Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU...

30
CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị Biên tập viên Judy L. Baker và Gauri U. Gadgil TẬP ĐOÀN NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

Transcript of Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU...

Page 1: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNGMở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

SKU 211093

Quá trình đô thị hóa ở Khu Vực Đông Á và Châu Á Thái Bình Dương (EAP) mang lại cơ hội to lớn cho nhiều người. Tuy nhiên sự tăng trưởng nhanh ở các thành phố

cũng đưa đến nhiều trở ngại - trong số đó là thiếu nhà ở giá rẻ, thiếu hụt dịch vụ cơ bản,

và tình trạng bất bình đẳng ngày càng mở rộng đối với cư dân đô thị.

Ước tính 250 triệu người ở Đông Á và Châu Á Thái Bình Dương hiện đang sinh sống

trong các khu ổ chuột, đây là khu vực có tỷ lệ dân số sống trong khu ổ chuột lớn nhất thế

giới. Khoảng 75 triệu người sống dưới mức nghèo đói $3.10/ngày, cùng với tình trạng

nghèo thành thị tồn tại ở cả các quốc gia có thu nhập trung bình thấp và trung bình cao.

Trong cuốn sách Các Thành Phố Đông Á và Châu Á Thái Bình Dương: Mở Rộng Cơ Hội

cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị, nhiều khía cạnh về bất bình đẳng và tình trạng nghèo

thành thị được phân tích theo mô hình đa chiều về kinh tế, không gian, và xã hội. Mô hình

này tập trung vào các yếu tố chủ chốt liên quan đến công ăn việc làm, điều kiện sống, và

quyền bình đẳng cũng như mức độ luật pháp bảo vệ đối với các nhóm thiểu số. Cuốn

sách cũng cung cấp nhiều ví dụ về cách giải quyết các vấn đề này trong khu vực thông

qua các chương trình và chính sách cụ thể.

Đây là tài liệu đọc quan trọng đối với các nhà thiết lập chính sách, các chuyên gia, và nhà

nghiên cứu muốn hiểu rõ những khó khăn trở ngại của tầng lớp nghèo thành thị ở Đông

Á và Châu Á Thái Bình Dương, cũng như các phương pháp khắc phục thành công.

Vui lòng truy cập website worldbank.org/eap/inclusivecities để có bản báo cáo đầy đủ

và các nghiên cứu ví dụ thực tế.

C TH

ÀN

H PH

Ố Đ

ÔN

G Á

VÀ TH

ÁI B

ÌNH

ƠN

G

Biên tập viên Judy L. Baker và Gauri U. Gadgil

TẬP ĐOÀN NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TẬP ĐOÀN NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

Page 2: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

Các Thành Phố Đông Á và Châu Á Thái Bình Dương

Page 3: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

Tập Tài Liệu về Phát Triển Đô Thị

Tập Tài Liệu về Phát Triển Đô Thị thảo luận đến những khó khăn trong quá trình đô thị hóa và ý nghĩa của vấn đề này đối với các quốc gia đang phát triển trong nhiều thập kỷ tới. Tập sách này nhằm mục đích nghiên cứu chi tiết về các vấn đề cốt lõi đề cập trong Chiến Lược Phát Triển Đô Thị 2009 của Ngân Hàng Thế Giới, các Hệ Thống Thành Phố: Khuyến Khích Đô Thị Hóa nhằm Thúc Đẩy Tăng Trưởng và Giảm Nghèo. Trong năm lĩnh vực Chiến Lược Phát Triển Đô Thị, Tập Sách này cung cấp một điểm trọng tâm cho các ấn phẩm muốn độc giả hiểu rõ hơn về: các yếu tố cốt lõi của hệ thống thành phố; các chính sách có lợi cho người nghèo; các nền kinh tế thành phố; các thị trường nhà đất đô thị; môi trường đô thị phát triển bền vững; và các vấn đề khác liên quan đến nội dung chương trình phát triển đô thị.

Các Thành Phố và vấn đề Biến Đổi Khí Hậu: Phản Hồi Chương Trình Thực Hiện Cấp Thiết

Biến Đổi Khí Hậu, Nguy Cơ Thảm Họa, và Tầng Lớp Nghèo Thành Thị: Các Thành Phố Tăng Cường Khả Năng Thích Nghi với Thế Giới Không Ngừng Thay Đổi

Các Thành Phố Đông Á và Châu Á Thái Bình Dương: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

Bối Cảnh Phát Triển Đô Thị Không Ngừng Thay Đổi ở vùng Đông Á: Đánh Giá một Thập Kỷ Tăng Trưởng Không Gian, 2000-2010

Các Nền Kinh Tế Đặc Biệt: Đầu Tư vào các Di Tích Lịch Sử Cốt Lõi của Thành Phố và Di Sản Văn Hóa để Phát Triển Bền Vững

Tài Trợ Phát Triển chú trọng đến Chuyển Đổi với Giá Trị Đất: Áp Dụng Thu Hồi Giá Trị Đất ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển

Biến Đổi Các Thành Phố có Hệ Thống Giao Thông Công Cộng: Kết Hợp Giao Thông Công Cộng và Sử Dụng Đất Đai để Phát Triển Đô Thị Bền Vững

Đánh Giá Rủi Ro Đô Thị: Phương Pháp Tìm Hiểu Rủi Ro Thiên Tai và Khí Hậu ở Các Thành Phố

Tất cả các cuốn sách trong Tập Sách Phát Triển Đô Thị đều có sẵn miễn phí tại https://openknowledge.worldbank.org/handle/10986/2174

Page 4: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

Tổng Quan

Các Thành Phố Đông Á và Châu Á Thái Bình Dương

Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

TẬP ĐOÀN NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

Page 5: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

Tập sách này có phần trình bày tổng quan về Các Thành Phố Đông Á và Châu Á Thái Bình Dương: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị. doi: 10.1596/978-1-4648-1093-0. Có thể tải xuống bản PDF của cuốn sách chính thức với nội dung đầy đủ sau khi xuất bản tại website https://openknowledge.worldbank.org/ và có thể đặt thêm ấn bản tại http://Amazon.com. Vui lòng sử dụng phiên bản chính thức cuối cùng của cuốn sách để tham khảo, tái bản và phỏng lược.

© 2017 International Bank for Reconstruction and Development / The World Bank1818 H Street NW, Washington, DC 20433Điện thoại: 202-473-1000; Internet: www.worldbank.org

Bảo lưu một số quyền

Công trình này là sản phẩm của nhóm nhân viên Ngân Hàng Thế Giới với nội dung đóng góp của các cá nhân và tổ chức bên ngoài. Các kết quả nghiên cứu, nội dung diễn giải, và kết luận trình bày trong công trình này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Ngân Hàng Thế Giới, Ban Giám Đốc Điều Hành Ngân Hàng, hoặc các chính phủ mà ngân hàng đại diện. Ngân Hàng Thế Giới không bảo đảm tính chính xác của các dữ liệu trong công trình này. Các đường biên giới, màu sắc, ký hiệu, và những thông tin khác trên bất kỳ bản đồ nào trong công trình này không ngầm ý thể hiện ý kiến của Ngân Hàng Thế Giới về tình trạng pháp lý của bất kỳ địa giới nào hoặc xác nhận hay chấp nhận các ranh giới đó.

Không có gì trong tài liệu này nhằm mục đích hoặc sẽ được coi là hạn chế hoặc từ bỏ các đặc quyền và miễn trừ của Ngân Hàng Thế Giới, tất cả những đặc quyền và miễn trừ đó đều được bảo lưu.

Các Quyền và Thẩm Quyền Cho Phép

Công trình này đã được cấp phép Creative Commons Attribution 3.0 IGO (CC BY 3.0 IGO) http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/igo. Theo giấy phép Creative Commons Attribution, quý vị có thể tùy ý sao chép, phổ biến, gửi và trích lược công trình này, kể cả cho các mục đích thương mại, theo các điều kiện sau đây:

Đóng góp—Vui lòng nhắc đến tên công trình như sau: Ngân Hàng Thế Giới. 2017. Các Thành Phố Đông Á và Châu Á Thái Bình Dương: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị. Tập sách tổng quan. Ngân Hàng Thế Giới, Washington, DC. Giấy phép: Creative Commons Attribution CC BY 3.0 IGO

Trích lược—Nếu quý vị tạo một bản trích lược của công trình này, vui lòng thêm phần tuyên bố miễn trừ trách nhiệm sau đây cùng với phần đóng góp: Bản dịch này không phải do Ngân Hàng Thế Giới tạo lập và không nên coi là bản dịch chính thức của Ngân Hàng Thế Giới. Ngân Hàng Thế Giới sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ nội dung hoặc sai sót nào trong bản dịch này.

Trích lược—Nếu quý vị tạo một bản trích lược của công trình này, vui lòng thêm phần tuyên bố miễn trừ trách nhiệm sau đây cùng với phần đóng góp: Đây là phần trích lược từ tài liệu gốc của Ngân Hàng Thế Giới. Các quan điểm và cách nhìn thể hiện trong phần trích lược này hoàn toàn thuộc trách nhiệm của tác giả công trình trích lược và không được xác nhận bởi Ngân Hàng Thế Giới.

Nội dung của bên thứ ba—Ngân Hàng Thế Giới không nhất thiết sở hữu từng phần nội dung có trong công trình này. Do đó Ngân Hàng Thế Giới không bảo đảm rằng việc sử dụng bất kỳ phần nội dung nào thuộc sở hữu của bên thứ ba trong công trình này sẽ không làm vi phạm quyền của các bên thứ ba đó. Quý vị hoàn toàn chịu trách nhiệm về các yêu cầu bồi thường phát sinh từ các trường hợp vi phạm như vậy. Nếu muốn sử dụng lại một phần công trình, quý vị có trách nhiệm xác định có cần xin phép sử dụng hay không và phải có được sự cho phép của bên sở hữu bản quyền. Ví dụ về các phần nội dung có thể bao gồm nhưng không giới hạn ở các bảng, các con số, hoặc hình ảnh.

Mọi thắc mắc về quyền và giấy phép sử dụng vui lòng gửi đến World Bank Publications, The World Bank Group, 1818 H Street NW, Washington, DC 20433, USA; e-mail: pubrights @worldbank.org.

Hình trang bìa: © Aileen Dimatatac / World Bank

Thiết kế bìa: Debra Malovany (World Bank)

Page 6: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

v

Lời cám ơn

Tài liệu nghiên cứu này được biên soạn bởi một nhóm nhân viên Ngân Hàng Thế Giới dưới sự dẫn dắt của cô Judy L. Baker, trưởng ban kinh tế, Global

Practice for Social, Urban, Rural, and Resilience (GSURR), với các thành viên chính là Gauri Gadgil, Gayatri Singh, và Kimberly Burrowes. Linh Le, Natsuko Kikutate, Kamakshi Mubarack, Huong Mai Nguyen, Gayatri Sahgal, và Yasmin Zaerpoor đóng góp ý kiến về các khía cạnh cụ thể trong bản báo cáo. Các nghiên cứu thực tế và các bản thăm dò ý kiến gia đình tại vùng Đô Thị Manila, Philippines, và Ulaanbaatar, Mông Cổ, do Gayatri Singh điều hành. Nick Paul và Dina Towbin hỗ trợ biên tập, và Susan Graham và Deb Appel-Barker phối hợp biên tập nội dung tổng quan.

Công trình này có sự đóng góp ý kiến quan trọng của ông Sudhir Shetty, trưởng ban kinh tế phụ trách khu vực Đông Á và Châu Á Thái Bình Dương, và các biên tập viên đồng nghiệp sau đây: Johannes Linn, Maitreyi Das, Christine Kessides, và Caterina Laderchi, cũng như Bert Hofman, Elena Glinskaya, Bekele Debele, David Mason, và Clifton Cortez. Công trình này được tiến hành dưới sự chỉ đạo chung của Abhas Jha, quản lý thực hành, GSURR, khu vực Đông Á và Châu Á Thái Bình Dương; Sameh Wahba, Giám Đốc, GSURR; và Ede Jorge Ijjasz-Vasquez, Giám Đốc Cấp Cao, GSURR.

Hoạt động này được thực hiện với nguồn tài trợ hảo tâm của quỹ Australian Aid.

Page 7: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

Nguồn hình: Cần Thơ, Việt nam. © Gauri Gadgil / World Bank.

Page 8: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

1

Vấn Đề Ngày Càng Đáng Chú Ý về Giải Quyết Nghèo Đói, Bất Bình Đẳng ở Khu Vực Thành Thị, và các Khu Ổ Chuột ở Khu Vực Đông Á và Châu Á Thái Bình Dương

Quá trình đô thị hóa ở Khu Vực Đông Á và Châu Á Thái Bình Dương (EAP) đã tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho nhiều người. Các thành phố tạo ra công ăn

việc làm và thúc đẩy năng suất, đồng thời mật độ dân số trong khu vực có thể giúp giảm chi phí đơn vị của việc cung cấp dịch vụ công cộng, giúp các chính phủ tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ cơ bản cho nhiều người dân hơn. Khu vực EAP nổi bật về tốc độ giảm nghèo vô cùng ấn tượng trong hai thập kỷ vừa qua, phần lớn diễn ra ở các thành phố (các Yếu Tố Chỉ Báo Phát Triển Thế Giới 2016).

Tuy nhiên sự tăng trưởng nhanh ở các thành phố có thể gây ra nhiều khó khăn trở ngại. Các thành phố thường khó bắt kịp nhu cầu ngày càng tăng của cư dân thành phố mình; tình trạng thiếu hoạch định và đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhà ở, và giao thông, đều dẫn đến ùn tắc giao thông, ô nhiễm và đào sâu thêm các vấn đề về bất bình đẳng đối với cư dân đô thị. Sự bất bình đẳng thành thị có thể ảnh hưởng đến các lợi ích của quá trình đô thị hóa vì đe dọa quá trình tăng trưởng bền vững và làm chậm tốc độ giảm nghèo, đồng thời cũng có thể gây ra các vấn đề phân hóa xã hội, mâu thuẫn xã hội, và làm tăng tỷ lệ bạo lực cũng như tội phạm ở các thành phố.

Cuộc nghiên cứu chú trọng đến vấn đề đói nghèo và bất bình đẳng thành thị tại các thành phố EAP, và hiểu rằng nhiều thành phố trong khu vực này, đặc biệt là những quốc gia có mức thu nhập trung bình, đang ở giai đoạn quyết định trong quá trình tăng trưởng và đô thị hóa nơi các vấn đề chia sẻ xã hội ở các thành phố có thể ảnh hưởng đến triển vọng giảm nghèo đói trong tương lai (khung 1).

EAP hiện có khoảng 250 triệu người sống trong các khu ổ chuột, đây là khu vực có tỷ lệ dân số sống trong các khu ổ chuột lớn nhất trên thế giới (phần lớn là do dân số khó kiểm soát ở các quốc gia EAP). Khoảng 75 triệu người có mức sống dưới mức nghèo đói $3.10/ngày, cùng với tình trạng nghèo thành thị tồn tại ở cả các quốc gia có thu nhập trung bình thấp và thu nhập trung bình cao. Những thành phố có số lượng người nghèo thành thị cao nhất là ở Trung Quốc, Indonesia, và Philippines, còn tỷ lệ người nghèo thành thị cao nhất là ở các quốc gia vùng

1

Page 9: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

2

Châu Á Thái Bình Dương như Papua New Guinea và Vanuatu, và ở Indonesia và Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (PDR). Mặc dù mật độ người nghèo thành thị tập trung ở một số thành phố lớn trong khu vực, tỷ lệ người nghèo thành thị nói chung thường cao hơn ở các thành phố có quy mô vừa và nhỏ.

Cũng có nhiều khía cạnh đa dạng về tình trạng đói nghèo thành thị không được nắm bắt qua các cuộc nghiên cứu về tình trạng nghèo đói dựa trên mức độ tiêu dùng hoặc thu nhập đã được chuẩn hóa. Điều kiện sống ở các khu ổ chuột, nơi nhiều người nghèo thành thị hiện đang sinh sống, thường quá đông đúc, thiếu cơ sở hạ tầng và các dịch vụ, và do đó kèm theo rất nhiều nguy cơ về sức khỏe và môi trường. Giao thông đi lại và việc tiếp cận công ăn việc làm, các dịch vụ, và chợ bị giới hạn bởi quá ít lựa chọn phương tiện giao thông giá rẻ. Chi phí thực phẩm, nơi ở, các dịch vụ thiết yếu, và giao thông đi lại cao ở các thành phố gây sức ép đáng kể tới các hộ gia đình nghèo, và khoảng cách giữa tầng lớp giàu và nghèo có thể khá rõ rệt ở các khu vực đô thị có mật độ dân số đông, gây ra những căng thẳng xung đột xã hội.

Ở các quốc gia EAP, đặc biệt cũng có nhiều rủi ro liên quan đến thiên tai và biến đổi khí hậu, vì khu vực này là nơi gặp thiên tai nhiều nhất trên thế giới, bị ảnh hưởng bởi các sự kiện định kỳ cũng như các sự kiện hiếm gặp nhưng có sức ảnh hưởng rất lớn (Jha và Stanton-Geddes 2013). Nguy cơ gặp những thiên tai này rất cao ở các thành phố, với mật độ dân số và tài sản dày đặc, và người nghèo thành thị chính là nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất (Baker 2012).

Hòa Nhập Thành Thị: Hiểu các Khía Cạnh về Bất Bình Đẳng và Nghèo Thành ThịDo các phương pháp đánh giá truyền thống về mức độ nghèo và bất bình đẳng không phải lúc nào cũng phản ánh được các sai số đa chiều và các vấn đề mà tầng lớp nghèo thành thị phải đối mặt, một mô hình toàn diện hơn được sử dụng trong cuộc nghiên cứu này, với trọng tâm là hòa nhập đô thị. Mô hình này dựa trên ba thông số đánh giá hòa nhập— kinh tế, không gian, và xã hội—phản ánh những yếu tố quan trọng liên quan đến công ăn việc làm và sinh kế, các điều kiện sống và các quyền bình đẳng cũng như bảo vệ của các tiểu nhóm trong tầng lớp nghèo thành thị; vì nhiều lý do, các tiểu nhóm này bị bất lợi trong việc tận dụng các cơ hội mà thành phố mang lại.

Hòa Nhập Kinh Tế Thông số đánh giá hòa nhập kinh tế là sự tiếp cận bình đẳng công ăn việc làm và các hoạt động tạo ra thu nhập ở các thành phố, là những hoạt động vô cùng quan trọng đối với vấn đề giảm nghèo và hòa nhập kinh tế. Ở các thành phố, người nghèo phụ thuộc vào thu nhập tiền mặt, rất dễ bị mất công ăn việc làm và giảm lương trong các ngành công nghiệp ở đô thị, và không có sản xuất nông nghiệp để quay trở lại như là cơ hội mà họ sẽ có ở các vùng nông thôn. Các cú sốc bên ngoài cũng ảnh hưởng đến sự hòa nhập kinh tế của họ, đặc biệt là nếu không có cơ chế hỗ trợ thích nghi, và trường hợp này thường gặp ở tầng lớp nghèo thành thị. Các vấn đề chính liên quan đến hòa nhập kinh tế với người nghèo thành thị liên quan

Page 10: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

3

đến các trở ngại đối với công ăn việc làm chính thức và khả năng thích nghi hạn chế, như trình bày chi tiết dưới đây:

• Các trở ngại đối với công ăn việc làm chính thức. Các thành phố trong khu vực EAP là động lực phát triển kinh tế của khu vực và là nơi có rất nhiều ngành công nghiệp vô cùng quan trọng đối với vấn đề tạo công ăn việc làm. Tuy nhiên, số lượng công ăn việc làm không chính thức cao ở khu vực này khiến nhiều người nghèo thành thị tham gia các công việc không chính thức đòi hỏi ít kỹ năng và trả lương thấp, mà không có hợp đồng việc làm, bảo hiểm xã hội, và không có cơ chế bảo vệ tránh bị sa thải bất công. Sở dĩ như vậy là do nhiều trở ngại liên quan đến thị trường lao động mà xuất phát từ những trở ngại về cơ hội giáo dục, các thiếu hụt trong các mạng lưới xã hội hỗ trợ gia nhập thị trường cho các tiểu nhóm cụ thể —đặc biệt là

Khung 1 Các Thành Phố Đông Á và Châu Á Thái Bình Dương: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành ThịCác Mục Tiêu và Nội Dung

Cuộc nghiên cứu này nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn về các vấn đề đói nghèo thành thị, bất bình đẳng và hòa nhập thành thị ở vùng Đông Á và Châu Á Thái Bình Dương (EAP), đặc biệt là đối với những người sinh sống trong các khu ổ chuột, cũng như đề ra một loạt các nguyên tắc định hướng về tạo ra các thành phố hòa nhập cho người nghèo thông qua nhiều khía cạnh liên quan chặt chẽ đến nhau - kinh tế (công ăn việc làm), không gian (nhà ở và các dịch vụ) và xã hội (bình đẳng quyền và cơ hội tham gia, đặc biệt là đối với các nhóm bên lề). Cuộc nghiên cứu này cũng nhắm đến các nhà thiết lập chính sách, các nhà nghiên cứu, các bên đóng góp từ thiện cũng như các chuyên gia làm việc ở cấp thành phố và quốc gia.

Việc chú trọng đến vấn đề bất bình đẳng và đói nghèo thành thị phù hợp với hai mục tiêu của Ngân Hàng Thế Giới, đó là chấm dứt tình trạng nghèo đói cùng cực và khuyến khích sự phát triển thịnh vượng chung, đồng thời đạt được các Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững (SDG), đặc biệt là Mục Tiêu 11, chú trọng đến “các thành phố hòa nhập, an toàn, vững mạnh và phát triển bền vững.” Trọng tâm này cũng rất phù hợp với Nội Dung Chương Trình Phát Triển Đô Thị Mới, với mục tiêu cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho mọi cư dân, bảo đảm họ có cơ hội bình đẳng và không bị phân biệt đối xử, và hoàn toàn tôn trọng quyền của người tị nạn, người nhập cư, những người mất nhà ở trong nước, bất kể diện nhập cư, và các vấn đề ưu tiên quan trọng khác.

Công trình này dựa trên kết quả phân tích các dữ liệu hiện tại, tài liệu hồ sơ, nghiên cứu thực tế, và hai cuộc thăm dò ý kiến được thiết kế đặc biệt cho các vùng đô thị có thu nhập thấp ở Khu Đô Thị Manila Philippines, và Ulaanbaatar, Mông Cổ.a Mặc dù dữ liệu giữa các quốc gia không phải lúc nào cũng nhất quán, cuộc nghiên cứu sử dụng các ví dụ cụ thể để minh hoạ các điểm chính. Cuối cùng, cuộc nghiên cứu này sử dụng nhiều ví dụ về cách làm hiệu quả từ khu vực EAP để cho thấy các thành phố và quốc gia đã đạt được các khía cạnh cụ thể của vấn đề hòa nhập và giảm đói nghèo thành thị như thế nào để xem xét khả năng nhân rộng.

Chương 1 của cuộc nghiên cứu chính đề cập các xu hướng liên quan đến đô thị hóa, tình trạng đói nghèo, bất bình đẳng và các khu ổ chuột trong khu vực EAP; chương 2 xem lại vấn đề hòa nhập kinh tế trong bối cảnh cơ hội công ăn việc làm và chi phí kinh tế của các nguy cơ tự nhiên; chương 3 thảo luận về yếu tố hòa nhập không gian, trong đó bao gồm nhà ở, cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ, và giao thông; chương 4 đề cập vấn đề hòa nhập xã hội, bao gồm quyền đối với người già, phụ nữ và người nhập cư; và chương 5 nêu bật các nguyên tắc định hướng cho chính sách giải quyết vấn đề hội nhập và giảm đói nghèo thành thị. Phụ Lục 1 có các ví dụ về giảm đói nghèo thành thị ở cấp quốc gia. Các nghiên cứu về tình trạng đói nghèo cấp độ thành phố đối với thủ đô Manila và Ulaanbaatar có sẵn dưới dạng báo cáo kèm theo.

a. Các thành phố này được lựa chọn để phù hợp với công trình song song phần lớn dựa trên dữ liệu mới về các cư dân có thu nhập thấp.

Page 11: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

4

những người có trình độ thấp, chẳng hạn như người nhập cư từ nông thôn, thanh thiếu niên và phụ nữ — và những trở ngại về giao thông đi lại, đặc biệt là đối với những người sống trong các khu ổ chuột ở ngoại ô thành phố.

• Khả năng thích nghi. Hòa nhập kinh tế cũng phụ thuộc vào khả năng thích nghi với các cú sốc kinh tế do thiên tai hoặc khủng hoảng toàn cầu. Khu vực EAP đã gặp nhiều cú sốc trong những năm gần đây, gây ra những ảnh hưởng đánh kể đối với tầng lớp nghèo thành thị. Ví dụ như tình trạng lụt lội ở đô thị, cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, và các cơn lốc xoáy nghiêm trọng ở nhiều quốc gia cho thấy một sự kiện có thể xóa sạch hàng chục năm phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với những quốc gia ít được bảo vệ. Hoạt động thương mại mậu dịch chậm lại và chủ nghĩa bảo vệ ngày càng tăng ở các thị trường phát triển đang ảnh hưởng đến nhu cầu nhân công, do đó có thể ảnh hưởng đáng kể đến tầng lớp nghèo. Ví dụ, cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 ước tính đã khiến thêm 1.4 triệu người phải sống dưới mức nghèo khó ở Philippines, chủ yếu là do mất thu nhập lao động. Đa số là những người cận nghèo sinh sống ở các khu vực đô thị, với trình độ kỹ năng thấp hơn dân số thông thường (Habib và những người khác 2010).

Hòa Nhập Không GianThông số đánh giá hòa nhập đô thị về mặt không gian liên quan đến việc tiếp cận bình đẳng đất đai, nhà ở, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công cộng thiết yếu. Giao thông đi lại là đặc biệt quan trọng do vai trò của nó trong việc kết nối các cư dân có thu nhập thấp với công ăn việc làm, các dịch vụ và tiện nghi. Sự liên hệ giữa cơ cấu không gian đô thị và hòa nhập đô thị là rất quan trọng để hiểu và giải quyết những bất bình đẳng giữa các đô thị và trong phạm vi các đô thị, có thể gây trở ngại đến quá trình phát triển đô thị.

Sự bất bình đẳng về không gian tại nhiều thành phố EAP ở mức rất cao, chủ yếu là về tiếp cận nhà ở, cơ sở hạ tầng cùng các dịch vụ, và phương tiện giao thông giá rẻ. Sự phân hóa này trầm trọng hơn do mức tăng trưởng nhanh của các thành phố EAP, là những thành phố vẫn chưa thể bắt kịp nhu cầu của các thành phần dân số đô thị ngày càng tăng ở các thành phố đó. Những thiếu hụt như vậy đặc biệt thể hiện rõ trong các khu ổ chuột nơi nhiều người nghèo thành thị sinh sống.1 Khi phân tích vấn đề bất bình đẳng không gian, ba yếu tố chính nổi lên là những yếu tố còn thiếu đối với tầng lớp nghèo thành thị: khả năng tiếp cận, mức độ hợp túi tiền, và chất lượng cũng như an toàn, như giải thích chi tiết trong phần dưới:

• Khả Năng Tiếp Cận. Trên toàn khu vực, mức độ tiếp cận nhà ở và các dịch vụ thiết yếu của tầng lớp nghèo thành thị khác nhau đáng kể. Ví dụ, ở Indonesia, Philippines, và Việt Nam, 27 phần trăm, 21 phần trăm, và 7 phần trăm dân số đô thị (theo thứ tự tương ứng) vẫn không được tiếp cận điều kiện vệ sinh được cải thiện. Ở hai thành phố lớn nhất của Việt Nam — mặc dù tỷ lệ sử dụng dịch vụ nước nói chung là cao — chỉ có 43 phần trăm trong nhóm thấp nhất (20% người nghèo nhất) có điều kiện có vòi nước máy uống riêng, so với 75 phần trăm nhóm giàu nhất. Cơ sở hạ tầng đường xá cơ bản, là trọng tâm bảo đảm khả năng tiếp cận dịch vụ, cũng thường bị hạn chế ở các khu ổ

Page 12: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

5

chuột khi đường xá thường hẹp và không có lối đi bộ, khiến người đi bộ phải đi xuống lòng đường. Những con đường mở rộng ra ngoại ô thành phố có thể quá chật hoặc có chất lượng không đủ để đáp ứng nhu cầu đi lại của các phương tiện giao thông công cộng lớn hơn, do đó càng làm hạn chế khả năng tiếp cận. Trong vấn đề tiếp cận nhà giá rẻ, nhiều vấn đề phức tạp gây ra các hạn chế trên thị trường, trong đó bao gồm mức cầu cao và các chính sách chặt chẽ về đất đai ở các thành phố, và thiếu nguồn vốn vay cho thành phần dân số có thu nhập thấp. Việc tiếp cận các dịch vụ thiết yếu còn bị hạn chế bởi văn bản pháp luật trong các lĩnh vực không chính thức, cản trở các công ty điện nước lắp đặt dịch vụ, và do các hạn chế về năng lực cũng như nguồn lực—đặc biệt là ở các thành phố đang phát triển nhanh.

• Khả Năng Mua. Chi phí nhà ở cao ở các thành phố làm hạn chế khả năng mua nhà của tầng lớp nghèo đô thị. Do tính chất không chính thức của công việc hoặc tình trạng cư trú mà tầng lớp nghèo thành thị thường không được các ngân hàng đáp ứng nhu cầu, mà nếu không có thể cấp vốn vay để mua nhà. Về vấn đề cung cấp các dịch vụ thiết yếu, các chính quyền thành phố thường có các nguồn lực hạn chế và không thể hoặc không muốn cung cấp dịch vụ cho các trường hợp không có công ăn việc làm chính thức, thường là ở các khu vực có nguy cơ cao, do đó càng làm tăng thêm chi phí và các vấn đề đáng lo ngại. Do đó, các khu phố đô thị thu nhập thấp có thể chỉ được phục vụ bởi một số ít nhà cung cấp dịch vụ không có tiềm lực kinh tế và do đó tính giá cao cho các dịch vụ thiết yếu hơn là các công ty nhà nước. Chi phí giao thông có thể cao tương tự đối với các khu vực có thu nhập thấp, đặc biệt là ở các khu phố ngoại ô, khiến tầng lớp nghèo thành thị phải đi lại lâu và tốn kém mới đến được nơi có công ăn việc làm trong trung tâm thành phố. Chẳng hạn như ở Ulaanbaatar, Mông Cổ, mô hình không gian trải dài của thành phố có

Nguồn hình: Phnom Penh, Cambodia. https://commons.wikimedia.org/wiki/File: Slum_in _ Phnom_Penh.JPG.

Page 13: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

6

nghĩa là chi phí cung cấp các dịch vụ mạng lưới cho các khu vực ngoại ô nơi những người nghèo nhất của thành phố sinh sống là rất đắt đỏ. Khi đó cư dân phải phụ thuộc vào các dịch vụ tư nhân tốn kém, do đó càng tạo thêm gánh nặng cho nguồn lực hạn chế của họ.

• Chất lượng và an toàn. Công ăn việc làm không chính thức và tình trạng không bảo đảm về quyền sở hữu đất có thể cản trở người nghèo thành thị đầu tư nâng cấp nhà ở và các khu phố của họ. Nhà ở không đạt chuẩn làm tăng thêm các vấn đề nghiêm trọng về xây dựng kém và quá đông đúc cùng các rủi ro sức khỏe và an toàn liên quan. Trong các khu vực không có dịch vụ điện nước công cộng đầy đủ, phụ thuộc vào các nhà cung ứng tư nhân không được kiểm soát để cung cấp nước có thể khiến người tiêu dùng dễ gặp các vấn đề về sức khỏe. Cuối cùng, về vấn đề giao thông đi lại, khu vực EAP dẫn đầu thế giới về số trường hợp tai nạn giao thông gây thương vong hàng năm, thường liên quan đến người đi bộ và xe thô sơ. Vì các phương tiện giao thông này được tầng lớp nghèo thành thị ưa chuộng nên họ dễ có nguy cơ bị thương tích hoặc tử vong hơn.

Hòa Nhập Xã HộiThông số đánh giá hòa nhập đô thị về mặt xã hội liên quan đến các quyền cá nhân và quyền của nhóm, phẩm cách, sự bình đẳng và an ninh. Đối với cuộc nghiên cứu này, hòa nhập xã hội ở các thành phố cụ thể nói đến tầng lớp nghèo thành thị, đặc biệt là những người sống ở các khu ổ chuột. Các khía cạnh hòa nhập xã hội/tách biệt xã hội thể hiện rõ nhất qua sự nhận biết không đồng đều về các quyền của họ cũng như ít tham gia vào tiến trình quyết định. Trong số tầng lớp nghèo cũng có các tiểu nhóm có nguy cơ cao hơn và đối với họ, các ảnh hưởng của nghèo đói đô thị có thể cao hơn nhiều do địa vị xã hội của họ. Các tiểu nhóm này có thể bao gồm trẻ em, thanh thiếu niên, người cao niên, phụ nữ, người tàn tật, người vô gia cư và người làm công nhập cư—mặc dù các điều kiện thường khác nhau tùy theo từng quốc gia.

Hòa nhập xã hội là đặc biệt quan trọng ở các thành phố, nơi có mật độ dân số đông nên có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm thu nhập, chẳng hạn như người giàu và người nghèo. Sự phân hóa này có thể làm tăng thêm bất mãn và dẫn đến xung đột. Trên toàn khu vực EAP, các hình thức tách biệt xã hội rõ rệt nhất ảnh hưởng đến tầng lớp nghèo thành thị, cả trực tiếp và gián tiếp, là: hạn chế về quyền sở hữu đất và bất động sản; các hạn chế trong tham gia hoạt động dân sự; và các chính sách mang tính tách biệt xã hội khiến một số người không thể tiếp cận các dịch vụ thành thị và bảo trợ xã hội. Những vấn đề này có thể đặc biệt nghiêm trọng đối với các nhóm bên lề, cụ thể như sau:

• Quyền sở hữu đất và bất động sản bị hạn chế đối với một số người. Tỷ lệ định cư và công ăn việc làm không chính thức cao trong khu vực có nghĩa là việc bảo đảm quyền sở hữu đất và quyền sở hữu đất là không thể đối với người người nghèo thành thị. Ở những quốc gia như Việt Nam, quyền sở hữu bất động sản chỉ giới hạn ở những người có hộ khẩu thành phố, bất kể tỷ lệ nhập cư cao giữa nông thôn và thành phố trong các nhóm thu nhập thấp. Hộ khẩu thành phố không chỉ cần để sở hữu đất mà còn có

Page 14: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

7

thể mang lại “quyền hưởng thụ cuộc sống thành phố,” qua đó giúp người có hộ khẩu tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục. Ở các quốc gia trên toàn khu vực, trong đó bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, và Singapore, quan điểm truyền thống về vai trò giới tính đã được luật hóa trong luật về thừa kế và bất động sản nên gây khó khăn cho phụ nữ trong việc sở hữu đất. Tình huống này đặc biệt hạn chế đối với những phụ nữ có thu nhập thấp và có thể không có tài sản nào khác.

Nguồn hình: Thượng Hải, Trung quốc. © Judy Baker / World Bank.

Page 15: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

8

• Tham gia các hoạt động dân sự. Trên toàn khu vực EAP, các cơ cấu quản lý tập trung cao gây hạn chế việc tham gia quản lý và hoạch định đô thị. Tuy nhiên, trong nỗ lực giải quyết vấn đề nghèo đói đô thị ngày càng tăng, nhiều quốc gia đã áp dụng các công cụ khuyến khích công dân tham gia nhằm thúc đẩy phát triển. Mặc dù ở một số quốc gia có các mô hình pháp lý khuyến khích tham gia quá trình hoạch định, trong đó bao gồm Campuchia, Philippines, và Việt Nam, việc áp dụng các mô hình này khác nhau rất nhiều và tùy thuộc vào các cơ chế thực hiện hiện tại.

• Bảo trợ xã hội. Các cơ chế bảo trợ xã hội thỏa đáng là công cụ thiết yếu để xóa đói giảm nghèo và quản lý rủi ro xã hội ở các thành phố. Mặc dù chi cho trợ cấp xã hội có vẻ như tăng lên ở đa số các quốc gia trong khu vực nhưng mức chi vẫn còn thấp, và nhiều hộ gia đình nghèo vẫn không nhận được trợ cấp xã hội mà họ rất cần đến. Ví dụ, ở Mông Cổ và Thái Lan, bảo hiểm cho người nghèo nhất chiếm hơn 90 phần trăm do tính chất phổ biến của các phúc lợi này; tuy nhiên ở Campuchia, Fiji, Indonesia, Malaysia, và Timor-Leste, mức này là dưới 25 phần trăm (Ngân Hàng Thế Giới 2013). Những khó khăn trở ngại cụ thể phải đối mặt khi tiếp cận tầng lớp nghèo thành thị là: (1) quan niệm các hệ thống an sinh xã hội là không cần thiết, do thị trường lao động sôi động ở các thành phố; (2) các con số thống kê về nghèo đói đô thị không được đánh giá đúng, đặc biệt là đối với người nhập cư và người lao động không chính thức; và (3) các chương trình phát triển cộng đồng và nâng cấp các khu ổ chuột tập trung nhiều hơn vào phát triển cơ sở hạ tầng và ít hơn vào những người thụ hưởng.

• Các tiểu nhóm bên lề. Trong số thành phần người nghèo thành thị, trẻ em, phụ nữ, người cao niên và các đối tượng nhập cư từ nông thôn là những nhóm lớn nhất vì nhiều lý do không được hưởng các cơ hội mà thành phố mang lại. Ở một số quốc gia, thanh thiếu niên cũng thấy khó xâm nhập được vào lực lượng lao động, đặc biệt là nếu họ có trình độ học vấn và kỹ năng thấp. Phụ nữ thu nhập thấp cũng gặp những khó khăn trở ngại như sau: các vấn đề về sức khỏe và an toàn, dễ bị sa thải hơn khi xảy ra cú sốc kinh tế hoặc những thay đổi của nhu cầu thị trường; và ở một số quốc gia, các quy định pháp lý hạn chế quyền sở hữu tài sản càng ảnh hưởng hơn nữa tới vấn đề bảo đảm nhà ở, ưu tiên nam giới hơn so với phụ nữ. Ngoài ra, tỷ lệ người cao niên ngày càng tăng ở nhiều khu vực của EAP, mặc dù có tương đối ít kết quả phân tích về tầng lớp người cao niên có thu nhập thấp ở thành phố; họ thường ít có cơ hội được hưởng bảo hiểm xã hội, đặc biệt là nếu không làm việc trong ngành chính thức. Người cao niên có khoản tiết kiệm tối thiểu, nhu cầu về sức khỏe ngày càng tăng, và ở một số trường hợp còn bị tàn tật. Là thành phần dân số ngày càng tăng, người cao niên là nhóm dân số ngày càng gây lo ngại ở nhiều quốc gia. Cuối cùng, có nhiều chính sách hoặc

Page 16: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

9

quan điểm tách biệt xã hội kỳ thị lao động nhập cư từ nông thôn ở khu vực EAP, nên họ khó có thể tìm được nhà ở, công ăn việc làm, giáo dục, và chăm sóc sức khỏe. Mặc dù đối tượng nhập cư không nhất thiết phải xuất phát từ hoàn cảnh nghèo, họ vẫn có thể rơi vào các bẫy nghèo khó vì họ gặp khó khăn khi vượt qua những rào cản tách biệt xã hội làm tăng chi phí cơ hội hòa nhập vào cuộc sống thành phố.

Ba khía cạnh hòa nhập—kinh tế, không gian, và xã hội—có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, và bất kỳ phương pháp nào nhằm phân tích những khác biệt hoặc đề ra các giải pháp nhằm giải quyết mức độ phức tạp của các vấn đề đều phải cân nhắc đến cả ba yếu tố này. Sẽ khó hơn nếu chỉ nỗ lực giải quyết một khía cạnh hòa nhập. Ví dụ, các chương trình nâng cấp khu ổ chuột có trọng tâm hẹp có thể cải thiện điều kiện sống cho các cộng đồng cụ thể, nhưng có thể không mở ra cơ hội giao thông đi lại tới nơi làm việc hoặc giúp những cộng đồng này hòa nhập vào trong nền kinh tế và tiện nghi đô thị. Những liên hệ này cũng là vấn đề ở cấp độ gia đình, và cũng đòi hỏi phải có các phương pháp bổ sung khác.

Nguồn hình: © Jonathan McIntosh.

Page 17: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

10

Các Nguyên Tắc Định Hướng cho Hoạt Động của Chính Phủ nhằm Khuyến Khích Hòa Nhập Hiệu Quả Hơn ở các Thành Phố Khu Vực Đông Á và Châu Á Thái Bình DươngCuộc nghiên cứu này đề cập nhiều khó khăn trở ngại mà các thành phố ở khu vực EAP đang đối mặt, mà nếu không được giải quyết sẽ gây áp lực cho sự tăng trưởng ổn định và gắn kết xã hội trong tương lai của khu vực. Nếu được giải quyết, rất có khả năng sẽ tạo thêm nhiều thành phố hòa nhập và đáng sống hơn. Tình huống này đặt ra rất nhiều cơ hội ở cấp độ quốc gia và thành phố trên toàn khu vực.

Cuộc nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm toàn cầu và thể hiện hàng loạt các nguyên tắc định hướng chủ chốt để các nhà thiết lập chính sách cân nhắc và áp dụng cho hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia hoặc thành phố. Các chương trình và chính sách nhằm xóa đói giảm nghèo đô thị và khuyến khích hòa nhập xã hội không nhằm mục đích thay thế cho việc giải quyết tình trạng đói nghèo ở nông thôn mà nhằm mục đích bảo đảm các quyền lợi của đô thị hóa được chia sẻ rộng rãi và có thể tạo ra nhiều cơ hội trong tương lai cho người dân ở khu vực nông thôn. Các nguyên tắc định hướng được các bên củng cố và nhằm mục đích đề cập nhiều khía cạnh hòa nhập.

Việc thực hiện sẽ cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh đa dạng của từng quốc gia và thành phố trong khu vực EAP. Do đó, một loại hình đánh giá dựa trên mức độ đô thị hóa của một quốc gia hoặc thành phố được sử dụng để xác định các vấn đề ưu tiên (Ngân Hàng Thế Giới 2009). Các vấn đề ưu tiên được định nghĩa theo cấp độ đô thị hóa trong bảng 1 (ở cuối phần tổng quan), và được thảo luận trong phần dưới đây:

Đô thị hóa mức độ khởi phát là nói đến những nơi đang ở giai đoạn đô thị hóa ban đầu và thường là diện thu nhập thấp đến trung bình. Mặc dù mức nghèo đói có thể cao hơn, vào thời điểm hiện tại có cơ hội áp dụng các chính sách và chương trình chủ chốt sẽ ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa trong tương lai với mục tiêu tạo ra các thành phố hòa nhập và đáng sống. Trong khu vực EAP, và ở cấp độ quốc gia, những nơi này có thể là Campuchia, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào, và Myanma; còn ở cấp độ thành phố, các thành phố nhỏ hơn như Siem Reap (Campuchia), Viên Chăn (Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào), và Hải Dương (Việt Nam). Những nơi này thường có mật độ dân số thấp hơn, mức độ của cải thấp hơn và trình độ năng lực thấp hơn, có nghĩa là họ có thể cần hỗ trợ chuyên môn và tài chính đặc biệt.

Đô thị hóa mức độ trung bình là những quốc gia có khoảng 50 phần trăm đô thị hóa hoặc những thành phố có quy mô trung bình đến lớn và đang phát triển nhanh chóng. Ví dụ ở cấp độ quốc gia là Trung Quốc, Indonesia, Philippines, và Thái Lan; còn ở cấp độ thành phố là Phnom Penh (Campuchia), Yogyakarta (Indonesia), Yangon (Myanma), Cebu City (Philippines), và Hải Phòng (Việt Nam). Đối với những địa điểm này, đô thị hóa đang diễn ra trên diện rộng và đạt mức thu nhập trung bình, tuy nhiên vẫn có nhu cầu rất lớn cần giải quyết tình trạng nhà ở chưa đạt chuẩn, các thiếu hụt về cung cấp dịch vụ, và sự bất bình đẳng trong một số nhóm dân số. Có thể có ít năng lực và các nguồn tài chính hạn chế cho những hoạt động đầu tư cần các cơ chế vay vốn đổi mới, cũng như hỗ trợ năng lực để thiết kế và áp dụng các chương trình và chính sách một cách hiệu quả.

Page 18: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

11

Đô thị hóa mức độ cao cấp là nói đến những quốc gia có hơn 75 phần trăm đô thị hóa. Ở trong khu vực EAP, những quốc gia đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, và Malaysia. Ở cấp độ thành phố, đô thị hóa mức độ cao cấp thường bao gồm các khu vực đô thị được đô thị hóa trên diện rộng chẳng hạn như Bắc Kinh (Trung Quốc), Jakarta (Indonesia), Manila (Philippin), Bangkok (Thái Lan), và Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam). Mặc dù những nơi này có mức thu nhập trung bình cao hơn, nhiều người giàu hơn và năng lực định chế đáng kể, nhưng tỷ lệ người nghèo đô thị có thể vẫn còn cao ở một số nơi, và số nợ đọng của những người sống trong các khu ổ chuột có thể rất lớn, đòi hỏi sự lưu ý cấp thiết.

Các nguyên tắc định hướng chính được trình bày ở dưới.

Khuyến Khích Hòa Nhập Kinh Tế cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị• Kết Nối Tầng Lớp Người Nghèo Thành Thị với các Thị Trường Việc

Làm. Tạo công ăn việc làm và thu nhập là vô cùng quan trọng để đạt được mục tiêu hòa nhập kinh tế và giảm đói nghèo. Nỗ lực phối hợp của các nhà thiết lập chính sách nhằm liên kết hiệu quả hơn tầng lớp nghèo thành thị với các thị trường lao động là cần thiết nếu người nghèo thành thị cần có được

Nguồn hình: Những người nhặt rác ở Ulaanbaatar, Mông cổ. © Judy Baker / World Bank.

Page 19: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

12

“công ăn việc làm tốt” hoặc công ăn việc làm có mức lương đủ cao để giúp họ và gia đình của họ đáp ứng các nhu cầu thiết yếu. Thị trường lao động trên toàn khu vực đang chuyển sang hướng sử dụng nhân công có trình độ kỹ năng cao hơn, biến việc đầu tư giáo dục tiểu học phổ quát là cầu nối chính giữa tầng lớp nghèo thành thị và công ăn việc làm tốt. Ở cấp độ đô thị hóa trung bình và cao cấp, chính phủ có thể kết hợp công nghiệp và giáo dục, và khuyến khích các chương trình huấn luyện đào tạo nhằm đào tạo các kỹ năng mà thị trường đang rất cần để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Ví dụ từ Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh ở Việt Nam, và Thượng Hải, Trung Quốc, cho thấy chính phủ có thể hợp tác với ngành tư trong những nỗ lực đó như thế nào. Việc kết nối tầng lớp nghèo thành thị với công ăn việc làm có thể đòi hỏi phải cung cấp các dịch vụ và cơ sở hạ tầng giao thông tốt hơn giúp các cộng đồng người nghèo đi lại dễ dàng hơn, như đã làm ở Trung Quốc và Việt Nam.

• Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Theo Hướng Có Lợi Cho Dân Nghèo. Nhiều đối tượng người nghèo thành thị tự kinh doanh và không có điều kiện vay tín dụng không thể dễ dàng có được nguồn vốn để phát triển hoạt động kinh doanh. Ở tất cả các cấp độ đô thị hóa, các hoạt động khuyến khích doanh nghiệp siêu nhỏ khắc phục thiếu hụt này, nhưng phạm vi tiếp cận còn hạn chế. Các chương trình khuyến khích nhằm đưa tín dụng tới các nhóm dân số dễ bị ảnh hưởng có thể gặp ở Indonesia và Philippines; tuy nhiên, các chương trình này thường nhắm đến các cộng đồng hoặc khu phố cụ thể thay vì người nghèo thành thị nói chung. Các chính sách bảo vệ và khuyến khích quyền của người lao động không chính thức cũng quan trọng đối với việc bảo vệ người nghèo thành thị, đặc biệt là dựa trên tỷ lệ công ăn việc làm không chính thức áp đảo trong khu vực. Ví dụ về các chính sách đó là hợp pháp hóa không gian cho công việc không chính thức như đã gặp ở Indonesia, và xây dựng luật bảo vệ các công việc tại gia như ở Thái Lan.

• Tăng Cường Khả Năng Thích Nghi Các Cú Sốc Bên Ngoài. Nguy cơ từ thiên tai ở khu vực này cao hơn các nơi khác trên thế giới, trong đó người nghèo thành thị dễ bị ảnh hưởng nhất. Ở tất cả các giai đoạn đô thị hóa, các hoạt động đầu tư cấp độ cộng đồng là rất quan trọng để tăng cường khả năng thích nghi với cú sốc. Ví dụ, ở Jakarta, Indonesia, Hệ Thống Cảnh Báo Lụt Lội Sớm hiện đang được áp dụng để xây dựng năng lực địa phương nhằm quản lý nguy cơ thiên tai qua hình thức tham gia hoạch định, kể cả trong các cộng đồng thu nhập thấp. Ở cấp độ đô thị hóa trung bình và cao cấp hơn, các hoạt động đầu tư vào hệ thống an sinh xã hội và các chương trình hoạch định phòng ngừa thiên tai có thể giúp người nghèo thành thị duy trì lợi ích kinh tế. Chẳng hạn như ở Trung Quốc, Fiji, Indonesia, và Philippines, các chương trình an sinh xã hội tổ chức các hoạt động chuẩn bị ứng phó thiên tai cho các nhóm dân số dễ bị ảnh hưởng và hỗ trợ các cư dân thu nhập thấp bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Đồng thời, cũng cần đến các chương trình và chính sách cung cấp nguồn vốn chính thức cho các biện pháp chuẩn bị ứng phó (chẳng hạn như các nhóm bảo hiểm), và các hoạt động khôi phục sau thảm họa, chẳng hạn như xây dựng lại lực lượng lao động và tái xây dựng cơ sở hạ tầng bị hư hỏng.

Page 20: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

13

Khuyến Khích Hòa Nhập Không Gian cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị• Đầu Tư Hoạch Định Đô Thị Toàn Diện. Hoạch định không gian liên kết

chặt chẽ với hoạch định giao thông có thể giúp giảm tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận các tiện nghi và cơ hội thành thị. Mức giảm này đã dần đạt được ở một số nơi như Hàn Quốc, Nhật Bản, và Singapore. Quy luật không gian trong phạm vi các thành phố là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự hòa nhập của tầng lớp nghèo thành thị, và có thể tác động bằng cách bảo đảm sự đồng bộ về mặt địa lý giữa công ăn việc làm, thị trường, phương tiện giao thông công cộng, các dịch vụ y tế và giáo dục, các khu vực giải trí, và nhà giá rẻ. Cần chú ý hơn đến vấn đề hoạch định đô thị, đặc biệt là ở những thành phố đang ở giai đoạn đô thị hóa khởi phát và trung bình, nhằm chủ động tác động đến các quy luật tăng trưởng để tránh các vấn đề về mở rộng, khu ổ chuột, và tắc nghẽn giao thông. Ở cấp độ đô thị hóa trung bình và cao cấp, các yếu tố thiết kế đô thị có lợi cho người nghèo bao gồm những yếu tố sau đây: ưu tiên các hành lang giao thông công cộng và kết nối nhằm tạo điều kiện kết nối dễ dàng giữa công ăn việc làm và nhà ở; cho phép các làn đường xe đạp và lối đi bộ vì phần lớn người nghèo thành thị sử dụng xe đạp hoặc đi bộ; và đưa các chính quyền địa phương và tổ chức dân sự tham

Nguồn hình: Nhà tạm xây trên các cọc gỗ của những người định cư không chính thức trên vịnh. © Gabriel Mistral / World Bank.

Page 21: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

14

gia vào quá trình hoạch định nhằm bảo đảm đáp ứng các nhu cầu của địa phương và lưu ý đến vấn đề bình đẳng. Một số địa điểm và dự án dịch vụ có một phương pháp triển vọng đối với các thành phố đang phát triển ở khu vực EAP, nơi dân số tăng dự kiến có thể dẫn đến các hoạt động đầu tư chủ động vào các khu vực sử dụng công cộng và các dịch vụ cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các địa điểm quy định. Phương pháp này tạo điều kiện cho các hộ gia đình thu nhập thấp mua các lô đất ở mức giá tương đối thấp và xây nhà dần dần. Cũng có nhiều phương pháp tăng cường khả năng chịu sốc qua hoạch định và quản lý đô thị, đặc biệt là đối với các khu vực có mức rủi ro cao nơi có nhiều người nghèo thành thị sinh sống. Các phương pháp này cần trở thành tiêu chuẩn thực hiện cho các thành phố.

• Bảo Đảm Nhà Đất Giá Rẻ. Tình trạng rối loạn của các thị trường nhà đất đô thị và việc thiếu các lựa chọn nhà ở giá rẻ đã làm tăng dân số sinh sống trong các khu ổ chuột tại các thành phố trong khu vực EAP. Các cư dân thu nhập thấp có ít cơ hội vay tiền mua nhà hoặc thuê nhà giá rẻ. Để giải quyết những trở ngại này, bắt đầu ở cấp độ đô thị hóa khởi phát, các chính sách phải được áp dụng nhằm bảo đảm quyền sở hữu bất động sản được bảo vệ và tạo điều kiện cấp phép xây dựng nhanh để tác động tích cực đến thị trường nhà giá rẻ nói chung. Ở cấp độ đô thị hóa trung bình, các chính sách có thể tạo điều kiện tiếp cận đất và tăng cường bảo đảm quyền sử dụng đất cũng rất quan trọng đối với tầng lớp nghèo thành thị, như đã gặp ở Iloilo City ở Philippines và với CODI ở Thái Lan. Nên xuất phát từ việc giải quyết các nguyên nhân giá đất cao ở một thành phố nhất định - chẳng hạn như diện tích lô đất tối thiểu, tỷ lệ diện tích sàn tối đa, và phương pháp quy hoạch đã lỗi thời. Các công cụ gồm có chuyển quyền xây dựng; các cơ quan thẩm định đặc biệt; các hình thức thưởng về mật độ; xây sử dụng cho nhiều mục đích kết hợp; và các trường hợp trợ cấp chéo. Hình thức sử dụng đất chung cũng đã được áp dụng thành công trên toàn khu vực để mở ra cơ hội sở hữu đất. Ở cấp độ đô thị hóa nâng cao, các biện pháp hỗ trợ có trọng tâm, cũng như việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, và quản lý đất và các chương trình và chính sách về thuế đất, có thể giúp tiếp cận đối tượng nghèo nhất.

• Giúp Tiếp Cận Bình Đẳng Cơ Sở Hạ Tầng và Các Dịch Vụ Thiết Yếu. Song song với vấn đề hoạch định không gian theo hướng có lợi cho người nghèo ở các thành phố là việc tiếp cận bình đẳng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ thiết yếu. Các hoạt động đầu tư nước sạch, vệ sinh, và thu gom rác thải chất rắn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, năng suất, và phúc lợi xã hội, đặc biệt là ở cấp độ đô thị hóa khởi phát. Khi các thành phố phát triển, việc bảo đảm phương tiện giao thông giá rẻ giúp tiếp cận các cơ hội kiếm thu nhập cũng như tiếp cận các dịch vụ, chẳng hạn như trường học, cơ sở y tế, và bệnh viện, và có thể giảm bớt những thiếu hụt về không gian. Để đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng ưu tiên, các chương trình nâng cấp khu nhà ổ chuột có thể sử dụng phương pháp khuyến khích tham gia nhằm xác định và áp dụng các biện pháp can thiệt theo từng khu phố. Các chương trình chủ đạo được quốc tế công nhận ở Indonesia, Thái Lan, và Việt Nam đang được nâng cấp. Các quốc gia khác, chẳng hạn như Campuchia,

Page 22: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

15

Mông Cổ, và Philippines, hiện đang rất cần nâng cấp các khu ổ chuột, đòi hỏi phải có sự lưu ý cấp thiết. Ngành tư đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện.

Khuyến Khích Hòa Nhập Xã Hội đối với Tầng Lớp Nghèo Thành Thị• Hiểu Quyền của mọi Công Dân đối với Thành Phố. Một phần không

thể thiếu trong việc khuyến khích phát triển các thành phố hòa nhập là xây dựng dựa trên nhận thức rằng tất cả các công dân, bất kể danh tính, mức thu nhập, hoặc sinh ra ở nông thôn hay thành thị, đều có thể tiếp cận bình đẳng các dịch vụ thành thị hoặc mua bất động sản. Cùng với điều này là nền văn hóa trao quyền chủ động, trong đó sinh ra ý thức hòa nhập trong môi trường đô thị. Các chính quyền địa phương có thể đóng vai trò quan trọng trong việc trao quyền hưởng thụ cuộc sống thành phố cho các cư dân đô thị và đầu tư vào các nguồn lực nhằm hỗ trợ các thành phần dân số ngày

Nguồn hình: © Aileen Damatac / World Bank.

Page 23: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

16

càng tăng, bất kể mức thu nhập. Tuy nhiên, chính quyền địa phương cũng có thể tạo ra các rào cản khi các chiến lược hoạch định không tính đến các cộng đồng có thu nhập thấp, người lao động không chính thức, và nhập cư. Các chính sách như hukou ở Trung Quốc, hoặc các chính sách tách biệt xã hội khác đối với tầng lớp nhập cư thành thị ở Campuchia, Indonesia, và Việt Nam, từ trước đến nay vẫn bỏ qua rất nhiều người. Tình huống này gây phân hóa xã hội và khiến nhiều người không có điều kiện hưởng lợi từ quá trình đô thị hóa. Trong trường hợp Trung Quốc, tình hình đang thay đổi, với việc nới rộng chính sách hukou trong thời gian gần đây, đặc biệt là ở các thành phố nhỏ hơn. Các quốc gia khác ở các cấp độ đô thị khác nhau cũng cần áp dụng các biện pháp cải tổ đối với các chính sách loại trừ nhằm bảo đảm sự bình đẳng và cơ hội cho người nhập cư thành thị.

• Các Tiểu Nhóm Bên Lề Trọng Tâm trong Tầng Lớp Nghèo Thành Thị. Tạo điều kiện tiếp cận các lợi ích cho những người vì nhiều lý do, không thể tận dụng tối đa thị trường lao động là vấn đề quan trọng trong việc khuyến khích hòa nhập xã hội. Quy trình này ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng ở các cấp độ đô thị hóa trung bình và cao cấp vì tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng. Các chương trình mạng lưới bảo vệ xã hội, đặc biệt là các cơ hội làm việc đổi tiền mặt và chuyển tiền mặt có điều kiện, có thể thúc đẩy giảm đói nghèo và hòa nhập trong các thành phố bằng cách cung cấp một cơ chế cho những người dễ bị ảnh hưởng để giúp họ tiếp cận hiệu quả hơn. Indonesia và Philippines là ví dụ điển hình về những nơi các chương trình này hỗ trợ thu nhập và cung cấp cơ hội huấn luyện đào tạo cho những người không nằm trong nền kinh tế chính thức hoặc cho những người mới đến đang bị phân biệt đối xử do danh tính của mình. Các chương trình này đã được áp dụng để đáp ứng các nhu cầu đô thị. Một số chương trình như vậy hiện có ở các quốc gia khác, đặc biệt là đối với những người có nhà ở không chính thức, vẫn còn nhiều người không được đáp ứng nhu cầu. Ví dụ về các chương trình đại diện cho các nhóm như phụ nữ có thu nhập thấp, người cao niên, và tầng lớp nhập cư thành thị ở Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Thái Lan, cho thấy những chương trình này có thể khắc phục các vấn đề dễ bị ảnh hưởng đối với những người gặp bất lợi nhiều nhất.

• Củng Cố Chính Quyền Địa Phương và Khuyến Khích Công Dân Tham Gia. Xây dựng các thành phố hòa nhập phụ thuộc vào hiệu quả quản lý ở cấp địa phương thông qua quá trình quyết định công bằng và minh bạch ở mọi cấp độ đô thị hóa. Quy trình này đòi hỏi phải có đủ nguồn lực để áp dụng thành công các chương trình và chính sách ngay từ đầu. Nghiên cứu cho thấy tầng lớp nghèo thành thị ít được tiếp cận và đại diện trong hệ thống chính trị hơn tầng lớp không phải người nghèo ở thành thị; họ có ít cơ hội hơn tầng lớp không phải người nghèo trong việc định hình và tác động đến các tổ chức điều hành của họ; và tầng lớp nghèo thành thị có mối quan hệ thù địch và gây sợ hãi hơn nhiều với các tổ chức luật và thi hành luật đô thị (Desai 2010). Việc khuyến khích tầng lớp nghèo thành thị tham gia các tiến trình ra quyết định là quan trọng để

Page 24: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

17

Hình 1 Tỷ Lệ các Dạng Khu Ổ Chuột theo Khu Vực

Mật độ caoNằm dưới câyNằm trải dài theo đường tàu hỏaNằm trải dàiHỗn hợpQuần tụNằm trải dài theo các con sôngMật độ thấp

32%

10%26%

4%

20%

6%

1%1%

Hình 2 Tỷ Lệ các Dạng Khu Ổ Chuột Khác Nhau

1%

Mật độ caoNằm dưới câyNằm trải dài theo đường tàu hỏaNằm trải dàiHỗn hợpQuần tụNằm trải dài theo các con sôngMật độ thấp

4%

17%27%

13%18%

11%

9%

Nguồn: Trích từ dữ liệu khảo sát hộ gia đình khu đô thị Malina.

Hình 3 Ví Dụ về Các Khu Nhà Tạm Hỗn Hợp

Nguồn: Google Earth.

Page 25: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

18

Bản

g 1

Các

Ngu

yên

Tắc

Địn

h H

ướ

ng đ

ể K

huyế

n K

hích

Sự

Hòa

Nhậ

p củ

a N

gườ

i Ngh

èo T

hành

Thị

theo

Cấp

Độ

Đô

Thị H

óa

Cấp

Độ

Đô

Thị H

óa

Các

Ngu

yên

Tắc

Chí

nh S

ách

Địn

h H

ướ

ngK

hởi P

hát

Trun

g B

ình

Cao

Cấp

Khu

yến

Khí

ch H

òa N

hập

Kin

h Tế

Kết

nối

ngư

ời n

ghèo

th

ành

thị v

ới c

ác th

ị trư

ờng

việc

làm

Đầu

tư g

iáo

dục

tiểu

học

• Th

iết l

ập c

ác h

ệ th

ống

thôn

g tin

thị t

rườn

g la

o độ

ng h

iệu

quả

• Đ

ầu tư

đào

tạo

kỹ n

ăng

dạy

nghề

• Đ

ầu tư

vào

phư

ơng

tiện

giao

thôn

g cô

ng c

ộng

để g

iúp

đi lạ

i tới

i có

công

ăn

việc

làm

• N

âng

cao

chất

lượn

g gi

áo d

ục v

à kỹ

năn

g; đ

ầu tư

giá

o dụ

c dạ

y ng

hề v

à gi

áo d

ục c

ao đ

ẳng

đại h

ọc;

• C

ung

cấp

các

chươ

ng tr

ình

đào

tạo

việc

làm

trọng

tâm

đặ

c bi

ệt d

ành

cho

than

h th

iếu

niên

thất

ngh

iệp

• M

ở rộ

ng đ

ầu tư

vào

gia

o th

ông

công

cộn

g đế

n tấ

t cả

các

khu

vực

để m

ở rộ

ng c

ơ hộ

i tiế

p cậ

n cô

ng ă

n vi

ệc là

m

Khu

yến

khíc

h ph

át

triển

kin

h tế

lợi c

ho

ngư

ời n

ghèo

• K

huyế

n kh

ích

tinh

thần

doa

nh n

ghiệ

p và

nhậ

p cư

• M

ở rộ

ng c

ơ hộ

i tiế

p cậ

n ng

uồn

tín d

ụng

thôn

g qu

a cá

c ch

ươn

g trì

nh h

ỗ trợ

tiểu

doa

nh n

ghiệ

p•

Thiế

t lập

thi h

ành

nhữ

ng c

hính

sác

h kh

uyến

khí

ch b

ảo v

ệ qu

yền

của

ngư

ời la

o độ

ng k

hông

chí

nh th

ức,

chẳ

ng h

ạn n

hư h

ợp p

háp

hóa

khôn

g gi

an c

ho c

ông

việc

khô

ng c

hính

thứ

c và

thiế

t lập

các

điề

u lu

ật b

ảo v

ệ ng

ười

lao

động

tại g

ia

Xây

dự

ng k

hả n

ăng

thíc

h ng

hi v

ới c

ác c

ú số

c bê

n ng

oài

Hỗ

trợ c

ác c

hươn

g trì

nh c

ộng

đồng

nhằ

m tă

ng c

ườn

g kh

ả nă

ng th

ích

nghi

• Đ

ầu tư

hoạ

ch đ

ịnh

ứng

phó

thảm

họa

các

hệ th

ống

cảnh

báo

sớ

m ở

nhữ

ng k

hu v

ực

có n

guy

cơ c

ao•

Thiế

t lập

các

chư

ơng

trình

an

toàn

hội c

ó trọ

ng tâ

m

• M

ở rộ

ng c

ác h

ệ th

ống

cảnh

báo

sớm

để

xác

định

cho

ngu

y cơ

xảy

ra th

ảm h

ọa•

Mở

rộng

nâng

cấp

các

mạn

g lư

ới b

ảo v

ệ an

toàn

trọng

tâm

• Th

iết l

ập v

à th

ực

hiện

các

chư

ơng

trình

trọng

tâm

nhằ

m

giảm

tình

trạn

g xu

ống

cấp

môi

trư

ờng

• X

ây d

ựng

thêm

sở h

ạ tầ

ng•

Thiế

t lập

các

nhó

m b

ảo h

iểm

Khu

yến

Khí

ch H

òa N

hập

Khô

ng G

ian

Đầu

tư h

oạch

địn

h đô

th

ị toà

n di

ệnĐ

ầu tư

hoạ

ch đ

ịnh

khôn

g gi

an k

ết h

ợp h

iệu

quả

với h

oạch

địn

h gi

ao th

ông

nhằm

tạo

điều

kiệ

n kế

t nối

khô

ng g

ian

giữ

a cá

c kh

u vự

c có

côn

g ăn

việ

c là

m v

à nh

à ở

cho

ngư

ời c

ó th

u nh

ập th

ấp.

• Đ

ầu tư

sở h

ạ tầ

ng g

iao

thôn

g và

các

chí

nh s

ách

liên

kết c

ho

phù

hợp

với t

ình

trạng

mật

độ

dân

số v

à kh

uyến

khí

ch k

hả

năng

mua

nhà

cũn

g nh

ư tă

ng c

ườn

g kh

ả nă

ng đ

i lại

cho

tất c

ả m

ọi n

gười

• Đ

ầu tư

xây

dự

ng c

ác là

n đư

ờng

cho

xe đ

ạp v

à lố

i đi b

ộ•

Chủ

độn

g lậ

p kế

hoạ

ch m

ở rộ

ng đ

ô th

ị bao

gồm

ở c

ác k

hu v

ực

và d

ịch

vụ tạ

i các

địa

điể

m q

uy đ

ịnh

• Đ

ầu tư

phá

t triể

n cá

c kh

ông

gian

côn

g cộ

ng n

goài

trời

• Tă

ng c

ườn

g đầ

u tư

sở h

ạ tầ

ng g

iao

thôn

g, k

hả n

ăng

kết n

ối, c

ác là

n đư

ờng

xe đ

ạp v

à lố

i đi b

ộ;•

Đầu

tư v

à bả

o dư

ỡng

các

khôn

g gi

an c

ông

cộng

• Tá

i địn

h cư

ngư

ời n

ghèo

thàn

h th

ị ở c

ác k

hu v

ực

có n

guy

cơ c

ao•

Bảo

đảm

các

khôn

g gi

an x

anh

ngoà

i trờ

i ở c

ác k

hu v

ực

có n

hiều

ngư

ời th

u nh

ập th

ấp (Xem

tiếp

bản

g ở

trang

sau

)

Page 26: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

19

Bản

g 1

Các

Ngu

yên

Tắc

Địn

h H

ướ

ng đ

ể K

huyế

n K

hích

Hòa

Nhậ

p Tầ

ng L

ớp

Ngh

èo T

hành

Thị

theo

Cấp

Độ

Đô

Thị H

óa (t

iếp

theo

)

Cấp

Độ

Đô

Thị H

óa

Các

Ngu

yên

Tắc

Chí

nh S

ách

Địn

h H

ướ

ngK

hởi P

hát

Trun

g B

ình

Cao

Cấp

Bảo

đảm

nhà

đất

gi

á rẻ

• Đ

ịnh

nghĩ

a và

thự

c th

i cá

c qu

yền

sở h

ữu

đất

để b

ảo đ

ảm q

uyền

sở

hữu

đất v

à qu

yền

sở

hữu

bất đ

ộng

sản

• N

âng

cao

chất

lượn

g qu

ản lý

đất

đai

• M

ở rộ

ng c

ác k

hu v

ực

pháp

lý h

ành

chín

h để

phố

i hợp

các

hoạ

t độ

ng đ

ầu tư

sở h

ạ tầ

ng•

Điề

u ch

ỉnh

và th

i hàn

h cá

c qu

y ch

ế sử

dụn

g đấ

t đai

duy

trì g

iá đ

ất

hợp

lý c

hẳng

hạn

như

Chu

yển

Như

ợng

Quy

ền X

ây (T

DR

), cá

c cơ

qu

an th

ẩm đ

ịnh

đặc

biệt

, xây

để

sử d

ụng

cho

nhiề

u m

ục đ

ích,

các

hệ

thốn

g trợ

cấp

, và

sử d

ụng

đất c

hung

• Th

iết l

ập v

à th

i hàn

h cá

c ch

ươn

g trì

nh c

ấp c

hứng

nhậ

n qu

yền

sử d

ụng

đất

• C

hủ đ

ộng

lập

kế h

oạch

mở

rộng

đô

thị,

kể c

ả về

địa

điể

m v

à dị

ch v

ụ•

Ngă

n ch

ặn tì

nh tr

ạng

định

khô

ng c

hính

thứ

c ở

các

khu

vực

có n

guy

cơ c

ao•

Giớ

i thi

ệu c

ác c

hươn

g trì

nh c

ho v

ay m

ua n

hà c

ho c

ác n

hóm

ngư

ời

thu

nhập

thấp

• Q

uy c

hế v

ề sử

dụn

g đấ

t đai

thuế

đất

• Á

p dụ

ng c

ác c

hươn

g trì

nh c

ấp g

iấy

chứ

ng n

hận

quyề

n sở

hữ

u đấ

t•

Tạo

điều

kiệ

n m

ở rộ

ng n

guồn

vốn

vay

mua

nhà

cho

các

nh

óm d

ân s

ố có

thu

nhập

thấp

Tạo

điều

kiệ

n tiế

p cậ

n bì

nh đ

ẳng

đối v

ới c

ơ sở

hạ

tầng

các

dịch

vụ

thiế

t yếu

• Đ

ầu tư

vào

các

dịc

h vụ

sở

hạ tầ

ng c

ăn b

ản

(nư

ớc v

à vệ

sin

h)

• C

ung

cấp

đồng

bộ

các

dịch

vụ

cơ s

ở hạ

tầng

căn

bản

: nướ

c sạ

ch,

vệ s

inh,

thu

rác

chất

rắn,

điệ

n, p

hươn

g tiệ

n gi

ao th

ông

giá

rẻ•

Mở

rộng

hội v

ay v

ốn tư

nhâ

n để

phá

t triể

n cơ

sở

hạ tầ

ng

• Á

p dụ

ng c

ác h

ình

thứ

c nâ

ng c

ao c

hất l

ượn

g cu

ng c

ấp

đồng

bộ

các

dịch

vụ

cơ s

ở hạ

tầng

căn

bản

• Th

iết l

ập c

ác c

hươn

g trì

nh n

âng

cấp

khu

nhà

ổ ch

uột v

à hò

a nh

ập v

ào th

ành

phố

Khu

yến

Khí

ch H

òa N

hập

Xã H

ộiM

ở rộ

ng q

uyền

cho

tất

cả c

ác c

ông

dân

đối

với t

hành

phố

Cải

tổ h

oặc

xóa

bỏ c

ác c

hính

sác

h lo

ại tr

ừ đ

ối v

ới n

gười

nhậ

p cư

ở th

ành

thị

Chú

trọn

g cá

c tiể

u nh

óm th

iệt t

hòi t

rong

số

tầng

lớp

nghè

o

• Đ

ầu tư

vào

các

chư

ơng

trình

bảo

vệ

xã h

ội c

ó trọ

ng tâ

m c

ho đ

ối

tượn

g ng

ười

ngh

èo n

hất

• C

ải ti

ến v

à nâ

ng c

ấp c

ác c

hươn

g trì

nh b

ảo v

ệ xã

hội

trọng

tâm

cho

đối

tượn

g ng

ười

ngh

èo n

hất

Củn

g cố

hiệ

u qu

ả qu

ản lý

ở c

ấp đ

ịa

phư

ơng

và k

huyế

n kh

ích

cư d

ân th

am g

ia

• Đ

ầu tư

phá

t triể

n kỹ

năn

g lã

nh đ

ạo h

iệu

quả,

xây

dự

ng n

ăng

lực

và th

i hàn

h cá

c vấ

n đề

ưu

tiên

về q

uản

lý đ

ối v

ới q

uản

lý đ

ô th

ị ở c

ấp q

uốc

gia

và đ

ịa p

hươn

g•

Khu

yến

khíc

h cơ

hội

tham

gia

vào

tiến

trìn

h qu

yết đ

ịnh

ở cấ

p đị

a ph

ươn

g

• Á

p dụ

ng c

ác c

hươn

g trì

nh c

ó trọ

ng tâ

m n

hằm

giả

m tộ

i phạ

m v

à bạ

o lự

c•

Làm

việ

c vớ

i các

nhó

m x

ã hộ

i dân

sự

về c

ác c

hính

sác

h và

ch

ương

trìn

h tro

ng c

ác k

hu p

hố c

ó th

ành

phần

thu

nhập

thấp

• C

ải ti

ến v

à nâ

ng c

ấp c

ác c

hươn

g trì

nh c

ó trọ

ng tâ

m n

hằm

gi

ảm tỷ

lệ tộ

i phạ

m v

à bạ

o lự

c•

Hỗ

trợ c

ác n

hóm

hội d

ân s

ự th

ực th

i các

chí

nh s

ách

chươ

ng tr

ình

ở cá

c kh

u ph

ố có

tầng

lớp

thu

nhập

thấp

• X

ây d

ựng

các

hệ

thốn

g th

ông

tin h

iệu

quả

hơn

về đ

iều

kiện

sốn

g hi

ện tạ

i và

các

khu

vực

phát

triể

n tư

ơng

lai t

hông

qua

các

bản

kh

ảo s

át v

à dữ

liệu

ngh

iên

cứu

từ x

a.•

Sử

dụn

g hi

ệu q

uả c

ác h

ệ th

ống

thôn

g tin

để

thiế

t lập

chí

nh s

ách

và h

oạch

địn

h

• Đ

ồng

bộ h

óa c

ác h

oạt đ

ộng

thu

thập

dữ

liệu

• Ti

ến h

ành

các

cuộc

ngh

iên

cứu

chuy

ên s

âu đ

ối v

ới c

ác

tiểu

nhóm

đòi

hỏi

phả

i phâ

n tíc

h th

êm

Page 27: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

20

củng cố và tăng cường các chính sách, tăng cường cung cấp dịch vụ, và bảo đảm ổn định xã hội ở các thành phố. Việc tạo điều kiện cho các gia đình thành thị tích cực tham gia và đóng góp cho thành phố của họ là cách hiệu quả để khuyến khích hòa nhập xã hội. Một chương trình như vậy là Asia Coalition for Community Action (ACCA), chú trọng đến vấn đề nâng cấp nhà ổ chuột hướng đến mục đích hòa nhập cho tầng lớp nghèo thành thị ở Thái Lan. Và Chương Trình Phát Triển Theo Định Hướng Cộng Đồng Đô Thị ở Indonesia (PNPM) khuyến khích các cư dân thành thị chủ động giữ vai trò xác định các vấn đề ưu tiên của cộng đồng, cải thiện quan hệ với các chính quyền địa phương, và thiết kế cũng như áp dụng các biện pháp cải tiến cộng đồng. Cuối cùng, những hoạt động như vậy cũng có thể tạo điều kiện cho các nhóm địa phương tổ chức các hoạt động và lợi ích cộng đồng khác, qua đó tăng cường sự gắn bó xã hội giữa các thành phố.

Một Vấn Đề Ưu Tiên Cần Thực Hiện: Đầu Tư về Kiến Thức để Quyết Định Dựa Trên Bằng Chứng Thực TếCam kết nghiên cứu và thu thập dữ liệu hiệu quả hơn. Rất nhiều thiếu hụt kiến thức đã phát sinh trong khi tiến hành cuộc nghiên cứu này. Việc đầu tư vào cơ sở dữ liệu đáng tin cậy hơn và nghiên cứu hiệu quả hơn, cũng như bảo đảm rằng kết quả được áp dụng trở lại vào quá trình ra quyết định, sẽ giúp thiết kế hiệu quả hơn các chương trình và chính sách nhằm mục đích tiếp cận thành phần người nghèo đô thị và tạo ra nhiều thành phố hòa nhập đáng sống hơn. Trong số những thiếu hụt kiến thức đã xác định, rõ ràng có một loạt các vấn đề ưu tiên đối với vấn đề ra quyết định dựa trên bằng chứng thực tế, trong đó bao gồm những vấn đề ưu tiên sau đây:

• Việc hoạch định và phân tích đô thị dựa trên bằng chứng thực tế là cần thiết để đánh giá và hiểu các xu hướng cũng như đặc điểm liên quan đến các điều kiện sống trong các thành phố, để xác định các khó khăn trở ngại trong tương lai, và để thiết lập các kế hoạch phù hợp.

• Còn thiếu sự hiểu biết về ảnh hưởng của các chương trình và chính sách. Kiến thức đó phụ thuộc vào các hệ thống thông tin rõ ràng và đủ năng lực để tiến hành phân tích chuyên sâu, cho phép các thành phố chuyển từ việc ra quyết định mang tính chất phản ứng sang chủ động tạo ra giải pháp để giải quyết rất nhiều vấn đề khó khăn trở ngại liên quan đến đô thị. Có thể tốn kém nếu các thành phố có nguồn lực hạn chế cần thu thập thông tin cơ bản về địa điểm của các khu định cư dành cho người có thu nhập thấp, các khu vực có nguy cơ cao, tiếp cận các dịch vụ thiết yếu, và các khu vực có tỷ lệ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, lợi ích của việc đầu tư vào công việc thu thập dữ liệu này là vô cùng quan trọng để bảo đảm hoạch định hiệu quả, và đặc biệt quan trọng ở các giai đoạn đô thị hóa trung bình và cao cấp trong quá trình phát triển quốc gia và thành phố.

Page 28: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

21

• Giá trị dữ liệu trong việc hiểu các vấn đề liên quan đến đói nghèo đô thị và các khu nhà định cư không chính thức là bằng chứng thu được từ các cuộc nghiên cứu thực tế mà chúng ta đã thảo luận ở Khu Đô Thị Manila, Philippines, và Ulaanbaatar, Mông Cổ. Ngoài các cuộc khảo sát ý kiến gia đình, các nguồn lực quan trọng khác bao gồm dữ liệu thăm dò từ xa, xây dựng bản đồ cộng đồng, dữ liệu điều tra dân số, và các nguồn thông tin mới, chẳng hạn như dữ liệu từ máy điện thoại di động hoặc thông tin phản hồi của cư dân. Với dữ liệu này, các chính quyền thành phố có thể hiểu rõ hơn về môi trường đô thị cũng như cư dân của mình và do đó đáp ứng hiệu quả hơn các nhu cầu hiện tại.

Đầu tư cho nguồn dữ liệu đáng tin cậy và nâng cao hiệu quả nghiên cứu, đồng thời bảo đảm kết quả được phản hồi lại vào quy trình ra quyết định, qua đó sẽ giúp thiết kế các chương trình và chính sách tiếp cận tầng lớp nghèo thành thị hiệu quả hơn, tạo nên các thành phố hòa nhập và đáng sống hơn.

Nguồn hình: Vĩnh Long, Việt nam. © Champaka Rajagopal.

Page 29: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

22

Ghi Chú1. Nhà ổ chuột được định nghĩa rộng dựa trên định nghĩa của UN Habitat là một

hộ gia đình nghèo với các cá nhân sống cùng một nhà ở một khu vực thành thị và thiếu một hoặc nhiều điều kiện sau đây: nhà ở chắc chắn và cố định bảo vệ tránh các điều kiện khí hậu khắc nhiệt; có đủ không gian sống có nghĩa là có không quá ba người cùng sống trong một phòng; dễ dàng tiếp cận nguồn nước an toàn với số lượng đủ và với giá rẻ; tiếp cận điều kiện vệ sinh thỏa đáng dưới dạng nhà vệ sinh riêng hoặc nhà vệ sinh chung với một số lượng người hợp lý; và bảo đảm có nơi thuê nhà nên không thể ép buộc bị đuổi ra khỏi nhà.

Tài liệu tham khảoBaker, J. 2012. Biến Đổi Khí Hậu, Nguy Cơ Thảm Họa, và Tầng Lớp Nghèo

Thành Thị: Các Thành Phố Tăng Cường Khả Năng Thích Nghi với một Thế Giới Không Ngừng Thay Đổi. Phát Triển Đô Thị. Washington, DC: Ngân Hàng Thế Giới.

Habib, B., và những người khác. 2010. “Ảnh Hưởng của Khủng Hoảng Tài Chính đối với Tầng Lớp Người Nghèo và Thu Nhập Tài liệu phổ biến: Quan Điểm từ các Ví Dụ Mô Phỏng ở Một Số Quốc Gia.” Economic Premise số 7. Ngân Hàng Thế Giới, Washington, DC.

Jha, A., and Z. Stanton-Geddes. 2013. Vững Mạnh, An Toàn, và Thích Nghi Hiệu Quả: Cẩm Nang Hướng Dẫn Chính Sách Chiến Lược về Quản Lý Nguy Cơ Thảm Họa ở Khu Vực Đông Á và Châu Á Thái Bình Dương. Washington, DC: Ngân Hàng Thế Giới.

Desai, R. M. 2010. “Nền Kinh Tế Chính Trị của Tầng Lớp Dân Nghèo Thành Thị ở các Quốc Gia Đang Phát Triển: Các Lý Thuyết, các Vấn Đề và Chương Trình Nghiên Cứu (30 tháng Sáu, 2010).” Tài Liệu Nghiên Cứu số 20 của Wolfensohn Center for Development https://ssrn.com/abstract=1658580.

Ngân Hàng Thế Giới. 2009. Báo Cáo Phát Triển Thế Giới 2009: Tái Định Hình Địa Lý Kinh Tế. Washington, DC: Ngân Hàng Thế Giới.

———. 2013. “Một Khu Vực Đa Dạng và Năng Động: Tình Hình Hoạt Động Hỗ Trợ Xã Hội ở khu vực Đông Á và Châu Á Thái Bình Dương.” Ngân Hàng Thế Giới, Washington.

Ngân Hàng Thế Giới và IMF (Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế) 2013. Báo Cáo Theo Dõi Toàn Cầu 2013: Các Động Lực Phát Triển Khu Vực Nông Thôn-Thành Thị và Các Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ. Washington, DC: Ngân Hàng Thế Giới.

Page 30: Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị · CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Mở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

CÁC THÀNH PHỐ ĐÔNG Á VÀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNGMở Rộng Cơ Hội cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị

SKU 211093

Quá trình đô thị hóa ở Khu Vực Đông Á và Châu Á Thái Bình Dương (EAP) mang lại cơ hội to lớn cho nhiều người. Tuy nhiên sự tăng trưởng nhanh ở các thành phố

cũng đưa đến nhiều trở ngại - trong số đó là thiếu nhà ở giá rẻ, thiếu hụt dịch vụ cơ bản,

và tình trạng bất bình đẳng ngày càng mở rộng đối với cư dân đô thị.

Ước tính 250 triệu người ở Đông Á và Châu Á Thái Bình Dương hiện đang sinh sống

trong các khu ổ chuột, đây là khu vực có tỷ lệ dân số sống trong khu ổ chuột lớn nhất thế

giới. Khoảng 75 triệu người sống dưới mức nghèo đói $3.10/ngày, cùng với tình trạng

nghèo thành thị tồn tại ở cả các quốc gia có thu nhập trung bình thấp và trung bình cao.

Trong cuốn sách Các Thành Phố Đông Á và Châu Á Thái Bình Dương: Mở Rộng Cơ Hội

cho Tầng Lớp Nghèo Thành Thị, nhiều khía cạnh về bất bình đẳng và tình trạng nghèo

thành thị được phân tích theo mô hình đa chiều về kinh tế, không gian, và xã hội. Mô hình

này tập trung vào các yếu tố chủ chốt liên quan đến công ăn việc làm, điều kiện sống, và

quyền bình đẳng cũng như mức độ luật pháp bảo vệ đối với các nhóm thiểu số. Cuốn

sách cũng cung cấp nhiều ví dụ về cách giải quyết các vấn đề này trong khu vực thông

qua các chương trình và chính sách cụ thể.

Đây là tài liệu đọc quan trọng đối với các nhà thiết lập chính sách, các chuyên gia, và nhà

nghiên cứu muốn hiểu rõ những khó khăn trở ngại của tầng lớp nghèo thành thị ở Đông

Á và Châu Á Thái Bình Dương, cũng như các phương pháp khắc phục thành công.

Vui lòng truy cập website worldbank.org/eap/inclusivecities để có bản báo cáo đầy đủ

và các nghiên cứu ví dụ thực tế.

C TH

ÀN

H PH

Ố Đ

ÔN

G Á

VÀ TH

ÁI B

ÌNH

ƠN

G

Biên tập viên Judy L. Baker và Gauri U. Gadgil

TẬP ĐOÀN NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TẬP ĐOÀN NGÂN HÀNG THẾ GIỚI