MÔ HÌNH “LÀNG ĐÔ THỊ”, MỘT HƯỚNG ĐI CHO … nghiep do thi ben... · Web viewMặc...

14
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ: HƯỚNG ĐI BỀN VỮNG CHO TIẾN TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA THỦ ĐÔ HÀ NỘI Th.S KTS. Nguyễn Thị Hồng Diệp Viện Quy hoạch Đô thị& Nông thôn Quốc gia 1- Đặt vấn đề Quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng, đô thị hóa là một quá trình tất yếu khách quan. Đô thị hóa trong điều kiện tiền công nghiệp hóa ít gắn với các yếu tố nội tại làm động lực cho kinh tế đô thị đã làm trầm trọng thêm các khó khăn lớn của các đô thị như: Một bộ phận lao động trong nông nghiệp mất đất sản xuất, trở nên thiếu công ăn việc làm; một bộ phận dân cư từ nông thôn chuyển về đô thị để làm việc, làm gia tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vấn đề vệ sinh môi trường đô thị cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng; sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước là điều không thể tránh khỏi… Đây là các yếu tố đe dọa sự phát triển nhanh và bền vững của các đô thị nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong rất nhiều các giải pháp thì phát triển nông nghiệp đô thị được xem như một hướng đi tối ưu có tính khả thi cao để giải quyết các bất cập liên quan trong tiến trình đô thị hoá, hướng tới xây dựng các đô thị sinh thái bền vững cho tương lai. Vấn đề này đặt ra một loạt các thách thức cần xử lý đó quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, quy hoạch vùng nông 1 Nông nghiệp đô thị

Transcript of MÔ HÌNH “LÀNG ĐÔ THỊ”, MỘT HƯỚNG ĐI CHO … nghiep do thi ben... · Web viewMặc...

Page 1: MÔ HÌNH “LÀNG ĐÔ THỊ”, MỘT HƯỚNG ĐI CHO … nghiep do thi ben... · Web viewMặc dù phạm vi hoạt động chưa rộng, mức độ phát triển chưa cao,

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ: HƯỚNG ĐI BỀN VỮNG CHO TIẾN TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Th.S KTS. Nguyễn Thị Hồng DiệpViện Quy hoạch Đô thị& Nông thôn Quốc gia

1- Đặt vấn đề

Quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng, đô thị hóa là một quá trình tất yếu khách quan. Đô thị hóa trong điều kiện tiền công nghiệp hóa ít gắn với các yếu tố nội tại làm động lực cho kinh tế đô thị đã làm trầm trọng thêm các khó khăn lớn của các đô thị như: Một bộ phận lao động trong nông nghiệp mất đất sản xuất, trở nên thiếu công ăn việc làm; một bộ phận dân cư từ nông thôn chuyển về đô thị để làm việc,

làm gia tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vấn đề vệ sinh môi trường đô thị cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng; sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước là điều không thể tránh khỏi… Đây là các yếu tố đe dọa sự phát triển nhanh và bền vững của các đô thị nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong rất nhiều các giải pháp thì phát triển nông nghiệp đô thị được xem như một hướng đi tối ưu có tính khả thi cao để giải quyết các bất cập liên quan trong tiến trình đô thị hoá, hướng tới xây dựng các đô thị sinh thái bền vững cho tương lai.

Vấn đề này đặt ra một loạt các thách thức cần xử lý đó là quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, quy hoạch vùng nông nghiệp phù với từng loại cây trồng và đặc điểm thổ nhưỡng của vùng; Giải pháp đầu ra cho sản phẩm từ nông nghiệp; Phát triển nguồn nhân lực như công tác đào tạo, huấn luyện, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cần được quan tâm đầu tư hỗ trợ tích cực…

Để đạt được những mục tiêu trên, các nhà hoạch định chính sách và quy hoạch đô thị phải có những chính sách kết hợp đa mục tiêu cho việc quản lý, phát triển nông nghiệp đô thị. Ví dụ, họ phải chọn lựa giữa việc hạn chế đô thị hóa vùng ngoại ô, phát triển nhà cao tầng trong nội ô, bảo vệ vành đai xanh của đô thị và việc cho phép phát triển đô thị ra ngoại ô, thu hẹp vùng nông nghiệp ven đô thị. Mỗi phương án như vậy sẽ có những kết quả môi trường (đất, nước, cảnh quan…) và xã hội (an ninh lương thực, an toàn thực phẩm, công ăn việc làm…) khác nhau. Hơn nữa, việc lựa chọn như vậy sẽ liên quan đến các mức chi phí kinh tế khác nhau, nhất là khi chi phí xây dựng hệ thống

1

Nông nghiệp đô thị

Page 2: MÔ HÌNH “LÀNG ĐÔ THỊ”, MỘT HƯỚNG ĐI CHO … nghiep do thi ben... · Web viewMặc dù phạm vi hoạt động chưa rộng, mức độ phát triển chưa cao,

đường sá, nước, vận chuyển cho sản xuất nông nghiệp thường bị các nhà quy hoạch bỏ qua.

Bài viết này xin đề cập tới những vấn đề về chính sách cho nông nghiệp đô thị phát triển phù hợp với Hà Nội trong quá trình đô thị hóa.

2 - Vai trò của nông nghiệp đô thị với chiến lược phát triển bền vững của các đô thị trong tiến trình đô thị hóa hiện nay

Bên cạnh những thành tựu về kinh tế-xã hội đáng ghi nhận của quá trình đô thị hóa đã làm thay đổi diện mạo của khu vực đô thị, góp phần nâng cao mức sống của một số bộ phận dân cư, thì đô thị hóa cũng làm nảy sinh nhiều nhiều vấn đề phức tạp cần sớm được giải quyết như: vấn đề di dân nông thôn ra thành thị; tình trạng thất học, thất nghiệp và phân hoá giàu nghèo; vấn đề nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị; vấn đề hệ thống cơ sở hạ tầng quá tải và ô nhiễm môi trường; vấn đề an toàn về lương thực, thực phẩm, vấn đề cảnh quan đô thị… Một thực tế hiện nay của quá trình đô thị hóa ở nước ta là diễn ra trên diện rộng nhưng các yếu tố kinh tế đô thị làm động lực cho đô thị hóa thì còn nhiều khó khăn, chỉ chú trọng đô thị hóa theo chiều rộng mà ít dựa vào động lực nội tại – chiều sâu. Đô thị hóa trong điều kiện nền tảng như vậy càng làm cho các khó khăn nội tại như trên của các đô thị thêm phần căng thẳng và khó khăn trong việc tìm ra các giải pháp khắc phục. Dựa trên những ưu thế nổi bật trong việc phân tích vai trò của nông nghiệp đô thị cùng với việc tìm hiểu, đúc rút kinh nghiệm nhiều đô thị trên thế giới đã áp dụng chúng tôi nhận thấy phát triển nông nghiệp đô thị thực sự là một động lực nội tại rất quan trọng cho sự phát triển nhanh và bền vững của các đô thị của Việt Nam hiện nay.

Về khái niệm nông nghiệp đô thị, đã có nhiều tổ chức, các nhà nghiên cứu, quy hoạch đề cập đến trên nhiều góc độ khác nhau, chung quy lại có thể hiểu nông nghiệp đô thị là quá trình sản xuất sản phẩm nông nghiệp từ nguyên liệu, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm  phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn, bảo đảm sự cân bằng sinh thái, tạo hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng môi trường. Quá trình đó được diễn ra ở các vùng xen kẽ hoặc tập trung ở đô thị bao gồm nội đô, giáp ranh và ngoại ô. 

Mô hình của nông nghiệp đô thị thể hiện qua những ưu điểm nổi bật sau:

- Góp phần cung ứng nguồn lương thực, thực phẩm tươi sống tại chỗ cho các đô thị.

- Tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận dân cư ở đô thị.

- Nông nghiệp đô thị dễ tiếp cận các dịch vụ đô thị.

- Góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường.

- Góp phần tạo cảnh quan đô thị và cải thiện sức khỏe cộng đồng.

2

Page 3: MÔ HÌNH “LÀNG ĐÔ THỊ”, MỘT HƯỚNG ĐI CHO … nghiep do thi ben... · Web viewMặc dù phạm vi hoạt động chưa rộng, mức độ phát triển chưa cao,

Với những ưu việt nêu trên mà mô hình này được áp dụng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới và đã đạt được nhiều thành công. Hà Nội có thể học hỏi, tham khảo những mô hình nông nghiệp đô thị để có thể đưa ra những mô hình sản xuất phù hợp.

3 – Xu hướng nông nghiệp đô thị trên thế giới

Nông nghiệp đô thị (NNĐT) hiện đang phát triển mạnh trên thế giới. Theo tài liệu“Urban agriculture: multi-dimensional tools for social development in poor neighbourghoods” của các tác giả E. Duchemin, F. Wegmuller và A.M. Legault có đề cập đến báo cáo của UNDP (United Nations Development Program) do Smith và cộng sự thực hiện, những năm đầu thập kỷ 90 có 800 triệu người trên thế giới canh tác NNĐT, trong đó 200 triệu người sản xuất để bán, 150 triệu người chuyên canh, đáp ứng khoảng 15% thực phẩm trên thế giới. NNĐT cũng hiện diện ở các nước công nghiệp phát triển, tại các thành phố lớn như New York, Chicago, Berlin, Montreal, Toronto, Vancouver,… Ở Berlin có khoảng 80 ngàn người canh tác NNĐT, New York có khoảng 1.000 khu vườn công cộng, Boston có hơn 150 khu vườn công cộng với hơn 10 ngàn người canh tác. Canh tác NNĐT đa số là thị dân ở các nước đang phát triển, nơi mà cư dân nghèo chi khoảng 80% thu nhập cho thực phẩm. Họ thường canh tác theo truyền thống để giải quyết nhu cầu thực phẩm hàng ngày như ở Keneya, Ghana, Malawi, Nepal, Pakistan, Nicaragua,… NNĐT tác động đến kinh tế và xã hội, tạo thêm việc làm, thu nhập cho dân nghèo đô thị, các hộ gia đình canh tác NNĐT chiếm tỷ lệ cao ở các nước Bangladesh, Việt Nam, Nicaragua, Nepal. Các nước tiên tiến có xu hướng ứng dụng công nghệ cao để phát triển NNĐT, các nông trại trong nhà, trên mái các tòa nhà cao tầng, trong nhà kính, hệ thống chiếu sáng tự động nhân tạo. Nhiều mô hình NNĐT đã được xây dựng với nhiều mục tiêu khác nhau như:

- Mô hình NNĐT Uitjeeigenstad tại cảng Rotterdam - Hà Lan, kết hợp giữa nuôi cá và trồng rau thủy canh trên 2 ha vốn là đất công nghiệp.

- Tòa nhà Rotunda ở ga số 3 của sân bay quốc tế O’Hare ở Chicago xây dựng 26 tháp khí canh vào năm 2011, sử dụng nước và dưỡng chất từ khâu xử lý nước thải của tòa nhà, không sử dụng phân bón và hóa chất. Sản phẩm thu hoạch được cung cấp cho bữa ăn của hành khách.

- Tại Tokyo- Nhật, Pasona O2- nông trại dưới đất của Công ty Pasona rộng 1.000 m2, trồng 100 loại rau có thể xem là biểu tượng của công nghệ cao trong NNĐT, với điểm nhấn là hệ thống ánh sáng.

- Đức là nước phát triển mảng xanh trên mái lớn nhất thế giới, với 8-10 triệu m2

gia tăng canh tác NNĐT hàng năm trên mái các nhà xưởng, bãi đậu xe và các tòa nhà. Tại thị trấn Andernach cổ xưa bên dòng sông Rhine có cách phát triển mảng xanh rất thú vị: những công viên và các khu đất công cộng ở đây cho phép người dân gieo trồng và thu hoạch rau, quả

3

Page 4: MÔ HÌNH “LÀNG ĐÔ THỊ”, MỘT HƯỚNG ĐI CHO … nghiep do thi ben... · Web viewMặc dù phạm vi hoạt động chưa rộng, mức độ phát triển chưa cao,

- Ở Thụy Sỹ, thành phố Zurich có chính sách phát triển NNĐT nhắm vào nhiều mục tiêu, ngoài sản xuất thực phẩm, phần quan trọng hơn là tạo môi trường đa dạng sinh học, tạo mảng xanh, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ và tạo điều kiện giáo dục cho cư dân thành phố.

- Thượng Hải của Trung Quốc có đến 60% rau, 90% trứng và 800 ngàn việc làm từ NNĐT; Bắc Kinh thu 271 triệu USD mỗi năm do khai thác du lịch từ NNĐT.

Việt Nam cũng trong xu thế phát triển NNĐT, nhưng việc áp dụng công nghệ cao còn hạn chế, chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi các loại động thực vật thích hợp như hoa kiểng, rau, sinh vật cảnh.

Sơ đồ hệ thống thương mại phân phối Nông sản trên toàn cầu

4- Một số nét khái quát về nông nghiệp Hà Nội

Thành phố Hà Nội có diện tích đất tự nhiên 3.344,7 km2, gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã;  584 phường, xã và thị trấn, trong đó có 386 xã; 21 thị trấn. Diện tích đất nông nghiệp có 1.886,0 km2 (tương đương 188,6 nghìn ha) chiếm 56,34% tổng diện tích đất tự nhiên. Năm 2014, dân số của Hà Nội là 7,2 triệu người; trong đó có khoảng 4 triệu người sống ở khu vực nông thôn (chiếm 55,6% dân số của Thành phố) và thường xuyên có khoảng 3 triệu người là học sinh, sinh viên; người lao động, cán bộ và nhân dân từ nơi khác đến học tập, làm việc, sinh sống, tham quan, du lịch và khám chữa bệnh. Trong những năm qua, mặc dù giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 4,5% trong GDP của Thành phố, nhưng nó đã và đang đảm bảo được các nhiệm vụ kinh tế, chính trị - xã hội rất quan trọng, đó là: đảm bảo việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho khoảng 10 triệu người dân ở Thủ đô; đảm bảo việc làm và đời sống cho trên 3 triệu người trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn (chiếm khoảng 58% lực lượng lao động của Thành phố); đóng góp tích cực vào Chương trình xây dựng nông thôn mới để tạo việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư ở khu vực nông thôn.

4

Page 5: MÔ HÌNH “LÀNG ĐÔ THỊ”, MỘT HƯỚNG ĐI CHO … nghiep do thi ben... · Web viewMặc dù phạm vi hoạt động chưa rộng, mức độ phát triển chưa cao,

Tứ Liên được mùa quất chín vàng, tạo nên một khung cảnh đẹp cho đô thị.

Sản xuất theo hướng hữu cơ đạt năng suất và hiệu quả cao tại Sóc Sơn - Hà Nội

Ở thành phố Hà Nội, do nhu cầu phát triển đô thị và công nghiệp - dịch vụ, quỹ đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp; ngành nông nghiệp cũng như các hộ nông dân phải thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng - vật nuôi, mở ra hướng phát triển cho nông nghiệp đô thị. Bản thân người dân ở Hà Nội, từ lâu đã trồng rau muống trên ao hồ kênh mương, nổi danh với húng Láng, rau Tây Tựu, đào Nhật Tân, cam Canh bưởi Diễn, cá rô Đầm Sét, tôm cá Hồ Tây,… Thủ đô là địa bàn vừa sản xuất, vừa gắn với thị trường tiêu thụ lớn và có nhiều đơn vị nghiên cứu của Trung ương về nông nghiệp nên có lợi thế hơn hẳn các tỉnh, thành khác trong việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất. Điển hình như mô hình áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc bưởi Diễn ở thị trấn Xuân Mai (Chương Mỹ), Phương Đình (Đan Phượng) cho giá trị thu nhập đạt trên 150-200 triệu đồng/ha, mô hình trồng cam Canh ở Cao Viên (Thanh Oai) cho thu nhập 250-300 triệu đồng/ha, chăn nuôi bò sữa ở Ba Vì, Gia Lâm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/hộ/năm… Hà Nội còn có các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều nhà máy chế biến thức ăn, các cơ sở sản xuất giống giải quyết đầu ra cho nông sản.

Có thể thấy rằng rất hiếm hộ gia đình ở đô thị không trồng cây, không có cây xanh. Không ít gia đình ở đô thị Hà Nội đã trồng rau, hoa, trồng ngô, bầu, bí trên đất đã san lấp mặt bằng nhưng chưa xây dựng... Nhiều gia đình còn nuôi cá cảnh, chim cảnh. Để đáp ứng nhu cầu rau sạch, một số gia đình ở các đô thị đã tận dụng sân thượng, sân, vườn... để trồng rau và thậm chí mở ra nghề mới: nghề trồng rau mầm và phương pháp canh tác mới: thuỷ canh... Ngay cả những gia đình mới chuyển đến đô thị sinh sống thì họ cũng tìm ngay những chậu hoa, cây cảnh, cây bóng mát để trồng. Nghĩa là họ mang những đối tượng của sản xuất nông nghiệp vào từng căn nhà trong đô thị, nhiều hộ gia đình đang kinh doanh chim cảnh, cá cảnh, chó cảnh, cây cảnh rất có hiệu quả. Hà Nội mở rộng càng tạo điều kiện làm phong phú hơn nữa nông nghiệp đô thị. Với việc mở rộng thành phố và tốc độ đô thị hóa tại Thủ đô đang diễn ra nhanh về quy mô và số lượng như hiện nay, có hàng nghìn hộ nông dân ngoại thành có đất

5

Page 6: MÔ HÌNH “LÀNG ĐÔ THỊ”, MỘT HƯỚNG ĐI CHO … nghiep do thi ben... · Web viewMặc dù phạm vi hoạt động chưa rộng, mức độ phát triển chưa cao,

trong diện quy hoạch đang chưa tìm được việc làm thích hợp và nông nghiệp đô thị được xác định là giải pháp hữu hiệu và thích hợp để giải quyết việc này.

Các loại hình nông nghiệp đô thị tại Hà Nội

1. Nông nghiệp tự cung, tự cấp

2. Nông nghiệp phục vụ khách sạn nhà hàng

3. Nông nghiệp phục vụ xuất khẩu

4. Nông nghiệp xanh

5. Nông nghiệp phòng hộ

6. Nông nghiệp sinh thái

7. Nông nghiệp du lịch

8. Nông nghiệp nghỉ dưỡng

9. Nông nghiệp công nghệ cao

5- Giải pháp nào cho phát triển nông nghiệp đô thị

Bên cạnh những ưu việt mà NNĐT đem lại, các chuyên gia cũng khuyến cáo những rủi ro xảy ra từ NNĐT đối với sức khỏe và môi trường chủ yếu do việc sử dụng không đúng cách các loại vật tư nông nghiệp (thuốc bảo vệ thực vật, chất đạm, chất lân, chất hữu cơ chứa các tồn dư nguy hiểm như kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh; chất nhiễm xạ...) làm ô nhiễm nguồn nước uống, lây nhiễm vi sinh vào đất và nước, ô nhiễm không khí.

Chăn nuôi gia súc có thể làm lây nhiễm các bệnh súc vật cho con người khu đô thị trong điều kiện chăn nuôi tập trung, thâm canh nhưng lại thiếu khoảng không gian và thiết bị phù hợp. Nuôi trồng thủy sản ở vùng ven đô thị với mức độ thâm canh, sử dụng hóa chất cao cũng có thể làm hại đến nguồn nước tự nhiên và môi trường đất.

Để phát triển NNĐT  một cách bền vững, góp phần vào phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, thực sự là động lực để phát triển bền vững đô thị cần phải:

- Tiếp tục nhận thức đúng đắn hơn về đô thị. Trước kia, do quan niệm đô thị là tụ điểm dân cư tập trung, hoạt động công nghiệp dịch vụ là chủ yếu, hoạt động nông nghiệp là thứ yếu, với tỷ lệ cụ thể khác nhau, tuỳ từng nước. Chính do khái niệm này nên hàng trăm năm qua, các công trình quy hoạch xây dựng đô thị trên thế giới, hầu hết chỉ tập trung vào quy hoạch phát triển công nghiệp và dịch vụ, chưa có quy hoạch về phát triển nông nghiệp đô thị. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng các đô thị phát triển không đồng bộ, gây ra những mất cân đối trong các hoạt động kinh tế xã hội, trong sản xuất và đời sống ở các đô thị.

- Cần hình thành một quan niệm thống nhất về nông nghiệp đô thị. Nông nghiệp đô thị cũng là nông nghiệp nhưng có nhiều đặc điểm khác với nông nghiệp nông thôn

6

Page 7: MÔ HÌNH “LÀNG ĐÔ THỊ”, MỘT HƯỚNG ĐI CHO … nghiep do thi ben... · Web viewMặc dù phạm vi hoạt động chưa rộng, mức độ phát triển chưa cao,

cả về vai trò, chủ thể phát triển nông nghiệp, chức năng, cơ cấu ngành, tổ chức lãnh thổ. Vì vậy Việt Nam cần phải nhanh chóng triển khai các nghiên cứu về khu vực nông nghiệp này.

- Cần phải ổn định địa bàn sản xuất nông nghiệp đô thị. Nông nghiệp đô thị nói chung có địa bàn sản xuất không ổn định. Do sự mở rộng không gian đô thị mà nhiều lãnh thổ nông nghiệp đô thị dần biến thành không gian xây dựng, ngoại thành biến thành nội thành, nông nghiệp ngoại thị biến thành khu vực xây dựng và nông nghiệp nội thị, vùng nông nghiệp nông thôn biến thành nông nghiệp ngoại thị.

- Lựa chọn khâu đột phá trong phát triển nông nghiệp đô thị. Nông nghiệp đô thị phải cung cấp những dịch vụ và sản phẩm cao cấp nhất cho người dân đô thị. Trong điều kiện quỹ đất hẹp, lao động dư thừa, nguồn lực tự nhiên phong phú, thì khâu đột phá quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp đô thị chính là ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Các lĩnh vực cần được ưu tiên là sản xuất giống cây, vật nuôi, lựa chọn kỹ thuật canh tác phù hợp, bảo quản và chế biến nông sản, ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến thương mại, quản lý giống, dịch bệnh.

Vì vậy khi hoạch định chính sách, lập quy hoạch về NNĐT cần phải có những dữ liệu sau:

- Số lượng, địa điểm và tính chất của hộ nông nghiệp (Hộ gia đình tham gia sản xuất).

- Khối lượng và dạng sản phẩm sản xuất ra.

- Chi phí và giá cả của sản phẩm nông nghiệp, đất đai cả trên thị trường chính thức và phi chính thức.

- Thu nhập từ nông nghiệp đô thị.

- Loại đầu vào (các loại vật tư, dụng cụ, nguyên nhiên liệu liên quan được sử dụng) và phương thức sử dụng cho nông nghiệp đô thị và ven đô thị.

- Phân tích tác động môi trường (thân thiện với môi trường? Rủi ro, nguy cơ?).

- Cách sử dụng nước thải đô thị và chất thải rắn.

- Ảnh hưởng của bệnh gia súc, gia cầm ,thú kiểng, chim cá kiểng đến sức khỏe cộng đồng và môi trường đô thị.

- Nhu cầu nước và khả năng cung cấp cho các mục tiêu cạnh tranh với nhau.

Một khi các dữ kiện này được thu thập, cần thiết phải  tiến hành phân tích và nghiên cứu các nội dung sau:

- Mô hình quy hoạch đô thị nông nghiệp có hiệu quả kinh tế.

- Nhu cầu về khối lượng chất thải hữu cơ và tiềm năng cung ứng.7

Page 8: MÔ HÌNH “LÀNG ĐÔ THỊ”, MỘT HƯỚNG ĐI CHO … nghiep do thi ben... · Web viewMặc dù phạm vi hoạt động chưa rộng, mức độ phát triển chưa cao,

- Những công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường cho sản xuất mang tính chất thương mại.

- Những yêu cầu để sản xuất nông nghiệp có quy mô nhỏ.

- Hệ thống canh tác thâm canh và bền vững phù hợp với cảnh quan đô thị.

- Công nghệ thu hoạch và phương pháp chế biến thực phẩm theo các mức thu nhập khác nhau.

- Thay đổi về sử dụng đất trong tương lai do thay đổi về dân số.

- Giá trị của những ảnh hưởng phi thị trường (ví dụ giá trị thẩm mỹ, tiêu khiển – giải trí, môi trường).

6- Kết luận

“Đô thị hóa là một quá trình tất yếu, không thể không xảy ra, dù muốn hay không muốn tương lai của thế giới vẫn nằm ở các thành phố”. Đó là kết luận của hội nghị thượng đỉnh thế giới về đô thị do Liên Hợp Quốc tổ chức tại Ixtambul (Thổ Nhĩ Kỳ). Thực tế tốc độ đô thị hóa của nước ta nói chung đang diễn ra ngày càng nhanh về cả quy mô và số lượng. Đô thị hóa nhanh trong điều kiện hiện nay của nước ta thực sự làm nảy sinh nhiều bất cập. Phát triển nông nghiệp đô thị được xem là giải pháp tối ưu để giải quyết các bất cập này.

Mặc dù chỉ mới phát triển mạnh từ những năm 70 của thể kỉ XX trở lại đây song nông nghiệp đô thị đã góp phần rất lớn trong chiến lược phát triển bền vững của các đô thị trên thế giới. Ở nước ta, nhìn chung nông nghiệp đô thị đã hiện diện song còn ở dạng manh mún, phần lớn là sự sáng tạo của người dân. Mặc dù phạm vi hoạt động chưa rộng, mức độ phát triển chưa cao, chưa toàn diện nhưng hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường của nông nghiệp đô thị đã được chứng minh ở nhiều thành phố thuộc nhiều nước phát triển và đang phát triển trên thế giới. Hy vọng nông nghiệp đô thị sẽ là giải pháp và là hướng đi chiến lược cho sự phát triển nhanh, bền vững của các đô thị nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng trong tiến trình đô thị hóa hiện nay của nước ta./.

Tài liệu tham khảo

1. Lê Trọng, Các hình thức tập trung ruộng đất hợp lý để công nghiệp hóa nông nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 8, 2010.

2. Nguyễn Sinh Cúc, Nguyễn Đình Long, Một số vấn đề nông nghiệp, nông dân, và nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí Quản lý Kinh tế, số 38, 2011.

3. Chử Văn Lâm, Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam – mấy vấn đề chủ yếu, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 11, 2007.

4. Phạm Bích Ngọc, Cải các ruộng đất ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 9, 2011.

8

Page 9: MÔ HÌNH “LÀNG ĐÔ THỊ”, MỘT HƯỚNG ĐI CHO … nghiep do thi ben... · Web viewMặc dù phạm vi hoạt động chưa rộng, mức độ phát triển chưa cao,

5. Đoàn Tranh, Nhữn nội dung cơ bản của phát triển nông nghiệp Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 12, 2009.

6. Nguyễn Tấn Phát, Giải pháp hoàn thiện quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn trong thời kỳ chuyển đổi ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, só 9, 2009.

7. Nguyễn Tấn Phát, Những bất cập hiện nay của chính sách đất đai và thách thức đối với phát triển tam nông ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 11, 2008.

8. Nguyễn Thị Tố Quyên, Thách thức mới đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam và một số gợi ý chính sách giai đoạn 2011- 2020, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 11, 2011.

9. Nghị quyết số 17/2011/QH13 về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia.

10. Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần, “Ăn lạm” đất nông nghiệp, liệu có an toàn, www.tuanvietnam.net, 12/11/2010.

11. Linh Đạm, Cải cách ruộng đất ở Trung Quốc: Lập thế cân bằng, http://daibieunhandan.vn, 18/10/2008.

12. Nguyễn Thị Minh Hằng, Một số vấn đề về Hiện đại hóa nông nghiệp Trung Quốc, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003.

13. Diệu Linh, Khái quát về tình hình sử dụng đất của Hàn Quốc, www.nchq.org.vn.

14. Vương Hiên Ngoại, Chính sách trưng thu đất đai tại một số quốc gia, http://www.tonghoixaydungvn.org.

15.http://ashui.com/mag/tuongtac/nhin-ra-the-gioi/7520-havana-cam-hung-ve-mot-nen-nong-nghiep-do-thi-dich-thuc.html

16.https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/thi-hoa-khu-vuc-ven-tp-ha-noi-va-nhung-thach-thuc-dat-ra.html

9