Mau lap du an nha may bot giay

75
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC ----------- ---------- DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY ĐỊA ĐIỂM : TỈNH QUẢNG NAM CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH XXX

description

Mẫu lập dự án nhà máy bột giấy, http://lapduan.com.vn CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH Trụ sở: 158 Nguyễn Văn Thủ, P. Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh Hotline: 0839118552 - 0918755356 - Fax: 0839118579

Transcript of Mau lap du an nha may bot giay

Page 1: Mau lap du an nha may bot giay

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

----------- ----------

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY

ĐỊA ĐIỂM : TỈNH QUẢNG NAM

CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH XXX

Tp. Hồ Chí Minh - Tháng 5 năm 2011

Page 2: Mau lap du an nha may bot giay

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

----------- ----------

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY

Tp.Hồ Chí Minh - Tháng 5 năm 2011

Page 3: Mau lap du an nha may bot giay

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN............................................................4I.1. Giới thiệu chủ đầu tư.............................................................................................................4I.2. Mô tả sơ bộ dự án..................................................................................................................4I.3. Các văn bản pháp quy về quản lý đầu tư..............................................................................4I.4. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.....................................................................................5CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG............................................................................7II.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam.........................................................................................7II.1.1. Tổng quan về nền kinh tế vĩ mô Việt Nam.......................................................................7II.1.2. Những thách thức của kinh tế Việt Nam năm 2011........................................................10II.2. Tổng quan ngành công nghiệp giấy Việt Nam...................................................................11CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG...............................................14III.1. Mục tiêu nhiệm vụ đầu tư.................................................................................................14III.2. Sự cần thiết phải đầu tư....................................................................................................15CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG..................................................................................16IV.1. Mô tả địa điểm xây dựng..................................................................................................16IV.1.1.Vị trí địa lý tỉnh Quảng Nam..........................................................................................16IV.1.2. Vị trí địa lý khu vực dự án.............................................................................................16IV.2. Điều kiện tự nhiên chung của khu vực dự án...................................................................17IV.2.1. Địa hình..........................................................................................................................17IV.2.2. Khí hậu...........................................................................................................................17IV.2.3. Tài nguyên rừng.............................................................................................................17IV.3. Hiện trạng sử dụng đất......................................................................................................17IV.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật...............................................................................................17IV.4.1. Đường giao thông..........................................................................................................17IV.4.2. Hệ thống thoát nước mặt................................................................................................18IV.4.3. Hệ thống thoát nước bẩn, vệ sinh môi trường...............................................................18IV.4.4. Hệ thống cấp điện, chiếu sáng công cộng......................................................................18IV.5. Nhận xét chung về hiện trạng vị trí đầu tư dự án..............................................................18CHƯƠNG V : QUI MÔ CÔNG SUẤT DỰ ÁN.......................................................................19V.1. Phạm vi và thế mạnh của dự án..........................................................................................19V.2. Mô hình các hạng mục đầu tư xây dựng............................................................................19V.3. Quy trình công nghệ...........................................................................................................20CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG. PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH...............................................................................................................22VI.1. Phương án hoạt động và sử dụng người lao động............................................................22VI.2. Tiến độ thực hiện..............................................................................................................22VI.2.1. Tiến độ của dự án...........................................................................................................22VI.2.2. Giải pháp thi công xây dựng..........................................................................................22VI.3. Hình thức quản lý dự án....................................................................................................23VI.4. Thiết bị thi công chính......................................................................................................24CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG......................................................25VII.1. Đánh giá tác động môi trường.........................................................................................25VII.1.1. Giới thiệu chung...........................................................................................................25VII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường............................................................25

Page 4: Mau lap du an nha may bot giay

VII.1.3. Điều kiện tự nhiên........................................................................................................25VII.2.Tác động của dự án tới môi trường..................................................................................26VII.2.1. Đánh giá tác động môi trường trong quá trình chuẩn bị mặt bằng...............................26VII.2.2. Đánh giá tác động môi trường trong quá trình xây dựng.............................................26VII.2.3. Đánh giá tác động môi trường trong quá trình vận hành..............................................27VII.3. Biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án...................................................30VII.3.1. Các biện giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn chuẩn bị dự án..................30VII.3.2. Các biện giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn xây dựng dự án................31VII.3.3. Các biện giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn hoạt động dự án...............31VII.4. Kết luận...........................................................................................................................33CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN.....................................................................34VIII.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư............................................................................................34VIII.2. Nội dung Tổng mức đầu tư............................................................................................34VIII.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt........................................................................................34VIII.2.2. Chi phí thiết bị.............................................................................................................35VIII.2.3. Chi phí quản lý dự án..................................................................................................35VIII.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng...................................................................................35VIII.2.5. Chi phí khác................................................................................................................36VIII.2.6. Dự phòng phí...............................................................................................................36VIII.2.7. Lãi vay trong thời gian xây dựng................................................................................36CHƯƠNG IX: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN...........................................................................38IX.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án.............................................................................................38IX.1.1. Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư...................................................................38IX.1.2. Tiến độ sử dụng vốn......................................................................................................38IX.1.3. Nguồn vốn thực hiện dự án............................................................................................38IX.2. Phương án hoàn trả vốn vay.............................................................................................39IX.2.1. Lịch vay vốn..................................................................................................................40IX.2.2. Lịch trả nợ......................................................................................................................40CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH...................................................................42X.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán..............................................................................42X.2. Các thông số giả định dùng tính toán hiệu quả kinh tế......................................................42X.3. Doanh thu từ dự án.............................................................................................................44X.4. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án............................................................................................44X.5. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội...............................................................................46X.5.1. Hiệu quả kinh tế..............................................................................................................46X.5.2. Lợi ích xã hội..................................................................................................................46CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................48XI.1. Kết luận.............................................................................................................................48XI.2. Kiến nghị...........................................................................................................................48

Page 5: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư Tên Công Ty: Công ty TNHH XXX Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 3701008073 Giấy chứng nhận đăng ký thuế, do cục thuế cấp ngày: 18-09-2008 Trụ sở công ty: 3/2 ấp Bình Đường 3, An Bình – Dĩ An – Bình Dương. Đại diện pháp luật công ty: Phan Tấn Thêm Di động: 0918 606 007 Chức vụ: Giám đốc công ty. Điện Thoại: 0650 3793 819 – 20 ; Fax : 0650 3793 818 Email : [email protected] . Mã số thuế : 3701008073

I.2. Mô tả sơ bộ dự án Tên dự án : Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy . Địa điểm : Cụm Công nghiệp Quế Thọ 2, xã Quế Thọ, huyện Hiệp Đức,

tỉnh Quảng Nam. Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới.

I.3. Các văn bản pháp quy về quản lý đầu tư Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt

Nam; Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt

Nam; Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt

Nam; Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam; Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt

Nam; Luật Kinh doanh Bất động sản 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam; Luật Nhà ở 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt

Nam; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội

nước CHXHCN Việt Nam; Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam; Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt

Nam; Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án

đầu tư xây dựng công trình.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 4

Page 6: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;

Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;

Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;

Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình;

Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;

Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình

I.4. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Các tiêu chuẩn Việt Nam

Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất bột giấy thực hiện trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);- Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc

gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);- TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;- TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN

2737 -1995;- TCVN 375-2006 : Thiết kế công trình chống động đất;- TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;- TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử

dụng;- TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;- TCVN 2622-1995 : PCCC cho nhà, công trình yêu cầu thiết kế;- TCVN-62:1995 : Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;- TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 5

Page 7: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

- TCVN 6305.1-1997 : (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);- TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;- TCXD 33-1985 : Cấp nước - mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;- TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;- TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;- TCXD 188-1996 : Nước thải đô thị -Tiêu chuẩn thải;- TCVN 4474-1987 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà;- TCVN 4473:1988 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong;- TCVN 5673:1992 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;- TCVN 4513-1998 : Cấp nước trong nhà;- TCVN 6772 : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;- TCVN 188-1996 : Tiêu chuẩn nước thải đô thị;- TCVN 5502 : Đặc điểm kỹ thuật nước sinh hoạt;- TCVN 5687-1992 : Tiêu chuẩn thiết kế thông gió - điều tiết không khí - sưởi ấm;- TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép;- 11TCN 19-84 : Đường dây điện;- 11TCN 21-84 : Thiết bị phân phối và trạm biến thế;- TCVN 5828-1994 : Đèn điện chiếu sáng đường phố - Yêu cầu kỹ thuật chung;- TCXD 95-1983 : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình dân dụng; - TCXD 25-1991 : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng;- TCXD 27-1991 : Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;- TCVN-46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng;- EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet Nam).

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 6

Page 8: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

II.1. Tổng quan nền kinh tế Việt NamII.1.1. Tổng quan về nền kinh tế vĩ mô Việt Nam Năm 2010, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp, kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng thể hiện thành tựu đạt được nền kinh tế vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và thách thức. Việc đánh giá, nhìn nhận lại kinh tế Việt Nam năm 2010 để rút ra những bài học, chỉ rõ những thách thức và giải pháp cho năm 2011 có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam. Có thể tiếp cận và đánh giá một nền kinh tế từ nhiều phương diện. Trong bài viết này, bức tranh kinh tế Việt Nam được nhìn nhận từ góc độ vĩ mô dựa trên diễn biến tình hình kinh tế trong năm và các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản.

Tăng trưởng kinh tếNăm 2010, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động

của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng GDP theo các quý trong năm 2010 liên tục cải thiện. Tốc độ tăng GDP quý I đạt 5,83%, quý II là 6,4%, quý III tăng lên 7,14% và dự đoán quý IV sẽ đạt 7,41%. Uớc tính GDP cả năm 2010 có thể tăng 6,7%, cao hơn nhiệm vụ kế hoạch (6,5%). Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công. Với kết quả này tốc độ tăng trưởng GDP cả giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 7%/năm và thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm  2010 ước đạt 1.160 USD.

Các chỉ số tăng trưởng cho các ngành cũng thể hiện một xu hướng phục hồi rõ rệt. Công nghiệp tiếp tục là đầu tàu của tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2009 và năm 2010 ước tăng 14% so với năm 2009. So với khu vực công nghiệp thì khu vực dịch vụ cũng có sự phục hồi sau khủng hoảng kinh tế thế giới những ở mức độ thấp hơn. Tốc độ tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm là 7,24% và triển vọng tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ cả năm 2010 có thể đạt 7,5%. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, năm 2010 gặp nhiều khó khăn: đầu năm hạn hán nghiêm trọng, giữa năm nắng nóng gay gắt, cuối năm mưa lũ lớn kéo dài ở miền Trung và Tây Nguyên. Những khó khăn này đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất vụ mùa, nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi. Tuy nhiên, do thực hiện nhiều chính sách và giải pháp hỗ trợ hộ nông dân và các doanh nghiệp về vốn, vật tư, tiêu thụ kịp thời, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9 tháng đầu năm đã tăng 2,89% so với cùng kỳ năm 2009, và ước cả năm 2010 tăng khoảng 2,8%.

Đầu tư phát triểnKinh tế phục hồi là một nguyên nhân quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư phát

triển. Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 đã đạt được những kết quả tích cực. Ước tính tổng đầu tư toàn xã hội năm 2010 đạt 800 nghìn tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2009 và bằng 41% GDP. Trong đó, nguồn vốn đầu tư của tư nhân và của dân cư dẫn đầu bằng 31,2% vốn đầu tư toàn xã hội, nguồn vốn đầu tư nhà nước (gồm đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước và nguồn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước) bằng 22,5%, tăng 4,7% so với năm 2009. Những kết quả này cho thấy các nguồn lực trong nước được huy động tích cực hơn. Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tính đến hết tháng 11, cả nước thu hút được 833 dự án mới với tổng số

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 7

Page 9: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

vốn đăng ký đạt 13,3 tỷ USD, bằng 60% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó vốn thực hiện ước đạt 10 tỷ USD, tăng 9,9%. Mặc dù vốn FDI đăng ký có thấp hơn nhiều so với năm 2009 nhưng tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký lại cao hơn nhiều. Đây có thể được coi là điểm sáng trong thu hút FDI năm 2010. Điều này cũng cho thấy sự cam kết lâu dài các nhà đầu tư nước ngoài ở thị trường Việt Nam. Tốc độ tăng vốn đầu tư cao và nhanh một mặt thể hiện quan hệ tích lũy - tiêu dùng đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, nhưng mặt khác lại cho thấy những hạn chế trong hiệu quả đầu tư. Nếu như năm 1997, chúng ta đạt được tốc độ tăng trưởng 8,2% với vốn đầu tư chỉ chiếm 28,7% GDP thì cũng với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ như vậy năm 2007 (8,5%) chúng ta phải đầu tư tới 43,1% GDP. Đến năm 2010, trong khi tổng mức đầu tư toàn xã hội lên tới 41% GDP, thì tốc độ tăng trưởng lại chỉ đạt 6,7%. Chỉ số ICOR đã tăng tới mức quá cao, trên 8 so với 6,6 của năm 2008. Hệ số ICOR của doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân chỉ có 3-4, trong khi đó ICOR của khu vực kinh tế nhà nước và từ đầu tư của nhà nước tới 9-101 . Bên cạnh đó còn xảy ra tình trạng chậm trễ trong giải ngân nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, lãng phí, thất thoát vốn đầu tư ở tất cả các khâu của quá trình quản lý dự án đầu tư.

Lạm phát và giá cảNăm 2010 lạm phát có những diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến cuối tháng 8 chỉ

số giá tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng ổn định ở mức tương đối thấp, trừ hai tháng đầu năm CPI ở mức cao do ảnh hưởng bởi những tháng Tết. Tuy nhiên, lạm phát đã thực sự trở thành mối lo ngại từ tháng 9 khi CPI tăng bắt đầu xu hướng tăng cao. Đến hết tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 9,58% và mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 8% sẽ không thực hiện được.

Tỷ giáTrong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước (NHNN) kiên trì chính sách ổn

định đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ. Diễn biến tỷ giá trong năm 2010 là khá phức tạp. Mặc dù NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá liên ngân hàng hai lần vào tháng 2 và tháng 10, khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do luôn ở mức cao. Tỷ giá chính thức có thời điểm thấp hơn tỷ giá trên thị trường tự do tới 10%. Đến cuối tháng 11 năm 2010, tỷ giá trên thị trường tự do đã đạt mức 21.500 đồng/USD.

Càng về cuối năm tỷ giá càng biến động và mất giá mạnh, thị trường ngoại hối luôn có biểu hiện căng thẳng. Những bất ổn về tỷ giá có nguyên nhân sâu xa từ những bất ổn về kinh tế vĩ mô đó là bội chi cao, nhập siêu lớn và hiệu quả đầu tư công thấp… làm cho cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung ngoại tệ. Bên cạnh đó hiện tượng đầu cơ và tâm lý cũng gây áp lực mạnh mẽ lên tỷ giá. Những bất ổn trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái đã tiếp tục gây ra những khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Hơn nữa, đồng tiền mất giá còn ảnh hưởng đến lạm phát trong nước do giá hàng nhập khẩu tăng mạnh. Trong bối cảnh lạm phát có xu hướng gia tăng và tính không ổn định trên thị trường tiền tệ, đòi hỏi cần phải có sự lựa chọn linh hoạt cơ chế điều hành tỷ giá để đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ.

Thu chi ngân sáchNăm 2010, tình hình kinh tế trong nước chuyển biến tích cực đã tạo điều kiện để tăng

thu ngân sách nhà nước. Thu ngân sách nhà nước năm 2010 ước đạt 520.100 tỷ đồng, vượt 12,7% so với dự toán, tăng 17,6% so với năm 2009, và đạt tỷ lệ động viên vào ngân sách nhà

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 8

Page 10: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

nước là 26,7%. Mặc dù tỷ trọng thu nội địa có tăng nhưng chiếm tỷ trọng không lớn (khoảng 60%). Việc chấp hành kỷ luật ngân sách không nghiêm, thất thu, gian lận, nợ đọng thuế, kể cả thuế nội địa và thuế xuất nhập khẩu còn lớn. Số nợ thuế chờ xử lý (chiếm hơn 20% tổng số nợ thuế) tăng khá nhiều. Đây là dư địa quan trọng để tăng thu ngân sách và giữ kỷ cương luật pháp về ngân sách nhà nước. Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước ước đạt 637.200 tỷ đồng, tăng 9,4% so với dự toán và tăng 9% so với thực hiện năm 2009. Bội chi ngân sách năm 2010 ước khoảng 117.100 tỷ đồng, bằng khoảng 5,95% GDP, giảm so với năm 2009 (6,9%) và cũng giảm so với kế hoạch đề ra (6,2%). Đó là những kết quả rất đáng khích lệ trong bối cảnh nền kinh tế vừa trải qua cơn suy giảm. Tuy nhiên, bội chi ngân sách vẫn còn cao (chưa về mức dưới 5% như đã duy trì trong nhiều năm) và là một trong những nhân tố góp phần làm gia tăng lạm phát. Điều này cũng cảnh báo độ an toàn của ngân sách trong các năm tiếp theo nếu như không chủ động có các biện pháp cải cách để tạo nền tảng tăng nguồn thu cũng như tăng cường kỷ luật tài chính cho ngân sách.

Xuất nhập khẩu và cán cân thương mạiNăm 2010, xuất nhập khẩu khẩu của Việt Nam có nhịp độ tăng trưởng đáng khích lệ

trong bối cảnh kinh tế của những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU… vẫn phục hồi chậm chạp. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt khoảng 70,8 tỷ USD, tăng 24,9% so với năm 2009. Xuất khẩu tăng là do sự đóng góp lớn của những mặt hàng công nghiệp chế biến cộng với sự phục hồi của kinh tế thế giới làm cho xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản được lợi về giá. Vấn đề tồn tại lớn nhất của xuất khẩu đã bộc lộ trong nhiều năm qua là việc vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản, dệt may, da giầy... Hơn nữa, các mặt hàng công nghiệp chế biến vẫn mang tính chất gia công. Như vậy, xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa xây dựng được các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn.

Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010 ước đạt 82,6 tỷ USD, tăng 19,8% so với năm 2009. Nguyên nhân chính của sự gia tăng nhập khẩu là do kinh tế có sự phục hồi làm gia tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất (chiếm khoảng 80% cơ cấu nhập khẩu). Mặc dù cả kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu đều tăng, nhưng do tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu, nên nhập siêu năm 2010 giảm xuống chỉ còn khoảng 11,8 tỷ USD, chiếm 16,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, so với những năm gần đây cán cân thương mại đã có sự cải thiện đáng kể, thể hiện quyết tâm của chính phủ trong việc kiềm chế nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết. Song mức nhập siêu vẫn còn cao cho thấy việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn còn chậm.

Cán cân thanh toánNếu như năm 2009, cán cân thanh toán tổng thể thâm hụt 8,8 tỷ USD, thì năm 2010

đã có sự cải thiện đáng kể. Phần thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai năm 2010 trên thực tế có thể được bù đắp hoàn toàn bởi thặng dư trong cán cân tài khoản vốn. Tuy nhiên, dự báo cán cân thanh toán năm 2010 vẫn thâm hụt khoảng trên 2 tỷ USD trong cán cân tài khoản vốn gây ra. Thực tế, tình trạng căng thẳng trên thị trường ngoại hối và việc giá vàng liên tục leo thang khiến doanh nghiệp và người dân găm giữ đô la và vàng. Như vậy, việc bố trí lại danh mục đầu tư của doanh nghiệp và người dân sang các loại tài sản bằng ngoại tệ và vàng sẽ tiếp tục gây ra vấn đề “lỗi và sai sót” và thâm hụt trong cán cân thanh toán trong năm

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 9

Page 11: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

2010. Bên cạnh đó, mặc dù cán cân thanh toán được cải thiện trong năm 2010, lượng dự trữ ngoại hối vẫn không tăng một mặt do Ngân hàng nhà nước can thiệp vào thị trường để giữ ổn định tỷ giá, mặt khác có một lượng ngoại tệ lớn đang lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng.

II.1.2. Những thách thức của kinh tế Việt Nam năm 2011

Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2011 phụ thuộc vào ba yếu tố chính: tình hình kinh tế thế giới, sức mạnh nội tại và ổn định kinh tế vĩ mô trong nước và sự điều hành của Chính phủ. Tuy nhiên bên cạnh những thời cơ, thuận lợi thì cũng đặt ra nhiều thách thức cho cả ba yếu tố trên. Trong ngắn hạn, năm 2011 sẽ tiếp tục chứng kiến sự phục hồi ở những nền kinh tế trên thế giới. Hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế sẽ được hồi phục nhanh hơn sau khi có sự phục hồi chậm trong năm 2010. Hơn nữa, Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những thị trường đầu tư hấp dẫn và nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh trong những năm tới. Những điều này tạo ra những ảnh hưởng tích cực trực tiếp lên nền kinh tế Việt Nam để có thể duy trì tăng trưởng khả quan hơn trong năm 2011. Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu thách thức lớn hơn, nhất là trong bối cảnh hậu khủng hoảng những rào cản thương mại mới ngày càng nhiều với các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại các thị trường lớn sẽ dành cho các mặt hàng xuất khẩu, nhất là các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như khoáng sản, nông, lâm, hải sản. Đối với trong nước, những bất ổn vĩ mô và những yếu kém trong nội tại nền kinh tế sẽ trở thành thách thức lớn cho phát triển kinh tế năm 2011. Trước hết, những nhân tố tiềm ẩn lạm phát vẫn tiếp tục trong năm 2011. Đó là giá cả thị trường thế giới sẽ tăng khi kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi, chính sách điều chỉnh tăng lương vào tháng 5/2011 sẽ tạo ra tâm lý và lý do để thị trường tăng giá hàng hóa tiêu dùng, tỷ giá biến động, đầu tư công chưa hiệu quả và bội chi ngân sách tiếp tục gây sức ép lên lạm phát... Thứ hai, mặc dù tình trạng nhập siêu đã được cải thiện nhưng chưa tạo được nền tảng vững chắc. Tình trạng này chắc chắn không dễ giải quyết trong ngắn hạn khi cơ cấu kinh tế kém hiệu quả, công nghiệp phụ trợ yếu kém và nguyên phụ liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng còn phụ thuộc khá nặng nề vào nước ngoài. Thứ ba, bội chi ngân sách cũng là áp lực cần giải quyết. Với mức bội chi cao và nếu nguồn vốn bù đắp ngân sách chủ yếu từ thị trường vốn trong nước, mặt bằng lãi suất sẽ chịu áp lực của nhu cầu vốn, mà đầu tiên là lãi suất tiền gửi ngân hàng... Bội chi vẫn là thách thức khi chưa có những biện pháp nghiêm khắc và cụ thể để giải quyết thông qua việc nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước và tiết kiệm chi thường xuyên. Trong bối cảnh thâm hụt, cơ cấu chi, hiệu quả chi và khả năng kiểm soát chi thể hiện dấu hiệu thiếu bền vững của ngân sách bởi các khoản chi tiêu của chính phủ không tạo nên nguồn thu trong tương lai và gây sức ép cho bội chi mới. Thứ tư, đồng nội tệ sẽ tiếp tục bị áp lực giảm giá trong thời gian tới vì lạm phát của Việt Nam luôn ở mức cao hơn so với khu vực và thế giới và NHNN không thể dùng dự trữ ngoại hối ít ỏi để can thiệp mạnh theo nhu cầu vì cần ngoại tệ để giải quyết các nhu cầu thiết yếu khác. Thứ năm, những “nút thắt” của tăng trưởng kinh tế như cơ sở hạ tầng, trình độ nguồn nhân lực và cải cách hành chính vẫn chưa có sự chuyển biến rõ rệt. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước mà còn cản trở lớn đến tăng trưởng kinh tế theo hướng hiệu quả và bền vững trong năm 2011. Về điều hành kinh tế vĩ mô, hiện nay chúng ta dựa trên 3 công cụ chính để tác động đến nền kinh tế, đó là chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ và chính sách cán cân thanh

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 10

Page 12: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

toán. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các chính sách đó còn lúng túng và thiếu linh hoạt. Nhiều chính sách mạng nặng tính hành chính và thiếu kết hợp với các giải pháp dựa trên nguyên tắc thị trường. Hơn nữa, các cơ quan quản lý nhà nước còn đưa ra các giải pháp mang tính tình thế, giật cục, thiếu sự minh bạch và nhất quán làm giảm lòng tin của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Năng lực dự báo kém cộng với dự kiến các biện pháp ứng phó với diễn biến kinh tế thấp kém cũng là những hạn chế quản lý vĩ mô nền kinh tế.

II.2. Tổng quan ngành công nghiệp giấy Việt Nam.Sau khi có phần chững lại vào cuối năm 2008 và 2009, sự tăng trưởng công suất trên

thị trường giấy và bột giấy Việt Nam đã bắt đầu một lịch trình mới. Phản ánh sự cải thiện trong nền kinh tế, sản lượng giấy và tiêu dùng nội địa theo báo cáo đã tăng đáng kể, tới mức mà nguồn cung nguyên liệu khan hiếm đang bắt đầu trở thành một trở ngại.

Theo Hiệp hội Giấy và Bột Giấy Việt Nam (VPPA), năm 2009, khoảng 400.000 tấn công suất đã đi vào hoạt động ở Việt Nam, chủ yếu là các máy xeo nhỏ. Và nhiều dự án mở rộng công suất mới cũng  sẽ  được  đưa  vào  hoạt  động  trong khoảng thời gian từ giữa năm nay tới 2012 có thể làm thay đổi tình hình cung cấp bột hiện tại, do nhiều dự án tập trung vào sản xuất bột. Có một số dự án bị tạm ngừng do khủng hoảng tài chính toàn cầu, đã được triển khai trở lại hoặc có lịch trình mới và còn nhiều dự án khác chưa công bố.

Một số dự án thuộc các công ty lớn như Vinapaco, Tân Mai và Giấy Sài Gòn sẽ làm cho công suất của những công ty này tăng lên gấp bội so với công suất hiện tại và ta sẽ chứng kiến sản lượng bột tăng đáng kể. Việc này cũng có thể tác động tới sự bất hợp lý giữa công nghiệp xuất khẩu dăm mảnh của Việt Nam đang đâm chồi nảy lộc và sự phụ thuộc tiếp tục vào các sản phẩm bột và giấy nhập khẩu.

VPPA đã công bố những thông tin rất đáng hoan nghênh về các công ty nhỏ hơn. Nhà máy bột Phương Nam, một nhà máy mới ở Long An, dự kiến khởi động vào đầu năm nay sau nhiều lần trì hoãn, vẫn trong quá trình thực hiện  đầu tư. Nhà máy bột phi gỗ tẩy trắng này có công suất 100.000 tấn/năm do Andritz cung cấp, sử dụng đay làm nguyên liệu và sản lượng của nhà máy nhằm thay thế cho bột nhập khẩu mà các nhà sản xuất giấy in/viết trong nước đang sử dụng, dự kiến sẽ khởi động vào năm 2012. An Hòa, đang xây dựng một nhà máy mới ở tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc Việt Nam, cũng đang triển khai các kế hoạch đưa vào hoạt động một máy xeo giấy tráng phấn chuyên dụng, công suất 130.000 tấn/năm và một dây chuyền bột gỗ keo tẩy trắng 130.000 tấn/năm. Theo VPPA, dây chuyền bột này sẽ khởi động vào năm nay. Và các nhà cung cấp cho biết máy xeo sẽ khởi động vào tháng 3/2012.VPPA cũng cho hay Công ty Cổ phần Giấy Bãi Bằng (không phải nhà máy Bãi Bằng của Vinapaco) đang lắp đặt một máy xeo mới ở thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Máy xeo đa nhiệm đã qua sử dụng của Nhật công suất 50.000 tấn/ năm, có thể sản xuất nhiều loại giấy đồ họa, dự kiến sẽ khởi động trong năm nay. Hiện tại, nhà máy chỉ sản xuất một lượng nhỏ bột gỗ tẩy trắng.

Bộ Công Thương cho biết, để khắc phục sự mất cân đối nhu cầu giữa sản xuất bột giấy và chế biến giấy; đồng thời tăng cường năng lực sản xuất, ngành giấy đang khẩn trương triển khai xây dựng để sớm đưa vào hoạt động nhà máy bột giấy Phương Nam, nhà máy bột và giấy An Hoà, nhà máy giấy Kontum, nhà máy giấy Tân Mai – miền Đông của Công ty cổ

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 11

Page 13: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

phần Tập đoàn Tân Mai, nhà máy giấy và bột giấy Thanh Hoá, mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng giai đoạn 2…

Từ đầu năm đến nay, gần như giá nguyên liệu giấy được điều chỉnh tăng theo chu kỳ 15 ngày hoặc 1 tháng/lần và đẩy giá bột nguyên liệu giấy ở mức cao kỷ lục. So với cuối năm 2009, giá bột giấy cao cấp đã tăng khoảng 30% và hiện ở mức 900-950 USD/tấn; giá giấy OCC (giấy loại- giấy nguyên liệu làm bao bì) là 350 USD/tấn. Nếu như thời điểm cuối năm 2009, giá các loại giấy vụn thu mua vào khoảng 800 - 1.000 đồng/kg thì đến thời điểm này tăng lên 3.500 - 3.700 đồng/kg; giá nhập khẩu giấy cùng loại này khoảng 5.000 đồng/kg.

Các doanh nghiệp sản xuất giấy công nghiệp hiện đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn trước tốc độ tăng của giá nguyên liệu giấy.

Theo Hiệp hội Giấy Việt Nam, sự biến động mạnh giữa tỷ giá USD và VND trong thời gian qua là nguyên nhân chính làm tăng giá nguyên liệu giấy nhập khẩu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu giấy còn phải đối mặt với việc tăng lương nhân công, tăng giá các nguyên liệu phụ phẩm, than, dầu, đặc biệt là điện, nước. Cũng theo Hiệp hội giấy, hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất giấy trong nước còn bị áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam (chiếm khoảng 30% thị phần) về đầu ra sản phẩm và của việc mua nguyên liệu đầu vào.

Mặt khác, hiện nay khoảng 72% nguyên liệu sản xuất giấy là sản phẩm giấy loại. Trên thực tế, lượng giấy loại thu gom để tái sản xuất giấy trong nước chỉ chiếm 32%, số còn lại phải nhập khẩu. Những nghịch lý trong chính sách thuế áp dụng cho mặt hàng giấy loại được xem là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lượng hàng nhập siêu lớn. Bởi theo qui định, giá nhập khẩu giấy loại được áp dụng mức thuế là 0%, như vậy khi mua nguồn nguyên liệu này để sản xuất các doanh nghiệp chỉ phải đóng thuế giá trị gia tăng (VAT). Còn với nguồn hàng trong nước, nếu người bán không có hóa đơn (mà nguồn hàng này hiện chiếm tỷ trọng khá lớn) thì doanh nghiệp sản xuất phải đóng 3% (thuế thu nhập cho người bán lẻ) và cộng thêm phần thuế VAT theo qui định.

Trước tình cảnh tăng giá liên tục của nguồn nguyên liệu, các doanh nghiệp ngành giấy phải điều chỉnh tăng giá sản phẩm với các loại giấy in, giấy viết, giấy in báo từ 5-20%, tùy theo loại và thương hiệu. Theo mức giá bán lẻ tại các nhà sách, cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm trên thị trường, giá tập viết các loại tăng từ 5-15%; các loại sổ tay tăng từ 10-20%, vào khoảng 300-2.000 đồng/cuốn; các loại giấy in (loại giấy A4) tăng 15-20% đồng/gram, hiện có giá bán 70.000 – trên 80.000 đồng/gram, tùy theo loại. Tuy nhiên, nếu tính ra giá thành thì mỗi sản phẩm tăng không quá lớn, khoảng vài trăm đến vài đồng/sản phẩm nên thực tế không ảnh hưởng đến sức tiêu thụ. Thị trường sách và văn phòng phẩm bắt đầu vào mùa cao điểm, theo thông tin từ phía các nhà cung cấp, thời gian tới giá các sản phẩm này sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng.

Giới sản xuất giấy công nghiệp cũng đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn trước tốc độ tăng của giá nguyên liệu giấy. Giá nguyên liệu tăng, giá thành sản phẩm cũng được điều chỉnh tăng theo nhưng vẫn không thể bù lỗ. Sự khan hiếm và tăng giá của nguồn nguyên liệu giấy đầu khiến công suất của nhà máy hiện chỉ đạt khoảng 50% so với trước đây. Việc hoạt động không ổn định này công ty phải chịu tăng thêm nhiều khoản phí, đưa giá thành sản xuất tăng như không chạy hết công suất lò hơi và nhiều nhân công lao động đã nghỉ việc. Đây là mối lo ngại lớn nhất bởi khi vào mùa sản xuất cao điểm hoặc thị trường nguyên liệu ổn định việc tìm kiếm người lao động khá khó khăn. So với cuối năm ngoái, sản phẩm giấy xeo đã

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 12

Page 14: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

được điều chỉnh tăng 70-80%, với mức tăng này có thể bù đắp được chi phí đầu vào. Riêng sản phẩm bao bì hiện doanh nghiệp đang gặp lỗ do chỉ tăng được 10-20%, với số tăng này chưa bằng một nửa so với mức tăng của nguồn nguyên liệu đầu vào.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 13

Page 15: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

III.1. Mục tiêu nhiệm vụ đầu tưQuảng Nam là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển, do địa bàn nằm cạnh Tp. Đà Nẵng

một trong những trung tâm kinh tế lớn của nước ta. Dựa trên các cơ sở phân tích về điều kiện kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên chung của khu vực cũng như trên cơ sở các văn bản pháp lý có liên quan. Việc đầu tư dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy có tính khả thi cao bởi các yếu tố sau:

Thực hiện chiến lược phát triển đô thị, tạo ra mô hình cụ thể phù hợp với quy hoạch và chủ trương chính sách chung, góp phần vào việc phát triển kinh tế của khu vực, của tỉnh nhà đặc biệt là ngành công nghiệp giấy.

Thống nhất quản lý về quy hoạch và xây dựng, phát triển nền kinh tế đồng bộ với tiến trình phát triển tổng thể của tỉnh Quảng Nam. Đồng thời dự án còn đóng góp cho xã hội, cho nền kinh tế tỉnh nhà một nền công nghiệp tiêu thụ không những một lượng lớn cây lá tràm cho các huyện lân cận nhà máy của tỉnh mà còn giúp người nông dân không còn lo lắng về đầu ra cho việc trồng cây lá tràm.

Theo khảo sát trong những năm gần đây, nền nông lâm nghiệp của nước ta gặp nhiều khó khăn. Nhiều người nông dân đã khai phá rừng để trồng cây lá tràm theo khuyến khích, chủ trương của tỉnh. Tuy nhiên hiện nay cây lá tràm lại mất giá khiến nhiều người nông dân lao đao, kèm theo đó là bão liên miên khiến họ lo lắng vì sợ cây sẽ bị ngã…Do đó việc xây dựng nhà máy đối với chủ đầu tư là một nhiệm vụ cấp thiết và cần phải thực hiện ngay không chỉ là quyền lợi của chủ đầu tư trong việc khai thác dự án mà còn giúp những người nông dân cải thiện đời sống, từng bước thoát nghèo.

Xét thấy tại khu vực Quảng Nam tuy đã có một số nhà máy sản xuất bột giấy nhưng những lo lắng, trăn trở lo âu về đầu ra cho sản phẩm cây Keo và cây Bạch đàn chưa được giải quyết thỏa đáng vì giá cả của sản phẩm đầu ra còn quá thấp khiến người nông dân chán nản, nhiều hộ gia đình đã phá bỏ nhiều hecta Keo và Bạch Đàn để trồng sắn. Tuy nhiên thị trường giấy và bột giấy trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực. Nước ta đang trong quá trình nâng cao công suất sản xuất bột giấy để dần loại bỏ hàng nhập khẩu và bắt đầu xuất khẩu vào năm 2012. Hiện nay, Việt Nam vẫn đang cố gắng để đáp ứng nhu cầu trong nước và do đó vẫn còn nhiều cơ hội đang mở ra trước mắt cho các nhà sản xuất cũng như kinh doanh trong thời gian tới. Những điều kiện thuận lợi để đầu tư tại Việt Nam bao gồm lợi thế về địa lý, hệ thống chính trị và xã hội ổn định, tài nguyên rừng, nước và lao động dồi dào. Tuy nhiên rủi ro và thách thức cũng tồn tại song song như cải cách hành chính chậm, nạn tham nhũng tồn tại, cơ sở hạ tầng yếu kém và nhiều quy định khắt khe về môi trường là những rào cản cho những doanh nghiệp ở Việt Nam. Bên cạnh đó các công ty bột giấy Việt Nam cũng đang trong giai đoạn tái cấu trúc nhằm tới sự phát triển bền vững.

Vài năm qua, nhiều dự án đã được hoàn thành và sắp tới nhiều dự án được đưa vào hoạt động. Quy mô của các dự án đầu tư ngày càng lớn, thường từ 50.000 tấn/năm tới trên 300.000 tấn/năm. Các dự án đầu tư ở Việt Nam đã và đang sử dụng các thiết bị tiên tiến của các công ty hàng đầu thế giới trong sản xuất cũng như trong xử lý chất thải. Vật tư, hóa chất của các công ty hàng đầu thế giới cũng đang được sử dụng ở Việt Nam.

Công ty TNHH Dương Chấn cũng không ngoại lệ, là công ty hoạt động trong ngành sản xuất bột giấy chúng tôi nhận thấy nhu cầu của thị trường ngày càng nhiều mà sản phẩm

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 14

Page 16: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

đầu ra còn nhiều hạn chế do việc thiếu hụt trong thị trường nguyên liệu đầu vào. Mà cây Keo, cây lá tràm còn chưa được khai thác đúng mức ở người nông dân, các vùng miền núi. Chính vì lẽ trên, công ty TNHH Dương Chấn nhận thấy cần xây dựng một nhà máy sản xuất bột giấy tại miền trung là cần thiết.

Do đó, để xúc tiến việc thành lập và đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy. Công ty TNHH Dương Chấn đã hoàn thiện báo cáo đầu tư dự án. Dự kiến sơ bộ về phương án kinh doanh cũng như kế hoạch hoàn vốn và trả lãi ngân hàng, trình lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cùng các sở, ban ngành để nhất trí chủ trương. Đầu tư xây dựng dự án sẽ đóng góp một phần nhỏ phúc lợi an sinh cho xã hội nói chung, cho tỉnh Quảng Nam nói riêng.

III.2. Sự cần thiết phải đầu tưBên cạnh các nguồn nhiên liệu như than, điện, nước, hóa chất, xăng dầu, chi phí vận

chuyển... lần lượt được điều chỉnh tăng cao. Hiện nay, các doanh nghiệp trong ngành giấy cũng đang phải đối mặt với giá nguyên liệu giấy tăng mạnh. Để đối phó với thực trạng này, các ngành sản xuất sử dụng nguồn nguyên liệu giấy buộc phải tăng giá sản phẩm và tìm mọi cách để duy trì sản lượng đầu ra và bình ổn giá.

Hiện nay, nguồn nguyên liệu giấy sản xuất trong nước phụ thuộc lớn vào nguồn nhập khẩu, chiếm gần 2/3. Số còn lại, các doanh nghiệp tự sản xuất. Tuy nhiên, do nhập khẩu khoảng 50% nguyên liệu cho việc tự sản xuất này nên sản xuất giấy trong nước ngày càng khó khăn. Theo dự đoán của các ngành hữu quan, đây là một trong những nguyên nhân góp phần tiếp tục đẩy giá giấy tăng cao trong thời gian tới.

Hiện đang bước vào mùa kinh doanh cao điểm nên các doanh nghiệp ngành giấy không thể giảm năng suất sản xuất. Hầu hết các doanh nghiệp đều khẳng định, nếu giá nguyên liệu giấy vẫn tiếp tục căng thẳng thì việc tiếp tục điều chỉnh giá sản phẩm từ giấy tăng trong thời gian tới là khó thể tránh khỏi dù doanh nghiệp luôn nêu cao tinh thần tiết kiệm chi phí sản xuất, chấp nhận giảm lợi nhuận.

Đứng trước tình hình căng thẳng của thị trường giấy và bột giấy như hiện nay thì việc xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy là cần thiết.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 15

Page 17: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

IV.1. Mô tả địa điểm xây dựngIV.1.1.Vị trí địa lý tỉnh Quảng Nam

Tỉnh Quảng Nam nằm ở trung độ của Việt Nam (từ 14057'10'' đến 16003'50'' vĩ độ Bắc, 107012'50'' đến 108044'20'' kinh độ Đông), cách thủ đô Hà Nội 860 km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 865 km về phía Bắc.

- Phía Bắc giáp: Tỉnh Thừa thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng.- Phía Nam giáp: tỉnh Quảng Ngãi.- Phía Tây giáp: tỉnh Kon Tum và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.- Phía Đông giáp: biển Đông.Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Tam Kỳ. Quảng Nam nổi tiếng với hai di

sản văn hóa thế giới là Hội An và Mỹ Sơn.

IV.1.2. Vị trí địa lý khu vực dự án

Nhà máy sản xuất được đặt tại Cụm Công nghiệp Quế Thọ 2, xã Quế Thọ, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.

Vị trí của dự án có nhiều điểm thuận lợi- Nằm gần vùng nguyên liệu.- Nằm gần vùng nguyên liệu xây dựng.- Phát triển hạ tầng thuận lợi.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 16

Page 18: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

IV.2. Điều kiện tự nhiên chung của khu vực dự ánIV.2.1. Địa hình

Diện tích dự án khoảng 2ha, nhà máy được đặt tại cụm công nghiệp Quế Thọ có địa hình tương đối bằng phẳng, nằm gần tuyến giao thông chính của đất nước. Giúp cho vấn đề vận chuyển các sảm phẩm từ miền Trung sang miền Nam – Bắc được dễ dàng cũng như việc vận chuyển nguyên liệu đầu vào từ các tỉnh lân cận.

Quảng Nam có hướng địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn cao trên 2.000m như núi Lum Heo cao 2.045m, núi Tion cao 2.032m, núi Gole - Lang cao 1.855m (huyện Phước Sơn). Núi Ngọc Linh cao 2.598m nằm giữa ranh giới Quảng Nam, Kon Tum là đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn. Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dài cồn cát chạy dài từ Duy Xuyên đến Tam Quan, Núi Thành. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngoài khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang.

IV.2.2. Khí hậu Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô,

chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 25,4 oC. Mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 20oC. Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84% . Lượng mưa trung bình 2000-2500mm, nhưng phấn bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 - 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện trung du miền núi và gây ngập lũ ở các vùng ven sông.

IV.2.3. Tài nguyên rừngTỉnh Quảng Nam có 425.921 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 40,9%; trữ lượng gỗ của tỉnh

khoảng 30 triệu m3. Diện tích rừng tự nhiên là 388.803 ha, rừng trồng là 37.118 ha. Rừng giàu ở Quảng Nam hiện có có khoảng 10 nghìn ha, phân bố ở các đỉnh núi cao, diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình và rừng tái sinh, có trữ lượng gỗ khoảng 69 m3/ha. Các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh nằm ở sông Thanh thuộc huyện Nam Giang.

IV.3. Hiện trạng sử dụng đấtKhu đất của dự án nằm trong cụm công nghiệp Quế Thọ, có diện tích là 2ha. Chủ đầu

tư thuê đất với thời gian là 50 năm. Khu đất dự án nằm bên cạnh những công ty khác trong khu công nghiệp do đó nơi đây tập trung khá nhiều công nhân.

Vị trí của khu đất này tự toát lên giá trị và tiềm năng khai thác kinh tế hiệu quả cho dự án khi đi vào hoạt động

IV.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuậtIV.4.1. Đường giao thông

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 17

Page 19: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

Khu vực đầu tư xây dựng nhà máy có trục đường giao thông chính là tuyến Bắc Nam. Ngoài ra còn có các tuyến đường giao thông bên trong khu công nghiệp.

IV.4.2. Hệ thống thoát nước mặt

Hệ thống thoát nước chưa được xây dựng, hiện tại tự chảy đổ ra các kênh rạch quanh khu đất.

IV.4.3. Hệ thống thoát nước bẩn, vệ sinh môi trườngKhu vực này chưa có hệ thống thoát nước bẩn, toàn bộ nước thải được thoát tự nhiên.

Dự án xây dựng hệ thống thoát nước bẩn độc lập với hệ thống thoát nước mưa. Hệ thống cống sử dụng có đường kính D200-D300. Rác thải được thu gom và chuyển về tập trung.

IV.4.4. Hệ thống cấp điện, chiếu sáng công cộngHiện tại khu vực có đã tuyến trung thế từ lưới điện quốc gia, qua trạm 110/220 KV,

dự kiến sẽ xây dựng thêm tuyến trung thế theo đường tỉnh lộ và nguồn điện sử dụng cho khu vực sẽ được lấy từ tuyến này.

IV.5. Nhận xét chung về hiện trạng vị trí đầu tư dự ánDự án đầu tư xây dựng nhà máy của Công ty TNHH Dương Chấn. Được đặt tại cụm

công nghiệp Quế Thọ, tỉnh Quảng Nam. Khu vực dự án đã được quy hoạch đúng với chức năng của một khu công nghiệp hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn về sản xuất cũng như vấn đề môi trường cho các công ty đầu tư sản xuất ở đây. Vị trí dự án thuận lợi về nhiều mặt như gần vùng nguyên liệu, giao thông thông suốt, đảm bảo quá trình sản xuất và hoạt động của nhà máy.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 18

Page 20: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

CHƯƠNG V : QUI MÔ CÔNG SUẤT DỰ ÁN

V.1. Phạm vi và thế mạnh của dự ánĐầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy tại cụm công nghiệp Quế Thọ. Để đáp

ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường giấy trong nước và nhằm giải quyết lượng nguyên liệu đầu vào chưa được khai thác đầu tư đúng mức. Như chúng ta đã biết các vùng lân cận khu công nghiệp hay các huyện lân cận Quế Thọ như: Nông Sơn, Duy Xuyên, Bắc Trà My, Thăng Bình, Đại Lộc…có trồng rất nhiều cây Keo và cây lá tràm. Để khác thác tất cả các thuận lợi của vị trí khu đất cũng như các tiện ích và mang lại giá trị kinh doanh, thương hiệu công ty chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng nhà máy vào địa điểm nói trên để khai thác triệt để tìm năng và những thuận lợi vốn có.

V.2. Mô hình các hạng mục đầu tư xây dựng Tổng diện tích xây dựng: 2haVới tổng diện tích như trên cùng với sự tính toán và năng lực tài chính chủ đầu tư đầu tư

vào các hạng mục như sau:

Bảng tổng hợp khối lượng xây dựngĐơn vị: 1.000 đồng

STT Hạng mục xây dựngĐơn vị

Số lượng

K. lượng

(1đơn vị)

Tổng cộng

I Các hạng mục công trình

1 Xây dựng văn phòng m² 200.00 200 200

2 Xây tường cao 2,4m m² 220.00 220 220

3 Xây dựng nhà xưởng m² 2,500.00 2,500 2,500

4 Xây dựng hồ xử lý nước thải m² 500.00 500 500

5 Xây dựng bãi để vật liệu gỗ m² 700.00 700 700

6 Xây dựng hồ xử lý hóa chất m² 200.00 200 200

7 Bãi đậu xe m² 200.00 200 200

8 Phần khối lượng san lấp mặt bằng m³ 1,600.00 1,600 1,600

9 Hệ thống điện 3 pha HT 1.00 1 110 Xe cạp 1.00 1 1

11 Hệ thống máy nghiền, máy băm HT 1.00 1 1

12 Hệ thống cấp, thoát nước HT 1.00 1 113 Hệ thống PCCC HT 1.00 1 1

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 19

Page 21: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

V.3. Quy trình công nghệtõ gç c©y keo (apmp)s¶n lîng 40 tÊn/ngµy

gç c©yb¨ng t¶i

m¸y c¾t gç

m¸y röa gçníc b¨ng t¶i

b¨ng t¶I röa kiÓu trôc vÝth¬I níc

m¸y chµ thµnh sîi §/k300

m¸y gia nhiÖt kiÓu trôc vÝt

m¸y trén kiÓu trôc vÝt

thuècbuång ph¶n øng (1)

b¨ng t¶I kiÓu trôc vÝt (02 m¸y song song)

m¸y trén kiÓu trôc vÝt (02 m¸y song song)

buång ph¶n øng (2)

b¨ng t¶I kiÓu trôc vÝt (02 m¸y song song)

m¸y nghiÒn nång ®é cao ®/k600 (02 m¸y song song)---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 20

Page 22: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

níc bÓ l¾ngb¬m

m¸y khö t¹p chÊt 01 cÊp 03 ®o¹n

sµng ¸p lùc 1.2m3

m¸y nghiÒn bét ®Üa kÐp 450t¹p chÊt

m¸y röa bét cao tèc zqgx-1200

c«ng ®o¹n sau

STT TÊN THIẾT BỊ MODEL NĂNG LỰC (TẤN/NGÀY)

CÔNG SUẤT(KW)

1 BĂNG TẢI ZQPS-6000 42 MÁY CẮT 40-45 373 BĂNG TẢI ZQPS-4000 2.24 MÁY RỬA GỖ 45 5.55 BĂNG TẢI KIỂU TẤM XÍCH ZQLS-3000 25-30 36 MÁY GIA NHIỆT TRỤC VÍT ZQLJ-4000 20-30 37 MÁY CHÀ SỢI ZQCF-250 45 1808 MÁY NGHIỀN CAO TỐC ZQGM-600 20-25 1109 MÁY NGHIỀN ĐĨA KÉP SPM-450 8-40 9010 MÁY TRỘN TRỤC VÍT ZQLH-5000 40-45 311 BĂNG TẢI KIỂU TRỤC VÍT ZQLS-5000 40-45 312 BUỒNG PHẢN ỨNG 30 M3 1513 SÀNG ÁP LỰC 1.2 ZQSL-1.2 45 5514 MÁY RỬA BỘT CAO TỐC ZQGX-1200 30-50 18.515 TỔ HỢP KHỬ TẠP CHẤT (08

CHIẾC)606

529.2KW

CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG. PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH

VI.1. Phương án hoạt động và sử dụng người lao độngBIỂU TỔNG HỢP NHU CẦU LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 21

Page 23: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

TT

Chức danh Số lượng Chi phí lương/ tháng

Tổng lương tháng

Tổng lương năm

Chi phí BHXH, BHYT (năm)

1 Giám Đốc 1 7500 7,500

97,500

27,788

2 Phó Giám Đốc 2 6500 13,000

169,000

48,165

3Kế toán, hành chánh

64000

24,000

312,000

88,920

4 Trưởng bộ phận 5 5500 27,500

357,500

101,888

5Công nhân sản xuất

503800

190,000

2,470,000

703,950

6 Bảo vệ, tạp vụ 6 3000 18,000

234,000

66,690

  Tổng chi lương 70   280,000

3,640,000

1,037,400

VI.2. Tiến độ thực hiệnVI.2.1. Tiến độ của dự án

Tổng thời gian thực hiện đầu tư xây dựng nhà máy 6 tháng kể từ tháng 1 năm 2011. Chi tiết tiến độ thực hiện trong phụ lục đính kèm.

VI.2.2. Giải pháp thi công xây dựng Phương án thi công

Có hai phương án thi công chính thường được áp dụng trong xây dựng các công trình đó là thi công đồng thời và thi công cuốn chiếu. Thi công đồng thời nghĩa là toàn bộ các hạng mục đều được triển khai cùng một lúc, thi công cuốn chiếu nghĩa là thi công tuần tự các hạng mục theo tiến độ.

Khu vực xây dựng nhà máy có một diện tích rộng, hơn nữa các hạng mục và tổ hợp hạng mục có những khoảng cách tương đối lớn mặt bằng thi công tương đối rộng nên báo cáo đề xuất sử dụng phương án thi công đồng thời đối với dự án.

Việc triển khai cùng lúc các hạng mục xây dựng, lắp đặt sẽ đảm bảo rút ngắn thời gian thi công, giảm chi phí quản lý, giám sát công trường, các chi phí khác, sớm đưa công trình vào sử dụng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Giải pháp thi công chung bao gồm: Thi công lắp ráp: sử dụng cho các hạng mục vì khèo thép trên không. Thi công toàn khối: cho các hạng mục móng, bể chứa nước, móng thiết bị,

móng cọc, công trình ngầm. Thi công thủ công: cho các hạng mục cổng, tường rào, sân bãi, đường … Vận hành thử: được thực hiện với tất cả các thiết bị, máy móc, trang bị.

Nhà máy sản xuất cao trà vằng là dự án làm mới nên không bị ảnh hưởng bởi các công trình hiện hữu.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 22

Page 24: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

Sơ đồ tổ chức thi côngBáo cáo đề xuất sơ đồ tổ chức chung cho công tác thi công công trình, dự kiến sẽ

được áp dụng thi công, chi tiết sơ đồ tổ chức thi công sẽ được các nhà thầu thi công xây dựng đưa ra trong giai đoạn đấu thầu thi công xây lắp riêng lẻ hoặc do tổng thầu EPC lập.

Hạ tầng kỹ thuật Sân bãi, đường BTXMĐể mặt bằng sân đảm bảo cho các xe nạp lưu thông, TVTK kiến nghị dùng kết cấu hiện

hữu bằng BTXM;Độ dốc ngang của mặt bãi được thiết kế phù hợp phân chia lưu vực thoát nước, cụ thể

được chia thành 2 hướng với độ dốc 1%;Đường giao thông nội bộ BTNĐể đảm bảo giao thông quanh nhà kho, đảm bảo giao thông trong nhà máy, đảm bảo việc

thoát nước mặt và thông ra cổng phụ dễ dàng: Xây bó vỉa xung quanh nhà và xung quanh tường song song hàng rào tạo khuôn

đường; Cải tạo các khuôn hố thu nước bằng BTCT; Thảm BTN hạt mịn dày trung bình 5cm và tạo độ dốc cho thoát nước mưa. Độ dốc

dọc đường là 0.5% và độ dốc ngang đường là 1.0%. Thoát nước mưaCăn cứ vào thực tế hệ thống thoát nước mưa: Phần thoát nước mặt: Xây 02 hố thu nước mặt ; Hố thu bằng thép để công tác thu nước được tốt và phù hợp với mặt bằng và cao độ

mặt đường mới.Bó vỉa và trồng cây xanhXây dựng bó vỉa phân cách giữa phần bãi BTXM, đường BTN với tường rào bao quanh.Trồng cây xanh, cỏ nhung giữa tường rào và khu vực đường, bãi tạo môi trường xanh,

sạch và mỹ quan. Bãi đáĐỗ đá 1x2cm dày 10cm để bảo vệ các ống nước, không cho cỏ mọc và tạo mặt bằng sạch.

VI.3. Hình thức quản lý dự án Theo quy định của Luật xây dựng, căn cứ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân,

người quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây:

Chủ đầu tư xây dựng công trình thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; 

Chủ đầu tư xây dựng công trình trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.Công ty lựa chọn hình thức trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

VI.4. Thiết bị thi công chínhĐể phục vụ công tác thi công xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy tại tỉnh Quảng Nam

an toàn và đạt hiệu suất cao. Báo cáo đề xuất sử dụng các thiết bị thi công sau, xem Bảng danh mục thiết bị thi công.

Dự kiến sơ bộ danh mục thiết bị sử dụng thi công

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 23

Page 25: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

Stt Tên thiết bị Stt Tên thiết bị1 Cẩu 30 tấn 17 Máy cắt điện 2 Cẩu bánh hơi 30 tấn 18 Máy cắt hơi3 Xe kéo 19 Búa hơi phá đường, bê tông4 Máy đào bánh hơi KOBECO 20 Máy mài BOSCH lớn5 Máy hàn TIG 21 Máy mài BOSCH nhỏ6 Biến trở hàn 22 Máy siêu âm kiểm tra mối hàn7 Máy nén khí 23 Máy phun cát8 Máy phát điện 24 Bơm cao áp9 Máy bơm cao áp 25 Máy cắt thép10 Máy phun sơn 26 Búa đóng cọc11 Máy trộn bê tông 27 Máy cắt ống12 Máy đầm dùi điện 28 Máy đầm bàn 13 Máy đầm dùi xăng 29 Xe ban đất14 Khoan bê tông 30 Coffa 15 Xe ben 31 Cây chống thép16 Palant 32 Dàn giáo thépCung cấp điện, nước phục vụ thi công:Cung cấp điện: Sử dụng nguồn điện từ lưới điện quốc gia trong đồng thời trang bị 1

máy phát điện dự phòng.Cung cấp nước: Sử dụng nguồn nước chủ yếu từ giếng khoan ngầm, … để cung cấp

nước thi công và phục vụ công trường và công tác phòng cháy chữa cháy trong quá trình thi công.

Dự án thực hiện theo hình thức E.P.C từ sau giai đoạn thiết kế cơ sở thì công tác thi công xây lắp sẽ do nhà thầu trong nước có nhiều kinh nghiệm trong thi công xây dựng thì các qui trình thi công, sơ đồ tổ chức và các thiết bị phục vụ thi công sẽ do tổng thầu E.P.C đưa ra.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 24

Page 26: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

VII.1. Đánh giá tác động môi trườngVII.1.1. Giới thiệu chung

Nhà máy sản xuất bột giấy được xây dựng tại cụm công nghiệp Quế Thọ 2- Quảng Nam với tổng diện tích 20 000m2 đất.

Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong Nhà máy Sản xuất và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho Nhà máy sản xuất bột giấy khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.

VII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trườngCác quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo

- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua tháng 11 năm 2005.

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 cuả Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường;

- Thông tư số 05/2008/ TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18/12/2008 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

- Quyết định số 62/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành ngày 09/8/2002 về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp.

- Quyết định số 35/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ngày 25/6/2002 về việc công bố Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng.

- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại.

- Tiêu chuẩn môi trường do Bộ KHCN&MT ban hành 1995, 2001 & 2005.- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên

và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN và Môi trường.

VII.1.3. Điều kiện tự nhiên Địa hình tương đối bằng phẳng vì khu đất nằm trong khu quy hoạch tập trung cụm

công nghiệp. Xây dựng nhà máy được chính quyền địa phương tập trung san lấp và điều chỉnh để thuận tiện cho mọi doanh nghiệp thi công xây dựng nhà máy.

VII.2.Tác động của dự án tới môi trường

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 25

Page 27: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

Việc thực thi dự án sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi truờng xung quanh khu vực trạm và khu vực lân cận, tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh gây gián đoạn quá trình vận hành của hệ thống công nghệ trong khu vực. Chúng ta có thể dự báo được những nguồn tác động đến môi trường có khả năng xảy ra trong các giai đoạn khác nhau:

VII.2.1. Đánh giá tác động môi trường trong quá trình chuẩn bị mặt bằng Các tác động chính trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng là : - Bụi, chất thải từ quá trình phát quang, chặt bỏ thảm thực vật tại khu đất dự án; - Bụi, khí thải từ các xe tải vận chuyển thực vật bị chặt, vận chuyển đất cát phục vụ san lấp; - Khí thải từ các xà lan vận chuyển cát phục vụ san lấp mặt bằng; - Bụi, khí thải từ các xe ủi san lấp mặt bằng; - Nước mưa chảy tràn qua toàn bộ khu vực dự án cuốn theo chất thải xuống nguồn nước.

VII.2.2. Đánh giá tác động môi trường trong quá trình xây dựng Nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng

Các hoạt động và nguồn chất thải trong giai đoạn xây dựng được trình bày trong bảng. Bảng: Các hoạt động và nguồn chất thải trong giai đoạn xây dựng.

Stt Các hoạt động Nguồn gây tác động

01 Giải phóng, san lấp mặt bằng

- Bụi, chất thải từ quá trình phát quang, chặt bỏ thảm thực vật tại khu đất dự án;- Bụi, khí thải từ các xe tải vận chuyển thực vật bị chặt, vận chuyển đất cát phục vụ san lấp; - Khí thải từ các xà lan vận chuyển cát phục vụ san lấp mặt bằng; - Bụi, khí thải từ các xe ủi san lấp mặt bằng; - Nước mưa chảy tràn qua toàn bộ khu vực dự án cuốn theo chất thải xuống nguồn nước.

02 Xây dựng cơ sở hạ tầng các hạng mục công trình của dự án

- Khí thải từ các xà lan, tàu thuyền, vận chuyển vật liệu xây dựng, cát, đất, đá, sắt thép, ống cống, cột điện, đường dây, trạm biến điện, thiết bị máy móc, … - Bụi, khí thải từ các máy móc phục vụ thi công xây dựng: búa máy, cần cẩu, … - Bụi, khí thải từ các quá trình thi công có gia nhiệt như cắt, hàn, đốt nóng chảy nhựa Bitum. - Nước mưa chảy tràn qua toàn bộ khu vực dự án cuốn theo chất thải xuống nguồn nước; -Chất thải rắn phát sinh từ quá trình xây dựng.

03 Hoạt động tập kết, lưu trữ nguyên, nhiên, vật liệu.

- Khí thải của các xe tải vận chuyển nhiên, nguyên, vật liệu như: xăng dầu, vật liệu xây dựng, sơn - Chất thải rắn nguy hại bao gồm các thùng chứa xăng dầu, sơn sau khi đã sử dụng, giẻ lau dính dầu mỡ, sơn

04 Sinh hoạt của công nhân hất thải sinh hoạt của công nhân trên công trường.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 26

Page 28: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

tại công trường

Đánh giá tác động trong quá trình xây dựng (1). Tác động đến môi trường nước trong giai đoạn xây dựng: Nguồn gây ô nhiễm nước trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là nước thải sinh hoạt của

công nhân và nước mưa chảy tràn trên bề mặt cồng trường xây dựng. - Do tập trung nhiều công nhân xây dựng nên lượng nước thải sinh hoạt thường lớn

bình quân 60-80 l/người/ngày đêm), song cũng thay đổi theo thời gian và mùa trong năm. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh.

- Nước mưa chảy tràn có lưu lượng phụ thuộc vào chế độ mưa của khu vực và hường có độ đục, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao. Ngoài ra, nước mưa chảy tràn còn chứa nhiều tạp chất khác (dầu mỡ, hoá chất rơi vãi ...).

(2). Tác động đến môi trường không khí trong giai đoạn xây dựng - Trong giai đoạn xây dựng công trình, chất ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi sinh ra

từ quá trình ủi đất, bốc dỡ vật liệu xây dựng và khói hàn có chứ bụi, CO, SOx, NOx, hydrocarbon ; khí thải của các phương tiện giao thông vận tải. Tác động của khí thải lên chất lượng không khí ở giai đoạn này phụ thuộc vào quy mô dự án, thời tiết tại khu vực dự án và chỉ mang tính tạm thời. Tuy nhiên, cũng cần phải đánh giá chi tiết để đề xuất các biện pháp giảm thiểu thích hợp.

- Tiếng ồn phát sinh ở giai đoạn này chủ yếu là từ các máy móc san ủi và các phương tiện giao thông vận tải với mức độ ồn lên tới 80-90 dBA.

(3). Tác động đến môi trường đất trong giai đoạn xây dựng Trong quá trình xây dựng Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy, đất bị tác động chính

do công việc đào đắp và bị xói mòn. Việc đào đắp ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, cảnh quan môi trường, phá huỷ thảm thực vật. Xói mòn sẽ làm tăng độ đục, tăng tốc độ bồi lắng nguồn nước, gây tắc nghẽn cống rãnh thoát nước dẫn đến có thể gây úng ngập cục bộ, suy giảm chất lượng nước mặt, ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước.

Vì vậy, cần phải đánh giá chính xác mức độ tác động của việc đào đất, đắp đất và xói mòn đối với sức khoẻ con người và tài nguyên sinh học, từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu này.

(4). Tác động của chất thải rắn trong giai đoạn xây dựng Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là các loại nguyên vật liệu

xây dựng phế thải như gạch ngói, xi măng, cốp pha, sắt thép vụn... Lượng chất thải này tùy thuộc vào quy mô của từng công trình và trình độ quản lý dự án. Ngoài ra, còn một khối lượng không lớn rác sinh hoạt của công nhân.

VII.2.3. Đánh giá tác động môi trường trong quá trình vận hành Các nguồn chất thải trong giai đoạn hoạt động

Trong quá trình sản xuất giấy và bột giấy, phần lớn chất thải được tạo ra ở công đoạn sản xuất bột giấy. Nguồn nguyên vật liệu ban đầu và hóa chất sử dụng sẽ ảnh hưởng đến thành phần và tính chất của chất thải. Vì vậy, cần nêu rõ các nguồn phát thải theo từng loại công nghệ sản xuất giấy và bột giấy.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 27

Page 29: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

Ngoài ra, trong giai đoạn hoạt động nhà máy sản xuất giấy và bột giấy sẽ phát sinh các loại chất thải khác, bao gồm chất thải từ quá trình bảo quản gỗ, nguyên vật liệu, bao bì gỗ ...

Thành phần và tính chất nước thải, khí thải và chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất giấy và bột giấy được trình bày dưới đây.

(1). Nước thải Nguồn gốc nước thải phát sinh từ Nhà máy giấy và bột giấy trong giai đoạn hoạt động

được thể hiện trong bảng 15 dưới đây. Bảng 15: Nguồn gốc nước thải phát sinh từ Nhà máy giấy và bột giấy

Công đoạn sản xuất Nguồn nước thải chínhChuẩn bị nguyên liệu thô - Bã vỏ ướt

- Bóc vỏ ướt - Nước vận chuyển gỗ - Làm sạch rơm, cỏ ướt- Nước rửa nguyên liệu

Nghiền bột - Ngưng tụ dòng thồi - Ngưng tụ từ các bình nhựa thông - Rò rỉ và rơi vãi các dịch đen - Nước làm lạnh đệm từ các máy tinh chế v.v... - Tuyển bột không tẩy - Các vật thải chứa sợi, sạn hay cát có nồng độ cao. - Nước lọc từ quá trình làm đặc bột

Trong sản xuất giấy lượng nước sử dụng ở đầu vào thường xấp xỉ lượng nước được thải ra. Nước thải ngành công nghiệp sản xuất giấy chứa một lượng lớn các chất rắn lơ lửng (SS), xơ sợi và các hợp chất hữu cơ hòa tan.

Kết quả phân tích nước thải sản xuất bột giấy được nêu ra tại bảng 16, 17 dưới đây: Bảng 16: Kết quả phân tích nước thải sản xuất bột giấy

(2). Chất thải rắn Đối với các nhà máy sản xuất giấy và bột giấy, các nguồn phát sinh chất thải rắn chủ

yếu là: - Chuẩn bị nguyên liệu: vỏ cây, mẩu, mắt tre nứa, mùn gỗ, tre nứa... - Lò động lực: xỉ than, than, chất chưa đốt hết... - Lò hơi : Than rơi vãi, xỉ than... - Sàng, tẩy, rửa sàn: xơ sợi... - Nạo vét bể lắng: xơ sợi, bùn thải...

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 28

Page 30: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

- Sinh hoạt: rác thực phẩm, nylon, túi giấy... - Sửa chữa xây dựng: rác xây dựng (vôi, vữa, gạch vụn, sắt vụn...) Như vậy, chất thải rắn chủ yếu là rác thải bao gồm vỏ cây, mùn tre nứa, xỉ than, xơ

sợi, bùn thải, trong đó bùn thải chiếm 45% tổng lượng rác thải; tro, xỉ chiếm khoảng 25%; vỏ cây, mảnh gỗ chiếm 15% và giấy vụn phế loại chiếm 10%, các loại khác chiếm 5%.

Xỉ than thải ra từ lò hơi và lò thu hồi, trong hỗn hợp xỉ than và than cám có khoảng 70% xỉ và 30% than chưa đốt hết. Lượng xỉ than này có thể được tái sử dụng làm chất đốt hoặc làm gạch không nung.

Xơ sợ có trong nước thải được đưa vào bể để xử lý và sau đó được tách ra. Chúng được tái sử dụng để làm phân bón, bìa carton, mũ cứng, hộp...

Tác động đến môi trường vật lý (1). Tác động đến môi trường nước trong giai đoạn vận hành Nước thải phát sinh trong giai đoạn này của Dự án chủ yếu là nước thải công nghiệp,

nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn. Nước thải công nghiệp của Nhà máy bột giấy như trình bày trong phần trên có hàm

lượng chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ. Nước thải Nhà máy bột giấy sẽ không chỉ có tiềm năng gây ô nhiễm nước mặt ở

những ao, hồ, sông, nước ngầm trong khu vực mà còn có thể làm gia tăng lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận gây nên hiện tượng xói lở, tích tụ... Do vậy trên cơ sở lấy mẫu phân tích hoặc ước tính theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế

Thế giới (WHO) cần thiết phải xác định rõ các vấn đề sau đây : - Lưu lượng nước thải sinh hoạt, sản xuất (các loại) sinh ra trong ngày, tháng, năm. - Thành phần, tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải. - Vị trí tiếp nhận nước thải, khả năng pha loãng của các nguồn nước mặt tại khu vực

dự án. - Đánh giá khả năng lan truyền và mức độ gây ô nhiễm nước (nhiệt độ cao, chất ô

nhiễm) thông qua phương pháp tính toán mô hình chất lượng nước. Nước thải sinh hoạt của Nhà máy sản xuât giấy và bột giấy có chứa các chất cặn bã,

chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh. Lưu lượng nước thải sinh hoạt có thể ước tính trên cơ sở nhu cầu sử dụng nước (khoảng 120 l/người/ngày đêm), tỷ lệ nước thải sinh hoạt bằng 80% lưu lượng nước cấp. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được ước tính trên cơ sở hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới hoặc trên cơ sở kết quả đo thực tế tại các nhà máy giấy và bột giấy có công nghệ tương tự.

Nước mưa chảy tràn có lưu lượng phụ thuộc vào chế độ mưa của khu vực. Nước mưa chảy tràn qua khu vực nhà máy, các bãi chứa nguyên liệu cuốn theo rác, sơ xợi, đất cát, dầu mỡ, hoá chất, lignin rơi vãi ... xuống nguồn nước.

(2). Tác động đến môi trường đất trong giai đoạn vận hành Bụi, khí thải, nước thải, chất thải rắn phát sinh từ nhà máy sản xuất bột giấy trong giai

đoạn hoạt động có thể gây ô nhiễm đất và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Vì vậy, cần phải đánh giá chính xác mức độ tác động của bụi, khí thải, nước thải, chất thải rắn tới chất lượng đất trong giai đoạn hoạt động của Dự án, từ đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa và kiểm soát các tác động xấu này.

(3). Tác động của chất thải rắn trong giai đoạn vận hành

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 29

Page 31: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

Thành phần, tính chất của chất thải rắn phát sinh từ nhà máy sản xuất bột giấy đã được đề cập ở phần trên. Để đánh giá được mức độ tác động của chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nguy hại cần phải xác định được khối lượng, thành phần và tính chất cuả từng loại thải rắn, CTNH phát sinh trong từng công đoạn sản xuất của nhà máy. Các biện giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn chuẩn bị dự án

Các biện pháp phòng ngừa rất quan trọng nhằm giảm thiểu khối lượng chất thải phát sinh ngay tại nguồn, dẫn đến hạn chế được những ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường do các chất ô nhiễm gây ra. Cụ thể như sau :

(1). Quy hoạch hợp lý tổng mặt bằng của Dự án : Trên cơ sở xem xét các yếu tố môi trường có liên quan như:

- Lựa chọn hướng nhà hợp lý để sử dụng một cách tốt nhất các điều kiện thông gió tự nhiên góp phần cải thiện môi trường lao động bên trong nhà máy.

- Xác định kích thước các vùng cách ly vệ sinh công nghiệp giữa các hạng mục công trình trong nhà máy cũng như giữa nhà máy và các khu dân cư để đảm bảo sự thông thoáng giữa các công trình, hạn chế lan truyền ô nhiễm, đảm bảo phòng cháy chữa cháy và giảm thiểu những ảnh hưởng trực tiếp do chất thải đối với con người và các công trình xung quanh.

VII.3. Biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự ánVII.3.1. Các biện giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn chuẩn bị dự án

Các biện pháp phòng ngừa rất quan trọng nhằm giảm thiểu khối lượng chất thải phát sinh ngay tại nguồn, dẫn đến hạn chế được những ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường do các chất ô nhiễm gây ra. Cụ thể như sau :

(1). Quy hoạch hợp lý tổng mặt bằng của Dự án : Trên cơ sở xem xét các yếu tố môi trường có liên quan như:

- Lựa chọn hướng nhà hợp lý để sử dụng một cách tốt nhất các điều kiện thông gió tự nhiên góp phần cải thiện môi trường lao động bên trong nhà máy.

- Xác định kích thước các vùng cách ly vệ sinh công nghiệp giữa các hạng mục công trình trong nhà máy cũng như giữa nhà máy và các khu dân cư để đảm bảo sự thông thoáng iữa các công trình, hạn chế lan truyền ô nhiễm, đảm bảo phòng cháy chữa cháy và giảm thiểu những ảnh hưởng trực tiếp do chất thải đối với con người và các công trình xung quanh.

- Bố trí hợp lý các công đoạn sản xuất, các khu phụ trợ, khu kho bãi, khu hành chính và có dải cây xanh ngăn cách có tỷ lệ diện tích cây xanh trên tổng diện tích đất sử dụng của dự án hợp lý (tối thiểu 15%). Các hệ thống thải khí, ống khói của nhà máy cần bố trí ở các khu vực thuận lợi cho việc giám sát và xử lý.

- Khu vực bố trí trạm điện, khu xử lý nước thải tập trung, xử lý rác thải cần được đặt ở phía cuối hướng gió chủ đạo.

(2). Áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, ít chất thải Việc lựa chọn công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiêu thụ ít nguyên vật liệu, nước, năng

lượng ; thải ra ít chất thải sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, giảm tác động bất lợi tới môi trường. Giải pháp này cần phải được quan tâm ngay từ khâu lựa chọn công nghệ, thiết bị và vật liệu phục vụ cho sản xuất bột giấy.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 30

Page 32: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

(3). Nghiêm túc thực hiện chế độ vận hành thiết bị công nghệ: định lượng chính xác nguyên vật liệu, nhiên liệu để quá trình diễn ra ở mức độ ổn định cao, giảm bớt lượng chất thải, ổn định thành phần và tính chất của chất thải tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và xử lý chất thải.

VII.3.2. Các biện giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn xây dựng dự án Các biện pháp tổ chức thi công xây dựng

- Áp dụng các biện pháp thi công thích hợp, cơ giới hoá các thao tác và quá trình thi công xây dựng công trình;

- Lập các tổ chức thi công xây dựng theo từng hạng mục công trình cơ bản để quản lý và chịu trách nhiệm toàn diện trong quá trình thi công xây dựng;

- Áp dụng biện pháp thi công cuốn chiếu theo từng giai đoạn xây dựng cụ thể, nhanh gọn theo trình tự trước - sau hợp lý giữa việc thi công các hạng mục công trình cơ bản để bảo đảm rút gọn thời gian thi công, bảo đảm an toàn giao thông và hạn chế các tác động có hại do bụi, khí thải, … giữa các khu vực thi công trên công trường.

- Chủ đầu tư dự án sẽ yêu cầu đơn vị thi công xây dựng áp dụng các giải pháp cụ thể cho việc bảo vệ môi trường trong quá trình thi công hạng mục công trình đảm nhiệm;

- Bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại, tránh đường vận chuyển đi ngang qua khu vực dân cư, cấm vận chuyển và thi công các công việc có mức ồn cao vào ban đêm, hoặc giảm tốc độ khi đi qua khu vực dân cư;

- Lập rào chắn cách ly các khu vực nguy hiểm như khu chứa vật liệu dễ cháy nổ (kho chứa nhiên liệu xăng dầu, ...);

- Thiết kế chiếu sáng cho những nơi cần làm việc ban đêm, hoặc những nơi đào sâu để lắp đặt đường ống, đường dây;

- Các chất thải rắn xây dựng, các vật liệu phế bỏ được thu gom thường xuyên và vận chuyển ra khỏi công trường, tập trung vào các khu xử lý chung của địa phương;

- Tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên các phương tiện vận tải, các máy móc thiết bị kỹ thuật thi công, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong thi công;

VII.3.3. Các biện giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn hoạt động dự án Giảm thiểu tác động do nước thải

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 31

Page 33: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

Lưu lượng nước thải 15m3/1tấn bột gỗ thô thải ra và được xử lý qua hệ thống sau:

Dòng nước thải từ quá trình rửa gỗ keo, rửa nghiền dăm gỗ và rửa bột thô chứa phần lớn các chất hữu cơ hòa tan và một phần xơ sợi. Dòng nước thải chảy qua song chắn rác đi vào bể thu gom. Tại bể lắng gom bột được thu hồi, nước thải được điều hòa lưu lượng, nhiệt độ và nồng độ các chất ô nhiễm: COD,BOD,SS, PH....xử lý một phần, tại đây một phần nước được hồi lưu sản xuất, phần còn lại đi qua bể aerotank. Ở đây quá trình hiếu khí duy trì nhờ máy thổi khí cấp vào, các vi sinh vật dạng hiếu khí (bùn hoạt tính ) sẽ phân huỹ chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Nước thải được dẫn sang bể lắng diễn ra quá trình phân tách giữa nước và bùn hoạt tính. Bùn lắng xuống đáy, nước phía trên được qua tiếp xúc clorine khử trùng đạt theo tiêu chuẩn TCVN 5945 - 2005 loại B rồi thải ra nguồn tiếp nhận.

Bùn hoạt tính ở đáy bể được chuyển sang bể chứa bùn, một phần được bơm tuần hoàn về bể aerotank nhằm duy trì lượng vi sinh vật trong bể .Bùn dư được bơm ra sân phơi sau khi khô được chở đi xử lý.

Các biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải bao gồm : - Phân luồng dòng thải bao gồm: các loại nước quy ước sạch, nước ô nhiễm cơ học,

nước ô nhiễm do hoá chất và nước ô nhiễm do dầu mỡ, chất rắn lơ lửng... Biện pháp này vừa mang tính kỹ thuật, vừa mang tính quản lý rất hữu hiệu và kinh tế để giảm bớt định mức tiêu hao nước cho sản xuất, tiết kiệm vật tự, hoá chất, năng lượng, đồng thời giảm đi một lượng đáng kể nước thải cần xử lý.

- Tuần hoàn tái sử dụng nước làm mát. - Khơi thông hệ thống thoát nước thải, bố trí hố ga và đặt thùng thu gom chất thải

rắn. Để giảm thiểu tối đa các tác động môi trường bất lợi do nước thải của nhà máy sản

xuất giấy và bột giấy cần áp dụng một cách đồng bộ các biện pháp quản lý nội vi (bên trong dự án) và các biện pháp công nghệ phù hợp đối với việc xử lý nước thải trước khi thải ra môi

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 32

Page 34: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

trường xung quanh, cần mô tả các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm được áp dụng đối với dự án.

Một số biện pháp xử lý nước thải phổ biến nhất nhằm giảm thiểu tác động môi trường đối với nhà máy sản xuất giấy và bột giấy như sau:

(1). Biện pháp thu hồi: Quá trình thu hồi nước trong nhà máy liên quan đến việc tiết kiệm nước trong tất cả các

hệ thống khép kín hoàn toàn hay một phần. Việc tiết kiệm này không chỉ là biện pháp giảm thiểu chất thải mà còn là là biện pháp để thu hồi sợi và hóa chất. Ví dụ thu hồi hóa chất của phương pháp sunfat là tái sinh kiềm từ dịch đen.

(2). Tách dòng nước thải Một trong những biện pháp hạn chế ô nhiễm do nước thải là tách nước thải đối với

các dòng thải khác nhau (Tách nước giàu xơ sợi để thu hồi xơ sợi qua bể lắng, tách nước thải có chứa dịch đen để đốt và tái sử dụng xút, tách nước thải làm nguội để tái sử dụng …). Một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải có thể áp dụng tại nhà máy sản xuất bột giấy được tóm tắt trong bảng dưới:

Bảng :Một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải

Giảm thiểu tác động môi trường của chất thải rắn Chất thải rắn sinh ra trong quá trình hoạt động của Dự án bao gồm chủ yếu là vỏ cây,

mùn tre nứa, xỉ than, xơ sợi và bùn thải. Các loại chất thải này phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép.

Một số biện pháp xử lý và tái sử dụng chất thải rắn tại nhà máy sản xuất bột giấy là: - Xử lý mảnh tre gỗ vụn, vỏ cây: Loại chất thải này có thể tận dụng lại để làm chất

đốt, tận dụng làm ván răm. - Xử lý xỉ than: Tận dụng để vật liệu xây dựng, làm gạch, san lấp đường…. - Xử lý sơ sợi: Xơ sợi có thể thu hồi và tận dụng để sản xuất bìa carton hoặc làm mũ,

làm hộp; phơi khô có thể được dùng làm phân hữu cơ; sử dụng vào các mục đích khác.

VII.4. Kết luậnDựa trên những đánh giá tác động môi trường ở phần trên chúng ta có thể thấy quá

trình thực thi dự án có thể gây tác động đến môi trường quanh khu vực nhà máy và khu vực lân cận ở mức độ thấp không tác động nhiều đến môi trường, trong đó nước được hồi lưu liên tục cho quá trình rửa nghiền dăm gỗ & rửa bột thô.Vậy có chăng chỉ là những tác động nhỏ trong khoảng thời gian ngắn không có tác động về lâu dài.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 33

Page 35: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN

VIII.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư Tổng mức đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy được lập dựa

trên các phương án trong hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án và các căn cứ sau đây:- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội Nước Cộng Hoà

Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam;- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án

đầu tư và xây dựng công trình;- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất

lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;

- Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 27/05/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”;

- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng;

- Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP;

- Thông tư 130/2008/TT-BTT ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp.

- Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/07/2004 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP;

- Thông tư số 02/2007/TT–BXD ngày 14/2/2007. Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.

Tổng mức đầu tư xây dựng công trình được lập trên cơ sở tham khảo các bản chào giá của các Nhà cung cấp VTTB.

VIII.2. Nội dung Tổng mức đầu tưMục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng dự án xây

dựng nhà sản xuất bột giấy làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án.

Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt, Chi phí vật tư thiết bị; Chi phí tư vấn, Chi phí quản lý dự án & chi phí khác, dự phòng phí 10% và lãi vay trong thời gian xây dựng.

VIII.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 34

Page 36: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.

VIII.2.2. Chi phí thiết bịChi phí mua sắm thiết bị công nghệ; Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi

phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh; Chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; Thuế và các loại phí có liên quan.

Các thiết bị công nghệ chính; Để giảm chi phí đầu tư mua sắm thiết bị và tiết kiệm chi phí lãi vay, các phương tiện vận tải có thể chọn phương án thuê khi cần thiết. Với phương án này không những giảm chi phí đầu tư mà còn giảm chi phí điều hành hệ thống vận chuyển như chi phí quản lý và lương lái xe, chi phí bảo trì bảo dưỡng và sửa chữa…

VIII.2.3. Chi phí quản lý dự ánChi phí quản lý dự án tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây

dựng công trình.Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý

dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:

- Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư.- Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm tra

thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình.- Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;- Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng

công trình;- Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;- Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán

vốn đầu tư xây dựng công trình;- Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;- Chi phí khởi công, khánh thành;

VIII.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựngBao gồm- Chi phí khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế cơ sở;- Chi phí khảo sát phục vụ thiết kế bản vẽ thi công;- Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình;- Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công

trình;- Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích

đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết, tổng thầu xây dựng;

- Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng và giám sát lắp đặt thiết bị;

- Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 35

Page 37: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

- Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng;

- Chi phí tư vấn quản lý dự án;

VIII.2.5. Chi phí khácChi phí khác bao gồm các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi phí thiết

bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên:

- Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư; Chi phí bảo hiểm công trình;- Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;- Chi phí vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích

kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình tiền chạy thử và chạy thử.

VIII.2.6. Dự phòng phíDự phòng phí bằng 10% chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí

tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác phù hợp với Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”.

VIII.2.7. Lãi vay trong thời gian xây dựng-Lãi vay trong thời gian xây dựng được tính dựa vào tỷ lệ vốn vay và tiến độ huy động

vốn.

Năm 2011

Tháng 5+6 Quý III

Nợ đầu kỳ 2,828,405.4

Vay trong kỳ 2,828,405.41 4,064,930.88

Trả nợ: 108,422 396,367

+ Lãi phát sinh 108,422 396,367

+ Nợ gốc

Nợ cuối kỳ 2,828,405.4 6,893,336.3

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 36

Page 38: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

KẾT QUẢ TÍNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯTổng mức đầu tư Đơn vị tính: 1000 đồng

STT

Hạng mụcGiá trị trước

thuếThuế VAT

Giá trị sau thuế

I Chi phí xây lắp 2,389,000 238,900 2,627,900

II. Giá trị thiết bị 7,410,000 7,410,000

III.Chi phí quản lý dự án =(GXL+GTB)*1,537%

150,611 15,061 165,672

IV. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 374,838 37,484 412,322

4.1 Chi phí khảo sát lập TKBVTC 11,945 1,195 13,140

4.2 Chi phí lập dự án 114,354 11,435 125,790

4.3 Chi phí thiết kế lập TKBVTC 58,531 5,853 64,384

4.4 Chi phí thẩm tra thiết kế 5,375 538 5,913

4.5 Chi phí thẩm tra dự toán 5,232 523 5,755

4.6 Chi phí lập HSMT xây lắp 10,249 1,025 11,274

4.7 Chi phí lập HSMT mua sắm thiết bị 30,307 3,031 33,338

4.8 Chi phí giám sát thi công xây lắp 58,077 5,808 63,884

4.9 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 80,769 8,077 88,846

V Chi phí khác 120,000 12,000 132,000

5.1 Chi phí lán trại tạm phục vụ thi công - - -

5.3 Chi phí bảo hiểm xây dựng - - -

5.4 Chi phí kiểm toán - - -

5.5 Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán - - -

5.6 Chi phí rà phá bom mìn… 70,000 7,000 77,000

5.7Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi

trường50,000 5,000 55,000

VICHI PHÍ DỰ PHÒNG

=(GXl+ Gtb+Gqlda+Gtv+Gk)*10%1,044,445 30,344 1,074,789

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ 11,488,894 333,789 11,822,683

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 37

Page 39: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

CHƯƠNG IX: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN

IX.1. Nguồn vốn đầu tư của dự ánIX.1.1. Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư (Đvt: 1.000 đồng)

STT

Khoản mục chi phíThành tiền trước

thuếThuế VAT Ghi chú

1Chi phí xây dựng

(VNĐ)2,389,000 238,900 Gxd

2 Chi phí thiết bị 7,410,000 0 Gtb

3Chi phí tư vấn đầu

tư374,838 37,484

4Chi phí quản lý dự

án150,611 15,061

5 Chi phí khác 120,000 12,0006 Dự phòng phí 1,044,445 30,344

TỔNG CỘNG 11,488,894 333,789Tổng mức đầu tư 11,488,894 333,789

IX.1.2. Tiến độ sử dụng vốn

STT Hạng mụcTháng

5+6/2011Quý

III/2011Tổng Cộng

1 Chi phí xây dựng (VNĐ) 955,600.00 1,433,400.00 2,389,000

2 Chi phí thiết bị 2,964,000.00 4,446,000.00 7,410,0003 Chi phí tư vấn đầu tư 262,386.80 112,451.49 374,8384 Chi phí quản lý dự án 60,244.25 90,366.38 150,6115 Chi phí khác 54,000.00 66,000.00 120,0006 Dự phòng phí 417,777.96 626,666.94 1,044,4457 Cộng 4,714,009.01 6,774,884.80 11,488,893.81

IX.1.3. Nguồn vốn thực hiện dự án

STT

Hạng mụcTháng

5+6/2011Quý III/2011 Tổng cộng

1 Vốn chủ sở hữu (40%) 1,885,603.60 2,709,953.92 4,595,558

2Vốn vay ngân hàng(lãi suất 23% năm)

2,828,405.41 4,064,930.88 6,893,336

Cộng 4,714,009.01 6,774,884.80 11,488,894

Với tổng mức đầu tư 11,488,894,000 đồngTrong đó: Chủ đầu tư bỏ vốn 40% tổng đầu tư tương ứng với số tiền 4.595,558,000

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 38

Page 40: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

đồng. Ngoài ra công ty dự định vay của Ngân hàng 60% trên tổng vốn đầu tư, tức tổng số tiền cần vay là 6,893,336,000 đồng. Nguồn vốn vay này dự kiến vay trong thời gian 22 quý với lãi suất dự kiến theo mức lãi suất chung hiện nay là 23%/năm. Tuy nhiên với dự án này chúng tôi hy vọng sẽ được hổ trợ với mức lãi suất ưu đãi nhất và được giải ngân trong thời gian từ tháng 05 năm 2011 đến hết quý III năm 2011. Phương thức vay vốn: nợ gốc được ân hạn trong thời gian xây dựng, chỉ trả lãi vay theo dư nợ đầu kỳ và vốn vay trong kỳ. Bắt đầu trả nợ từ khi dự án đi vào hoạt động . Trả nợ gốc đều hàng năm và lãi vay tính theo dư nợ đầu kỳ.

Tiến độ rút vốn vay và trả nợ vay được trình bày ở bảng sau:

Năm 2011

Tháng 5+6 Quý III

Nợ đầu kỳ 2,828,405.4

Vay trong kỳ 2,828,405 4,064,930

Trả nợ: 108,422 396,367

+ Lãi phát sinh 108,422 396,367

+ Nợ gốc

Nợ cuối kỳ 2,828,405 6,893,336

Nguồn vốn: vốn chủ sơ hữu 40%, vốn vay 60%. Nhà đầu tư sẽ tăng vốn điều lệ của công ty và sẽ thu xếp với các ngân hàng thương mại để vay trung hạn. Hiện nay lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại khoảng 23%/năm.

Với vốn đi vay chiếm 40% nguồn vốn đầu tư của dự án, do đó nhà đầu tư cần có định hướng cho việc thu xếp vốn để không ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Số vốn vay này kỳ vọng sẽ được giải ngân đầu tháng 05/2011 một lần với số tiền là 2,828,405,000 đồng và đầu tháng 7/2011 với số tiền 4,064,930,000 đồng. Trong thời gian xây dựng cuối mỗi quý sẽ trả toàn bộ lãi vay chứ chưa trả vốn gốc vì chưa có nguồn doanh thu với tổng lãi vay trong thời gian xây dựng là 504,789,000 đồng. Lãi vay trong thời gian xây dựng được chi trả bằng số tiền dự phòng phí hoặc từ nguồn vay vốn ngân hàng.

Khi dự án đi vào khai thác kinh doanh, có nguồn thu sẽ bắt đầu trả vốn gốc. Thời gian trả nợ theo từng quý dự tính trong 5 năm với lãi suất 23%/năm, số tiền phải trả mỗi quý bao gồm lãi vay và vốn gốc với những khoản bằng nhau.

Qua hoạch định nguồn doanh thu, chi phí và lãi vay theo kế hoạch trả nợ cho thấy dự án hoạt động hiệu quả, có khả năng trả nợ đúng hạn rất cao, mang lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư và các đối tác hợp tác như ngân hàng.

Kế hoạch vay trả nợ theo các kỳ được thể hiện cụ thể qua bảng kế hoạch vay trả nợ trong phần phụ lục sau:

IX.2. Phương án hoàn trả vốn vay

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 39

Page 41: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

Phương án hoàn trả vốn vay được đề xuất trong dự án này là phương án trả lãi và nợ gốc định kỳ hằng năm từ khi bắt đầu hoạt động dự án. Phương án hoàn trả vốn vay được thể hiện cụ thể tại bảng sau:

Số tiền vay 6,893,336

Thời gian vay 5 năm

Lãi vay 23.0%

IX.2.1. Lịch vay vốnNăm 2011

Tháng 5+6 Quý III

Nợ đầu kỳ 2,828,405.4

Vay trong kỳ2,828,405.4

14,064,930.88

Trả nợ: 108,422 396,367

+ Lãi phát sinh 108,422 396,367

+ Nợ gốc

Nợ cuối kỳ 2,828,405.4 6,893,336.3

IX.2.2. Lịch trả nợ Năm 2011 2012

IV I II III IV

Nợ đầu kỳ 6,893,336 6,548,669 6,204,003 5,859,336 5,514,669

Trả nợ: 741,034 721,215 701,397 681,579 661,760+ Lãi phát

sinh396,367 376,548 356,730 336,912 317,093

+ Nợ gốc 344,667 344,667 344,667 344,667 344,667

Nợ cuối kỳ 6,548,669 6,204,003 5,859,336 5,514,669 5,170,002

Năm 2013I II III IV

Nợ đầu kỳ 5,170,0024,825,335

4,480,669 4,136,002

Trả nợ: 641,942622,12

4602,305 582,487

+ Lãi phát sinh 297,275277,45

7257,638 237,820

+ Nợ gốc 344,667344,66

7344,667 344,667

Nợ cuối kỳ 4,825,3354,480,669

4,136,002 3,791,335

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 40

Page 42: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

Năm 2014

0 I II III IV

Nợ đầu kỳ 3,791,3353,446,66

83,102,001 2,757,335

Trả nợ: 562,669 542,850 523,032 503,214

+ Lãi phát sinh 218,002 198,183 178,365 158,547

+ Nợ gốc 344,667 344,667 344,667 344,667

Nợ cuối kỳ 3,446,6683,102,00

12,757,335 2,412,668

Năm 2015

0 I II III IV

Nợ đầu kỳ2,412,668

2,068,001 1,723,334 1,378,667

Trả nợ: 483,395 463,577 443,759 423,940

+ Lãi phát sinh 138,728 118,910 99,092 79,273

+ Nợ gốc 344,667 344,667 344,667 344,667

Nợ cuối kỳ2,068,001

1,723,334 1,378,667 1,034,000

Năm 2016I II III

Nợ đầu kỳ 1,034,000 689,334 344,667

Trả nợ: 404,122 384,303 364,485

+ Lãi phát sinh 59,455 39,637 19,818

+ Nợ gốc 344,667 344,667 344,667

Nợ cuối kỳ 689,334 344,667 (0)

Hằng quý chủ đầu tư phải trả vốn gốc cho số tiền đi vay là 344,667,000 đồng và số tiền này trả trong 20 quý tiếp theo còn số lãi vay chủ đầu tư sẽ trả kèm với lãi gốc dựa vào dư nợ đầu kỳ của mỗi quý. Theo dự kiến thì đến quý III/2016 chủ đầu tư sẽ hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 41

Page 43: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH

X.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toánCác thông số giả định trên dùng để tính toán hiệu quả kinh tế của dự án trên cơ sở tính

toán của các dự án đã triển khai, các văn bản liên quan đến giá bán, các tài liệu cung cấp từ Chủ đầu tư, cụ thể như sau:

- Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm, bắt đầu từ tháng 10 năm 2011.- Vốn chủ sở hữu 40%, vốn vay 60%;- Doanh thu của dự án được tính theo đơn giá cho từng loại giấy...- Chi phí hoạt động bao gồm: chi phí tiếp thị, quảng cáo; chi phí điện, nước; chi phí

bảo trì, bảo hiểm; quỹ phúc lợi; chi phí nguyên liệu đầu vào; chi phí nguyên liệu hóa chất; chi phí vận chuyển; chi phí khác...

- Chi phí khấu hao Tài sản cố định: Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, thời gian khấu hao sẽ được tính phụ thuộc vào thời gian dự báo thu hồi vốn. Trong tính toán áp dụng thời gian khấu hao (xem phụ lục đính kèm).

- Lãi suất vay đối với nội tệ tạm tính: 23%/năm; - Thời hạn trả nợ 5 năm, trả 1 năm 4 lần cả gốc và lãi;- Thuế thu nhập doanh nghiệp của dự án thuế suất áp dụng là 25%.

X.2. Các thông số giả định dùng tính toán hiệu quả kinh tếTính toán chi phí Chi phí quảng cáo:Để giới thiệu các sản phầm của công ty đến người tiêu dùng hằng năm công ty chi ra

khoảng 4% doanh thu. Chi phí điện, nướcChi phí điện nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhà máy chiếm 7% doanh

thu. Chi phí bảo trìĐể máy móc, vật dụng được hoạt động tốt và bền qua thời gian, chủ đầu tư trích một

khoảng 0.5% giá trị xây dựng, máy móc trang bị cho trường. Tương ứng với số tiền 57,444,000 đồng ở năm 2012 và tăng 5% ở các năm tiếp theo trong vòng đời dự án được tính toán.

Chi phí bảo hiểm: Hằng năm ước tính khoảng 45,959,000 đồng Chi phí quỹ phúc lợi, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp, khen thưởng…Chi phí này chiếm 28.5% chi phí lương, ước tính khoảng 1,037,400 đồng/năm Chi phí nguyên liệu đầu vào Dựa trên những thông tin từ thị trường giấy và bột giấy hiện nay thì giá của 1 tấn keo

tươi ước tính khoảng 3,210,000 đồng/tấn. Theo kinh nghiệm của nhà đầu tư đã và đang làm trong lĩnh vực này cho biết 3 tấn keo tươi cho ra 1 tấn thành phẩm. Do đó chi phí nguyên liệu đầu vào năm 2012 ước tính 9,.606,640,000 đồng/năm. Chi phí này phụ thuộc vào số lượng thành phẩm sản xuất ra của nhà máy.

Chi phí tiền thuê đất

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 42

Page 44: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

Dự án được xây dựng dựa trên tính khả thi của dự án, ngoài ra dự án còn được xây dựng dựa trên tinh thần góp phần xây dựng quê hương, chủ trương của chính quyền địa phương và ủy ban nhân dân Huyện, Tỉnh. Do đó phần chi phí đất đi thuê được tính ưu đãi, miễn chi phí thuê đất từ năm 1 đến năm thứ tư của dự án, từ năm thứ 4 chi phí thuê đất được tính là 12,000 đồng/m². Chi phí thuê đất phải trả hằng năm từ năm thứ 4 là 240,000,000 đồng/năm

Chi phí vận chuyển:Chủ đầu tư dự tính sẽ vận chuyển giấy và bột giấy từ nhà máy vào trong Tp. Hồ Chí

Minh. Chi phí vận chuyển chiếm 10% doanh thu của dự án. Chi phí văn phòng phẩm, điện thoại.Do đã có thị trường đầu ra nên chủ đầu tư ước tính 30,000,000 đồng/ tháng. Mỗi năm

chi phí này hết 360,000,000 đồng, chi phí này tăng 2%/ năm. Chi phí khácChi phí này chiếm 10% các loại chi phí khác từ dự án, tương ứng với số tiền phải chi

ra năm 2012 là 12,734,234,000 đồng.

Bảng tính chi phí hoạt động của dự án:

STT

HẠNG MỤCNăm hoạt động

2011 2012 2013 2014 2015

1Chi phí tiếp thị ,

quảng cáo1,138,800 5,956,800 7,358,400 7,726,320 8,112,636

2 Chi phí điện nước 1,992,900 10,424,400 12,877,200 13,521,060 14,197,113

3

Chi phí bảo trì: 0,5% giá trị tài sản (không tính

tiền đất)

14,361 57,444 60,317 63,333 66,499

4 Phí bảo hiểm 11,489 45,956 48,253 50,666 53,199

5

Quĩ phúc lợi , bảo hiểm thất nghiệp,

trợ cấp, khen thưởng…

259,350 1,037,400 1,089,270 1,143,734 1,200,920

6 Chi phí keo tươi 18,277,740 95,606,640118,102,32

0124,007,43

6130,207,80

8

Công suất 65% 85% 100% 100% 100%

Sản lượng keo tươi 120 120 120 120 120

Đơn giá (VND/tấn) 3,210 3,210 3,371 3,539 3,716

Số ngày hoạt động 73 292 292 292 292

9Chi phí tiền thuê

đất240,000 240,000

10Chi phí vận

chuyển2,847,000 14,892,000 18,396,000 19,315,800 20,281,590

11Văn phòng phẩm,

điện thoại90,000 360,000 367,200 374,544 382,035

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 43

Page 45: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

12 Chi phí khác 2,437,229 12,734,324 15,720,969 16,529,916 17,354,088

TỔNG CỘNG 27,068,869 141,114,964174,019,92

9182,972,80

8192,095,88

8

X.3. Doanh thu từ dự ánDự án được đầu tư với quy trình công nghệ hiện đại, kỹ thuật công nghệ tiên tiến cùng

với việc tận dụng nguồn nguyên liệu vốn có sẵn từ nơi khai thác và thị trường đầu ra ổn định tạo ra doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp.

Trong năm 2011 do mới đi vào hoạt động nên công suất hoạt động đạt 65%, tăng dần và đạt 100% vào năm 2013, mỗi ngày sản xuất ra khoảng 40 tấn bột giấy. Đơn giá bán ra là 15.000.000 đồng/ 1 tấn vào năm 2012, tăng 5% ở các năm tiếp theo. Doanh thu được tính như sau:

Doanh thu= Sản lượng x Đơn giá x Số ngày hoạt động/ nămTrong năm 2012, với 34 tấn bột giấy sản xuất trên 1 ngày, doanh thu đạt 148,920.000.000

đồng/ năm.Bảng tổng hợp doanh thu của dự án

STT

Hạng MụcNăm hoạt động

2011 2012 2013 2014 2015Doanh thu từ bán

bột28,470,000 148,920,000

183,960,000

193,158,000 202,815,900

Công suất hoạt động

65% 85% 100% 100% 100%

Số lượng xuất (tấn)

40 40 40.0 40.0 40.0

Số ngày hoạt động 73 292 292 292 292Đơn giá

(VND/tấn)15,000 15,000 15,750.0 16,537.5 17,364.4

TỔNG CỘNG 28,470,000 148,920,000183,960,00

0193,158,000 202,815,900

X.4. Các chỉ tiêu kinh tế của dự ánBáo cáo thu nhập của dự án:

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Doanh thu28,470,000

148,920,000

183,960,000

193,158,000

202,815,900

Chi phí hoạt động27,068,869

141,114,964

174,019,929

182,972,808

192,095,888

Chi phí lương1,169,350 4,677,400 4,677,400 4,677,400 4,677,400

Chi phí khấu hao 336,732 1,346,928 1,346,928 1,346,928 1,346,928Chi phí lãi vay 901,156 1,387,284 1,070,190 753,097 436,004

Lợi nhuận trước thuế(1,006,107

)393,424 2,845,553 3,407,767 4,259,680

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 44

Page 46: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

Thuế TNDN (25%) - 98,356 711,388 851,942 1,064,920

Lợi nhuận sau thuế(1,006,107

)295,068 2,134,164 2,555,825 3,194,760

Do nhà máy mới đi vào hoạt động từ quý IV/2011 nên công suất cũng như chi phí chưa được tận dụng triệt để, Hơn nữa với ước tính của chủ đầu tư khi mua nguyên liệu đầu vào cao hơn so với gía nguyên liệu trên thị trường. Cho nên trong 3 tháng năm đầu chủ đầu tư lỗ 1,006,107 đồng. Tuy nhiên con số này chỉ là ước tính để đề phòng những biến động, rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Nhưng đến năm 2012 lợi nhuận từ hoạt động của nhà máy là 295,068,000 đồng. Ngoài khoảng thu nhập từ lợi nhuận trước thuế chủ đầu tư còn có một khoảng thu nhập khác được tính vào chi phí đó là chi phí khấu hao tài sản. Lợi nhuận của nhà máy tăng dần vào các năm tiếp theo.

Bảng báo cáo ngân lưu:Năm 2011 2012 2013 2014 2015

0 1 2 3 4

NGÂN LƯU VÀO

Doanh thu 28,470,000 148,920,000 183,960,000193,158,00

0202,815,900

Vay ngân hàng 6,893,336

Giá trị thanh lý

Tổng ngân lưu vào 35,363,336 148,920,000 183,960,000193,158,00

0202,815,900

NGÂN LƯU RAChi phí đầu tư ban

đầu11,822,683

Chi phí hoạt động, 27,068,869 141,114,964 174,019,929182,972,80

8192,095,888

Chi phí lương 1,169,350 4,677,400 4,677,400 4,677,400 4,677,400

Nợ vay 1,245,823 2,765,951 2,448,858 2,131,764 1,814,671

Tổng ngân lưu ra 41,306,725 148,558,315 181,146,187189,781,97

2198,587,959

Ngân lưu ròng trước thuế

(5,943,389) 361,685 2,813,813 3,376,028 4,227,941

Thuế TNDN - 98,356 711,388 851,942 1,064,920Ngân lưu ròng sau

thuế(5,943,389) 263,329 2,102,425 2,524,086 3,163,021

Hệ số chiết khấu 1.00 0.80 0.64 0.51 0.41Hiện giá ngân lưu

ròng(5,943,389) 210,663 1,345,552 1,292,332 1,295,573

Hiện giá tích luỹ (5,943,389) (5,732,726) (4,387,174) (3,094,842) (1,799,268)

NPV 5,873,235

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 45

Page 47: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

IRR 42%

Tpb 6 Năm

TT Chỉ tiêu

1Tổng mức đầu tư chưa bao gồm thuế GTGT 10%

(1.000 đồng)11.822.683

2 Giá trị hiện tại thực NPV (1.000 đồng) 5.873.2353 Tỷ suất hòan vốn nội bộ IRR (%) 42%4 Thời gian hoàn vốn (năm) 6

Đánh giá Hiệu quả

Thời gian phân tích hiệu quả tài chính của dự án trong vòng đời 11 năm kể từ năm bắt đầu xây dựng và năm thanh lý.

Dòng tiền thu vào bao gồm: tổng doanh thu hằng năm; nguồn thu từ vốn vay ngân hàng; giá trị tài sản đã khấu hao hết trong vòng 11 năm (không tính giá trị thanh lý cuối vòng đời dự án)

Dòng tiền chi ra gồm: các khoản chi đầu tư ban đầu mua sắm MMTB và chi phí hoạt động hằng năm (không bao gồm chi phí khấu hao), chi trả nợ vay ngân hàng gồm cả lãi vay và vốn gốc, tiền thuế nộp cho ngân sách Nhà Nước.

Với suất sinh lời Chủ đầu tư kỳ vọng sẽ lớn hơn lãi vay để đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay là re = 25%

Dựa vào kết quả ngân lưu vào và ngân lưu ra, ta tính được các chỉ số tài chính, và kết quả cho thấy:

Hiện giá thu nhập thuần của dự án là :NPV = 5,873,235,000 đồng >0 Suất sinh lời nội bộ là: IRR = 42%Thời gian hoàn vốn tính là 6 năm (bao gồm cả năm đầu tư MMTB)Qua quá trình hoạch định, phân tích và tính toán các chỉ số tài chính trên cho thấy dự

án mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư, suất sinh lời nội bộ cũng cao hơn sự kỳ vọng của nhà đầu tư, và khả năng thu hồi vốn nhanh hơn so với kế hoạch đề ra.

X.5. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hộiX.5.1. Hiệu quả kinh tế

Dự án xây dựng nhà máy sản xuất giấy và bột giấy có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế tỉnh Quảng Nam nói chung và của huyện Quế Sơn nói riêng. Nhà nước, địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp. Tạo ra công ăn việc làm cho người lao động và thu nhập cho chủ đầu tư.

X.5.2. Lợi ích xã hộiKhông chỉ tiềm năng về mặt kinh tế mà dự án còn có giá trị to lớn về mặt xã

hội. Khi dự án đi vào hoạt động tiêu thụ một lượng lớn cây keo, cây lá tràm, tạo mối an tâm đầu ra cho việc trồng cây của người nông dân miền núi. Trong những năm qua nền kinh tế nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thời tiết, thiên tai, bão lũ làm cho đời sống người nông

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 46

Page 48: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

dân cơ cực. Mùa màng không có gì để thu hoạch, nhiều hộ nông dân không có đủ điều kiện để sinh sống. Từ khi có chủ trương của nhà nước về việc trồng cây ceo thì đời sống của những người dân nơi đây đỡ cơ cực hơn. Tuy nhiên công sức của người nông dân chưa được trả thỏa đáng cho giá mua cây keo tươi. Do đó dự án ra đời là một bài giải cho những bài toán này. Bên cạnh đó dự án còn rất khả thi qua các thông số tài chính như NPV = 17.286.968 ngàn đồng ; Suất sinh lời nội bộ là: IRR = 38 % ; thời gian hoà vốn sau 6 năm kể từ năm 2010. Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh. Thêm vào đó, dự án còn đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước và giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động có trình độ cao và lao động không có trình độ cho Tỉnh Quảng Nam.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 47

Page 49: Mau lap du an nha may bot giay

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy-----------------------------------------------------------------

CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

XI.1. Kết luậnViệc thực hiện đầu tư Dự án xây dựng nhà máy sản xuất giấy và bột giấy góp phần

vào việc phát triển KT- XH tỉnh Quảng NamBáo cáo thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất giấy và bột giấy là cơ sở để nhà đầu tư triển khai các nguồn lực để phát triển.

Không chỉ tiềm năng về kinh tế về thị trường nguyên liệu đầu vào và đầu ra cho sản phẩm mà dự án còn rất khả thi qua các thông số tài chính. Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh.

Thêm vào đó, dự án còn đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước và giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động.

Đặc biệt là dự án ra đời giải quyết mối quan tâm lo lắng của người nông dân, giúp họ cải thiện đời sống.

Vậy dự án thực hiện sẽ mang lại nhiều yếu tố thuận lợi như sau: - Mang lại lợi ích kinh tế cho chủ đầu tư.- Cải thiện tư tưởng và đời sống cho người nông dân- Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, chủ trương kêu gọi đầu tư của nhà nước- Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho thấy dự án thực hiện sẽ mang lại

nhiều hiệu quả.

XI.2. Kiến nghịVới thị trường đang có nhu cầu lớn về giấy và bột giấy, giảm nhập khẩu và đang đẩy

mạnh để xuất khẩu đang là chiến lược và xu hướng của đất nước ta trong ngành này. Do đó việc ra đời của dự án rất phù hợp với tình hình chung của xã hội, đặc biệt là của tỉnh Quảng Nam trong vấn đề đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa của tỉnh nhà. Hơn thế nữa dự án đi vào hoạt động sẽ giải quyết được công ăn việc làm, tạo thu nhập cho nhiều người. Điều đó cho thấy dự án rất khả thi về nhiều mặt.

Đề nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện giúp đỡ chủ đầu tư để dự án sớm thi công và đưa vào hoạt động.

Tp. HCM, ngày tháng năm 2011

CHỦ ĐẦU TƯ

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 48