LÝ THUYẾT CẦU LAO ĐỘNG 4

19
Bài ging Kinh tế hc lao động – 2015 (dành cho sinh viên bc đại hc) 1 Đặng Đình Thng Ging viên Khoa Kinh tế, Đại hc Kinh tế TP.HCM Phòng H.103, 1A Hoàng Diu, Phú Nhun, TP.HCM, Vit Nam E-mail : [email protected] Trang nhà : www.thangdang.org Ni dung bài ging 1 Ngun gc ca cu lao động 2 Hàm sn xut ca doanh nghip trong ngn hn 2.1 Khái nim hàm sn xut trong ngn hn 2.2 Tng sn phm, sn phm biên và sn phm trung bình ca lao động trong ngn hn 2.3 Các giai đon sn xut 2.4 Quy lut năng sut biên gim dn 3 Cu lao động ca doanh nghip trong ngn hn 3.1 Trường hp thtrường cnh tranh hoàn ho 3.2 Trường hp thtrường cnh tranh không hoàn ho 4 Cu lao động ca doanh nghip trong dài hn 4.1 Hiu ng sn lượng 4.2 Hiu ng thay thế 4.3 Kết hp các hiu ng 4.4 Các nhân tkhác nh hưởng đến cu lao động trong dài hn 5 Cu thtrường ca lao động 6 Độ co giãn ca cu lao động 7 Các yếu tnh hưởng đến cu lao động Tài liu đọc thêm Thut ngTài liu tham kho LÝ THUYT CU LAO ĐỘNG 4

Transcript of LÝ THUYẾT CẦU LAO ĐỘNG 4

Page 1: LÝ THUYẾT CẦU LAO ĐỘNG 4

Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

 1

 

 

 

 

Đặng Đình Thắng

Giảng viên Khoa Kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM Phòng H.103, 1A Hoàng Diệu, Phú Nhuận, TP.HCM, Việt Nam E-mail : [email protected] Trang nhà : www.thangdang.org Nội dung bài giảng 1 Nguồn gốc của cầu lao động 2 Hàm sản xuất của doanh nghiệp trong ngắn hạn

2.1 Khái niệm hàm sản xuất trong ngắn hạn 2.2 Tổng sản phẩm, sản phẩm biên và sản phẩm trung bình của

lao động trong ngắn hạn 2.3 Các giai đoạn sản xuất 2.4 Quy luật năng suất biên giảm dần

3 Cầu lao động của doanh nghiệp trong ngắn hạn 3.1 Trường hợp thị trường cạnh tranh hoàn hảo 3.2 Trường hợp thị trường cạnh tranh không hoàn hảo

4 Cầu lao động của doanh nghiệp trong dài hạn 4.1 Hiệu ứng sản lượng 4.2 Hiệu ứng thay thế 4.3 Kết hợp các hiệu ứng 4.4 Các nhân tố khác ảnh hưởng đến cầu lao động trong dài hạn

5 Cầu thị trường của lao động 6 Độ co giãn của cầu lao động 7 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động Tài liệu đọc thêm Thuật ngữ Tài liệu tham khảo

LÝ THUYẾT CẦU LAO ĐỘNG

4

Page 2: LÝ THUYẾT CẦU LAO ĐỘNG 4

Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

 2

1 Nguồn gốc của cầu lao động

Một doanh nghiệp tồn tại vì mục tiêu lợi nhuận sẽ sử dụng các nguồn lực mà mình có nhằm sản xuất ra các sản phẩm bán được trên thị trường (thị trường hàng hóa). Đối với một doanh nghiệp, lao động cũng là một nguồn lực mà doanh nghiệp cần có cho quá trình sản xuất ra sản phẩm của mình bên cạnh nguồn lực tài chính, vật thể và các nguồn lực khác. Do đó, cầu lao động của một doanh nghiệp chỉ phát sinh khi doanh nghiệp đó tham gia thị trường hàng hóa với tư cách là một chủ thể phía cung (the supply-side). Như vậy, cầu lao động có nguồn gốc từ cầu hàng hóa.

McConnell, Brue và Macpherson (2010) cho rằng cầu của một loại lao động cụ thể lớn hay nhỏ phụ thuộc vào hai yếu tố: (1) năng suất lao động giúp doanh nghiệp thực hiện sản xuất như thế nào, và (2) giá trị thị trường sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất trên thị trường hàng hóa.

2 Hàm sản xuất của doanh nghiệp trong ngắn hạn

2.1 Khái niệm hàm sản xuất trong ngắn hạn

Hàm sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa nhập lượng (đầu vào) mà một doanh nghiệp sử dụng cho quá trình sản xuất và sản lượng (đầu ra) tương ứng.

Giả sử, đầu vào mà một doanh nghiệp sử dụng cho quá trình sản xuất chỉ gồm có lao động (ký hiệu là L), và vốn (ký hiệu là K). Ở đây yếu tố lao động mà doanh nghiệp sử dụng được giả định là đồng nhất, tức là chỉ có một loại lao động tương ứng với một thị trường lao động nhất định.

Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong ngắn hạn có nghĩa là được tiến hành trong một giai đoạn thời gian mà có ít nhất một yếu tố đầu vào cố định. Nói một cách cụ thể hơn, ngắn hạn có nghĩa là khoảng thời gian mà doanh nghiệp không không đủ để thay đổi tất cả các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất. Cụ thể, trong trường hợp này:

Page 3: LÝ THUYẾT CẦU LAO ĐỘNG 4

Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

 3

• Yếu tố đầu vào cố định là vốn – bao gồm nhà xưởng, máy móc, và các trang thiết bị phục vụ sản xuất.

• Yếu tố lao động có thể thay đổi, tức là doanh nghiệp có thể tuyển dụng thêm lao động để tăng cường sản xuất với số lượng vốn nhất định mà mình có.

Tổng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất được trong ngắn hạn được thể hiện qua phương trình hàm sản xuất như sau:

𝑇𝑃!" = 𝑓 𝐿, 𝐾 (1)

Trong đó:

• 𝑇𝑃!" là tổng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất được trong ngắn hạn.

• L là số lao động doanh nghiệp sử dụng • 𝐾 là lượng vốn cố định mà doanh nghiệp sử dụng trong ngắn hạn

• 𝑓 𝐿, 𝐾 là hàm số thể hiện sự kết hợp giữa lao động và vốn trong

ngắn hạn

2.2 Tổng sản phẩm, sản phẩm biên và sản phẩm trung bình của lao động trong ngắn hạn

Tổng sản phẩm (TP) là tổng số sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất được với sự kết hợp giữa số lượng lao động và vốn cố định qua quá trình sản xuất.

Sản phẩm biên của lao động (MPL) là sự thay đổi trong sản lượng mà một doanh nghiệp sản xuất được khi tăng thêm một đơn vị lao động sử dụng.

Sản phẩm trung bình của lao động (APL) là số sản phẩm trung bình được sản xuất ra trên một đơn vị lao động. APL được tính bằng cách chia tổng số sản phẩm cho số đơn vị lao động.

Page 4: LÝ THUYẾT CẦU LAO ĐỘNG 4

Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

 4

Giai đoạn TPL MPL APL

1

1A Tăng với tỷ lệ tăng Tăng và lớn hơn APL Tăng lên

1B Tăng với tỷ lệ giảm Giảm nhưng lớn hơn APL Tăng lên

2 Tăng với tỷ lệ giảm Giảm nhưng nhỏ hơn APL Giảm xuống

3 Giảm Có giá trị âm và nhỏ hơn APL Giảm xuống

Nguồn: McConnell, Brue, và Macpherson (2010)

Bảng: Tóm tắt các biến số trong hàm sản xuất

Page 5: LÝ THUYẾT CẦU LAO ĐỘNG 4

Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

 5

2.3 Các giai đoạn sản xuất

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3

Tổn

g sả

n ph

ẩm

Sản

phẩm

biê

n và

sản

phẩ

m

trun

g bì

nh c

ủa la

o độ

ng

Lao động (L)

Lao động (L)

Sản phẩm biên của lao động (MPL)

Sản phẩm trung bình của lao động (APL)

0  

x

y

z

X

Y

Z m’ m

Tổng sản phẩm (TP)

1A 1B

a

(a)

(b)

Hình 1: Hàm sản xuất của một doanh nghiệp trong ngắn hạn

Nguồn: McConnell, Brue, và Macpherson (2010)

Page 6: LÝ THUYẾT CẦU LAO ĐỘNG 4

Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

 6

2.4 Quy luật năng suất biên giảm dần

Quy luật năng suất biên giảm dần là quy luật thể hiện rằng với một nguồn lực được cố định (vốn), khi tăng thêm các đơn vị nguồn lực khác (lao động) thì sản phẩm biên của nó sẽ giảm dần.

3 Cầu lao động của doanh nghiệp trong ngắn hạn

3.1 Trường hợp thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Doanh thu sản phẩm biên của lao động (MRPL) là một sự thay đổi trong tổng số doanh thu mà doanh nghiệp có được khi sử dụng thêm một đơn vị lao động.

Phân tích ví dụ minh họa:

(1) Đơn vị lao

động sử dụng, L

(2) Tổng sản phẩm theo lao

động, TPL

(3) Sản phẩm biên theo lao

động, MPL

(4) Giá bán sản phẩm, P

(5) Tổng doanh

thu, TR

(6) Doanh thu biên sản phẩm theo lao động,

MRPL

(ΔTR/ΔL)

(7) Giá trị sản phẩm

biên theo lao động, VMPL

(MPL . P)

4 15 - 2 30 - -

5 27 12 2 54 24 24

6 36 9 2 72 18 18

7 42 6 2 84 12 12

8 45 3 2 90 6 6

9 46 1 2 92 2 2

Page 7: LÝ THUYẾT CẦU LAO ĐỘNG 4

Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

 7

Đường cầu lao động trong ngắn hạn được hình thành từ các kết hợp giữa số đơn vị lao động sử dụng và doanh thu biên sản phẩm. Tuy nhiên số lao động mà một doanh nghiệp quyết định tuyển dụng (lượng cầu lao động) được quyết định bởi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của một doanh nghiệp. Như vậy, cầu lao động phụ thuộc vào hành vi tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận sẽ tuyển dụng số lượng lao động tối ưu sao cho mỗi lao động tăng lên sẽ đem lại tổng doanh thu cho doanh nghiệp lớn hơn tổng chi phí và sự chênh lệch này là lớn nhất.

Doanh thu mà mỗi lao động tăng thêm đóng góp cho doanh nghiệp được đo lường bởi doanh thu biên sản phẩm theo lao động (MRPL). Trong khi đó, chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để được sử dụng thêm một lao động được đo lường bởi đại lượng chi phí biên theo lương của lao động (MWCL), được định nghĩa là sự thay đổi trong tổng chi phí sử dụng lao động tính theo lương phát sinh khi doanh nghiệp sử dụng thêm một đơn vị lao động.

Chúng ta có thể áp dụng “nguyên tắc cân bằng biên” để xác định số lao động tối ưu mà doanh nghiệp sẽ tuyển dụng. Một cách cụ thể, cầu lao động tối ưu mà doanh nghiệp nên có là tại điểm mà doanh thu biên của sản phẩm theo lao động phải bằng với chi phí biên tính theo lương của lao động, hay là MRPL = MWCL.

• Nếu MRPL > MWCL: doanh nghiệp có động cơ tuyển dụng và sử dụng thêm lao động

• Nếu MRPL < MWCL: doanh nghiệp sẽ có khuynh hướng tuyển dụng ít lao động hơn

Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, doanh nghiệp khi thuê mướn lao động sẽ đóng vai trò là chủ thể “chấp nhận lương”. Mức lương trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo hoàn toàn bị quyết định bởi thị trường, không một chủ thể nào có thể ảnh hưởng đến mức lương này. Với một mức lương thị trường cho trước, khi doanh nghiệp tuyển dụng thêm một đơn vị lao động thì tổng chi phí lương của doanh nghiệp sẽ tăng bằng với mức lương trên thị trường w. Như vậy, trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, w chính

Page 8: LÝ THUYẾT CẦU LAO ĐỘNG 4

Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

 8

là MWCL. Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận sẽ tuyển dụng số lượng lao động tại điểm MWCL = w.

Trong ngắn hạn, mỗi điểm trên đường MRPL đều thể hiện số lượng lao động mà một doanh nghiệp mong muốn và có khả năng sử dụng tại mỗi mức lương cụ thể. Do đó, đường MRPL cũng chính là đường cầu lao động trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Như vậy, đường cầu lao động của doanh nghiệp là tập hợp các kết hợp giữa luợng cầu lao động của doanh nghiệp và mức lương tương ứng.

Trên thị trường (sản phẩm) cạnh tranh hoàn hảo, đường doanh thu biên sản phẩm hay đường cầu lao động cũng chính là đường giá trị sản phẩm biên của lao động (VMPL). Về ý nghĩa, VMPL cho biết giá trị sản phẩm (tính bằng $) tăng thêm đối với xã hội khi sử dụng thêm một đơn vị lao động. Do vậy, chúng ta có thể xác định VMPL = MPL . P

MRPL = DL = VMPL

Số lượng lao động (L)

Mức

lươn

g (w

)

$30

$24

$18

$12

 $6

$2

0 4 5 6 7 8 9

Hình 2: Đường cầu lao động trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Page 9: LÝ THUYẾT CẦU LAO ĐỘNG 4

Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

 9

3.2 Trường hợp thị trường cạnh tranh không hoàn hảo

Phân tích ví dụ: Cầu lao động của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh không hoàn hảo

(1) Đơn vị lao

động sử dụng, L

(2) Tổng sản phẩm theo lao

động, TPL

(3) Sản phẩm biên theo lao

động, MPL

(4) Giá bán sản phẩm,

P

(5) Tổng doanh

thu, TR

(6) Doanh thu biên sản phẩm theo lao động,

MRPL

(ΔTR/ΔL)

(7) Giá trị sản phẩm

biên theo lao động, VMPL

(MPL . P)

4 15 - 2.60 39.00 - -

5 27 12 2.40 64.80 25.80 28.80

6 36 9 2.20 79.20 14.40 19.80

7 42 6 2.10 88.20 9.00 12.60

8 45 3 2.00 90.00 1.80 6.00

9 46 1 1.90 87.40 -2.60 1.90

Page 10: LÝ THUYẾT CẦU LAO ĐỘNG 4

Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

 10

4 Cầu lao động của doanh nghiệp trong dài hạn

Trong dài hạn, tất cả các yếu tố sản xuất mà doanh nghiệp sử dụng làm đầu vào cho quá trình sản xuất đều có thể thay đổi được. Do đó, khi xem xét hàm sản xuất trong dài hạn gồm hai đầu vào là L và K thì cả hai yếu tố này đều thay đổi:

TPLR = f(L,K) (2)

MRPL = DL Số lượng lao động (L)

Mức  lương  (w)  

$39.00

$25.80

$14.40

$9.00

 

$1.80

0 4 5 6 7 8 9

~ $38.99

VMPL

Hình 3: Đường cầu lao động trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Page 11: LÝ THUYẾT CẦU LAO ĐỘNG 4

Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

 11

4.1 Hiệu ứng sản lượng

Hiệu ứng sản lượng (hay còn gọi là hiệu ứng quy mô) là sự thay đổi về lao động do tác động bởi sự thay đổi của mức lương lên chi phí sản xuất của doanh nghiệp, với điều kiện giá bán sản phẩm trên thị trường hàng hóa không đổi. Hiệu ứng này xảy ra trong ngắn hạn.

Khi mức lương giảm sẽ làm cho chi phí biên của doanh nghiệp giảm xuống. Trên hình, đường chi phí biên của doanh nghiệp dịch chuyển từ MC1 xuống MC2. Điều này tương đương với chi phí tăng thêm để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm lúc này (MC2) thấp hơn so với trước đó (MC1). Do đó, doanh nghiệp có động cơ tuyển dụng thêm lao động để mở rộng sản xuất với mức sản lượng Q2 > Q1. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ sản xuất sản lượng tại mức Q2 mà tại đó MR = MC2. Quan sát trên hình,

Sản lượng (Q)

Giá

sản

phẩ

m (

P)

MC1 MC2

Q1 Q2

MR P

Hình 3: Hiệu ứng sản lượng của mức lương giảm

Page 12: LÝ THUYẾT CẦU LAO ĐỘNG 4

Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

 12

chúng ta có thể thấy, khi doanh nghiệp sản xuất sản lượng dưới mức Q2 thì doanh thu biên MR mà doanh nghiệp thu được vẫn có giá trị lớn hơn chi phí biên MC2 mà doanh nghiệp bỏ ra. Thặng dư về doanh thu biên là cơ sở để doanh nghiệp sản xuất thêm các đơn vị sản phẩm cho đến Q2.

4.2 Hiệu ứng thay thế

Hiệu ứng thay thế là sự thay đổi về lao động của doanh nghiệp chỉ phát sinh do sự thay đổi mức lương tương đối (hay giá của lao động), trong điều kiện sản lượng không đổi. Hiệu ứng này chỉ xảy ra trong dài hạn.

Trong ngắn hạn, vì vốn cố định nên không có sự thay thế giữa vốn và lao động nên hiệu ứng này không xảy ra. Tuy nhiên trong dài hạn, khi vốn và lao động đều có thể thay đổi thì doanh nghiệp có thể phản ứng với sự thay đổi của mức lương trên thị trường bằng việc thay thế tỷ lệ lao động/vốn phù hợp. Điều này cũng cho thấy phản ứng đối với sự thay đổi mức lương trong dài hạn là lớn hơn rất nhiều so với trong ngắn hạn. Hay nói một cách khác, cầu lao động trong dài hạn sẽ co giãn theo mức lương lớn hơn so với trong ngắn hạn.

4.3 Kết hợp các hiệu ứng

Trên hình, chúng ta mô tả đường cầu lao động của doanh nghiệp trong dài hạn hạn DLR. Ban đầu, giả định rằng doanh nghiệp có đường cầu lao động trong ngắn hạn DSR với mức lương và số lượng lao động cân bằng tương ứng là w1 và Q tại điểm a. Khi mức lương giảm từ w1 xuống w2, hiệu ứng sản lượng sẽ làm cho số lao động tăng lên là Q1 tại điểm b. Trong dài hạn, khi tất cả các nhập lượng đầu vào đều thay đổi, hiệu ứng thay thế sẽ xảy ra làm cho số lượng lao động tăng từ Q1 lên Q2 tại điểm c.

Như vậy, trong ngắn hạn cầu lao động sẽ thay đổi từ điểm a đến b và trong dài hạn, sự thay đổi này là từ b đến c. Và độ dốc của đường cầu lao động trong dài hạn cũng thay đổi so với trong ngắn hạn. Trên hình, đường DLR co giãn hơn so với DSR.

Page 13: LÝ THUYẾT CẦU LAO ĐỘNG 4

Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

 13

4.4 Các nhân tố khác ảnh hưởng đến cầu lao động trong dài hạn

Có ba nhân tố quan trọng có thể làm cho đường cầu lao động của doanh nghiệp trong dài hạn co giãn hơn so với trong ngắn hạn.

(1) Cầu sản phẩm

Trong dài hạn, cầu sản phẩm co giãn nhiều hơn so với trong ngắn hạn; do đó, cầu lao động cũng co giãn nhiều hơn trong dài hạn. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, mức độ phản ứng của người tiêu dùng theo sự thay đổi của giá cả càng lớn thì số lao động mà doanh nghiệp phản ứng với sự thay đổi mức lương càng lớn.

Số lượng lao động (L)

Mức

lươn

g (w

)

a

b c

DLR

DSR

w1

w2

0

Hình 4: Đường cầu lao động trong dài hạn

Q Q1 Q2

Page 14: LÝ THUYẾT CẦU LAO ĐỘNG 4

Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

 14

(2) Sự tương tác lao động-vốn

Chúng ta có một nguyên lý: Với những điều kiện sản xuất thông thường, số lượng của một đầu vào thay đổi sẽ làm cho sản phẩm biên của một đầu vào khác thay đổi cùng chiều.

Tương tự như vậy, chúng ta xem xét về cầu lao động: Giả sử khi mức lương trên thị trường cho một loại lao động cụ thể giảm xuống; điều này sẽ làm cho lượng cầu của lao động đó tăng lên trong ngắn hạn. Cầu lao động tăng lên sẽ làm giúp hiệu chỉnh quá trình sản xuất trong dài hạn. Điều này xảy ra có thể được minh họa bằng sơ đồ như sau:

Do vậy, phản ứng với mức lương giảm của yếu tố lao động trong dài hạn là lớn hơn so với trong ngắn hạn.

(3) Sự phát triển của công nghệ

Khi chúng ta xây dựng hàm sản xuất của doanh nghiệp trong ngắn hạn, một giả định được đưa ra là yếu tố công nghệ hoàn toàn không thay đổi. Tuy nhiên, trong dài hạn thì giả định này được nới lỏng và công nghệ được kỳ vọng là thay đổi để phản ứng linh hoạt với những sự thay đổi lớn, lâu dài của giá các nhân tố sản xuất có liên quan. Các nhà đầu tư và doanh

Lượng cầu lao động (QL) tăng

 

Sản phẩm biên của vốn (MPK) tăng

Doanh thu biên theo sản phẩm của vốn (MRPK) tăng

Lượng cầu của vốn (QK) tăng

PK = r = const

Sản phẩm biên của lao động (MPL) tăng

Doanh thu biên theo sản phẩm của lao động (MRPL) tăng

Page 15: LÝ THUYẾT CẦU LAO ĐỘNG 4

Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

 15

nghiệp sẽ có xu hướng tìm kiếm và ứng dụng các công nghệ mới nhằm làm giảm nhu cầu sử dụng các đầu vào được định giá cao hơn (higher-priced inputs) trên thị trường nhập lượng.

Khi giá của lao động (mức lương) giảm tương đối so với giá của vốn, các nhà đầu tư và doanh nghiệp muốn ứng dụng công nghệ mới để sử dụng “tiết kiệm” vốn và sử dụng nhiều hơn lao động. Chính vì vậy, sự thay đổi của lao động khi mức lương thay đổi trong dài hạn lớn hơn so với trong ngắn hạn.

5 Cầu thị trường của lao động

(1) Cầu thị trường của lao động: Lý thuyết

Cầu thị trường của một loại lao động cụ thể là tổng tất cả đường cầu lao động của các doanh nghiệp theo trục hoành trên đồ thị.

(2) Cầu thị trường của lao động: Thực tế

Chúng ta cũng giả định rằng tất cả các doanh nghiệp đều đang sản xuất cùng một loại sản phẩm và bán trên thị trường cạnh tranh.

Xem xét từ góc độ từng doanh nghiệp riêng lẻ, khi mức lương giảm xuống trong khi giá của vốn không thay đổi thì doanh nghiệp sẽ có động cơ sử dụng thêm lao động. Vì tất cả các doanh nghiệp đều có hành vi như vậy nên kết quả là tổng sản lượng của các doanh nghiệp hay cung trên thị trường đầu ra sẽ tăng lên đáng kể. Cung sản phẩm tăng lên sẽ làm cho giá sản phẩm giảm xuống.

Page 16: LÝ THUYẾT CẦU LAO ĐỘNG 4

Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

 16

Như chúng ta đã đề cập ban đầu, giá sản phẩm chính là một trong những các yếu tố quyết định đường cầu lao động của mỗi doanh nghiệp: Giá giảm làm cho MRP giảm, kết quả là đường cầu lao động của doanh nghiệp dịch chuyển qua trái (cầu lao động của doanh nghiệp giảm).

Như vậy, trên thực tế, đường cầu thị trường của lao động ít co giãn hơn so với đường cầu thị trường của lao động trên lý thuyết.1

1 Nhắc lại rằng kết luận này chỉ đúng khi xem xét đối với các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo.

Số lượng lao động

(a) Doanh nghiệp đơn lẻ (b) Thị trường

Số lượng lao động

w1

w2

c

e e’

C

E’ E

DLM

∑D

L1 L2 ∑L1

1  

∑L2

1  

Hình 5: Đường cầu thị trường của lao động M

ức lư

ơng

(w)

Page 17: LÝ THUYẾT CẦU LAO ĐỘNG 4

Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

 17

6 Độ co giãn của cầu lao động

Độ co giãn của cầu lao động phản ánh độ nhạy về sự thay đổi của số lao động được doanh nghiệp sử dụng khi có một sự thay đổi trong mức lương (hay giá của lao động).

Hệ số co giãn

Hệ số co giãn của cầu lao động theo mức lương, ký hiệu là Ed, đo lường sự thay đổi của lượng cầu lao động của một doanh nghiệp khi mức lương hay giá của lao động thay đổi.

Công thức

Công thức trung bình

Các trường hợp có thể xảy ra:

• Ed > 1: Cầu lao động co giãn (nhiều) • Ed = 1: Cầu lao động co giãn đơn vị • Ed > 1: Cầu lao động ít (không) co giãn

Các yếu tố quyết định đến độ co giãn của cầu lao động theo mức lương

• Độ co giãn của cầu sản phẩm • Tỷ lệ chi phí lao động trên tổng chi phí sản xuất

Ed = Phần trăm thay đổi của lượng cầu lao động

Phần trăm thay đổi trong mức lương

Ed = Thay đổi của lượng cầu lao động

Tổng lượng cầu lao động / 2

Thay đổi của mức lương

Tổng các mức lương / 2 ÷

Page 18: LÝ THUYẾT CẦU LAO ĐỘNG 4

Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

 18

• Sự thay thế của các đầu vào khác • Độ co giãn của cung các nhân tố đầu vào khác

7 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động

(1) Cầu sản phẩm

Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, cầu lao động – với vai trò là một nhập lượng sẽ thay đổi cùng chiều với sự thay đổi của cầu sản phẩm trên thị trường.

(2) Năng suất lao động

Giả định rằng không có sự thay đổi trái chiều của giá sản phẩm, một sự thay đổi của năng suất biên theo lao động MPL sẽ làm cho đường cầu lao động dịch chuyển cùng hướng.

(3) Số lượng doanh nghiệp trên thị trường

Giả định rằng không có sự biến động về công việc ở các doanh nghiệp khác, một sự thay đổi về số lượng doanh nghiệp trên thị trường mà sử dụng một loại lao động nhất định thì sẽ làm thay đổi cầu lao động cùng chiều.

(4) Giá cả của các nguồn lực đầu vào khác

Sự thay đổi giá cả của các đầu vào khác như vốn, đất đai, nguyên vật liệu cũng có thể làm dịch chuyển đường cầu lao động. Ở đây, chúng ta chỉ xem xét sự thay đổi của lao động khi giá của vốn giảm xuống.

Thuật ngữ

Các đầu vào được định giá cao hơn – Higher-priced inputs

Cầu lao động dài hạn – The long-run demand for labor

Page 19: LÝ THUYẾT CẦU LAO ĐỘNG 4

Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

 19

Chi phí biên theo lương của lao động – The marginal wage cost of labor

Chủ thể “chấp nhận lương” – Wage-taker

Độ co giãn của cầu lao động – The elasticity of labor demand

Doanh nghiệp riêng lẻ – The individual firm

Doanh thu sản phẩm biên của lao động – The marginal revenue product of

Đường cầu lao động trong ngắn hạn – The short-run labor demand curve

Đường giá trị sản phẩm biên của lao động – The value of marginal product of labor

Giai đoạn ngắn hạn – The short-run period

Hàm sản xuất – The production function

Hệ số co giãn của cầu lao động theo lương – The wage elasticity coefficient of labor

Hiệu ứng quy mô – Scale effects

Hiệu ứng sản lượng – Output effects

Hiệu ứng thay thế – Substitution effects

Lao động đồng nhất – The homogeneous labor

Sản phẩm biên của lao động – The marginal product of labor

Sản phẩm trung bình của lao động – The average product of labor

Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận – The profit-maximizing firm

Tổng sản phẩm – The total product

Tài liệu tham khảo

• McConnell, C. R., Brue, S. L., & Macpherson, D. A. (2010). The Demand for Labor . In C. R. McConnell, S. L. Brue, & D. A. Macpherson, Contemporary Labor Economics (pp. 128-170). New York: McGraw-Hill/Irwin.