Mắc ca “vừa ca vừa mắc” -...

8
Giữ rừng là trách nhiệm chung CHÍNH TRỊ Hồ Chí Minh - nhà báo cách mạng vĩ đại TRANG 2 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4813 - THỨ HAI NGÀY 19/6/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY TRANG 3 TRANG 6 TRANG 4 Đối với mình - Phải siêng năng, không được lười biếng, ai lười biếng không làm được việc. Phải tiết kiệm, không xa xỉ, vì xa xỉ hóa ra tham lam, nhất là đối với tiền bạc của đoàn thể phải rất phân minh. (CON ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG, THÁNG 12 NĂM 1940, TƯ LIỆU BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH) Bà Lan (vợ ông Ba) trong vườn mắc ca 10 năm tuổi - cho trái “khủng” và năng suất vượt trội của gia đình. Ảnh: Lê Hoa rất khó thực hiện vì lý do kinh tế chi phí cho phương pháp điều trị này khá tốn kém. Chính vì vậy, nhiều nước trên thế giới tái sử dụng màng lọc trong lọc máu chu kỳ. Ở Mỹ, việc tái sử dụng màng lọc đã được thực hiện tại hơn 81% ở các trung tâm vào năm 1996; ở Việt Nam có 100% các trung tâm lọc máu có sử dụng lại màng lọc thận. Vậy, màng lọc tái sử dụng có hiệu quả hay không và số lần tái sử dụng bao nhiêu là hợp lý đảm bảo an toàn cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo? Trong lọc máu bằng thận nhân tạo, việc sử dụng màng lọc một lần là điều lý tưởng nhất, nhưng “Khởi sắc” giáo dục mũi nhọn TRANG 5 TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC LÂM HÀ Không thể dân sự hóa một vụ án hình sự TRANG 7 VĂN HÓA - XÃ HỘI Tỏa sáng những vì sao TRANG 5 Bí thư Tỉnh ủy làm việc với Thành ủy Đà Lạt Mắc ca “vừa ca vừa mắc” Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân tái sử dụng màng lọc Chiều ngày 15/6, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng đã có buổi làm việc với Thành ủy Đà Lạt về tình hình kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị 6 tháng đầu năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới. Tham dự buổi làm việc có đồng chí Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. XEM TIẾP TRANG 8 Trong 6 tháng đầu năm 2017, Đảng bộ, chính quyền, cả hệ thống chính trị và nhân dân thành phố Đà Lạt đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong thực hiện nhiệm vụ và đạt những kết quả tích cực. Từ đầu năm đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trên địa bàn Đà Lạt ước đạt 10,4% (giá so sánh năm 2010); tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 26 triệu USD, đạt 40,6% so với kế hoạch, tăng 18% so với cùng kỳ;... Bí thư Tỉnh ủy phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Tinh giảm biên chế 79 trường hợp trong 6 tháng đầu năm 2017 Sở Nội vụ Lâm Đồng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh có 79 trường hợp tinh giảm biên chế. Việc tinh giảm biên chế này được tiến hành theo 2 đợt, đợt 1 gồm 28 trường hợp, trong đó khối Nhà nước 24 trường hợp, khối Đảng 4 trường hợp. Hiện UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt danh sách trình Bộ Nội vụ cùng Bộ Tài chính và đã được Bộ Nội vụ thống nhất. Trong đợt 2, tỉnh sẽ tiếp tục tinh giảm biên chế 51 trường hợp, trong đó khối Nhà nước 27 trường hợp, khối Sự nghiệp 23 trường hợp và khối Đảng - đoàn thể 1 trường hợp. VT

Transcript of Mắc ca “vừa ca vừa mắc” -...

Giữ rừng là trách nhiệm chung

CHÍNH TRỊHồ Chí Minh - nhà báo

cách mạng vĩ đạiTRANG 2

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4813 - THỨ HAI NGÀY 19/6/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

TRANG 3

TRANG 6

TRANG 4

Đối với mình - Phải siêng năng, không được lười biếng, ai lười biếng không làm được việc. Phải tiết kiệm, không xa xỉ, vì xa xỉ hóa ra tham lam, nhất là đối với tiền bạc của đoàn thể phải rất phân minh.

(CON ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG, THÁNG 12 NĂM 1940, TƯ LIỆU BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH)

Bà Lan (vợ ông Ba) trong vườn mắc ca 10 năm tuổi - cho trái “khủng” và năng suất vượt trội của gia đình. Ảnh: Lê Hoa

rất khó thực hiện vì lý do kinh tế chi phí cho phương pháp điều trị này khá tốn kém. Chính vì vậy, nhiều nước trên thế giới tái sử dụng màng lọc trong lọc máu chu kỳ. Ở Mỹ, việc tái sử dụng màng lọc đã được thực hiện tại hơn 81% ở các trung tâm vào năm 1996; ở Việt Nam có 100% các trung tâm lọc máu có sử dụng lại màng lọc thận. Vậy, màng lọc tái sử dụng có hiệu quả hay không và số lần tái sử dụng bao nhiêu là hợp lý đảm bảo an toàn cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo?

Trong lọc máu bằng thận nhân tạo, việc sử dụng màng lọc một lần là điều lý tưởng nhất, nhưng

“Khởi sắc” giáo dục mũi nhọn

TRANG 5

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC LÂM HÀ

Không thể dân sự hóa một vụ án hình sự

TRANG 7

VĂN HÓA - XÃ HỘITỏa sáng những vì sao

TRANG 5

Bí thư Tỉnh ủy làm việc với Thành ủy Đà Lạt

Mắc ca “vừa ca vừa mắc”

Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân tái sử dụng màng lọc

Chiều ngày 15/6, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng đã có buổi làm việc với Thành ủy Đà Lạt về tình hình kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị 6 tháng đầu năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới. Tham dự buổi làm việc có đồng chí Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. XEM TIẾP TRANG 8

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Đảng bộ, chính quyền, cả hệ thống chính trị và nhân dân thành phố Đà Lạt đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong thực hiện nhiệm vụ và đạt những kết quả tích cực. Từ đầu năm đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trên địa bàn Đà Lạt ước đạt 10,4% (giá so sánh năm 2010); tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 26 triệu USD, đạt 40,6% so với kế hoạch, tăng 18% so với cùng kỳ;...

Bí thư Tỉnh ủy phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

Tinh giảm biên chế79 trường hợp trong 6 tháng đầu năm 2017

Sở Nội vụ Lâm Đồng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2017, toàn

tỉnh có 79 trường hợp tinh giảm biên chế.

Việc tinh giảm biên chế này được tiến hành theo 2 đợt, đợt 1

gồm 28 trường hợp, trong đó khối Nhà nước 24 trường hợp, khối

Đảng 4 trường hợp. Hiện UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt danh

sách trình Bộ Nội vụ cùng Bộ Tài chính và đã được Bộ Nội vụ

thống nhất.Trong đợt 2, tỉnh sẽ tiếp tục tinh

giảm biên chế 51 trường hợp, trong đó khối Nhà nước 27 trường hợp, khối Sự nghiệp 23 trường hợp và

khối Đảng - đoàn thể 1 trường hợp. VT

2 THỨ HAI 19 - 6 - 2017

ĐƯA NGHỊ QUYẾT VÀO CUỘC SỐNG

Với 174 bút danh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết hàng ngàn bài báo (hơn 2.000 tác

phẩm báo chí), cho nhiều tờ báo khác nhau ở trong nước và nước ngoài. Đó là kết quả của cả một quá trình kiên trì, bền bỉ học nghề, rèn nghề của Bác từ khi mới bước chân vào làng báo cho đến cuối đời. Tuy nhiên, khác với nhiều nhà báo chuyên nghiệp khác, sự nghiệp báo chí của Hồ Chí Minh gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng rất sôi động của Người. Do đó, Người không chỉ là một nhà báo vĩ đại của cách mạng Việt Nam, mà còn là một nhà báo quốc tế nổi tiếng, một nhà báo xuất sắc của phong trào cách mạng thế giới, phong trào giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX.

Trên hành trình tìm đường cứu nước, khi hoạt động tại Pháp, Bác là người sáng lập Báo Người cùng khổ (Le Paria). Với vai trò vừa chủ nhiệm kiêm chủ bút, vừa là cây bút chính của tờ báo, Bác đã viết nhiều bài lên án chủ nghĩa thực dân, hô hào, hướng dẫn nhân dân các nước thuộc địa cùng nhau đoàn kết, đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc. Cũng khoảng thời gian đó, Người đã sáng lập Báo Thanh niên (21/6/1925) xuất bản tại Quảng Châu, Trung Quốc để đưa về nước, chính thức đặt nền móng cho báo chí cách mạng Việt Nam.

Trong cả cuộc đời của mình, bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có một cuộc đời làm báo tròn 50 năm và để lại một di sản báo chí đồ sộ (sáng

lập, chỉ đạo nhiều tờ báo, có thời kỳ là chủ bút kiêm chủ báo), viết hàng ngàn tác phẩm các thể loại, bằng nhiều thứ tiếng cho trên 50 tờ báo, tạp chí xuất bản ở nước ngoài và trong nước; đặc biệt, Người đã để lại một di sản tinh thần vô giá, đó là tư tưởng báo chí cách mạng Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Người, báo chí cách mạng Việt Nam thực sự là vũ khí sắc bén để lên án chủ nghĩa thực dân, đế quốc; truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê-nin; cổ vũ, động viên toàn dân tham gia sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam…

Trong sự nghiệp báo chí, với tư cách vừa là người sáng lập, lãnh đạo, chỉ đạo báo chí, vừa là nhà báo cách mạng vĩ đại, nhưng Bác đã khiêm tốn chỉ nhận mình là nhà báo có kinh nghiệm, là người có duyên với báo chí mà thôi.

Hồ Chí Minh một nhà báo vĩ đại không chỉ được thể hiện ở những tác phẩm báo chí xuất sắc, mà còn ở tư tưởng về báo chí cách mạng, về phong cách và nghệ thuật làm báo của Người. Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng được thể hiện đầy đủ, sâu sắc trên tất cả các mặt từ đạo đức nghề báo, nhà báo; sứ mệnh lịch sử cao cả của báo

chí cách mạng; vai trò, trách nhiệm của nhà báo trước Đảng, trước nhân dân; cho đến những vấn đề liên quan đến phong cách, nghệ thuật, kỹ thuật viết báo…

Trước hết, Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò, vị thế của báo chí và đội ngũ những người làm báo. Người khẳng định, báo chí cách mạng là một mặt trận chiến đấu của cách mạng; vì vậy viết báo và làm báo là làm “công tác cách mạng” để “phụng sự Tổ quốc”, “phụng sự nhân dân”, “phụng sự giai cấp và nhân loại”, và cán bộ báo chí là chiến sĩ trên mặt trấn ấy, “bài báo là tờ hịch cách mạng”... Tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam (9/1962), Người tổng kết: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Hơn ai hết, nhà báo phải là người chí công vô tư, có hiểu biết rộng và nhất là có cái tâm trong sáng”.

Thứ hai, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần chia sẻ với các nhà báo về kinh nghiệm viết báo của mình. Người nói: “Muốn tiến bộ, muốn viết hay, thì phải cố gắng học hỏi, ra công rèn luyện. Kinh nghiệm của tôi thế này: Mỗi khi viết một bài báo, thì tự đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc...”. Bác thường căn dặn những người làm báo rằng, viết báo là để cho nhân dân đọc, trong đó công nông chiếm đa số, trình độ học vấn chưa cao, nên bài viết phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu; không nên viết theo

lối “bác học”, sính dùng chữ nghĩa cầu kỳ, sáo rỗng, vay mượn, lạm dụng từ ngữ nước ngoài... Đồng thời, Bác cũng khuyên người làm báo: “Chớ viết khô khan quá, phải viết cho văn chương, vì ngày trước khác, bây giờ khác, sinh hoạt đã cao hơn, người ta thấy hay, thấy lạ, thấy văn chương thì mới đọc”.

Thứ ba, với niềm đam mê và nhiệt huyết cách mạng, Người đã dấn thân vào nghề báo với lý tưởng phụng sự cách mạng, phục vụ nhân dân. Vì vậy, mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cách mạng, những bài viết của Người đều mang những sứ mệnh lịch sử khác nhau. Khi đất nước chưa giành được độc lập, những bài báo của Bác thực sự là vũ khí sắc bén lên án chủ nghĩa thực dân, đế quốc; truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin; tuyên truyền, giác ngộ, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ thanh niên tham gia đấu tranh cách mạng; kêu gọi đoàn kết đứng lên cứu nước, cứu nhà, tự đem sức ta mà giải phóng cho ta. Thời gian làm Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Bác viết báo biểu dương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến, cổ vũ các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua kháng chiến, kiến quốc, xây dựng con người mới, bài trừ thói hư, tật xấu...

Thứ tư, nêu cao trách nhiệm xã hội của của báo chí, nên khi cầm bút Người rất cẩn trọng, đắn đo suy nghĩ từng nội dung, từng ý tứ, câu chữ với tâm niệm là viết sao để dân chúng hiểu và quan tâm đọc. Tuy nhiên, làm được điều đó ngoài

Hồ Chí Minh - nhà báo cách mạng vĩ đạiTrong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh không chỉ là một vị lãnh tụ thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là một nhà báo vĩ đại, với phong cách mẫu mực, mãi mãi là tấm gương để những người làm báo học tập và noi theo.

năng khiếu bẩm sinh, Bác đã phải trải qua một quá trình khổ luyện từ những ngày đầu viết báo; để có một bài báo hay, Bác đã phải sửa đi, sửa lại nhiều lần, lúc đầu viết dài, sau ngắn dần, rút ngắn đến mức tối đa, thể hiện bằng văn phong ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu, dễ nhớ, nhưng vẫn bảo đảm đầy đủ những nội dung quan trọng, cần thiết. Có thể nói, văn phong ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu, dễ nhớ nhưng vẫn thể hiện đầy đủ, khúc chiết những nội dung cần truyền bá tới người đọc là đặc trưng phong cách báo chí Hồ Chí Minh.

Thứ năm, theo Bác, chủ thể sáng tạo tác phẩm báo chí là nhà báo, chất lượng bài báo phụ thuộc vào đạo đức, tài năng của nhà báo; do đó, Bác rất coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ báo chí, thường xuyên nhắc nhở các nhà báo muốn hoàn thành sứ mệnh vẻ vang phải học tập và rèn luyện suốt đời. Bác từng ân cần căn dặn: “Muốn viết báo thì cần: gần gũi quần chúng, ít nhất phải biết một thứ tiếng nước ngoài, luôn luôn gắng học tập, luôn luôn cầu tiến bộ...”. Mỗi khi có dịp Bác thường trực tiếp động viên, khen ngợi các nhà báo phát hiện và biểu dương trên báo những điển hình tiên tiến.

Hồ Chí Minh là một nhà báo cách mạng vĩ đại, những tác phẩm báo chí của Người dù ở thể loại nào, viết về vấn đề gì đều có một sắc thái rất riêng, hết sức độc đáo, sáng tạo. Các bài viết của Người bao giờ cũng có giá trị lý luận và thực tiễn cao; vừa nhuần nhụy, đậm đà tính dân tộc, vừa giàu tính hiện đại; vừa mang tính chiến đấu, vừa có sức cảm hóa, thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc… Đó là phong cách báo chí Hồ Chí Minh.

NGUYỄN VĂN HƯƠNG

Để phát huy vai trò của phụ nữ, thời gian qua, Huyện ủy Đơn Dương đã

quan tâm chỉ đạo chính quyền tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, Huyện ủy cũng đã chỉ đạo chính quyền, đoàn thể, các cấp, các ngành phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của phụ nữ trong lĩnh vực lao động, việc làm, giáo dục, đào tạo nghề, tham gia bảo hiểm xã hội, chăm sóc sức khỏe… Trong những năm qua, Huyện ủy Đơn Dương luôn quan tâm chỉ đạo Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ huyện và các ngành, các địa phương cơ sở thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ vươn lên trong học tập, lao động, việc làm, xây dựng gia đình

Phát huy vai trò của phụ nữ thời kỳ CNH, HĐH đất nướcThực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Huyện ủy Đơn Dương đã lãnh, chỉ đạo chính quyền, mặt trận và đoàn thể tại địa phương quan tâm chăm lo, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển toàn diện.

hợp với Hội Phụ nữ huyện thực hiện tốt các chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ. Chính vì vậy, tỷ lệ phụ nữ tại Đơn Dương được tiếp cận với các dịch vụ y tế là 100%. Các chính sách an sinh xã hội đối với các gia đình chính sách, người có công, phụ nữ khó khăn, tàn tật, cô đơn được thực hiện đầy đủ, góp phần ổn định tư tưởng, đời sống của phụ nữ.

Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ nữ và phát triển đội ngũ cán bộ nữ luôn được Huyện ủy Đơn Dương thường xuyên quan tâm, lãnh, chỉ đạo kịp thời.

Chính vì vậy mà trong 10 năm qua, toàn huyện Đơn Dương đã tuyển dụng 267 cán bộ nữ từ huyện đến cơ sở vào làm việc trong bộ máy nhà nước...

ấm no hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ và tích cực tham gia các lĩnh vực đời sống xã hội.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, thời gian qua, các cấp, các ngành trong huyện Đơn Dương đã phối

hợp tổ chức được 75 hội nghị tư vấn việc làm cho 3 ngàn lượt chị em phụ nữ; mở 64 lớp dạy nghề cho hơn 1 ngàn lượt phụ nữ tham gia; giới thiệu 1.450 phụ nữ làm việc tại các công ty, xí nghiệp trong tỉnh và 10

phụ nữ đi xuất khẩu lao động nước ngoài, góp phần giúp cho phụ nữ có việc làm ổn định và nâng cao thu nhập đời sống.

Bên cạnh đó, hàng năm Huyện ủy Đơn Dương thường xuyên chỉ đạo Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của huyện phối hợp với các ngành, đoàn thể huyện đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về bình đẳng giới; không ngừng củng cố kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ từ cấp huyện đến cơ sở. Từ đó, tham mưu cho cấp ủy việc quy hoạch đào tạo cán bộ nữ, phát hiện bồi dưỡng, giới thiệu những cán bộ nữ đủ điều kiện, tiêu chuẩn đề bạt, bổ nhiệm tham gia bộ máy lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp. Thời gian qua, Huyện ủy Đơn Dương đã chỉ đạo các ngành chuyên môn thường xuyên phối

Phụ nữ Đơn Dương chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: D.Nguyễn

XEM TIẾP TRANG 8

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

3 THỨ HAI 19 - 6 - 2017KINH TẾ

Những câu chuyện từ vườn Cách đây 5 năm, dường như cái tên mắc

ca lần đầu tiên được biết đến ở Lâm Đồng, nhờ vườn mắc ca 5 năm tuổi, rộng hơn 7 sào trồng xen trong vườn chuối của gia đình ông Nguyễn Đức Ba (Thạnh Mỹ, Đơn Dương) với tỷ lệ 100% cây cho trái. Ngay mùa thu hoạch đầu tiên, với 300 cây mắc ca, ông Ba thu được 2 tấn hạt, bán được trên 400 triệu đồng. Bình thường, mỗi cây mắc ca cho khoảng 10 kg hạt, nhưng vườn nhà ông Ba cho thu hoạch 25 kg hạt/cây, thậm chí có cây vượt trội lên tới 50 kg/cây…

Mới đây, chúng tôi quay trở lại nhà ông Ba. Sân trước đang phơi trái mắc ca mới nhặt về. Sân bên hiên phơi hạt mắc ca đã tách vỏ trái. Sân có mái che tập kết một đống hạt và người làm công đang đập hạt lấy nhân... Bà Nguyễn Thị Kim Lan - vợ ông Ba, xởi lởi mời chúng tôi những hạt nhân mắc ca chưa sấy, to bằng quả trứng cút, trắng như sữa và béo ngậy: “Ăn đi, rồi chút vô nhà cô mời hạt mắc ca sấy, xem hương vị khác nhau nhiều không!?”…

Vườn nhà ông bà Ba bây giờ chỉ trồng thuần mắc ca với khoảng 150 cây. “Cây lớn lên, tạo tán rộng, chú phải tỉa bớt cành hoặc chặt bỏ những cây kém năng suất hay cho quả nhỏ.

Trong vườn trồng cả mắc ca thực sinh và mắc ca ghép. Cây nào cũng có trái, nhưng cây mà mình chọn giống để ghép thì trái to và đều hơn; còn cây thực sinh có trái rất to, nhưng có cây cho trái nhỏ chút chút - sau này chú đều cắt bỏ” - chú Ba nói. Nếu phát triển thêm diện tích thì chú sẽ chọn giống là cây ghép hay cây thực sinh, tôi hỏi.

Chú Ba cho hay: Chưa khẳng định được cây nào tốt hơn đâu, vì dân mình đều mới trồng mắc ca. Vườn nhà chú 10 năm rồi, biết vậy thôi chứ “thằng nào (cây mắc ca) tốt, thằng nào xấu phải thời gian dài hơn. Nếu cây thực sinh mà giống bố mẹ tốt thì trồng thực sinh vẫn tốt. Như nhà chú bán giống ở đây là cây thực sinh, bà con mua về trồng đều cho trái tốt.

Giống mắc ca nhà ông Ba được Giám đốc Công ty (Cty) TNHH Mắt Đá Đà Lạt mang về từ Hawaii (Mỹ). Sau, giám đốc công ty này cũng tiến hành trồng thuần 3 ha mắc ca ở Đơn Dương, rồi chuyển giao cho ông Trần Vinh - lúc đó là Phó Giám đốc Cty TNHH Mắt Đá Đà Lạt, đầu tư thành vườn cây giống đầu dòng, cung cấp nhu cầu trồng xen mắc ca ở nhiều vườn cà phê… Ông Vinh tiếp tục đầu tư 50 ha mắc ca ở Phi Tô - Lâm Hà, nhưng thất bại - mất trắng gần 10 tỷ đồng.

Không từ bỏ niềm đam mê với mắc ca, ông Vinh gom toàn bộ gia sản đầu tư 200 ha mắc ca nằm sâu trong rừng ở khu vực Tà Nung (Đà Lạt) và táo bạo hơn với ý tưởng làm du lịch ở nơi đây. Chưa có công trình nào hoàn thiện, nhưng ước tính, riêng số tiền đầu tư cho đường đi thăm vườn mắc ca của ông Vinh thôi cũng rất “khủng”.

Không đặc biệt như quá trình gắn bó với cây mắc ca của ông Ba, ông Vinh, nhiều gia đình khác ở Tân Hà (Lâm Hà) đã thành công với mô hình trồng mắc ca ghép trong vườn cà phê, như ông Huỳnh, ông Hòa, ông Việt…; hay gia đình ông Lương Nhiêm (xã Phi Liêng) trồng mắc ca giống thực sinh xen với 6 ha cà phê, ông Trần Phúc Nguyên (xã Đạ K’Nàng) ở huyện Đam Rông… mỗi năm riêng mắc ca cũng thu hàng trăm triệu đồng…

Mắc ca “vừa ca vừa mắc”Tây Nguyên là nơi phù hợp nhất để trồng mắc ca và Lâm Đồng được mệnh danh là “miền đất hứa” mắc ca của cả nước, bởi điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, độ dốc, nguồn nước… rất tốt cho cây mắc ca sinh trưởng và phát triển, trong đó, cực kỳ thích hợp là vùng đất Lâm Hà… Nhưng, thời gian qua, có khá nhiều gia đình lao đao vì vườn mắc ca 4-5 năm tuổi chẳng thèm đậu trái… Và, những hướng mở, chưa cho kết quả thực tế, cũng chưa có khẳng định chắc chắn, nhưng đang là nỗ lực lớn của chính quyền, doanh nghiệp về lợi ích từ việc trồng mắc ca…

Nhưng, cũng từ mắc ca mà có những câu chuyện rớt nước mắt…

2 ha đất trồng thuần mắc ca nhà ông Bùi Tấn Hùng ở xã Liên Hà (Lâm Hà) trồng trên mảnh vườn bằng phẳng ngay đường đi, nhưng chỉ có hoa mà không có trái, gia đình ông đã chặt bỏ, trồng thay thế macmac. ông Nguyễn Việt Hùng (cũng ở xã Liên Hà), trồng 5 ha theo mô hình chuẩn, cây rất xanh tốt, tán đẹp, nhưng chỉ có lá mà không cho quả. Ông Hùng ấm ức: “Do chưa tìm hiểu kỹ, nên mua phải nguồn giống không bảo đảm, dẫn đến vườn trồng mắc ca rất tốt, nhưng không cho trái...”.

Ông Lê Văn Tạm (thôn 3, xã Hòa Nam, huyện Di Linh) cũng bức xúc: Bà con ở Di Linh đang chặt phá nhiều cây mắc ca không cho quả. Gia đình tôi có vài cây mắc ca 8 - 10 năm tuổi rất nhiều trái; nhưng lại có 400 cây mắc ca (4-5 tuổi) mua giống của Cty Đức Anh không cho quả, gọi điện thoại đến công ty không có ai nghe máy…

Năm 2015, hàng ngàn cây mắc ca 4-5 năm tuổi, đến kỳ phải cho trái, nhưng chỉ tốt lá, khiến nhiều nông dân đứng ngồi không yên. Các hộ dân “tố” đã mua giống của Cty Đức Anh theo hình thức trả trước 50% tiền khi lấy giống, còn 50% trả bằng sản phẩm. Nhưng khi cây không đậu trái, người nông dân cũng chẳng có cơ sở để đòi bồi thường.

Tính riêng toàn huyện Lâm Hà đã có 44,5 ha mắc ca được công ty này đầu tư giống cho dân xã Liên Hà trồng (23 ha) và một số các xã khác như Tân Thanh (7 ha), Đan Phượng (3,5 ha), Tân Hà (11 ha)…

Hướng đi nào cho cây mắc ca?Cây mắc ca lần đầu tiên được đưa về trồng

thử nghiệm ở Tây Nguyên tại gia đình hai anh em - ông Thu và ông Cúc ở Đắk Lắk bằng hạt. Đặc biệt, vườn nhà ông Cúc có 1 cây lấy hạt ươm cho trái tốt và được nhiều người mua về nhân giống. Nhiều người không biết, lại lấy hạt từ cây vườn nhà ông thu về ươm - nhưng cây không cho trái, cứ thế mới tạo ra nghịch

phẩm nguyên liệu mắc ca. Với định hướng, từ năm 2016-2020, triển khai trồng mắcca tại Lâm Đồng; 2021-2030, triển khai trồng mắcca cho toàn vùng Tây Nguyên.

Theo nhận định của Hiệp hội Mắc ca, 4 huyện của Lâm Đồng có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp nhất để trồng mắc ca là Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh và Lâm Hà; ngoài ra, còn có Đức Trọng, Đơn Dương và Đam Rông cũng trồng được, nhưng không bằng 4 địa phương kia. Cty Him Lam xây dựng 2 vườn ươm 50 tỷ đồng, nhà lưới 10 ha ở Tu Tra (Đơn Dương) và 10 ha ở xã Lộc Tiến (Bảo Lộc) sẵn sàng cung cấp cây giống và mắt ghép cho bà con. Năng lực của 2 Cty Vinamacca và Him Lam có thể cung cấp mỗi năm 2 triệu cây giống ghép của 10 loại giống cho Lâm Đồng.

Tuy nhiên, Giáo sư Hoàng Hòe - Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, khuyên bà con một cách rất thẳng thắn: “nên chặt béng những cây không có quả đi, trồng lại! Vì thời gian sinh trưởng của cây mới theo giống ghép sẽ bằng với thời gian mắt ghép mới phát triển và cho quả trên cây mẹ. Thế nhưng, rủi ro là mắt ghép có thể không sống nổi vì không tương thích với cây mẹ do mắc ca là cây đa bội và vấn đề nữa là lấy mắt ghép ở đâu và kỹ thuật ghép như thế nào...”.

Chúng tôi gặp ông Huỳnh Văn Trí - một Việt kiều hồi hương, nay là thành viên Hiệp hội Mắc ca Việt Nam. Từ khi về nước (năm 2012), ông thực hiện dự án ấp ủ trong suốt thời gian dài làm ăn ở Úc trong lĩnh vực nông nghiệp - đó là phát triển dự án mắc ca.

Ông Trí chia sẻ: Nước Úc là quê hương của mắc ca và người Úc rất thích ăn hạt mắc ca. Khi về hưu, tôi đã mời đoàn chuyên gia nông nghiệp Úc sang Việt Nam khảo sát. Họ khẳng định, khí hậu và thổ nhưỡng vùng đất Khe Sanh (Quảng Trị) hoàn toàn phù hợp với việc trồng mắcca, nên tôi thực hiện dự án đầu tư trồng 1.500 ha mắc ca ở đây và đang xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm từ mắc ca. Mắc ca là loại hạt quý bởi giàu giá trị dinh dưỡng, cây mắc ca có tuổi đời khai thác khá dài (70-100 năm). Việt Nam với lợi thế nhân công nữa sẽ giúp sản phẩm mắc ca Việt Nam có giá cạnh tranh cao.

Còn ông Jolyon Richard Burnet - Đại diện Hiệp hội Mắc ca Úc lại mang nhiều thông điệp về ngành công nghiệp mắc ca Úc đến bà con nông dân các vùng nguyên liệu mắc ca ở Đam Rông, Di Linh, Bảo Lộc và Bảo Lâm. Đó là, diện tích trồng mắc ca ở Úc đã phát triển đến 19 ngàn ha, đạt tới con số 6 triệu cây, nhưng chỉ có 650 lao động áp dụng máy móc vào sản xuất. Thời gian trồng mắc ca đến lúc cho quả ở Úc có vẻ dài hơn ở Việt Nam, đất cũng không màu mỡ bằng - tốn nhiều phân hơn. Trong khi, các vườn cây mắc ca ở Việt Nam đa phần có diện tích nhỏ, số lượng cây nhiều, nhân công thuận lợi. Ngay sau khi thu hoạch xong, bà con nên chuyển quả mắc ca đến ngay cơ sở chế biến để bảo đảm chất lượng của quả mắc ca, tránh để lâu, hạt mắc ca sẽ bị chảy dầu làm giảm chất lượng hạt, giảm giá trị.

Cây mắc ca mới phát triển ở Việt Nam, nên bệnh trên cây mắc ca chưa nhiều, chủ yếu nhiễm bệnh sì mủ lây từ cây cà phê do trồng xen. Sản lượng mắc ca ở Tây Nguyên tốt hơn ở Úc, mùi vị cũng thơm ngon hơn. Tuy nhiên, cây mắc ca ở Việt Nam còn trẻ, như cơ thể một đứa bé đang lớn, cần có sự định hướng tốt để vượt qua những thách thức của ngành công nghiệp mắc ca thế giới, để trở thành cây trồng bền vững.

Có cả ngàn nông dân đã tham dự các cuộc hội thảo hỗ trợ kỹ thuật canh tác mắc ca của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, nhưng đa số họ là người chưa trồng mắc ca và có nhu cầu trồng mắc ca xen cà phê...

cảnh bây giờ…Cây mắc ca là giống cây trồng mới được du

nhập vào Lâm Đồng từ mười mấy năm trước (Di Linh 2004, Đơn Dương 2006, Di Linh 2009, Lâm Hà 2010…). Đa số bà con trồng tự phát từ nhiều nguồn giống khác nhau, như Úc, Mỹ, Trung Quốc… Năm 2015, rộ lên chuyện mắc ca quá tuổi mà không đậu trái, cũng là lúc nhiều cảnh báo về cây mắc ca khi diện tích trồng phát triển quá ồ ạt.

Trong năm 2016, nhiều hội thảo đầu bờ do Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, Cty Cổ phần Him Lam, Cty Vinamacca và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt tổ chức thu hút hàng trăm lượt nông dân. Đa số người dân đến tham dự các hội thảo đều mang đến nhiều tâm tư, đặt ra hàng loạt câu hỏi như: Làm sao để khẳng định cây trồng ra quả? Làm sao để khắc phục tình trạng cây không có quả, không có hạt? Làm sao để tiêu thụ sản phẩm? Làm sao để ổn định về giá nếu cây trồng ồ ạt?...

Ông Trần Đình Sỹ - Chủ tịch UBND huyện Di Linh đặt ra 3 câu hỏi cho Hiệp hội mắc ca là nguồn giống, kỹ thuật chăm sóc và bao tiêu sản phẩm như thế nào?

Ông Võ Duẩn - Giám đốc Cty Cổ phần Him Lam, thành viên Hiệp hội Mắcca Việt Nam, trả lời: Cty Cổ phần Him Lam thành lập năm 2014 nhằm thực hiện định hướng cung cấp giống mắc ca cho bà con nông dân tại tỉnh Lâm Đồng, xây dựng mô hình phát triển vùng nguyên liệu mắc ca tại tỉnh, tối đa hóa lợi ích của người nông dân; và bao tiêu toàn bộ sản

Bà Lan (vợ ông Ba) trong vườn mắc ca 10 năm tuổi - cho trái “khủng” và năng suất vượt trội của gia đình.Ảnh: Lê Hoa

Tách hạt mắc ca - công đoạn quan trọng trong sản xuất hạt mắc ca sấy khô. Ảnh: Lê Hoa

XEM TIẾP TRANG 8

PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI - CƠ HỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN”

4 THỨ HAI 19 - 6 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Th e o Q u y ế t đ ị n h s ố 1338/2004/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn quy trình kỹ thuật rửa

và sử dụng lại quả lọc thận có chỉ định: Quả lọc sử dụng lại chỉ dùng cho chính người đó và chỉ được sử dụng lại không quá 15 lần.

Nhóm nghiên cứu gồm các bác sĩ Phan Thạch Khuê, Bùi Xuân Thanh, Nguyễn Thị Ngọc Bé và cộng sự của Bệnh viện Đa khoa tỉnh (BVĐK) đã tiến hành đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả lọc máu khi tái sử dụng màng lọc ở bệnh nhân lọc máu định kỳ tại BVĐK Lâm Đồng năm 2016”, đã công bố kết quả tại Hội nghị khoa học thường niên năm 2017.

BSCKI Phan Thạch Khuê - Trưởng Khoa Lọc máu của BVĐK tỉnh cho biết: Tại Khoa Lọc máu của BVĐK tỉnh, việc tái sử dụng màng lọc được áp dụng thường xuyên. Điều này, về chuyên môn chúng tôi phải nghiên cứu để đánh giá mức độ an toàn cho người bệnh. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu đánh giá chất lượng màng lọc tái sử dụng thông qua các chỉ số xét nghiệm sinh hóa ở các lần lọc thứ 5, thứ 7 và thứ 9 cho bệnh nhân lọc máu định kỳ tại BVĐK Lâm Đồng. Đồng thời, đánh giá thay đổi các triệu chứng lâm sàng trước và sau lọc máu ở các lần lọc thứ 5, thứ 7 và thứ 9 đối với bệnh nhân lọc máu định kỳ tại bệnh viện.

Nghiên cứu trên 33 bệnh nhân suy thận mãn giai đoạn cuối đang lọc máu định kỳ tại Khoa Lọc máu của BVĐK tỉnh từ ngày 1/6/2016 đến ngày 30/9/2016. Những bệnh nhân này đều được lọc máu chu kỳ 3 lần/tuần, có thời gian lọc máu ổn định trong vòng 3 tháng, mỗi bệnh nhân được sử dụng màng lọc 9 lần, với thời gian lọc 4 giờ/lần. Trong 33 bệnh nhân được khảo sát có 16 nam và 17 nữ, đa số ở độ tuổi trên 50 (chiếm 48,5%), số bệnh nhân dưới 30 tuổi chỉ chiếm 5%, số còn lại từ 30 -50 tuổi.

Kết quả nghiên cứu cho thấy màng lọc tái sử dụng lần thứ 9 vẫn

Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân tái sử dụng màng lọcTrong lọc máu bằng thận nhân tạo, việc sử dụng màng lọc một lần là điều lý tưởng nhất, nhưng rất khó thực hiện vì lý do kinh tế chi phí cho phương pháp điều trị này khá tốn kém. Chính vì vậy, nhiều nước trên thế giới tái sử dụng màng lọc trong lọc máu chu kỳ. Ở Mỹ, việc tái sử dụng màng lọc đã được thực hiện tại hơn 81% ở các trung tâm vào năm 1996; ở Việt Nam có 100% các trung tâm lọc máu có sử dụng lại màng lọc thận. Vậy, màng lọc tái sử dụng có hiệu quả hay không và số lần tái sử dụng bao nhiêu là hợp lý đảm bảo an toàn cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo?

cải thiện tốt các triệu chứng phù, khó thở và tăng huyết áp. Triệu chứng rối loạn giấc ngủ không cải thiện và không có sự khác biệt giữa các lần sử dụng màng lọc. Triệu chứng ngứa có xu hướng tăng dần theo số lần sử dụng màng lọc (11 bệnh nhân ở lần lọc thứ nhất đã tăng lên 13 bệnh nhân lần lọc thứ 5 và tăng lên 20 bệnh nhân bị ngứa da ở lần lọc thứ 9).

Nhóm nghiên cứu kết luận việc tái sử dụng màng lọc cần được áp dụng để giảm chi phí điều trị và rác thải y tế. Xét về mặt xét nghiệm, màng lọc Low-Flux Renak 1,5 mét vuông tái sử dụng 9 lần vẫn đảm bảo hiệu quả lọc máu, tuy nhiên, về mặt lâm sàng lại gia tăng triệu chứng ngứa, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy, để hạn chế vấn đề này, nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận chỉ nên tái sử dụng màng lọc tối đa 7 lần.

ThS-BS Nguyễn Đức Thuận - Giám đốc BVĐK tỉnh cho biết: Việc nghiên cứu tái sử dụng màng lọc của BVĐK tỉnh mục đích đánh giá hiệu quả an toàn cho người bệnh. Ví dụ, dùng màng lọc 6 lần bệnh nhân có đảm bảo hay không, nếu không hiệu quả thì dừng lại, nghiên cứu có ý nghĩa là vậy chứ không phải là để tiết kiệm. Chúng tôi muốn kiểm chứng lại vấn đề sức khỏe bệnh nhân

trước lọc và sau lọc hiệu quả tái sử dụng màng lọc, bởi việc tái sử dụng màng lọc chúng tôi đã làm thường quy trong lọc máu.

Hiện nay, theo khuyến cáo của chuyên gia đầu ngành thì màng lọc nên sử dụng 3 lần chứ không nên sử dụng 6 lần, nhưng trong cơ cấu giá giữa Bộ Y tế và BHYT thống nhất đồng ý cho sử dụng màng lọc 6 lần.

BSCKI Phan Thạch Khuê giải thích: Thực ra, nghiên cứu đánh giá hiệu quả tái sử dụng màng lọc theo quy định của Bộ Y tế, với quy định số lần cho tái sử dụng như vậy, tuy nhiên về mặt chuyên môn, chúng tôi phải đánh giá nghiên cứu việc sử dụng đó có thật sự hiệu quả hay không? Chúng tôi thấy việc tái sử dụng màng lọc cũng tốt, tuy nhiên kèm theo đó là quy trình bảo quản và tái sử dụng lại cũng có quy định của Bộ Y tế.

Các chuyên gia cũng nói nhiều đến nguy cơ biến chứng từ việc tái sử dụng quả lọc, dây máu cho bệnh nhân trong quá trình lọc máu. Mới đây, TS-BS Nguyễn Hữu Dũng - Trưởng khoa Thận nhân tạo của

Bệnh viện Bạch Mai, đã phát biểu cần một bộ tiêu chuẩn cho chạy thận nhân tạo. Bởi trên thế giới, có nước dùng quả lọc và dây máu một lần và bỏ đi, tuy nhiên có nhiều nước cũng cho dùng lại quả lọc nhiều lần vì khó có quỹ BHYT nào có thể chi trả được nếu chỉ dùng quả lọc, dây máu một lần.

Hiện nay, số quốc gia dùng lại cả dây máu và quả lọc rất ít. Nước ta đang dùng cả quả lọc và dây máu, đại đa số chỉ dùng lại quả lọc, số lần tùy thuộc quy định.

Theo chuyên gia về thận này, nếu được thì dùng lại quả lọc, dây máu chỉ dùng 1 lần giống như đại đa số các nước khác và phải trang bị cho các đơn vị thận nhân tạo máy rửa quả lọc như vậy mới đảm bảo chất lượng. Nhưng điều quan trọng là các lãnh đạo bệnh viện phải tăng cường chỉ đạo, giám sát, lọc máu làm đúng quy trình, quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực và đầu tư trang bị tốt hơn nữa thì tránh được tai biến đáng tiếc. Đặc biệt, cần chủ động bảo dưỡng thường xuyên máy chạy thận nhân tạo. Định kỳ đánh giá chất lượng nước (chỉ số hóa lý, chỉ số vi sinh) và vệ sinh làm sạch hệ thống RO theo quy chuẩn quốc tế, chỉ dùng lại quả lọc, không dùng lại dây máu.

AN NHIÊN

Rửa những quả lọc để tái sử dụng cho bệnh nhân tại Khoa Lọc máu - BVĐK Lâm Đồng.Ảnh: A.Nhiên

Đài Truyền thanh Truyền hình huyện Di Linh hiện đang triển khai “Dự án nâng cấp hệ thống truyền thanh không dây cơ sở”.

Dự án này được UBND huyện Di Linh đầu tư hơn 1,6 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương và vốn lồng ghép giai đoạn 2017 - 2020, để mua sắm thiết bị gồm máy móc, dây, loa... Dự án đầu tư xây dựng mới 1 trạm truyền thanh không dây tại Khu dân cư kinh tế 2 xã Đinh Trang Hòa; nâng cấp (thay mới) 1 máy thu, phát sóng FM tại xã Gia Hiệp; lắp đặt thêm 215 cụm loa truyền thanh không dây (mỗi cụm gồm 2 loa) tại các xã và thị trấn trong toàn huyện. Theo dự kiến, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động vào đầu tháng 7/2017.

Được biết, hiện tại, toàn bộ 19 xã và thị trấn trên địa bàn huyện Di Linh đều có trạm truyền thanh không dây, với 400 cụm loa đang hoạt động.

XUÂN LONG

BẢO LỘC: Tập huấn kiến thứcan toàn giao thôngcho thanh niên

Tại xã Lộc Nga, Ban An toàn giao thông TP Bảo Lộc và Thành Đoàn Bảo Lộc vừa phối hợp tổ chức buổi tập huấn kiến thức an toàn giao thông và kỹ năng lái xe an toàn cho thanh niên.

Tại buổi tập huấn, các bạn đoàn viên, thanh niên xã Lộc Nga đã được nghe cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Bảo Lộc tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ và thông tin thêm về tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn TP Bảo Lộc. Ngoài ra, các bạn đoàn viên, thanh niên xã Lộc Nga còn tham gia trả lời các câu hỏi liên quan đến Luật Giao thông đường bộ cũng như được các cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông hướng dẫn các kỹ năng lái xe an toàn.

TRỊNH CHU

Di Linh triển khaiDự án nâng cấphệ thống truyền thanh không dây

Ngày 16/6, Hội Dược liệu tỉnh Lâm Đồng tổ chức Đại hội Đại biểu Hội Dược liệu tỉnh lần thứ III nhiệm kỳ 2017 - 2022. Đến dự có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQVN tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh, các Hội Đông y, Châm cứu và 40 đại biểu đại diện cho 95 hội viên cá nhân và 9 hội viên tổ chức gồm 500 người thuộc Hội Dược liệu Lâm Đồng.

Đại hội đã nghe báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2012 - 2017 và phương hướng, nhiệm vụ của Hội Dược liệu trong 5 năm tới.

Các hội viên Hội Dược liệu tỉnh hiện đã tham gia sản xuất trên 100 mặt hàng thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh với doanh thu hàng trăm tỷ đồng để phục vụ người tiêu dùng. Trực tiếp trồng các cây làm thuốc, làm thực phẩm như: Actiso,

Bồ công anh, Thông đỏ, Thổ cao ly sâm, Phúc bồn tử, Cỏ ngọt, Ngải cứu, nấm dược liệu… Thu mua hàng trăm tấn dược liệu, trong đó có nguồn dược liệu trong tỉnh, khám bệnh bốc thuốc cho hàng nghìn bệnh nhân.

Mục tiêu 5 năm tới quyết tâm xây dựng Hội Dược liệu tỉnh thành một tổ chức xã hội nghề nghiệp được đông đảo tổ chức, cá nhân làm công tác dược liệu trong tỉnh tham

gia nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đóng góp vào sự phát triển kinh tế, tăng nguồn thuốc phục vụ sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh và tăng nguồn hàng xuất khẩu.

Các đại biểu cũng đã thông qua Điều lệ Hội Dược liệu Lâm Đồng lần thứ III nhiệm kỳ 2017 - 2022 và bầu Ban chấp hành gồm có 15 vị, Ban kiểm tra 3 vị.

Ghi nhận đóng góp to lớn của

Hội Dược liệu Lâm Đồng trong nhiệm kỳ 2012 - 2017, UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 1 tập thể và 1 cá nhân; Ủy ban MTTQVN tỉnh tặng Bằng khen cho 2 tập thể và 1 cá nhân; Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh khen thưởng cho 1 tập thể và 5 cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác nghiên cứu khoa học về dược liệu địa phương.

D.H

Đại hội đại biểu Hội Dược liệu tỉnh Lâm Đồng lần thứ III nhiệm kỳ 2017 - 2022

5 THỨ HAI 19 - 6 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Những thành tích nổi bậtTrong năm học 2016 - 2017,

thành tích học sinh giỏi (HSG) quốc gia của Lâm Đồng tiếp tục tăng cả về số lượng và chất lượng giải, với 31/60 học sinh dự thi đạt giải, tăng 4 giải so với năm học trước. Ngoài hai Trường THPT Chuyên Thăng Long và Trường THPT Chuyên Bảo Lộc có nhiều học sinh đoạt giải cao, năm nay, Trường THPT Đức Trọng có một học sinh đoạt giải ba môn Lịch sử và đã được Hội Sử học Việt Nam trao giải thưởng tại Quốc Tử Giám - Hà Nội.

Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh, số lượng học sinh dự thi HSG cấp THCS và THPT và số học sinh được công nhận danh hiệu HSG cấp tỉnh đều tăng cả về số lượng và chất lượng. Kết quả thi chọn HSG lớp 9 THCS, có 447 học sinh đoạt giải trên tổng số 932 học sinh dự thi, tăng 89 học sinh dự thi và 38 giải so với năm học 2015 - 2016; thi chọn HSG lớp 12 có 716/1.523 học sinh đoạt giải, tăng 35 học sinh dự thi và 15 giải so với năm học trước.

Là một trong những đơn vị đầu tiên trong cả nước tổ chức Cuộc thi khoa học Kỹ thuật (KHKT) cho học sinh phổ thông, Lâm Đồng đã tổ chức thành công 9 lần Cuộc thi KHKT cấp tỉnh. Đồng thời, tham dự 6/6 lần cuộc thi cấp quốc gia, 5 lần tham dự Cuộc thi KHKT quốc tế tại Hoa Kỳ. Đây cũng là năm thứ hai liên tục, Lâm Đồng có học sinh tham gia trong đoàn học sinh Việt Nam dự thi và đoạt giải Cuộc

“Khởi sắc” giáo dục mũi nhọnNăm học 2016 - 2017 vừa qua, bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác giáo dục toàn diện thì giáo dục mũi nhọn của tỉnh dường như được “khởi sắc” với việc học sinh Lâm Đồng liên tục giành được nhiều giải cao tại các cuộc thi quốc gia, quốc tế…

giỏi; kỹ năng tổ chức triển khai cuộc thi KHKT. Không những vậy, các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các Sở GDĐT và các chuyên gia đầu ngành trong công tác bồi dưỡng HSG được tăng cường, từ đó, chia sẻ các nguồn tư liệu dùng cho giảng dạy và ôn tập, đặc biệt là hệ thống tài liệu, các dạng đề thi quốc gia và quốc tế.

“Thời gian tới, Sở GDĐT sẽ chú trọng đến những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo hướng tập trung phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Đồng thời, tiếp tục quan tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng HSG tại các đơn vị, xem việc tổ chức nghiên cứu khoa học trong nhà trường là biện pháp tích cực và cơ bản trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt, Sở GDĐT sẽ tập trung chuẩn bị tốt mọi điều kiện để giữ vững và phát huy kết quả cuộc thi KHKT trong năm học 2017 - 2018, là năm tỉnh Lâm Đồng đăng cai Cuộc thi KHKT quốc gia lần thứ 7.

Qua việc tổng kết năm học 2016 - 2017, Sở sẽ nghiêm túc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học nói chung, công tác bồi dưỡng dự thi HSG quốc gia nói riêng. Qua đó, ghi nhận, tôn vinh những thành tích đạt được, đồng thời tiếp tục đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm giữ vững và phát huy kết quả đạt được trong các năm học tiếp theo”, ông Trần Đức Lợi - Phó Giám đốc Sở GDĐT khẳng định.

TUẤN HƯƠNG

Tuyên dương - khen thưởng học sinh xuất sắc năm học 2016 - 2017. Ảnh: T.Hương

thi KHKT quốc tế Intel ISEF được tổ chức tại Hoa Kỳ. Và đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi Bộ GDĐT tổ chức Cuộc thi KHKT quốc gia, tỉnh Lâm Đồng có cùng lúc 2 đề tài (trong tổng số 8 đề tài) tham dự Cuộc thi Intel ISEF quốc tế. Kết quả: Dự án “Phần mềm hỗ trợ hóa học tích hợp công nghệ AR trên Android” của Trần Thị Anh Thư - học sinh Trường THPT Chuyên Bảo Lộc đoạt giải Tư. Ngoài ra, Trần Thị Anh Thư còn đoạt 2 giải đặc biệt “Ứng dụng di động” từ Công ty Công nghệ GoDaddy và Dự án phần mềm nổi bật do Học viện Oracle trao tặng.

Bên cạnh các cuộc thi chọn HSG cấp tỉnh, cấp quốc gia, cuộc thi KHKT quốc gia, quốc tế, đây cũng là năm đầu tiên học sinh Lâm Đồng xuất sắc giành vị trí quán quân tại chung kết xếp hạng của Cuộc thi “Thực hiện ước mơ” lần 5 tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều học

sinh của tỉnh đã đạt điểm tuyệt đối 1.000/1.000 tại Cuộc thi Vô địch Tin học Văn phòng toàn quốc. Tại Cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh trung học” cấp quốc gia, có 30/35 đề tài tham gia đoạt giải, tăng 13 giải so với năm học 2015 - 2016…

Song song với việc tuyên dương - khen thưởng kịp thời những học sinh xuất sắc đoạt giải trong các cuộc thi, đây là năm thứ hai, Sở GDĐT tổ chức khen thưởng các giáo viên đạt thành tích trong công tác bồi dưỡng HSG quốc gia. Chính điều này đã khích lệ sự nỗ lực và lòng nhiệt tình của những giáo viên làm công tác bồi dưỡng HSG.

Thử sức tại“đấu trường” quốc tếVừa trở về từ Mỹ sau khi tham dự

Cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) quốc tế Intel ISEF, cô học trò “bé hạt tiêu” Trần Thị Anh Thư - lớp 12 Hóa Trường THPT Chuyên Bảo Lộc vẫn chưa hết bất ngờ. Bởi, đây là lần đầu tiên Thư mạnh dạn tham gia cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học. Đối với em, sau khi đoạt giải nhất Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học cấp tỉnh năm học 2016 - 2017, được chọn tham dự và tiếp tục đoạt giải nhất cuộc thi cấp quốc gia đã là niềm vui to lớn. Niềm vui càng nhân lên khi Thư được chọn tham dự Cuộc thi KHKT quốc tế Intel ISEF.

Khi biết được sang Mỹ tham gia cuộc thi, Thư đã tăng cường rèn luyện thêm ngoại ngữ để có thể thuyết trình lưu loát trước ban giám khảo người nước ngoài. Bên cạnh đó, Thư cũng chỉnh sửa để hoàn thiện thêm dự án của mình “Chemoscope: Phần mềm hỗ trợ học Hóa học tích hợp công nghệ AR trên nền tảng Android” thuộc lĩnh vực Phần mềm hệ thống.

Tỏa sáng những vì saoMiệt mài, đam mê với các lĩnh vực yêu thích, hai cô học trò nhỏ đã mạnh dạn thử sức và bước đầu “gặt hái” được “quả ngọt” để tỏa sáng như những vì sao trên bầu trời.

Thư chia sẻ, khi tên của mình được xướng lên tại lễ trao giải cuộc thi Intel ISEF dường như đã “đánh tan” sự mệt mỏi trong suốt hơn 10 ngày ở Mỹ do chênh lệch múi giờ. Đoạt giải tư cùng 2 giải đặc biệt của Học viện Oracle và nhà cung cấp dịch vụ công nghệ lớn nhất thế giới hiện nay GoDaddy với tổng giải thưởng lên đến 7000 USD là thành quả cho sự nỗ lực và quyết tâm thử sức ở một “đấu trường” lớn mà trước đây Thư chưa hề nghĩ tới.

Không giấu nổi niềm vui và tự hào về học trò của mình, thầy Hoàng Tuấn Anh - Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Bảo Lộc cho biết: “Đây là thành tích đáng tự hào cho ngôi trường “non trẻ” này. Đây còn là động lực cho Ban giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo và các thế hệ học sinh Trường THPT Chuyên Bảo Lộc cố gắng phấn đấu cùng chung tay xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh”.

Còn với Thư, là một trong hai học sinh xuất sắc được miễn thi THPT

trung học cấp tỉnh; nhất lĩnh vực và nhì chung cuộc Cuộc thi KHKT cấp quốc gia; Huy chương Bạc môn Sinh học kỳ thi Olympic 30/4; giải Excellent Cuộc thi Hóa học Hoàng gia Australia; giải ba môn Sinh học kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia.

Lớp 12 Thảo đoạt giải nhì môn Sinh học kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Và cũng trong năm học cuối cấp này, Thảo là một trong những thí sinh trên toàn quốc tham dự Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic Quốc tế môn Sinh học.

Không những xuất sắc trong học tập và liên tục giành nhiều giải từ các cuộc thi cấp tỉnh, cấp quốc gia, Thảo còn là một học sinh năng nổ tham gia nhiều phong trào ở trường. Em là thành viên trong Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Kỹ năng sống, nằm trong Ban tổ chức chương trình Chung tay đón Tết, Ấm áp mùa trăng của Trường THPT Chuyên Thăng Long.

Cùng với Anh Thư, Hương Thảo là học sinh xuất sắc được miễn thi THPT quốc gia 2017 và được chọn trường đại học đúng với ngành học đoạt giải, với niềm say mê Hóa - Sinh. Thảo chọn Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ.

VIỆT HÙNG

Nguyễn Hữu Hương Thảo.Trần Thị Anh Thư.

quốc gia 2017, được chọn trường đại học với ngành học phù hợp lĩnh vực đoạt giải, vẫn niềm đam mê Hóa học và công nghệ, em quyết định chọn ngành Công nghệ thông tin của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh.

Học sinh giành nhiều giải thưởng nhấtĐó là Nguyễn Hữu Hương Thảo

- học sinh lớp 12 Hóa, Trường THPT Chuyên Thăng Long (Đà Lạt). Trong 3 năm học tập tại trường chuyên, cô học trò có vóc dáng nhỏ nhắn là học sinh “rinh” được nhiều giải thưởng nhất.

Năm lớp 10, Thảo đoạt giải nhất lĩnh vực Hóa Sinh - nhất chung cuộc Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học tỉnh Lâm Đồng; giải ba lĩnh vực Hóa Sinh Cuộc thi KHKT cấp quốc gia dành cho học sinh trung học; giải High Distinction Cuộc thi Hóa học Hoàng gia Australia.

Năm lớp 11, Thảo tiếp tục đoạt giải nhất lĩnh vực Y sinh và Khoa học sức khỏe - nhất chung cuộc Cuộc thi KHKT dành cho học sinh

Chú trọng bồi dưỡng học sinh giỏiBên cạnh việc nâng cao chất

lượng giáo dục toàn diện, ngành Giáo dục đặc biệt chú trọng đến công tác tuyển chọn và bồi dưỡng HSG dự thi các cấp. Công tác này được quan tâm đầu tư và thực hiện tốt ở nhiều trường THCS và THPT trên toàn tỉnh.

Năm học 2016 - 2017, Sở tiếp tục giao quyền chủ động cho các nhà trường và đến tận tổ chuyên môn về công tác bồi dưỡng HSG. Đồng thời, Sở GDĐT đã thành lập Hội đồng bồi dưỡng HSG của tỉnh với thành phần từ chuyên viên chỉ đạo bộ môn và các giáo viên nòng cốt của toàn ngành. Cách làm này đã phát huy được tính chủ động sáng tạo từ các nhà trường, các tổ chuyên môn và đội ngũ giáo viên dạy bồi dưỡng, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng, số lượng giải qua các kỳ thi, đặc biệt đối với kỳ thi chọn HSG quốc gia.

Cùng với đó, các đơn vị trường học đã tăng cường các hình thức, phương pháp giáo dục toàn diện, tạo nhiều sân chơi trí tuệ, bổ ích cho học sinh như: giải Toán, Vật lí trên mạng (Violympic); tiếng Anh trên mạng (IOE), hùng biện tiếng Anh...

Sở GDĐT đã tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, tập trung vào hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, phương pháp và kỹ năng đào tạo, bồi dưỡng học sinh

6 THỨ HAI 19 - 6 - 2017 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Chung tay giữ rừngVừa từ rừng trở về, anh Kơ Sá

Ha Chùng (thôn 2) hào hứng khoe cành hoa lan mới vừa hái được. Anh bảo: “Không nhiều nơi rừng còn giàu có như ở đây. Lâm sản phụ từ rừng nhiều lắm, nào là nấm linh chi, hoa lan, mật ong rừng… Tất cả đều rất có giá trị. Ông bà tổ tiên mình ngày xưa sống được cũng là nhờ núi rừng. Thế nên rừng là của chung, ai cũng nhận cái lợi của rừng thì tất cả phải cùng nhau bảo vệ. Đó là trách nhiệm không phải của riêng ai”.

Hơn 426 hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Đưng K’Nớ đang làm “nhiệm vụ” bảo vệ khoảng 13.200 ha rừng. Tính bình quân, mỗi hộ hiện nhận giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) 32,5 ha. Số tiền nhận được từ việc nhận QLBVR hằng năm là 8,5 triệu đồng/hộ. Tuy đây không phải là số tiền lớn, nhưng đối với các gia đình DTTS ở Đưng K’Nớ thì đây là khoản “cứu đói” không ít hộ nghèo của xã, nhất là những mùa giáp hạt.

Trưởng thôn Bon Niêng Ha Buốt (thôn Đưng Trang) cho biết, với bà con đồng bào DTTS, việc đi rừng hằng ngày đã trở thành thói quen từ lâu, nên sau khi nhận khoán QLBVR thì mỗi lần đi tuần tra cũng không hề vất vả là bao so với lên nương rẫy. Đi rừng thường xuyên nên ông dễ dàng nhận ra sự thay đổi của rừng. Ông và người dân địa phương đã “nằm lòng” từng vị trí nên mỗi lần có cán bộ xã, ban quản lý rừng đi kiểm tra thì ông luôn biết con đường nào ngắn nhất, dễ đi nhất…

“Tiền mình nhận của Nhà nước là tiền thật nên việc mình làm cũng phải làm thật. Mình phải bảo vệ rừng thì mới xứng đáng với những gì đã được hỗ trợ. Nhiều hộ nghèo

Giữ rừng là trách nhiệm chung Nằm lọt thỏm giữa rừng, xã Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương vẫn “dịu nhẹ” giữa cái nắng chói chang. Tìm về đây trong những ngày hè tháng 6, được đồng bào Cil mời uống rượu cần và còn được nghe kể câu chuyện giữ rừng.

của thôn sống được nhờ số tiền này”, ông Ha Buốt tâm sự.

Gắn lợi ích với trách nhiệmAnh Liêng Hót Ha Mal - Phó

Bí thư Đảng ủy cho biết, hằng năm, các bộ phận chuyên môn của xã đã phối hợp với lực lượng của Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, Ban quản lý rừng Đa Nhim tổ chức các đợt tuyên truyền cho bà con tại các thôn về vai trò và trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ rừng. Tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng và động vật hoang dã cho các hộ dân trong xã. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng, nghiêm cấm phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy luôn được lồng ghép trong những buổi sinh hoạt, các buổi họp của thôn và các đoàn thể.

Ngoài giao khoán QLBVR, xã cũng tiến hành trồng và chăm sóc hơn 15 ha, mỗi năm trồng hàng trăm cây phân tán. Chính vì vậy, xã vẫn giữ được độ che phủ rừng trên địa bàn đạt trên 90%.

Anh Rơ Ông Ha Tin - Phó Ban Lâm nghiệp xã cho hay, xã đã bố trí phân công các hộ gia đình nhận khoán QLBVR thành các tổ, đội trực tuần tra rừng, tổ phòng cháy chữa cháy trên tinh thần khách quan, dân chủ, công bằng giữa các hộ dân. Xử lý hành chính đối với những hộ lấn chiếm rừng để lấy đất sản xuất, vi phạm quy định của pháp luật.

Vì khả năng nhận thức còn hạn chế nên trong năm 2016 đã xử lý 10 vụ vi phạm hành chính trong công tác QLBVR, thanh lý 4 hợp đồng vi phạm, chủ yếu ở các lỗi lấn chiếm rừng làm đất nông nghiệp, nhưng quy mô không lớn. Tuy

nhiên, để khuyến khích người dân thì trong năm 2017, xã vẫn ký hợp đồng giao khoán cho các hộ đã vi phạm trước đó, nhưng buộc phải ký cam kết không tái phạm, nếu không sẽ hủy hợp đồng vĩnh viễn.

“Chỉ có xử phạt mới có thể ngăn chặn tình trạng xâm lấn, chặt phá rừng. Đồng thời mỗi lần bà con đến nhận tiền từ việc nhận khoán, xã cũng kết hợp nhắc nhở, tuyên truyền để bà con biết được lợi ích trực tiếp, rằng nếu vi phạm phá rừng thì sẽ không được nhận khoản tiền này. Có một số trường hợp vi phạm, bị xử lý hàng triệu đồng nhưng bà con quá nghèo, không có tiền đóng; hay những trường hợp không đi tuần tra theo quy định thì cũng bắt nộp phạt vào quỹ của tổ… Phải gắn lợi ích với trách nhiệm để từ đó bà con ý thức hơn trong việc bảo vệ và giữ rừng”, anh Ha Tin nói thêm.

HỒNG THẮM

100% hộ đồng bào DTTS ở Đưng K’Nớ tham gia nhận khoán QLBVR. Ảnh: Hồng Thắm

6 tháng đầu năm, giảm 22% số vụ xâm hại rừng

Thống kê 6 tháng đầu năm 2017, trên địa bàn Lâm Đồng đã phát hiện, lập biên bản hơn 540 vụ xâm hại trên diện tích 44 ha rừng, giảm so cùng kỳ năm ngoái 22% số vụ và hơn 37% diện tích thiệt hại.

Tuy nhiên, trong cùng thời gian trên, số vụ xâm hại rừng trên địa bàn Lâm Đồng với tính chất phức tạp có chiều hướng tăng, cụ thể đã xảy ra 5 vụ chống đối người thi hành công vụ quản lý, bảo vệ rừng.

Bên cạnh tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý, bảo vệ rừng, Lâm Đồng đã triển khai hơn 220 cuộc tuyên truyền tập trung với nhiều hình thức, thu hút gần 11.500 lượt người tham gia. Qua đó tổ chức cho người dân ký gần 550 bản cam kết quản lý, bảo vệ rừng. MẠC KHẢI

Sau khi xảy ra vụ việc “Cha mâu thuẫn với giang hồ, con bị đánh thương tích”

xảy ra vào ngày 13/6 trên địa bàn xã Tân Lâm (huyện Di Linh), UBND huyện Di Linh đã chỉ đạo Công an huyện phối hợp với UBND xã Tân Lâm tăng cường lực lượng tiến hành tuần tra, kiểm soát tình hình nhằm kịp thời xử lý các tình huống phát sinh. Tuy nhiên, theo một văn bản do UBND huyện Di Linh ban hành gửi UBND tỉnh và Công an tỉnh Lâm Đồng, do địa bàn quản lý rộng, giáp ranh với các huyện Bảo Lâm, Lâm Hà và với tính chất phức tạp của vụ việc, nên UBND huyện Di Linh đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng, Công an tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ lực lượng để điều tra, xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian qua, huyện Di Linh đã chỉ đạo các ngành chức

năng tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn huyện, nhất là địa bàn xã Tân Lâm. Đây là địa bàn giáp ranh với các xã Lộc Đức, Lộc Phú, Lộc Ngãi, (huyện Bảo Lâm) và xã Tân Thanh (huyện Lâm Hà); đồng thời, cùng với việc triển khai Khu tái định canh Dự án thủy điện Đồng Nai 3 (do Ban quản lý Dự án thủy điện 6 làm chủ đầu tư) thực hiện rất chậm. Điều này dẫn tới tình trạng lấn chiếm đất, tranh chấp đất đai diễn ra phổ biến, gay gắt.

Gần đây, xuất hiện nhiều băng nhóm, đối tượng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép. Các băng nhóm này có hành vi đe dọa, uy hiếp cán bộ quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh; cưỡng đoạt, lấn chiếm đất lâm nghiệp đối với hộ nhận khoán. Theo ghi nhận, nhóm của đối tượng Nguyễn Văn Hoàn (Hoàn Xuyến)

ở thôn 6 (xã Tân Lâm, huyện Di Linh) đã có hành vi đe dọa lấn chiếm đất của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã Lộc Ngãi, Lộc Phú (huyện Bảo Lâm), như: Doanh nghiệp tư nhân Anh Hải, Công ty An Phú Nông, Công ty Khang Thịnh. Hiện, các vụ việc đã được Công an huyện Di Linh phối hợp với Công an huyện Bảo Lâm phối hợp giải quyết.

Ngoài nhóm Hoàn Xuyến, trên địa bàn còn có nhóm của đối tượng tên Trường (Trường Liêm) ở xã Tân Lâm. Nhóm này đã vào đất của các hộ dân ở thôn 1 (xã Đinh Trang Thượng, huyện Di Linh) hù dọa để chiếm đất và đánh người gây thương tích.

Sau khi vụ việc xảy ra, Công an huyện Di Linh đã phân công các lực lượng tập trung điều tra, xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, còn một số nhóm đối

tượng lấn chiếm đất nhận khoán của hộ gia đình bà Hoàng Thị Thu Yến tại tiểu khu 613 Ban QLRPH Đam B’Ri; nhóm đối tượng Kiên Duyên, Thanh rừng (thôn 6, xã Tân Lâm).

Trước đó, vào khoảng 9 giờ 30 phút ngày 13/6/2017, có khoảng 120 người lạ mặt đi trên 6 xe ô tô, mang theo hung khí là dao, gậy tự chế đến quán kinh doanh nước giải khát, karaoke, nhà nghỉ Hoàn Xuyến do Nguyễn Văn Hoàn làm chủ để giải quyết mâu thuẫn. Tại đây, dù không gặp được Nguyễn Văn Hoàn và Nguyễn Văn Hiệp (hai anh em) nhưng nhóm này vẫn đập phá đồ đạc và đánh con của Hoàn là Nguyễn Việt Anh (16 tuổi) bị thương nặng phải chuyển về Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị.

Qua xác minh, Công an huyện Di Linh đã xác định được biển kiểm soát của 6 xe mà các đối

Xuất hiện nhiều băng nhóm “giang hồ” chiếm đất

Nhóm đối tượng mang theo nhiều hung khí để giải quyết mâu thuẫn tại nhà Hoàn Xuyến.

tượng trên đã sử dụng. Số người trên tìm đánh Hoàn Xuyến là do mâu thuẫn băng nhóm.

ĐÔNG ANH

Di Linh có 34 trường hợp bị bệnh sốt xuất huyết

Sáng 16/6, Trung tâm Y tế huyện Di Linh cho biết, từ đầu năm 2017 đến nay, trên địa bàn huyện Di Linh ghi nhận có 34 trường hợp bị bệnh sốt xuất huyết (tăng 19 trường hợp so cùng kỳ năm trước) và xuất hiện 4 ổ dịch sốt xuất huyết nhỏ tại các xã Gung Ré, Tam Bố và thị trấn Di Linh.

Tại những nơi xảy ra 4 ổ dịch sốt xuất huyết nhỏ này, Trung tâm Y tế huyện Di Linh tiến hành khử trùng bằng hóa chất và đã hoàn toàn khống chế ổ dịch.

Theo Trung tâm Y tế huyện Di Linh, ngay từ đầu năm, ngành Y tế huyện Di Linh đã phối hợp với các xã, thị trấn trong toàn huyện tổ chức tuyên truyền cho người dân về bệnh sốt xuất huyết và triển khai chiến dịch diệt loăng quăng, khử trùng bằng hóa chất cũng như tăng cường giám sát tình hình sốt xuất huyết tại các xã, thị trấn.

TRỊNH CHU

7 THỨ HAI 19 - 6 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Nắng bụi, mưa lầy là thực trạng của tuyến đường dẫn vào “ốc đảo” Tổ dân phố 5.

Gọi là ốc đảo bởi ngoài tuyến đường này thì người dân nơi đây không thể đi lại bằng con đường nào khác. Sau trận mưa lớn vào đầu tháng sáu năm nay, tuyến đường này đã xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà ngập nước. Nhiều đoạn đường đã bị biến thành ao khi những hố nước lớn choáng hết cả mặt đường được hình thành. Hàng ngày, người dân nơi đây phải gồng mình đi lại trên tuyến đường bị xuống cấp lầy lội và trơn trượt. Đoạn đường dài khoảng 50 mét nhưng có đến hàng chục ổ voi, ổ gà. Nhiều đoạn bị ngập sâu đến nửa mét, gây rất nhiều khó khăn cho người tham gia giao thông, đặc biệt là vận chuyển chè tươi đi tiêu thụ.

Ông Cao Nam Long, người dân Tổ dân phố 5 phản ánh: Tình trạng đường xuống cấp đã xuất hiện nhiều năm nay. Mùa nắng còn đi lại thuận lợi chứ hễ mưa xuống là đường xuất hiện ổ voi, ổ gà ngập nước rất khó đi. Do không có hệ thống thoát nước ở dọc hai bên đường nên toàn bộ

Đường biến thành “ao”, dân đi lại khổ ảiHơn một năm nay, tuyến đường độc đạo dẫn vào Tổ dân phố 5 (thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm) bị xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều đoạn đường đã biến thành “ao” khi có mưa lớn, gây không ít trở ngại cho người dân khi qua lại hoặc vận chuyển nông sản.

lượng nước mưa bị ứ đọng tạo thành những hố sâu, luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, nhất là vào ban đêm. Còn theo anh Nguyễn Trọng Hoàng, người dân Tổ dân phố 5, nhiều trường hợp khi qua những ao nước này đã bị té ngã. Tội nhất vẫn là những học sinh đến trường nhiều khi bị lấm lem bùn đất. Người dân chúng tôi rất mong tuyến đường này được cải tạo, nâng cấp để dân đi lại được thuận lợi.

Tổ dân phố 5 có trên 130 hộ dân với gần 5 ngàn nhân khẩu sinh sống. Đa số người dân từ các tỉnh

đi kinh tế mới vào đây lập nghiệp, chủ yếu làm công nhân cho Nông trường chè Minh Rồng trước đây. Đời sống kinh tế của họ dựa vào sản xuất nông nghiệp nên việc huy động sức dân đóng góp xây dựng tuyến đường là hết sức khó khăn. Đây không chỉ là tuyến đường giao thông huyết mạch đi vào khu dân cư mà còn có hàng trăm hecta đất sản xuất trồng chè và cà phê của người dân tại thị trấn Lộc Thắng.

Mặc dù tuyến đường này bị xuống cấp trong một thời gian dài, Ban nhân dân tổ dân phố đã nhiều

Người dân vận chuyển chè tươi qua “ao” nước trên đường dẫn vào Tổ dân phố 5, thị trấn Lộc Thắng. Ảnh: Đông Anh

Tháng 3/2009, vì là anh em ruột thịt, vợ chồng anh Đoàn Văn Nguyện (1978)

- Trần Thị Thanh (1984) ở thôn Phúc Thọ, xã Liên Hà, huyện Lâm Hà đã cho vợ chồng ông Nguyễn Văn Thiện (1973) - Đoàn Thị Nguyên (1975), trú tại ngã ba Sáu Chó, xã Liên Hà mượn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và sổ hộ khẩu để thế chấp ngân hàng vay vốn kinh doanh cà phê. Thế nhưng, lợi dụng lòng tin của vợ chồng anh Nguyện, năm 2010, vợ chồng ông Thiện đã giả mạo hợp đồng sang tên quyền sử dụng toàn bộ lô đất cà phê đang thu hoạch diện tích 29.943 m2 và một ngôi nhà tạm cho mình. Không những thế, đến ngày 12/4/2010, vợ chồng ông Nguyễn Văn Thiện - Đoàn Thị Nguyên tiếp tục làm hợp đồng sang tên lô đất nói trên cho vợ chồng ông Bùi Văn Đạt (1970) - Nguyễn Thị Nga (1974) ở thôn Phúc Thọ, xã Liên Hà để trừ nợ 1,2 tỷ đồng. Có được hợp đồng sang nhượng và sổ đỏ, vợ chồng ông Bùi Văn Đạt - Nguyễn Thị Nga dùng làm tài sản thế chấp để vay vốn tại Ngân hàng NN - PTNT huyện Lâm Hà.

Về phía vợ chồng anh Đoàn Văn Nguyện - Trần Thị Thanh, sau thời hạn 3 năm không thấy vợ chồng ông Nguyễn Văn Thiện - Đoàn Thị Nguyên trả lại sổ đỏ như cam kết, tìm hiểu mới biết là sổ đỏ của mình đã bị giả mạo hợp đồng mua bán

để sang tên cho người khác và đã bị “cắm” tại ngân hàng để vay vốn, nên làm đơn tố cáo đến cơ quan CSĐT Công an huyện Lâm Hà.

Nhận được đơn tố cáo của vợ chồng anh Đoàn Văn Nguyện, cơ quan CSĐT Công an huyện Lâm Hà đã tiến hành điều tra vụ việc và xác nhận toàn bộ nội dung tố cáo của vợ chồng anh Đoàn Văn Nguyện - Trần Thị Thanh là đúng sự thật. Cùng với việc điều tra, ngày 28/4/2016, cơ quan CSĐT Công an huyện Lâm Hà đã ra quyết định trưng cầu giám định tài sản. Ngày 4/12/2016, Hội đồng định giá huyện Lâm Hà kết luận: Toàn bộ diện tích lô đất cà phê 29.943 m2 của vợ chồng anh Đoàn Văn Nguyện - Trần Thị Thanh có giá trị trên 3,546 tỷ đồng.

Thế nhưng điều bất ngờ, là vào ngày 8/3/2017, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lâm Hà lại có Phiếu chuyển đơn số 168/PCĐ gửi TAND huyện Lâm Hà và thông báo cho vợ chồng anh Đoàn Văn Nguyện - Trần Thị Thanh biết: Vụ việc là tranh chấp dân sự, thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án, đề nghị liên hệ với TAND huyện Lâm Hà để giải quyết.

Không đồng ý với quyết định chuyển đơn của Cơ quan CSĐT Công an huyện Lâm Hà, vợ chồng anh Đoàn Văn Nguyện - Trần Thị Thanh có đơn khiếu nại. Sau nhiều lần trực tiếp làm việc với điều tra viên, không nhận được sự giải

thích đúng pháp luật, đến ngày 9/6/2017, vợ chồng anh Đoàn Văn Nguyện - Trần Thị Thanh lại nhận được Quyết định số 02/QĐ-CSĐT do Thượng tá Nguyễn Văn Hoàng - Thủ trưởng cơ quan CSĐT Công an huyện Lâm Hà với nội dung: Nội dung khiếu nại của ông Đoàn Văn Nguyện về Phiếu chuyển đơn ngày 8/3/2017 của Cơ quan CSĐT Công an huyện Lâm Hà là sai toàn bộ. Giữ nguyên nội dung Phiếu chuyển đơn số 168/PCĐ ngày 8/3/2017 của Cơ quan CSĐT công an huyện Lâm Hà.

Ông Phan Đại Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã Liên Hà cho biết: Điều tra viên của Cơ quan CSĐT Công an huyện Lâm Hà đã trực tiếp làm việc với một số cán bộ của UBND xã Liên Hà. Tại các buổi làm việc, ông Nguyễn Việt Hùng - cán bộ địa chính xã đã thừa nhận toàn bộ chữ ký của vợ chồng anh Đoàn Văn Nguyện trong hợp đồng sang nhượng đất do ông ta ký giả, sau đó chuyển đến chủ tịch UBND xã xác nhận để gửi đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lâm Hà làm thủ tục cấp sổ đỏ cho vợ chồng ông Thiện.

LÂM HÀ

Không thể dân sự hóa một vụ án hình sự Nhận được đơn tố cáo về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của công dân, nhưng Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an huyện không khởi tố vụ án, không khởi tố bị can, mà chuyển vụ việc sang TAND huyện giải quyết theo hướng tranh chấp dân sự. Sự trớ trêu này gây thiệt hại lớn cho người bị hại và gây bức xúc trong dư luận. Vụ việc này xảy ra tại xã Liên Hà, huyện Lâm Hà.

Theo Luật sư Lê Cao Tánh - Văn phòng Luật sư Bá Tánh tại TP Đà Lạt: Trong trường hợp này, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lâm Hà đã dân sự hóa vụ án hình sự, vì: Vợ chồng ông Nguyễn Văn Thiện - Đoàn Thị Nguyên đã làm giả hợp đồng mua bán để sang tên tài sản của vợ chồng anh Đoàn Văn Nguyện - Trần Thị Thanh sang cho mình đã trót lọt. Sau đó tiếp tục sang nhượng cho người khác để thu lợi bất chính một khoản tiền lớn là đã cấu thành tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ Luật hình sự. Đối với một số cán bộ của UBND xã Liên Hà, tuy biết việc hợp đồng sang nhượng giữa vợ chồng anh Đoàn Văn Nguyện - Trần Thị Thanh với vợ chồng ông Nguyễn Văn Thiện - Đoàn Thị Nguyên, rồi giữa vợ chồng ông Nguyễn Văn Thiện - Đoàn Thị Nguyên với vợ chồng ông Bùi Văn Đạt - Nguyễn Thị Nga là giả mạo, nhưng vẫn ký xác nhận là phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn tiếp tay cho hành vi lừa đảo”. Mặt khác, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lâm Hà cho rằng: Vợ chồng ông Nguyễn Văn Thiện - Đoàn Thị Nguyên chỉ có hành vi lừa đảo, chứ chưa chiếm đoạt tài sản, do hiện nay vợ chồng anh Đoàn Văn Nguyện vẫn đang sử dụng toàn bộ diện tích cà phê 29.943 m2, là thiếu cơ sở pháp lý, bởi lẽ: Về mặt pháp lý, vợ chồng anh Đoàn Văn Nguyện đang sử dụng tài sản của người khác và tài sản đó đang thế chấp tại ngân hàng để vay vốn. Do đó, khi vợ chồng ông Bùi Văn Đạt - Nguyễn Thị Nga không tiếp tục trả nợ cho ngân hàng, thì ngân hàng có quyền kê biên, phát mãi tài sản để thu hồi vốn cho vay.

Từ sự phân tích có tính pháp lý nói trên, đi đến khẳng định: Cơ quan CSĐT Công an huyện Lâm Hà phải khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Văn Thiện - Đoàn Thị Nguyên về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, để thu hồi sổ đỏ trả lại cho người bị hại là vợ chồng anh Đoàn Văn Nguyện. Đây là việc cần làm ngay, nhằm củng cố lòng tin vào tính nghiêm minh của pháp luật! HOÀNG ĐẠI HUYNH

Trên đường Phó Đức Chính, ngay đoạn giao cắt với đường

Quang Trung (thuộc P 9, TP Đà Lạt) bỗng dưng xuất hiện 1 bãi rác lớn là những cành cây, gốc cây cảnh bỏ đi, cỏ, rác đổ tràn

ra cả lòng đường, lấp một phần mương thoát nước...

Theo phản ánh của một số người dân, bãi rác này “đột

nhiên” xuất hiện khoảng gần nửa tháng nay mà không rõ ai đổ, gây phản cảm, ảnh hưởng

đến mỹ quan đô thị. Nếu không sớm được xử lý sẽ gây ảnh

hưởng đến mỹ quan đô thị, hình ảnh của khu phố văn hoá và đặc biệt gây ảnh hướng đến vệ sinh môi trường, nhất là khi Đà Lạt

đang vào mùa mưa.HỒNG THẮM

lần kiến nghị lên ngành chức năng và chính quyền địa phương đề nghị nâng cấp, sửa chữa nhưng tất cả chỉ nằm trên văn bản, giấy tờ.

Ông Hoàng Công Hải, Tổ trưởng Tổ dân phố 5, thị trấn Lộc Thắng cho biết: Tổ dân phố đã vận động một doanh nghiệp hỗ trợ đổ hàng trăm xe đá để cải thiện tình hình. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời còn về lâu dài thì tuyến đường vẫn cần sớm được đầu tư bài bản. Tình trạng này nếu tiếp tục kéo dài thì không chỉ ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân mà còn làm hạn chế việc phát triển kinh tế, xã hội.

Tổ dân phố 5 nằm cách trung tâm thị trấn Lộc Thắng khoảng 2 km. Việc thị trấn Lộc Thắng đã được công nhận là đô thị loại V là sự công nhận về bước phát triển kinh tế, xã hội và hạ tầng cơ sở. Việc nâng cấp, cải tạo tuyến đường vào Tổ dân phố 5 là cần thiết nhằm đồng bộ hóa việc phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần vào việc phát triển chung của địa phương.

ĐÔNG ANH

Còn hợp đồng sang nhượng đất giữa vợ chồng ông Nguyễn Văn Thiện - Đoàn Thị Nguyên và vợ chồng ông Bùi Văn Đạt - Nguyễn Thị Nga là do ông Phan Đại Thắng xác nhận, nhưng không gửi về Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lâm Hà để

làm sổ đỏ, mà chỉ để cấn trừ nợ và để vợ chồng ông Bùi Văn Đạt - Nguyễn Thị Nga có cơ sở dùng làm tài sản thế chấp nâng mức vay vốn tại Ngân hàng NN-PTNT huyện Lâm Hà.

Như vậy, theo chúng tôi, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của vợ chồng ông Nguyễn Văn Thiện - Đoàn Thị Nguyên đã hoàn tất, do đó không thể không khởi tố vụ án, khởi tố bị can về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Bỗng dưng xuất hiện bãi rác

Bãi rác nằm đè lên mương thoát nước bên đường.

Ý KIẾN LUẬT SƯ:

8 THỨ HAI 19 - 6 - 2017

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT

* Xét đơn xin cấp GCNQSD đất sau chuyển nhượng của hộ ông, bà Trần Văn Thành ngày 9/6/2017.

Địa chỉ thường trú: thôn 1 - xã Lộc Châu - TP Bảo Lộc.

Nay UBND xã Lộc Châu thông báo với nội dung sau:

Hộ ông Lê Quang Định được cấp GCNQSD đất số N 536758, thửa 23, diện tích 230 m2 đất ở, tờ bản đồ 27 (H 180 IIB), tại Quyết định số 201/QĐ-UB ngày 24/6/1999 của UBND TX Bảo Lộc (nay là TP Bảo Lộc).

Đến ngày 25/8/2002, ông Lê Quang Định chuyển nhượng cho hộ ông Trần Văn Thành thửa 23, diện tích 230 m2 đất ở và ông Định đã bỏ đi khỏi địa phương từ năm 2002 đến nay (Giấy CNQSD đất thuộc danh sách sổ tồn tại bộ phận một cửa của UBND TP Bảo Lộc).

Địa chỉ thửa đất: thôn 1, xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc

Sau 30 ngày kể từ ngày 14/6/2017 đến ngày 14/7/2017 ra thông báo, nếu không có ai tranh chấp, khiếu nại UBND xã Lộc Châu lập hồ sơ trình Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Lâm Đồng hủy GCNQSD đất thửa 23, diện tích 230 m2, tên hộ ông Lê Quang Định và cấp lại GCN QSD đất cho ông, bà Trần Văn Thành mọi khiếu nại sau này UBND xã Lộc Châu không giải quyết.

... Trong đó, cấp xã, thị trấn là 32 người, các phòng, ban cấp huyện là 34 người, còn lại 201 người là viên chức các đơn vị sự nghiệp. Nhờ được quan tâm, tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ chính trị nên trình độ lý luận chính trị của cán bộ nữ tại Đơn Dương không ngừng được nâng lên. Đến nay, có 12/77 cán bộ nữ tại địa phương đạt trình độ cao cấp lý luận chính trị, chiếm tỷ lệ hơn 15%, 168/443 cán bộ nữ có trình độ trung cấp lý luận chính trị, đạt tỷ lệ 37,92% và trình độ sơ cấp lý luận chính trị là 428/1.007 người, đạt tỷ lệ 42,5%.

Đồng chí Trương Văn Bình - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đơn Dương cho biết: “Chúng tôi đánh giá rất cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, trong những năm qua,

Huyện ủy Đơn Dương luôn quan tâm công tác bố trí cán bộ nữ. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và các cơ quan tổ chức có nhiều chuyển biến tích cực. Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, có 50 cán bộ nữ tham gia cấp ủy cơ sở, đạt tỷ lệ 23,58%. Còn cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020 là 5 đồng chí, đạt tỷ lệ 12,2%. Trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND huyện có 14/40 đại biểu là nữ, chiếm tỷ lệ 35%. Từ năm 2008 đến nay, có 527 quần chúng ưu tú nữ tại Đơn Dương được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện và phát huy vai trò của phụ nữ trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương”. DUY NGUYỄN

Phát huy vai trò... TIẾP TRANG 2

... tổng thu ngân sách nhà nước đạt 542,6 tỷ đồng, đạt 59% kế hoạch, bằng 144% so với cùng kỳ; tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 3.985 tỷ đồng, đạt 50,2% kế hoạch, bằng 109% so với cùng kỳ.

Trong 6 tháng vừa qua, tổng lượng khách đến Đà Lạt là 2,4 triệu lượt, đạt 51,1% kế hoạch, tăng 10% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Đà Lạt 6 tháng qua ước đạt 1.669 tỷ đồng (giá hiện hành), tăng 6,5% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ (giá hiện hành) ước đạt 5.737 tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ.

Trong công tác xây dựng Đảng, hiện nay Đảng bộ thành phố Đà Lạt có tổng số 62 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc với 6.085 đảng viên. 6 tháng đầu năm, toàn Đảng bộ có 66 đảng viên mới được kết nạp.

Trên các lĩnh vực khác như sản xuất nông nghiệp công nghệ cao được chú trọng; công tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ thực vật, thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường; công tác quản lý trật tự đô thị tiếp tục có chuyển biến tích cực; lĩnh vực văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục - đào tạo, dân tộc, tôn giáo được thực hiện theo kế hoạch và đạt nhiều kết quả; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, công tác quốc phòng, trực sẵn sàng chiến đấu được đảm bảo…

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Bí

thư Tỉnh ủy đã ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Lạt đã đạt được trên các lĩnh vực trong 6 tháng qua, đồng thời lưu ý một số nội dung cần thực hiện trong thời gian tới như: Ban Thường vụ Thành ủy Đà Lạt cần tập trung lãnh, chỉ đạo hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trên các lĩnh vực đã đề ra; tháo gỡ khó khăn, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn; rà soát, tháo gỡ khó khăn, khẩn trương triển khai quy hoạch thành phố Đà Lạt nhưng không được phá vỡ quy hoạch chung của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn; trong phát triển nông nghiệp cần mở rộng liên kết, sớm quy hoạch các trung tâm giao dịch, bảo quản nông sản; quy hoạch sắp xếp lại diện tích hệ thống nhà lưới, nhà kính trên địa bàn; nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Đà Lạt; tiếp tục xây dựng Đà Lạt trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao của Việt Nam; tăng cường công tác xây dựng Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII và thực hiện Chỉ thị 05 Bộ Chính trị; phát huy vai trò của mặt trận và các đoàn thể trong việc giám sát, phản biện xã hội…

DUY DANH

Bí thư Tỉnh ủy... TIẾP TRANG 1

THÔNG BÁO TÌM NGƯỜIBà Nguyễn Thị Bảy nhắn tìm chồng là ông Nguyễn Văn Ánh, sinh năm 1959,

địa chỉ nơi cư trú cuối cùng 637/42 Nguyễn Văn Cừ, phường Lộc Phát, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, bỏ nhà đi từ năm 1998, đến 23/12/2005 đã bị cắt hộ khẩu, đến nay không tin tức.

Nay ông Ánh ở đâu, về để giải quyết việc xin ly hôn của bà Nguyễn Thị Bảy. Nếu ông không về trong thời gian 4 tháng kể từ ngày đăng tin, bà Nguyễn Thị Bảy có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Công ty Cổ phần đầu tư Việt Quốc có trụ sở tại địa chỉ: R15 Nguyễn Trung Trực, Phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Vào ngày 7/5/2017, ông Trần Vinh là người đại diện theo pháp luật trước đây của công ty có cầm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AW742767 của công ty đi từ nhà riêng của ông Vinh đến dự án của công ty tại xã Tà Nung, TP Đà Lạt. Trong quá trình di chuyển, do sơ ý nên ông Vinh đã đánh rơi và làm thất lạc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AW742767, do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 10/11/2008.

- Mô tả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thửa đất số 07, tờ bản đồ số ĐCCS2, diện tích 122,73 ha. Mục đích sử dụng: Đất rừng phòng hộ môi trường cảnh quang để triển khai dự án trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng nông lâm kết hợp.

Vậy ai nhận được xin vui lòng liên hệ số điện thoại: 0918320272 gặp chị Thu. Công ty chúng tôi xin cảm ơn và hậu tạ!

THÔNG BÁO MẤT GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

THÔNG BÁO“V/v thay đổi Giấy phép hoạt động kinh doanh

Văn phòng Công chứng...”Căn cứ Quyết định số: 45/QĐ-UBND ngày 10 tháng 1 năm 2017 V/v cho phép

Văn phòng Công chứng (có tên gọi theo quyết định cho phép thành lập: Văn phòng Công chứng Lạc Dương) chuyển đổi thành Văn phòng Công chứng Đoàn Quang Lưu. Hoạt động theo loại hình Công ty hợp danh;

Trụ sở số: 31 Phan Chu Trinh, Phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng;Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng số: 05/TP-ĐKHĐ ngày 24 tháng

04 năm 2017 Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng cấp cho:1- Ông Chu Văn Sửa; Chức vụ Trưởng Văn phòng công chứng Đoàn Quang Lưu;2- Ông Đoàn Quang Lưu, Chức vụ - Công chứng viên hợp danh.Văn phòng công chứng Đoàn Quang Lưu xin chịu trách nhiệm pháp luật về tính

chính xác của nội dung thông báo này.

... Vấn đề họ quan tâm lớn nhất là chất lượng giống và thị trường tiêu thụ hạt. Bức tranh về chất lượng giống mắc ca 4-5 năm trước đang là bức xúc của những người có hàng trăm cây mắc ca “điếc” và là ám ảnh của những người dự định trồng mắc ca.

Ông K’Sĩ ở xã Đạ K’Nàng (huyện Đam Rông), dù chưa trồng cây mắc ca nào, nhưng tham dự đầy đủ các buổi tư vấn kỹ thuật trồng mắc ca từ Lâm Hà cho đến Di Linh, chỉ với mong muốn tìm được lời giải là những giống mắc ca nào thực sự tốt và phù hợp để trồng cùng nhau nhằm thuận lợi cho cây thụ phấn chéo, mà vẫn bảo đảm chất lượng quả - hạt - nhân đồng đều. Ông Sĩ và nhiều gia đình nông dân khác cũng quan tâm đến nguồn vốn tín dụng mắc ca của ngân hàng để bảo đảm nguồn vốn cho việc triển khai trồng mắc ca.

Ngày 5/6/2016, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đưa ra gói tín dụng mắc ca và cam kết bảo hiểm tiền vay đối với cây mắc ca lấy giống từ hai Công ty Him Lam và Vinamacca, trị giá 11 ngàn tỷ đồng tại tỉnh Lâm Đồng, trong đó, 10 ngàn tỷ đồng là gói hỗ trợ trực tiếp cho nông dân trồng mắc ca, với thời gian cho vay lên đến 10 năm và thời

gian ân hạn lên đến 5 năm. Bà Lê Thị Kim Anh - Giám đốc Ngân hàng

Bưu điện Liên Việt chi nhánh Lâm Đồng chia sẻ: Chúng tôi là ngân hàng đầu tiên và duy nhất đến thời điểm này cung cấp tín dụng mắc ca, phương thức trả nợ linh hoạt, cho phép người vay được trả trước hạn và ưu tiên cho hộ gia đình, cá nhân.

Vĩ thanh Việc Hiệp hội Mắc ca, Công ty CP Him

Lam, Công ty Vinamacca và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt thông tin đầy đủ để bà con có nhận định đúng về cây mắc ca, tạo niềm tin cho bà con, để bà con mạnh dạn đầu tư vào trồng mắc ca là những bảo đảm mới và tín hiệu vui thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất mắc ca và góp phần phát triển kinh tế của địa phương. Hy vọng cây mắc ca ở Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng thực sự trở thành cây làm giàu chứ không phải cây “mắc nợ”. Và triển vọng về thủ phủ mắc ca Lâm Đồng thực sự đưa cây mắc ca trở thành cây trồng bền, sản phẩm hạt mắc ca thực sự cũng là “nữ hoàng” của các loại hạt ở Việt Nam.

Phóng sự LÊ HOA

Mắc ca... TIẾP TRANG 3