MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te...

328
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6 MỞ ĐẦU 8 Phần 1. VAI TRÒ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ VÀ KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VỀ SỬ DỤNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH, TIỀN TỆ TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG MỞ CỬA HỘI NHẬP 15 Chương 1. NHỮNG NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN MỚI VỀ TÀI CHÍNH, TIỀN TỆ TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG MỞ CỬA HỘI NHẬP 16 1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN MỚI VỀ TÀI CHÍNH VÀ CSTK TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 16 1.1.1. Quan niệm về tài chính, chức năng và vai trò của tài chính trong kinh tế thị trường 16 1.1.2. Chính sách tài khóa và sử dụng các công cụ của chính sách tài khóa 22 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA HỘI NHẬP 29 1.2.1. Xác định mục tiêu của chính sách tiền tệ 29 1.2.2. Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn 32 1.2.3. Chính sách ngoại hối và chế độ điều hành tỷ giá 39 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 42 1.3.1. Cấu trúc của thị trường tài chính 42 1.3.2. Các công cụ của thị trường tài chính và sự phát triển của nghiệp vụ chứng khoán hóa 44 1.4. PHỐI HỢP ĐỒNG BỘ CSTK VÀ CSTT TRONG ĐIỀU TIẾT KINH TẾ VĨ MÔ 47 1.4.1. Các quan điểm lý thuyết về sự phối hợp giữa CSTK và CSTT trong điều tiết kinh tế vĩ mô. 47 1.4.2. Mối quan hệ tác động qua lại giữa CSTK và CSTT trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô 50 Chương 2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH, TIỀN TỆ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 53 2.1. KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á 53 2.1.1. Kinh nghiệm về thực thi CSTK 53 2.1.2. Kinh nghiệm về phát triển TTTC 56 2.2. KINH NGHIM CA TRUNG QUC 59 2.2.1. Kinh nghiệm về thực thi CSTK 59

Transcript of MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te...

Page 1: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6

MỞ ĐẦU 8

Phần 1. VAI TRÒ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ VÀ KINH NGHIỆM

NƯỚC NGOÀI VỀ SỬ DỤNG CHÍNH SÁCH TÀI

CHÍNH, TIỀN TỆ TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG MỞ CỬA HỘI NHẬP 15

Chương 1. NHỮNG NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN MỚI VỀ TÀI

CHÍNH, TIỀN TỆ TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

MỞ CỬA HỘI NHẬP 16

1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN MỚI VỀ TÀI CHÍNH VÀ

CSTK TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 16

1.1.1. Quan niệm về tài chính, chức năng và vai trò của tài chính trong kinh tế thị

trường 16

1.1.2. Chính sách tài khóa và sử dụng các công cụ của chính sách tài khóa 22

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA HỘI NHẬP 29

1.2.1. Xác định mục tiêu của chính sách tiền tệ 29

1.2.2. Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn 32

1.2.3. Chính sách ngoại hối và chế độ điều hành tỷ giá 39

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 42

1.3.1. Cấu trúc của thị trường tài chính 42

1.3.2. Các công cụ của thị trường tài chính và sự phát triển của nghiệp vụ chứng khoán

hóa 44

1.4. PHỐI HỢP ĐỒNG BỘ CSTK VÀ CSTT TRONG ĐIỀU TIẾT

KINH TẾ VĨ MÔ 47

1.4.1. Các quan điểm lý thuyết về sự phối hợp giữa CSTK và CSTT trong điều tiết kinh

tế vĩ mô. 47

1.4.2. Mối quan hệ tác động qua lại giữa CSTK và CSTT trong việc thực hiện các mục

tiêu kinh tế vĩ mô 50

Chương 2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG VIỆC SỬ DỤNG

CÔNG CỤ TÀI CHÍNH, TIỀN TỆ THÚC ĐẨY TĂNG

TRƯỞNG KINH TẾ 53

2.1. KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á 53

2.1.1. Kinh nghiệm về thực thi CSTK 53

2.1.2. Kinh nghiệm về phát triển TTTC 56

2.2. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC 59

2.2.1. Kinh nghiệm về thực thi CSTK 59

Page 2: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

2

2.2.2. Kinh nghiệm về thực thi CSTT 63

2.2.3. Kinh nghiệm về cải cách hệ thống tỷ giá hối đoái 71

2.2.4. Kinh nghiệm về thiết lập hệ thống giám sát tài chính hiện đại 74

2.3. KINH NGHIỆM CỦA HÀN QUỐC 78

2.3.1. Kinh nghiệm về thực thi CSTK 78

2.3.2. Kinh nghiệm về thực thi CSTT 80

2.3.3. Kinh nghiệm về giám sát TTTC 86

Phần 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI

CHÍNH, TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

2001-2005 92

Chương 1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2005 93

1.1. THỰC TRẠNG QUY MÔ, CƠ CẤU THU NSNN GIAI ĐOẠN

2001-2005 93

1.1.1. Đánh giá kết quả chuyển dịch quy mô và cơ cấu thu NSNN giai đoạn 2001-2005 93

1.1.2. Những vấn đề đặt ra trong quá trình chuyển dịch cơ cấu thu NSNN giai đoạn

2001-2005 97

1.2. THỰC TRẠNG QUY MÔ, CƠ CẤU CHI NSNN GIAI ĐOẠN

2001-2005 109

1.2.1. Đánh giá kết quả thực hiện cơ cấu chi NSNN giai đoạn 2001-2005 109

1.2.2. Những vấn đề đặt ra về chi NSNN giai đoạn 2001-2005 124

1.3. THỰC TRẠNG BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ NỢ

CÔNG GIAI ĐOẠN 2001-2005 128

1.3.1. Đánh giá kết quả xử lý bội chi ngân sách nhà nước và nợ công giai đoạn 2001-

2005 128

1.3.2. Những vấn đề đặt ra trong xử lý bộ chi NSNN và quản lý nợ công giai đoạn

2001-2005 131

Chương 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2005 142

2.1. THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ GIAI

ĐOẠN 2001-2005 142

2.1.1. Đánh giá kết quả thực hiện CSTT giai đoạn 2001-2005 142

2.1.2. Những vấn đề đặt ra trong điều hành CSTT giai đoạn 2001-2005 143

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI VÀ ĐIỀU HÀNH TỶ

GIÁ GIAI ĐOẠN 2001-2005 150

2.2.1. Đánh giá kết quả quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá giai đoạn 2001-2005 150

2.2.2. Những vấn đề đặt ra về quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá giai đoạn 2001-

2005 155

Page 3: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

3

2.3. THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT GIAI

ĐOẠN 2001-2005 162

2.3.1. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách tín dụng và lãi suất giai đoạn 2001-2005 162

2.3.2. Những vấn đề đặt ra trong chính sách tín dụng và lãi suất giai đoạn 2001-2005 166

2.4. THỰC TRẠNG PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN 2001-2005 169

2.4.1. Đánh giá kết quả phối hợp CSTK và CSTT trong việc thực hiện các mục tiêu

kinh tế vĩ mô 169

2.4.2. Những hạn chế của cơ chế phối hợp CSTK và CSTT trong việc thực hiện các

mục tiêu kinh tế vĩ mô. 170

Chương 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ

TRƯỜNG TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2001-2005 175

3.1. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN 2001-2005 175

3.1.1. Đánh giá tình hình phát triển của thị trường tiền tệ giai đoạn 2001-2005 175

3.1.2. Những vấn đề đặt ra đối với thị trường tiền tệ giai đoạn 2001-2005 177

3.2. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VỐN GIAI ĐOẠN 2001-2005 180

3.2.1. Đánh giá thực trạng phát triển thị trường vốn giai đoạn 2001-2005 180

3.2.2. Những vấn đề đặt ra trong việc phát triển thị trường vốn giai đoạn 2001-2005 185

3.3. THỰC TRẠNG THANH TRA GIÁM SÁT THỊ TRƯỜNG TÀI

CHÍNH GIAI ĐOẠN 2001-2005 191

3.3.1. Thực trạng thanh tra, giám sát ngân hàng giai đoạn 2001-2005 191

3.3.2. Thực trạng thanh tra, giám sát bảo hiểm 195

3.3.3. Thực trạng thanh tra, giám sát chứng khoán 198

3.3.4. Đánh giá sự phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, giám sát tài chính 203

Phần 3. MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI

CSTC, TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN 2006-2010 208

Chương 1. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ MỤC TIÊU ĐỊNH

HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ VIỆT

NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010 209

1.1. NHỮNG XU HƯỚNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ

TRONG NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÀI

CHÍNH, TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN 2006-2010 209

1.1.1. Xu hướng và đặc điểm kinh tế thế giới giai đoạn 2006-2010 209

1.1.2. Bối cảnh kinh tế trong nước giai đoạn 2006-2010 216

1.2. CÁC MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ ĐỊNH HƯỚNG LỚN VỀ

KINH TẾ, TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ĐẾN 2010 220

1.2.1. Các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đến 2010 220

1.2.2. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu 221

1.2.3. Các định hướng phát triển tài chính, tiền tệ đến năm 2010 221

Page 4: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

4

1.3. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHỦ YẾU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG

TÀI CHÍNH TIỀN TỆ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010 222

1.3.1. Cơ hội đối với hoạt động kinh tế và tài chính, tiền tệ Việt Nam 222

1.3.2. Thách thức đối với kinh tế và tài chính, tiền tệ 225

Chương 2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CHÍNH

SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010 231

2.1. ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU THU NSNN GIAI ĐOẠN 2006-2010 231

2.1.1. Yêu cầu chủ yếu điều chỉnh cơ cấu thu NSNN giai đoạn 2006-2010 231

2.1.2. Định hướng điều chỉnh cơ cấu thu NSNN 232

2.1.3. Chính sách và giải pháp điều chỉnh cơ cấu thu NSNN 233

2.2. ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU CHI NSNN GIAI ĐOẠN 2006-2010 242

2.2.1. Yêu cầu chủ yếu điều chỉnh cơ cấu chi NSNN giai đoạn 2006 -2010 242

2.2.2. Định hướng đổi mới cơ cấu chi NSNN 242

2.2.3. Chính sách giải pháp đổi mới cơ cấu chi NSNN giai đoạn 2006-2010 244

2.3. XỬ LÝ BỘI CHI NSNN VÀ NỢ CÔNG GIAI ĐOẠN 2006-2010 250

2.3.1. Quan điểm về xử lý bội chi NSNN nhằm duy trì sự bền vững của NSNN trong

giai đoạn 2006-2010 250

2.3.2. Định hướng về bội chi NSNN và xử lý nợ công nhằm duy trì sự bền vững hợp lý

của NSNN trong giai đoạn 2006-2010 251

2.3.3. Các giải pháp xử lý và tăng cường quản lý nợ công trong giai đoạn 2006-2010 255

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH

SÁCH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN 2006-2010 261

3.1. HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN 2006-2010 261

3.1.1. Xác định hệ thống mục tiêu và cơ chế truyền tải CSTT 261

3.1.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống mục tiêu, cơ chế truyền tải CSTT 262

3.2. HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ

GIAI ĐOẠN 2006-2010 264

3.2.1. Định hướng hoàn thiện cơ chế quản lý và điều hành tỷ giá 264

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá 265

3.3. HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ TÍN DỤNG GIAI

ĐOẠN 2006-2010 271

3.3.1. Định hướng hoàn thiện chính sách lãi suất và tín dụng giai đoạn 2006 – 2010. 271

3.3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách lãi suất và tín dụng giai đoạn 2006 - 2010. 271

3.4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHỐI HỢP

GIỮA CSTK VÀ CSTT TRONG ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ NỀN KINH

TẾ 276

3.4.1. Định hướng phối hợp giữa CSTK và CSTT 276

3.4.2. Giải pháp tăng cường phối hợp giữa CSTK và CSTT 277

Page 5: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

5

Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ

TRƯỜNG TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2006-2010 280

4.1. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN 2006-2010 280

4.1.1. Định hướng chủ yếu phát triển thị trường tiền tệ giai đoạn 2006-2010 280

4.1.2. Giải pháp phát triển thị trường tiền tệ giai đoạn 2006 – 2010. 281

4.2. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VỐN GIAI ĐOẠN 2006-2010 284

4.2.1. Định hướng chủ yếu phát triển thị trường vốn giai đoạn 2006-2010 284

4.2.2. Giải pháp phát triển thị trường vốn 2006-2010 285

4.3. ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THANH TRA GIÁM

SÁT THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 289

4.3.1. Sự cần thiết phải đổi mới và hoàn thiện hệ thống thanh tra, giám sát TTTC và

dịch vụ tài chính Việt Nam 289

4.3.2. Giải pháp đổi mới hệ thống giám sát thị trường tài chính, hình thành tổ chức giám

sát TTTC thống nhất 291

KẾT LUẬN 296

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 304

PHỤ LỤC 307

Page 6: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á

BNM Ngân hàng trung ương Malaysia

CAB Cán cân vãng lai

CB Cán cân vốn

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

CNY Đồng Nhân dân tệ

CPI Chỉ số giá tiêu dùng

CSTK Chính sách tài khóa

CTCP Công ty cổ phần

CSTT Chính sách tiền tệ

DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

DNV&N Doanh nghiệp vừa và nhỏ

ĐTPT Đầu tư phát triển

ECB Ngân hàng trung ương châu Âu

EU Liên minh châu Âu

FED Cục dự trữ liên bang Mỹ

GDCK Giao dịch chứng khoán

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GTGT Giá trị gia tăng

HĐND Hội đồng nhân dân

HĐQT Hội đồng quản trị

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế

MAS Cơ quan quản lý tiền tệ singapore

MB Tiền cơ bản

M2 Tổng phương tiện thanh toán

NDA Tài sản có trong nước ròng

NER Tỷ giá hối đoái danh nghĩa

NFA Tài sản có ngoại tệ ròng

NHNN NHNN việt nam

NHTM Ngân hàng thương mại

NHTW Ngân hàng trung ương

NHNN Ngân hàng nhà nước

NHNNg Ngân hàng nước ngoài

NHTM Ngân hàng thương mại

NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước

NHTMVN Ngân hàng thương mại Việt Nam

NHTW Ngân hàng Trung ương

NSĐP Ngân sách địa phương

NSNN Ngân sách nhà nước

Page 7: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

7

NSTW Ngân sách Trung ương

OMOs Nghiệp vụ thị trường mở

PBC Ngân hàng Trung ương Trung Quốc

PT&DB Phân tích và dự báo

REPO Giao dịch mua có kỳ hạn

RER Tỷ giá hối đoái thực

REER Tỷ giá hối đoái thực hữu hiệu

RERE Tỷ giá hối đoái thực cân bằng

SWAP Hoán đổi

TBCN Tư bản chủ nghĩa

TCTD Tổ chức tín dụng

TNCN Thu nhập cá nhân

TTCK Thị trường chứng khoán

TTĐB Tiêu thụ đặc biệt

TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán

TTTC Thị trường tài chính

TTTD Thị trường tín dụng

USD Đô la Mỹ

VND Đồng Việt Nam

WTO Tổ chức Thương mại thế giới

XHCN Xã hội chủ nghĩa

XDCB Xây dựng cơ bản

XNK Xuất nhập khẩu

Page 8: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

8

MỞ ĐẦU

Sự cần thiết nghiên cứu

Trong thập kỷ 90, trên con đường tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới

nền kinh tế, các chính sách và công cụ tài chính, tiền tệ đã được tích cực sử

dụng hướng vào mục tiêu phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển. Nhờ vậy,

nền kinh tế nước ta đã có bước tăng trưởng cao trong thời gian dài, tạo đà cho

sự phát triển kinh tế trong cả giai đoạn 1991-2000. Bước vào giai đoạn 2001-

2010, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta đã đặt ra mục tiêu cao về

mức tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội và xoá đói giảm nghèo.

Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ to lớn đó, Chính phủ đã sử dụng đồng bộ hệ

thống các công cụ kinh tế, trong đó có tài chính, tiền tệ để điều tiết vĩ mô nền

kinh tế, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh. Tổng kết hoạt động thực tiễn giai

đoạn 2001-2005 đã chứng tỏ rằng: CSTC và CSTT đã góp phần tích cực thúc

đẩy tăng trưởng, thực hiện thành công chiến lược xóa đói giảm nghèo, đảm bảo

điều kiện tiên quyết để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5

năm 2001-2005.

Bước vào giai đoạn 2006-2010 – giai đoạn mở cửa hội nhập đầy đủ và

sâu rộng với nền kinh tế thế giới, đã nảy sinh nhiều cơ hội mới, đồng thời cũng

đặt ra những thách thức và khó khăn nhiều mặt trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ.

Trong bối cảnh đó, CSTC và CSTT đang đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung giải

quyết.

Thứ nhất, CSTK, đặc biệt là chính sách thu, chi NSNN đã được đổi mới

theo hướng huy động và phân bổ có hiệu quả hơn các nguồn lực tài chính, góp

phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện xóa đói giảm nghèo và công bằng

xã hội. Tuy nhiên, CSTK còn nhiều hạn chế và bất cập, chưa trở thành khâu

đột phá, có tác dụng mở đường thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. Phân

phối và sử dụng nguồn lực tài chính còn kém hiệu quả, thất thoát lãng phí lớn,

đầu tư của Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhưng mức đóng góp vào tăng trưởng

kinh tế chưa tương xứng; cơ chế, CSTC tuy đã được đổi mới nhưng còn nhiều

bất cập, không tương thích với thông lệ quốc tế.

Thứ hai, CSTT, mặc dù đã được sử dụng linh hoạt để điều tiết vĩ mô

song hiệu quả thấp; hoạt động tín dụng trung và dài hạn còn chậm phát triển,

chưa đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn cho phát triển kinh tế - xã hội, chính sách

ngoại hối còn nhiều bất cập.

Thứ ba, TTTC đã hình thành và trở thành một kênh huy động vốn

quan trọng cho ĐTPT nhưng hoạt động chưa ổn định và chưa vững chắc, còn

tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bên cạnh đó hoạt động của các trung gian tài chính còn

bất cập, chức năng nhiệm vụ chồng chéo, hiệu quả thấp. Mặt khác, giám sát

TTTC – một chức năng quan trong trong hoạt đồng tài chính ngân hàng tuy

được chú trọng nhưng hiệu quả hoạt động thấp, cần phải được nghiên cứu đổi

mới hoàn thiện cả về nội dung, phương pháp và tổ chức bộ máy giám sát

TTTC.

Page 9: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

9

Thứ tư, mặc dù tài chính, tiền tệ là những phạm trù kinh tế khác nhau,

nhưng có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, trở thành các công cụ điều

tiết quan trọng nền kinh tế thị trường, song trong hoạt động thực tiễn, việc

hoạch định và điều hành chính sách tài chính, tiền tệ chưa tạo ra sự gắn kết

hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

Thứ năm, những vấn đề nêu trên được đặt trong bối cảnh Việt nam đã

gia nhập WTO. Vì vậy, vấn đề điều chỉnh các CSTK và CSTC cho phù hợp

với thông lệ quốc tế càng trở nên cấp bách.

Với ý nghĩa là một lĩnh vực then chốt mang tính huyết mạch đối với

quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách và công cụ tài chính, tiền

tệ cần phải được đổi mới và hoàn thiện hướng vào thực hiện các mục tiêu

kinh tế vĩ mô, trong đó có mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm pháp,

tạo công ăn, việc làm, và xử lý các vấn đề thâm hụt thương mại. Trong đó,

việc xác định những vấn đề cơ bản của tài chính, tiền tệ trong giai đoạn mới

(2006-2010) có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu

của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 ở nước ta.

Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Một số vấn đề cơ bản về tài chính,

tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2006 -2010” ở cấp Nhà nước là cần thiết,

không chỉ có nghĩa tổng kết những lý luận mới, hiện đại về tài chính, tiền tệ,

mà còn góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách do thực tiễn đặt ra trong

việc đề xuất hệ thống giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng

công cụ tài chính, tiền tệ, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế

nhanh và bền vững như Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 đã

đặt ra, đồng thời tạo cơ sở vững chắc để phát triển tăng tốc trong giai đoạn

2010-2020.

Tình hình nghiên cứu

Trong kinh tế thị trường, những vấn đề lý luận về tài chính – tiền tệ đã

được các nhà khoa học trên thế giới rất quan tâm nghiên cứu trong lịch sử

phát triển của mình. Nhiều quan điểm và các luận thuyết về tài chính, tiền tệ

theo các trường phái khác nhau đã hình thành và trở thành những vấn đề kinh

điển trong các học thuyết kinh tế.

Tuy nhiên, trong kinh tế học hiện đại, các nhà khoa học đã nhận thấy

rằng, không thể chỉ sử dụng thuần tuý một học thuyết nào đó trong lĩnh vực

tài chính, tiền tệ để giải quyết các vấn đề phức tạp của nền kinh tế. Các nhà

kinh tế học ngày nay cho rằng, cần phải kết hợp các học thuyết kinh tế này

thông qua việc sử dụng linh hoạt chính sách tài khoá và CSTT mới bảo đảm

hiệu quả điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Việc sử dụng các lý thuyết của kinh tế học hiện đại để điều tiết vĩ mô

nền kinh tế đã được vận dụng linh hoạt và uyển chuyển tuỳ thuộc vào điều

kiện, hoàn cảnh của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ. Chẳng hạn, trong giai

đoạn 1992-2000 Chính quyền của Tổng thống Bill Cliton đã vận dụng hiệu

Page 10: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

10

quả CSTK và CSTT để điều tiết vĩ mô nền kinh tế và kết quả là nền kinh tế

Mỹ đã đạt những thành tựu to lớn với những bước phát triển ngoạn mục

trong thập kỷ 90.

Trong số các nền kinh tế mới nổi, Hàn Quốc là nước đã đạt được

những thành công đáng kể trong việc sử dụng các công cụ của CSTK và

CSTT để giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội trong phạm vi quốc gia. Đặc

biệt là Trung Quốc - một quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi với nhiều nét

tương đồng như Việt Nam – cũng rất thành công trong việc sử dụng hiệu quả

các công cụ của CSTK và CSTT để can thiệp và điều chỉnh sự phát triển nền

kinh tế Trung Quốc, giữ cho kinh tế tăng trưởng nhanh trong gần 3 thập kỷ.

Ở nước ta, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch

hoá tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, những vấn đề lý

luận, cũng như đánh giá thực tiễn sử dụng công cụ tài chính – tiền tệ để điều

tiết vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và ổn định luôn luôn thu

hút sự quan tâm chú ý của cả Chính phủ lẫn giới khoa học.

Trong công cuộc đổi mới quản lý kinh tế ở nước ta đã xuất hiện nhiều

chương trình nghiên cứu về chính sách và công cụ tài chính – tiền tệ. Đặc biệt

trong thập kỷ 90, nhất là những năm 1998-2003 đã công bố nhiều công trình

nghiên cứu phục vụ hoạch định chính sách và chiến lược trong lĩnh vực tài

chính – tiền tệ: Chiến lược tài chính Việt nam đến năm 2010; Chiến lược phát

triển ngân hàng giai đoạn 2001 – 2010; Chiến lược phát triển TTCK giai

đoạn 2001 – 2010; Chiến lược phát triển bảo hiểm giai đoạn 2001 – 2010;

Chiến lược vay và trả nợ nước ngoài đến năm 2010. Trong các chương trình

nghiên cứu đó, nhiều giải pháp về tài chính – tiền tệ đã được đề xuất nhằm

thúc đẩy nền kinh tế – xã hội phát triển nhanh và bền vững.

Hàng năm, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ

quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á… thường đưa ra các báo cáo đánh giá

về thực trạng công cuộc cải cách kinh tế-xã hội của Việt Nam. Các báo cáo

này khá tổng quát, bao trùm hầu hết các vấn đề nổi cộm của nền kinh tế, xã

hội Việt Nam như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, đầu tư, cải cách

tài khoá, cải cách ngân hàng… Đồng thời, các báo cáo này cũng đưa ra một

số đề xuất, kiến nghị đối với Việt Nam về các giải pháp tài chính – tiền tệ

nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải cách kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo.

Tuy nhiên, đây là cách nhìn của các tổ chức quốc tế, chịu ảnh hưởng

rất sâu sắc của tư tưởng phát triển nền kinh tế thị trường phát triển. Do vậy,

một số nhận xét, đánh giá và định hướng phát triển về kinh tế-xã hội Việt

Nam còn phù hợp với thực tiễn có tính đặc thù của nền kinh tế Việt Nam. Do

đó, một số đề xuất, kiến nghị có tính chất đẩy mạnh cải cách quá “nhanh,

mạnh” sẽ khó có khả năng thực hiện trong tương lai gần. Các đánh giá, nhận

xét cũng như đề xuất kiến nghị chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực, vấn đề

then chốt như CSTK, CSTT mang tính vĩ mô cao, mức độ cụ thể thấp. Các

dự báo về phát triển kinh tế, xã hội thường trong ngắn hạn (1 – 3 năm). Tuy

Page 11: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

11

vậy, nghiên cứu kỹ các báo cáo này rất có ý nghĩa đối với các nhà hoạch định

chính sách, các nhà khoa học Việt Nam nhằm bổ sung, hoàn thiện hệ thống

giải pháp và xác định bước đi, lộ trình thích hợp cho tiến trình cải cách kinh

tế- xã hội ở nước ta.

Bước vào giai đoạn 2006-2010, giai đoạn hội nhập ngày càng sâu rộng

với nền kinh tế thế giới, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội trong và ngoài nước nẩy

sinh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tài chính, tiền tệ của đất nước.

Tác động đó có thể đưa đến sự vận động của phạm trù tài chính, tiền tệ theo

những định hướng khác nhau. Việc nắm bắt được những xu thế đó để có giải

pháp điều chỉnh kịp thời đang đặt ra những nhiệm vụ cấp bách cho các nhà

khoa học kinh tế Việt Nam. Xét theo khía cạnh đó, đến nay vẫn chưa có một

công trình hoặc những nghiên cứu nào có cách đánh giá đầy đủ, toàn diện

mang tính vĩ mô về thực tiễn hoạt động tài chính-tiền tệ giai đoạn 2001-2005

ở nước ta, tạo cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất định hướng CSTC và

CSTT trong giai đoạn 2006-2010. Những nghiên cứu trong đề tài này sẽ kế

thừa hợp lý những lý luận và kinh nghiệm quốc tế để vận dụng vào hoàn

cảnh cụ thể nước ta.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát chung nhất của đề tài là nghiên cứu nhằm tổng kết

những lý luận mới, hiện đại về tài chính-tiền tệ, nhận dạng những vấn đề cơ

bản về tài chính – tiền tệ của nước ta trong giai đoạn hiện nay, đề xuất

phương hướng giải pháp xử lý các vấn đề cơ bản về tài chính, tiền tệ giai

đoạn 2006-2010 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Mục tiêu cụ thể, được xác định là:

Nghiên cứu, tổng kết, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về tài chính,

tiền tệ trong điều kiện mới.

Xác lập luận cứ khoa học và kinh nghiệm quốc tế trong việc sử

dụng các công cụ tài chính – tài chính để thúc đẩy phát triển kinh

tế – xã hội trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế và mở cửa hội

nhập.

Đánh giá thực trạng tài chính, tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2001–

2005, chỉ rõ những thành tựu, những mặt hạn chế, yếu kém của

công cuộc cải cách tài chính, tiền tệ.

Phân tích bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế giai đoạn

2006-2010, những cơ hội và thách thức đặt ra đối với hoạt động tài

chính – tiền tệ ở nước ta, trên cơ sở đó xác định mục tiêu, nhiệm

vụ và định hướng đổi mới lĩnh vực tài chính – tiền tệ giai đoạn

2006-2010.

Xác định rõ những yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước trong giai đoạn 2006-2010 đặt ra cho lĩnh vực tài chính, tiền

Page 12: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

12

tệ, trên cơ sở đó vạch rõ những vấn đề tài chính, tiền tệ cơ bản cần

giải quyết và luận cứ khoa học và thực tiễn của việc xác định đó.

Xác lập các quan điểm và yêu cầu giải quyết có hiệu quả các vấn

đề cơ bản về tài chính, tiền tệ nhằm nâng cao vai trò và tác động

của tài chính, tiền tệ trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai

đoạn 2006-2010.

Đề xuất được hệ thống giải pháp về các vấn đề tài chính – tiền tệ

cơ bản giai đoạn 2006 – 2010 phù hợp kinh tế thị trường và mở

cửa hội nhập.

Cách tiếp cận nghiên cứu

Tài chính và tiền tệ là hai phạm trù độc lập có các chức năng riêng có

của mình, có quá trình phát sinh, phát triển trong những điều kiện khác nhau,

nhưng giữa chúng có mối liên hệ mật thiết và chặt chẽ với nhau.

Tài chính ra đời phải có 2 điều kiện: sự ra đời của nhà nước và sự phát

sinh, phát triển của kinh tế hàng hóa và tiền tệ. Tài chính phản ánh và biểu

hiện sự vận động của tiền tệ trong quá trình hình thành các quỹ tiền tệ của các

chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Tài chính không phải là tiền tệ, mà chỉ

dùng tiền tệ làm hình thức biểu hiện cho nội dung vật chất của mình. Bản

thân tài chính và tiền tệ là hai thuộc tính khác nhau và trở thành đối tượng và

những vấn đề nghiên cứu khác nhau của khoa học kinh tế.

Trong nền kinh tế thị trường, tài chính và tiền tệ là hai công cụ quan

trọng được nhà nước sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Tuy nhiên, bản

thân trong nội hàm từng công cụ và CSTC hay CSTT cũng chứa dựng nhiều

lĩnh vực và nhiều khâu khác nhau, mà mỗi lĩnh vực đó, trong điều kiện phát

triển kinh tế và mở cửa hội nhập ở nước ta hiện nay đều là những vấn đề có

nội dung nghiên cứu rất phức tạp, vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn.

Do vậy, nội dung nghiên cứu đặt ra cho đề tài này trong điều kiện của nước ta

trong giai đoạn 2006-2010 bao gồm:

Thứ nhất, những vấn đề đổi mới CSTK

NSNN là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tài chính, một lĩnh

vực quan trọng trong CSTK của nhà nước có vai trò đảm bảo nguồn lực tài

chính cần thiết để duy trì sự hoạt động của bộ máy nhà nước, đồng thời thực

hiện điều tiết vĩ mô các hoạt động kinh tế-xã hội. Trong xã hội hiện đại, vai

trò của CSTK càng trở nên trọng yếu giúp Nhà nước điều hành nền kinh tế xã

hội.

CSTK bao gồm nhiều khâu, nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, mà

mỗi khâu, mỗi lĩnh vực hoạt động đó vừa chứa đựng những đặc điểm chung

nhất của hệ thống tài chính, vừa mang những đặc thù riêng, trong đó bao hàm

nhiều vấn đề phức tạp như thuế, chi tiêu ngân sách, bội chi ngân sách và nợ

chính phủ.

Page 13: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

13

Trong một nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập ngày càng sâu

rộng như ở nước ta hiện nay, thuế, chi tiêu ngân sách và vay nợ chính phủ

đang trở thành những vấn đề thực tiễn quan trọng trong hoạt động tài chính

và đang đặt ra những yêu cầu cần đổi mới và hoàn thiện. Vì vậy, đổi mới và

hoàn thiện cơ cấu thu, chi NSNN, xử lý bội chi và vay nợ chính phủ đã trở

thành những vấn đề trọng tâm trong CSTK giai đoạn 2006-2010.

Thứ hai, những vấn đề về đổi mới điều hành CSTT

HNQT trong lĩnh vực tài chính ngân hàng giai đoạn 2006-2010 gắn

liền với việc tự do hoá tài chính, tự do hoá về luồng luân chuyển vốn, đòi hỏi

phải tăng cường tính linh hoạt và hiệu quả của CSTT, chính sách tín dụng và

điều hành tỷ giá. Như vậy, CSTT lại bao hàm trong đó nhiều vấn đề cần giải

quyết.

Trong những năm qua, việc điều hành CSTT đã đạt được một số kết

quả nhất định theo hướng chuyển dần sang điều tiết tiền tệ gián tiếp, duy trì

ổn định tiền tệ, ổn định tỷ giá, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng

trưởng kinh tế. Hệ thống mục tiêu CSTT và các công cụ CSTT bước đầu

được hình thành. Tuy nhiên, trong điều hành CSTT vẫn còn có một số hạn

chế, bất cập về khả năng kiểm soát tiền tệ, điều tiết thị trường tiền tệ. Vì vậy,

đổi mới việc điều hành CSTT phục vụ mục tiêu tăng trưởng trở thành một

vấn đề quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô ở nước ta giai đoạn 2006-

2010.

Với ý nghĩa là một nội dung của CSTT, song chính sách tín dụng lại

được sử dụng như một công cụ đảm bảo cung ứng phương tiện thanh toán

cho nền kinh tế quốc dân, thông qua các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, dựa

trên các quỹ cho vay được tạo lập từ các nguồn tiền của xã hội và với một hệ

thống lãi suất mềm dẻo, phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường. Tuy

nhiên, trong bối cảnh TTTC nói chung và thị trường tiền tệ ở nước ta còn

nhiều bất cập, các các nguyên tắc của thị trường chưa được tuân thủ một cách

triệt để thì hiệu ứng đòn bẩy của chính sách tín dụng và lãi suất còn rất hạn

chế trong việc kiềm chế lạm phát và ổn định tiền tệ, giá cả.

Thứ ba, những vấn đề về phát triển TTTC

TTTC là một trong những thị trường yếu tố sản xuất quan trọng trong

điều kiện phát triển kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, trong đó bao gồm

thị trường tiền tệ (thị trường ngắn hạn) và thị trường vốn (thị trường vốn tín

dụng dài hạn và TTCK). Một TTTC phát triển đồng bộ sẽ là tiền đề cơ bản để

các nguồn vốn được huy động và phân bổ có hiệu quả cho phát triển kinh tế-

xã hội. Tuy nhiên, TTTC ở nước ta đang trong quá trình hình thành và phát

triển, bản thân nội tại từng trường cũng chứa dựng các yếu tố không vững

chắc, phát triển chưa đồng bộ và chưa phát huy vai trò to lớn trong huy động

nguồn lực cho ĐTPT. Mặt khác, sự phát triển không ổn định và quá nóng của

TTCK cùng với khuynh hướng đầu cơ của thị trường trong thời gian gần đây

là những nhân tố gây bất ổn và chứa đựng nguy cơ mất an toàn hệ thống tài

Page 14: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

14

chính. Điều đó đặt ra vấn đề hình thành tổ chức giám sát TTTC thống nhất

nhằm đảm bảo an toàn và an ninh tài chính quốc gia.

Vì vậy, hoàn thiện và phát triển TTTC là một nội dung quan trọng và

trở thành vấn đề cấp thiết, mang tính thời sự trong giai đoạn 2006-2010 ở

nước ta.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã được triển khai với một cách tiếp cận vừa khoa học, vừa thực

tế, nghiên cứu các vấn đề cả trong nước và kinh nghiệm nước ngoài, gắn lý

luận với thực tiễn, dùng lý luận để xem xét thực tiễn, qua đó tổng kết thực

tiễn để làm sáng tỏ và bổ sung thêm các khía cạnh lý luận về tài chính, tiền tệ

trong nền kinh tế thị trường chưa hoàn chỉnh ở Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài

không đi sâu phân tích các vấn đề lý luận, các học thuyết kinh tế - tài chính –

tiền tệ mang tính học thuật, mà tập trung phân tích chính sách, xây dựng quan

điểm nhằm xử lý những vấn đề cụ thể về tài chính- tiền tệ trong giai đoạn

2006-2010.

Đề tài đã sử dụng các phương pháp phân tích, dự báo, thống kê, điều

tra khảo sát. Trong đó, có bao gồm các đánh giá thực trạng hoạt động tài

chính – tiền tệ giai đoạn 2001-2005; các phân tích, dự báo hoạt động kinh tế,

tài chính, tiền tệ giai đoạn 2006-2010.

Đề tài đã tổ chức một số cuộc hội thảo, tọa đàm và báo cáo khoa học

nhằm cung cấp thông tin và phương pháp luận khi tổ chức nghiên cứu.

Kết cấu của đề tài

Đề tài được xây dựng thành 3 Phần. Phần thứ nhất dành nghiên cứu

các vấn đề lý luận chủ yếu. Phần thứ 2 bàn về thực trạng CSTK, CSTT và

TTTC. Phần thứ ba dành nghiên cứu các vấn đề định hướng và giải pháp đổi

mới hoàn thiện CSTK, CSTT và phát triển TTTC trong giai đoạn 2006-2010.

Trong mỗi phần lại được kết cấu thành các chương theo các chủ đề

tương ứng, mỗi chương lại chia thành nhiều mục và tiểu mục thích hợp.

Page 15: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

15

Phần 1. VAI TRÒ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ VÀ

KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VỀ SỬ

DỤNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH,

TIỀN TỆ TRONG KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG MỞ CỬA HỘI NHẬP

Page 16: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

16

Chương 1. NHỮNG NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN MỚI VỀ

TÀI CHÍNH, TIỀN TỆ TRONG KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG MỞ CỬA HỘI NHẬP

1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN MỚI VỀ TÀI CHÍNH VÀ

CSTK TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1.1. Quan niệm về tài chính, chức năng và vai trò của tài chính trong

kinh tế thị trường

1). Quan niệm về tài chính

Thuật ngữ "tài chính" bắt nguồn từ tiếng La-tinh "fiancia", dịch theo

nghĩa hẹp là thanh toán, thu nhập; theo nghĩa rộng là vốn tiền tệ, chu chuyển

tiền tệ. Từ thế kỷ XIII-XV lần đầu tiên danh từ "thanh toán bằng tiền" được

sử dụng rộng rãi trong một số thành phố nổi tiếng của Italia với tư cách là

những trung tâm khổng lồ về thương mại và ngân hàng của châu Âu. Sau đó

thuật ngữ này được lan rộng ra các nước khác và được sử dụng như một khái

niệm, gắn liền với hệ thống các quan hệ tiền tệ hình thành các quỹ tiền tệ

được động viên bởi nhà nước để thực hiện các chức năng chính trị và kinh tế.

Theo Từ điển Larousse1 cho rằng Tài chính (tiếng Pháp cổ là finer) có

nghĩa là một khoản thanh toán. Thuật ngữ tài chính (nếu đứng ở số nhiều -

finances), được hiểu là tài sản công cộng; toàn bộ các nguồn thu và khoản chi

của Nhà nước, hoặc của một lãnh thổ; Nếu hiểu theo nghĩa thông thường: là

nguồn tiền mặt của một cá nhân.

Trong kinh tế thị trường, thuật ngữ tài chính còn được mô tả theo

nghĩa là vốn dưới hình thức tiền tệ, được thể hiện dưới dạng các quỹ cho vay

hoặc đi vay thông qua TTTC hay định chế, tổ chức tài chính.

Như vậy, tài chính được quan niệm như là nguồn tiền bạc, thu nhập

hay tài sản; là cách thức, hay sự huy động, phân phối, bố trí, cung cấp, cấp

phát, trợ giúp, chi tiêu, sử dụng, kiểm soát các quỹ tiền bạc; điều hành, dẫn

dắt của cải. Các quan niệm này thường xem xét ở khía cạnh mô tả các biểu

hiện, hiện tượng của hoạt động tài chính.

Có thể thấy rằng, khái niệm tài chính gắn liền mật thiết với tiền tệ và

các quan hệ hàng hóa-tiền tệ. Tài chính nảy sinh trong điều kiện kinh tế hàng

hóa-tiền tệ dưới tác động ảnh hưởng của sự phát triển chức năng và nhu cầu

của nhà nước và nhu cầu của các chủ thể kinh tế. Do đó, tài chính có quan hệ

mật thiết với các quá trình kinh tế-xã hội, được thể hiện trong các hình thức

vận động khác nhau và nhất định bao giờ cũng biểu hiện dưới hình thái tiền tệ

và kèm theo sự vận động của tiền tệ.

Từ quan niệm đó, người ta thường nhầm lẫn tài chính với tiền tệ và

trong nhiều trường hợp tài chính được coi là tiền tệ. Những quan niệm sai

Page 17: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

17

lầm đó đưa đến việc không đánh giá đúng mức vai trò của các phạm trù kinh

tế khách quan.

Để có cách hiểu đúng đắn về bản chất của tài chính, chúng tôi nêu lên

một số dấu hiệu có tính chất đặc trưng để nhận biết về phạm trù tài chính.

Thứ nhất, trong thực tiễn, nếu quan sát quá trình vận động của tài

chính có thể nhận thấy: các biểu hiện bên ngoài của tài chính thể hiện ra dưới

dạng các hiện tượng thu vào bằng tiền và các hiện tượng chi ra bằng tiền ở

các chủ thể kinh tế-xã hội. Các hiện tượng thu, chi bằng tiền đó đều mang

một tính chất chung là vốn tiền tệ đang vận động. Như vậy, tính chất tiền tệ

của các quan hệ tài chính - đó là một dấu hiệu quan trọng của tài chính.

Dấu hiệu này khẳng định rằng, sự hoạt động của tài chính chỉ có thể

khi có những điều kiện nhất định, mà nếu thiếu điều kiện đó thì tức khắc biến

mất ranh giới tác động của phạm trù này. Sự xuất hiện các quan hệ tài chính

luôn luôn biểu hiện ở chỗ tồn tại sự vận động của vốn tiền tệ, ở đâu thiếu sự

vận động đó thì nơi đó không phải là chỗ nảy sinh tài chính. Như vậy, sự hiện

diện của tiền tệ là điều kiện bắt buộc cho sự tồn tại của tài chính. Không có

tiền tệ thì không thể có tài chính. Tiền tệ biểu hiện cơ sở vật chất cho sự tồn

tại tài chính. Tuy nhiên, tài chính và tiền tệ là hai khái niệm khác nhau, nhưng

có quan hệ mật thiết với nhau. Tài chính khác biệt căn bản với tiền tệ cả ở nội

dung và cả ở các chức năng mà nó thực hiện. Người ta có thể cảm nhận được

tiền tệ nhờ vào trực giác, còn tài chính biểu hiện sự vận động của tiền tệ, luôn

ẩn đằng sau sự vận động của tiền tệ, khiến người ta không “sờ mó” được vào

tài chính.

Thứ hai, lĩnh vực nảy sinh và hoạt động của tài chính chính là khâu

phân phối, mà trong đó diễn ra quá trình phân phối giá trị sản phẩm xã hội và

thu nhập giữa các chủ thể trong hoạt động kinh tế. Bởi vậy dấu hiệu quan

trọng của tài chính là tính chất phân phối của các quan hệ tài chính.

Thứ ba, sự phân phối của tài chính nhất định phải kèm theo sự vận

động của vốn tiền tệ và có hình thức biểu hiện đặc biệt là các nguồn tài chính.

Các nguồn tài chính đó được hình thành ở các chủ thể kinh tế và nhà nước

nhờ các dạng vận động khác nhau của thu nhập, tích lũy, thanh toán, trích

nộp dưới hình thức tiền tệ và được sử dụng vào những mục đích nhất định để

đáp ứng nhu cầu của mình.

Thứ tư, chính các nguồn tài chính là sự biểu hiện vật chất hóa của các

quan hệ tài chính và việc sử dụng các nguồn tài chính đó được thực hiện về

cơ bản thông qua các quỹ tiền tệ có những mục đích nhất định. Bởi vậy dấu

hiệu đặc biệt quan trọng của tài chính, khác biệt với các phạm trù phân phối

khác là ở chỗ, các quan hệ tài chính luôn luôn gắn liền với sự hình thành các

quỹ tiền tệ có hình thức biểu hiện là các nguồn tài chính.

Quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể nói

trên (Nhà nước, doanh nghiệp, hộ gia đình) chính là quá trình tham gia phân

Page 18: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

18

phối các nguồn tài chính thông qua các hoạt động thu, chi bằng tiền của các

chủ thể. Các hoạt động thu, chi bằng tiền đó là sự vận động của tiền tệ - mặt

biểu hiện bên ngoài của tài chính, còn các quỹ tiền tệ do các chủ thể nắm giữ

là biểu hiện nội dung vật chất của tài chính - một thuộc tính vốn có của tài

chính. Nhưng trên cơ sở các hoạt động thu, chi bằng tiền do các chủ thể thực

hiện lại làm nảy sinh các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong xã hội. Đó

chính là các quan hệ về mặt lợi ích nảy sinh trong quá trình tham gia phân

phối và sử dụng các nguồn tài chính để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ.

Các quan hệ kinh tế đó chính là mặt bản chất bên trong của tài chính, biểu

hiện nội dung kinh tế-xã hội của tài chính.

Từ những phân tích nêu trên chúng tôi cho rằng, tài chính là biểu hiện

sự vận động của tiền tệ, gắn liền với quá trình huy động và phân phối các

nguồn tài chính nhằm thực hiện các lợi ích của các chủ thể kinh tế.

Khái niệm này có nhiều điểm khác biết với những quan niệm thường

thấy trên các sách, báo chuyên ngành trên thế giới và ở nước ta. Hiện nay,

trong kinh tế học hiện đại, cũng xuất hiện một số quan niệm khác nhau và

cũng khác biệt so với quan niệm của chúng tôi. Điển hình là quan niệm về tài

chính của các tác giả cuốn giáo khoa “Tài chính học” do Z. Bodi và R.

Merton chủ biên khi cho rằng, tài chính là việc nghiên cứu các cánh thức

phân bổ nguồn lực vốn khan hiếm của các chủ thể trong nền kinh tế theo thời

gian. Quan niệm này khá cụ thể và trực diện, song theo chúng tôi nó hàm

chứa ý nghĩa về các quan hệ của TTTC.

Quan niệm về tài chính của chúng tôi trình bày trên đây cho phép nhìn

nhận một cách đầy đủ, toàn diện và khách quan về tài chính. Quan niệm đó

vừa chỉ ra mặt cụ thể, hình thức bên ngoài - nội dung vật chất của tài chính là

sự vận động của các quỹ tiền tệ, vừa vạch rõ mặt trừu tượng, mặt bản chất

bên trong - nội dung kinh tế - xã hội của tài chính là các quan hệ kinh tế nảy

sinh trong quá trình huy động và phân bổ các nguồn tài chính để thực hiện

các mục đích khác nhau của các chủ thể kinh tế, đồng thời có tính bao quát

toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của tài chính nói chung, trong đó bao gồm cả

TCC và TTTC.

2). Chức năng mới của tài chính trong kinh tế thị trường

Theo chúng tôi, chức năng của tài chính là sự thể hiện bản chất nội

hàm bên trong của tài chính, từ đó quy định vai trò tác động của tài chính

trong hoạt động thực tiễn. Chức năng của tài chính tồn tại độc lập với sự nhận

thức hoặc tác động của con người. Nhận thức đúng đắn, đầy đủ các chức

năng vốn có của tài chính là điều hết sức quan trọng bởi đó là những nhận

thức cơ bản mang tính nền tảng, quyết định không những đến việc hiểu đúng

bản thân khái niệm tài chính mà còn có ý nghĩa quyết định đến chất lượng,

hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng các công cụ tài chính trong kinh tế thị

trường, giúp tránh được những quyết định chủ quan duy ý chí - cội nguồn của

các sai lầm không đáng có trong điều hành chính sách tài chính, tiền tệ.

Page 19: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

19

Cho đến nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đều chưa có sự thống

nhất trong việc đưa ra số lượng các chức năng của tài chính, cũng như tên gọi

của các chức năng của tài chính. Tuy nhiên, đa số các học giả đều thừa nhận

tài chính có 2 chức năng cơ bản là phân phối và giám đốc bằng đồng tiền (gọi

tắt là giám đốc).

Chúng tôi cho rằng, tài chính có 2 chức năng là phân phối và giám

đốc, điều này đúng, nhưng chưa đủ. Đúng vì chỉ phù hợp với thể chế kinh tế

kế hoạch hóa tập trung trước đây. Chưa đủ vì trong kinh tế thị trường, tài

chính vận động trong môi trường kinh tế có những đặc trưng khác biệt, do đó

có cơ sở để phát huy các tác động xuất phát từ khả năng và bản chất nội tại

của tài chính. Vì thế, theo quan điểm của chúng tôi, tài chính, ngoài 2 chức

năng phân phối và giám đốc còn có chức năng khác, đó là chức năng hiệu

quả và sinh lời.

Sự phát huy tác động của chức năng này trong kinh tế thị trường là

hoàn toàn có cơ sở, vì rằng: trong nền kinh tế thị trường, khác với nền sản

xuất hàng hóa giản đơn, quá trình vận động của tư bản được thể hiện qua

công thức: T – H – T’. Ở đây, tài chính được coi là khởi điểm của quá trình

vận động của tư bản và cũng chính tài chính, sau một quá trình sử dụng có

khả năng tạo ra một lượng giá trị lớn hơn so với tư bản ứng trước. Rõ ràng,

đây là khả năng bên trong của tài chính, là cái vốn có, nhờ đó mà phát huy tác

động của tài chính trong hoạt động thực tiễn.

Giữa các chức năng của tài chính có mối quan hệ gắn bó mật thiết với

nhau. Chức năng phân phối nảy sinh đồng thời với sự ra đời của tài chính và

được coi là chức năng cơ sở, qua đó quy định sự hình thành và phát triển của

chức năng giám đốc và chức năng hiệu quả, sinh lời. Điều đó thể hiện rằng,

trong những môi trường nhất định chính sự phân phối và sử dụng các nguồn

lực tài chính đã tạo cơ sở để đem lại nguồn tài chính hiệu quả hơn.

Ngược lại, nhờ việc thực thi chức năng giám đốc đối với mọi hoạt

động tài chính mà làm cho tài chính được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, góp

phần tăng thu nhập và của cải, đến lượt nó lại tạo ra cơ sở vững chắc để thực

hiện chức năng phân phối tài chính. Ý nghĩa của chức năng phân phối tài

chính càng tăng lên khi Nhà nước có nguồn lực tài chính nhất định để tác

động một cách sâu rộng đến các quá trình kinh tế và xã hội. Điều đó tạo ra

tiền đề để tăng thêm thu nhập cho các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư,

do đó mà củng cố chức năng hiệu quả và sinh lời của tài chính.

Đó là sự thống nhất biện chứng giữa các chức năng của tài chính. Sự

thống nhất đó cũng không loại trừ những mặt mâu thuẫn. Chẳng hạn, khi mà

phân phối tài chính không hợp lý, nguồn lực tài chính không được giám sát

đầy đủ trong quá trình sử dụng thì chắc chắn không thể có sự sinh lời hay

hiệu quả về mặt tài chính. Người ta gọi đó là tính hai mặt của tài chính, nó có

khả năng ảnh hưởng đến nền kinh tế một cách tích cực, nhưng cũng có thể

ảnh hưởng một cách tiêu cực. Tính hai mặt của sự tác động đó cần phải được

Page 20: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

20

tính toán kỹ lưỡng trong tiến trình hoạch định chính sách tài chính ở mỗi giai

đoạn phát triển kinh tế khác nhau.

3). Vai trò mới của tài chính trong kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập

Về phương diện lý luận, vai trò của tài chính đã được làm rõ với tư

cách là công cụ quan trọng để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà

nước và thực hiện việc phân phối thu nhập đảm công bằng xã hội.

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, chúng tôi cho rằng, ngoài

các chức năng kể trên tài chính còn đóng vai trò là nhân tố quyết định sự

tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội.

Đây là vai trò quan trọng nhất của tài chính trong kinh tế thị trường và

mở cửa hội nhập. Sự nhận thức mới về vai trò này là cả quá trình phát triển

về lý luận dựa trên những cơ sở sau đây:

Thứ nhất, xuất phát từ những quan điểm của các trường phái kinh tế

học Phương Tây.

Các trường phái kinh tế học Phương Tây, mặc dù có cách lập luận

khác nhau nhưng lại thống nhất quan điểm rằng, phân phối có mối quan hệ

rất mật thiết với tăng trưởng kinh tế và được coi là một nhân tố quan trọng

thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Đã từ lâu, nhà kinh tế lỗi lạc Adam Smith cho rằng, để tăng số người

lao động mang tính sản xuất thì phải tăng tư bản từ quỹ tăng lao động và

muốn tăng năng suất lao động lại đòi hỏi phải tăng thêm tư bản. Từ đó cho

thấy đầu tư tăng tư bản cho sản xuất kinh doanh giữ vai trò quan trọng trong

quá trình tăng trưởng kinh tế. Cùng với Adam Smith, David Ricardo lại chú

trọng tới tỷ lệ phân phối của các loại thu nhập và ảnh hưởng của nó tới tích

luỹ tư bản và tăng trưởng kinh tế. Ông phân tích hàm số tăng trưởng và rút ra

nhận xét, do tích luỹ tư bản có xu hướng co lại nên làm kinh tế tăng trưởng

chậm lại. Các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng được xuất phát từ tăng tỷ lệ

hình thành tư bản, coi đó là nhân tố chủ yếu quyết định tăng trưởng kinh tế.

Các nhà khoa học Roy Harrod và Evsey Domar (sau này gọi là mô

hình Harrod–Domar) đã gắn tăng trưởng kinh tế với việc cơ cấu lại tiết kiệm

và đầu tư trong tổng thu nhập. Hai ông cho rằng, sản lượng của bất cứ một

đơn vị kinh tế nào, dù là một doanh nghiệp, một ngành hay toàn bộ nền kinh

tế cũng đều phụ thuộc chắc chắn vào tổng số vốn có được. Khi nói tăng

trưởng kinh tế thì phải nói đến mức tăng thêm của sản lượng, nhưng mức

tăng thêm của sản lượng lại do lượng tăng thêm của vốn quyết định hay nói

cách khác do thay đổi cơ cấu đầu tư vốn quyết định đến tăng trưởng kinh tế.

Cambridge cho rằng, con đường căn bản để thực hiện sự tăng trưởng

ổn định nền kinh tế nằm ở chỗ điều chỉnh chế độ phân phối. Ông cho rằng, có

thể áp dụng biện pháp phân phối lại để điều chỉnh tăng phần thu nhập của các

tầng lớp khác nhau, từ đó thực hiện được sự tăng trưởng ổn định của nền kinh

Page 21: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

21

tế quốc dân. Bởi vì, sự tác động khác nhau giữa khuynh hướng tiết kiệm và

tiêu dùng là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nhà kinh tế lỗi lạc người Anh J. Kenyes trong cuốn sách “Lý thuyết

chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (1936), đã coi chi tiêu nhà nước là một

công cụ cơ bản của Chính phủ để can thiệp vào sự phát triển có tính chất chu

kỳ của nền kinh tế để vượt qua khủng hoảng. Bởi vậy, sự hình thành cơ cấu

và tốc độ của chi tiêu nhà nước là yếu tố quan trọng và không thể tách rời để

đạt được "cầu hiệu qủa". Tốc độ chi tiêu nhà nước theo ông cần phải thúc đẩy

tăng thu nhập quốc dân và cuối cùng phải nhằm vào mục tiêu đảm bảo việc

làm. Để thực hiện được điều đó, nhà nước phải tác động đến các tác nhân của

cầu là: tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng đầu tư.

Như vậy, đã từ lâu các nhà kinh tế học Phương tây đã rất đề cao vai trò

của phân phối tài chính, coi đó là một nhân tố quan trọng để kích thích tăng

trưởng và phát triển kinh tế-xã hội.

Thứ hai, xuất phát từ quan điểm của C. Mác

Quan điểm của Mác về vai trò của tài chính xuất phát từ những nghiên

cứu lý luận sau đây:

Một làt, Mác đã nghiên cứu về cấu tạo hữu cơ của tư bản và rút ra kết

luận: cấu tạo hữu cơ tăng sẽ làm tăng năng suất lao động, tạo thêm giá trị

thặng dư cho xã hội.

Mác phân biệt cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của tư bản. Cấu tạo kỹ

thuật của tư bản biểu hiện quan hệ tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất với số

lượng lao động sử dụng trong quá trình sản xuất. Đó là quan hệ tất yếu, do

trình độ phát triển của sản xuất quyết định và phản ánh trình độ tiến bộ kỹ

thuật. Cấu tạo giá trị của tư bản biểu hiện quan hệ tỷ lệ giữa số lượng giá trị

tư bản bất biến và tư bản khả biến cần thiết để để tiến hành sản xuất. Cấu tạo

kỹ thuật và cấu tạo giá trị của tư bản có quan hệ với nhau và phụ thuộc vào

nhau: sự thay đổi trong cấu tạo kỹ thuật sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cấu tạo

giá trị. Sự thể hiện mối quan hệ mật thiết đó đã hình thành một phạm trù mới,

đó là cấu tạo hữu cơ của tư bản.

Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ

thuật quyết định và phản ánh những biến đổi của cấu tạo kỹ thuật đó.

Do trình độ kỹ thuật không ngừng phát triển nên cấu tạo hữu cơ của tư

bản cũng không ngừng tăng lên. Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ được thể hiện

ở tư bản bất biến tăng lên tuyệt đối và tương đối, còn tư bản khả biến giảm

tương đối. Như vậy, do cấu tạo hữu cơ tăng sẽ làm tăng năng suất lao động,

tạo thêm giá trị thặng dư và tăng quy mô tích lũy tư bản.

Hai là, khi nghiên cứu vai trò của các khâu cấu thành trong quá trình

tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa, bao gồm: sản xuất, trao đổi, phân phối

và tiêu dùng, quan điểm của Mác cho rằng: sản xuất là khâu quyết định phân

Page 22: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

22

phối, còn phân phối có tác động ngược trở lại đối với sản xuất theo hướng

thúc đẩy hoặc kìm hãm.

Như vậy, phân phối với tư cách là một khâu của quá trình tái sản xuất

xã hội được coi là nhân tố có tác động thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Nói

cách khác, tài chính là một bộ phận của các quan hệ phân phối dưới hình thức

tiền tệ có vai trò quan trọng trong khuyến khích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, theo Mác vai trò này có phần bị động, vì phân phối là do

sản xuất quyết định. Điều này đưa đến những quan điểm hạn chế vai trò của

phân phối, trong đó có tài chính.

Thứ ba, xuất phát từ bản chất, chức năng của tài chính

Tài chính có chức năng phân phối và chức năng hiệu quả, sinh lời.

Chính các chức năng này đã quyết định vai trò của tài chính trở thành nhân tố

quyết định sự tăng trưởng kinh tế.

Trong nền kinh tế thị trường, khác với nền sản xuất hàng hóa giản đơn,

công thức vận động của tư bản được khái quát là:

TLSX

T – H …Sx – H’ – T’

SLĐ

Như vậy, trong công thức trên: tài chính được coi là khởi điểm của quá

trình vận động của tư bản, nếu sự đầu tư nguồn lực tài chính cho các bộ phận

của sản xuất theo những tỷ lệ hợp lý sẽ tạo ra thặng dư cho xã hội. Với ý

nghĩa đó, theo quan điểm của chúng tôi, tài chính là nhân tố quyết định sản

xuất, quyết định tăng trưởng kinh tế.

Vì thế, để nền kinh tế tăng trưởng nhanh, góp phần thực hiện tốt các

CSXH, cần phải coi việc đổi mới cơ cấu huy động, phân bổ và sử dụng các

nguồn lực tài chính và coi đó là nhân tố có tính đột phá, quyết định sự thay

đổi cơ cấu kinh tế và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Với ý nghĩa đó, chúng tôi cho rằng, sản xuất là cơ sở của phân phối,

của tài chính, nhưng phân phối và tài chính lại có tác động quyết định sản

xuất, quyết định tăng trưởng kinh tế.

1.1.2. Chính sách tài khóa và sử dụng các công cụ của chính sách tài

khóa

1). Khái quát về chính sách tài khóa

Trong bất kỳ một xã hội nào, nhà nước muốn thực hiện các chức năng,

nhiệm vụ của mình để đạt được các mục tiêu kinh tế-xã hội nhất định đều

phải sử dụng công cụ tài chính. Vai trò quan trọng việc thực hiện các mục

tiêu nói trên thuộc về CSTK.

Page 23: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

23

CSTK là một phạm trù kinh tế học dùng để chỉ các hành động của

Chính phủ quyết định mức chi tiêu công và cách thức có đủ nguồn tài chính

để đảm bảo mức chi tiêu công đó. Chính phủ phải chi tiêu cho nhiều nhiệm

vụ rất đa dạng, từ quân sự, cảnh sát, đến các dịch vụ như giáo dục, y tế, phúc

lợi xã hội. Có nhiều nguồn để đảm bảo cho các khoản chi trên, trong đó quan

trọng nhất là thu thuế từ người dân và vay nợ để bù đắp thâm hụt ngân sách.

CSTK là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô được Chính phủ sử

dụng để huy động, phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính

nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia.

Nội dung của CSTK thông thường chứa đựng các yếu tố sau:

- Mục tiêu của chính sách: thể hiện phương hướng, đường lối, chủ

trương của nhà nước về sử dụng chính sách huy đông, phân phối và sử dụng

các nguồn lực tài chính.

- Các công cụ của chính sách

- Cơ chế chuyển tải của chính sách, bao gồm cách thức hay phương

thức huy động, phân phối, sử dụng các nguồn lực tài chính và các chế tài đảm

bảo thực hiện phương thức đó.

Căn cứ vào tác dụng điều tiết chu kỳ kinh tế có thể chia CSTK thành

CSTK tự động ổn định và CSTK có sự điều chỉnh của nhà nước.

CSTK tự động ổn định là loại CSTC dựa trên cơ sở sự biến động của

nền kinh tế quốc dân mà tự động phát sinh tác dụng thay đổi tình hình kinh tế

mà không cần dựa vào sự tác động của phía Chính phủ.

Loại hiệu quả ổn định tự động này sinh ra từ nội tại của CSTC, tự

mình phát huy tác dụng điều tiết, không cần có bất kỳ hành động can thiệp

nào của chính quyền.

Tính tự động ổn định của CSTC được thực hiện bởi sự hoạt động của

cơ chế thị trường. Chính nhờ cơ chế đó mà tạo ra khả năng phân phối lại một

cách tự do và nhanh chóng các nguồn tài chính giữa các chủ thể kinh tế khác

nhau.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp cơ chế thị trường cũng thể hiện

sự kém hiệu qủa trong việc phân phối nguồn tài chính và sự phân phối đó bị

ngáng trở bởi các tổ chức độc quyền. Nói cách khác, cơ chế thị trường không

đảm bảo sự phân phối thu nhập phù hợp với mục tiêu của một xã hội dân

chủ. Bởi vậy, nẩy sinh sự cần thiết phải thực hiện cơ chế điều chỉnh của nhà

nước.

CSTK có sự điều chỉnh của nhà nước là một loại CSTC mà bản thân

nó không có tác dụng tự động ổn định mà cần nhờ tác động bên ngoài mới có

thể phát sinh tác dụng điều tiết đối với nền kinh tế.

Page 24: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

24

Sự cần thiết xuất hiện vai trò của nhà nước can thiệp vào nền kinh tế

căn cứ vào việc giải quyết những nhiệm vụ, gắn liền với sự thỏa mãn nhu cầu

của xã hội về phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.

Tuy nhiên cũng cần phải khẳng định rằng, sự điều chỉnh của nhà nước

cũng có những gianh giới qui định hình thành một cách khách quan. Nếu can

thiệp qúa mức sẽ làm suy yếu những đòn bẩy kinh tế và hạ thấp hiệu qủa hoạt

động của cơ chế thị trường.

Nếu căn cứ vào tính chất điều tiết mặt lượng của tài chính đối với nền

kinh tế thì CSTK được chia thành: CSTK mở rộng, CSTK thu hẹp và CSTK

trung tính.

CSTK mang tính chất mở rộng là CSTC mà thông qua phân phối và

sử dụng các nguồn tài chính nhà nước thực hiện kích thích tăng tổng nhu cầu

xã hội.

Trong điều kiện nền kinh tế thiếu hụt về tổng cầu, nhà nước thực hiện

CSTK mở rộng để thu hẹp khoản chênh lệch giữa tổng cầu và tổng cung. Khi

tổng cầu và tổng cung đã cân đối thì thông qua CSTK mang tính chất mở

rộng nhà nước sẽ làm cho tổng nhu cầu vượt qúa tổng cung cấp.

Công cụ thực hiện CSTK mang tính chất mở rộng chủ yếu là giảm

thuế và tăng quy mô chi tiêu ngân sách. Nếu thực hiện song song việc giảm

thuế với việc tăng chi tiêu ngân sách, CSTK mở rộng sẽ dẫn đến bội chi ngân

sách. Bởi vậy,CSTK mang tính chất mở rộng thường được gọi là CSTC bội

chi.

CSTK mang tính chất thắt chặt là CSTC thông qua phân phối và sử

dụng nguồn tài chính, nhà nước thực hiện giảm bớt và hạn chế tổng nhu cầu.

Trong điều kiện tăng tổng nhu cầu qúa mức của nền kinh tế, nhà nước thông

qua CSTK thắt chặt thực hiện kiềm chế lạm phát để cân đối cung và cầu.

Trong điều kiện tổng cung cầu đã cân đối, nhà nước có thể thi hành CSTK

thắt chặt để tạo ra thiếu hụt nhu cầu hữu ích. Biện pháp thực hiện mục tiêu

của CSTK mang tính chất thắt chặt chủ yếu là tăng thuế và giảm bớt chi tiêu

ngân sách. Nếu trong điều kiện vừa tiến hành tăng thuế, vừa thực hiện giảm

chi thì có thẻ phát sinh khả năng kết dư ngân sách. Bởi vậy, CSTK mang tính

chất thắt chặt thường được gọi là CSTC kết dư.

CSTK trung tính luôn luôn thể hiện sự cân đối giữa tổng cung và tổng

cầu trong hoạt động phân phối và sử dụng nguồn tài chính. Vì thế, hoạt động

thu chi tài chính không thể sinh ra hiệu ứng mở rộng, cũng như không thể

sinh ra hiệu ứng thắt chặt. Nói chung, CSTK trung tính luôn luôn yêu cầu thu

chi tài chính giữ vững được sự cân đối.

2). Sử dụng các công cụ của chính sách tài khóa để điều tiết kinh tế

Các công cụ của CSTK thường được sử dụng bao gồm: Thuế, chi tiêu

ngân sách và vay nợ của chính phủ. Mỗi công cụ có những cơ chế tác động

Page 25: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

25

khác nhau đến hoạt động kinh tế-xã hội và được sử dụng tùy thuộc vào bối

cảnh kinh tế từng thời kỳ. Trong nội dung này, chúng tôi chi nghiên cứu và

đưa ra những điểm mới về lý thuyết sử dụng các công cụ của chính sách tài

khóa để điều tiết kinh tế vĩ mô.

1) Sử dụng hệ số điều tiết của thuế

Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân

cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật qui định nhằm sử

dụng cho mục đích công cộng.

Thuế có những đặc điểm riêng để phân biệt với các công cụ tài chính

khác như sau:

- Thuế là một khoản đóng góp thu nhập của các tầng lớp trong xã hội

cho nhà nước mang tính bắt buộc. Đây là một thuộc tính cơ bản vốn có của

thuế để phân biệt thuế với các hình thức huy động tài chính khác.

- Việc đóng góp thu nhập dưới hình thức thuế không mang tính chất

hoàn trả trực tiếp.

- Việc đóng góp thu nhập dưới hình thức thuế được quy định trước

bằng luật pháp.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với sự thay đổi phương thức

can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế, thuế trở thành công cụ quan

trọng để huy động nguồn lực tài chính cho Chính phủ và thực hiện điều tiết vĩ

mô nền kinh tế.

Sử dụng công cụ thuế để huy động nguồn lực tài chính có ưu điểm:

- Thuế là một công cụ phân phối có lĩnh vực và phạm vi rộng lớn. Đối

tượng nộp thuế bao gồm toàn bộ thể nhân và pháp nhân hoạt động kinh tế và

phát sinh nguồn thu nhập nộp thuế. Vì thế, thuế trở thành công cụ huy động

nguồn lực chủ yếu của Chính phủ.

- Phương thức huy động tập trung nguồn lực của thuế sử dụng

phương pháp chuyển giao thu nhập bắt buộc. Do vậy nhà nước đảm bảo thực

hiện sự công bằng trong việc phân bố gánh nặng của các khoản chi tiêu công

cộng, mặt khác việc động viên thông qua thuế mang tính pháp lý cao.

- Nguồn huy động tập trung thông qua thuế là tổng sản phẩm xã hội

và thu nhập quốc nội, nhờ đó mà một bộ phận đáng kể thu nhập của xã hội

được tập trung vào trong tay nhà nước một cách nhanh chóng, thường xuyên

và ổn định để đảm bảo nhu cầu chi tiêu cho các biện pháp kinh tế -xã hội.

- Tính ưu thế của động viên thông qua thuế so với các công cụ tài

chính khác ở chỗ: Thuế kết hợp giữa phương thức cưỡng bức, được qui định

dưới hình thức pháp luật cao với kích thích vật chất nhằm tạo ra sự quan tâm

của các chủ thể kinh tế đến chất lượng và hiệu qủa kinh doanh.

Page 26: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

26

Nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực cũng chứa đựng

những khuyết tật vốn có. Mục tiêu can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của

nền kinh tế thị trường là nhằm:

- Đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển có hiệu qủa. Chính

phủ phải cố gắng duy trì môi trường cạnh tranh thuận lợi và sửa chữa những

khuyết tật của thị trường như độc quyền.

- Đảm bảo yêu cầu công bằng xã hội bằng biện pháp phân phối lại thu

thập

- Đảm bảo cho nền kinh tế phát triển trong thế ổn định theo hướng làm

giảm tính chu kỳ của nền kinh tế, giảm thất nghiệp, kiềm chế lạm phát và

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Để thực hiện được các mục tiêu đó, nhà nước cần phải sử dụng công

cụ thuế để thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Đối tượng điều tiết thông qua

công cụ thuế là các lĩnh vực, các ngành, các vùng, cũng như các mặt hoạt

động khác nhau của đời sống kinh tế xã hội, nơi phát sinh những khó khăn

hay những vấn đề về thuế mà nó không thể tự động điều tiết, cần phải có sự

can thiệp của nhà nước để hiệu chỉnh cho phù hợp với hoạt động bình thường

của xã hội.

Trên cơ sở mục tiêu và đối tượng kể trên, nội dung điều tiết của thuế

đối với nền kinh tế quốc dân bao gồm: điều chỉnh chu kỳ kinh tế; cơ cấu

ngành, khu vực và từng vũng lãnh thổ; tích lũy tư bản; lạm phat; việc làm;

lưu thông tiền tệ; giá cả; tiền lương; phân phối thu nhập; các mối quan hệ

kinh tế đối ngoại, bảo vệ môi trường... Như vậy, nội dung của điều chỉnh của

thuế đối với nền kinh tế quốc dân rất rộng, nó bao hàm các qúa trình điều tiết

vĩ mô nền kinh tế.

Sử dụng thuế điều tiết kinh tế có thể áp dụng nhiều phương pháp khác

nhau, trong đó sử dụng hệ số điều tiết có ý nghĩa quan trọng.

Hệ số điều tiết kinh tế biểu thị mối quan hệ giữa tốc độ tăng thuế và

tốc độ tăng trưởng kinh tế.

%100)(

)(

GDPt

Ttd

Trong đó: d - hệ số điều tiết kinh tế

t(T) - tốc độ tăng thuế trong năm

t(GDP) - tốc độ tăng GDP trong năm

Nếu d = 1, tức là tốc độ tăng thuế ngang bằng tốc độ tăng GDP, thể

hiện sự điều tiết tốt trong điều kiện tăng trưởng ổn định nhưng điều tiết kém

trong điều kiện kinh tế chu kỳ.

Page 27: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

27

Trường hợp d >1 tức tốc độ tăng thuế lớn hơn tốc độ tăng GDP, có

nghĩa là tăng gánh nặng thuế đối với nền kinh tế. Nếu d <1 thì ngược lại làm

giảm gánh nặng thuế đối với nền kinh tế.

Nếu hệ số lớn hơn hoặc thấp hơn 1 thể hiện sự điều tiết của thuế đối

với tăng trưởng kinh tế.

2) Sử dụng chi tiêu chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Chi tiêu của chính phủ nhằm thỏa mãn nhu cầu của Nhà nước đối với

việc thực hiện các mục tiêu chung toàn xã hội. Chi tiêu chính phủ bao gồm

hai loại: chi tiêu công cộng (hoặc gọi là các khoản chi thường xuyên) và chi

đầu tư XDCB, trong đó chi đầu tư XDCB được coi là một công cụ quan

trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đầu tư XDCB của chính phủ là khoản chi nhằm hình thành các loại tài

sản cố định, cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế thị

trường, đầu tư của chính phủ chủ yếu cho những ngành nghề, những lĩnh vực

có hiệu ứng bên ngoài lớn, có tác dụng châm ngòi cho đầu tư của khu vực tư

nhân. Vì vậy, năng lực đầu tư và phương hướng đầu tư của chính phủ có tác

dụng then chốt đối với sự điều chỉnh cơ cấu huy động nguồn lực tài chính của

xã hội để ĐTPT nền kinh tế quốc dân.

Theo lý thuyết của Keynes về hệ số nhân đầu tư, trong đó biểu thị mối

quan hệ giữa gia tăng thu nhập với gia tăng đầu tư, tức là gia tăng đầu tư sẽ

làm gia tăng thu nhập lên bao nhiêu lần.

Nếu ký hiệu dR là gia tăng thu nhập, dI là gia tăng đầu tư, dE là gia

tăng tiết kiệm, dC là gia tăng tiêu dùng, k là hệ số nhân, ta có:

dI

dRk

Vì dI = dE nên ta có:

dR

dCI

k

1

Theo Keynes, mỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo sự gia tăng của

cầu về tiền lương công nhân và tư liệu sản xuất, do vậy làm tăng cầu tiêu

dung và tăng việc làm. Tất cả điều đó làm cho thu nhập tăng lên. Đến lượt nó,

thu nhập lại là tiền đề cho sự gia tăng đầu tư mới. Quá trình số nhân như vậy

biểu hiện dưới hình thức tác động dây chuyền: tăng đầu tư làm tăng thu nhập.

Tăng thu nhập làm tăng đầu tư mới. Tăng đầu tư mới làm tăng thu nhập mới.

Quá trình số nhân như vậy làm phóng đại thu nhập lên.

3) Sử dụng công cụ vay nợ chính phủ để điều tiết kinh tế

Khi chi tiêu của chính phủ lớn hơn mức thuế thu được, Chính phủ phải

vay nợ từ trong nước và ngoài nước để trang trải phần thâm hụt ngân sách

hình thành nợ chính phủ và gọi là Tín dụng nhà nước. Tín dụng nhà nước

Page 28: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

28

được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau: công trái, tín phiếu, trái

phiếu quốc tế, TPCP.

Lúc đầu tìn dụng nhà nước chỉ được dùng để bù đắp bội chi tài chính.

Theo đà phát triển của kinh tế, Tín dụng nhà nước đã trở thành CSTC quan

trọng điều tiết quan hệ cung cầu tiền tệ và điều tiết mối quan hệ tài chính với

tiền tệ - tín dụng.

Tác dụng điều tiết của Tín dụng nhà nước chủ yếu thể hiện trên 3 mặt

như sau:

Thứ nhất, Tín dụng nhà nước đã thu hút một nguồn lực tài chính đáng

kể từ dân cư cho nhà nước, làm cho đầu tư và tiêu dùng của dân cư giảm đi.

Do đó, tín dụng của nhà nước có tác dụng điều tiết đối với một bộ phận

nguồn lực tài chính sử dụng cho mục đích đầu tư và tiêu dùng của nền kinh

tế.

Thứ hai, Tín dụng nhà nước có tác động đến cung cầu tiền tệ. Nhờ có

Tín dụng nhà nước mà một bộ phận tiền tệ nhàn rỗi, nằm im biến thành tiền

tệ lưu thông và đưa vào ĐTPT kinh tế. Sự biến động về số lượng tiền tệ do

Tín dụng nhà nước đưa đến gọi là "hiệu ứng tiền tệ" của Tín dụng nhà nước.

Thứ ba, do nguồn trả nợ của Tín dụng nhà nước chủ yếu dựa vào gia

tăng thu thuế ở các năm sau. Đối với những người cho nhà nước vay, khi Tín

dụng nhà nước đến hạn, họ không chỉ thu hồi được vốn mà còn nhận được lợi

tức. Nhà nước phát hành Tín dụng nhà nước chủ yếu dùng cho các nhu cầu

chung của xã hội, mọi người dân đều được hưởng. Như vậy sẽ sinh ra vấn đề

chuyển dịch thu nhập giữa những người nộp thuế với những người cho nhà

nước vay. Ngoài ra, vấn đề trả nợ do tín dụng nhà nước đưa đến, không chỉ

ảnh hưởng đến những người đương thời, mà còn tồn tại cái gọi là vấn đề

chuyển dịch thu nhập và gánh vác của "các đời". Điều đó gọi là hiệu ứng thu

nhập, có tác động điều tiết nguồn lực tài chính của khu vực dân cư.

Tác dụng của tín dụng nhà nước chủ yếu thông qua quy mô tín dụng

nhà nước, cơ cấu người mua, cơ cấu về kỳ hạn, lãi suất tín dụng nhà nước.

Nhà nước thông qua việc điều chỉnh quy mô tín dụng nhà nước, lựa chọn đối

tượng mua, phân chia kỳ hạn hoàn trả tín dụng nhà nước, xây dựng lãi suất

tín dụng nhà nước khác nhau, để thực hiện mục tiêu điều tiết của CSTC.

Trong điều kiện thực thi CSTC gắn với CSTT, thông qua thị trường

tín dụng nhà nước, Chính phủ có thể điều hành được hai hệ thống chính sách

lớn: một mặt, tín dụng nhà nước có thể làm nhẹ bớt hậu qủa lạm phát do bội

chi ngân sách, việc huy động vốn từ tín dụng nhà nước để bù đắp bội chi

ngân sách so với bù đắp bằng phát hành tiền có ảnh hưởng nhỏ hơn tới sự

biến động của tiền tệ và lạm phát; mặt khác, còn có thể gia tăng khả năng linh

hoạt điều tiết việc cung ứng tiền tệ của NHTW.

Page 29: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

29

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA HỘI NHẬP

1.2.1. Xác định mục tiêu của chính sách tiền tệ

CSTT là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng để đạt

được các mục tiêu kinh tế - xã hội của các quốc gia trong một thời kỳ nhất

định.

Trong tác phẩm “Tiền tệ, ngân hàng và TTTC”, F.S. Miskin đã đưa ra

quan điểm về CSTT theo nghĩa rộng: “CSTT là một trong các chính sách vĩ

mô, trong đó ngân hàng Trung ương thông qua các công cụ của mình thực

hiện việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cung ứng nhằm tác động tới

các mục tiêu cơ bản của nền kinh tế trên cơ sở đó đạt được những mục tiêu

cuối cùng của mình là công ăn việc làm cao, tăng trưởng kinh tế, ổn định giá

cả, ổn định lãi suất, ổn định TTTC và ổn định tỷ giá hối đoái”.

Bất kỳ nền kinh tế nào, ổn định tiền tệ và nâng cao sức mua đồng tiền

trong nước luôn được coi là mục tiêu có tính chất dài hạn. NHTW điều hành

CSTT phải kiểm soát được tiền tệ, làm sao cho phù hợp giữa khối lượng tiền

với mức tăng tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa, giữa tổng cung và tổng

cầu tiền tệ, giữa tiền và hàng, không gây thừa hoặc thiếu tiền so với nhu cầu

của lưu thông.

Xét cho cùng, CSTT có thể được xác định theo một trong hai hướng

sau:

- CSTT mở rộng là việc cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế, nhằm

khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm. Trong trường

hợp này, chính sách nhằm vào chống suy thoái.

- CSTT thắt chặt là việc giảm cung ứng tiền cho nền kinh tế, nhằm hạn

chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tế, trường hợp này

CSTT nhằm vào việc kiềm chế lạm phát.

Bằng cách NHTW tác động đến cung ứng tiền (money supply) làm

thay đổi cung ứng tiền để tác động đến lãi suất, từ đó ảnh hưởng đến chi tiêu

của các khu vực nền kinh tế, cuối cùng CSTT có tác động quan trọng đến

GDP (thực, tiềm năng) và lạm phát. Trong dài hạn, CSTT xác định giá trị

danh nghĩa hay giá trị tiền tệ của hàng hóa và dịch vụ - đó chính là mức giá

chung hay CSTT chính là yếu tố quyết định mức giá chung trong dài hạn.

Tuy nhiên, những thay đổi của CSTT cũng có ảnh hưởng nhất định đến hoạt

động kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn. CSTT là cách thức hay tổng thể

các biện pháp, công cụ của NHTW nhằm góp phần đạt được các mục tiêu

của chính sách kinh tế, thông qua việc chi phối, điều tiết quá trình cung ứng

tiền và tín dụng, tức là thông qua chi phối dòng chu chuyển tiền và khối

lượng tiền2.

Page 30: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

30

Như vậy, vấn đề xác định đúng đắn, chính xác mục tiêu của CSTT và

sự lựa chọn có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy vai trò của CSTT trong

nền kinh tế thị trường. Để đảm bảo sự lựa chọn đúng đắn, hợp lý cần xem xét

qui trình hoạt động của CSTT. Quy trình này có thể tóm tắt như sau:

Để đạt được cái đích cuối cùng của CSTT, trong quá trình điều hành

CSTT, NHTW phải theo đuổi những đích trực tiếp và gián tiếp khác. Các

đích này có sự liên kết lẫn nhau và liên kết với cái đích cuối cùng của CSTT,

từ đó hình thành “ hệ thống mục tiêu” của CSTT. Nhiều nghiên cứu thực tế

đã chỉ ra rằng, CSTT chỉ đạt được hiệu quả cao khi NHTW lựa chọn được hệ

thống mục tiêu CSTT phù hợp với thực trạng của nền kinh tế và hệ thống tài

chính.

Mục tiêu cuối cùng

Mục tiêu cuối cùng của CSTT thường là mục tiêu trung hạn, vì tác

động trễ của tiền tệ đến sản lượng và lạm phát. CSTT là một công cụ quản lý

kinh tế vĩ mô, nên mục tiêu CSTT theo đuổi không ngoài mục tiêu của kinh

tế vĩ mô là “ mức sản lượng cao và tăng trưởng nhanh; mức công ăn việc làm

hữu hiệu với mức thất nghiệp tự nguyện thấp nhất; ổn định giá cả”. Trên thực

tế NHTW các nước điều hành CSTT đều theo đuổi mục tiêu trên. Tuy nhiên,

CSTT không phải là duy nhất để nền kinh tế đạt được sự ổn định kinh tế vĩ

mô với mức tăng trưởng bền vững, công ăn việc làm cao và lạm phát thấp,

mà để đạt được điều đó phải phối hợp đồng bộ với nhiều chính sách khác như

chính sách tài khoá, chính sách thu nhập, chính sách đối ngoại...Có thể khái

quát hoá mục tiêu cuối cùng của CSTT thường là ổn định hệ thống tiền tệ, hỗ

trợ sự phát triển kinh tế bền vững, ổn định giá cả hay là kiểm soát được lạm

phát ở mức mong muốn. Trong từng thời kỳ, mục tiêu cuối cùng được lượng

hoá cụ thể phù hợp với diễn biến kinh tế và diễn biến tiền tệ.

Mục tiêu trung gian

Mục tiêu trung gian là những biến số tiền tệ mà có thể đo lường được,

NHTW có thể kiểm soát được và phải có tác dụng dự báo được mục tiêu cuối

cùng. Điều đó có nghĩa rằng biến số tiền tệ đó có mối liên kết với mục tiêu

hoạt động và có thể tác động đến mục tiêu cuối cùng của CSTT.

Qua đúc kết kinh nghiệm của các nước, IMF đã chia mục tiêu trung

gian được chia thành 3 loại: Mục tiêu trung gian là tổng tiền, thường là lượng

chọn M2 và/hoặc là tổng tín dụng nền kinh tế. Mục tiêu trung gian là tổng

tiền, hoặc tỷ giá hối đoái, hoặc lãi suất thị trường đã được áp dụng trong

nhiều thập kỷ qua, qua đó cho thấy mỗi một mục tiêu được lựa chọn gắn liền

với những diễn biến kinh tế và TTTC trong từng giai đoạn phát triển, gắn liền

Mục tiêu hoạt

động

Mục tiêu

trung gian

Mục tiêu

cuối cùng

Công cụ của CSTT

Page 31: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

31

với mục tiêu và giải pháp đảm bảo sự ổn định vĩ mô. Như vậy, để lựa chọn

được mục tiêu trung gian thích hợp, đòi hỏi sự phân tích kỹ lưỡng về các diễn

biến kinh tế, tiền tệ hiện tại và dự báo trong tương lai, và xác định rõ định

hướng phát triển kinh tế trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

Mục tiêu hoạt động

Mục tiêu hoạt động là những biến tiền tệ mà NHTW có thể tác động

hay kiểm soát một cách trực tiếp bằng các công cụ CSTT nhằm thay đổi mục

tiêu trung gian, qua đó tác động đến mục tiêu cuối cùng của CSTT. Mục tiêu

hoạt động có vai trò quan trọng đối với việc điều hành CSTT, đây là điểm

khởi đầu trong cơ chế truyền tải tiền tệ, là biến số chủ yếu để NHTW thực thi

CSTT.

IMF đã chia mục tiêu hoạt động thành hai loại là mục tiêu hoạt động

giá cả hay lãi suất ngắn hạn và mục tiêu hoạt động là khối lượng (tiền cơ

bản), cụ thể như sau:

+ Gắn với mục tiêu hoạt động là giá cả nghĩa là NHTW kiểm soát lãi

suất ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng. Thông thường NHTW qui định

lãi suất trần và lãi suất sàn của NHTW trên thị trường liên ngân hàng nhằm

tạo ra hành lang dao động cho lãi suất ngắn hạn trên thị trường theo mức

mong muốn của NHTW, thông qua sự tác động của công cụ CSTT như

nghiệp vụ thị trường mở v.v. Trong trường hợp việc chỉ đạo CSTT hầu hết

thông qua sự can thiệp của NHTW trên thị trường ngoại hối hơn là việc điều

chỉnh lãi suất thì tỷ giá được xem như là mục tiêu hoạt động.

+ Gắn với mục tiêu hoạt động là khối lượng tiền tệ nghĩa là NHTW

kiểm soát tiền cơ bản (MB), hoặc các cấu thành của nó, chẳng hạn như Dự

trữ quốc tế ròng, Dự trữ của các NHTM, hoặc tài sản có trong nước ròng trên

bảng cân đối của NHTW.

+ Đối với mục tiêu giá cả tiền tệ, việc kiểm soát lãi suất sẽ có hiệu quả

trong điều kiện thị trường tiền tệ phát triển (thị trường liên ngân hàng có tính

thanh khoản cao và hiệu quả, hệ thống NHTM tồn tại sự cạnh tranh, NHTW

phải có sự tín nhiệm với thành viên thị trường). Sở dĩ phải có điều kiện này là

do lãi suất chỉ có tính nhạy cảm cao trong môi trường như vậy, khi đó bất cứ

sự thay đổi nhỏ trong cung tiền của NHTW sẽ tác động đến sự biến động của

lãi suất. Đối với mục tiêu là khối lượng, điều kiện áp dụng có phần ngược lại,

tức là có thể áp dụng trong điều kiện thị trường tiền tệ chưa phát triển, kém

hiệu qủa, khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng là thấp, nhất là trong điều

kiện môi trường lạm phát cao. Tuy nhiên trong tình hình như vậy, một điều

kiện tiên quyết là giữa hệ số tạo tiền và hàm cầu tiền phải có sự liên hệ chặt

chẽ với nhau3, và gắn với nó là mục tiêu trung gian là tổng tiền (tổng phương

tiện thanh toán hoặc tổng tín dụng nền kinh tế).

Page 32: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

32

1.2.2. Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

1). Các công cụ của chính sách tiền tệ

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn sử dụng các công cụ CSTT trong điều

hành CSTT của các NHTW trên thế giới, IMF đã tổng kết và phân chia các

công cụ CSTT thành 2 loại chủ yếu: Công cụ tiền tệ trực tiếp và công cụ tiền

tệ gián tiếp.

2). Công cụ trực tiếp

Là cách thức mà NHTW trực tiếp tác động thông qua các quy định để

giới hạn mục tiêu giá cả (hoặc mục tiêu khối lượng) thường nhằm vào các chỉ

tiêu trên bảng cân đối của ngân hàng thương mại. Các công cụ này thường

được áp dụng trong điều kiện thị trường tiền tệ chưa phát triển, khả năng sử

dụng các điều kiện thị trường để điều tiết tiền tệ của NHTW còn hạn chế,

như: kiểm soát trực tiếp lãi suất của nền kinh tế, hạn mức tín dụng, tín dụng

chỉ định.

Ấn định lãi suất tiền gửi và tiền vay

Nếu lãi suất qui định cao, sẽ thu hút được nhiều tiền gửi, làm gia tăng

nguồn vốn cho vay. Nếu lãi suất thấp, sẽ làm giảm tiền gửi, giảm khả năng

mở rộng kinh doanh tín dụng.

Nhược điểm của biện pháp này là làm cho các TCTD mất đi tính linh

hoạt và quyền tự chủ kinh doanh, nó dễ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn ở ngân

hàng nhưng lại thiếu vốn đầu tư hoặc khuyến khích dân cư dùng tiền vào dự

trữ ngoại tệ, bất động sản, trong khi ngân hàng bị hụt hẫng về tiền mặt cũng

như nguồn vốn cho vay.

Ấn định khung lãi suất tiền gửi và cho vay

NHTW có thể qui định khung lãi suất (giới hạn tối đa và tối thiểu về

lãi suất) bắt buộc các TCTD phải thực hiện.

Biện pháp này có ưu điểm là giúp ngân hàng lựa chọn dự án kinh tế tối

ưu để cho vay, loại bỏ những dự án kinh tế kém hiệu quả. Nhìn chung việc ấn

định khung lãi suất tiền gửi và cho vay ngày càng ít được áp dụng ở các nước

theo cơ chế thị trường. Bởi vì, trong cơ chế thị trường, lãi suất rất nhạy cảm

với đầu tư, nó phải được vận động theo quan hệ cung cầu vốn trên thị trường.

Ấn định hạn mức tín dụng đối với các TCTD

Đây là biện pháp mà NHTW khống chế mức cho vay tối đa đối với

các TCTD. Trên cơ sở qui mô, tình hình hoạt động cũng như khả năng huy

động vốn của từng TCTD, NHTW tiến hành phân chia hạn mức tín dụng cho

từng TCTD, đó chính là mức tối đa mà mỗi TCTD được phép vay từ NHTW.

Với việc sử dụng biện pháp này tạo cho NHTW dễ đạt được các mục tiêu

trung gian của CSTT. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế thị trường, với sự

Page 33: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

33

biến động thường xuyên của cung và cầu tiền vay, biện pháp này bỏ ra không

còn phù hợp vì không điều chỉnh kịp thời với sự biến động của nền kinh tế.

Bên cạnh việc qui định hạn mức tín dụng đối với các TCTD, NHTW

còn qui định hạn mức tín dụng đối với nền kinh tế. Trong trường hợp này,

NHTW có thể qui định giới hạn khối lượng tín dụng mà các TCTD có thể

cung cấp cho nền kinh tế. Nó được sử dụng để kiểm soát chặt chẽ sự mở rộng

tín dụng khi NHTW thực hiện chính sách chặt tiền tệ.

Phát hành tín phiếu ngân hàng trung ương

Trong một số trường hợp, NHTW có thể phát hành tín phiếu để giảm

khối lượng tiền trong lưu thông. Việc phân bổ tín phiếu mang tính chất bắt

buộc đối với TCTD. Việc phát hành tín phiếu NHTW thường áp dụng trong

trường hợp lạm phát cao, hoặc được sử dụng để hỗ trợ một số công cụ khác.

Phát hành trực tiếp cho NSNN và cho đầu tư

Trong điều kiện NSNN bị thiếu hụt, NHTW phát hành tiền để bù đắp

sự thiếu hụt ấy. Biện pháp này làm gia tăng khối lượng trong lưu thông, hậu

quả là gia tăng lạm phát.

Phát hành trực tiếp cho đầu tư có thể qua NSNN hoặc qua con đường

tín dụng ngân hàng. Biện pháp này cần thiết trong điều kiện nền kinh tế suy

thoái, dư thừa tiềm năng kinh tế. Nó sẽ mang lại hiệu quả tích cực, nếu phát

hành này được sử dụng để khơi tăng tiềm năng về tài nguyên và con người.

3). Công cụ gián tiếp

Các công cụ gián tiếp là các công cụ mà sự tác động của chúng vào

các mục tiêu trung gian được thông qua một biến số khác thuộc về sự kiểm

soát của NHTW và phải thông qua cơ chế tự điều tiết của các lực lượng thị

trường. Thuộc về nhóm công cụ này bao gồm:

Dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các TCTD phải duy trì theo qui định của

NHTW. Nó được xác định bằng tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số dư tiền

gửi trong một khoảng thời gian nhất định.

Dự trữ bắt buộc được xác định bằng cách:

DTBBTGBB xTLTDTBB

Trong đó:

o DTBB: Tiền dự trữ bắt buộc

o TGBBT : Tổng số tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc

o DTBBTL : Tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Về nguyên tắc, các khoản tiền gửi dự trữ bắt buộc gửi trên tài khoản

chuyên dùng tại NHTW và không được NHTW trả lãi.

Page 34: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

34

Tuỳ theo điều kiện của từng nước, trong từng thời kỳ, có nhiều qui

định về việc xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau. Dự trữ bắt buộc có thể

qui định cho tất cả các TCTD hoặc có thể chỉ tính cho một số các TCTD. Tỷ

lệ dự trữ bắt buộc có thể được qui định chung cho toàn bộ các nguồn vốn huy

động được của các TCTD hoặc có thể chỉ được qui định đối với tiền gửi

không kỳ hạn và tiền gửi ngắn hạn dưới một năm.

Việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm đảm bảo khả năng thanh

toán của các TCTD và quan trọng hơn là để NHTW kiểm soát quá trình tạo

tiền của hệ thống TCTD. Sự thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động tới sự

thay đổi số nhân tiền và qua đó tác động đến mức cung tiền.

Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng, các yếu tố khác không đổi, làm giảm

khả năng cho vay và đầu tư của TCTD, do đó làm giảm tiền trong lưu thông.

Ngược lại, NHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, mở rộng cho vay và đầu tư của

các TCTD, dẫn đến tăng mức cung ứng tiền.

Như vậy thông qua công cụ dự trữ bắt buộc, NHTW tác động cả về

khối lượng và giá cả tín dụng của các ngân hàng thương mại:

Về số lượng: Tăng, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng có nghĩa là thắt

chặt hay nới lỏng khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại.

Về chi phí: Tăng, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng có nghĩa là làm tăng

hoặc giảm cho phí tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Do đó dự trữ bắt buộc tạo ra tác động kép (vừa tác động về khối

lượng, vừa tác động về chi phí) để buộc các ngân hàng thương mại có thể mở

rộng hay hạn chế tín dụng.

Tái cấp vốn

Tái cấp vốn là cách để NHTW đưa tiền ra lưu thông, đồng thời khống

chế về số lượng và chất lượng tín dụng của các TCTD.

Nếu căn cứ vào mục đích, các khoản tái cấp vốn của NHTW đối với

TCTD bao gồm: Cho vay thanh toán đối với các ngân hàng thiếu hụt tạm

thời; cho vay bổ sung nguồn vốn tín dụng ngắn hạn; cho vay thời vụ để đáp

ứng nhu cầu thời vụ của một số ngân hàng.

Thông qua việc ấn định lãi suất tái cấp vốn, NHTW tác động đến chi

phí vay mượn của các TCTD tại NHTW. Nếu lãi suất tái cấp vốn tăng lên,

chi phí các khoản tiền vay từ NHTW tăng lên, các TCTD sẽ bất lợi trong vay

vốn. Trong điều kiện đó, các TCTD không có khả năng bành trướng tín dụng.

Nếu lãi suất tái cấp vốn giảm xuống, các TCTD có khả năng bành trướng tín

dụng. do được lợi trong việc vay vốn của NHTW.

Điều kiện để NHTW tái cấp vốn là:

- Còn hạn mức tín dụng dành cho TCTD đó.

Page 35: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

35

- Các khoản tín dụng đem đến tái chiết khấu phải lành mạnh và đảm

bảo khả năng thu hồi nợ.

Ở các nước công cụ tái cấp vốn được sử dụng một cách phổ biến để

tác động đến cơ số tiền và cung ứng tiền tệ và qua đó thực hiện các mục tiêu

về tăng trưởng kinh tế và ổn định tiền tệ. Qua công cụ tái cấp vốn, NHTW là

người cho vay cuối cùng. Tái cấp vốn được thực hiện trên nền các giấy tờ có

giá, nên thời hạn vay mượn là rõ ràng, việc hoàn trả nợ tương đối chắc chắn,

tiền vay vận động phù hợp với sự vận động của quy luật cung cầu thị trường.

Mặc dù công cụ tái cấp vốn có nhiều công dụng trong việc thực hiện

CSTT, nhưng việc kiểm soát cơ số tiền và mức tiền cung ứng thường kém

chặt chẽ. Sự thay đổi của lãi suất tái cấp vốn có thể làm tăng hay giảm khối

lượng vay mượn của TCTD, nhưng mức độ thay đổi là bao nhiêu lại phụ

thuộc phần lớn vào hoạt động của TCTD. Vì vậy, đôi khi khối lượng tiền vay

mượn của TCTD nằm ngoài ý định của NHTW, do vậy NHTW không thể

kiểm soát chặt chẽ sự thay đổi của mức cung ứng tiền.

Nghiệp vụ thị trường mở

Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua bán các chứng khoán ngắn

hạn của NHTW trên thị trường tiền tệ.

Ở các nước phát triển, nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ quan

trọng trong việc thực hiện CSTT của NHTW nhằm đạt được mục đích là điều

tiết mức dự trữ của TCTD, điều tiết mức cung tiền.

Nếu ý muốn gia tăng khối lượng tiền trong lưu thông, mở rộng tín

dụng, NHTW thực hiện nghiệp vụ mua các giấy tờ có giá trên thị trường tiền

tệ. Ngược lại, khi muốn giảm mức cung ứng tiền thu hẹp tín dụng, NHTW

bán các giấy tờ có giá đang nắm giữ.

Qua nghiệp vụ mua bán này, NHTW làm tăng hay giảm dự trữ của

ngân hàng thương mại, tác động tới khả năng tín dụng của ngân hàng này và

từ đó làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.

Công cụ thị trường mở có ưu điểm là nó trực tiếp tác động ngay đến

dự trữ của các TCTD và buộc các ngân hàng này phải gia tăng tín dụng hoặc

giảm tín dụng đối với nền kinh tế. Nếu không có sự tham gia mua bán của

NHTW trên thị trường tiền tệ mà chỉ có việc mua bán tín phiếu kho bạc giữa

các TCTD với nhau thì khối lượng tiền tệ sẽ không thay đổi. Bởi vì một

TCTD này bán tín phiếu cho TCTD thì chỉ là sự chuyển dịch tín phiếu và

một phần dự trữ dư thừa từ TCTD này qua TCTD khác mà thôi.

Công cụ tiền tệ gián tiếp là cách tác động thông qua thị trường dưới

những điều kiện về cung cầu vốn, và hầu hết các công cụ này nhằm vào bảng

cân đối tiền tệ của NHTW. Các công cụ tiền tệ gián tiếp (dự trữ bắt buộc, tái

cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở…) không ngừng phát triển cùng với sự

phát triển của thị trường tiền tệ, hệ thống thanh toán. Đến nay, công cụ dự dữ

bắt buộc ít được sử dụng hơn ở những nước phát triển,mà dự trữ bắt buộc chủ

Page 36: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

36

yếu được sử dụng ở những nước đang phát triển và những nước chuyển đổi.

Còn công cụ tái cấp vốn cũng được mở rộng thêm, đến nay NHTW nhiều

nước đã thực hiện nghiệp vụ thấu chi cung cấp nguồn vốn qua đêm cho các

NHTM do thiếu hụt khả năng thanh toán khi tham gia hệ thống thanh toán

của NHTW và thực hiện nghiệp vụ gửi tiền (deposit facility) để thu hút vốn

khả dụng thừa của các NHTM nhằm ngăn chặn lãi suất thị trường hạ xuống

mức quá thấp. Nghiệp vụ tiền gửi thường được kết hợp với nghiệp vụ

lombard hoặc cho vay qua đêm tạo ra một hành lang dao động cho lãi suất thị

trường liên ngân hàng.

Nghiệp vụ thị trường mở ngày nay đã trở thành công cụ CSTT chủ yếu

ở những nước phát triển. Từ nghiệp vụ thị trường mở truyền thống (mua bán

hẳn chứng khoán chính phủ) đến nay nghiệp vụ này đã phát triển dưới nhiều

hình thức, như nghiệp vụ mua – bán có kỳ hạn giấy tờ có giá (Repo); nghiệp

vụ mua – bán có kỳ hạn ngoại tệ (nghiệp vụ Swap); bán tín phiếu của NHTW

trên thị trường sơ cấp.

Ngoài nghiệp vụ tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường mở là những

công cụ tiền tệ gián tiếp chủ yếu được áp dụng trong điều hành CSTT của

NHTW các nước, còn một số công cụ khác được áp dụng trong những điều

kiện nhất định và chỉ có một vài nước áp dụng. Chẳng hạn như nghiệp vụ tiền

gửi của khu vực công – là sự phân bổ lại tiền gửi chính phủ giữa NHTW với

các NHTM để bù đắp sự thiếu hụt ngắn hạn vốn khả dụng của các NHTM.

Sử dụng công cụ này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa NHTW và Kho

bạc…

Như vậy, để điều hành CSTT, NHTW đã sử dụng rất nhiều các công

cụ tiền tệ, mỗi công cụ đều có những vai trò nhất định trong việc tác động

đến cung, cầu vốn trên thị trường. Tùy theo các điều kiện của thị trường tiền

tệ, mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, mục tiêu và khuôn khổ CSTT của

NHTW mà mỗi công cụ khi áp dụng có thể mang lại những hiệu quả tối đa.

4). Lựa chọn sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ

Có thể đưa ra nét chung nhất mà IMF đã tổng kết làm cơ sở tham khảo

để lựa chọn công cụ CSTT cho phù hợp với mục tiêu điều hành của NHTW

như sau:

- Công cụ dự phòng: Tạo hành lang lãi suất trên thị trường liên ngân

hàng, do vậy phù hợp với mục tiêu hoạt động là lãi suất ngắn hạn hơn là với

mục tiêu hoạt động là tiền cơ bản.

- Nghiệp vụ thị trường mở: Mục tiêu điều tiết của nghiệp vụ thị trường

mở là giá cả (lãi suất) hay khối lượng tiền tùy thuộc vào việc lựa chọn

phương thức đấu thầu là đấu thầu khối lượng hay đấu thầu lãi suất trong các

giao dịch mua bán hẳn hoặc mua bán có kỳ hạn các giấy tờ có giá.

Khi thực hiện nghiệp vụ Swap, NHTW không tác động được đến tỷ

giá hối đoái, mà tác động đến khối lượng tiền. Nhưng khi thực hiện mua –

Page 37: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

37

bán đứt ngoại tệ, NHTW vừa tác động đến tỷ giá hối đoái vừa tác động đến

khối lượng tiền cơ bản.

- Công cụ dự trữ bắt buộc: Là công cụ không hiệu quả để định hướng

lãi suất ngắn hạn, mà cũng như tác động đến khối lượng tiền cơ bản. Tuy

nhiên, với việc áp dụng dự trữ bình quân, công cụ dự trữ bắt buộc có thể

đóng góp vào sự ổn định của lãi suất ngắn hạn, về khía cạnh nào đó tạo thuận

lợi cho hệ thống thanh toán và hỗ trợ việc ổn định hệ số tạo tiền, qua đó góp

phần cho cơ chế truyền dẫn tiền tệ thực hiện trôi chảy.

Việc lựa chọn các công cụ CSTT có vị trí quan trọng trong việc nâng

cao hiệu quả điều hành, việc áp dụng các công cụ CSTT gắn liền với khuôn

khổ CSTT nhất định. Trong một khuôn khổ CSTT, mỗi một công cụ có một

vai trò nhất định trong điều tiết tiền tệ, như có công cụ giữ vị trí chủ yếu để

cung ứng vốn khả dụng, tạo tín hiệu CSTT, điều chỉnh lãi suất; có công cụ thì

có vai trò hạn chế sự biến động của lãi suất, hoặc cung ứng dài hạn vốn khả

dụng cho các NHTM... Ngoài ra, với cùng một công cụ, kỹ thuật áp dụng

cũng có sự khác nhau giữa các nước, giữa các thời kỳ phát triển, điều đó thể

hiện tính đa năng, linh hoạt của các công cụ chính sách. Để phát huy hết tính

đa năng và hiệu quả của các công chính sách phụ thuộc nhiều vào kỹ năng

điều hành và các điều kiện thực thi CSTT của NHTW.

5). Cơ chế truyền tải tác động của chính sách tiền tệ

Cơ chế truyền tải tiền tệ là tuyến đường, hay những kênh tác động mà

NHTW có thể sử dụng các công cụ CSTT làm thay đổi các điều kiện tiền tệ

trên thị trường, qua đó tác động đến tổng cầu của nền kinh tế làm thay đổi sản

lượng, giá cả và việc làm (mục tiêu cuối cùng của CSTT). Trong nhiều thập

kỷ qua, NHTW đã có những kênh khác nhau làm thay đổi tổng cầu và hoạt

động kinh tế. Sự hình thành và phát triển cơ chế truyền tải CSTT được bắt

đầu từ lược đồ đơn giản của Keynes để xem xét sự thay đổi trong cung tiền,

lãi suất của NHTW ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh tế.

Qua nhiều nghiên cứu của các nhà học giả kinh tế thế giới đã tổng kết

CSTT tác động đến nền kinh tế được thực hiên qua một số kênh chủ yếu sau:

Page 38: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

38

Sơ đồ 1 - Các kênh truyền tải của CSTT

Kênh lãi suất trực tiếp: Kênh lãi suất là đặc trưng cơ bản của mô hình

Keynes truyền thống áp dụng cho nền kinh tế đóng. CSTT thắt chặt làm tăng

lãi suất danh nghĩa ngắn hạn trên thị trường tiền tệ (thị trường liên ngân hàng)

và tiếp đến tăng lãi suất tiền gửi và cho vay của các ngân hàng. Sự gia tăng lãi

suất của các ngân hàng tác động tới các khoản chi nhạy cảm với lãi suất và

thu nhập theo các cách khác nhau.

+ Tác động lãi suất tới chi tiêu: Sự thay đổi lãi suất của NHTW tác

động đến cầu thực và sản lượng thực của nền kinh tế, vì xét về mặt ngắn hạn,

với kỳ vọng về lạm phát không thay đổi thì sự thay đổi lãi suất danh nghĩa

dẫn đến sự thay đổi lãi suất thực, qua đó sẽ có tác động nhạy cảm đến sản

lượng và giá cả.

+ Tác động tới thu nhập: Lãi suất tăng hơn sẽ phân phối lại thu nhập từ

người vay tiền sang người gửi tiền.

- Kênh tỷ giá hối đoái: Kênh truyền tải qua tỷ giá hối đoái của CSTT

được xây dựng từ mô hình Mundell-Fleming áp dụng cho nền kinh tế mở có

chế độ tỷ giá linh hoạt. Lãi suất tăng dẫn đến giá nội tệ tăng có thể làm cho

giá cả hàng hoá sản xuất trong nước tăng so với hàng hoá của nước ngoài,

đưa tới giảm nhu cầu đối với hàng hoá trong nước, tăng nhu cầu hàng nhập

làm suy yếu cán cân thương mại, giảm tổng cầu và sản lượng. Tỷ giá không

chỉ tác động tới tổng cầu, mà còn có thể tác động tới tổng cung. Như vậy,

ngược với tổng cầu, tổng cung có thể tăng lên khi đồng nội tệ lên giá.

Cung ứng tiền tệ

Lãi suất Tiền gửi ngân hàng Tín dụng ngân hàng

Giá trị doanh nghiệp Thu nhập, tài sản Tài sản ròng

Tiêu dùng

Đầu tư

Giá cả

Thương mại Tỷ giá Giá cổ phiếu

Page 39: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

39

Ở những nước có chế độ tỷ giá cố định hoặc bị kiểm soát chặt, CSTT

có thể tác động tới tỷ giá thực thông qua giá cả trong nước và do vậy vẫn có

thể tác động tới xuất khẩu ròng mặc dù với mức độ thấp hơn và chậm hơn.

- Kênh giá cả tài sản: Sự thay đổi của của CSTT tác động tới giá cả

của cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản. Sự thay đổi về giá cả các tài sản này

tác động tới tổng cầu qua các kênh: tác động Tobin, thực trạng tài chính và

năng lực tài sản ròng.

- Kênh tín dụng ngân hàng: CSTT thắt chặt làm giảm tiền gửi ngân

hàng. Để cân đối giữa cung và cầu tín dụng, các ngân hàng không chỉ tăng lãi

suất mà còn áp dụng hạn mức tín dụng thông qua tăng các chuẩn mực về uy

tín tín dụng. Sự giảm sút của vốn tín dụng sẽ hạn chế đầu tư và sản lượng của

doanh nghiệp.

1.2.3. Chính sách ngoại hối và chế độ điều hành tỷ giá

1). Chính sách ngoại hối

Chính sách ngoại hối được thể hiện trên các phương diện: (i) Chính

sách hối đoái; (ii) Dự trữ ngoại hối và (iii) Tỷ giá hối đoái.

Chính sách hối đoái: Chính sách hối đoái thường hướng vào việc ngăn

chặn tích trữ ngoại hối trong các pháp nhân và thế nhân, quản lý việc mua

bán ngoại tệ, thu hút các nguồn ngoại tệ vào NHTW.

Dự trữ ngoại hối: Mỗi nước đều có dự trữ ngoại hối tùy thuộc vào khả

năng của nền kinh tế đó. Dự trữ ngoại hối phục vụ cho nhu cầu thanh toán

quốc tế và điều chỉnh khối lượng tiền trong nước. Khi NHTW mua ngoại tệ

sẽ làm gia tăng dự trữ ngoại tệ, gia tăng khối lượng tiền tệ và ngược lại. Qua

việc mua bán ngoại hối, NHTW can thiệp vào thị trường, chủ động tác động

vào tỷ giá hối đoái theo ý muốn nhất định.

Tỷ giá hối đoái: Phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ.

Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến xuất nhập khẩu. Nếu tỷ giá hối đoái

quá thấp sẽ khuyến khích nhập khẩu, gây bất lợi cho xuất khẩu. Ngược lại,

nếu tỷ giá hối đoái quá cao sẽ bất lợi cho nhập khẩu. Do tầm quan trọng của

nó, nên NHTW rất quan tâm và khi cần thiết dùng nhiều biện pháp để ổn

định tỷ giá hối đoái.

Tỷ giá hối đoái là giá cả của ngoại tệ tính bằng đồng bản tệ hoặc tỷ

giá là giá cả của đồng bản tệ tính bằng đồng ngoại tệ.

Hiện nay nước ta sử dụng cách yết giá của đồng đô la Mỹ (USD) tính

bằng đồng Việt Nam (VND), vì thế nó liên quan đến các thước đo tỷ giá. Các

thước đo này bao gồm:

- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (NER) là giá của một đơn vị ngoại tệ tính

theo nội tệ và chưa tính đến sức mua của đồng tiền.

Page 40: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

40

-Tỷ giá hối đoái thực (RER) là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh

theo giá tương đối giữa các nước (nghĩa là tỷ giá danh nghĩa đã loại trừ yếu tố

giá cả trong nước và ngoài nước). Tương quan giữa tỷ giá thực E(r) và tỷ giá

danh nghĩa E được biểu diễn như sau:

E(r) = EP*/P

Trong đó: P* là mức giá cả nước ngoài

P là mức giá ở trong nước

Tỷ giá thực là thước đo đầy đủ sức cạnh tranh hàng hóa của một nước

so với hàng hóa nước ngoài xét về phương diện giá cả.

- Tỷ giá hối đoái thực hiệu quả (REER) là tỷ giá được điều chỉnh theo

các tỷ giá thực của các nước có giao dịch với một nước theo tỷ trọng thương

mại của nước đó với các nước bạn hàng. REER là một thước đo hiệu quả về

tính cạnh tranh của một nước trong quan hệ thương mại với nước khác.

Tỷ giá thực cân bằng (RERE) là mức tỷ giá mà tại đó nền kinh tế đồng

thời đạt cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài.

Tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng tác động đến giá cả của hàng hoá

và dịch vụ xuất nhập khẩu, đến chi phí đối với hoạt động đầu tư nước ngoài

và lợi nhuận từ hoạt động đầu tư đó. Nhiều quốc gia đã có những biện pháp

nhằm kiểm soát tỷ giá danh nghĩa. Các biện pháp này, cùng với những công

cụ được sử dụng để đạt được mục tiêu tỷ giá đề ra được gọi là chính sách tỷ

giá.

Nội dung của chính sách tỷ giá được thể hiện ở 3 khía cạnh sau đây:

- Lựa chọn chế độ tỷ giá phù hợp với điều kiện phát triển của quốc gia

trong nền kinh tế toàn cầu;

- Xác định một mức tỷ giá hối đoái áp dụng cho các hoạt động kinh tế

có liên quan nhằm đạt được mục tiêu của chính sách tỷ giá;

- Xác định phương pháp và công cụ điều hành tỷ giá. Thông qua đó,

nhà nước thực hiện vai trò điều tiết lưu thông ngoại hối để đạt được mức tỷ

giá đã xác định.

2). Các chế độ tỷ giá

Chế độ tỷ giá đóng vai trò quan trọng trong phân tích và hoạch định

chính sách. Một khi Chính phủ đã lựa chọn một chế độ tỷ giá cụ thể thì mọi

phân tích và đề xuất chính sách dựa trên cơ sở chế độ tỷ giá đó. Có 3 chế độ

tỷ giá điển hình:

- Chế độ tỷ giá cố định: Chế độ tỷ giá cố định là chế độ tỷ giá trong đó

Ngân hàng Trung ương ấn định tỷ giá danh nghĩa giữa đồng nội tệ và một

đồng ngoại tệ ở một mức cố định. Thông thường, đồng ngoại tệ trong trường

hợp này là đồng tiền của một quốc gia lớn hoặc một nhóm các quốc gia

(đồng tiền chung) có quan hệ thương mại chặt chẽ hoặc có mức lạm phát thấp

Page 41: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

41

hoặc cả hai. Trong trường hợp cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ tại mức tỷ

giá cố định, NHTW phải bán dự trữ ngoại hối của mình để cân bằng cung cầu

và ngược lại, trong trường hợp cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, NHTW

phải mua lại số ngoại tệ dư thừa. Để thực hiện được chế độ tỷ giá này, đương

nhiên NHTW phải có một lượng ngoại tệ đủ lớn để sẵn sàng can thiệp thị

trường.

Tại một số quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi, do nhiều lý do mà

NHTW quyết định cố định tỷ giá tại một mức nhất định cho dù là không có

đủ dự trữ ngoại tệ cần thiết để can thiệp thị trường. Trong trường hợp này sẽ

hình thành 2 thị trường về ngoại tệ: Thị trường chính thức sẽ giao dịch với

mức tỷ giá chính thức do NHTW quyết định và thị trường phi chính thức sẽ

giao dịch với mức tỷ giá do cung cầu ngoại tệ quyết định và đôi khi mức tỷ

giá này được bị chi phối bởi yếu tố đầu cơ.

Dưới chế độ tỷ giá cố định, Chính phủ quyết định tỷ giá theo một mục

tiêu và sử dụng các công cụ để bảo vệ mức tỷ giá này. Các loại tỷ giá thuộc

vùng cố định như chế độ tỷ giá bò trườn, chế độ neo tỷ giá, tỷ giá neo có khả

năng điều chỉnh.

+ Chế độ tỷ giá bò trườn là chế độ tỷ giá trong đó NHTW cố định tỷ

giá trong một khoảng thời gian nhất định thông thường là một tháng hoặc

một quý. Trong cơ chế này, tỷ giá có thể được cố định với một ngoại tệ hoặc

một rổ tiền tệ. NHTW sẽ thông báo khi nào họ sẽ thay đổi tỷ giá hoặc thậm

chí công khai về công thức tính tỷ giá.

+ Chế độ neo tỷ giá là chế độ cho phép gắn đồng nội tệ theo một đồng

tiền mạnh hoặc rổ tiền tệ. Thường thì một nước neo đồng nội tệ của mình

theo một loại ngoại tệ mạnh nhất. Trong một số trường hợp, tỷ giá bị gắn chặt

với một rổ tiền tệ tính theo bình quân gia quyền của các bạn hàng. Biên độ

dao động cho phép của tỷ giá dưới chế độ này nằm trong khoảng từ 2-3%, đủ

để các tổ chức kinh doanh tiền tệ không thể chủ động điều tiết được. Biên độ

này được phép thay đổi khi có quyết định của NHTW.

+ Chế độ neo có thể điều chỉnh là chế độ mà trong đó giá đồng nội tệ

bị neo theo một đồng tiền khác mạnh hơn một rổ tiền tệ nhưng với biên độ

dao động nới rộng hơn (khoảng từ 5%-10%). Dưới chế độ này, các nhà kinh

doanh tiền tệ có thể chủ động điều tiết tỷ giá trong hoạt động kinh doanh của

mình.

+ Một hình thức khá phổ biến của chế độ tỷ giá cố định là chế độ tỷ

giá gắn với dự trữ ngoại hối (Currency Board). Trong cơ chế này, NHTW

cam kết chuyển đổi bất kỳ một lượng bản tệ nào thành ngoại tệ với một tỷ giá

cố định. Đương nhiên trong trường hợp này, việc phát hành đồng bản tệ của

NHTW phụ thuộc chặt chẽ vào lượng dự trữ ngoại hối. Vì vậy, về bản chất,

đây là chế độ phát hành tiền lấy ngoại tệ làm đảm bảo của NHTW.

Page 42: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

42

- Chế độ tỷ giá thả nổi: Chế độ tỷ giá thả nổi là chế độ tỷ giá mà trong

đó tỷ giá danh nghĩa hoàn toàn được quyết định bởi quan hệ cung cầu trên thị

trường ngoại tệ và NHTW không thực hiện bất kỳ sự can thiệp nào vào thị

trường. Xét về mặt lý thuyết, khi thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi, NHTW

không cần có dự trữ ngoại tệ. Tuy nhiên, trên thực tế gần như không quốc gia

nào thả nổi hoàn toàn tỷ giá mà luôn có những biện pháp can thiệp khi cần

thiết để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô của mình.

- Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết: Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là

chế độ tỷ giá hỗn hợp giữa chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá thả nổi. Tỷ

giá được tự do biến động trong phạm vi giới hạn cao nhất và giới hạn thấp

nhất do NHTW ấn định. NHTW cũng có thể can thiệp khi tỷ giá có xu hướng

vượt ra khỏi phạm vi cho phép. Hình thức phổ biến nhất của chế độ tỷ giá

này là việc NHTW quy định tỷ giá chính thức và biên độ dao động tính bằng

tỷ lệ phần trăm của tỷ giá chính thức. Chính vì vậy, cơ chế này còn được gọi

là chế độ tỷ giá quy định biên độ dao động.

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

1.3.1. Cấu trúc của thị trường tài chính

Hiện nay, có 2 quan điểm khác nhau về mô hình TTTC:

Quan điểm thứ nhất: Theo mô hình của các nhà kinh tế Nhật, Pháp thì

TTTC nằm trong thị trường vốn, thị trường vốn bao gồm TTTC và thị trường

tiền tệ.

Thị trường vốn

TTTC Thị trường tiền tệ

Thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp

Theo mô hình này, hoạt động trên TTTC bao gồm các công ty chứng

khoán, công ty môi giới, công ty tài chính, sở giao dịch chứng khoán... còn

hoạt động trên thị trường tiền tệ chủ yếu là các NHTM và các tổ chức tín

dụng.

Quan điểm thứ 2: Theo mô hình của các nhà kinh tế Mỹ, Đức, Anh thì

TTTC bao hàm thị trường vốn. Trong đó, thị trường giao dịch công cụ nợ có

thời hạn từ 1 năm trở xuống (tuỳ theo từng nước, thời hạn này có thể là dưới

Page 43: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

43

1 năm đến dưới 2 năm) gọi là thị trường vốn ngắn hạn (tương đương thị

trường tiền tệ). Thị trường giao dịch các công cụ có giá với thời hạn từ trên 1

năm (hoặc trên 2 năm tuỳ theo từng nước) được gọi là thị trường vốn dài hạn

- thị trường này về cơ bản là bao hàm TTCK vì ngoài chứng khoán còn bao

gồm sự luân chuyển của 1 bộ phận vốn tín dụng dài hạn.

TTTC

Thị trường vốn dài hạn Thị trường vốn ngắn hạn (thị trường tiền tệ)

TTCK TTTD dài hạn

Quan điểm thứ 2 về cấu trúc của TTTC là quan điểm được sử dụng

phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Mô hình này căn cứ vào đặc thù, tính

chất và thời gian luân chuyển của công cụ để phân định nên nó đơn giản, có

tính bao quát. Bởi vì trên thị trường tiền tệ có các công cụ có tính lỏng cao,

độ an toàn và biên độ dao động giá nhỏ, trong khi các công cụ trên thị trường

vốn dài hạn tính linh hoạt kém hơn. Với ý nghĩa trên, có thể mô hình hoá

TTTC theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2 – Cấu trúc TTTC

Trong lịch sử hình thành và phát triển của TTTC, thị trường tiền tệ

được hình thành trước do ban đầu nhu cầu vốn cũng như tiết kiệm trong dân

Thị trường tiền tệ Thị trường vốn

Thị

trường tín

dụng dài

hạn

Thị trường

giao dịch

các khoản

vốn vay

ngắn hạn

Thị trường

mua bán các

chứng khoán

ngắn hạn

Thị

trường

ngoại hối

Thị

trường

chứng

khoán

Thị trường tài chính

Thị

trường

bất động

sản

Page 44: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

44

cư chưa cao, nhu cầu về vốn chủ yếu có tính ngắn hạn. Sau đó, cùng với sự

phát triển kinh tế, nhu cầu về các nguồn vốn dài hạn cho đầu tư ngày càng

tăng và thị trường vốn cần thiết phải hình thành để đáp ứng các nhu cầu

khách quan này. Để huy động được các nguồn vốn dài hạn bên cạnh việc đi

vay của ngân hàng thông qua hình thức tài chính gián tiếp, Chính phủ và một

số công ty còn thực hiện huy động thông qua phát hành các chứng khoán.

Khi các chứng khoán được phát hành tất yếu, nảy sinh nhu cầu mua bán

chứng khoán. Vì vậy, TTCK ra đời với tư cách là một bộ phận của thị trường

vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi chứng khoán.

1.3.2. Các công cụ của thị trường tài chính và sự phát triển của nghiệp

vụ chứng khoán hóa

1). Các công cụ truyền thống của thị trường tài chính

Đối với thị trường tiền tệ

Các công cụ của thị trường tiền tệ bao gồm công cụ ngắn hạn có kỳ

hạn dưới 1 năm, bao gồm: tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHTW, chứng chỉ tiền

gửi, thương phiếu… Hoạt động phát hành, giao dịch các công cụ này trên thị

trường tiền tệ sẽ tác động đến hoạt động huy động và cho vay của các

NHTM, huy động và sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp, qua đó,

tác động đến thay đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu tài chính.

Tác động của cơ chế chính sách sử dụng các công cụ của thị trường

tiền tệ đối với nền kinh tế được thể hiện trên các mặt sau:

- Thông qua việc phát hành các công cụ huy động vốn ngắn hạn như:

chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu… các NHTM, tổ chức tín dụng huy động vốn

ngắn hạn để cho vay. Nguồn vốn này không chỉ dùng để cho vay ngắn hạn,

mà một phần có thể cho vay trung và dài hạn (theo thông lệ quốc tế tối đa là

25% vốn huy động ngắn hạn), qua đó, tác động đến hoạt động ĐTPT sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nhà nước có thể sử dụng các công cụ của thị trường tiền tệ để điều

chỉnh mức lượng tiền trong lưu thông, điều chỉnh cung – cầu về vốn trên thị

trường tiền tệ và điều chỉnh lãi suất thị trường. Từ đó tác động làm thay đổi

lãi suất - “giá cả” trên TTTC và tác động làm thay đổi cơ cấu các nguồn lực

tài chính lưu thông trên thị trường.

- Nhà nước sử dụng công cụ của thị trường tiền tệ (tín phiếu kho bạc)

để đáp ứng nhu cầu, bù đắp thiếu hụt chi tiêu của NSNN, làm thay đổi cơ cấu

tài chính nhà nước.

- Các doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ của thị trường tiền tệ

như thương phiếu, phiếu chấp thuận trả… để tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt

động sản xuất kinh doanh, làm thay đổi cơ cấu vốn của mình.

Đối với thị trường tín dụng ngân hàng

Page 45: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

45

Tín dụng ngân hàng là kênh huy động vốn quan trọng, chủ yếu của các

doanh nghiệp và các chủ thể trong nền kinh tế. Bởi vậy, công cụ của thị

trường tín dụng ngân hàng chính là các khoản tín dụng, trong đó bao gồm:

Các khoản tín dụng cầm cố là các khoản cho vay đối với các doanh

nghiệp hoặc các hộ gia đình để nua nhà ở, đất đai, bất động sản và dùng

chính các tài sản này làm vất thế chấp khoản vay.

Các khaỏn tín dụng thương mại là các khoản cho vay trung và dài

hạn của các NHTM hoặc các công ty tài chính cho người tiêu dùng và các

doanh nghiệp vay. Các khaỏn vay này không được giao dịch mua bán trên thị

trường thứ cấp nên tính thanh khoản thấp.

Các công cụ TTCK

Cổ phiếu

Cổ phiếu (chứng khoán vốn) là chứng khoán xác nhận quyền sở hữu

một phần công ty cổ phần. Cổ phiếu. Chứng chỉ do công ty cổ phần phát

hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần

của công ty đó gọi là cổ phiếu.

Trái phiếu

Trái phiếu (chứng khoán nợ) là chứng khoán xác nhận một khoản nợ

của người phát hành đối với người nắm giữ. Chủ thể phát trái phiếu có thể là

doanh nghiệp, chính phủ và tổ chức tài chính.

Chứng chỉ quỹ đầu tư

Chứng chỉ quỹ đầu tư là một loại chứng khoán do các công ty quản lý

quỹ đầu tư chứng khoán phát hành, xác nhận quyền hưởng lợi của người đầu

tư đối với quỹ.

Ngoài các công cụ trên, trên TTCK còn có một số loại công cụ khác

như chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán, chứng quyền, hợp đồng quyền

chọn…

Chứng quyền là một loại chứng khoán được phát hành kèm theo trái

phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người nắm giữ chứng quyền được

quyền mua một khối lượng cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã

được xác định trước trong thời kỳ nhất định.

Hợp đồng quyền chọn là một loại chứng khoán được phát hành và bán

cho các nhà đầu tư, trong đó cho phép người nắm giữa quyền chọn được

quyền mua hoặc bán một loại chứng khoán nhất định, tại một mức giá xác

định trước trong một thời kỳ nhất định.

2). Sự phát triển của nghiệp vụ chứng khoán hóa

Vào đầu những năm 80 của thế kỷ 20 ở Mỹ đã xuất hiện một loại hàng

hoá mới trên TTCK và liên tục phát triển cho tới nay - Đó là các chứng khoán

nợ (TP) được các Công ty tài chính chuyên biệt gọi là “Công ty công cụ đặc

Page 46: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

46

biệt” – Special Purpose Vehicle (SPV) chuyên thu gom các hợp đồng hoặc

các khế ước tín dụng trong dân chúng hoặc từ các Công Ty để phát hành

chứng khoán huy động tiền từ công chúng trên cơ sở tổng giá trị của các món

nợ đó để trả nợ đến hạn cho NHTM theo từng hợp hợp đồng và thực hiện

“quyền đòi nợ” đối với các con nợ theo hồ sơ các hợp đồng tín dụng đã thu

gom để lấy tiền thanh toán cho các chứng khoán đến hạn.

Việc phát hành trái phiếu trả nợ theo cơ chế đặc biệt nói trên của SPV

chỉ được diễn ra trong điều kiện SPV là một Định chế tài chính chuyên biệt,

có vốn tự có ở mức an toàn giống như đối với NHTM, có uy tín thông qua

một Tổ chức kiểm toán quốc tế hoặc một tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy

tín và cần thiết có thể phải bao gồm cả việc có sự bảo lãnh của một cơ quan

công quyền có nguồn thu NSNN ở cấp Chính Phủ hoặc cấp Tỉnh, Thành

phố...

Sơ đồ 3 - Cơ chế phân chia lợi ích trong nghiệp vụ CKH các HĐTD

NHTM- Cho vay với lãi suất

i1

Người đi vay-Nhu cầu khác nhau

-Thế chấp đễ dàng

Công ty CCĐB(SPV)

-Tổng giá trị CK = Tổng giá trị nghĩa vụ

trả nợ

-Có uy tin,

được kiểm

toán hoặc

xếp hạng

-Trả nợ

NHTM và

chịụ rủi ro

Tổ chức,

cá nhân-Mua CK

của SPV

- Lãi suất >

lãi suất tiết

kiệm

K

K(1+i4)

K(1+i3)

Lãi suất tiết kiệm

K(1+i2)

i1 > i2 ≥ i3 > i4 ∆ i = (i1- i4) - cơ chế chia sẻ lợi ích của “4 bên”K là tổng dư nợ bình quân / năm

Mô hình trên có một số ưu thế như sau:

Thứ nhất, tạo ra mối liên kết tự nhiên và bền chặt giữa các NHTM bán

lẻ với TTCK và làm cho “nhiều bên” cùng có lợi, nhờ đó NHTM dễ dàng mở

rộng được tín dụng thông qua việc giảm nhẹ các điều kiện cho vay.

Thứ hai, tạo ra cơ chế hoạt động an toàn dựa trên cơ sở san sẻ rủi ro

Dựa trên những nguyên lý phân chia lợi ích “đặc biệt” đã tạo ra cơ chế

san sẻ rủi ro:

- Đối với NHTM: toàn bộ rủi ro đã “bán” cho SPV;

Page 47: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

47

- Khách hàng của NHTM chính là các cá nhân và thể nhân trong nền

kinh tế chỉ phải trả lãi i2 thấp hơn mức lãi i1 đã ghi trong hợp đồng

tín dụng với NHTM để “bán” nghĩa vụ trả nợ kèm hợp đồng tín

dụng của mình cho SPV;

- SPV có điều kiện chuyên nghiệp hoá ở trình độ cao của mình trong

các việc: Tổ chức phát hành trái phiếu; với lãi suất i3 thấp hơn hoặc

tối đa bằng lãi suất i2 mà SPV thu được từ các hợp đồng tín dụng,

đồng thời cao hơn lãi suất tiền gửi cùng thời hạn để thu hút người

dân đầu tư vào chứng khoán; Dùng tiền huy động từ trái phiếu để

trả nợ cho NHTM với lãi suất i4 thấp hơn lãi suất ghi trong hợp

đồng tín dụng mà NHTM đồng ý bán quyền đòi nợ cho SPV; Thực

hiện quyền “đòi nợ” đến hạn đối với các con nợ của NHTM để

thanh toán cho chủ sở hữu của các trái phiếu khi đáo hạn.

1.4. PHỐI HỢP ĐỒNG BỘ CSTK VÀ CSTT TRONG ĐIỀU TIẾT

KINH TẾ VĨ MÔ

1.4.1. Các quan điểm lý thuyết về sự phối hợp giữa CSTK và CSTT

trong điều tiết kinh tế vĩ mô.

1). Lý thuyết tài chính nhà nước của J.M.Keynes

Nhà kinh tế lỗi lạc người Anh Kenyes đã đặt nền móng về ký luận và

thực tiễn cho tư tưởng sử dụng tài chính nhà nước để điều tiết vĩ mô nền kinh

tế. Lý thuyết của Ông đã đưa ra một quan niệm mới về vị trí và vai trò của tài

chính nhà nước trong nền sản xuất xã hội, đồng thời bắt đầu thời kỳ đoạn

tuyệt với những trào lưu cũ trong lý thuyết kinh tế về sự không can thiệp của

nhà nước vào hoạt động kinh tế.

Trong cuốn sách “Lý thuyết chúng về việc làm, lãi suất và tiền tệ”

(1936), các quan điểm về CSTC điều tiết kinh tế của Kenyes được xuất phát

từ các luận điểm sau:

Thứ nhất, tất cả những vấn đề quan trọng của nền kinh tế phải được

nghiên cứu với quan điểm cầu. Sự khủng hoảng của sản xuất là xuất phát từ

cầu tiêu dùng. Bởi vậy, vấn đề cân bằng trong nền kinh tế cần được giải quyết

với quan điểm cầu. Ông sử dụng thuật ngữ “cầu hiệu qủa” để biểu hiện sự

cân bằng giữa nhu cầu và sản xuất, thu nhập và việc làm.

Thứ hai, công cụ quan trọng để thực hiện điều chỉnh nền kinh tế là

CSTK, còn chính cách tiền tệ - tín dụng bị ông đưa xuống hàng thứ yếu. Ông

viết: “Nhà nước cần phải thực hiện sự lãnh đạo của mình ảnh hưởng đến giới

hạn tiêu dùng bằng cách sử dụng hệ thống thuế phù hợp, lãi suất tín dụng và

cả các phương pháp nữa”4.

Ông coi chi tiêu nhà nước là một công cụ cơ bản của Chính phủ để

can thiệp vào sự phát triển có tính chất chu kỳ của nền kinh tế và vượt qua

khủng hoảng. Bởi vậy, sự hình thành, cơ cấu và tốc độ của chi tiêu nhà nước

Page 48: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

48

được ông coi là yếu tố quan trọng và không thể tách rời để đạt được "cầu hiệu

qủa". Tốc độ chi tiêu nhà nước theo ông cần phải thúc đẩy tăng thu nhập

quốc dân và cuối cùng phải nhằm vào mục tiêu đảm bảo việc làm. Để thực

hiện được điều đó, nhà nước phải tác động đến các tác nhân của cầu là: tiêu

dùng cá nhân và tiêu dùng đầu tư. Theo quan điểm của Kenyes, tốc độ đầu tư

nhà nước có vai trò hỗ cho các biện pháp của chính phủ để kích thích "giới

hạn đối với đầu tư".

Bên cạnh chi tiêu nhà nước, ông coi thuế là một công cụ quan trọng

của tài chính nhà nước trong việc điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế và cho rằng sự

thay đổi trong chính sách thuế có thể tác động đến "giới hạn tiêu dùng" và

cầu của Chính phủ được đảm bảo bằng thuế sẽ khuấy động hoạt động kinh

doanh để làm tăng thu nhập quốc dân và việc làm.

Ngoài ra, một điểm đáng chú ý trong học thuyết của ông là cần tăng

chi tiêu nhà nước bằng nguồn vay nợ. Những người ủng hộ ông đã gọi

nguyên tắc này là “cấp phát tài chính thiếu hụt". Kenyes khẳng định rằng, sự

đầu tư của nhà nước và chi tiêu hiện tại của Nhà nước có thể được đảm bảo

từ nguồn vay nợ. Đầu tư của chính phủ được đảm bảo bằng vay nợ sẽ đưa

đến mở rộng “khuynh hướng đối với đầu tư", còn đảm bảo tài chính cho chi

tiêu hiện tại của chính phủ sẽ mở rộng “khuynh hướng đối với tiêu dùng".

Tốc độ nợ nhà nước được coi là một bộ phận khăng khít của chính sách điều

chỉnh của nhà nước để đạt được “cầu hiệu qủa". Sự thiếu hụt ngân sách trở

thành một trong những phương thức điều chỉnh nền kinh tế.

Sau này những nhà kinh tế khác như: A.Han Xen, P. Sammuelson,

A.Lerher, R.Makgreiv, G.Ekkli, U.Kheller, J.Pecman (Mỹ), J.Khics (Anh) đã

bổ sung những cơ cấu mới cho lý thuyết của Kenyes về điều chỉnh tài chính

nhà nước không chỉ trong giai đoạn khủng hoảng mà còn cả trong giai đoạn

phát triển kinh tế theo chu kỳ.

2). Lý thuyết tài chính nhà nước của trường phái Trọng cung

Sự khủng hoảng của điều chỉnh nhà nước nền kinh tế thị trường dựa

trên cơ sở học thuyết kinh tế của Kenyes diễn ra sau những năm 1970 đã dẫn

đến sự tìm kiếm tích cực của các nhà kinh tế phương Tây một quan điểm mới

làm lành mạnh hóa nền kinh tế. Khoảng những năm 1980 ở Mỹ và Anh đã ra

đời một học thuyết kinh tế mới dựa trên cơ sở luận điểm của các nhà kinh tế

Trọng cung, mà các đại biểu của trường phái này là Arthur Laffer, Jude

Winniski, Norman Ture.

Một trong những luận điểm cơ bản của thuyết Trọng cung là giảm bớt

sự can thiệp của nhà nước đến các qúa trình kinh tế và kích thích sự phát triển

kinh doanh của tư nhân. Mặc dù vai trò cơ bản trong chính sách kinh tế của

nhà nước thuộc vẫn về tài chính nhà nước và công cụ chủ yếu trong việc điều

hành CSTC vẫn là các đòn bẩy; thuế, chi tiêu nhà nước và vay nợ chính phủ,

nhưng những biện pháp của thuyết Trọng cung lại hoàn toàn đối lập với

thuyết Trọng cầu của Kenyes.

Page 49: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

49

Thuyết Trọng cung đưa ra những đề nghị cơ bản là: thứ nhất, cắt giảm

thuế; thứ hai, cắt giảm chi tiêu nhà nước; thứ ba, giảm số lượng tiền trong lưu

thông với sự trợ giúp của các chính sách vay nợ của chính phủ và tiến hành

định mức tốc độ phát hành tiền trong lưu thông.

Các đại biểu của trường phái này cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế

được xác định bởi mức tiết kiệm và tích lũy đủ đến mức độ nhất định. Theo

họ, mức tiết kiệm từ những khoản thu nhập cao sẽ hình thành nguồn tài chính

để mở rộng ĐTPT kinh doanh. Vì vậy, chính phủ cần tích cực sử dụng các

biện pháp tín dụng để kích thích tăng trưởng kinh tế, đồng thời thông qua hệ

thống thuế, cần tạo ra những điều kiện cần thiết để hình thành mức tiết kiệm

đủ để đảm bảo đầu tư trong các thành phần tư nhân. Laffer – một đại biểu

chính của trường phái Trọng cung đã đưa ra đề nghị bãi bỏ biểu thuế suất luỹ

tiến và hạ thấp thuế lợi nhuận công ty, coi đó như một trong những biện pháp

quan trọng nhằm tăng tích luỹ tư bản, mở rộng ĐTPT kinh tế.

Friedman lại cho rằng chính sách phục hồi kinh tế bằng ngân sách

thực chất cũng là CSTT nhằm tăng thêm khối lượng tiền tệ trong lưu thông

mà đó lại là một yếu tố đảm bảo cho sự phục hồi phát triển kinh tế.

3). Lý thuyết tài chính nhà nước của kinh tế học hiện đại

Từ sau những năm 1970 hình thành một trào lưu hậu Kenyes, được

phát triển trên cơ sở phê phán các học thuyết cổ điển mới và học thuyết

Kenyes chính thống. Những đại biểu của trường phái hậu Kenyes ở Anh là

Robinson, Kando, Sekl, Arestic.

Trong các tác phẩm về tài chính của các nước phương Tây đã giành sự

chú ý đến việc giải quyết một mâu thuẫn vĩ đại giữa trường phái kinh tế của

Kenyes và trường phái tân cổ điển. Một trong những nhà nghiên cứu lịch sử

các học thuyết về tài chính Kindlebege đã nhận xét rằng, những người tân cổ

điển thường coi trọng các vấn đề lạm phát, giá cả và số lượng tiền tệ trong

lưu thông, còn Kenyes - việc làm và sản xuất. Ông đưa ra kết luận rằng, kể cả

tân cổ điển và kể cả Kenyes cũng không thể giải quyết những vấn đề phức

tạp của xã hội tư sản, bởi vì họ đã không tính hết các yếu tố kinh tế khác nhau

và sự thay đổi quá trình chính trị . Về bản chất, CSTC của hai trường phái

này là hai phương thức khác nhau để điều tiết nền kinh tế TBCN. Sự khác

nhau và mâu thuẫn giữa chúng có tính chất đối kháng.

Hiện nay đang diễn ra xu hướng xích lại gần nhau giữa hai trường phái

tư tưởng tài chính phương Tây: tư tưởng Trọng cung được lồng trong lý

thuyết của Kenyes còn tư tưởng của Kenyes lại được đưa vào trong lý thuyết

Trọng cung để hình thành lý thuyết kinh tế học hiện đại. Biểu hiện rõ nét nhất

là sự cần thiết kết hợp chính sách tài khoá và CSTT. Còn các nhà tân cổ điển

thì cho rằng hiệu quả áp dụng lý thuyết Trọng cung sẽ cao hơn nếu như bao

hàm trong đó một vài cơ cấu của Kenyes.

Page 50: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

50

Cũng cần phải thừa nhận rằng, tư tưởng hòa hợp và xích lại gần nhau

giữa hai trường phái lý thuyết nổi tiếng nhất trong lịch sử các học thuyết kinh

tế đã góp phần làm thay đổi tư duy lý luận trong khoa học tài chính và việc

vận dụng các công cụ tài chính nhà nước vào hoạt động thực tiễn. Điều đó

được thể hiện rõ nét trong việc soạn thảo các chính sách kinh tế có ý nghĩa

quan trọng trong dài hạn cũng như ngắn hạn để đối phó với nền kinh tế chu

kỳ, mức thất nghiệp ngày càng tăng cao, tình trạng lạm phát đang đe doạ và

mức tiết kiệm tư nhân ngày càng giảm sút trong các nước phát triển hiện nay.

Có thể khẳng định rằng, Mỹ là nước đi đầu trong việc vận dụng thành

công lý thuyết về tài chính nhà nước hiện đại để điều tiết nền kinh tế trong

thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX. Chính sách tài khoá được thực hiện trên cơ

sở kiên quyết cắt giảm thâm hụt ngân sách làm cho lãi suất thấp được duy trì,

thực hiện chính sách lấy kiềm chế lạm phát làm ưu tiên số một sang cân bằng

giữa kiềm chế lạm phát, góp phần kích thích nền kinh tế phục hồi và phát

triển. Các biện pháp tài chính cứng rắn cũng đã được áp dụng nhằm điều tiết

và chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ sản xuất sang dịch vụ để làm giảm tính chu

kỳ của nền kinh tế và kéo dài thời kỳ ổn định để tăng trưởng nhiều hơn.

CSTT linh hoạt cũng đã được áp dụng bằng cách chuyển hướng CSTC từ

trung lập sang thắt chặt trên cơ sở tăng lãi suất tín dụng. Ngoài ra, nhà nước

còn có vai trò quan trọng trong việc tạo ra nhiều cơ chế tự động điều chỉnh để

hình thành quỹ phúc lợi làm xoa dịu sức ép giảm thu nhập khi thất nghiệp gia

tăng, quỹ bảo hiểm chống lại nguy cơ khủng hoảng ngân hàng.

Như vậy, bằng việc thực hiện CSTC linh hoạt có sự kết hợp chặt chẽ

giữa chính sách tài khoá và CSTT, giữa CSTC ngắn hạn (theo trường phái

Trọng cầu) với CSTC dài hạn (theo trường phái Trọng cung) các nhà kinh tế

học hiện đại đã tạo dựng một lý thuyết tài chính nhà nước mới phù hợp với

đặc điểm phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay.

1.4.2. Mối quan hệ tác động qua lại giữa CSTK và CSTT trong việc

thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô

Mặc dù mỗi chính sách dù là CSTK hay CSTT đều sử dụng hệ thống

các công cụ khác nhau: CSTK sử dụng công cụ thuế, chi tiêu ngân sách và

vay nợ chính phủ; CSTT sử dụng hệ thống công cụ gián tiếp dựa trên cơ sở

thị trường nhưng cuối cùng cả hai chính sách đều nhằm đạt được các mục

tiêu vĩ mô như sau:

- Tăng trưởng kinh tế

- Lạm phát ổn định

- Việc làm và thu nhập

- Cán cân thanh toán quốc tế

Có thể nói giữa CSTK và CSTT có mối quan hệ gắn bó với nhau. Để

đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế thì hai

Page 51: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

51

chính sách này không thể tách rời nhau, bởi vì, nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô

sẽ không thể thực hiện được khi mà không sự kết hợp điều chỉnh của hai

chính sách này.

1). Tác động của CSTK đến CSTT

Việc điều hành CSTK cũng có ảnh hưởng đến mục tiêu của CSTT.

Chẳng hạn,

CSTK nới lỏng (hay thắt chặt) gắn liền với tăng (giảm) thâm hụt ngân

sách, trong đó phương thức tài trợ thâm hụt ngân sách sẽ tác động đến việc

thực hiện mục tiêu ổn định tiền tệ của CSTT. Khi xuất hiện thâm hụt NSNN,

chính phủ có thể sử dụng các phương thức bù đắp như sau:

- Phát hành tiền hoặc vay NHTW.

- Vay từ dân cư và các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác bằng

việc phát hành các chứng khoán nợ (tín phiếu, trái phiếu công trình, công trái

giáo dục và các loại trái phiếu có mục đích khác).

- Vay nợ nước ngoài.

Nếu thâm hụt ngân sách được bù đắp bằng cách phát hành tiền thì sẽ

gây ra lạm phát. Nếu thâm hụt được tài trợ bằng vốn vay từ các ngân hàng

thương mại mà NHTW không điều tiết thêm tiền cung ứng cho nhu cầu vốn

tín dụng của các NHTM thì các NHTM sẽ buộc phải hạn chế cho vay đối với

khu vực tư nhân. Điều này sẽ làm giảm nhu cầu đầu tư của khu vực tư nhân,

qua đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Trường hợp Chính phủ vay từ NHTM và NHTW hỗ trợ cung ứng

thêm tiền cho các NHTM thì tác động cũng tương tự như việc Chính phủ vay

trực tiếp từ NHTW (tương tự phát hành tiền).

Nếu Chính phủ tài trợ thâm hụt ngân sách bằng cách phát hành trái

phiếu, dù bán cho công chúng hay bán cho các tổ chức tín dụng, đều có tác

động đến nguồn vốn huy động của các ngân hàng và cuối cùng sẽ hạn chế

khả năng cung ứng vốn tín dụng của ngân hàng. Việc Chính phủ vay từ hệ

thống ngân hàng hay khu vực phi ngân hàng để tài trợ thâm hụt ngân sách

cũng làm giảm nhu cầu đầu tư tư nhân thông qua việc hạn chế lượng vốn

tín dụng hoặc qua việc tăng lãi suất. Trường hợp tài trợ bằng nguồn vay

nước ngoài cũng có tác động nhất định đến việc thực hiện mục tiêu ổn

định cán cân thanh toán...

Ngoài ra, CSTK nới lỏng sẽ đi liền với tăng chi tiêu Chính phủ, tác

động mạnh đến tổng cầu. Trường hợp cung nhỏ hơn cầu sẽ dẫn đến áp lực

tăng giá cả trong nước, hoặc làm tăng nhu cầu đối với hàng nhập khẩu và

tăng giá hàng nhập khẩu.

Do vậy, trong điều hành CSTT cần luôn quan tâm xem xét các diễn

biến CSTK để đảm bảo có sự nhất quán giữa CSTT và CSTK.

Page 52: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

52

2). Tác động của CSTT đến CSTK

Hiệu quả của CSTK ở một chừng mực nhất định cũng phụ thuộc vào

việc kết quả điều hành CSTT. Chẳng hạn, khi thực hiện CSTT mở rộng sẽ

làm giảm giá vay nợ chính phủ do giảm áp lực của lãi suất. Tuy vậy điều này

có thể dẫn tới cơ hội tăng mức bội chi ngân sách và lạm phát, lãi suất danh

nghĩa tăng lên, người đầu tư chịu đựng rủi ro lợi vốn và vì thế yêu cầu mức

lãi suất tăng thêm nhằm bù đắp rủi ro. Giá nợ tăng, đến lượt nó, hạn chế mức

bội chi. Ngược lại, một CSTT thắt chặt sẽ làm tăng giá các khoản nợ chính

phủ, tâm lý lo sợ rủi ro lợi vốn sẽ gây sức ép làm tăng lãi suất thị trường và

cuối cùng ảnh hưởng tới tổng cầu, ảnh hưởng tới mức tăng trưởng và một

mức bội chi tăng thêm trong tương lai.

Tuy nhiên, quá trình này nếu diễn ra trong điều kiện có sự phối hợp

với một CSTK hợp lý thì những động thái của CSTT sẽ không dẫn tới kỳ

vọng rủi ro lợi vốn và vì thế mặt bằng lãi suất không bị ảnh hưởng bởi phản

ứng dây chuyền của người đầu tư, TTTC nội địa ổn định.

Như vậy, thiếu sự phối hợp hiệu quả giữa CSTT và CSTK có thể kéo

theo sự thiếu ổn định tài chính mà biểu hiện là những dao động mạnh của lãi

suất, tỷ giá, mức lạm phát và vì thế mà phá huỷ nền tảng của tăng trưởng kinh

tế.

Từ những phân tích đó có thể kết luận rằng, việc kết hợp giữa CSTK

và CSTT là hết sức quan trọng để đảm bảo các chính sách được đưa ra

đồng bộ, góp phần thực hiện được các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.

Page 53: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

53

Chương 2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG VIỆC SỬ

DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH, TIỀN TỆ THÚC

ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

2.1. KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

2.1.1. Kinh nghiệm về thực thi CSTK

Trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hoá (từ năm 1970 đến năm

2000), mặc dù gặp khủng hoảng tài chính, tiền tệ trong khu vực, song một số

nước Đông Nam á, bao gồm Malayxia, Inđônêxia, Thái Lan, Phi-líp-pin đã

có nhiều thành công trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ và phát triển TTTC. Vì

vậy, nghiên cứu kinh nghiệm các nước Đông Nam á rất có ý nghĩa với Việt

Nam.

Những kinh nghiệm quý báu của các nước Đông Nam á trong lĩnh vực

tài chính, tiền tệ được khắc họa bởi một số nội dung sau

1). Điều chỉnh quy mô và cơ cấu NSNN phù hợp

Trong giai đoạn 1970-2000 quy mô NSNN ở các nước Đông Nam Á

đã có những thay đổi rõ nét. Điều này thể hiện trên bảng sau:

Bảng 1 - Thu, chi và thâm hụt NSTW ở một số nước Đông Nam Á

Đơn vị: % GDP

Nước/giai đoạn 1971-1980 1981-1990 1991-2000

Inđônêxia Thu 20,04 12,37 17,62

Chi 21,3 13,1 16,2

Thâm hụt -1,26 -0,73 1,42

Malayxia Thu 21,82 25,88 24,84

Chi 27,9 33,3 24,3

Thâm hụt -6,08 -7,42 0,54

Philippiin Thu 13,68 14,38 18,36

Chi 13,2 15,4 18,8

Thâm hụt 0,48 -1,02 -0,44

Thái Lan Thu 13,30 16,60 17,74

Chi 16,4 17,2 16,1

Thâm hụt -3,1 -0,6 1,64

Nguồn: Kinh tế tài chính thế giới 1970-2000. Hà Nội 2000. tr.191-203

Bảng số liệu trên ta thấy:

Ở Inđônêxia: Quy mô thu và chi của NSTW giảm trong thập kỷ 1980,

nhưng sau đó tăng lên trong thập kỷ 1990. Sự suy giảm về quy mô NSTW ở

Inđônêxia trong thập kỷ 1980 và tăng lên trong thập kỷ 1990 là do sự thay đổi

đường lối chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ. Nếu như trong thập kỷ

Page 54: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

54

1970, Inđônêxia vẫn theo đuổi mô hình phát triển kinh tế dựa vào một khu

vực kinh tế nhà nước mạnh (kiểm soát các ngành quan trọng như điện, nước,

vận tải đường sắt và hàng không, bưu điện, viễn thông...), thì kể từ khi cuộc

khủng hoảng dầu lửa diễn ra vào năm 1980, Chính phủ Inđônêxia đã chuyển

sang chính sách kinh tế thúc đẩy sự phát triển của thị trường (xuất khẩu được

tự do hoá, một số độc quyền quốc gia bị phá vỡ...). Để theo đuổi chính sách

đó, trong thập kỷ 1970, Chính phủ phải tăng quy mô của khu vực tài chính.

Tuy nhiên, trong thập kỷ 1980 (đặc biệt kể từ năm 1983) Chính phủ đã áp

dụng các biện pháp cắt giảm chi tiêu ngân sách (chi ngân sách đã giảm

khoảng 20% từ 10.873 tỷ Rupi năm 1985 xuống còn 8.332 tỷ Rupi năm

1986), đặc biệt là các khoản chi liên quan đến các ngành phi sản xuất. Từ

năm 1994, Inđônêxia bắt đầu thực hiện chính sách tăng đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Chính sách này làm cho quy mô chi

của NSTW tăng lên.

Ở Malayxia: Quy mô thu và chi của NSTW tăng trong thập kỷ 1980,

nhưng sau đó lại giảm trong thập kỷ 1990. Sự gia tăng của NSTW ở

Malayxia trong thập kỷ 1980 là do Chính phủ nước này đã áp dụng chính

sách tài khoá mở rộng nhằm thoát khỏi tình trạng sa sút kinh tế. Kết quả của

việc thi hành chính sách tài khoá mở rộng đã dẫn tới sự thâm hụt ngân sách

nặng nề. Tuy vậy, nhờ thực hiện chương trình điều chỉnh cơ cấu và kiểm soát

tài khoá từ năm 1983, quy mô của khu vực tài chính công giảm dần và thâm

hụt ngân sách cũng dần được khắc phục.

Ở Thái Lan và Philippin: Quy mô của NSNN trong thập kỷ 1990 gần

như không thay đổi so với trong thập kỷ 1980. Trong thập kỷ 1970 ở Thái

Lan và Philíppin quy mô của NSTW còn khá nhỏ bé (quy mô thu ngân sách

ở mức khoảng 13%GDP) nên không đáp ứng được nhu cầu đầu tư xây dựng

cơ sở hạ tầng cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế. Vì vậy, trong những

năm gần đây, các nước này có xu hướng gia tăng nhanh chóng quy mô ngân

sách để đáp ứng các nhiệm vụ phát triển kinh tế.

Qua phân tích quy mô NSNN ở các nước Đông Nam á, có thể rút ra

các nhận xét sau :

- Nhìn chung quy mô thu NSNN của các nước có xu hướng tăng

lên, đặc biệt ở Malayxia, quy mô thu NSNN tăng khá nhanh nhằm đảm

bảo nguồn lực tài chính cần thiết cho công cuộc phát triển kinh tế.

- Quy mô các khoản chi của NSTW ở các nước Đông Nam Á có xu

hướng tăng và xích lại gần nhau.

Nếu như trong thập kỷ 1970, quy mô chi NSTW ở các nước dao động

từ 13,2% (Philippin) tới 27,9% (Malayxia), thì trong thập kỷ 90, mức dao

động chỉ từ 16,1% (Thái Lan) tới 24,3% (Malayxia). Sự tương đồng này có

được là do trong quá trình công nghiệp hoá các nước Đông Nam Á đã điều

chỉnh chính sách tài khoá của mình, trong khi coi trọng vai trò to lớn của khu

vực tài chính công trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước.

Page 55: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

55

2). Giảm thâm hụt ngân sách

Sự gia tăng của quy mô thu NSTW là nhờ các nước vừa tiến hành cải

cách thuế và vừa tăng các nguồn thu ngoài thuế. Tại Inđônêxia, Chính phủ đã

áp dụng một loại thuế thu nhập mới vào năm 1984. Đến năm 1985, lại thay

thuế bán hàng bằng thuế GTGT ở cấp độ nhà sản xuất và nhà nhập khẩu;

đồng thời áp dụng thuế bán hàng đánh vào hàng xa xỉ, thuế dán tem và thuế

bất động sản mới. Tại Phi-líp-pin, vào tháng 7/1986, Chính phủ đã xoá bỏ

nhiều chính sách ưu đãi và miễn thuế, hợp lý hoá thuế nhập khẩu...

Ở Inđônêxia cũng như Thái Lan và Malayxia, các nguồn thu ngoài

thuế đều tăng. Từ năm 1980 đến năm 1997, tỷ lệ nguồn thu ngoài thuế/thu

thường xuyên ở Inđônêxia đã tăng từ 3,1% đến 10%; tại Thái Lan từ 7,4%

đến 10,5%, tại Malayxia từ 13,4% đến 18,4%. Điều này chủ yếu là do hệ

thống thuế của các nước, cho dù đang được cải cách, những vẫn còn chưa

thật hiệu quả.

3). Tăng vay nợ nước ngoài

Trong quá trình công nghiệp hoá ở các nước Đông Nam Á, do nhu cầu

nguồn lực tài chính tăng nhanh nên việc huy động vốn ngoài nước đuược đặc

biệt chú ý.

Trước hết, các nguồn lực tài chính được huy động dưới hình thức đầu

tư trực tiếp nước ngoài tăng rất nhanh. Chỉ riêng trong giai đoạn từ 1989 đến

1996, vốn đầu tư nước ngoài mỗi năm vào Inđônêxia đã tăng từ 782 triệu

USD năm 1989 tới 5.205 triệu USD năm 1996. Tại Malayxia, đầu tư trực tiếp

nước ngoài trong mỗi năm tăng từ 1.668 triệu USD vào năm 1989 tới 9.025

triệu USD vào năm 1996.

Bảng 2 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số nước Đông Nam Á

Đơn vị: triệu USD

Năm 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996

Inđônêxia 782 1.093 1.356 1.774 1.474 1.565 4.254 5.205

Malayxia 1.668 2.332 4.073 4.118 4.677 4.477 6.068 9.025

Philippin 475 554 517 798 1.137 1.961 1.521 1.038

Thái Lan 1.730 2.389 1.848 1.981 1.202 1.382 1.452 1.732

Nguồn: ASEAN Macroeconomic Outlook 1995-1996, Báo cáo đầu tư của UNCTAD,

Tin kinh tế quốc tế số 015 năm 1997, International Financial Statistics 9/1997.

Cùng với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nguồn vốn ngắn hạn

được huy động từ nước ngoài vào các Đông Nam Á giữa thập kỷ 90 cũng

tăng tương đối nhanh.

Page 56: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

56

Bảng 3 - Luồng vốn tư nhân ròng ở một số nước Đông Nam Á

Đơn vị: triệu USD

Nước 1990 1997

Inđônêxia 3.235 10.863

Malayxia 769 9.312

Philippin 639 4.164

Thái Lan 4.399 3.444

Nguồn: Ngân hàng thế giới: Bước vào thế kỷ 21. Hà Nội 1999, tr. 336.

Do vốn nước ngoài đổ vào các nước Đông Nam Á ngày càng lớn nên

kết quả là làm tăng nhanh các khoản nợ nước ngoài, trong đó chủ yếu là nợ

của các ngân hàng.

Bảng 4 – Nợ nước ngoài ở một số nước Đông Nam Á

Đơn vị: tỷ USD

Nước 1993 1994 1995 1996

Inđônêxia 37,20 41,62 48,93 56,52

Malayxia 16,02 14,48 18,76 25,84

Philippin 6,61 6,54 8,07 13,35

Thái Lan 34,73 54,44 92,18 98,69

Nguồn: Giancarlo Corsetti..... Nguyên nhân gì dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính

và tiền tệ ở châu Á. Tháng 3/1998, tr. 128, 129.

Trong số các khoản nợ nước ngoài, nợ ngắn hạn chiếm một tỷ lệ

không nhỏ và tăng nhanh (21,7% so với tổng số nợ vào năm 1995 ở

Malayxia và 32,25% vào năm 1995 ở Thái Lan). Tại Thái Lan tỷ lệ nợ ngắn

hạn/dự trữ đã tăng từ 47,86% năm 1994 tới hơn 150% vào thời điểm trước

khủng hoảng năm 1997.

Việc tăng nhanh nợ nước ngoài, trong khi kiểm soát vốn không chặt

chẽ là nguyên nhân gây nên đổ vỡ tài chính và khủng hoảng tài chính, tiền tệ

khu vực năm 1997. Đây cũng là bài học bổ ích để Việt Nam nghiên cứu khi

xem xét vấn đề nợ nước ngoài.

2.1.2. Kinh nghiệm về phát triển TTTC

Trong những năm 1980, đặc biệt là từ giữa thập kỷ, khu vực TTTC tại

một số nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh. Điều này được thể hiện

thông qua sự gia tăng tỷ lệ tổng tài sản của các tổ chức tài chính/GDP. Chẳng

hạn, tại Malayxia, chỉ trong giai đoạn từ 1985 đến 1989 tỷ lệ tổng tài sản của

các tổ chức tài chính/GDP đã tăng từ 137% tới 155%5.

Page 57: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

57

Bảng 5 - Gíá trị cổ phiếu được giao dịch trên TTCK

Đơn vị: triệu USD

Nước 1985 1986 1987 1988 1989 1990

Malayxia 2.485 1.309 3.999 2.581 6.843 10.083

Thái Lan 549 932 4.370 5.262 13.180 22.860

Philippin 84 410 937 477 1.306 1.228

Inđônêxia 3 1 3 18 559 3.995

Nguồn: TTTC và thị trường vốn ở Châu Á. Hà Nội 1992, tr. 62- 63.

Cùng với sự phát triển của khu vực TTTC nói chung, cơ cấu nội bộ

của khu vực TTTC cũng đã có những chuyển dịch đáng kể, trong đó TTCK

có xu hướng phát triển mạnh, tỷ trọng huy động vốn của các NHTM giảm

trong khi tỷ trọng huy động vốn của một số các tổ chức tài chính phi ngân

hàng tăng.

Nhờ sự phát triển nhanh chóng của TTCK, mà tỷ lệ vốn hóa so với

GDP đã tăng khá cao. Năm 1996 ở Malayxia tăng tới 310%; ở Thái Lan là

55%; ở Phi-líp-pin là 97,3% và ở Inđônêxia là 40%.

Sự phát triển mạnh của các TTCK được quyết định bởi các yếu tố sau

đây

Thứ nhất, áp dụng các giải pháp tăng cung trên thị trường.

Các chính phủ này đã thông qua các ưu đãi về thuế, nới lỏng một số

quy định pháp lý để khuyến khích các công ty có đủ điều kiện niêm yết trên

thị trường. Chẳng hạn, tại Thái Lan, Chính phủ đã cho phép các tổ chức

không phải công ty phát hành chứng khoán và trái phiếu mới, giảm 30-35%

thuế công ty đối với các công ty có niêm yết. Chính phủ Phi-líp-pin đã giảm

dần, sau đó bãi bỏ thuế đối với lợi tức cổ phiếu. Tại Inđônêxia, yêu cầu về tỷ

suất lợi nhuận bình quân cần thiết (hay mức tối thiểu) đối với các công ty

muốn niêm yết đã giảm từ mức 10% trong 2 năm cuối xuống còn chỉ cần có

lãi là đủ. Nhờ áp dụng các biện pháp này mà chỉ trong thời gian ngắn, số

lượng các công ty niêm yết đã tăng lên rất nhanh: trong giai đoạn từ 1985-

1990 số công ty chứng khoán ở Thái Lan tăng hơn gấp đôi (từ 97 lên 214); ở

Inđônêxia tăng gấp 5 lần (từ 24 lên 123).

Thứ hai, thực hiện các giải pháp tăng cầu chứng khoán, như cho phép

người nước ngoài tham gia thị trường. Đây là một trong những yếu tố quan

trọng tạo nên sự phát triển mạnh mẽ TTCK ở các nước này.

Thứ ba, nâng cao năng lực của các tổ chức môi giới: tăng mức quy

định tối thiểu về vốn đối với các công ty môi giới, cho phép các công ty môi

giới nước ngoài tham gia vào thị trường (ở một mức độ nhất định, tại

Inđônêxia là 40%, Malayxia là 30%, Thái Lan là 49% và 25% ở một số

ngành đặc biệt), cho phép các ngân hàng tham gia vào lĩnh vực chứng khoán,

Page 58: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

58

thành lập TTCK phi tập trung. Tại Inđônêxia, Chính phủ còn cho phép thành

lập Sở GDCK tư nhân.

Thứ tư, củng cố môi trường hoạt động của TTCK, chẳng hạn như cung

cấp thông tin cho các nhà đầu tư chứng khoán, đặt ra các điều khoản luật

pháp và quy chế xử phạt các giao dịch nội bộ... Mục đích của các giải pháp

này là để tăng thêm lòng tin của những nhà đầu tư vào các công ty niêm yết,

từ đó khuyến khích họ đầu tư.

Xu hướng gia tăng quy mô của TTCK cùng với sự phát triển kinh tế

nói trên phần nào cũng được thể hiện thông qua việc so sánh cơ cấu khu vực

TTTC giữa các nước. Tại những nước có nền kinh tế phát triển hơn, với mức

GDP bình quân đầu người cao hơn thì quy mô tương đối của TTCK cũng lớn

hơn.

Bảng 6 - Cơ cấu khu vực TTTC ở một số nước Đông Nam Á năm 1989

Đơn vị: %GDP

Nước

Giá trị vốn của các

chứng khoán trên thị

trường/GDP danh

nghĩa

Tổng giá trị tài sản

của các NHTM/tổng

giá trị tài sản toàn bộ

các tổ chức tài chính

Tổng số tài sản của

các tổ chức tài

chính/GDP danh

nghĩa

Malayxia 154 46,8 155

Thái Lan 44 73,5 115

Philíppin 27 65,9 66

Inđônêxia 3 84,8 50

Nguồn: TTTC và thị trường vốn ở Châu Á. Hà Nội 1992. tr. 14, 47.

Theo bảng trên, cuối những năm 1980 tại Malayxia quy mô của TTCK

là tương đối cao so với ở Inđônêxia. Các nước như Thái Lan, Philíppin nằm ở

vị trí giữa. Ngoài ra, cũng có thể nhận thấy rằng, tại các nước có trình độ phát

triển cao hơn, khi TTTC phát triển mạnh hơn (được đo bằng tỷ lệ tổng tài sản

của các tổ chức tài chính/GDP danh nghĩa), quy mô tương đối của các

NHTM giảm. Xu hướng này cũng được thể hiện qua số liệu về cơ cấu của

các tổ chức tài chính ở các nước theo thời gian.

Tại Malayxia, tỷ lệ tài sản mà các NHTM nắm giữ trong tổng tài sản

của các tổ chức tài chính đã giảm từ 42,3% năm 1987 xuống còn 39,4% năm

1993. Tại Thái Lan, tỷ lệ này giảm từ 69,55% năm 1989 xuống còn 68,02

năm 1992.

Ngoài ra, quy mô tương đối của nhiều loại hình tổ chức tài chính phi

ngân hàng, chẳng hạn như các công ty tài chính lại tăng lên. Tại Thái Lan, tỷ

lệ tài sản của các công ty tài chính trong tổng tài sản của các tổ chức tài chính

đã tăng từ 13,93% vào năm 1989 tới 18,05% vào năm 1992. Tại Malayxia,

con số này đã tăng từ 10,5% năm 1987 tới 11,1% năm 1993.

Nhờ việc áp dụng chính sách tự do hoá tài chính để tăng mức độ cạnh

tranh trong việc huy động các nguồn lực tài chính (TTCK, các NHTM, các tổ

Page 59: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

59

chức tài chính phi ngân hàng), mà các hình thức huy động nguồn lực tài

chính thông qua TTCK và các tổ chức tài chính phi ngân hàng đã dần chiếm

thị phần của các NHTM. Sự thay thế sẽ diễn ra cho đến khi TTCK và các tổ

chức tài chính phi ngân hàng sử dụng hết các lợi thế so sánh của mình trong

việc huy động các nguồn lực tài chính. Kết quả là tạo ra một cơ cấu tài chính

mới. Một cơ cấu cụ thể sẽ phụ thuộc vào mức độ tự do hoá tài chính trên một

số khía cạnh chính như lãi suất, quyền tham gia vào các loại hình kinh doanh

khác nhau...

Chẳng hạn, tại Thái Lan, tỷ lệ tài sản của các NHTM/tổng tài sản của

các tổ chức tín dụng giảm không mạnh trong thập kỷ 1980 và 1990 là vì

không có một ngân hàng mới nào được thành lập trong giai đoạn này (1978-

1998). Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan chưa cho phép sáp nhập quốc tế và mua

đứt đối với các ngân hàng Thái Lan, mặc dù có nới lỏng các hạn chế về quốc

tịch đối với giám đốc ngân hàng cũng như nới lỏng trần sở hữu của người

nước ngoài trong các ngân hàng trong nước. Tuy nhiên, việc tự do hoá nội bộ

và nới lỏng trần lãi suất đối với các công ty tài chính vào đầu thập kỷ 90 đã

cho phép những công ty này chiếm thị phần của các công ty tín dụng và phát

triển rất nhanh. Ngược lại, do các công ty tín dụng không được phép tham gia

vào các quỹ ngắn hạn và phát hành chứng khoán có thế chấp, trong khi các

NHTM và các công ty tài chính lại được phép tham gia các hoạt động này, tỷ

lệ tài sản của các công ty tín dụng/tổng tài sản của các tổ chức tài chính đã

giảm từ 0,7% năm 1983 xuống còn 0,17% năm 1992.

Tuy nhiên, trong cơ cấu của khu vực TTTC ở các nước Đông Nam Á

nói trên các NHTM vẫn giữ vai trò chủ đạo trên TTTC. Chúng vẫn chiếm thị

phần cao và có ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế (từ 46,8% tài sản của các tổ

chức tài chính ở Malayxia tới 84,8% tại Inđônêxia). Ngoài ra mức độ tập

trung hoá trong khu vực ngân hàng tương đối cao. Vào năm 1992, tại

Malayxia, 5 ngân hàng hàng đầu nắm tới 52% tài sản của ngành ngân hàng, 2

ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước lớn nhất chiếm tới 1/3 tài sản của toàn bộ

hệ thống. Tại Thái Lan, 3 ngân hàng lớn nhất trong nước chiếm 50% tài sản

của cả hệ thống ngân hàng vào thời điểm năm 1993.

2.2. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC

2.2.1. Kinh nghiệm về thực thi CSTK

Trong giai đoạn 1980-2000, quy mô và cơ cấu NSNN ở Trung Quốc

có những đặc điểm và xu hướng như sau:

1). Quy mô NSNN trong thập kỷ 1980 có xu hướng giảm xuống và chỉ bắt đầu tăng lên từ cuối thập kỷ 1990

Sự suy giảm của NSTW trong những năm đầu cải cách đi cùng với

quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường (sự phát triển của khu vực

kinh tế tư nhân và việc cổ phần hoá các DNNN). Trong thời gian này, thu

Page 60: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

60

NSNN ở Trung Quốc vẫn phụ thuộc phần lớn vào các DNNN. Bởi vậy, khi

hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này thấp hơn so với các doanh

nghiệp tư nhân hay khi chúng bị cổ phần hoá, tỷ lệ thu NSNN so với GDP sẽ

giảm đi. Qua cải cách, số lượng các doanh nghiệp do nhà nước nắm 100%

vốn đã giảm nhanh chóng và hiện nay chỉ có 512 doanh nghiệp nhà nước

thực sự do Ttung ương nắm giữ so với 1000 doanh nghiệp năm 1995. Những

thay đổi này đã làm cho tỷ lệ thu, chi NSTW so với GDP suy giảm.

Hình 1 - Thu NSNN ở Trung Quốc giai đoạn 1979-2001

Đơn vị: % GDP

Nguồn: Niên giám thống kê Trung Quốc 2002.

Trong những năm sau, nhờ cải cách thuế GTGT, thu NSNN ở Trung

Quốc đã tăng lên và tạo điều kiện cho tăng chi NSNN ở các lĩnh vực y tế và

giáo dục.

2). Quy mô NSĐP trong khu vực tài chính công có xu hướng gia tăng

Các khoản chi của địa phương từ chỗ chỉ chiếm 45% tổng chi năm

1981 đã tăng lên đến 70% năm 1998. Đây là kết quả của chính sách "phân

chia thu chi, phân cấp khoán" của Trung Quốc được đưa vào thực hiện từ

năm 1980. Theo chính sách này, Trung Quốc đã thực hiện phân tách mối

quan hệ về trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích giữa các cấp tài chính. Địa

phương phải nộp lên Trung ương một tỷ lệ thu nhập nhất định (được cố định

trong 5 năm), số còn lại để cho địa phương sử dụng. Đối với những địa

phương có ngân sách liên tục thâm hụt, chính phủ Trung ương để lại cho địa

phương toàn bộ thu nhập và một khoản trợ cấp nhất định (năm 1981, khoản

trợ cấp này là 9,108 tỷ NDT, đến năm 1988 khoản trợ cấp này đã lên tới

33,231 tỷ NDT, tăng gấp 4 lần).

Page 61: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

61

Hình 2 - Mối quan hệ tỷ lệ giữa chi NSTW và chi NSĐP ở Trung Quốc

Đơn vị: % tổng chi

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

1980 1982 1984 1986 1993 1995 1997

Tỷ trọng chi ngân sách giữa trung ương và địa phương

NSTW

NSĐP

Nguồn: Niên giám thống kê Trung Quốc 2002

Năm 1985 Trung Quốc thực hiện chính sách "phân loại thuế, hoạch

định thu chi và phân cấp khoán"; Năm 1988 thực hiện chính sách khoán tài

chính; Năm 1994 thực hiện cải cách quan hệ tài chính giữa Trung ương và

địa phương thông qua việc hoàn thiện và phân định rõ ràng trách nhiệm trong

thu - chi và các khoản chuyển giao tài chính của Trung ương và địa phương,

cụ thể như sau:

Về thu tài chính

Trung Quốc quy định các loại thuế cần thiết, các loại thuế chủ yếu liên

quan trực tiếp đến phát triển kinh tế, được quy thành thuế trung ương và địa

phương cùng hưởng. Các loại thuế thuận tiện cho địa phương quản lý được

quy thành thuế của địa phương. Cụ thể là:

Thu nhập cố định của Trung ương gồm: thuế XNK, thuế TTĐB do hải

quan thu hộ, thuế TNDN của doanh nghiệp trung ương, thuế lợi tức của ngân

hàng địa phương, ngân hàng vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức tín dụng

phi ngân hàng, thu nhập do ngân hàng thuộc trung ương, ngành đường sắt và

các tổng công ty bảo hiểm nộp tập trung (gồm thuế doanh nghiệp, thuế lợi

tức, lợi nhuận và thuế tu sửa, xây dựng thành phố), lợi nhuận do các doanh

nghiệp trung ương nộp lên.

Thu nhập cố định của địa phương gồm có: Thuế TNDN (không bao

gồm thuế thu nhập doanh nghiệp của các ngân hàng thuộc trung ương, ngành

đường sắt, các Tổng công ty bảo hiểm nộp tập trung), thuế lợi tức doanh

nghiệp địa phương (không bao gồm thuế doanh nghiệp của các ngân hàng địa

phương, ngân hàng vốn đầu tư nước ngoài và của các tổ chức tín dụng phi

ngân hàng nói trên nộp), lợi nhuận do doanh nghiệp địa phương nộp, thuế thu

nhập cá nhân, thuế sử dụng đất đai thành thị, thuế điều tiết phương hướng đầu

Page 62: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

62

tư tài sản cố định, thuế tu sửa và xây dựng thành phố (không bao gồm phần

nộp tập trung của các ngân hàng thuộc trung ương, ngành đường sắt và của

các Tổng công ty bảo hiểm), thuế nhà đất, thuế sử dụng tàu xe, thuế trước bạ,

thuế sát sinh, thuế nông nghiệp và chăn nuôi, thuế đặc sản nông nghiệp, thuế

chiếm dụng đất canh tác, thuế khế ước, thuế di sản và quà tặng, thuế GTGT

đất đai, thu nhập về trả tiền sử dụng đất đai của nhà nước.

Thu nhập do trung ương và địa phương cùng hưởng bao gồm: Thuế

GTGT (trung ương hưởng 75%, địa phương hưởng 25%), thuế giao dịch

chứng khoán (địa phương được hưởng 20%). Riêng thuế tài nguyên, căn cứ

vào các loại tài nguyên khác nhau để phân định, đại bộ phận thuế tài nguyên

là thu nhập của địa phương, thuế tài nguyên dầu khí ngoài biển thuộc thu

nhập của trung ương.

Về chi tài chính

Trung Quốc thực hiện phân định về phạm vi cũng như nội dung chi

tiêu giữa Trung ương và địa phương. Tài chính trung ương chịu trách nhiệm

về các khoản chi cần thiết cho an ninh quốc gia, cho hoạt động ngoại giao và

các cơ quan nhà nước trung ương; các chi tiêu cần thiết cho việc điều chỉnh

cơ cấu kinh tế quốc dân, phối hợp phát triển các vùng, thực hiện việc điều

hành vĩ mô và phát triển các sự nghiệp do trung ương trực tiếp quản lý. Cụ

thể là: chi quốc phòng, kinh phí cảnh sát vũ trang, chi phí ngoại giao và viện

trợ nước ngoài, chi phí hành chính cấp trung ương, đầu tư XDCB do trung

ương quản lý, chi phí cải tạo kỹ thuật và sản xuất thử sản phẩm mới của các

doanh nghiệp trực thuộc trung ương, chi phí thăm dò địa chất, chi phí khuyến

nông do trung ương đảm nhận, chi phí trả vốn và lãi các khoản vay nợ trong

và ngoài nước, chi phí về công an, kiểm sát, cơ quan pháp luật của cấp trung

ương và chi phí cho các sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học.

Tài chính địa phương chịu trách nhiệm về các chi tiêu cần thiết cho sự

hoạt động của các cơ quan chính quyền trong khu vực và các khoản chi tiêu

cần thiết cho sự phát triển kinh tế, sự nghiệp của khu vực mình. Cụ thể là: chi

phí quản lý hành chính địa phương; chi phí cho công an, kiểm sát, pháp luật;

chi phí về dân quân; đầu tư XDCB do địa phương quản lý; kinh phí cho cải

tạo kỹ thuật và sản xuất thử sản phẩm mới của các doanh nghiệp địa phương;

chi phí khuyến nông; chi phí sửa chữa và xây dựng thành phố, chi phí cho sự

nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế địa phương; chi bù giá và các chi phí khác.

Về chuyển giao tài chính:

- Xác định số hoàn trả thuế của tài chính trung ương cho địa phương.

Đây là một loại chuyển giao tài chính vô điều kiện. Từ năm 1994,

phần thu nhập mà các tỉnh được giữ lại trong năm 1993 được sử dụng như số

liệu cơ sở để tính toán phần thu hoàn trả. Một phần thu nhập của các địa

phương được chuyển thành thu nhập của trung ương như đã quy định và

thông qua hệ thống phân chia thuế được hoàn trả đầy đủ cho các tỉnh. Căn cứ

Page 63: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

63

vào thu nhập thực tế của địa phương năm 1993, vào tình hình cải cách chế độ

thuế và phân định thu nhập giữa trung ương, xác định số thu nhập thực mà

địa phương nộp cho trung ương năm 1993 (bao gồm thuế TTĐB và 75% thuế

GTGT - thu nhập của trung ương chuyển xuống). Số thu nhập thực mà địa

phương nộp về trung ương năm 1993 được hoàn trả toàn bộ cho địa phương

và được lấy làm số gốc hoàn trả thuế của trung ương đối với địa phương sau

này. Sau năm 1994, số hoàn trả trên cơ sở gốc của năm 1993 tăng dần hàng

năm. Tỷ lệ tăng dần căn cứ theo hệ số 1/0,3 của tỷ lệ tăng trưởng của thuế

GTGT và thuế TTĐB của địa phương để xác định, tức tại địa phương này cứ

mỗi 1% tăng trưởng của 2 loại thuế trên thì phần hoàn trả thuế cho địa

phương được tăng 0,3%. Nếu sau năm 1994 thu nhập nộp về cho trung ương

không đạt được số gốc của năm 1993 thì cũng giảm tương ứng số hoàn trả

thuế. Điều này có nghĩa là chính quyền trung ương sẽ không có quyền quyết

định thực sự đối với khoản tiền chuyển giao theo kiểu này.

- Phần chuyển giao từ chính quyền trung ương.

Đây là sự tiếp tục của hệ thống tài chính cũ. Có hai cách chuyển giao

tài chính giữa các cấp chính quyền. Phần chuyển giao giữa trung ương và tỉnh

là những khoản trợ cấp cố định tới các tỉnh nghèo và các khu tự trị; phần

chuyển giao giữa các địa phương là khoản tiền chuyển bởi các tỉnh giàu cho

các tỉnh nghèo. Khoản tiền chuyển giao được quyết định thông qua thoả

thuận. Đây là một hình thức khác của hình thức chuyển giao vô điều kiện,

dựa trên số liệu cơ sở của năm 1980.

Trên thực tế, khoản tiền trợ cấp vô điều kiện cho một tỉnh được tính

toán theo công thức: đối với các tỉnh giàu: lấy khoản tiền thu hoàn trả trừ đi

khoản tiền chuyển; đối với các tỉnh nghèo: lấy khoản tiền thu hoàn trả cộng

với khoản trợ cấp cố định.

- Phần trợ cấp cho những mục đích đặc biệt.

Ban đầu, khoản tiền này chủ yếu được dùng để ủng hộ cho các vùng bị

thiên tai và trợ cấp cho các vùng nghèo đói. Sau đó, số lượng các chương

trình và số lượng các khoản tiền tăng lên. Hiện nay có hàng loạt các chương

trình trợ cấp đặc biệt như: trợ cấp giáo dục, trợ cấp cho công trình quan trọng

hay chương trình di dân, trợ cấp bảo vệ môi trường... Chính quyền các tỉnh

được quyền sử dụng các nguồn theo sự chỉ đạo của chính quyền trung ương.

Các khoản trợ cấp loại này được áp dụng cho phân chia giữa các cấp chính

quyền địa phương và được sự phê chuẩn của Bộ Tài chính.

2.2.2. Kinh nghiệm về thực thi CSTT

1). Về xác định mục tiêu của CSTT

Trước cải cách, CSTT của Trung Quốc được thực hiện thông qua kế

hoạch tín dụng và kế hoạch tiền mặt. Kế hoạch tiền mặt bao gồm nhiều nhân

tố tác động đến khối lượng tiền mặt trong nền kinh tế và theo đúng nghĩa bổ

Page 64: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

64

sung cho kế hoạch tín dụng. Có thể nói CSTT chỉ là một công cụ bị động

trong việc thực hiện các mục tiêu của Chính phủ.

Kể từ năm 1979, quy trình hoạt động của CSTT dần dần thay đổi,

phản ánh sự tồn tại song song các công cụ kế hoạch và cơ chế thị trường

trong nền kinh tế. Kể từ khi đưa vào sử dụng các công cụ CSTT mới, CSTT

phải đối mặt với tình thế khó khăn là cả công cụ trực tiếp lẫn công cụ gián

tiếp đều hoạt động không hiệu quả. Trên thực tế, cải cách khu vực tài chính

đã tiến xa về phi tập trung hoá và đa dạng hoá, làm cho các kiểm soát trực

tiếp’’kiểu cũ” trở nên kém hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ

gián tiếp vẫn yếu kém vì cơ sở hạ tầng chưa đủ phát triển cho việc thực hiện

có hiệu quả CSTT gián tiếp và NHTW cần có sự độc lập lớn hơn để quản lý

kinh tế vĩ mô. Vì vậy, đặc điểm nổi bật nhất của CSTT trong giai đoạn

chuyển đổi là quy trình hoạt động của CSTT tiến triển theo một hệ thống

kiểm soát kép (dual-control system) do các biện pháp kiểm soát gián tiếp dần

dần thay thế các biện pháp kiểm soát trực tiếp. Kế hoạch tín dụng vẫn là công

cụ chính sách cơ bản, nhưng việc xây dựng kế hoạch này đã có những thay

đổi khi các khía cạnh kinh tế vĩ mô ngày càng được tính đến. Việc thực hiện

các kế hoạch tín dụng được nới lỏng khi các ngân hàng được trao quyền độc

lập hơn trong việc quy định lãi suất cho vay. Tuy nhiên, từ nửa sau thập kỷ

80, hạn mức tín dụng (xuất phát từ kế hoạch tín dụng) đã mất đi một phần

tính hiệu quả của mình do những thay đổi trong khu vực tài chính. Các công

cụ gián tiếp như dự trữ bắt buộc, tín dụng của PBC cho các ngân hàng, và sự

thay đổi lãi suất thường xuyên - được đưa vào áp dụng ngay khi PBC bắt đầu

hoạt động vào năm 1984-1985. Những công cụ này nhằm thay thế hạn mức

tín dụng, giúp PBC phản ứng linh hoạt hơn với những thay đổi của nền kinh

tế. “Cửa sổ định hướng” (“window guidance”) cũng được sử dụng ở một

mức độ nào đó như là một công cụ của CSTT.

Tuy nhiên, nhu cầu liên tục về các khoản cho vay chính sách đặt lên

vai hệ thống tài chính đã hạn chế sự linh hoạt và hiệu quả của việc thay thế

các công cụ CSTT trực tiếp thành các công cụ CSTT gián tiếp trong giai

đoạn 1992-1993. Những hạn chế này có thể thấy rõ thông qua vai trò lãi suất.

Lãi suất được sử dụng ngày càng nhiều để kiểm soát các biến tiền tệ, nhưng

hiệu quả của chúng vẫn còn hạn chế, một phần vì những khoản ngân sách với

lãi suất ưu đãi cho các DNNN, làm cho các doanh nghiệp này không chịu

trách nhiệm về chi phí vay. Trong năm 1993, PBC bắt đầu sử dụng nghiệp vụ

thị trường mở như là một công cụ chính sách chủ yếu, trong khi đó, dự trữ bắt

buộc và tín dụng của PBC cho các ngân hàng đóng vai trò là các công cụ hỗ

trợ. Kế hoạch tín dụng được dần dần bãi bỏ và thay thế bằng các tỷ lệ quản lý

tài sản nợ - tài sản có để quản lý tài sản nợ và tài sản có. Các công cụ gián

tiếp của CSTT được sử dụng ngày càng thường xuyên hơn. Như là một phần

của quá trình chuyển đổi, tín dụng trực tiếp của PBC cho Chính phủ được

ngừng lại vào đầu năm 1994.

Page 65: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

65

Những cải cách trong hệ thống ngoại hối vào đầu năm 1994 đã đem lại

những kết quả quan trọng đối với việc quản lý tiền tệ. Sự tự do hoá các giao

dịch ngoại hối là một nguồn tiềm năng của luồng ra và luồng vào của vốn khả

dụng, với mục tiêu của PBC là ổn định tỷ giá hối đoái. Vì vậy, những cải

cách này làm tăng nhu cầu quản lý vốn khả dụng dựa trên việc sử dụng các

công cụ CSTT gián tiếp.

Do cần có thời gian để phát triển cơ sở hạ tầng thích hợp cho việc thực

hiện có hiệu quả CSTT gián tiếp và thực hiện mục tiêu chống lạm phát, PBC

buộc phải sử dụng một số công cụ tình thế kể như phát hành tín phiếu tài

chính (một dạng của tín phiếu NHTW) vào năm 1993, và thu hút vốn khả

dụng vượt (excess liquidity) bằng cách đưa ra các mức lãi suất tiền gửi đặc

biệt tại ngân hàng trung ương trong năm 1994 và 1995.

Khi các cải cách tài chính và kinh tế đã trở nên sâu sắc hơn, thị trường

tiền tệ và thị trường vốn cũng phát triển hơn, PBC tăng cường sử dụng các

công cụ tiền tệ gián tiếp như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất, tái chiết khấu và

nghiệp vụ thị trường mở. Đến năm 1999, theo đánh giá của PBC, Trung quốc

đã hoàn thành việc chuyển các công cụ CSTT từ trực tiếp sang gián tiếp.

2). Các công cụ CSTT

Kế hoạch tín dụng:

Trước đây, kế hoạch tín dụng đơn giản đóng vai trò là đối tác tài chính

của kế hoạch đầu tư của chính phủ. Kết quả là, kế hoạch này được xây dựng

theo một quy trình “từ dưới lên”, tập trung vào nhu cầu tín dụng của người

vay để thực hiện mục tiêu sản lượng.

Thay đổi đầu tiên xảy ra vào đầu thập kỷ 80 khi các ngân hàng được

trao nhiều tự do hơn trong việc cho vay vốn lưu động. Thứ hai, điều kiện kinh

tế thay đổi giữa thập kỷ 80 ảnh hưởng đến việc giám sát và thực hiện kế

hoạch tín dụng và hạn mức tín dụng liên quan. Trong giai đoạn 1986-1988,

hạn mức tín dụng trở thành các chỉ tiêu định hướng, tuy nhiên, nếu vượt quá

hạn mức cũng không bị trừng phạt. Trong các trường hợp khác, đặc biệt

trong giai đoạn ’’thắt lưng buộc bụng’’ vào năm 1989, hạn mức tín dụng bị

bắt buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt, và tỷ lệ tín dụng trực tiếp tăng lên. Thứ

ba, cùng với sự đa dạng hoá của hệ thống tài chính, quy mô của kế hoạch tín

dụng được mở rộng trong năm 1988 bao gồm cả tín dụng cho các TCTD phi

ngân hàng và tài trợ trực tiếp của các doanh nghiệp, cũng như tín dụng cho

các ngân hàng chuyên doanh và các ngân hàng đa năng. Cuối cùng, sự thay

đổi quan trọng so với việc xây dựng kế hoạch tín dụng truyền thống diễn ra

cuối thập kỷ 80 khi PBC bắt đầu đánh giá đến tính thống nhất của kế hoạch

tín dụng với các mục tiêu kinh tế vĩ mô như ổn định giá cả, cán cân thanh

toán và tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu đối với tổng tín dụng trong nước được

xây dựng phù hợp với các mục tiêu cung tiền. Điều này cho thấy vai trò ngày

càng tăng của cơ chế thị trường trong nền kinh tế Trung quốc.

Page 66: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

66

Tuy nhiên, những thay đổi về quy trình này làm xuất hiện những mâu

thuẫn tiềm tàng. Trên thực tế, kế hoạch tín dụng là một thoả hiệp giữa ba bên:

Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (với mối quan tâm đảm bảo kế hoạch cung cấp

đủ vốn cho đầu tư trong kế hoạch 5 năm); Bộ Tài Chính (nơi cố gắng giảm

thiểu chi phí ngân sách để tài trợ cho các DNNN thua lỗ); và PBC ( với mục

tiêu đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô).

Sự dịch chuyển nhanh chóng sang các công cụ CSTT gián tiếp giúp

PBC đưa ra chiến lược loại bỏ dần kế hoạch tín dụng sau năm 1994. Năm

1995, chỉ 4 NHTMQD và 4 ngân hàng đa năng phải tuân thủ các hạn mức tín

dụng chính thức. Tất cả hoạt động cho vay của các ngân hàng được hướng

dẫn bởi tỷ lệ cho vay trên tiền gửi. Hạn mức tín dụng được bãi bỏ vào năm

1998.

Tín dụng của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc

Tín dụng của PBC bao gồm những loại sau:

- Cho vay kỳ hạn năm: có kỳ hạn từ 1 đến 2 năm, chủ yếu là tín dụng

theo chỉ định nhằm đáp ứng các mục tiêu sản lượng;

- Cho vay thời vụ, có kỳ hạn từ 2 đến 4 tháng, chủ yếu để bù đắp việc

rút tiền gửi theo mùa;

- Cho vay qua đêm: có thời hạn đến 10 ngày; và

- Tái chiết khấu: chủ yếu đối với thương phiếu, có kỳ hạn 6 tháng để

cung cấp thêm nguồn lực cho các ngân hàng chuyên doanh trong năm.

Vào cuối thập kỷ 80, khoảng 60% tổng tín dụng của PBC cho các

ngân hàng chuyên doanh là cho vay kỳ hạn năm, cho vay thời vụ và qua đêm

chiếm tương ứng 35% và 5% tổng tín dụng. Về cơ bản, tín dụng của PBC chỉ

được cấp cho các ngân hàng chuyên doanh, nhưng một số các TCTD phi

ngân hàng được PBC chấp thuận cho tiếp cận với các khoản tín dụng.

Trong những năm gần đây, công cụ cho vay của PBC được hoàn thiện

dần nhằm tách công cụ này khỏi kế hoạch tín dụng và chuyển thành một

công cụ để quản lý vốn khả dụng. Cùng với việc cải cách hệ thống quản lý

ngoại hối vào năm 1994, tiền cơ sở cung cấp theo kênh tín dụng của ngân

hàng trung ương cho các TCTD giảm nhanh. Năm 1997, 1998, PBC giảm tín

dụng cho các TCTD. Ngược lại, sang năm 1999, tín dụng của PBC cho các

TCTD một lần nữa lại trở thành kênh tăng tiền cơ sở chính, chiếm tới 33%

tổng tiền cơ sở tăng thêm. Tuy nhiên, hoạt động cho vay của PBC còn một số

hạn chế. Cụ thể là, tín dụng của PBC cho các NHTM cổ phần, các ngân hàng

đô thị và TCTD hợp tác ở nông thôn còn thấp, mặc dù những TCTD vừa và

nhỏ này cần tiền cơ sở. Thêm vào đó, do thị trường tiền tệ chưa phát triển và

việc nắm giữ trái phiếu của các TCTD vừa và nhỏ còn hạn chế, PBC hướng

nghiệp vụ thị trường mở chủ yếu vào các NHTMQD. Tái cấp vốn cho các

TCTD vừa và nhỏ từ “cửa sổ chiết khấu” rất thấp. Sự không phù hợp giữa

cung và cầu tiền cơ sở đã hạn chế vai trò của CSTT ở một mức độ nào đó. Vì

Page 67: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

67

vậy, vào tháng 12/1999, PBC đưa ra những quyết định nhằm tăng tín dụng

của PBC cho các TCTD vừa và nhỏ một cách hợp lý, đồng thời hình thành cơ

chế cho vay khẩn cấp của PBC.

Dự trữ bắt buộc

DTBB được áp dụng vào năm 1984 để tác động đến vốn khả dụng và

việc phân bổ vốn khả dụng trong hệ thống tài chính. Trong năm đầu tiên, tỷ

lệ DTBB rất khác nhau phụ thuộc vào loại tiền gửi và ở mức khá cao (thấp

nhất là 20%). Năm 1985, dự trữ bắt buộc được giảm xuống và đồng loạt ở

mức 10%, áp dụng đối với tất cả các TCTD. Để đáp ứng nhu cầu thắt chặt

CSTT, tỷ lệ này được tăng lên 12% vào năm 1987 và lên 13% trong năm

1988.

Nhằm thắt chặt CSTT hơn nữa, năm 1989, PBC đưa ra hướng dẫn về

“yêu cầu dự trữ vượt mức” trong khoảng 5-7% tiền gửi nội tệ. Để đáp ứng

những yêu cầu dự trữ này, các ngân hàng được yêu cầu duy trì tài khoản dự

trữ tại PBC. Dự trữ bắt buộc và dự trữ vượt mức được trả cùng tỷ lệ lãi suất.

Dự trữ vượt mức có thể được xem như cấp thứ hai của dự trữ bởi vì ngân

hàng có thể sử dụng để thanh toán, cho vay thị trường liên ngân hàng, hoặc

rút tiền mặt. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các điều kiện kinh tế và tài

chính, hệ thống dự trữ bắt buộc bộc lộ nhiều hạn chế như: Tổng tỷ lệ dự trữ

quá cao làm hạn chế khả năng cấp tín dụng của ngân hàng; Lãi suất PBC trả

cho dự trữ cao khiến cho các tổ chức tín dụng lợi dụng để thu chênh lệch lãi

suất,... Bởi vậy, vào tháng 3 năm 1998, PBC đã kết hợp 2 tài khoản dự trữ bắt

buộc và dự trữ vượt mức, đồng thời hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống còn

5% và đến năm 1999, tỷ lệ dự trữ bắt buộc lại được hạ thấp một lần nữa. PBC

cũng nhiều lần hạ lãi suất của dự trữ bắt buộc. Những thay đổi này đã góp

phần làm tăng vốn khả dụng của các TCTD để cho vay và thanh toán, đáp

ứng yêu cầu phát triển tài chính và kinh tế vĩ mô.

Lãi suất

Cơ cấu lãi suất của Trung quốc rất phức tạp, với hơn 50 loại lãi suất

do PBC quản lý (nhưng những thay đổi về lãi suất trước hết phải được Hội

đồng Nhà nước chấp thuận). Bắt đầu từ năm 1985 và đặc biệt kể từ năm

1988, lãi suất được điều chỉnh thường xuyên hơn, chủ yếu là để phản ứng lại

với những áp lực lạm phát, cũng như do quan tâm hơn đến tính lợi nhuận của

các ngân hàng chuyên doanh và các doanh nghiệp. Các ngân hàng được phép

điều chỉnh lãi suất cho vay trong biên độ 10% trên mức lãi suất chính thức.

Tuy nhiên, không có sự linh hoạt nhiều như vậy đối với lãi suất tiền gửi.

Chương trình khắc khổ năm 1989 duy trì sự tự do hoá lãi suất từng phần,

nhưng sự tự do hoá này không được tiếp tục cho đến đầu thập kỷ 90 khi giai

đoạn khắc khổ chấm dứt và các ngân hàng được phép xác định lãi suất cho

vay trong giới hạn đã quy định trước. Vào đầu năm 1996, việc quản lý lãi

suất cũng được áp dụng cho các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng.

Page 68: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

68

Trần lãi suất liên ngân hàng bằng lãi suất cho vay vốn lưu động cộng thêm

20%.

Việc áp dụng lãi suất linh hoạt hơn dường như bị hạn chế bởi ít nhất 3

yếu tố. Thứ nhất, yêu cầu cần có sự chấp thuận trước của Hội đồng Nhà nước

đối với mỗi lần thay đổi lãi suất làm cho quá trình này rắc rối và kéo dài. Thứ

hai, trong suốt giai đoạn này, chính sách lãi suất được chỉ đạo theo 2 mục tiêu

thường là mâu thuẫn với nhau, đó là: khuyến khích huy động tiết kiệm dài

hạn và tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNN vay vốn, đặc biệt là các doanh

nghiệp có những khó khăn về tài chính. Theo đuổi những mục tiêu này

thường dẫn đến mâu thuẫn, chẳng hạn lãi suất tiền gửi cao hơn lãi suất cho

vay trong cùng giai đoạn, làm cho chênh lệch lãi suất bị âm đối với các ngân

hàng. Để giải quyết những mâu thuẫn này, các cơ quan có thẩm quyền phảỉ

sử dụng hệ thống chỉ số (indexation scheme) đối với lãi suất tiền gửi dài hạn

trong thời gian lạm phát cao. Hệ thống này cho phép các ngân hàng duy trì lãi

suất cho vay thấp trong khi vẫn duy trì lãi suất tiền gửi hấp dẫn. Thứ ba, làm

giảm sự linh hoạt của lãi suất là các ngân hàng chuyên doanh dựa nhiều vào

tín dụng của PBC (lên đến 1/3 nguồn vốn), do vậy, bất cứ sự thay đổi lãi suất

cho vay của PBC cũng ảnh hưởng trực tiếp và nhanh chóng tới chi phí bình

quân nguồn vốn của những ngân hàng này.

Mặc dù có những khó khăn trên, PBC đã từng bước điều chỉnh và tự

do hoá lãi suất một cách thích hợp. Chẳng hạn, trong giai đoạn từ tháng

5/1996 đến tháng 6/1999, PBC đã 7 lần cắt giảm lãi suất tiền gửi và cho vay

của các TCTD với mức cắt giảm tích luỹ tương ứng là 5,73% và 6,47%.

Đồng thời, PBC cũng nhiều lần cắt giảm lãi suất cho vay và tiền gửi của PBC

nhằm hoàn thiện hệ thống dự trữ bắt buộc và phục vụ mục tiêu tăng cung tiền

và tín dụng. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay ngoại tệ được tự do hoá. Tại Trung

Quốc, lãi suất tiền gửi ngoại tệ được xác định bởi một uỷ ban kết hợp của các

NHTM. Biên độ lãi suất cho vay đồng Nhân dân tệ được nới rộng trong khi

lãi suất tiền gửi Nhân dân tệ vẫn được kiểm soát. Lãi suất của các chứng chỉ

tiền gửi lớn được phép thả nổi trong một biên độ thích hợp. Nhìn chung, PBC

đã điều chỉnh lãi suất tương đối kịp thời tuỳ theo các điều kiện kinh tế và tài

chính.

Nghiệp vụ thị trường mở

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc bắt đầu sử dụng nghiệp vụ thị

trường mở vào năm 1993 để tác động đến vốn khả dụng của hệ thống tài

chính. Cuối năm 1993, PBC đã tính đến khả năng áp dụng nghiệp vụ thị

trường mở như là công cụ CSTT chủ yếu. Tuy nhiên, PBC nhanh chóng nhận

ra rằng sự thiếu vắng một thị trường liên ngân hàng thống nhất, cũng như tự

do hoá lãi suất là những cản trở cho việc thực hiện nghiệp vụ thị trường mở

hiệu quả.

Những chuẩn bị cho nghiệp vụ thị trường mở bao gồm việc phát hành

tín phiếu kho bạc 6 tháng và một năm của Bộ Tài chính vào cuối năm 1995,

Page 69: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

69

và phát triển một hệ thống vào sổ tạm thời (Hệ thống Thanh toán Chứng

khoán tạm thời) của PBC.

Từ năm 1998, TTTP liên ngân hàng phát triển nhanh chóng, không

những cho phép các TCTD tăng cường quản lý vốn khả dụng mà còn tạo ra

các điều kiện cần thiết cho ngân hàng trung ương thực hiện kiểm soát tiền tệ

gián tiếp thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Có thể nói, nghiệp vụ thị trường

mở trở thành một kênh quan trọng trong việc điều chỉnh tiền cơ sở. Đến năm

1999, lượng tiền cơ sở tăng lên thông qua nghiệp vụ thị trường mở đã chiếm

tới 52% trong tổng nguồn tiền cơ sở tăng thêm. Nói cách khác, nghiệp vụ thị

trường mở đã trở thành công cụ chính sách chủ chốt.

Cửa sổ định hướng

Ngoài các công cụ CSTT đã đề cập ở trên, “cửa sổ định hướng” cũng

đóng một vai trò quan trọng trong việc thực thi CSTT. Cùng với việc bãi bỏ

hạn mức tín dụng đối với các NHTMQD vào năm 1998, “cửa sổ định

hướng’’ trở thành một công cụ quan trọng để chuyển tải các mục tiêu của

CSTT, mặc dù “cửa sổ định hướng’’ chỉ đơn thuần là một công cụ mang tính

chất gợi ý và hướng dẫn, nó không tác động trực tiếp đến tiền sơ sở hay số

nhân tiền tệ. Tuy nhiên, hoạt động tiền tệ trong những năm gần đây đã thực

sự làm thay đổi nội dung của “cửa sổ định hướng’’. Trước hết, chính sách tín

dụng trở thành cơ sở quan trọng và là đối tượng của “cửa sổ định hướng’’.

Thứ hai, khối lượng và tốc độ cấp tín dụng trở thành mục tiêu quan trọng của

“cửa sổ định hướng’’. Tuy vậy, NHTW vẫn phải học cách để sử dụng “cửa

sổ định hướng’’ một cách cân bằng, để một mặt, có thể phát huy đầy đủ vai

trò của công cụ này và mặt khác, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình

thường của các NHTM.

3). Các giai đoạn phát triển tiền tệ

Kể từ năm 1979, Trung Quốc đã trải qua bốn giai đoạn phát triển kinh

tế vĩ mô chủ yếu. Việc tổng kết sự phát triển tiền tệ trong bốn giai đoạn này

sẽ cho thấy sự thống nhất giữa CSTT và sự phát triển trong khu vực tài chính,

cũng như những thách thức mà PBC phải đối mặt.

- Giai đoạn thứ nhất (1979-1982): Động cơ chính của tăng trưởng

kinh tế trong giai đoạn thứ nhất là cải cách nông nghiệp, làm tăng đáng kể thu

nhập ở nông thôn và tăng đầu tư trong nước. Tiền rộng (broad money) tăng

gần 25% trong năm 1979 và năm 1980, trong khi đó, tỷ lệ lạm phát/năm lên

tới 20%. Năm 1981, kiểm soát giá cả, kiểm soát tín dụng trực tiếp và chính

sách thương mại được thắt chặt để thiết lập lại trật tự.

- Giai đoạn thứ hai (1984 - đầu năm 1986): Giai đoạn thứ hai được bắt

đầu cùng với sự ra đời của hệ thống giá cả hai cấp, trao quyền tự chủ cho các

doanh nghiệp trong việc xác định tiền lương, tự do hoá ngoại thương và thiết

lập hệ thống ngân hàng hai cấp. Tuy nhiên, chi cho đầu tư và tiền lương tăng

đã dẫn đến sự quá nóng của nền kinh tế. Tín dụng mở rộng từ mức tăng

Page 70: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

70

trưởng 9%/ năm trong năm 1984 lên tới 76% trong quý 4 của năm đó. Lạm

phát đạt tới 17% vào đầu năm 1985. Phản ứng chủ yếu của PBC đối với tình

trạng quá nóng về tiền tệ là việc bắt buộc tuân thủ nghiêm ngặt các hạn mức

tín dụng trong năm 1985. Các biện pháp bổ sung bao gồm tăng lãi suất và

phá giá đồng Nhân dân tệ.

- Giai đoạn thứ ba (giữa năm 1986-cuối năm 1989): Giai đoạn thứ ba

được bắt đầu cùng với những quan ngại về sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế do

thực hiện các chính sách thắt chặt trong năm 1985. Vào năm 1986, chính

sách tín dụng được nới lỏng. Ngân hàng được tự do hơn trong việc đưa ra

mức lãi suất. Thêm vào đó, thị trường liên ngân hàng khu vực xuất hiện. Sự

kết hợp các biện pháp và những đổi mới này đã kích thích tăng trưởng tiền

rộng và tín dụng trong nước lên tới trên 30%.

Sau khi lạm phát “leo thang” tới 25%/năm, các biện pháp mạnh mẽ

nhằm thắt chặt chính sách tín dụng, cùng với các biện pháp về kinh tế khác,

đã được áp dụng. Hạn mức tín dụng lại trở nên phổ biến, tỷ lệ dự trữ tăng tới

13%, tín dụng của PBC được thắt chặt, các biện pháp tự do hoá lãi suất được

gác lại, lãi suất tăng lên, đồng Nhân dân tệ bị phá giá tới 21%. Yêu cầu về dự

trữ bắt buộc vượt trong năm 1989 có tác dụng hấp thụ phần lớn dự trữ vượt

của các ngân hàng. Các biện pháp bổ sung được đề ra vào năm 1988 nhằm

củng cố sự kiểm soát của trụ sở chính PBC đối với các hoạt động tín dụng

của các chi nhánh như: đặt ra yêu cầu là việc chỉ định các giám đốc chi nhánh

phải được sự phê chuẩn của trụ sở chính của PBC, và đảm bảo rằng tín dụng

ngắn hạn của PBC cho các tổ chức tài chính phải được hoàn lại khi đến hạn.

Kết quả của các biện pháp này là tốc độ tăng trưởng tiền rộng giảm, lạm phát

cũng bắt đầu giảm, làm cho lãi suất thực lại dương.

- Giai đoạn thứ tư (từ năm 1992 - Đến nay): Vào cuối năm 1991, quá

trình cải cách trong nước, cũng như việc mở cửa nền kinh tế, lại được tiếp

tục, bao gồm cải cách giá, cải cách các DNNN, và mở rộng các đặc khu kinh

tế. Cũng như trong các chu kỳ trước đó, những cải cách này đã kích thích sự

bùng nổ đầu tư. Khi các cải cách tài chính và kinh tế đã sâu rộng hơn, thị

trường tiền tệ và thị trường vốn cùng phát triển, làm cho việc chuyển tải

CSTT đơn thuần thông qua kiểm soát tín dụng của các NHTMQD trở nên

kém hiệu quả. Trong khi tiền rộng trở thành thước đo tổng cung nguồn vốn

tốt hơn tổng tín dụng thì tiền hẹp (narrow money) cũng thể hiện nhiều ưu

điểm hơn trong việc cho vay vốn lưu động, cũng như để đánh giá vốn khả

dụng của các doanh nghiệp. Việc loại bỏ hạn mức tín dụng cũng phù hợp với

yêu cầu tự chủ về quản lý của các NHTMQD. Bắt đầu từ năm 1994, PBC sử

dụng cung tiền như là mục tiêu trung gian thay vì tổng tín dụng. Trong khi

đó, PBC tiếp tục thử nghiệm và tăng cường sử dụng các công cụ kiểm soát

tiền tệ gián tiếp như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất, tái chiết khấu và nghiệp vụ

thị trường mở.

Tốc độ tăng trưởng tiền rộng dao động xung quanh mức 30% trong

năm 1992. Lạm phát bắt đầu tăng trong quý 3 năm 1992 và đạt 20% cuối

Page 71: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

71

năm 1993. Các biện pháp nhằm thắt chặt tín dụng được thực hiện trong mùa

hè năm 1993 như một phần của Chương trình 16 điểm. Những biện pháp này

bao gồm tăng lãi suất và thắt chặt tín dụng của PBC cho các ngân hàng, cũng

như thu hồi các khoản tín dụng quá hạn của PBC, thu hồi các khoản tín dụng

bất hợp pháp được thực hiện thông qua thị trường liên ngân hàng của các

ngân hàng và các TICs, thực hiện các biện pháp để củng cố sự kiểm soát của

ngân hàng trung ương đối với các hoạt động trên thị trường liên ngân hàng.

Trong năm 1994, các CSTT và tín dụng cũng được thắt chặt một cách

đáng kể. Tuy vậy, tiền rộng vẫn tăng nhanh chóng (34%/năm vào cuối tháng

9/1994). Tăng trưởng tín dụng trong nước cũng tăng mạnh từ 20% năm 1993

lên khoảng 27% trong năm 1994. Mức tăng trưởng cao này phản ánh việc

tăng tín dụng nhiều của PBC cho khu vực công cộng vào cuối năm 1993 và

tăng tài sản ngoại tệ ròng của PBC trong năm 1994.

Trong năm 1998, sau bốn năm ’’hạ cánh an toàn’’, nền kinh tế Trung

Quốc phải đối mặt với tình trạng suy thoái do giảm sút tổng cầu và giá cả. Vì

vậy, PBC áp dụng CSTT hướng vào mục tiêu tăng tổng cầu, kích thích tăng

trưởng kinh tế, chuyển từ khắc phục lạm phát sang ngăn ngừa thiểu phát.

Hàng loạt các chính sách và biện pháp cải cách đã được thực hiện như cắt

giảm lãi suất, bãi bỏ hạn mức tín dụng đối với các NHTMQD, hoàn thiện hệ

thống dự trữ bắt buộc, và tăng cường sử dụng nghiệp vụ thị trường mở nhằm

tăng tiền cơ sở và tín dụng ngân hàng. Kết quả là, cung tiền và cung tín dụng

đều tăng lên phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế.

Trong năm 1999, ngân hàng trung ương tăng tiền cơ sở bằng cách sử

dụng nhiều công cụ chính sách. Đồng thời, PBC tiếp tục củng cố thị trường

tiền tệ, và tăng quy mô hoạt động thị trường mở, làm cho hoạt động thị

trường mở trở thành công cụ chủ chốt để tăng cung tiền cơ sở, thể hiện một

bước tiến xa hơn trong việc chuyển sang kiểm soát tiền tệ gián tiếp. Theo

đánh giá của PBC, trong năm 1999, Trung quốc đã hoàn thành quá trình

chuyển các công cụ CSTT từ trực tiếp sang gián tiếp.

2.2.3. Kinh nghiệm về cải cách hệ thống tỷ giá hối đoái

1). Mục tiêu cải cách tỷ giá hối đoái

Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế mà Trung Quốc

đưa ra những mục tiêu cải cách tỷ giá hối đoái khác nhau. Trong những năm

cuối thập kỷ 70, mục tiêu chỉ là đưa tỷ giá đồng Nhân dân tệ (NDT) về sát

với tỷ giá thực. Từ giữa thập kỷ 80, cùng với những tiến triển của cải cách,

những mục tiêu rõ ràng hơn đã được định hình. Tỷ giá hối đoái lần đầu tiên

được coi như một đòn bẩy kinh tế, được sử dụng để đẩy mạnh xuất khẩu,

trong dự thảo kế hoạch 5 năm lần thứ 7 (1986-1990). Sau đó, trong dự thảo

kế hoạch 5 năm lần thứ 8 (1991-1995) có nêu rõ ’’Cơ chế hình thành tỷ giá

cần được cải cách để thiết lập một chế độ tỷ giá hối đoái có điều chỉnh hợp lý

và linh hoạt dưới sự quản lý của Nhà nước”. Tháng 11/1993, Trung Quốc

Page 72: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

72

quyết định cải cách chế độ quản lý ngoại hối bằng việc thiết lập một chế độ tỷ

giá hối đoái thả nổi thống nhất có sự quản lý dựa trên cung cầu thị trường và

tiến tới biến đồng NDT trở thành đồng tiền có khả năng chuyển đổi ’’. Có thể

nói, mục tiêu của cải cách tỷ giá hối đoái ở Trung Quốc là làm tăng vai trò

của các lực lượng thị trường trong chính sách tỷ giá và qua đó thiết lập một

mức tỷ giá sát thực, biến tỷ giá thành một đòn bẩy kinh tế hữu hiệu.

2). Quá trình cải cách

Vào đầu những năm 1980, Trung Quốc thực hiện chính sách tỷ giá cố

định gắn đồng NDT với đồng Đô la Mỹ, giá trị danh nghĩa của đồng NDT

luôn cao hơn giá trị thực của nó. Các giao dịch ngoại hối thường dựa vào một

kế hoạch ngoại hối - kế hoạch này được chuẩn bị bởi các bộ ngành khác

nhau. Ngân hàng Trung Quốc (BOC) chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế

hoạch này. Chính sách tỷ giá và cách thức quản lý ngoại hối trên đã làm cho

xuất khẩu giảm sức cạnh tranh, nền kinh tế bị mất cân đối nghiêm trọng, nợ

nước ngoài tăng mạnh, trong khi dự trữ ngoại tệ gần như cạn kiệt và lạm phát

lên cao đến đỉnh điểm. Để đẩy mạnh xuất khẩu, nhằm đưa đất nước thoát

khỏi khủng hoảng, bên cạnh việc tiến hành các biện pháp cải cách kinh tế,

Trung Quốc thực hiện cải cách hệ thống tỷ giá hối đoái theo nhiều bước và

theo các giai đoạn sau đây:

- Giai đoạn 1 (1979-1984): Trước năm 1979, chế độ thương mại và

ngoại hối của Trung Quốc phải tuân thủ theo những kiểm soát hành chính và

kế hoạch hoá tập trung. Vào đầu năm 1981, bên cạnh tỷ giá chính thức, tỷ giá

thanh toán nội bộ được đưa ra (internal settlement rate). Đây là mức tỷ giá để

các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động ngoại thương thực hiện việc mua

ngoại tệ ở BOC. Vào cuối năm 1981, tỷ giá chính thức là 1,74 NDT/USD,

trong khi đó, tỷ giá thanh toán nội bộ là 2,8 NDT/USD. Tỷ giá chính thức

được sử dụng cho các giao dịch phi thương mại.

Vào ngày 1/1/1981, hệ thống giao dịch thử nghiệm được thành lập bởi

BOC ở một số thành phố (Bắc Kinh, Quảng Châu, Thượng Hải, Hefei, Thiên

Tân). Các doanh nghiệp trong nước cho phép giữ lại ngoại tệ dưới dạng hạn

ngạch sử dụng (retention quotas) hoặc qua đó bán ngoại tệ này cho các doanh

nghiệp khác có quyền mua ngoại tệ. BOC hoạt động như một nhà môi giới

cho những giao dịch trên và lấy phí hoa hồng từ 0,1%-0,3%.

Các điều chỉnh tỷ giá (phần lớn là phá giá) dẫn đến kết quả là tỷ giá

chính thức ngang bằng với tỷ giá nội bộ vào cuối năm 1984 và cuối cùng làm

vô hiệu hoá tỷ giá này.

- Giai đoạn 2 (1985-1993): Đầu năm 1985, ngừng hoàn toàn việc giao

dịch tỷ giá hối đoái nội bộ và tất cả các giao dịch được thực hiện theo tỷ giá

hối đoái chính thức, và toàn bộ các giao dịch được thực hiện theo tỷ giá chính

thức do Cơ quan Quản lý Nhà nước về kiểm soát ngoại hối công bố. Từ đầu

năm 1986, chế độ tỷ giá của Trung Quốc chuyển từ gắn cố định với một

Page 73: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

73

ngoại tệ sang gắn cố định với một ’’rổ’’ tiền tệ, rồi chuyển thành chế độ tỷ

giá thả nổi có quản lý.

Vào tháng 11/1986, các doanh nghiệp Trung Quốc và các công ty có

vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại bốn đặc khu kinh tế (SEZs) ở Sơn Đầu,

Thẩm Quyến, Hạ Môn và Chu Hải được phép giao dịch ngoại tệ tại các

Trung tâm Điều phối ngoại tệ (Foreign Exchange Adjustment Centers-

FEACs) theo tỷ giá thoả thuận giữa người mua và người bán (tỷ giá này

thường bị giảm giá so với tỷ giá chính thức, ví dụ, tại Thẩm Quyến, tỷ giá bị

giảm giá từ 5,5 NDT/USD xuống còn khoảng 6 NDT/USD trong năm 1987).

Vào đầu năm 1988, tất cả các đơn vị được phép giữ lại ngoại tệ cũng tham

gia giao dịch tại các trung tâm. Vào tháng 10/1988, 80 trung tâm hoán đổi

ngoại hối (swap centers) được thành lập. Khởi đầu, khối lượng giao dịch trên

các trung tâm này rất nhỏ, sau đó, các trung tâm này phát triển rất nhanh,

doanh thu tăng 30-40% mỗi năm trong vòng 5 năm liền tính đến năm 1992.

Tuy nhiên, mức tăng trưởng chậm lại vào năm 1993. Tỷ giá hoán đổi ngoại

hối dao động từ 7-8 NDT/USD trong 6 tháng đầu năm 1993, vào ngày

1/6/1993, tỷ giá hoán đổi bị giảm giá xuống còn khoảng 10,5 NDT/USD (tỷ

giá này sát với tỷ giá trên thị trường chợ đen) ở hầu hết các trung tâm giao

dịch. Ngày 5/7/1993, PBC can thiệp vào các thị trường hoán đổi ngoại hối,

trong vòng một tuần, đồng NDT lên giá từ 10,7 NDT/USD lên 8,5

NDT/USD.

Trong khi đó, tỷ giá hối đoái chính thức của đồng NDT tương đối ổn

định. Từ 5/7/1986 đến 15/12/1989, tỷ giá hối đoái chính thức không thay đổi

và đứng ở mức 3,72 NDT/USD, sau đó đồng NDT giảm giá 21,2%. Vào cuối

năm 1989, tỷ giá đồng NDT/USD là 4,72.

- Giai đoạn 3 (1994-1997): Vào tháng 3/1993, Hội đồng Nhà nước

quyết định rằng chức năng Quản lý Nhà nước về quản lý ngoại hối (SAEC)

trực thuộc PBC. Nhờ vậy, giảm bớt những chức năng và những biện pháp

chồng chéo liên quan đến các vấn đề ngoại hối. Mối quan ngại chính của các

cơ quan tiền tệ Trung Quốc là sự khác biệt về tỷ giá tại các trung tâm hoán

đổi ngoại hối và tình trạng lợi dụng chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ

giá tại các trung tâm để kiếm lời. Để giải quyết vấn đề này, cần hợp nhất các

thị trường khu vực vào một thị trường ngoại hối quốc gia. Cùng với sự hợp

nhất này, sự chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá hoán đổi ngoại hối

giảm xuống, và các tỷ giá cần thống nhất trong vòng 5 năm. Sau khi thống

nhất các tỷ giá, PBC đưa ra một mục tiêu trung tâm hoặc tỷ giá hối đoái tham

chiếu. SAEC có thể can thiệp, khi cần thiết, nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái thị

trường nằm trong biên độ định trước trong mối tương quan với tỷ giá hối đoái

tham chiếu. Việc hợp nhất các thị trường khu vực là cần thiết để đạt được hai

mục tiêu. Thứ nhất, luồng lưu chuyển và phân bổ các quỹ ngoại tệ giữa các

khu vực sẽ được thúc đẩy thông qua cơ chế thị trường. Thứ hai, để các cơ

quan tiền tệ có thể can thiệp một cách hiệu quả vào các thị trường ngoại hối,

cần có một tỷ giá hối đoái chung trên thị trường, bởi vì rất khó can thiệp khi

Page 74: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

74

tỷ giá tại các trung tâm hoán đổi là khác nhau. Để đạt được sự hợp nhất các

thị trường, tất cả các thị trường hoán đổi ngoại hối khu vực liên kết vào một

trung tâm chung, đặt tại Thượng Hải. Cơ quan điều hành thị trường chung

này là Hệ thống Giao dịch Ngoại hối Trung Quốc (CFETS). Sự hợp nhất các

thị trường khu vực được thực hiện theo ba giai đoạn. Giai đoạn một, 18 trung

tâm hoán đổi ngoại tệ đã sử dụng hệ thống giao dịch điện tử cần gắn kết với

trung tâm Thượng Hải vào tháng 6/1994. Những trung tâm này chiếm

khoảng 70% tổng các giao dịch trên các thị trường hoán đổi. Giai đoạn hai,

thêm 18 trung tâm nữa được gắn kết với Thượng Hải vào cuối năm 1994.

Giai đoạn ba, thêm 34 trung tâm nữa được gắn kết với Thượng Hải, đưa tổng

số trung tâm lên 70, chiếm 95% các giao dịch, đồng thời tạo ra một thị trường

ngoại hối quốc gia thống nhất.

- Giai đoạn 4 (từ 1997- đến nay): Các doanh nghiệp trong nước mua

và bán ngoại tệ thông qua các tổ chức tài chính được phép. Các ngân hàng

mua và bán ngoại tệ theo tỷ giá tham chiếu của ngày hôm trước với biên độ

dao động tối đa là +/- 0,25%. Trên thực tế, còn sự phân biệt đối xử giữa các

doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

(FFEs) về phí giao dịch, giai đoạn thanh toán, và về các quy định. Cụ thể là,

các doanh nghiệp trong nước phải trả 0,25% chênh lệch cho việc mua ngoại

tệ từ các ngân hàng, trong khi các FEEs chỉ phải trả 0,15% phí cho các giao

dịch của mình thông qua Hệ thống Giao dịch Ngoại hối (CFETS). Giai đoạn

thanh toán cũng khác nhau đối với doanh nghiệp trong nước và FFEs. Các

giao dịch của các doanh nghiệp trong nước được thực hiện thông qua thị

trường bán lẻ, việc thanh toán được thực hiện vào cùng ngày, trong khi các

giao dịch của FFEs thanh toán vào ngày hôm sau thông qua CFETS. Trên thị

trường ngoại hối Trung Quốc, các quy định khác nhau được áp dụng cho các

ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng trong

nước có thể mua và bán ngoại tệ cho khách hàng của mình, nhưng các ngân

hàng nước ngoài chỉ có thể bán ngoại tệ lấy NDT trên thị trường CFETS. Tuy

nhiên, giới hạn này không áp dụng đối với những giao dịch của ngân hàng

nước ngoài thực hiện thay mặt FEEs. Các ngân hàng nước ngoài không được

phép hoạt động trên thị trường tiền tệ trong nước.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC) cam kết duy trì một tỷ giá ổn

định trên thị trường ngoại hối thông qua việc can thiệp vào Hệ thống Giao

dịch Ngoại hối.

2.2.4. Kinh nghiệm về thiết lập hệ thống giám sát tài chính hiện đại

PBC đang nghiên cứu các biện pháp nhằm thiết lập hệ thống giám sát

hiện đại kể từ khi tiến hành chương trình cải cách trật tự tài chính vào năm

1993. Thứ nhất, thông qua sự phát triển cơ sở pháp lý tài chính, PBC đã xây

dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc giám sát tài chính. Sau khi

công bố bốn luật tài chính bao gồm Luật Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc,

Luật các Ngân hàng Thương mại Trung quốc, Luật Công cụ thanh toán

Page 75: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

75

Trung Quốc và Luật Bảo hiểm Trung Quốc năm 1995, PBC đã công bố hơn

200 quy định và điều khoản về giám sát tài chính nhằm cung cấp cơ sở pháp

lý cho giám sát tài chính cũng như duy trì trật tự tài chính và phòng tránh rủi

ro tài chính. Thứ hai, PBC nỗ lực tăng cường hệ thống tổ chức giám sát tài

chính. PBC đã chuyển giao nhiệm vụ điều tiết các khu vực bảo hiểm và

chứng khoán cho Uỷ ban Chính sách Chứng khoán và Uỷ ban Chính sách

Bảo hiểm nhằm đặt các tổ chức tài chính dưới sự giám sát của các cơ quan

thẩm quyền liên quan. Thứ ba, các biện pháp giám sát tài chính đã được cải

cách thông qua việc tổ chức lại các vụ thanh tra tại trụ sở chính của PBC để

áp dụng các tiêu chuẩn giám sát đối với các tổ chức tài chính trong nước và

nước ngoài. Mỗi vụ thanh tra chịu trách nhiệm về một loại tổ chức tài chính

từ tham gia thị trường, hoạt động đến khi rời khỏi thị trường. Các tài khoản

vãng lai trong nước và nước ngoài, các hoạt động kinh doanh trên bảng cân

đối và ngoại bảng, các hoạt động kinh doanh trong nước và nước ngoài được

củng cố nhằm mục đích điều tiết.

Năm 1997, các rủi ro tài chính tiềm ẩn trong khu vực tài chính Trung

Quốc bắt đầu xuất hiện và thu hút sự chú ý của công chúng và các cơ quan có

thẩm quyền. Trước tình hình này, PBC đặt trọng tâm vào vấn đề phòng tránh

rủi ro tài chính và tích luỹ được một số kinh nghiệm về giám sát và phòng

tránh rủi ro tài chính. PBC đặc biệt chú trọng những mặt sau:

Củng cố cơ sở pháp lý tài chính và hiệu lực thực thi

Củng cố các tiêu chuẩn tham gia thị trường

Tham gia thị trường khi cần thiết

Phòng tránh rủi ro bằng các cải cách toàn diện

Cảnh báo và kiểm soát kịp thời các rủi ro tài chính

Tăng cường vai trò chủ động của chính quyền địa phương trong việc

phòng tránh rủi ro tài chính

Đưa ra các biện pháp hành chính cần thiết để hỗ trợ các biện pháp thị

trường

Chú ý các rủi ro tiềm ẩn trong khi xử lý các rủi ro nhằm giảm thiểu chi

phí xử lý rủi ro

Đóng cửa các tổ chức tài chính bất hợp pháp và tăng cường hiệu lực

thực thi các quy định

Những nhiệm vụ quan trọng nhằm tăng cường giám sát

Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong việc hoàn

thiện khuôn khổ pháp lý, cơ sở thể chế và cơ chế giám sát tài chính qua nhiều

năm nghiên cứu và cải cách. Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giơí (WTO)

sẽ đặt khu vực tài chính Trung Quốc trước những thách thức mới. Vì vậy,

Trung Quốc cần thúc đẩy tiến độ cải cách các NHTMQD, tăng cường sự phát

triển lành mạnh của các tổ chức tài chính vừa và nhỏ, và hoàn thiện khuôn

Page 76: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

76

khổ pháp lý cho giám sát tài chính. Bên cạnh đó, cần nỗ lực hơn nữa trong

đào tạo chuyên môn và các chuyên gia ngân hàng nhằm tăng vị thế cạnh

tranh trên trường quốc tế của khu vực tài chính Trung Quốc và đối phó được

những thách thức khi gia nhập WTO. Muốn vậy, PBC cần thực thi những

nhiệm vụ sau đây nhằm tăng cường giám sát tài chính:

Tăng cường tính công khai và hiệu lực giám sát

PBC xây dựng các chính sách giám sát tài chính theo Luật Ngân hàng

Thương mại Trung Quốc để xác định rõ ràng phạm vi giám sát. Đồng thời,

PBC sẽ xem xét quá trình triển khai hệ thống giám sát, đưa ra các hình thức

kỷ luật đối với những nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ và thay thế các

nhân viên không đảm bảo chất lượng công việc. Hơn nữa, tiêu chuẩn trình độ

chuyên môn đối với 4 cấp giám sát viên sẽ được kiểm tra. PBC tăng cường

tính hiệu lực của luật và các quy định, phát hiện và công bố các trường hợp vi

phạm điển hình. Các tổ chức trung gian sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong

kiểm toán độc lập và giám sát các tổ chức tài chính.

Tăng cường các nguyên tắc thanh toán và củng cố trật tự tài chính

Hệ thống ngân hàng chủ yếu sẽ được mở rộng và hoàn thiện dần dần

để mỗi doanh nghiệp có một tài khoản cơ sở. Hệ thống đăng ký tín dụng sẽ

được áp dụng giúp các doanh nghiệp không phải mở nhiều tài khoản, nhằm

tránh nghĩa vụ thanh toán nợ và chi phí giám sát, cũng như phí dịch vụ. Bên

cạnh đó, PBC cũng tiến hành cải cách các công cụ thanh toán và khuyến

khích sử dụng hối phiếu ngân hàng, và thanh toán tín dụng. Đồng thời, PBC

tăng cường giám sát thanh toán và áp dụng các hình thức phạt khi chậm

thanh toán và khi có các hoạt động vi phạm nguyên tắc thanh toán khác.

Tăng cường giám sát các NHTMQD

Thành lập các Hội đồng Giám sát ở 4 NHTMQD theo các quy định

liên quan nhằm quản lý các hoạt động kinh doanh và các điều kiện tài chính

của các ngân hàng, cũng như đánh giá hiệu quả của Hội đồng Quản trị. PBC

phát triển hệ thống giám sát hoạt động và hoàn thiện các tiêu chuẩn giám sát

công khai và minh bạch. Bên cạnh đó, PBC tiến hành phân tích hàng quý về

tài sản nợ - tài sản có nội tệ và ngoại tệ, các hoạt động kinh doanh trong bảng

cân đối và ngoại bảng, cũng như tài sản nợ - tài sản có trong nước và nước

ngoài. Đồng thời, PBC cũng kiểm tra điều kiện tài chính của các NHTMQD

và đánh giá việc tuân thủ các yêu cầu dự phòng rủi ro tín dụng, xử lý lãi cho

vay và lãi vay. Các NHTMQD được yêu cầu khẩn trương trình kế hoạch triển

khai để giảm tỷ lệ những khoản cho vay không hiệu quả (NPLs) và nâng cao

hiệu quả hoạt động. Việc kiểm tra tại chỗ hoạt động kinh doanh ngoại hối của

các ngân hàng thương mại được tiến hành nhằm làm giảm các khoản cho vay

không hiệu quả bằng ngoại tệ và giảm rủi ro ngoại hối. Hơn nữa, kiểm tra tại

chỗ sẽ đánh giá được chất lượng khoản vay và quản lý tín dụng sau khi

chuyển giao các NPLs, và những đánh giá các tiêu chuẩn kiểm soát việc hình

thành các khoản cho vay không hiệu quả mới sẽ được công bố. Hiệp hội

Page 77: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

77

Ngân hàng sẽ được thành lập để tăng cường tính kỷ luật của các ngân hàng

thương mại.

Tăng cường giám sát các NHTMCP

Giám sát chặt chẽ NHTMCP trên cơ sở Luật các Ngân hàng Thương

mại Trung Quốc và các Nguyên tắc an toàn vốn. Phải tăng cường quản trị các

NHTMCP và chuẩn hoá các hành vi của chủ tịch hội đồng quản trị và các cổ

đông. Việc cho các cổ đông vay phải được kiểm soát chặt chẽ, và các khoản

dự phòng rủi ro, cũng như xoá các khoản cho vay không hiệu quả phải được

tiến hành theo các nguyên tắc an toàn. PBC sẽ phối hợp với các chính quyền

địa phương tiến hành các biện pháp để giải quyết những rủi ro của các ngân

hàng thương mại thành phố.

Củng cố các hợp tác xã tín dụng nông thôn và thành phố trên cơ sở phân loại các tổ chức này

Các hợp tác xã tín dụng thành phố được phép phát triển và được

khuyến khích sáp nhập với các tổ chức khác theo các nguyên tắc của các

ngân hàng thương mại. Những hợp tác xã tín dụng thành phố cấp quận hoạt

động tốt có thể đổi tên thành các hợp tác xã tín dụng nông thôn hoặc sát nhập

với hợp tác xã nông thôn, và được quản lý bởi các hiệp hội hợp tác xã tín

dụng. Các hợp tác xã tín dụng thành phố không có khả năng trả nợ sẽ bị đóng

cửa. Các hợp tác xã có thể cứu vãn và tiếp tục phát triển sẽ được hỗ trợ, còn

các hợp tác xã không có hy vọng làm ăn có lãi sẽ được các hợp tác xã mạnh

hơn mua lại. Đồng thời, các quỹ hợp tác xã nông thôn sẽ được tăng cường.

Các điều kiện và thủ tục sát nhập các quỹ hợp tác xã vào các hợp tác xã tín

dụng nông thôn phải được phân loại để tránh việc chuyển giao các rủi ro.

Củng cố các công ty uỷ thác và đầu tư (TICs) và tăng cường giám sát các tổ chức tài chính phi ngân hàng

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ hoàn thành thẩm tra tài sản có và

đánh giá vốn của các TICs. Các chương trình tái cơ cấu TICs bao gồm giải

thể và sáp nhập các tổ chức sẽ được công bố, và việc thực hiện tái cơ cấu

được đánh giá. Các Quy định Dự phòng đối với các Công ty Tài chính được

chỉnh sửa nhằm phân định lại chức năng của các công ty tài chính như là các

nhà cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp. Các công ty tài chính này không

được phép tham gia vào hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại.

Đóng cửa các tổ chức tài chính bị phá sản

PBC sẽ đóng cửa các tổ chức tài chính không có khả năng trả nợ, hoặc

vi phạm luật và các quy định một cách nghiêm trọng. Những tổ chức này đã

mất hy vọng phục hồi, hoặc để xảy ra tình trạng rút tiền gửi ồ ạt.

Page 78: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

78

2.3. KINH NGHIỆM CỦA HÀN QUỐC

2.3.1. Kinh nghiệm về thực thi CSTK

Với tốc độ tăng trưởng vào khoảng 8% năm giai đoạn 1960 đến 2000

nền kinh tế Hàn Quốc được coi là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng

trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới. Mặc dù Hàn Quốc đã phải trải qua nhiều

khó khăn như chia rẽ đất nước, nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh, song

nhờ các sử dụng các CSTC và CSTT phù hợp nên Hàn Quốc đã thành công

trong phát triển kinh tế.

Những yếu tố chủ chốt mang lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong

giai đoạn này là tăng cường đầu tư vốn để phát triển kinh tế.

Để phát huy tác động tích cực của nhân tố này đối với tăng trưởng

kinh tế, Chính phủ Hàn Quốc đã tích cực sử dụng CSTK, coi đó là đòn bẩy

tích cực thúc đẩy đầu tư cho tăng trưởng kinh tế.

Trong giai đoạn này, để đạt tốc độ tăng trưởng cao cần phải tăng

nhanh tỷ trọng vốn đầu tư xã hội cho phát triển kinh tế. Muốn vậy, vấn đề

quan trọng đầu tiên là phải đẩy mạnh tiết kiệm nội địa, coi việc tăng nhanh tỷ

lệ tiết kiệm nội địa là một nhân tố quan trọng tạo tiền đề thay đổi cơ cấu huy

động nguồn lực cho ĐTPT. Vì vậy, trong thực tiễn tỷ lệ tiết kiệm nội địa ở

Hàn Quốc đã tăng khá nhanh: 22,5%GDP thời kỳ 1971-1980 lên 32,6%GDP

1991-2000. Tỷ lệ đầu tư cũng tương ứng là 28,6%GDP và 34,8%GDP.

Chính nhờ mức đầu tư cao mà yếư tố vốn được coi là yếu tố quan

trọng nhất góp phần tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1980-2000

Bảng 7 - Mức độ đóng góp của các yếu tố đầu vào cho tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng

GDP

Tăng năng suất

lao động Vốn Lao động

1987-1996 8,38 1,72

(20,5%)

3,62

(43,2%)

3,05

(36,4%)

Như vậy, trong giai đoạn 1980-2000, vốn vẫn được coi là nhân tố quan

trọng đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc 43,2%. Vì thể

các biện pháp tăng cường huy động vốn được đặc biệt coi trọng

Việc huy động vốn, trước hết được đặt trọng tâm vào hệ thống ngân

hàng. Do dựa vào hệ thống ngân hàng, trong đó có các ngân hàng phát triển,

cùng với các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô đã cho phép Hàn Quốc thành

công trong việc huy động các nguồn lực trong nước, phân phối chúng tới

những khu vực kinh doanh có triển vọng. Thành công trong việc huy động

vốn thông qua hệ thống ngân hàng ở Hàn Quốc được thể hiện qua tỷ lệ

M2/GDP và chỉ số độ sâu tài chính M2/M1.

Page 79: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

79

Bảng 8 - Tỷ lệ M2/GDP và chỉ số độ sâu tài chính (M2/M1) ở Hàn Quốc

Đơn vị: %

Giai đoạn 1971-1980 1981-1990 1991-2000

M2/GDP 34,6 35,7 45,0

M2/M1 284,8 383,9 465,7

Nguồn: Kinh tế tài chính thế giới 1970-2000. Hà Nội 2000. tr. 253, 257

Do chủ động khai thác nguồn vốn đầu tư trong nước nên nguồn vốn

nước ngoài ít được Hàn Quốc chú trọng. Điều này thể hiện rõ thông qua chỉ

tiêu đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ chiếm khoảng 1,3% tổng đầu tư toàn xã

hội trong giai đoạn 1966-1970 và 1,1% trong giai đoạn 1971-1980.

Tuy nhiên, mặc dù ít coi trọng vốn FDI, nhưng Hàn Quốc lại dựa

nhiều vào viện trợ và vay nợ nước ngoài trong giai đoạn đầu của quá trình

phát triển. Mặc dù tổng nợ của chính phủ so với GDP không cao, nhưng nợ

nước ngoài trong tổng nợ của chính phủ ở Hàn Quốc trong giai đoạn đầu của

quá trình phát triển cũng khá lớn .

Bảng 9 - Nợ Chính phủ của Hàn Quốc qua các giai đoạn

Đơn vị: %GDP

1971-1980 1981-1990 1991-2000

Tổng Nợ CP/GDP 14,0 12,0 10,4

Nợ nước ngoài/tổng nợ CP 72,51 51,58 20,65

Nguồn: Kinh tế tài chính thế giới 1970-2000. Hà Nội 2000. tr. 221, 225

Tuy nhiên, cơ cấu tài chính này chỉ phát huy tác dụng mạnh mẽ trong

giai đoạn đầu - trong thời kỳ công nghiệp hoá. Trong giai đoạn phát triển sau

- thời kỳ hậu công nghiệp hoá (từ những năm 1990), sự cứng nhắc của cơ cấu

tài chính dựa nhiều vào hệ thống ngân hàng và cũng như việc định hướng

phân bổ các nguồn lực tài chính của chính phủ đã làm giảm hiệu quả phân bổ

các nguồn lực tài chính. Bởi vậy, mặc dù tiết kiệm và đầu tư của các nước

này, tuy vẫn được giữ ở mức cao, nhưng tốc độ tăng trưởng đã giảm xuống.

Cùng với việc giảm hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài

chính trong giai đoạn hậu công nghiệp ở Hàn Quốc, sự bất ổn định kinh tế ở

các nước này đã xảy ra. Mặc dù hệ thống ngân hàng vẫn giữ được hiệu quả

trong việc huy động các nguồn lực tài chính, nhưng do việc phân bổ chúng

không hiệu quả nên quy mô các khoản nợ khó đòi của các ngân hàng tại Hàn

Quốc ngày càng tăng và dẫn đến các nguy cơ về khủng hoảng nợ.

Tại Hàn Quốc, việc sử dụng hệ thống ngân hàng để tập trung phân bổ

các nguồn lực tài chính cho các Chaebol cũng đã tạo nên những nguy cơ đổ

vỡ trong thập kỷ 1990, khi hiệu quả sử dụng vốn của các Chaebol giảm

xuống (lợi nhuận giảm). Tỷ lệ nợ/vốn cổ phần của nhiều Chaebol đã lên đến

mức trên 300% vào năm 1995 và trên 500% vào năm 1997, và khi xảy ra

Page 80: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

80

cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, nhiều Chaebol đã lâm vào tình trạng

mất khả năng thanh toán.

2.3.2. Kinh nghiệm về thực thi CSTT

1). Mục tiêu của CSTT

Mục tiêu hàng đầu:

NHTW Hàn Quốc (Bank of Korea – BOK) được thành lập từ năm

1950 theo Luật Ngân hàng Trung ương. Cũng giống như NHTW ở các nước

phát triển, BOK đã xác định mục tiêu cuối cùng của CSTT gắn chặt với các

mục tiêu về kinh tế vĩ mô như ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng

kinh tế, tạo công ăn việc làm, ổn định TTTC v.v, trong đó hai mục tiêu hàng

đầu được coi là:

Mục tiêu của CSTT ở Hàn Quốc được BOK thực thi là:

- Ổn định giá cả.

- Ổn định tài chính

Là một nước đã từng chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài

chính, tiền tệ, chính phủ Hàn Quốc nhận thức sâu sắc hơn bao giờ hết là phát

triển và ổn định tài chính là tiền đề cho tăng trưởng kinh tế bền vững.

Có thể nói, trong vòng 50 năm qua, các chính sách của BOK khá hiệu

quả và góp phần thúc đẩy quá trình phát triển với tốc độ tăng trưởng cao của

nền kinh tế Hàn Quốc.

Mục tiêu trung gian:

Ban đầu, hệ thống khung cho các hoạt động CSTT của Hàn Quốc bắt

đầu được hình thành từ năm 1957 với sự ra đời của Chương trình ổn định tài

chính được sửa đổi năm 1963. Tiếp đó, tháng 3 năm 1965, Hàn Quốc đã ký

kết thỏa thuận tín dụng với IMF nhằm ổn định sự biến động thất thường của

cán cân thanh toán. Kể từ năm 1979, sau khi đã cải thiện được cán cân thanh

toán, Hàn Quốc đã chuyển sang thực hiện điều hành CSTT theo cơ chế “chỉ

tiêu tiền tệ” (monetary targeting). Tuy nhiên, hiệu quả trong việc áp dụng các

chỉ tiêu tiền tệ không cao đã khiến Hàn Quốc bắt đầu cân nhắc việc áp dụng

một cơ chế thay thế là cơ chế chỉ tiêu lạm phát (inflation targeting). Đây là cơ

chế được đa số các nước phát triển trên thế giới thực hiện.

Kể từ năm 1998 đến nay, chỉ tiêu lạm phát đã chính thức được áp dụng

cùng với việc ban hành Luật Ngân hàng trung ương ngày 1/4/1998, theo đó,

với tư cách là một cơ quan chịu trách nhiệm hoạch định và thực thi CSTT

một cách độc lập với Chính phủ Hàn quốc. Luật Ngân hàng Trung ương có

hiệu lực từ năm 1998 cũng khẳng định ổn định giá cả là nhiệm vụ trọng tâm

hàng đầu. Để thực hiện được mục tiêu này, BOK cần định ra mức lạm phát

mục tiêu hàng năm và phải tập trung mọi nỗ lực để đạt được mức mục tiêu

Page 81: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

81

này. Mức mục tiêu hàng năm sẽ có sự tham vấn của Chính phủ Hàn Quốc và

thực hiện theo khuyến nghị về nguyên tắc hoạt động tiền tệ của IMF.

Mục tiêu hoạt động:

NHTW Hàn Quốc không tác động trực tiếp đến các mục tiêu trung

gian mà thông qua các công cụ CSTT để tác động vào mục tiêu hoạt động,

qua đó đạt mục tiêu trung gian và cuối cùng là đạt mục tiêu của CSTT.

Cơ chế hoạt động của hệ thống chỉ tiêu lạm phát ở Hàn Quốc là một hệ

thống gồm 3 yếu tố: chỉ số chỉ tiêu, mức chỉ tiêu cụ thể và thời hạn đạt chỉ

tiêu.

- Chỉ số chỉ tiêu: mỗi ngân hàng trung ương lựa chọn một chỉ số làm

chỉ số chỉ tiêu. Giai đoạn đầu, tốc độ tăng CPI được lấy làm chỉ số chỉ tiêu

song kể từ năm 2000, BOK đã thay chỉ tiêu này bằng lạm phát cơ bản.

- Mức chỉ tiêu cụ thể được xác định bằng phương pháp định ra một

con số cụ thể và con số này phải có tính khả thi, dựa vào các dự báo về giá cả

trên cơ sở đánh giá thực trạng nền kinh tế, TTTC trong nước cũng như bối

cảnh kinh tế quốc tế. Giai đoạn đầu, chỉ tiêu lạm phát do BOK đặt ra là 9 ±

1%, năm 1999 là 3 ± 1%, trong những năm gần đây là 3 ± 1%. Biên độ dao

động 1% được đặt ra do nền kinh tế luôn có những biến động rất đa dạng.

Thực tế thực hiện đã cho thấy mức chỉ tiêu đề ra và mức thực tế có sai lệch

không cao.

- Thời hạn đạt chỉ tiêu là một khoảng thời gian nhất định. Ban đầu thời

hạn quy định là một năm những do đặc thù của CSTT có độ trễ nên thời hạn

thực hiện một năm gặp nhiều khó khăn trên thực tế. Kể từ năm 2000 BOK đã

đề ra chỉ tiêu trung hạn, theo đó BOK sẽ đạt mục tiêu lạm phát cơ bản là

2,5%. Mức 2,5% không cứng nhắc mà có thể thay đổi tuỳ theo những biến

động trong cơ cấu kinh tế và các điều kiện tác động từ bên ngoài.

2). Cơ chế vận hành CSTT

Cũng như các NHTW khác trên thế giới, các công cụ CSTT của BOK

bao gồm: nghiệp vụ thị trường mở, chính sách cho vay và chính sách dự trữ

bắt buộc.

Để thực hiện được chỉ tiêu lạm phát đặt ra, BOK đã chọn lãi suất qua

đêm làm chỉ tiêu hoạt động, tuỳ theo bối cảnh của nền kinh tế, BOK sẽ điều

chỉnh mức lãi suất qua đêm liên ngân hàng.

Cơ chế chuyển tải tác động của lãi suất tới nền kinh tế thực được thông

qua ba bước:

- Lãi suất qua đêm liên ngân hàng sẽ tác động tới lãi suất ngắn hạn.

- Lãi suất ngắn hạn tiếp tục tác động tới lãi suất dài hạn.

- Lãi suất dài hạn sẽ tác động tới nền kinh tế thực.

Page 82: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

82

Để giữ mức lãi suất qua đêm liên ngân hàng ở mức cần thiết, các công

cụ được sử dụng là các nghiệp vụ thị trường mở bao gồm các giao dịch mua

đứt bán đoạn hoặc các giao dịch mua lại (repo). Các giao dịch mua đứt bán

đoạn được thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề về thanh khoản mang tính

cơ cấu, còn các giao dịch mua lại được thực hiện nhằm giải quyết vấn đề

thanh khoản mang tính thời vụ.

Công cụ dự trữ bắt buộc được áp dụng với tỷ lệ 1-5%, thời hạn tính

mức dự trữ bắt buộc là 2 tuần và thời hạn giữ có độ trễ một tuần.

Chính sách cho vay bao gồm chính sách cho vay đối với các doanh

nghiệp vừa và nhỏ, chính sách cho vay nhằm hỗ trợ về thanh khỏan cho các

công ty tài chính.

3). CSTT của Hàn Quốc qua các giai đoạn

Giai đoạn khủng hoảng tài chính, tiền tệ (1997-1998)

Ngay sau khi xảy ra khủng hoảng, BOK đã tập trung vào chính sách

bình ổn tỷ giá. Lãi suất được áp dụng trong các nghiệp vụ thị trường mở là

35%, các mức lãi suất chủ chốt trên thị trường tăng liên tục tới mức 30-40%.

Đây là những mức lãi suất cao chưa từng có trong lịch sử của Hàn Quốc.

Theo dự kiến, lãi suất cao sẽ ổn định tỷ giá thông qua hai kênh: (i) chấm dứt

việc chảy máu luồng ngoại tệ ra nước ngoài và thu hút vốn nước ngoài đổ

vào trong nước, góp phần cải thiện tài khoản vốn và bình ổn tỷ giá hối đoái

và (ii) lãi suất cao sẽ buộc các doanh nghiệp phải thực hiện cải cách cơ cấu

dẫn tới giảm nhu cầu nhập khẩu, đặc biệt là cầu đầu tư cho máy móc thiết bị.

Nhập khẩu giảm sẽ cải thiện cán cân vãng lai cũng dẫn tới bình ổn tỷ giá.

Nhờ có chính sách tăng lãi suất khá mạnh bạo nói trên, đồng Won đã tăng giá

mạnh vào cuối tháng 3 năm 1998, đạt mức 1300 Won/USD so với mức 1965

Won/USD hồi cuối tháng 12 năm 1997 và mức 1600-1700 Won/USD trong

tháng 1 và tháng 2 năm 1998.

Tỷ giá hối đoái đã được bình ổn song mức lãi suất cao lỷ lục lại đưa

tới sụt giảm kinh doanh trong toàn bộ nền kinh tế. Hiện tượng phổ biến sau

cuộc khủng hoảng tiền tệ là thắt chặt tín dụng quá mức6. Vốn phụ thuộc quá

cao vào vay ngân hàng, việc thắt chặt tín dụng quá mức của các ngân hàng

sau khủng hoảng đã khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

Sau khi tỷ giá hối đoái đã được bình ổn, hạ lãi suất là một động thái cần thiết

nhằm khuyến khích các hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như nới lỏng

tín dụng ở khu vực ngân hàng. Thông qua các nghiệp vụ thị trường mở, BOK

đã kéo lãi suất thị trường xuống cũng với một tốc độ nhanh chóng. Từ mức

28% tháng 1 năm 1998, lãi suất đã hạ xuống chỉ còn 10,7% vào tháng 7,

thậm chí đây là mức thấp hơn ở mức lãi suất ngay trước khi xảy ra khủng

hoảng. Vào khoảng tháng 10 năm 1998, các mức lãi suất chủ chốt trên thị

trường đã giảm xuống mức một con số. Ngoài công cụ lãi suất, để khuyến

khích hoạt động cho vay của các ngân hàng, mức trần tổng tín dụng đã tăng

từ 3,6 ngàn tỷ Won lên 4,6 ngàn tỷ Won vào tháng 3 và tới mức 6,6 ngàn tỷ

Page 83: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

83

Won vào tháng 9 trong khi lãi suất đối với các khoản này cũng đã giảm từ

mức 5% xuống còn 3%.

Các chính sách nhằm ổn định TTTC cũng được thực hiện song song

và bổ trợ với các CSTT. Những tổ chức tài chính phi ngân hàng và các ngân

hàng thương mại thua lỗ đã buộc phải rời khỏi thị trường, đồng thời các quỹ

công đã được bơm tiền nhằm giải quyết các khoản nợ xấu. Những khoản tiền

khổng lồ cùng với các bước cải cách khá kiên quyết đã mang lại những kết

quả tích cực, hệ thống ngân hàng của Hàn Quốc đã được cải cách với một tốc

độ khá nhanh.

Giai đoạn phục hồi kinh tế và mất ổn định trên TTTC (1/1999 đến 2/2000)

Những biện pháp thực hiện trong giai đoạn sau khủng hoảng đã từng

bước mang lại hiệu quả. Kể từ tháng 2 năm 1999, cho vay của khu vực ngân

hàng đã bắt đầu xu hướng gia tăng, các chỉ số của nền kinh tế thực như sản

lượng công nghiệp, tiêu dùng và xuất khẩu cũng tăng lên. BOK đã duy trì

chính sách lãi suất thấp cho đến tháng 5, sau đó, do nền kinh tế bắt đầu có

một số dấu hiệu phát triển quá nóng về ngắn hạn (cuối tháng 4 năm 1999, chỉ

số chứng khoán KOSPI đã tăng tới 753 điểm, tăng 78% so cùng kỳ năm

trước) quá trình cắt giảm lãi suất đã được chấm dứt và lãi suất được giữ ở

mức 4,75%.

Tháng 7 năm 1999, một lần nữa TTTC của Hàn Quốc lại rơi vào tình

trạng khó khăn do kế hoạch tái cơ cấu của tập đoàn Daewoo Group và một số

công ty thành viên đã tạo ra một lượng cung lớn trái phiếu trên thị trường.

Với tâm lý e ngại sau cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997-1998, nhu cầu rút

tiền khỏi các công ty đầu tư tín thác đã đột ngột tăng vọt trong khi nhu cầu

mua trái phiếu giảm đã khiến lãi suất dài hạn tăng mạnh. TTTP suy giảm đã

kéo lùi quá trình hồi phục của khu vực kinh tế thực. Nhằm khôi phục lại

TTTP, mục tiêu của CSTT lúc này của BOK là ổn định thị trường, bao gồm

bốn nhiệm vụ:

- Cung cấp thanh khoản theo nhu cầu của thị trường trong khi vẫn giữ

lãi suất chính sách ổn định.

- Thành lập Quỹ ổn định TTTP với mục tiêu mua trái phiếu kích cầu

trên thị trường này.

- Thực hiện chương trình tái cơ cấu nợ một cách nhanh chóng cho tập

đoàn Daewoo.

- Những biện pháp trên đã bình ổn lãi suất lãi suất dài hạn.

Tuy nhiên khoảng cách giữa lãi suất dài hạn và lãi suất ngắn hạn vẫn

còn lớn, tăng từ mức 2-3 điểm % lên mức 6 điểm % trong nửa đầu năm 1999

tạo nên sức ép lạm phát trong tương lai cũng như làm giảm cơ chế tác động

của CSTT đối với TTTC cũng như làm yếu đi vai trò chủ đạo của lãi suất

chính sách. Nhằm thu hẹp khoảng cách, BOK phải tiêp tục tăng lãi suất chính

Page 84: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

84

sách. Ngày 10 tháng 2, BOK quyết định tăng lãi suất lên mức 5% thu hẹp

khoảng cách giữa lãi suất ngắn hạn và dài hạn còn 4 điểm %.

Giai đoạn phục hồi kinh tế và khủng hoảng khả năng thanh khoản của các công ty lớn (từ tháng 3 đến 12/2000)

Sau khi đã bình ổn TTTC, các CSTT của BOK lại tập trung vào những

chỉ số kinh tế vĩ mô như giá cả, tốc độ tăng trưởng GDP và cán cân thanh

toán. Vào nửa cuối năm 1999, khu vực kinh tế thực đã có được tốc độ phục

hồi nhanh chóng, tốc độ tăng GDP đạt 10,9% trong năm 1999 và 12,6% quý

I năm 2000, giá cả ổn định song thặng dư cán cân vãng lai đã bắt đầu giảm.

Sau tháng 6, giá cả bắt đầu tăng, trong vòng 5 tháng đầu năm 2000, lạm phát

giá tiêu dùng tăng 0,4% so cuối năm 2004. Đây là điều khó tránh khỏi do cầu

tăng cao trong bối cảnh kinh tế phục hồi. Nhằm giảm sức ép lạm phát, BOK

đã điều chỉnh tăng lãi suất lên mức 5,25% vào 5/10/2000.

Đồng thời TTTP công ty cũng bắt đầu xuất hiện vấn đề do đây là thời

điểm đáo hạn các trái phiếu công ty đã được phát hành từ năm 1997, đồng

thời việc các ngân hàng hạn chế cấp tín dụng sau khi các công ty lớn gặp khó

khăn về tài chính cũng gây nên nguy cơ phá sản của nhiều doanh nghiệp. Nếu

như năm 1998 tình trạng đóng băng tín dụng xuất hiện trong khu vực ngân

hàng thì nay là trên thị trường vốn. Một lần nữa BOK phải thực hiện các biện

pháp trọn gói hồi tháng 6 năm 2000 thông qua việc thành lập quỹ mua lại các

trái phiếu công ty và phát hành trái phiếu nghĩa vụ cầm cố (collateralized

Bond Obligations), chính phủ đồng thời cũng có chương trình tái cơ cấu ngày

5 tháng 9 năm 2000 buộc các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải ra

khỏi thị trường.

Bảng 10 - So sánh hai chương trình tái cơ cấu năm 1998 và năm 2000

Năm 1998 2000

Hoạt động kinh doanh Suy giảm Hồi phục

Lãi suất Cao Thấp

Bản chất Cho vay của các ngân hàng Trái phiếu doanh nghiệp

Đối tượng gặp khó khăn Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Các công ty lớn

Mức độ thực hiện điều

chỉnh cơ cấu

Giai đoạn khởi đầu Giai đoạn nâng cao

Các yếu tố gây nên

khủng hoảng

Rủi ro tín dụng của các công ty

Cần đảm bảo thanh khoản cần

thiết cho các tổ chức tài chính

Rủi ro tín dụng của một số

tập đoàn lớn

Cần đảm bảo thanh khoản

cần thiết cho các tổ chức tài

chính

Trong thời gian tiếp theo, mặc dù họat động kinh doanh đã tăng trưởng

tương đối nhanh song BOK vẫn tiếp tục duy trì chính sách lãi suất thấp nhằm

cung cấp thanh khoản cho TTTP, đặc biệt là TTTP công ty.

Page 85: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

85

Như vậy, mặc dù đã xảy ra một số bất ổn trên TTTC song lãi suất dài

hạn vẫn ổn định và khoảng cách giữa lãi suất ngắn hạn và dài hạn đã được

thu hẹp đảm bảo chuyển tải được tác động của CSTT tới nền kinh tế.

Giai đoạn suy giảm kinh tế (từ tháng 1 đến 11/2002)

Bắt đầu từ đầu năm 2001, bối cảnh thực hiện các CSTT của Hàn Quốc

bắt đầu thay đổi. Trong bối cảnh FED hạ lãi suất các ngân hàng chủ chốt trên

thế giới cũng đã tiến hành hạ lãi suất nhằm hạn chế suy giảm kinh tế. BOK

cũng đi theo xu hướng này, lãi suất qua đêm hạ xuống mức còn 5% khi nền

kinh tế Hàn Quốc bắt đầu có dấu hiệu suy giảm (tốc độ tăng trưởng của sản

xuất công nghiệp chậm lại). Mặc dù FED liên tục cắt giảm lãi suất với tốc độ

nhanh chóng song BOK vẫn giữ nguyên mức lãi suất 5% do giá cả có xu

hướng tăng với tốc độ cao do tác động của giá dầu tăng, tăng giá các dịch vụ

công và đồng Won mất giá. Cho tới tháng 7 và 8 năm 2001, BOK mới tiếp

tục giảm lãi suất trong hai tháng liên tiếp với mức giảm mỗi lần là 25 điểm

%. Trần tín dụng cũng được hạ xuống mức 2,5% nhằm khuyến khích các

ngân hàng cung cấp các khoản vay cũng như làm giảm nhẹ gánh nặng chi phí

nợ cho các doanh nghiệp. Có thể thấy mặc dù lạm phát có xu hướng gia tăng

song BOK vẫn tiếp tục CSTT nới lỏng do lạm phát giai đoạn này là do cầu

kéo, giá dầu tăng song nền kinh tế lại đang rơi vào giai đoạn trầm lắng. Chính

vì vậy, lãi suất được giữ ở mức 4% cho tới tháng 4 năm 2000. Việc duy trì

mức lãi suất thấp đã góp phần khuyến khích đầu tư và xuất khẩu và nền kinh

tế đã phục hổi nhờ tiêu dùng và đầu tư XDCB.

Phải đến tháng 5 sau khi cầu trong nước đã được ổn định, xuất khẩu đã

phục hồi và áp lực lạm phát từ phía cầu bắt đầu gia tăng trong lúc bối cảnh

quốc tế tăng giá dầu và bất động sản, BOK mới lại bắt đầu thực hiện tăng lãi

suất từ mức 4% lên mức 4,25% và giữ ở mức này cho tới tháng 11.

Giai đoạn từ năm 2002 đến nay

Hiện nay, CSTT của BOK nhằm cải thiện khu vực kinh tế thực và ổn

định giá cả. Với sức ép lạm phát tự nhiên vốn có của giai đoạn phục hồi kinh

tế, BOK đã bắt đầu điều chỉnh tăng lãi suất qua đêm theo ba bước thực hiện

trong tháng 10, tháng 12 năm 2005 và tháng 2 năm 2006. Với mỗi lần tăng

25 điểm cơ bản, mức lãi suất qua đêm trong vòng nửa năm đã tăng từ mức

3,25% lên 4%. Lãi suất đối với các khoản vay điều chỉnh thanh khoản

(Liquidity Adjustment Loans) cũng tăng với biên độ như vậy. Tuy nhiên,

nhiệm vụ tạo cơ hội kinh doanh cho khu vực doanh nghiệp nên chính sách lãi

suất vẫn tính tới các đối tượng này, cụ thể là đối với các doanh nghiệp vừa và

nhỏ đang gặp khó khăn trong kinh doanh thì lãi suất trần đối với các khoản

tín dụng chỉ tăng một lần trong tháng 1 năm 2006, hiện ở mức 2,25%. Động

thái điều chỉnh lãi suất là nhằm từng bước xóa bỏ các tác động có thể xảy ra

sau thời kỳ lãi suất thấp cũng như giảm các áp lực tới giá các loại tài sản, việc

tập trung vốn của các tổ chức tài chính vào cuối các kỳ hạn ngắn cũng như

Page 86: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

86

giảm áp lực tăng giá khi nền kinh tế Hàn Quốc bắt đầu vào giai đoạn phục

hồi tăng trưởng.

2.3.3. Kinh nghiệm về giám sát TTTC

1). Thực trạng phát triển TTTC

Trong giai đoạn hiện nay tăng trưởng tiềm năng GDP của Hàn Quốc

bắt đầu chậm lại.

Bảng 11 - Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2002-2006

2002 2003 2004 2005 2006

7,0 3,1 4,8 4,7 4,5

Nguồn: Khảo sát tại Hàn Quốc, tháng 6 năm 2006

Nguyên nhân tăng trưởng chậm lại chủ yếu do tăng trưởng của vốn bị

chậm lại. Vì vậy, cần phải chuyển dịch huy động vốn thông qua TTTC. Điều

đó xuất phát bởi những lý do sau:

- Quy mô của khu vực tài chính công không thể mở rộng nhanh chóng

trong một thời gian ngắn bằng nguồn nội lực. Sự gia tăng của khu vực tài

chính công còn phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế nói chung và năng lực,

kinh nghiệm quản lý nền kinh tế thị trường, trong đó có quản lý thuế nói

riêng. Kinh nghiệm Hàn Quốc cho thấy, khi nền kinh tế thị trường mới đang

trong giai đoạn đầu của sự hình thành và phát triển, khả năng kiểm soát việc

thu thuế (đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân) của các chính phủ là không cao.

Do vậy, quy mô của khu vực tài chính công khó có thể nâng cao hơn 25%

GDP. Hơn nữa, do thu nhập còn thấp, nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân

chưa thể tăng mạnh. Đây cũng là lý do khiến chính phủ nhiều nước chưa coi

việc thực hiện công bằng xã hội là nhiệm vụ chủ đạo của khu vực tài chính

công như ở các nước phát triển. Khu vực tài chính công chưa thể gánh vác tốt

nhiệm vụ này. Tuy nhiên, khả năng này sẽ dần tăng lên cùng với những nỗ

lực trong việc cải cách quản lý thuế, cũng như cùng với sự phát triển của nền

kinh tế thị trường nói chung.

- Sự phát triển của khu vực TTTC sẽ nâng cao hiệu quả phân bổ và sử

dụng các nguồn lực tài chính thông qua cạnh tranh và động cơ lợi nhuận để

phục vụ các mục tiêu kinh tế.

Để phát triển khu vực TTTC, chính sách của Chính phủ cần phải tiến

tới mục tiêu là đạt được tính trung lập đối với các chủ thể trên TTTC.

Tính trung lập sẽ tăng cường vai trò tự điều tiết của cơ chế thị trường

đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu tài chính. Thông qua cạnh tranh lành

mạnh, các kênh huy động, phân bổ và các đơn vị sử dụng vốn với hiệu quả

cao sẽ tồn tại, từ đó tạo nên một cơ cấu tài chính mới hợp lý của khu vực

TTTC, có thể phát huy hết tiềm năng của khu vực TTTC. Để các chính sách

của Chính phủ đạt được tính trung lập, cần phải giảm bớt các can thiệp trực

Page 87: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

87

tiếp của Chính phủ như nới lỏng các hạn chế về lĩnh vực kinh doanh đối với

một số các tổ chức tài chính, giảm điều tiết lãi suất, giảm tín dụng bắt buộc...

Chính sách của chính phủ cần tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng pháp

lý (các thể chế tài chính) để đảm bảo cho các hợp đồng tài chính được ký kết

và thực thi với chi phí thấp, từ đó khuyến khích các chủ thể tham gia tích cực

vào TTTC trên tinh thần cộng tác với nhau để mở rộng các hoạt động tín

dụng (vay và cho vay).

Với vai trò quan trọng và tính chất phức tạp của mình, TTTC đòi hỏi

phải có một cơ chế điều hành và giám sát thị trường hiệu quả và nhất quán.

Theo quan điểm của tài chính hiện đại, sự phát triển của TTTC phụ thuộc rất

nhiều vào vai trò của Chính phủ. Kinh nghiệm ở các nước chuyển đổi đã cho

thấy, những chính sách không hợp lý và thiếu nhất quán lại trở thành rào cản

cho sự phát triển này. Việc dựa vào thị trường nợ trong nước của Chính phủ

để tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách – một hiện tượng thường xảy ra

ở các nước kinh tế chuyển đổi đã gián tiếp dẫn tới việc thu hẹp thị trường của

khu vực tư nhân, nó mang nặng tính chất kiềm chế cạnh tranh và sự phát triển

của thị trường cũng như làm giảm tính hiệu quả trong hoạt động của thị

trường. Xét về dài hạn, những chính sách này tác động rất tiêu cực tới các nhà

đầu tư cũng những người đi vay trên thị trường. Chính vì vậy, có một chiến

lược phù hợp đối với TTTC là một nhiệm vụ quan trọng được đặt ra. Chính

phủ cần có định hướng rõ ràng về quy mô, cơ chế hoạt động của thị trường

phù hợp với mục tiêu huy động vốn trung và dài hạn cho sự nghiệp phát triển

của đất nước. Từ đó, dễ tạo nguồn lực cho công cuộc bảo đảm sự phát triển

bền vững và công bằng, bình đẳng, tăng cường xóa đói giảm nghèo.

2). Sự cần thiết phải thống nhất hệ thống giám sát tài chính

Thống nhất giám sát tài chính đã và đang là xu thế của các nền kinh tế

phát triển nói chung và ở Hàn Quốc nói riêng. Hiện nay, hệ thống giám sát tài

chính của Hàn Quốc đang thực hiện những bước cải cách theo hướng thống

nhất mọi khâu giám sát tài chính vào một cơ quan duy nhất.

Sự cần thiết phải thống nhất hệ thống giám sát tài chính xuất phát từ

nhu cầu cấp bách đối với Hàn Quốc để đối phó với các yếu tố:

(i) cuộc khủng hoảng tài chính,

(ii) sự phát triển và lớn mạnh của khu vực dịch vụ tài chính và

(iii) sự hòa nhập lẫn nhau giữa các khu vực tài chính.

Cuộc khủng hoảng tài chính vào cuối năm 1997 đã làm bộc lộ những

yếu kém của khu vực tài chính trên nhiều phương diện, đặc biệt là trong công

tác giám sát.. Điều đó đã đặt ra yêu cầu cấp bách về sự cần thiết phải thiết lập

một hệ thống giám sát tài chính thống nhất. Trong giai đoạn phục hồi và tăng

trưởng kinh tế như hiện nay, ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng là một trong

những nhiệm vụ được ưu tiên. Do đó, thống nhất hệ thống giám sát tài chính

là một giải pháp hữu hiệu. Một cơ quan giám sát duy nhất ra đời với các chức

Page 88: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

88

năng giám sát đầy đủ sẽ đảm bảo được hai yêu cầu chủ chốt là: Điều tiết

được hệ thống tài chính một cách lành mạnh; và quá trình giám sát các lĩnh

vực khác nhau sẽ được thực hiện một cách công bằng.

Sự lớn mạnh và phát triển của các dịch vụ tài chính cũng đặt ra nhu

cầu phải củng cố hệ thống giám sát tài chính. Các dịch vụ tài chính ngày càng

đa dạng do các tập đoàn tài chính cũng ngày càng lớn mạnh và mở rộng

phạm vi hoạt động. Chính vì vậy, ranh giới phân biệt giữa các khu vực tài

chính ngày càng trở nên mờ nhạt hơn khiến việc phân tách công tác giám sát

theo từng khu vực trở nên không còn phù hợp, chồng chéo và đôi lúc lại

không bao quát hết các lĩnh vực cũng như các vấn đề.

Việc hợp nhất các cơ quan giám sát tài chính cho phép tận dụng ưu thế

về quy mô kinh tế, thúc đẩy sự đồng nhất của các TTTC, qua đó làm tăng

cường mức độ hiệu quả của TTTC, củng cố tính minh bạch của các doanh

nghiệp. Việc hợp nhất giám sát tài chính cũng sẽ tăng cường tính đồng bộ và

thống nhất khi áp dụng các chính sách cho các lĩnh vực và các đối tượng khác

nhau, tăng cường trách nhiệm trong hoạt động của cơ quan giám sát tài chính,

qua đó nâng cao hiệu quả giám sát tài chính, thúc đẩy quá trình cải cách của

khu vực tài chính và doanh nghiệp cũng như đảm bảo sự hoạt động thông

suốt của TTTC như một kênh cấp vốn cho toàn bộ nền kinh tế.

3). Quá trình thực hiện thống nhất giám sát tài chính

Quá trình hợp nhất giám sát tài chính được thực hiện trên hai phương

diện là (i) hợp nhất các cơ quan thực hiện giám sát về tổ chức và (ii) hợp nhất

các văn bản pháp quy có liên quan tới giám sát và điều tiết khu vực tài chính.

1. Hợp nhất các cơ quan giám sát tài chính

Tháng 1 năm 1999, bốn cơ quan giám sát tài chính đã được hợp nhất

thành Ủy ban giám sát tài chính/Dịch vụ giám sát tài chính.

So sánh cấu trúc của hệ thống giám sát tài chính trong hai thời kỳ

chúng ta có thể thấy có sự khác biệt như sau:

Ở giai đoạn trước, Bộ Tài chính và kinh tế (MOFE) là cơ quan điều

tiết toàn bộ TTTC trong khi Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) điều

tiết khu vực ngân hàng.

Giai đoạn từ tháng 1 năm 1999 đến nay, Ủy ban giám sát tài chính

(FSC) và cơ quan dịch vụ giám sát tài chính (FSS) chịu trách nhiệm cấp phép

hoặc rút giấy phép cũng như giám sát toàn bộ hoạt động của các tổ chức tài

chính. MOFE chịu trách nhiệm hoạch định chính sách chung và các luật (có

tư vấn trước với FSC); Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) chịu trách

nhiệm hoạch định chính sách.

Page 89: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

89

Sơ đồ 4 - Hệ thống giám sát tài chính trước ngày

1/4/1998

Sơ đồ 5 - Hệ thống giám sát tài chính trước sau tháng 1/1999

Sau khi thực hiện thống nhất hệ thống giám sát tài chính thì FSC/FSS

trở thành cơ quan điều tiết duy nhất toàn bộ khu vực tài chính.

Cơ cấu tổ chức của hệ thống giám sát hiện nay bao gồm Ủy ban giám

sát tài chính (FSC), Ủy ban Chứng khoán và các giao dịch tương lai (SFC) và

Cơ quan dịch vụ giám sát tài chính (FSS).

(i) FSC

Mục tiêu hoạt động của FSC/FSS bao gồm:

NHTW

(BOK) Văn phòng giám sát ngân hàng

Bộ Tài chính và Kinh tế

(MOFE)

UBCK Hội đồng

Giám sát

Chứng

khoán

Ủy ban

Giám sát

Bảo hiểm

Tập đoàn

bảo hiểm

tiền gửi phi

ngân hàng

Các

ngân

hàng

Các

công ty

chứng

khoán

Các

công ty

bảo

hiểm

Các

TCTC

phi

Ngân hàng

Ủy ban giám sát tài chính

KFC

Bộ Tài chính và Kinh tế

MOFE

Dịch vụ giám sát

FSS

Mọi thể chế giám sát

Page 90: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

90

- Duy trì sự hội nhập của các TTTC Hàn Quốc

- Đảm bảo sự công bằng trong các giao dịch tài chính.

- Bảo về quyền và quyền lợi của các nhà đầu tư và người tiêu dùng.

Chức năng của FSC:

- Đánh giá, định hướng và đưa ra các giải pháp về những vấn đề điều

tiết tài chính.

- Cấp hoặc rút giấy phép tài chính.

- Hướng dẫn và giám sát FSS.

(ii) SFC

Là cơ quan trực thuộc FSC và giám sát các TTCK và thị trường tương

lai ở nước ngoài với các chức năng:

Điều tra các giao dịch không lành mạnh.

Xem xét các chuẩn mực kế toán và kiểm toán.

Lập kế hoạch và xem xét các vấn đề trình lên FSC.

(iii) FSS

Là cơ quan thực thi của FSC và SFC với các chức năng chủ chốt là:

- Giám sát, kiểm tra, điều tra quá trình cưỡng chế đối với các công ty

tài chính.

- Giải quyết các vấn đề do FSC chỉ định.

- Trọng tài đối với các tranh chấp giữa các công ty tài chính và các

khách hàng.

Về cơ cấu tổ chức

FSS bao gồm 28 vụ và 4 văn phòng khu vực, 4 văn phòng ở nước

ngoài, số nhân viên là 1650 trong 5 lĩnh vực cụ thể như sau:

- Giám sát và trách nhiệm (11 vụ)

- Kiểm tra (9 vụ)

- Điều tra và Cưỡng chế (2 vụ)

- Bảo vệ người tiêu dùng (1 vụ)

- Tổng hợp và Hỗ trợ giám sát (7 vụ)

2. Hợp nhất các văn bản pháp quy về giám sát tài chính

Hệ thống văn bản pháp quy về giám sát tài chính cũng đã thực hiện.

Gần đây Hàn Quốc đã ban hành Luật Quản lý kinh doanh tài sản đầu tư gián

tiếp và Luật về các Tập đoàn. Tuy nhiên, đa số các luật vẫn chỉ đề cập tới

từng lĩnh vực có liên quan. Tuy nhiên một số biện pháp nhằm tăng cường đối

xử với các lĩnh vực khác nhau cũng đã được thực hiện.

Page 91: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

91

Bảng 12 – Phân định lĩnh vực giám sát tài chính ở Hàn Quốc

Tổ chức Luật giám sát Cơ quan giám sát

Các ngân hàng Luật Ngân hàng chung FSC/FSS

Các công ty chứng khoán Luật giao dịch chứng khoán FSC/FSS

Các công ty bảo hiểm Luật Bảo hiểm FSC/FSS

Các công ty quản lý tài sản Luật Quản lý kinh doanh tài sản đầu tư

gián tiếp

FSC/FSS

Định hướng trong thời gian tới, tất cả các tổ chức nói trên sẽ chịu sự

quản lý của luật tài chính duy nhất (theo mô hình của Mỹ).

Tuy nhiên, quá trình hợp nhất giám sát tài chính cũng còn gặp nhiều

khó khăn như vấn đề về phối hợp giữa cơ quan giám sát tài chính với ngân

hàng trung ương nhằm tạo ra sự đồng nhất với CSTT. Bên cạnh đó, thực hiện

quá trình chuyển đổi sang cơ chế thống nhất cũng đòi hỏi có nhiều nỗ lực

trong quá trình thực hiện nhằm đạt hiệu quả tối đa, đồng thời có tính tới các

yếu tố về nhân sự và hành chính.

Page 92: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

92

Phần 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH

SÁCH TÀI CHÍNH, TIỀN TỆ CỦA

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2005

Page 93: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

93

Chương 1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI

KHÓA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2005

1.1. THỰC TRẠNG QUY MÔ, CƠ CẤU THU NSNN GIAI ĐOẠN

2001-2005

1.1.1. Đánh giá kết quả chuyển dịch quy mô và cơ cấu thu NSNN giai

đoạn 2001-2005

Phân tích tình hình thực hiện quy mô và cơ cấu thu NSNN trong giai

đoạn 2001-2005 có thể đưa ra những đánh giá và nhận xét như sau:

1). Quy mô thu ngân sách nhà nước tăng nhanh với tốc độ tăng thu cao.

Giai đoạn 2001-2005 tổng thu NSNN đạt 799.241 tỷ đồng, tăng 8,81

lần so với năm 2000, với tốc độ tăng thu khá cao. Năm 2001 tăng 14,48% so

với năm 2001, các sau tăng lần lượt là: năm 2002 – 19,22%; năm 2003 –

14,82%; năm 2004 – 34,26% và năm 2005 là 19,57%. Tốc độ tăng bình quân

trong 5 năm đạt 20,46%, mức tăng cao nhất trong 15 năm qua.

Bảng 13 – Thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2001-2005

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2001

2005

Thu NSNN 103888 123860 142210 190929 228287 799241

Tỷ lệ tăng (%) 14.48 19.22 14.82 34.26 19.57 20.46

Nguồn: www.gso.gov.vn và www.mof.gov.vn

Đặc biệt trong 2 năm (2004-2005) tốc độ tăng thu NSNN cao gấp đôi

những năm trước đó. Do quy mô thu NSNN ngày càng lớn và có tốc độ tăng

trưởng nhanh nên thu NSNN đã đảm bảo nguồn lực tài chính to lớn cho các

mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2005.

Trong những năm 2006-2008 số thu NSNN tiếp tục tăng cao. Cụ thể:

- Tổng thu NSNN năm 2006 ước đạt 264.260 tỷ đồng, vượt 11,1%

(26.360 tỷ đồng) so dự toán năm, tăng 21,7% so với thực hiện năm 2005.

- Tổng thu NSNN năm 2007 ước đạt 287.900 tỷ đồng, vượt 2,1%

(6.000 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 11,6% so với thực hiện năm 2006.

- Dự toán thu NSNN năm 2008 là 323.000 tỷ đồng, tăng 12,2% so với

thực hiện năm 2007; Ước thực hiện cả năm là 399.000 tỷ đồng, vượt 23,5%

(76.000 tỷ đồng) so dự toán, tăng 26,3% so với thực hiện năm 2007.

Như vậy, quy mô thu NSNN năm 2005 cao gấp 2,2 lần so với năm

2001, ước thực hiện quy mô thu năm 2008 cao gấp 3,8 lần so với năm 2001,

trong khi tốc độ tăng thu nhập quốc dân thực tế năm 2005 chỉ gấp 1,74 lần

Page 94: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

94

năm 2001 và ước thực hiện năm 2008 tăng gấp 2,34 lần. Tốc độ tăng thu

ngân sách nhanh hơn tốc độ tăng GDP thể hiện việc đề cao vai trò huy động

nguồn lực tài chính nhằm đảm bảo nhu cầu chi tiêu lớn để thực hiện các mục

tiêu phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta trong những năm qua.

2). Tỷ lệ động viên thu NSNN có xu hướng tăng rất nhanh.

Sau khi đạt tỷ lệ động viên 21,59%GDP vào năm 2001, tỷ lệ động

viên thu NSNN đã có sự bứt phát trong những năm tiếp theo: đạt

23,12%GDP năm 2002; 23,18%GDP năm 2003; tăng lên 26,69%GDP trong

năm 2004 và 27,2%GDP trong năm 2005.

Bảng 14 – Tỷ lệ động viên thu NSNN giai đoạn 2001-2005

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2001

2005

GDP (tỷ đồng) 481295 535762 613443 715307 839261

Thu NSNN (tỷ

đồng)

103888 123860 142210 190929 228287 799241

Tỷ lệ động viên

thu NSNN (%)

21.59 23.12 23.18 26.69 27.20 24.36

Nguồn: www.gso.gov.vn và www.mof.gov.vn

Nếu tính chung tỷ lệ động viên bình quân trong cả thời kỳ thì giai đoạn

2001-2005 tỷ lệ động viên thu NSNN đạt 24,36%GDP, cao hơn rất nhiều so

với giai đoạn 1996-2000 (20,7%GDP).

Tỷ lệ động viên thu NSNN trong những năm 2006-2008 vẫn có xu

hướng tăng cao. Cụ thể:

- Năm 2006 tỷ lệ động viên thu NSNN là 28,69%GDP.

- Năm 2007 tỷ lệ động viên thu NSNN đạt 27,76%GDP.

- Năm 2008 tỷ lệ động viên thu NSNN đạt khoảng 27,33%GDP.

Tính chung cả giai đoạn 2001-2008 tỷ lệ động viên thu NSNN đạt

mức 27,03%GDP.

Như vậy, nghiên cứu sự chuyển dịch về quy mô và tỷ lệ động viên thu

ngân sách nhà nước trong cả giai đoạn 2001-2008 cho thấy: sự chuyển dịch

có xu hướng tăng nhanh cả về quy mô thu ngân sách và tỷ lệ động viên nhằm

đảm bảo nguồn lực tài chính góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát

triển kinh tế -xã hội trong cả giai đoạn.

3). Cơ cấu và chính sách thu ngân sách nhà nước chuyển dịch tích cực theo sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, đồng thời có tác động thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khuyến khích phát triển các ngành sản xuất trong nước.

Thông qua việc ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền sử

dụng đất, thuế sử dụng đất với mức độ khác nhau, chính sách thuế đã khuyến

Page 95: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

95

khích các dự án đầu tư vào ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ; đầu tư vào

các khu công nghiệp; đầu tư vào khu chế xuất; vào khu công nghệ cao; vào

vùng nông thôn; đầu tư vào địa bàn kinh tế- xã hội khó khăn; đầu tư vào các

sản phẩm công nghiệp trọng điểm; sản xuất phần mềm; vào giáo dục và y tế

... từ đó tăng tỷ trọng sản phẩm công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm

xã hội... Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng dần tỷ trọng công

nghiệp dịch vụ trong cơ cấu kinh tế đã góp phần tăng nhanh số thu ngân sách

và làm thay đổi đáng kể cơ cấu thu NSNN.

Xem xét tác động của chuyển dịch cơ cấu thu ngân sách đến chuyển

dịch cơ cấu kinh tế cho kết quả ở bảng sau:

Bảng 15 - Mối quan hệ giữa tỷ lệ động viên thu ngân sách nhà nước với chuyển dịch cơ

cấu kinh tế giai đoạn 1991-2005

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 1991-1995 1996-2000 2001-2005

Tỷ lệ động viên thu NSNN 20,2 20,7 24,5

Tỷ trọng Công nghiệp và Dịch vụ trong cơ

cấu kinh tế

68,2 74,2 79,1

Nguồn: Tổng hợp

Nhìn vào tính toán ở bảng trên cho ta thấy tồn tại một mối quan hệ tỷ

lệ nhất định giữa mức động viên thu NSNN với tỷ trọng các ngành công

nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, khi đó cơ cấu các ngành công nghiệp

và dịch vụ tăng thì tỷ lệ động viên cũng có xu hướng tăng lên.

Như vậy, trong giai đoạn 2001-2005 cơ cấu thu ngân sách nhà nước

đã được điều chỉnh phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, động viên các

nguồn thu sát với các hoạt động kinh tế, góp phần thúc đẩy hoạt động sản

xuất kinh doanh phát triển.

Mặt khác, chính sách thu NSNN luôn đặt ra mục tiêu “thúc đẩy phát

triển nhanh sức sản xuất; khuyến khích xuất khẩu; khuyến khích đầu tư;

khuyến khích đổi mới công nghệ; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đảm

bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững”, vì thế việc xác định đối

tượng đánh thuế, mức thu và miễn giảm thuế luôn quán triệt quan điểm thúc

đẩy sản xuất kinh doanh phát triển để tạo ra nguồn thu ngày càng tăng.

Trong hoạt động thực tiễn, cơ cấu thu NSNN đã được chuyển dịch

theo hướng tăng cơ cấu thu trong nước, giảm cơ cấu thu ngoài nước. Điều đó

thể hiện sự chuyển dịch tích cực cơ cấu thu NSNN do sự chuyển dịch cơ cấu

kinh tế và mức độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.

Trong giai đoạn 2001-2005, cơ cấu thu nội địa ngày càng tăng, hạn

chế sự phụ thuộc vào thuế XNK và dầu thô, tăng dần tỷ trọng các nguồn thu

từ kinh tế trong nước. Nếu lấy tổng thu NSNN giai đoạn 2001-2005 để so

sánh thì tỷ trọng thu nội địa không kể dầu thô tăng từ 50,7% năm 2001 lên

Page 96: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

96

57,5% vào năm 2005, bình quân đạt 53,7%; với tốc độ tăng trung bình

18,3%/năm;

Tỷ trọng thu NSNN từ hai khoản dầu thô và thu hải quan giảm dần, từ

48% tổng thu NSNN năm 2001 xuống 41,4% năm 2005.

Trong tổng thu nội địa (trừ dầu), nguồn thu từ khu vực doanh nghiệp

tăng trưởng ở mức cao và trở thành nguồn thu quan trọng của NSNN. Tốc độ

tăng trưởng bình quân hàng năm của khu vực này là 19,4%/năm, cao hơn

mức tăng trưởng chung của thu nội địa là 18,3%. Giai đoạn 1996-2000, tỷ

trọng của khu vực doanh nghiệp chiếm 66,4% thì giai đoạn 2001-2005 tăng

lên 71,4%.

Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu thu trong nước đã gắn với sự chuyển

dịch của cơ cấu kinh tế theo xu hướng mở cửa và giảm tỷ trọng các nguồn

thu chịu tác động bởi những yếu tố bên ngoài, tăng thu nội địa.

4). Cơ cấu và chính sách thu ngân sách nhà nước đã được điều chỉnh sát với tính chu kỳ của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong từng giai đoạn

Trong những năm nền kinh tế nước ta chuyển mạnh sang cơ chế thị

trường, đặc biệt là giai đoạn 1991-1996 do lạm phát được kiềm chế và duy trì

ở mức thấp, hoạt động sản xuất kinh doanh bước đầu được phục hồi và phát

triển nên đã góp phần đạt mức tăng trưởng kinh tế cao. Do mức tăng trưởng

tăng từ 5,8% năm 1991 lên 9,3% năm 1996 nên tỷ lệ động viên thu NSNN

trong giai đoạn này có xu hướng tăng lên, từ 13,1% năm 1991 lên 21,8% năm

1996; tương ứng với thời kỳ 2001-2005, tốc độ tăng trưởng từ 6,9% năm

2001 lên 7,5% năm 2005 thì tỷ lệ động viên thu NSNN cũng tăng từ 20,4%

năm 2001 lên 20,9% năm 2005.

Phân tích số liệu dưới đây ta thấy: giai đoạn 1991-1996 do nền kinh tế

đạt tốc độ tăng trưởng cao nên đã tạo ra tiền đề để tăng tỷ lệ động viên thu

NSNN. Mặt khác, trong chỉ đạo và điều hành, cơ quan thuế đã tích cực, chủ

động xây dựng các chính sách động viên hợp lý và xác định mức động viên

phù hợp để làm tăng thu NSNN. Nhờ đó, chính sách thuế đã trở thành nhân

tố kích thích và tạo đà cho tăng trưởng kinh tế.

Bảng 16 - Tỷ lệ động viên thu NSNN bình quân từ 1991 đến 2005

Đơn vị:%GDP

Giai đoạn 1991

1996

1997

2000

2001

2005

Tỷ lệ động viên thu NSNN 20,0 19,2 24,5

Tốc độ tăng trưởng kinh tế 8,4 6,4 7,5

Nguồn: Tổng hợp

Bước vào những năm 1997-1999, do khủng hoảng kinh tế tài chính

Châu Á tác động đến nền kinh tế nước ta làm cho tốc độ tăng trưởng bị chậm

lại và giảm dần. Để giữ vững nhịp độ tăng trưởng, nhiều giải pháp kinh tế đã

Page 97: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

97

được sử dụng, trong đó việc điều chỉnh tỷ lệ động viên thu NSNN giữ vai trò

quan trọng. Mức thuế trong giai đoạn này đã được giảm nhẹ nhằm kích thích

các doanh nghiệp và cá nhân tăng đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh.

Cụ thể:

- Giảm mức động viên từ khu vực sản xuất nông nghiệp nên đã làm tỷ

trọng thu từ khu vực này trong tổng thu NSNN giảm từ 6% năm 1995 xuống

còn 2,3% năm 1999.

- Tỷ lệ động viên từ khu vực doanh nghiệp nhà nước cũng đã từng

bước giảm từ 6,2% thời kỳ 1991-1995 xuống 4,8% thời kỳ 1996-2000 nhằm

tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước có khả năng tích tụ và tập trung

nguồn vốn cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Do áp dụng các biện pháp nêu trên nên tỷ lệ động viên thông qua thuế

đã giảm từ 21,8% năm 1996 xuống 19,4% năm 1997 và 18,6% năm 1999.

Bên cạnh đó, bắt đầu từ những năm 2007-2008 nền kinh tế nước ta lâm vào

tình trạng lạm phát cao: mức lạm phát cuối năm 2007 đạt 12,63% đã làm

kinh tế tăng trưởng chậm lại. Trong bối cảnh đó, chính sách động viên thu

NSNN trong những năm 2007-2008 cũng được điều chỉnh xuống thấp

khoảng 24-25%GDP so với 26-27%GDP những năm 2004-2005 nhằm hạ

thấp gánh nặng về thuế cho các khu vực kinh tế.

Như vậy, tỷ lệ động viên thu ngân sách nhà nước đã được điều chỉnh

theo hướng tăng lên trong thời kỳ nền kinh tế đạt tăng trưởng cao, đồng thời

giảm đi trong những năm suy giảm tốc độ tăng trưởng. Nhờ đó, chính sách

và cơ cấu thu ngân sách nhà nước đã góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế,

thúc đẩy kinh tế tăng trưởng theo các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh

tế-xã hội.

1.1.2. Những vấn đề đặt ra trong quá trình chuyển dịch cơ cấu thu

NSNN giai đoạn 2001-2005

1). Cơ cấu thu ngân sách nhà nước chưa thực sự bền vững

Để xem xét tính chất bền vững của thu NSNN, cần phân loại thu

NSNN theo các khoản thu có tính chất ổn định, phát sinh từ các hoạt động

kinh tế trong nước và các khoản thu phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Với

cách phân chia này, thu NSNN bao gồm các cơ cấu sau đây:

- Thu nội địa, bao gồm các khoản thu từ các hoạt động kinh tế trong

nước, trong đó chủ yếu từ các khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp dân doanh.

- Thu dầu thô: phụ thuộc vào trữ lượng khai thác dầu thô và giá cả dầu

thô trên thị trường thế giới.

- Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: phụ thuộc vào hoạt động xuất nhập

khẩu và giá cả trên thị trường thế giới. Khoản thu này trong điều kiện thực

Page 98: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

98

hiện các cam kết quốc tế có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong tổng thu

NSNN.

Trên cơ sở phân chia đó, có thể phân tích sự ổn định cơ cấu nguồn thu

NSNN qua các giai đoạn như sau:

Hình 3 - Cơ cấu thu NSNN theo tính chất ổn định nguồn thu

Đơn vị: %

Thu nội địa Thu từ Dầu thô Thu từ hoạt động XNK Thu khác

Nguồn: Tổng hợp từ www.mof.gov.vn.

Thứ tự từ năm 2001 đến 2005 là từ trong ra ngoài

Nhìn vào đồ thị trên cho thấy:

- Thu nội địa là khoản thu chủ yếu của NSNN và có chuyển biến tích

cực theo hướng tăng tỷ trọng trong tổng thu NSNN: Năm 2001 tỷ trọng thu

nội địa mới chiếm 50,68% tổng thu NSNN thì đến năm 2005 đã tăng tỷ trọng

lên 52,49%. Điều này cho thấy chất lượng hoạt động kinh tế trong nước đã có

bước cải thiện làm tăng nguồn thu từ hoạt động kinh tế trong nước.

- Thu dầu thô là khoản thu giữ vị trí quan trọng thứ hai sau thu nội địa

và có xu hướng tăng nhanh tỷ trọng trong tổng thu NSNN. Nếu năm 2001 thu

dầu tô mới chỉ chiếm 25,3% trong tổng thu NSNN thì năm 2005 đã tăng lên

với mức khá cao, chiếm gần 30% tổng thu NSNN.

- Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu có xu hướng giảm từ tỷ trong

22,09% tổng thu NSNN xuống còn 16,7% và có xu hướng giảm nhanh hơn

trong thời gian tới.

Như vây, qua xem xét cơ cấu nguồn thu trên ta thấy:

Thứ nhất, thu nội địa được coi là nguồn thu ổn định của NSNN, ít chịu

sự biến động của các yếu tổ bên ngoài, nhưng tỷ trọng thu nội địa còn khá

thấp trong tổng thu NSNN (mới khoảng 50-52%).

- Trong thu nội địa các khoản thu từ hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp chưa chiếm tỷ trọng tuyệt đối và có xu hướng biến động khác nhau.

Page 99: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

99

Bảng 17 - Cơ cấu thu nội địa trong tổng thu NSNN theo lĩnh vực

Đơn vị: %

Năm 2001 2002 2003 2004 2005

Thu nội địa 100 100 100 100 100

Thu từ khu vực QD 44 41 37 31 33

Thu từ DN ĐTNN 11 12 13 14 16

Thu từ khu vực NQD 13 13 13 13 14

Nguồn: Tổng hợp từ www.mof.gov.vn

Trong cơ cấu thu nội địa, thu từ DNNN chiếm bộ phận đáng kể, song

có xu hướng giảm dần từ 44% tổng thu nội địa năm 2001 xuống còn 33%

năm 2005. Ngược lại, tỷ trọng thu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài trong tổng thu nội địa tăng từ 11% năm 2001 lên 16% năm 2005. Điều

này chứng tỏ hoặc là sự thu hẹp quy mô các DNNN, hoặc là hiệu quả kinh tế

của các DNNN ngày càng giảm dần.

- Ngay trong cơ cấu nội tại thu nội địa cũng còn hàm chứa nhiều

khoản thu không thực sự gắn với kết quả sản xuất kinh doanh, hịêu quả nền

kinh tế, từ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân.

Chẳng hạn:

Năm 2005: nếu loại trừ một số khoản thu không thật chắc chắn trong

tổng số thu nội địa khoảng 77.910 tỷ đồng (gồm: thu từ nhà, đất là 17.210 tỷ

đồng; thu xổ số kiến thiết 5.200 tỷ đồng); số thu từ sản xuất kinh doanh có

tính ổn định khoảng 93.590 tỷ đồng, chiếm 44,27% tổng số thu cân đối

NSNN. Trong tổng số thu NSNN năm 2005 ước vượt 28.400 tỷ đồng so với

dự toán, nếu loại trừ một số khoản thu tăng không phát sinh từ sản xuất kinh

doanh trong thu nội địa thì số tăng thu từ sản xuất kinh doanh còn ở mức thấp

(chỉ chiếm khoảng 20%).

Năm 2006: nếu loại trừ một số khoản thu không thật chắc chắn trong

tổng số thu nội địa (gồm thu từ nhà, đất; thu xổ số kiến thiết) thì số thu từ

hoạt động sản xuất kinh doanh có tính ổn định chỉ chiếm 43% tổng số thu cân

đối NSNN, giảm so với năm 2005 (44,5%).

Hai là, tuy có những chuyển biến tích cực trong một số năm gần đây,

nhưng nhìn chung cơ cấu thu NSNN vẫn chậm được cải thiện và vẫn phụ

thuộc nhiều vào các khoản thu thiếu tính ổn định là thu dầu thô và thu xuất

nhập khẩu (chiếm gần 48-50% tổng thu NSNN).

Các khoản thu này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài như: sản

lượng khai thác không ổn định, giá cả phụ thuộc nhiều vào sự biến động của

thị trường thế giới. Mặt khác, công tác phân tích dự báo, lập dự toán thu từ

dầu thô chưa thật sự tích cực. Năm 2006, sản lượng khai thác dầu thô không

đạt so với kế hoạch (giảm 1 triệu tấn), nhưng do giá dầu thô thế giới tăng cao

nên thu ngân sách đạt 77.400 tỷ đồng, tăng 22,1% (14.000 tỷ đồng) so với dự

toán, tương ứng với mức giá bán dầu thô bình quân 65 USD/thùng.

Page 100: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

100

Hình 4 - Sự biến động của nguồn thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn 1991-2005

Phân tích cơ cấu thu theo tính chất ổn định của nguồn thu cho thấy

một số vấn đề nổi lên như sau:

Thứ nhất, tỷ trọng nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu trong tổng

thu NSNN đã có xu hướng giảm khá rõ do thực hiện lộ trình cắt giảm thuế

quan theo tiến trình hội nhập quốc tế. Đây là một hướng đi đúng đắn, thể hiện

sự cam kết hội nhập chắc chắn của Việt Nam, tuân thủ các thông lệ và cam

kết quốc tế.

Thứ hai, thu từ dầu thô vẫn đạt mức động viên vào ngân sách khá cao.

Đây là nguồn thu dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan như: giá dầu

quốc tế, tình hình chính trị ở các nước có nguồn dầu mỏ lớn…

Thứ ba, tỷ trọng nguồn thu từ nền kinh tế (trừ dầu thô) có xu hướng

tăng nhưng chưa cao. Đây là nguồn thu chủ yếu, vững chắc và quan trọng

nhất vì ít chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài.

Do đó, để đảm bảo tính ổn định của nguồn thu NSNN, cần có phương

hướng biện pháp tăng tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN. Điều đó đòi

hỏi phải tăng tính hiệu quả hoạt động cảu các loại hình doanh nghiệp và các

hoạt động kinh tế.

2). Cơ cấu thu ngân sách nhà nước còn bất hợp lý phản ánh sự bị động trong điều tiết kinh tế.

Cơ cấu thu NSNN bất hợp lý được thể hiện trong những phân tích

dưới đây:

Một là, cơ cấu thu ngân sách còn bất hợp lý xét theo tính chất

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 ước

2005

ước

2006

Thuế, phí không kể từ dầu thô Thu từ dầu thô

Thu giao quyền sử dụng đất Thu bán nhà thuộc sở hữu nhà nước

Thu viện trợ

Page 101: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

101

nguồn thu

Xem xét cơ cấu thu NSNN theo tính chất nguồn thu tức là phân chia

nguồn thu theo tính chất nguồn thu, bao gồm: thuế tiêu dùng đánh vào hàng

hóa và dịch vụ, thuế thu nhập đánh vào các thể nhân và pháp nhân và các loại

thuế đánh vào tài sản.

Để nghiên cứu cơ cấu này, cần phân tích mối quan hệ trực tiếp giữa

các sắc thuế có tính chất đặc trưng của 3 loại thuế nói trên (loại trừ thu từ dầu

thô và một số khoản thu phí khác không có liên quan). Trong giai đoạn 2001-

2005, mối quan hệ giữa thuế hàng hóa dịch vụ, thuế thu nhập và thuế tài sản

trong cơ cấu thu ngân sách thể hiện như sau:

Bảng 18 - Cơ cấu giữa thuế hàng hóa, thuế thu nhập và thuế tài sản

trong tổng thu ngân sách nhà nước

Đơn vị: %

Loại thuế 2001 2002 2003 2004 2005 2001

2005

Thuế hàng hóa 68,44 69,68 65,35 61,69 61,92 65,42

Thuế thu nhập 26,21 24,14 23,94 23,53 25,00 24,56

Thuế tài sản 5,35 6,18 10,71 14,78 13,08 10,02

Nguồn: Tính toán theo số liệu của Tổng cục Thuế

- Thuế hàng hóa (bao gồm thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế XNK) chiếm

tỷ trọng trên 65% tổng thu ngân sách; trong đó số thuế GTGT chiếm trên

32%; thuế TTĐB chiếm trên 12% và thuế XNK chiếm 205% tổng thu ngân

sách.

- Thuế thu nhập (bao gồm thuế TNDN, thuế TNCN) chiếm gần 25%

tổng số ngân sách; trong đó thuế TNDN chiếm 21,5%; thuế TNCN chiếm

khoảng 3%.

- Các loại thuế tài sản (bao gồm thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế

sử dụng đất, tiền thuê đất, lệ phí trước bạ) chiếm tỷ trọng nhỏ - khoảng 10%

tổng thu ngân sách.

Từ cơ cấu thu ngân sách nói trên, có thể rút ra một số nhận xét sau:

1. Thuế hàng hóa mặc dù có xu hướng giảm dần tỷ trọng song vẫn

chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số thu ngân sách. Trong cơ cấu thuế hàng

hóa, tỷ trọng thuế GTGT có xu hướng tăng nhanh từ 30,72% năm 2001 tăng

lên 32,71% năm 2005. Còn tỷ trọng thuế XNK giảm mạnh từ 25,46% năm

2001 xuống còn 20,55% năm 2005.

2. Thuế thu nhập có xu hướng giảm nhẹ, nhưng tốc độ giảm không

nhiều và mức độ giảm không đồng đều giữa các sắc thuế. Tỷ trọng thuế thu

nhập doanh nghiệp giảm từ 22,93%xuống còn 21,5%; tỷ trọng thuế thu nhập

cá nhân tuy giảm nhưng mức giảm không đáng kể.

Page 102: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

102

3. Các hình thức thuế thu vào tài sản có xu hướng tăng nhanh, đặc biết

tỷ trọng các loại thuế thu vào đất đai tăng đáng kể. Điều này có nguyên nhân

do sự phát triển nóng của thị trường bất động sản trong những năm qua.

Nếu xem xét cơ cấu thu trong mối quan hệ giữa thuế gián thu và thuế

trực thu cũng tìm thấy những điểm bất cập.

Bảng 19 - Cơ cấu giữa thuế gián thu và thuế trực thu trong tổng thu ngân sách nhà nước

Đơn vị: %

Loại thuế 2001 2002 2003 2004 2005 2001

2005

Thuế gián thu 68,44 69,68 65,35 61,69 61,92 65,42

Thuế trực thu 31,56 30,32 34,65 38,31 3808 34,58

Nguồn: Tính toán theo số liệu của Tổng cục Thuế

Rõ ràng, thuế gián thu có xu hướng giảm tỷ trọng còn thuế trực thu có

xu hướng tăng tỷ trọng, song mức tăng và giảm là không nhiều. Tuy nhiên, tỷ

trọng thuế gián thu còn khá cao với mức gần gấp 2 lần so với thuế trực thu.

Hai là, cơ cấu giữa các hình thức thuế không hợp lý

Đánh giá cơ cấu thu NSNN theo sắc thuế chính là việc xem xét tỷ

trọng và sự biến động số thu của các sắc thuế chủ yếu và quan trọng trong

tổng thu NSNN theo giai đoạn, qua đó xem xét tính hợp lý của chính sách thu

NSNN.

Bảng 20 - Cơ cấu thuế, phí và lệ phí trong tổng thu ngân sách nhà nước (%)

Giai đoạn 1991-1995 1996-2000 2001-2005

Tổng số thu thuế và phí 100 100 100

Trong đó:

- Thuế GTGT 15.41 19.78 24.99

- Thuế TTĐB 6.32 7.30 8.69

- Thuế XNK 21.51 19.25 14.50

- Thuế TNDN 10.26 13.05 15.12

- Thuế TNCN 0.80 2.37 2.21

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp 3.96 2.65 0.29

- Thuế nhà đất 0.53 0.49 0.26

- Phí, lệ phí khác 4.16 2.95 2.54

Nguồn: Bộ Tài chính

Phân tích bảng trên cho thấy:

- Cơ cấu thu NSNN theo các sắc thuế thể hiện sự bất hợp lý trong bản

thân hệ thống thuế ở nước ta. Trong cơ cấu thu, thuế TNDN chiếm khoảng

24,4% tổng số thu ngân sách từ thuế, phí và lệ phí; thuế thu nhập cá nhân

chiếm 2,3%; thuế GTGT và thuế TTĐB chiếm 35,7%; thuế xuất nhập khẩu

chiếm 13,6%; còn lại các loại thuế khác chiếm 23,9%.

- Cơ cấu thu NSNN theo sắc thuế thể hiện sự bất hợp lý so với các

Page 103: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

103

nước trong khu vực.

Bảng 21 - Cơ cấu thu ngân sách nhà nước của các nước Châu Á

%GDP

Nước/ năm Tổng số

Thuế thu nhập Thuế hàng hóa, dịch vụ

Khác Thuế

TNDN

Thuế

TNCN

Thuế

GTGT

Thuế

TTĐB

Thuế

XNK

Camphuchia -2003 7.2 0.7 0.2 2.3 1.3 2.4 0.2

Indonexia – 2003 11.8 2.8 3.2 3.8 1.3 0.5 0.2

Philippines – 2004 12.4 3.6 2.1 1.9 1.8 2.5 0.5

Singapore – 2004 12.6 4.6 1.9 3.4 1.1 0.0 1.5

Malaysia – 2004 16.0 8.0 2.9 2.0 1.4 1.2 0.5

Thái Lan – 2004 18.0 4.1 2.1 5.0 4.2 1.6 1.0

Trung bình 13.0 4.0 2.1 3.1 1.8 1.4 0.7

Việt Nam – 2006 22.0 10.4 0.5 6.2 1.8 2.7 0.4

Nguồn: Tính toán trên cơ sở số liệu của Bộ Tài chính

- Cơ cấu thu NSNN theo sắc thuế thể hiện sự bất hợp lý so với các

nước có điều kiện tương đồng như Việt Nam

Bảng 22 - Cơ cấu số thu thuế ở các nước theo GDP bình quân đầu người

STT Khối nước

GDP bình

quân

đầu người

Cơ cấu thuế (% tổng số thu thuế)

Tổng

số

Thuế

TNDN

Thuế

TNCN

Thuế

hàng

hóa

Thuế

XNK

Thu

khác

1 Các nước đang phát

triển thu nhập thấp

nhỏ hơn

745

100 19.28 16.62 43.5 16.4 4.2

2 Các nước đang phát

triển thu nhập TB

746-2.975 100 15.47 16.03 51.8 9.3 7.4

3 Các nước đang phát

triển thu nhập cao

2.976-

9.205

100 8.91 20.49 53.1 5.4 12.1

4 Bình quân các nước

đang phát triển

100 13.20 18.00 51.2 8.6 9

Trong đó: Việt

Nam (ước 2004)

100 24.4 2.3 35.7 13.6 23.9

5 Các nước đã phát

triển

lớn hơn

9.206

100 9.67 44.63 32.9 0.7 12.1

Nguồn: Can Developing Countries Impose an Individual Income Tax?, J. Alm and S.

Wallace, May 2004

Mức trung bình của các nước đang phát triển là tỷ lệ số thu thuế thu

nhập doanh nghiệp 13,2%; thuế thu nhập cá nhân 18%; thuế hàng hoá, dịch

vụ chiếm 51,2%, thuế xuất nhập khẩu chiếm 8,6% và các loại thuế khác chỉ

chiếm 9%. Các nước đang phát triển có thu nhập thấp cũng có các tỷ lệ tương

ứng là 19,28%, 16,62%, 43,5%, 16,4% và 4,2%. Đối với các nước đã phát

triển, thuế thu nhập cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất: 44% tổng số thu thuế;

trong khi đó thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ chiếm 9,67% và thuế xuất nhập

khẩu chỉ chiếm 0,7%. Điều này phản ánh thực tế trào lưu cải cách thuế ở các

nước này với mục tiêu giảm gánh nặng thuế đối với doanh nghiệp để khuyến

Page 104: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

104

khích tái đầu tư và giảm thuế quan để khuyến khích phát triển tự do hoá đầu

tư và thương mại.

Như vậy, cơ cấu thuế của Việt Nam vẫn còn bất cập so với xu thế

chung của các nước trên thế giới. Tỷ lệ số thu thuế thu nhập cá nhân của Việt

Nam còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của các nước đang phát triển,

kể cả các nước đang phát triển có thu nhập thấp cùng loại; trong khi đó tỷ

trọng số thu thuế thu nhập doanh nghiệp đang ở mức rất cao; bên cạnh đó, tỷ

trọng của thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế khác (thuế tài nguyên, thuế sử

dụng đất nông nghiệp, phí xăng dầu, phí và lệ phí khác...) cũng còn khá cao.

Nói cách khác, gánh nặng thuế đối với doanh nghiệp còn khá lớn, điều này

làm giảm khả năng cạnh tranh của hệ thống thuế Việt Nam so với các nước.

3). Tỷ lệ động viên còn cao tạo ra gánh nặng thuế lớn, cản trở sự đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh.

Một là, tỷ lệ động viên từ thuế vào NSNN so với GDP còn bất hợp

lý khi xem xét trong dài hạn

Xem xét tỷ lệ động viên thu NSNN ở nước ta trong giai đoạn 1991-

2005 cho thấy: Tỷ lệ động viên GDP vào NSNN ngày càng có xu hướng tăng

nhanh. Xu hướng tăng nhanh không phải chỉ thể hiện trong từng năm của giai

đoạn 2001-2005 mà còn so với các giai đoạn trước.

Giai đoạn 1991-1995 tỷ lệ động viên thu NSNN bình quân đạt

20,24%GDP và đạt 20,7% trong giai đoạn 1996-2000 thì đến giai đoạn 2001-

2005 tỷ lệ động viên đã đạt mức 24,68% với tốc độ tăng khoảng 20% so với

các giai đoạn trước đó.

Ngay trong giai đoạn 2001-2005, tỷ lệ động viên thu NSNN của năm

2005 cũng tăng 26% so với năm 2001.

Bảng 23 - Tỷ lệ động viên thu NSNN giai đoạn 1991-2005

Đơn vị: %

1991-1995 1996-2000 2001 2002 2003 2004 2005 2001-2005

20,2 20,7 21,59 23,12 24,82 26,69 27,20 24,68

Nguồn: Tổng hợp

Như vậy, tỷ lệ động viên thu NSNN giai đoạn 2001-2005 đã tăng bất

hợp lý so với bản thân hệ thống thu NSNN ở nước ta. Nếu xem xét tỷ lệ động

viên thu NSNN trong khoảng 10 năm 1996-2005 ta thấy:

Bảng 24 - Tỷ lệ động viên thu NSNN trong 10 năm 1996-2005

Đơn vị: %GDP 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1996

2005

Tỷ lệ động viên thu NSNN

22,93 20,84 19,56 19,63 16,65 21,59 23,12 24,82 26,69 27,20 22,30

Tỷ lệ thu từ dầu

thô

2,69 2,82 2,38 3,12 5,33 5,46 4,95 5,99 6,79 7,93 4,75

Tỷ lệ động viên trừ dầu thô

20,24 18,01 17,18 16,51 11,32 16,12 18,17 18,84 19,9 19,27 17,56

Chênh lệch 0,63 -1,46 -2,74 2,68 5,66 0,72 0,82 2,52 4,39 4,90

Page 105: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

105

chung

Chênh lêch dầu thô

-2,05 -1,92 -2,37 -1,63 0,58 0,72 0,20 1,24 2,04 3,19

Nguồn: Tổng hợp

- Trong giai đoạn 1996-2005, tỷ lệ động viên thu NSNN trung bình 10

năm là 22,30%GDP, trong đó tỷ lệ động viên từ dầu thô chiếm 4,75%GDP,

còn lại là tỷ lệ động viên thu NSNN trừ dầu thô 17,56%GDP. Sự tăng lên của

tỷ lệ động viên thu NSNN của những năm 2001-2005 so với mức bình quân

chung 10 năm là khá lớn.

- Trong giai đoạn 2001-2005 tỷ lệ động viên thu NSNN có mức tăng

so với mức bình quân chung lớn có nguyên nhân bởi mức tăng của 2 năm

2004-2005, trong đó năm 2005 có mức tăng so với mức bình quân chung là

lớn nhất. Năm có mức tăng phù hợp với mức bình quân chung là năm 2002,

khi đó tỷ lệ động viên thu NSNN đạt mức khoảng 23%GDP, trong đó tỷ lệ

thu NSNN trừ dầu thô đạt khoảng 18%GDP.

- Trong giai đoạn 2006-2008 tỷ lệ động viên thu NSNN có mức tăng

cao nhất so với tất cả các giai đoạn trước đó – gần đạt 28%GDP, mặc dù năm

2008 xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Từ sự phân tích trên đây có thể rút ra kết luận sau: Tỷ lệ động viên thu

NSNN giai đoạn 2001-2008 là chưa hợp lý so với cơ cấu nội tại của hệ thống

thu thuế ở nước ta.

Hai là, tỷ lệ động viên thu NSNN so với GDP còn chưa hợp lý khi

so sánh với những nước có điều kiện tương đồng Việt Nam

Nếu so với các nước trên thế giới thì tỷ lệ động viên thu NSNN ở Việt

Nam là khá cao và bất hợp lý.

Bảng 25 - Cơ cấu số thu thuế ở các nước theo GDP bình quân đầu người

STT Khối nước

Thu nhập bình

quân đầu người

(USD)

Tỷ lệ động viên qua

thuế (%GDP)

1 Các nước đang phát triển thu nhập thấp Thấp hơn 745 14.1

2 Các nước đang phát triển thu nhập TB 746-2.975 16.7

3 Bình quân các nước đang phát triển 17.6

Trong đó: Việt Nam (năm 2005) 27

4 Các nước đang phát triển thu nhập cao 2.976-9.205 20.2

5 Các nước đã phát triển Cao hơn 9.206 25.0

Nguồn: Can Developing Countries Impose an Individual Income Tax?, J. Alm and S.

Wallace, May 2004

Nhìn vào bảng trên ta thấy: các nước đang phát triển có mức thu nhập

thấp tương đương Việt Nam hiện nay (thu nhập bình quân đầu người đạt

745USD), tỷ lệ động viên thu NSNN chỉ đạt khoảng 14,1%GDP thì Việt

Nam cao hơn nhiều (khoảng 27%GDP). Nếu so với mức bình quân chung

Page 106: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

106

của các nước đang phát triển là 17,6%GDP, hoặc các nước đang phát triển có

thu nhập cao đạt khoảng 20,2%GDP thì Việt Nam vẫn đạt mức khá cao.

Ba là, tỷ lệ động viên thu NSNN so với GDP còn chưa hợp lý khi

so sánh với những nước có nguồn thu phụ thuộc vào dầu thô như Việt

nam

Có thể lý giải tỷ lệ động viên thu NSNN ở Việt Nam cao là do sự biến

động của tỷ lệ thu từ dầu thô. Tuy nhiên, xem xét tỷ lệ động viên từ thu

NSNN so với GDP ở những nước có nguồn thu phụ thuộc dầu khí có điều

kiện tương đồng như Việt Nam cũng thấy tỷ lệ thu NSNN ở Việt Nam cũng

chưa hợp lý.

Bảng 26 - Tỷ lệ động viên thu ngân sách ở những nước xuất khẩu đầu

Tên nước

Thu ngân sách hàng năm từ dầu

khí

Tổng thu

NSNN trừ

dầu khí

Tổng thu ngân

sách hàng năm

% trong tổng thu

NSNN %GDP %GDP %GDP

Azerbaijan 33.3 8.5 17.03 25.53

Cameroon 27.7 4.8 12.53 17.33

Ecuador 26 6.6 18.78 25.38

Indonesia 30.3 5.5 12.65 18.15

Kazakhstan 25.1 6.3 18.8 25.10

Mexico 33.3 7.5 15.02 22.52

Trinidad&Tobago 36.4 9.3 16.25 25.55

Trung bình 30.3 6.9 15.86 22.79

Vietnam 31.2 7.4 16.30 23.72

Nguồn: Guide on Resource Revenue Transparency - IMF 2007

Nhìn vào bảng trên ta thấy: Những nước có tỷ trọng nguồn thu từ dầu

khí chiếm trong tổng thu NSNN tương đương với Việt Nam bao gồm:

Mexico có tỷ trọng thu từ dầu thô trong tổng thu NSNN là 33,3%

tương đương Việt Nam (31,2%), tức chiếm 7,5%GDP (Việt Nam –

7,4%GDP), nhưng tỷ lệ động viên thu NSNN chỉ ở mức 22,52%GDP, thấp

hơn so với Việt Nam (23,73%GDP).

Indonesia cũng có những tỷ trọng thu dầu khí trong tổng thu NSNN là

30,3%, tương đương Việt Nam, nhưng tỷ lệ động viên thu NSNN lại thấp

hơn Việt Nam khá nhiều (18,15%GDP).

Bốn là, tỷ lệ động viên thu NSNN bất hợp lý khi xem sét tính chất

điều tiết kinh tế vĩ mô của thuế

Tỷ lệ động viên thu NSNN so với GDP cao hay thấp phục thuộc vào

nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố về đảm bảo bù đắp đủ các nhu cầu chi

tiêu của nhà nước cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, các yếu tố về thu

nhập quốc dân đầu người, năng suất hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời tỷ lệ

động viên còn được coi là một chỉ số để điều tiết tính chu kỳ kinh tế.

Page 107: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

107

Trong nền kinh tế thị trường, tỷ lệ động viên thu NSNN có mối quan

hệ mất thiết với thu nhập quốc dân. Vì vậy, nhà nước sử dụng tỷ lệ động viên

để điều tiết tính chu kỳ của nền kinh tế thị trường, đảm bảo sự tăng trưởng

liên tục của nền kinh tế trong mọi giai đoạn. Khi nền tăng trưởng nóng, nhà

nước có thể tăng tỷ lệ động viên, tăng thuế để điều tiết đầu tư, góp phận hạ

nhiệt tốc độ tăng trưởng. Ngược lại, khi nền kinh tế giảm phát, nhà nước cần

thiết phải giảm thuế để kích thích đầu tư, kích thích tăng trưởng kinh tế cao

hơn.

Xem xét tỷ lệ động viên thu NSNN ở nước ta trong giai đoạn 2001-

2005 cho thấy: Tỷ lệ động viên thu NSNN tăng không tương xứng với tốc độ

tăng trưởng kinh tế và chưa đáp ứng yêu cầu điều tiết kinh tế vĩ mô.

Để có cơ sở xem xét mối quan hệ giữa tỷ lệ động viên thu NSNN và

tốc độ tăng trưởng, có thể phân tích tình hình số liệu cho ở bảng sau:

Bảng 27- Mối quan hệ giữa tỷ lệ động viên thu NSNN với tốc độ tăng trưởng kinh tế giai

đoạn 1991-2005

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 1991-1995 1996-2000 2001-2005

Tỷ lệ động viên thu NSNN 20,2 20,7 24,5

Tốc độ tăng trưởng kinh tế 8,18 6,96 7.50

Nguồn: Tổng hợp

Như vậy, giai đoạn 1991-1995 tỷ lệ động viên được giữ ở mức thấp

nhất – 20,2%GDP, nhưng nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất

8,18%/năm. Đến giai đoạn 2001-2005 là giai đoạn có nhiều thuận lợi, nhưng

vì tỷ lệ động viên được nâng lên rất cao và tăng khá nhanh – 24,5%GDP, do

đó tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt bình quân 7,5%/năm, thấp xa so với giai

đoạn 1991-1995, chỉ cao hơn giai đoạn khủng hoảng kinh tế 1996-2000 ở

mức 0,5%/năm. Rõ ràng, có thể thấy tỷ lệ động viên thu NSNN giai đoạn

2001-2005 là cao và không hợp lý.

Để chứng minh tính đúng đắn của nhận định trên có thể phân tích mối

quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng về thuế và tốc độ tăng GDP thông qua xem

xét hệ số điều tiết kinh tế của thuế trong cả giai đoạn 1991–2005 trên cơ sở

phân tích biếu số liệu sau:

Bảng 28 - So sánh tốc độ tăng GDP và tốc độ tăng thuế

91 92 93 94 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05

Tốc độ

tăng

TNQD

1,0

0

1.4

4

1.2

7

1.2

7

1.2

8

1.1

9

1.1

5

1.1

5

1.1

1

1.1

0

1.0

9

1.1

1

1.1

4

1.1

7

1.1

7

Tốc độ

tăng thuế

1,0

0

2.0

3

1.4

5

1.3

8

1.2

7

1.1

7

1.0

5

1.0

8

1.1

1

1.1

6

1.1

4

1.1

9

1.2

3

1.2

5

1.2

0

Hệ số

điều tiết

1 1.4

1

1.1

4

1.0

9

0.9

9

0.9

8

0.9

1

0.9

4

1.0

0

1.0

5

1.0

5

1.0

7

1.0

7

1.0

8

1.0

2

Nguồn: Tính toán trên cơ sở số liệu của Bộ Tài chính

Page 108: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

108

Nhìn vào bảng trên cho thấy:

- Trong thời gian 1991–1995, tốc độ tăng GDP là lớn nhất trong cả

thời kỳ 1991-2005 làm cho tốc độ tăng của thuế trong những năm này cũng

cao hơn so với giai đoạn 1996-2000, nhưng tốc độ tăng thuế vẫn nhanh hơn

tốc độ tăng GDP, thể hiện qua hệ số điều tiết kinh tế luôn luôn lớn hơn 1.

Điều này phản ánh quy luật bình thường.

- Trong những năm 1996–2000, tốc độ tăng của GDP chậm dần lại

(năm 1997 tăng 15%, nhưng hệ số điều tiết chỉ thực hiện ở mức thấp 0,91

trong năm 1997 và 0,94 trong năm 1998, sau đó lại tăng và lớn hơn 1. Điều

này cũng phản ánh sự giảm thuế để kích thích tăng trưởng trong những năm

khủng hoảng kinh tế tài chính tiền tệ châu Á.

- Tuy nhiên, trong cả thời kỳ tăng trưởng 2001-2005, hệ số điều tiết

kinh tế luôn lớn hơn 1 và cao hơn năm đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong

giai đoạn 1991-1996.

Như vậy, mặc dù nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi tăng

trưởng song gánh nặng thuế vẫn còn lớn, nên đã gây áp lực làm hạn chế sự

bứt phá tăng trưởng nhanh hơn.

Hình 5 - Tốc độ tăng thu NSNN thường nhanh hơn tốc độ tăng GDP

Do đó, có thể kết luận rằng, tỷ lệ động viên thu NSNN ở nước ta trong

giai đoạn 2001-2005 xem xét ở tất cả các tiêu chí đều cho thấy mức tăng là

khá cao và bất hợp lý. Nếu mức động viên thu ngân sách cao sẽ tạo ra gánh

nặng lớn cho nền kinh tế. Trong trường hợp đó, mức tăng trưởng chưa chắc

đã thực hiện được. Vì vậy, xác định hợp lý mức động viên thông qua thuế có

ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo mục tiêu tăng trưởng.

Page 109: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

109

1.2. THỰC TRẠNG QUY MÔ, CƠ CẤU CHI NSNN GIAI ĐOẠN

2001-2005

1.2.1. Đánh giá kết quả thực hiện cơ cấu chi NSNN giai đoạn 2001-2005

Phân tích tình hình chi NSNN trong giai đoạn 2001-2005 có những

đánh giá và nhận xét như sau:

1). Quy mô chi NSNN tăng nhanh đáp ứng nhu cầu thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội

Quy mô chi NSNN, cả số tuyệt đối và và tỷ lệ so với GDP, đều tăng

nhanh, đáp ứng được nhu cầu thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội

ở nước ta trong từng thời kỳ.

Bảng 29 - Chi NSNN so với GDP qua các giai đoạn từ 1991 đến 2005

đơn vị tính Giai đoạn

1991-1995

Giai đoạn

1996-2000

Giai đoạn

2001-2005

GDP (giá thực tế) tỷ VND 734 924 1 788 264 3 183 665

So sánh GDP theo giá thực tế lần 1 2,4 1,8 (4,3)

Tổng chi NSNN trong cân đối tỷ VND 190 088 435 524 923 407

So sánh quy mô chi NSNN lần 1 2,3 2,1 (4,9)

Nguồn: Bộ Tài chính

Trong giai đoạn 1991-1995, quy mô chi NSNN, về số tuyệt đối đạt

190.088 tỷ đồng, nhưng đến giai đoạn tiếp theo (1996-2000) tổng chi NSNN

đã tăng lên 435.524 tỷ đồng, cao gấp 2,3 lần giai đoạn trước. Đến giai đoạn

2001-2005, quy mô chi NSNN đã đạt 923.407 tỷ, gấp 2,1 giai đoạn 1996-

2000 và cao gấp 4,9 lần giai đoạn 1991-1995. Trong khi đó, quy mô GDP

tăng chậm hơn. Nếu tính theo giá thực tế, tổng GDP giai đoạn 2001-2005 chỉ

tăng 1,8 lần so với giai đoạn trước và tăng 4,3 lần so với giai đoạn 1991-

1995. Nguyên nhân là do giai đoạn 2001-2005, nền kinh tế nước ta chịu ảnh

hưởng sau khủng hoảng tài chính châu Á 1997 và NSNN tăng chi do kích

cầu. Mặt khác, cũng do nguồn thu NSNN qua các giai đoạn đều đạt khá nên

quy mô và tỷ lệ chi NSNN mới có điều kiện tăng cao. Nhờ quy mô chi tăng

khá nên NSNN đã đảm bảo nguồn lực để Nhà nước thực hiện các mục tiêu

phát triển kinh tế - xã hội.

Bảng 30 - Tỷ lệ chi NSNN so với GDP qua các giai đoạn từ 1991 đến 2005

1991-1995 1996-2000 2001-2005

Tỷ lệ chi NSNN so với

GDP (%)

25,9 24,4 29,0

Nguồn: Bộ Tài chính

Khi so sánh với GDP, nếu như năm 1991 chi NSNN mới chỉ chiếm

15,9%GDP thì năm 1995 đã tăng lên 27,4%GDP. Năm 2000 là 24,7%GDP

thì năm 2005 đã đạt mức cao 30%. Trong giai đoạn 1991-1995, tổng chi

Page 110: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

110

NSNN so với GDP đạt 25,9% GDP. Sang giai đoạn tiếp theo (1996-2000)

tổng chi NSNN đạt 24,4%GDP. Nguyên nhân chủ yếu là giai đoạn 1991-

2000, do vừa thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng ở thập niên trước, nên CSTK

thiên về thắt chặt. Nhưng sau đó, từ 1999-2000, để thúc đẩy kinh tế phát triển

khắc phục các tác động xấu của khủng hoảng tài chính châu Á, Chính phủ đã

thực hiện chính sách kích cầu, tăng chi NSNN. Vì vậy, tổng chi NSNN so với

GDP giai đoạn 2001-2005 đã tăng lên tới 29%GDP. Điều đó thể hiện rất rõ

khi xem xét tỷ lệ chi NSNN so với GDP qua từng năm trong giai đoạn này.

Hình 6 - Tỷ lệ chi NSNN so với GDP

Tỷ lệ chi NSNN so với GDP

30,0%29,9%29,5%

27,7%

26,7%25,9%

24,7%

29,0%

24,4%

0,0%

5,0%

10,0%

15,0%

20,0%

25,0%

30,0%

35,0%

Giai

đoạn

1991-

1995

Giai

đoạn

1996-

2000

Giai

đoạn

2001-

2005

2000 2001 2002 2003 2004 2005

Nguồn: Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê

Trong những năm 2006 - 2008 quy mô chi NSNN cũng đạt đỉnh cao.

Nếu như những năm 1997-2000, tổng chi NSNN không quá 25%GDP, thì đã

có sự thay đổi lớn vào những năm 2001-2008, trong đó năm 2006 đạt đến

đỉnh 39,6%GDP. Bắt đầu từ sau năm 2006, nhận thấy quy mô chi NSNN

tăng quá cao, hiệu quả chi đầu tư từ NSNN còn nhiều yếu kém, hàng loạt

chương trình tiết giảm chi NSNN, nhất là chi đầu tư từ NSNN đã được triển

khai. Vì vậy, tốc độ cũng như tỷ suất chi NSNN trên GDP đã được kìm hãm

và giảm dần. Trong những năm này, tốc độ tăng chi đầu tư phát triển đã thấp

hơn tốc độ tăng chi thường xuyên. Những điểm thay đổi của mấy năm gần

đây (sau 2006) có xu hướng tích cực, không tăng chi bằng mọi giá, thể hiện

nhận thức củng cố tính bền vững của NSNN dưới góc độ điều hành chi tiêu.

Page 111: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

111

Hình 7 – Chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2001-2008

Nguồn: Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê

Xét về tốc độ tăng và xét trong cả giai đoạn 1991-2008, tổng chi

NSNN tăng với tốc độ rất khác biệt, không ổn định. Điều đó chứng tỏ quy

mô chi NSNN thiếu ổn định, thiếu tầm nhìn dài hạn. Tuy nhiên, gần đây, tình

hình này đã có biểu hiện được cải thiện. Nếu xu hướng này được duy trì thì sẽ

có những đóng góp tốt vào việc duy trì tính bền vững của NSNN xét dưới

góc độ chi tiêu, đảm bảo một tốc độ tăng nhu cầu chi NSNN không quá cao

so với khả năng thu, thì sẽ giảm được gánh nặng tăng thuế, không gây sức ép

xấu đến cân đối bền vững của NSNN.

Page 112: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

112

Hình 8 – Tốc độ chi ngân sách nhà nước giai đoạn 1991-2008

Nguồn: Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê

2). Cơ cấu chi NSNN dịch chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ lệ chi cho ĐTPT tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội

Một là, quy mô và tỷ trọng chiĐTPT trong tổng chi NSNN có xu

hướng tăng nhanh.

Nhờ đổi mới cơ cấu chi NSNN khá mạnh theo hướng tăng nhanh tỷ

trọng chi cho ĐTPT nên đã đáp ứng được nhu cầu chi cho những công trình

kinh tế quan trọng, cần đầu tư bằng nguồn NSNN cấp. Trên thực tế, cả quy

mô và tỷ trọng chi cho ĐTPT đều tăng nhanh. Trong đó, cơ cấu nội tại chi

ĐTPT cũng có sự chuyển dịch tích cực.

Trong những năm qua, cơ cấu chi NSNN cho ĐTPT, chi thường

xuyên và chi trả nợ, viện trợ có sự điều chỉnh và biến động khác nhau tùy

từng thời kỳ nhưng xu hướng rõ nhất là chi ĐTPT tăng nhanh, từ 24% tổng

chi NSNN trong giai đoạn 1991-1995 đã tăng lên 27% trong giai đoạn 1996-

2000 và đạt 30% trong giai đoạn 2001-2005.

Page 113: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

113

Hình 9 – Cơ cấu chi NSNN giai đoạn 1991-2005

Cơ cấu chi NSNN các giai đoạn 1991-1995, 1996-

2000, 2001-2005 (tính từ trong ra)

24%

15%61%

0%27%

13%59%

1%30%

14%

53%

3%

Chi đầu tư phát triển

Chi trả nợ, viện trợ

Chi thường xuyên

Các khoản chi khác của

NSNN

Nguồn: Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê

Mặc dù mức độ tăng từng năm có khác nhau, song ưu tiên chi ĐTPT

là xu hướng nổi trội. Qua mỗi năm, tỷ trọng chi ĐTPT trong tổng chi NSNN

tăng đáng kể: từ 22,3% (3,5%GDP) năm 1991 lên 30,2% vào năm 2001, sau

đó, giữ ổn định ở mức trên 30% tổng chi NSNN. Riêng năm 2005, tuy có

giảm chút ít, xuống còn 28,2%, nhưng vẫn tương đương 8,5%GDP.

Liên tục trong 5 năm 2001-2005, chi ĐTPT luôn chiếm lĩnh vị trí cao

trong tổng chi NSNN. Năm thấp nhất (2005) cũng đạt 28,2%, năm cao nhất

(2003) đạt 32,9%, bình quân đạt 30,6% tổng chi NSNN. Các năm 2005,

2006, tỷ trọng chi ĐTPT từ NSNN có biểu hiện giảm, năm 2005 đạt 28,2%,

năm 2006 đạt 28,6% chi NSNN (nhưng vẫn đạt 8,8%GDP) là do thực hiện

chủ trương rà soát chặt chẽ các dự án đầu tư, chống thất thoát, lãng phí,

chống dàn trải trong đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN.

Bảng 31 - So sánh tốc độ tăng chi ĐTPT và chi thường xuyên giai đoạn 2001-2005

2001 2002 2003 2004 2005 2001

2005

Chi ĐTPT (tỷ đ) 38.802 45.218 59.629 66.115 71.000 56.153

Tốc độ tăng (%) 31,0 16,5 31,9 10,9 7,4 19,5

Chi thường xuyên (tỷ đ) 73.408 78.039 95.608 107.979 124.698 95.946

Tốc độ tăng (%) 18,7 6,3 22,5 12,9 15,5 15,2

Nguồn: Bộ Tài chính và Tổng cục thống kê

Trong các năm 2001-2003, tuy tốc độ tăng ĐTPT giảm dần nhưng vẫn

tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi thường xuyên, các năm 2004-2005, tốc độ

tăng chi thường xuyên cao hơn chi ĐTPT chủ yếu có sự đóng góp của việc

tăng chi cho cải cách tiền lương.

Page 114: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

114

Trong giai đoạn 1996-2005 tỷ trọng chi NSNN cho ĐTPT trong tổng

chi NSNN có xu hướng tiếp tục tăng lên, bình quân thời kỳ 1996-2000 là

26,2%, năm 2001 đạt 30,2%, năm 2005 đạt 28,2%, tính bình quân thời kỳ

2001-2005 là 30,6%. So với GDP, tổng chi ĐTPT giai đoạn 1996-2000 chỉ

chiếm 6,5% nhưng đã tăng khá mạnh trong giai đoạn 2001-2005, đạt 8,8%.

Trong giai đoạn 2001-2005, với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 19,5%,

cao hơn tốc độ tăng bình quân của tổng chi NSNN và của chi thường xuyên

(đều là 15,2%), rõ ràng chi ĐTPT được ưu tiên hơn chi thường xuyên.

Chính sách chi ĐTPT của Nhà nước thể hiện rõ chủ trương thúc đẩy

kinh tế thông qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế đường sá, cầu cống, bến

cảng, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ xúc tiến thương mại... Mặt khác, Nhà

nước đã thắt chặt các hình thức trợ cấp tài chính cho các DNNN: giảm bao

cấp, chấm dứt chi bù lỗ hàng cung cấp, bù chênh lệch ngoại thương, việc cấp

vốn lưu động cho các DNNN chỉ giới hạn trong một phạm vi nhất định và áp

dụng đối với các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hoặc mới đi vào sản xuất

hoặc đối với những doanh nghiệp mang tính chất phúc lợi công cộng, các

công trình kinh tế và các ngành nghề mũi nhọn trọng yếu có tác dụng chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất.

Tuy nhiên, việc tăng chi ĐTPT sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới tổng nguồn

còn lại để chi cho các nhiệm vụ thường xuyên của NSNN, trong đó, có nhiệm

vụ chi cho bộ máy quản lý hành chính nhà nước, chi giáo dục, y tế,

KH&CN... Việc tăng chi ĐTPT quá nhiều đồng nghĩa với việc Nhà nước ưu

tiên thực hiện chức năng kinh tế hơn là chú trọng thực hiện chức năng quản

lý hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế phát triển, hoặc chuẩn bị

các điều kiện cần thiết và thuận lợi cho nền kinh tế phát triển lâu dài bền

vững (Ví dụ như chi cho giáo dục nhất là giáo dục tiểu học, y tế dự phòng,

KH&CN nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần cải thiện

NSLĐ...). Nếu NSNN ưu tiên chi đủ mạnh cho quản lý hành chính (kể cả chi

hiện đại hóa cơ sở vật chất và chi cho con người), bảo đảm cho cán bộ công

chức sống đủ bằng lương, có điều kiện làm việc tốt thì chắc chắn NSLĐ cũng

như chất lượng và trách nhiệm của cán bộ công chức hành chính sẽ được cải

thiện. Khi đó, đóng góp của khu vực hành chính nhà nước vào sự phát triển

của nền kinh tế còn lớn hơn những đóng góp trực tiếp từ những khoản chi

ĐTPT từ NSNN cho nền kinh tế. Ít nhất, cũng giảm được tình trạng thất

thoát, tham nhũng, cản trở kinh tế phát triển.

Chúng tôi cho rằng, chủ trương tăng chi ĐTPT trong thời gian qua đã

góp phần bảo đảm đủ vốn đầu tư cho các công trình chiến lược, trọng điểm,

cần vốn đầu tư của Nhà nước. Trong giai đoạn tới, khi đã đạt tới được một

mức độ nhất định (như ngày nay) về cơ sở hạ tầng, cần thiết phải có chiến

lược điều chỉnh cơ cấu chi NSNN theo hướng tập trung ưu tiên thích đáng

cho chi thường xuyên, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của cải cách hành chính,

giáo dục, y tế và KH&CN nhằm tháo gỡ các vướng mắc cản trở sự phát triển

của nền kinh tế, chuẩn bị nền tảng cho nền kinh tế phát triển bền vững.

Page 115: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

115

Hai là, nội dung kết cấu chi ĐTPT từ nguồn NSNN có nhiều thay đổi

thể hiện sự chuyển biến tích cực về chính sách chi ĐTPT

Thực tế cho thấy, cùng với việc tăng quy mô chi ĐTPT, thì điều quan

trọng là các nội dung và định hướng chi ĐTPT cũng đã có sự thay đổi đáng

kể: tập trung nguồn đầu tư XDCB để cải tạo, xây dựng hạ tầng cơ sở như

giao thông, thủy lợi, hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao... Về

quan điểm cũng có sự thay đổi rõ rệt: giảm dần đầu tư trực tiếp từ ngân sách,

thực hiện bảo lãnh của Chính phủ, vay về cho vay lại.

Kết quả nghiên cứu xem xét các nội dung kết cấu cụ thể của chi ĐTPT

từ NSNN những năm qua cho phép rút ra nhiều nhận xét quan trọng về

những thay đổi tích cực cả về quan điểm, chủ trương và phương pháp sử

dụng công cụ NSNN tác động vào nền kinh tế của Nhà nước. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có xu hướng

tăng nhanh

Nếu như giai đoạn 1986-1990 chi xây dựng cơ sở hạ tầng chỉ chiếm

52,8% tổng chi XDCB, thì đến giai đoạn 1991-1995 đã tăng lên 60,9%. Bên

cạnh đó, tỷ trọng các khoản chi đầu tư cho các cơ sở sản xuất kinh doanh

cũng giảm tương ứng từ 47,2% tổng chi XDCB giai đoạn 1986-1990 xuống

còn 39,1% trong giai đoạn 1991-1995 và tiếp tục giảm trong các năm tiếp

theo.

Thứ hai, chi đầu tư XDCB so với tổng chi ĐTPT tăng trong khi chi xây

lắp giảm, chi đền bù giải phóng mặt bằng cũng tăng

Trong chi ĐTPT, chi đầu tư XDCB so với tổng chi ĐTPT đã tăng từ

78,6% năm 1991 lên 90% năm 1995 và đạt 93,9% năm 2005. Cơ cấu chi đầu

tư XDCB có sự thay đổi theo hướng tập trung hơn cho các công trình trọng

điểm quốc gia như giao thông, thủy lợi, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho

các vùng còn có nhiều khó khăn và các lĩnh vực ưu tiên, như: chi đầu tư từ

NSNN thời kỳ 2001-2005 cho ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 22,2%;

giao thông vận tải, bưu điện 27%; GD&ĐT 8,9%; y tế - xã hội 6,9%; văn

hóa, thể thao 4,3%; khoa học công nghệ 3,1%.

Bảng 32 - Cơ cấu chi ĐTPT

Đơn vị:%

1991 1995 2000 2005

Tổng chi ĐTPT 100 100 100 100

- Chi đầu tư XDCB 78,6 90,0 88,5 93,8

- Chi ĐTPT khác 21,4 10,0 11,5 6,2

Nguồn: Bộ Tài chính

Cơ cấu chi đầu tư XDCB trong thời gian qua đã có những chuyển dịch

theo hướng tập trung xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia có ý nghĩa

quan trọng góp phần vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy vậy,

mặc dù chi đầu tư XDCB có tăng nhanh nhưng chi cho xây lắp lại có xu

Page 116: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

116

hướng giảm (năm 1991 là 83,9%, năm 2002 là 74,4%), trong khi đó chi cho

đền bù, giải phóng mặt bằng lại có xu hướng tăng đáng kể. Điều này phản

ánh khá rõ những bất cập trong đầu tư XDCB ở nước ta. Chi XDCB t

Tỷ trọng chi thiết bị không tăng (chi xây, chưa tập trung phát triển hiện

đại hóa kỹ thuật khi đầu tư, điều đó không làm tăng nhanh

Bảng 33 - Cơ cấu chi đầu tư XDCB

Đơn vị:%

1991 1995 2000 2002

Tổng chi đầu tư XDCB 100 100 100 100

- Chi xây lắp 83,9 75,4 73,5 74,4

- Chi mua sắp thiết bị 8,1 9,4 9,6 9,3

- Chi XDCB khác 8,6 15,2 16,9 16,3

Trong đó: chi đền bù, giải phóng

mặt bằng

- - 8,1 13,2

Nguồn: Bộ Tài chính

Thứ ba, vốn đầu tư từ NSNN được tập trung cho những công trình

trọng điểm, mang tính chiến lược, những cơ sở hạ tầng quan trọng của cả

nước, đã có lựa chọn ưu tiên ngành và kết hợp chi NSNN theo ngành và theo

lãnh thổ

Trong những năm qua, đặc biệt trong giai đoạn 2001-2005, vốn đầu tư

NSNN đã chú trọng tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế-

xã hội. Sự chuyển hướng tích cực đó thể hiện qua hàng loạt chương trình như

chương trình kiên cố hóa kênh mương, kiên cố hóa trường lớp học, chương

trình tôn nền vượt lũ Đồng bằng sông Cửu Long, chương trình phát triển đội

tàu Việt Nam, các công trình giao thông chính như đường HCM, đường Hà

Tĩnh- Ngọc Hồi; cải tạo, mở rộng và xây dựng mới các cảng biển Hải Phòng,

Cái Lân, Nghi Sơn, Cửa Lò, Dung Quất, Liên Chiểu và các cầu lớn như cầu

Cần Thơ, cầu Bãi Cháy, cầu Rạch Miễu, các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất,

Phú Bài, Liên Khương.... Đầu tư từ NSNN cũng đã chú trọng phát triển các

ngành kinh tế mũi nhọn (khí điện đạm, xi măng, thép, thủy điện...), các vùng

kinh tế động lực, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, đồng thời ưu tiên

phát triển các vùng sâu, vùng xa và vùng có khó khăn (Tây Nguyên, Miền núi

phía Bắc, các tỉnh miền Tây Nam Bộ...).

Trong những năm qua, đặc biệt từ năm 1995, đã có những chính sách

rất quan trọng đối với phát triển ngành như tập trung ưu tiên phát triển nguồn

nhân lực thông qua GD&ĐT, phát triển nông nghiệp nông thôn, giao thông

vận tải, y tế... Cơ cấu chi NSNN của một số ngành chủ yếu như bảng sau.

Page 117: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

117

Bảng 34 - Cơ cấu chi NSNN theo ngành kinh tế

Đơn vị tính:%

1991 1995 2000 2005

Tổng chi NSNN 100 100 100 100

- Nông nghiệp 4,8 5,0 5,2 8,9

- Giao thông vận tải 6,3 7,8 10,8 12,1

- GD&ĐT 10,3 11,0 15,0 18,0

- Khoa học công nghệ 1,2 1,3 2,0 2,0

- Y tế 3,1 3,6 4,2 5,4

- Văn hóa, thể thao 2,0 2,3 3,2 3,3

Nguồn: Bộ Tài chính

Đối với lĩnh vực giao thông vận tải: Trong những năm qua Nhà nước

đã tập trung đầu tư nâng tỷ trọng chi ngân sách tăng từ 6,3% năm 1991 lên

12,1% vào năm 2005 nên tổng mức đầu tư cho ngành giao thông vận tải được

duy trì ở mức 14% vốn đầu tư toàn xã hội, đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách

chiếm khoảng 27,5% tổng nguồn vốn đầu tư của ngân sách. Nhà nước đã tập

trung đầu tư cho hệ thống đường quốc lộ, trục đường quan trọng, hạ tầng giao

thông nông thôn, đặc biệt là các vùng núi, biên giới, Tây Nguyên. Đã hoàn

thành một số đoạn đường quan trọng trên các trục quốc lộ và đồng thời khởi

công và tập trung đầu tư cho một số dự án lớn như: quốc lộ 1, 5, 10, 18, 51,

đẩy mạnh tiến độ thi công dự án đường Hồ Chí Minh; cầu Bãi Cháy, Cần

Thơ, cầu Rạch Miễu, cầu Bính; hoàn thành việc mở rộng và nâng cấp để đưa

vào sử dụng nhà ga T1, sân bay quốc tế Nội Bài, đường hạ cất cánh 1B sân

bay Nội Bài; xây dựng nhà ga hành khách quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất,

nâng cấp sân bay Phú Bài, Liên Khương, Buôn Ma Thuật, Tuy Hòa; cải tạo

mở rộng và xây dựng mới cảng biển Hải Phòng, Cái Lân, Nghi Sơn,..

Đối với nông, lâm, ngư nghiệp và thủy lợi: Chi cho lĩnh vực này đã đạt

tốc độ tăng khá, do vậy tỷ trọng chi cho lĩnh này ngày càng tăng trong tổng

chi NSNN (năm 1991 là 4,8% đến năm 2005 là 8,9%), đầu tư từ ngân sách ở

khu vực này chiếm 13,1% vốn đầu tư toàn xã hội, bằng 22,6% tổng vốn đầu

tư từ NSNN. Đã chú trọng đầu tư nhằm chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông

nghiệp và kinh tế nông thôn. Về thủy lợi: tập trung cho chương trình kiểm

soát lũ, đặc biệt các dự án thủy lợi thuộc đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh

miền Trung, phát triển thủy lợi đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2, các hồ

chứa nước các tỉnh Tây Nguyên như: Ea Súp Thượng, hồ Eakao, hồ Đắc

Yên, thủy lợi Na Hang...

Thứ tư, đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển

nông nghiệp, nông thôn, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần

của nông dân, tăng cường đoàn kết dân tộc, ổn định chính trị-xã hội.

Với khoảng 72% dân số sống ở nông thôn, 20% GDP đóng góp từ lĩnh

vực nông nghiệp; nông thôn là nguồn cung cấp lao động, là nơi cung cấp

lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống xã hội, cung ứng nguyên liệu, tài

Page 118: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

118

nguyên khoáng sản cho sản xuất công nghiệp... Vì vậy, việc phát triển nông

nghiệp, nông thôn có vị trí hết sức quan trọng. Trong những năm vừa qua

Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển kinh tế nông

nghiệp, nông thôn, nhờ đó kinh tế nông nghiệp đã có những sự chuyển dịch

theo hướng tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của khu vực nông thôn

được cải thiện, đoàn kết dân tộc được tăng cường, góp phần ổn định kinh tế-

xã hội. Cụ thể từ năm 2001-2005 nhiều chính sách cho lĩnh vực nông nghiệp,

nông thôn đã được bố trí lên đến hàng nghìn tỷ đồng như: chương trình 135

là 6.779 tỷ đồng, chương trình kiên cố hóa trường lớp học 2.578 tỷ đồng,

chương trình tôn nền vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long 2.000 tỷ đồng, dự án

5 triệu ha rừng 6.679 tỷ đồng...

Cùng với đầu tư trực tiếp từ ngân sách, Nhà nước còn ĐTPT kinh tế

nông nghiệp nông thôn qua chính sách tín dụng như ưu tiên bố trí vốn tín

dụng ưu đãi cho chương trình kiên cố hóa kênh mương, đường giao thôn

nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở

nông thôn 5.485 tỷ đồng; các dự án đầu tư mở rộng sản xuất, tăng xuất khẩu

trong nông nghiệp, ngân sách bù lãi suất cho vay hỗ trợ sản xuất thông qua

Quỹ hỗ trợ phát triển, ngân hàng CSXH... Nhờ đó, kinh tế nông nghiệp nông

thôn có bước chuyển dịch và phát triển với tốc độ tăng bình quân giá trị sản

xuất toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp thời kỳ 2001-2005 là 5,4%/năm,

trong đó nông nghiệp tăng 4,0%, lâm nghiệp tăng 1,3%, ngư nghiệp tăng

10,7%. Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng hàng năm là

4,3%/năm; độ che phủ rừng tăng từ 33,7% năm 2000 lên khoảng 38% năm

2005.

Kết quả là kinh tế nông thôn đã và đang phát triển theo hướng đa dạng

hóa ngành nghề, tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm sản xuất

thuần nông. Trong 5 năm 2001-2005, tỷ lệ công nghiệp trong kinh tế nông

thôn đã cao hơn 6%, tỷ trọng dịch vụ đã cao hơn 4%, trong khi tỷ trọng nông

nghiệp trong kinh tế nông thôn giảm 10%. Tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn đã

giảm hơn một nửa từ 20,1% năm 2000 xuống còn 10% năm 2005.

Chính nhờ sự chuyển dịch này (cả chuyển dịch về quan điểm, chủ

trương, cả về bố trí NSNN) mà hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta đã được

cải thiện so với giai đoạn trước, nhất là hệ thống giao thông, hệ thống thuỷ lợi

phục vụ nông nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Thứ năm, ngoài việc chuyển dịch cơ cấu chi cho ĐTPT, phạm vi chi

ĐTPT của NSNN cũng có chuyển dịch căn bản, trên cơ sở đầu tư có tính chất

định hướng để thu hút đầu tư xã hội

Việc Nhà nước xác định rõ phạm vi chi NSNN là một trong nhiều

nguồn tài chính ĐTPT KT-XH đã tạo ra cơ chế huy động thêm các nguồn lực

ngoài ngân sách đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế cũng như sự phát triển

của các lĩnh vực GD&ĐT, y tế, văn hoá, xã hội, xóa đói giảm nghèo.

Page 119: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

119

Bên cạnh nguồn vốn NSNN và vốn vay nợ, viện trợ của các nước, các

tổ chức quốc tế, Nhà nước thực hiện chính sách huy động đóng góp của các

tổ chức kinh tế và của dân cư cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các

công trình trọng yếu tại các địa phương: đường liên thôn, liên xã, trường học,

trạm xá... Nhờ có chính sách này mà nhiều địa phương đã cải thiện đáng kể

hạ tầng cơ sở và các dịch vụ công, đồng thời phát triển sản xuất tại địa

phương. Tính đến hết năm 2004, đã có 8.481 xã có điện/tổng số 8.991 xã

(chiếm tỷ lệ 94,33%); số xã chưa có điện còn 510 xã. Giao thông nông thôn

có bước phát triển mới, đến hết năm 2004, cả nước đã có 8.461 xã (chiếm

94,5%) có đường ô tô đến trung tâm xã, trong đó đồng bằng Sông Hồng đạt

tỷ lệ cao nhất 99,9%, thấp nhất là đồng bằng sông Cửu Long 78,1%; cả nước

có 23 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ 100% số xã có đường ô tô đến UBND xã.

Cùng với việc mở rộng và nâng cấp đường giao thông đến trung tâm xã, chất

lượng đường giao thông liên thôn đã được nâng cấp (đến nay đã có 1427 xã,

chiếm 16% tổng số xã có đường liên thôn được nhựa hóa, bê tông hóa trên

50%). Mạng lưới trường học, trạm xá, nhà trẻ, chợ... ở nông thôn được mở

rộng: 99,8% số xã có trường cấp I, 76,6% xã có trường cấp II, 7% xã có

trường cấp III, 92% xã có trạm y tế, 78% số xã có trường mẫu giáo, 36% số

xã có nhà trẻ, 62% số hộ nông thôn được dùng nước sạch.

Bảng 35 - Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội so với tổng số (%)

1991

1995

1996-

2000 2001 2003 2005

2000

2005

Vốn NSNN 22,4 23,6 26,7 24,0 23,1 24,8

Vốn tín dụng đầu tư 6,8 15,4 16,8 16,9 9,4 13,8

Vốn từ DNNN 8,5 16,1 10,6 9,3 15,6 11,2

Vốn đầu tư nước ngoài 28,1 21,4 17,6 16,3 14,7 16,4

Vốn dân cư và tư nhân 34,1 23,6 22,6 29,7 32,8 28,0

Vốn huy động khác 0 0 3,9 4,4 4,4

Nguồn: Số liệu niên giám thống kê và Báo cáo Quốc hội của Bộ Kế hoạch và đầu tư

Ngoài nguồn đầu tư từ ngân sách, trong những năm qua, các chính

sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước đã khuyến khích các khu vực khác tham gia

vào ĐTPT sản xuất kinh doanh, với tốc độ tăng hàng năm bằng với tốc độ

tăng đầu tư của NSNN. Điều đó đã góp phần đưa tổng mức đầu tư của toàn

xã hội ngày càng tăng nhanh. Trong đó, mặc dù, chi đầu tư từ ngân sách tăng

nhanh nhưng tỷ trọng đầu tư của ngân sách trong tổng đầu tư toàn xã hội

không tăng lên tương ứng: thời kỳ 96-2000 chiếm 23,6% tổng đầu tư toàn xã

hội đến thời kỳ 2001-2005 là 24,8%. Điều này chứng tỏ việc huy động các

nguồn tài chính ngoài NSNN đã có tác dụng tốt.

3). Tỷ trọng chi thường xuyên có xu hướng giảm

Xét về cơ cấu trong tổng số chi NSNN thì tỷ trọng chi thường xuyên

nhiều năm qua có xu hướng giảm, song xét về quy mô và tốc độ tăng thì

không hoàn toàn như vậy. Từ năm 1991 đến năm 1995, bình quân chi thường

Page 120: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

120

xuyên tăng khoảng 49%, trong đó tăng cho các sự nghiệp GD&ĐT là 56,3%,

sự nghiệp văn hoá-thông tin 49,3%, sự nghiệp thể dục thể thao 81,0%, đảm

bảo xã hội 60,5%, quản lý hành chính 53,1%... Tỷ trọng chi thường xuyên so

với GDP tăng từ 10,4% năm 1991 lên 17,0% năm 1995 nhằm đáp ứng một

phần nhu cầu chi tăng lên rất lớn hàng năm về sự nghiệp kinh tế, GD&ĐT,

văn hoá xã hội, cải cách bộ máy hành chính, đảm bảo quốc phòng-an ninh;

đồng thời có nguồn lực thực hiện các chính sách phát triển kinh tế miền núi,

vùng cao, vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, xóa đói giảm nghèo,

khắc phục hậu quả thiên tai... Thực hiện được cải cách tiền lương năm 1993,

đảm bảo chi thực hiện một số chính sách mới của Đảng và Nhà nước đối với

người có công với cách mạng.

Bảng 36 - Cơ cấu chi thường xuyên giai đoạn 1991 – 1995 (%)

1991 1992 1993 1994 1995 1991 -1995

Tổng chi thường xuyên 100 100 100 100 100 100

Trong đó:

- Chi GD&ĐT 13,9 13,8 13,4 14,8 16,1 14,3

- Chi y tế 7,2 7,3 7,1 7,3 7,3 7,2

- Nghiên cứu khoa học 1,4 2,0 2,2 1,9 1,9 2,0

- Quản lý hành chính 15,9 17,6 18,5 15,3 14,4 16,8

Nguồn: Bộ Tài chính

Tuy nhiên, từ những năm sau, nhất là trong các năm 2001-2005, tỷ

trọng chi thường xuyên của NSNN có xu hướng giảm nhường chỗ cho sự gia

tăng chi ĐTPT và chi trả nợ, viện trợ. Trong giai đoạn 1996-2000, tỷ trọng

chi thường xuyên chiếm khoảng 59,2% tổng chi NSNN và 14,3% GDP. Bình

quân 10 năm (1991-2000), đạt 60,1% tổng chi NSNN. Nhưng sang giai đoạn

2001-2005, tổng chi thường xuyên chỉ còn chiếm 50% tổng chi NSNN và

bằng 15,1%GDP.

Bảng 37 – Cơ cấu chi ĐTPT và chi thường xuyên giai đoạn từ 1991-2005

1991-1995 1996-2000 2001-2005

Chi ĐTPT từ NSNN (tỷ đ) 46 297 115 796 280 764

Tỷ lệ chi ĐTPT từ NSNN so GDP (%) 6,3 6,5 8,8

Chi thường xuyên từ NSNN 115 461 256 522 479 732

Tỷ trọng chi thường xuyên so GDP (%) 15,7 14,3 15,1

Nguồn: Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê

Bên cạnh việc tỷ trọng chi thường xuyên giảm trong tổng chi NSNN

thì cơ cấu chi thường xuyên cũng đã có sự thay đổi đáng kể. Theo đó, các

nhiệm vụ quan trọng có tốc độ tăng khá cao như chi cho GD&ĐT thời kỳ

1996-2000 tăng 14,8%, thời kỳ 2001-2005 tăng 16%; Khoa học công nghệ

tốc độ tăng tương ứng 14,2% và 15,2%; Y tế tăng 7,7% và 15%... (tỷ lệ này

chưa tính chi ĐTPT trong từng lĩnh vực).

Page 121: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

121

Bảng 38 - Cơ cấu chi thường xuyên NSNN thời kỳ 1996-2005

1996-2000 2001 2003 2005

Tổng chi thường xuyên 100 100 100 100

- Chi GD&ĐT 19,0 21,6 23,8 26,3

- Chi y tế 6,0 5,9 5,6 7,4

- Nghiên cứu khoa học 1,7 2,3 2,1 2,0

- Quản lý hành chính 13,7 12,2 11,9 11,9

Nguồn: Bộ Tài chính

Trong giai đoạn này, kết hợp với việc thay đổi quy mô và cơ cấu chi,

Nhà nước đã có chính sách huy động nguồn lực trong xã hội để bổ sung phát

triển các ngành GD&ĐT, y tế, văn hoá, nghệ thuật... Cơ chế quản lý tài chính

theo hướng tăng cường tự chủ tài chính và nâng cao trách nhiệm của đơn vị

sử dụng ngân sách được thí điểm đã có kết quả bước đầu, tạo cơ sở cho việc

đổi mới cơ chế quản lý tài chính công trong những năm sau theo hướng mở

rộng đối tượng thực hiện khoán chi, khoán biên chế hành chính, áp dụng cơ

chế quản lý tài chính mới, tăng quyền và trách nhiệm đối với các đơn vị sự

nghiệp.

Hình 10 - Xu hướng biến động chi ĐTPT và chi thường xuyên

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2001 2002 2003 2004 2005

Tỷ trọng chi thường xuyên của NSNN có xu hướng giảm,

chi trả nợ và chi đầu tư phát triển có xu hướng tăng

Các khoản chi khác của NSNN

Chi trả nợ, viện trợ

Chi đầu tư phát triển

Chi thường xuyên

Nguồn: Bộ Tài chính

4). Tỷ trọng chi trả nợ và viện trợ có xu hướng tăng đáng kể

Trong khi chi đầu tư tăng nhanh và sự giảm đáng kể của chi thường

xuyên thì tỷ trọng chi trả nợ và viện trợ cũng có xu hướng tăng đáng kể từ

11,2% năm 1991 lên 15,1% vào năm 2005.

Page 122: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

122

Có thể đánh giá từ năm 1991 đến nay, việc cơ cấu lại nợ ngoài nước đã

đạt được những kết quả rất lớn thông qua Câu lạc bộ Paris, London góp phần

vào giảm dư nợ Chính phủ từ 53,6% so GDP năm 1991 xuống còn 31%

GDP vào năm 1995. Tiếp theo, đã thành công trong xử lý các khoản nợ bằng

Rúp với các nước Đông Âu và Nga góp phần vào giảm nợ Chính phủ, nợ

quốc gia. Đồng thời, với việc cơ cấu lại nợ như đã phân tích trên, đã có

những thay đổi rất quan trọng về quan điểm vay nợ của NSNN như: không

vay thương mại, không phát hành tiền, chỉ vay ưu đãi nước ngoài và vay

trong nước để bù đắp bội chi ngân sách và bội chi chỉ dùng cho ĐTPT. Chính

từ những chính sách trên, nợ của Chính phủ đã trở nên lành mạnh, dư nợ

chính phủ, dư nợ quốc gia đến hết năm 2005 vẫn trong giới hạn an toàn, đảm

bảo an ninh tài chính quốc gia (dư nợ Chính phủ đến hết năm 2005 là 36,2%

GDP). Đây là mức dư nợ nằm trong giới hạn an toàn, chưa tác động xấu đến

sự ổn định kinh tế vĩ mô.

Xuất phát từ việc cơ cấu lại nợ nên đã chủ động bố trí trả nợ đúng hạn.

Thời kỳ 1991-1995 chi trả nợ chiếm 14,9% tổng chi NSNN (trong đó trả nợ

nước ngoài là 7,1%), bằng 17,9% tổng thu NSNN và 3,9% GDP.

Chi trả nợ thời kỳ 1996-2000 chiếm 13,2% tổng chi NSNN, thời kỳ

2001-2005 chiếm 13,9% tổng chi NSNN. Trả nợ bình quân thời kỳ 1996-

2000 chiếm 15,6% tổng thu NSNN và 8,9% kim ngạch xuất khẩu; tỷ lệ này

lần lượt với thời kỳ 2001-2005 là 16,6% và 6,1%.

Bảng 39 - Tỷ trọng chi trả nợ so với thu chi NSNN

Đơn vị tính:%

1991 1995 2000 2005

Chi trả nợ so tổng chi NSNN 11,2 15,9 12,2 13,4

Chi trả nợ so với tổng thu NSNN 13,2 18,6 14,6 16,5

Chi trả nợ nước ngoài so với kim ngạch

xuất khẩu

6,1 8,1 2,5 1,9

Nguồn: Bộ Tài chính

Trong cơ cấu trả nợ thì trả nợ lãi mặc dù tỷ trọng giảm trong tổng chi

trả nợ do cơ cấu lại nợ (năm 1991 trả nợ lãi trong tổng chi trả nợ là 84,4%,

năm 2000 là 26,1% và đến 2005 là 24,4%), tuy nhiên tỷ trọng chi trả nợ lãi so

tổng chi thường xuyên lại có chiều hướng tăng từ 5,7% năm 2000 lên 6,8%

vào năm 2005.

Bảng 40 - Tỷ trọng chi trả nợ gốc và lãi

Đơn vị tính:%

1991 1995 2000 2003 2005

Tổng chi trả nợ 100 100 100 100 100

- Chi trả nợ gốc 10,6 70,9 73,2 74,9 75,6

- Chi trả nợ lãi 89,4 29,1 26,1 25,1 24,4

Tỷ trọng chi trả nợ lãi so với

tổng chi thường xuyên

15,1 7,4 5,7 6,7 6,8

Nguồn: Bộ Tài chính

Page 123: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

123

Nhìn chung, công tác quản lý nợ Chính phủ có tiến bộ, chủ động đàm

phán để dãn, hoãn nợ hoặc đạt được phương thức trả nợ có lợi nhất (trả bằng

hàng, tái đầu tư cho nền kinh tế), điều hành chi trả nợ theo nguyên tắc có lợi

cho NSNN và đảm bảo thực hiện các cam kết.

Trong những năm qua cơ cấu NSNN đã chuyển từ ngân sách tiêu dùng

sang ngân sách phát triển: tỷ lệ dành cho ĐTPT ngày càng được tăng lên,

đảm bảo chi trả kịp thời, đúng hạn các khoản nợ đến hạn, góp phần vào việc

ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

5). Chi NSNN đã đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp GD&ĐT, KH&CN.

Mặc dù chi thường xuyên giảm tỷ trọng trong tổng chi NSNN, song

các nhu cầu chi tiêu phát triển sự nghiệp GD&ĐT, KH&CN đều được đáp

ứng và tốc độ chi tăng nhanh qua các năm.

Chi NSNN cho GD&ĐT:

Chi NSNN cho GD&ĐT đã được ưu tiên nhằm tạo bước chuyển biến

về giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo công nhân

lành nghề. Chi ngân sách cho GD&ĐT chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong

tổng chi ngân sách, năm 2000 là 15% đến năm 2005 tỷ lệ này là 18,0%. Cơ

cấu chi cho GD&ĐT đã có sự thay đổi theo hướng tăng chi ở giáo dục từ

64,2% năm 1991 lên 82% vào năm 2005, trong khi đó chi cho đào tạo giảm

tương ứng là từ 35,8% xuống còn 18%. Điều này phản ánh quan điểm ưu tiên

đầu tư cho giáo dục cơ bản và giáo dục ở những vùng còn có nhiều khó khăn,

vùng dân tộc thiểu số.

Xét tỷ trọng so với GDP, chi NSNN cho GD&ĐT tăng từ 2,9%GDP

(năm 1996) lên 3,5%GDP (năm 1998) và 4,7%GDP (năm 2004). Nếu kể cả

chi bằng nguồn công trái giáo dục đã giải ngân 5.000 tỷ đồng trong kế hoạch

2003-2004, trong đó năm 2003 đã huy động 2.579 tỷ đồng, thì chi cho

GD&ĐT của ta đã vượt qua mức chi tiêu cho GD&ĐT tính trên GDP của

Châu Á và cao hơn nhiều nước trong khu vực7.

Nhờ có sự đầu tư của Nhà nước, nội dung chương trình giảng dạy đã

có nhiều đổi mới, chất lượng bước đầu được cải thiện. Chất lượng và hiệu

quả giáo dục phổ thông đã có chuyển biến tích cực. Tỷ lệ lưu ban, bỏ học

giảm dần...

Bảng 41 - Cơ cấu chi GD&ĐT

Đơn vị tính:%

1991 1995 2000 2005

Tổng chi cho GD&ĐT 100 100 100 100

Chia ra:

- Chi cho giáo dục 64,2 72,3 75,9 82,0

- Chi cho đào tạo 35,8 27,7 24,1 18,0

Nguồn: Bộ Tài chính

Page 124: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

124

Chi NSNN cho y tế

Năm 2005 chiếm khoảng 5,4% tổng chi NSNN. Nhờ có đầu tư từ

NSNN, y tế Việt Nam đã đạt được kết quả quan trọng, các chỉ số về sức khỏe

tiếp tục được cải thiện và tỷ lệ sinh nở đã được kiểm soát. Việt Nam cũng là

nước có bước tiến nhanh chóng trong việc kiểm soát các bệnh dịch có thể

phòng chống bằng vắc xin như: sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván... Tuy nhiên,

chi NSNN cho y tế của Việt Nam so với các nước trong khu vực vẫn ở mức

thấp, chỉ đạt 1,75%GDP trong khi tỷ lệ chi NSNN cho y tế của các nước Thái

Lan đạt 2,1% GDP; Trung Quốc, Malaysia đạt 2%GDP.

Chi cho KH&CN

Chi cho KH&CN đạt 2% tổng chi NSNN, trong đó 37% là chi ĐTPT,

63% là kinh phí sự nghiệp. Tốc độ tăng chi bình quân đạt 10%/năm.

1.2.2. Những vấn đề đặt ra về chi NSNN giai đoạn 2001-2005

1). Mức độ ảnh hưởng của tổng chi đến tính bền vững của NSNN.

Xem xét dự toán và thực tế chi NSNN qua các năm đều thấy xuất hiện

tình trạng tổng chi tiêu của NSNN năm sau luôn cao hơn dự toán và cao hơn

thực hiện của năm trước nhưng bội chi vẫn được duy trì ở mức 5%GDP. Liệu

điều này có ảnh hưởng đến sự bền vững của NSNN hay không?

Trước hết, cho dù quy mô chi NSNN giai đoạn 2001 - 2005 đạt

29%GDP, cao hơn giai đoạn 1996-2000 (24,4%GDP); thậm chí, quy mô chi

NSNN năm sau thường cao hơn năm trước, tăng từ 24,7% năm 2000 lên

30% năm 2005 nhưng tốc độ tăng khá ổn định và có xu hướng chậm lại. Do

vậy, nhìn chung, quy mô chi thực tế của NSNN những năm vừa qua được

đánh giá là không quá cao so với khả năng thu, không gây sức ép xấu đến

mức độ bền vững và cân đối NSNN.

Hình 11 – Biến động của quy mô chi NSNN

Quy mô chi NSNN tăng nhưng tốc độ giảm dần

-

50 000

100 000

150 000

200 000

250 000

300 000

350 000

400 000

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

0,0%

5,0%

10,0%

15,0%

20,0%

25,0%

Chi cân đối NSNN

Tốc độ tăng chi NSNN

Nguồn: Bộ Tài chính

Page 125: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

125

Tuy nhiên, tình trạng thực hiện chi NSNN luôn luôn vượt dự toán đã

được Quốc hội phê chuẩn là điều đáng xem xét. Nhiều khoản chi đã vượt dự

toán khá lớn. Năm 2005, chi sự nghiệp kinh tế vượt 30,2% so với dự toán, chi

bổ sung quỹ dự trữ quốc gia vượt 58%, chi quản lý bộ máy vượt 11,9%...

Tình trạng chi tiêu vượt dự toán đã phê chuẩn thể hiện kỷ luật tài chính chưa

nghiêm và chứa đựng những nguy cơ ảnh hưởng đến tính bền vững, ổn định

của NSNN.

Qua xem xét các số liệu thực tế đã được kiểm chứng thì, do tăng

trưởng kinh tế luôn ở mức cao, tốc độ tăng chi NSNN (sau khi quy về một

mặt bằng để so sánh) ổn định, có xu hướng giảm và thấp hơn tốc độ tăng

trưởng kinh tế, tỷ suất chi NSNN không cao, chưa vượt quá 1/3 GDP. Do đó,

có thể đánh giá rằng, quy mô chi NSNN không trực tiếp ảnh hưởng xấu đến

sự bền vững của NSNN. Tuy nhiên, cũng cần xem xét mức độ hợp lý của

việc bố trí các khoản mục chi NSNN cụ thể trong từng giai đoạn để đánh giá

tính bền vững của NSNN.

2). Cơ cấu chi đầu tư còn bất cập, tỷ trọng đầu tư của NSNN ngày càng tăng cao nhưng hiệu quả đầu tư chưa tăng tương xứng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm qua tăng khá nhưng chủ

yếu theo mô hình tăng trưởng số lượng; đầu tư xã hội tăng nhanh nhưng hiệu

quả thấp, hệ số ICOR cao; chuyển dịch cơ cấu tuy có khá hơn trước nhưng

vẫn còn chậm.

Cơ cấu NSNN giữa chi đầu tư và chi thường xuyên đã có thay đổi, tập

trung ưu tiên chi ĐTPT nhưng tình trạng dàn trải, phân tán trong đầu tư chậm

được khắc phục, hiệu quả đầu tư còn thấp, tình trạng thất thoát lãng phí xảy

ra từ khi quyết định chủ trương đầu tư cho đến khâu tổ chức thực hiện.

Mặc dù cơ cấu nội bộ chi đầu tư từ NSNN đã có có chuyển dịch theo

chiều hướng tích cực, như giảm bao cấp, chỉ đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế

- xã hội phục vụ thu hút vốn ĐTPT sản xuất, nhưng lại xuất hiện xu hướng

tăng nhanh các khoản chi đền bù, giải phóng mặt bằng. Điều này càng làm

hiệu quả chi ĐTPT ngày càng thấp.

Trên thực tế, chi đầu tư còn rất dàn trải, hiệu quả thấp, cơ cấu chi theo

ngành lĩnh vực kết hợp với vùng lãnh thổ còn nhiều bất cập; công tác quy

hoạch, chuẩn bị dự án, chuẩn bị đầu tư chưa được chú trọng và chưa có tầm

nhìn trung hạn nên chất lượng dự án thấp.

Cơ cấu chi ngân sách theo ngành lĩnh vực đã có bước thay đổi khá

quan trọng như ưu tiên ĐTPT, GD&ĐT, KH&CN, bố trí ngân sách ĐTPT

cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi... Tuy nhiên, công tác quy hoạch phát

triển ngành, vùng và lãnh thổ được chuẩn bị chưa tốt và không được cập

nhật thường xuyên dẫn đến việc việc phân phối và sử dụng ngân sách đầu

tư theo ngành và theo địa phương còn phân tán, hiệu quả thấp và có sự

trùng lặp.

Page 126: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

126

Điều đáng chú ý là, tổng chi ĐTPT đã đạt 85,7 ngàn tỷ (2006), dự toán

năm 2007 là 99,5 ngàn tỷ, với đà thực hiện vượt dự toán như hàng năm trên

10% thì chi ĐTPT từ NSNN chắc chắn sẽ vượt ngưỡng 100 ngàn tỷ trong

năm 2007. Từ nhiều năm nay, chi ĐTPT đều vượt dự toán lớn và tăng cao so

với năm trước, hiện đã chiếm gần 9%GDP. Hiện tượng tổng vốn bố trí chi

đầu tư từ NSNN luôn tăng cao, luôn phải trám vào những công trình dở dang,

thể hiện tình trạng đầu tư XDCB vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thiếu tập

trung. Năm 2005, bình quân một dự án do TW quản lý chỉ được bố trí 6,8 tỷ

đồng. Dự án do địa phương quản lý chỉ là 3,15 tỷ đồng. Cá biệt, có dự án chỉ

được bố trí vài trăm triệu đồng. Việc bố trí vốn cho các dự án nhóm C (và

nhất là ở các tỉnh có khó khăn về thu, chi ngân sách) thường rất phân tán.

Tình trạng bố trí vốn dàn trải, phân tán chính là một nguyên nhân tiềm ẩn sự

lãng phí, thất thoát, tác động xấu đến sự bền vững của NSNN.

Bên cạnh đó, việc xử lý nợ tồn đọng vốn đầu tư XDCB chưa thật tích

cực. Quốc hội đã có Nghị quyết. Chính phủ đã quyết định tạm ứng để thanh

toán nợ tồn đọng vốn đầu tư XDCB của các công trình do Trung ương quản

lý, thu hồi dần từ kế hoạch năm 2005 đến năm 2007. Trong khi đó, nhiều

tỉnh, thành phố trực thuộc TW chưa thực sự nghiêm túc chấp hành Nghị

quyết của Quốc hội về bố trí vốn đầu tư XDCB trong kế hoạch năm 2005, chỉ

dành một phần nhỏ để thanh toán nợ tồn đọng vốn đầu tư XDCB là không

thoả đáng. Điều đó dẫn đến tình trạng nợ cũ vẫn chưa được giải quyết dứt

điểm, nợ mới tiếp tục phát sinh, trong đó có nợ phát sinh do đầu tư xây dựng

trụ sở xã…

Theo Báo cáo Đánh giá chi tiêu công 2005, tính bền vững NSNN đang

chịu sự tác động cụ thể từ các khoản nợ chi đầu tư XDCB ngoài cân đối ngân

sách đang tăng lên8. Đặc biệt, nợ ở các dự án của ngành giao thông đã lên tới

mức 6,5 ngàn tỷ đồng, trong đó, 3 ngàn tỷ ở cấp trung ương và 3,5 ngàn tỷ ở

cấp địa phương. Đây là một gánh nặng lớn đối với NSNN.

Chính những vấn đề bất cập trong phân bổ, quản lý và sử dụng vốn

ĐTPT của NSNN là nguyên nhân chính tiềm ẩn những tác động xấu, đe dọa

sự bền vững của NSNN.

3). Còn nhiều bất hợp lý trong cơ cấu chi thường xuyên, chi lương chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên nhưng mức lương công chức thấp, không đủ đảm bảo cuộc sống cá nhân

Trong cơ cấu chi thường xuyên, chi lương chiếm tỷ trọng ngày càng

tăng (năm 1997 là 46% tăng lên 56% vào năm 2004), chi ngoài lương giảm

tương ứng (năm 1997 là 54%, năm 2004 là 44%) dẫn đến chi phí cho hoạt

động thường xuyên của bộ máy nhà nước, hoạt động giảng dạy trong giáo

dục, chi duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng trong giao thông sẽ

không tăng, thậm chí một số lĩnh vực còn giảm. Cơ cấu chi này không đảm

bảo tăng hiệu quả sử dụng và hiệu quả đầu tư.

Page 127: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

127

Trong khi đó, tuy tỷ trọng chi lương trong chi thường xuyên ngày càng

tăng nhưng mức lương của cán bộ công chức và người hưởng lương từ ngân

sách vẫn còn thấp do số lượng người hưởng lương từ NSNN còn lớn.

NSNN trong giai đoạn 2001-2005 đã được cơ cấu lại một cách hợp lý

nhằm phục vụ hiệu quả các mục phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; tốc độ

và tỷ lệ thu NSNN đạt khá cao, không những đảm bảo được chi thường

xuyên mà còn có tích lũy để ĐTPT; tăng chi NSNN cho đầu tư cơ sở hạ tầng,

tăng chi cho GD&ĐT, chi cho nghiên cứu khoa học và tạo môi trường kinh

doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh; từng

bước cơ cấu lại chi NSNN theo hướng giảm phạm vi bao biện, giảm mạnh

các đối tượng bao cấp; bước đầu có cơ chế huy động thêm các nguồn lực

ngoài ngân sách để tập trung chi cho con người và phát triển nguồn nhân lực;

bố trí tăng chi y tế, bảo vệ và chăm sóc trẻ em; chú trọng chi cho công tác xoá

đói giảm nghèo; chính sách quản lý, sử dụng ngân sách đã từng bước được

hoàn thiện đảm bảo việc phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN hiệu quả, chặt chẽ,

gắn quyền hạn với trách nhiệm...

Đánh giá chung

Sau 20 năm đổi mới, vị thế và tiềm lực của nền tài chính công đã củng

cố và tăng cường, dự trữ tài chính nhà nước và dự trữ ngoại tệ tăng khá, cải

thiện được cán cân thanh toán. Thu NSNN đã tăng từ mức 13,4%GDP giai

đoạn 1986-1990 lên 20,5%GDP giai đoạn 1991-2000 và đạt mức 22% trong

giai đoạn 2001-2005. Chi NSNN đã tăng từ mức bình quân 19,7%GDP giai

đoạn 1986-1990 lên 24,4%GDP trong giai đoạn 1991-2000 và 29% trong

giai đoạn 2001-2005. Chính các yếu tố đó đã tạo đủ nguồn lực để nhà nước

thực thi các nhiệm vụ chiến lược, đưa nền tài chính thoát khỏi tình trạng phụ

thuộc, có tích luỹ vốn để ĐTPT, cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế, giải quyết các

vấn đề xã hội.

Về chính sách ngân sách, bước đầu hình thành những quan điểm tích

cực trong xây dựng và điều hành ngân sách. Bắt đầu chuyển đổi từ một ngân

sách thụ động, chủ yếu trông chờ ngoại viện, mang nặng tính bao biện, bao

cấp, chi đủ, thu đủ sang một ngân sách mang tính tích cực hơn. Bước đầu

chuyển đổi cơ cấu thu-chi NSNN theo hướng duy trì các quan hệ cân đối tài

chính hợp lý, xác định tỷ lệ cần thiết giữa tỷ lệ động viên từ nền kinh tế vào

NSNN với tỷ lệ để lại tích luỹ tái sản xuất tại khu vực doanh nghiệp; giữa các

tỷ lệ thu, chi, bội chi NSNN. Trong cơ cấu chi ngân sách, đã bước đầu xác

lập được các quan hệ cân đối cần thiết giữa các tỷ lệ chi ngân sách cho đầu

tư, phục vụ định hướng phát triển kinh tế nhanh, bền vững với tỷ lệ chi

thường xuyên, đáp ứng nhu cầu chi tiêu hợp lý của bộ máy nhà nước và chi

trả nợ, dự trữ, dự phòng. Đồng thời, đã bắt đầu chuyển những nội dung chi

tiêu không thuộc phạm vi chức năng của NSNN sang khu vực doanh nghiệp

và dân cư (xã hội hoá); Trong điều hành vĩ mô, đã bắt đầu áp dụng các biện

pháp kích cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Page 128: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

128

Tuy nhiên, kết cấu chi NSNN vẫn còn chứa đựng những nội dung bao

cấp, bao biện, kế thừa từ thời kế hoạch hoá tập trung. Chi NSNN cho nhu cầu

thường xuyên của bộ máy quản lý nhà nước, nhất là chi lương, còn thiếu,

không đảm bảo tái sản suất sức lao động, hạn chế năng suất, hiệu quả công

tác. Việc xác định cơ cấu chi và lựa chọn ưu tiên chi NSNN còn thiếu những

quyết sách có chiều sâu, có tầm nhìn trung và dài hạn, có khả năng bảo đảm

cho kinh tế phát triển bền vững, còn thiên về mô hình tăng trưởng theo số

lượng. Chi NSNN cho ĐTPT còn quá dàn trải, lãng phí ngay từ khâu thiết kế

và lựa chọn dự án đầu tư, chưa chú trọng vào hàm lượng thiết bị, mới chỉ

quan tâm đến quy mô số lượng về vốn xây dựng cơ bản nên hiệu quả đầu tư

chậm được phát huy, nhất là chương trình mía đường, xi măng lò đứng... Chi

phát triển KH&CN, GD&ĐT và nguồn nhân lực từ NSNN chưa được coi

trọng đúng mức nên tăng trưởng kinh tế tuy đạt mức cao nhưng chất lượng

tăng trưởng còn hạn chế, thiếu bền vững, nền kinh tế chưa thoát khỏi vòng

luẩn quẩn: công nghệ lạc hậu, NSLĐ thấp, hao phí nhiều, chất lượng sản

phẩm thấp, giá thành cao, sức cạnh tranh yếu, hàng hoá khó tiêu thụ, thiếu

vốn để mở rộng đầu tư, công nghệ tiếp tục lạc hậu...

Việc tổ chức kết cấu chi và điều hành NSNN vẫn chưa dựa trên nền

tảng lý luận về nhà nước và NSNN trong kinh tế thị trường, tính hòa nhập

quốc tế của các chỉ tiêu thu, chi NSNN còn khá thấp, điều hành chi ngân sách

còn thiếu mục tiêu chiến lược rõ ràng, thiên về cấp phát-hiểu theo đúng nghĩa

đen của nó- còn thiếu vắng các quan điểm đổi mới táo bạo, tích cực nhằm

thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững, góp phần đẩy nhanh quá trình

thực hiện CNH, HĐH.

1.3. THỰC TRẠNG BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ NỢ

CÔNG GIAI ĐOẠN 2001-2005

1.3.1. Đánh giá kết quả xử lý bội chi ngân sách nhà nước và nợ công

giai đoạn 2001-2005

1). Bội chi NSNN nằm trong giới hạn kiểm soát được

Bội chi NSNN là nguyên nhân trực tiếp của nợ công. Nhiều năm qua,

nhất là những năm 90, chính sách tài khoá của nước ta được điều hành với độ

thận trọng đáng kể. Hiện tại, dù áp dụng CSTK nới lỏng từ 1999, nhưng mức

thâm hụt ngân sách vẫn nhỏ và tổng nợ khu vực công (cả nợ nước ngoài và

nợ trong nước) khá thấp, luôn ở trong tình trạng kiểm soát được.

Theo cách tính và các công bố chính thức, bội chi NSNN Việt Nam

nhiều năm gần đây thường không quá 5%GDP. Trong giai đoạn 2001-2005,

bội chi NSNN năm cao nhất (2001) tính theo chuẩn quốc tế là 3,4%GDP.

Bình quân cả giai đoạn 2001-2005, bội chi tính theo chuẩn quốc tế chỉ ở mức

2,2%GDP. Các nguồn thu thường xuyên từ thuế, phí, lệ phí đã trang trải được

toàn bộ các khoản chi thường xuyên, và có "dư dật" để bảo đảm một phần

cho chi ĐTPT.

Page 129: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

129

Bội chi NSNN ở mức rất thấp khi so sánh cùng tiêu chí với nước ngoài

và được xem là nằm trong giới hạn an toàn. Điều hành NSNN một cách thận

trọng đã và đang bảo đảm được sự an toàn của khu vực tài chính nhà nước.

2). Nợ trong nước và nợ nước ngoài được cơ cấu lại và được duy trì trong giới hạn an toàn, góp phần đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Nợ công được duy trì trong giới hạn an toàn và đảm bảo an ninh tài

chính quốc gia thể hiện trên các mặt sau:

Thứ nhất, nợ nước ngoài của Chính phủ nằm trong giới hạn an toàn

Tại đến thời điểm 31/12/2007, tổng dư nợ nước ngoài của Chính phủ

và nợ được Chính phủ bảo lãnh là 310.832 tỷ VND (19,25 tỷ USD) chiếm

27,2%GDP. Trong giai đoạn 2002-2007, tỷ suất nợ nước ngoài của Chính

phủ và được Chính phủ bảo lãnh bình quân chiếm 27,6%GDP, trong đó, nợ

nước ngoài của Chính phủ chỉ chiếm 25,7%GDP. Đây là một mức khá thấp,

đảm bảo trong ngưỡng an toàn về nợ nước ngoài.

Bảng 42 - Tình hình nợ nước ngoài giai đoạn 2002-2007

2002 2003 2004 2005 2006 2007

GDP thực tế 535.762 613.443 715.307 839.211 974.266 1.144.015

Tỷ suất tổng dư nợ so GDP 26,9% 28,9% 29,7% 26,9% 25,8% 27,2%

Trong đó: Nợ của Chính phủ 26,0% 27,3% 27,6% 25,1% 24,1% 24,4%

Nợ được Chính phủ bảo lãnh 0,9% 1,7% 2,1% 1,7% 1,7% 2,8%

Nợ của Chính phủ 139.181 167.393 197.094 210.955 234.566 278.834

Nợ được Chính phủ bảo lãnh 5.191 10.197 15.169 14.431 16.556 31.999

Tổng cộng (tỷ VND) 144.372 177.590 212.262 225.386 251.122 310.832

Nguồn: Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê

Hai là, nợ trong nước của Chính phủ nằm trong giới hạn an toàn

Nợ trong nước của Chính phủ chủ yếu phát sinh từ vay trong nước bù

đắp bội chi, trái phiếu và công trái huy động vốn cho một số mục tiêu đầu tư

cụ thể như công trái giáo dục, trái phiếu đầu tư phát triển các công trình giao

thông chiến lược…

Tình hình cụ thể như sau:

Page 130: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

130

Bảng 43-Tình hình vay bù đắp bội chi NSNN 1991-2008

(đơn vị:

tỷ VND) Vay trong

nước để bù đắp bội chi

Vay nước

ngoài để bù đắp bội chi

Tổng cộng

vay bù đắp bội chi

Tổng thu

NSNN Tỷ lệ vay bù

đắp bội chi trên tổng

thu NSNN

2000 15370 6630 22000 90749 24,2%

2001 16950 7550 24500 102974 23,8%

2002 18382 7215 25597 123860 20,7%

2003 27450 7253 34703 152273 22,8%

2004 27450 7253 34703 190929 18,2%

2005 32420 8326 40746 228286 17,8%

2006 35864 12749 48613 279471 17,4%

2007 43000 13500 56500 287900 19,6%

2008 51900 15000 66900 399000 16,8%

Nguồn: Bộ Tài chính, số 2008 là ước tính

Tỷ suất vay bù đắp bội chi NSNN giai đoạn từ 1991 đến nay nhìn

chung đều được kiềm chế ở mức thấp. Cho dù số tiền vay tuyệt đối luôn luôn

tăng nhưng tỷ suất vay bù đắp bội chi tính trên GDP không có nhiều biến

động lớn. Ngoại trừ năm 1993 có mức vay khá cao, lên tới 8.915 tỷ VND,

tương đương 6,4%GDP, các năm khác thường dao động trong khoảng 5%

+/- 0,5% GDP, bình quân cả giai đoạn là 4,5%GDP. Đây là một mức khá

thấp, không làm trầm trọng cán cân nợ công.

Thứ ba, nợ của Chính quyền địa phương đảm bảo giới hạn an toàn

Nợ của các địa phương hiện nay đều là nợ trong nước, được tổng hợp

và ghi nhận ở cấp tỉnh. Theo các quy định hiện hành, điển hình là Luật

NSNN (điều 8), Nghị định 141/2003/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư

86/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính, các địa phương cấp tỉnh được huy động

vốn trong nước (vay) để đầu tư khi có nhu cầu đầu tư xây dựng các công

trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi địa phương nhưng vượt quá khả năng cân

đối của ngân sách cấp tỉnh.

Điều kiện được huy động vốn để đầu tư là công trình phải thuộc danh

mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm của tỉnh đã được HĐND cấp tỉnh, phải nằm

trong quy hoạch được duyệt, hoàn tất đủ thủ tục đầu tư và xây dựng theo chế

độ quy định.

Giới hạn huy động tối đa là tổng mức dư nợ từ nguồn vốn huy động

(gồm cả vốn đã huy động và vốn dự kiến huy động) không vượt quá 30%

tổng vốn đầu tư XDCB trong nước hàng năm của ngân sách tỉnh đã được

HĐND cấp tỉnh quyết định. Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không

vượt quá 100%. Trong đó, tổng vốn đầu tư XDCB trong nước của ngân sách

tỉnh bao gồm: (i) Vốn đầu tư XDCB tập trung trong nước; (ii) Vốn đầu tư

XDCB từ nguồn thu tiền sử dụng đất; (ii) Các nguồn bổ sung có mục tiêu về

đầu tư XDCB có tính chất ổn định từ ngân sách trung ương (nếu có).

Cách thức huy động được thực hiện theo hình thức phát hành trái

phiếu đầu tư hoặc huy động từ các nguồn tài chính hợp pháp khác theo luật

Page 131: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

131

định. Nguồn vốn huy động được được hạch toán thu ngân sách cấp tỉnh và

được bố trí trong ngân sách cấp tỉnh để trả nợ (gốc, lãi và chi phí liên quan)

hàng năm khi đến hạn.

Về nguyên tắc, NSĐP được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu; trường hợp cấp tỉnh có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp

tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được HĐND cấp tỉnh quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì được phép huy động

vốn trong nước và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn. Mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư XDCB trong nước hàng năm

của ngân sách cấp tỉnh.

(Trích khoản 3, điều 8 Luật NSNN)

Trên thực tế, tính đến hết tháng 12/2007, dư nợ huy động của các địa

phương (theo khoản 3, Điều 8 Luật NSNN) là 20.416 tỷ đồng, tương đương

1,8% GDP – một tỷ lệ khá nhỏ. Điều này thể hiện giới hạn đảm bảo an toàn

đối với các khoản nợ của Chính quyền địa phương.

Như vậy, công tác quản lý nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc

gia đã có nhiều tiến bộ, nâng cao dần vị thế tài chính của Việt Nam trên thế

giới, góp phần đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

1.3.2. Những vấn đề đặt ra trong xử lý bộ chi NSNN và quản lý nợ

công giai đoạn 2001-2005

1). Bội chi NSNN thiếu bền vững

Tổng bội chi/thâm hụt (Bội chi quy ước) được tính bằng tổng thu

NSNN và viện trợ trừ tổng chi NSNN và cho vay thuần của Chính phủ. Theo

cách tính này, tổng bội chi NSNN Việt Nam giai đoạn 1991-2008 có nhiều

khác biệt so với các số liệu công bố.

Hình 12 – Bội chi NSNN giai đoạn 1991-2008

Nguồn: Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê

Page 132: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

132

Nhìn tổng thể cả giai đoạn 1991-2008, NSNN Việt Nam năm nào

cũng có thâm hụt, tình trạng thu thấp hơn chi năm nào cũng diễn ra. Song,

nếu như sau 10 năm bội chi ở mức thấp, phổ biến dưới 5%GDP thì đến năm

2002, đường cong chi NSNN đã có một sự đứt gãy để chuyển sang một giai

đoạn bội chi cao.

Trong những năm 1991-1996, nền kinh tế phát triển tốt, bội chi NSNN

đã ở mức hợp lý. Ngoại trừ việc tập trung chi đầu tư xây dựng đường dây tải

điện 500KV Bắc-Nam và phân bổ cho các năm 1993, 1994, 1995 làm tăng

tổng chi đầu tư từ NSNN. Do đó, những năm này, bội chi cũng ở mức khá

cao, tương ứng là 6,4; 4,7 và 4,1%GDP. Các năm khác, bội chi NSNN đều ở

mức thấp dưới 3%GDP. Bình quân cả giai đoạn, bội chi đạt 3,9%GDP là

mức chấp nhận được.

Bảng 44 – Tỷ lệ bội chi NSNN giai đoạn 1991-1996

1991 1992 1993 1994 1995 1996

Tổng cộng thu NSNN 10353 21024 32199 41440 53374 62387

Tổng chi NSNN, cả trên dòng và

dưới dòng

12170 24331 41114 49794 62679 70111

Tổng bội chi NSNN -1817 -3307 -8915 -8354 -9305 -7724

Tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP -2,4% -3,0% -6,4% -4,7% -4,1% -2,8%

Nguồn: Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê

Sang giai đoạn tiếp theo, 1997-2002, thời kỳ chính sách kích cầu được

sử dụng nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính châu Á. Vì vậy, bội chi

NSNN đã tăng cao hơn, bình quân đạt 4,2%GDP.

Bảng 45 – Tỷ lệ bội chi NSNN giai đoạn 1997-2002

1997 1998 1999 2000 2001 2002

Tổng cộng thu NSNN 65352 70612 78489 90749 102974 123860

Tổng chi NSNN, cả trên

dòng và dưới dòng

78057 81138 95791 108642 128019 148743

Tổng bội chi NSNN -12705 -10526 -17302 -17893 -25045 -24883

Tỷ lệ bội chi NSNN so với

GDP

-4,1% -2,9% -4,3% -4,1% -5,2% -4,6%

Nguồn: Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê

Sang giai đoạn 2003-2008, tình hình đã đổi khác khá nhiều. Những

năm này, thu NSNN đạt mức rất cao (bình quân 26,6%GDP), song tổng bội

chi NSNN không những không giảm mà còn có xu hướng tăng mạnh hơn so

với các giai đoạn trước. Hầu hết các năm, tổng bội chi đều cao hơn 10%GDP,

bình quân đạt 11,9%GDP là mức rất cao.

Bảng 46 – Tỷ lệ bội chi NSNN giai đoạn 2003-2008 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng cthu NSNN 152273 190929 228286 279471 287900 399000

Tổng chi NSNN 224391 273375 353618 418310 422990 506378

Tổng bội chi NSNN -72118 -82446 -125332 -138839 -135090 -107378

Tỷ lệ bội chi so với GDP -11,8% -11,5% -14,9% -14,3% -11,8% -7,2%

Nguồn: Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê

Page 133: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

133

Điều này chủ yếu là do đã có sự đóng góp khá lớn của mức bội chi

ngoài cân đối, nếu chỉ tính “trong cân đối” thì mức bội chi thấp hơn. Thực

vậy, sau khi loại trừ các khoản mục chi từ các nguồn vay về cho vay lại và

các khoản chi từ nguồn công trái giáo dục, nguồn thu quản lý qua NSNN thì

tổng bội chi trên dòng trong những năm 2003-2008 chỉ còn chiếm bình quân

7,8%GDP, nhưng đó vẫn là mức khá cao. Riêng 2 năm 2005 và 2006, tổng

bội chi trên dòng vẫn trên 10%GDP (tương ứng là 10,2 và 10,9%GDP).

Bảng 47 – Tỷ suất thu và chi NSNN giai đoạn 2003-2008

%GDP 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng bội chi NSNN -11,8% -11,5% -14,9% -14,3% -11,8% -7,2%

Tỷ suất thu NSNN 24,8% 26,7% 27,2% 28,7% 25,2% 26,8%

Nguồn: Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê

Nếu tiếp tục loại trừ chi trả nợ và viện trợ, thì bội chi trên dòng còn lại

khá thấp. Bình quân 6 năm gần đây chỉ là 3,4%GDP. Riêng 2 năm 2005,

2006, mức bội chi vẫn khá cao (5,3 và 6%GDP), các năm khác tương đối ổn

định ở mức trên dưới 3%GDP.

Bảng 48 – Bội chi và chi trả nợ, viện trợ giai đoạn 2003-2008

2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng bội chi trên dòng -7,4% -8,1% -10,2% -10,9% -7,0% -3,1%

Bội chi trên dòng sau khi trừ

các khoản chi trả nợ và viện trợ

-3,2% -3,3% -5,3% -6,0% -2,7% 0,3%

Nguồn: Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê

Truy tìm nguyên nhân bội chi cao ở 2 năm 2005, 2006 thì thấy tại

những năm này, nhiều khoản chi đã có mức tăng đột biến so với năm trước.

Chi hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu năm 2005 tăng 92% so với

năm 2004. Chi chuyển nguồn để thực hiện cải cách tiền lương & tinh giản

biên chế năm 2005 tăng 76,6% so với năm 2004; năm 2006 vẫn tiếp tục tăng

37,1% so với 2005. Đặc biệt các khoản chi xuất quỹ chưa quyết toán đã tăng

đột biến ở mức rất cao trong các năm 2005 và 2006. Tổng chi đã xuất quỹ

chưa quyết toán năm 2005 bằng 133,5% năm 2004; năm 2006 bằng 162,8%

năm 2005.

Bảng 49 – Các khoản chi ảnh hưởng đến bội chi giai đoạn 2003-2008

2003 2004 2005 2006 2007 2008

Chi hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

337 5.560 10.700 9.539 2.000 2.000

Chi chuyển nguồn để thực hiện cải cách

tiền lương & tinh giản biên chế

3.200 11.143 19.682 26.987 9.080 5.700

Chi bổ sung tăng quỹ dự trữ tài chính 111 78 69 135 100 100

Chi xuất quỹ chưa quyết toán 13.190 23.296 31.099 50.621 - -

Nguồn: Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê

Page 134: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

134

Lý thuyết về bền vững ngân sách cho thấy, hoàn toàn có thể cắt bỏ

những khoản chi vừa nêu trên để cải thiện tình hình thâm hụt NSNN. Nếu cắt

bỏ các khoản mục chi “đặc thù” này (gồm chi hỗ trợ doanh nghiệp kinh

doanh xăng dầu; chi tinh giản biên chế; chi chuyển nguồn để thực hiện cải

cách tiền lương & tinh giản biên chế; chi bổ sung tăng quỹ dự trữ tài chính;

chi xuất quỹ chưa quyết toán), thì bội chi NSNN sẽ giảm rất đáng kể vì, trung

bình những năm 2003-2008, chúng chiếm tới 4,4%GDP, có năm lên tới

9%GDP (2006) – một mức có thể “gây sốc”.

Bảng 50 – Các khoản chi khác ảnh hưởng đến bội chi

2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng cộng các khoản chi “đặc thù” chiếm

bao nhiêu %GDP?

2,8% 5,6% 7,3% 9,0% 1,0% 0,5%

Nguồn: Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê

2). Quản lý nợ công còn tiềm ẩn các yếu tố rủi ro có nguy cơ tác động xấu đến bền vững ngân sách

Theo các quan niệm hiện hành, nợ của khu vực công là nợ (cả nợ

nước ngoài và nợ trong nước) của Chính phủ, chính quyền địa phương các

cấp và nợ của các DNNN1. Điều đó rất xác đáng, song, trong khuôn khổ

nghiên cứu khoa học, nợ của Chính phủ và Chính quyền địa phương các cấp

(chủ yếu là cấp tỉnh) sẽ được ưu tiên nghiên cứu, phân tích trực tiếp; phần nợ

liên quan đến khu vực DNNN sẽ được nghiên cứu dưới góc độ nợ dự phòng.

Các lý do chủ yếu là:

Do DNNN được định nghĩa là các thực thể kinh tế độc lập, có tư

cách pháp nhân đầy đủ, hiện tại hoạt động theo luật DNNN nhưng

sau này sẽ hoạt động theo luật doanh nghiệp chung. Do vậy, các

DNNN có đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm (cả về kinh tế và

pháp lý) về vay và trả nợ.

Trong một số trường hợp, nhất là đối với nợ nước ngoài, ngoài

phần nợ trực tiếp do Chính phủ vay, Chính phủ còn bảo lãnh vay

cho các đối tượng mà Chính phủ thấy cần bảo lãnh để các đối

tượng này vay được nợ ngoài nước (thông thường là các DNNN).

Do bảo lãnh, nên nếu khi đáo hạn, bên đi vay (các DNNN được

bảo lãnh) không trả được nợ thì Chính phủ phải đứng ra trả nợ

thay. Khi đó, gánh nặng nợ công trực tiếp tăng lên bởi nguồn tài

chính trả nợ đương nhiên là từ NSNN. Từ đó, làm ảnh hưởng

không nhỏ tới tính bền vững của NSNN.

Trong một số trường hợp hãn hữu khác, nếu như khoản nợ đó

không được Chính phủ bảo lãnh, DNNN hoạt động kém hiệu quả,

không trả được nợ, rơi vào phá sản, vỡ nợ… - nhất là nợ nước

ngoài - thì cuối cùng, bằng cách này hay cách khác, Nhà nước

1 Bao gồm các DNNN hoạt động trong lĩnh vực tài chính và phi tài chính của nhà nước.

Page 135: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

135

cũng phải gánh chịu một phần trách nhiệm vật chất thay cho

DNNN.

Các trường hợp nêu trên đều có nguy cơ phát sinh nợ dự phòng, làm

giảm tính bền vững của ngân sách và được nghiên cứu dưới góc độ nợ dự

phòng.

Những yếu tố rủi ro tiềm ẩn có nguy cơ tác động đến bền vững ngân

sách nằm trong thành phần nợ công gồm: các quỹ ngoài NSNN, nợ của các

DNNN, nợ của DNNN được chính phủ bảo lãnh, mức độ an toàn của hệ

thống tài chính.

Một là, nợ nước ngoài của DNNN được Chính phủ bảo lãnh có tiềm

ẩn yếu tố rủi ro

Nợ nước ngoài của các DNNN được chính phủ bảo lãnh chủ yếu phát

sinh từ sau năm 2001. Trong đó, nợ từ các chủ nợ chính thức chiếm tỷ trọng

chủ yếu nhưng đang có xu hướng giảm dần và nhường chỗ cho các chủ nợ tư

nhân, có xu hướng tăng dần trong kết cấu nợ nước ngoài của các DNNN

được chính phủ bảo lãnh.

Hình 13 – Nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh

Nguồn: Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê

Theo định nghĩa, các chủ nợ chính thức là các chủ nợ thuộc khu vực

công, bao gồm cả các tổ chức đa phương. Các chủ nợ tư nhân là những chủ

nợ không phải là chính phủ và các tổ chức thuộc khu vực công. Các chủ nợ

tư nhân bao gồm các tổ chức tài chính tư nhân, các nhà sản xuất, nhà xuất

khẩu và các nhà cung cấp hàng hóa khác có khả năng tài chính. Do vậy, xu

hướng tăng dần lên của tỷ trọng nợ từ các chủ nợ tư nhân báo hiệu cần thận

trong khi bảo lãnh vay cho các DNNN.

Khi nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng với các nền kinh tế thị

trường khác trên thế giới thì việc các DNNN vay tư nhân nhiều hơn là được

vay từ các chủ nợ chính thức cũng là điều dễ hiểu. Song, trong khi các

Page 136: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

136

DNNN Việt Nam hoạt động còn chưa thực sự hiệu quả, môi trường cạnh

tranh chưa thực sự bình đẳng, nền kinh tế còn nhiều khe hở cho độc quyền

sinh ra nhờ các quan hệ và áp đặt hành chính... thì việc tăng quá nhanh tỷ

trọng nợ tư nhân là dấu hiệu không tốt. Cần rất thận trọng trong việc cam kết

bảo lãnh trong các trường hợp này.

Bảng 51 - Tình hình nợ nước ngoài giai đoạn 2002-2007

2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tổng số 9.413 11.383 13.505 14.208 15.641 19.253

Nợ của Chính phủ 9.075 10.729 12.540 13.299 14.610 17.271

Nợ được Chính phủ bảo lãnh 338 654 965 910 1.031 1.982

Nguồn: Bộ Tài chính, triệu USD, tỷ giá quy đổi cuối kỳ

Cho đến cuối 2007, tổng dư nợ nước ngoài của các doanh nghiệp nhà

nước được Chính phủ bảo lãnh không phải quá lớn, chỉ đạt 1,982 tỷ USD,

chiếm 2,8%GDP. Song, có điểm đáng chú ý là trong kết cấu nợ được Chính

phủ bảo lãnh của các DNNN nợ từ các chủ nợ là khu vực tư nhân càng ngày

càng cao. Năm 2007, nợ các chủ nợ tư nhân tăng đột biến lên 66,8%, trong

nợ tư nhân, chủ yếu là nợ các NHTM (64,2%). Trong khi đó, nợ từ các chủ

nợ chính thức càng ngày càng giảm, từ 69,3% năm 2003 đã giảm xuống còn

33,2% vào năm 2007.

Hình 14 – Nợ song phương và đa phương

Nguồn: Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê

Đối với các chủ nợ chính thức, nợ song phương luôn chiếm vị trí chủ

đạo, bình quân 2002-2007, chiếm tới 91,7% tổng nợ chính thức của các

DNNN được bảo lãnh, trong khi đó, nợ đa phương chỉ chiếm 8,3% tổng nợ

chính thức.

Page 137: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

137

Hình 14 – Nợ song phương và đa phương

Nguồn: Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê

Trong thành phần các chủ nợ song phương đối với DNNN, nợ Nhật

Bản và các nước khác có xu hướng giảm dần nhường chỗ cho xu hướng tăng

khá mạnh của các khoản nợ Mỹ và Trung Quốc. Nợ Nhật Bản đã giảm từ

56,6% năm 2002 xuống còn 17,4% năm 2007. Nợ Trung Quốc bắt đầu phát

sinh từ 2005 với tỷ lệ nhỏ (1,2%) nhưng đã nhanh chóng tăng lên 28,4% vào

năm 2007. Nợ Mỹ, ngay từ năm đầu phát sinh (năm 2003) đã đạt khối lượng

lớn (197 USD), chiếm 43,5% tổng số nợ song phương của các DNNN được

bảo lãnh. Sau đó, tăng trên 60% vào cácc năm 2004 đến 2006. Năm 2007,

tuy thấp hơn cũng chiếm tỷ trọng 45,9%; bình quân 2003-2007, các khoản

DNNN vay nợ Mỹ được Chính phủ bảo lãnh đạt tới 47,1% (302 triệu USD)

trong tổng số nợ song phương của các DNNN được bảo lãnh của Chính phủ.

Bảng 52 - Kết cấu nợ nước ngoài của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh

triệu USD, tỷ giá quy đổi cuối kỳ

2002 2003 2004 2005 2006 2007

Chủ nợ chính thức 38,9% 69,3% 62,5% 59,6% 51,2% 33,2%

Đa phương 0,0% 14,3% 9,9% 10,0% 9,2% 6,6%

Song phương 100,0% 85,7% 90,1% 90,0% 90,8% 93,4%

Mỹ 0,0% 43,5% 64,2% 66,3% 62,7% 45,9%

Trung Quốc 0,0% 0,0% 0,0% 1,2% 5,5% 28,4%

Nhật 56,6% 31,5% 19,5% 17,1% 18,6% 17,4%

Các nước khác (Hàn Quốc, Phần Lan, Thụy Điển, Canada, Bỉ)

43,4% 10,7% 6,5% 5,4% 4,0% 1,7%

Các chủ nợ tư nhân 61,1% 30,7% 37,5% 40,4% 48,8% 66,8%

Nguồn: Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê

Nợ nước ngoài của các DNNN được Chính phủ bảo lãnh giai đoạn

2002-2007 có những diễn biến khá chú ý như sau:

Page 138: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

138

Bảng 53 - Nghĩa vụ trả nợ hàng năm (nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh)

Đvt: tỷ VND

2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tổng trả nợ được Chính phủ bảo lãnh

1.106 1.231 1.933 2.614 2.598 2.974

Trong đó, trả nợ gốc 755 856 1.410 1.878 1.912 1.921

Trả nợ lãi và phí 350 375 524 736 686 1.053

Nguồn: Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê

Đối với nợ trong nước của khu vực DNNN, tính đến cuối 2000, tổng

dư nợ của khu vực DNNN là 190 ngàn tỷ VND (13,1 tỷ USD), tương đương

38%GDP. Trong đó, DNNN nợ ngân hàng 165 ngàn tỷ VND (11,4 tỷ USD),

tương đương 33%GDP. Nợ xấu theo tiêu chuẩn quốc tế (IMF) là 57 ngàn tỷ

VND (3,9 tỷ USD), tính theo tiêu chuẩn Việt Nam là 21 ngàn tỷ VND, tương

đương 1,5 tỷ USD). Đứng đằng sau các khoản nợ của DNNN là Chính phủ,

là NSNN. Rõ ràng, nợ và nhất là nợ xấu của khu vực DNNN là một mối đe

dọa tới bền vững NSNN. Nếu tính cả nợ DNNN thì gánh nặng nợ mà NSNN

phải gánh chịu, tính đến cuối 2000, không chỉ là 30%GDP (số dư nợ thuần

tuý của NSNN là 144 ngàn tỷ VND hoặc 9,9 tỷ USD) mà phải là 63%GDP

(144 ngàn tỷ nợ của ngân sách cộng với 165 ngàn tỷ nợ của các DNNN).

Việc cấp tín dụng ngân hàng cho DNNN cũng tiềm ẩn các rủi ro đe

dọa tính bền vững NSNN. Tín dụng của các NHTM quốc doanh và ngoài

quốc doanh cấp cho DNNN đã tăng từ 10,5%GDP vào năm 1998 lên

17,2%GDP vào năm 2003. Tuy nhiên, tỷ trọng tín dụng cấp cho DNNN

trong tổng tín dụng ngân hàng đã và đang giảm dần từ 52% (1998) xuống

36% (2003). Theo đó, tỷ trọng của DNNN trong tín dụng của các NHTM

quốc doanh đã giảm từ 58% xuống 45% trong cùng kỳ.

Hai là, nợ xấu của các DNNN vấn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro

Cho đến nay, tuy không có báo cáo chính thức, cũng như không có số

liệu chính xác dư nợ vốn vay của các DNNN tại các NHTM, song, từng ngân

hàng luôn có những số liệu khá đầy đủ về công nợ của từng DNNN. Tuy

không có số liệu được công bố nhưng có thể phân chia các DNNN theo thực

trạng nợ quá hạn với các NHTM theo các nhóm chủ yếu sau đây:

Nhóm thứ nhất là nhóm doanh nghiệp có số nợ quá hạn lớn nhất, kéo

dài nhất và nan giải đối với các NHTM. Điển hình là các TCT xây dựng công

trình giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải. Số nợ của các TCT này ước

tính hiện nay lên tới trên 12.300 tỷ đồng, chủ yếu là nợ xấu, tập trung chủ yếu

ở các NHTM Nhà nước, đã được các NHTM xử lý dự phòng rủi ro đưa ra theo dõi ngoại bảng.

Nhóm thứ hai là nhóm các doanh nghiệp có số nợ xấu khá lớn, bao

gồm một số TCT xây dựng thuộc một số bộ, ngành và địa phương khác nhau. Số nợ xấu của khối doanh nghiệp này ước tính cũng lên tới trên 2.000

tỷ đồng.

Page 139: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

139

Nhóm thứ ba là nhóm các doanh nghiệp có nợ xấu hoạt động trong

khu vực xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ, giao thông, xây dựng, chế biến

nông sản, may mặc, cung ứng vật tư nông nghiệp, in ấn và bao bì, mía

đường… thuộc địa phương. Số nợ xấu của khối doanh nghiệp này ước tính

cũng lên tới 2.500–3.000 tỷ đồng.

Trong thực tế hiện nay, có nhiều DNNN hoạt động kém hiệu quả, nợ

xấu ngân hàng lớn và kéo dài, không được các NHTM tiếp tục cho vay, nên

càng thiếu vốn và càng làm ăn không có hiệu quả. Doanh nghiệp chạy gõ cửa

hết ngân hàng này đến ngân hàng khác để xin vay vốn từng dự án cụ thể có

hiệu quả, từng dự án mới có tính khả thi cao, nhưng do nợ xấu, nợ cũ, thế hệ

lãnh đạo trước của doanh nghiệp để lại nên các ngân hàng đều tư chối. Nhiều

trường hợp, Lãnh đạo và trưởng phòng kế toán tài chính của nhiều doanh

nghiệp được ví như “lẩn trốn ngân hàng như trạch” vì bị đôn đốc nợ.

Việc thu nợ quá hạn tại các DNNN của các NHTM hiện nay gặp rất

nhiều khó khăn, nhiều khoản nợ rơi vào tình trạng khê đọng. Nhiều chi

nhánh NHTM thành lập riêng một tổ chuyên đi thu nợ DNNN. Có chi nhánh

Ngân hàng Công thương trên địa bàn Hà Nội rất hạn chế cho vay mới mà

công việc chính của phòng kinh doanh là lo việc đi đôn đốc nợ, đi đòi nợ và

giải quyết nợ DNNN. Một số chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

cũng bị hạn chế không cho tăng dư nợ mới mà buộc phải tập trung thu nợ

một số DNNN.

Nợ nước ngoài không được bảo lãnh hiện hầu như chưa phát sinh, bởi

doanh nghiệp nhà nước, nếu không được bảo lãnh thì hầu như không được

cac chủ nợ nước ngoài cho vay. Cho đến nay, việc vay nợ nước ngoài của

DNNN chủ yếu vẫn dựa trên các điều kiện ưu đãi (bảo lãnh) của Nhà nước.

Ba là, nợ đọng trong các DNNN còn rất lớn và phức tạp

Nợ đọng trong các DNNN là rất lớn và phức tạp. Mặc dù Nhà nước ta

đã áp dung nhiều biện pháp giãn nợ, khoanh nợ, thanh toán công nợ giai đoạn

I và giai đoạn II, nhưng đến nay nợ tồn đọng trong các DNNN vẫn rất lớn.

Thực tế hiện nay, nợ khó đòi tồn đọng của các NHTM nhà nước lên tới hơn

20 nghìn tỷ đồng, trong đó đa phần là nợ tồn đọng trong các DNNN.

Nợ xấu của DNNN vẫn gia tăng. Ngày 17/4/2005, Thống đốc Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố con số nợ nần của các DNNN là

31.935 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải thu là 21.218 tỷ đồng, nợ phải trả lên tới

10.717 tỷ đồng, cả hai thứ nợ đều cao gấp nhiều chục lần thu ngân sách của

nhiều tỉnh.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến tháng 8/2005, dư nợ cho

vay đối với doanh nghiệp nhà nước chiếm 33,2% tổng dư nợ cho vay nền

kinh tế và dự kiến đến cuối năm, dư nợ cho vay đối với khu vực này sẽ chiếm

xấp xỉ 40% tổng dư nợ. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của khu vực này lại có chiều

Page 140: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

140

hướng gia tăng. Đến hết 8 tháng đầu năm 2005, tỷ lệ nợ xấu của các DNNN

là 3,08%, tiếp tục tăng so với năm 2004 là 2,41% và năm 2003 là 2,72%.

Việc Chính phủ thực hiện các chương trình tái cơ cấu đối với các

NHTM quốc doanh cũng hình thành các khoản nợ dự phòng. Một chương

trình tái cơ cấu 4 NHTM quốc doanh lớn đã được triển khai trong các năm

2001-2003; đến cuối năm 2003, gần 70% khoản nợ khó đòi trong tổng số 23

ngàn tỷ đồng tiền nợ khó đòi xác định cuối năm 2000 đã được xử lý thông

qua các kế hoạch tái cơ cấu. Các năm 2001-2003, các NHTM quốc doanh đã

được rót một khoản vốn khoảng 10,9 ngàn tỷ đồng từ nhiều nguồn khác

nhau, chủ yếu được thực hiện dưới hình thức trái phiếu chính phủ kỳ hạn 20

năm lãi suất mệnh giá là 3,3%. Trái phiếu đã phát hành để tái cấp vốn cho các

ngân hàng quốc doanh là các khoản nợ dự phòng của Chính phủ.

Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng của các NHTM quốc doanh tăng nhanh

với tốc độ 28% và đạt mức 37%GDP vào cuối năm 2003. Tuy nhiên, chất

lượng cho vay tín dụng vẫn là một mối lo ngại. Trong một chừng mực nào

đó, có thể coi việc tín dụng gia tăng nhanh là yếu tố góp phần làm tăng nợ dự

phòng của Chính phủ.

Các khoản cho vay lại được huy động từ các nguồn ODA và vay trong

nước từ các quỹ BHXH, tiết kiệm bưu điện và phát hành trái phiếu chính

phủ. KBNN cũng đã phát hành các loại trái phiếu có kỳ hạn 15 năm và lãi

suất mệnh giá 9,4% và tiền huy động từ các loại trái phiếu này được chuyển

cho Quỹ HTPT. Đây là một khoản nợ dự phòng lớn của Chính phủ.

Trong năm 2004, ước tính dư nợ của Quỹ HTPT (nay là Ngân hàng

Phát triển Việt Nam) tương ứng 12%GDP. Trong đó, hơn một nửa, khoảng

9%GDP, được huy động từ các nguồn trong nước. Trong đó, khoảng 80%

các nguồn huy động trong nước được dùng cho các DNNN vay. Điều này

cho thấy, việc quản lý số lượng, chất lượng huy động và cho vay từ BDV

cũng đang tiềm ẩn những nguy cơ nhất định đe dọa bền vững NSNN. Mặc dù

gần đây, Chính phủ đã có biện pháp kiểm soát bằng cách giới hạn vay đầu tư

và bảo lãnh tín dụng của BDV không được vượt quá 70% mức đầu tư của dự

án. Hỗ trợ lãi suất không vượt quá 85% mức đầu tư của dự án nhưng rõ ràng

ở đây cũng chứa đựng nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững NSNN.

Cần có sự đổi mới, cải cách cần thiết để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn tài

chính, tăng gánh nặng nợ của NSNN.

Đến hết năm 2008, nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam ở

khoảng 43.500 tỷ đồng, chiếm 3,5% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, không ít

các khoản nợ phát sinh từ các chương trình “cà phê Arabica”, “đánh bắt xa

bờ”, “mía đường”... sẽ đè nặng lên ngân sách, buộc Chính phủ phải “khoanh

nợ”, “xóa nợ” và điều đó sẽ không những làm hao tổn nguồn lực quốc gia mà

còn làm giảm tính bền vững của NSNN.

Page 141: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

141

Bảng 54 - Nợ nước ngoài của Chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh tính lại

theo các loại tiền chủ yếu

2002 2003 2004 2005 2006 2007

JPY 3.473 4.530 5.498 5.174 5.840 7.195

Euro 825 1.159 1.411 1.461 1.737 2.360

USD và các đồng tiền khác 5.115 5.694 6.596 7.574 8.065 9.697

Tổng số 9.413 11.383 13.505 14.208 15.641 19.253

Nguồn: Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê

Nhiều năm qua, chính sách tài khoá của nước ta được điều hành với độ

thận trọng đáng kể. Nhờ vậy, mức thâm hụt ngân sách nhỏ và tổng nợ khu

vực công (cả nợ trong nước và nước ngoài) khá thấp và luôn ở trong tình

trạng kiểm soát được. Các nguồn thu thường xuyên từ thuế, phí, lệ phí đã

trang trải được toàn bộ chi thường xuyên, đồng thời, đã có thể dành một phần

cho chi đầu tư phát triển. Các con số về bội chi và nợ khu vực công ở nước ta

thấp thua nhiều so với giới hạn nợ theo tiêu chuẩn khu vực đồng Euro (bội

chi không quá 3%; dư nợ công không quá 60%) – khu vực được xem là mẫu

mực về sự chặt chẽ trong quản lý tài chính công.

Page 142: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

142

Chương 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH

TIỀN TỆ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2005

2.1. THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ GIAI

ĐOẠN 2001-2005

2.1.1. Đánh giá kết quả thực hiện CSTT giai đoạn 2001-2005

Công tác điều hành CSTT ở nước ta trong giai đoạn 2001-2005 đã đạt

được những thành tựu và tiến bộ như sau:

1). Đã xác định rõ mục tiêu cuối cùng của CSTT

Mục tiêu cuối cùng và các công cụ CSTT đã được xác định trong Pháp

lệnh NHNN năm 1990 là nhằm ổn định giá trị đồng tiền.

Sau đó, Luật NHNN cũng đã quy định mục tiêu của CSTT nhằm ổn

định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh

tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống nhân dân.

Trên thực tế, về cơ bản các mục tiêu này đã được thực hiện. Điều đó

được thể hiện rõ qua các chỉ tiêu vĩ mô như: Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2001-

2005 trong khoảng 3-8,4%; Tốc độ tăng trưởng GDP đạt tương ứng 6,8-8%.

Bảng 55 - Mục tiêu và thực tế về GDP và CPI giai đoạn 1998-2005

Đơn vị: %

1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

CPI mục tiêu 7-8 6-8 6 5 3-4 5 5 6,5

CPI thực tế 9,2 0,1 -0,6 0,8 4 3 9,5 8,4

GDP mục tiêu 8,5-9 5-6 5,5-6 7,5-8 7-7,3 7-7,5 7,5-8 8-8,5

GDP thực tế 5,8 4,8 6,75 6,84 7,04 7,34 7,69 8,5

Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê

Tuy nhiên, bên cạnh việc thực hiện các mục tiêu được quy định trong

Luật Ngân hàng, trong từng giai đoạn cụ thể, NHNN còn theo đuổi một số

mục tiêu khác như đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàng. Vì vậy, trong điều

hành CSTT của NHNN còn có một số khó khăn do NHNN thường phải theo

đuổi nhiều mục tiêu, chưa xác định rõ mục tiêu hàng đầu và một số mục tiêu

chưa được lượng hóa đầy đủ. Vì thế mục tiêu chính có lúc lại bị sao nhãng.

Chẳng hạn:

- Năm 1999 mục tiêu kiểm soát lạm phát (CPI) đề ra ở mức 6-8%

nhưng kết quả mức tăng CPI chỉ là 0,1%.

- Năm 2000, mục tiêu kiểm soát lạm phát phải đạt dưới 6%, nhưng

thực tế lại là -0,6%.

Page 143: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

143

- Năm 2004 và 2005, mục tiêu lạm phát đặt ra là dưới 5% và dưới

6,5%, song kết quả CPI lại ở mức tương ứng là 9,5% và 8,4%.

Tương tự, đối với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, mức tăng trưởng GDP

thực tế hàng năm nhìn chung đã bám sát mục tiêu, nhưng vẫn còn có sự

chênh lệch nhất định.

2). Đã sử dụng đầy đủ hệ thống các công cụ CSTT để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Việc hình thành các công cụ CSTT được thực hiện từ đầu những năm

1990 theo quy định tại Pháp lệnh NHNN. Để phù hợp với điều kiện thực tế

phát triển thị trường, NHNN đã lựa chọn sử dụng các công cụ trực tiếp, từng

bước tiến tới sử dụng các công cụ gián tiếp. Khác với NHTW của nhiều

nước, lãi suất và tỷ giá cũng được quy định là công cụ CSTT.

Từ năm 1998 đến nay, việc điều hành công cụ CSTT được thực hiện

theo quy định của Luật NHNN. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống

ngân hàng và của nền kinh tế, NHNN đã chuyển đổi mạnh mẽ từ sử dụng

công cụ trực tiếp sang sử dụng các công cụ gián tiếp9. Công cụ dự trữ bắt

buộc, công cụ tái cấp vốn không ngừng được hoàn thiện theo hướng nâng cao

khả năng kiểm soát tiền tệ của NHNN, đồng thời tạo điều kiện cho các

TCTD sử dụng vốn linh hoạt. Đặc biệt từ 7/2000, NHNN chính thức sử dụng

nghiệp vụ thị trường mở, đánh dấu một bước tiến mới trong đổi mới điều

hành CSTT theo các nguyên tắc thị trường.

Như vậy, đến nay về cơ bản NHNN đã hình thành được hệ thống các

công cụ CSTT tương đối đầy đủ để thực hiện điều tiết tiền tệ, bao gồm công

cụ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở,

SWAP, nghiệp vụ thấu chi, cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên

ngân hàng.

2.1.2. Những vấn đề đặt ra trong điều hành CSTT giai đoạn 2001-2005

1). Chưa xác định rõ mục tiêu trung gian và mục tiêu hoạt động của CSTT

Đối với mục tiêu trung gian

Ngay từ năm 1995, NHNN đã xác định và điều hành lượng tiền cung

ứng của NHNN tăng thêm hàng năm để thực hiện ổn định tiền tệ theo các chỉ

tiêu dự kiến. Khối lượng tiền cung ứng cần thiết tăng thêm này được xác định

trên cơ sở mức tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2) phù hợp với

mức độ tăng trưởng GDP và chỉ số lạm phát và hệ số tạo tiền dự kiến của các

TCTD.

Trên thực tế, NHNN đã chủ động và linh hoạt điều hành lượng tiền

cung ứng thông qua các công cụ CSTT như dự trữ bắt buộc, lãi suất tái cấp

vốn của NHNN, trần lãi suất cho vay của các TCTD đối với nền kinh tế…

Như vậy, mục tiêu trung gian trong điều hành CSTT chưa được xác định rõ

Page 144: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

144

ràng. Tuy nhiên, xét về khía cạnh nào đó M2 được coi là mục tiêu trung gian

trong điều hành CSTT. Bên cạnh M2, trong điều hành CSTT hàng năm,

NHNN đã chú ý xây dựng mục tiêu về tăng trưởng tín dụng. Đây có thể coi

là mục tiêu trung gian của CSTT. Tuy nhiên, mục tiêu này chưa thực sự gắn

kết chặt chẽ với các mục tiêu cuối cùng như tăng trưởng GDP hay kiểm soát

lạm phát (CPI).

Hình 15 - Mối quan hệ giữa M2, tín dụng nền kinh tế với tăng trưởng GDP và tỷ lệ

lạm phát (CPI)

Đơn vị: %/năm

- Xem xét mối quan hệ giữa tín dụng nền kinh tế và M2 với các mục

tiêu về tăng trưởng GDP và CPI từ năm 1996 đến nay cho thấy kết quả

không thật rõ ràng: Nếu năm 1998 mức tăng CPI là cao nhất 9% nhưng mức

tăng trưởng tín dụng lại thấp nhất 16,3% và mức tăng trưởng M2 cũng không

quá cao 23,9%; Trong khi đó, năm 2000 là năm tín dụng cho nền kinh tế tăng

rất cao 38-39% nhưng CPI lại ở mức - 0,6%.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự tăng trưởng của M2 và tín

dụng là nguyên nhân tăng nhanh mức lạm phát. Kể từ năm 2004 mức tăng

trưởng cung tiền M2 luôn duy trì ở mức khoảng 30% và tăng vọt lên khoảng

50% vào năm 2007, làm cho mức lạm phát ở Việt Nam trở nên “vượt trội” so

với các nước trong khu vực. Chẳng hạn như vào thời điểm tháng 6/2007,

lượng tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi ngân hàng ở Việt Nam đã tăng tới

21,1% so với đầu năm như các con số tương ứng của Trung Quốc và Thái

Lan lần lượt chỉ là 10% và 1,4%.

- Nếu xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và M2, tín dụng

nền kinh tế trong một số năm cũng cho những nhận xét tương tự. Nguyên

nhân của tình trạng này là do trong quá trình điều hành CSTT, NHNN chưa

thực sự kiểm soát hết các nhân tố tác động đến M2, đặc biệt là các nhân tố

làm thay đổi tài sản có ngoại tệ ròng và cho vay chính phủ ròng. Việc kiểm

Page 145: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

145

soát M2 của NHNN còn chưa xem xét đầy đủ đến thực trạng đôla hóa và tác

động của cán cân thanh toán đến thay đổi cung tiền nên việc kiểm soát cung

tiền của NHNN còn bị động nhiều bởi luồng ngoại tệ ra, vào. Trong nhiều

thời điểm, M2 tăng không xuất phát từ việc tăng tiền cơ bản mà từ việc tăng

huy động ngoại tệ của NHTM.

- Đối với việc cho vay chính phủ ròng, theo quy định về thống kê tiền

tệ của IMF, tiền gửi của chính phủ là khoản tiền được chi tiêu có kế hoạch,

nên không có tác động đến lãi suất thị trường, do đó không được hạch toán

vào tiền cơ bản mà được hạch toán bên tài sản có của bảng cân đối tiền tệ

toàn ngành với dấu âm, có nghĩa là tiền gửi chính phủ càng lớn thì M2 càng

giảm. Nhưng trên thực tế, tiền gửi chính phủ tại các NHTM đã tham gia vào

quá trình tạo tiền, qua đó ảnh hưởng đến cung cầu vốn và lãi suất thị trường

mà NHNN không thể kiểm soát được. Đối với tiền gửi và tín dụng của các tổ

chức khác hoạt động ngân hàng cũng trong tình trạng tương tự. Nhất là từ

năm 2000 đến nay, các tổ chức khác hoạt động ngân hàng đã phát triển với

quy mô tương đối lớn, như Quỹ Hỗ trợ đầu tư, tiết kiệm bưu điện, hệ thống

bảo hiểm, Kho bạc Nhà nước... đã có tác động đến cung tiền ngoài phạm vi

kiểm soát của NHNN.

Như vậy, do chưa xác định rõ ràng mục tiêu trung gian nên trong thực

tế xác định lượng tiền cung ứng hàng năm phải dựa vào mức tăng M2, nhưng

việc điều hành các công cụ CSTT nhiều lúc hướng vào lãi suất thị trường và

tỷ giá.

Như vậy, việc điều hành CSTT hướng vào nhiều mục tiêu trung gian

(M2, tín dụng, tỷ giá, lãi suất) dẫn đến hiệu quả điều hành CSTT rất bị động,

điều tiết thị trường không đạt được mục tiêu mong muốn.

Đối với mục tiêu hoạt động

Trong điều kiện thị trường tiền tệ kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh

giữa các ngân hàng thấp, ứng xử của các TCTD đối với những thay đổi của

thị trường còn kém, dẫn đến các mức lãi suất của NHNN chưa có tác động

hiệu ứng đáng kể đối với lãi suất thị trường. NHNN chưa thể lựa chọn mục

tiêu hoạt động là giá cả. Trong thực tế điều hành CSTT, NHNN chủ yếu

hướng vào điều tiết lượng tiền cung ứng do Chính phủ phê duyệt hàng năm

cho 2 mục tiêu mua ngoại tệ, tái cấp vốn cho các NHTM và các mục đích

khác.

Với cách điều hành như vậy, thực chất NHNN đã lựa chọn mục tiêu

hoạt động theo khối lượng. Tuy nhiên, việc điều hành theo khối lượng còn

chưa bao trùm toàn bộ sự thay đổi của tiền dự trữ (MB) và cũng không

hướng vào sự thay đổi MB để tác động làm thay đổi M2, mà chỉ chú trọng

thực hiện cung ứng theo kế hoạch mà Chính phủ phê duyệt cho 2 mục tiêu.

Sự thay đổi của tiền dự trữ không chỉ qua kênh mua bán ngoại tệ của

NHNN và việc tái cấp vốn cho các NHTM mà còn qua các kênh khác theo

Page 146: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

146

mục đích chỉ định của Nhà nước như cho vay NSNN, xử lý nợ cho các

TCTD như khoản thu chi của NSNN.

Do vậy, diễn biến MB thực tế chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với M2 và

các diễn biến CPI, tăng trưởng GDP.

2). Việc sử dụng các công cụ CSTT còn bộc lộ nhiều hạn chế.

Xem xét từng công cụ CSTT cho thấy:

- Công cụ tái cấp vốn:

Chưa thực hiện được đúng vai trò là công cụ cấp tín dụng ngắn hạn

của NHNN cho các ngân hàng và chưa có sự phân biệt rõ giữa các hình thức

tái cấp vốn nhất là về thời hạn vay vốn, cũng như về các điều kiện tiếp cận.

Việc điều tiết tiền tệ trong từng thời kỳ cũng chưa được định hướng rõ: Điều

tiết lãi suất hay khối lượng tiền. Mức độ tác động của lãi suất tái cấp vốn đối

với lãi suất thị trường và nhu cầu tiền tệ chưa cao.

- Nghiệp vụ thị trường mở:

Chưa xác định rõ mục tiêu hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở là

điều tiết khối lượng hay điều tiết lãi suất. Từ năm 2003, NHNN đã mở rộng

chủng loại giấy tờ có giá sử dụng trong các phiên giao dịch nghiệp vụ thị

trường mở cũng như trong các giao dịch vay tái cấp vốn, chiết khấu tại

NHNN. Song số giấy tờ có giá được bổ sung sử dụng bao gồm cả TPCP và

công trái cũng vẫn chỉ tập trung vào các NHTMNN. Đến đầu năm 2006,

NHNN cho phép sử dụng cả các TPCP do Quỹ Hỗ trợ phát triển và trái phiếu

chính quyền địa phương do UBND TP Hà nội và TP. HCM phát hành trong

nghiệp vụ thị trường mở. Tuy nhiên, số thành viên tham gia các phiên giao

dịch vẫn hạn chế (thường có dưới 10 thành viên) làm cho tác động của hoạt

động nghiệp vụ thị trường mở đến vốn khả dụng của các TCTD và các điều

kiện thị trường tiền tệ còn rất khiêm tốn.

- Công cụ dự trữ bắt buộc:

Phạm vi dự trữ bắt buộc chỉ bao gồm tiền gửi có kỳ hạn đến dưới 24

tháng nên vai trò của công cụ này đối với việc kiểm soát tiền tệ của NHNN

cũng còn có hạn chế nhất định.

Bảng 56 - Nghiệp vụ thị trường mở giai đoạn 2001-2005

Đơn vị: tỷ đồng

2001 2002 2003 2004 2005

Mua Bán Mua Bán Mua Bán Mua Bán Mua Bán

Số phiên 42 6 42 8 52 55 112 11 146 12

Doanh số 3314 620 57715 850 9843 11340 60986 950 100.711 1.800

Nguồn: NHNN

Page 147: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

147

- Về điều hành lãi suất:

Khi lãi suất nền kinh tế được tự do hoá, đòi hỏi NHNN phải xây dựng

được một hành lang dao động cho lãi suất thị trường liên ngân hàng. Trên

thực tê, mặc dù NHNN đã bước đầu hình thành hành lang dao động cho lãi

suất thị trường liên ngân hàng cùng với lãi suất nghiệp vụ thị trường mở để

định hướng lãi suất thị trường, nhưng tác động của lãi suất do NHNN quy

định đến lãi suất thị trường tiền tệ còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân của tình

trạng này xuất phát bởi những bất cập về cơ chế truyền tải, sự kém phát triển

của TTTC nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng. Trong nhiều trường hợp,

NHNN còn phải sử dụng một số biện pháp hỗ trợ cần thiết khác (như các

hình thức cảnh báo…) nhằm tác động điều tiết lãi suất thị trường.

Hình 16 - Diễn biến lãi suất giai đoạn 2003-2004

3). Tác động của cơ chế truyền tải CSTT còn những hạn chế và bất cập

Việc đánh giá cơ chế truyền tải CSTT được xem xét trên cơ sở đánh

giá tác động của CSTT qua các kênh cung ứng tiền, tín dụng, lãi suất và tỷ

giá.

Tác động của CSTT qua kênh cung ứng tiền và tín dụng đến nền kinh tế.

- Xem xét tác động của CSTT qua kênh cung ứng tiền thông qua mối

quan hệ giữa M2 và các mục tiêu tăng trưởng GDP, lạm phát (CPI):

Qua xem xét thực tế và chạy mô hình kinh tế lượng đơn giản về mối

quan hệ giữa M2 với lạm phát (CPI) từ năm 1990-2005 cho thấy 2 biến tố

này biến động cùng xu hướng, nhưng mối liên kết giữa chúng chưa thực sự

chặt chẽ do sự gia tăng của M2 còn chịu tác động của việc huy động tiền gửi

ngoại tệ và việc sử dụng số ngoại tệ này ở trong nước hay nước ngoài; vòng

quay tiền tệ không ổn định và có xu hướng giảm liên tục từ 3,44 vòng năm

1990 xuống còn 1,35 vòng năm 2005.

Page 148: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

148

- Xem xét tác động của CSTT qua kênh tín dụng thông qua mối quan

hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng GDP, lạm phát (CPI):

Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và GDP:

Qua số liệu thực tế và kết quả phân tích định lượng từ 1999-2005 cho

thấy: về xu hướng dài hạn, giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng GDP có

mối quan hệ thuận chiều. Tuy nhiên, sự tăng trưởng GDP có xu hướng nhanh

hơn tăng trưởng tín dụng ngân hàng do có một số nguồn vốn khác ngoài kênh

tín dụng ngân hàng (qua Quỹ Hỗ trợ phát triển, vốn NSNN cấp…) đóng góp

vào GDP ngày càng tăng.

Xét mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và CPI cho thấy:

Về ngắn hạn cũng như dài hạn, tăng trưởng tín dụng có tác động nhất

định đến lạm phát. Qua nghiên cứu gần đây cho thấy thường sự tác động của

tín dụng đến CPI có tác động trễ 14 tháng, với độ trễ của kỳ vọng lạm phát 1

tháng. Giả thiết các nhân tố khác không thay đổi thì khi tín dụng thay đổi 1%

có tác động làm CPI thay đổi 0,3%.

Như vậy, kênh cung tiền và tín dụng có vai trò đáng kể trong việc

truyền tải tác động CSTT, điều này cũng phù hợp với xu hướng chung ở các

nước đang phát triển. Theo đó, việc lựa chọn mục tiêu trung gian là tổng tiền

hay tín dụng là tương đối phù hợp với điều kiện thực tế, mặc dù kiểm soát

các mục tiêu có khó khăn nhất định. Tuy nhiên, để thực hiện vai trò mục tiêu

trung gian, biến số tín dụng cần được mở rộng hơn gồm toàn bộ các kênh tín

dụng nền kinh tế.

Tác động của CSTT qua kênh lãi suất, giá tài sản đến nền kinh tế

- Xem xét tác động của lãi suất đến tăng trưởng kinh tế: đánh giá qua

việc nghiên cứu tác động của lãi suất đến cấu thành GDP tính theo phương

pháp sử dụng (tiêu dùng và đầu tư), cho thấy:

Lãi suất tác động đến tiêu dùng của hộ gia đình:

Qua xem xét số liệu thực tế cho thấy mối quan hệ giữa lãi suất thực

tiền gửi tiết kiệm 3 tháng bằng VND với tỷ lệ tăng tiêu dùng của hộ gia đình

không có sự gắn kết chặt chẽ (hệ số tương quan giữa lãi suất tiền gửi 3 tháng

với tiêu dùng là 0,047). Quan hệ này giải thích tác động hạn chế của lãi suất

đến tiêu dùng của cá nhân thông qua tác động đến giá của các tài sản tài

chính do các công cụ tài chính còn hạn chế xét trên cả góc độ chủng loại và

khối lượng giao dịch và thu nhập của người dân còn thấp, thu nhập từ lãi thu

được từ các tài sản tài chính còn tương đối nhỏ. Ngoài ra, trong nền kinh tế

đô la hóa một phần, một tỷ trọng nhất định tiền gửi của dân cư là bằng ngoại

tệ, thu nhập từ tiền gửi này chịu tác động bởi yếu tố tỷ giá và lãi suất ngoại tệ.

Lãi suất tác động đến đầu tư:

Qua xem xét số liệu từ năm 1995 đến nay cho thấy những thay đổi về

lãi suất cho vay ngắn hạn có tác động rất nhỏ đến tổng đầu tư xã hội và mối

Page 149: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

149

quan hệ giữa 2 biến số này là không chặt chẽ. Thực trạng này là do tín dụng

ngân hàng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng đầu tư xã hội. Hơn nữa, sự thiếu

nhạy cảm của nhu cầu đầu tư với lãi suất có thể giải thích từ hiệu quả của quá

trình đầu tư, bản chất của nguồn vốn đầu tư và một phần tác động của chu kỳ

kinh tế. Trong tổng đầu tư của toàn xã hội, khu vực nhà nước chiếm tỷ trọng

lớn (khỏang 42-58% từ năm 1994 đến nay). Như vậy, vai trò của kênh lãi

suất trong truyền tải tác động của CSTT còn rất hạn chế.

Tác động của chính sách tiền qua kênh tỷ giá đến nền kinh tế

- Xem xét tác động của tỷ giá đến tăng trưởng kinh tế: Tác động của tỷ

giá đến tăng trưởng kinh tế thể hiện chủ yếu thông qua tác động đến hoạt

động xuất nhập khẩu.

Kết quả chạy mô hình kinh tế lượng cho thấy tỷ giá có tác động đến

xuất khẩu hơn nhập khẩu chỉ 23% thay đổi về giá trị nhập khẩu được giải

thích bởi thay đổi về tỷ giá, trong khi đối với xuất khẩu là 74%. Tuy nhiên,

tác động của tỷ giá đến xuất khẩu thường có độ trễ là 1 quý. Ngoài ra, vai trò

của tỷ giá trong việc cải thiện cán cân thương mại cũng hạn chế (Tổng hệ số

co giãn của khối lượng xuất nhập khẩu đối với 1% thay đổi của tỷ giá chỉ là

0,06).

- Xét tác động của tỷ giá đến lạm phát (CPI):

Kết quả phân tích kinh tế lượng cho thấy mất giá đồng tiền trong ngắn

hạn ít nhất cũng làm tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, qua đó tác

động tăng lạm phát. Tuy nhiên, nếu xét riêng mối quan hệ giữa tỷ giá và CPI

thì kết quả kiểm định cho thấy giữa các hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống

kê. Khi xem xét mối quan hệ giữa tỷ giá với lạm phát đồng thời cùng với các

biến số khác như GDP, M2, chỉ số giá nhập khẩu thì kết quả cho thấy hệ số

tương quan của tỷ giá và lạm phát là rất thấp (2,41E-05) và tỷ giá có ý nghĩa

hạn chế đến việc giải thích những thay đổi của CPI (R2 = 0,76).

Trên thực tế, sự thay đổi của tỷ giá có ảnh hưởng đến sự ổn định tiền

tệ, làm thay đổi luồng luân chuyển vốn và lãi suất. Đối với trường hợp của

Việt Nam, tỷ giá có tác động nhất định đến lãi suất VND. Chính vì vậy, tác

động trực tiếp của tỷ giá đến các mục tiêu cuối cùng như tăng trưởng kinh tế,

lạm phát (CPI) hạn chế. Song trong điều hành CSTT vẫn cần quan tâm đến

những thay đổi về tỷ giá, CSTT gắn liền với chính sách tỷ giá do tỷ giá còn

có tác động gián tiếp đến các mục tiêu cuối cùng thông qua lãi suất.

4). Đánh giá chung

Qua phân tích mối quan hệ giữa các biến số tiền tệ như M2, tín dụng,

lãi suất và tỷ giá với các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng

GDP, hay các yếu tố cấu thành của tổng cầu như tiết kiệm, đầu tư, xuất nhập

khẩu cho thấy trong các biến số tiền tệ thường được NHTW lựa chọn làm

mục tiêu trung gian thì đối với trường hợp của Việt Nam, biến số tín dụng

nền kinh tế có mối quan hệ với CPI và nhất là với tăng trưởng GDP (là các

Page 150: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

150

biến số kinh tế vĩ mô chủ yếu và cũng là mục tiêu hàng đầu của CSTT) với

độ nhạy cảm hơn so với M2. Do vậy, về ngắn hạn nên chọn tín dụng là mục

tiêu trung gian thì hiệu quả hơn là chọn M2 hoặc lãi suất thị trường.

Việc kiểm định các biến số có thể xem xét lựa chọn thành mục tiêu

họat động trong điều hành CSTT cũng bước đầu cho thấy với điều kiện thị

trường tiền tệ chưa phát triển, việc lựa chọn mục tiêu điều tiết khối lượng có

thể phù hợp hơn mục tiêu lãi suất.

Tuy nhiên, có thể thấy rõ là từ 1990 đến nay cơ chế chuyển tải CSTT

chưa được định hình rõ ràng, nên việc điều hành CSTT của NHNN còn có

hạn chế trong việc theo đuổi mục tiêu. Song qua xem xét mối quan hệ giữa

các biến số mục tiêu nêu trên cho thấy kênh lãi suất, tỷ giá cho thấy vai trò

hạn chế trong việc chuyển tải tác động CSTT đến nền kinh tế, trong khi đó

tác động tiền tệ chủ yếu thực hiện qua kênh cung ứng tiền và tín dụng cho

nền kinh tế. Điều này cũng phù hợp với điều kiện thị trường tiền tệ và thị

trường vốn ở Việt Nam chưa thực sự phát triển, nền kinh tế bị đô la hóa một

phần và đang trong quá trình chuyển đổi, HNQT.

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI VÀ ĐIỀU HÀNH TỶ

GIÁ GIAI ĐOẠN 2001-2005

2.2.1. Đánh giá kết quả quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá giai đoạn

2001-2005

Chính sách quản lý ngoại hối ở nước ta trong những năm qua đã đạt

được những thành tựu và tiến bộ sau:

1). Đã dần thực hiện tự do hóa hoàn toàn về chuyển đổi đối với giao dịch vãng lai

Trong quản lý và điều hành chính sách quản lý ngoại hối, Việt Nam đã

từng bước thực hiện chuyển đổi các giao dịch vãng lai qua từng giai đoạn

như sau:

- Trước những năm 1990, cơ chế QLNH được thực hiện trên cơ sở chế

độ độc quyền về ngoại thương, mọi nguồn thu vãng lai của doanh nghiệp đều

phải kết hối 100%.

- Từ năm 1993, khi Nghị định số 161/1993/NĐ-CP ra đời, các quy

định về QLNH đã được nới lỏng dần, khuyến khích mở rộng thương mại và

đầu tư quốc tế theo hướng: đối với tổ chức kinh tế được duy trì tài khoản

ngoại tệ và được giữ lại một phần nhất định. Đối với cá nhân, chuyển tiền

kiều hối được khuyến khích và được gửi vào tài khoản ngoại tệ, được rút ra

bằng ngoại tệ. Các cá nhân đi học, tham quan, công tác ở nước ngoài cũng

được xem xét mua ngoại tệ cần thiết.

Page 151: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

151

- Từ năm 1998 khi Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ra đời thay thế Nghị

đinh số 161, nhiều quy định về QLNH được dỡ bỏ, từng bước nâng cao khả

năng chuyển đổi của VND.

- Từ năm 2001, chính sách cân đối ngoại tệ được dỡ bỏ, các tổ chức

được đối xử bình đẳng khi tiếp cận ngoại tệ của hệ thống ngân hàng. Các

doanh nghiệp được mở nhiều tài khoản tiền gửi ngoại tệ và có quyền tiếp cận

với các NHTM để vay ngoại tệ cho mục đích thanh toán giao dịch vãng lai,

mặc dù không hạn chế về số lượng ngoại tệ mua nhưng phải xuất trình các

giấy tờ cần thiết và chuyển lợi nhuận về nước cũng cần xuất trình những giấy

tờ liên quan đến nộp thuế. Đối với các cá nhân đã được tiếp cận mua ngoại tệ

cho các mục đích tham quan, học tập, chữa bệnh nhiều hơn, nhưng vẫn còn

hạn chế số lượng ngoại tệ đem ra trên mức 3.000 USD phải được sự chấp

thuận của NHNN.

- Từ tháng 11/2005, theo quy định tại Nghị định số 131 sửa đổi một số

điều của Nghị định số 63 thì các hạn chế trên đã được dỡ bỏ và IMF đã công

nhận Việt Nam đã tự do hoá hoàn toàn các giao dịch vãng lai. Hơn nữa, với

các quy định tại Pháp lệnh Ngoại hối số 28/PL-UBTVQH ban hành ngày

13/12/2005, có hiệu lực thi hành từ 01/6/2006, quản lý ngoại hối đã được nới

lỏng theo hướng tự do hoá các giao dịch vãng lai.

Như vậy, chính sách quản lý ngoại hối theo hướng tự do hóa dần các

chuyển đổi tài khoản vãng lai ở nước ta ngày càng phù hợp hơn với thông lệ

quốc tế, đáp ứng được hầu hết các cam kết song phương và đa phương của

Việt Nam trong tiến trình hội nhập, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp

và dân cư tiến hành các giao dịch ngoại hối, góp phần thúc đẩy hoạt động

kinh tế đối ngoại.

2). Mức độ chuyển đổi đối với các giao dịch vốn đã được nới lỏng

Đến nay, sự quản lý ngoại hối đối với các giao dịch vốn đã được

chuyển hướng từ quản lý trực tiếp sang gián tiếp, từng bước thực hiện tự do

hoá giao dịch vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các

doanh nghiệp. Chẳng hạn:

- Đối với hoạt động vay trả nợ nước ngoài:

Công tác quản lý vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp đã được đổi

mới để tạo thế chủ động cho doanh nghiệp và ngân hàng theo hướng: Bãi bỏ

các qui định về điều kiện lãi suất.; Các doanh nghiệp có quyền mở tài khoản

vốn khác để tiếp nhận vốn vay và hoàn trả khoản vay; Cho phép các NHTM

được chủ động xác định hạn mức L/C trong giới hạn an toàn10.

- Đối với quản lý ngoại hối trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài

Đến nay, nhiều hạn chế liên quan đến đầu tư nước ngoài đã được dỡ

bỏ, đặc biệt là quy định về chuyển đổi ngoại tệ để đáp ứng yêu cầu chi

chuyển lợi nhuận cũng như vốn pháp định. Từ năm 1999, các nhà đầu tư

được quyền chuyển đổi ra ngoại tệ để chuyển về nước; Các doanh nghiệp

Page 152: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

152

FDI đều được đối xử bình đẳng khi tiếp cận nguồn ngoại tệ của hệ thống

ngân hàng. Pháp lệnh Ngoại hối số 28/PL-UBTVQH ra đời cũng có những

quy định cụ thể theo hướng nhà đầu tư nước ngoài chuyển vốn vào Việt Nam

phải chuyển ra VND để đầu tư và được chuyển đổi ra ngoại tệ để chuyển về

nước lợi nhuận cũng như các nguồn thu hợp pháp khác.

- Đầu tư vào giấy tờ có giá

Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã được phép đầu tư vào trái

phiếu, cố phiểu của các doanh nghiệp của Việt Nam với một tỷ lệ tối đa nhất

định. NHNN đã cho phép chuyển vốn vào Việt Nam, chuyển đổi ra VND để

góp vốn, mua cổ phần, mua chứng khoán. Tuy nhiên, tỷ lệ nắm giữ cổ phần

của nước ngoài vẫn bị hạn chế dưới 49%.

- Chính sách đầu tư ra nước ngoài:

Trên cơ sở giấy phép về đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp được

phép mua ngoại tệ tại hệ thống NHTM và chuyển vốn ra để đầu tư ở nước

ngoài. Điều này đã thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài: Tính đến cuối

năm 2005, Việt Nam đã có 150 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng số vốn

đầu tư hơn 620,6 triệu USD. Phần lớn dự án tập trung tại hai nước Lào (với

50 dự án, tổng vốn đầu tư là 367 triệu USD) và Liên bang Nga (có 11 dự án,

tổng vốn đầu tw là 38,3 triệu USD).

Như vậy, bằng những chính sách tự do hóa và nới lỏng, VND đã được

nâng cao tính chuyển đổi theo giao dịch vãng lai và giao dịch vốn, trong đó

các giao dịch vãng lai đã được tự do hoá hơn so với các giao dịch vốn nhằm

tạo thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh

doanh.

3). Quy mô dự trữ ngoại hối không ngừng tăng lên

Trong giai đoạn 2001-2005 do tiềm lực tài chính quốc gia của nước ta

đã không ngừng được củng cố và tăng cường, nền tài chính không những

đảm bảo có tích lũy, trả được nợ và có mức dự trữ tài chính không ngừng

tăng cao, trong đó đặc biệt là DTNH có mức tăng đáng kể.

Nếu năm 2000, mức DTNH của Việt Nam mới đạt khoảng trên 2 tỷ

USD thì đến năm 2007 mức DTNH đã tăng trên 20 tỷ USD; Đến tháng

9/2008 DTNH của Việt Nam đã đạt 21,9 tỷ USD và cả năm năm 2008 ước

đạt gần 23 tỷ USD. Như nậy, từ năm 2000 đến năm 2007 mức tăng trưởng

của DTNH của Việt nam đã tăng khoảng 10 lần. Nếu so sánh với quy mô

GDP thì tỷ lệ DTNH của Việt Nam cũng chiếm trên 28%GDP năm 2007 và

khoảng 30%GDP năm 2008. Đây là mức DTNH khá cao so với một số nước

trên thế giới.

Page 153: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

153

Bảng 57 - Tình hình DTNH của Việt Nam giai đoạn 2001-2007

Đơn vị: Triệu USD

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tổng DTNH 3.765 4.232 6.359 6.308 7.730 10.742 20.000

Dự trữ/nhập khẩu (số

tuần)

10,9 10,3 12,35 9,8 10,2 12 16

Tỷ lệ dự trữ/nợ ngắn

hạn (lần)

33,0 26,1 33,8 47,1 7,4 4,5 n.a

Tỷ lệ dự trữ/M2 (%) 18,3 17,3 21,4 20,2 20,6 21,9 n.a

Nguồn: NHNN, IMF và ước tính của nhóm tác giả

Nếu so sánh mức DTNH với giá trị một tuần nhập khẩu thì có mức

DTNH cũng tăng lên khá nhanh từ trên 10 tuần trong những năm 2001-2002

lên mức 16 tuần vào năm 2007. Như vậy, đến nay mức DTNH của Việt Nam

đang dao động và xoay quanh mức 12 tuần nhập khẩu, đạt ngưỡng tỷ lệ

DTNH tối thiểu theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây là một cố gắng lớn của Việt

Nam trong chiến lược tăng DTNH trong giai đoạn vừa qua.

Hình17 - Tốc độ tăng dự trữ ngoại hối của Việt Nam giai đoạn 2001-2008

Bên cạnh đó, công tác quản lý DTNH của NHNN nhìn chung cơ bản

đáp ứng các mục tiêu đặt ra là thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm

khả năng thanh toán quốc tế, tăng dự trữ ngoại tệ nhà nước qua đó góp phần

vào việc thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.

Qui mô dự trữ ngoại hối gia tăng trong thời gian qua đã góp phần tăng

khả năng phòng vệ của NHNN trước khả năng có thể đảo chiều nhanh chóng

của các luồng vốn ngắn hạn, nhất là luồng vốn đầu tư gián tiếp của các nhà

đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán của Việt Nam và góp phần

nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam.

Công tác quản lý DTNH đã có sự tách bạch giữa hoạt động quản lý

DTNH thanh khoản và hoạt động quản lý DTNH kiếm lời bằng việc duy trì

hai Quỹ dự trữ ngoại tệ (quỹ bình ổn tỷ giá và quỹ dự trữ). Hai quỹ này có

Page 154: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

154

quan hệ qua lại đảm bảo nguyên tắc quản lý chặt chẽ và đảm bảo sự linh hoạt

tương đối trong quản lý, điều hành. Cơ chế chính sách quản lý dự trữ ngoại

hối góp phần điều hòa nguồn ngoại tệ trong nền kinh tế, đảm khả năng thanh

toán quốc tế, ổn định giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền, ổn định kinh

tế vĩ mô.

4). Điều hành chính sách tỷ giá đã linh hoạt hơn góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ổn định vĩ mô nền kinh tế.

Cho tới tháng 3/1989, Việt Nam vẫn duy trì một chế độ đa tỷ giá cho

nhiều loại giao dịch ngoại hối khác nhau, tỷ giá chính thức do NHNN công

bố giữ một khoảng cách khá xa so với tỷ giá trên thị trường chợ đen và giá trị

chính thức của VND được đánh giá quá cao so với giá trị thực.

Đến năm 1997, do áp lực mạnh mẽ đối với việc phá giá đồng bản tệ

dưới tác động của cuộc khủng hoàng tài chính, tiền tệ châu Á, NHNN đã đổi

mới điều hành tỷ giá mạnh mẽ hơn: xoá bỏ tỷ giá chính thức do NHNN công

bố, thay vào đó NHNN quy định các NHTM được giao dịch trong phạm vi

giao động 0,1% so với giá đóng cửa trên thị trường liên ngân hàng trong

phiên giao dịch gần nhất. NHNN liên tục điều chỉnh tăng tỷ giá chính thức và

nới lỏng biên độ giao động tỷ giá áp dụng với các NHTM từ +/-5% đến 10%

trong giai đoạn 1997-1999.

Từ tháng 2/1999, NHNN bãi bỏ việc công bố tỷ giá chính thức mà

công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ Liên ngân hàng,

các NHTM được xác định tỷ giá mua- bán với USD trong phạm vi 0,1%.

Đây là bước cải cách có ý nghĩa chuyển từ cơ chế xác định chủ quan sang cơ

chế xác định trên cơ sở cung cầu thị trường.

Tiếp đến 7/2002, biên độ tỷ giá cũng được nới rộng lên tới +/-0,25% .

Như vậy, đến nay việc điều hành tỷ giá đã được đổi mới một bước trên

cơ sở từng bước tách rời sự neo buộc của VND vào USD để tiến đến gắn kết

vào một rổ đồng tiền dựa trên quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam.

Chính sách này đã đưa đến những kết quả tích cực:

- Tạo điều kiện cho NHNN dễ dàng kiểm soát, điều tiết thị trường

ngoại hối, trước hết là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

- Quy định biên độ dao động xung quanh tỷ giá chính thức là một công

cụ hữu hiệu giúp NHNN có thể hạn chế những biến động đột biến gây sốc

lớn cho nền kinh tế.

- Tạo điều kiện cho các NHTM chủ động hơn trong việc xác định tỷ

giá của mình trên cơ sở cung cầu ngoại tệ, góp phần thúc đẩy thị trường ngoại

hối phát triển và tạo điều kiện cho các NHTM hội nhập nền kinh tế thế giới

theo nguyên tắc cạnh tranh và bình đẳng.

Page 155: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

155

2.2.2. Những vấn đề đặt ra về quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá giai

đoạn 2001-2005

1). Mức độ chuyển đổi của VND vẫn còn hạn chế

Mặc dù chính sách quản lý ngoại hối đã được đổi mới theo hướng tự

do hóa và nói lỏng tài khoản vốn và giao dịch vãng lai, song khả năng đáp

ứng nhu cầu ngoại tệ của các NHTM vẫn còn mất cân đối. Điều này, đã hạn

chế mức độ chuyển đổi của VND.

Nguyên nhân của tình trạng trên bắt nguồn tự sự găm giữ ngoại tệ ở

các khu vực của nền kinh tế. Cụ thể:

- Nguồn thu ngoại tệ của quốc gia chưa được tập trung thống nhất: một

phần do NHNN nắm giữ, phần lớn nguồn thu ngoại tệ của Chính phủ do Bộ

Tài chính nắm giữ, nhưng việc bán ngoại tệ của NSNN để đáp ứng cho nhu

cầu ngoại tệ của các khu vực khác trong nền kinh tế lại chưa kịp thời.

- Khu vực doanh nghiệp nghiệp vẫn còn găm giữ một lượng ngoại tệ

lớn vì có tâm lý lo sợ hệ thống ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu ngoại

tệ. Mặt khác xu hướng gia tăng tỷ giá giữa VND và lợi tức nắm giữ đồng đô

la xem ra hấp dẫn hơn VND.

- Khu vực tư nhân luôn có một lượng lớn ngoại tệ thặng dư từ nguồn

chuyển tiền kiều hối, tuy nhiên phần lớn kiều hối được bán và gửi hệ thống

ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư và ngoại tệ tiền mặt trong lưu thông

thực chất là hai bình thông nhau: khi lợi tức của việc nắm giữ USD và VND

không được đảm bảo thì có sự chuyển dịch giữa USD sang VND, hạn chế

việc sử dụng ngoại tệ từ nguồn này đáp ứng cho nhu cầu ngoại tệ của các khu

vực khác.

- Với chức năng trung gian tài chính, hệ thống ngân hàng đã có nhiều

cố gắng đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế. Tuy nhiên, lượng

ngoại tệ trong nước lại chủ yếu nằm dưới dạng tiền gửi tiết kiệm của khu vực

dân cư nên đã hạn chế khả năng cung ngoại tệ của NHTM trên thị trường

ngoại hối. Khi lãi suất USD trên thị trường quốc tế cao hơn lãi suất trong

nước, các NHTM tăng cường huy động ngoại tệ để hưởng chênh lệch giữa lãi

suất trong nước và quốc tế. Một nghịch lý là trong khi các NHTM chuyển

ngoại tệ ra nước ngoài, nhưng trong nhiều thời điểm nhu cầu ngoại tệ để phục

vụ nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ chưa được đáp ứng.

- VND chưa được chấp nhận trên thị trường quốc tế. Vì vậy, VND hầu

như chưa được chuyển đổi ở nước ngoài trừ tại một số nước có chung biến

giới. Và việc chuyển đổi cũng chỉ quanh khu vực biên giới và tại các ngân

hàng liên doanh với Việt Nam.

Có thể nói, khả năng chuyển đổi của VND ở nước ngoài một mặt phụ

thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà nước nhưng mặt khác lại phụ thuộc vào

cầu của người không cư trú đối với VND, điều này phụ thuộc vào rất nhiều

Page 156: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

156

yếu tố như tiềm lực kinh tế, khả năng cạnh tranh, sức khoẻ của hệ thống ngân

hàng...

2). Mức độ đô la hoá ở Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng so với các nước trên thế giới và trong khu vực

Việc đánh giá mức độ đô la hoá có thể trên giác độ của cả nền kinh tế

được đo bằng tỷ lệ giữa tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán.

Xem xét diễn biến đôla hóa giai đoạn 1991-2005 cho thấy, giá trị tiền gửi

ngoại tệ có xu hướng tăng lên, đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn 1998-2000,

ổn định trong giai đoạn 2000-2002 và tăng mạnh từ năm 2004. Tuy nhiên, tỷ

lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng tiền gửi và M2 lại có xu hướng giảm trong giai

đoạn 1991-1996, bắt đầu gia tăng từ năm 1998-2001 và giảm trong giai đoạn

2002-2003, ổn định trong giai đoạn 2004-2005.

Hình 18 - Diễn biến đôla hóa ở Việt Nam giai đoạn 1991-2005

Để có cơ sở khoa học trong việc phân tích, đánh giá mức độ đô la hoá,

cần thiết phải nghiên cứu theo từng khu vực của nền kinh tế, từ đó xác định

rõ nguyên nhân của tình trạng đôla hoá.

- Đối với khu vực dân cư:

Tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ của khu vực dân cư trên M2 gia tăng từ mức

dưới 5% trong giai đoạn 1992-1996 lên đến mức khoảng 10% trong mấy

năm gần đây. Đồng thời, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng tiền gửi (bao gồm cả

tiền gửi VND và USD) của khu vực dân cư tăng lên từ mức ổn định khoảng

10% trong giai đoạn 1992-1994 lên 30% trong năm 1998 và lên 50% từ năm

2000 đến nay.

Mặc dù mức độ đô la hoá của khu vực dân cư tăng lên nhưng đây là

điểm tích cực so với việc nắm giữ ngoại tệ tiền mặt trong lưu thông bởi ngoại

tệ tiền mặt được huy động vào hệ thống ngân hàng sẽ được cung cấp nhiều

hơn cho việc mở rộng tín dụng của các ngân hàng.

0

50

100

150

1991

1993

1995

1997

1999

2001

2003

Jun-

05

1.000 ty VND

020406080

Tien gui ngoai te Tien gui ngoai te/Tong tien gui TG $/M2

Page 157: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

157

Nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ của dân cư trên M2

tăng lên là:

- Nhờ những cải cách mạnh mẽ trong hệ thống ngân hàng, dân chúng

ngày càng tin tưởng hơn vào hệ thống ngân hàng;

- Chính sách QLNH của Việt Nam đã khuyến khích thu hút nguồn

kiều hối;

- Do M2 trên Bảng cân đối tiền tệ toàn ngành không bao gồm đôla tiền

mặt do khu vực dân cư nẵm giữ, bởi vậy khi lượng đôla tiền mặt được gửi

vào ngân hàng, tỷ lệ giữa tiền gửi ngoại tệ của khu vực dân cư trên M2 tăng

lên;

Ở Việt Nam, ngoại tệ tiền mặt lưu hành trong lưu thông có thể tích lũy

từ nhiều kênh khác nhau nhưng được tập trung vào NHTM với số lượng

không lớn. Trong giai đoạn 1996-2000, lượng chuyển tiền tư nhân ròng đóng

góp vào lượng ngoại tệ trong lưu thông khoảng 2,6 tỷ USD. Từ năm 2001

đến nay, số lượng này đã tăng lên gần gấp đôi giai đoạn 1996-2000. Bên cạnh

đó còn một lượng ngoại tệ trong lưu thông trước ước tính vào khoảng 2,5 tỷ

USD tiền mặt và khoảng 3 tỷ USD nắm giữ bằng vàng11.

- Đối với khu vực doanh nghiệp:

Do nhu cầu ngoại tệ của khu vực doanh nghiệp tăng nhanh nên có xu

hướng tăng lượng tiền gửi ngoại tệ của doanh nghiệp trong hệ thống ngân

hàng.

Hình 19 – Đô la hóa tiền gửi của các tổ chức kinh tế giai đoạn 1991-2004

Tuy nhiên, mặc dù lượng tiền gửi ngoại tệ của doanh nghiệp tăng lên,

nhưng mức độ đô la hoá tính bằng tỷ lệ giữa tiền gửi ngoại tệ của khu vực

này trong M2 lại giảm mạnh từ 39,7% năm 1991 xuống còn 8,4% năm 1998

và tăng lên khoảng 12 % trong giai đoạn 2000-2001, sau đó giảm xuống chút

ít còn 10-11% giai đoạn 2002-2004.

Page 158: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

158

Nguyên nhân chủ yếu là do:

- Từ trước năm 1998, sự phối hợp giữa chính sách tỷ giá và lãi suất

chưa phù hợp, USD tỏ ra hấp dẫn hơn VND và các doanh nghiệp có xu

hướng đầu cơ và nắm giữ ngoại tệ;

- Từ năm 1999, cán cân thương mại của Việt Nam đươc cải thiện do

xuất khẩu tăng trưởng nhanh hơn nhập khẩu;

- Vốn từ nước ngoài dưới hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài và vay

nợ nước ngoài vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam cũng góp phần làm cho tiền gửi

ngoại tệ của các tổ chức kinh tế tăng lên.

- Đô la hoá các trung gian tài chính:

Đô la hoá bên tài sản nợ:

Trong 1991-1997 mức độ đô la hoá tiền gửi của khu vực doanh nghiệp

có xu hướng giảm, nhưng mức độ đô la hoá tiền gửi của khu vực dân cư lại

tăng lên. Về tổng thể, mức độ đô la hoá tài sản nợ của hệ thống ngân hàng

tính bằng tỷ lệ giữa tiền gửi ngoại tệ trên M2 giảm mạnh trong giai đoạn

1991-1993 và khá ổn định trong giai đoạn 1994-1996.

Nguyên nhân là do trong giai đoạn 1991-1993 là do lợi tức của VND

cao hơn nhiều so với lợi tức của USD. Nhu cầu ngoại tệ cho các giao dịch

kinh tế đối ngoại vẫn còn ở mức thấp do nền kinh tế mới thực hiện chính sách

mở cửa. Hơn nữa, lượng ngoại tệ của khu vực dân cư gửi tại ngân hàng trong

giai đoạn này ở mức không đáng kể. Trong thời gian xảy ra khủng hoảng khu

vực và sau đó, lòng tin của dân chúng vào VND bị giảm xuống và lợi tức của

VND thấp hơn so với lợi tức của USD. Khu vực dân cư và các doanh nghiệp

có xu hướng chuyển sang nắm giữ bằng USD. Do đó, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ

trên tổng phương tiện thanh toán tăng lên ở mức khoảng 30% trong giai đoạn

2000-2001. Từ năm 2001đến nay, mức độ đô la hoá giảm xuống còn khoảng

25%.

- Đô la hoá bên tài sản có:

Số liệu thực tế cho thấy mức độ đô la hoá tài sản có của hệ thống ngân

hàng thương mại tính bằng tỷ lệ giữa tín dụng ngoại tệ trên M2 giảm từ mức

ổn định 29% trong giai đoạn 1994-1996 xuống mức 12-14% trong giai đoạn

1999-2001, tăng lên từ năm 2000 và ở mức khoảng gần 20% vào cuối năm

2004. Có thể thấy rõ điều này qua những phân tích sau đây:

Từ trước cho đến cuối năm 1999, tín dụng ngoại tệ chỉ được cấp cho

các doanh nghiệp bởi quy chế quản lý ngoại hối hiện hành không cho phép

các ngân hàng thương mại cho các cá nhân và hộ gia đình vay. Nguyên nhân

của việc tín dụng ngoại tệ không tăng mạnh mà chỉ ổn định trong giai đoạn

này đã được đề cập khi đánh giá mức độ đô la hoá tiền vay của các doanh

nghiệp.

Page 159: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

159

Trong những năm gần đây đặc biệt, trong giai đoạn 1999-2000, các

NHTM tăng cường huy động ngoại tệ để kiếm chênh lệch giữa lãi suất đô la

Mỹ ở thị trường trong nước và lãi suất đôla Mỹ thu được từ việc gửi ngoại tệ

ở nước ngoài. Do vậy lượng ngoại tệ bán cho NHNN để tăng dự trữ ngoại tệ

của đất nước không đáng kể. Bắt đầu từ năm 2002, lượng ngoại tệ gửi ở nước

ngoài của các NHTM đã giảm hơn trước.

Một số nguyên nhân chủ yếu của đô la hóa thời gian vừa qua là:

- Nền kinh tế tăng trưởng nhưng chưa bền vững. Lạm phát của Việt

Nam luôn cao hơn lạm phát của Mỹ khiến người ta cho rằng khả năng phá

giá đồng Việt Nam là chính sách thường trực;

- Mối quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất chưa hợp lý;

- Việc quản lý thị trường phi chính thức chưa nghiêm ngặt;

- Tâm lý sử dụng tiền mặt trong thanh toán (cả nội tệ và ngoại tệ) và

khó thay đổi;

- Tình hình buôn lậu, thanh toán bằng tiền mặt ngoại tệ phổ biến ở các

tỉnh biên giới thúc đẩy sự phát triển thị trường không chính thức.

- Công tác quản lý ngoại hối còn hạn chế ở chỗ chưa tạo được sự

thông suốt về chu chuyển ngoại tệ giữa các khu vực của nền kinh tế, tính

chuyển đổi về VND còn hạn chế. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế ngày

càng hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhu cầu ngoại tệ để phục vụ thanh

toán quốc tế ngày càng tăng, đồng thời các doanh nghiệp và cá nhân có nhiều

nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, chuyển tiền kiều hối... Do

còn những nguyên nhân nêu trên, luồng ngoại tệ vẫn được các doanh nghiệp,

cá nhân nắm giữ ngoại tệ trên tài khoản gửi tại các ngân hàng, nên tỷ lệ tiền

gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán tăng, khiến mức độ đô la hoá

ngày càng tăng; Kết quả là chỉ số tiền gửi ngoại tệ/M2 tăng lên.

Ảnh hưởng của đô la hoá đến việc điều hành CSTT

- NHNN gặp khó khăn trong việc kiểm soát và dự báo tiền tệ:

Khi nền kinh tế có tình trạng đô la hoá, lượng tiền gửi ngoại tệ/M2 ở

mức cao, sự dịch chuyển giữa USD và VND có thể xảy ra gây khó khăn

trong việc kiểm soát và dự báo M2, MB và nhất là kiểm soát lượng ngoại tệ

tiền mặt trong nền kinh tế. Việc tính toán vòng quay tiền tệ theo công thức

V=GDP/M2 sẽ thiếu chính xác khi chưa kiểm soát được lượng ngoại tệ tiền

mặt, từ đó gây khó khăn trong việc dự báo tiền tệ.

- Gây khó khăn trong việc kiểm soát lạm phát trong điều hành mục

tiêu của CSTT

Trong cơ cấu M2, gồm M2 bằng VND và bằng ngoại tệ. M2 bằng

ngoại tệ chịu tác động bởi tình trạng cán cân thanh toán của một nước, mặt

khác phụ thuộc vào sự dịch chuyển giữa VND và USD. Khi NHNN lựa chọn

Page 160: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

160

M2 là mục tiêu trung gian trong điều hành CSTT thì tình trạng đô la hoá cao

sẽ làm giảm hiệu quả điều hành.

- Đô la hoá cao gắn liền với rủi ro ngoại hối đối với hệ thống ngân

hàng cũng như đối với các doanh nghiệp, gây khó khăn cho NHNN khi dự

trữ quốc tế còn mỏng.

Khi tỷ giá không ổn định, lãi suất ngoại tệ biến động, các doanh

nghiệp và ngân hàng thực hiện vay và cho vay bằng ngoại tệ sẽ bị ảnh hưởng,

qua đó ảnh hưởng tiêu cực đối với việc điều hành CSTT của NHNN.

3). Quy mô DTNH mặc dù tăng song còn chưa đáp ứng yêu cầu, nguồn DTNH còn bị phân tán

Quy mô DTNH, mặc dù có xu hướng tăng trong những năm gần đây,

song mức DTNH còn khá khiêm tốn, chỉ bằng 10-12 tuần nhập khẩu. Trong

bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ, tỷ giá giữa đô la Mỹ và đồng Việt Nam

có nhiều thay đổi, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế.

Trong khi DTNH còn thấp thì nguồn ngoại tệ còn khá phân tán. Hiện

nay, nguồn ngoại tệ do Bộ Tài chính nằm giữ rất lớn do nguồn thu ngoại tệ

của Chính phủ lớn hơn nguồn chi ngoại tệ. Xem xét nguồn thu, chi ngoại tệ

của khu vực Chính phủ trong thời gian qua ta thấy nguồn thu ngoại tệ của

Chính phủ chủ yếu là nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô, thu từ viện trợ và vay

nợ nước ngoài (chủ yếu là các khoản vay ODA). Chi ngoại tệ chủ yếu là

khoản chi trả nợ của nước ngoài. Trên thực tế, nguồn thu ngoại tệ của Chính

phủ vượt xa so với nhu cầu chi ngoại tệ phục vụ cho trả nợ gốc, lãi vay nợ

nước ngoài và một số mục đích khác.

Tại Điều 3 Quyết định số 173/1998/QĐ/TTg ngày 12/09/1998 quy

định “Tài khoản quỹ ngoại tệ của Ngân sách Nhà nước phải gửi tại NHNN

Việt Nam để thực hiện mọi khoản thu, chi bằng ngoại tệ của Ngân sách Nhà

nước. Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch thu, chi ngoại tệ của Ngân sách Nhà

nước, Bộ Tài chính cùng NHNN thống nhất phương án mua, bán ngoại tệ của

Ngân sách Nhà nước”. Trên thực tế, việc bán ngoại tệ của Ngân sách Nhà

nước nhiều khi chưa kịp thời, nên nhiều thời điểm số dư tiền gửi ngoại tệ của

Ngân sách Nhà nước gửi tại NHNN rất lớn. Số dư của hai quỹ (quỹ ngoại tệ

tập trung và quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài) lên tới 1,5 tuần nhập khẩu. Như

vậy, trong khi các khoản vay nước ngoài của Chính phủ chưa có nhu cầu

thanh toán, số ngoại tệ này vẫn được găm giữ trên tài khoản của Bộ Tài chính

thay vì bán cho NHNN để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của các khu vực khác

trong nền kinh tế. Điều này khiến cung ngoại tệ bị bóp méo, làm tăng áp lực

giảm giá đồng Việt Nam và làm tăng tâm lý tích trữ ngoại tệ ở tất cả các khu

vực trong nền kinh tế.

Tóm lại, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường trong bối cảnh hội

nhập, việc hình thành dự trữ tài chính ở nước ta không chỉ đòi hỏi mức dự trữ

phải đủ lớn, mà còn yêu cầu xây dựng một cơ chế quản lý hiệu quả. Tuy

Page 161: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

161

nhiên, những mặt hạn chế trên đây trong hoạt động quản lý dự trữ quốc gia

của Việt Nam đưa đến làm suy yếu vai trò của dự trữ tài chính trong điều

kiện hiện nay. Vì vậy, để phát huy vai trò của dự trữ tài chính trong công

cuộc phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập, việc đổi mới cơ chế, chính

sách quản lý và sử dụng dự trữ tài chính là đòi hỏi cấp thiết.

4). Chính sách tỷ giá của Việt Nam còn có những hạn chế bất cập

Cơ chế tỷ giá hối đoái hiện nay đang tồn tại những bất hợp lý là: tỷ giá

có xu hướng neo vào đồng USD và bị kiểm soát bởi biên độ, vì vậy tỷ giá

chưa phản ánh đúng giá trị VND và cung, cầu ngoại tệ trên thị trường; rủi ro

tỷ giá tiềm ẩn khá lớn, nhất là khi thị trường có biến động bất thường do các

nhân tố ngoại sinh. Những hạn chế này biểu hiện:

- Tỷ giá chưa thực sự gắn với cung cầu thị trường.

- NHNN còn có sự khống chế nhất định đến hình thành tỷ giá như quy

định biên độ dao động tỷ giá còn hẹp,

- Còn có sự cam kết nhất định của NHNN về sự biến động của tỷ

giá12.

Những hạn chế trên có ảnh hưởng nhất định đến việc phát triển thị

trường ngoại hối, mức độ rủi ro của thị trường ngoại hối có thể tăng. Điều đó

ảnh hưởng nhất định đến việc điều hành CSTT để đảm bảo mục tiêu ổn định

tiền tệ, có thể làm tăng quá mức đồng bản tệ, gây ảnh hưởng đối với sự ổn

định kinh tế vĩ mô và tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu, tăng rủi ro đầu cơ

tiền tệ và thông qua chính sách lãi suất, NHNN khó có thể điều tiết được tỷ

giá.

Trình trạng trên xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Sự mất cân đối cung, cầu ngoại tệ;

- Tình trạng đô la hoá cao khiến khối lượng tài sản nợ (chủ yếu là tiền

gửi) bằng ngoại tệ lớn;

- Tồn tại sự chênh lệch lớn giữa tài sản có và tài sản nợ bằng ngoại tệ

(về giá trị và kỳ hạn);

Rõ ràng, để điều hành chế độ tỷ giá hợp lý, cần xem xét và khắc phục

những nguyên nhân kể trên, đồng thời cần nâng cao năng lực của các TCTD

trong việc kiểm soát rủi ro tỷ giá và các công cụ phái sinh, áp dụng các

nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro trong quản lý tỷ giá.

Page 162: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

162

2.3. THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT GIAI

ĐOẠN 2001-2005

2.3.1. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách tín dụng và lãi suất giai

đoạn 2001-2005

Chính sách tín dụng và lãi suất của NHNN trong giai đoạn 2001-2005

đã đạt được một số thành tựu như sau:

1). Chính sách tín dụng và lãi suất đã được đổi mới theo cơ chế lãi suất phù hợp dần với qui luật thị trường và thông lệ quốc tế

Trong giai đoạn 1991-2000, chính sách lãi suất được đổi mới theo

hướng như sau:

- Chuyển mạnh từ việc quản lý chi tiết từng loại, từng mức sang quản

lý theo một số loại và mức lãi suất định hướng;

- Từ lãi suất âm sang lãi suất thực dương;

- Kéo ngắn khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất tín dụng nội tệ và lãi

suất tín dụng ngoại tệ;

- Chuyển từ cơ chế lãi suất đặc thù (lãi suất ngắn hạn lớn hơn lãi suất

dài hạn, lãi suất phân biệt chi tiết đối với các thành phần kinh tế khác nhau ...)

sang một cơ chế lãi suất phù hợp dần với qui luật thị trường và thông lệ quốc

tế.

Từ giai đoạn 2000- 2003:

Trong năm 2000 do ảnh hưởng trễ của khủng hoảng tài chính khu vực

giai đoạn 1997-1999, nền kinh tế nước ta có dấu hiệu giảm phát (lạm phát

năm 1999 là 0,1%, năm 2000 là -0,6%), tốc độ tăng trưởng đạt thấp (4,8%).

Do đó, để chặn đà giảm sút nhịp độ tăng trưởng kinh tế, NHNN đã đề ra mục

tiêu điều hành CSTT năm 2000 là thực hiện một CSTT nới lỏng thận trọng

để vừa đảm bảo mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp

phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiếp tục ổn định hệ thống ngân hàng.

Trong các năm 2001-2002 mục tiêu CSTT tiếp tục được đặt ra tương

tự như năm 2000. Các tiêu chí tiền tệ định hướng cũng được đề ra cụ thể từng

năm sát với diễn biến kinh tế, tiền tệ. Mức tăng trưởng tín dụng luôn định

hướng ở mức từ 21-22% và huy động vốn tăng ở mức từ 24-25%.

Năm 2004-2005 đặt ra một sức ép tăng trưởng cao của nền kinh tế từ

8-8,5% nhằm đạt được mức tăng trưởng bình quân 7,5% trong 5 năm 2001-

2005, CSTT đã phải đối mặt với những thách thức lớn là vừa phải thực hiện

kiềm chế lạm phát, vừa phải hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, NHNN đã đề ra mục

tiêu điều hành CSTT năm 2004 và năm 2005 là thực hiện một CSTT chặt

chẽ, thận trọng để kiểm soát lạm phát, nhưng không làm ảnh hưởng đến mục

tiêu tăng trưởng kinh tế.

Page 163: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

163

Bảng 58 - Diễn biến lãi suất chính thức giai đoạn 2002-2005

Đơn vi: %/năm

30/6/02 31/12/02 30/6/03 31/12/03 30/6/04 31/12/04 30/6/05 31/12/05

LS cơ bản 7.2 7.5 7.5 7.5 7.5 7.5 7,8 7,8

LS tái cấp vốn 4.8 4.8 6.6 5.0 5.0 5.0 6,0 6,0

LS chiết khấu 4.2 4.2 4.2 3.0 3.0 3.0 4,0 4,0

LS TTM 4.9 5.0 4.7 3.0 3.5 6.0 6,25 6,50

LS cho vay

qua đêm

21.6 10.8 10.8 10.8 10.8 10.8 10,825 10.850

Nguồn: NHNN

Bảng 59 - Lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng

Đơn vị: %năm

Loại kỳ hạn 2001 2002 2003 2004 2005

Một tuần 5.86 5.99 5.30 5.17 6.05

Một tháng 6.75 6.84 6.37 6.23 7.17

Ba tháng 7.10 7.45 7.22 6.98 7.92

Sáu tháng 7.70 7.78 7.78 7.43 7.95

Nguồn: NHNN

Qua các bảng số liệu trên cho thấy, lãi suất cơ bản mà NHNN áp

dụng để các TCTD tham chiếu hầu như ổn định qua các năm, lãi suất tái

cấp vốn đã được điều chỉnh tăng từ 0,4%/tháng lên 0,55%/tháng (từ tháng

3/2003 là 6,6%/năm), nhưng do lãi suất thị trường tiền tệ có xu hướng tăng

cao nên đến tháng 6/2003 NHNN lại phải điều chỉnh giảm xuống còn

6,0%/năm để ổn định lãi suất thị trường.

Trong năm 2005, do sự biến động của thị trường tiền tệ sau khi FED

liên tục tăng lãi suất bưộc NHNN Việt Nam phải nhiều lần điều chỉnh lãi

suất tái cấp vốn ở mức 0,5%/tháng (6%/năm) và lãi suất chiết khấu ở mức

0,33%/tháng (4%/năm) để đáp ứng nhu cầu tín dung trên thị trường Việt

Nam

- Lần 1 vào 15/1/2005: LSCB ở mức 7,5%/năm, LSTCV 5,5%/năm,

LSCK 3,5%/năm;

- Lần 2 vào 1/4/2005: LSCB ở mức 7,8%/năm, LSTCV 6%/năm,

LSCK 4%/năm;

- Lần 3 vào 1/12/2005: LSCB là 8,25%/năm LSTCV 6,5%/năm,

LSCK 4,5%/năm).

Như vậy, chính sách điều hành lãi suất của NHNN đã được sử dụng

linh hoạt nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra và có tác động tích cực trong việc

kiềm chế tăng giá và đảm bảo sự ổn định tiền tệ.

Page 164: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

164

2). Thực hiện kiểm soát lãi suất theo hướng tự do hoá với những bước đi thận trọng

Từ tháng 8/2000 - 5/2002, NHNN đã thực hiện cơ chế điều hành lãi

suất theo luật NHNN (cơ chế điều hành lãi suất cơ bản) thay cho cơ chế lãi

suất trần. Theo cơ chế này, NHNN công bố lãi suất cơ bản hàng tháng. Trên

cơ sở lãi suất cơ bản các tổ chức tín dụng được phép cộng thêm biên độ, đối

với cho vay ngắn hạn cộng 0,3%/tháng, cho vay trung và dài hạn cộng

0,5%/tháng. Đối với lãi suất ngoại tệ, qui định theo lãi suất Sibor cộng biên

độ, và đến năm 2001 đã được tự do hoá, mức lãi suất cho vay ngoại tệ và lãi

suất huy động ngoại tệ do các NHTM tự quyết định theo cung cầu vốn trên

thị trường. Riêng lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ của các DN tại NHTM, và

tiền gửi ngoại tệ của các NHTM tại NHNN chưa được tự do hoá mà vẫn do

NHNN qui định, nhằm khuyến khích các DN bán ngoại tệ cho các NHTM và

các NHTM không gửi ngoại tệ ra nước ngoài.

Từ 1/6/2002, NHNN thay cơ chế điều hành lãi suất thông qua lãi suất

trần và biên độ bằng việc áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động

tín dụng thị trường bằng VND của TCTD đối với khách hàng. Theo đó, các

TCTD xác định lãi suất cho vay bằng VND trên cơ sở cung cầu vốn thị

trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng. NHNN không quy định biên độ

lãi suất cho vay so với lãi suất cơ bản nhưng vẫn tiếp tục công bố lãi suất cơ

bản để làm “lãi suất” tham khảo và định hướng lãi suất thị trường.

Quá trình đổi mới kiểm soát lãi suất nền kinh tế từ cơ chế lãi suất

trần sang cơ chế lãi suất thoả thuận (thực chất là tự do hoá lãi suất), là

những bước đi rất thận trọng, đến nay, đã khẳng định thành công của quá

trình đổi mới đó.

Như vậy, có thể nói rằng tự do hoá lãi suất cho vay bằng đồng Việt

Nam là khâu cuối cùng của chính sách tự do hoá lãi suất ở Việt Nam. Việc

chuyển từ sử dụng các công cụ trực tiếp sang các công cụ gián tiếp, tức là

các công cụ dựa trên nền tảng thị trường trong điều hành và thực thi CSTT.

Điều đó đã giúp NHTW điều tiết linh hoạt hơn và có hiệu quả hơn các nguồn

vốn khả dụng trong nền kinh tế.

3). Chính sách tín dụng ngân hàng bước đầu đã có tác động tích cực đối với hoạt động kinh tế

Trong hơn 10 năm qua, chính sách tín dụng ở Việt Nam đã chuyển

mạnh từ cơ chế bao cấp tràn lan (qua NHTM) sang cơ chế tín dụng thị

trường là chủ yếu và có chính sách riêng để khuyến khích đầu tư ở vùng

sâu, vùng xa, hải đảo và đồng bào Khơme tập trung... NHTMNN do có lợi

thế về thị phần nên luôn được đảm nhận vai trò là thành phần chủ đạo, chủ

lực trong hoạt động tín dụng - ngân hàng. Đến nay trong cấu trúc thị phần

tín dụng, tuy các NHTMNN không còn chiếm vị trí độc quyền như trước

đây, song vẫn đang là những đơn vị có tỷ trọng thị phần lớn nhất:

NHTMNN: 70%; NHCP: 11%; NH nước ngoài: 16% và các thành phần

Page 165: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

165

Ngân hàng khác chiếm 3%. Sau 10 năm, tốc độ tăng trưởng huy động tăng

rất cao, đưa doanh số huy động sau hơn 10 năm tăng 28 lần từ 18.000 tỷ

năm 1988 lên trên 500.000 tỷ tính đến 31/12/2005 và tương đương 63%

GDP; Tốc độ tăng dư nợ bình quân cũng tăng tương đương, đến năm 2005

tăng 29 lần, trong đó tín dụng trung và dài hạn từ dưới 10% lên 43%; tín

dụng cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh từ 5% lên xấp xỉ 55%

đã trực tiếp góp phần kích thích thay đổi cơ cấu kinh tế và thúc đẩy tăng

trưởng, không ngừng làm gia tăng giá trị tuyệt đối của 1% GDP hàng năm:

từ 1750 tỷ lên xấp xỉ 8000 tỷ tăng 4,57 lần.

Bảng 60 - Tình hình hoạt động của các TCTD Việt Nam

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Loại hình NHTM NN NHTM CP NHNNg và liên doanh

31/12/04 30/06/05 30/9/05 31/12/04 30/6/05 30/9/05 31/12/04 30/6/05 30/9/05

Vốn điều lệ 20.438 21.344 21.833 6.054 7.203 8.160 8.271 8.473 8.478

Tổng tài sản

556.478 560.715 586.948 101.472 122.755 135.247 79.379 90.426 95.433

Vốn huy động

và đi vay

425.816 472.360 497.707 86.502 103.122 115.078 64.155 73.727 77.727

Tổng dư nợ 364.137 392.186 404.852 56.113 67.953 74.061 44.551 53.540 55.698

Lợi nhuận 3.111 4.972 6.727 1.267 1.188 1.589 843 793 1.066

Nguồn: NHNN

Bên cạnh đó, chính sách tín dụng ngân hàng đã có vai trò quan trọng

trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong bối cảnh TTTC Việt

Nam chưa phát triển đồng bộ thì NHNN đã tham gia cung ứng bình quân tới

gần 70% tổng đầu tư toàn xã hội hàng năm (với vai trò là trung gian tài

chính). Trong đó hầu hết các NHTM đã cung ứng tín dụng bình đẳng với mọi

thành phần, kinh tế.

Bảng 61 - Tín dụng ngân hàng phân tỷ trọng theo ngành giai đoạn 2002-2005

Đơn vị: %

Ngành 2002 2003 2004 2005

Tỷ

trọng

Tăng

trưởng

Tỷ

trọng

Tăng

trưởng

Tỷ

trọng

Tăng

trưởng

Tỷ

trọng

Tăng

trưởng

Nông, Lâm ngư

nghiệp

29,6 44,3 29,4 28,2 29,7 26,9 29,6 19,7

Công nghiệp 25,4 34,6 25,1 26,9 25,1 26,0 25,3 21,0

Xây dựng 13,9 32,5 13,9 29,7 14,2 27,5 14,3 22,2

Thương nghiệp sửa

chữa... và khách sạn

nhà hàng

17,2 15,5 17,2 30,7 17,7 28,0 17,6 19,8

Giao thông vận tải 5,2 42,0 5,7 25,0 5,6 39,4 5,8 28,4

Ngành khác 8,5 5,8 8,7 12,1 7,7 31,0 7,3 10,1

Tổng số 100 30,5 100 26,9 100 28,0 100 20,2

Nguồn: NHNN

Page 166: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

166

Như vậy, nhu cầu vốn cho đầu tư cho phát triển kinh tế – xã hội ở

nước ta trong những năm qua vẫn chủ yếu thông qua kênh tín dụng của các

NHTM Việt Nam. Điều đó chứng tỏ vai trò quan trọng của nguồn vốn này

đóng góp trong tăng trưởng kinh tế ở nước ta.

2.3.2. Những vấn đề đặt ra trong chính sách tín dụng và lãi suất giai

đoạn 2001-2005

1). Chính sách lãi suất chưa xuất phát từ quan hệ cung cầu trên thị trường.

Hạn chế lớn nhất trong việc xác định lãi suất của NHTW để cung ứng

tiền cho nền kinh tế là lãi suất được công bố để có tính “định hướng” thị

trường nhưng hầu như không có lực lượng vật chất để đảm bảo. Điển hình là

lãi suất trần, sàn trước năm 2002 và lãi suất cơ bản từ 2002 đến nay. Sau khi

các lãi suất trên do NHTW công bố hầu như không gây được hiệu ứng tức

khắc hoặc hiệu ứng lan toả đáng kể trong TTTC nói chung và thị trường tiền

tệ nói riêng. Điều đó có nguyên nhân ở chỗ: hầu như NHTW không cho vay

ra hoặc hút vào theo lãi suất do mình công bố mà cung ứng tiền chủ yếu vẫn

dựa vào lãi suất qui định của Bộ Tài chính hoặc “lãi suất” đấu thầu theo định

lượng được “lập kế hoạch” cung ứng theo từng quí và cho từng “mục tiêu”

cung ứng với lãi suất theo lãi suất “trúng thầu” trên thị trường mở.

Bên cạnh đó, lượng tiền cung ứng theo kênh “tăng tài sản có ngoại tệ”

vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng tiền cung ứng theo kế hoạch hàng

năm. Trong khi lượng ngoại tệ có được qua kênh này lại trở thành “bộ phận

chính” của Quĩ dự trữ ngoại hối quốc gia, mà lẽ ra theo thông lệ, quĩ này phải

được hình thành căn bản thông qua các nguồn thu quốc gia về ngoại tệ từ các

nhân tố thu quốc gia của Nhà nước. Còn tiền cung ứng mua ngoại tệ phải là

Quĩ điều hoà ngoại tệ – Quĩ này phải liên tục được chuyển hoá qua thị trường

ngoại tệ liên ngân hàng để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu, bảo đảm giá trị đồng

nội tệ đã bơm ra mua ngoại tệ trong thời hạn ngắn trước đó. Quĩ này càng

không được dùng để “chuyển” ra gửi ở nước ngoài để bảo đảm “an toàn” và

thu lãi! Vì bản chất Quĩ ngoại tệ này có được là từ nguồn tiền cung ứng phải

được bảo đảm bằng hàng hoá ở nước ngoài mà giá trị của nó chính là số

ngoại tệ vừa mua được bằng việc phát hành tiền. Do đó, quỹ phải nhanh

chóng chuyển hoá thành nguồn vón đáp ứng nhu cầu nhập khẩu hàng hoá

bán trong nước và bán để thu hồi nội tệ hoàn cho Quỹ ở chu kỳ sau và đảm

bảo “ổn định giá trị đồng bản tệ”. Nếu kéo dài thời gian hoàn Quỹ dưới hình

thái nội tệ ban đầu sẽ là hành vi “phá” giá nội tệ để “mua” ngoại tệ tích trữ

thuần tuý.

Tuy nhiên, trong từng thời điểm cơ chế lãi suất cũng bộc lộ những

nhược điểm, ảnh hưởng đến việc thực thi CSTT. Thực tế, năm 1997 do tác

động của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực làm mặt bằng lãi suất

huy động VND đã xuống mức rất thấp, tỷ giá biến động rất mạnh (14,2%), lãi

Page 167: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

167

suất tiền gửi đôla Mỹ khoảng 5%/năm đã gây nên sự dịch chuyển từ tiền gửi

VND sang tiền gửi ngoại tệ (tốc độ huy động vốn VND năm 1997 tăng 20%,

ngoại tệ tăng 43%).

Trong điều kiện đó nếu nâng lãi suất sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng

trưởng kinh tế, còn nếu hạ lãi suất cũng sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển dịch

nguồn vốn giữa VNĐ với ngoại tệ, gây bất lợi cho việc thực hiện mục tiêu ổn

định giá trị VNĐ. Do đó NHNN buộc phải có những bước đi thận trọng để

đáp ứng trình độ tiếp cận của hoạt động tín dụng. Đây là cơ chế phù hợp với

qui luật khách quan và thông lệ quốc tế:

Tuy nhiên, hiệu quả của việc sử dụng các công cụ này sẽ tích cực khi lãi

suất được xác định theo cơ chế thị trường do sự chi phối của mối quan hệ

cung – cầu.

Như vậy, mặc dù lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng được xác định

hướng hướng tự do hóa dần, song lãi suất có tính chất định hướng của

NHTW lại chưa phải là lãi suất thị trường được xác định trên cơ sở mối quan

hệ cung cầu của thị trường tín dụng.

2). Hoạt động tín dụng ngân hàng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro

Việc phân định giữa tín dụng chính sách và tín dụng thị trường ở Việt

Nam còn có nhiều bất cập, các NHTM sử dụng nguồn vốn huy động để cho

vay các dự án trọng điểm của Chính phủ, cho vay ưu đãi đối với các đối

tượng chính sách. Hoạt động tín dụng tiềm ẩn rủi ro tín dụng do khả năng tự

lực về vốn của khách hàng vay còn rất thấp, các kênh khác của TTTC lại

càng thấp. Một số NHTM gặp khó khăn trong thu hồi nợ vay các dự án BOT,

BT do ngân sách trung ương và địa phương không có khả năng bố trí vốn

thanh toán đúng hạn; Việc đồng tài trợ để phân tán rủi ro tín dụng giữa các

NHTM còn hạn chế; Cơ chế chính sách liên quan đến cấp tín dụng chưa đồng

bộ như chính sách về đất đai, thủ tục hành chính liên quan đến xử lý tài sản

bảo đảm còn phức tạp. Cho vay ngoại tệ đối với các dự án trọng điểm theo

Quyết định 118, có một số dự án không có khả năng tái tạo ngoại tệ để trả nợ

vay như các dự án sản xuất xi măng, phân bón, thủy điện… đã gây rủi ro cả

về tín dụng cả về tỷ giá đối với các nhà đầu tư và rủi ro thanh khoản đối với

các NHTM cho vay.

Trong hoạt động Ngân hàng của các Định chế tài chính là NHTM ở

Việt Nam trong nhiều năm qua và cả hiện nay đã và đang phải cạnh tranh

trong một môi trường không đồng nhất. Nhiều NHTM còn buộc phải kéo dài

nhiều giải pháp tình thế như: Chuyển một phần nguồn huy động ngắn hạn

cho vay trung và dài hạn; Sử dụng bộ máy hoạt động kinh doanh của NHTM

để kiêm nhiệm làm dịch vụ tín dụng ưu đãi; Còn buộc phải chuyển một phần

nguồn huy động theo lãi suất thị trường để bổ sung với giá “bán buôn” cho

nguồn vốn của Ngân hàng CSXH; Còn khuyến khích tín dụng ngoại tệ kể cả

tín dụng ngoại tệ ngắn hạn; Nhiều nguồn vốn lớn còn chạy lòng vòng bên

trong TTTC - tiền tệ – nhất là “chạy” lòng vòng giữa các NHTM với các

Page 168: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

168

Định chế tài chính phi ngân hàng v.v mà chưa có cơ chế hoặc dự án đủ sức

hấp dẫn cho vốn được đầu tư triệt để vào sản xuất, kinh doanh...Phần lớn các

NHTM hiện nay đang tồn tại và hoạt động được là dựa vào ba nguồn chính:

nguồn huy động, nguồn thu lãi trước (đòi nợ gốc sau) và dựa vào chiếc phao

bảo trợ của Chính phủ. Năng lực quản trị Ngân hàng nói chung còn yếu,

nhiều cán bộ chủ chốt chưa được đào tạo bài bản những kiến thức mới về

kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng theo cơ chế thị trường.

Một trong những thách thức lớn nhất của hệ thống Ngân hàng Việt

Nam là từ phía các DNNN (khách hàng có những món vay lớn nhất của ngân

hàng) với hiệu quả kinh doanh rất thấp nhưng lại đang đối mặt với cạnh tranh

quốc tế cả trên thị trường nội địa và thị trường thế giới. Hàng loạt các doanh

nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp lâu nay được bảo hộ mậu dịch, thay thế

nhập khẩu với hàng chục ngàn tỷ đồng dư nợ ngân hàng (80% vốn hoạt động

của các DNNN là vốn vay ngân hàng) đang có nguy cơ thua lỗ nếu hàng rào

thuế quan bị gỡ bỏ trong vài ba năm tới. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến

chất lượng tín dụng (biểu thị bằng tỷ lệ nợ quá hạn còn vượt qua mức cho

phéơp từ 1,5 đến 2,5 lần) của các NHTM trong tương lai rất gần.

Từ những thực trạng trên, tại thời điểm hiện nay, hoạt động tín dụng

của các NHTM Việt Nam đang đứng trước ít nhất 4 nguy cơ lớn gồm:

- Rủi ro kỳ hạn;

- Rủi ro đồng tiền do bị đôla hóa;

- Rủi ro do bất cập trong hoạt động Thanh tra và thanh toán toàn

ngành;

- Rủi ro tín dụng – nhất là tín dụng cho khu vực khách hàng là

DNNN.

Bảng 62 - Tỷ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng Việt Nam

Đơn vị: %

Nhóm ngân hàng 2000 2001 2002 2003 2004

NHTM NN 11.43 4.72 8.83 1.98 7.62 2.22 5.13 2.34 2.90 2.08

NHTMCP 21.67 14.85 15.48 11.72 10.43 6.65 6.44 4.59 3.80 2.88

NHNNg và liên

doanh

1.29 0.71 0.62 0.42 0.55 0.43 0.15 0.15 0.13 0.13

Toàn hệ thống 10.09 5.12 8.52 2.79 7.23 2.56 4.86 2.44 2.88 2.09

Nguồn: Báo cáo phân loại nợ quá hạn của NHNN

Như vậy, những rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng đang tiềm

ẩn khả năng mất an toàn trong hệ thống các trung gian tài chính, đưa đến sự

không đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Page 169: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

169

2.4. THỰC TRẠNG PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN 2001-2005

2.4.1. Đánh giá kết quả phối hợp CSTK và CSTT trong việc thực hiện

các mục tiêu kinh tế vĩ mô

1). CSTK và CSTT đã có sự phối hợp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Sự phối hợp này được minh chứng rõ nhất đó là giai đoạn nền kinh tế

Việt nam đang trong thời kỳ đại khủng hoảng (những năm 80): siêu lạm phát;

kinh tế suy thoái trầm trọng; thất nghiệp cao; tích lũy thấp. Để vượt qua được

giai đoạn khó khăn đó có sự phối hợp của nhiều chính sách kinh tế vĩ mô,

trong đó có sự phối hợp thông qua CSTK và CSTT.

CSTK thắt chặt: tức hạn chế chi tiêu của Chính phủ, việc chi tiêu căn

cứ vào các nguồn thu từ ngân sách chứ không ỷ lại vào việc phát hành tiền.

Mặt khác, việc bù đắp bội chi ngân sách chủ yếu được thực hiện thông qua

vay nợ nước ngoài và các tổ chức quốc tế. Trên cơ sở đó, việc thực hiện

CSTT cũng theo hướng mới, NHTW hạn chế việc phát hành tiền mà có các

quyết sách khuyến khích NHTM huy động nguồn vốn từ dân cư với mức lãi

suất cao kỷ lục trong thời kỳ đó (12%/tháng). Sự phối hợp nhịp nhàng của

CSTK và CSTT đã mang lại những dấu hiệu tác động tích cực: lạm phát đã

giảm xuống còn 2 con số và trong tầm kiểm soát của NHNN.

Trong giai đoạn 2001-2005 trước những biến động của nền kinh tế thế

giới và trong khu vực, sự phối hợp của CSTT và CSTK đã được cải thiện,

linh hoạt hơn. Chẳng hạn, năm 2001, CSTK và CSTT đã nới lỏng nhằm tạo

đà tăng trưởng cho nền kinh tế. Năm 2004 và năm 2005 mục tiêu thực hiện

CSTT và CSTK lại thay đổi nhằm phù hợp với diễn biến phức tạp của nền

kinh tế (giá dầu trên thế giới cao; Fed liên tục tăng lãi suất; dịch cúm gà...).

Mục tiêu thực hiện của CSTT là thận trọng nhằm kiềm chế mức lạm phát

đang có xu thế tăng cao; CSTK cũng thay đổi phù hợp với mục tiêu của

CSTT: giảm thuế xăng dầu; cân đối thu chi NSNN...

2). CSTT và CSTK đã có sự phối hợp tích cực trong việc thực hiện các cân đối vĩ mô

- Đối với mục tiêu tài trợ thâm hụt NSNN

Trong điều hành CSTK giai đoạn 1991-2005 ở nước ta đã chấm dứt

tình trạng phát hành tiền cho nhu cầu chi tiêu ngân sách, chuyển sang

thực hiện tài trợ thâm hụt ngân sách bằng cách phát hành Chứng khoán nợ

Chính phủ

Tài trợ thâm hụt ngân sách bằng phát hành chứng khoán Chính phủ

không phải là phương thức mới, tuy nhiên, trước những năm 1995, kênh huy

động vốn này chưa được Chính phủ sử dụng phổ biến do thị trường tiền tệ

chưa phát triển; trình độ quản lý nợ công còn thấp và đặc biệt là do NHNN

Page 170: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

170

lúc đó chỉ đóng vai trò như là cơ quan tài chính thứ hai của Nhà nước (tài trợ

thâm hụt ngân sách bằng phát hành tiền) hay nói cách khác CSTT chưa có sự

phối hợp chặt chẽ với CSTK.

Sau năm 1995 khi thị trường tiền tệ phát triển cùng với việc tăng

cường tính độc lập tương đối của CSTT và CSTK thì phát hành chứng khoán

Chính phủ cho tài trợ thâm hụt ngân sách mới có điều kiện thực hiện. Từ đó,

chứng khoán Chính phủ (trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc, trái phiếu đầu

tư, trái phiếu công trình, công trái) ngày càng được sử dụng thường xuyên và

với quy mô ngày càng lớn thay thế căn bản cho nguồn tiền từ NHNN.

- Đối với quản lý nợ công

Phối hợp đầu thầu tín phiếu kho bạc với NHNN và bảo lãnh phát hành

TPCP qua NHTM và các TCTD khác, tạo hàng hoá cho một số giao dịch thứ

cấp thông qua sử dụng hệ thống công cụ CSTT. Tín phiếu kho bạc là hàng

hoá chủ yếu trong giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ tái chiết

khấu và là vật thế chấp trong cho vay cầm cố. Chủng loại và thời hạn chứng

khoán chính phủ được chấp nhận trong các giao dịch của NHNN được mở

rộng theo điều 21, luật NHNN sửa đổi, góp phần tăng quy mô giao dịch của

NHNN, đồng thời, đa dạng hoá đối tượng tham gia các giao dịch này, cải

thiện hiệu lực tác động của CSTT.

2.4.2. Những hạn chế của cơ chế phối hợp CSTK và CSTT trong việc

thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

1). Trong điều hành CSTT và CSTK chưa phối hợp xây dựng một cách đồng bộ mục tiêu chính sách để vận hành có hiệu quả.

Những bất cập nổi lên là:

- Chưa có sự phối hợp trong việc hoạch định mục tiêu chính sách ở

tầm dài hạn và trong ngắn hạn.

Việc định lượng các mục tiêu về lạm phát và tăng trưởng thường dựa

vào mức đã đạt được năm trước mà ít có sự dự báo những biến động trong kỳ

kế hoạch cũng như những ảnh hưởng trễ của chính sách trong các thời kỳ

trước. Hơn nữa, việc ấn định mục tiêu ở một con số mà không quy định

khung biến động trong điều kiện đầy biến động sẽ gây nên sự thiếu tin tưởng

đối với các cam kết chính sách. Bởi không thể đồng thời theo đuổi 2 mục tiêu

trái chiều nên việc xác định và công bố mục tiêu trọng tâm trong từng thời kỳ

cần làm thường xuyên và nhất quán nhằm định hướng hoạt động cho từng

chính sách. Trên cơ sở đó các hoạt động của từng chính sách cần có sự phối

hợp nhằm đạt được mục tiêu thời kỳ mà không phương hại đến mục tiêu dài

hạn.

Trong thực tế, chính phủ kêu gọi kiềm chế giá cả nhằm duy trì mục

tiêu lạm phát nhưng mức vay nợ của chính phủ không giảm, dư nợ cho vay

Page 171: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

171

của hệ thống quỹ hỗ trợ phát triển không ngừng tăng đã là cú hích đẩy mặt

bằng giá tăng rất nhanh. ảnh hưởng lan truyền của tình trạng này là mặt bằng

lãi suất bị đẩy lên, cộng hưởng bởi nhu cầu huy động vốn của các TCTD đáp

ứng nhu cầu tín dụng tăng mạnh do áp lực của mục tiêu tăng trưởng. Lãi suất

cao cùng với các quy chế thắt chặt việc kiểm soát chất lượng tín dụng của hệ

thống ngân hàng sẽ làm cho nhu cầu đầu tư giảm tương đối, trong khi mức lãi

suất cao lại không giảm được tỷ lệ lạm phát bởi nguyên nhân chủ yếu xuất

phát từ phía tổng cung; giá nguyên liệu thế giới, cơ cấu, hiệu quả…

2). Việc thực thi CSTK có tác động không tích cực đến CSTT

Những bất cập này thể hiện rõ như sau:

Một là, việc tài trợ gián tiếp thâm hụt NSNN đã khiến cho CSTT phụ

thuộc phần nào vào CSTK.

Hiện nay, tín dụng của NHNN cấp trực tiếp cho Chính phủ hàng năm

không đáng kể, song những khoản tái cấp vốn cho NHTMNN được sử dụng

cho mục đích ngân sách có nguy cơ gây lên những tác động bất lợi đối với

điều hành CSTT của NHNN. Tính độc lập của NHNN trong bộ máy của

Chính phủ còn hạn chế sẽ tạo ra sự phụ thuộc của CSTT vào CSTK là điều rõ

ràng. Bên cạnh việc phải theo đuổi đa mục tiêu có nhiều khả năng xung đột

với nhau trong ngắn hạn, đặc biệt là ổn định giá trị đồng tiền và tăng trưởng

kinh tế, CSTT chịu sự tác động bởi những áp lực và phải neo vào các mục

tiêu ngắn hạn của Chính phủ.

Hai là, sự phối hợp trong hoạt động quản lý nợ công chưa hữu hiệu:

- Khối lượng trái phiếu, thời hạn, thời điểm phát hành do BTC quyết

định tuỳ theo chu chuyển tiền tệ của NSNN, song sự phối hợp giữa NHNN

và BTC còn chưa chặt chẽ, đồng bộ trong việc xây dựng, triển khai kế hoạch,

chiến lược vay nợ và phát hành trái phiếu của Chính phủ. Điều này dẫn đến

nhiều khi thời điểm phát hành không hợp lý hoặc điều hành CSTT không có

lợi cho việc tối ưu hoá chi phí vay nợ của Chính phủ. Ngược lại, có khi việc

tăng cường phát hành trái phiếu vào những thời điểm không hợp lý không

những không tiết kiệm chi phí vay nợ của Chính phủ mà còn đẩy lãi suất thị

trường lên cao hơn, gây bất lợi cho đầu tư khu vực tư nhân thông qua tạo hiệu

ứng crowding-out và ảnh hưởng tiêu cực đến điều hành tiền tệ, lãi suất của

NHNN.

- Các TPCP không được phát hành tập trung tại NHNN mà qua nhiều

kênh khác nhau như bán lẻ qua hệ thống kho bạc, đấu thầu trên TTCK, vì thế

không kích thích mạnh thị trường mở và thị trường tiền tệ nói chung phát

triển về qui mô và mức độ linh hoạt. Trong thực tế, việc thiếu hàng hoá giao

dịch trên thị trường mở - mà đó là một trong những nguyên nhân khiến cho

công cụ này chưa phát huy được vai trò chủ đạo trong điều hành tiền tệ của

NHNN, đã buộc NHNN đôi khi phải phát hành tín phiếu NHNN để sử dụng

Page 172: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

172

trong các nghiệp vụ thị trường của NHNN. Điều này làm trầm trọng thêm chi

phí thâm hụt ngân sách và chi phí điều hành CSTT.

- Nếu như TPCP có rủi ro thấp nhất thì TPCP phải có lãi suất thấp nhất

và trở thành mức lãi suất chuẩn trên thị trường. Nhưng trên thực tế TPCP

chưa bảo đảm được vị trí này.

Lãi suất đấu thầu trái phiếu qua NHNN còn chịu mức lãi suất chỉ đạo

của Bộ Tài chính, làm cho tính cạnh tranh và tính thị trường của các hoạt

động nghiệp vụ thị trường mở bị hạn chế, đồng thời không kích thích TTTC

phát triển.

- Hoạt động của khu vực "tín dụng ưu đãi" cũng gây thêm tính phức

tạp của thị trường tiền tệ, tín dụng khi mà cùng một đối tượng khách hàng

trên cùng một địa bàn "được" hưởng cùng lúc quá nhiều loại chính sách tín

dụng khác nhau. Trong nhiều năm qua, NHNN đã không chỉ chịu áp lực

trong điều hành bởi một môi trường kinh doanh lẫn lộn giữa tín dụng chính

sách với tín dụng thương mại trong nội bộ hệ thống NH, mà còn chịu áp lực

từ môi trường đan xen không có cơ chế minh bạch giữa tín dụng của hệ thống

NSNN, của hệ thống các Quỹ tài chính Nhà nước ngoài NSNN với tín dụng

của hệ thống Ngân hàng dưới nhiều hình thức và qui mô khác nhau. Từ môi

trường phức hợp này, chắc chắn nhiều nguồn vốn sẽ chạy lòng vòng từ loại

định chế tài chính này sang loại định chế tài chính kia theo hướng gây thiệt

hại đến tiền bù lỗ chính sách tín dụng hoặc nguồn đầu tư XDCB của NSNN.

- Các nguồn thu ngoại tệ của NSNN chưa được bán lại hoặc chuyển

giao đầy đủ cho NHNN để quản lý tập trung, thống nhất nhằm đảm bảo hiệu

quả chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá.

3). CSTT cũng có ảnh hưởng kém tích cực trong việc thực thi CSTK

Những bất cập nổi lên là:

- TTTC, tiền tệ kém phát triển (qui mô nhỏ, tính cạnh tranh thấp, kém

linh hoạt) đã hạn chế đáng kể tính hiệu quả của sự phối hợp giữa CSTT và

CSTK theo hướng bảo đảm đạt được đồng thời các mục tiêu của 2 chính sách

trên trong ngắn hạn và bền vững trong dài hạn với chi phí thấp nhất.

- Năng lực điều hành CSTT, nhất là lãi suất còn nhiều hạn chế đã làm

hạn chế khả năng hỗ trợ của CSTT đến hiệu quả của chính sách quản lý nợ

công của BTC. Các công cụ gián tiếp của CSTT đã được triển khai nhưng

hiệu quả còn nhiều hạn chế. Cơ chế điều hành lãi suất còn chưa hiệu quả dẫn

đến khả năng điều tiết lãi suất thị trường của NHNN còn nhiều hạn chế trong

việc giảm thiểu chi phí vay nợ của Chính phủ. Bên cạnh năng lực tài chính

các tổ chức tín dụng còn nhiều yếu kém, thì chính sự hạn chế về qui mô hoạt

động của thị trường mở và các nghiệp vụ thị trường khác của NHNN cũng

làm hạn chế khả năng huy động vốn của Chính phủ qua NHNN và tính thanh

khoản của chứng khoán Chính phủ.

Page 173: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

173

- Thực hiện CSTT thắt chặt là nguyên nhân đổ vỡ TTCK tháng 6 năm

2008:

Lạm phát đột ngột tăng cao từ cuối năm 2007 và đầu năm 2008 dẫn tới

sựu cần thiết khách quan phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Chính

sách này đã tác động mạnh tới TTCK và đưa tới sự sụp đổ vào tháng 6/2008.

Trong những năm 2007-2008, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, gia

nhập WTO, TTCK Việt Nam đã tăng trưởng rất mạnh mẽ. Để tham gia thị

trường các nhà đầu tư (tổ chức và cá nhân) đã đổ xô đi vay tiền từ ngân hàng,

công ty chứng khoán, công ty tài chính và hiện tượng này đã trở thành phong

trào. Từ hiện tuợng đi vay đã trở thành phong trào đi vay, hầu như đa phần

các nhà đầu tư đều muốn có nhiều tín dụng để gia tăng đầu tư.

Khi mà việc đi vay tiền để đầu tư chứng khoán đã phát triển thành

phong trào thì rất nguy hiểm vì “rủi ro hệ thống “ đã được hình thành và phát

triển nhanh: Nhà đầu tư mới, nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm cũng lao vào

việc đi vay tiền mà không hề ý thức được các rủi ro nguy hiểm. Phong trào đi

vay đã nhanh chóng tạo cầu ảo rất lớn do những giao dịch mua bán chứng

khoán ngắn hạn bằng vốn đi vay.

Sự cạnh tranh để giành giật khách hàng nhằm gia tăng tín dụng cho

vay từ các tổ chức tài chính đã dẫn tới nhiều biểu hiện cạnh tranh không lành

mạnh, không an toàn, không theo đúng qui định của pháp luật như: (i) Giá trị

tài sản thế chấp là cổ phiếu được định giá cao; (ii) Thiếu sự chọn lọc đối với

nhiều loại cổ phiếu được cầm cố và (iii) Việc cho vay đã được thực hiện dưới

nhiều hình thức như mua khống T+3, giao dịch ký quỹ, ửy thác đầu tư, repo

cổ phiếu....

Hậu quả của phong trào đi vay là làm cho TTCK “mất hết khả năng đề

kháng” và khi có biến động nào đó thì sẽ hình thành liên tiếp những đợt bán

tháo cổ phiếu. Thị trường đi xuống, giá trị cổ phiếu giảm về hoặc vượt giá trị

thế chấp sẽ lại tiếp tục tạo những nguồn cung cổ phiếu rẻ mạt. Rất nhiều nhà

đầu tư đang từ địa vị “ khách hàng được săn đón “ bỗng nhiên trở thành

những đối tượng nợ bất đắc dĩ và họ luôn bị NHTM, CTCK thúc ép đòi nợ.

Từ hiện tượng đi vay phát triển thành phong trào đi vay, sau đó phát

triển thành phong trào bán tháo cổ phiếu và tiếp nối là phong trào đòi nợ. Chỉ

số chứng khoán đã sụt xuống lại càng đi xuống nhanh hơn. Đây là một bài

học đắt giá về việc phối hợp thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt với việc

phát triển TTCK trong thời gian vừa qua.

4). Những bất cập trong phối hợp giữa CSTK và CSTT

- Về năng lực phối hợp điều hành lãi suất: Hiện nay, trên thị trường

tiền tệ, các lãi suất do NHNN chỉ đạo gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái

chiết khấu, lãi suất thị trường mở. Trên thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc

có lãi suất tín phiếu kho bạc.

Page 174: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

174

Tuy nhiên, các loại lãi suất này chưa vận hành theo đúng định hướng

điều hành lãi suất chung, giữa các loại lãi suất có mối quan hệ lỏng lẻo. Lãi

suất tín phiếu kho bạc còn mang tính chỉ đạo của Bộ Tài chính, phụ thuộc chủ

yếu vào nhu cầu huy động vốn của ngân sách nên không mang tính thị

trường. Lãi suất thị trường mở cũng được xác định trên cơ sở lãi suất tín

phiếu kho bạc, do vậy cũng không theo tín hiệu thị trường và không có quan

hệ chặt chẽ với lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu.

Về lý thuyết, lãi suất TPKB lẽ ra phải là lãi suất thấp nhất nhưng trên

thực tế lại bằng hoặc cao hơn lãi suất huy động của các TCTD cùng kỳ hạn.

Việc này không đảm bảo an toàn vốn cho TCTD và không khuyến khích các

TCTD tăng đầu tư chứng khoán, tăng hàng hoá cho nghiệp vụ thị trường mở.

Đấu thầu TPKB tại NHNN chưa hoàn toàn đấu thầu lãi suất nên chưa hình

thành lãi suất chuẩn cho thị trường tiền tệ.

- Về phối hợp quản lý dự trữ ngoại tệ quốc gia: Là một trong những

khu vực của nền kinh tế, Chính phủ tham gia thực hiện các giao dịch kinh tế

đối ngoại và theo đó có nguồn thu và chi ngoại tệ. Mặc dù có quy định về

việc Bộ Tài chính phải bán ngoại tệ cho NHNN tại Quyết định số

173/1998/QĐ/TTg ngày 12/9/1998 nhưng trên thực tế, việc bán ngoại tệ của

NSNN nhiều khi chưa kịp thời. Có lúc số dư của hai Quỹ (Quỹ Ngoại tệ tập

trung và Quỹ Tích luỹ trả nợ nước ngoài) lên tới 1,5 tuần nhập khẩu trong khi

dự trữ ngoại hối nhà nước có số dư tương đương với 8-9 tuần nhập khẩu13,

hạn chế khả năng ổn định thị trường ngoại tệ và điều hành CSTT.

- Về phối hợp quản lý TTTC: Trong những năm gần đây nhất là từ

năm 2000, nhiều tổ chức tài chính phi ngân hàng như Quỹ Hỗ trợ phát triển,

Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, công ty bảo hiểm tiền gửi, các công ty

bảo hiểm…được thành lập và hoạt động của những tổ chức này ảnh hưởng

không nhỏ đến diễn biến tiền tệ. Theo quy định của Luật NHNN, các giấy tờ

có giá ngắn hạn được trao đổi trên thị trường tiền tệ bao gồm tín phiếu kho

bạc, tín phiếu NHNN, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn

khác, nhưng trên thực tế hàng hoá giao dịch chủ yếu trên thị trường là tín

phiếu kho bạc và tín phiếu NHNN. Mặc dù tín phiếu kho bạc đã chiếm vị trí

quan trọng trên thị trường tiền tệ nhưng công cụ này vẫn còn nhiều hạn chế

như kỳ hạn tín phiếu chưa đa dạng, vẫn chủ yếu là kỳ hạn 364 ngày (năm

2004, trong tổng số tín phiếu bán ra có khoảng 97% là tín phiếu kỳ hạn 364

ngày, còn lại là tín phiếu kỳ hạn 273 ngày).

Trong khi đó, thị trường mua, bán lại tín phiếu kho bạc chưa phát triển,

do đó, hạn chế khả năng sử dụng tín phiếu kho bạc như một công cụ của các

TCTD trên thị trường tiền tệ. Với vai trò là người cung cấp hàng hóa cho thị

trường, Bộ Tài chính chưa phối hợp tốt với NHNN trong việc cải tiến đấu

thầu tín phiếu kho bạc sao cho lãi suất đấu thầu phản ánh đúng lãi suất của thị

trường. Ngoài ra, trái phiếu kho bạc vẫn còn được Bộ Tài chính phát hành

theo hình thức bán lẻ cho dân chúng, không đấu thầu qua NHNN đã làm hạn

chế sự phát triển của TTTC Việt Nam.

Page 175: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

175

Chương 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ

TRƯỜNG TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2001-2005

3.1. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN 2001-

2005

3.1.1. Đánh giá tình hình phát triển của thị trường tiền tệ giai đoạn

2001-2005

1). Đối với thị trường nội tệ liên ngân hàng

Thị trường liên ngân hàng là thị trường tiền tệ của các TCTD, tại đó

các nhu cầu về vay và cho vay, gửi và nhận tiền gửi và các nhu cầu khác về

vốn được thoả mãn nhằm giúp các TCTD sử dụng nguồn vốn có hiệu quả và

bảo đảm khả năng chi trả trong thanh toán. NHNN là thành viên đặc biệt của

thị trường với tư cách là người điều tiết, giám sát thị trường. Năm 1993, thị

trường liên ngân hàng tập trung do NHNN tổ chức và điều hành được thành

lập.

Tổ chức và hoạt động thị trường liên ngân hàng có đặc điểm như sau:

- Mô hình thị trường liên ngân hàng theo hình thức phi tập trung:

Thị trường liên ngân hàng là thị trường bán buôn hoạt động tự do,

thông thoáng. Các TCTD được quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm trong

các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng.

- Đa dạng hoá về loại hình và thời hạn giao dịch trên thị trường

liên ngân hàng theo hướng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế:

Các TCTD chú trọng triển khai nhiều loại hình cho vay/đi vay, gửi và

nhận tiền gửi với các thủ tục đơn giản, nhanh gọn phù hợp với yêu cầu kinh

doanh vốn và quản lý vốn. Các giao dịch tiền gửi và tiền vay trên thị trường

liên ngân hàng phổ biến là các giao dịch ngắn hạn (qua đêm, 3 ngày, 1

tuần,…) và không có bảo đảm bằng tài sản, chủ yếu dựa trên quan hệ tín

nhiệm giữa các TCTD.

Hình 20 - Thị phần của các nhóm ngân hàng

Năm 1998 Năm 2005

NHTMNN

79%

NHLD

0%

NHTMCP

7%

Chi

nh¸nh

NHNg

14%

NHTMCP

2%

Chi nh nh

NHNg

38%

NHLD

0%

NHTMNN

60%

Page 176: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

176

- Các NHTMNN chiếm thị phần chi phối và có khả năng gây ảnh

hưởng lớn trên thị trường liên ngân hàng.

Các NHTMNN là nhóm thành viên tham gia thị trường tích cực nhất

với vai trò là các thành viên cung ứng tiền VND chủ yếu trên thị trường

(chiếm tới 80-85% lượng tiền VND cung ứng trên thị trường). Do các

NHTMNN có nhiều lợi thế và khả năng huy động VND về qui mô và giá cả

nên các NHTMNN có khả năng chi phối lãi suất thị trường liên ngân hàng.

Các giao dịch giữa các NHTMNN chiếm tới 2/3 tổng khối lượng giao dịch

thị trường. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có xu hướng chiếm thị phần

giao dịch ngày càng giảm, 38% (năm 1998) và 14% (năm 2005). Đây là

nhóm thành viên cung ứng vốn ngoại tệ quan trọng trên thị trường liên ngân

hàng (trên 60% nguồn cung ngoại tệ). Trong quan hệ với các NHTMNN, các

chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các NHTMCP chủ yếu thực hiện các

giao dịch đi vay (chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ yếu vay VND).

Tuy nhiên, mục đích hình thành thị trường nội tệ liên ngân hàng là

nhằm phản ánh đúng nhu cầu vốn và thanh toán phát sinh khách quan trong

hoạt động nghiệp vụ của nội bộ ngành Ngân hàng. Song do rất nhiều lý do

khác nhau - trong đó đặc biệt là lý do cơ chế chính sách không đồng bộ và

công nghệ thanh toán - nhất là mạng thanh toán quốc gia còn quá lạc hậu,

mang tính rời rạc, chưa có mạng thanh toán quốc gia thống nhất qua một

trung tâm nên thị trường này đã hoạt động rất cầm chừng và teo dần đi qua

thời gian. Đến 1996 thì hầu như chỉ còn những phiên giao dịch thanh toán bù

trừ thủ công qua tài khoản của các tổ chức tín dụng và Kho bạc trên từng địa

bàn chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố. Trung tâm thanh toán quốc gia vẫn

chưa ra đời, các nhu cầu vốn ngắn hạn tạm thời của các NHTMNN hầu như

được đáp ứng đễ dàng qua NHNNTW, các NHCP, NHLD, chi nhánh NH

nước ngoài tuy có quan hệ tín dụng ngắn hạn tạm thời với nhau nhưng chủ

yếu mang tính "song phương", bất thường và hầu như không xẩy ra qua trung

tâm NHNN. Cứ như vậy thị trường nội tệ liên ngân hàng đã trầm lắng và hầu

như tự động giải thể ngay từ những năm cuối của thế kỷ 20 - Một quá trình

chết yểu rất đáng tiếc mà xu thế phát triển hiện nay không thể không khôi

phục và hiện đại hoá hoạt động của mảng thị trường quan trọng này.

2). Đối với thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN tổ chức và điều hành

nhằm hình thành thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các TCTD

được phép kinh doanh ngoại tệ. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được

thành lập tháng 10/1994 với các thành viên là các TCTD được phép kinh

doanh ngoại tệ, có đủ điều kiện tham gia giao dịch và được NHNN chấp

thuận.

Mục địch thành lập thị trường là để các Ngân hàng thành viên đáp ứng

nhu cầu ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi cho nhau trong quá trình hoạt động kinh

Page 177: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

177

doanh và tạo ra một kênh kiểm soát lượng lưu chuyển ngoại tệ quan trọng

thông qua trung gian tổ chức và can thiệp thị trường của NHNN.

Các giao dịch trên thị trường chủ yếu bao gồm nghiệp vụ mua bán trao

ngay, mua bán kỳ hạn và hoán đổi ngoại tệ (giữa VND và ngoại tệ và giữa

các loại ngoại tệ với nhau). Tỷ giá trên thị trường được xác định trên cơ sở tỷ

giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày làm

việc gần nhất trước đó và một biên độ do NHNN qui định (+0,25%). Hiện

nay, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đang đóng vai trò "phong vĩ biểu" cho

việc điều hành tỷ giá của NHTW theo cơ chế thả nổi có kiểm soát.

Tuy nhiên, nếu cơ chế điều hành tỷ giá đang là cơ chế tích cực và tiến

bộ, thì chính sách quản lý ngoại hối lại nổi lên rất nhiều vấn đề bất cập làm

suy yếu, nếu không muốn nói là làm vô hiệu hoá tính khoa học của phương

pháp điều hành tỷ giá hiện hành. Biểu hiện ra bên ngoài của chính sách quản

lý ngoại hối yếu kém nổi rõ nhất là tình trạng đôla hóa trong hầu hết các lĩnh

vực luân chuyển ngoại tệ: từ đôla hóa trong tín dụng đến đôla hóa trong trao

đổi (gồm thanh toán và lưu thông hàng hoá) ngoài xã hội. Còn quá nhiều

"đơn vị đặc biệt" được phép bán hàng thu trực tiếp ngoại tệ; Quan hệ giữa lãi

suất ngoại tệ với lãi suất nội tệ đã để một thời gian dài cho tình trạng chuyển

tiền gửi nội tệ sang tiền gửi ngoại tệ bằng cách "rút" nội tệ ra trước hạn để

mua ngoại tệ gửi vào Ngân hàng và được hưởng lợi lớn hơn từ lãi suất cộng

với chênh lệch tỷ giá qua thời gian. "Đất dụng võ" của đồng ngoại tệ thường

được hưởng những ưu ái cho sự màu mỡ nhân tạo hơn so với đồng nội tệ vốn

đã yếu ớt lại bị làm yếu ớt hoá do chính chính sách liên tục nới lỏng tiền tệ và

quản lý ngoại hối lỏng lẻo như hiện nay.

3.1.2. Những vấn đề đặt ra đối với thị trường tiền tệ giai đoạn 2001-

2005

1). Những bất cập của thị trường tiền tệ nói chung

Có thể xem đây là thị trường truyền thống, rộng lớn. Nó thậm chí ra

đời từ trước khi ra đời các tổ chức tín dụng độc lập ở Việt Nam. Như đã nói ở

trên, thị trường này bao gồm doanh số hoạt động tiền gửi, tiền vay giữa các tổ

chức tín dụng với nền kinh tế. Cùng với thời gian và sự hoàn thiện dần, các

nhân tố cấu thành hàng hoá của thị trường này ngày càng đa dạng, phong phú

và hiện đại. Ngoài doanh số tiền gửi, tiền vay ngắn hạn (gồm cả tiền gửi

không kỳ hạn), thì đã xuất hiện các hình thức mua, bán, chuyển nhượng các

giấy tờ có giá ngắn hạn như séc Ngân hàng phát hành từ tài khoản tiền gửi

thanh toán của khách hàng, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, kỳ phiếu ngân hàng,

tín phiếu ngắn hạn của Kho bạc, tín phiếu thương mại (gồm thương phiếu và

lệnh phiếu). Ngoài ra, những công cụ tài chính dài hạn như: chứng khoán,

Công trái...khi sử dụng làm vật thế chấp để mua, bán tín dụng trong thời hạn

ngắn cũng nằm trong phạm trù bao quát của thị trường tín dụng ngắn hạn.

Page 178: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

178

Tổng doanh số của thị trường này hiện chiếm gần 60% doanh số hoạt động

của thị trường tín dụng nói chung...

Vấn đề phải bàn trong thực trạng của thị trường này không phải ở chỗ

nó "lớn" hay nó "bé" vì còn tuỳ thuộc vào qui mô của nền kinh tế và nền văn

minh tiền tệ của đất nước. Tuy nhiên điều đáng quan tâm và vấn đề đặt ra để

giải bài toán ở đây chính lại là ở thực trạng "nền văn minh tiền tệ" của Việt

Nam còn ở mức lạc hậu nhiều so với khu vực và thế giới. Cho đến nay, nền

kinh tế Việt Nam vẫn bị coi là một nền kinh tế tiền mặt. Nếu có thể nói khác

đi về định nghĩa thị trường tiền tệ nói chung là thị trường luân chuyển M2

trong nền kinh tế thì tiền mặt của chúng ta hiện còn chiếm tới 22% M2 trong

khi con số này ở nhiều nước trong khu vực chỉ chiếm không quá 12%, ở

những nước công nghiệp phát triển chỉ chiếm không quá 5%, thậm chí ở

Thuỵ Điển chỉ còn 1,2% và ở Na Uy là 0,7%. Nền văn minh tiền tệ quyết

định dung lượng và tính văn minh của thị trường tín dụng ngắn hạn - Bộ phân

cấu thành của thị trường tiền tệ. Một khi quan hệ trao đổi và thanh toán trong

lưu thông hàng hoá giữa các bên tham gia thị trường hàng hoá, dịch vụ trong

xã hội với nhau vẫn cơ bản bằng tiền mặt trực tiếp thì dung lượng của thị

trường tín dụng ngắn hạn còn không chỉ nghèo nàn về số lượng mà còn lạc

hậu về các hình thức được sử dụng làm "hàng hoá" cung ứng cho xã hội.

Nhiều tiện ích Ngân hàng (nhất là các dịch vụ bán lẻ) dù được coi là những

phát minh mang tính thời đại làm cho cả hai bên Ngân hàng và khách hàng

cùng có lợi vẫn chưa được sử dụng nhiều ở Việt Nam, nền kinh tế do đó còn

bị kìm hãm bởi chính nền văn minh của thị trường tín dụng ngắn hạn còn ở

đẳng cấp thấp như hiện nay. Thêm vào đó, bản thân đồng tiền Việt Nam

mệnh giá ngày càng lớn trong khi sức mua của một đơn vị tiền tệ ngày càng

giảm (xét trong 21 năm qua – Trong đó đặc biệt là từ ngày 14/9/1985 – ngày

đổi tiền lần thứ 4 đến hết năm 1991, đồng tiền mất giá tới hàng 1000 lần!)

càng làm cho áp lực phải đổi mới nền văn minh tiền tệ nói chung và văn

minh thị trường tín dụng ngắn hạn nói riêng càng bức xúc và trở thành vấn đề

chiến lược đặc biệt quan trọng.

2). Một số tồn tại, hạn chế của thị trường liên ngân hàng

Thị trường liên ngân hàng vẫn đang hoạt động rất manh mún, tự phát,

thiếu tính tổ chức và tính chuyên nghiệp.

- Thị trường liên ngân vẫn chưa thể vận hành có hiệu quả và các lực

lượng của thị trường chưa thể phát huy tác dụng đầy đủ do:

(1) Hệ thống chính sách, qui định điều tiết thị trường chưa hoàn chỉnh,

đồng bộ. Khả năng của NHNN còn hạn chế trong điều tiết, can thiệp thị

trường một cách linh hoạt và kịp thời;

(2) Thị trường thiếu hệ thống giám sát rủi ro và cảnh báo sớm;

Page 179: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

179

(3) Chưa hình thành được hệ thống chỉ tiêu chuẩn để phản ánh tình

trạng thị trường và định hướng kỳ vọng cho các thành viên, đặc biệt chưa có

được đường cong lãi suất chuẩn;

(4) NHNN thiếu công cụ điều tiết và giám sát thị trường liên ngân

hàng;

(5) Hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán còn nhiều

yếu kém, kể cả hệ thống báo cáo, thống kê;

(6) Các TCTD tham gia thị trường liên ngân hàng nhằm mục tiêu chủ

yếu để bảo đảm khả năng thanh khoản, chưa quan tâm nhiều đến phát triển

các nghiệp vụ đầu tư trên thị trường liên ngân hàng để kết hợp 2 mục tiêu bảo

đảm khả năng thanh khoản và sinh lời.

- Thị trường liên ngân hàng có qui mô nhỏ, tính cạnh tranh thấp.

- Hoạt động thị trường liên ngân hàng còn đơn điệu, chủ yếu là các

giao dịch tiền gửi và tín dụng truyền thống, các nghiệp vụ phái sinh tiền gửi

và đầu tư liên ngân hàng chưa được triển khai (đầu thầu tiền gửi, giao dịch kỳ

hạn vốn, nghiệp vụ Arbitrate...) hoặc ở giai đoạn thử nghiệm (SWAP lãi suất,

thấu chi).

- Tiềm ẩn nhiều rủi ro: Năng lực kiểm soát rủi ro tín dụng, rủi ro thanh

khoản và rủi ro thị trường của các TCTD còn yếu. Nhiều TCTD chưa có khả

năng kiểm soát và quản lý vốn tập trung toàn hệ thống, chưa thiết lập lên bộ

phận kinh doanh vốn, hệ thống quản lý rủi ro độc lập và năng lực tài chính

của các TCTD còn nhiều yếu kém.

- Thị trường liên ngân hàng không thống nhất và bị phân đoạn, chia

tách: Các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng chủ yếu tập trung vào các

NHTMNN và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Thị trường liên ngân hàng Việt Nam chưa gắn kết với TTTC khu vực

và quốc tế.

- Hệ thống thông tin, báo cáo về hoạt động thị trường liên ngân hàng

còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của TCTD và

kiểm soát thị trường của NHNN.

3). Một số tồn tại, hạn chế của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại tệ nói chung:

- Trình độ phát triển thị trường còn thấp, qui mô thị trường nhỏ, kém

linh hoạt: Doanh số giao dịch còn nhỏ bé do nguyên nhân một phần là sự tồn

tại công khai và với qui mô khá lớn của thị trường ngoại tệ phi chính thức so

với thị trường ngoại tệ chính thức. Năm 2005, doanh số giao dịch trên thị

trường ngoại tệ liên ngân hàng đạt hơn 5 tỷ USD, trong đó khoảng 50% là

giao dịch với NHNN, nhóm NHTMNN và các chi nhánh ngân hàng nước

ngoài chiếm thị phần lớn nhất (đến gần 90% tổng doanh số giao dịch). Các

nghiệp vụ phái sinh như quyền chọn, hợp đồng tương lai hoặc arbitrate giữa

Page 180: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

180

thị trường trong nước và thị trường quốc tế chưa được triển khai phổ biến.

Các giao dịch chủ yếu là VND và ngoại tệ; giao dịch giữa các đồng ngoại tệ

với nhau chưa phổ biến.

- Mất cân đối cung, cầu kéo dài dẫn đến khiến tỷ giá giao dịch

thường ở mức sát trần.

- Năng lực quản lý, giám sát thị trường ngoại tệ của NHNN còn nhiều

hạn chế. Khả năng can thiệp thị trường và tỷ giá của NHNN còn hạn chế do

dự trữ ngoại tệ nhỏ.

3.2. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VỐN GIAI ĐOẠN 2001-2005

3.2.1. Đánh giá thực trạng phát triển thị trường vốn giai đoạn 2001-

2005

1). Hệ thống thị trường vốn về cơ bản đã được hình thành, từng bước chuyển động theo hướng lành mạnh, vận hành an toàn, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội.

Các bộ phận cấu thành cơ bản của thị trường vốn đã được hình thành.

Hệ thống các định chế tài chính phát triển cả về số lượng và chất lượng, một

số loại hình trung gian tài chính mới đã hình thành và hoạt động hiệu quả.

Tính đến tháng 12/2005, hệ thống tín dụng Việt Nam bao gồm: 5

NHTMQD hoạt động kinh doanh đa năng, 1 Ngân hàng CSXH, 12

NHTMCP đô thị, 20 NHTMCP nông thôn, 25 chi nhánh ngân hàng nước

ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 5 công ty tài chính, 8 công ty cho thuê tài

chính, 40 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài. Một hệ thống gồm 1

Quỹ tín dụng Trung ương, 12 quỹ tín dụng khu vực và gần 1000 Quỹ tín

dụng nhân dân cơ sở; 3 văn phòng đại diện của WB, ADB, IMF; khoảng 12

công ty tài chính và công ty thuê mua tài chính, Công ty tài chính quốc tế

(IFC), gần 10 quỹ đầu tư nước ngoài, hệ thống Quỹ tín dụng bưu điện, hệ

thống Quỹ Hỗ trợ phát triển và 4 quỹ ĐTPT tại địa phương, các Quỹ hỗ trợ

xuất khẩu, Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp

chế biến hàng xuất khẩu.

Hệ thống các trung gian trên TTCK, bao gồm: 13 công ty chứng

khoán, 1 công ty quản lý quỹ, 1 quỹ đầu tư chứng khoán với tổng số vốn điều

lệ gần 900 tỷ đồng; 1 ngân hàng chỉ định thanh toán, 2 ngân hàng lưu ký

trong nước, 3 ngân hàng lưu ký nước ngoài, 7 công ty kiểm toán được chấp

nhận.

TTCK ra đời năm 2000, sau hơn 5 năm hoạt động đã trở thành một

kênh huy động vốn dài hạn cho ĐTPT, bước đầu hoạt động an toàn, không

gây ra những biến động lớn hoặc tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế - xã

hội của đất nước.

Page 181: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

181

2). Thị trường tín dụng ngân hàng đã đạt được kết quả nhất định trong việc huy động nguồn lực tài chính cho ĐTPT.

Trong khu vực các trung gian tài chính thì khu vực ngân hàng chiếm vị

trí quan trọng nhất.

Giai đoạn 1996–2000, tỷ trọng cơ cấu của khu vực trung gian tài chính

chiếm 39,3% tổng vốn đầu tư thì tỷ trọng của khu vực ngân hàng chỉ đã

chiếm tới 32,4% tổng vốn đầu tư. Phần lớn vốn huy động đều qua hệ thống

ngân hàng.

Giai đoạn 2001–2005, tỷ trọng của khu vực trung gian tài chính giảm

xuống 37,3% tổng vốn đầu tư thì khu vực ngân hàng chỉ còn 27,9% tổng vốn

đầu tư.

Như vậy, huy động vốn thông qua hệ thống ngân hàng mặc dù có xu

hướng giảm nhưng vẫn là kênh chủ yếu huy động và đầu tư tín dụng phục vụ

phát triển kinh tế-xã hội.

Hoạt động huy động và cho vay vốn của hệ thống NHTM được đẩy

mạnh và tăng tưởng nhanh qua các năm.

Bảng 63 - Huy động vốn thông qua thị trường tín dụng ngân hàng

Đơn vị: %

Giai đoạn 2001 2002 2003 2004 2005

Tăng trưởng vốn huy động 32,0 22,7 24,1 21,9 23,1

Tăng trưởng dư nợ cho vay nền kinh tế 23,2 30,4 28,0 26,2 19,0

Tỷ trọng vốn trung và dài hạn 28,4 30,7 28,1 29,4 30,0

Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn 38,4 41 43,5 42,7 43

Nguồn: NHNN

Đến cuối năm 2005, mức vốn huy động của hệ thống ngân hàng tăng

gấp 20 lần so với năm 1990, tương đương khoảng 62% GDP. Tín dụng cho

nền kinh tế tăng gấp 30 lần năm 1990, tương đương khoảng 65% GDP. Giai

đoạn 2000 – 2005 mức tăng trưởng huy động vốn và cho vay bình quân của

hệ thống ngân hàng tăng khoảng 22-25%/năm. Các tổ chức tín dụng đã chủ

động áp dụng nhiều hình thức huy động vốn hấp dẫn như tiết kiệm bậc thang,

tiết kiệm dự thưởng... Đồng thời, hệ thống ngân hàng cũng cung cấp nhiều

sản phẩm tín dụng đa dạng như tín dụng doanh nghiệp, tín dụng tiêu dùng,

cho vay chỉ định, cho vay trả góp...

Cơ chế điều hành lãi suất và chính sách tín dụng được đổi mới theo

hướng tự do hoá và vận hành theo nguyên tắc thị trường. Lãi suất VND đã

được tự do hoá (năm 2002) và lãi suất ngoại tệ được nới lỏng kiểm soát (chỉ

kiểm soát lãi suất tiền gửi ngoại tệ của pháp nhân). Lãi suất được tự do hoá

và xác lập dựa trên cơ sở quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường có tác dụng

định giá tài sản tài chính và vốn tín dụng chính xác hơn, góp phần nâng cao

hiệu quả huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính song cũng đặt các

TCTD trước những rủi ro lãi suất lớn hơn. Cơ chế tín dụng đã được đổi mới

Page 182: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

182

theo hướng các TCTD có quyền tự chủ và chủ động trong quyết định cho vay

(điều kiện vay vốn, lãi suất, mức vay, thời hạn vay, phương thức cho vay), lựa

chọn khách hàng và biện pháp bảo đảm tiền vay trên nguyên tắc thương mại,

phù hợp với chiến lược kinh doanh. Chính sách tín dụng mới về nguyên tắc

đã hướng tới sự bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng

của dân cư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Các hoạt động tín

dụng theo chỉ định hoặc phục vụ các đối tượng chính sách của Nhà nước đã

được giảm dần và tách bạch về cơ bản với các hoạt động tín dụng thương

mại;

Chất lượng tín dụng được cải thiện nhờ áp dụng đồng loạt các giải

pháp tăng cường năng lực tự kiểm soát chất lượng tín dụng của các TCTD;

thanh tra, giám sát của NHNN và đẩy mạnh xử lý nợ xấu (đến nay các

NHTMNN đã xử lý xong số nợ tồn đọng khoảng 23 ngàn tỷ đồng tại thời

điểm cuối năm 2000 theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại

Quyết định số 149/QĐ-TTg). Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (theo tiêu chuẩn

phân loại nợ của Việt Nam) của toàn hệ thống các TCTD giảm từ 10,8%

(năm 2000) xuống mức phổ biến dưới 5% (năm 2005). Nếu tính theo tiêu

chuẩn phân loại tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN

thì tỷ lệ nợ xấu bình quân của hệ thống ngân hàng cũng chỉ khoảng 3,5%.

3). TTCK đã trở thành một kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, từ chỗ quy mô thị trường còn nhỏ bé trong một thời gian dài đã phát triển nhanh chóng và đạt được sự tăng trưởng cao về giao dịch và đầu tư chứng khoán niêm yết

Giai đoạn 2000-2005

Sau 5 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn ở giai

đoạn phát triển sơ khai. Đến 31/12/2005: tổng giá trị chứng khoán niêm yết

đạt 38.740 tỷ đồng, bao gồm 1.920 tỷ đồng cổ phiếu, 300 tỷ đồng chứng chỉ

quỹ đầu tư và 36.520 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa

phương. Trên thị trường giao dịch tập trung chỉ có 40 công ty niêm yết; Chỉ

số VN-index đến 31/12/2005 đạt 307,5 điểm và chỉ số Hastc-Index đạt 96,24

điểm. Tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường mới đạt ở mức 5,1%GDP năm

2005, trong đó cổ phiếu đạt mức rất thấp 0,7%GDP, trái phiếu đạt 4,4%GDP.

Từ năm 2006 đến nay:

Quy mô thị trường chứng khoán có tổ chức đã phát triển khá nhanh.

Năm 2006

Thị trường cổ phiếu đã có 193 công ty niêm yết đăng ký giao dịch tại

TTGDCK, tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 221.156 tỷ đồng

(tương đương 14 tỷ USD), chiếm 22,7%GDP 2006.

Thị trường trái phiếu tăng trưởng nhanh với gần 400 loại trái phiếu

Chính phủ, trái phiếu đô thị và trái phiếu ngân hàng niêm yết với tổng giá trị

trên 70.000 tỷ đồng, bằng 7,7%GDP.

Page 183: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

183

Số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư đã lên tới 130.000 (tăng

gần 4 lần so với cuối năm 2005), nhà đầu tư nước ngoài khoảng 1.700 với

lượng cổ phiếu nắm giữ của các công ty niêm yết khoảng 25-30%. Các quỹ

đầu tư chứng khoán nước ngoài tham gia vào thị trường tăng khá nhanh, đến

cuối năm 2006 đã có 23 quỹ với quy mô khoảng 2,5 tỷ USD.

Năm 2007:

Tổng khối lượng chứng khoán được giao dịch trên HOSE đạt hơn

2,389 tỷ chứng khoán, tương ứng với giá trị 245.485 tỷ đồng (trong đó cổ

phiếu là gần 1,814 tỷ cổ phiếu, tương ứng với giá trị 200.760 tỷ đồng và

chứng chỉ quỹ đầu tư là hơn 196 triệu chứng chỉ, tương ứng với 5,262 tỷ

đồng). Chỉ số VN-Index đạt 927,02 điểm vào phiên giao dịch ngày

28/12/2007, tăng 185,75 điểm so với phiên giao dịch ngày 02/01/2007 là

741,27 điểm.

Tổng khối lượng chứng khoán được giao dịch trên HASTC là hơn

1,364 tỷ chứng khoán, tương ứng với giá trị 140.943 tỷ đồng (trong đó cổ

phiếu được giao dịch là 612,04 triệu cổ phiếu, tương ứng với hơn 63.422 tỷ

đồng; giao dịch trái phiếu là 75,273 triệu trái phiếu, tương ứng với hơn

77.521 tỷ đồng). Chỉ số Hastc-Index đóng cửa ở mức 323,55 điểm vào ngày

28/12/2007, tăng 81,63 điểm so với phiên giao dịch ngày 02/01/2007 là

241,92 điểm.

Trên TTCK tập trung đã có 253 công ty niêm yết (tăng 59 công ty

niêm yết so với năm 2006) và khoảng 570 loại trái phiếu được niêm yết, đạt

giá trị khoảng 115.660 tỷ đồng, chiếm 10% GDP năm 2007.

Mức vốn hóa thị trường đạt 43%GDP.

Số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài là 8.141 tài

khoản (nhà đầu tư có tổ chức khoảng 480 tài khoản), tăng gần 4 lần so với

năm 2006. Nhà đầu tư nước ngoài hiện đã nắm giữ từ 25-30% cổ phần của

công ty niêm yết, và doanh số giao dịch chiếm khoảng 18% giao dịch toàn thị

trường. Ước tính vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trong năm 2007 đạt khoảng

6,5 tỷ USD, đưa giá trị danh mục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trên thị

trường chính thức ước đạt 7,6 tỷ USD (nếu tính cả thị trường không chính

thức ước đạt gần 20 tỷ USD), tăng gấp 3 lần so với cuối năm 2006.

Tính đến 2007 đã có 80 công ty chứng khoán được cấp phép thành lập

và hoạt động trên thị trường chứng khoán với quy mô vốn đạt khoảng 13.000

tỷ đồng tăng gấp 3 lần so với cuối năm 2006, trong đó năm 2007 đã cấp phép

thành lập 23 công ty chứng khoán. Ngoài ra có 24 công ty quản lý quỹ đầu tư

đã được cấp giấy phép hoạt động trong đó có 11 công ty đã lập và quản lý các

quỹ đầu tư, quy mô vốn của các công ty quản lý quỹ tăng xấp xỉ 03 lần từ 251

tỷ đồng cuối năm 2006 lên 725 tỷ đồng tại thời điểm tháng 12/2007.

Page 184: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

184

Cùng với sự bùng nổ của thị trường chính thức cuối năm 2006, hoạt

động của thị trường tự do phát triển mạnh. Quy mô vốn hoá ước tính gấp 2-3

lần thị trường chính thức.

Năm 2008

Bảng 64 - Hoạt động của TTCK năm 2008

Các chỉ số 12/2007 12/2008

Gia tri vôn hoa (ty đông) 504.406 225.934

Sô lương cổ phiếu niêm yêt 250 338

Sô lương trai phiêu niêm yêt 505 596

Số lượng công ty chứng khoán 78 102

Số lượng công ty quản lý quỹ 25 43

Số lượng công ty kiêm toan đươc châp thuân 13 38

Số lượng công ty đại chúng đa đăng ky 0 1.090

Sô lương tai khoan của nhà đầu tư 312.139 531.428

Trong đo: - Tai khoan nhà đầu tư trong nươc 303.990 519.466

- Tai khoan nhà đầu nươc ngoai 8.149 11.962

Nguồn: Bộ Tài chính

Trước bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường chứng

khoán Việt nam chịu nhiều biến động. Chỉ số Vn Index đầu năm là 921,07

điểm (ngày 2/1/2008) và đóng cửa vào phiên giao dịch cuối năm là 315,62

điểm (ngày 31/12/2008), giảm khoảng 65%. Diễn biến thị trường chứng

khoán trong năm 2008 biến động qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: thị trường suy giảm từ đầu năm cho đến tháng 6/2008 do

những khó khăn về kinh tế vĩ mô (lạm phát, giá cả nguyên liệu thế giới tăng

cao, lãi suất tăng cao, khó khăn tiếp cận tín dụng), chỉ số chứng khoán giảm

xuống còn 366 điểm (20/6/2008).

Giai đoạn 2: từ cuối tháng 6 đến tháng 8/2008, Chính phủ triển khai

nhóm các giải pháp ổn định kinh tế và kiểm soát lạm phát và bước đầu phát

huy tác dụng, kinh tế vĩ mô có dấu hiệu tốt lên (nhập siêu, dự trữ ngoại tệ

được cải thiện, luồng vốn đầu tư nước ngoài gia tăng) và lạm phát bị kiềm

chế thị trường đã tăng trở lại, Vn Index đã tăng điểm trở lại và đạt 558 điểm

(tháng 9/2008).

Giai đoạn 3: từ tháng 9/2008 đến nay khi kinh tế thế giới gặp những

khó khăn lớn do khủng hoảng thị trường tài chính khởi nguồn từ nước Mỹ,

thị trường chứng khoán Việt Nam lại giảm điểm trở lại, chỉ số Vn Index giảm

xuống còn 286,85 điểm (tháng 12/2008).

Cùng với sự suy giảm nhanh về doanh số giao dịch trên thị trường nói

chung, tình hình giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài giảm rõ rệt, thể hiện

qua doanh số giao dịch thuần (bán ra- mua vào) khá lớn, đặc biệt là các

chứng khoán có tính thanh khoản cao (như trái phiếu Chính phủ). Tính đến

thời điểm tháng 12/2008, giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài trên thị

Page 185: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

185

trường chứng khoán khoảng 4,6 tỷ USD, so với thời điểm đầu năm 2008

(thời điểm giá trị danh mục đầu tư lớn nhất), giá trị danh mục của nhà đầu tư

nước ngoài giảm gần 4 tỷ USD. Mặc dù, giá trị danh mục đầu tư giảm mạnh,

một phần do giá cổ phiếu giảm (khoảng 70%), một phần do nhà đầu tư nước

ngoài cơ cấu lại danh mục đầu tư, một phần dòng vốn chuyển sang các kênh

đầu tư khác, nên dòng vốn rút ra khỏi Việt Nam không nhiều (khoảng 1,8 – 2

tỷ USD).

Mức vốn hoá thị trường vào cuối năm 2008 của 338 công ty niêm yết

là 225.000 tỷ đồng bằng khoảng 20% GDP năm 2007 (giảm nhiều so với

mức vốn hóa 43% GDP của năm 2007). Mức vốn huy động qua thị trường

chứng khoán trong năm 2008 là 29 nghìn tỷ đồng (trong đó, giá trị phát hành

là 14,3 nghìn tỷ đồng, giá trị đấu giá là 7,8 nghìn tỷ đồng, giá trị đấu thầu trái

phiếu Chính phủ 7 nghìn tỷ đồng) bằng khoảng 23% mức vốn huy động của

năm 2007 là 127 nghìn tỷ đồng.

3.2.2. Những vấn đề đặt ra trong việc phát triển thị trường vốn giai

đoạn 2001-2005

1). Những bất cập của thị trường tín dụng

Mặc dù cơ cấu tài chính của hệ thống ngân hàng đã có nhiều chuyển

biến tích cực, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, như hiệu quả, chất lượng tín

dụng và khả năng cạnh tranh không cao, vấn đề an ninh của hệ thống ngân

hàng chưa được đảm bảo tốt, thể hiện ở một số điểm sau:

- Tỷ lệ nợ xấu nếu phân loại nợ theo tiêu chuẩn quốc tế thì sẽ tương

đối cao, khoảng trên 2 con số, chủ yếu là khối NHTM Nhà nước. Các khoản

cho vay theo chỉ định của Nhà nước, cho vay đầu tư bất động sản và DNNN

đã và sẽ là nguy cơ chủ yếu gây mất an toàn hệ thống.

- Tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản có của khu vực NHTM Nhà nước

(khoảng 4,3%) thấp hơn nhiều so với qui định tiêu chuẩn của quốc tế (8%),

nguy cơ này càng xấu đi khi tốc độ tăng tài sản có nhanh hơn tốc độ tăng vốn

tự có.

- Rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá đang là nguy cơ đe doạ nghiêm trọng

tới tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng. Năm 2004, tỷ trọng vốn huy

động bằng ngoại tệ khá cao (khoảng 30%). Tỷ trọng vốn huy động trung, dài

hạn chỉ chiếm khoảng 30% tổng vốn huy động, trong khi cho vay trung và

dài hạn chiếm với 43% dư nợ. Tình trạng cho vay khu vực kinh tế nhà nước

chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 42% dư nợ, trong đó khối lượng nợ trong XDCB

là tương đối lớn.

Rủi ro hoạt động tín dụng ở nước ta trong giai đoạn 2006-2010 vẫn

còn là vấn đề khá hiện hữu do sự tác động của các yếu tố sau:

Chất lượng tài sản có thấp:

Page 186: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

186

Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao và tỷ lệ nợ xấu theo tiêu chuẩn phân

loại nợ quốc tế còn cao (lên tới hai chữ số) và chưa được kiểm soát hợp lý

dẫn đến tiềm ẩn rủi ro lớn trong hệ thống ngân hàng, đặc biệt là khối

NHTMNN. Tuy nhiên, việc trích lập dự phòng rủi ro chưa phù hợp với mức

độ rủi ro thực tế mà TCTD phải đối mặt;

Vốn tự có nhỏ so với qui mô tài sản, đặc biệt là các NHTMNN; khả

năng tự bổ sung vốn tự có bị hạn chế do tốc độ tăng tài sản có lớn nhưng

chất lượng tài sản có thấp và khả năng sinh lời không được cải thiện tương

ứng.

Hầu hết các TCTD không phải NHTMNN đã đạt tỷ lệ an toàn vốn

8%, nhiều NHTMCP đạt trên 10%. Đa số các NHTMNN có tỷ lệ an toàn vốn

thấp và chưa đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN (bình

quân khoảng 6%). Riêng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã đạt tỷ lệ an

toàn vốn 8,5% từ cuối năm 2005. Nếu phân loại nợ và trích lập đủ dự phòng

rủi ro theo thông lệ quốc tế thì nhiều NHTM, đặc biệt là NHTMNN thiếu dự

phòng, bị lỗ và không đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;

Mức độ rủi ro hoạt động ngân hàng cao:

Rủi ro sai lệch kép lớn (rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá) hiện đang rất

đáng lo ngại ở Việt Nam nhất là trong điều kiện đô la hóa cao. Vốn huy động

bằng ngoại tệ lớn (chiếm khoảng 28% tổng nguồn vốn huy động); Tỷ trọng

cho vay trung, dài hạn có xu hướng tăng (42% tổng dư nợ tín dụng). Nói

chung, môi trường hoạt động ngân hàng có mức độ rủi ro cao do năng lực tài

chính và hiệu quả kinh doanh của khách hàng của các TCTD còn rất nhiều

hạn chế; nhiều khách hàng không đáp ứng yêu cầu vay vốn do thiếu tài sản

bảo đảm hoặc dự án đầu tư không có hiệu quả kinh tế; hệ thống kế toán và

quản lý tài chính thiếu minh bạch và tin cậy.

Quản trị điều hành còn yếu kém và chưa phù hợp với thông lệ tốt nhất về

quản trị doanh nghiệp; chưa tách bạch chức năng quản trị và chức năng điều

hành kinh doanh:

Trình độ quản lý rủi ro còn non yếu (cho vay chủ yếu dựa vào tài sản

bảo đảm, năng lực thẩm định tín dụng yếu, hệ thống phân loại nợ chưa phù

hợp, nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát thiếu chặt chẽ). Hầu hết các NHTM chưa

thiết lập được hệ thống quản lý rủi ro hợp lý và chưa có chiến lược kinh

doanh phù hợp dẫn đến có nơi, có lúc các NHTM cạnh tranh quá mức.

2). Những bất cập của TTCK

TTCK phát triển không ổn định: từ chỗ còn nhỏ bé, chưa tạo ra sự hấp dẫn để huy động vốn dài hạn cho ĐTPT trong một thời gian dài bỗng trở nên quá nóng, chứa đựng nguy cơ bất ổn cho an ninh tài chính quốc gia.

Giai đoạn 2001-2005: Quy mô TTCK có tổ chức còn rất nhỏ bé, tốc

độ phát triển chưa theo kịp với tiến trình phát triển nền kinh tế; cơ chế hoạt

Page 187: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

187

động chưa thực sự hoàn chỉnh; cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như năng lực

trình độ của cán bộ quản lý chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển lâu dài

của thị trường. Vì vậy, nhu cầu hỗ trợ nhà đầu tư tiếp cận thị trường bị hạn

chế.

Quy mô thị trường TPCP vẫn còn nhỏ, tổng dư nợ TPCP chỉ bằng

khoảng 6,6 % GDP; tỷ lệ vay nợ dưới hình thức phát hành trái phiếu còn

thấp, mới đạt khoảng 10% GDP. Chủ thể phát hành chủ yếu là nước bao gồm

Kho bạc nhà nước và Quỹ Hỗ trợ phát triển; Chính quyền địa phương; các

doanh nghiệp hầu như chưa tham gia vào thị trường này.

Kỹ thuật phát hành TPCP còn đơn điệu, chủ yếu phát hành thông qua

qua bảo lãnh phát hành, khối lượng trái phiếu phát hành qua đấu thầu còn hạn

chế. Các tổ chức bảo lãnh phát hành không phân phối lại trái phiếu cho các

nhà đầu tư riêng lẻ mà nắm giữ như một khoản đầu tư, do vậy hạn chế các

giao dịch trái phiếu ở thị trường thứ cấp, không huy động được nguồn lực từ

các nhà đầu tư riêng lẻ.

Đến ngày 30/6/2006, tổng giá trị vốn hoá của 37 cổ phiếu niêm yết và đăng ký giao dịch

tại TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh là 28.809 tỷ đồng, tương đương 3,5% GDP. Tính bình

quân trong năm 2005, giá trị giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đạt trên 12,1 tỷ đồng/phiên và

trái phiếu đạt 94 tỷ đồng/phiên14. Trên TTTP chưa hình thành hệ thống các tổ chức kinh doanh

chuyên nghiệp. Qui mô phát hành tại TTTP sơ cấp quá nhỏ bé để có thể hình thành một TTTP có

tính thanh khoản cao; nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm huy động vốn qua phát hành trái phiếu

và một số doanh nghiệp khác thì lại không đủ điều kiện tiếp cận TTTP.

Bảng 65 - Qui mô niêm yết cổ phiếu đến hết 30/6/2006

Số loại cổ

phiếu

Tổng khối lượng

niêm yết

Tổng mệnh giá niêm yết Vốn hoá thị trường

VND USD VND USD

37 426.053.080 4.260 tỷ 269,2 triệu 28.809 tỷ 1,8 tỷ

Tỷ trọng 0,53% GDP 3,5% GDP

Nguồn: Bộ Tài chính

Tuy nhiên, từ tháng 7/2006, đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành

viên thứ 150 của WTO, TTCK Việt Nam bỗng chốc trở nên phát triển quá

nóng. Kêt thúc năm 2006 có khoảng 170 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ của các

công ty và quỹ đầu tư được niêm yết và đăng ký giao dịch trên hai trung tâm

giao dịch chứng khoán ở TP.HCM và Hà Nội với tổng giá trị vốn hóa gần 14

tỷ đô-la, bằng 22.7% GDP năm 2006, cao hơn cả mục tiêu chiến lược phát

triển của TTCK đến năm 2010 (10-15%).

Mặc dù mức độ vốn hóa của thị trường tăng khá nhanh vào cuối năm

2006 nhưng nhìn chung quy mô thị trường chứng khóan Việt Nam còn nhỏ

bé so với các nước và sự hoạt động vẫn chưa thực sự vững chắc.

Giá cổ phiếu và chỉ số chứng khoán VN-Index chưa phản ánh đúng

thực tế diễn biến kinh tế vĩ mô, nói cách khác TTCK chưa là "hàn thử biểu"

về diễn biến kinh tế. Số lượng cổ phiếu niêm yết quá ít, trong đó chủ yếu là

các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa không thể phản ánh trạng thái của

Page 188: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

188

nền kinh tế. Mặt khác, sự lến xuống của cổ phiếu trong nhiều thời điểm nhạy

cảm thể hiện sự phát triển chưa ổn định và báo hiệu nhiều nguy cơ bất ổn của

thị trường.

Nguyên nhân của sự phát triển TTCK quá nóng là do trong từng thời

điểm quan hệ cung cầu trên thị trường mất cân đối, gây những biến động cho

thị trường.

Thứ nhất, nhu cầu mua chứng khoán gia tăng đột biến.

Có thời điểm cầu gia tăng quá lớn trong khi cung chứng khoán còn

hạn chế. Nhu cầu mua chứng khoán tăng mạnh trong thời gian qua do các

yếu tố sau:

- Việc tự do hoá thị trường dịch vụ tài chính, mở cửa cho các nhà đầu

tư nước ngoài, tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài đã

thu hút một khối lượng vốn đầu tư lớn vào TTCK từ các nhà đầu tư nước

ngoài;

- Nguồn vốn đầu tư của các tầng lớp dân cư và nguồn vốn kiều hối đổ

vào TTCK tăng nhanh;

- Một số NHTMCP đã bơm một khối lượng vốn lớn vào thị trường

thông qua cho vay cầm cố chứng khoán.

- Sự khởi đầu của trào lưu đầu tư trên TTCK của một bộ phận dân số

có thu nhập cao, tỷ lệ tiết kiệm lớn.

Thứ hai, nguồn cung chứng khoán còn ít

Trong khi số lượng các DNNN được CPH đến thời điểm này là khá

nhiều nhưng số lượng công ty niêm yết còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, hầu hết

các doanh nghiệp lớn (Các tổng công ty 90, 91) đều chưa cổ phần hoá hoặc

mới chỉ được cổ phần hoá một bộ phận. Một số doanh nghiệp tuy cổ phần

hoá nhưng theo cơ chế khép kín nên việc chuyển nhượng cổ phiếu trên thị

trường thứ cấp còn kém phát triển. Điều này cho thấy rõ sự bất cập của tiến

trình cổ phần hóa DNNN trong những năm qua: cổ phần hóa chậm, chủ yếu

là các DNNN quy mô vốn nhỏ. Nhà nước vẫn giữ một tỷ lệ vốn đáng kể

trong các DNNN đã cổ phần hóa mà số cổ phiếu này không được giao dịch

trên thị trường nên càng tạo ra sự khan hiếm hàng hoá.

Hai là, tăng trưởng thị trường chứng khoán trong thời gian qua vẫn còn

chứa đựng những yếu tố chưa bền vững, tính rủi ro còn lớn.

Việc gia tăng tổng giá trị vốn hoá thị trường bên cạnh việc đưa thêm

một lượng hàng hoá vào niêm yết còn có yếu tố do tăng giá chứng khoán.

Tâm lý “mua bán theo phong trào” cũng góp phần làm cho thị trường lên,

xuống thất thường. Tỷ trọng tham gia đầu tư của các tổ chức đầu tư chuyên

nghiệp (ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư) chỉ khoảng 20% thị phần.

Nội dung, chất lượng công bố thông tin vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản

lý và cung cấp thông tin cho thị trường.

Page 189: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

189

Ba là, chất lượng các công ty niêm yết còn thấp, hoạt động chưa thật sự

hiệu quả

Điều này thể hiện trên một số khía cạnh như sau:

Chất lượng quản trị doanh nghiệp nói chung, bao gồm cả quản trị

doanh nghiệp, quản trị tài chính, quản trị nhân sự… còn thấp. Nguồn nhân

lực, nhất là nhân lực đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo chủ chốt như HĐQT, Ban

giám đốc… có trình độ chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu của loại hình doanh

nghiệp cổ phần có tham gia niêm yết chứng khoán trên Sở GDCK. Quản trị

tài chính của các doanh nghiệp còn rất nhiều vấn đề, trong đó tình trạng

doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhưng lại đầu tư tài chính lớn; vấn đề báo

cáo tài chính hợp nhất… rất phức tạp và chưa được quản lý một cách có hiệu

quả.

Hầu hết các doanh nghiệp chưa phải là các doanh nghiệp hàng đầu

của nền kinh tế; Nhiều doanh nghiệp niêm yết là các doanh nghiệp vừa và

nhỏ, qui mô vốn thấp, chất lượng kinh doanh chỉ đạt mức trung bình, cơ hội

mở rộng và phát triển không cao. Chính vì vậy, vấn đề huy động vốn qua thị

trường chứng khoán của các doanh nghiệp đã niêm yết còn hạn chế; Nhiều

doanh nghiệp có chất lượng tốt, doanh nghiệp hàng đầu của nền kinh tế chưa

muốn tham gia thị trường niêm yết.

Chưa đánh giá được một cách trung thực, chính xác chất lượng doanh

nghiệp tham gia niêm yết; Bản thân chất lượng hoạt động thu thập và xử lý

thông tin, nhất là công tác kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung,

doanh nghiệp niêm yết nói riêng chưa được thực hiện tốt.

Chất lượng công tác kiểm toán, hoạt động thanh tra, giám sát của các

Sở GDCK, UBCKNN cũng chưa cao, chưa đánh giá được một cách chính

xác chất lượng của doanh nghiệp niêm yết; Tổ chức dịch vụ chuyên về đánh

giá chất lượng của các doanh nghiệp niêm yết chưa phát triển…

Bốn là, các nhà đầu tư, các tổ chức tham gia thị trường và các tổ chức

trung gian, hỗ trợ thị trường còn hạn chế về năng lực tài chính, quản trị công

ty và chất lượng dịch vụ.

Đa số các nhà đầu tư chứng khoán trên TTCK Việt Nam là các nhà đầu

tư cá nhân, các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Hoạt động đầu tư bầy đàn, theo phong trào

vẫn rất lớn. Đồng thời hoạt động đầu tư ngắn hạn, lướt sóng kiếm lời là hoạt

động đầu tư chính trên TTCK Việt Nam. Đến nay, gần như chưa có nhà tạo

lập thị trường trên TTCK Việt Nam, nhất là trên thị trường sơ cấp - thị trường

phát hành và đặc biệt là các nhà tạo lập thị trường trái phiếu.

Quản lý hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là quản

lý luồng vốn ra – vào vẫn gặp nhiều khó khăn, khó kiểm soát và thông tin

chưa đầy đủ, chính xác.

Quy mô vốn mặc dù đã tăng lên, nhưng mạng lưới công ty chứng khoán

mới tập trung ở các thành phố lớn, hạn chế cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư

Page 190: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

190

rộng khắp trên toàn quốc. Hệ thống công nghệ thông tin, đội ngũ nhân viên

hành nghề hạn chế cả về số lượng và chất lượng; kiểm soát nội bộ, quản trị

công ty còn yếu nên chất lượng dịch vụ chưa cao.

Năm là, cấu trúc thị trường còn nhiều bất cập, hoạt động của thị trường

chứng khoán tự do còn ở phạm vi khá rộng, chưa có sự quản lý điều tiết của

Nhà nước.

Hiện nay, trên TTCK Việt Nam tồn tại 2 Sở GDCK là HOSE và

HNX, ngoài ra còn nhiều TTGDCK khác được hình thành một cách tự phát,

bao gồm:

- Hoạt động giao dịch thứ cấp tại các công ty chứng khoán - một hình

thức của thị trường OTC tự phát do các công ty chứng khoán đứng ra thực

hiện;

- Hoạt động mua bán qua mạng không chính thức;

- Hoạt động cầm cố trái phiếu (chủ yếu là trái phiếu chính phủ) và hoạt

động mua bán trên thị trường tự do…

- Ngay tại HNX cũng có tới ba (03) bảng giao dịch khác nhau, gồm:

Bảng giao dịch cổ phiếu niêm yết; Bảng giao dịch trái phiếu chính phủ

chuyên biệt; Bảng giao dịch cho thị trường UpCom - thị trường cho các công

ty đại chúng chưa niêm yết.

Đối với hoạt động chào bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp được

thực hiện hết sức đa dạng dưới nhiều hình thức bao gồm: đấu giá, đấu thầu,

tự phát hành, bảo lãnh phát hành…

Quy mô thị trường tự do còn lớn (ước tính có quy mô gấp đôi thị trường

có tổ chức), thiếu tính công khai, minh bạch, thiếu sự quản lý và giám sát,

khả năng xảy ra rủi ro cao (như mất khả năng thanh toán, lừa đảo…) gây bất

ổn cho thị trường chính thức và hệ thống tài chính.

Sáu là, công tác quản lý, giám sát hoạt động và tuân thủ pháp luật trên

thị trường chứng khoán còn nhiều bất cập, đặc biệt là giám sát đầu tư nước

ngoài

Trong điều kiện luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị

trường chứng khoán ngày càng tăng nhưng năng lực quản lý, kiểm soát còn

hạn chế, dẫn đến tình trạng khó kiểm soát luồng vốn; xuất hiện các hành vi

rửa tiền, thao túng thị trường..., đồng thời gây sức ép lên đồng bản tệ và nguy

cơ đảo chiều rút vốn khỏi thị trường.

Bảy là, chưa có sự phối hợp đồng bộ trong chính sách điều hành và

quản lý, giám sát hoạt động thị trường chứng khoán với chính sách tiền tệ,

Thiếu cơ chế phối hợp trong điều hành chính sách lãi suất, tỷ giá; phối

hợp xử lý khi phát sinh khủng hoảng trong hệ thống tài chính ngân hàng.

Liên quan đến niêm yết của các ngân hàng thương mại trên thị trường chứng

khoán. Đến nay, vẫn chưa có sự kết hợp trong giám sát các ngân hàng thương

Page 191: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

191

mại niêm yết trên thị trường chứng khoán (bao gồm thủ tục niêm yết, giao

dịch và tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài); chuẩn mực công

bố thông tin theo thông lệ quản trị doanh nghiệp nói chung và hệ thống ngân

hàng nói riêng còn có khác biệt lớn; chưa có cơ chế phối hợp quản lý, giám

sát giao dịch cổ phiếu ngân hàng thương mại trên thị trường tự do; những

hoạt động tiềm ẩn rủi ro cho cả thị trường tiền tệ - ngân hàng và thị trường

chứng khoán.

3.3. THỰC TRẠNG THANH TRA GIÁM SÁT THỊ TRƯỜNG TÀI

CHÍNH GIAI ĐOẠN 2001-2005

3.3.1. Thực trạng thanh tra, giám sát ngân hàng giai đoạn 2001-2005

1). Những thành tựu

1. Đã hình thành đồng bộ hệ thống các biện pháp thận trọng trong gám sát an toàn hoạt động ngân hàng

Trên cơ sở qui định của Luật NHNN, NHNN đã xây dựng được hệ

thống các qui định an toàn và biện pháp thận trọng trong lĩnh vực ngân hàng,

bao gồm các quy định cụ thể về: Tỷ lệ an toàn tối thiểu; Giới hạn tín dụng đối

với khách hàng; Tỷ lệ về khả năng chi trả; Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn

hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn; Giới hạn góp vốn, mua cổ

phần.

Ngoài ra, NHNN cũng quy định nhiều biện pháp thận trọng khác

nhằm đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, đồng thời là cơ sở để Thanh tra

ngân hàng thực hiện giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, phát hiện, ngăn chặn

và xử lý kịp thời các rủi ro, vi phạm.

2. Đã hình thành tổ chức bộ máy thanh tra NHNN với hoạt động ổn định

Theo Luật Thanh tra, TTNH là cơ quan thanh tra Bộ, có nhiệm vụ

giúp Thống đốc NHNN quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, thực hiện

nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong

lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

3. Đã tổ chức hoạt động thanh tra tại chỗ có hiệu quả

TTNH thường tiến hành thanh tra tại chỗ định kỳ (một năm một lần)

hoặc đột xuất tuỳ theo yêu cầu công tác thanh tra và kết quả theo dõi, phân

tích giám sát và đánh giá đối với các đối tượng thanh tra, nhằm phát hiện,

ngăn chặn và xử lý những vi phạm, rủi ro trong hoạt động của các TCTD.

Nội dung thanh tra tại chỗ định kỳ bao gồm việc kiểm tra về quản trị,

điều hành; kiểm soát và kiểm toán nội bộ; nguồn vốn; chất lượng tài sản có

và tín dụng; nghiệp vụ bảo lãnh và thanh toán; kinh doanh ngoại tệ; đầu tư,

góp vốn liên doanh; công tác kế toán và quản lý tài chính; các hoạt động khác

có liên quan. Nội dung thanh tra đột xuất thường tập trung vào một trong

Page 192: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

192

những nội dung trên tuỳ theo yêu cầu thực tế cần phải tiến hành thanh tra tại

chỗ đột xuất, chẳng hạn TTNH phát hiện ra dấu hiệu về nợ xấu gia tăng, mất

khả năng thanh khoản hoặc nguy cơ, rủi ro phát hiện qua giám sát từ xa, kể cả

các vụ việc nổi cộm, TTNH có thể tiến hành thanh tra đột xuất về tín dụng và

hoạt động thanh toán, huy động vốn.

4. Đã tổ chức tốt công tác giám sát từ xa

Về cơ bản, công tác giám sát từ xa chủ yếu tập trung vào việc giám sát

vi mô, thực hiện phân tích các chỉ tiêu tài chính và hoạt động của các TCTD

để tiến hành cảnh báo sớm và cung cấp thông tin cho công tác thanh tra tại

chỗ có trọng tâm, trọng điểm hơn. Ngược lại, kết quả thanh tra tại chỗ còn là

điều kiện để cho quá trình giám sát các TCTD được liên tục và kiểm tra, đối

chiếu để xác định độ tin cậy của các báo cáo giám sát mà các NHTM gửi tới

TTNH. Giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ là hai phương thức bổ trợ lẫn cho

nhau, không thể thay thế được nhằm giúp cho quá trình theo dõi, giám sát các

TCTD được diễn ra liên tục, theo sát diễn biến hoạt động của các TCTD.

Trên cơ sở đó, Thanh tra NHNN có được bức tranh toàn diện hơn về rủi ro

hoạt động của từng TCTD và toàn bộ hệ thống ngân hàng.

2). Những hạn chế bất cập

Mô hình tổ chức và hoạt động TTNH hiện nay còn nhiều bất cập so

với các thông lệ tốt, các chuẩn mực quốc tế15 và yêu cầu bảo đảm sự ổn định,

an toàn của hệ thống các TCTD và mục tiêu phát triển NHNN trở thành

NHTW hiện đại trong bối cảnh tự do hoá thương mại dịch vụ tài chính và hội

nhập kinh tế quốc tế.

1. Mô hình tổ chức và hoạt động của thanh tra ngân hàng chưa bảo đảm sự độc lập thoả đáng cũng như hiệu quả và hiệu lực hoạt động của thanh tra ngân hàng.

- Thiếu sự độc lập, tự chủ về tổ chức và hoạt động của TTNH:

Mô hình tổ chức hiện tại của TTNH hiện hành là mô hình của Thanh

tra Bộ, không phù hợp với nguyên tắc và thông lệ quốc tế để bảo đảm sự độc

lập tương đối của TTNH trong việc bảo đảm sự an toàn của hệ thống các

TCTD, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Mô hình tổ chức

của TTNH hiện nay mang tính phân tán, chia cắt, không thống nhất giữa

Thanh tra NHNN và Thanh tra chi nhánh NHNN. Vì vậy, TTNH chưa trở

thành một hệ thống dọc thống nhất, được điều hành tập trung.

- Thanh tra NHNN chịu sự lãnh đạo song trùng của Tổng Thanh tra

và Thống đốc NHNN.

Điều này dẫn đến thực tế Chánh Thanh tra NHNN không quản lý được

nhân sự và không trực tiếp quản lý được lực lượng cán bộ thanh tra trong

toàn hệ thống nhằm thực hiện chương trình, nhiệm vụ chung.

Page 193: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

193

- Phân bố màng lưới Thanh tra chi nhánh NHNN bất hợp lý, dàn trải,

không có trọng tâm.

- Khó xử lý mối quan hệ giữa Chánh Thanh tra NHNN với Thống đốc

NHNN và Tổng Thanh tra Nhà nước khi có bất đồng về quan điểm:

2. Phương pháp thanh tra, giám sát còn nhiều bất hợp lý và kém hiệu quả, chưa theo kịp yêu cầu giám sát an toàn hoạt động ngân hàng trong điều kiện hiện đại hoá

Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng chưa có được sự cải thiện căn

bản về chất lượng và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Nội dung, phương

pháp thanh tra đã có đổi mới nhưng chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý hệ

thống ngân hàng hiện đại và thực tiễn phát triển nhanh chóng của hệ thống tài

chính - ngân hàng.

Thanh tra tại chỗ (thanh tra tuân thủ) vẫn là phương pháp chủ yếu; khả

năng giám sát toàn bộ thị trường tiền tệ, phát hiện/cảnh báo sớm, ngăn chặn,

phòng ngừa và xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng còn yếu. Thanh tra

NHNN còn hoạt động một cách bị động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh.

Thanh tra dựa trên cơ sở rủi ro và thanh tra hợp nhất chưa được triển khai.

Thực tế, không ít các NHTM có hoạt động trên TTCK, thị trường bảo hiểm

nhưng TTNH không thể tiếp cận và giám sát được các hoạt động này, mặc dù

các hoạt động này có thể đem lại những rủi ro không nhỏ cho các NHTM.

Nội dung giám sát còn rườm rà. Chưa có chương trình giám sát cảnh

báo sớm các rủi ro trong hoạt động của các TCTD và chưa có khả năng giám

sát vĩ mô. Hoạt động giám sát vi mô chủ yếu tập trung vào phân tích tài

chính, đánh giá việc tuân thủ các qui định an toàn hoạt động ngân hàng, chưa

có khả năng giám sát và đánh giá về tính hợp lý và hiệu quả của chíên lược

kinh doanh, hệ thống quản trị điều hành, đặc biệt là hệ thống quản trị rủi ro

của các TCTD. TTNH chưa thể giám sát và cảnh báo một cách hữu hiệu các

rủi ro thị trường, tỷ giá, lãi suất, thanh khoản, rủi ro công nghệ thông tin.

Giám sát từ xa ở chi nhánh còn mang tính hình thức và không có hiệu quả

đáng kể trong việc phát hiện sớm các rủi ro tiềm ẩn.

Nội dung thanh tra tại chỗ còn dàn trải, làm nhiều nhưng không trọng

tâm, trọng điểm và tính phát hiện kém, vì vậy các cuộc thanh tra toàn diện,

thanh tra định kỳ, kể cả thanh tra đột xuất theo các vụ việc phải trưng tập một

đội ngũ cán bộ đông và tiến hành trong thời gian khá dài gây lãng phí và ảnh

hưởng nhất định đến hoạt động của TCTD. Kết quả giám sát chưa có tác

dụng phòng ngừa và phát hiện sớm những vấn đề khó khăn của TCTD.

Trong điều kiện chất lượng thông tin kém và mức độ tuân thủ các chế độ

thống kê, báo cáo yếu như hiện nay thì sự trùng lắp công việc giữa thanh tra

tại chỗ và giám sát từ xa là đáng kể, thanh tra tại chỗ làm nhiều công việc mà

lẽ ra không cần phải tổ chức đoàn thanh tra đi kiểm tra tại chỗ.

Page 194: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

194

Mục tiêu và phương thức phối hợp giữa giám sát từ xa và thanh tra tại

chỗ chưa chặt chẽ với nhau. Đôi khi các thông tin của bộ phận giám sát cung

cấp chỉ có giá trị tham khảo mà không có giá trị cảnh báo và các kết quả

thanh tra tại chỗ không được phản hồi lại cho giám sát từ xa. Do không đáp

ứng được tính cập nhật và tính chính xác từ thông tin giám sát từ xa, nên các

phòng thanh tra tại chỗ chưa coi trọng việc khai thác thông tin từ giám sát từ

xa để phục vụ xây dựng kế hoạch và đề cương thanh tra tại chỗ các TCTD.

Vì thế, việc xử lý những vấn đề tồn tại qua giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ

đối với TCTD còn chậm, nhiều khi không phù hợp nhau. Các phương pháp

và kỹ thuật thanh tra, giám sát hiện nay không thể cho TTNH nhận biết, đánh

giá và xử lý các rủi ro tổng thể hệ thống các TCTD và riêng từng TCTD. Mặt

khác, quá trình giám sát hoạt động không được tiến hành một cách thường

xuyên, liên tục và cập nhật thông tin mang tính định tính của các TCTD.

3. Chức năng, nhiệm vụ giám sát ngân hàng không tập trung vào TTNH mà bị chia xẻ bởi nhiều đơn vị khác nhau trong bộ máy của NHNN khiến cho hoạt động thanh tra, giám sát an toàn hoạt động ngân hàng chưa trở thành một hệ thống thống nhất

Chức năng, nhiệm vụ của TTNH hẹp so với thông lệ quốc tế và mục

tiêu của TTNH. TTNH không có thẩm quyền ban hành qui chế an toàn hoạt

động ngân hàng, cấp giấy phép thành lập TCTD và hoạt động ngân hàng, hệ

thống thông tin tín dụng tách dời khỏi hệ thống giám sát ngân hàng. TTNH

về cơ bản không tham gia vào quá trình quản lý dịch vụ ngân hàng và cơ cấu

lại hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, thiếu một cơ chế phối hợp, chia xẻ

thông tin giữa các đơn vị tham gia vào nhiệm vụ giám sát hoạt động ngân

hàng.

4. Thiếu cơ chế trao đổi thông tin và phối hợp hành động hữu hiệu giữa TTNH với các cơ quan giám sát tài chính trong nước và quốc tế trong việc phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các rủi ro trong hoạt động ngân hàng

TTNH không thường xuyên tiếp nhận và cung cấp thông tin cho các

cơ quan giám sát tài chính trong nước và nước ngoài. Kết quả thanh tra, giám

sát các tổ chức tài chính không phải là TCTD thuộc các TCTD không được

các cơ quan giám sát tài chính có liên quan cung cấp cho NHNN để làm cơ

sở đánh giá mức độ rủi ro chung/hợp nhất của TCTD. TTNH hầu như không

phối hợp với các cơ quan giám sát tài chính khác để tiến hành các cuộc thanh

tra tổng hợp hoạt động của TCTD.

TTNH không tham gia quan hệ trao đổi thông tin thường xuyên với

các cơ quan giám sát của các nước có ngân hàng hoạt động tại Việt Nam,

ngay cả trong thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính Châu á xảy ra năm 1997

nhiều ngân hàng nước ngoài gặp nhiều khó khăn, song TTNH hầu như không

có bất cứ động thái hợp tác quốc tế nào trong việc ngăn chặn rủi ro lây nhiễm

và phòng, chống khủng hoảng.

Page 195: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

195

5. Năng lực, trình độ nghiệp vụ của cán bộ thanh tra đại bộ phận còn nhiều hạn chế so với yêu cầu tiếp cận và thực thi các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng, thậm chí ngay cả đối với yêu cầu thực thi nhiệm vụ hiện tại.

Hiểu biết về quản trị rủi ro, các dịch vụ ngân hàng mới và các kỹ năng

về giám sát rủi ro hoạt động ngân hàng của cán bộ TTNH rất hạn chế. Nhiều

cán bộ TTNH có trình độ toán học, ngoại ngữ, tin học yếu đã hạn chế đến

khả năng tiếp cận, cập nhật những kiến thức mới. Công tác đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ không được tiến hành thường xuyên, không có trọng tâm, trọng

điểm do thiếu kinh phí thực hiện.

3.3.2. Thực trạng thanh tra, giám sát bảo hiểm

1). Những ưu điểm

1. Đã hình thành hệ thống các văn bản pháp lý và tổ chức bộ máy độc lập cho hoạt động thanh tra giám sát bảo hiểm

Về hệ thống khung pháp lý

Hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh tra, giám sát bảo hiểm

bao gồm:

- Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong đó có nội dung liên quan đến hoạt

động thanh tra, giám sát bảo hiểm;

- Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật;

- Nghị định số 118/2003/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

Ngoài các văn bản qui phạm pháp luật trên, hoạt động thanh tra, giám

sát bảo hiểm còn bao gồm Luật Doanh nghiệp16 và các văn bản quy phạm

pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp; Luật DNNN và các văn

bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật DNNN; Luật Đầu tư và các

văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư...

Tổ chức bộ máy

Theo Luật Kinh doanh Bảo hiểm, BTC là cơ quan quản lý chuyên

ngành và thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát hoạt động bảo hiểm. Trên

cơ sở tổ chức bộ máy và phân công chức năng nhiệm vụ giữa các đơn vị

thuộc BTC, đơn vị chịu trách nhiệm chính đối với hoạt động thanh tra, giám

sát bảo hiểm là Vụ Bảo hiểm và Thanh tra BTC.

- Vụ Bảo hiểm thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt

động kinh doanh bảo hiểm.

- Thanh tra BTC chịu trách nhiệm chính thanh tra, giám sát việc chấp

hành luật pháp, chế độ chính sách về bảo hiểm của các đối tượng thuộc

quyền quản lý của BTC.

Page 196: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

196

2. Hoạt động thanh tra giám sát bảo hiểm đã được tiến hành thường xuyên, liên tục và đã đạt được những kết quả nhất định

Thanh tra tại chỗ

Để bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh chế độ, chính sách về tài chính,

an toàn hoạt động bảo hiểm và đảm bảo khả năng thanh toán trong trường

hợp phải bồi thường, đền bù tổn thất, nội dung thanh tra, giám sát bảo hiểm

hiện nay chủ yếu tập trung vào hai nội dung chính sau:

Một là thanh tra, giám sát việc chấp hành luật pháp, chế độ chính sách

về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Hai là thanh tra, giám sát việc chấp hành chế độ chính sách về tài

chính, trong đó nổi bật là hoạt động giám sát năng lực tài chính và khả năng

thanh toán của các DNBH.

Trong đó giám sát thường xuyên tình hình tài chính và hoạt động của

các DNBH là nhiệm vụ quan trọng nhất để bảo đảm kịp thời phát hiện và xử

lý vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm. Tuy nhiên, hoạt động thanh tra tại chỗ

đối với các DNBH chủ yếu tập trung vào (i) việc chấp hành các chính sách,

qui định pháp luật trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm; (ii) thanh tra bất

thường khi phát hiện những dấu hiệu vi phạm pháp luật của DNBH.

Trên thực tế, Thanh tra BTC chủ yếu tiến hành thanh tra tại chỗ các

DNBH theo kế hoạch, chương trình hoặc khi phát hiện vụ việc xảy ra, thanh

tra theo đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc theo đề nghị của các cơ quan liên

quan.

Giám sát từ xa

Hoạt động giám sát từ xa chủ yếu do Vụ Bảo hiểm của BTC thực hiện

trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu giám sát về tài chính và hoạt động đối với các

DNBH và các thông tin do các DNBH báo cáo định kỳ. Theo cơ chế giám sát

hiện hành, các DNBH có trách nhiệm tính toán các chỉ tiêu giám sát và gửi

cho BTC (1 lần/năm vào thời điểm nộp báo cáo tài chính năm) để thực hiện

phân tích, đánh giá tình hình và kết quả tài chính và hoạt động của các

DNBH (xem Hộp 1). Vụ Bảo hiểm tiến hành phân tích, đánh giá tình hình tài

chính, hoạt động; theo dõi việc chấp hành chính sách, pháp luật về bảo hiểm

của DNBH; giám sát các rủi ro, giới hạn an toàn hoạt động thông qua đó phát

hiện sớm những doanh nghiệp có nguy cơ mất khả năng thanh toán để có các

biện pháp khắc phục, xử lý, can thiệp kịp thời để bảo vệ quyền lợi của người

tham gia bảo hiểm và sự an toàn, lành mạnh của hệ thống bảo hiểm.

2). Hạn chế

1. Hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh tra, giám sát bảo hiểm còn những tồn tại

Hiệu lực thực thi pháp luật trong một số lĩnh vực hoạt động bảo hiểm

chưa cao.

Page 197: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

197

Trong thời gian qua vấn đề trục lợi bảo hiểm đã và đang nổi lên là một

thách thức lớn đối với sự phát triển ngành bảo hiểm, nhưng về khía cạnh cơ

sở pháp lý, chế tài xử lý các hành vi trục lợi bảo hiểm còn thiếu và yếu.

Mục tiêu của giám sát bảo hiểm chưa rõ ràng.

Mục tiêu chung của giám sát bảo hiểm phải nhằm bảo vệ lợi ích của

người tham gia bảo hiểm, nhưng trên thực tế mục tiêu thanh tra của cơ quan

nhà nước lại không rõ là bảo vệ lợi ích của người tham gia bảo hiểm hay thúc

đẩy tăng trưởng của ngành, trong khi hai mục tiêu này trong nhiều trường

hợp mâu thuẫn nhau.

Chưa qui định rõ thẩm quyền của Bộ Tài chính trong việc thực hiện

thanh tra tại chỗ, giám sát từ xa với tư cách là cơ quan thực hiện thanh tra,

giám sát chuyên ngành bảo hiểm.

Chưa hình thành được hệ thống các biện pháp mang tính ngăn chặn và

điều chỉnh thích hợp, đặc biệt là các biện pháp ngăn chặn thông qua các qui

chế an toàn hoạt động kinh doanh, đầu tư và nghiệp vụ giám sát từ xa để cảnh

báo sớm những nguy cơ tiềm ẩn của các DNBH.

Chế tài giám sát và xử lý vi phạm thông qua giám sát chưa được xác

định rõ ràng.

2. Mô hình tổ chức bộ máy thanh tra, giám sát bảo hiểm còn một số bất cập sau:

So với các nguyên tắc cơ bản về bảo hiểm (ICPs) do Hiệp hội các

cơ quan giám sát bảo hiểm quốc tế, mô hình tổ chức giám sát bảo hiểm

hiện nay còn bất cập. Nhiệm vụ thanh tra, giám sát hoạt động bao hiểm

còn bị phân tán giữa Vụ Bảo hiểm và Thanh tra BTC, song chưa có cơ chế

phối hợp thích đáng và chia sẻ thông tin hữu hiệu. Thanh tra BTC (thực

hiện chức năng thanh tra bộ) và Vụ Bảo hiểm (chủ yếu thực hiện giám sát

tuân thủ) là các đơn vị nằm trong tổ chức bộ máy của BTC với quyền hạn,

tính độc lập, tự chủ trong việc thực thi nhiệm vụ giám sát và quản lý cán

bộ rất hạn chế, đồng thời còn thiếu thốn về nguồn nhân lực và hạ tầng

công nghệ kỹ thuật, cơ chế phối kết hợp hoạt động chưa rõ ràng, hiệu quả

không cao.

3. Hoạt động giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ đối với các DNBH

chưa có hiệu quả.

Chưa có khả năng cảnh báo các nguy cơ đối với các DNBH, đặc biệt

là rủi ro mất khả năng thanh toán, thanh khoản, rủi ro đầu tư và các rủi ro mất

vốn khác; Chưa có khả năng phát hiện, cảnh báo, ngăn chặn và xử lý các rủi

ro, vi phạm pháp luật để bảo đảm sự an toàn và lành mạnh của hoạt động bảo

hiểm.

Page 198: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

198

Hệ thống giám sát bảo hiểm chưa thực sự trở thành công cụ hỗ trợ đắc

lực cho các hoạt động thanh tra, kiểm tra tại chỗ trong việc xác định trọng

tâm, trọng điểm các cuộc kiểm tra, thanh tra tại chỗ.

Hoạt động giám sát các DNBH chưa mang tính thường xuyên, liên

tục, các kết quả phân tích chưa đáng tin cậy, không được điều chỉnh theo kết

quả thanh tra tại chỗ nên chưa thể cảnh báo và dự báo rủi ro tương đối chính

xác đối với các DNBH và thị trường bảo hiểm;

Hiệu quả giám sát bị hạn chế nhiều do thiếu hệ thống các biện pháp

can thiệp, kể cả kế hoạch hành động giảm thiểu rủi ro khi phát hiện các dấu

hiệu rủi ro về tài chính và hoạt động của DNBH.

Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát chuyên ngành bảo hiểm

chưa được phát triển kịp với sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Tính

chuyên nghiệp hay chuyên ngành về giám sát bảo hiểm chưa cao, chưa hình

thành được hệ thống nghiệp vụ (phương pháp, qui trình, thủ tục) giám sát bảo

hiểm hữu hiệu. Thanh tra tuân thủ pháp luật vẫn là trọng tâm;

Các qui định về kiểm toán và công bố thông tin đối với DNBH còn bất

cập. Các qui định về an toàn hoạt động, hệ thống quản trị rủi ro, kiểm soát nội

bộ, trích lập dự phòng rủi ro và các giới hạn an toàn hoạt động trong lĩnh vực

bảo hiểm chưa phù hợp và còn thiếu. Các qui định về quản trị doanh nghiệp

và các hệ thống kiểm soát nội bộ chưa được ban hành và các doanh nghiệp

chưa chú trọng áp dụng.

Hạ tầng hỗ trợ hệ thống giám sát yếu kém: Chất lượng thông tin, báo

cáo không có đủ độ tin cậy, thông tin không được kiểm toán. Hạ tầng công

nghệ thông tin và phương tiện hỗ trợ phân tích, dự báo chưa được xây dựng

hoàn chỉnh;

Năng lực của đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát, đặc biệt là về kỹ năng

phân tích và dự báo về tài chính, hoạt động và rủi ro trong kinh doanh bảo

hiểm còn nhiều hạn chế;

Hệ thống hướng dẫn tính toán các chỉ tiêu giám sát chưa hợp lý trong

khi đó hệ thống kế toán và chính sách quản lý tài chính của DNBH còn nhiều

bất cập.

3.3.3. Thực trạng thanh tra, giám sát chứng khoán

1). Những ưu điểm

1. Đã hình thành hệ thống các văn bản pháp lý và tổ chức bộ máy độc lập làm cơ sở cho hoạt động thanh tra chứng khoán

Về khung pháp lý

Văn bản pháp luật quan trọng nhất điều chỉnh công tác thanh tra, giám

sát chứng khoán hiện nay bao gồm:

Page 199: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

199

- Nghị định số 144/2003/NĐ-CP của Chính phủ.

- Luật Chứng khoán đã được Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp

thứ 9 và có hiệu lực từ 1/1/2007.

- Nghị định số 161/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực chứng khoán và TTCK.

Tổ chức bộ máy

Bộ máy làm nhiệm vụ thanh tra, giám sát chứng khoán chủ yếu bao

gồm:

Thanh tra UBCKNN là cơ quan thuộc hệ thống tổ chức Thanh tra

BTC, là tổ chức thuộc UBCKNN thực hiện chức năng thanh tra hành chính

và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của UBCKNN

theo phân công của Bộ trưởng BTC.

Thanh tra Chứng khoán chủ yếu thực hiện thanh tra theo pháp luật

Thanh tra, không thực hiện hiện nhiệm vụ ban hành qui chế, cấp phép và

giám sát các thành viên thị trường và giao dịch trên TTCK tập trung. Thanh

tra Chứng khoán có quyền xử phạt vi phạm hành chính và kiến nghị cấp có

thẩm quyền xử lý các vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán.

Các Ban của UBCKNN chủ yếu làm nhiệm vụ giám sát hoạt động

chứng khoán, khi cần có thể phối hợp với Thanh tra Chứng khoán để thực

hiện thanh tra tại chỗ hoặc kiểm tra trực tiếp các đối tượng quản lý.

TTGDCK Hà Nội và TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh là hai đơn vị

sự nghiệp trực thuộc UBCKNN tham gia giám sát hoạt động liên quan đến

công bố thông tin, phát hành, niêm yết và giao dịch các chứng khoán niêm

yết, đăng ký giao dịch tại TTGDCK, tuy nhiên các Trung tâm này không có

thẩm quyền xử phạt mà chỉ có quyền kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm.

2. Hoạt động thanh tra, giám sát chứng khoán đã được tăng cường và củng cố, năng lực hoạt động được nâng cao

Thanh tra tại chỗ

Công tác thanh tra, kiểm tra tại chỗ các CTCK, công ty quản lý quĩ,

ngân hàng giám sát và các đối tượng chịu sự thanh tra của UBCKNN được

tiến hành định kỳ hàng năm hoặc bất thường khi có vụ việc nghiêm trọng,

phức tạp xảy ra cần phải điều tra, làm rõ.

UBCKNN đã ban hành các qui định về qui trình và kỹ thuật thanh tra

CTCK, tổ chức niêm yết và các hành vi vi phạm giao dịch chứng khoán trên

TTCK.

Hoạt động thanh tra Chứng khoán trong thời gian vừa qua chủ yếu tập

trung vào vấn đề tuân thủ các qui định của pháp luật của các tổ chức tham gia

thị trường, đặc biệt là vấn đề công bố thông tin của các công ty niêm yết.

Page 200: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

200

Thông qua các cuộc thanh tra tại chỗ, Thanh tra Chứng khoán đã đưa

ra nhiều kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung các qui định, chính sách về

TTCK và kiến nghị các tổ chức bị thanh tra chỉnh sửa các chính sách quản lý

nội bộ, khắc phục các sai phạm để giúp các tổ chức này chấp hành đúng các

qui định của pháp luật và bảo đảm đảm an toàn hoạt động. Hoạt động thanh

tra tại chỗ giúp cho các nhà quản lý đánh giá được mức độ phát triển của thị

trường, rà soát lại các cơ chế, chính sách về quản lý, phát triển TTCK. Đồng

thời, kết quả thanh tra diện rộng góp phần giúp Thanh tra Chứng khoán xác

định và xử lý các hành vi vi phạm phổ biến trên TTCK.

Những vi phạm pháp luật trên TTCK do Thanh tra Chứng khoán phát

hiện, xử lý theo đề nghị đều được giải quyết theo đúng quy định pháp luật.

Hình thức xử lý vi phạm đã được áp dụng gồm phạt tiền hoặc cảnh cáo, trong

đó các biện pháp giáo dục và ngăn chặn được coi trọng. Hầu hết, kết quả xử

lý các vụ việc của Thanh tra Chứng khoán được công khai trên TTCK.

Giám sát từ xa

Hệ thống giám sát thị trường có ý nghĩa rất quan trọng, hướng tới giám

sát việc tuân thủ pháp luật của tất cả các đối tượng, chủ thể tham gia vào các

hoạt động giao dịch chứng khoán, phát hành, niêm yết, kinh doanh và cung

cấp dịch vụ chứng khoán trên TTCK.

UBCKNN thông qua các đơn vị chức năng của mình tiến hành các

hoạt động giám sát từ xa đối với các đối tượng chịu sự quản lý, giám sát của

UBCKNN trên cơ sở các thông tin, báo cáo, thông tin công bố của các đối

tượng bị giám sát và một hệ thống các chỉ tiêu giám sát về tài chính, hoạt

động. Trong thời gian qua hoạt động giám sát TTCK tập trung vào một số nội

dung cơ bản sau:

- Giám sát công ty quản lý quĩ, ngân hàng giám sát tài sản quỹ và quĩ

đầu tư chứng khoán

- Giám sát các CTCK

- Giám sát các tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng

- Giám sát các thành viên lưu ký và TTGDCK, TTLKCK.

2). Những tồn tại, bất cập của hoạt động thanh tra, giám sát chứng khoán

1. Hệ thống văn bản pháp lý điều chính hoạt động thanh tra chứng khoán chưa hoàn chỉnh

Hệ thống pháp lý điều chỉnh công tác thanh tra, giám sát chứng khoán

rất rộng, điều chỉnh nhiều đối tượng khác nhau trong nền kinh tế, song hệ

thống pháp luật về chứng khoán và thanh tra, giám sát chứng khoán chậm

được hệ thống hoá bằng một bộ luật chuyên ngành chứng khoán.

Hệ thống pháp luật thanh tra, giám sát chứng khoán có hiệu lực pháp

lý và tính răn đe chưa cao; chưa bảo đảm cho cơ quan giám sát chứng khoán

Page 201: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

201

có vị thế độc lập tương đối và quyền tự chủ về hoạt động cũng như thẩm

quyền thực thi nhiệm vụ một cách thoả đáng. Thanh tra UBCKNN (Thanh

tra Chứng khoán) là đơn vị thuộc UBCKNN của BTC có vị thế tương đương

với một ban trong tổ chức bộ máy của UBCKNN, vì vậy mọi nguồn lực tài

chính và công tác cán bộ chịu sự chi phối của BTC. Chấp hành chế độ thông

tin báo cáo là yêu cầu quan trọng đối với hoạt động của TTCK, song theo

Nghị định số 161/2004 ngày 7/9/2004 thì hành vi vi phạm chế độ báo cáo chỉ

bị cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

2. Tổ chức bộ máy thanh tra, giám sát chứng khoán còn bất cập

Sự phối hợp giữa các cơ quan giám sát tài chính còn chưa chặt chẽ dẫn

đến các doanh nghiệp niêm yết chịu quá nhiều sự thanh tra, giám sát. Các cơ

quan giám sát tài chính chưa kế thừa, sử dụng thông tin, kết quả thanh tra,

giám sát của nhau do thiếu sự tin cậy nhau và sự phân chia thẩm quyền thanh

tra, giám sát đối với mỗi khu vực hoạt động tài chính theo sự phân công để

bảo đảm quyền lực quản lý và sự ảnh hưởng của mỗi cơ quan giám sát tài

chính.

Có rất nhiều đơn vị của UBCKNN cùng tham gia vào hoạt động thanh

tra, giám sát chứng khoán nhưng trách nhiệm không được xác định rõ ràng,

cơ chế phối hợp giữa các đơn vị cùng tham gia vào hoạt động thanh tra, giám

sát chứng khoán chưa thực sự hiệu quả, thậm chí giữa các cơ quan giám sát

tài chính có liên quan và tính chuyên môn hoá trong hoạt động thanh tra,

giám sát chứng khoán chưa cao. Thanh tra Chứng khoán không có nhiệm vụ

ban hành qui chế và cấp, thu hồi giấy phép.

3. Hệ thống thanh tra, giám sát chứng khoán còn nhiều hạn chế về khả năng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi và các giao dịch bất hợp pháp trên thị trường và các rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp can thiệp thị trường một cách hợp lý

Chưa có khả năng giám sát bao quát toàn bộ TTCK, một bộ phận lớn

cổ phiếu chưa niêm yết chưa có cơ chế giám sát hợp lý. Một số lớn doanh

nghiệp có các hoạt động chứng khoán nhưng không chịu sự thanh tra, giám

sát của UBCKNN, đặc biệt đối với các công ty cổ phần chưa tham gia niêm

yết hoặc đăng ký giao dịch trên các TTGDCK. Các công ty, doanh nghiệp cổ

phần này không chịu sự điều chỉnh của các qui định về giao dịch chứng

khoán và công bố thông tin như các doanh nghiệp niêm yết. Gần đây "cơn

sốt" cổ phiếu ngân hàng đã đẩy giá cổ phiếu của các NHTM cổ phần lên cao

trung bình gấp 3-5 lần, vượt qua giá trị thực của các ngân hàng. Điều này

ngoài tầm thanh tra, giám sát của UBCKNN, ngoài những khuyến cáo đối

với công chúng đầu tư thận trọng và phối hợp với NHNN đặt ra những qui

định về công bố thông tin, minh bạch hoá để bảo vệ nhà đầu tư và hoạt động

của TTCK.

Thanh tra tuân thủ hay thanh tra tại chỗ hoạt động chứng khoán là

phương thức thanh tra chủ yếu của Thanh tra Chứng khoán đối với các dấu

Page 202: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

202

hiệu vi phạm. Tuy nhiên, Thanh tra Chứng khoán còn yếu trong việc thanh

tra các giao dịch nội gián, lũng đoạn thị trường do mức độ phát triển thị

trường cũng như trình độ nghiệp vụ của cán bộ thanh tra còn hạn chế.

Thanh tra tuân thủ pháp luật còn chưa có hiệu quả cao do hệ thống

văn bản qui pháp pháp luật về chứng khoán và TTCK chưa hoàn thiện và

chưa được tuyên truyền, quán triệt đầy đủ và toàn diện đến các thành viên

của thị trường;

Công tác thanh tra định kỳ chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục

cả về bề rộng và chiều sâu đối với tất cả các lĩnh vực của thị trường do hạn

chế về nguồn lực, đặc biệt là chất lượng và qui mô nguồn nhân lực của Thanh

tra Chứng khoán, vì vậy kết quả thanh tra tại chỗ chưa có khả năng đánh giá

toàn diện hoạt động thị trường để phục vụ cho công tác quản lý và phát triển

TTCK.

Do tách bạch giữa thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa đối với hoạt động

của TTCK, vì vậy thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa chưa có sự phối hợp

chặt chẽ để giúp cho UBCKNN kiểm soát và có biện pháp can thiệp một

cách hữu hiệu đối với hoạt động của TTCK.

Thanh tra Chứng khoán không thực hiện giám sát thường xuyên các

hoạt động chứng khoán (chủ yếu xử lý các vụ việc phát sinh phát hiện quan

giám sát do các Ban và TTGDCK chuyển sang) và có quyền lực hạn chế

trong quá trình giám sát từ xa. Thanh tra Chứng khoán thực hiện nhiệm vụ

thanh tra tại chỗ như là một đơn vị có chức năng thực thi và xử lý.

Hệ thống các qui chế an toàn, thận trọng trong kinh doanh chứng

khoán chưa được ban hành đồng bộ, thiếu các qui định thống nhất về quản trị

điều hành, hệ thống quản trị rủi ro hợp lý trong các CTCK, công ty quản lý

quĩ;

Hệ thống công cụ giám sát TTCK còn hết sức thô sơ, hệ thống chỉ tiêu

giám sát TTCK chưa được hoàn chỉnh, mới xây dựng được đối với CTCK và

công ty quản lý quĩ; chưa có hệ thống cảnh báo sớm thị trường và giám sát vĩ

mô đối với khu vực TTCK trong mối liên kết với các khu vực còn lại của nền

kinh tế; kiểm toán mới được sử dụng để tăng cường tính minh bạch thị

trường song chưa có ý nghĩa thiết thực trong việc hỗ trợ giám sát rủi ro và

hoạt động cho Thanh tra Chứng khoán và TTGDCK.

Lực lượng cán bộ thanh tra, giám sát chứng khoán còn hạn chế cả về

số lượng và về chuyên môn nghiệp vụ chứng khoán và TTCK.

Hạ tầng công nghệ và dịch vụ hỗ trợ giám sát như IT, hệ thống thông

tin báo cáo, hệ thống kế toán, hệ thống phần mềm phân tích, dự báo, các tổ

chức định mức tín dụng, kiểm toán,... hỗ trợ cho hoạt động giám sát TTCK

còn thiếu hoặc đã có nhưng còn nhiều bất cập so với yêu cầu giám sát hữu

hiệu TTCK. Thực tế, UBCKNN chưa thiết lập được hệ thống công cụ và

Page 203: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

203

phương tiện giám sát tiên tiến dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, phù hợp

với thông lệ quốc tế.

3.3.4. Đánh giá sự phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, giám sát tài

chính

1). Những mặt tích cực

Về khung pháp lý cho sự phối hợp giữa thanh tra, giám sát ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán

Luật Thanh tra không qui định cụ thể mối quan hệ phối hợp giữa các

cơ quan thanh tra, giám sát khu vực tài chính, ngoại trừ trách nhiệm của các

cơ quan thanh tra phải chuyển hồ sơ các vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ

quan điều tra khi phát hiện thấy dấu hiệu tội phạm của đối tượng bị thanh tra,

đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện Kiểm sát cùng cấp biết (Điều 42

Luật Thanh tra).

Tuy nhiên, Chính phủ có một số qui định về sự phối hợp giữa các cơ

quan thanh tra, giám sát chuyên ngành tài chính trong các hoạt động thanh

tra, giám sát tài chính và phòng, chống rửa tiền như các Nghị định số

191/1999/NĐ-CP ngày 4/9/1999, 42/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001,

74/2005/NĐ-CP ngày 7/6/2005. Đặc biệt là, Nghị định số 191/1999/NĐ-CP

dành riêng một chương với 4 điều khoản qui định về mối quan hệ giữa

TTNH với các cơ quan liên quan. Theo qui định hiện hành, các cơ quan

thanh tra, giám sát tài chính có nghĩa vụ:

Đối với TTNH, trong quá trình thanh tra tổ chức và hoạt động ngân

hàng của TCTD và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác, nếu phát hiện

có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, cơ

quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ hoặc cơ quan, đơn vị địa phương

nào đó thì TTNH có trách nhiệm thông báo cho Thanh tra Bộ, cơ quan ngang

Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc của cơ quan và địa phương đó. (Điều 20

của Nghị định số 191/1999/NĐ-CP)

Cơ quan Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

và các tổ chức Thanh tra Nhà nước ở địa phương khi thực hiện thanh tra,

kiểm tra các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý quản lý nhà nước của mình,

nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân

hàng thì cơ quan thanh tra đó có trách nhiệm thông báo cho TTNH. (Điều 20

của Nghị định số 191/1999/NĐ-CP)

Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, nếu phát hiện ra vi phạm có dấu

hiệu tội phạm thì cơ quan thanh tra phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có

thẩm quyền, đồng thời thông báo cho cơ quan thanh tra có liên quan.

Các cơ quan thanh tra, giám sát trong khu vực tài chính có trách nhiệm

phối hợp với nhau trong kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về ngân

hàng, chứng khoán và bảo hiểm; đấu tranh phòng, chống tội phạm; giải quyết

Page 204: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

204

khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng,

chứng khoán và bảo hiểm.

Các cơ quan thanh tra của BTC có trách nhiệm cung cấp cho Trung

tâm thông tin phòng, chống rửa tiền (hiện nay đang thuộc TTNH) về các giao

dịch phải báo cáo và các giao dịch đáng ngờ theo qui định của pháp luật về

phòng, chống rửa tiền.

Theo đề nghị của Trung tâm Thông tin phòng, chống rửa tiền, các cơ

quan thanh tra của BTC có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với các

đơn vị thuộc đối tượng quản lý BTC mà có giao dịch tài chính liên quan đến

rửa tiền.

Như vậy, các qui định pháp luật về hình thức, cơ chế phối hợp hoạt

động thanh tra, giám sát giữa các cơ quan giám sát tài chính hiện nay không

rõ ràng, cụ thể. Trên thực tế hiệu lực và hiệu quả thực thi các qui định này

còn hạn chế. Quan trọng hơn là cơ chế về thông tin, báo cáo thường xuyên

giữa các cơ quan giám sát tài chính theo qui định tại các luật, văn bản của

Chính phủ và các Bộ, ngành không được qui định một cách cụ thể, rõ ràng.

Về cơ chế thực thi sự phối hợp giữa cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, các cơ quan thanh tra, giám sát tài chính phi ngân hàng

Cùng với sự phát triển của TTTC, đặc biệt là sự đan xen giữa các hoạt

động ngân hàng và hoạt động tài chính phi ngân hàng, không ít NHTM tham

gia cung cấp các dịch vụ bảo hiểm và chứng khoán, các cơ quan giám sát tài

chính cũng đã có sự phối hợp được thể hiện trên các mặt sau:

Các cơ quan thanh tra, giám sát của BTC tiến hành giám sát các hoạt

động kinh doanh chứng khoán và bảo hiểm của các NHTM (các CTCK và

công ty bảo hiểm do NHTM thành lập) theo qui định của pháp luật. TTNH

thực hiện thanh tra, giám sát các hoạt động ngân hàng do các TCTD tiến

hành theo phân cấp thẩm quyền.

Trong quá trình thanh tra tổ chức và hoạt động của TCTD và hoạt

động ngân hàng của tổ chức khác, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp

luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của BTC thì TTNH thông báo cho

Thanh tra Bộ và BTC. Ngược lại, cơ quan Thanh tra Bộ, cơ quan thuộc

Chính phủ và các tổ chức Thanh tra Nhà nước ở địa phương khi thực hiện

thanh tra, kiểm tra các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình,

nếu phát hiện các dấu hiệu vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân

hàng thì tổ chức thanh tra đó có trách nhiệm thông báo cho TTNH; nếu

những vi phạm đó có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì phải chuyển hồ sơ cho

cơ quan điều tra có thẩm quyền, đồng thời thông báo cho TTNH.

TTNH và cơ quan Thanh tra của BTC có sự phối hợp với các cơ quan

điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân các cấp trong

việc đấu tranh phòng chống tội phạm theo qui định của pháp luật. Không ít

Page 205: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

205

các vụ việc vi phạm pháp luật đã được TTNH và cơ quan Thanh tra của BTC

chuyển hồ sơ cho cơ quan bảo vệ pháp luật để xử lý và thu hồi tài sản cho

Nhà nước. Các cơ quan điều tra khi tiến hành các nhiệm vụ thường phối hợp

với TTNH và cơ quan thanh tra của BTC để xác minh về mặt chuyên môn

nghiệp vụ và yêu cầu hỗ trợ thông tin cho quá trình điều tra và xét xử. Nhiều

vụ việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là hoạt động ngân

hàng do cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện ra đã có sự phối hợp chặt chẽ của

các cơ quan thanh tra chuyên ngành tài chính để làm rõ.

2). Một số hạn chế về sự phối hợp giữa BTC và NHNN trong việc quản lý, giám sát TTTC nói chung

Cơ chế cung cấp và chia sẻ thông tin giữa BTC và NHNN còn nhiều bất cập.

Hiện nay, giữa NHNN và BTC chưa hình thành được cơ sở dữ liệu

tài chính tập trung, thống nhất mà các cơ quan giám sát tài chính có thể

truy cập, tham chiếu trong quá trình thanh tra, giám sát hoạt động tài

chính. Chưa có cơ chế trao đổi thông tin, báo cáo thường xuyên giữa

TTNH và cơ quan thanh tra của BTC. Kết quả thanh tra, giám sát hoặc các

báo cáo giám sát trạng thái rủi ro của của các định chế tài chính, các kết

luận thanh tra không được cung cấp, chia sẻ lẫn nhau giữa các cơ quan

giám sát tài chính. Điều này khiến cho việc xác định, đánh giá rủi ro các

định chế tài chính khó chính xác, đặc biệt khi qui mô và phạm vi hoạt

động của các định chế tài chính lớn, thậm chí có trường hợp các cơ quan

giám sát tài chính khác nhau đưa ra các kết luận không thống nhất với

nhau về cùng một vấn đề. Mặt khác, điều này cũng dẫn đến làm tăng chi

phí cho các cuộc thanh tra, giám sát và đôi khi gây cản trở cho hoạt động

của các định chế tài chính do nhiều cơ quan giám sát tài chính tiến hành

đồng thời, đặc biệt là tạo gánh nặng về thống kê, báo cáo đối với các tổ

chức chịu sự thanh tra, giám sát. Có nghĩa là, cơ chế thanh tra, giám sát tài

chính hợp nhất chưa thể triển khai do thiếu cơ chế trao đổi thông tin, báo

cáo hữu hiệu giữa các cơ quan thanh tra, giám sát của NHNN và BTC.

Sự phối hợp giữa BTC và NHNN trong quá trình xây dựng các chính sách, cơ chế quản lý, giám sát TTTC thiếu chặt chẽ.

Hầu hết những phối hợp của NHNN và BTC về mặt chính sách, qui

định quản lý, giám sát TTTC khi những chính sách và qui định đó thuộc

thẩm quyền ban hành của Chính phủ hoặc theo qui định của pháp luật phải

lấy ý kiến của các bên liên quan. Các qui định, chính sách thuộc thẩm quyền

ban hành của NHNN và BTC thông thường thiếu sự phối hợp cần thiết. Điều

này tạo ra những kẽ hở và bất cập trong quản lý, giám sát TTTC, chẳng hạn

theo Luật kinh doanh bảo hiểm, các DNBH được phép cấp tín dụng cho nền

kinh tế, song NHNN không có qui định hướng dẫn cụ thể về hoạt động tín

dụng, quản lý rủi ro, phân loại nợ và trích lập dự phòng của các DNBH. Các

NHTM cổ phần là những đối tượng cũng cần sự giám sát chặt chẽ của

Page 206: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

206

UBCKNN vì các giao dịch cổ phiếu của các ngân hàng này trên TTCK phi

tập trung khá sôi động, song UBCKNN hầu như là đứng ngoài cuộc trong

việc giám sát các NHTM cổ phần. Để bảo vệ các nhà đầu tư, NHNN cũng

mới chỉ dừng lại trong việc yêu cầu minh bạch hoá tài chính và hoạt động của

các NHTM cổ phần.

Chưa hình thành được một hệ thống các biện pháp nghiệp vụ thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro và hợp nhất để bảo đảm giám sát được toàn bộ TTTC.

Các biện pháp giám sát của cơ quan thanh tra, giám sát của BTC chưa

mang tính liên tục (thường là hàng năm, trừ giám sát các giao dịch chứng

khoán được tiến hành hàng ngày), song các biện pháp do TTNH tiến hành

đối với các TCTD được tiến hành một cách thường xuyên và liên tục hơn

(định kỳ hàng tháng, quí, năm). Chưa xây dựng được hệ thống cảnh báo rủi

ro đối với từng khu vực thị trường cũng như là toàn bộ TTTC, đặc biệt là

thiếu sự giám sát cẩn trọng vĩ mô. Hệ thống các chuẩn mực về tài chính, mức

độ an toàn và lành mạnh đối với các khu vực các TCTD và tổ chức tài chính

phi TCTD chưa được ban hành hoặc đã có nhưng chưa phản ánh hợp lý mức

độ rủi ro thực của các định chế tài chính. NHNN và BTC rất hiếm khi phối

hợp tổ chức các cuộc thanh tra tại chỗ đối với các định chế tài chính nhà

nước. Nếu có thì chủ yếu đó là các cuộc kiểm tra, đánh giá tình trạng tài

chính để phục vụ cho các mục tiêu xử lý nợ, tăng vốn điều lệ.

Các nhiệm vụ thanh tra, giám sát TTTC bị chia cắt về mặt ranh giới hành chính.

Theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực,

hiện nay thanh tra, giám sát TTTC ở Việt Nam chủ yếu do BTC và NHNN

thực hiện. Trong đó, BTC thực hiện thanh tra, giám sát hoạt động chứng

khoán và bảo hiểm; NHNN thực hiện thanh tra, giám sát hoạt động tiền tệ,

ngân hàng. Điều này khiến cho sự phối hợp thiếu chặt chẽ trong việc phát

hiện và xử lý các rủi ro hoạt động của TTTC, đặc biệt khi mà các sản phẩm

dịch vụ tài chính mới, chẳng hạn các sản phẩm phái sinh quản lý vốn, quản lý

danh mục đầu tư, uỷ thác đầu tư, cho vay đầu tư chứng khoán, phát hành

chứng khoán huy động vốn,... phát triển mạnh thì rất khó xác định được trách

nhiệm quản lý, giám sát thuộc về cơ quan nào. Trên thực tế, sự thiếu tính độc

lập của các cơ quan giám sát tài chính, sự phân chia gianh giới quản lý nhà

nước và các cơ quan thanh tra, giám sát tài chính với tư cách là đơn vị trong

tổ chức bộ máy của NHNN và BTC đã dẫn đến hầu hết các cơ quan thanh

tra, giám sát tài chính khi tiến hành các hoạt động thanh tra, giám sát đều giới

hạn rõ ràng phạm vi, đối tượng tiến hành trong khuôn khổ thẩm quyền của

mình. Vì vậy, một số rủi ro và hoạt động tài chính phái sinh giữa hoạt động

ngân hàng và tài chính phi ngân hàng không được giám sát chặt chẽ hoặc bị

bỏ qua, chẳng hạn kinh doanh bất động sản, kinh doanh vàng, hoạt động ngân

hàng của các tổ chức không phải là TCTD.

Page 207: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

207

Sự phối hợp chưa chặt chẽ về đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ thanh tra và chia xẻ kinh nghiệm, hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ giữa các TTNH và cơ quan thanh tra của BTC.

TTNH và các cơ quan thanh tra, giám sát của BTC đều là những đơn

vị thuộc bộ máy tổ chức của NHNN và BTC (thiếu tính độc lập và hạn chế về

quyền lực), vì vậy rất khó bảo đảm cho việc chủ động phối hợp đào tạo và

chia xẻ kinh nghiệm nghiệp vụ giữa các cơ quan này.

Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, giám sát tài chính và giữa cơ quan giám sát tài chính với các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa rõ ràng dẫn đến sự chồng chéo, trùng lắp về hoạt động, gây ảnh hưởng đến các hoạt động tài chính của các tổ chức tài chính.

Hiện tượng hình sự hoá quan hệ kinh tế trong lĩnh vực tài chính diễn ra

tương đối phổ biến khiến cho tâm lý e ngại minh bạch hoá các giao dịch tài

chính. Trên thực tế, cơ quan công an giám sát toàn diện các hoạt động tài

chính và có quyền can thiệp vào bất cứ vi phạm nào. Sự can thiệp không

đúng lúc của cơ quan bảo vệ pháp luật và sự thiếu sự phối hợp chặt chẽ với

cơ quan giám sát chuyên ngành tài chính, cùng với đó là sự đưa tin thiếu

khách quan và không chính xác của báo chí có thể làm phương hại nghiêm

trọng đến uy tín của TCTD và lòng tin của công chúng đối với hệ thống tài

chính. Tuy nhiên, cũng có nhiều vụ việc vi phạm trong lĩnh vực tài chính

không phải do cơ quan giám sát tài chính phát hiện mà lại là do cơ quan công

an phát hiện ra, đồng thời quá trình xử lý cũng rất phức tạp do sự không

thống nhất về quan điểm chuyên môn nghiệp vụ và trách nhiệm hình sự giữa

cơ quan thanh tra tài chính và cơ quan công an. Tình trạng này nảy sinh một

phần do thiếu sự rõ ràng về thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan giám

sát tài chính và cơ quan bảo vệ pháp luật, đặc biệt là quyền lực của các cơ

quan giám sát chuyên ngành chưa được bảo đảm.

Page 208: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

208

Phần 3. MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI

PHÁP ĐỔI MỚI CSTC, TIỀN TỆ

GIAI ĐOẠN 2006-2010

Page 209: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

209

Chương 1. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ MỤC TIÊU ĐỊNH

HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010

1.1. NHỮNG XU HƯỚNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ

TRONG NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÀI

CHÍNH, TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN 2006-2010

1.1.1. Xu hướng và đặc điểm kinh tế thế giới giai đoạn 2006-2010

Trong thập kỷ 2001-2010 kinh tế thế giới nẩy sinh những đặc điểm và

xu hướng chủ yếu có tác động và ảnh hưởng đến hoạt động tài chính, tiền tệ

Việt Nam như sau:

1). Kinh tế thế giới sau khi đạt tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2001-2005 đã rơi vào thời kỳ suy thoái nặng nề bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Giai đoạn 2001-2005 kinh tế thế giới trải qua một thời kỳ phát triển

đầy biến động và mất cân bằng do những thay đổi lớn như giá dầu tăng

nhanh đến mức kỷ lục, kinh tế Mỹ bị thâm hụt kép, đồng USD mất giá gây ra

những xáo trộn lớn trên thị trường ngoại hối toàn cầu... Tuy vậy, kinh tế thế

giới giai đoạn 2001-2005 đồng loạt phục hồi và đạt tốc độ tăng trưởng tương

đối cao.

Bảng 66 - Tăng trưởng kinh tế thế giới giai đoạn 2001-2005 (%)

Năm 2001 2002 2003 2004 2005

Thế giới 2,4 2,9 4,0 5,3 4,3

Nguồn: Tổng hợp

Giai đoạn 2001-2005 kinh tế thế giới đạt tốc độ tăng trưởng bình quân

khoảng 3,8%/năm, trong đó năm 2005 kinh tế thế giới đạt tốc độ tăng trưởng

cao nhất trong vòng 20 năm qua - 5,3%. Trong quá trình phục hồi và tăng

trưởng kinh tế nói trên, Mỹ vẫn là nước đi đầu: tăng từ mức 0,3% năm 2001

lên 3,9% năm 2004. Bên cạnh Mỹ, Trung Quốc đã nổi lên như một động lực

thứ hai thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng từ

7,5% năm 2001 lên đến 10,1% năm 2005.

Bước vào giai đoạn 2006-2010, đặc biệt trong những năm 2007-2008

kinh tế thế giới bước sang giai đoạn suy giảm tốc độ tăng trưởng và suy thoái

nặng nề do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nguyên nhân

sâu sa của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chính là sự phát triển kinh tế

các nước trong trạng thái không bền vững, mất cân đối; sự bấp bênh của

chính sách tiền tệ, mức lạm phát cao lan rộng ra toàn cầu làm ảnh hưởng đến

sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Nguyên nhân trực tiếp là khủng

hoảng trong mảng cho vay thế chấp trên thị trường bất động sản Mỹ trong bối

cảnh phát triển quá nóng của nghiệp vụ chứng khoán hóa. Cuộc khủng hoảng

Page 210: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

210

này được ví như cơn sóng thần tàn phá hệ thống kinh tế thế giới, đưa các nền

kinh tế lớn rơi vào suy thoái sớm nhất và nặng nề nhất.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm từ 5% trong năm 2007

xuống còn 3,7% trong năm 2008 do tiêu dùng và đầu tư tại các nước phát

triển giảm mạnh. Sự trì trệ của kinh tế thế giới thể hiện rõ ràng nhất tại Mỹ,

các nước Châu Âu và Nhật Bản.

Nền kinh tế Mỹ, trong quý I và II/2008 vẫn còn tăng trưởng ở mức

0,9% và 2,8%. Sang quý III/2008, do những đổ vỡ trên thị trường tài chính,

các hoạt động tín dụng bị thắt chặt. Nhiều công ty lâm vào tình trạng thiếu

vốn cho đầu tư và sản xuất kinh doanh dẫn đến thua lỗ, thậm chí phá sản

khiến GDP của Mỹ quý 4/2008 giảm 6,2%. Mức đi xuống này vượt mọi dự

đoán của các chuyên gia kinh tế và là mức cao nhất kể từ năm 1982.

Khu vực đồng euro sau khi tăng trưởng 0,7% trong quý I/2008, đã rơi

vào suy thoái khi tăng trưởng âm 0,2% trong 2 quý tiếp theo. Tồi tệ hơn,

GDP quý IV của khu vực này giảm tới 1,3% so với quý trước và là mức giảm

mạnh nhất trong vòng 13 năm. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sự

tăng giá của đồng euro cũng như giá năng lượng và chi phí tăng cao.

Các nền kinh tế châu Á cũng giảm mạnh mức tăng trưởng, đạt 6,9% so

với mức 9% của năm 2007. Nền kinh tế Nhật Bản lún sâu vào suy thoái, bất

chấp những nỗ lực cứu trợ của Chính phủ nước này, tăng trưởng kinh tế chỉ

đạt 0,69%, giảm mạnh so với mức 2,08% của năm 2007. Những nguyên

nhân chính là sư suy giam xuất khẩu; giam nhu cầu trong nước; đầu tư của tư

nhân vào khu vực địa ốc giảm do Chính phủ Nhật Bản thắt chặt các tiêu

chuẩn xây dựng. Đây là lần đầu tiên sau 7 năm qua, người Nhật lại hứng chịu

cảnh suy thoái. Kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 9%, mức thấp nhất trong

vòng 7 năm trở lại đây.

Khu vực Mỹ - La tinh cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái toàn

cầu, trong năm 2008 chỉ tăng trưởng 4,5% so với mức 5,6% của năm 2007.

Bắt đầu từ quý 2/2008, các nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới (Mỹ,

Nhật, Đức, Pháp, Ý, Anh và Canada) đã rơi vào suy thoái khi các chỉ số kinh

tế và nhất là GDP giảm trong hai quý liên tiếp. Đối với nhiều nước khác, mặc

dù không tuyên bố rơi vào suy thoái nhưng các nền kinh tế năng động, từng

được coi là phao cứu sinh của thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ… cũng đã bị

bao trùm bởi bóng đen suy giảm kinh tế: tăng trưởng giảm mạnh, thị trường

xuất khẩu bị thu hẹp cả về lượng và giá, thất nghiệp gia tăng... Suy thoái hoặc

suy giảm kinh tế đã gây ra những tác động tiêu cực đối với tất cả các nền kinh

tế trên thế giới và để lại những hậu quả chưa biết tới bao giờ mới có thể khắc

phục được. Hàng triệu người lao động đã, đang và sẽ lâm vào cảnh mất việc

làm, bất ổn xã hội gia tăng. Tuy vậy, mức độ tác động có lẽ cũng không đến

nỗi quá tồi tệ như những hậu quả của cuộc Đại khủng hoảng 1929-1933.

Page 211: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

211

Như vậy, trong điều kiện tăng trưởng kinh tế thế giới bị chậm lại, thậm

chí nhiều quốc gia có quy mô kinh tế lớn bị tăng trưởng âm đã đưa đến hậu

quả tiêu cực đối với kinh tế Việt Nam, làm tốc độ tăng trưởng kinh tế của

nước ta sụt giảm nhanh so với những năm trước.

Do đó, đối với Việt Nam để duy trì tăng trưởng bền vững thì bên cạnh

việc ổn định kinh tế vĩ mô, yêu cầu có tính cấp bách là phải đổi mới CSTK,

CSTT, sử dụng các chính sách một cách hữu hiệu để duy trì, ổn định mọi

hoạt động kinh tế-xã hội và nhanh chóng đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi

khủng hoảng, suy thoái.

2). Sự gia tăng của giá cả và lạm phát ngày càng cao đang đặt các quốc gia phải đối mặt với nhiều thách thức cần phải ứng phó

Trong giai đoạn 2003-2007, tổng GDP thế giới đã tăng 5% mỗi

năm, nhanh hơn mọi thời kỳ trước đó và lạm phát duy trì dưới 4%. Đi

kèm với tăng trưởng là tăng nhu cầu lao động, thực phẩm và năng lượng.

Và gần đây, lần đầu tiên sau 35 năm, thế giới đang đối mặt với lạm phát

đồng loạt và nghiêm trọng.

Vào cuối năm 2007, giá dầu mỏ có lúc đã chạm mức 100 USD/thùng,

gần gấp đôi mức giá đầu năm. Sang đến quý II/2008, giá dầu thô luôn đứng ở

mức cao, nhiều phiên đã xấp xỉ 140 USD/thùng. Bên cạnh đó, giá nhiều

nhóm hàng hóa cơ bản đã tăng nhanh trong năm 2007 và chưa có dấu hiệu

giảm nhiều trong năm 2008. Tính theo USD, từ năm 2003 đến 2007, giá

đồng tinh luyện tăng 5 lần, giá thép tăng gấp đôi, giá kim loại nói chung tăng

17,9%. Sự tăng giá lương thực thực phẩm trong năm 2007 đã đến mức kỷ

lục, song lại tiếp tục tăng cao trong năm 2008 do cung không đáp ứng đủ cầu.

Do giá cả hàng hóa, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm tăng cao là

nguyên nhân đưa mức lạm phát chung trên thế giới năm 2008 tiếp tục tăng

mạnh hơn so với năm 2007. Có thể nói, lạm phát đang lan tràn trên toàn thế

giới, ở cả nước giàu cũng như các nước đang phát triển.

Đứng trước nguy cơ lạm phát ngày càng gia tăng, chính phủ các nước

đã có nhiều biện phát để đối phó với lạm phát, từ việc thắt chặt chính sách

tiền tệ, chính sách tiết kiệm tới những giải pháp đồng bộ. Tại những nước

công nghiệp phát triển, áp lực lạm phát có thể được chống chọi bằng cách cắt

giảm nhu cầu và chính sách thắt chặt tiền tệ. Do lạm phát cao hiện đang là

thách thức lớn nhất về kinh tế, khiến cho các nước buộc phải điều chỉnh tăng

lãi suất, cắt giảm thâm hụt ngân sách, giữ giá đồng nội tệ, kiềm chế giá cả và

các giải pháp tiết kiệm.

Lạm phát toàn cầu cũng tác động lớn đến kinh tế Việt Nam đưa đến

chính sách thắt chặt tiền tệ và giảm tốc độ tăng trưởng.

Page 212: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

212

3). Sự mất cân bằng về tài chính - nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng tài chính, tiếp tục tồn tại trong nền kinh tế toàn cầu.

Trong những năm gần đây, kinh tế toàn cầu phải đối mặt với những

mất cân bằng lớn, đặc biệt là kinh tế Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Những mất cân bằng đó lộ rõ trên những điểm sau.

Một là, thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân thương mại ngày

càng lớn.

Giai đoạn 2001-2005, Theo IMF thâm hụt ngân sách của Chính phủ

trung ương các nước phát triển đã tăng lên kể từ sau năm 2001. Mỹ và Nhật

Bản là 2 quốc gia tiêu biểu cho các nước phát triển, có mức thâm hụt tương

đối cao: khoảng 3% GDP đối với Mỹ và trên 6% GDP đối với Nhật Bản

trong cả giai đoạn 2001-2005.

Năm 2006, theo số liệu của IMF thâm hụt ngân sách các nước bắt đầu

có dấu hiệu giảm nhẹ, nhưng mức giảm hầu như không đáng kể (chiếm 2,1%

GDP). Ở các nước đang phát triển, cán cân ngân sách cũng đang có xu hướng

được cải thiện dần trong những năm gần đây. Trong năm 2006, mức thâm hụt

ngân sách của các nước phát triển Châu Á đang có xu hướng giảm dần, tiêu

biểu là Trung Quốc giảm xuống mức 1,2% GDP và Ấn Độ 4% GDP. Tình

trạng thâm hụt ngân sách của các nước Trung và Đông Âu cũng có chuyển

biến tích cực, với mức giảm từ 8% GDP năm 2002 xuống còn khoảng 3,6%

năm 2006.

Theo dự báo của IMF trong giai đoạn 2007-2010, thâm hụt ngân sách

vẫn chưa có khả năng cải thiện ở các nước phát triển, tiêu biểu là Mỹ, khu

vực đồng Euro và Nhật Bản với các mức dự báo thâm hụt lần lượt là 2,8%

GDP, 1,7% GDP và 5,1% GDP. Tại các nước đang phát triển Châu Á, Trung

và Đông Âu, mức thâm hụt được dự báo sẽ giảm nhiều hơn và có khả năng

xuống mức dưới 2% GDP đối với các nước đang phát triển Châu Á hoặc

dưới 3% GDP đối với các nước Trung và Đông Âu trong năm 2007. Riêng ở

các nước NIEs và Trung Đông, thặng dư ngân sách sẽ tiếp tục được mở rộng,

ở biên độ hẹp hơn với các mức thặng dư lần lượt là 1,1% GDP và 8,4% GDP

trong năm 2007.

Tình hình thâm hụt ngân sách gia tăng sẽ kéo theo mức thâm hụt cán

cân thương mại của các nền kinh tế lớn, nhất là Mỹ ngày càng lớn. Đối với

nền kinh tế Mỹ, mức thâm hụt cán cân thương mại đã tăng từ 400 tỷ năm

2000 bằng 4%GDP tăng lên mức 811 tỷ năm 2006, bằng 6% GDP. Năm

2007, đồng đô la mất giá, có làm giảm mức thiếu hụt xuống 734 tỷ nhưng

cũng ở mức rất cao. Năm 2008 dự báo mức độ thâm hụt trong các cán cân

thanh toán lên tới 6,5% GDP và chưa có giải pháp hữu hiệu để cân bằng. Đó

là một nguy cơ lớn đối với kinh tế thế giới. Để đối phó với tình trạng thâm

hụt ngày càng gia tăng, không loại trừ phương án Mỹ tiếp tục để cho đồng

đôla Mỹ trượt dốc, điều này có lợi cho xuất khẩu Mỹ, song lại gây khó khăn

cho nhiều nền kinh tế khác.

Page 213: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

213

Hai là, sự thay đổi tương quan giữa các đồng tiền chủ chốt

Trong giai đoạn 2001-2005, sự giảm giá của USD so với các đồng tiền

chủ chốt và sự lên giá của các đồng tiền Châu Á là xu hướng nổi bật làm thay

đổi trong tương quan giữa các đồng tiền chủ chốt trên thế giới. Đồng USD

liên tục giảm giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt. Cụ thể: USD giảm giá

hơn 30% so với đồng EURO và GBP, đồng thời giảm giá từ 1% đến 15% so

với hầu hết các đồng tiền châu Á khác.

Nguyên nhân chính ảnh hưởng bất lợi tới đồng đôla Mỹ là tình trạng

thâm hụt kép của Mỹ, bao gồm thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân vãng

lai lên tới 791,5 tỷ USD (chiếm 6,5% GDP) trong năm 2005.

Bên cạnh xu hướng giảm giá của USD so với các đồng tiền chủ

chốt, sự lên giá của các đồng tiền châu Á cũng là một đặc trưng đáng ghi

nhận, đặc biệt giai đoạn 2004-2005, khi chính sách tỷ giá của Trung

Quốc đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực theo hướmg đưa đồng

NDT tiến dần đến tự do chuyển đổi hoàn toàn. Sự kiện Trung Quốc quyết

định thả nổi và nâng giá đồng NDT 2,1% (ngày 21/7/2005) và tiếp tục có

những điều chỉnh nhỏ nâng giá đồng NDT trước sức ép kinh tế và chính

trị từ Mỹ đã khiến đồng tiền này tăng giá nhanh hơn. Tính chung cả giai

đoạn 2001-2005, NDT tăng giá 3%.

Năm 2006, mặc dù FED đã 4 lần quyết định tăng lãi suất, nhưng đồng

USD vẫn giảm giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt khác như Euro,

Bảng Anh và Yên Nhật. Chỉ trong năm 2006, USD trên thị trường thế giới

mất giá khoảng 8% so với đồng EUR, 7% so với Bảng Anh và hơn 1% so với

Yên Nhật.

Tuy vậy, việc đồng USD giảm giá liên tiếp so với các đồng tiền trong

khu vực đã và đang tạo thuận lợi để Việt Nam thực thi chính sách tỷ giá theo

hướng bò trườn, nhằm tạo lợi thế cho xuất khẩu, tránh bị phá giá mạnh và

những cú sốc về tỷ giá trong bối cảnh tiềm lực dự trữ ngoại hối còn quá thấp,

đồng thời làm giảm bớt áp lực tăng tỷ giá VND/USD ở nước ta trong bối

cảnh hiện nay. Bảng 67 - Tỷ giá các đồng tiền giai đoạn 2000-2006

Tỷ giá các đồng

tiền so với USD

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Euro 0,924 0,896 0,944 1,131 1,243 1,246 1,250

Bảng Anh 1,516 1,440 1,501 1,634 1,832 1,820 1,821

Yên Nhật 107,7 121,5 125,2 115,8 108,1 110,0 115,6

Đôla Canada 1,485 1,548 1,569 1,397 1,299 1,211 1,132

Franc Thụy Sỹ 1,687 1,686 1,554 1,346 1,242 1,243 1,254

Won Hàn Quốc 1.130,4 1.290,8 1.251,6 1.191,6 1.146,2 1.024,2 950,0

Đôla Đài Loan 31,216 33,787 34,571 34,441 33,418 32,156 32,415

Đôla Hồng Kông 7,791 7,799 7,799 7,787 7,788 7,777 7,765

Đôla Singapore 1,724 1,792 1,791 1,742 1,690 1,664 1,589

Nguồn: World Economic Outlook, IMF 9/2006

Dự báo đến năm 2010: mối tương quan giữa các đồng tiền chủ chốt

trên thế giới sẽ biến động theo một số xu hướng sau:

Page 214: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

214

- Tỷ giá giữa các ngoại tệ mạnh tương đối ổn định, trong đó đồng USD

có xu thế giảm giá so với các đồng tiền khác.

- Với việc thực thi một chính sách tỷ giá với mức độ linh hoạt cao hơn,

đồng NDT của Trung Quốc sẽ có xu hướng tăng giá trong thời gian tới.

- Các đồng tiền châu Á bao gồm đồng Won Hàn Quốc và đồng tiền

các nước khu vực ASEAN có xu hướng tăng giá.

Thứ hai,những rối ren trên thị trường tín dụng ngày càng gia tăng

Giai đoạn 2004-2006, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao ở nhiều nước đã

buộc Chính phủ các nước này phải đưa ra các hàng loạt biện pháp điều chỉnh,

trong đó việc tăng lãi suất được coi là biện pháp cơ bản. Mỹ đã mở đầu cho

khuynh hướng tăng lãi suất với việc tăng 17 lần liên tiếp trong vòng hơn hai

năm, kể từ tháng 6/2004 đến nay, đưa lãi suất cơ bản đồng USD hiện nay lên

mức 5,25%/năm. Nhiều nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Trong hai

năm 2005 và 10 tháng đầu năm 2006, NHTW châu Âu cũng đã 4 lần tăng lãi

suất nhằm kiềm chế lạm phát, đưa lãi suất của khu vực này hiện lên mức

3,25%.

Hưởng ứng quan trọng nhất cho cuộc đua lãi suất tại châu Á là quyết

định nâng lãi suất từ mức 0% lên mức 0,25% của Ngân hàng Trung ương

Nhật Bản BOJ (ngày 11/7/2006). Quyết định tăng lãi suất của BOJ được xem

như là một bước đột phá ban đầu trong điều hành CSTT thắt chặt của Nhật

Bản sau khi đã duy trì CSTT siêu lỏng trong 5 năm qua, khi nước này vừa

thoát ra khỏi tình trạng giảm phát. Chính phủ Trung Quốc một mặt khống chế

lượng tiền cho vay từ các ngân hàng cho các dự án đầu tư chưa thiết thực,

một mặt tăng lãi suất cơ bản đồng NDT. Khuynh hướng tăng lãi suất cũng

diễn ra tương đối mạnh ở các nước châu Á khác: Indonesia với 5 lần tăng lãi

suất, Thái Lan với 7 lần tăng lãi suất và Hàn Quốc với 3 lần tăng lãi suất.

Bảng 68 - Lãi suất cơ bản của một số nước trên thế giới (%)

Nước,

khu

vực

Mỹ

Khu vực

đồng

Euro

Anh Nhật

Bản

Thái

Lan Malayxia Indonesia

Hàn

Quốc

Lãi suất 5,25 3,25 5,00 0,25 5,00 3,50 10,75 4,25

Ghi chú: Tính đến thời điểm 10/11/2006

Việc FED liên tục tăng lãi suất cộng với nguy cơ lạm phát cao đã

khiến các nền kinh tế khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh ... tăng lãi suất

theo đưa mặt bằng lãi suất thế giới tăng vọt.

Tuy nhiên, từ năm 2007 do những rối ren trong mảng cho vay thế chấp

nhà đất tại Mỹ đã làm nảy sinh cuộc khủng hoảng tín dụng đưa đến hậu quả

là làm giảm khả năng tín dụng của các ngân hàng thương mại. Một số ngân

hàng Mỹ buộc phải phá sản. Để hỗ trợ khả năng chi trả cho các ngân hàng

thương mại, Chính phủ Mỹ phải nhiều lần bơm thêm khối lượng tiền lớn vào

hệ thống tín dụng nhằm giúp các ngân hàng thương mại vượt qua khủng

Page 215: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

215

hoảng, trong đó có việc thống nhất thành lập một quỹ chống khủng hoảng

chung. Đồng thời FED đã nhiều lần hạ thấp mức lãi suất để điều tiết thị

trường, giữa cho hệ thống ngân hàng ổn đinh. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng

tài chính của nước Mỹ đã lan rộng ra toàn cầu, kiến nó đang có nguy cơ trầm

trọng hơn và tác động xấu đến nền tài chính của nhiều quốc gia khác trên thế

giới.

Bốn là, xu hướng gia tăng dự trữ tài chính trên toàn cầu

Kể từ cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997 đến nay, các quốc gia có

một cách nhìn rất thận trọng về một mức dự trữ ngoại hối quốc gia an toàn.

Mức dự trữ ngoại hối (ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý và các giấy tờ có giá khác)

phải đủ để đối phó với những nguy cơ khủng hoảng và do đó dự trữ sẽ được

tính trên mức nợ ngắn hạn của quốc gia đó, thay vì chỉ tính trên các khoản

nhập khẩu. Chính vì lẽ đó, mức độ dự trữ an toàn thường được tính cao hơn

mức quy ước, theo nhiều nghiên cứu mức dự trữ này là vào khoảng 6 tháng

nhập khẩu hoặc toàn bộ nợ ngắn hạn nước ngoài. Những quốc gia trong khu

vực như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan và Indonesia hiện có dự trữ nhiều

hơn gấp bốn lần nợ ngắn hạn. Trung Quốc hiện là nước có dự trữ ngoại hối

cao nhất trên thế giới (trên 2000 tỷ USD), tiếp đến là Nhật Bản, Nga, Hàn

Quốc, Đài Loan và Ấn Độ.

Bảng 69 - Dự trữ ngoại hối của một số quốc gia tiêu biểu

Đơn vị: triệu USD

Quốc gia 1999 2004 2005 2006 6/2007

Trung Quốc 157,728 614,500 821,514 1,068,490 1,334,590**

Nhật Bản 286,916 833,891 834,275 879,682 907,346

Đài Loan 106,200 241,738 253,290 266,148 261,372***

Hàn Quốc 73,987 198,997 210,317 238,882 250,667*

Singapore 76,843 112,232 115,794 136,260 144,056**

Thái Lan 34,063 48,664 50,691 65,291 72,227

Việt Nam 3,326 7,041 9,051 13,384

(Ghi chú: *: tính đến tháng 5/2007; **: tính đến tháng 6/2007; ***: tính đến tháng

8/2007))

Nguồn: IMF International Financial Statistics (IFS); Financial Statistics of the

Central Bank of China, Republic of China

Năm 2006, Nga hoàn thành việc trả nợ cho câu lạc bộ Paris. Năm

2007, dự trữ ngoại tệ của Nga vượt mức 400 tỷ USD và trong 8 tháng đầu

năm 2008, có nguồn tin cho biết dự trữ của Nga đã lên mức xấp xỉ 800 tỷ

USD.

Tích lũy dự trữ ngoại hối cao hơn ở các nước đang phát triển là bằng

chứng hiển nhiên của các chính sách thận trọng và thành quả thương mại

mạnh mẽ kể từ cuộc khủng hoảng vào cuối thập niên 1990. Nói chung, dự trữ

ngoại hối cao sẽ làm giảm khả năng dễ bị tổn thương do các cú sốc bên

ngoài. Ở các quốc gia “con nợ”, nơi mà sức mạnh tài chính thường được xem

Page 216: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

216

xét thông qua mức độ dự trữ ngoại hối, những gia tăng trong dự trữ ngoại hối

sẽ giúp cho các quốc gia này có nhiều thông thoáng hơn trong hoạch định

chính sách.

Bên cạnh đó, các nước châu Á đang có xu hướng thành lập một quỹ

dự trữ tài chính lớn của khu vực nhằm bảo vệ đồng tiền của các nước này

trước nguy cơ bị tấn công bởi các hoạt động đầu cơ. Cuộc khủng hoảng tài

chính châu Á 1997 đã có tác động tới tất cả các quốc gia châu Á và đặt sự

thần kỳ của kinh tế châu lục này, vốn được đặt trên một nền móng không

vững chắc, trước hàng loạt rủi ro. Hiện nay, các yếu tố rủi ro mà các quốc gia

châu Á đang phải đối mặt không hề giảm so với 10 năm trước đây, thậm chí

tính dễ bị tổn thương của các dòng vốn và cả độ lớn của các dòng vốn hiện

nay cũng lớn hơn rất nhiều. Trước cuộc tấn công của giới đầu cơ, những

nước như Thái Lan, Malaysia và Indonesia đã phải chứng kiến sự sụp đổ của

đồng tiền các nước này. Tại Hàn Quốc, nợ xấu của các công ty lớn đã khiến

thị trường chứng khoán đổ vỡ. Vì vậy, việc thành lập một dự trữ đa phương

sẽ giúp các nước thành viên có được một nguồn quỹ phòng vệ lớn hơn để

tránh sự lặp lại của cuộc khủng khoảng tài chính 1997 và khả năng tự giải

quyết khủng hoảng trước khi nhờ đến sự giúp đỡ bên ngoài.

Hiện nay, mức dự trữ ngoại hối khu vực theo đề xuất vào khoảng 120

tỷ USD. Dự trữ tài chính nói trên sẽ được trích từ lượng dự trữ ngoại hối hiện

ở mức khoảng 3.100 tỷ USD của các nước châu Á, chiếm 65% dự trữ ngoại

hối toàn cầu, và cho phép các nước thành viên được sử dụng trong trường

hợp cần thiết. Khoản dự trữ này sẽ mở rộng một hệ thống an toàn hiện có

cung cấp nguồn vốn khẩn cấp trong trường hợp cần thiết thông qua hoạt động

hoán đổi tiền tệ song phương trong các nước châu Á.

Nhưng từ đầu năm 2008 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính

tiền tệ toàn cầu làm cho kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại, thậm chí suy

thoái, thêm vào đó là sự mất cân bằng cán cân thương mại toàn cầu, sự thay

đổi bất thường của tỷ giá và lãi suất, sự đi xuống của thị trường chứng

khoán... đang là những yếu tố tác động sự di chuyển các luồn vốn giữa các

quốc gia. Trong bối cảnh đó các quốc gia đều xem xét vấn đề tăng DTNH để

phòng ngừa những bất ổn, để đảm bảo an toàn tài chính quốc gia.

1.1.2. Bối cảnh kinh tế trong nước giai đoạn 2006-2010

1). Việc gia nhập WTO đã mở ra thời kỳ nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng và đầy đủ với nền kinh tế thế giới.

Việc gia nhập WTO đã tạo ra những cơ hội to lớn để Việt Nam tăng

tốc, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề và những thách thức cần phải tính toán

kỹ lưỡng. Cùng với tiến trình hội nhập sâu rộng trong các lĩnh vực, hội nhập

trong linh vực tài chính, tiền tệ cũng diễn ra hết sức nhanh chóng.

Trong lĩnh vực tài chính: việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế

nhập khẩu, không chỉ tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, mà

Page 217: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

217

còn ảnh hưởng giảm thu NSNN. Đồng thời, theo cam kết Việt Nam cũng

phải bãi bỏ ngay các khoản trợ cấp và hỗ trợ tài chính bị cấm đối với các

ngành sản xuất và xuất khẩu.

Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính: Việt Nam sẽ mở cửa cho phép tổ

chức và cá nhân nước ngoài được mua cổ phần trong các doanh nghiệp

Việt Nam nhưng tỷ lệ phải phù hợp với mức mở cửa thị trường ngành đó.

Riêng đối với ngân hàng Việt Nam cho phép ngân hàng nước ngoài mua

tối đa 30% cổ phần. Đồng thời cho thành lập ngân hàng con 100% vốn

nước ngoài không muộn hơn ngày 1/4/2007.

Đối với dịch vụ chứng khoán: Việt Nam cho phép thành lập công

ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài và chi nhánh sau 5 năm kể từ khi

gia nhập WTO.

Về dịch vụ bảo hiểm: Việt Nam đồng ý cho Hoa Kỳ thành lập chi

nhánh bảo hiểm phi nhân thọ sau 5 năm kể từ ngày gia nhập.

Bên cạnh việc nới lỏng cho phép các ngân hàng nước ngoài tham gia

vào trị trường trong nước, để phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,

Việt Nam cũng đã từng bước thực hiện tự do hoá lãi suất và tỷ giá theo

nguyên tắc thị trường, chỉ can thiệp vào lãi suất và tỷ giá thông qua thị trường

tiền tệ và các công cụ của CSTT. Do đó, lãi suất và tỷ giá sẽ phản ánh chính

xác hơn giá trị đồng Việt Nam và phù hợp với diến biến thị trường tiền tệ

trong nước và quốc tế. lãi suất sẽ được tự do hoá từng bước theo trật tự và

khá thận trọng.

Đồng thời, hội nhập tài chính, tiền tệ cũng đòi hỏi Nhà nước phải sửa

đổi, bổ sung những quy định trong quản lý ngoại hối. Điều này không chỉ liên

quan đến các nguồn ngoại tệ của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước

ngoài mà cả ngoại tệ của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào TTTC Việt

Nam.

Như vậy, hội nhập WTO đã tác động trực tiếp đến toàn bộ hoạt động

tài chính, tiền tệ của Việt Nam, đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách điều

chỉnh cần thiết trong tất cả các lĩnh vực để đảm bao hội nhập diễn ra sâu

rộng, đầy đủ và thành công.

2). Kinh tế tăng trưởng chậm lại và bước vào thời kỳ suy giảm

Trong những năm gần đây, Việt Nam là một nước có mức độ kinh tế

tăng trưởng cao nhất trong vùng châu Á chỉ đứng sau Trung Quốc. Năm

2006 mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt khoảng 8,2% so với 8.4%

trong năm 2005. Năm 2007, nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định, đạt mức

tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua - khoảng 8,5%; trong đó, khu

vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,41%, khu vực công nghiệp và xây

dựng tăng 10,6%, khu vực dịch vụ tăng 8,68%.

Tuy nhiên, từ năm 2008 mức tăng trưởng của Việt Nam có xu hướng

chậm lại. Kết thúc năm 2008, nền kinh tế chỉ đạt mức tăng trưởng 6,23% và

Page 218: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

218

kế hoạch đề ra cho năm 2009 phải đạt 6,5%. Tuy nhiên nhiều dự báo cho

thấy trong năm 2009 nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể đạt mức tăng trưởng

khoảng 5-5,5%.

Do kinh tế tăng trưởng chậm lại, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có nhiều

bất ổn, nhiều khó khăn trong nền kinh tế nảy sinh làm ảnh hưởng xấu đến

môi trường kinh tế-xã hội. Để phát triển kinh tế ổn định và bền vững, một

mặt cần ổn định cân đối vĩ mô, mặt khác cần tăng dự trữ tài chính để phòng

ngừa những bất ổn có thể xảy ra đối với nền kinh tế.

3). Nhập siêu tăng đột biến

Trong những năm gần đây tỷ lệ nhập siêu có xu hướng tăng lên: năm

2006 tỷ lệ nhập siêu bằng là 12,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, năm

2007 tỷ lệ nhập siêu tăng đến 25,7% tổng kim ngạch xuất khẩu với mức nhập

siêu khoảng trên 10 tỷ USD.

Từ năm 2008: mức nhập siêu tăng lên đột biến, riêng tháng sáu là 736

triệu USD, sang đến tháng 7 đã tăng lên 753 triệu USD và tháng 8 dự kiến

khoảng 900 triệu USD. Như vậy, mức nhập siêu của năm 2008 đã vượt con

số 16 tỷ USD, chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Mức nhập siêu cao làm giảm khả năng tích lũy ngoại tệ. Đó là một

thách thức lớn đối với việc tăng DTNH quốc gia trong những thời điểm nền

kinh tế - tài chính thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang gặp khó

khăn.

4). Lạm phát trong nước sau thời kỳ tăng cao đã giảm xuống, song vẫn ở mức cao

Trong giai đoạn 2001-2005, mức lạm phát của Việt Nam ổn định trong

khoảng 5%. Tuy nhiên, từ năm 2007 chỉ số giá tiêu dùng tăng cao hơn khá

nhiều so với các năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2007 là 12,63%, giá

tiêu dùng bình quân năm 2007 so với bình quân năm 2006 tăng 8,3%.

Năm 2008, chỉ số giá tiếp tục tăng với mức tăng rất cao. Chỉ số giá

bình quân 8 tháng đầu năm nay so với con số tương ứng của năm 2007 tăng

22,14%. Tính chung năm 2008 chỉ số lạm phát tăng lên ở mức gần 20%.

Mặc dầu năm 2009, chỉ số lạm phát có xu hướng giảm thấp, song vẫn

còn khá cao so với giai đoạn 2001-2005, đồng thời vẫn tiềm ẩn nhiều nguy

cơ bùng phát trở lại.

Nguyên nhân của sự biến động giá tiêu dùng, nếu xét theo từng nhóm

hàng cụ thể cũng có nguyên nhân do giá đầu vào tăng cao, như: giá xăng dầu,

sắt thép, xi măng,... Đối với nhóm hàng ăn uống (lương thực và thực phẩm)

tăng do tác động của giá cả lương thực thế giới tăng do thiếu hụt lương thực

nhiều nơi trên thế giới và kéo theo là giá thực phẩm tăng do dịch bệnh ở gia

súc, gia cầm.

Page 219: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

219

Lạm phát cao là một trong những rủi ro cho sự phát triển kinh tế. Lạm

phát gia tăng sẽ kéo theo tăng lãi suất và và chi phí sản xuất. Hậu quả của lạm

phát là ảnh hưởng tiêu cực đến tât cả các hoạt động kinh tế-xã hội và đời

sống.

5). Thị trường chứng khoán trong nước đang suy giảm trầm trọng, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với hoạt động kinh tế trong nước.

Trước những biến động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thị

trường chứng khoán thế giới đã suy giảm trầm trọng. Thị trường chứng

khoán Việt Nam cũng nằm trong vòng xoáy của khủng hoảng đó. Bức tranh

ảm đạm của thị trường chứng khoán Việt Nam cuối năm 2008 đầu năm 2009

được khắc họa bởi chỉ số VN-Index giảm thấp: từ 927 điểm vào ngày

1/1/2008 xuống 360 điểm vào ngày 20/6/2008, giảm 71%. Mặc dù cuối năm

2008 thị trường chứng khoán có xu hướng tăng điểm, song chỉ số VN-Index

đóng cửa vào phiên giao dịch cuối năm là 315,62 điểm, giảm khoảng 65%.

Tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu giảm từ 43% năm 2007 còn 19%

năm 2008.

Hình 21 – Biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam 2001-2008

Cùng với suy giảm thị trường chứng khoán thế giới, sự suy giảm của

thị trường chứng khoán Việt Nam đã đưa đến hậu quả là sự rút vốn đầu tư

trực tiếp và gián tiếp. Mặc dù chưa có biểu hiện rút vốn ồ ạt, song sự ra đi của

các dòng vốn ra khỏi Việt Nam cũng tạo ra những nguy cơ mất an toàn tài

chính. Trong bối cảnh đó, việc tăng cường quản lý thị trường tài chính trong

nước càng đặt ra bức thiết để đối phó với các tình huống khó lường của thị

trường tài chính thế giới.

Page 220: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

220

1.2. CÁC MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ ĐỊNH HƯỚNG LỚN VỀ

KINH TẾ, TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ĐẾN 2010

1.2.1. Các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đến 2010

1). Mục tiêu tổng quát

Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến

quan trọng về nâng cao tính bền vững của sự phát triển. Cải thiện rõ rệt đời

sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy

mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an

toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an

ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường

quốc tế.

2). Các nhiệm vụ chủ yếu

(1) Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy

mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốc

độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của nước đang

phát triển có thu nhập thấp17.

(2) Chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, thực hiện các nguyên tắc

của thị trường, hình thành đồng bộ các thị trường và hệ thống thể chế kinh tế

thị trường định hướng XHCN phù hợp với điều kiện của nước ta.

(3) Tích cực, chủ động đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng

kinh tế đối ngoại gắn với nâng cao khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế.

(4) Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, GD&ĐT; nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước và phát triển kinh tế tri thức.

(5) Tạo chuyển biến mạnh trong việc xây dựng văn hoá, trí tuệ, đạo

đức và lối sống; nâng cao thể chất và sức khoẻ nhân dân; bảo vệ và cải thiện

môi trường sinh thái.

(6) Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc làm, khuyến

khích làm giàu hợp pháp, xoá đói giảm nghèo, phát triển hệ thống an sinh;

đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

(7) Phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng

cao hiệu lực của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo bước chuyển rõ

rệt về cải cách hành chính, ngăn chặn và đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng,

lãng phí.

(8) Tăng cường quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị - xã hội, mở

rộng quan hệ đối ngoại, giữ vững môi trường hòa bình và ổn định, tạo thuận

lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Page 221: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

221

1.2.2. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu

Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần

thứ X, Kế hoach phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 đã thông qua các

chỉ tiêu như sau:

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá so sánh gấp

hơn 2,1 lần năm 2000. Trong 5 năm 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng GDP 7,5

- 8%/năm; phấn đấu đạt trên 8%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010

theo giá hiện hành đạt khoảng 950 - 1000 USD.

- Cơ cấu ngành trong GDP năm 2010: khu vực nông nghiệp khoảng

15 - 16%; công nghiệp và xây dựng 42 - 43%; dịch vụ 41 - 42%.

- Kim ngạch xuất khẩu tăng 14 - 16%/năm.

- Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 21 - 22%.

- Vốn đầu tư xã hội đạt khoảng 37-38% GDP.

- Tốc độ phát triển dân số khoảng 1,12%/năm.

- Lao động nông nghiệp năm 2010 chiếm dưới 50% lao động xã hội.

- Tạo việc làm cho 8 triệu lao động; tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới

5%.

- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) giảm xuống còn 15 - 16% vào năm

201018.

- Năm 2010, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; giáo dục

đại học và cao đẳng đạt 200 sinh viên/10.000 dân; lao động đã qua đào tạo

chiếm 40% tổng lao động xã hội.

- Tỷ lệ bác sỹ, dược sỹ đạt 6 người/10.000 dân.

- Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam năm 2010 đạt 72 tuổi.

- Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi là 20 %o và dưới 5 tuổi là 27%o; tỷ

lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm xuống dưới 20%; tỷ lệ tử vong bà

mẹ liên quan thai sản dưới 7/10.000.

- Năm 2010, 100% hộ dân có nhà ở.

- Tỷ lệ sử dụng điện thoại đạt 32 máy/100 dân; tỷ lệ sử dụng Internet

đạt 25 thuê bao/100 dân.

1.2.3. Các định hướng phát triển tài chính, tiền tệ đến năm 2010

1). Về tài chính

Đảm bảo tiềm lực tài chính quốc gia đủ mạnh để chủ động thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, có khả năng kiểm soát lạm

phát, ổn định tiền tệ, giá cả và thị trường;

Page 222: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

222

Hệ thống chính sách động viên, phân phối tài chính có hiệu lực cao,

đảm bảo công bằng, năng động, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định

hướng XHCN, có tác động mở đường khai thông các nguồn nội lực, thu hút

ngoại lực và sử dụng hiệu quả toàn bộ các nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã

hội của đất nước;

Xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, công khai, minh bạch,

dân chủ, được quản lý và kiểm toán chặt chẽ, làm cho tài chính trở thành

thước đo hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, là động lực thúc đẩy phát triển kinh

tế – xã hội;

Năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về tài chính được tăng cường và

đổi mới trên cơ sở đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hoá công cụ và

nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính;

Củng cố và nâng cao vị thế tài chính Việt Nam trong quan hệ quốc tế

trên cơ sở bảo đảm độc lập tự chủ và an ninh tài chính quốc gia.

2). Về phát triển NHNN

Xây dựng NHNN thành NHTW hiện đại với cơ cấu tổ chức bộ máy

tinh gọn, chuyên nghiệp.

NHNN có đủ nguồn lực, năng lực về xây dựng và thực thi CSTT theo

nguyên tắc thị trường, thực hiện đầy đủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về

hoạt động NHTW để hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế, thực hiện có

hiệu quả chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ và họat động ngân

hàng;

Nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của NHNN, tăng cường tính độc

lập của NHNN trong việc tổ chức thực hiện chiến lược, hoạch định và thực

thi CSTT.

Chức năng, nhiệm vụ của NHNN tập trung chủ yếu vào ổn định giá trị

đồng tiền, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống, tạo môi trường vĩ

mô thuận lợi cho tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội.

CSTT phải trở thành công cụ đắc lực để điều chỉnh và kiểm soát kinh

tế vĩ mô nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế

và đảm bảo sự an toàn, lành mạnh của hệ thống TTTC.

1.3. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHỦ YẾU ĐỐI VỚI HOẠT

ĐỘNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-

2010

1.3.1. Cơ hội đối với hoạt động kinh tế và tài chính, tiền tệ Việt Nam

1). Có cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao hơn

Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao và ổn định với

tốc độ tăng hàng năm bình quân trên 7% trong suốt hai thập kỷ qua. Kim

Page 223: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

223

ngạch xuất khẩu tăng trưởng trên 70% kể từ năm 2000 nên đã đóng góp tích

cực vào tăng trưởng kinh tế. Thu hút vốn FDI được phục hồi sau thời kỳ

khủng hoảng châu Á và sẽ đạt khoảng 4 tỷ USD mỗi năm trong thập kỷ tới,

đưa mức FDI bình quân đầu người xấp xỉ với Trung Quốc. Mức sống của

người dân ngày càng được cải thiện. Mặc dù lạm phát trong những năm gần

đây tăng cao, năm 2004 mức lạm phát là 9,5%, năm 2005 là 8,4% song sự ổn

định kinh tế vĩ mô nhìn chung được đảm bảo với thâm hụt NSNN và qui mô

vay nợ của chính phủ nằm trong tầm kiểm soát, tỷ giá hối đoái giữ ổn định so

với đồng USD.

Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập WTO, tốc độ tăng trưởng của Việt

Nam sẽ phải đối mặt với những cơ hội và nhiều rủi ro, thách thức. Bên cạnh

đó, khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng kinh

tế thế giới, trong đó có Việt Nam, song khủng hoảng vừa là thách thức vừa là

cơ hội để tận dụng để bức phá sau giai đoạn khủng hoảng.

Mặc dù, những rủi ro và thách thức đó có ảnh hưởng đáng kể đến tốc

độ tăng trưởng của Việt Nam, song có thể nhìn thấy những nhân tố thuận lợi

để có thể duy trì được tốc độ và chất lượng tăng trưởng cao hơn, đó là:

- Năng suất lao động có xu hướng tăng lên.

- Thị trường được mở rộng tạo điều kiện tăng nhanh kim ngạch xuất

khẩu hàng hóa và dịch vụ.

- Quy mô và cơ cấu đầu tư thay đổi theo hướng tích cực.

2). Mức thu nhập và mức tiêu dùng có khả năng thanh toán có xu hướng tăng

Tiêu dùng chiếm tới 2/3 trong cơ cấu tích lũy tiêu dùng tổng sản phẩm

trong nước và thường xuyên ở mức trên 70%GDP trong nhiều năm qua cho

thấy vai trò đặc biệt quan trọng của tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng nhà nước

trong tăng trưởng kinh tế của nước ta. Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức

bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 5 năm qua đã đạt

1.738,8 nghìn tỷ đồng, bình quân tăng 16,86%/năm. So với tỷ lệ tăng trưởng

trong giai đoạn 1996 – 2000 chỉ là 12,71%/năm thì đây là tín hiệu đáng khích

lệ. Với mức tăng trưởng tiêu dùng như vậy, thêm vào đó là một nước đông

dân số (trên 83 triệu người vào năm 2005), thu nhập bình quân đầu người

đang ngày càng được cải thiện (GDP bình quân đầu người đạt trên 600 USD

năm 2005, gấp 3 lần so với năm 1991), tỷ lệ nghèo đói theo chuẩn quốc tế

(dưới 1 USD/người/ngày) giảm nhanh từ 50,8% năm 1990 xuống 10,9% năm

2003, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn

và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Trong giai đoạn tới có nhiều cơ hội để tăng tiêu dùng trên các góc độ

sau:

- Do cắt giảm thuế nhập khẩu, làm hạ thấp giá cả hàng hóa nên người

tiêu dùng sẽ tiết kiệm được một phần thu nhập do việc mua hàng với giá rẻ

Page 224: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

224

hơn. Thu nhập tiết kiệm được có thể tăng mức tiêu dùng đối với các sản

phẩm khác hoặc được tích lũy để đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh.

Nhiều chuyên gia kinh tế dự đoán chắc chắn rằng, tiêu dùng ở nước ta

sẽ tiếp tục tăng mạnh trong giai đoạn tới, thậm chí “bùng nổ” do thu nhập và

kỳ vọng tăng thu nhập được cải thiện, cơ cấu hàng hóa tiêu dùng chuyển dần

từ những hàng hóa dịch vụ thiết yếu, cơ bản sang tiêu dùng cao cấp, lâu bền

có giá trị cao hơn. Việc giá cả nhiều loại hàng hóa dịch vụ hiện đang cao hơn

so với khu vực và thế giới giảm xuống cũng là một kích thích mạnh tăng tiêu

dùng, đồng thời, hàng hóa dịch vụ sản xuất trong nước sẽ phải hạ giá thành,

nâng cao chất lượng, đa dạng hóa nhằm cạnh tranh với hàng hóa dịch vụ

nhập khẩu nên người tiêu dùng sẽ được lợi nhiều nhất.

- Do giảm thuế nhập khẩu nên xã hội sẽ giảm bớt được những thiệt hại

vô ích phải gánh chịu do thuế nhập khẩu bảo hộ gây ra. Không những đối với

người tiêu dùng mà cả xã hội đều lấy lại được những mất mát không đáng có

khi thực hiện chính sách thuế nhập khẩu bảo hộ.

3). Khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn hơn

Hiện nay, theo tính toán của Tổng cục Thống kê vốn đầu tư là nhân tố

quan trọng nhất đóng góp tới gần 54% vào mức tăng trưởng kinh tế ở nước ta

kể từ năm 2003 đến nay. Trong giai đoạn tới, dự báo qui mô vốn đầu tư và cơ

cấu nguồn vốn đầu tư toàn xã hội sẽ có những chuyển biến tích cực. Cụ thể:

- Tạo cơ hội và khả năng thu hút mạnh hơn các nguồn vốn bên ngoài

cho ĐTPT.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng trong nền

kinh tế nước ta: chiếm gần 30% vốn đầu tư xã hội, 35% giá trị sản xuất công

nghiệp, giải quyết việc làm cho hơn 70 vạn lao động và hàng chục vạn lao

động gián tiếp. Hiện Việt Nam đứng thứ 50 trong số 140 nước về chỉ số FDI

và được xếp vào hàng những quốc gia nhận được vốn FDI nhiều hơn so với

tương quan qui mô của nền kinh tế.

Nhờ dòng vốn đầu tư toàn cầu khởi sắc đã giúp hoạt động thu hút vốn

đầu tư nước ngoài của Việt Nam trở thành một điểm sáng trong những năm

vừa qua. Kết quả là, kết thúc năm 2004, cả nước đã thu hút được 4,2 tỷ USD

vốn đầu tư mới, tăng 37,8% so với năm 2003; Năm 2005 thu hút gần 6 tỷ

USD và là mức cao nhất kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ

khu vực châu Á năm 1997.

4). Phân bổ nguồn lực tài chính hiệu quả hơn

Trong giai đoạn hội nhập WTO do Việt Nam phải thực hiện cam kết

minh bạch hóa chính sách, xóa bỏ các khoản hỗ trợ tài chính bị cấm nên buộc

phải cơ cấu lại chi tiêu khu vực tài chính công và phân bổ nguồn lực tài chính

trong nền kinh tế theo hướng hiệu quả.

Page 225: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

225

Đồng thời do phải thực hiện cắt giảm thuế quan và các biện pháp phi

thuế quan trong những thời hạn nhất định theo các cam kết quốc tế đã tác

động đến năng lực và hiệu quả của các ngành sản xuất kinh doanh trong

nước. Những ngành có năng lực hoạt động yếu, khả năng cạnh tranh kém

phải di chuyển nguồn lực của mình sang các ngành khác có hiệu quả hơn.

Với sự giới hạn về nguồn lực của toàn xã hội, sự giảm bớt nguồn lực của

ngành này sẽ tập trung cho những ngành khác. Đến lượt các ngành đó lại tiếp

tục tác động tới những ngành có liên quan theo hướng đầu tư vào những

ngành đem lại hiệu quả. Do đó, sẽ diễn ra tác động phân bổ lại nguồn lực của

xã hội, làm cho nguồn lực tài chính của đất nước được sử dụng hiệu quả hơn.

5). Tạo cơ hội để phát triển hoạt động ngân hàng

Hội nhập kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng mang lợi những cơ hội lớn

để các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, và

nền kinh tế có thể nâng cao khả năng phân bổ các nguồn lực và tiếp cận các

dịch vụ với các chi phí thấp hơn hoặc chất lượng tốt hơn, các nguồn lực sẽ

được phân bổ hiệu quả hơn.

Hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng ngoài việc cho phép các ngân hàng

nước ngoài cạnh trạnh trong một sân chơi công bằng, còn tạo điều kiện thuận

lợi cho các ngân hàng trong nước thâm nhập vào thị trường quốc tế, mở ra cơ

hội cho ngành ngân hàng thực hiện các trao đổi, hợp tác quốc tế, từ đó nâng

cao uy tín và vị thế của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong các giao dịch tài

chính quốc tế19.

Sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam sẽ

làm gia tăng cả mức độ cạnh tranh và sự lành mạnh, an toàn của hệ thống

ngân hàng trong nước: Các ngân hàng Việt Nam có điều kiện tranh thủ vốn,

công nghệ, kinh nghiệm quản lý của ngân hàng các nước trên thế giới và đào

tạo đội ngũ cán bộ, buộc các NHTM Việt Nam phải cơ cấu lại tổ chức, tăng

năng lực tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn và phát triển dịch

vụ ngân hàng mới.

Như vậy, bối cảnh mới đang diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng đã tạo ra

động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và nâng cao tính minh bạch, tính tự

chịu trách nhiệm của hệ thống ngân hàng, qua đó nâng cao hiệu quả điều

hành trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng.

1.3.2. Thách thức đối với kinh tế và tài chính, tiền tệ

1). Thách thức đối với nền kinh tế

Mặc dù kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng khá, nhưng vẫn có nguy cơ tụt hậu, thu nhập quốc dân đầu người thấp, khoảng cách phát triển vẫn doãng rộng

Trong giai đoạn 2006-2010, dự báo tăng trưởng kinh tế trong nước

tiếp tục đạt tốc độ cao 7,5-8%/năm. Một mặt, tăng trưởng cao có khả năng

Page 226: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

226

tạo ra nguồn lực tài chính lớn, nhưng mặt khác, để tăng trưởng cao đòi hỏi

tiếp tục tăng đầu tư cho tăng trưởng. Bên cạnh đó, đây được xem là giai đoạn

nhà nước sẽ chú trọng tới hiệu quả tăng trưởng.

Tuy những thành tựu đã đạt được trong 5 năm qua là đáng ghi nhận

nhưng còn dưới mức khả năng phát triển của đất nước. Hoạt động kinh tế- xã

hội còn nhiều bất cập, yếu kém.

Chất lượng phát triển kinh tế-xã hội và năng lực cạnh tranh của nền

kinh tế còn yếu. Tăng trưởng kinh tế những năm qua chưa phát huy mạnh các

nhân tố theo chiều sâu, chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước.

Năng lực cạnh tranh, năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế

còn thấp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, hiệu quả thấp. Công nghiệp

hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn triển khai chậm, còn lúng túng,

thiếu tính bền vững. Tỷ trọng công nghiệp gia công, lắp ráp còn lớn: tốc độ

đổi mới công nghệ chậm. Đóng góp của khu vực dịch vụ vào GDP còn thấp

và có xu hướng giảm xuống.

Trong giai đoạn 2006-2010, cho dù về chỉ tiêu GDP/đầu người có

vượt ngưỡng những nước kém phát triển thì nền kinh tế trong nước vẫn còn

trong tình trạng kém phát triển, tụt hậu xa so với nhiều nước trong khu vực

và trên thế giới.

Các cân đối vĩ mô chưa vững chắc

Các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc. Cán cân thanh toán quốc tế,

dự trữ ngoại tệ còn mất cân đối. nguồn lực đất nước chưa được huy động hết

và sử dụng chưa thật hiệu quả; tỷ lệ thu nội địa thấp, chưa đáp ứng được nhu

cầu chi tiêu; cơ cấu chi ngân sách chưa thực sự hợp lý; đầu tư của nhà nước

còn dàn trải, thất thoát, hiệu quả thấp. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng còn

cao và còn tiềm ẩn những yếu tố rủi ro.

Hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động đối ngoại còn nhiều khó khăn,

hạn chế. Quy mô xuất khẩu còn nhỏ bé, sản phẩm xuất khẩu qua chế biến,

chế tác sâu còn chiếm tỷ lệ thấp, nhập siêu còn lớn.

Do khủng hoảng tài chính tác động ảnh hưởng đến khu vực tài chính

nói chung làm cho hoạt động dịch vụ tài chính của Việt Nam đã yếu kém,

khả năng cạnh tranh thấp lại càng gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh hội

nhập tài chính đang ngày càng sâu rộng.

2). Thách thức đối với hoạt động tài chính

Nhu cầu đòi hỏi huy động nguồn vốn lớn để tăng trưởng nhưng khả năng đáp ứng còn hạn chế.

Để tăng trưởng kinh tế cao đòi hỏi phải huy động được một số vốn

không nhỏ nhằm đáp ứng được mức đầu tư toàn xã hội khoảng trên 40%GDP

(để đảm bảo tăng trưởng GDP trên 8%/năm, trong điều kiện hệ số ICOR

Page 227: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

227

chưa có nhiều cải thiện). Điều này đòi hỏi đa dạng hóa các kênh huy động

vốn đồng thời nâng cao tỷ lệ động viên thu NSNN.

Tuy nhiên, trong bối cảnh khi mà nền kinh tế Việt Nam còn đang

trong quá trình chuyển đổi và HNQT, đây không phải là một nhiệm vụ dễ

dàng. Những bất cập nổi lên là:

- Do thực hiện các cam kết quốc tế về cắt giảm thuế quan và phi

thuế quan nên số thu NSNN từ thuế XNK sẽ giảm trong những

năm tới

- Trong điều kiện giá dầu diến biến thất thường và có thể sẽ hạ

trong vài năm tới kéo theo giảm tỷ trọng thu từ dầu thô trong

tổng thu NSNN.

- Việc tăng tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN sẽ gặp

những khóa khăn, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân do thu nhập

bình quân đầu người thấp và khả năng kiểm soát thu nhập còn

nhiều bất cập.

- Nếu tăng tỷ lệ động viên về thuế so với GDP quá cao có thể sẽ

hạn chế kích thích tăng trưởng kinh tế do khả năng tích lũy nội

bộ nền kinh tế còn thấp.

- Nếu tăng vay nợ chính phủ cả trong và ngoài nước sẽ đặt áp lực

tăng lạm phát và an ninh tài chính quốc gia.

Hiệu quả phân bổ vốn NSNN còn bất cập

Hiện nay tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực nhà nước khá lớn, nhưng

hiệu quả phân bổ vốn còn chưa cao. việc phân bổ các nguồn lực tài chính còn

mang nhiều tính chủ quan, duy ý chí và không phù hợp với yêu cầu phát triển

kinh tế. Nhiều DNNN và nhiều ngành kinh doanh kém hiệu quả nhưng vẫn

nhận được nhiều vốn để phát triển, trong khi nhiều dự án có triển vọng lại rơi

vào tình trạng thiếu vốn. Bởi vậy, thách thức đối với hoạt động tài chính

trong tương lai là phải làm sao để các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, các

ngành kinh tế có triển vọng nhận được đủ vốn để phát triển.

Tăng rủi ro và bất ổn đến an ninh tài chính quốc gia

HNQT tạo ra những cơ hội để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy

nhiên, nguồn vốn nước ngoài tăng, đặc biệt là vốn đầu tư gián tiếp đổ vào

TTTC tăng nhanh cũng tạo ra áp lực đối với từng bộ phận của TTTC và toàn

bộ hệ thống tài chính. Điều đó có thể dẫn đến nguy cơ đổ vỡ và bất ổn cho an

ninh tài chính quốc gia.

Page 228: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

228

3). Thách thức đối với hoạt động ngân hàng

Điều hành CSTT, quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá sẽ gặp nhiều thách thức

Trong giai đoạn phát triển và hội nhập, hoạt động điều hành CSTT,

quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá sẽ gặp khó khăn trong các lĩnh vực sau:

- Kiểm soát tổng phương tiện thanh toán của NHNN sẽ khó khăn hơn.

Trong một nền kinh tế mở, hoạt động của nền kinh tế chịu tác động

của môi trường kinh tế đối ngoại ngày càng nhiều. Những diễn biến cán cân

thanh toán và sự dịch chuyển luồng vốn có tác động rất lớn đối với việc điều

hành CSTT.

- Ảnh hưởng của cán cân thanh toán đến tổng phương tiện thanh toán.

Theo lý thuyết cũng như trên thực tiễn, kết quả của cán cân thanh toán

làm thay đổi tài sản có ngoại tệ ròng (NFA), qua đó làm thay đổi tổng

phương tiện thanh toán. Điều đó được thể hiện qua công thức:

NFA= Cán cân vãng lai (CAB)+ cán cân vốn (CB)

M2 = Tài sản có nước ngoài ròng (NFA) + Tài sản có trong nước

ròng (NDA).

Nhờ quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư mà qui mô thương mại

quốc tế của Việt Nam ngày càng gia tăng. Tăng trưởng xuất, nhập khẩu hàng

hóa trong bối cảnh hội nhập chịu tác động mạnh bởi những thay đổi của môi

trường kinh tế thế giới, đặc biệt là diễn biến giá cả hàng hoá trên thị trường

quốc tế. Do vậy, cán cân thương mại không ổn định và theo đó cán cân vãng

lai cũng bất ổn bởi cán cân thương mại luôn là chỉ tiêu phản ánh sát với xu

hướng của cán cân vãng lai.

Trong một số năm, cán cân vãng lai đạt thặng dư nhưng đây chỉ là

thặng dư một cách tạm thời. Thực chất, Việt Nam vẫn đang là nước thiếu hụt

giữa tiết kiệm và đầu tư và việc dựa vào nguồn vốn nước ngoài là cần thiết.

Nhờ chính sách tự do hoá đầu tư, mà trong những năm qua, Việt Nam đã tiếp

cận được nhiều nguồn vốn khác nhau để bù đắp cho thâm hụt cán cân vãng

lai. Vì vậy, cán cân thanh toán tổng thể chủ yếu bội thu qua các năm, giảm

sức ép giảm giá VND, giúp cho việc điều hành CSTT trong nền kinh tế đôla

hoá của Việt Nam có phần thuận lợi hơn. Song nhìn chung diễn biến cán cân

thanh toán không ổn định nên có ảnh hưởng đến diễn biến M2, qua đó đòi

hỏi NHNN phải có những giải pháp hạn chế sự tác động bất ổn này đến M2,

đảm bảo M2 tăng hàng năm phù hợp với mục tiêu.

Trường hợp nền kinh tế20 có dư cung ngoại tệ thì NFA tăng lên và nếu

tài sản có trong nước ròng (chủ yếu là tín dụng trong nước) không đổi, tổng

phương tiện thanh toán sẽ tăng lên. Số liệu thực tế từ 2000-2005 cho thấy, tỷ

trọng NFA trong tổng phương tiện thanh toán (M2) có xu hướng giảm dần từ

43% năm 2000 xuống còn khoảng 26% năm 2005. Tuy nhiên, mức độ tác

Page 229: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

229

động đến M2 không ổn định, từ mức tác động 54% năm 2000 xuống 0% năm

2002, sau đó lại tăng lên 20,75% năm 2005. Như vậy, diễn biến cán cân

thanh toán đã có tác động đến sự thay đổi NFA và làm cho biến động của M2

không ổn định.

- Ảnh hưởng của việc tự do hoá các giao dịch vốn đến khả năng kiểm

soát tiền tệ của NHNN.

Trong quá trình mở cửa TTTC, tự do hoá các giao dịch vốn là một xu

thế tất yếu, thực chất của quá trình này là xóa bỏ các hạn chế trong việc

chuyển dịch vốn của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các khoản đầu tư

gián tiếp. Việc xóa bỏ các rào cản như vậy, theo kinh nghiệm của các nước

có thể xảy ra những bất ổn như sau: (i) Các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn

(hoặc đầu tư) đột ngột với qui mô lớn chủ yếu do tâm lý phản ứng dây

chuyền của các nhà đầu tư phát sinh từ những lo lắng về thực trạng kinh tế có

thể bị suy giảm của nước họ đang đầu tư, cũng như lo lắng về sự yếu kém, rủi

ro trong ngành ngân hàng và vĩ mô; (ii) Cho vay bất cẩn và đầu tư không sinh

lời có nguy cơ gia tăng hơn khi tự do hóa các giao dịch vốn, nhất là khi tự do

hóa nhanh trong khu vực tài chính và tự do hóa luồng vốn không đi kèm với

các biện pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro của hệ thống tài chính, cũng

như các cơ quan giảm sát hoạt động của hệ thống này; (iii) Khả năng mất cân

đối vĩ mô có thể xẩy ra khi tự do hóa các giao dịch vốn: Dòng vốn lớn đổ vào

trong nước cũng có thể gây mất cân đối tầm vĩ mô, đặc biệt khi chính sách vĩ

mô không nhất quán và hướng tới những mục tiêu mâu thuẫn nhau. Rủi ro vĩ

mô thường hay xảy ra nếu không có một cơ chế tỷ giá hợp lý phù hợp, thiếu

một CSTT tin cậy.

Trong trường hợp tự do hoá các giao dịch vốn, nếu vẫn duy trì một

chế độ tỷ giá cố định hoặc thiếu linh hoạt, NHTW sẽ không thể sử dụng

CSTT để duy trì sự ổn định giá trong nước, vì khi đó cung tiền phải mở rộng

để ổn định tỷ giá khiến lạm phát trong nước có thể gia tăng. Từ đó cân đối vĩ

mô có thể bị phá vỡ.

Một cơ chế tỷ giá không được các chính sách kinh tế và khu vực tài

chính hỗ trợ sẽ dẫn đến các rủi ro liên quan đến dòng vốn đổ vào trong nước,

cụ thể làm tăng giá trị đồng tiền trong nước, gây khó khăn cho điều hành

CSTT, gây ảnh hưởng đối với sự ổn định kinh tế và tính cạnh tranh của hàng

xuất khẩu. Một cơ chế tỷ giá được các nhà đầu tư quốc tế coi là không ổn

định và thiếu độ tin cậy sẽ làm tăng thêm rủi ro đầu cơ tiền tệ và dòng vốn đổ

ra nước ngoài lớn sẽ gây ra bất ổn TTTC.

Tạo ra áp lực đối với cơ chế truyền tải của CSTT

Thực hiện các cam kết hội nhập đòi hỏi giảm dần sự can thiệp trực tiếp

của chính phủ vào các hoạt động tiền tệ ngân hàng. Chính điều đó cũng tạo ra

áp lực đến cơ chế truyển tải của CSTT.

Page 230: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

230

Sự giảm dần can thiệp của Chính phủ vào các hoạt động tiền tệ, tín

dụng có ảnh hưởng nhất định đến cơ chế truyền tải CSTT. Quá trình đổi mới

công cụ điều hành CSTT của NHNN từ năm 1991 đến nay (tăng cường sử

dụng công cụ gián tiếp, tăng tính thị trường trong điều hành tỷ giá và lãi suất)

gắn liền với việc giảm dần sự can thiệp của Chính phủ vào các hoạt động tiền

tệ tín dụng. Các hoạt động cho vay chính sách, cho vay theo chỉ định của

Chính phủ được tách khỏi các hoạt động cho vay thương mại của các NHTM

Nhà nước. Ngân hàng CSXH, Quĩ hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát

triển) được thành lập để thực hiện cho vay các chương trình kinh tế, cho vay

chính sách của Chính phủ. Điều đó đã góp phần làm cho hoạt động của các

NHTM tuân thủ các nguyên tắc thị trương hơn, từ đó tạo tính nhạy cảm hơn

trong phản ứng chính sách của các NHTM Nhà nước trước những thay đổi

của CSTT.

Mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế lại ảnh hưởng lớn đến tính cạnh

tranh, độ sâu và sự đa dạng của TTTC, điều đó sẽ tăng khả năng truyền tải

các tác động của CSTT đến nền kinh tế, cơ chế truyền tải CSTT trở nên năng

động và nhạy cảm hơn. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và các

nước đang phát triển trên thế giới thì mức độ cạnh tranh, độ sâu và sự đa dạng

của TTTC còn những hạn chế nhất định, như mức độ cạnh tranh của các chủ

thể trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam còn thấp do có sự “độc

quyền” theo nhóm của các NHTM Nhà nước; thị trường tín dụng còn nhiều

bất cập: chất lượng tín dụng thấp, nợ quá hạn cao, thị trường tín dụng còn

phân cách... làm ảnh hưởng đáng kể đến tác động của CSTT đến tổng cầu; sự

gắn kết giữa thị trường tiền tệ và TTCK còn rất mỏng manh, mức độ tác động

qua lại giữa thị trường tiền tệ và TTCK ở Việt Nam còn chưa rõ nét do thị

trường tiền tệ mức độ phát triển còn hạn chế. Chính những hạn chế này ảnh

hưởng đến khả năng truyền tải nhanh những tác động của CSTT đến nền

kinh tế.

Page 231: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

231

Chương 2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI

CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM GIAI

ĐOẠN 2006-2010

2.1. ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU THU NSNN GIAI ĐOẠN 2006-2010

2.1.1. Yêu cầu chủ yếu điều chỉnh cơ cấu thu NSNN giai đoạn 2006-

2010

Mục tiêu xuyên suốt của chuyển dịch cơ cấu thu NSNN là tiến đến xây

dựng một cơ cấu thu ngân sách ổn định một cách linh hoạt, đảm bảo tính bao

quát và hệ thống, phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội

chủ nghĩa nhằm đảm bảo đảm bảo nguồn lực tài chính ổn định lâu dài phục

vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần thực hiện

bình đẳng, công bằng xã hội và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Xuất phát từ mục tiêu nói trên, các yêu cầu đối với chuyển dịch cơ cấu

thu ngân sách bao gồm:

1) Chuyển dịch cơ cấu thu ngân sách phải đảm bảo phù hợp với điều

kiện kinh tế xã hội và có tác động tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Đây là yêu cầu quan trọng nhất đối với việc chuyển dịch cơ cấu thu ngân

sách vì với cùng một tổng mức thu nhưng cơ cấu thu khác nhau sẽ có ảnh

hưởng khác nhau đến nền sản xuất xã hội. Một cơ cấu thu ngân sách phù hợp

là một cơ cấu thu ngân sách trong đó ít ảnh hưởng bóp méo nhất đến các hoạt

động của nền kinh tế và các hành vi của các chủ thể trong xã hội. Tuỳ theo

từng giai đoạn và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của từng nước, cơ cấu

thu ngân sách tối ưu thường khác nhau và do vậy không có chung một cơ cấu

thu ngân sách phù hợp cho mọi hoàn cảnh và giai đoạn phát triển của nền

kinh tế.

2) Chuyển dịch cơ cấu thu ngân sách phải đảm bảo huy động đủ các

nguồn thu để đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên của Nhà nước và dành một

phần cho tích luỹ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đây là yêu cầu mang tính bắt buộc đối với việc chuyển dịch cơ cấu thu ngân

sách ở nước ta nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã

hội đã đặt ra.

3) Chuyển dịch cơ cấu thu ngân sách phải đảm bảo áp dụng một hệ

thống thu thống nhất, công bằng, bình đẳng, không phân biệt giữa các thành

phần kinh tế cũng như giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài.

4) Chuyển đổi hệ thống thu ngân sách phải đảm bảo phát huy vai trò

tích cực của thu NSNN tác động đến việc phân phối thu nhập công bằng hợp

lý, tách chính sách xã hội ra khỏi các chính sách thu ngân sách và tạo điều

Page 232: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

232

kiện thúc đẩy cải cách hành chính và hiện đại hoá công tác quản lý thu

NSNN.

5) Chuyển dịch cơ cấu thu ngân sách phải đảm bảo phù hợp với tiến

trình hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng được yêu cầu bảo hộ có chọn lọc, có

thời hạn, có điều kiện một cách hợp lý, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế,

thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo đảm lợi ích quốc gia.

2.1.2. Định hướng điều chỉnh cơ cấu thu NSNN

1). Xác định tỷ lệ động viên hợp lý

Theo mục tiêu của Đại hội IX thì tỷ lệ động viên vào NSNN cả giai

đoạn 2001-2010 phải đạt là 20-21%GDP, trong đó thuế, phí khoảng 18-

19%GDP; giai đoạn 1991-2000 đạt 20,8%GDP, trong đó động viên thông

qua thuế, phí là 19,7%GDP.

Giai đoạn 2001-2005 tỷ lệ động viên bình quân vào NSNN đạt

24,68%GDP. Đây là mức tăng khá cao và nhanh so với các giai đoạn trước.

Một mặt, do cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công

nghiệp và dịch vụ; mặt khác, mở rộng đối tượng tính thuế và chịu thuế, công

tác quản lý thuế ngày càng hiệu quả.

Theo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010, dự báo với

quy mô thu NSNN đạt 1.400-1.500 tỷ thì tỷ lệ động viên vào NSNN có thể

đạt khoảng 23%GDP.

Tuy nhiên trong thực tế những năm gần đây, tỷ lệ động viên thu

NSNN vẫn có xu hướng tăng cao. Năm 2006 tỷ lệ động viên đạt 27,1%GDP,

năm 2007 ước đạt 25,2%GDP. Như vậy, tỷ lệ động viên thu NSNN trong

thực tế vẫn tăng với tốc độ khá nhanh. Đó là điều bất hợp lý.

Để thuế trở thành công cụ điều tiết vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng đạt

mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã đề ra, đồng thòi đảm bảo cân

đối ngân sách một cách tích cực, giữ bội chi ở mức hợp lý, tăng dần dự trữ,

đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế, thì

cần phải xác định tỷ lệ động viên thu NSNN ở mức hợp lý.

Xem xét, cơ cấu thu NSNN giai đoạn 10 năm (1996-2005) ta thấy:

- Tỷ lệ động viên thu NSNN cả giai đoạn đạt trung bình: 22,3%GDP

- Tỷ lệ động viên từ dầu thô đạt trung bình 4,75%GDP

- Tỷ lệ thu NSNN trừ dầu thô đạt trung bình 17,56%GDP

Trong đó, tỷ lệ thu NSNN từ dầu thô thường không ổn định và phụ

thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Vì vậy, để xác định cơ cấu và tỷ lệ động viên

hợp lý có thể áp dụng 2 phương án sau:

- Xác định tỷ lệ động viên thu NSNN trừ dầu thô: 17-18% GDP

Page 233: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

233

- Xác định tỷ lệ động viên thu NSNN bằng mức 17-18%GDP cộng với

tỷ lệ thu NSNN từ dầu thô khoảng 5%GDP. Như vậy tỷ lệ động viên thu

NSNN hợp lý khoảng 22-23%GDP

2). Điều chỉnh cơ cấu thu giữa trong nước và ngoài nước

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu hệ thống thu theo hướng tăng dần tỷ

trọng nguồn thu trong nước và tỷ trọng thuế, phí trong tổng nguồn thu

NSNN: Thu nội địa đạt bình quân trên 60% tổng thu NSNN.

Đến năm 2010 tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN đạt mức

63,9%, đạt mức trung bình trong 5 năm là 60% (bình quân 5 năm 2001-2005

là 52,3%).

Thu từ dầu thô sẽ giảm tỷ trọng, đạt mức bình quân trên 20% tổng thu

NSNN

Do giảm sản lượng khai thác dầu thô, (với mức bình quân hàng năm

khoảng 1 triệu tấn, tốc độ trung bình khoảng 7%/năm) và xu hướng giảm nhẹ

giá dầu trên thị trường thế giới, nên tỷ trọng thu từ dầu thô dự báo giảm

xuống còn 17,9% vào năm 2010, trung bình 5 năm đạt 20,5% (mức bình

quân 5 năm 2001-2005 là 23,9%).

Tỷ trọng thu từ thuế XNK giảm còn khoảng 18% tổng thu NSNN.

Tỷ trọng thu từ thuế XNK sẽ giảm xuống còn 17,6% vào năm 2010 do

thực hiện việc cắt giảm thuế quan trong các khuôn khổ cam kết quốc tế, trung

bình 5 năm 2006-2010 đạt 18,2% (bình quân 5 năm 2001-2005 đạt 22%).

3). Điều chỉnh cơ cấu giữa các sắc thuế

Trên cơ sở mở rộng diện thuế trực thu và tăng tỷ trọng thuế trực thu

trong tổng số thu NSNN từ thuế, phí; xây dựng cơ cấu hợp lý giữa các loại

thuế trực thu, thuế gián thu và thuế tài sản.

Cơ cấu thu ngân sách từ thuế, phí và lệ phí dự báo:

- Thuế gián thu đánh trên hàng hoá, dịch vụ: 45%;

- Thuế trực thu đánh trên thu nhập: 35% (kể cả thu từ dầu thô; trong đó

thu từ dầu thô khoảng 10%);

- Thuế tài sản và các loại phí lệ phí: 10%;

2.1.3. Chính sách và giải pháp điều chỉnh cơ cấu thu NSNN

1). Đổi mới thứ tự mục tiêu chính sách

Mục tiêu của chính sách thu NSNN thể hiện những quan điểm tư

tưởng và đường lối, chủ trương của nhà nước trong việc sử dụng công cụ

thuế trong hoạt động thực tiễn. Thông thường mục tiêu chính sách bao hàm

các nội dung sau:

- Mục tiêu huy động nguồn thu NSNN

Page 234: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

234

- Mục tiêu kinh tế

- Mục tiêu xã hội

Các mục tiêu nói trên là thống nhất, nhưng trong những điều kiện nhất

định lại mâu thuẫn và chế ước lẫn nhau. Do đó, trong việc đặt ra chính sách

phải có sự xử lý thứ tự ưu tiên của mục tiêu chính sách.

Trong giai đoạn vừa qua, mục tiêu ưu tiên của chính sách thu NSNN

có xu hướng ưu tiên theo thứ tự: trước hết các công cụ thu NSNN phải đảm

bảo huy động đủ nguồn thu để đảm bảo nhu cầu thực hiện các nhiệm vụ kinh

tế-xã hội, sau đó mới thực hiện điều tiết vĩ mô và thực hiện chính sách phân

phối công bằng xã hội. Vì vậy, trong thực tiễn những năm vừa qua mức động

viên thu NSNN có xu hướng tăng và đã tăng rất nhanh, trong khi tác động

của chính sách thu đến kích thích tăng trưởng và phân phối công bằng xã hội

còn nhiều hạn chế.

Có thể nói rằng, đến thời điểm này sứ mạng của mục tiêu huy động

nguồn thu đã hoàn thành, mặc dù nhu cầu chi tiêu NSNN luôn đặt ra áp lực

đối với huy động nguồn thu. Tuy nhiên, mục tiêu quan trọng nhất hiện nay

cần được ưu tiên là kích thích tăng trưởng và phân phối công bằng.

Mặc dù, mục tiêu phân phối công bằng là mục tiêu cuối cùng, song

giai đoạn này chưa thể đặt lên ưu tiên hàng đầu. Với những cơ sở như vậy,

thứ tự thực hiện mục tiêu chính sách thu NSNN trong giai đoạn tới là:

- Mục tiêu kinh tế

- Mục tiêu phân phối, thực hiện chính sách xã hội

- Mục tiêu huy động nguồn thu

Thứ tự thực hiện mục tiêu trên phải được quán triệt và vận dụng vào

từng chính sách thuế cụ thể. Tất nhiên, mỗi sắc thuế do đảm nhiệm chức năng

và vai trò khác nhau nên thứ tự mục tiêu có thể khác nhau, tùy theo chức

năng chính của sắc thuế đó, nhưng trong bất kỳ tình huống nào cũng không

nên đặt mục tiêu huy động nguồn thu NSNN lên hàng đầu.

2). Đổi mới công tác lập kế hoạch thu NSNN

Trong giai đoạn 2001-2005 quy mô và tốc độ thu NSNN có xu hướng

tăng rất nhanh nhanh. Tính chung cả giai đoạn 2001-2005 tổng thu NSNN

đạt 799.241 tỷ đồng, tăng 8,81 lần so với năm 2000, với tốc độ tăng thu khá

cao. Năm 2001 tăng 14,48% so với năm 2001, các sau tăng lần lượt là: năm

2002 – 19,22%; năm 2003 – 14,82%; năm 2004 – 34,26% và năm 2005 là

19,57%. Tính tính độ tăng bình quân trong 5 năm đạt 20,46%, mức tăng cao

nhất trong 15 năm qua.

Mức tăng thu cao ngoài nhân nhân do tăng trưởng kinh tế do hiệu quả

hoạt động kinh doanh và sự chuyển dịch tích cực của cơ cấu kinh tế, còn có 1

phần do yếu tố tăng giá.

Page 235: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

235

Tuy nhiên trong thực tiễn xây dựng kế hoạch thu NSNN, thường

không căn cứ vào các quy luật khách quan để tính toán vào các chỉ tiêu thu

ngân sách, mà chỉ ước đoán tốc độ tăng thu ngân sách ở mức bao nhiêu. Từ

đớ ước đoán xây dựng thành các chỉ tiêu kế hoạch. Vì vậy có hiện tượng tốc

độ tăng thu nănm kế hoạch có thể khác xa so với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Có thể xảy ra 2 các trường hợp:

Tốc độ tăng thu ngang bằng tốc độ tăng trưởng, Trường hợp này được

coi là bình thường, nghĩa là hệ số điều tiết kinh tế của thuế bằng 1 và thuế

không kích thích và không kìm hãm tăng trưởng kinh tế.

Tốc độ tăng thu lớn hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, thể hiện hệ số điều

tiết kinh tế của thuế lớn hơn 1. Điều này phát sinh tác động kìm hãm tăng

trưởng của thuế

Tốc độ tăng thu nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, thể hiện hệ số điều

tiết kinh tế của thuế nhỏ hơn 1. Điều này phát huy tác động kích thích kinh tế

của thuế.

Trong thực tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế thường được tính toán theo

giá cố định đã loại trừ yếu tố tăng giá, còn tốc độ tăng thu NSNN được tính

bao hàm cả yếu tố tăng giá. Do đó, để công tác kế hoạch hóa thu NSNN đảm

bảo thực hiện được các mục tiêu chính sách, chúng tôi đề xuất về tính toán

chỉ tiêu kế hoạch thu NSNN như sau:

- Bước 1: Lập kế hoạch thu NSNN vĩ mô

Tkh = Tbc x {1 + (Tkt + Tgc)}

Trong đó: Tkh - Tổng thu NSNN năm kế hoạch

Tbc – Tổng thu NSNN năm báo cáo

Tkt – Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm kế hoạch

Tgc – Tốc độ trượt giá năm kế hoạch

Với công thức trên, hệ số điều tiết kinh tế của thuế là bằng 1, chứng tổ

thuế là công cụ trung lập trong điều tiết vĩ mô. Tuy nhiên có thể điều chỉnh

chỉ tiêu Tkt tăng giảm tùy thuộc ngữ cảnh của năm kế hoạch để phát huy tác

động điều tiết kinh tế vĩ mô của thuế.

Nếu áp dụng công thức này để tính số thu NSNN năm 2005 cho thấy:

Năm 2004 tổng thu NSNN là 190,927 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng

trưởng kinh tế năm 2005 dự kiến 8,5%, tốc độ tăng giá năm 2005 dự kiến

8,3%. Như vậy số thu NSNN năm 2005 được xác định như sau:

Tổng thu NSNN năm 2005 = 190,927 x 1 + (8,5%+8,3%)

Tổng thu NSNN năm 2005 = 190,927 x 1+ 16,8%

Tổng thu NSNN năm 2005 = 223,000 nghìn tỷ

Page 236: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

236

Nếu tính tỷ lệ động viên thì chỉ đạt 26,57%GDP thấp hơn tỷ lệ thực tế

là 27,2%GDP, với tổng thu đạt 228,287 nghìn tỷ.

Tùy thuộc vào yêu cầu điều tiết và kích thích kinh tế, tốc độ tăng thu

có thể được xây dựng thấp hơn mức 16,8%, trên cơ sở cân đối với mục tiêu

huy động nguồn thu NSNN.

Bước 2: Lập kế hoạch tu NSNN theo từng khoản thu

Phân loại các khoản thu có các cơ sở thuế khác nhau, mà các cơ sở

đánh thuế này bị thuộc vào các yếu tố khác nhau. Bảng dưới đây đưa ra

những nhân tố phụ thuộc của từng khoản thu.

Bảng 70 - Các yếu tố chủ yếu hình thành nguồn thu

STT Khoản thu Yếu tố hình thành

1 Thuế GTGT GDP, Giá

2 Thuế TTĐB GDP, Giá

3 Thuế TNDN Lợi nhuận

4 Thu từ dầu thô Sản lượng khai thác và Giá dầu thô

5 Thuế TNCN Tiền lương

6 Thuế nhập khẩu Kim ngạch nhập khẩu

7 Thu khác GDP, Giá

Trên cơ sở các nhân tố phụ thuộc, các khoản thu được phân loại thành

2 nhóm sau đây:

Nhóm có tốc độ tăng trưởng theo mức tăng trưởng của GDP, bao gồm:

Thuế GTGT, Thuế TTĐB và các khoản thu khác.

Nhóm có tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng trưởng, bao gồm: Thu từ xuất

nhập khẩu, thu dầu thô.

Nhóm có tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng trưởng: Thuế TNDN,

Thuế TNCN.

Trên cơ sở phân loại trên có thể áp dụng hệ số điều tiết vĩ mô phù

hợp.

Bước 3: Tổng hợp kế hoạch thu NSNN

Trên cơ sở 2 bước trên sẽ nghiên cứu xem xét để tổng hợp thành kế

hoạch thu NSNN với những cơ cấu giữa các khoản thu được hình thành một

cách kế hoạch.

3). Đổi mới nội dung chính sách thuế

1. Thuế GTGT

Xuất phát từ những mặt hạn chế của chế độ thuế GTGT ở nước ta thời

gian qua, định hướng và giải pháp đổi mới nội dung chính sách thuế GTGT

như sau:

Page 237: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

237

Về phạm vi áp dụng:

Nguyên tắc áp dụng thuế GTGT một cách hiệu quả là mở rộng diện

chịu thuế nhưng thu hẹp đối tượng thu thuế. Để áp dụng nguyên tắc đó, đề

nghị thực hiện các giải pháp sau:

- Xác định ngưỡng chịu thuế GTGT hợp lý

- Giảm dần các đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT

Về thuế suất:

- Thu hẹp phạm vi áp dụng nhiều mức thuế suất thuế GTGT (5%,

10%)

- Tiến đến áp dụng thống nhất 1 thuế suất thuế GTGT (trừ mức 0%)

Trong những năm qua, việc áp dụng thuế GTGT với nhiều mức thuế

suất đã tạo ra nhiều khó khăn trong quản lý và có tác động yếu đến khả năng

tăng trưởng của những ngành cần khuyến khích. Để hoàn thiện thuế GTGT,

đề nghị áp dụng thống nhất một mức thuế GTGT cho tất cả các loại hàng

hoá, dịch vụ (trừ mức 0% vẫn áp dụng đối với hàng hoá và dịch vụ xuất

khẩu). Tuy nhiên 1 mức thống nhất là bao nhiêu thì cần phân tích tính toán kỹ

lưỡng để đảm bảo cơ cấu thu NSNN hợp lý, có tác dụng kích cầu tiêu dùng

và kích thích tăng trưởng.

Mặt khác, thuế GTGT là một nguồn thu ổn định của NSNN. Do đó, để

có cơ cấu thu NSNN ổn định và hợp lý thì sự ổn định của cơ cấu thuế GTGT

trong tổng thu NSNN có ý nghĩa rất quan trọng.

Tuy nhiên, trong những năm qua tỷ trọng thuế GTGT chiếm tỷ lệ quá

lớn trong tổng thu NSNN, lại có xu hướng tăng nhanh. Mức tăng quá nhanh

của tỷ trọng thuế GTGT là nhân tố nhạy cảm hạn chế tăng sản lượng và tăng

quy mô hoạt động kinh doanh.

Vì vậy, để phát huy vai trò của thuế GTGT chúng tôi đề nghị chỉ nên

áp dụng thuế GTGT thống nhất là 5-7%.

2. Thuế TTĐB:

Thuế TTĐB là loại thuế gián thu cũng có tác động đến hành vi tiêu

dùng nhưng là tiêu dùng hàng hoá cần hạn chế hoặc những hàng hoá cao cấp

cần điều tiết thu nhập. Vì vậy thuế cao hay thấp cũng ít nhiều tác động đến

kích cầu tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế.

Hiện nay, thuế TTĐB chỉ đánh vào một số ít đối tượng hàng hoá tiêu

dùng có tính chất đặc biệt. Tuy vậy, chính sách thuế TTĐB vẫn còn phân biệt

mức thuế suất giữa hàng hoá được sản xuất trong nước và nhập khẩu, phân

biệt mức thuế suất tuỳ theo chất lượng và chủng loại trong từng nhóm hàng

hoá chịu thuế. Mặt khác, có một số nhóm hàng hoá đánh thuế TTĐB không

có ý nghĩa thiết thực (vàng mã, bài lá...). Mặc dù áp dụng thuế suất cao gấp

Page 238: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

238

nhiều lần thuế GTGT nhưng thuế TTĐB cũng chỉ chiếm tỷ trọng không cao

trong tổng thu thuế.

Phương hướng cải cách thuế TTĐB được nhiều ý kiến đề xuất là nâng

cao tỷ trọng thuế TTĐB trong tổng thu về thuế bằng cách mở rộng đối tượng

chịu thuế TTĐB đối với những hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cao cấp hoặc

có mức tích luỹ lớn và thực hiện phân biệt các mức thuế suất tuỳ theo chất

lượng, chủng loại từng hàng hoá chịu thuế TTĐB.

Theo quan điểm của chúng tôi, việc mở rộng đối tượng chịu thuế

TTĐB đối với những hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cao cấp hoặc có mức

tích luỹ lớn là hợp lý, nhưng áp dụng với mức thuế suất thuế TTĐB quá cao

là không hợp lý. Bởi vì, thuế TTĐB cũng là loại thuế gián thu và có vai trò

quan trọng hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng đối với một số hàng hoá tiêu

dùng có tính chất đặc biệt. Bởi vậy, thuế suất cũng nên xây dựng ở mức phù

hợp cho từng loại nhóm hàng hoá và không nên quá cao để các đối tượng nộp

thuế tìm cách trốn thuế. Theo đề xuất của chúng tôi, thuế TTĐB cần hoàn

thiện theo hướng sau đây:

1) Mở rộng đối tượng chịu thuế TTĐB:

Đề nghị đưa thêm một số loại hàng hoá và dịch vụ vào Danh mục

hàng hoá và dịch vụ chịu thuế TTĐB như: điện thoại, điện thoại di động, đồ

điện cao cấp...

2) Xác định hợp lý mức thuế suất thuế TTĐB:

Thực hiện phân biệt mức thuế theo nhóm hàng hoá và dịch vụ chịu

thuế, không áp dụng nhiều mức thuế TTĐB đối với cùng một nhóm hàng

hóa, dịch vụ.

Đề nghị thực hiện phân biệt thuế suất theo nhóm hàng hoá sau đây:

- Những hàng hoá tiêu dùng có hại cho sức khoẻ như rượi, thuốc lá

cần đánh thuế TTĐB với mức thuế suất thật cao.

- Những hàng hoá tiêu dùng cao cấp và những hàng hoá cần thực hiện

điều tiết thu nhập thì nên xây dựng mức thuế hợp lý. Mức thuế cao sẽ kích

thích động cơ trốn thuế. Mặt khác, mức thuế hợp lý vừa góp phần kích cầu

tiêu dùng (kể cả đối với hàng hoá cao cấp), vừa góp phần điều tiết thu nhập

hợp pháp của người tiêu dùng. Theo quan điểm của chúng tôi thuế suất thuế

TTĐB chỉ nên cao gấp 2-3 lần thuế GTGT là phù hợp.

3. Thuế TNDN

Đề nghị hoàn thiện thuế TNDN theo định hướng sau đây

1) Chuyển thuế TNDN thành thuế thu nhập công ty.

Phạm vi điều chỉnh của thuế thu nhập công ty (TNCT) là thu nhập của

các pháp nhân. Hiện nay, thuế TNDN có phạm vi điều chỉnh đối với thu nhập

của các cá nhân kinh doanh và thu nhập của các doanh nghiệp tư nhân. Điều

Page 239: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

239

quy định này vừa không phù hợp với thông lệ quốc tế vừa không hiệu quả

trong công tác quản lý thu thuế. Vì vậy, không nên đưa thu nhập của cá nhân

kinh doanh và các doanh nghiệp tư nhân vào phạm vi điều chỉnh của thuế

TNCT. Bởi vì:

Thứ nhất, phản ánh đúng nội dung kinh tế của thuế TNCT là thu nhập

của các pháp nhân kinh doanh.

Thứ hai, tạo điều kiện cho công tác quản lý thu thuế đối với các cá

nhân và hộ kinh doanh tư nhân, khuyến khích thành lập công ty để được

hưởng ưu đãi của nhà nước, góp phần chống thất thu thuế.

Mức thuế TNCT áp dụng chung đối với mọi loại hình công ty thuộc

tất cả các thành phần kinh tế (trừ các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có ưu đãi

hơn). Đề xuất này đòi hỏi không chỉ liên quan đến việc cải cách thuế TNDN,

mà còn liên quan đến cải cách cả thuế TNCN.

2) Giảm mức thuế suất thuế thu nhập công ty,

Nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tích tụ và tích luỹ vốn, tăng

cường đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh và tạo

đà tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, thì nên hạ thấp hơn nữa mức thuế

suất thuế TNDN.

Hiện nay, mức thuế TNDN là 28% áp dụng chung cho các loại hình

doanh nghiệp. Tại Kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật thuế

TNDN (sửa đổi) để áp dụng từ ngày 1/1/2009 thì mức thuế suất thuế TNDN

phổ thông giảm xuống còn 25%. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi

trong giai đoạn hiện nay, mức thuế suất này vẫn còn cao, bởi vì: hiện nay

nhiều nước trong khu vực có xu hướng giảm rất thấp thuế TNDN để tạo ra

môi trường cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Singapore

đã triển khai chương trình cắt giảm thuế TNDN từ 24,5% xuống 20% trong 3

năm 2002 – 2004, từ năm 2007 thuế suất thuế TNDN còn 18%.

Với quan điểm đó, chúng tôi đề nghị tiếp tục giảm thuế suất thuế

TNDN, trước mắt xuống 25%, sau đó xuống dưới mức 25% trong dài hạn để

kích thích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư phát triển hoạt động kinh

doanh.

Việc giảm thuế suất thuế TNDN sẽ dẫn đến giảm thu NSNN trong

thời gian trước mắt nhưng có tác dụng kích thích tăng trưởng, xét trong dài

hạn sẽ có tác động tăng nguồn thu NSNN.

3) Áp dụng biểu thuế TNDN riêng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Để góp phần công bằng về thuế giữa các doanh nghiệp lớn và các

doanh nghiệp nhỏ, đề nghị quy định mức thuế TNDN ưu đãi cho các doanh

nghiệp nhỏ và vừa. Có thể áp dụng biểu thuế suất ưu đãi đối với các doanh

nghiệp nhỏ và vừa theo 2 phương án như sau:

Page 240: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

240

Phương án 1: áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 15% và 20% tuỳ

theo quy mô kinh doanh.

Phương án 2: áp dụng thuế suất thuế TNDN theo biểu luỹ tiến như

biểu sau đây:

Bảng 71 - Biểu thuế TNDN áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bậc Thu nhập chịu thuế cả năm Thuế suất (%)

1 Đến 10.000 15

2 Trên 10.000 đến 20.000 20

3 Trên 20.000 đến 50.000 25

4 Trên 50.000 đến 100.000 28

5 Trên 100.000 25

Với biểu thuế suất trên, nếu thu nhập chịu thuế là 1.000 triệu

đồng/năm chịu tỷ lệ huy động 15%, thu nhập chịu thuế 2.000 triệu tương ứng

17,5%; thu nhập chịu thuế trên 5.000 triệu, mặc dù áp dụng thuế suất 28%

tưởng chừng như chịu gánh nặng thuế cao nhưng thực chất mức huy động

cũng chỉ chiếm 22% (gánh nặng thuế vẫn dưới mức 25%); thu nhập chịu thuế

trên 10.000 triệu mới phải chịu thuế 25%, tương ứng với gánh nặng thuế

25%. Như vậy, mức huy động tăng dần theo mức độ tăng của thu nhập.

Nhưng khi thu nhập tăng đến ngưỡng nhất định (tức là vượt mức giới hạn của

doanh nghiệp nhỏ và vừa) thì gánh nặng về thuế TNDN cao nhất cũng chỉ

bằng 25% (mức thuế đối với doanh nghiệp lớn). Biểu thuế này có sự ưu đãi

đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên có tác động kích thích các doanh

nghiệp này phát triển.

So sánh giữa 2 phương án ta thấy: phương án 1 chưa đảm bảo tính

kích thích nhiều nhưng đơn giản và phù hợp với trình độ quản lý hiện tại nên

dễ dàng được chấp nhận. Còn phương án 2 mặc dù đảm bảo tính kích thích

cao hơn nhưng cũng đòi hỏi trình độ quản lý cao hơn, do đó nó phù hợp hơn

trong giai đoạn sau năm 2010.

4. Thuế TNCN

Thuế TNCN gắn nhiều hơn với việc phân phối thu nhập đảm bảo công

bằng xã hội. Mục tiêu của chính sách thuế TNCN ở nước ta là đảm bảo điều

tiết một cách hợp lý thu nhập của cá nhân vào NSNN, đảm bảo công bằng xã

hội và khuyến khích làm giàu hợp pháp. Hiện nay, Luật thuế TNCN đang

được ban hành và chính thức có hiệu lực tưd ngày 1/1/2008. Tuy nhiên để

thuế thu nhập cá nhân phát huy được vai trò tích cực là công cụ điều tiêt phân

phối thu nhập hợp lý, xin đề xuất định hướng như sau:

Page 241: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

241

- Mở rộng đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế TNCN; từng

bước đưa thuế thu nhập cá nhân trở thành một trong những sắc thuế chính

của hệ thống thuế với cơ sở tính thuế rộng, số lượng đối tượng nộp thuế bao

quát một bộ phận đáng kể người lao động (khoảng 20% số lao động), toàn bộ

các cá nhân và hộ kinh doanh cá thể.

- Từng bước hạ thuế suất để đảm bảo giảm mức thu nhằm khuyến

khích phát triển sản xuất kinh doanh và nỗ lực lao động cũng như đảm bảo

phù hợp với trào lưu giảm thuế suất thuế thu nhập nói chung trên thế giới.

Thuế suất thuế TNCN cao nhất chỉ nên khoảng 25-30%; thấp nhất có thể nên

ở mức 2-3%.

Đối với các khoản thu nhập của cá nhân từ đầu tư vốn như trái phiếu,

cổ phiếu, thu nhập từ bất động sản và một số khoản thu nhập đặc thù cần quy

định mức thuế suất hợp lý hoặc chưa thu thuế để khuyến khích phát triển các

hoạt động và thị trường này trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển.

- Đơn giản hoá các trình tự, thủ tục kê khai, thu nộp, quyết toán thuế,

đặc biệt đối với thuế thu nhập cá nhân, để đảm bảo tiết kiệm thời gian và chi

phí cho đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế.

5. Thuế tài sản

Mục tiêu chủ yếu của chính sách thuế tài sản là đảm bảo khuyến khích

sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài sản,

đồng thời đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách địa phương. Việc xây

dựng và đưa vào áp dụng các luật thuế tài sản còn có ý nghĩa quan trọng

trong việc tăng cường quản lý các loại tài sản, bao gồm cả tài sản công như

đất đai, tài nguyên và tài sản tư như nhà xưởng, công trình kiến trúc, nhà ở,

phương tiện đi lại... Đây là những loại thuế mới và có ý nghĩa ngày càng

quan trọng, do đó, việc định hướng thiết kế các loại thuế này cần tập trung

vào các nội dung sau:

- Về đối tượng chịu thuế: quy định bao quát các loại đất đai, tài

nguyên, tài sản thuộc đối tượng chịu thuế.

- Về căn cứ tính thuế: quy định thống nhất theo giá thị trường (giá đất

đối với thuế sử dụng đất, giá bán tài nguyên đối với thuế tài nguyên và giá trị

tài sản đối với thuế tài sản).

- Về thuế suất: cần quy định thuế suất hợp lý ở mức thấp để khuyến

khích các đối tượng tự nguyện nộp thuế cho NSNN; thông qua đó góp phần

mở rộng đối tượng nộp thuế và tạo nguồn thu đáng kể cho NSNN (phân cấp

cho ngân sách địa phương).

- Về quản lý thuế: để đảm bảo quản lý các loại thuế tài sản một cách

chặt chẽ, có hiệu quả, cần gắn liền công tác quản lý thuế với công tác quản lý

hành chính; từng bước phân cấp quản lý cho các cấp chính quyền địa phương

Page 242: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

242

để khuyến khích các địa phương áp dụng các biện pháp nhằm tăng thu cho

ngân sách địa phương.

2.2. ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU CHI NSNN GIAI ĐOẠN 2006-2010

2.2.1. Yêu cầu chủ yếu điều chỉnh cơ cấu chi NSNN giai đoạn 2006 -

2010

1) Chuyển trọng tâm ưu tiên chi NSNN từ đầu tư phát triển sang

thường xuyên, xây dựng một NSNN phát triển nhanh, bền vững về quy mô,

tăng chi NSNN cho các lĩnh vực giáo dục phổ thông, nhất là tiểu học, y tế

cộng đồng, KH&CN.

2) Đảm bảo nhu cầu chi quốc phòng, an ninh, xoá đói giảm nghèo, giải

quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, đưa mục tiêu phát triển xã hội ngang tầm

phát triển kinh tế, đảm bảo tăng trưởng và phát triển toàn diện, bền vững.

3) Tăng cường dự trữ tài chính và dự trữ quốc gia để chủ động đối phó

thiên tai và thực thi những nhiệm vụ quan trọng đột xuất phát sinh, giảm tác

động xấu của những biến động lớn của thị trường, giá cả thế giới.

4) Chú trọng đúng mức tới chi bảo vệ môi trường, bố trí đủ nguồn để

chi trả đầy đủ các khoản nợ trong và ngoài nước khi đến hạn.

5) Thực hiện cân đối NSNN tích cực, vững chắc ở cả NSTW và

NSĐP, đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW để thực hiện những nhiệm vụ

chiến lược của quốc gia, điều phối, ổn định kinh tế vĩ mô đảm bảo tính bền

vững của toàn hệ thống.

6) Tăng cường phân cấp, phát huy vai trò chủ động của NSĐP trong

việc thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, trật tự an toàn ở địa phương, tăng

số địa phương tự cân đối và có đóng góp với NSNN.

7) Bố trí phân bổ ngân sách hợp lý, hiệu quả giữa các vùng kinh tế trên

cơ sở phát huy triệt để lợi thế của từng vùng và sức mạnh tổng hợp trong sự

liên kết giữa các vùng; ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, giáo

dục, y tế đối với miền núi, đảm bảo kết nối thông suốt, thuận tiện và nhanh

chóng giữa các vùng đồng bào dân tộc ít người, khó khăn với các đô thị,

đồng bằng, duyên hải.

8) Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá, đa dạng hoá công tác huy động

nguồn lực ở những khu vực có điều kiện huy động toàn xã hội chăm lo sự

nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao.

2.2.2. Định hướng đổi mới cơ cấu chi NSNN

1). Tăng quy mô, điều chỉnh kết cấu chi NSNN

Quy mô chi NSNN giai đoạn 2006-2010 tăng lên khoảng 1.800 - 2000

nghìn tỷ đồng, chiếm 30-31% so GDP, tăng 2 lần so giai đoạn 2001 – 2005,

Page 243: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

243

với tốc độ tăng chi đạt 12,5-13%/năm. Giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020,

quy mô chi NSNN nên được đảm bảo theo tỷ trọng này (30-31%GDP).

Theo đó, cơ cấu chi NSNN sẽ được điều chỉnh theo hướng “đảm bảo

các tỷ trọng hợp lý, có mục tiêu ưu tiên rõ ràng giữa chi thường xuyên, chi

đầu tư phát triển và chi trả nợ theo hướng giảm tỷ trọng chi đầu tư phát

triển, tăng ổn định chi thường xuyên, bố trí đủ chi trả nợ, viện trợ; điều chỉnh

tăng các mức chi cho con người, đảm bảo tiền lương đủ để tái sản xuất sức

lao động của người hưởng lương.”

2). Giảm tỷ trọng chi ĐTPT

Tỷ trọng chi ĐTPT trong tổng chi NSNN bình quân 5 năm 2001-2005

đạt mức 30,6% (8,5%GDP) là khá cao. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5

năm 2006-2010 dự kiến: Tổng chi cho ĐTPT từ nguồn NSNN giai đoạn

2006-2010 đạt 498 nghìn tỷ đồng, tương đương 377 nghìn tỷ đồng theo giá

năm 2005 với tỷ trọng chi ĐTPT đạt 29% tổng chi NSNN. Tuy tỷ lệ này đã

giảm so với giai đoạn 2001-2005 nhưng vẫn còn khá cao.

Để tập trung nguồn tài chính cho phát triển nhân lực, cần thiết phải

giảm tỷ trọng chi đầu tư phát triển xuống mức 26-28% trong giai đoạn 2006-

2010 và còn khoảng 25% giai đoạn sau 2010. Phần “dôi ra” này được bố trí

tăng chi thường xuyên (chủ yếu là chi cho con người, KH&CN, giáo dục phổ

thông, y tế dự phòng). Thực hiện ổn định và tăng dần tỷ trọng chi thường

xuyên, đảm bảo chi trả nợ, viện trợ ở mức đủ thực hiện đầy đủ, đúng hạn các

nghĩa vụ nợ của khu vực công.

3). Ổn định và tăng dần tỷ trọng chi thường xuyên

Tương ứng với việc giảm tỷ lệ chi đầu tư, cần tăng tỷ lệ chi thường

xuyên trong tổng chi NSNN lên khoảng 55% trong giai đoạn 2006-2010 và

cao hơn 55% sau năm 2010.

Trong chi thường xuyên, cần tăng mức đầu tư phát triển sự nghiệp

giáo dục phổ thông, giảm chi cho sự nghiệp đào tạo để đảm bảo cân đối chi

cho cả giáo dục và đào tạo – dạy nghề với mức chi khoảng 21-22% tổng chi

NSNN và sau 2010, cần tăng dần lên mức 25% tổng chi NSNN.

Các khoản chi cho KH&CN, trong giai đoạn 2001-2005 đạt 2% tổng

chi là còn thấp so với thực tế nhu cầu và so với các nước đang phát triển

khác. Để KH&CN trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng, cần tăng mức chi

lên khoảng 2,5-3% tổng chi NSNN vào năm 2010. Phấn đấu đưa mức chi

NSNN cho phát triển KH&CN, đạt bình quân 1%GDP (hiện đã đạt khoảng

0,6%) và đạt bình quân 1,5 đến 2%GDP cho giai đoạn 2011-2020, gần bằng

mức chi của các nước trong khu vực.

Đối với y tế, cần chú trọng tăng chi y tế cộng đồng, giảm tỷ trọng chi

khám chữa bệnh từ NSNN; cần đặc biệt chú trọng y tế cộng đồng và y tế dự

phòng, đồng thời, khuyến khích xã hội hoá huy động các nguồn lực thực hiện

bảo hiểm y tế toàn dân từ năm 2010.

Page 244: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

244

4). Xác định cơ cấu chi trả nợ, viện trợ hợp lý

Bố trí hợp lý mức và tỷ trọng chi trả nợ, viện trợ, đảm bảo đủ nguồn để

chi trả các nghĩa vụ nợ khi đáo hạn. Tỷ trọng chi trả nợ, viện trợ dự kiến tăng

từ 14,6% năm 2005 lên 20,9% vào năm 2010, trung bình giai đoạn 2006-

2010 cần đạt 18,1%, giai đoạn 2011-2020 duy trì ở mức 18-20% tổng chi

NSNN là hợp lý. Lý do chủ yếu là sau 20 năm đổi mới, nhiều khoản nợ đã

đến hạn trả, NSNN cần bố trí tăng chi đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng hạn

các nghĩa vụ trả nợ (cả gốc và lãi) trong thời gian tới.

2.2.3. Chính sách giải pháp đổi mới cơ cấu chi NSNN giai đoạn 2006-

2010

Trên quan điểm kế thừa và phát huy các chính sách cơ bản đã được

định hướng và thực hiện từ các năm trước, đồng thời tạo ra sự đổi mới có tính

đột phá nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội có chất lượng, bền vững,

từ nay cho đến năm 2010, kiến nghị về giải pháp cơ bản đổi mới cơ cấu ngân

sách là:

1). Xác định đúng thứ tự ưu tiên chi NSNN

- Trong điều kiện quy mô NSNN có giới hạn, nếu phạm vi chi rộng thì

mỗi khoản chi sẽ nhỏ; khi thiếu sự lựa chọn ưu tiên thì chi ngân sách càng

dàn trải, nhỏ giọt dẫn đến lãng phí, chi không có hiệu quả. Do đó, xác định

khoản nào cần, khoản nào không cần chi, có đúng đối tượng không? có phù

hợp bản chất, chức năng NSNN không? và lựa chọn thứ tự, mức độ ưu tiên

(cơ cấu định lượng) phù hợp với bối cảnh, nhiệm vụ của từng thời kỳ (ngắn

hạn, trung hạn, dài hạn) là rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng

NSNN. Do đó, giải pháp trước tiên trong đổi mới cơ cấu chi NSNN là phải

lựa chọn ưu tiên, xác định trọng điểm chi NSNN.

Trong thời kỳ CNH, HĐH, về mặt định lượng, trật tự ưu tiên tổng quát

của chi NSNN cần được xác định theo các trọng điểm sau:

Trước hết, bố trí đủ nguồn bảo đảm thực hiện chức năng quản lý nhà

nước, bảo đảm công bằng xã hội và trả đầy đủ nợ đến hạn của nhà nước, thực

hiện ưu tiên chi đúng, chi đủ cho các nội dung chi thường xuyên của NSNN.

Tiếp theo là ưu tiên chi ĐTPT một cách hợp lý. Trong đó, chú trọng

đặc biệt tới việc thu hút các nguồn vốn khác của toàn xã hội cho đầu tư xây

dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, năng lượng, giao thông, hạ

tầng công nghệ cao, hạ tầng bưu chính, viễn thông, hạ tầng thanh toán quốc

gia nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho kinh tế cả nước phát triển,

tiết kiệm chi phí, tăng cường sức cạnh tranh quốc gia và sức cạnh tranh của

các doanh nghiệp trong nước.

Cần chuyển hướng ưu tiên chi trong kết cấu chi NSNN, nghiên cứu

chuyển một phần chi ĐTPT sang bổ sung cho đủ nguồn ngân sách thường

xuyên bảo đảm hoạt động bình thường của bộ máy quản lý nhà nước. Chí ít,

Page 245: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

245

trong những năm tới cũng không nên chú trọng quá mức cần thiết cho chi đầu

tư cho đến khi nào chưa thay đổi căn bản diện mạo đầu tư thiếu hiệu quả,

lãng phí, thất thoát như trong thập niên vừa qua. Phần vốn đầu tư bị giảm đi

chủ yếu sẽ được cắt giảm ở việc đầu tư tràn lan, trước mắt, cần nghiêm túc rà

soát và cắt giảm các công trình trụ sở làm việc, các công trình nhóm C... Sau

khi nghiên cứu tình tình thực tế, cân đối nhu cầu chi thường xuyên và ĐTPT,

giả định rằng có thể chuyển khoảng 10% đến 15% tổng nguồn chi ĐTPT

(khoảng 1%GDP) sang bổ sung cho đủ ngân sách thường xuyên, tăng chi cho

KH&CN, giáo dục, quản lý hành chính nhà nước, phát triển nhân lực có giáo

dục, được đào tạo, đủ trình độ cho CNH, HĐH, tạo động lực cho CNH,

HĐH, xây dựng được hệ thống bộ máy nhà nước trong sạch, hiệu quả, lao

động có năng suất, chất lượng bảo đảm hoạt động bình thường của bộ máy

quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thông suốt các chính

sách phát triển kinh tế, thực hiện CNH, HĐH.

Tăng chi phát triển KH&CN có bước chuyển biến mạnh mẽ về tốc độ

tăng và mức tăng chi NSNN cho KH&CN tới mức đủ để đưa KH&CN thực

sự trở thành động lực cho CNH, HĐH, hạt nhân quyết định tăng NSLĐ, tạo

dựng nền tảng cho tăng trưởng cao và bền vững, đuổi kịp các nước tiên tiến.

Phấn đấu đưa mức chi NSNN cho phát triển KH&CN, đến 2010, đạt bình

quân 1%GDP (hiện đã đạt khoảng 0,6%) và đạt bình quân 1,5%GDP cho

giai đoạn 2011-2020, gần bằng mức chi của các nước trong khu vực. Cùng

với chính sách huy động các nguồn khác của toàn xã hội, NSNN cung cấp

nguồn tài chính đủ lớn để tạo bước đột phá trong KH&CN.

Tăng cường chi và tích cực quản lý hiệu quả chi ngân sách nhằm nâng

cao chất lượng GD, ĐT và dạy nghề, tạo cơ sở cải thiện chất lượng nguồn

nhân lực cho CNH, HĐH và phát triển bền vững. Cần thiết phải tách chi đào

tạo nghề ở bậc đại học và sau đại học ra khỏi chi giáo dục (từ phổ thông trung

học trở xuống) để có chung mặt bằng so sánh quốc tế, phản ánh chân thực sự

quan tâm đối với giáo dục, thể hiện thực tế chính sách ngân sách đối với giáo

dục phổ thông và giáo dục đại học.

Bố trí hợp lý ngân sách dự phòng, dự trữ tài chính quốc gia. Bố trí

thích đáng nguồn ngân sách để nhà nước triển khai kịp thời các chính sách

can thiệp kinh tế bảo đảm công bằng xã hội trong phát triển kinh tế, phù hợp

với yêu cầu hội nhập quốc tế.

2). Xác định tỷ trọng hợp lý giữa chi ĐTPT và chi thường xuyên theo hướng giảm tỷ trọng chi ĐTPT, tăng chi thường xuyên

Thực hiện cơ cấu hợp lý và quản lý thống nhất giữa chi ĐTPT với chi

thường xuyên và chi trả nợ, trong đó đảm bảo tỷ trọng hợp lý cho ĐTPT, ưu

tiên các nhiệm vụ chi thường xuyên, nhất là chi cải cải cách hành chính, cải

cách toàn diện chế độ tiền lương, chi duy tu bảo dưỡng...

- Duy trì tỷ trọng chi ĐTPT từ ngân sách trong giai đoạn 2006-2010

bằng khoảng 20% tổng mức đầu tư toàn xã hội và bố trí hướng vào mục tiêu

Page 246: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

246

tạo nền thu hút các luồng đầu tư xã hội, đảm bảo tính đồng bộ và hợp lý trong

cơ cấu đầu tư. Ban hành và thực hiện nguyên tắc bố trí vốn XDCB theo tiến

độ thực hiện công trình, dự án, có tầm nhìn trung hạn, bãi bỏ việc duyệt, bố

trí hàng năm theo niên độ ngân sách, trên cơ sở quyết định danh mục công

trình trọng điểm của quốc gia, từng ngành, từng địa phương giai đoạn 2006-

2010; yêu cầu dành tối thiểu 70% vốn đầu tư XDCB hàng năm để bố trí cho

công trình thuộc danh mục đã được quyết định đầu tư, chấm dứt tình trạng

đầu tư phân tán, dàn trải, nợ XDCB.

Đồng thời, trong phạm vi an ninh tài chính quốc gia cho phép, thực

hiện bổ sung nguồn đầu tư từ phát hành TPCP trong nước và ngoài nước để

đầu tư các công trình quan trọng...

Trong bố trí vốn đầu tư, tiếp tục ưu tiên tăng vốn đầu tư cho miền núi,

các địa phương và các vùng, miền còn khó khăn để chuyển dịch mạnh cơ cấu

kinh tế, tránh tụt hậu xa so với các địa phương khác; bố trí tăng vốn hợp lý

cho công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư. Tạo cơ chế về tài chính cho phép

các địa phương, vùng kinh tế trọng điểm, các địa phương có điều kiện phát

triển thuận lợi huy động vốn từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và

ngoài nước đầu tư không chỉ cho sản xuất kinh doanh mà cả hạ tầng kinh tế -

xã hội. Tổ chức bán hoặc cho thuê quyền khai thác cơ sở hạ tầng quan trọng

như: cầu, đường, cảng hàng không, cảng biển, cơ sở hạ tầng xã hội... để tái

tạo nguồn vốn đầu tư cho ngân sách và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

- Bố trí đủ kinh phí cho hệ thống quản lý nhà nước, cải cách hành

chính và chế độ tiền lương, đảm bảo an ninh quốc phòng. Phối hợp đồng bộ

với các chính sách để thực hiện cải cách hành chính, xoá bỏ các khâu trung

gian, tinh giản bộ máy, trên cơ sở tách bạch quản lý nhà nước với quản lý

kinh doanh và quản lý hoạt động của tổ chức sự nghiệp dịch vụ công.

Đẩy mạnh thực hiện khoán chi hành chính, chuyển các khoản chi có

tính chất dịch vụ như trụ sở, cung ứng vật phẩm văn phòng, phương tiện đi

lại... sang thuê, mua theo hợp đồng để giảm chi phí, tăng hiệu quả sử dụng

kinh phí NSNN.

Thực hiện triệt để và toàn diện về cải cách tiền lương, đảm bảo tiền

lương thực sự thành nguồn thu nhập chính và từng bước trở thành một động

lực cho sự phát triển; tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn thực hiện cải

cách tiền lương theo nguyên tắc các ngành, các cấp, các địa phương, các đơn

vị chủ động sử dụng ngân sách, kinh phí, nguồn thu được giao để tổ chức

thực hiện; NSTW đảm bảo đối với gia đình chính sách, người có công, lực

lượng vũ trang, khu vực hành chính và tăng cường hỗ trợ đối với những

vùng, ngành khó khăn; chống tư tưởng trông chờ ỷ lại vào NSTW; Ban hành

Luật Bảo hiểm xã hội thúc đẩy cải cách chính sách bảo hiểm xã hội theo

hướng tách bạch rõ khu vực nhà nước, khu vực sự nghiệp và khu vực sản

xuất kinh doanh thực hiện nguyên tắc hưởng thụ trên cơ sở đóng góp, khuyến

Page 247: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

247

khích xã hội hoá mở rộng các loại hình bảo hiểm tự nguyện đồng thời nâng

cao vai trò quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.

- Đối với ngân sách phục vụ phát triển các sự nghiệp xã hội, trên cơ sở

xác định rõ các nội dung chi thuộc trách nhiệm Nhà nước, thực hiện ưu tiên

chi có chọn lọc, kiên quyết chuyển các nội dung không thuộc chức năng

nhiệm vụ của Nhà nước hoặc những nội dung mà xã hội có thể đảm nhận

sang các thành phần kinh tế khác và xã hội đảm nhiệm.

- Đảm bảo mức chi ngân sách cho GD&ĐT tăng lên trên 20% tổng chi

NSNN vào năm 2010. Từng bước thực hiện cơ chế Nhà nước tập trung ưu

tiên chi có chọn lọc cho giáo dục tiểu học, trung học cơ sở đối với vùng núi

khó khăn, người nghèo, các gia đình chính sách và một phần trung học phổ

thông. Các đối tượng còn lại (nhất là đào tạo sau trung học phổ thông) do

người đi học đóng góp, tự đảm bảo chi phí học tập.

- Xác định rõ tỷ lệ bố trí chi ngân sách hợp lý giữa khoa học cơ bản và

khoa học ứng dụng. Khoa học ứng dụng tập trung đối với những nhiệm vụ

thuộc khu vực nhà nước, nông thôn, miền núi và vấn đề môi trường. Phát

triển thị trường khoa học công nghệ. Chuyển các tổ chức nghiên cứu

KH&CN sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp; Nhà nước, các doanh

nghiệp, các tổ chức sẽ mua sản phẩm nghiên cứu theo các hợp đồng hoặc đơn

đặt hàng.

Những đánh giá thực trạng về chi NSNN cho thấy, chi ngân sách cho

KH&CN còn rất nhỏ, khoảng 2% tổng chi NSNN, chưa xứng đáng với vị trí

của KH&CN trong nền kinh tế hội nhập, mở cửa theo hướng phát triển hiện

đại, mức chi NSNN cho KH&CN ở nước ta còn quá nhỏ bé (0,6%GDP),

không đủ công lực cho KH&CN tạo đột phá chiến lược để phát triển. Chính

vì thế, cần có những giải pháp đồng bộ tạo nguồn tài chính đa dạng cho

KH&CN gắn với vai trò then chốt của chi NSNN cho phát triển KH&CN,

thúc đẩy tăng NSLĐ. Nói cách khác, cơ cấu chi NSNN hiện hành cần được

đổi mới để nâng cao vị thế của chi NSNN cho KH&CN, tạo đà, tạo thế và

mở rộng khả năng phát huy đa dạng nguồn lực cho KH&CN phát triển.

Cần đổi mới cơ cấu chi NSNN theo hướng tăng chi cho KH&CN để

hỗ trợ hợp pháp cho nền kinh tế tăng sức cạnh tranh quốc tế, nâng cao vị thế

của KH&CN một cách từ từ, liên tục, có trọng điểm, cả về tốc độ chi và số

chi tuyệt đối, đảm bảo mỗi khoản đầu tư từ NSNN cho KH&CN đều đạt tới

ngưỡng cần thiết, đủ để KH&CN nghiên cứu thành công và phát huy được

kết quả nghiên cứu, nâng cao hiệu quả ứng dụng, triển khai. Đến năm 2010

chi NSNN cho KH&CN phải đạt 1% GDP, đến năm 2015 đạt 1,5% (tương

ứng là 3% và 4,5% tổng chi NSNN), thậm chí đến 2020 đạt 2%GDP. Trong

đó, mức chi, tốc độ tăng và CSTC đối với KH&CN phải minh bạch, ổn định,

nhất quán.

Cũng cần lưu ý rằng tăng chi ngân sách cho KH&CN không phải chỉ

là những đòi hỏi một phía. Cần có những thể chế quy định tuân thủ bắt buộc

Page 248: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

248

đối với các đơn vị thụ hưởng kinh phí ngân sách cấp trong khuôn khổ những

cơ chế rõ ràng, nhất quán và cởi mở. Đặc biệt tôn trọng nguyên tắc hiệu quả

và nguyên tắc có địa chỉ cụ thể trong quản lý chi cho KH&CN. Nhà nước

phải xác định rõ ràng, cụ thể định hướng chiến lược phát triển KH&CN; phải

có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất và nhất quán giữa các cơ quan chức năng

của chính phủ; cơ chế tài chính, quy trình lập, duyệt dự toán chi, quản lý và

sử dụng hiệu quả nguồn vốn NSNN cấp cho KH&CN phải công khai, đơn

giản, dễ áp dụng.

Nguồn tài chính để tăng chi NSNN cho KH&CN, về dài hạn, được

bảo đảm từ phần KH&CN đóng góp làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Trước mắt, có thể lấy từ số vốn dôi ra do hợp lý hóa chi NSNN và mức tăng

bội chi để tăng chi cho KH&CN, tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế-xã

hội.

- Đẩy mạnh xã hội hoá các sự nghiệp xã hội theo hướng NSNN chỉ chi

cho các nhiệm vụ mà các thành phần kinh tế khác không đảm nhiệm được

(chi đào tạo nhân tài, chi cho người nghèo, chi cho đối tượng chính sách...),

ngoài phạm vi đó, muốn sử dụng dịch vụ, các đối tượng phải cơ bản tự trang

trải, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần.

- Đổi mới cơ chế quản lý sự nghiệp công, giao quyền và trách nhiệm

cho đơn vị trên cả 3 mặt: tổ chức thực hiện nhiệm vụ, bộ máy tổ chức và tài

chính; thực hiện chuyển cơ chế hoạt động của các cơ sở sự nghiệp công sang

cơ chế quản lý, hạch toán cung ứng dịch vụ; hoạt động tài chính của đơn vị

được công khai và kiểm toán; thực hiện chính sách quản lý tài chính bình

đẳng giữa khu vực công lập và ngoài công lập; từng bước xoá bỏ khái niệm

“biên chế” trong các cơ sở công lập, chuyển sang chế độ “hợp đồng” lao

động dài hạn. Tách bạch quản lý nhà nước ra khỏi việc điều hành công việc

thường xuyên của cơ sở; một mặt trao cho cơ sở đầy đủ quyền tự chủ và đề

cao trách nhiệm người đứng đầu đơn vị về số lượng, chất lượng và hiệu quả

dịch vụ cung ứng; mặt khác đảm bảo quyền sở hữu và vai trò của đại diện

chủ sở hữu trong các cơ sở công lập và ngoài công lập. Thực hiện đẩy mạnh

xã hội hoá trên cơ sở xác định rõ các nội dung nhiệm vụ chi thuộc trách

nhiệm Nhà nước; chuyển các nội dung không thuộc chức năng nhiệm vụ của

Nhà nước sang các thành phần kinh tế khác và xã hội đảm nhiệm; nghiên cứu

thực hiện chính sách đấu thầu cung cấp dịch vụ do Nhà nước đặt hàng;

khuyến khích các cơ sở thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia; chuyển việc

cấp kinh phí Nhà nước hỗ trợ cho người thụ hưởng thông qua các cơ sở công

lập sang cấp trực tiếp cho người thụ hưởng phù hợp với từng lĩnh vực; từng

bước tạo điều kiện cho người thụ hưởng lựa chọn cơ sở dịch vụ không phân

biệt công lập hay ngoài công lập; nghiên cứu chuyển việc thực hiện một số

nhiệm vụ, dịch vụ xã hội công hiện nay đang giao cho các cơ sở công lập

sang cho chính quyền địa phương các cấp quản lý, tổ chức thực hiện.

- Áp dụng rộng rãi cơ chế cổ phần hóa theo lộ trình nhanh để chuyển

hình thức sở hữu và quản trị của đại đa số các cơ sở cung ứng dịch vụ công

Page 249: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

249

cộng thuộc sở hữu nhà nước như các trường Đại học, Cao đẳng, các bệnh

viện công,... Xây dựng cơ chế tài chính khuyến khích các nhà đầu tư trong

nước, ngoài nước mở rộng các hình thức liên doanh hoặc đầu tư trực tiếp để

phát triển các cơ sở đào tạo đại học, trên đại học, dạy nghề, khám chữa

bệnh... có chất lượng cao ở các thành phố, khu vực đô thị, khu vực kinh tế

phát triển.

- Ưu tiên đầu tư ngân sách thực hiện chương trình hành động quốc gia

về xoá đói giảm nghèo; phấn đấu đến năm 2010 cơ bản không còn hộ đói, tỷ

lệ hộ nghèo giảm còn không quá 15% số hộ theo tiêu chuẩn quốc tế (năm

2005 còn khoảng 24%).

3). Hoàn thiện Luật NSNN

Trên cơ sở đánh giá tổng kết thực hiện Luật NSNN năm 2002, nghiên

cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện theo hướng: đảm bảo tính thống nhất của

NSNN, vai trò chủ đạo của NSTW; tăng cường phân cấp, tăng nguồn thu

theo các nguyên tắc phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường cho

NSĐP nhất là cấp xã, tăng số tỉnh, thành phố tự cân đối được ngân sách và có

đóng góp với NSNN; nghiên cứu quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi

đối với từng cấp chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) thống nhất trong

phạm vi toàn quốc; tăng quyền hạn của Quốc hội, HĐND các cấp trong việc

quyết định và giám sát ngân sách; tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của

ngân sách các cấp, nghiên cứu bỏ phương thức lồng ghép giữa các cấp ngân

sách như hiện nay; ban hành chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu

trong việc quản lý sử dụng ngân sách; đồng thời ban hành đồng bộ những

quy định pháp luật về tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật các dịch vụ

công quan trọng trên địa bàn làm cơ sở để địa phương thực hiện phân bổ

ngân sách đúng những ưu tiên của quốc gia trong điều kiện phân cấp ngân

sách, giao quyền quyết định NSĐP cho HĐND các cấp; phân định rõ ràng về

phạm vi ngân sách (các khoản thu ngân sách, các nguồn tài chính của đơn vị

sự nghiệp công; phạm vi, đối tượng chi ngân sách) để có phương thức quản

lý phù hợp, chặt chẽ, hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện xã hội hoá phát triển

các lĩnh vực xã hội; thay đổi phương pháp xác định bội chi NSNN đầy đủ,

phù hợp với thông lệ quốc tế (bao gồm cả các khoản Chính phủ vay về cho

vay lại; các khoản Chính phủ bảo lãnh vay...); cho phép ngân sách cấp tỉnh

được vay trong nước bù đắp bội chi và quản lý, giám sát chặt chẽ trong phạm

vi tổng mức bội chi NSNN; xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính trung

hạn gắn với thực hiện chiến lược tài chính - ngân sách của các ngành quan

trọng: giao thông, nông nghiệp, giáo dục, y tế... ; nghiên cứu ban hành quy

định pháp luật về việc thực hiện mở rộng phương thức phân bổ, quản lý

NSNN theo chương trình mục tiêu, nhiệm vụ, dự án đầu tư; xây dựng hệ

thống định mức, tiêu chí phân bổ ngân sách đầu tư, phương thức hỗ trợ ngân

sách ưu tiên đối với địa phương nghèo khó khăn, đồng thời có cơ chế khuyến

khích phát triển đối với vùng kinh tế động lực; cải cách hành chính trong

quản lý NSNN, thực hiện nguyên tắc một đầu mối, một cơ quan chịu trách

Page 250: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

250

nhiệm quản lý nhà nước về NSNN; thực hiện theo nguyên tắc thống nhất chế

độ kế toán ngân sách, kế toán kho bạc, kế toán các đơn vị dự toán, kế toán

các dự án đầu tư; đổi mới chế độ kế toán nhằm xác định đầy đủ những tác

động có liên quan đến NSNN (các khoản phải thu của NSNN như: thuế nợ

đọng, các khoản ngân sách cho vay, tạm ứng... ; các nghĩa vụ nợ trực tiếp,

gián tiếp của NSNN như: công nợ, kết quả tài chính của DNNN, của các quỹ

tài chính nhà nước, công nợ XDCB của các dự án thuộc đối tượng đầu tư

của NSNN; công nợ của các đơn vị sự nghiệp công;...); từng bước thực hiện

chế độ kiểm toán nhà nước bắt buộc đối với các cấp ngân sách, các đơn vị sử

dụng ngân sách trên cơ sở tăng cường hệ thống cơ quan kiểm toán nhà nước,

đồng thời xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý mở rộng thực hiện kiểm toán

nội bộ, kiểm toán độc lập; đổi mới công tác thống kê tài chính Chính phủ,

phân ngành ngân sách phù hợp với đổi mới về phân ngành kinh tế quốc dân...

2.3. XỬ LÝ BỘI CHI NSNN VÀ NỢ CÔNG GIAI ĐOẠN 2006-2010

2.3.1. Quan điểm về xử lý bội chi NSNN nhằm duy trì sự bền vững của

NSNN trong giai đoạn 2006-2010

Trái với quan điểm "ngân sách cai trị" có quy mô vừa phải, đủ đảm

bảo chi thường xuyên, chi quốc phòng, an ninh là quan điểm ủng hộ nhà

nước sử dụng ngân sách tác động vào nền kinh tế-xã hội, Nhà nước cần phải

tác động vào quá trình phát triển kinh tế, dù đó là kinh tế kế hoạch hóa tập

trung hay kinh tế thị trường. Với ý nghĩa đó, tiềm lực tài chính của Nhà nước

phải đủ mạnh đảm bảo triển khai các biện pháp can thiệp kinh tế. Quy mô

thu, chi NSNN phải đủ lớn bảo đảm cho Nhà nước chủ động thực hiện các

CSTK nới lỏng (hoặc thắt chặt), thực hiện kích cầu đầu tư, tiêu dùng nhằm

thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, để thực hiện CSTK nới lỏng với mục

đích kích cầu cũng cần phải lưu ý đến những hệ quả và điều kiện thực thi

chính sách đó. Bởi vì, CSTK nới lỏng cũng kéo theo nguy cơ lạm phát, tình

trạng suy giảm cán cân thương mại quốc tế và cán cân thanh toán do kích cầu

chứa đựng nguy cơ tăng nhập khẩu, tăng bội chi NSNN, tăng gánh nặng nợ

quốc gia, tạo cơ hội cho lãng phí, tham nhũng...

Trong thực tiễn, từ sau khủng hoảng tài chính châu Á 1997 đến nay, cả

Trung Quốc (từ 1998) và Việt Nam (từ 1999) đều triển khai các biện pháp

kích cầu. Nhưng Trung Quốc thành công hơn là do quy mô nền kinh tế, thu

nhập bình quân đầu người và sức mua của thị trường nội địa Trung Quốc đủ

lớn; Trung Quốc có khả năng kiểm soát được nhập khẩu; sản phẩm của

Trung Quốc có sức cạnh tranh thực sự tại thị trường trong nước và thêm vào

đó, bộ máy quản lý nhà nước Trung Quốc có hiệu quả hơn, sức ỳ khi triển

khai chính sách ít hơn, thất thoát thấp hơn. Nhưng dù sao, giải pháp kích cầu

của cả Trung Quốc và Việt Nam cũng đã mang lại những kết quả nhất định,

góp phần khắc phục hậu quả suy giảm tăng trưởng kinh tế sau khủng hoảng

tài chính châu á.

Page 251: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

251

Trong quá trình chuyển đổi, xây dựng và phát triển thể chế kinh tế thị

trường định hướng XHCN ở nước ta, không những cần có sự chuyển đổi thể

chế và cơ cấu kinh tế nói chung mà còn đòi hỏi sự đổi mới cần thiết về cả

nhận thức, thể chế và cơ cấu tài chính, đổi mới nhận thức về ích lợi và tác hại

của CSTK nới lỏng, có bội chi để từ đó có thể xác định đúng vai trò, đặt đúng

vị trí để sử dụng có hiệu quả công cụ ngân sách và bội chi NSNN trong điều

hành kinh tế vĩ mô, thực hiện CNH, HĐH.

Đối với Việt Nam, việc tác động vào quá trình phát triển kinh tế, xây

dựng thể chế kinh tế thị trường là hoàn toàn cần thiết, vừa có ý nghĩa kích

cầu, vừa bảo đảm một phần kinh phí quan trọng cho sự tồn tại và phát triển

của nhiều lĩnh vực quan trọng mà khu vực tư nhân chưa có điều kiện tham

gia. Với ý nghĩa đó, tiềm lực tài chính của Nhà nước phải đủ mạnh để có thể

triển khai các biện pháp can thiệp kinh tế. Đặc biệt, khi tiềm lực của khu vực

doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư còn yếu, phân tán, chưa đủ sức tự

phát triển thì Nhà nước càng cần phải tiếp tục là trụ cột của nền kinh tế.

Do đó, phải tăng quy mô chi NSNN, chấp nhận ngân sách có bội chi

(đủ lớn và đủ an toàn) để tạo vốn thúc đẩy phát triển kinh tế trên cơ sở củng

cố nguồn thu lâu dài, bền vững của NSNN, tăng quy mô chi NSNN so với

GDP lên đủ lớn để tăng ĐTPT kinh tế.

2.3.2. Định hướng về bội chi NSNN và xử lý nợ công nhằm duy trì sự

bền vững hợp lý của NSNN trong giai đoạn 2006-2010

1). Tăng bội chi và đảm bảo kiềm chế bội chi NSNN trong giới

hạn an toàn theo thông lệ quốc tế

Bội chi NSNN giai đoạn 2006-2010 dự kiến khoảng 312 nghìn tỷ

đồng, bằng 5%GDP (giai đoạn 2001-2005 đạt 4,9%GDP), mới chỉ tương

đương khoảng 2,8% khi tính theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ

ra rằng những năm giữa thập niên 90 là những năm NSNN có quy mô thu,

chi cao nhất và cũng là lúc nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục nhất

(9,54%). Trong giai đoạn tới, bội chi NSNN cần được tăng thêm nữa và được

sử dụng cho ĐTPT, có dự án khả thi, có kế hoạch thu hồi vốn, không sử dụng

bội chi NSNN cho tiêu dùng trên cơ sở các nguyên tắc sau:

Số thu NSNN từ thuế, phí phải lớn hơn chi thường xuyên, có tích

luỹ cho ĐTPT;

Tốc độ tăng chi ĐTPT phải lớn hơn tốc độ tăng chi thường xuyên;

Mức bội chi phải nhỏ hơn mức chi ĐTPT;

Không phát hành tiền, hạn chế tối đa vay thương mại nước ngoài

để bù đắp bội chi ngân sách.

Đối với nước ta, trong những năm tới (2006-2010), đứng trước nhu

cầu chi tiêu cấp bách của ĐTPT cơ sở hạ tầng, KH&CN, giáo dục phổ thông,

Page 252: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

252

bảo vệ môi trường... trước yêu cầu duy trì mức độ vừa phải về nghĩa vụ thuế

đối với các doanh nghiệp, trước yêu cấu nâng cao tiềm lực tài chính nhà

nước, nhu cầu bội chi NSNN được xác định trên nguyên tắc là phải ở mức

hợp lý và có thể kiểm soát được.

Theo đó, quy mô thu NSNN bình quân duy trì ở mức 22% - 23%GDP;

Quy mô chi NSNN duy trì ở mức 29-30%GDP, kết hợp với đổi mới cơ cấu,

tăng cường kiểm soát và nâng cao hiệu quả chi NSNN; Kiểm soát và duy trì

tỷ lệ bội chi NSNN ở mức bình quân khoảng 5 - 7%GDP (theo cách tính

thông lệ quốc tế) là hợp lý và có thể kiểm soát được.

Xét về số tương đối, nếu so sánh với yêu cầu của các nước thuộc Liên

minh kinh tế tiền tệ châu Âu quy định bội chi NSNN mỗi nước thành viên

không được vượt quá 3%GDP, thì tỷ lệ bội chi bình quân 5-7%GDP có thể bị

coi là hơi cao. Tuy nhiên, kết cấu chi của các nước EU khác hẳn kết cấu chi

ngân sách nước ta. Nhất là các khoản chi ĐTPT kinh tế của ngân sách các

nước EU chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều so với nước ta. Hơn nữa, do "mẫu số

- GDP" của ta còn quá nhỏ bé, quy mô nền kinh tế còn khá khiêm tốn nên số

bội chi tuyệt đối cũng chưa phải là lớn lắm.

Nếu tăng trưởng kinh tế những năm tới đạt mức tăng bình quân trên

7,5%/năm thì bình quân quy mô GDP hàng năm sẽ đạt khoảng 60 tỷ USD,

mức bội chi 5-7%GDP, tương đương khoảng 3 tỷ USD, tính theo giá cố định

1994. Nếu tính theo giá hiện hành, với mức bội chi 6-7%GDP, mỗi năm nhà

nước sẽ có thêm (so với mức bội chi hiện tại 5%GDP) một khoản tiền khá

lớn, khoảng 1,2-1,5 tỷ USD để triển khai các chính sách điều tiết vĩ mô, kích

thích nền kinh tế phát triển, hoặc đầu tư hoàn thành dứt điểm 1 vài công trình

trọng điểm.

Mặt khác, mức bội chi 5-7%GDP không phải là quá lớn để có thể gây

mất ổn định tài chính, nhất là khi đặt trong bối cảnh so sánh với mức bội chi

hiện tại đã là 5%GDP, hoặc so với yêu cầu phát triển trong tương lai.

Thực ra, trong số tổng mức bội chi dự kiến đã có khoảng 2/3 (4% đến

5%GDP) là bội chi như mức hiện tại, phát sinh từ xu hướng vận động của

NSNN và nền kinh tế. Mức bội chi chủ động đưa ra nhằm tạo nguồn lực để

thúc đẩy tăng trưởng chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng số bội chi. Do đó, bên cạnh

việc sử dụng bội chi, trực tiếp tạo nguồn tài chính đảm bảo triển khai các

chương trình phát triển kinh tế, thực hiện các mục tiêu chiến lược thì không

được xem nhẹ các biện pháp đổi mới cơ chế tác động, thực hiện cơ cấu lại và

hiệu quả hoá thu chi NSNN, đẩy mạnh xã hội hoá, nâng cao năng lực sử

dụng công cụ tài khoá để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Điều kiện duy trì mức bội chi cao ở nước ta là tăng trưởng phải liên

tục ở tốc độ cao, ngân sách phải được sử dụng hiệu quả, hạn chế tới mức tối

đa tình trạng tham nhũng dưới mọi hình thức.

Page 253: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

253

Rõ ràng, luôn phải chú ý kiểm soát bội chi ở mức kiềm chế được,

không gây mất ổn định tài chính nhà nước. Nhưng mặt khác, phải xem xét

NSNN, bội chi NSNN, nợ công như những công cụ vĩ mô có hiệu quả để tác

động vào nền kinh tế. Trong giai đoạn từ nay đến khi hoàn thành sự nghiệp

CNH, HĐH thì ngân sách nước ta không nên phấn đấu để cố đạt được trạng

thái cân bằng (thu bằng chi), mà ngược lại và thực tế hơn, NSNN cần tiếp tục

duy trì bội chi ở mức không thấp, tạo nguồn cho Nhà nước thúc đẩy pt xã hội

phát triển bền vững. Nếu cố đạt đến sự cân bằng ngân sách, thì, hoặc phải

tăng thêm gánh nặng thuế đối với các doanh nghiệp, hoặc phải cắt giảm chi

tiêu công. Nhưng cả 2 điều đó đều kìm hãm sự phát triển của đất nước và

không duy trì lâu dài sự bền vững của NSNN.

2). Duy trì ổn định tỷ suất nợ của khu vực công trên GDP, xác định rõ ngưỡng giới hạn của cán cân ngân sách cơ bản

Duy trì ổn định tỷ suất nợ của khu vực công trên GDP, xác định rõ

ngưỡng giới hạn của cán cân ngân sách cơ bản, tiếp tục phát huy những kinh

nghiệm tốt trong huy động và quản lý công và nợ nước ngoài theo hướng duy

trì sự bền vững các ngưỡng an toàn về vay nợ, thực hiện các nghĩa vụ trả nợ

nước ngoài đầy đủ, đúng hạn là một khuyến nghị quan trọng nhằm bảo đảm

tính bền vững của NSNN ở nước ta.

Có thể đánh giá từ năm 1991 đến nay, trên cơ sở rút kinh nghiệm từ

việc điều hành vay nợ trong thập kỷ 1980’s trở về trước, việc duy trì một mức

độ bội chi ngân sách, nợ khu vực công ở mức hợ lý và thận trọng đã góp

phần duy trì sự ổn định của nền tài chính nhà nước Việt Nam. Công tác quản

lý nợ của Chính phủ có nhiều tiến bộ, trong những bối cảnh khó khăn, đã chủ

động đàm phán để dãn, hoãn nợ hoặc đạt được phương thức trả nợ có lợi nhất

(trả bằng hàng hóa, tái đầu tư...), điều hành chi trả nợ theo nguyên tắc có lợi

cho NSNN và đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết. Trong đó, cơ cấu

lại nợ ngoài nước đã đạt được những kết quả rất lớn thông qua Câu lạc bộ

Paris, London góp phần vào giảm dư nợ Chính phủ từ 53,6% so GDP năm

1991 xuống còn 31% GDP vào năm 1995. Tiếp theo, đã thành công trong xử

lý nợ đối các khoản nợ trước đây bằng Rúp với các nước Đông Âu và Nga

góp phần vào giảm nợ Chính phủ, nợ quốc gia. Đồng thời, với việc cơ cấu lại

nợ như đã phân tích trên, đã có những thay đổi rất quan trọng về quan điểm

vay nợ của NSNN như: không vay thương mại, không phát hành tiền, chỉ vay

ưu đãi nước ngoài và vay trong nước để bù đắp bội chi ngân sách và bội chi

ngân sách chỉ dùng cho đầu tư phát triển. Chính từ những quyết sách trên, nợ

của Việt Nam đã trở nên lành mạnh, dư nợ chính phủ, dư nợ quốc gia đến

nay vẫn trong giới hạn an toàn, đảm bảo an ninh tài chính (dư nợ Chính phủ

đến hết năm 2007 chưa vượt quá 40% GDP), đây là mức mà nhiều chuyên

gia kinh tế trong và ngoài nước cho rằng rất an toàn, không gây tác động quá

xấu đến ổn định kinh tế vĩ mô.

Liên quan đến vay nợ và bội chi NSNN, kiến nghị là cần xác định rõ

ngưỡng giới hạn bội chi hoặc thặng dư ngân sách thường xuyên nhằm ổn

Page 254: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

254

định tỷ suất nợ trên GDP bằng chênh lệch giữa lãi suất nợ phải trả và tốc độ

tăng trưởng kinh tế dự kiến cho năm kế hoạch nhân với tổng số dư nợ tại thời

điểm 31/12 năm trước. Việc xác định giới hạn mức nợ vay hoặc giới hạn bội

chi ngân sách để duy trì ổn định tỷ suất nợ vay trên GDP được xác định theo

2 bước: (1) Xác định giới hạn tổng bội chi ngân sách; (2) Xác định giới hạn

thặng dư ngân sách thường xuyên cần phải đạt được để duy trì ổn định tỷ suất

nợ trên GDP.

Trong luật NSNN, cần thể hiện rõ, cụ thể các yêu cầu: (i) Phải có

thặng dư ngân sách thường xuyên; (ii) Duy trì ổn định tỷ suất nợ nhà nước

trên GDP; (iii) Mức bội chi ngân sách nói chung phải nằm trong giới hạn an

toàn sao cho tỷ suất nợ trên GDP được duy trì ổn định.

Mức cụ thể sẽ được Chính phủ và Bộ Tài chính căn cứ vào tình hình

thực tế và những công thức đề xuất ở trên mà xác định cho phù hợp với bối

cảnh kinh tế và yêu cầu thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã

hội cũng như yêu cầu ổn định tài chính quốc gia trong từng năm.

Đồng thời, cần bổ trợ thêm một số kiến nghị sau:

1. Đưa khoản vay nợ ra khỏi cân đối nguồn thu hàng năm của NSNN đồng

thời đưa khoản chi trả nợ gốc ra khỏi tổng chi hàng năm của NSNN.

2. Tách bạch rõ ràng bội chi NSTW, bội chi NSĐP và bội chi NSNN.

3. Quy định bắt buộc phải có thặng dư ngân sách thường xuyên nhưng khi

cân đối toàn bộ ngân sách thì cho phép có bội chi, cụ thể đối với từng cấp

ngân sách (NSTW, ngân sách tỉnh nói riêng và NSNN nói chung).

4. Mức bội chi và vay nợ NSNN tuân theo nguyên tắc:

Mức bội chi cụ thể từng năm sẽ do Quốc hội xác định tuỳ theo

tình hình và bối cảnh kinh tế bảo đảm nằm trong phạm vi giới

hạn được phép nhằm ổn định tỷ suất nợ, theo nguyên tắc: (i)

Tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng số chi

thường xuyên; (ii) Số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát

triển.

NSTW được phép vay trong nước và vay nước ngoài để bù

đắp bội chi, nhưng chỉ được phép vay trung và dài hạn, không

được phép vay ngắn hạn (dưới 1 năm) để bù đắp bội chi.

Không sử dụng vay bù đắp bội chi ngân sách cho tiêu dùng,

chỉ sử dụng cho mục đích phát triển; không vay ngắn hạn để

chi dùng vào các mục tiêu dài hạn;

Những khoản vay trung và dài hạn để bù đắp bội chi đầu tư

phát triển phải kèm theo kế hoạch thu hồi vốn vay và bảo đảm

cân đối ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn;

Tổng mức dư nợ nhà nước, cả trong và ngoài nước, không

vượt quá 60% GDP của cả nước; Duy trì ổn định tỷ suất nợ

Page 255: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

255

nhà nước trên GDP; Lãi suất huy động (trung và dài hạn)

được xác định theo cơ chế thị trường.

5. Hoàn thiện kết cấu định tính về chi NSNN, về cơ chế cân đối ngân sách

gắn với hiệu quả chi ngân sách; Xác định rõ cân đối ngân sách thường

xuyên và tổng cân đối ngân sách nói chung để xác định mức thặng dư

ngân sách thường xuyên, đảm bảo yêu cầu tổng số thu từ thuế, phí và lệ

phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên; tổng bội chi ngân sách nằm

trong giới hạn an toàn; số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển.

6. Thiết lập cơ quan quản lý nợ thống nhất trực thuộc Bộ Tài chính, gắn liền

với vụ NSNN để thống nhất quản lý bội chi, xây dựng và triển khai các

biện pháp bù đắp bội chi thuộc NSTW.

7. Liên quan đến quản lý bội chi và vay nợ, cần phải tăng hiệu quả quản lý

vốn vay và chất lượng sử dụng vốn vay; đảm bảo có kế hoạch trả nợ và

khả năng trả nợ, do đó sẽ tăng uy tín và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

8. Khắc phục tình trạng vay ngắn hạn chi dài hạn, tình trạng vi phạm luật

vay ĐTPT. Thực tế đã chỉ ra rằng nếu huy động vốn vay ngắn hạn để bù

đắp cho chi đầu tư phát triển thì khó có thể chỉ ra rõ ràng minh bạch

khoản tiền vay ngắn hạn đó có thực dùng để chi cho đầu tư phát triển hay

không.

9. Tách vay nợ bù đắp bội chi NSNN ra khỏi cân đối nguồn thu của ngân

sách ngoài ưu thế giúp quản lý và điều hành ngân sách và nợ được minh

bạch rõ ràng, còn có ưu điểm tăng cường chất lượng quản lý, điều hành tài

chính nhà nước theo thông lệ quốc tế, giúp hệ thống đó có thể trao đổi, hội

nhập được với thế giới bên ngoài, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế nói

chung.

Khi tách bạch giữa quản lý ngân sách và quản lý nợ như vậy, hệ thống

chỉ tiêu tài chính công của nước ta mới thực sự có ích cho phân tích, dự báo,

phục vụ tốt cho công tác cảnh báo sớm, duy trì an ninh tài chính quốc gia và

tạo cơ sở thuận lợi về lưu trữ và cung cấp số liệu cho công tác xây dựng

chính sách cũng như hoạch định chiến lược tài chính, kinh tế - xã hội. Dưới

góc độ cải cách hành chính, việc tổ chức quản lý bội chi, vay nợ, và cân đối

ngân sách như trên đòi hỏi thiết lập một bộ phận quản lý nợ tương đối độc lập

để hoạch định và thực thi chiến lược quản lý thống nhất nợ, tổ chức phát hành

vay và trả nợ gốc đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay.

2.3.3. Các giải pháp xử lý và tăng cường quản lý nợ công trong giai

đoạn 2006-2010

1). Tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý nợ nước ngoài theo hướng thống nhất quản lý

Việc thống nhất quản lý nợ phải được triển khai đồng thời theo các

hướng, tránh tình trạng phân tán, gây ảnh hưởng không tốt đến tính bền vững

Page 256: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

256

trong quản lý nợ, bao gồm: (i) Thống nhất quản lý nợ của khu vực công (gồm

nợ của chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh, nợ trong nước, nợ nước

ngopài của khu vực công); (ii) Thống nhất quản lý nợ nước ngoài của quốc

gia, bao gồm nợ nước ngoài của Chính phủ nói riêng, nợ nước ngoài của khu

vực công và tổng nợ nước ngoài của quốc gia;

Xây dựng chiến lược quản lý nợ nước ngoài, cải cách thể chế và

khuôn khổ pháp lý. Xây dựng hệ thống giám sát nợ, hệ thống các chỉ tiêu

đánh giá hiệu quả các dự án, chương trình sử dụng vốn vay nước ngoài, đặc

biệt chú ý tăng cường kiểm soát nguồn vốn vay thương mại nước ngoài của

các doanh nghiệp theo cơ chế tự vay tự trả, thường xuyên phân tích và đánh

giá danh mục nợ, tăng cường quản lý rủi ro, đặc biệt là các nghĩa vụ nợ bất

thường.

Tổ chức tốt việc trả nợ đúng hạn của Hiệp định vay nước ngoài, đồng

thời nghiên cứu đề xuất đề xuất các phương án tiếp tục giảm nghĩa vụ trả nợ

Quốc gia (chuyển đổi nợ, mua lại nợ, hoán đổi tay tay...).

Tăng cường năng lực quản lý nợ thông qua đào tạo phương pháp

hoạch định chiến lược nợ, xây dựng quy trình kỹ thuật nghiệp vụ quản lý nợ

nước ngoài, phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống mạng trong quản lý

nợ hiệu quả, theo hướng tập trung vào một đầu mối nhằm phân định trách

nhiệm rõ ràng trong việc theo dõi, quản lý và tổng hợp đánh giá hiệu quả sử

dụng vốn vay.

2). Lành mạnh hóa ngân sách và nợ của các địa phương

Tiếp tục quan điểm địa phương không được trực tiếp vay nước ngoài, chỉ được vay trong nước để bổ sung nguồn vốn chi đầu tư phát triển trên địa bàn.

Vì mục đích an toàn và bền vững của cả hệ thống trong lĩnh vực vay

và trả nợ, nhất là vay nợ nước ngoài, kết hợp với các kết quả nghiên cứu thực

tiễn Việt Nam cho thấy, hiện nay, năng lực quản lý nợ nước ngoài của các địa

phương chưa cho phép các địa phương trực tiếp vay vốn nước ngoài, các địa

phương chưa thể đáp ứng được yêu cầu quản lý nợ nước ngoài bền vững...

Hơn nữa, việc quản lý nợ nước ngoài bền vững luôn lấy ”quốc gia”

làm trung tâm. Do đó, cần tiếp tục duy trì việc không cho phép địa phương

trực tiếp vay nợ nước ngoài, cả song phương và đa phương, cả vay ưu đãi và

vay trên thị trường vốn quốc tế. Địa phương chỉ nên được tiếp cận các nguồn

vốn nước ngoài thông qua hình thức vay lại từ Bộ Tài chính. Làm như vậy,

vừa đảm bảo tính thống nhất, bền vững trong quản lý nợ nước ngoài của

Chính phủ và quốc gia, vừa tạo điều kiện để các địa phương huy động thêm

nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển.

Bỏ quy định NSĐP không được bội chi

Theo quy định của Luật NSNN hiện hành, NSĐP không được bội chi

trong khi quy định (khoản 3 điều 8 Luật NSNN) vẫn cho phép chính quyền

Page 257: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

257

địa phương huy động vốn để đầu tư các công trình hạ tầng kinh tế khi có nhu

cầu vượt quá khả năng thu NSĐP. Khoản 3 điều 8 Luật NSNN ghi rõ: “Về

nguyên tắc, NSĐP được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu;

trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng

công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm, thuộc

danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được HĐND cấp tỉnh quyết định,

nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì

được phép huy động vốn trong nước và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng

năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn. Mức dư nợ từ nguồn vốn huy động

không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của

ngân sách cấp tỉnh”.

Đây là một quy định không mấy có cơ sở. Việc duy trì đồng thời 2

khái niệm ”NSĐP không được bội chi” và ”cho phép địa phương bố trí đầu

tư (thông qua huy động vốn vay) vượt quá khả năng cân đối của ngân sách

cấp tỉnh khi có nhu cầu đầu tư các công trình mà NSĐP không bố trí được”

luôn tạo ra những ”xung đột” về nhận thức, từ đó, làm giảm hiệu quả quản lý.

Do tính xung đột của 2 khái niệm này nên sẽ chỉ có 1 trong 2 là có ý

nghĩa thực tế, khái niệm còn lại sẽ chỉ có ý nghĩa hình thức. Hoặc là địa

phương sẽ không vay thêm vốn để đầu tư phát triển KT-XH trên địa bàn (tôn

trọng quy định NSĐP không được bội chi); Hoặc là địa phương sẽ huy động

vốn vay để đầu tư phát triển và đương nhiên bố trí chi nhiều hơn thu (nghĩa là

vi phạm nguyên tắc đã đặt ra). Thực tế tình trạng huy động vốn vay theo

khoản 3 điều 8 Luật NSNN và tình trạng nợ XDCB tràn lan ở các địa phương

là một minh chứng cho sự bất cập này.

Xét thực tiễn nhu cầu đầu tư phát triển của các địa phương là khá lớn

và sinh động, cần thiết phải bỏ quy định cấm NSĐP bội chi, đồng thời, tiếp

tục cho phép địa phương được huy động vốn vay trong nước để đầu tư phát

triển. Vấn đề là phải quy định cụ thể và hợp lý các giới hạn bội chi và giới

hạn vay nợ cho các địa phương.

Tóm lại, nên chính tứhc cho phép ngân sách cấp tỉnh có bội chi và

được phép huy động vốn vay trong nước để bù đắp các khoản bội chi cho đầu

tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cần xác định công khai

các điều kiện được phép có bội chi ngân sách tỉnh (như chỉ được chi dùng

cho các dự án đầu tư có hiệu quả, dự án được đánh giá tốt, đảm bảo khả

năng trả nợ, có kế hoạch kinh doanh và kế hoạch trả nợ khả thi, nằm trong

mức không chế của Nhà nước, không có nguy cơ phá sản và nhất thiết phải

có phương án tự cân đối nguồn trả nợ...).

Cụ thể là mức bội chi ngân sách tỉnh phải thấp hơn 3% GDP của tỉnh;

tổng mức dư nợ không vượt quá 60% GDP của tỉnh; tỉnh chỉ được phép vay

trung và dài hạn trong nước, không được phép vay ngắn hạn và không được

phép vay nước ngoài để bù đắp bội chi ngân sách tỉnh; lãi suất huy động (dài

Page 258: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

258

hạn) không vượt quá mức lãi suất của các khoản vay tương đương do TW

phát hành.

Đổi mới tư duy ”ngân sách cấp trên cân đối thay ngân sách cấp dưới”.

Cũng vì những xung đột mang tính học thuật nêu trên, nên, khi nhu

cầu chi NSĐP (cả thường xuyên, đầu tư, trả nợ) lớn hơn khả năng thu của địa

phương (tổng các nguồn thu 100% thuộc NSĐP cộng với phần thu phân chia

giữa trung ương và địa phương đã được trung ương để lại cho địa phương

hưởng 100%) thì trung ương (nhất định) sẽ cấp bù phần chênh lệch thiếu đó

dưới dạng “trợ cấp cân đối ngân sách”. Rõ ràng, “trợ cấp cân đối ngân sách

thực hiện sứ mạng “trung ương cân đối thay NSĐP”.

Những phân tích này, một mặt cho thấy sự bao biện của trung ương

(trong khi trung ương không gắn sát được với thực tế sinh động và biến động

của từng địa phương). Mặt khác, cũng cho thấy quy định NSĐP không được

bội chi là mang tính hình thức vì khi nhu cầu chi của địa phương lớn hơn

tổng nguồn thu, thì, trong hầu hết các trường hợp, đều được trung ương cân

đối (cấp bổ sung) phần chênh lệch đó. Vì cân đối từ nguồn không phải của

địa phương nên thực chất là địa phương có bội chi nhưng được trung ương tài

trợ bội chi (ngay từ khâu dự toán).

Một điều không mấy tích cực nữa là quy định NSĐP không được bội

chi là quy định mang tính cào bằng, áp dụng chung cho tất cả các địa phương,

nhưng sau đó, khi tính trợ cấp cân đối lại trợ cấp cho từng điều kiện cụ thể

theo từng đề xuất của từng địa phương. Do đó, thiếu sự công bằng và minh

bạch.

Việc trung ương cân đối thay địa phương còn làm giảm tính chủ động,

giảm trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc xác định nhu cầu,

xây dựng dự toán chi cũng như trong huy động quản lý, sử dụng các nguồn

thu của ngân sách trên địa bàn. Do vậy, nên trao quyền tự chủ ngân sách cho

các địa phương, cho phép địa phương được bội chi trong phạm vi ngân sách

được quyền và chịu trách nhiệm quản lý, bỏ quy định trợ cấp cân đối cho địa

phương, trung ương chỉ nên trợ cấp ngân sách cho địa phương theo những

tiêu chí cần thiết phục vụ các mục tiêu quản lý hệ thống chứ không phải trợ

cấp để cân đối thăng bằng thu, chi ngân sách cho địa phương.

Xác định giới hạn bội chi ngân sách địa phương ở những ngưỡng thích hợp

Khi cho phép địa phương được bội chi, trước mắt, có thể chưa quen về

từ ngữ và tư duy, song, điều đó sẽ tăng trách nhiệm giải trình của NSĐP

trước HĐND, công chúng và ngôn luận. Từ đó, vấn đề hiệu quả chi tiêu cũng

như bệnh dàn trải sẽ từng bước được hỗ trợ khắc phục. Song, vấn đề là giới

hạn bội chi ở mức nào là phù hợp?.

Page 259: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

259

Trước hết, vì hệ thống số liệu của mỗi địa phương đều có sai số rất

lớn. Trong đó có cả những sai số bắt nguồn từ cả yếu tố chủ quan, như bệnh

thành tích, thiếu trách nhiệm… Có cả những sai số thống kê do các hoạt động

kinh tế bị trùng lắp và kỹ thuật thống kê không cho phép loại bỏ những sai số

đó. Do vậy, sử dụng số liệu địa phương cần rất thận trọng.

Đề xuất của chúng tôi là kết hợp số liệu cả nước và số liệu địa phương

khi tính toán giới hạn bội chi ngân sách và nợ của từng địa phương. Sẽ sử

dụng các số liệu đã xác định, ít bị ảnh hưởng làm sai lệch tính khách quan của

nó nhất, nhưng đồng thời, số liệu đó cũng phải khi thi, dễ tìm kiếm, tuy chỉ là

số liệu trung gian dùng để tính toán nhưng cũng phải góp phần phản ánh

được tính đa dạng và sự khác biệt của các địa phương.

Trên cơ sở lập luận như vậy, đề xuất về ngưỡng giới hạn bội chi

NSĐP sẽ tính theo tiêu chí “thu NSNN bình quân đầu người của cả nước” và

“dân số trung bình” theo số liệu điều tra dân số toàn quốc đã điều tra, đã công

bố (điều tra dân số toàn quốc 5 năm 1 lần cũng rất thích hợp với các tính toán

và chiến lược tài chính ổn định). Cụ thể, cần sửa đổi và bổ sung các nội dung

sau đây vào Luật NSNN:

1. Tất cả các địa phương đều phải phấn đấu bảo đảm và duy trì cán

cân ngân sách cơ bản lớn hơn hoặc bằng 0 (cân đối được hoặc có

thặng dư ngân sách cơ bản). Tức là mọi địa phương đều có trách

nhiệm (được ghi vào luật) cân đối thu thường xuyên lớn hơn

hoặc bằng chi thường xuyên.

2. Các địa phương được phép bố trí bội chi NSĐP và bội chi đó chỉ

để dùng cho chi đầu tư phát triển của địa phương. Tức là, sau khi

có cân đối ngân sách cơ bản thì địa phương mới được phép tính

đến huy động vốn để đầu tư cho các công trình đầu tư phát triển

đã được HĐND phê chuẩn.

3. Địa phương nào chưa cân đối được ngân sách cơ bản thì phải tìm

giải pháp cho việc cân đối ngân sách cơ bản trước hết. Không

được phép có bội chi đối với các địa phương chưa cân đối được

ngân sách cơ bản.

4. Đối với những địa phương quá giàu, có nguồn thu lớn hơn rất

nhiều so với mức bình quân chung của cả nước, có vị trí đặc biệt

trong chiến lược phát triển KT-XH của cả nước thì sẽ có cơ chế

riêng. Những trường hợp này nên rất ít, chỉ nên quy định như

hiện tại là Hà Nội và TPHCM là vừa đủ.

5. Do không thể tính chính xác được tốc độ tăng trưởng GDP của

mỗi địa phương nên không thể xây dựng được công thức tính giới

hạn bội chi theo công thức bằng tốc độ tăng trưởng GDP nhân

với tổng mức dư nợ được. Vì vậy, có thể quy định giới hạn bội

chi dựa theo thu nhập tài chính tính cho mỗi địa phương, áp dụng

cho một thời kỳ giữa 2 kỳ điều tra dân số. Mức bội chi tối đa đó

Page 260: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

260

được quy định bằng một tỷ lệ % tính trên tổng thu NSĐP dùng để

tính bội chi.

6. Số thu NSĐP dùng để tính bội chi của từng địa phương bằng mức

thu NSNN bình quân đầu người của cả nước của năm báo cáo

(năm t-1, t là năm lập dự toán) nhân với dân số bình quân của địa

phương trong kỳ điều tra gần nhất (theo số liệu điều tra dân số

quốc gia đã công bố để giảm bớt sai số).

7. Tỷ lệ % vượt (bội chi) cụ thể của mỗi địa phương sẽ được quy

định trên cơ sở cân nhắc giữa (i) Số liệu bình quân gia quyền về

tình hình thu chi NSĐP trong 3-5 năm gần nhất, quyền số là dân

số theo số liệu điều tra dân số quốc gia đã công bố; (ii) Chiến

lược và nhu cầu phát triển của giai đoạn 5 năm tiếp theo trong

tương lai; (iii) Chiến lược sử dụng ngân sách có bội chi, chính

sách tài khóa nới lỏng hay thắt chặt, mục tiêu và lộ trình cân đối

thu bằng chi của NSNN nói chung của cả nước và/hoặc ngân

sách từng địa phương.

8. Một đề xuất mang tính gợi ý của đề tài là có thể duy trì tỷ lệ bội

chi NSĐP ở mức 10% tổng thu NSĐP bình quân đầu người và

lưu ý là, khi áp dụng tỷ lệ này, mức độ được bội chi tuyệt đối của

từng tỉnh sẽ khác nhau do dân số khác nhau; việc bỏ qua sự khác

biệt về năng lực thu NSNN nhằm tạo yếu tố kích thích, phấn đấu

giữa các tỉnh.

9. Tuy nhiên, nếu chỉ quy định một chỉ số giới hạn bội chi NSĐP thì

lũy kế nợ của các địa phương sẽ tăng dần theo thời gian. Điều đó,

có thể dẫn đến “đổ vỡ” nợ địa phương. Vì vậy, cần bổ sung thêm

1 chỉ tiêu nữa là giới hạn tỷ suất nợ địa phương.

10. Thông thường, tỷ suất nợ quốc gia được tính theo tỷ lệ % của

tổng số dư nợ trên GDP thực tế. Song, để giảm bớt sai số như đã

đề cập, việc giới hạn tỷ suất nợ địa phương sẽ được tính theo tỷ lệ

giữa dư nợ bình quân đầu người của mỗi địa phương trên GDP

bình quân đầu người cả nước nhân với dân số bình quân của từng

địa phương, theo số liệu điều tra dân số quốc gia đã công bố. Để

bảo đảm duy trì ổn định tính bền vững về nợ địa phương, đồng

thời, tạo nguồn tài chính cho các địa phương triển khai các chiến

lược đầu tư phát triển, trong khung khổ quản lý bền vững ngân

sách và nợ quốc gia, nên duy trì cố định tỷ suất nợ địa phương ở

mức 50%.

Page 261: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

261

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN 2006-2010

3.1. HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN 2006-2010

3.1.1. Xác định hệ thống mục tiêu và cơ chế truyền tải CSTT

1). Mục tiêu hàng đầu

Để điều hành CSTT hiệu quả, mục tiêu cuối cùng của CSTT đến 2010

là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn hệ thống và

tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.

Do vậy, mục tiêu hàng đầu của CSTT là ổn định giá trị đồng tiền. Mục

tiêu này cần được quy định rõ trong Luật NHNN và cần được lượng hóa cụ

thể làm cơ sở thuận lợi cho việc điều hành CSTT. Đặc biệt trong giai đoạn

2011- 2020 trước xu thế tự do hóa và toàn cầu hóa tài chính-tiền tệ ngày càng

gia tăng mạnh mẽ, thị trường tiền tệ và thị trường vốn trong nước đã có

những bước phát triển và đã từng bước mở cửa phù hợp với xu hướng và

thông lệ quốc tế, theo đó năng lực điều hành CSTT tất yếu phải được nâng

cao. Chính vì vậy, để đảm bảo hiệu quả điều hành CSTT, mục tiêu điều hành

CSTT vẫn cần tiếp tục được xác định rõ là ổn định giá cả.

2). Mục tiêu trung gian, mục tiêu hoạt động

Với thực trạng điều kiện thị trường đang trong quá trình phát triển,

một số họat động tiền tệ còn chưa thuộc tầm kiểm soát của NHNN và NHNN

trong giai đọan tăng cường hơn nữa năng lực kiểm soát tiền tệ theo thông lệ

quốc tế, mục tiêu điều hành CSTT của NHNN cần hướng vào việc kiểm soát

toàn bộ khối lượng tiền trong nền kinh tế, tập trung các nguồn ngoại tệ vào hệ

thống ngân hàng. Theo đó, mục tiêu trung gian của CSTT cần được lựa chọn

là các mục tiêu khối lượng tiền như tổng khối lượng tiền của nền kinh tế,

tổng tín dụng cho nền kinh tế. Đồng thời, mục tiêu họat động của CSTT cũng

nên là điều tiết khối lượng tiền để gắn kết chặt chẽ với mục tiêu trung gian và

phù hợp với điều kiện thị trường đang trong quá trình phát triển.

Tuy nhiên, sau năm 2010 khi thị trường tiền tệ phát triển và xu thế tự

do hóa tài chính gia tăng mạnh mẽ, NHNN cần chuyển sang thực hiện khuôn

khổ CSTT theo mục tiêu lạm phát để nâng cao hiệu quả, tính minh bạch

trong điều hành CSTT, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Theo đó, mục tiêu họat

động của CSTT cần chuyển từ mục tiêu điều tiết khối lượng tiền sang điều

tiết giá cả, tạo điều kiện thực hiện cơ chế truyền tải tác động CSTT đến lạm

phát.

3). Xác định cơ chế truyền tải CSTT

Để đạt được định hướng chiến lược điều hành CSTT đến năm 2010

nêu trên, trong giai đọan từ nay đến năm 2010, NHNN cần xây dựng khuôn

khổ CSTT với cơ chế chuyển tải thích hợp. Đó chính là cơ chế tác động từ hệ

Page 262: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

262

thống công cụ CSTT gián tiếp theo các nguyên tắc thị trường nhất là nghiệp

vụ thị trường mở đến mục tiêu hoạt động là khối lượng tiền dự trữ, qua đó tác

động đến khối lượng tiền của nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng

của CSTT, trong đó mục tiêu hàng đầu là ổn định giá trị đồng tiền.

Đồng thời, NHNN cần từng bước tạo lập các điều kiện cần thiết để

chuyển sang thực hiện khuôn khổ CSTT theo mục tiêu lạm phát sau năm

2010. Theo đó, cơ chế chuyển tải CSTT cũng cần được điều chỉnh thích hợp

trong đó vai trò của kênh lãi suất trong việc chuyển tải tác động tiền tệ cần

được xác định rõ. Vì vậy, để đạt được các mục tiêu trung hạn về lạm phát,

thực hiện mục tiêu hàng đầu là ổn định giá cả, trong ngắn hạn các kết quả dự

báo lạm phát cần được NHNN quan tâm xem xét. Mục tiêu hoạt động của

CSTT nên chuyển sang mục tiêu điều tiết giá cả (lãi suất) và NHNN sẽ sử

dụng các công cụ CSTT gián tiếp, nhất là nghiệp vụ thị trường mở để tác

động làm cho lãi suất thị trường theo sát lãi suất định hướng của NHNN và

cuối cùng là đạt mục tiêu về lạm phát.

3.1.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống mục tiêu, cơ chế truyền tải CSTT

1). Nâng cao tính độc lập của NHNN

Sửa đổi Luật NHNN, Luật Các TCTD và các văn bản pháp lý liên

quan khác để đảm bảo tính độc lập tương đối của NHNN, quy định rõ mục

tiêu hàng đầu của CSTT là ổn định giá trị đồng tiền;

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa NHNN với các Bộ, ngành trong điều

hành CSTT, phân định rõ quyền hạn, nhiệm vụ của các Bộ, ngành trong xây

dựng và thực thi CSTT.

2). Nâng cao năng lực phân tích, dự báo tiền tệ, dự báo lạm phát

Tăng cường đào tạo về kinh tế vĩ mô và kinh tế lượng, nâng cao trình

độ phân tích, dự báo cho cán bộ ngân hàng; Trang bị mới và nâng cấp máy

móc thiết bị đáp ứng yêu cầu đổi mới trong công tác phân tích, dự báo; áp

dụng mô hình kinh tế lượng trong dự báo tiền tệ, xây dựng chương trình tiền

tệ hàng năm và thực hiện dự báo lạm phát theo định kỳ (năm, quý, tháng) .

Trong hoạch định và điều hành CSTT, cần đặc biệt quan tâm công tác

dự báo diễn biến cán cân thương mại, cán cân thanh toán, dự báo luồng vốn

vào ra để có giải pháp điều hành CSTT phù hợp, hạn chế ảnh hưởng của

luồng vốn đến các diễn biến tiền tệ.

Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ ngành theo hướng tin học hóa,

đảm bảo nắm bắt được đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin về tiền tệ- tín

dụng; Tăng cường sự phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin giữa các Bộ,

ngành, phục vụ công tác phân tích, dự báo tiền tệ, dự báo lạm phát.

Page 263: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

263

3). Nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ của NHNN

Thực hiện chính sách thu hút cán bộ nghiên cứu, họach định chính

sách, các chuyên gia về tài chính - ngân hàng có năng lực và trình độ chuyên

môn cao; Nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo đối với các khóa học,

chương trình đào tạo dành cho các cán bộ nghiên cứu, họach định chính sách.

Cơ cấu lại tổ chức một số Vụ, Cục liên quan để tăng cừơng sự thống

nhất, phối hợp giữa các đơn vị NHNN trong điều hành CSTT.

Hạn chế sự bảo hộ, can thiệp của Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín

dụng nhằm tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, nâng cao sức cạnh

tranh của các TCTD trong điều kiện hội nhập.

Nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ tiền tệ gián tiếp, nhất là nghiệp

vụ thị trường mở. Nghiên cứu và áp dụng những chính sách đối phó với

luồng vốn vào để có những giải pháp điều hành công cụ CSTT phù hợp.

Các TCTD có biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn

phù hợp với thông lệ quốc tế, hoàn thiện hệ thống thông tin thanh toán nhằm

thực hiện quản lý vốn tập trung, điều chuyển vốn linh họat trong nội bộ từng

hệ thống ngân hàng, cũng như giữa các ngân hàng; đẩy mạnh thực hiện các

giải pháp nâng cao năng lực quản lý kinh doanh, năng lực tài chính và sức

cạnh tranh.

4). Tăng cường tính minh bạch, tự chịu trách nhiệm của NHNN

Xây dựng quy định về trách nhiệm của NHNN trong điều hành CSTT,

đảm bảo công khai, minh bạch các thông tin về điều hành CSTT (quy định về

trách nhiệm của Thống đốc NHNN, hình thức báo cáo giải trình của NHNN

về điều hành CSTT…).

Quy định về hình thức, cơ chế công bố thông tin về lạm phát để tăng

cường sự hiểu biết của công chúng về lạm phát, tăng cường tính minh bạch

và trách nhiệm của NHNN trong điều hành CSTT.

5). Phát triển thị trường tiền tệ

Phát triển thị trường tiền tệ an toàn, hiệu quả, đồng bộ, mang tính cạnh

tranh cao, tạo cơ sở quan trọng cho việc tiếp nhận và truyền tải tác động của

CSTT đến nền kinh tế. Theo đó, một số giải pháp cần thực hiện là:

- Củng cố lại thị trường liên ngân hàng và tăng cường vai trò giám sát,

điều tiết họat động thị trường của NHNN. Tăng cường sự kiên kết giữa các

bộ phận của thị trường tiền tệ, giữa thị trường tiền tệ và TTCK.

- Hoàn thiện các chính sách, quy định về thị trường tiền tệ theo hướng

mở rộng quyền tiếp cận thị trường và khả năng phát hành các công cụ tài

chính có mức độ rủi ro thấp; đa dạng hóa các công cụ trên thị trường tiền tệ,

đặc biệt là các công cụ phòng ngừa rủi ro.

Page 264: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

264

- Triển khai các biện pháp phát triển thị trường thứ cấp để nâng cao

tính thanh khoản của các công cụ trên thị trường tiền tệ.

6). Phối hợp giữa CSTT với các chính sách kinh tế vĩ mô

Các Bộ, ngành liên quan cần có sự phối hợp để đảm bảo giữ ổn định

kinh tế vĩ mô, đảm bảo sự nhất quán giữa điều hành CSTT và điều hành các

chính sách kinh tế vĩ mô khác: Phối hợp chặt chẽ giữa NHNN và Bộ Tài

chính trong việc xây dựng và thực thi CSTT, CSTK hàng năm; phối hợp giữa

CSTT và chính sách tiền lương, giữa chính sách lãi suất, tín dụng của ngân

hàng và chính sách đầu tư của Chính phủ; Giữa chính sách tỷ giá và chính

sách thương mại (hỗ trợ xuất khẩu của Bộ Tài chính, Bộ Thương mại)..;.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư với vai trò là cơ quan hoạch định chiến lược,

kế hoạch phát triển của Chính phủ cần phối hợp chặt chẽ với NHNN, Bộ Tài

chính, Bộ thương mại và các bộ, ngành liên quan để xây dựng chương trình

tài chính quốc gia ngắn hạn và dài hạn, gồm tổng thể các giải pháp kinh tế vĩ

mô, qua đó đảm bảo sự nhất quán giữa các chính sách, thực hiện mục tiêu

chung là ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế bền vững.

3.2. HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ

GIAI ĐOẠN 2006-2010

3.2.1. Định hướng hoàn thiện cơ chế quản lý và điều hành tỷ giá

Quán triệt đường lối, chính sách của Đảng về chủ động hội nhập kinh

tế quốc tế, định hướng hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối từ nay đến 2010

là:

- Tạo dựng một khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện các

họat động ngoại hối và phát triển thị trường ngoại hối nhằm thúc đẩy phát

triển kinh tế, thực thi các mục tiêu CSTT quốc gia.

- Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về ngoại hối, hoàn thiện hệ

thống quản lý ngoại hối của Việt Nam, tôn trọng các cam kết song phương và

đa phương mà Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia.

- Đổi mới công tác quản lý ngoại hối theo hướng tự do hóa vừa đảm

bảo thông thoáng, bình đẳng, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế,

vừa phù hợp với trình độ phát triển và thực tiễn nền kinh tế trong nước.

- Tăng cường khả năng và mức độ bao quát của NHNN trong việc

quản lý các giao dịch ngoại hối trong nước với nước ngoài. Nâng cao hiệu

quả cơ chế quản lý ngoại hối trong điều kiện tự do hóa tài khoản vãng lai và

kiểm soát có chọn lọc các giao dịch vốn phù hợp với lộ trình mở cửa TTTC.

- Nâng cao năng lực dự trữ ngoại hối Nhà nước, nâng cao tính chuyển

đổi của đồng Việt Nam, từng bước tạo nền tảng cho VND trở thành đồng tiền

tự do chuyển đổi sau năm 2010. Thu hẹp phạm vi sử dụng đồng ngoại tệ trên

lãnh thổ Việt Nam và giảm tình trạng đô la hóa; Tiến tới thực hiện trên lãnh

Page 265: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

265

thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam, đảm bảo vị trí độc tôn của đồng

Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam.

- Thực hiện chính sách ngoại hối mở để khuyến khích xuất khẩu và

thu hút nguồn ngoại tệ chảy vào nền kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng;

Nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp và NHTM trong việc tự đáp ứng

nhu cầu về ngoại tệ cho các mục đích nhập khẩu, trả nợ nước ngoài đến hạn.

NHNN chỉ đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các mục đích bình ổn thị trường và

các nhu cầu thiết yếu của đất nước. Doanh nghiệp và ngân hàng có quyền tự

quyết định việc áp dụng các hình thức đầu tư, cho vay và công cụ phòng

ngừa rủi ro ngoại hối.

- Điều hành tỷ giá với phương châm linh họat trong ngắn hạn và ổn

định trong dài hạn. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế tỷ giá thị trường

theo hướng gắn với một rổ đồng ngoại tệ mạnh, nới lỏng biên độ tỷ giá, giảm

dần sự can thiệp hành chính của NHNN vào thị trường ngoại hối; Nâng cao

năng lực quản lý và can thiệp thị trường ngoại tệ thông qua các nghiệp vụ thị

trường của NHNN nhằm kiểm soát tỷ giá, cung, cầu trên thị trường ngoại tệ.

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối và điều hành tỷ

giá

Để thực hiện các mục tiêu định hướng nêu trên về quản lý ngoại hối và

điều hành tỷ giá, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế, công nghiệp hóa và hiện

đại hóa đất nước, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

1). Hoàn thiện các quy định về QLNH

- Hoàn thiện hệ thống các quy định về quản lý ngoại hối theo hướng,

tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất, đảm bảo quy định cụ thể, có tính chiến

lược rõ ràng và khả thi. Các chế tài, thiết chế xử lý vi phạm cần được quy

định rõ, chi tiết, minh bạch kết hợp với phân cấp quản lý rõ ràng, đồng bộ

trên cơ sở gắn với trách nhiệm trực tiếp. Chuẩn hóa các quy định về QLNH

theo thông lệ quốc tế.

- Tạo sự thông suốt các luồng ngoại tệ luân chuyển giữa các khu vực

trong nền kinh tế, tránh tình trạng “tắc nghẽn, găm giữ ngoại tệ” và những bất

hợp lý về luồng ngoại tệ giữa các khu vực của nền kinh tế, đảm bảo ngoại tệ

dư thừa của các khu vực trong nền kinh tế tập trung vào NHNN, đảm bảo dự

trữ ngoại tệ tối thiểu ở mức 12 tuần nhập khẩu nhằm tạo sự chủ động cho

NHNN khi thực hiện vai trò người cứu cánh cuối cùng trên thị trường, góp

phần đắc lực vào việc điều hành tỷ giá của NHNN và tăng tính thanh khoản

cho thị trường ngoại hối.

- Thể chế hoá các quy định thanh toán ở khu vực biên giới theo hướng

khuyến khích sử dụng đồng Việt Nam và thanh toán chuyển khoản.

Page 266: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

266

2). Đảm bảo an toàn, an ninh quốc gia trong QLNH

- Để đảm bảo an toàn, an ninh quốc gia về phương diện QLNH, cần

ưu tiên sử dụng vốn trong nước; Xây dựng hạn mức vay vốn nước ngoài phù

hợp với các chỉ tiêu an toàn nợ; Tập trung vay vốn để ĐTPT, đặc biệt các dự

án có khả năng tái tạo ngoại tệ để đảm bảo trả nợ nước ngoài; Phát triển các

hình thức huy động mới như phát hành trái phiếu, bán cổ phần cho nước

ngoài.

- Quản lý và giám sát các luồng vốn ngoại tệ vào ra thông qua hệ

thống ngân hàng được phép, thông qua các tài khoản ngoại tệ mở tại ngân

hàng được phép áp dụng cho từng loại hình giao dịch vốn.

Tăng cường kiểm soát các luồng vốn ngắn hạn thông qua yêu cầu báo

cáo đầy đủ và kịp thời các giao dịch vay vốn ngắn hạn đồng thời tăng cường

chế tài xử phạt nghiêm để chấn chỉnh công tác báo cáo chậm và không đầy

đủ. Bên cạnh đó, có thể sử dụng các điều kiện vay trả theo từng thời kỳ để

điều chỉnh mức vay nợ nước ngoài ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh

nghiệp ở mức hợp lý.

- Tập trung và thống nhất quản lý nguồn dự trữ Nhà nước vào một đầu

mối là NHNN, tăng cường các giải pháp tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước để

đảm bảo khả năng điều hành CSTT quốc gia, đảm bảo khả năng thanh toán

quốc tế cũng như khẳng định vị thế của quốc gia đối với quốc tế và các nhà

đầu tư nước ngoài.

- Xây dựng cơ chế quản lý dự trữ ngoại hối hiệu quả, thực hiện các

nguyên tắc quản lý dự trữ đảm bảo tính thanh khoản, an toàn, sinh lời, có cơ

chế sử dụng hợp lý phục vụ cho mục tiêu can thiệp CSTT và chính sách tỷ

giá.

- Các NHTM cần tính toán cẩn thận và cần có các biện pháp phòng

ngừa rủi ro khi mở rộng cho vay bằng ngoại tệ trong nước, có chính sách

khách hàng có uy tín và ưu tiên cho vay ngoại tệ với các doanh nghiệp xuất

khẩu, có nguồn thu ngoại tệ; riêng cho vay ngoại tệ để trả nợ trước hạn, các

NHTM cần có hạn mức riêng của mình để hạn chế việc chuyển nợ xấu từ

ngoài nước vào trong nước vì đây là một kênh chuyển nợ xấu từ ngoài nước

vào trong nước có thể gây rủi ro cho hệ thống NHTM.

3). Hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá và phát triển thị trường ngoại hối

- Chính sách tỷ giá và lãi suất cần được phối hợp đồng bộ, đảm bảo

cân bằng mức độ hấp dẫn của đồng nội tệ và ngoại tệ, tránh sự dịch chuyển từ

việc nắm giữ đồng nội tệ sang ngoại tệ.

Nâng cao khả năng điều tiết của NHNN thông qua thị trường ngoại tệ

liên ngân hàng trên cơ sở tính toán tỷ giá mục tiêu của nền kinh tế bằng các

mô hình định lượng hiện đại. Cơ chế xác định tỷ giá cần linh hoạt và phản

ánh sát hơn cung cầu về ngoại tệ trong nền kinh tế, từng bước xem xét nới

Page 267: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

267

rộng biên độ tỷ giá theo lộ trình mở cửa TTTC, hướng tới tự do hoá tỷ giá để

triệt tiêu tâm lý găm giữ ngoại tệ của các tầng lớp kinh tế trong xã hội như

hiện nay.Với sự linh hoạt của tỷ giá, NHNN sẽ độc lập hơn trong việc điều

hành CSTT.

- Hoàn thiện các quy định về giao dịch ngoại hối, điều kiện thực hiện

các giao dịch hối đoái đối với các TCTD họat động ngoại hối phù hợp với

thông lệ quốc tế nhằm thúc đẩy thị trường phát triển.

- Hoàn thiện quy chế quản lý trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín

dụng nhằm giúp NHNN dự đoán được tính thanh khoản trên thị trường, tín

hiệu thị trường, qua đó có những can thiệp kịp thời trên thị trường ngoại hối,

dự đoán tín hiệu thị trường và quản lý tốt tính thanh khoản của từng NHTM.

- Chuẩn hoá tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở các NHTM theo

hướng mỗi NHTM có một phòng kinh doanh ngoại tệ với quy mô thích hợp

và có đủ thẩm quyền để thực hiện giao dịch tức thời. Ngoài ra cần một số

phòng hỗ trợ như phòng thanh toán (back office) để thanh toán, đối chiếu số

dư, sao kê tài khoản và phòng quản lý rủi ro (miđle office) để giám sát hoạt

động kinh doanh tránh đầu cơ quá mạo hiểm và vượt quá mức rủi ro cho

phép. Tách bạch chức năng kinh doanh với chức năng thanh toán và quản lý

rủi ro để hạn chế rủi ro và tạo sự thông suốt trong hoạt động kinh doanh ngoại

hối.

- Thành lập công ty môi giới ngoại hối để đóng vai trò cầu nối giữa

cung và cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Trước mắt, khi hệ thống các

công ty môi giới chưa hình thành thì có thể cho phép một số NHTM thành

lập một số công ty con với chức năng môi giới ngoại tệ trên thị trường ngoại

hối Việt Nam.

- Cải thiện họat động của thị trường ngoại hối bằng việc nới lỏng các

hạn chế đối với các công cụ sẵn có, áp dụng thêm các công cụ mới để các

thành viên tham gia thị trường có thêm nhiều lựa chọn. Hoàn thiện tổ chức thị

trường ngoại tệ liên ngân hàng theo hướng đẩy mạnh các nghiệp vụ kỳ hạn

và hoán đổi, cho phép các NHTM thực hiện giao dịch quyền chọn, tương lai

để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, góp phần cải thiện tính thanh khoản cho thị

trường.

- Khuyến khích các NHTM tăng cường công tác đào tạo cán bộ trong

họat động kinh doanh ngoại hối, nâng cao trình độ kinh doanh, giao dịch

ngoại hối cùng với việc xây dựng các biện pháp đảm bảo an toàn và phòng

ngừa rủi ro trong hoạt động ngoại hối.

- Nâng cao vai trò của NHNN trên thị trường ngoại hối theo hướng

NHNN vừa là ngân hàng thành viên, vừa là người tổ chức, quản lý hoạt động

của thị trường này. NHNN thực hiện chức năng tổ chức và quản lý hoạt động

thị trường và can thiệp khi cần thiết nhằm bôi trơn và giúp cho thị trường

hoạt động được thông suốt. Để thực hiện tốt hơn vai trò của NHNN trên thị

Page 268: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

268

trường, ngoài việc cần tăng mức dự trữ ngoại hối tạo đủ nguồn cho NHNN

để can thiệp kịp thời, tỷ giá cần linh hoạt hơn để phản ánh sự cân bằng của thị

trường, nhờ đó tỷ giá có thể trở thành công cụ can thiệp hữu hiệu.

4). Hạn chế tối đa tình trạng đôla hoá trên thị trường tiền tệ

- Thể chế hoá bằng Luật pháp về vấn đề chống đôla hóa

NHNN cùng các cơ quan liên quan phải triệt để bảo vệ tính nghiêm

minh của Pháp Luật. Đối với những nước kém phát triển và có đồng tiền

yếu thì giải pháp tăng cường uy tín của đồng tiền phải bao gồm đồng bộ

các giải pháp kinh tế nhằm bảo vệ giá trị đồng nội tệ là giải pháp mang

tính quyết định nhất. Nội dung then chốt nhất của Pháp luật về chống đôla

hóa là nghiêm cấm mọi thể nhân, mọi Pháp nhân và mọi tổ chức xã hội

khác dùng ngoại tệ để sử dụng chức năng số 1 của tiền tệ - phương tiện

trao đổi trực tiếp trong lưu thông hàng hoá, dịch vụ nội địa; Mọi đối tượng

nói trên phải tuân thủ qui chế kiểm soát của NHTW đối với việc sử dụng

ngoại tệ trong chức năng số 3 của tiền tệ (phương tiện tích luỹ giá trị dưới

hình thức mở tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng trong nước); Phải xoá bỏ

tín dụng ngoại tệ, trước hết là xoá ngay tín dụng ngoại tệ ngắn hạn...

- NHTW được toàn quyền vận dụng qui luật tiền tệ để tác động trực

tiếp vào mối quan hệ giữa lãi suất đồng nội tệ với lãi suất đồng ngoại tệ theo

nguyên tắc ưu tiên sự tôn trọng tính ổn định giá trị của đồng nội tệ.

- Xây dựng thiết chế nghiêm ngặt để thực thi một cách triệt để trên

thực tiễn về quyền hạn của NHTW là cơ quan độc quyền quản lý dự trữ

ngoại hối quốc gia theo luật đã định.

Đây là một trong những mấu chốt quan trọng đảm bảo cho NHTW đủ

tiềm lực ngoại tệ để sử dụng tỷ giá thực sự là một công cụ của CSTT trong cơ

chế thị trường, mở cửa và hội nhập. Theo đó, phải hoàn thiện cơ chế quản lý

chi tiết và sớm đưa vào Luật NHTW mới các điều khoản điều chỉnh về quản

lý ngoại hối theo nguyên tắc NHTW là cơ quan duy nhất, độc quyền quản lý

ngoại hối và điều hành chính sách ngoại hối.

5). Hình thành các quỹ DTNH theo chức năng và xây dựng cơ cấu ngoại tệ và cơ cấu đầu tư DTNH cho từng quỹ.

Các quỹ DTNH bao gồm:

(i) Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng đảm bảo tính thanh khoản cao cho

mục đích sử dụng thường xuyên, mục tiêu lợi nhuận ở mức thấp. Cơ cấu

ngoại tệ DTNH của quỹ này phù hợp với cơ cấu thanh toán các giao dịch

thương mại hàng hoá và dịch vụ trong từng thời kỳ;

(ii) Quỹ trả nợ nước ngoài đầu tư vào những công cụ với cơ cấu đồng

tiền và kỳ hạn phù hợp với nghĩa vụ nợ công. Cơ cấu ngoại tệ dự trữ phù hợp

với cơ cấu tài sản nợ nước ngoài của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương

(NHTW);

Page 269: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

269

(iii) Quỹ đầu tư dài hạn thực hiện đầu tư vào những công cụ sinh lời

cao;

(iv) Quỹ đầu tư uỷ thác cho nhà đầu tư nước ngoài nhằm mục đích

sinh lời và chuyển giao kinh nghiệm quản lý. Đối với quỹ dự trữ đầu tư dài

hạn và uỷ thác, cơ cấu DTNH là các ngoại tệ mạnh khác nhau trên cơ sở phân

tích, đánh giá diễn biến trên thị trường.

Dự trữ được chia thành các quỹ khác nhau và mỗi quỹ sẽ được đầu tư

bằng những công cụ và hình thức khác nhau đảm bảo việc quản lý DTNH đạt

hiệu quả tối đa và phân tán rủi ro, đồng thời phải hình hành cơ chế điều

chuyển giữa các quỹ. Mỗi quỹ dự trữ sẽ được xây dựng danh mục đầu tư

chuẩn, phân cấp quản lý đầu tư... để đảm bảo dự trữ ngoại hối được quản lý

tốt nhất. Đặc biệt, Quỹ dự trữ đầu tư dài hạn phải chú trọng đến công việc

đánh giá, lựa chọn đối tác.

6). Nâng cao vị thế và tính chuyển đổi của đồng Việt Nam

- Cần có giải pháp và lộ trình cụ thể để nâng dần tính chuyển đổi của

đồng Việt Nam.

- Để đáp ứng điều kiện cần của việc nâng cao tính chuyển đổi của

VND: (i) Cần xem xét và dỡ bỏ từng bước các hạn chế đối với các giao dịch,

nhất là giao dịch vốn theo lộ trình thích hợp.(ii) Đối với các giao dịch được

phép, cần đơn giản hoá các thủ tục chuyển đổi ngoại tệ cho các giao dịch,

giúp các doanh nghiệp thuận lợi trong việc mua ngoại tệ. (iii) Phát triển các

công cụ của thị trường ngoại hối, đảm bảo thuận tiện cho việc chuyển đổi

ngoại tệ và tăng cường khả năng phòng chống rủi ro.

- Để đáp ứng điều kiện đủ của việc nâng cao tính chuyển đổi của đồng

Việt Nam: Ngoài các giải pháp về tạo sự luân chuyển ngoại tệ thông suốt

trong nền kinh tế, tăng cường dự trữ ngoại hối đảm bảo sẵn sàng can thiệp thị

trường, nâng cao năng lực phân tích dự báo và kiểm soát tiền tệ của NHNN

như nêu trên, cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ cụ thể để nâng cao dần tính

chuyển đổi và nâng dần tầm ảnh hưởng của VND ra khu vực và quốc tế nếu

điều kiện cho phép như:

+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, duy trì lạm phát ở mức

thấp và ổn định, qua đó củng cố được sức mua đối nội và đối ngoại của đồng

tiền, làm cho người dân tin tưởng hơn vào đồng nội tệ, hạn chế sử dụng ngoại

tệ, khắc phục và tiến tới xóa bỏ tình trạng đô la hóa.

+ Nâng cao chất lượng dịch vụ hệ thống ngân hàng, khiến người dân

tin tưởng vào hệ thống ngân hàng và tiện lợi trong việc sử dụng dịch vụ ngân

hàng, khuyến khích thanh toán qua ngân hàng thông qua việc cải thiện hoạt

động thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, cải thiện dịch vụ ngân hàng với

chi phí rẻ và tiện lợi, phát triển sử dụng thẻ để thanh toán hàng hoá và dịch vụ

tại nhiều nơi công cộng và cửa hàng lớn, qua đó thu hút toàn bộ ngoại tệ

người dân có vào hệ thống ngân hàng.

Page 270: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

270

- Thực hiện các giải pháp đồng bộ từ phía chỉ đạo của Chính phủ, các

Bộ ngành quản lý kinh tế vĩ mô, các cơ quan luật pháp và quản lý thị trường

nhằm khuyến khích người dân bán ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng để đáp

ứng nhu cầu chi ngoại tệ của các khu vực khác trong nền kinh tế và có thể

bán cho NHNN góp phần tăng dự trữ quốc tế của đất nước.

- Bộ Tài chính cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc bán kịp thời

toàn bộ số ngoại tệ thu được cho NHNN, khi cần ngoại tệ để trả nợ nước

ngoài, NHNN sẽ bán kịp thời cho Bộ Tài chính. Về lâu dài, mọi khoản thu

ngoại tệ của Chính phủ nên được chuyển sang VND để tạo điều kiện tăng dự

trữ quốc tế.

- Tăng cường khâu kiểm soát và chế tài xử phạt các hoạt động ngoại tệ

trong nước, đặc biệt là các bàn thu đổi ngoại tệ, các quầy mua bán ngoại tệ tại

các vùng biên giới.

- Tăng cường công tác tuyên truyền để tác động tới tâm lý người dân,

khắc phục tình trạng thanh toán bằng ngoại tệ tiền mặt và khuyến khích bán

ngoại tệ cho ngân hàng, chú trọng công tác quản lý thị trường và xử lý

nghiêm khắc đối với các cá nhân và tổ chức sử dụng ngoại tệ trong thanh

toán trái với quy định của pháp luật.

7). Nâng cao vai trò, trách nhiệm của NHTW trong quản lý ngoại hối

Nâng cao vai trò và trách nhiệm của NHTW trong việc quản lý, kiểm

soát và trực tiếp tham gia vào thị trường ngoại tệ nói riêng, vào hoạt động

quản lý ngoại hối nói chung, theo đó cần phải đổi mới cơ chế quản lý ngoại

hối và điều hành tỷ giá nhằm lập lại trật tự của thị trường ngoại tệ liên ngân

hàng cũng như thị trường ngoại tệ nói chung.

Các giải pháp cụ thể như sau:

- Kiểm soát chặt chẽ, nghiêm cấm mọi tổ chức và cá nhân sử dụng

ngoại tệ mặt làm phương tiên lưu thông trên lãnh thổ. Ngoại tệ mặt do đó chỉ

được dùng 3 chức năng trên lãnh thổ Việt Nam: (i) Thước đo giá trị hàng

hoá; (ii) Phương tiện tích trữ hoặc tiết kiệm; (iii) Chức năng thanh toán quốc

tế ở ngoài lãnh thổ, hoặc thanh toán chuyển khoản ở trong và ngoài lãnh thổ.

- NHTW là cơ quan độc quyền quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia (Quĩ

1) và đưa vào Luật NHTW mới.

- Về cơ chế xác định và công bố tỷ giá của NHTW, cần tiếp tục thực

hiện theo phương pháp gắn với thị trường ngoại tệ như hiện nay là tối ưu.

- Về xu hướng hoàn thiện thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, cần bổ

sung thêm hầu hết các thành viên tham gia thị trường vào việc tính tỷ giá bình

quân cuối giờ ngày hôm trước và mở rộng thêm biên độ giao động cho phép

từ 0,1 lên 0,3%, hoặc 0,5. Đây là tỷ giá có hiệu lực trong thanh toán đối ngoại

của NHTW và thanh toán giữa NHTW với các bên đối tác trong nước.

Page 271: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

271

3.3. HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ TÍN DỤNG GIAI

ĐOẠN 2006-2010

3.3.1. Định hướng hoàn thiện chính sách lãi suất và tín dụng giai đoạn

2006 – 2010.

1). Đổi mới chính sách lãi suất của NHTW

Hoàn thiện chính sách lãi suất theo nguyên tắc thị trường – trên thị

trường tái chiết khấu, thị trường mở, theo đó từ năm 2007, chính sách lãi suất

phải xuất phát từ CSTT mục tiêu lạm phát thấp làm nền tảng của chính sách

lãi suất trên thị trường để điều tiết nguồn cung ứng tiền cơ bản của NHTW.

Trên cơ sở, NHTW phải triệt để sử dụng 4 loại lãi suất phổ biến gồm:

- Lãi suất tái cấp vốn hoặc lãi suất cho vay khẩn cấp qua đêm của

NHTW làm “lãi suất trần” trong việc tái cấp vốn của NHTW cho các TCTD

(lãi suất cao nhất).

- Lãi suất đấu thầu tín phiếu, TPCP hoặc Công trái Nhà nước (lãi suất

trung bình). Đây là lãi suất mà TCTD và cá nhân cho Nhà nước vay tiền

trong điều kiện thời gian, không gian và hoàn cảnh nhất định phải đi qua tài

khoản của Chính phủ hoặc Kho bạc Nhà nước tại NHTW để NHTW kiểm

soát tổng lượng chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế.

- Lãi suất liên ngân hàng do các NHTM cho vay lẫn nhau, lãi suất này

xoay quanh lãi suất đấu thầu trái phiếu hoặc tín phiếu nói trên.

- Lãi suất tiền gửi của các Ngân hàng thương mại tại NHNN (lãi suất

thấp nhất).

2). Đổi mới chính sách ưu đãi lãi suất

Chuyển dần từ ưu đãi lãi suất sang ưu đãi “có điều kiện” và tôn trọng

qui luật hình thành lãi suất thị trường; Chuyển từ “bao cấp” một phần lãi suất

sang khuyến khích đầu tư theo chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua

từng thời kỳ và phát triển môi trường thị trường hàng hoá cụ thể trong nền

kinh tế thị trường và hội nhập của Việt Nam.

3.3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách lãi suất và tín dụng giai đoạn

2006 - 2010.

1). Đổi mới chính sách lãi suất trên thị trường tín dụng ngân hàng:

Nguyên tắc và cơ chế quản lý các loại lãi suất này phải tôn trọng cơ

chế thị trường. Tiếp tục tổng kết và phát huy tính ưu việt của cơ chế lãi suất

thoả thuận trong thị trường tín dụng.

Dưới đây là một số ví dụ để đề xuất việc xác lập công thức và xây

dựng một số chỉ tiêu trong tính toán lãi suất và phân tích tài chính trong quản

trị kinh doanh của Ngân hàng thương mại:

Page 272: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

272

Tính toán và phân tích lãi suất (giá cả) cho nhóm sản phẩm chính của NHTM "vay để cho vay" trong đầu tư tín dụng:

Công thức xác định giá ở ngưỡng hiệu quả (C+V =Lscvo)

Công thức dưới đây được đúc rút từ nghiên cứu lý thuyết và quan sát

thực tiễn, có thể áp dụng không chỉ đối với các Giám Đốc, Tổng Giám Đốc

NHTM mà cả cho các nhà hoạch định dùng làm công cụ để kiểm chứng

chính sách:

Gọi M là tổng nguồn huy động phân cho mục đích đầu tư tín dụng

(trong cấu thành sử dụng vốn), thì (aM) sẽ là tổng dư nợ lớn nhất có thể

được. Trong đó: a là hệ số sử dụng vốn bằng phần còn lại của tổng tỷ trọng

cấu thành M sau khi trừ đi tổng tỷ lệ dự trữ bắt buộc r + tỷ lệ quĩ đảm bảo

thanh toán e của NH (a= (1- (r+e)). => M x Lstg = aM x Lscvo=> Lstg/Lscvo

= a với (0<a<1) =>Lscvo = Lstg/a => đây chính là giá ở ngưỡng hiệu quả

của hoạt động cho vay (Tr.đó: Lstg: lãi suất huy động bình quân. Lscvo: Lãi

suất cho vay ở ngưỡng hiệu quả chưa tính đến lợi nhuận). Tại thời điểm tính

toán, trên thị trường có Lscv cùng loại là i, thì (i - Lscvo = DT) chính là

doanh thu ròng trên một đơn vị sản phẩm trong hoạt động đầu tư tín dụng bao

gồm cả chi phí sản xuất (không tính đến chi phí trả lãi huy động và "thuế" an

toàn vốn=Lscv x (R+E)), cả lợi nhuận mà NH có thể đạt tới. DT chính là hiệu

số "chênh lệch Ls bình quân đầu ra - đầu vào". Như vậy, trong cơ chế thị

trường, giá cả thị trường (trong trường hợp này là lãi suất thị trường i) quyết

định CPSX, chứ không phải ngược lại như thời cơ chế bao cấp...

Theo năng lực của các NH có trình độ trung bình quốc tế và khu vực

hiện nay thì tổng DT nói trên thường đạt từ 3% đến 4,5% tổng dư nợ.

DT nói trên cần được phân tích các quan hệ cấu thành sao cho hợp lý

nhất trên cơ sở các số liệu lịch sử và nghệ thuật kinh doanh trong từng điều

kiện công nghệ, cạnh tranh và từng thời kỳ khác nhau. Nhiệm vụ của Phòng

Marketing là phải đề xuất được cơ cấu này thông qua vô số các cuộc khảo sát

từ hoạt động thực tiễn của chính NH mình. Dưới đây là ví dụ về một cơ cấu

của DT có thể tham khảo, (thậm chí chuẩn hoá để phấn đấu cho các NHTM):

Nếu gọi DT là 100% thì quan hệ tỷ lệ cấu thành sau đây là một ví dụ

để tham khảo:

DT =100%, trong đó:

1. Chi phí quản lý (lương gián tiếp, công tác phí, quảng cáo, đối ngoại,

hội họp...) =7,5%. Trong nhóm này có thể tăng lương gián tiếp nếu các chi

phí khác giảm được tương ứng.

2. Chi phí văn phòng phẩm: (trang thiết bị rẻ tiền, mau hỏng...)=7,5%

3. Chi phí điện, điện thoại, viễn thông...=5%

4. Chi phí dự phòng rủi ro: (tính toán theo từng nhóm TSC rủi

ro)=15%

Page 273: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

273

5. Chi tiền lương cho người lao động trực tiếp = 20%

6. Chi phí khác = 5%

7. Lợi nhuận trước thuế = 40% gồm: thuế DT, thuế lợi tức (nếu có),

thuế vốn (thay khấu hao mà bản chất của nó là chi phí C1 trong cơ cấu giá),

lợi nhuận còn lại để chia 3 quĩ (Khen thưởng, Phát triển nghiệp vụ, phúc

lợi)...

Để ý rằng: nếu giả sử NH đạt được tổng DT = 3% dư nợ thì

P=40%x3%=1,2% dư nợ là đồng nghĩa với chỉ số P/TSC=ROA trong nhóm

sản phẩm vay để cho vay của NH. Các con số trên khác đi thì tương ứng với

nó là một chỉ số ROA khác. Nếu con số này tăng thì chiều hướng hiệu quả

kinh doanh tốt lên, nếu giảm thì chiều hướng hiệu quả xấu đi...

Phân tích các chỉ tiêu về chi phí sản xuất và hiệu suất hoạt động

Trong đó:

- Chi phí hoạt động/DT phải không lớn hơn 60%.

- Tài sản có/một cán bộ nhân viên phải lớn dần theo thời gian...(con số

này hiện nay bình quân của NHTMVN là 8,5 tỷ - thấp xa so với các Ngân

hàng ở Malaixia đạt tới 40 tỷ qui VND). Đến 2010, theo quan điểm của

chúng tôi, NHTM Việt Nam không nhất thiết phải chú trọng tăng tỷ lệ này

lên quá 30 tỷ/người (vì nó phản ánh tính chất “chuyên doanh” của một Ngân

hàng), mà rất cần chú ý phấn đấu đạt các chỉ tiêu hiệu suất khác như:

- ROE (Lợi nhuận ròng trên vốn tự có) không dưới 15%, đến 2020

phải đạt mức không dưới 17%;

- ROA (lợi nhuận ròng trên tổng giá trị tài sản có) đạt mức 1,1% vào

năm 2006 và phấn đấu không dưới 1,5% vào sau 2015.

- Phương thức chủ yếu để đạt được các chỉ tiêu nói trên là áp dụng các

thông lệ quốc tế trong quản trị rủi ro tốt nhất, đa dạng hoá tài sản có để phân

bổ vốn đầu tư vào những lĩnh vực đem lại hiệu quả cao nhất. Ngành NHVN

cùng các ngành liên quan cần có cơ chế phối hợp để chuyển mạnh trách

nhiệm cung ứng vốn đầu tư trung và dài hạn sang TTCK. Các NHTM,

TCTD sẽ đảm nhiệm chủ yếu chức năng cung ứng vốn ngắn hạn, đóng vai

trò tốt nhất trong việc biến các công cụ vốn dài hạn thành các “vòng đời” vốn

ngắn hạn thông qua hình thức tín dụng cầm cố, tín dụng thế chấp, tín dụng

chiết khấu, tái chiết khấu các công cụ tài chính dài hạn làm cho thị trường

vốn ngày càng lưu hoạt, sôi động cùng với việc chú trọng phát triển ngày

càng nhiều các loại sản phẩm dịch vụ tiện ích Ngân hàng cho nền kinh tế

quốc dân - Đó mới là sứ mệnh và định hướng phát triển lành mạnh TTTC

Việt Nam phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển trong không gian mới và

trình độ mới.

Page 274: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

274

2). Đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng trên thị trường liên ngân hàng:

- Thực hiện bình đẳng về điều kiện tiếp cận thị trường,

- Đa dạng hoá và phân biệt theo giá trị của từng loại hàng hoá tham gia

trao đổi trên thị trường này. Không sử dụng cùng một loại “giấy có giá” để sử

dụng chung cho các quan hệ tín dụng khác nhau trên thị trường tiền tệ.

- Tăng cường vai trò “cho vay cuối cùng” bằng những cơ chế mạnh

của NHTW – Vừa thu hút, vừa gắn trách nhiệm cho các Ngân hàng, định chế

tài chính thành viên.

3). Đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng trên thị trường tín dụng đối với nền kinh tế:

- Đổi mới chính sách kỳ hạn theo hướng: kỳ hạn khoản vay phải xuất

phát từ chu kỳ tái sản xuất, hoặc nhu cầu vay cụ thể của bên vay. Phải gắn kỳ

hạn khoản vay với lãi suất trong từng hợp đồng tín dụng theo nguyên tắc:

Thời hạn dài, lãi suất cao; Tính khả thi cao, lãi suất thấp; Rủi ro dự báo thấp,

lãi suất thấp...

- Đổi mới chính sách đảm bảo tiền vay theo hướng ngày càng dựa

nhiều vào thông tin tín nhiệm khách hàng, tăng cường các hoạt động dịch vụ

thẩm điọnh dự án, dịch vụ giao dịch đảm bảo và phát triển tín dụng bảo lãnh,

phân chia hoạt động qui trình tín dụng thành các nghiệp vụ độc lập giữa thẩm

định với rải ngân và với thu hồi nợ. Tăng cường các quan hệ thông tin liên

ngân hàng và liên ngành về khách hàng và thường xuyên kiểm tra qui trình

và tiến trình sử dụng vốn vay; Khuyến khích các dịch vụ thu hộ, chi hộ khách

vay trên tài khoản vay của khách hàng tại Ngân hàng v.v

- Cải tiến thủ tục, quy trình tín dụng theo hướng ngân hàng ngày càng

làm nhiều việc hơn so với những thủ tục “yêu cầu” khách hàng phải làm.

4). Tín dụng trên thị trường cung ứng tiền tệ của NHTW:

- NHTW Việt Nam cần sử dụng chủ yếu nghiệp vụ thị trường mở

(TTM) để điều tiết vốn khả dụng của các TCTD.

Dựa trên những thông tin về thay đổi mức dự trữ vốn khả dụng của

các TCTD, NHTW phải xác định được mức dự trữ cần duy trì cho các TCTD

để thực hiện mục tiêu CSTT của NHTW trên cơ sở khả năng huy động vốn,

sử dụng vốn và ảnh hưởng của các chính sách kinh tế vĩ mô trong thời gian

tiếp theo. Qua đó NHTW xác định mức dự trữ của các tổ chức tín dụng mà

NHTW sẽ thu về hoặc cấp thêm và xác định cơ chế tác động vào mức dự trữ

đó, như sử dụng nghiệp vụ thị trường mở, hoặc mua bán ngoại tệ để điều

chỉnh dự trữ bằng đồng nội tệ cho các tổ chức tín dụng, hoặc sử dụng các

nghiệp vụ cơ bản khác như dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn để điều chỉnh mức dự

trữ cho hệ thống tổ chức tín dụng.

Page 275: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

275

Khi xác định được mức dự trữ cần can thiệp trên thị trường mở,

NHTW cần đưa ra thời hạn của các giao dịch và hình thức giao dịch cho phù

hợp với CSTT. Các giao dịch trên thị trường là các giao dịch mua đứt bán

đoạn và các giao dịch theo hợp đồng mua lại. Các giao dịch mua đứt bán

đoạn thường được sử dụng khi cần điều chỉnh vốn khả dụng của hệ thống tài

chính trong thời gian tương đối dài, do nó có thể làm thay đổi vốn khả dụng

của hệ thống tài chính ngay lập tức và chưa có cơ sở để bồi hoàn lượng vốn

khả dụng đó trong tương lai. Các giao dịch mua đứt bán đoạn phải đòi hỏi

thời hạn còn lại của chứng khoán giao dịch đủ ngắn theo yêu cầu của CSTT,

một phần là để đảm bảo rằng các chứng khoán này đã được giao dịch trên thị

trường, tức là hạn chế việc NHTW cho vay trực tiếp người phát hành chứng

khoán đó, một phần là thời hạn còn lại của chứng khoán ngắn thì sẽ không

ảnh hưởng đến số dư của các chứng khoán giao dịch trên thị trường và như

vậy sẽ thúc đẩy thị trường thứ cấp phát triển. Tuy nhiên, trên TTM thì các

giao dịch được NHTW các nước ưa thích sử dụng là các giao dịch hợp đồng

mua, bán lại. Các giao dịch theo hợp đồng mua, bán lại chỉ điều chỉnh vốn

khả dụng trong một thời gian nhất định, sau đó lượng vốn khả dụng lại được

tự động bồi hoàn như cũ khi hợp đồng mua lại hết hiệu lực. Vì vậy các chứng

khoán được sử dụng trong trường hợp này chủ yếu là các chứng khoán dài

hạn để giảm bớt chi phí in ấn một cách không cần thiết. Việc điều chỉnh dự

trữ bằng các hợp đồng mua bán lại sẽ mang tính thận trọng hơn các giao dịch

mua đứt bán đoạn, nên thường được NHTW sử dụng khi chưa xác định mức

dự trữ và thời hạn cần can thiệp trên TTM.

Khi giao dịch được thực hiện qua phương thức đấu thầu lãi suất hoặc

đấu thầu khối lượng, mức lãi suất hình thành trên thị trường mở là tín hiệu lãi

suất cho thị trường tiền tệ và như vậy nghiệp vụ TTM là công cụ vừa để điều

chỉnh lượng vốn khả dụng của các Ngân hàng thương mại, vừa để điều chỉnh

lãi suất của thị trường tiền tệ nói chung. Việc đấu thầu nhằm tăng tính cạnh

tranh giữa các thành viên tham gia và các yếu tố xác định thông qua đấu thầu

sẽ mang tính thị trường hơn.

5). Đổi mới chính sách tín dụng ưu đãi và tín dụng hỗ trợ của Nhà nước

- Đổi mới quan điểm đầu tư, đối tượng đầu tư và các hình thức đồng

tài trợ theo nguyên tắc đấu thầu công khai, khoán gọn, trọn gói, ràng buộc

trách nhiệm cá nhân gồm cá nhân người tác nghiệp trực tiếp và cá nhân người

đứng đầu tổ chức liên quan đến các dịch vụ tín dụng cụ thể từ khi phát sinh

đến khi kết thúc kể cả vào thời điểm kết thúc, các cá nhân đó đã nghỉ hưu hay

chuyển nơi làm việc...

Ngoài ra, chúng tôi cũng đề xuất các cấp, các ngành liên quan cần có

những hoạt động phối hợp phù hợp với yêu cầu đổi mới chung của TTTC

Việt Nam nhằm thu hút mọi nguồn lực ĐTPT và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cụ thể, đề tài xin đề xuất:

Page 276: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

276

- Đối với Bộ Tài chính: Cần phải đa dạng hoá các “kênh” huy động

thông qua việc phát hành trái phiếu, tín phiếu kho bạc để đáp ứng nhu cầu bội

chi NSNN và nhu cầu đầu tư (đối với các dự án đầu tư lớn của Chính phủ, để

có hiệu quả thì số vốn tham gia của Chính phủ phải chiếm một tỷ trọng

khoảng từ 30-40% trên tổng số vốn đầu tư). Quốc hội đã thông qua Luật sửa

đổi một số Điều của Luật NHNN đã tạo ra một thị trường thứ cấp cho các

chứng khoán của Chính phủ lưu thông, vì vậy việc phát hành các TPCP sẽ

thuận lợi hơn. Tuy nhiên, đề nghị Bộ Tài chính phát hành các trái phiếu, tín

phiếu có thời hạn đa dạng hơn và lãi suất huy động sát với lãi suất thị trường

để phát triển có hiệu quả thị trường TPCP.

Hiện nay lượng ngoại tệ trong dân rất lớn (riêng lượng kiều hối chuyển

về nước trong những năm gần đây bình quân khoảng trên 3,5 tỷ đô la Mỹ

một năm). Vì vậy, đề nghị Bộ Tài chính có kế hoạch phát hành trái phiếu

bằng ngoại tệ với lãi suất huy động hợp lý để đầu tư cho các dự án lớn hiện

nay (điều này sẽ thuận lợi trong điều kiện lãi suất trên thị trường quốc tế đang

ở mức thấp). Nguồn ngoại tệ này cũng sẽ là một bộ phận rất quan trọng để

Chính phủ thông qua Bộ Tài chính tham gia vào thị trường ngoại tệ theo cơ

chế hoạt động của Quĩ can thiệp thị trường ngoại tệ của NHTW.

- Phân cấp và nâng cao tính chủ động về huy động vốn cho các cấp

ngân sách: Ngân sách trung ương chỉ tập trung vào các dự án lớn, có ảnh

hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng quan

trọng, còn lại phân cấp cho các địa phương và huy động mọi nguồn lực của

xã hội để thực hiện. Bên cạnh việc phát hành các loại TPCP, các địa phương

cũng có thể phát hành trái phiếu của địa phương để huy động vốn đầu tư vào

các dự án đầu tư có hoàn vốn. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư, các hình

thức liên doanh liên kết để huy động triệt để mọi nguồn lực của xã hội cho

phát triển kinh tế...

- Hoàn thiện khung pháp lý cho sự hình thành và phát triển thị trường

bất động sản để tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại xử lý được các

khoản nợ có đảm bảo bằng bất động sản, qua đó giải phóng vốn nhanh để

tiếp tục tái đầu tư...

3.4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHỐI HỢP

GIỮA CSTK VÀ CSTT TRONG ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ NỀN

KINH TẾ

3.4.1. Định hướng phối hợp giữa CSTK và CSTT

1). Phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện mục tiêu chính sách

Bộ Tài chính và NHNN cần phải phối hợp chặt chẽ hơn trong việc

thực hiện mục tiêu chung chính sách

Trong giai đoạn tới, việc thực hiện CSTK nới lỏng là cần thiết nhằm

tăng nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, việc giải quyết hợp lý mối

Page 277: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

277

quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát là tiền đề quan trọng để phát triển ổn

định. Điều đó đòi hỏi phải tăng cường sự phối hợp giữa CSTK và CSTT

trong điều tiết vĩ mô.

Trong bối cảnh đó, mục tiêu phối hợp giữa CSTK và CSTT được thể

hiện như sau:

- Đối với CSTK: Tiếp tục duy trì chính sách tài khoá có bội chi

nhằm tăng thêm nguồn lực cho ĐTPT, nhưng không gây hậu quả xấu đối

với nền kinh tế cả hiện tại và cả thời kỳ chiến lược.

- Đối với CSTT: Cần hướng tới lấy kiểm soát lạm phát và ổn định

giá trị VND là mục tiêu ưu tiên hàng đầu.

2). Phối hợp chặt chẽ trong việc sử dụng các công cụ chính sách và cơ chế truyền tải chính sách

Trên cơ sở các mục tiêu về lạm phát, GDP và dự báo cán cân thanh

toán, Bộ Tài chính phối hợp với NHNN lập dự toán NSNN, xác định quy mô

thâm hụt, nhu cầu tài trợ từ nguồn vốn trong nước và ngoài nước. Đối với

nguồn vốn trong nước, cần dự kiến các đợt phát hành trái phiếu và thời gian

dự kiến giải ngân các khoản chi tiêu của Chính phủ. Căn cứ vào dự toán thu,

chi NSNN cho năm tới, NHNN dự kiến tác động của từng hoạt động đến

Bảng cân đối tiền tệ của NHNN và của toàn ngành, qua đó xác định mức

cung ứng tiền tệ cho các mục đích cần thiết trong từng thời kỳ. Có định

hướng phối hợp các công cụ CSTT để điều tiết vốn khả dụng phù hợp với dự

kiến ngân sách của Chính phủ.

3.4.2. Giải pháp tăng cường phối hợp giữa CSTK và CSTT

1). Tăng cường phối hợp giữa Bộ Tài chính và NHNN trong việc thực hiện các mục tiêu vĩ mô

- Hoàn thiện thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc: (i) Về thành viên,

hiện nay các giao dịch trên thị trường tín phiếu kho bạc chủ yếu là các

NHTM nhà nước, giao dịch của các NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh,

chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hạn chế. Trong thời gian tới, cần có cơ

chế để các NHTM cổ phần và ngân hàng có quy mô nhỏ hơn trúng thầu.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cần có biện pháp đưa các quỹ ngoài ngân sách tham

gia đấu thầu tín phiếu, không để tình trạng để lãng phí vốn, có quan hệ tiền

gửi trực tiếp tại các tổ chức tín dụng như hiện nay. (ii) Về thời hạn tín phiếu,

cần được đa dạng hơn. (ii) Về lãi suất, cần được xác định phù hợp hơn để có

mức lãi suất chuẩn, làm cơ sở cho định hướng điều hành lãi suất trên thị

trường tiền tệ.

- Phối hợp xây dựng CSTK và CSTT phù hợp với hạn mức nợ nước

ngoài của quốc gia: Trước hết, để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, Bộ Tài

chính cần phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng các chỉ tiêu nợ nước ngoài an

toàn, phù hợp với thông lệ quốc tế. Căn cứ vào các chỉ tiêu vay và trả nợ

Page 278: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

278

nước ngoài hàng năm, NHNN đánh giá những ảnh hướng tới ngân sách, tới

cán cân thanh toán quốc tê và điều chỉnh mức cung ứng tiền tệ thích hợp. Để

trung hòa ảnh hưởng luồng vốn vào tới M2, coi trọng giải pháp chuyển tiền

gửi của Chính phủ từ các NHTM sang NHNN. Trong bối cảnh Việt Nam

ngày càng tự do hoá tài chính, luồng vốn chu chuyển ngày càng mạnh hơn và

nhanh hơn, đòi hỏi các nhà lập CSTK và CSTT phải có những giải pháp để

đối phó. Như đã đề cập ở trên, tiền gửi của chính phủ chủ yếu tại các NHTM,

nên để triệt tiêu tác động của luồng vốn vào tới cấu phần thay đổi tài sản có

ngoại tệ ròng trong M2, bên cạnh việc sử dụng nghiệp vụ can thiệp vô hiệu

(sterilization) thông qua thị trường mở, NHNN cần phối hợp với Bộ Tài

chính thực hiện giải pháp chuyển tiền gửi của Chính phủ từ các NHTM sang

NHNN. Giải pháp này thường được sử dụng ở các nước như Thái lan,

Malayxia khi mà tiền gửi của chính phủ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền

gửi của hệ thống ngân hàng. Việc sử dụng phương pháp này để can thiệp vô

hiệu các luồng vốn vào đạt hiệu quả rất cao và dường như không phải tốn

kém một chi phí nào nếu Ngân hàng Trung ương trả lãi cho tiền gửi chính

phủ bằng mức lãi mà các ngân hàng thương mại trả.

- Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với NHNN trong việc bán ngoại tệ

thặng dư cho NHNN kịp thời: Trong điều kiện nguồn thu cán cân vãng lai

chưa mấy ổn định bởi cơ cấu xuất khẩu vẫn còn bất cập, giá cả hàng hóa trên

thị trường thế giới luôn biến động, sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là những

mặt hàng nông, lâm, hải sản phụ thuộc nhiều vào thiên tai, dịch bệnh…Sản

xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên

vật liệu nên trong nhiều thời điểm, đặc biệt là khi giá dầu lên cao, tạo ra sức

ép sử dụng dự trữ quốc tế để đáp ứng nhu cầu chi ngoại tệ của nền kinh tế.

Bộ Tài chính cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc bán kịp thời toàn bộ

số ngoại tệ thu được cho NHNN, khi cần ngoại tệ để trả nợ nước ngoài,

NHNN sẽ bán kịp thời cho Bộ Tài chính. Về lâu dài, mọi khoản thu ngoại tệ

của Chính phủ nên được chuyển sang VNĐ để tạo điều kiện tăng dự trữ quốc

tế.

2). Xây dựng một chương trình tiền tệ thống nhất:

Chương trình tiền tệ này sẽ giúp để hạn chế sự không phù hợp giữa hai

chính sách. Chương trình tiền tệ là một khung chính sách nhằm thiết kế một

cơ chế điều chỉnh của CSTT nhằm đạt được mục tiêu quản lý tiền tệ trong

một khoảng thời gian nhất định có tính đến những tác động qua lại giữa

CSTT và CSTK. Chương trình tiền tệ này có thể gắn với việc kiểm soát

lượng tiền rộng (trong điều kiện sử dụng hệ thống công cụ CSTT trực tiếp)

hoặc gắn vơi việc kiểm soát lượng tiền dự trữ (trong điều kiện sử dụng hệ

thống công cụ gián tiếp). Việc xây dựng chương trình tiền tệ bao gồm từ việc

xác định mục tiêu điều hành, mục tiêu chính sách cho tới xây dựng hệ thống

cơ chế chuyển tảI chính sách, theo đó tính đến các tác động qua lại của chính

sách tài khoá, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, mức độ phát triển của

thị trường cũng như thực trạng cạnh tranh giữa các NH. Khâu đầu tiên của

Page 279: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

279

chương trình tiền tệ này là khả năng dự báơ cung cầu vốn khả dụng dựa trên

những biến động các khoản mục trên bảng cân đối tài sản của NHTW, trong

đó khoản mục tín dụng cho NS và tiền gửi NS đòi hởi sự phối hợp hàng ngày

giữa NHNN, Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước. Hơn nữa, việc chuyển dần

sang các mục tiêu về giá (thay cho mục tiêu về lượng) của CSTT đang làm

cho chương trình tiền tệ trở nên chặt chẽ hơn, và yêu cầu phối hợp với chính

sách quản lý nợ công hiệu quả hơn.

3). Cần nâng cao vị thế độc lập của NHNN trong điều hành CSTT

Điều hành CSTT là một vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm, mọi quyết

định được đưa ra phải kịp thời và bám sát những diễn biến kinh tế vĩ mô, thị

trường trong nước và quốc tế. Mục tiêu điều hành CSTT bao gồm cả mục

tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn… Các yêu cầu này chỉ được đáp ứng khi

Ngân hàng Trung ương có được sự chủ động cao trong điều hành. Để có

được một CSTT độc lập cần có một Ngân hàng Trung ương độc lập. Kinh

nghiệm thực tế cho thấy có quan hệ chặt chẽ giữa mức độ hiệu quả giữa

CSTT trong việc thực hiện mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền với mức độ độc

lập của Ngân hàng Trung ương. Vì vậy, cần xây dựng NHNN trở thành Ngân

hàng Trung ương hiện đại độc lập về khuôn khổ thể chế và hoạt động.

Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam, để NHNN độc lập hoàn toàn

với Chính phủ là vấn đề không dễ có được sự đồng thuận về mặt quan điểm,

vì trong ngắn hạn, mục tiêu của CSTT và NHNN có thể không phù hợp mục

tiêu của các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Nhưng nếu cho phép NHNN có

một sự độc lập nhất định trong chức năng phát hành và kiểm soát khối lượng

tiền tệ thì đó là một bước đi thích hợp. Chính phủ và Quốc hội chỉ đưa ra

những định hướng, mục tiêu lớn về cung ứng tiền trong những khoảng thời

gian nhất định và kiểm soát việc điều hành của NHNN theo các mục tiêu đó.

Trên cơ sở những định hướng, mục tiêu được giao, NHNN chủ động điều

hành cung ứng tiền hướng vào các mục tiêu đó. Vì việc phát hành tiền, thu

hút tiền về được thực hiện rất thường xuyên và thường phải theo sát những

diễn biến của thị trường cho nên mỗi đợt phát hành bao nhiêu, qua con đường

nào sẽ do NHNN tự quyết định. Có như vậy mới tạo ra được sự linh hoạt

trong điều hành vì lợi ích quốc gia. Sự độc lập ngoài tác dụng làm cho

NHNN tự nâng cao năng lực, tự chịu trách nhiệm còn hạn chế được sức ép

chính trị can thiệp vào quá trình cung ứng tiền vì các mục tiêu ngắn hạn.

Page 280: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

280

Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2006-

2010

4.1. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN 2006-2010

4.1.1. Định hướng chủ yếu phát triển thị trường tiền tệ giai đoạn 2006-

2010

1. Phát triển TTTC (thị trường vốn và thị trường tiền tệ) theo hướng

đồng bộ, có cơ cấu hoàn chỉnh; tăng nhanh qui mô và mở rộng phạm vi hoạt

động; vận hành an toàn, được quản lý, giám sát hiệu quả; khuyến khích mở

rộng các hoạt động dịch vụ hỗ trợ phát triển TTTC; bảo vệ lợi ích hợp pháp

của mọi đối tượng tham gia thị trường

2. Phát triển thị trường tiền tệ theo hướng hiện đại hoá và đa dạng hoá

các hình thức hoạt động; hoàn thiện hệ thống luật pháp, nâng cao sức cạnh

tranh, năng lực quản trị của các ngân hàng; xoá bỏ các phân biệt đối xử trong

tiếp cận nguồn vốn và tham gia thị trường, tạo môi trường bình đẳng trên thị

trường tiền tệ; tăng cường liên kết giữa thị trường tiền tệ với thị trường vốn.

3. Mục tiêu của CSTT trong 5 năm tới là ổn định giá trị đồng tiền,

kiểm soát lạm phát, góp phần tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an ninh hệ

thống các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Kết hợp chặt chẽ CSTT với chính

sách tài khoá để ổn định kinh tế vĩ mô, tăng dự trữ ngoại tệ, khuyến khích

doanh nghiệp và nhân dân tiết kiệm, ĐTPT sản xuất, kinh doanh.

4. Xây dựng và thực thi CSTT theo nguyên tắc thị trường, khẩn trương

thực hiện đầy đủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hoạt động ngân hàng,

mở rộng nhanh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán

qua ngân hàng; nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của

đồng tiền Việt Nam. Thực hiện chính sách lãi suất thoả thuận theo nguyên

tắc thị trường và đi tới loại bỏ hoàn toàn quy định hành chính đối với lãi suất

ngoại tệ.

5. Tiếp tục thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt theo nguyên

tắc thị trường với biên độ được mở rộng hơn phù hợp với mức độ mở cửa

TTTC và năng lực kiểm soát của NHNN, tiến tới thực hiện cơ chế tỷ giá hối

đoái thả nổi có kiểm soát. Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối theo hướng

tự do hoá hoàn toàn giao dịch vãng lai, từng bước mở cửa các giao dịch vốn;

thu hẹp và tiến tới xoá bỏ tình trạng sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh

toán trên lãnh thổ Việt Nam.

6. Phát triển nhanh thị trường dịch vụ tài chính

Page 281: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

281

4.1.2. Giải pháp phát triển thị trường tiền tệ giai đoạn 2006 – 2010.

1). Đổi mới cơ bản phương thức cung ứng tiền và đổi mới cơ chế hoạt động của thị trường tiền tệ:

- NHTW cần kết hợp chặt chẽ việc sử dụng linh hoạt tỷ trọng về hàm

lượng các công cụ CSTT theo hướng ưu tiên dần việc phát triển các công cụ

gián tiếp như nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và đặc biệt là

nghiệp vụ thị trường mở - Trong đó cần cải cách kết cấu và và dung lượng

các hàng hoá của thị trường này theo hướng đa dạng chủng loại, đa dạng thời

hạn và từng bước mở rộng thành viên tham gia thị trường. Trên cơ sở hình

thành Trung tâm thanh toán quốc gia, cần tiến tới mở rộng đối tượng tham

gia thị trường này không chỉ những thành viên là các tổ chức tín dụng mà cả

những thành viên là các chủ Doanh nghiệp lớn và các tổ chức tín dụng phi

Ngân hàng.

- NHTW cần đổi mới ngay phương pháp tính toán xác định lượng tiền

cung ứng tăng thêm hàng năm theo hướng: Lượng tiền TW tăng trưởng phải

được tính toán bằng mô hình kinh tế lượng mà đầu vào phải được dựa căn

bản trên tiềm lực tài chính của bản thân NHTW và sự tăng trưởng thực của

NSNN hàng năm. Cần thay thế phương pháp tính lượng tiền cung ứng giản

đơn hiện nay là tính toán thủ công dựa vào tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ

lạm phát dự báo được "phê chuẩn" rồi phân bổ lượng gia tăng đó theo từng

quí qua hai con đường tái cấp vốn và tăng dự trữ ngoại tệ - Đó là phương

pháp vừa lạc hậu, vừa bị động và không phản ánh đúng nguyên lý về sự tăng

trưởng tiền TW hàng năm mặc dù suy cho cùng tiền TW tăng là để đáp ứng

nhu cầu tăng trưởng kinh tế hàng năm - Là sự gia tăng tài sản nợ của nền kinh

tế tại NHTW hàng năm.

2). Sớm thiết lập trung tâm tiền tệ quốc gia và thành lập Trung tâm thanh toán quốc gia để thu hút ngày càng nhiều đối tượng tham gia thanh toán bù trừ qua NHTW.

Đây không chỉ là nguyên lý về luân chuyển tiền tệ qua một cửa, mà

còn có thể coi là "kết cấu hạ tầng" đặc biệt để tạo điều kiện phát triển mạnh

mẽ không chỉ thị trường sơ cấp mà quan trọng hơn là phát triển mạnh thị

trường tiền tệ thứ cấp trong quá trình hiện đại hoá nền văn minh tiền tệ Việt

Nam và hội nhập với thị trường tiền tệ quốc tế.

- Chuyển từ cơ chế điều hành M2 sang điều hành theo cơ chế lạm

phát mục tiêu.

- Hoàn thiện cơ chế quan hệ giữa 2 thị trường – thị trường tiền tệ và thị

trường vốn theo hướng: Tôn trọng các qui luật thị trường, phát triển hàng hoá

trao đổi giữa 2 thị trường để “lỏng hoá” các nguồn vốn dài hạn cho ĐTPT

kinh tế và phù hợp với tiến trình HNQT trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng của

các ngân hàng Việt Nam...

Page 282: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

282

- Cơ cấu lại các Định chế tài chính phi Ngân hàng theo hướng Ngân

hàng hoá các định chế tài chính nào đã hội đủ các mặt hoạt động của một

NHTM hoặc hình thành các mô hình Tập đoàn tài chính trong đó có các

Công ty thành viên hạch toán độc lập, chuyên kinh doanh những sản phẩm

dịch vụ khác nhau và chịu sự điều hành thống nhất bởi một thiết chế quản trị

Tập đoàn chung trên cơ sở luật pháp và phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo

đó, chúng tôi đề nghị:

Chính phủ đã thành lập Ngân hàng phát triển quốc gia từ tháng

1/6/2006 thay cho Quĩ hỗ trợ phát triển cần bị điều chỉnh đầy đủ bới Luật về

Ngân hàng, trong đó ngoài việc phải chịu sự giám sát của thanh tra chuyên

ngành ngân hàng, cần phải thực hiện các điều chỉnh bình đẳng của cơ chế

chính sách chung của NHTW như: chế dộ dự trữ bắt buộc, mở tài khoản bắt

buộc và bắt buộc thanh toán qua NHTW...

Đề nghị thành lập Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam thay cho Quĩ

hỗ trợ xuất khẩu, không để “nằm chung” trong Ngân hàng phát triển mới ra

đời như cấu trúc hiện nay. Vì hoạt động xuất nhập khẩu sẽ là khu vực phát

triển rất nhanh sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Các ngân hàng nói trên là những Nngân hàng chiến lược của Chính

phủ, hoạt động theo cơ chế thị trường và đều phải chịu sự điều chỉnh thống

nhất của các Luật về Ngân hàng và chịu sự thanh tra chuyên ngành của thanh

tra ngân hàng;

3). Phát triển nhanh những dịch vụ ngân hàng hiện đại phù hợp thông lệ quốc tế.

- Dịch vụ quản lý và chi trả tiền lương của cán bộ và CNV của những

doanh nghiệp lớn. Đây là thị trường dịch vụ đầy tiềm năng và có nhiều triển

vọng thành công vì những tiện ích của nó như: Tạo sự tiện lợi cho người dân

trong chi tiêu thanh toán một cách văn minh; Đồng tiền không bị đóng băng

trong túi cá nhân; Ngân hàng có điều kiện tăng số dư trong tài sản nợ để mở

rộng cho vay đầu tư quay vòng vốn; Giúp các cơ quan thuế quản lý hiệu quả

các khoản thu nhập cá nhân trong xã hội.

- Dịch vụ nạp và rút tiền tự động đã triển khai và cần mở rộng hơn

nâng cấp hơn. Trong thời gian tới các NHTM cần khắc phục những hạn chế

của ATM để thu hút nhiều khách hàng hơn. Đặc biệt nên có chương trình

khuyến khích phát triển thẻ cá nhân, gia tăng hạn mức dịch vụ thấu chi...

- Dịch vụ thanh toán hộ tiêu dùng là dịch vụ mà ngân hàng đứng ra

thay mặt cho chủ tài khoản thực hiện thanh toán các khoản chi tiêu của chủ

tài khoản khi có giấy báo nợ gửi đến ngân hàng. Hiện nay các khoản chi phí

của người dân chiếm một khoản lớn trong tổng thu nhập của mỗi gia đình.

Đây là dịch vụ nhiều tiềm năng và nếu khai thác tốt sẽ đem lại lợi ích lớn cho

cả ngân hàng và cho nền kinh tế.

Page 283: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

283

- Dịch vụ thanh toán hàng đối ngoại: Hiện nay tuy các ngân hàng đã

kết nối mạng thông tin của mình đến một số doanh nghiệp lớn nhưng vẫn

chưa phát huy hết tiện ích của mạng thông tin trong việc xử lý nghiệp vụ

thanh toán quốc tế thông qua mạng từ ngân hàng đến các doanh nghiệp cũng

như từ ngân hàng mẹ đến các chi nhánh trong các nghiệp vụ như mở L/C

nhập khẩu, thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế... Các khách hàng của

các ngân hàng còn phải mất nhiều thời gian chờ đợi, đi lại để có đủ hồ sơ cho

các hoạt động xuất nhập khẩu.

- Dịch vụ phát hành thẻ tín dụng, thẻ bảo chi nội - ngoại bằng vốn tự

có của khách hàng. Phát hành thẻ này ngân hàng cũng an toàn hơn các thẻ tín

dụng khác vì ngân hàng chỉ phát hành thẻ dựa trên số dư tiền gửi thanh toán

của khách hàng. Đây là dịch vụ rất phổ biến ở các nước phát triển và ở nhiều

quốc gia đang phát triển. Công chúng của ta sẽ đón nhận mạnh mẽ hơn nếu

mệnh giá các thẻ đa dạng hơn, có nhiều ưu đãi kèm theo hơn.

Bên cạnh đó các NHTM cũng cần chú ý đến các nghiệp vụ tuy còn

mới mẻ, nhưng lại khá quen thuộc đối với các NHTM nước ngoài và chắc

chắn sẽ được các tổ chức này khai thác khi họ đã đặt chân được vào thị

trường nội địa Việt Nam như: mua, bán lại khoản cho vay của NHTM. Các

ngân hàng thu lợi bằng cách bán lại khoản cho vay với số tiền lớn hơn so với

số tiền của khoản cho vay ban đầu. Người mua khoản cho vay này thu được

lãi suất thấp hơn so với lãi suất ban đầu của khoản vay đó. Hoạt động này

đem lại thu nhập đáng kể cho các NHTM. Một hình thức nữa là cung cấp

dịch vụ chuyên môn hoá cho các khách hàng của NHTM như: thực hiện kinh

doanh hối đoái nhân danh 1 khách hàng; phục vụ một chứng khoán hỗ trợ

vay thế chấp bằng cách thu tiền gốc và tiền lãi rồi đem thanh toán hết; hoặc

đảm bảo các chứng khoán vay nợ bằng phát hành hối phiếu được ngân hàng

chấp nhận; cung cấp tín dung hỗ trợ như thư tín dụng dự phòng, đảm bảo

cung cấp cho khách hàng một khoản tiền vay đã định theo yêu cầu, thư tín

dụng hỗ trợ bằng phát hành thương phiếu và các chứng khoán khác v.v... Để

phát triển những dịch vụ này, điều quan trọng đối với các NHTM VN không

phải chỉ là vấn đề tìm kiếm thị trường, mà điều quan trọng hơn, và phải được

chuẩn bị ngay từ bây giờ, là bản thân các NHTM phải tự lớn lên cả về tiềm

lực tài chính và cả về trình độ đội ngũ lao động trong ngành.

- Chủ động, tích cực tạo mối liên kết, phối hợp giữa các TCTD để phát

triển các hoạt động dịch vụ. Thực tế cho thấy, trong điều kiện nền kinh tế mở

các hoạt động dịch vụ có liên quan ảnh hưởng và hỗ trợ mạnh mẽ cho nhau.

Sự liên kết mang tính hợp tác giữa các TCTD trong triển khai các dịch vụ

ngân hàng hiện đại không chỉ giúp các TCTD tiết kiệm được nguồn vốn đầu

tư ban đầu cho việc triển khai các dịch vụ này, mà còn làm tăng khả năng

chiếm lĩnh thị trường dịch vụ của các ngân hàng thương mại. Có lẽ cũng cần

phải xác định rõ rằng, đối thủ mà các NHTM VN cần cạnh tranh trong điều

kiện hội nhập không phải là ai khác, chính là các tổ chức trung gian tài chính

nước ngoài khi họ đã tiếp cận được thị trường dịch vụ nội địa. Việc triển khai

Page 284: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

284

mạng ATM liên ngân hàng được thực hiện thời gian qua là điển hình cần

được nhân rộng.

- Kết hợp hài hoà các loại hình dịch vụ truyền thống và dịch vụ hiện

đại, trên cơ sở phát huy thế mạnh hiện có của từng ngân hàng. Thực tế cho

thấy, thiếu vắng những dịch vụ hiện đại, hoạt động của những dịch vụ truyền

thống hiện có sẽ gặp khó khăn, kém hiệu quả. Những dịch vụ như tư vấn

phân tích dự báo, dịch vụ bảo hiểm tỷ giá, ngăn ngừa rủi ro do tỷ giá biến

động, dịch vụ ngoại hối có liên quan chặt chẽ với nhau.

- Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Tìm kiếm

các mô hình đào tạo cán bộ tích cực chủ động hơn bằng việc liên kết với các

cơ sở cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành. Về lâu dài cần

phải thừa nhận tính chuyên môn hoá trong đào tạo nguồn nhân lực, tách hoạt

động kinh doanh của NHTM với công việc đào tạo nguồn nhân lực. Vấn đề

đào tạo mới cũng như đào tạo lại nguồn nhân lực cho ngành ngân hàng phải

trở thành chức năng của các cơ sở đào tạo. Điều này hoàn toàn phù hợp với

xu hướng gắn nhà trường với cơ sở tuyển dụng lao động hiện đang được chú

trọng triển khai ở các cơ sở đào tạo của chúng ta.

4.2. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VỐN GIAI ĐOẠN 2006-2010

4.2.1. Định hướng chủ yếu phát triển thị trường vốn giai đoạn 2006-

2010

1) Phát triển trường chứng khoán trở thành một trong những kênh

huy động vốn cơ bản và chủ đạo của nền kinh tế, cung cấp

nguồn vốn và đáp ứng kịp thời các nhu cầu về vốn cho tiến

trình CNH, HĐH đất nước.

2) Phát triển an toàn và bền vững thị trường chứng khoán trên cơ

sở phát triển bền vững nền kinh tế và nâng cao chất lượng hoạt

động của các công ty niêm yết, đảm bảo tính công khai và

minh bạch, thực hiện liên kết và hội nhập bình đẳng với thị

trường chứng khoán các nước trong khu vực và thế giới.

3) Hệ thống thể chế, khung pháp lý, chính sách phát triển thị trường

chứng khoán Việt Nam phải thường xuyên hoàn thiện đồng bộ, phù

hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế, bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của các bên tham gia thị trường.

4) Hiện đại hóa công nghệ phát triển thị trường đồng thời với hiện đại

hóa công nghệ giám sát và cảnh báo thị trường, duy trì sự phát triển

lành mạnh, an toàn của thị trường, xứng đáng với vị trí then chốt

của thị trường chứng khoán trong việc đảm bảo an ninh tài chính

quốc gia.

5) Phấn đấu đến năm 2020, thị trường chứng khoán Việt Nam có cấu

trúc hoàn thiện, phát triển tương đương thị trường chứng khoán

Page 285: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

285

các nước trong khu vực; duy trì giá trị vốn hóa thị trường bình

quân đạt 70-80%GDP trong giai đoạn 10 năm 2015-2020.

Mục tiêu cụ thể

Bình quân giai đoạn 2011-2015, giá trị vốn hóa thị trường

tương đương 50-60% GDP; Mức độ huy động vốn cho đầu tư

phát triển qua thị trường chứng khoán đạt khoảng 15-16%

GDP;

Giai đoạn 2016-2020, giá trị vốn hóa thị trường đạt bình quân

70-80% GDP; Mức độ huy động vốn cho đầu tư phát triển qua

thị trường chứng khoán đạt 30-32% GDP.

4.2.2. Giải pháp phát triển thị trường vốn 2006-2010

1). Hoàn thiện cấu trúc TTCK trên cơ sở quy hoạch và phát triển các Sở Giao dịch chứng khoán, thị trường OTC và phát triển Trung tâm Lưu ký chứng khoán theo hướng hiện đại hoá theo kịp với trình độ phát triển trong khu vực, đảm bảo khả năng quản lý, giám sát của Nhà nước.

- Xây dựng Sở giao dịch chứng khoán hiện đại với hệ thống giao

dịch, hệ thống giám sát và công bố thông tin thị trường tự động hoá hoàn

toàn; Hoàn thiện và phát triển hai Sở GDCK hiện nay theo mô hình một

Sở nhưng có nhiều Bảng giao dịch khác nhau

Với qui mô thị trường Việt Nam hiện nay, việc có hai Sở GDCK về cơ

bản đã đảm bảo môi trường hoạt động cho TTCK Việt Nam trong thời gian

đầu. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm phát triển TTCK trên thế giới là liên kết,

sát nhập thành thị trường khu vực và thế giới. Việc hình thành và phát triển

thêm các Sở GDCK mới là không cần thiết, gây lãng phí nguồn lực xã hội.

Do vậy, nên tập trung hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt

động để chuẩn bị cho các bước phát triển tiếp theo, nhất là quá trình khu vực

hoá và quốc tế hoá TTCK Việt Nam.

- Trên cơ sở phát triển ổn định SGDCK, TTLKCK theo mô hình

Công ty THNN Nhà nước một thành viên, thực hiện cổ phần hóa và bán

dần theo lộ trình phần vốn Nhà nước tại SGDCK, TTLKCK.

- Xây dựng các Bảng giao dịch hay còn được gọi là các thị trường

giao dịch khác nhau trong cùng một Sở GDCK để phân chia, phân khúc

thị trường theo chất lượng chứng khoán và loại chứng khoán. Các loại

chứng khoán có chất lượng rất cao sẽ được tập trung vào một Bảng giao

dịch tại HOSE. Bên cạnh đó, trong HOSE có thể thiết lập Bảng giao dịch

cho các loại chứng khoán của các ngành công nghệ cao, công nghệ mới.

- Phát triển thị trường OTC cho cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa

và nhỏ tại Hà Nội.

Page 286: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

286

- Mở rộng các dịch vụ cung cấp trên cơ sở hiện đại hóa và tự động

hóa hệ thống của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.

- Hoàn thiện và phát triển thị trường trái phiếu theo các chuẩn

mực chung của thông lệ quốc tế; Nghiên cứu xây dựng chỉ số trái phiếu,

nghiên cứu đưa vào triển khai các công cụ phái sinh lấy TPCP là công cụ

gốc.

- Chuẩn bị cho sự ra đời và phát triển của TTCK phái sinh. Đây là xu

hướng tất yếu trong quá trình phát triển của TTCK. Nếu chúng ta không sớm

chuẩn bị các điều kiện cần thiết sẽ không phản ứng kịp với sự phát triển tự

phát của thị trường.

2). Phát triển quy mô, gắn với nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các loại hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của thị trường

- Tập trung đẩy nhanh việc cổ phần hoá các doanh nghiệp, tổng công

ty nhà nước, tập đoàn kinh tế và các ngân hàng thương mại nhà nước, gắn

việc cổ phần hoá với niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đối với những

doanh nghiệp đã cổ phần hoá đủ điều kiện phải thực hiện việc niêm yết.

- Cấu trúc lại thị trường phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn; tái

cấu trúc các lô nhỏ TPCP hiện có; đa dạng hoá các kỳ hạn TPCP; xây dựng

cơ chế hình thành lãi suất phát hành hợp lý để tạo đường cong lãi suất chuẩn

cho thị trường vốn.

- Phát hành và niêm yết cổ phiếu các doanh nghiệp lớn, các ngân hàng

thương mại trên thị trường chứng khoán tập trung, bán bớt phần vốn nhà

nước tại các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề nhà nước không cần nắm

giữ cổ phần chi phối.

- Mở rộng việc phát hành cổ phiếu mới để huy động vốn trên thị

trường.

- Khuyến khích và tạo điều kiện để đưa các loại trái phiếu công trình,

trái phiếu đô thị lên niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán tập

trung; Phát triển các loại trái phiếu chuyển đổi của doanh nghiệp, trái phiếu

công trình để đầu tư vào các dự án hạ tầng trọng điểm của quốc gia;

- Phát triển các loại chứng khoán mới, chứng khoán phái sinh, quỹ

chỉ số.

- Giám sát và hỗ trợ các công ty niêm yết trong việc thực hiện

thông lệ tốt nhất về quản trị công ty; thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán

theo quy định của pháp luật.

- Tăng cường quản lý, giám sát các công ty niêm yết, công ty đại

chúng chưa niêm yết trong việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin và

các nghĩa vụ đối với nhà đầu tư.

Page 287: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

287

3). Phát triển hệ thống các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức:

- Thiết lập hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức bao gồm các ngân

hàng thương mại, các công ty chứng khoán, các công ty tài chính, công ty

bảo hiểm, các quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí...

- Mở rộng và phát triển các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán; tạo

điều kiện cho các nhà đầu tư nhỏ, các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị

trường chứng khoán thông qua góp vốn vào các quỹ đầu tư. Thực hiện

các chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường

chứng khoán.

- Mở rộng giới hạn đầu tư cổ phiếu đối với các nhà đầu tư nước

ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam; thành lập Công ty Chứng

khoán có vốn đầu tư nước ngoài theo lộ trình hội nhập; khuyến khích

việc thành lập các quỹ đầu tư ở nước ngoài đầu tư dài hạn vào thị trường

Việt Nam.

4). Phát triển đầy đủ các định chế tài chính trung gian; đa dạng hoá các dịch vụ chứng khoán.

- Tăng cường chất lượng, quy mô và phạm vi hoạt động nghiệp vụ

kinh doanh, dịch vụ của các công ty chứng khoán. Trước mắt, tiến hành

cấu trúc lại các công ty theo hướng hợp nhất, sáp nhập để tạo ra các công

ty chứng khoán theo hướng mô hình ngân hàng đầu tư.

- Phát triển các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty

đầu tư chứng khoán cả về quy mô và chất lượng hoạt động. Đa dạng hóa

các loại hình quỹ đầu tư (đóng; mở); các quỹ chuyên ngành...

- Thành lập các tổ chức phụ trợ thị trường (công ty định mức tín

nhiệm để đánh giá, xếp loại rủi ro các loại chứng khoán niêm yết và định

mức tín nhiệm của các doanh nghiệp Việt Nam; các tổ chức đăng ký;

thanh toán chứng khoán..).

- Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp trên thị trường, nâng cao

tính chuyên nghiệp và chất lượng các dịch vụ; đảm bảo tính công khai, minh

bạch và bình đẳng trên thị trường.

- Mở rộng phạm vi hoạt động TTLKCK, áp dụng các chuẩn mực lưu ký

quốc tế, thực hiện liên kết giao dịch thanh toán giữa TTCK và thị trường tiền

tệ.

- Áp dụng quy định về quản trị công ty theo thông lệ quốc tế đối

với các công ty niêm yết, các công ty chứng khoán, các công ty quản lý

quỹ đầu tư và chế độ công bố thông tin theo luật định.

Page 288: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

288

5). Tăng cường quản lý Nhà nước và nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra giám sát

- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước với TTCK trên cơ sở nghiên

cứu đưa vào áp dụng mô hình quản lý – dựa trên- rủi ro (risk based

regulation).

- Nhà nước thực hiện điều chỉnh, điều tiết thị trường thông qua các

chính sách, công cụ kinh tế tài chính - tiền tệ như chính sách thuế, lãi suất,

đầu tư và các công cụ tài chính khác.

- Đảm bảo có một hệ thống công bố thông tin có thể truyền phát rộng

và truy cập dễ dàng cho các đối tượng tham gia thị trường, đặc biệt là các nhà

đầu tư. Mở rộng phạm vi thông tin cần công bố trên cơ sở xây dựng cơ sở dữ

liệu thông tin đầy đủ.

- Củng cố bộ máy, nâng cao năng lực quản lý, giám sát của Nhà nước

đối với thị trường; từng bước tách bạch chức năng quản lý với chức năng

giám sát các hoạt động của thị trường; kiện toàn tổ chức của Cơ quan giám

sát tài chính quốc gia theo hướng thống nhất đầu mối giám sát tài chính, bao

gồm các cơ quan giám sát ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán và hình

thành, phát triển các dịch vụ giám sát tài chính. Đẩy mạnh việc thanh tra,

kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các thành viên tham gia thị

trường; kiểm tra, giám sát hàng hoá đưa ra thị trường, đảm bảo tính công

khai, minh bạch; tăng cường năng lực giám sát, cưỡng chế thực thi của cơ

quan giám sát thị trường. Phối hợp giữa công tác giám sát và công tác thanh

tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của các thành viên thị trường và áp dụng

nghiêm các chế tài dân sự, hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về

chứng khoán và thị trường chứng khoán.

- Tăng cường cảnh báo sớm khủng hoảng thị trường chứng khoán.

- Đẩy mạnh hoạt động và tăng cường vai trò của Hiệp hội ngành

chứng khoán, các tổ chức nghiên cứu và tư vấn độc lập trong việc hỗ trợ cơ

quan quản lý nhà nước.

6). Chủ động mở cửa, hội nhập với khu vực và quốc tế

- Mở cửa từng bước thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài theo lộ trình

hội nhập đã cam kết, đồng thời đảm bảo kiểm soát được luồng vốn vào, vốn ra.

- Mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế trên các mặt tư vấn chính sách, tư

vấn pháp luật và phát triển thị trường.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho thị trường

vốn; tăng cường phổ cập kiến thức cho công chúng, doanh nghiệp và các tổ

chức kinh tế.

- Thực hiện tốt việc giám sát các giao dịch vốn; áp dụng các biện pháp

kiểm soát luồng vốn chặt chẽ; trong những trường hợp cần thiết để giảm áp lực

đối với tỷ giá, ngăn ngừa nguy cơ biến dạng và khủng hoảng trên thị trường,

cần có những giải pháp xử lý thích hợp.

Page 289: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

289

- Thực hiện cơ chế giám sát đặc biệt với các định chế trung gian yếu

kém để giảm thiểu tác động tiêu cực có tính chất dây chuyền trong toàn hệ

thống.

4.3. ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THANH TRA GIÁM

SÁT THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

4.3.1. Sự cần thiết phải đổi mới và hoàn thiện hệ thống thanh tra, giám

sát TTTC và dịch vụ tài chính Việt Nam

Thứ nhất, sự yếu kém của các định chế tài chính, đặc biệt là hệ thống

ngân hàng đi đôi với việc tiềm ẩn các nguy cơ, rủi ro lớn làm hạn chế vai

trò của hệ thống tài chính đối với ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh

tế.

Trong quá trình hoạt động, các định chế tài chính của Việt Nam có

tiềm lực tài chính yếu, qui mô hoạt động nhỏ, hiệu quả kinh doanh chưa cao,

mức độ rủi ro khá cao, đặc biệt là các rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro

thanh khoản, rủi ro tác nghiệp. bên cạnh đó, môi trường hoạt động của các

định chế tài chính cũng chứa đựng nhiều rủi ro do khu vực phi tài chính, kể

cả DNNN, doanh nghiệp tư nhân và một bộ phận không nhỏ dân cư còn

nhiều yếu kém, đặc biệt là về tài chính; hệ thống pháp luật, chính sách chưa

đồng bộ và kém hiệu quả..., đặc biệt là các CSTT, thương mại, đầu tư. Vì

vậy, hệ thống giám sát tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm

an toàn và lành mạnh của hệ thống tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước.

Thứ hai, yêu cầu thực hiện mục tiêu ổn định hệ thống tàì chính và

bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, người gửi tiền trở thành động lực thúc đẩy

đổi mới thể chế giám sát tài chính, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan

giám sát tài chính.

Rủi ro của bất cứ khu vực nào của TTTC đều có khả năng lan truyền

đến các khu vực còn lại của TTTC. Vì vậy, sự an toàn và lành mạnh của mỗi

khu vực TTTC gắn liền với toàn bộ TTTC nói chung. Niềm tin của công

chúng vào hệ thống tài chính rất quan trọng đối với sự ổn định tài chính trong

điều kiện hệ thống tài chính đang trong giai đoạn phát triển nhanh để hỗ trợ

cho các mục tiêu phát triển kinh tế. Sự sụp đổ niềm tin của công chúng vào

hệ thống tài chính ngân hàng sẽ kéo theo sự sụp đổ của hệ thống tài chính.

Bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và người gửi tiền là cách thức để cải thiện uy

tín của hệ thống tài chính Việt Nam.

Thứ ba, sự yếu kém, bất cập về thể chế, mô hình tổ chức và hoạt

động của hệ thống giám sát tài chính khiến cho hiệu quả và hiệu lực giám

sát tài chính còn chưa cao.

Page 290: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

290

Những yếu kém và bất cập của hệ thống giám sát tài chính cần phải

được khắc phục để tiến tới xây dựng một hệ thống tài chính hiện đại, an toàn

và hiệu quả. Mô hình tổ chức và hoạt động của TTNH, các cơ quan giám sát

tài chính của BTC cũng như cấu trúc thể chế của hệ thống giám sát tài chính

nói chung chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế của các tổ chức quốc tế

như BASEL, IOSCO và IAIS.

Thứ tư, sự đổi mới và phát triển nhanh chóng của khu vực tài chính

trong mấy năm trở lại đây và triển vọng trong tương lai sẽ dẫn đến sự thay

đổi cấu trúc của hệ thống tài chính theo hướng cân bằng hơn giữa khu vực

ngân hàng và khu vực tài chính phi ngân hàng21.

Hệ thống tài chính Việt Nam tiếp tục có sự phát triển mạnh mẽ về qui

mô và số lượng các định chế mới gia nhập thị trường, cung cấp các dịch vụ

tài chính, ngân hàng đa dạng hơn làm tăng áp lực cạnh tranh và rủi ro trên

TTTC. Sự phát triển của công nghệ thông tin và tự do hoá tài chính sẽ tạo ra

sự phát triển mạnh mẽ các công cụ tài chính và các dịch vụ tài chính đi kèm

theo những rủi ro mới. Mặt khác, sẽ xuất hiện sự giao thoa mạnh mẽ hơn

giữa các hoạt động ngân hàng và các hoạt động tài chính phi ngân hàng khiến

cho ranh giới giữa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và tài chính phi ngân

hàng ngày càng khó phân biệt. Xu hướng chung, các ngân hàng mở rộng hoạt

động sang TTCK và thị trường bảo hiểm, đồng thời các tổ chức kinh doanh

bảo hiểm, chứng khoán và đầu tư tài chính cũng có thể thâm nhập thị trường

dịch vụ ngân hàng mạnh mẽ hơn để tối đa hoá hiệu quả kinh tế theo qui mô,

chuyển đổi và kiểm soát rủi ro một cách hữu hiệu hơn. Kết quả của quá trình

đó là sự ra đời các tập đoàn tài chính, hoạt động trên khắp các khu vực của

TTTC. Tuy nhiên, theo đó mức độ rủi ro cũng gia tăng cho không chỉ bản

thân các định chế tài chính mà cho cả công chúng và nền kinh tế.

Thứ năm, mở cửa TTTC và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế trong

lĩnh vực tài chính.

Mở cửa thị trường sẽ làm gia tăng áp lực cạnh tranh, thôn tính và đổ

vỡ các định chế tài chính do sự xuất hiện các định chế tài chính nước ngoài

có khả năng cạnh tranh mạnh hơn các định chế trong nước. Điều này đòi hỏi

hệ thống giám sát tài chính phải đổi mới về mô hình tổ chức và hoạt động,

đặc biệt các biện pháp nghiệp vụ phải phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực

quốc tế để có thể giám sát một cách hữu hiệu hệ thống tài chính, đặc biệt là

các định chế tài chính nước ngoài hoạt động ở Việt Nam.

Page 291: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

291

4.3.2. Giải pháp đổi mới hệ thống giám sát thị trường tài chính, hình

thành tổ chức giám sát TTTC thống nhất

Mô hình phối hợp giữa cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng với các cơ quan thanh tra, giám sát tài chính phi ngân hàng trong điều kiện duy trì hơn một cơ quan giám sát tài chính

Trong điều kiện khuôn khổ thể chế và hệ thống pháp luật về giám sát

tài chính chưa có nhiều thay đổi, có thể:

- Thành lập Hội đồng Giám sát TTTC quốc gia với cơ cấu như sau:

+ Chủ tịch Hội đồng là Thủ tướng hoặc một Phó Thủ tướng Chính phủ

+ Các thành viên khác bao gồm: Bộ Trưởng BTC, Thống đốc NHNN

(Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng) và các đại diện lãnh đạo của Thanh tra

Chính phủ, Bộ Công An, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.

+ Cơ chế hoạt động: Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm,

không chuyên trách, quyết nghị tập thể đối với các vấn đề chính sách và các

vấn đề quan trọng trong hoạt động giám sát TTTC. Hội đồng họp định kỳ

hàng tháng và đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng.

+ Nhiệm vụ của Hội đồng:

(i) Xem xét và quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến các

chính sách quản lý, giám sát an toàn hoạt động TTTC;

(ii) Phối hợp chính sách và hoạt động giám sát giữa khu vực ngân

hàng và khu vực tài chính phi ngân hàng;

(iii) Chỉ đạo tái cấu trúc hệ thống tài chính;

(iv) Chỉ đạo xử lý các vấn đề rủi ro trọng yếu, có tính hệ thống của

TTTC.

- Thành lập Ban Thư ký Hội đồng Giám sát TTTC Quốc gia với các

thành viên là các chuyên gia, các nhà quản lý và nhà khoa học thuộc lĩnh vực

tài chính – ngân hàng.

- Xây dựng cơ chế báo cáo định kỳ, thường xuyên của BTC và NHNN

cho Hội đồng Giám sát TTTC Quốc gia.

- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giám sát TTTC trực tiếp giữa

NHNN và BTC; giữa TTNH và Thanh tra Chứng khoán, Thanh tra BTC.

- Xây dựng Trung tâm thông tin tài chính hoạt động như Kho dữ liệu

tài chính lưu trữ tất cả các thông tin (lịch sử và cập nhật) vĩ mô và vi mô phục

vụ cho hoạt động giám sát của NHNN và BTC. Các cơ quan giám sát tài

chính có thể kết nối trực tuyến với Trung tâm này để khai thác và sử dụng các

thông tin, dữ liệu cần thiết. Trung tâm Thông tin tài chính thuộc tổ chức bộ

máy của NHNN và có thể cung cấp một số dịch vụ thông tin cho TTTC hoạt

động.

Page 292: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

292

- Các cơ quan giám sát tài chính có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời

các thông tin về hoạt động thanh tra, giám sát thuộc trách nhiệm được giao có

liên quan đến hoạt động của cơ quan giám sát tài chính khác, kể cả các kết

luận thanh tra và kết quả giám sát, cảnh báo theo đề nghị của bên yêu cầu.

- Hình thành mạng thông tin giám sát tài chính kết nối trực tuyến giữa

các cơ quan giám sát tài chính và với Trung tâm Thông tin tài chính.

- Đẩy mạnh hợp tác trong việc phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn và xử

lý rủi ro của hệ thống tài chính trên cơ sở phối hợp lực lượng giữa các cơ

quan giám sát tài chính khi cần phải tiến hành thanh tra, giám sát hợp nhất,

toàn diện đối với TCTD hay tổ chức tài chính hoạt động trên nhiều TTTC

khác nhau. Các cơ quan giám sát tài chính cần phải thường xuyên đồng tổ

chức các cuộc thanh tra, giám sát các định chế tài chính để giám sát toàn diện

các rủi ro trong hoạt động của các định chế tài chính.

- Cần phải xây dựng được hệ thống cảnh báo sớm và xử lý các loại rủi

ro mang tính hệ thống, chẳng hạn khủng hoảng, phá sản hàng loạt tổ chức tài

chính.

- BTC và NHNN định kỳ (hàng quý, năm) phải xây dựng Báo cáo

giám sát TTTC hoặc Báo cáo ổn định tài chính thuộc phạm vi hoạt động của

mình trình Hội đồng Giám sát TTTC quốc gia nhằm đánh giá toàn diện các

nguy cơ và trạng thái rủi ro của TTTC. Từ đó, Hội đồng Giám sát TTTC

quốc gia có thể đưa ra những quyết định chính sách phù hợp cho hoạt động

giám sát từng bộ phận TTTC cũng như toàn bộ TTTC.

- Tăng cường sự hiểu biết, trao đổi kinh nghiệm và đối thoại chính

sách giữa các cơ quan giám sát tài chính, đồng thời thường xuyên tổ chức các

chương trình đào tạo kỹ năng, nâng cao trình độ nghiệp vụ thanh tra, giám sát

tài chính dựa trên cơ sở rủi ro và tổng hợp phù hợp với các thông lệ, chuẩn

mực quốc tế.

Mô hình hình thành duy nhất một cơ quan giám sát tài chính hợp nhất

Về lâu dài, khi TTTC phát triển phức tạp, cân bằng hơn giữa khu vực

ngân hàng và tài chính phi ngân hàng, một cơ quan giám sát tài chính hợp

nhất thực hiện chức năng giám sát toàn bộ TTTC nên được thành lập để có

thể giám sát một cách hữu hiệu toàn bộ TTTC

Thành lập Uỷ ban Giám sát TTTC Quốc gia với vị thế là cơ quan trực

thuộc Chính phủ với cơ cấu nhân sự và chức năng, nhiệm vụ sau:

+ Chủ tịch Uỷ ban là thành viên Chính phủ và do Thủ tướng Chính

phủ bổ nhiệm sau khi được Quốc hội chuẩn y. Các Phó Chủ tịch Uỷ ban do

Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.

+ Uỷ ban Giám sát TTTC Quốc gia là cơ quan thanh tra, giám sát nhà

nước chuyên ngành tài chính, có nhiệm vụ:

Page 293: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

293

(i) Cấp phép thành lập và cung cấp dịch vụ tài chính;

(ii) Ban hành các qui chế an toàn hoạt động tài chính;

(iii) Giám sát toàn bộ hoạt động và TTTC;

(iv) Tái cơ cấu hệ thống tài chính;

(v) Quản lý dịch vụ tài chính và cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính

nhằm mục tiêu bảo đảm sự ổn định của TTTC và bảo vệ người

gửi tiền, nhà đầu tư;

(vi) Xử phạt các vi phạm pháp luật và áp dụng các biện pháp ngăn

chặn, phòng ngừa và xử lý các rủi ro trong lĩnh vực tài chính.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Giám sát TTTC quốc

gia:

+ Là tổ chức độc lập trên các khía cạnh sau:

Tác nghiệp

Có khung pháp lý điều chỉnh riêng

Có đủ lực lượng cán bộ thực thi nhiệm vụ

Có nguồn kinh phí hoạt động riêng từ NSNN

ít chịu áp lực và can thiệp về mặt chính trị trong việc quản lý và

giám sát hoạt động tài chính

Có đủ quyền lực xử lý các rủi ro và vi phạm pháp luật trong lĩnh

vực tài chính

+ Có sự phối hợp chặt chẽ với NHNN và BTC trong việc giám sát vĩ

+ Có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan bảo vệ pháp luật trong quá

trình xử lý các rủi ro và vi phạm trong lĩnh vực tài chính.

+ Tuân thủ các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về giám sát tài chính

(Basel, IOSCO, ICP)

+ Thực hiện giám sát các định chế tài chính dựa trên cơ sở rủi ro và

hợp nhất.

+ Gắn chặt thanh tra tại chỗ với giám sát từ xa: Trong đó, đặc biệt đề

cao vai trò cảnh báo sớm rủi ro hệ thống để có biện pháp phòng ngừa và ngăn

chặn, đồng thời hỗ trợ thanh tra tại chỗ.

+ Thực hiện giám sát toàn diện vĩ mô và vi mô

+ Sử dụng các biện pháp thận trọng và qui định an toàn hoạt động tài

chính theo hướng thân thiện thị trường.

Page 294: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

294

Toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ, cấp

phép, ban hành qui chế, xử lý vi phạm do Uỷ ban Giám sát TTTC quốc gia

tiến hành.

Uỷ ban Giám sát TTTC quốc gia có cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp

với yêu cầu giám sát TTTC. Theo đó, Uỷ ban Giám sát TTTC quốc gia chỉ

thiết lập bộ máy ở Trụ sở chính và hình thành văn phòng đại diện ở một số

nơi trong và ngoài nước, không đặt các cơ sở ở tại các tỉnh, thành phố để

trực tiếp tiến hành các hoạt động thanh tra, giám sát tài chính. Uỷ ban có

thể được mở văn phòng đại diện ở các TTTC có nhiều các định chế của

nước nguyên xứ đến hoạt động ở Việt Nam hoặc nhiều định chế tài chính

của Việt Nam hoạt động ở đó.

- Uỷ ban Giám sát TTTC quốc gia chủ yếu chịu trách nhiệm giám sát

an toàn đối với hoạt động của các NHTM, ngân hàng đầu tư, ngân hàng

chính sách, ngân hàng phát triển, các quĩ hưu trí, công ty quản lý quĩ, CTCK,

tập đoàn tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ mạo hiểm, công ty tài chính, công

ty cho thuê. Các hoạt động tài chính khác do các đối tượng khác tiến hành sẽ

được quản lý, giám sát bởi các cơ quan khác thuộc thể chế giám sát tài chính

theo sự uỷ quyền:

+ Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam hoặc Hiệp hội nghề nghiệp liên quan

trực tiếp quản lý, giám sát các ngân hàng hợp tác và các tổ chức tài chính vi

mô;

+ Sở/TTGDCK trực tiếp quản lý, giám sát hàng ngày hệ thống giao

dịch chứng khoán và việc chấp hành các chính sách, qui định của

Sở/TTGDCK.

Uỷ ban Giám sát TTTC quốc gia có thẩm quyền giám sát và thanh tra

tại chỗ các tổ chức mà nó uỷ quyền và bất cứ định chế tài chính nào chịu sự

kiểm tra, giám sát bởi các tổ chức mà nó uỷ quyền.

Quan hệ giữa Uỷ ban với NHNN và BTC là quan hệ đồng cấp, phối

hợp. Trong đó:

+ NHNN tham gia quản lý, giám sát vĩ mô các hoạt động tiền tệ ngân

hàng và giám sát chấp hành pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, đồng

thời có trách nhiệm báo cáo Uỷ ban. NHNN không tiến hành các hoạt động

thanh tra tại chỗ đối với các tổ chức và cá nhân.

+ BTC, UBCKNN tham gia quản lý, giám sát vĩ mô các hoạt động tài

chính phi ngân hàng và có trách nhiệm báo cáo Uỷ ban. BTC, UBCKNN

không tiến hành các hoạt động thanh tra tại chỗ các hoạt động chứng khoán

và bảo hiểm.

+ BTC và NHNN có thể cử đại diện tham gia các đoàn công tác của

Uỷ ban hoặc cho ý kiến chuyên môn khi được Uỷ ban yêu cầu.

Page 295: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

295

Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông tiên tiến phục

vụ cho hệ thống giám sát tài chính và được kết nối trực tuyến đến NHNN,

BTC và các định chế tài chính chịu sự thanh tra, giám sát của Uỷ ban

Giám sát TTTC quốc gia.

Để thực hiện mô hình cơ quan giám sát tài chính hợp nhất, cần ban

hành Luật Giám sát tài chính để bảo đảm cơ quan giám sát tài chính hợp nhất

có đủ thẩm quyền, trách nhiệm, mục tiêu hoạt động rõ ràng, minh bạch và

trách nhiệm giải trình cao.

Page 296: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

296

KẾT LUẬN

Qua phân tích, đánh giá thực trạng tài chính, tiền tệ giai đoạn 2001-

2005 và định hướng 2006-2010, có thể rút ra kết luận về một số vấn đề tài

chính, tiền tệ như sau:

Một là, cơ cấu lại thu NSNN

Trong giai đoạn 2001-2005, quy mô và tỷ lệ động viên thu NSNN có

xu hướng tăng nhanh nhằm đảm bảo nguồn lực tài chính cần thiết để thực

hiện các mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội; Tỷ lệ động viên NSNN đã được

điều chỉnh sát với hoạt động kinh tế, góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế

trong từng giai đoạn.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nước ta trở thành WTO chính thức bước

vào thời kỳ hội nhập hoàn toàn và đầy đủ thì cơ cấu thu NSNN đã bộc lộ

nhiều bất cập, cơ cấu số thu theo từng sắc thuế không đảm bảo tính cân đối

phù hợp với trào lưu chung của các nước trên thế giới. Tỷ lệ số thu thuế thu

nhập cá nhân của Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của

các nước đang phát triển, kể cả các nước đang phát triển có thu nhập thấp

cùng loại; trong khi đó tỷ trọng số thu thuế thu nhập doanh nghiệp đang ở

mức rất cao; bên cạnh đó, tỷ trọng của thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế

khác (thuế tài nguyên, phí xăng dầu, phí và lệ phí khác...) cũng còn khá cao.

Bên cạnh đó, tỷ lệ động viên so với GDP ngày càng có xu hướng tăng, nếu so

với các nước trên thế giới thì tỷ lệ này là khá cao và bất hợp lý. Điều này làm

cho gánh nặng thuế đối với doanh nghiệp còn khá lớn, làm giảm khả năng

cạnh tranh của hệ thống thuế Việt Nam so với các nước. Mặt khác, cùng với

tiến trình hội nhập, tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN biến động

không ổn định qua các giai đoạn và có xu hướng giảm dần. Điều này chứng

tỏ xu hướng chuyển dịch cơ cấu thu nội địa trong tổng số thu NSNN là không

tích cực và kém vững chắc.

Vì vậy, trong giai đoạn 2006-2010 để thuế trở thành công cụ điều tiết

vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đồng thời đảm bảo cân

đối ngân sách một cách tích cực, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và phù hợp

với lộ trình HNQT thì vấn đề cơ cấu lại thu NSNN càng trở nên cấp thiết.

Mục tiêu xuyên suốt của việc cơ cấu lại thu NSNN là tiến đến xây

dựng một cơ cấu thu ổn định một cách linh hoạt, đảm bảo tính bao quát và hệ

thống, phù hợp với nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập.

Định hướng đổi mới cơ cấu thu NSNN thể hiện:

- Ôn định tỷ lệ động viên vào NSNN ở mức 21-22%GDP.

- Trên cơ sở mở rộng diện thuế trực thu và tăng tỷ trọng thuế trực thu

trong tổng số thu NSNN để xây dựng cơ cấu hợp lý giữa các loại thuế trực

thu, thuế gián thu và thuế tài sản.

Page 297: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

297

- Để thực hiện lộ trình cắt giảm thế theo các cam kết hội nhập, cần chủ

động cơ cấu lại thu giữa thu trong nước và thuế xuất nhập khẩu, thu từ dầu

thô, hạn chế sự phục thuộc của nguồn thu NSNN vào các yếu tố bên ngoài,

xây dựng cơ cấu thu ổn định, bền vứng.

Hai là, cơ cấu lại chi NSNN

Chi NSNN giai đoạn 2001-2005 đã được cơ cấu lại một cách hợp lý

nhằm phục vụ hiệu quả các mục phát triển kinh tế-xã hội của đất nước;

NSNN không những đảm bảo được chi thường xuyên mà còn có tích lũy để

ĐTPT; tăng chi NSNN cho đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng chi cho GD&ĐT, chi

cho nghiên cứu khoa học và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các

doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh; từng bước cơ cấu lại chi NSNN

theo hướng giảm mạnh các đối tượng bao cấp; bước đầu có cơ chế huy động

thêm các nguồn lực ngoài ngân sách để tập trung chi cho con người và phát

triển nguồn nhân lực; bố trí tăng chi y tế, bảo vệ và chăm sóc trẻ em; chú

trọng chi cho công tác xoá đói giảm nghèo; chính sách quản lý, sử dụng ngân

sách đã từng bước được hoàn thiện đảm bảo việc phân bổ, quản lý, sử dụng

NSNN hiệu quả, chặt chẽ, gắn quyền hạn với trách nhiệm,…

Tuy nhiên, cơ cấu NSNN vẫn còn những bất cập: Tỷ trọng chi đầu tư

của NSNN ngày càng tăng cao nhưng hiệu quả đầu tư chưa tăng tương xứng;

Trong khi nguồn ngân sách dành cho đầu tư còn nhỏ bé nhưng cơ cấu đầu tư

chưa hợp lý, tình trạng dàn trải, phân tán trong chi đầu tư chậm được khắc

phục; nhiều khoản chi không hiệu quả có xu hướng tăng nhanh làm hiệu quả

chi ĐTPT ngày càng thấp.

Trong khi tỷ trọng chi thường xuyên có xu hướng giảm thì tỷ lệ chi

lương chiếm tỷ trọng chi thường xuyên ngày càng tăng nhưng mức lương của

cán bộ công chức và người hưởng lương từ ngân sách vẫn còn thấp. Bên cạnh

đó, chi phí cho hoạt động thường xuyên của bộ máy nhà nước, hoạt động

giảng dạy trong giáo dục, chi duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng

thiếu nguồn nên không tăng, thậm chí một số lĩnh vực còn giảm. Sự bất cập

trong cơ cấu chi NSNN làm hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế, hạn chế khả

năng thực hiện các chương trình xã hội và xoa đói giảm nghèo.

Trong điều kiện mở rộng HNQT giai đoạn 2006-2010, đảm bảo thực

hiện những nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện đổi mới

cơ cấu và chính sách quản lý chi NSNN, trên cơ sở phân định rõ nội dung và

phạm vi NSNN phải đảm bảo, xác định rõ những nhiệm vụ quan trọng, thiết

yếu NSNN cần đầu tư: hạ tầng kinh tế – xã hội, đào tạo nhân lực, tạo cơ chế

phát triển các vùng kinh tế trọng điểm; ưu tiên đầu tư chăm lo đối với các đối

tượng chính sách, người nghèo, đồng bào ở miền núi, vùng sâu, đồng bào dân

tộc thiểu số khó khăn; xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm; đảm bảo an ninh

quốc phòng.

Vì vậy, định hướng đổi mới cơ cấu được xác định như sau:

Page 298: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

298

- Đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa chi ĐTPT, chi thường xuyên và chi trả

nợ, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và giải quyết các vấn đề xã hộ theo hướng

giảm tỷ trọng chi ĐTPT để tập trung nguồn lực ĐTPT nguồn nhân lực; Ổn

định và tăng dần tỷ trọng chi thường xuyên để tăng mức ĐTPT sự nghiệp

giáo dục, giảm chi cho sự nghiệp đào tạo để đảm bảo cân đối chi cho cả

GD&ĐT – dạy nghề; Tăng chi cho khoa học –công nghệ để khoa học-công

nghệ trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng; Ưu tiên tăng chi phát triển sự

nghiệp y tế, đồng thời khuyến khích xã hội hoá huy động các nguồn lực thực

hiện bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2010.

- Thực hiện chính sách ngân sách thắt chặt, kiểm soát và duy trì tỷ lệ

bội chi ở mức hợp lý có thể kiềm chế được theo thông lệ quốc tế, tiến tới sau

năm 2010 thực hiện giảm dần bội chi.

Ba là, xác định hợp lý mức bội chi NSNN

Trong thập kỷ qua, chính sách tài khoá của nước ta được điều hành với

độ thận trọng đáng kể. mức thâm hụt ngân sách nhỏ và tổng nợ khu vực công

(cả nợ nước ngoài và nợ trong nước) khá thấp, luôn ở trong tình trạng kiểm

soát được. Bội chi NSNN năm cao nhất, tính theo chuẩn quốc tế là

3,4%GDP. Bình quân giai đoạn 2001-2005 chỉ ở mức 2,2%GDP.

Mặc dù bội chi NSNN được kiềm chế trong giới hạn an toàn song, tỷ

lệ bội chi quá thấp cũng chưa phải là CSTC hợp lý trong bối cảnh hiện nay.

Bởi vì nếu để tỷ lệ bội chi ở mức thấp quá cũng giảm khả năng huy động

thêm nguồn lực cho ĐTPT kinh tế-xã hội.

Trong giai đoạn tới, để phát triển kinh tế và tăng trưởng cao, tiềm lực

tài chính nhà nước phải đủ mạnh để vừa thực hiện kích cầu vừa đảm bảo

nguồn lực cho ĐTPT, đặc biệt khi tiềm lực của khu vực doanh nghiệp ngoài

quốc doanh và dân cư còn yếu, phân tán, chưa đủ sức tự phát triển thì bội chi

NSNN cần được tăng thêm. Dự báo mức bội chi NSNN bình quân khoảng 5 -

7%GDP là hợp lý và có thể kiểm soát được.

Bốn là, đổi mới căn bản điều hành CSTT

CSTT trong giai đoạn 2001-2005 còn nhiều bất cập trong việc chưa

xác định rõ mục tiêu trung gian và mục tiêu hoạt động, dẫn đến hiệu quả điều

hành CSTT rất bị động, không điều tiết được thị trường như mục tiêu đặt ra.

Các công cụ của CSTT như lãi suất, tỷ giá có vai trò hạn chế trong việc

chuyển tải tác động CSTT đến nền kinh tế, trong khi đó tác động tiền tệ chủ

yếu thực hiện qua kênh cung ứng tiền và tín dụng cho nền kinh tế. Điều này

cũng có nguyên nhân từ chố thị trường tiền tệ và thị trường vốn ở Việt Nam

chưa thực sự phát triển, nền kinh tế đô la hóa và đang trong quá trình chuyển

đổi, HNQT.

Để điều hành CSTT hiệu quả, mục tiêu cuối cùng của CSTT đến 2010

cần tiếp tục được xác định rõ là ổn định giá cả, ổn định giá trị đồng tiền, kiểm

soát lạm phát, đảm bảo an toàn hệ thống và tạo môi trường thuận lợi cho tăng

Page 299: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

299

trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sau năm 2010, mục tiêu họat động của CSTT cần

chuyển từ mục tiêu điều tiết khối lượng tiền sang điều tiết giá cả, tạo điều

kiện thực hiện cơ chế truyền tải tác động CSTT đến lạm phát.

Để đạt được các mục tiếu đó, cần thực hiện các giải pháp đồng bộ,

trong đó cần phẩi nâng cao tính độc lập của NHNN trong điều hành CSTT;

Nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ tiền tệ gián tiếp, nhất là nghiệp vụ thị

trường mở. Củng cố lại thị trường liên ngân hàng và tăng cường vai trò giám

sát, điều tiết họat động thị trường của NHNN; Tăng cường sự kiên kết giữa

các bộ phận của thị trường tiền tệ, giữa thị trường tiền tệ và TTCK; Phát triển

thị trường thứ cấp để nâng cao tính thanh khoản của các công cụ trên thị

trường tiền tệ.

Năm là, đổi mới cơ chế quản lý và điều hành tỷ giá, khắc phục căn

bản tình trạng đôla hóa nền kinh tế

Trong giai đoạn 2001-2005, mặc dù chính sách quản lý ngoại hối đã

được đổi mới theo hướng tự do hóa và nói lỏng tài khoản vốn và giao dịch

vãng lai, song khả năng đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của các NHTM vẫn còn

hạn chế, từ đó làm hạn chế mức độ chuyển đổi của VND; Bên cạnh đó mức

độ đô la hoá ở nước ta có xu hướng ngày càng tăng so với các nước trên thế

giới và trong khu vực.

Nguyên nhân chủ yếu của đô la hóa thời gian vừa qua là: Nền kinh tế

tăng trưởng nhưng chưa bền vững, lạm phát của Việt Nam luôn cao hơn lạm

phát của Mỹ khiến người ta cho rằng khả năng phá giá đồng Việt Nam là

chính sách thường trực; Mối quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất chưa hợp lý; Việc

quản lý thị trường phi chính thức chưa nghiêm ngặt; Tâm lý sử dụng tiền mặt

trong thanh toán (cả nội tệ và ngoại tệ) và khó thay đổi; Tình hình buôn lậu,

thanh toán bằng tiền mặt ngoại tệ phổ biến ở các tỉnh biên giới thúc đẩy sự

phát triển thị trường không chính thức; Công tác quản lý ngoại hối còn hạn

chế và bất cập. Từ những nguyên nhân đó khiến cho luồng ngoại tệ vẫn được

các doanh nghiệp, cá nhân nắm giữ trên tài khoản gửi tại các ngân hàng, tỷ lệ

tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán tăng, làm mức độ đô la hoá

ngày lớn.

Tình trạng đô la hóa đã ảnh hưởng đến việc điều hành CSTT, gây khó

khăn trong việc kiểm soát lạm phát trong điều hành mục tiêu của CSTT, tiềm

ẩn nguy cơ gây rủi ro ngoại hối đối với hệ thống ngân hàng cũng như đối với

các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, chính sách tỷ giá của Việt Nam còn có những hạn chế

bất cập: Tỷ giá chưa thực sự gắn với cung cầu thị trường; NHNN còn có sự

khống chế nhất định đến hình thành tỷ giá như quy định biên độ dao động tỷ

giá còn hẹp và còn cam kết nhất định đến sự biến động của tỷ giá.

Những hạn chế trên có ảnh hưởng nhất định đến việc phát triển thị

trường ngoại hối, mức độ rủi ro của thị trường ngoại hối có thể tăng. Điều đó

Page 300: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

300

ảnh hưởng nhất định đến việc điều hành CSTT để đảm bảo mục tiêu ổn định

tiền tệ, có thể làm tăng quá mức đồng bản tệ, gây ảnh hưởng đối với sự ổn

định kinh tế vĩ mô

Trong giai đoạn 2006-2010, cần đổi mới công tác quản lý ngoại hối

theo hướng tự do hóa vừa đảm bảo thông thoáng, bình đẳng, phù hợp với

thông lệ và chuẩn mực quốc tế, vừa phù hợp với trình độ phát triển và thực

tiễn nền kinh tế trong nước. Nâng cao hiệu quả cơ chế quản lý ngoại hối

trong điều kiện tự do hóa tài khoản vãng lai và kiểm soát có chọn lọc các giao

dịch vốn phù hợp với lộ trình mở cửa TTTC.

Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực dự trữ ngoại hối, nâng cao tính

chuyển đổi của đồng Việt Nam, từng bước tạo nền tảng cho VND trở thành

đồng tiền tự do chuyển đổi sau năm 2010. Thu hẹp phạm vi sử dụng đồng

ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam và giảm tình trạng đô la hóa; Tiến tới thực

hiện trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam, đảm bảo vị trí độc

tôn của đồng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam.

Để thực hiện định hướng trên cần phải hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại

hối và điều hành tỷ giá trên cơ sở quản lý và giám sát các luồng vốn ngoại tệ

vào ra thông qua các tài khoản ngoại tệ mở tại ngân hàng được phép áp dụng

cho từng loại hình giao dịch vốn; Tập trung và thống nhất quản lý nguồn dự

trữ Nhà nước vào một đầu mối là NHNN, tăng cường các giải pháp tăng dự

trữ ngoại hối Nhà nước để đảm bảo khả năng điều hành CSTT quốc gia, đảm

bảo khả năng thanh toán quốc tế cũng như khẳng định vị thế của quốc gia đối

với quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài.

Chính sách tỷ giá và lãi suất cần được phối hợp đồng bộ, đảm bảo cân

bằng mức độ hấp dẫn của đồng nội tệ và ngoại tệ, tránh được sự dịch chuyển

từ việc nắm giữ đồng nội tệ sang ngoại tệ.

Để hạn chế tối đa tình trạng đôla hóa trên thị trường tiền tệ, xin đề xuất

các giải pháp sau:

- Để chống đôla hóa, vừa phải thể chế hoá bằng Luật pháp, vừa phải

nâng uy tín và bảo vệ giá trị đồng bản tệ.

- NHTW được toàn quyền vận dụng qui luật tiền tệ để tác động trực

tiếp vào mối quan hệ giữa lãi suất đồng nội tệ với lãi suất đồng ngoại tệ theo

nguyên tắc ưu tiên sự tôn trọng tính ổn định giá trị của đồng nội tệ.

- Có thiết chế nghiêm ngặt để thực thi một cách triệt để trên thực tiễn

về quyền hạn của NHTW là cơ quan độc quyền quản lý dự trữ ngoại hối

quốc gia theo luật đã định.

- Hình thành và phát triển quy mô hai quỹ ngoại tệ gồm Quỹ dự trữ và

Quỹ can thiệp thị trường ngoại hối.

Và cuối cùng, cần nâng cao vị thế và tính chuyển đổi của đồng Việt

Nam

Page 301: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

301

Sáu là, đổi mới chính sách lãi suất và tín dụng ngân hàng

Trong những năm qua, mặc dù lãi lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín

dụng được xác định theo hướng tự do hóa dần, song lãi suất có tính chất định

hướng của NHTW lại chưa phải là lãi suất thị trường được xác định trên cơ

sở mối quan hệ cung cầu của thị trường tín dụng.

Bên cạnh đó, chính sách tín dụng còn bộc lộ nhiều khuyết tật và hạn

chế: Hoạt động của khu vực "tín dụng ưu đãi" đã và đang thực sự gây thêm

tính phức tạp của thị trường tín dụng khi mà cùng một đối tượng khách hàng

trên cùng một địa bàn "được" hưởng cùng lúc quá nhiều loại chính sách tín

dụng khác nhau.

Đồng thời, do bất cập trong cơ chế, chính sách lãi suất và tín dụng mà

hoạt động tín dụng ngân hàng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro: Rủi ro kỳ hạn; Rủi

ro đồng tiền do bị đôla hóa; Rủi ro do bất cập trong hoạt động Thanh tra và

thanh toán toàn ngành; Rủi ro tín dụng – nhất là tín dụng cho khu vực khách

hàng là DNNN. Những rủi ro đó đang tiềm ẩn khả năng mất an toàn trong hệ

thống các trung gian tài chính, đưa đến sự không đảm bảo an ninh tài chính

quốc gia.

Vì vậy, trong giai đoạn 2006 – 2010 cần nhanh chóng đổi mới chính

sách lãi suất của NHTW theo nguyên tắc thị trường – trên thị trường tái chiết

khấu, thị trường mở, xuất phát từ CSTT mục tiêu lạm phát thấp. Để thực hiện

định hướng đó, cần phải triệt để sử dụng 4 loại lãi suất phổ biến gồm: Lãi

suất tái cấp vốn hoặc lãi suất cho vay khẩn cấp qua đêm của NHTW ; Lãi

suất đấu thầu tín phiếu, TPCP hoặc Công trái Nhà nước (lãi suất trung bình);

Lãi suất liên ngân hàng do các NHTM cho vay lẫn nhau; Lãi suất tiền gửi của

các Ngân hàng thương mại tại NHNN. Bên cạnh đó, cần đổi mới cơ chế hỗ

trợ lãi suất theo hướng “hỗ trợ sau đầu tư”; chuyển dần từ ưu đãi lãi suất sang

ưu đãi “có điều kiện” và tôn trọng qui luật hình thành lãi suất thị trường;

Bẳy là, phát triển TTTC ổn định vững chắc

Trong những năm qua, TTTC Việt Nam, mới được hình thành, sự phát

triển chưa đồng bộ, chưa vững chắc, sự tăng trưởng có lúc quá chậm nhưng

có thời điểm quá nóng, đe dọa an ninh tài chính quốc gia.

Thị trường tiền tệ, đặc biệt là thị trường tiền tệ thứ cấp phát triển ở

trình độ thấp, thiếu đồng bộ và chưa năng động, nghèo nàn về công cụ giao

dịch. Thị trường vốn và thị trường tiền tệ chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu

của các TCTD về huy động vốn và đầu tư làm hạn chế khả năng đa dạng hoá

kinh doanh và phòng ngừa rủi ro.

TTTC phát triển thiếu cân bằng, áp lực về vốn của nền kinh tế tiếp tục

dồn lên hệ thống ngân hàng, nhất là nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế

nhanh, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo ra áp lực cho hệ thống

ngân hàng phát triển kém bền vững do tăng trưởng tín dụng, đầu tư quá mức

an toàn và tăng tập trung tín dụng quá mức.

Page 302: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

302

Rủi ro kỳ hạn, rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản ngày càng trở

lên hiện hữu khi các TCTD tiếp tục mở rộng tín dụng trung, dài hạn không

tương xứng với cơ cấu nguồn vốn. Sự liên kết giữa các thị trường tiền tệ bộ

phận với nhau; giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn chưa chặt chẽ.

Công nghệ kỹ thuật về thanh toán và giao dịch cũng như quy trình

kiểm soát và khuôn khổ thể chế chưa hoàn chỉnh và kém hiệu quả. Điều này

làm tăng rủi ro thị trường cho các TCTD.

TTCK thời kỳ đầu còn còn nhỏ bé mới ở giai đoạn phát triển ban đầu,

chưa trở thành kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế, nhưng đã trở nên

phát triển quá nóng, gây bất ổn cho an ninh tài chính quốc gia. Bên cạnh đó

sự phát triển méo mó của TTTC và khuôn khổ thể chế, cơ chế quản lý, điều

tiết TTTC còn bất cập sẽ làm tăng mức độ rủi ro cho các hoạt động tài chính -

ngân hàng.

Trong giai đoạn 2006-2010, cần phát triển TTTC (thị trường vốn và thị

trường tiền tệ) theo hướng đồng bộ, có cơ cấu hoàn chỉnh; tăng nhanh qui mô

và mở rộng phạm vi hoạt động; vận hành an toàn, được quản lý, giám sát

hiệu quả; khuyến khích mở rộng các hoạt động dịch vụ hỗ trợ phát triển

TTTC; bảo vệ lợi ích hợp pháp của mọi đối tượng tham gia thị trường.

Phát triển thị trường tiền tệ theo hướng hiện đại hoá và đa dạng hoá

các hình thức hoạt động; tăng cường liên kết giữa thị trường tiền tệ với thị

trường vốn. Mục tiêu của CSTT trong 5 năm tới là ổn định giá trị đồng tiền,

kiểm soát lạm phát, góp phần tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an ninh hệ

thống các ngân hàng và tổ chức tín dụng.

Kết hợp chặt chẽ CSTT với chính sách tài khoá để ổn định kinh tế vĩ

mô, tăng dự trữ ngoại tệ, khuyến khích doanh nghiệp và nhân dân tiết kiệm,

ĐTPT sản xuất, kinh doanh.

Xây dựng và thực thi CSTT theo nguyên tắc thị trường, khẩn trương

thực hiện đầy đủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hoạt động ngân hàng,

mở rộng nhanh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán

qua ngân hàng; nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của

đồng tiền Việt Nam.

Thực hiện chính sách lãi suất thoả thuận theo nguyên tắc thị trường và

đi tới loại bỏ hoàn toàn quy định hành chính đối với lãi suất ngoại tệ.

Tiếp tục thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt theo nguyên tắc

thị trường với biên độ được mở rộng hơn phù hợp với mức độ mở cửa TTTC

và năng lực kiểm soát của NHNN, tiến tới thực hiện cơ chế tỷ giá hối đoái

thả nổi có kiểm soát. Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối theo hướng tự do

hoá hoàn toàn giao dịch vãng lai, từng bước mở cửa các giao dịch vốn; thu

hẹp và tiến tới xoá bỏ tình trạng sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán

trên lãnh thổ Việt Nam.

Page 303: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

303

Phát triển mạnh thị trường vốn theo hướng phát huy vai trò của các

ngân hàng có chức năng huy động và cho vay vốn đầu tư, đồng thời khẩn

trương nâng cấp TTCK, thực hiện các biện pháp đồng bộ để phát triển nhanh

TTCK thành một kênh huy động vốn dài hạn quan trọng trong nền kinh tế.

Đẩy nhanh và mở rộng diện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, khuyến

khích hình thành các công ty cổ phần thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các

doanh nghiệp FDI, niêm yết cổ phiếu và huy động vốn qua TTCK. Hình

thành đồng bộ thể chế về TTCK; tăng cường hỗ trợ của Nhà nước về kết

cấu hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, phổ cập kiến thức, tạo điều

kiện thuận lợi cho công chúng tham gia thị trường này.

Trên cơ sở định hướng trên, mục tiêu cụ thể cần đạt được như sau:

- Điều chỉnh cơ cấu huy động vốn thông qua TTTC: Phần đấu tới năm

2010, vốn huy động cho ĐTPT qua TTTC chiếm 56% tổng vốn đầu tư, trong

đó, qua các công cụ chứng khoán khoảng 20% và trung gian tài chính là 36%

tổng vốn đầu tư.

- Từng bước nâng dần quy mô thị trường vốn trung và dài hạn để đến

năm 2010 quy mô thị trường vốn trung hạn và dài hạn chiếm thị phần lớn

hơn thị trường vốn ngắn hạn.

- Giảm tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh

tế từ 22,7%/năm giai đoạn 2001-2005 xuống còn khoảng 18-19%/năm giai

đoạn 2006-2010. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng giảm từ 26,2%/năm

giai đoạn 2001-2005 xuống khoảng 20%/năm giai đoạn 2006-2010. Tốc độ

tăng trưởng huy động vốn của khu vực tín dụng ngân hàng giảm từ 22,9%

năm giai đoạn 2001-2005 xuống 19-20%/năm giai đoạn 2006-2010.

Tám là, phối hợp đồng bộ giám sát tài chính và giám sát ngân

hàng tiền tệ, hình thành tổ chức bộ máy giám sát tài chính thống nhất

đối với TTTC.

Trong những năm qua, hệ thống giám sát TTTC Việt Nam tồn tại 3

mô hình tổ chức: cơ quan giám sát ngân hàng, cơ quan giám sát bảo hiểm và

cơ quan giám sát chứng khoán. Mặc dù có 3 tổ chức thực hiệm nhiệm vụ

thanh tra giám sát tài chính, nhưng sự yếu kém của các định chế tài chính,

đặc biệt là hệ thống ngân hàng đi đôi với việc tiềm ẩn các nguy cơ, rủi ro

lớn làm hạn chế vai trò của hệ thống tài chính đối với ổn định kinh tế vĩ mô

và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, sự đổi mới và phát triển nhanh chóng

của khu vực tài chính dẫn đến sự thay đổi cấu trúc của hệ thống tài chính

theo hướng cân bằng hơn giữa khu vực ngân hàng và khu vực tài chính phi

ngân hàng.

Vì vậy, trong điều kiện mở cửa TTTC và đẩy mạnh hội nhập kinh tế

quốc tế trong lĩnh vực tài chính, việc hợp nhất các tổ chức giám sát tài chính

là cần thiết và cấp bách.

Page 304: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

304

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tiếng Việt

1. Báo cáo tự đánh giá 25 nguyên tắc về giám sát ngân hàng hữu hiệu do

Công ty Ernst & Young thực hiện.

2. Bộ ngoại giao” Việt nam hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế toàn cầu

hoá”, Bộ ngoại giao -Vụ hợp tác quốc tế đa phương, Nhà xuất bản chính

trị quốc gia 2002, trang 210.

3. Đề tài khoa học ngành ngân hàng "Vấn đề quản lý nhà nước trong hệ

thống NHNN Việt Nam". Mã số KNH 2000-20.

4. Đề tài khoa học ngành ngân hàng "Thanh tra ngân hàng với tiến trình hội

nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam". Mã số KHN 2001-14.

5. Đề tài khoa học ngành ngân hàng "Vấn đề phát triển TTTC: thị trường

tiền tệ, tín dụng, tài sản và mối tương tác với CSTT ở Việt Nam thập kỷ

2001- 2010. Mã số KHN 01-17.

6. Đổi mới căn bản TTNH – Một cấu phần quan trọng bảo đảm đưa NHNN

việt nam trở thành ngân hàng trung ương hiện đại. TS. Nguyễn Văn Bình,

Chánh Thanh tra NHNN.

7. Đào Duy Huân. Kinh tế các nước Đông Nam Á. NXB Giáo dục. Hà Nội

1997.

8. Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Giải pháp khuyến khích đầu tư hiệu quả vào

nền kinh tế của các DNBH" do Viện Khoa học Tài chính phối hợp với

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổ chức.

9. MPI- JICA. ‘Tài liệu Hội thảo “Dự án Việt nam- Nhật bản về đổi mới

chính sách kinh tế Việt nam”, MPI-JICA, tháng 7/1999.

10. IMF, 1993, Cẩm nang cán cân thanh toán

11. IMF, 2003, Một số vấn đề về kinh tế Việt Nam và Phụ lục số liệu thống

12. IMF, Thống kê tài chính quốc tế, trang Việt Nam, tháng 12 năm 2000 và

tháng 11 năm 2004.

13. Ngân hàng Thế giới. Tài chính cho tăng trưởng: lựa chọn chính sách

trong một thế giới đầy biến động. NXB Văn hóa Thông tin. Hà Nội 2001.

14. Ngân hàng Thế giới. Đông Á: phục hồi và phát triển. NXB Chính trị

Quốc gia. Hà Nội 2000.

15. Ngân hàng Thế giới. Tấn công đói nghèo. NXB Chính trị quốc gia. Hà

Nội 2000.

16. Ngân hàng Thế giới. Bước vào thế kỷ 21. NXB Chính trị quốc gia. Hà

Nội 1999.

17. Ngân hàng Thế giới. Đông Á: con đường dẫn đến phục hồi. NXB Chính

trị Quốc gia. Hà Nội 1999.

Page 305: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

305

18. Ngân hàng Thế giới. Xây dựng thể chế hỗ trợ thị trường. NXB Chính trị

quốc gia. Hà Nội 2002.

19. Tài liệu toạ đàm giới thiệu kết quả các nghiên cứu về dịch vụ ngân hàng

trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế

quốc tế, NHNN, Cơ quan Adetef Việt Nam và Dự án hỗ trợ Việt Nam

hội nhập kinh tế quốc tế FSP 2000-148

20. Thị trường Bảo hiểm Việt Nam năm 2004 - Nhà xuất bản tài chính, năm

2005

21. TTTC và thị trường vốn ở châu Á. NXB Tài chính. Hà Nội 1992

22. Tổng cục Thống kê. “ Niên giám thống kê” các năm 1990-2005

23. Viện nghiên cứu tài chính. Kinh tế tài chính thế giới 1970-2000. NXB Tài

chính. Hà Nội tháng 2/2000.

B. Tiếng Anh

24. Financial Institutions - Understanding and Managing financial services.

Fourth Edition. Peter Rose, James W.Kolari, Donald R. Fraser

25. Monetary and the financial system. Second Edition. Paul M. Horvitz

26. The Economics of Money, Banking and Financial Markets (Fourth

Edition), 1995, Frederic S. Mishkin

27. Financial Sector Assessment Handbookcủa WB và IMF

28. Hiệp ước vốn năm 1988 (Basel I) và các nội dung sửa đổi sau đó

29. Hiệp ước vốn mới (Basel II)

30. Should financial sector regulator be independent? Marc Quintyn và

Michael W. Taylor - Economic Issues (IMF)

31. Giancarlo Corsetti, Poalo Pesenti...; Nguyên nhân gì dẫn đến cuộc

khủng hoảng tài chính và tiền tệ ở châu Á. Tháng 3/1998.

32. Lim Chong Yan. Đông Nam Á: chặng đường dài phía trước. NXB Thế

giới. Hà Nội 2002.

33. Wendy Dobson, Pierre Jacquet; Tự do hoá dịch vụ tài chính trong

khuôn khổ WTO: Kinh nghiệm các nước. NXB Tài chính. Hà Nội

2001.

34. Frederic S. Mishkin. “ The economics of money, banking and financial

markets”, Fourth edition, HarperCollins College Publishers, 1995.

35. European Central Bank, The monetary policy of the ECB, 2001.

36. International Monetary Fund, “ The use of standing facilities in indirect

monetary management; country practices and operational features”, MAE

Operational Paper, October, 1997.

Page 306: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

306

37. International Monetary Fund, “ The use of reserve requirements in

monetary control operational features and country practices”, MAE

Operational Paper, May, 1996.

38. Tomas J.T.Balino et. al “Monetary Policy in Dollarized

Economies”,Occasional Paper, International Monetary Fund, Washington

DC, 1999.

39. Andrea Schaechter, “ Implementation of Monetary Policy and the Central

Bank’s Balance Sheet”, IMF Working paper, Washington DC, October,

2001.

40. William E. Alexander et. al “ The adoption of direct Instruments of

Monetary Policy”, Occasional Paper, International Monetary Fund,

Washington DC, 1995.

41. Tomas J.T. Balino and Lorena M. Zamalloa, “ Instruments of Monetary

Management- Issues and Country Experiences”, International Monetary

Fund, Washington DC, 1997.

42. Andrea Schaechter et. al “ Adopting Inflation Targeting: Practical Issues

for Emerging Market Countries”, Occasional Paper, International

Monetary Fund, Washington DC, 2000.

43. Thomas F. Cargill et. al “ The Political Economy of Japanese Monetary

Policy”,. The MIT Press, cambridge, Massachusetts, London, England,

1997.

44. Lawrence S. Ritter & William L. Silber. “ Principles of money, banking,

and financial markets”, Seventh Edition, BasicBooks,1991.

45. Alain Ize and Eduardo Levy-Yeyati, “ Dollarization of financial

intermediation: Causes and Policy Implications”, IMF, Washington DC,

1998.

46. Alan S. Blinder. “Central banking in theory and practice”, the MIT Press,

cambridge, Massachusetts, London, England.

47. Gregory Mankiw, Macroeconomics, second edition, Worth publishers.

48. Luis Catao and Marco Terrones, “ Determinants of Dollarization: The

Banking Side”, IMF, Washington DC, 2000.

49. Bank of Korea, The Monetary Policy, 2002.

Page 307: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

307

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Số 211/2004/QĐ-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2004

PHÊ DUYỆT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VIỆT NAM

ĐẾN NĂM 2010

Điều 1. Phê duyệt Định hướng phát triển tài chính Việt Nam đến năm 2010 với

những nội dung sau đây:

A. Mục tiêu tổng quát:

Đảm bảo tiềm lực tài chính quốc gia đủ mạnh để chủ động thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, có khả năng kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ, giá

cả và thị trường; hệ thống chính sách động viên, phân phối tài chính có hiệu lực cao, đảm

bảo công bằng, năng động, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa, có tác động mở đường khai thông các nguồn nội lực, thu hút ngoại lực và sử dụng

hiệu quả toàn bộ các nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; xây dựng nền tài

chính quốc gia lành mạnh, công khai, minh bạch, dân chủ, được quản lý và kiểm toán chặt

chẽ, làm cho tài chính trở thành thước đo hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, là động lực thúc

đẩy phát triển kinh tế – xã hội; năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về tài chính được tăng

cường và đổi mới trên cơ sở đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hoá công cụ và nâng

cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính; củng cố và nâng cao vị thế tài chính Việt

Nam trong quan hệ quốc tế trên cơ sở bảo đảm độc lập tự chủ và an ninh tài chính quốc gia.

B. Các mục tiêu cụ thể:

1. Xử lý tốt quan hệ tích luỹ và tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư, tăng tiềm lực tài

chính cho ĐTPT kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.

- Tăng tỷ lệ tổng vốn đầu tư xã hội so với GDP giai đoạn 2001 - 2010 lên khoảng

36 - 40%, trong đó đầu tư từ NSNN chiếm khoảng 8%.

- ổn định tỷ trọng chi ĐTPT (bao gồm cả phần chi bằng nguồn TPCP) ở mức 29-

30% tổng chi NSNN.

2. Nâng tỷ lệ huy động GDP vào NSNN từ 20 - 21% lên 21 -22%, trong đó thu từ

thuế và phí từ 19 - 20% lên 20 - 21%.

3. Tăng mức chi cho GD&ĐT, khoa học và công nghệ, văn hoá trong tổng chi

NSNN.

- Đến năm 2005, so với tổng chi NSNN chi cho GD&ĐT đạt 18%, chi cho khoa

học và công nghệ đạt 2%.

- Đến năm 2010, so với tổng chi NSNN chi cho GD&ĐT đạt 20%, chi cho khoa

học và công nghệ đạt 2,1%, chi cho văn hoá đạt 1,8%.

4. Kiểm soát và duy trì tỷ lệ bội chi NSNN ở mức không quá 5%GDP.

5. Kiểm soát nợ Chính phủ, nợ ngoài nước của quốc gia đều ở mức không quá

50%GDP.

6. Hình thành đồng bộ các loại thị trường, trong đó có TTTC, dịch vụ tài chính và

bất động sản.

Page 308: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

308

7. hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả và

năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

8. Giảm tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán, ổn định sức mua và

giá trị đồng tiền, nâng dần tính chuyển đổi của đồng Việt Nam.

C. Các nhóm giải pháp lớn:

1. Khai thác cao độ các nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội

Thực hiện cơ chế, CSTC đồng bộ, thống nhất, tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định

và hấp dẫn, thúc đẩy các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư, các

nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư để phát triển kinh tế-xã hội.

Đổi mới và hoàn thiện các CSTC thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước thúc

đẩy phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các vùng động lực, vùng kinh tế trọng điểm

để tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư gián tiếp thông qua TTTC trong nước, sử dụng có

hiệu quả tất cả các kênh, các công cụ, các hình thức đầu tư tài chính; khuyến khích cung

cấp hàng hóa và hoàn thiện cơ chế để thúc đẩy TTCK phát triển thành kênh huy động vốn

chủ yếu cho ĐTPT. Hoàn thiện cơ chế tài chính tạo điều kiện để các địa phương trong vùng

kinh tế trọng điểm phát hành trái phiếu theo quy định để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

kinh tế-xã hội. Chủ động huy động vốn trên TTTC quốc tế thông qua phát hành TPCP,

nghiên cứu thí điểm thực hiện việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên TTTC quốc tế.

Động viên hợp lý các nguồn thu cho NSNN trên cơ sở cải cách hệ thống thuế, phí

phù hợp với cơ chế thị trường, theo hướng công bằng, thống nhất, có cơ cấu hợp lý và đồng

bộ trên cả 3 mặt: chính sách thuế, hành chính thuế và dịch vụ tư vấn thuế, đảm bảo môi

trường thuận lợi khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy kinh tế tăng

trưởng, tăng tích lũy cho doanh nghiệp.

Quản lý chặt chẽ và khai thác có hiệu quả theo kế hoạch dài hạn nguồn lực từ đất

đai. Đẩy mạnh việc bán, cho thuê tài sản nhà nước kể cả bán, cho thuê quyền khai thác, sử

dụng kết cấu hạ tầng (đường giao thông, bến cảng, các cơ sở đào tạo, dịch vụ...) để tái tạo

nguồn vốn đầu tư cho ngân sách và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

Động viên, thu hút rộng rãi các nguồn vốn trong xã hội nhằm tăng đầu tư nâng cao

số lượng và chất lượng các dịch vụ công cộng. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa bằng cách

áp dụng cơ chế tài chính phù hợp đối với các đơn vị sự nghiệp. Hoàn thiện CSTC khuyến

khích nhà đầu tư bỏ vốn cung cấp dịch vụ công.

2. Phân phối hợp lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính

Hoàn thiện cơ chế, chính sách phân phối và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả

nguồn lực đầu tư của xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển đồng bộ các

vùng kinh tế, đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế gắn với

đảm bảo công bằng xã hội và xoá đói giảm nghèo.

Nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong việc ĐTPT

kinh tế - xã hội, trong đó vốn đầu tư của NSNN tập trung chủ yếu cho xây dựng, nâng cấp

kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp và nông thôn;

đảm bảo vốn cho các công trình trọng điểm quốc gia và các mục tiêu, nhiệm vụ ưu tiên của

chiến lược; hỗ trợ ĐTPT hợp lý cho các vùng khó khăn.

Điều chỉnh cơ cấu đầu tư để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc

biệt chú trọng ưu tiên ĐTPT các vùng kinh tế động lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong

nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục thực hiện cơ chế khuyến khích định hướng đầu tư của xã

Page 309: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

309

hội vào các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao, góp phần thúc đẩy đổi mới công

nghệ. Khuyến khích ĐTPT dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, xổ số…

Thực hiện CSTC khuyến khích phát triển các vùng kinh tế động lực làm đầu tầu

tăng trưởng kinh tế gắn liền với tạo điều kiện phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy

thế mạnh của từng vùng, đồng thời quan tâm đầu tư nhiều hơn cho các vùng khó khăn.

Chủ động phân phối, sử dụng nguồn lực NSNN hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về phát

triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và các yêu cầu về hoạt động quản lý

nhà nước. Tiếp tục cơ cấu lại chi NSNN trên cơ sở phân định rõ nội dung và phạm vi

NSNN cần đảm bảo cho các đối tượng chi của ngân sách, phát huy tính chủ động của các

địa phương, đơn vị, xoá bao cấp trực tiếp và gián tiếp qua NSNN, gắn cơ cấu lại chi NSNN

với cải cách hành chính cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của nhà nước và đẩy mạnh

xã hội hoá để huy động cao độ nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân cấp; vừa đảm bảo tập trung thống nhất, vai trò chủ

đạo và điều phối của ngân sách trung ương, vừa phân cấp mạnh đi đôi với tăng cường trách

nhiệm và tính chủ động trong quản lýý ngân sách của chính quyền địa phương; phấn đấu

tăng số địa phương tự cân đối ngân sách.

3. Đổi mới và phát triển tài chính doanh nghiệp

Xây dựng và hoàn thiện chính sách, cơ chế tài chính doanh nghiệp, đảm bảo bình

đẳng, ổn định, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc mọi thành

phần kinh tế khai thác và phát huy mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

phát triển sản xuất, kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và

quốc tế.

Hoàn thiện chính sách, cơ chế tài chính theo hướng đẩy nhanh quá trình đổi mới,

sắp xếp gắn liền với việc tăng cường năng lực tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước

thông qua các hình thức cổ phần hóa, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, sáp nhập, hợp

nhất, giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp nhà nước. Mở rộng diện các doanh nghiệp nhà

nước cần cổ phần hóa, kể cả các Tổng công ty và doanh nghiệp lớn.

Đổi mới căn bản chính sách, cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước trên

cơ sở tách bạch rõ chức năng quản lý nhà nước, quản lý của chủ sở hữu với chức năng

quản trị kinh doanh của doanh nghiệp; xóa bỏ cơ chế chủ quản; phân định rõ quyền của các

cơ quan nhà nước thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước;

áp dụng cơ chế nhà nước đặt hàng việc sản xuất, cung cấp các hàng hoá và sản phẩm công

ích.

5. Phát triển TTTC, thị trường dịch vụ tài chính, đáp ứng yêu cầu thu hút các

nguồn lực tài chính cho ĐTPT.

Đa dạng hóa hàng hóa trên TTTC và dịch vụ tài chính, tăng số lượng và chất lượng

hàng hóa cho TTCK trên cơ sở đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước,

gắn cổ phần hoá với việc niêm yết trên TTCK. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các

thành phần kinh tế khác, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết cổ

phiếu và huy động vốn qua TTCK.

Nâng cấp Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thành Sở

giao dịch chứng khoán, thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Chuẩn bị các

điều kiện để từng bước liên kết TTCK Việt Nam với TTCK các nước trong khu vực.

Hoàn chỉnh khung pháp lý điều chỉnh hoạt động TTTC, tăng cường liên kết giữa

thị trường tiền tệ, thị trường vốn cả về hoạch định chính sách, cơ chế hoạt động, quản lý

điều hành, giám sát hoạt động.

Page 310: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

310

6. Mở rộng hoạt động tài chính đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế về tài chính

nhằm củng cố và phát triển nền tài chính quốc gia

Xác định lộ trình hợp lý đối với phát triển và tự do hóa từng bước luồng vốn trong

điều kiện hội nhập, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn, đa phương hóa quan hệ đối tác. Hoàn

thiện công tác quản lý nợ nước ngoài. Xây dựng hệ thống giám sát nợ, hệ thống các chỉ tiêu

đánh giá hiệu quả các dự án, chương trình sử dụng vốn vay nước ngoài, đặc biệt đối với

nguồn vốn vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp theo cơ chế tự vay tự trả.

Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài và tổ chức việc

thanh toán nợ đúng hạn. Tăng cường nguồn nhân lực và năng lực trong quản lý nợ nước

ngoài.

Hoàn thiện khung pháp lý về tài chính theo chuẩn mực quốc tế để hội nhập thành

công; điều chỉnh và xây dựng cơ chế, CSTC phù hợp với các cam kết song phương và đa

phương. Thực hiện bảo hộ đối với sản xuất trong nước và các định chế tài chính, ngân

hàng, thương mại có trọng điểm, có thời gian và lộ trình rõ ràng, minh bạch.

7. Nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát tài chính, đảm bảo lành mạnh hóa tài

chính và an ninh tài chính quốc gia

Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để kịp thời ngăn chặn những nguy cơ làm mất an

ninh trong hệ thống tài chính, áp dụng chế độ báo cáo tài chính bắt buộc, thực hiện công

khai tài chính, hoàn chỉnh hệ thống kiểm soát chi NSNN. Thực hiện kiểm toán đối với tất

cả các đơn vị thụ hưởng kinh phí NSNN. Hoàn thiện và nâng cao năng lực, chất lượng hoạt

động của công tác kiểm tra, thanh tra tài chính trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là công tác

quản lý, sử dụng kinh phí NSNN, công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Kiện toàn

tổ chức và nâng cao năng lực tổ chức giám sát tài chính, tập trung đầu mối vào Bộ Tài

chính.

8. Cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, đảm bảo hoạt động tài chính thông

suốt, chất lượng và hiệu quả.

Đồng bộ hoá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cải cách thủ tục hành chính

về tài chính; hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý

tài chính; tiêu chuẩn hóa cán bộ tài chính, xây dựng đội ngũ công chức ngành tài chính đủ

về số lượng, có cơ cấu hợp lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao; hiện đại hóa quản lý tài

chính, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý tài

chính.

D. Các chương trình hành động cụ thể

Định hướng phát triển tài chính đến năm 2010 được triển khai thực hiện theo các

chương trình và đề án, cụ thể như sau:

1) Chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 (Bộ Tài chính chủ trì tổ chức

thực hiện).

2) Chương trình đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp, bao

gồm các đề án xây dựng cơ chế, CSTC đẩy nhanh tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà

nước; đề án xây dựng cơ chế tài chính đối với các loại hình doanh nghiệp; đề án tăng

cường năng lực tài chính và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và đề án xây dựng

hệ thống giám sát tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính chủ trì tổ chức thực hiện).

3) Chương trình đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công, bao gồm các đề

án xây dựng cơ chế, CSTC quản lý đất đai, đề án đổi mới cơ chế, chính sách quản lý tài

chính đối với tài sản kết cấu hạ tầng, đề án hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản khu vực hành

chính sự nghiệp của nhà nước, đề án thành lập cơ quan mua sắm và bán đấu giá tài sản

Page 311: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

311

công khu vực hành chính sự nghiệp của nhà nước, đề án tăng cường năng lực và nâng cao

năng lực quản lý tài sản công (Bộ Tài chính chủ trì tổ chức thực hiện).

4) Đề án huy động, phân phối và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư; bao gồm đề án

xây dựng chính sách huy động và đầu tư vốn (cả trong và ngoài nước) (Bộ Tài chính phối

hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thực hiện).

5) Đề án triển khai Luật NSNN, bao gồm hoàn thiện công tác quản lý, xây dựng

chính sách, cơ chế quản lý NSNN; đề án đổi mới cơ cấu chi NSNN (Bộ Tài chính chủ trì tổ

chức thực hiện).

6) Đề án xây dựng cơ chế thí điểm Nhà nước xây dựng nhà cửa, cơ sở hạ tầng cho

các cơ sở ngoài công lập cho thuê dài hạn; khuyến khích về tài chính, về giao quyền sử

dụng đất…nhằm khuyến khích khu vực ngoài công lập phát triển (Bộ Tài chính chủ trì

thực hiện).

7) Đề án triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thị trường Bảo hiểm giai đoạn

2003 - 2010 (Bộ Tài chính chủ trì tổ chức thực hiện).

8) Đề án xây dựng lộ trình tổng thể về phát triển và hoàn thiện TTTC đến 2010 (Bộ

Tài chính chủ trì và phối hợp với các bộ liên quan tổ chức thực hiện).

9) Đề án đổi mới quản lý nợ Chính phủ và quản lý nợ nước ngoài của quốc gia (Bộ

Tài chính chủ trì và phối hợp với các bộ liên quan tổ chức thực hiện).

10) Đề án đổi mới hoạt động hải quan theo Luật Hải quan (Bộ Tài chính chủ trì tổ

chức thực hiện).

11) Đề án hoàn thiện quản lý giá theo Pháp lệnh giá, bao gồm hoàn thiện cơ chế

quản lý giá, xóa bỏ cơ chế bảo hộ, bao cấp qua giá, xoá bỏ cơ chế hai giá, hình thành các

Sở giao dịch hàng hóa; nghiên cứu xây dựng khung pháp lý về chống bán phá giá và kiểm

soát giá độc quyền, kiểm soát chuyển giá nội bộ; tăng cường áp dụng phương thức đấu giá

(Bộ Tài chính chủ trì tổ chức thực hiện).

12) Đề án tăng cường và đổi mới công tác thanh tra tài chính (Bộ Tài chính chủ trì

tổ chức thực hiện).

13) Đề án xây dựng tiêu chuẩn, định mức trang bị cho các cơ quan hành chính nhà

nước và công chức hành chính (Bộ Tài chính chủ trì tổ chức thực hiện).

14) Đề án cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý nền tài chính quốc gia,

đề án đổi mới công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ

công chức ngành Tài chính (Bộ Tài chính chủ trì tổ chức thực hiện).

15) Đề án thực hiện Quyết định của Chính phủ về kế hoạch phát triển, ứng dụng tin

học và hiện đại hoá công nghệ quản lý tài chính, ngân sách (Bộ Tài chính chủ trì tổ chức

thực hiện).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với NHNN Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu

tư, các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương tổ chức triển khai thực hiện Định hướng phát triển tài chính Việt Nam đến năm 2010.

2. Căn cứ nội dung của Định hướng phát triển tài chính quy định tại Quyết định

này, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban Nhân dân

các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt

động theo định kỳ hàng năm và 5 năm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của

đất nước trong cùng thời kỳ; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình thực hiện

Page 312: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

312

theo định kỳ hàng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết tình hình thực hiện

vào năm 2005 và tổng kết tình hình thực hiện vào năm 2010.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công

báo.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc

Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu

trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Page 313: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

313

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Số 201/2004/QĐ-TTg ngày 6 tháng 12 năm 2004

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH HỆ THỐNG THUẾ

ĐẾN NĂM 2010

Điều 1. Phê duyệt chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 với những

nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu tổng quát: xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lý

phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn với hiện đại hoá công

tác quản lý thuế nhằm đảm bảo chính sách động viên thu nhập quốc dân, đảm bảo nguồn lực

tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần thực hiện bình

đẳng, công bằng xã hội và chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Mục tiêu, yêu cầu cụ thể:

a) Chính sách thuế, phí và lệ phí (sau đây gọi chung là chính sách thuế) phải là

công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, động viên được các

nguồn lực, thúc đẩy phát triển nhanh sản xuất; khuyến khích xuất khẩu, đầu tư, đổi mới

công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao, bền

vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

b) Chính sách thuế phải huy động đầy đủ các nguồn thu vào NSNN, đảm bảo nhu

cầu chi tiêu thường xuyên của Nhà nước và dành một phần cho tích luỹ phục vụ sự nghiệp

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảm bảo tỷ lệ động viên về thuế vào NSNN bình

quân hàng năm đạt từ 20% - 21% GDP.

c) Chính sách thuế phải thể hiện và tạo ra những nội dung cụ thể phù hợp với tiến

trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời bảo đảm được yêu cầu về bảo hộ có chọn lọc, có

thời hạn, có điều kiện một cách hợp lý, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy sản

xuất phát triển, bảo đảm lợi ích quốc gia.

d) Chính sách thuế phải tạo môi trường pháp lý bình đẳng, công bằng. áp dụng hệ

thống thuế thống nhất không phân biệt giữa các thành phần kinh tế cũng như giữa các

doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

đ) Đẩy mạnh cải cách hệ thống thuế theo hướng đơn giản, minh bạch, công khai;

tách CSXH ra khỏi chính sách thuế.

e) Nhanh chóng hiện đại hoá và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý thuế; khắc

phục các hiện tượng tiêu cực, yếu kém làm cho bộ máy quản lý thuế trong sạch, vững

mạnh.

3. Nội dung cải cách hệ thống chính sách thuế:

a) Ban hành mới các sắc thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống

phân biệt đối xử; thuế bảo vệ môi trường; thuế tài sản; thuế sử dụng đất.

Việc ban hành và thực hiện các sắc thuế mới trên đây phải chú ý đến đối tượng,

mức độ và thời điểm áp dụng cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, đảm

bảo ổn định sản xuất, thị trường và đời sống nhân dân.

b) Sửa đổi, bổ sung đồng bộ các sắc thuế hiện hành; tăng dần tỷ trọng các nguồn

thu trong nước cho phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng diện thuế trực

thu và tăng tỷ trọng thuế trực thu trong tổng số thu về thuế.

Page 314: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

314

c) Nội dung, lộ trình cải cách một số sắc thuế chủ yếu:

- Thuế GTGT: đến năm 2008 sẽ hoàn thiện theo hướng giảm bớt số lượng nhóm

hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế tạo điều kiện cho việc tính thuế, khấu trừ thuế được liên

hoàn giữa các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh; áp dụng một mức thuế suất để

đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế và đơn giản trong việc tính thuế GTGT của hàng hoá,

dịch vụ; hoàn thiện phương pháp tính thuế, tiến tới xác định ngưỡng doanh thu chịu thuế

GTGT để thực hiện một phương pháp tính thuế khấu trừ, phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Thuế TTĐB: đến năm 2008 sẽ hoàn thiện theo hướng mở rộng đối tượng chịu

thuế TTĐB, điều chỉnh thuế suất thuế TTĐB cho phù hợp với mục tiêu điều tiết thu nhập

và hướng dẫn tiêu dùng. Tiến tới xoá bỏ miễn, giảm thuế TTĐB để đảm bảo công bằng,

bình đẳng về nghĩa vụ thuế và nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa hàng hoá sản xuất

trong nước và nhập khẩu.

- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: trong năm 2005 sẽ trình Quốc hội hoàn thiện

Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu theo hướng khuyến khích tối đa xuất khẩu; sửa đổi

các quy định về thuế suất, giá tính thuế, thời hạn nộp thuế để thực hiện cam kết và thông lệ

quốc tế; sửa đổi quy trình, thủ tục thu nộp thuế cho phù hợp với Luật Hải quan, góp phần

tăng cường quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu theo cam kết quốc tế.

- Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử dự kiến

sẽ trình Quốc hội ban hành vào cuối năm 2005.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: đến năm 2008 sẽ hoàn thiện theo hướng giảm mức

thuế suất, giảm diện miễn, giảm thuế; thống nhất mức thuế suất và ưu đãi thuế giữa các

thành phần kinh tế để khuyến khích đầu tư và đảm bảo bình đẳng trong cạnh tranh.

- Thuế thu nhập cá nhân: đến năm 2007 sẽ trình Quốc hội ban hành Luật Thuế thu

nhập cá nhân thay thế cho Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện

hành theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, thu hẹp sự khác biệt

giữa đối tượng nộp thuế là người Việt Nam và người nước ngoài.

- Thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên: đến năm 2008 sẽ hoàn thiện theo hướng mở

rộng đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế.

- Thuế bảo vệ môi trường: đến năm 2008 sẽ trình Quốc hội ban hành Luật Thuế

bảo vệ môi trường theo hướng đối tượng chịu thuế là các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ gây ô

nhiễm môi trường; căn cứ tính thuế được xác định phù hợp với từng loại hàng hoá, dịch vụ

gây ô nhiễm môi trường. Nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường chỉ dành để dùng cho bảo

vệ môi trường, không dùng cho việc khác.

- Thuế tài sản: đến năm 2008 sẽ trình Quốc hội ban hành Luật Thuế tài sản theo

hướng mở rộng đối tượng tài sản chịu thuế để bảo đảm công bằng giữa các tổ chức, cá

nhân có quyền sở hữu, sử dụng tài sản.

- Về phí, lệ phí được sắp xếp lại theo hướng: tiếp tục rà soát, bãi bỏ hoặc sửa đổi

các loại phí, lệ phí không hợp lý, gây phiền hà cho sản xuất và đời sống. Các loại phí thu do

cung cấp dịch vụ công sẽ chuyển dần sang giá dịch vụ, các loại phí mang tính chất thuế

chuyển thành thuế. Thống nhất mức thu phí, lệ phí đối với tổ chức, cá nhân trong nước và

tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện công bằng xã hội.

4. Nội dung, lộ trình cải cách quản lý thuế: đẩy mạnh cải cách hành chính thuế,

nâng cao trình độ quản lý thuế của Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực theo

hướng:

a) Hiện đại hoá toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục

hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin để nâng

Page 315: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

315

cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát cho được tất cả các đối tượng chịu thuế,

đối tượng nộp thuế, hạn chế thất thu thuế ở mức thấp nhất, bảo đảm thu đúng, thu đủ và kịp

thời các khoản thu vào NSNN.

b) Đẩy mạnh cải cách hành chính trong công tác quản lý thu thuế nhằm nâng cao

quyền hạn, trách nhiệm và hiệu lực của bộ máy quản lý thuế. Năm 2006 sẽ trình Quốc hội

ban hành Luật Quản lý thuế nhằm quy định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của đối tượng nộp

thuế, cơ quan thuế và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan; bổ sung quyền cưỡng chế

thuế, điều tra các vụ vi phạm về thuế cho cơ quan thuế. Từ năm 2007 áp dụng cơ chế tự

khai, tự nộp thuế trên phạm vi toàn quốc.

c) Thực hiện tuyên truyền, giáo dục về thuế bằng nhiều hình thức phong phú để

nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế; khuyến khích và phát

triển mạnh mẽ các dịch vụ tư vấn, kế toán thuế; mở rộng diện nộp thuế theo phương pháp

kê khai. Từ năm 2005, áp dụng các hình thức dịch vụ hỗ trợ về thuế cho mọi đối tượng nộp

thuế trên toàn quốc.

d) Áp dụng công nghệ tin học hiện đại vào công tác quản lý thuế: giai đoạn 2005 -

2008 sẽ kết nối mạng giữa các cơ quan: Thuế, Hải quan, Kho bạc, doanh nghiệp và các cơ

quan liên quan; xây dựng chương trình ứng dụng hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra

thuế; cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho đối tượng nộp thuế; xây dựng chương trình ứng dụng

quản lý thuế theo cơ chế đối tượng nộp thuế tự khai, tự nộp thuế; xây dựng chương trình

ứng dụng quản lý thuế thu nhập cá nhân.

Giai đoạn 2009 - 2010 củng cố các chương trình đã được thiết lập, mở rộng việc

kết nối thông tin với mọi tổ chức, cá nhân có liên quan phục vụ cho công tác quản lý thuế.

đ) Mở rộng ủy nhiệm thu đối với một số loại thu gắn với cơ quan, tổ chức chi trả

nguồn thu nhập để đảm bảo chống thất thu.

e) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực điều hành, trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế theo hướng chuyên sâu,

chuyên nghiệp.

g) Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhằm

ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.

5. Giải pháp thực hiện:

a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Đảng, Quốc hội,

Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp trong tất cả các mặt của lĩnh

vực thuế và cải cách hệ thống thuế.

b) Các cơ quan thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục quốc gia có trách nhiệm đẩy

mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về các chính sách thuế để mọi tổ chức, cá nhân hiểu

rõ và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật thuế. Biểu dương các tổ chức, cá nhân thực

hiện tốt nghĩa vụ thuế, đồng thời phê phán mạnh mẽ các hiện tượng vi phạm pháp luật thuế.

c) Hoàn thiện, cải cách đồng bộ các cơ chế, chính sách quản lý về đất đai, thanh

toán không dùng tiền mặt, đăng ký kinh doanh, xuất, nhập khẩu, xuất, nhập cảnh, kế toán,

giá... để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế và cải cách hệ thống thuế.

d) Tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp với cơ

quan thuế như: cung cấp thông tin, điều tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và

các biện pháp hành chính khác để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật thuế.

đ) Khuyến khích, đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, cung cấp dịch vụ về thuế, kế

toán, kiểm toán, đại lý thuế nhằm giúp cho tổ chức, cá nhân nộp thuế hiểu rõ các quy định

Page 316: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

316

của pháp luật về thuế, làm tốt công tác kế toán, thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của

mình.

e) Kiện toàn bộ máy ngành thuế theo hướng quản lý theo chức năng, tăng cường

trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế các cấp.

g) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ thuế theo

hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế tiên tiến, hiện đại.

h) Các chính sách về thuế được quy định và chỉ có giá trị pháp lý trong các văn bản

pháp luật về thuế.

Điều 2. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ

quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển

khai thực hiện chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 nêu tại Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công

báo.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc

Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách

nhiệm thi hành Quyết định này.

Page 317: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

317

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Số 163/2003/QĐ-TTg ngày 5 tháng 8 năm 2003

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010 với những

nội dung chủ yếu sau:

A. Mục tiêu

Phát triển TTCK cả về quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo ra kênh huy động

vốn trung và dài hạn cho ĐTPT, góp phần phát triển TTTC Việt Nam; duy trì trật tự, an

toàn, mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và

chủ động hội nhập TTTC quốc tế.

B. Quan điểm và nguyên tắc phát triển TTCK.

1. Phát triển TTCK phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước, với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, từng bước hội nhập với TTTC

khu vực và thế giới.

2. Xây dựng TTCK thống nhất trong cả nước, hoạt động an toàn, hiệu quả góp

phần huy động vốn cho ĐTPT và thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà

nước.

3. Nhà nước thực hiện quản lý bằng pháp luật, tạo điều kiện để TTCK hoạt động và

phát triển; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách khuyến khích các chủ thể

tham gia TTCK.

4. Bảo đảm tính thống nhất của TTTC trong phạm vi quốc gia, gắn việc phát triển

TTCK với việc phát triển thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm.

C. Định hướng phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010

1. Mở rộng qui mô của TTCK tập trung, phấn đấu đưa tổng giá trị thị trường đến

năm 2005 đạt mức 2 - 3% GDP và đến năm 2010 đạt mức 10 - 15% GDP.

a) Tập trung phát triển TTTP, trước hết là TPCP để huy động vốn cho NSNN và

cho ĐTPT.

b) Tăng số lượng các loại cổ phiếu niêm yết trên TTCK tập trung nhằm tăng qui

mô về vốn cho các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các công

ty niêm yết.

2. Xây dựng và phát triển các Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Sở Giao dịch

chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán nhằm cung cấp các dịch vụ giao dịch, đăng

ký, lưu ký và thanh toán chứng khoán theo hướng hiện đại hoá.

a) Xây dựng Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thành Sở

giao dịch chứng khoán với hệ thống giao dịch, hệ thống giám sát và công bố thông tin thị

trường tự động hoá hoàn toàn.

b) Xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà

Nội; chuẩn bị điều kiện để sau năm 2010 chuyển thành thị trường Giao dịch Chứng khoán

phi tập trung (OTC).

Page 318: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

318

c) Thành lập Trung tâm Lưu ký độc lập cung cấp các dịch vụ đăng ký chứng

khoán, lưu ký và thanh toán cho hoạt động giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch Chứng

khoán và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán; mở rộng phạm vi lưu ký các loại chứng

khoán chưa niêm yết.

3. Phát triển các định chế tài chính trung gian cho TTCK Việt Nam.

a) Tăng quy mô và phạm vi hoạt động nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ của các công

ty chứng khoán. Phát triển các công ty chứng khoán theo hai loại hình: Công ty Chứng

khoán đa nghiệp vụ và công ty chứng khoán chuyên doanh, nhằm tăng chất lượng cung cấp

dịch vụ và khả năng chuyên môn hoá hoạt động nghiệp vụ.

b) Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế có

đủ điều kiện thành lập các công ty chứng khoán, khuyến khích các công ty chứng khoán

thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh ở các tỉnh, thành phố lớn, các

khu vực đông dân cư trong cả nước.

c) Phát triển các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán cả về quy mô và chất

lượng hoạt động. Đa dạng hoá các loại hình sở hữu đối với công ty quản lý quỹ đầu tư.

Khuyến khích các công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư.

d) Thành lập một số công ty định mức tín nhiệm để đánh giá, xếp loại rủi ro các

loại chứng khoán niêm yết và định mức tín nhiệm của các doanh nghiệp Việt Nam.

4. Phát triển các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu tư cá nhân

a) Thiết lập hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức bao gồm các ngân hàng thương

mại, các công ty chứng khoán, các công ty tài chính, công ty bảo hiểm, các quỹ bảo hiểm,

quỹ đầu tư..., tạo điều kiện cho các tổ chức này tham gia thị trường với vai trò là các nhà

đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và thực hiện chức năng của nhà tạo lập thị trường.

b) Mở rộng và phát triển các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán; tạo điều kiện cho

các nhà đầu tư nhỏ, các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào TTCK thông qua góp vốn vào các

quỹ đầu tư.

D. Các giải pháp thực hiện:

1. Hoàn thiện khung pháp lý cho TTCK

Ban hành đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động TTCK theo

hướng bao quát, toàn diện và phù hợp với thực tiễn thị trường. Xây dựng Luật chứng khoán

trình Quốc hội thông qua vào năm 2005.

2. Tăng cung chứng khoán cho thị trường về số lượng, chất lượng và chủng loại.

a) Cải tiến phương thức phát hành TPCP, tăng cường phát hành theo phương thức

đấu thầu và bảo lãnh phát hành TPCP; đa dạng hoá các kỳ hạn TPCP để tạo đường cong lãi

suất chuẩn cho thị trường vốn; xây dựng và thực hiện kế hoạch phát hành theo lịch biểu,

nhằm cung cấp đều đặn khối lượng trái phiếu cho TTCK.

b) Gắn tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước với việc phát hành cổ phiếu

ra công chúng và niêm yết trên TTCK.

c) Lựa chọn các doanh nghiệp lớn, các NHTMCP có đủ điều kiện để phát hành

thêm cổ phiếu và tham gia niêm yết trên TTCK tập trung.

d) Mở rộng việc chuyển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công ty

cổ phần và có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia niêm yết cổ phiếu trên

thị trường tập trung.

Page 319: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

319

đ) Khuyến khích và tạo điều kiện để đưa các loại trái phiếu công trình, trái phiếu đô

thị lên niêm yết, giao dịch trên TTCK tập trung.

e) Phát triển các loại chứng khoán khác như: quyền mua cổ phiếu, trái phiếu công

ty, trái phiếu chuyển đổi của doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ đầu tư để đưa vào niêm yết và

giao dịch trên TTCK.

g) Giám sát và hỗ trợ các công ty niêm yết trong việc thực hiện thông lệ tốt nhất về

quản trị công ty; thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật. Tăng

cường quản lý, giám sát các công ty niêm yết trong việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông

tin và các nghĩa vụ đối với nhà đầu tư.

3. Thực hiện các chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia TTCK.

a) Thực hiện chính sách khuyến khích về thuế, đối với nhà đầu tư.

b) Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng, các tổ chức và cá nhân

nước ngoài tham gia TTCK.

c) Mở rộng giới hạn đầu tư cổ phiếu đối với các nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK

Việt Nam; cho phép các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài góp vốn, mua cổ

phần hoặc thành lập Công ty Chứng khoán liên doanh với các pháp nhân trong nước; cho

phép các quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài tham gia TTCK Việt Nam.

4. Nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở

Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán.

a) Đưa hệ thống giao dịch tự động hiện đại tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán

Thành phố Hồ Chí Minh vào vận hành. Kết nối mạng diện rộng giữa hệ thống giao dịch

của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán với các công ty chứng khoán thành viên. Xây dựng

hệ thống giám sát tự động kết nối với các hệ thống giao dịch, công bố thông tin, lưu ký,

thanh toán.

b) Đảm bảo có một hệ thống công bố thông tin có thể truyền phát rộng và truy cập

dễ dàng cho các đối tượng tham gia thị trường, đặc biệt là các nhà đầu tư. Mở rộng phạm vi

thông tin cần công bố trên cơ sở xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ.

c) Tự động hoá hệ thống lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán. Thực hiện dịch

vụ lưu ký cho các chứng khoán chưa niêm yết. Giảm thời gian thanh toán giao dịch chứng

khoán nhằm nâng cao tính thanh khoản cho thị trường. Thực hiện nối mạng giữa các thành

viên lưu ký và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán để cung cấp chính xác, kịp thời những

thông tin về người sở hữu chứng khoán.

5. Nâng cao chất lượng hoạt động của TTCK

a) Áp dụng biện pháp cưỡng chế thực thi quy định về quản trị công ty theo thông lệ

quốc tế đối với các công ty niêm yết, các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ đầu

tư và chế độ công bố thông tin theo luật định.

b) Tăng số lượng và nâng cao chất lượng nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh

doanh chứng khoán; các công ty chứng khoán phải thực thi quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

c) Mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ Lưu ký chứng khoán trong phạm vi cả

nước; chú trọng cấp phép hoạt động Lưu ký chứng khoán cho các ngân hàng thương mại

đủ điều kiện.

d) Nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của tổ chức phát hành, niêm

yết và kinh doanh chứng khoán.

6. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với TTCK.

Page 320: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

320

a) Tăng cường năng lực quản lý nhà nước đảm bảo sự quản lý linh hoạt, nhạy bén

đối với TTCK. Nhà nước thực hiện điều chỉnh, điều tiết thị trường thông qua các chính

sách, công cụ kinh tế tài chính, tiền tệ như chính sách thuế, lãi suất, đầu tư và các công cụ

tài chính khác.

b) Phối hợp chặt chẽ giữa Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan hữu

quan trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp

ứng yêu cầu của công tác quản lý TTCK.

c) Xây dựng và áp dụng các tiêu chí giám sát hoạt động của TTCK; phát triển kỹ

năng giám sát thích hợp để phát hiện được các giao dịch bất thường; nâng cao kỹ năng điều

tra chuyên sâu các giao dịch nội gián, thao túng giá cả.

d) Phối hợp giữa công tác giám sát và công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ

pháp luật của các thành viên thị trường và áp dụng nghiêm các chế tài dân sự, hình sự đối

với các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK.

7. Đẩy mạnh hoạt động và tăng cường vai trò của Hiệp hội ngành chứng khoán

trong việc hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước trên các phương diện: xây dựng khuôn khổ

pháp lý, đào tạo nhân lực, giám sát sự tuân thủ quy định pháp luật của các thành viên tham

gia thị trường và phát triển TTCK.

8. Tăng cường hợp tác quốc tế

Hợp tác quốc tế trên các mặt tư vấn xây dựng chính sách phát triển và quản lý thị

trường; xây dựng khuôn khổ pháp luật cho TTCK; đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức quản

lý; từng bước mở cửa và hội nhập với các TTCK thế giới theo lộ trình đã cam kết.

9. Tăng cường công tác đào tạo, nghiên cứu và thông tin tuyên truyền

a) Xây dựng và phát triển Trung tâm Nghiên cứu và Bồi dưỡng nghiệp vụ chứng

khoán và TTCK thành đơn vị có đủ điều kiện và khả năng nghiên cứu về TTCK; đào tạo,

bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý TTCK, hợp tác với các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu

trong và ngoài nước trong hoạt động nghiên cứu, đào tạo cơ bản và nâng cao kiến thức về

thị trường vốn.

b) Đa dạng hoá hình thức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của

các đối tượng và thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức về TTCK cho công chúng.

10. Kinh phí và cơ sở vật chất kỹ thuật cho TTCK

Nhà nước đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật và chi phí hoạt động cho các Trung tâm

Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký. Đồng thời

khuyến khích huy động các nguồn lực trong nước, nguồn tài trợ của nước ngoài, nguồn của

các tổ chức cá nhân tham gia thị trường để phát triển các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ

hoạt động phát hành và giao dịch chứng khoán.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung cơ bản và định hướng phát triển TTCK Việt

Nam, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ

quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức

triển khai thực hiện Quyết định này.

2 . Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách

nhiệm phối hợp với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong việc thực hiện Quyết định này;

đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ phục vụ việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã

hội của ngành và địa phương.

Page 321: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

321

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc

Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ

trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Page 322: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

322

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Số 175/2003/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2003

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO

HIỂM VIỆT NAM TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2010

Điều 1. Phê duyệt "Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm

2003 đến năm 2010" với những nội dung chủ yếu sau đây :

1. Mục tiêu

Phát triển thị trường bảo hiểm toàn diện, an toàn và lành mạnh nhằm đáp ứng nhu

cầu bảo hiểm cơ bản của nền kinh tế và dân cư; bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân được thụ

hưởng những sản phẩm bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế; thu hút các nguồn lực trong nước

và nước ngoài cho ĐTPT kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh của các

doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập

quốc tế.

Nhà nước quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo pháp luật Việt

Nam và phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế.

2. Một số chỉ tiêu chủ yếu

a) Tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng bình quân khoảng 24%/năm; trong đó, bảo

hiểm phi nhân thọ tăng khoảng 16,5%/năm và bảo hiểm nhân thọ tăng khoảng 28%/năm.

Tỷ trọng doanh thu phí của toàn ngành bảo hiểm so với GDP là 2,5% năm 2005 và 4,2%

năm 2010.

Đến năm 2010, tổng dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm tăng

khoảng 12 lần; tổng vốn đầu tư trở lại nền kinh tế tăng khoảng 14 lần so với năm 2002.

b) Tạo công ăn việc làm cho khoảng 150.000 người vào năm 2010. Nộp NSNN

giai đoạn 2003 - 2010 tăng bình quân 20%/năm.

3. Những giải pháp chủ yếu

a) Về cơ chế chính sách

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động kinh doanh bảo hiểm để thị

trường phát triển lành mạnh, an toàn, phù hợp với yêu cầu hội nhập; bảo đảm tính chủ động

và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.

- Nhà nước có chính sách khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ, ưu

tiên phát triển các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có tính chất đầu tư dài hạn; khuyến khích

các doanh nghiệp bảo hiểm nghiên cứu triển khai các sản phẩm bảo hiểm nông, lâm, ngư

nghiệp; chú trọng mở rộng phạm vi hoạt động đến các vùng sâu, vùng xa.

- Phát triển mạng lưới đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp, doanh nghiệp môi giới bảo

hiểm và các kênh phân phối khác. Đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp môi giới bảo

hiểm, Nhà nước không trực tiếp đầu tư thêm vốn vào lĩnh vực môi giới bảo hiểm.

- Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập quỹ đầu tư, quỹ tín thác và công ty quản

lý quỹ theo qui định của pháp luật. Các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài

sử dụng phí bảo hiểm thu được để đầu tư tại Việt Nam được áp dụng các cơ chế, chính

sách về đầu tư như các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước.

Page 323: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

323

- Nhà nước có cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp bảo hiểm tự bổ sung vốn

điều lệ cho phù hợp với tính chất hoạt động và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.

- Khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đại hoá công nghệ quản lý kinh

doanh, đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ theo các chuẩn mực quốc tế, được thuê

chuyên gia trong nước và ngoài nước để quản lý một số lĩnh vực hoạt động theo đúng quy

định của pháp luật.

b) Về tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp

- Sắp xếp các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước hiện có, bảo đảm nâng cao năng

lực kinh doanh, phát triển các sản phẩm bảo hiểm, mở rộng thị phần, thị trường. Các thành

phần kinh tế không thuộc kinh tế nhà nước có đủ các điều kiện theo quy định của Luật

Kinh doanh bảo hiểm, được thành lập công ty cổ phần bảo hiểm.

Các doanh nghiệp nhà nước không được sử dụng vốn nhà nước để thành lập doanh

nghiệp bảo hiểm mới và góp vốn thành lập công ty cổ phần bảo hiểm mang tính chuyên

ngành.

- Cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mở rộng nội dung, phạm vi

hoạt động, tăng vốn điều lệ, nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

- Việc cấp phép thành lập cho các công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài hoạt

động tại Việt Nam phải phù hợp với quy mô, yêu cầu phát triển của thị trường, lộ trình hội

nhập và các cam kết quốc tế. Chú trọng đến các công ty bảo hiểm thuộc các nước có quan

hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam, các công ty có năng lực tài chính, trình độ công

nghệ, kinh nghiệm hoạt động bảo hiểm và có đóng góp vào sự phát triển thị trường bảo

hiểm Việt Nam.

- Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước mở rộng phạm vi hoạt động kinh

doanh, kể cả ở thị trường bảo hiểm quốc tế và khu vực, tham gia góp vốn vào các công ty

bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, tái bảo hiểm đang hoạt động thành công ở nước ngoài và

thành lập các công ty con kinh doanh bảo hiểm ở nước ngoài.

c) Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước

- Đổi mới phương thức và nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động

kinh doanh bảo hiểm, tiến dần tới thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực quản lý bảo hiểm

quốc tế. Nhà nước giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua hệ thống các chỉ tiêu

về hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm và kiểm tra, xử lý vi phạm theo pháp luật,

không can thiệp hành chính vào hoạt động của các doanh nghiệp.

- Kiện toàn bộ máy tổ chức của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam để Hiệp hội thực hiện

được vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp bảo hiểm và các cơ quan quản lý nhà nước.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chiến

lược phát triển thị trường bảo hiểm từ năm 2003 đến năm 2010 đã được phê duyệt.

2. Các Bộ liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện các

phương án sắp xếp lại những doanh nghiệp bảo hiểm trực thuộc theo các quy định pháp

luật hiện hành và Chiến lược đã được phê duyệt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công

báo.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc

Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách

nhiệm thi hành Quyết định này./.

Page 324: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

324

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỞNG CHÍNH PHỦ

Số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG

GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

1. Mục tiêu, định hướng phát triển NHNN đến năm 2010

Mục tiêu phát triển NHNN đến năm 2010

Đổi mới tổ chức và hoạt động của NHNN để hình thành bộ máy tổ chức tinh

gọn, chuyên nghiệp, có đủ nguồn lực, năng lực xây dựng và thực thi CSTT theo

nguyên tắc thị trường dựa trên cơ sở công nghệ tiên tiến, thực hiện các thông lệ,

chuẩn mực quốc tế về hoạt động NHTW, hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế,

thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động

ngân hàng, tạo nền tảng đến sau năm 2010 phát triển NHNN trở thành NHTW hiện

đại, đạt trình độ tiên tiến của các NHTW trong khu vực Châu á.

Xây dựng và thực thi có hiệu quả CSTT nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm

soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và thực hiện thắng

lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.1 Nâng cao vị thế của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Vị thế của NHNN Việt Nam được thể hiện thông qua các nhiệm vụ và hoạt

động chức năng của NHNN Việt Nam. Ngân hàng nhà nước thực hiện các chức năng

NHTW và chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước chủ yếu nhằm mục tiêu ổn định giá trị

đồng tiền, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ, ngân hàng, góp phần

tạo môi trường vĩ mô thuận lợi cho tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế – xã

hội.

1.2 .Đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNN Việt Nam

Đổi mới cơ cấu tổ chức của NHNN từ trung ương đến chi nhánh theo hướng

tinh gọn và hiện đại :

- Sắp xếp lại các Vụ, Cục ở NHTW theo hướng tập trung quản lý, điều hành

trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và quan hệ phối hợp giữa các Vụ, Cục tại

trụ sở chính.

- Cơ cấu lại các chi nhánh NHNN theo hướng tập trung và không áp dụng một

cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ đồng nhất đối với tất cả các chi nhánh NHNN.

- Sắp xếp lại tất cả các doanh nghiệp trực thuộc NHNN và chỉ giữ lại Nhà

máy in tiền Quốc gia

1.3 Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ.

Mục tiêu của CSTT: ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an

toàn hệ thống Ngân hàng và góp phần tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh

tế bền vững.

- Xây dựng và thực thi CSTT theo nguyên tắc thị trường.

Page 325: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

325

- Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các công cụ của CSTT và giữa việc

điều hành CSTT với các chính sách kinh tế vĩ mô khác, đặc biệt là với Chính sách tài

khoá.

1.4 Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối

- Thực hiện tự do hoá các giao dịch vãng lai và từng bước nới lỏng các giới

hạn trong các giao dịch vốn một cách thận trọng, phù hợp với lộ trình mở cửa thị

trường tài chính của Việt Nam.

1.5 Phát triển hệ thống giám sát ngân hàng

Xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu thực

tiễn phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam và thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực

quốc tế về giám sát Ngân hàng.

a. Hoàn thiện các điều kiện tiên quyết cho một hệ thống giám sát có hiệu quả:

+ Đổi mới mô hình tổ chức, hoạt động của Thanh tra NHNN theo hướng nâng

cao tính độc lập, thống nhất về hoạt động nghiệp vụ và chỉ đạo điều hành.

+ Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về giám sát ngân hàng và hoàn thiện hạ

tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ hoạt động giám sát ngân hàng.

+ Hiện đại hoá và sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác

thanh tra – giám sát ngân hàng.

+ Đổi mới hoạt động cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng, đơn

giản hoá thủ tục cấp phép.

b. Đổi mới và nâng cao hiệu quả phương pháp giám sát ngân hàng

+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiệp vụ giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ

trên cơ sở sử dụng kết quả và hoạt động kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập làm

công cụ hỗ trợ.

+ Hoàn thiện môi trường pháp lý trong hoạt động thanh tra – giám sát phù hợp

với thông lệ quốc tế về giám sát ngân hàng.

+ Chỉnh sửa phù hợp các qui định chính sách về bảo hiểm tiền gửi để buộc các

tổ chức tài chính tín dụng có huy động tiền gửi theo qui định cảu Luật Các Tổ chức

tín dụng đều phải tham gia bảo hiểm. Nâng cao vai trò, năng lực tài chính của Bảo

hiểm tiền gửi trong giám sát, hỗ trợ, xử lý các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi

gặp khó khăn, đảm bảo an toàn hệ thống.

+ Tăng cường vai trò và năng lực hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng

nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng và hoạt động giám sát của

NHNN

1.6 Đổi mới quản lý và phát triển nhân lực

NHNN tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực và

phẩm chất nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển

2. Mục tiêu, định hướng phát triển các TCTD đến năm 2010

Cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các TCTD theo

hướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong

khu vực ASEAN, đồng thời tạo nền tảng đến sau năm 2010 xây dựng được hệ thống

các TCTD hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Châu á.

Page 326: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

326

Tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại trên cơ sở phân biệt

chức năng cho vay của ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của

NHTM. Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của TCTD trong kinh doanh. Bảo

đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài theo

các cam kết của Việt Nam với quốc tế. Gắn cải cách ngân hàng với cải cách doanh

nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục củng cố, lành mạnh hoá và phát

triển các ngân hàng cổ phần; ngăn ngừa và xử lý kịp thời, không để xảy ra đổ vỡ ngân

hàng ngoài sự kiểm soát của NHNN đối với các TCTD yếu kém. Đưa hoạt động của

quỹ tín dụng nhân dân đi đúng hướng và phát triển vững chắc, an toàn, hiệu quả.

2.1. Phát triển các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) và ngân

hàng thương mại cổ phần (NHTMCP)

Cơ cấu lại toàn diện các NHTM theo Đề án cơ cấu lại các NHTMNN và Đề

án củng cố, chấn chỉnh các NHTMCP, cụ thể :

Tăng cường năng lực thể chế ( cơ cấu lại tổ chức và hoạt động )

- Sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các NHTM từ trung ương đến chi nhánh theo

hướng nâng cao hiệu quả kinh tế và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và

thông lệ quốc tế

- Mở rộng quan hệ đại lý, hợp tác kinh doanh, phát triển sản phẩm, ứng dụng

và chuyển giao công nghệ với các tổ chức tài chính nước ngoài. Xúc tiến hiện diện

thương mại (chi nhánh, liên doanh, văn phòng đại diện và hình thức pháp nhân khác)

của các NHTM Việt Nam tại các thị trường tài chính khu vực và quốc tế.

- Mở rộng qui mô hoạt động đi đôi với tăng cường năng lực tự kiểm tra, quản

lý rủi ro, bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh. Phát triển các hệ thống quản lý của

NHTM phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam

Tăng cường năng lực tài chính ( cơ cấu lại tài chính )

- Tăng qui mô vốn điều lệ, tài sản có đi đôi với nâng cao chất lượng và khả

năng sinh lời của tài sản có; giảm tỷ trọng tài sản có rủi ro trong tổng tài sản có. Xử lý

dứt điểm nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối của các NHTMNN.

- Tăng vốn tự có của các NHTM từ nguồn lợi nhuận để lại; phát hành cổ

phiếu, trái phiếu; sáp nhập; hợp nhất; mua lại. Xử lý các NHTMCP yếu kém và có

khả năng gây rủi ro lớn cho hệ thống ngân hàng, bao gồm cả các biện pháp giải thể,

phá sản. Bảo đảm duy trì mức vốn tự có của các NHTM phù hợp với qui mô tài sản

có trên cơ sở thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% trong trung hạn và 10% trong

dài hạn;

- Từng bước cổ phần hóa các NHTMNN theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm

ổn định kinh tế - xã hội và an toàn hệ thống ngân hàng. Cho phép các nhà đầu tư nước

ngoài mua cổ phiếu, tham gia quản trị, điều hành NHTM Việt Nam.

- Đổi mới căn bản cơ chế quản lý đối với các NHTMNN và các TCTD khác:

các TCTD được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh trong khuôn

khổ pháp lý minh bạch, công khai, bình đẳng.

2.2. Phát triển các quĩ tín dụng nhân dân

Phát triển QTDND thực sự trở thành TCTD hợp tác độc lập, dựa trên nguyên

tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với kết quả hoạt động và nhằm mục

đích chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên. Phạm vi hoạt động chủ yếu của

QTDND là huy động vốn và cho vay các thành viên ở khu vực nông thôn nhằm huy

Page 327: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

327

động các nguồn lực tại chỗ để góp phần phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo và

đẩy lùi cho vay nặng lãi.

2.3. Phát triển các TCTD nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

Tuân thủ các quy định và các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ tài

chính - ngân hàng. Tiếp tục chủ động nới lỏng các hạn chế về tiếp cận thị trường và

hoạt động ngân hàng của các TCTD nước ngoài tại Việt Nam theo lộ trình đã cam

kết.

2.4. Phát triển dịch vụ ngân hàng

Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng đáp ứng các nhu cầu của nền

kinh tế trên cơ sở nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền

thống và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại.

3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đến năm

2010.

Sau năm 2007, sẽ trình Quốc hội Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật giám sát hoạt

động ngân hàng

Trong năm 2008, sẽ trình Quốc hội Việt nam phê duyệt 2 Luật:

- Luật NHNN mới thay thế Luật NHNN ( năm 1997 ), Luật sửa đổi, bổ sung

một số điều của Luật NHNN ( năm 2003 )

- Luật Các TCTD mới thay thế Luật các TCTD ( năm 1997), Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của Luật Các TCTD ( năm 2004)

Lụât NHNN mới và Luật Các TCTD mới hướng tới :

+ Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đày đủ hơn các thiết chế và

chuẩn mực quốc tế về an toàn kinh doanh tiền tệ – dịch vụ ngân hàng.

+ Tạo lập môi trường pháp lý minh bạch và công bằng trong lĩnh vực tiền tệ

ngân hàng nhằm thúc đảy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống.

+ Điều chỉnh mọi hoạt động tiền tệ, ngân hàng không phân biệt đối tượng tiến

hành hoạt động ngân hàng.

+ Một số dự án, đề án về nâng cao năng lực tài chính của các NHTM (chủ yếu

là tăng vốn tự có, xử lý nợ xấu), Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt,

Hiện đại hoá hoạt động ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn II do WB tài trợ,

Đề án lộ trình nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt nam

Page 328: MỤC LỤC - tamhai.edu.vntamhai.edu.vn/hinhanh/tintuc/Mot so van de co ban ve tai chinh tien te 2006-20101.pdf · Các công cụ của chính sách tiền tệ và sự lựa chọn

328

CÁC TRÍCH DẪN

1 Larousse, Nxb Larousse, Paris, 1993.

2 Xem CSTT của NHTW Đức, xuất bản văn hoá và thông tin, năm 1994

3 Mối quan hệ giữa hệ số tạo tiền với hàm cầu dựa trên cơ sở lý thuyết về thuyết lượng cầu tài sản

4 J.Keynes Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ. Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva. Năm 1978, tr.368

tiếng Nga. 5 Các nước khác xem trong “TTTC và thị trường vốn ở Châu Á”. Hà Nội 1992, tr. 28.

6 credit crunch là tình trạng các ngân hàng do lo sợ rủi ro tín dụng thắt chặt tín dụng ngay cả với những doanh

nghiệp lành mạnh.

7 Mức chi tiêu cho GD&ĐT tính trên GDP của Châu Á bình quân là 3,8%GDP; Trung Quốc - 2,2%GDP;

Nhật Bản - 3,5%GDP; Singapore - 3,7%GDP và Ấn Độ - 4,1%GDP.

8 Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy chi giao thông chiếm 3,5% GDP năm 2002 trong khi số liệu của Bộ Giao

thông đưa ra chi tiêu cho ngành giao thông chiếm khoảng 5% GDP – chênh nhau khoảng 1,5% GDP. Sự

chênh lệch giữa con số thực chi của Bộ Tài chính và con số cam kết chi của Bộ Giao thông phản ánh mức nợ

chi ngoài cân đối ngân sách hàng năm trong lĩnh vực giao thông (Đánh giá chi tiêu công 2005).

9 Công cụ hạn mức tín dụng đã phát huy tác dụng góp phần kiểm soát mức độ gia tăng tổng phương tiện thanh

toán, kiềm chế lạm phát theo mục tiêu đề ra trong giai đoạn 1994-1997. Tuy nhiên, từ Quý II/1998, NHNN

không sử dụng hạn mức tín dụng như một công cụ thường xuyên trong điều hành CSTT.

10 Trước năm 1999, các doanh nghiệp khi vay vốn nước ngoài phải đáp ứng điều kiện lãi suất khoản vay ngắn

hạn <7,5%/năm, lãi suất vay trung hạn < LIBOR + 2,5%, năm 1997 qui định chặt chẽ đối với NH và DN về

hạn mức mở L/C, đến năm 2001 xoá bỏ hạn mức mở L/C.

11 Theo IMF trong “Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường”.

12 Trong năm 2004, để kiểm soát lạm phát, Thống đốc NHNN cam kết VND không mất giá so với USD không

quá 1%. Cam kết này có tác động tích cực để kiểm soát giá cả, nhưng cũng có tác động tiêu cực đến sự phát

triển của thị trường ngoại hối. 13 Tham khảo Đề tài Đô la hóa của Vũ Phương Liên, 2002.

14 Tạp chí Công nghệ Ngân hàng tháng 1-2/2006.

15 Theo đánh giá sơ bộ của Earns & Young (tháng 6/2006), có đến 19/25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân

hàng hữu hiệu của Uỷ ban Giám sát ngân hàng Basel phần lớn chưa tuân thủ.

16 Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XI. Hai

Luật này đã có hiệu lực từ 1/7/2006.

17 Theo dự báo năm 2004 của NHTG thì ngưỡng nước có thu nhập thấp năm 2010 có thể nâng lên khoảng 900

USD/người. Như vậy, nếu Việt Nam đạt kế hoạch tăng GDP 7,5 - 8%/năm thì đến 2009 mức GDP bình quân

đầu đầu người dự kiến đạt trên 900 USD, Việt Nam sẽ vượt ngưỡng nước có thu nhập trung bình thấp. Nếu

phấn đấu đạt tốc độ tăng GDP cao hơn 8%/năm thì mốc thời gian đạt được chỉ tiêu này còn sớm hơn.

18 Theo chuẩn mới, tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 là 25-26%.

19 Xem quyết định số 663/QĐ-NHNN, ngày 26/6/2003 về kế hoach hội nhập kinh tề quốc tế ngành ngân hàng.

20 Cung, cầu ngoại tệ của nền kinh tế ở đây có nghĩa là của tất cả các khu vực khác trong nền kinh tế trừ hệ

thống ngân hàng.

21 Đến năm 2010, TTCK đạt qui mô vốn hoá tương đương 10-15% GDP và doanh thu phí bảo hiểm đạt 4,2%

GDP.