chú thích* Truyện cổ tích thế sự : (còn gọi là truyện cổ tích sinh hoạt hay truyện cổ tích hiện

thực) có đặc điểm tiêu biểu là:- Nội dung : phản ánh những xung đột trong quan hệ gia đình và xã hội thời kỳ xã

hội có giai cấp.- Nhân vật : diễn biến số phận của nhân vật về cơ bản tương ứng với diễn biến của

cuộc sống hiện thực; kết thúc số phận của nhân vật bất hạnh trong truyện cổ tích thế sựthường không đẹp đẽ, có hậu như trong truyện cổ tích thần kỳ.

- Yếu tố thần kỳ : truyện cổ tích thế sự có rất ít hoặc thường là không có yếu tố

Page 6: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

6

thần kỳ; và yếu tố thần kỳ chỉ có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa của một sự kiện hiện thực.(1) Bộ tộc : tổ chức xã hội nguyên thủy ở trình độ cao hơn bộ lạc.(2) Du mục : chăn nuôi súc vật, nơi này hết cỏ thì dời sang nơi khác; súc vật được

nuôi ở đâu thì người ta theo sống ở đó chứ không ở một nơi cố định, không định cư(3) Châu Mạ : tên một dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời ở vùng rừng núi các tỉnh

Nam Tây Nguyên (trong đó có Đồng Nai).(4) Nghề nương rẫy : làm việc trên đất trồng trọt ở miền rừng núi.(5) Tù trưởng : người đứng đầu một bộ lạc.(6) Thiện xạ : bắn giỏi.(7) Châu Ro : tên một dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời ở vùng rừng núi các tỉnh

Nam Tây Nguyên (trong đó có Đồng Nai).(8) Chí hướng : ý muốn bền bỉ, quyết đạt tới một mục tiêu cao đẹp trong cuộc

sống.(9) Nối nghiệp : tiếp tục sự nghiệp người trước để lại.(10) Phóng lao : lao là cây tre, gỗ vót nhọn, dùng làm vũ khí, phóng vào người

quân địch để đâm thủng.(11) Thượng lưu : đoạn sông ở gần nguồn sông, thường kể cả vùng phụ cận.(12) Xuồng độc mộc : xuồng làm bằng một thân cây đục rỗng.(13) Tù và : dụng cụ để báo hiệu, thường dùng ở vùng rừng núi, làm bằng sừng

trâu, bò hoặc vỏ ốc, dùng hơi để thổi, tiếng vang xa.(14) Thầy mo : từ gọi thầy cúng trong một số dân tộc thiểu số vùng núi.(15) Cồng chiêng : các loại nhạc khí gõ làm bằng đồng, dùng để phát hiệu lệnh

hoặc biểu diễn trong các lễ nghi của một số dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.(16) Sát hại : giết hại.(17) Phản loạn : làm phản, gây rối loạn.(18) Thất thế : không có được hoặc bị mất đi vị trí, chỗ tực thuận lợi, làm cho

không có sức chống đỡ.(19) Hạ lưu: đoạn sông ở gẩn cửa sông, thường kể cả vùng phụ cận.(20) Tri ân : biết ơn, ghi ơn.

CHÀNG ÚT NÀNG SEN(Truyện cổ tích thế sự)

Chàng tên là Út, ở làng trên, đựơc cha truyền nghề thợ xoay(1). Nàng tên là Sen, ởlàng dưới, kế nghiệp mẹ làm thợ chấm men (2). Cả hai đều hiền lành, chăm chỉ làm ăn, hoatay(3) khéo léo. Cả hai được xem là nghệ nhân (4) nổi tiếng trong vùng gốm ven sông ĐồngNai(5).

Page 7: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

7

Chàng Út có thói quen in dấu ngón tay út vào sản phẩm của mình. Hàng gốm dochàng Út xoay được ưa chuộng, người ta đặt hàng đưa về làng dưới chấm men rồi vàolò(6). Nàng Sen vì tên là Sen nên thích tạo họa tiết (7) chấm men thành búp sen xanh. Thấycó dấu ngón tay út in vào mặt hàng được xoay, tạo dáng xinh xắn, Sen cũng tinh nghịch indấu ngón tay út mình vào bên cạnh. Lâu dần, dấu hai ngón tay út và búp sen xanh trởthành dấu hiệu của những hàng gốm được yêu thích, có giá, người ta tìm mua và bán đikhắp nơi.

Một lần tình cờ gặp nhau, nhận ra sự gắn bó cần thiết cho nhau trong nghề nghiệp,chàng Út và nàng Sen kết duyên chồng vợ. Họ chung sức làm cho hàng gốm của mìnhngày càng thêm đẹp, thêm độc đáo(8). Cuộc sống của họ cũng mỗi ngày mỗi khấm khá vàhạnh phúc.

Bỗng dưng binh đao(9) nổi lên. Giặc dữ kéo đến tàn phá làng gốm. Đương lúc chàng Út đi chọn đất(10) ở nơi xa, giặc kéo vào làng cướp bóc, bắt phụ nữ đưa về dinhtrại(11) bên kia sông, giở trò dụ dỗ, cưỡng hiếp. Nàng Sen cũng bị bắt. Nàng kháng cự(12)

nên bị giết, bị ném xác xuống sông.Được tin vợ bị bắt, chàng Út quyết vượt sông, tìm cách giải cứu (13). Giặc phát

hiện(14), bắn tên giết chàng giữa dòng.Dòng sông quê hương thương đôi vợ chồng tài ba(15), chung thủy(16), dìu hai cái xác

lại gần nhau, cùng trôi bên nhau. Lạ là máu họ tuôn ra không ngớt, hòa với ánh chiều rựcrỡ, nhuộm đỏ cả dòng sông hàng mấy dặm(17). Sóng nước lại đưa máu thấm sâu vào đấthai ven bờ. Đất hóa đỏ thẫm, mịn và dẻo như quánh vào nhau không rời.

Từ đó, thứ đất nhuyễn máu hai nghệ nhân tài ba và chung thủy trở thành đất làmgốm nổi tiếng cho đến bây

(Trích Truyện dân gian Đồng Nai, Huỳnh Tới biên soạn, chỉnh lý, NXB Đồng Nai,1994)

Chú thích(1) Thợ xoay : thợ tạo dáng hình đồ gốm; người thợ đặt mớ đất trên cái bàn xoay,

chân đạp cho bàn chạy quanh, và tay từ từ nặn hình các sản phẩm.(2) Thợ chấm men : người thợ vẽ họa tiết lên các sản phẩm trước khi đưa vào lò

nung.(3) Hoa tay : ở đầu ngón tay có những đường chỉ li ti kết thành hình xinh đẹp, hình

đó gọi là hoa tay; ai có bàn tay khéo léo được cho là người có hoa tay; dođó, nói hoa tay tức là nói bàn tay khéo léo, tài hoa.(4) Nghệ nhân : những người thợ có tài, có tâm hồn nghệ sĩ.(5) Vùng gốm ở ven sông Đồng Nai : gồm các xã Hóa An, Tân Vạn, Bửu Hòa.(6) Vào lò: sau khi làm xong sản phẩm, người thợ cho vào lò, nung chín lên.(7) Họa tiết: nét, hình vẽ, chạm trên đồ vật để trang trí; đây là hình vẽ trên đồ gốm.(8) Độc đáo : lối riêng; vẻ riêng; khác lạ.(9) Binh đao : chiến tranh.

Page 8: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

8

(10) Chọn đất : tìm đất, đây là tìm thứ đất có thể làm đồ gốm được.(11) Dinh trại : (doanh trại) nơi đóng quân.(12) Kháng cự : chống lại, không chịu tuân lệnh.(13) Giải cứu : gỡ khỏi sự nguy hiểm để cứu người.(14) Phát hiện : tìm ra, tìm thấy.(15) Tài ba : tài giỏi.(16) Chung thủy : giữ lòng trung thành, trước sau như một.(17) Dặm : đơn vị chiều dài dùng chỉ quãng cách ngày xưa; một dặm bằng khoảng

nửa cây số.----------------------------

TRẬN MÃNG XÀ

(Truyện cổ tích của Huỳnh Văn Nghệ)

Ngày xưa, ở Đồng Nai có một loại trăn to và rất dữ mà trong vùng thường đượcgọi là rắn mãng - xà - vương(1). Người ta bảo có những con mãng xà to bằng cái cối xaylúa(2) và dài đến hai, ba chục thước, có thể nuốt sống được tất cả các loại thú rừng, kể cảvoi nữa. Mãng xà bắt các loài thú khác bằng cách dùng thân quấn chặt đối phương rồi xiếtcho đến chết. Đối với những con thú nhỏ không quấn được thì nó chỉ táp rồi nuốt sống,đối phương có thể vùng vẫy kêu la trong bụng nó một hồi lâu rồi mới chết ngợp. Mỗi khino say, mãng xà nằm ngủ luôn tại chỗ hàng tháng trời. Nó nằm im lìm như một thân gỗmục, mặc trời mưa, trời nắng, cứ ngủ. Lá rụng đầy trên lưng nó, rêu mọc lên thân, lên đầunó. Nếu có con thú nào vô ý dằn mạnh lên thân, lên đầu nó thì nó giật mình vùng dậy bắtăn luôn rồi ngủ nữa.

Đồng bào Đồng Nai sợ mãng xà hơn sợ ma quỷ. Nó đến đâu thì thú rừng bịăn hoặc trốn đi nơi khác hết. Thợ săn(3), thợ rừng(4) phải chịu nghèo đói. Nó bò đến đâu thìnương rẫy ngã rạp đến đó như bị bão lụt vậy. Có một con mãng xà đã nuố t chửng cả mộtbầy chó và anh thợ săn một lượt. Có nhiều làng ở ven rừng phải lập miếu thờ (5) thần mãngxà như thờ thần hổ vậy. Nhiều người tinh thông võ nghệ (6) đã từng đánh được hổ, nhưngkhi nói đến mãng xà thì cũng đành thu mình lại, dấu roi mà chạy.

Thuở ấy có hai cha con ông Bảy Túc ở làng Mỹ Lộc cũng rất giỏi võ và đều làmnghề thợ rừng. Rừng là nguồn sống duy nhất của gia đình này. Ngoài việc đốn tre, thả gỗ,cắt tranh, thả bè, cha con ông Bảy Túc không còn biết làm nghề nào khác. Vì vậy cónhững lúc nghe nói có thú dữ về rừng, không ai dám đi rừng đi nữa, ông Bảy Túc cũngphải mạo hiểm(7) đi tìm bát cơm, manh áo cho gia đình trong chốn rừng thiêng ấy. Ngườita bảo “sanh nghề thì tử nghiệp” (8), sống nhờ rừng thì thế nào cũng chết vì rừng, nhưngông Bảy vẫn không muốn bỏ cái nghề làm ăn quen thuộc của mình và càng yêu nghề, yêu

Page 9: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

9

rừng tha thiết. Người con trai của ông tên là anh Mạnh, một thanh niên hai mươi tuổi, tokhoẻ và nhanh nhẹn. Anh đã hỏi vợ đôi ba nơi rồi mà không được, chỉ vì cái nghề làm ănrất nguy hiểm của anh. Cha mẹ cô Thoan, người yêu của Mạnh không ngần ngại gì mà nóivới con gái của mình rằng: “Mày muốn lấy thằng Mạnh làm chồng thì nên để tang nótrước vì nó là miếng mồi ngon của mãng xà đó”. Thoan khuyên Mạnh đi làm nghề khácđể được cưới nhau, nhưng Mạnh không nỡ bỏ cha đi rừng một mình, rốt cuộc hai ngườivẫn không thành vợ chồng được.

Một hôm hai cha con Bảy Túc vào rừng bỗng gặp một con voi bị mãng xà quấn.Đầu con mãng xà bám chặt trên một cây cổ thụ (9) rất cao. Nó chỉ dùng khúc đuôi quấn haivòng quanh thân con voi to tướng. Sức voi có thể bứt đứt mãng xà ra làm đôi và giày xácnó. Nhưng không hiểu tại sao voi lai nhắm nghiền mắt lại mà đứng yên như chết. Nhìn kỹông Bảy Túc mới thấy rằng chót đuôi của mãng xà đang ngoáy vào rốn voi làm cho voinhột quá chịu không nổi, đành chết đứng như vậy. Ông Bảy nghĩ thầm: “to, béo khôngphải là mạnh, một chỗ yếu bị chọc có thể làm cho toàn sức lực to mấy cũng trở thành vôdụng”. Nghĩ vậy ông nói với con rằng: “Chúng mình phải cứu “ngài” (tức voi con), nếukhông “ngài” sẽ bị mãng xà nuốt mất”. Anh Mạnh lo sợ khuyên cha: “Nhưng nếu mãngxà trả thù thì cha con ta cự đương (10) sao nổi? Chi bằng…”

- Không được, làm người không thể sợ chết mà làm ngơ trước sự bất công. Voi chỉăn cỏ, không làm hại ai, ta cứu voi, giết mãng xà là phải. Con cứ đứng đây, thủ thế sẵnsàng. Cha vào đánh trước, chừng nào cha mệt thì con vào thay.

Anh Mạnh chưa kịp nói gì thì Bảy Túc đã xông đến gần con voi rồi. Ông dùng lưỡirựa(11) bén chém một phát thật mạnh lên lưng mã ng xà. Con mãng xà bị đứt đuôi ngay,đầu nó buông ngọn cây, cả thân nó rơi xuống đất như một cây to vừa bị đốn. Thấy BảyTúc múa rựa xông đến, nó hốt hoảng chạy trốn. Con voi cũng giật mình bỏ chạy để lạimột khúc đuôi mãng xà dài đến ba bốn sải tay.

Cha con ông Bảy ra sức kéo đuôi mãng xà về làng. Đồng bào rủ nhau đến xem. Aicũng sợ và lo ngại cho gia đình ông. Người ta bảo: “Đập rắn thì phải đập nát đầu, nếukhông rắn sẽ trả thù nay mai”. Thấy mình đánh được mãng xà một trận, ông Bảy Túccũng bớt sợ mãng xà rồi. Hôm sau hai cha con lại vào rừng kéo gỗ, kéo tre như thườngngày. Không ngờ vừa đến nơi thì thấy gỗ, tre của ông đã được voi kéo giùm ra bờ sônghết. Ngoài ra, có một số gỗ, tre tốt khác cũng đã được voi nhổ cả gốc kéo ra tận bờ sôngchất đống cho ông. Thực ra, lúc đánh mãng xà để cứu voi, cha con ông Bảy không nghĩđến việc sẽ được voi đền ơn đáp nghĩa như vậy.

Voi biết trả ơn thì mãng xà cũng biết trả thù, ông Bảy và anh Mạnh đều liên tưởngnhư vậy, nên mỗi khi vào rừng lúc nào cũng chuẩn bị sẵn sàng để đối phó.

Ngoài những dụng cụ thợ rừng như búa, rìu, cưa, rựa hai người con luôn mangtheo những vũ khí để đánh mãng xà như roi cau rừng, độc ngạnh (12) có hai đầu, đầu nàocũng có lưỡi ba chia, cán độc dài đến ba thước. Anh đề phòng trường hợp bị mãng xàquấn thì dùng cây độc ấy mà chống hai đầu để thoát.

Quả nhiên, một hôm hai cha con ông Bảy Túc vừa vào đến bìa rừng thì gặp mãngxà đón đường. Hai người nhận ra ngay con mãng xà bị đánh trước đây, vì nó cụt đuôi vàcũng to bằng chiếc cối xay vậy. Vừa thấy hai người thì nó há mồm nom như một cái miếu

Page 10: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

10

mở và uốn mình, cất cao đầu lên gầm thét, định phóng tới vồ mồi. Ông Bảy vội bảo connúp sau một cây to thủ thế(13) chờ, còn ông xách rựa bén xông tới giao chiến (14) trước.Đánh chưa được một hiệp thì bỗ ng nhiên ông Bảy bị mãng xà táp nuốt sống luôn cả cáirựa vào bụng nó. Nuốt người cha xong, con mãng xà hung hãn tiến về phía gốc cây địnhnuốt quách người con. Nó vẫn há mồm to bằng cái cửa miếu và cặp mắt đỏ như hai ngọnđèn. Anh Mạnh sợ quá toan vứt cả độc hai đầu mà chạy. Bỗng anh nghe như có tiếng củalương tâm anh thét lớn: “Đồ hèn nhát, con thú còn biết trả thù. Mi không dám liều chết trảthù cho cha mi sao?”. Lòng thương cha và căm thù mãng xà bỗng bừng bừng nổi dậy, anhliền bước ra trước gốc cây, cầm độc ngạnh sẵn sàng nghênh chiến (15). Con mãng xà mừngrỡ, uốn mình phóng tới như trời sập bên cạnh anh, anh liền múa độc đánh, đầu mãng xàcứng như đá, lưỡi độc của anh chỉ chạm vào chớp lửa rồi dội trở ra chứ không ăn thua gì.Rút được bài học kinh nghiệm đau đớn của cha, anh đã tránh được mấy cái táp rất nguyhiểm của con mãng xà. Nhưng sức mãng xà to lắm, anh chỉ vì căm thù nó mà phải đánh,chớ hy vọng thắng được nó cũng rất mong manh. Không ngờ cuộc chiến đấu thực tế ấy đãgiúp anh một sáng kiến rất quyết định: Anh liền thay đổi cách đánh. Thừa lúc mãng xà hámồm định táp anh một lần nữa anh bèn nhanh chân nhảy phóc trong mồm nó. Mãng xàtưởng ngon ăn vừa khép mồm lại để nuốt thì cây độc ngạnh hai đầu của anh đã khoá chặthai hàm của nó, nó không thể nào ngậm lại được. Bị thương giữa họng, mãng xà đau đớnvùng vẫy như điên làm nát hàng chục mẫu (16) rừng. Anh mạnh chạy thẳng vào bụng nó đểtìm cha. Ông Bảy được anh cứu tỉnh lại ngay, rồi hai cha con cùng nhau dùng rựa, daogăm tha hồ đánh phá ngay trong lòng mãng xà. Tim, gan, phổi của nó đều bị bầm nát màmãng xà vẫn còn vùng vẫy được. Nó cố bò ra sông để trầm mình xuống nước. Nhờ cóđồng bào cả làng Mỹ Lộc xúm nhau đón đánh tiếp, mãng xà chịu chết ở bờ sông. Hai chacon ông Bảy Túc từ trong bụng mãng xà bước ra, được đồng bào hoan nghênh nhiệt liệt.

Sau trận ấy, các con mãng xà khác đều phải bỏ vùng này mà đi mất hết, đồng bàora rừng làm ăn thong thả như đi dạo vườn hoa. Lần đầu tiên đồng bào Đồng Nai được ănthịt mãng xà trong tiệc cưới của Thoan và Mạnh. Ai cũng khen gan mãng xà rất ngon vàkhông còn sợ mãng xà nữa.

(Trích Huỳnh Văn Nghệ - Tác giả và tác phẩm, tập 2, Bùi Quang Huy tuyển chọnvà giới thiệu, NXB Đồng Nai, 2008)

Chú thích* Tác giả Huỳnh Văn Nghệ: sinh ngày 02/02/1914 tại làng Tân T ịch (xã Tân Uyên,

tỉnh Biên Hoà; nay thuộc xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ). Ông xuấtthân trong làng quê “nghèo sản vật mà giàu truyền thống cách mạng”. Được “gieo trồng”trong một nền giáo dục gia đình nền nếp, nhân nghĩa, Huỳnh Văn Nghệ là hình ảnh kếttinh truyền thống của quê hương, nghĩa khí của cha, đức bao dung của mẹ, bản lĩnh củacác anh chị em, sự hồn nhiên của bạn bè và thiên tư của chính mình. Ông theo học sơ họcở trường quận, học tiếp trường nội trú ở trường Petrus Ký Sài Gòn, ra làm công chức hoảxa. Ông tham gia cách mạng rất sớm, có nhiều đóng góp trong binh nghiệp và văn nghiệpcủa Đồng Nai. Ông mất năm 1977 tại thành phố Hồ Chí Minh, an táng tại quê nhà. Ôngđược truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 20 07, truy tặng danhhiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2009.

Page 11: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

11

* Văn bản Trận mãng xà trên đây in theo Bản chép tay của tác giả. Ở ngoài bìacủa Bản chép tay này có ghi: “Chuyện đời xưa/Ngọc Ngộ kể/Huỳnh Văn Nghệ ghi”.

(1) Mãng xà vương : vua của loài rắn.(2) Cối xay lúa : cối dùng để xay, gồm hai thớt tròn, thớt dưới cố định, thớt trên

quay được chung quanh một trục.(3) Thợ săn : người làm nghề săn bắt thú rừng và chim.(4) Thợ rừng : người làm nghề khai thác tài nguyên, sản vật của rừn g.(5) Miếu thờ : nơi thờ thần thánh (hoặc những nhân vật được nhân dân tôn thờ).(6) Tinh thông võ nghệ : hiểu biết tường tận, thấu đáo và sử dụng thành thạo các

môn võ để chiến đấu.(7) Mạo hiểm : liều lĩnh làm một việc biết là có thể mang lại hậu qu ả rất tai hại.(8) Sanh nghề thì tử nghiệp: Ý nói sống nhờ nghề nào thì chết vì nghề ấy.(9) Cổ thụ : cây to sống đã lâu đời.(10) Cự đương : chống lại bằng sức lực.(11) Rựa: một loại dao to, sống dày, mũi bằng hoặc cong , dùng để chặt, chẻ.(12) Độc ngạnh : một loại vũ khí cổ, hai đầu có chĩa ba nhọn.(13) Thủ thế : Giữ mình ở thế thủ khi đánh võ.(14) Giao chiến : đánh nhau giữa các lực lượng vũ trang hoặc các nước đối địch.(15) Nghênh chiến : đón đánh mặt đối mặt.(16) Mẫu : đơn vị cũ đo diện tích đất. Một mẫu bằng 3600 mét vuông (mẫu Bắc

Bộ) hay 4970 mét vuông (mẫu Trung Bộ)

2. TỔNG QUAN VỀ TỤC NGỮ, CA DAO Ở ĐỒNG NAI

Kho tàng tục ngữ, ca dao Đồng Nai khá phong phú. Nó đúc kết kinh nghiệm về đờisống sản xuất, sinh hoạt xã hội của người Đồng Na i. Đó còn là lời ca đọng lại từ nhữngkhúc hát trữ tình của người Đồng Nai.

1. Tục ngữNgười Việt ở Biên Hoà - Đồng Nai kế tục vốn tri thức và tiếng nói của cha ông từ

các vùng miền khác nhau trên đất nước cho nên trong kho tàng tục ngữ phương ngôn vềkinh nghiệm sản suất, qui tắc ứng xử cơ bản là ít có điều khác lạ so với đàng ngoài. Tuyvậy, cũng có những câu tục ngữ ghi lại kinh nghiệm sống được hình thành từ cuộc sốngsản xuất, ứng xử của người Việt ở vùng đất Đồng Nai.

Đó là kinh nghiệm dự báo thời tiết mang nét riêng của địa hình Đồng Nai:- Tháng giêng nắng dai, tháng hai giông tố

Tháng ba nồm (1) sợ, tháng tư nồm non.- Đười ươi cười thì nắng, cỏ gà trắng thì mưa.

Page 12: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

12

Tục ngữ của người Việt ở Đồng Nai đúc kết những kinh nghiệm trong việc chọngiống nuôi trồng phù hợp với thổ nhưỡng Đồng Nai:

- Được mùa xoài, toi (2) mùa lúa.- Được mùa cau đau mùa lúa, được mùa lúa úa mùa cau.

Hoặc quảng bá kinh nghiệm thưởng thức sản vật địa phương:- Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai.- Trầu bai Bến Cá, thuốc lá Tân Huê (3).- Ăn chuối đàng sau, ăn cau đàng trước- Dưa đàng đít, mít đàng đầu.

Ghi nhận kinh nghiệm ứng xử xã hội hình thành trong tập quán cộng đồng :- Họ hàng thì xa, sui gia (4) thì gần.- Đất mình thì đội dù (5) qua,Sang đất người ta thì hạ dù xuống

TỤC NGỮ VỀ ĐỜI SỐNG SẢN XUẤT, SINH HOẠT XÃ HỘI

1/ “Tháng giêng nắng dai (1), tháng hai giông tốTháng ba nồm (2) sợ, tháng tư nồm non”.2/ “Được mùa xoài, toi (3) mùa lúa”.3/ “Cơm Nai Rịa, cá Rí Rang (4)”.4/ “Dưa đàng đít, mít đàng đầu”.5/ “Ăn chuối đàng sau, ăn cau đàng trước”.6/ “Họ hàng thì xa, sui gia (5) thì gần”.7/ “Đất mình thì đội dù quaSang đất người ta thì hạ dù xuống”.

Chú thích:(1) Nắng dai: tháng giêng ở Nam bộ là tháng nắng, nắng từ ban mai cho đến chiều

tối.(2) Nồm: gió nồm mang đặc tính gió mát và ẩm ướt thổi từ Đông - Nam tới Viêt

Nam từ tháng 4 đến tháng 10.(3) Toi: chết; ở đây hiểu là thất bại, năng suất lúa thấp.(4) Nai, Rịa: tỉnh lược Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.Rí, Rang: tỉnh lược Phan Rí, Phan Rang.(5) Sui gia: chỉ quan hệ của bố mẹ 02 bên giữa nhà trai (phía chú rễ) và nhà gái

(phía cô dâu). Có nơi hiểu rộng hơn là quan hệ của 02 gia đình.

Page 13: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

13

Hình thức của tục ngữ:Tục ngữ ban đầu chỉ là những câu nói xuôi tai, hợp lý, sau dần mới trở thành

những câu đối có vần vè, gọn gàng hơn. Tục ngữ Đồng Nai phần lớn đều có vần vè, haycó đối.

- Họ hàng thì xa, sui gia thì gần.- Ăn chuối đàng sau, ăn cau đàng trước

Vần gieo phong phú, có khi vần liền, có khi vần cách (cách hai chữ, ba chữ) thậmchí vần gieo theo thể lục bát.

“ Đất mình thì đội dù qua,Sang đất người ta thì hạ dù xuống”

Tục ngữ Biên Hoà - Đồng Nai hiện chưa được ghi chép đầy đủ, nhưng có baonhiêu mặt sinh hoạt của con người là có bấy nhiêu lĩnh vực đời sống đã đi vào phươngngôn, tục ngữ, góp phần làm giàu thêm vốn sống, vốn tiếng Việt ở địa phương.

+ Tục ngữ về đời sống sản xuất và sinh hoạt1/ “Tháng giêng nắng dai (1), tháng hai giông tố

Tháng ba nồm (2) sợ, tháng tư nồm non”.

2/ “Được mùa xoài, toi (3) mùa lúa”.

3/ “Cơm Nai Rịa, cá Rí Rang (4)”.

4/ “Dưa đàng đít, mít đàng đầu”.

5/ “Ăn chuối đàng sau, ăn cau đàng trước”.

6/ “Họ hàng thì xa, sui gia (5) thì gần”.

7/ “Đất mình thì đội dù qua

Sang đất người ta thì hạ dù xuống”.

Chú thích:(1) Nắng dai: tháng giêng ở Nam bộ là tháng nắng, nắng từ ba n mai cho đến chiều tối.(2) Nồm: gió nồm mang đặc tính gió mát và ẩm ướt thổi từ Đông - Nam tới Viêt Nam từtháng 4 đến tháng 10.(3) Toi: chết; ở đây hiểu là thất bại, năng suất lúa thấp.(4) Nai, Rịa: tỉnh lược Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.Rí, Rang: tỉnh lược Phan Rí, Phan Rang.(5) Sui gia: chỉ quan hệ của bố mẹ 02 bên giữa nhà trai (phía chú rễ) và nhà gái (phía côdâu). Có nơi hiểu rộng hơn là quan hệ của 02 gia đình.

2. CA DAOCa dao dân ca Đồng Nai khá phong phú, nó phản ánh đời sống sinh hoạt xã hội, tâm

tư tình cảm con người Đồng Nai trong quá trình mở đất lập nghiệp và đấu tranh bảo vệquê hương xứ sở.

Page 14: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

14

Phong phú nhất là mảng ca dao trữ tình mang theo trong hành trang người Việt đếnxứ Biên Hoà - Đồng Nai. Nhiều câu hát gốc Bắc bộ, Trung bộ được biến thể đôi chút trởthành tài sản gắn với địa phương. Cách diễn đạt “chiều chiều quạ nói với diều …” đến vớiĐồng Nai:

“ Bao phen quạ nói với diềuNgã ba rạch cát (6) có nhiều cá tôm”

+ Ca dao và lời mời gọi, quảng bá hướng về Đồng Nai.Nói đến ca dao Đồng Nai thì phổ biến nhất là mảng ca dao mời gọi, quảng bá. Đây

là những bài có sức sống bền bỉ và được lưu truyền ở nhiều vùng miền khác nhau. Có thểban đầu là “tiếng lành đồn xa” về vùng “đất lành”, màu mở, trù phú với nhiều gạo trắng,nước trong hấp dẫn người khai hoang, nhưng sau này là lời mời gọi hướng vào nội dungquảng bá thiên nhiên sản vật địa phương.

- “Nhà Bè nước chảy chia haiAi về Gia Định, Đồng Nai thì về”.- “Làm trai cho đáng nên traiPhú Xuân cũng trãi Đồng Nai cũng từng”.- “Đồng Nai gạo trắng nước trongAi đi đến đó thời không muốn về”.- “Ăn bưởi thì hãy đến đâyĐến mùa bưởi chín vàng cây trĩu cành”.- “Hết gạo thì có Đồng NaiHết củi thì có Tân Sài chở vô”- “ Đồng Nai gạo trắng như còTrốn cha, trốn mẹ xuống đò theo anh”

+ Ca dao và đời sống tư tưởng, tình cảm của người Đồng Nai- Phản ánh đời sống, sinh hoạt xã hội của người Đồng Nai . Trong những ngày đầu

đặt chân đến Đồng Nai khai khẩn, người Việt đã ghi lại những cảm xúc bỡ ngỡ lạ lùngtrước cảnh vật hoang sơ của vùng đất mới

- “Đến đây xứ sở lạ lùngCon chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh”.- “Đi ra sợ đỉa cắn chưn(7)Xuống sông sấu ních (8) lên rừng cọp tha …”.

Qua lao động người Đồng Nai chinh phục thiên nhiên làm chủ vùng đất mới, họ tựhào về thành quả lao động, tự hào về quê hương. Mảng ca dao ca ngợi sản vật đia phươngĐồng Nai xuất hiện nhiều nhất, nó không chỉ thể hiện niềm vui trong lao động mà cònquảng bá sản vật địa phương. Đó là những sản vật gắn liền với thương hiệu địa phương :

- “Trà Phú Hội, nước Mạch BàSầu riêng An Lợi, chuối già Long TânCá buôi, sò huyết Phước An

Page 15: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

15

Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Tam An”(9)- “Biên Hoà có bưởi Thanh TràThủ Đức: nem nướng, Điện Bà: Tây Ninh”.

Họ quảng bá cho chất lượng sản phẩm “Biên Hoà bưởi chẳng đắng the …” Ngay cảtrong những bài ca dao có nội dung thể hiện tâm tư tình cảm, người bình dân cũng gắnliền với cây trái Đồng Nai:

- “Thân em như bưởi trắng ròngMùi thơm nực mũi mà lòng sạch trong”- “Con khôn cha mẹ nào ngănTỉ như trái bưởi ai lăn nó tròn”.- “Có anh thi rớt trở vềBà con đón hỏi nhiều bề khó khănBưởi kia anh chẳng buồn ănSầu riêng, Tố nữ anh quăng đầy đường”.

Công việc sản xuất, bán buôn ở Đồng Nai cũng được phản ánh trong ca dao với cảnhchợ Trấn Biên buôn bán tấp nập:

- “Đố ai con rết mấy chânCầu ô mấy nhịp, chơ Dinh mấy ngườiMấy người bán áo con traiChơ trong bán chỉ, chợ ngoài bán kim”.

Cảnh buôn bán nhỏ, lẽ xuất hiện với hình ảnh cô bán thuốc, cô bán bưởi trong lờitrêu ghẹo:

‘Trời mưa xăn ống cao quần,Hỡi cô bán thuốc nhà gần hay xa”.

Hay là cảnh tập sự đi buôn qua lời ru em:- “Đi buôn biết lỗ biết lờiĐi ra cho thấy mặt trời, mặt trăng”.

Và đây là hình ảnh cô gái đan đệm:- “Ngó lên trên xóm đầu cầuCó cô đươn đệm trên đầu dắt ghim”.

+ Ca dao ghi lại tâm tư tình cảm con người Đồng Nai Ca dao Đồng Nai ít xuất hiện những bài than thân về tình duyên trắc trở so với ca

dao vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung bộ; nhưng trong mảng ca dao than thân ta lạithấy xuất hiện những lời than thân của người “xa xứ lạc loài tới đây”, của người thợnghèo, phu đồn điền, người lính, những người buôn thúng bán bưng …

Qua câu hát, lối ứng xử trong cuộc sống, tính cách của người Đồng Nai bộc lộ rõnét; đó là sự nóng nảy, bộc trực, cũng có khi là những nét cởi mở, bạo dạn, mở lòng của

Page 16: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

16

người phụ nữ hoặc những lời vui vẽ, tinh nghịch mang phong cách Nam bộ cũng đượcthể hiện rất rõ:

“Câu hò tôi đựng một luLum khum nó rớt chổng khu mò hoài”

- Ca dao Đồng Nai phản ánh quá trình đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ quê hươngxứ sở:

Khu Đ đi dễ khó vềLính đi bỏ mạng, quan về mất lon”

Ca dao Đồng Nai phản ánh đời sống tâm hồn, tính cách của người Biên Hoà, ĐồngNai, từ lâu nó trở thành đời sống tinh thần của người Biên Hoà - Đồng Nai.

+ Về nghệ thuật:Điểm phổ biến thường xuất hiện trong các bài ca dao Đồng Nai, đó là mô tip chung

về mời gọi, quảng bá về vùng đất Đồng Nai. Lời mời gọi trãi dài ở nhiều giai đoạn khácnhau, với nhiều mục đích khác nhau: như mời gọi, rủ rê, thông tin, quảng bá sản vật,quảng bá công trình văn hoá.

- “Đến đây xứ sở lạ lùngCon chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh”.- “Đồng Nai gạo trắng nước trongAi đi đến đó thì không muốn về”.- “Ai ơi về Đại phố ChâuThăm núi Châu Thới, qua cầu Đồng Nai”.

Trong cách nói, cách so sánh thường dùng các sản vật địa phương để liên hệ:“Thiếp như cam, quít, bưởi, bòngĐắng the ngoài vỏ mà lòng ngọt thanh.Sầu riêng, măng cụt, bưởi thanhXoài ngon, mít ngọt, cam chanh đầy vườn.”

Hoặc mượn các sản vật địa phương để ngụ ý bằng phương thức ẩn dụ:“Bông lài, bông lý, bông ngâuKhông bằng bông bưởi thơm lâu dịu dàng”.

Có khi than thân trách phận cũng mượn hình ảnh các sản vật địa phương:“Xay lúa giã gạo Đồng NaiGạo trắng về ngài, tấm cám về tôi”.

Phong cách ngôn ngữ Đồng Nai nói riêng, nam bộ nói chung mạnh mẽ, xông xáo,bộc trực, đầy sức sống:

- “Anh về sao đặng mà vềMiếu kia chưa dựng, lời thề còn đây”

Page 17: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

17

Chú thích:(1) Nồm: chỉ gió nồm mang đặc tính gió mát và ẩm ướt thổi từ Đông - Nam tới Viêt

Nam từ tháng 4 đến tháng 10.(2) Toi: chết; ở đây hiểu là thất bại, năng suất lúa thấp.(3) Cần Đước thuộc tỉnh Long An ngà y nay - Bến Cá, Tân Huê thuộc Đồng Nai

xưa.(4) Sui gia (thông gia): Hai nhà có con kết hôn với nhau.(5) Dù: Đồ dùng cầm tay để che mưa nắng, giống như cái ô nhưng có màu sắc và

nông lòng hơn.(6) Ngã ba rạch cát: đoạn sông Đồng Nai nơi tiếp giáp giữa trung tâm Biên Hoà với

Cù lao phố.(7) Chưn : chân(8) Ních : 1.Nhét cho đầy, cho chặt. 2. ăn cho thật nhiều : Ních cơm đầy dạ dày.Ních ở đây gần nghĩa với ăn, nuốt.(9) Phú Hội, Mạch Bà, An Lợi, Long Tân, Phước An, Phước Khánh, Tam An : những

địa danh của huyện Long Thành - Đồng Nai xưa.

CA DAO VẾ THIÊN NHIÊN, XỨ SỞ ĐỒNG NAI

1. Bao phen quạ nói với diềuNgã ba Rạch Cát (1) có nhiều cá tôm.

2. Đồng Nai gạo trắng nước trongAi đi đến đó thì không muốn về.

3. Đồng Nai xứ sở lạ lùngDưới sông sấu lội, trên giồng cọp um (2).

4. Ăn bưởi thì hãy đến đâyĐến mùa bưởi chín vàng cây trĩu cành

Ngon thơm mít mật, cam sànhBiên Hoà có bưởi trứ danh tiếng đồn.

5. Trà Phú Hội, nước Mạch BàSầu riêng An Lợi, chuối già Long Tân.

Cá bui, sò huyết Phước An Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Rạch Nhum (3).6. Ai ơi về Đại phố Châu (4)

Thăm núi Châu Thới (5), qua cầu Đồng Nai.

Page 18: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

18

Chú thích:(1) Ngã ba Rạch Cát: địa danh trên Sông Đồng Nai, phía bắc Cù lao Phố (Hiệp Hoà).(2) Giồng: mô đất cao; um: kêu, la nhiều, inh ỏi.(3) Các địa danh Phú Hội, Mạch Bà, An Lợi, Long Tân, Phước An, Phước Khánh, RạchNhum thuộc huyện Long Thành xưa (nay là Nhơn Trạch)(4) Đại phố Châu: nay là xã Hiệp Hoà, thành phố Biên Hoà.(5) Núi Châu Thới: nay thuộc địa phận tỉnh Bình Dương (nằm ở cửa ngõ phía Nam củathành phố Biên Hoà).

CA DAO VỀ SINH HOẠT XÃ HỘI Ở ĐỒNG NAI

1. “Xay lúa giã gạo Đồng NaiGạo trắng về ngài tấm cám về tôi”.

2. “Cao su khổ lắm ai ơiDân phu (1) thí xác cả ngày ngoài lô

Còng lưng cạo mũ cơ hồTấm thân trâu ngựa, tội tù khổ sai (2)”.

3. “Bán buôn thúng lủng, tràng hưMãn mùa tính lại chẳng dư đồng nào”.

4. “Đố ai con rết mấy chânCầu ô mấy nhịp, chơ Dinh mấy người (3)

Mấy người bán áo con traiChợ trong bán chỉ, chợ ngoài bán kim”.

5. “Chiều chiều vịt lội cò bayÔng voi bẻ mía chạy ngay vô rừng

Vô rừng bứt một sợi mây,Đem về thắt gióng cho mày đi buôn

Đi buôn đi bán không lỗ thì lờiĐi ra cho thấy mặt trời, mặt trăng” (4).

Chú thích:(1) Phu: chỉ người lao động nặng, vất vả trong các c ông trường, đồn điền, hầm mỏ

dưới thời thuộc Pháp.(2) Khổ sai: Công việc cực nhọc quá sức mà các phạm nhân trong chế độ thuộc địa

phải làm.(3) Chợ Dinh: Chợ đặt nơi trung tâm tỉnh, dinh trấn. Theo Lương Văn Lựu (Biên

Hùng sử lược toàn biên, quyển 2, trang 92) thì “câu hát trên là do danh từ Trấn Biên - xưagọi là chợ Bàng Lân hay chợ Lộc Dã”. Ở đây hiểu là Chợ Dinh Trấn Biên).

Page 19: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

19

(4) Có dị bản:“Chiều chiều vịt lội cò bayÔng voi bẻ mía chạy ngay vô rừngVô rừng bứt một sợi mâyĐem về thắt gióng cho nàng đi buônĐi buôn biết lỗ biết lờiĐi ra cho thấy mặt trời mặt trăng”

Đọc thêm:“ Thế gian còn dại chưa khônSống mặc áo rách, chết chôn áo lành”.“Con khôn cha mẹ nào ngănTỉ như trái bưởi ai lăn nó tròn”

Dang tay đánh thiếp sao đànhTấm rách ai vá, tấm lành ai may?

Ví dầu cầu ván đóng đinhCầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó điKhó đi mẹ dắt con điCon đi trường học, mẹ thi trường đời.

Đường về Đất Đỏ miền Đông,Cao su bao lá hận lòng bấy nhiêu.

Kiếp phu đổ lắm máu đào,Máu loang mặt đất, máu trào mủ cây

Trần Gian địa ngục là đây,Đồn điền Đất Đỏ nơi tây giết người.

+ Bài ca dao: RỒNG CHẦU NGOÀI HUẾ, NGỰA TẾ ĐỒNG NAIRồng chầu ngoài Huế,

Ngựa tế(1) Đồng Nai.Nước sông trong đổ lộn sông ngoài,Thương người xa xứ (2) lạc loài tới đây.Tới đây thì ở lại đây,Bao giờ bén rễ xanh cây mới về.

Page 20: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

20

Chú thích(1) Ngựa tế : ngựa chạy mau (theo dân gian ngựa chạy có ba tốc độ: nước kiệu,

nước tế, nước phi) nhưng chưa thật nhanh như phi.

(2) Người xa xứ : người ở xa đến nên gọi là xa xứ, rời xứ mà đến đây.

3. VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ.

Giới thiệu chung :Là một trong các tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số (1) khác nhau cùng chung sống từ

lâu, do nhiều biến thiên (2) của lịch sử, hiện nay Đồng Nai có 34 dân tộc thiểu số. Trongđó, có các dân tộc bản địa (3) là Châu Mạ(4), Châu Ro(5), Stiêng(6).

Kho tàng văn học dân gian các dân tộc thiểu số Đồng Nai khá phong phú, bao gồmtruyện kể, ca dao, dân ca, tục ngữ. Nó lưu giữ ký ức lịch sử, giãi bày tình cảm, đúc kếtkinh nghiệm về đời sống sản xuất, sinh hoạt xã hội của các dân tộc thiểu số Đồng Nai.

Một số thể loại :Truyện kể dân gian:Ở đồng bào các dân tộc thiểu số, truyện kể là tài sản tinh thần quan trọng; đó là

"lịch sử", là luật tục (7), là hình mẫu nếp sống cổ truyền của cha ông, đồng thời cũng làcách để thư giãn tinh thần.

Truyện kể của người Châu Mạ, Châu Ro, Stiêng thường tự sự dưới hình thức vănvần; già làng (8) thường kể truyện trong không khí sinh hoạt cộng đồng ở nhà dài (9), ở cáclễ hội gia đình hoặc cộng đồng; giọng kể có vần có điệu, cách gieo vần tự do, vần lưng,vần liền, vần cuối nối các câu ngắn dài tạo thành chuỗi âm thanh giàu tính nhạc, nghe nhưhát. Các hình tượng trong truyện cụ thể, sinh động, thể hiện lối suy nghĩ trực quan, tựnhiên của đồng bào các dân tộc thiểu số.

- Thần thoại, truyền thuyết :Người Châu Mạ, Châu Ro, Stiêng sùng bái nhiều thần linh, trình độ sản xuất thấp

nên còn lưu truyền mảng thần thoại, truyền thuyết giải thích các hiện tượng tự nhiên và sựhình thành cộng đồng dân tộc với cách hiểu hồn nhiên của con người ở buổi sơ khai.Người Mạ còn thần thoại giải thích về nguồn gốc các thần linh và truyền thuyết về giahệ(10) của tổ tiên. Ví dụ, một cách giải thích nguồn gốc của người Châu Mạ ở vùng thượngnguồn sông Đồng Nai:

Khổng lồ Iut phân cách trời và đấtKhổng lồ Put chống trời bằng một thân cây.Khổng lồ Trôô ngăn nước bằng tảng đá lớn.K'Daa, Blac và Bliơr rèn mặt trời.............Với nước cá sinh sôi nảy nở,Thác và sông, anh trai và em gái ăn ở với nhau.

Page 21: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

21

Ở đó, tổ Paang Tiing ở với em gái NhaamTừ bắp thịt hông của họ sinh ra Biêt và Riing.

Từ sự giao hợp giữa Biêt và Riing sinh ra Biêng và GLong Từ Biêng và Glongsinh ra Cong và Kraang.

Kiểu hình tượng ông khổng lồ sáng tạo trời, đất và người bàng bạc ở nhiều truyệncổ tích giải thích hiện tượng tự nhiên. Như truyện Bàn tay ông khổng lồ chẳng hạn, ôngkhổng lồ đang chia thịt, trời đất bỗng tối tăm để lại tảng thịt biến thành đá có in rõ dấunăm ngón tay khổng lồ (tảng đá hiện còn ở khu rừng thuộc ấp Thanh Tùng, thị trấn ĐịnhQuán).

Theo truyện kể, thần linh của người Châu Mạ, Châu Ro, Stiêng không có hình thểrõ nét, ít được mô tả diện mạo, thường được nhắc đến như biểu trưng của quyền lực tựnhiên. Mỗi vị thần có chức năng riêng. Ở người Châu Mạ, Yang Nđu là thần của tất cảcác thần, Yang Bri coi sóc rừng, Yang Đak lo việc sông nước, ao hồ, Yang Kôi bảo trợmùa màng, Yang Hiu lo việc trong nhà. Thần linh của người Châu Ro tương tự như ngườiChâu Mạ, thần rừng (Yang Bri) bảo trợ việc hái lượm, săn bắn trong rừng, Yang Pa coisóc mùa màng, Yang Va lo việc nhà... Người Stiêng chị u sự chi phối của các Arăk, ArăkXre là thần lúa, Arăk Prek là thần sông, Arăk Ta Phnom là thần núi... ngoài ra, còn cóNeak Ta là vị thần đất cai quản đất đai sinh hoạt của cộng đồng. Tuy nhiên, thần thoại,truyền thuyết của người Châu Mạ, Châu Ro, Stiêng còn lại không nhiều, không thành hệthống, đa phần là những "mảnh vụn" tản mạn trong câu chuyện thường ngày.

- Truyện cổ tích :Sinh động và phong phú hơn cả là truyện cổ tích với số lượng khá nhiều, tập trung

ở đề tài giải thích nguồn gốc địa danh ( Sự tích thác Trị An, Sự tích Đồng Tường, Sự tíchMiễu Ông Chồn...), giải thích các đặc điểm loài vật (Con gà trắng, Con sóc Bông, Vì saochim cút ở bờ bụi, Heo anh heo em, Nàng tiên Mèo...), phản ánh quan hệ chung sốnghồn nhiên đồng đẳng giữa người và vật ( Sự tích Miễu Ông Chồn, Người hóa Voi, Heoanh heo em, Cọp cướp vợ người, Những người con của chó... )

Mẫu truyện kể mang tính ngụ ngôn về những con vật tinh khôn, nhỏ bé chiến thắngkẻ mạnh bằng trí thông minh, tài lanh lẹ như rùa thắng khỉ, thỏ thắng cọp, ch èo bẻo chiếnthắng muông thú.... cũng khá nhiều, phản ánh trong đó nét đẹp và phẩm chất ưu thế củabộ tộc nhỏ bé đã chiến thắng các thế lực mạnh hơn để sinh tồn.

Đặc điểm dễ thấy ở truyện cổ tích của người Châu Ro, Châu Mạ, Stiêng là cốttruyện đơn giản, lối suy nghĩ hồn nhiên, chân chất; con người, loài vật, núi rừng có quanhệ chung sống tự nhiên; trong đó kẻ yếu, cái thiện, lòng thành dù có gặp nạn cuối cùngđều chiến thắng. Điều đáng lưu ý, truyện kể Châu Ro, Châu Mạ, Stiêng được kể khônggiống nhau ở tiếng của mỗi dân tộc nhưng quan niệm, cốt truyện, tình tiết ở truyện kể ítkhác nhau, nhiều mẩu truyện phổ biến ở cả ba dân tộc (Truyện Ó Ma Lai, Con sóc bông,Con gà trắng, Heo anh heo em...). Có truyện khác nhau đôi chỗ tiểu tiết nhưng cùng dựatrên cốt lõi chung, ví dụ: Nhóm truyện kể của người Châu Mạ, Châu Ro kể về cuộc thi tàicủa các chàng rể, tác phẩm chiến thắng của chàng rể út là tòa nhà bằng gạch ( Sự tíchMiễu Ông Chồn). Nếu tìm hiểu đầy đủ hơn, có thể tìm thấy ở truyện kể nguồn gốc vàquan hệ của các tộc người bản địa, nếp sống cổ truyền, luật tục và đời sống tinh thần của

Page 22: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

22

họ, trong đó còn nguyên vẹn vẻ đẹp nguyên sơ của đồng bào dân tộc ít người ở buổi đầulịch sử.

- Ca daoCảm hứng thơ ca của đồng bào dân tộc thiểu số dồi dào, phong phú. Tiếng Châu

Mạ, Stiêng, Châu Ro giàu chất thơ, có khả năng biểu cảm tốt, những lời hát đối đáp giaoduyên trong lao động và những bài ca nghi lễ thường đọng lại thành ca dao trữ tình. Tiếclà đến nay, chưa có công trình sưu tập đầy đủ. Ở đây, chỉ xin nhắc đến Tampơk (bài catrữ tình) của người Châu Mạ. Qua câu chuyện tình yêu của Kôông và K'Yai, có thể thấyluật tục, nếp sống, quan niệm về tình yêu, hôn nhân của người Châu Mạ xưa. Theo đócũng có thể thấy đặc điểm hình thức thơ ca của người Châu Mạ. Ví dụ, lời củ a chàngK'Yai bày tỏ nỗi khao khát nhớ nhung:

105. Rnom any yô, jơh bou chrka;106. Đak til hơ, jơh bou mbring,107. Ching any tur bou, kông tapxai;108. Kwaiơm ai ma any tam krơm;109. Rơm chong toh bo bai;110. Mpao krơm ai bi ntrony ta but;111. Krơm bi kut char xo;112. Bi rbo che klêng.

Tạm dịch:

105. Rượu cần (Rnom) không uống vị men sẽ chua,106. Nước suối không múc bình sẽ lên meo,107. Chiêng lâu không đánh sẽ đóng ten đồng.108. Chúng mình cùng sống, mong ghì lấy nhau109. Cặp vú rắn chắc đóng vào ngực anh,110. Như cái khố lành quấn vào eo lưng,111. Như lược nhiều chân cài vào búi tóc,112. Như diều xoắn vặn cùng sợi dây lèo.

Chỉ một đoạn thơ ngắn với vần điệu tự do, liền mạch như trên, nỗi khao khát củaK'Yai đã cho thấy quan niệm về tình yêu hồn nhiên của trai gái Châu Mạ, cũng cho thấytập tục uống rượu cần(15), múc nước suối, đánh chiêng đồng bằng tay của người Châu Mạxưa. 207 câu hát Tampớk "Kôông và K'Yai" đều chứa đựng những yếu tố trữ tình có ýnghĩa hiện thực như thế.

Ca dao dân ca của các dân tộc thiểu số ở Đồng Nai là tấm gương phản ánh tâmhồn của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Page 23: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

23

- Tục ngữHiện chưa có đầy đủ tài liệu để có thể nói về tục ngữ, phương ngôn của đồng bào

các dân tộc Châu Mạ, Châu Ro, Stiêng ở địa bàn Đồng Nai. Nhóm dân tộc này chưa cóchữ viết, cho nên kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm sống và tập quán xã hội ắt đượctruyền đời chủ yếu qua lời nói ngắn gọn, có vần điệu dễ nhớ, hình thành tục ngữ, phươngngôn trong kho tàng văn hóa dân gian địa phương. Như người Châu Ro chẳng hạn, họtruyền nhau kinh nghiệm quan sát tự nhiên để đoán định thời tiết: thấy ếch kêu, ve kêu,đuôi kỳ đà đen đều, đầu tắc kè chuyển màu xanh, xương ếch chuyển màu đen... thì tiếttrời sắp có mưa. Trong ứng xử xã hội, người Châu Ro khuyên nhau giữ nếp sống "làm emchịu lành làm anh chịu cả" , và ứng xử chừng mực: "vui cười quá đáng thì sống trướcmắt, chết sau lưng"...

Luật tục kinh nghiệm của người Châu Mạ chủ yếu cũng truyền khẩu qua lời nói.Kinh nghiệm sống cho thấy:

Rnom any yô, jơh bou chrka;Đak til hơ, jơh bou mbring,Ching any tur bou, kông tap xai...(Rượu cần không uống thì chua men,Bình không múc nước thì lên meo,Chiêng lâu không đánh thì đóng ten đồng.)

Bởi vậy, đồ vật phải dùng, yêu phải cưới, con người phải làm việc. Luật tục truyềnđời phải nhớ:

Lưỡi mác phải có cánMuốn ngủ phải có mềnMuốn cưới xin phải có lễ vật và trao vòng tay.

Luật tục cũng nghiêm cấm không được ngoại tình:Ăn ớt rát họngĂn sả rát yết hầuNgủ với vợ người khác có chuyện!

Như vậy, bước đầu, có thể thấy tục ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số ở Đồng Naicó vai trò quan trọng, như là bộ bách khoa thư không bằng văn tự trong đời sống tinh thầncủa đồng bào.

Chú thích(1) Dân tộc thiểu số : dân tộc chiếm số ít, so với dân tộc chiếm số đông nhất trong

một nước có nhiều dân tộc.(2) Biến thiên : sự biến đổi lớn.(3) Dân tộc bản địa : dân tộc đã sinh sống lâu đời ở vùng đất nào đó.(4) Châu Mạ, (5) Châu Ro, (6) S’tiêng: tên các dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời ở

vùng rừng núi các tỉnh Nam Tây Nguyên (trong đó có Đồng Nai).

Page 24: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

24

(7) Luật tục : bộ luật truyền khẩu quy định các phong tục của dân tộc Châu Mạ.(8) Già làng : người cao tuổi được dân làng cử ra để điều khiển công việc chung ở

vùng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.(9) Nhà dài : một kiểu nhà có sàn để ở, làm ở lưng chừng cột, cách mặt đất một

khoảng, thường dùng làm nơi tiếp khách và hội họp, vui chơi chung của dân tộc Châu Ro,Châu Mạ.

(10) Gia hệ : các thế hệ trong một dòng họ.

II. VĂN HỌC VIẾT ĐỒNG NAI

MỘT CUỘC ĐUA THUYỀN TRÊN SÔNG ĐỒNG NAI

Huỳnh Văn Nghệ

Giờ đua thuyền đã đến. Dân trong thị xã Biên hòa như dồn hết ra hai bên bờ sôngĐồng Nai. Các cuộc chơi khác như liếm chảo, nhảy cao, leo cột chỉ còn lơ thơ một ítngười xem. Sông ở đây rộng và đẹp hơn khúc sông ngang qua nhà tôi nhiều. Bề ngangmặt sông rộng gần năm trăm thước. Đầu trên và đầu dưới có hai chiếc cù lao như haichiếc tàu khổng lồ đậu giữa sông. Đó là Cồ n Gáo (1) và cù lao Hiệp Hòa. Sông rộng, cầuto, nhà cao, phố lớn, thuyền bè xe cộ dập dìu, người đông như kiến cỏ. Biên Hòa là thị xãcủa tỉnh tôi đó,cách làng tôi có chừng hai mươi cây số, mà hơn mười tuổi tôi mới đượcđến lần đầu. Nhưng mọi điều mới lạ không hấp dẫn tôi bằng cuộc đua thuyền sắp tới.

Dân thì ngồi dưới thuyền bè, hay đứng hai bên bờ sông mà xem. Trẻ em đứa nàotrèo được như tôi thì leo lên cây ngồi hay đeo trên cột đèn. Có mấy đứa nhỏ còn được chamẹ, anh chị cõng trên vai. Những người đư ợc mời thì được vào trong khu Tòa Bố (2) cólính gác cửa và có hàng rào sắt chung quanh. Trong khu này cũng đông lắm, đại diệnhương chức, hội tề các làng các tổng, công chức, nhà binh …Các quan chức chỉnh tề đixem hội nhưng cũng chỉ đứng xúm xít trên cỏ gần bờ sông mà xem. Chắc là lão hương cảvà hương quản xã tôi cũng ở trong đám đó. Kia rồi, tôi đã nhìn ra chúng đang đứng gầncái đầu cầu gỗ bắc từ bờ ra cái nhà sàn trên sông. Đó là cái nhà mát (3) của thằng tây chủtỉnh, nhằm ngày lễ được dùng làm khán đài chính để xem đua thuyền, chừng vài chục“ông tây”, “bà đầm” (4) và cả “tây con” nữa có lẽ là khách mời từ Sài Gòn qua đang ngồiquanh mấy bàn tiệc đầy rượu thịt và trái cây. Nhìn đám tây mắt xanh mũi lõ này no nê,phè phỡn mới thấy đám hương chức hội t ề đang khúm núm trên bờ giống như bầy chóchực xương.

Có hai mươi chiếc thuyền đại diện cho các tổng các xã ven sông tham dự cuộcđua. Mỗi chiếc thuyền đua được sơn một màu khác nhau rất đẹp. Chiếc sơn màu xanh làcủa xã Tân trạch ở Cù Lao (5), có tiếng bơ i giỏi từ trước tới nay. Thuyền trắng hình conphượng là của cù lao Hiệp Hòa. Thuyền vàng hình con lân là của xã Tân Ba. Thuyềntrắng hình con cá là của xã Long Điền chuyên nghề chài lưới. Thuyền sơn màu tam sắc làcủa thị xã Biên Hòa. Đội thuyền này cũng mặc ba màu áo: ở trước mũi mặc màu xanh, ở

Page 25: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

25

giữa màu trắng và phía sau lái các tay bơi mặc màu đỏ; trông xa như một lá cờ Pháp đangnổi trên sông. Thuyền này đáng sợ nhất vì tập hợp toàn lính làm các tay bơi. Chúng đượcnghỉ một tháng để tập bơi, nếu về nhấ t còn được nghỉ một tuần xả hơi nữa. Những kỳ đuatrước, mấy thuyền muốn qua mặt chúng đều bị chúng đánh bằng dầm (6) đến chảy máuđầu, máu mũi. Có thuyền còn bị chúng nhận chìm giữa sông để chúng qua mặt. Mấy conthuyền khác thì ít được để ý hơn. Con rồng đỏ cánh trắng của xã tôi nằm giữa có vẻ hiênngang nhất.

Hàng ngàn người hồi hộp chờ xem mà các “ông tây bà đầm” còn đang nóichuyện đùa dỡn, chưa cho lệnh bắt đầu. Tôi bị lính đuổi phải tuột khỏi cây này leo lên câykhác ba lần mà thuyền đua vẫn chưa đượ c bơi. Cuối cùng mới thấy một tên đội mã - tà haitay bưng một cái hộp như cái khay đựng trầu đến dâng trước thằng tây chủ tỉnh. Thằngtây đứng dậy mở hộp, lấy ra một khẩu súng nhỏ như súng lục và bước lên một bước rangoài. Nó giơ súng lên trời và đếm:

- Un, deux…trios!(một, hai…ba!)Tiếng súng lệnh vừa nổ “đoàng” thì đoàn thuyền tranh nhau phóng tới như tên

bắn. Chỉ còn một chiếc đứng yên tại chỗ như không nghe tiếng súng lệnh. Trời đất, đó lạilà đúng con rồng đỏ cánh trắng của xã tôi. Dân hai bên bờ la ó :

- Làng nào đó? Bỏ cuộc rồi! Chịu thua rồi!Bọn tây cũng la:- Forfait! Forfait! (Bỏ cuộc! Bỏ cuộc!)Tôi thất vọng đến đổ mồ hôi trán. Nhìn thấy tụi Cả Hột, Quản Chinh cúi đầu

xuống, chắc chúng muốn chui xuống đất mà trốn.Bỗng tiếng của cha tôi dõng dạc thét lên vang dội khắp hai bờ sông:- Anh em!- Dạ!- Phen này “quyết chiến” đem lại danh dự về cho làng mình nghe hông!- Dạ!Tiếp liền theo là tiếng phèng -la (7) của anh Hai Tán. Con rồng đỏ uốn mình. Hai

cánh trắng của nó như hai con dao khổng lồ chém xuống nước rồi khoát nước tung bayđuổi theo đoàn thuyền trước mặt. Tiếng hoan hô như sấm dậy hai bên bờ sông. Hàng ngàncặp mắt chăm chú theo dõi chiếc thuyền đỏ lạ lùng ấy. Nó đã đuổi kịp rồi vượt qua một,hai rồi ba chiếc thuyền của đoàn đua. Bị Cồn Gáo che khuất, nên tôi không thấy đượcnữa, chỉ phập phồng chờ đợi. Qua khỏi Cồn Gáo, chiếc thuyền đỏ chỉ còn thua năm chiếclợi hại nhất là Tân Trạch xanh, Hiệp Hòa trắng, Tân Ba vàng, thuyền tam sắc của thị xãvà một chiếc nào đó nữa. Nhưng con rồng đỏ mỗi lúc một bay nhanh trông thấy, Cả Hộtvà Quản Chinh mừng rỡ ra mặt. Người xem bắt đầu xôn xao đoán coi thuyền nào về trướcvà đánh cá.

- Ghe đỏ sẽ về nhứt.- Làm gì nhứt nổi. Ghe xanh lẹ như gió kìa.- Nước bơi của ghe vàng bền hơn.- Nhưng không ghe nào dám qua mặt ghe tam sắc đâu, cả mười ăn một tôi cũng

dám cá nè…Một thằng lính mã-tà (8) đứng dưới gốc cây tôi ngồi nói một cách quả quyết như

vậy. Trong lúc đó con rồng đỏ đã vượt lên đứng thứ ba rồi. Đến chân cầu Gành (9) nhờ

Page 26: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

26

quanh gấp một cái, nó đã bỏ mộ t chiếc nữa ra sau và đang đuổi theo chiếc thuyền tam sắcđể về đích của cụôc bơi ở trước khán đài chính.

Nhìn thấy chiếc thuyền tam sắc đang dẫn đầu cuộc đua, bọn lính mã-tà nhảy nhóttưng bừng. Dân thị xã cũng mừng lắm phất khăn, phất mũ hò reo. Bọn tây trong nhà mátcũng reo lên:

- Vive la France! (Nước Pháp muôn năm!)Nhưng người ta thất vọng dần dần. Con rồng đỏ cánh trắng vẫn đuổi gấp theo

như bay trên mặt nước. Chỉ còn năm chục rồi hai chục thước nữa là bắt kịp thuyền trước.Anh Tám Phát, đúng là anh Tám Phát rồi ,đứng hẳn lên mũi thuyền dung cây dầm để múađao. Cây dầm trắng trong tay anh quay thành những vòng loang loáng trước mũi thuyềncàng làm cho con thuyền của làng tôi thêm vẻ linh thiêng, thần thánh. Chỉ còn mười chíntay bơi mà con thuyền đỏ cũng bắt kịp thuyền trước. Người ta hồi hộp chờ một cuộc xôxát xẩy ra giữa hai con thuyền. Nhưng không, con rồng đỏ vẫn lướt qua khỏi thuyền tamsắc một cách bình yên và về tới đích trước nhất trước sự kinh ngạc và tiếng hoan hô vangdậy của dân chúng hai bên bờ sông.

Trong lúc Cả Hột và Quản Chinh được thằng Tây chủ tỉnh đến bắt tay khen ngợivà thưởng cho hai cốc rượu thì dưới thuyền đỏ anh em trong đội thuyền bụm từng bụmnước sông Đồng Nai giải khát.

Cha tôi cho tôi theo thuyền trở về xã. Ngồi trên thuyền tôi nghe anh Hai Tán nói:- Nhờ vong hồn nghĩa quân phù hộ, mình không thèm theo súng lệnh của thằng

Tây mà vẫn về nhất như thường.Con thuyền chiến thắng bơi ngược con sông dài trở về làng tôi nơi rừng thẳm.

(Trích thơ văn Huỳnh Văn Nghệ - Nhà xuất bản Đồng Nai 1998)

Chú thích:Văn bản Cuộc đua thuyền trên sông Đồng Nai trích chương II “Quê hương rừng

thẳm sông dài”. Tác phẩm gồm 04 chương mang tính tự truyện kể về tuổi thơ của nhà văngắn liền với truyền thống đấu tranh của quê hương Mỹ Lộc và những ngày đầu tiên ôngđến với cách mạng. Đoạn trích tả cảnh đua thuyền trên sông Đồng Nai trong thời thuộcPháp, qua đó ca ngợi tinh thần bất khuất, thể hiện hào khí của người Đồng Nai.

(1) Cồn Gáo: Phần đất nổi lên nằm gần chân cầu Đồng Nai, trước 1975, Cồn Gáocó khoảng vài hộ gia đình sinh sống, sau này do đất lở nên Cồn Gáo không còn nữa.

(2) Toà bố : Cơ quan cai trị của viên chức Pháp đứng đầu một tỉnh Nam bộ, thờiPháp thuộc. Ở đây chỉ dinh (trụ sở) của thị xã Biên Hoà lúc bấy giờ

(3) Nhà mát: nhà nghỉ mát được dựng gần bờ nhô hẳn ra ngoài sông. Mùa hènóng nực ra ngồi trong nhà mát dễ chịu hơn.

(4) Bà đầm: chỉ người phụ nữ Pháp.

(5) Tân Trạch, Tân Ba: thuộc địa phận Tân Uyên (nay thuộc tỉnh Bình Dương).

(6) Dầm ( mái chèo): Đồ bằng gỗ, một đầu giẹp dùng để bơi cho thuyền đi:

(7) Phèng-la: Nhạc khí gõ, phát ra tiếng vang và chói làm bằng đồng thau, hìnhđĩa tròn.

Page 27: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

27

(8) Mã-tà: chỉ lính đánh thuê có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Mã-tà lấy từ âm Mã-lai (Malaysia)

(9) Cầu Gành : chiếc cầu bắc ngang cù lao phố Hiệp Hoà và phường Bửu Hoà.Đứng ở bờ sông trước Uỷ ban nhân dân tỉnh ngày nay nhìn xuống thấy cầu Gành.

CHU THỔ SỪ VÂNTrịnh Hoài Đứx

Trấn Biên chu thổ hải chi tưu,Phá hiểu sừ vân mục tử trù.Xích huyện hôm mai lê đãi tận,Hắc lô vu uế tịch tương chu.Vũ nhiêu sơn giản thần khai yển,Thảo dụ xuân đê vãn phóng ngưu.Vạn khoảnh yên hà thu thập túc,Qui lai sơ nguyệt hạ kiên đầu.

Dịch xuôi: ĐẤT ĐỎ BỪA MÂYTrấn Biên có bãi đất son liền kề ven bể,Trong đám mây mù mịt, mới tảng sáng đã có hàng lũ người bừa.Gần đô thị, những đám um tùm cuốc cày hầu hết,Đất đen xấu biết bao rậm rạp, khai phá gần xong.Mưa nhiều, khe núi nước đầy, sáng đi tháo đập,Xuân tới bờ đê cỏ tốt, chiều đến chăn trâu.Sương khói một màu muôn mảnh ruộng, san sửa vừa xong,Bừa vác trên vai, đi về nhà dưới bóng trăng mới mọc.

Dịch thơ:1. Ven biển Trấn Biên vùng Đất Đỏ,Tinh sương đã lắm kẻ bừa mây.Đất cằn rậm rạp hầu quang cỏ,Ruộng tốt um tùm sắp sạch cây.Đắp đập che mai mưa núi lớn,Chăn trâu đê tối cỏ xuân dày.Khói sương muôn khoảnh xem đà sẵn,Trăng mọc ra về bừa vác vai.

Page 28: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

28

(Nguyên Nguyên dịch)2. Nơi Trấn Biên có miền đất đỏ,Liền biển xanh một dải mênh mông.Trời hôm vừa lóe rạng đông,Từng đàn lũ lượt ra công dựng làng.Gần đô thị cây hoang phá rạp,Đất đen sì vỡ nát dưới tay.Nhờ mưa khe núi nước đầy,Sáng đi tháo đập nuôi cây tốt vườn.Mùa xuân tới, bờ đê cỏ mượt,Chiều trẻ con mặc sức chăn trâu.Muôn vườn sương khói một màu,Người người ra sức cùng nhau cấy cày.Trăng non vừa gác mái tây,Nông phu vác cuốc khoan thai ra về.(Nguyễn Văn Sâm dịch)3. Đất đỏ Trấn Biên góc biển Đông,Người bừa tảng sáng kéo ra đồng..Um tùm bao đám cày vừa hết,Rập rạp đất đen vỡ sắp xong.Khe núi nước đầy đi tháo đập,Đê xuân cỏ tốt thả trâu rong.Khói sương muôn khoảnh tay san sửa,Bừa vác vai về trăng sáng chong.

HOÀI ANH (dịch)(Theo Gia Định tam gia, NXB Đồng Nai, 2003)

Chú thích:- Đất Đỏ: Vùng đất nay thuộc huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.- Bừa mây: Bừa trong sương mù như đang bừa mây.- Trấn Biên : Một tên gọi cũ của vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai vào thời chúa

Nguyễn.- Quang cỏ: Hết sạch cỏ.- Đê: bờ cao và dày, vững để ngăn nước sông, nướ c biển tràn vào ruộng.

Page 29: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

29

TÂN TRIỀU ĐÃI ĐỘTrịnh Hoài Đức

Tân Triều đãi độ cô chu thànhNhật lạc vi mang hà thuỷ bìnhMã túc mạn yêm thiên lí trángKhách tâm lao chú nhất giang thanhHàm hoa mĩ lí trường lưu khứBô quả từ ô thâm thụ minhThôn điếm quy lai môn thập khấuTrúc liêm văn quyển nhật song minh

Dịch nghĩa:ĐỢI ĐÒ BẾN TÂN TRIỀU

Bến quê Tân Triều thuyền lẻ nằm ngang,Mặt trời lặn mờ mờ nước sông êm lặng.Chân ngựa dầm xuống còn mang tráng khí đi ngàn dặm,Lòng khách tha thiết gửi vào n ước sông trong.Ngậm hoa cá chép đẹp bơi theo dòng nước chảy,Mớm quả cho con quạ hiền kêu trong lùm cây sâu.Quán trong thôn trở về gõ cửa mười tiếng,Rèm trúc mây cuốn trăng cửa sổ sáng.

Dịch thơ:Nằm ngang thuyền lẻ bến Tân Triều,Vừa lặn mặt trời sông phẳng phiu.Chân ngựa dầm mang luồng tráng khí,Lòng người gửi với nước trong veo.Ngậm hoa cá chép xuôi dòng lướt,Mớm quả quạ hiền nép bụi kêu .Tới quán trong thôn vừa gõ cửa,Rèm tre mây cuốn, nguyệt vào theo.

(Bản dịch của HOÀI ANH, theo Gia Định tam gia, NXB Đồng Nai, 2003)

Chú thích: Tân Triều: làng cổ ở tỉnh Biên Hoà (nay thuộc xã Tân Bình, huyệnVĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Theo thư tịch xưa, cù lao Tân Triều thuộc Ngô Châu, quậnChâu Thành (cũ). Có rạch Tân Vinh, Bình Lục, rạch Bình Thới, rạch N gư Tân (Bến Cá).Sẵn đậu, bưởi, ổi, bắp (ngô), trầu, hến… Ngày nay nổi danh là “Làng bưởi Tân Triều”

Page 30: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

30

VĂN TẾ VỢBùi Hữu Nghĩa

Hỡi ơi !Xưa nay đặng mấy người trọn vẹn, phận sắc tài hằng phải lụy cái thân;Vợ chồng mà ghe nội mặn nồng, cơn sanh tử ỷ khôn ngăn giọt lệ.Từ thuở bậu vầy duyên can hệ, may mắn nhờ đủ mẹ đủ cha;Thời em nâng niu dâng quì xẻ táo, thảo mẹ cha không nửa khắc lãng xoa;Từ ngày anh mắc chốn gian truân, tơi bời có một vợ một chồng, thời em đặng độbuôn tảo bán tần, niềm chồng vợ ấy cũng đã là phu phỉ.Rất họ hàng còn cũng biết thương;Huống trời đất có đâu chẳng nghĩ.Ơn vũ lộ lộng khơi mà bủa xuống, tay chống đổi làm đồng vác, khi ấy hãy mangcon trong dạ, bận bụi xin theo chốn sa trường;Cuộc phong lôi tin tức hãy chưa thông, q uế phi dung luống chịu nắng mưa, cơn trừđành bồng trẻ xuống thuyền, lặn mọc quyết tầm nơi chiến địa. ]Hiệp tan khi ấy rất gay go;Ân ái đoạn này thêm thấm thía.Hay đâu nỗi dây oán thù lại kết, anh vớ thử tay con tạo hóa, dầu những cánh trùnggan chuột, một chút nào nghĩ dạ Trang sanh;Bỗng phút chốc buồm tình ái kịp buông, anh lo vì gánh nặng cang thường, chí sờnvuốt biển nanh trời, chín tầng quyết trắng mình trương thị !Nơi kinh quốc ba hồi trống gióng, biện bạch này oan nọ ức, đấng hiền lương mắtthấy thảy đau lòng;Giữa tỉnh đường một tiếng hét vang, hẳn hòi lẽ chánh lời nghiêm, đứa bạn lảng tainghe đều hết vía.Líu lo tuy cuộc thế chưa xong;Trọn vẹn ỷ vì chồng khôn ví.Lúc anh vụt về thăm cha mẹ, để lời dặn em đừng rủn chí, việc ở ăn lo đà sẵn cả,mới trở lưng xuống bến sụt sùi;Nay sao đành bỏ cả chồng con, nghe đặng tin anh xiết kinh hoàng, nỗi tới luikhông biết đường bao, luồng ngửa mặt lên trời van vỉ.Cây dương liễu là tên ly biệt, trời dành cho em những điều tài sắc, mà mong sửacuộc đoàn viên;Huê phù dung là giống đoạn tràng, trời sắm cho em những miếng thanh danh, màmở bao nền phước lí.Anh để nàng chẳng bằng tiền bằng của, mà bằng cái tư lương;Anh giết nàng chẳng bằng gươm bằng đao, mà bằng cái khổ luỵ.Ôi!

Page 31: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

31

Gươm ân ái không mài mà lẻm lẻm, người ta mặn nồng chồng vợ, bao đành dứtmối tình duyên;Ngựa quan âm không giận bỗng đùng đùng, người ta mắc cuộc tai nàn, bao nỡ dứtđường sinh tử.Phụng lìa đôi chếch mác, đừng nói sửa sang giềng mối, khi túng thiếu manh quầntấm áo, biết lấy ai mà cậy nhờ;Gà mất mẹ chít chiu, đừng nói nhắc biểu học hành, khi lạt thèm miếng bánh đồnghàng, biết theo ai mà thỏ thẻ.May nhờ có ngoại gia nương cậy, sống đặng nhờ thác cũng đặng nhờ;Luống trông cho cuộc thế xong xuôi, sớm chẳng thấy mai đều chẳng thấy.Phải chi em chưa thoát nơi trần tục, nỗi oán thù sớm đặng sạch chùi;Phải chi em chưa lên chốn non tiên, đứa bạn đảng dám đâu lừng lẫyPhước nhà đặng rảnh mình cao sĩ, vượt mấy sông em dắt chút mẹ già;Màn loan sao vắng dạng tiên nga, vầy một ngõ anh khóc cùng ba trẻ.Thơ tử biệt anh ngâm vài chập, đặng tỏ qua tấm dạ bi thương;Rượu chung thuỷ tình anh rót vài ly, ngỏ cùng tấc lòng chung thuỷ

(Hợp tuyển thơ văn Việt Nam 1858 -1930, Nxb Văn học, Hà Nội 1984)

Chú thích:- Biện bạch: Trình bày lí lẽ, bác lí lẽ của người buộc tội, nêu nỗi oan của mình.- Đấng hiền lương: Người có đạo đức tốt.- Tỉnh đường: Nơi cửa quan ở tỉnh.- Lẽ chánh, lời nghiêm: Lẽ chính đáng, ngay thẳng, lời nghiêm minh.- Đứa bạn đảng: Kẻ làm việc trái, việc gian.- Líu lo: Còn rắc rối (cần phân biệt với tiếng chim hót).- Ỷ: Khẩu ngữ, có nghĩa: ấy là, đúng như thế.- Khôn ví: Không thể so sánh.- Rủn chí: Nản chí.- Cây dương liễu là tên ly biệt: Người xưa khi tiễn nhau đi xa thường bẻ một cành

liễu đưa nhau, thơ xưa dùng hình ảnh ấy để chỉ sự ly biệt.- Hoa phù dung: Hoa có màu hồng rất đẹp, thường được ví với má hồng phụ nữ.

Thế nhưng hoa chóng tàn như những phụ nữ tài sắc thường có phận số không tốt (Hồngnhan bạc phận). Vì thế hoa phù dung thường gợi chuyện thương đau.

- Thanh danh: Tiếng thơm và tên được ca ngợi.- Phước lí: Chốn nhiều phước đức.- Để: Để lại cho vợ.- Cái tư lương: Lo liệu mọi việc, xem xét lại mọi việc mình làm tốt hay xấu.- Khổ lụy: Khổ sở khó nhọc rất nhiều.

Page 32: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

32

- Lẻm lẻm: Rất bén, rất sắc.- Ngựa quang âm: Quang âm là sáng tối, chỉ thời gian; ngựa quang âm: thời gian

qua nhanh như ngựa qua cửa sổ.- Phụng lìa đôi: Chim phụng hay còn gọi là phượng thường trống mái đi với nhau,

nói ý vợ chồng sum họp, hạnh phúc.- Chếch mác: Lệch, mất cân bằng.- Giềng mối: ý nói kỉ cương, nền nếp trong gia đình.- Cao sĩ: Người có học và có đạo đức, tư cách cao.- Màn loan: Màn có thêu hình chim loan, nói nơi phụ nữ ở.- Tiên nga: Người phụ nữ nhan sắc, đẹp như tiên trên trời.- Vài chập: Vài lần.

BÀ BÁN CAUHuỳnh Văn Nghệ

Nắng hạn, đường xa nối chân mây...Còn đi đâu, đi mãi hỡi ai?Mặc gánh nặng oằn hai vai chịu,Dưới trời mưa lửa chỉ châu mày.

Người ơi! Cảnh ấy dẫu trăm năm,Ngàn năm hay muôn vạn ngàn năm.Một phút sau nầy con còn sốngCảnh kia còn đốt mãi lòng con.

Con đường xe cong uốn trên đồng khô,Xóm làng xa, nắng chang, lim dim ngủ,Trời cao, cao vút điểm mây khô,Từ giữa trời xanh: nguồn lửa đổ.

Trên đường cát xa thăm thẳm ấy,Bà bán cau, gánh nặng trên vai oằn,Lẹ làng đi, dưới chân cát cháy,Đầu không ô, nắng đốt chiếc khăn rằn.

Gió bốc khói tung lên cuồn bụi trắng,Xóm mờ xa khuất dạng sau rừng tre.

Page 33: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

33

Mồ hôi chảy vòng quanh đôi má nám,Bá bán cau, bước mãi dưới trưa hè.

Đã bao lần bóng cây thầm van v ỉ:“Bà già ơi ghé gánh nghỉ chân già!”Nhưng không nghe, bà cứ đi, đi mãi,Nhớ chiều nay, trước ngõ, đám con chờ.

1935(Trích Huỳnh Văn Nghệ - Tác giả và Tác phẩm, tập 2, NXB Đồng Nai, 2008)

NHỚ BẮCHuỳnh văn Nghệ

Ai đi về Bắc ta đi với,Thăm lại non sông giống Lạc Hồng,Từ độ mang gươm đi mở cõi,Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.Ai nhớ người chăng ? Ôi Nguyễn HoàngMà ta con cháu mấy đời hoang.Vẫn nghe trong máu sầu xa xứNon nước Rồng Tiên nặng nhớ thương.

Cổ Loa thành cũ ai thăm viếng ?Hoàn Kiếm Linh Quy có trở về ?Bạch Đằng máu giặc chưa phai hận ?Ai hát giùm tôi giọng gái quê !

Sứ mạng ngàn thu dễ dám quênChinh Nam say bước, quá xa miềnKinh đô nhớ lại, sầu muôn dặmAi trả dùm tôi đôi cánh tiên !

1948(Trích Huỳnh Văn Nghệ - Tác giả và Tác phẩm, tập 2, NXB Đồng Nai, 2008)

-------------------------------

Page 34: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

34

KÒN TRÔLý Văn Sâm

Phụng dừng ngựa lại dưới chân một trái đồi nhỏ để tìm phương hướng. Nàng nhìnquanh mình, chỉ thấy rừng cây trùng điệp chìm trong bóng tối mênh mang và ngửa mặtlên cao cũng vẫn một vòm trời chót vót tối om như địa ngục.

Phụng bắt đầu thấy bối rối mặc dù xưa nay nàng vẫn có tiếng là gan góc. Nàng bắtloa tay hú dài một tiếng: rừng sâu đem tiếng vang trả lại cho nàng. Thất vọng, Phụng thởdài lẩm bẩm một mình:

- Bây giờ biết Lành và Đại ở đâu mà tìm? Hai anh ấy cũng đến lạc lối như ta thôi.Khổ quá! Đi săn mà gặp bước này thà ở nhà còn hơn!

Xa tít trong cái huyền bí của đêm rừng, mơ hồ có tiếng thác đổ. Phụng lắng tainghe. Nàng nói một mình:

- Phải rồi. Thác Mu Mi cách đây không xa, mình cứ nghe ngóng và nhắm hướngthác đổ mà về thì đúng.

Nàng thúc ngựa đi mau qua đám đế(1) khô. Nhiều lần nàng bị những cành cây nhưnhững cánh tay lực lưỡng chìa ra, gạt nàng suýt té xuống ngựa. Mãi đến khi gà rừng cấttiếng gáy đầu tiên, Phụng thấy mình vẫn còn lạc lõng giữa thâm khuya. Nàng mân mê đốcdao găm giắt bên sườn, tự nhủ:

- Một liều, ba bảy cũng liều! Súng, thì Lành và Đại mỗi người mang một cây. Sốmạng ta đành gởi vào ngọn khí giới cỏn con này vậy!

Phụng cúi ôm cổ ngựa, nằm dài trên mình nó, mặc cho nó muốn đưa đi đâu thìđưa. Tiếng thác đã tắt từ lâu không còn nghe rõ nữa...

Phụng tỉnh lại, thấy mình đang nằm trên một chiếc giường tre lót nệm cỏ. Mộtngười đàn ông khoanh tay im lặng bên giường nhìn nàng. Phụng nghe nơi trán mình ê êliền đưa tay lên định xem xét. Người đàn ông, nãy giờ vẫn ngồi bên, ngăn tay nàng, lễphép nói:

- Thưa bà, bà đừng cử động mạnh, máu ra nhiều... Bà để yên độ nửa giờ, ngải sẽhàn bớt vết thương và ngăn không cho máu chảy ra nữa. Giờ, bà cứ nằm tĩnh dưỡng, đừnglo ngại gì hết!

- Nhưng, thưa ngài, Phụng hỏi, tôi muốn biết hiện giờ tôi đang ở đâu?Nàng vừa hỏi vừa đưa mắt nhìn người đàn ông từ đầu đến chân. Gã còn trẻ lắm.

Mặt tròn, mắt sáng, đôi môi lúc nào cũng dành sẵn một nụ cười. Màu da ngâm ngâm đen,láng như đồng, tỏ rằng gã có rất nhiều sức mạnh. Gã mặc theo kiểu người đi săn: đầu độinón vành lớn, chân đi ủng da đen. Trông gã oai nghi, hùng dũng lắm.

Gã biết Phụng đang tò mò nhìn, liền ngồi thẳng lên nhìn lại Phụng. Bốn luồngnhỡn tuyến vừa gặp nhau đã vội tránh nhau.

Nghe Phụng hỏi, gã mỉm cười, hỏi lại Phụng:- Bà có nghe người ta nói đến tên Kòn Trô lần nào không?

(1) Loài sậy mọc ở các ruộng bưng.

Page 35: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

35

Phụng ngạc nhiên, trả lời:- Có! Tôi vừa tới đây đã nghe người ta nói ở vùng này có một tướng cướp lợi hại

tên là Kòn Trô thường hay đón ô tô du khách để đoạt tiền, hoặc bắt cóc người ta. Nhưngthưa ngài, tại sao ngài hỏi tôi câu ấy?

- Vậy thì bà hiện đang nằm trong đại trại của Kòn Trô.Phụng đứng phắt lên, trợn mắt:- Ngài là... Kòn Trô?Người đàn ông cũng đứng lên theo, gật đầu:- Vâng!Phụng hãi hùng liếc nhìn quanh để tìm sự cầu cứu. Trước mắt nàng, Kòn Trô đứng

chắn ngang như một pho tượng đá. Không kịp nghĩ ngợi, nàng nhảy tới một bước, rút daogăm đâm vào ngực Kòn Trô một nhát.

Kòn Trô né mình sang một bên, đưa hai tay ra đỡ. Phụng đang lỡ đà gần ngã sấp.Chàng nói với Phụng, giọng trách móc:

- Sao bà lại định giết tôi?Cái tiếng nói nhẹ nhàng ấy làm dịu cơn hăng tiết của Phụng.Nàng nói:- Tôi không định hại ngài, nhưng mà... tôi cần phải nghĩ đến sự giải thoát, thưa

ngài!- À, ra chỉ có thế mà bà định đổi ơn làm oán. Tôi đem bà từ hố sâu lên, tìm ngải

đắp vết thương cho bà tỉnh lại là sẽ đưa bà ra khỏi rừng này. Tôi có cầm bà ở đây đâu?Phụng xem Kòn Trô không dữ tợn như người ta tưởng, nên lòng cũng bớt lo. Lại

nghe chàng nói năng lịch thiệp, nàng không tin rằng con người ấy lại là một kẻ đã từngcướp của giết người.

Thấy Phụng ra chiều tư lự, Kòn Trô nói với nàng:- Bà hãy yên lòng đừng nghĩ xa xôi gì hết. Tùy bà muốn đi lúc nào cũng được,

hay bà ở đây, tôi cũng sẵn sàng tiếp đãi bà như một quý khách. Bây giờ xin mời bà ra trạingoài dùng bữa sáng rồi tôi sẽ đưa bà đi viếng những vùng quanh đây. Trong trại tôi, córất nhiều ngựa tốt.

Phụng nghe ruột đói như cào, liền mạnh bạo bước theo Kòn Trô ra trại ngoài.Ánh nắng một buổi hè, vàng tươi như một màu sơn mới, chan hòa khắp cảnh lâm

tuyền.

**

*Hai con ngựa song song đi bước một trên triền đồi.Phụng hỏi Kòn Trô:- Núi này là núi gì?- Núi Klìu-bo (cọp trắng) hay Bạch Hổ Sơn cũng thế. Bà trông nó có giống hình

một con cọp ngồi rình mồi không?

Page 36: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

36

Phụng gật đầu, nói với Kòn Trô:- Ta lên đồi chơi.Hai người xuống ngựa, trèo lên đồi. Lên tới đỉnh, Phụng mệt ngất, tựa vào một

thân cây. Kòn Trô lấy nón quạt mát cho Phụng.Ve sầu kêu ra rả trên các ngọn cây cao. Tiếng chim vui ca trong nắng hạ.Phụng chóa mắt nhìn khắp bốn phía. Hơn sáu chục cái nhà sàn giống nhau vây tròn

lấy trái núi.Kòn Trô nói với Phụng:- Bọn thủ hạ của tôi hơn một trăm người đều sống chung với nhau trong những

căn trại ấy. Họ toàn là người Châu Mạ (Tcau-ma) gan dạ và đanh thép. Tôi dùng họ rấtđược việc mà họ rất trung thành với tôi. Tôi bảo chết, họ chết. Tôi bảo sống, họ sống. Họthương tôi và kính trọng như cha.

Bà nghĩ còn lòng thương nào khăng khít hơn lòng thương của những kẻ vô gia cư,không cha, không mẹ, thân thế và cuộc đời gần giống in nhau, không cần phải cắt máu ănthề mà họ cũng ăn ở với nh au một niềm chung thủy. Ấy cũng bởi sự chung đụng lâu nămnó gây cho họ tình đoàn kết bền bỉ, không ai có thể cắt đứt được. Ở đây, không có sựphản bội, không có sự man trá, không có sự ghen tị, nó làm cho người ta phải cực lòng longhĩ vì nhau. Tâm hồn họ đã hòa chung cùng cỏ cây hoang dại.

Phụng ngắt lời:- Nhưng sao tên ngài lại là Kòn Trô?Kòn Trô cười:- À! Cái đó lại khác. Nguyên bản dân Tcau-ma thấy tôi khỏe và gan lì, nên gọi tôi

là Kòn Trô. Kòn là con, Trô là ông trời, nghĩa là con của trời sinh ra không sợ gì hết.Phụng mỉm cười, nhìn Kòn Trô:- Còn tên thật của ngài?Kòn Trô nhíu mày, thở ra:- Bà hỏi đến tên tôi tức là bà muốn tôi nhắc lại cái quá khứ đẫm máu mà vì nó

ngày nay tôi phải chịu sống lẩn lút cùng cỏ cây hoang vu, xa lánh hẳn loài ngườ i. Baonhiêu lạc thú êm đềm của tuổi trẻ, bao nhiêu hoài bão của một trái tim thiếu tráng (2) đànhchôn trong góc núi, xó rừng này.

Phụng thương hại, hỏi:- Ngài có thể nào cho tôi nghe cái dĩ vãng kia, không?Kòn Trô xua tay:- Thưa bà, tôi xin bà điều ấy. Cái dĩ vãng của một tên cướp có gì là đẹp đẽ?Hai người im lặng, nhìn xuống ruộng ngô rải rác quanh đồi. Kòn Trô chỉ một nhóm

người dân tộc đang lúi húi dưới những nương khoai xanh và nói với Phụng:

(2) Sic. Cách dùng từ cổ, có nghĩa là "tráng sĩ thiếu niên". Bản của sách Ngàn sau, sông Dịch(Nxb.Trẻ, 1988), người tuyển chọn đã sửa thành thanh xuân. Trong nhiều tác phẩm Lý Văn Sâm trướcnăm 1950, từ thiếu niên thường được dùng thay cho từ thanh niên. Phải chăng là cách dùng từ của thờibấy giờ?

Page 37: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

37

- Bà coi! Bọn chúng tôi trồng khoai, cấy lúa, gieo bắp, gây riêng một thế giớiphóng khoáng, xa hẳn gió bụi chốn thị thành. Chỉ vì một năm gạo thua, lúa kém, chúngtôi mới phải ép lòng đón người giật của và cướp kho lương của ông đồn, tại đây. Từ đó,tiếng tăm Kòn Trô nổi dậy một vùng. Nhưng chúng tôi chỉ bạo đ ộng trong một năm ấythôi, rồi thì cải ác, tùng thiện, trở về chốn cũ, cầm lại cái cày, quơ lại cái cuốc, sống mộtcuộc đời lương thiện như những kẻ nông dân. Thỉnh thoảng, chúng tôi lại bị bao vâynhưng vì không thuộc đường lối nên trăm người vào đây, khó mà trở về cho đủ. Cuộc đờitôi, từ đó càng ngày càng nặng tội, càng ngày càng lem luốc, càng ngày càng xa nhân loại.Người đời cho bọn tôi là một lũ quỷ sống, uống máu người không tanh...

Có tiếng mõ tre nổi dậy từ trại này qua trại khác.Phụng hỏi Kòn Tr ô:- Họ làm gì vậy?Kòn Trô giảng:- Bọn Mọi(3) đánh mõ gọi nhau về cho đủ mặt để ăn cơm trưa.Phụng lại hỏi:- Bao giờ thì Kòn Trô đưa tôi về?- Lát nữa tôi sẽ đưa bà ra khỏi nơi này. Hiện tôi đã cho người sửa soạn thắng yên

cương hai con tuấn mã sung sức nhất và đem theo đồ ăn đường. Sáng ngày mai chúng tasẽ tới thác Mu Mi.

Có tiếng gà gáy trưa nghe buồn rời rợi (4). Hai người lặng lẽ xuống đồi.Kòn Trô nói với Phụng:- Bà có thể cho biết quý danh không?Phụng vui vẻ:- Thể Phụng là tên tôi!Kòn Trô lẩm bẩm:- Thể Phụng! Thể Phụng, cái tên đẹp quá...Rồi gã hỏi luôn Phụng:- Chắc có lẽ ông nhà đang trông bà lắm!Phụng cải chính:- Tôi chưa có chồng. Tôi có hai người bạn trai đi theo tôi, nhưng hồi hôm này,

chúng tôi đã lạc nhau. Bây giờ, có lẽ họ đang nóng ruột chờ tôi lắm.Kòn Trô khen:- Thảo nào trông bà còn trẻ quá.- Kòn Trô, anh nên gọi tôi bằng cô hay bằng em là hơn. Chúng ta còn trẻ, không

nên xưng hô khách sáo như vậy.Kòn Trô thấy lòng mình nhẹ nhàng như mọc cánh. Đã năm năm nay mới có cơn

(3) Sic. Cách gọi đồng bào các dân tộc ít người trước đây. Bản 1988 đã sửa là: Người dân tộc. Chúngtôi giữ lại cách viết ban đầu của tác giả.

(4) Biến âm của rười rượi .

Page 38: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

38

gió mát thổi qua vườn lòng cằn cỗi của chàng.

**

*Nắng đã tắt từ lâu mà trời vẫn còn oi bức. Mặt trời khuất lần sau ngọn Klìu -bo.

Bóng tối bắt đầu bao trùm sự vật; đứng gần nhau không trông rõ mặt người.Kòn Trô nắm tay Thể Phụng dẫn ra sân. Có tiếng ngựa hí lẫn trong tiếng người líu

lo trò chuyện. Có tiếng sắt và thép va chạm vào nhau. Người ta đang sửa soạn cho mộtcuộc viễn trình (5).

Kòn Trô quát to:- Sụt tròi! (thắp đuốc chai lên ).Tức thì tám ngọn đuốc lóe ánh sáng đỏ rực, phả khói mù nghi ngút.Kòn Trô rót một cốc rượu, mời Phụng:- Cô uống một chén rượu rừng cho ấm bụng.Phụng âu yếm nhìn gã mỉm cười:- Anh làm như thể đưa tôi ra ngoài quan ải!Kòn Trô buồn rầu nói với Phụng:- Có cuộc tống biệt nào mà không làm bằng nước mắt mà có cảnh rẽ chia nào mà

không có ly bôi? Cô uống chén rượu này gọi là chén rượu kỉ niệm buổi chia tay này vậy!Phụng đỡ cốc rượu, uống một hơi cạn. Mặt nàng hồng hồng, đẹp như tranh vẽ.Kòn Trô hỏi một tên Mọi đứng gần đó:- Dòn ạ zầ? (Mấy giờ? ).- Prao zà! (Sáu giờ! ).Kòn Trô quay qua, bảo Phụng:- Ta lên đường!Hai người lên ngựa. Hai tên Mọi cầm đuốc đưa đường.Ra khỏi trại, bốn người cho ngựa phi nước lớn.Nửa giờ sau, họ đã tới trảng tranh.Kòn Trô nói với Phụng:- Truông này nhiều hổ lắm. Cô đi lên trước, để tôi giữ hậu cho.Phụng nhìn Kòn Trô, mỉm cười tỏ vẻ cảm ơn.Dưới ánh đuốc, chàng đẹp như những tay kỵ mã thời xưa.Hết cây đuốc này, thay cây đuốc khác, đi quá nửa đêm thì tiếng thác Mu Mi đã

nghe rõ.Phụng nói:- Tối hôm qua tôi cũng nghe tiếng thác đổ như đêm nay mà đi hoài không tới.- Là vì cô không thuộc lối! Nhờ vậy mới có cuộc gặp gỡ hiếm có này; một cuộc kì

(5) Viễn trình: chuyến đi xa.

Page 39: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

39

ngộ đã đem lại cho lòng tôi biết bao cảm giác êm đềm...Phụng thấy ngượng liền buông một câu hỏi bâng quơ:- Kòn Trô ơi! Anh không nghĩ đến ngày quay về với cuộ c đời lương thiện hay

sao?Kòn Trô buồn rầu không nói. Vẻ cảm động hiện rõ lên mặt. Lời nói của ai kia như

thúc giục tấm lòng ham muốn trở lại với người đời.Phụng lại hỏi:- Anh định sống suốt đời ở đây, sao?Kòn Trô thấp giọng:- Loài người họ có tha tôi đâu mà mong trở về với họ. Vả, đối với pháp luật, tôi là

một tên tử tù; con đường về, không bao giờ còn mở cửa nữa rồi!Trời sắp sáng. Chim ngàn rộn rã lên đường.Kòn Trô cho hai người Mọi trở về, còn mình thì theo Phụng tới thác Mu Mi.Kòn Trô chỉ một ngọn suối chảy ngang trước mặt, nói với Phụng:- Chúng ta cho ngựa xuống lội một quãng dài rồi lên đất. Làm thế cho lạc mất dấu

ngựa của chúng ta. Lỡ có ai theo dấu cũng không đáng ngại.Phụng khen:- Anh cẩn thận và mưu lược lắm!Hai con ngựa lội bì bõm dài theo dòng suối nhỏ. Gặp chỗ có nhiều đá, Phụng giật

mình, mấy lần sắp ngã. Kòn Trô đưa tay đỡ nàng. Hai ngựa giao kề. Phụng nằm gọn trongcánh tay Kòn Trô. Nàng bẽn lẽn nói:

- Không có anh, em té xuống ngựa rồi còn gì!Kòn Trô mạnh bạo:- Anh cũng ao ước sao em ngã nhiều lần như thế để anh được nâng đỡ tấm thân

ngà ngọc của em. Những ngày sống của anh chỉ có nghĩa trên đoạn đường này thôi.Phụng làm thinh. Lòng nàng hiu hiu một cảm hoài nhè nhẹ. Nàng thấy mình chỉ

thương hại Kòn Trô thôi. Tuy nhiên, nàng cũng an ủi chàng:- Mùa hè năm sau, em sẽ tìm về đây thăm anh. Một năm có là bao!Kòn Trô nhếch một nụ cười đau đớn:- Chừng ấy, biết anh còn sống để chờ em không? Em nên nhớ rằng lúc nào anh

cũng sống trong sự nguy hiểm. Người ta đã đánh giá mạng sống của anh rồi!Hai người im lặng. Mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng.Tiếng thác đổ rầm rộ tưởng chừng như chuyển động cả trời đất.Trời sáng dần. Gà rừng gáy khắp nơi, báo hết đêm dài. Hai người giật cương ngựa

leo lên bờ suối.Kòn Trô cảm giác như mình ngồi trên ngựa không vững nữa. Trời sáng mau quá.

Kòn Trô không giữ được cảm động, ngùi ngùi ngâm lên như một người say rượu:Mais je demande en vain quelques momments encore,Je temps m'échappe et me fuit.

Page 40: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

40

Je dis à cette nuit: "Sois plus lente" et l'auroreVa dissiper la nuit..."Rồi chàng ngửa mặt lên trời, cười sằng sặc.Phụng cảm động khuyên chàng:- Anh nên can đảm lên! Người anh hùng không nên để lòng mình dễ rung động

như vậy.Kòn Trô vẫn cười sằng sặc. Ra khỏi cửa rừng, Phụng mừng rỡ:- Thác Mu Mi kia rồi!Dưới ánh bình mình lộng lẫy, hàng ngàn tấn nước từ ngọn sông cao đổ xuống vực

sâu làm thành những tiếng động kinh hồn.Phụng ghìm cương ngựa lại bên bờ thác. Nàng nhẹ nhàng nói với người bạn chung

đường:- Đã tới lúc chúng ta phải xa nhau, hẳn rồi!Giọng nàng thấp mãi xuống vì cảm động.Kòn Trô mỉm cười, từ giã:- Thôi cô về! Đã đến lúc tôi không còn theo cô được nữa. Giờ thì cô... em lên

đường bình an.Phụng cúi đầu, không nói. Kòn Trô ngậm ngùi rằng:- Rồi đây năm, tháng sẽ đi qua. Núi sẽ mòn. Sông sẽ cạn. Không có gì tồn tại dưới

sức tàn phá âm thầm nhưng mãnh liệt của thời gian. Huống chi là một cuộc gặp gỡ ngắnngủi của hai người tuổi trẻ. Người ta rất dễ quên nhau...

Phụng vẫn cúi mặt, im lời. Những loạt lá trổ đổ xuống ào ào phá tan sự im lặnggiữa hai người.

Bỗng Phụng ngẩng mặt lên chăm chú nhìn Kòn Trô. Thiếu niên cảm giác như tráitim mình ngừng đập. Rút một chiếc khăn tay ở túi ra, rồi hái một đóa trang rừng gói vàotrong, Phụng mỉm cười nhét vào tay Kòn Trô:

- Đây! Em chỉ có cái này làm kỉ ni ệm. Anh hãy giữ lấy nó, đừng làm mất, em bắtthường đó!...

Kòn Trô đưa hoa lên mũi. Chiếc khăn tay thoảng một mùi hương nhè nhẹ, thơmnhư mái tóc của giai nhân.

Lúc ấy đúng vào mùa hoa chai nở. Những cánh hoa li ti điểm trắng rừng xanh, lờlờ như có một lớp tuyết phủ. Mặt trời đỏ chói, chồi lên sau ngọn Bạch Hổ Sơn; rực rỡ nhưmột vùng hào quang tỏa quanh đầu đức Phật...

Phụng ngước mắt nhìn trái núi. Ngọn Bạch Hổ Sơn hình như cũng đang nhìn nàng.Phụng nói:

- Suốt đường về, mắt em sẽ không rời ngọn núi tri kỉ này!Rồi nàng nắm tay Kòn Trô, nói nhỏ:- Thôi, em đi!Kòn Trô giữ bàn tay Phụng trong tay mình một lúc lâu. Sau cùng chàng nói:

Page 41: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

41

- Em đi, kẻo muộn!Phụng giục ngựa quay đi để giấu sự cảm động.Bỗng Kòn Trô, gọi với theo:- Thể Phụng!Phụng dừng cương. Kòn Trô gượng cười, hỏi:- Độ mấy giờ thì Phụng lên đường, về tỉnh?- Xế chiều nay!Kòn Trô đưa roi ngựa lên cao khỏi đầu, vẫy vẫy giọng luyến tiếc:- Chúng ta sẽ gặp nhau một lần chót tại cây số 90, ở đầu dốc lớn. Anh sẽ đón em ở

đó, ba giờ chiều nay!Phụng gật đầu. Con ngựa trắng chồm cổ lên cao hí dài một hồi, rồi lao mình xuống

triền hố...

**

*Bốn năm sau...Có một cặp vợ chồng trẻ tuổi đến viếng thác Mu Mi đúng vào mùa trang nở. Bông

trang rực rỡ nhuộm đỏ loáng rừng chạy dài theo hai bên bờ thác.Cành chai điểm trắng những bông hoa non nhỏ li ti, trông xa như tuyết phủ.Người vợ nắm tay chồng kéo ra bờ thác. Hai người đứng trên bờ đá cao nhìn

xuống vực.Những gộp đá khổng lồ, nằm gối lên nhau, bắt ngang con sông như một dãy trường

kiều(6). Từng khối nước nặng nề trôi băng băng từ bực cao xuống bực thấp, tung khóisóng mịt mù.

Thiếu phụ nói nhỏ vào tai chồng:- Ghê quá, mình ơi!Chồng chỉ rừng trang đỏ ối, âu yếm hỏi vợ:- Em có thích những đóa hoa kia không? Trông chúng nó rực rỡ như màu áo của

em!...- Hoa gì vậy, mình?- Trang rừng.Thiếu phụ chau mày, lẩm nhẩm, lập lại:- Trang rừng! Trang rừng, những đóa hoa có sắc nhưng không hương...Rồi như chợt nhớ ra điều gì, nàng giật mình chớp nhanh đôi mắt ướt. Lờ mờ trong

dĩ vãng xa xăm, nàng mang máng sống lại cảnh "một đêm sương" của mùa hạ cũ. Hìnhảnh người trẻ tuổi đã đưa nàng qua những tấm rừng dày về thác Mu Mi, bỗng hiện vềtrong trí nhớ. Niềm cảm xúc reo động trong quả tim non, sâu xa và thấm thía vô cùng. Cóai ngược về lối cũ của thời gian mà không thấy lòng mình bồi hồi rung động, khi dòng tư

(6) Trường kiều: (từ cũ) cầu dài.

Page 42: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

42

tưởng ngừng lại ở một quá khứ đầy kỉ niệm?Thiếu phụ thì thầm:- Kòn Trô!Người chồng vội hỏi:- Gì? Em mới nhắc tới hai tiếng Kòn Trô? Làm gì có Kòn Trô nữa mà sợ! Tên

cướp rừng khét tiếng ấy đã bị người t a giết mất cách đây bốn năm, vào một buổi chiềumùa hạ...

Thiếu phụ nắm lấy vai chồng, thất sắc:- Ai giết? Vì sao Kòn Trô lại bị giết?Chồng trách vợ:- Mình lạ quá! Cái chết của một kẻ cướp đã khiến mình quan tâm đến thế kia, à?Người vợ cười ngất:- Ồ, lạ quá...Nàng lau mấy giọt mồ hôi đọng trên trán: nơi ấy lờ mờ một vết thẹo nhỏ. Nàng

quay mặt, giấu một tiếng thở dài nhè nhẹ... Nàng tươi cười dịu giọng với chồng:- Em muốn biết người ta làm cách nào giết được Kòn Trô? Em nghe người ta nói

nó giỏi võ v à khỏe mạnh lắm kia, mà?Chồng tát yêu vợ:- Có vậy mà cũng nóng nảy! Thủng thỉnh anh kể chuyện cho mà nghe. Theo lời

người ta thuật lại thì Kòn Trô chết vì một người con gái đến nghỉ hè tại đây.Thiếu phụ biến sắc, cúi đầu.Người chồng tiếp:- Trong một cuộc đi săn lạc mất lối về, người nữ sinh ấy tình cờ lọt vào nội địa

của Kòn Trô. Nó tiếp đãi nàng rất mực tử tế và sau cùng lại đưa nàng về thác Mu Mi. Vìquá nặng lòng trìu mến nàng, nó còn hẹn với nàng rằng nó sẽ theo và tiễn nàng một lầnchót trên một đoạn đường về. Cũng bởi mạng nó đã cùn (7) nên mới khiến cô nữ sinh kiađem khoe chuyện ấy với hai người bạn học cùng lớp. Hai người kia lẻn đi báo tin cho ôngđồn Châu Mạ hay...

Thiếu phụ rên lên một tiếng não nùng:- Bây giờ... mình mới rõ.- Mình nóng quá! Yên! Tôi nói cho mà nghe. Thế rồi, một nhân viên quản đồn và

hai mươi người lính võ trang đầy đủ, ra mai phục ở ven rừng. Đúng mười lăm giờ, kémmột khắc, Kòn Trô lững thững cỡi ngựa, ung dung đi vào giữa hai hàng súng. Một tiếnghô to. Hai mươi khẩu súng cùng nhả đạn, một lượt. Kòn Trô bị đạn khắp mình, máu metuôn ướt áo.

Thiếu phụ rên rỉ:- Trời ơi! Thế thì chết mất còn gì?

(7) Cùn: mòn đi, hư hao dần .

Page 43: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

43

Người chồng lấy làm lạ, đăm đăm nhìn vợ. Thiếu phụ gượng giữ vẻ bình tĩnh vừacười vừa hỏi chồng:

- Nó chết chưa, mình?Chồng tiếp:- Kòn Trô quả thật không thẹn với tên. Thật là một người anh hùng dũng mãnh.

Tuy khắp người bị thương, nó cũng còn sức ngồi trở mặt ra phía đuôi ngựa, thốc chân mộtcái, con tuấn mã nhảy khỏi vòng vây. Con ngựa phi nước lớn. Nó ngồi trên mình con thútinh khôn nhắm bắn ngã luôn năm người lính đồn rồi mới kiệt sức, rơi nhào xuống ngựa.Người ta xúm lại quanh nó. Nó nằm ngửa trên mặt lá ủ, mắt mở trừng trừng. Lúc người tasắp khiêng nó đi thì nó xin nằm nán lại vài phút. Đến khi nghe tiếng kèn xe hơi của aivọng lên ở xa xa, nó mỉm cười mấp máy đôi môi. Nó đưa chiếc khăn tay đàn bà cho ôngđồn và ra hiệu biểu đắp dùm mặt nó. Đem Kòn Trô về đến đồn thì nó chết.

Thiếu phụ nghe xong, hỏi chồng:- Ai kể cho mình nghe rành mạch như vậy?- Anh đọc báo. Độ ấy mình không đọc thấy cái tin ấy, sao?- Không ! Lâu quá, em quên mất. Vả, em sơ ý không hay đọc những tin tức đổ

máu. Em sợ lắm. Em buồn lắm. Người ta cứ tìm cách giết hại nhau mãi...Thiếu phụ ngước mặt lên. Núi Bạch Hổ đứng sững trong cõi mịt mù của khói ngàn

xanh xám. Một miếng mây trắng quấn qua đầu đỉnh non xa như một bức khăn tang. Hìnhảnh trái núi kia trải bao nhiêu năm cách biệt, vẫn còn nguyên vẹn như tấm lòng khôngthay đổi của một người tri kỉ.

Thiếu phụ chùi mắt, nói với chồng:- Nắng hạ gay gắt quá làm em chói mắt, khó chịu. Mình coi đây! Nước mắt em cứ

ràn rụa ra mãi thế này! Chúng ta vào nhà "thủy tạ" nghỉ một lát, đi mình!Hai người quay đi.Sau lưng họ, tiếng thác vẫn rền rĩ mãi không thôi như lời than khóc một nỗi hận

dài...Sông Bé, mùa nắng, năm 1941

(Theo Lý Văn Sâm toàn tập, tập 1, NXB Đồng Nai, 2002)-----------------------------

MƯA THU NHỚ TẰMBình Nguyên Lộc

Lời tác giả: Bài văn nầy nằm trong tập hồi kí nhan đề là “Nếu tôi nhớ kỹ”, tác giảtrích ra đăng ở đây để ghi nhớ rằng tất cả các truyện trong tập “Mưa thu nhớ tằm”, trừhai truyện “Kẻ đào ngũ” và “Xác không chôn” đều viết cùng một mùa với hồi kí “Mưathu nhớ tằm”, tức vào mùa thu 1956.

Page 44: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

44

“Thương tằm cổi áo bọc dâu,Ngỡ tằm có nghĩa hay đâu bạc tình ”.

(Ca dao địa phương Nam Ngãi)Những năm tôi đi tìm “tài liệu sống” để viết tiểu thuyết Phù Sa, tôi được dịp tiếp

xúc với nhiều người khác thường họ đã mở cửa sổ lòng cho tôi nhìn những chơn trời kì lạhết sức.

Dưới đây xin kể một mẩu truyện nhỏ để minh họa nhận xét trên.Đi đường Trương Minh Giảng để ra ngoài đô thành, khi qua khỏi Cầu Mới, bên tay

mặt khách, đâm ra một con đường phố mới, chưa có tên, tạm gọi là Lộ 18 (8).Bên phía tay mặt phố là một xóm nhà lá khá sầm uất, có cả một cái chợ chồm hổm

nơi đó, tục gọi là chợ Bà Y.Đó là xóm nhà của đồng bào Quảng Nam - Quảng Ngãi tới đây lập nghiệp từ lâu,

kẻ trước người sau, từ hơn hai mươi năm nay.Người ta giới thiệu tôi với gia đình ông Y, mà tên của người vợ được lấy đặt tên

chợ.Ông Y, là một bác thợ dệt, gốc ở phủ Điện Bàn (9), tỉnh Quảng Nam, vào đây sanh

sống từ những năm đói kém tiền chiến.Bác ta làm công cho một xưởng dệt Khách (10) ở Chợ Lớn.Hôm tôi vào xóm Quảng Nam năm ấy, trời giữa thu như độ nầy.Mưa dầm không nặng hột cứ rơi mãi không thôi. Thế mà khi tôi bước vào nhà với

một người bạn thì chúng tôi bắt chợt bác Y đang làm công việc gì đó ngoài sân. Chúng tôiphản đối lấy lệ khi bác bỏ làm để tiếp khách. Nhưng quả thật chúng tôi không buồn xemcho biết công việc của bác thuộc vào loại gì.

Cũng như ở các ngoại ô xa khác, xóm nhà lá nầy khá nên thơ: Sân cát, quanh nhàtrồng tre sống mà những mụt măng gợi nhớ nhà quê.

Tôi hỏi thăm bác Y về đời sống hằng ngày ở Quảng Nam, hỏi tên những cây mọcdựa đường, tên địa phương của dụng cụ nông nghiệp v..v.. và xin bác đọc cho chép mộtmớ ca dao địa phương mà bác nhớ.

Bác Y, lơ đãng trả lời, tỏ ra, không phải không trọng khách, nhưng bực bội vềnhững đề tài bác không thích.

Được dịp tiếp xúc với thợ kỹ nghệ, tôi khá sành tâm lí họ. Phần đông thích nóichuyện nghiệp đoàn, chuyện giải trí ở châu thành, hoặc khoe nhà máy. Nếu lúc đó tôi hỏibác ta xưởng bác sản xuất mấy vạn khăn lông mỗi tháng chắc bác ta nồng nhiệt trả lời, kểra hằng tá chi tiết rất khô khan. Nên chi tôi không ngạc nhiên và thất vọng lắm về vẻ lạnhlạt của bác.

Cuộc “phỏng vấn” đã chấm dứt, nhưng trời cứ mưa hoài, nên chúng tôi ngại ra về.

8 Lộ 18, sau đó được đặt là Trương -Tấn Bửu rồi bây giờ là Trần -Quang-Diệu (Chú thích của tác giả) .9 Địa danh trong truyện ngắn được tác giả viết có gạch nối ( -) như: Điện-Bàn,… Chúng tôi chuyển lại theocách viết thông dụng hiện nay.10 Hoa kiều.

Page 45: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

45

Ngồi nhìn giọt tranh mãi cũng chán, nên tôi lén quan sát người chủ nhà hà ti ện lờikia. Bỗng tôi sực nhớ một cử chỉ của bác ta mà tôi bỏ qua từ lúc khởi đầu nói chuyện vớibác: là mắt ông Y luôn luôn nhìn ra góc trái sân nhà và không bao giờ rời chỗ đó cả.

Chà, bậy quá, tôi nghĩ thầm. Té ra bác ta có một công việc quan trọng nơi đó màphải bỏ dở vì mình. Tôi nhìn theo chỗ ngó của ông Y. Qua những làn mưa tro trắng đục,tôi thấy lơ thơ vài bụi sả đang ngã nghiêng trước gió. Phía sau mấy bụi sả là một cây dâugià, to bằng cây ổi bốn năm tuổi.

Nước mưa thoát ra đường mòn trước nhà d o góc rào đó và mài khuyết đất quanhgốc dâu. Một cái mương nhỏ đang đào dở chừng để xuyên tạc đường nước, bấy giờ đã bểbờ và nước lại trở về đường cũ.

Thì ra hồi nãy bác Y đang bận cứu cây dâu, chừng như quí lắm nên bác ta mới dầmmưa mà làm việc và hiện đang sốt ruột trông thấy.

- Cây dâu nầy bác trồng à ?- Dạ, trên mười năm rồi !- Để làm gì, rơ miệng cho các cháu ?Ta có tục tẩy lưỡi trẻ con bằng lá dâu vì thứ lá nầy nhám.- Dạ không, tôi không có con.- Vậy để đuổi tà ma?Bác Y mỉm cười:- Tôi không sợ ma quỉ cho lắm.Mặt bác Y giãn ra, bớt vẻ băn hăn bó hó (11).- Chớ bác trồng dâu làm gì ?- Để cho nó giống làng tôi. Trong Nam nầy, ít khi tôi được thấy cây dâu lắm, nhứt

là ở Sài Gòn.- Ngoài bác, người ta trồng dâu nuôi tằm hả ?Nghe nói tiếng “tằm”, mắt bác Y bỗng sáng lên rồi ươn ướt.Tôi chợt hiểu bác ta, kéo ghế ngồi xít lại gần bác rồi hỏi thêm, giọng cố thân mật:- Cây dâu khiến tôi nhớ tằm. Có phải để...Bác Y bẽn lẽn như con gái bị người ta đoán trúng tim đen, nhưng lại sung sướng

đến mọc óc(12) trên da mặt. Bác quên tôi là người lạ, nắm lấy tay tôi, nói một thôi khôngngớt:

- Những ngày trời ủ dột như vầy, tôi nhớ nhà thì ít mà nhớ tằm sao mà như nhớngười tình nhơn đầu. Tôi nhớ “hén” (13) lạnh, tôi nhớ “hén” đói vì dâu ướt át suốt ngày,khó tìm ra dâu ráo cho “hén ăn”.

Bác Y nói đến con tằm mà y như người ta nói đến một người bạn, dùng tiếng“hắn” để kêu nó, và cái giọng Quảng Nam biến hắn ra hén, nó bùi ngùi làm sao buổi trưahôm đó.

11 Băn hăn bó hó (Phương ngữ): bực dọc, cau có, hay nhăn nhó, khó tính.12 Mọc óc (Phương ngữ): nổi da gà, trạng thái biểu hiện cảm xúc mạnh.13 Hén: hắn (phát âm theo lối địa phương của người xứ Quảng).

Page 46: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

46

- Nên tôi trồng cây dâu nầy, bác Y tiếp, để sáng sáng, chiều chiều ra nhìn lá mànhớ hén. Nhiều đêm, nằm vừa thiu thiu ngủ là tôi nghe văng vẳng tiếng rào rào, ngỡ hénđang ăn lên, tôi vụt ngồi dậy rờ quanh thì không có gì hết.

Buồn quá tôi thắp cây đèn dầu, chạy ra sân soi vào lá với hy vọng hão huyền tìmgặp một con tằm hoang.

Lạ thật! Ngày xưa, cách đây mấy ngàn năm, tằm vẫn ở hoang chớ phải khôngthầy? Nhưng sao bây giờ không có tằm hoang nữa. Tôi trồng cây dâu nầy mười năm, mỗiđêm mỗi trông đợi mà không bao giờ gặp tằm hoang cả.

Lúc ấy từ nhà ai ngoài sau, vọng đưa ra tiếng hát ru con. Tiếng ấy hát rằng:Ù... Ơ... Em tôi buồn ngủ buồn nghê,Con tằm đỏ chín, con đê đỏ mùi.Nghe hát, bác Y chụp nói:- Thầy có thấy tằm “hén” chín đỏ bao giờ chưa? Trời, nó khéo(14) và nó dễ thương

làm sao! Hén ngủ “thức lớn” rồi hén thức chơi với mình suốt bảy ngày, rồi hén “ chộ”.Xong là hén chín. Ban đầu một vài con, rồi cả nong đều chín đỏ như người bạn trungthành đang đau khổ dồn hết bao nhiêu máu huyết lại để chuẩn bị nhả tơ cho ta dùng.Thương biết bao nhiêu!

À, thầy nên chép câu ca dao nầy mà hồi nãy tôi quên:Thương tằm cổi áo bọc dâu,Ngỡ tằm có nghĩa, hay đâu bạc tình.Con tằm hén giống như đứa con èo uột. Hén hay đau ốm lắm. Mình cực khổ với

hén hết sức mà lắm khi hén bạc tình, hén lăn ra chết ráo nạ o từ nong nầy qua nong khác.Mà có lẽ cũng vì hén như hũ mắm treo đầu giàn như vậy nên mình thương hén càng nhiềuchăng?

Mà thầy ôi, bạc tình chính là tôi, chớ không phải tằm đâu. Tôi đã bỏ tằm, vô trongnầy... người bạn tôi có lỗi gì đâu.

Bấy giờ tôi mới hiểu thấu đáo con người đó. Đây là một anh thợ tiểu công nghệmiễn cưỡng trở thành một anh thợ kỹ nghệ nên cứ bùi ngùi nhớ xưa. Và quả anh ta lòngkhông khô héo như tôi đã ngỡ.

Người thợ tiểu công nghệ rất thương nghề vì chính hắn làm lấy mọi công việc. BácY đã khó nhọc để tằm, bền chí ươm tơ nên bác thương nhớ tằm là phải lắm.

Bác Y lại tiếp:- Tơ mà nó vô tới Sài Gòn thì mùi tằm không còn được bao nhiêu. Tôi ưa hít tơ

lắm, như là hít áo của một người yêu để nhớ hơi, mà tơ ở đây, hít đến mệt phổi cũn gkhông nghe hơi hám gi.

Mưa đã dứt. Người bạn tôi đã nhiều lần ngáp dài giữa câu chuyện “ con tằm đỏchín” nầy nên đứng dậy kiếu về.

Tôi siết chặt tay bác Y nhưng chắc lòng tôi thương bác không bằng bác nhớ tằm.Ra đến ngoài, bác còn hỏi tôi:

14 Đẹp, nói theo miền Trung (Chú thích của tác giả).

Page 47: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

47

- Chắc thầy cũng thương tằm lắm phải không? Tôi nhìn mặt thầy thì đoán biết.- Phải, tôi nói láo bừa, tôi thương tằm lắm. Bà nội tôi ngày xưa có để tằm mà !

Thu 1956 (Theo Mưa thu nhớ tằm, NXB Phù Sa, Sài Gòn, 1965)

-----------------------

GIỮ LẤY MÀU XANHGiang Nam

Năm xưa qua miền ĐôngGhé lại quê em ăn sầu riêng, măng cụtChiếc xe hàng màu lá cây vun vútChở anh đi giữa xứ sở màu xanhÔi quê em xưa sỏi đá khô cằnGiờ mát cao su, lừng hương bưởi nởĐây Phước Tân rập rờn sóng lúaĐây Long Thành: đường khuất giữa rừng thơmCam, quýt, lêkima… vườn nối tiếp vườnNhắm mắt còn nghe ngọt từng khúc ruộtVà bóng em trên cành cao chót vótHái ném cho anh những qủa chín đầu mùaDưới nếp khăn rằn đôi mắt ngây thơTinh nghịch tìm anh, cười trong bóng láNhững buổi hoàng hôn về vội vãSay mê chiết cành, vun gốc, bắt sâu…Anh ngắm nhìn em sung sướng tự hàoYêu em và cây cùng lớn lên xanh tốtNăm nay lại về miền ĐôngGiữa mùa lá hoa đâm chồi nảy lộcĐường đất đỏ vẫn chạy dài hun hútNhưng mắt thoáng nhìn, mắt bỗng mở toAi đốt quê hương, thiêu cháy bụi bờNhững vườn sầu riêng khô cành trụi láAnh bắt gặp em, mắt bừng tia lửaCúi xuống bên cây như bên xác người thân…Chúng nó giết người, giết cả màu xanhTừng búp măng non, từng mầm sống nhỏ!Lúa Phước Tân gục đầu không dậy nữa

Page 48: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

48

Cao su Long Thành run rẩy cánh tay xươngNắng lửa chói chang đổ khắp ruộng vườnMột mảnh thân ta đã thành đất chếtCó gì chạy trong lồng xương, ống mạchNgột ngạt, tê người như thuốc độc em ơi!Ngồi xuống bên em đau xót, bồi hồiCuộc sống ngày mai lấy gì bù đắp?Đánh chết chúng đi những thằng mang thuốc độc!Sợ con người và sợ cả cỏ cây!Đang cướp của ta từng giọt máu luống càyNhững kỉ niệm yêu thương, những mối tình đẹp nhất!

Giặc pháp năm nào đốt làng, phá đậpNgười có già hơn nhưng lúa vẫn trổ đòngHỏa tiễn, napan, thuốc độc, vi trùngKhông xóa nổi màu xanh và tiếng hát!Cây chết rồi, ta sẽ trồng cây khác.Đất chết rồi ta lại bón lại vunAnh sẽ giữ trời xanh cho em cấy em trồngTrái sẽ chín ngọt ngào như sữa mẹ.Ta sẽ giữ màu xanh bao thế hệTrên dải đất này, như máu đỏ quê ta.

(Tiếng hát miền Nam)Chú thích:- Hỏa tiễn: Là một loại vũ khí tối tân (còn gọi là tên lửa), có thể bắn đi xa và có

tầm sát thương lớn.- Napan: Tên một loại vũ khí Mĩ đã sử dụng ở chiến trường Việt Nam, còn gọi là

bom xăng, có chức năng đốt cháy nhiều vật thể để làm lộ mục tiêu cho máy bay đánh phá.- Lêkima: Tên một loại trái cây rất phổ biến ở vùng Đất Đỏ, quê hương chị Võ Thị

Sáu. Quả khi chín có màu vàng, vị ngọt.-------------------------------

Page 49: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

49

VĂN BIA “BIÊN HÒA – ĐỒNG NAI 300 NĂM”

Huỳnh Ngọc Trảng

” Sách sử chép rằng: 300 năm trước, từ cửa sông Soài Rạp đến thượng nguồnĐồng nguyên, núi sông một dải mịt mờ chư a phân định…

Rừng hoang chờ đợi mỏi mòn một áng khói lam chiều từ bếp ấm, sông xanh khaokhát một tiếng chèo khua.

Cọp, sấu thét gầm: muông thú chưa người cai quản;Mặt đất âm u: không kẻ vạch lá bẻ gai.Nhà Bè nước chảy chia hai, một hôm ngã ba sông vang tiếng hát; bìa rừng lặng

gió, đêm nọ, ngân một khúc ầu ơ..Rựa chặt rừng hoang, đánh lửa đốt cây, gieo hạt: một hộc thóc gặt hơn trăm hộc.

Nhất thóc nhì cau; cơm Nai – Rịa, cá Rí – Rang tiếng đồn tứ xứ.Cù lao Phố bôn phương tụ hội; chẻ đá lát đường, dựng lầu xây phố; tàu hải

dương mua bán chật sông – xứ đô hội rằng Nam Trung không đâu sánh kịp.Ngày lại tháng qua, năm Mậu Dần, tiết xuân còn ấm, tiếng trống chiêng quan quân

vào đến: Lễ Thành hầu cắm gươm xuống đất, định danh phủ Gia Định tù đây; vạch dọcxẻ ngang lập thôn, lân, xóm, ấp; xem địa cuộc phân thnàh hai huyện: lấy Đồng Nai làmhuyện Phước Long, dựng dinh Biên Trấn – án ngữ địa đầu vùng đất mới!

Đất đã có tên, làng thôn có đình, chùa, miếu võ: hát xướng âu ca câu quốc thái dânan; Văn thánh miếu rỡ ràng, chốn lều tranh vách lá: ê a chữ nghĩa thánh hiền.

Đặng Đại Độ bêu lũ hại dân tanh hôi giữa chợ; Nguyễn Thị Tồn gióng trống kêuoan, ba hồi sấm động trước cổng đế đô.

Trịnh Hòai Đức, Bùi Hữu Nghĩa…đèn sách dùi mài, đưa xứ sở bước lênhàng văn vật; Thủ Huồng, Thị Vải…kẻ tâm thành, người trinh liệt ghi sự tích cho núi,cho sông.

Những tưởng: trăm năm vỡ ruộng: đất điền mặc sức chim bay; hằng tin: núi rộngsông dài, trên bến dưới thuyền, phố chợ thênh thang, sung mậu. Nào ngờ đâu: Bến Nghécủa tiền tan bọt nước; tàu sắt, súng đồng giặc đến: Đồng Nia tranh ngói nhiốm màu mây.

Muôn người như một, chẳng đợi quan đòi, trống giục, liều mình xông tới, một lưỡidao phay cũng quyết ra tay dốc sức đoạn kình.

Hỡi ôi! Đại đồn Chí Hòa thất thủ, Tán lý sa cơ, máu đỏ binh nhung; Biên Hòanước mắt ròng ròng, thắp nén hương thơm, lập đền thiêng thờ hồn tử sĩ.

Giặc cậy súng to, tàu lớn lấn vô: giăng dâu thép, vẽ hoạ đồ muốn biến dân ta thànhtrâu thành ngựa; nào hay đâu Lục tỉnh Nam Kỳ, cờ Bình Tây lẫy lừng khắp chốn: dướiLong Thành, Nguyễn Lãnh binh dấy quân ứng nghĩa; trên Bưng Kiệu, Đàon Văn Cự mưuđại sự phục thù. Trại Lâm trung son đỏ tấm lòng: sinh vi tướng, tử vi thần – sống chết anhhùng nào nại.

Page 50: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

50

Trời Đông Phố, sáng chiều phủ kín mây đen, bọn Lang – sa xi xô qua lại; rừng caosu, bao kẻ kiếp mọi người, đám thầy chú vẩy roi da, inh ỏi thét.

Máu lệ chan Hòa, hạt giống đỏ Phú Riềng nẩy mầm từ ấy; cờ búa liềm phấp phớinơi hãng xưỡng, làng thôn:”Hỡi những người nô lệ ở thế gian, vùng đứng dậy, trận này làtrận cuối”.

Tháng Tám cách mạng thành công: Độc lập – Tự do – tiếng hò reo vỡ ngực.Mùa Thu năm ấy, sao vàng xao xuyến: Chiến khu Đ vang dội “ Tiến quân ca”Rừng núi giang tay, đón người yêu nước.Kẻ tập bắn, người làm thơ, rèn gươm thiêng thề sống chết với quân thù .Tập kích Biên Hòa: Đất ta đâu để giặc thù chiếm đóng; chặn đánh La Ngà: cắt lộ

giao thông không cho chúng lại qua.Trận Đồng Xoài vừa dứt, trận Trảng Bom,, Tràng Táo bùng lên; tháp canh,

lô cốt chắc bền:đêm hăm hai – một phát tan thành bình địa (…)Thực dân Pháp hết hồn ôm đầu bỏ chạy;đế quốc Mỹ hung hăng ồ ạt kéo vào. Trận

Nhà Xanh báo cho giặc biết: đất này không chỗ dung thân; khám Tân Hiệp tan tành, nóicho nguỵ rõ: rằng dây kẽm gai, tường đá không giam được những người yêu nước.

Năm sáu bốn: Sân bay Biên Hòa nằm trong họng cối; năm sáu sáu: Tổng kho LongBình vật mọn trong túi đặc công.

Rừng Sác, Lòng Tàu…sông rạch ấy, tàu binh, tàu chiến đâu dễ vào ra; Thành TuyHạ mấy lần kho đạn nổ tung như trời long đất lở.

Mậu Thân, thị thành lửa dậy: chiến thắn g ắt về ta.Bảy lăm, Xuân Lộc – cửa thép giặc vỡ toang: đón đại quân Giải phóng.Ba mươi năm sạch bóng quân thù. Độc lập, Tự do: có Bác Hồ trong ngỳa vui đại

thắng.Ba mươi năm, mồ hôi xương máu chép lại một trang; nghìn năm, sông núi thái

bình, những muốn đời sau nhớ lại.

VĂN BIA ĐỀN THỜ LIỆT SĨ HUYỆN NHƠN TRẠCH

Huỳnh Ngọc TrảngNúi sông là báu vật của trời,Ruộng rẫy, làng thôn là do bởi mồ hôi mà có.

Xứ Nhơn Trạch xưa, vốnrừng giồng, nối liền rừng Sác. Vũng Gấm ráng chiều phasắc thắm như dệt như thêu, thế nhưng lời tục kể rằng: Rạch, tắc, lạch, luồng có sấu “ôngKèo” bắt người ăn thịt đã thành tinh; ngã ba nọ, hạm gầm – con chim kêu phải sợ.

“Hà chính mãnh ư hổ” – lời thánh dân dạy thật không ngoa. Bởi lẽ thói thường d6ẽgì bỏ nơi chôn nhau cắt rún mà đi, nhưng sưu sai, tạp dịch: sáng bắt phu, chiều đòi thuế,bữa đói chưa biết bữa no nên vượt biển bằng đèo tìm phương sanh kế. Cũng có kẻ dao tunón gõ phiêu linh nơi nam ải, hải đồ; lại có người nagng ngạnh phải t ội lưu đày nơi biên

Page 51: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

51

tái…người xa xứ gác mái chèo, lập vạn nơi sông Bà Ký – theo nghề Hạ Bạc; kẻ lạc loàidọn rẫy làm nương ở xứ Đồng Môn; cặm cụi nôg tang, canh cửi. “Đâm hà bá phá sơnlâm” gầy dựng cơ đồ; ngâm câu hát “cây cứng lá dai, gió lay mặc gió” là m khuôn nhânnghĩa.

Lợi đất thênh thênh, vời vợi núi Mô Xoài – Bà Rịa: Mậu Tuất một chữ “Phước”trời ban; sông rạch dọc ngang, triều lên sóng dợn Ngã Bảy, Đồng Tranh, Lòng Tàu, RạchLá…chúa đặt chử “An” cho dân lạc nghiệp. Trên cau, thóc dưới cá tôm: nhà đủ người no;nước Mạch Bà, trà Phú Hội: quán chợ đông vui, bến cầu người qua kẻ lại. Ngược Nhà Bèlên Biên Hòa về Bến Nghé thiết tha tiếng hát con đò; xuôi Đồng Tranh qua Ba Doi, TắcRỗi inh ỏi hò khoan bạn chài, bạn lưới.

Hỡi ôi!Cuộc thế xoay vần, con tạo treo ngươi đầu gió; cây đước đứng giữa trời nơi ngọn

sóng nào dễ lung lay. Súng đại bác giặc đà hạ pháo đaiPhước Thắng: ta đắp hàn ngănchặn đường sông. Giặc lòn qua Xoài Rạp đánh vô: vận bỉ nước nhà đau lòng con đỏ. Nhậttảo hỏa hồng, Trương Công ban hịc h: Gò Công, Hiệp Phước, Lý Nhơn, Long Thành, BếnBạ, Phước An…cơ binh đội ngũ rập ràng, quyết công đồn giết giặc. Cơ trời chẳng thuận,giặc cỏ bò lan Tướng quân mắc hại: Trên trại đồn điền hoa khóc chủ, dưới vàm BạoNgược sóng kêu oan; nghe chốn Lý Nhơn người sửng sốt, lời nguyền trung nghĩa há làmthinh!

Chẳng qua vận trời đến buổi gian nan, cho nên nỗi việc nướ c nhiều nơi hoạn nạn.Bọn đốn mạt mới thấy đồn Gò Công thất thủ đà sấp mặt hàng Tây, mới nghe thành BiênHòa bị chiếm đã đành lòng theo giặc. Ở đ âu mà chẳng thấy: đào mồ mả, phá miễu chùa,làm những việc bất nhân; ở đâu mà không hay: đốt nhà cửa, hăm vợ con làm nhiều điềuvô đạo.

Hoa chùm gởi mua ngày: Phủ Hựu Tây đoan, Tây sở, cường hào lộng lạc mấy năm– rày thì đầu xa cổ.

Chí dõng dược liều thân vì nghĩa có đôi vầng nhật nguyệt chứng tri; tiếng hàohùng đồn mãi gương trừ bạo loạn Long Thàn ai cũng để trên đầu trên cổ.

Dẫu chịu cảnh đá ngàn cân đè trứng, nhân nghĩa tính trời đã sẵn nào dễ đổi thay;hằng ủ trấu giữ bếp lòng chờ ngày gió dậy, bập b ùng nổi ngọn. đêm tối mịt mù rồi mai lạirạng, ánh dương quang đỏ rực sao vàng: lũ bảy, đoàn ba quyết đi theo Đảng làm cáchmạng. Lửa thử vàng, gian nan htử sức: chốn bưng biền mài mác, rèn dao mưu đại sự;sông rạch, rừng sâu nay thành căn cứ: Rừng Sác, Phước An chiến khu án ngữ, không chogiặc ra vào tự tung tự tác.

“Rừng Sác, Lòng Tàu sông rạch ấy: tàu binh, tàu chiến đâu dễ vào raThành Tuy Hạ mấy lần: Kho đạn nổ tung như trờ long đất lở”Chiến công ấy rỡ ràng, trên Biên Hòa bia đá đà ghi; trận đánh hủy kho Nhà Bè,

Cát Lái, phá tàu Tây, tàu Mỹ tan tành, giặc thù đến nay còn nhớ.Pháo đặc công tự tạo cũng làm chiến hạm giặc chạy re, nã đạn vỡ nóc “dinh Độc

Lập”, sập lễ đài: Mỹ - ngụy chui xuống gầm, mặt cắt không còn hột máu; lấy bom lép,gắn ngòi phèn chua: nhận chìm tàu vạn tấn. Đánh dưới nước, đánh trên giồng: đào địa

Page 52: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

52

đạo thông liền thôn, xã; ngày bắn tỉa phá kềm, đêm công đồn diệt bót: Anh Cả Đỏ, Kỵbinh bay, Bình Định, Phượng Hoàng kinh hồn vỡ mật.

Ở đâu: trái gùi, quả bứa, rau kìm, rau cám, đọt chà l à, con ba khia cũng tạo đượcchiến công; nơi nào 12 xã có đến hàng ngàn anh hùng liệt sĩ.

Ở đây: hạt gạo luồn qua dây kẽm gai tươm máu đỏ cũng gởi đến rừng sâu; hạtsương đọng kẻ lá chà là cũng nuôi được người chiến sĩ.

Cờ Độc Lập nào không tô bằng máu đỏ: Đoàn 10 hơn tám trăm người ngã xuốngtại đây; đài Tự Do nào không xây bằng xương tráng anh hùng: hơn nămtrăm hài cốt các anh còn nơi bãi bờ, sông biển…

Đã đành: Mất mát đau thương nát lòng cha mẹ, nhưng vì vận nước đang hồi cònmất, khuyên con trọn phận làm trai, ngọn đèn khuya leo lắt trong lều, cạn nước mắt đôiba lần già khóc trẻ.

Kính vậy thay:Cổ kim da ngựa bọc thây. Thác mà nợ nước đã đền, danh thơmtrường tồn thì anh hùng phỉ chí; thác mà ưng đền miếu để thờ ai mà chẳng mộ.

Biết nói mấy cho vừa;Biết kể bao cho hết.Nay, cậy tấm lòng thanh, ép giọt mực son nắn nót mấy hàng đầu ngọn bút hoa:

một tấm thạch bi, hỡi ôi, điều ghi được chỉ là muôn một.----------------------------------

VĂN BIA VĂN MIẾU TRẤN BIÊNAHLĐ Vũ Khiêu.

1. Từ đi mở cõiMịt mù đất mới, muôn dặm thâm u

Thăm thẳm quê xưa, ngàn năm thương nhớ !Người đông đất hẹp: nợ áo cơm đành phải xông phaRừng rậm đầm lầy: việc khai phá xiết bao gian khổ

Bão giông sấm sét: đã lắm tai ươngRắn rết hùm beo: còn nhiều hung dữ

Thấm bao huyết hãn: đất khô cằn cũng hóa phì nhiêuTrải mấy suy tư: miền hoang dại đã thành trù phú

Ruộng đồng bát ngát:gạo trắng nước trongNhà cửa khang trang: cơm no áo đủ.

2. Dựng xây Văn miếuTừ Lễ Thành hầu, xung Kinh lược sứ

Ổn định biên cương, vệ phòng lãnh thổĐi về xa mã: tưng bừng dinh thự Trấn Biên

Xuôi ngược ghe thuyền: rộn rã cù lao Đại PhốXây cao Văn miếu, tiếp thu thành tựu bắc nam

Mở rộng Học đường, khai thác tinh hoa kim cổ.Đạo làm người: tích trí, tu nhân

Page 53: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

53

Phép giữ nước: sùng văn, trọng võTinh thần Đại Việt tỏa sáng nơi đâyHào khí Đồng Nai dâng cao từ đó.

3. Trước nạn thực dânGiặc Pháp kéo vào Gia Định, ào ạt xâm lăngDân ta sống ở Đồng Nai, bừng bừng phẫn nộ

Mài gươm vót giáo, vươn cao chí mạnh tâm hùngPhá trại đốt tàu, sá ngại đầu rơi máu đổ

Nửa chừng giải giáp, vua cam cắt đất cầu hòaThả sức Hòanh hành, giặc dữ giết người cướp của

Nhân dân chiến đấu, chẳng thành công đâu phải yếu hènPhong kiến điều hành, chịu thất bại chỉ vì bảo thủ:

Tình hình đổi khác, không nhận ra một hướng canh tânLịch sử sang trang, vẫn giữ mãi những điều cổ hủ.

4. Mở đường cứu nướcNgười Việt Nam đội trời đạp đất, sống đau thương tủi nhục sao đành!

Dân Đồng Nai vững chí bền gan, dẫu chém giết tù đày há sợ?Lửa anh hùng: dập tắt lại bùng lên

Vận Tổ quốc: mờ đi rồi lại tỏMở đường cứu nước, Hồ Chí Minh như vầng nhật sáng ngời

Hết dạ vì dân, Đảng Cộng sản giương ngọn cờ giác ngộNăm Bốn lăm lịch sử, bão căm hờn rung chuyển cả non sông

Ngày Tháng Tám mùa thu, sóng cách mạng trào lên như bão vũNgàn năm phá ách cường quyền

Một buổi dựng nền dân chủ.5. Giặc lại hung tàn

Độc lập tự do giành được, tưởng lâu dài biển lặng trời yênThực dân đế quốc quay về, lại bỗng chốc bom rền đạn nổ

Chín năm thảm bại, Pháp cùng đường lủi thủi lui quânMấy độ mưu toan, Mỹ thay thế hung hăng đổ bộ

Chúng muốn ta trở về đồ đá, phá chẳng từ trường học, nhà thươngChúng gieo đầy chất độc da cam, hại cả đến cỏ cây, muông thú

Thói hung tàn tối cả không gianBóng bạo ngược trùm lên lịch sử.

Ba mươi năm bão táp,Việt Nam cao như cột chống trờiMột mảnh đất kiên cường , Đồng Nai vững như vàng thử lửa.

6. Ta càng trí dũngTrên đất Đồng Nai, dưới trời Nam bộĐi trước về sau, đầu sóng ngọn gió

Trải bao nguy khốn, Đảng vẫn vững vàngGặp bước hiểm nghèo, dân càng gắn bó

Trí mưu: đánh bót diệt đồnAnh dũng: trừ gian bám trụ

Page 54: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

54

Phá Xuân Lộc tan tành lũy thép: cực hoang mang Mỹ cút Ngụy nhàoVào Sài Gòn rực rỡ cờ hoa: đại đoàn tụ trời xưa đất cũ.Quê hương giải phóng, đỉnh Long sơn bát ngát mây bay

Ngày tháng thanh bình, dòng Phước thủy dạt dào sóng vỗ.7. Văn hiến vươn cao

Một cuộc chiến tranh khốc liệt, bao nhiêu hậu quả nặng nề!Ruộng đồng từng bỏ hoang sơ, nhà cửa nhiều phen đổ vỡị.Phục hồi sản xuất: chưa thôi đổ máu, thêm chảy mồ hôi !Phát triển kinh doanh: chẳng bớt lao tâm, còn đầy khổ tứ

Không mấy chốc, nông thôn thành thị dựng lại khang trangKhắp mọi nơi, xí nghiệp công trường xây lên đồ sộ.

Lấy lý luận soi vào thực tiễn: chủ trương đảng bộ kịp thờiĐưa mạnh giàu theo hướng văn minh: kiến thức nhân dân rộng mở

Học ông cha thuở trước: ngày ngày văn hiến vươn caoGiúp con cháu mai sau: lớp lớp nhân tài nở rộ.

8. Tương lai tươi sángNẻo tương lai đã rực hào quang

Đường phấn đấu còn đầy thách đố.Kỷ nguyên trí tuệ: được thua do đầu óc thông minh

Hội nhập toàn cầu: thành bại ở tài năng thi thố!Xây lại miếu trên nền tảng mới: t hu tinh hoa hiện đại tự ngàn phương

Dựng thêm bia giữa nước non này: lưu truyền thống tiền nhân cho vạn thuở.Tổ Hùng Vương cơ nghiệp trường tồn

Hồ Chủ tịch công huân bất hủ.Thành đồng Tổ quốc mãi mãi vẻ vang

Hào khí Đồng Nai đời đời rực rỡ.--------------------------------

Phần thứ 2: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH ĐỒNG NAI

GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ TỈNH ĐỒNG NAI

1. Điều kiện tự nhiên – dân cư vùng đất Đồng Naia. Điều kiện tự nhiênĐồng Nai tiếp giáp với các tỉnh sau : phía đông giáp tỉnh Bình Thuận , phía đông

bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, phíanam giáp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, phía tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 55: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

55

Đồng Nai có diện tích khoảng 5866.4 km2, chiếm 1,76 % diện tích tự nhiên cảnước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của miền Đông Nam Bộ, nằm trong vành đainhiệt đới ẩm.

b. Dân cưDân số Đồng Nai hiện có 2.483.211 người (Tổng điều tra dân số 1/4/2009), mật độ

dân số 421 người/km2 phân bố không đều. Nơi có mật độ dân cư cao nhấ t là thành phốBiên Hòa 4.510 người/km2 và thấp nhất là huyện Vĩnh Cửu 115 người/km2. Trên địa bàntỉnh Đồng Nai hiện có 34 dân tộc đang sinh sống. Đông nhất là người Kinh chiếm trên90% dân số, người Hoa chiếm trên 5%. Đồng Nai có 3 dân tộc bản địa sinh sống lâu đờilà Chơ ro, Mạ, Stiêng.

Ảnh: Lược đồ tỉnh Đồng Nai2. Các đơn vị hành chính ở Đồng Nai Từ khi hình thành đến nay, Đồng Nai đã trải qua nhiều lần điều chỉnh địa giới và

tổ chức các đơn vị hành chính. Hiện tại ở Đồng Nai gồ m 11 đơn vị hành chính, gồm:thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và 09 huyện : Long Thành, Nhơn Trạch, TânPhú, Định Quán, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Thống Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cửu. Về đơn vịhành chính cấp xã: Đồng Nai hiện có tất cả 171 xã, phường và thị trấn .

-------------------------

CƯ DÂN CỔ Ở ĐỒNG NAI

1. Sự xuất hiện của cư dân cổ

Page 56: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

56

Vùng đất Đồng Nai có thể xem là một trong những chiếc nôi của buổi bình minhxã hội loài người. Sự xuất hiện của người cổ với nền văn minh tiền sử đã đánh dấu mộtthời kỳ lịch sử quan trọng trong tiến trình lịch sử của nhân loại.

Một số địa điểm trên vùng đât Đồng Nai như: Dầu Giây (huyện Thống Nhất), AnLộc, Hàng Gòn, Cam Tiêm, Bình Lộc (thị xã Long Khánh), Núi Đất, Phú Quý (huyệnCẩm Mỹ)… đã phát hiện những công cụ lao động của người cổ, đó là những hiện vật thờiđá cũ (cách đây mấy chục vạn năm).

2. Những thành tựu tiêu biểu của cư dân cổ Đồng Nai

a. Đàn đá Bình ĐaĐàn đá được phát hiện vào năm 1979 tại Bình Đa (nay thuộc ph ường An Bình,

thành phố Biên Hoà). Đâ y là một sản phẩm văn hoá tiêu biểu và độc đáo của cư dân cổtrên đất Đồng Nai. Người tiền sử đã chế tác những thanh đá làm nhạc cụ sử dụng trongđời sống.. Qua những thanh đàn đá này cho thấy con người xưa có đầu óc, bàn tay khéoléo.

vào năm 1984. Di tích hiện toạ lạc trên địa bàn xã Hàng Gòn, thị xã Long Khánh.

-----------------------------

Ảnh: Qua đồng Long Giao

b.Qua đồng Long GiaoĐây là loại vũ khí tự vệ và chiến đấu đượcchế tạo bằng đồng của cư dân cổ Đồng Nai.Những lưỡi qua này được phát hiện sườnngọn núi Long Giao, xã Xuân Tân, thị xãLong Khánh. Qua đồng Long Giao đượcngười cổ Đồng Nai chế tác cách đây 2.500năm.

c. Mộ cự thạch Hàng GònDi tích là một hầm mộ được làm bởi

những tấm đá hoa cương lớn và những trụđá dài, to to lớn và nặng. Đây là một di tíchđộc đáo cả về nghệ thuật và kỹ thuật củacác người cổ trên vùng đất Đông Nai cáchđây hơn 2.000 năm. Mộ cự thạch HàngGòn đựơc xếp hạng di tích cấp quốc gia

Page 57: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

57

LÀNG ĐÁ BỬU LONG

1. Sự xuất hiện làng nghềLàng đá Bửu Long thuộc làng Tân Bửu xưa, nay là phường Bửu Long, cách trung

tâm thành phố Biên Hoà khoảng hai cây số theo đường chim bay. Đây là một trong nhữnglàng nghề truyến thống ở Đồng Nai. Làng đá Bửu Long xuất hiện và tồn tại cách đâykhoảng 300 năm, do một bộ phận người H oa từ Quảng Đông (Trung Quốc) sang định cưđến Biên Hoà sáng lập.

Đá Bửu Long không có màu đỏ, màu đen như đá ở Bình Định, màu tím của đá ởKhánh Hoà, hay màu xám của đá Bà Rịa. Đá ở Bửu Long có màu xanh đặc trưng và rắnchắc có thể làm được nhiều loại sả n phẩm.

2. Sản phẩm của làng nghềQua bàn tay tài hoa của người thợ, những viên đá được tạo dáng, chạm khắc, đục

đẽo, mài dũa …thành những sản phẩm có ích cho cuộc sống con ng ười. Một sản phẩm đáđược làm trong một thời gian dài, đòi hỏi sự công phu, khoé léo, tỷ mỹ của người thợ.

Những sản phẩm của làng đá Bửu Long rất phong phú đáp ứng cho con ng ười. Đólà các sản phẩm dùng trong sinh hoạt (ly, chén, bộ trà, cối giã, cối xay, bàn cờ t ướng…),trong xây dựng, công trình văn hoá (cột làm nhà, tán kê, bia, m ộ, tượng danh nhân, tượngPhật...), vật dụng trang trí (đèn, t ượng thú…). Ngoài ra, có nhiều sản phẩm đá Bửu Longlà những tác phẩm có tính mỹ thuật, nghệ thuật.

Sản phẩm của của làng đá Bửu Long không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn đượcđem tiêu thụ ở nhiều nước trên thế giới.

---------------------------------

NGHỀ GỐM Ở ĐỒNG NAI

1. Vài nét về làng nghềNghề làm gốm là nghề truyền thống ở Biên Hoà. Những cư dân cổ trên vùng đất

này đã biết đến việc làm gốm, họ chế tác ra những sản phẩm như nồi, niêu, ấm c hén,chum, vại... đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

Đồng Nai là nơi có nhiều nguyên liệu đất sét tạo điều kiện tốt cho nghề làm đồgốm phát triển. Các làng gốm được nhiều người biết đến là: Cù lao Phố, Bạch Khôi, TânVạn. Hiện nay, ở Biên Hoà, có nhiều công ty, xí nghiệp làm gốm phát triển với nhiều sảnphẩm độc đáo. Sản phẩm gốm nơi đây không chỉ cung cấp cho người dân trong vùng màcòn là hàng hoá được đem bán khắp Nam Bộ và được đem xuất khẩu ra nước ngoài.

2. Kỹ thuật chế tác và đặc diểm của gốmGốm cổ ở Đồng Nai được làm bằng bàn xoay, phối hợp với thao tác kĩ thuật bằng

tay trong nhiều công đoạn. Trong chế tác sản phẩm gốm thể hiện ở công đoạn tạo hình,sửa sang bề mặt, trang trí hoa văn, độ nung.

Page 58: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

58

Đặc trưng của truyền thống gốm ở Đồng Nai là sự đa d ạng về chất liệu, màu sắc,loại hình kiểu dáng phong phú, chất lượng rắn chắc, trang trí mộc mạc, có tính mỹ thuậtcao.

3. Hướng phát triển của nghề gốmHiện nay, nghề gốm phát triển mạnh ở Đồng Nai. Trước đây, nghề gốm là được

nhiều hộ dân duy trì và là nguồn thu nhập chính. Nhưng, hiện nay, số hộ làm gốm bị thuhẹp dần. Thay vào đó, có nhiều công ty, xí nghiệp gốm phát triển, thu hút hàng trăm côngnhân lao động. Ngoài những sản phẩm gốm đự ơc làm ra phục vụ cho nhu cầu sinh hoạtcủa con người như: lu, hủ, bình, chén…nhiều sản phẩm gốm có tính chất mỹ thuật pháttriển mạnh. Những sản phẩm gốm có tính mỹ thuật dùng để trang trí (tranh, tượng: người,thú…và bình, chậu) được nhiều người ưa chuộng. Sản phẩm gốm ở Đồng Nai được xuấtkhẩu nhiều nước trên thế giới.

-----------------------------

VÙNG ĐẤT ĐỒNG NAI

1. Điều kiện tự nhiên, dân cư vùng đất Đồng NaiTính từ khi hình thành đến nay, vùng đất Biên hòa - Đồng Nai chỉ vừa hơn 300

tuổi. So với lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc, đây là vùng đất còn rất trẻ. Ngay từ khimới hình thành, nơi đây đã sớm trở thành một vùng đất có vị trí quan trọng trong pháttriển kinh tế, văn hóa – xã hội của khu vực Miền Đông Nam Bộ.

a. Điều kiện tự nhiênĐồng Nai tiếp giáp với các tỉnh sau : phía đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía đồng

bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, phíanam giáp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, phía tây giáp thành phố Hồ Chí Minh.

Đồng Nai có diện tích khoảng 5866,4 km2, chiếm 1,76 % diện tích tự nhiên cảnước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của miền Đông Nam Bộ, nằm trong vành đainhiệt đới ẩm, đất đai chủ yếu là đất đỏ bazan rất thích hợp với các loại cây công nghiệpngắn ngày và dài ngày. Ngoài ra, còn có những khu đất có độ chịu lực cao thuận lợi choviệc phát triển công nghiệp. Đồng Nai tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, Bà RịaVũng Tàu nơi có hệ thống giao thông phát triển, thuận lợi cho việc đi lại vận chuyển hànghóa. Chính vì thế từ những năm 90 của thế kỷ XX, Chính phủ xác định Đồng Nai là tỉnhnằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là vùng kinh tế có vai trò động lực.

Với vị trí địa lý thuận lợi, Đồng Nai là đầu mối giao thương giữa Đông Nam Bộvới Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.

Page 59: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

59

Đồng Nai với điều kiện tự nhiên thuận lợi có thể phát triển mạnh các ngành côngnghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Trung tâm của tỉnh Đồng Nailà thành phố Biên Hòa, thành phố được Thủ tướng quyết định công nhận đô thị loại 2.

b. Dân cưDân số Đồng Nai hiện tính đến thời điểm 1/4/2010 có 2.483.211 người, mật độ

dân số 421 người/km2 phân bố không đều. Nơi có mật độ dân cư cao nhất là thành phốBiên Hòa 4.510 người/km2 và thấp nhất là huyện Vĩnh Cửu 115 người/km2. Trên địa bàntỉnh Đồng Nai hiện có 34 dân tộc đang sinh sống. Đông nhất là người Kinh chiếm trên90% dân số, người Hoa chiếm trên 5%. Đồng Nai có 3 dân tộc bản địa sinh sống lâu đờilà Chơ ro, Mạ, Stiêng… Nhiều dân tộc có ngôn ngữ riêng, cư trú trên địa bàn Đồng Nailâu đời, có bề dày lịch sử văn hóa. Tiếng Việt vẫn là ngôn ngữ phổ thông.

Do có điều kiện sống thuận lợi, Đồng Nai đang trở thành nơi sinh sống và lậpnghiệp, cung cấp nguồn lao động cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

2. Các đơn vị hành chính ở Đồng NaiTừ khi hình thành đến nay, Đồng Nai đã trải qua nhiều lần đi ều chỉnh địa giới và

tổ chức các đơn vị hành chính. Hiện tại ở Đồng Nai gồm 11 đơn vị hành chính: thành phốBiên Hòa, thị xã Long Khánh và 9 huyện : Long Thành, Nhơn Trạch, Tân Phú, ĐịnhQuán, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Thống Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cửu.

Về đơn vị hành chính cấp xã: Đồng Nai hiện có tất cả 171 xã, ph ường và thị trấn.Bài đọc thêm: VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

Vườn quốc gia Cát Tiên, vườn quốc gia của Việt Nam, được thành lập theo Quyếtđịnh số 01/CT ngày 13- 01-1992 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở kết nối Khu rừngcấm Nam Cát Tiên, được thành lập theo Quyết định số 360/TTg, ngày 7 -7- 1978 của Thủtướng Chính phủ, và Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên được thành lập theo Quyếtđịnh số 194/CT, ngày 9-8-1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Vườn quốc gia Cát tiênnằm ở khu vực có toạ độ: 11o21’ - 11o48’ vĩ Bắc, 107o10’ - 107o34’ kinh Đông trên địabàn của ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước với tổng diện tích là 73.878 ha.

Tính riêng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Vườn quốc gia Cát Tiên có diện tích 39.109ha, vùng đệm của vườn ở Đồng Nai trải dài trên 8 xã của 3 huyện Tân Phú, Định Quán,Vĩnh Cửu. Ngày 10-11-2001, Vườn Quốc gia Cát Tiên được công nhận là khu dự trữ sinhquyển thứ 411 của thế giới. Từ năm 2006, các cơ quan hữu quan của Việt Nam bắt tayxây dựng hồ sơ khoa học để trình UNESCO công nhận là khu di sản thiên nhiên thế giới.

Vườn quốc gia Cát Tiên có nhiều dạng sinh cảnh: rừng thường xanh nguyên sinhvà thứ sinh trên đất thấp, ưu thế bởi các loài thuộc họ Dầu, rừng nửa rụ ng lá nguyên sinhvà thứ sinh trên đất thấp ưu thế bởi các loài Lagertroemia sp. đất ngập nước ngọt và trảngcỏ ngập nước theo mùa ưu thế bởi các loài Saccharum sp.; rừng ngập lụt ưu thế bởi cácloài Hydrocarpus sp. xen lẫn Ficus benjamina và các kiểu sinh cảnh thứ sinh như rừng trenứa, trảng cỏ... Hệ thực vật đã ghi nhận 1.362 loài thực vật bậc cao có mạch, trong số đó

Page 60: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

60

có 34 loài có tên trong "Sách Đỏ" Việt Nam và nhiều loài cây gỗ có giá trị như gõ đỏ,xoay, cẩm lai, giáng hương quả to. Hệ động vật đã gh i nhận 103 loài thú, 318 loài chim,79 loài bò sát, 48 loài lưỡng cư, 133 loài cá nước ngọt, 435 loài bướm. Trong số đó có cácloài thú lớn quý hiếm và một số loài có nguy cơ đe doạ tuyệt chủng toàn cầu như tê giácJava, bò tót, voi châu Á, cá sấu nước ngọ t, một số loài chim đặc hữu như gà so cổ hung,gà tiền mặt vàng, một số loài chim nước quý hiếm như quắm cánh xanh, ngan cánh trắng,gà đẫy nhỏ. Đối tượng bảo tồn là rừng cây họ Dầu, các hệ sinh thái đặc thù, các loài têgiác, cá sấu, bò tót, các loài chim đặc hữu.

Tận mắt chứng kiến cảnh quan các tuyến du lịch nổi tiếng của vườn quốc gia CátTiên, với những cây gõ hàng chục ng ười ôm không xuể, những cây si mà thân rễ bao phủcả một khúc suối rộng lớn hàng ngàn mét vuông, các thác nước hùng vĩ ... Tất cả cho thấysự đa dạng của hệ sinh thái rừng nhiệt đới đặc trưng của rừng miền Đông Nam bộ.

Không chỉ có vậy, Cát Tiên còn là nơi hội tụ sự đa dạng về văn hóa bởi số đôngcộng đồng dân cư sống quanh khu vực. Đặc biệt, di chỉ khảo cổ học Cát Tiên với nhiềuhiện vật có giá trị được khai quật đã khiến nơi đây trở thành khu di tích văn hóa, lịch sửcấp quốc gia.

Riêng nội dung về văn hóa lịch sử, di chỉ khảo cổ học Cát Tiên có giá trị rất lớn,tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng, hồ sơ về vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu,hoàn thiện để khi có đủ cơ sở sẽ đề nghị công nhận bổ sung như đã từng được tiến hànhđối với Vịnh Hạ Long của Việt Nam.

Hội đồng Di sản quốc gia đã trình Hội đồng Di sản thế giới công nhận V ườn quốc gia CátTiên là di sản thiên nhiên thế g iới. Khi được công nhận, sẽ làm tăng thêm giá trị của vườn, nơiđây trong tương lai sẽ là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, một thắng cảnh mà thiên nhiên ban tặngcho Đồng Nai.

--------------------------------------

CÔNG CUỘC KHẨN HOANG CỦANGƯỜI VIỆT CUỐI THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XVII

1. Bối cảnh kinh tế -xã hội Biên Hòa - Đồng Nai cuối thế kỷ XVIVùng đất Miền Đông Nam Bộ nói chung, vùng đất Đồng Nai nói riêng vào cuối

thế kỷ XVI về cơ bản vẫn còn là một vùng đất hoang s ơ, chưa được khai phá. Đến giữathế kỷ XVIII Lê Quý Đôn vẫn còn ghi: “Ở phủ Gia Định, đất Đồng Nai từ cửa biển CầnGiờ, Lôi (Soài) Rạp, Cửa Đại, Cửa Tiểu trở vào, toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm.”

Theo nhiều nguồn sử liệu cũ còn để lại, trên vùng đất rộng mênh mông này lúc bấygiờ có các dân tộc như Stiêng, Mạ, Chơro, Cơho, M’Nông sinh sống ( phần đông là ngườiStiêng, Mạ ). Các dân tộc này sinh sống tại địa bàn Đồng Nai từ rất lâu đời. nh ưng cho

Cây cổ thụ

Page 61: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

61

đến cuối thế kỷ XVI, dân số vẫn rất thưa thớt, kỹ thuật sản xuất và tổ chức xã hội còn rấtsơ khai.

Ngoài các dân tộc bản địa nói trên, ở Đồng Nai vào giai đoạn này còn có ng ườiKhmer sinh sống rải rác trong một vài sóc nhỏ, nằm heo hút trên các giồng đất cao. Họ làdân nhập cư từ Lục Chân Lạp sang.

Cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII nơi đây vẫn còn là vùng đất hoang vu.2. Công cuộc khẩn hoang của người Việt vào cuối thế kỷ XVI và thế kỷ XVII

ở đất Đồng Naia. Tiến trình nhập c ư tự phát của lưu dân người ViệtCuối thế kỷ XVI cuộc chiến tranh tương tàn của hai dòng họ phong kiến họ Trịnh

ở Đàng Ngoài và họ Nguyễn ở Đàng Trong diễn ra ác liệt, cùng với sự hà hiếp nhũngnhiễu của bọn quan lại, sự cướp đoạt ruộng đất và tô thuế nặng nề của bọn địa chủ đã đẩyngười nông dân đến cảnh lầm than, phải rời bỏ ruộng vườn làng mạc, phiêu tán khắp n ơiđể mưu cầu cuộc sống.

Chính vùng đất phía nam, Đồng Nai, Gia Định một vùng đất màu mỡ nh ưng hầunhư vô chủ là nơi thu hút mạnh mẽ lưu dân Việt tìm đến để sinh sống. Ngoài những ng ườinông dân nghèo khổ là chủ yếu còn có những ng ười trốn tránh binh dịch, thầy lang, thầyđồ nghèo… và cả những người giàu có nhưng vẫn muốn tìm nơi đất mới để mở rộng côngviệc làm ăn làm giàu thêm.

Tiến trình nhập c ư của lưu dân Việt vào vùng đất Đồng Nai - Gia Định từ lẻ tẻ rờirạc dần dần có quy mô lớn hơn, nhất là sau khi các Chúa Nguyễn đã t ạo ra ảnh hưởng củamình trên vùng đất này.

Tiến trình nhập c ư của lưu dân người Việt vào vùng đất Đồng Nai - Gia Định diễnra liên tục trong suốt gần một thế kỷ. Đến năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh củaChúa Nguyễn Phúc Chu vào kinh lược, thiết lập hệ thống quản lý hành chính, tổ chứcviệc khai thác đất đai và ổn định trật tự xã hội thì dân số vùng này có khoảng 200.000người. Đây là nguồn nhân lực đầu tiên làm biến đổi bộ mặt kinh tế xã hội của vùng đấtĐồng Nai - Gia Định vốn giàu tiềm năng nh ưng chưa được khai thác mấy trước đó.

b. Công cuộc khai phá bước đầu của lưu dân người ViệtSách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức cho biết, các giồng đất hai

bên bờ sông Phước Long (Sông Đồng Nai), thuộc các huyện : Nhơn Trạch, Long Thành,Vĩnh Cửu, Thành phố Biên Hòa ngày nay và các cù lao : Cù lao Phố, Cù lao Rùa, Cù laoTân Chánh, Cù lao Tân Triều là những nơi sẵn nước ngọt dùng cho sinh hoạt trồng tỉa nênngười Việt đến khai khẩn sớm nhất.

Các vùng ven núi cũng là nơi lưu dân Việt đến sinh sống, vì có điều kiện khai tháccác nguồn lợi lâm sản như săn bắn, khai thác gỗ, khai thác mỏ…

Vùng giồng cao ven biển, nhất là những nơi có vũng hoặc cửa sông tốt cũng là mộttrong những nơi định cư, làm ăn đầu tiên của ng ười Việt. Tại đây họ chọn nghề chài lưới,

Page 62: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

62

nghề làm mắm, làm ruộng muối để làm kế sinh nhai.Việc chọn đất khai khẩn, lập làng ấp của lưu dân người Việt trong thế kỷ XVII

diễn ra theo kinh nghiệm cuộc sống từ quê h ương vùng Ngũ Quảng, thường những địađiểm được chọn rất thuận lợi trong công việc sinh sống và khai khẩn đất đai màu mỡ.Việc chọn lựa ấy diễn ra hoàn toàn tự do theo sở thích riêng của từng nhóm hoặc từng giađình, ai muốn ở đâu, lập làng ấp chỗ nào tùy theo ý thích vì sự quản lý về mặt hành chínhchưa được xác lập.

Phương thức khẩn hoang ban đầu hoàn toàn do lưu dân người Việt chủ động sángtạo ra. Vấn đề nông nghiệp mà cơ bản là sản xuất l ương thực, thực phẩm trở thành vấn đềquan trọng hàng đầu. Việc khai phá đất đai trong lúc này diễn ra hoàn toàn tự phát, tựđộng dựa vào sức mình là chính, chưa có sự trợ giúp của chính quyền Nhà nước. Việckhai thác này thường diễn ra dưới dạng tập thể gồm một vài gia đình có quan hệ họ hàngthân thuộc với nhau hay cùng quê hương xứ sở.

Phần lớn diện tích được khai phá ở vùng đất Đồng Nai -Gia Định được người Việtsử dụng trồng lúa nước và lập vườn (trước khi có lưu dân Việt thì dân bản địa đã biếttrồng lúa rẫy nhưng trình độ kỹ thuật còn thấp kém và diện tích không đáng kể). Ngoàisản xuất nông nghiệp lưu dân người Việt còn sinh sống bằng nhiều ngành nghề khác nhaunhư buôn bán nhỏ, đánh bắt cá, làm mắm…và một số nghề thủ công nh ư làm đồ gốm, dệtvải, dệt chiếu, đan lát…

Thành quả của việc khai hoang và sản xuất của lưu dân người Việt cùng với cácdân tộc bản địa trong thế kỷ XVII đã làm biến đổi bước đầu bộ mặt kinh tế Đồng Nai. Nơiđây vốn là rừng hoang dần dần trở thành những cánh đồng lúa và hoa màu t ươi tốt.

c. Những biến đổi về kinh tế - xã hội trong thế kỷ XVIINền nông nghiệp và thủ công nghiệp Đồng Nai lúc đó đã manh nha tính chất sản

xuất hàng hóa, việc buôn bán trao đổi hàng hóa sớm được mở rộng, phố chợ từng bướcđược hình thành và ngày càng được mở rộng thêm.

Công cuộc khẩn hoang đã làm thay đổi bộ mặt xã hội. Sự phân hóa giai cấp diễn rangày càng sâu sắc, tầng lớp địa chủ chiếm hữu ruộng đất dần dần được hình thành và sốnông dân nghèo phải cày thuê cuốc mướn, làm tá điền cho lớp người giàu có ngày mộtđông. Sự phân hóa xã hội theo hai thái cực ngày một tăng lên. Mâu thuẫn giữa nông dânvà địa chủ ngày càng sâu sắc hơn.

Những thành tựu đã đạt được về mặt khẩn hoang và khai thác nông nghiệp, tiểu thủcông nghiệp trong giai đoạn đầu đã đặt nền móng vững chắc cho công cuộc khẩn hoangvà phát triển kinh tế vùng đất Đồng Nai – Gia Định ở các thời kỳ kế tiếp nhất là sau năm1698, với các đợt nhập cư có quy mô lớn của lưu dân người Việt, dưới sự bảo trợ củachính quyền phong kiến triều Nguyễn.

--------------------------------------

Page 63: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

63

Bài đọc thêm : ĐỒNG NAI QUA CA DAO

Năm 1698, trở thành một mốc lịch sử quan trọng đối với vùng đất Nam Bộ nóichung và Đồng Nai nói riêng. Đó là khởi điểm cho một vùng đất chính thức hóa trong sựquản lý của một thể chế nhà nước thời các chúa Nguyễn. Sự có mặt của lưu dân Việttrong những thế kỷ trước năm 1698 ở vùng đất Đồng Nai – Gia Định là một yếu tố, cơ sởquan trọng cho việc các chúa Nguyễn thực hiện những kế hoạch của mình khi mở mangquốc gia về phía Nam. Trong những lớp di dân đến khai khẩn, người Việt đến Đồng Naikhá sớm. Trong vốn văn hóa dân gian của người Việt, vùng đất Đồn g Nai được nhắc đếntrong nhiều ca dao. Tùy thuộc vào nỗi dung bài hay câu ca dao mà những thế hệ di dânthuở đầu phản ánh vùng đất Đồng Nai qua nhiều góc nhìn khác nhau, gắn liền với nhữngsự kiện, chuyện tích liên quan...

Có lẽ, câu ca dao quen thuộc nhất, được nhiều người hay nhắc đến là:Nhà Bè nước chảy chia haiAi về Gia Định, Đồng Nai thì về.

Câu ca dao này nhắc đến địa danh Nhà Bè - chuyện tích cảm động về nhân vật ThủHuồng xưa làm bè ở ngã ba sông để làm từ thiện, tích đức. Nơi ngã ba sông ấy ch ia đôiđường để đi đến Gia Định hay Đồng Nai. Đất Đồng Nai như mời gọi những ai muốn đến,muốn về.

Xứ sở Đồng Nai của một thời làm sơn chướng khí, muôn ngàn khó khăn đối vớinhững người di dân thuở khai khẩn với được thể hiện trong câu ca:

Đồng Nai xứ sở lạ lùngDưới sông sấu lội, trên rừng cọp um.

Thế nhưng, vùng đất rộng, người thưa ấy qua một thời được khai khẩn đã trở thànhvùng đất mới đầy hứa hẹn, triển vọng. Người di dân đến đây tìm được nguồn lợi và mưucầu về một cuộc sống tốt hơn. Không những thế, xứ sở này được họ khai phá trở nên mộtnơi danh tiếng:

Gạo Cần Đước, nước Đồng NaiAi về xin nhớ cho ai theo cùng

hay: Hết gạo thì có Đồng NaiHết củi thì có Tân Sài chở vô.

hoặc: Đồng Nai gao trắng nước trong Ai đi đến đó thời không muốn về

Vùng Đồng Nai trở nên danh tiếng khi trở thành vùng có nước ngon, gạo nhiều.Đồng Nai trở thành một nơi sản xuất lúa gạo lớn của cả vùng đất phương Nam, được nhắcđến trong câu: “Cơm Nai Rịa, cá Rí Rang”. Sách Gi a định thành thông chí của Trịnh HoàiĐức (năm 1820) có viết: “Bà Rịa là đầu trấn Biên Hòa, là đất có danh tiếng, nên các phủphía bắc có câu ngạn rằng: cơm Nai Rịa, cá Rí Rang, ấy là xứ Đồng Nai và Bà Rịa đứngđầu…”.

Page 64: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

64

Đồng Nai có con sông lớn, nước ngọt, trong xanh. Phát tích từ cao nguyênLangbian, sông Đồng Nai vượt qua bao thác ghềnh, núi đồi để hòa biển Đông. Những nơidòng sông đi qua để lại nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú từ Cát Tiên đến thác Trị An,làng Tân Triều...

Đồng Nai nguồn mọi cao sangChảy xuống hai hàng, hàng Đại, hàng Sâm

Hàng Sâm là một địa danh của thác Trị An, ngọn thác cuối cùng trên dòng chảysông Đồng Nai. Thác Trị An gắn liền với những tryền thuyết lý thú .

Danh xưng Đồng Nai còn được nhắc đến như một đối sánh với đất kinh k ỳ “Rồngchầu ngoài Huế, ngựa tế Đồng Nai ”. Hình ảnh của sông Đồng Nai đi với chùa Thiên Mụvang danh xứ Huế như một điều thề hứa vững chắc:

Bao giờ cạn nước Đồng NaiNát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền.

Hơn ba trăm năm có lẻ, Biên Hòa xưa – Đồng Nai nay, trải qua bao biến thiên lịchsử đã ghi lại nhiều dấu ấn trong diễn trình hình thành và phát triển. Trên vùng đất này,nhiều địa danh, di tích, vùng đất, con sông, bến nước, làng quê, cù lao…với tên gọi, đặcđiểm riêng được nhắc đến nhiều trong những bà i ca dao thân thuộc.

- Nước Đồng Nai sóng dồi lên xuốngCửa Đồng Môn mây cuốn cánh buồm xuôi.

- Ngó lên Châu Thới có đám mây bạch Ngó xuống Rạch Cát thấy con cá trạch đỏ đuôi.- Trà Phú Hội, nước Mạch Bà Sầu riêng An Lợi, chuối già Long Tân Cá buôi sò huyết Phước An

Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Tam An….Những bài ca dao ấy là một phần trong di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc

sinh sống trên mảnh đất này giúp chúng ta hiểu biết thêm về Đồng Nai hiện n ay.---------------------------------

SỰ RA ĐỜI CỦA THƯƠNG CẢNG CÙ LAO PHỐ

1. Đôi nét về cù lao PhốCù lao Phố là một bãi phù sa nằm ở giữa sông Đồng Nai (nay là xã Hiệp Hòa,

thành phố Biên Hòa ). Cù lao Phố có hai rạch nhỏ là rạch Ông Án và rạch Lò G ốm, đưanước sông Đồng Nai chảy vào những cánh đồng trong lòng cù lao, tạo điều kiện thuận lợicho việc trồng trọt ở đây.

Page 65: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

65

Cù lao Phố là nơi có nhiều đất sét dài theo mé sông, rất thuận lợi cho nghề gốmphát triển. Cù lao Phố có sông bao quanh, giao thông t huận tiện với đường thủy có thể đitừ Bắc xuống Nam, lên Cao Miên và xuống miền Tây Nam bộ.

Các điều kiện tự nhiên này giúp cho nông nghiệp, thủ công nghiệp và th ươngnghiệp sớm hình thành và phát triển, đóng vai trò đặc sắc ở cù lao Phố.

Trước năm 1698, cù lao Phố có 3 xóm (xóm Chợ Chiếu, xóm Rạch Lò Gốm vàxóm Chùa) là những điểm cư trú đầu tiên và khai thác đầu tiên của ng ười Việt chứ chưaphải là đơn vị hành chính của chúa Nguyễn. Đến năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh kinhlược đất cù lao Phố, chia lập thôn ấp, lập bộ đinh, bộ điền thì cù lao Phố là xã Bình Hoànhnằm trong phạm vi xứ Đồng Nai , thuộc huyện Phước Long, dinh Trấn Biên.

Quá trình khẩn hoang lập làng ở cù lao Phố có thể chia ra thành 3 giai đoạn:- Giai đoạn từ đầu thế kỷ XVII đến năm 1679 là giai đoạn người Việt đến định cư

và khai khẩn lập 3 xóm làng.- Giai đoạn từ năm 1679 đến năm 1698 là giai đoạn nhóm di thần nhà Minh, do

Trần Thượng Xuyên đứng đầu đến định c ư và tập trung xây dựng nhà cửa, đường sá,nhiều hơn là khai khẩn đất hoang.

- Giai đoạn sau năm 1698 với sự hiện diện của người Việt mới di cư đến do chínhquyền phong kiến chúa Nguyễn tổ chức.

2. Sự ra đời của thương cảng cù lao PhốCù lao Phố là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và

thương nghiệp. Nhóm người Hoa của Trần Thượng Xuyên đã sớm nhận ra những lợi thếcủa cù lao Phố nên họ đã di chuyển về đây định c ư.

Cù lao Phố đã sớm là n ơi tập trung các nghề thủ công: dệt chiếu, dệt tơ lụa, gốm,đúc đồng, nấu đường mía lau, làm đồ gỗ, ... các nghề này cò n để lại những dấu ấn sâu sắctrong dân gian như những địa danh: chợ Chiếu, xóm Củi, xóm Lò Đúc, rạch Lò Gốm,...Điều này nói lên sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của cù lao Phố, nhất là kinh tế hàng hóa,tạo tiền đề cho sự hình thành trung tâm giao dịch thương mại vào bậc nhất của Nam bộ -thương cảng cù lao Phố mà ng ười Hoa gọi là Nông Nại đại phố, trong thế kỷ XVIII.

3. Thương cảng cù lao Phố, một trung tâm th ương mại và giao dịch với n ướcngoài ở Nam bộ

Cù lao Phố là thương cảng lớn nhất Nam bộ vào lúc đó. Nơi đây đã thu hút cácthương nhân Trung Hoa và các nước khác qua lại buôn bán, họ có vốn lớn và giàu kinhnghiệm.

Nguồn xuất khẩu chính của thương cảng cù lao Phố là lúa gạo. Lúa gạo ở ĐồngNai nhiều nên rất rẻ. Kế đến là nguồn gỗ quý dùng để đóng tàu th uyền và xây dựng nhà ở,đình chùa. Ngoài ra các mặt hàng lâm sản khai thác đ ược như: ngà voi, sừng tê giác, gạcnai, dược thảo, mật ong là các mặt hàng xuất khẩu rất đ ược ưa chuộng. Các mặt hàngnông sản khác như chuối , xoài , trà, đường, mía, các loại hải sản như tôm càng, cá ... các

Page 66: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

66

loại khoáng sản như sắt, đá ong, cát, ... các hàng thủ công mỹ nghệ như vàng, bạc, đồgốm, chiếu, ... cũng là những mặt hàng xuất khẩu ở cù lao Phố.

Nguồn hàng nhập khẩu vào cù lao Phố, phổ biến là đồ sứ Trung Quốc, t ơ lụa, vảibố, thuốc bắc và các loại dược phẩm, đồng để đúc chuông, gạch ngói để trang trí, các loạivật liệu dùng để xây dựng chùa, miếu và các loại khác nh ư: nhang đèn, giấy, tiền, vàng...Các tàu buôn thường đến cù lao Phố: tàu buôn ph ương Tây, Nhật Bản, Mã Lai , TrungHoa... song thương nhân Trung Hoa đóng vai trò chủ yếu, họ nắm hầu hết các mặt hàngxuất khẩu và nhập khẩu.

Sự phồn thịnh của thương cảng cù lao Phố hay Nông Nại Đại Phố với t ư cách làtrung tâm thương mại giao dịch quốc tế, không chỉ riêng của Đồn g Nai mà còn của cả đấtGia Định (ngày nay là Nam bộ) kéo dài đến năm 1776 thì chấm dứt. Trận chiến giữaNguyễn Ánh và quân Tây Sơn (từ 1776-1785) , cuộc chiến tranh kéo dài gần 10 năm, đấtGia Định nói chung, vùng Đồng Nai – Biên Hòa nói riêng là nơi diễn ra các trận đánh ácliệt, không tránh khỏi những tàn phá nặng nề, cả việc phá hủy hoàn toàn th ương cảng cùlao Phố.

--------------------------------

Bài đọc thêm THƯƠNG CẢNG CÙ LAO PHỐ

Tên gọi Cù lao Phố là một danh xưng dễ quen, dễ nhớ về một địa điểm thuộc xãHiệp Hoà, được mệnh danh “chốn đô hội“ của xứ Biên Hoà. Nhóm người Hoa của TrầnThượng Xuyên tạo dựng đã có công lớn trong việc tạo dựng thương cảng ở Cù lao Phố.Theo sử liệu, năm 1679, đựơc sự chấp thuận của chúa Nguyễn, nhóm người Hoa do TrầnThượng Xuyên đến sinh sống ở xứ Bàn Lân (tức Biên Hòa ngày nay). Trần ThượngXuyên thấy địa hình này có ưu thế cho việc phát triển nông nghiệp, lại thuận tiện giaothông thủy, bộ; có lợi cho việc buôn bán nên đã xây dựng nơi đây thành một thương cảng.Đường xá ở Cù lao Phố được mở mang, phố xá được tạo dựng, chợ búa được thành lập,hàng hóa dồi dào, thường xuyên có nhiều tàu nước ngoài đến buôn bán. Cảnh phồn vinh,sầm uất của Cảng thị Cù lao Phố được sử sách ghi chép: “ Nông Nại đại phố ở đầu phíaTây Cù lao Đại phố được kiến thiết phố xá, mái ngói tường vôi, lầu cao quán rộng, dọctheo bờ sông liền lạc tới năm dặm. Chia vạch làm ba đường phố: đường phố lớn lót đátrắng, đường phố ngang lót đá ong, phố nhỏ lót đá xanh, đường r ộng bằng phẳn”’ hay“phố chợ thương mại, giao thông với người Tàu, người Nhật Bản, Tây Dương, Đồ Bà(Java). Kẻ buôn tụ tập, ghe thuyền lớn ở biển và ở sông đều neo liên tiếp nhau, ấy là mộtchỗ đại đô hội...”.

Cù lao Phố trở thành một trung tâm thương mại và giao dịch vào loại nhất củaNam Bộ vào thời bấy giờ nhờ có ưu thế của một cảng sông sâu trong nội địa, đầu mối tập

Page 67: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

67

trung nhiều loại hàng hoá. Vùng Cù lao Phố cũng là nơi hình thành sớm các ngành nghềthủ công: dệt chiếu, làm tơ lụa, làm gốm, mộc, đúc đồ ng, làm pháo hay chăn nuôi tằm,trồng mía, nấu đường... Ngoài nguồn hàng cung cấp tại chỗ, thương cảng Cù lao Phố còntiếp nhận các nguồn hàng hóa từ nơi khác trên vùng Đồng Nai lúc bấy giờ như PhướcThiền, Bến Gỗ, Bến Cá... Thế nhưng, kiến trúc phong quan g của Cù lao Phố bị ảnh hưởngvà tàn phá nặng nề qua cuộc bạo loạn của thương nhân người Phước Kiến là Lý VănQuang vào năm 1747; trong cuộc tranh chấp giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh, đặc biệt vàonăm 1776, Cù lao Phố bị tàn phá. Hầu hết đền, chùa, đình, miếu và phố xá ở Cù lao Phốthời còn là “xứ đô hội“ đã bị thời gian, chiến tranh chôn vùi vào qúa khứ.

Với vị thế của một thương cảng, sầm uất, Cù lao Phố còn là nơi được xây dựngnhững kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng đồ sộ lúc bấy giờ. Chắc chắn, những công tr ình kiếntrúc được xây dựng trong thời kỳ lịch sử bấy giờ không chỉ đáp ứng cho nhu cầu tâm linhcủa cư dân tại chỗ mà còn cho các khách của vùng lân cận, vùng xa đến chiêm ngưỡnghay trong dịp mua bán hàng hóa. Hiếm có vùng đất nào với vị thế đơn vị hành chánh cấpxã ở Nam Bộ có mật độ của nhiều cơ sở tín ngưỡng như trên vùng đất này. Cù lao Phố cóđến 5 ngôi chùa, 3 tịnh xá và 11 ngôi đình, 1 biểu toà Cao Đài, nhiều ngôi miếu…Trongđó, có 4 di tích được nhà nước xếp hạng. Gắn liền với các thiết chế tín ng ưỡng này lànhững di sản văn hoá phi vật thể vô cùng phong phú của những thế hệ tiền nhân thuở đầukhai phá vẫn còn được bảo lưu cho đến ngày nay.

-----------------------------------

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬTBUỔI ĐẦU TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỒNG NAI

1. Nếp sống vật chấta. Tổ chức làng xãLàng xã ở Đồng Nai ban đầu được thành lập tự phát theo chủ kiến của người khẩn

hoang về sau dần tuân theo quy chế của nhà Nguyễn; làng nhỏ (tiểu thôn) gọi là: làng, ấp,trang, trại, hoặc phố phường (nếu là đô thị); làng trung bình gọi là thôn; làng lớn (đạithôn) gọi là xã.

Tên làng, xã, thôn, thường dùng những mỹ từ bắt đầu bằng những chữ: An, Bình,Long, Phước, Tân, ... thể hiện ước muốn hưng thịnh phát đạt. Tuy nhiên, các tên làng xưavẫn gọi nôm na theo đặc điểm của từng vùng như: Giồng Dài, Bến Cộ, Bàu Cá, Gò Me,Gò Chùa, cù lao Rùa. Mỗi thôn làng ở Đồng Nai thường có nhà võ - đình - miếu - chùa -chợ, ... là nơi sinh hoạt chung, thường đặt ở xã, chỗ cao ráo khu trung tâm, tiện đi lại, cócổ thụ che bóng tạo cảnh quan thanh tịnh.

Page 68: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

68

Thuở sơ khai, để khuyến khích việc khẩn hoang, lập ấp, làng, chúa Nguyễn để chocác làng mới có quyền tự trị, tự quản. Đến năm 1852, vua Tự Đức ban hành “Minh điềnhương ước” sắp xếp lại bộ máy hành chính ở nông thôn, gắn sinh hoạt hành chính vớisinh hoạt đình miếu. Mỗi xã có từ m ười hai đến hai, ba mươi hương chức, chia làm hainhóm: Một nhóm lo việc hành chính, quản trị; một nhóm lo việc lễ hội, đình đám.

b. Ăn, mặc, ở- Ăn: Do thời khí của hai mùa mưa nắng, sản vật biển, rừng, sông nước, vườn

ruộng phong phú; cách ăn uống của người Việt ở Đồng Nai vừa thể hiện nét chung củavăn hóa Việt Nam, vừa có sắc thái mang dấu ấn của Nam bộ. Thức chính của bữa ănngười Việt vẫn là chất bột từ gạo, nếp, phụ là bắp khoai, củ. Cơm từ gạo là món ănthường; xôi nếp dùng trong bữa lễ, cưới, giỗ, hoặc cúng thần.

- Mặc: Cách ăn mặc của người Gia Định - Đồng Nai không khác mấy so với cảvùng Nam bộ. Trang phục cổ truyền của người bình dân chủ yếu bằng vải, bằng lãnh lụađịa phương màu đen, nâu sẫm. Nam giới khi lao động mặc áo cánh ngắn, không tay xẻgiữa, cài nút vải, th ường là năm nút tượng trưng cho năm giềng mối quan trọng ở đời,quần lửng đến gối có người đóng khố. Nữ luôn mặc đồ dài hơn, áo cánh tay dài, cổ đứng,nút vải. Thỉnh thoảng vẫn có người mặc váy đeo yếm, nhưng dần dần vắng bớt rồi mấthẳn. Ngày lễ hội, người ta vận lễ phục chỉnh tề gồm: quần trắng áo dài đen bằng the hoặclụa, khuy đồng cài lệch bên phải, khăn đóng, lễ phục của nữ cũng nh ư nam, không khácnhau mấy về kiểu và màu sắc.

- Ở: Nhà ở nông thôn xứ Đồng Nai được xây dựng hài hòa với tự nhiên, chuộnghướng Đông Nam, quay mặt ra sông, ruộng vườn, ngõ không vào thẳng cửa chính, sântrước sân sau đều phải rộng ... Ở đô thị, nhà ở theo dãy phố, dù hẹp cũng có chỗ bày hoakiểng. Chất liệu xây dựng, có nhiều loại phù hợp với từng vùng. Vùng nông thôn ng ườibình dân thường ở nhà tranh, hoặc nhà lá dừa, những n ơi thôn rẫy chưa ổn định thì dựngchòi lá hoặc chòi tranh. Gia đình khá giả làm nhà ngói vách ván, khi tiếp xúc kỹ thuậtchâu Âu có thêm nhà gạch mái tôn hoặc nhà bê tông, mái ngói .

2. Văn học nghệ thuậtSắc thái nổi bật của văn học nghệ thuật truyền thống của Biên Hòa - Đồng Nai : có

sự dung nạp nhiều nhân tố của các hệ văn hóa : Bắc - Trung - Nam, nhập cư - bổn địa,Đông - Tây, truyền thống - hiện đại, thích ứng nhanh nhạy với cái mới mở rộng trong giaolưu, hài hòa trong nếp sống, nhân nghĩa trong lối ứng xử, tiến bộ nhanh với khoa học kỹthuật mà vẫn mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

a. Văn học dân gian: được lưu truyền trong dân gian chủ yếu bằng cách truyềnkhẩu, gồm nhiều dạng ; tự sự và trữ tình d ưới hình thức truyện kể, thơ ca hò vè ... nộidung phong phú, giàu giá trị nhân văn, đậm màu sắc địa phương.

Page 69: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

69

* Truyện kểỞ đồng bào dân tộc ít người, truyện kể là tài sản tinh thần quan trọng, đó là: lịch

sử, là luật tục, là hình mẫu nếp sống cổ truyền của cha ông, đồng thời cũng là cách để th ưgiãn tinh thần. Truyện kể của người Châu Mạ, Châu Ro, Stiêng thường tự sự dưới hìnhthức văn vần; già làng thường kể chuyện trong không khí sinh hoạt cộng đồng ở nhà dài,ở các lễ hội gia đình hoặc cộng đồng; giọng kể có vần có điệu, cách gieo vần tự do, vầnlưng, vần liền, vần cuối nối các câu ngắn dài tạo thành chuỗi âm thanh giàu tính nhạc,nghe như hát. Do trình độ sản xuất còn thấp nên đồng bào dân tộc còn l ưu truyền mảngthần thoại, truyền thuyết giải thích các hiện tượng tự nhiên và sự hình thành cộng đồngdân tộc với cách hiểu hồn nhiên của con ng ười ở buổi sơ khai.

Truyện kể của người Việt không nhiều, do phát triển từ nhận thức, kinh nghiệm, vốn sống đã trưởng thành nhiều trăm năm ở nguyên quán nên ng ười Việt ở Đồng Naikhông có thần thoại nguyên mẫu, vắng bóng truyền thuyết, truyện kể ít h ư cấu hoangđường; cốt truyện được dẫn dắt bằng lý lẽ thế sự là chủ yếu.

* Ca dao, dân caCảm hứng thơ ca của đồng bào dân tộc ít người rất dồi dào và phong phú, giàu chất

thơ, có khả năng biểu cảm tốt, những lời hát đối đáp giao duyên trong lao động và nhữngbài ca trong nghi lễ thường đọng lại thành ca dao trữ tình.

Thơ ca dân gian của người Việt khá phong phú, là mảng ca dao trữ tình mang theotrong hành trang của người Việt đến xứ Biên Hòa – Đồng Nai.

“Đồng Nai gạo trắng nước trongAi đi đến đó thì không muốn về”.“Đồng Nai gạo trắng như còTrốn cha trốn mẹ xuống đò theo anh”.“Nhà Bè nước chảy chia haiAi về Gia Định, Đồng Nai thì về”

b. Nghệ thuật truyền thống: hội nhập, tổng hợp, dung hòa là đặc điểm của diễnxướng nghệ thuật truyền thống ở xứ Biên Hòa - Đồng Nai.

Có hai dạng diễn xướng truyền thống : diễn xướng nghệ thuật trong sinh hoạtthông thường và diễn xướng thực hiện nghi lễ.

- Trong sinh hoạt thông thường : người Biên Hòa - Đồng Nai xưa có sinh hoạtnghệ thuật; hò hát, lý, kể vè, nói th ơ, nói tuồng, đờn ca tài tử ... nhằm giải trí, giao lưu vănhóa, thư giãn tinh thần và tăng hứng thú lao động.

- Trong thực hiện nghi lễ có hai hình thức diễn xướng nghệ thuật truyền thốngđáng chú ý là : Xây chầu, đại bội ở lễ hội Kỳ yên cúng đình và hát múa Địa – Nàng, bóngrỗi ở lễ hội cúng Miễu.

-----------------------------------

Page 70: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

70

Bài đọc thêm: NÉT KIẾN TRÚC ĐÌNH Ở BIÊN HÒA

Người Việt đã đến vùng đất Biên Hòa từ rất sớm để khai khẩn lập nghiệp. Có thểvào khoảng những năm trong thế kỷ XVI. Trong quá trình khẩn hoang lập nghiệp trênvùng đất mới, họ từng bước khẳng định sự tồn tại của cộng đồng bằng việc ra sức xâydựng một cuộc sống ổn định. Trong đời sống tinh thần, người Việt hình thành những cơsở tín ngưỡng sinh hoạt cộng đồng để gắn kết cộng đồng, thỏa mãn nhu cầu tâm linh.

Từ lúc ban đầu, đình làng được dựng lên với quy mô nhỏ, bằng những vật liệu vốnsẵn có tại chỗ như tre, lá, cây gỗ. Thường thì nhóm cộng cộng đồng dân cư tại một vùngchung sức nhau để dựng lên. Về sau, trong quá trình phát triển, những cơ sở tín ngưỡngđược nâng cấp lên cả quy mô lẫn hì nh thức do sự lớn mạnh của chính cộng đồng dân cưcư trú tại chỗ.

Có thể nói, đình làng là một dấu ấn xác định sự hình thành của cộng đồng ngườiViệt trên vùng Biên Hòa. Trải qua bao thời kỳ, qua bao thay đổi về đia lý hành chánh haytác động của xã hội th ì ngôi đình vẫn tồn tại và ẩn chứa những giá trị nhiều đa dạng.Thông thường, mỗi làng người Việt đều có một ngôi đình. Người xưa chọn đất dựng đìnhthờ thần cho nhu cầu tâm linh làng xã nhưng cũng chính là ước vọng sự sung túc, thịnhvượng của cả cộng đồng.

Phần lớn những ngôi đình ở Biên Hòa được xây dựng theo kiểu thức kiến trúc nhàtứ trụ. Đây là kiểu thức nhà rường nhưng gian trung tâm gồm 4 cột cái bố trí cách đều; từbốn cột cái, các kèo đấm, kèo quyết đưa ra bốn hướng nhau tạo không gian vuông vức .Đây chính là không gian thiêng, trung tâm cho việc thờ tự chính trong đình. Ngoài chánhđiện, tùy nơi mà ngôi đình có nhà Võ (Vỏ ca), nhà hội, nhà trù (bếp). Theo truyền thống,trên cuộc đất rộng thì ngôi đình bố trí theo thứ tự như: cổng đình, bình phon g, nhà Võ,chánh điện, nhà hội, nhà trù. Nhưng, cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều ngôi đình ởBiên Hòa không theo thứ tự này hoặc không có những nếp nhà ngoài khu chánh điện. Tùynơi mà quy mô và các nếp nhà, vật liệu xây dựng, tôn tạo khác nhau nhưng cơ bản chánhđiện những ngôi đình vẫn giữ được dạng kiến trúc truyền thống này. Hiện nay trên địabàn Biên Hòa có nhiều ngôi đình được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Trong năm, lễcácngôi đình thường tổ chức lễ Kỳ yên/ Cầu an rất độc đáo. Những ngôi đì nh với những giátrị ẩn chứa trong nó đã làm phong phú thêm những sắc thái văn hóa, đáp ứng được nhucầu tinh thần của người dân Biên Hòa.

----------------------------------

Bài đọc thêm : VĂN MIẾU TRẤN BIÊN

Văn miếu Trấn Biên hình thành sớm n hất ở Nam Bộ (năm Ất Mùi – 1715). Lý dochúa Nguyễn Phúc Chu sai Trấn thủ dinh Trấn Biên và Ký lục Phạm Khánh Đức lựa thônTân Lại, tổng Phước Vĩnh (nay là phường Bửu Long, Biên Hòa) để xây dựng Văn miếuTrấn Biên có thể hiểu là vì khi đó Biên Hòa đã là nơi dân cư ổn định, phát triển nhiềumặt.

Page 71: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

71

Việc hình thành Văn miếu Trấn Biên đối với chúa Nguyễn có ý nghĩa như là sựkhẳng định những giá trị văn hóa và cả chính trị ở một vùng đất mới. Gắn liền với Vănmiếu Trấn Biên là một nền giáo dục phát triển khá sớm ở Biên Hòa - Đồng Nai lúc bấygiờ. Trên nền giáo dục ấy cũng đã sản sinh ra những tên tuổi làm rạng rỡ vùng đất phươngNam, đồng thời tô điểm thêm truyên thống văn hóa ngàn năm của dân tộc ta như: VõTrường Toản, Trịnh Hòai Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Địn h, Nguyễn Đình Chiểu.

Cũng như những Văn miếu khác, Văn miếu Trấn Biên thờ Khổng Tử, vị khai sángcủa Nho giáo và Nho học. Vì thế ngay từ buổi đầu, Văn miếu Trấn Biên trước hết là nơitôn vinh những giá trị của nền giáo dục Nho học. Đầu đời trung hưng (trước năm 1802),đích thân chúa Nguyễn đến Văn miếu Trấn Biên để hành lễ hàng n ăm vào ngày đinh mùaxuân và mùa thu. Từ đó về sau (khi nhà Nguyễn đã được thiết lập), khâm mạng vua, quanTổng trấn thành Gia Định đến hành lễ cùng với Trấn quan Biên Hòa và quan Đốc học (vịquan xem việc học ở Trấn Biên Hòa ). Lệ đặt mỗi kỳ là 50 lễ lanh và 50 miếu phụ.

Bên cạnh là nơi thờ cúng, Văn miếu ở kinh sư (thủ đô) còn có Quốc tử giám đểgiảng dạy học trò. Ở Biên Hòa, bên cạnh V ăn miếu là Tỉnh học (trường tỉnh Biên Hòa).Trường học lớn của cả tỉnh này, mãi đến đời vua Minh Mạng mới dời về thôn Tân Lại(phường Hòa Bình, Biên Hòa). Cũng vào thời vua Minh Mạng, Tr ường phủ Phước Longđã được thành lập ở thôn Bình Lợi, tổng phước Vĩnh (nay là huyện Vĩnh Cửu). Nh ư vậy,Văn miếu Trấn Biên đã đóng vai trò như một trung tâm văn hóa, giáo dục của tỉnh BiênHòa xưa. Bởi vậy, khi đáo nhậm (trở lại làm nhiệm vụ cũ), n ăm 1840, quan Bố chánh tỉnhBiên Hòa Ngô Văn Địch đã hết lời ca ngợi Văn miếu Trấn Biên.

Do thời gian và những biến cố l ịch sử, Văn miếu Trấn Biên bị tàn phá không cònlại dấu vết (theo “Biên Hòa sử lược” của nhà nghiên cứu Lương Văn Lựu, năm 1861 khitiến chiếm Biên Hòa, quân Pháp đã đốt phá Văn miếu Trấn Biên), người đời nay chỉ hìnhdung Văn miếu Trấn Biên xưa qua sử sách. Song với những gì được mô tả và người đờilúc bấy giờ xưng tụng, người Biên Hòa -Đồng Nai hôm nay rất đỗi tự hào về ngôi đền Vănmiếu của mình.

Năm 1998, kỷ niệm “300 năm hình thành và phát triển vùng đất Biên Hòa - ĐồngNai”, tỉnh Đồng Nai khởi công xây dựng tái tạo công trình Văn miếu Trấn Biên. Côpngtrình Văn miếu Trấn Biên đự ơc khánh thành vào năm 2002. Việc phỏng dựng lại Vănmiếu Trấn Biên không chỉ là việc làm hướng về cội nguồn, truyền thống, đáp ứng đượclòng mong mỏi của nhân dân mà còn gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa. Công trình Vănmiếu Trấn Biên là nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa giáo dục xưa và naycủa dân tộc và của địa phương; đồng thời là một thiết chế văn hóa, du lịch gắn với khudanh thắng Bửu Long đã được côn g nhận là di tích quốc gia. Từ khi khánh thành đến nay,Văn miếu Trấn Biên trở thành địa điểm sinh hoạt văn hoá, du lịch thu hút nhiều ng ười.Tại Văn miếu Trấn Biên thường tổ chức tuyên dương cho các cá nhân, tập thể đạt thànhtích đặc biệt của Đồng Nai; đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa giáo dục.

--------------------------------------

Page 72: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

72

ĐỒNG NAI TRONG KHÁNG CHIẾNCHỐNG THỰC DÂN PHÁP ( 1861 – 1954)

I. Thực dân Pháp tấn công và chiếm đóng Biên HòaTháng 8-1858, lấy cớ triều Nguyễn “cấm và sát đạo”, thực dân Pháp với sự hỗ trợ

của quân Tây Ban Nha đã ngang nhiên kéo đến xâm lược nước ta, nơi chúng đánh chiếmđầu tiên là cửa biển Đà Nẵng.

Âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị thất bại do sự kháng cự mạnh mẽcủa quân dân Đà Nẵng. Sau 5 tháng giằng co sa lầy ở mặt trận Đà Nẵng, Pháp quyết địnhchuyển hướng đánh chiếm Nam Bộ.

1. Quân Pháp đánh chiếm Biên HòaTháng 2-1859, sau khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã chiếm được toàn bộ thành

Gia Định. Quân Pháp 2 lần tổ chức càn vào khu vực suối Sâu (nay thuộc tỉnh BìnhDương) đều bị quân dân Biên Hòa đánh lui.

Tháng 10-1861, phó đô đốc Bonard đã quyết tâm đánh chiếm Biên Hòa bằngđường thủy và đường bộ.Ngày 13-12-1861, Bonard gửi tối hậu thư cho khâm sai đại thầnNguyễn Bá Nghi đòi quân triều đình triệt thoái các ph áo đài và các vật cản trên sôngĐồng Nai. Chưa nhận được trả lời, sáng sớm ngày 14-12-1861 Bonard ra lệnh tiến quânvào Biên Hòa theo bốn ngả. Đến ngày 18-12-1861, chỉ sau 4 ngày, với khoảng 1.000quân, thực dân Pháp đã dễ dàng chiếm lấy Tỉnh Biên Hòa, tro ng lúc quan quân triều đìnhnhà Nguyễn ở Biên Hòa có đến 15.000 quân phòng giữ.

2. Các phong trào buổi đầu chống PhápNgay từ khi quân Pháp kéo đến Biên Hòa, các tầng lớp nhân dân đã sát cánh bên

cạnh triều đình trong cuộc kháng chiến với nhiều hình thức khác nhau. Khi triều đình Huếtừng bước nhượng bộ và đầu hàng thực dân Pháp, thì cuộc chiến tranh nhân dân vẫnkhông vì thế mà suy yếu. Nhân dân anh dũng đánh giặc ở mọi lúc mọi n ơi khiến cho giặcgặp nhiều tổn thất và khó khăn. Tiêu biểu là các phong trào của :

- Một số văn thân ở Biên Hòa như Nguyễn Thành Ý, Phan Trung, mỗi người đãmộ được 2.000 quân hợp tác với nghĩa quân Trương Định đã nhiều lần tổ chức tấn côngvào các đồn lũy, tàu bè, các toán tuần tra của địch.

- Đầu tháng 1 năm 1863, nghĩa quân ở Biên Hòa, gồm cả người Việt và người cácdân tộc thiểu số liên tục tấn công các vị trí quân Pháp ở Đông Bắc Biên Hòa, đã gây rấtnhiều khó khăn và thiệt hại cho Pháp, làm cho chúng không dám ra khỏi đồn lũy.

Quân Pháp phải vất vả bình định lại c ác vùng đã bình định tr ước đó vì tinh thần bấtkhuất và ý chí độc lập của nhân dân Biên Hòa, tình đoàn kết giữa đồng bào Kinh, Th ượngtrong cuộc kháng chiến đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Nhiều đồn lũy của Pháp ở Biên Hòabị tấn công, nhiều nơi quân Pháp phải bỏ đồn rút về Sài Gòn, Pháp phải tăng thêm viện

Page 73: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

73

binh giải vây tình thế cho thành Biên Hòa. Biên Hòa đ ược xem như một trung tâm xuấtphát của phong trào dân chúng nổi dậy đánh Pháp xâm l ược và lan tỏa về các tỉnh khác ởNam Kỳ.

II. Cách mạng tháng Tám 1945 ở Biên HòaNgày 14 tháng Tám, năm 1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng quân Đồng Minh

vô điều kiện. Bọn sĩ quan và binh lính Nhật ở Biên Hòa hoang mang rệu rã, chúng án binhbất động ở các địa điểm đóng quân. Chính quyền bù nhìn của Nhật ở Biên Hòa hoàn toàntê liệt. Trong khí thế cách mạng sục sôi của cả nước, nhiều địa phương đã khởi nghĩa vàgiành được chính quyền. Thời cơ cách mạng đã chín muồi, ngày 23 tháng 8 năm 1945, tạicăn nhà 62 dãy phố Sáu Sử xã Bình Trước quận Châu Thành, Biên Hòa ( nay thuộc quốclộ 1 Phường Trung Dũng, TP. Biên Hòa ), đồng chí Hoàng Minh Châu chủ trì cuộc họp,bàn kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền tại Tỉnh lỵ Biên Hòa. Thực hiện sự chỉ đạocủa Xứ ủy, Hội nghị đã bàn bạc thống nhất và quyết định một số việc cấp bách chuẩn bịcho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. Trong đó có việc thành lập Ủy ban khởi nghĩa dođồng chí Hoàng Minh Châu phụ trách và dự kiến thành phần Ủy ban nhân dân cách mạnglâm thời tỉnh Biên Hòa.

Ngay trong đêm 23 và rạng sáng ngày 24 tháng 8 năm 1945, trong nội ô tỉnh lỵ,nhân dân đã treo cờ đỏ sao vàng, cờ đỏ búa liềm, dán khẩu hiệu khắp các phố chợ... trụ sởỦy ban khởi nghĩa đặt gần ga xe lửa Biên Hòa luôn tấp nập các đoàn cán bộ ở các địaphương về nhận các chỉ thị khởi nghĩa. Hầu hết các tầng lớp nhân dân đều sục sôi cáchmạng, tinh thần quyết tâm giành độc lập dâng cao.

Đêm 24 tháng 8, nội ô Biên Hòa và các xã vùng ven như Tam Hiệp, Tân Mai, TânPhong, Bửu Long, Hiệp Hòa, Hóa An, Tân Hạnh, lực lượng cách mạng đã hoàn toàn làmchủ. Ngày 25 tháng 8 tin Sài Gòn khởi nghĩa thắng lợi nhanh chóng bay về Biên Hòa, đãlàm nức lòng cán bộ và nhân dân trong toàn tỉnh. Sáng sớm ngày 26 tháng 8 năm 1945, lácờ đỏ sao vàng đã phấp phới tung bay trên dinh tỉnh tr ưởng, cơ quan đầu não của giặc.Đến 11 giờ trưa cùng ngày, tỉnh trưởng Nguyễn Văn Quý cùng những viên chức đứng đầucác công sở trong toàn tỉnh bàn giao chính quyền cho cách mạng.

Sáng sớm ngày 27 tháng 8 năm 1945, tại Quảng trường Sông Phố, một cuộc míttinh lớn được tổ chức. Gần một vạn người từ khắp các quận về dự lễ, đồng chí HoàngMinh Châu - trưởng ban khởi nghĩa đã đọc diễn văn tuyên bố chính quyền về tay nhândân và công bố thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Biên Hòa, gồm cácđồng chí: Hoàng Minh Châu - Chủ tịch; Huỳnh Văn Hớn - Phó chủ tịch kiêm trưởng bantuyên truyền; ...Kết thúc cuộc mít tinh là lễ tuyên thệ. H ơn một vạn người thay mặt cho 15vạn đồng bào trong tỉnh đã tuyên thệ, sẵn sàng hy sinh tính mạng tài sản, kiên quyết bảovệ nền độc lập tự do cho Tổ quốc. Quần chúng phấn khởi hô vang các khẩu hiệu: “ ViệtNam độc lập muôn năm”; “ Việt minh muôn năm”... Khắp các nẻo đường đâu đâu cũngsôi động cả một rừng người và cờ, ai cũng hân hoan và cảm động. Từ thân phận nô lệ lầmthan, nhân dân tỉnh Biên Hòa dưới sự lãnh đạo của Đảng đã c ùng cả nước vùng dậy đập

Page 74: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

74

tan ách thống trị của đế quốc thực dân giành độc lập tự do cho Tổ quốc.

III. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)Đêm 22 rạng sáng ngày 23-9 -1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp

nổ súng tấn công Sài Gòn mở đầu cuộc tấn công xâm lược nước ta lần thứ hai. Tin thựcdân Pháp đánh chiếm Sài Gòn làm nhân dân Biên Hòa sục sôi ý chí chiến đấu “thà chếttự do còn hơn sống nô lệ”. Một lần nữa nhân dân Biên Hòa lại bước vào cuộc kháng chiếnvới một ý chí quyết tâm cao, kiên quyết bảo vệ độc lập tự do cho Tổ quốc.

1. Những trận đánh tiêu biểua. Những trận đánh giao thôngTháng 12 – 1946 cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Trên chiến tr ường miền

Đông Nam bộ, do phải mở rộng chiến trường ra miền Bắc, thực dân Pháp phải rút bớtnhiều đồn bốt đóng sâu trong vùng căn cứ của ta để có lực lượng chi viện.

Ban Thường vụ Trung ương Đảng chỉ đạo cho Xứ ủy Nam bộ “ không để cho giặcPháp lấy của cướp được ở Nam bộ ra đánh Trung và Bắc bộ”. Biên Hòa nằm trên cáctuyến đường chiến lược quan trọng như quốc lộ 20, quốc lộ 1, đường sắt xuyên Việt, lànhững đường giao thông vận chuyển quân sự của địch từ Nam ra Bắc. Chi đội 10 (tươngđương Trung đoàn) là lực lượng vũ trang của tỉnh Biên Hòa, thành lập vào tháng 6-1946.Ban chỉ huy Chi đội 10 chủ trương mở một loạt trận đánh giao thông để tiêu hao sinh lựcđịch. Đơn vị có 1.100 quân, với 3 đại đội A,B,C hoạt động ở các huyện Tân Uyên, ChâuThành, Xuân Lộc và Long Thành.

Chi đội đề ra cách đánh là kết hợp dùng mìn chế tạo từ đầu đạn pháo 75 l y, vớiviệc tháo ốc vít các thanh tà vẹt, đ ường ray, chờ khi xe lửa địch đến thì nổ mìn đồng thờicột dây kéo mạnh đường ray làm đầu xe lửa trật bánh phải dừng lại để bộ đội xung phong.Tiêu biểu là các trận đánh đường sắt tại Xuân Lộc, Bảo Chánh I, Bảo Chánh II, Bàu Cá...ta đã tiêu diệt được nhiều sinh lực địch và thu được nhiều vũ khí đạn dược.

Từng trung đội, đại đội, của chi đội 10 tổ chức một số trận đánh giao thông trêncác liên tỉnh lộ số 2, liên tỉnh lộ 24, quốc lộ 15, đồng thời tiến công một số đồn bốt lẻ củađịch như Cây Gáo, Bình lộc (1 – 1947), bốt cầu La Ngà (6 – 1947). Các trận đánh giaothông đường bộ từ quy mô nhỏ nâng dần lên đánh tập trung lớn. Tiêu biểu là hai trậnđánh giao thông ở Phước Cang – Long Thành ( tháng 11-1947) và trận giao thông ĐồngXoài quốc lộ 14 ( ngày 19 – 12 – 1947).

b. Trận phục kích La Ngà ( 1 – 3 – 1948) La Ngà là tên một dòng sông, một chi lưu của sông Đồng Nai, cũng là một địa

danh đi vào lịch sử dân tộc và lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Trên quốclộ 20 đi Đà Lạt từ cầu La Ngà lên Định Quán, ngày 1 – 3 – 1948 , chi đội 10 Biên Hòa đãđánh trận giao thông La Ngà thắng lợi.

Đầu tháng 2 – 1948, Ban chỉ huy Chi đội 10 nhận được tin quân báo từ nội thànhcho hay cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3, thực dân Pháp sẽ tổ chức hội nghị quân chính ở

Page 75: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

75

Đà Lạt, có một đoàn xe đưa cán bộ, sĩ quan cao cấp của thực dân và ngụy quyền tay sai từSài Gòn đi dự hội nghị Đà Lạt.

Cân nhắc kỹ các điều kiện cần thiết, Ban chỉ huy Chi đội quyết định tổ chức trậnphục kích giao thông trên quốc lộ 20 để đánh đoàn xe này. Theo dõi, nắm chắc quy luật tổchức đội hình của các đoàn xe trong các chuyến công tác của địch đi về Biên Hòa, Đà Lạt,Ban chỉ huy chi đội quyết định tổ chức trận địa dài 9 km trên quốc lộ 20 chia làm 3 trậnđịa A, B, C, đảm bảo chặn đầu khóa đuôi của đoàn xe. Sáng 1 – 3 – 1948 , trên toàn tuyếntrận địa, các chiến sĩ Chi đội 10 Biên Hòa đã sẵn sàng chiến đấu trong trạng thái căngthẳng chờ đợi địch.

Sáng đó đoàn xe của địch gồm 70 chiếc, có xe thiết giáp đi đầu khởi hành từ SàiGòn. Đến 14 giờ 20 phút đoàn xe đến La Ngà, 15 giờ 02 phút, chiếc thiết giáp đi đầu bịtrúng mìn ở trận địa A bốc cháy. Đoàn xe địch phía sau vẫn tiếp tục tiến sâu vào trận địa.

Đến 15 giờ 17 phút, mìn ở trận địa C lại nổ khóa đuôi đoàn xe của địch. Cả đoànxe của địch bị cắt làm ba khúc. Chi đội 10 và liên quân 17 từ các điểm cao dọc lộ xungphong mãnh liệt. Địch hoàn toàn bất ngờ , chống trả yếu ớt. Đại liên, trung liên, lựu đạn...của bộ đội làm cháy cả chục xe địch ngay từ phút đầu. Một số xe còn lại phía sau hốthoảng quay đầu rút chạy về phía cầu La Ngà. Đoàn xe quân sự của địch như con rồng uốnkhúc trên quốc lộ 20, vật vã, lồng lộn, oằn oại, bốc cháy ngả nghiêng. Xác quân Phápngổn ngang trên xe, dưới đường.

Trận đánh diễn ra quyết liệt và nhanh chóng trong vòng 55 phút, 150 lính lê dươngvà 25 sĩ quan Pháp bỏ mạng, trong đó có cả đại tá De Sérigné chỉ huy Lữ đoàn lê dươngthứ 13 của Pháp, đại tá Patrius phó Tham mưu trưởng quân Pháp ở Nam Đông Dương...

Chiến thắng La Ngà là thắng lợi lớn diệt gọn đoàn xe quân sự của địch, bắt sống nhiều tù binh. La Ngà là chiến thắng giao thông lớn nhất ở miền Đông lúc bấy giờ; trậnđánh đồng thời thể hiện được sự chính nghĩa và chủ nghĩa nhân đạo của cách mạng ViệtNam, có tiếng vang lớn trong nước và thế giới.

2. Phối hợp chiến trường cả nước giành thắng lợi trong cuộc kháng chiếnchống Pháp

Phối hợp với chiến trường chung của cả nước, trong Đông Xuân 1953 – 1954, lựclượng vũ trang toàn tỉnh thực hiện 137 trận đánh lớn nhỏ, đã loại khỏi vòng chiến đấu1.148 tên địch, làm bị th ương 194 tên, bắt sống 11 tên , thu 183 súng các loại, phá hủy 19xe, đánh sập 3 bốt, 5 tháp canh, bức rút 25 tháp canh khác. Các đội vũ trang tuyên truyềntổ chức 147 cuộc đột nhập tuyên truyền, diệt tề trừ gian vùng bị tạm c hiếm. Căn cứ chiếnkhu Đ hoàn toàn do ta làm chủ, mở ra giáp sông Đồng Nai về phía Nam, phía Bắc vượtqua sông Bé, phía Tây giáp lộ 16.

Ngày 7 tháng 5 năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, cứ điểm kiên cốcủa địch bị đập tan, buộc thực dân Pháp phải đàm phán với Chính phủ Việt Nam. Ngày 21– 7 – 1954 , Hiệp định Giơne vơ được ký kết. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành

Page 76: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

76

Hiệp định, Tỉnh ủy chỉ đạo đình chỉ mọi hoạt động vũ trang trên địa bàn tỉnh.Quân dân Biên Hòa – Đồng Nai , qua chín năm kháng chiến với bao gian khổ hy

sinh, mất mát đau thương, vượt bao thử thách góp phần vào thắng lợi chung của cả nướctrong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, làm rạng danh vùng đất “ Miền Đông gianlao mà anh dũng”của Nam bộ thành đồng Tổ quốc, mà Bác Hồ đã phong tặng từ nhữngngày đầu của cuộc kháng chiến.

-------------------------------

Bài đọc thêm CHIẾN KHU Đ CÒN, SÀI GÒN MẤT

Suốt chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, câu “Chiến khu Đ còn– Sài Gòn mất”, là lời thú n hận của kẻ thù với một vùng căn cứ cách mạng ở Biên Hòa ,thể hiện rõ vai trò vị trí và sự lợi hại của căn cứ này với toàn bộ cuộc kháng chiến ở miềnĐông và Nam bộ.

Khởi phát của căn cứ địa cách mạng Chiến khu Đ là các xã Mỹ Lộc, Tân Hòa, TânTịch, Thường Lang, Lạc An của huyện Tân Uyên (nay thuộc tỉnh Bình D ương). Nơi đâytừ năm 1940, đã hình thành đội du kích Nam Kỳ khởi nghĩa của tỉnh Biên Hòa. Khi cuộckhởi nghĩa thất bại, đội du kích do ông Nguyễn Văn Quỳ chỉ huy rút vào khu vực rừngTân Uyên, bảo toàn lực lượng cho đến khi cách mạng tháng Tám thành công.

Khi thực dân Pháp chiếm tỉnh lỵ Biên Hòa (25 -10-1945), một bộ phận của Ủy bankháng chiến miền Đông do Huỳnh Văn Nghệ chỉ huy về Tân Tịch, kết hợp cùng đội dukích Nam Kỳ khởi nghĩa và trại du kích V ĩnh Cửu, hình thành Vệ quốc đoàn Biên Hòa.

Tháng 12-1945, Chiến khu 7 ra đời do Nguyễn Bình làm Tư lệnh về đóng tại LạcAn. Tháng 2-1946, sau hội nghị quân sự khu Đông, Bộ tư lệnh quyết định xây dựng căncứ địa và đặt tên là chiến khu Đ (theo thứ tự vùng c ăn cứ A, B, C, Đ) trung tâm là xã LạcAn. Từ tháng 3-1946, Bộ tư lệnh khu 7 dời về Đông Thành, chiến khu Đ trở thành căn cứđịa kháng chiến của tỉnh Biên Hòa. Phạm vi chiến khu Đ gồm 5 xã, nam giáp sông ĐồngNai, bắc giáp Sông Bé, tây giáp tỉnh lộ 16.

Chiến khu Đ là nơi đóng cơ quan lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban Kháng chiến hànhchính tỉnh Biên Hòa-Thủ Biên; các cơ quan Dân, Chính, Đảng của tỉnh, của huyện TânUyên; chi đội 10, trung đoàn 310, liên trung đoàn 301 – 310 cùng các cơ quan binh côngxưởng, quân nhu với một hệ thống sản xuất gồm các nông trường ở Lạc An, Giáp Lạc ...

Rừng bao la, dầy đặc nhiều suối với đủ loại cây, trái rừng, củ rừng, xen kẽ nhữngtrảng trống và đủ loại thú rừng, các giống chim, thú bò sát ... đảm bảo đ ược một phần nhucầu lương thực, thực phẩm cho chiến khu lúc khó khăn. Rừng chiến khu Đ trải dài từ BắcBiên Hòa nối liền rừng Tây Nguyên, tạo thành một hành lang nối liền miền Đông Nam bộvới Liên khu 5 và ra hậu ph ương lớn. Chiến khu Đ lại chỉ cách Biên Hòa – trung tâm chỉhuy đầu não của địch ở miền Đông, Sài Gòn thủ phủ ngụy quyền Sài Gòn không xa. Bằng

Page 77: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

77

đường giao liên bí mật, công khai, các lực lượng kháng chiến xâm nhập vào các thị xã, thịtrấn, vùng tạm chiếm, tiến công các cơ quan đầu não, kho tàng của thực dân.

Từ Tân Uyên, đêm mùng 1- 1- 1946, các lực lượng vũ trang Biên Hòa, miền Đôngtổ chức cuộc tiến công đầu tiên vào các công sở, nơi đóng quân của thực dân Pháp trongtỉnh lị Biên Hòa. Đòn tiến công bất ngờ này gây tiến vang lớn ở Nam Bộ.

Từ căn cứ địa chiến khu Đ, chi đội 10 Biên Hòa đã mở hàng loạt trận đánh giaothông đường bộ, đường sắt, phối hợp nhịp nhàng với chiến trường chung đánh bại cuộchành quân của thực dân Pháp đó là các trận Gia Huynh, Trảng Táo, Bàu Cá, trận ĐồngXoài…, nổi tiếng nhất là trận phục kích La N gà trên quốc lộ 20.

Chiến khu Đ là nơi sản sinh ra cách đánh đặc công, lực lượng đặc công và phổ biếnkỹ thuật tác chiến mới ra cả nước, cơ sở để hình thành binh chủng đặc công sau này.

Trong kháng chiến 9 năm chống Pháp, Biên Hòa là nơi đóng các cơ quan đầu nãocủa địch ở miền Đông, chiến khu Đ tồn tại là mối đe dọa lớn cho thực dân Pháp ở BiênHòa và Sài Gòn. Kẻ thù kiếp sợ chiến khu Đ chính là vì thế trận “thiên la địa võng” củacăn cứ. Làng kháng chiến đã hình thành khắp n ơi trong căn cứ với hàng trăm loại cạm bẫy: chông tre, chông đinh, lựu đạn gài, mìn gài ... đã đánh bại bao cuộc hành quân càn quétlớn của địch vào căn cứ. Kẻ thù lấn chiếm, phong tỏa, bao vây, đánh phá chiến khu bằngbom đạn, triệt phá kinh tế, biệt kích gián điệp ... hòng tiêu diệt cơ quan đầu não, dự trữkinh tế kháng chiến nhưng đều bị thất bại, lại hao binh tổn tướng. Trận càn tháng 2- 1948với 2000 quân của Pháp có hải quân, pháo binh, máy bay yểm trợ đã bị thất bại ê chề.Phương tiện, chiến lợi phẩm ta tịch thu được của địch trong trận này góp phần tăng thêmsức mạnh để bộ đội Biên Hòa làm nên chiến thắng La Ngà.

Thực dân Pháp trong quá trình xâm lược miền Đông Nam bộ, luôn xem chiến khuĐ là trọng điểm phải tiêu diệt. Chúng dùng đủ mọi thủ đoạn để đánh phá nh ưng đều thấtbại. Đặc biệt lợi dụng bão lụt tháng 10 – 1952, thực dân Pháp mở cuộc đánh phá vàochiến khu Đ liên tục trong 52 ngày đêm. Cán bộ, chiến sĩ, đồng bào ở chiến khu Đ bámtrụ vừa khắc phục bão lụt vừa chống địch để giữ vững căn cứ. Sau thất bại của cuộc cànlớn này , hầu như quân Pháp không còn mở được một cuộc hành quân lớn nào vào chiếnkhu. Những thất bại của địch ở chiến khu Đ, bọn thực dân, tay sai đã phải tổng kết và rútra kết luận “Chiến khu Đ còn, Sài Gòn mất” và:

Khu Đ đi dễ khó về.Lính đi mất mạng, quan về mất lon.

Chiến khu Đ là hình ảnh một xã hội mới trong kháng chiến 9 năm. N ơi đây dânquân đoàn kết một lòng chống giặc. Các phong trào văn hóa, nh ư xây dựng nếp sống mớixóa mù chữ, bổ túc văn hóa, lao động sản xuất ... thu hút được nhân dân từ các vùng.Cuộc sống mới ở căn cứ đã biến chiến khu Đ thành biểu t ượng của lòng tin vào cuộckháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.

--------------------------------------

Page 78: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

78

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC CỦANHÂN DÂN ĐỒNG NAI (1954-1975)

Tháng 7- 1954, cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp của nhân dân ta kếtthúc thắng lợi, chiến tranh kết thúc, nhưng thắng lợi chưa trọn vẹn. Theo Hiệp định Giơ -ne-vơ (Genève), đất nước ta tạm thời chia làm hai miền: Miền Bắc, từ vĩ tuyến 17 trở rađược hoàn toàn giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tạm thời do thực dânPháp kiểm soát, và sau 2 năm, đến ngày 20 – 7 – 1956 sẽ tổ chức tổng tuyển cử trongtoàn quốc để thống nhất đất nước. Trên thực tế, đế quốc Mỹ âm mưu phá hoại Hiệp định,hất chân thực dân Pháp, trực tiếp can thiệp vào miền Nam. Kể từ đó nhân dân miền Namlại tiếp tục kháng chiến với kẻ thù mới là bọn xâm lược Mỹ, một tên đế quốc đầu sỏ vàsen đầm quốc tế ròng rã suốt 21 năm trời.

Thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới,biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng ở vùng Đông NamÁ, đế quốc Mỹ đã sớm tổ chức xây dựng bộ máy phục vụ chiến tranh khá đồ sộ trên toànmiền Nam. Ngày 7 – 7 – 1954, chúng đưa Ngô Đình Diệm về miền Nam lập Chính phủbù nhìn. Tiếp đó, tháng 11 – 1954, cử tướng Cô-Lin (Colins) sang miền Nam làm đại sứvà thực hiện kế hoạch 6 điểm của chính quyền Ai-xen-hao về xâm lược miền Nam. Chỉtrong vòng chưa đầy 2 năm 1955 – 1956, Mỹ ngụy đã tổ chức bộ máy kìm kẹp các cấp ởhầu khắp các địa phương.

1. Quá trình xâm lược của Mỹ vào Đồng NaiĐồng Nai, vùng đất của miền Đông Nam bộ chỉ cách sào huyệt của chính quyền

Sài Gòn 30 km, một vị trí quan trọng, có 3 vùng chiến lược rừng núi, đồng bằng nôngthôn và đô thị; có rừng tự nhiên, hệ thống đường giao thông thuận tiện (đường bộ, đườngthủy, đường sắt) nối liền với cực Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Sài Gòn, miền Tây Nambộ…Vì vậy, trong kháng chiến chống Mỹ, kẻ thù quyết tâm biến Đồng Nai thành chỗ dựavững chắc, hậu phương an toàn của chúng.

Để bảo vệ sào huyệt của chế độ ngụy quyền Sài Gòn, và ngăn chặn bước tiến củaquân giải phóng, đế quốc Mỹ và tay sai trong 21 năm tiến hành chiến tranh xâm lược, đãlấy Biên Hòa - Đồng Nai để xây dựng những cơ quan đầu não chỉ huy của chúng ở miềnĐông Nam bộ. Nhiều căn cứ quân sự lớn, hệ thống kho tàng hậu cần phục vụ chiến tranhxâm lược, tổ chức ngụy quân, ngụy quyền với bộ máy kìm kẹp dày đặc, hệ thống căn cứquân sự kiên cố cùng các đơn vị tinh nhuệ, với sự yểm trợ của nhiều lực lượng và phươngtiện, vũ khí hiện đại. Tại đây, quân viễn chinh Mỹ, quân chư hầu, ngụy quân, ngụy quyềnđã sử dụng nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc và phương tiện chiến tranh đánh phá ác liệtphong trào cách mạng hòng tiêu diệt và đánh bật lực l ượng kháng chiến ra khỏi địa bànĐồng Nai. Kẻ địch đánh phá cách mạng bằng những âm mưu, thủ đoạn chính trị, kinh tế,văn hóa thâm độc; sử dụng bom, pháo, chất độc hóa học hủy diệt môi trường, tàn phánông thôn với cường độ rất cao.

Page 79: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

79

Về quân sự, những năm đầu sau tháng 7 – 1954 chúng tổ chức các tổng đoàn dânvệ, sau đó chuyển thành dân vệ xã, bảo an thuộc quận, tỉnh. Khi loại đượ c thực dân Phápvà các thế lực thân Pháp ở miền Nam, Mỹ tiến hành củng cố, tổ chức lại ngụy quân, loạibỏ số sĩ quan không ăn cánh, cho nghỉ những tên lớn tuổi thuộc các đơn vị ngụy binh củathực dân Pháp trước đây. Chúng ra sức bắt lính xây dựng đội quân bán nước gồm chủ lực,bảo an, dân vệ do Mỹ huấn luyện và trang bị, hoạt động theo ý đồ xâm lược của chúng.Hệ thống đồn bốt, căn cứ quân sự của địch trên địa bàn Biên Hòa nhanh chóng được xâydựng lại và mở rộng thêm.

Về bố trí lực lượng, địch tổ chức xây dựng nhiều căn cứ quân sự mang tính chiếnlược, bố trí nhiều đơn vị tinh nhuệ hòng ngăn chặn sự tiến công của bộ đội ta: Mở rộngsân bay Biên Hòa thành sân bay quân sự lớn nhất Đông Dương và nhiều sân bay dã chiếnkhác, xây dựng Tổng kho quân sự Long Bình thành kho dự trữ chiến lược, nơi tàng trữ,cung cấp các lọai vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại cho các chiến trường, kho đạnThành Tuy Hạ (Nhơn Trạch). Về lực lượng có Nha cảnh sát miền Đông, quân đoàn 3, sưđoàn 18 ngụy, Bộ tư lệnh dã chiến II Mỹ, Bộ Tư lệnh hậu cần số 1 Mỹ.

2. Phong trào đấu tranh chống Mỹ - ngụy của nhân dân Đồng NaiVề phía cách mạng, Đồng Nai là mảnh đất của “miền Đông gian lao mà anh

dũng”, lừng danh trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiều phen làm kẻ thù phải bạtvía kinh hồn. Đồng Nai có chiến khu Đ, chiến khu Rừng Sác - những căn cứ địa cáchmạng quan trọng ở miền Đông. Đây là địa bàn đứng chân của cơ quan Trung ương Cụcmiền Nam, Xứ ủy, Khu ủy miền Đông; nơi ra đời những đơn vị quân chủ lực, nơi đứngchân tác chiến thuận lợi của các binh đoàn, tấn công các cơ quan đầu não địch trong thànhphố. Với chiến khu Đ, còn là nơi tiếp nhận lực lượng, vũ khí từ hậu phương lớn miền Bắcchi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đánh giá Biên Hòa cóvị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, chúng khẳng định để mất Biên Hòa là mất Sài Gòn.

Về chính trị, Đồng Nai gồm nhiều thành phần dân tộc gắn bó, đoàn kết từ lâu đời,đại bộ phận là nông dân lao động, giai cấp công nhân hình thành sớm, bị bóc lột nặng nềnên có tinh thần giác ngộ dân tộc và giai cấp, lại sớm có Đảng lãnh đạo. Những yếu tố đótạo nên sức mạnh vững chắc trong cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc. Đồng Nai cótài nguyên phong phú, được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều cơ sở kinh tế, do đó có thể xâydựng nền kinh tế tại chỗ đảm bảo một phần quan trọng về hậu cần phục vụ kháng chiến.

Với một vị trí chiến lược quan trọng như vậy, nên trong cuộc kháng chiến chốngMỹ, Đồng Nai nhìn chung là một chiến trường rất ác liệt, nơi đối đầu trực tiếp, quyết liệtgiữa bạo lực cách mạng và bạo lực phản cách mạng của Mỹ ngụy và tay sai. Nhận thức vàđánh giá đúng tính chất, vị trí chiến lược của chiến trường, Đảng bộ Đồng Nai trên cơ sởquán triệt đường lối cách mạng của Trung ương Đảng, Trung ương Cục miền Nam, đãvận dụng, tổ chức thực hiện thắng lợi cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện phát huy tinhthần tự lực tự cường để giành thắng lợi. Đảng bộ Đồng Nai đã đề ra những chủ trương chỉđạo phù hợp, phát huy tinh thần tự lực tự cường; kết hợp hai lực lượng bên trong, bên

Page 80: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

80

ngoài; kết hợp lực lượng tại chỗ với lực lượng chi viện của cấp trên; kết hợp 3 mũi đấutranh vũ trang, chính trị, binh vận; tổ chức đặc công, biệt động, đánh địch trên cả 3 vùngchiến lược để giành thắng lợi. Phát huy truyền thống chống giặc ngoại xâm, q uân và dânĐồng Nai trong kháng chiến chống Mĩ tiếp tục viết nên những trang sử vàng chói lọi, gópphần cùng quân dân cả nước đánh bại giặc Mĩ xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền Namthống nhất đất nước.

Thời kì đầu của cuộc kháng chiến, nhân dân Đồng Nai tiến hành đấu tranh chính trịchống kẻ thù mới là đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Nhiệm vụ thời kì này đặt ra là đấu tranhđòi dân sinh, dân chủ, đòi kẻ thù thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ. Nhiều cuộcđấu tranh của nông dân, công nhân được tổ chức chống lại bọn cường hào, tư sản và ngụyquyền cướp ruộng đất nổ ra ở hầu hết các huyện trong tỉnh. Nổi bật là cuộc biểu tình ngày1– 5– 1955 của Nghiệp đoàn lao động nhà máy cưa BIF tổ chức tại Biên Hòa, lôi cuốnđược công nhân, thợ thuyền và nhân dân Biên Hòa tham gia. Cuộc biểu tình ngày 7– 7–1956 của hàng ngàn công nhân cao su ở các đồn điền Cẩm Mỹ, Ông Quế, Hàng Gòn,Bình Lộc, nông dân các xã Bảo Vinh, Gia Ray, Bảo Chánh tuần hành về thị xã LongKhánh biểu tình đòi hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đ ất nước.

Bọn địch ngày càng lộ rõ bản chất dã man, tăng cường khủng bố, giết hại cán bộ,lực lượng cách mạng ngày càng tổn thất nghiêm trọng. Không thể ảo tưởng “đấu tranhchính trị” đơn thuần đối với kẻ thù, mà phải chuyển dần từ đấu tranh chính trị sang kếthợp đấu tranh vũ trang. Cách mạng miền Nam chuyển sang thế trận mới, từ đây nhiềucuộc nổi dậy, tấn công kẻ thù đã diễn ra khắp địa bàn tỉnh.

Mở đầu là cuộc nổi dậy phá khám Tân Hiệp (nay thuộc phường Tân Tiến, thànhphố Biên Hòa) vào ngày 2 -12-1956. Nơi đây địch giam giữ gần 1900 cán bộ, đảng viên vàđồng bào yêu nước. Cuộc phá khám đã giải thoát gần 500 cán bộ, đảng viên, thu 41 khẩusúng các loại, là nguồn bổ sung vô giá cho phong trào vũ trang cách mạng của miền Namvà của Đồng Nai. Đây là cuộc phá khám để tự giải phóng có qui mô lớn nhất.

Để ngăn chăn hành động tội ác của giặc mà đầu sỏ chỉ huy là bọn cố vấn Mỹ, banlãnh đạo Liên tỉnh ủy miền Đông quyết định tập kích trụ sở phái đoàn cố vấn quân sự Mỹ(MAAG) có trụ sở tại Nhà Xanh (nay thuộc trường Cao đẳng Nghề Đồng Nai). 19 giờngày 7-7-1959, phân đội vũ trang xuất phát từ chiến khu Đ gồm 6 đồng chí đã tổ chức tậpkích Nhà Xanh, tiêu diệt Thiếu tá D.Buis và Trung sĩ C.Ovmand quân đội Mỹ. Trận đánhphái đoàn cố vấn quân sự tại Nhà Xanh là trận đánh Mỹ đầu tiên của lực lượng vũ trangmiền Đông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Trên bức tường đá ở thủ đô nướcMỹ, ghi tên quân nhân Mỹ chết trận tại Việt Nam theo thứ tự thời gian thì D.Buis vàC.Ovmand là hai lính Mỹ đầu tiên trong danh sách.

3. Những trận đánh lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở ĐồngNai:

a. Các trận đánh vào sân bay Biên HòaSân bay Biên Hòa là căn cứ quân sự quan trọng của địch đối với cả miền Nam, đây

Page 81: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

81

là nơi xuất phát các đợt máy bay bắn phá, rải chất độc hóa học xuống các làng mạc trêntoàn miền Nam, sau này là đánh phá cả miền Bắc. Trận đánh đầu tiên là đêm 31 – 10 –1964, đoàn pháo binh U80 miền Đông, tập kích sân bay phá hủy và làm hư hại 59 máybay các loại, 1 kho đạn pháo, 1 đài quan sát, giết nhiều sĩ quan, binh lính địch. Chiếnthắng này có nghĩa quan trọng, góp phần làm phá sản chiến lược chiến tranh đặc biệt củađịch.

Đêm 3 – 2 – 1967 đặc công U1 đột nhập sân bay Biên Hòa đặt mìn làm nổ tungkho nhiên liệu, đốt cháy 10 triệu lít xăng dầu của địch. Đêm 12 – 5– 1967, các đơn vịtrung đoàn pháo 274, trung đoàn 3 bộ binh, tiểu đoàn Phú Lợi đồng lọat nổ súng vào sânbay phá hủy 150 máy bay, nhiều phương tiện chiến tranh và sinh lực Mỹ ngụy.

b . Các trận đánh Tổng kho Long Bình Nơi đây còn là bản doanh Bộ Tư lệnh dã chiến II Mỹ, Bộ Tư lệnh Hậu cần số 1

Mỹ, là kho bom đạn lớn nhất của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, được xây dựng từ năm1965, lực lượng Mỹ ngụy thường xuyên có 2.000 tên.

Ngày 23– 6– 1966 bộ đội đặc công đánh vào Tổng kho gây thiệt hại nặng cho địc h,hủy diệt 40.000 quả đạn pháo các loại. Đây là trận đánh đặc công đầu tiên của đặc côngBiên Hòa, mở đầu cho hàng loạt trận đánh sau này. Cuối năm 1966 vào các tháng 10, 11,12 bộ đội đặc công U1 đã 3 lần tấn công Tổng kho Long Bình, phá hủy 353.000 đạn pháovà các loại bom. Đêm 3/2/1967 bộ đội đặc công U1 đột nhập Tổng kho đặt mìn hẹn giờ,làm nổ tung 40 dãy kho, phá hủy 800.000 quả đạn pháo.

c. Đánh địch trên sông Lòng Tàu Tháng 7– 1966 bộ đội đặc công rừng Sác tổ chức đánh tàu địch trên sông Lòng

Tàu, bắn cháy 1 tàu 10.000 tấn, 4 tàu tuần tiễu, 2 tàu quét mìn, 1 tàu hộ tống. Ngày 28 – 8– 1966 đoàn 10 đặc công đánh chìm tàu Victory và 7 chiếc khác. Tàu Victory là tàu hậucần của sư đoàn 4 Mỹ, có 45 thủy thủ, trên tầu chở 100 xe thiết giáp M113, 3 máy b ayphản lực chưa lắp ráp, một số quân dụng, lương thực đủ dùng cho 1 sư đoàn Mỹ trongsuốt một mùa khô.

d. Cuộc tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968Đây là cuộc Tổng tấn công và nổi dậy khắp các địa phương trong tỉnh, sự phối hợp

các lưc lượng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân, du kích và nhân dân nhịpnhàng gây cho địch nhiều tổn thất, và là lần đầu tiên ta tấn công vào hang ổ kẻ thù. Tuykhông giành được thắng lợi quyết định, giành quyền làm chủ hoàn toàn, nhưng đã thểhiện tinh thần quyết tâm, sự hiệp đồng chiến đấu của các lực lượng của quân dân, chuẩnbị cho chiến dịch toàn thắng sau này.

e. Chiến dịch Xuân Lộc giải phóng Thị xã Long KhánhLo sợ trước khí thế tấn công của Quân giải phóng, ngày 28 – 3 – 1975 tướng Uây

oen, Tham mưu trưởng lục quân Mỹ ra Xuân Lộc (Long Khánh ngày nay) khảo sát chiếntrường, hình thành “Bức tường thép Xuân Lộc”, giao nhiệm vụ cho các tướng ngụy Sài

Page 82: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

82

Gòn “tử thủ” Xuân Lộc. Về phía ta, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chỉ huy Miềnquyết định mở chiến dịch Xuân Lộc, đập tan tuyến phòng thủ của địch phía Đông SàiGòn. Chiến dịch mở màn từ 5h30 ngày 9 – 4 – 1975 bằng việc pháo tầm xa 130 li từ TúcTrưng, Bảo Vinh dội bão lửa vào Xuân Lộc. Các đơn vị quân giải phóng sư đoàn 341, sưđoàn 7, sư đoàn 6, tiểu đoàn 445 đồng loạt tấn công từ các hướng. Chiến sự xảy ra vôcùng ác liệt nhất là ở trung tâm Thị xã, địch bị thiệt hại năng nề, chúng tăng cường chomáy bay ném bom, bắn phá nhằm chia cắt lực lượng bộ đội ta, đồng thời tổ chức nhiềulực lượng tiếp viện.

Một giờ sáng ngày 21– 4– 1975, quân ta mở đợt tấn công cuối cùng, nhưng toàn bộSư đoàn 18 ngụy đã rút chạy khỏi Xuân Lộc từ 10 giờ đêm 20 – 4. Trên hướng tỉnh lộ số2, đại đội 41 quân giải phóng chặn đánh tàn quân địch bắt sống hàng trăm tên, trong đó cóĐại tá Phạm Văn Phúc, tỉnh trưởng Long Khánh. Tám giờ sáng ngày 21– 4– 1975, ngụyquân, ngụy quyền Thị xã Long Khánh tháo chạy, tan rã hoàn toàn. Tuyến phòng thủ cuốicùng của địch bị đập tan, cửa ngõ tiến quân vào Sài Gòn của đại quân ta ở hướng Đôngđược mở, kết thúc chiến dịch lịch sử Xuân Lộc. Sau thất bại ở Xuân Lộc, ngày 23– 4–1975, Tổng thống Mỹ tuyên bố: “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã chấm dứt đối với ngườiMỹ”.

g. Tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng toàn tỉnhTrên địa bàn tỉnh Đồng Nai thực hiện phương châm chỉ đạo “các địa phương nổi

dậy, xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện”, các địa ph ương trong tỉnh lần lượt nổidậy giành chính quyền về tay nhân dân: Ngày 20– 3– 1975, giải phóng huyện Tân Phú,Định Quán. Ngày 21– 4– 1975, giải phóng Long Khánh, Xuân Lộc. Ngày 28– 4– 1975,giải phóng huyện Thống Nhất. Ngày 29– 4– 1975, giải phóng huyện Long Thành, Nh ơnTrạch. Ngày 30 – 4 – 1975, giải phóng Biên Hòa, Vĩnh Cửu.

Ngày 16– 4– 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch giảiphóng Sài Gòn- Gia Định, mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh. Chiến dịch bắt đầu từ ngày26 – 4 – 1975. Trên địa bàn Đồng Nai hình thành 2 mũi tiến công của hai quân đoàn chủlực: Quân đoàn 4 tiến vào Sài Gòn theo hướng Quốc lộ 1 và xa lộ Biên Hòa, quân đoàn 2theo hướng Quốc lộ 15 và phà Cát Lái.

Chiều 29-4-1975, khu Kĩ nghệ Biên Hòa và một số ấp lân cận hoàn toàn giảiphóng, toàn bộ địch ở Long Thành - Nhơn Trạch bị quét sạch. 10 giờ 30 phút ngày 30 – 4– 1975, Ủy ban Quân quản Biên Hòa, trung đoàn 5 vào tiếp quản Tòa Hành chính BiênHòa.

Lịch sử đã lặp lại một cách kì diệu: Ngày 26 – 8 – 1945, nhân dân Biên Hòa chiếmTòa bố giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám. Ba mươi năm sau, ngày 30 – 4 –1975 cũng tại nơi đây, quân dân Biên Hòa chiếm Tòa Hành chính, giải phóng hoàn toànquê hương, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 21 năm, mở ra kỉ nguyên mớicho đất nước: Độc lập, thống nhất đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội.

-----------------------------

Page 83: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

83

Bài đọc thêm: CHIẾN KHU RỪNG SÁC

Rừng Sác là vùng rừng ngập mặn hàng ngàn km vuông nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai, thuộc địa phận các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, nối liền một dải với rừngSác Cần Giờ của thành phố Hồ Chí Minh. Rừng Sác có thảm thực vật nước mặn rất phongphú với nhiều loại cây đước, da, sú, có, mắm, bần…đan níu nhau thành nhiều tầng lớp vàrất lắm cá tôm. Đây là vùng địa hình sình lầy, mênh mông sông nước với hằng trăm sônglạch đan nhau chằng chịt.

Vùng Rừng Sác trở thành căn cứ địa cách mạng ngay từ những năm đầu t iên khángPháp. Nơi đây cũng từng là chứng tích cho các cuộc rải thảm bom B52, chất độc hóa học,các cuộc càn quét qui mô lớn với sự tham gia của nhiều binh chủng, tàu chiến và vũ khíhiện đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhưng cũng chính nơi đây đã kh ẳng địnhchân lý, niềm tin và ý chí con người là vượt lên tất cả. Từng dòng sông, con lạch, giồngđất nơi đây đều lấp lánh chiến công: Tàu quân sự của Pháp bị chìm, tàu Victory hàng vạntấn của Mỹ cùng chung số phận, kho bom thành Tuy Hạ, Kho xăng Nhà bè b ốc cháy….

Về phía ta, rừng Sác cũng là một căn cứ nổi tiếng từ thời chống Pháp. Năm 1963,nơi đây đã hình thành một trạm tiếp nhận hàng quân sự từ miền Bắc vào (vòng xuống BếnTre rồi trở lên) và từ năm 1964 đã có phân đội đánh tàu của Bộ Tham mưu Miền, c ắmchốt ở đây, tiếp đó có đội công binh thủy từ miền bắc vào, hợp nhất lấy danh là đoàn 125,rồi đoàn 5001. Tháng 1 năm 1996, đoàn 125 phát triển lấy mật danh mới là đoàn 43. Ngày17 tháng 3 năm 1996, bằng súng ĐKZ, đoàn 43 đánh cháy một tàu chở dầu trọng tải 8.000tấn trên sông Lòng Tàu.

Trước năm 1968, Đặc khu Rừng Sác của ta là tổ chức quân sự cấp Trung đoàn trựcthuộc Bộ tham mưu Miền: lực lượng bao gồm chủ lực của Đặc khu, các lực lượng chiếntranh nhân dân tại chỗ, hệ thống dân chính đảng 10 xã ở rừng Sác 1. Nhiệm vụ của Đặckhu là: tập trung "chặn cổ" sông Lòng Tàu, đồng thời đánh các quân cảng, kho tàng, gópphần đánh vào "thủ đô" địch, phát triển chiến tranh nhân dân tại chỗ, giữ căn cứ, bàn đạp,đảm ảo hành lang vận chuyển. Chỉ huy trưởng kiêm chín h ủy đầu tiên của Đặc khu làLương Văn Nho tức Hai Nhã. Sau khi hình thành, Đặc khu Rừng Sác chú trọng ngay việcxây dựng thực lực toàn diện. Chỉ sau một thời gian đã có lực lượng tập trung địa phương,mỗi xã đều có một tiểu đội du kích.

Nếu nói địa đạo Củ Chi là "căn cứ chìm" thì Rừng Sác là "căn cứ nổi". Trong điềukiện vô cùng khắc nghiệt của một chiến khu trên mặt nước, lại ở vị trí "sân sau" quân thù,để đảm bảo sự tồn tại và tiến công được, lực lượng Đặc khu Rừng Sác phải xây dựng theohướng đặc công hóa toàn bộ về tổ chức và hoạt động. Do đó, từ một tổ chức quân sự toàndiện phụ trách cả quân dân chính đảng địa phương, bộ đội đặc công Rừng Sác chuyển dầnchuyên môn hóa (đặc công nước, đặc công bộ, pháo đặc công....) và trở thành một Trungđoàn đặc công gọi là "Đoàn 10 Rừng Sác". Sự tồn tại của một lực lượng quân sự "xuấtquỷ nhập thần" ở một chiến khu trên mặt nước đã buộc Westmoreland phải thừa nhận:những người lính Mỹ ở đây đã gặp phải "một cuộc chiến đấu kỳ lạ trong một cuộc chiếntranh kỳ lạ"

Page 84: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

84

Trong cuộc đọ sức dài ngày với kẻ thù ở một vùng sông nước đặc biệt này, 625 liệtsĩ Đoàn 10 và 1.400 liệt sĩ của 12 xã huyện Nhơn Trạch đã ngã xuống tại chiến trườngđặc khu Rừng Sác. Để tưởng nhớ công ơn và chiến tích anh hùng của cha anh, đền thờLiệt sĩ Nhơn Trạch được xây dựng tại xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, nơi cửa ngõ bướcvào chiến khu Rừng Sác năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm, Nhơn Trạch đã trở lại thanh bình và đang làvùng đất sôi động của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhơn Trạch phát triển rấtnhanh, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngòai. Tương lai về một thành phố công nghiệpNhơn Trạch hiện đại đang từng bước đến gần. Về Nhơn Trạch ngày nay không chỉ về vớivùng công nghiệp phát triển, mà còn là để những giây phút sâu lắng về những chiến sĩ đặccông quả cảm. Rừng Sác năm xưa, nay đang trở thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn, conthuyền nhỏ đưa du khách qua những kênh rạch chằng chịt, mà đâu đó vẫn còn in dấu cácanh…

------------------------------

Bài đọc thêm: BÁC HỒ VỚI ĐỒNG NAI, ĐỒNG NAI VỚI BÁC HỒ

Trong những năm dài kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, Bác Hồ khôngphút giây nào không nhớ đến miền Nam. “Miền Nam luôn ở trong trái tim tôi”, vui buồncủa Bác luôn hòa quyện cùng với 14 triệu con tim của đồng bào và chiến sĩ miền Namyêu quý, chiến công từ tiền tuyến vọng về là một liều thuốc quý làm tăng thêm sức khỏevà năng lực công tác của Người. Đáp lại nghĩa tình sâu nặng đó, đồng bào và chiến sĩmiền Nam đã đạp bằng mọi gian khổ hy sinh, chiến đấu ngoan cường, đánh đuổi quânxâm lược để sớm đón Bác vào thăm quê hương “Thành đồng Tổ Quốc”.

Như thường lệ, mọi năm cứ đến dịp sinh nhật Bác Hồ, đồng bào và chiến sĩ miềnNam hăng hái thi đua lập công dâng Bác. Vào mùa sinh nhật mừng Bác Hồ tròn 75 tuổi,quân và dân Biên Hòa, Bà Rịa-Long Khánh sôi nổi với quyết tâm giành thắng lợi lớn. Từngày 7-5 đến ngày 14-5-1965 bộ đội chủ lực quân khu miền Đông phối hợp với bộ đội địaphương dân quân du kích tỉnh Bà Rịa-Long Khánh liên tiếp đánh địch giành nhiều thắnglợi ở Tà Lài, Ba Sa, chi khu Định Quán. Ta làm chủ quốc lộ 20, buộc địch phải lập cầukhông vận Sài Gòn-Đà Lạt. Hòng giành lại con đường chiến lược quan trọng này, ngày15-5-1965 địch đã đưa lực lượng từ Long Khánh lên giải tỏa mở đường. Bộ đội ta phụckích diệt địch trên đoạn đường gần cầu La Ngà (từ cây số 109 đến 111), nơi cách đây 17năm ngày 1-3-1948 chi đội 10 bộ đội Biên Hòa đã lập nên chiến công oanh liệt đánh tanmột đoàn xe quân sự và bắt sống hàng trăm tên giặc Pháp xâm lược. Trên tuyến đườngdài hơn 2km, toàn bộ quân ứng cứu của địch đã lọt vào trận địa phục kích của bộ đội ta.Tiến không được, lui không kịp, cả tiểu đoàn biệt động quân và một đại đội bảo an bị tiêudiệt, hơn mười xe quân sự bị bắn cháy. Nhân dân và bộ đội miền Đông gọi chiến thắngnày là chiến thắng La Ngà 2. Cũng trong ngày này, (15-8-1965) Bác Hồ bắt đầu lên máybay thực hiện chuyến đi công tác kết hợp dưỡng bệnh ở Trung Quốc. Mặc dầu ở xa Tổ

Page 85: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

85

Quốc, bộn bề với trăm công nghìn việc khác, nhưng không lúc nào Người không lo nghĩvề nước nhà, nhất là tình hình chiến sự ở miền Nam. Sáng ngày 19-5-1965, trong mộtbiệt thự thuộc khu quân sự Ngọc Tuyền gần Di Hòa Viên, một thắng cảnh nổi tiếng ởngay giữa thủ đô Bắc Kinh, từ sáng sớm Bác Hồ đã thức dậy và ngồi vào bàn làm việc.Đồng chí Vũ Kỳ, thư ký riêng của Người, đẩy nhẹ cửa bước vào mang hoa tặng Bác. Bácđưa cả hai tay đón nhận lấy bó hoa, vẻ xúc động hiện lên trên nét mặt. Bác thân mật bảođồng chí Vũ Kỳ ngồi xuống bên cạnh và báo cáo với Bác những nét chính tình hình ở nhàtừ ngày ra đi. Sau khi trình bày những trận không kích của giặc Mỹ ở miền Bắc, đồng chítiếp tục báo cáo tình hình chiến sự ở miền Nam, trước hết đồng chí báo cáo với Bác vềtrận phục kích của quân giải phóng miền Đông Nam Bộ trên tuyến đường 20 (La Ngà-Định Quán)… Hãng UPI ngày 16-5 đưa tin thêm về trận quân giải phóng tiêu diệt gọnmột đoàn xe quân sự 12 chiếc trên đường 20 (Sài Gòn- Đà Lạt). Một phát ngôn quân sựMỹ nói : “Quân du kích đã chiếm đoàn xe trong một trận phục kích giữa ban ngày. Họ đãđánh nhanh rút nhanh đến các máy bay lên thẳng và máy bay ném bom đến cứu nhưngkhông tìm thấy bóng dáng nào của du kích nữa”. Bác cười rất vui nói: “Chú thấy không,đôi chân của quân giải phóng còn nhanh hơn cả máy bay địch”.

Đồng chí báo cáo thêm với Bác về trận đánh sân bay Biên Hòa. Đêm 16-5 ta pháhủy 42 máy bay, làm chết và bị thương 150 tên Mỹ. Sáng ngày 17-5 một quả bom 250 kglại nổ trong sân bay làm cho bọn Mỹ rất hốt hoảng. Theo hãng UPI, bọn chóp bu Mỹ đangnơm nớp lo sẽ còn nhiều vụ nổ lớn xảy ra, ở căn cứ không quân Tân Sơn Nhất cũng chịuchung số phận như thế… Tên thiếu tướng Mỹ M.Casơ chỉ huy lữ đoàn lính thủy đánh bộMỹ số 9 được giao nhiệm vụ bảo vệ căn cứ Đà Nẵng đã thú nhận rằng quân của hắn sẽ“Không thể ngăn chặn được những cuộc tiến công bằng súng cối của Việt Cộng…” Ngheđến đây Bác nói: “Thượng sách là rủ nhau cuốn khỏi Việt Nam…”. Thấy đồng chí ngừnglại một hồi lâu, Bác tiếp tục hỏi: “Hết rồi hả? Các mặt trận khác ra sao?”

Thời gian có hạn, buổi sáng nay còn nhiều công việc khác nên đồng chí chuyểnsang phần mừng sinh nhật Bác ở bên nhà… Bác im lặng đưa mắt nhìn ra cửa sổ. Rõ ràngBác thích nghe tin chiến thắng của quân dân hai miền hơn là nghe những thư, điện chúctụng. Trong những tháng năm này đối với Bác Hồ, có lẽ không có niềm vui nào lớn hơn làniềm vui nhận được tin chiến thắng của hai miền Nam Bắc.

Một vinh dự lớn của quân và dân Biên Hòa, Bà Rịa-Long Khánh là những đóa hoachiến công dâng Bác, chiến thắng La Ngà 2, chiến thắng sân bay Biên Hòa đã đến kịpthời với Bác đúng vào ngày 19-5-1965, mừng Bác Hồ kính yêu tròn 75 tuổi.

-------------------------------

Page 86: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

86

THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘITỈNH ĐỒNG NAI TỪ 30/4/1975 ĐẾN NAY

1. Giai đoạn từ 1975 đến trước thời kỳ đổi mới năm 1986Với chiến thắng 30 – 4 – 1975 lịch sử, Đồng Nai bước vào thời kỳ mới: Khắc phục

hậu quả chiến tranh, cùng cả nước bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tháng 1 – 1976,Trung ương quyết định thành lập tỉnh Đồng Nai trên cơ sở sáp nhập 3 tỉnh: Biên Hòa, BàRịa - Long Khánh, Tân Phú với diện tích 8.360 km2, số dân 1.223.683 người, gồm 10 đơnvị hành chính cấp huyện. Hơn 30 năm qua, Đồng Nai đã vượt qua nhiều khó khăn thửthách, đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt từ năm 1986, thực hiệnsự nghiệp đổi mới, Đồng Nai luôn là tỉnh năng động, sáng tạo, một trong những địaphương đi đầu cả nước về phát triển kinh tế.

Sau giải phóng chính quyền cách mạng đứng trước khó khăn gay gắt: Cơ sở kinhtế, hạ tầng của chế độ cũ xây dựng chủ yếu để phục vụ cho chiến tranh, đời sống, công ănviệc làm của hơn 1 triệu dân trong tỉnh mà phần lớn là đồng bào vùng tạm chiếm sốngdựa vào trợ cấp của chế độ cũ, không quen lao động. Lương thực thiếu nghiêm trọng, bìnhquân đầu người năm 1975 của tỉnh chỉ đạt 89 kg, các nhu yếu phẩm cho đời sống thườngngày thiếu gay gắt do sản xuất chưa hồi phục. Về nông nghiệp các công trình thủy lợichưa có gì, năng suất cây trồng, vật nuôi rất thấp. Sản xuất công nghiệp khó khăn dothiếu nguyên liệu, vật tư, phụ tùng thay thế, một số giới chủ và công nhân lành nghề đã bỏra nước ngoài.

Về văn hóa, một bộ phận nhân dân vùng tạm chiếm, nhất là giới trẻ chịu ảnhhưởng sâu sắc của nền văn hóa thực dân mới. Y tế, giáo dục chỉ phát triển ở vùng đô thị,tỷ lệ người mù chữ khá cao, trường học chưa phát triển, không đủ đáp ứng nhu cầu họctập, hệ thống y tế ở cơ sở hầu như chưa có gì, nhân viên y tế thiếu trầm trọng. Bọn phảnđộng trong nước câu kết với các thế lực ở nước ngòai chống phá chính quyền cách mạngquyết liệt. Đất nước hòa bình, nhưng chính quyền cách mạng phải thực hiện 2 nhiệm vụ làxây dựng và bảo vệ Tổ quốc và sau đó là làm nghĩa v ụ quốc tế giúp nước bạn Cămpuchiachống lại bọn diệt chủng Pôn Pốt, trực tiếp giúp tỉnh Kôngpôngthom kết nghĩa. Các thếlực thù địch tiến hành bao vây cấm vận Việt Nam, gây cho ta không ít khó khăn.

Phát huy truyền thống cách mạng của chiến khu Đ và miền Đông, đã được thửthách qua 2 cuộc kháng chiến, nhân dân Đồng Nai đã vượt qua mọi thử thách: Nhanhchóng khôi phục sản xuất, đảm bảo đời sống nhân dân, từng bước giải quyết công ăn việclàm, xây dựng nền văn hóa mới. Về nông nghiệp nhiều công trình thủy lợi được xâydựng, đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể bằng nhiều hình thức: tổ vần công, tậpđoàn sản xuất, hợp tác xã ... Năm 1981, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 100 CT -TW và sauđó là Chỉ thị 10/CT-TW về khoán sản phẩm trong nông nghiệp đến nhóm và người laođộng, phong trào sản xuất nông nghiệp có bước phát triển mới. Đến năm 1984 cả tỉnh có1143 hợp tác xã và tập đoàn sản xuất. Về công nghiệp sau thời gian ngắn, 76/92 nhà máy,

Page 87: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

87

xí nghiệp Khu công nghiệp Biên Hòa đã trở lại hoạt động. Tỉnh chủ trương ph át triểncông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhằm tạo công ăn việc làm cho nhân dân. Cuối năm1984 toàn tỉnh có 243 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thu hút trên 40.000 lao động.Năm 1982 nhà nước đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện Trị An, nhà máy thủy đ iện lớnnhất ở phía Nam. Giáo dục được đầu tư phát triển, các lớp xoá nạn mù chữ, bổ túc vănhóa được mở khắp các phường, xã, thị trấn đảm bảo nhu cầu học tập của nhân dân. Trạmy tế được xây dựng, công tác chăm sóc sức khỏe được quan tâm.

2. Giai đoạn từ năm 1986 đến nayTừ năm 1986, Đảng ta nhận thức phải đổi mới, đó là con đường duy nhất đưa đất

nước đi lên. Đại hội VI của Đảng tháng 12 – 1986 đã vạch ra con đường đổi mới, chủtrương đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, xoá bỏ cơ chế hành chí nh, tập trungquan liêu, chuyển sang hạch toán kinh tế, xây dựng đất nước theo cơ chế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh những khó khăn, nền kinh tế của tỉnh bắt đầu xuất hiện nhiều nhân tốtích cực. Một số cơ sở năng động làm ăn có hiệu quả , trong nông nghiệp “khoán 100”, rồi“khoán 10” đã mang lại sức sống mới, có những điển hình mới trong nông nghiệp, đã tạođược khí thế mới trong sản xuất. Đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa trongquan hệ, với tinh thần “Việt Nam muốn làm bạn v ới các nước” đã dần dần phá vỡ thế baovây cấm vận của kẻ thù. Chính nhờ đường lối ngoại giao đúng đắn, mềm dẻo, nhiều nướcđã lập lại quan hệ ngoại giao với Việt Nam, năm 1995 Mỹ chính thức bình thường hóaquan hệ với Việt Nam. Năm 1990 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợpquốc (UNESCO) tuyên dương Chủ tịch Hồ Chí Minh “Anh hùng giải phóng dân tộc,danh nhân văn hóa thế giới”, là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lớn.

Năm 1988, Quốc hội ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, Đồng Nai nhanh chóngnắm bắt thời cơ, chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển công nghiệp, tạo điềukiện cho các ngành kinh tế khác phát triển. Cuối năm 1995 Đồng Nai đã thu hút 143 dựán đầu tư nước ngoài, với số vốn đầu tư 2,4 tỷ USD của 17 quốc gia và vùng lãnh thổ,hình thành được 11 khu công nghiệp tập trung. Từ việc chủ động thu hút đầu tư nướcngoài, đã thúc đẩy phát triển công nghiệp địa phương, tiểu thủ công nghiệp, tiến hànhcông nghiệp hóa nông nghiệp- nông thôn và có điều kiện để phát triển sự nghiệp văn hóa -xã hội

Thực hiện sự nghiệp đổi mới từ năm 1986 với những bước đi chập chững ban đầu,quyết tâm vượt qua giai đoạn cực kỳ khó khăn của những năm 90 của thế kỷ XX, ĐồngNai đã tạo được khí thế mới, trở thành tỉnh trọng điểm kinh tế phía Nam, tạo được khởisắc của quá trình phát triển.

Lĩnh vực kinh tế, Đồng Nai đã phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình, huy độngđược các nguồn lực sẵn có. Thực tế đã chứng minh, chọn ưu tiên phát triển công nghiệpcủa tỉnh là đúng hướng. Từ phát triển công nghiệp đã đưa nền ki nh tế của tỉnh phát triểnvới nhịp độ cao, có điều kiện để phát triển các lĩnh vực khác, góp phần chuyển dịch cơ

Page 88: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

88

cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Bước sang thiên niên kỉ mới, nền kinh tế củatỉnh tiếp tục giữ nhịp độ tăng trưởng cao, ổn định và khá bền vững. Năm 2008 tốc độ tăngtrưởng GDP đạt 15,4%, hơn hai lần so với mức tăng trưởng của toàn quốc. Nền kinh tếtiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỉ trọng kinh tế nông lâm thủy sản,tăng tỉ trọng kinh tế dịch vụ: Tỉ trọng kinh tế công nghiệp, xây dựng chiếm 57,9%, kinh tếdịch vụ chiếm 31,5%, nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 10,6%. Thu nhập bình quânđầu người đạt hơn 21 triệu đồng. Toàn tỉnh đã qui hoạch xây dựng 27 Khu công nghiệptập trung, thu hút 946 dự án đầu tư nước ngoài, với số vốn đăng ký hơn 14 tỷ đô la Mỹ,Đồng Nai đứng thứ 3 cả nước về thu hút đầu tư nước ngòai.

Các thành phấn kinh tế tiếp tục phát triển: Kinh tế nhà nước được củng cố theohướng tích tụ và tập trung vốn, hình thành các Tổng công ty qui mô lớn, nâng cao đượchiệu quả quản lí, sản xuất kinh doanh. Kinh tế tập thể phát triển cả số lượng và chấtlượng, đổi mới mô hình và phương thức hoạt động. Kinh tế tư nhân phát triển nhanh về sốlượng và cơ cấu ngành nghề, góp phần huy động khá cao về nguồn vốn và nhân lực chophát triển. Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khá, nhiều mặt hàng xuất khẩu số lượng lớn nhưcao su, hạt điều, sản phẩm điện, điện tử, hàng may mặc, đồ gỗ…

Sự nghiệp giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường đạt đượcnhiều tiến bộ, việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần,công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo đối tượng chính sách, đặc biệt là chương trình xóa đóigiảm nghèo đạt kết quả khả quan. Năm 1998 thực hiện xong xoá mù chữ và phổ cập giáodục Tiểu học, năm 2004 hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở, năm 2006 thực hiện phổcập Tiểu học đúng độ tuổi, đến 2008 có 70% xã phường đạt tỉ lệ tốt nghiệp THPT vàtương đương theo chuẩn phổ cập bậc Trung học. 100% số xã có trạm y tế cơ sở. 100% ấp,khu phố có cán bộ y tế, các dịch bệnh được đẩy lùi, hơn 40% số dân tham gia bảo hiểm ytế. Trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí. Số hộ nghèo năm 2008 giảm còn4,83%, hàng năm có hơn 50.000 lao động được đào tạo nghề, nâng tỉ lệ lao động đượcđào tạo của tỉnh lên 37,5%. Toàn tỉnh có gần 90% số ấp và số hộ đạt tiêu chuẩn ấp, giađình văn hóa. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, thế trận anninh nhân dân được củng cố vững chắc.

Nhiều phong trào của quần chúng đã được phát động như xây dựng gia đình v ănhóa, khu phố văn hóa, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xoá đóigiảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa thực hiện khá hiệu quả, được mọi người nhiệt tình ủng hộ.Khẩu hiệu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” đã đi vào lòngngười.

---------------------------------

Page 89: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

89

ĐỒNG NAI –VÙNG ĐẤT MỞTRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

Khi nghiên cứu về văn hoá cổ ở Đồng Nai, các nhà khoa học đã phát hiện nhiềudấu tích của những công xưởng chế tạo công cụ lao động cách đây hàng nghìn năm. Bêncạnh những di chỉ cư trú , nhiều địa điểm cho thấy người cổ đã tập trung sản xuất công cụlao động để trao đổi giữa cư dân của khu vực này với khu vực khác. Trên những tiểuvùng địa lý từ vùng đồi núi cho đến ven sông, ven biển, xã hội ng ười cổ Đồng Nai đãchuyên môn hoá công đoạn sản xuất thể hiện những ý niệm trong phát triển kinh tế trongchuyên môn hoá lao động, thực hiện sự trao đổi giao lưu hàng hoá với nhau dầu rằng mứcđộ trong một chừng mực của thời điểm cách đây hàng nghìn năm. Nhưng đó là những cơsở tích cực của cư dân Đồng Nai thời Tiền sơ sử, đã góp phần cho nền văn minh lưu vựcsông Đồng Nai phát triển mạnh mẽ.

Những phát hiện khảo cổ học cũng cho thấy, trước khi những lớp di dân Việt, Hoađến khai khẩn, trên vùng đất Biên Hoà – Đồng Nai đã hình thành những địa điểm vensông Đồng Nai phát triển thương mại. Nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng đưa ra mô hìnhvới hệ thống đền đài, thành quách – thành trì - cảng thị phát triển dọc theo trục lộ sôngĐồng Nai của những lớp cư dân xưa. Những dấu tích xưa giờ vẫn còn đó trong chừngmực của cuộc sống hiện tại. Đó là những cơ sở cho thấy vùng đất Đồng Nai là một trongnhững địa bàn có ưu thế phát triển kinh tế hàng hoá với tính chất giao th ương mạnh mẽcủa một thời lịch sử.

Hiện nay, Đồng Nai được xem như vùng đất mở, thu hút đầu tư và phát triển côngnghiệp, đẩy mạnh giao thương kinh tế với quy mô rộng lớn. Đồng Nai là địa bàn có quátrình hội nhập, phát triển công nghiệp mạnh trên địa bàn miền Đông Nam Bộ. Với vị tríđịa lý, tiềm năng và những cơ sở nền từ một quá trình phát triển trước đây, Đồng Nai cónhững điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập, phát triển. Đặc biệt, từ sau giai đoạn đổimới đến nay, quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài, sự hìn h thành các khu công nghiệp,việc định hướng quy hoạch phát triển đến năm 2020 phấn đấu cơ bản trở thành tỉnh côngnghiệp phát triển cho thấy một xu thế đẩy mạnh phát triển của Đồng Nai - nhất là quátrình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá.

Từ những thập niên đầu thế kỷ XX, sau khi cơ bản hoàn thành các cuộc bình định,chính quyền thuộc địa Pháp đã bắt tay vào đầu tư và khai thác trên vùng Đồng Nai. Từđây, bắt đầu cho một thời kỳ phát triển trên lãnh vực công nghiệp ở Đồng Nai. Tất nhiên,trong quá trình đầu tư này, chính quyền thuộc địa và tư bản Pháp chú trọng đầu tư và khaithác đối với những ngành nhanh chóng thu lợi nhuận như gỗ, cao su….cùng các nhà máy,xí nghiệp kỹ thuật có liên quan. Đây là một trong những cơ sở tác động cho sự phát triểncông nghiệp của Đồng Nai cho những thời kỳ lịch sử tiếp theo mà hiện nay hệ thống cácnông trường cao su, các cơ sở lâm nghiệp kế thừa.

Từ giữa thập niên 50 của thế kỷ XX, địa bàn Đồng Nai được đầu tư và phát triểncông nghiêp khá mạnh mẽ. Chính quyền Sài Gòn được sự viện trợ của Hoa Kỳ đã thựchiện những đợt đầu tư với quy mô lớn trong thời điểm bấy giờ để phát triển công nghiệp,đô thị hóa. Nhiều cơ sở công nghiệp của thời kỳ lịch sử trước được tiếp tục duy trì phát

Page 90: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

90

triển, nhiều khu nhà máy, xí nghiệp được hình thành với nhiều ngành nghề. Tại Đồng Naiđã hình thành nên một Khu kỹ nghệ Biên Hòa từ những năm 1959. Sau khi hoàn thành, đivào hoạt động thì Khu Kỹ nghệ Biên Hòa trở thành một đại bản doanh công nghiệp lớnnhất Việt Nam thời bấy giờ.

Khu kỹ nghệ Biên Hòa được hình thành bên cạnh căn cứ quân sự với Tổng khoLong Bình – một tổng kho vũ khí quân nhu, quân dụng lớn nhất Đông Nam Á của Mỹ vớimột số nhà máy, xí nghiệp có liên quan đến hoạt động của Tổng kho. Bên cạnh mục đíchcho việc phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho yêu cầu chiến tranh thì hoạt động của Khu Kỹnghệ Biên Hòa cũng đa dạng hóa với nhiều ngành nghề kinh tế mà nguồn đầu tư cũng rấtđa dạng. Vì vậy, nếu nhìn từ những góc độ khác, sự phát triển của khu Kỹ nghệ Biên Hòatrong chiến lược phát triển kinh tế - có thể nói là phát triển công nghiệp của chính quyềnSài Gòn. Và quan trọng là việc hình thành này Khu kỹ nghệ Biên Hòa đã thể hiện vị trí,vai trò quan trọng của địa phương này trong chiến lược phát triển chung của miền Nam.Đây cũng là một cơ sở nền mang yếu tố tích cực tác động đến quá trình phát triển nóichung của Đồng Nai và trong lãnh vực Công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong những giaiđọan về sau. Một “nguồn vốn quý” từ khu Kỹ nghệ Biên Hòa được thể chế chính quyềncách mạng sau này kế thừa không chỉ từ cơ sở vật chất mà còn ở đội ngũ, kinh nghiệmcho hoạt động khi nắm quyền lãnh đạo, thực hiện những chủ trương phát triển kinh tế địaphương.

Từ tháng 4 năm 1975, chính quyền cách mạng địa phương bắt tay ngay vào việctiếp quản và ổn định xã hội, đời sống cho người dân. Trong quản lý và phát triển kinh tế,chính quyền địa phương tiếp quản ngay khu Kỹ nghệ Biên Hòa. Trong tình hình thời gianđầu giải phóng, toàn khu kỹ nghệ Biên Hòa chỉ còn 38/94 nhà máy, xí nghiệp hoạt động.Có nhiều yếu tố tác động đến việc tiếp quản, điều hành và đưa vào hoạt động của khu kỹnghệ: nguồn nhân lực thiếu, nguồn đầu tư không có, nguyên liệu khan hiếm, hạn chếtrong chính sách sử dụng bộ máy quản lý, điều hành …Dầu có những khó khăn, songKhu kỹ nghệ Biên Hòa là nguồn vốn “sẵn có” để Đồng Nai từng bước đưa vào hoạt độngcho yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương.

Từ năm 1975 cho đến nay, vấn đề phát triển công nghiệp nói riêng hay quá trìnhCNH – HĐH được Đồng Nai chú trọng. Điều này thể hiện rõ nét với những xác định cótính chất mục tiêu, phương hướng và các giải pháp thực hiện được nêu lên cụ thể trongcác Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh; đặc biệt, trong giai đọan đất nước đổi mới (1986) vàthời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH bắt đầu từ năm 1995 trở đi. Bước vào giai đoạn thực hiệnđường lối đổi mới, với tiềm năng, lợi thế địa phương, Đồng Nai xác định mục tiêu địnhhướng phát triển kinh tế: Huy động mọi nguồn lực, tập trung đầu tư đẩy mạnh phát triểnsản xuất công nghiệp; tạo động lực thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh cơ cấu ngành công nghiệp. Đồng Nai đã triểnkhai nghiên cứu, quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các cụm côngnghiệp; đồng thời xác định chủ trương đúng, biện pháp tích cực để thu hút ngày càngnhiều các dự án đầu tư nước ngoài.

Việc kế thừa và xác định mục tiêu phát triển, đẩy mạnh phát triển công nghiệp trêncơ sở thực tiễn địa phương, từng bước đúc kết từ kinh nghiệm của quá trình thực hiện làmột yếu tố rất quan trọng cho quá trình CNH – HĐH ở Đồng Nai. Quy hoạch tổng thể

Page 91: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

91

phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2006 - 2020 đã được thông qua (tại kỳhọp thứ 9- Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa VII). Trong đó, mục tiêu mà Đồng Naiđặt ra là đến năm 2020 sẽ phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp hóa...Với chủ trương, mụctiêu và các giải pháp đề ra trong lịch trình này là một thuận lớn cho quá trình CNH –HĐH của Đồng Nai. Trong quá trình đó, tỉnh Đồng Nai cũng được xác định là một địabàn trọng điểm, động lực của phía Nam với những đặc thù với những yêu tố của lịch sửtác động.

Qúa trình CNH – HĐH đã đem lại cho Đồng Nai có những biến chuyển tốt trongphát triển kinh tế, xã hội với những thành quả đã đạt được. Trong điều kiện của thời kỳhội nhập, phát triển, tiếp tục đẩy mạnh quá trình n ày, Đồng Nai chắc chắn sẽ có nhiềuthuận lợi với nền tảng của một thực tiễn công nghiệp hóa, hiện đại hóa sinh động. Song,bên cạnh đó, chắc chắn quá trình CNH – HĐH cũng đứng trước những nguy cơ, tháchthức, ảnh hưởng đến nhiều mặt… cần phải có những giải pháp đồng bộ, tích cực và mộtchiến lược phát triển tòan diện hơn đòi một chiến l ược và những giải pháp cụ thể để bảođảm tính phát triển bền vững.

---------------------------------

DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỒNG NAI

Di tích là di sản văn hoá vật thể, là tài sản vô giá của thế hệ cha ông để lại cho thếhệ hôm nay. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, đến năm 2009, có 35 di tích đ ược xếp hạng.Trong số những di tích được xếp hạng có nhiều loại hình khác nhau; trong đó có loại hìnhdi tích lịch sử.

Di tích lịch sử trên địa bàn Đồng Nai gắn liền với những sự kiện lịch sử quan trọngcủa quân và dân Đồng Nai trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm. Những di tích nầyphản ánh những địa điểm, dấu ấn, sự kiện tiêu biểu, quan trọng trong những thời kỳ lịchsử của Đồng Nai.

1.Di tích Quảng trường Sông PhốQuảng trường Sông Phố khu vực giao lộ của hai tuyến đường Cách mạng tháng

Tám và đường 30 tháng 4 thuộc địa phận phường Thành Bình, thành phố Biên Hoà.Người dân quen gọi là Quảng trường Sông Phố với tên thân thương Bùng binh Trung tâmvì nó tọa lạc gần các công sở của tỉnh Đồng Nai và từ Sau khi đánh chiếm và bình địnhBiên Hòa, vào đấu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã tiến hành xây dựng nhiều công sở trênvùng đất nầy để phục vụ cho chính quyền thuộc địa. Quảng trường Sông Phố được xâydựng cùng với kiến trúc của Toà Bố Biên Hòa (kiến trúc này đự ơc thay thế bởi công trìnhcủa Trụ sở làm việc của Khối nhà nước), Dinh tỉnhtrưởng (nay là Nhà thiếu nhi tỉnh ĐồngNai ) tạo nên một khung cảnh kiến trúc hài hòa ở một thành phố có qui mô vừa phải bênsông Đồng Nai thơ mộng

Page 92: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

92

Tại khu vực giao lộ, một hồ nước được xây dựng kiên cố nhưng hài hòa trong cảnhquan chung của các tuyến giao thông.

Quảng trường Sông Phố đã đi vào lịch sử xứ Biên Hòa từ những ngày sôi động khiquần chúng nổi dậy cướp chính quyền mùa thu tháng Tám năm 1945. Ngày 27/8/1945,nơi đây đã diễn ra cuộc mít tinh trọng thể chào mừng chính quyền cách mạng lâm thờiđầu tiên của tỉnh Biên Hòa.

Trong khí thế cách mạng của tháng Tám lịch sử trên cả nước, người dân Biên Hòahăng hái tham gia vào cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Sau khi nhận được chủtrương của Xứ ủy Nam kỳ, Ủy ban khởi nghĩa của tỉnh Biên Hòa được thành lập và nhanhchóng tập hợp, lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa. Trong những ngày cuối tháng Tám năm1945, trước làn sóng cách mạng dâng cao, bộ máy chính quyền thuộc địa ở Biên Hòa hầunhư bị tê liệt. Các lực lượng cách mạng, yêu nước được tập họp: Thanh niên Tiền Phong,tự vệ chiến đấu, quần chúng yêu nước dư ới sự lãnh đạo của Ủy ban khởi nghĩa Biên Hòanhanh chóng chiếm lấy các cơ sở địch. Ngày 26/8/1945, đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa tậptrung hàng trăm quần chúng tiến vào Toà Bố Biên Hòa treo lá cờ đỏ sao vàng. Nhân dânBiên Hòa vui mừng, reo hò vang dậy, ngắm lá cờ Tổ quốc tung bay. Ủy ban khởi nghĩaBiên Hòa buộc chính quyền thuộc địa bàn giao chính quyền cho cách mạng.

Buổi sáng ngày 27/8/1945, tại Quảng trường Sông Phố, một cuộc mít tinh lớn đượctổ chức với hơn một vạn người tham dự. Trong không khí trào dâ ng của thắng lợi cáchmạng, đồng chí Dương Bạch Mai – cán bộ Xứ ủy Nam kỳ đại diện mặt trận Việt Minh ởNam Bộ diễn thuyết về đường lối cách mạng, của Đảng được quần chúng hoan nghênhnhiệt liệt. Đồng chí Hoàng Minh Châu, trưởng ban khởi nghĩa, tuyên bố ch ính quyền vềtay nhân dân và công bố Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Biên Hòa.

Kết thúc cuộc mít tinh, dòng người tham dự chia làm nhiều đoàn diễu hành, biểudương lực lượng trên các ngả phố Biên Hoà. Đoàn người tuần hành vừa đi vừa hát những

Quảng trường Sông Phố (ảnh chụp năm 1995)

Page 93: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

93

bài ca cách mạng, thể hiện lòng yêu nước trong niềm vui tự do, độc lập, thoát khỏi áchxâm lược của ngoại xâm.

2. Di tích Chiến thắng La NgàDi tích Chiến thắng La Ngà thuộc địa bàn xã La Ngà huyện Định Quán. Hiện nay,

tại ngọn đồi cao tả ngạn sông La Ngà (km 107), có công trình tượng đài được xây dựngghi dấu chiến thắng của trận tấn công oanh liệt vào quân địch. Di tích được Bộ Văn hoáxấp hạng theo quyết định số 235/ VH-QĐ ngày 12 tháng 12 năm 1986.

Di tích gắn liền với sự kiện lịch sử thời kỳ kháng chếin chống Pháp. Ngày 1 tháng3 năm 1948, sau một thời gian dài chuẩn bị, Chi đội 10 và Liên quân 17 (Khu 7) phụckích đoạn đường dài 9 km từ cây số 104 đến 113 trên quốc lộ 20 để tấn công đoàn xequân sự Pháp di chuyển đến Đà Lạt. Đây là đoạn đường rải nhựa bằng phẳng nhưng uốnlượn quanh co khúc khuỷu, có nhiều đoạn dốc kéo dài thuộc địa bàn Định Quán.

Quân ta bố trí thành 3 trận địa theo mật danh A, B, C. Trận địa A có nhiệm vụchặn đầu, trận địa C khoá đuôi và trận địa B tấn công vào giữa đội hình xe của địch. Cáctrận địa được cài địa lôi bằng hình thức nguỵ trang dưới những đống phân voi tránh sựphát hiện của địch. Đến 15 giờ 02 phút, đoàn xe của địch lọt vào trận địa phục kích. Chiếcxe dẫn đầu đội hình xe của địch lọt vào trận địa A, ta cho nổ địa lôi tấn công. Chiếc thiếtgiáp bị đẩy hất lên nằm chắn ngang đường rồi bốc cháy làm tên chỉ huy đoàn xe cùng bộphận thông tin chết tại chỗ. Quân ta dùng hoả lực mạnh tấn công tiêu diệt quân lính. Sốxe địch đi sau lọt hẳn vào trận địa không nhận được tin tức về bộ phận dẫn đầu đoàn xe bịtiêu diệt. Từ trận địa B và C, quân ta tập trung hỏa lực tấn công vào những xe quân sựđịch và nhanh chóng làm chủ trận địa. Quân địch bị tấn công bất ngờ. Lúc 16 giờ trậnđánh kết thúc, 59 xe địch bị tiêu diệt hoàn toàn, 150 lính lê dương đi hộ tống, 25 sĩ quanPháp, trong đó có đại tá De Sérigné (Đờ-xê-ri-nhê) - chỉ huy lữ đoàn lê dương thứ 13 vàđại tá Patruit (Pa-tơ-rút) - phó tham mưu trưởng thứ nhất quân viễn chinh Pháp ở ĐôngDương bị thiệt mạng, trung úy Joeffrey (Dép-phây) - chỉ huy đội hộ tống bị bắt sống.

Cùng với bộ đội Chi đội 10 và liên quân 17, lực lượng vũ trang địa phương thamgia trận đánh rút về căn cứ an toàn. Chiến thắng La Ngà gây một tiếng vang lớn trong cảnước ta, làm chấn động dư luận nước Pháp. Đây l à trận đánh giao thông giành thắng lợilớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của lực lượng vũ trang Biên Hòa nói riêng,lực lượng vũ trang Miền Đông Nam bộ nói chung. Các đơn vị tham gia trận đánh đượcvinh dự nhận Huân chương Quân công hạng II do Bác Hồ trao tặng.

3. Di tích Trung ương Cục miền Nam (1961 - 1962)Địa điểm thành lập Trung ương Cục miền Nam (1961 – 1962) thuộc địa phận Phân

trường 4, lâm trường Vĩnh An, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Di tích đượcBộ Văn hoá Thông tin ra quyết định công nhận số 02/ 2004/ QĐ.BVHTT ngày 19 tháng 1năm 2004.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, vào năm 1960, phong trào Đồng Khởi ở miềnNam dâng cao, cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.Trước yêu cầu mới của cuộc cách m ạng, ngày 23 tháng 01 năm 1961, Bộ Chính trị Trungương Đảng ra quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam. Trung ương Cục miềnNam được giao nhiệm vụ lãnh đạo toàn bộ chiến trường miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào.

Page 94: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

94

Ngày 10 tháng 10 năm 1961, Hội nghị Trung ương Cục lần thứ nhất tại Mã Đà được tổchức. Sự hình thành của Trung ương Cục miền Nam tại chiến khu Đ tạo ra một bướcngoặt mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng bộ và quân dân miềnNam.

Di tích Trung ương Cục miền Nam tọa lạc cặp theo sông Mã Đà, Suối Nhung, suốiNứa (suối Mum) trên ngọn đồi đất sỏi bằng phẳng, có độ dốc thoải thoải với diện tíchkhoảng 20 héc- ta ở độ cao 20m so với mặt sông Mã Đà. Bốn phía đều giáp sông suối tạonên ưu thế về mặt quân sự cũng như phản ánh được tầm nh ìn chiến lược trong việc chọnđịa bàn đứng chân của Trung ương Cục miền Nam giai đoạn 1961 – 1962.

Tuy chỉ tồn tại trong hai năm 1961 – 1962, nhưng căn cứ Trung ương Cục miềnNam ở Mã Đà (Chiến khu Đ) là căn cứ chính thức đầu tiên đuợc xây dựng cho cơ qua nlãnh đạo cách mạng ở miền Nam sau phong trào Đồng Khởi (1960). Tại căn cứ này đãhình thành bộ máy tham mưu phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo phong trào chiếntranh nhân dân ở miền Nam; xây dựng và phát triển các lực lượng vũ trang, lực lượngchính trị trên cơ sở tiếp nhận nguồn chi viện từ hậu phương lớn miền Bắc, làm cơ sở choviệc đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân trong sự nghiệp giải phóng đất nước.

Sau khi Trung ương Cục miền Nam di chuyển về Bắc Tây Ninh, căn cứ này tiếptục tồn tại, là địa bà n đứng chân của nhiều cơ quan quân sự, hậu cần của Khu miền Đôngvà của Miền. Những dấu vết di tích được lưu lại bởi các bộ phận chính: Hệ thống giaothông hào, Hầm trú ẩn, Nền nhà, hầm…Các bộ phận này được phân bố rộng khắp trênthực địa ở bốn khu vực chính do các đơn vị Ban Giao liên, Ban An ninh, Ban chỉ huy(Văn phòng Trung ương Cục), Ban Tổ chức - Tuyên huấn... đóng trước đây.

Năm 2004, di tích Trung ương Cục miền Nam (1961 – 1962) được tiến hành trùngtu, tôn tạo. Tại khu di tích xây dựng Bia kỷ niệm Căn cứ Trung ương Cục và một số cácBan như trực thuộc: Bộ Chỉ huy Quân Giải phóng, Ban Bảo vệ An ninh, Ban Tuyên huấn,Ban Tổ chức, Ban Thông tin liên lạc, Đài phát thanh Giải phóng và Thông tấn xã, Bộphận Văn phòng TWC, Ban Giao - bưu - vận, Ban thông tin liên lạc, nhà làm việc, Hộitrường, một số giao thông hào, hầm trú ẩn; phục hồi con đường xuyên rừng dẫn vào khudi tích, cải tạo cảnh quan thiên nhiên gắn với việc bảo vệ rừng và môi trường sinhthái…Trong phạm vi di tích, xây dựng một Nhà lưu niệm trư ng bày những tư liệu hìnhảnh về quá trình thành lập, hoạt động của căn cứ cách mạng.

----------------------------------

DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT ĐỒNG NAI

Đồng Nai là địa bàn có đông dân cư sinh sống. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử,những cộng đồng cư dân đã xây dựng nhà ở, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo (như đình, chùa,miếu…) đáp ứng được nhu cầu cư trú, sinh hoạt và đời sống tinh thần. Hệ thống nhà ở, cơsở tín ngưỡng, tôn giáo ở Đồng Nai khá phong phú với nhiều loại hình, quy mô và kiểuthức có giá trị kiến trúc nghệ thuật đã được nhà nước xếp hạng là di tích kiến trúc nghệthuật.

Page 95: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

95

1. Kiến trúc nhà cổVùng đất Biên Hoà – Đồng Nai có nhiều kiến trúc nhà cổ. Nhiều ngôi nhà đ ược

xây dựng từ thế kỷ 18. Mặc dầu trải qua nhiều giai đoạn, được trùng tu song một số nhàbảo lưu những dạng kiến trúc cổ. Ngoài công năng để làm n ơi cư trú, sinh hoạt, nhiềungôi nhà cổ ở Biên Hoà là những công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao. Tổng thểcủa các cấu kết kiến trúc của nhà cổ thường được làm bằng những loại gỗ quý. Đặc biệt,việc sắp đặt không gian, sự bài trí trong nội thất của nhà cổ phản ánh những nếp tập quánxưa. Những bức hoành phi, bao lam, liễn đối, khám thờ hay các khung kiến trúc (kèo, cột,đầu đao…) được chạm khắc tinh tế, sắc sảo và đa dạng về đề tài thể hiện những ước vọngcủa con người về cuộc sống.

+ Di tích nhà cổ Trần Ngọc DuNgôi nhà cổ Trần Ngọc Du thuộc địa phận khóm 1, phường Tân Vạn, thành phố

Biên Hoà. Đây là ngôi nhà cổ đầu tiên được xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuậttheo quyết định số 3524/QĐ.UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai vào ngày 10tháng 10 năm 2005.

Ngôi nhà được ông Trần Ngọc Du xây dựng năm 1900. Kiến trúc nhà được xâydựng theo kiều thức nhà rọi – một trong những dạng kiến trúc nhà truyền thống của ngườiViệt vùng nông thôn Nam Bộ. Nhà có 3 gian, hai chái, mái lợp ngói âm dương, nền lótgạch tàu. Điều đặc biệt là những thành tố cấu thành kiến trúc cho ngôi nhà chủ yếu bằnggỗ quí, được thợ điểu khắc chạm trỗ tinh xảo.

Ngôi nhà có 36 cây cột gỗ căm-xe đen bóng chia làm 6 hàng với gốc được kê trênnhững tảng đá xanh. Toàn bộ cột, kèo, xuyên, đòn tay, rui…được liên kết với nhau tạonên bộ khung bằng hệ thống mộng chốt liên hoàn. Các cây xuyên được chạy chỉ thẳng,các vì kèo được tạo dáng uyển chuyển, được chạm k hắc nổi hai bên và phía dưới. Phầnkiến trúc là dung ở mỗi đoạn kèo tạo nét thanh thoát. Hầu hết các phần gỗ với chức nănggiữ chắc cho bộ khung kiến trúc đều được chạm khắc nổi những đề tài dân gian một cách tinh tế.

Phía trong nội thất, những mảng kiến trúc với đồ án trang trí truyền thống như trúctước, mai điểu, cúc kê, tùng lộc, dây hoa lá, cúc bướm, phật thủ, hạc mây, cuốn thư, hồivăn… được thể hiện trên khuông bông, cánh én, khánh thờ với thủ pháp điêu luyện củangười thợ chạm khắc gỗ. Ngoài chức năng của một nơi cư trú, ngôi nhà cổ Trần Ngọc Ducòn là một công trình kiến trúc nghệ thuật khá độc đáo. Kiến trúc nhà với những mảngkiến trúc theo mô típ dân gian thể hiện cách nhìn, cảm nghĩ của người xưa với ước vọngtốt đẹp cho con cháu, dòng họ qua ẩ n ngữ của các đề tài thể hiện theo chủ đích định sẵncủa chủ nhà.

Di tích nhà cổ Trần Ngọc Du là một trong 5 ngôi nhà cổ truyền thống ở Việt Namđược quỹ tài trợ của Chính phủ Nhật Bản đầu tư kinh phí để bảo tồn. Kiến trúc nhà cổ toạlạc trên một vị thế thiên nhiên hữu tình, phía trước nối ra bờ sông Đồng Nai là một trongnhững điểm du lịch dọc sông Đồng Nai khá lý thú.

2. Di tích đình làngĐình là cơ sở tín ngưỡng của cộng đồng dân cư. Tên gọi của các ngôi đình gắn liền

với tên gọi của làng xã. Người dân quen gọi là đình làng. Đình là nơi thờ Thần hoàng bổn

Page 96: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

96

cảnh – tức vị thần đựơc xem là bảo vệ dân làng. Có những vị thần được thờ là những conngười có công với làng xã, đất nước.

Quy mô kiến trúc những ngôi đình lớn dần theo tỷ lệ thuận với sự mở mang thịnhvượng của cộng đồng. Phần lớn những ngôi đình ở Đồng Nai được xây dựng theo kiểuthức kiến trúc nhà tứ trụ. Đây là kiểu thức có gian trung tâm gồm 4 cột cái bố trí cách đều;từ bốn cột cái, các kèo đấm, kèo quyết đưa ra bốn hướng nhau tạo không gian vuông vức.Đây chính là không gian thiêng, trung tâm cho việc thờ tự chính trong đình.

Ngoài chánh điện, tùy nơi mà ngôi đình có nếp nhà hay được gọi là Võ ca, nhà hội,nhà trù (bếp). Mái đình thường được lợp ngói vảy cá trên giàn khung bằng rui gỗ. Trênnóc đình thường được trang trí cặp rồng chầu mặt trời ( lưỡng long triều nhựt) hay tranhquả châu (lưỡng long tranh châu). Một số đường mái được trang trí tượng gốm Cá hóarồng hay lân chầu. Mặt tiền đình thường hướng ra sông, rạch hay các con đường.

Tùy thuộc vào các nếp nhà được dựng trong tổng thể quy mô của đình mà nhậndạng lối kiến trúc. Những dạng kiến trúc của đình thường theo lối chữ nhất, chữ nhị, chữtam, chữ đinh, chữ công…(tiếng Hán/Trung Quốc). Đối tượng thờ trong đình rất phongphú. Đó là tập hợp nhũng thần linh mà dân làng tôn thờ và thể hiện trong việc bài trí trongkhuôn viên đình và nội thất của đình, gồm có Thành Hoàng, Phúc Thần, Thần linh vànhững người có công khai khẩn, xây dựng làng xã đã mất.

Phần chánh điện của đình thường có bài trí tượng thờ, liễn đối, những bức hoànhphi đại tự , các bàn thờ....được chạm khắc công phu...trở thành những tác phẩm có giá trịnghệ thuật cao. Đặc biệt, những ngôi đình còn bảo lưu những kiến trúc xưa, thường cónhững hàng cột lớn vốn là các loại danh mộc nh ư sao, dầu, gõ. Các mảng trang trí chạmkhắc trên các bộ phận kiến trúc thể hiện nhiều đề tài dân gian kháphong phú.

Gắn với đình làng là những lễ hội trong năm của cộng đồng dân cư. Hằng năm, ởđình có lễ Cầu an với nhiều nghi thức, mục đích cầu cho mùa màng tươi tốt, quốc thái dânan...thu hút nhiều người tham dự. Đây là nét sinh hoạt văn hóa tốt đẹp của nhân dân ta.

+ Đình An HoàĐình An Hòa là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo ở làng Bến Gỗ, xã An

Hòa, huyện Long Thành. Bến Gỗ là một làng cổ danh tiếng trong diễn trình phát triển củavùng đất Biên Hòa – Đồng Nai. Chưa có tư liệu khảo chứng minh xác cho niên đại thànhlập đình An Hòa, nhưng chắc chắn, với việc lập làng sớm, đình An Hòa là một trongnhững cơ sở tín ngưỡng lâu đời của người dân thuở đến đây khai khẩn lập làng. Nguyênthủy của đình là miếu thờ thần của làng. Sự phát triển nhiều mặt của cộng đồng cư dân ởđây đã góp phần trong việc tu bổ, xây dựng nhiều cơ sở tín ngưỡng; trong đó, miếu củalàng được xây dựng trở thành ngôi đình là ng vào năm 1792. Từ khi thành lập cho đếnnay, đình An Hòa trải qua niều lần trùng tu, tôn tạo lớn.

Đình An Hòa được xây theo hướng đông nam, kiểu chữ nhị (=); gồm chính điện vànhà tiền bái. Từ phần chính của kiến trúc này, về sau, người dân địa phương xây dựng,mở rộng thêm nhà cầu (nơi hành lễ), nhà bái, vỏ ca. Chánh điện được dựng theo kiến nhàvuông ở khu trung tâm thờ Thần trong không gian nhà ba gian hai chái. Những hàng cộtgỗ vốn được chọn từ những loại danh mộc, to lớn. Đặc biệt, trong các bộ phận cấu thànhnội thất kiến trúc chánh điện, những hương án được chạm khắc tinh vi. Các vì kèo được

Page 97: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

97

chặm khắc hình học, liên hoa, hồi văn đối xứng, hình tượng xương cá đao vần trong mâycách điệu, hoa lá. Toàn bộ các đầu dư, trụ đỡ, xà ngang, lá dung... củ a đình được tạc hìnhtượng đầu rồng và lưỡng long chầu nhật, cúc liên chi, mây sóng nước, ngũ phúc lâmmôn...thể hiện cái nhìn tinh tế, bàn tay tài hoa và nói lên ước vọng tốt đẹp của con ngườitrong quan niệm xưa. Trên những hàng cột của đình có nhiều li ễn đối sơn son thếp vàng,phía các khung nhà có những hoành phi đại tự ca ngợi công đức của linh thần, các bậctiền hiền, hậu hiền có công lao đối với làng xã, những ước vọng, phong tục tốt đẹp củacon người.Đối tượng thờ của đình là Thần thành hoàng bổn cảnh. Một vị thần mà người dân địaphương tôn làm phúc thần để cầu an, bảo vệ cộng đồng người dân – tín ngưỡng dân giancủa cư dân Việt trên vùng đất Nam Bộ. Điện thờ chính là biểu thị là chữ Thần bằng Hántự. Đình An Hòa có sắc thần được phong vào triều vua Tự Đức với các mỹ tự Bảo An,Chính Trực, Hữu Thiện, Đôn Ngưng (hàm ý giúp nước, giúp dân, giữ gìn sự yên ổn,khuôn phép ngay thẳng, trợ giúp dân làm điều thiện, điều tốt lành..).

Trong kiến trúc đình An Hòa, có nhà vỏ ca được được xây riêng biệt ở sân đình,mặt tiền đối diện với chánh điện. Nhà võ ca xây dựng đơn giản không có tường baoquanh, chỉ có một sân khấu để diễn hát bội và nghi lễ cúng thần.

Đây là nơi diễn ra những cuộc ca xướng (hát bội) trong các dịp lễ Kỳ yên. Tại BếnGỗ – An Hòa, người dân thành lập đoàn hát bội để phục vụ cho các dịp lễ hội của đình .Đây là một nét sinh hoạt văn hóa độc đáo mà không phải địa phương nào cũng có được.Hằng năm, đình An Hòa tổ chức lễ Kỳ yên vào tháng tám (âm lịch). Đáo lệ ba nă m, đìnhAn Hòa tổ chức đại lễ Kỳ yên, cuôn hút nhiều người tham dự, trở thành một sinh hoạt vănhóa lành mạnh, đáp ứng nhu tinh thần cho người dân.

Đình An Hòa là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo ở Đồng Nai,bảo tồn khá nguyên vẹn nhữn g đặc điểm nghệ thuật chạm khắc gỗ. Những giá trị lịch sử,

Ảnh: Di tích chùa Đại Giác – xã Hiệp Hoà, Biên Hoà

Page 98: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

98

nghệ thuật, văn hóa của đình là cơ sở để cơ sở tín ngưỡng này được liệt hạng di tích lịchsử cấp quốc gia vào năm 1989.

3. Di tích chùaChùa là cơ sở thờ Phật, đồng thời phối tự nhiều thần linh khác. Đồng Nai là một

trong những trung tâm truyền bá đạo Phật ở Nam Bộ. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử,cùng với sự phát triển kinh tế với nhu cầu của cộng đồng dân cư, chùa được sửa chữa,trùng tu nhiều lần. Kiến trúc chùa được mở rộng hoặc xây dựng th êm. Dạng thức nhà tứtrụ trong

chánh điện là kiểu thức kiến trúc truyền thống của chùa xưa ở Đồng Nai. Trên địa bànĐồng Nai có nhiều chùa; trong số đó, có một số chùa với giá trị lịch sử, văn hoá, nghệthuật đã được xếp hạng di tích lịch sử.

+ Chùa Hoa trên đất Biên HoàChùa Ông là tên gọi dân gian chỉ Thất phủ cổ miếu ở Cù lao Phố thuộc xã Hiệp

Hoà, thành phố Biên Hoà. Đây là cơ sở tín ngưỡng do bảy phủ người Hoa: Phước Châu,Chương Châu, Quảng Châu, Triều Châu, Quỳnh Châu và Ninh Ba đóng góp công của xâydựng vào năm 1684.

Tổng thể kiến trúc của di tích có kiểu hình chữ khẩu được bố trí theo “nội côngngoại quốc”. Trong chùa lưu giữ một tập hợp tượng thờ về hệ thống thần linh chính yếucủa người Hoa sinh sống trên đất Biên Hòa. Đó là tín ngưỡng thờ Q uan Công/ QuanThánh đế quân, thờ Bà Thiên Hậu, Mẹ Sanh mẹ Độ, Phúc thần, Tài thần…. Nội thất chùađược trang trí với những mảng kiến trúc đa dạng như bao lam, liễn đối, khám thờ đượcchạm trổ tinh tế, thể hiện những điển tích, hình ảnh của các thần linh, vật linh, cảnh trí,sinh hoạt… trong quan niệm của người Hoa. Bên cạnh đó là những mảng văn tự chữ Hánbiểu thị với trình độ chạm khắc tinh xảo, thủ pháp nghệ thuật tinh tế. Phía sau chánh điệnlà lầu thờ Quan Âm, được xây dựng vào năm 1927, sau nầy được tôn tạo mới và phối thờnhiều tượng thờ có tính dung hợp dân gian

Kiến trúc bên ngoài của di tích là một công trình nghệ thuật khá độc đáo và thểhiện nét đặc trưng của cơ sở tín ngưỡng Hoa. Hai tượng ông Nhựt, bà Nguyệt đặt trên bờnóc tiền điện là một tro ng những đặc trưng cơ bản tạo nên nghi dung của một ngôi chùaHoa. Bên cạnh đó, trên mái chùa là một quần thể tượng gốm liên hoành, sắc sảo. Nhữngmảng tượng gốm với các đề tài lễ hội tiêu biểu như hát tuồng, múa cung đình, đá cầu,chuyện tích dân gian…được thể hiện sinh động. Những mảng chất liệu bằng đá được thiếtkế bằng các tượng thú, hoa văn mỹ thuật đa dạng vừa là cấu kiện của kiến trúc vừa là mộttác phẩm nghệ thuật điêu khắc làm cho chùa độc đáo so với các di tích tín ngưỡng trênvùng Cù lao Phố.

Kể từ khi xây dựng đến nay, chùa Ông đã trải qua nhiều đợt trùng tu, tôn tạo. Vìvậy, những thành tố cấu kết kiến trúc di tích hiện tồn bao gồm những những thành tốkhông đồng nhất về niên đại và cũng không thuần nhất về phong cách, kiểu thức nghệthuật. Là một cơ sở tín ngưỡng có niên đại khá sớm, đồng thời với kiến trúc hiện tồn độcđáo trên vùng đất vốn phát triển sầm uất với tính chất cảng thị lớn của Nam Bộ, chùa Ông

Page 99: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

99

là điểm thu hút nhiều du khách đến tham quan, nghiên cứu. Hằng năm, vào các dịp lễ hội ,nhiều người đến chiêm bái, cầu lộc dập dìu cả một mạn nam bờ sông Cù lao Phố.

-------------------------------

DANH NHÂN ĐỒNG NAI

Trong quá trình hình thành và phát triển, vùng đất Biên Hoà - Đồng Nai vinh dựgắn liền với những con người tiêu biểu, họ đã có nhiều cống hiến lớn lao trong côngcuộc khai phá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần tạo dựng nên những cơ sở vữngchắc cho vùng đất này đi lên trong nhiều lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hóa…

1. Nguyễn Hữu Cảnh (1650 - 1700) - người đặt nền móng hành chánh đầu tiênLịch sử khẩn hoang Đồng Nai nói riêng và Nam Bộ nói chung được nhắc đến với

cột mốc thời gian 1698 bằng chuyến kinh lược của Nguyễn Hữu Cảnh. Bằng những việclàm có ý nghĩa thiết thực trong một thời điểm lịch sử quan trọng, ông trở thành con ngườiđặt nền móng hành chánh đầu tiên trên vùng đất mới Đồng Nai.

Đầu thế kỉ 16, chế độ phong kiến nước ta bước vào thời kì khủng hoảng. Cuộcchiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ. Từ thế kỷ 17, xảy ra cuộc chiến tranh Trịnh -Nguyễn (kéo dài từ năm 1627 đến 1672). Đất nước bi chia làm hai: Đàng Trong và ĐàngNgoài. Chúa Trịnh thống trị Đàng Ngoài, chúa Nguyễn cai quản Đàng Trong. Chiến tranhgiữa tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn khiến đời sống người dân chịu nhiểu khổ cực.

Vùng đất Đồng Nai về phía Nam của đất nước bấy giờ còn hoang hóa đã thu hútnhiều người dân từ các nơi đến tìm kế sinh nhai, lập nghiệp. Những l ưu dân người Việt,một bộ phận người Hoa đến Đồng Nai rất sớm. Họ kề vai sát cánh cùng các sắc dân bảnđịa Chơro, Mạ, Xtiêng tiến hành kh ai hoang, lập ấp. Vùng đất Đồng Nai trở thành một nơiphát triển với số dân ngày càng đông ; đặc biệt lớp cư dân người Việt. Nhằm tiến hànhquản lý và ổn định cho những lớp cư dân trên vùng đất này, chúa Nguyễn Phúc Chu cửNguyễn Hữu Cảnh kinh lược để sắp đặt nền hành chánh.

Nguyễn Hữu Cảnh còn có tên là Nguyễn Hữu Thành, húy Cảnh (Kính), sinh nămCanh Dần tại xã Chương Tín, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình. Ông là con thứ ba củaChiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật, quê ở Gia Miêu, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Là một trong những tướng tài của nhà Nguyễn, Nguyễn Hữu Cảnh được chúaNguyễn Phúc Chu tin dùng. Đầu năm Nhâm Thân (1692), ông được cử lãnh đạo quân línhbình định biên cương. Sau đó được thăng chức từ Thống binh lên Chưởng cơ, trấn thủBình Khương (nay là huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa).

Mùa xuân năm Mậu Dần (1698) Nguyễn Hữu Cảnh được chúa Nguyễn Phúc Chucử vào kinh lược vùng đất Đồng Nai – Nam Bộ. Đây là vùng đất được người Việt vàokhai khẩn đầu thế kỷ XVII. Năm 1679, các đoàn người Hoa theo Trần Thượng Xuyên,Dương Ngạn Địch từ Trung Quốc đến thần phục Nam triều, được chúa Nguyễn cho phépđịnh cư ở Đồng Nai. Họ cùng người Việt lập nên thương cảng cù lao Phố sầm uất bấy giờ.Nguyễn Hữu Cảnh dừng chân ở Cù lao Phố (nay thuộc thành phố Biên Hòa) bắt tay và oviệc tổ chức hành chính, xác định biên cương, lãnh thổ, lập thành làng xã, thôn xóm, qui

Page 100: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

100

định các thứ thuế đinh điền và chỉ đạo phát triển kinh tế ở vùng đất mới. Nguyễn HữuCảnh chia xứ Đồng Nai (bao gồm cả Nam Bộ bấy giờ) ra làm hai huyện thuộc phủ GiaĐịnh, bao gồm : huyện Phước Long (Biên Hòa) có dinh Trấn Biên và huyện Tân Bình(Sài Gòn) có dinh Phiên Trấn. Đối với người Hoa, ông cho nhập hộ tịch và chia thành hainhóm xã Thanh Hà tại Đông Phố thuộc Trấn Biên và xã Minh Hương tại Gia Định thuộcPhiên Trấn. Ông khuyến khích dân chúng khai phá ruộng đất, trồng lúa, lập vườn, chănnuôi,… Chẳng bao lâu, vùng đất hoang sơ này trù phú, người dân có cuộc sống sung túc,nhà cửa mọc lên nhiều, đất đai mở rộng ngàn dặm vuông… là nền tảng cho việc phát triểnvề sau.

Cuối năm 1698, ông trở về Bình Khương (Khánh Hòa), công việc kinh lược vùngđất mới phía Nam cơ bản đã hoàn thành, Đồng Nai trở thành một địa phận hành chính vàchính thức có tên trên bản đồ quốc gia Đại Việt. Tháng 7 năm Kỷ Mão (1699) NguyễnHữu Cảnh lại được cử đi dẹp loạn ở vùng biên cương miền Tây Nam bộ. Sau khi dẹp loạnxong, đoàn quân của ông kéo về đến đồn Cây Sao (cù lao ông Chưởng ở An Giang) thì bịnạn bệnh dịch lớn xảy ra. Nguyễn Hữu Cảnh bị nhiễm bệnh nặng không thể cứu chữa.Đến Rạch Gầm (tức nơi ngã ba sông Tiền) thì ông qua đời vào ngày 16 tháng 5 năm 1700,hưởng dương 50 tuổi.

Trên đường đưa thi hài ông về Quảng Bình, quan tài ông đã tạm dừng vài ngày tạiCù lao Phố, nơi ông đặt bản doanh trước đó. Tại nơi này, người dân Biên Hòa đã xâ y ngôiquyền mộ vọng tưởng ông. Chúa Nguyễn đã truy tặng ông là Hiệp tán công thần, đặc tiếnchưởng Dinh, Tráng hoàn hầu. Đời vua Minh Mạng, ông được truy tặng “Khai quốc côngthần Tráng Võ Tướng Quân Vĩnh An Hầu”.

Nguyễn Hữu Cảnh là “vị công thần trên đườ ng gian lao mở nước” và được nhân dân khắp nơi tôn kính lập đền thờ phụng (Đồng Nai, An Giang, Huế, Quảng Bình…).

Đối với vùng đất Đồng Nai – Gia Định, Nguyễn Hữu Cảnh là bậc “Khai quốc côngthần”. Ở đây, ông đặt tổng hành dinh, cho di dân lập ấp, dựng th ành dinh trấn, mở đườngcho việc khuếch trương kinh tế, thương mại. Người dân Đồng Nai trân trọng công lao củaông đã cải đình Bình Hoành thành Bình Kính thờ ông với lòng ngưỡng vọng sâu sắc, ghinhớ công lao của Nguyễn Hữu Cảnh với sự nghiệp khai sáng đất Đồng Nai.

2. Nguyễn Tri Phương (1800 - 1873) - tấm gương hy sinh quên mình vì nướcNguyễn Tri Phương- người anh hùng dân tộc đã cống hiến cả cuộc đời mình cho

sự tồn vong của đất nước trong những thời kì lịch sử đầy biến động, cam go. Sự hy sinhtiết nghĩa của ông trở thành biểu trưng cho tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Namtrong sự nghiệp đấu tranh chống ngoai xâm, bảo vệ đất nước.

Nguyễn Tri Phương là danh tướng nhà Nguyễn thời cận đại, sinh trưởng trong giađình làm ruộng và thợ mộc, song thân là Nguyễn Văn Đảng và Nguyễn Thị Thể, quê làngĐường Long (Chí Long), tổng Chánh Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên.

Nguyễn Tri Phương tên thật là Nguyễn Văn Chương. Thuở thiếu thời, ông là ngườitài trí và thông minh nên được sung vào bộ máy triều đình nhà Nguyễn, Nguyễn TriPhương đã tỏ rõ là một người tài cao trí lược, xứng đáng là một trong những bậc danhthần của triều đình. Ông được cử đi kinh lược và dẹp loạn khắp trong Nam ra Bắc. Năm1850, vua Tự Đức cải tên ông là Nguyễn Tri Phương, ý lấy câu “Dõ ng thả tri phương”

Page 101: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

101

nghĩa là dũng mãnh và lắm mưu chước, ông được sung chức Khâm sai đại thần Tổngthống quân vụ kiêm Tổng đốc các tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, AnGiang, Hà Tiên,…. Năm 1853, ông được thăng chức Điện hàm Đông các đại học s ĩ vàlãnh chức kinh lược xứ Nam kỳ, trong thời gian này, ông có công lập nhiều đồn điền, khaihoang lập ấp ở các tỉnh Nam bộ, làm cho dân cư ở địa phương no ấm, an cư lạc nghiệp.

Năm 1858, khi Pháp nổ súng tấn công vào cửa biển Đà Nẵng mở đầu cho mưu đồxâm lược nước ta, triều đình lâm nguy, tổng quân vụ đại thần Lê Đình Lý tử trận, NguyễnTri Phương đã nhận lãnh trách nhiệm chống giặc, ông cho nhân dân địa phương tham giađẩy lùi bước tiến của quân thù.

Tháng 02 năm 1859, thành Gia Định bị Pháp tiến đánh, vua Tự Đức phái NguyễnDuy cùng với Tôn Thất Cáp và Phan Tịnh vào ứng cứu cho Nguyễn Tri Phương. Ông đãcùng với quân dân tổ chức đắp lũy đóng đồn Chí Hòa (Kỳ Hòa) để phòng thủ thành GiaĐịnh. Ngày 25-02-1861, thế giặc mạnh như vũ bão, chúng tấn công đại đ ồn Chí Hòa,quân triều đình chống trả dũng cảm nhưng không kháng cự nổi với những vũ khí tối tâncủa Pháp. Quân ta bị tổn thất lớn, đại đồn thất thủ, Nguyễn Tri Phương bị thương nặngvàphải rút về lập đồn cản phá ở sông Đồng Nai-Biên Hòa. Trên sông Đồng Nai, Nguyễn TriPhương cho đắp “cản” bằng đá ong để ngăn tàu địch. Chỗ đắp cản quan trọng nhất làkhúc sông Long Đại, độ phân nửa đường sông Nhà Bè-Biên Hòa. Hễ dưới sông có đá cảnthì trên bờ có đồn lũy, đại bác. Hiện nay phía trước đền thờ Nguyên Tri Phương còn mộtsố cản bằng đá dưới sông tương truyền đó là dấu tích của việc lập cản ngăn tàu Pháp củaông trước kia.

Năm 1862, sau khi triều đình Huế ký hòa ước Nhâm Tuất, Nguyễn Tri Phươngđược cử ra Bắc làm Tổng thống Hải An quân vụ và xem xét việc quân sự ở Bắc kỳ. Năm1873, nhân tên lái sung Jean Depuis hoành hành ở Bắc, Soái phủ Nam kỳ phái FrancirGarnier đem quân ra đánh úp thành Hà Nội. Chiến sự xẩy ra quyết liệt, con trai ông là phòmã Nguyễn Lâm tử trận, phần ông lại bị trọng thương và một lần nữa thảm cảnh khốncùng “nạn nước đã trở thành tang gia tộc Nguyễn”. Vị tướng già trong cơn nước lửa, sứccùng lực kiệt đã từ chối được cứu chữa để khẳng khái tuyệt thực suốt gần một tháng vàmất ngày 20-11-1873 (tức ngày 01 tháng 11 âm lịch) thọ 73 tuổi.

Cái chết của Nguyễn Tri Phương biểu trưng cho tinh thần bất khuất, nghĩa khí cantrường, là gương sáng soi chung. Uy danh cũng như công trạng của ông còn sống mãi vớinhân dân Việt Nam.

Đất Đồng Nai vinh dự đón Nguyễn Tri Phương vào tháng 2/1861, khi đại đồn C híHòa thất thủ, đại bộ phận quân ta rút về lập tuyến phòng thủ tại Biên Hòa, trong khi côngviệc phòng thủ đang gấp rút tiến hành thì triều đình có lệnh triệu hồi ông. Nhân dân BiênHoà thương kính, tin yêu đã cản đầu ngựa, khẩn cầu ông ở lại đánh giặc cho đến cùng.Sau này, khi nghe Nguyễn Tri Phương hy sinh tại Hà Nội (1873), để tỏ lòng ngưỡng mộvà thương tiếc vị anh hùng có công với xứ sở, người dân Biên Hoà đã tạc tượng và thờông tại đền Mỹ Khánh. Sau đổi tên thành đền thờ Nguyễn Tri Phương.

Năm mươi ba năm phụng sự đất nước, trải qua ba triều đại (Minh Mạng, ThiệuTrị, Tự Đức), Nguyễn Tri Phương luôn được tin dùng và liên tục giữ nhiều trọng tráchquốc gia. Vì sứ mạng thiêng liêng của tổ quốc, Nguyễn Tri Phương đã đặt chân khắp

Page 102: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

102

mọi miền đất nước. Cả dân tộc tự hào về vị anh hùng tài cao, đức rộng với tấm gươngtrung trinh mãi chói loà, sống mãi trong các thế hệ mai sau.

------------------------------

ANH HÙNG ĐẤT ĐỒNG NAI

Trong cuộc kháng chiến chống xâm lược, quân và dân Đồng Nai với tinh thần bấ tkhuất, ý chí quật cường đã góp phần chung trong thắng lợi của cách mạng cả nước. Nhiềucá nhân ưu tú của Đồng Nai không nề gian khổ, ý chí mãnh liệt vượt gian nan, thử thách,lập nên những chiến công oanh liệt trong chiến đấu. Với những thành tích và cốn g hiếncho quê hương, một số con người Đồng Nai vinh dự đựơc nàh nước phong tặng danhhiệu cao quý Anh hùng Lực l ượng vũ trang.

1. Anh hùng Trần Công An (22/12/1920 -7/9/2008Anh hùng Trần Công An (tên khai sinh là Trần Văn Kìa/ gọi thân mật là Hai

Cà) sinh ra và lớn lên tại xã Thanh Hội, Tân Uy ên, Biên Hòa (nay thuộc tỉnh BìnhDương). Năm 26 tuổi, ông gia nhập lực lượng vũ trang cách mạng, tham gia qua hai cuộckháng chiến chống Pháp, chống Mỹ trên chiến trường miền Đông Nam Bộ. Ông có nhiềuđóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng nước nhà. Đặc biệt, trong thời kỳ kháng chiếnchống Pháp, tham gia chỉ huy và chiến đấu nhiều trận đánh địch; trong đó có trận đánhtháp canh cầu Bà Kiên với phương pháp đánh đặc công. Đây là cách đánh tiếp cận bí mật,là một trong những cơ sở nền tảng hình thành binh c hủng đặc công sau này. Kho tàngnghệ thuật quân sự Việt Nam từ đó được bổ sung một cách đánh mới: cách đánh đặccông. Sau này được Bác Hồ ký sắc lệnh thành lập Binh chủng đặc công ngày 19-3-1967và lấy ngày 19-3-1948 là ngày truyền thống của Binh chủng đặc công.

Năm 1948, trên chiến trường miền Đông Nam Bộ, thực dân Pháp thực hiện chiếnthuật Đờ La-tua, xây dựng hệ thống đồn bót, tháp canh trên các trục lộ giao thông. Chiếnthuật của chúng nhằm mục đích: bảo vệ đường giao thông, cắt đứt liên lạc giữa vùngkháng chiến và nhân dân; đồng thời dùng hệ thống tháp canh như một phương tiện lấnchiếm, kiểm soát vùng du kích và căn cứ cách mạng chiến khu Đ.

Mỗi tháp canh cạnh từ 4 đến 5 mét xây bằng đá hoặc gạch, tường dày 0,5 đến 0,8mét, cao từ 8 đến 10 mét, do một bán đội lính chốt đóng. Xung quanh tháp canh chúngbao bằng lũy đất dày có đất ken và lỗ châu mai, bên ngoàicó hào lũy, chông mìn, kẽm gai,thả chó, ngỗng. Mỗi tháp canh cách nhau 1 km có thể báo hiệu chi viện cho nhau. Giữa từ5 đến 7 tháp canh có một tháp canh mẹ tạo thành một hệ thống có thể chi viện, hỗ trợ lẫnnhau khi bộ đội ta tấn công. Tháp canh mẹ cao từ 10 đến 12 mét do một tiểu đội đóng giữ.Tháp canh nào địch cũng bố trí hỏa lực mạnh, có máy truyền tin và các điều kiện hoạtđộng cần thiết. Hệ thống tháp canh của địch thật sự gây khó khăn cho ta trong việc vận chuyển lương thực, vũ khí và ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh.

Trước tình hình đó, Bộ chỉ huy Khu 7 xác định phá tháp canh, đánh bại chiến thuậtĐờ La-tua là nhiệm vụ quan trọng của lực lượng vũ trang miền Đông. Nhiệm vụ này đượctriển khai trong toàn lực lượng vũ trang các tỉnh thuộc khu 7 trong đó có Tỉnh đội BiênHoà. Nhiệm vụ khó khăn này được giao cho tổ du kích do Trần Công An làm tổ trưởng.

Page 103: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

103

Khó khăn lớn nhất lúc đó là ta chưa có một loại vũ khí nào phá nổi tường tháp canh kiêncố ấy. Muốn thắng được chúng, phải dùng mưu trí và lòng dũng cảm kết hợp với các loạivũ khí cải tiến, ông phải nghiên cứu rất công phu, dựa vào cơ sở mật tìm hiểu cách bốphòng, cấu trúc tháp canh, quy luật hoạt động và những sơ hở của địch.

Lúc này, Trần Công An là xã đội trưởng xã Thạnh Hội, được huyện đội trưởng cửlàm tổ trưởng tổ tác chiến trong ban tham mưu Huyện đội Tân Uyên và được giao nhiệmvụ đánh tháp canh cầu Bà Kiên. Trần Công An tìm hiểu cách bố phòng, cấu trúc thápcanh, quy luật hoạt động và những sơ hở của địch tại các tháp canh. Đặc biệt, ông đã cholập tháp canh giả để luyện tập nhuần nhuyễn trước khi đánh chính thức. Đêm 18 rạngsáng 19 tháng 3 năm 1948, Trần Công An đã chỉ huy một tổ gồm hai du kích Trần VănNguyên, Hồ Văn Lung tiến đánh tháp canh. Với số vũ khí được trang bị (09 trái lựu đạndập và 1 trái OF -lựu đạn tấn công), cả ba lấy bùn, tro hoá trang, cầm thang bí mật tiếpcận tháp canh địch. Dùng thang áp vào tường để leo lên, mỗi người phân công leo lên cáctầng tháp và ném lựu đạn vào lỗ châu mai. Trận đánh này tiêu diệt được 11 tên lính, thu 8súng và 20 lựu đạn. Thắng lợi của trận đánh này mở ra một kỹ thuật đánh tháp canh trêntoàn Nam Bộ.

Thắng lợi với cách đánh tháp canh cầu Bà Kiên sau được phổ biến cho các đơn vịkhác ở vùng Đông Nam Bộ và cả nước, trở thành một lối đánh điển hình của lực lượngđặc công Việt Nam. Sau chiến thắng này, Trần Công An được Bộ Tư lệnh Quân khu 7biểu dương và ông vinh dự được kết nạp vào Đảng 7 tháng 5 năm 1948. Thời gian saunày, Trần Công An tham gia những trận đánh tháp canh khác và đã giành được nhiểuthắng lợi. Đêm 18 tháng 4 năm 1950, đánh sập tường tháp canh mẹ tại cầu Bà Kiên lầnthứ hai nằm trên đường 16, ta diệt 16 lính trong tháp canh và thu toàn bộ vũ khí, đạndược. Ngày 25 tháng 4 năm 1950, đồng chí Trần Công An chỉ huy đơn vị đánh sập thápcanh mẹ Vàm Giá - án ngữ cửa ngõ huyết mạch vào chiế n khu Đ nằm trên lộ 14, diệt gọnmột trung đội lê dương, thu một súng cối 8l, một đại liên 12,7 ly và hàng tấn lương thực,thực phẩm.

Năm 1954, Trần Công An tập kết ra Bắc, đang là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 -trung đoàn 656 (Sư đoàn 338) có nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện quân sự, chính trị bảođảm đơn vị diễn tập tấn công, phòng ngự. Đến năm 1958, ông lên làm trung đoàn trưởng656, rồi đưa trung đoàn về huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình tổ chức sản xụất. Đến ngày17/2/1961, được Bộ Tổng tham mưu quyết định l àm trưởng đoàn l gồm 205 cán bộ đi B.Khi về đến Ban quân sự Trung ương cục 15/7/1961, bàn giao cán bộ đầy đủ cho Ban quânlực miền, Trần Công An được Ban quân lực miền quyết định chuyển sang làm đoàn phóU50 - đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất đảm bảo hậu cần, bảo vệ chiến khu A (chiến khuĐ mở rộng)- sau là Đảng ủy viên Cục hậu cần miền. Đến tháng 2-1965, Bộ Tư lệnh miềnlại quyết định giao ông giữ nhiệm vụ Thị đội trưởng Biên Hòa, ông chọn 50 chiến sĩ đặccông giỏi về phục vụ chiến đấu ở chiến trường Biên Hòa. Đêm 22-6-1966, Tỉnh độitrưởng Trần Công An đã trực tiếp chỉ huy hai đại đội đặc công, tự cải tiến và sử dụng mìnhẹn giờ đánh vào kho liên hợp Long Bình, phá hủy trên 40.000 tấn bom đạn của Mỹ -ngụy. Từ tháng 10 đến tháng 12-1966, đại đội 2 (đặc công Ul) đã 3 lần đánh tiếp vào khukho Long Bình, phá hủy hàng trăm ngàn tấn bom đạn. Thời gian về sau, Trần Công An

Page 104: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

104

tham gia nhiều công tác trên nhiều mặt trận và có những đóng góp lớn cho phong tràocách mạng của miền Đông Nam Bộ cho đến ngày đất nước thố ng nhất.

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Công An là một tấm gương tiêu biểuvề người chiến sĩ cách mạng. Ông luôn vượt qua mọi khó khăn gian khổ để chiến thắngbản thân, chiến thắng quân thù, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng giao và thực hi ệnđúng lời Bác Hồ dạy. Ông mất vào ngày 07 tháng 9 năm 2008 tại thành phố Biên Hoà.

2. Nữ anh hùng Hồ Thị H ươngTrong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vùng đất Long Khánh đã từng thắm

máu đỏ của nhiều đồng bào, chiến sĩ, trong đó có dòng máu của nữ a nh hùng Hồ ThịHương. Cùng với đồng đội, Hồ Thị Hương là nữ biệt động của thị xã Long Khánh đã tổchức nhiều trận đánh địch táo bạo gây nên bao nỗi kinh hoàng đối với quân địch. Hồ thịHương hy sinh khi tuổi đời đang còn tràn đầy nhựa sống.

Chị Hồ Thị Hương sinh năm 20 tháng 7 năm 1954 tại xã Bình An, huyện BìnhKhê, tỉnh Bình Định. Gia đình của chị từ miền Trung vào miền Nam sinh sống. Chị theogia đình và đến ở tại Long Khánh từ nhỏ. Năm 1970, Hồ Thị Hương tham gia hoạt độngcách mạng và trở thành đội vi ên an ninh mật của Đội trinh sát vũ trang thị xã LongKhánh. Đội trinh sát vũ trang thị xã Long Khánh thành lập vào tháng 5 năm 1968. Vớitinh thần hăng hái, dũng cảm, đội viên Hồ Thị Hương luôn hoàn thành xuất sắt nhữngnhiệm vụ được giao.

Thị xã Long Khánh những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX là tỉnh lỵ của tỉnhLong Khánh, nơi mà quân địch xem là cửa ngõ có vị trí chiến lược phía đông bắc để bảovệ các căn cứ quân sự quan trọng ở vùmg 3 - đô thị Biên Hòa và thủ phủ Sài Gòn. TạiLong Khánh, ngoài những căn cứ quân sự, địch bố trí hệ thống đồn bót, các sắc lính khánhiều để bảo vệ cửa ngõ chiến lược và ngăn chặn sức tiến công của quân cách mạng tạiđịa phương Bà Rịa – Long Khánh.

Hoạt động của lực lượng vũ trang cách mạng Long Khánh trong giai đọan nàycũng thật khó khăn. Hồ Thị Hương được giao hoạt động mật, gây dựng cơ sở trong nội ôthị xã để nắm bắt tin tức địch. Hồ Thị Hương đã xây dựng được 16 cơ sở cách mạng hoạtđộng hiệu quả và phát triển được phong trào thanh niên phụ nữ, góp phần tích cực tron gviệc diệt ác, phá kềm ở địa phương.

Từ những cơ sở cách mạng xây dựng và thực tế điều nghiên của mình, Hồ ThịHương đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho đội trinh sát vũ trang thị xã LongKhánh và tham gia các trận đánh địch táo bạo trong lòng thị xã khiến địch tổn thất nặngnề. Quán bar Ly Ly là một địa điểm được sĩ quan Mỹ - ngụy thường xuyên lui tới, nằmsâu trong nội ô thị xã, chung quanh vành đai địch bố trí đồn bót kẽm gai dày đặc, línhthường xuyên tuần tra, quân Mỹ bố trí cả xe tăng, xe bọc thép. .. Khó khăn là vậy, nhưngvới lòng can đảm, tinh thần yêu nước đã giúp Hương hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ điềunghiên được giao. Trận đánh vào quán bar Ly Ly đêm ngày 4 tháng 11 năm 1970, lựclượng vũ trang cách mạng tiêu diệt 11 tên lính, đa số là sĩ quan.

Bằng sự dũng cảm và mưu trí, Hồ Thị Hương đự ơc giao nhiệm vụ làm tổ trưởngvới bí danh H 25 cùng đồng đội là Phùng Thị Thuận (HC8T), Lê Thị Lệ (H120) đã tổchức tấn công địch tại quán Ngọc Hương. Đây là địa điểm nằm trên đường Hoàng Diệu,,

Page 105: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

105

một tụ điểm ăn chơi của sĩ quan Mỹ - ngụy. Sau khi thống nhất kế hoạch trong tổ, buổi tốingày 1 tháng 11năm 1974, Hồ Thị Hương cùng đồng đội dùng mìn đánh vào quán NgọcHương diệt 15 tên địch; trong đó có nhiều sĩ quan, một tên quận phó. Trận đánh đã làmchấn động chính quyền ngụy Long Khánh.

Ngày 29 tháng 1 năm 1975, Hồ Thị Hương được giao nhiệm vụ tổ chức tấn côngđịch tại quán Song Nga - một địa điểm bọn sĩ quan địch hay tập trung, nằm đối diện căncứ sư đoàn 18 bộ binh ngụy. Hồ Thị Hương và đồng đội là Lê Thị Lệ tổ chức tấn côngđịch nhưng có một số diễn biến xảy ra không đúng như kế hoạch dự tính. Trên đường rútđể bảo vệ vũ khí, Hồ Thị Hương đã anh dũng hy sinh.

Năm 1978, liệt sĩ Hồ Thị Hương được truy tặng danh hiệu anh hùng Lực lượng vũtrang nhân dân.

--------------------------------

CHIẾN THẮNG XUÂN LỘCTRONG TỔNG TIẾN CÔNG NỔI DẬY XUÂN 1975

Trong năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, địa bàn Xuân Lộc là chiếntrường ác liệt giữa quân đội Sài Gòn và quân giải phóng. Nơi đây đã diễn ra chiến dịchXuân Lộc của quân giải phóng nhằm đánh tan chốt giữ phía đông bắc của quân đội SàiGòn, mở hướng tiến công quyết định vào tháng 4 năm 1975 trong chiến dịch giải phóngmiền Nam, thống nhất đất nước.

1. Địa bàn Xuân Lộc – Long Khánh Ngày nay, Xuân Lộc và Long Khánh là hai huyện thuộc tỉnh Đồng Nai. Trước

đây, địa bàn này thuộc quận Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh. Ngày 24/7/1957, chính quyềnSài Gòn ra nghị định số 131-BNV/HC/NĐ thành lập tỉnh Long Khánh gồm: quận XuânLộc và quận Định Quán (bao gồm huyện Định Quán và Tân Phú ngày nay).

Sau ngày đất nước thống nhất, địa bàn Xuân Lộc – Long Khánh là đơn vị hànhchánh cấp huyện của tỉnh Đồng Nai. Năm 1991, huyện Xuân Lộc chia tách thành haihuyện Long Khánh và Xuân Lộc. Năm 2003, huyện Long Khánh đựơc nâng cấp thành th ịxã Long Khánh.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ , Xuân Lộc – Long Khánh là một trong nhữngtrọng điểm “bình định” của Mỹ - nguỵ ở miền Đông Nam Bộ. Dưới sự lãnh đạo củaĐảng, trực tiếp là đảng bộ địa phương, quân dân Xuân Lộc – Long Khánh đã lập nênnhững chiến công xuất sắc, đặc biệt trong trận quyết chiến chiến lược mùa xuân năm1975 đập tan cánh cửa thép của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở phía đông bắc Sài Gòn,góp phần to lớn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

2. Bối cảnh hình thành chiến dịch Xuân LộcTrên chiến trường miền Nam, quân giải phóng mở nhiều chiến dịch tấn công vào

quân đội Sài Gòn. Các chiến dịch của quân cách mạng như: chiến dịch Tây Nguyên, chiếndịch Huế - Đà Nẵng đã giải phóng Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải miền Trung đẩy

Page 106: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

106

chính quyền Sài Gòn vào thế bị động, tiêu hao quân lực và mất dần các quyền kiểm soát ởmiền Nam Việt Nam.

Đến cuối tháng 3/1975, vùng ven của thị xã Long Khánh đã lần lượt được giảiphóng, nhất là các ấp Bảo Vinh A, Bảo Vinh B, Suối Chồn, Bình Lộc, trên hướng bắc thịxã đã nối thông với vùng giải phóng Định Quán tạo ra một bàn đạp lý tưởng cho quâncách mạng tiến công vào thị xã.

Trước tình hình chính quyền Sài Gòn trên đà nguy cấp do sức tấn công của quângiải phóng, ngày 28 tháng 3, Tướng Uây -Oen (Tham mưu trưởng lục quân Mỹ) cùng pháiđoàn quân sự Nhà Trắng vội vã đến Sài Gòn để bàn việc chống giữ. Địa bàn Xuân Lộc –Long Khánh phía đông bắc thủ phủ Sài Gòn được chọn làm “tuyến phòng thủ thép” đểgiữ Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn quyết tâm phải “tử thủ” Xuân Lộc nên điều độngnhiều đơn vị quân như: thiết đoàn 22 kỵ binh, tiểu đoàn biệt động, sư đoàn 18 với chiếnđoàn 43, chiến đoàn 52, chiến đoàn 48…và đội quân địa phương với 9 tiểu đoàn bảo an, 3đại đội biệt lập, lực lượng cảnh sát… đóng giữ những khu vực trọng yếu. Mỹ - nguỵ xácđịnh rõ vị trí chiến lược quan trọng của Xuân Lộc. Tướng Uây -En khẳng định “ Phải giữcho được Xuân Lộc, mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn”. Tổng thống chế độ Cộng hoà miềnNam Việt Nam Nguyễn văn Thiệu cũng cam kết “ Dù có chết tôi cũng phải quyết giữ chođược Xuân Lộc ”.

Về phía cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng trong phiên họp ngày31/3/1975 chỉ rõ: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân vàdân ta đã bắt đầu… cần động viên cao độ và nhanh chóng lực lượng của cả nước, giảiphóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4 không thể để chậm”.Tiếp đó, ngày 1/4/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Uy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quânủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điện cho bộ chỉ huy chiến dịch Sà i Gòn: “Vấnđề cơ bản là phải kịp thời nắm lấy thời cơ, quán triệt đầy đủ tư tưởng chỉ đạo “Thần tốc,táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.

Ngày 2/4/1975, Quân ủy Trung ương điện khẩn cho Quân ủy Miền và Bộ Tư lệnhB2: “Cần có kế hoạch tức khắc tập trung pháo lớn, phần nào xe tăng và bộ binh nhân lúcđịch hoang mang diệt bọn bại binh mới chạy về, tiêu diệt một bộ phận sư đoàn 18, đánhchiếm Xuân Lộc, áp sát Biên Hòa. Khống chế được sân bay Biên Hòa thì không quân mấttác dụng, địch ở Sài Gòn sẽ hoang mang to”.

Quân ủy Trung ương, Bộ Tư lệnh Miền đã quyết định mở chiến dịch Xuân Lộc.Tham gia Đảng ủy và Bộ chỉ huy chiến dịch Xuân Lộc gồm có các đồng chí trong Bộ Tưlệnh Quân đoàn 4, Tư lệnh và Chính ủy Quân khu 7. Sở chỉ huy chiến dịch đặt tại bắcsông La Ngà, sở chỉ huy tiền phương đóng tại ấp Bảo Vinh. Lực lượng tham gia gồmQuân đoàn 4 (sư đoàn 1, sư đoàn 7, trung đoàn độc lập 95B, sư đoàn 6 quân khu 7) và lựclượng vũ trang tỉnh Bà Rịa – Long Khánh, huyện Xuân Lộc, thị xã Long Khánh.

Ngày 3/4/1975, Đảng ủy và Bộ chỉ huy chiến dịch đã bàn bạc đưa ra 2 phương ántiến công Xuân Lộc và quyết định chọn phương án 1 là:

Tập trung 2 sư đoàn tiêu diệt bộ phận sư đoàn 18 ngụy, giải phóng thị xã LongKhánh và chi khu Xuân Lộc, đoạn từ ngã ba Dầu Giây đến núi Chứa Chan; 1 sư đoàn(thiếu) bao vây chia cắt địch ở Gia Kiệm, Túc Trưng tạo điều kiện tiêu diệt quân ứng cứucủa địch từ thị xã lên hoặc Gia Kiệm đến Dầu Giây, quốc lộ 20.Đánh diệt viện từ Biên

Page 107: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

107

Hòa, Trảng Bom lên, không cho địch chi viện bằng bộ binh, pháo binh, tạo điều kiện giảiphóng thị xã Long Khánh.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Khu ủy và Tỉnh ủy, Thị ủy Long Khánh đã hạquyết tâm: « dùng ba mũi chính trị, binh vận kết hợp với vũ trang và cơ sở mật bên trongđể bức hàng, bức rút các đồn, bót địch ở các xã vùn g ven, tạo bàn đạp cho Quân đoàn 4tiến công tiêu diệt địch ». Thực hiện nhiệm vụ tác chiến phối hợp trong chiến dịch, đồngchí Võ Minh Quang - Bí thư Huyện ủy Xuân Lộc, trực tiếp phụ trách khối chính trị, binhvận, đồng chí Nguyễn Công Thành - phó Bí thư kiêm chính trị viên huyện đội chỉ đạokhối vũ trang. Huyện ủy Cao su do đồng chí Nguyễn Thị Phượng làm Bí thư, đồng chíNguyễn Thị Lan làm phó Bí thư, chia thành 2 bộ phận nam, bắc quốc lộ 1 để chỉ đạo lựclượng tham gia chiến dịch. Đội biệt động thị xã Long Khánh chia nhỏ thành nhiều bộphận, có nhiệm vụ trinh sát nắm tình hình địch trong thị xã dẫn đường cho bộ binh, xetăng các đơn vị chủ lực đánh vào các mục tiêu trong thị xã. Thị ủy Long Khánh chỉ đạocho cơ sở mật trong thị xã may hàng ngàn lá cờ giải phóng sẵn sàng nổi dậy. Cơ sở cáchmạng thị xã Long Khánh đã tích cực chuẩn bị lương thực, thực phẩm cung cấp cho chiếndịch.

Các hướng tấn công vào thị xã Long Khánh được hoạch định: Sư đoàn bộ binh số7 tăng cường 12 xe tăng (T59), 3 khẩu pháo 85 ly (bắn thẳng), 2 khẩu cối 160 ly, 12 khẩupháo cao xạ (37-57 ly) có pháo của quân đoàn chi viện đánh chiếm hậu cứ sư đoàn 18ngụy. Sư đoàn bộ binh số 1 (sư 341) từ hướng bắc đánh chiếm ty cảnh sát, khu cố vấnMỹ, dinh tỉnh trưởng (toàn bộ các mục tiêu trung t âm thị xã). Sư đoàn bộ binh số 6 cónhiệm vụ tiêu diệt địch từ ấp Hưng Lộc đến đèo Mẹ Bồng Con, chặn đánh viện binh địchtừ phía Biên Hòa lên. Tiểu đoàn 445 tỉnh Bà Rịa - Long Khánh, đại đội 41, đại đội 34(huyện Châu Đức), đại đội 207 huyện Cao su, K8 huyện Xuân Lộc, đội biệt động, độitrinh sát vũ trang Long Khánh... phối hợp căng kéo chia cắt địch, dẫn đường cho bộ độichủ lực... tiến công phía nam Xuân Lộc.

Ngày N-1 (tức ngày 8-4-1975) các sư đoàn chủ lực đã tập kết cách thị xã LongKhánh từ 4 đến 10 km, chuẩn bị cho trận đánh mang tầm vóc lịch sử

3. Diễn biến chiến dịch Xuân Lộc+ Ngày 09/4/1975Đúng 5 giờ 40 phút ngày 9/4/1975, chiến dịch Xuân Lộc bắt đầu. Pháo chiến dịch

130 ly (pháo tầm xa của quân đội nhân dân Việt Nam) ở tọa độ 17-55- 07 (Túc Trưng -Bảo Vinh) bắn cấp tập vào các tuyến phòng thủ trong thị xã Long Khánh mở màn chiếndịch Xuân Lộc. Sau hơn 1 tiếng đồng hồ pháo kích, lực lượng bộ binh tiến đánh các mụctiêu địch ở Long Khánh,

Mũi hướng bắc : Sư đoàn 1 (341) đánh chiếm được căn cứ biệt động quân và phíatây sân bay thị xã. Mũi hướng đông thị xã : trung đoàn 12 (sư đoàn 7) gặp sự chống trảmạnh của địch bị tổn hất về lực lượng, nhiều xe tắng bị bắn cháy. Đơn vị chỉ chiếm đượcmột phần hậu cứ trung đoàn 43 ngụy. Mũi hướng tây vòng ngoài t hị xã : trung đoàn 4 (sưđoàn 6) cùng du kích địa phương tấn công chiếm ấp Trần Hưng Đạo (hiện nay thuộchuyện Thống Nhất), chặn viện binh địch tại đèo Mẹ Bồng Con (hiện nay thuộc địa bàn xãTân Lập, thị xã Long Khánh). Trung đoàn 33 đánh chiếm được ngã ba Dầu Giây và thựchiện chốt chặn ở Hưng Lộc (hiện nay thuộc huyện Thống Nhất). Sư đoàn 6 tổ chức trận

Page 108: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

108

địa đánh bật nhiều đợt phản kích của địch, giải phóng một đoạn quốc lộ 1 trên 10 km ởngã ba Dầu Giây. Hướng nam vòng ngoài thị xã: tiểu đoàn 445 kết hợp tiểu đoàn 9 trungđoàn 209 (sư đoàn 7) đánh chặn và tiêu hao nặng hai tiểu đoàn bảo an 348 và 234 củađịch từ Suối Cát chi viện cho quân địch tại Long Khánh, giải phóng ấp Bảo Toàn. Một bộphận trung đoàn 209 chiếm và bám trụ được ở nam sân bay thị xã.

Sau một ngày đồng loạt tiến công từ các hướng, địch bị thiệt hại nặng nề. Hệ thốngbố phòng ở thị xã Long Khánh bị phá vỡ. Cờ giải phóng tung bay trên các tòa nhà: dinhtỉnh trưởng, khu cố vấn Mỹ, ty cảnh sát, trụ sở tình báo CIA. Hậu cứ sư đoàn 18 bị chọcthủng một mảng.

+ Ngày 10/4/1975Địch phát hiện ra ý đồ chiến thuật của quân giải phóng, lập tức điều chỉnh lực

lượng trong thị xã. Địch điều quân: Tiểu đoàn 1 chiến đoàn 48 từ Tân Phong về tiếp ứngcho thị xã, Tiểu đoàn 3 chiến đoàn 48 ngừng giải tỏa lộ 1 về chốt tại Tân Phong. Chiếnđoàn 52 từ Túc Trưng về Kiệm Tân. Tiểu đoàn 2, chiến đoàn 52 về tăng cường cho thị xã.Tiểu đoàn 1 chiến đoàn 52 giải tỏa ấp Trần Hưng Đạo. Các tiểu đoàn bảo an được chấnchỉnh, tăng cường phòng thủ hướng đông thị xã. Bộ chỉ hu y sư đoàn 18 di chuyển vềhướng đông Tân Phong. Tiểu khu trưởng Long Khánh chuyển về Núi Thị. Pháo của địchtăng cường đánh phá khốc liệt vào hậu phương quân giải phóng ở mũi tiến công hướngđông. Chiến sự xảy ra vô cùng quyết liệt ở trung tâm thị xã Long Khánh. Địch giãn bộbinh ra và dùng phi pháo oanh kích hủy diệt các mục tiêu bị quân giải phóng chiếm được.

Trước diễn tiến của chiến trường, Bộ Tư lệnh chiến dịch tăng cường lực lượngđánh địch. Ở hướng tấn công chủ yếu: Sư đoàn 7 đưa Trung đoàn dự bị 1 41 vào đột phátừ hướng bắc cùng Trung đoàn 165 đánh căn cứ sư đoàn 18. Địch điều chiến đoàn 52 vàTrung đoàn 5 thiết giáp ra phản kích quyết liệt. Quân giải phóng chiếm được ngã tư phíađông nam hậu cứ Chiến đoàn 52 và khu gia binh của địch. Trung đoàn 20 9 tiến công thịxã từ phía nam, đánh thiệt hại chiến đoàn 43 và trụ lại phòng ngự trước tuyến phòng thủdã ngoại của địch ở nam sân bay.

Hướng tấn công thứ yếu: Sư đoàn 341 tăng cường Trung đoàn 270 vào cùng Trungđoàn 266 đánh địch phản kích, giữ vững các mục tiêu đã chiếm được trong thị xã. Hai tiểuđoàn 5 và 7 của Trung đoàn 266, 4 lần đột phá vào sân bay nhưng đều bị đánh bật trở ra.Các mũi tiến công khác đánh vào trại Lê Lợi đã giằng co quyết liệt trong tầm pháo củađịch.

+ Ngày 11 đến 12/4/1975Chiến sự diễn ra ác liệt và giao tranh, giằng co giữa ta và địch. Quân đoàn 3 của

địch tăng viện cho Xuân Lộc 1 chiến đoàn bộ binh (chiến đoàn 8 sư đoàn 5 từ Lai Khê vềBàu Cá) và Lữ đoàn kỵ binh số 3 (gồm 3 thiết đoàn) nhưng bị quân giải phóng chặn đứngtại Hưng Lộc. Địch dùng máy bay lên thẳng tăng cường Lữ dù số 1 (quân thiện chiến) từSài Gòn xuống ngã ba Tân Phong tham gia bảo vệ Xuân Lộc.

Sư đoàn 7 quân giải phóng tiếp tục tấn công hậu cứ sư 18, chiến đoàn 43, nhưngvẫn không đột phá được. Bộ chỉ huy chiến dịch lệnh cho sư đoàn 1 tăng cường thêm 1tiểu đoàn vào thị xã tiếp tục giữ các điểm đã chiếm và phát triển về phía đông để phối hợpvới sư 7, nhưng tình hình vẫn không cải thiện được vì địch phản kích ác liệt. Ở hướng tây

Page 109: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

109

thị xã, sư đoàn 6 cùng lực lượ ng du kích Dầu Giây, Trần Hưng Đạo tấn công tiểu đoàn 1chiến đoàn 52, làm chủ hoàn toàn ngã ba Dầu Giây và đánh bật các đợt phản kích củađịch từ hướng nam chi viện cho Long Khánh.

Hướng đông và bắc thị xã Long Khánh chiến sự xảy ra ngày càng quyết liệt. Địchtăng cường phi pháo oanh tạc và tấn công vào phía sau đội hình của quân giải phóng tạinhững mục tiêu trước đó bị mất. Đặc biệt vào lúc 14 giờ ngày 12 -4, địch ném 2 quả bomCBU/Cluster bomb units (giết người bằng bức xạ đốt cháy oxy, sức huỷ diệt mạnh) xuốnghướng bắc thị xã Long Khánh. Gây nên thương vong lớn cho quân giải phóng và ngườidân. Thương vong mũi hướng bắc của ta lên đến 1.100 người trong ngày.

Trước tình huống chiến trường có nhiều bất lợi, đồng chí Trần Văn Trà (Tư lệnhQuân đoàn 4), Tư lệnh chiến dịch Xuân Lộc trực tiếp xuống Xuân Lộc nắm tình hình vàchỉ đạo thay đổi phương án tác chiến: Tạm thời rút lực lượng chủ lực khỏi trung tâm thịxã để củng cố; sử dụng lực lượng dự bị mạnh bất ngờ tiến công địch tiêu diệt chiến đoàn52 sư 18 tại Kiệm Tân và Dầu Giây, chiếm cao điểm Núi Thị, cô lập thị xã Long Khánhvới Biên Hòa. Từng bước cô lập và khiến địch hoang mang để quân giải phóng có điềukiện tung lực lượng đánh địch bật khỏi thị xã Long Khánh. Đêm 12 -4, thực hiện phươngán tác chiến mới của Bộ Tư lệnh chiến dịch, sư đoàn 7, sư đoàn 1 mỗi đơn vị chỉ để lại 1tiểu đoàn chốt giữ các mục tiêu đã chiếm được, khẩn trương củng cố trận địa và bàn giaotoàn bộ cho lực lượng vũ trang Xuân Lộc, cơ động chuyển thế trận.

+ Ngày 13 đến ngày 15 /4/1975Địch tăng cường thêm 2 lữ đoàn thủy quân lục chiến, 1 liên đoàn biệt động quân, 1

trung đoàn bộ binh của sư đoàn 5, 8 tiểu đoàn pháo binh và 2 chi đoàn xe tăng đưa số xetăng ở Long Khánh lên 300 chiếc. Lực lượng địch ở Long Khánh đã chiếm 50% bộ binh,60% pháo binh, hầu hết xe tăng của Quân đoàn 3 và lực lượng tổng dự bị tương đương 1sư đoàn. Địch huy động đến mức cao nhất không quân ở Biên Hòa, Tân Sơn Nhất và CầnThơ chi viện cho Xuân Lộc để cố thủ. Sự điều chỉnh, tăng viện cho Long Khánh của địchgây những khó khăn cho các mũi tấn công của quân giải phóng.

Toàn bộ lực lượng chủ lực Quân đoàn 4 rút ra ngoài thị xã. Lực lượng vũ trang địaphương Xuân Lộc tiếp tục bám trụ chiến đấu trong thị xã Long Khánh. Hướng nam thị xã,đội nữ pháo binh Xuân Lộc cấp tập nã pháo vào đội hình Lữ đoàn 2 dù của ngụy ở sânbay Long Khánh. Ngoại vi thị xã, tiểu đoàn 445, đại đội 41 và K8 Xuân Lộc chốt giữ khuvực Bảo Hoà, Bảo Toàn, đẩy lùi các đợt phản kích của địch, tiến công ở cầu Gia Liêu,Bảo Thị, bắt sống 117 tù binh, thu nhiều vũ khí, quân dụng của địch, khống chế địchtrong căn cứ Suối Râm.

Thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt chiến đoàn 52 sư 18, trung đoàn 33 diệt gọn 1 tiểuđoàn của chiến đoàn 52 và 1 chi đoàn xe thiết giáp tại ngã ba Dầu Giây, chiếm Núi Thị.Trung đoàn 4 kết hợp bộ đội, du kích địa phương diệt gọn hai tiểu đoàn của chiến đoàn52, một tiểu đoàn pháo binh, một chi đoàn xe bọc thép, thu 12 khẩu pháo, bắt hàng trămtù binh, giải phóng chi khu Kiệm Tân. Chiến đoàn 52 sư 18 hoàn toàn bị tan rã, số quâncủa địch còn lại tháo chạy về Biên Hoà. Ta giải phóng hoàn toàn quốc lộ 20, đồng thời cắtđứt quốc lộ 1 từ Trảng Bom, địch ở thị xã Long Khánh hoàn toàn bị cô lập với Biên Hòa.

Page 110: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

110

+ Ngày 16 đến 21/4/1975Bộ Tư lệnh quân đoàn 3 ngụy vội vã thành lập Bộ chỉ huy tiề n phương đứng chân

ở Trảng Bom trực tiếp tổ chức phản kích quân giải phóng. Địch đưa lữ đoàn 3 thiết giápvới 200 xe tăng, xe thiết giáp cùng chiến đoàn 8 của sư đoàn 5 lên phản kích, dưới sự chiviện của hơn 100 khẩu pháo và 125 lượt máy bay mỗi ngày. Trậ n chiến diễn ra ác liệt ởHưng Nghĩa và cao điểm 122. Sư đoàn 6 và Trung đoàn 95B đã diệt gọn 1 tiểu đoàn, bắthơn 100 tù binh, đẩy lùi địch xuống Bàu Cá.

Trong khi đó sư đoàn 7 và sư đoàn 341 liên tục tấn công, đánh tan tác 2 chiến đoàn43 và 48 của sư đoàn 18, diệt 1 bộ phận quân dù. Bộ đội địa phương đã bứt rút nhiều đồnbót địch trên các trục đường giao thông và vùng ven thị xã. Lực lượng tự vệ, công nhânmột số xã, đồn điền cao su của Xuân Lộc được giải phóng: sở cao su Bình Lộc (16/4) , giảiphóng ấp Suối Tre (19/4), giải phóng Cấp Rang và An Lộc (20/4).

Trước nguy cơ bị bao vây và bị tiêu diệt, ngày 18/4, Lữ đoàn dù số 1 nhận lệnh rútvề phía nam chi khu Tân Phong để yểm trợ cho hướng rút tháo chạy của địch trên trên lộ2 (Long Khánh đi Bà Rịa). Tướng Lê Minh Đảo, Tư lệnh sư đoàn 18 ra lệnh “Tùy nghi ditản”. Lúc 22 giờ ngày 20/4/1975, hơn 220 xe quân sự của địch chen nhau tháo chạy vềhướng lộ 2. Quân giải phóng tổ chức chốt chặn, truy kích, bắt sống đại tá tỉnh trưởngPhạm Văn Phúc.

Ngày 21/4/1975, thị xã Long Khánh được giải phóng. Tuyến phòng thủ cuối cùngcủa địch ở Xuân Lộc sụp đổ.

4. Thắng lợi và ý nghĩa lịch sửChiến dịch Xuân Lộc toàn thắng. Quân đoàn 4 cùng các lực lượng vũ trang Quân

khu 7, đặc biệt là lực lượng vũ trang thị xã Long Khánh, tỉn h Bà Rịa - Long Khánh đã diệtvà đánh thiệt hại nặng 3 chiến đoàn bộ binh, 2 chi đoàn xe tăng, xe bọc thép, một số đơnvị pháo binh, biệt động, quân dù… tiêu diệt hơn 2.056 tên, bắt 2.785 tên, thu và phá hủy56 ô tô, 42 xe tăng, xe bọc thép, 1.499 súng các loại (trong đó có 14 khẩu pháo 105 đến155mm) và nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại khác của địch.

Chiến thắng Xuân Lộc đã đập tan tuyến phòng thủ phía đông bắc Sài Gòn củađịch, tạo ra một thế trận mới rất thuận lợi để quân giải phóng tiến về giải phóng Sài Gòn –GiaĐịnh trong chiến dịch Hồ Chí Minh.

Đây là một điểm son chói lọi ghi đậm dấu ấn lịch sử, là niềm tự hào của quân dânLong Khánh – Xuân Lộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đấtnước.

----------------------------------

Page 111: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

111

ĐỒNG NAI THỜI KỲ TRƯỚC CÔNG NGUYÊN

Trên vùng đất này, qua nghiên cứu khảo cổ học, các nhà khoa học đã pháthiện nhiều dấu tích, di vật của các lớp cư dân cổ. Vùng đất Đồng Nai được biết đến với tưcách là một trong những trung tâm sinh sống của con người cổ cách đây hơn 2.000 nămtrở về trước.

1. Dấu tích của người cổ Đồng NaiHàng loạt các địa điểm trên vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai như: Gia Tân, Dầu

Giây, An Lộc, Hàng Gòn, Cam Tiêm, Bình Lộc, Núi Đất…đã phát hiện những công cụlao động của con nguời cổ. Đó là những công cụ thuộc thời kỳ đồ đá cũ, thời đại đầu tiênvà chiếm khoảng thời gian dài nhất trong xã hội loài người. Khởi điểm của thời đại nàyđược kể từ khi con người biết chế tạo ra công cụ lao động đầu

Bộ sưu tập hiện vật phát hiện ở Xuân L ộc và các vùng phụ cận hầu hết là nhữngcông cụ lao động của người cổ, nằm rải rác trên lớp dung nham bề mặt địa tầng văn hoá.Đó là những rìu tay, mũi nhọn, hòn ném, đồ nạo, mảnh tước…được làm từ đá ba zan –một chất liệu khá phong phú ở Đồng Nai do sự thành tạo địa chất. Bằng những công cụnày, người cổ Đồng Nai đã đặt dấu ấn của mình trong lịch sử phát triển chung của nhânloại. Người cổ Đồng Nai đã duy trì sự tồn tại của mình hàng chục vạn năm và mở đầu chotiến trình chinh phục môi trường sống, hoàn thiện dần cộng đồng người nhờ vào một quá trình tích lũy nhận thức lâu dài.

Từ thực tế săn bắn hái lượm với những công cụ thô sơ, người cổ Đồng Nai đã biếtlàm nên những công cụ lao động có tính năng hiệu quả hơn trong phương thức sống. Họbiết đến việc làm đồ gốm, chăn nuôi và trồng trọt. Phát minh ra trồng trọt là một yếu tốquan trọng của người cổ. Từ phương thức tước đoạt tự nhiên để sinh sống, người cổchuyển sang sản xuất, thích ứng và biến đổi thiên nhiên để duy trì sự tồn tại và khôngngừng từng bước nâng cao đời sống.

Bộ sưu tập hiện vật đa dạng được phát hiện như: cuốc đá, dao đá, rìu mài nhẵn…vàcác loại hình đồ gốm ở các di chỉ Cầu Sắt, Bình Đa, Gò Me…cho thấy người cổ Đồng Naiphát triển nông nghiệp sớm. Hàng loạt các di chỉ như Cái Vạn, Bình Đa, Phước Tân, BếnĐò, Gò Mít, Đồi Xoài, Rạch Lá…cho thấy cư dân cổ Đồng Nai đã định hình các điểm dâncư, làng cư trú trong các loại hình như: làng ven đồi, làng ven sông, làng ven biển, làngven đồi ven sông…Một số di chỉ có tính chất như những công xưởng c huyên chế tạo côngcụ lao động đáp ứng cho việc gia tăng dân số và sự phân công lao động. Bên cạnh phươngthức kinh tế săn bắn, hái lượm, người cổ Đồng Nai biết chăn nuôi, trồng trọt, làm gốm,đánh cá đã làm cho cộng đồng cư dân cổ Đồng Nai.

Khoảng 2.500 năm cách ngày nay (khoảng thế kỷ V trước Công nguyên), cư dâncổ Đồng Nai bước thời kỳ phát triển mạnh mẽ với việc biết chế tác công cụ bằng kim loạinhư đồng, sắt. Tại các di chỉ Bình Đa, Cái Vạn, Suối Chồn, Hàng Gòn, Long Giao, PhúHòa…đã phát hiện những đồ vật, công cụ, các loại vũ khí mà người cổ dùng trong luyệnkim, chế tạo công cụ. Những công cụ tiêu biểu như bộ vũ khí bằng chất liệu đồng (pháthiện tại Long Giao, huyện Cẩm Mỹ), các lưỡi liềm, dao bằng sắt ttại di chỉ Phú Hòa(Long Khánh), các đồ trang sức gồm ; khuyên tai ba mấu, hạt thủy tinh, vòng hạt chuỗi,

Page 112: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

112

mã não…, các loại rìu đồng, giáo đồng….Với những công cụ từ kim loại, người cổ ĐồngNai đẩy mạnh quá trình chinh phục tự nhiên, khai phá, phát triển nông nghiệp ngày càngmạnh mẽ. Vùng đất Đồng Nai cổ từ một thiên nhiên hoang sơ, nguyên thủy đã dần trởthành một địa bàn kinh tế, dân cư phát triển của trung tâm nông nghiệp Đồng Nai – ĐôngNam Bộ trước Công nguyên.

2. Những thành tựu của cư dân cổ+ Đàn đá Bình ĐaBình Đa là một di chỉ cư trú thuộc loại hình làng ven đồi, ven sông của người tiền

sử trên vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai. Di chỉ Bình Đa nay thuộc phường An Bình, thànhphố Biên Hòa.

Cuộc khai quật vào năm 1979 đã phát hiện tại di chỉ 42 thanh đoạn đàn đá giữatầng văn hoá có độ sâu 0,65m trong trang thái địa tầng nguyên vẹn. Năm 1992, cuộc khaiquật lần thứ hai phát hiện thêm 3 thanh đoạn đàn đá. Đàn đá là một loại nhạc cụ.

Việc phát hiện đàn đá tại Bình Đa là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử nghiêncứu về loại nhạc cụ độc đáo trên lãnh thổ Việt Nam. Đàn đá Bình Đa được định vị niênđại 3.000 – 2.700 năm cách ngày nay. Kết quả này góp phần khẳng định về niên đại chosự xuất hiện của các loại đàn đá được phát hiện tại nhiều địa điểm khác ở miền Nam ViệtNam trước đây như: đàn đá Nout Liêng Krack, đàn đá Bù Đơ, đàn đá Bù Đăng Xrê, đànđá Khánh Sơn…

Đàn đá Bình Đa là một sản phẩm văn hoá tiêu biểu và độc đáo của cư dân cổ trênvùng Đồng Nai. Trong dáng vẻ mộc mạc thô sơ của đàn đá là kết tinh cao độ của mộttruyền thống chế tác và cảm nhận văn hoá tuyệt vời của ngươi cổ. Đàn đá Bình Đa là báuvật, tự thân đàn đá “ không chỉ là chứng tích của sự tồn tại một hình thức sinh hoạt vănhoá mà chính bản thân nó là sản phẩm được làm tại chỗ trên đất Đồng Nai cổ kính. Cộngthêm vào đó, với tuổi được biết đích xác là khá cổ hoặc là thuộc loại cổ nhất, nên có thểcoi đàn đá Bình Đa như một thành tựu của một phát minh kỹ thuật – nghệ thuật độc đáocủa lớp người xưa. Họ chính là những người mở đầu cho những sáng tạo và phát triểnloaị nhạc cụ này. Họ đã khởi dựng nên dòng nhạc đàn đá, trong đó có thiên nhiên ĐồngNai, cuộc sống, xã hội Đồng Nai xưa; có thể coi như là đấ t tổ, là bầu sữa mẹ đã sản sinhra, đã nuôi dưỡng dòng nhạc ấy ngay từ buổi ban đầu chập chững ” (Theo Đàn đá BìnhĐa, Nhà Xuất bản Đồng Nai, 1983 ).

+ Qua đồng Long GiaoQua là một loại vũ khí, làm từ chất liệu đồng. Bộ qua đồng phát hiện ở Long Giao

được xem là loại vũ khí có tính năng sử dụng, đồng thời cũng có thể là loại vũ khí biểutrưng cho quyền uy, vị thế của con người quan trọng trong cộng đồng.

Địa bàn Long Giao nay thuộc xã Long Giao huyện Cẩm Mỹ. Bộ sưu tập qua đồngđược phát hiện trên sườn dốc ngọn núi lửa cổ.

Nhóm qua đồng Long Giao có đặc điểm chung là kích thước và trọng lượng lớn.Hai mặt được trang trí hoa văn hình học tinh xảo và cân xứng nhau. Từng qua đồng đượccấu tạo gồm: lưỡi, đốc, chuôi và hai cánh. Từng qua có thể lượng khác nhau.

Page 113: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

113

Địa điểm Long Giao là di tích đầu tiên trong lịch sử khảo cổ học Việt Nam pháthiện nhóm qua đồng có số lượng lớn nhất ( thu được19/ 70 ti êu bản do nhân dân địaphương tìm thấy ).

Các nhà nghiên cứu cho biết có mối quan hệ của qua đồng Long Giao với cáctrung tâm văn hoá cổ khác ở Việt Nam và Đông Nam Á lục địa như: Đông Sơn ( miềnBắc), Dốc Chùa ( Bình Dương ), Bàu Hòe ( Bình Thuận ), đông bắc Thái Lan…

Sự phát hiện qua đồng Long Giao cho thấy người cổ Đồng Nai đã biết đến luyệnkim ở trình độ cao. Sự thể hiện tài tình các hoa văn trang trí trên các qua đồng cho thấynét tinh tế trong sáng tạo thẩm mỹ, sự sáng tạo của những con người tài nă ng. Đây chínhlà thành quả của một phức hợp kỹ thuật đỉnh cao của người tiền sử Đồng Nai. Niên đạicủa qua đồnf Long Giao được xác định vào nửa sau thiên niên kỷ thứ nhất trước côngnguyên, cách đây khoảng 2.500 năm.

+ Mộ cự thạch Hàng Gòn

Hàng Gòn là di chỉ thuộc địa phận xã Hàng Gòn, thị xã Long Khánh. Kiến trúc cựthạch Hàng Gòn là hầm mộ được làm bởi những tấm đá hoa cương và những trụ đá dài,nặng được phát hiện vào năm 1927. Ngôi mộ có cấu kết hình hộp chữ nhất, dài 4,2m ,ngang 2,7m, cao 1,6m được ghép bởi 6 tấm đá hoa cương (granit) có sự gia công khánhẵn ở mặt ngoài. Bốn tấm đá thẳng đứng dùng làm vách, hai tấm ngang dùng làm đáy vànắp đậy. Liên kết giữa các tấm đá hoa cương nhở vào hệ thống rãnh dọc chắc chắn. Xungquanh mộ có nhiều trụ đá hoa cương, sa thạch. Có trụ cao đến 7,5m; tiết diện mặt cắtngang chữ nhật 1,10m x 0,3m. Thường các trụ một phần nhỏ và một phần lớn. Phần nhỏđể cắm chôn vào lòng đất, phần đầu lớn được khoét lõm hình yên ngựa. Mộ Hàng Gònđược đánh giá là loại hình Dolmen (đá lớn/ cự thạch) lớn nhất so với các ngôi mộ thờitiền sử khác phát hiện ở châu Á. Đây là di tích độc đáo cả về nghệ thuật lẫn kỹ thuật củacộng đồng người cổ từng cư trú, sinh sống trên vùnfg đất này. Niên đại mộ Hàng Gòncách đây khoảng 2.000 năm. Với thời đại ấy, chắc chắn phải bằng sức mạnh đòan kết và

Ảnh: Di tích Mộ cự thạch Hàng Gòn

Page 114: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

114

sức sáng tạo lớp cư dân cổ mới vượt bao khó khăn để thực hiện được công trình này. Bởinguồn chất liệu và kích cỡ của loại đá dùng cho việc thực hiện công trình này hòan toànkhông có ở Đồng Nai. Sự vận chuyển những tảng, trụ đá lớn đòi hỏi những kỳ công vàcách thức nâng dựng, ý tưởng công trình phản ánh sự sáng tạo vượt bậc của con người cổ.

Kiến trúc mộ Hàng Gòn được Trường Viễn Đông Bác Cổ xếp hạng vào năm 1928và ghi vào danh mục các di tích lịch sử Đông Dương “ mộ Đông Dương – mộ DolmenHàng Gòn, Xuân Lộc, Biên Hòa ”. Năm 1984, Việt Nam xếp hạng mộ Hàng Gòn vàodanh mục di tích quốc gia và là một trong 10 di tích quan trọng ở Nam Bộ.

--------------------------------

ĐỒNG NAI THIÊN NIÊN KỶ ĐẦU CÔNG NGUYÊN

1. Vài nét về địa lý hành chánhTỉnh Đồng Nai hiện nay trong 10 thế kỷ đầu công nguyên (từ thế kỷ I đến thế kỷ

X) nằm trong lãnh thổ rộng lớn của nước Phù Nam, sau đó là Chân Lạp. Đây là nhữngquốc gia cổ ở vùng Đông Nam Châu Á. Nước Phù Nam là một trong những quốc gia cổđược thành lập khá sớm, tồn tại từ thế kỷ I đến thế kỷ VII. Nước Chân Lạp là một thuộcquốc của Phù Nam, vào thế kỷ thứ VII đã thôn tính n ước Phù Nam. Địa bàn Đồng Naixưa thuộc vùng Thủy Chân Lạp – tức vùng đất ở gần biển để phân biệt với vùng đất LụcChân Lạp (tức Campuchia ngày nay). Vùng đất Đồng Nai với rừng núi bạt ngàn, chỉ cónhững nhóm cư dân sinh sống rải rác như Stiêng, Mạ, Ch ơro, Cơho, Mơnông, Khơme…

2. Đời sống kinh tế – xã hộiCư dân trên vùng đất Đồng Nai thời kỳ này đã hình thành tổ chức xã hội mang tính

bộ tộc, trong bộ tộc có nhiều thị tộc nhỏ. Hình thức quản lý trong bộ tộc được thể hiệnbằng những luật tục mang tính cộng đồng, gia đình.

Vùng đất được cai quản của từng bộ tộc diện tích mà cộng đồng cư dân sinh sốngvà canh tác. Đứng đầu mỗi bộ tộc là tộc trưởng, người có uy tín. Những tộc trưởng nàythường làm chủ để giải quyết những việc trong nội tộc và làm chủ tế các buổi lễ hội.

Lối cư trú của cư dân theo kiểu nhà sàn dài. Mỗi nhà dài được chia làm nhiều ôcho những gia đình nhỏ trú ngụ. Nhà được làm bằng vật liệu chủ yếu khai thác từ cây gỗtrong rừng vốn phong phú ở vùng Đông Nam Bộ trước đây. Nhà cất trên những giồng đấtgần sông - suối, gần thung lũng rất thuận lợi trong sinh hoạt, canh tác hay trao đổi hànghóa. Chế độ gia đình theo mẫu hệ, tức người phụ nữ được coi trọng. Trang phục cư dânbản địa rất đơn giản, đàn ông đóng khố, đàn bà mặc váy, ngực để trần. Trang sức khá cầukỳ như vòng tay, vòng chân, khuyên tai, vòng cổ bằng đồng, bằng bạc, hạt chuỗi, hạtcườm, mã não nhiều màu sắc. Một số nhóm cư dân có tục cà răng, căng tai.

Đời sống kinh tế chủ yếu là nông nghiệp ruộng rẫy. Sản xuất nông nghiệp dựa vàothiên nhiên là chính "ăn rừng, uống nước trời", theo phương thức "hỏa canh, thủy nậu",

Page 115: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

115

mang tính tự cấp tự túc. Nghề chăn nuôi ít phát triển vì gia súc, gia cầm được nuôi chủyếu phục vụ cho các dịp tế lễ như hiến sinh, lễ cưới, cúng thần... ít dùng trong sản xuất.

Các hoạt động săn bắt, hái lượm vẫn còn đóng vai trò thiết t hực trong đời sống củacư dân bởi đặc điểm của vùng rừng núi. Bên cạnh đó, các ngành nghề tiểu thủ côngnghiệp cũng phát triển như tạc tượng, nung gạch, dệt, rèn, đan... Các sản phẩm mang tínhkỹ thuật cao như nghề kim hoàn, nấu chảy thủy tinh, đồ gốm tốt được du nhập từ các nơivùng lân cận. Đặc biệt, việc buôn bán phát triển với thuận lợi bằng đường thủy trên tuyếnsông Đồng Nai – trong đó vùng cảng Cần Giờ (hiện nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh)giao thương với các vùng phụ cận và Đông Nam Á. Sản phẩm tr ao đổi chủ yếu là các tàinguyên giàu có từ rừng như: gỗ, ngà voi, mật, sáp ong…

Quốc gia Phù Nam chịu những ảnh hưởng lớn từ Ấn Độ. Ngoài tín ngưỡng vạn vậthữu linh (xem mọi vật đều có linh hồn), cư dân cổ vùng Đồng Nai thờ đa thần : thần nhà,thần núi, thần rừng, thần sông, thần lửa, thần rẫy, thần lúa… Khi đạo Hindu - Ấn Độ giáodu nhập vào, cư dân ở đây tiếp thu cải biến chủ yếu hai giáo phái thờ thần Vishnu, Shiva.Đây là một trong hai vị thần lớn trong tôn giáo của Ấn Độ cổ đại.

Xã hội không phân chia giai cấp rõ ràng, sự giàu nghèo không cách biệt lớn. Lớpcư dân bản địa thuộc hệ ngôn ngữ Môn - Khơmer, dòng Nam Á. Cộng đồng không có chữviết riêng.

3. Những di tích, di vật phát hiện trên đất Đồng NaiTrên địa bàn Đồng Nai, các nhà khảo cổ đã phát h iện nhiều di chỉ, di vật thuộc thời

kỳ thiên niên niên kỷ đầu công nguyên. Phần lớn các di tích được phát hiện là những dấutích của các đền tháp phản ánh đời sống tín ngưỡng của cư dân. Một số các di tích tiêubiểu sau :

+ Di tích Gò Chiêu Liêu thuộc ấp Đất Mới, xã Long Phước, huyện Long Thành. Ditích là một kiến trúc được xây dựng bằng gạch, chung quanh có xây tường. Ở trung tâmcó một nền gạch hình vuông. Giữa nền gạch có một ô trống bên trong nện chặt đất sét,sỏi, gạch vụn. Trên nền gạch có mái che nh ưng đã bị hư hoại. Di tích thuộc dạng đền thờcủa đạo Hindu - Ấn độ giáo. Niên đại di tích được xác định vào thế kỷ I – II SCN.

+ Di tích Cây Gáo 1 và 2 thuộc địa bàn xã Cây Gáo, huyện Vĩnh Cửu. Di tíchđược phát hiện với những dạng kiến trúc gạch có quy mô lớn. Toàn bộ di tích được hỗnđất sét, sỏi, gạch vụn. Những mảng kiến trúc được phát hiện có vách thành, có những bậccửa tam cấp. Trong phạm vi chung di tích có nền gạch phát lộ cho thấy là khu trung tâmcủa đền tháp. Trên những khu trung tâm có dấu vế t cho thấy có phần kiến trúc được chechắn. Những vật liệu cấu thành di tích gồm gạch, đà và gỗ. Trong di tích phát hiện nhữngmảnh gốm và các di vật liên quan đến tôn giáo. Niên đại di tích được xác định vào thế kỷIII SCN.

+ Di tích Rạch Đông thuộc xã Hố Nai 4, huyện Thống Nhất. Di tích có dạng kiếntrúc gạch, xung quanh có tường dày. Trong phạm vi di tích có bốn cụm kiến trúc. Đặcbiệt, phía trong cụm kiến trúc gạch có tường là một nền gạch hình vuông, giữa có ô vuôngsâu được nện chặt bởi cát, đất sét. Phía dưới các lớp cát, đất sét có những hàng gạch đượcsắp xếp chèn lên những mảnh kim loại bằng vàng. Những mảnh vàng có hình dáng độcđáo dạng con ốc, con rùa, hình một bông hoa năm cánh tròn. Một số mảnh vàng được

Page 116: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

116

chạm khắc tinh tế thể hiện vị thần linh. Trong di tích còn phát hiện một bàn tay tượngbằng đá. Niên đại di tí ch được xác định vào thế kỷ VII – VIII SCN.

+ Tượng bằng đá phát hiện ở lòng sông Đồng Nai : Mặc dầu tượng không cònnguyên vẹn nhưng cho thấy đây là tượng thần Vishnu, có bốn tay cầm bốn linh vật.Tượng cao 1,6m. Niên đại đựơc xác định vào khoảng thế kỷ VII đến thế VIII .

+ Tượng đá phát hiện tại Bến Gỗ, huyện Long Thành : Tượng thể hiện một vị namthần bằng chất liệu đá sa thạch màu xám. Tượng cao 1,5m. Trên tượng có chạm khắcnhững trang trí thể hiện các hoa văn của trang phục. Niên địa xác định vào khoảng thế kỷX đến thế kỷ XII.

+ Nhiều công cụ dùng trong sinh hoạt hằng ngày của c ư dân cổ Đồng Nai như bìnhgốm, bàn chày nghiền (nghiền trái cây, hạt…) đựơc phát hiện.

------------------------------

THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘITỈNH ĐỒNG NAI TỪ 30/4/1975 ĐẾN NAY

1. Giai đoạn từ 1975 đến trước thời kỳ đổi mới năm 1986Với chiến thắng 30 – 4 – 1975 lịch sử, Đồng Nai bước vào thời kỳ mới: Khắ c phục

hậu quả chiến tranh, cùng cả nước bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tháng 1 – 1976,Trung ương quyết định thành lập tỉnh Đồng Nai trên cơ sở sáp nhập 3 tỉnh: Biên Hòa, BàRịa - Long Khánh, Tân Phú với diện tích 8.360 km2, số dân 1.223.683 người, gồm 10 đơnvị hành chính cấp huyện. Hơn 30 năm qua, Đồng Nai đã vượt qua nhiều khó khăn thửthách, đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt từ năm 1986, thực hiệnsự nghiệp đổi mới, Đồng Nai luôn là tỉnh năng động, sáng tạo, một trong nh ững địaphương đi đầu cả nước về phát triển kinh tế.

Sau giải phóng chính quyền cách mạng đứng trước khó khăn gay gắt: Cơ sở kinhtế, hạ tầng của chế độ cũ xây dựng chủ yếu để phục vụ cho chiến tranh, đời sống, công ănviệc làm của hơn 1 triệu dân trong tỉ nh mà phần lớn là đồng bào vùng tạm chiếm sốngdựa vào trợ cấp của chế độ cũ, không quen lao động. Lương thực thiếu nghiêm trọng, bìnhquân đầu người năm 1975 của tỉnh chỉ đạt 89 kg, các nhu yếu phẩm cho đời sống thườngngày thiếu gay gắt do sản xuất chưa hồi phục. Về nông nghiệp các công trình thủy lợichưa có gì, năng suất cây trồng, vật nuôi rất thấp. Sản xuất công nghiệp khó khăn dothiếu nguyên liệu, vật tư, phụ tùng thay thế, một số giới chủ và công nhân lành nghề đã bỏra nước ngoài.

Về văn hóa, một bộ phận nhân dân vùng tạm chiếm, nhất là giới trẻ chịu ảnhhưởng sâu sắc của nền văn hóa thực dân mới. Y tế, giáo dục chỉ phát triển ở vùng đô thị,tỷ lệ người mù chữ khá cao, trường học chưa phát triển, không đủ đáp ứng nhu cầu họctập, hệ thống y tế ở cơ sở hầu như chưa có gì, nhân viên y tế thiếu trầm trọng. Bọn phảnđộng trong nước câu kết với các thế lực ở nước ngòai chống phá chính quyền cách mạng

Page 117: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

117

quyết liệt. Đất nước hòa bình, nhưng chính quyền cách mạng phải thực hiện 2 nhiệm vụ làxây dựng và bảo vệ Tổ quốc và sau đó là làm nghĩa vụ quốc tế giúp nước bạn Cămpuchiachống lại bọn diệt chủng Pôn Pốt, trực tiếp giúp tỉnh Kôngpôngthom kết nghĩa. Các thếlực thù địch tiến hành bao vây cấm vận Việt Nam, gây cho ta không ít khó khăn.

Phát huy truyền thống cách mạng của chiến khu Đ và miền Đông, đã được thửthách qua 2 cuộc kháng chiến, nhân dân Đồng Nai đã vượt qua mọi thử thách: Nhanhchóng khôi phục sản xuất, đảm bảo đời sống nhân dân, từng bước giải quyết công ăn việclàm, xây dựng nền văn hóa mới. Về nông nghiệp nhiều công trình thủy lợi được xâydựng, đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể bằng nhiều hình thức: tổ vần công, tậpđoàn sản xuất, hợp tác xã ... Năm 1981, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 100 CT -TW và sauđó là Chỉ thị 10/CT-TW về khoán sản phẩm trong nông nghiệp đến nhóm và người laođộng, phong trào sản xuất nông nghiệp có bước phát triển mới. Đến năm 1984 cả tỉnh có1143 hợp tác xã và tập đoàn sản xuất. Về công nghiệp sau thời gian ngắn, 76/92 nhà máy,xí nghiệp Khu công nghiệp Biên Hòa đã tr ở lại hoạt động. Tỉnh chủ trương phát triểncông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhằm tạo công ăn việc làm cho nhân dân. Cuối năm1984 toàn tỉnh có 243 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thu hút trên 40.000 lao động.Năm 1982 nhà nước đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện Trị An, nhà máy thủy điện lớnnhất ở phía Nam. Giáo dục được đầu tư phát triển, các lớp xoá nạn mù chữ, bổ túc vănhóa được mở khắp các phường, xã, thị trấn đảm bảo nhu cầu học tập của nhân dân. Trạmy tế được xây dựng, công tác chăm sóc sức khỏe được quan tâm.

2. Giai đoạn từ năm 1986 đến nayTừ năm 1986, Đảng ta nhận thức phải đổi mới, đó là con đường duy nhất đưa đất

nước đi lên. Đại hội VI của Đảng tháng 12 – 1986 đã vạch ra con đường đổi mới, chủtrương đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, xoá bỏ cơ chế hành chính, tập trungquan liêu, chuyển sang hạch toán kinh tế, xây dựng đất nước theo cơ chế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh những khó khăn, nền kinh tế của tỉnh bắt đầu xuất hiện nhiều nhân tốtích cực. Một số cơ sở năng động làm ăn có hiệu quả, trong nông nghiệp “khoán 100”, rồi“khoán 10” đã mang lại sức sống mới, có những điển hình mới trong nông nghiệp, đã tạođược khí thế mới trong sản xuất. Đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa trongquan hệ, với tinh thần “Việt Nam muốn làm bạn với các nước” đã dần dần phá vỡ thế baovây cấm vận của kẻ thù. Chính nhờ đường lối ngoại giao đúng đắn, mềm dẻo, nhiều nướcđã lập lại quan hệ ngoại giao với Việt Nam, năm 1995 Mỹ chính thức bình thường hóaquan hệ với Việt Nam. Năm 1990 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợpquốc (UNESCO) tuyên dương Chủ tịch Hồ Chí Minh “Anh hùng giải phóng dân tộc,danh nhân văn hóa thế giới”, là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lớn.

Năm 1988, Quốc hội ban hành Luật Đầu tư nước n goài, Đồng Nai nhanh chóngnắm bắt thời cơ, chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển công nghiệp, tạo điềukiện cho các ngành kinh tế khác phát triển. Cuối năm 1995 Đồng Nai đã thu hút 143 dự

Page 118: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

118

án đầu tư nước ngoài, với số vốn đầu tư 2,4 tỷ USD của 1 7 quốc gia và vùng lãnh thổ,hình thành được 11 khu công nghiệp tập trung. Từ việc chủ động thu hút đầu tư nướcngoài, đã thúc đẩy phát triển công nghiệp địa phương, tiểu thủ công nghiệp, tiến hànhcông nghiệp hóa nông nghiệp- nông thôn và có điều kiện để phát triển sự nghiệp văn hóa -xã hội.

Thực hiện sự nghiệp đổi mới từ năm 1986 với những bước đi chập chững ban đầu,quyết tâm vượt qua giai đoạn cực kỳ khó khăn của những năm 90 của thế kỷ XX, ĐồngNai đã tạo được khí thế mới, trở thành tỉnh trọng điểm ki nh tế phía Nam, tạo được khởisắc của quá trình phát triển.

Lĩnh vực kinh tế, Đồng Nai đã phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình, huy động được các nguồn lực sẵn có. Thực tế đã chứng minh, chọn ưu tiên phát triển công nghiệpcủa tỉnh là đúng hướng. Từ phá t triển công nghiệp đã đưa nền kinh tế của tỉnh phát triểnvới nhịp độ cao, có điều kiện để phát triển các lĩnh vực khác, góp phần chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Bước sang thiên niên kỉ mới, nền kinh tế củatỉnh tiếp tục giữ nhịp độ tăng trưởng cao, ổn định và khá bền vững. Năm 2008 tốc độ tăngtrưởng GDP đạt 15,4%, hơn hai lần so với mức tăng trưởng của toàn quốc. Nền kinh tếtiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỉ trọng kinh tế nông lâm thủy sản,tăng tỉ trọng kinh tế dịch vụ: Tỉ trọng kinh tế công nghiệp, xây dựng chiếm 57,9%, kinh tếdịch vụ chiếm 31,5%, nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 10,6%. Thu nhập bình quânđầu người đạt hơn 21 triệu đồng. Toàn tỉnh đã qui hoạch xây dựng 27 Khu công nghiệptập trung, thu hút 946 dự án đầu tư nước ngoài, với số vốn đăng ký hơn 14 tỷ đô la Mỹ,Đồng Nai đứng thứ 3 cả nước về thu hút đầu tư nước ngòai.

Các thành phấn kinh tế tiếp tục phát triển: Kinh tế nhà nước được củng cố theohướng tích tụ và tập trung vốn, hình thành các Tổng công ty qui mô lớn, nâng cao đượchiệu quả quản lí, sản xuất kinh doanh. Kinh tế tập thể phát triển cả số lượng và chấtlượng, đổi mới mô hình và phương thức hoạt động. Kinh tế tư nhân phát triển nhanh về sốlượng và cơ cấu ngành nghề, góp phần huy động khá cao về nguồn vốn và nhân lực chophát triển. Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khá, nhiều mặt hàng xuất khẩu số lượng lớn nhưcao su, hạt điều, sản phẩm điện, điện tử, hàng may mặc, đồ gỗ…

Sự nghiệp giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường đạt đ ượcnhiều tiến bộ, việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần,công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo đối tượng chính sách, đặc biệt là chương trình xóa đóigiảm nghèo đạt kết quả khả quan. Năm 1998 thực hiện xong xoá mù chữ và phổ cậ p giáodục Tiểu học, năm 2004 hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở, năm 2006 thực hiện phổcập Tiểu học đúng độ tuổi, đến 2008 có 70% xã phường đạt tỉ lệ tốt nghiệp THPT vàtương đương theo chuẩn phổ cập bậc Trung học. 100% số xã có trạm y tế cơ sở. 100% ấp,khu phố có cán bộ y tế, các dịch bệnh được đẩy lùi, hơn 40% số dân tham gia bảo hiểm ytế. Trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí. Số hộ nghèo năm 2008 giảm còn4,83%, hàng năm có hơn 50.000 lao động được đào tạo nghề, nâng tỉ lệ lao động đượcđào tạo của tỉnh lên 37,5%. Toàn tỉnh có gần 90% số ấp và số hộ đạt tiêu chuẩn ấp, gia

Page 119: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

119

đình văn hóa. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, thế trận anninh nhân dân được củng cố vững chắc.

Nhiều phong trào của quần chúng đã được phát động như xây dựng gia đình vănhóa, khu phố văn hóa, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xoá đóigiảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa thực hiện khá hiệu quả, được mọi người nhiệt tình ủng hộ.Khẩu hiệu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” đã đi vào lòngngười.

----------------------------------

Phần thứ 3: ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG ĐỒNG NAI

ÑÒA LYÙ TÖÏ NHIEÂN ÑOÀNG NAI

Đồng Nai được thành lập tháng 1/1976, trên cơ sở sáp nhập 3 tỉnh: Biên Hòa, BàRịa-Long Khánh và Tân Phú, là tỉnh thuộc miền Đông bộ, có diện tích 5.903,940 km2,chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùngĐông Nam Bộ. Dân số toàn tỉnh theo Tổng điều tra thời điểm 1/4/2009 là 2.483.211người, mật độ dân số: 421 người/km2. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm:Thành phố Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; Thị xã Long Khánhvà 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu;Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú, với 171 xã, phường, thị trấn.

Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam Đồng Nai tiếpgiáp với 6 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bà Rịa -Vũng Tàuvàthành phố Hồ Chí Minh

Là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạchquốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gầncảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và đang thực hiện dự án sân bay LongThành đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thươngvới cả nước và quốc tế đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.

Vị trí địa líĐồng Nai nằm trong vuøng Đông Nam Bộ, là vùng chuyeån tieáp giöõa cao nguyeân Nam

Tröôøng Sôn vôùi vuøng ñoàng baèng sông Cửu Long. ù Toïa ñoä ñòa lyù töø kinh ñoä 106o45’30 Ñ ñeán 107o35’00 Ñ vaø töø vó ñoä 10o30’03 B ñeán

11o34’57 B. Phía baéc giaùp vôùi Laâm Ñoàng; phía nam giaùp vôùi Baø Ròa-Vuõng Taøu; phía ñoâng giaùp vôùiBình Thuaän; phía taây giaùp vôùi Bình Döông, Bình Phöôùc vaø thaønh phoá Hoà Chí Minh.

Vò trí laõnh thoå Ñoàng Nai coù aûnh höôûng maïnh meõ ñeán töï nhieân laãn xaõ hoäi. Vò trí ñaõ goùp phaànhình thaønh kieåu khí haäu nhieät ñôùi gioù muøa caän xích đạo noùng quanh naêm, coù moät muøa möa vaø moätmuøa khoâ keùo daøi; traùnh ñöôïc nhöõng thieân tai töø bieån mang laïi. Do naèm trong vuøng Đông Nam Bộ

Page 120: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

120

vùng kinh teá troïng ñieåm phía Nam neân Ñoàng Nai coù nhieàu thuaän lôïi trong quaù trình phaùt trieån kinhteá vaø xaõ hoäi.

Ñoàng Nai naèm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyeân Nam Tröôøng Sôn vôùi vuøng ñoàngbaèng sông Cửu Long nên ñòa hình có dạng bán bình nguyên bao gồm các daõy ñoài löôïn soùng xenkeõ vôùi caùc ñoàng baèng nhoû. Ñoä cao cuûa ñòa hình thay ñoåi töø 20m ñeán 800m. Ñòa hình thaápdaàn töø đông baéc xuoáng tây nam, gồm ba dạng chính: ñòa hình nuùi thaáp, ñoài löôïn soùng vaø ñoàngbaèng. Daïng ñòa hình nuùi thaáp

Địa hìnhChuû yeáu laø caùc nuùi löûa. coù ñoä cao töø 200m - 800m, chieám 8% dieän tích töï nhieân, phaân boá

thaønh caùc cuïm hoaëc raûi raùc ôû phía baéc vaø phía ñoâng cuûa tænh. Nuùi Chöùa Chan (Xuaân Loäc) cao nhaát834m. Ngoaøi ra coøn coù moät soá nuùi khaùc nhö nuùi Taø Laøi (Taân Phuù) nuùi Ba Choàng (Ñònh Quaùn)… taïora caùc caûnh quan ñeïp cho ñòa phöông.

Daïng ñòa hình ñoài löôïn soùngLaø daïng ñòa hình phoå bieán được hình thaønh qua quaù trình boùc moøngoàm caùc beàmaët san baèng, söôøn nuùi, söôøn caùc thung luõng. ÔÛ nhöõng beà maët coù dieän tích roäng, taïo neân caùc

ñoàng baèng boùc moøn, tích tuï. Độ cao từ 20m - 200m , chieám 80% dieän tích töï nhieân, phaân boá giảmdần từ đông sang tây .

Daïng ñòa hình ñoàng baèng Bao goàm caùc baäc theàm soâng, baõi boài, có độ cao thấp dưới 20m, chieám 12% dieän tích töï

nhieân, phaân boá tập trung ở phía tây và tây nam của tỉnh.

Löôïc ñoà tænh Ñoàng Nai Löôïc ñoà ñòa hình tænh Ñoàng Nai

Page 121: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

121

Nhìn chung caùc daïng ñòa hình treân luoân khoâng ngöøng bieán ñoåi do aûnh höôûng cuûa caùc nhaân toángoaïi löïc nhö nhieät ñoä, khoâng khí, nöôùc möa, gioù…vaø nhaát laø hoaït ñoäng soáng cuûa con ngöôøi.

Khí hậuDo vò trí naèm ôû vó ñoä thaáp neân Ñoàng Nai coù kieåu khí haäu nhieät ñôùi gioù muøa caän xích ñaïo, noùng quanh

naêm. Nhieät ñoä trung bình caùc thaùng trong naêm luoân ñaït treân 250C, caùn caân böùc xaï luoân döông. Khíhaäu Ñoàng Nai phaân thaønh hai muøa roõ reät trong naêm goàm moät muøa möa vaø moät muøa khoâ. Muøa möabaét ñaàu töø thaùng 4 ñeán thaùng 10. Toång löôïng möa chieám ñeán 93% löôïng möa caû naêm. Ñoä aåm töôngñoái khoâng khí raát cao, treân 80%. Muøa khoâ keùo daøi töø thaùng 11 ñeán thaùng 3 naêm sau, löôïng möa raát ít,toång löôïng möa chæ ñaït 7% löôïng möa caû naêm, coù nhöõng thaùng khoâng möa, laøm cho tình traïng khoâhaïn caøng saâu saéc.

Vôùi tính chaát noùng aåm quanh naêm, phaân muøa roõ reät, khí haäu taïo ñieàu kieän cho Ñoàng Nai phaùttrieån neàn noâng nghieäp nhieät ñôùi, ña daïng veà cô caáu caây troàng, vaät nuoâi; ñaåy maïnh thaâm canh, taêngvuï; phôi saáy vaø baûo quaûn noâng saûn…Tuy nhieân khí haäu noùng aåm cuõng gaây ra nhieàu khoù khaên nhö:

- Do noùng aåm, dòch beänh deã phaùt sinh, aûnh höôûng naêng suaát, saûn löôïng caây troàng vaät nuoâi.- Ñoä aåm khoâng khí cao gaây khoù khaên cho baûo quaûn maùy moùc, thieát bò , noâng saûn.- Do khí haäu phaân hoùa theo muøa neân thöôøng xaûy ra tình traïng thieáu nöôùc töôùi vaøo muøa khoâ

vaø luõ luït, xoùi moøn ñaát ñai vaøo muøa möa gaây khoù khaên cho ñôøi soáng vaø saûn xuaát noâng nghieäp.Sông ngòi: Ñoàng Nai laø tænh coù nguoàn nöôùc khaù phong phuù, thuaän lôïi cho saûn xuaát, sinh hoaït vaø ñaëc

bieät coù yù nghóa ñoái vôùi phaùt trieån thuûy ñieän. Do naèm trong vuøng coù löôïng möa cao neân maïng löôùisoâng ngoøi Ñoàng Nai khaù daøy. Maät ñoä soâng suoái ñaït töø 0, 5 ñeán 1, 2km/km2. Soâng Ñoàng Nai laø soânglôùn nhaát vaø quan troïng nhaát treân ñòa baøn tænh. Ñaây laø soâng chaûy hoaøn toaøn trong ñòa phaän cuûa nöôùcta, daøi 635km. Ñoaïn soâng chaûy qua ñòa phaän Ñoàng Nai coù chieàu daøi 150km. Do chaûy qua ñòa hìnhñoài nuùi neân soâng coù nhieàu thaùc gheành nhö thaùc Trò An, thaùc Ba Gioït…Ttröôùc khi ñoå ra bieån, soângchaûy treân ñòa hình ñoàng baèng taïo ra nhieàu baõi boài (hay caùc cuø lao nhö cuø lao Phoá, cuø lao Ruøa…). Soâng

Bieåu ñoà löôïng möa trung bình thaùng cuûa Ñoàng Nai (ñôn vò: mm )

Page 122: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

122

La Ngaø laø soâng lôùn thöù hai trong tænh, laø moät trong nhöõng phuï löu cuûa soâng Ñoàng Nai, coù chieàu daøi70km, chaûy qua ñòa phaän huyeän Ñònh Quaùn. Do chòu aûnh höôûng maïnh meõ cuûa yeáu toá khí haäu, caùcsoâng ôû Ñoàng Nai coù cheá ñoä nöôùc leân xuoáng theo muøa. Muøa möa nöôùc caùc soâng daâng cao, thöôøngxuaát hieän luõ luït. Ngöôïc laïi muøa khoâ, caùc soâng, suoái thöôøng caïn nöôùc. Vôùi cheá ñoä nöôùc thay ñoåi theomuøa, soâng ngoøi ñaõ coù aûnh höôûng khoâng nhoû ñeán caùc hoaït ñoäng saûn xuaát vaø ñôøi soáng cuûa nhaân daântrong vuøng.

Hồ, nước ngầm: Treân ñòa baøn tænh coù moät soá hoà. Lôùn nhaát laø hoà Trò An vôùi dieän tích 323km2, coù giaù trò kinh teá

raát lôùn nhö cấp ñieän, caáp nöôùc cho sinh hoaït, nuoâi troàng thuûy saûn, du lòch sinh thaùi… Ngoaøi hoà, ĐồngNai coøn coù nguoàn nöôùc ngaàm khaù doài daøo, llaøm phong phuù theâm nguoàn nöôùc cho ñòa phöông.

Đất đai: Bao goàm 10 nhoùm, coù 3 nhoùm chính: ñaát xaùm, ñaát ñoû vaø ñen, ñaát phuø sa ven soâng. Nhoùm ñaát xaùm: Ñöôïc hình thaønh treân neàn phuø sa coå vaø ñaù phieán seùt, chieám gaàn 40% dieän

tích töï nhieân, laø nhoùm coù dieän tích lôùn nhaát trong vuøng. Ñaát coù ñoä phì thaáp, thích hôïp vôùi caùc loaïi caâycoâng nghieäp ngaén laãn daøi ngaøy, caây aên quûa vaø hoa maøu. Phaân boá ôû caùc huyeän Vónh Cöûu, LongThaønh, Nhôn Traïch, Bieân Hoøa, Xuaân Loäc.

Nhoùm ñaát ñoû vaø ñen: Ñöôïc hình thaønh treân ñaù ba zan, chieám 39% dieän. Ñaát coù ñoä phì cao,thích hôïp vôùi caùc loïai caây coâng nghieäp daøi ngaøy. Phaân boá ôû caùc huyeän Taân Phuù, Ñònh Quaùn, TraûngBom, Thoáng Nhaát, Xuaân Loäc, Long Khaùnh.

Nhoùm ñaát phuø sa ven soâng; Ñöôïc hình thaønh do quaù trình boài tuï phuø sa cuûa caùc soâng, chieám5% dieän tích. Ñaát coù ñoä phì cao, thích hôïp vôùi caùc loaïi caây löông thöïc, rau quûa, caây coâng nghieäp ngaénngaøy. Phaân boá ôû caùc khu vöïc ven soâng Ñoàng Nai, La Ngaø thuoäc caùc huyeän Vónh Cöûu, Bieân Hoøa, LongThaønh, Nhôn Traïch.

Caùc nhoùm ñaát coøn laïi chieám 16%, phaân boá khoâng taäp trungduøng ñeå xaây döïng caùc coâng trình.Tài nguyên sinh vật:Söï ña daïng sinh hoïc

Löu vöïc soâng Ñoàng Nai

Page 123: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

123

Ña daïng veà thaønh phaàn loaøi: Veà thöïc vaät : raát phong phuù. Treân ñòa baøn tænh coù treân 1600loaøi thöïc vaät khaùc nhau, trong ñoù coù ñeán 26 loaøi quyù hieám. Veà ñoäng vaät : coù treân 257 loaøi nhö chim,thuù, boø saùt, loaøi löôõng cö….. Coù ñeán 14 loaøi thuù quyù chieám 45% loaøi ôû Vieät Nam coù teân trong danhsaùch ñoû caàn ñöôïc baûo veä nhö teâ giaùc moät söøng,vooïc nguõ saéc, boø toùt, gaáu choù, baùo hoa mai, coâng, tró…

Ña daïng veà heä sinh thaùi: Theo thoáng keâ naêm 2003 dieän tích röøng cuûa tænh coøn khoaûng150.274ha (khoaûng 25,6% dieän tích töï nhieân), trong ñoù coù 100.678ha laø röøng töï nhieân, ñaït tyû leä18,9%. Röøng Ñoàng Nai coù ñaëc tröng cuûa röøng nhieät ñôùi, giaøu chuûng loaïi nhö röøng raäm thöôøng xanh,röøng ruïng laù theo muøa, röøng nguyeân sinh, röøng thöù sinh, röøng ngaäp maën (röøng saùc), röøng troàng… ñeàucoù giaù trò cao caû veà kinh teá laãn moâi tröôøng. Ñieån hình nhö röøng nguyeân sinh Nam Caùt Tieân ôû TaânPhuù, röøng ngaäp maën ôû Nhôn Traïch, Long Thaønh.

Röøng ngaäp maën ( Nhôn Traïch) Röøng nguyeân sinh Nam Caùt Tieân ( Taân Phuù)Vaán ñeà baûo veä taøi nguyeân sinh vaät: Ñoàng Nai coù nhieàu loaøi ñoäng thöïc vaät coù giaù trò, ñoù laø

nguoàn gen quyù giaù caàn phaûi ñöôïc gìn giöõ vaø baûo veä. Trong nhöõng naêm qua do vieäc khai thaùc röøngquaù möùc, dieän tích ñaát troáng, ñoài troïc taêng nhanh gaây aûnh höôûng xaáu ñeán moâi tröôøng. Hieän nay tænhñaõ vaø ñang thöïc hieän moät soá bieän phaùp khaéc phuïc nhö ñoùng cöûa röøng; khoanh vuøng baûo veä röøng;phaùt trieån coâng taùc troàng röøng, phuû xanh ñaát troáng ñoài troïc; thaønh laäp caùc khu baûo toàn thieân nhieân,khu döï tröõ sinh quyeån quoác teá.

Khoáng sản: Khoaùng saûn Ñoàng Nai töông ñoái phong phuù veà chuûng loaïi. Nhieàu nhaát laø ñaù xaây döïng coù

nhieàu ôû Ñònh Quaùn, Xuaân Loäc, Bieân Hoøa; ñaát seùt coù nhieàu ôû Vónh Cöûu, Taân Phuù, Long Thaønh, XuaânLoäc; than buøn coù Bieân Hoøa, Taân Phuù; boâxít coù ôû Nam Caùt Tieân… Ñieàu naøy seõ goùp phaàn taïo ra nguoànnguyeân lieäu doài daøo cho söï phaùt trieån moät soá ngaønh coâng nghieäp cuûa tænh.

-------------------------------

ĐỊA LÍ DÂN CƯ ĐỒNG NAIDân số:

Page 124: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

124

Ñaëc ñieåm: Ñoàng Nai laø tænh coù daân soá ñoâng, năm 1976 Đồng Nai có 928.847 người,n¨m 2005 lµ 2.219.678 ng­êi, thời điểm 1/4/2010 lµ 2.483.211 ng­êi. MËt ®é d©n sè năm1976 chØ cã 123 ng/km2. th× nay ®· lªn ®Õn 421 ng/km2, gÊp h¬n 3,5 lÇn. Sau 33 năm dânsố Đồng Nai đã tăng thêm trên 1.554.3 64 người, bình quân mỗi năm tăng thêm 47.101người (tăng 8,1%/ năm).

Daân soá Ñoàng Nai taêng nhanh. Tính töø naêm 1976 ñeán naêm 2005 daân soá ñaõ taêng leân 1,29 trieäungöôøi, taêng treân hai laàn.

Daân soá Ñoàng Nai qua caùc năm (đơn vị: triệu người)Nguyeân nhaân laøm cho daân soá cuûa tænh taêng nhanh trong thôøi gian qua laø do taùc ñoäng cuûa

gia taêng daân soá cô học. Tyû leä gia taêng daân soá cô học cuûa Ñoàng Nai những năm trước đây taêng nhanhdo dân di cư tìm đất để sản xuất nông nghiệp. Trong nhöõng naêm gaàn ñaây, do coâng nghieäp phaùt trieånmaïnh, Ñoàng Nai trôû thaønh moät trong nhöõng ñòa baøn nhaäp cö cuûa lao ñoäng ôû caùc tænh, thành trong cảnước.

Ngöôïc vôùi gia taêng daân soá cô học, ttỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần: năm 1976 là3,01%, năm 1985 là 2,7%, năm 1995 là 1,88%, năm 2005 là 1,28% và đến năm 2010 là1,12%. Ñieàu naøy mang laïi yù nghóa to lôùn, trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tếxã hội.

Cơ cấu dân số

Thaùp tuoåi daân soá Ñoàng Nai naêm 2005

Page 125: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

125

Cơ cấu dân số theo độ tuổi: Maëc duø tyû leä gia taêng daân soá töï nhieân ñaõ giaûm ñi ñaùng keå nhöngnhìn chung daân soá Ñoàng Nai vaãn thuoäc loaïidân số treû . Theo soá lieäu naêm 2005 tyû troïng nhoùm I (döôùi15 tuoåi) vaø nhoùm II (töø 15 ñeán 60 tuoåi) chieám 92%, trong ñoù nhoùm II chieám gaàn 60%. Nhoùm III(treân 60 tuoåi) coù tyû troïng thaáp nhaát chieám 8%. Trong nhöõng naêm gaàn ñaây do thöïc hieän toát chöôngtrình keá hoaïch hoùa gia ñình, kinh teá phaùt trieån maïnh , chaát löôïng cuoäc soáng ngaøy caøng ñöôïc naângcao, vì vaäy cô caáu daân soá theo ñoä tuoåi cuõng ñaõ coù nhöõng chuyeån bieán tích cöïcc. Theo điều tra dânsố 1/4/2009 số người trong tuổi lao động toàn tỉnh 1.377.000 người, chiếm gần 56%, chứngtỏ Đồng Nai đã bước vào thời kì ‘dân số vàng”, số trẻ sinh hàng năm giảm, làm cho số họcsinh Tiểu học toàn tỉnh mổi năm giảm khoảng 3. 000 học sinh. Năm 1976 tuổi thọ trungbình là 57 tuổi, đến năm 2010 tuổi thọ trung bình là 76,44 tuổi.

Cô caáu theo lao ñoäng: Laø tænh coù nguoàn lao ñoäng doài daøo vaø coù toác ñoä taêng khaù nhanh. Soángöôøi trong ñoä tuoåi lao ñoäng chieám gaàn 56% daân soá. Toác ñoä taêng nguoàn lao ñoäng laø 3.5% /naêm. Laoñoäng Ñoàng Nai caàn cuø, chòu khoù, coù kinh nghieäm saûn xuaát noâng nghieäp, coù khaû naêng tieáp thu khoahoïc kyõ thuaät, nhaïy beùn vôùi neàn kinh teá thò tröôøng. Số người lao động qua đào tạo đến 2010 đạt 40%.Tuy nhieân beân caïnh nhöõng öu ñieåm, lao ñoäng cuûa ñòa phöông vaãn coøn haïn cheá veà trình ñoä chuyeânmoân nghieäp vuï.

Lao ñoäng Ñoàng Nai phaân boá ôû caùc khu vöïc kinh teá khoâng ñeàu. Tính ñeán naêm 2005 laoñoäng taäp trung nhieàu nhaát ôû khu vöïc I chieám ñeán 45%, ôûÛ khu vöïc II chieám 31%, vaø ít nhaát laø khuvöïc III chieám 24%. Hieän nay do neàn kinh teá cuûa tænh ñang trong quùa trình chuyeån ñoåi cô caáu, chuùtroïng phaùt trieån caùc ngaønh coâng nghieäp vaø dòch vuï, vì vaäy cô caáu lao ñoäng giöõa caùc khu vöïc cuõng coùsöï thay ñoåi theo höôùng taêng tyû troïng lao ñoäng ñoái vôùi caùc khu vöïc II vaø III, giaûm tyû troïng lao ñoäng ôûkhu vöïc I. Năm 2010 lao động trong nông nghiệp giảm còn 35%

Cơ cấu dân tộc: Treân ñòa baøn tænh coù 34 daân toäc cuøng chung soáng. Ñoâng nhaát laø daân toäc Kinhchieám 91,3% daân soá, taäp trung ôû caùc vuøng ñoàng baèng, doïc ven soâng. Ñöùng thöù hai laø daân toäcHoakhoảng hơn 100.000 người, soáng taäp trung ôû caùc huyeän Thoáng Nhaát, Ñònh Quaùn và rải rác ở cáchuyên khác. Các daân toäc Chô ro, S’tieâng, Maï… cư trú lâu đời ở Đồng Nai, họ là những dân tộc bản địa.Người Mạ sống tập trung ở Tân Phú, Định Quán, người Stiêng soáng raûi raùc ôû moät soá huyeän nhö TaânPhuù, Xuaân Loäc.

Söï ña daïng veà thaønh phaàn daân toäc ñaõ goùp phaàn taïo neân söï ña daïng veà vaên hoùa, phong tuïctaäp quaùn cho ñòa phöông. Trong nhöõng naêm qua, vôùi nhöõng chính saùch daân toäc cuûa Ñaûng vaø Nhaø nöôùc ñaõ giuùp cho ñôøi soáng cuõng nhö kinh teá cuûa moät soá daân toäc ñöôïc caûi thieän, goùp phaàn thuùc ñaåy söïphaùt trieån kinh teá vaø xaõ hoäi treân toaøn tænh.

Phân bố dân cư Do coù daân soá ñoâng neân Ñoàng Nai coù maät ñoä daân soá trung bình naêm 2005 laø 365 ngöôøi/km2

cao hôn maät ñoä daân soá caû nöôùc (254ngöôøi/km2). Maät ñoä daân soá giữa caùc vuøng coù söï cheânh leäch ñaùngkeå. Vuøng ñoàng baèng coù maät ñoä cao hôn vuøng ñoài nuùi treân 6 laàn. Bieân Hoøa coù maät ñoä daân soá cao nhaátñaït 3500 ngöôøi/km2. Thaáp nhaát laø Vónh Cöûu maät ñoä daân soá chæ ñaït 94 ngöôøi/km2. Söï phaân boá daân cökhoâng ñoàng ñeàu coøn theå hieän giöõa vuøng thaønh thò vaø noâng thoân, năm 1976 dân cư thành thị chiếm

Page 126: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

126

35%, dân nông thôn chiếm 65%. Năm 1980 tỷ lệ dân số đô thị còn 23%, nông thôn chiếm77%. Những năm gần đây do tiến hành công nghiệp hóa, quá trình đô thị hóa có xu hướngtăng, năm 2005 dân đô thị chiếm 31%, dân nông thôn chiếm 69%, năm 2010 dân đô thịchiếm 33% dân nông thôn là 67% và taäp trung nhieàu nhaát ôû Bieân Hoøa chieám 72% daân thaønhthò toaøn tænh.

Văn hóa, Giáo dục, Y tế Vaên hoùa: Do coù lòch söû phaùt trieån laâu ñôøi, Đồng Nai là nơi dung nạp dân cư từ nhiều nơi đến,

tạo nên söï ña daïng veà vaên hoùa . Đặc trưngở đây là không có sự l àm mất, thôn tính về văn hóa, mà vẫngiữ những đặc trưng văn hóa vùng miền. Sư pong phú văn hóa thể hiện rõở cả văn hóa vật thể và vănhóa phi vật thể. Treân ñòa baøn tænh coù nhieàu coâng trình kieán truùc coå coù giaù trò veà maët lòch söû, coù nhieàu leãhoäi daân gian mang ñaäm neùt vaên hoùa daân toäc ôû caùc ñòa phöông.

Giáo dục: Heä thoáng giaùo duïc Ñoàng Nai trong nhöõng naêm qua ñang phaùt trieån vaø hoaønthieän.Treân ñòa baøn tænh coù ñaày ñuû caùc caáp hoïc. Coù söï ña daïng veà loaïi hình giaùo duïc, phaùt trieån nhieàuloại hình tröôøng, lớp. Cô sôû vaät chaát ngaøy caøng ñöôïc naâng cao. Chaát löôïng daïy hoïc ngaøy caøng coùnhieàu chuyeån bieán phuø hôïp vôùi yeâu caàu cuûa xaõ hoäi. Maïng löôùi giaùo duïc phaùt trieån roäng khaép, thöïchieän toát chöông trình xaõ hoäi hoùa giaùo duïc ôû töøng ñòa phöông. Năm 1976, học sinh phổ thông toàntỉnh có trên 139 ngàn học sinh, năm 2010 tăng lên 443 ngàn học sinh (tăng gấp 3,5 lần).Đến năm 2010 Đồng Nai có 265 trường mẫu giáo, 530 trường phổ thông, 6 trường đại học,cao đẳng, 5 trường trung học chuyên nghiệp và 80 cơ sở dạy nghề. Hệ thống giáo dục pháttriển từ thành phố, thị trấn đến các vùng sâu, vùng xa, vùng núi, vùng đồng bào các dântộc. Quy mô các trường lớp từng bước được mở rộng và đa dạng hóa với nhiều lọai hìnhđáp ứng cơ bản nhu cầu về học tập, nâng cao dân trí của toàn dân. Tỉnh hoàn thành phổ cậpTiểu học và xóa mù chữ năm 1998, phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi năm 2006, phổ cậpTHCS năm 2004 và đến năm 2010 đã có 159/171 (tỷ lệ 92,98%) số xã, phường, thị trấnđạt chuẩn tạm thời của tỉnh về phổ cập bậc trung học. Trường Đại học Đồng Nai là trườngĐại học công lập đầu tiên do tỉnh quản lí.

Y tế : Coâng taùc chaêm soùc söùc khoûe vaø y teá döï phoøng ñaõ ñöôïc caûi thieän roõ reät. Maïng löôùi y teáphaùt trieån ñeàu khaép treân toaøn tænh; heä thoáng dòch vuï y teá ñöôïc chuù troïng phaùt trieån ñaùp öùng nhu caàuchaêm soùc söùc khoûe ban ñaàu vaø ñieàu trò beänh cho ngöôøi daân, goùp phaàn naâng cao chaát löôïng cuoäcsoáng. Tính ñeán nay treân ñòa baøn tænh coù 19 beänh vieän , 11 trung taâm y teá 171 traïm y teá phöôøng, xaõ,thị trấn vaø moät soá beänh vieän Trung öông vaø ngaønh ñoùng treân ñòa baøn.Đến 2010 tỉ lệ 5 bác sĩ/vạn dân,19 giường bệnh/vạn dân, hơn 4.000 cơ sở y tế ngoài công lập đang hoạt động. (nhà thuốc, quầy thuốc,phòng khám, phòng mạch tư…)

-----------------------------

ÑÒA LYÙ KINH TEÁ ÑOÀNG NAI

Laø tænh coù neàn kinh teá phaùt trieån maïnh, nhất là kinh tế công nghiệp. Cơ cấu kinh tế đến năm2010: kinh tế công nghiệp, xây dựng chiếm 57,2%, dịch vụ 34,1%, nông lâm thủy sản 8,7%. Thu nhập

Page 127: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

127

bình quân đầu người đạt 1629 USD. Đồng nai là tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tốc độtăng trưởng GDP hang năm gấp 2 lần bình quân chung của cã nước, đóng góp đáng kể vào ngân sáchTrung ương.

Đặc điểm chung: Sau nhieàu naêm thöïc hieän ñöôøng loái ñoåi môùi, Ñoàng Nai ñaõ coù nhieàu noå löïc phaùt trieån kinh teá

vaø xaõ hoäi. Ñieàu naøy ñöôïc theå hieän qua caùc giai ñoïan phaùt trieån sau :Giai ñoaïn tröôùc thôøi kyø ñoåi môùi 1986: Trong giai ñoïan phuïc hoài ñaát nöôùc do chòu aûnh

höôûng cuûa cô cheá kinh teá bao caáp, neàn kinh teá Ñoàng Nai phaùt trieån coøn thaáp. Toác ñoä phaùt trieån kinhteá coøn chaäm. Noâng nghieäp laø ngaønh kinh teá chính nhöng saûn xuaát coù naêng suaát vaø saûn löôïng chöacao, chuû yeáu phuïc vuï cho nhu caàu tieâu duøng. Ñôøi soáng ngöôøi daân coøn nhieàu khoù khaên.

Giai ñoaïn sau thôøi kyø ñoåi môùi 1986: Thöïc hieän ñöôøng loái ñoåi môùi cuûa ñaïi hoäi Ñaûng laàn thöù VI nhö phaùt trieån neàn kinh teá haøng hoùa nhieàu thaønh phaàn; ñaåy maïnh thực hiện chính saùch môûcöûa; khuyeán khích hôïp taùc ñaàu tö vôùi nöôùc ngoaøi và các thành phần kinh tế trong nước, kinh teá ÑoàngNai ñaõ coù nhöõng chuyeån bieán tích cöïc: toác ñoä phaùt trieån kinh teá taêng nhanh; thaønh phaàn kinh teá phaùttrieån ña daïng; thu huùt ñaàu tö FDI nöôùc ngoaøi, đđầu tư trong nước vaø vieän trôï ODA ; cô caáu kinh teáđang chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng kinh tế công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trong kinh tế nôngnghiệp. Đến năm 2010 lĩnh vực công nghiệp xây dựng chiếm 57,2%, dịch vụ 34,1%, nông lâm thủysản 8,7%, tính chung công nghiệp và dịch vụ đã chiếm 91,3% GDP của tỉnh.

Cô caáu kinh teá cuûa Ñoàng Nai qua caùc naêm (ñôn vò : %)

Các ngành kinh tế:Coâng nghieäp:

Ñoàng Nai coù nhieàu tieàm naêng ñeå phaùt trieån coâng nghieäp. Vôùi vò trí giao thoâng thuaän lôïi,giaøu coù nguoàn khoaùng saûn vaø nguyeân lieäu; nguoàn lao ñoäng doài daøo; thò tröôøng roäng lôùn; cô sôû haï taàngdaàn hoaøn thieän… Ñoàng Nai coù tieàm naêng phaùt trieån maïnh coâng nghieäp. Tuy nhieân ngaønh vaãn coøn

Page 128: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

128

moät soá khoù khaên nhö chöa söû duïng heát nguoàn nguyeân lieäu, nhaát laø ñoái vôùi nguyeân lieäu noâng saûn;coâng ngheä vaø kyõ thuaät chöa hieän ñaïi; thieáu maùy moùc; trình ñoä lao ñoäng coøn thaáp… vì vaäy caàn coù caùcchính saùch, bieän phaùp phuø hôïp ñeå baûo ñaûm toác ñoä phaùt trieån vaø taêng tröôûng cuûa ngaønh.

Coâng nghieäp coù nhieàu thay ñoåi. Tröôùc 1975 coâng nghieäp coù quy moâ nhoû vaø phieán dieän.Sau 1975, đđặc biệt là bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện mục tiêu phaùt trieån kinh teá theo höôùngcoâng nghieäp hoùa, hieän ñaïi hoùa, coâng nghieäp cuûa tænh ñaõ coù nhieàu chuyeån bieán. Giaù trò sản xuất côngnghiệp tăng cao. Tính ñeán naêm 2005 đến nay, tyû troïng cuûa ngaønh ñaït 57%, cao nhaát trong cô caáu caùcngaønh kinh teá, năm 2010 toång kim ngaïch xuaát khaåu cuûa ngaønh chieám 87% toång kim ngaïch xuaátkhaåu haøng hoùa cuûa tænh. Ñöùng thöù hai veà giaù trò saûn xuaát coâng nghieäp trong vuøng Ñoâng Nam Boä (sauthaønh phoá Hoà Chí Minh).

Cô caáu coâng nghieäp: - Cô caáu coâng nghieäp theo ngaønh: cô caáu ngaønh coâng nghieäp Ñoàng Naiphaùt trieån raát ña daïng.

Hieän nay tænh taäp trung phaùt trieån maïnh caùc ngaønh coâng nghieäp muõi nhoïn nhö coâng nghieäpcheá bieán, ñieän töû, da giaøy, may maëc, cô khí, vaät lieäu xaây döïng… phuïc vuï cho tieâu duøng vaø xuaát khaåu.Ngoaøi ra moät soá ngaønh coâng nghieäp truyeàn thoáng nhö goám söù, deät, maây tre cuõng ñöôïc chuù troïng phaùttrieån

Sơ đồ các khu công nghiệp ở Đồng Nai

Page 129: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

129

- Cô caáu coâng nghieäp theo laõnh thoå: coâng nghieäp Ñoàng Nai caùc khu coâng nghieäp taäp trung chuûyeáu ôû phía nam, nhieàu nhaát ôû Bieân Hoøa, Long Thaønh, Trảng Bom, Nhơn Trạch. Một số địa phươngcông nghiệp chưa phát triển chưa hoặc có ít dư án đàu tư như Cẩm Mĩ, tân Phú, Xuân Lộc. Hieän nay tænhđã qui hoạch 32 khu coâng nghieäp trong ñoù coù 29 khu coâng nghieäp ñöôïc cấp pheùp với số vốn đăng kí lá17,8 tỉ USD, với hơn 960 giấy phép còn hiệu lực. .

Caùc khu coâng nghieäp Amata, Bieân Hoøa, Hoá Nai, Nhôn Traïch….thu huùt nhieàu döï aùn ñaàutö coù quy moâ lôùn, coâng ngheä cao- Cô caáu coâng nghieäp theo thaønh phaàn kinh teá:

Cô caáu thaønh phaàn kinh teá trong ngaønh coâng nghieäp (ñôn vò:%) . Trong coâng nghieäp, thaønh phaàn kinh teá nhaø nöôùc đang có xu hướng giảm dần về số doanh

nghiệp, cũng như giá trị sản xuất do thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp, nhà nước chỉ giữlại một số doanh nghiệp quan trọng. Thành phần kinh tế ngoài nhà nuop71c và khu vực có vốn đầu tưnước ngoài tăng rất nhanh.

c. Moät soá ngaønh coâng nghieäp chính:- Ngaønh coâng nghieäp naêng löôïng: phaùt trieån caû veà thuûy ñieän laãn nhieät ñieän, goùp phaàn

giaûi quyeát nguoàn naêng löôïng cho saûn xuaát coâng nghieäp vaø caùc nhu caàu khaùc trong ñòa phöông.+ Thuûy ñieän: nhôø coù tieàm naêng veà söùc nöôùc neân ngaønh coâng nghieäp thuûy ñieän cuûa tænh ñaõ

coù söï phaùt trieån. Noåi baät laø nhaø maùy thuûy ñieän Trò An treân soâng Ñoàng Nai coù coâng suaát 400 MW. + Nhieät ñieän: ñaõ xaây döïng ñöôïc nhaø maùy nhieät ñieän Nhôn Traïch coù coâng suaát 450 MW.

- Ngaønh coâng nghieäp cheá bieán: laø ngaønh muõi nhoïn cuûa tænh nhôø coù öu theá giaøu nguoànnguyeân lieäu töø caùc ngaønh noâng- laâm- ngö nghieäp, löïc löôïng lao ñoäng doài daøo, thò tröôøng roäng lôùn.Daãn ñaàu veà giaù trò saûn xuaát coâng nghieäp. Phaùt trieån ña daïng vaø phaân boá roäng khaép treân ñòa baøn tænh.Noåi baät nhö nhaø maùy cheá bieán ñöôøng La Ngaø; nhaø maùy cheá bieán boät ngoït Ajinomoto; nhaø maùy cheábieán haït ñieàu Donafood; nhaø maùy giaáy Taân Mai…

- Ngaønh coâng nghieäp saûn xuaát vaät lieäu xaây döïng: coù toác ñoä phaùt trieån nhanh. Saûn xuaát chuûyeáu gaïch ngoùi caùc loaïi, chieám 58% saûn löôïng cuûa vuøng Ñoâng Nam Boä. Noåi tieáng vôùi caùc xí nghieäpsaûn xuaát gaïch men Thanh Thanh, gaïch ngoùi Ñoàng Nai… Ngoaøi ra coøn coù caùc cô sôû khai thaùc ñaù, caùt ,beâ toâng ñaõ ñaùp öùng ñaày ñuû nhu caàu xaây döïng trong vaø ngoaøi tænh.

- Caùc ngaønh khaùc: cuõng ñöôïc chuù troïng phaùt trieån nhö ngaønh coâng nghieäp ñieän töû, ñaây laøngaønh kyõ thuaät cao thu huùt ñöôïc nguoàn voán ñaàu tö töø nöôùc ngoaøi. Moät soá ngaønh nhö goám söù ôû Ñoàng

62%38%

51%36%

13%

1990 1995 200520052005

Quoác doanh

Ngoøai quoác doanh

Ñaàu tö nöôùc ngoøai

38%36%36%

26%

Page 130: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

130

Nai, ñaù ôû Bieân Hoøa, deät thoå caåm ôû Taân Phuù, haøng myõ ngheä maây tre laù ôû Hoá Nai… cuõng ñöôïc chuùtroïng phaùt trieån, goùp phaàn taïo ra saûn phaåm ñoäc ñaùo cho ñòa phöông vaø xuaát khaåu coù giaù trò cao.

d. Höôùng phaùt trieån- Phaùt trieån caùc ngaønh coâng nghieäp muõi nhoïn theo chieàu saâu, coù kyõ thuaät cao nhö

ñieän- ñieän töû, cô khí -söûa chöûa cô khí; coâng nghieäp may maëc; cheá bieán löông thöïc vaø thöïcphaåm…phuïc vuï cho xuaát khaåu vaø goùp phaàn thuùc ñaåy söï phaùt trieån ngaønh noâng nghieäp.

- Ñaàu tö cô sôû haï taàng, ñaûm baûo saûn xuaát khoâng gaây oâ nhieãmmoâi tröôøng.- Caûi caùch thuû tuïc haønh chính. Tieán haønh coå phaàn hoùa caùc nhaø maùy. Coù chính saùch öu ñaõi ñoái

vôùi caùc nhaø ñaàu tö trong vaø ngoaøi nöôùc.- Ñaåy maïnh coâng taùc tieáp thò, môû roäng thò tröôøng tieâu thuï haøng hoùa coâng nghieäp.

Nông lâm, ngư nghiệpNoâng nghieäp Noâng nghieäp laø moät trong nhöõng ngaønh kinh teá quan troïng cuûa Ñoàng Nai. Nhôø coù ñaát ñai ña

daïng; khí haäu nhieät ñôùi caän xích ñaïo, noùng quanh naêm ; nguoàn nöôùc doài daøo; coù nhieàu nhaø maùy cheábieán; thò tröôøng tieâu thuï roäng lôùn… Ñoàng Nai coù tieàm naêng phaùt trieån neàn noâng nghieäp nhieät ñôùi. Vềtrồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ phục vụ nông nghệp ở Đồng Nai đều có điều kiện để phát triển. Tuynhieân ngaønh vaãn coøn gaëp moät soá khoù khaên nhö thieáu nöôùc vaøo muøa khoâ; ñaát ñai bò xoùi moøn; giaù caûthò tröôøng khoâng oån ñònh ….aûnh höôûng ñeán quy moâ vaø tính hieäu quaû trong saûn xuaát.

Noâng nghieäp phaùt trieån theo höôùng noâng nghieäp haøng hoùa. Saûn xuaát gaén lieàn vôùi cheá bieán vaøxuaát khaåu. Giaù trò saûn xuaát noâng nghieäp khoâng ngöøng taêng.

b. Cô caáu ngaønh noâng nghieäp- Troàng troït: luoân chieám tyû troïng cao trong cô caáu

ngaønh noâng nghieäp. Phaùt trieån ña daïng, trong ñoù öu theáthuoäc veà caây coâng nghieäp laâu naêm. Phaùt trieån phuïc vuï nhucaàu tieâu duøng, cheá bieán vaø xuaát khaåu.

+ Nhoùm caây löông thöïc: saûn xuaát chuû yeáu luùa vaøbắp.

NămKhu vực KT

1990 1995 2000 2005 2010

Khu vöïc I (NN) 50% 32% 18% 15% 8,7%Khu vöïc II (CN) 29% 39% 56% 57% 57,2%Khu vöïc III (DV) 21% 29% 26% 28% 34,1%

Cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai qua các năm

troàng troït

chaên nuoâi

dòch vuï 68%

5%

27%

Page 131: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

131

Bắp coù naêng suaát cao, ñöùng thöù hai veà saûn löôïng caû nöôùc, ñöôïc troàng nhieàu ôû XuaânLoäc, Thoáng Nhaát, Ñònh Quaùn. Những năm gần đây do chú trọng về giống, năng suất đã đạt 10-11tấn/ha, nhiều câu lạc bộ năng suất cao hình thành.

+ Nhoùm caây coâng nghieäp: phaùt trieån mạnh là nhóm caây coâng nghieäp daøi ngaøy. Cao su laø caâycoâng nghieäp quan troïng nhaát cuûa tænh, coù dieän tích ñöùng thöù ba sau tænh Bình Döông vaø Bình Phöôùc,ñöôïc troàng nhieàu ôû caùc huyện Caåm Myõ, Traûng Bom, Long Thành, Long Khánh, sản lượng mủ caosu năm 2010 đạt 54.000 tấn. Cây dieàu ñöôïc troàng vôùi dieän tích lôùn, daãn ñaàu veà saûn löôïng trong vuøngÑoâng Nam Boä, phaân boá chuû yeáu ôû Xuaân Loäc, Thoáng Nhaát, Long Thaønh. Caø pheâ duø coøn nhieàu haïncheá veà töï nhieân vaø söï bieán ñoäng cuûa thò tröôøng nhöng do coù hieäu quaû cao neân vaãn ñöôïc chuù troïngphaùt trieån ôû moät soá khu vöïc nhö Caåm Myõ, Long Khaùnh, Xuân Lộc.

Caây coâng nghieäp ngaén ngaøy phaùt trieån raát ña daïng, chuû yeáu cung caáp nguyeân lieäu cho ngaønhcoâng nghieäp cheá bieán như ñaäu naønh, mía, thuốc lá coù thôøi kyø daãn ñaàu veà saûn löôïng caû nöôùc vaø ÑoângNam Boä. Mía, thuoác laù coù dieän tích ñaùng keå trong vuøng Ñoâng Nam Boä, phaân boá nhieàu ôû Ñònh Quaùn,Taân Phuù. Hieän nay boâng vaûi cuõng ñöôïc chuù troïng phaùt trieån, ñöôïc troàng nhieàu ôû Xuaân Loäc do coù lôïi theáveà khí haäu.

+ Nhoùm caây aên quaû: trong nhöõng naêm gaàn ñaây phaùt trieån quy moâ lôùn, coù giaù trò kinh teá caonhö böôûi ôû Taân Trieàu -Vónh Cöûu; quyùt ôû Taân Phuù, Ñònh Quaùn; xoøai ôû Xuaân Loäc; saàu rieâng ôû LongKhaùnh; choâm choâm ôû Long Thaønh.

- Chaên nuoâi: trong cô caáu noâng nghieäp, tyû troïng ngaønh chaên nuoâi ngaøy caøng taêng theo höôùngphaùt trieån chaên nuoâi thaønh ngaønh saûn xuaát chính. Tyû troïng cuûa ngaønh töø naêm 1990 ñeán naêm 2005taêng töø 17% leân 27% trong toång cô caáu ngaønh noâng nghieäp. Ñoù laø nhôø tænh coù nhieàu thuaän lôïi nhögiaøu nguoàn thöùc aên, chaát löôïng nguoàn thöùc aên ngaøy caøng ñöôïc caûi thieän; coù nhieàu nhaø maùy cheá bieán;coù nhieàu gioáng môùi coù naêng suaát cao …

Hieän nay ngaønh chaên nuoâi cuûa tænh phaùt trieån ña daïng vaø ñöôïc toå chöùc theo hình thöùc trangtraïi quy moâ lôùn. Traâu boø ñöôïc nuoâi nhieàu ôû Xuaân Loäc, Ñònh Quaùn, Long Thaønh

Vaät nuoâi / Naêm 1976 1990 2005 2010Traâu, Boø (ngàn con) 22,315 49,531 92,672 111,79Heo, Deâ (ngàn con) 64,36 152,4 1.176,2 1.272,85Gia caàm (triệu con) 0,598 2,434 5,166 8,65

Saûn löôïng gia suùc, gia caàm cuûa Ñoàng Nai qua caùc naêm (ñôn vò : con). Heo ñöôïc nuoâi nhieàu ôû Bieân Hoøa, Thoáng Nhaát, Long Khaùnh. Gia caàm (chuû yeáu laø gaø) ñöôïc

nuoâi roäng khaép treân toaøn tænh.Höôùng phaùt trieån- Thöïc hieän ñoàng boä chính saùch phaùt trieån noâng nghieäp vaø noâng thoân(chính saùch ñaát ñai, ñaàu

tö tín duïng)

Page 132: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

132

- Nhanh choùnh thöïc hieän chuyeån ñoåi cô caáu caây troàng - vaät nuoâi treân cô sôû naém vöõng thoângtin thò tröôøng. Ñoàng thôøi gaén lieàn vieäc thay ñoåi cô caáu noâng nghieäp vôùi söï phaùt trieån moät soá ngaønhcoâng nghieäp cheá bieán.

- Thöïc hieän coâng nghieäp hoùa noâng nghieäp. ÖÙng duïng khoa hoïc kyõ thuaät vaøo saûn xuaát ñeånaâng cao naêng suaát vaø chaát löôïng saûn phaåm.

- Môû roäng caùc dòch vuï phuïc vuï saûn xuaát noâng nghieäp. Ñoàng thôøi ñaåy maïnh vieäc quaûng baùthoâng tin kinh teá thò tröôøng ñeán vôùi ngöôøi saûn xuaát , haïn cheá vieäc eùp giaù, saûn xuaát oà aït, thieáu tính beànvöõng. Xu hướng giảm dần chăn nuôi khu vực nội ô, phát triển chăn nuôi tập trung, giảm thiểu ô nhiễmmôi truồng

Lâm nghiệp: Rừng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu , cân bằng sinh thái, bảotồn nguồn gien, phòng chống lũ lụt. Ví vậy nhiều năm qua Đồng Nai đã hình thành những vùng rừngrông lớn như Vườn quóc gia Nam Cát Tiên, Khu bảo tồn thiên nhiên di tích Vĩnh Cửu, rừn g sác NhơnTrạch, Long Thành.... Tuy nhieân cuõng nhôø thöïc hieän caùc chuû tröông, bieän phaùp nhaèm baûo veä vaø ñaåymaïnh vieäc troàng môùi röøng cuûa trung öông, vì vaäy dieän tích röøng cuûa tænh ñöôïc phuïc hoài, kế hoạchtrồng rừng hàng năm đều đạt chỉ tiêu, diện tích che phủ cay xanh là 54%, trong đó diện tích che phủrừng 29,74%.

Vieäc khai thaùc laâm saûn hieän nay Đồng Nai chủ trương đóng cửa rừng, đồng thời có các biệnpháp nghiêm ngặt chống chặt phá, khai thác gỗ, chống cháy rừng/.

Ngư nghiệp: Duø khoâng giaùp bieån nhöng Ñoàng Nai coù khaû naêng phaùt trieån ngaønh thuûy saûn laønhôø coù nhieàu soâng, suoái, heä sinh thaùi röøng ngaäp maën. Vieäc nuoâi troàng thuûy saûn nöôùc ngoït taäp trung ôûhoà Trò An, soâng Ñoàng Nai, sông La Ngaø. Ngoaøi ra do coù ñaát ngaäp nöôùc ôû khu vöïc röøng ngaäp maën vìvaäy vieäc nuoâi troàng thuûy saûn nöôùc lôï cuõng phaùt trieån ôû caùc huyeän Long Thaønh, Nhôn Traïch.

Ngaønh thuûy saûn Ñoàng Nai saûn löôïng năm 2005 là 28.546 tấn, năm 2010 đạt 36.168 tấn, goùpphaàn giaûi quyeát nhu caàu thöïc phaåm cho tieâu duøng, cung caáp nguyeân lieäu cho ngaønh coâng nghieäp cheábieán thuûy saûn xuaát khaåu, goùp phaàn thuùc ñaåy nhanh vieäc chuyeån ñoåi cô caáu kinh teá noâng nghieäptrong ñòa phöông.

Dịch vụ: Trong cô caáu caùc ngaønh kinh teá, tyû troïng cuûa ngaønh dòch vuï chieám dịch vụ chiếm34,2% ñang taêng nhanh. Hoaït ñoäng cuûa ngaønh ñöôïc phaùt trieån treân nhieàu lónh vöïc.

Giao thoâng vaän taûi: Maïng löôùi giao thoâng vaän taûi cuûa tænh raát phong phuù vaø ña daïng vôùi ñuûcaùc loaïi ñöôøng boä, ñöôøng saét, ñöôøng thuûy, ñöôøng haøng khoâng. Ñöôøng boä: tính ñeán naêm 2005 toångchieàu daøi ñöôøng boä cuûa tænh coù treân 6165 km, bao goàm caùc tuyeán ñöôøng quoác loä do trung öông quaûnlyù vôùi toång chieàu daøi treân 244km, caùc tuyeán ñöôøng tænh loä daøi treân 370km, caùc tuyeán ñöôøng huyeän loävaø noäi thaønh daøi treân 5500km. Trong töông lai, nhaèm thuùc ñaåy nhu caàu phaùt trieån kinh teá-xaõ hoäi, tænhseõ coù theâm caùc tuyeán ñöôøng cao toác noái lieàn vôùi caùc tænh trong vuøng kinh teá troïng ñieåm phía Nam vaøcaùc tænh laân caän khaùc..

Ñöôøng saét: tuyeán ñöôøng saét Baéc- Nam ñi qua tænh Ñoàng Nai vôùi chieàu daøi 87.5km vaø 12 ga,trong ñoù coù caùc ga ñaàu moái nhö ga Bieân Hoøa, ga Long Khaùnh. Ñaây laø tuyeán ñöôøng quan troïng noáilieàn Ñoàng Nai vôùi caùc tænh phía Baéc vaø vôùi Thaønh phoá Hoà Chí Minh.

Page 133: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

133

Ñöôøng thuûy: phaùt trieån chuû yeáu caùc tuyeán ñöôøng soâng. Tænh coù treân 480km ñöôøng soâng, coùba caûng lôùn: caûng Long Bình Taân treân soâng Ñoàng Nai, caûng Goø Daàu A,B treân soâng Thò Vaûi coù khaûnaêng tieáp nhaän ñöôïc caùc taøu coù caùc troïng taûi khaùc nhau.

Ñöôøng haøng khoâng: Ñoàng Nai coù saân bay quaân söï Bieân Hoøa. Döï kieán trong töông lai nhaønöôùc seõ xaây döïng saân bay quoác teá Long Thaønh coù quy moâ lôùn phuïc vuï nhu caàu phaùt trieån kinh teá vaødu lòch trong vaø ngoaøi nöôùc. Theo thiết kế sân bay Long Thành có diện tích 5.000 ha, nằm trên địaphận 4 xã của huyện Long thành, công suất 100 triệu hành khách/năm.

Böu chính vieãn thoâng: Hoaït ñoäng böu chính vieãn thoâng cuûa tænh ñaõ coù söï phaùt trieån nhanhchoùng, tính đến cuối năm 2010 có 213.630 thuê bao điện thoại được lắp đặt, riêng khu vựcnông thôn có 37 tổng đài với 50.680 thuê bao, đạt mật độ 3,5 máy/100 dân. Hiện toàn tỉnhcó một trung tâm bưu chính viễn thông, 11 bưu điện huyện, thành phố, thị xã và khu côngnghiệp, 43 bưu điện khu vực và 91 điểm bưu điện văn hóa xã , bình quân toàn tỉnh đạt 103máy điện thoại/100 dận.

Thöông maïi: Noäi thöông: trong nhöõng naêm gaàn ñaây hoïat ñoäng noäi thöông Ñoàng Nai phaùttrieån maïnh. Löu löôïng haøng hoùa löu thoâng ngaøy caøng lôùn, doanh thu ngaøy caøng taêng vaø thu huùtnhieàu thaønh phaàn tham gia kinh doanh nhaát laø thaønh phaàn thöông nghieäp caù theå vaø caùc doanhnghieäp nöôùc ngoaøi, goùp phaàn giaûi quyeát vieäc laøm, thu nhaäp cho ngöôøi lao ñoäng vaø thuùc ñaåy söï phaùttrieån cuûa ngaønh.

Ngoaïi thöông: hoaït ñoäng ngoaïi thöông cuûa tænh trong nhöõng naêm qua phaùt trieån ñaùng keå.Toång kim ngaïch xuaát nhaäp khaåu khoâng ngöøng taêng. Veà cô caáu haøng hoùa xuaát khaåu, ngoaøi nhöõngmaët haøng truyeàn thoáng nhö caùc loaïi noâng saûn, haøng thuû coâng myõ ngheä, goã, ñaõ coù theâm nhieàu maëthaøng coâng nghieäp môùi nhö may maëc, da giaøy, haøng moäc tinh cheá, goám. Thò tröôøng xuaát khaåu ñöôïcmôû roäng ñeán 34 quoác gia. Veà haøng hoùa nhaäp khaåu chuû yeáu vôùi caùc maët haøng nhö phaân boùn, nguyeânphuï lieäu cho saûn xuaát, maùy moùc caùc loaïi. Naêm 2005 giaù trò haøng hoùa nhaäp khaåu chieám 3169 tyû ñoàng,trong khi ñoù giaù trò haøng hoùa nhaäp khaåu chieám ñeán 4309 tyû ñoàng;đến cuối năm 2010 tổng kim ngạchxuất khẩu đạt trên 7, 04 tỷ USD, tkim ngạch nhập khẩu đạt 7,4 tỉ USD. Tuy nhiên caùn caân xuaát nhaäpkhaåu cuûa tænh vaãn coøn nhaäp sieâu.

Du lòch: Laø tænh giaøu coù veà taøi nguyeân du lòch. Coù nhieàu caûnh ñeïp nhö thaùc Giang Ñieàn, thaùcMai, nuùi ñaù Ba Choàng, Long AÅn…. Coù caùc di tích vaên hoùa lòch söû nhö chieán khu Ñ, khu moä coå HaøngGoøn, ñeàn thôø Nguyeãn Höõu Caûnh … Vaø ñaëc bieät coù vöôøn quoác gia Nam Caùt Tieân giaøu caùc loaïi ñoängthöïc vaät quyù hieám …thu huùt ñöôïc nhieàu du khaùch tham quan. Hieän nay tænh ñaõ xaây döïng vaø phaùt trieånmoät soá ñieåm vaø tuyeán du lòch nhöng coù quy moâ nhoû, chöa khai thaùc heát tieàm naêng cuûa vuøng.

Bảo vệ tài nguyên và môi trường.Công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường luôn được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Đến nay

Đồng Nai đã hoàn thành điều tra c ơ bản vế tài nguyên, lập bản đồ tài nguyên nước, tài nguyên khoángsản, bản đồ qui hoạch sử dụng tài nguyên. Đã cấp hơn 90% giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất.Nhìn chung làm tốt công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng tốt, trồng rừng đạt kế hoạch. Côngtác xử lí chất thải rác thải có nhiều tiến bộ, các khu công nghiệp xây dựng trung tâm xử lí nước thải tập

Page 134: MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng ...tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/VĂN BẢN GIÁO KHOA.pdf · 3 Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG

134

trung, các dự án đầu tư đều có bước đánh giá tác động môi trường trước khi cấp phép. Các cấp chínhquyền đã xử lí một sô vụ việc vi phạm luật Môi trường.

Tuy nhiên vieäc khai thaùc röøng một số nơi chưa hợp lí, ñaát maët bò baøo moøn, ñoä phì bò giaûmmaïnh haïn cheá ñeán naêng suaát caây troàng; vieäc khai thaùc caùt ôû ven soâng gaây saït lôõ ñe doïa tính maïng vaøtaøi saûn cuûa ngöôøi daân; vieäc khai thaùc moät soá quaëng kim loïai ñaõ huûy hoaïi taøi nguyeân röøng vaø ñaáttroàng, laøm thu heïp dieän tích ñaát canh taùc ôû moät soá ñòa phöông.

Vieäc nuoâi caù beø treân soâng; nöôùc thaûi vaø caùc chaát raén ñoäc haïi töø caùc khu coâng nghieäp chöa quaxöû lyù, thaûi ra soâng, suoái laøm oâ nhieåm nguoàn nöôùc ngoït gaây khoù khaên cho ñôøi soáng vaø saûn xuaát. Maùymoùc, xe coä hoïat ñoäng gia taêng löôïng khoùi, buïi, laøm oâ nhieãm khoâng khí vaø gaây tieáng oàn coù haïi chosöùc khoûe cuûa ngöôøi lao ñoäng.

Bieän phaùp: Khai thaùc taøi nguyeân thieân nhieân hôïp lyù. Ñaåy maïnh vieäc troàng môùi, tu boå, chaêmsoùc röøng. Phaùt trieån caûnh quan caây xanh ôû caùc khu coâng nghieäp, caùc tuyeán ñöôøng giao thoâng. Baûo veächoáng laøm oâ nhieãm nguoàn nöôùc soâng Ñoàng Nai. Xaây döïng caùc traïm xöû lyù nöôùc thaûi vaø chaát thaûicoâng nghieäp. Coâng taùc quy hoaïch, chuù troïng vaán ñeà haïn cheá oâ nhieãm moâi trường..