Mục lục - dised.vn

60
Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà nẵng Tổng biên tập TRẦN ĐỨC ANH SƠN Phó Tổng biên tập VÕ HỒ BẢO HẠNH Thư ký Tòa soạn VÕ VĂN HOÀNG HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP Chủ tịch Hội đồng TS. Hồ Kỳ Minh Thành viên PGS.TS. Lê Hữu Ái TS. Võ Thị Thúy Anh PGS.TS. Trần Thọ Đạt TS. Võ Duy Khương PGS.TS. Nguyễn Thị Như Liêm KS. Nguyễn Lương Đình TS. Nguyễn Thanh Liêm TS. Trần Đức Anh Sơn TS. Nguyễn Phú Thái GS.TS. Ngô Đức Thịnh ThS. Nguyễn Hữu Thông ThS. Nguyễn Quang Trung Tiến ThS. Bùi Văn Tiếng Số 25/2012 Tòa soạn Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng 118 Lê Lợi - Thành phố Đà Nẵng ĐT: 0511 3 840 019 E-mail: [email protected]; [email protected] Website: www.dised.danang.gov.vn Phát hành và quảng cáo ĐT: 0511 3 840 019 Giấy phép xuất bản Số 1617/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/11/2009. In tại Trung tâm In, kỹ thuật & dịch vụ ảnh - Cơ quan Đại diện TTXVN tại Đà Nẵng Bìa và trình bày HẢI TRUNG - HOÀI AN ISSN 1859 - 3437 KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀ NẴNG 2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của thành phố Đà Nẵng năm 2012 Văn Hữu Chiến 9. Sử dụng hiệu quả nguồn lực ngân sách nhà nước cho mục tiêu phát triển nhanh và bền vững thành phố Đà Nẵng Võ Duy Khương 13. Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng Lê Dân - Nguyễn Thị Kim Phượng 18. Xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố điện tử: Ưu tiên cho những ứng dụng vào nền hành chính vì dân, cho dân Trần Ngọc 21. Đà Nẵng - Chặng đường 15 năm "vì người nghèo" Nguyễn Đăng Hải MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN 24. Tổng quan kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Đỗ Thanh Phương 28. Phát triển làng nghề truyền thống tại thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) Nguyễn Thị Như Liêm - Đặng Thị Thạch 34. Phát triển bền vững ở Tây Nguyên - Đòi hỏi tất yếu và những giải pháp Hồ Tấn Sáng NHÌN RA THẾ GIỚI 40. Hiệp hội nhân dân trong hệ thống chính trị ở Singapore Lê Văn Đính NGHIÊN CứU - TRAO ĐổI 45. Đình làng xứ Quảng Mai Hồng Lâm 49. Mấy ý kiến về cuốn sách "Tín ngưỡng thờ nữ thần của người Việt ở xứ Quảng" của Nguyễn Xuân Hương Lê Văn Hảo DOANH NHÂN - DOANH NGHIỆP 51. BIDV tri ân khách hàng doanh nghiệp sử dụng DỊCH VỤ THANH TOÁN VĂN BẢN MỚI TIN TứC - SỰ KIỆN Mục lục Giá: 20.000 đồng Ảnh bìa 1: Chung tay xây dựng thành phố. Ảnh: Trần Ngọc

Transcript of Mục lục - dised.vn

Page 1: Mục lục - dised.vn

Phát triển Kinh tế - Xã hội

Đà nẵng

Tổng biên tậpTRẦN ĐỨC ANH SƠNPhó Tổng biên tập

VÕ HỒ BẢO HẠNHThư ký Tòa soạn

VÕ VĂN HOÀNG

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬPChủ tịch Hội đồng

TS. Hồ Kỳ Minh

Thành viênPGS.TS. Lê Hữu Ái

TS. Võ Thị Thúy AnhPGS.TS. Trần Thọ ĐạtTS. Võ Duy Khương

PGS.TS. Nguyễn Thị Như LiêmKS. Nguyễn Lương ĐìnhTS. Nguyễn Thanh LiêmTS. Trần Đức Anh SơnTS. Nguyễn Phú Thái

GS.TS. Ngô Đức ThịnhThS. Nguyễn Hữu Thông

ThS. Nguyễn Quang Trung TiếnThS. Bùi Văn Tiếng

Số 25/2012

Tòa soạnTạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội

Đà Nẵng118 Lê Lợi - Thành phố Đà Nẵng

ĐT: 0511 3 840 019E-mail: [email protected];

[email protected]: www.dised.danang.gov.vn

Phát hành và quảng cáoĐT: 0511 3 840 019

Giấy phép xuất bảnSố 1617/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/11/2009. In

tại Trung tâm In, kỹ thuật & dịch vụ ảnh - Cơ quan Đại diện TTXVN tại Đà Nẵng

Bìa và trình bàyHẢI TRUNG - HOÀI AN

ISSN 1859 - 3437

KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀ NẴNG

2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của thành phố Đà Nẵng năm 2012

Văn Hữu Chiến

9. Sử dụng hiệu quả nguồn lực ngân sách nhà nước cho mục tiêu phát triển nhanh và bền vững thành phố Đà Nẵng

Võ Duy Khương

13. Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng

Lê Dân - Nguyễn Thị Kim Phượng

18. Xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố điện tử: Ưu tiên cho những ứng dụng vào nền hành chính vì dân, cho dân

Trần Ngọc

21. Đà Nẵng - Chặng đường 15 năm "vì người nghèo"

Nguyễn Đăng Hải

MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

24. Tổng quan kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Đỗ Thanh Phương

28. Phát triển làng nghề truyền thống tại thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam)

Nguyễn Thị Như Liêm - Đặng Thị Thạch

34. Phát triển bền vững ở Tây Nguyên - Đòi hỏi tất yếu và những giải pháp

Hồ Tấn Sáng

NHÌN RA THẾ GIỚI

40. Hiệp hội nhân dân trong hệ thống chính trị ở Singapore

Lê Văn Đính

NGHIÊN cứU - TRAo ĐổI

45. Đình làng xứ Quảng

Mai Hồng Lâm

49. Mấy ý kiến về cuốn sách "Tín ngưỡng thờ nữ thần của người Việt ở xứ Quảng" của Nguyễn Xuân Hương

Lê Văn Hảo

DoANH NHÂN - DoANH NGHIỆP

51. bIDV tri ân khách hàng doanh nghiệp sử dụng DỊCH VỤ THANH TOÁN

VĂN BẢN MỚI

TIN Tức - SỰ KIỆN

Mục lục

Giá: 20.000 đồngẢnh bìa 1: Chung tay xây dựng thành phố. Ảnh: Trần Ngọc

Page 2: Mục lục - dised.vn

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

2 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

? VĂN HữU cHIẾN**

I. Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011

1. Về kinh tế

Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GDP, giá so sánh 1994) giữ được đà tăng trưởng (ước tăng 13%) song vẫn thấp so với kế hoạch đề ra (13,5 - 14,5%).

1.1. Sản xuất công nghiệp, thủy sản - nông - lâm

Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 94) năm 2011 ước đạt 14.855 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 14% so với năm 2010; trong đó: công nghiệp

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2011 VÀ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2012*

* Tựa đề bài viết do Tòa soạn đặt.** Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng.

Năm 2011, năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, đã chứng kiến không ít những tác động tiêu cực của tình hình kinh tế thế giới đến kinh tế của cả nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực và đồng thuận cao, Đà Nẵng đã kịp thời khắc phục được những khó khăn, tiếp tục duy trì được những thành quả nổi bật về các mặt; uy tín và vị thế của thành phố nhờ đó ngày càng được khẳng định, nâng cao ở cả trong nước và khu vực. Nhân dịp năm mới 2012, Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng xin trích đăng một số nội dung quan trọng trong báo cáo “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012” và báo cáo “Tiếp thu, giải trình ý kiến của các đại biểu Hội đồng Nhân dân và bổ sung nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012” của thành phố Đà Nẵng do đồng chí Văn Hữu Chiến, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng trình bày tại kỳ họp thứ 3 của Hội đồng Nhân dân khóa VIII, nhiệm kỳ 2011 - 2016.

trung ương tăng 9,9%; công nghiệp địa phương tăng 17,2%; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,1%. Một số sản phẩm tăng trưởng khá về sản lượng so với năm 2010 như: thép xây dựng (73,3%), gạch gramic (26,5%), quần áo may sẵn (18,9%), bia các loại (17,5%), cao su thành phẩm (16,4%), động cơ siêu nhỏ (15,2%), đồ chơi trẻ em (14,1%), xi măng (13,6%)...

Giá trị sản xuất thủy sản - nông - lâm ước đạt 639 tỷ đồng, đạt 100,3% kế hoạch, tăng 4,5% so với năm 2010 trong đó: thủy sản tăng 7,9%; nông nghiệp giảm

Page 3: Mục lục - dised.vn

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

3Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

3% và lâm nghiệp tăng 10,7%.

Sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 35.620 tấn, đạt 101,5% kế hoạch, giảm 1,3% so với năm 2010, trong đó: hải sản ước đạt 34.500 tấn, đạt 101,5% kế hoạch, giảm 1,4% song do tăng tỷ trọng các sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao nên vẫn đảm bảo được tốc độ tăng giá trị sản xuất.

1.2 Các ngành dịch vụ

Các hoạt động dịch vụ khởi sắc, phù hợp với định hướng phát triển của thành phố. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ (giá cố định 94) năm 2011 ước đạt 12.287,7 tỷ đồng, đạt 108,5% kế hoạch, tăng 17% so với năm 2010.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 42.670 tỷ đồng, đạt 122,6% kế hoạch, tăng 25,2% so với năm 2010. Thị trường hàng hóa sôi động, chủng loại đa dạng, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Hạ tầng thương mại dần được đầu tư hiện đại.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ước đạt 1.436,6 triệu USD, đạt 101,2% kế hoạch, tăng 22,3% so với năm 2010, trong đó xuất khẩu hàng hóa tăng 20,8%. Các doanh nghiệp duy trì được các thị trường xuất khẩu lớn (Mỹ, EU, Đông bắc Á...) và duy trì tốc độ tăng trưởng các mặt hàng chủ yếu như: đồ chơi trẻ em tăng 31,5%; cao su thành phẩm tăng 20%; dăm gỗ tăng 16,7%; động cơ, thiết bị điện, sản phẩm điện tử tăng 13,8%; dệt may tăng 13,5%.

Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 860 triệu USD, đạt 100% kế hoạch, tăng 14,5% so với năm 2010. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như: phụ liệu may mặc tăng 14%; thuốc tân dược tăng 13,4%; chất dẻo tăng 15,3%; hóa chất tăng 14,8%; sắt, thép tăng 15,4%; phân hóa học tăng 18,3%...

Du lịch có nhiều hoạt động sôi nổi nhân dịp lễ, Tết như: Chương trình “Du Xuân Sơn Trà”, “Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè 2011”, “biểu diễn âm nhạc đường phố và

lướt ván trên sông Hàn”... Đáng chú ý là thành công của cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFC); cuộc thi đã trở thành sản phẩm đặc sắc, mang thương hiệu riêng của du lịch Đà Nẵng, thu hút hơn 300 ngàn lượt khách du lịch, tăng gấp 3 lần so với DIFC 2010. Các cơ sở lưu trú cũng được chú trọng nâng cấp, nhiều tour, tuyến du lịch mới được đưa vào khai thác như: tham quan “Đà Nẵng - Cù Lao Chàm” bằng trực thăng, chùm tour “Thiên đường miền Trung”, “Hành trình Di sản”… Tổng lượt khách tham quan, du lịch đến thành phố năm 2011 ước đạt 2,35 triệu lượt khách, đạt 111,9% kế hoạch, tăng 32,8% so với năm 2010, trong đó khách quốc tế ước đạt 500 ngàn lượt, đạt 111,1% kế hoạch, tăng 35%; doanh thu du lịch ước đạt 1.800 tỷ đồng, đạt 119% kế hoạch, tăng 45% .

Chất lượng dịch vụ và trật tự vận tải được duy trì và ngày một nâng cao, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân. Doanh thu vận tải năm 2011 ước đạt 3.733,6 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2010; sản lượng hàng qua cảng ước đạt 3,8 triệu tấn, tăng 5,1%.

Hoạt động bưu chính - viễn thông phát triển. Tổng số thuê bao điện thoại cố định trên toàn mạng năm 2011 ước đạt 283,8 ngàn thuê bao, tăng 15,2% so với năm 2010, đạt mật độ 34 máy/100 dân; thuê bao internet ước đạt 200,1 ngàn thuê bao, đạt 148,2% kế hoạch, tăng 9,8%; doanh thu bưu chính viễn thông ước đạt 8.200 tỷ đồng, đạt 107,9% kế hoạch, tăng 14%. Thị trường sản phẩm và dịch vụ CNTT phát triển thuận lợi, các doanh nghiệp chú trọng phát triển xuất khẩu phần mềm sang các thị trường Nhật bản, Hàn Quốc, Mỹ... Kim ngạch xuất khẩu phần mềm năm 2011 ước đạt 13,2 triệu USD, đạt 110% kế hoạch, tăng 20% so với năm 2010.

Dịch vụ tín dụng, ngân hàng được mở rộng. Tổng vốn huy động năm 2011 ước đạt 40.000 tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm 2010; tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế ước đạt 48.000 tỷ đồng, tăng 7,1%, trong đó dư nợ cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 86,1%. Tổng phương tiện thanh toán năm 2011 ước đạt 677,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2010, trong đó thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 76,5%. Dịch vụ ngoại hối phát triển, thanh toán hàng xuất qua ngân hàng tăng 17,4%; thanh toán hàng nhập tăng 4,8%; lượng kiều hối đạt 130 triệu USD, tăng 17%.

2. Về thu hút đầu tư trong, ngoài nước và các hoạt động đối ngoại

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố năm 2011 ước đạt 25.133,3 tỷ đồng, đạt 126,6% kế

Page 4: Mục lục - dised.vn

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

4 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

hoạch, tăng 12,3%. Trong năm 2011, thành phố đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 2.350 doanh nghiệp (tổng vốn đăng ký đạt 9.000 tỷ đồng), cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 23 dự án đầu tư trong nước (tổng vốn đầu tư 4.445,3 tỷ đồng), 35 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (tổng vốn đầu tư 350 triệu USD, tăng 14 dự án và tăng gấp 2,9 lần về vốn đầu tư so với năm 2010); tổng vốn FDI tăng thêm đạt 230 triệu USD, nâng tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm lên 580 triệu USD.

Lũy kế trên địa bàn thành phố có 14.510 doanh nghiệp dân doanh, tổng vốn đăng ký đạt 59,5 nghìn tỷ đồng (tăng 23,9% về số doanh nghiệp và 18,4% về vốn so năm 2010); 494 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đầu tư 110,2 ngàn tỷ đồng và 207 dự án FDI, tổng vốn đầu tư 3,12 tỷ USD. Đến nay có 105 doanh nghiệp FDI đã đi vào hoạt động, vốn thực hiện ước đạt 1,57 tỷ USD, doanh thu năm 2011 ước đạt 380 triệu USD, tăng 8,6% so với năm 2010.

Thành phố hiện có 04 dự án ODA đang được triển khai thực hiện và 03 dự án đã được phê duyệt hiện đang chờ ký kết Hiệp định tín dụng để triển khai. Tổng vốn đầu tư của các dự án đạt 340 triệu USD, trong đó vốn ODA đạt 261 triệu USD, chiếm 77% tổng vốn.

Hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế được chú trọng. Trong năm 2011, thành phố đã tiếp 406 đoàn khách quốc tế đến thăm, làm việc, tìm cơ hội đầu tư, tăng cường quan hệ hữu nghị và xúc tiến hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, du lịch, y tế, giáo dục. Nhiều chương trình hợp tác song phương với các nước trong khu vực, thế giới và hợp tác, liên kết vùng được đẩy mạnh xúc tiến như: tổ chức thành công Hội thảo khoa học lần thứ nhất “Liên kết, phát triển 7 tỉnh duyên hải miền Trung”, Hội nghị Hội đồng Kiến trúc sư châu Á lần thứ 32 và Diễn đàn ARCASIA với chủ đề Đô thị châu Á trong thế kỷ XXI; Hội thảo Hợp tác đối tác Thụy Điển - Việt Nam trong phát triển bền vững…

3. Về lĩnh vực khoa học - công nghệ, văn hóa - xã hội

Về khoa học và công nghệ: Trong năm 2011, thành phố Đà Nẵng đã nghiệm thu 07 đề tài cấp thành phố, 11 đề tài cấp cơ sở. Tổ chức tổng kết 08 Chương trình KH&CN trọng điểm của thành phố giai đoạn 2006 - 2010 và xây dựng 06 Chương trình trọng điểm giai đoạn 2011 - 2016.

Về văn hóa - thể thao: Tổ chức thành công các sự kiện: Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế 2011, Lễ hội Quán Thế Âm và các lễ hội đình làng với nhiều hoạt

động văn hóa, thể thao dân gian. Hoàn thành trùng tu, bảo tồn, tôn tạo các di tích: Đình Thạc Gián, Hòa An, Túy Loan; khánh thành, đưa bảo tàng thành phố vào hoạt động; trùng tu tôn tạo các Đình Phong Lệ, Lỗ Giáng, Dương Lâm, Mân Quang, Khu di tích lịch sử Làng văn hóa K20... Phối hợp tổ chức trưng bày tư liệu “Huyện đảo Hoàng Sa”, lắp đặt 21 tảng đá san hô biểu tượng chủ quyền Trường Sa nhằm tuyên truyền chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Hoạt động TDTT quần chúng được duy trì và tổ chức đều khắp. Thể thao thành tích cao đạt nhiều kết quả. Đội tuyển thành phố tham gia thi đấu 100 giải quốc tế, vô địch quốc gia, khu vực và SEA Games 26 đạt 149 HCV, 169 HCb, 207 HCĐ. Thành phố có 17 VĐV, 03 HLV được gọi vào đội tuyển quốc gia dự SEA Games 26 và thi đấu thành công với 06 HCV, 01 HCb, 11 HCĐ, mang lại vinh dự cho thành phố.

Về giáo dục - đào tạo: Mạng lưới trường, lớp tiếp tục phát triển theo cơ cấu hợp lý giữa các ngành học, cấp học. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm học 2010 - 2011 đạt 97,6%, tăng 0,94% so với năm học trước, tốt nghiệp bổ túc THPT đạt 80,8%, tăng 25,5%. bên cạnh đó, học sinh thành phố tham gia các kỳ thi Olympic Toán học, Vật lý, Sinh học quốc tế và khu vực đạt nhiều giải cao và 61/68 em dự thi đạt giải Học sinh giỏi quốc gia lớp 12 (04 giải Nhất) .

Về y tế: Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tiếp tục củng cố, duy trì 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Đưa Trung tâm Phụ Sản - Nhi vào hoạt động. Tiếp tục luân chuyển cán bộ, đáp ứng một phần sự thiếu hụt nhân lực cho tuyến y tế cơ sở.

Chương trình thành phố “5 không”, “3 có” và Chỉ thị 24-CT/TU tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh. Trong năm qua, thành phố đã triển khai nhiều giải pháp trợ

Page 5: Mục lục - dised.vn

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

5Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

giúp về kinh tế để các hộ đặc biệt nghèo có điều kiện thoát nghèo. Kết quả năm 2011 ước có 8.131 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo (chuẩn mới thành phố) giảm còn 3,05% và không còn hộ đặc biệt nghèo.

Thực hiện mục tiêu “có việc làm”, trong năm 2011, ngành chức năng đã phối hợp tổ chức 20 phiên chợ việc làm định kỳ, đạt 91% kế hoạch với 847 lượt đơn vị và 14.150 lượt lao động tham gia, tuyển dụng tại chỗ 3.246 lao động. Tiếp tục thực hiện chương trình “có nhà ở” và Đề án “7000 căn hộ dành cho người thu nhập thấp”, đến nay đã và đang triển khai 114 nhà chung cư, dự kiến bố trí 9.785 căn hộ, trong đó năm 2011 đã đưa vào sử dụng 34 khối nhà (3.180 căn hộ) và hoàn thành thủ tục chuẩn bị triển khai thi công 6 khối nhà (900 căn hộ).

II. Một số mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch năm 2012

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu tổng quát

Tập trung từng bước triển khai năm hướng đột phá chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2015. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24.02.2011 của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; duy trì tốc độ tăng trưởng, thúc đẩy phát triển sản xuất, chú trọng các ngành dịch vụ, trọng tâm là dịch vụ chất lượng cao để tiếp tục chuyển dịch và khẳng định cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp. Tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu “Năm giải tỏa đền bù, tái định cư và an sinh xã hội”; đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, tập trung hoàn thành các công trình trọng điểm; tăng cường quản lý đầu tư, quy hoạch, quản lý đô thị, tài nguyên môi trường, quản lý điều hành ngân sách; giải quyết việc làm, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội; duy trì và đẩy mạnh thực hiện các chương trình thành phố “5 không”, “3 có”. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế của thành phố.

1.2. Các chỉ tiêu cụ thể

(1) Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GDP, giá SS 94) tăng 13 - 13,5% so với ước thực hiện 2011;

(2) GTSX các ngành dịch vụ tăng 16 - 17%;

(3) GTSX công nghiệp - xây dựng tăng 12 - 13%, trong đó công nghiệp tăng 11 - 12%;

(4) GTSX thủy sản - nông - lâm tăng 3 - 3,5%;

(5) Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 16 - 17%, trong đó xuất khẩu hàng hóa tăng 15 - 16%;

(6) Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn dự kiến 13.447,06 tỷ đồng; tổng chi ngân sách địa phương dự kiến 11.926,43 tỷ đồng;

(7) Tổng vốn đầu tư phát triển đạt trên 28 ngàn tỷ đồng, tăng 12 - 13%;

(8) Tỷ lệ giảm sinh đạt 0,2%o;

(9) Giải quyết việc làm mới cho 3,3 vạn lao động, trong đó đưa 200 lao động đi làm việc ở nước ngoài;

(10) Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 0,85% (chuẩn mới thành phố);

(11) Gọi công dân nhập ngũ đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch.

2. Một số định hướng và giải pháp

Trước tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, năm 2012 được xem là năm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

Để thực hiện mục tiêu tổng quát ấy, thành phố sẽ tập trung triển khai thực hiện các giải pháp cơ bản sau:

Một là, Tập trung thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, có giá trị gia tăng cao theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh, tiếp tục nâng cao tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP.

Phấn đấu giá trị sản xuất các ngành dịch vụ năm 2012 tăng 16 - 17% so với ước thực hiện 2011;

Page 6: Mục lục - dised.vn

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

6 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

đưa tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế đạt khoảng 53,3% GDP.

Khuyến khích phát triển thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2012 tăng 18 - 19% so với ước thực hiện 2011; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 16 - 17%, trong đó xuất khẩu hàng hóa tăng 15 - 16%. Khai thác tốt thị trường nội địa, tập trung chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến, chế tác, nhóm hàng xuất khẩu chủ lực, có giá trị gia tăng cao và tăng cường xuất khẩu dịch vụ. Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu như: thiết bị điện, sản phẩm điện tử, thủy sản đông lạnh, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, đồ chơi trẻ em, cao su thành phẩm, hàng may mặc...

Phối hợp tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay với hạn mức hợp lý, phù hợp với chu kỳ sản xuất lưu thông hàng hóa, nhất là chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp xuất khẩu về thời hạn tín dụng, thế chấp và thủ tục thẩm định khi thực hiện dịch vụ tín dụng.

Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, có thương hiệu, có trọng tâm, trọng điểm. Phát triển đồng thời du lịch nội địa và quốc tế. Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch, khai thác hiệu quả thị trường khách quốc tế và chú ý đến thị trường khách trong nước, trọng điểm là khách đến từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí

Minh. Năm 2012 phấn đấu đón 2,58 triệu lượt khách du lịch, tăng 9,8% so với ước thực hiện 2011, trong đó khách quốc tế đạt khoảng 550 ngàn lượt, tăng 10%; doanh thu du lịch đạt 2.000 tỷ đồng, tăng 11%.

Tổ chức tốt các hoạt động lớn trong năm 2012 để đẩy mạnh thu hút khách du lịch như: các hoạt động du lịch hè, Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế 2012, Cuộc thi Dù bay quốc tế, lướt ván trên sông Hàn... Tập trung hoàn thiện kết cấu hạ tầng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đi đôi với nâng cao chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế. Nâng cấp các điểm đến và thúc đẩy triển khai các dự án du lịch trên địa bàn. Tập trung phát triển nguồn nhân lực du lịch, nhất là đội ngũ lễ tân, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên phục vụ. Xây dựng và nâng cao chất lượng môi trường du lịch thành phố theo hướng văn minh hiện đại.

Phát triển dịch vụ vận tải, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển, hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông. Hình thành mạng lưới giao thông tĩnh, đáp ứng nhu cầu đậu đỗ xe cá nhân trong đô thị. Ưu tiên xây dựng các bãi đỗ xe ngầm và trên cao tại khu trung tâm, khu đô thị đã ổn định. Nghiên cứu phát triển hệ thống xe buýt đô thị, từng bước xây dựng hệ thống giao thông công cộng nội đô hiện đại, thân thiện với môi trường.

Đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin. Phấn đấu doanh thu bưu chính - viễn thông năm 2012 đạt 9.000 tỷ

Page 7: Mục lục - dised.vn

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

7Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

đồng, tăng 9,8% so với ước thực hiện 2011; mật độ điện thoại cố định đạt 34 máy/100 dân; số thuê bao Internet trên toàn mạng đạt 211,7 ngàn thuê bao, tăng 5,8% và kim ngạch xuất khẩu phần mềm đạt 15 triệu USD, tăng 13,6%. Đẩy mạnh thu hút đầu tư, sớm triển khai xây dựng hạ tầng Khu Công nghệ thông tin tập trung.

Tiếp tục phát triển và tăng cường quản lý các dịch vụ tài chính - ngân hàng. Phấn đấu tổng vốn huy động năm 2012 đạt 48.000 tỷ đồng, tăng 20% so với ước thực hiện 2011; tổng dư nợ cho vay đạt 57.000 tỷ đồng, tăng 18,8%. Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích, chú trọng các phương thức giao dịch hiện đại, ngân hàng tự động, ngân hàng điện tử. Khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ: bảo hiểm, tư vấn, pháp luật, y tế, giáo dục chất lượng cao...

Hai là, Đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, thủy sản - nông - lâm

Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2012 tăng 12 - 13% so với ước thực hiện 2011, trong đó: công nghiệp tăng 11 - 12%. Ưu tiên phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp phụ trợ và công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, có nhiều sản phẩm xuất khẩu, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại. Xây dựng kế hoạch đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất. Khẩn trương thực hiện các bước xây dựng cơ sở hạ tầng để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào Khu công nghệ cao.

Duy trì phát triển sản xuất thủy sản - nông - lâm. Phấn đấu giá trị sản xuất thủy sản - nông - lâm năm 2012 tăng 3 - 3,5% so với ước thực hiện 2011. Phấn đấu sản lượng khai thác hải sản năm 2012 đạt 37.140 tấn, tăng 4,3% so với ước thực hiện 2011, trong đó sản lượng hải sản đánh bắt đạt 36.000 tấn. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần tại Âu thuyền Thọ Quang để thu hút nguồn nguyên

liệu cho chế biến xuất khẩu.

Ba là, Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư; nâng cao hiệu quả của hoạt động đối ngoại, kinh tế đối ngoại.

Phấn đấu tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố năm 2012 huy động đạt trên 28 nghìn tỷ đồng, tăng 12 - 13% so với ước thực hiện năm 2011. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, ưu tiên các dự án công nghệ cao, có giá trị xuất khẩu lớn, các dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng dưới các hình thức bOT, bT, bO, PPP và đầu tư tư nhân sở hữu kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Hỗ trợ giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; đồng thời, nắm bắt tình hình triển khai các dự án đã được cấp chứng nhận đầu tư, kịp thời hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng để thúc đẩy sớm triển khai dự án, nhất là các dự án quy mô lớn. Tập trung kêu gọi đầu tư vào Khu Công nghệ cao, Khu Công nghệ thông tin tập trung.

Đẩy mạnh xúc tiến nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đi đôi với nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng, thực hiện đúng các quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA.

Bốn là, Thực hiện tốt công tác quản lý đầu tư, quản lý quy hoạch, đô thị; gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm như: Cầu Rồng, Cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý, Cầu và đường Nguyễn Tri Phương, Trung tâm hành chính thành phố... Ưu tiên các công trình, dự án quan trọng hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2012 và công trình phục vụ tái định cư, phát triển kinh tế - xã hội thành phố.

Tiếp tục thực hiện “Năm giải tỏa đền bù, tái định cư”, thực hiện tốt công tác giải tỏa đền bù, giải phóng mặt bằng, nhanh chóng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các khu tái định cư và bảo đảm tiến độ giao mặt bằng cho các công trình, dự án đầu tư theo cam kết.

Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về tài nguyên, đảm bảo quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án xây dựng “Đà Nẵng - Thành phố môi trường”. Thường xuyên thanh kiểm tra, xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường; xử lý triệt để, không để phát sinh điểm ô nhiễm mới. Triển khai kế hoạch hành động

Page 8: Mục lục - dised.vn

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

8 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Năm là, Quản lý, cân đối hiệu quả thu - chi và điều hành ngân sách chặt chẽ.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố năm 2012 dự kiến là 13.447,06 tỷ đồng, bằng 98,4% so với ước thực hiện năm 2011. Trong đó: thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 2.500 tỷ đồng, bằng 102% so với ước thực hiện năm 2011; thu nội địa 10.272 tỷ đồng (thu từ thuế và phí là 6.574 tỷ đồng, bằng 128,8% so với ước thực hiện 2011). Tổng chi ngân sách địa phương dự kiến 11.926.432 tỷ đồng, trong đó: chi XDCb nguồn trong nước 6.146 tỷ đồng; chi thường xuyên 3.794 tỷ đồng.

Sáu là, Tập trung phát triển các lĩnh vực khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các hoạt động văn hóa - thể thao và y tế.

Về khoa học - công nghệ: Đổi mới cơ chế, nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học - công nghệ, trọng tâm là nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Về giáo dục - đào tạo: Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của các bậc học; đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo và công tác quản lý, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và quản lý.

Tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ việc thu hút các dự án đầu tư có trình độ công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn. Tạo điều kiện để xây dựng Đại học Đà Nẵng trở thành đại học trọng điểm vùng. Xúc tiến nhanh việc thành lập Trường Đại học quốc tế Việt - Anh. Hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp đào tạo, thu hút chuyên gia đầu ngành và cán bộ quản lý cao cấp (kết hợp cùng doanh nghiệp thực hiện chế độ ưu đãi cho người được thu hút).

Về văn hóa - thể thao: Tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, bảo đảm tiết kiệm, an ninh trật tự xã hội. Đổi mới công tác tuyển chọn và đào tạo vận động viên. Tạo điều kiện sinh hoạt, tập luyện ổn định cho đội ngũ vận động viên, huấn luyện viên. Tiếp tục đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư của xã hội vào các hoạt động văn hóa, thể thao, tổ chức các lễ hội.

Về y tế: Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe

cho nhân dân. Đào tạo đủ về số lượng, chất lượng, tăng cường luân phiên cán bộ y tế và chú trọng đào tạo cán bộ tại chỗ nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tuyến cơ sở.

Nâng cấp các cơ sở y tế, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, đẩy mạnh các hoạt động y tế chuyên sâu, bệnh viện chuyên khoa, đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế có chất lượng, kỹ thuật cao, dịch vụ y tế chuyên sâu. Tiếp tục phát triển hệ thống y tế ngoài công lập.

Bảy là, Quan tâm giải quyết các vấn đề việc làm, giảm nghèo và các lĩnh vực an sinh xã hội kết hợp với duy trì và đẩy mạnh thực hiện các chương trình thành phố “5 không”, “3 có”

Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện Đề án “có việc làm cho người trong độ tuổi lao động”. Phấn đấu năm 2012 giải quyết việc làm mới cho 3,3 vạn lao động và đưa 200 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu tái định cư, thực hiện tốt công tác bố trí tái định cư, hỗ trợ xóa nhà tạm cho các hộ nghèo và sửa chữa nhà ở cho đối tượng chính sách khó khăn, đảm bảo thực hiện mục tiêu “có nhà ở”. Chương trình “7000 căn hộ dành cho người thu nhập thấp” dự kiến năm 2012 sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng 34 khối nhà (4.037 căn hộ).

Tám là, Đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước.

Thực hiện tốt công tác cán bộ, chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng quản lý cho đội ngũ nhân lực hiện có. Tiếp tục tiếp nhận, bố trí, sử dụng các đối tượng thu hút, đào tạo theo các chính sách của thành phố một cách có hiệu quả. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác chuyên gia trong và ngoài nước theo các chương trình, dự án. Xã hội hóa một số dịch vụ công gắn với tinh giản bộ máy.

Nâng cao chất lượng cải cách hành chính, tập trung vào công tác đơn giản hóa thủ tục gắn với đổi mới phương thức điều hành, tạo sự công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước. Đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, một cửa hiện đại tại các sở, ban, ngành, quận, huyện. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hình thành đồng bộ chính quyền điện tử, đưa phần lớn các giao dịch hành chính với tổ chức, công dân và cung cấp thông tin qua mạng.

V.H.c

Page 9: Mục lục - dised.vn

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

9Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

1. Thực trạng ngân sách thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997 - 2011 (*)

1.1. Thu ngân sách nhà nước (NSNN)

Tổng thu NSNN trong 15 năm đã đạt xấp xỉ 80.000 tỷ đồng, tốc độ tăng thu bình quân đạt 31,4%/năm;

SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN LỰC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

? VÕ DUY KHƯƠNG**

* TS., Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng.

Ngân sách thành phố Đà Nẵng qua 15 năm hình thành và phát triển (1997 - 2011) đã đạt được những thành tựu quan trọng, phát huy tích cực vai trò động viên, phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và bền vững của thành phố, đồng thời tạo ra những tiền đề vật chất quan trọng để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và đến năm 2020 của thành phố.

năm 2011 ước đạt 13.651 tỷ đồng, bằng 11,7 lần so với năm 1997. Như vậy, tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn cao hơn nhiều lần so với tốc độ tăng GDP bình quân của thành phố (11,44%/năm). Trong đó :

a- Thu nội địa đạt 55.300 tỷ đồng, chiếm 70% tổng thu NSNN, tốc độ tăng thu bình quân đạt 35,5%/năm (năm 2011 đạt 10.500 tỷ đồng, chiếm 77% tổng thu NSNN và tăng 15,4 lần so với năm 1997). Hai nguồn chủ yếu trong thu nội địa:

- Thu từ thuế, phí đạt 26.600 tỷ đồng, chiếm 48,1% tổng thu nội địa và bằng 33,5% tổng thu NSNN, tốc độ tăng thu bình quân đạt 27,25%/năm (năm 2011 đạt 5.100 tỷ đồng, chiếm 48,6% tổng thu nội địa và gấp 8,7 lần so với năm 1997).

- Thu tiền sử dụng đất đạt 25.700 tỷ đồng, chiếm 46,5% tổng thu nội địa và bằng 32,4% tổng thu NSNN, tốc độ tăng thu bình quân đạt 69,1%/năm. Năm 2011 đạt 5.100 tỷ đồng, chiếm 48,6% tổng thu nội địa và gấp 113 lần so với năm 1997).

Page 10: Mục lục - dised.vn

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

10 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

b- Thu xuất nhập khẩu đạt xấp xỉ 20.000 tỷ đồng, chiếm 25% tổng thu NSNN, tốc độ tăng thu bình quân đạt 20,7%/năm (năm 2011 đạt 2.450 tỷ đồng, chiếm 18 % tổng thu NSNN và gấp 44 lần so với năm 1997).

c- Tỷ lệ điều tiết cho NSTW của ngân sách thành phố qua các thời kỳ như sau: 1997 - 2000: 0%; 2001 - 2005: 5%; 2006 - 2010: 10%; 2011 - 2015: 15%.

1.2. chi ngân sách địa phương (NSĐP)

Tổng chi NSĐP trong 15 năm là 73.900 tỷ đồng (trong đó chi từ nguồn thu để lại quản lý qua ngân sách là 3.650 tỷ đồng), tốc độ tăng chi bình quân là 46,7%/năm. Trong đó:

- Chi ĐTPT là 38.600 tỷ đồng, chiếm 52,2% trên tổng chi NSĐP, tốc độ tăng chi bình quân là 55,9%/năm.

- Chi thường xuyên là 15.700 tỷ đồng, chiếm 21,3% tổng chi NSĐP, tốc độ tăng chi bình quân mỗi năm là 32,6%. Cụ thể chi thường xuyên cho một số lĩnh vực như sau:

Tổng chi cho các sự nghiệp: giáo dục và đào tạo là 4.660 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,6%; sự nghiệp y tế là 1.787 tỷ đồng, chiếm 11,4%; sự nghiệp khoa học công nghệ và môi trường là 531 tỷ đồng, chiếm 3,4%; sự nghiệp văn hóa thông tin là 253 tỷ đồng, chiếm 1,6%; tổng chi sự nghiệp đảm bảo xã hội là 1.190 tỷ đồng, chiếm 7,6% trong tổng chi thường xuyên.

2. Một số nhận xét về thu chi NSĐP trong giai đoạn 1997 - 2011:

2.1. Thu ngân sách có tốc độ tăng trưởng nhanh, bình quân mỗi năm tăng 31,4%. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2011 gấp trên 11 lần so với năm 1997; riêng thu nội địa tăng gấp hơn 15 lần. Điều này chứng tỏ cùng với sự hình thành và phát triển thành phố Đà Nẵng, NSĐP đã có sự đóng góp quan trọng để góp phần đưa kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh của thành phố phát triển với tốc độ khá nhanh trong 15 năm qua. Tuy nhiên, thu từ xuất nhập khẩu tốc độ tăng không đều, một số năm tăng khá cao, nhưng những năm cuối thời kỳ 2006 - 2010 tỷ trọng ngày càng giảm dần, năm 2011 chỉ còn 17,8% trong tổng thu NSNN.

2.2. Thu nội địa có tốc độ tăng trưởng khá cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN (giai đoạn 1997 - 2011 chiếm 69,6%), tuy nhiên cơ cấu trong thu nội địa vẫn chưa thật bền vững: khoản thu từ thuế và phí có tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng tổng thể thì tỷ trọng vẫn còn thấp cả trong tổng thu NSNN (33,5%) và cả trong tổng thu nội địa (48,1%); trong khi đó thu từ tiền sử dụng đất lại chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thu nội địa (46,5%), riêng trong năm 2011 tiền sử dụng đất bằng gần 50% tổng thu nội địa. Điều này cho thấy sự tăng trưởng kinh tế của thành phố vẫn chưa đồng đều; tốc độ phát triển từ sản xuất kinh doanh chậm hơn phát triển từ thị trường bất động

Page 11: Mục lục - dised.vn

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

11Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

sản và khai thác tài nguyên.

2.3. Về chi ngân sách: cơ cấu chi ĐTPT và chi thường xuyên giai đoạn 1997 - 2011 cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Do thành phố thực hiện mục tiêu tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng để xây dựng Đà Nẵng thành một trung tâm phát triển của miền Trung nên đã sử dụng nguồn thu chuyển quyền sử dụng đất và cho thuê đất để đầu tư lại cho hạ tầng. Khối lượng lớn vốn ngân sách đã được dành cho đầu tư phát triển, chiếm bình quân đến 55% tổng chi NSĐP mỗi năm. Điều này góp phần quyết định cho tăng trưởng GDP bình quân là 11,44%/năm.

Trong khi đó ngân sách dành cho chi các lĩnh vực sự nghiệp tuy có tăng đều hàng năm nhưng cũng mới đạt 20% trong tổng chi NSĐP. Tuy các sự nghiệp kinh tế - xã hội đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng nếu được đầu tư thỏa đáng hơn chắc chắn thành quả trên các lĩnh vực này sẽ phát triển tích cực hơn.

3. Định hướng và giải pháp phát triển NSĐP đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020

Một là, nuôi dưỡng và phát triển bền vững các nguồn thu nhằm đảm bảo tiềm lực tài chính thành phố đủ mạnh để chủ động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội.

(1) Trước hết là phát triển và nuôi dưỡng nguồn thu từ sản xuất kinh doanh, từ các thành phần kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp dân doanh (chiếm đến gần 25% tổng thu từ thuế, phí trong thời gian qua). Có chính sách đột phá cho các sản phẩm xuất khẩu như sản phẩm phần mềm, sản phẩm du lịch - dịch vụ (đào tạo, khám chữa bệnh, nghỉ dưỡng… cho người nước ngoài)… nhằm tăng thu thuế xuất nhập khẩu trong những năm tới.

(2) Phát triển nguồn thu từ sử dụng đất và công sản để tiếp tục đầu tư và phát triển hạ tầng: đẩy mạnh hình thức bán đấu giá tài sản nhà nước, đấu giá quyền sử dụng đất, thuê đất để tăng nguồn thu cho NSNN; kiểm tra rà soát lại danh mục và tiến độ thực hiện các dự án nhà ở, dự án bất động sản, dự án đô thị mới trên phạm vi địa bàn thành phố để có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa nhà nước, nhà đầu tư và người dân có đất bị thu hồi; thực hiện việc thu hồi đất đối với các chủ đầu tư dự án đã giao đất hoặc cho thuê đất nhưng chưa triển khai, triển khai chậm tiến độ quy định hoặc không có khả năng thực hiện. Cần cân nhắc việc chuyển quyền sử dụng đất khá nhiều như hiện nay, khi mà các nhà đầu cơ chiếm giữ đất và buôn bán bất động sản trong nhiều năm, trong khi đó nếu thành phố cho thuê đất thì ngân sách sẽ có nguồn thu dài hạn và quyền sử dụng đất vẫn còn của nhà nước.

(3) Để tăng khối lượng thu ngân sách, chống nợ đọng, thất thu thuế, trong thời gian ngắn cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT đối với công tác quản lý thuế trong quá trình cải cách hành chính thuế; đẩy nhanh khai báo và đăng ký thuế, thủ tục thuế (nội địa và xuất nhập khẩu) qua mạng; Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hải quan, đảm bảo hiệu quả, hài hòa và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế.

Thực hiện đồng bộ và nghiêm minh các luật thuế trong thực tiễn hành thu, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, cưỡng chế hành chính đối với những đối tượng vi phạm luật, chiếm dụng thuế, trốn lậu thuế. Chống thất thoát thuế từ các khoản thu từ đất đai, tài nguyên.

Hai là, điều chỉnh hợp lý chi tiêu công nhằm quản lý, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính ngày càng lành mạnh và có hiệu quả cao hơn.

Page 12: Mục lục - dised.vn

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

12 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

(1) Đổi mới cơ cấu chi NSĐP theo hướng ưu tiên sử dụng nguồn vốn từ ngân sách để đầu tư vào các dự án kết cấu hạ tầng quan trọng, các ngành dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao có giá trị gia tăng lớn. Tăng dần tỷ trọng chi thường xuyên hợp lý, trong đó tăng chi cho phát triển các sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề; sự nghiệp y tế; khoa học và công nghệ; đảm bảo an sinh xã hội, các sự nghiệp kinh tế. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp nói trên nhằm huy động nguồn lực của doanh nghiệp và tư nhân tham gia phát triển các dịch vụ, nhất là đối với khu vực nội thành.

(2) Cần có cơ chế sử dụng một phần nguồn thu từ đất để chi đầu tư cho các sự nghiệp kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn nữa, bao gồm hoạt động của các ban quản lý dự án, đền bù giải tỏa; chi hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho các đối tượng bị nhà nước thu hồi đất; chi cho sư nghiệp duy tu, bảo dưỡng đường sá, công trình công cộng, điện, nước sạch, vệ sinh môi trường...

Ba là, cần có những chính sách vượt trội cho ngân sách NSNN trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

(1) Nghiên cứu cơ chế sử dụng nguồn thu từ quỹ đất, quỹ dự trữ tài chính, quỹ cải cách tiền lương…một cách linh hoạt để phát triển các sự nghiệp đào tạo, kinh tế, môi trường, nhà ở…

(2) Phát triển Quỹ đầu tư phát triển thành phố

cHÚ THÍcH

(*) Số liệu từ Quyết toán ngân sách thành phố Đà Nẵng từ 1997 - 2010 và báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách thành phố năm 2011.

hiệu quả hơn, ngày càng có đủ tiềm lực đầu tư vào các dự án quan trọng về an sinh xã hôi, hạ tầng cơ sở của thành phố. Sớm xây dựng Quỹ đầu tư vào con người (đào tạo nhân lực chất lượng cao,…).

(3) Phát hành trái phiếu đô thị của chính quyền địa phương để đầu tư cho các dự án, công trình lớn, quan trọng quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố (có thể thu lại phí hoặc trả nợ bằng NSĐP).

(4) Đề xuất Trung ương điều chỉnh cách thu thuế hợp lý đối với các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành, doanh nghiệp hạch toán ở Hội sở như hệ thống ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty kiểm toán độc lập…

Trung ương có chính sách đầu tư cho thành phố thông qua việc để lại 50% đến 100% số thuế vượt thu từ nguồn thu phân chia cho Trung ương hàng năm và 50% vượt thu từ nguồn thuế xuất nhập khẩu trên địa bàn.

V.D.K.

Page 13: Mục lục - dised.vn

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

13Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

1. Đặt vấn đề

Dịch vụ y tế là một dịch vụ khá đặc biệt. Về bản chất, dịch vụ y tế bao gồm các hoạt động được thực hiện bởi nhân viên y tế như: khám, chữa bệnh phục vụ bệnh nhân và gia đình. Thực tế hiện nay cho thấy bệnh nhân ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh từ khâu bắt đầu tham gia vào dịch vụ cho đến khâu cuối cùng. Chính vì vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng mức độ hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế là rất quan trọng. Việc đo lường giá trị của các chỉ số hài lòng này sẽ giúp các cơ sở y tế có cái nhìn chính xác về chất lượng các dịch vụ hiện tại của mình. Một điều đáng lưu ý là bệnh nhân rất ít khi đánh giá chính xác chất

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

? LÊ DÂN*- NGUYễN THị KIM PHƯợNG**

* TS., Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.** Công ty cổ phần phần mềm BRAVO.

Dựa trên những đặc điểm riêng biệt của dịch vụ chăm sóc sức khỏe và những mô hình nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng được xây dựng và ứng dụng ở trong và ngoài nước, bài viết lựa chọn mô hình đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Mô hình được nghiên cứu thực nghiệm tại bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng và được thực hiện kiểm định và hiệu chỉnh bằng các chỉ tiêu và các phương pháp: Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khám phá EFA, Phân tích nhân tố khẳng định CFA, mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Bài viết thiết lập nhiều giả thuyết khác nhau về những mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng và tiến hành kiểm định thống kê tất cả những giả thuyết đó nhằm đánh giá về mức độ và chiều của những mối quan hệ đó. lượng dịch vụ y tế thông qua chất lượng kỹ thuật mà

chủ yếu thông qua chất lượng chức năng - đây là hai nhân tố tạo nên chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Để ngành y tế nước nhà ngày càng phát triển và phục vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh của toàn thể xã hội, lãnh đạo các cơ sở y tế cũng cần phải nắm bắt kịp thời và đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của bệnh nhân, từ đó tìm ra những nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh để có thể có bước phát triển nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ.

2. cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Lấy ý tưởng chính từ mô hình chất lượng dịch vụ của Gi-Du Kang & Jeffrey James (2004) và mô hình chỉ số hài lòng của khách hàng của Mỹ, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.

Page 14: Mục lục - dised.vn

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

14 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

Theo đó, mức độ hài lòng là thước đo được dùng để đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện. Mức độ hài lòng được đo lường bởi 6 biến quan sát liên quan đến: Trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ, cán bộ điều dưỡng (HL1); Thái độ ứng xử của các y bác sĩ, cán bộ điều dưỡng, nhân viên (HL2); Máy móc thiết bị điều trị (HL3); Quy trình thủ tục của bệnh viện (HL4); Mức chi phí khám chữa bệnh (HL5); và Thuốc bệnh viện đã cấp cho bệnh nhân (HL6).

Nhân tố Giá trị cảm nhận chất lượng dịch vụ được đo lường bởi 2 biến quan sát liên quan là sự tin tưởng vào trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ sau khi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện (CN1) và sự tin cậy vào chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện sau khi đã trải qua các lần điều trị trước đó (CN2). Nhân tố này chịu ảnh hưởng bởi nhân tố Chất lượng chức năng, Chất lượng kỹ thuật, Hình ảnh. Trong đó:

Nhân tố “Chất lượng chức năng” được đề cập tới trong mô hình chính là cách thức mà bệnh viện cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tới bệnh nhân. Nhân tố này được đo lường bởi 5 thành phần:

Hữu hình gồm 8 biến quan sát liên quan đến các mặt như: biển chỉ dẫn đến từng phòng khám chức năng (HH1); bãi đậu xe (HH2); Chỗ ngồi cho bệnh nhân trong khi chờ được khám bệnh (HH3); Máy móc thiết bị hỗ trợ cho việc khám chữa bệnh (HH4); Trang phục của đội ngũ y bác sĩ, cán bộ điều dưỡng, nhân viên hành chính (HH5); Sự thoáng mát của bệnh viện (HH6); Sự yên tĩnh của bệnh viện (HH7) và Sự sạch sẽ của bệnh viện (HH8).

Cảm thông gồm 6 biến quan sát liên quan đến các mặt như: sự gần gũi, nhiệt tình trong quá trình khám chữa bệnh của y bác sĩ (CT1); Đảm bảo các bí mật riêng tư về bệnh lý của bệnh nhân (CT1); Tư vấn, hỗ trợ cho bệnh nhân của các y bác sĩ, nhân viên (CT3); Sự chu đáo của cán bộ điều dưỡng (CT4); lắng nghe và giải đáp đầy đủ các thắc mắc của bệnh nhân (CT5) và sự niềm nở khi đón tiếp bệnh nhân (CT6).

Đảm bảo gồm 8 biến quan sát liên quan đến các mặt như: Hướng dẫn rõ ràng cách làm thủ tục (Db1); Thực hiện các xét nghiệm phù hợp (Db2); Quy trình khám chữa bệnh (Db3); Những lời khuyên về ăn uống và nghỉ dưỡng phù hợp (Db4); Các khoản phí được tính công khai, minh bạch (Db5); Chi phí khám chữa bệnh phù hợp (Db6); Khám chữa bệnh công bằng (Db7) và Đảm bảo về giường bệnh cho bệnh nhân (Db8).

Tin cậy gồm 4 biến quan sát liên quan đến các mặt như: Thời gian mở cửa đón tiếp bệnh nhân (TC1); Việc người nhà bệnh nhân vào thăm (TC2); Thời gian trả kết quả xét nghiệm và chẩn đoán (TC3) và thời gian chờ khám chữa bệnh (TC4).

Đáp ứng gồm 3 biến quan sát liên quan đến các mặt như: Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cần thiết cho bệnh nhân (DU1); Cung cấp đầy đủ vật dụng sinh hoạt trong thời gian nằm viện (DU2) và Mức độ đáp ứng đủ thuốc, vật dụng y tế từ phòng thuốc bệnh viện (DU3).

Nhân tố “Chất lượng kỹ thuật” là kết quả của quá trình cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, chất lượng kỹ thuật trả lời câu hỏi “bệnh viện đã cung cấp những cái gì?”. Nhân tố chất lượng chức năng được đo lường bởi 2 biến quan sát liên quan đến các mặt như bệnh nhân có nắm được một số lưu ý cần thiết cho việc phòng và điều trị bệnh (KT1) và mức độ hiểu rõ về bệnh tình và tình trạng sức khỏe của mình (KT2).

Và nhân tố “Hình ảnh” chính là những cảm nhận đánh giá của bệnh nhân về hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện. Nhân tố này đo lường bởi 3 biến quan sát liên quan đến các mặt như: bệnh viện có chất lượng khám chữa bệnh tốt (HA1); bệnh viện có đủ các loại hình dịch vụ khám chữa bệnh (HA2) và là bệnh viện hàng đầu trong khu vực (HA3).

Nhằm làm cơ sở cho những đề xuất, nhóm nghiên cứu tiến hành xây dựng và kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình, cụ thể:

H1: Chất lượng chức năng có mối quan hệ thuận với Hình ảnh của bệnh viện.

H2: Chất lượng kỹ thuật có mối quan hệ thuận với Hình ảnh của bệnh viện

Page 15: Mục lục - dised.vn

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

15Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

H3: Chất lượng chức năng có mối quan hệ thuận với Giá trị cảm nhận về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.

H4: Hình ảnh bệnh viện có mối quan hệ thuận với Giá trị cảm nhận về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.

H5: Chất lượng kỹ thuật có mối quan hệ thuận với Giá trị cảm nhận về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.

H6: Giá trị cảm nhận về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh có mối quan hệ thuận với Mức độ hài lòng của bệnh nhân.

3. Thiết kế nghiên cứu

Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết, sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm để xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát và xây dựng bảng câu hỏi, sau nhiều lần hiệu chỉnh, bảng câu hỏi cuối cùng đã được xây dựng và đưa vào khảo sát định lượng. Khảo sát được tiến hành từ cuối tháng 2.2011 đến đầu tháng 3.2011, đối tượng chọn mẫu là bệnh nhân nội trú đang điều trị tại bệnh viện Đa khoa và các bệnh nhân đã từng điều trị bệnh tại bệnh viện. Tổng số phiếu điều tra được phát ra là 400 phiếu, thu về 400. Trong đó có 7 phiếu không hợp lệ do thiếu thông tin hoặc chọn nhiều hơn một đáp án. Kết quả cuối cùng là 393 phiếu điều tra hợp lệ được sử dụng làm dữ liệu cho nghiên cứu.

4. Kết quả nghiên cứu

Phương pháp xử lý số liệu trong đề tài nghiên cứu thực hiện thông qua đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và thực hiện kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.

Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy cronbach’s Alpha

Chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy của thang đo là hệ số Cronbach alpha từ 0,6 trở lên có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm nghiên cứu mới và loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).

Dựa vào các chỉ tiêu trên, kết quả kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha đã loại bỏ 5 biến quan sát không đạt yêu cầu gồm HH7, HH8, Db8, TC3, TC4.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Nhân tố Chất lượng chức năng được đo lường bởi 5 thành phần SERVQUAL (Tin cậy, Đáp ứng, Đảm bảo, Cảm thông, Hữu hình) với 29 biến quan sát. Sau khi thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha có 5 biến là bị loại do không đạt yêu cầu, như vậy ta tiến hành phân tích nhân tố EFA với 24 biến quan sát. Kết quả thu được lần 1 như sau: KMO = 0,910 > 0,5, Sig. = 0,000 <0,05, có 5 nhân tố được rút trích ra với tổng phương sai trích được = 50,830% > 50%, do đó kết quả phân tích nhân tố EFA là phù hợp và có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, các biến Db5, CT2, HH6 có hệ số tải nhân tố Factor loading nhỏ hơn 0,5 (lần lượt là 0,430, 0,497, 0,403), lần lượt loại từng biến không đạt yêu cầu, biến nào có trọng số thấp nhất thì loại trước. Trước tiên, chúng ta sẽ loại biến HH6 và thực hiện lại EFA. Quá trình được thực hiện lặp lại như trên cho đến khi hệ số tải nhân tố Factor loading của tất cả các biến quan sát còn lại >0,5. Kết quả thực hiện EFA lần cuối cùng như sau: KMO = 0,893, Sig = 0,000, tổng phương sai trích được 52,004% > 50%, có năm thành phần được rút trích ra: Tin cậy gồm 2 biến quan sát là TC1, TC2; Đáp ứng gồm 2 biến quan sát là DU1, DU2; Đảm bảo gồm 5 biến quan sát là Db1, Db2, Db3, Db6, Db7; Cảm thông: gồm 6 biến quan sát là CT1, CT2, CT3, CT4, CT5, CT6 và Hữu hình: gồm 5 biến quan sát là HH1, HH2, HH3, HH4, HH5.

Nhân tố Chất lượng kỹ thuật sau khi thực hiện Cronbach’s Alpha còn lại 2 biến quan sát KT1 và KT2. Tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA có 1 nhân tố được rút trích ra với tổng phương sai trích được bằng 88,441%, hơn nữa các hệ số tải nhân tố đều cao. Như vậy, các biến quan sát của nhân tố Chất lượng kỹ thuật đạt yêu cầu cho phân tích tiếp theo.

Tương tự, Giá trị cảm nhận chất lượng dịch vụ, Hình ảnh, Mức độ hài lòng vẫn giữ nguyên số biến quan sát và đảm bảo giá trị cho bước phân tích nhân tố khẳng

Page 16: Mục lục - dised.vn

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

16 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

Mức độ hài lòngHình ảnh

Chất lượng chức năng

Chất lượng kỹ thuật

Giá trị cảm nhận chất

lượng dịch vụ

Hữu hình

Cảm thông

Tin cậy

Đáp ứng

Đảm bảo

0,380 0,275

0,706 0,158

0,654 0,733

0,616

0,606

0,775

0,872

0,708

định tiếp theo.

Phân tích nhân tố khẳng định cFA

Kết quả CFA của mô hình các thành phần Chất lượng chức năng có Chi-square/df = 2,488 < 3 với giá trị p = 0,000. Tuy nhiên các chỉ tiêu khác cho thấy mô hình này phù hợp với dữ liệu nghiên cứu (CFI = 0,925, TLI = 0,912, GFI = 0,910, RMSEA = 0,062 < 0,08). Các thành phần Tin cậy, Đáp ứng, Đảm bảo, Cảm thông, Hữu hình đều không có mối tương quan giữa các sai số của biến quan sát nên đều đạt được tính đơn hướng.

Hệ số tương quan giữa các khái niệm thành phần nhỏ hơn 1 kèm theo sai lệch chuẩn (p-value nhỏ hơn 0,05). Vì vậy các thành phần Tin cậy, Đáp ứng, Đảm bảo, Cảm thông và Hữu hình đều đạt được giá trị phân biệt. Các trọng số chuẩn hóa đều đạt tiêu chuẩn cho phép (≥ 0,50) và có ý nghĩa thống kê (p-value

nhỏ hơn 0,05). Vì vậy, có thể kết luận các biến quan sát dùng để đo lường năm thành phần của thang đo Chất lượng chức năng đạt được giá trị hội tụ.

Thực hiện việc phân tích tương tự đối với mô hình tới hạn cho các nhân tố còn lại căn cứ vào các chỉ số đo độ phù hợp cho thấy các mô hình này đều phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và các thang đo trong mô hình đều đạt tính đơn hướng, giá trị hội tụ, độ tin cậy và giá trị phân biệt.

Đánh giá sự phù hợp của mô hình bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM

Kết quả ước lượng của mô hình đề xuất được thể hiện có 484 bậc tự do, giá trị Chi-square có P = 0,000 (Chi-square = 1327,868) và chi-square/df = 2,734 < 3, RMSEA = 0,067 < 0,08, chỉ có các chỉ tiêu TLI = 0,847; CFI = 0,860, GFI = 0,836 là hơi thấp nên có thể kết luận mô hình xây dựng phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Như vậy: 2 nhân tố Chất lượng kỹ thuật và Chất lượng chức năng giải thích được 64,3% biến thiên của Hình ảnh; 3 nhân tố: Chất lượng chức năng, Chất lượng kỹ thuật và Hình ảnh giải thích được 81,2% biến thiên của Giá trị cảm nhận chất lượng dịch vụ và Giá trị cảm nhận chất lượng dịch vụ đã giải thích được 53,7% biến thiên của Mức độ hài lòng.

Kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố nghiên cứu cho thấy tất cả các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê 5% hay các giả thuyết từ H1 đến H6 đều được chấp nhận thông qua các trọng số hồi quy chuẩn hóa mối quan hệ giữa các nhân tố đều dương chứng tỏ các mối quan hệ giữa các nhân tố này có ảnh hưởng tỷ lệ thuận với nhau.

5. Kết luận

Theo kết quả nghiên cứu, mô hình đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh được xây dựng như hình sau.

Page 17: Mục lục - dised.vn

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

17Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

Như vậy, Mức độ hài lòng của bệnh nhân chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nhân tố Giá trị cảm nhận chất lượng dịch vụ với trọng số đã chuẩn hóa là 0,733. Giá trị cảm nhận chất lượng dịch vụ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nhân tố Hình ảnh (0,654). Trong khi đó, nhân tố Chất lượng chức năng có tác động trực tiếp nhỏ nhất (trọng số là 0,158).

Nhân tố Hình ảnh chịu ảnh hưởng bởi Chất lượng chức năng và Chất lượng kỹ thuật nhưng nhân tố Chất lượng chức năng là rất lớn (0,706). Trong những thành phần đo lường nhân tố Chất lượng chức năng, thành phần Đảm bảo là quan trọng nhất.

Dựa vào kết quả, nhóm nghiên cứu có một số nhận định sau:

- Cần quan tâm đến thái độ khám chữa bệnh công bằng của các y bác sĩ đối với mọi bệnh nhân (hài lòng chung ở mức 3,55).

- bệnh viện cần phải cung cấp đầy đủ hơn nữa các vật dụng sinh hoạt thiết yếu (đồng phục bệnh nhân, chăn, màn…) cho bệnh nhân trong thời gian nằm viện (với mức hài lòng chung hiện nay là 3,76).

- bãi đậu xe của bệnh viện hiện nay còn phức tạp chưa phân định rõ lối đi, điều này cũng gây không ít khó khăn cho bệnh nhân trong việc đi lại (mức hài lòng đang là 3,79).

- bên cạnh đó cần quan tâm đến một số yếu tố khác như: biển chỉ dẫn đến từng phòng khám chức năng, thái độ lắng nghe và giải đáp các thắc mắc cho bệnh nhân của đội ngũ y bác sĩ, thái độ đón tiếp bệnh nhân của đội ngũ nhân viên bệnh viện.

Để nâng cao được mức độ hài lòng của bệnh nhân thì bệnh viện cần tập trung xây dựng, cải thiện các yếu tố về cơ sở vật chất đã nêu ở trên. Đồng thời phải thường xuyên tuyên truyền và giáo dục tư tưởng đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên bệnh viện, tránh tình trạng thờ ơ bỏ mặt bệnh nhân.

Theo kết quả phân tích, nhân tố Chất lượng kỹ thuật tuy tác động không mạnh đến Giá trị cảm nhận chất lượng dịch vụ cũng như Mức độ hài lòng của bệnh nhân. Tuy nhiên, ít nhiều nó vẫn có tác động đến mức độ hài lòng của bệnh nhân nên vẫn cần phải chú ý phát huy. Việc nâng cao mức độ hài lòng của bệnh nhân đối với nhóm nhân tố này một phần phụ thuộc vào trình độ hiểu biết của bệnh nhân, phần còn lại vẫn quan trọng hơn cả là cách chỉ dẫn và giải thích rõ ràng mọi vấn đề của đội ngũ y bác sĩ. Chẳng hạn như là:

TÀI LIỆU THAM KHẢo

1. Lê Dân. 2010. “Đánh giá sự hài lòng về dịch vụ công ở Đà Nẵng”. Tạp chí Con số và Sự kiện, số 4 tr.24 - 24.

2. Lê Dân. 2011. “Mô hình đánh giá sự trung thành của sinh viên dựa vào phân tích nhân tố”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 2 (43) tr. 135 - 142.5.

3. Parasuraman, A., Zeithaml, V.A. and berry, L.L. 1985. “A conceptual model of service quality and its implications for future research”. Journal of Marketing, Vol. 49, pp. 41 - 50.

4. Gi-Du Kang & Jeffrey James. 2004. “Service quality dimensions: An examination of Gronroos’s service quality model”. Emerald Group Publishing Limited, Managing Service Quality, Volume 14 - Number 14.2004, pp 266 - 277.

5. Stephen A, Summay Al, Toney R, Richard L. “Patient Satisfaction with Primary Health Care Services”. International Journal of Quality Health Care 2003, 15(3):241 - 249.

6. Groonroos, C. 2001. “The perceived service quality concept - a mistake?”. Managing Service Quality, Vol. 11 No. 3, pp. 150 - 2.

- Hướng dẫn bệnh nhân trong việc phòng và điều trị bệnh trước và sau khi khám chữa bệnh.

- Giải thích rõ ràng tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cho chính bản thân họ và người nhà một cách cụ thể.

Đây là nhân tố tác động mạnh nhất đến Giá trị cảm nhận chất lượng dịch vụ từ đó gây tác động mạnh đến sự hài lòng của bệnh nhân. Đây là một nhân tố cực kỳ quan trọng mà bệnh viện cần chú ý trong việc xây dựng Hình ảnh, thương hiệu không phải chỉ để khẳng định mình mà còn tạo sự tác động mạnh nhằm nâng cao hơn nữa Mức độ hài lòng của bệnh nhân đối với bệnh viện. Cần tập trung xây dựng các vấn đề:

- Khẳng định hơn nữa chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện.

- Mở rộng quy mô loại hình dịch vụ khám chữa bệnh.

Ngoài ra, bệnh viện cũng cần phải quan tâm đến sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng để có thể tìm ra các biện pháp phù hợp với mọi đối tượng trong việc gia tăng sự hài lòng của bệnh nhân.

L.D. - N.T.K.P.

Page 18: Mục lục - dised.vn

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

18 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

“Tổng đài 1080 phục vụ cải cách hành chính”

Ngay từ khi quyết định số 3316/QĐ - UbND ngày 19.4.2011 của Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Đà Nẵng được công bố, nhiều cơ quan truyền thông đã dành sự quan tâm cho sự kiện này. Có báo gọi ngắn gọn nhưng thật đủ ý nghĩa: Trung tâm Giao dịch Công nghệ thông tin và Truyền thông Đà Nẵng “Tổng đài 1080 phục vụ cải cách hành chính” đầu tiên của cả nước.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Kim Sơn - Thành ủy viên, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố giải thích thêm:

Trung tâm Giao dịch Công nghệ thông tin và Truyền thông Đà Nẵng là mô hình cung cấp dịch vụ công qua mạng bằng các phương thức tương tác đa chiều với tổ chức, công dân. Việc ra đời và đi vào hoạt động của Trung tâm đã và sẽ tham gia sâu vào lộ trình xây dựng Chính quyền điện tử năng động, minh bạch tại thành phố Đà Nẵng; góp phần cải cách thủ tục hành chính, tạo dựng môi trường hấp dẫn cho đầu tư; giảm phiền

Xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố điện tử:Ưu tiên cho những ứng dụng vào nền hành chính vì dân, cho dân

? TRầN NGọc*

* Sở Thông tin & Truyền thông Đà Nẵng.

Một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, không chỉ đối với thành phố đà nẵng vừa diễn ra trong tháng 1 năM 2012: trung tâM giao dịch công nghệ thông tin (cntt) và truyền thông (tt) đà nẵng chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại công viên phần MềM đà nẵng.

hà, sách nhiễu cho công dân - tổ chức.

Được biết, Trung tâm sẽ vừa là đầu mối cung cấp; vừa hỗ trợ, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UbND các quận, huyện trong tiếp nhận và giải đáp mọi thắc mắc về thông tin kinh tế - xã hội - du lịch - dịch vụ - thời tiết - những thông tin liên quan tới đời sống trên địa bàn thành phố cho người dân và du khách ở xa; tư vấn và giải đáp song song với cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức - công dân, giúp tổ chức và công dân truy vấn về tình trạng xử lý hồ sơ của các sở, ban, ngành, quận, huyện; tiếp nhận thông tin phản ánh của tổ chức, công dân để chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền liên quan xử lý theo quy định.

Ông Phạm Kim Sơn nhấn mạnh: Với quyết tâm xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một đô thị có tính kết nối cao, Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng kỳ vọng rằng: Sự ra đời của Trung tâm giao dịch Công nghệ thông tin và Truyền thông Đà Nẵng sẽ góp phần vào mục tiêu “Hướng đến một Đà

Các tổng đài viên trong giờ làm việc

Page 19: Mục lục - dised.vn

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

19Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

Nẵng - thành phố điện tử” trong tương lai không xa

Trung tâm cũng sẽ theo dõi, giám sát và đánh giá quá trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các sở, ban, ngành, quận, huyện thuộc UbND thành phố cho tổ chức, công dân; thực hiện đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, công dân khi tham gia các dịch vụ công trực tuyến của thành phố Đà Nẵng.

11 năm - kiên trì với những thử thách, đi sau nhưng về trước!

So với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng phải chịu cảnh xuất phát muộn hơn, gặp nhiều khó khăn, thử thách hơn trong việc ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tuy nhiên, từ năm 2001 thành phố Đà Nẵng đã mạnh dạn áp dụng mô hình một cửa. Chúng tôi cho đây là bước khởi đầu để tiến dần đến một cửa liên thông và đến nay thành phố đã phủ gần kín (chỉ còn huyện Hòa Vang - PV) mô hình một cửa liên thông điện tử ở các Trung tâm hành chính cấp quận, huyện và 56/56 xã, phường, Phó Chủ tịch UbND thành phố, TS. Phùng Tấn Viết cho hay.

Và điều dễ nhận biết, trong 3 năm liền (2009, 2010, 2011) thành phố Đà Nẵng đã bảo vệ thành công vị trí

dẫn đầu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh/thành; được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá là địa phương có môi trường đầu tư hấp dẫn và thân thiện. Điều đó có sự đóng góp rất đáng kể của các mô hình một cửa liên thông - một cửa điện tử - ông Viết nhấn mạnh.

Chia vui với thành phố Đà Nẵng nhân sự kiện Trung tâm giao dịch Công nghệ thông tin và Truyền thông chính thức đi vào hoạt động, Thứ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng bày tỏ: Một khi Đà Nẵng trở thành địa phương thúc đẩy mạnh mẽ ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông vào đều khắp các lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là cải cách thủ tục hành chính; sớm trở thành một trong những địa phương đầu tiên của cả nước có tiềm lực mạnh về Công nghệ thông tin và Truyền thông, thì điều đó hết sức có ý nghĩa trong việc sớm đưa nước ta trở thành nước mạnh về Công nghệ thông tin và Truyền thông.

công nghệ thông tin giúp công bộc gần dân hơn và mang tổ chức - công dân đến gần hơn với cơ quan công quyền

Với chức năng là đơn vị sự nghiệp đảm nhận vai trò cầu nối, từng bước đưa chính quyền tới gần dân hơn và đưa dân tới gần chính quyền hơn, Trung tâm giao dịch Công nghệ thông tin và Truyền thông từ

Kể từ nay, nhân dân thành phố, du Khách ở xa; các tổ chức, doanh nghiệp có thể bấm số máy

điện thoại cố định (05113) 881 888 và đưa ra các yêu cầu phù hợp, chính đáng để được phúc

đáp, phục vụ. hoặc soạn tin nhắn (SMS 81 88): soạn tin [dvc] [mã dịch vụ] gửi đến 8188 để tra

cứu tình trạng hồ sơ (trực tuyến); tra cứu thông tin Kinh tế, an sinh, xã hội; nắm bắt các

thông tin sự Kiện, dịch vụ, chính sách mới; nhận được hướng dẫn, thông tin các trường hợp

Khẩn cấp...

Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng thăm Trung tâm.

Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Võ Duy Khương kiểm tra tình hình tại Một cửa điện tử quận Sơn Trà

Page 20: Mục lục - dised.vn

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

20 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

thời điểm 12.1.2012 đã trở thành địa chỉ hết sức thân thiện trong cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến theo yêu cầu của công dân và tổ chức; đồng thời là đầu mối tiếp nhận mọi thông tin của người dân (khiếu nại, tố cáo, phản ánh thực trạng hạ tầng kỹ thuật, đời sống của người dân...) để phân luồng, chuyển cho các cơ quan thẩm quyền liên quan xử lý một cách nhanh chóng.

Với ý nghĩa đó, Trung tâm vừa góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền, vừa thúc đẩy một cách thiết thực ứng dụng Công nghệ thông tin vào cải cách hành chính.

Để chuẩn bị cho ngày khai trương và đi vào hoạt động, các Tổng đài viên của Trung tâm đã trải qua quá trình đào tạo về kỹ năng khai thác tiếp nhận và giải đáp thông tin; nắm vững các loại hình dịch vụ hành chính công; làm quen với chuỗi hệ thống quản lý tri thức, quản lý quan hệ khách hàng CRM, các nguyên tắc bảo mật; tiếp cận và làm chủ hệ thống tổng đài Contact Center… Anh chị em đã được thực hành tại bộ phận một cửa của UbND quận Hải Châu.

Mục đích cuối cùng của việc đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông vào cải cách thủ tục hành chính là nhằm giảm bớt những phiền hà, nhũng nhiễu cho công dân, cho tổ chức và doanh nghiệp. Với tính minh bạch, công khai và thái độ sẵn sàng phục vụ, chúng ta mới góp phần làm cho thể chế và bộ máy công quyền trở nên mạnh mẽ hơn, mức độ tận tụy của các công bộc cũng được nâng cao.

Đó cũng là nền tảng để chúng ta xây dựng một thành phố Đà Nẵng văn minh, hiện đại, thành phố

có tính nhân văn cao - ông Phạm Kim Sơn, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng đã chia sẻ với các cơ quan truyền thông

Trong khi đó, theo ông Phùng tấn Viết, Trung tâm giao dịch Công nghệ thông tin và Truyền thông Đà Nẵng phải tiếp tục nâng tầm hoạt động, đa dạng loại hình phục vụ, cung cấp tốt các dịch vụ công trực tuyến, góp phần cùng bộ máy chính quyền, các Sở - ngành bảo vệ thành công vị trí thứ hạng cao của thành phố chúng ta trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Trước mắt, Trung tâm tăng cường quan hệ với các cơ quan hữu trách về thủ tục hành chính, nhất là Sở Nội vụ, để sớm cập nhật các bộ thủ tục hành chính, nâng cao dần cấp độ phục vụ tổ chức công dân.

Cũng trong năm 2012 này, dự án xây dựng mạng đô thị thành phố Đà Nẵng (DNG5a-MAN) được ghi nhận là một hợp phần hết sức quan trọng của nhóm các dự án nhằm nâng cao năng lực hạ tầng truyền thông của thành phố Đà Nẵng sẽ được đưa vào khai thác.

Hệ thống mạng (là tuyến cáp quang với 1 sợi trục chính, bên trong chứa đến 48 lõi cáp truyền dẫn tín hiệu) này sẽ kết nối toàn bộ các sở, ban, ngành, quận, huyện, xã, phường (gồm tất cả 86 đầu mối) của thành phố Đà Nẵng theo tiêu chuẩn cáp quang băng thông rộng (tốc độ trao đổi dữ liệu thấp nhất là 1 Gbps) bằng công nghệ tiên tiến nhất.

Mạng đô thị thành phố Đà Nẵng hoạt động trên nền công nghệ mạng thế hệ mới, cũng sẽ tạo nên một môi trường hết sức thuận lợi và thông thoáng để các doanh nghiệp, tổ chức và người dân dễ dàng khai thác truy xuất các dịch vụ công trực tuyến.

Như vậy, cùng với Trung tâm giao dịch Công nghệ thông tin và Truyền thông Đà Nẵng, mạng đô thị vừa nêu sẽ giữ vai trò nền tảng kỹ thuật hạ tầng thiết yếu, có ý nghĩa bền vững - an toàn - hiệu quả cao trong triển khai vận hành đồng bộ nền tảng kỹ thuật và hệ thống dịch vụ công của Chính phủ điện tử tại thành phố Đà Nẵng.

Như vậy, trong tương lai không xa, Đà Nẵng sẽ là thành phố có hạ tầng Công nghệ thông tin và Truyền thông phục vụ cải cách hành chính, đồng bộ sớm nhất và hiện đại nhất. Điều này sẽ mang đến những tiện lợi rất dễ nhận biết. Trước hết là tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí trong giao dịch giữa các sở ban ngành quận huyện của thành phố Đà Nẵng; giữa tổ chức và công dân với các cơ quan công quyền.

T.N.

Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng và đại diện đơn vị thi công thực hiện nghi thức khai trương Trung tâm

Page 21: Mục lục - dised.vn

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

21Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

Đà Nẵng tuổi 15 với nét đẹp rạng rỡ của tuổi hoa niên, độ tuổi mà thành phố như đang chuẩn bị cho bước ngoặt đột phá của sự trưởng thành khi vào tuổi

thành niên (theo mức phấn đấu Đà Nẵng phấn đấu về trước cả nước cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020, lúc đó Đà Nẵng bước vào tuổi đôi mươi đầy sức sống).

Mười lăm năm ấy thành phố như cởi bỏ chiếc áo chật chội, vươn mình trưởng thành toàn diện. Trong thành quả chung đó, có thể nói: xóa đói, giảm nghèo là một trong những thắng lợi to lớn, mang đậm ý nghĩa chính trị và giàu tính nhân văn mà đảng bộ và nhân dân Đà Nẵng đạt được trong 15 năm qua.

Còn nhớ, ngay thời điểm trở thành đơn vị hành chính mới (1997), căn cứ theo chuẩn nghèo do trung ương quy định (thu nhập bình quân khu vực nông thôn, miền núi: dưới 80.000 đồng/người/ tháng; khu vực nông thôn đồng bằng: dưới 100.000 đồng/người/tháng và khu vực đô thị: dưới 150.000 đồng/người/tháng). Qua khảo sát trên địa bàn thành phố có 11.321 hộ đói nghèo chiếm tỷ lệ 8,79%/tổng số hộ dân cư; trong đó có 850 hộ đói (tỷ lệ 0,66%). Quận Hải Châu là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất (6,89%); cao nhất là huyện Hòa Vang (10,91%). Toàn thành phố địa phương nào cũng có hộ đói nghèo.

ĐÀ NẴNG - CHẶNG ĐƯỜNG 15 NĂM “VÌ NGƯỜI NGHÈO”? NGUYễN ĐĂNG HẢI*

* Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận thành phố Đà Nẵng.

Ngày 01 tháng 01 năm 1997 Đà Nẵng trở thành đơn

vị hành chính mới trực thuộc trung ương. Mùa Xuân

này thành phố thân yêu của chúng ta tròn 15 tuổi. Thực

ra Đà Nẵng đã trải qua bao nỗi thăng trầm của 122 năm

kể từ ngày 24.5.1889 Toàn quyền Đông Dương Étienne

Antione Guillaume Richau ra Nghị định thành lập thành

phố Tourane (Đà Nẵng) thuộc tỉnh Quảng Nam.

Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, bằng nhiều biện pháp tích cực, có hiệu quả; đến cuối năm 2000 (chỉ sau 3 năm thực hiện, toàn thành phố đã xóa hết hộ đói, giảm hộ nghèo vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII đề ra là 2%.

Năm 2001, thành phố triển khai Chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005, đến cuối năm 2004 tỷ lệ hộ nghèo từ 6,66%/tổng số hộ dân cư năm 2001 xuống còn 0,13%/tổng số hộ dân cư, đồng thời đã hoàn thành cơ bản mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005 trước thời hạn 1 năm.

Năm 2005, thành phố ban hành Đề án giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2010, theo đó chuẩn nghèo được nâng lên mức mới (200.000 đồng/tháng đối với

Page 22: Mục lục - dised.vn

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

22 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

khu vực nông thôn và 300.000 đồng/tháng đối với đô thị). Do chuẩn nghèo được nâng lên cao hơn bình quân của cả nước nên tỷ lệ hộ nghèo chiếm 15,19%/tổng số hộ dân cư. Qua 4 năm thực hiện, đến cuối năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn lại 0,95%/tổng số hộ dân cư và về trước 2 năm so với kế hoạch.

Năm 2009, thành phố ban hành Đề án giảm nghèo giai đoạn 2009 - 2015, theo đó chuẩn nghèo được Hội đồng nhân dân thành phố nâng từ 300.000 đồng/người/tháng lên 500.000 đồng/người/tháng đối với khu vực đô thị và từ 200.000 đồng/người/tháng lên 400.000 đồng đối với khu vực nông thôn. Đầu năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo chiếm 19,26%/tổng số hộ dân cư, ước đến cuối năm 2011 còn 3,05% và khả năng đến cuối năm 2012 thành phố sẽ hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo theo chuẩn mới, về trước kế hoạch 3 năm.

Với kết quả trên, có thể khẳng định rằng: cùng với sự phát triển kinh tế của thành phố, chương trình xóa đói giảm nghèo những năm qua cũng đã đạt được kết quả đáng kể. Nếu so với khu vực và cả nước thì thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phương giảm hộ đói nghèo với tốc độ nhanh và vững chắc. Đạt được kết quả trên là sự quyết tâm chính trị rất lớn của Đảng bộ thành phố, sự tập trung, chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố, sự đồng tình hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, tạo thành phong trào hành động cách mạng rộng lớn có sức lan tỏa cả trên chiều rộng lẫn chiều sâu, cũng như với sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp các ngành, của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, sự sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm của

đội ngũ cán bộ cơ sở và sự vươn lên để thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo trên địa bàn thành phố.

Đặc biệt, Mặt trận các cấp đã chủ trì phối hợp triển khai có hiệu quả các cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; đẩy mạnh cuộc vận động “Ngày Vì người nghèo” gắn với các Chương trình “thành phố 5 không”, “ thành phố 3 có” và triển khai thực hiện có kết quả Chỉ thị 24 và 25 của ban Thường vụ Thành ủy. Tổng số tiền Mặt trận và các tổ chức thành viên vận động để thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội trong 11 năm qua lên trên 700 tỷ đồng (trong đó Quỹ “Vì người nghèo” đạt gần 77 tỷ đồng. Với nguồn Quỹ này cùng với các nguồn lực khác đã tập trung xây dựng được 8.104 nhà Đại đoàn kết giúp hộ nghèo có nơi sinh sống ổn định; giúp hàng ngàn học sinh có thêm điều kiện tiếp tục đến trường học tập và đã hỗ trợ hàng ngàn người nghèo gặp hoàn cảnh thương tâm ổn định và có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.

Có thể nói, Chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn thành phố thời gian qua đạt được những kết quả tốt, thì ngoài các chính sách giải pháp hỗ trợ cho hộ nghèo theo hướng dẫn của Trung ương, thành phố đã có những chính sách khác so với Trung ương cụ thể như sau: người thoát nghèo 2 năm vẫn được cấp thẻ bHYT và người mắc bệnh hiểm nghèo hỗ trợ bHYT; học sinh con hộ nghèo và hộ thoát nghèo học THCS và THPT được miễn học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường; hộ nghèo được ưu tiên bố trí nhà ở chung cư; phụ nữ đơn thân hộ nghèo được cấp nhà liền kề.

Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết

Page 23: Mục lục - dised.vn

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

23Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

định số 367/QĐ-UbND ngày 15.01.2011 về việc trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng thuộc hộ đặc biệt nghèo; hỗ trợ thêm 200.000 đồng/người/tháng đối với đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo QĐ 19/QĐ-Ub và QĐ 48/QĐ-Ub, hỗ trợ 300.000 đồng/người/tháng đối với đối tượng không thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo QĐ 19/QĐ-Ub và QĐ 48/QĐ-Ub. Các đối tượng này sau khi thoát nghèo vẫn được hưởng trợ cấp thêm 2 năm kể từ tháng thoát nghèo. Hỗ trợ 100% các chi phí khám, chữa bệnh tại bệnh viện đối với phụ nữ thuộc diện hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và phụ nữ nghèo bị bệnh ung thư. Hỗ trợ 80% chi phí khám, chữa bệnh tại bệnh viện sau khi trừ đi phần chi của bHYT đối với phụ nữ thuộc diện hộ nghèo. Ngoài ra, vận động các tổ chức và cá nhân cùng thành phố hỗ trợ xóa nhà tạm, cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện làm ăn, hướng dẫn cách làm ăn, cho vay vốn không lãi hỗ trợ cho người nghèo.

Thực hiện công tác giảm nghèo là nhiệm vụ khó khăn, lâu dài, bền bỉ của toàn xã hội. Trong thời gian đến, giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước, cũng như trong chỉ đạo

và tổ chức thực hiện từ Trung ương đến địa phương nhằm phát huy nội lực của toàn xã hội cũng như sự nỗ lực, vươn lên của người nghèo. Mặc dầu, vẫn còn những khó khăn, tồn tại nhưng có thể nói rằng việc triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo ở thành phố Đà Nẵng khi được làm với cái tâm, tấm lòng của từng người, ở từng nhiệm vụ được phân công, thì các chủ trương, chính sách sẽ nhanh đi vào cuộc sống, kịp thời, đúng đối tượng.

Thành quả xóa nghèo và thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội góp phần triển khai thực hiện thắng lợi mục tiêu chung của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX, xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một thành phố có môi trường đô thị văn minh và giàu tính nhân văn, có thiên nhiên trong lành và đời sống văn hóa cao, làm giàu bằng kinh tế tri thức, một trong những thành phố hài hòa, thân thiện, an bình, một thành phố hấp dẫn và đáng sống; góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Đó không chỉ là mơ ước của mỗi người dân thành phố mà còn là sự tin tưởng của đồng bào cả nước.

N.Đ.H.

Page 24: Mục lục - dised.vn

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

24 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

TỔNG QUAN KINH TẾ - XÃ HỘI VUNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

? Đỗ THANH PHƯƠNG*

* TS., Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực III.

1. Giới thiệu chung

Ngày 13.8.2004, thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 148/QĐ-TTg phê duyệt phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 thực hiện đối với tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm: thành phố Đà Nẵng; tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và bình Định có diện tích 27.884 km2, vùng có vai trò động lực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung - Tây Nguyên cũng như cả nước.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với chuỗi đô thị đang phát triển nằm trải dài trên 558 km bờ biển đó là Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn và các khu kinh tế lớn như Chân Mây - Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng về địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa và an ninh quốc phòng. Là mặt tiền của cả nước, tiểu vùng sông MêKông và châu Á - Thái bình Dương. Từ đây, có thể nối với các nước Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanma và xa hơn nữa là các nước Nam Á và Tây Nam Trung Quốc qua các trục hành lang kinh tế Đông - Tây, đường 9, đường 14, đường 24, đường 19. Đi ra thế giới bằng hệ thống các cảng biển nước sâu: Chân Mây, Tiên Sa, Kỳ Hà, Dung Quất, Nhơn Hội và hệ thống các cảng hàng không Phú bài, Đà Nẵng, sân bay Chu Lai, Phù Cát. Là vùng có trục hạ tầng lớn của đất nước: đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt xuyên Việt, đường điện 500 KV, đường cáp quang và viba xuyên quốc gia, là khu vực có 13 trường đại học, 4 di sản văn hóa thế giới là Cố đô Huế, Hội An, Mỹ Sơn và văn hóa phi vật thể Nhã nhạc cung đình Huế. Dân số toàn vùng tính đến năm 2010 có 6,2 triệu người.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trước đây từ một vùng nghèo, còn nhiều khó khăn với ngành nông nghiệp nhỏ bé lạc hậu. Ngày nay khu vực này đã nhanh chóng hình thành một trục kinh tế biển mạnh, phong phú với hệ thống cảng biển nước sâu, hệ thống các khu kinh tế đa ngành mà trong đó xương sống của nó là một nền đại công nghiệp quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đó là: công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp luyện cán thép, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp chế tạo máy công cụ, công nghiệp nhiệt điện và thủy điện, công nghiệp sản xuất ô tô, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp phụ trợ và các ngành công nghiệp nhẹ khác. Chỉ tính riêng khu kinh tế Dung Quất, dự kiến đến năm 2025 vốn đầu tư lên đến 30 tỷ USD, khu lọc hóa dầu sẽ được mở rộng với công suất 15 triệu tấn/năm, sản xuất thép 5 triệu tấn/năm. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với con đường di sản và thiên nhiên tuyệt đẹp, đã và đang đóng vai trò quan trọng trong hệ thống du lịch của đất nước. Sự bùng nổ về phát triển kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong thời gian

Page 25: Mục lục - dised.vn

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

25Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

qua đã từng bước đem lại sự đổi mới đi lên cho vùng đất nghèo khổ này. Điều đó được minh chứng cụ thể như Quảng Ngãi từ một tỉnh nông nghiệp nghèo, giờ đây Quảng Ngãi bước vào câu lạc bộ hạng mạnh của cả nước, năm 2010 thu ngân sách 14.300 tỷ đồng đưa GDP bình quân đầu người lên 1209 USD, vượt 20% chỉ tiêu, gấp 3,79 lần năm 2005 và sẽ tiến xa hơn nữa trong thời gian tới; Quảng Nam từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũng là một tỉnh nông nghiệp sau 15 năm tách ra thành một đơn vị hành chính, đến nay kinh tế phát triển ổn định theo hướng CNH, HĐH, GDP bình quân đầu người năm 2010 hơn 900 USD; Đà Nẵng phát triển với tốc độ nhanh, năm 2010 GDP bình quân đầu người đạt 2015 USD, gấp 2,2 lần so với năm 2005 và bằng 1,6 lần mức bình quân chung cả nước.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn là cửa ngỏ ra biển của Tây Nguyên và các nước tiểu vùng sông MêKông trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, với hệ thống giao thông đa dạng. Đặc biệt, đây là vùng giàu tiềm năng phát triển ngành kinh tế biển, kinh tế du lịch, là vùng có nhiều di sản văn hóa thế giới, vùng có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vịnh nước sâu kín gió như Chân Mây (Huế), Tiên Sa (Đà Nẵng), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (bình Định), vùng này cũng sở hữu đến 4/13 khu kinh tế trọng điểm cả nước được chính phủ cho áp dụng cơ chế, chính sách vượt trội nhằm phát huy vai trò trụ cột trong việc đẩy mạnh CNH, HĐH; cho việc đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với lợi thế này, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được chính phủ thành lập với kỳ vọng trở thành một trong những vùng kinh tế năng động của cả nước, phát huy vai trò hạt nhân tăng trưởng, động lực thúc đẩy phát triển đối với cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên cũng như cả nước.

2. Về thành tựu kinh tế

Mặc dù trong nhiều năm qua do tác động của khủng hoảng tài chính dẫn tới khủng hoảng kinh tế thế giới và gần đây khủng hoảng nợ công đã dẫn đến khó khăn gay gắt nhiều mặt cho nền kinh tế toàn cầu, nhiều nước tăng trưởng âm. Với nước ta chính phủ đã có những quyết sách, giải pháp hợp lý, kịp thời nên vẫn giữ được mức tăng trưởng cao từ 5 - 6%, năm 2011 dự kiến tăng trưởng 6%, chấp nhận hạ thấp tăng trưởng so với chỉ tiêu Quốc hội đã đề ra để kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Trên bình diện chung đó kinh tế vùng trọng điểm miền Trung vẫn giữ được sự phát triển ổn định, một số ngành tăng trưởng khá như đầu tư trực tiếp nước ngoài tính đến tháng 3.2011 vùng đã thu hút được 377 dự án còn hiệu lực với tổng vốn FDI đăng ký (kể cả cấp mới và tăng vốn), đạt gần 14,4 tỷ USD, chiếm 74% về số dự

án và 61% về tổng vốn đăng ký của cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên, chỉ tính riêng 3 năm gần đây (2007 - 2009), tổng vốn FDI vào vùng đạt mức kỷ lục gần 11,3 tỷ USD, hơn 4 lần của 19 năm trước đó cộng lại (giai đoạn 1988 - 2006 chỉ đạt 2,7 tỷ USD). Cơ cấu kinh tế tích cực chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tương ứng ở mức cao như Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi…

Cơ cấu giá trị công nghiệp theo giá thực tế của vùng năm 2005 là 29.425,3 tỷ đồng, trong 5 năm thực hiện Nghị quyết 10 của Đảng cơ cấu giá trị công nghiệp của vùng tăng lên năm 2010 là: 88.133,4 tỷ đồng; như vậy cơ cấu tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế năm 2005 của vùng là: 0,419% năm 2010 là: 1,51% điều đáng lưu ý là trong cơ cấu giá trị công nghiệp thì công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi có bước bức phá mạnh nhờ sự tác động của khu kinh tế Dung Quất đã đưa giá trị tỉnh Quảng Ngãi từ 0,26% năm 2005 lên 1,11% năm 2010, trong khi đó giá trị công nghiệp của thành phố Đà Nẵng lại giảm từ 1,19% năm 2005 xuống còn 0,82% năm 2010 để tăng giá trị du lịch, dịch vụ tương ứng.

Về kinh tế nông nghiệp: Kinh tế nông nghiệp của vùng đang từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với xây dựng và phát triển nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được cải thiện, chuyển mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, các tỉnh đã tập trung quy hoạch, hình thành những vùng chuyên canh rộng lớn để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp phát triển. bên cạnh số doanh nghiệp đang hoạt động của vùng tính đến thời điểm 31.12.2009 là: 16.090 doanh nghiệp với 242.373 cơ sở kinh tế phi nông nghiệp năm 2005 thì năm 2010 tăng lên 334.241 cơ sở; mô hình kinh tế trang trại của vùng cũng được các địa phương chú trọng phát triển, năm 2005 toàn vùng có 3.142 trang trại năm 2010 tăng lên 4.504 trang trại. Diện tích cây lương thực có hạt được ổn định từ 364 nghìn ha năm 2005 lên 365,1 nghìn ha năm 2010, nhờ tăng cường các biện pháp khoa học kỹ thuật để tăng năng suất đã đưa sản lượng có hạt từ 1.671,4 nghìn tấn năm 2005 lên 1.921,4 nghìn tấn năm 2010 đưa giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994 từ 5.770,4 tỷ đồng năm 2005 lên 7.095,3 tỷ đồng năm 2010.

Như trên đã trình bày các địa phương trong vùng có biện pháp khuyến nông phù hợp, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên diện tích không tăng, nhưng tăng năng suất và sản lượng, như lúa chẳng hạn từ 45,6 tạ/ha năm 2005 lên 53 tạ/ha năm 2010; sản

Page 26: Mục lục - dised.vn

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

26 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

lượng lúa từ 1.538,1 nghìn tấn lên 1.763,1 nghìn tấn năm 2010. Do đó đã đưa sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của vùng từ 258,1 kg năm 2005, lên 292,6 kg năm 2010. bên cạnh trồng trọt, ngành chăn nuôi của vùng cũng phát triển ổn định như đàn bò từ 799,6 nghìn con năm 2005 tăng lên 991,3 nghìn còn năm 2010; số lượng gia cầm từ 14.410 nghìn con năm 2005 tăng lên 1.5245 nghìn con năm 2010, riêng số lượng đàn heo không tăng do dịch bệnh, cụ thể là năm 2005 có 2.172,1 nghìn con thì năm 2010 chỉ có 2063,4 nghìn con. Về thủy sản cũng có bước phát triển, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản được mở rộng từ 18,4 nghìn ha năm 2005 lên 19,3 nghìn ha năm 2010; số lượng và công suất tàu đánh bắt cá tăng từ 6.957 chiếc với 1.048 nghìn CV năm 2005 thì năm 2010 tăng lên 7.026 chiếc với 1.402, 9 nghìn CV nâng giá trị sản xuất thủy sản (tính theo giá so sánh 1994) từ 2.977,5 nghìn tỷ đồng 2005 lên 4.084,6 nghìn tỷ đồng năm 2010. Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ tiêu dùng thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thực tế năm 2005 là 30.383,4 tỷ đồng tăng lên 98.462,0 tỷ đồng.

3. Về văn hóa - xã hội

Cùng với phát triển kinh tế, các ngành văn hóa - xã hội của vùng trong những năm qua cũng được củng cố, phát triển đưa sự nghiệp các ngành văn hóa - xã hội của vùng có những bước tiến đáng kể. Đối với ngành giáo dục số lượng trường, lớp, học sinh các cấp đều phát triển ổn định; y tế có bước cải thiện đáng kể cả việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là các cư dân nông thôn, đồng bào các dân tộc, tuyến huyện đều có bệnh viện, xã đều có trạm y tế, tăng cường đội ngũ y, bác sĩ được đào tạo chính quy.

Về giáo dục: tính đến 30.9.2010 vùng có 940 trường mẫu giáo, với 7.142 lớp học, có 10.348 giáo viên giảng dạy, phục vụ cho 198,6 nghìn học sinh, bình quân mỗi trường mẫu giáo có 211 học sinh; số trường phổ thông của vùng có: 1.062 trường tiểu học, 644 trường trung học cơ sở, 185 trường trung học phổ thông; có 499.470 học sinh tiểu học, 414.592 học

sinh phổ thông trung học cơ sở, 271.372 học sinh phổ thông, tỷ lệ học sinh phổ thông thi tốt nghiệp năm sau cao hơn năm trước, năm học 2009 - 2010 tỷ lệ cao hơn năm học 2008 - 2009.

Tỷ lệ học sinh phổ thông tốt nghiệp trung học phổ thông phân theo địa phương (%)1

Địa phương Năm học2008 - 2009

Năm học2009 - 2010

Thừa Thiên Huế 86,29 96,81

Đà Nẵng 89,74 96,11

Quảng Nam 84,47 94,48

Quảng Ngãi 73,16 96,69bình Định 88,48 93,90

Số giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy tính đến 31.12.2011 của vùng có 25.335 giáo viên tiểu học, 23.928 giáo viên trung học cơ sở, 11.868 giáo viên trung học phổ thông được đào tạo chính quy đảm bảo phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục các lớp học, không còn cảnh học 3 ca như ở một số địa phương trước đây. Ngoài các trường phổ thông, các tỉnh trong vùng còn chú ý đến chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp để cung cấp lực lượng lao động có chất lượng cho các ngành kinh tế - xã hội trong vùng, tính đến cuối năm 2010 toàn vùng có 1.016 giáo viên ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, trong đó có 462 giáo viên giảng dạy ở các trường công lập; có 61.326 sinh viên, trong đó có 34.805 sinh viên các trường trung cấp chuyên nghiệp công lập.

Về y tế: cơ sở khám, chữa bệnh đến năm 2010 trực thuộc sở y tế của các tỉnh, thành phố trong vùng có 941 cơ sở trong đó có 84 bệnh viện, có 37 phòng khám đa khoa khu vực, có 3 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, có 789 trạm y tế xã, phường, cơ quan xí nghiệp: có 3.359 bác sĩ, có 3.129 y sĩ, 4.597 y tá và 2.149 nữ hộ sinh đáp ứng tương đối tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân trong vùng. Nhiều bệnh viện được nâng cấp, xây dựng mới, các trang thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh hiện đại, giảm thiểu nhiều thủ tục hành chính gây phiền hà trong khám, chữa bệnh.

4. Vài lời kết

Phải khẳng định rằng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có vai trò vị thế quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của miền Trung và Tây Nguyên. bình quân các năm gần đây (2005 - 2010) đã đóng góp khoảng 36,2% GDP so với vùng duyên hải miền Trung (từ Thanh Hóa đến bình Thuận). Tốc độ tăng trưởng GDP giữa các tỉnh, thành phố của vùng dao động

Page 27: Mục lục - dised.vn

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

27Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

trung bình từ 10,6% đến 11,5%, quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng là nhờ có sự nỗ lực của các địa phương và sự chỉ đạo hỗ trợ, quyết tâm cao của Chính phủ trên các lĩnh vực công nghiệp, du lịch, liên vận trung chuyển hàng hóa quốc tế, thủy điện, đánh bắt hải sản xa bờ, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền… đã tăng trưởng với tốc độ nhanh. So với cả nước, ước tính tăng trưởng GDP bình quân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 1,2 lần; tỷ lệ đóng góp trong GDP khoảng 6%; giá trị xuất khẩu bình quân đầu người tính đến năm 2010 là 374 USD, tốc độ đổi mới công nghệ đạt 20 - 21% năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đến cuối năm 2010 là 50%; tỷ lệ đô thị hóa giai đoạn này cũng khá cao khoảng 42%; số lao động không có việc làm đã giảm xuống dưới 5%, số hộ người nghèo (theo tiêu chí mới) còn khoảng 8,5%...

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang tập trung tiếp tục tạo ra các điểm đột phá về kinh tế, đúng tinh thần chỉ đạo của bộ Chính trị và Chính phủ. Đó là đẩy mạnh tốc độ đầu tư xây dựng các khu kinh tế như Chân Mây - Lăng Cô, khu Kinh tế mở Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội… thành những hạt nhân, tạo ra sự liên kết mạnh trở thành trung tâm phát triển của vùng. Đặc biệt là vai trò đầu tàu, trung tâm thương mại, tài chính, giao dịch quốc tế, kết nối hành lang kinh tế Đông - Tây và mở đường biển, đường hàng không ra nước ngoài của thành phố Đà Nẵng; Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm du lịch và thành phố Festival; Quảng Nam một điểm đến với hai di sản văn hóa thế giới, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; Quảng Ngãi với sức mạnh của khu kinh tế Dung Quất sẽ nhanh chóng trở thành tỉnh công nghiệp, bình Định với Nhơn Hội, cảng biển Quy Nhơn trở thành nơi trung chuyển, giao thương hàng hóa quan trọng của vùng, trở thành trung tâm đô thị Nam Trung bộ hỗ trợ cho Tây Nguyễn phát triển. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cũng là trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, như Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quy Nhơn đã, đang và hứa hẹn cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả nước mà trực tiếp cả miền Trung và Tây Nguyên.

Như vậy sau một thời gian triển khai thực hiện Quyết định 148/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về phương hướng và mục tiêu (7 mục tiêu) chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 là cơ bản hoàn thành nhiều mục tiêu đạt và vượt, trong lúc tình hình kinh tế trong nước và thế giới gặp phải nhiều khó khăn, phức tạp. Cụ thể các mục tiêu như sau:

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt khoảng 1,2 lần à Kết quả

thực hiện đạt 1,2 lần

- Tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm từ 149 USD năm 2005 lên 375 USD vào năm 2010 → Kết quả thực hiện đạt 374 USD.

- Tăng mức đóng góp của vùng trong thu ngân sách của cả nước từ 4,6 % năm lên 6% năm 2010 → Kết quả thực hiện đạt gần 6%.

- Phấn đấu đến năm 2010 đạt tỷ lệ đô thị hóa của vùng là 40% → Kết quả thực hiện đạt 42%, vượt 2%.

- Giảm và giữ không tăng tỷ lệ lao động không có việc làm xuống 5% → Kết quả thực hiện đạt 5%

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 15,5% năm 2005 xuống dưới 8,8% năm 2010 → Kết quả thực hiện còn 8,5%, vượt 0,3%.

Tuy vậy, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung vẫn còn nhiều hạn chế so với các vùng kinh tế trọng điểm phía bắc và phía nam, vì đây là vùng trọng điểm nhưng xuất phát kinh tế thấp, địa hình phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, hằng năm hay bị thiên tai tàn phá, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, tốc độ xây dựng chậm, chiến tranh tuy đã lùi xa nhưng hậu quả vẫn còn nặng, thêm khó khăn về nguồn tài chính, phương thức đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng cao rất khiêm tốn, khả năng xử lý môi trường còn nhiều hạn chế. Cơ chế, chính sách chung tuy đã thoáng, nhưng vẫn còn nhiều bất cập trì kéo bởi tư tưởng, tư duy đổi mới còn hạn hẹp, nhu cầu thu hút đầu tư còn hạn chế, chưa có sự ưu đãi vượt trội nào thật sự hấp dẫn. Đã khó, càng khó thêm khi các tỉnh thành phố trong vùng do thiếu nhân tài, vật lực, nặng tâm lý “co kéo” nên tính hợp tác còn thiếu chiều sâu, các cứ; hỗ trợ cho nhau trong phát triển, sự liên kết còn rời rạc.

Ngoài ra ở tầm vĩ mô vẫn còn bất cập về quy hoạch các phân khu chức năng trong các khu kinh tế chưa phù hợp; tốc độ, điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và để tạo thêm tiền đề cho vùng phát triển nhanh, bền vững vẫn ở giới hạn thấp. Tiếng nói chung của các cấp lãnh đạo trong vùng còn thiếu chất keo dính, hợp tác vững chắc. Vẫn thấy sự đứt gãy trong sợi dây liên kết vùng vì thiếu nhạc trưởng.

Đ.T.P.

cHÚ THÍcH

1Tổng hợp từ Niên giám thống kê năm 2010, (Hà Nội: Thống kê, 2011).

Page 28: Mục lục - dised.vn

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

28 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

1. Đặt vấn đề

Làng nghề truyền thống đã và đang góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hội An những năm qua. Tuy nhiên, cùng với những thay đổi tích cực, các làng nghề cũng phải đối mặt

Phát triển làng nghề truyền thốngtại thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam)

? NGUYễN THị NHƯ LIÊM* - ĐặNG THị THạcH**

* PGS.TS., nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.** Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

Trong quá trình mở cửa và hội nhập, việc bảo tồn và phát triển làng nghề sẽ thúc đẩy phát triển các cơ sở sản xuất ở nông thôn, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người dân, đồng thời góp phần quan trọng vào phát triển du lịch địa phương. Tuy nhiên, việc phát triển làng nghề trong những năm gần đây còn nhiều hạn chế như: tổ chức sản xuất còn phân tán, trình độ quản lý, tay nghề lao động kém, môi trường ô nhiễm, khả năng tiếp cận thị trường còn nhiều bất cập, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh, nhiều chính sách chưa thật sự tháo gỡ được những khó khăn vướng mắc của các cơ sở sản xuất… Bài viết này đi sâu phân tích thực trạng và tìm ra những tồn tại trong quá trình phát triển của làng nghề truyền thống ở Hội An, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế những tồn tại nêu trên.

Page 29: Mục lục - dised.vn

29Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

Miền Trung - Tây Nguyên

với nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển. Các làng nghề truyền thống không chỉ có ý nghĩa giữ gìn nét văn hóa truyền thống dân tộc, mà còn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Việc phát triển làng nghề vừa góp phần bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc, vừa nâng cao đời sống của cư dân nông thôn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy được tính tích cực và khắc phục những tồn tại của các làng nghề ở Hội An để làng nghề truyền thống được bảo tồn và phát triển trong quá trình hội nhập? 

2. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống tại Hội An

Làng nghề truyền thống có vị trí quan trọng trong lịch sử, trong công cuộc đổi mới hiện nay. Việc phát triển làng nghề truyền thống luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, coi đó là nội dung quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Làng nghề nào cũng có quá trình biến đổi, phát triển và có những bước thăng trầm. Các làng nghề truyền thống ở Hội An không nằm ngoài quy luật đó.

2.1. Về quy mô

Bảng 1: Số hộ làm nghề truyền thống giai đoạn 2008 - 2010

ĐVT: Hộ

2008 2009 2010Tổng số hộ trong thành phố 768 802 816

Số hộ làm nghề truyền thống 232 237 250

Nguồn: Phòng Thương mại và Du lịch Hội An

ba làng nghề truyền thống tiêu biểu ở đây là làng Mộc Kim bồng, làng Gốm Thanh Hà, làng Rau Trà Quế.

Theo số liệu ở bảng 1 trong giai đoạn 2008 - 2010 số hộ làm nghề truyền thống tăng từ 232 hộ lên 250 hộ, sự gia tăng này chủ yếu từ những hộ đang làm nghề tách ra. Điều đó cho thấy làng nghề truyền thống không dễ gì mở rộng quy mô.

Trong tổng số hộ làm nghề truyền thống ở thành phố thì làng mộc Kim bồng chiếm khoảng 11%, làng rau Trà Quế chiếm 80%, và làng Gốm Thanh Hà chiếm dưới 10%. Cơ cấu này khá ổn định trong cả giai đoạn 2008 - 2010.

2.2. Về lao động

Bảng 2: Số lao động tham gia làm nghề giai đoạn 2008 - 2010

ĐVT 2008 2009 2010Tổng số LĐ làm nghề Người 549 573 601

Tỷ lệ hộ làm nghề truyền thống

% 30,2 29,6 30,6

Tỷ lệ LĐ làm nghề % 15,9 16 16,5

Nguồn: Phòng Thương mại và Du lịch Hội An

Ngược lại với số hộ tham gia làm nghề, tỷ trọng lao động của làng Mộc Kim bồng tăng từ 20,4% năm 2008 lên 22,3% năm 2010. Trong khi đó làng rau Trà Quế thì ngược lại, giảm từ 67,3% năm 2008 xuống còn 66,6% năm 2010. Và tương tự như vậy đối với làng Gốm Thanh Hà trong giai đoạn giảm hơn 1%. Điều này cho thấy, do thu nhập thấp, người lao động không còn mặn mà nhiều với những nghề truyền thống.

Hơn nữa, các nghề truyền thống hầu như đều có một bí quyết gia truyền nên việc truyền nghề thường chỉ được thực hiện trong nội bộ các gia đình, dòng họ do đó đã có không ít nghề đứng trước nguy cơ thất truyền. “Với những nghề có bí quyết đặc biệt vẫn không có lớp học nghề, mà nếu gọi là lớp học cũng chỉ theo hình thức truyền nghề đơn lẻ, kèm cặp, tức là một thầy, một trò hay một thầy với hai, ba trò là nhiều”- nghệ nhân nhân dân Huỳnh Ri cho biết. Việc truyền nghề này có ưu điểm là chỉ dẫn, chỉ bảo trực tiếp bằng thực tế, tốn ít kinh phí, dễ dạy, dễ học nhưng lại không thể chuẩn xác, thiếu sự đóng góp của tập thể.

Để giải quyết khó khăn cho các làng nghề và tạo việc làm cho người lao động trong thời điểm hiện tại thiết nghĩ cần đẩy mạnh kích cầu thị trường trong nước để tăng cơ hội việc làm cho người lao động.

Page 30: Mục lục - dised.vn

30 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

Miền Trung - Tây Nguyên

Ngoài ra, cần phát triển du lịch làng nghề, vì khi du lịch làng nghề phát triển thì sẽ tạo thêm nhiều việc làm dịch vụ cho người lao động.

2.3. Về doanh thu và thương hiệu

Hiện tại, trên địa bàn thành phố hầu hết các làng nghề truyền thống đã có thương hiệu trên thị trường, được người tiêu dùng tin tưởng, điều này tạo nên hiệu quả kép không chỉ giúp việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các làng nghề truyền thống có hiệu quả mà còn giúp giải quyết được một lượng lớn lao động, tăng nguồn thu nhập, nhất là ở khu vực nông thôn.

bên cạnh đó với sự giúp sức của các ngành chức năng, sự năng động của người dân, trong những năm qua trên địa bàn thành phố đã có các nhóm sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ mạnh như các sản phẩm của làng Gốm Thanh Hà, Rau Trà Quế. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng có thị trường tiêu thụ ổn định, một số sản phẩm đang bị thu hẹp dần và sản xuất cầm chừng. Cụ thể sản phẩm của làng Mộc Kim bồng đang dần bị mai một do việc tiêu thụ sản phẩm ngày càng khó khăn, hoặc bị cạnh tranh bởi các sản phẩm cùng loại.

Bảng 3: Doanh thu từ các làng nghề

ĐVT: Triệu đồng

2008 2009 2010

Tổng doanh thu 1044,63 865,97 1266,85

Làng Mộc Kim bồng 269,34 127,23 39,05

Làng Rau Trà Quế 168,42 145,86 204,4

Làng Gốm Thanh Hà 606,87 592,87 1023,4

Nguồn: Phòng Thương mại và Du lịch Hội An

Sản phẩm làng nghề chủ yếu được tiêu thụ thông qua hợp đồng với doanh nghiệp hoặc cá nhân, đặc biệt là trong các đơn hàng xuất khẩu. Đến nay, các sản phẩm chính chủ yếu từ làng gốm Thanh Hà và Mộc Kim bồng đã xuất khẩu ra khoảng 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhược điểm cố hữu của các làng nghề là khả năng quảng bá, tiếp thị, khảo sát thị trường, nhất là thị trường nước ngoài để định hướng sản xuất, tạo ra các sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đáp ứng nhu cầu của thị trường còn nhiều hạn chế. Hầu hết làng nghề mới chỉ sản xuất sản phẩm sẵn có, chưa nắm bắt được nhu cầu của thị trường nên mẫu mã ít thay đổi, cải tiến cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng, chứ chưa nói đến định hướng được tiêu dùng.

2.4. Về lượt khách tham quan

Đã hơn mười năm kể từ khi thành phố có chủ trương đưa làng nghề vào khai thác du lịch nhưng những mô hình này vẫn chưa được nhân rộng, chưa thật sự tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của các làng nghề, ở mảnh đất màu mỡ này phần lớn vẫn còn rất hoang hóa. Nhìn vào lịch trình tour tham quan Hội An của các doanh nghiệp lữ hành, hầu như tour nào cũng chỉ có hai điểm đến gần như cố hữu là làng Gốm Thanh Hà và Rau Trà Quế. Các điểm làng nghề khác, dù đã được Nhà nước và chính quyền thành phố kêu gọi phát triển làng nghề gắn với du lịch nhưng kết quả vẫn còn khiêm tốn.

Bảng 4: Số lượt khách đến tham quan làng nghề

ĐVT: Lượt người

2008 2009 2010Tổng lượt khách 47.061 39.048 45.202

Mộc Kim bồng 33.428 25.406 27.196Rau Trà Quế 11.536 10.157 10.589Gốm Thanh Hà 2.097 3.485 7.417

Nguồn: Phòng Thương mại và Du lịch Hội An

Thực tế địa phương cho thấy, làng nghề truyền thống có vị trí rất quan trọng. Khi  phát triển sẽ tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu lao động theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Như đã phân tích ở trên việc phát triển sản xuất ở các làng nghề truyền thống sẽ tạo nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội ở nông thôn. Mặt khác, sản phẩm được sản xuất chủ yếu lấy từ nguyên liệu sẵn có và tận dụng có hiệu quả tiềm năng tại chỗ. Vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Thể hiện ở các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, ngoài giá trị sử dụng thông thường còn mang giá trị vật thể và phi vật thể của văn

Page 31: Mục lục - dised.vn

31Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

Miền Trung - Tây Nguyên

hóa dân tộc được duy trì và phát triển.

3. Những thuận lợi và tồn tại của làng nghề

3.1. Về thuận lợi

Ngày 7.7.2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2006/NĐ-CP về chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, nhằm phát triển KT-XH ở nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập của người dân, tăng cường hoạt động xuất khẩu. Trong đó Nghị Định có quy định về mặt bằng sản xuất (Điều 7) và Điều 8 quy định “địa phương hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường cho các làng nghề và cụm cơ sở ngành nghề nông thôn”.

Tại Nghị định số 73/1995/NĐ-CP và sau đó là Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 3.1.2008 quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ NN&PTNT, Chính phủ đã giao bộ NN&PTNT thực hiện chức năng quản lý Nhà nước (QLNN) lĩnh vực ngành nghề nông thôn và trên cơ sở đó, bộ NN&PTNT đã ban hành một số văn bản như thông tư số 116/2006/TT-bNN ngày 18.12.2006 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 66/2006/NĐ-CP; Chỉ thị số 28/2007/CT-bNN ngày 18.4.2007 về việc đẩy mạnh quy hoạch phát triển làng nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề.

Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, khai thác được những vùng đất sản xuất nông nghiệp phù hợp với phát triển các làng nghề trồng rau...; được tổ chức UNESCO ghi tên đô thị cổ Hội An vào danh mục Di sản văn hóa Thế giới tạo thuận lợi cho việc phát triển các sản phẩm cung ứng cho khách du lịch.

Làng nghề, ngành nghề nông thôn đã tạo nhiều

việc làm cho lao động nông thôn, tận dụng thời gian nông nhàn mang lại thu nhập cho người dân nông thôn đã được người dân hưởng ứng và ủng hộ.

Việc đô thị hóa sẽ tác động mạnh đến việc hình thành các điểm nghề tiểu thủ công nghiệp mới và tất yếu dẫn đến sự phân công lại lao động nông thôn, tạo điều kiện tốt cho hoạt động của các làng nghề và các nghề tiểu thủ công nghiệp của thành phố phát triển.

Cấp ủy, chính quyền các cấp đã rất quan tâm đến phát triển ngành nghề, vận động nhân dân phát triển nghề và tạo điều kiện, học tập, tham quan các tỉnh về mô hình phát triển nghề và làng nghề. Có các chính sách khuyến khích phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trong đó quy định các chính sách hỗ trợ đối với làng nghề, ngành nghề nông thôn. 

3.2. Những vấn đề tồn tại trong việc phát triển làng nghề

Thực tế cho thấy, làng nghề truyền thống có một tiềm năng phát triển rất lớn và đóng vai trò phát triển rất quan trọng. Nhưng trên thực thế trong thời gian qua có thể nói hoạt động bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hội An vẫn còn những vấn đề tồn tại:

- Thứ nhất, Tổ chức sản xuất còn phân tán: Hầu hết các làng nghề còn phát triển theo hướng tự phát, quy mô sản xuất nhỏ lẻ dưới dạng hộ gia đình chưa được đầu tư nhiều về công nghệ, dẫn đến năng suất, chất lượng thẩm mỹ của các sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh thấp. Việc tổ chức sản xuất phụ thuộc nhiều vào trình độ tay nghề của từng người trong gia đình, quy mô nhỏ, khép kín. Tính tư hữu, bảo thủ nghề của từng gia đình, dòng họ được ưa chuộng hơn là việc tổ chức, phân công hợp tác sản xuất. Sự thiếu liên kết về tổ chức, kinh tế (vốn đầu tư), công nghệ kỹ thuật đã hạn chế khả năng phát triển của các làng nghề. Chính việc phát triển theo kiểu phân tán khiến làng nghề gặp phải những khó khăn, bị động trong nguồn cung nguyên liệu và thị trường tiêu thụ, thiếu trung tâm trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Nếu không có chính sách khuyến khích, hỗ trợ của thành phố và không có sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất trong làng nghề, liên kết với doanh nghiệp lớn thì các cơ sở sản xuất nhỏ, các làng nghề phân tán rất khó có thể nâng cao nội lực của mình.

- Thứ hai, Trình độ quản lý, tay nghề lao động kém: Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật và năng lực quản lý của các chủ hộ, chủ cơ sở còn hạn chế, phần lớn chưa được trang bị những kiến thức

Page 32: Mục lục - dised.vn

32 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

Miền Trung - Tây Nguyên

cần thiết về quản trị kinh doanh cũng như chưa hiểu biết kỹ về chính sách liên quan tới các hoạt động kinh tế. Phần lớn lao động được học nghề qua lối truyền nghề và kèm cặp trong sản xuất; không qua đào tạo cơ bản và còn chưa tách khỏi nông nghiệp nên chậm tiếp thu công nghệ và hoạt động theo tính thời vụ.

- Thứ ba, Khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế: Những mặt hàng truyền thống độc đáo được sản xuất thủ công tại các làng nghề chưa được chú ý, đầu tư thích đáng. Chủng loại, kiểu dáng của sản phẩm thủ công truyền thống chưa phong phú, đa dạng, chất lượng chưa cao... để hấp dẫn khách du lịch. Hơn nữa các cơ sở ngành nghề nông thôn ít có cơ hội tham gia xuất khẩu trực tiếp, thường phải qua nhiều khâu trung gian nên không nắm bắt đầy đủ yêu cầu của khách hàng về mẫu mã, chất lượng, giá cả. Một số làng nghề và các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn thiếu thông tin về thị trường, giá cả, pháp luật của Nhà nước cũng như luật pháp quốc tế, chậm xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, sở hữu công nghiệp, công tác quảng cáo, tiếp thị chưa được quan tâm đúng mức.

- Thứ tư, Môi trường bị ô nhiễm: Do hạn chế về công nghệ, thiết bị, mặt bằng sản xuất, trình độ quản lý… và không có sự quan tâm đến các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nên đa số các cơ sở trong quá trình sản xuất đều tác động xấu đến môi trường. Vấn đề môi trường mà các làng nghề đang phải đối mặt không chỉ giới hạn ở trong phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến người dân ở vùng lân cận. 

- Thứ năm, Cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh: Đây là một cản trở lớn cho việc phát triển ngành nghề nông thôn nói riêng và phát triển nông thôn nói chung. Nhìn chung, các cơ sở ngành nghề thường gặp khó khăn về mặt bằng (nhà xưởng) sản xuất, tình trạng phổ biến là sử dụng nhà ở làm nhà xưởng sản xuất.

Khi quy mô sản xuất tăng lên hoặc có sử dụng thiết bị, hóa chất đã làm cho môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề; các điều kiện hạ tầng khác còn nhiều hạn chế, đặc biệt là điều kiện giao thông.

- Thứ sáu, Chính sách còn bất cập: Chính sách trợ giúp làng nghề truyền thống phát triển còn nhiều bất cập, chưa thật sự tháo gỡ những khó khăn vướng mắc nảy sinh trong thực tế sản xuất.

- Thứ bảy, Việc phát triển làng nghề cũng nhận được nhiều sự quan tâm, trợ giúp của chính quyền địa phương, nhưng điều đáng lo ngại là thế hệ trẻ bây giờ không quá mặn nồng với việc gìn giữ và phát huy những tinh hoa của làng nghề do thu nhập thấp. 

Qua việc phân tích những hạn chế trên cho thấy, về cơ bản, Hội An đang thiếu một chiến lược quy hoạch phát triển làng nghề gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

4. Một số giải pháp chiến lược nhằm phát triển làng nghề truyền thống Hội An

Những thuận lợi và tồn tại trên cho thấy việc phát triển làng nghề và nghề truyền thống của thành phố trong thời gian qua vẫn chỉ là sự phát triển theo chiều rộng, chưa theo chiều sâu. Để thực hiện tốt việc phát triển làng nghề và nghề truyền thống theo hướng tiến tới sản xuất bền vững cả về sản lượng, chất lượng sản phẩm trong thời gian tới thiết nghĩ thành phố cần quan tâm đến một số giải pháp sau:

- Trước tiên, cần quy hoạch phát triển các làng nghề gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và ngành.  Thành phố cần có chính sách khuyến khích phát triển theo quy hoạch của các ngành nghề cần ưu tiên. Hiện nay, các cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn làng nghề chủ yếu tồn tại dưới hình thức hộ kinh tế gia đình, sản xuất kinh

Page 33: Mục lục - dised.vn

33Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

Miền Trung - Tây Nguyên

doanh diễn ra tại nơi ở của hộ gia đình. Vừa là nơi ở, vừa là nơi sản xuất nên nhà xưởng thường chật hẹp, môi trường bị ô nhiễm, không có khả năng mở rộng sản xuất, kết cấu hạ tầng cho sản xuất - kinh doanh không đảm bảo. Trong những năm tới cần phải tách khu vực sản xuất ra khỏi khu vực nhà ở.

- Thứ hai, Phát triển thị trường cho các làng nghề; Phát triển các thị trường đầu vào (lao động, thông tin, khoa học công nghệ, nguyên vật liệu...) và thị trường sản phẩm cho các làng nghề. Hiện nay, chúng ta đang bỏ ngỏ thị trường các làng nghề. Cần phát triển các thành phần kinh tế hoạt động trên thị trường, trong đó nêu cao vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong cung ứng các yếu tố đầu vào quan trọng (công nghệ, thông tin...) và tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề. 

- Thứ ba, Cùng với phát triển thị trường cho các làng nghề, việc tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của làng nghề cần được chú trọng hơn thông qua xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn mác sản phẩm. Quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin như Internet, tổ chức hội chợ.

- Thứ tư, Thành phố cần có cơ chế đảm bảo và hỗ trợ vốn cho đổi mới công nghệ ở các làng nghề. Coi trọng công tác tư vấn, đào tạo và áp dụng mô hình chuyển giao công nghệ cho các làng nghề. Có chính sách khuyến khích nghiên cứu sản xuất và sử dụng máy móc thiết bị cho các làng nghề, chính sách cho

TÀI LIỆU THAM KHẢo

1. UbND thành phố Hội An. 10.2010. Báo cáo tham luận về phát triển làng nghề thủ công truyền thống gắn với hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hội An.

2. UbND thành phố Hội An. 10.2010. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh làng nghề các năm 2008, 2009, 2010.

3. Mai Thế Hởn. 1998. Phát triển một số làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng ven thủ đô. Hà Nội: Chính trị Quốc gia.

4. Dương bá Phượng. 2001. Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình CNH - HĐH. Khoa học xã hội.

5. bộ Công thương. 25.12.2008. “Các giải pháp phát triển làng nghề Việt Nam thời hội nhập”. Tạp chí Công nghiệp.

6. bùi Văn Vượng. 2002. Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Hà Nội: Văn hóa Thông tin.

vay ưu đãi bao gồm vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để có vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất kinh doanh.

- Cuối cùng, thành phố cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các làng nghề. Hình thức tổ chức kinh doanh phổ biến trong các làng nghề hiện nay là kinh tế hộ gia đình, chiếm trên 90%. Kinh tế hộ gia đình có ưu điểm tận dụng các loại lao động vào sản xuất công nghiệp, huy động được vốn nhàn rỗi trong nhân dân, tạo động lực phát triển, nhưng lại có nhiều hạn chế về đổi mới công nghệ, vốn, mở rộng sản xuất, tiếp cận thị trường.

5. Kết luận

Phát triển làng nghề truyền thống có vai trò rất quan trọng, không những giải quyết việc làm, tăng thu nhập, mà còn góp phần vào tăng giá trị sản xuất công nghiệp. Với định hướng trở thành thành phố du lịch trong những năm sắp đến, làng nghề đang trở thành một động lực quan trọng để thực hiện mục tiêu chung của thành phố. bài viết đã chỉ ra những hạn chế của phát triển làng nghề hiện nay và đưa ra các giải pháp trong đó ưu tiên nhấn mạnh việc đẩy mạnh công tác quy hoạch các làng nghề truyền thống phù hợp với điều kiện của địa phương để tạo thu nhập cho người lao động, đồng thời phát huy được bản sắc văn hóa đặc thù của địa phương trong những năm sắp tới.

N.T.N.L - Đ.T.T.

Page 34: Mục lục - dised.vn

34 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

Miền Trung - Tây Nguyên

1. Phát triển bền vững - yêu cầu vừa có tính cấp bách, vừa có tính cơ bản trong tiến trình phát triển ở các tỉnh Tây Nguyên

Theo quan điểm phổ biến hiện nay, trong chính sách phát triển dù ở tầm cấp nào (khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương, cộng đồng) đều cần phải đảm bảo phát triển bền vững. Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển dựa trên nền của sự ổn định chính trị - xã hội, nó không chỉ dựa trên sự tăng trưởng kinh tế thuần túy, vô điều kiện mà còn bao hàm trong nó cả sự phát triển văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế; là xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TÂY NGUYÊN

ĐÒI HỎI TẤT YẾU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP? Hồ TấN SáNG*

* PGS. TS., Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III.

Một trong năm quan điểm định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là: “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt”.1

Triển khai thực hiện quan điểm đó trên một vùng đất đặc thù như Tây Nguyên là yêu cầu bức thiết đòi hỏi phải có sự đóng góp về trí tuệ, công sức của nhiều người. Để có thêm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển của Tây Nguyên trong giai đoạn tiếp theo, chúng tôi đưa ra một cách tiếp cận có tính hệ thống, hy vọng gợi mở đôi điều với những người tâm huyết, có trách nhiệm với sự phát triển của Tây Nguyên.

trường… Vì thế, phát triển bền vững ở Tây Nguyên vừa là mục tiêu có tính nhân văn sâu sắc, là yêu cầu cấp bách cũng là đòi hỏi có tính cơ bản, lâu dài trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước.

Tây Nguyên là vùng có tiềm năng và ẩn chứa nhiều nhân tố nội sinh cho sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội. Có trên 500 km đường biên giới với Lào và Campuchia, là mái nhà Đông Dương, Tây Nguyên còn được xem là vùng trọng điểm trong chiến lược quốc phòng, an ninh quốc gia. Đây cũng là một trong những địa bàn có nhiều dân tộc thiểu số đã và đang sinh sống. Với vị thế và tiềm năng ấy, từ trước đến nay Tây Nguyên luôn là khu vực được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, xây dựng mọi mặt để cùng hòa nhập với tiến trình phát triển của cả nước.

Trong những năm gần đây, hàng loạt chính sách, giải pháp kinh tế - xã hội đã được triển khai, hướng ưu tiên nổi bật nhất là xóa đói giảm nghèo cho cư dân các dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa. Trên cơ sở những quyết sách mang tính nhân văn - vì dân, vì

Page 35: Mục lục - dised.vn

35Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

Miền Trung - Tây Nguyên

sự tiến bộ xã hội - các cấp bộ đảng, chính quyền địa phương ở Tây Nguyên đã phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị để lãnh đạo, chỉ đạo và tạo lập nhiều điều kiện cần thiết cho mọi người lao động, mọi tầng lớp dân cư ở Tây Nguyên từng bước hòa nhập, thích nghi với lối sống, cách nghĩ, cách làm mới. Nhịp điệu cuộc sống, cách thức sản xuất, lối sống của nhiều nhóm cư dân các dân tộc thiểu số đã thực sự chuyển đổi.

Quá trình tập trung phát triển kinh tế đã có những bước nhảy trong việc phá vỡ những tư duy lạc hậu, hằn sâu trong nếp nghĩ, phong tục, tập quán lâu đời của các cư dân bản địa. Phần lớn đồng bào các dân tộc ít người ở các buôn làng đã định canh, định cư, thực hành thâm canh, sản xuất hàng hóa. Rất nhiều trang trại sản xuất cà phê, cao su, dâu tằm, cây ăn quả, cây lương thực... hình thành, phát triển đạt hiệu quả kinh tế hàng hóa cao. Nhờ sự thay đổi phương thức tập quán canh tác, đổi mới cơ cấu cây trồng, con vật nuôi nên sản lượng lương thực nói riêng và sản xuất xã hội nói chung không ngừng tăng lên, bảo đảm từng bước ổn định và nâng dần mức sống của người dân, giảm dần tỷ lệ đói nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số với người Kinh, giữa miền núi và đồng bằng, giữa vùng cao và miền xuôi. Nhiều phố mới, làng mới, nhiều cơ

sở hạ tầng được xây dựng, phát triển làm cho bộ mặt Tây Nguyên trong thời gian qua liên tục được thay da, đổi thịt theo dáng dấp của xã hội đang trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nếu thu nhập bình quân đầu người của Tây Nguyên năm 2001 đạt 2,9 triệu đồng thì năm 2010 đã đạt 15,5 triệu đồng; giá trị tổng sản phẩm năm 2010 tăng 2,8 lần so với năm 2001.2

Có thể khẳng định những chủ trương, chính sách về xây dựng, phát triển “điện, đường, trư ờng, trạm”; định canh, định cư, giao đất, khoán rừng; chăm lo sức khỏe, chăm lo giáo dục; khuyến nông, khuyến lâm; nước sạch nông thôn theo phương châm “nhà nước nhân dân cùng làm” hay “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” với mức độ khác nhau, nhưng đã từng bước đi vào cuộc sống. Đổi mới, dân chủ hóa tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là phương thức cơ bản để tạo nên những bước thay đổi về chất trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc vùng Tây Nguyên.

Tuy vậy, ở Tây Nguyên trong những năm qua, nền kinh tế phát triển nhanh nhưng không cân đối, đồng bộ, thiếu tính đột phá về cơ cấu, do đó không bền vững. Sự phát triển kinh tế tập trung vào các vùng đô thị, ven các trục giao thông. Ở vùng sâu, vùng xa sự đổi thay còn quá chậm chạp. Mức sống giữa các vùng, các tầng lớp dân cư chênh lệch khá lớn và đang có xu thế giãn xa thêm. Nhìn tổng thể cho đến hiện nay, sự phát triển của các tỉnh Tây Nguyên vẫn chưa hoàn toàn vững chắc; nhiều vấn đề bức xúc của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và đặc biệt là những vấn đề chính trị - xã hội phức tạp, nhạy cảm đang tiềm ẩn.

2. Hệ giải pháp bảo đảm sự phát triển bền vững ở Tây Nguyên trong những năm tiếp theo

Để tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chiến lược xây dựng và phát triển Tây Nguyên trong giai đoạn tiếp theo, có nhiều việc phải làm, trong đó cần thống nhất nhận thức và có những giải pháp thiết thực sau:

[1]. Tạo lập các điều kiện và tổ chức thực hiện chiến lược phát kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên một cách có hiệu quả.

Nền tảng của mọi sự phát triển xã hội xét đến cùng là sức mạnh kinh tế. Vì vậy, trong chiến lược phát triển Tây Nguyên hiện nay và về sau, phải quán triệt đầy đủ quan điểm “phát triển kinh tế là trọng tâm”. Theo tinh thần đó cần làm cho mọi người dân, mọi cán bộ, đảng viên nhận thức đầy đủ nhiệm vụ trung tâm của chiến lược xây dựng đất nước là phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là cơ sở, nền tảng vật chất cần thiết để ổn định và phát triển mọi lĩnh vực khác.

Page 36: Mục lục - dised.vn

36 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

Miền Trung - Tây Nguyên

Phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị (HTCT) vững mạnh toàn diện, kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh là vấn đề có tính quy luật trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Trong tình hình đời sống của đa số đồng bào ở vùng núi dân tộc thiểu số đặc biệt là khu vực biên giới còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, cần tổ chức thực hiện tốt các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như “điện, đường, trường, trạm”; thực hiện tốt các chủ trương xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất của nhân dân miền núi nói chung và khu vực biên giới nói riêng.

Cần quan tâm chỉ đạo các ban ngành tiếp tục rà soát các đề án phát triển kinh tế - xã hội từng vùng, trên cơ sở đó điều chỉnh mô hình phát triển kinh tế tổng thể để vừa phù hợp với điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, vừa đáp ứng xu hướng hội nhập. Phải xây dựng lộ trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương với từng bước đi thích hợp theo hướng trước mắt ưu tiên phát triển cây công nghiệp dài ngày, ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng còn khó khăn. Tiếp tục thực hiện ổn định dân cư các vùng theo Quyết định 93/2006/QĐ-TTg và ổn định dân di cư tự do, định canh, định cư theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg.

Nghiên cứu quy hoạch và ổn định các khu dân cư cho đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào khu vực biên giới, thực hiện chính sách giao khoán đất, rừng lâu dài cho đồng bào, để phát huy tinh

thần làm chủ của họ, đầu tư sản xuất, kết hợp với các chương trình phát triển kinh tế như khuyến nông, khuyến lâm phát triển kinh tế hộ gia đình.

- Cần nhận thức đầy đủ và có giải pháp phù hợp trong việc hỗ trợ sản xuất và đời sống cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo. Ở đây, có lẽ không phải là thiếu đất mà việc sử dụng đất rừng chưa hợp lý và thiếu việc làm mới là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đói nghèo. Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, trước mắt tổng kết mô hình kinh tế trang trại hiện có, trên cơ sở đó nghiên cứu mô hình trang trại với quy mô lớn, đa cây, đa con. Kết hợp giữa phát triển vùng nguyên liệu với xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm, bao tiêu sản phẩm.

Có cơ chế tăng cường thu hút đầu tư, nhất là vào các lĩnh vực có nhiều tiềm năng như công nghiệp thủy điện, chế biến nông lâm sản, dịch vụ du lịch, kinh tế rừng, chăn nuôi gia súc và nông nghiệp kỹ thuật cao. Tạo điều kiện cho những người có khả năng đầu tư lớn đặc biệt là trong lĩnh vực trồng rừng. Tìm mọi cách để tăng thêm các nguồn vốn đầu tư (chủ yếu là từ ngân sách nhà nước và vốn ODA) để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thực hiện đề án thủy lợi vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Tăng cường hoạt động trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại để tìm kiếm thị trường, đối tác đầu tư, tiêu thụ các mặt hàng chủ lực của vùng như cà phê, hồ tiêu, cao su, trồng rừng…

Trên cơ sở những thành quả về phát triển kinh tế để thực hiện các giải pháp nâng cao dần mức sống,

Page 37: Mục lục - dised.vn

37Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

Miền Trung - Tây Nguyên

chất lượng sống về vật chất lẫn tinh thần cho đồng bào các dân tộc nhất là ở vùng sâu, vùng xa như nâng cao trình độ dân trí, tổ chức đời sống trong gia đình, trình độ sản xuất, làm ăn cho đồng bào, đặc biệt là lớp trẻ. Phối hợp với các đơn vị kinh tế đóng trên các địa bàn giải quyết tốt việc làm cho thanh niên người dân tộc thiểu số, gắn phát triển kinh tế với quốc phòng - an ninh, an ninh quốc phòng với kinh tế.

Về lâu dài phải tạo lập các điều kiện để thay đổi cách thức “tăng cường” theo kiểu đi về (trong ngày hoặc trong tuần) và “đỡ đầu” theo kiểu “cho không” bằng phương thức bám dân, bám cơ sở, “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” - mô hình các đồn biên phòng cùng dân xây dựng và phát triển làng bản - để thực sự hiểu dân, chia sẻ tâm tư tình cảm, hướng dẫn, tập dượt cho họ cách làm ăn, cách tổ chức cuộc sống; tạo cho mỗi người dân, mỗi gia đình một cách sống thực sự độc lập, có khát vọng đổi đời và biết trăn trở tìm tòi tạo dựng các mô hình, các điển hình và có khả năng nhân rộng cách làm đó.

[2]. Cần làm tốt hơn nữa công tác cán bộ và bảo vệ nội bộ, bảo vệ đội ngũ cán bộ, nhất là những cán bộ chủ chốt của HTCT các cấp.

Sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta đang đứng trước rất nhiều vận hội, thời cơ, nhưng cũng đang phải đối mặt với không ít nguy cơ, thách thức. Trong các nguy cơ, thì nguy cơ bên trong - những lực cản, bất cập tồn tại trong HTCT ở mọi cấp - vẫn là nhân tố cần được ưu tiên giải quyết nhất. Kẻ thù chỉ có thể chống phá chế độ một cách hữu hiệu ở đâu, lúc nào, điều đó tùy thuộc chủ yếu vào trạng thái - chất lượng và hiệu quả - của HTCT, mà chất lượng của HTCT suy cho cùng phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ công chức.

Xét từ góc độ này, trong điều kiện hiện tại ở Tây

Nguyên, chìa khóa cho việc tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức suy cho cùng vẫn là yếu tố con người - cán bộ. Vì thế, xây dựng và bảo vệ đội ngũ cán bộ ở Tây Nguyên hiện nay cũng như lâu dài cần kết hợp chặt chẽ phòng chống với xây dựng, phòng là trước hết, xây là chính.

Cần tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chiến lược cán bộ cho HTCT các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở. Cơ cấu cán bộ chủ chốt phải có sự đan xen giữa các dân tộc. Cố gắng bố trí những cán bộ có quá trình gắn bó với địa phương hay hiểu biết phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa và đặc biệt phải biết ngôn ngữ của ít nhất một dân tộc thiểu số chủ yếu trong vùng. Cần thực hiện tốt chế độ đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số gắn bó lâu dài với quê hương, làng bản và tạo môi trường, điều kiện cho họ trưởng thành từng bước về trình độ và năng lực hoạt động thực tiễn đồng thời có chính sách thu hút nhân tài về phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tây Nguyên.

Trong công tác đào tạo, đối với cán bộ đương chức cần ưu tiên đổi mới nội dung chương trình theo hướng rèn luyện năng lực tư duy, nhất là tư duy trừu tượng; rèn luyện kỹ năng ứng dụng; phải thay đổi căn bản về phương pháp, phương thức đào tạo nhằm khuyến khích người học thể hiện mình, vừa có thể hình thành phương pháp làm việc độc lập, đồng thời vừa có khả năng làm việc nhóm.

Về chuẩn bị nguồn, trước mắt nên có hình thức kết hợp dạy chữ với dạy nghề ngay từ đầu (có thể từ lớp 3, lớp 4 trở lên) cho con em đồng bào dân tộc thiểu số. Sau đó, mở ngành nghề, thông qua làm nghề để tuyển chọn, bồi dưỡng nâng cao dần trình độ học vấn, năng lực tư duy và các kỹ năng cần thiết.

[3]. Bảo vệ và phát triển các giá trị làm nên bản sắc văn hóa Tây Nguyên nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung, chủ động trong phòng chống các yếu tố ngoại lai, độc hại.

Nói đến Tây Nguyên là nói đến khu vực còn bảo lưu một nền văn hóa dân tộc đặc sắc của cộng đồng cư dân bản địa cổ đại. Tuy nhiên, cùng với sự biến đổi của hiện thực, xét về phương diện văn hóa, sự chuyển đổi trong nếp nghĩ và lối sống của mỗi người và mỗi cộng đồng ở đây cũng là tất yếu. Cái khó là làm thế nào để đồng bào biết thay đổi nhằm tạo nên những đột phá trong phát triển kinh tế, cải thiện và từng bước nâng cao việc thỏa mãn nhu cầu vật chất nhưng lại không bị đứt gãy các giá trị bản sắc văn hóa của chính mình.

Cái làm nên bản sắc xa xưa gắn liền với phong tục,

Page 38: Mục lục - dised.vn

38 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

Miền Trung - Tây Nguyên

tập quán của một buôn làng khép kín, tự cung, tự cấp, giờ đây đang từng bước thay đổi. Kinh tế tự cung tự cấp phải chuyển đổi thành kinh tế hàng hóa, phư ơng thức sản xuất phải cải tiến, không còn chỉ có săn bắt, hái lư ợm, chiếm đoạt tự nhiên mà phải biết trồng trọt, thuần d ưỡng, chăn nuôi, chuyển dịch giống cây - con, phục hóa, khai hoang, làm ruộng nước, tiến tới CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn... Sẽ không còn thời gian, không gian để mọi người đắm chìm trong sinh hoạt theo phong tục tự nhiên, gần nh ư bản năng của thuở xa xưa. Nhưng, cũng không thể không quan tâm đến một phương diện khác, đó là thông qua các quan hệ kinh tế, các hoạt động truyền bá văn hóa tinh thần, “văn hóa ngoại lai” đang tích cực len lỏi, xâm nhập vào đời sống xã hội của Tây Nguyên. Các hoạt động truyền bá “văn hóa tân tiến” không vô tình khi đang muốn tạo ra một lớp người “mới” xa lạ, mất gốc và không định hướng được tương lai. Có thể nói rằng, cái ngoại lai đang tác động vào hệ thống các quan điểm về đạo đức, tâm lý, phá vỡ thuần phong, mỹ tục vốn đã được gìn giữ từ hàng nghìn năm nay trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số.

Với cách tiếp cận ấy, ở Tây Nguyên hiện nay, cần coi trọng phát huy vai trò của trường học, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong việc xã hội hóa các hoạt động văn hóa cũng như xây dựng các thiết chế văn hóa và môi trường văn hóa lành mạnh, nhất là ở cơ sở. Để nắm dân, hiểu dân thì phải nghe dân nói và một trong những giải pháp cần được ưu tiên hiện nay ở Tây Nguyên là cụ thể hóa nội dung và triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở gắn với phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa mới, bảo đảm phù hợp với đặc thù về tâm lý, thói quen, lối sống cộng đồng của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Cùng với đó, thực hiện các biện pháp đấu tranh ngăn chặn kịp thời việc truyền bá các phản giá trị thông qua các hình thức trực tiếp như radio, sách, báo ảnh hoặc tờ rơi, đặc biệt là hoạt động lợi dụng truyền

giáo của lực lượng Tin Lành Đề Ga ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Đồng thời cũng đã đến lúc chúng ta cần chú ý các giải pháp xử lý việc truyền bá văn hóa ngoại lai qua hệ thống mạng Internet, nhất là khu vực các đô thị. bởi lẽ hiện nay, ở khu vực thành phố, đô thị đã xuất hiện tình trạng một số người (trong đó phần đông là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên) hàng ngày truy cập mạng Internet để gọi là “giải trí”. Qua hệ thống mạng, họ dễ dàng tiếp cận với những phản giá trị có nguy cơ bào mòn những nếp nghĩ, lối sống truyền thống lành mạnh. Không được “thả nổi” việc quản lý sử dụng dịch vụ Internet cho khách hàng và những chủ kinh doanh dịch vụ này. Gia đình, nhà trường cần quản lý chặt chẽ việc sử dụng thời gian hàng ngày của con em mình, tránh tình trạng học sinh, sinh viên bỏ học, đến các quán Internet để

“lang thang” trên mạng chỉ vì những mục đích “vui chơi” nhưng trên thực tế tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với tâm, sinh lý cũng như tư tưởng của giới trẻ.

[4]. Chủ động nắm bắt kịp thời âm mưu và những hoạt động của các thế lực thù địch đồng thời đổi mới phương thức giáo dục, tuyên truyền đường lối, chính

sách của Đảng, nhà nước phù hợp với đặc điểm ở từng địa phương, từng ngành, từng đơn vị.

Trong cuộc sống và công việc hàng ngày, cảnh giác với những “cuộc chiến không có khói súng” dường như chỉ là nhiệm vụ của những cơ quan, cán bộ có chức năng, còn đa số vẫn rất ít để ý, quan tâm. Khi mọi việc lộ diện ra cũng là lúc tình hình đã trở nên phức tạp, gay cấn và tác động trực tiếp đến an ninh, trật tự, an toàn của xã hội thì không ít nơi, không ít chủ thể lãnh đạo, quản lý lại có biểu hiệu bị động đối phó, thậm chí hoảng loạn. Khắc phục tình trạng này, một mặt, các cơ quan chức năng, cần đổi mới cách thức nắm bắt thông tin, đặc biệt là những thủ đoạn, những hoạt động chống phá của các thế lực trong và ngoài nước; chủ động và kịp thời vạch rõ âm mưu, thủ đoạn và các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.

Page 39: Mục lục - dised.vn

39Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

Miền Trung - Tây Nguyên

Từ góc độ này, vấn đề có tính tiền đề là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng, trong đó đặc biệt chú trọng đến các chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng. Cùng với ý chí, lòng dũng cảm, hiệu quả của cuộc chiến này còn phụ thuộc phần lớn vào tài trí của đội ngũ cán bộ. Tài trí thể hiện ở chỗ thông tin đầy đủ, đáng tin cậy, có khả năng vạch trần được bản chất, thủ đoạn thâm độc của kẻ thù mà không làm ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại thêm bạn, bớt thù, mở cửa hội nhập. bên cạnh đó, cần có nhiều hình thức để mọi cán bộ, đảng viên phải được giáo dục toàn diện, rộng rãi và sâu sắc về âm mưu của kẻ địch, nhất là về lòng trung thành cách mạng, khả năng “miễn dịch” cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ ở cơ sở tại các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Có chế độ học tập riêng cho từng đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở những bộ phận then chốt, hệ thống ngành kinh tế trọng điểm, chuyên biệt.

Cùng với những việc làm trên, các cấp, các ngành cần kết hợp nhiều hình thức, loại hình để tuyên truyền những nội dung này đến mọi tầng lớp dân cư (chứ không chỉ giới hạn trong lực lượng chuyên trách hay chủ thể lãnh đạo, quản lý). Trong đó một mặt cần quan tâm hoàn thiện hệ thống thông tin đại chúng, mặt khác phải xây dựng hệ thống báo cáo viên, tuyên truyền viên có nghiệp vụ giỏi. Hệ thống này phải đảm bảo đủ sức mạnh và khả năng để đáp ứng một cách tích cực nhất các nhu cầu thông tin ngày càng tăng lên của nhân dân, đặc biệt là thông tin về “diễn biến hòa bình” và cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”. Cần xây dựng hệ thống truyền thông đại chúng có đủ khả năng và sức mạnh tham gia vào hoạt động giao lưu quốc tế. Có khả năng tiếp nhận, xử lý và tung vào dòng thông tin truyền thông quốc tế một lượng thông tin đủ lớn, đủ mạnh để tạo ra một tiếng nói công bằng, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân các nước, phát huy và bảo vệ những lợi ích kinh tế, định hướng chính trị, những giá trị văn hóa của dân tộc, quốc gia và chế độ.

[5]. Tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường.

Làng, đất rừng - tài nguyên rừng là một trong hai vấn đề lớn của xã hội Tây Nguyên xưa cũng như nay. Để “yên dân” phải “yên làng” và để “yên làng” phải quan tâm đến tổ chức khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên đất, rừng. Ngoài việc hoàn thiện các công cụ thể chế về quản lý các tài nguyên rừng, tài nguyên nước, trong chỉ đạo và quản lý cần tính toán thật kỹ các dự án khai thác các nguồn tài nguyên

cHÚ THÍcH

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, (Hà Nội: Chính trị quốc gia, 2011), 98.

2 “Tây Nguyên khởi sắc”. www.chinhphu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢo

1. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2006. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X. Hà Nội: Chính trị quốc gia.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2011. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội: Chính trị quốc gia.

3. Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê các năm 2008 - 2010. Hà Nội: Thống kê.

4. Ngân hàng Thế giới. 1998. Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi. Hà Nội: Chính trị quốc gia.

5. báo cáo của ban chỉ đạo Tây Nguyên các năm 2009, 2010.

không tái sinh. Đối với các dự án sử dụng nhiều đất đai, đất rừng cần tính toán, so sánh hiệu quả của việc khai thác tiềm năng bề mặt với tiềm năng bên trong. Và trong ký kết các dự án này cần có những quy định về việc giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, đồng thời cam kết bảo đảm không gian sinh tồn cho các cư dân bản địa.

Sắp xếp và tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước hoạt động khai thác, kinh doanh sản phẩm của rừng. Giải thể ngay các đơn vị làm ăn thiếu hiệu quả. Đẩy mạnh việc giao rừng, sử dụng đất rừng cho đồng bào các cư dân trong vùng, đồng thời tăng cường hoạt động kiểm tra, quản lý việc thực hiện những cam kết.

Tóm lại, phát triển xã hội Tây Nguyên đã, đang và sẽ là mối quan tâm, là quyết tâm lớn của cả nước cũng như của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Quán triệt quan điểm phức hợp và thực hiện giải pháp an dân, tăng cường sức dân sẽ góp phần khơi dậy truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên để chính họ tạo nên những thành quả mới trong sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng xã hội, vì một cuộc sống bình yên và ngày càng tự do, hạnh phúc. Đó cũng chính là biểu hiện sinh động của triết lý nhân sinh trong quá trình xây dựng xã hội Tây Nguyên hiện đại - đủ sức hội nhập để cùng phát triển bền vững.

H.T.S.

Page 40: Mục lục - dised.vn

40 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

Nhìn ra Thế giới

Năm 1965, khi giành được độc lập, Singapore là một đất nước nghèo: 50% dân số không có việc làm; 500.000 người dân không có nhà ở, phải sống

trong khu ổ chuột (chiếm gần 1/3 dân số). Hơn 45 năm phấn đấu bền bỉ, từ một đất nước nhỏ bé, nghèo nàn, nhưng với tinh thần “Đừng lo lắng khi đất nước nhỏ, chỉ lo lắng khi chúng ta không có tư duy lớn”, Singapore đã trở thành một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giải trí, nghệ thuật, tri thức của khu vực. Có được những thành tựu đó (một nền kinh tế năng động, chính trị ổn định và một xã hội hòa hợp) phải kể đến vai trò tích cực của hệ thống chính trị, đặc biệt là Đảng hành động của nhân dân (People’s Action Party - PAP), đảng chính trị cầm quyền ở Singapore, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội… trong quá trình xây dựng quốc gia này.

Singapore là một đất nước đa dân tộc (74,5% là người Hoa, 13,5% là người gốc Mã Lai, 9% là người Ấn, 1-2% là người dân tộc khác); đa tôn giáo (tín đồ

HIỆP HỘI NHÂN DÂNTRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở SINGAPORE

? LÊ VĂN ĐÍNH*

* PGS. TS., Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III.

Singapore một đất nước nằm ở cực nam bán đảo mã Lai, phía bắc giáp maLaySia, phía đông và nam giáp indoneSia, nằm Sát eo biển maLacca, trên đường từ thái bình dương Sang ấn độ dương. Singapore có diện tích 712 km2, dân Số trên 5 triệu người, với trên 85% dân Số được Sống trong các căn hộ chung cư, thu nhập bình quân đầu người trên 57.000 đôLa/năm.1

Phật giáo chiếm 42,5% dân số, tín đồ Hồi giáo chiếm 14,9% dân số, tín đồ Lão giáo chiếm 8,5% dân số, tín đồ Hindu giáo chiếm 4% dân số, tín đồ Thiên chúa giáo chiếm 9,8% dân số, không tôn giáo là 14,8% dân số). Vì thế, chính sách kinh tế - xã hội của Singapore phải hướng tới việc xây dựng một xã hội hòa hợp.2 Hơn ai hết, tổ chức Hiệp hội nhân dân Singapore (People’s Association - PA) đóng vai trò to lớn trong việc giúp Đảng hành động của nhân dân (PAP) thực hiện sự đồng thuận xã hội “là cầu nối giữa đảng cầm quyền và nhân dân trong việc hậu thuẫn cho chính phủ, đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục ý thức của nhân dân… xây dựng môi trường chính trị ổn định”.3

* Hiệp hội nhân dân Singapore - Lịch sử, vai trò, cơ cấu tổ chức

Hiệp hội nhân dân Singapore (PA) được thành lập ngày 1.7.1960, thuộc bộ Phát triển Cộng đồng, Thanh niên và Thể thao (Ministry of Community Development, Youth and Sports) của Chính phủ

Page 41: Mục lục - dised.vn

41Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

Nhìn ra Thế giới

Singapore. Thủ tướng là người đứng đầu Hiệp hội và Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ là Giám đốc điều hành (hiện tại là ông Yam Ah Mee).

Để đối phó với căng thẳng chủng tộc và chính trị tại Singapore trong các thập niên 1950 - 1960 và để tăng cường các mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa các nhóm dân tộc khác nhau, Chính phủ Singapore đã thành lập PA thông qua một đạo luật của Quốc hội (Đạo luật Hiệp hội nhân dân). Theo đạo luật này, các chức năng hoạt động của PA bao gồm: Tổ chức và thúc đẩy sự tham gia của các nhóm trong các hoạt động xã hội, văn hóa, giáo dục và thể thao cho người dân của Singapore để họ có thể nhận ra rằng họ thuộc về một cộng đồng đa chủng tộc và lợi ích của cộng động thể hiện qua lòng trung thành của họ đối với hiệp hội; Truyền cho các nhà lãnh đạo về ý thức của bản sắc dân tộc và tinh thần cống hiến cho một cộng đồng đa chủng tộc, qua đó thực hiện mục đích đào tạo cán bộ lãnh đạo; Tạo lập sự liên kết cộng đồng và tăng cường sự gắn kết xã hội giữa những người dân Singapore (giữa các dân tộc, tôn giáo); Là một kênh thông tin liên lạc giữa các chính phủ cầm quyền và những người dân nhằm mở đường cho Chính phủ đáp ứng tốt hơn quá trình lãnh đạo của mình (cây cầu kết nối Chính phủ và người dân). Thực hiện các chức năng khác (dành cho Hiệp hội được quy định trong văn bản pháp luật).

Các tổ chức trong Hiệp hội nhân dân Singapore gồm: Ủy ban tư vấn của công dân (Citizens’ Consultative Committee - CCCs); Ủy ban quản lý câu lạc bộ cộng đồng (Community Club Management Committees

- CCMCs); Ủy ban khu dân cư chung (Residents’ Committees -RCs); Ủy ban láng giềng (Neighbourhood Committees - NCs); Đoàn thanh niên (Youth Executive Committee - YEC); Câu lạc bộ thiếu niên (Teens Network Club - TNC); Câu lạc bộ thể thao cộng đồng (Community Sports Clubs - CSCs); Ủy ban cứu trợ khẩn cấp (Community Emergency and Engagement Committees - C2E); Hội phụ nữ (Women’s Executive Committees - WECs); Hội người cao tuổi (Senior Citizens’ Executive Committee - SCEC); Ủy ban điều hành hoạt động Ấn Độ (The Indian Activity Executive Committees - IAECs); Ủy ban điều hành hoạt động Mã Lai (Malay Activity Executive Committees - MAECs). Mỗi tổ chức đều có vai trò, chức năng riêng của mình:

- Ủy ban tư vấn của công dân (CCCs): Các CCCs được thành lập vào năm 1965 và là một phần trong cơ chế nhằm tìm kiếm và nuôi dưỡng những lãnh đạo không chính thức (informal leader). Các CCCs có chức năng truyền đạt thông tin hai chiều: các nguyện vọng và đề đạt từ nhân dân đến chính quyền và các chính sách từ chính quyền ngược trở lại - tập hợp, phản hồi thông tin và đưa ra các khuyến nghị về nhu cầu của người dân với chính phủ; cũng như thông báo về hành động của chính phủ trong việc giải quyết các vấn đề nói trên nhằm giải quyết các mối quan hệ xã hội; duy trì sự hòa hợp chủng tộc, tôn giáo và phát huy tính tích cực chính trị của công dân. Hiện nay vai trò chính CCCs là tổ chức các chương trình để hỗ trợ Đảng hành động của nhân dân (PAP) và hỗ trợ chính phủ trong các chiến dịch quốc gia như: phòng chống sốt xuất huyết, tuần lễ “sạch và xanh”, tháng “hòa hợp chủng tộc” và ngày “láng giềng tốt”. Họ cũng tổ chức các diễn đàn cộng đồng và thực hiện hỗ trợ phúc lợi xã hội.

- Ủy ban quản lý câu lạc bộ cộng đồng (CCMCs): Có vai trò trong việc xây dựng, quản lý và duy trì tất cả các câu lạc bộ cộng đồng (CCs). CCMCs thúc đẩy sự hòa hợp chủng tộc và gắn kết xã hội thông qua các hoạt động văn hóa, giáo dục, giải trí, thể thao, xã hội và tổ chức các hoạt động đặc biệt cho cư dân. Trong những năm đầu thập niên 1960, sau khi có sự phân hóa trong đảng PAP giữa hai phái: phái barisan Socialist (được cho là phái có xu hướng xã hội chủ nghĩa - phái cánh tả) và phái PAP (được cho là phái thân phương Tây - phái cánh hữu). Đứng giữa tình thế khó có thể củng cố được lực lượng trong một khoảng thời gian ngắn (khi mà khả năng tiếp cận các nghiệp đoàn và các cộng đồng người Hoa nằm trong tay các lãnh tụ theo cánh tả) để thực thi một vai trò quyết định trong một giai đoạn lịch sử quan trọng, các nhà lãnh đạo PAP đã nhanh chóng dựa vào các CCs để tuyên truyền và củng cố những ảnh hưởng đối với

Page 42: Mục lục - dised.vn

42 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

Nhìn ra Thế giới

những cơ sở ở các khu vực dân cư. Kinh nghiệm nhận được và sự thành công trong chiến lược này là PAP đã thúc đẩy việc mở rộng một cách có kiểm soát các cơ sở “chính trị nhánh”4 - nghĩa là ngoài vai trò là “trung tâm giải trí cộng đồng”; các trung tâm CCs còn có một vai trò tích cực trong việc truyền bá các chủ trương, chính sách của nhà nước và hỗ trợ PAP trong nỗ lực hình thành một quốc gia; ngoài ra, nó còn đóng vai trò trong việc củng cố quyền lực của PAP bằng cách tăng cường ảnh hưởng và sự hiện diện của PAP xuống tới các khu vực dân cư.5

- Ủy ban khu dân cư chung (RCs): Mục tiêu ban đầu của các RCs là tạo một cơ chế để các cư dân và các nghị sĩ cùng nhau hợp tác nhằm quản lý các khu nhà chung cư (chiếm tới gần 90% nhà ở của người Singapore hiện nay) và giữ gìn môi trường xung quanh. Sự thành công của các RCs được đánh giá không chỉ ở khả năng quản lý các khu chung cư mà còn ở khả năng thúc đẩy sự hợp tác của người dân đóng góp những đề xuất trong việc quản lý. RCs thúc đẩy sự quan hệ cố kết xã hội cho tất cả các khu vực lân cận trong các khu nhà công cộng tại Singapore và cũng là kênh giao tiếp giữa người cư trú (ở khu nhà công cộng) và chính phủ. Mỗi RCs có một trung tâm hoạt động cộng đồng để tiến hành các cuộc họp và tổ chức các chương trình hoạt động cho cư dân nhằm thúc đẩy sự hài hòa và sự gắn kết giữa các cư dân của vùng mình quản lý - đặc biệt là thực hiện chính sách hài hòa các dân tộc (giữa người Hoa, người Mã Lai, người Ấn Độ…) trong khu dân cư mới; để giữ liên lạc và kiến nghị với cơ quan chính phủ về các nhu cầu và nguyện vọng của cư dân của vùng; phổ biến thông tin và phản hồi thông tin về chính sách của chính phủ và sự chấp hành từ các cư dân; để phát huy tính tích cực của công dân trong vùng được chỉ định quản lý.

- Ủy ban láng giềng (NCs)6: Thúc đẩy hoạt động hài hòa, gắn kết giữa các cư dân trong khu nhà ở tư nhân;

kết nối và kiến nghị với cơ quan chính phủ về các nhu cầu và nguyện vọng của người dân; phổ biến thông tin, phản hồi thông tin về chính sách của chính phủ và chấp hành của cư dân; tuyên dương các công dân tích cực trong số các cư dân.

- Đoàn thanh niên (YEC): Là tổ chức quản lý các hoạt động của thanh niên trong một câu lạc bộ cộng đồng (từ 18 đến 35 tuổi) với các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí văn hóa, nghệ thuật; phối hợp chặt chẽ với CCMCs để tổ chức các dự án phát triển cộng đồng (như phối hợp với các trường công nhân kỹ thuật đào tạo lại về kỹ thuật cho đối tượng công nhân trẻ…).

- Câu lạc bộ thiếu niên (TNC): Tổ chức của thiếu niên với các hoạt động (giáo dục, giải trí, thể thao và các hoạt động dịch vụ cộng đồng) nhằm mục đích làm phong phú thêm cuộc sống của thanh thiếu niên ở Singapore và truyền cảm hứng cho họ để đóng góp cho cộng đồng.

- Câu lạc bộ thể thao cộng đồng (CSCs): Vai trò quan trọng của tổ chức này là để thúc đẩy sự liên kết cộng đồng thông qua các hoạt động thể thao.

- Ủy ban cứu trợ khẩn cấp (C2E): Giúp tăng cường khả năng đối phó và phục hồi của cộng đồng trước những tình trạng khẩn cấp (như bão lụt, động đất, sóng thần, chiến tranh…) thông qua các đội cứu trợ khẩn cấp (CERT) để đối phó với trường hợp khẩn cấp và hỗ trợ cộng đồng trong quá trình giảm thiểu những thiệt hại.

- Hội phụ nữ (WECs): Đóng một vai trò quan trọng trong việc tập hợp phụ nữ từ các tầng lớp xã hội để thúc đẩy sự liên kết cộng đồng, nuôi dưỡng phẩm chất lãnh đạo ở phụ nữ và giúp đỡ những phụ nữ kém may mắn.

- Hội người cao tuổi (SCEC): Là tổ chức của những

Page 43: Mục lục - dised.vn

43Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

Nhìn ra Thế giới

người cao tuổi (từ 55 tuổi trở lên) với những hoạt động nhằm phát huy nguồn lực, kinh nghiệm của người cao tuổi và thực hiện việc an sinh xã hội (thông qua việc chăm sóc y tế tốt, tổ chức các hoạt động giải trí và thường xuyên gặp gỡ động viên họ) để người cao tuổi có thể sống lành mạnh có ý nghĩa trong cộng đồng. Đối với những người cao tuổi có kiến thức, kinh nghiệm trong hoạt động chính trị sẽ được trọng dụng với vai trò cố vấn. Khuyến khích những người lao động cao tuổi có kinh nghiệm tiếp tục làm việc để khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động và thực hiện việc đào tạo lại những công nhân lớn tuổi nhưng còn hạn chế về tay nghề.

- Ủy ban điều hành hoạt động Ấn Độ (IAECs): Tổ chức các hoạt động văn hóa, giáo dục, xã hội, giải trí và thể thao để thúc đẩy sự tôn trọng lẫn nhau và giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa cộng đồng Ấn Độ với các cộng đồng các dân tộc khác.

- Ủy ban điều hành hoạt động Mã Lai (MAECs): Tổ chức các hoạt động nhằm mục đích tăng cường sự hiểu biết về nền văn hóa Mã Lai trong số các cộng đồng khác.

* Một vài nhận xét

- Để có được một nền kinh tế phát triển năng động, chính trị ổn định, xã hội hài hòa; các nhà Chính trị học Singapore cho rằng cần có một hệ thống chính trị vững mạnh, toàn diện, đồng bộ với các nhân tố sau: một đảng cầm quyền mạnh có kỷ luật nghiêm minh, có quyết sách chính trị khoa học và lãnh đạo nhà nước có hiệu quả; một chính phủ minh bạch, quản trị tốt và luôn lắng nghe ý kiến người dân (một chính phủ được người dân ủng hộ đem lại cho người dân mức sống tốt trong một môi trường an toàn và hòa bình, luôn đáp ứng hy vọng và ước nguyện của người dân, đặc biệt là của thế hệ trẻ); các tổ chức chính trị - xã hội phát huy được sức mạnh của cộng đồng (trong đó Hiệp hội nhân dân Singapore đóng vai trò nòng cốt)

Hiệp hội nhân dân Singapore (PA) đóng vai trò to lớn trong việc thực hiện sự đồng thuận xã hội “là cầu nối giữa đảng cầm quyền và nhân dân trong việc hậu thuẫn cho chính phủ, đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục ý thức của nhân dân… xây dựng môi trường chính trị ổn định”.7 Những nỗ lực của PA là tạo ra không gian hoạt động chung cho mọi người dân (có nguồn gốc dân tộc khác nhau và từ mọi tầng lớp xã hội) tham gia giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau và cùng tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa, giáo dục, giải trí, thể thao và từ thiện… nhằm củng cố tinh thần cộng đồng. Lúc đầu, chỉ với 28 trung tâm cộng đồng; ngày nay, PA đã có hơn 1.800 tổ chức cơ sở (Grassroots organisations - GROs) với hơn 25.000 tình nguyện viên là các nhà lãnh đạo cấp cơ sở. Các tình nguyện viên thường đến thăm người dân để động viên hội viên tham gia các hoạt động cộng đồng, nâng cao nhận thức về các vấn đề cộng đồng; tuyên truyền, giải thích chính sách của chính phủ và thu thập thông tin phản hồi của nhân dân, cũng như tư vấn, giúp đỡ hội viên về những vấn đề cần giải đáp.

Đặc biệt, với một xã hội phức tạp với nhiều sắc tộc, tôn giáo và nhiều ngôn ngữ, thì “Ý thức hệ sống còn” (ideology of survival) là mối quan tâm hàng đầu của giới lãnh đạo chính trị và người dân Singapore. Khi nhắc đến ý thức hệ này, ông Lý Quang Diệu cho rằng, để một đất nước như Singapore có thể tồn tại, xã hội Singapore cần được tổ chức lại chặt chẽ hơn và người dân cần có kỷ luật hơn: “Việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải phát triển kinh tế trên bình diện quốc gia và nâng cao mức sống của mỗi người. Để làm được điều đó, các tổ chức, đoàn thể tìm kiếm các lợi nhuận cho riêng các thành viên của đoàn thể mình phải hy sinh các quyền lợi riêng tư mà đóng góp vì quyền lợi chung của quốc gia”.8

- Tất nhiên, để giữ vững vị trí cầm quyền, các tổ chức trong Hiệp hội nhân dân Singapore đều chịu sự kiểm soát và chi phối của chính phủ. Về vấn đề này, ông Lý Quang Diệu đã từng khẳng định “Vì mục tiêu

Page 44: Mục lục - dised.vn

44 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

Nhìn ra Thế giới

cHÚ THÍcH1 Dẫn theo: Department of Statistics Singapore

(Singapore, 2011).2 Public Administration & Public Policies; Aspects of good

Governance. Management Development Institute of Singapore (Singapore, 2011).

3 Dẫn theo:

- PGS.TS. Nguyễn Thị Quế - ThS. Tống Đức Thảo. Kinh nghiệm xây dựng Đảng cầm quyền ở Singapore (Hà Nội: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh).

- Public Administration & Public Policies; Aspects of good Governance. Management Development Institute of Singapore (Singapore, 2011).

4 Michael Hill - Lian Kwen Fee. The politics of national bulding and citizenship in Singapore (London: Routledge, 1995). 

5 Michael Hill - Lian Kwen Fee. The politics of national bulding and citizenship in Singapore (London: Routledge, 1995). 

6 Còn gọi là Ủy ban cư dân trong khu vực nhà ở tư nhân (không phải là chung cư).

7 PGS.TS. Nguyễn Thị Quế - ThS. Tống Đức Thảo. Kinh nghiệm xây dựng Đảng cầm quyền ở Singapore (Hà Nội: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh).

8, 9 Dẫn theo:

- Public Administration & Public Policies; Aspects of good Governance. Management Development Institute of Singapore (Singapore, 2011).

- Michael Hill - Lian Kwen Fee. The politics of national bulding and citizenship in Singapore (London: Routledge, 1995). 

- Hussin Mutalib. Parties and Politics. A Study of Opposition Parties and the PAP in Singapore (Marshall Cavendish Adademic, 2004).

- Lee Kuan Yew. The Singapore Story (Singapore: Federal Publications, 1998).

- Nguyễn Huy Vũ - Nguyễn Minh Thọ. “Đảng PAP và chính trị Singapore”. Văn hóa Nghệ An.

10 Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (Hà Nội: Chính trị quốc gia, 2011), 86.

11 Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (Hà Nội: Chính trị quốc gia, 2011), 79, 80, 81.

đó, các tổ chức, đoàn thể… trong xã hội phải chịu sự chi phối và kiểm soát… của chính phủ”.9 Và không phải ngẫu nhiên mà trong cơ cấu tổ chức thì Hiệp hội nhân dân Singapore lại thuộc Bộ phát triển Cộng đồng, Thanh niên và Thể thao của chính phủ Singapore và theo Luật Hiệp hội thì Thủ tướng chính phủ Singapore là Chủ tịch của Hiệp hội, một bộ trưởng (thường là một thành viên cao cấp trong Nội các) được Chủ tịch bổ nhiệm làm phó Chủ tịch, tám thành viên khác của Hiệp hội được bổ nhiệm bởi Chủ tịch. Chủ nhiệm văn phòng chính phủ là Giám đốc điều hành

- Việt Nam cũng là đất nước có nền văn hóa đa dạng, đa thành phần dân tộc, đa tôn giáo…; đòi hỏi quyết sách chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách công của nhà nước Việt Nam phải tính đến yếu tố hòa hợp, đồng thuận xã hội. Do vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên; thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, tăng cường mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước.10

Việc tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp biến các giá trị có tính phổ biến trong tổ chức, hoạt động của Hiệp hội nhân dân Singapore có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong việc “Xây dựng một cộng đồng xã hội văn minh, trong đó các giai cấp, các tầng lớp dân cư đoàn kết, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi. Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Các chính sách kinh tế - xã hội phải

phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số… Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật…”.11

L.V.Đ.

Page 45: Mục lục - dised.vn

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

45Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

Lịch sử hình thành đình làng xứ Quảng

Đình làng xứ Quảng thường được xây dựng gắn với quá trình khẩn hoang, khai ấp, lập nên làng xã của các bậc tiền nhân trong quá trình di dân từ Thanh, Nghệ, Tĩnh vào vùng đất phên dậu Quảng Nam trong quá khứ. Trải qua bao thế hệ, sau khi cuộc sống ở vùng đất mới xứ Quảng đã an cư lập nghiệp, lập thành làng xóm, cuộc sống dần dần đi vào ổn định thì con cháu các họ tộc trong từng làng đã cùng nhau góp công, góp của xây dựng một ngôi đình để thờ tự, tưởng nhớ và ghi ơn những bậc tiền nhân, những vị tiền bối đã có công khẩn hoang, khai phá lập nên làng xã.

Tùy vào điều kiện và quy mô của mỗi làng mà ngôi đình làng được xây to hay nhỏ nhưng tựu trung lại đó là công sức đóng góp của cả dân làng, của các chư họ tộc trong làng vì một mục đích tri ân những bậc tiền nhân. Thời gian xây đình phụ thuộc vào quá trình di dân, di cư hay quá trình an cư lạc nghiệp, ổn định cuộc sống. Chẳng hạn, đình Chiên Đàn (xã Tam An, huyện Phú Ninh) được xây dựng vào khoảng 1471 - 1473; đình không chái (xã Đại Hòa, huyện Điện bàn) được xây dựng vào năm 1471, triều vua Lê Thánh

Đình làng xứ Quảng? MAI HồNG LÂM*

* Cán bộ Bảo tàng Quảng Nam.

Trên mọi nẻo làng quê xứ Quảng, bên cạnh hình ảnh lũy tre làng, cây đa, bến nước, chợ quê... chúng ta thường bắt gặp một hình ảnh rất đỗi thân quen, rất Việt Nam, đó là bóng dáng của những ngôi đình làng.

Đối với người dân xứ Quảng, ngôi đình là “ngôi nhà công cộng” của làng quê. Đó là một ngôi nhà to, rộng được dựng bằng những cột gỗ mít tròn to thẳng tắp kê trên những hòn đá tảng lớn. Vì kèo, xà ngang, xà dọc của đình cũng làm toàn bằng gỗ mít. Tường đình xây bằng gạch. Mái đình lợp ngói âm dương, bốn bờ chái trang trí hình hoa lá cách điệu hoặc tứ linh “long, lân, quy, phụng”. Trên nóc đình thường đắp các đồ án trang trí “lưỡng long triều nhật” hay “lưỡng long tranh châu”. Sân đình được lát gạch. Án ngữ trước đình là bức bình phong hình cuốn thư có trang trí hình tượng con hổ, con nghê hay các điển tích dân gian bằng bột màu hay vôi vữa đắp nổi. Trước đình có hai cột trụ cổng cao vút. Trong đình, gian giữa có bàn thờ, thờ một vị thần của làng gọi là Thành Hoàng hay các vị Tiền hiền, hậu hiền, các bài vị, sắc phong... Một chiếc trống cái cũng được để trong đình để đánh vang lên theo nhịp ngũ liên thúc giục dân làng về đình tụ họp bàn tính công việc của làng…

Page 46: Mục lục - dised.vn

46 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

Tông; đình Thanh Quýt (xã Điện Thắng Trung, huyện Điện bàn) được xây dựng vào đầu thế kỷ thứ XVI; đình Long Xuyên (thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên) được xây dựng vào năm 1749; đình Hương Trà (phường Hòa Hương, thành phố Tam Kỳ) được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XVIII; đình Thái Đông (xã bình Nam, huyện Thăng bình) được xây dựng vào năm 1778; đình Mỹ Thạch (phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ) được xây dựng vào năm 1833; đình Phương Hòa (phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ) được xây dựng vào năm 1832... Đặc biệt, thành phố Hội An là nơi tập trung nhiều đình làng bậc nhất xứ Quảng. Có thể kể đến đình Minh An, đình Ông Voi (phường Minh An); đình Cẩm Phô (đường Nguyễn Thị Minh Khai); đình Sơn Phong (đường Nguyễn Duy Hiệu); đình Đế Võng (xã Cẩm Châu); đình Kim bồng (xã Cẩm Kim); đình Thanh Hà, đình An bang, đình ấp bộc Thủy (xã Cẩm Hà); đình Sơn Phô, đình An Mỹ (xã Cẩm Châu); đình Tu Lễ, đình Xuân Lâm, đình Xuân Mỹ (phường Cẩm Phô), đình Tiền hiền Hội An (đường Lê Lợi), đình Xuyên Trung (xã Cẩm Nam), đình Tân Hiệp (Cù Lao Chàm)...

Tuy nhiên, do vùng đất Quảng Nam là nơi hứng chịu nhiều thiên tai như bão, lụt, hạn hán; cũng là mảnh đất chịu nhiều đau thương, mất mát trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nên các ngôi đình làng cũng mất mát, hư hại rất nhiều. Có những ngôi đình lớn đã từng tồn tại, gắn với truyền thống, lễ hội và là niềm tự hào của làng nhưng rất tiếc đến nay đã không còn nữa hoặc đã bị sụp đổ như đình Phú Trà (xã Tam Thái, huyện Phú Ninh), đình Diêm Trường (xã Tam Giang, huyện Núi Thành), đình Thành Mỹ (xã Tam Phước, huyện Phú Ninh), đình Lạc Câu (xã bình Dương, huyện Thăng bình)…

Kiến trúc đình làng xứ Quảng

Kiến trúc đình làng xứ Quảng mang đậm dấu ấn của những người thợ mộc tài hoa ở hai làng mộc nổi tiếng là Vân Hà (xã Tam Thành, huyện Phú Ninh) và Kim bồng (xã Cẩm Kim, huyện Hội An).

Đa số những đình ở Quảng Nam mang kiến trúc theo hình chữ Nhất hoặc chữ Đinh. Một số ngôi đình còn có thêm phần kiến trúc phụ như: nhà trù (nơi chuẩn bị đồ lễ để cúng đình), nhà Võ ca (nơi diễn xướng hát hò, biểu diễn võ thuật)... Nói điêu khắc đình làng xứ Quảng là nói đến nghệ thuật trang trí đình làng. Người thợ làm đình chẳng những thành thạo trong việc dựng đình mà còn biết tô điểm cho ngôi đình thêm đẹp. Hầu như trên các thành phần của kiến trúc đình làng xưa đều được các nghệ nhân

điêu luyện chạm khắc thành những hình mẫu có giá trị nghệ thuật cao. Điêu khắc trang trí đình làng mang đậm tính chất nghệ thuật dân gian. Những nhà điêu khắc vô danh xuất thân từ nông dân đã đưa vào đình làng những hình ảnh gần gũi với cuộc sống thực, hay là cả với giấc mơ của họ, với một phong cách hết sức độc đáo và một tâm hồn hết sức sôi nổi. 

Trong kết cấu gỗ của nội thất, tùy quan niệm thẩm mỹ mà dân làng có thể chạm trổ chi tiết đầu rồng, đuôi rồng ở đầu hay đuôi kèo, chạm hoa và đường chỉ xuyên tâm ở thanh xà và đòn tay, chạm trổ trỏng quả có hoặc không có cánh ác ở hai bên, hay chạm trổ cuốn thư, các điển tích dân gian như “lý ngư vọng nguyệt” (cá chép trông trăng), “ngư dước diên phi” (cá bơi dưới nước, diều bay trên trời)… Trong các ngôi đình xứ Quảng, mặt dưới của cây xà cò (đòn đông hạ) thường có khắc dòng chữ Hán ghi năm xây cất ngôi đình. Kiến trúc bên ngoài đình thường sử dụng hình thức trang trí bằng cách đắp nổi vôi vữa và gắn các mảnh sành sứ lên phần ngoài của kiến trúc. Thường thì ở nóc mái và các đường gờ mái, người ta trang trí hình tứ linh. Ở hai đầu hồi thường được trang trí hình dơi xòe cánh bằng sành sứ để cầu phúc.

Nơi sinh hoạt của cộng đồng làng quê

Cũng như bao làng quê khác, đình làng ở Quảng Nam thường được xây dựng trên đất công thổ, công điền của làng. Người từ 18 tuổi trở lên được nhận ruộng công của làng về làm và trích nộp một phần hoa lợi cho làng để duy trì hoạt động của đình. Ở đình có sự phân biệt mâm ăn, chiếu ngồi... bởi vậy mới có câu “một miếng giữa làng hơn một sàn xó bếp” hay “một miếng lộc thánh bằng một gánh lộc trần”...

Đình làng là biểu trưng văn hóa của xóm làng xứ Quảng. Từ bao đời nay, đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của mọi người dân, là nơi chứng kiến những sinh hoạt, lề thói và đổi thay trong đời sống xã hội của quê nhà. Ngôi đình trang trọng và thiêng liêng, là biểu tượng của quyền lực làng xã.

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 47: Mục lục - dised.vn

47Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

Chính vì vậy, đình làng trở thành một nơi thân quen gần gũi, là nơi che chở, là cuộc sống của những người dân xứ Quảng, là nơi để nhớ, để ngưỡng vọng trên những nẻo đường tha phương cầu thực.

Đình còn là biểu hiện sinh hoạt, là nơi “cân bằng” phép tắc của đời sống cộng đồng, nơi khai diễn những nét tài năng, tư duy của dân làng. Đình là nơi thờ Thành Hoàng làng, những bậc tiền nhân có công khai canh, khai cơ lập làng, những người có công với dân, cứu nước hoặc dạy nghề giúp dân sinh sống. Đối với cư dân miền biển, đình còn là nơi thờ cúng thần Nam Hải, thờ phụng cá Ông hay những vị thần sông nước để cầu mong cho mưa thuận, gió hòa, cho những chuyến ra khơi thuận buồm xuôi gió, thuyền về tôm cá đầy khoang...

Các sinh hoạt cộng đồng tại đình làng là biểu hiện của lòng tri ân, trọng nghĩa, trọng tài, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của con người xứ Quảng. Những vị thần thờ trong đình không hẳn là người lập làng mà còn là những vị thần thiên nhiên, những vị anh hùng của đất nước. Tín ngưỡng thờ thần tại đình tạo thành một nét “văn hóa đình làng”, tạo một niềm tin, một niềm hy vọng, một sức mạnh vô hình của làng xã.

Nơi tổ chức lễ hội của làng quê

Đình làng xứ Quảng thường được dùng làm nơi tổ chức lễ hội hằng năm, nhất là vào những dịp đầu xuân, khi con cháu trong làng khắp nơi tề tựu về đông đủ. Chẳng hạn, đình Chiên Đàn (xã Tam An, huyện Phú Ninh) thường tổ chức lễ hội hai lần trong năm, vào rằm tháng Giêng và rằm tháng bảy; đình Long Xuyên (thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên) thường tổ chức lễ vào dịp Tết Nguyên đán, tế kỳ an “xuân thu nhị kỳ”, giỗ tổ Tiền hiền; đình Thái Đông (xã bình Nam, huyện Thăng bình) tổ chức lễ cúng vào dịp lễ tế Tiền hiền (17/3 âm lịch) và ngày tảo mộ của làng (17/12 âm lịch); đình Quảng Đại (xã Đại Cường, huyện Đại Lộc) thường tổ chức lễ hội Kỳ yên vào trung tuần tháng 6 âm lịch.

Lễ hội đình làng thường gắn với truyền thống lịch sử (sự tích thần đánh giặc, lập làng, cúng tổ nghề), gắn với lễ nghi nông nghiệp (lễ rước nước), gắn với truyền thống vẻ vang của làng (lễ rước sắc, lễ đệ sắc). Đây là hoạt động để biểu thị lòng biết ơn của dân làng đối với các vị thần, các bậc tiền nhân, tiền hiền làng, mong được tiếp tục phù hộ cho dân làng mạnh khỏe, được mùa. Lễ vật cúng đình thường là những sản phẩm nông nghiệp, những con vật nuôi như heo, gà, trâu, bò… Ví dụ, lễ Thành Hoàng ở huyện Điện bàn

với các lễ vật gồm các loại bánh trái, hoa quả, gà luộc nguyên con, đầu lợn với đầy đủ thủ vĩ, rượu, trà, cơm, xôi, hương, trầu cau, vàng mã...; lễ Kỳ yên ở huyện Đại Lộc thì lễ vật cúng thần thường là trâu, bò, heo…; lễ giỗ Tiền hiền ở huyện Điện bàn với vật cúng là “tam sanh” (gà, heo và bò)…

Lễ hội ở đình làng mang lại niềm vui cho mọi người, mang nhiều yếu tố truyền thống, nhân văn sâu sắc. Là nơi con cháu trong làng và các chư tộc tụ họp về để thắp nén nhan tưởng nhớ, tri ân những vị tiền hiền, những thế hệ cha ông đi trước đã có công đức với làng. Là nơi bà con họ hàng làng trên xóm dưới có dịp gặp nhau để trao đổi chuyện gia đình, chuyện lao động sản xuất… hay những vị cao niên cùng nhau nhấp chén rượu, chén trà, ngồi kể cho lớp trẻ về truyền thống, lịch sử của làng, của đình… Trong lễ hội thường diễn ra nhiều trò chơi dân gian như: kéo co, đi cà kheo, đánh vật... Vào những ngày lễ, tết, dân làng đến đình thắp hương tế lễ nhộn nhịp, cầu mong Thành Hoàng và trời đất giúp cho mưa thuận gió hòa, cày cấy, làm ăn thuận tiện và có nhiều phúc lành. Mùa xuân đến, sân đình trở thành một sâu khấu hát chèo, hát bả trạo, hát bài chòi hay hát hò khoan đối đáp hoặc để đấu cờ, chọi gà, múa hát giao duyên... Ðình làng còn là nơi trai thanh nữ tú trong làng hẹn hò tình yêu.

chứng nhân trong các cuộc kháng chiến

Ngôi đình làng xứ Quảng còn là chứng nhân của biết bao sự kiện lịch sử bi hùng của làng xã, của quê hương; gắn với bao biến cố và ghi dấu ấn về lịch sử cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ví như, từ buổi đám giỗ lịch sử tại đình làng Phiếm Ái (thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc) đã khởi đầu phong trào chống sưu thuế ở Quảng Nam và Trung Kỳ vào năm 1908. Trong kháng chiến chống Pháp, một số ngôi đình được tháo dỡ để phục vụ cho việc “tiêu thổ kháng chiến” như đình làng Trung Lộc

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 48: Mục lục - dised.vn

48 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

(xã Quế Lộc, huyện Nông Sơn), đình làng Diêm Trường (xã Tam Giang, huyện Núi Thành). Một số ngôi đình cũng đã trở thành nơi hội họp, nơi đưa ra những chủ trương, đường lối đấu tranh đúng đắn của cách mạng tỉnh nhà, như đình Long Xuyên (thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên) đã từng được tỉnh ủy Quảng Nam sử dụng làm nơi hội họp vào những năm 1939 - 1940.

Cách mạng tháng Tám thành công, một số ngôi đình lại là nơi làm việc của chính quyền cách mạng, nơi tổ chức các lớp dạy học, nơi thành lập các đội tự vệ chiến đấu hay được chọn làm nơi huấn luyện hoặc nơi cất giấu lương thực, vũ khí... Chẳng hạn, đình làng Thanh Quýt (xã Điện Thắng Trung, huyện Điện bàn) trước năm 1945 diễn ra sự kiện dân làng tập hợp đứng lên chống lại chế độ thu sưu, thuế. Tại ngôi đình này, vào ngày 18.8.1945, hàng trăm người dân trong làng tập hợp, rồi nổi trống, mõ đi tham gia giành chính quyền cùng với nhân dân các vùng lân cận. Sau khi chính quyền về tay nhân dân, cũng tại ngôi đình này, đội tự vệ chiến đấu được thành lập và sân đình được chọn làm nơi huấn luyện. Cùng thời điểm, Ủy ban hành chính lâm thời xã Thanh Quýt ra đời, lấy đình làng làm trụ sở. Năm 1946, đình làng Thanh Quýt được chọn làm điểm bỏ phiếu Tổng tuyển cử bầu chính quyền cách mạng. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, đình làng là nơi chứng kiến Trung đội tự vệ chiến đấu xã Thanh Quýt làm lễ tuyên thệ trước khi lên đường tham gia chiến đấu… Đình Thái Đông (xã bình Nam, huyện Thăng bình) được Tú tài Võ Kiền, người tích cực tham gia phong trào Duy Tân chống Pháp, sử dụng để mở lớp dạy học và tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia các phong trào chống Pháp. Đình còn là nơi đặt trụ sở làm việc của xã An Thái (nay là xã bình Nam, huyện Thăng bình), là nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của xã An Thái - “Chi bộ Võ Kiền”, là nơi mở lớp Sư phạm của tỉnh Quảng Nam, cũng là nơi mở lớp huấn luyện quân sự cho nhân dân vùng này...

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, một số ngôi đình cũng được sử dụng để làm nơi hội họp, nơi cất dấu lương thực vũ khí, nơi xuất quân của bộ đội, du kích... Dưới nền đình làng Thạch Tân (xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ) bố trí cả kho chứa lương thực chu vi gần 80 m2; hay đình Hương Trà (phường Hòa Hương, thành phố Tam Kỳ) trong những năm từ 1960 - 1965, là nơi duy trì các tổ chức cách mạng trong quần chúng. Là nơi đội công tác của thị ủy Tam Kỳ về cắm chốt để tổ chức hoạt động nội thành… Đình làng bồ Mưng (xã Điện Thắng bắc, huyện Điện bàn), đình làng Diệm Sơn (xã Điện Tiến, huyện Điện bàn), đình làng Viêm Tây (xã Điện Thắng bắc, huyện Điện bàn) đã chở che rất nhiều đồng chí cán bộ của tỉnh Quảng Nam, của huyện Điện bàn trong kháng chiến… Hay như các đồng chí bộ đội, du kích từng tham gia trận đánh đồn Ngũ Giáp giữa ban ngày, tiêu diệt gọn cả đại đội quân ngụy vào năm 1966 cũng luôn nhắc đến đình làng Viêm Tây như một chứng nhân lịch sử. Trong mấy mươi năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đình làng xứ Quảng là nơi chứng kiến bao sự hy sinh anh dũng của đồng bào, chiến sĩ ta trước mũi lê, họng súng của kẻ thù. Đặc biệt, trong những ngày đen tối của cách mạng, chính quyền Ngô Đình Diệm đã biến đình làng thành nơi “tố cộng”, “sám hối” như đình Hiền Lộc (xã bình Lãnh, huyện Thăng bình), đình không chái (xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc)...

Tóm lại, cũng như bao làng quê khác trong cả nước, đình làng ở Quảng Nam được xem là nơi thể hiện rõ nét đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của các chư tộc phái, của các cư dân trong làng đối với Thành Hoàng làng, đối với các vị thần, các anh hùng có công đánh giặc bảo vệ quê hương, đất nước hay đối với những bậc tiền nhân, tiền hiền có công đầu trong việc khai canh, lập làng. Ngôi đình là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng gắn kết của những cư dân; là nơi diễn ra biết bao sự kiện lịch sử bi hùng của làng xã, của quê hương; gắn liền với bao biến cố và ghi dấu ấn về lịch sử cách mạng. Ngôi đình không chỉ là nơi tế lễ hằng năm, là nơi để con cháu các chư tộc, tông phái trong làng ôn lại những công đức của các vị tiền nhân, cha ông đi trước, mà còn là nơi sinh hoạt truyền thống của các tộc họ, là nơi tuyên dương những gia đình văn hóa, những tấm gương hiếu học, dâu hiền rể thảo, những công dân gương mẫu ở địa phương...

Với những ý nghĩa đó, mong sao hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình trường tồn mãi với thời gian, trường tồn mãi với những làng quê xứ Quảng thanh bình.

M.H.L.

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 49: Mục lục - dised.vn

49Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

Cuốn sách Tín ngưỡng thờ Nữ Thần của người Việt ở xứ Quảng của tác giả Nguyễn Xuân Hương (NXH) do Nxb Đà Nẵng ấn hành năm 2011. Sách dày 100 trang,

gồm: Lời mở đầu (tr. 5-9), Chương 1: Môi trường của tín ngưỡng thờ Nữ Thần của người Việt xứ Quảng (tr. 10-23), Chương 2: Diện mạo tín ngưỡng và nghi lễ thờ Nữ Thần ở xứ Quảng (tr. 24-75); Chương 3: Nét chung và riêng trong tín ngưỡng thờ Nữ Thần ở xứ Quảng (tr. 76-89); và Kết luận (tr. 90-93). Ngoài ra, cuối sách còn có danh mục Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục (tr. 93-100).

Trong cuốn Tín ngưỡng thờ Nữ Thần của người Việt ở xứ Quảng mà tôi đang bàn luận trong bài viết này có nhiều điểm đáng ngờ, khiến tôi thấy cần có ý kiến trao đổi với tác giả NXH. Để đọc giả tiện theo dõi và khảo chứng, tôi xin trao đổi theo từng vấn đề mà NXH đã viết trong cuốn sách này.

1. Về thời điểm người Việt định cư ở xứ Quảng và thời điểm ra đời làng Hải châu

NXH viết: “Lớp cư dân Việt đầu tiên đến sinh sống ở xứ Quảng là vào đầu thế kỉ XV, đời Hồ Quý Ly (1402), khi phần đất Chiêm Động và Cổ Lũy của Chăm pa được sát nhập vào lãnh thổ Đại Việt”. (tr. 14) …“Hải Châu là một làng lớn ở Thanh Hóa theo dòng Nam tiến vào xứ Quảng vào năm 1602, tên làng này đã được lặp lại trên đất Quảng. Hiện nay, 43 tộc họ còn lưu dấu trong nhà thờ Tiền Hiền làng Hải Châu, nay là phường Hải Châu, thành phố Đà Nẵng”. (tr. 16).

Ai cũng biết cuộc hôn nhân giữa công chúa Đại

MẤY Ý KIẾN VỀ CUỐN SÁCH"TÍN NGƯỠNG THỜ NỮ THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở XỨ QUẢNG"CỦA NGUYỄN XUÂN HƯƠNG

? LÊ VĂN HẢo*

* Nhà nghiên cứu, Thành phố Đà Nẵng.

Việt và quốc vương Chiêm Thành vào năm 1306, thực chất là sự bang giao chính trị. Công chúa Huyền Trân được gả cho vua Chế Mân của nước Chiêm Thành là để đổi lấy hai châu là Ô và Lý của Chiêm Thành. Vua Trần Anh Tông đổi châu Ô thành Thuận Châu và châu Lý làm Hóa Châu. Đà Nẵng, Quảng Nam, mảnh đất nằm về phía nam của đèo Hải Vân lúc bấy giờ thuộc về Hóa Châu.1

Năm 1306, quan Hành khiển Đoàn Nhữ Hài được

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 50: Mục lục - dised.vn

50 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

vua Trần Anh Tông tín nhiệm, cử vào kinh lý vùng đất mới này, đã phủ dụ nhân dân và tổ chức guồng máy cai trị địa phương.2

Trong thời suy tàn của nhà Trần, Hóa Châu luôn bị Chiêm Thành cướp phá, là mục tiêu đầu tiên trong các cuộc xâm lăng. Việt sử thời đó khi chép về vùng đất này thường gọi đây là vùng đất “ki mi”, nghĩa là “ràng buộc lỏng lẻo”.

Năm 1337, vua Chiêm Thành là Chế bồng Nga tiến đánh Đại Việt và đã từng làm chủ vùng đất từ Hóa Châu cho đến Nghệ An và nhiều lần tấn công vào Thăng Long, kinh đô của Đại Việt khiến vua nhà Trần phải bảy lần bỏ kinh đô Thăng Long mà chạy. Năm 1391, tướng nhà Trần là Hồ Quý Ly tái chiếm lại Hóa Châu.

Sau khi nhà Hồ (1400 - 1407) soán ngôi nhà Trần, thì vào năm 1402, vua Hồ Hán Thương (1401 - 1407), con trai của Hồ Quý Ly, đã sai đại tướng Đỗ Mãn, tấn công Chiêm Thành và đã giành được một vùng đất rộng lớn, kéo dài từ Chiêm Động đến Chiêm Lũy (Cổ Lũy), tức là từ nam Quảng Nam cho đến Quảng Ngãi ngày nay.3

Tuy nhiên, vùng đất này luôn bị Chiêm Thành quấy phá, kể cả khi triều Lê đã đại định đất nước, thì Chiêm Thành cũng nhiều lần cất quân tấn công đánh phá đến tận Hóa Châu vào các năm 1434 (đời vua Lê Thái Tông), 1444, 1445 (đời vua Lê Nhân Tông) và 1470 (đời vua Lê Thánh Tông). Vì thế, sau khi lên ngôi, vị vua anh minh Lê Thánh Tông, với tầm nhìn chiến lược, nhìn xa trông rộng, quyết tâm triệt tiêu cho được cái họa cướp phá do Chiêm Thành gây ra và

mở mang bờ cõi về phương Nam để làm hậu cứ vững chắc cho đất nước. Vì thế, năm 1471, vua Lê Thánh Tông đã tiến hành một cuộc đại viễn chinh quy mô vào Chiêm Thành, đẩy biên giới phía bắc của nước Chiêm Thành lùi vào cho đến Thạch bi Sơn (Phú Yên). Dải đất rộng ở phía nam núi Hải Vân được đặt tên là Quảng Nam từ đấy.4

Sách Thiên Nam dư hạ chí, niên hiệu Hồng Đức của vua Lê Thánh Tông có ghi huyện Điện bàn thuộc xứ Quảng Nam lúc bấy giờ có tất cả 12 tổng, 96 xã, trong đó có xã Mục Châu và Lang Châu.5

Sách Ô Châu cận lục của Dương Văn An viết năm 1553, có đề cập đến “ngũ xã” của Đà Nẵng lúc đó gồm: Hải Châu, Liên Trì, Thạc Gián, Cẩm Lệ, Hóa Khuê. Hải Châu là xã được hình thành bởi sự sáp nhập hai xã Mục Châu và Lang Châu. Xã Mục Châu trồng nhiều hoa hồng, xã Lang Châu sản xuất nhiều lụa trắng.6

Gia phả tộc Phan ở Cổ Mân (nay thuộc phường Mân Thái, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) phát xuất từ ông thỉ tổ Phan Công Thiên ở Thanh Hóa vào lập nghiệp tại Đà Sơn (nay thuộc phường Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng) vào năm 1318, sau cuộc hôn nhân của Huyền Trân công chúa với vua Chiêm Chế Mân. Đến thời chúa Nguyễn (1558 - 1775), chi tộc Phan (hệ 1 - hệ tộc 3) phân nhánh sang lập nghiệp tại Trà Sơn Úc (Vũng Thùng) cùng với tộc Phạm, thành lập làng Cổ Mân vào năm 1665.7

Từ năm 1527 cho đến 1568, phần đất thuộc Quảng Nam Thừa tuyên, trải dài từ đèo Hải Vân đến Thạch bi Sơn, nằm dưới quyền cai quản của quan đại thần nhà Lê là bùi Tá Hán. Năm 1558, Nguyễn Hoàng mới vào

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 51: Mục lục - dised.vn

51Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

cai quản đất Ái Tử (Quảng Trị). Đến năm 1600, sau khi bùi Tá Hán chết (1568) Nguyễn Hoàng mới tiến dần về phương Nam tiếp quản vùng đất nói trên.8

Qua những chứng cứ nêu trên thì người Việt đầu tiên vào lập nghiệp ở đất Quảng (bao gồm cả Đà Nẵng ngày nay) đâu phải vào năm 1402 và làng Hải Châu ở Đà Nẵng đâu phải là làng được thành lập năm 1602 như tác giả NXH đã viết.

2. Về căn nguyên của tín ngưỡng thờ Mẫu

NXH giải thích: “Để được bình yên trong cuộc sống, được an toàn trong lao động sản xuất, các cộng đồng cư dân đã tin tưởng vào sự hỗ trợ của các vị thần linh, trong đó có vai trò của các Nữ thần/Mẫu”. (tr. 12). Viết như thế thì quá sức sơ lược, không giải thích được căn nguyên của vấn đề vì sao người Quảng nói riêng, người miền Trung nói chung lại có tín ngưỡng thờ Mẫu.

Lịch sử loài người từ thuở hồng hoang đã nghĩ đến thần: thần sông, thần núi, thần đất, thần gió, thần mây, thần mưa, thần sấm sét... Từ đa thần, phiếm thần cho đến nhất thần giáo được quy kết vào Thượng đế, Chúa, Phật... Niềm tin tín ngưỡng, tâm linh, tính tôn giáo, tính triết học xuất hiện là lẽ đương nhiên để đáp ứng những nhu cầu và khát vọng của đời sống vật chất và tinh thần của con người nói chung, người Việt đất Quảng nói riêng khi phải đối mặt với những cản trở của tự nhiên trong khi khả năng có giới hạn của mình chưa thể vượt qua. Đồng thời, Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, hấp thụ hai luồng văn hóa lớn là Ấn Độ và Trung Hoa. Các nền triết học được giao thoa chủ yếu qua ba tôn giáo chính là Nho (đạo Khổng - Khổng Tử), Lão (đạo Lão - Lão Tử), Thích (đạo Phật - Thích Ca). Xứ Quảng xưa thuộc về vương quốc Chiêm Thành, chịu ảnh hưởng Phật giáo Ấn Độ rất đậm nét. Thời kì huy hoàng “tu viện Phật giáo Đồng

Dương” (nay là xã bình Định, huyện Thăng bình, tỉnh Quảng Nam) rất nổi tiếng vào thế kỉ thứ IX. bởi vậy, tín ngưỡng thờ Nữ Thần ở xứ Quảng có liên quan đến Phật giáo Ấn Độ và các danh xưng trong Phạn ngữ.

- Chữ Thượng Đế trong tiếng Phạn (sanskrit) là Bhagwan. Bhag nghĩa là “tử cung, cơ quan sinh dục nữ, nguồn gốc”. Còn Wan nghĩa là “cơ quan sinh dục nam”. Bhagwan nghĩa là “đấng sáng tạo”, “người đã dùng âm hộ của vũ trụ để sáng tạo”. Ví dụ: Bhagwan Gautama Buddha (Phật Thích Ca).9

- Chữ Như Lai trong tiếng Phạn là Tathagata, được người Trung Hoa phiên âm và giải nghĩa như sau: 如

所 從 來 亦 無 所 去, 故 名 如 來 “Như sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh như lai”, nghĩa là: “không từ đâu đến, cũng chẳng đi về đâu, là như lai”.10 Tathagata (Như Lai), được định nghĩa trong tiếng Phạn là “yoniso manaskara” (như lý tác ý).

- Yoni nghĩa là “tử cung, cái cung của đứa con, mọi người sinh ra đều từ đó”. Vì thế Yoni có nghĩa là “cội nguồn”. Khi đưa về đúng cội nguồn, không lạc hướng thì gọi là Yoniso (như lý).

- Manaskara (tác ý) nghĩa là “khởi ý niệm, tư duy, nghĩ về”. “Như lý tác ý” là “nghĩ về bầu thai mẹ, về mẹ, về cội nguồn, nguồn sáng của vũ trụ”.11

- Bhagwan, Tathagata, Garbha, Sugata đều ám chỉ đến Phật, Như Lai, Chúa, Thượng đế.12

Như vậy, Thượng đế, Chúa, Phật, Như Lai, Vũ Trụ, Tạo Hóa, Nữ Thần, Mẫu, Mẹ, Bà đều có chung một ý niệm. Những ngôi mộ xưa tại xứ Quảng - mộ đất hoặc mộ xây - hình dáng chính giữa nấm mộ hình tròn, chung quanh bao bọc khuynh bờ có cửa vào. Đứng trên cao nhìn xuống mộ, trông giống tử cung của phụ nữ. Người Việt miền Trung quan niệm rất rõ: “ta sinh ra nơi nào, khi chết về lại nơi đó”.

3. Về tên gọi và gốc tích của các nữ thần

- NXH viết: “Trong phạm vi gia đình, tín ngưỡng của người Việt xứ Quảng cũng khá đa dạng. Trong các gia đình, thường có các hình thức thờ cúng như sau: Thờ Ngũ Tự gia đường - 5 bà: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ...”. (tr. 21).

Đây là một suy diễn chủ quan hoặc do mắc phải căn bệnh “cận thị sử quan” của NXH. Tôi xin dẫn chứng một câu chuyện liên quan đến “Ngũ Tự gia đường” mà NXH đã đề cập trong đoạn văn trên:

Tại chợ Ái Nghĩa (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam), khi Tú Quỳ ghé thăm nhà một người bạn, nhằm lúc vợ

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 52: Mục lục - dised.vn

52 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

của bạn vừa gọi thợ làm xong trang thờ Ngũ Tự, tức là 5 vị thần: Nội Gia Viên Trạch, Ngoại Gia Viên Trạch, Ông Táo, Lứu Thần (thần xối), Thổ Địa, chứ không phải là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ như NXH giải thích (vì Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là Ngũ hành hay Ngũ tinh). Tú Quỳ vui vẻ viết cho vợ bạn 6 chữ Hán 眾 三 乎 千 上 流 “Chúng tam hồ, thiên thượng lưu” để thờ trên trang Ngũ Tự theo lời cầu xin của bà. Ai cũng biết Tú Quỳ văn hay chữ giỏi, thường viết câu đối, chữ liễn cho dân làng nếu có yêu cầu. Tuy nhiên, ở đây không ai hiểu ý nghĩa của 6 chữ trên. Sau này, Tú Quỳ giải thích cho một người bạn như sau: chúng là “đông”, tam là “ba”, hồ là “ôi”; ba chữ này diễn Nôm là “đông ba ôi”, nói lái là “đôi ba ông”, hàm ý “hai (đôi) + ba = năm”; thiên là “ngàn”, thượng là “trên”, lưu là “trôi”; ba chữ này diễn Nôm là “ngàn trên trôi”, nói lái là “ngồi trên trang”.13

Ngũ Tự gia đường không phải là Ngũ hành. Những gia đình sau này nếu có thờ Phật, thờ tổ tiên ông bà, thờ Ông Táo hay Tài Thần, Thổ Địa riêng lẻ thì không cần thờ Ngũ Tự gia đường nữa. Những ngôi nhà mới làm, chưa thờ ai cả, nếu để cái nhà trống trơn thì cảm thấy nguội lạnh, nên phải lập bàn thờ Ngũ Tự để có sinh khí trong nhà.

- Ở một đoạn khác, NXH viết: “Thờ Nữ thần/Mẫu. Đó là các Nữ thần: Thiên Y A Na và các hóa thân... Ngoài Thiên Y A Na có nguồn gốc Chăm đang được thờ phụng phổ biến, còn một số nữ thần khác tuy cũng gốc Chăm, nhưng chủ yếu chỉ còn vang vọng trên văn tế, như: Hồng Phi phu nhân, Hồng Ba công chúa, Ma Lũ Man Nương, Lồi Phi phu nhân, Chúa Ngung Man Nương...” (tr. 19). “Thiên Y A Na là một từ ghép Hán Việt-Chăm. “Thiên” là Trời, A Na là Mẹ/Mẫu, Thiên Y A Na có nghĩa là Bà mẹ linh thiêng trên trời - Bà Trời”. (tr. 90).

bác sĩ Albert Sallet xứng danh là nhà “dân tộc học của xứ Trung Kỳ”. Ông đã lặn lội, sưu tầm trong tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng suốt 4 năm để viết nên bài khảo cứu Lưu dấu Chàm trong phong tục và tín ngưỡng của người An Nam tại Quảng Nam in trong tập san của Hội đô thành hiếu cổ (b.A.V.H.). Trong bài khảo cứu này Albert Sallet cho rằng: “Thánh Mẫu Thiên-Y-A-Na Chúa Ngọc tất nhiên thuộc nguồn gốc Chăm. Truyền kì về “Bà” có xuất xứ từ phía Nam loan đi. Ông bạn Đào Thái Hanh có cung cấp cho chúng ta một thuyết theo sách “Bách Thần” (Livres des Cent Génies) và “Địa lý lịch sử học An Nam” (Géographie historique de l’Anam), ngay từ những số đầu của tập san Hiếu Cổ Huế. Theo Léopold Michel Cadière, bà Thiên-Y-A-Na đại diện cho thần “U Ma” mà người An Nam thường viết qua sự chỉ

danh và phát âm thành “Ngu Ma”.14 Còn nhà nghiên cứu Đào Thái Hanh thì cho rằng: “Thiên-Y-A-Na sẽ không định nghĩa được, mà phải xem như là sự phiên âm của một danh xưng”. 15

Trong bài khảo cứu của bác sĩ Albert Sallet cũng đã nói đến “bài văn cúng đất” của nhân dân Nam Ngãi trở vào, khi thỉnh các âm hồn về dự lễ cúng, có đoạn: “Cảm kiền cốc vu: ...Chăm, Chợ, Mọi Rợ, Chủ Ngu Ma Nương... đẳng chúng cô hồn đồng lai phụng hưởng...” (Nghĩa là: Dám thành khẩn trình với: ...ma Chăm, ma Chợ, ma Mọi, ma Rợ, Chúa Ngu Ma Nương... cùng các hạng cô hồn cùng đến thụ hưởng...). Chủ Ngu Ma Nương phải chăng là danh hiệu phiên âm từ Sanskrit ngữ “Umâ” là một trong những tên của vợ thần Civa là Cakti. Ta cũng không nên quên rằng vương triều sáng lập ra nước Chiêm Thành, theo huyền thuyết, là thỉ hoàng đế Sri Mara, cũng lại là tá danh của nữ thần Umâ tức là Po Naga (Thiên-Y-A-Na)”.16

Như vậy, Thiên-Y-A-Na hay Chủ Ngu Ma Nương, Chủ Ngung Man nương, Man Nương Thần Nữ, Chủ Ngung cổ tích, chúa Tiên, chúa Ngọc,... đều là danh xưng chỉ Thiên-Y-A-Na, không phải là hóa thân như lời của NXH.

- NXH viết: “Phần nội cảnh/nội điện, là nơi có ban thờ và cốt tượng Bà Chúa Ngọc: chính giữa thờ Bà, hai

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 53: Mục lục - dised.vn

53Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

bên thờ Đệ nhất tiên Ông và Đệ nhị tiên Ông - là hai con trai của Bà, cùng ba cậu giữ Cung, gồm: Cậu Xuân, Cậu Quý, Cậu Tài”. (tr. 29).

“Bà Chúa Ngọc là tên rút gọn của Thánh Thiên Y A Na Chúa Ngọc... một pho tượng có 3 đầu, người An Nam thì cho rằng hình tượng này biểu thị một bà mẹ và 2 người con: mẹ là bà Chúa Ngọc; 2 con là Quý và Tài. Pho tượng này được sắc phong Thánh Nữ Diêm Phổ (thuộc tổng Đức Hòa, phủ Tam Kỳ ngày xưa)”. bà Chúa Ngọc ở điện Hòn Chén (Huế) cũng cùng với 2 con, Cậu Quý, Cậu Tài.

Đại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của (quyển 1, 1895, tr. 19), mục “Bảy bà ba cậu” giải thích: “Bà chúa Tiên, bà chúa Ngọc, bà chúa Xứ, bà chúa Động, bà Cổ Hỉ, bà Thủy, bà Hỏa. Theo huyền thuyết, bà chúa Ngọc làm bạn với một thái tử Trung Hoa sinh ra Cậu Trày (Tài), Cậu Quý, Cậu Lý, Cậu Thông, nói theo vần, kể là 3 cậu”.17

Vậy thì “Đệ nhất tiên Ông”, “Đệ nhị tiên Ông” là hai con trai của bà, cùng ba cậu giữ cung, gồm: Cậu Xuân, Cậu Quý, Cậu Tài là ý nghĩa gì? Con trai của bà tên gì, theo chủ quan của tác giả NXH?

- Ở vài đoạn khác, NXH viết: “Hóa thân từ đá: Thần Thiên Sanh Thạch Tượng (mom đá có hình voi nằm - làng Nam Thọ, Đà Nẵng); Bà Cổ Dàng (Hội An); Bà Thu Bồn (Duy Xuyên). (tr. 20).

“Trước hết, có một số Bà được thác sinh từ đá, trên vết tích kiến trúc thờ tự của người Chăm xưa. Bà Cổ Vàng (Hội An), Bà Bô Bô (Thu Bồn) thuộc dạng này”. (tr. 34).

“Một hôm, đá nhập đồng vào một người đàn bà “nói” mình là linh hồn một nữ tướng đánh giặc bị thua trận...”. (tr. 35).

“Truyền thuyết thứ nhất kể: Bà Thu Bồn là một nữ tướng Chiêm Thành...”. (tr. 36).

“Truyền thuyết thứ hai kể: Bà Thu Bồn được sinh ra trong một gia đình phú hộ...”. (tr. 37).

“Truyền thuyết thứ ba kể: Bà Thu Bồn là một nữ tướng nhà Lê bị giặc Chiêm Thành truy đuổi đến thôn Thu Bồn thì ngã ngựa. Tóc bà quấn vào chân ngựa, không kịp thoát, nên bị giết...”. (tr. 38).

Qua các trích dẫn trên, tôi nhận thấy tác giả NXH không nhất quán, trước sau lộn xộn, mâu thuẫn. Đã kết luận rằng một số bà “thác sinh từ đá”, nhưng rồi lại viết họ như là người, “có linh hồn nhập xác”. Câu “đá nhập đồng vào một người đàn bà “nói” mình là linh hồn nữ tướng” khiến tôi phải thắc mắc: tại sao NXH biết là “đá nhập đồng”? Tại sao không viết là “linh hồn nữ tướng nhập đồng” cho dễ hiểu?

- Về “thân thế” một số nữ thần khác, NXH đưa ra giả thuyết: “Bên cạnh thờ Thiên Y A Na theo dạng chính danh, cư dân Việt xứ Quảng còn thờ phụng một số Bà khác, trong đó có một số Bà là “hóa thân” của Thiên Y A Na/Chúa Ngọc... Đó là: Bà Chúa Lồi (Khuê Trung - Đà Nẵng), Bà Dàng phi (Quá Giáng - Đà Nẵng), Bà Dàng què, Bà Dàng Râu (Sơn Trà - Đà Nẵng), Bà Thân xứ và Bà Đa xứ (An Hải - Đà Nẵng), Bà Dàng Chào (Điện Dương - Quảng Nam), Bà Phường Chào (Đại Cường, Đại Lộc), Bà Dàng Lồi (Cẩm Thanh - Hội An), Bà Cổ Vàng/ Dàng (Cẩm Hà - Hội An), Bà Dàng Bô/ Bà Bô Bô - Thu Bồn; Bà Chiêm Sơn (Duy Xuyên, Duy Hải - Quảng Nam), Bà Chợ Được (Thăng Bình - Quảng Nam)”. (tr. 32-33).

Nếu bà bô bô (Thu bồn) là hóa thân của nữ thần Thiên-Y-A-Na thì tại sao gọi là “thác sinh từ đá” như NXH đã viết trên đây? Riêng việc cho bà Thân Xứ, bà Đa Xứ cũng là hóa thân của nữ thần Thiên-Y-A-Na thì tôi xin giới thiệu NXH nên tìm đọc bài viết Về các địa

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 54: Mục lục - dised.vn

54 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

cHÚ THÍcH

1, 4 Lê Văn Hảo. “Về các địa danh bà Thân, Hà Thân, Hà Thị Thân ở Đà Nẵng”. Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng. Số 16+17/2011, 77.

2, 3 Lê Duy Anh. Lược sử Đà Nẵng 700 năm (1306 - 2006). (Đà Nẵng: Đà Nẵng, 2006), 9-12.

5, 6 Phan Khoang. Việt sử xứ Đàng Trong. (Sài Gòn: Khai Trí, 1970), 41- 42, 113.

7 Lê Văn Hảo. “Khảo sát danh xưng Cổ Mân tên làng xưa tại Đà Nẵng”. Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng. Số 5+6/2010, 48.

8 Lê Văn Hảo. “Về những ngôi mộ cổ ở thành phố Đà Nẵng”. Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng. Số 7+8/2010, 70.

9 Đỗ Tư Nghĩa. Cuộc đời của Luận sư Rajneesh Chandra. (TPHCM: Trẻ, 2007), 221-230.

10 Kinh Kim Cang.

11 Nhất Hạnh. Trái tim của bụt. Quyển 1. (Sài Gòn: Lá bối, 1996), 208.

12 Junjiro Takakusu (Tuệ Sĩ dịch). Tinh hoa triết học Phật giáo. (TPHCM: Phương Đông, 2007), 55.

13 Thy Hảo Trương Duy Hy. Thơ văn Tú Quỳ. (Hà Nội: Văn hóa Thông tin, 2008), 212-213.

14 Dẫn theo: Nguyễn Sinh Duy. Quảng Nam và những vấn đề sử học. (Hà Nội: Văn hóa Thông tin, 2006), 504

15 Đào Thái Hanh. “La deseesse Thiên-Y-A-Na”. B.A.V.H, No 2/1914.

16, 17, 18, 19 Nguyễn Sinh Duy, Quảng Nam và những vấn đề sử học. (Hà Nội: Văn hóa Thông tin, 2006), 504-505, 522.

danh Bà Thân, Hà Thân, Hà Thị Thân ở Đà Nẵng đăng trên tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng (số 16+17, năm 2011) để biết thêm về lai lịch bà Thân.

Về bà Chúa Lồi, thì có liên quan đến sự tồn tại của các phế tích bằng đá của vương quốc Chiêm Thành. Sau khi Chiêm Thành bị Đại Việt thôn tính, các tượng thờ bằng đá, bằng đồng, các văn bia của người Chăm đã bị bỏ mặt, không được phụng thờ như trước nên cái thì bị chôn vùi dưới những dòng sông hay trong cồn cát; cái thì bị thất lạc trong núi đồi, rừng rậm. Trải qua thời gian, nhiều chỗ, nhiều nơi bị mưa nắng gió sương bào mòn, nên các tượng thần linh của người Chăm xưa lại xuất lộ, như “lồi lên” từ lòng đất, được người dân Việt có tính tâm linh, kính trọng đem về thờ, hoặc xây miếu thờ tại nơi phát hiện. Do không biết tượng đá ấy là biểu hiện cho vị thần nào, hoặc tảng đá văn bia trong đó viết những gì, nên khi thờ tự, họ đều gọi chung là chúa Lồi, chúa Lạc. Trong văn sớ cúng thí thực cô hồn của nhà chùa có câu: “Chúa Lồi, chúa Lạc, phục thi cố khí, thổ mộc tà tinh...” là chỉ chung cho các sự vật này.

bác sĩ Albert Sallet viết: “Các “Bà Lồi” cũng họp thành một nhóm không quan trọng. “Lồi” nghĩa là “trồi lên từ mặt đất” nhưng nghĩa này rất thường áp dụng cho những đồ vật đại để thuộc xuất xứ lưu dấu Chăm”.18

Albert Sallet chú giải thêm trong bài viết dẫn thượng của mình: “Lồi” nghĩa là “trồi lên từ mặt đất”; chữ này ít thích đáng hơn ý nghĩa chữ “mọc” thường dùng cho thảo mộc và tinh tú. Từ “mọc” này, Léopold Michel Cadière có dịp thông báo về một phiến đá được sùng bái tại Quảng Trị: đích thị một cánh tay của tượng Chăm gọi là “Bụt mọc” [L.Cadière, “Croyances et pratiques religieuses des Annamites dans les environs de Hué” (Tín ngưỡng và thực hành tôn giáo của người An Nam trong phạm vi Huế), Les Pierres II (Tục thờ cúng thần đá II), b.E.F.E.O. Tome XIX, No2, p. 8, 1919]. Tôi có nghe chữ “mọc” này ở Quảng Nam, không với ý nghĩa trực tiếp như trường hợp phiến đá ở Quảng Trị, mà bằng nghĩa gốc của một nguyên cứ, đôi khi còn nghe dùng đến chữ “lên”. Tôi hiện có 5, 6 lai cảo nói về cách dùng lối xưng hô này”.19

Sau cùng, NXH khẳng định: “Sự thống nhất trong cách thức thờ phụng Thiên Y A Na ở xứ Quảng (Đà Nẵng) có thể còn xuất phát từ một nguyên nhân nữa. Đó là Thiên Y A Na đã được “phát tán” từ một trung tâm “Núi Chúa” - Ngũ Hành Sơn. Tại núi Ngũ Hành Sơn, người Việt đã tiếp quản và thờ phụng hai Nữ thần của người Chăm để lại trong hang Chiêm Thành. Đó là Bà Chúa Ngọc và Bà Chúa Lồi. Cả hai Bà đều có tượng. Rồi

chính từ nơi này mà khuyếch tán sự thờ phụng Bà Chúa Ngọc trong cộng đồng cư dân xứ Quảng, tạo nên tính thống nhất trong ngày lễ và nghi thức đối với một Bà Mẹ đất/Chúa Xứ”. (tr. 32).

Với đoạn viết này của NXH, tôi không dám tranh luận nữa, chỉ có thể kết luận rằng tác giả đang làm một công việc mà nhà nông gọi là “trồng cây bằng cách chôn ngọn cây xuống đất, để gốc rễ vươn lên trời”.

L.V.H.

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 55: Mục lục - dised.vn

55Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

NGÂN HÀNG CỦA BẠN

Hướng tới kỷ niệm ngày truyền thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (bIDV) - 55 năm đồng hành cùng phát triển, từ ngày 03.01.2012 đến hết 31.3.2012,

bIDV triển khai chương trình “Tri ân Khách hàng Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thanh toán tại BIDV”. Nội dung chương trình cụ thể như sau:

1. Đối tượng: khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thanh toán của bIDV; các chi nhánh bIDV triển khai dịch vụ thanh toán trên toàn hệ thống.

2. Thời gian áp dụng: từ 03.01.2012 đến hết ngày 31.03.2012

3. Phạm vi triển khai: các dịch vụ thanh toán áp dụng trong chương trình tri ân bao gồm:

- Thanh toán trong nước.

- Chuyển tiền quốc tế.

- Thanh toán biên mậu.

- Thanh toán từ hoạt động giao dịch séc trong nước.

- Thanh toán từ hoạt động Thu chi hộ.

- Thanh toán khác (bao gồm các hoạt động thanh toán như thu phí dịch vụ trả lương tự động, dịch vụ ngân hàng chỉ định thanh toán, điều chuyển vốn tự động,…).

4. Hình thức tri ân: trao giải thưởng cho các khách hàng có doanh số phí dịch vụ thanh toán lớn trên toàn hệ thống hoặc tại các khu vực và được cộng dồn trong suốt thời gian diễn ra chương trình kể từ thời điểm 03.01.2012 đến hết 31.3.2012. Giải thưởng là các chuyến du lịch châu Âu, Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan… với tổng trị giá lên đến gần 2 tỷ VND.

5. cơ cấu giải thưởng

Giải thưởng dành cho khách hàng:

a, Giải thưởng toàn hệ thống

- Lựa chọn 06 khách hàng doanh nghiệp có doanh số phí thanh toán lớn nhất hệ thống để thực hiện trao giải, cơ cấu giải thưởng:

BIDV tri ân khách hàng doanh nghiệp sử dụng DỊCH VỤ THANH TOÁN

Page 56: Mục lục - dised.vn

56 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

Doanh nhân - Doanh nghiệp

TT Giải thưởng Số lượng Giá trị giải thưởng (VND) Hình thức giải thưởng Tổng giá trị dự

kiến (VND)

1 Giải Nhất 01 200,000,00001 chuyến du lịch Tây Âu: Ý - Thụy Sỹ - Pháp - bỉ - Hà Lan (15N/14Đ) dành cho 2 người.

200,000,000

2 Giải Nhì 02 150,000,00001 chuyến du lịch Đông Âu: ba Lan - Đức - CH Séc - Áo - Hungari (11N/10Đ) dành cho 2 người.

300,000,000

3 Giải ba 03 100,000,00001 chuyến du lịch Vương quốc Anh: London - Liverpool - Manchester (7N) dành cho 2 người

300,000,000

 Tổng 06   800,000,000

b, Giải thưởng từng khu vực:

Khách hàng đã đạt giải thưởng toàn hệ thống sẽ không tiếp tục đạt các giải thưởng khu vực

- Khu vực Động lực phía bắc và Nam: mỗi địa bàn lựa chọn 03 khách hàng doanh nghiệp có doanh số phí thanh toán lớn nhất để thực hiện trao giải, cơ cấu giải thưởng mỗi khu vực:

TT Giải thưởng

Số lượng

Giá trị giải thưởng (VND) Hình thức giải thưởng Tổng giá trị

dự kiến (VND)

1 G i ả i Nhất 01 100,000,000

01 Chuyến du lịch Nhật bản - Hàn Quốc: Pusan - Osaka - Kyoto - Hakone - Tokyo - Seoul - EverLand (8N/7Đ)

100,000,000

2 Giải Nhì 01 50,000,000 01 Chuyến du lịch Trung Quốc: bắc Kinh - Thượng Hải - Hàng Châu - Tô Châu (7N/6Đ) 50,000,000

3 Giải ba 01 30,000,000 01 Chuyến du lịch Malaysia: Kuala Lumpur - Resort Pangkor Island (5N/4Đ) 30,000,000

 Tổng 03   180,000,000

Các khu vực còn lại (Đồng bằng sông Hồng, bắc Trung bộ, Nam Trung bộ, Miền núi phía bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long): mỗi địa bàn lựa chọn 03 khách hàng doanh nghiệp có doanh số phí thanh toán lớn nhất để thực hiện trao giải, cơ cấu giải thưởng mỗi khu vực:

TT Giải thưởng

Số lượng

Giá trị giải thưởng (VND) Hình thức giải thưởng Tổng giá trị

dự kiến (VND)

1 Giải Nhất 01 50,000,000 01 Chuyến du lịch Trung Quốc: bắc Kinh -

Thượng Hải - Hàng Châu - Tô Châu (7N/6Đ) 50,000,000

 2 Giải Nhì 01 30,000,000 01 Chuyến du lịch Malaysia: Kuala Lumpur - Resort Pangkor Island (5N/4Đ) 30,000,000

3 Giải ba 01 20,000,000 01 Chuyến du lịch Thái Lan: bangkok - Pattaya (5N/4Đ) 20,000,000

Tổng 03   100,000,000

Chương trình là lời Tri ân sâu sắc của bIDV dành tặng các khách hàng doanh nghiệp đã đang và sẽ sử dụng dịch vụ thanh toán của bIDV. Đây cũng là cơ hội để bIDV được vun đắp và tạo dựng những thành công mới trong việc cung cấp các hoạt động thanh toán dành cho khách hàng doanh nghiệp.

Mọi chi tiết Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ các chi nhánh bIDV nơi mở tài khoản giao dịch chính hoặc truy cập website www.bidv.com.vn.

Page 57: Mục lục - dised.vn

57Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

VĂn BẢn MỚi

cHÍNH SácH

Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 3.1.2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2012.

Nhiệm vụ trọng tâm năm 2012 là tái cơ cấu nền kinh tế

Nhiệm vụ trọng tâm của năm được nhấn mạnh tại Nghị quyết là tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh. Cụ thể là: Tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu hệ thống tài chính, ngân hàng, trọng tâm là các ngân hàng thương mại; tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là doanh nghiệp Nhà nước; chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; tập trung nguồn lực phát triển nông nghiệp, nông thôn và bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất và tiêu dùng.

DU LịcH

Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30.12.2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Dự kiến đến năm 2020, Việt Nam đón nhận trên 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế

Chiến lược đưa ra mục tiêu đến năm 2020, ngành du lịch phải có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

ĐÀo Tạo - BồI DƯỠNGNghị định số 125/2011/NĐ-CP ngày 30.12.2011 của Chính phủ quy định về trường của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân.

cơ chế tổ chức, quản lý của trường đào tạo, bồi dưỡng

Theo đó, các trường này khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục và thực hiện chương trình giáo dục để cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân thì thực hiện theo các quy định của pháp luật về giáo dục đối với chương trình giáo dục tương ứng. Các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên khi được thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, công nhân viên công an nhân dân thì tuân thủ các quy định có liên quan của Nghị định này. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15.2.2012.

THUẾQuyết định số 04/2012/QĐ-TTg ngày 19.1.2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc gia hạn nộp thuế thêm 3 tháng đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp quý I, II /2011 của doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.

Tiếp tục gia hạn nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thêm 3 tháng

Các doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế theo các Quyết định số 21/2011/QĐ-TTg ngày 6.4.2011 và số 54/2011/QĐ-TTg ngày 11.10.2011 nay tiếp tục được gia hạn nộp thuế TNDN thêm 03 tháng. Thời gian gia hạn cụ thể như sau: Đối với thuế TNDN tạm nộp của quý I/2011 được gia hạn chậm nhất đến ngày 30.7.2012; số thuế TNDN tính tạm nộp của quý II/2011 được gia hạn chậm nhất đến ngày 30.10.2012. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10.3.2012.

XUấT - NHẬP KHẨUQuyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28.12.2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011- 2020, định hướng đến năm 2030.

Đến năm 2020, phấn đấu cân bằng cán cân thương mại

Mục tiêu đến 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng gấp 3 lần năm 2010, bình quân đầu người đạt 2.000 USD, cán cân thương mại được cân bằng; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân đạt 11 - 12%/năm; tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn xuất khẩu; giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu dưới 10% kim ngạch nhập khẩu vào năm 2015. Để đạt được mục tiêu đó, Thủ tướng chỉ đạo phải chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu một cách hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi trường trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu... Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Nguồn: www.luatvietnam.vn(Lê Đỗ cường giới thiệu)

Page 58: Mục lục - dised.vn

58 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

tin tỨC - SỰ KiỆn

HỘP THƯ TÒA SoạN

Từ ngày 1.1.2012 đến ngày 31.1.2012, Tòa soạn Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng nhận được thư và bài cộng tác của các tác giả sau: Văn Hữu Chiến, Võ Duy Khương, Trần Như Quỳnh, Lê Văn Đính, Hồ Tấn Sáng, Mai Hồng Lâm, Lê Văn Hảo, Trần Ngọc, Lê Dân, Nguyễn Thị Kim Phượng, Đỗ Thanh Phương, Nguyễn Thị Như Liêm, Đặng Thị Thạch, Trần Văn Thiết, Trần Xuân Hiệp,…

Tòa soạn chân thành cám ơn và rất mong nhận được sự cộng tác thường xuyên của quý vị.

Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

DU KHácH QUỐc TẾ LIÊN TIẾP XÔNG ĐấT ĐÀ NẴNG

Ngay sáng mồng 1 Tết Nguyên đán, Đà Nẵng đón hai đoàn khách du lịch quốc tế đi bằng đường biển và đường hàng không đến xông đất.

Lúc 9 giờ 10 phút, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Đà Nẵng tổ chức đón tiếp và tặng hoa cho 140 du khách Malaysia theo đường bay trực tiếp từ Kuala Lumpur đến thành phố.

Tiếp đó, khoảng 1.700 khách các nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Mỹ cập cảng Tiên Sa trên chuyến tàu du lịch Costa Classica do hãng Saigontourist khai thác.

Đoàn đã chia làm nhiều nhóm tham quan trung tâm thành phố, các điểm đến truyền thống tại miền Trung như bảo tàng Điêu khắc Chăm, danh thắng Ngũ Hành Sơn, đô thị cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, mua sắm ở chợ Hàn, chợ Cồn…

Theo Sở VH-TT&DL, trong dịp Tết Nhâm Thìn, từ đầu năm đến mồng 8 tháng Giêng năm nay, lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng tăng tới 60% so với Tết năm ngoái, chủ yếu do lượng khách đường biển và đường hàng không tăng cao, riêng khách tàu biển tăng tới 135%, với gần 6 nghìn lượt.

Chỉ trong 10 ngày đầu năm, Đà Nẵng đón gần 20 chuyến bay trên 10 chặng bay quốc tế với khoảng trên 4 nghìn lượt khách châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore…

Theo báo Đà Nẵng

KHAI TRƯƠNG ĐƯỜNG BAY THẲNG ĐầU TIÊN

SEoUL - ĐÀ NẴNG

Chuyến bay thẳng đầu tiên Icheon - Đà Nẵng do hãng Korea Air khai thác mang theo gần 150 khách du lịch từ Seoul, Hàn Quốc đến thành phố Đà Nẵng đêm 19.1.2012.

Từ nay, với sức chứa 145 chỗ, hàng tuần máy bay boeing 737-800 sẽ cất cánh từ Đà Nẵng lúc 23 giờ 20 mỗi thứ Năm và Chủ nhật, đáp xuống Icheon vào 5 giờ 30 phút sáng hôm sau. Vào cùng các ngày trên, chuyến bay ngược lại sẽ đi lúc 19 giờ và đáp xuống Đà Nẵng lúc 22 giờ.

Đà Nẵng là điểm dừng thứ ba tại Việt Nam của Korea Air, sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Với chuyến bay mới này, Korea Air khai thác đến 20 chuyến mỗi tuần từ Seoul đến Việt Nam, trong đó có 7 chuyến đến Hà Nội và 11 chuyến đến thành phố Hồ Chí Minh.

Korea Air là một hãng bay lớn với đội bay hiện đại gồm 142 chiếc, khai thác gần 400 chuyến bay mỗi ngày

tới gần 120 điểm tại 40 quốc gia.

Theo báo Đà Nẵng

TRAo GIấY cHứNG NHẬN ĐầU TƯ DỰ áN FDI

Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng vừa trao giấy chứng nhận đầu tư cho ông Alan Grant Unger (quốc tịch Hoa Kỳ) - chủ đầu tư dự án Tư vấn cơ điện A.U - để thành lập Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn A.U tại thành phố Đà Nẵng.

Dự án Tư vấn cơ điện A.U sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn quản lý, tư vấn thiết kế công trình công nghiệp và tư vấn lắp đặt điện, nước, công trình công nghiệp với tổng vốn đầu tư 50.000 USD.

Được biết, hiện Hoa Kỳ có 23 dự án với tổng vốn đầu tư trên 375 triệu USD, chiếm 11,89% vốn đầu tư của các dự án FDI tại thành phố Đà Nẵng.

Theo báo Đà Nẵng

cPI THáNG 1 TĂNG DƯỚI 1%

Theo Cục Thống kê, tháng 1.2012, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Đà Nẵng tăng 0,93%. 3 nhóm hàng gồm: giày dép, may mặc, mũ nón; vật liệu xây dựng và nhà ở; thuốc lá và đồ uống có mức tăng cao nhất 2,16 - 2,9%. Những nhóm còn lại có mức giá ổn định hoặc tăng không đáng kể.

Mặc dù đây là thời điểm mua sắm cao điểm nhất trong năm, nhưng nhờ thành phố đã chỉ đạo tốt việc dự trữ hàng hóa, cho nên thị trường hàng hóa khá ổn định. Kể cả mặt hàng có nguy cơ tăng giá cao là lương thực, thực phẩm cũng chỉ tăng 0,67% đến 0,9%.

Chi cục Quản lý thị trường cho biết, dịp Tết Nguyên đán, không xảy ra tình trạng găm hàng đầu cơ, gây biến động về giá.

Theo báo Đà Nẵng

(Nguyễn Thị Linh Phương tổng hợp)

Page 59: Mục lục - dised.vn

59Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng

SUMMARY

SOCIAL – ECONOMIC PICTURE OF DANANG CITYIN 2011 AND OBJECTIVES FOR 2012

In the first year of implementation the five-year plan 2011-2015, Danang city was negatively affected by the gloom global economic picture. Thank to the city’s efforts and consensus, however, Danang promptly overcame such difficulties, continuing its achievements in different fields. This has helped to improve the city’s prestige and position both at national and regional levels. Based on an outline of the socio-economic picture of Danang city in 2011, the paper sets out the developing objectives and tasks for the year 2012, followed by some groups of solutions to obtain such objectives.

EFFECTIVELY HANDLING STATE BUDGET TO SERVE THE TARGET OF SUSTAINABLE DEVELOPMENT IN DANANG CITY

During 15 years of development (1997-2011), Danang has achieved significant successes in managing state budget, making major contributions to the rapid and sustainable growth of the city. This has been also playing the role as the material premises to the successful implementation of five-year socio-economic development plan 2011-2015 of the city. The paper examines the picture of city's revenues and expenditures in the period 1997 - 2011 to make some comments on the achievements as well as limitations in managing the city budget. Ultimately, the author attempts to propose some directions and solutions to better handle the local budget until 2015, vision to 2020, i.e. nurture and sustainably develop revenue sources; rationally adjust public expenditures; design and implement outstanding policies relating to the local budget to 2020.

EVALUATION OF PATIENT’S SATISFACTION LEVEL TOWARDS MEDICAL TREATMENT SERVICE QUALITY OF DANANG HOSPITAL

Based on the specific features of health care services and satisfaction evaluation models developed both in Vietnam and foreign countries, the article employs the model evaluating patient’s satisfaction level towards medical treatment service quality. The model is empirically studied at Danang Hospital which is followed by the testing and revising process using: Cronbach’s alpha coefficient of reliability, exploratory factor analysis EFA, confirmatory factor analysis of CFA and structural equation modeling SEM. The paper specifies different hypotheses about the relationship between the determinants and the satisfaction level which then serves as a base to statistically test the hypotheses in order to evaluate the level and direction of such relationships.

SUSTAINABLE DEVELOPMENT IN VIETNAM CENTRAL HIGHLANDS REGION:A REQUISITE AND MEASURES

Central Highlands is endowed with rich potentials, facilitating social, cultural and economic development. Using the analysis of the regional strengths and limitations, the author presents the main measures to ensure the sustainable development in this region for the next coming years, including: [1] Create the conditions to effectively implement the regional socio- economic strategy. [2] Improve the task of personnel, particularly those in the key positions of different levels. [3]. Protect and promote the featured cultural values of Highlands region in particular and Vietnam in general. [4] Be active and alert to the plots from hostile forces while innovating the methods of education, propagation of the government in accordance with the characteristics of different localities. [5] Strengthen state management in natural resources and environment.

Page 60: Mục lục - dised.vn

DANANG SOCIO – ECONOMIC ISSUES2. Social - Economic Picture of Danang City in 2011 and Objectives for 2012

Van Huu Chien

9. Effectively Handling State Budget to Serve the Target of Sustainable Development in Danang City

Vo Duy Khuong

13. Evaluation of Patient's Satisfaction Level towards Medical Treatment Service Quality of Danang Hospital

Le Dan – Nguyen Thi Kim Phuong

18. Build Danang into an Electronic City: First Priority Is for State Administrative Applications

VTran Ngoc

21. Danang City: A Fifteen-Year Period to Care of the Poor

Nguyen Dang Hai

CENTRAL AND HIGHLANDS REGION 24. Socio-Economic Picture of Vietnam Central Key Economic Region

Do Thanh Phuong

28. Traditional Villages in Hoi An City (Quang Nam Province)

Nguyen Thi Nhu Liem – Dang Thi Thach

34. Sustainable Development in Vietnam Central Highlands Region: A Requisite and Measures

Ho Tan Sang

OUTLOOK TO THE WORLD 40. People’s Association in Politics System of Singapore

Le Van Dinh

ReseaRch - Discussion45. Village Communal Houses of Quang Region

Mai Hong Lam

49. Ideas on the Book Titled “Goddess Worship Practice of Vietnamese People in Quang Region” by Author Nguyen Xuan Huong

Le Van Hao

BUSINESS - ENTERPRISE51. Grateful Customer Program of BIDV to Businesses Using Payment Services

NEW LEGAL DOCUMENTS NEWS AND EVENTS

CONTENTSREVIEW OF DANANG

SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT

Editor in Chief

TRAN DUC ANH SONDeputy Editor in Chief

VO HO BAO HANHPublishing Secretary

VO VAN HOANG

EDITORIAL STANDING GROUP

President

Ho Ky Minh, Ph.D.

MembersLe Huu Ai, Assoc. Prof. Ph.D.

Vo Thi Thuy Anh, Ph.D.Tran Tho Dat, Assoc. Prof. Ph.D.

Vo Duy Khuong, Ph.D.Nguyen Thi Nhu Liem, Assoc. Prof. Ph.D.

Nguyen Luong Dinh, Eng.Nguyen Thanh Liem, Ph.D.Tran Duc Anh Son, Ph.D.Nguyen Phu Thai, Ph.D.

Ngo Duc Thinh, Prof. Ph.D.Nguyen Huu Thong, MA.

Nguyen Quang Trung Tien, MA.Bui Van Tieng, MA.

Editorial Office

Review of DanangSocio - Economic Development

118 Le Loi Street, Danang CityTel: +84 (0) 511 3 840 019

Email: [email protected]; [email protected]

Website: www.dised.danang.gov.vn

Publishing and Advertising

Tel: + 84 (0) 511 3 840 019

Publishing License No.1617/GP-BTTTT issued by Ministry of Information and Communications dated Nov 17 2009. Printed by Printing, Technology and Photographic Service Centre – Vietnam News Agency Central Region

Representative Office in Danang City.

Cover and Design

HAI TRUNG - HOAI AN

ISSN 1859 - 3437No. 25/2012