LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC -...

79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC ---------------------- BẾ THU HÀ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC THÁI NGUYÊN - NĂM 2009

Transcript of LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC -...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC

----------------------

BẾ THU HÀ

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG ĐIỀU TRỊ

TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

THÁI NGUYÊN - NĂM 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC

BẾ THU HÀ

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG ĐIỀU TRỊ

TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN

Chuyên ngành: Nội khoa

Mã số: 60.72.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KIM LƢƠNG

THÁI NGUYÊN - NĂM 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

2

Lời cảm ơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau Đại học Trường

Đại học Y - Dược Thái Nguyên; Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Trường Cao

đẳng Y tế Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập

và nghiên cứu.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Kim Lương, người

thầy đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học

tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tại nhà trường.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo Bộ môn Nội và các bộ

môn liên quan đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và

nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp,

Khoa Nội, Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn đã hết sức hợp

tác, hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, các bạn đồng

nghiệp cùng tập thể anh chị em học viên lớp cao học Nội K11 đã động viên,

ủng hộ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn này.

Tác giả

Bế Thu Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

3

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ADA Hiệp hội đái tháo đường Mỹ

(American diabetes Association)

BMI Chỉ số khối cơ thể

(Body Mass Index)

B/M Chỉ số bụng mông

ĐTĐ Đái tháo đường

HDL- C Cholesterol tỷ trọng cao

(High Density Lipoprotein - Cholesterol)

IDF Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế

(International Diabetes Federation)

JNC Liên ủy ban Quốc gia Hoa Kỳ

(United States Joint National Committee)

LDL- C Cholesterol tỷ trọng thấp

(Low Density Lipoprotein - Cholesterol)

TC Cholesterol toàn phần

(Total Cholesterol )

TG Triglycerid

THA Tăng huyết áp

UKPDS Nghiên cứu tiến cứu về đái tháo đường của Vương quốc Anh

(United Kingdom Prospective Diabetes Study)

WHO Tổ chức Y tế Thế giới

(World Health Organization)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

4

MỤC LỤC

Nội dung Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu bệnh đái tháo đường 3

1.2. Định nghĩa 4

1.3. Chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường 4

1.4. Biến chứng bệnh đái tháo đường 6

1.5. Rối loạn chuyển hoá lipid ở bệnh nhân đái tháo đường 10

1.6. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường 11

1.7. Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam 14

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

2.1. Đối tượng nghiên cứu 17

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 17

2.3. Phương pháp nghiên cứu 17

2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu 17

2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu 19

2.6. Vật liệu nghiên cứu 23

2.7. Xử lý số liệu 23

2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 24

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25

3.1. Đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Đa

khoa tỉnh Bắc Kạn

25

3.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường 36

Chƣơng 4: BÀN LUẬN 39

KẾT LUẬN 56

KHUYẾN NGHỊ 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Phân loại thể trạng theo chỉ số khối cơ thể áp dụng cho người Châu Á..... 20

Bảng 2.2. Bảng phân loại tăng huyết áp theo JNC VI - 2003 ........................................ 21

Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi, giới ..................................... 25

Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc và địa dư ................................. 26

Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp ............................................. 27

Bảng 3.4. Thời gian phát hiện bệnh theo nhóm tuổi ................................................................ 28

Bảng 3.5. Một số triệu chứng lâm sàng ở đối tượng nghiên cứu ................................ 29

Bảng 3.6. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có biến chứng tính theo nhóm tuổi ........ 30

Bảng 3.7. Một số biến chứng theo thời gian phát hiện bệnh ............................................ 30

Bảng 3.8. Tỷ lệ tăng huyết áp ở đối tượng nghiên cứu ........................................................ 31

Bảng 3.9. Chỉ số glucose máu trung bình ở đối tượng nghiên cứu ............................ 32

Bảng 3.10. Mức độ kiểm soát glucose máu theo tiêu chuẩn của WHO 2002 ..... 32

Bảng 3.11. Mức độ kiểm soát glucose máu theo nghề nghiệp ....................................... 33

Bảng 3.12. Hàm lượng trung bình một số thành phần lipid máu ................................ 33

Bảng 3.13. Tỷ lệ rối loạn các thành phần lipid máu ................................................................. 34

Bảng 3.14. Hình thái rối loạn các thành phần lipid máu ...................................................... 34

Bảng 3.15. Cách sử dụng thuốc hạ glucose máu ở đối tượng nghiên cứu ......... 35

Bảng 3.16. Cách sử dụng thuốc và mức độ kiểm soát glucose máu ........................ 35

Bảng 3.17. Tiền sử và một số thói quen của đối tượng nghiên cứu ......................... 36

Bảng 3.18. Thể trạng của đối tượng nghiên cứu theo chỉ số BMI .............................. 36

Bảng 3.19. Chỉ số B/M ở đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 37

Bảng 3.20. Mức độ tập thể dục thể thao của đối tượng nghiên cứu ......................... 38

Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ đái tháo đường theo giới với một số tác giả ...................... 41

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc .................................................. 26

Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp ..................................... 27

Biểu đồ 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian phát hiện bệnh ...... 28

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ tăng huyết áp ở đối tượng nghiên cứu ................................................... 31

Biểu đồ 3.5. Chỉ số B/M ở đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

7

ĐẶT VẤN ĐỀ

“Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và Rối loạn chuyển hoá” - Dự

báo của các chuyên gia y tế từ những năm 90 của thế kỷ XX đã và đang trở

thành hiện thực [5]. Trong đó, đái tháo đường là bệnh không lây nhiễm được

WHO quan tâm hàng đầu trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

Đái tháo đường là bệnh mang tính xã hội cao ở nhiều quốc gia bởi tốc

độ phát triển nhanh chóng, mức độ nguy hại đến sức khoẻ. Đái tháo đường

còn trở thành lực cản của sự phát triển, gánh nặng cho toàn xã hội khi mà mỗi

năm thế giới phải chi số tiền khổng lồ từ 232 tỷ đến 430 tỷ USD cho việc

phòng chống và điều trị [5], [49].

Theo WHO, năm 1985 có khoảng 30 triệu người mắc đái tháo đường

trên toàn cầu, năm 2004 có khoảng 98,9 triệu người mắc, tới nay khoảng 180

triệu người và con số đó có thể tăng gấp đôi lên tới 366 triệu người vào những

năm 2030 [4]. Đây là một trong ba căn bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất

và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đang

phát triển.

Việt Nam không xếp vào 10 nước có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao nhưng

lại là quốc gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh. Một nghiên cứu của Bệnh viện

Nội tiết Trung ương vào cuối tháng 10 - 2008 cho thấy, tỷ lệ mắc đái tháo

đường ở Việt Nam tăng nhanh từ 2,7% (năm 2001) lên 5% (năm 2008), trong

đó có tới 65% người bệnh không biết mình mắc bệnh [5].

Đái tháo đường đang là vấn đề thời sự cấp bách của sức khoẻ cộng

đồng. Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu về đái tháo đường đã được

tiến hành trên phạm vi cả nước nhưng ở khu vực miền núi, đặc biệt khu vực

Miền núi phía Bắc còn ít được quan tâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

8

Tại Bắc Kạn, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh

tế, đời sống nhân dân được cải thiện thì tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường tại các

cơ sở khám chữa bệnh đang ngày một gia tăng. Biện pháp hữu hiệu để làm

giảm tiến triển và biến chứng của bệnh, chi phí cho chữa bệnh ít tốn kém nhất

là phải phát hiện sớm và điều trị người bệnh kịp thời. Tuy nhiên, công tác

phát hiện sớm, chăm sóc và điều trị bệnh đái tháo đường tại Bắc Kạn còn gặp

rất nhiều khó khăn.

Góp phần tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu

thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn”

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và sử dụng thuốc ở bệnh

nhân đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn.

2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

9

Chƣơng 1

TỔNG QUAN

1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu bệnh đái tháo đƣờng

Trong các bệnh chuyển hoá, đái tháo đường là bệnh lý thường gặp nhất

và có lịch sử nghiên cứu rất lâu năm nhưng những thành tựu nghiên cứu về

bệnh chỉ có được trong vài thập kỷ gần đây.

Thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, Aretaeus đã bắt đầu mô tả về những

người mắc bệnh đái nhiều. Dobson (1775) lần đầu tiên hiểu được vị ngọt của

nước tiểu ở những bệnh nhân đái tháo đường là do sự có mặt glucose [5].

Năm 1869, Langerhans tìm ra tổ chức tiểu đảo, gồm 2 loại tế bào bài tiết

ra insulin và glucagon không nối với đường dẫn tụy. Năm 1889, Minkowski

và Von Mering gây đái tháo đường thực nghiệm ở chó bị cắt bỏ tụy, đặt cơ sở

cho học thuyết đái tháo đường do tụy [43].

Năm 1921, Banting và Best cùng các cộng sự đã thành công trong việc

phân lập insulin từ tụy [5]. Vào các năm 1936, 1976 và 1977 các tác giả

Himsworth, Gudworth và Jeytt phân loại đái tháo đường thành hai týp là đái

tháo đường týp 1 và týp 2 [43].

Nghiên cứu DDCT (Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về kiểm soát bệnh

và biến chứng đái tháo đường, được công bố năm 1993) và nghiên cứu

UKPDS (được công bố năm 1998) đã mở ra một kỷ nguyên mới cho điều trị

bệnh đái tháo đường, đó là kỷ nguyên của sự kết hợp y tế chuyên sâu và y học

dự phòng, dự phòng cả về lĩnh vực hạn chế sự xuất hiện và phát triển bệnh [5].

Đáng lưu ý là trong nghiên cứu UKPDS, có tới 50% bệnh nhân khi phát hiện

bệnh thì đã có các biến chứng [53]. Điều này nhấn mạnh thêm tầm quan trọng

của việc cần phải phát hiện và điều trị sớm bệnh đái tháo đường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

10

1.2. Định nghĩa

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, “Đái tháo đường là một hội chứng có đặc

tính biểu hiện bằng sự tăng đường máu do hậu quả của việc mất hoàn toàn

insulin hoặc là do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết hoặc hoạt động

của insulin" [5].

Tháng 1/2003, các chuyên gia thuộc Uỷ ban chẩn đoán và phân loại bệnh

đái tháo đường Hoa Kỳ, lại đưa ra một một định nghĩa mới về đái tháo đường:

“Đái tháo đường là một nhóm các bệnh chuyển hoá có đặc điểm là tăng

glucose máu, hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin; khiếm khuyết trong

trong hoạt động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính thường

kết hợp với sự hủy hoại, sự rối loạn chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là

mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu” [6].

1.3. Chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đƣờng

1.3.1. Chẩn đoán

Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định:

Theo ADA năm 1997 và được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận năm

1998, tuyên bố áp dụng vào năm 1999, đái tháo đường được chẩn đoán xác

định khi có bất kỳ một trong ba tiêu chuẩn sau:

- Tiêu chuẩn 1: Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l. Kèm theo các triệu

chứng uống nhiều, đái nhiều, sút cân không có nguyên nhân.

- Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l, xét nghiệm lúc bệnh

nhân đã nhịn đói sau 6 - 8 giờ không ăn.

- Tiêu chuẩn 3: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp

tăng glucose máu ≥ 11,1 mmol/l.

Các xét nghiệm trên phải được lặp lại 1 - 2 lần trong những ngày sau đó [5].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

11

1.3.2. Phân loại bệnh đái tháo đường

1.3.2.1. Đái tháo đường týp 1

Đái tháo đường týp 1 chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 10% tổng số bệnh nhân đái

tháo đường thế giới. Nguyên nhân do tế bào bê - ta bị phá hủy, gây nên sự

thiếu hụt insulin tuyệt đối cho cơ thể (nồng độ insulin giảm thấp hoặc mất

hoàn toàn). Các kháng nguyên bạch cầu người (HLA) chắc chắn có mối liên

quan chặt chẽ với sự phát triển của đái tháo đường týp 1 [43].

Đái tháo đường týp 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen và thường được

phát hiện trước 40 tuổi. Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành

niên biểu hiện nhiễm toan ceton là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đa số các

trường hợp được chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 1 thường là người có thể

trạng gầy, tuy nhiên người béo cũng không loại trừ. Người bệnh đái tháo

đường týp 1 sẽ có đời sống phụ thuộc insulin hoàn toàn.

Có thể có các dưới nhóm:

- Đái tháo đường qua trung gian miễn dịch.

- Đái tháo đường týp 1 không rõ nguyên nhân.

1.3.2.2. Đái tháo đường týp 2

Đái tháo đường týp 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% đái tháo đường trên thế

giới, thường gặp ở người trưởng thành trên 40 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh tăng

dần theo tuổi. Tuy nhiên, do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, về thói

quen ăn uống, đái tháo đường týp 2 ở lứa tuổi trẻ đang có xu hướng phát

triển nhanh.

Đặc trưng của đái tháo đường týp 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt

tiết insulin tương đối. Đái tháo đường týp 2 thường được chẩn đoán rất muộn

vì giai đoạn đầu tăng glucose máu tiến triển âm thầm không có triệu chứng.

Khi có biểu hiện lâm sàng thường kèm theo các rối loạn khác về chuyển hoá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

12

lipid, các biểu hiện bệnh lý về tim mạch, thần kinh, thận…, nhiều khi các biến

chứng này đã ở mức độ rất nặng.

Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý bệnh của đái tháo đường týp 2 là có sự

tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường trong cơ chế bệnh sinh. Người

mắc bệnh đái tháo đường týp 2 có thể điều trị bằng cách thay đổi thói quen,

kết hợp dùng thuốc để kiểm soát glucose máu, tuy nhiên nếu quá trình này

thực hiện không tốt thì bệnh nhân cũng sẽ phải điều trị bằng cách dùng

insulin.

1.3.2.3. Đái tháo đường thai nghén

Đái đường thai nghén thường gặp ở phụ nữ có thai, có glucose máu tăng,

gặp khi có thai lần đầu. Sự tiến triển của đái tháo đường thai nghén sau đẻ

theo 3 khả năng: Bị đái tháo đường, giảm dung nạp glucose, bình thường [7].

1.3.2.4. Các thể đái tháo đường khác (hiếm gặp)

Nguyên nhân liên quan đến một số bệnh, thuốc, hoá chất.

- Khiếm khuyết chức năng tế bào bê - ta.

- Khiếm khuyết gen hoạt động của insulin.

- Bệnh tụy ngoại tiết: Viêm tụy, chấn thương, carcinom tụy…

- Các bệnh nội tiết: Hội chứng Cushing, cường năng tuyến giáp…

- Thuốc hoặc hóa chất.

- Các thể ít gặp qua trung gian miễn dịch.

1.4. Biến chứng bệnh đái tháo đƣờng

Đái tháo đường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh

sẽ tiến triển nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Bệnh

nhân có thể tử vong do các biến chứng này.

1.4.1. Biến chứng cấp tính

Biến chứng cấp tính thường là hậu quả của chẩn đoán muộn, nhiễm

khuẩn cấp tính hoặc điều trị không thích hợp. Ngay cả khi điều trị đúng, hôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

13

mê nhiễm toan ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu vẫn có thể là hai biến

chứng nguy hiểm.

Nhiễm toan ceton là biểu hiện nặng của rối loạn chuyển hóa glucid do

thiếu insulin gây tăng glucose máu, tăng phân hủy lipid, tăng sinh thể ceton

gây toan hóa tổ chức. Mặc dù y học hiện đại đã có nhiều tiến bộ về trang thiết

bị, điều trị và chăm sóc, tỷ lệ tử vong vẫn cao 5 - 10%.

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose

nặng, đường huyết tăng cao. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu chiếm 5 - 10%. Ở

bệnh nhân đái tháo đường týp 2 nhiều tuổi, tỷ lệ tử vong từ 30 - 50% [43].

Nhiều bệnh nhân hôn mê, dấu hiệu đầu tiên của bệnh chính là tăng

glucose máu. Điều đó chứng tỏ sự hiểu biết về bệnh đái tháo đường còn chưa

được phổ biến trong cộng đồng.

1.4.2. Biến chứng mạn tính

1.4.2.1. Biến chứng tim - mạch

Bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường là biến chứng thường gặp

và nguy hiểm. Mặc dù có nhiều yếu tố tham gia gây bệnh mạch vành, nhưng

các nghiên cứu cho thấy nồng độ glucose máu cao làm tăng nguy cơ mắc

bệnh mạch vành và các biến chứng tim mạch khác. Người đái tháo đường có

bệnh tim mạch là 45%, nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 2 - 4 lần so với người

bình thường. Nguyên nhân tử vong do bệnh tim mạch chung chiếm khoảng

75% tử vong ở người bệnh đái tháo đường, trong đó thiếu máu cơ tim và nhồi

máu cơ tim là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất. Một nghiên cứu được tiến

hành trên 353 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 là người Mỹ gốc Mêhicô trong

8 năm thấy có 67 bệnh nhân tử vong và 60% là do bệnh mạch vành [5].

Tăng huyết áp thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, tỷ lệ mắc bệnh

chung của tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường gấp đôi so với người

bình thường. Trong đái tháo đường týp 2, 50% đái tháo đường mới được chẩn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

14

đoán có tăng huyết áp. Tăng huyết áp ở người đái tháo đường týp 2 thường

kèm theo các rối loạn chuyển hoá và tăng lipid máu [4],[54].

Ngoài ra, tỷ lệ biến chứng mạch não ở bệnh nhân đái tháo đường gấp 1,5 - 2

lần, viêm động mạch chi dưới gấp 5 - 10 lần so với người bình thường.

Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình, khoảng 80% bệnh nhân

đái tháo đường mắc thêm các bệnh liên quan đến tim mạch [5].

1.4.2.2. Biến chứng thận

Biến chứng thận do đái tháo đường là một trong những biến chứng

thường gặp, tỷ lệ biến chứng tăng theo thời gian. Bệnh thận do đái tháo đường

khởi phát bằng protein niệu; sau đó khi chức năng thận giảm xuống, ure và

creatinin sẽ tích tụ trong máu.

Bệnh thận do đái tháo đường là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy

thận giai đoạn cuối. Với người đái tháo đường týp 1, mười năm sau khi biểu

hiện bệnh thận rõ ràng, khoảng 50% tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối và

sau 20 năm sẽ có khoảng 75% số bệnh nhân trên cần chạy thận lọc máu chu

kỳ. Khả năng diễn biến đến suy thận giai đoạn cuối của bệnh nhân đái tháo

đường týp 2 ít hơn so với bệnh nhân đái tháo đường týp 1, song số lượng bệnh

nhân đái tháo đường týp 2 chiếm tỷ lệ rất lớn nên thực sự số bệnh nhân suy

thận giai đoạn cuối chủ yếu là bệnh nhân đái tháo đường týp 2.

Để theo dõi bệnh thận đái tháo đường có thể định lượng microalbumin

niệu, đo mức lọc cầu thận, định lượng protein niệu/ 24 giờ. Ngày nay, nhiều

phòng xét nghiệm chọn phương pháp định lượng protein niệu trong mẫu nước

tiểu qua đêm.

Tại Việt Nam, theo một điều tra năm 1998, tỷ lệ có microalbumin niệu

dương tính khá cao chiếm 71% trong số người mắc bệnh đái tháo đường

týp 2 [5].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

15

1.4.2.3. Bệnh lý mắt ở bệnh nhân đái tháo đường

Đục thuỷ tinh thể là tổn thương thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường,

có vẻ tương quan với thời gian mắc bệnh và mức độ tăng đường huyết kéo

dài. Đục thuỷ tinh thể ở người đái tháo đường cao tuổi sẽ tiến triển nhanh hơn

người không đái tháo đường.

Bệnh lý võng mạc đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu của mù ở

người 20 - 60 tuổi. Bệnh biểu hiện nhẹ bằng tăng tính thấm mao mạch, ở giai

đoạn muộn hơn bệnh tiến triển đến tắc mạch máu, tăng sinh mạch máu với

thành mạch yếu dễ xuất huyết gây mù loà. Sau 20 năm mắc bệnh, hầu hết

bệnh nhân đái tháo đường týp 1 và khoảng 60% bệnh nhân đái tháo đường týp

2 có bệnh lý võng mạc do đái tháo đường.

Theo nghiên cứu của Tô Văn Hải, Phạm Hoài Anh tại Bệnh viện Thanh

Nhàn - Hà Nội, số bệnh nhân có bệnh về mắt chiếm 72,5%, trong đó tỷ lệ

bệnh võng mạc đái tháo đường 60,5%, đục thủy tinh thể 59% [18].

Nghiên cứu của Đặng Văn Hòa tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái

Nguyên cho thấy 52,94% bệnh nhân bị đục thuỷ tinh thể, 22,94% bệnh nhân

bị bệnh võng mạc đái tháo đường [26].

1.4.2.4. Bệnh thần kinh do đái tháo đường

Bệnh thần kinh do đái tháo đường gặp khá phổ biến, ước tính khoảng

30% bệnh nhân đái tháo đường có biểu hiện biến chứng này. Người bệnh đái

tháo đường týp 2 thường có biểu hiện thần kinh ngay tại thời điểm chẩn đoán.

Bệnh thần kinh do đái tháo đường thường được phân chia thành các hội

chứng lớn sau: Viêm đa dây thần kinh, bệnh đơn dây thần kinh, bệnh thần

kinh thực vật, bệnh thần kinh vận động gốc chi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

16

1.4.3. Một số biến chứng khác

1.4.3.1. Bệnh lý bàn chân do đái tháo đường

Bệnh lý bàn chân đái tháo đường ngày càng được quan tâm do tính phổ

biến của bệnh. Bệnh lý bàn chân đái tháo đường do sự phối hợp của tổn

thương mạch máu, thần kinh ngoại vi và cơ địa dễ nhiễm khuẩn do glucose

máu tăng cao.

Một thông báo của WHO tháng 3 - 2005 cho thấy có tới 15% số người

mắc bệnh đái tháo đường có liên quan đến bệnh lý bàn chân, 20% số người

phải nhập viện do nguyên nhân bị loét chân. Bệnh nhân đái tháo đường phải

cắt cụt chi dưới nhiều gấp 15 lần so với người không bị đái tháo đường, chiếm

45 - 70% tổng số các trường hợp cắt cụt chân [13].

Tỷ lệ cắt cụt của người bị biến chứng bàn chân đái tháo đường của Việt

Nam cũng khá cao, khoảng 40% tổng số người có bệnh lý bàn chân đái tháo

đường [40].

1.4.3.2. Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đái tháo đường

Bệnh nhân bị đái tháo đường thường nhạy cảm với tất cả các loại nhiễm

khuẩn do có nhiều yếu tố thuận lợi. Có thể gặp nhiễm khuẩn ở nhiều cơ quan

như: viêm đường tiết niệu, viêm răng lợi, viêm tủy xương, viêm túi mật sinh

hơi, nhiễm nấm … [6].

1.5. Rối loạn chuyển hóa lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đƣờng

Rối loạn lipid máu là tình trạng rối loạn và hoặc tăng nồng độ các thành

phần lipid trong máu, hậu quả là sự tạo thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch,

làm gia tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và đột quỵ, tăng các biến chứng

mạch máu khác. Ngày nay, người ta xem đã có rối loạn lipid máu ngay từ khi

tỷ lệ các thành phần của lipid trong máu có sự thay đổi [5], [54].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

17

Rối loạn lipid máu chủ yếu ở người đái tháo đường týp 1 là lượng

lipoprotein huyết tương thấp, tăng mức LDC - C hạt nhỏ, đậm đặc. Các bất

thường này sẽ được cải thiện song hành với mức kiểm soát glucose máu.

Người đái tháo đường týp 2 thường có tăng triglycerid máu và giảm

HDL - C (loại lipoprotein được xem là có chức năng bảo vệ thành mạch), đôi

khi không phụ thuộc vào mức độ kiểm soát đường máu. Người bệnh mới mắc đái

tháo đường týp 2 thường có mức HDL - C thấp ở nam từ 20 - 50%, nữ 10 - 25%.

Chuyển hoá LDL - C cũng bị rối loạn ở người đái tháo đường týp 2, chỉ cần

LDL - C tăng nhẹ cũng đã là yếu tố nguy cơ làm bệnh mạch vành tăng rõ rệt

1.6. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đƣờng

1.6.1. Tuổi

Qua nhiều nghiên cứu thấy tuổi có sự liên quan đến sự xuất hiện bệnh đái

tháo đường týp 2. Tuổi càng tăng, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường càng cao.

Ở châu Á, đái tháo đường týp 2 có tỷ lệ cao ở những người trên 30 tuổi.

Ở châu Âu, thường xảy ra sau tuổi 50 chiếm 85 - 90% các trường hợp đái tháo

đường [5]. Từ 65 tuổi trở lên, tỷ lệ bệnh đái tháo đường lên tới 16% [32].

Sơ đồ 1.1. Các yếu tố làm tăng tỷ lệ đái tháo đường ở người cao tuổi [32]

Bệnh phối

hợp

Bài tiết

insulin giảm

Đái tháo đƣờng

ở ngƣời cao tuổi

Kháng insulin

Béo bụng

Di truyền

Một số

thuốc Giảm hoạt

động thể lực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

18

Sự gia tăng đái tháo đường týp 2 theo tuổi có nhiều yếu tố tham gia, các

thay đổi chuyển hóa hydrate liên quan đến tuổi, điều này giải thích tại sao

nhiều người mang gen di truyền đái tháo đường mà lại không bị đái tháo

đường từ lúc còn trẻ đến khi về già mới bị bệnh.

Tuy nhiên với tốc độ phát triển cuộc sống hiện nay, ngày càng có nhiều

người trẻ tuổi mắc đái tháo đường týp 2. Quan sát sự xuất hiện bệnh đái tháo

đường týp 2 trong gia đình có yếu tố di truyền rõ ràng, người ta thấy rằng ở

thế hệ thứ nhất mắc bệnh ở độ tuổi 60 - 70, ở thế hệ thứ 2 tuổi xuất hiện bệnh

giảm xuống còn 40 - 50 tuổi và ngày nay người được chẩn đoán đái tháo

đường týp 2 dưới 20 tuổi không còn là hiếm [43].

1.6.2. Giới tính

Tỷ lệ mắc đái tháo đường ở hai giới nam và nữ thay đổi tuỳ thuộc vào

các vùng dân cư khác nhau. Ảnh hưởng của giới tính đối với bệnh đái tháo

đường không theo quy luật, nó tuỳ thuộc vào chủng tộc, độ tuổi, điều kiện

sống, mức độ béo phì.

Ở các vùng đô thị Thái Bình Dương tỷ lệ nữ/nam là 3/1, trong khi ở

Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở cả hai giới tương

đương nhau.

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Hoàng Kim Ước và cộng sự, tỷ lệ

mắc đái tháo đường ở nam là 3,5%; ở nữ là 5,3% [45]. Nghiên cứu về tình

hình đái tháo đường và yếu tố nguy cơ được tiến hành trên cả nước năm

2002 - 2003 cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh theo giới [5].

1.6.3. Địa dư

Các nghiên cứu tỷ lệ mắc đái tháo đường đều cho thấy lối sống công

nghiệp hiện đại ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mắc bệnh đái tháo đường. Tỷ

lệ mắc đái tháo đường tăng gấp 2 - 3 lần ở những người nội thành so với

những người sống ở ngoại thành theo các công bố nghiên cứu dịch tễ ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

19

Tunisia, Úc... Một số nghiên cứu của Việt Nam cũng cho kết quả tương tự.

Nghiên cứu của Nguyễn Huy Cường tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo

đường ở nội thành là 1,4%, ngoại thành là 0,6%. Nghiên cứu của Trần Hữu

Dàng tại Quy Nhơn thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nội thành là 9,5% cao hơn so với

ngoại thành là 2,1% có ý nghĩa thống kê với p <0,01 [12].

Yếu tố địa dư ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc đái tháo đường thực chất là sự

thay đổi lối sống: ít vận động, ăn uống nhiều dẫn đến béo phì gây ra.

1.6.4. Béo phì

“Béo phì là trạng thái thừa mỡ của cơ thể ” [44]. Theo các chuyên gia

của WHO, béo phì là yếu tố nguy cơ mạnh mẽ nhất tác động lên khả năng

mắc đái tháo đường týp 2. Có nhiều phương pháp chẩn đoán và phân loại béo

phì, trong đó chẩn đoán béo phì bằng chỉ số khối cơ thể và chỉ số bụng mông

được áp dụng khá rộng rãi. Cho tới nay, tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì đã được

WHO thống nhất. Tuy nhiên tiêu chuẩn này là khác nhau cho các vùng địa lý,

châu lục khác nhau.

Trong bệnh béo phì, tích lũy mỡ xảy ra trong một thời gian dài, do đó sự

suy giảm khả năng tự bảo vệ chống lại quá trình nhiễm mỡ có thể xảy ra ở

một số thời điểm và triglycerid dần được tích lũy lại. Ở người béo phì, đái

tháo đường lâm sàng thường xuất hiện sau khi 50 - 70% tiểu đảo Langerhans

bị tổn thương.

Béo bụng còn được gọi là béo dạng nam, là một thuật ngữ chỉ những

người mà phân bố mỡ ở bụng, nội tạng và phần trên cơ thể chiếm tỷ trọng

đáng kể. Béo bụng, ngay cả với những người cân nặng không thực sự xếp vào

loại béo phì hoặc chỉ béo vừa phải là một yếu tố nguy cơ độc lập gây ra rối

loạn mỡ máu, tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa đường.

Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng béo phì là nguyên nhân quan trọng

nhất dẫn đến sự kháng insulin [35], [49]. Nghiên cứu của Colditz G.A và cộng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

20

sự kết luận béo phì và tăng cân đột ngột làm tăng nguy cơ của đái tháo đường [48].

Kết quả nghiên cứu của Hoàng Kim Ước cho thấy những người có BMI > 23

có nguy cơ đái tháo đường týp 2 gấp 2,89 lần so với người bình thường [45].

Ngày nay, béo phì đang ngày càng gia tăng, kéo theo sự gia tăng của

bệnh đái tháo đường týp 2 và bệnh tim mạch.

1.6.5. Thuốc lá và bia rượu

Thuốc lá và bia rượu là những chất gây hại cho cơ thể, làm nặng thêm

các rối loạn chuyển hoá.

Một số nghiên cứu ở châu Âu cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá ở bệnh nhân

đái tháo đường khá cao, có nhiều vùng trên 50% [52]. Trường đại học

Lausanne (Anh) đã tiến hành 25 cuộc nghiên cứu trên 1,2 triệu bệnh nhân và

nhận thấy những người hút thuốc có 44% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

týp 2 [5]. Những người hút thuốc có xu hướng hình thành những thói quen

không có lợi khác, chẳng hạn như không tập thể dục thể thao hoặc ăn những

thực phẩm không có lợi cho sức khỏe.

Rượu có tác động rất xấu đến sức khỏe con người, gây ảnh hưởng đến

toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Những người bệnh đái tháo đường nếu uống

nhiều rượu thì hậu quả thường nặng hơn so với người bình thường. Theo

nghiên cứu của Tô Văn Hải, bệnh nhân nam đái tháo đường có tỷ lệ uống bia

rượu 22,3% và hút thuốc lá 16,8% [21].

1.7. Tình hình bệnh đái tháo đƣờng trên thế giới và Việt Nam

1.7.1. Trên thế giới

Trong những năm gần đây, tỷ lệ đái tháo đường gia tăng mạnh mẽ trên toàn

cầu, WHO đã lên tiếng báo động vấn đề nghiêm trọng này trên toàn thế giới.

Năm 1992, ở Pháp tác giả Marie Laure Auciaux và cộng sự ước tính có

khoảng 2 triệu người đái tháo đường týp 2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

21

Ở Mỹ, theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC, bệnh đái tháo đường tăng

14% trong hai năm từ 18,2 triệu người (2003) lên 20,8 triệu người (2005) [5].

Theo một thông báo của Hiệp hội đái tháo đường quốc tế, năm 2006 ước

tính khoảng 246 triệu người mắc bệnh, trong đó bệnh đái tháo đường týp 2

chiếm khoảng 85 - 95 % tổng số bệnh nhân đái tháo đường ở các nước phát

triển và thậm chí còn cao hơn ở các nước đang phát triển [25].

Tỷ lệ bệnh đái tháo đường thay đổi theo từng nước có nền công nghiệp

phát triển hay đang phát triển và thay đổi theo từng vùng địa lý khác nhau.

Trong đó, nơi có tỷ lệ đái tháo đường cao nhất là khu vực Bắc Mỹ (7,8%),

khu vực Địa Trung Hải và khu vực Trung Đông (7,7%), châu Âu (4,9%) và

châu Phi (1,2%) [4].

Tỷ lệ đái tháo đường ở châu Á cũng gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt ở khu

vực Đông Nam Á (5,3%) [4],[49]. Nguyên nhân của sự gia tăng bệnh nhanh

chóng do mức độ đô thị hóa nhanh, sự di dân từ khu vực nông thôn ra thành

thị nhiều, sự thay đổi nhanh chóng về lối sống công nghiệp, giảm hoạt động

chân tay, sự tăng trưởng kinh tế nhanh và chế độ ăn không cân đối, nhiều mỡ.

1.7.2. Tại Việt Nam

Năm 2002, theo điều tra trên phạm vi toàn quốc ở lứa tuổi từ 30 - 64 của Bệnh

viện Nội tiết Trung ương, tỷ lệ mắc đái tháo đường chung cho cả nước là 2,7%,

ở các thành phố 4,4%, vùng đồng bằng ven biển 2,2% và miền núi 2,1% [5].

Một nghiên cứu được tiến hành trên 2394 đối tượng từ 30 - 64 tuổi đang

sinh sống tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố

Hồ Chí Minh thấy rằng tỷ lệ mắc đái tháo đường là 4,6% - 4,9% [4]. Đa số

bệnh nhân đái tháo đường không được chẩn đoán và điều trị.

Theo nghiên cứu của Đặng Thị Ngọc - Đỗ Trung Quân tại bệnh viện

Bạch Mai, tỷ lệ đái tháo đường týp 2 chiếm 81,5%; tỷ lệ đái tháo đường týp 1

chiếm 18,5%; tỷ lệ nữ chiếm 61,2%; tỷ lệ nam chiếm 38,8% [trích từ 17].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

22

Nghiên cứu của Lê Minh Sứ tại Thanh Hóa; Vũ Huy Chiến tại Thái

Bình, Hồ Văn Hiệu tại Nghệ An cho tỷ lệ mắc đái tháo đường lần lượt là 4%;

4,3% và 3% [39],[10], [24].

Năm 2004, Tạ Văn Bình và cộng sự tiến hành nghiên cứu bệnh đái tháo

đường tại Cao Bằng thấy tỷ lệ mắc bệnh qua sàng lọc là 6,8% [3]. Cũng trong

năm đó Trần Thị Mai Hà nghiên cứu tại Yên Bái, Hoàng Kim Ước nghiên

cứu tại Phú Thọ, Sơn La kết luận đái tháo đường là bệnh gặp chủ yếu ở người

có thu nhập cao, có đời sống vật chất và địa vị trong xã hội [17], [2]. Đó là

một thách thức lớn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội và sức khoẻ

cộng đồng.

Nghiên cứu của Lê Cảnh Chiến tại Tuyên Quang; Hoàng Thị Đợi,

Nguyễn Kim Lương tại Thái Nguyên cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao

hơn nam, ở nhóm ít hoạt động thể lực cao hơn nhóm hoạt động thể lực nhiều

[9], [15].

Tại Bắc Kạn, số bệnh nhân đái tháo đường ngày một tăng nhưng nhiều

người khi được phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn, có nhiều biến chứng. Từ

tháng 3 năm 2006 tại khoa Nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tiếp nhận bệnh

nhân điều trị nội trú. Tỷ lệ bệnh đái tháo đường chiếm khoảng 3,7% - 5,2%

tổng số bệnh nhân điều trị tại khoa trong hai năm 2007 - 2008 [22], [34]. Tuy

nhiên chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

của bệnh được tiến hành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

23

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Là những bệnh nhân đái tháo đường được điều trị ngoại trú tại khoa Nội

- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: Từ tháng 01/2009 đến tháng 8/2009.

- Địa điểm: Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang.

2.3.2. Kỹ thuật chọn mẫu

Chọn mẫu có chủ đích.

2.3.3. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân được chẩn đoán xác định đái tháo đường khi có 1 trong 3

tiêu chuẩn theo ADA và WHO:

- Tiêu chuẩn 1: Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l.

- Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l, xét nghiệm lúc bệnh

nhân đã nhịn đói sau 6 - 8 giờ không ăn.

- Tiêu chuẩn 3: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp

tăng glucose máu ≥ 11,1 mmol/l.

2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1. Đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường

* Thông tin chung:

- Tuổi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

24

- Giới.

- Nghề nghiệp.

- Dân tộc.

- Địa chỉ.

* Chỉ tiêu lâm sàng

- Thời gian phát hiện bệnh.

- Huyết áp.

- Triệu chứng lâm sàng chính của bệnh:

+ Ăn nhiều.

+ Uống nhiều.

+ Đái nhiều.

+ Gầy sút cân.

- Triệu chứng kèm theo: Đau ngực, mắt nhìn mờ, tê tay chân, mệt mỏi.

* Một số biến chứng thường gặp:

- Biến chứng tim mạch.

- Biến chứng thận.

- Biến chứng thần kinh.

- Biến chứng mắt.

- Biến chứng khác: biến chứng răng lợi, hô hấp, da.

* Chỉ tiêu cận lâm sàng:

- Xét nghiệm máu:

+ Định lượng glucose máu lúc đói.

+ Định lượng các thành phần lipid máu lúc đói: Cholesterol toàn phần,

triglycerid, HDL - C, LDL - C.

+ Định lượng ure máu, creatinin máu.

- Xét nghiệm nước tiểu:

+ Xét nghiệm nước tiểu toàn phần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

25

+ Định tính ceton niệu.

* Phương pháp sử dụng thuốc hạ glucose máu:

- Đơn trị liệu.

- Phối hợp thuốc.

2.4.2. Một số yếu liên quan đến bệnh đái tháo đường

- Đo cân nặng, chiều cao, tính chỉ số khối cơ thể.

- Đo vòng bụng, vòng mông, tính chỉ số bụng mông.

- Tiền sử bản thân về bệnh, chế độ ăn uống, sinh hoạt, sử dụng thuốc.

- Tiền sử sinh con ≥ 4kg (đối với nữ).

- Tiền sử gia đình liên quan đến đái tháo đường: Bố, mẹ hoặc anh, chị, em

ruột đã phát hiện bệnh đái tháo đường.

- Thói quen uống rượu, hút thuốc lá.

- Thói quen tập thể dục thể thao.

2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu

Tất cả đối tượng nghiên cứu khi đi khám định kỳ được khám lâm sàng,

làm các xét nghiệm cần thiết và phỏng vấn khai thác kỹ các yếu tố liên quan

đến bệnh theo mẫu bệnh án đã được chuẩn bị trước. Các kết quả được ghi vào

phiếu bệnh án nghiên cứu thống nhất.

2.5.1. Khám lâm sàng

* Tính chỉ số khối cơ thể:

- Cân bệnh nhân: Sử dụng bàn cân Trung Quốc có thước đo chiều cao.

Bệnh nhân chỉ mặc một bộ quần áo mỏng, không đi giầy dép, không đội mũ.

Kết quả được ghi bằng kg, sai số không quá 100g.

- Đo chiều cao: Được đo bằng thước đo chiều cao gắn liền với cân. Bệnh

nhân đứng thẳng đứng, 2 gót chân sát mặt sau của bàn cân, đầu thẳng, mắt

nhìn thẳng. Kéo thước đo thẳng đứng đến hết tầm, sau đó kéo từ từ xuống đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

26

khi chạm đứng đỉnh đầu, đọc kết quả trên vạch thước đo. Kết quả tính bằng

mét (m) và sai số không quá 0,5 cm.

- Tính chỉ số khối cơ thể:

BMI = Cân nặng (kg)

Chiều cao2

(m)

- Thể trạng bệnh nhân được phân loại theo bảng phân loại các mức độ

BMI của WHO năm 2000 áp dụng cho vùng Châu Á - Thái Bình Dương.

Bảng 2.1. Phân loại thể trạng theo chỉ số khối cơ thể áp dụng cho

người châu Á [5]

Thể trạng BMI

Gầy <18,5

Bình thường 18,5 - 22,9

Béo:

Thừa cân

Béo độ 1

Béo độ 2

≥ 23

23 - 24,9

25 - 29,9

≥ 30

* Đánh giá nguy cơ béo phì còn cần phải xem sự phân bố mỡ đặc biệt ở bụng

và nội tạng theo chỉ số bụng/mông

- Đo vòng bụng, vòng mông: Sử dụng thước dây mềm, không co giãn.

Bệnh nhân đứng thẳng, hai chân cách nhau khoảng 10 cm. Đo khi bệnh nhân

thở ra nhẹ, tránh co cơ.

+ Vòng bụng: Đo ngang qua rốn và điểm cong nhất của cột sống thắt lưng.

+ Vòng mông: Đo ngang qua 2 điểm nhô của hai mấu chuyển lớn.

- Tính chỉ số B/M:

B/M = Vòng bụng (cm)

Vòng mông (cm)

- Xác định chỉ số B/M bệnh lý theo tiêu chuẩn ở nam giới ≥ 0,9; ở nữ giới

≥ 0,8 [5].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

27

* Đo huyết áp:

- Sử dụng ống nghe và huyết áp kế đồng hồ Nhật Bản. Bệnh nhân được đo

huyết áp động mạch cánh tay ở tư thế nằm. Trước khi đo bệnh nhân được

nghỉ 15 phút, không dùng thuốc ảnh hưởng huyết áp.

- Phân loại tăng huyết áp theo JNC VI - 2003.

Bảng 2.2. Bảng phân loại tăng huyết áp theo JNC VI - 1997 [5]

Mức độ Huyết áp tâm thu

(mmHg)

Huyết áp tâm trƣơng

(mmHg)

Bình thường < 130 < 85

Bình thường cao 130 - 139 85 - 89

Tăng huyết áp:

Giai đoạn 1 (độ I)

Giai đoạn 2 (độ II)

Giai đoạn 3 (độ III)

140 - 159

160 - 179

≥ 180

90 - 99

100 - 109

≥ 110

* Chẩn đoán một số biến chứng:

- Biến chứng tim mạch: Xác định thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy

tim bằng lâm sàng và điện tâm đồ.

+ Thiếu máu cơ tim: Bệnh nhân đau ngực thường xuyên hoặc không

thường xuyên. Điện tâm đồ có hình ảnh tổn thương cơ tim: Đoạn ST chênh, T

dương cao đối xứng hoặc T dẹt/ âm.

+ Nhồi máu cơ tim: Bệnh nhân đau ngực, khó thở hoặc không có triệu

chứng. Điện tâm đồ có thể có dạng QS, ST chênh, sóng vòm Pardee.

+ Suy tim: Bệnh nhân khó thở khi gắng sức hoặc thường xuyên, có các

dấu hiệu biểu hiện tình trạng ứ trệ tuần hoàn ngoại biên. Điện tâm đồ có hình

ảnh dày thất trái.

+ Xác định tăng huyết áp dựa vào kết quả đo huyết áp và phân loại theo

JNC VI.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

28

- Biến chứng thận: Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, xét nghiệm creatinin

máu, xét nghiệm nước tiểu toàn phần (bệnh nhân có xét nghiệm protein niệu

dương tính được chẩn đoán có biến chứng thận).

- Biến chứng thần kinh: Xác định bằng khám lâm sàng.

- Biến chứng mắt: Được chẩn đoán bằng khám mắt, đo thị lực, soi đáy mắt

do bác sỹ chuyên khoa thực hiện.

- Biến chứng hô hấp, răng lợi, da: Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, xét

nghiệm và khám chuyên khoa.

* Xác định cách sử dụng thuốc hạ glucose máu:

- Đơn trị liệu: Bệnh nhân được sử dụng insulin đơn độc hoặc một thuốc

uống hạ glucose máu (nhóm Sulfonylurea hoặc nhóm Biguanid).

- Phối hợp thuốc: Bệnh nhân được sử dụng phối hợp insulin với ít nhất

một thuốc uống hạ glucose máu hoặc phối hợp ít nhất hai thuốc uống hạ

glucose máu.

* Xác định một số thói quen:

- Thói quen uống rượu: Được coi là uống nhiều khi uống mỗi ngày ≥

50ml và ≥ 5 ngày mỗi tuần.

- Thói quen hút thuốc lá: Là người hút thuốc lá thường xuyên ≥ 10 điếu

mỗi ngày.

- Thói quen tập thể dục thể thao: Tập thể dục là đi bộ, tập thể dục buổi

sáng. Tập thể thao là tham gia các môn thể thao như cầu lông, bóng bàn, bóng

chuyền, đi xe đạp.

2.5.2. Cận lâm sàng

- Các xét nghiệm sinh hoá máu được tiến hành trên máy phân tích tự động

A.25 Hitachi tại khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn.

+ Xét nghiệm glucose máu lúc đói, creatinin máu bằng phương pháp

enzym glucooxydase.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

29

+ Xét nghiệm lipid máu bằng phương pháp đo quang.

Chỉ số bình thường:

- Xét nghiệm nước tiểu toàn phần: Phân tích 10 thông số tự động trên

máy Clintex.100.

- Định tính ceton niệu bằng que thử của hãng Simen.

- Cách lấy máu và nước tiểu làm xét nghiệm:

+ Máu: Bệnh nhân được lấy máu tĩnh mạch vào buổi sáng lúc đói,

không chống đông ly tâm lấy huyết thanh.

+ Nước tiểu: Lấy vào buổi sáng, lấy nước tiểu giữa bãi cho vào 1 ống

thuỷ tinh. Dùng que thử của hãng Simen nhúng vào nước tiểu cho ngấm đều

sau đó phân tích trên máy tự động.

2.6. Vật liệu nghiên cứu

- Mẫu bệnh án nghiên cứu.

- Huyết áp kế đồng hồ, ống nghe Nhật Bản.

- Bàn cân của Trung Quốc có gắn thước đo chiều cao.

- Bơm, kim tiêm lấy máu, ống nghiệm.

- Thước dây.

- Máy ghi điện tim, chụp Xquang tim phổi.

- Máy phân tích sinh hoá máu và nước tiểu.

- Các trang thiết bị khác: Hóa chất, que thử…

2.7. Xử lý số liệu

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm

EPIINFO 6.04.

Cholesterol < 5,2 mmol/l

Triglycerid < 2,3 mmol/l

HDL - C > 0,9 mmol/l

LDL - C < 3,5 mmol/l

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

30

2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Tiến hành nghiên cứu một cách trung thực và nghiêm túc.

- Đối tượng nghiên cứu được thông báo về mục đích nghiên cứu.

- Khi được sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu, người nghiên cứu mới

được đưa đối tượng vào mẫu nghiên cứu.

- Những kết quả nghiên cứu, ý kiến đề xuất được sử dụng vào mục đích

nâng cao sức khoẻ, hạn chế sự xuất hiện và tiến triển của bệnh cho cộng đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

31

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm bệnh nhân đái tháo đƣờng điều trị tại Bệnh viện Đa khoa

tỉnh Bắc Kạn

Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi, giới

Giới

Nhóm tuổi

Nam Nữ Tổng số

n % n % n %

< 40 12 7,6 4 2,5 16 10,1

40 - 49 16 10,1 15 9,4 31 19,5

50 - 59 29 18,2 27 17,0 56 35,2

60 - 69 10 6,3 21 13,2 31 19,5

≥ 70 12 7,5 13 8,2 25 15,7

Tổng 79 49,7 80 50,3 159 100,0

p > 0,05

Tuổi trung bình

X ± SD 55,2 ± 12,2

Nhận xét:

- Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 55,2 ± 12,2.

- Tỷ lệ nam, nữ tương đương (p > 0,05).

- Số đối tượng nghiên cứu trên 50 tuổi chiếm 70,4%, nhóm tuổi 50 - 59

có tỷ lệ cao nhất 35,2%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

32

Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc và địa dư

Địa dƣ

Dân tộc

Thị xã - Thị trấn Nông thôn Tổng số

n % n % n %

Kinh 45 28,3 12 7,6 57 35,9

Tày 43 27,1 47 29,5 90 56,6

Nùng 4 2,5 3 1,9 7 4,4

Khác 1 0,6 4 2,5 5 3,1

Tổng số 93 58,5 66 41,5 159 100,0

Nhận xét:

- 58,5% đối tượng nghiên cứu cư trú tại khu vực thị xã, thị trấn.

- Số đối tượng nghiên cứu là người dân tộc Tày chiếm tỷ lệ cao nhất 56,6%.

35,9%

3,1%4,4%

56,6%

Kinh Tày Nùng Khác

Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

33

Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp

Nghề nghiệp Số trƣờng hợp (n) Tỷ lệ (%)

Làm ruộng 80 50,3

Cán bộ hưu 31 19,5

Cán bộ 26 16,4

Khác 22 13,8

Tổng 159 100,0

Nhận xét:

Số đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp làm ruộng chiếm tỷ lệ

cao nhất 50,3%.

50,3%19,5%

16,4%

13,8%

Làm ruộng Cán bộ hưu

Cán bộ Khác

Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

34

Bảng 3.4. Thời gian phát hiện bệnh theo nhóm tuổi

Thời gian

Nhóm tuổi

< 1 năm 1 - 5 năm 5 năm

n % n % n %

< 40 5 3,1 10 6,3 1 0,6

40 - 49 12 7,5 18 11,3 1 0,6

50 - 59 8 5,1 43 27,1 5 3,1

60 - 69 4 2,5 21 13,2 6 3,8

70 6 3,8 11 6,9 8 5,1

Tổng số 35 22,0 103 64,8 21 13,2

Nhận xét:

- Thời gian phát hiện bệnh từ 1 - 5 năm cao nhất, chiếm 64,8%.

- Nhóm tuổi 50 - 59 có thời gian phát hiện bệnh từ 1- 5 năm chiếm tỷ

lệ cao nhất 27,1%.

- Tỷ lệ phát hiện bệnh ở nhóm 5 năm có xu hướng tăng dần theo

độ tuổi.

64.8%

13.2% 22.0%

< 1 năm 1 - 5 năm > = 5 năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

35

Biểu đồ 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian phát hiện bệnh

Bảng 3.5. Một số triệu chứng lâm sàng ở đối tượng nghiên cứu

Triệu chứng Số trƣờng hợp

(n = 159) Tỷ lệ (%)

Uống nhiều 121 76,1

Đái nhiều 120 75,4

Gầy sút cân 87 54,7

Ăn nhiều 66 41,5

Có đủ 4 nhiều 31 19,5

Mệt mỏi 127 79,9

Tê tay chân 74 45,5

Đau ngực 33 20,8

Mắt nhìn mờ 32 20,1

Tình cờ phát hiện 5 3,1

Nhận xét:

- Các triệu chứng cổ điển gặp với tỷ lệ tương đối cao: uống nhiều

76,1%; đái nhiều 75,4%; gầy sút cân 54,7%; ăn nhiều 41,5%.

- 19,5 % đối tượng nghiên cứu có đủ bốn nhiều trên lâm sàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

36

Bảng 3.6. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có biến chứng tính theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi Có biến chứng Không biến chứng

n % n %

< 40 (n = 16) 9 56,3 7 43,7

40 - 49 (n = 31) 16 51,6 15 48,4

50 - 59 (n = 56) 36 64,3 20 35,7

60 - 69 (n = 31) 25 80,6 6 19,4

≥ 70 (n = 25) 24 96,0 1 4,0

Tổng số 110 69,2 49 30,8

Nhận xét:

- Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có ít nhất một biến chứng là 69,2%.

- Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có biến chứng tăng theo nhóm tuổi; cao

nhất ở nhóm tuổi ≥ 70 (96%).

Bảng 3.7. Một số biến chứng theo thời gian phát hiện bệnh

Thời gian

Biến chứng

< 1 năm

(n = 35)

1 - 5 năm

(n = 103) 5 năm

(n = 21)

Tổng số

(n = 159)

n % n % n % n %

Tim mạch 13 37,1 40 38,8 11 52,4 68 42,8

Thận 13 37,1 38 36,9 12 57,1 63 39,6

Mắt 4 11,4 10 9,7 3 14,2 17 10,7

Thần kinh 2 5,7 14 13,6 6 28,6 22 13,8

Hô hấp 1 2,6 2 1,9 2 9,5 5 3,1

Da 0 0,0 3 2,9 3 1,4 6 3,8

Nhận xét:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

37

Biến chứng gặp nhiều hơn là biến chứng tim mạch 42,8%, biến chứng

thận 39,6%; tỷ lệ các biến chứng cao hơn ở nhóm có thời gian phát hiện bệnh

≥ 5 năm.

Bảng 3.8. Tỷ lệ tăng huyết áp ở đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân

Phân

loại huyết áp

Số trƣờng hợp (n) Tỷ lệ (%)

Bình thường 74 46,5

Bình thường cao 23 14,5

Tăng huyết áp 62 39,0

Độ I 45 28,3

Độ II 11 6,9

Độ III 6 3,8

Nhận xét:

- Tỷ lệ tăng huyết áp ở đối tượng nghiên cứu là 39%.

- Tăng huyết áp độ I cao nhất, chiếm 28,3%.

46.5

14.5

39.0

0

10

20

30

40

50Tỷ lệ (%)

Bình thường Bình thường cao Tăng huyết áp

Phân loại THA

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

38

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ tăng huyết áp ở đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.9. Chỉ số glucose máu trung bình ở đối tượng nghiên cứu

Đơn vị: mmol/l

Nhóm tuổi Glucose máu trung bình

( X ± SD)

< 40 8,6 ± 2,4

40 - 49 7,9 ± 3,2

50 - 59 8,3 ± 3,7

60 - 69 8,3 ± 2,6

70 7,1 ± 2,4

Chỉ số chung 8,1 ± 3,1

Nhận xét:

- Chỉ số glucose máu trung bình ở nhóm tuổi dưới 40 cao hơn các

nhóm tuổi khác.

- Chỉ số glucose máu trung bình của đối tượng nghiên cứu nằm ở mức

kiểm soát kém.

Bảng 3.10. Mức độ kiểm soát glucose máu theo tiêu chuẩn của WHO năm

2002 [5]

Mức độ Số trƣờng hợp

( n = 159) Tỷ lệ (%)

Tốt (4,4 - 6,1) 38 23,9

Chấp nhận (6,2 -7) 34 21,4

Kém (> 7) 87 54,7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

39

Nhận xét:

- Mức độ kiểm soát glucose máu tốt chiếm 23,9%.

- Mức độ kiểm soát glucose máu kém chiếm tỷ lệ 54,7%.

Bảng 3.11. Mức độ kiểm soát glucose máu theo nghề nghiệp

Mức độ

Nghề nghiệp

Tốt Chấp nhận Kém

n % n % n %

Làm ruộng 15 9,4 15 9,4 50 31,4

Cán bộ hưu 15 9,4 5 3,2 11 6,9

Cán bộ 7 4,5 6 3,8 13 8,2

Khác 1 0,6 8 5,0 13 8,2

Nhận xét:

- Kiểm soát glucose máu mức độ chấp nhận và kém cao nhất ở đối

tượng nghiên cứu có nghề nghiệp làm ruộng (9,4% và 31,4%).

Bảng 3.12. Hàm lượng trung bình một số thành phần lipid máu

Chỉ số lipid máu X ± SD Giới hạn bình thƣờng

(mmol/l)

Cholesterol toàn phần 5,3 ± 1,6 < 5,2

Triglycerid 2,5 ± 1,8 < 2,3

HDL - C 1,8 ± 1,2 > 0,9

LDL - C 2,9 ± 1,6 < 3,5

Nhận xét:

- Hàm lượng cholesterol toàn phần trung bình cao hơn giá trị bình thường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

40

- Hàm lượng triglycerid trung bình cao hơn giá trị bình thường.

- Hàm lượng HDL - C, LDL - C trung bình trong giới hạn bình thường.

Bảng 3.13. Tỷ lệ rối loạn các thành phần lipid máu

Li pid máu Giới hạn bệnh lý

(mmol/l)

Số trƣờng hợp

(n = 159)

Tỷ lệ

(%)

Cholesterol ≥ 5,2 79 49,7

Triglycerid ≥ 2,3 61 38,4

HDL - C ≤ 0,9 19 11,9

LDL - C ≥ 3,5 60 37,7

Rối loạn ít nhất một thành phần 122 76,7

Nhận xét:

- Số bệnh nhân có tăng cholesterol cao nhất, chiếm tỷ lệ 49,7%.

- Số bệnh nhân có giảm HDL - C gặp ít nhất (11,9%).

- Bệnh nhân có rối loạn ít nhất một thành phần lipid máu chiếm 76,7%.

Bảng 3.14. Hình thái rối loạn các thành phần lipid máu

Hình thái rối loạn Số trƣờng hợp

( n = 159) Tỷ lệ (%)

Đơn

thuần

Tăng Cholesterol 36 22,6

Tăng Triglycedid 11 6,9

Giảm HDL - C 9 5,7

Phối hợp

Tăng TC + tăng TG 40 25,2

Tăng TG + giảm HDL - C 7 4,4

Tăng TC, TG + giảm HDL - C 3 1,9

Nhận xét:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

41

- Rối loạn tăng phối hợp cholesterol và triglycerid cao nhất,

chiếm 25,2%.

- Rối loạn tăng triglycerid và giảm HDL - C là 5,7%.

- Rối loạn tăng cholesterol đơn thuần là 22,6%.

Bảng 3.15. Cách sử dụng thuốc hạ glucose máu ở đối tượng nghiên cứu

Cách sử dụng thuốc Số lƣợng

(n = 159) Tỷ lệ (%)

Insulin đơn trị liệu 10 6,3

Đơn trị liệu bằng thuốc uống

nhóm Sulfonylurea

11 6,9

Đơn trị liệu bằng thuốc uống

nhóm Biguanid

6 3,8

Phối hợp 2 thuốc uống

Sulfonylurea + Biguanid

97 61,0

Phối hợp thuốc uống + insulin 35 22,0

Nhận xét:

- Sử dụng phối hợp 2 loại thuốc uống hạ glucose máu cao nhất, chiếm

61%; 100% phối hợp 2 nhóm Sulfonylurea và Biguanid.

- Sử dụng thuốc uống đơn trị liệu 10,7%; insulin đơn trị liệu 6,3%.

Bảng 3.16. Cách sử dụng thuốc và mức độ kiểm soát glucose máu

Mức độ

Cách sử dụng

Tốt Chấp nhận Kém

n % n % n %

Insulin đơn trị liệu (n = 10) 0 0,0 1 10,0 9 90,0

Sulfonylurea hoặc Biguanid (n=17) 8 47,1 2 11,7 7 41,2

Phối hợp Sulfonylurea và Biguanid

(n = 97)

23 23,7 25 25,8 49 50,5

Thuốc uống + insulin (n = 35) 7 20,0 6 17,1 22 62,9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

42

Nhận xét:

- Đối tượng nghiên cứu sử dụng thuốc uống đơn trị liệu có mức kiểm

soát glucose máu tốt hơn các nhóm khác.

- Đối tượng nghiên cứu sử dụng insulin đơn trị liệu hoặc phối hợp có

mức kiểm soát glucose máu kém chiếm tỷ lệ cao.

3.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đƣờng

Bảng 3.17. Tiền sử và một số thói quen của đối tượng nghiên cứu

Tiền sử, thói quen Số trƣờng hợp

(n = 159) Tỷ lệ (%)

Gia đình có người bị ĐTĐ 12 7,5

Sinh con 4kg 2/80 2,5

Uống rượu 50 31,4

Hút thuốc lá 49 30,8

Nhận xét:

- Số đối tượng nghiên cứu có tiền sử gia đình liên quan là 7,5%.

- Tỷ lệ bệnh nhân nữ có tiền sử sinh con 4kg là 2,5%.

- Đối tượng nghiên cứu có thói quen uống rượu và hút thuốc lá chiếm

tỷ lệ tương đối cao (31,4% và 30,8%).

Bảng 3.18. Thể trạng của đối tượng nghiên cứu theo chỉ số BMI

Thể trạng Số trƣờng hợp

(n = 159) Tỷ lệ (%)

Gầy 13 8,2

Bình thường 68 42,7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

43

Thừa cân, béo phì 78 49,1

Nhận xét:

- Thể trạng thừa cân và béo phì cao nhất, chiếm 49,1%.

- Thể trạng gầy chiếm 8,2%.

Bảng 3.19. Chỉ số B/M ở đối tượng nghiên cứu

Giới

Chỉ số B/M

Nam

(n = 79)

Nữ

(n = 80)

Tổng số

(n = 159)

n % n % n %

Bình thường 38 48,2 13 16,3 51 32,1

Bệnh lý

(Nam ≥ 0,9; nữ ≥ 0,8)

41 51,8 67 83,7 108 67,9

p < 0,05

Nhận xét:

- Đối tượng nghiên cứu có chỉ số B/M bệnh lý là 67,9%.

- Chỉ số B/M bệnh lý ở nữ là 83,7%, cao hơn nam 51,8% (p< 0,05).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

44

51.8

83.7

48.2

16.3

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90Tỷ lệ (%)

Bệnh lý Bình thường Chỉ số B/M

Nam

Nữ

Biểu đồ 3.5. Chỉ số B/M ở đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.20. Mức độ tập thể dục thể thao của đối tượng nghiên cứu

Giới

Mức độ

Nam

(n = 79)

Nữ

(n = 80)

Tổng số

(n = 159)

n % n % n %

Không tập 54 33,9 54 33,9 108 67,9

Tập < 3 lần/tuần 16 10,1 23 14,5 39 24,5

Thường xuyên 9 5,7 3 1,9 12 7,6

Nhận xét:

- 67,9% số đối tượng nghiên cứu không tập thể dục thể thao.

- 7,5% số đối tượng nghiên cứu tập thể dục, thể thao thường xuyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

45

Chƣơng 4

BÀN LUẬN

Đái tháo đường đang là đại dịch của các bệnh không lây nhiễm và được

coi là “kẻ giết người thầm lặng”. Ngày nay, tỷ lệ tử vong do những biến

chứng cấp tính và mạn tính ở người bệnh đái tháo đường đã giảm đáng kể,

chất lượng cuộc sống của người bệnh đã phần nào được nâng cao. Đó là nhờ

có những tiến bộ trong chẩn đoán, phát hiện sớm, đặc biệt là áp dụng các biện

pháp chăm sóc, điều trị tích cực. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh vẫn ngày càng tăng,

không chỉ ở khu vực Thành phố mà còn phát triển nhanh ở khu vực Miền núi

và Tây Nguyên.

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, địa bàn dân cư bao gồm 8 huyện thị với

tổng số 122 xã. Nền kinh tế Bắc Kạn đang phát triển, đời sống nhân dân đang

ngày một nâng lên. Tuy vậy, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, xã hội, bệnh

đái tháo đường đang tăng lên nhanh chóng. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu

159 bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Từ kết quả

thu được, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét sau:

4.1. Đặc điểm bệnh nhân đái tháo đƣờng

4.1.1. Đặc điểm lâm sàng

* Đặc điểm chung

- Tuổi, giới

Tuổi có liên quan với sự phát triển bệnh đái tháo đường. Hầu hết các

nghiên cứu đều thấy độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc đái tháo đường càng tăng

và tỷ lệ gia tăng nhiều nhất là nhóm tuổi từ 50 trở lên.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của bệnh nhân là

55,2 ± 12,2. Bệnh nhân ít tuổi nhất là nữ 16 tuổi, cao tuổi nhất là nữ 83 tuổi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

46

Bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên chiếm 70,4%, trong đó gặp nhiều nhất là nhóm

tuổi 50 - 59, chiếm 35,2%.

Nghiên cứu của Welborn ở Australia thấy tỷ lệ đái tháo đường tăng

nhanh theo tuổi từ 50 trở lên [21]. Trần Văn Hiên khi nghiên cứu tại Bệnh viện

Nội tiết Trung ương thấy tuổi trung bình của bệnh nhân là 54,1 ± 8,8; nhóm tuổi

50 - 59 chiếm tỷ lệ 33,3% [23]. Võ Bảo Dũng nghiên cứu tại Bệnh viện Đa

khoa tỉnh Bình Định cho thấy tuổi trung bình là 52 ± 7,6 [14]. Đào Thị Dừa

nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế, tuổi trung bình là 56,9 ± 16,4 [13].

Theo nghiên cứu của Bùi Thế Bừng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, tuổi

trung bình của bệnh nhân là 55,4 ± 7,2, nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 50 - 59,

chiếm tỷ lệ 62% [8]. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương

kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.

Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, tuổi thọ của con người ngày

càng cao và bệnh tật thường gia tăng với tuổi già, nhất là đái tháo đường. Khi

cơ thể già chức năng tụy bị suy giảm; đồng thời những thay đổi về chuyển

hoá glucose cũng tiến triển song hành với tuổi. Quá trình lão hoá là nguyên

nhân quan trọng nhất của sự đề kháng insulin, cơ chế làm tăng tỷ lệ đái tháo

đường týp 2. Đồng thời những thay đổi về lối sống do tuổi tác là yếu tố đóng

góp quan trọng.

Tuy nhiên, hiện nay đái tháo đường týp 2 ở trẻ nhỏ, tuổi dậy thì và tuổi

trưởng thành đang là thực tại đáng lo ngại. Nghiên cứu của chúng tôi có

10,1% bệnh nhân dưới 40 tuổi. Vì vậy, cần tuyên truyền, giáo dục những kiến

thức chung về bệnh đái tháo đường rộng rãi trong cộng đồng nhằm phát hiện

bệnh sớm, làm chậm sự xuất hiện và làm giảm mức độ nặng các biến chứng

của bệnh.

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường giữa nam và nữ có sự khác nhau trong

các nghiên cứu. Theo Marisa.J và cộng sự, tại Nhật Bản, Ấn Độ tỷ lệ mắc đái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

47

tháo đường ở nam cao hơn nữ, nhưng tại Mỹ tỷ lệ mắc đái tháo đường đối với

nữ cao gấp 3 - 4 lần so với nam [trích từ 1]. Theo nghiên cứu của Khăm

Pheng Phun Ma Keo tại một số bệnh viện Viêng Chăn - Lào, tỷ lệ nam là

46,9%, tỷ lệ nữ là 53,1% [27].

Tại Việt Nam, các nghiên cứu cũng cho kết quả tương đối khác nhau về

tỷ lệ mắc đái tháo đường theo giới.

Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ đái tháo đường theo giới với một số tác giả

Tác giả Năm Địa điểm nghiên cứu Nam Nữ

Tô Văn Hải [19] 2005 Bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội 30,3 69,7

Lý Thị Thơ [42] 2005 Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Tuyên Quang 45,3 54,7

Triệu Quang Phú [36] 2006 Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Lạng Sơn 62,0 38,0

Trương Văn Sáu [38] 2007 Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Bắc Giang 54,6 45,4

Võ Bảo Dũng [14] 2008 Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Bình Định 48,9 51,1

Phạm Thị Lan [29] 2009 Bệnh viện Đa khoa Trung ương

Thái Nguyên 48,9 51,1

Bế Thu Hà 2009 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn 49,7 50,3

Như vậy, kết quả nghiên cứu tại một số bệnh viện cho thấy tỷ lệ mắc

bệnh giữa nam và nữ có sự khác nhau. Sự khác nhau về tỷ lệ nam, nữ này

hoàn toàn phù hợp vì đây chỉ là số liệu phản ánh thực trạng người bệnh điều

trị tại bệnh viện. Còn sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ giữa các

quốc gia, giữa các khu vực trong một quốc gia có lẽ phụ thuộc vào các yếu tố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

48

như thói quen ăn uống, sự vận động, điều kiện sống, chủng tộc ... và gen ảnh

hưởng đến đái tháo đường týp 2.

- Địa chỉ, dân tộc, nghề nghiệp

Ảnh hưởng của các yếu tố về địa lý, xã hội, đặc điểm của từng dân tộc

tới sự phát triển bệnh đái tháo đường cũng đã được chứng minh. Điều tra dịch

tễ học ở khu đô thị Madras - Ấn Độ, tỷ lệ đái tháo đường tăng lên 40% trong

khoảng từ năm 1988 đến 1995, tỷ lệ bệnh là 16% vào năm 2000 nhưng tỷ lệ

bệnh ở nông thôn chỉ tăng 2% [4]. Nghiên cứu ở Malaysia cho thấy tỷ lệ mắc

bệnh ở thành phố là 6,59%, còn ở nông thôn là 2,63% [37].

Tại Việt Nam, điều tra quốc gia về tình hình bệnh đái tháo đường và

yếu tố nguy cơ được tiến hành trên cả nước cho kết quả, tỷ lệ mắc đái tháo

đường ở vùng núi là 2,1%, vùng đồng bằng ven biển là 2,7%, vùng đô thị và

khu công nghiệp là 4,4 % [4]. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, có

58,5% bệnh nhân cư trú ở khu vực thị xã, thị trấn; 41,5 % cư trú ở khu vực

nông thôn. Kết quả này không khẳng định chắc chắn tại Bắc Kạn tỷ lệ đái

tháo đường ở khu vực thị xã, thị trấn cao hơn khu vực nông thôn vì đối tượng

nghiên cứu chỉ là bệnh nhân điều trị tại bệnh viện. Để có được số liệu trên địa

bàn toàn tỉnh cần phải có một điều tra dịch tễ học tại cộng đồng.

Nghiên cứu của Lý Thị Thơ tại Tuyên Quang cho thấy tỷ lệ bệnh nhân

là người dân tộc kinh chiếm 82,2% [42]. Trong nghiên cứu của chúng tôi,

bệnh nhân là người dân tộc thiểu số chiếm 64,2%, dân tộc kinh chiếm 35,8%.

Điều này là phù hợp với kết cấu các dân tộc của tỉnh Bắc Kạn.

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường có sự khác nhau ở đối tượng nghiên cứu

có nghề nghiệp khác nhau. Theo Hoàng Thị Đợi nghiên cứu tại Thái Nguyên,

tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm cán bộ hưu trí chiếm 65,3%, làm ruộng 15,7%, cán bộ

công chức 14,3% [16]. Theo Lý Thị Thơ nghiên cứu tại Tuyên Quang, nhóm cán

bộ hưu trí chiếm 52,7%, làm ruộng chiếm 31%, cán bộ công chức 9,3% [42].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

49

Trương Văn Sáu nghiên cứu tại Bắc Giang cho thấy tỷ lệ mắc ở nhóm cán bộ

hưu trí, làm ruộng và cán bộ công chức lần lượt là 48,4%, 39,1%, 12,5% [38].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt với các nghiên cứu

trên, đó là tỷ lệ mắc ở nhóm làm ruộng cao hơn, chiếm 50,3%. Nhóm cán bộ

công chức chiếm 16,4%, nghề khác 13,8%. Đặc biệt, nhóm cán bộ hưu trí chỉ

chiếm 19,5%. Theo chúng tôi, điều này có thể do phần lớn bệnh nhân đái tháo

đường là cán bộ hưu, nhất là ở khu vực thị xã thường đi khám và điều trị ở

tuyến trên.

- Thời gian phát hiện bệnh

Qua nghiên cứu 159 bệnh nhân chúng tôi thấy, số bệnh nhân có thời

gian phát hiện bệnh từ 1 - 5 năm chiếm tỷ lệ cao 64,8%. Bệnh nhân mắc mới

(<1 năm) chiếm tỷ lệ 22%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một

số nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu của Khăm Pheng Phun Ma Keo cho thấy

thời gian phát hiện bệnh từ 1 - 5 năm là 63,8%, dưới 1 năm là 29,2 % [27].

Nghiên cứu của Triệu Quang Phú, Bùi Thế Bừng cũng cho kết quả thời gian

phát hiện bệnh từ 1 - 5 năm chiếm đa số, tỷ lệ lần lượt là 53,9% và 51,9%

[36], [8].

Kết quả bảng 3.4 cho thấy, bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh trên

5 năm chiếm 13,2%. Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo nhóm tuổi, trong đó số

người trên 60 tuổi chiếm 67% tổng số người có thời gian phát hiện trên 5

năm. Bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh lâu nhất là 14 năm. Ngày nay, có

lẽ do công tác quản lý bệnh đái tháo đường tương đối tốt, tuổi thọ của con

người ngày càng tăng ... nên tuổi bệnh thường tăng song song với tuổi đời.

* Một số triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường rất đa dạng. Các

triệu chứng cổ điển ăn nhiều, gầy nhiều, đái nhiều, uống nhiều có thể gặp đầy

đủ hoặc không đầy đủ trên một bệnh nhân. Tần xuất xuất hiện các triệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

50

chứng lần lượt là uống nhiều 76,1%, đái nhiều 75,5%, ăn nhiều 41,1%, gầy

sút cân 54,7%. Bệnh nhân có đủ bốn triệu chứng cổ điển là 31/159 (19,5%).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có một số khác biệt với các tác giả khác.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Minh có 98,6% bệnh nhân gầy sút cân, uống

nhiều 87,8%, đái nhiều 83,7% [31]. Tác giả Hoàng Thị Đợi cho thấy gầy sút

cân 81,7%, uống nhiều 84%, đái nhiều 86,7% [16].

Theo một số tác giả trên, các dấu hiệu gặp chủ yếu là đái nhiều, uống

nhiều, gầy sút cân, trong đó dấu hiệu gầy sút cân chiếm tỷ lệ rất cao. Ngược

lại, dấu hiệu gầy sút cân trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn, chiếm

54,7%. Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi lại phù hợp với kết quả của Lý Thị

Thơ, dấu hiệu gầy sút cân chiếm 47,3% [42]. Một số nghiên cứu khác như

nghiên cứu của Hoàng Trung Vinh, Khăm Pheng Phun Ma Keo cũng cho kết

quả tương tự [46], [27]. Như vậy, có thể thấy cách khởi phát bệnh đái tháo

đường ở Bắc Kạn vẫn theo bệnh cảnh lâm sàng kinh điển, điều này có lẽ do

sự phát hiện bệnh chưa kịp thời.

Ngoài các triệu chứng chính của bệnh, 85% bệnh nhân có triệu chứng

kèm theo. Trong đó, triệu chứng mệt mỏi thường gặp nhất (chiếm 79,9%).

Các triệu chứng khác có thể gặp là đau ngực, mắt nhìn mờ, tê tay chân, rối

loạn giấc ngủ... Có 5/159 bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng gợi ý mà

do tình cờ phát hiện ra. Trong bệnh đái tháo đường, đặc biệt đái tháo đường

týp 2, tiến triển bệnh thường âm thầm, khi có biểu hiện trên lâm sàng bệnh

thường đã ở giai đoạn muộn. Như vậy, không thể chỉ dựa vào các triệu chứng

lâm sàng để chẩn đoán phát hiện bệnh. Đối với bệnh đái tháo đường, xét

nghiệm glucose máu cần được xem là một xét nghiệm cơ bản, nhất là với đối

tượng có yếu tố nguy cơ để hạn chế tối thiểu những trường hợp bỏ sót chẩn

đoán không đáng có.

* Một số biến chứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

51

Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường có ít nhất một biến chứng trong nghiên

cứu của chúng tôi chiếm 69,2%. Trong đó, biến chứng tim mạch là 42,8%,

biến chứng thận 39,6%, biến chứng thần kinh 13,8%. Tỷ lệ các biến chứng

tăng theo tuổi và tăng theo thời gian mắc bệnh của bệnh nhân. Nếu như ở

nhóm tuổi dưới 40 và 40 - 49 số bệnh nhân có biến chứng là trên 50% thì tỷ lệ

này là 80,6% ở nhóm tuổi 60 - 69 và rất cao ở nhóm tuổi trên 70, chiếm 96%.

Ở nhóm bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh trên 5 năm, biến chứng tim

mạch là 52,4%, biến chứng thận 57,1%. Tuy nhiên, nhóm bệnh nhân có thời

gian phát hiện bệnh 1 - 5 năm có tỷ lệ biến chứng cao nhất có thể do tỷ lệ

bệnh nhân ở nhóm này chiếm 64,8% tổng số bệnh nhân.

Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch. Người ta

cho rằng đây là một quá trình xảy ra lâu dài và liên tục với hai yếu tố xơ vữa

mạch và tăng huyết áp. Chúng vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nhau, thúc

đẩy nhau tiến triển. Nghiên cứu của chúng tôi thấy, trong 68 bệnh nhân biến

chứng tim mạch có 11 bệnh nhân suy tim và 1 bệnh nhân nhồi máu cơ tim.

Tăng huyết áp ở người mắc bệnh đái tháo đường do rất nhiều yếu tố

phối hợp với nhau. Người bệnh đái tháo đường ở các týp khác nhau khi có

tăng huyết áp đều làm tiên lượng bệnh xấu đi rõ rệt [4]. Tỷ lệ tăng huyết áp

trong nghiên cứu của chúng tôi là 39%, ở bệnh nhân nữ là 42,2% cao hơn

nam 35,5%. Trong đó, tăng huyết áp độ I chiếm 28,3 %; tăng huyết áp độ II

6,9% và tăng huyết áp độ III 3,8%. Bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết

áp đều được phát thuốc ngoại trú điều trị tăng huyết áp. Có thể vì điều này mà

đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là tăng huyết áp độ I.

Nghiên cứu của Đào Thị Dừa cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân

đái tháo đường là 50% [13]. Trương Văn Sáu cho kết quả tỷ lệ tăng huyết áp

38,3% và tỷ lệ này tăng lên theo thời gian phát hiện bệnh [38]. Theo nghiên

cứu của Tạ Văn Bình 27,6% bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp [5].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

52

Theo Phạm Thị Lan tỷ lệ này là 37,4% [28]. Nghiên cứu của Võ Bảo Dũng

cho thấy bệnh nhân đái tháo đường được kiểm soát huyết áp ở mức kém

43,9%, mức chấp nhận chiếm 25,2% và mức tốt chiếm 30,9% [14].

Liên uỷ ban quốc gia lần thứ 7 (JNC VII) đã đưa ra khuyến cáo, đối với

những bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp trong điều trị phải đạt mục

tiêu huyết áp dưới 130/80 mmHg. Có 14,5% bệnh nhân của chúng tôi có

huyết áp được phân loại bình thường cao. Theo khuyến cáo của JNC VII, đây

đã là mức huyết áp nguy hiểm. Nếu tăng huyết áp được can thiệp, có thể ngăn

ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển và biến chứng cho cả bệnh mạch máu nhỏ

và lớn. Có tác giả còn cho rằng việc kiểm soát huyết áp ở người đái tháo

đường thậm chí còn quan trọng hơn cả kiểm soát glucose máu [4]. Do đó,

trong điều trị bệnh đái tháo đường cần lưu ý đến vấn đề quản lý tốt huyết áp

của bệnh nhân và phải có thái độ điều trị đúng đắn ngay ở mức huyết áp bình

thường cao.

Một biến chứng khác gặp tương đối nhiều trong nghiên cứu của chúng

tôi đó là biến chứng thận. Biến chứng thận là do glucose máu tăng cao kéo dài

cũng như các yếu tố ảnh hưởng khác như tăng huyết áp, nhiễm trùng tiểu…

làm các mạch máu nhỏ ở thận bị dày lên, chức năng thận dần dần bị ảnh

hưởng. Khi xuất hiện protein trong nước tiểu (đạm niệu) chứng tỏ có các tổn

thương tại thận. Bệnh thận do đái tháo đường càng phát hiện muộn, màng đáy

cầu thận tổn thương càng nặng, sau 7 năm khi bắt đầu phát hiện protein niệu

thì 50% số bệnh nhân đã tiến tới suy thận giai đoạn cuối. Nghiên cứu của

chúng tôi cho thấy 63/159 bệnh nhân (39,6%) có biến chứng thận (protein

niệu dương tính). Trong 63 bệnh nhân có 12 bệnh nhân có mức creatinin máu

trên 130µm/l tương ứng với suy thận giai đoạn 2 và 1 bệnh nhân suy thận giai

đoạn 4. Tỷ lệ biến chứng thận của chúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu

của Bùi Thế Bừng (39,2%); Lý Thị Thơ (39%) [8], [42].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

53

Ngược lại, Nguyễn Thị Thịnh khi nghiên cứu trên 91 bệnh nhân bằng sinh

thiết thận thấy 100% có biểu hiện tổn thương vi mạch cầu thận [trích từ 29].

Nhiều nghiên cứu khác cho thấy tổn thương mô bệnh học xuất hiện rất sớm ngay

cả khi bệnh thận đái tháo đường chưa có biểu hiện trên lâm sàng và cận lâm

sàng. Tuy nhiên, không phải cơ sở y tế nào cũng có điều kiện sinh thiết thận.

Hiện nay, để phát hiện các tổn thương thận, cần tầm soát bằng việc làm

các xét nghiệm phát hiện đạm trong nước tiểu. Nhưng khi xét nghiệm protein

niệu âm tính cũng không cho phép kết luận chắc chắn bệnh nhân không có tổn

thương thận. Khi đó cần xét nghiệm microalbumin niệu để chẩn đoán sớm

hơn tổn thương thận, từ đó có biện pháp điều trị tích cực hơn làm giảm số

bệnh nhân tiến triển đến suy thận. Mặt khác, microalbumin niệu phản ánh tổn

thương vi mạch không chỉ ở thận mà còn ở các cơ quan khác của cơ thể như

tim, não. Vì vậy, microalbumin niệu không chỉ là biểu hiện sớm của tổn

thương thận mà còn là chỉ điểm nguy cơ cao các biến chứng tim mạch và tỉ lệ

tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường. Thực tế, tại Bệnh viện Đa khoa Bắc

Kạn, xét nghiệm protein niệu đã được làm thường kỳ, tuy nhiên chưa có điều

kiện triển khai xét nghiệm microalbumin niệu.

Bệnh lý thần kinh đái tháo đường cũng là biến chứng thường gặp, với

tổn thương đặc hiệu nhất là tổn thương thần kinh ngoại vi. Trong nghiên cứu

của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng thần kinh là 13,8%. Theo nghiên

cứu của Nguyễn Thị Thu Minh, biến chứng thần kinh là 10,8% [31]. Nghiên

cứu của Trương Văn Sáu cho thấy biến chứng thần kinh chiếm 9% [38]. Tuy

nhiên, một số nghiên cứu khác lại thấy biến chứng thần kinh cao hơn như

nghiên cứu của Khăm Pheng Phun Ma Keo 43,07% [28]. Nghiên cứu của

Hoàng Trung Vinh ở bệnh nhân dưới 60 tuổi thấy biến chứng thần kinh là

39% và tăng lên 60% ở bệnh nhân trên 60 tuổi [46]. Sự khác nhau này là tuỳ

thuộc vào độ tuổi và thời gian mắc bệnh của bệnh nhân. Nhiều nghiên cứu đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

54

cho thấy tuổi càng cao, thời gian mắc bệnh càng lâu thì càng tăng nguy cơ

biến chứng thần kinh.

Ngoài các biến chứng trên, bệnh nhân đái tháo đường còn gặp rất nhiều

biến chứng khác như biến chứng mắt, hô hấp, răng lợi, da … Tuy nhiên, trong

nghiên cứu của chúng tôi tần suất xuất hiện các biến chứng này không nhiều.

Nếu có điều kiện chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn trong các nghiên cứu tiếp theo.

4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng và sử dụng thuốc

Đái tháo đường thường đi kèm với rối loạn nồng độ lipid và lipoprotein

máu cũng như rối loạn về chất lượng các lipoprotein, đây cũng là yếu tố chính

gây xơ vữa động mạch. Thiếu insulin và tình trạng kháng insulin là cơ chế

chính đưa đến rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường. Đặc điểm nổi

bật là tăng cholesterol toàn phần, tăng hàm lượng triglycerid, tăng LDC - C và

giảm HDL - C [5], [37], [54].

Nghiên cứu của chúng tôi có 122/159 (76,7%) bệnh nhân có rối loạn

một hoặc nhiều thành phần lipid máu. Trong đó, rối loạn cholesterol máu toàn

phần 49,7% (cholesterol toàn phần trung bình là 5,3 ± 1,6), tăng triglycerid

38,4% (triglycerid trung bình là 2,5 ± 1,8), tăng LDL - C 37,7% và giảm

HDL - C 11,9%.

Cook CB, Erdman DM. nghiên cứu đái tháo đường ở người Mỹ gốc Phi

có 58% người bệnh tăng LDL - C, 26% người bệnh giảm HDL - C [20].

Khăm Pheng Phun Ma Keo nghiên cứu ở một số bệnh viện Viêng Chăn - Lào

cho thấy tăng tỷ lệ cholesterol máu toàn phần 44,6%, tăng triglycerid 43,1%,

giảm HDL - C 34,6% [28]. Nghiên cứu của Trần Văn Hiên, Tạ Văn Bình cho

kết quả tỷ lệ rối loạn lipid máu là 65,3%, trong đó tăng cholesterol máu toàn

phần chiếm 53%, tăng triglycerid chiếm 40%, tăng LDL - C chiếm 42,9% và

giảm HDL - C chiếm 20% [23]. Theo nghiên cứu của Tô Văn Hải và Nguyễn

Thị Phúc, tỷ lệ bệnh nhân tăng cholesterol chiếm 41,67%, tăng triglycerid

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

55

38,89%, tăng LDL - C chiếm 25% và giảm HDL - C chiếm 26,39% [20]. So

với một số nghiên cứu trên, tỷ lệ giảm HDL - C trong nghiên cứu của chúng

tôi thấp hơn. HDL - C bình thường hoặc tăng được xem là một yếu tố bảo vệ

thành mạch, chống xơ vữa động mạch. Có thể do 50,3% đối tượng nghiên cứu

của chúng tôi là làm ruộng nên tỷ lệ giảm HDL - C chỉ chiếm 11,9%. Mặt

khác, bệnh nhân đang được điều trị bằng các thuốc hạ glucose máu, trong đó

đa số phối hợp giữa Sulfonylurea và Biguanid, vì thế có thể số lượng tăng

triglycerid không nhiều và giảm HDL - C không cao như các nghiên

cứu khác.

Có 56/122 bệnh nhân rối loạn một thành phần lipid máu, chủ yếu tăng

cholesterol đơn thuần (22,6%). Bệnh nhân rối loạn phối hợp nhiều thành phần

lipid máu là 66, trong đó tăng cholesterol và triglycerid thường gặp nhất, chiếm

25,2%. Tiếp đến là rối loạn tăng triglycerid và giảm HDL - C 4,4%. Nghiên

cứu của Tô Văn Hải và Lê Thu Hà cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân rối loạn một

thành phần lipid máu là 25,5%, chủ yếu tăng cholesterol. Rối loạn cặp chỉ số

tăng TC và tăng TG chiếm 13,9%, tăng TC và giảm HDL - C chiếm 9,7%,

tăng TG và giảm HDL - C chiếm 4,2% [19]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị

Thịnh cũng cho kết quả tương đối giống của chúng tôi, thường gặp nhất là tăng

đồng thời 2 chỉ số TC và TG, tiếp đến là cặp chỉ số tăng TG và tăng LDL - C,

tăng TG và giảm HDL - C [trích từ 15].

Nhiều tác giả đã nhận xét, rối loạn chuyển hoá lipid máu trong bệnh đái

tháo đường thường rối loạn nhiều chỉ số với nhau. Vì vậy, phải đồng thời định

lượng nhiều chỉ số và theo dõi thường xuyên hoặc định kỳ để phát hiện sớm

những rối loạn lipid máu, dự phòng tốt hơn biến chứng bệnh đái tháo đường.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, chỉ số glucose máu trung

bình của các nhóm tuổi đều cao nhưng nhóm tuổi dưới 40 cao nhất. So sánh

với tiêu chí kiểm soát glucose máu của WHO thì glucose máu trung bình nằm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

56

ở mức kiểm soát kém. Trong 159 bệnh nhân, kiểm soát glucose máu ở mức

tốt chỉ có 23,9%, mức chấp nhận 21,4% và còn 54,7% ở mức kiểm soát kém.

Bệnh nhân có nghề nghiệp làm ruộng có mức kiểm soát kém và chấp nhận

cao nhất, chiếm tỷ lệ 40,8%.

Võ Bảo Dũng nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định cho

kết quả kiểm soát glucose máu lúc đói đạt mức tốt 7,6%, mức chấp nhận

17,7%, mức kém 74,7% [14]. Lý Thị Thơ nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa

tỉnh Tuyên Quang thấy kiểm soát glucose máu ở mức tốt chiếm 31,8%, mức

chấp nhận 27,9%, mức kém 40,3% [42]. Nghiên cứu của chúng tôi và một số

nghiên cứu trên đều phù hợp với kết luận về quản lý bệnh đái tháo đường

trong nghiên cứu hợp tác giữa Bệnh viện Nội tiết, Hà Nội và Bệnh viện Quốc

gia Kyoto - Nhật Bản, đó là số người bệnh kiểm soát glucose máu ở mức kém

và chấp nhận chiếm tỷ lệ cao.

Nghiên cứu UKPDS đã kết luận, việc kiểm soát glucose máu chặt chẽ

trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 bằng nhiều phương pháp điều trị làm

giảm tỷ lệ tử vong và mức độ tàn phế [26]. Do vậy, kiểm soát glucose máu

chặt chẽ quan trọng là càng đưa glucose máu về gần với giá trị bình thường

bao nhiêu thì càng kiểm soát được các biến chứng bấy nhiêu.

Tỷ lệ phối hợp thuốc cho bệnh nhân đái tháo đường khá cao (83%). Sử

dụng phối hợp 2 loại thuốc uống hạ glucose máu cao nhất, chiếm tỷ lệ 61%.

Bệnh nhân được phối hợp giữa hai nhóm Sulfonylurea và Biguanid, chủ yếu

phối hợp giữa Gliclazide và Glucofine (42,1%), phối hợp giữa Diamicron và

Glucofine (15,8%). Bệnh nhân được sử dụng insulin chiếm 28,3% kể cả dùng

đơn trị liệu và phối hợp. Chỉ có 17/159 (chiếm 10,7%) bệnh nhân sử dụng

một loại thuốc uống hạ glucose máu .

Như vậy, đa số bệnh nhân được phối hợp thuốc trong điều trị nhưng

vẫn có 76,1% bệnh nhân có glucose máu ở mức kiểm soát kém và chấp nhận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

57

Thuốc uống đơn trị liệu được dùng cho những bệnh nhân mới phát hiện bệnh

hoặc chưa có biến chứng do đó kiểm soát glucose máu ở mức độ tốt chiếm tỷ

lệ cao hơn. Những bệnh nhân dùng insulin bệnh thường đã ở giai đoạn nặng,

việc sử dụng insulin ngoại trú rất khó khăn đối với bệnh nhân và thầy thuốc

có thể vì vậy mà ở đối tượng này mức độ kiểm soát glucose máu kém cao hơn

Thực tế tại Bắc Kạn, bệnh đái tháo đường được triển khai điều trị nội

trú từ năm 2006. Phòng khám và điều trị ngoại trú mới bắt đầu hoạt động từ

quý I năm 2009, tính đến 31/7/2009 quản lý 275 bệnh nhân. Công việc này do

khoa Nội đảm nhiệm trong khi nhân lực của khoa chỉ có 3 bác sỹ. Với quy mô

60 giường bệnh nhưng luôn có 70 - 90 bệnh nhân điều trị, lại thêm công tác

khám, điều trị bệnh nhân ngoại trú, công việc thực sự là quá tải cho các bác sỹ

ở đây. Có lẽ điều này đã ảnh hưởng phần nào đến việc tư vấn cụ thể về chế độ

chăm sóc cho người bệnh đái tháo đường. Hơn nữa, bệnh nhân ở các huyện,

xã vùng cao phương tiện giao thông đi lại không thuận tiện, hoặc do điều kiện

kinh tế nên nhiều bệnh nhân bỏ thuốc (có bệnh nhân bỏ thuốc 2 - 3 tháng), hết

thuốc không đến khám ngay làm cho việc kiểm soát glucose máu gặp nhiều

khó khăn, nguy cơ biến chứng nhiều hơn. Chính vì vậy, công tác giáo dục sức

khoẻ cho người bệnh rất quan trọng; việc tăng cường bác sỹ đặc biệt bác sỹ

chuyên khoa đái tháo đường hết sức cần thiết. Tuy nhiên, đây cũng là bài toán

khó không chỉ riêng với Bắc Kạn.

4.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đƣờng

* Tiền sử gia đình, tiền sử sản khoa

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tiền sử gia đình (quan hệ huyết

thống) là một yếu tố nguy cơ thực sự của đái tháo đường týp 2. Theo nghiên

cứu của Tạ Văn Bình nhóm có tiền sử gia đình bị mắc bệnh cao gấp 2,68 lần

nhóm người không có tiền sử gia đình [4]. Phụ nữ có tiền sử sản khoa đặc biệt

(đái tháo đường thai kỳ, sinh trên 4000g hay dưới 2500g ...) cũng được coi là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

58

yếu tố nguy cơ cao dễ có khả năng phát triển đến bệnh đái tháo đường.

Nghiên cứu của Trần Hữu Dàng cho thấy phụ nữ mắc đái tháo đường

có tiền sử sinh con trên 4kg là 11,5% [12]. Nghiên cứu của Khăm Pheng Phun

Ma Keo cho thấy người có tiền sử gia đình mắc bệnh là 8,45%, số phụ nữ có

tiền sử sản khoa liên quan đến đái tháo đường là 15,6% [27]. Nghiên cứu của

Lý Thị Thơ có 6,2% bệnh nhân có tiền sử gia đình và 7,1% phụ nữ có tiền sử

sinh con trên 4kg [42]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân đái tháo

đường có tiền sử gia đình là 7,5%, số phụ nữ có tiền sử sinh con trên 4kg là

2,5%. Như vậy, tỷ lệ phụ nữ sinh con trên 4kg trong nghiên cứu của chúng tôi

thấp hơn các nghiên cứu trên có thể do bệnh nhân nữ khi sinh con không cân

hoặc không nhớ rõ.

Hiện nay, tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường và phụ nữ có

tiền sử sản khoa đặc biệt, trong đó có tiền sử sinh con trên 4kg (một số tác giả

cho rằng ở Việt Nam nên lấy ngưỡng trên 3,6kg) là yếu tố nguy cơ được chú

ý tới khi tiến hành khám phát hiện sớm bệnh nhân đái tháo đường.

* Thói quen uống rượu, hút thuốc lá

Rượu và các dẫn xuất của rượu đã được ghi nhận có liên quan đến một

số bệnh như tim mạch, loét dạ dày... và đái tháo đường. Rượu có tương tác

với các thuốc hạ glucose máu . Người bệnh đái tháo đường đang sử dụng các

sulphonylurea mà uống rượu sẽ gây ra đỏ da, đau đầu, bồn chồn. Uống rượu

khi đang dùng metformin dễ gây nên nhiễm toan máu, có thể gây nguy hiểm

như nhiễm axit lactic. Rượu cũng gây hạn chế sự sản xuất và phóng thích

glucose từ gan, do đó dễ gây nên biến chứng hạ đường huyết ở người đái tháo

đường, tình trạng này rất khó phân biệt với say rượu, nên hay dẫn đến hậu quả

nghiêm trọng do không được phát hiện và xử lý sớm.

Tỷ lệ bệnh nhân có thói quen uống rượu trong nghiên cứu của chúng tôi

là 31,4%, trong đó có 56,9% nam giới có thói quen này và tập trung ở khu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

59

vực nông thôn nhiều hơn. Điều này có thể do tập quán sinh hoạt của người

dân tại địa phương. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người bị đái tháo

đường có nghiện rượu, thì hiểm họa tử vong tăng 50% so với những người đái

tháo đường không uống rượu [56]. Chính vì vậy, người bệnh nên tránh uống

rượu nhưng tốt nhất là không uống rượu.

Thói quen hút thuốc lá gặp ở 30,8% bệnh nhân, trong đó có một bệnh

nhân nữ có thói quen này. Hút thuốc lá không chỉ có hại cho người bệnh đái

tháo đường mà còn rất có hại cho sức khoẻ con người nói chung. Thói quen

này có liên quan đến nhiều yếu tố khác như trình độ văn hoá, nghề nghiệp,

kinh tế, xã hội.

* Chỉ số khối cơ thể và chỉ số bụng mông

Nhiều tác giả nghiên cứu trong và ngoài nước đều kết luận: béo phì,

đặc biệt béo phì trung tâm là yếu tố nguy cơ cao của bệnh đái tháo đường týp

2. Tỷ lệ bệnh đái tháo đường cao ở những người bị béo, ở những người béo

trung bình, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên 4 lần, nếu béo mức độ nặng thì tỷ lệ mắc

bệnh tăng gấp 30 lần so với người bình thường.

Thừa cân, béo phì có liên quan chặt chẽ với hiện tượng kháng insulin.

Do tính kháng insulin cộng với sự giảm tiết insulin dẫn tới giảm tính thấm của

màng tế bào với glucose ở tổ chức cơ và mỡ, ức chế quá trình phosphoryl hoá

và oxy hoá glucose, làm chậm quá trình chuyển carbonhydrat thành mỡ, giảm

tổng hợp glycogen ở gan, tăng tân tạo đường mới và bệnh đái tháo đường

xuất hiện [6], [35].

Nghiên cứu của chúng tôi thấy đa số bệnh nhân đái tháo đường có thể

trạng thừa cân và béo phì (BMI 23), chiếm tỷ lệ 49,1%. Trong đó có 26,4%

bệnh nhân thừa cân, 20,8% bệnh nhân béo phì độ 1 và 1,9% bệnh nhân béo

phì độ 2. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đối phù hợp với một số

nghiên cứu khác. Theo nghiên cứu của Trần Hữu Dàng, tỷ lệ bệnh nhân thừa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

60

cân và béo phì chiếm 63,7% [11]. Nghiên cứu của Phạm Thị Lan thấy số bệnh

nhân thừa cân và béo phì cao nhất, chiếm tỷ lệ 46,8% [29]. Tuy nhiên, các kết

quả này thấp hơn nhiều so với các nước phương Tây, có thể do sự khác biệt

về thể trạng của người châu Á, về điều kiện kinh tế cũng như về thói quen ăn

uống, hoạt động thể lực.

Trong 159 bệnh nhân có 13 người có thể trạng gầy chiếm tỷ lệ 8,2% và

tỷ lệ này ở nam giới (11,4%) cao hơn nữ giới (5,0%). Các bệnh nhân này chủ

yếu là làm ruộng, cư trú ở các xã vùng sâu, có lẽ ý thức bảo vệ sức khoẻ chưa

cao nên phát hiện bệnh thường muộn.

Tỷ lệ B/M bệnh lý (béo dạng nam) chiếm 67,9%, trong đó béo dạng nam

ở nữ là 83,7% nhiều hơn nam 51,8% (p < 0,05). Theo nghiên cứu của Bùi Thế

Bừng tỷ lệ béo dạng nam là 65,8% [8]. Nghiên cứu của Hoàng Thị Đợi cho

thấy tỷ lệ béo dạng nam ở nữ chiếm 71,2% cao hơn nam 28,8% [16]. Có thể

do nữ giới ít hoạt động hơn nam giới, đồng thời chế độ ăn cũng phong phú

hơn nên nữ giới có khuynh hướng béo phì dạng nam cao hơn nam giới.

Béo phì phát triển song hành với tốc độ tăng trưởng, tình trạng kinh tế

xã hội thay đổi nhanh chóng, kéo theo sự thay đổi về lối sống hiện đại hoá,

công nghiệp hoá. Tỷ lệ bệnh nhân có BMI ≥ 23 và chỉ số B/M bệnh lý ngày

càng tăng trong các nghiên cứu gần đây cho thấy nguy cơ xuất hiện biến

chứng ở người bệnh cao hơn nếu như không giảm béo và duy trì thể trạng

trung bình.

* Thói quen tập thể dục thể thao

Hoạt động thể lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong bệnh sinh của đái

tháo đường. Nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới, đặc biệt là những

nghiên cứu UKPDS đã cho thấy việc luyện tập thể lực thường xuyên có tác

dụng làm giảm nhanh nồng độ đường máu, đồng thời giúp duy trì sự ổn định

của lipid máu, huyết áp và giúp cải thiện tâm lý. Sự phối hợp hoạt động thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

61

lực thường xuyên và điều chỉnh chế độ ăn có thể giúp làm giảm 58% tỷ lệ

mắc mới đái tháo đường týp 2 [55]. Theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình, nhóm

đối tượng ít vận động (dưới 30 phút/ngày) có nguy cơ mắc bệnh đái tháo

đường gấp 2,4 lần so với nhóm chứng [4].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân không tập

thể dục thể thao chiếm 67,9%. Có 7,5% bệnh nhân thường xuyên tập thể dục

thể thao, chủ yếu là cán bộ hưu và một số cán bộ công chức ở khu vực thị xã.

Những người làm ruộng hầu như không có thói quen này. Vì vậy bệnh nhân

cần được tư vấn cụ thể về chế độ sinh hoạt và hoạt động thể lực phù hợp.

Trên thực tế, bên cạnh những nguyên nhân không thể can thiệp như

tuổi thọ tăng lên, những thay đổi về gen theo quốc gia, dân tộc, thì những yếu

tố có thể can thiệp như lối sống, yếu tố môi trường... đối với bệnh nhân đái

tháo đường cũng rất khó thay đổi. Trong nghiên cứu này chúng tôi mới chỉ

bước đầu tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh. Thiết kế nghiên cứu của

chúng tôi là nghiên cứu mô tả vì vậy việc đánh giá mối tương quan giữa các

yếu tố liên quan với bệnh đái tháo đường có phần nào hạn chế. Để khẳng định

chắc chắn cần có một nghiên cứu dịch tễ học rộng rãi trên phạm vi toàn tỉnh.

Tuy nhiên, có thể nhận thấy vai trò quan trọng của hệ thống quản lý bệnh,

phát hiện sớm để can thiệp và vai trò to lớn của công tác truyền thông giáo

dục sức khoẻ trong phòng chống bệnh đái tháo đường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

62

KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu 159 bệnh nhân, chúng tôi rút ra một số kết

luận sau:

1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái

tháo đƣờng điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn

- Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 55,2 ± 12,2; bệnh nhân trên

50 tuổi chiếm 70,4%, nhiều nhất là nhóm tuổi 50 - 59 (35,2%).

- Đối tượng nghiên cứu là người dân tộc thiểu số 64,1%; làm ruộng 50,3%.

- Thời gian phát hiện bệnh từ 1 - 5 năm 64,8%.

- Triệu chứng lâm sàng thường gặp: uống nhiều 76,1%, đái nhiều 75,4%,

gầy sút cân 54,7%, ăn nhiều 41,5%.

- 69,2% đối tượng nghiên cứu có biến chứng; tỷ lệ một số biến chứng:

tim mạch 42,8%, thận 39,6%, thần kinh 13,8%.

- 76,7% bệnh nhân có rối loạn lipid máu; 49,7% tăng cholesterol máu

toàn phần; 38,4% tăng triglycerid; 37,7% tăng LDL - C; 11,9% giảm HDL - C.

- Hình thái rối loạn lipid máu thường gặp nhất là tăng phối hợp

cholesterol và triglycerid 25,2%, tăng cholesterol đơn thuần 22,6%.

- Kiểm soát glucose máu ở mức tốt 23,9%, chấp nhận 21,4%, kém

54,7%, mức kiểm soát kém cao ở đối tượng nghiên cứu làm ruộng (31,4%).

- 61% bệnh nhân được sử dụng phối hợp 2 loại thuốc uống hạ glucose

máu, 28,3% có sử dụng insulin, 10,7% sử dụng một loại thuốc uống đơn độc.

2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đƣờng

- Tiền sử gia đình liên quan là 7,5%.

- Thói quen uống rượu 31,4%; thói quen hút thuốc lá 30,8%.

- Thể trạng thừa cân và béo phì chiếm 49,1% ; 67,9% béo dạng nam.

- 67,9% đối tượng nghiên cứu không có thói quen tập thể dục thể thao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

63

KHUYẾN NGHỊ

1. Tư vấn, điều trị ngoại trú tốt để bệnh nhân tuân thủ đúng chế độ điều trị

ngoại trú, hạn chế tình trạng không kiểm soát được glucose máu.

2. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp làm ruộng tương đối cao,

vì vậy cần phải tăng cường truyền thông giáo dục kiến thức chung về bệnh đái

tháo đường cho đối tượng này trong cộng đồng nhằm phát hiện sớm, điều trị

kịp thời và hạn chế biến chứng của bệnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Phạm Hoài Anh (2003), Nghiên cứu rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh

nhân đái tháo đường týp 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương

Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y khoa

Thái Nguyên.

2. Tạ Văn Bình và cộng sự (2007), "Kết quả điều tra đái tháo đường và rối

loạn dung nạp đường huyết ở đối tượng có nguy cơ cao tại Phú Thọ,

Sơn La, Thanh Hoá và Nam Định", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên

ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 738-749.

3. Tạ Văn Bình, Hoàng Kim Ước, Nguyễn Minh Hùng, Mai Tuấn Hưng và

cộng sự (2007), "Kết quả điều tra đái tháo đường và rối loạn đường

huyết ở đối tượng có nguy cơ tại Cao Bằng", Hội nghị khoa học toàn

quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 825-837.

4. Tạ Văn Bình (2006), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam - Các

phương pháp điều trị và biện pháp phòng chống, Nxb Y học, Hà Nội.

5. Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng đái tháo đường - tăng

glucose máu, Nxb Y học, Hà Nội.

6. Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Hà Nội (2005), "Bệnh đái đường", Bệnh

học Nội khoa sau đại học, tr. 214-229.

7. Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Hà Nội (2005), "Đái tháo đường thai

nghén", Bệnh học Nội khoa sau đại học, tr. 347-359.

8. Bùi Thế Bừng (2004), Nghiên cứu hàm lượng một số thành phần lipid

máu và mối liên quan với biến chứng mạn tính thường gặp ở bệnh

đái tháo đường týp 2, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y

khoa Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

65

9. Lê Cảnh Chiến, Đỗ Công Tuyển và cộng sự (2007), “Kết quả điều tra dịch

tễ học bệnh đái tháo đường tại thị xã Tuyên Quang”, Hội nghị khoa học

toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 317-319.

10. Vũ Huy Chiến và cộng sự (2007), “Tìm hiểu mối liên quan giữa yếu tố

nguy cơ với tỷ lệ mắc đái tháo đường týp 2 tại một số vùng dân cư tỉnh

Thái Bình”, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và

chuyển hoá lần thứ 3, tr. 672-676.

11. Trần Hữu Dàng, Trình Vĩnh Tiến (2006), “Ảnh hưởng của thể trọng lên

nồng độ axít uric máu trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Tạp chí y

học thực hành, (548), tr. 406-410.

12. Trần Hữu Dàng và cộng sự (2007), "Nghiên cứu tình hình đái tháo đường

ở người 30 tuổi trở lên tại Thành phố Quy Nhơn", Hội nghị khoa học

toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 648-660.

13. Đào Thị Dừa, Nguyễn Hải Thuỷ (2008), "Nghiên cứu chất lượng sống

bệnh nhân đái tháo đường", Tạp chí Y học thực hành, (616 + 617),

tr. 349-357.

14. Võ Bảo Dũng (2008), "Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm

sàng và kết quả điều trị bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện

Đa khoa tỉnh Bình Định", Tạp chí Y học thực hành, (616 + 617), tr. 267-273.

15. Châu Minh Đức, Phạm Thị Mai (2006), “Rối loạn chuyển hoá Lipid và

Lipoprotein máu ở bệnh nhân đái tháo đường”, Tạp chí Y học thực hành,

(2), tr. 78-81.

16. Hoàng Thị Đợi, Nguyễn Kim Lương (2007), "Nghiên cứu thực trạng bệnh

đái tháo đường týp 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung

ương Thái Nguyên", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết

và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 900-911.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

66

17. Trần Thị Mai Hà (2004), Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của bệnh đái

tháo đường ở người từ 30 tuổi trở lên tại thành phố Yên Bái, Luận văn

Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

18. Tô Văn Hải, Phạm Hoài Anh (2006), "Biến chứng về mắt ở người bệnh

đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Thanh Nhàn - Hà

Nội", Tạp chí Y học thực hành, (548), tr. 166-172.

19. Tô Văn Hải, Lê Thu Hà (2006), "Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo

đường điều trị nội trú tại khoa nội tiết Bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội",

Tạp chí Y học thực hành, (548), Bộ Y tế xuất bản, tr. 158-164.

20. Tô Văn Hải, Nguyễn Thị Phúc (2003), " Rối loạn lipid máu ở người bệnh

đái tháo đường", Hội nghị khoa học toàn quốc lần II, tr. 262-266

21. Tô Văn Hải, Ngô Mai Xuân và cộng sự (2006), "Một số yếu tố nguy cơ

gây bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Thanh Nhàn Hà

Nội", Tạp chí Y học Thực hành, (548), tr. 158-164.

22. Hoàng Thị Hằng và cộng sự (2007), "Nhận xét về bệnh đái tháo đường

điều trị tại khoa Nội Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn", Kỷ yếu các đề tài

nghiên cứu khoa học - Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn.

23. Trần Văn Hiên, Tạ Văn Bình và cộng sự (2007), "Nghiên cứu rối loạn

lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 lần đầu được phát hiện tại

Bệnh viện Nội tiết Trung ương", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên

ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 66-669.

24. Hồ Văn Hiệu, Nguyễn Văn Hoàn và cộng sự (2007), "Điều tra tỷ lệ mắc

bệnh đái tháo đường týp 2 và các yếu tố nguy cơ tại Nghệ An", Hội nghị

khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3,

tr. 605-616.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

67

25. Phạm Thị Hồng Hoa (2007), "Đái tháo đường một đại dịch cần được quản

lý và kiểm soát chặt chẽ", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành

nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 393-399.

26. Đặng Văn Hoà, Nguyễn Kim Lương (2007), "Đánh giá tổn thương mắt ở

bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái

Nguyên", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển

hoá lần thứ 3, tr. 888-895.

27. Khăm Pheng Phun Ma Keo, Hoàng Trung Vinh (2006), "Nghiên cứu tỷ lệ

yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại một số bệnh viện

Viêng Chăn - Lào", Tạp chí Y học thực hành, (548), tr. 173-178.

28. Khăm Pheng Phun Ma Keo, Hoàng Trung Vinh (2006), "Đặc điểm lâm

sàng, hoá sinh máu và biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại

một số bệnh viện Viêng Chăn - Lào", Tạp chí Y học thực hành, (548),

tr. 179-184.

29. Phạm Thị Lan (2009), Đánh giá tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo

đường týp 2 điều trị tại khoa nội tiết Bệnh viện đa khoa trung ương

Thái Nguyên, Khoá luận tốt nghiệp Bác sỹ đa khoa, Trường Đại học Y -

Dược Thái Nguyên.

30. Nông Phương Mai (2007), “Tình trạng bệnh quanh răng ở bệnh nhân đái

tháo đường týp 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái

Nguyên”, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết lần thứ 3,

tr. 879-887.

31. Nguyễn Thu Minh, Vũ Kim Hải, Nguyễn Kim Lương (2003), “Nghiên

cứu một số biến chứng mạn tính thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường

týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên”, Hội nghị khoa

học toàn quốc lần thứ II, tr. 73-79.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

68

32. Nguyễn Thị Nhạn (2006), "Đái tháo đường ở người già", Tạp chí Y học

thực hành, (548), tr. 75-83.

33. Trần Văn Nhật và cộng sự (2008), "Thực trạng đái tháo đường và một số

yếu tố liên quan ở Đà Nẵng", Tạp chí Y học thực hành, (616 + 617),

tr. 319-326.

34. Triệu Thị Ngân, Trịnh Đình Cương (2008), "Nhận xét, theo dõi về bệnh

đái tháo đường điều trị tại khoa Nội năm 2008", Kỷ yếu các đề tài nghiên

cứu khoa học - Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn.

35. Trần Thừa Nguyên, Trần Hữu Dàng (2006), "Nghiên cứu hội chứng

chuyển hoá ở người béo phì với BMI ≥ 23", Tạp chí Y học thực hành,

(548), tr. 412-413.

36. Triệu Quang Phú (2006), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và sự thay đổi

hàm lượng thành phần lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại

học Y khoa Thái Nguyên.

37. Thái Hồng Quang (2003), Bệnh nội tiết, Nxb Y học, Hà Nội.

38. Trương Văn Sáu (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và

một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh

viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học

Y khoa Thái Nguyên.

39. Lê Minh Sứ (2007), "Thực trạng bệnh đái tháo đường ở Thanh Hoá", Hội

nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3,

tr. 856-864.

40. Nguyễn Hải Thuỷ, Đào Thị Dừa (2003), "Đặc điểm bệnh lý bàn chân đái

tháo đường nội trú tại Bệnh viện Trung ương Huế", Hội nghị khoa học

toàn quốc lần thứ II, tr. 102-105.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

69

41. Trần Vĩnh Thuỷ (2007), "Hiệu quả điều trị rối loạn chuyển hoá Lipid máu

bằng Mediator ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị tại khoa Nội -

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên", Hội nghị khoa học toàn

quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 871-877.

42. Lý Thị Thơ (2005), Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường tại Bệnh

viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại

học Y khoa Thái Nguyên.

43. Tierney, Mc. Phee, Papadakis (2002), “Đái tháo đường”, Chẩn đoán và

điều trị y học hiện đại, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 733-800.

44. Nguyễn Đình Toàn, Hoàng Khánh (2006), “Một số chỉ số nhân trắc mới

trong chẩn đoán béo phì ở người lớn”, Tạp chí Y học thực hành, (548),

tr. 515-523.

45. Hoàng Kim Ước và cộng sự (2007), "Thực trạng bệnh đái tháo đường và

rối loạn dung nạp đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ cao tại Thành

phố Thái Nguyên năm 2006", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên

ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 677-693.

46. Hoàng Trung Vinh (2008), "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh

nhân đái tháo đường týp 2 trên 60 tuổi", Tạp chí Y học thực hành, (616 +

617), tr. 312-318.

Tiếng Anh:

47. Aleksey V. Matveyenko, Sarah Dry (2009), "Beneficial Endocrine but

Adverse Exocrine Effects of Sitagliptin in the Human Islet Amyloid

Polypeptide Transgenic Rat Model of Type 2 Diabetes", American

Diabetes Association.

48. Colditz G.A., Willett WC., Rotnitzky A., Manson JE. (1995), "Weight

gain as a risk factor for Clinical diabetes mellitus in men", Ann Intern

Med, 122, pp. 481-486.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

70

49. Forter Daniel W. (1991), "Diabetes mellitus", Harrison's principles of

internal medicin International edition, Vol. 2, pp. 1739-1759.

50. Johan Holmkvist1, Peter Almgren 1 (2008), "Common Variants in Maturity -

Onset Diabetes of the Young Genes and Future Risk of Type 2 Diabetes",

American Diabetes Association.

51. Jose C. Florez (2008), "The Genetics of Type 2 Diabetes: A Realistic

Appraisal in 2008", American Diabetes Association.

52. Manson J.E., Ajani U.A., Liu S., Nathan DM., (2000), "A prospective

study of cigarette smoking and the incidence of diabetes mellitus among

US. male physicians", Am J Med, 109, pp. 538-542.

53. Pilvikki Absetz, Brian Oldenburg, (2009), "Type 2 Diabetes Prevention in

the Real World, Three - year results of the GOAL lifestyle Implemention

Trial", American Diabetes Association

54. Susan Sam 1, Steven Haffner 2 (2008), "Relationship of Abdominal Visceral

and subcutaneous Adipose Tissue with Lipoprotein Particle Number and

Size in Type 2 Diabetes", American Diabetes Association.

55. Theodore Mazzonel, Peter M. Meyer 2 (2006), "Relationship of Traditional

and Nontraditional Cardiovascular Risk Factors to Coronary Artery Calcium

in Type 2 Diabetes", American Diabetes Association.

56. WHO (1994), “Report of a WHO study group’’, Prevention of diabettes

mellitus, pp. 15.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

Phụ lục

MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG

ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN

Số lƣu trữ ………

I. Hành chính:

- Họ và tên: .............................................................................................

- Tuổi: …………………………... - Dân tộc: …………………………

- Giới: 1. Nam 2. Nữ

- Nghề nghiệp: ........................................................................................

- Địa chỉ: .................................................................................................

II. Lâm sàng:

1. Tiền sử:

1.1. Bản thân đã bị bệnh đái tháo đường: Có Không

1.2. Gia đình có người thân bị đái tháo đường Có Không

1.3. Sinh con 4 kg Có Không

2. Thời gian mắc bệnh:

Dưới 1 năm Từ 1- 5 năm Trên 5 năm

3. Chế độ ăn hàng ngày: ........................... số bữa / ngày.

3.1. Chế độ ăn kiêng, bình thường

3.2. Chế độ ăn nhiều rau, quả

3.3. Chế độ ăn nhiều mỡ

3.4. Chế độ ăn mặn

3.5. Thường xuyên ăn đồ ngọt, đường

Bác sĩ đánh giá:

Ăn thừa đường mỡ: Ăn mặn Trung bình Thiếu

4. Thường xuyên hút thuốc lá: Có Không

5. Thường xuyên uống rượu: Có Không

6. Sử dụng Corticoid thường xuyên: Có Không Thời gian: ..........

7. Các bệnh nội tiết khác kèm theo: Có Không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

1

8. Hoạt động thể dục, thể thao:

8.1. Không tập thể dục, thể thao

8.2. Tập thể dục hoặc thể thao < 3 lần / tuần

8.3. Thường xuyên tập thể dục, thể thao

9. Chiều cao .................. cm

10. Cân nặng: ............... Kg

11. Chỉ số BMI: Gầy Trung bình Béo

12. Vòng bụng: ............. cm

13. Vòng mông ............. cm

14. Chỉ số B/M:

15. Triệu chứng lâm sàng bệnh đái tháo đường

15.1. Ăn nhiều: Có Không

15.2. Uống nhiều: Có Không

15.3. Đái nhiều: Có Không

15.4. Gầy sút cân: Có Không

15.5. Các triệu chứng khác: ..........................................................................

...............................................................................................................................

16. Huyết áp: ......................./ .................... mmHg.

17. Khám tim mạch: .............................................................................................

18. Khám hô hấp: .................................................................................................

19. Khám thần kinh: .............................................................................................

20. Khám CK mắt: ...............................................................................................

21. Khám CK răng: ..............................................................................................

22. Khám da: ........................................................................................................

III. Xét nghiệm:

23. Glucose máu lúc đói:.......................................mmol/l

24. Lipid máu:

24.1. Cholessterol toàn phần: ................... mmol /l

24.2. Triglycerid: ...................................... mmol /l

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

2

24.3. HDL - C: ......................................... mmol /l

24.4. LDL - C: ......................................... mmol /l

25. Glucose niệu: ............................................... g/l

26. Ceton niệu: Có Không

27. Ure máu: .............................................mmol/l.

28. Creatinin máu:.....................................µmol/l.

29. Nước tiểu toàn phần: Protein niệu: ....................................

Bạch cầu: .........................................

Tế bào: ............................................

IV. Cách sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đƣờng:

30. Thuốc uống đơn trị liệu: .................................................................................

31. Insulin đơn trị liệu: .........................................................................................

32. Thuốc uống phối hợp:.....................................................................................

33. Thuốc uống + Insulin:.....................................................................................

Ngày tháng năm 2009

Ngƣời nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU

Số

TT Họ và tên Tuổi Địa chỉ

Số

lƣu trữ

01 Hoàng Thanh V. 61 P. Đức Xuân - Thị xã Bắc Kạn 09-001

02 Hà Đức H. 50 Thanh Mai - Chợ Mới 09-002

03 Hoàng Thị D. 53 P. Đức Xuân - Thị xã Bắc Kạn 09-004

04 Đặng Thị X. 83 P. Đức Xuân - Thị xã Bắc Kạn 09-005

05 Bùi Thị L. 55 P. Minh Khai - Thị xã Bắc Kạn 09-006

06 Hứa Văn T. 50 Đôn Phong - Bạch Thông 09-007

07 Bế Văn Đ. 61 P. Minh Khai - Thị xã Bắc Kạn 09-008

08 Ngô Thị Nh. 57 P. Minh Khai - Thị xã Bắc Kạn 09-009

09 Chu Văn B. 39 Lục Bình - Bạch Thông 09-010

10 Ngô Thị L. 65 P. Minh Khai - Thị xã Bắc Kạn 09-011

11 Nguyễn Thị C. 55 P. Đức Xuân - Thị xã Bắc Kạn 09-012

12 Hà Trung T. 52 P. Đức Xuân - Thị xã Bắc Kạn 09-013

13 Triệu Đức Đ. 60 Thị trấn Phủ Thông - Bạch Thông 09-014

14 Đàm Kim Th. 35 Mỹ Phương - Ba Bể 09-015

15 Hoàng Minh Ph. 57 Thị trấn Nà Phặc - Ngân Sơn 09-016

16 Dương Văn H. 53 P. Sông Cầu - Thị xã Bắc Kạn 09-017

17 Nguyễn Thị H. 64 P. Minh Khai - Thị xã Bắc Kạn 09-018

18 Nguyễn Thị Th. 59 Thị trấn Bằng Lũng - Chợ Đồn 09-019

19 Nông Thị D. 39 P. Đức Xuân - Thị xã Bắc Kạn 09-021

20 Hoàng Thị V. 56 P. Minh Khai - Thị xã Bắc Kạn 09-022

21 Ma Thị Ng. 41 Thanh Vận - Chợ Mới 09-023

22 Phan Văn L. 82 Hữu Thác - Na Rì 09-024

23 Nguyễn Thị N. 71 P. Đức Xuân - Thị xã Bắc Kạn 09-025

24 Hà Thị Ng. 50 P. Minh Khai - Thị xã Bắc Kạn 09-026

25 Đinh Duy Đ. 51 X. Dương Quang - Thị xã Bắc Kạn 09-027

26 Nông Văn H. 38 Thị trấn Bằng Lũng - Chợ Đồn 09-028

27 Đinh Thiện D. 45 Thuần Mang - Ngân Sơn 09-029

28 Triệu Thị Đ. 65 Khang Ninh - Ba Bể 09-030

29 Đỗ Văn S. 49 P. Đức Xuân - Thị xã Bắc Kạn 09-031

30 Dương Văn L. 52 Thị trấn Phủ Thông - Bạch Thông 09-032

31 Phạm Văn L. 59 P. Minh Khai - Thị xã Bắc Kạn 09-033

32 Phạm Thị T. 62 Thanh Vận - Chợ Mới 09-034

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

1

33 Nguyễn Thị H. 41 P. Minh Khai - Thị xã Bắc Kạn 09-036

Số

TT Họ và tên Tuổi Địa chỉ

Số

lƣu trữ

34 Nguyễn Văn Th. 36 Xuất Hoá - Thị xã Bắc Kạn 09-037

35 Vương Văn V. 71 Thị trấn Phủ Thông - Bạch Thông 09-038

36 Dương Đình Ch. 58 Thị trấn Phủ Thông - Bạch Thông 09-041

37 Hoàng Văn Đ 33 Thị trấn Chợ Rã - Ba Bể 09-042

38 Bùi Thanh T. 57 Đôn Phong - Bạch Thông 09-043

39 Nguyễn T. Minh Ng. 16 P. Đức Xuân - Thị xã Bắc Kạn 09-044

40 Nguyễn Thị M. 56 Tiền Phong - Ba Bể 09-045

41 Doanh Thăng H. 53 P. Sông Cầu - Thị xã Bắc Kạn 09-046

42 Đàm T. 75 Văn Học - Na Rì 09-047

43 Lường Thị H. 54 Thị trấn Bằng Lũng - Chợ Đồn 09-048

44 Phạm T. 68 P. Minh Khai - Thị xã Bắc Kạn 09-049

45 Nguyễn Thị N. 51 Đại Sảo - Chợ Đồn 09-051

46 Hà Văn H. 59 Tú Trĩ - Bạch Thông 09-052

47 Nông Văn H. 32 Nghiêm Loan - Pác Nặm 09-053

48 Nông Thị H. 49 X. Quang Phong - Na Rì 09-055

49 Triệu Văn V. 64 Tú Trĩ - Bạch Thông 09-056

50 Vũ Văn N. 72 P. Minh Khai - Thị xã Bắc Kạn 09-057

51 Ma Thị T. 47 P. Minh Khai - Thị xã Bắc Kạn 09-058

52 Nông Liêu P. 77 Phương Viên - Chợ Đồn 09-059

53 Hà Thị O. 50 Hà Vị - Bạch Thông 09-060

54 Nông Văn S. 49 Đông Viên - Chợ Đồn 09-061

55 Nguyễn Văn T. 39 P. Minh Khai - Thị xã Bắc Kạn 09-063

56 Lý Văn Đ. 41 Yên Nhuận - Chợ Đồn 09-064

57 Triệu Huy Tr. 57 P. Đức Xuân - Thị xã Bắc Kạn 09-065

58 Phùng Thị Đ. 34 P. Minh Khai - Thị xã Bắc Kạn 09-067

59 Hà Văn T. 37 Bằng Vân - Ngân Sơn 09-071

60 Lê Thị H. 62 Nam Cường - Chợ Đồn 09-076

61 Chu Minh L. 50 P. Minh Khai - Thị xã Bắc Kạn 09-078

62 Nguyễn Thị H. 66 Thị trấn Nà Phặc - Ngân Sơn 09-080

63 Dương Văn Ch. 42 P. Chí Kiên - Thị xã Bắc Kạn 09-081

64 Ma Thị Nh. 62 Thị trấn Bằng Lũng - Chợ Đồn 09-082

65 Vũ Thị X. 80 P. Chí Kiên - Thị xã Bắc Kạn 09-083

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

2

66 Hoàng Thị Th. 57 Thanh Vận - Chợ Mới 09-084

67 Nông Thị Kim Th. 48 Thị trấn Yến Lạc - Na Rì 09-085

Số

TT Họ và tên Tuổi Địa chỉ

Số

lƣu trữ

68 Nguyễn Văn Đ. 72 P. Sông Cầu - Thị xã Bắc Kạn 09-086

69 Mã Thiêm Ph. 45 Ân Tình - Na Rì 09-087

70 Đinh Thiện D. 45 Thuần Mang - Ngân Sơn 09-088

71 Lưu Đình M. 55 P. Đức Xuân - Thị xã Bắc Kạn 09-089

72 Hoàng Thị Đ. 61 Kim Lư - Na Rì 09-090

73 Nguyễn Duy L. 74 P. Sông Cầu - Thị xã Bắc Kạn 09-091

74 Lý Sinh Ng. 24 P. Sông Cầu - Thị xã Bắc Kạn 09-092

75 Hoàng Đức H. 43 Địa Linh - Ba Bể 09-093

76 Vũ Thị D. 56 P. Chí Kiên - Thị xã Bắc Kạn 09-094

77 Hà Thị Đ. 63 Nông Hạ - Chợ Mới 09-095

78 Hoàng Văn H. 50 Thị trấn Chợ Rã - Ba Bể 09-096

79 Phạm Thị T. 61 P. Đức Xuân - Thị xã Bắc Kạn 09-097

80 Trần Đức Th. 59 P. Sông Cầu - Thị xã Bắc Kạn 09-098

81 Nông Văn B. 42 Thị trấn Nà Phặc - Ngân Sơn 09-100

82 Vĩ Văn B. 35 Lãng Ngâm - Ngân Sơn 09-103

83 Trương Văn Ph. 50 P. Minh Khai - Thị xã Bắc Kạn 09-105

84 Bùi Xuân C. 54 X. Dương Quang - Thị xã Bắc Kạn 09-106

85 Trần Thị E. 45 Thuần Mang - Ngân Sơn 09-108

86 Vũ Thị Ch. 74 P. Đức Xuân - Thị xã Bắc Kạn 09-109

87 Nông Thị H. 61 Thị trấn Yến Lạc - Na Rì 09-110

88 Nguyễn Thị M. 80 P. Đức Xuân - Thị xã Bắc Kạn 09-111

89 Hoàng Thị Đ. 67 Thị trấn Nà Phặc - Ngân Sơn 09-112

90 Nông Văn T. 50 Nghiêm Loan - Pác Nặm 09-113

91 Nông Thị Quế L. 70 P. Sông Cầu - Thị xã Bắc Kạn 09-116

92 Nguyễn Thị Th. 55 Quân Bình - Bạch Thông 09-117

93 Vi Văn Ph. 67 Thị trấn Bằng Lũng - Chợ Đồn 09-118

94 Nguyễn Thị H. 76 Thị trấn Nà Phặc - Ngân Sơn 09-121

95 Ngô Thị Th. 75 P. Sông Cầu - Thị xã Bắc Kạn 09-122

96 Vũ Thị M. 55 P. Chí Kiên - Thị xã Bắc Kạn 09-128

97 Nguyễn Thị Nh. 38 Thị trấn Chợ Mới - Chợ Mới 09-130

98 Long Thiết S. 50 Bằng Thành - Pác Nặm 09-131

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

3

99 Đỗ Thị H. 63 Lãng Ngâm - Ngân Sơn 09-133

100 Hoàng Thị S. 64 Đại Sảo - Chợ Đồn 09-135

101 Vũ Thị H. 70 Thị trấn Bằng Lũng - Chợ Đồn 09-137

Số

TT Họ và tên Tuổi Địa chỉ

Số

lƣu trữ

102 Phạm Thị Th. 67 P. Chí Kiên - Thị xã Bắc Kạn 09-139

103 Nông Văn B. 42 Yên Mỹ - Chợ Đồn 09-140

104 Sài Thị Đ. 54 Vũ Loan - Na Rì 09-145

105 Ma Thị V. 64 Yên Thượng - Chợ Đồn 09-146

106 Lê Thị H. 50 P. Đức Xuân - Thị xã Bắc Kạn 09-147

107 Ninh Thị Ph. 47 Thị trấn Phủ Thông - Bạch Thông 09-148

108 Lưu Thị H. 50 Nam Cường - Chợ Đồn 09-149

109 Hoàng Văn Kh. 47 P. Sông Cầu - Thị xã Bắc Kạn 09-151

110 Vi Thị M. 60 Thị trấn Bằng Lũng - Chợ Đồn 09-152

111 Nông Thị R. 52 P. Sông Cầu - Thị xã Bắc Kạn 09-154

112 Nguyễn Thị D. 50 Thượng Giáo - Ba Bể 09-156

113 Đặng Thị B. 51 Thị trấn Chợ Rã - Ba Bể 09-160

114 Triệu Văn C. 45 Thuần Mang - Ngân Sơn 09-163

115 Phạm Văn L. 76 P. Đức Xuân - Thị xã Bắc Kạn 09-165

116 Hoàng Thị N. 71 Thị trấn Nà Phặc - Ngân Sơn 09-167

117 Trung Vũ H. 41 Thị trấn Nà Phặc - Ngân Sơn 09-169

118 Vũ Văn D. 76 P. Sông Cầu - Thị xã Bắc Kạn 09-171

119 Nguyễn Thị Th. 75 P. Đức Xuân - Thị xã Bắc Kạn 09-172

120 Hoàng Thị Nh. 50 Thanh Mai - Chợ Mới 09-175

121 Lê Thị Ch. 65 Thị trấn Yến Lạc - Na Rì 09-180

122 Nguyễn Trung T. 80 P. Đức Xuân - Thị xã Bắc Kạn 09-182

123 Hứa Thị H. 40 Hà Vị - Bạch Thông 09-186

124 Nông Thị C. 45 Thị trấn Yến Lạc - Na Rì 09-187

125 Bàn Văn Q. 46 Tân Sơn - Chợ Mới 09-188

126 Đinh Tiến Ph. 52 P. Đức Xuân - Thị xã Bắc Kạn 09-189

127 Lý Thị L. 48 Thị trấn Chợ Rã - Ba Bể 09-190

128 Bảo Văn L. 51 Thanh Bình - Chợ Mới 09-192

129 Đặng Văn B. 40 Thị trấn Bằng Lũng - Chợ Đồn 09-203

130 Lường Thị L. 79 Huyền Tụng - Thị xã Bắc Kạn 09-204

131 Hoàng Thị Ch. 60 Thị trấn Yến Lạc - Na Rì 09-206

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

4

132 Dương Thị T. 64 P. Đức Xuân - Thị xã Bắc Kạn 09-211

133 Chu Thị H. 40 Bình Trung - Chợ Đồn 09-214

134 Hà Thị N. 45 Thanh Vận - Chợ Mới 09-217

135 Lâm Thi H. 70 P. Minh Khai - Thị xã Bắc Kạn 09-218

Số

TT Họ và tên Tuổi Địa chỉ

Số

lƣu trữ

136 Hoàng Văn R. 67 Nông Thượng - Thị xã Bắc Kạn 09-221

137 Hoàng Thị Ch. 46 Tân Tiến - Bạch Thông 09-223

138 Trần Thị X. 54 P. Sông Cầu - Thị xã Bắc Kạn 09-225

139 Lý Thị M. 50 Dương Sơn - Na Rì 09-228

140 Nông Văn Đ. 72 Ngọc Phái - Chợ Đồn 09-229

141 Lộc Văn H. 51 Nông Thượng - Thị xã Bắc Kạn 09-231

142 Phạm Quốc H. 62 P. Đức Xuân - Thị xã Bắc Kạn 09-232

143 Hoàng Thanh T. 56 Côn Minh - Na Rì 09-233

144 Phạm Ngọc C. 52 Thị trấn Chợ Rã - Ba Bể 09-234

145 Hoàng Thị M. 49 Xuân Dương - Na Rì 09-235

146 Đỗ Thị L. 50 P. Đức Xuân - Thị xã Bắc Kạn 09-237

147 Lưu Thị V. 63 Thượng Giáo - Ba Bể 09-239

148 Nguyễn Hữu H. 55 P. Đức Xuân - Thị xã Bắc Kạn 09-240

149 Nông Đức H. 57 Thị trấn Yến Lạc - Na Rì 09-241

150 Vi Văn C. 51 Vũ Loan - Na Rì 09-242

151 Nông Văn Kh. 35 Xã Huyền Tụng - Thị xã Bắc Kạn 09-246

152 Triệu Đức Tr. 71 Đức Xuân - Thị xã Bắc Kạn 09-247

153 Nguyễn Văn C. 64 Thị trấn Yến Lạc - Na Rì 09-248

154 Đoàn Văn S. 38 Hà Vị - Bạch Thông 09-249

155 Trần Thị T. 45 P. Sông Cầu - Thị xã Bắc Kạn 09-250

156 Lê Thị C. 55 P. Sông Cầu - Thị xã Bắc Kạn 09-254

157 Hoàng Hữu T. 39 Thanh Vận - Chợ Mới 09-262

158 Vũ Đình Tr. 68 Nam Cường - Chợ Đồn 09-264

159 Vũ Đức M. 43 Thị trấn Bằng Lũng - Chợ Đồn 09-268

Bắc Kạn, ngày tháng năm 2009 NGƢỜI NGHIÊN CỨU XÁC NHẬN CỦA BVĐK TỈNH BẮC KẠN