Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2018 ok.pdf · C.Mác đã...

72
Mục lục SỰ KIỆN 3 NGUYỄN XUÂN THẮNG: Chủ nghĩa Mác trong thế kỷ XXI và giá trị lý luận đối với con đường phát triển của Việt Nam NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 13 TẠ NGỌC TẤN: Tổ chức bộ máy hệ thống chính trị - Vấn đề trung tâm trong xây dựng thể chế phát triển nhanh, bền vững ở Việt Nam 27 NGUYỄN VĂN THẠO: Về tiêu chí nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Lý luận và thực tiễn LÝ LUẬN & THỰC TIỄN MỤC LỤC 1 SỐ 63 (197) - 2018

Transcript of Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 11-2018 ok.pdf · C.Mác đã...

Mục lục

SỰ KIỆN

3 NGUYỄN XUÂN THẮNG:

Chủ nghĩa Mác trong thế kỷ XXI và giá trị lý luận đối với conđường phát triển của Việt Nam

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

13 TẠ NGỌC TẤN:

Tổ chức bộ máy hệ thống chính trị - Vấn đề trung tâm trong xâydựng thể chế phát triển nhanh, bền vững ở Việt Nam

27 NGUYỄN VĂN THẠO:

Về tiêu chí nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩaViệt Nam - Lý luận và thực tiễn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNMỤC LỤC

1SỐ 63 (197) - 2018

39 TRẦN THỊ VÂN HOA:

Hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại tiếp cận từ mụctiêu phát triển đất nước

LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

52 VÕ VĂN SEN - VÕ PHÚC TOÀN:

Phát huy nguồn lực tôn giáo trong hoạt động giáo dục: Tiếp cậntừ quan điểm thế tục và xã hội hóa giáo dục

THÔNG TIN - TƯ LIỆU

66 Kỳ họp thứ 8 Hội đồng Lý luận Trung ương

69 Khảo sát, tọa đàm khoa học về thực hiện Cương lĩnh xây dựng đấtnước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại một số địa phương

71 Tọa đàm “Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển đất nước hiện nay”

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN MỤC LỤC

2 SỐ 63 (197) - 2018

3SỐ 63 (197) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

ưa quý vị đại biểu,Tôi rất vui mừng được phát biểu

khai mạc Hội thảo trao đổi lý luận lầnthứ 8 giữa Đảng Cộng sản Việt Namvà Đảng Cộng sản Nhật Bản tổ chứctại thành phố Cần ơ tươi đẹp, trungtâm kinh tế - xã hội của khu vực Đồngbằng sông Cửu Long.

ay mặt Ban Bí thư Trung ươngĐảng Cộng sản Việt Nam, tôi xinnhiệt liệt chào mừng các đồng chílãnh đạo và đoàn đại biểu Đảng Cộngsản Nhật Bản, các đồng chí thườngtrực và thành viên của Hội đồng lý

luận Trung ương Đảng Cộng sản ViệtNam, cùng các nhà khoa học, đại diệncác cơ quan Trung ương và địaphương đã tới tham dự hội thảo quantrọng này. Chúc các quý vị đại biểu sứckhoẻ, hạnh phúc và thành công!

ưa các đồng chí,Hội thảo trao đổi lý luận lần thứ 8

giữa hai Đảng chúng ta diễn ra vàothời điểm rất nhiều ý nghĩa. Đó là lúcnhững người cộng sản và mác xít trêntoàn thế giới long trọng kỷ niệm 200năm ngày sinh C.Mác và 170 năm rađời tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng

CHỦ NGHĨA MÁC TRONG THẾ KỶ XXI VÀ GIÁ TRỊ LÝ LUẬN

ĐỐI VỚI CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM

(Báo cáo đề dẫn của đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ươngĐảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chínhtrị quốc gia Hồ Chí Minh tại Trao đổi lý luận lần thứ 8 giữa Đảng Cộng sảnViệt Nam và Đảng Cộng sản Nhật Bản, tổ chức tại Thành phố Cần Thơ,ngày 16/10/2018).

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

4 SỐ 63 (197) - 2018

Cộng sản. Với chủ đề “Sức sống củachủ nghĩa Mác trong thời đại ngàynay”, Hội thảo này là dịp để chúng tabày tỏ tình cảm trân trọng đối vớiC.Mác - nhà tư tưởng vĩ đại của nhữngngười cộng sản, giai cấp công nhân,nhân dân lao động và toàn thể nhânloại tiến bộ. Hội thảo cũng là dịp đểchúng ta nhìn nhận lại đầy đủ hơn sứcsống của chủ nghĩa Mác, chia sẻ cáckết quả tổng kết nghiên cứu lý luận vàvận dụng thực tiễn, từ đó nhận thứcsâu sắc hơn, khẳng định những giá trịbền vững trong học thuyết Mác, đểchúng ta tiếp tục kiên định, vững vàngtrên nền tảng tư tưởng đã chọn vàvững tin vào con đường đi lên chủnghĩa xã hội trong thế kỷ XXI.

ưa các đồng chí,C.Mác đã để lại cho nhân loại một

kho tàng tri thức lý luận rất đồ sộ vàphong phú trên nhiều lĩnh vực nhưngđiển hình nhất là: triết học duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử; kinh tếchính trị học mác-xít và chủ nghĩa xãhội khoa học. Hơn 170 năm qua,chứng kiến nhiều thăng trầm của lịchsử nhân loại và chịu sự công kích, chốngphá từ nhiều kẻ thù tư tưởng khácnhau, chủ nghĩa Mác vẫn tồn tại, đứng

vững và luôn được bổ sung, phát triểnbởi những người mác-xít chân chính.

Với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử,C.Mác đã thực hiện một cuộc cáchmạng trong lịch sử triết học. Lần đầutiên trong lịch sử, các quy luật phát triểncủa xã hội loài người được giải thíchmột cách khoa học, khách quan, xuấtphát từ các quy luật vận động và pháttriển của nền sản xuất vật chất. Tuynhiên, triết học Mác không hề hạ thấpmà còn nhấn mạnh sự tác động trở lạicủa quan hệ sản xuất đối với lực lượngsản xuất; kiến trúc thượng tầng đối vớicơ sở hạ tầng; ý thức xã hội đối với tồntại xã hội; chính trị đối với kinh tế. Triếthọc Mác luôn quan niệm: vấn đề khôngchỉ là giải thích thế giới mà quan trọnghơn là cải tạo thế giới bằng hoạt độngthực tiễn, phục vụ con người. Kế thừanhững người đi trước song vượt lênkhỏi tư duy của chủ nghĩa “duy vật tầmthường” và chủ nghĩa “duy kinh tế”,C.Mác đã sáng tạo ra học thuyết khoahọc biện chứng phát triển.

C.Mác và người đồng sự thân thiếtcủa ông, Ph.Ăngghen, đã phân tích rõvà chỉ ra mâu thuẫn cơ bản củaphương thức sản xuất tư bản chủ

nghĩa: Đó là mâu thuẫn giữa tính xãhội hóa ngày càng cao của lực lượngsản xuất với tính tư nhân tư bản chủnghĩa của việc chiếm hữu tư liệu sảnxuất. Chủ nghĩa tư bản càng pháttriển, mâu thuẫn này không mất đi màcàng bộc lộ dưới nhiều hình thứckhác nhau. Bằng chứng là, ngày naynhiều quốc gia tư bản giàu có vẫnđứng trước rủi ro khủng hoảng kinhtế và tình trạng gia tăng bất bình đẳngxã hội. Chiến tranh thương mại, chiếntranh tiền tệ, các cuộc khủng hoảngcơ cấu, chu kỳ, các cú sốc tài chính, v.v.phản ánh mâu thuẫn gay gắt giữa cácnền kinh tế lớn, vẫn rất khó điều hoàtrong bối cảnh toàn cầu hoá. Chính trịcường quyền, sự áp đặt của chủ nghĩabảo hộ, chủ nghĩa dân tộc cực đoanđang tạo ra những bất bình trongcộng đồng quốc tế, dẫn đến nguy cơxung đột ở nhiều nơi. Hệ thống quảntrị toàn cầu vận hành trên nhữngnguyên tắc lỗi thời đang không thể xửlý được những thách thức cấp báchcủa nhân loại như: ô nhiễm môitrường, biến đổi khí hậu và nước biểndâng, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chủnghĩa khủng bố và nhiều vấn đề toàncầu mới nảy sinh khác.

Học thuyết Mác là vũ khí lý luận vàtư tưởng sắc bén trong cuộc đấu tranhchống áp bức, bóc lột. Với việc pháthiện ra quy luật giá trị thặng dư,C.Mác đã chỉ ra cách thức mà nhà tưbản bóc lột người công nhân và nhândân lao động. Giai cấp công nhân làgiai cấp duy nhất có khả năng liênminh, đoàn kết với các giai tầng khácđể thực hiện sứ mệnh lịch sử lật đổ sựthống trị của giai cấp tư sản, xây dựngmột chế độ xã hội không còn ngườibóc lột người. Muốn vậy, trước hếtgiai cấp công nhân phải tự mình đứnglên giải phóng chính mình. Với lậpluận đó ở thời đại của ông, C.Mác đãtạo ra một cuộc cách mạng trong lịchsử tư tưởng của chủ nghĩa xã hội, làmcho chủ nghĩa xã hội từ không tưởngtrở thành thực sự khoa học; hìnhthành ở chủ nghĩa Mác lý luận về sựgiải phóng: giải phóng con người, giảiphóng giai cấp và giải phóng nhânloại. Ngày nay, việc phát triển baotrùm và bền vững, vì con người, lấycon người là trung tâm đã trở thànhmục tiêu của cộng đồng quốc tế lạicàng chứng tỏ, lý luận của chủ nghĩaMác để giải phẫu xã hội tư bản chủnghĩa hiện đại vẫn đúng và lý tưởng

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

5SỐ 63 (197) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

6 SỐ 63 (197) - 2018

cao đẹp của chủ nghĩa xã hội vẫn giữnguyên giá trị thực tiễn.

ưa các đồng chí, C.Mác là một thiên tài nhưng lý luận

của ông vẫn bị quy định bởi nhữngđiều kiện lịch sử cụ thể trong thời đạimình. Chúng ta không thể đòi hỏiC.Mác phải tiên lượng được hết và suynghĩ thay cho các thế hệ sau những vấnđề chưa đặt ra trong thời đại của ông.Ph.Ăngghen đã từng khẳng định: “Lýluận của chúng tôi là lý luận của sự pháttriển, chứ không phải là một giáo điềumà người ta phải học thuộc lòng và lắplại một cách máy móc”1. Do vậy, nhữngngười mácxít phải biết tổng kết thựctiễn thời đại mình để vận dụng sángtạo, bổ sung và phát triển lý luận củachủ nghĩa Mác phù hợp với từng điềukiện cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc.

Tính lịch sử, cụ thể luôn là điểmthen chốt trong phương pháp tiếp cậncủa học thuyết Mác bởi theo ông, lịchsử bắt đầu từ đâu thì lôgíc bắt đầu từđó; lý luận phải xuất phát từ thực tiễn,được tổng kết, khái quát từ thực tiễn.Bản thân C.Mác và Ph.Ăngghen cũngthường xuyên bổ sung, hoàn thiện lýluận của mình bằng thực tiễn hoạtđộng cách mạng. Tuyên ngôn của

Đảng Cộng sản ra đời năm 1848 là kếtquả của sự kết hợp giữa nghiên cứukhoa học với việc tổng kết thực tiễnphong trào cách mạng trong giai cấpcông nhân châu Âu giữa thế kỷ XIXcủa C.Mác và Ph.Ăngghen. Trong Lờitựa viết cho lần xuất bản bằng tiếngĐức của Tuyên ngôn vào năm 1872,hai ông đã nói, bất cứ ở đâu, bất cứ lúcnào việc áp dụng các nguyên lý trongTuyên ngôn cũng phải tùy theo hoàncảnh lịch sử đương thời. Đó chính làthái độ mẫu mực, cách ứng xử khoahọc nhất đối với việc phát triển và vậndụng lý luận trong thực tiễn.

Xuất phát từ thực tiễn cụ thể củabối cảnh nước Nga trong giai đoạnchủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranhchuyển sang giai đoạn đế quốc chủnghĩa, V.I.Lênin đã bổ sung, phát triểnlý luận của C.Mác và hình thành nênchủ nghĩa Mác - Lênin. ắng lợi củaCách mạng xã hội chủ nghĩa ángmười Nga vĩ đại mở đầu cho sựchuyển biến của chủ nghĩa xã hội từhọc thuyết trở thành hiện thực, từhiện thực của một nước trở thànhhiện thực của một hệ thống thế giới,mở ra một thời đại mới, thời đại quáđộ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa

xã hội. Chủ nghĩa Mác và tiếp nối làchủ nghĩa Mác - Lênin đã thực sự trởthành ngọn đèn pha rọi sáng, chấmdứt thời kỳ “mò mẫm như trong đêmtối” của hàng triệu nhân dân lao độngvà người dân ở các nước thuộc địasống dưới ách áp bức, bóc lột, tìmđường giải phóng cho mình và chodân tộc mình. Sự hình thành hệ thốngcác nước xã hội chủ nghĩa với nhữngthành tựu phát triển to lớn là chỗ dựacho các dân tộc thuộc địa và phụthuộc đứng lên đấu tranh tự giảiphóng, xóa bỏ ách thống trị của chủnghĩa thực dân trong thế kỷ XX. Vớinhững giá trị tiến bộ, lý luận của Mácđược truyền bá rộng rãi trên toàn thếgiới, ảnh hưởng sâu rộng đến các quốcgia, dân tộc, các nền văn hóa - chínhtrị, hệ tư tưởng của các đảng phái,phong trào xã hội và đến niềm tin,khát vọng của từng cá nhân. Dù ở cácchâu lục khác nhau, với những trìnhđộ phát triển khác nhau, trong nhiềubối cảnh lịch sử, đặc thù, các đảngcộng sản và giai cấp công nhân ở mỗinước đều có thể tìm thấy những căncứ lý luận chung về khả năng “làmtăng thật nhanh lực lượng sản xuấtlên”; về kiểu tổ chức xã hội công bằng,

bình đẳng để cho “sự phát triển tự docủa mỗi người là điều kiện cho sự pháttriển tự do của mọi người”2; về quanhệ giữa các dân tộc, quốc gia “trên cơsở của hòa bình và lao động”...

Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xãhội ở Liên Xô và Đông Âu là tổn thấtlớn đối với phong trào cách mạng thếgiới, song đây không phải là sự sụp đổcủa chủ nghĩa xã hội nói chung, lạicàng không phải là sự sụp đổ của chủnghĩa Mác - Lênin. Đó chỉ là sự sụp đổcủa mô hình chủ nghĩa xã hội giáođiều, xa dân, xa rời những nguyên tắccăn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin,nhất là những nguyên tắc lịch sử - cụthể, nguyên tắc thực tiễn và sự thiếuthích ứng với những thay đổi thườngxuyên của đời sống chính trị - xã hội.Bởi thế, Đảng Cộng sản Việt Nam đãnhận định “Chủ nghĩa xã hội trên thếgiới, từ những bài học thành công vàthất bại cũng như từ khát vọng và sựthức tỉnh của các dân tộc, có điều kiệnvà khả năng tạo ra bước phát triểnmới”3. ực tiễn cải cách và phát triểncủa các nước xã hội chủ nghĩa hiện naycùng với những nỗ lực không ngừngđấu tranh, tìm tòi con đường phát triểnmới của các đảng cộng sản và công

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

7SỐ 63 (197) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

8 SỐ 63 (197) - 2018

nhân trên thế giới là minh chứngkhông thể bác bỏ sức sống mãnh liệt vàgiá trị của học thuyết Mác.

ưa các đồng chí, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận

dụng sáng tạo và bổ sung nhiều luậnđiểm mới cho chủ nghĩa Mác - Lêninphù hợp với thực tiễn Việt Nam. Lãnhtụ Hồ Chí Minh là người đầu tiên đãvận dụng và phát triển sáng tạo chủnghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thểcủa Việt Nam, kế thừa và phát triểncác giá trị truyền thống tốt đẹp của dântộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhânloại, hình thành một hệ thống quanđiểm toàn diện và sâu sắc về nhữngvấn đề cơ bản của cách mạng ViệtNam. Người đã nghiên cứu sâu sắcbản Sơ thảo lần thứ nhất những luậncương về vấn đề dân tộc và thuộc địacủa Lênin, tiếp thu hợp lý tinh thầnTuyên ngôn của Đảng Cộng sản trongbối cảnh lịch sử mới của cách mạnggiải phóng dân tộc thuộc địa và phụthuộc. Người đã tìm thấy giá trị vềquyền bình đẳng, quyền được sống,quyền tự do và quyền mưu cầu hạnhphúc trong bản Tuyên ngôn Độc lậpcủa nước Mỹ và Bản Tuyên ngôn Nhânquyền và Dân quyền của Cách mạng

Pháp. Người đã nghiên cứu Chủ nghĩaTam dân của nhà cách mạng TônTrung Sơn và hiểu rằng khát vọng “dântộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinhhạnh phúc” khó thể đạt được và duy trìbền vững qua con đường cách mạngdân chủ tư sản. Bởi vậy, Hồ Chí Minhvà Đảng Cộng sản Việt Nam đã xácđịnh con đường tất yếu của cách mạngViệt Nam là tiến hành cách mạng dântộc dân chủ nhân dân và tiếp theo làcách mạng xã hội chủ nghĩa để giảiphóng dân tộc và giải phóng giai cấp,kiên định và giương cao ngọn cờ độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chủnghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh trở thành nền tảng tư tưởng củaĐảng Cộng sản Việt Nam, là kim chỉnam cho cách mạng Việt Nam kiênđịnh mục tiêu độc lập dân tộc gắn liềnvới chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo,dẫn dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam- đội tiên phong của giai cấp côngnhân, nhân dân lao động và toàn dântộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợiích của giai cấp công nhân, nhân dânlao động và của dân tộc, nhân dân ViệtNam đã giành thắng lợi vẻ vang trongcông cuộc đấu tranh giành độc lập dântộc, thống nhất đất nước, xây dựng và

bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xãhội chủ nghĩa. 

ực tiễn thế giới và Việt Nam đãchứng tỏ rằng: lúc nào, ở đâu chủnghĩa Mác được vận dụng đúng đắn,sáng tạo thì ở nơi đó, lúc đó tiến trìnhxây dựng chủ nghĩa xã hội vượt quađược những thử thách phát triển đểtiếp tục đi lên. Ngược lại, ở đâu và lúcnào, chủ nghĩa Mác bị hiểu sai, vậndụng máy móc giáo điều, thì conđường đó gặp nhiều khó khăn, thậmchí thụt lùi, thất bại. Xuất phát từ thựctiễn phát triển của Việt Nam, phù hợpvới quy luật và xu thế phát triển chungcủa nhân loại, Đảng Cộng sản ViệtNam đã khởi xướng công cuộc đổimới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạchhoá tập trung sang nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa,đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa, chủ động và tích cực hội nhậpquốc tế. Đổi mới là sản phẩm sáng tạocủa Đảng Cộng sản Việt Nam, nhândân Việt Nam. Đó là chặng đường cáchmạng mới của toàn Đảng, toàn dân tộcViệt Nam, mang tầm vóc và ý nghĩaphát triển to lớn vì mục tiêu xây dựngchủ nghĩa xã hội “dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

ành công của công cuộc đổi mới ởViệt Nam là biểu trưng cho sự vậndụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đạitoàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Trong thực tiễn lãnh đạo công cuộcđổi mới, Đảng Cộng sản Việt Namluôn coi trọng gắn kết hài hoà giữatăng trưởng kinh tế với phát triển vănhoá, xây dựng con người, thực hiệntiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệmôi trường trong từng bước đi và từngchính sách phát triển. Với xuất phátđiểm là một nước có thu nhập thấp,trong giai đoạn đầu, Việt Nam đã rấtchú trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tếnhanh nhằm xoá đói, giảm nghèo, tạora lực lượng vật chất dồi dào và phongphú hơn cho việc thực hiện phân phốivà phân phối lại, đảm bảo công bằngxã hội. Hiện nay, Việt Nam đang cơcấu lại nền kinh tế, chuyển đổi môhình tăng trưởng từ chiều rộng sangchiều sâu, thực hiện phát triển baotrùm và bền vững đất nước. ực tiễnphát triển của thế giới và Việt Namcho thấy, nếu chỉ chú ý đến tăngtrưởng kinh tế mà thiếu quan tâm đếntiến bộ, công bằng xã hội thì không thểtạo lập được nền tảng cho tăng trưởng

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

9SỐ 63 (197) - 2018

bền vững. Ngược lại, nếu chỉ quan tâmđến tiến bộ, công bằng xã hội mà thiếuđi nguồn lực vật chất làm điều kiện,tiền đề, thì có nguy cơ dẫn tới sự càobằng trong nghèo khổ4.

Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, Đảng Cộng sản Việt Namthống nhất nhận thức rằng, kinh tếthị trường định hướng xã hội chủnghĩa là mô hình kinh tế tổng quátcủa Việt Nam. Kinh tế thị trường làsản phẩm của văn minh nhân loại, cóthể thích ứng với nhiều hình tháikinh tế - xã hội khác nhau. Kinh tế thịtrường phát triển đạt tới trình độ caodưới chủ nghĩa tư bản song khôngđồng nhất với chủ nghĩa tư bản vàcũng không đối lập với chủ nghĩa xãhội. Dù có những khiếm khuyết, songthị trường vẫn chứng tỏ là một cơ chếhuy động, phân bổ nguồn lực, thúcđẩy sáng tạo và phát triển tốt nhấthiện nay. Một quốc gia vận dụng cácquy luật thị trường để phát triển kinhtế có thể chưa chắc thành công, songmột quốc gia không có nền kinh tế thịtrường sẽ không thể phát triển bềnvững. Tự thân kinh tế thị trườngkhông đưa đến chủ nghĩa xã hội,nhưng muốn xây dựng chủ nghĩa xã

hội thành công dứt khoát phải pháttriển kinh tế thị trường.

Nền kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinhtế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo cácquy luật của kinh tế thị trường; là nềnkinh tế thị trường hiện đại và hội nhậpquốc tế5. Định hướng xã hội chủnghĩa thể hiện ở việc phát triển kinhtế thị trường có sự quản lý của Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, doĐảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo,hướng vào con người, lấy con ngườilàm trung tâm của sự phát triển, vì lợiích của nhân dân, mọi người dânđược tham gia và mọi người dân đượchưởng lợi. Đây cũng chính là thuộctính nhân văn, đặc trưng riêng có củanền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa Việt Nam.

Hơn 30 năm qua, từ một nước kémphát triển, có thu nhập bình quân đầungười chỉ ở mức dưới 100 đôla Mỹ vàonhững năm đầu đổi mới, đến năm2010, Việt Nam đã vượt qua ngưỡngthu nhập bình quân đầu người 1.000đôla Mỹ, gia nhập nhóm nước có thunhập trung bình thấp và đến năm2018, GDP bình quân đầu người ướcđạt 2540 đôla Mỹ. Tỷ lệ người nghèo

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

10 SỐ 63 (197) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

11SỐ 63 (197) - 2018

đã giảm từ gần 60% vào đầu thập niên1990 xuống mức 20,7% năm 2010; vànhư vậy, chỉ trong vòng hai thập niênđó, khoảng 30 triệu người Việt Namđã thoát khỏi cảnh đói nghèo6. Năm2017, quy mô nền kinh tế Việt Nam đãvượt 220 tỷ đôla Mỹ, tổng kim ngạchxuất nhập khẩu hàng hoá đạt trên 420tỷ đôla Mỹ7. Cùng với thu nhập đượcnâng cao, đời sống vật chất, sức khỏe,giáo dục và tinh thần của nhân dânngày càng được cải thiện. Từ chỗ bịbao vây, cô lập, cấm vận, Việt Nam đãcó quan hệ đối ngoại rộng mở, trởthành thành viên tích cực và có tráchnhiệm của cộng đồng quốc tế.

Những thành tựu to lớn, có ý nghĩalịch sử của hơn 30 năm đổi mới đãtiếp tục khẳng định: sự lãnh đạo đúngđắn của Đảng Cộng sản Việt Nam lànhân tố hàng đầu quyết định mọithắng lợi của cách mạng Việt Nam; sựvững vàng, kiên định trên nền tảng tưtưởng của Đảng, vận dụng sáng tạo,đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh là tiền đề và điềukiện tiên quyết nhất để xây dựng thànhcông chủ nghĩa xã hội mang bản sắcViệt Nam, của Việt Nam và do ngườiViệt Nam thực hiện, với khát vọng đưa

Việt Nam trở thành một nước côngnghiệp tiên tiến vào giữa thế kỷ XXI.

ưa các đồng chí, C.Mác đã rời xa chúng ta nhưng tư

tưởng của ông vẫn còn sống mãi cùngnhân loại, bởi bản chất khoa học, cáchmạng, phát triển và nhân văn của tưtưởng đó vẫn hoàn toàn đúng đắn.Nhiều giá trị lý luận của chủ nghĩa Mácmang sức sống trường tồn vẫn tiếp tụctỏa sáng, như: phương pháp biện chứngduy vật, quan niệm duy vật về lịch sử,học thuyết hình thái kinh tế - xã hội,chủ nghĩa nhân văn vì con người, họcthuyết về chủ nghĩa xã hội, v.v...

ực tiễn cho thấy, cùng với sự pháttriển của lực lượng sản xuất hiện đại,nhất là cách mạng khoa học - côngnghệ, thế giới đang hội tụ về những giátrị chung phù hợp với bản chất nhânvăn cao đẹp của chủ nghĩa xã hội, như:đảm bảo phát triển bao trùm và bềnvững, không để một ai bị tụt lại phíasau; phát triển toàn diện con người,v.v... Bởi vậy, học thuyết Mác vẫn làluận cứ khoa học đầy sức thuyết phục,luôn thôi thúc chúng ta xây dựng khátvọng và tầm nhìn phát triển hướng tớimột xã hội nhân văn, với những giá trịcốt lõi, phổ quát của nhân loại, như: vì

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

12 SỐ 63 (197) - 2018

con người, lấy con người làm trung tâm,do con người và giải phóng con người.

Với tinh thần khoa học và kháchquan, chúng ta cần nghiên cứu, traođổi để tiếp tục phát triển và vận dụngsáng tạo chủ nghĩa Mác trong xây dựngkhát vọng và tầm nhìn phát triển chochủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI. Chúng tacó sứ mệnh tiếp tục lan tỏa học thuyếtMác trên tinh thần của một học thuyếtkhoa học, cách mạng và phát triển; họcthuyết cải tạo và thay đổi thế giới; họcthuyết giải phóng con người; và đươngnhiên, như chính học thuyết Mác đã

chỉ ra, tư duy và định hình đường lốiphát triển của chúng ta phải luôn thíchứng với sự thay đổi, phù hợp với bốicảnh và điều kiện mới để thành công.

Với tinh thần đó, tôi tin tưởng rằng,hội thảo trao đổi lý luận của hai ĐảngCộng sản chúng ta sẽ nhận đượcnhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc củacác vị đại biểu. Xin chúc các quý vị đạibiểu và toàn thể các đồng chí mạnhkhoẻ, hạnh phúc và thành công!

Chúc Trao đổi Lý luận của chúng tathành công tốt đẹp!

Trân trọng cảm ơn!  r

1 C.Mác - Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.36, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1999, tr.796.2 C.Mác - Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị quốc gia, 1995, tr.628.3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội, 2001, tr.14.4 “Phát triển bền vững, thực hiện công bằng xã hội, nhìn từ thực tiễn đổi mới ở Việt Nam”,Phát biểu của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Trường Đạihọc tổng hợp La Habana, Cuba, tháng 3-2018.5 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòngtrung ương Đảng, 2016, Hà Nội.6 Ngân hàng thế giới: Khởi đầu tốt nhưng chưa phải đã hoàn thành: ành tựu ấn tượngcủa Việt Nam về giảm nghèo và những thách thức mới, Ngân hàng thế giới tại Việt Nam,Hà Nội, 2012.7 Tổng cục thống kê: ông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội năm 2017, Hà Nội, 2017.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

13SỐ 63 (197) - 2018

Nếu coi thể chế phát triển lànhững quy tắc chính thứcvà không chính thức quy

định sự vận hành của các yếu tố nhằmđạt được mục đích phát triển đấtnước, thì thể chế chính trị giữ vai tròtrung tâm, quyết định. Bởi vì không aikhác, chính tổ chức bộ máy hệ thốngchính trị là chủ thể xây dựng, hoànthiện và vận hành thể chế phát triểnmà trước hết là thể chế chính trị. Đếnlượt nó, thể chế chính trị trở lại quyđịnh, thúc đẩy sự phát triển, hoànthiện của tổ chức bộ máy hệ thốngchính trị. Từ nhận thức ấy, bài viết

mong muốn lý giải về vai trò, vị trí, ýnghĩa, thực trạng, những vấn đề đặt ravà những giải pháp nhằm tích cực hóatổ chức bộ máy hệ thống chính trị,một nhân tố có ý nghĩa sống còn đốivới thể chế chính trị nói riêng và thểchế phát triển đất nước nhanh, bềnvững trong điều kiện hiện nay. Bài viếtsẽ tập trung làm rõ về ba vấn đề: ứnhất, vai trò, vị trí, ý nghĩa của tổ chứcbộ máy hệ thống chính trị đối với thểchế phát triển đất nước; thứ hai,những vấn đề gì đặt ra trong tổ chứcbộ máy hệ thống chính trị nước tahiện nay liên quan đến thể chế phát

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

TỔ CHỨC BỘ MÁY HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ - VẤN ĐỀ TRUNG TÂM

TRONG XÂY DỰNG THỂ CHẾ PHÁTTRIỂN NHANH, BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

l GS, TS Tạ NGọc TấNPhó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

14 SỐ 63 (197) - 2018

triển; thứ ba, giải pháp nào cho xâydựng tổ chức bộ máy hệ thống chínhtrị đáp ứng yêu cầu của thế chế pháttriển đất nước hiện nay.1. Vai trò, tầm quan trọng của tổ chứcbộ máy hệ thống chính trị đối với thểchế phát triển

1) Khái niệm “Hệthống chính trị” bắt đầuđược sử dụng từ Hộinghị Trung ương 6khóa VI (tháng 3-1989), để thay cho kháiniệm “Hệ thốngchuyên chính vô sản”.Đây là một bước nhậnthức mới của Đảng tavề vai trò, vị trí, tínhchất của hệ thốngquyền lực trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xãhội ở Việt Nam.

Hệ thống chính trị của chúng tagồm ba “tiểu hệ thống” là Đảng Cộngsản, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốctập hợp các đoàn thể, tổ chức nhândân. Ba “tiểu hệ thống” chính trị gắnbó chặt chẽ với nhau, cùng chung mụcđích xây dựng, phát triển đất nước,tiến lên CNXH, do Đảng Cộng sản

lãnh đạo. Ba “tiểu hệ thống” ấy gắn bóchặt chẽ với nhau, hợp thành một hệthống chính trị thống nhất, vận hànhtheo quan hệ chức năng có tínhnguyên tắc: Đảng lãnh đạo, Nhà nướcquản lý, nhân dân làm chủ.

Hệ thống chính trịnước ta nắm giữ toàn bộhệ thống các quyền lựcxã hội trên thực tế, từquyền lực chính trị,quyền lực nhà nước đếncác quyền lực khác trongxã hội, trong đó có cácquyền lực về xây dựng,hoàn thiện, tổ chức thựcthi, kiểm sát việc thực thihệ thống thể chế pháttriển. Chính vì thế, việchoàn thiện và thực thi cóhiệu quả thể chế pháttriển chỉ có thể xảy ra

khi có một tổ chức bộ máy hệ thốngchính trị tốt, hợp lý, hoạt động hiệulực, hiệu quả.

2) Đổi mới tổ chức bộ máy của hệthống chính trị không thể tách rờicông tác cán bộ. Đây là hai lĩnh vựcgắn bó hữu cơ, phụ thuộc lẫn nhau,làm tiền đề cho nhau. Trong tác

Hệ thống chính trị củachúng ta gồm ba “tiểuhệ thống” là ĐảngCộng sản, Nhà nướcvà Mặt trận Tổ quốctập hợp các đoàn thể,tổ chức nhân dân. Ba“tiểu hệ thống” chínhtrị gắn bó chặt chẽ vớinhau, cùng chung mụcđích xây dựng, pháttriển đất nước, tiến lênCNXH, do Đảng Cộngsản lãnh đạo.

phẩm “Làm gì”, V.I.Lênin đã sớmnhận thấy sức mạnh của tổ chứcđảng đối với cách mạng vô sản khicho rằng: “Hãy cho chúng tôi một tổchức những người cách mạng, vàchúng tôi sẽ đảo lộn nước Nga lên”1.Nên nhớ rằng, V.I.Lênin nói đến “tổchức” là tổ chức của “những ngườicách mạng”, một “lực lượng”nhữngngười có đủ năng lực thực sự đểtham gia vào cuộc cách mạng vĩ đại.Người nhấn mạnh: “Muốn trở thànhmột lực lượng chính trị như thếtrước con mắt công chúng thì phảicố gắng rất nhiều và bền bỉ để nângcao tính tự giác, óc sáng kiến và nghịlực của chúng ta lên, chứ chỉ đemdán cái nhãn hiệu “đội tiên phong”vào lý luận và thực tiễn của đội hậuvệ thì không đủ”2.

Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làmviệc”, Hồ Chí Minh nhấn mạnh:“Muôn việc thành công hoặc thất bại,đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó làmột chân lý nhất định”3. Vì vai trò cóý nghĩa quyết định của công tác cánbộ như vậy nên Người yêu cầu “huấnluyện cán bộ là công việc gốc củaĐảng”, “Đảng phải nuôi dạy cán bộ,như người làm vườn vun trồng

những cây cối quý báu”4. eo người,việc “dạy cán bộ và dùng cán bộ” thểhiện ở 6 việc là: 1. Phải biết rõ cán bộ;2. Phải cất nhắc cán bộ một cách chođúng; 3. Phải khéo dùng cán bộ; 4.Phải phân phối cán bộ cho đúng; 5.Phải giúp cán bộ cho đúng; 6. Phảigiữ gìn cán bộ5. Tất cả những côngviệc đó đều là công việc của tổ chức,của bộ máy công tác của Đảng và cảhệ thống chính trị. Chỉ có một tổchức bộ máy hệ thống chính trị tốtmới có thể hoàn thành được nhữngcông việc về đào tạo, bồi dưỡng, huấnluyện, sử dụng, kiểm tra và phát huyđầy đủ năng lực cán bộ. Cán bộ tốtnhưng đặt vào trong một tổ chức bộmáy không tốt thì cán bộ đó hoặc làkhông thể phát huy được năng lựccủa mình, hoặc là khó tránh khỏi bịrơi vào những sai lầm, bị lôi kéo vàonhững khuyết điểm. Ngược lại, cánbộ kém mà đặt vào một tổ chức bộmáy tốt sẽ có điều kiện để được họctập, rèn luyện, giúp đỡ nâng cao trìnhđộ văn hóa, năng lực công tác, có thểtrở thành những cán bộ tốt, hoặc ítra cũng không bị sa vào những sailầm, khuyết điểm, nhất là những sailầm, khuyết điểm về chính trị, đạo

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

15SỐ 63 (197) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

16 SỐ 63 (197) - 2018

đức. Hơn thế nữa, đội ngũ cán bộ tốtsẽ đảm bảo cho việc tiếp tục đổi mới,hoàn thiện về tổ chức bộ máy và cơchế vận hành của nó theo hướngngày càng tích cực hơn, hiệu quảhơn, cập nhật với tình hình và nhữngyêu cầu mới đặt ra từ thực tế. Từ gócnhìn ấy có thể thấy vai trò quyết địnhcủa tổ chức bộ máy hệ thống chính trịtrong việc xây dựng,hoàn thiện và thực thithể chế phát triển chungcủa xã hội.2. Những vấn đề đặt racủa tổ chức bộ máy hệthống chính trị nước tahiện nay

Trước hết, cần phảikhẳng định rằng, côngtác tổ chức bộ máy hệ thống chính trịcủa chúng ta đã có nhiều biến chuyểnquan trọng, đạt được nhiều kết quả cơbản và to lớn trong hơn 30 năm thựchiện đường lối đổi mới của Đảng. Tổchức bộ máy đã có những chuyểnbiến theo hướng đáp ứng với nhữngđòi hỏi đặt ra của thực tiễn công cuộcxây dựng, phát triển đất nước và bảovệ Tổ quốc. Một số cơ quan, tổ chứcmới được thiết lập, một số cơ quan, tổ

chức không còn phù hợp đã được giảithể hoặc sáp nhập vào các cơ quan, tổchức thích hợp. Trong nội bộ nhiều cơquan, tổ chức cũng có những thay đổivề bộ máy, nhân sự theo hướng ngàycàng hợp lý hoá với những điều kiệnkinh tế - xã hội đã thay đổi. Một số cơquan nhà nước, nhất là Quốc hội, đãđược tăng cường các điều kiện, nguồn

lực, ngày càng thể hiệnrõ hơn vai trò và tráchnhiệm trong quản lý đấtnước. Các quy định, chếđộ, hành lang pháp lýcho hoạt động của hệthống chính trị được bổsung, phát triển, v.v..Những kết quả quantrọng trong công tác tổ

chức bộ máy hệ thống chính trị, vàgắn bó hữu cơ với nó, những đổi mớivề thể chế là những điều kiện cơ bản,quyết định cho những thành tựu tolớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộcđổi mới. Tuy nhiên, thực tế cho thấycòn nhiều vấn đề đang đặt ra trongcông tác tổ chức bộ máy của hệ thốngchính trị nước ta hiện nay.

ứ nhất, tổ chức bộ máy hệ thốngchính trị còn cồng kềnh, nhiều tầng

Tổ chức bộ máy đã cónhững chuyển biếntheo hướng đáp ứngvới những đòi hỏi đặtra của thực tiễn côngcuộc xây dựng, pháttriển đất nước và bảovệ Tổ quốc.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

17SỐ 63 (197) - 2018

nấc, ngày càng phình to, thiếu ổn định,không phù hợp với các điều kiện kinhtế - xã hội đã có rất nhiều biến chuyểnqua hơn 30 năm thực hiện đường lốiđổi mới. ể chế kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa đã thaythế cho cơ chế quản lý kế hoạch hóa,bao cấp trước đây. Những thành tựucủa công cuộc đổi mới đã khôngngừng cải thiện mọi mặt đời sống cáctầng lớp dân cư. Cơ cấu xã hội đã cóthay đổi to lớn, trong đó tầng lớptrung lưu đã phát triển đáng kể. Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đãhình thành, phát triển. Những thànhtựu của khoa học, kỹ thuật và côngnghệ, nhất là công nghệ thông tin, sựhội nhập quốc tế mạnh mẽ của đấtnước và cùng với nó là một nền kinhtế có độ mở cao độ đã mang lạinhững điều kiện rất mới cho sự pháttriển kinh tế - xã hội, tạo ra lối sống,thói quen tiêu dùng mới, tác độngmạnh mẽ vào các quan hệ kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội, v.v..

eo quy luật, những điều kiện ấylà cơ sở khách quan và đặt ra nhữngyêu cầu tất yếu của việc đổi mới tổchức, cơ chế vận hành, tinh giản bộmáy, nâng cao năng xuất lao động,

hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, trênthực tế, tổ chức bộ máy của hệ thốngchính trị nước ta lại ngày càng mởrộng quy mô, phức tạp hóa về cấutrúc. Số lượng biên chế tăng đều từngnăm (đến trước thời điểm Bộ Chínhtrị ra Nghị quyết số 39, tháng 4 năm2015). Nhiều bộ phận trung gian,hoạt động không rõ chức năng,nhiệm vụ. Không ít thiết chế được lậpra chưa thật hợp lý, làm cho chứcnăng, nhiệm vụ chồng chéo, gây khókhăn hoặc giảm trách nhiệm, hiệu lựchoạt động của các cơ quan khác.Chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệmcông tác giữa các cơ quan Đảng, Nhànước, Mặt trận Tổ quốc, giữa các cấphành chính trong mỗi hệ thốngquyền lực, giữa các cấp lãnh đạo quảnlý trong nhiều cơ quan, tổ chức khôngrõ ràng, còn có hiện tượng lấn sâncông việc nhưng đùn đẩy tráchnhiệm. Số người hưởng lương, phụcấp từ ngân sách nhà nước rất lớn(Nghị quyết TƯ6), trong khi năngxuất lao động, hiệu xuất công tácthấp, làm cho chi ngân sách cho bộmáy ngày càng tăng. Chế độ tiềnlương chậm được thay đổi làm chotiền lương thực tế của cán bộ, viên

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

18 SỐ 63 (197) - 2018

chức không còn ý nghĩa tích cựctrong việc đánh giá hiệu quả công tác,v.v.. Nói tóm lại, chúng ta chưa nhậnthức rõ tính chất, cấu trúc và cơ chếvận hành của hệ thống chính trị nướcta hiện nay nên việc xây dựng và vậnhành tổ chức bộ máy hệ thống chínhtrị còn lúng túng, hạn chế hiệu lực,hiệu quả hoạt động.

ứ hai, cơ chế Đảng lãnh đạo,Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủchưa được nhận thức rõ ràng, chưađược đổi mới hoàn thiện trong quátrình xây dựng, phát triển đất nước.Trong đường lối và chủ trươngchung của Đảng, chức năng, nhiệmvụ, cơ chế vận hành của mỗi “tiểu hệthống” và của cả hệ thống chính trịđều đã được xác định khá rõ ràng.Tuy nhiên trên thực tế, việc cụ thểhoá những quan điểm, chủ trươngnày diễn ra quá chậm hoặc khôngđáp ứng yêu cầu, quan điểm, đòi hỏichung. Tình trạng trên dẫn tới, chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức,quan hệ công tác giữa nhiều cơquan, bộ phận chưa thật rõ ràng, còntrùng lắp, chồng chéo với nhau. Vềcơ bản, tổ chức bộ máy trong từng“tiểu hệ thống” cũng như trong toàn

bộ hệ thống chính trị chưa đổi mớikịp với những thay đổi và yêu cầucủa thực tiễn. Trong khi các điềukiện kinh tế, xã hội đã có những thayđổi to lớn thì tổ chức bộ máy và cơchế vận hành của nó vẫn ít thay đổi.Mô hình tổ chức cụ thể, chức năng,trách nhiệm, quyền lực, nghĩa vụ củatừng “tiểu hệ thống”, cũng như củacác cấp, các bộ phận trong mỗi “tiểuhệ thống” còn nhiều điểm chưa rõràng, chưa hợp lý, chưa phù hợp vớiđiều kiện mới. Mối quan hệ, tácđộng qua lại giữa các cấp, các bộphận trong từng “tiểu hệ thống”cũng như của cả hệ thống chính trịkhông rõ ràng, phân minh.

ứ ba, vấn đề kiểm soát quyền lực,giám sát liêm chính bị buông lỏng; kỷcương, kỷ luật và việc thực thi pháp luậtkhông nghiêm minh dẫn đến tìnhtrạng “quan liêu, tham nhũng, lãngphí vẫn còn nghiêm trọng, với nhữngbiểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa đượcđẩy lùi, gây bức xúc xã hội”6.

Kiểm soát quyền lực, giám sát liêmchính là một vấn đề cơ bản của mọichế độ nhà nước trong lịch sử cũngnhư hiện đại. Việc kiểm soát quyềnlực nhằm đảm bảo cho nhà nước vận

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

19SỐ 63 (197) - 2018

hành hiệu quả, ngăn chặn sự lợi dụngquyền lực mưu cầu lợi ích riêng, lợiích nhóm. Giám sát liêm chính nhằmngăn chặn, cảnh báo những hành vitiêu cực, tham nhũng, lợi dụng chứcquyền, bảo vệ sự trong sạch và uy tíncủa đội ngũ cán bộ, công chức, viênchức. Kiểm soát quyền lực và giámsát liêm chính tuy hai mà là một, nhưhai mặt của một vấn đề, gắn bó chặtchẽ với nhau, làm tiền đề và điều kiệncho nhau. Về nguyên tắc, mọi quyềnlực trong xã hội đều phải được kiểmsoát, mọi cán bộ, công chức, viên chứcđều phải được giám sát liêm chính.Càng những cơ quan, tổ chức, cánhân nắm giữ quyền lực quan trọngcủa hệ thống chính trị, các nguồn lựcto lớn của xã hội càng phải đượckiểm soát, giám sát một cách chặtchẽ, nghiêm khắc. Giáo dục về đạođức là một yếu tố rất quan trọng,nhưng nếu thiếu sự kiểm tra, kiểmsoát, giám sát về quyền lực và liêmchính thì đạo đức rất dễ bị xuyên tạc,mất đi ý nghĩa xã hội.

Tuy nhiên, trên thực tế, chúng tachưa nhận thức rõ, đầy đủ về nhiềuvấn đề lý luận rất quan trọng của hệthống chính trị. Trước hết là nhận

thức, quan điểm về vấn đề kiểm soátquyền lực, giám sát liêm chính chưađầy đủ, rõ ràng, quyết tâm chính trịchưa cao. Tổ chức bộ máy, cơ chếvận hành cũ được duy trì quá lâu,không được đổi mới đồng bộ vớinhững đổi mới về kinh tế, xã hội. Đócũng là nguyên nhân dẫn đến việc“chưa chế định rõ, đồng bộ, hiệu quảcơ chế phân công, phối hợp và kiểmsoát quyền lực nhà nước ở các cấp”7.“Kỷ cương, kỷ luật trong quản lý nhànước, thực thi công vụ còn nhiềuyếu kém”8. Những hạn chế trên đâytất yếu dẫn đến hạn chế về hiệu lực,hiệu quả lãnh đạo, quản lý nhà nướcvà xã hội. Sự xô lệch giữa thực tếkinh tế - xã hội với tổ chức bộ máy,cơ chế vận hành của hệ thống chínhtrị; sự thiếu đồng bộ của hệ thốngpháp luật và lỏng lẻo trong thực thipháp luật tạo ra những khe hở,những vùng trống quyền lực, nhữngđiều kiện thuận lợi, những mảnh đấtmàu mỡ cho tiêu cực, quan liêu,tham ô, lãng phí.

ứ tư, hiệu lực và hiệu quả hoạtđộng của hệ thống chính trị hạn chế:

- Chậm cụ thể hóa các đường lối,chủ trương của Đảng thành các

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

20 SỐ 63 (197) - 2018

chính sách, quyết định quản lý nhànước. Không ít quan điểm, chủtrương trong các Nghị quyết củaĐảng không được triển khai thựchiện trên thực tế hoặc có triển khaithực hiện nhưng không mang lại kếtquả, hiệu quả như yêu cầu.

- Năng lực, sức chiến đấu của mộtsố cấp ủy, tổ chức Đảng còn yếu, cábiệt có nơi còn mất đoàn kết. Do đó,tổ chức Đảng không thể đáp ứng yêucầu về nêu gương, tập hợp lực lượngquần chúng nhân dân, không pháthuy được sức mạnh, nguồn lực và cácnhân tố tích cực của nhân dân để lãnhđạo thực hiện các nhiệm vụ chính trịcủa địa phương, đơn vị công tác.

- Việc triển khai, tổ chức thực hiệncác quyết sách của Đảng, các quyếtđịnh, chính sách của Nhà nước chưamang lại hiệu quả như mong đợi. Mộtsố doanh nghiệp nhà nước để xảy ratình trạng thất thoát vốn, đầu tưkhông hiệu quả, làm cho nợ côngtăng cao. Một số chiến lược, kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội của đấtnước không hoàn thành hoặc kếtthúc với hiệu quả thấp...

- ực hành dân chủ xã hội chủnghĩa có nơi, có lúc còn mang tính

hình thức. Ở một số nơi, một số tổchức Đảng, tổ chức Nhà nước còn xadân, chưa quan tâm chăm lo đờisống mọi mặt của người dân. Cảicách hành chính chậm, nhiều vấn đềkhó khăn, phức tạp, mới nảy sinh từthực tế nhưng không được quan tâmgiải quyết một cách công bằng, hợplý, dẫn đến những bức xúc trongnhân dân.

- Tình trạng suy thoái về tư tưởngchính trị, đạo đức và lối sống, tựchuyển biến, tự chuyển hóa trongnội bộ của một số không ít cán bộ,đảng viên.

- “am nhũng, lãng phí vẫn cònnghiêm trọng, với những biểu hiệnngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ratrên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiềungành...”9. Bệnh mua quan, bánchức, chạy lợi ích, ngày càng phứctạp, nặng nề hơn. Nguồn vốn củaNhà nước được phân bổ vẫn cònnhững nội dung bất hợp lý, còn bịchi phối nhiều bởi cơ chế “xin - cho”,làm cho hiệu quả sử dụng vốn thấp,gây lãng phí cho nền kinh tế. amnhũng vặt tràn lan, trở thành phổbiến như một “chế độ” đương nhiên.am nhũng còn dẫn đến mất cán

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

21SỐ 63 (197) - 2018

bộ, kể cả cán bộ cao cấp, đoàn kếtnội bộ các cơ quan, tổ chức bị xóimòn, gây bức xúc xã hội.

- Diễn biến tư tưởng trong nhândân ngày càng phức tạp. Công tác chỉđạo, quản lý truyền thông, báo chíchuyển biến không theo kịp tình hìnhthực tế. Phản ứng đối với những vấnđề thời sự, nhậy cảm của thông tintruyền thông không những khôngchủ động, mà còn chậm, bị động.ông tin chính thống vẫn chủ yếu vàcơ bản là một chiều, minh họa chonghị quyết, ít thông tin phê bình, phêphán, càng hiếm những thông tinphản biện khoa học. ông tin khôngchính thống trên môi trường mạngngày càng lấn sân chính thống, chiphối đối với dư luận xã hội...

Những vấn đề trên đây xuất phát từnhận thức lý luận và thực tiễn xâydựng, vận hành hệ thống chính trị ởnước ta hiện nay còn nhiều bất cập.Đó cũng chính là nguyên nhân dẫnđến sự giảm sút niềm tin của nhândân vào Đảng, Nhà nước và chế độ.Mà niềm tin của nhân dân chính là cơsở sống còn của chế độ, của Đảng ta.Nói như Tổng Bí thư Nguyễn PhúTrọng: “Cần khẳng định, ta làm hợp

lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn,Đảng ta còn. Ngược lại, nếu làm cái gìtrái lòng dân, để mất niềm tin là mấttất cả”10.3. Định hướng giải pháp nào cho xâydựng tổ chức bộ máy hệ thống chínhtrị đáp ứng yêu cầu của thể chế pháttriển đất nước

Đổi mới tổ chức bộ máy hệ thốngchính trị là một điều kiện hàng đầuđảm bảo cho việc nâng cao năng lựclãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhànước, phát huy quyền làm chủ củanhân dân. Đó cũng chính là điều kiệnđể có thế xây dựng, hoàn thiện và thựcthi hệ thống thể chế nhằm thúc đẩy sựphát triển nhanh, bền vững của đấtnước. Vậy, định hướng giải pháp nàođể đổi mới tổ chức bộ máy hệ thốngchính trị trong điều kiện hiện nay.Phải chăng đó là:

ứ nhất, đổi mới nhận thức lýluận về chủ nghĩa xã hội và về tổ chứcbộ máy hệ thống chính trị trong điềukiện mới.

Trong nhận thức lý luận, vấn đềquan trọng hàng đầu là dựa chắc vàophương pháp luận chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tránhcách nhìn thiên kiến, bảo thủ. Một

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

22 SỐ 63 (197) - 2018

vấn đề đặc biệt quan trọng tạo nênsức sống của chủ nghĩa Mác - Lêninchính là phương pháp biện chứng,cách nhìn nhận xã hội trong sự vậnđộng không ngừng, phát triển khôngngừng. Chính Mác,Ăngghen đã nhiều lầnnhấn mạnh sự cần thiếtphải xem xét nhữngvấn đề của cách mạngmột cách biện chứng,không tách rời các điềukiện lịch sử cụ thể. Việcnhanh chóng thay đổichính sách xây dựngđất nước bằng “Chínhsách kinh tế mới” cho thấy V.I.Lêninđã rất quyết liệt vượt qua những ràocản về nhận thức, dám đoạn tuyệt vớinhững tín điều, “công thức” cũ, vớicách tiếp cận rất thực tế, rất sáng tạo.Hồ Chí Minh đã diễn đạt cách tiếpcận ấy bằng châm ngôn “Dĩ bất biếnứng vạn biến”, cũng có nghĩa là mụctiêu cách mạng không thay đổi,nhưng phương pháp, cách thức, biệnpháp thì phải luôn sáng tạo, tùythuộc vào tình hình, điều kiện cụ thểmỗi nơi, mỗi lúc. Đó là phương phápdựa vào thực tế, nhìn thẳng vào thực

tế, nghiên cứu, rút ra những kinhnghiệm hay, bài học tốt. Đồng thờiqua thực tiễn để kiểm nghiệm, đánhgiá lại những vấn đề lý luận, chủtrương của Đảng, chính sách của

Nhà nước đã và đangthực hiện để nhanhchóng điều chỉnh, tìmra cái sai để sửa, tìm rara giải pháp mới, cáchlàm mới để đạt đượcmục đích.

Từ nhận thức lý luậnchung để thấy những cơsở khoa học, thực tiễncủa tổ chức bộ máy hệ

thống chính trị của chúng ta đã cónhiều thay đổi. Đó là những thay đổichung trên quy mô thế giới, phạm vinhân loại do sự phát triển của khoahọc công nghệ hiện đại, do hệ thốngtri thức to lớn và những bài học lịchsử phong phú được tích lũy, do trìnhđộ phát triển về văn hóa, xã hội vàcon người đã được nâng lên, do cáchình thái chế độ chính trị - xã hội đãđược biến đổi rất nhiều trong quátrình vận động, thích ứng với cácđiều kiện mới, do sự thể hiện vôcùng phong phú, phức tạp các quan

Đổi mới tổ chức bộmáy hệ thống chính trịlà một điều kiện hàngđầu đảm bảo cho việcnâng cao năng lựclãnh đạo của Đảng,quản lý của Nhà nước,phát huy quyền làmchủ của nhân dân.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

23SỐ 63 (197) - 2018

hệ quốc tế và khu vực, v.v.. Vấn đềđặt ra là cần nghiên cứu, làm rõ nộidung, tính chất của những thay đổiđó để từ đó tìm ra những yêu cầu,đòi hỏi khách quan đặt ra cho tổchức bộ máy hệ thống chính trị; làmsao cho tổ chức bộ máy đó vừa thíchứng với thực tế, vừa đảm bảo địnhhướng chế độ và thực hiện đượcmục tiêu phát triển đất nước.

ứ hai, tiếp tục nghiên cứu, làm rõnhận thức lý luận về đảng lãnh đạo,đảng cầm quyền, về phương thức lãnhđạo, phương thức cầm quyền của Đảngtrong điều kiện mới.

Những lúng túng trong trong hoạtđộng và những hạn chế trong thực tếcông tác xây dựng Đảng, xây dựng hệthống chính trị trong thời gian vừaqua có một phần nguyên nhân từchính sự chưa rõ ràng trong nhậnthức lý luận. Nguyên tắc chung củamối quan hệ “Đảng lãnh đạo - Nhànước quản lý - Nhân dân làm chủ” đãđược xác định từ lâu nhưng nội dungcụ thể của nó như thế nào vẫn chưađược xác định, chưa được thống nhất.Cương lĩnh năm 2011 xác định:“Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh,chiến lược, các định hướng về chính

sách và chủ trương lớn; bằng công táctuyên truyền, thuyết phục, vận động,tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằnghành động gương mẫu của đảngviên”11. Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020 dường như đãdiễn đạt phương thức lãnh đạo củaĐảng theo một cách cụ thể hơn:“Trong điều kiện Đảng ta là Đảngcầm quyền và có nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của dân, dodân, vì dân, phương thức lãnh đạocủa Đảng phải chủ yếu bằng Nhànước và thông qua Nhà nước”12. Vấnđề tiếp theo vẫn rất cần phải làm rõsự thống nhất giữa hai cách diễn đạtđó, xác định rõ tính chất, phạm vi,mức độ, trách nhiệm của sự lãnh đạocủa Đảng đến đâu, cơ chế nào đảmbảo sự lãnh đạo đó thực sự hiệu lực,hiệu quả.

Vấn đề kiểm soát soát quyền lực,sự liêm chính của cán bộ trong điềukiện duy nhất Đảng Cộng sản lãnhđạo cũng là một vấn đề cần thiếp tụcnghiên cứu làm rõ từ nhận thức đếncơ chế, giải pháp trong thực tế. Cầnlàm rõ những cơ chế, giải pháp đảmbảo mọi quyền lực phải được kiểmsoát chặt chẽ, mọi cán bộ trong hệ

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

24 SỐ 63 (197) - 2018

thống chính trị phải được giám sát vềliêm chính, không có vùng cấm trongbất cứ cơ quan, tổ chức nào. Cần phảinhớ rằng, giáo dục đạo đức là vôcùng quan trọng, nhưng chỉ dựa vàođạo đức là không đủ. Một chế độkiểm soát quyền lực, giám sát liêmchính chặt chẽ, nghiêm minh là yêucầu không thể thiếu để đảm bảo chobộ máy nhà nước vận hành một cáchhiệu lực, hiệu quả. Từ năm 1923,V.I.Lênin đã yêu cầu: “những ủy viênBan kiểm tra trung ương có nhiệmvụ tham dự, với một số lượng nhấtđịnh, vào mỗi phiên họp của BộChính trị, sẽ phải là một nhóm cốkết, nó, “không được vị nể cá nhân”phải giữ gìn sao cho không mộtquyền uy nào của Tổng Bí thư hay làcủa một ủy viên nào trong Ban Chấphành Trung ương có thể ngăn cảnmình chất vấn, kiểm tra các hồ sơ, vànói chung, nắm được tình hình hếtsức rõ ràng và xử lý mọi việc hết sứcđúng đắn”13.

ứ ba, nghiên cứu xây dựng môhình tổng thể tổ chức bộ máy hệ thốngchính trị Việt Nam đáp ứng nhữngyêu cầu đặt ra trong thời kỳ mới. Đâylà vấn đề rất khó, đòi hỏi sự công

phu, khoa học. Về cơ bản, mô hìnhtổng thể tổ chức bộ máy hệ thốngchính trị nước ta cần giải quyết tốtmối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhànước quản lý, Nhân dân làm chủ. Yêucầu đặt ra là sự hợp lý hoá, thể chếhoá vai trò, trách nhiệm, cơ chế vậnhành trong nội bộ từng yếu tố và giữacác yếu tố với nhau, đảm bảo sự tinhgọn, rõ ràng về quyền hạn, chứcnăng, trách nhiệm, không trùng dẫmlẫn nhau, không bao biện làm thaygiữa các cấp, các ngành.

Một mặt, cần khẳng định vai trò, vịtrí của tổ chức bộ máy hệ thống chínhtrị trong thời gian qua là rất quantrọng, là cơ sở hàng đầu đảm bảo chonhững thành tựu to lớn của đất nướctrong thời gian qua. Mặt khác, cầnthấy rằng việc đổi mới mô hình tổchức bộ máy hệ thống chính trị nướcta là yêu cầu khách quan, bức thiết,không thể chậm trễ. Nhưng việc thựchiện đổi mới mô hình tổng thể hệthống chính trị cũng cần phải khoahọc, chắc chắn, kế thừa được nhữngyếu tố tích cực đã có, vận dụng đượcnhững kinh nghiệm tốt của thế giới,giữ vững được sự ổn định chính trị -xã hội.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

25SỐ 63 (197) - 2018

Vấn đề đặt ra trong mô hình tổngthể tổ chức bộ máy hệ thống chínhtrị là sự phân công quyền hạn, tráchnhiệm rõ ràng đối với từng cấp,ngành, từng vị trí cán bộ lãnh đạoquản lý. Đưa ra và thực thi nghiêmtúc những nguyên tắc, quy định đểđảm bảo sự nghiêm khắc, công bằngvà bình đẳng của mọi công dân trướcpháp luật, xóa bỏ vùng cấm, ngănchặn sự phát sinh đặc quyền đặc lợi.Đặc biệt, cần ứng dụng các thành tựukhoa học, nhất là công nghệ số đểkhách quan hóa những quan hệ giaodịch dân sự, nhất là những giao dịchcó nguy cơ nảy sinh tiêu cực...

ứ tư, xây dựng và thực hiện chiếnlược mới về công tác cán bộ. Trongchiến lược cán bộ mới cần có nhữngđiều kiện, giải pháp nhằm đào tạo, bồidưỡng để sớm xây dựng được một độingũ cán bộ, nhất là cán bộ chiến lược,vừa hồng, vừa chuyên, có năng lựccông tác tốt, có nhân cách đạo đức tốt,đáp ứng những yêu cầu của thực tếđang đặt ra. Để đáp ứng yêu cầu đó,cần đổi mới căn bản về nhận thức, vềhệ thống tổ chức, về nội dung,phương thức đào tạo, bồi dưỡng độingũ cán bộ.

Trước hết, không thể quên rằng,việc đào tạo cán bộ cho hệ thốngchính trị bắt đầu ngay từ giáo dụcphổ thông. Nếu chức năng giáo dụcphổ thông là giáo dục nhân cách, lốisống con người, kỹ năng, lối sốngcủa công dân, thì đây cũng chính làtạo “phôi” cho việc đào tạo cán bộ vềsau. Sự nhầm lẫn về mục tiêu, nộidung, phương pháp giữa giáo dụcphổ thông với đào tạo nghề nghiệp,chuyên gia ở bậc đại học, giữa xã hộihóa giáo dục với thị trường hóa giáodục, đang có nguy cơ thực tế dẫn đếnnhững thiếu sót ngay từ khâu tạo“phôi” cho công tác đào tạo cán bộ.Đặc biệt, với tình trạng xã hội hóagiáo dục biến thành thị trường hóagiáo dục một cách cực đoan, thiếuđịnh hướng hiện nay đang tạo ra sựbất bình đẳng và môi trường giáodục phân biệt đối xử đối với trẻ em,những chủ nhân tương lai của đấtnước. Chắc chắn đó không phải làmong đợi đối với một chế độ xã hộitốt đẹp, hiện đại như chúng ta.

Cần thiết nghiên cứu đổi mới nộidung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡngđội ngũ cán bộ, kết hợp đào tạo cơ bảnvới đào tạo theo chức danh, nhiệm vụ

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

26 SỐ 63 (197) - 2018

từng vị trí việc làm; giữa đào tạo lý luậnchính trị với đào tạo kỹ năng làm việc,phương pháp công tác; giữa đào tạo tậptrung chuyên sâu với cập nhật, bổ sungtri thức, kinh nghiệm mới; giữa đào tạobồi dưỡng tại chỗ với luân chuyển, rènluyện thực tế...

Việc xây dựng đội ngũ cán bộkhông thể đạt kết quả tốt nếu khônglàm tốt việc xây dựng, hoàn thiện vàthực thi đầy đủ hệ thống quy định,chuẩn mực về đánh giá, bố trí, sửdụng đúng người, đúng việc; về phâncông, phân nhiệm rõ ràng, minhbạch; về chế độ đãi ngộ công bằng,hợp lý đối với cán bộ; về chế độ khenthưởng, kỷ luật, kỷ cương công bằng,

hợp lý và nghiêm khắc trong công táccán bộ.

*Tóm lại, việc xây dựng, hoàn thiện

và thực thi thể chế phát triển đất nướcnhanh, bền vững không thể tách rờiviệc đổi mới tổ chức bộ máy hệ thốngchính trị. Trong điều kiện hiện nay,đây là hai trong số ít vấn đề sống còn,có ý nghĩa quyết định đối với côngcuộc xây dựng và phát triển của nướcta, trong đó, việc đổi mới tổ chức bộmáy hệ thống chính trị có ý nghĩatrung tâm, là điều kiện trước hết choviệc xây dựng, hoàn thiện thể chế đápứng mục tiêu phát triển đất nướcnhanh, bền vững r

1, 2 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t.6, tr.162, 115.3, 4, 5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ ba, t.5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,tr.280, 313, 314.6, 7. 8, 9 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Vănphòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.172, 173, 174-175, 196.10 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ươngkhóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2017.11, 12 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.88, 144.13 V.I.Lênin: Toàn tập, t.45, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1977, tr.440.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

27SỐ 63 (197) - 2018

1. Cơ sở và các yêu cầu (nguyên tắc)xác định tiêu chí nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa

Đại hội XII của Đảng xác định“Nền kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinhtế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo cácquy luật của kinh tế thị trường, đồngthời bảo đảm định hướng xã hội chủnghĩa phù hợp với từng giai đoạn pháttriển của đất nước. Đó là nền kinh tếthị trường hiện đại, hội nhập quốc tế;có sự quản lý của Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa, do ĐảngCộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằmmục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh”. Như vậy,nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa Việt Nam vừa mang đầyđủ các đặc điểm đặc trưng chung, phổ

quát của kinh tế thị trường thế giới ởtrình độ phát triển hiện đại hiện nay;vừa có những đặc trưng định hướngxã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giaiđoạn phát triển của đất nước.

Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng, cơ sởđể xác định tiêu chí nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩalà cần phải: (1) Nghiên cứu sâu sắcnền kinh tế thị trường, các lý thuyết vềkinh tế thị trường hiện đại trên thếgiới và nghiên cứu về tiêu chí nềnkinh tế thị trường của một số nướckinh tế phát triển và tổ chức quốc tế;(2) Đồng thời, phải bám sát, quán triệtcác quan điểm của Đảng về nhữngđặc trưng của nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và căncứ vào trình độ phát triển kinh tế đấtnước ta hiện nay.

VỀ TIÊU CHÍ

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM -

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNl PGS, TS NGuyễN VăN Thạo

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

28 SỐ 63 (197) - 2018

a- Nghiên cứu về kinh tế thị trườnghiện đại (tiêu biểu là ở các nước G.7)và các lý thuyết về kinh tế thị trườngtrên thế giới, nhiều ý kiến cho rằngmặc dù hiện nay có nhiều lý thuyết vềnền kinh tế thị trường và có nhiều môhình kinh tế thị trường1, nhưng tất cảđều thống nhất về những đặc trưngchung, thuộc bản chất, những giá trịcốt lõi của nền kinh tế thị trường hiệnđại là:

+ Đa dạng sở hữu (nền tảng là sởhữu tư nhân), quyền sở hữu, quyền tàisản được bảo vệ;

+ Tự do kinh doanh, các chủ thểkinh tế tự chủ, hợp tác, cạnh tranhbình đẳng;

+ Giá cả hàng hóa, dịch vụ do thịtrường quyết định, có hệ thống thịtrường phát triển;

+ Các quy luật của thị trường, nhưquy luật giá trị, cung cầu, cạnh tranh,lưu thông tiền tệ điều tiết hoạt độngcủa doanh nghiệp, điều tiết lưu thônghàng hóa, quyết định phân bổ cácnguồn lực. Lợi nhuận là động lực thúcđẩy phát triển;

+ Là nền kinh tế mở;+ Nhà nước tạo khung khổ pháp

luật, bảo vệ quyền sở hữu, ổn định kinh

tế vĩ mô, can thiệp hạn chế vào hoạtđộng của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Các nền kinh tế thị trường hiện đạiđều là những nền kinh tế hỗn hợp vừacó vai trò của thị trường, vừa có vai tròcủa nhà nước. Tuy nhiên, mức độ vàphương thức, mục đích can thiệp củanhà nước vào nền kinh tế thị trườngở các nước khác nhau, tạo nên nhữngmô hình kinh tế thị trường khác nhau.

- Nghiên cứu, phân tích tiêu chínền kinh tế thị trường do một sốnước, tổ chức quốc tế nêu ra (nhưEU, Mỹ, của WTO, của e WallStreet Journal và e Heritage Foun-dation)2, nhiều tham luận và ý kiếnphát biểu đánh giá:

+ Các tiêu chí do EU, Mỹ đưa ra làđể đánh giá nền kinh tế các nước khác,nhất là các nền kinh tế chuyển đổi(Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩaĐông Âu cũ), xem có đáp ứng yêu cầulà nền kinh tế thị trường chưa để cócách ứng xử, áp dụng các chính sáchphù hợp với các nước này. Các tiêu chítập trung vào yêu cầu bảo đảm tự dokinh doanh, vai trò của thị trường;giảm bớt vai trò của nhà nước trongviệc xác định giá cả, phân bổ nguồnlực, can thiệp vào hoạt động của doanh

nghiệp, các ngành, lĩnh vực, có hệthống pháp luật công khai, minh bạch,tôn trọng quyền sở hữu, không phânbiệt đối xử giữa các doanh nghiệp bằngchính sách thương mại, tài chính, tiềntệ... Trong tiêu chí còn có cả “các yếu tốkhác” để Mỹ, EU có thể đối xử khácnhau với các nước khácnhau, tùy thuộc mụctiêu, quan điểm chủquan của mình.

+ Đối với các tiêu chíkinh tế thị trường củaTổ chức thương mại thếgiới (WTO), và các chỉsố tự do kinh tế do eWall Street Journal vàe Heritage Founda-tion công bố, cần phảithấy rằng: WTO là mộtđịnh chế quốc tế điềuchỉnh và thúc đẩy pháttriển thương mại toàncầu, nên tiêu chí WTO đưa ra chỉ tậptrung vào lĩnh vực thương mại, xóa bỏnhững rào cản tự do thương mại,những phân biệt đối xử, cản trở cạnhtranh lành mạnh, thiếu công khai,minh bạch trong chính sách, sử dụnghàng rào thuế quan, phí thuế quan,

chính sách trợ giá, độc quyền..., màkhông có tiêu chí về các lĩnh vực kháccủa nền kinh tế thị trường. Còn cácchỉ số tự do kinh tế do e Wall StreetJournal và e Heritage Foundationcông bố hằng năm chỉ tập trung thểhiện một đặc trưng là tự do kinh tế;

đây là đặc trưng rất quantrọng của kinh tế thịtrường, nhưng đó chưaphải là đầy đủ nhữngtiêu chí của nền kinh tếthị trường.

Nhiều ý kiến cho rằng,việc nghiên cứu nhữngđặc trưng của các nềnkinh tế thị trường tiêubiểu trên thế giới và cáctiêu chí nền kinh tế thịtrường do các nước, tổchức quốc tế đưa ra là rấtquan trọng và cần thiếtkhi xác định tiêu chí nền

kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa của nước ta để nền kinh tếthị trường nước ta trở thành nền kinhtế thị trường hiện đại, hội nhập quốctế, không phải theo quan điểm, tiêuchí riêng của Việt Nam, mà theo tiêuchí chung của thế giới. Một số ý kiến

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

29SỐ 63 (197) - 2018

Nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủnghĩa Việt Nam vừamang đầy đủ các đặcđiểm đặc trưng chung,phổ quát của kinh tếthị trường thế giới ởtrình độ phát triểnhiện đại hiện nay; vừacó những đặc trưngđịnh hướng xã hội chủnghĩa phù hợp vớitừng giai đoạn pháttriển của đất nước.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

30 SỐ 63 (197) - 2018

còn cho rằng, việc nghiên cứu đặctrưng của nền kinh tế thị trường hiệnđại trên thế giới ngày nay còn có giátrị đối với việc xác định những yếu tốđảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩacủa nền kinh tế thị trường nước ta bởinhiều mầm mống của chủ nghĩa xãhội cũng nảy sinh từ trong lòng chủnghĩa tư bản hiện đại.

b- Bám sát, quán triệt những quanđiểm của Đảng về những đặc trưngcủa nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và trình độphát triển kinh tế Việt Nam hiện nay,một số ý kiến cho rằng những yếu tốđặc trưng của nền kinh tế thị trườnghiện đại, hội nhập quốc tế và nhữngyếu tố đặc trưng bảo đảm định hướngxã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thịtrường nước ta không tách rời nhaumà gắn kết chặt chẽ với nhau, tạo nênkết cấu và cơ chế vận hành, động lựcvà cơ chế điều tiết hoạt động của nềnkinh tế, bảo đảm cho sự phát triển bềnvững, bao trùm (cả về kinh tế, xã hội,môi trường) vì mục tiêu dân giàu,nước mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh. Các đặc trưng đó không đượcmâu thuẫn với nhau, cản trở nhau; cácđặc trưng định hướng xã hội chủ

nghĩa phải phù hợp với trình độ pháttriển kinh tế đất nước hiện nay.

Từ các quan điểm của Đảng đến Đạihội XII và Hội nghị Trung ương 5 khóaXII, nhiều ý kiến cho rằng, những đặctrưng của nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam màchúng ta đang xây dựng là:

- Có nhiều hình thức sở hữu, quyềnsở hữu, quyền tài sản được bảo vệ;nhiều thành phần kinh tế; trong đókinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo,kinh tế tư nhân là một động lực quantrọng của nền kinh tế. Kinh tế nhànước, kinh tế tập thể cùng với kinh tếtư nhân là nòng cốt để phát triển mộtnền kinh tế độc lập, tự chủ.

- Tự do kinh doanh; các chủ thể,các doanh nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế hợp tác, cạnh tranhbình đẳng.

- Vận hành theo cơ chế thị trườngcó sự quản lý của Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa. ị trườngđóng vai trò chủ yếu trong xác địnhgiá cả và phân bổ các nguồn lực, làđộng lực chủ yếu để giải phóng sứcsản xuất, điều chỉnh hoạt động củadoanh nghiệp, thanh lọc nhữngdoanh nghiệp yếu kém.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

31SỐ 63 (197) - 2018

Nhà nước xây dựng, hoàn thiện thểchế kinh tế, tạo môi trường minh bạch,bình đẳng; giữ ổn định kinh tế vĩ mô;tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạtđộng; sử dụng các công cụ chính sách,chiến lược, quy hoạch,kế hoạch, các nguồn lựccủa Nhà nước để địnhhướng, điều tiết kinh tế;làm tốt vai trò kiến tạo,phát triển. Đồng thời,gắn kết phát triển kinhtế với phát triển văn hóa,thực hiện tiến bộ, côngbằng, xã hội, bảo vệ môitrường, củng cố quốcphòng, an ninh của đấtnước; phát huy vai tròlàm chủ của nhân dântrong phát triển kinh tế- xã hội. Các nguồn lựccủa Nhà nước đượcphân bổ, sử dụng theochiến lược, quy hoạch, kế hoạch, phùhợp với cơ chế thị trường.

- Phân phối chủ yếu theo kết quảlao động, hiệu quả kinh tế, đồng thờitheo mức đóng góp vốn và các nguồnlực khác và phân phối thông qua hệthống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.

- Là nền kinh tế mở, chủ động, tíchcực hội nhập quốc tế gắn kết chặt chẽvới các nền kinh tế trên thế giới.

Với những đặc trưng này, nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa vừa có nhữngyếu tố cơ bản của nềnkinh tế thị trường hiệnđại, hội nhập quốc tế,vừa có những yếu tốbảo đảm định hướng xãhội chủ nghĩa phù hợpvới trình độ phát triểnkinh tế Việt Nam hiệnnay.

- Nhưng, có một số ýkiến cho rằng, quyền sởhữu, quyền tài sản đốivới một số đối tượng (đấtđai, tài nguyên, sản phẩmtrí tuệ...), quyền tự dokinh doanh đối với mộtsố lĩnh vực vẫn còn chưa

được xác định rõ và nhất là chưa đượcthực hiện đầy đủ, nhất quán trongthực tế. Vai trò của cơ chế thị trườngchưa được phát huy đầy đủ. Vai trò củaNhà nước còn lớn, còn lấn lướt, làmthay vai trò, chức năng của thị trường(trong xác định giá cả, phân bổ nguồn

Nhà nước xây dựng,hoàn thiện thể chếkinh tế, tạo môitrường minh bạch,bình đẳng; giữ ổn địnhkinh tế vĩ mô; tạothuận lợi cho doanhnghiệp hoạt động; sửdụng các công cụchính sách, chiến lược,quy hoạch, kế hoạch,các nguồn lực của Nhànước để định hướng,điều tiết kinh tế; làmtốt vai trò kiến tạo,phát triển.

lực, can thiệp vào hoạt động củadoanh nghiệp...). Cơ chế phân phối thểhiện trong Cương lĩnh (bổ sung, pháttriển năm 2011), trong Văn kiện Đạihội XII và cả trong Nghị quyết Hộinghị Trung ương 5 khóa XII về hoànthiện thể chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa 3 thực chất làphân phối theo cơ chế thị trương có sựquản lý, điều tiết của Nhà nước, trongđó có hệ thống an sinh xã hội, phúc lợixã hội, vì vậy, cần diễn đạt lại cho gọnvà chính xác hơn.

Một số ý kiến nêu vấn đề trong nềnkinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, kinh tế nhà nước giữ vaitrò chủ đạo và kinh tế tư nhân là mộtđộng lực quan trọng của nền kinh tếthì có mâu thuẫn với nhau không;kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạothì kinh tế thị trường nước ta có phảilà nền kinh tế thị trường hiện đại nhưphổ biến trên thế giới hiện nay không(kinh tế thị trường hiện đại trên thếgiới nền tảng là kinh tế tư nhân). Đâylà những vấn đề cần phải tiếp tụcđược làm rõ.

c- Những yêu cầu (hay nguyên tắc)xác định tiêu chí nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa:

- Các tiêu chí được xác định phải cótính khoa học cao, có căn cứ khoahọc, thuyết phục. Tiêu chí thể hiệnđặc trưng của nền kinh tế thị trườnghiện đại phải tương thích với tiêu chíkinh tế thị trường ở các nước pháttriển hiện nay, phải có tính thời đại.Tiêu chí định hướng xã hội chủ nghĩathể hiện tính đặc thù của kinh tế thịtrường Việt Nam, nhưng không mâuthuẫn, cản trở, triệt tiêu những tácđộng tích cực của các yếu tố thịtrường. Tiêu chuẩn đánh giá tínhkhoa học của các tiêu chí là nền kinhtế thị trường theo các tiêu chí đó phảigiải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, huyđộng và sử dụng hợp lý, có hiệu quảcác nguồn lực, tạo động lực thúc đẩykinh tế đất nước phát triển bền vữngtheo hướng trở thành nước côngnghiệp hiện đại, hội nhập quốc tếthành công; đời sống vật chất, tinhthần, quyền làm chủ của nhân dânkhông ngừng được nâng lên; môitrường sinh thái được bảo vệ; thựchiện được mục tiêu, dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Các tiêu chí nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa phải cótính thực tiễn cao, sát thực tiễn đất

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

32 SỐ 63 (197) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

33SỐ 63 (197) - 2018

nước, phù hợp với trình độ phát triểnkinh tế đất nước hiện nay. Các tiêu chíphải trực tiếp góp phần vào tạo sựthống nhất nhận thức, tư tưởng trongĐảng và nhân dân ta về nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủnghĩa mà nhân dân ta xây dựng; nângcao hiệu quả lãnh đạo, quản lý của cáccấp, các ngành, các địa phương pháttriển nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và phải gópphần vào việc vận động, thuyết phụccác nước công nhận kinh tế nước ta lànền kinh tế thị trường.

- Các tiêu chí cần mang tính địnhhướng, động và mở để phù hợp vớiđối tượng nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa của nước taluôn vận động, phát triển phù hợp vớitrình độ phát triển của lực lượng sảnxuất và phù hợp với xu hướng pháttriển của kinh tế thế giới.

- Số lượng các tiêu chí không quánhiều. Kinh nghiệm quốc tế cho thấycác tiêu chí nêu ra cũng chỉ 05 - 06 nộidung (hay 05 - 06 tiêu chí) một cáchrõ ràng, cụ thể. Tiêu chí nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủnghĩa của nước ta cần tập trung vàonhững đặc trưng về quan hệ sở hữu,

về quan hệ quản lý và cơ chế vậnhành, về quan hệ phân phối, về hộinhập kinh tế quốc tế và về việc gắn kếtphát triển kinh tế với phát triển vănhóa, xã hội, bảo vệ môi trường, củngcố quốc phòng, an ninh để đất nướcphát triển bền vững, bao trùm.

- Một số ý kiến đề nghị các tiêu chícần có khả năng đo lường, đánh giáđược bằng các phương pháp phân tíchđịnh tính, định lượng (hay một tiêuchí định tính cần được cụ thể hóabằng một số chỉ tiêu định lượng).2. Đề xuất cụ thể về các tiêu chí nềnkinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa Việt Nam hiện nay

Trong các bài viết gửi đến hội thảovà ý kiến phát biểu tại cuộc hội thảo,có nhiều đề xuất về các tiêu chí củanền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa nước ta hiện nay, ít là 2tiêu chí, nhiều là 5 tiêu chí; có tác giảđưa ra 17 chỉ số cụ thể. Cụ thể là:

- Có tác giả đề xuất 2 tiêu chí củanền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là:(1) Là nền kinh tế thị trường hiện đại,hội nhập quốc tế; (2) Là nền kinh tếthị trường do Đảng Cộng sản ViệtNam lãnh đạo. Tác giả cho rằng 2 tiêu

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

34 SỐ 63 (197) - 2018

chí như vậy là đủ để thể hiện đặctrưng của nền kinh tế thị trường nướcta, vì thế nào là nền kinh tế thị trườnghiện đại, hội nhập quốc tế thì hiện naytrên thế giới đã có nhiều nghiên cứuvà khi nền kinh tế thị trường do ĐảngCộng sản Việt Nam lãnh dạo thì tấtyếu là định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Có tác giả đề xuất 2 nhóm tiêu chílà: (1) Nhóm tiêu chí kinh tế thịtrường, trong đó có một số tiêu chí cụthể, như: hình thành đầy đủ, đồng bộcác loại thị trường còn các yếu tố thịtrường, nhất là giá cả phải do thịtrường quyết định; (2) Nhóm tiêu chíđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, gồm cáctiêu chí: có chế độ công hữu về tư liệusản xuất, có thể chế chính trị để vậnhành nền kinh tế theo định hướng xãhội chủ nghĩa.

Tác giả này còn đề xuất một hướngtiếp cận khác để xác định tiêu chí nềnkinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa. Xuất phát từ mục tiêu đưanước ta thành một nước “dân giàu,nước mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh”, tác giả đề xuất 2 nhóm tiêu chí:(1) Nhóm mục tiêu “dân giàu, nướcmạnh”, gồm các tiêu chí: số lượng vàchất lượng tăng trưởng kinh tế; năng

suất lao động; thu nhập bình quân đầungười; (2) Nhóm tiêu chí “dân chủ,công bằng, văn minh”, gồm các tiêuchí: Đảng Cộng sản lãnh đạo; Nhànước của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân; quyền làm chủ của nhândân; công bằng trong tiếp cận cơ hộiphát triển và phân phối sản phẩm;trình độ học vấn, mức sống, điều kiệnsống của người dân.

- Tác giả khác đề xuất 2 tiêu chí củanền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa là: (1) Hiệu quả và (2)Công bằng và tiến bộ xã hội. Tác giảcho rằng nền kinh tế thị trường hiệnđại, hội nhập quốc tế phải có hiệu quảvà định hướng xã hội chủ nghĩa càngphải có hiệu quả. Còn công bằng vàtiến bộ xã hội là những đặc trưng tiêubiểu cho định hướng xã hội chủ nghĩacủa nền kinh tế.

- Có tác giả đề xuất 3 nhóm tiêu chícủa nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiệnnay là: (1) Là nền kinh tế thị trườnghiện đại; (2) Là nền kinh tế thị trườngvăn minh; (3) Là nền kinh tế thịtrường nhân bản (vì con người). Tácgiả cho rằng tiêu chí là nền kinh tế thịtrường hiện đại phản ánh trình độ,

định hướng phát triển của nền kinh tếthị trường, bao gồm hiện đại về côngnghệ và hiện đại về thể chế kinh tế.Tiêu chí là nền kinh tế thị trường vănminh thể hiện định hướng và trình độphát triển văn minh - văn hóa của nềnkinh tế, như đòi hỏi phải có môitrường phát triển minh bạch và trongsạch, phát triển xanh, bền vững. Tiêuchí là nền kinh tế thị trường nhân bản(vì con người) thể hiện tính chất vàmục đích nhân văn của sự phát triểnkinh tế; trong đó có các yêu cầu nhưmức sống, chỉ số phát triển con người(HDI), các quyền con người (quyềntài sản, quyền tiếp cận thông tin,quyền bầu cử, ứng cử...).

- Có tác giả đề xuất 4 tiêu chí củanền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là: (1)Là nền của nền kinh tế thị trường đasở hữu (bao gồm sở hữu tư nhân và sởhữu xã hội); (2) Nền kinh tế được điềutiết bằng nhà nước pháp quyền; (3)Chế tài điều tiết các hoạt động kinh tếlà chế độ hợp đồng; (4) Tính địnhhướng xã hội chủ nghĩa thể hiện trướchết ở việc nhà nước pháp quyền sửdụng các nguồn lực, công cụ điều tiếtchính sách phân phối để bảo đảm sự

hài hòa giữa phát triển kinh tế với pháttriển xã hội và bảo vệ môi trường.

- Có tác giả đề xuất 5 tiêu chí nềnkinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa là: (1) Đa sở hữu, nhiềuthành phần kinh tế, các chủ thể kinhtế có quyền tự chủ, tự do kinh doanh,hợp tác và cạnh tranh bình đẳng. Kinhtế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinhtế tư nhân là một động lực quan trọngcủa nền kinh tế; (2) Kinh tế hỗn hợp,vận hành theo cơ chế thị trường có sựquản lý của Nhà nước. ị trườngđóng vai trò chủ yếu trong xác định giácả, phân bổ các nguồn lực, điều tiếthoạt động của doanh nghiệp. Nhànước, với sự tham gia của các tổ chứcxã hội, xây dựng thể chế, ổn định kinhtế vĩ mô; sử dụng các công cụ chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch, chính sáchvà các nguồn lực của Nhà nước đểđiều tiết thị trường, thúc đẩy và địnhhướng phát triển của nền kinh tế theohướng bền vững, bao trùm (cả kinh tế,xã hội và môi trường); (3) Cơ chế phânphối là cơ chế thị trường có sự quản lýcủa Nhà nước. Phân phối theo kết quảlao động, hiệu quả kinh tế; đồng thờitheo mức đóng góp vốn và các nguồnlực khác và phân phối qua hệ thống an

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

35SỐ 63 (197) - 2018

sinh xã hội, phúc lợi xã hội; (4) Có lựclượng sản xuất hiện đại; có năng suất,chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranhcao; (5) Là nền kinh tế mở, hội nhậpquốc tế, có quan hệ thương mại, đầutư, tài chính, tiền tệ, lao động, khoahọc - công nghệ, tham gia vào phâncông, hợp tác quốc tế, các chuỗi giá trịtoàn cầu.

- Có tác giả đưa ra 17 chỉ số (đặctrưng của nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa) là: (1) Chỉ sốtự do kinh tế; (2) Chỉ số thuận lợitrong kinh doanh; (3) Quy mô củaChính phủ; (4) Chỉ số nhận thức vềtham nhũng; (5) Độ mở thương mại;(6) Độ mở tài chính; (7) Tỷ trọng củaFDI so với tổng đầu tư toàn xã hội; (8)Tỷ trọng của FDI so với GDP; (9) Tỷtrọng kiều hối so với GDP; (10) Chỉ sốhộ chiếu; (11) Chỉ số sẵn sàng kết nối;(12) Chỉ số chuỗi giá trị sản phẩm; (13)Chỉ số kinh tế tri thức; (14) Hệ sốGINI; (15) Hệ số co dãn của đói nghèovới mở cửa thương mại; (16) Hệ số codãn của bất bình đẳng với mở cửathương mại; (17) Chỉ số chất lượngmôi trường. Tác giả cho rằng các chỉsố này có thể tính được và nhiều nướccũng đã tính các chỉ số này.

Mục đích của Hội thảo là đi đến xácđịnh tiêu chí nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa của nướcta. Tuy nhiên, là Hội thảo đầu tiênđược tổ chức về chủ đề này, nhiều bàiviết gửi đến tham gia hội thảo tiếp tụcphân tích về các đặc trưng của nềnkinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa mà chưa đề xuất các tiêu chícụ thể. Một số bài viết và ý kiến phátbiểu tại hội thảo đề xuất các tiêu chí vềnền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa còn đơn giản (như chỉđề xuất tiêu chí hiệu quả và công bằng,tiến bộ xã hội; hay tiêu chí là nền kinhtế thị trường hiện đại, hội nhập quốctế và do Đảng Cộng sản lãnh đạo...).Một số bài viết và ý kiến phát biểu đềxuất một số tiêu chí nhưng không bámsát các đặc trưng của nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩađược xác định trong các văn kiện củaĐảng (như đề xuất tiêu chí là kinh tếthị trường văn minh, kinh tế thịtrường nhân văn, kinh tế theo chế độhợp đồng...). Có bài viết bám sát cácđặc trưng của nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa được nêutrong các Văn kiện Đảng để xác địnhcác tiêu chí, nhưng các tiêu chí chưa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

36 SỐ 63 (197) - 2018

cụ thể hóa hơn các đặc trưng. Chưa cóbài viết và ý kiến nào đưa ra được tiêuchí nền kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa phù hợp với trình độphát triển của đất nước vào năm 2030,khi nước ta cơ bản trở thành nướccông nghiệp theo hướng hiện đại vàvào năm 2045, khi nước ta trở thànhnước công nghiệp theo định hướng xãhội chủ nghĩa.

Chắt lọc, tiếp thu những kết quảcủa hội thảo, bước đầu, chúng tôi đềxuất phương án về xác định tiêu chínền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa gồm có:

- Kinh tế đa sở hữu, nhiều thànhphần. Quyền sở hữu, quyền tài sản,quyền tự do kinh doanh được tôn trọng,bảo vệ. Doanh nghiệp mọi thành phầntự chủ, hợp tác, cạnh tranh bình đẳngtheo pháp luật, công khai, minh bạch.Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

- Nền kinh tế vận hành theo cơ chếthị trường có sự quản lý của Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa do ĐảngCộng sản Việt Nam lãnh đạo. ịtrường đóng vai trò chủ yếu xác địnhgiá cả, phân bổ nguồn lực, điều tiết hoạtđộng của doanh nghiệp. Nhà nước xâydựng thể chế, ổn định kinh tế vĩ mô,

kiến tạo phát triển bền vững, bao trùmcả kinh tế, xã hội, môi trường.

- Phân phối theo cơ chế thị trườngcó sự quản lý của Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa; theo kết quảlao động, hiệu quả kinh tế, theo mứcđóng góp vốn và các nguồn lực khác,đồng thời qua hệ thống an sinh xã hộivà phúc lợi xã hội.

- Có lực lượng sản xuất phát triểncao, hiện đại, có năng suất, chất lượng,hiệu quả, sức cạnh tranh cao (theo tiêuchí của các nước công nghiệp hiện đại)

- Nền kinh tế hội nhập quốc tế, cóquan hệ thương mại, đầu tư, tài chính,tiền tệ, lao động, khoa học công nghệvới các nước; tham gia vào phân công,hợp tác kinh tế quốc tế, các chuỗi giátrị toàn cầu; các thị trường trong nướckết nối với thị trường thế giới.

Các tiêu chí trong cả phương ántrên là những đặc trưng lớn, chưađược cụ thể hóa thành các chỉ tiêuđịnh tính hay định lượng cụ thể hơnđể dễ dàng, thuận lợi cho việc đánhgiá và phân biệt trình độ phát triểncủa nền kinh tế thị trường ở các thờikỳ khác nhau (như đến năm 2030 hay2045)5. Đây là vấn đề cần phải tiếp tụcnghiên cứu hơn nữa r

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

37SỐ 63 (197) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

38 SỐ 63 (197) - 2018

1 Các mô hình kinh tế thị trường trên thế giới: kinh tế thị trường tự do, kinh tế thịtrường xã hội, kinh tế thị trường nhà nước phúc lợi, kinh tế thị trường nhà nướcphát triển.- 5 tiêu chí kinh tế thị trường của EU: (1) Mức độ ảnh hưởng của chính phủ đối vớiviệc phân bổ các nguồn lực và các quyết định của doanh nghiệp; (2) Nhà nước khôngcan thiệp quá mức hoạt động của doanh nghiệp khu vực tư nhân hóa; (3) Luật doanhnghiệp minh bạch, không phân biệt đối xử; (4) Một hệ thống luật thống nhất, hiệuquả, minh bạch, tôn trọng quyền sở hữu tài sản và quy chế phá sản; (5) Có khu vực tàichính độc lập với nhà nước. - 6 tiêu chí nền kinh tế thị trường của Bộ ương mại Mỹ: (1) Khả năng chuyển đổi

đồng tiền; (2) Tự do thỏa thuận mức lương; (3) Đầu tư nước ngoài; (4) Sở hữu hoặcquản lý của nhà nước đối với các ngành sản xuất; (5) Quản lý của nhà nước đối với sựphân bổ các nguồn lực; (6) Các yếu tố khác.- 5 tiêu chí kinh tế thị trường của WTO: (1) ương mại không phân biệt đối xử; (2)ương mại ngày càng tự do hơn; (3) Bảo đảm tính minh bạch, dễ dự đoán trongchính sách thương mại; (4) úc đẩy cạnh tranh lành mạnh; (5) úc đẩy phát triểnvà cam kết cải cách kinh tế theo hướng thị trường.- 12 chỉ số tự do kinh tế của e Wall Street Journal và e Heritage Foundtion: (1)Quyền tư hữu; (2) Chính phủ liêm chính; (3) Hiệu quả tư pháp; (4) Gánh nặng thuế;(5) Chi tiêu Chính phủ; (6) Tình hình tài khóa; (7) Tự do kinh doanh; (8) Tự do laođộng; (9) Tự do tiền tệ; (10) Tự do thương mại; (11) Tự do đầu tư; (12) Tự do tài chính.4 Trong các văn kiện trên đều xác định “phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệuquả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông quahệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội”.5 Ví dụ như: để tôn trọng, bảo vệ quyền sở hữu, quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh,ngoài pháp luật công khai, minh bạch, cần có Chính phủ liêm chính, nền tư pháp cóhiệu quả; để phát huy vai trò của thị trường trong xác định giá cả, phân bố nguồn lực,điều tiết hoạt động của doanh nghiệp cần phải có tự do lưu thông hàng hóa, tự do tàichính, tiền tệ, lao động... Để phân biệt các trình độ phát triển cần có các chỉ tiêu vềGDP, về GDP bình quân đầu người...

1. Cách tiếp cận, yêu cầu và đề xuất hệtiêu chí nước công nghiệp theo hướnghiện đại

Khác với một số hệ tiêu chí nướccông nghiệp theo hướng hiện đại đãđược đề xuất thời gian qua, đề tàiKX04.13/16-20 chỉ tiếp cận hệ tiêuchí theo mục tiêu phát triển đấtnước. Với cách tiếp cận này, hệ tiêuchí được xem là những mục tiêuphản ánh thành quả phát triển củađất nước và thể hiện được đích cầnđạt được cũng như viễn cảnh pháttriển của đất nước khi đạt nướccông nghiệp theo hướng hiện đại.Trên quan điểm không đồng nhấtnước công nghiệp với công nghiệphóa, có thể có nhiều con đường đểphát triển đất nước trở thành nước

công nghiệp hiện đại, trong đó côngnghiệp hóa (đặc biệt là quá trìnhCNH theo kiểu truyền thống tuầntự qua các giai đoạn) chỉ là mộttrong những cách thức mà các quốcgia đã lựa chọn để thực hiện. Một sốnước phát triển hiện nay đã đượcvào nhóm các nước OECD nhưngthông qua con đường CNH đấtnước theo các giai đoạn như truyềnthống mà đã có những bước nhảyvọt nhờ vào quá trình phát triểnnông nghiệp CNC và tham gia vàochuỗi giá trị toàn cầu ở khâu có giátrị gia tăng cao (Israel); hay Newze-land, Singapore, Hongkong...

Với cách tiếp cận như vậy, đề tàiquan niệm nước công nghiệp hiệnđại là nước có nền kinh tế phát

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

39SỐ 63 (197) - 2018

HỆ TIÊU CHÍ NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠITIẾP CẬN TỪ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

l PGS, TS TrầN Thị VâN hoaĐại học Kinh tế Quốc dân

Chủ nhiệm đề tài KX.04.13/16-20

triển nhất trên thế giới và có thểđược xếp vào nhóm các nước đãphát triển (theo cách phân loạiOECD); hay nền kinh tế tiên tiếntheo cách phân loại của IMF; hoặcnước đã hoàn thành công nghiệphóa theo cách phân loại củaUNIDO hoặc nước có thu nhập caotheo cách phân loại của WB và chỉsố phát triển con người ở mức rấtcao theo cách phân loại củaUNIDO. Từ “hiện đại” là tính từchỉ tính chất riêng có của nướccông nghiệp mà Việt Nam lựa chọn,phản ánh sự hiện đại của nền kinhtế, hiện đại của xã hội, hiện đại củamôi trường. Từ “hiện đại” cũngphản ánh tính thời đại, tính tiêntiến trong cách tiếp cận khác vớicác nước công nghiệp truyền thốngtrước đây, đó là nền công nghiệphiện đại có sự lan tỏa, tác độngmạnh mẽ đến sự phát triển khôngchỉ là của các ngành, các lĩnh vựckinh tế khác mà tác động đến sựphát triển XH, văn hóa và hành vilàm việc, ứng xử của con ngườitrong nền kinh tế đó. Nước côngnghiệp theo hướng hiện đại với tưcách là bước trung gian để đạt đến

nước công nghiệp hiện đại thì cóthể có các đặc điểm tương đồng vớicác nước công nghiệp mới (NICs),công nghiệp mới nổi nhưng vẫnphải thể hiện được xu thế và tínhhiện đại riêng có của Việt Nam.

Trên thế giới có rất nhiều cáchthức lựa chọn mục tiêu phát triểnđất nước khác nhau. Đơn giản thìnhư Israel lựa chọn mục tiêu phấnđấu được ra nhập các nước OECDvào năm 2010 với GNI/người đạt ởnhóm thu nhập cao trên thế giới.Buhtan, đất nước nhỏ bé ở Nam Álại lựa chọn trở thành quốc gia có chỉsố tổng hạnh phúc quốc gia (GNH)cao nhất. Trung Quốc lựa chọn mụctiêu hoàn thành xây dựng xã hội khágiả vào năm 2020 như một mục tiêutrung gian để xây dựng cường quốcXHCH hiện đại vào giữa thế kỷ 21.Năm 1991, Đảng Cộng sản TrungQuốc đã cụ thể hóa mục tiêu xâydựng xã hội khá giả bằng hệ thống16 tiêu chí trong đó tiêu chíGDP/người là quan trọng nhất.Năm 2002, Đại hội XVI Đảng Cộngsản Trung Quốc thông qua 10 chỉtiêu để phấn đấu hoàn thành mụctiêu xây dựng xã hội khá giả, trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

40 SỐ 63 (197) - 2018

đó, đặc biệt nhấn mạnh mục tiêutăng GDP/người gấp đôi năm 2000vào năm 2010 và đến năm 2020 mứcGDP/người gấp đôi năm 2010 vàvượt mức 3000 USD. Để đạt đượcmục tiêu này, chính phủ TrungQuốc đặc biệt coi trọng các giải phápđảm bảo tốc độ phát triển kinh tếcao, nâng cao mức sống và chấtlượng sống của nhân dân, thực hiệnthoát nghèo cho số người nghèo khổdưới mức tiêu chuẩn hiện hành ởnông thôn, cải thiện chất lượng môitrường sinh thái, đồng thời trởthành nền kinh tế có tổng sản lượngquốc dân GDP đứng thứ 2 thế giới,vượt qua mốc 10.000 tỷ USD. Trêncơ sở đó, Đại hội XIX (2017), ĐảngCộng sản Trung Quốc đã đặt ra yêucầu đến năm 2035 cơ bản hoànthành hiện đại hóa đất nước và đếnnăm 2050 hoàn thành hiện đại hóa.Với tư cách Tổng Bí thư, Chủ tịchnước của giai đoạn nước rút hoànthành mục tiêu xây dựng toàn diệnxã hội Khá giả vào năm 2020, ôngTập Cận Bình đã nêu lên 2 tiêu chímới để kiểm nghiệm xã hội khá giả,bao gồm: (1) Một là, xã hội toàn diệnkhá giả phải là một xã hội được

nhân dân thừa nhận, không phải làmột xã hội được “đóng kịch bằngnhững con số”. eo ông, xuất phátđiểm và điểm dừng chân của xâydựng toàn diện xã hội khá giả lànhân dân phải có được cuộc sống tốtđẹp hơn, đó chính là phải nắm chắcnhững vấn đề lợi ích mà nhân dânquan tâm nhất, trực tiếp nhất, thiếtthực nhất; chính là phải nghĩ nhữngđiều mà nhân dân suy nghĩ, lonhững điều mà nhân dân lo lắng,giải quyết những khó khăn của quầnchúng. Chỉ có nhân dân hài lòng,nhân dân thừa nhận, mục tiêu xâydựng thành công xã hội khá giả mớiđược coi là thực hiện một cách chânchính; (2) Hai là, xã hội toàn diệnkhá giả phải là một xã hội được lịchsử kiểm nghiệm, không phải là mộtxã hội của những công trình thànhtích chính trị, càng không phải lànhững công trình hình thức; màphải là một xã hội trong đó một taygiương cao cuộc sống hạnh phúccủa người dân, một tay giương caogiấc mộng của dân tộc Trung Hoa;đó cũng là một xã hội được gọi là“ngũ vị nhất thể” (theo cách gọi củaViệt Nam là 5 trong 1), bao gồm:

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

41SỐ 63 (197) - 2018

Kinh tế phát triển, chính trị ổn định,xã hội tiến bộ văn minh, văn hóadân tộc được phát huy, môi trườngsinh thái được đảm bảo.

Từ kinh nghiệm của các nướctrong lựa chọn mục tiêu và tiêu chíphát triển đất nước, có thể rút ramột số bài học sau:

Việc xác định mục tiêu phát triểncần phải rõ ràng, cụ thể và có tínhđộng lực, làm rõ lợi ích của toàn dânqua đó mới có thể huy động đượcsức mạnh của toàn dân (như mụctiêu xây dựng xã hội khá giả củaTrung Quốc). Mục tiêu phát triểnđất nước phải phù hợp với cươnglĩnh phát triển và mục tiêu phát triểnbền vững đã được liên hiệp quốcthông qua.

Việc xác định mục tiêu phát triểnđất nước cần đơn giản, không phứctạp nhưng có tính động lực thúc đẩyvà hướng tới những gì mà toàn dânquan tâm, và phải chỉ được những lợiích mà người dân được hưởng cũngnhư vị thế của quốc gia trong nềnkinh tế toàn cầu.

Ngưỡng và thời điểm đạt được cáctiêu chí của nước công nghiệp ở cácnước khác nhau là khác nhau tùy

thuộc vào trình độ phát triển kinh tế-xã hội toàn cầu và mục tiêu của các tổchức đưa ra tiêu chí. Chính vì vậy, tiêuchí xác định là phải có tính động vàcó khả năng điều chỉnh qua từng giaiđoạn nhưng vẫn phải đảm bảo tínhhướng đích tập trung và có tính mở.

Tiếp cận theo mục tiêu phát triểnđất nước, hệ tiêu chí nước côngnghiệp theo hướng hiện đại phải cụthể hóa được mục tiêu tổng quátbằng các thành quả phát triển bềnvững của Việt Nam qua các thời kỳnhư mức độ đạt được của tăngtrưởng kinh tế, mức độ đạt đượccủa thu nhập bình quân đầu người,mức độ đạt được của tiến bộ của xãhội... mà chúng ta mong muốn. Cácchỉ tiêu cụ thể này khác với cáchthức để đạt mục tiêu ở chỗ nó cóthể đo đếm được, có thể so sánhđược tại một thời điểm cụ thể. Cáchthức, giải pháp để đạt được các mụctiêu này sẽ thể hiện một quá trìnhtriển khai một hoặc nhiều hànhđộng cụ thể để đạt mục tiêu.

Với cách tiếp cận đó, hệ tiêu chínước công nghiệp theo hướng hiệnđại mà đề tài đề xuất dựa trên nhữngquan điểm và yêu cầu sau:

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

42 SỐ 63 (197) - 2018

Mục tiêu của xây dựng hệ tiêu chílà thể hiện thành quả phát triển đấtnước tại thời điểm đạt nước côngnghiệp theo hướng hiện đại, vừa làđộng lực để thúc đẩy toàn dân vừalà định hướng phát triển và đặc biệtlàm rõ được các thước đo để xácđịnh mức độ phát triển đất nướccũng như vị thế của Việt Nam trongnền kinh tế toàn cầu. Do vậy, hệ tiêuchí cần mang tính tổng quát thểhiện những nét cơ bản về hình ảnhđất nước trong tương lai và phảnánh được bản chất của nước côngnghiệp theo hướng hiện đại, có sựphát triển vững chắc, toàn diện vàhiện đại về các mặt kinh tế, chínhtrị, xã hội, bảo vệ môi trường khôngmâu thuẫn với các mục tiêu pháttriển bền vững.

Do đây là hệ tiêu chí nước côngnghiệp theo hướng hiện đại nên cácmức độ đạt được có thể chưa bằngmức của nước công nghiệp hiện đạinhưng phải thể hiện được tính hiệnđại của nền kinh tế và khẳng địnhquá trình từng bước phát triểnthành nước công nghiệp hiện đạicủa Việt Nam. Tính hiện đại ở đâyđược thể hiện ở các tiêu chí phản

ánh trình độ phát triển của ViệtNam trong thời đại mới của tiến bộxã hội, toàn cầu hóa, biến đổi khíhậu và cách mạng công nghiệp 4.0(khác với các cuộc cách mạng CNtrước đó).

Mức độ đạt được của các tiêu chítrong hệ tiêu chí nước công nghiệptheo hướng hiện đại cần phản ánh rõmức độ giàu mạnh của đất nước,mức độ tiến bộ của xã hội trong sựso sánh với thế giới, qua đó, định vịđược hình ảnh và vị thế của ViệtNam trong khu vực và quốc tế, có thểlấy mức đã đạt được của các nướcmới ra nhập OECD hoặc nhómnước công nghiệp mới NICs làm tiêuchuẩn để xác định ngưỡng cần đạtđược của các tiêu chí.

Các tiêu chí đưa ra trong hệ tiêuchí phải bảo đảm khả năng ứng dụngthực tế, có hệ thống dữ liệu thống kêđủ độ tin cậy, có chỉ dẫn rõ ràng vềphương pháp tính toán các chỉ tiêu;nằm trong các chỉ tiêu thông dụngthuộc “Hệ thống thông tin ốngkê” (Statistical information system –SIS) của Liên hợp quốc và phù hợpvới khả năng thống kê về kinh tế - xãhội của Việt Nam.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

43SỐ 63 (197) - 2018

Số lượng các tiêu chí không quánhiều để đảm bảo dễ nhớ, dễ hiểu đểphấn đấu nhằm đạt các mục tiêu lâudài mà cương lĩnh phát triển đấtnước đã đề ra.

Là các tiêu chí phản ánh thành quảphát triển của nước công nghiệptheo hướng hiện đại nên có thể chấpnhận thời điểm đạt các tiêu chí làkhông đồng nhất do từ “hướng” chiphối. Do vậy, khi xác định thời điểmchung mà nước ta đạt được nướccông nghiệp theo hướng hiện đại khimà có 2/3 số tiêu chí đạt được. Nếucó 5 tiêu chí thì ta sẽ đạt được nướccông nghiệp theo hướng hiện đại khiđạt được 3/5 tiêu chí hoặc khi chọnmức độ đạt được có thể lấy bằng 70-80% mức của các nước công nghiệphiện đại.

Phương án 1: Với quan niệm nướccông nghiệp hiện đại là nước pháttriển thịnh vượng thể hiện ở mức thunhập cao. Xác định mục tiêu pháttriển đất nước là phấn đấu vàonhóm thu nhập cao của thế giới.Mục tiêu này chỉ đơn giản nhấnmạnh đến tăng thu nhập (theo cáchphân loại của WB) nên hệ tiêu chínước công nghiệp theo hướng hiện

đại của Việt Nam chỉ bao gồm chỉ 1tiêu chí duy nhất là GNI/người. Cáctiêu chí khác chỉ có tính tham khảovà bổ trợ.

Vì sao? ứ nhất, vì WB phânloại các quốc gia trên thế giới theotiêu chí này nên khi dùng tiêu chínày chúng ta có khả năng so sánh vàđịnh vị hình ảnh của Việt Nam trêntoàn thế giới; thứ hai, bản thânGNI/người là chỉ tiêu phản ánhmức sống và thu nhập trung bìnhcủa Việt Nam không tính đến là thuđược ở quốc gia nào và nó cũng làchỉ tiêu phản ánh sự thịnh vượngcủa nền kinh tế; thứ ba, GNI/ngườicũng phản ánh thành quả phát triểnkinh tế xã hội mà Việt Nam đangphấn đấu.

Mức nào? Mục tiêu phấn đấu củaViệt Nam là được xếp vào các quốcgia có thu nhập cao, do đó ngưỡnglựa chọn là ngưỡng thấp nhất củaquốc gia có thu nhập cao và làngưỡng cao nhất của nhóm nướccó thu nhập trung bình cao. Năm2017, Ngân hàng thế giới đã dựa vàoGNI/người tính theo phương phápAtlas để phân loại các nền kinh tếthành 4 nhóm: Nhóm có thu nhập

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

44 SỐ 63 (197) - 2018

thấp có GNI/người nhỏ hơn1.100USD, nhóm có thu nhập trungbình thấp có GNI/người từ 1.100 -3.900 USD; nhóm có thu nhập trungbình cao có GNI/người từ 3.900-12.055 USD/người; nhóm có thuthập trung bình cao có GNI/ngườiđạt từ 12.056 USD/người trở lên.Hằng năm, các ngưỡng này đượcđiều chỉnh và công bố vào ngày 1/7tùy theo tính hình phát triển chungcủa nền kinh tế toàn cầu. Vì thế,mức này khó xác định một cáchchính xác. Hướng tới kỷ niệm 100năm thành lập nước Việt Nam Dânchủ cộng hòa nay là Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam, nhómnghiên cứu lựa chọn năm lẻ để xácđịnh năm gốc và tính GNI/ngườităng gấp đôi, để dự báo, nhóm áp

dụng phương pháp dự báo theonguyên tắc 70.

ời gian đạt mục tiêu? Nếu lấyGNI/người năm 2015 làm năm gốcđể phấn đấu, Việt Nam phấn đấu cứsau 10 năm, GNI/người tăng gấp đôi.Điều này có nghĩa là năm 2015 ViệtNam đạt GNI/người là 3.900 USDvà lọt vào nhóm nước có thu nhậptrung bình cao. Năm 2035,GNI/người đạt 7.800 USD/người(tốp trên của nhóm nước có thunhập trung bình cao), năm 2045GNI/người đạt mức 1.560 USD(trong nhóm nước có thu nhập cao).eo nguyên tắc dự báo 70, nếumuốn cứ sau 10 năm GNI/ngườităng lên gấp đôi thì tốc độ tăngtrưởng GNI/người phải đạt 7%/năm.Cụ thể kết quả dự báo trong bảng 1.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

45SỐ 63 (197) - 2018

STT Năm GDP/người (USD/người) (theo giá hiện hành) GNI/người (USD/người) (Theo giá hiện hành)

123567

201520162017202520352045

21902215238943808760

17.520

199820602170

3996 (ngưỡng nhóm nước có TN TB cao)7992

15.984

Nguồn: Dự báo của nhóm nghiên cứu theo nguyên tắc 70 dựa theo số liệu của TCTK

Bảng 1

Phương án 2: Quan niệm nướccông nghiệp hiện đại là quốc giathịnh vượng về kinh tế, có qui môphát triển kinh tế lớn và sự pháttriển con người cao. Mục tiêu pháttriển đất nước là phấn đấu vàonhóm nước phát triển, có thu nhậpcao và có sự phát triển con người ởmức cao. Đây là mục tiêu phát triểntoàn diện hơn, vừa mở rộng qui môvà đảm bảo sự thịnh vượng của nềnkinh tế nói chung và từng ngườidân nói riêng, vừa đảm bảo nângcao chất lượng cuộc sống và sự pháttriển con người. Với mục tiêu này,2 tiêu chí quan trọng được lựa chọnlà GDP/người (theo cách phân loạicủa WB và OECD) và HDI (eocách phân loại của UNDP). Tuynhiên, để đảm bảo tính cơ cấu, tínhhiện đại trong quá trình phát triển,hệ tiêu chí nước công nghiệp theohướng hiện đại có thể bổ sung tiêuchí tỷ lệ % lao động trong nôngnghiệp. Do đó, hệ tiêu chí đề xuấtbao gồm 3 nhóm tiêu chí chính, cơbản (1) nhóm thể hiện qui mô nềnkinh tế: GDP/người; (2) nhóm thểhiện cơ cấu kinh tế: Tỷ lệ lao độngnông nghiệp trong tổng số lao động

xã hội; (3) nhóm thể hiện mức độphát triển con người: chỉ số pháttriển con người HDI.

Vì sao lại là 3 chỉ tiêu này? ứnhất, GDP/người thể hiện qui môcủa nền kinh tế bình quân đầungười phản ánh sức mạnh về kinhtế. Hiện nay GDP vẫn là chỉ tiêuđược IMF dùng để xác định sựthịnh vượng và tăng trưởng của cácquốc gia. eo báo cáo của PwC,năm 2018, Mỹ vẫn là quốc gia có giátrị cao nhất với qui mô GDP trên 19ngàn tỷ, tiếp sau là Trung Quốc,Nhật Bản... Việt Nam đứng thứ 49trong bảng xếp hạng với qui mô 240tỷ. eo dự báo của PwC, năm 2050qui mô nền kinh tế Việt Nam có thểvươn lên vị trí xếp hạng thứ 20 trênthế giới. ứ hai, tỷ lệ lao độngtrong nông nghiệp vừa thể hiện cơcấu nền kinh tế và sự thay đổi năngsuất lao động trong nông nghiệp,vừa thể hiện thành quả phát triểnlên xã hội hiện đại khi người laođộng được dịch chuyển sang cácngành phi nông nghiệp. ứ ba, chỉsố HDI phản ánh trình độ pháttriển con người và được UNDP sửdụng để xếp loại các nền kinh tế.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

46 SỐ 63 (197) - 2018

HDI được đo lường thông qua 3 chỉsố thành phần (1) thu nhập bìnhquân đầu người GNI/người tínhtheo sức mua tương đương (PPP),(2) Chỉ số học vấn/tri thức (EI) và(3) chỉ số tuổi thọ trung bình (LEI).

Mức độ nào? Về GDP/người, cóthể lấy mục tiêu phấn đấu cứ sau 10năm tăng gấp đôi, theo phương phápdự báo của nguyên tắc 70. Tỷ lệ laođộng trong nông nghiệp cứ sau mỗinăm giảm được trung bình 2% nhưhiện nay; và HDI có tốc độ tăngthêm tương đương với các nướcthuộc nhóm HDI trung bìnhkhoảng 0,01%/năm. Với mục tiêuphấn đấu này, lộ trình thực hiệnđược các tiêu chí dự kiến như sau(bảng 2):

eo hệ tiêu chí này, đến năm2030 Việt Nam có thể đạt được 2

trong 3 tiêu chí và coi như đạt đượcnước công nghiệp theo hướng hiệnđại, tạo nền tảng vững chắc để đếnnăm 2045 chúng ta hoàn thành xâydựng nước công nghiệp hiện đạitheo định hướng XHCN nếu có sựquyết tâm của cả hệ thống chính trịvà các tầng lớp dân cư và toàn xã hội.

Phương án 3: Quan niệm nướccông nghiệp hiện đại là nước có sựphát triển bền vững cả về kinh tế, xãhội và môi trường. Lúc này, mục tiêuphát triển đất nước trùng với mụctiêu phát triển bền vững. Do đó, Hệtiêu chí nước công nghiệp theohướng hiện đại gồm đầy đủ các khíacạnh của sự phát triển bền vững vềkinh tế, bền vững về xã hội và bềnvững về môi trường, phù hợp với xuhướng của thời đại. Các tiêu chí 5nhóm chỉ tiêu (bảng 3).

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

47SỐ 63 (197) - 2018

Năm 2015 2016 2017 2018 2025 2030 2035 2045

GDP/người tính theo giáhiện hành (USD)% lao động trong nôngnghiệp <20%HDI > 8.0

2.190

44,0%

0,66

2.215

41,9%

0,67

2.389

40,2%

0,68

2.540

38,2%

0,69

4.380

26,2%

0,76

6.570

16,2%

0,81

8.760

<10%

0,86

17.520

<10%

>0,9

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu

Bảng 2

eo hệ tiêu chí lựa chọn theophướng án 3, đến năm 2035 Việt Namcó thể đạt được ít nhất là 3 tiêu chítrong tổng số 5 tiêu chí và coi như đạtđược nước công nghiệp theo hướnghiện đại, tạo nền tảng vững chắc đểđến năm 2045 chúng ta hoàn thànhxây dựng nước công nghiệp hiện đại.3. Kinh nghiệm và giải pháp pháttriển đất nước sớm đạt tiêu chí nướccông nghiệp theo hướng hiện đại

Khi nghiên cứu kinh nghiệm củacác quốc gia công nghiệp mới NICsvà các nước phát triển như HànQuốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Israel...nhóm nghiên cứu có thể rút ra những

bài học sau đây về cách thức đạt đượcmục tiêu phát triển đất nước:

Việc xác định mục tiêu đã khónhưng tổ chức triển khai thực hiệnmục tiêu còn quan trọng hơn rấtnhiều. Nhiều nghiên cứu đã so sánhsự phát triển của Việt Nam với cácnước Đông Á và chỉ ra nguyên nhânViệt Nam không phát triển nhanhnhư Trung Quốc và một số quốc giaĐông Á khác là do thiếu sự quyết liệttrong điều hành và quyết tâm đạt mụctiêu của các cấp, ngành và đơn vị thựchiện. (GS Trần Văn ọ - 2016)

Nguồn lực phát triển đất nước làcó hạn, chính vì vậy, khi thực hiện

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

48 SỐ 63 (197) - 2018

Bảng 3TT Các mục tiêu phát triển Tiêu chí Chỉ tiêu/thời gian ước đạt Thời gian đạt ngưỡng 1 Kinh tế

Thể hiện sức mạnh của nền kinh tế và cơ cấukinh tế

GDP/người (tính theo USD thời điểm hiện tại)

≥ 12.000 (2045 nếu tốc độ tăng trưởng TB 6,8%).

Thể hiện qui mô và độ lớn của nền kinh tế. Tương đương các ngưỡng của các nước mới vào OECD

ãx gnộđ oal gnổt/pệihgn gnôn gnộđ oal ệl ỷT 2hội (%)

≤ 20% (2030)

Bằng ngưỡng của nước đã hoàn thành CNH theo cách phân loại của WB

3 Xã hội Thể hiện sự tiến bộ xã hội

Chỉ số phát triển con người (HDI (0-1) ≥ 0,8 (2030)

Bằng với mức của nước công nghiệp mới Malaysia và mức của nhóm nước có sự phát triển con người rất cao

4 Văn minh Xu hướng thời đại

Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII)* Điểm 0-100

≥ 53,1 điểm (2035)

Bằng với mức của Trung Quốc năm 2018, coi đây là động lực để phát triển

5 Bền vững về môi trường Xu hướng thời đại

Chỉ số chất lượng môi trường (EPI) (0-100)

≥ 55 điểm (2035-2040)

Bằng với mức trung bình tương đương với mức của nước công nghiệp mới Malaysia

Ghi chú: Trừ tiêu chí GII chưa có trong hệ thống ống kê Việt Nam, còn tấtcả các chỉ tiêu khác đều đã có trong hệ thống ống kê Việt Nam, tuy thực tếthì có một số tiêu chí chưa được công bố trong Niên giám ống kê hàng năm.

các giải pháp phát triển đất nước cầncó lộ trình rõ ràng và xác định mụctiêu ưu tiên trong từng thời kỳ, đầutư nguồn lực để quyết liệt thực hiệnmục tiêu đó, tránh đầu tư dàn trải.

Để thực hiện thành công chiến lượcvà chính sách phát triển, cần một độingũ cán bộ công chức thực sự có tài vàcó đức. Trong quá trình lựa chọn mụctiêu phát triển và các giải pháp thựchiện mục tiêu thì tố chất yêu nước vàtinh thần trách nhiệm cao độ của cácnhà lãnh đạo chính trị, và năng lực vàđạo đức của quan chức nhà nước là vôcùng quan trọng và là tiền đề cơ bảnđể có được các chiến lược phát triểnđúng đắn và thực thi các chiến lược,chính sách có hiệu quả.

Khi triển khai thực hiện các mụctiêu, cần có quyết tâm và hoài vọng vềtương lai tươi sáng của đất nước họdồn mọi nỗ lực cho phát triển ưu tiênphân bổ nguồn lực cho mục tiêu pháttriển và tận dụng người tài, tránh tưtưởng bảo thủ, giáo điều vì một ý thứchệ đã lỗi thời (Bài học từ Nhật Bản,Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore vàchủ nghĩa phát triển của Trung Quốc).

Vai trò của nhà nước rất quantrọng trong việc đề ra chiến lược, đưa

ra chính sách, xây dựng hạ tầng vàcác cơ chế, hành lang pháp lý để thịtrường phát triển, nhưng động lựcphát triển là kinh tế tư nhân, là dândoanh, là doanh nghiệp nhỏ và vừa(kinh nghiệm Nhật Bản và HànQuốc). Do yếu tố thể chế, ở TrungQuốc doanh nghiệp nhà nước cònnhiều nhưng khác với Việt Nam ởchỗ họ cạnh tranh với nhau rất gaygắt và nhiều doanh nghiệp nhà nướccạnh tranh mạnh trên thị trườngquốc tế. êm vào đó, nhiều doanhnghiệp dân doanh cũng đồng thờiphát triển mạnh mẽ.

Trong quá trình phát triển, vai tròcủa nguồn nhân lực và đổi mới sángtạo là vô cùng quan trọng. Các nướcĐông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc,Đài Loan không có tài nguyên thiênnhiên nhưng có nguồn nhân lực ngàycàng có chất lượng cao nhờ giáo dục,đào tạo và chú trọng đổi mới sáng tạokhông ngừng, đầu tư thỏa đáng chonghiên cứu công nghệ, áp dụng kỹthuật mới nên đã thành công và cónhững bước phát triển vượt bậc trongphát triển kinh tế. Chính vì vậy, đểphát triển mạnh mẽ cần quan tâmphát triển giáo dục- đào tạo, khoa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

49SỐ 63 (197) - 2018

học-công nghệ và đổi mới sáng tạo đểcó thể có được người lao động cókiến thức, kỹ năng và thái độ làm việctốt đủ năng lực ứng dụng khoa học -công nghệ hiện đại, cống hiến nhiềucho đất nước thông qua việc làm giàucho bản thân, cộng đồng và xã hội.

Trong bối cảnh phát triển mới củathời đại hiện nay, Việt Nam đang phảiđối mặt với rất nhiều thách thứcnhưng cũng có rất nhiều cơ hội pháttriển do biến động khó lường của khíhậu và sự phát triển mạnh mẽ củacách mạng công nghiệp 4.0, xã hội số,xu hướng hội nhập và cạnh tranhquốc tế ở mức độ cao. Diễn đàn kinhtế thế giới đã đánh giá và xếp hạng cácnước trong báo cáo “Sẵn sàng chotương lai” năm 2018 theo cơ cấu sảnxuất và năng lực chủ động trong sảnxuất cho thấy Việt Nam được xếp vàonhóm non trẻ, có nền tảng sản xuấthạn chế và dễ bị rủi ro cùng với 58quốc gia khác. Trong đó, các chỉ tiêucho sự sẵn sàng với cách mạng côngnghiệp 4.0 như đổi mới công nghệ,nguồn nhân lực và tài nguyên bềnvững là các yếu tố yếu nhất (PGS. BùiTất ắng - 2018). Bên cạnh đó, cácyếu tố thể chế của Việt Nam còn

nhiều rào cản nếu không được tháogỡ cũng không thể tạo ra động lực chosự phát triển (GS Lê Du Phong -2018). Tất cả những yếu tố này đòi hỏiViệt Nam cần có tư duy mở nhữnggiải pháp quyết liệt, và quyết tâm thìmới có thể đạt được mục tiêu pháttriển đất nước ngày càng thịnh vượngnhư khát vọng của mình với tốc độtăng trưởng trung bình 6-7%/năm.

Để sớm đưa nước ta trở thànhnước công nghiệp theo hướng hiệnđại, nhóm nghiên cứu đề xuất hệthống các nhóm giải pháp sau:

(1) Nhóm giải pháp đột phá đổimới tư duy về kinh tế thị trường,nâng cao năng lực hiệu quả của hệthống thể chế chính trị theo hướngcoi trọng phát triển, tránh tụt hậu.Đây là nhóm giải pháp quan trọng,trong đó phải kể đến là tư duy tronglựa chọn mục tiêu và cách thức đạtmục tiêu, tư duy về xây dựng thể chế.Trong bối cảnh hiện nay, quan niệmvề công nghiệp hóa cũng cần thayđổi, không đồng nhất công nghiệphóa với sự phát triển của các ngànhcông nghiệp chế tạo truyền thốnghay công nghiệp hỗ trợ mà phải làcông nghiệp thông minh, sáng tạo và

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

50 SỐ 63 (197) - 2018

dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ côngnghiệp; ực hiện cải cách và xâydựng nền hành chính công minhbạch, trách nhiệm giải trình cao,tuyển chọn được các lãnh đạo liêmchính, chống tham nhũng....

(2) Nhóm giải pháp xây dựng nhànước kiến tạo, nâng cao năng lực đổimới sáng tạo, năng lực cạnh tranhcủa toàn nền kinh tế thông qua xâydựng hệ sinh thái khởi nghiệp, huyđộng đầu tư gắn với đổi mới sáng tạonhằm tiếp cận tốt nhất những thànhtựu của cách mạng công nghiệp 4.0;thu hút nguồn nhân lực chất lượngcao; xây dựng các trung tâm khởinghiệp sáng tạo và tạo dựng văn hóađổi mới sáng tạo trong toàn nền kinhtế; đẩy mạnh nghiên cứu triển khaivà áp dụng công nghệ mới trong sảnxuất, tiêu dùng; đầu tư thỏa đáng vàocác ngành mũi nhọn trọng điểmquốc gia như công nghệ thông tin, sốhóa, năng lượng mới, vật liệu nano,công nghệ sinh học và tích hợp cácngành này; xây dựng hạ tầng côngnghệ thông tin hiện đại đáp ứng nhucầu của phát triển...

(3) Nhóm giải pháp đổi mới môhình tăng trưởng, cấu trúc lại các

ngành kinh tế nói chung và nội bộngành nông nghiệp theo hướng pháttriển bền vững, phát triển các ngành cógiá trị gia tăng cao như nông nghiệpcông nghệ cao, nông nghiệp xanh;nhận diện và khai thác lợi thế cạnhtranh của Việt Nam để đầu tư và tạođộng lực cho tăng trưởng; đào tạo nghềphi nông nghiệp cho người dân; đầu tưkhoa học - công nghệ cho công nghiệpđể nâng cao sức cạnh tranh của cácdoanh nghiệp công nghiệp; phát triểncác ngành dịch vụ chất lượng cao theohướng chuyển dịch vị trí của Việt Namtrong chuỗi giá trị toàn cầu....

(4) Nhóm giải pháp xác định đúngvai trò của kinh tế tư nhân (động lựcthúc đẩy), FDI và kinh tế nhà nước -tạo động lực cho kinh tế tư nhân pháttriển, nâng cao năng lực của khu vựckinh tế tư nhân nhằm tạo động lựcphát triển cho nền kinh tế thông quacải thiện môi trường đầu tư nhằm tạosân chơi bình đẳng cho các khu vựckinh tế; thúc đẩy các doanh nghiệpkhởi nghiệp, thu hút và kết nối các nhàđầu tư Việt Nam ở nước ngoài đầu tưvề phát triển kinh tế trong nước; hoànthiện luật khuyến khích đầu tư, luậtdoanh nghiệp; xây dựng nền hành

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

51SỐ 63 (197) - 2018

chính công lấy phục vụ doanh nghiệp,phục vụ nhân dân làm trung tâm đểthúc đẩy doanh nghiệp phát triển...

(5) Phát triển nguồn nhân lực chấtlượng cao, cải tiến chính sách thu hút,giữ chân nguồn nhân lực chất lượngcao. Cần xác định rõ nguồn lực quantrọng trong phát triển đất nước lànguồn nhân lực chất lượng cao. Cóhai cách thức để xây dựng nguồnnhân lực chất lượng cao: tạo ra nguồnnhân lực chất lượng cao bằng hệthống giáo dục đào tạo chuẩn, đặcbiệt là khi quốc gia ra khỏi thời kỳdân số vàng, muốn vậy phải đổi mớihệ thống giáo dục, đào tạo đạt chuẩnkhu vực và quốc tế; thu hút nguồnnhân lực chất lượng cao từ nơi khácđến. Vì thế, cần xác định rõ mục tiêuchiến lược phát triển giáo dục đào tạotrong thời gian tới sao cho đáp ứngđược nhu cầu nguồn nhân lực chấtlượng cao phục vụ phát triển đấtnước; đổi mới hệ thống giáo dục đàotạo phù hợp với xu thế phát triểnchung của thế giới, phát triển cácchương trình đào tạo có chất lượngchuẩn quốc tế ở mọi cấp học, bậchọc; tăng cường kiểm định chấtlượng theo hướng chuẩn quốc tế...

(6) Khai thác, tận dụng phát huylợi thế của cách mạng công nghiệp 4.0và cải thiện chỉ số EPI, thu hút FDIsạch và chuyển dịch vị trí của ViệtNam trong chuỗi giá trị theo hướngbảo vệ môi trường; tận dụng quá trìnhhội nhập thương mại quốc tế để bảovệ môi trường; tăng cường các khíacạnh kinh tế trong quản lý tài nguyênvà môi trường; huy động các nguồnlực xã hội cho bảo vệ môi trường; xâydựng cơ chế khuyến khích sự thamgia của người dân, doanh nghiệp vàtoàn xã hội vào bảo vệ môi trường.

Tóm lại, hệ tiêu chí nước công nghiệptheo hướng hiện đại tiếp cận theo mụctiêu phát triển đất nước phải phản ánhđược thành quả, hình ảnh phát triển đấtnước trong sự so sánh với các nước trênthế giới qua đó làm rõ vị thế của nướcta trong nền kinh tế toàn cầu, chọnngưỡng của các nước công nghiệp mớiNICs để tham chiếu và khẳng định tínhthời đại trong bản thân tiêu chí để đảmbảo tính “theo hướng hiện đại”. Cácgiải pháp trên đây bước đầu thể hiệnnhững định hướng cơ bản và sẽ đượclàm rõ trong thời gian tới phù hợp vớitừng giai đoạn phát triển đất nước vàbối cảnh phát triển của thời đại r

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

52 SỐ 63 (197) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

53SỐ 63 (197) - 2018

1. Tôn giáo và tính thế tục trong xã hộihiện đại

Trong chiều dài lịch sử loài người,tôn giáo, tín ngưỡng đã gắn bó lâu đờivới các định chế trong xã hội. Cứucánh của tôn giáo từ khởi thủy nhằmhướng con người đến với các giá trịcủa chân, thiện, mỹ. Nhưng trong quátrình phát triển của đời sống xã hội,các nhà chính trị đã tìm thấy ở tôngiáo phương tiện để có thể quản lý đờisống tinh thần của người dân. Do đó,

một kỷ nguyên dài trong lịch sử loàingười, nhà nước và tôn giáo đã gắn bóchặt chẽ với nhau. ần quyền và thếquyền đã cộng sinh một cách mậtthiết và lâu dài. Tuy nhiên, dưới sựphát triển của các nguyên tắc nhânquyền và dân quyền trong thời kì Khaiminh ở châu Âu thế kỷ XVII - XVIII,các trào lưu vận động tự do tôn giáo,xóa bỏ mối liên hệ giữa nhà nước vàtôn giáo đã ra đời. Các nhà triết họccủa kỷ nguyên này đã vận động xã hội

PHÁT HUY NGUỒN LỰC TÔN GIÁOTRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC:

TIẾP CẬN TỪ QUAN ĐIỂM THẾ TỤC VÀXÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC

l GS, TS Võ VăN SeNGiám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Quốc gia,

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCMl Võ Phúc ToàN

Nghiên cứu viên, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Quốc gia,Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

54 SỐ 63 (197) - 2018

thoát khỏi sự ràng buộc của Giáo hội,ủng hộ khoan dung tôn giáo như JohnLocke (A Letter Concerning Tolera-tion - 1689), John Stuart Mill (On Lib-erty - 1859). Hai cuộc cách mạng củaMỹ và Pháp trong thế kỷ XVIII với haibản tuyên ngôn nổitiếng về quyền conngười, quyền công dânđược xem là những cộtmốc quan trọng cho sựra đời của chủ nghĩa thếtục1. Người đầu tiênđưa ra khái niệm chủnghĩa thế tục (secular-ism) là nhà văn ngườiAnh George JacobHolyoake (1846): chủnghĩa thế tục tuyên bốrằng tôn giáo chỉ thuần túy là việcriêng tư, phủ nhận quyền của bất kỳloại nhà thờ nào liên quan đến đờisống công cộng của một quốc gia vàđề xuất thay thế ảnh hưởng chínhthức mà các thể chế tôn giáo đượcthực hiện2. Nguyên lý của chủ nghĩathế tục gồm 2 nguyên tắc cơ bản làquyền tự do tôn giáo được thể chế hóavà đảm bảo sự tự do về tư tưởng, ýthức và lương tâm3. Cùng với việc xóa

bỏ sự cản trở của chế độ phong kiến,các cuộc cách mạng tư sản ở phươngTây đã mong muốn phá vỡ mô hìnhtôn giáo đứng trên nhà nước. Sự vậnđộng này đã đưa đến việc ra đời củamô hình nhà nước thế tục. Mô hình

nhà nước thế tục là sựbiểu hiện của tiến trìnhdân chủ hóa, hiện đạihóa nền chính trị, xóa bỏnhững sự ràng buộc vớitôn giáo. Một điển hìnhtrong việc xây dựng nhànước thế tục chính lànước Pháp. Nhữngnguyên tắc thế tục củanước Pháp đã được đặtra từ cuộc cách mạngnăm 1789 với bản Tuyên

ngôn về Nhân quyền và Dân quyền vàcác sắc lệnh được ban hành trongnhững năm 1789-1791. Cuộc cáchmạng Pháp đã xác định các quyền dânsự cho sự bình đẳng về tôn giáo, đặcbiệt là đối với người theo Tin Lành,Do ái và những người không theoCông giáo. Bản Hiến pháp dân sự đầutiên sau cách mạng Pháp năm 1790 đãđặt giới tăng lữ dưới sự giám sát củaluật pháp. Các giáo phận được chia lại

Cùng với việc xóa bỏsự cản trở của chế độphong kiến, các cuộccách mạng tư sản ởphương Tây đã mongmuốn phá vỡ mô hìnhtôn giáo đứng trên nhànước. Sự vận động nàyđã đưa đến việc ra đờicủa mô hình nhà nướcthế tục.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

55SỐ 63 (197) - 2018

theo phạm vị hành chính địa phươngvà nhà nước sẽ trả lương cho các giáosĩ. Năm 1791, các tín đồ Do ái đượcchấp nhận tư cách công dân. Các đạoluật năm 1792 đã chính thức đòiquyền quản lý nhà nước dân sự từGiáo hội4. Quá trình “thế tục hóa” củanước Pháp tiếp tục diễn ra trong suốtthời gian dài tiếp theo để dần đạt đếnnền Cộng hòa thế tục. Năm 1801,Napoleon ký kết với Giáo hội La Mãhiệp ước Concordat công nhận Cơđốc giáo là một “tôn giáo của đa sốdân Pháp”5. Và nhà nước củaNapoleon sẽ bổ nhiệm giám mục, trảlương cho giáo sĩ, hỗ trợ cơ sở vật chấtcủa nhà thờ. Hy vọng trở lại vị thếtrước cách mạng 1789 của Giáo hộiPháp bị sụp đổ cùng với đế chế củaNapoleon đệ III (1871). Năm 1879,phe cấp tiến lên cầm quyền đẩy mạnhtiến trình thế tục hóa, đoạn tuyệt về ýthức hệ đối với Nhà thờ. Jules Ferry,chính khách nổi tiếng của Đệ TamCộng hòa Pháp đã thúc đẩy nền giáodục miễn phí, bắt buộc và vô tư đốivới mọi tôn giáo. Đặc biệt là việc banhành đạo Luật Phân ly vào năm 1905,tôn giáo được tách ra khỏi nhà nướcvà được xem là một lĩnh vực tư. Đạo

luật đã đưa ra các nguyên tắc cơ bảnvề việc phân ly tôn giáo của nhà nướccộng hòa thế tục: Tách tôn giáo rakhỏi các thiết chế cấu trúc nên xã hội;Tôn giáo chỉ còn mang tính cá nhâncủa mỗi người; Quyền tự do tư tưởngvà tự do tín ngưỡng là quyền lợi tự docơ bản của mỗi công dân6.

Tính thế tục của nước Pháp càngđược củng cố qua các bản Hiến phápnăm 1946 và 1958. Điều đầu tiên củabản Hiến pháp 1958 đã khẳng định:“Nước Pháp là một chính thể Cộnghòa không thể phân chia, có tính thếtục, dân chủ và xã hội. Nó đảm bảotính bình đẳng trước pháp luật củamọi công dân, không phân biệt nguồngốc, chủng tộc và tôn giáo. Nó tôntrọng tất cả các tôn giáo, tín ngưỡng”7.Do những vấn đề mang tính lịch sử,nước Pháp là một trong những quốcgia đoạn tuyệt mạnh mẽ nhất với tôngiáo để xây dựng một nhà nước thếtục. Đối với Pháp, nhà trường là nơikhông có thể có những mối liên quannào đối với tôn giáo từ việc thực hànhtín ngưỡng đến các biểu tượng củatôn giáo. Sự cứng rắn này của tinhthần thế tục Pháp đã vấp phải sự cố“chiếc khăn choàng” của Islam. Chủ

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

56 SỐ 63 (197) - 2018

nghĩa thế tục Pháp giờ đây không chỉđối diện với di sản của một thời kì lịchsử Giáo hội tham gia vào điều hànhnhà nước mà còn đối diện với sự tự dotôn giáo của các cộng đồng tôn giáokhác nhau trong lòng xã hội Pháp.Tính thế tục cố hữu của Pháp đã vaphải quyền tự do tôn giáo, thực hànhtín ngưỡng của mỗi công dân trong xãhội Pháp hiện đại: đa dân tộc, đa tôngiáo. Chiếc khăn choàng của phụ nữIslam đã trở thành sự thử thách củachủ nghĩa thế tục Pháp trong xã hộihiện đại. Năm 1989, vụ khăn trùmđầu tiên xảy ra ở Creil và kéo dài gầnmột thập niên. Cuộc tranh luận tạmthời khép lại khi đạo luật ngày15/03/2004 về việc áp dụng nguyêntắc tính thế tục đối với cách đeo cácdấu hiệu hoặc cách ăn mặc bộc lộ rõsự theo tôn giáo trong các trường tiểuhọc và trung học công lập. Dù hết sứcnghiêm ngặt trong việc đảm bảonguyên tắc thế tục nhưng hệ thốnggiáo dục của các trường tư thục Cônggiáo ở Pháp vẫn được phép tồn tại vớichương trình giáo dục tuân theonhững quy định của nhà nước8.

Hiện nay, mô hình chủ nghĩa thế tụctrên thế giới có thể chia thành 4 loại:

- Mô hình tôn giáo dân tộc (ethno-religion). Mô hình này được đặc trưngbởi một nhà nước thế tục nhưng vẫndựa vào một tôn giáo đóng vai trò chủlưu, làm nền tảng tinh thần cho dântộc, được viện dẫn như bản sắc dântộc. Điển hình như các nước ở Bắc Âu(Tin Lành), Tây Âu (Cơ Đốc giáo),Nga (Chính thống giáo), ái Lan(Phật giáo)...9

- Mô hình tôn giáo dân sự (religioncivile). Lý thuyết của mô hình nàyxuất phát từ quan điểm khế ước xã hộicủa Rousseau. Quan điểm này bùngnổ ở nước Pháp nhưng lại trở thànhnên tảng tinh thần của nước Mỹ bênkia Đại Tây Dương. Tôn giáo dân sựlà “toàn bộ các tôn giáo tính ngưỡng,nghi lễ thờ cúng và biểu tượng liên kếtvai trò của con người với tư cách làcông dân và địa lý của người đó trongxã hội, trong thời gian và lịch sử, với ýnghĩa tột cùng của sinh tồn”10. Môhình tôn giáo dân sự của Mỹ được xâydựng dựa trên việc tôn xưng một hìnhtượng ượng đế chung cho mọi côngdân Mỹ. Khẩu hiệu tinh thần củanước Mỹ được thay đổi từ “E pluribusUnum” (Nhiều người trở thành một)thành “In God, we trust” (Chúng ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

57SỐ 63 (197) - 2018

tin ở ượng đế). Hình tượng các đờitổng thống Mỹ đặt tay tuyên thệ lênKinh thánh gấp lại chính là tuyên thệvới sự trường tồn của nước Mỹ dướisự trị vì của ượng đế. Dù công dâncủa Mỹ có là Tin Lành, Cơ Đốc hayIslam đều cùng chung một ượngđế11. Nước Mỹ đã kết hợp một cách tàitình giữa tôn giáo và chính trị để hìnhthành nên một dân tộc Mỹ, dẫu đứctin có khác nhau nhưng cùng chungmột ượng đế. Về cơ bản, tính thếtục chỉ có thể chia tách tôn giáo vàHiến pháp Mỹ nhưng không tách rờitôn giáo và đời sống chính trị Mỹ.

- Mô hình ưu tiên cho sự đa dạng(pluralism religieux) dành cho nhữngthể chế đi liền với việc xác định cáctôn giáo được thừa nhận12.

- Mô hình nhà nước thế tục triệt để(L’Etat Laique) là những nước thựchiện nguyên tắc thế tục một cách tuyệtđối. Pháp là một trong những quốc giađiển hình cho mô hình này.

Từ những mô hình nhà nước thế tụctrên thế giới, chúng ta có thể thấy xu thếthế tục hóa, tách tôn giáo khỏi các thiếtchế chính trị công cộng là một khuynhhướng tất yếu. Tôn giáo, tín ngưỡngđược đẩy lùi về các sinh hoạt mang tính

riêng tư của cá nhân hoặc cộng đồng.Trong đó, vấn đề về một nền giáo dụcthế tục là một trong những nguyên tắchết sức cơ bản của nhà nước thế tục đểđảm bảo sự công bằng và tự do tôn giáogiữa các công dân. 2. Quan điểm của Đảng và Nhà nướcViệt Nam về vấn đề tôn giáo và tôngiáo tham gia các hoạt động giáo dục

Một điều không thể phủ nhận làtrong xã hội hiện đại, tôn giáo vẫn còngiữ một vai trò nhất định, không thểxóa bỏ. Do đó, tùy vào từng điều kiệncụ thể của các quốc gia, mỗi nước lạisẽ đối diện với các vấn đề về tôn giáo,tín ngưỡng theo một cách riêng. Từnăm 1945 đến nay, nhiều văn bản củaĐảng và Nhà nước đã xác định rất rõvai trò của tín ngưỡng, tôn giáo trongđời sống xã hội Việt Nam.

Quan điểm của Chủ tịch Hồ ChíMinh về tôn giáo đã được thể hiện rấtrõ trong việc kêu gọi đoàn kết lươnggiáo cùng giải phóng dân tộc. Trongư kêu gọi Tổng khởi nghĩa, Chủ tịchHồ Chí Minh đã xác định lực lượngcủa Mặt trận Việt Minh là sự tập hợpcủa khối đoàn kết toàn dân: “TrongViệt Minh đồng bào ta bắt tay nhauchặt chẽ, không phân biệt trai, gái, già,

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

58 SỐ 63 (197) - 2018

trẻ, lương, giáo, giàu nghèo”13. Kế thừaquan điểm này trong quá trình xâydựng nền tảng của một nhà nướcpháp quyền, các bản Hiến pháp củanước Việt Nam Dân chủ Cộng hòađều xác định rất rõ các vấn đề về tự dotôn giáo và tính thế tục của Nhà nước.Hiến pháp năm 1946 đã xác định“Nước Việt Nam là một nước dân chủcộng hòa. Tất cả quyền bính trongnước là của toàn thể nhân dân ViệtNam, không phân biệt nòi giống, gáitrai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”14.(Điều 1) và “Công dân Việt Nam cóquyền:... tự do tín ngưỡng”15.

Về vấn đề tham gia công tác giáodục của tổ chức tôn giáo, sắc lệnh số223-SL ngày 14/6/1955 của Chủ tịchNước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đãthể hiện quan điểm của Nhà nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa ở điều 9như sau: “Các tôn giáo được phép tổchức mở trường tư thục. Các trườngtư thục đó phải dạy theo chương trìnhgiáo dục của Chính phủ. Ngoài giờdạy theo chương trình giáo dục củaChính phủ, có thể dạy thêm giáo lýcho những học sinh nào muốn học”16.ông tư số 593/TTG ngày10/12/1957 của ủ tướng Chính phủ

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyđịnh chặt chẽ thêm việc quản lý cáchoạt động trường lớp của tổ chức tôngiáo. ông tư không chỉ tiếp tục thểhiện rõ sự ủng hộ của Nhà nước đốivới việc tham gia của tổ chức tôn giáovào hệ thống giáo dục quốc dân còncó độ “mở” với việc giáo dục chuyênmôn của các tôn giáo: “đối với cáchình thức trường học của Phật giáo,cấm phòng linh mục, tu sĩ của iênchúa giáo, Đại hội đồng của Tin Lànhgiáo, v.v... thì không phải xin phéptrước, nhưng phải báo trước”17.

Sau thời kỳ đổi mới, Bộ Chính trịđã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 về tăngcường công tác tôn giáo trong tìnhhình mới. Nghị quyết 24-NQ/TWngày 16/10/1990 đã khẳng định vaitrò của tôn giáo trong thời kì mới:“Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâudài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầutinh thần của bộ phận nhân dân. Đạođức tôn giáo có nhiều điều phù hợpvới công cuộc xây dựng xã hội mới”18.Nghị quyết này đã được cụ thể hóatrong Nghị định số 59-HĐBT ngày21/3/1991 của Hội đồng Bộ trưởng vềcác hoạt động tôn giáo.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

59SỐ 63 (197) - 2018

Đến năm 2003, Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của BanChấp hành Trung ương đã xác địnhquan điểm cơ bản về vấn đề các tổchức tôn giáo tham gia vào hoạt độnggiáo dục như sau: “Giải quyết việc tôngiáo tham gia thực hiện chủ trương xãhội hóa các hoạt động y tế, văn hóa, xãhội, giáo dục... của Nhà nước, theonguyên tắc:

- Khuyến khích các tôn giáo đã đượcNhà nước thừa nhận tham gia phù hợpvới chức năng, nguyên tắc tổ chức củamỗi tôn giáo và quy định của pháp luật.

- Cá nhân tín đồ, chức sắc, chứcviệc, nhà tu hành tham gia với tư cáchcông dân thì được khuyến khích vàtạo điều kiện thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật19.

Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày12/3/2003 là cơ sở để Quốc hội banhành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáosố 21/2004/PL-UBTVQH11 ngày18/6/2004, pháp lệnh đầu tiên về tínngưỡng, tôn giáo được ban hành. Pháplệnh cũng “khuyến khích tổ chức hoạtđộng giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạotheo quy định của pháp luật”20.

Song song với chủ trương về việckhuyến khích các tổ chức tôn giáo, tín

ngưỡng tham gia hoạt động giáo dục,Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiềuvăn bản đẩy mạnh chủ trương xã hộihóa giáo dục. Từ Đại hội VIII, Đảngta đã chủ trương đẩy mạnh các hoạtđộng xã hội hóa trong đó có lĩnh vựcgiáo dục: “Cụ thể hóa và thể chế hóachủ trương chính sách của Đảng vàNhà nước về  xã hội hóa sự nghiệpgiáo dục đào tạo, trước hết là về đầutư phát triển và bảo đảm kinh phí hoạtđộng. Ngoài việc ngân sách dành mộttỉ lệ thích đáng cho sự nghiệp pháttriển giáo dục đào tạo, cần thu hútthêm các nguồn đầu tư từ các cộngđồng, các thành phần kinh tế, các giớikinh doanh trong và ngoài nước đi đôivới việc sử dụng có hiệu quả nguồnđầu tư cho giáo dục đào tạo”21. Cụ thểtinh thần của Nghị quyết Đại hội VIII,Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 vềphương hướng và chủ trương xã hộihoá các hoạt động giáo dục, y tế, vănhóa và Nghị định số 73/1999/NĐ-CPngày 19/8/1999 về chính sách khuyếnkhích xã hội hoá đối với các hoạt độngtrong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá,thể thao. Tại phiên họp thường kỳtháng 9/2004, Chính phủ đã đánh giá

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

60 SỐ 63 (197) - 2018

tình hình thực hiện Nghị quyết 90 vàNghị định 73 và quyết định ban hànhNghị quyết về đẩy mạnh và nâng caochất lượng xã hội hoá trong các lĩnhvực nói trên để thống nhất hơn nữa vềnhận thức và chủ trương, có cơ chế,chính sách cụ thể, có giải pháp vàbước đi thích hợp đến năm 2010.Nghị quyết nêu rõ “huy động nguồnlực của các ngành, các cấp, các tổ chứckinh tế - xã hội và cá nhân để pháttriển giáo dục - đào tạo. Tăng cườngquan hệ của nhà trường với gia đìnhvà xã hội; huy động trí tuệ, nguồn lựccủa toàn ngành, toàn xã hội vào việcđổi mới nội dung, chương trình, thựchiện giáo dục toàn diện”22.

Như vậy chúng ta có thể thấy, kể từkhi giành lại độc lập đến nay, quanđiểm nhất quán và xuyên suốt củaĐảng và Nhà nước là tôn trọngquyền tự do tín ngưỡng của nhândân trong mô hình nhà nước thế tục.Các tôn giáo đều có quyền bình đẳngtrước pháp luật, được quyền hoạtđộng trong khuôn khổ của pháp luật.Trong đó vấn đề tôn giáo tham giahoạt động giáo dục, có những thờiđiểm chúng ta tiếp tục duy trì các cơsở giáo dục của tôn giáo trong hệ

thống giáo dục quốc dân nhưng cũngcó thời kì hệ thống giáo dục quốcdân chủ yếu do Nhà nước đảmnhiệm. Từ khi tiến hành đổi mới đếnnay, cùng với việc xác lập giáo dụcđóng vai trò là quốc sách hàng đầu,Đảng và Nhà nước đã chủ trươngthực hiện xã hội hóa trong hoạt độnggiáo dục và đào tạo, phát huy mọinguồn lực trong xã hội để đầu tư chosự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trướcnhững chủ trương của Đảng và Nhànước về tôn giáo và xã hội hóa giáodục, các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡngđã ngày càng tham gia mạnh mẽ vàoquá trình xã hội hóa giáo dục, đàotạo và dạy nghề. 3. Nguồn lực tôn giáo tham gia xã hộihóa giáo dục: thực tiễn và kiến nghị

Pháp lệnh Tôn giáo ra đời năm2004 đã cho phép các cơ sở tôn giáo“tham gia nuôi dạy trẻ em có hoàncảnh đặc biệt; hỗ trợ cơ sở chăm sócsức khoẻ người nghèo, người tàn tật,người nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhânphong, tâm thần; hỗ trợ phát triển cáccơ sở giáo dục mầm non và tham giacác hoạt động khác vì mục đích từthiện nhân đạo phù hợp với hiếnchương, điều lệ của tổ chức tôn giáo

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

61SỐ 63 (197) - 2018

và quy định của pháp luật”23. Pháplệnh đầu tiên về tín ngưỡng, tôn giáođã cho phép các cơ sở tôn giáo thamgia vào hoạt động giáo dục mầm nonvà các hoạt động nuôi dưỡng trẻkhuyết tật và mồ côi. Cùng với đó,năm 2005, Nghị quyết 05/2005/NQ-CP xã hội hóa giáo dục của Chínhphủ là một bước biến chuyển hết sứcquan trọng trong việc phát huy vai tròcủa các tổ chức tôn giáo trong hệthống giáo dục quốc dân. Sau hơn 10năm thực hiện Pháp lệnh về tínngưỡng, tôn giáo và Nghị quyết05/2005/NQ-CP, báo cáo của BanTôn giáo Chính phủ (2015) đã chobiết các cơ sở tôn giáo đã thành lậphơn 300 cơ sở giáo dục mẫu giáo vớihơn 100 điểm trường24.

Bên cạnh đó, Nghị định số69/2008/NĐ-CP của Chính phủ vềchính sách khuyến khích xã hội hóa đốivới các hoạt động trong lĩnh vực giáodục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao,môi trường đã tạo điều kiện cho cáctrường đào tạo nghề của các tổ chứctôn giáo ra đời. Ngày 09/6/2008, Uỷban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã kýquyết định (1800/QĐ-UBND) thànhlập trường trung cấp nghề Hòa Bình

thuộc Tòa Giám Mục Xuân Lộc doBan Bác Ái Xã Hội - Caritas giáo phậnđiều hành và quản lý. Đây là cơ sởnghề đầu tiên của tổ chức tôn giáođược cấp phép đào tạo. Sau một thờigian xây dựng, đến năm 2012, Trườngchính thức đi vào hoạt động với 5ngành nghề mộc, may công nghiệp,du lịch, công nghệ thông tin, kế toándoanh nghiệp. Từ trường nghề đầutiên ở Xuân Lộc, tại Hội nghị toànquốc biểu dương, phát huy vai trò củacác tôn giáo tham gia hoạt động bảotrợ xã hội và dạy nghề, Bộ Lao độngương binh và xã hội đã cho biếttính đến năm 2017, cả nước có 12 cơsở dạy nghề thuộc các tổ chức tôn giáo(0,6% cả nước), bao gồm: 2 trung cấpnghề và 10 trung tâm dạy nghề, tuyểnsinh, đào tạo hệ trung cấp và dạy nghềngắn hạn25.

Với những kết quả như trên, các cơsở tôn giáo thể hiện rõ vai trò củamình khi được phép tham gia vàolĩnh vực giáo dục và đào tạo. Từ thựctế đó, việc mở rộng chủ trương để cáctổ chức tôn giáo tham gia vào hoạtđộng giáo dục là hết sức cần thiết.Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện rấtrõ sự đổi mới về tư duy và kỹ thuật lập

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

62 SỐ 63 (197) - 2018

pháp, từ chỗ công dân làm theonhững gì luật định sang trạng tháicông dân được phép làm những gìluật không cấm. Hiến pháp đã dànhhẳn Chương II để nói về Quyền conngười, quyền và nghĩa vụ cơ bản củacông dân. Điều 24 của Hiến pháp đềcập đến quyền tự do tín ngưỡng, tôngiáo của công dân và điều 33 quyđịnh công dân có quyền tự do kinhdoanh trong những ngành nghề màpháp luật không cấm là những nềntảng pháp lý cơ bản cho việc phát huyvai trò của tôn giáo trong sự nghiệpgiáo dục, đào tạo và dạy nghề26. Dođó, Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm2016 đã chính thức quy định các tổchức tôn giáo, tín ngưỡng “được thamgia các hoạt động giáo dục, đào tạo, ytế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạotheo quy định của pháp luật có liênquan” (Điều 55)27. Có thể nói, đến bộluật này, việc tham gia của các tổ chứctôn giáo vào hệ thống giáo dục đãđược khẳng định mạnh mẽ khôngcòn dừng lại ở mức độ “khuyếnkhích” như các văn bản về tín ngưỡngtôn giáo trước đó được ban hành. Vớitinh thần đó, ngày 19/7/2017, Bộ Laođộng - ương binh và Xã hội đã ký

quyết định nâng cấp Trường CaoĐẳng Hòa Bình Xuân Lộc trên cơ sởTrường Trung cấp nghề Hòa Bìnhthuộc Ban Bác ái Xã hội - Caritas củaGiáo phận Xuân Lộc điều hành28.

Từ thực tiễn thực hiện các nghịquyết xã hội hóa giáo dục của Chínhphủ và Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôngiáo và nay là Luật Tín ngưỡng, tôngiáo, chúng ta đã thấy được tiềm nănghết sức to lớn của các cơ sở tôn giáo,tín ngưỡng trong việc tham gia quátrình xã hội hóa giáo dục. Để tiếp tụccó thể phát huy nguồn lực của tôngiáo trong quá trình xã hội hóa giáodục, cần tiếp tục đổi mới về nhữngvấn đề trong chính sách quản lý các tổchức tôn giáo, tín ngưỡng tham gialĩnh vực này, cụ thể:

Một là, cần hoàn thiện hệ thốngpháp lý đảm bảo sự tham gia của cáctổ chức tôn giáo vào hoạt động giáo dụcmột cách công khai và bình đẳng nhưcác tổ chức, cá nhân khác trong xã hội.Dù Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm2016 đã thể hiện chủ trương cho phépcác tổ chức tôn giáo tham gia vào hoạtđộng giáo dục như các tổ chức, cánhân khác trong xã hội nhưng Nghịđịnh hướng dẫn thi hành Luật Tín

ngưỡng, tôn giáo vẫn chưa cụ thể hóađiều này. Đây sẽ là một bất cập trongquá trình hướng dẫn và cấp phép chocác cơ sở giáo dục đào tạo, dạy nghềcủa các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng.

Hai là, cần thực hiện nhất quán,xuyên suốt và triệt để nguyên tắc thếtục trong quá trình hoạt động giáo dục,đào tạo và dạy nghề của các tổ chứctôn giáo, tín ngưỡng khi tham gia vàohệ thống giáo dục quốc dân. Một vấnđề cần xác định rõ chủ trương xã hộihóa giáo dục chỉ nhằm mục đích pháthuy nguồn lực của các tổ chức, cánhân trong xã hội để đầu tư cho hệthống giáo dục. Các cơ sở giáo dụccần thực hiện chương trình giảng dạy,đào tạo theo quy định chung của BộGiáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động -ương binh và Xã hội. Đồng thời,các cơ sở này cần đảm bảo tính thếtục của một cơ sở giáo dục trong suốtquá trình hoạt động. Các văn bản quyđịnh về trường lớp của các tổ chứctôn giáo như Sắc lệnh số 234/SL(14/6/1955) và ông tư 593/TTG(10/12/1957) của Nhà nước Việt NamDân chủ Cộng hòa là các văn bản thểhiện rất rõ quan điểm tính thế tục củacác cơ sở giáo dục tôn giáo trong hệ

thống giáo dục quốc dân cần đượcnghiên cứu để tạo hành lang pháp lýchặt chẽ trong vấn đề này.

Ba là, các cơ sở giáo dục, đào tạo vàdạy nghề của tôn giáo cần đảm bảoquyền tự do tín ngưỡng của người họcvà người dạy. Các cơ sở giáo dục, đàotạo và dạy nghề có thể do nhữngngười đại diện các tổ chức tôn giáođứng ra điều hành, quản lý nhưngphải đảm bảo sự tự do tín ngưỡng,tôn giáo của những người tham giavào hội đồng sư phạm và của ngườihọc như các cơ sở giáo dục công lập,tư thục khác. Các biểu tượng và cáchoạt động thực hành tín ngưỡng, tôngiáo chỉ có thể xuất hiện với tư cáchcá nhân, không mang tính công cộng.

eo báo cáo của Chính phủ, 95%dân số có đời sống tín ngưỡng, tôngiáo trong đó có khoảng 24,3 triệu tínđồ, gần 83.000 chức sắc tôn giáo. Tínhđến năm 2017, cả nước có 41 tổ chứcthuộc 15 tôn giáo đã được Nhà nướccông nhận và cấp phép hoạt động với27.900 cơ sở thờ tự29. Bức tranh tínngưỡng, tôn giáo của Việt Nam là vôcùng phong phú và đa dạng. Và đâycũng là một nguồn lực vô cùng to lớncần được phát huy trong quá trình xây

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

63SỐ 63 (197) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

64 SỐ 63 (197) - 2018

dựng và phát triển đất nước hiện nay.Cùng với tính chất thế tục và sự tôntrọng quyền tự do tín ngưỡng, tôngiáo đã được xác định ngay từ nhữngngày đầu tiên hình thành nền tảng lậppháp của Nhà nước, việc tạo điều kiệncho các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáotham gia vào hệ thống giáo dục quốcdân là một việc làm cần thiết trongquá trình thực hiện chủ trương xã hộihóa giáo dục, đào tạo hiện nay. Vớitinh thần “đạo đời hợp nhất”, tôn giáođồng hành cùng dân tộc, các tổ chức

tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay đã thểhiện được vai trò, trách nhiệm củamình với quá trình phát triển của dântộc, của đất nước. Việc khơi thôngdòng chảy của nguồn lực tôn giáo vàolĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghềhiện nay không chỉ là việc thực hiệnchủ trương xã hội hóa giáo dục màcòn thể hiện tinh thần đại đoàn kết,truyền thống yêu nước, đồng hànhcùng dân tộc của các tổ chức tôn giáo,tín ngưỡng trong công cuộc xây dựngvà phát triển đất nước hiện nay r

1 Barry A.Kosmin “Contemporary Secularity and Secularism”, Secularism & Secularity:Contemporary International Perspectives, Published by  Institute for the Study of Secu-larism in society and Culture, 2007, p.2.2 George Jacob Holyoake: English Secularism A Confession Of Belief, 2013,http://www.gutenberg.org3 Đỗ Quang Hưng: “Nhà nước pháp quyền và tôn giáo”, Tạp chí Khoa học xã hội ViệtNam, số 3 (76) - 2014, tr.54.4, 6, 7, 10 Olivier Bobineau - Sébastien Tank-Storpier (2012): Xã hội học tôn giáo, Nxb ếgiới, tr.55, 57, 58, 65.5, 11 Cao Huy uần: Tôn giáo và xã hội hiện đại: Biến chuyển của lòng tin ở phương Tây,Nxb Hồng Đức, 2017, tr.33, 41.8 Nguyễn Xuân Nghĩa (2003): “Tôn giáo trong thời hiện đại: thế tục hóa hay phi thế tụchóa”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 2-2003, tr.289, 12 Đỗ Quang Hưng: “Xây dựng mô hình nhà nước thế tục trong môi trường đa dạngtôn giáo: cái bất biến và cái khả biến - trường hợp Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Việt Nam

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

65SỐ 63 (197) - 2018

học lần thứ III, tiểu ban Văn hóa Việt Nam, Nxb ĐHQG, Hà Nội, 2008, tr.134, 134.13 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.3, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.595.14, 15 Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946): Hiến pháp Nước Việt Nam Dânchủ Cộng hòa, http://vbpl.vn.16 Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1955): Sắc lệnh số 223-SL ngày 14/6 /1955của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, http://vanban.chinhphu.vn, tr.2.17 ủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: ông tư của ủ tướng Chính phủ số593/TTG ngày 10/12/1957 về chủ trương đối với các trường lớp của tôn giáo, http://van-ban.chinhphu.vn, tr.1. 18 Nguyễn Hồng Dương (2012): Quan điểm, đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấnđề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, tr.22.19 BCH TW Đảng (2003): Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ươngĐảng khóa IX về công tác tôn giáo, tr.5-6.20 Ủy ban ường vụ Quốc hội (2004): Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, số 21/2004/PL-UBTVQH11, ngày 18/6/2004, tr.9.21 Đảng Cộng sản Việt Nam: “Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội 5 năm 1996-2000”, Văn kiện Đại hội Đảng thời kì đổi mới và hội nhập (Đại hội VI,VII, VIII, IX, X, XI), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013, tr.415.22 Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao, tr.4.23 Uỷ ban ường vụ Quốc hội: Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH11 về Tín ngưỡng, tôngiáo, 2004, tr.9. 24 Ban Tôn giáo Chính phủ: Báo cáo Tổng kết 08 năm thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôngiáo, 6/2015, tr.6.25 http://laodongxahoi.net26 Quốc hội: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013, tr.6 và tr.827 Quốc hội: Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, 2016, tr.2728 https://cdhoabinhxuanloc.edu.vn29 Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: Báo cáo thực hiện công ước quốc tế về cácquyền dân sự và chính trị, 6/2017, tr.44-45.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

66 SỐ 63 (197) - 2018

Thực hiện Chương trình làmviệc toàn khóa, ngày 10-11-2018, tại ành phố Bắc Ninh,

Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ2016-2021 đã tiến hành Kỳ họp thứ 8.Đồng chí Nguyễn Xuân ắng, Bí thưTrung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồngLý luận Trung ương, Giám đốc Họcviện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minhchủ trì, phát biểu khai mạc và kết luận.

Kỳ họp thứ 8 của Hội đồng tậptrung thảo luận vào 03 nội dung: (1)

Về tiêu chí nước công nghiệp theohướng hiện đại; (2) Về tiêu chí nềnkinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa; (3) Kết quả thực hiện côngtác giữa hai kỳ họp và kế hoạch côngtác từ nay đến hết năm 2018.1. Về tiêu chí nước công nghiệp theohướng hiện đại

Đại hội XII của Đảng xác định mụctiêu “sớm đưa nước ta trở thành nướccông nghiệp theo hướng hiện đại”.Trong những năm qua, đã có rất nhiều

Kỳ HọP THỨ 8 HỘI ĐồNG LÝ LUẬN TRUNG ƯơNG

Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giámđốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng. (Ảnh:Dương Giang/TTXVN)

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

67SỐ 63 (197) - 2018

đề tài nghiên cứu về tiêu chí nước côngnghiệp theo hướng hiện đại.

Các công trình nghiên cứu thờigian qua có những điểm giống nhau,nhưng cũng còn nhiều điểm khácnhau. Tại kỳ họp này, Hội đồng Lýluận Trung ương tập trung thảo luậnvề 03 vấn đề:

Một là, thống nhất hệ tiêu chí nướccông nghiệp theo hướng hiện đại ởViệt Nam, xác định chỉ tiêu cơ bản củatừng tiêu chí (Chiến lược phát triểnkinh tế-xã hội 2011-2020 đề ra mụctiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trởthành nước công nghiệp theo hướnghiện đại và đề ra 15 tiêu chí về kinh tế,xã hội, môi trường).

Hai là, xác định mốc thời gian ViệtNam có thể trở thành nước công

nghiệp theo hướng hiện đại (Nghịquyết số 23 của Bộ Chính trị về địnhhướng xây dựng chính sách phát triểncông nghiệp quốc gia đến năm 2030,tầm nhìn đến 2045 đã xác định mụctiêu: đến năm 2030, Việt Nam hoànthành mục tiêu công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, cơ bản trở thành nước côngnghiệp theo hướng hiện đại. Tầmnhìn đến năm 2045, Việt Nam trởthành nước công nghiệp hiện đại.

Ba là, đề xuất các giải pháp khả thiđể đạt mục tiêu đề ra.

2. Về tiêu chí nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa

Tại Đại hội IX của Đảng (năm2001) lần đầu tiên Đảng ta xác địnhnền kinh tế mà nước ta xây dựng lànền kinh tế thị trường định hướng xã

Toàn cảnh kỳ họp thứ 8 Hội đồng Lý luận Trung ương _ Ảnh: TL

hội chủ nghĩa và xem đó là mô hìnhkinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nghịquyết Trung ương 5 khóa XII về hoànthiện thể chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa đề ra nhiệmvụ “nghiên cứu tiến tới xây dựng hệtiêu chí về nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta”.

áng 9 năm 2018, Hội đồng Lýluận Trung ương đã tham gia cùng vớiBan Kinh tế Trung ương, Tạp chíCộng sản tổ chức Hội thảo khoa họcvề tiêu chí nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa. Tại kỳ họpnày, Hội đồng Lý luận Trung ương tậptrung thảo luận về các vấn đề:

Một là, phương pháp tiếp cận xácđịnh tiêu chí nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa.

Hai là, cơ sở và các yêu cầu (nguyêntắc) xác định hệ tiêu chí nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ba là, đề xuất các giải pháp khả thiđể đạt mục tiêu đề ra.

3. Về kết quả thực hiện công tácgiữa hai kỳ họp và kế hoạch công táctừ nay đến hết năm 2018

Với tinh thần nghiêm túc, kháchquan, các thành viên Hội đồng đã

phản ánh, làm rõ những việc đã làmđược, những việc chưa làm được,nguyên nhân và thống nhất nhữnggiải pháp để thực hiện có chất lượngvà hiệu quả những công việc từ nayđến hết năm 2018, chuẩn bị bước vàonăm 2019.

Sau một ngày làm việc nghiêm túc,với không khí dân chủ, cởi mở, thẳngthắn, Kỳ họp thứ 8 Hội đồng Lý luậnTrung ương đã hoàn thành chươngtrình đề ra. Phát biểu kết luận kỳ họp,đồng chí Nguyễn Xuân ắng nhấnmạnh các ý kiến phát biểu tại kỳ họp rấtphong phú và xác đáng. ường trựcHội đồng Lý luận Trung ương sẽ tiếpthu nghiêm túc ý kiến của các đồng chítham dự Kỳ họp, hoàn thiện Báo cáo tưvấn về tiêu chí nước công nghiệp theohướng hiện đại, Báo cáo kết quả nghiêncứu bước đầu về tiêu chí xác định nềnkinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa và Báo cáo kết quả công tácgiữa hai kỳ họp, kế hoạch công tác từnay đến hết năm 2018.

Đồng chí Nguyễn Xuân ắng cảmơn sự phối hợp và giúp đỡ có hiệu quảcủa ường trực Tỉnh ủy Bắc Ninh,các ban, sở, ngành của Bắc Ninh r

NGuyễN TiếN

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

68 SỐ 63 (197) - 2018

Triển khai Kế hoạch tổng kếtmột số vấn đề lý luận – thựctiễn qua 30 năm thực hiện

Cương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,trọng tâm là 10 năm thực hiện Cươnglĩnh năm 2011, trong tháng 10 vừaqua, các Nhóm tổng kết đã tiến hànhkhảo sát, tọa đàm tại 6 tỉnh, thành phố.

Nhóm Chính trị và Xây dựng Đảng,do GS.TS Phùng Hữu Phú, Phó Chủtịch thường trực Hội đồng Lý luậnTrung ương, Phó Trưởng ban thườngtrực Ban Chỉ đạo tổng kết làm TrưởngĐoàn, khảo sát tại tỉnh ái Bình vàthành phố Hà Nội; Nhóm Văn hóa-Xãhội-Con người, do GS.TS Tạ NgọcTấn, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

69SỐ 63 (197) - 2018

KHảO sÁT, TọA ĐÀM KHOA HọC VỀ THỰC HIỆN CƯơNG LĨNH XâY DỰNG

ĐấT NƯỚC TRONG THỜI Kỳ qUÁ ĐỘLÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

TạI MỘT sỐ ĐỊA PHƯơNG

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

70 SỐ 63 (197) - 2018

Trung ương, Ủy viên Ban Chỉ đạoTổng kết làm Trưởng đoàn, khảo sáttại tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum;Nhóm Kinh tế do PGS.TS NguyễnVăn ạo, Phó Chủ tịch Hội đồng Lýluận Trung ương, Ủy viên Ban Chỉ đạotổng kết làm Trưởng đoàn, khảo sáttại tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồngáp. Tại các địa phương đến khảo sát,Đoàn công tác của Hội đồng Lý luậnTrung ương đều nhận được sự phốihợp rất nhiệt tình, trách nhiệm, hiệuquả của các đồng chí ường trực tỉnhủy, thành ủy, lãnh đạo các sở, ban,ngành của tỉnh; Lãnh đạo các huyện,quận ủy, đảng ủy xã (phường, thị trấn).

Nội dung khảo sát, tọa đàm của cácNhóm bám sát vào 8 nhóm vấn đề (1)Về dân chủ xã hội chủ nghĩa và thựchành dân chủ ở địa phương; (2) Về xâydựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân; (3) Về hoạt động cầm quyềncủa Đảng ở địa phương; (4) Về đạiđoàn kết dân tộc, Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và các tổ chức chính trị - xãhội; (5) Về mối quan hệ giữa đổi mớikinh tế với đổi mới chính trị; (6) Vềphát triển các lĩnh vực kinh tế của địaphương; (7) Về phát triển văn hóa - xã

hội, con người; (8) Về lĩnh vực quốcphòng - an ninh.

Khi thảo luận mỗi vấn đề, có 4 nộidung yêu cầu làm rõ, đó là: (1) Việcnhận thức và quán triệt các quan điểmcủa Đảng trong Cương lĩnh; 2) Kếtquả thực hiện trên thực tế; (3) Nhữngvấn đề nảy sinh, khó khăn, vướngmắc, những nhân tố mới trong nhậnthức và trong thực hiện Cương lĩnh;(4) Những đề xuất, kiến nghị.

ông qua khảo sát, tọa đàm tại cácđịa bàn khác nhau, Ban Chỉ đạo tổngkết Cương lĩnh đều đánh giá cao sựchuẩn bị của các địa phương trong việctham gia tổng kết Cương lĩnh xâydựng đất nước trong thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội trên địa bàn củamình. Chất lượng các báo cáo cũngnhư các ý kiến phát biểu trực tiếp tạitọa đàm, cùng với những thông tinhữu ích qua các buổi nghiên cứu, tọađàm đã giúp Đoàn có thêm nhiều tưliệu thực tiễn quý giá để thực hiện tốtnhiệm vụ tổng kết một số vấn đề lýluận và thực tiễn qua 30 năm thực hiệncương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội;trọng tâm là 10 năm thực hiện Cươnglĩnh năm 2011 do Trung ương giao r

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

71SỐ 63 (197) - 2018

Thực hiện chương trình phốihợp công tác năm 2018 giữaHội đồng Lý luận Trung

ương và Viện Hàn lâm Khoa học Xãhội Việt Nam, ngày 02-11-2018, tạiHà Nội, Hội đồng Lý luận Trungương phối hợp với Viện Hàn lâmKhoa học Xã hội Việt Nam tổ chứcTọa đàm khoa học “Phát huy nguồnlực tôn giáo trong phát triển đất nướchiện nay”. Mục đích Tọa đàm nhằmtrao đổi, làm rõ hơn các căn cứ lýluận, thực tiễn về nguồn lực tôn giáo;vai trò nguồn lực tôn giáo, cũng nhưviệc nhận thức và phát huy đúnghướng nguồn lực này trong phát triểnđất nước hiện nay, góp phần cung cấpthêm cơ sở khoa học cho việc bổsung, hoàn thiện các chủ trươngchính sách, Pháp luật của Đảng, Nhànước về tôn giáo trong giai đoạn tới.Dự Tọa đàm có đông đảo các nhàkhoa học, nhà quản lý có kinhnghiệm, uy tín về nghiên cứu, quản

lý hoạt động tôn giáo và đại diện chứcsắc tôn giáo. GS.TS Tạ Ngọc Tấn, PhóChủ tịch Hội đồng Lý luận Trungương, Trưởng Tiểu ban Văn hóa-Xãhội-Con người của Hội đồng vàGS.TS Đặng Nguyên Anh, Phó Chủtịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hộiViệt Nam, đồng chủ trì Tọa đàm.

Hơn 10 tham luận và ý kiến traođổi tại Toạ đàm tập trung vào 4 nhómnội dung: Những vấn đề lý luậnchung, nhận thức chung về nguồn lựctôn giáo; nguồn lực của các tôn giáocụ thể; nguồn lực tôn giáo trong cáclĩnh vực của đời sống xã hội; cơ chế,chính sách, pháp luật, điều kiện pháthuy nguồn lực tôn giáo, phục vụ pháttriển đất nước hiện nay.

Phát biểu kết luận Tọa đàm, GS.TSTạ Ngọc Tấn nhấn mạnh, trong mộtkhoảng thời gian chuẩn bị không dài,nhưng với gần 20 báo cáo khoa họcgửi tới Ban tổ chức cùng nhữngtham luận và ý kiến trao đổi tại hội

TọA ĐÀM “PHÁT HUY NGUỒN LỰC TÔN GIÁO

TRONG PHÁT TRIểN ĐấT NƯỚC HIỆN NAY”

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

72 SỐ 63 (197) - 2018

trường cho thấy, chủ đề của Tọa đàmđã đáp ứng trúng một đòi hỏi vừamang tính lý luận, thực tiễn và rấtthời sự trong công tác tín ngưỡng,tôn giáo hiện nay. Qua các báo cáo,trao đổi, thảo luận có thể nêu một sốkết luận như sau:

1. Các báo cáo, các ý kiến trao đổithảo luận đã góp phần làm rõ hơn,sâu sắc hơn, đầy đủ hơn đối với mộtsố vấn đề lý luận chung về nguồn lựctôn giáo như khái niệm, nội hàm, cáchình thức biểu hiện, các cách tiếpcận của nguồn lực tôn giáo.

Các báo cáo và các ý kiến thảo luậncũng đã làm rõ được nguồn lực tôngiáo của các tôn giáo cụ thể cũng nhưvai trò của nguồn lực tôn giáo trênmột số phương diện của đời sống xãhội. Đồng thời, đã phân tích thựctrạng chính sách, pháp luật về pháthuy nguồn lực tôn giáo ở Việt Namhiện nay, đề xuất những định hướng,giải pháp, kiến nghị cụ thể để pháthuy tốt hơn nữa nguồn lực tôn giáo.

2. Các nhà khoa học, quản lý vàcác ý kiến trao đổi đều đồng thuậnvề việc nhìn nhận nguồn lực tôngiáo, cho rằng phát huy nguồn lựctôn giáo là một chủ trương đúng đắn,

cần phải có những chính sách, phápluật phù hợp, đồng thời mong muốnkiến nghị với Đảng, Nhà nước tronggiai đoạn tới cần nhìn nhận tôn giáolà một nguồn lực xã hội đóng gópcho sự phát triển của đất nước.

3. Phát huy nguồn lực tôn giáo làmột chủ trương đúng đắn. Kết quảcủa Toạ đàm đã cung cấp cơ sở khoahọc chắc chắn cho quan điểm này.Tuy nhiên, phát huy nguồn lực tôngiáo là một chủ trương quan trọng,cần có những định hướng, chínhsách khoa học, phù hợp, công bằng;cần tiếp tục nghiên cứu, xem xét mộtcách cụ thể: phát huy như thế nào,phát huy trong lĩnh vực nào, v.v..Đồng thời, cũng rất lưu ý việc sửdụng nguồn lực tôn giáo khôngnhằm mục đích xã hội tích cực.

ông qua toạ đàm đã giúp cácnhà nghiên cứu lý luận, các nhà quảnlý, cũng như các chức sắc tôn giáo đạtđược những nhận thức chung hếtsức quan trọng về nguồn lực tôn giáovà phát huy nguồn lực tôn giáo. Đâylà tiền đề quan trọng để chúng tathực hiện tốt hơn nữa chính sách,pháp luật về tôn giáo hiện nay r

NGuyễN TiếN