Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển...

164
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẢI LĂNG PHÒNG KINH TẾ VÀ HẠ TÂNG DỰ ÁN RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG QUY HOẠCH CÔNG NGHIỆP-TTCN HUYỆN HẢI LĂNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (BẢN TỔNG HỢP) 1

Transcript of Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển...

Page 1: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẢI LĂNG

PHÒNG KINH TẾ VÀ HẠ TÂNG

DỰ ÁNRÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG QUY HOẠCH

CÔNG NGHIỆP-TTCN HUYỆN HẢI LĂNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

(BẢN TỔNG HỢP)

HẢI LĂNG, 2018

1

Page 2: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẢI LĂNG

PHÒNG KINH TẾ VÀ HẠ TẦNG

DỰ ÁNRÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG QUY HOẠCH

CÔNG NGHIỆP-TTCN HUYỆN HẢI LĂNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

(BẢN TỔNG HỢP )

CHỦ ĐẦU TƯ CƠ QUAN LẬP ĐỀ ÁN PHÒNG KINH TẾ VÀ HẠ TẦNG VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC HUYỆN HẢI LĂNG CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG

HẢI LĂNG, 2018

2

Page 3: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

MỤC LỤC

Mở đầu1. Căn cứ pháp lý2. Mục tiêu và yêu cầu của quy hoạch3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu4. Kết cấu của quy hoạch

PHẦN THỨ NHẤTTIỀM NĂNG, NGUỒN LỰC VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN

KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN HẢI LĂNGI. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HUYỆN HẢI LĂNG...................................................................121. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.....................................................................122. Dân số và lao động..............................................................................................133. Tiềm năng đất.....................................................................................................134. Tài nguyên nước.................................................................................................145. Tài nguyên rừng.................................................................................................156. Tài nguyên biển..................................................................................................157. Tài nguyên khoáng sản......................................................................................16II. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI..............161. Tổng giá trị gia tăng (VA) và diễn biến tăng trưởng kinh tế.........................162. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế..............................................................................173. Thu, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn......................................................184. Hiện trạng cơ sở hạ tầng....................................................................................18III. VỊ TRÍ KINH TẾ CỦA HẢI LĂNG TRONG TỈNH QUẢNG TRỊ...........20IV. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN KT-XH HUYỆN HẢI LĂNG GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐẾN NĂM 2016.............................................................................211. Các thành tựu kinh tế........................................................................................212. Thuận lợi.............................................................................................................213. Khó khăn, thách thức.........................................................................................22

PHẦN THỨ HAIHIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CN-TTCN HUYỆN HẢI LĂNG VÀ ĐÁNH GIÁ

THỰC HIỆN QH ĐÃ PHÊ DUYỆT (NĂM 2011)I. HIỆN TRẠNG CHUNG.....................................................................................231. Số lượng cơ sở sản xuất và lao động công nghiệp-TTCN...............................232. Giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu ngành công nghiệp...........................243. Một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp Hải Lăng.........................26II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP.................................26

3

Page 4: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

III. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ VÀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG.................................................................281. Hiện trạng chung................................................................................................282. Làng nghề truyền thống, nghề truyền thống và làng nghề.............................293. Đánh giá chung về phát triển............................................................................31IV. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QHCN ĐÃ PHÊ DUYỆT............311. Đánh giá quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển...............................322. Đánh giá một số chỉ tiêu phát triển...................................................................33V. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP-TTCN HUYỆN HẢI LĂNG 34

PHẦN THỨ BACÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CN-TTCN HUYỆN

HẢI LĂNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030I. TÁC ĐỘNG BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC.....................................371. Tình hình cung cầu và cạnh tranh trên thế giới và khu vực..........................372. Tác động của hội nhập KTQT đối với phát triển CN-TTCN huyện Hải Lăng..................................................................................................................................38II. TÁC ĐỘNG TỪ KINH TẾ TRONG NƯỚC..................................................401. Định hướng, mục tiêu phát triển KT-XH và CN cả nước đến năm 2030......402. Định hướng phát triển KT-XH và CN tỉnh Quảng Trị và huyện Hải Lăng.413. Ảnh hưởng từ phát triển KKT Đông Nam Quảng Trị và Cảng biển Mỹ Thủy.........................................................................................................................424. Điều kiện hạ tầng kỹ thuật................................................................................43

PHẦN THỨ TƯQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP-TTCN HUYỆN HẢI LĂNG

ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030A. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KT-XH HUYỆN HẢI LĂNG ĐẾN NĂM 2020..................................................................................................................................45B. ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CN-TTCN HUYỆN HẢI LĂNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030...............................45I. Quan điểm phát triển công nghiệp....................................................................46II. Phương hướng phát triển công nghiệp-TTCN...............................................46III. Lựa chọn ngành, sản phẩm CN phát triển trên địa bàn huyện Hải Lăng. 47IV. Mục tiêu và xây dựng phương án phát triển công nghiệp...........................481. Mục tiêu tổng quát.............................................................................................482. Mục tiêu cụ thể...................................................................................................483. Xây dựng phương án và lựa chọn phương án phát triển...............................504. Dự báo giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu ngành CN..............................525. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển công nghiệp........................................576. Dự báo nhu cầu lao động ngành công nghiệp..................................................57

4

Page 5: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU.......581. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản..............................................582. Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống......................................................603. Công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản.....................................................................664. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng..........................................................695. Ngành dệt may-da giày......................................................................................716. Công nghiệp phân bón, hóa chất.......................................................................747. Công nghiệp cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại...........................................758. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước...............................................78IV. QUY HOẠCH CÔNG NGHIỆP THEO VÙNG, KHU VỰC......................801. Vùng đồng bằng..................................................................................................802. Vùng gò đồi.........................................................................................................813. Vùng ven biển.....................................................................................................81V. QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP...................811. Phương hướng phát triển..................................................................................812. Quy hoạch phát triển.........................................................................................82V. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ VÀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG.................................................................841. Phương hướng và mục tiêu phát triển..............................................................842. Quy hoạch phát triển.........................................................................................85

PHẦN VMỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU.....................................................................891. Giải pháp thu hút đầu tư...................................................................................892. Giải pháp về nguồn nhân lực............................................................................893. Giải pháp hệ thống cơ sở hạ tầng công nghiệp................................................904. Giải pháp khoa học công nghệ.........................................................................905. Giải pháp bảo vệ môi trường...........................................................................916. Giải pháp nâng cao năng lực tổ chức, quản lý.................................................91II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.....................................................................................91KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊTÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN PHỤ LỤC

5

Page 6: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. Danh mục các từ viết tắt bằng tiếng AnhASEAN Cộng đồng các quốc gia Đông Nam ÁAFTA Khu vực tự do Đông Nam ÁFDI Đầu tư trực tiếp nước ngoàiGDP Tổng sản phẩm quốc nộiGOCN Giá trị sản xuất công nghiệpGRDP Tổng sản phẩm trên địa bànUSD Đô la MỹVA Giá trị tăng thêm2. Danh mục các từ viết tắt bằng tiếng ViệtCB Chế biếnCCN Cụm công nghiệpCN Công nghiệpCP Chính phủCty CP Công ty Cổ phầnCNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóaDN Doanh nghiệpDNNN Doanh nghiệp Nhà nướcDNTN Doanh nghiệp tư nhânKCN Khu công nghiệpKCCN Khu, cụm công nghiệpKT-XH Kinh tế-xã hộiNGTK Niên giám thống kêNLTS Nông, lâm, thủy sảnQH Quy hoạchSXCN Sản xuất công nghiệpTCMN Thủ công mỹ nghệTM Thương mạiTNHH Trách nhiệm hữu hạnTTCN Tiểu thủ công nghiệpUBND Ủy ban nhân dânVLXD Vật liệu xây dựngXD Xây dựng

6

Page 7: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

MỞ ĐẦU

Công tác rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch là việc làm thường xuyên, cần thiết, để phù hợp với tình hình và yêu cầu mới. Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về công tác lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đã nêu: “Đối với những địa phương đã có quy hoạch được phê duyệt, cần rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình và yêu cầu mới”.

Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị tỉnh Quảng Trị đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050; Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI đã đề ra định hướng, chính sách lớn về phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp của tỉnh; một số quy hoạch ngành, lĩnh vực cấp tỉnh và một số quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội cấp huyện, thị và thành phố đã và đang thực hiện có nhiều thay đổi so với các quy hoạch trước đây dẫn đến mục tiêu, định hướng phát triển của quy hoạch trước đây đã có những thay đổi cần phải có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Mặt khác, Đại hội Đảng bộ huyện Hải Lăng lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015-2020 đã có những định hướng lớn về phát triển kinh tế-xã hội, trong đó có công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp. Đồng thời một số quy hoạch ngành, lĩnh vực cấp tỉnh và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của huyện đã có nhiều thay đổi so với quy hoạch công nghiệp-TTCN đã phê duyệt trước đây, dẫn đến các mục tiêu, định hướng phát triển của quy hoạch công nghiệp-TTCN đã có những thay đổi.

Dự án “Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp huyện Hải Lăng giai đoạn 2010-2020” đã được phê duyệt từ năm 2011. Qua gần 06 năm triển khai thực hiện, quy hoạch phát triển công nghiệp của huyện đã đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế-xã hội của địa phương nói chung và khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, do quy hoạch được lập và phê duyệt trong những năm 2010-2011, nên đến nay đã không còn phù hợp so với tình hình thực tế của địa phương. Do đó việc điều chỉnh toàn diện quy hoạch phát triển công nghiệp-TTCN huyện Hải Lăng là việc làm cần thiết, để thuận lợi cho thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp-TTCN, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương trong thời gian tới.

7

Page 8: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

1. Căn cứ pháp lý chủ yếu để rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch công nghiệp-TTCN huyện Hải Lăng

Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội;

Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội;

Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/2/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Quyết định số 1114/QĐ-TTg ngày 09/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2020;

Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;

Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Quyết định số 11476/QĐ-BCT ngày 18/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành cộng thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Thông tư số 50/2015/TT-BCT ngày 28/12/2015 của Bộ Công Thương ban hành quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản lý quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và thương mại;

Quyết định số 3447/QĐ-BCT ngày 22/8/2016 của Bộ Công Thương về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;

Quyết định số 321/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/03/2011 về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020.

Quyết định số 1936/QĐ-TTg ngày 11/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về

8

Page 9: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

việc Phê duyệt chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

Quyết định số 2227/QĐ-UBND ngày 18/8/2017 về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1, tỷ lệ 1/2.000.

Quyết định số 2879/QĐ-UBND ngày 25/10/2017 của UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1 tỷ lệ 1/2000.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020.Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hải Lăng lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015-2020. Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND ngày 16/9/2014 của UBND tỉnh Quảng

Trị ban hành quy định về trình tự lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị;

Quyết định số 13/2012/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Trị, phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;

Nghị quyết số 40/2016/NQ-HĐND ngày 21/12/2016 về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh 05 năm 2016-2020;

Báo cáo đánh giá tình hình KT-XH, QP-AN 05 năm 2011-2015 và mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh 05 năm 2016-2020 (Báo cáo số 263/BC-UBND ngày 26/12/2016);

Quyết định số 1159/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng về việc phê duyệt Dự toán Dự án: Rà soát, điều chỉnh bổ sung Quy hoạch công nghiệp-TTCN huyện Hải Lăng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 1160/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 của UBND huyện Hải Lăng về việc phê duyệt đề cương, nhiệm vụ lập Quy hoạch Dự án: Rà soát, điều chỉnh bổ sung Quy hoạch công nghiệp-TTCN huyện Hải Lăng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

2. Mục tiêu và yêu cầu của quy hoạch2.1. Mục tiêu Đưa ngành công nghiệp - TTCN huyện Hải Lăng phát triển phù hợp với thế

mạnh của huyện và theo xu hướng hội nhập kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hải Lăng lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015-2020 và Kế hoạch phát triển KT-XH huyện Hải Lăng giai đoạn 2016-2020.

2.2. Yêu cầuKhảo sát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch được thực hiện đúng theo các quy

định của pháp luật có liên quan; Rà soát, cập nhật chính xác các thông tin, dữ liệu phục vụ bổ sung và điều chỉnh quy hoạch; Tư vấn, lập quy hoạch cụ thể, sát với điều kiện thực tiễn ở địa phương.

9

Page 10: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

2.3. Nhiệm vụ của Dự ánĐánh giá chính xác, đầy đủ tình hình, kết quả thực hiện quy hoạch CN-

TTCN huyện giai đoạn 2011-2015. Làm rõ những vướng mắc, khó khăn, bất cập trong việc lập, thực hiện quy hoạch để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch CN-TTCN huyện đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của huyện.

Khảo sát các đề án, dự án, công trình, chương trình, các cơ sở sản xuất kinh doanh TTCN, các làng nghề… liên quan đến CN-TTCN huyện cần được bổ sung, điều chỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Đề xuất giải pháp thực hiện Quy hoạch và định hướng, mục tiêu phát triển CN-TTCN trên địa bàn huyện đến năm 2030.

3. Phạm vi và Phương pháp nghiên cứu3.1. Phạm vi nghiên cứu Nằm trong địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.Báo cáo điều chỉnh toàn diện quy hoạch được thực hiện trên cơ sở kế

thừa “Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp huyện Hải Lăng giai đoạn 2010-2020” đã được UBND huyện phê duyệt. Trong quy hoạch lần này cơ bản tuân thủ theo phạm vi nghiên cứu của quy hoạch đã phê duyệt trước đây.

3.2. Phân kỳ thời gianPhân kỳ thời gian rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030 chia làm 03 giai đoạn: Giai đoạn đến năm 2020; giai đoạn 2021-2025 và định hướng giai đoạn đến năm 2030.

3.3. Phương pháp nghiên cứu “Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch công nghiệp-TTCN huyện Hải

Lăng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” có căn cứ khoa học, tuân thủ theo các phương pháp và nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Phương pháp điều tra thu thập thông tin và xử lý số liệu. - Phương pháp phân tích thống kê, phân tích tổng hợp.- Phương pháp điều tra trực tiếp: Cùng với việc điều tra các tài liệu, Dự án

sẽ tổ chức các chuyến đi khảo sát tại địa phương và cơ sở sản xuất để nắm bắt và cập nhật tình hình, nhu cầu phát triển cũng như đúc kết các bài học trong việc phát triển ngành công nghiệp-TTCN trên địa bàn huyện.

- Phương pháp chuyên gia: Đề án đã được tham khảo ý kiến về quy hoạch phát triển công nghiệp nói chung từ một số chuyên gia trong lĩnh vực phát triển công nghiệp.

- Kế thừa và đúc kết từ xây dựng quy hoạch thực tế: Đề án cũng được xây dựng trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây, trong việc lập Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, đồng thời sử dụng các kết quả nghiên cứu mới về chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển của các Bộ ngành có liên quan, cũng như quy hoạch phát triển KT-XH, các ngành kinh tế của tỉnh và các địa phương trong tỉnh.

10

Page 11: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

- Tính pháp lý trong hệ thống số liệu nghiên cứu: Hệ thống số liệu sử dụng bao gồm các số liệu công bố chính thức của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị, Phòng Thống kê huyện Hải Lăng, các số liệu báo các quy hoạch, kế hoạch của tỉnh và huyện và các phòng, ban chuyên môn của huyện.

4. Kết cấu của quy hoạchNội dung của Dự án “Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển công

nghiệp-TTCN huyện Hải Lăng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” được chia thành các phần chính như sau:

Mở đầu (căn cứ, mục tiêu, kết cấu...)Phần thứ nhất: Tiềm năng nguồn lực và hiện trạng phát triển kinh tế-xã hội

huyện Hải Lăng.Phần thứ hai: Hiện trạng phát triển công nghiệp-TTCN huyện Hải Lăng và

Đánh giá thực hiện Quy hoạch công nghiệp-TTCN đã phê duyệt (Năm 2011).Phần thứ ba: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp-TTCN

huyện Hải Lăng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.Phần thứ tư: Quy hoạch phát triển công nghiệp-TTCN huyện Hải Lăng đến

năm 2020, định hướng đến năm 2030.Phần thứ năm: Một số giải pháp phát triển và tổ chức thực hiện.

11

Page 12: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

PHẦN THỨ NHẤTTIỀM NĂNG, NGUỒN LỰC VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN

KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN HẢI LĂNG

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HUYỆN HẢI LĂNG

1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên1.1. Vị trí địa lýHải Lăng là huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Quảng Trị, phía Bắc giáp

thị xã Quảng Trị, phía Nam giáp huyện Phong Điền (Thừa Thiên-Huế), phía Tây giáp huyện Đakrông và phía Đông giáp với biển Đông.

Huyện Hải Lăng có diện tích tự nhiên gần 424,8km2 chiếm khoảng 9% diện tích toàn tỉnh, bao gồm 01 thị trấn và 19 xã. Dân số của huyện đến năm 2016 có khoảng 84.839 người.

Trên địa bàn huyện có Quốc lộ 1 và có tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua, đây chính là các tuyến giao thông có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Ngoài ra, Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị đã được Chính phủ quy hoạch và phê duyệt, trong đó khu cảng biển Mỹ Thủy phục vụ trong khu kinh tế được quy hoạch nằm hoàn toàn trên địa bàn các xã của huyện Hải Lăng. Như vậy, huyện là một trong những địa phương có vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và hệ thống hạ tầng của tỉnh Quảng Trị trong các giai đoạn tới.

1.2. Địa hìnhĐịa hình huyện Hải Lăng nghiêng từ Tây sang Đông, trên 60% là diện tích

đồi núi thấp, bị chia cắt bởi các sông, suối, đồi núi và các cồn cát, bãi cát... do đó việc đầu tư và phát triển các cơ sở hạ tầng như: giao thông, mạng lưới điện, cấp nước… cũng như tổ chức sản xuất ở đây gặp những khó khăn nhất định. Ngoài ra, vùng đồng bằng ở một số nơi còn có địa hình thấp trũng nên thường bị ngập lụt.

Nhìn chung, địa hình huyện Hải Lăng có thể chia làm 03 vùng như sau: - Vùng cồn cát, bãi cát ven biển: Chiếm khoảng 11% diện tích tự nhiên toàn

huyện, nằm giữa đồng bằng và Biển Đông. Vùng địa hình này có độ cao trung bình từ 6-7m và tập trung ở phía Đông của Quốc lộ 49C, thuộc các xã Hải An, Hải Khê và một phần các xã Hải Ba, Hải Quế và Hải Dương.

- Vùng đồng bằng: chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên toàn huyện, nằm giữa gò đồi và cồn cát, bãi cát. Vùng gồm các xã: Hải Quy, Hải Xuân, Hải Vĩnh, Hải Thành, Hải Thiện, Hải Tân, Hải Hòa, thị trấn Hải Lăng và một phần các xã: Hải Phú, Hải Thượng, Hải Lâm, Hải Thọ, Hải Trường, Hải Sơn, Hải Chánh, Hải Dương, Hải Quế và Hải Ba.

Một số khu vực như ở các xã Hải Dương, Hải Hòa, Hải Thiện, Hải Thành, Hải Thọ, Hải Trường... thấp hơn mặt nước biển nên thường bị ngập lụt vào mùa mưa lũ.

12

Page 13: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

- Vùng gò đồi và núi: Chiếm khoảng 59% diện tích tự nhiên toàn huyện, đa phần thuộc các xã Hải Phú, Hải Lâm, Hải Sơn, Hải Chánh, Hải Trường (khu vực phía Tây đường sắt Bắc-Nam). Vùng núi thấp có độ cao trung bình 100m-150m, vùng gò đồi từ 40m-50m, và có độ dốc từ 80-250.

1.3. Khí hậu Huyện Hải Lăng nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng có địa

hình thấp và bị phân dị, do đó khí hậu chia thành 02 mùa rõ rệt (mùa hè gió Tây Nam khô nóng và mùa đông gió Đông Bắc ẩm ướt).

Nền nhiệt độ của huyện tương đối cao, tổng nhiệt lượng cả năm trên dưới 9.0000C, nguồn nhiệt lượng này cho phép trồng trọt với đa dạng cây trồng và cải tạo mùa vụ trong năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên địa bàn khoảng 24 - 250C, nhưng có biên độ dao động rất lớn, tháng cao nhất đạt 38 - 400 (tháng 5 đến tháng 7); tháng thấp nhất xuống 12 - 130C (tháng 1 và 2).

Lượng mưa của huyện trung bình hàng năm từ 2.500 - 2.700 mm (cao hơn mức trung bình của cả nước) nhưng phân bố không đều. Các tháng 9, 10, 11 chiếm 75 - 85% lượng mưa cả năm. Trong các tháng cao điểm, trung bình mỗi tháng có 17-20 ngày mưa và thường kèm theo bão, gây lũ lụt, ngập úng. Mùa hè gió Tây Nam khô nóng, độ ẩm không khí thường xuyên dưới 50% có khi xuống đến 40% dẫn đến hạn hán.

Mùa bão ở Hải Lăng thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11. Các cơn bão đổ bộ vào tỉnh Quảng Trị nói chung và Hải Lăng nói riêng thường là các cơn bão số 7, 8, 9 và 10. Bão thường kèm theo mưa to kết hợp triều cường trên diện rộng gây nhiều khó khăn cho sản xuất và cuộc sống người dân.

2. Dân số và lao độngĐến năm 2016, dân số huyện Hải Lăng là 84.839 người (chiếm khoảng

13,6% dân số toàn tỉnh). Trong đó, dân số thành thị chiếm 3,6% và số dân khu vực nông thôn chiếm 96,4%.

Hiện mật độ dân số bình quân toàn huyện đạt khoảng 200 người/km2; số dân đông nhất là tại xã Hải Chánh (chiếm 8,0% số dân của huyện), tiếp theo là xã Hải Trường (chiếm 6,9%), xã Hải Ba và Hải Thọ cũng chiếm khoảng 6,3%... thấp nhất là dân số tại xã Hải Thành có 1.974 người, chiếm khoảng 2,3%.

Hiện dân số trong độ tuổi lao động của Hải Lăng có 43.626 người, chiếm khoảng 51,7% tổng dân số (năm 2010 đạt 46,9%).

3. Tiềm năng đấtTheo Niên giám thống kê Hải Lăng năm 2016, diện tích đất tự nhiên toàn

huyện là 42.479 ha chiếm gần 9,0% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Mật độ dân số của huyện đạt khoảng 200 người/km2, cao hơn mức trung bình toàn tỉnh (đạt khoảng 130 người/km2).

Diện tích huyện Hải Lăng được chia thành 03 vùng, có 11 nhóm đất, bao gồm 15 loại đất, với đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau:

13

Page 14: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

- Vùng gò đồi: chủ yếu là đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch. Đất vùng này nghèo dinh dưỡng, bị xói mòn và có hiện tượng kết vón, chỉ phù hợp với việc phát triển cây lâm nghiệp và hoa màu.

- Vùng đồng bằng: gồm 02 loại đất chính là đất thịt nhẹ và cát nội đồng, chất lượng đất khá tốt nên rất thuận lợi cho phát triển cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Vùng ven biển: chủ yếu là đất cát và cồn cát, chất lượng đất xấu, thiếu nước, chủ yếu thích hợp trồng khoai lang, một số cây thực phẩm và cây lâm nghiệp.

Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Hải Lăng

Loại đất Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 42.479,67 1001.1. Đất nông nghiệp 35.487,9 83,54

- Đất sản xuất nông nghiệp 11.879,8 - Đất lâm nghiệp 23.012,06 - Đất nuôi trồng thủy sản 565,71 - Đất nông nghiệp khác 30,34

1.2. Đất phi nông nghiệp 5.401,73 12,71 - Đất ở 698,97 - Đất chuyên dùng 2.296,52 - Đất SXKD phi nông nghiệp 139,05 - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.211,03

1.3. Đất chưa sử dụng 1.590,03 3,75 - Đất bằng chưa sử dụng 1.158,97 - Đất đồi núi chưa sử dụng 431,07

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hải Lăng năm 2016)

Hiện diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt của huyện Hải Lăng chiếm cao nhất toàn tỉnh, chiếm tới 25,7% và 31,0%, trong đó sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người đạt trên 1.008 kg/người, cao gấp gần 2,3 lần mức bình quân toàn tỉnh.

Ngoài ra, Hải Lăng còn có một số diện tích cây trồng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu của tỉnh, như: Diện tích khoai lang (chiếm 27,2%); diện tích sắn (chiếm 11,7%); diện tích lạc (chiếm 12,3%); diện tích trồng cam (chiếm 26,3%); diện tích trồng mít (chiếm 32,2%);

Diện tích trồng rừng mới tập trung của huyện năm 2016 đạt 1.471 ha, chiếm 18,8% toàn tỉnh (chỉ sau huyện Triệu Phong, chiếm 21,4%).

4. Tài nguyên nướcTrên địa bàn huyện có 04 sông chính:

14

Page 15: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

- Hệ thống sông Ô Lâu: Nằm về phía Nam của huyện, có dòng chính dài khoảng 65 km với diện tích lưu vực 855km2, lưu lượng dòng chảy khoảng 44m3/s.

- Sông Nhùng: Chạy từ Hải Lâm qua chính giữa vùng đồng bằng của huyện, hàng năm cung cấp một lượng phù sa và nước tưới lớn cho toàn bộ vùng đồng bằng, vùng gò đồi của huyện.

- Sông Bến Đá: Là sông ngắn chạy từ vùng gò đồi qua địa bàn xã Hải Trường, hàng năm cung cấp một lượng nước đáng kể cho sản xuất nông nghiệp của khu vực.

- Sông Vĩnh Định: Là sông đào nằm phía Đông của huyện với chiều dài khoảng 20 km, chạy dọc qua trung tâm khu vực canh tác của vùng đồng bằng, nối liền với sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu. Sông Vĩnh Định có tầm quan trọng đặc biệt trong việc cung cấp nước tưới cho sản xuất và tiêu úng về mùa lũ lụt.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một số hồ, đập có vai trò quan trọng trong việc trữ nước phục vụ cho phát triển sản xuất và đời sống dân sinh, góp phần cải tạo môi trường như: Đập Trấm, Thác Heo, Khe Chanh, Miếu Bà, Khe Rò, Phú Long, Khe Khế…

Nguồn nước ngầm: theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường tỉnh Quảng Trị, khảo sát trên diện tích 26.898 ha, vùng ven biển, đồng bằng và trung du của huyện Hải Lăng có trữ lượng nước ngầm 53.526.730 m3. Nguồn nước ngầm của Hải Lăng khá phong phú, vùng đồng bằng và gò đồi chất lượng nước tốt. Riêng vùng ven biển có một số nơi bị nhiễm mặn.

Với trữ lượng nước mặt và nước ngầm như trên, hoàn toàn đáp ứng điều kiện để xây dựng nhà máy phục vụ cho nhu cầu dân sinh và sản xuất công nghiệp cũng như các hoạt động dịch vụ, thương mại trên địa bàn huyện.

5. Tài nguyên rừngĐất lâm nghiệp của rừng của huyện hiện có trên 23.000 ha. Trong đó đất rừng

sản xuất là 15.620 ha (chiếm 36,7% diện tích đất tự nhiên). Hiện phát triển rừng trồng của huyện được đầu tư phát triển theo hướng thâm canh và duy trì độ che phủ rừng đạt khoảng 46,8 ha. Trung bình 05 năm gần đây sản lượng khai thác gỗ rừng trồng trên địa bàn huyện đạt trung bình khoảng 74,4 ngàn m3/năm.

Rừng trồng nhìn chung có chất lượng khá, tăng trưởng ở các lập địa tuy có chênh lệch đáng kể nhưng đều ở mức trung bình so với toàn tỉnh; chủng loại cây trồng ngày càng đa dạng hơn.

6. Tài nguyên biểnHuyện Hải Lăng có bờ biển dài 14km, dọc theo 02 xã Hải An và An Khê.

Vùng biển Quảng Trị nói chung và huyện Hải Lăng nói riêng là nơi cư ngụ của nhiều loại hải sản quý và thường xuyên được bù đắp như: Các loại tôm, cua, cá hồng, cá mú, cá thu, cá ngừ, mực ống, mực nang, ốc các loại và nhiều loại đặc sản quý khác. Tuy nhiên, vùng biển Hải Lăng có đặc điểm là bãi ngang (không có cửa lệch làm nơi neo đậu tàu thuyền) nên việc tổ chức khai thác hải sản với quy mô lớn gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh tài nguyên biển, huyện còn có trên 565ha mặt nước ao hồ có khả năng nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện có

15

Page 16: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

khoảng 546 ha, trong đó tập trung nhiều nhất là tại các xã Hải Lâm, Hải Phú, Hải Thượng, Hải Thọ, Hải An và Hải Dương (chiếm 65,7% tổng diện tích). Tuy nhiên, sản lượng cá còn thấp do đầu tư thâm canh chưa đúng mức, nhiều diện tích thả nuôi theo hình thức tự nhiên.

Ngoài ra, Hải Lăng có vùng đất cát ven biển khá rộng lớn, có thể khai thác sử dụng nuôi tôm thâm canh trên cát theo quy trình công nghiệp.

7. Tài nguyên khoáng sảnTheo báo cáo “Quy hoạch khai thác khoáng sản tỉnh Quảng Trị”, tài nguyên

khoáng sản của Hải Lăng chủ yếu là khoáng sản thuộc nhóm phi kim loại. Một số khoáng sản đáng chú ý như sau:

- Than bùn: Nguồn than bùn của Hải Lăng có trữ lượng không lớn, nhiệt lượng có thể đạt tới 3.500Kcalo/kg, được phân bố ở Khe Chè (thị trấn Hải Lăng), Hải Thọ, Hải Quế và Hải Thiện. Than bùn ở Hải Lăng được đánh giá là có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất phân vi sinh, chất đốt.

- Silicat: Phân bố ở phía Đông của huyện, độ hạt mịn 0,5-1,0mm, thành phần SiO2 từ 99,16-99,55%, trữ lượng tương đối lớn, chất lượng tốt, dùng làm nguyên liệu sản xuất thủy tinh dân dụng.

- Sét gạch ngói: Phân bố dọc theo hai bên sông Nhùng, trữ lượng C1+C2 = 3.157.900 m3. Hiện sét gạch ngói đang được khai thác sản xuất (quy mô nhỏ). Riêng mỏ sét ở Hải Chánh đang được khai thác với quy mô khá lớn để phục vụ nhà máy gạch tuynen đang hoạt động. Ngoài ra, còn có một số khoáng sản khác như: cát xây dựng, cuội, sỏi… được tập trung chủ yếu ở Hải Sơn, Hải Tân…

Ngoài ra trên địa bàn xã Hải Phú (thôn Phú Hưng) có mỏ đất sét trắng đã được cơ quan khảo sát địa chất tiến hành khoan thăm dò vào năm 2002 và khai thác thử. Tuy nhiên, trữ lượng quá nhỏ, chủ yếu là chạy theo vệt xen lẫn sỏi, cát nên rất khó khai thác.

Tuy trữ lượng không lớn nhưng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Hải Lăng có vai trò nhất định trong phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp phân bón phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện và các địa phương trong tỉnh Quảng Trị.

II. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI1. Tổng giá trị gia tăng (VA) và diễn biến tăng trưởng kinh tếHiện VA/người của huyện đạt trên 28,7 triệu đồng/người (~1.322 USD) gấp

2,2 lần so với năm 2010 (đạt 12,7 triệu đồng/người) và tương đương 84,4% và 59,3% mức bình quân của tỉnh Quảng Trị và bình quân cả nước (đạt 2.228 USD).

Bảng 1.2: So sánh tốc độ tăng trưởng VA theo giai đoạnĐơn vị:%/năm

Giai đoạn Hải Lăng Quảng Trị Cả nước2006-2010 10,7 10,8 7,02011-2015 13,5 7,4 5,91.

1 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII

16

Page 17: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Đến năm 2015, tổng VA của huyện Hải Lăng đạt 2.058 tỷ đồng, đưa kinh tế của huyện tiếp tục có mức tăng trưởng khá cao, bình quân trong giai đoạn 05 năm 2011-2015 đạt tốc độ tăng trưởng 13,5%/năm, cao hơn mức tăng trưởng của giai đoạn 2006-2010 và cao hơn tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Trị trong cùng giai đoạn (đạt 7,4%/năm).

Năm 2016, nền kinh tế của huyện tiếp tục có mức tăng trưởng cao, đạt 11,5% so với năm 2015, đưa tổng VA kinh tế đạt 2.295 tỷ đồng. Trong đó, ngành Công nghiệp+Xây dựng đạt 16,4%, tăng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện.

Bảng 1.3: Diễn biến tăng trưởng VA giai đoạn 2011-2015 và 2016 Đơn vị: Tỷ đồng (giá so sánh 2010)

TT Phân ngành 2010 2015 2016

Tăng trưởng(%/năm)

2011-2015

2015-2016

Tổng VA 1.093 2.058 2.295 13,5 11,51 Công nghiệp+XD 215 553 643 20,8 16,42 Nông nghiệp 469 611 631 5,4 3,33 Dịch vụ 409 894 1.033 16,9 15,5

(Nguồn: Báo cáo chính trị ĐHĐB huyện lần thứ XV và Báo cáo KT-XH huyện)

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tếTrong giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2016, cơ cấu kinh tế của Hải Lăng có

sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành Nông, lâm, thủy sản và chuyển sang cơ cấu Dịch vụ-Nông, lâm, thủy sản và Công nghiệp+Xây dựng.

Bảng 1.4: Cơ cấu kinh tế huyện Hải Lăng theo giá trị tăng thêm Đơn vị: %, (Giá hiện hành)

TT Ngành kinh tế 2010 2015 2016Tổng VA 100 100 100

1 Công nghiệp+Xây dựng - Công nghiệp

19,715,5

27,221,3

28,4

2 Nông, Lâm, Thủy sản 42,9 33,9 31,43 Dịch vụ 37,4 38,9 40,2

(Nguồn: Báo cáo chính trị ĐHĐB huyện lần thứ XV và Báo cáo KTXH huyện)

Do ngành Dịch vụ của huyện có tốc độ tăng trưởng khá cao (đạt 16,9%/năm) nên tỷ trọng của ngành trong cơ cấu kinh tế huyện tiếp tục duy trì chiếm tỷ trọng cao trong kinh tế huyện. Cụ thể, năm 2010 tỷ trọng của ngành chiếm 37,4%, đến năm 2015 tăng lên chiếm 38,9% và đến năm 2016 đạt khoảng 40,2%.

Ngành Nông, lâm, thủy sản của Hải Lăng trong giai đoạn phát triển có tỷ trọng giảm dần theo từng năm, từ 42,9% năm 2010 xuống còn 33,9 năm 2015 và đến năm 2016 còn chiếm khoảng ~31,4% trong cơ cấu kinh tế của huyện.

17

Page 18: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Do có nhiều cơ sở công nghiệp được đầu tư và đi vào hoạt động sản xuất trong giai đoạn 2011-2015 nên ngành Công nghiệp+Xây dựng đã có mức tăng trưởng cao (đạt 27,3%/năm) đưa tỷ trọng của ngành tăng nhanh, năm 2010 đạt 19,7%, đến năm 2015 tăng lên 27,2% và đạt khoảng 28,4% vào năm 2016.

3. Thu, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn3.1. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bànTốc độ tăng trưởng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện đạt 17,4%/năm

trong giai đoạn 2011-2015. Tổng thu trong 05 năm 2011-2015 đạt trên 1.829,5 tỷ đồng, gấp hơn 2,4 lần so với 05 năm 2006-2010 (đạt 621,3 tỷ đồng).

Tuy nhiên, nguồn thu ngân sách Nhà nước của huyện chủ yếu vẫn từ nguồn thu trợ cấp cân đối từ trung ương với tỷ lệ hàng năm đạt trên 80%.

Bảng 1.5: Thu ngân sách giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2015 2016

Tăng trưởng(%/năm)

2011-2015

2015-2016

Tổng thu 185.297 403.906 444.968 17,4 19,1Thu trên địa bàn 23.546 50.833 74.758 16,6 47,1Thu trợ cấp cân đối 140.452 328.196 369.015 18,5 12,4Thu kết dư 21.649 34.772 49.222 9,9 41,6

(Nguồn: NGTK huyện Hải Lăng năm 2016)

Năm 2016, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện đạt gần 445 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 19,1% so với năm 2015. Riêng giá trị thu trên địa bàn đã có mức tăng trưởng cao, đạt tới 47,1%, chiếm cơ cấu 15,2% tăng so với giai đoạn 05 năm 2011-2015 (đạt 11,4%).

3.2. Chi ngân sách Nhà nước địa phươngTổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn trong trong 05 năm 2011-2015 đạt

trên 1.725,4 tỷ đồng và có mức tăng trưởng 16,9%/năm trong giai đoạn 2011-2015. Trong đó, chi thường xuyên chiếm 79,8% (giai đoạn 2006-2010 chiếm 73,6%), còn lại là chi đầu tư phát triển và chi khác.

Năm 2016, Chi ngân sách của huyện đạt 444,968 tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2015, trong đó chi thường xuyên đạt 406,954 tỷ đồng, tăng 11,5% và chiếm cơ cấu 91,5%.

Đánh giá chung về tình hình thu, chi ngân sách giai đoạn 2011-2015 và năm 2016 cho thấy tổng chi ngân sách luôn tương đương và thấp hơn so với thu trên địa bàn trong cùng giai đoạn.

4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng4.1. Hệ thống giao thông

18

Page 19: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện Hải Lăng hiện đang phát triển khá nhanh, được phân bố tương đối đều và rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng, khu vực trong huyện cũng như với bên ngoài.

Toàn huyện hiện có khoảng 533 km đường ô tô, trong đó đường nhựa chiếm khoảng 29,2%; đường cấp phối chiếm 18,7%; đường bê tông chiếm 31,1%.

Đến nay, mật độ đường ôtô trên địa bàn huyện so với diện tích tự nhiên là 1,25km/km2 tăng 1,8, lần so với năm 2010 (năm 2010 là 0,68km/km2); so với dân số là 6,3 km/1.000 dân (năm 2010 là 3,33 km/1.000 dân). Ngoài ra, 100% các xã đều đã có đường ô tô đến trung tâm xã.

- Quốc lộ: Gồm 03 tuyến đi qua địa bàn huyện, Quốc lộ 1 dài 20km từ ranh giới Thị xã Quảng Trị đến huyện Hải Lăng được trải thảm nhựa chất lượng tốt và tuyến QL49B dài 08km (nối ngã ba Mỹ Chánh-huyện Phú Lộc) và Quốc Lộ 49C dài 13,6 km, nền đường trải nhựa đi lại thuận lợi.

- Tuyến đường ven biển: Tuyến đường bộ ven biển của Quảng Trị được hình thành với điểm đầu nối với đường bộ ven biển tỉnh Quảng Bình, đi qua thôn Mạch Nước, xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh) và điểm cuối kết thúc ở thôn Thâm Khê, xã Hải Khê (huyện Hải Lăng) nối vào đường ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế - tổng chiều dài 73 km.

- Đường tỉnh: Gồm 04 tuyến chạy qua địa bàn huyện với tổng chiều dài 51,5 km đều đã được nhựa hóa: Đường tỉnh 582 đoạn chạy qua huyện dài 15km; Đường tỉnh 583 (Tam Hữu - Gia Đẳng) dài 05km, Đường tỉnh 584 (Hải Thượng - Hải Sơn) dài 17,5 km và Đường tỉnh 582B dài 14 km (đường tránh lũ cứu hộ, cứu nạn; phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng phía Nam tỉnh Quảng Trị).

Đặc biệt trong thời gian tới, tuyến cao tốc Cam Lộ-La Sơn dài 102,2 km (đoạn qua Quảng Trị và Hải Lăng dài 37 km) và Quốc lộ 15 D nối từ cửa khẩu quốc tế La Lay đến cảng Mỹ Thủy (dài 92 km)2 được từng bước đầu tư và mở rộng sẽ kết nối cơ bản vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi), tạo kết nối liên hoàn hạ tầng kinh tế khu vực huyện Hải Lăng với các địa phương xung quanh.

- Trên địa bàn có 05 tuyến đường sông chạy qua, gồm: Sông Mỹ Chánh, sông Ô Lâu, sông Nhùng, sông Bến Đá và sông Vĩnh Định. Hầu hết các sông đều cung cấp đất phù sa và nước tưới tiêu phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp và cải thiện đời sống dân cư trong huyện. Riêng sông Mỹ Chánh có chiều 15km đang được khai thác, vận chuyển VLXD và phục vụ ngành thủy hải sản.

- Tuyến đường sắt đi qua địa bàn huyện và chạy song song với Quốc lộ 1 có chiều dài khoảng 15 km, trên đoạn này có hai nhà ga (Diên Sanh và Mỹ Chánh) đạt tiêu chuẩn cấp 3.

4.2. Mạng lưới điệnĐến nay, trên toàn huyện có 20/20 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia phục vụ

nhu cầu sản xuất và sinh hoạt với tỷ lệ hộ dùng điện đạt 98%.

2 Trong đó QL 15D gồm 05 đoạn, đoạn 1 từ cảng Mỹ Thủy đến QL1 dài 13,8km đã có; đoạn 2: từ QL1 đến đường cao tốc Cam Lộ - Túy Loan dài 7,7km;...

19

Page 20: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Toàn bộ lưới điện phân phối của huyện Hải Lăng được cấp điện chủ yếu từ trạm biến áp 110kV Diên Sanh (E83) có công suất 2x25MVA, còn lại một số xã được cấp điện từ trạm 110kV Đông Hà (E4) có công suất 2x40MVA.

Trạm trung gian 35kV: có 02 trạm với tổng công suất 5.700 kVA (Trạm trung gian Hội Yên có công suất 2.500 kVA và trạm Mỹ Chánh có công suất 3.200 kVA).

4.3. Hệ thống cấp nước sạchNhà máy nước của huyện tại thị trấn Hải Lăng có công suất

2.000m3/ngày/đêm đang hoạt động và cung cấp cho địa bàn thị trấn và một số xã lận cận với tỷ lệ 60-70% số dân trên địa bàn được sử dụng nước máy.

Ngoài ra, trên địa bàn các xã trong huyện hiện còn có 27 công trình cấp nước sạch tập trung với tổng công suất thiết kế khoảng 8.145 m3/ngày-đêm3 đáp ứng cho khoảng 30,2% số dân của huyện (khoảng 25.500 người); các hộ dân còn lại chủ yếu sử dụng giếng đào và bể lọc thô dùng cho sinh hoạt và đời sống.

Kế hoạch trong thời gian tới, mạng lưới cấp nước trên địa bàn huyện sẽ tiếp tục được đầu tư và mở rộng đảm bảo cho 100% số hộ được sử dụng nước sạch (trong đó nước máy chiếm trên 65%). Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước máy đạt trên 63% và tại đô thị đạt trên 90%.

III. VỊ TRÍ KINH TẾ CỦA HUYỆN HẢI LĂNG TRONG TỈNH QUẢNG TRỊ

Trong những năm gần đây Hải Lăng đã tích cực khai thác, phát huy các tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn huyện để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt cao hơn so với mức bình quân chung của toàn tỉnh và một số huyện khác lân cận. Hải Lăng đã đóng góp một phần quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh Quảng Trị trong các giai đoạn vừa qua.

Hải Lăng có diện tích 424,8 km2 với dân số năm 2016 đạt khoảng 84.839 người, chiếm gần 9,0% về diện tích và 13,6% về số dân so với toàn tỉnh.

Nền kinh tế của huyện trong giai đoạn 2011-2015 có tốc độ tăng trưởng 13,5%/năm, cao hơn mức tăng trưởng của kinh tế toàn tỉnh, đạt 7,4%/năm (giai đoạn 2006-2010, kinh tế huyện và tỉnh có tốc độ tăng trưởng tương đương nhau, cùng đạt khoảng 10,7%/năm). Giá trị đóng góp VA (GDP) của huyện trong tỉnh đến năm 2015 đạt 2.508 tỷ đồng, đóng góp khoảng 11,9% trong cơ cấu kinh tế toàn tỉnh (theo giá hiện hành).

Bình quân VA/đầu người của huyện năm 2015 đạt khoảng 28,7 triệu đồng tương đương với 1.322 USD/người bằng 84,4% mức thu nhập bình quân toàn tỉnh cùng thời kỳ và có xu hướng tăng so với năm 2010 (theo giá hiện hành).

Xét riêng về ngành công nghiệp (không tính ngành xây dựng), tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2011-2015 của huyện đạt 12,3%/năm cao hơn mức tăng trưởng của ngành công nghiệp tỉnh trong cùng thời kỳ (giai đoạn 2006-2010 đạt 22,8%/năm so với toàn tỉnh đạt 20,1%/năm).

Bảng 1.6: Một số chỉ tiêu so sánh huyện Hải Lăng với Quảng Trị 3 Trong đó 04 công trình cấp nước (công suất 511 m3/ngày-đêm) không còn hoạt động.

20

Page 21: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

trong giai đoạn 05 năm 2011-2015

Chỉ tiêu Đơn vị Hải Lăng Quảng Trị Tỷ lệ (%)

Diện tích tự nhiên Km2 424,8 4.737 9,0Dân số (năm 2016) 1000ng 84,839 623,528 13,6Tăng trưởng KT (2011-2015) %/năm 13,5 7,4Cơ cấu CN+XD trong nền KT % 27,2 23,2VA KT năm 2015 (giá HH) Tỷ.đ 2.508 21.074 11,9GOCN năm 2015 (giá 2010) Tỷ.đ 444,9 6.417 6,9Tăng trưởng GOCN (2011-2015) %/năm 12,3 11,6

VA (GDP)/người 2010 Tr.đ/người 12,7 16,5 77,0%2015 28,7 34,0 84,4%

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ NGTK huyện Hải Lăng và tỉnh Quảng Trị).

IV. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN KT-XH HUYỆN HẢI LĂNG GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐẾN NĂM 2016

1. Các thành tựu kinh tếNền kinh tế có mức tăng trưởng 13,5%/năm, tiếp tục đạt cao hơn mức tăng

trưởng bình quân chung của tỉnh Quảng Trị. Các ngành Công nghiệp và Dịch vụ của huyện đều có mức tăng trưởng cao hơn tăng trưởng kinh tế.

Các thành phần kinh tế đều được tạo cơ hội và điều kiện phát triển. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch đúng định hướng, quy mô kinh tế tăng lên đáng kể.

Cơ chế chính sách đầu tư đã có nhiều thay đổi theo hướng thông thoáng và cởi mở, chính quyền địa phương đã phối hợp tốt với các Bộ, Ngành trung ương trong việc thu hút và thực hiện các công trình đầu tư trên địa bàn.

2. Thuận lợi- Huyện có vị trí tương đối thuận lợi để thu hút đầu tư và phát triển kinh tế và

trong tương lai là một vị trí quan trọng trên Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC).- Có Quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam đi qua, các trục đường tỉnh, đường

huyện, hệ thống giao thông nông thôn phát triển thuận lợi.- Khu vực Đông-Nam của Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị chủ yếu nằm

trên địa bàn huyện Hải Lăng, khu vực được quy hoạch là trọng tâm phát triển của Khu kinh tế.

- Khu cảng biển Mỹ Thủy phục vụ cho Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị được quy hoạch tại vị trị trung tâm xã Hải An (huyện Hải Lăng).

- Có lợi thế phát triển ngành nuôi trồng thủy sản làm nguyên liệu phục vụ ngành chế biến có quy mô vừa và nhỏ.

- Quỹ đất còn nhiều để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp-TTCN.

21

Page 22: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

- Có tiềm năng một số loại khoáng sản để phát triển ngành sản xuất VLXD và hóa chất phân bón.

3. Khó khăn, thách thứcBên cạnh những thuận lợi nêu trên, kinh tế huyện Hải Lăng cũng có một số

khó khăn, thách thức sau:- Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, tích lũy nội bộ thấp không đủ sức tái cơ cấu,

đầu tư phát triển công nghiệp-TTCN.- Cơ sở hạ tầng tuy được tăng cường đầu tư song vẫn còn yếu kém, quá trình

đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp còn chậm, ảnh hưởng nhiều đến khả năng thu hút đầu tư.

- Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp. Vốn đầu tư hạn chế, chủ yếu hưởng vốn trợ cấp cân đối của ngân sách tỉnh nên không có điều kiện để chủ động đầu tư phát triển mạnh.

- Nguồn nhân lực còn hạn chế, tỷ lệ nhân lực qua đào tạo chưa cao.- Thời tiết khí hậu không thuận lợi, bão lũ thường xuyên làm ảnh hưởng

nhiều đến đầu tư và phát triển kinh tế.- Về tổng thể, hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước trên địa bàn huyện Hải

Lăng vẫn cần tiếp tục được hoàn thiện, để đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH, bao gồm cả bộ máy tổ chức, năng lực cán bộ, nhân viên, cùng trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết. Nếu không được cải thiện sớm, thì điều này sẽ là một cản trở không nhỏ, đến quá trình phát triển công nghiệp-TTCN trên địa bàn huyện trong các giai đoạn tới.

22

Page 23: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

PHẦN THỨ HAIHIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP-TTCN HUYỆN HẢI LĂNG VÀ

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY HOẠCH ĐÃ PHÊ DUYỆT (NĂM 2011)

I. HIỆN TRẠNG CHUNG1. Số lượng cơ sở sản xuất và lao động công nghiệp-TTCN1.1. Số lượng cơ sở sản xuấtThống kê đến năm 2016, trên địa bàn huyện Hải Lăng có tổng số 1.464 cơ sở

sản xuất công nghiệp-TTCN, trong đó bao gồm 19 doanh nghiệp và 1.445 cơ sở công nghiệp cá thể, hộ gia đình. Diễn biến về số cơ sở sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp qua các năm như sau:

Bảng 2.1: Cơ sở sản xuất công nghiệp-TTCN Đơn vị: Cơ sở

NămDoanh nghiệp Cơ sở cá thể

Toàn huyện Công nghiệp Toàn huyện Công nghiệp2011 121 13 - 1.1082012 115 09 5.329 1.6942013 137 15 5.265 1.5592014 142 16 5.098 1.4452015 137 13 5.479 1.3912016 152 19 5.727 1.4452017 - - 6.053 1.367

(Nguồn: NGTK huyện Hải Lăng các năm)

Trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp, hiện tập chung chủ yếu là các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo với 15/19 doanh nghiệp; tiếp theo là ngành khai khoáng có 03/19 doanh nghiệp và 01 doanh nghiệp trong ngành sản xuất và phân phối nước.

1.2. Lao động công nghiệp-TTCNTheo thống kê, số lao động công nghiệp của huyện hiện có khoảng 2.212

người, tăng 6,6% so với năm 2015 và chiếm khoảng 23,1% tổng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của huyện.

Theo thành phần kinh tế, hiện lao động của ngành công nghiệp-TTCN chủ yếu là lao động cá thể, chiếm tới 89% tổng lao động công nghiệp-TTCN. Tuy nhiên, qua các năm, tỷ trọng lao động doanh nghiệp ngành công nghiệp có xu hướng tăng nhẹ, từ 7,4% năm 2010, đến năm 2016 đã tăng lên đạt khoảng 11,0% trong tổng lao động công nghiệp-TTCN toàn huyện.

23

Page 24: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Bảng 2.2: Lao động ngành công nghiệp-TTCN trong ngành kinh tế Đơn vị: Lao động

TT Lao động 2011 2015 2016 2017

1 Lao động toàn huyện 10.600 8.979 9.559Lao động công nghiệp 2.411 2.075 2.212Tỷ lệ LĐ CN/toàn huyện 22,7 23,2 23,1

2 Lao động DN toàn huyện 1.099 1.194 1.402Lao động DN công nghiệp 178 166 242Tỷ lệ LĐDN/huyện 16,2% 13,9% 17,3%

3 Lao động cá thể toàn huyện 9.501 7.785 8.157 9.176Lao động CN cá thể 2.233 1.909 1.970 1.890Tỷ lệ LĐCN cá thể/huyện 23,5% 24,5% 24,1% 20,6%

(Nguồn: NGTK huyện Hải Lăng các năm và báo cáo ngành hàng năm)

Nhìn chung, năng lực lao động công nghiệp-TTCN của huyện còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Do chưa có nhiều doanh nghiệp ngành công nghiệp phát triển trên địa bàn huyện, nên lao động cá thể, hộ gia đình vẫn còn chiếm chủ yếu. Do đó, trong thời gian tới cần tiếp tục quan tâm phát triển kinh tế để thu hút thêm nhiều lao động vào khu vực doanh nghiệp sản xuất để đáp ứng yêu cầu trong tiến trình phát triển công nghiệp của huyện trong giai đoạn tới.

2. Giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu ngành công nghiệp2.1. Giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu theo thành phần kinh tếGiá trị sản xuất CN-TTCN năm 2015 (theo giá so sánh 2010) trên địa bàn

huyện đạt gần 445 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 12,3%/năm trong giai đoạn 2011-2015.

Năm 2016, ngành công nghiệp-TTCN của huyện tiếp tục có mức tăng trưởng ổn định đạt 13,8% so với năm 2015, đưa giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 506,4 tỷ đồng.Bảng 2.3: Giá trị sản xuất công nghiệp-TTCN huyện Hải Lăng đến năm 2016

Đơn vị: Tỷ đồng (Giá so sánh 2010)

Giá trị sản xuất công nghiệp-TTCN 2010 2015 2016

Tăng trưởng(%/năm)

2011-2015

2015-2016

Tổng cộng 249,465 444,909 506,419 12,3 13,8CN khai thác 6,929 5,739 3,121 -3,7 -45,6CN chế biến 242,536 435,275 498,335 12,4 14,5CN PP điện, nước 0 3,895 4,963 0 27,4

24

Page 25: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Giá trị sản xuất công nghiệp-TTCN 2010 2015 2016

Tăng trưởng(%/năm)

2011-2015

2015-2016

Cơ cấu theo TPKT 100% 100% 100%Nhà nước 43,6 27,2 24,1 2,2 0,9Tư nhân 23,0 35,1 36,2 22,1 17,4Cá thể 33,4 37,7 39,7 15,0 19,8

(Nguồn: NGTK huyện Hải Lăng các năm)

Theo thống kê cho thấy, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của huyện so với toàn tỉnh Quảng Trị có xu thế tăng dần trong giai đoạn 10 năm 2000-2010 (từ 3,6% năm 2000 tăng lên 7,0% năm 2005 và đạt 7,7% vào năm 2010). Trong giai đoạn 2011-2015, ngành có xu hướng giảm nhẹ và chiếm khoảng 6,9% vào năm 2015.

Tuy nhiên, trong các giai đoạn tới, xét về các điều kiện phát triển, công nghiệp huyện Hải Lăng hoàn toàn có cơ hội tăng trưởng cao và nâng cao tỷ trọng đóng góp trong giá trị công nghiệp của tỉnh trên cơ sở đầu tư và phát triển Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị.

2.2. Cơ cấu ngành công nghiệpTrong các giai đoạn phát triển của ngành công nghiệp-TTCN huyện Hải

Lăng thì 03 nhóm ngành là nhóm công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống, nhóm ngành công nghiệp khác và nhóm sản xuất VLXD luôn đóng góp chủ yếu trong cơ cấu công nghiệp toàn huyện (duy trì chiếm 80-90% giá trị sản xuất công nghiệp).

Trong các năm gần đây, do thu hút được một số doanh nghiệp trong ngành dệt may-da giày đầu tư và sản xuất, nên giá trị công nghiệp từ nhóm ngành dệt may-da giày cũng đang dần có những đóng góp cao trong công nghiệp-TTCN huyện. Cụ thể, tỷ trọng của ngành nhóm ngành dệt may-da đã tăng nhanh, từ 1,4% (năm 2010), đến năm 2013 đã tăng lên chiếm ~8,0% và đến năm 2015, tiếp tục tăng và chiếm khoảng 10,3% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện.

Mặc dù có mức tăng trưởng khá cao trong giai đoạn vừa qua, các nhóm ngành như: Chế biến gỗ, giấy; hóa chất, phân bón; cơ khí và sản xuất kim loại… vẫn có tỷ trọng không đáng kể trong tổng giá trị công nghiệp-TTCN của huyện trong các giai đoạn phát triển.

Bảng 2.4: Cơ cấu công nghiệp-TTCN huyện Hải Lăng Đơn v ị: % (giá so sánh 2010)

TT Ngành công nghiệp 2010 2013 2015 Tăng trưởng 2011-2015

1 Khai thác khoáng sản 2,8 2,2 1,3 -3,7%/năm2 C.biến T.phẩm, đồ uống 43,2 45,5 45,8 13,6%/năm3 Chế biến gỗ, giấy 0,7 0,7 0,7 11,0%/năm4 Sản xuất VLXD 30,1 21,6 20,7 4,2%/năm5 Hóa chất, phân bón 0,5 0,6 0,8 21,9%/năm

25

Page 26: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

TT Ngành công nghiệp 2010 2013 2015 Tăng trưởng 2011-2015

6 Dệt may-Da giày 1,4 8,0 10,3 68,2%/năm7 Chế tạo và gia công KL 1,5 1,4 1,5 12,6%/năm8 CN khác 19,8 20,0 18,0 10,1%/năm9 PP điện, nước 0 0 0,88 -

Tổng cộng 100 100 100 (Nguồn: Theo số liệu thống kê huyện Hải Lăng các năm)

3. Một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp Hải LăngĐến năm 2016, sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của huyện so với

năm 2015 có mức tăng khá cao, như: Tinh bột sắn, sản phẩm may, bao bì nhựa, nước ngọt, gỗ dăm…

Bảng 2.5: Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu

TT Sản phẩm Đơn vị 2010 2015 2017

Tăng trưởng (%)2011-2015

2015-2017

1 Cát sạn 1.000m3 62 54,5 75,2 -12,1 38,22 Tinh bột sắn 1.000 T 11,0 13,718 12.100 24,7 -11,83 CB bún, bánh Tấn 703 1.125 - 60,04 Rượu các loại 1.000 l 2.490 1.628 - - 34,6%5 Nước ngọt 1000 lít 311 464 - 49,26 Nước tinh lọc 1.000 L 900 1.120 1.000 24,4 - 10,7%7 Nước mắm Tr.lít 1,75 8,5 -8 Cao chè vàng Hộp 9.280 7.000 - 24,59 Cưa xẻ gỗ 1.000m3 3,0 16,03 16,1 434,3 0,4%10 Giấy tái chế Tấn 310 185 120 - 40,3 - 35,111 Ván ghép thanh m3 2.000 1.800 -12 Chổi đót 1.000 cái 50 140 325 180 132,1%13 Gỗ dăm 1.000 tấn 107 160 - 49,5%14 May xuất khẩu 1.000 SP 18,0 950 1.100 - 15,8%15 Gạch tuynen Tr.viên 18,5 34,1 35,0 84,3 2,6%16 Bao bì nhựa Tấn 255 300 -

(Nguồn: NGTK và Báo cáo KH phát triển KT-XH huyện Hải Lăng hàng năm)

II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆPĐến nay, trên địa bàn huyện Hải Lăng đã quy hoạch và phát triển 03 cụm

công nghiệp với tổng diện tích 85 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 61,06 ha (toàn tỉnh Quảng Trị hiện có 14 cụm công nghiệp đang hoạt động). Trong đó có 02 cụm công nghiệp đã hoạt động và 01 cụm công nghiệp mới được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết năm 20164.

Các cụm công nghiệp đã thu hút được 20 dự án đầu tư công nghiệp5 (trong 4 QĐ số 933/QĐ-UBND ngày 18/11/20165 Không tính đến CHXD Ngô Đồng

26

Page 27: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

đó 10 dự án công nghiệp đã hoạt động sản xuất6; 05 đang đầu tư xây dựng; 03 dự án tạm ngừng hoạt động sản xuất; 02 doanh nghiệp đang làm thủ tục thuê đất). Tổng vốn đăng ký của các dự án đạt hơn 800,4 tỷ đồng (vốn thực hiện trên 457,2 tỷ đồng, chiếm khoảng 57,1% vốn đăng ký).

Diện tích đất của các doanh nghiệp công nghiệp đã thuê và chấp thuận chủ trương đầu tư là 35,1/61,06 ha, đạt hơn 57,5%7 diện tích đất công nghiệp của 03 cụm công nghiệp và tạo việc làm cho khoảng 1.315 lao động (chiếm ~35,0% tổng số lao động trong cụm công nghiệp toàn tỉnh)8.

Tuy nhiên, cả 03 cụm công nghiệp của huyện đến nay đều chưa được đầu tư và xây dựng các công trình xử lý nước thải tập trung.

Cụ thể hoạt động của các cụm công nghiệp như sau:1. Cụm công nghiệp Diên Sanh (xã Hải Thọ)Cụm công nghiệp được phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số

179/2004/QĐ-UB ngày 31/3/2004 với diện tích 30 ha (diện tích đất công nghiệp là 18,4 ha). Đến nay, cụm công nghiệp đang có 11 dự án đầu tư sản xuất với tổng vốn đăng ký hơn 632,358 tỷ đồng (vốn thực hiện 390,576 tỷ đồng, đạt 61,7%). Diện tích của các doanh nghiệp đã cho thuê là 16/18,4 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 86,8% diện tích đất công nghiệp và tạo việc làm cho 1.172 lao động.

Đến nay, cụm công nghiệp cơ bản đã hoàn thành hệ thống giao thông với tổng kinh phí ~21,6 tỷ đồng (chủ yếu bằng vốn NSNN) và đã được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hệ thống xử lý nước thải.

2. Cụm công nghiệp Hải Thượng (xã Hải Thượng)Cụm công nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết năm 20119.

Cụm công nghiệp có diện tích quy hoạch 25 ha và diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 20,4 ha. Vốn đầu tư hạ tầng là 64,6 tỷ đồng.

Hiện cụm công nghiệp đã thu hút được 07 dự án đầu tư công nghiệp (03 dự án hoạt động) với tổng vốn đăng ký là 105,31 tỷ đồng (vốn thực hiện 58,7 tỷ đồng, đạt 55,7%). Diện tích đất đã thuê của các doanh nghiệp công nghiệp là 8,88/20,4 ha, đạt 43,5% diện tích đất công nghiệp10 và thu hút gần 100 lao động.

Đến nay, cụm công nghiệp chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng, nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc thi công các dự án đầu tư và hoạt động của các cơ sở sản xuất.

3. Cụm công nghiệp Hải ChánhCụm công nghiệp có diện tích 30 ha và đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết

năm 2016 (đất công nghiệp là 22,26 ha) với tổng vốn đầu tư hạ tầng ~50 tỷ đồng. Cụm công nghiệp được UBND tỉnh Quảng Trị thành lập tại Quyết định số 488/QĐ-UBND ngày 15/3/2016.

Mặc dù chưa đầu tư cơ sở hạ tầng, nhưng cụm công nghiệp đã thu hút được 02 dự án đầu tư công nghiệp với diện tích thuê đất là 6,12 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy là 6 CCN toàn tỉnh hiện có 56 dự án đang hoạt động7 Tỷ lệ trung bình của CCN toàn tỉnh là 53,8%8 Các số liệu trên không tính đến Cửa hàng xăng dầu Ngô Đồng9 QĐ số 1267/QĐ-UBND ngày 01/7/2011 10 Tính thêm Cửa hàng xăng dầu thì đạt 55,8%

27

Page 28: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

27,5% (trong đó 01 dự án đang hoạt động). Tổng vốn đăng ký của 02 dự án là 62,796 tỷ đồng (vốn thực hiện đạt 8,0 tỷ đồng) và dự kiến sẽ tạo việc làm cho khoảng 150 lao động.

4. Khu vực quy hoạch CN-TTCNNgoài ra, tại 02 khu vực quy hoạch CN-TTCN Ngã 5 và Hải Lâm đã và đang

có 03 doanh nghiệp thuê đất với tổng diện tích 5,81 ha, trong đó đáng chú ý là Cty CP đầu tư và khoáng sản Vico Quảng Trị và Cty CP Hải Lâm Xanh với tổng vốn đầu tư 370 tỷ đồng (vốn thực hiện đạt 12% vốn đăng ký).

Bảng 2.6: So sánh một số chỉ tiêu của 03 cụm công nghiệp đến năm 2017

Chỉ tiêu Tổng cộng

Tỷ lệ các cụm công nghiệpDiên Sanh Hải Thượng Hải Chánh

Diện tích (ha) 85 35,3% 29,4% 35,3%Đất CN (ha) 61,06 30,1% 33,4% 36,5Dự án công nghiệp 20 DA 11 DA 07 DA 02 DATỷ lệ lấp đầy (%) 57,5 86,8% 43,5% 16,7%Vốn đăng ký (Tỷ đ) 800,464 79,0% 13,1% 7,9%Vốn Thực hiện (Tỷ đ) 457,276 85,4% 12,8% 1,8%Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký 57,1% 61,7% 55,7% 12,7%

Lao động hiện có 1.313 89,2% 7,2% 3,6%(Nguồn: Xử lý số liệu Báo cáo cụm công nghiệp năm 2017)

Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp sử dụng đất theo hình thức cho thuê đất có thời hạn 50 năm, phần lớn các doanh nghiệp sử dụng đất đúng diện tích, ranh giới và cắm mốc đầy đủ, không xảy ra tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai.

Tuy nhiên, quá trình tiếp nhận một số dự án chưa đánh giá được năng lực nhà đầu tư, nên việc triển khai một số dự án đã không đạt được như cam kết đầu tư, vẫn còn xảy ra tình trạng doanh nghiệp chậm tiến độ thực hiện dự án so với tiến độ được cấp phép đầu tư, hoặc ngừng hoạt động sản xuất.

III. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ VÀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG

1. Hiện trạng chungTrong các giai đoạn phát triển, làng nghề truyền thống, làng nghề và nghề

truyền thống tiếp tục có một vị trí quan trọng trong phát triển công nghiệp-TTCN của huyện Hải Lăng. Các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp đã và đang góp phần giữ gìn cũng như phát huy bản sắc văn hóa, tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận dân cư của huyện.

Theo Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Đề án “Khôi phục phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống huyện Hải Lăng giai đoạn 2011-2015” hiện các làng nghề truyền thống, làng nghề và nghề truyền thống toàn huyện có khoảng 1.015 cơ sở, hộ gia đình tham gia sản xuất (tăng thêm khoảng 136 cơ sở, hộ gia đình so với năm 2010) chiếm khoảng 59,7% tổng số cơ sở công nghiệp-TTCN của huyện (năm 2010 chiếm 68,8%). Các ngành nghề sản xuất đã thu hút

28

Page 29: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

khoảng 1.820 lao động (tăng 167 lao động so với năm 2010) chiếm khoảng 58,3% tổng lao động công nghiệp-TTCN toàn huyện. Theo thống kê, giá trị sản xuất công nghiệp của các làng nghề hiện chiếm khoảng 7,2% giá trị công nghiệp-TTCN của huyện Hải Lăng và đạt mức tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 19,0%/năm trong giai đoạn 2011-2015.

Giai đoạn 2011 – 2015 và đến năm 2016, huyện Hải Lăng hiện có 09 làng nghề truyền thống, làng nghề và nghề truyền thống được công nhận đang hoạt động. Trong đó có 04 làng nghề truyền thống11; 04 nghề truyền thống và 01 làng nghề. Nhóm sản phẩm của các ngành nghề bao gồm chế biến thực phẩm (rượu, nước mắm, bánh ướt, mứt, giá đỗ); sản phẩm dệt (thêu ren, dệt xăm lưới) và sản phẩm tiêu dùng (nón lá, chổi đót).

Các sản phẩm TTCN này tập trung ở 08/20 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, cụ thể tại các địa phương: Hải Tân (02 sản phẩm); Hải Xuân (01 sản phẩm); Hải Quế (01 sản phẩm); Hải An (01 sản phẩm); Hải Ba (01 sản phẩm); Hải Chánh (02 sản phẩm); Hải Vĩnh (01 sản phẩm) và Hải Khê (01 sản phẩm).

Huyện đã hoàn thành việc đăng ký nhãn hiệu, nhãn mác hàng hóa và đăng ký chất lượng sản phẩm hàng hóa cho một số sản phẩm chủ yếu có giá trị gồm: Bánh ướt Phương Lang; Nón lá Trà Lộc; Rượu Kim Long; nước mắm Mỹ Thủy.

Hơn 20 sản phẩm được đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của Công ty TNHH Xika được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận và một số sản phẩm đã đăng ký nhãn mác hàng hóa ở tỉnh (Mứt gừng Mỹ Chánh và Chổi đót Văn Phong).

Ngoài ra, các sản phẩm đã đăng ký chất lượng sản phẩm tại Chi cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng tỉnh và đóng chai có nhãn mác của một số cơ sở sản xuất như: Ruốc bột Ngọc Trai; Nước mắm Thanh Thủy; nước mắm, tương ớt, dấm, mắm nêm của cơ sở Văn Ngọc Vọng. Một số sản phẩm đã tham gia bình chọn và được công nhận đạt giải sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh và khu vực Miền Trung - Tây nguyên (Rượu Xika Bầu sứ; Rượu nếp Việt; Rượu thực phẩm chức năng Thương chồng; Rượu gạo Kim Long; Cao Chè Vằng, Chè Vằng đóng chai, Chè vàng Trà hòa tan của Công ty TNHH Xika).

2. Làng nghề truyền thống, nghề truyền thống và làng nghề12

2.1. Làng nghề truyền thống- Làng nghề truyền thống nón láCó 487 cơ sở tại Văn Trị, Văn Quỹ (xã Hải Tân) và Trà Lộc (xã Hải Xuân).

Hiện số lao động làm nghề có khoảng 630 lao động, tăng thêm 90 lao động so với năm 2010. Sản lượng hàng năm của làng nghề đạt khoảng 250.000 cái, thu nhập bình quân của lao động đạt 1,4 triệu đồng/người/tháng.

- Làng nghề truyền thống rượu Kim Long (xã Hải Quế)Làng Kim Long có nghề nấu rượu từ thời Pháp thuộc. Rượu Kim Long nổi

tiếng nhờ phương pháp gia truyền và đặc biệt rượu ngon nhờ nguồn nước tại địa phương. Hiện nay, toàn thôn có 200 cơ sở sản xuất với 350 lao động, hầu hết lao 11 Toàn tỉnh hiện có 11 làng nghề truyền thống12 Số liệu thu nhập của lao động các làng nghề là số liệu năm 2014-2015.

29

Page 30: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

động làm theo hình thức bán thời gian. Hiện sản lượng hàng năm đạt khoảng 420.000 lít (tăng 70.000 lít so với năm 2010); bình quân thu nhập của lao động đạt khoảng 1,0 triệu đồng/người/tháng.

- Làng nghề truyền thống nước mắm Mỹ Thủy (xã Hải An)Tổng số cơ sở làm nghề sản xuất nước mắm là 150 cơ sở với số lao động 160

người. Hiện sản lượng hàng năm của làng nghề đạt khoảng 600.000 lít và thu nhập của lao động đạt khoảng 3,1 triệu đồng/người/tháng.

- Làng nghề truyền thống bánh ướt Phương Lang (xã Hải Ba)Làng Phương Lang có nghề truyền thống làm bánh ướt nổi tiếng từ lâu. Sau

khi ứng dụng cải tiến kỹ thuật làm bằng máy, hiện làng nghề còn 08 hộ chuyện làm bánh ướt với công suất khoảng 500kg/hộ/ngày. Hiện số lao động thường xuyên của làng nghề là 30 lao động cùng hàng trăm lao động (khoảng 170 hộ) tham gia vào việc cung ứng dịch vụ tiêu thụ sản phẩm. Tổng sản lượng bánh hàng năm đạt khoảng 820 tấn/năm và tạo nhu nhập trung bình khoảng 1,7 triệu đồng/người/tháng.

2.2. Nghề truyền thống- Nghề truyền thống Mứt gừng Mỹ Chánh (xã Hải Chánh)Là sản phẩm có từ lâu đời trên địa bàn huyện, hiện có 12 chủ lò gừng với

khoảng 250 lao động tham gia. Hàng năm làng nghề cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện khoảng 70 tấn mứt gừng/năm; bình quân thu nhập của lao động làm nghề đạt khoảng 4,9 triệu đồng/người/tháng.

Để đảm bảo cho nguyên liệu sản xuất, các cơ sở đều có hợp đồng với các chủ vựa thu mua nông sản tại thị trấn Lao Bảo và các tỉnh Tây Nguyên để có đủ nguyên liệu sạch, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Nghề sản xuất giá đỗ Lam Thủy (xã Hải Vĩnh)Hiện có khoảng 16 cơ sở sản xuất với số lao động tham gia khoảng 40 người.

Hiện sản lượng hàng năm của các cơ sở đạt khoảng 90-100 tấn/năm (tăng khoảng 40-50 tấn so với năm 2010). Bình quân thu nhập của lao động làm nghề đạt khoảng 2,7 triệu đồng/người/tháng.

- Nghề thêu ren xuất khẩu Văn Quỹ (xã Hải Tân)Trong các năm qua mặc dù được sự chú trọng đầu tư đào tạo và nhân rộng

nghề nhưng chỉ có xã Hải Tân là có khả năng duy trì nghề và phát triển. Tổng số cơ sở làm nghề thêu ren trên địa bàn là 94 cơ sở. Sản phẩm bình quân trong năm đạt khoảng 2.500 sản phẩm, thu nhập lao động khoảng 1,7 triệu đồng/người/tháng.

- Nghề dệt xăm lưới Thâm Khê (xã Hải Khê) Làng Thâm Khê trước đây có 52 hộ tham gia sản xuất, hiện nay do gặp khó

khăn nên nghề đang bị mai một dần (do nguồn lợi thủy sản cạn kiệt nên nghề đánh bắt hải sản ven bờ khó phát triển). Làng nghề chỉ còn 03 khung dệt hoạt động của 03 hộ gia đình với 06 lao động, sản phẩm dệt săm lưới bình quân trong năm đạt khoảng 8.000 m (giảm tới hơn 24.200 m so với năm 2010) và chủ yếu được sản xuất theo đơn hàng của khách hàng. Tuy nhiên, thu nhập bình quân của lao động làm nghề hiện khá cao, đạt khoảng 3,8 triệu đồng/người/tháng (tăng 2,9 triệu đồng

30

Page 31: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

so với năm 2010).2.3. Làng nghề- Làng nghề chổi đót Văn Phong (huyện Hải Chánh)Tổng số cơ sở làm nghề là 45 cơ sở, thu hút 160 lao động. Sản lượng hàng

năm hiện đạt khoảng 140.000 sản phẩm, tạo thu nhập bình quân đạt khoảng 2,1 triệu đồng/người/tháng (tăng 0,8 triệu đồng so với năm 2010).

3. Đánh giá chung về phát triểnNhìn chung, việc khôi phục và phátt triển làng nghề truyền thống, làng nghề

và nghề truyền thống trên địa bàn huyện trong giai đoạn vừa qua có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác tổ chức, quản lý, sản xuất và giới thiệu sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đã được quan tâm nên đã nâng cao được năng lực cạnh tranh, mở rộng được thị trường tiêu thụ và góp phần tạo ngành nghề, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư.

Đã thành lập được 09 ban điều hành làng nghề truyền thống, nghề truyền thống và làng nghề thuộc các xã. Ban điều hành đều xây dựng được Quy chế hoạt động, kế hoạch thực hiện hàng năm và hoạt động tương đối hiệu quả; đã thành lập được 08 Tổ hợp tác trong các làng nghề, hoạt động mang hiệu quả thiết thực.

Tuy nhiên, các sản phẩm hàng hóa còn đơn điệu, chưa thực sự đa dạng; chất lượng sản phẩm thiếu ổn định; các cơ sở sản xuất chủ yếu là hộ cá thể, nên chủ yếu làm theo kinh nghiệm và thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh; các sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ trên địa bàn trong tỉnh và một số ít các tỉnh lân cận, chưa có nhiều sản phẩm tiêu thụ theo đơn đặt hàng lớn.

Quy mô sản xuất của các cơ sở đa số là nhỏ lẻ, manh mún; cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ phần lớn còn lạc hậu, chủ yếu là thủ công truyền thống. Hầu hết các cơ sở sản xuất, làng nghề đều chưa có hệ thống sử lý chất thải, chưa có hệ thống thoát nước chung… mặt bằng sản xuất xen kẽ trong khu dân cư nên việc sử lý môi trường gặp nhiều khó khăn.

IV. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH CÔNG NGHIỆP ĐÃ PHÊ DUYỆT (NĂM 2011)

Dự án “Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp huyện Hải Lăng giai đoạn 2010-2020” đã được UBND huyện Hải Lăng phê duyệt năm 2011 (gọi tắt là QH2011) được quy hoạch và định hướng trên cơ sở “Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hải Lăng lần thứ XIV” và “Quy hoạch phát triển KT-XH huyện Hải Lăng đến năm 2020” đã được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt.

Nhìn chung, việc thực hiện các quan điểm, định hướng và một số chỉ tiêu của QH2011 xây dựng trước đây về cơ bản đã và đang được thực hiện đúng mục tiêu và định hướng, đáp ứng yêu cầu một số mục tiêu đã đề ra, mặc dù một số dự án dự kiến phát triển trong kỳ quy hoạch, vì nhiều lý do khác nhau đã chưa đầu tư và thực hiện được.

Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong ngành công nghiệp toàn tỉnh nói chung vẫn còn những khó khăn, các kết quả hoạt động sản xuất, kinh

31

Page 32: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

doanh trong ngành công nghiệp-TTCN của huyện Hải Lăng trong giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2016 đạt được khá tích cực, góp phần tăng trưởng và ổn định nền kinh tế của huyện.

Từ tình hình hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp Hải Lăng trong giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2016, so sánh với quy hoạch đã phê duyệt, có thể có một số đánh giá như sau:

1. Đánh giá quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triểnTrong giai đoạn quy hoạch và đến năm 2016, ngành công nghiệp-TTCN

huyện Hải Lăng đã phát triển theo đúng quan điểm và định hướng đề ra, đó là tạo các điều kiện thuận lợi nhất để phát triển công nghiệp; coi ngành công nghiệp là động lực chính để chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ-thương mại.

Đến nay, xét về tổng thể đầu tư và phát triển trong giai đoạn 05 năm qua, ngành công nghiệp-TTCN huyện đã và đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần vào bước phát triển của nền kinh tế huyện. Trong giai đoạn 2011-2015, ngành công nghiệp-TTCN đã đạt mức tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện và các khu vực kinh tế khác. Cụ thể, ngành công nghiệp-TTCN đã đạt mức tăng trưởng 17,5%/năm so với kinh tế huyện, đạt 13,6%/năm và ngành dịch vụ đạt 15,7%/năm.

Với mục tiêu ngành công nghiệp-TTCN là động lực chính chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, thực tế phát triển cho thấy, tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ đã từng bước được tăng lên, đến năm 2015 tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong tổng VA kinh tế đã đạt khoảng 61,1%, tăng so với tỷ trọng năm 2010 đã đạt là 57,1%. Trong đó ngành công nghiệp-TTCN đã tăng nhanh từ 19,7% lên 27,2%.

Quy hoạch phê duyệt trước đây đã định hướng phát triển đa dạng về cơ cấu; phát triển mạnh công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến thực phẩm; dệt may-da giày; cơ khí... thực tế trong giai đoạn 2011-2015, ngành chế biến thực phẩm, đồ uống và công nghiệp dệt may-da giày đã có mức tăng trưởng tốt (đạt 13,6%/năm và 68,2%/năm), đã đưa nhóm ngành chế biến thực phẩm, đồ uống tiếp tục duy trì chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp-TTCN huyện; nhóm ngành dệt may-da giày bước đầu đã có nhưng đóp góp nhất định trong công nghiệp-TTCN huyện và tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Theo mục tiêu đặt ra là tập trung phát triển các cụm CN-TTCN làm hạt nhân cho phát triển công nghiệp của huyện. Tạo điều kiện thu hút đầu tư và từng bước lấp đầy diện tích các cụm công nghiệp. Thực tế, trong giai đoạn đến năm 2015, huyện Hải Lăng đã phát triển 03 cụm công nghiệp và vẫn đang trong giai đoạn thu hút đầu tư và đã lấp đầy được gần 60% diện tích đất công nghiệp (CCN Diện Sanh đạt 94,5%; CCN Hải Thương đạt 49,8% và CCN Hải Chánh đạt ~30%). Tuy nhiên, việc thu hút các dự án đầu tư trên cơ sở cơ hội đón đầu quá trình hình thành và phát triển của Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị và cảng biển Mỹ Thủy vẫn chưa được như mong đợi do một số dự án hạ tầng đầu tư phát triển trong khu kinh tế đã chậm hơn so với dự kiến ban đầu.

32

Page 33: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Một số dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp có tiến độ triển khai chậm, tạm dừng đầu tư hoặc hoạt động cầm chừng trong thời gian dài đã làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển công nghiệp-TTCN của huyện.

Với các sản phẩm TTCN, quy hoạch trước đây đã đưa ra phương hướng tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện phát triển thị trường để trong giai đoạn 2011-2015 các nghề truyền thống phát triển thuận lợi và đạt tiêu chí làng nghề nông thôn. Thực tế đến nay, nhóm các sản phẩm TTCN này đã có bước phát triển khá ổn định, trong đó có 04 sản phẩm được công nhận từ làng nghề truyền thống (nón lá, rượu, nước mắm, bánh ướt); 04 sản phẩm được công nhận nghề truyền thống (mứt gừng, giá đỗ, sản phẩm thêu ren và xăm lưới) và 01 sản phẩm được công nhận từ làng nghề là sản phẩm chổi đót tại Văn Phong (huyện Hải Chánh).

2. Đánh giá một số chỉ tiêu phát triểnĐánh giá tình hình triển khai quy hoạch công nghiệp-TTCN giai đoạn đến

năm 2015 so với quy hoạch công nghiệp-TTCN trước đây (xây dựng năm 2011) cho thấy:

- Tăng trưởng bình quân giá trị gia tăng ngành Công nghiệp+XD trong giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 20,8%/năm, thấp hơn so với mức quy hoạch đã đề ra là 22,2%/năm.

Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu so sánh tình hình triển khai quy hoạch13

TT Chỉ tiêu Đơn vịGiai đoạn 2011-2015Chỉ tiêu

QH Thực hiện

1 2 3 4 5

1 Tăng trưởng VA CN+XD (2011-2015) %/năm 22,2 20,8

2 Cơ cấu công nghiệp+XD % 24,6 27,2

3Tăng trưởng giá trị sản xuất - CN+XD- CN

%/năm 22,519,4

12,412,3

Giá trị SXCN năm 2015so với năm 2010 (giá SS) 2,4 lần 1,8

4 Cơ cấu nhóm ngành CN ưu tiên phát triển % 67,53 79,6

5

GOCN 04 ngành ưu tiên năm 2015 so với năm 2010Trong đó:

% 67,4 79,6

+ CB thực phẩm, đồ uống 40,0 45,8+ Dệt may-da giày 12,4 10,3+ Khai thác, SX VLXD 12,6 20,7+ Cơ khí, sản xuất KL 2,45 1,5

13 Một số chỉ tiêu có tính tham khảo do có sự thay đổi giữa giá so sánh 1994 và giá so sánh 2010

33

Page 34: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Nhìn chung, những nỗ lực phấn đấu và những kết quả mà ngành công nghiệp Hải Lăng đã đạt được trong giai đoạn 2011-2015 về cơ bản đã bám sát quy hoạch phát triển công nghiệp-TTCN thực hiện trước đây. Các hoạt động công nghiệp-TTCN bước đầu đã được phát triển, mở rộng và đã đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương, góp phần chuyển dịch kinh tế trong huyện.

Tuy nhiên, do ngành công nghiệp huyện có quy mô nhỏ, nên trong giai đoạn tới cần khai thác và phát triển các tiềm năng của huyện, phấn đấu hình thành các cơ sở công nghiệp có quy mô, tạo đòn bẩy phát triển nhanh hơn trong giai đoạn tới.

Tổng thể chung, việc thực hiện các mục tiêu của Quy hoạch công nghiệp-TTCN nói riêng và Quy hoạch phát triển KT-XH huyện Hải Lăng trong giai đoạn từ 2011-2015 và đến năm 2016, bước đầu đã tạo sự thúc đẩy chuyển dịch kinh tế, chuyển dịch lao động của huyện theo hướng công nghiệp hóa. Các hoạt động công nghiệp-TTCN trên địa bàn huyện Hải Lăng, mặc dù một số chỉ tiêu còn đạt thấp hơn kỳ vọng, nhưng cũng đã đạt được những bước tiến quan trọng (về tăng trưởng và cơ cấu công nghiệp) đóng góp tích cực vào phát triển của kinh tế huyện nói riêng và toàn ngành công nghiệp tỉnh Quảng Trị nói chung.

V. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP-TTCN HUYỆN HẢI LĂNG GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐẾN NĂM 2017

Đánh giá về phát triển công nghiệp-TTCN trên địa bàn huyện Hải Lăng trong giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2016 có thể có một số nhận xét như sau:

1. Kết quả đạt đượcNgành CN-TTCN đã tăng trưởng với tốc độ cao trong giai đoạn 2011-2015

(CN+XD đạt 17,5%/năm), góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp (CN+XD từ 19,7% tăng lên 27,2%).

Các cụm công nghiệp-TTCN đã thu hút được nhiều dự án đầu tư công nghiệp và góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn huyện.

Một số ngành nghề, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của huyện được phục hồi và phát triển ổn định đã tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động (chủ yếu là các sản phẩm ngành chế biến thực phẩm).

Trong giai đoạn phát triển qua, ngành công nghiệp-TTCN huyện đã thu hút và tạo được nhiều việc làm cho người lao động (tăng thêm gần 2.000 lao động so với năm 2010).

Đội ngũ quản lý đã và đang thích nghi dần với cơ chế thị trường. Cơ chế chính sách đầu tư đã có nhiều thay đổi theo hướng thông thoáng; các cấp, các ngành địa phương đã phối hợp tốt với các Sở ngành cấp tỉnh trong việc thu hút và thực hiện các công trình đầu tư công nghiệp trên địa bàn.

2. Hạn chế và thách thứcKhó khăn đầu tiên đặt ra cho sự nghiệp phát triển kinh tế và công nghiệp của

huyện Hải Lăng là nằm trong vùng địa lý không thuận lợi với khí hậu khắc nghiệt, thất thường và bị ảnh hưởng nhiều về thời tiết.

Quy mô sản xuất nhỏ lẻ còn cao (công nghiệp cá thể chiếm trên 30% giá trị

34

Page 35: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

công nghiệp-TTCN toàn huyện); các ngành công nghiệp phần lớn đều có xuất phát điểm thấp.

Một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, hàng tồn kho lớn; tiếp cận nguồn vốn khó khăn… nên còn nhiều doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng, tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể.

Hạ tầng của các cụm công nghiệp-TTCN còn thiếu đồng bộ. Vốn đầu tư hạ tầng phụ thuộc nhiều vào vốn ngân sách nhà nước, chưa thu hút được nhiều sự tham gia của thành phần kinh tế khác, nên đã ảnh hưởng nhiều đến cơ hội và công tác khuyến khích thu hút đầu tư.

Các cơ chế khuyến khích hiện tại chưa thực sự đủ mạnh để thu hút được các nhà đầu tư vào địa bàn, nhất là các nhà đầu tư có trình độ công nghệ cao. Ưu đãi về vốn để đầu tư cho các dự án công nghiệp không nhiều.

Các sản phẩm TTCN từ các làng nghề, ngành nghề nông thôn không nhiều về chủng loại sản phẩm; sức cạnh tranh thấp; không nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao; các sản phẩm chủ yếu phục vụ thị trường trong tỉnh và một phần ít tiêu thụ ngoài tỉnh.

Xu hướng phát triển đang đặt ra vấn đề thu hút đầu tư có chọn lọc và lựa chọn về ngành nghề, sản phẩm… trong phát triển công nghiệp, đặc biệt là các vấn đề về công nghệ và môi trường.

3. Nguyên nhân Phát triển kinh tế nói chung và thu hút đầu tư công nghiệp nói riêng của tỉnh

Quảng Trị nói chung và của huyện Hải Lăng nói riêng trong bối cảnh kinh tế cả nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn, lạm phát đi đôi với suy giảm kinh tế, thị trường nguyên, nhiên liệu; thị trường đầu ra của sản phẩm bị ảnh hưởng mạnh do giá cả tăng cao. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến đầu tư công nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác trong giai đoạn vừa qua.

Do nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn nên phí dịch vụ vận chuyển bằng đường tàu biển, đường hàng không còn cao… dẫn đến ảnh hưởng trong thu hút đầu tư một số ngành, sản phẩm công nghiệp.

Chất lượng thu hút đầu tư chưa cao, năng lực tài chính của một số dự án còn thấp. Các yếu tố hỗ trợ cho công nghiệp-TTCN gặp nhiều khó khăn, yếu về nguồn lực, hạn chế về nguyên liệu.

Sự cạnh tranh giữa các tỉnh, thành phố trong khu vực và Vùng ngày càng gay gắt nên việc thu hút các dự án đầu tư cũng gặp nhiều khó khăn hơn.

4. Cơ hội phát triểnKinh tế và thị trường thế giới đang có nhiều dấu hiệu phục hồi và ổn định,

điều này sẽ có những tác động tích cực tới nhu cầu tiêu thụ và tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp.

Hải Lăng có lợi thế về vị trí địa lý (nằm ở cửa ngõ phía Nam thành phố Đông Hà; là vùng có ảnh hưởng lớn từ tốc độ phát triển, đô thị hóa của thành phố; việc mở rộng không gian đô thị sẽ góp phần tạo cơ sở, điều kiện cho huyện phát triển

35

Page 36: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

công nghiệp và các ngành dịch vụ công nghiệp), có nhiều điều kiện để phát triển các cơ sở công nghiệp.

Hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện đã và đang từng bước được cải thiện, có nhiều đầu mối giao thông quan trọng đi qua (Quốc lộ lA, đường sắt Bắc-Nam), góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hải Lăng.

Huyện Hải Lăng nằm trong phạm vi của Dự án Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị (với diện tích chiếm tới gần 40%) và được quy hoạch là khu vực trung tâm phát triển (Trung tâm điện lực, khu công nghiệp, cảng biển, khu phi thuế quan…) kèm theo hệ thống cơ sở hạ tầng (Đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước…) đã được quy hoạch và từng bước hoàn thành sẽ là cơ hội và động lực lớn cho phát triển công nghiệp của huyện trong các giai đoạn tới.

Các khó khăn kinh tế trong nước thời gian vừa qua cũng là cơ hội để các doanh nghiệp công nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn huyện Hải Lăng nói riêng và của tỉnh Quảng Trị nói chung cấu trúc lại sản xuất, giải thể, mua bán hoặc sáp nhập các doanh nghiệp kém hiệu quả, nhằm tạo ra những doanh nghiệp có tiềm lực hơn, có khả năng cạnh tranh cao hơn, trên thị trường trong và ngoài nước.

PHẦN THỨ BACÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP-TTCN

HUYỆN HẢI LĂNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Ngoài các yếu tố liên quan đến nội lực phát triển của tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Hải Lăng nói riêng, sự phát triển công nghiệp của huyện Hải Lăng

36

Page 37: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

trong giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố trong và ngoài nước. Nhìn chung, những yếu tố trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ là những yếu tố tác động đến phát triển các ngành kinh tế và công nghiệp của tỉnh Quảng Trị nói chung và công nghiệp của huyện Hải Lăng nói riêng trong các giai đoạn tới.

I. TÁC ĐỘNG BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC1. Tình hình cung cầu và cạnh tranh trên thế giới và khu vựcThế giới hiện đã và đang bước vào giai đoạn phát triển mới, trong đó hai xu

hướng phát triển khách quan đã có tác động mạnh nhất đến định hướng và giải pháp phát triển của các quốc gia là sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoa học kỹ thuật và sự tự do hóa, đa cực hóa, toàn cầu hóa.

Cùng với việc tạo ra những công nghệ mới, đang xuất hiện những điều kiện kinh doanh và cơ cấu tiêu dùng mới. Thế giới ngày càng trở thành mạng lưới dày đặc và nhạy bén hơn các quan hệ giao tiếp và tương tác lẫn nhau, làm tăng các cơ hội cho tự do cá nhân, làm xói mòn các lợi thế cũ và tạo ra những sức mạnh, cùng những lợi thế mới...

Đối với sản phẩm: Đang và sẽ có sự cải thiện căn bản về danh mục, chủng loại, chất lượng, hình dáng, công dụng và giá cả của hàng loạt sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ theo hướng đa dạng hơn, gọn nhỏ hơn, nhiều chức năng, tiết kiệm năng lượng và rẻ hơn, do đó phổ cập rộng rãi hơn. Sẽ xuất hiện hàng loạt sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn mới với vòng đời sản phẩm sẽ ngắn đi.

Đối với doanh nghiệp: Sẽ có hai xu hướng song song diễn ra. Một mặt, nền kinh tế quốc gia và thế giới càng lớn hơn và mở rộng hơn thì các doanh nghiệp trung bình và nhỏ sẽ càng thống trị và có tương lai hơn. Các doanh nghiệp sẽ được tổ chức theo quy mô nhỏ, phi tập trung hóa, giảm bớt các khâu trung gian, cơ cấu thành nhiều đơn vị độc lập, có quyền tự chủ cao, được chuyên môn hóa cao và đặc biệt là hoạt động mang tính toàn cầu. Mặt khác, sự hợp nhất để trở thành lớn hơn, mạnh hơn, giảm chi phí và có sức cạnh tranh hơn, đáp ứng những nhu cầu to lớn của nền kinh tế tương lai sẽ trở thành xu hướng vận động của tổ hợp kinh doanh dịch vụ, tài chính, ngân hàng và thông tin. Sẽ ngày càng có nhiều tập đoàn xuyên quốc gia, có giá trị tài sản lớn hơn GDP của một nước, thậm chí của nhiều nước. Thực tế đến nay, các công ty xuyên quốc gia đang kiểm soát 2/3 chu chuyển ngoại thương và đầu tư quốc tế và sẽ không mất đi vai trò to lớn của chúng, trong việc tạo động lực cho tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế toàn cầu.

Đối với các nền kinh tế quốc gia và quốc tế: Các cấu trúc ngành nghề sẽ chuyển dịch theo hướng:

- Thu hẹp và mất dần các ngành khai thác, chế biến nguyên liệu truyền thống. Các ngành sản xuất truyền thống được chuyển thành những ngành sản xuất kỹ thuật cao và xuất hiện hàng loạt ngành sản xuất mới.

- Các ngành dịch vụ và sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất và đem lại nguồn lợi nhuận cao nhất cho nền kinh tế quốc gia và quốc tế.

- Xu hướng phát triển của ngành dịch vụ phân phối thế giới có những đặc trưng như: nhất thể hóa sản xuất - bán buôn - bán lẻ để tạo mạng lưới phân phối

37

Page 38: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

rộng rãi, xuất hiện các doanh nghiệp thương mại lớn hoặc các hệ thống siêu thị, đại siêu thị, trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại.

Hình thành hệ thống kinh doanh chuỗi hoặc nhượng quyền của các công ty lớn hướng tới các phân đoạn chuyên biệt hơn trên thị trường. Vai trò của bán buôn truyền thống suy giảm, ngược lại, vai trò của các nhà bán buôn hiện đại tăng lên, nhất là đối với việc cung cấp trọn gói hàng tiêu dùng có giá trị cao, hàng vật liệu có số lượng lớn. Phương thức quản lý phát triển theo hướng tự động hóa quá trình quản lý và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp và sản phẩm. Phương thức kinh doanh mới như thương mại điện tử, nhượng quyền thương mại, sàn giao dịch hàng hóa sẽ giữ vai trò chủ đạo trong thời kỳ tới.

2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển công nghiệp-TTCN huyện Hải Lăng

Hội nhập kinh tế thế giới để phát triển là một xu thế tất yếu của thời đại. Sự giao lưu kinh tế đã liên kết các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau thành một thị trường thống nhất.

Tiến trình tham gia FTA14 đối với nước ta là một phần trong hiện thực hóa chủ trương mở cửa, hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới. Đến nay, Việt Nam đã ký kết và thực thi 10 FTA, kết thúc đàm phán 02 FTA và đang đàm phán 04 FTA khác với phạm vi lĩnh vực tự do hóa khác nhau (thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư…) và độ sâu hội nhập khác nhau. Cụ thể:

- Có 10 FTA đã ký kết và thực thi, trong đó: 06 FTA ký kết với tư cách thành viên ASEAN (bao gồm: Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN; 05 FTA giữa ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc và Newzealand); 04 FTA ký kết với tư cách là một bên độc lập (Bao gồm: Chi Lê, Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên minh Kinh tế Á-Âu).

- Có 02 FTA đã kết thúc đàm phán là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP).

- Có 04 FTA đang đàm phán là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam với Hiệp hội Thương mại tự do châu Âu (VN-EFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Israel; cùng các nước ASEAN đàm phán ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực với 06 nước khu vực Đông Á (RCEP) và Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Hồng Kông (AHKFTA).

Tiến trình tham gia FTA đối với nước ta là một phần trong hiện thực hóa chủ trương mở cửa, hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới. Đây chính là những mốc dấu quan trọng của nền kinh tế Việt Nam tham gia vào thị trường kinh tế thế giới.

Khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới, mỗi khi có sự biến động và ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa, của việc hội nhập kinh tế của một nền kinh tế lớn hay khu vực trên thế giới tất yếu ít, nhiều cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế cả nước nói chung và kinh tế tỉnh Quảng Trị và các địa phương thuộc tỉnh nói riêng.

14 Hiệp định thương mại tự do (FTA): Hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia

38

Page 39: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Một mặt, trong quá trình hội nhập, các nước trong khu vực cũng cần phải hợp tác với Việt Nam để khai thác các tiềm năng có thể bổ sung cho nền kinh tế của chính họ. Riêng với tỉnh Quảng Trị và không gian lãnh thổ xung quanh là một vùng có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển.

Xu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế giới sẽ giúp các quốc gia đang phát triển, nhất là các quốc gia đi sau như Việt Nam có điều kiện tiếp cận và phát huy có hiệu quả nếu như biết nắm bắt những cơ hội này. Đó là các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI), vốn hỗ trợ phát triển (ODA), vốn đầu tư gián tiếp (FPI) thông qua hệ thống ngân hàng, trái phiếu, thị trường chứng khoán, vốn kiều hối… Ngoài ra, hiện đang tiếp tục có xu thế chuyển dịch dòng vốn đầu tư vào Việt Nam thay vì chọn các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan... nhằm phân tán rủi ro.

Những chuyển biến kinh tế từ khi Việt Nam gia nhập WTO và các hiệp định thương mại quốc tế, đã đẩy làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam lên cao. Theo số liệu tổng hợp của Cục Đầu tư nước ngoài (FIA) cho thấy, FDI năm 2017 đạt trên 35,8 tỷ USD, tăng 44,4% so với năm 2016 (Trong đó lũy kế đến nay, vốn FDI tập trung vào ngành công nghiệp chế biến và chế tạo đạt 186,1 tỷ USD với tỷ trọng vốn chiếm 58,4% tổng vốn FDI). Từ những chuyển động này, nhiều nhà kinh tế đã dự đoán Việt Nam đang vươn mình và sẽ thu hút dòng vốn FDI lớn trong thời gian tới.

Môi trường đầu tư của Việt Nam mặc dù vẫn còn nhiều mặt yếu so với các quốc gia trong vùng, song làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài những năm gần đây từ: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… vào Việt Nam, ngay cả trong bối cảnh kinh tế tài chính quốc tế vẫn còn khó khăn hiện nay, tiếp tục gia tăng và có xu hướng phát triển cả ở mảng dịch vụ.

Do vậy, để kinh tế tăng trưởng bền vững, thời gian tới, tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Hải Lăng cần tiếp tục chú trọng đến việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân, khu vực đầu tư nước ngoài, nâng cấp cơ sở hạ tầng, quảng bá thông tin cần thiết về địa phương cho các nhà đầu tư. Đặc biệt cần đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực lành nghề như: quản lý trung gian, kỹ sư và cả lao động phổ thông đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư.

Trong thời gian tới, với việc tỉnh Quảng Trị đã và đang tiếp tục phấn đấu trở thành một địa phương phát triển trong Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, có hệ thống giao thông, cảng biển thuận lợi cùng hệ thống các khu kinh tế, khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch sẽ tạo cho tỉnh có nhiều cơ hội trong việc thu hút mạnh các nguồn đầu tư trong nước và từ nước ngoài để phát triển.

II. TÁC ĐỘNG TỪ KINH TẾ TRONG NƯỚC1. Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và công nghiệp cả

nước đến năm 20301.1. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội cả nướcPhấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 05 năm đạt 6,5-7%/năm. Đến

năm 2020, GDP/người đạt khoảng 3.200 - 3.500 USD; tỷ trọng công nghiệp và dịch

39

Page 40: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

vụ trong GDP trên 85%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 05 năm bằng khoảng 32 - 34% GDP. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt 38-40%.

Xây dựng nền công nghiệp và thương hiệu công nghiệp quốc gia với tầm nhìn trung, dài hạn, có lộ trình cho từng giai đoạn phát triển.

Phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp năng lượng, cơ khí, điện tử, hoá chất, công nghiệp xây dựng, xây lắp, công nghiệp quốc phòng, an ninh. Chú trọng phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản xuất vật liệu mới; từng bước phát triển công nghệ sinh học, công nghiệp môi trường và công nghiệp văn hoá. Tiếp tục phát triển hợp lý một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.

Phân bố công nghiệp hợp lý hơn trên toàn lãnh thổ; nâng cao hiệu quả các khu kinh tế, khu công nghiệp; sớm đưa một số khu công nghiệp công nghệ cao vào hoạt động.

1.2. Chiến lược và Quy hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam15

Theo Báo cáo “Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” và “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, công nghiệp Việt Nam được định hướng phát triển trong giai đoạn đến năm 2030 như sau:

- Từng bước điều chỉnh mô hình tăng trưởng công nghiệp từ chủ yếu dựa trên số lượng sang dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả, đẩy mạnh phát triển các ngành và sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn; gắn kết sản xuất với phát triển dịch vụ công nghiệp.

- Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là nhóm sản phẩm cơ khí, hóa chất, điện tử viễn thông phục vụ sản xuất công nghiệp.

- Điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp, đảm bảo phù hợp giữa các vùng trên toàn quốc, giải quyết tình trạng mật độ công nghiệp cao ở một số khu vực, đảm bảo cân đối và hài hòa giữa các vùng và địa phương.

Theo đó, nhóm ngành công nghiệp được lựa chọn ưu tiên phát triển trong giai đoạn đến năm 2025 sẽ là các nhóm ngành cơ khí và luyện kim (máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp, ô tô và phụ tùng cơ khí, thép chế tạo); nhóm ngành hóa chất (hóa chất cơ bản, hóa dầu, linh kiện nhựa-cao su kỹ thuật); nhóm ngành chế biến nông, lâm, thủy sản; nhóm ngành Dệt may-da giày (ưu tiên sản xuất nguyên phụ liệu); nhóm ngành điện tử-viễn thông (sản phẩm thiết bị máy tính, điện thoại và linh kiện); ngành năng lượng mới và năng lượng tái tạo.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 đạt 6,5-7,0%/năm, giai đoạn 2021-2025 đạt 7,0-7,5%/năm và giai đoạn 2026-2035 đạt 7,5-8,0%/năm.

2. Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và công nghiệp tỉnh Quảng Trị và huyện Hải Lăng

15 QĐ phê duyệt số 879/QĐ-TTg và số 880/QĐ-TTg ngày 09/6/2014

40

Page 41: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

 Định hướng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Trị: Theo “Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020” và ”Kế hoạch phát triển KT-XH 2016-2020, tỉnh Quảng Trị”,16 các mục tiêu phát triển của tỉnh trong giai đoạn tới là tiếp tục khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, phát huy mọi nguồn lực, đẩy mạnh cải cách hành chính và thu hút đầu tư, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội; phấn đấu đưa Quảng Trị đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước.

Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm thời kỳ 2016-2020 đạt 7,5-8,0%; đến năm 2020 cơ cấu kinh tế: công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, nông nghiệp đạt tỷ trọng tương ứng là 40,5% - 41% - 18,5%.

Phấn đấu đưa thu nhập bình quân theo đầu người đến năm 2020 gấp 2 lần so với năm 2015; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 05 năm 2016-2020 đạt trên 100.000 tỷ đồng.

Các ngành, lĩnh vực đột phá: Công nghiệp năng lượng; dệt may; chế biến nông, lâm, thủy sản; kinh tế biển; kinh tế đối ngoại.

 Định hướng phát triển kinh tế-xã hội huyện Hải Lăng: Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của huyện Hải Lăng trong giai đoạn tới là tiếp tục huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội; tăng cường đầu tư hạ tầng cho phát triển công nghiệp-TTCN, TM-DV và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 13-14%/năm. Trong đó: Nông-lâm-ngư đạt 5,5-6,0%/năm; Công nghiệp-xây dựng: 17-18%/năm và các ngành Dịch vụ: 15-16%/năm.

Cơ cấu kinh tế Nông-lâm-ngư đạt 26-27%; Công nghiệp-xây dựng: 37-38% và các ngành Dịch vụ: 35-36%.

Thu nhập bình quân đầu người đạt 54-55 triệu đồng vào năm 2020; huy động vốn đầu tư xã hội hàng năm trên 800 tỷ đồng.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp-TTCN, ngành nghề nông thôn. Huy động mạnh mẽ các nguồn lực để đầu tư phát triển công nghiệp-TTCN. Xúc tiến kêu gọi đầu tư có sự lựa chọn vào Khu Đông Nam Quảng Trị và các cụm công nghiệp trên địa bàn.

Phát triển các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản; đa dạng hóa các sản phẩm chế biến hải sản; phát triển các cơ sở sản xuất cơ khí, sửa chữa các sản phẩm điện tử, điện lạnh. Hình thành các cơ sở đầu mối cung cấp nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm cho các cơ sở sản xuất công nghiệp-TTCN của huyện. Nâng cao hiệu quả hoạt động và quy mô, chất lượng các nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống.

Tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp và các hộ sản xuất tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ. Phát triển các cụm thương mại dịch

16 NQ số 12/2016/NQ-HĐND ngày 19/8/2016

41

Page 42: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

vụ. Huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng các chợ nông thôn và điểm thương mại-dịch vụ theo quy hoạch nông thôn mới.

3. Ảnh hưởng từ phát triển Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị và Cảng biển Mỹ Thủy

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 205017. Việc từng bước hình thành Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị có ý nghĩa quan trọng, tạo những cơ hội mới cho tỉnh khai thác tốt hơn lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế-xã hội và công nghiệp, góp phần mở rộng thị trường, tạo tiền đề để trở thành một trong những đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng, một Trung tâm giao thương của khu vực ASEAN và Châu Á-Thái Bình Dương.

Mục tiêu chủ yếu của đầu tư và phát triển Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị là xây dựng khu kinh tê trở thành khu vực phát triển kinh tế năng động, bền vững. Là trung tâm thu hút về đầu tư và Trung tâm trung chuyển hàng hóa của vùng và khu vực; gắn kết chặt chẽ phát triển với đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị có một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế biển và tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Trị. Theo quy hoạch đã phê duyệt, khu kinh tế có diện tích trên 23.790 ha nằm trên địa bàn các xã thuộc huyện Hải Lăng, Triệu Phong và Gio Linh (phần diện tích của huyện Hải Lăng chiếm khoảng 38,8%).

Khu vực Đông-Nam của khu kinh tế (diện tích chủ yếu trên địa bàn huyện Hải Lăng) được quy hoạch là khu vực trọng tâm phát triển, được bố trí các dự án động lực của toàn khu kinh tế như: Trung tâm điện lực, khu phức hợp năng lượng, khu công nghiệp, khu đô thị, dịch vụ công cộng, khu hành chính, cảng biển nước sâu và khu phi thuế quan.

Theo Quy hoạch khu kinh tế, khu cảng biển Mỹ Thủy là cảng tổng hợp có diện tích xây dựng (sân cảng) là 335 ha, có vị trí ở trung tâm xã Hải An, dự kiến cảng biển Mỹ Thủy sẽ đạt công suất 13,5 triệu tấn/năm vào năm 2025 và đến năm 2035 đạt công suất khoảng 27 triệu tấn.

Khu Trung tâm Điện lực Quảng Trị được quy hoạch khoảng 450 ha, bố trí tại xã Hải Khê và một phần xã Hải An và Hải Dương. Tổng công suất giai đoạn 1 khoảng 1.350 Mw.

Trung tâm tiếp nhận và xử lý khí, bao gồm Nhà máy nhiệt điện khí với diện tích 200 ha và Khu tiếp và xử lý khí 155 ha, có vị trí giáp với phía Bắc cảng biển Mỹ Thủy.

Do vậy, trong thời gian tới, Hải Lăng cần tiếp tục tăng cường công tác xúc tiến thu hút đầu tư, hoàn thành công tác quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp-thương mại, dịch vụ, hệ thống cơ sở hạ tầng... để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, tạo bước đột phá về phát triển kinh tế nói chung và ngành công nghiệp của huyện nói riêng trong các giai đoạn tới.

4. Điều kiện hạ tầng kỹ thuật

17 Quyết định số 1939/QĐ-TTg ngày 11/10/2016

42

Page 43: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Việc hoàn thành xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng về giao thông, thủy lợi, điện, nước, hạ tầng khu kinh tế, các cụm công nghiệp, hệ thống dịch vụ thương mại... là một trong những giải pháp chủ yếu đồng thời cũng là những nhân tố tạo bước đột phá trong việc phát triển kinh tế-xã hội của huyện Hải Lăng trong thời gian tới.

Định hướng phát triển mạng lưới giao thông trong những năm tới là quy hoạch mạng lưới giao thông hợp lý và thông suốt. Thực hiện kiên cố hóa giao thông nông thôn, đến năm 2020 đạt 100% chiều dài đường giao thông nông thôn hiện có. Nâng cấp hệ thống giao thông thị trấn Hải Lăng đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV; hoàn thiện tuyến đường nối Quốc lộ 1 về đến cảng Mỹ Thủy (dài 14 km) kết hợp với việc mở rộng thị trấn Hải Lăng.

Về xây dựng và phát triển khu kinh tế: Từng bước xây dựng hạ tầng Khu Đông Nam tỉnh, cảng biển Mỹ Thủy, dự án cấp nước sông Nhùng, nằm ở phía Tây đường cứu hộ, cứu nạn-cao tốc Cam Lộ-Túy Loan để có cơ sở sớm hình thành Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị.

Xây dựng tuyến trục chính dọc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị xuyên suốt theo hướng Bắc-Nam.

Xây dựng mới tuyến đường tránh qua thị xã Quảng Trị, nâng cấp đường Hùng Vương nối dài giai đoạn 3, đường trục trung tâm Khu Kinh tế Đông Nam đoạn Cửa Việt-Hải Khê; Quốc lộ 15D nối cửa khẩu La Lay với cảng Mỹ Thủy.

Xây dựng tuyến phía Nam vào Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, là tuyến động lực chính thúc đẩy phát triển khu kinh tế (trong ba trục đường tiếp cận) thuộc địa bàn huyện Hải Lăng; nâng cấp Đường tỉnh 582B18, đoạn từ cảng biển Mỹ Thủy đến Quốc lộ 1 với quy mô mặt cắt 200 m (bao gồm hành lang hạ tầng và cây xanh cách ly).

Xây dựng Khu phức hợp năng lượng; xây dựng cảng Mỹ Thủy; xây dựng mới khu Logistics số 1, kế cận cảng Mỹ Thủy.

Quy hoạch mới khu công nghiệp, logistics, điểm trung chuyển hàng hóa dọc tuyến đường cứu hộ, cứu nạn nối từ Quốc lộ 1 lên đường cao tốc Cam Lộ-Túy Loan.

Khu thương mại dịch vụ: Chợ phát triển tại khu vực chợ trung tâm thị trấn dọc đường Hùng Vương và Chợ Diên Sanh gắn với khu phố chợ. Bố trí trung tâm buôn bán hàng, giới thiệu sản phẩm hàng hóa dọc Quốc lộ 1 và từ 1-2 siêu thị tại Ngã tư trục đường cứu hộ cứu nạn và Quốc Lộ 1. Ngoài ra, bố trí trung tâm dự trữ, chế biến, buôn bán nông sản khu vực ngã tư đường cứu hộ cứu nạn và ĐT 584.

Khu vực phía Nam đường cứu hộ, cứu nạn dọc theo Quốc lộ 1: Ưu tiên sử dụng mặt tiền Quốc lộ 1 trong phát triển hệ thống thương mại dịch vụ (nhà hàng, điểm dừng chân phục vụ du khách).

Quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp, hệ thống kho bãi, dịch vụ logicstic, mở rộng ga hàng hóa Diên Sanh tại khu vực phía Tây thị trấn dọc theo đường cứu hộ, cứu nạn nối từ Quốc lộ 1 lên đường cao tốc Cam Lộ-Túy Loan.

18 Theo QĐ số 2227/QĐ-UBND ngày 15/8/2017 và QĐ số 2879/QĐ-UBND ngày 25/10/2017 là Quốc lộ 15D

43

Page 44: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Khu du lịch, nghỉ dưỡng: Quy hoạch khu du lịch nghĩ dưỡng tại khu vực phía Nam Hồ nước Chè và khu vực Bàu thôn 1 với các khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ẩm thực, giới thiệu văn hóa, sản phẩm làng nghề truyền thống.

Như vậy, với mạng lưới các cơ sở hạ tầng được cải tạo, đầu tư trong giai đoạn tới trên địa bàn huyện có thể cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và công nghiệp-TTCN của Hải Lăng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

44

Page 45: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

PHẦN THỨ TƯQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP-TTCN HUYỆN HẢI LĂNG ĐẾN

NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

A. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI HUYỆN HẢI LĂNG ĐẾN NĂM 2020

Các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội huyện Hải Lăng đã được thể hiện thông qua ‘‘Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hải Lăng lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015-2020’’. Cụ thể mục tiêu như sau:

Bảng 4.1: Các chỉ tiêu phát triển KT-XH huyện Hải Lăng đến năm 2020

Chỉ tiêu Thực hiện2015

Mục tiêu2020

1. Tăng trưởng giai đoạn 13,6%/năm(2011-2015)

13%-14%/năm(2016-2020)

2. Cơ cấu VA (%, giá hiện hành) 100% 100%

- Công nghiệp+Xây dựng 27,2% 37%-38%

- Dịch vụ 38,9% 35%-36% - Nông, lâm, thủy sản 33,9% 26%-27%3. VA/người huyện Hải Lăng (Tr.đồng/người) 28,7 54-55

4. GRDP/người tỉnh (Tr.đồng/người) 34 71,6

- Tỷ lệ so với Quảng Trị 84,4% 76,2%5. GDP/người cả nước (quy USD) 2.22819 3.200 - Tỷ lệ so với cả nước 59,3% 76,7%

Ghi chú:- Số liệu năm 2015 là số liệu của NGTK năm 2016- Số liệu năm 2020 là mục tiêu của NQ ĐHĐB huyện Hải Lăng lần thứ XV, nhiệm kỳ

2015-2020.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện giai đoạn 2016-2020 là 13-14%/năm. Trong đó: Tăng trưởng ngành Nông, lâm, thủy sản là 5,5-6,0%/năm; Dịch vụ: 15-16%/năm và ngành Công nghiệp+Xây dựng: 17-18%/năm.

Với các mức tăng trưởng này, VA bình quân đầu người của huyện đến năm 2020 sẽ bằng khoảng 71,6% mức bình quân toàn tỉnh Quảng Trị và tương đương khoảng 76,7% mức bình quân cả nước trong cùng thời kỳ (theo giá hiện hành).

B. ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CN-TTCN HUYỆN HẢI LĂNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

19 Báo cáo chính trị trình ĐH Đảng toàn quốc lần thứ XII

45

Page 46: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Nhìn chung, quan điểm và định hướng phát triển công nghiệp-TTCN vẫn giữ nguyên như một số quan điểm và định hướng của quy hoạch công nghiệp-TTCN của huyện Hải Lăng đã phê duyệt năm 2011, như: Tiếp tục khai thác các tiềm năng, lợi thế so sánh để phát triển công nghiệp và công nghiệp tiếp tục là động lực chính để chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ-thương mại.

Đa dạng hóa về quy mô và loại hình công nghiệp; phát huy tối đa nội lực hiện có để phát triển công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ. Đồng thời, cố gắng tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi nhất để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.

Phát triển công nghiệp Hải Lăng theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế. Hình thành môi trường thuận lợi cho phát triển công nghiệp gắn với thị trường trong nước và khu vực.

Tuy nhiên, trên cơ sở các chỉ tiêu công nghiệp phấn đấu đạt được trong giai đoạn đến năm 2015 của Quy hoạch phát triển công nghiệp huyện Hải Lăng đến năm 2020, để phù hợp với các mục tiêu phát triển ngành KT - XH của huyện trong giai đoạn đến năm 2020 cũng như xu hướng phát triển chung của ngành công nghiệp tỉnh Quảng Trị và Vùng duyên hải miền Trung từ nay đến năm 2020 và sau năm 2020, Báo cáo“Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp-TTCN huyện Hải Lăng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" xây dựng quan điểm phát triển như sau:

I. Quan điểm phát triển công nghiệpPhát triển công nghiệp-TTCN huyện Hải Lăng phù hợp với Quy hoạch phát

triển kinh tế - xã hội của huyện; phù hợp với Quy hoạch công nghiệp và các Quy hoạch chuyên ngành kinh tế của tỉnh Quảng Trị, đồng thời gắn với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Phát triển công nghiệp-TTCN với tốc độ cao, đóng vai trò là động lực quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ. Chú trọng và nâng cao hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm, tiêu tốn năng lượng thấp, sử dụng hợp lý lao động.

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp-TTCN và liên kết hỗ trợ lẫn nhau. Trong đó, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực đầu tư nước ngoài cần tiếp tục đẩy mạnh, tạo sự ổn định, bền vững trong phát triển công nghiệp toàn huyện.

Xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư các dự án công nghiệp-TTCN; các ngành công nghiệp mới, công nghiệp hỗ trợ, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp-TTCN và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Phát triển công nghiệp phải gắn kết hài hòa với các hoạt động dịch vụ, thương mại, nông nghiệp và môi trường sinh thái, đảm bảo quốc phòng, an ninh và giải quyết các vấn đề xã hội.

II. Phương hướng phát triển công nghiệp-TTCN

46

Page 47: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Tiếp tục thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp và thu hút theo hướng đa dạng hóa sản phẩm; khai thác tiềm năng thế mạnh của các địa phương của huyện để phát triển công nghiệp-TTCN.

Phát triển các ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động và các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, sản phẩm xuất khẩu; công nghiệp sản xuất VLXD, công nghiệp năng lượng. Khuyến khích phát triển ngành điện, điện tử; ngành cơ khí lắp ráp, sửa chữa và tiến tới chế tạo gắn với phục vụ phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp. Đây chính là những ngành có ý nghĩa quan trọng đến định hướng phát triển công nghiệp của huyện Hải Lăng trong giai đoạn tới.

Tiếp tục thu hút nguồn vốn FDI và các nguồn vốn khác đầu tư phát triển Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị; hướng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp-TTCN đầu tư trong các khu, cụm công nghiệp đã quy hoạch.

Đẩy mạnh đầu tư và khuyến khích phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề nông thôn, tập trung hỗ trợ các lĩnh vực có thế mạnh gắn với công nghiệp chế biến, sản xuất ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh và các sản phẩm phục vụ phát triển du lịch và phục vụ đời sống.

Thu hút đầu tư, phát triển một số ngành, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có cơ hội và điều kiện phát triển để tạo nền tảng và gia tăng chuỗi giá trị, nâng cao lợi thế cạnh tranh của công nghiệp huyện. Từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực quản lý, điều hành đáp ứng yêu cầu phát triển.

III. Lựa chọn ngành, sản phẩm công nghiệp phát triển trên địa bàn huyện Hải Lăng

Trên cơ sở công nghiệp đã được hình thành và phát triển trên địa bàn huyện Hải Lăng trong các giai đoạn qua và định hướng phát triển của thị trường, cùng sự hợp tác, liên kết phát triển giữa các tỉnh trong Vùng duyên hải miền Trung, dự kiến các nhóm ngành, sản phẩm công nghiệp chủ yếu sẽ được ưu tiên, khuyến khích phát triển trên địa bàn huyện Hải Lăng trong giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 như sau:

Bảng 4.2: Danh mục lựa chọn ngành, sản phẩm công nghiệp phát triển trên địa bàn huyện Hải Lăng

1

Nhóm ngành, sản phẩm công nghiệp

ưu tiên, khuyến khích phát triển và

mở rộng

Chế biến nông, lâm, thủy sản; thực phẩmDệt may-da giàySản xuất VLXD (vật liệu không nung)Cơ khí, sản xuất kim loại, điện tửCN năng lượng

2

Nhóm ngành, sản phẩm công nghiệp

duy trì phát triển và mở rộng hợp lý

Chế biến gỗ (gỗ gia dụng, gỗ ván công nghiệp…).Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản

Các ngành nghề, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp3 Nhóm ngành, sản

phẩm công nghiệp hỗ trợ

CN hỗ trợ phát triển ngành năng lượngCN hỗ trợ ngành dệt may-da giàyCN hỗ trợ ngành chế biến gỗ

47

Page 48: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

CN hỗ trợ Điện tử, SP linh kiện điện tử, thiết bị điện

IV. Mục tiêu và xây dựng phương án phát triển công nghiệp1. Mục tiêu tổng quátTừ thực tế phát triển công nghiệp-TTCN huyện Hải Lăng trong những năm

thực hiện QH2011 và trên cơ sở các ngành công nghiệp hiện có, nhu cầu phát triển và các yếu tố ảnh hưởng như truyền thống phát triển, cơ sở hạ tầng, nguồn nguyên liệu… dự kiến mục tiêu tổng quát như sau:

Phấn đấu trong giai đoạn đến năm 2025, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của huyện nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp, tạo ra một số sản phẩm công nghiệp-TTCN có sức cạnh tranh.

Trong giai đoạn đến năm 2030, ngành công nghiệp góp phần quan trọng đưa huyện Hải Lăng trở thành vùng kinh tế động lực phía Nam của tỉnh Quảng Trị và từng bước phấn đấu đưa công nghiệp huyện Hải Lăng phát triển theo hướng hiện đại, gắn với phát triển ổn định, bền vững.

- Giai đoạn đến năm 2025+ Tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(giao thông, cấp điện, cấp nước, xử lý chất thải...); tạo các điều kiện cần thiết và thuận lợi để từng bước xây dựng hạ tầng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị và phối hợp triển khai các dự án động lực của tỉnh trên địa bàn huyện.

+ Đẩy mạnh công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư có sự lựa chọn vào Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị và các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện.

+ Tiếp tục thu hút đầu tư mới và mở rộng các cơ sở công nghiệp trong ngành chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; dệt may-da giày; cơ khí và sản xuất kim loại;... Nâng cao hiệu quả hoạt động về quy mô, chất lượng sản phẩm TTCN và ngành nghề nông thôn.

- Giai đoạn 2026-2030:+ Tiếp tục tập trung đầu tư phát triển Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị-là

hạt nhân tăng trưởng của tỉnh và xây dựng trở thành một trung tâm công nghiệp ven biển của khu vực miền Trung.

+ Phấn đấu trong giai đoạn đến năm 2030, huyện Hải Lăng có các ngành công nghiệp với quy mô, cơ cấu hợp lý, phát triển bền vững phù hợp với điều kiện, tiềm năng, lợi thế của tỉnh và có khả năng cạnh tranh cao.

2. Mục tiêu cụ thể2.1. Tốc độ tăng trưởng: - Giai đoạn 2016-2020:Tăng trưởng kinh tế của huyện sẽ được điều chỉnh theo mục tiêu chủ yếu của

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lân thứ XV (nhiệm kỳ 2015-2020), đó là phấn đấu VA/người của huyện đạt từ 54-55 triệu đồng/người và tỷ trọng các ngành

48

Page 49: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Nông, lâm, thủy sản; Công nghiệp+Xây dựng và Dịch vụ tương ứng là 26-27%; 37-38% và 35-36%.

Trên cơ sở số liệu đến năm 2015 dự kiến tốc độ tăng trưởng VA nền kinh tế huyện Hải Lăng điều chỉnh đạt khoảng 13-14%/năm. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng này, dự kiến VA ngành Công nghiệp+XD sẽ phải đạt khoảng 17,5%/năm trong giai đoạn 2016-2020 (Điều chỉnh so với Quy hoạch trước đây, dự báo phấn đấu đạt khoảng 16,4%/năm và VA ngành Công nghiệp+Xây dựng là 25,9%/năm).

- Giai đoạn 2021-2030: Trên cơ sở mục tiêu phấn đấu giá trị VA/người của tỉnh Quảng Trị đến năm

2020 và dự báo GDP/người của cả nước trong các giai đoạn phát triển đến năm 2030 và để tránh tụt hậu so với các địa phương trong tỉnh Quảng Trị và so với mức bình quân của cả nước, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Hải Lăng trong giai đoạn 2021-2030 cần phấn đấu đạt khoảng 12,0-12,5%/năm, trong đó riêng ngành Công nghiệp+Xây dựng cần phấn đấu đạt tăng trưởng khoảng 15,0-16,0% trong giai đoạn 10 năm 2021-2030.

Theo tài liệu nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự báo GDP/người của cả nước sẽ đạt khoảng 6.200-6.500 USD vào năm 2030. Từ các mức phấn đấu tăng trưởng của huyện Hải Lăng như trên, dự kiến VA/người của huyện đến năm 2025 sẽ đạt khoảng 102 triệu đồng/người (~3.890 USD) và tăng lên đạt 170-185 triệu đồng/người vào năm 2030 (~5.890-6.245 USD) tương đương với 80% và 85-95% mức bình quân cả nước vào năm 2025 và năm 2030.

2.2. Cơ cấu ngành công nghiệp-TTCNNăm 2020, tỷ trọng của ngành Công nghiệp+Xây dựng trong cơ cấu kinh tế

của tỉnh sẽ được điều chỉnh tỷ trọng từ 36,0% (theo Quy hoạch trước đây), giảm còn khoảng 37-38% (so với mức đạt của năm 2015 là 27,2%).

Trong đó, riêng ngành Công nghiệp (không tính Xây dựng) sẽ phấn đấu đạt khoảng 27,0% trong giai đoạn đến 2020, so với năm 2015 đạt 19,1%.

Từ các mức phấn đấu tăng trưởng của nền kinh tế và công nghiệp huyện Hải Lăng như trên, dự báo giai đoạn 2021-2030, tỷ trọng ngành Công nghiệp+Xây dựng của huyện sẽ chiếm khoảng 43,6-46,8%. Trong đó, ngành công nghiệp (không tính ngành Xây dựng) sẽ có tỷ trọng 32-36% trong cơ cấu kinh tế của huyện trong cùng thời kỳ.

Bảng 4.3: Chỉ tiêu công nghiệp điều chỉnh và bổ sung giai đoạn đến năm 2030

Chỉ tiêu2016-2020 2021-2030

“QH cũ” Điều chỉnh Bổ sungTăng trưởng (%/năm)

- VA công nghiệp+XD- VA công nghiệp- GOCN

26,0-

20,9

17,517,518,7

15,0-16,016,7-17,717,0-21,0

Cơ cấu (%)- Công nghiệp+XD- Công nghiệp

44,0%-

37,0-38,027,0

43,6-46,832-36

49

Page 50: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Chỉ tiêu2016-2020 2021-2030

“QH cũ” Điều chỉnh Bổ sungGiá trị công nghiệp (Tỷ đồng)- VA công nghiệp (giá 2010)- GOCN (giá 2010)

8051.049

3.780-4.1255.160-7.075

VA/người (Triệu đồng)- Tỷ lệ so với Quảng Trị (%)- Tỷ lệ so với cả nước (%)

59,486,4%

-

54-5576,2%76,7%

170-185-

95-100%

3. Xây dựng phương án và lựa chọn phương án phát triển Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển công nghiệp-TTCN huyện

Hải Lăng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, được xây dựng 02 phương án phát triển như sau:

Phương án công nghiệp 1 (PACN1):- Giai đoạn 2016-2020Dự báo VA của ngành Công nghiệp+Xây dựng sẽ có mức tăng trưởng

17,5%/năm, tương đương với mức phấn đấu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020.

Với tốc độ tăng trưởng này, dự báo tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp-TTCN của huyện sẽ phấn đấu đạt khoảng 18,7%/năm, đưa giá trị công nghiệp-TTCN từ 444,9 tỷ đồng tăng lên đạt khoảng 1.049 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010).

Từ các mức phấn đấu tăng trưởng VACN và GOCN, dự kiến tỷ trọng của ngành Công nghiệp trong cơ cấu kinh tế huyện đến năm 2020 sẽ chiếm khoảng 27,0%, tính thêm ngành Xây dựng thì tỷ trọng của ngành sẽ chiếm khoảng 37,2% (theo giá hiện hành).

Với tăng trưởng của kinh tế và ngành Công nghiệp huyện trong giai đoạn đến năm 2020, dự báo VA/người của huyện sẽ đạt khoảng 54,5 triệu đồng/người, tương đương 76,2% và khoảng 76,7% mức trung bình của tỉnh Quảng Trị và cả nước (theo giá hiện hành)20.

- Giai đoạn 2021-2025Trên cơ sở Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị 1 (công suất dự kiến khoảng 1.320

MW) trong Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị (khu vực xã Hải Khê) được đầu tư và đưa vào vận hành, dự báo kinh tế huyện Hải Lăng sẽ có mức tăng trưởng ~12,5%/năm. Trong đó, để đạt mục tiêu này, tốc độ của ngành Công nghiệp+XD sẽ tăng khoảng 15,8%/năm (Công nghiệp tăng trưởng 17,0%/năm); ngành Dịch vụ tăng 13,0%/năm và ngành Nông, lâm, thủy sản tăng 4,8%/năm.

Từ các tăng trưởng trên, tỷ trọng ngành Công nghiệp+XD của huyện dự báo sẽ tiếp tục tăng so với năm 2020 và chiếm khoảng 41,0% (Công nghiệp chiếm 30,5%). Các ngành Dịch vụ và Nông, lâm, thủy sản tương ứng sẽ chiếm khoảng 37,2% và 21,8%.

20 Quảng Trị phấn đấu đến năm 2020 đạt 71,6 triệu đồng/người; cả nước phấn đấu đạt 3.200 USD/người.

50

Page 51: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Tổng VA/người huyện sẽ đạt khoảng 102 triệu đồng (~3.893 USD) tương đương ~85% mức trung bình cả nước (giá hiện hành).

Mức tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn 2021-2025 sẽ đạt khoảng 17,5%/năm, đưa giá trị sản xuất công nghiệp-TTCN huyện đạt 2.350 tỷ đồng, gấp gần 2,4 lần so với dự báo của năm 2020 (theo giá so sánh 2010).

- Giai đoạn 2026-2030Từ việc đầu tư xây dựng Trung tâm điện lực tỉnh Quảng Trị với hạt nhân là

Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị đạt khoảng 50% công suất, dự báo giai đoạn 2026-2030, nền kinh tế của huyện sẽ có mức tăng khoảng 11,8%/năm. Trong đó, ngành Nông, lâm, thủy sản và ngành Dịch vụ đạt khoảng 4,2%/năm và 11,2%/năm. Ngành Công nghiệp sẽ phấn đấu tăng trưởng 16,5%/năm (CN+XD đạt 14,9%/năm); giá trị sản xuất công nghiệp của huyện sẽ đạt ~5.150 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tương ứng đạt tốc độ 17,0%/năm trong cùng giai đoạn.

Dự kiến tỷ trọng ngành Công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện sẽ đạt khoảng 32,0%, tính thêm ngành Xây dựng thì tỷ trọng của ngành Công nghiệp+XD sẽ chiếm khoảng 43,6% trong cơ cấu kinh tế của huyện (tiếp tục tăng so với dự báo của năm 2025).

Với các mức tăng trưởng này, dự kiến VA/người của tỉnh đạt khoảng 173-174 triệu đồng, tương đương 5.890 USD (giá hiện hành) và tương đương với 95% mức trung bình cả nước (dự báo khoảng 6.200 USD).

Phương án công nghiệp 2 (PACN 2)- Giai đoạn 2016-2020: Tương tự như PACN 1- Giai đoạn 2021-2025: Tương tự như PACN 1- Giai đoạn 2026-2030:Là phương án xét đến việc hội tụ các yếu tố thuận lợi trong việc thực hiện

dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị 1 (công suất dự kiến khoảng 1.320MW) được hoàn thành đầu tư và đưa vào hoạt động đạt 80% công suất thiết kế.

Với khả năng này, dự báo ngành Công nghiệp trong giai đoạn 2026-2030 của huyện sẽ có mức tăng trưởng 18,5%/năm (Công nghiệp+XD đạt 16,3%/năm) và cao hơn PACN 1.

Trong cơ cấu kinh tế Hải Lăng, tỷ trọng của ngành Công nghiệp đến năm 2030 sẽ chiếm khoảng 35-36% (theo giá hiện hành) và đạt mức cao hơn so với PACN 1 (dự kiến chiếm khoảng 32%).

Từ mức tăng trưởng này, giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Hải Lăng sẽ đạt khoảng 7.075 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), tương ứng mức tăng trưởng giá trị sản xuất là 24,7%/năm trong giai đoạn 05 năm 2026-2030.

Trong giai đoạn 2026-2030, tốc độ tăng trưởng của ngành Nông, lâm, thủy sản và Dịch vụ có thể cũng có điều kiện để phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, trong Dự án tạm sử dụng các thông số của phương án 1 để làm rõ hơn cơ cấu và tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp trong nền kinh tế của huyện.

Phương án công nghiệp 2 cũng sẽ đưa bình quân VA/người theo giá hiện

51

Page 52: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

hành của Hải Lăng đạt ~184 triệu đồng, tương đương 6.245 USD và cao hơn PACN 1 (~5.890 USD). Với phương án này, kinh tế của huyện Hải Lăng tiếp tục được cải thiện và ổn định bền vững hơn trong kinh tế tỉnh Quảng Trị và cả nước.

Sau khi đánh giá hiện trạng kinh tế-xã hội, những cơ hội, thách thức của nền kinh tế huyện Hải Lăng và để phát triển ổn định trong nền kinh tế tỉnh cũng như cả nước, từ 02 phương án trên, PACN 1 là phương án chọn để xây dựng các mục tiêu phát triển công nghiệp-TTCN của huyện giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

4. Dự báo giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu ngành công nghiệp (theo giá so sánh 2010)

Dự báo giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu ngành công nghiệp theo các phương án như sau: (xin xem bảng 4.4 và 4.5).

Như vậy, theo các phương án, những nhóm ngành công nghiệp chủ lực chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp của Hải Lăng trong giai đoạn đến năm 2020 sẽ là các nhóm ngành công nghiệp chế biến thủy sản, thực phẩm; nhóm dệt may-da giày và nhóm ngành sản xuất VLXD.

Trong giai đoạn 2021-2030, với việc dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị được đầu tư và đưa vào hoạt động sản xuất, thì nhóm ngành sản xuất và phân phối điện của huyện sẽ có mức tăng trưởng đột biến và đưa nhóm ngành từng bước chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của huyện.

52

Page 53: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Bảng 4.4: Giá trị sản xuất và cơ cấu công nghiệp theo phương án công nghiệp 1 (Phương án chọn)

TTPhân chia nhóm ngành

công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp (Tỷ đồng)

Tăng trưởng theo giai đoạn (%/năm)

Thực hiện 2015

Dự báoThực hiện2011-2015

Dự báo

2020 2025 2030 2016-2020

2021-2025

2026-2030

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp 444,9 1.049 2.350 5.160 12,3 18,7 17,5 17,0

1 Khai thác khoáng sản 5,7 5,7 7,3 8,7 -3,7 0,0 5,0 3,5

2 Chế biến thực phẩm, đồ uống 203,8 476,1 807,7 1.262 13,6 18,5 11,2 9,3

3 Chế biến gỗ, giấy, lâm sản 3,1 9,5 18,7 33,0 11,0 25,0 14,5 12,0

4 CN sản xuất VLXD 92,3 206,4 296,4 352 4,2 17,5 7,5 3,5

5 CN Dệt may-Da giày 45,8 176,8 272 381,5 68,2 31,0 9,0 7,0

6 CN Hóa chất, nhựa, dược phẩm 3,6 8,1 15,3 35,1 21,9 18,0 13,5 18,0

7 Cơ khí, điện tử, SX sản phẩm KL 6,7 12,0 24,2 60,2 12,6 12,5 15,0 20,0

8 CN khác 80,1 147,5 237,6 341,1 10,1 13,0 10,0 7,5

9 SX và phân phối điện, nước, ga... 3,9 6,9 670,3 2.686 - 12,0 150,0 32,0

53

Page 54: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

TT Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp

Thực hiện2015

Dự báo

2020 2025 2030

% % % %

1 Khai thác khoáng sản 1,29 0,55 0,31 0,17

2 Chế biến thực phẩm, đồ uống 45,8 45,4 34,4 24,5

3 Chế biến gỗ, giấy, lâm sản 0,7 0,91 0,8 0,64

4 CN sản xuất VLXD 20,7 19,7 12,6 6,8

5 CN Dệt may-Da giày 10,3 16,9 11,6 7,4

6 CN Hóa chất, nhựa, dược phẩm 0,8 0,8 0,65 0,68

7 Cơ khí, điện tử, SX sản phẩm KL 1,5 1,1 1,0 1,2

8 CN khác 18,0 14,1 10,1 6,6

9 SX và phân phối điện, nước, ga... 0,88 0,65 28,5 52,1

54

Page 55: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Bảng 4.5 Giá trị sản xuất và cơ cấu công nghiệp theo phương án công nghiệp 2

TTPhân chia nhóm ngành

công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp (Tỷ đồng)

Tăng trưởng theo giai đoạn (%/năm)

Thực hiện 2015

Dự báoThực hiện2011-2015

Dự báo

2020 2025 2030 2016-2020

2021-2025

2026-2030

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp 444,9 1.049 2.350 7.075 12,3 18,7 17,5 24,7

1 Khai thác khoáng sản 5,7 5,7 7,3 8,7 -3,7 0,0 5,0 3,5

2 Chế biến thực phẩm, đồ uống 203,8 476,1 807,7 1.262 13,6 18,5 11,2 9,3

3 Chế biến gỗ, giấy, lâm sản 3,1 9,5 18,7 33,0 11,0 25,0 14,5 12,0

4 CN sản xuất VLXD 92,3 206,4 296,4 352 4,2 17,5 7,5 3,5

5 CN Dệt may-Da giày 45,8 176,8 272 381,5 68,2 31,0 9,0 7,0

6 CN Hóa chất, nhựa, dược phẩm 3,6 8,1 15,3 35,1 21,9 18,0 13,5 18,0

7 Cơ khí, điện tử, SX sản phẩm KL 6,7 12,0 24,2 60,2 12,6 12,5 15,0 20,0

8 CN khác 80,1 147,5 237,6 341,1 10,1 13,0 10,0 7,5

9 SX và phân phối điện, nước, ga... 3,9 6,9 670,3 4.600 - 12,0 150,0 47,0

55

Page 56: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

TT Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp

Thực hiện2015

Dự báo

2020 2025 2030

% % % %

1 Khai thác khoáng sản 1,29 0,55 0,31 0,123

2 Chế biến thực phẩm, đồ uống 45,8 45,4 34,4 17,8

3 Chế biến gỗ, giấy, lâm sản 0,7 0,91 0,8 0,5

4 CN sản xuất VLXD 20,7 19,7 12,6 5,0

5 CN Dệt may-Da giày 10,3 16,9 11,6 5,4

6 CN Hóa chất, nhựa, dược phẩm 0,8 0,8 0,65 0,5

7 Cơ khí, điện tử, SX sản phẩm KL 1,5 1,1 1,0 0,9

8 CN khác 18,0 14,1 10,1 4,8

9 SX và phân phối điện, nước, ga... 0,88 0,65 28,5 65,0

56

Page 57: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

5. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển công nghiệpNhu cầu vốn đầu tư cho ngành công nghiệp-TTCN của huyện Hải Lăng

được tính trên cơ sở hệ số Icor kinh tế và công nghiệp của tỉnh Quảng Trị, cũng như tham khảo tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp-TTCN từ vốn đầu tư cho công nghiệp-TTCN của huyện Hải Lăng trong giai đoạn phát triển vừa qua.

Đặc biệt trên địa bàn huyện hiện có 01 dự án công nghiệp lớn đã được quy hoạch phát triển và đang trong quá trình đầu tư là Dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị 1 với tổng công suất dự kiến khoảng 1.320 MW.

Trên cơ sở đó, dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho toàn ngành công nghiệp-TTCN huyện Hải Lăng trong giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021-2030 theo từng phương án dự kiến như sau:

Bảng 4.6: Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp-TTCNĐơn vị: Tỷ đồng

Giai đoạn 2016-2020 2021-2030Phương án công nghiệp 1 (phương án chọn) 1.410 29.660

Phương án công nghiệp 2 1.410 42.700

(Nguồn: Tính toán của nhóm Dự án)

6. Dự báo nhu cầu lao động ngành công nghiệpNhu cầu lao động ngành công nghiệp-TTCN của huyện được tính toán trên

cơ sở năng suất lao động công nghiệp của tỉnh và của huyện Hải Lăng trong các giai đoạn phát triển (theo giá trị sản xuất công nghiệp). Tùy theo phương án phát triển, dự báo nhu cầu lao động cho công nghiệp-TTCN của huyện Hải Lăng trong giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 như sau:

Bảng 4.7: Dự báo nhu cầu lao động công nghiệp-TTCN

Chỉ tiêuThực hiện2015

Dự báo

2020 2025 2030

Phương án công nghiệp 1Giá trị sản xuất công nghiệp (Tỷ đồng) 444,9 1.049 2.350 5.160Lao động cần có (Người) 4.225 6.550 9.040 11.780Nhu cầu lao động trung bình hàng năm (Người) 454 470 495 550

Phương án công nghiệp 2Giá trị sản xuất công nghiệp (Tỷ đồng) 444,9 1.049 2.350 7.075Lao động cần có (Người) 4.225 6.550 9.040 12.400Nhu cầu lao động trung bình hàng năm (Người) 454 470 495 670

57

Page 58: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU HUYỆN HẢI LĂNG

1. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản1.1. Hiện trạng phát triểnHiện trên địa bàn có 03 doanh nghiệp với khoảng 62 lao động đang hoạt

động khai thác khoáng sản. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 của ngành đạt khoảng 5,7 tỷ đồng, chiếm 1,3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là -3,7%/năm. Một số hoạt động đáng chú ý trên địa bàn huyện Hải Lăng thời gian qua có:

Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản Vico Quảng Trị được khai thác cát trắng tại khu vực ngã 5 (các xã Hải Thượng, Hải Thọ, Hải Thiện, Hải Vĩnh, Hải Xuân, Hải Lâm và Hải Ba theo Giấy phép số 1178/GP-BTNMT cấp ngày 20/6/2011).

Trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Trị chỉ còn duy nhất 01 đơn vị được UBND tỉnh cấp phép khai thác sét đang hoạt động, đó là Công ty cổ phần xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế đang khai thác (sét đồi) tại mỏ sét Dốc Son, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng.

Năm 2010, Cty TNHH MTV Trường Anh đã phối hợp với Cty CP tư vấn thăm dò, khai thác khoáng sản Minh Dũng tiến hành khảo sát bổ sung, đánh giá tài nguyên cấp 333 và 334a của các điểm mỏ than bùn ở khu vực huyện Hải Lăng (07 điểm mỏ).

Các kết quả khảo sát, đánh giá đã xác định được than bùn khu vực Hải Lăng có thành phần, chất lượng cao hơn so với than bùn ở các điểm Xóm Cát, Trúc Lâm (huyện Gio Linh) và hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của loại than bùn dùng làm nguyên liệu sản xuất phân vi sinh.

Bảng 4.8: Giá trị sản xuất công nghiệp ngành khai thác khoáng sản Đơn vị: Giá so sánh 2010

Năm 2010 2015 2016

Tăng trưởng(%/năm)

2011-2015

2015-2016

GOCN ngành khai thác KS(Tỷ đồng) 6,929 5,739 3,121 - 3,7 - 45,6

Tổng GOCN huyện (Tỷ đồng) 249,465 444,909 506,419 12,3 13,8

Cơ cấu trong ngành CN (%) 2,8 1,3 0,61

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hải Lăng các năm)

1.2. Phương hướng phát triểnPhát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản với công nghệ phù hợp

theo hướng tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước.

Phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản đáp ứng nhu cầu sản xuất

58

Page 59: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

của các ngành kinh tế trong và ngoài huyện, như: Sản xuất cát, sỏi xây dựng, đất sét gạch ngói, than bùn phục vụ phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp hóa chất phân bón...

1.3. Mục tiêu và quy hoạch phát triểnBảng 4.9: Chỉ tiêu phát triển ngành khai thác khoáng sản

Đơn vị: Giá so sánh 2010

Năm 2020 2025 2030

Dự báo tăng trưởng(%/năm)

2016-2020

2021-2025

2026-2030

GOCN ngành khai thác KS (Tỷ đồng) 5,7 7,3 8,7 0 5,0 3,5

Tổng GOCN huyện (Tỷ đồng) 1.049 2.350 5.160 18,7 17,5 17,0

Cơ cấu trong ngành CN (%) 0,55 0,31 0,17

- Giai đoạn đến năm 2020+ Khai thác và chế biến cátTrên cơ sở “Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng

Trị đến năm 2020, có tính đến năm 2030”21 trên địa bàn huyện Hải Lăng sẽ Quy hoạch khai thác, sử dụng 04 mỏ cát, sỏi phục vụ sản xuất VLXD với tổng trữ lượng được phê duyệt là 495,9 ngàn m3 (chiếm 8,9% trữ lượng khai thác toàn tỉnh). Cụ thể: 02 mỏ cát, sỏi (SN2 và SN3) tại Thượng Nguyên (xã Hải Lâm), trữ lượng 41,34 ngàn m3 và 138,12 ngàn m3; mỏ cát sỏi (SN1) tại xã Hải Lâm, trữ lượng 165,42 ngàn m3 và mỏ cát, sỏi (OL4) tại Khe Mương (Tân Điền xã Hải Sơn), trữ lượng 151,02 ngàn m3.

Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng 03 mỏ cát, sỏi trên địa bàn huyện Hải Lăng phục vụ sản xuất VLXD với tổng tài nguyên các mỏ là 163,06 ngàn m3

(chiếm 2,1% trữ lượng khai thác toàn tỉnh). Cụ thể: 02 mỏ cát, sỏi (OL1 và OL2) tại Khe Mương (Tân Điền, xã Hải Sơn), trữ lượng tài nguyên 49,5 ngàn m3 và 28,6 ngàn m3 và 01 mỏ cát, sỏi (CN1) tại Mỹ Chánh (xã Hải Chánh), trữ lượng tài nguyên 84,96 ngàn m3.

Hoàn thành đầu tư xây dựng và hoạt động ổn định Nhà máy chế biến cát thạch anh (cát tinh chế) của Cty Cổ phần đầu tư và khoáng sản Vico Quảng Trị tại khu vực Ngã 5 và đến năm 2018, chấm dứt việc khai thác và bán nguyên liệu thô ra khỏi địa bàn huyện. Công suất 300.000 tấn/năm, vốn đầu tư 100 tỷ đồng.

Đầu tư và phát triển sản xuất dây chuyền khai thác cát, sỏi lòng sông Thác Ma làm vật liệu xây dựng thông thường tại xã Hải Sơn (diện tích sử dụng 06 ha). Công suất thiết kế 30.000m3 sản phẩm/năm, vốn đầu tư 2,7 tỷ đồng.

+ Khai thác vật liệu san lấpTheo “QH mỏ đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai

đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”22, trên địa bàn huyện Hải Lăng sẽ 21 QĐ số 28/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/201622 QĐ 2242/QĐ-UBND ngày 15/10/2015

59

Page 60: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

quy hoạch 0223 mỏ đất làm vật liệu san lấp với diện tích 50,4 ha, tổng trữ lượng dự báo ~5,0 triệu m3 (chiếm 10,6% tổng trữ lượng dự báo tỉnh Quảng Trị). Cụ thể: Mỏ Hải Chánh, trữ lượng 4,0 triệu m3 và mỏ Hải Trường 2, trữ lượng 1,0 triệu m3.

+ Khai thác sét gạch ngóiGiữ nguyên theo quy hoạch trước đây trong giai đoạn đến năm 2020 là tiếp

tục nghiên cứu và khai thác các điểm mỏ sét để đáp ứng ổn định hoạt động các nhà máy gạch hiện có.

Khai thác, sử dụng mỏ sét gạch ngói Dốc Son tại xã Hải Thượng làm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất VLXD với diện tích 20,0 ha; tổng trữ lượng 693,32 ngàn m3.

Thăm dò, khai thác, sử dụng mỏ sét đồi khu vực Tân Chính (thôn Tân Chính, xã Hải Lâm) diện tích 182,42 ha.

+ Khai thác than bùnTheo“Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Trị

đến năm 2020, có tính đến năm 2030” trên địa bàn huyện Hải Lăng có 02/07 điểm mỏ có điều kiện thuận lợi để có thể khai thác khai thác, phục vụ cho 01 nhà máy phân vi sinh có quy mô trung bình trên địa bàn huyện là 02 điểm mỏ than bùn (diện tích 74,59 ha) tại thị trấn Hải Lăng (trữ lượng 157,8 ngàn m3) và tại xã Hải Thọ (trữ lượng 233,32 ngàn m3). Vốn đầu tư khai thác và chế biến dự kiến khoảng 5,0 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2021-2030+ Khai thác và chế biến cátKhuyến khích đầu tư thiết bị và công nghệ để nâng cao chất lượng sản

phẩm và từng bước nâng công suất Nhà máy sản xuất cát thạch anh của Cty Cổ phần đầu tư và khoáng sản Vico Quảng Trị lên 600.000 tấn/năm phục vụ cho sản xuất sản phẩm đá ốp lát nhân tạo. Vốn đầu tư 50 tỷ đồng.

Quy hoạch 03 mỏ đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn huyện Hải Lăng24 với tổng diện tích 31,7 ha, tổng trữ lượng dự báo 2,76 triệu m3 (Chiếm 24,8% tổng trữ lượng dự báo tỉnh Quảng Trị). Cụ thể mỏ: Trường Xuân 1, trữ lượng 0,46 triệu m3; Hải Trường 1, trữ lượng 0,3 triệu m3 và Hải Trường 3, trữ lượng 2,0 triệu m3.

Tiếp tục hoạt động (đến năm 2023) dây chuyền khai thác cát, sỏi lòng sông Thác Ma làm vật liệu xây dựng thông thường tại xã Hải Sơn (diện tích sử dụng 06 ha). Công suất thiết kế 30.000m3 sản phẩm/năm, vốn đầu tư 2,7 tỷ đồng.

+ Khai thác sét gạch ngóiQuy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng 02 mỏ sét trên địa bàn huyện với

tổng trữ lượng dự báo 5.897,1 ngàn m3 (chiếm 37% tổng trữ lượng quy hoạch khai thác toàn tỉnh). Cụ thể:

Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng mỏ sét đồi tại khu vực thôn Trung (xã Hải Trường) với diện tích 236,0 ha; trữ lượng dự báo 3.776 ngàn m3.

23 Toàn tỉnh QH 19 điểm mỏ với trữ lượng dự báo 46,86 triệu m3.

24 Toàn tỉnh QH 13 điểm mỏ với tổng trữ lượng 11,14 triệu m3.

60

Page 61: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng mỏ sét đồi tại khu vực Núi Hồ Lây (xã Hải Chánh) với diện tích 132,57 ha; trữ lượng dự báo 2.121,1 ngàn m3.

+ Khai thác than bùnTrên cơ sở “Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng

Trị đến năm 2020, có tính đến năm 2030”25 định hướng trên địa bàn huyện Hải Lăng sẽ nghiên cứu và thăm dò, khai thác, sử dụng 05 mỏ với tổng tài nguyên 246,05 ngàn m3. Bao gồm: Mỏ than bùn tại các xã Hải Xuân (115,45 ngàn m3); xã Hải Thiện (46,57 ngàn m3); xã Hải Thượng (13,74 ngàn m3); xã Hải Vĩnh (39,64 ngàn m3) và tại xã Hải Quy (30,65 ngàn m3). Tổng vốn đầu tư thăm dò+khai thác, chế biến dự kiến khoảng 11,33 tỷ đồng.

2. Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống2.1. Hiện trạng phát triểnNgành chế biến nông thủy sản, thực phẩm luôn là ngành có đóng góp giá trị

sản xuất lớn và hiện vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong công nghiệp tỉnh huyện Hải Lăng trong các giai đoạn và đến năm 2016.

Đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp nhóm ngành chế biến thực phẩm, đồ uống của huyện đạt khoảng 203,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45,8% trong cơ cấu công nghiệp huyện; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 13,6%/năm, cao hơn tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp huyện.

Bảng 4.10: Giá trị sản xuất ngành chế biến thực phẩm, đồ uốngĐơn vị: Giá so sánh 2010

Năm 2010 2015 2016Tăng trưởng

(%/năm)2011-2015 2015-2016

GOCN ngành chế biến (Tỷ đồng) 107,8 203,8 13,6

Tổng GOCN huyện (Tỷ đồng) 249,465 444,909 506,419 12,3 13,8

Cơ cấu ngành CN (%) 43,2 45,8 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hải Lăng các năm)

Các sản phẩm chủ yếu đang được sản xuất và đang đóng góp cao trong giá trị công nghiệp của nhóm ngành chế biến nông thủy sản, thực phẩm của huyện, có: xay sát gạo, nghiền ngô, SP bánh, bún, CB tinh bột sắn, đồ uống, nước mắm…

2.2. Phương hướng phát triểnPhát triển công nghiệp chế biến nông thủy sản, thực phẩm trên cơ sở gắn

với quy hoạch vùng nguyên liệu trên địa bàn huyện và thu hút nguồn nguyên liệu từ ngoài địa phương, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Từng bước sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, hướng đến đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Phát triển cần gắn kết chặt chẽ về lợi ích giữa công nghiệp chế biến và người sản xuất nguyên liệu. 25 QĐ số 28/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016

61

Page 62: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Khuyến khích các doanh nghiệp tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cấp và đổi mới thiết bị, công nghệ để nâng cao chất lượng, phát huy công suất thiết kế, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và xây dựng thương hiệu hàng hóa.

2.3. Mục tiêu và quy hoạch phát triểnPhấn đấu sản lượng các sản phẩm chủ yếu của ngành như tinh bột sắn đạt

22.100 tấn; rượu các loại đạt khoảng 1,8 triệu lít; nước mắm đạt 3,6 triệu lít; nước uống đạt 2,2 triệu lít; nước ngọt đạt 700.000 lít…

Tiếp tục ổn định và nâng cao chất lượng các sản phẩm bún bánh, xay sát lương thực đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016-2020: 18,5%/năm và giai đoạn 10 năm 2021-2030 đạt khoảng 10,2%/năm.

Bảng 4.11: Chỉ tiêu phát triển ngành chế biến thực phẩm, đồ uốngĐơn vị: Giá so sánh 2010

Năm 2020 2025 2030

Dự báo tăng trưởng(%/năm)

2016-2020

2021-2025

2026-2030

GOCN ngành chế biến (Tỷ đồng) 476 807 1.262 18,5 11,2 9,3

Tổng GOCN huyện(Tỷ đồng) 1.049 2.350 5.160 18,7 17,5 17,0

Cơ cấu trong ngành CN (%) 45,4 34,4 24,5

2.3.1. Chế biến thủy sản- Nghề sản xuất chế biến thủy sản: Có khoảng 50 cơ sở sản xuất hộ gia đình,

tập trung chủ yếu ở xã Hải An và xã Hải Khê. Sản phẩm: nước mắm, hải sản khô, ruốc cá…

Đến năm 2016, sản lượng thủy sản của huyện đạt khoảng 4.006 tấn, giảm 10,2% so với năm 2010 và chiếm khoảng 17,0% sản lượng thủy sản toàn tỉnh (năm 2010 chiếm 18,1%). Mặc dù sản lượng thủy sản của huyện trong giai đoạn vừa qua có mức tăng/giảm không ổn định, tuy nhiên sản lượng thủy sản của huyện vẫn duy trì chiếm khoảng 19,0% tổng sản lượng khai thác toàn tỉnh (chỉ xếp sau huyện Gio Linh, chiếm khoảng 45,4%).

Trong giai đoạn tới huyện Hải Lăng cần nghiên cứu phát triển và mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản trên cơ sở chuyển đổi đất hoang hóa, vùng trùng trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản nước ngọt và phát triển các vùng nuôi thủy sản trên vùng cát ven biển để phục vụ ngành chế biến thủy sản trên địa bàn. Dự kiến nguồn thủy sản khai thác của huyện (bao gồm cả khai thác và nuôi trồng) đến năm 2020 đạt từ 6.800-7.200 tấn, đưa mức tăng trưởng 2016-2020 là 11-12%/năm. Trong thời gian tới ngành chế biến thủy sản của huyện phát triển như sau:

- Giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2021-2025

62

Page 63: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Ngoài nâng cấp các sản phẩm truyền thống như: nước mắm, ruốc, sấy cá, mực như hiện nay, cần đa dạng hóa các sản phẩm khác như: sấy, tẩm gia vị cho cá, mực; đóng gói, đông lạnh một số thủy sản tươi sống...; đăng ký chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phát triển các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trong dân cư và khuyến khích di dời tập trung vào các cụm công nghiêp tập trung. Từng bước cải tiến công nghệ sản xuất và phương pháp chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tiếp tục thu hút đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản Hải Lăng với công suất 1.000 tấn/năm. Vốn đầu tư: 18 tỷ đồng. Ví trí nằm trong khu Trung tâm hỗ trợ nghề cá thuộc KKT Đông-Nam Quảng Trị có tổng diện tích 11,5 ha.

- Giai đoạn 2026-2030: Ổn định sản xuất nhà máy thủy sản Hải Lăng, tùy theo thị trường nâng công

suất nhà máy lên 2.000 tấn/năm. Vốn đầu tư 6,0 tỷ đồng.Mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất của các cơ sở sản xuất

và biến thủy sản theo nhu cầu của thị trường.2.3.2. Sản xuất đồ uống, thực phẩmDoanh nghiệp đóng góp đáng chú ý trong giá trị công nghiệp của nhóm sản

xuất đồ uống cũng như toàn ngành chế biến nông, thủy sản, thực phẩm giai đoạn vừa qua là Cty TNHH Xika tại CCN Diên Sanh, hoạt động từ năm 2009 với sản phẩm chính là rượu Xika đóng chai có công suất 900.000 chai/năm (tương ứng khoảng 200.000 lít/năm; nước tinh lọc (0,5 triệu lít/năm) và nước giải khát 12 triệu lít/năm), vốn đầu tư 37 tỷ đồng. Ngoài sản phẩm rượu Xika, công ty còn sản xuất một số sản phẩm khác, như: Nước tinh lọc (năm 2016 đạt 650.000 lít); nước ngọt (năm 2016 đạt 600.000 lít); cao, chè vàng (năm 2016 đạt 8.000 hộp).

Tuy nhiên, do khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp đã ngừng hoạt động từ tháng 8/2017.

- Giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2021-2025: Khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư phát triển sản phẩm

rượu trên cơ sở rượu truyền thống của huyện.Đẩy mạnh các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất đồ uống, nước giải khát

các loại với quy mô vừa, thiết bị hiện đại, sử dụng nguyên liệu trong nước, trong đó ưu tiên sản xuất nước giải khát từ hoa quả và các nước giải khát bổ dưỡng.

Cải tiến công nghệ nấu rượu, khuyến khích người dân nấu rượu đảm bảo chất lượng để cung cấp cho thị trường.

Đến năm 2020, khuyến khích doanh nghiệp hoàn thành đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy sản xuất sản phẩm nước uống dinh dưỡng từ gạo tại Cụm công nghiệp Diên Sanh. Công suất 10 triệu lít/năm, tổng vốn đầu tư 76 tỷ đồng.

Phát triển sản xuất các loại nước quả tươi từ nguồn nguyên liệu sẵn có trên địa bàn huyện và tỉnh. Đầu tư thêm công đoạn pha chế từ nước quả cô đặc, nước quả đóng hộp.

63

Page 64: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Khuyến khích đầu tư sản xuất nước tinh lọc để phục vụ nhu cầu nước uống đóng chai cho người dân trong huyện và tỉnh.

- Giai đoạn 2026-2030Mở rộng thị trường, phấn đấu đưa sản lượng rượu các loại lên 4,5 triệu lít

vào năm 2030 cung cấp cho địa bàn huyện và các địa phương xung quanh.Phấn đấu hoạt động ổn định (giai đoạn I) Dự án Nhà máy sản xuất sản phẩm

nước uống dinh dưỡng từ gạo tại Cụm công nghiệp Diên Sanh và từng bước đầu tư đạt công suất thiết kế 10 triệu lít/năm, vốn đầu tư 76 tỷ đồng.

2.3.3. Chế biến thức ăn chăn nuôiSo với toàn tỉnh Quảng Trị, huyện Hải Lăng có sản lượng ngô, khoai, sắn

chiếm khoảng 13,6% sản lượng toàn tinh. Dự kiến đến năm 2020, sản lượng ngô, khoai, sắn của huyện sẽ đạt khoảng 40.000-42.000 tấn. Với sản lượng này có thể sử dụng khoảng 35-40% sản lượng làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. Để đáp ứng nhu cầu thức ăn chăn nuôi trong huyện trong thời gian tới, dự báo cần khoảng 2.000-3.000 tấn.

- Giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2021-2025:Phát triển các cơ sở nghiền thức ăn gia súc có công suất và công nghệ phù

hợp ở trung tâm các xã trên địa bàn huyện để phục vụ cho chăn nuôi.Thu hút và khuyến khích đầu tư nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi quy

mô công suất khoảng 1.000 tấn/năm để đáp ứng một phần nhu cầu thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện. Vốn đầu tư 5,0 tỷ đồng.

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và phát triển Nhà máy sản xuất nguyên liệu (chất phụ gia và chất dinh dưỡng) phục vụ cho phát triển ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh và địa phương lân cận. Công suất 5.000 tấn/năm, vốn đầu tư dự kiến 20 tỷ đồng.

Tiếp tục khuyến khích phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống chế biến nguyên liệu từ lúa, gạo như: Chế biến bún, bánh, rượu.

- Giai đoạn 2026-2030: Tùy theo nhu cầu thị trường, đầu tư mở rộng và phát triển thêm các sản

phẩm mới phục vụ chăn nuôi. Đặc biệt chú trọng sản xuất các sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao như: thức ăn nuôi tôm, ba ba...

2.3.4. Chế biến tinh bột sắnTrên địa bàn Dốc Son (xã Hải Thượng) có nhà máy tinh bột sắn Hải Lăng

(FOCOCEV) hoạt động từ năm 2004, công suất thiết kế 60.000 tấn nguyên liệu/năm, vốn đầu tư 60 tỷ đồng. Nguồn nguyên liệu của nhà máy được cung cấp chủ yếu từ 02 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh (chiếm 60% nguyên liệu) và từ các địa phương trong tỉnh (chiếm 40%), khoảng 20% sản lượng của nhà máy đã và đang được tiêu thụ trong nước, còn lại là các thị trường Trung Quốc (chiếm 70%) và Malaixia (10%).

Tuy nhiên, sản lượng hàng năm của nhà máy chỉ đạt được khoảng 60-65% công suất do nguồn nguyên liệu không ổn định mà phụ thuộc theo thời vụ.

64

Page 65: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

- Giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2021-2025Tập trung phát triển nguồn nguyên liệu, phấn đấu ổn định hoạt động sản

xuất và đảm bảo công suất thiết kế. Nâng cấp thiết bị đưa sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường.

Để nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm, khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu và đầu tư sản xuất sản phẩm bột biến tính phục vụ trong công nghiệp. Công suất ban đầu 10.000 tấn sản phẩm/năm. Vốn đầu tư dự kiến 100 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2026-2030 Nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm, khuyến khích doanh nghiệp nghiên

cứu và đầu tư phát triển sản phẩm bột biến tính phục vụ trong công nghiệp. Công suất ban đầu 10.000-20.000 tấn sản phẩm/năm. Vốn đầu tư dự kiến 150 tỷ đồng.

2.3.5. Chế biến, xay xát gạo, ngô, lạc...Trong giai đoạn vừa qua, Hải Lăng luôn là địa phương dẫn đầu của tỉnh

Quảng Trị về sản xuất lúa với sản lượng duy trì chiếm trên 30% tổng sản lượng lúa gạo toàn tỉnh (năm 2016 chiếm ~31,8%).

- Giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2021-2025: Tổ chức và phát triển các khu vực chuyên chế biến lương thực nhằm tập

trung các nguồn lực về vốn, lao động, công nghệ, thông tin thị trường... Xây dựng và tổ chức khâu thu hoạch và sau thu hoạch, sấy khô, bảo quản, dự trữ, nhằm tiết giảm tỷ lệ hao hụt và đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm gạo có chất lượng cao.

Đầu tư khu phơi sấy nông sản tập trung, phương tiện dự trữ bảo quản nông sản để tránh thất thu sản lượng sau thu hoạch.

Tiếp tục thu hút đầu tư một số cơ sở xay xát và đánh bóng gạo xuất khẩu trên địa bàn. Đồng thời duy trì, phát triển, mở rộng quy mô, cải tiến thiết bị (xay được nhiều loại nguyên liệu như: ngô, sắn khô...) đảm bảo cho nhu cầu xay xát phục vụ tiêu dùng tại chỗ, nâng cao tỷ lệ thu hồi và gia tăng tỷ lệ gạo hạt nguyên lên 50-55%.

Thu hút đầu tư xây dựng 01 nhà máy xay xát, đánh bóng gạo chất lượng cao, gạo xuất khẩu với quy mô 10.000 tấn gạo/năm. Vốn đầu tư 5,0 tỷ đồng. Địa điểm cụm công nghiệp.

Phát triển các cơ sở xay xát gạo có công suất và công nghệ phù hợp ở trung tâm các xã trên địa bàn huyện.

Kêu gọi doanh nghiệp và khuyến khích các cơ sở xay xát gạo trên địa bàn các địa phương trong tỉnh đầu tư dây chuyền sản xuất củi trấu phục vụ cho tiêu dùng với công suất trung bình 01 dây chuyền từ 6-8 tấn trấu/ngày (06 máy). Vốn đầu tư dự kiến 3,0 tỷ đồng.

Thu hút đầu tư nhà máy sản xuất bột dinh dưỡng từ ngô, lạc, bột sữa… công suất 10.000 tấn/năm. Vốn đầu tư dự kiến 30 tỷ đồng.

Trên cơ sở các hộ sản xuất lạc trên địa bàn xã Hải Trường, khuyến khích đầu tư nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm từ lạc như bánh kẹo nhân

65

Page 66: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

lạc, lạc rang xuất khẩu, tinh dầu lạc... tiến tới xây dựng thương hiệu riêng của sản phẩm. Tổng công suất đạt 1.500-2.000 tấn/năm. Vốn đầu tư 1,0-2,0 tỷ đồng.

Nghiên cứu, kêu gọi đầu tư một cơ sở chế biến tinh dầu lạc với công suất ban đầu 500 tấn/năm. Vốn đầu tư: 2,0-3,0 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2026-2030: Đảm bảo công suất xay xát đáp ứng sản lượng lương thực và nhu cầu của

thị trường. Tiếp tục sắp xếp và tổ chức các doanh nghiệp xay xát sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, thiết bị ngành chế biến lương thực trên địa bàn tỉnh.

Tùy theo nhu cầu, tiếp tục khuyến khích các nhà máy xay xát lương thực đầu tư trang bị thêm trang thiết bị phơi sấy, thiết bị phân loại, đánh bóng, tách màu, chọn hạt để tiếp tục nâng cao chất lượng gạo, đặc biệt là gạo chất lượng cao.

Nghiên cứu, phát triển thêm 01 cơ sở xay xát, đánh bóng gạo chất lượng cao, quy mô 8.000-10.000 tấn gạo/năm. Vốn đầu tư 8,0 tỷ đồng. Địa điểm dự kiến: Cụm công nghiệp Hải Thượng.

2.3.6. Sản phẩm dầu thực vậtTrong giai đoạn tới, nghiên cứu phát triển sản phẩm dầu thực vật trên cơ sở

ưu thế về nguyên liệu (cám gạo), sản xuất dầu thực vật phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu với cơ cấu sản phẩm từ sơ cấp đến trung cấp.

Thu hút doanh nghiệp đầu tư nhà máy trích ly dầu cám tại cụm công nghiệp, công suất 5.000 tấn/năm. Vốn đầu tư dự kiến 70 tỷ đồng.

3. Công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản3.1. Hiện trạng phát triểnTrên địa bàn huyện hiện có khoảng 1.500 ha rừng khai thác. Trung bình

hàng năm huyện trồng mới được khoảng 10.000 cây phân tán. Trong 05 năm gần đây, bình quân sản lượng khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn huyện đạt khoảng 74,4 ngàn m3 (gỗ rừng trồng); 0,3 tấn (song mây); 76 tấn (nhựa thông)…

Do công tác phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện khá phát triển nên đã thu hút được một số dự án sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng vào sản xuất trên địa bàn huyện, tạo khá nhiều việc làm cho người lao động.

Bảng 4.12: Giá trị sản xuất công nghiệp ngành sản xuất gỗ và lâm sảnĐơn vị: Giá so sánh 2010

Năm 2010 2015 2016Tăng trưởng

(%/năm)2011-2015

2015-2016

GOCN ngành SX gỗ, lâm sản (Tỷ đồng) 1,9 3,1 11,0

Tổng GOCN huyện (Tỷ đồng) 249,465 444,909 506,419 12,3 13,8Tỷ trọng so với ngành CN (%) 0,74 0,7

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hải Lăng các năm)

Thực tế nhóm ngành chế biến gỗ, lâm sản hiện là nhóm ngành có số lượng

66

Page 67: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhiều nhất trong các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện.

Các doanh nghiệp đáng chú ý và có đóng góp cao trong giá trị công nghiệp của ngành trong giai đoạn vừa qua, có Nhà máy chế biến gỗ và lâm sản (Cty TNHH nguyên liệu giấy Quảng Trị), công suất 100.000 tấn/năm (vốn đầu tư thực hiện 18 tỷ đồng); Nhà máy sản xuất dăm gỗ (Cty CP Long Hưng Thịnh), công suất 70.000 tấn/năm (vốn đầu tư 15 tỷ đồng)26; Nhà máy sản xuất dăm gỗ (Cty CP Hải Lâm Xanh); Cty TNHH chế biến lâm sản ShaiyoAA Quảng Trị (100% vốn FDI), công suất 108.000 tấn/năm (vốn đầu tư thực hiện 36 tỷ đồng); Cty TNHH MTV Gỗ Thu Hằng, công suất 2.960 m3/năm (vốn đầu tư 10,5 tỷ đồng); Nhà máy tái chế giấy (DNTN Hasinato), công suất 300 tấn/năm (vốn đầu tư 2,3 tỷ đồng); ...

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có khoảng hàng chục cơ sở quy mô hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ, gia công chế biến gỗ và các sản phẩm gỗ dân dụng, gia đình.

Đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp của nhóm ngành đạt khoảng 1,9 tỷ đồng chiếm 0,74% giá trị sản xuất công nghiệp huyện và đạt tăng trưởng 11,0%/năm.

4.2. Phương hướng phát triểnKhuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng ngành chế biến gỗ, giấy thành

ngành sản xuất có công nghệ tiên tiến, hiện đại, đồng bộ từ sản xuất, cung ứng nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm; có khả năng cạnh tranh cao, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa.

Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ theo hướng tăng tỷ trọng giá trị lâm sản ngoài gỗ, sử dụng nguồn nguyên liệu được trồng trong huyện, tỉnh; Giảm dần việc chế biến và xuất khẩu dăm thô, chủ yếu dùng cho chế biến, ván sợi và bột giấy.27

Các sản phẩm được khuyến khích phát triển bao gồm: sản phẩm đồ gỗ nội thất, đồ gỗ trang trí; ván nhân tạo phục vụ sản xuất tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; sản xuất ván sợi, viên nén gỗ.

Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành chế biến và sản xuất sản phẩm gỗ: sản xuất sơ chế gỗ đầu vào, cung cấp các nguyên phụ liệu cho sản xuất gỗ, giảm nhập khẩu.

4.3. Mục tiêu và quy hoạch phát triểnDự báo mức tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt

khoảng 25%/năm; giai đoạn 10 năm 2021-2030 đạt khoảng 13,2%/năm. Giá trị sản xuất tương ứng của năm 2020 và năm 2030 là 18,7 tỷ đồng và 33,0 tỷ đồng. Cụ thể :

Bảng 4.13: Chỉ tiêu phát triển ngành chế biến gỗ, lâm sảnĐơn vị: Giá so sánh 2010

26 Đã ngừng hoạt động từ tháng 9/201727 Cả nước phấn đấu đến năm 2020 giảm tỷ lệ dăm gỗ, ván bóc từ 22% xuống 6% (Nguồn Bộ NN và PTNT)

67

Page 68: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Năm 2020 2025 2030

Dự báo tăng trưởng(%/năm)

2016-2020

2021-2025

2026-2030

GOCN ngành SX gỗ, lâm sản (Tỷ đồng) 9,5 18,7 33,0 25,0 14,5 12,0

Tổng GOCN huyện(Tỷ đồng) 1.049 2.350 5.160 18,7 17,5 17,0

Cơ cấu trong ngành CN (%) 0,9 0,8 0,6

Quy hoạch phát triển của ngành chế biến gỗ, lâm sản huyện Hải Lăng trong giai đoạn tới được quy hoạch như sau:

- Giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2021-2025:Duy trì và phát triển ổn định các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất chế biến

gỗ hiện có.Trong giai đoạn đến năm 2020, tiếp tục đầu tư và phấn đấu đạt 100% công

suất Nhà máy chế biến gỗ và lâm sản (Cty TNHH nguyên liệu giấy Quảng Trị), công suất 100.000 tấn/năm tại CCN Hải Thượng (hiện đạt khoảng 70% công suất). Vốn đầu tư 08 tỷ đồng.

Trong giai đoạn đến năm 2020, khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục đầu tư và phấn đấu đạt 100% công suất 108.000 tấn/năm của Cty TNHH chế biến lâm sản ShaiyoAA Quảng Trị tại CCN Hải Thượng (hiện đạt khoảng 45% công suất). Vốn đầu tư 13 tỷ đồng.

Khuyến khích doanh nghiệp khôi phục và phát triển cơ sở chế biến gỗ xuất khẩu của Cty TNHH MTV Phú Thượng, công suất 2.900 m3/năm tại Cụm công nghiệp Hải Thượng. Vốn đầu tư 5,0 tỷ đồng.

Trong giai đoạn đến năm 2020, thu hút đầu tư nhà máy chế biến sản phẩm cưa xẻ gỗ, ván ghép thanh, đồ gỗ nội thất tại Cụm công nghiệp Hải Chánh, công suất 30.000 m3/năm. Vốn đầu tư 15 tỷ đồng.

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư dự án Nhà máy chế biến sản phẩm gỗ xẻ và gỗ dăm tại Cụm công nghiệp Hải Chánh. Vốn đầu tư 5,0 tỷ đồng.

Hoàn thành đầu tư và đưa vào sản xuất Nhà máy chế biến sản phẩm gỗ xẻ và gỗ dăm (Cty TNHH Satavina), công suất 1.300 m3 thành phẩm/năm và 20.000 tấn/năm, vốn đầu tư 5,0 tỷ đồng. Địa điểm: Cụm công nghiệp Hải Chánh.

Hoạt động ổn định và phấn đấu đạt 100% công suất Nhà máy sản xuất dăm gỗ và viên nén sinh học xuất khẩu của Cty CP Hải Lâm Xanh tại Khu quy hoạch CN-TTCN Hải Lâm (diện tích 3,0 ha). Vốn đầu tư thực hiện 15 tỷ đồng.

Giai đoạn đến năm 2020, khuyến khích đầu tư xây dựng Dự án sản xuất viên nén năng lượng tái tạo (Cty CP Lộc Thiên Phú) tại Cụm công nghiệp Hải Chánh và tiếp tục hoàn thành đầu tư trong giai đoạn 2021-2025. Tổng công suất 48.000 tấn/năm, vốn đầu tư 55,8 tỷ đồng.

68

Page 69: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Khuyến khích doanh nghiệp nâng cấp nhà máy giấy tái chế, đầu tư thêm trang thiết bị để nâng công suất lên 500 tấn/năm, phát triển sản phẩm như: giấy vệ sinh, khăn giấy các loại và bao bì.

- Giai đoạn 2021-2030:Ổn định sản xuất, nâng cao chất lượng của các cơ sở sản xuất hiện có.Hoạt động ổn định Nhà máy sản xuất viên nén năng lượng tại Cụm công

nghiệp Hải Chánh và phấn đấu đạt 100% công suất của nhà máy. Vốn đầu tư 55,8 tỷ đồng.

Tùy theo nhu cầu của thị trường, đầu tư đạt 100% công suất của Nhà máy sản xuất dăm gỗ, viên nén năng lượng của Cty CP Hải Lâm Xanh tại Khu quy hoạch CN-TTCN Hải Lâm. Công suất 58.800 tấn/năm, vốn đầu tư 71 tỷ đồng.

Phát triển sản xuất viên nhiên liệu gỗ (tận dụng gỗ nhỏ, gỗ cành ngọn, mùn cưa, dăm bào...) đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, chất đốt trong đời sống và sản xuất công nghiệp, góp phần thực hiện “sản xuất sạch” trong ngành CB gỗ, lâm sản.

4. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng4.1. Hiện trạng phát triểnGiá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 đạt khoảng 92,3 tỷ đồng, chiếm tỷ

trọng 20,7% so toàn ngành công nghiệp huyện, mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 4,2%/năm thấp hơn giai đoạn 2006-2010 đã đạt được là 8,0%/năm.

Bảng 4.14: Giá trị sản xuất công nghiệp ngành sản xuất VLXDĐơn vị: Giá so sánh 2010

Năm 2010 2015 2016

Tăng trưởng(%/năm)

2011-2015

2015-2016

GOCN ngành sản xuất VLXD (Tỷ đồng) 75,1 92,3 4,2

Tổng GOCN huyện (Tỷ đồng) 249,465 444,909 506,419 12,3 13,8Cơ cấu trong ngành CN (%) 30,1 20,7

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hải Lăng các năm)

Cơ sở sản xuất đáng chú ý của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện là:

- Xí nghiệp gạch tuy nen Hải Chánh (Cty Cổ phần gạch ngói Quảng Trị) tại xã Hải Chánh có công suất 15 triệu viên/năm.

- Dây chuyền sản xuất của Xí nghiệp gạch tuynen Hải Lăng (Cty Cổ phần XD giao thông TT-Huế) tại Dốc Son (xã Hải Thượng), công suất thiết kế 30 triệu viên/năm (vốn đầu tư 28 tỷ đồng), hoạt động từ năm 2010.

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất đá ốp lát nhân tạo của Cty CP đầu tư và khoáng sản Vico Quảng Trị với công suất 420.000 m2/năm từ năm 2009. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau (thị trường tiêu

69

Page 70: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

thụ, công nghệ sản xuất…) nên dự án đã chậm được đầu tư và sản xuất theo như kế hoạch đề ra.

4.2. Phương hướng phát triểnPhát triển trên cơ sở nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương, gắn với hiệu

quả kinh tế, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái.Trong giai đoạn tới nhu cầu về vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện sẽ ngày

càng cao nên cần lựa chọn quy mô đầu tư hợp lý, tranh thủ các cơ hội đầu tư công nghệ và thiết bị mới, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Chú trọng phát triển các chủng loại VLXD mới phục vụ cho xây dựng đô thị, khu thương mại và du lịch. Khuyến khích phát triển một số chủng loại VLXD mới, công nghệ cao cho xây dựng đô thị; khu, cụm công nghiệp như gạch không nung, gạch block cốt liệu nhẹ, bê tông nhẹ, vật liệu nội thất...

Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư để thu hút nguồn vốn từ mọi thành phần kinh tế.

4.3. Mục tiêu và quy hoạch phát triểnPhấn đấu đến năm 2020, đưa sản lượng gạch ngói của huyện đạt khoảng 50

triệu viên; đá ốp lát nhân tạo đạt 150.000 m2; gạch không nung 30 triệu viên...Mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2016-

2020: 17,5%/năm và giai đoạn 10 năm 2021-2030 là 5,5%/năm. Cụ thể: Bảng 4.15: Chỉ tiêu phát triển ngành sản xuất VLXD

Đơn vị: Giá so sánh 2010

Năm 2020 2025 2030

Dự báo tăng trưởng(%/năm)

2016-2020

2021-2025

2026-2030

GOCN ngành SX VLXD (Tỷ đồng) 206 296 352 17,5 7,5 3,5

Tổng GOCN huyện(Tỷ đồng) 1.049 2.350 5.160 18,7 17,5 17,0

Cơ cấu trong ngành CN (%) 19,7 12,6 6,8

- Giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2021-2025:Duy trì sản xuất và nâng cao chất lượng dây chuyền gạch của Xí nghiệp

gạch tuynen Hải Chánh (sản lượng hàng năm 15 triệu viên/năm) và dây chuyền sản xuất gạch công suất thiết kế 20 triệu viên/năm của Xí nghiệp gạch tuynen Hải Lăng (Cty Cổ phần XD giao thông TT-Huế).

Đến hết năm 2018, chấm dứt việc khai thác và xuất bán nguyên liệu thô (cát) ra khỏi địa bàn huyện Hải Lăng.

Trong giai đoạn đến năm 2020, khuyến khích và tạo điều kiện cho Cty Cổ phần đầu tư khoáng sản VICO Quảng Trị chuyển đổi sản phẩm và đầu tư dây chuyền sản xuất tấm Calcium Silicate (công suất 5.000.000 m2/năm) và dây

70

Page 71: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

chuyền sản xuất tấm đá nhân tạo (công suất 800.000 m2/năm) tại khu vực Ngã 5. Tổng vốn đầu tư 196,8 tỷ đồng và phấn đấu đạt 100% công suất trong giai đoạn 2021-2025.

Khuyến khích Cty Cổ phần đầu tư khoáng sản VICO Quảng Trị đầu tư xây dựng và phát triển Nhà máy cấu kiện bê tông Mỹ Thủy (Cty CP liên doanh Cảng quốc tế Mỹ Thủy) tại Hải An và Hải Khê. Công suất 85.000 bộ sản phẩm/năm, vốn đầu tư 54 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2020, hoàn thành đầu tư và đi vào hoạt động Dự án Nhà máy điêu khắc sản phẩm đồ đá mỹ nghệ (DNTN Văn Hải) tại Cụm công nghiệp Hải Thượng. Tổng vốn đầu tư 3,45 tỷ đồng.

Trong giai đoạn sau năm 2020, khuyến khích doanh nghiệp (Cty CP Thiên Tân) đầu tư Dự án sản xuất bê tông thương phẩm, gạch không nung và cấu kiện bê tông đúc sẵn phục vụ KKT Đông Nam Quảng Trị và các hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện, công suất 262.000 m3/năm (bê tông thương phẩm), 50 triệu viên quy chuẩn/năm (gạch không nung), 150.000 cấu kiện/năm (bê tông đúc sẵn). Vốn đầu tư 26 tỷ đồng. Địa điểm: Cụm công nghiệp Hải Thượng.

Thu hút đầu tư và khuyến khích doanh nghiệp phát triển Nhà máy gạch không nung tại Cụm công nghiệp Hải Thượng. Công suất ban đầu 20 triệu viên/năm.

Khuyến khích đầu tư nhà máy gạch không nung nhẹ. Công suất ban đầu 15-20 triệu viên/năm, vốn đầu tư 20 tỷ đồng.

Khuyến khích và thu hút đầu tư phát triển nhà máy sản xuất vữa khô trộn sẵn tại cụm công nghiệp, công suất 100.000 tấn/năm phục vụ các công trình xây dựng trên địa bàn huyện và tỉnh Quảng Trị.

Nghiên cứu và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và phát triển nhà máy gạch block và bê tông nhẹ phục vụ nhu cầu xây dựng trên địa bàn.

- Giai đoạn 2026-2030:Ổn định sản xuất, phấn đấu đạt 100% công suất của các cơ sở trong ngành

sản xuất VLXD hiện có trên địa bàn huyện.Tùy theo nhu cầu thị trường, từng bước đầu tư nâng công suất sản phẩm của

ngành sản xuất VLXD, đáp ứng nhu cầu của thị trường.Phấn đấu sản xuất ổn định, đạt 100% công suất (Giai đoạn I) Nhà máy đá

ốp lát nhân tạo tại khu vực Ngã 5 (Cty CP đầu tư khoáng sản VICO Quảng Trị); tùy theo nhu cầu của thị trường, đầu tư nâng công suất suất của nhà máy lên khoảng 420.000 m2/năm (tương đương 19.354 tấn cát/năm). Vốn đầu tư 50 tỷ đồng.

Hoạt động ổn định và đầu tư nâng công suất Nhà máy gạch không nung tại Cụm công nghiệp Hải Thượng từ 20 triệu viên/năm lên 50 triệu viên/năm đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn.

Nghiên cứu thu hút đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm như: vật liệu ốp lát nội, ngoại thất; vật liệu hợp kim nhôm; nhựa thạch cao; vật liệu cách âm, cách nhiệt…

71

Page 72: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Thu hút đầu tư từ doanh nghiệp các dự án gạch không nung, đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn huyện.

5. Ngành dệt may-da giày5.1. Hiện trạng phát triểnTrong giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2016, nhóm ngành công nghiệp dệt

may-da giày là ngành có mức tăng trưởng cao và đang có xu hướng tăng dần về tỷ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của huyện.

Nhìn chung trong giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2016, tăng trưởng của nhóm ngành dệt may-da giày của huyện Hải Lăng gắn liền với các hoạt động sản xuất từ 02 dự án đầu tư:

- Dự án Nhà máy may xuất khẩu Phong Phú Quảng Trị (Cty CP Quốc tế Phong Phú) tại Cụm công nghiệp Diên Sanh có năng lực sản xuất hiện tại khoảng 2,0 triệu sản phẩm/năm (vốn thực hiện 26,3 tỷ đồng, đạt 24,4% vốn đăng ký), hoạt động sản xuất từ năm 2010; sản phẩm chính của nhà máy là quần áo xuất khẩu các loại và đang tạo việc làm cho khoảng 660 lao động. Năm 2016, sản lượng của nhà máy đạt khoảng 1,15 triệu sản phẩm.

- Dự án Nhà máy cụm liên hợp dệt-nhuộm-may tại Cụm công nghiệp Diên Sanh của Cty TNHH Vinatex quốc tế Toms, công suất 10 triệu sản phẩm may dệt kim/năm (vốn đầu tư thực hiện 234,6 tỷ đồng) và tạo việc làm cho ~470 lao động.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có khoảng hàng chục cơ sở, hộ gia đình làm nghề dệt may, sản xuất trang phục. Các cơ sở chủ yếu có quy mô hộ gia đình và tập trung ở thị trấn các thị tứ và khu vực chợ các xã trên địa bàn huyện.

Bảng 4.16: Giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệt may-da giàyĐơn vị: Giá so sánh 2010

Năm 2010 2015 2016

Tăng trưởng(%/năm)

2011-2015

2015-2016

GOCN ngành dệt may-da giày (Tỷ đồng) 3,4 45,8 68,2

Tổng GOCN huyện (Tỷ đồng) 249,465 444,909 506,419 12,3 13,8

Cơ cấu trong ngành CN (%) 1,4 10,3 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hải Lăng các năm)

Trong giai đoạn 2011-2015, nhóm ngành dệt may-da giày của huyện đã có mức tăng trưởng đột biến (đạt 68,2%/năm) đã đưa tỷ trongh của ngành từ 1,4% (năm 2010) tăng lên chiếm 10,3% vào năm 2015.

5.2. Phương hướng phát triểnPhát triển ngành dệt may - da giày của huyện Hải Lăng trong bối cảnh cạnh

tranh, hội nhập và hợp tác quốc tế. Thu hút và tiếp nhận nhanh làn sóng dịch chuyển đầu tư của ngành, sản phẩm từ các nước phát triển; từng bước chuyển từ gia công sang sản xuất chuỗi sản phẩm, trên cơ sở công nghệ phù hợp đến hiện

72

Page 73: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý bảo vệ môi trường theo các chuẩn mực quốc tế.

Thu hút mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển ngành dệt may - da giày của huyện Hải Lăng. Khuyến khích phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên, phụ liệu nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

Chú trọng đến việc liên kết giữa các doanh nghiệp trong huyện với các doanh nghiệp thuộc các tỉnh trong khu vực theo hướng hình thành các liên minh và các tổ chức hợp tác giữa các công ty dọc theo chuỗi cung ứng từ sản xuất sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất, may, thiết kế để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm dệt may - da giày của huyện Hải Lăng nói chung và của toàn tỉnh Quảng Trị nói riêng.

Khuyến khích phát triển đồng bộ, hiện đại theo hướng chuỗi giá trị: Sản xuất nguyên liệu, phụ liệu và may sản phẩm dạng gia công từng phần (OEM), mua nguyên liệu-sản xuất-bán thành phẩm (FOB).

Nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và quản trị của doanh nghiệp. Tập trung đầu tư đổi mới ở những khâu có tính quyết định như khâu cắt vải, hoàn thiện sản phẩm... để tăng năng suất lao động và đa dạng hóa sản phẩm.

5.3. Mục tiêu và quy hoạch phát triểnPhấn đấu đến năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệt may-da giày

của huyện đạt khoảng 176 tỷ đồng, tăng trưởng 31,0%/năm trong giai đoạn 2016-2020. Đến năm 2030 giá trị sản xuất công nghiệp nhóm ngành tiếp tục tăng lên và đạt khoảng 381 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 8,0%/năm trong giai đoạn 10 năm 2021-2030.

Bảng 4.17: Chỉ tiêu phát triển ngành dệt may-da giàyĐơn vị: Giá so sánh 2010

Năm 2020 2025 2030

Dự báo tăng trưởng(%/năm)

2016-2020

2021-2025

2026-2030

GOCN ngành Dệt may (Tỷ đồng) 176 272 381 31,0 9,0 7,0

Tổng GOCN huyện(Tỷ đồng) 1.049 2.350 5.160 18,7 17,5 17,0

Cơ cấu trong ngành CN (%) 16,9 11,6 7,4

- Giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2021-2025: Trong giai đoạn đến năm 2020, phấn đấu sản xuất ổn định công suất dự án

Nhà máy may xuất khẩu Phong Phú Quảng Trị (Cty CP Quốc tế Phong Phú) tại Cụm công nghiệp Diên Sanh với quy mô 20 chuyền may. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất sản phẩm may dệt kim, công suất 3,0 triệu sản phẩm may dệt kim/năm. Vốn đầu tư khoảng 48 tỷ đồng (diện tích đất bổ sung cần ~0,375 ha).

73

Page 74: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Phát triển sản xuất ổn định Dự án Nhà máy cụm liên hợp dệt-nhuộm-may của Cty TNHH Vinatex quốc tế Toms, công suất 10 triệu sản phẩm may dệt kim/năm (tổng vốn đầu tư đã thực hiện 234,6 tỷ đồng) tại Cụm công nghiệp Diên Sanh. Chuyển đổi công nghệ và quy trình vận hành để nước thải sản xuất đạt chất lượng cột A theo QCVN 13-MT:2015/BTNMT.

Hoàn thành đầu tư và đưa vào sản xuất Xưởng may Quảng Trị của Công ty CP 28 Đà Nẵng tại Cụm công nghiệp Diên Sanh. Công suất 2,35 triệu sản phẩm/năm, vốn đầu tư 44 tỷ đồng.

Khuyến khích phát triển Nhà máy sản xuất dây, lưới sợi phục vụ phát triển nghề khai thác, đánh bắt thủy hải sản trên địa bàn tỉnh và các địa phương lân cận.

Khuyến khích và thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất giày thể thao và giày vải trong sản xuất và xuất khẩu; sản xuất giày dép da thời trang và các sản phẩm cặp, va li, túi xách, ba lô, ví… chất lượng cao.

- Giai đoạn 2021-2030:Ổn định các nhà máy sản xuất hiện có và tiếp tục thu hút các dự án trong

giai đoạn đến năm 2025 chưa đầu tư phát triển. Nâng công suất các cơ sở phù hợp với tình hình thực tế.

6. Công nghiệp phân bón, hóa chất28

6.1. Hiện trạng phát triểnDo có xuất phát điểm thấp, nên nhóm ngành phân bón, hóa chất đã có đạt

tốc độ tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 2011-2015 (đạt 21,9%/năm) và đưa giá trị sản xuất công nghiệp của nhóm ngành đạt 3,6 tỷ đồng.

Tuy nhiên, giá trị của nhóm ngành vẫn chiếm không đáng kể trong tổng giá trị công nghiệp của huyện. Năm 2015 chiếm khoảng 0,8%, tăng nhẹ so với năm 2010, chiếm 0,5%.

Bảng 4.18: Giá trị sản xuất công ngiệp ngành phân bón, hóa chấtĐơn vị: Giá so sánh 2010

Năm 2010 2015 2016

Tăng trưởng(%/năm)

2011-2015

2015-2016

GOCN ngành hóa chất, phân bón (Tỷ đồng) 1,3 3,6 21,9

Tổng GOCN huyện (Tỷ đồng) 249,465 444,909 506,419 12,3 13,8Cơ cấu trong ngành CN (%) 0,5 0,8

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hải Lăng các năm)

Doanh nghiệp đáng chú ý đóng góp trong giá trị công nghiệp của ngành trên địa bàn huyện là Nhà máy sản xuất bao bì bằng hạt nhựa (Công ty TNHH MTV An Phú Minh) tại Cụm công nghiệp Diên Sanh, công suất 2.300 tấn sản phẩm/năm (vốn đầu tư 25 tỷ đồng) hoạt động từ năm 2009.

28 Là từ chung, bao gồm các nhóm sản phẩm hóa chất, nhựa, cao su, phân bón, dược phẩm…

74

Page 75: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Sản phẩm chính của công ty là bao bì bằng nhựa PP và PE với sản lượng hàng năm đạt khoảng 255 tấn/năm.

6.2. Phương hướng phát triểnThu hút đầu tư một số dự án ngành phân bón, hóa chất phục vụ cho phát

triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Hải Lăng nói riêng.Khuyến khích các thành phần kinh tế và đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư

phát triển một số chuyên ngành hóa chất.Ngành công nghiệp hóa chất, nhất là những ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn,

thời gian thu hồi vốn dài, công nghệ phức tạp, như: Sản xuất nguyên liệu nhựa, các sản phẩm cao su, nhựa kỹ thuật… cần ưu tiên thu hút đầu tư từ phía khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

6.3. Mục tiêu và quy hoạch phát triểnPhấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành công

nghiệp nhóm ngành hóa chất, phân bón đạt 18,0%/năm trong giai đoạn 2016-2020 và 15,7%/năm trong giai đoạn 10 năm 2021-2030.

Bảng 4.19: Chi tiêu phát triển ngành công nghiệp hóa chất, phân bónĐơn vị: Giá so sánh 2010

Năm 2020 2025 2030

Dự báo tăng trưởng(%/năm)

2016-2020

2021-2025

2026-2030

GOCN ngành hóa chất, phân bón (Tỷ đồng) 8,1 15,3 35,1 18,0 13,5 18,0

Tổng GOCN huyện(Tỷ đồng) 1.049 2.350 5.160 18,7 17,5 17,0

Cơ cấu trong ngành CN (%) 0,8 0,65 0,68

- Giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2021-2025:Trong giai đoạn đến năm 2020, tiếp tục phấn đấu ổn định giai đoạn 1 Nhà

máy bao bì bằng hạt nhựa của Công ty TNHH MTV An Phú Minh tại cụm công nghiệp Diên Sanh và từng bước đầu tư đạt 100% công suất 2.300 tấn sản phẩm/năm. Vốn đầu tư 9,5 tỷ đồng.

Thu hút đầu tư và phát triển nhà máy sản xuất phân vi sinh phục vụ nông nghiệp và không ảnh hưởng đến môi trường. Công suất 10.000-12.000 tấn/năm, vốn đầu tư 18 tỷ đồng.

Thu hút đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất các sản phẩm gia dụng từ nhựa, cao su. Công suất thiết kế 500-800 kg/ngày. Vốn đầu tư khoảng 8-10 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2021-2030: Nghiên cứu và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển dự án sản xuất

vải kỹ thuật (vải không dệt), nhuộm in hoa và xử lý hoàn tất vải tại cụm công nghiệp trên địa bàn huyện.

75

Page 76: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Thu hút đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất các loại sản phẩm như cửa nhựa PVC, tấm trần, vách ngăn... phục vụ các công trình xây dựng và dân dụng. Vốn đầu tư khoảng 15 tỷ đồng.

Khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu và đầu tư Nhà máy sản xuất các sản phẩm cao cấp dùng trong dược phẩm, mỹ phẩm (tinh dầu cá, gelatine, thực phẩm chức năng chứa vi chất có giá trị cao) từ các phụ phẩm trong chế biến thủy sản. Vốn đầu tư dự kiến 50 tỷ đồng.

7. Công nghiệp cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại7.1. Hiện trạng phát triểnTheo thống kê, hiện có khoảng trên 80 cơ sở, hộ gia đình làm nghề gò hàn,

gia công nhỏ lẻ, phục vụ được nhu cầu dân sinh và công cụ lao động nông nghiệp. Các cơ sở này được tập trung chủ yếu ở thị trấn Hải Lăng, các thị tứ và khu vực chợ các xã.

Quy mô sản xuất nhỏ, thiết bị sản xuất lạc hậu, manh mún, sức cạnh tranh thấp. Sản phẩm nói chung chủ yếu là cửa hoa sắt, các nông cụ phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp và xây dựng.

Giai đoạn đến năm 2015, giá trị sản xuất của nhóm ngành chiếm khoảng 1,5% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện. Mức tăng trưởng của ngành giai đoạn năm 2011-2015 đạt 12,6%/năm.

Sản phẩm đáng kể của nhóm ngành trong giai đoạn 2011-2015 là sản phẩm que hàn của Cty CP khoáng sản Hiếu Giang (công suất 10.000 tấn/năm) tại Cụm công nghiệp Diên Sanh, vốn đầu tư thực hiện 25 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ năm 2015 nhà máy đã ngừng hoạt động do gặp khó khăn về nguyên liệu sản xuất.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có Cửa hàng sửa chữa, lắp ráp và trưng bày các loại máy Nông-Lâm-Ngư phục vụ ngành nông nghiệp của Công ty TNHH Tâm Thơ, hoạt động từ năm 2010. Vốn đầu tư thực hiện 25 tỷ đồng.

Bảng 4.20: Giá trị sản xuất ngành cơ khí, điện tử và sản xuất kim loạiĐơn vị: Giá so sánh 2010

Năm 2010 2015 2016

Tăng trưởng(%/năm)

2011-2015

2016-2015

GOCN ngành Cơ khí(Tỷ đồng) 3,7 6,7 12,6

Tổng GOCN huyện (Tỷ đồng) 249,465 444,909 506,419 12,3 13,8

Tỷ trọng so với ngành CN (%) 1,48 1,5 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hải Lăng các năm)

Đến nay, ngành cơ khí và sản xuất kim loại của huyện Hải Lăng còn kém phát triển. Trong giai đoạn tới với sự phát triển mạnh các cụm công nghiệp và các nhóm ngành công nghiệp chế biến, vai trò của ngành sản xuất kim loại và dịch vụ sửa chữa sẽ có thêm cơ hội được nâng cao.

76

Page 77: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

7.2. Phương hướng phát triểnCơ khí, sản xuất sản phẩm kim loại và ngành điện tử nói chung là ngành sản

xuất ra công cụ lao động, thành phần quan trọng của lực lượng sản xuất. Chính vì vậy ngành luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế khác. Đặc điểm của ngành cơ khí, sản xuất sản phẩm kim loại và điện tử là cần vốn đầu tư lớn, lợi nhuận thấp và chậm thu hồi vốn. Do đó, phát triển nhóm ngành công nghiệp này ở huyện Hải Lăng trong thời gian tới cần tiếp tục đặc biệt quan tâm và có chính sách khuyến khích để làm cơ sở phát triển các ngành khác. Phương hướng chung phát triển công nghiệp cơ khí, sản xuất kim loại và điện tử huyện Hải Lăng trong các giai đoạn tới là:

Từng bước xây dựng và nâng cao năng lực ngành cơ khí và sản xuất sản phẩm kim loại đáp ứng nhu cầu sản phẩm cho các ngành công nghiệp của tỉnh phát triển, đặc biệt là thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.

Tạo dựng môi trường thuận lợi, đa dạng hóa các hình thức đầu tư, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành cơ khí, sản xuất sản phẩm kim loại và điện tử.

Khuyến khích và hướng các doanh nghiệp tập trung phát triển các sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp; lắp ráp, sửa chữa và tiến tới chế tạo các loại máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp trong khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản sau thu hoạch nhằm phát triển đồng bộ ngành công nghiệp và nông nghiệp của tỉnh Quảng Trị.

Nâng cao năng lực cơ khí sửa chữa; sản xuất phụ tùng thay thế; các dịch vụ duy tu, bảo dưỡng, bảo hành trong thiết bị máy móc trong sản xuất nông nghiệp và ngành công nghiệp; phương tiện giao thông…

7.3. Mục tiêu và quy hoạch phát triểnPhấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 của nhóm ngành

cơ khí và gia công kim loại đạt 12,5%/năm; giai đoạn 10 năm 2021-2030 đạt khoảng 17,5%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành năm 2020 là 12 tỷ đồng và năm 2030 tăng lên khoảng 60 tỷ đồng.

Bảng 4.21: Chỉ tiêu phát triển ngành cơ khí, điện tử và sản xuất kim loạiĐơn vị: Giá so sánh 2010

Năm 2020 2025 2030

Dự báo tăng trưởng(%/năm)

2016-2020

2021-2025

2026-2030

GOCN ngành Cơ khí(Tỷ đồng) 12 24 60 12,5 15,0 20,0

Tổng GOCN huyện (Tỷ đồng) 1.049 2.350 5.160 18,7 17,5 17,0

Cơ cấu trong ngành CN (%) 1,1 1,0 1,2

77

Page 78: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

- Giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2021-2025: Khuyến khích Cty CP khoáng sản Hiếu Giang đầu tư chuyển đổi sản phẩm sản

xuất tại Cụm công nghiệp Diên Sanh.Trong giai đoạn đến năm 2020, hoàn thành đầu tư và đưa vào sản xuất ổn

định Dự án Nhà máy sản xuất, lắp dựng nhà tiền chế, vỏ xe và cửa cuốn các loại của DNTN Hữu Hùng tại Cụm công nghiệp Hải Thượng. Tổng vốn đầu tư 6,0 tỷ đồng.

Khuyến khích đầu tư và đi vào sản xuất Nhà máy sản xuất sản phẩm kim loại (Cty TNHH MTV Full House Windows) tại Hội Kỳ (xã Hải Chánh).

Thu hút đầu tư và mở rộng sản xuất các cơ sở sản xuất cửa cuốn, cửa sắt, nhôm kính, vách ngăn, cửa nhựa lõi thép... tại các cụm công nghiệp.

Thu hút đầu tư nhà máy sửa chữa, lắp ráp và trưng bày sản phẩm sản xuất nông nghiệp (máy gieo hạt, máy làm cỏ, máy gặt đập, máy làm đất, máy bơm...) tại CCN Hải Thượng. Công suất 500-1.000 máy/năm. Vốn đầu tư 35 tỷ đồng.

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển Trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị công nghiệp tại các tuyến giao thông hoặc cụm công nghiệp. Vốn đầu tư 06 tỷ đồng.

Thu hút đầu tư và phát triển nhà máy chế tạo lắp đặt các dạng nhà tiền chế, nhà xưởng công nghiệp phục vụ cho dự án đầu tư và mở rộng sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Công suất 1.000 tấn/năm.

Thu hút các doanh nghiệp đầu tư cơ sở sản xuất tôn, thép hộp… phục vụ nhu cầu phát triển sản phẩm vật liệu hoàn thiện trong xây dựng.

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng và hình thành Trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa cơ khí tại thị trấn Hải Lăng hoặc Mỹ Thủy. Công suất 5.000 sản phẩm quy đổi/năm.

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển nhà máy sản xuất hàng gia dụng và công nghiệp tại cụm công nghiệp. Vốn đầu tư 12 tỷ đồng.

Tiếp tục thu hút đầu tư phát triển cơ sở lắp ráp các trạm điện gió, điện mặt trời quy mô nhỏ (1-5 KW) trên cơ sở thu hút đầu tư từ nước ngoài.

- Giai đoạn 2026-2030: Khuyến khích đầu tư và phát triển nhà máy sản xuất các loại bao bì bằng

kim loại (bao gồm công đoạn in trên sản phẩm bao bì kim loại. Vốn đầu tư 1,5 triệu USD.

Ổn định các nhà máy sản xuất hiện có và tiếp tục thu hút các dự án trong giai đoạn đến năm 2025 chưa đầu tư phát triển. Nâng công suất các cơ sở phù hợp với tình hình thực tế.

8. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước8.1. Công nghiệp sản xuất và phân phối điệna. Phương hướng phát triểnPhát triển lưới điện truyền tải và phân phối gắn với định hướng phát triển

78

Page 79: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

KT-XH của từng địa phương, đảm bảo chất lượng điện và độ tin cậy ngày càng được nâng cao.

Đảm bảo sự phát triển cân đối, hài hòa, tính đồng bộ giữa phát triển nguồn và lưới điện nhằm cung cấp các phụ tải với chất lượng tốt nhất, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của huyện.

Từng bước thực hiện đầu tư và cải tạo lưới điện theo quy hoạch. Ưu tiên nguồn điện phục vụ cho sản xuất và cho các khu kinh tế, khu, cụm công nghiệp, trên địa bàn huyện.

b. Quy hoạch phát triển- Giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2021-2025Đầu tư xây dựng Trung tâm điện lực tỉnh Quảng Trị tại xã Hải Khê và một

phần tại xã Hải An29 (nằm trong Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị) với tổng diện tích 505 ha (diện tích mặt nước 50 ha), trong đó đất dành cho nhà máy điện là 450 ha và đất dự trữ phát triển là 55 ha30 (Nhà máy chính diện tích 80 ha)31. Tổng vốn đầu tư 1.500 triệu USD.

Trong giai đoạn đến năm 2020, phấn đấu hoàn thành đầu tư và đưa vào vận hành turbine khí số 1 của Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị, công suất 450MW.

Trong giai đoạn 2021-2025, hoàn thành turbine khí số 2 và 3 với công suất (2x450) MW.

Xây dựng trạm 500 kV và 220 kV KKT Đông-Nam Quảng Trị trong khu vực nhà máy nhiệt điện.

Đấu nối Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị 1 với điện lưới quốc gia bằng cấp điện áp 220kV và 500kV. Hướng xuất tuyến theo hướng Tây-Nam theo các đường dây 220kV Huế-Đông Hà và đường dây 500kV Đà Nẵng-Hà Tĩnh.

Xây dựng mới Trạm biến áp 110/22kV Mỹ Thủy quy mô công suất 2x40MVA đấu nối từ trạm 110/22kV Diên Sanh; xây dựng mới 03 trạm 110kV công suất mỗi trạm 2x40MVA trong khu vực quy hoạch.

Đầu tư hệ thống điện cho vùng gò đồi xã Hải Phú, Hải Lâm; vùng cát các xã Hải Ba, Hải Quế, Hải Dương, Hải Quy, Hải Thiện.

Khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu và tìm địa điểm phù hợp để đầu tư và phát triển Dự án nhà máy quang điện (điện mặt trời) trên địa bàn huyện Hải Lăng (Dự kiến phát triển tại khu vực xã Hải Xuân, Hải Vĩnh).

Cải tạo và nâng cấp mạng lưới điện cung cấp cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của huyện Hải Lăng theo Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2025 có xét đến năm 2035 và Quy hoạch xây dựng nông thôn mới các địa phương trên địa bàn huyện Hải Lăng trong giai đoạn đến năm 2020.

- Giai đoạn 2026-2030Hoạt động ổn định và phát huy hết công suất Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị

(công suất 3x450MW), hòa lưới điện quốc gia và xuất khẩu.29 QĐ số 2879/QĐ-UBND ngày 25/10/2017.30 Ngoài ra còn khu đất dự trữ phát triển N/m Nhiệt điện có diện tích 55 ha (QĐ 2227/QĐ-UBND ngày 15/8/2017).31 Quy hoạch địa điểm Trung tâm điện lực Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị (QĐ số 4751/QĐ-BCT ngày 09/7/2013)

79

Page 80: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Tiếp tục cải tạo và nâng cấp mạng lưới điện cung cấp cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của huyện Hải Lăng theo Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2025 có xét đến năm 2035.

8.2. Công nghiệp sản xuất và phân phối nướca. Phương hướng phát triểnĐảm bảo sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch theo hệ thống cấp nước

tập trung hoàn chỉnh tại khu vực đô thị, khu vực nông thôn và các khu, cụm công nghiệp đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Các đô thị, trung tâm huyện đều có các nhà máy sản xuất, hệ thống cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất. Chú trọng đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn.

b. Quy hoạch phát triển- Giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2021-2025: Từng bước hoàn thiện các hệ thống đường ống các trạm cấp nước trung

gian cho các xã còn lại, các cụm công nghiệp và làng nghề phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.

Nghiên cứu, từng bước đầu tư và xây dựng theo giai đoạn trên địa bàn huyện Hải Lăng Dự án cấp nước phục vụ cho các dự án sản xuất kinh doanh trong Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị và dân cư khu vực lân cận (nguồn nước từ sông Nhùng, nước hồ đập Trấm và kênh chính hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn). Công suất dự kiến 50.000 m3/ngày-đêm, tổng vốn đầu tư 531 tỷ đồng.

Hoàn thành đầu tư và đưa vào hoạt động Nhà máy nước tại xã Hải Chánh với công suất 2.000m3/ngày đêm phục vụ cho khu vực Mỹ Chánh và các vùng phụ cận, đồng thời kết nối với hệ thống nước nhà máy nước thị trấn để hỗ trợ khi có nhu cầu. Vốn đầu tư 30 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2026-2030: Xây dựng và hoàn chỉnh mạng lưới tuyến ống phân phối và hệ thống quản

lý, phấn đấu tỷ lệ thất thoát ở mức thấp.Tùy theo nhu cầu phát triển, hoàn thành đầu tư Dự án cấp nước sông Nhùng

phục vụ Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị và dân cư lân cận. Công suất dự kiến 50.000 m3/ngày-đêm.

Tiếp tục đầu tư phát triển các dự án cấp nước nông thôn phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn các địa phương trong huyện.

IV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THEO VÙNG, KHU VỰC CÔNG NGHIỆP

Huyện Hải Lăng gồm 19 xã và 01 thị trấn được phân bố trên ba vùng địa lý kinh tế tự nhiên của huyện gồm: Vùng đồng bằng, vùng gò đồi và vùng ven biển. Căn cứ điều kiện và xu thế phát triển kinh tế-xã hội, cũng như các ngành công nghiệp-TTCN đã được hình thành khách quan trên địa bàn, dự kiến định hướng và quy hoạch phát triển công nghiệp-TTCN của huyện Hải Lăng theo vùng, khu vực như sau:

80

Page 81: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

1. Vùng đồng bằngVùng chiếm 50,0% diện tích và 69,3% dân số toàn huyện, bao gồm thị trấn

Hải Lăng và 13 xã: Hải Thượng, Hải Quy, Hải Xuân, Hải Vĩnh, Hải Ba, Hải Quế, Hải Dương, Hải Thiện, Hải Thành, Hải Thọ, Hải Tân, Hải Hòa, Hải Trường.

Đây là khu vực công nghiệp có dân cư đông và phân bố khá tập trung, có cơ sở hạ tầng và kinh tế-xã hội tương đối phát triển do nằm dọc theo tuyến Quốc lộ 1. Trên địa bàn Vùng hiện có 02 cụm công nghiệp là Cụm công nghiệp Diên Sanh (xã Hải Thọ) và Cụm công nghiệp Hải Thượng (xã Hải Thượng) đã thu hút được 16 doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất.

Hiện vùng chiếm tới 69% số cơ sở sản xuất CN-TTCN và khoảng 73,7% số lượng lao động công nghiệp-TTCN của toàn huyện.

Từ các yếu tố về địa hình, vị trí địa lí, hệ thống hạ tầng và phân bố dân cư, có thể đánh giá, đây là khu vực thuận lợi cho phát triển nhiều nhóm ngành công nghiệp của huyện, như: Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống; chế biến gỗ; dệt may - da giày; sản xuất hàng tiêu dùng;...

Do vùng có quy mô diện tích chiếm chủ yếu nên trong giai đoạn phát triển tới cần bố trí sản xuất công nghiệp trên địa bàn hợp lý nhằm phát huy các lợi thế về giao thông, cơ sở hạ tầng, vùng cung cấp nguyên vật liệu, cung ứng lao động và thị trường tại chỗ của vùng. Kết hợp chặt chẽ với các khu, cụm công nghiệp của tỉnh, bảo vệ môi trường, nhằm đưa các cụm công nghiệp của huyện Hải Lăng làm động lực phát triển kinh tế của huyện, vừa hài hòa lợi ích các nhà đầu tư. Bên cạnh việc đó cũng cần phát triển gắn với các ngành dịch vụ, thương mại và du lịch để đạt hiểu quả cao và bền vững.

2. Vùng gò đồi và núiGồm 04 xã Hải Phú, Hải Sơn, Hải Lâm và Hải Chánh, đây là vùng chậm

phát triển của Hải Lăng, hiện chiếm khoảng 45,4% diện tích và 22,5% về dân số so với toàn huyện.

Hiện vùng có khoảng 350 cơ sở sản xuất công nghiệp-TTCN, hộ gia đình... chiếm khoảng 19,4% số cơ sở và khoảng 770 lao động công nghiệp chiếm khoảng 18,1% số lao động so với toàn huyện (có xu hướng giảm về cơ cấu số cơ sở công nghiệp và số lao động so với năm 2010).

Mặc dù hạ tầng giao thông còn hạn chế, tuy nhiên vẫn có những tiềm năng và sức hút nhất định trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế-xã hội và công nghiệp.

Do vùng đồng bằng xen lẫn gò đồi không bị ngập lụt nên thuận lợi cho, bố trí các cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô như: Sản xuất hàng tiêu dùng; chế biến sản phẩm gỗ, lâm sản; sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí và gia công kim loại; chế biến lương thực thực phẩm; khai thác cát sỏi, sét gạch ngói...

3. Vùng ven biểnDo chỉ gồm 02 xã là xã Hải An và xã Hải Khê nên diện tích của vùng chỉ

chiếm khoảng 4,6% về diện tích và 8,2% về số dân so với toàn huyện Hải Lăng. Vùng là khu vực tập trung đông dân cư với mật độ hơn 353 người/km2 (gần gấp đôi mật độ trung bình toàn huyện).

81

Page 82: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Hiện 02 địa phương chiếm khoảng 11,5% về số cơ sở công nghiệp-TTCN và 8,1% về số lao động công nghiệp-TTCN so với toàn huyện và các tỷ lệ này có xu hướng tăng nhẹ so với năm 2010 (Năm 2010 đạt tương ứng 8,9% và 7,1%).

Do khu Cảng biển Mỹ Thủy và khu Trung tâm Điện lực Quảng Trị được quy hoạch và bố trí xây dựng trên địa bàn 02 xã Hải An và Hải Khê nên trong các giai đoạn tới, Vùng không những là khu vực động lực phát triển kinh tế và công nghiệp của huyện mà còn là khu vực trọng tâm phát triển công nghiệp, dịch vụ của Khu kinh tế Đông Nam và của toàn tỉnh Quảng Trị.

Trong giai đoạn tới, công nghiệp chính của vùng sẽ là ngành công nghiệp năng lượng và phát triển công nghiệp cảng biển và nhiều ngành dịch vụ, thương mại hỗ trợ kèm theo.

Ngoài ra trong tương lai, đây cũng sẽ là khu vực thuận lợi trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu phát triển các ngành ông nghiệp chế biến thủy sản, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp sửa chữa cơ khí và tàu thuyền.

V. QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP1. Phương hướng phát triểnTiếp tục hoàn chỉnh đồng bộ hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đang hoạt

động và đã thành lập theo giai đoạn, đáp ứng yêu cầu hoạt động của các doanh nghiệp và tạo sức hấp dẫn thu hút các dự án công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn huyện.

Thu hút có lựa chọn các dự án sản xuất hiệu quả, bền vững về môi trường để đầu tư lấp đầy 02 Cụm công nghiệp Diên Sanh và Hải Thượng; huy động nguồn lực và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật và thu hút đầu tư Cụm công nghiệp Hải Chánh.

Gắn việc phát triển cụm công nghiệp với liên kết các ngành dịch vụ và thương mại. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, huy động nguồn lực tổng hợp của mọi thành phần kinh tế để thúc đẩy phát triển hạ tầng các cụm công nghiệp.

Chú trọng thu hút đầu tư các dự án công nghiệp trong các lĩnh vực chế biến nông sản, thực phẩm; chế biến thức ăn gia súc; dệt may; sản xuất VLXD.

Tiếp tục quy hoạch và phát triển một số diện tích đất thuận lợi trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện để thu hút đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp-TTCN đáp ứng nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp.

Từng bước đầu tư hệ thống xử lý chất thải trong cụm công nghiệp, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường hiện hành.

2. Quy hoạch phát triểnTrên cơ sở “Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị,

tỉnh Quảng Trị đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050”32 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và “Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”33 đã được UBND tỉnh phê duyệt, định hướng quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn

32 QĐ số 1936/QĐ-TTg ngày 11/10/201633 QĐ số 13/2012/QĐ-UBND ngày 04/10/2012.

82

Page 83: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

huyện Hải Lăng dự kiến như sau:2.1. Khu công nghiệp 2.1.1. Khu công nghiệp trong Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị (thuộc

địa bàn huyện Hải Lăng).- Quy hoạch khu trung tâm nhiệt điện với diện tích khoảng 505ha. Bố trí tại

xã Hải Khê, một phần tại xã Hải An và xã Hải Dương.- Khu đất phía Tây của Trung tâm nhiệt điện sẽ được quy hoạch thành khu

vực hỗ trợ kỹ thuật cho nhà máy nhiệt điện và khu vực dự trữ phát triển với diện tích khoảng 55 ha và quy hoạch thêm một đất dự trữ phát triển với diện tích khoảng 55 ha.

- Quy hoạch Khu trung tâm tiếp nhận và xử lý các sản phẩm khí tự nhiên: Diện tích khoảng 355 ha (vị trí phía Bắc cảng biển Mỹ Thủy) có chức năng xử lý các sản phẩm dầu và khí tự nhiên; xây dựng nhà máy nhiệt điện khí, diện tích 200 ha và kho dầu và khí với diện tích khoảng 155 ha.

- Khu hỗ trợ các dự án động lực, nằm ở vị trí tiếp giáp, bao ven các dự án động lực. Bao gồm:

+ Khu công nghiệp hỗ trợ phát triển cảng biển: Khu chế biến nông, lâm, thủy sản tập trung, hỗn hợp quy mô 92,9 ha; các khu kho tàng bến bãi; cấu kiện bê tông đúc sẵn; phát triển xây dựng cảng; công nghiệp gỗ ép, ván dăm; chế biến nông, lâm sản;...

+ Khu công nghiệp hỗ trợ khu phức hợp năng lượng: Có quy mô 146,7 ha, gồm công nghiệp xử lý các sản phẩm khí; công nghiệp sản xuất đạm-amon; công nghiệp bao bì; công nghiệp gốm sứ; thủy tinh công nghệ cao; công nghiệp vật liệu công nghệ cao; lắp ráp; bông, sợi thủy tinh;...

- Quy hoạch và xây dựng tại khu vực cồn cát các xã Hải Ba, Hải Quế và Hải Dương 01 khu công nghiệp hỗ trợ phát triển cảng biển, nhà máy nhiệt điện và khu phức hợp năng lượng với diện tích 146,7 ha. Khu công nghiệp được bố trí các loại hình công nghiệp cơ khí lắp ráp, bao bì, đóng gói, chế biến nông lâm thủy hải sản, vật liệu mới, VLXD, gốm sứ thủy tinh... khí-điện-đạm, amon, thủy tinh cao cấp, màn hình Led, các sản phẩm từ cát silics,...

2.1.2. Khu công nghiệp (ngoài Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị)Ngoài khu công nghiệp trong Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, tại khu

vực phía Tây của xã Hải Thọ, bên phải trục đường nối Quốc lộ 1 và cao tốc Cam Lộ-La Sơn, định hướng quy hoạch 01 khu công nghiệp gắn với dịch vụ tiếp vận trung chuyển hàng hóa (Logistics) với diện tích 120-150 ha. Dự kiến khu công nghiệp sẽ thu hút các ngành sản xuất VLXD, cơ khí, chế biến nông sản, chế biến gỗ và lâm sản khác,...

Nghiên cứu và thu hút đầu tư nước ngoài phát triển 01 khu công nghiệp tại xã Hải Trường và xã Hải Thọ (xã Trường Thọ và Tân Diên), khu vực xung quanh ngã ba Quốc lộ 1, đường cứu hộ cứu nạn đi KKT Đông Nam Quảng Trị với diện tích giai đoạn 1 khoảng 500 ha (tổng diện tích có thể quy hoạch phát triển lên 1.600 ha) đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển của doanh nghiệp trong các giai đoạn tới.

83

Page 84: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

2.2. Cụm công nghiệp- Giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2021-2025: Hoàn thành quy hoạch chi tiết CCN Hải Chánh với diện tích 30 ha.Tập trung đầu tư từng bước và hoàn chỉnh đồng bộ hạ tầng 03 cụm công

nghiệp là CCN Diên Sanh (diện tích 30 ha), CCN Hải Thượng (diện tích 25 ha) và Cụm công nghiệp Hải Chánh (diện tích 30 ha) nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh, thu hút các dự án phát triển công nghiệp-TTCN trên địa bàn.

Phấn đấu hoàn thành cơ bản kết cấu hạ tầng và lấp đầy 100% diện tích 02 Cụm công nghiệp Hải Thượng và Cụm công nghiệp Hải Chánh.

Giữ nguyên và không mở rộng diện tích Cụm công nghiệp Diên Sanh với diện tích 30 ha. Thu hút các nguồn vốn đầu tư hoàn thành việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải của cụm công nghiệp để giải quyết ảnh hưởng từ các vấn đề về môi trường của cụm công nghiệp Diên Sanh với khu vực xung quanh.

Do có vị trí thuận lợi (tiếp giáp xã Hải Thọ và dọc theo Quốc lộ 1), tiếp tục quy hoạch để thu hút và kêu gọi doanh nghiệp đầu tư theo giai đoạn Cụm công nghiệp Hải Trường (xã Hải Trường) với diện tích khoảng 17 ha. Dự kiến cụm công nghiệp sẽ được phát triển theo hướng đa ngành, các ngành nghề sạch, ít gây ô nhiễm môi trường.

Hoàn thành các thủ tục, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và từng bước hình thành Cụm công nghiệp-TTCN Hải Lâm đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư phát triển công nghiệp-TTCN trên địa bàn huyện.

Quy hoạch và phát triển khoảng 10 ha đất chưa sử dụng trên tuyến đường tỉnh 583 đi Gia Đẳng thành Cụm công nghiệp Hải Ba (xã Hải Ba) để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp và di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư.

Để tạo mặt bằng cho thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, TTCN và mở rộng sản xuất, di dời các cơ sở công nghiệp-TTCN gây ô nhiễm trên địa bàn các địa phương, định hướng quy hoạch diện tích đất công nghiệp tại một số khu vực (điểm công nghiệp) và khi có điều kiện sẽ phát triển thành cụm công nghiệp với diện tích tối thiểu khoảng 10,0 ha. Các địa điểm và vị trí như sau:

+ Quy hoạch sử dụng một phần đất lâm nghiệp, diện tích 5ha và đất bằng chưa sử dụng, diện tích 9,76 ha (giáp với CCN Diên Sanh) tại Tân Diên (xã Hải Thọ), quy hoạch thành cụm công nghiệp với diện tích 14,76 ha.

+ Khu vực thôn Tân Trưng (vùng đồi phía Tây xã Hải Chánh), diện tích khoảng 50 ha.

+ Khu vực Trung Đoàn thuộc thôn Long Hưng (xã Hải Phú), diện tích khoảng 13,5 ha.

+ Khu vực dọc tuyến đường tỉnh 583 đi Gia Đẳng (xã Hải Ba), diện tích khoảng 10 ha.

- Giai đoạn 2026-2030

84

Page 85: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Tiếp tục tập trung hoàn thiện hạ tầng và tăng cường thu hút doanh nghiệp công nghiệp đầu tư sản xuất; phấn đấu lấp đầy cơ bản diện tích đất công nghiệp trong các cụm công nghiệp đã và đang thu hút đầu tư từ giai đoạn trước.

Cũng trong giai đoạn này, tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung và định hướng phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn các địa phương và các khu vực có điều kiện, đáp ứng nhu cầu mặt bằng cho phát triển công nghiệp-TTCN phù hợp với quy hoạch và mục tiêu phát triển công nghiệp-TTCN của tỉnh Quảng Trị và huyện Hải Lăng trong các giai đoạn.

Nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng cụm công nghiệpĐơn vị: Tỷ đồng

Giai đoạn 2017-2020 2021-2030Vốn đầu tư 65 160

V. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ VÀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG

1. Phương hướng và mục tiêu phát triểnCủng cố và duy trì phát triển 09 làng nghề truyền thống hiện có; phát triển

các ngành nghề mới và đặt trong mối liên kết; hợp tác giữa các ngành công nghiệp, các thành phần kinh tế, các hộ kinh tế để giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Khuyến khích liên kết các cơ sở sản xuất nhỏ thành cụm, nhóm cơ sở để tăng khả năng huy động vốn, đầu tư phát triển và hình thành mạng lưới vệ tinh cho các ngành công nghiệp của tỉnh.

Phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn gắn với khai thác, sử dụng tốt nguyên liệu sẵn có tại địa phương, không làm tổn hại đến môi trường, tận dụng triệt để tiềm năng du lịch để phát triển sản xuất.

Chú trọng đào tạo nghề cho nông dân, khai thác và phát huy nội lực, đặc biệt là nguồn lực ngay trong nông dân-nông thôn, đồng thời mở rộng liên kết, tranh thủ các nguồn lực về: Vốn, công nghệ, thị trường bên ngoài,… để tạo ra các sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh cao.

Tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên. Tập trung chuyển đổi công nghệ, tiến hành di dời hoặc tiến tới ngừng hoạt động các cơ sở ngành nghề gây ô nhiễm môi trường.

Trong giai đoạn đến năm 2025, hoàn thành việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp (bao gồm nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu thông thường, kiểu dáng công nghiệp) với các sản phẩm TTCN, ngành nghề nông thôn trên địa bàn huyện.

Phấn đấu giá trị sản xuất của các làng nghề truyền thống, làng nghề và nghề truyền thống của huyện đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 16%/năm trong giai đoạn 2016-2020 và đạt 11-12%/năm trong giai đoạn 10 năm 2021-2030. Tạo việc làm ổn định cho khoảng 1.850 lao động vào năm 2020 và trong giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 2.200-2.300 lao động.

85

Page 86: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

2. Quy hoạch phát triểnTrên cơ sở “Đề án củng cố, khôi phục và phát triển làng nghề, ngành nghề

TTCN tỉnh Quảng Trị đến năm 2020” và “Đề án khôi phục phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống huyện Hải Lăng giai đoạn 2011-2015” định hướng quy hoạch phát triển các các làng nghề truyền thống, làng nghề và nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hải Lăng trong giai đoạn tới như sau:

2.1. Ngành, sản phẩm TTCN khuyến khích phát triển nhân rộng2.1.1. Làng nghề truyền thống rượu Kim Long (xã Hải Quế)Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng làng nghề truyền thống; xây

dựng quy trình sản xuất rượu chuẩn trên cơ sở chất lượng của nguyên liệu, men, dụng cụ ủ rượu...

Đăng ký nhãn hiệu tập thể rượu Kim Long và đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu sản phẩm rượu Kim Long để quảng bá, giới thiệu sản phẩm với thị trường trong và ngoài nước và đến năm 2020, từng bước phát triển sản phẩm theo hướng đóng chai công nghiệp.

Xây dựng và nhân rộng mô hình điểm sản xuất rượu Kim Long theo hình thức truyền thống.

Đầu tư xây dựng và hình thành điểm dịch vụ làng nghề truyền thống Kim Long gắn với phát triển du lịch (quy mô diện tích từ 2-3 ha).

2.1.2. Làng nghề truyền thống nước mắm Mỹ Thủy (xã Hải An)Tiếp tục hỗ trợ công tác đào tạo, nâng cao tay nghề, kỹ thuật chế biến nước

mắm cho các thành viên của các tổ hợp tác. Tăng cường hoạt động tiếp thị, quảng bá giới thiệu sản phẩm.

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đóng chai, xử lý bảo quản nước mắm theo tiêu chuẩn. Thực hiện hợp đồng cung ứng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm ổn định.

Đầu tư xây dựng xưởng SX tập trung, sân phơi, chứa nguyên liệu sản phẩm. 2.1.3. Làng nghề truyền thống bánh ướt Phương Lang (xã Hải Ba)Hỗ trợ một số cơ sở mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm và phát triển sản

phẩm mới.Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo môi

trường làng nghề trong xây dựng nông thôn mới.Tăng cường hoạt động tiếp thị, quảng bá giới thiệu sản phẩm bằng nhiều

hình thức. Đầu tư xây dựng Khu làng nghề sản xuất tập trung.2.1.4. Làng nghề chổi đót Văn Phong (huyện Hải Chánh)Quan tâm giao đất cho HTX, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây

dựng nhà xưởng sản xuất tập trung và kho chứa nguyên liệu dự trữ đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất của HTX.

Hỗ trợ đào tạo mới và đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động; thiết kế, xây dựng các loại mẫu mã chổi đót mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất.

86

Page 87: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Hỗ trợ kinh phí mở rộng diện tích trồng đót thí điểm, đồng thời làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch sản xuất nguồn nguyên liệu tại chỗ.

Tăng cường hoạt động tiếp thị, quảng bá giới thiệu sản phẩm bằng nhiều hình thức.

2.1.5. Nghề thêu ren xuất khẩu Văn Quỹ (xã Hải Tân)Hỗ trợ kinh phí đào tạo và đào tạo nâng cao kỹ thuật thêu ren cho người lao

động; từng bước hoàn thiện sản phẩm có yêu cầu thẩm mỹ, kỹ xảo cao hơn. Thực hiện được các sản phẩm biểu trưng riêng, phấn đấu mô hình nghề đạt tiêu chí về làng nghề.

Hỗ trợ kinh phí và mặt bằng đầu tư xây dựng xưởng thêu ren sản xuất tập trung.

2.1.6. Nghề truyền thống mứt gừng Mỹ Chánh (xã Hải Chánh)Tiếp tục đầu tư cải tiến và đổi mới công nghệ sản xuất để nâng cao chất

lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm.Đẩy mạnh công tác giới thiệu quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu

thụ, hướng đến nhiều hơn thị trường trong nước, đặc biệt là các siêu thị.Hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất, đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo

quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện tốt vấn đề về môi trường.Xây dựng vùng nguyên liệu cho làng nghề để chủ động hơn trong sản xuất.2.2. Ngành, sản phẩm TTCN phát triển mở rộng hợp lý2.2.1. Làng nghề truyền thống nón lá Văn Trị, Văn Quỹ (xã Hải Tân) và Trà

Lộc (xã Hải Xuân)Lập dự án thiết kế mẫu mã hình thức sản phẩm, chuyển hướng sản phẩm từ

sử dụng thực dụng sang hướng sản phẩm có mức độ mỹ thuật, mỹ nghệ gắn với sản phẩm nón lá với các điểm du lịch (như: La Vang, khu du lịch sinh thái Trà Lộc, Bãi biển Mỹ Thủy...).

2.2.2. Nghề truyền thống giá đỗ Lam Thủy (xã Hải Vĩnh)Duy trì và phấn đấu sản xuất ổn định các hộ làm giá đỗ hiện có.Đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu tập thể sản phẩm giá đỗ Lam Thủy để đủ điều

kiện đưa vào tiêu thụ tại các siêu thị.Nghiên cứu ứng dụng KHKT vào các khâu chế biến và bảo quản để hạn chế

hư hỏng và giảm chất lượng do tác động của yếu tố thời tiết nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng sản phẩm.

2.3. Ngành, sản phẩm TTCN phát triển mới2.3.1. Nghề sản xuất cao chè vằngTận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương; đầu tư trồng

nguyên liệu để chủ động sản xuất. Xúc tiến thành lập tổ hợp tác sản xuất cao chè vằng trên địa bàn huyện.

87

Page 88: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu cao chè vằng Hải Lăng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, quảng bá sản phẩm tại các hội trợ triển lãm, hội trợ thương mại trong và ngoài tỉnh.

Đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại trong sản xuất và đóng gói sản phẩm để tăng năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đáp ứng thị hiếu của khách hàng.

2.3.2. Nghề sản xuất tinh dầu tràmTận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương và đầu tư vùng trồng

nguyên liệu để chủ động cho sản xuất (các loại cây lấy tinh dầu chủ yếu mọc tại vùng đất cồn cát, đất cát ven biển, đất nhiễm mặn, đất nhiễm phèn, đất trống đồi núi trọc).

Đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu Tinh dầu Tràm Hải Lăng; xúc tiến đầu tư, đưa sản phẩm vào các siêu thị, cửa hàng; hình thành các điểm bán hàng giới thiệu sản phẩm ngành nghề TTCN. Quảng bá và tìm kiếm thị trường tiêu thụ tại các hội trợ triển lãm trong và ngoài nước.

Quy hoạch vùng nguyên liệu để đáp ứng nguyên liệu nấu tinh dầu, qua đó góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ đất đai, hạn chế ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu.

Từng bước thành lập tổ hợp tác sản xuất tinh dầu tràm trên địa bàn huyện.Từng bước đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại trong sản xuất và đóng gói

nhằm tăng năng suất, chất lượng và mẫu mã sản phẩm, đáp ứng thị hiếu của thị trường và khách hàng.

2.3.3. Nghề trồng và sơ chế nấm rơm Nghiên cứu phát triển nghề trồng và sơ chế nấm rơm ở huyện và các xã có

vùng lúa tập trung, như: Hải Dương, Hải Trường, Hải Hòa, Hải Tân...Tổ chức khảo sát thị trường, học tập kinh nghiệm các làng nghề sản xuất

nấm rơm.Cung cấp các tài liệu hướng dẫn nông dân các khâu chăm sóc, thu hoạch và

sơ chế nấm tươi, qua đó phát triển phong trào sản xuất.Từng bước hình thành các tổ hợp tác, liên kết các hộ sản xuất sản phẩm tiến

tới cung ứng cho các doanh nghiệp xuất khẩu.2.3.4. Nghề đánh bắt thủy hải sảnHỗ trợ và khuyến khích người dân khôi phục nghề đánh bắt thủy hải sản

trên địa bàn 02 xã vùng biển tại xã Hải An và Hải Khê. Điều tra nghiên cứu lực lượng lao động là ngư dân, đầu tư cải hoán tàu thuyền, phát triển nghề truyền thống đánh bắt hải sản.

PHẦN VMỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

88

Page 89: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU1. Giải pháp thu hút vốn đầu tưĐẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực: Thuế, đất đai, xây

dựng, đăng ký kinh doanh... ngày càng đơn giản hóa, rõ ràng, công khai, minh bạch; rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đối với nhà đầu tư (như thủ tục cho thuê đất, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…).

Tích cực hỗ trợ nhà đầu tư ngay từ khâu đầu tìm hiểu cơ hội đầu tư đến khâu triển khai thực hiện và đưa dự án vào hoạt động. Kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình đầu tư, nhất là các dự án lớn, có tính chất động lực thúc đẩy sự phát triển, tạo hiệu ứng lan tỏa thông tin thu hút các nhà đầu tư mới.

Hình thành môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp, hình thành môi trường thân thiện với các nhà đầu tư, lấy lợi ích doanh nghiệp làm trọng tâm, không phân biệt thành phần kinh tế.

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 19/2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020

Thực hiện chương trình khuyến công phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Hải Lăng theo Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/12/2012 của Chính phủ về khuyến công và Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020, để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện.

2. Giải pháp về nguồn nhân lựcXây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề

cung ứng nguồn lao động cho địa phương, doanh nghiệp, đón đầu Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT, giai đoạn 2016-2021” theo hướng đào tạo lực lượng lao động có chất lượng cao, có trình độ kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của huyện nhà trong những năm tới.

Thực hiện các giải pháp đồng bộ, với lộ trình cụ thể để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo của Trung tâm GDNN-GDTX, nhất là công tác đào tạo nghề theo hướng gắn lý thuyết với thực hành (liên kết với các doanh nghiệp đế học viên thực tập), đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Nâng cấp Trung tâm GDNN-GDTX Hải Lăng thành Trường Trung cấp nghề trọng điểm phía Nam của tỉnh Quảng Trị.

Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo hướng gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, từng bước thực hiện đào tạo theo yêu cầu và địa chỉ, nhằm đảm bảo cho lao động đào tạo ra được sử

89

Page 90: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

dụng đúng với chương trình đã đào tạo. Khuyến khích doanh nghiệp tổ chức đào tạo lao động tại chỗ, đặc biệt là lao động kỹ thuật cao. Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến việc làm.

Nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo lại cho người lao động, nhất là lao động công nghiệp. Đối với tiểu thủ công nghiệp cần tổ chức định kỳ đào tạo mở rộng miễn phí cho một số ngành, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp.

3. Giải pháp hệ thống cơ sở hạ tầng công nghiệpTập trung phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cung cấp điện,

nước, thông tin liên lạc. Hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách đất đai về bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng cho đầu tư phát triển công nghiệp; đảm bảo hài hòa lợi ích của người sử dụng đất, nhà đầu tư và Nhà nước. Khẩn trương hoàn thành khu tái định cư và giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch phục vụ thu hút đầu tư.

Xây dựng kế hoạch sử dụng đất với định hướng dài hạn; áp dụng linh hoạt, phù hợp các hình thức cho thuê đất, giao đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất để đáp ứng yêu cầu về mặt bằng cho sản xuất công nghiệp.

Thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các nguồn vốn tín dụng đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp và các nhà đầu tư các cơ sở công nghiệp góp vốn đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp trong các giai đoạn phát triển.

Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình khuyến công Quốc gia, từ Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn ban hành theo Nghị định 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về Khuyến công; Thông tư Liên tịch số 26/2014/TTLT/BTC-BCT ngày 18/2/2014 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Công Thương về Hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương.

Định kỳ rà soát và đánh giá lại nhu cầu và sử dụng mặt bằng sản xuất của các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất để thực hiện điều chỉnh, điều chuyển, bổ sung đất cho phù hợp với tình hình thực tế.

4. Giải pháp khoa học công nghệĐẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công

nghệ phục vụ sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Cải cách thủ tục hành chính trong việc thực hiện các chương trình hỗ trợ của Nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia và hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước về khoa học công nghệ.

Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thiết bị; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

5. Giải pháp bảo vệ môi trườngKhông thu hút các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm cao, dự án có công nghệ

lạc hậu, tiêu hao nhiều nhiên, nguyên, vật liệu. Tăng cường giáo dục, đào tạo và

90

Page 91: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và người lao động trong việc phòng ngừa và bảo vệ môi trường.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất về lĩnh vực môi trường; khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng, giảm phát thải hiệu ứng nhà kính…

Thực hiện đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường theo quy định tại Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và Thông tư 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, huy động các thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, nước thải (bao gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn sản xuất). Thực hiện có hiệu quả nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.

6. Giải pháp nâng cao năng lực tổ chức, quản lýNhìn chung, huyện Hải Lăng đã và đang có khung pháp lý khá tốt cho môi

trường đầu tư, thúc đẩy việc phát triển ngành công nghiệp-TTCN trên địa bàn. Tuy nhiên, để môi trường đầu tư hoàn toàn thuận lợi cần làm tốt hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, sự phối hợp kịp thời và có hiệu quả của các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cải cách đồng bộ trong lĩnh vực đầu tư, đăng ký kinh doanh, đất đai… đúng pháp luật và theo hướng tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp; đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thái độ phục vụ… của cán bộ, công chức, nhất là khi làm việc với nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với các hoạt động CN-TTCN và làng nghề, vừa hướng dẫn, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển thuận lợi, vừa kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa các hành vi sai trái trong sản xuất kinh doanh.

Thực hiện tốt kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động công vụ, công chức của huyện Hải Lăng trên cơ sở Đề án“Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012.

Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; đẩy mạnh áp dụng Hệ thống quản lý ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống nhà nước theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Phân cấp trách nhiệm với các phòng, ban trong huyện trong nhiệm vụ phát

triển công nghiệp-TTCN. Cụ thể:1. Phòng Tài chính-Kế hoạch

91

Page 92: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Trình Ủy ban nhân dân huyện các quyết định, chỉ thị, văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật và các quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư về công tác kế hoạch và thu hút đầu tư công nghiệp trên địa bàn.

Đầu mối tổng hợp và trình Ủy ban nhân dân huyện về các chương trình, danh mục, dự án đầu tư công nghiệp trên địa bàn.

Cung cấp thông tin, xúc tiến đầu tư, phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan tổ chức vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn huyện; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kế hoạch và đầu tư xã, thị trấn.

Phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác của huyện hướng dẫn phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình; thực hiện cấp đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

2. Phòng Nông nghiệp và PTNTTriển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch phát triển ngành, sản phẩm

nông nghiệp trên địa bàn huyện; phát triển các vùng sản xuất lúa, rau màu, cây củ các loại, chăn nuôi, thủy sản… với năng suất, chất lượng cao đáp ứng một phần nhu cầu và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và sản phẩm tiểu thủ công nghiệp phát triển.

Phối hợp các phòng ban liên quan hướng dẫn, hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề cho lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu phát triển ngành nghề nông thôn.

3. Phòng Tài nguyên-Môi trườngTham mưu UBND huyện về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

phục vụ cho phát triển công nghiệp và thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch theo quy định.

Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra việc thực hiện cam kết nảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện. Lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; để xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp.

Phối hợp các địa phương và doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án đầu tư công nghiệp đang triển khai thu hồi đất, tạo đất sạch và hướng dẫn trình tự thủ tục giao đất cho nhà đầu tư.

4. Trung tâm phát triển cụm công nghiệpThu hút các nhà đầu tư và doanh nghiệp đầu tư phát triển cụm công nghiệp.

Hướng dẫn cho các doanh nghiệp xin đầu tư vào cụm công nghiệp lập thủ tục thuê đất, đăng ký kế hoạch sử dụng đất theo đúng trình tự, thủ tục quy định.

Tăng cường quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp. Thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện dự án của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp; kịp thời đề xuất xử lý đối với các trường hợp sử dụng đất phát triển công nghiệp chậm và sai mục đích.

5. Phòng Kinh tế-Hạ tầng

92

Page 93: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Giao phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và tổng hợp báo cáo tình hình phát triển CN-TTCN, ngành nghề nông thôn cho UBND huyện trong các phiên họp thường niên.

Phòng Kinh tế và Hạ tầng chủ trì, phối hợp với các doanh nghiệp tìm kiếm và mở rộng thị trường, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin thị trường. Hỗ trợ các doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phổ biến rộng rãi với nhiều hình thức bản dự án: “Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch công nghiệp-TTCN huyện Hải Lăng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” tới các doanh nghiệp và các đối tượng kinh doanh trên toàn huyện được biết.

6. Các phòng ban thuộc huyện và UBND các xã, thị trấnSau khi quy hoạch được phê duyệt, các phòng, ban chuyên môn tùy theo

chức năng nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm của đơn vị mình và chủ động phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện.

Nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện, đồng bộ hóa các kế hoạch phát triển từng ngành kinh tế để thống nhất các chủ trương, định hướng phát triển.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

93

Page 94: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

1. Kết luậnNgành công nghiệp-TTCN huyện Hải Lăng đang và sẽ tiếp tục có một vai trò

quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện Hải Lăng, cũng như kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Trị. Sự phát triển hiệu quả, bền vững, thân thiện với môi trường, trên cơ sở khai thác tốt mọi nguồn lực, đặt ra cho ngành Công nghiệp-TTCN huyện Hải Lăng trong giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 một trách nhiệm khá lớn, cần rất nhiều nỗ lực phối hợp của các cấp chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp, sự đồng thuận của nhân dân và sự quan tâm giúp đỡ sâu sắc, tác động đồng bộ, nhất quán, có hiệu quả của UBND tỉnh Quảng Trị và Chính phủ cùng các Bộ, ngành trung ương.

Báo cáo Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch công nghiệp-TTCN huyện Hải Lăng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” được soạn thảo dựa trên cơ sở chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp chung của cả nước; quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung và đặc biệt xuất phát từ phương hướng phát triển KT-XH và ngành công nghiệp của tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hải Lăng, nhiệm kỳ 2015-2020, nhằm vạch ra một hành lang phát triển công nghiệp-TTCN trên địa bàn Hải Lăng trong các giai đoạn tới, với mục tiêu phấn đấu đưa ngành công nghiệp-TTCN huyện Hải Lăng có vị thế xứng đáng trong công nghiệp toàn tỉnh trong các giai đoạn tới.

2. Kiến nghịĐể ngành Công nghiệp-TTCN huyện Hải Lăng tạo thêm cơ hội thu hút đầu tư

và phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững, đề nghị UBND huyện Hải Lăng kiến nghị UBND tỉnh Quảng Trị và các Sở, ban ngành một số vấn đề sau:

- Bổ sung vốn ngân sách hàng năm để đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện, đặc biệt hỗ trợ vốn thực hiện việc phát triển các cụm CN-TTCN.

- Bổ sung quy hoạch cụm CN-TTCN trên địa bàn các huyện Hải Lâm, Hải Ba, Hải Phú, Hải Thượng... vào quy hoạch các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong các giai đoạn phát triển đến năm 2030.

- Tăng cường hỗ trợ vốn khuyến công của tỉnh cho các DN, HTX, cơ sở TTCN, ngành nghề nông thôn trên địa bàn huyện.

- Sớm đầu tư và hoàn thiện cơ sở hạ tầng của Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị trên địa bàn huyện Hải Lăng (như: Mở rộng tuyến nối Quốc lộ 1 về đến cảng Mỹ Thủy (dài 14 km); Nhà máy cấp nước...) tạo thêm cơ hội và điều kiện thu hút đầu tư và phát triển kinh tế-xã hội và công nghiệp trên địa bàn huyện trong các giai đoạn tới.

94

Page 95: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Tài liệu tham khảo chủ yếu1. Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ XII của Đảng.2. Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến

năm 2035 (Kèm theo QĐ số 879/QĐ-TTg ngày 09/6/2014).3. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030 (Kèm theo QĐ số 880/QĐ-TTg ngày 09/6/2014).4. Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải

miền Trung đến năm 2020 (Kèm theo QĐ số 1114/QĐ-TTg ngày 09/7/2013 của TTCP).

5. Quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 (Kèm theo QĐ số 3447/QĐ-BCT ngày 22/8/2016).

6. Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 (Kèm theo QĐ số 1936/QĐ-TTg ngày 11/10/2016).

7. Quy hoạch một số ngành, lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn cả nước như: Hóa chất; Dệt may; Da giày; Điện lực; Rượu, bia, nước giải khát…

8. Nghị quyết ĐH Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020.9. Niên giám thống kê hàng năm-Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị.10. Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định

hướng đến năm 2025 (Kèm theo QĐ số 13/2012/QĐ-UBND ngày 04/10/2012).

11. Đề án củng cố, khôi phục và phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 (Kèm theo QĐ số 2311/QĐ-UBND ngày 27/11/2012).

12. Quy hoạch phát triển thương mại Quảng Trị đến năm 2020, định hướng cho các năm tiếp theo (Kèm theo QĐ số 20/2013/QĐ-UBND ngày 18/7/2013).

13. Đề án phát triển ngành cơ khí tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, có tính đến năm 2025 (Kèm theo QĐ số 1776/QĐ-UBND ngày 01/10/2013).

14. Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 (Kèm theo QĐ số 01/2014/NQ-HĐND ngày 25/4/2014).

15. Kế hoạch hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Kèm theo QĐ số 86/QĐ-SCT ngày 25/8/2015).

16. Quy hoạch mỏ đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (Kèm theo QĐ số 2242/QĐ-UBND ngày 15/10/2015).

95

Page 96: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

17. Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển các ngành công nghiệp và thương mại tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 (Kèm theo QĐ số 2569/QĐ-UBND ngày 20/11/2015).

18. Quy hoạch phát triển khí và các dự án có nhu cầu sử dụng khí trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 (Kèm theo QĐ số 2998/QĐ-UBND ngày 31/12/2015).

19.Quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Kèm theo NQ số 15/2016/NQ-HĐND ngày 19/8/2016).

20. Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 05 năm 2016-2020 tỉnh Quảng Trị (Kèm theo NQ số 12/2016/NQ-HĐND ngày 19/8/2016).

21.Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Đề án khôi phục phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống huyện Hải Lăng giai đoạn 2011-2015 (Báo cáo số 171/BC-UBND ngày 27/9/2016).

22. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, có tính đến năm 2030 (Kèm theo NQ số 28/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016).

23. Một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2017-2020 (Kèm theo NQ số 05/2017/NQ-HĐND ngày 23/5/2017).

24. Chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện Hải Lăng giai đoạn 2017-2020 (Kèm theo NQ số 01/2017/NQ-HĐND ngày 26/5/2017).

25.Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hải Lăng lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015-2020 (Số 18-CTr/HU ngày 25/7/2017).

26. Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh các năm của huyện Hải Lăng.

27. Đề án xây dựng nông thôn mới của các địa phương trên địa bàn huyện giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020.

28. Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới các địa phương trên địa bàn huyện Hải Lăng giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.

29. Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011-2015 (BC số 253/BC-UBND của huyện Hải Lăng ngày 23/12/2015).

30.Báo cáo kết quả thực hiện các mô hình làng nghề truyền thống, làng nghề, nghề truyền thống đến năm 2013 và kế hoạch phát triển giai đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020 (BC số 89/BC-UBND ngày 13/6/2014).

31. Báo cáo tình hình hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Lăng hàng năm (Báo cáo của UBND huyện Hải Lăng).

96

Page 97: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

PHẦN PHỤ LỤC

97

Page 98: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

SỐ LIỆU KINH TẾ-XÃ HỘI HUYỆN HẢI LĂNG ĐẾN NĂM 2016 

 

TT Chỉ tiêu kinh tế Đơn vị 2010 2013 2014 2015 2016Tăng trưởng %/năm

2011-2015

2015-2016

1 Diện tích km2 425.1 425.1 425.1 425.1 424.8    2 Dân số ng 86,271 86,687 86,965 85,625 84,839    

Thành thị ng 2,771 2,906.0 2,945 2,985 3,028    Nông thôn ng 83,500 83,781 84,020 82,640 81,811    

3 Tỷ lệ dân đô thị % 3.2% 3.4% 3.4% 3.5% 3.6%    4 Số LĐ trong độ tuổi người 40,434 49,273 50,053 42,783 43,626    

SỐ LIỆU THỐNG KÊ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KTXH TRÊN ĐỊA BÀN

  Đơn vị 2010 2013 2014 2015 2016A GO TOÀN HUYỆN

A.1 Theo giá hiện hành Tỷ đồng 2,024.0 3,160.3 3,597.9 4,743.0* NLN nghiệp Tỷ đồng 845.2 1,513.0 1,724.4 1,782.3 1,794.5* Dịch vụ Tỷ đồng 861.9 1,134.6 1,295.7 2,349.3* Công nghiệp+Xây dựng Tỷ đồng 316.8 512.7 577.7 611.5 720.3- Công nghiệp Tỷ đồng 249.5 400.9 459.2 477.7 609.3- Xây dựng Tỷ đồng 67.4 111.8 118.5 133.8 111.0A.2 Theo giá so sánh Tỷ đồng 2,024.0 2,284 2,724 3,741 13.1%* NLN nghiệp Tỷ đồng 845 886 1,187 1,189 1,184 7.1%* Dịch vụ Tỷ đồng 890.6 1,015.9 1,982.1* Công nghiệp+Xây dựng Tỷ đồng 316.8 507.8 520.8 569.6 638.1 12.4%- Công nghiệp Tỷ đồng 249.5 397.1 413.9 444.9 506 12.3% 13.8%- Xây dựng Tỷ đồng 67.4 111 107 125 132 13.1% 5.6%

B VA TOÀN NGÀNH Tỷ đồng

98

Page 99: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

B1 VA theo giá hiện hành Tỷ đồng 1,093.0 2,508.0 2,799.2 18.1% 11.6%1.1 Nông lâm thủy sản Tỷ đồng 469.0 850.0 877.8 12.6% 3.3%1.2 CN và XD Tỷ đồng 215.0 683.0 794.8 26.0% 16.4%- Công nghiệp Tỷ đồng 129.00 478.1 30.0%- Xây dựng Tỷ đồng 86.0 204.9 19.0%1.3 Dịch vụ Tỷ đồng 409.0 975.0 1,126.6 19.0% 15.5%Cơ cấu theo giá hiện hành % 100.0% 100.0% 100.0% 0.0% 0.0%1.1 Nlthủy sản % 42.9% 33.9% 31.4% -4.6% -7.5%1.2 CN và XD % 19.7% 27.2% 28.4% 6.7% 4.3%- Công nghiệp % 11.8% 19.1% 10.1%- Xây dựng % 7.9% 8.2% 0.8%1.3 Dịch vụ % 37.4% 38.9% 40.2% 0.8% 3.5%

B2 VA theo giá so sánh Tỷ đồng 1,093.0 2,058.00 2,295.00 13.5% 11.5%1.1 Nông lâm thủy sản Tỷ đồng 469.0 611.00 631.00 5.4% 3.3%1.2 CN và XD Tỷ đồng 215.0 553.00 643.50 20.8% 16.4%- Công nghiệp Tỷ đồng 129.0 359.45 22.7%- Xây dựng Tỷ đồng 86.0 193.6 17.6%1.3 Dịch vụ Tỷ đồng 409.0 894.00 1,033.00 16.9% 15.5%Cơ cấu theo giá so sánh % 100.0% 100.0% 0.0%1.1 Nlthủy sản % 42.9% 29.7% -7.1%1.2 CN và XD % 19.7% 26.9% 6.4%Công nghiệp % 11.8% 17.5% 8.2%Xây dựng % 7.9% 9.4% 3.6%1.3 Dịch vụ % 37.4% 43.4% 3.0%

C Tổng thu NSNN Tr đồng 185,647 383,562 422,810 413,801 492,995 17.4% 19.1%1. Thu trên địa bàn 23,546 35,704 47,055 50,833 74,758 16.6% 47.1%Trong đó:1.1 Thu ngoài Nhà nước Tr đồng 4,373 8,199 9,567 10,763 13,510 19.7% 25.5%1.2 Thu cấp quyền SD đất Tr đồng 15,000 12,429 15,888 22,982 43,150 8.9% 87.8%1.3 Thu khác Tr đồng 100 6,383 5,421 9,939 5,410 150.9% -45.6%2. Thu trợ cấp cân đối cấp trên Tr đồng 140,452 324,706 353,627 328,196 369,015 18.5% 12.4%

99

Page 100: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

3. Thu kết dư Tr đồng 21,649 23,152 22,128 34,772 49,222 9.9% 41.6%NSTW bổ sung Tr đồng

D Tổng chi NSNN Tr đồng 185,297 355,180 405,250 403,906 444,968 16.9% 10.2%1. Chi đầu tư phát triển 32,400 34,521 27,024 39,044 38,023 3.8% -2.6%2. Chi thường xuyên 143,360 264,971 297,122 364,862 406,945 20.5% 11.5%Trong đó:Chi sự nghiệp KT và MT 15,300 19,833 23,822 35,222 18,834 18.1% -46.5%Chi sự nghiệp văn xã 90,700 164,552 183,885 168,850 194,757 13.2% 15.3%Chi quản lý hành chính 34,860 74,909 50,980 90,999 94,635 21.2% 4.0%3. Chi khác 9,537 754 1,232 47,013 91,911 37.6% 95.5% 

KỊCH BẢN PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI HUYỆN HẢI LĂNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030(PHƯƠNG ÁN 1-PHƯƠNG ÁN CHỌN)

100

Page 101: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng trên cơ sở mục tiêu của NQ ĐHĐB huyện Hải Lăng XV (2015-2020)Các mức tăng trưởng 2021-2015 và 2026-2030 phấn đấu VA/người của huyện tiến tới mức trung bình của cả nước trong từng thời kỳ Ngành Công nghiệp có tính đến hoàn thành đầu tư Dự án Nhà máy nhiệt điện và hoạt động đạt khoảng 50% công suất trong giai đoạn 2026-2030

TT Năm Đơn vị 2010 2015 2020 2025 2030

1 Dân số Ngàn ng 86,271 85,625 89,897 94,249 98,567Tốc độ tăng dân số % -0.2% 0.98% 0.95% 0.90%

2 GOSXCN (giá so sánh 2010)   249.5 444.9 1,049 2,350 5,1603 TỔNG VA (giá so sánh 2010) Tỷ đồng 1,093.0 2,058.0 3,886.9 7,001.3 12,204.5

3.1 VA N Lâm Thủy sản Tỷ đồng 469.0 611.0 794.8 1,004.7 1,234.23.2 VA Dịch vụ Tỷ đồng 409.0 894.0 1,853.6 3,415.0 5,806.63.3 VA Công nghiệp Tỷ đồng 129.0 359.5 805.1 1,765.1 3,787.83.4 VA Xây dựng Tỷ đồng 86.0 193.6 433.5 816.5 1,375.9

4 Bình quân GRDP/ng (giá so sánh) Tr. đ/ng 12.7 24.05 Bình quân GRDP/ng (giá HH) Tr. đ/ng 12.7 28.7 54.5 102.4 173.790

Quy USD USD/ng 644 1,322 2,455 3,893 5,8916 B/q tỉnh Quảng Trị (HH) Tr đồng 16.5 34.0 71.6

Quy USD   837 1,567 3,224 4,900 6,8006 So sánh với tỉnh Quảng Trị   76.9% 84.4% 76.2% 79.5% 86.6%7 Bình quân cả nước (HH) USD/ng 1,273 2,228 3,200 4,600 6,200

So sánh với b/q cả nước % 50.6% 59.3% 76.7% 84.6% 95.0%8 Tổng VA theo giá hiện hành Tỷ đồng 1,093.0 2,508.0 4,900.0 9,650.0 17,130

8.1 VA N Lâm Thủy sản Tỷ đồng 469.0 850.0 1,323.0 2,103.7 2,8098.2 VA Dịch vụ Tỷ đồng 409.0 975.0 1,754.2 3,589.8 6,8528.3 VA Công nghiệp Tỷ đồng 129.0 478.1 1,323.0 2,943.3 5,4828.4 VA Xây dựng Tỷ đồng 86.0 204.9 499.8 1,013.3 1,987

9 Cơ cấu VA kinh tế (giá hiện hành)   100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%NLâm Thủy sản % 42.9% 33.9% 27.0% 21.8% 16.4%Dịch vụ % 37.4% 38.9% 35.8% 37.2% 40.0%Công nghiệp % 11.8% 19.1% 27.0% 30.5% 32.0%Xây dựng % 7.9% 8.2% 10.2% 10.5% 11.6%

101

Page 102: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

CN+XD   19.7% 27.2% 37.2% 41.0% 43.6%

DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG VA CÁC NGÀNH KINH TẾ

TT Ngành kinh tế Đơn vịGiai đoạn phát triển 05 năm

2011-2015 2016-2020 2021-2025 2026-2030Tổng VA kinh tế %/năm 13.5% 13.6% 12.5% 11.8%

1 VA Nông, Lâm, Thủy sản %/năm 5.4% 5.4% 4.8% 4.2%2 VA Dịch vụ %/năm 16.9% 15.7% 13.0% 11.2%3 VA Công nghiệp %/năm 22.7% 17.5% 17.0% 16.5%4 VA Xây dựng %/năm 17.6% 17.5% 13.5% 11.0%

KỊCH BẢN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN HẢI LĂNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030(PHƯƠNG ÁN 2)

102

Page 103: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

Giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng trên cơ sở mục tiêu của NQ ĐHĐB huyện Hải Lăng XV (2015-2020)Các mức tăng trưởng 2021-2015 và 2026-2030 phấn đấu VA/người của huyện tiến tới mức trung bình của cả nước trong từng thời kỳNgành Công nghiệp có tính đến hoàn thành đầu tư Dự án N/m nhiệt điện và hoạt động đạt khoảng 80% công suất trong giai đoạn 2026-2030

Năm Đơn vị 2010 2015 2020 2025 20301 Dân số Ngàn ng 86,271 85,625 89,897 94,249 98,567

Tốc độ tăng dân số % -0.2% 0.98% 0.95% 0.90%2 GOSXCN (giá 2010) 249.5 444.9 1,049 2,350 7,0753 TỔNG VA (giá so sánh 2010) Tỷ đồng 1,093.0 2,058.0 3,886.9 7,001.3 12,540.9

3.1 VA N Lâm Thủy sản Tỷ đồng 469.0 611.0 794.8 1,004.7 1,234.23.2 VA Dịch vụ Tỷ đồng 409.0 894.0 1,853.6 3,415.0 5,806.63.3 VA Công nghiệp Tỷ đồng 129.0 359.5 805.1 1,765.1 4,124.33.4 VA Xây dựng Tỷ đồng 86.0 193.6 433.5 816.5 1,375.9

4 Bình quân GRDP/ng (giá SS 2010) Tr. đ/ng 12.7 24.05 Bình quân GRDP/ng (giá hiện hành) Tr. đ/ng 12.7 28.7 54.5 102.4 184.223

Quy USD USD/ng 644 1,322 2,455 3,893 6,2456 B/q tỉnh Quảng Trị (hiện hành) Tr đồng 16.5 34.0 71.6

Quy USD 837 1,567 3,224 4,900 6,800So sánh với tỉnh Quảng Trị 76.9% 84.4% 76.2% 79.5% 91.8%

7 Bình quân cả nước (hiện hành) USD/ng 1,273 2,228 3,200 4,600 6,200So sánh với b/q cả nước % 50.6% 59.3% 76.7% 84.6% 100.7%

8 Tổng VA (theo giá hiện hành) Tỷ đồng 1,093.0 2,508.0 4,900.0 9,650.0 18,1588.1 VA N Lâm Thủy sản Tỷ đồng 469.0 850.0 1,323.0 2,103.7 2,8098.2 VA Dịch vụ Tỷ đồng 409.0 975.0 1,754.2 3,589.8 6,8528.3 VA Công nghiệp Tỷ đồng 129.0 478.1 1,323.0 2,943.3 6,5108.4 VA Xây dựng Tỷ đồng 86.0 204.9 499.8 1,013.3 1,987Tốc độ tăng trưởng b/q 5 năm

9 Cơ cấu VA kinh tế (giá hiện hành) 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%NLâm Thủy sản % 42.9% 33.9% 27.0% 21.8% 15.5%Dịch vụ % 37.4% 38.9% 35.8% 37.2% 37.7%Công nghiệp % 11.8% 19.1% 27.0% 30.5% 35.9%Xây dựng % 7.9% 8.2% 10.2% 10.5% 10.9%

103

Page 104: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

CN+XD 19.7% 27.2% 37.2% 41.0% 46.8%

DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG VA CÁC NGÀNH KINH TẾ

TT Ngành kinh tế Đơn vịGiai đoạn phát triển 05 năm

2011-2015 2016-2020 2021-2025 2026-2030Tổng VA kinh tế %/năm 13.5% 13.6% 12.5% 12.4%

1 VA Nông, Lâm, Thủy sản %/năm 5.4% 5.4% 4.8% 4.2%2 VA Dịch vụ %/năm 16.9% 15.7% 13.0% 11.2%3 VA Công nghiệp %/năm 22.7% 17.5% 17.0% 18.5%4 VA Xây dựng %/năm 17.6% 17.5% 13.5% 11.0%

HIỆN TRẠNG CÔNG NGHIỆP HUYỆN HẢI LĂNG GIAI ĐOẠN 2011-2015Tính theo giá so sánh 2010

104

Page 105: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

TT NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP

2010 2011 2012 2013 2015 Tăng 2011-2015

(Tỷ đồng) (Tỷ đồng) (Tỷ đồng) (Tỷ đồng) (Tỷ đồng)(%/năm)

A Tổng Giá trị sản xuất công nghiệp 249.465 297.608 355.323 397.096 444.909 12.31 Công nghiêp khai thác khoáng sản 6.929 7.691 9.215 8.866 5.739 -3.72 CN chế biến thực phẩm, đồ uống 107.779 124.583 156.778 180.600 203.768 13.63 CN chế biến gỗ giấy 1.850 1.942 2.239 2.664 3.114 11.04 CN sản xuất VLXD 75.071 78.073 82.578 85.720 92.250 4.25 CN Dệt may+da giày 3.400 19.380 24.140 31.636 45.826 68.26 CN Hóa chất, cao su, nhựa 1.320 1.505 1.835 2.560 3.559 21.97 Cơ khí, điện tử và SX SP kim loại 3.680 4.122 5.373 5.635 6.674 12.68 CN khác 49.436 60.312 73.165 79.415 80.084 10.19 CN sản xuất và PP điện, nước, ga… - - - - 3.895     TT CƠ CẤU NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP

2010 2011 2012 2013 2015  (%) (%) (%) (%) (%)  

B Tổng cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp 100% 100% 100% 100% 100%  1 Công nghiêp khai thác khoáng sản 2.8% 2.6% 2.6% 2.2% 1.3%  2 CN chế biến thực phẩm, đồ uống 43.2% 41.9% 44.1% 45.5% 45.8%  3 CN chế biến gỗ giấy 0.7% 0.7% 0.6% 0.7% 0.7%  4 CN sản xuất VLXD 30.1% 26.2% 23.2% 21.6% 20.7%  5 CN Dệt may+da giày 1.4% 6.5% 6.8% 8.0% 10.3%  6 CN Hóa chất, cao su, nhựa 0.5% 0.5% 0.5% 0.6% 0.8%  7 Cơ khí, điện tử và SX SP kim loại 1.5% 1.4% 1.5% 1.4% 1.5%  8 CN khác 19.8% 20.3% 20.6% 20.0% 18.0%  9 CN sản xuất và PP điện, nước, ga… 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.88%         

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CN 2010 2011 2012 2013 2015 Tăng 2011-2015THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Tỷ đồng) (Tỷ đồng) (Tỷ đồng) (Tỷ đồng) (Tỷ đồng) (%/năm)

C Tổng GOCN 249.5 297.6 355.3 397.1 444.9 12.3

105

Page 106: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

 1 Nhà nước 109 136 163 193 121 2.2 2 Tư nhân 57 70 78 84 156 22.1 3 Cá thể 83 92 114 120 168 15.0       Cơ cấu GOCN theo TPKT (%) 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%   1 Nhà nước (%) 43.6% 45.7% 45.9% 48.7% 27.2%   2 Tư nhân (%) 23.0% 23.5% 22.0% 21.2% 35.1%   3 Cá thể (%) 33.4% 30.8% 32.1% 30.2% 37.7%       

DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG VÀ CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP HUYỆN HẢI LĂNG ĐẾN NĂM 2030(Phương án công nghiệp 1-Phương án chọn)

Tính theo giá so sánh 2010

106

Page 107: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

TT NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP

2010 2015 2020 2025 2030 Tăng trưởng giai đoạn (%/năm)

(Tr đồng) (Tr đồng) (Tr đồng) (Tr đồng) (Tr đồng) 2011-2015

2016-2020

2021-2025

2026-2030

A Tổng Giá trị sản xuất công nghiệp 249.5 444.9 1,049.2 2,350 5,160 12.3% 18.7% 17.5% 17.0%1 Công nghiêp khai thác khoáng sản 6.9 5.7 5.7 7.3 8.7 -3.7% 0.0% 5.0% 3.5%2 CN Chế biến thực phẩm, đồ uống 107.8 203.8 476.1 807.7 1,262.0 13.6% 18.5% 11.2% 9.3%3 CN Chế biến gỗ giấy, lâm sản 1.9 3.1 9.5 18.7 33.0 11.0% 25.0% 14.5% 12.0%4 CN sản xuất VLXD 75.1 92.3 206.4 296.4 352.0 4.2% 17.5% 7.5% 3.5%5 CN Dệt may+da giày 3.4 45.8 176.8 272.0 381.5 68.2% 31.0% 9.0% 7.0%6 CN Hóa chất, cao su, dược phẩm 1.3 3.6 8.1 15.3 35.1 21.9% 18.0% 13.5% 18.0%7 CN Cơ khí, điện tử và SXKL 3.7 6.7 12.0 24.2 60.2 12.6% 12.5% 15.0% 20.0%8 CN khác 49.4 80.1 147.5 237.6 341.1 10.1% 13.0% 10.0% 7.5%9 CN sản xuất và PP điện, nước, ga… - 3.9 6.9 670.3 2,686.4 - 12.0% 150.0% 32.0%

TT CƠ CẤU NHÓM NGÀNH CN

2010 2015 2020 2025 2030(%) (%) (%) (%) (%)

B Tổng Giá trị sản xuất công nghiệp 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%1 Công nghiêp khai thác khoáng sản 2.8% 1.29% 0.55% 0.31% 0.17%2 CN Chế biến thực phẩm, đồ uống 43.2% 45.8% 45.4% 34.4% 24.5%3 CN Chế biến gỗ giấy, lâm sản 0.74% 0.70% 0.91% 0.80% 0.64%4 CN sản xuất VLXD 30.1% 20.7% 19.7% 12.6% 6.8%5 CN Dệt may+da giày 1.4% 10.3% 16.9% 11.6% 7.4%6 CN Hóa chất, cao su, dược phẩm 0.5% 0.8% 0.8% 0.65% 0.68%7 CN Cơ khí, điện tử và SXKL 1.48% 1.50% 1.1% 1.0% 1.2%8 CN khác 19.8% 18.0% 14.1% 10.1% 6.6%9 CN sản xuất và PP điện, nước, ga… 0.0% 0.88% 0.65% 28.53% 52.1%

DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG VÀ CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP HUYỆN HẢI LĂNG ĐẾN NĂM 2030(Phương án công nghiệp 2)

Tính theo giá so sánh 2010TT PHÂN NHÓM NGÀNH CN 2010 2015 2020 2025 2030 Tăng trưởng bình quân (%/năm)

(Tr đồng) (Tr đồng) (Tr đồng) (Tr đồng) (Tr đồng) 2011- 2016- 2021- 2026-

107

Page 108: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

2015 2020 2025 2030A Phân nhóm ngành công nghiệp 249.5 444.9 1,049.2 2,350 7,075 12.3% 18.7% 17.5% 24.7%1 Công nghiêp khai thác khoáng sản 6.9 5.74 5.74 7.32 8.70 -3.7% 0.0% 5.0% 3.5%2 CN Chế biến thực phẩm, đồ uống 107.8 203.8 476.13 807.7 1,262 13.6% 18.5% 11.2% 9.3%3 CN Chế biến gỗ giấy, lâm sản 1.9 3.1 9.50 18.7 32.96 11.0% 25.0% 14.5% 12.0%4 CN sản xuất VLXD 75.1 92.3 206.44 296.4 351.99 4.2% 17.5% 7.5% 3.5%5 CN Dệt may+da giày 3.4 45.8 176.79 272.0 381.5 68.2% 31.0% 9.0% 7.0%6 CN Hóa chất, cao su, dược phẩm 1.3 3.6 8.14 15.3 35.1 21.9% 18.0% 13.5% 18.0%7 CN Cơ khí, điện tử và SXKL 3.7 6.7 12.03 24.2 60 12.6% 12.5% 15.0% 20.0%8 CN khác 49.4 80.1 147.55 237.6 341.15 10.1% 13.0% 10.0% 7.5%9 CN sản xuất và PP điện, nước, ga… - 3.9 6.86 670.3 4,601.34 - 12.0% 150.0% 47.0%

TT CƠ CẤU NHÓM NGÀNH CN

2010 2015 2020 2025 2030        (%) (%) (%) (%) (%)        

B Tổng Giá trị sản xuất công nghiệp 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%        1 Công nghiêp khai thác khoáng sản 2.778% 1.290% 0.547% 0.312% 0.123%        2 CN Chế biến thực phẩm, đồ uống 43.2% 45.8% 45.4% 34.4% 17.8%        3 CN Chế biến gỗ giấy, lâm sản 0.7% 0.7% 0.9% 0.8% 0.5%        4 CN sản xuất VLXD 30.1% 20.7% 19.7% 12.6% 5.0%        5 CN Dệt may+da giày 1.4% 10.3% 16.9% 11.6% 5.4%        6 CN Hóa chất, cao su, dược phẩm 0.5% 0.8% 0.8% 0.7% 0.5%        7 CN Cơ khí, điện tử và SXKL 1.5% 1.5% 1.1% 1.0% 0.9%        8 CN khác 19.8% 18.0% 14.1% 10.1% 4.8%        9 CN sản xuất và PP điện, nước, ga… 0.0% 0.9% 0.7% 28.5% 65.04%        

108

Page 109: Më ®Çuxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/3_QH_CN-TTCN_Hai... · Web viewXu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế

109