LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng...

182
ĐẠI HC HUTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN XUÂN KỲ TUYN CHN GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY VÀ XÁC ĐỊNH CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC PHÙ HỢP TNH QUẢNG BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HU- 2017

Transcript of LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng...

Page 1: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN XUÂN KỲ

TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY VÀ XÁC ĐỊNH

CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC PHÙ HỢP

Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HUẾ - 2017

Page 2: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN XUÂN KỲ

TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY VÀ XÁC ĐỊNH

CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC PHÙ HỢP

Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

MÃ SỐ: 62.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS. TRẦN THỊ LỆ

TS. HOÀNG KIM

HUẾ - 2017

Page 3: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng

được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận án đã

được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn

gốc. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Tác giả luận án

Nguyễn Xuân Kỳ

Page 4: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, tôi luôn nhận được sự giúp nhiệt tình về nhiều

mặt của các thầy cô giáo, lãnh đạo của đơn vị công tác, các đồng nghiệp, bạn bè

và gia đình.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới PGS.TS. Trần Thị Lệ

và TS. Hoàng Kim, là những người cô, thầy giáo hướng dẫn khoa học luôn tận

tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu để đi đến hoàn

thành luận án này;

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban đào tạo, Đại học Huế; Lãnh đạo Trường

Đại học Nông Lâm Huế, Phòng Đào tạo Sau Đại học cùng các thầy, cô giáo

trường Đại học Nông Lâm Huế, Khoa Nông học đã nhiệt tình giảng dạy, hướng

dẫn và mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp cho tôi trong quá trình học tập và

nghiên cứu;

Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn đến lãnh đạo và đồng nghiệp thuộc CTCP

Tổng Công ty Nông nghiệp Quảng Bình, Công ty TNHH MTV Giống Cây trồng

Quảng Bình, Sở NN&PTNT Quảng Bình, Sở KH&CN Quảng Bình, Viện Cây

Lương thực Cây Thực phẩm; các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp đã luôn

giúp đỡ, động viên và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi thực hiện hoàn

thành đề tài nghiên cứu luận án;

Tôi vô cùng biết ơn gia đình, cha mẹ đã sinh thành và chịu nhiều vất vả để

nuôi dưỡng tôi nên người; xin cảm ơn đến người vợ hiền cùng các con của tôi đã

tạo mọi điều kiện và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành

luận án này.

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận án

Nguyễn Xuân Kỳ

Page 5: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

1. TÍNH CẤP THIẾT ...................................................................................................... 1

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................... 3

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................................... 3

3.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................... 3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................... 3

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 4

5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ........................................................................... 4

Chương I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 5

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 5

1.1.1. Giới thiệu về cây lúa .............................................................................................. 5

1.1.2. Cơ sở khoa học của tuyển chọn giống lúa ngắn ngày ........................................... 8

1.1.3. Cơ sở khoa học của nghiên cứu mật độ gieo sạ lúa ............................................ 20

1.1.4. Cơ sở khoa học của nghiên cứu phân bón cho lúa .............................................. 22

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 25

1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên Thế giới và Việt Nam ..................... 25

1.2.2. Các kết quả chọn tạo giống lúa ở Việt Nam ........................................................ 28

1.2.3. Nghiên cứu về phân bón cho lúa trên Thế giới và Việt Nam .............................. 30

1.2.4. Các kết quả nghiên cứu về mật độ gieo trên Thế giới và Việt Nam. .................. 36

1.2.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất lúa tại Quảng Bình ..... 37

Chương II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 43

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 43

2.1.1. Phân bón .............................................................................................................. 43

2.1.2. Giống lúa ............................................................................................................. 43

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 45

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 45

2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................................ 45

2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp đánh giá .............................................. 48

Page 6: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .............................................................. 52

Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................... 53

3.1. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY, NĂNG SUẤT, CHẤT

LƯỢNG CÓ TRIỂN VỌNG, PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT TẠI QUẢNG

BÌNH VỤ ĐX2013-2014 VÀ HT 2014 ........................................................................ 53

3.1.1. Một số đặc điểm nông học của các giống lúa thí nghiệm vụ ĐX2013-2014 và

HT2014 .......................................................................................................................... 53

3.1.2. Nghiên cứu phản ứng sâu bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013-

2014 và HT2014 ............................................................................................................ 57

3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ

ĐX2013 - 2014 và HT2014 ........................................................................................... 58

3.1.4. Kết quả đánh giá độ ổn định về năng suất và tính thích nghi của các giống lúa thí

nghiệm tại các điểm nghiên cứu, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 ................................. 61

3.1.5. Nghiên cứu về chất lượng hạt gạo của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 -

2014 và HT2014 ............................................................................................................ 64

3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THÂM CANH

SẢN XUẤT GIỐNG LÚA MỚI NGẮN NGÀY ĐƯỢC XÁC ĐỊNH SV181 VÀ

SVN1 TRÊN ĐẤT PHÙ SA KHÔNG ĐƯỢC BỒI HÀNG NĂM TẠI QUẢNG BÌNH

VỤ ĐX2014 - 2015 VÀ HT2015 .................................................................................. 69

3.2.1. Kết quả nghiên cứu lượng giống gieo sạ thích hợp đối với giống lúa SV181 và

SVN1 trên đất phù sa không được bồi hàng năm tại Quảng Bình, vụ ĐX2014 - 2015

và HT2015 ..................................................................................................................... 69

3.2.2. Kết quả nghiên cứu lượng phân bón thích hợp đối với giống lúa SV181 và

SVN1 trên đất phù sa không được bồi hàng năm tại Quảng Bình, vụ ĐX2014 -2015 và

HT2015 .......................................................................................................................... 82

3.2.3. Phân tích hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm trên 2 giống lúa SV181

và SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015........................................... 91

3.3. KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ

THUẬT THÂM CANH GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY SV181 VÀ SVN1 ĐƯỢC ĐỀ

TÀI NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TẠI QUẢNG BÌNH, VỤ ĐX2015-2016 VÀ HT2016

....................................................................................................................................... 93

3.3.1. Một số đặc tính nông học của giống lúa SV181, SVN1 và HT1 (đ/c) ở các mô

hình tại Quảng Bình, vụ ĐX2015 - 2016 và HT2016 ................................................... 93

Page 7: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

3.3.2. Tình hình sâu bệnh hại trên giống lúa SV181 và SVN1 ở mô hình tại Quảng

Bình, vụ ĐX 2015-2016 và HT 2016 ............................................................................ 94

3.3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa SV181 và SVN1 ở các mô hình tại

Quảng Bình, vụ ĐX2015 - 2016 và HT2016 ................................................................ 95

3.3.4. Năng suất của giống lúa SV181, SVN1 và HT1 (đ/c) ở các điểm mô hình tại

Quảng Bình, vụ ĐX2015 - 2016 và HT2016 ................................................................ 96

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................................... 102

1. Kết luận .................................................................................................................... 102

2. Đề nghị .................................................................................................................... 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 105

Page 8: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

DANH MỤC VIẾT TẮT

BNN và PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

BVTV : Bảo vệ Thực vật

BT : Bố Trạch

D/R : Dài/rộng

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long

Đ/C : Đối chứng

DHNTB : Duyên hải Nam Trung bộ

ĐX : Đông Xuân

FAO : Food and Agriculture Organization of the United

(Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc)

GCT : Giống cây trồng

HT : Hè Thu

Kg : Kilôgam

KL1.000 hạt : Khối lượng 1.000 hạt

KT : Kỹ thuật

MT : Miền Trung

N/P/K : Đạm/Lân/Kali

NLN : Nông Lâm nghiệp

NSLT : Năng suất lý thuyết

NSTT : Năng suất thực thu

QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

QN : Quảng Ninh

SD : Độ lệch chuẩn

SE : Sai số chuẩn

TB : Trung bình

TCN : Tiêu chuẩn nghành

Page 9: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

TCVN : Tiêu chuẩn quốc gia

TGST : Thời gian sinh trưởng

TLGN : Tỷ lệ gạo nguyên

TLGX : Tỷ lệ gạo xay

TTKKNG SPCT : Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống

sản phẩm cây trồng

Page 10: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng Tên bảng Trang

Bảng 2.1. Nguồn gốc các giống lúa nghiên cứu ............................................................ 43

Bảng 2.2. Mô tả một số đặc điểm chính của các giống lúa thí nghiệm ......................... 44

Bảng 2.3 . Kết hợp các công thức thí nghiệm ............................................................... 46

Bảng 2.4. Kết hợp các công thức thí nghiệm ................................................................ 47

Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm vụ ĐX2013-2014 và

HT2014 .......................................................................................................................... 53

Bảng 3.2. Chiều cao cây, diện tích lá đòng và số lá/cây các giống thí nghiệm ............ 54

Bảng 3.3. Một số đặc điểm hình thái của các giống lúa thí nghiệm ............................. 56

Bảng 3.4. Tình hình sâu, bệnh hại trên các giống lúa thí nghiệm ................................. 57

Bảng 3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thí nghiệm ...................... 58

Bảng 3.6. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm ..... 59

Bảng 3.7. Độ ổn định về năng suất của các giống lúa thí nghiệm vụ ĐX2013 - 2014 . 62

Bảng 3.8. Độ ổn định về năng suất của các giống lúa thí nghiệm vụ Hè Thu .............. 62

Bảng 3.9. Chỉ số môi trường của các điểm thí nghiệm (Ij) ........................................... 63

Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu về hình thái hạt gạo của các giống lúa thí nghiệm vụ

ĐX2013 - 2014 và HT2014 tại Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình .................................... 64

Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu về hình thái hạt gạo của các giống lúa thí nghiệm vụ

ĐX2013 - 2014 và HT2014 tại Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình ......................................... 64

Bảng 3.12. Đặc tính chất lượng gạo của các giống lúa thí nghiệm vụ ĐX2013 - 2014

và HT2014 tại Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình ............................................................... 65

Bảng 3.13. Đặc tính chất lượng gạo của các giống lúa thí nghiệm vụ ĐX2013 - 2014

và HT2014 tại Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình ................................................................... 65

Bảng 3.14. Các chỉ tiêu về chất lượng ăn uống của các giống lúa thí nghiệm vụ ĐX

2013 - 2014 và HT2014 tại Quảng Ninh và Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình ..................... 66

Bảng 3.15. Chất lượng xay xát của các giống lúa thí nghiệm ĐX2013 - 2014 và

HT2014 tại Quảng Ninh và Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình ............................................... 67

Bảng 3.16. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa SV181 và SVN1 tại

Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015 ............................................................... 70

Page 11: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

Bảng 3.17. Ảnh hưởng lượng giống gieo sạ đến khả năng đẻ nhánh và chiều cao cây

của giống lúa SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015 ........ 71

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ đến chỉ số diện tích lá, diện tích lá

đòng và độ tàn lá của giống lúa SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015

và HT2015 ..................................................................................................................... 73

Bảng 3.19. Ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ đến khả năng tích lũy chất khô của

giống lúa SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015 .............. 74

Bảng 3.20. Tình hình sâu hại trên giống lúa SV181 và SVN1 ở các công thức thí

nghiệm ........................................................................................................................... 76

Bảng 3.21. Ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ đến các yếu tố cấu thành năng suất của

giống lúa SV181, SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015 .................. 77

Bảng 3.22. Ảnh hưởng lượng giống gieo sạ đến năng suất lý thuyết và năng suất thực

thu của giống lúa SV181, SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 ........................ 79

Bảng 3.23. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa SV181 và SVN1 tại

Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015 ............................................................... 82

Bảng 3.24. Ảnh hưởng lượng phân bón đến khả năng đẻ nhánh và chiều cao cây của

giống lúa SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015 .............. 84

Bảng 3.25. Ảnh hưởng phân bón đến chỉ số diện tích lá, diện tích lá đòng và độ tàn lá

của giống lúa SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX2014 - 2015 và HT2015 ......... 85

Bảng 3.26. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến khả năng tích lũy chất khô của giống

lúa SV181 và SVN1 vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015 tại Quảng Bình ......................... 85

Bảng 3.27. Tình tình bệnh hại đối với giống lúa SV181 và SVN1 ở các công thức thí

nghiệm ........................................................................................................................... 87

Bảng 3.28. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của

giống lúa SV181, SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015 .................. 88

Bảng 3.29. Ảnh hưởng lượng phân bón đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu

của giống lúa SV181, SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015 ............ 89

Bảng 3.30. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm trên giống lúa SV181 và

SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015 (trung bình 2 vụ) ................... 91

Bảng 3.31. Một số đặc điểm nông học của giống SV181 và SVN1 ở các mô hình trong

vụ ĐX 2015-2016 và HT 2016 ...................................................................................... 93

Bảng 3.32. Tình hình sâu bệnh hại đối với giống lúa SV181 và SVN1 trong vụ ĐX

2015-2016 và HT 2016 .................................................................................................. 94

Page 12: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

Bảng 3.33. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa ở các mô hình .................... 95

Bảng 3.34. Năng suất của giống lúa SV181, SVN1 và HT1 (đ/c) tại các mô hình ...... 97

Bảng 3.35. Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất giống lúa SV181 tại Quảng Bình, vụ

ĐX2015-2016 và HT2016 ............................................................................................. 98

Bảng 3.36. Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất giống lúa SVN1 tại Quảng Bình, vụ

ĐX2015-2016 và HT2016 ............................................................................................. 99

Page 13: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Sự phân bố lúa trồng trên thế giới Hakim MA và cs (2013) ........................... 6

Hình 3.2. Biểu đồ năng suất lý thuyết và năng suất thục thu các giống vụ Hè thu 2014

tại các điểm thí nghiệm .................................................................................................. 60

Hình 3.3: Tương quan giữa lượng giống gieo sạ với hàm lượng hợp chất khô của giống

lúa SV181 và SVN1 giai đoạn chín ............................................................................... 76

Hình 3.4: Biểu đồ so sánh năng suất thực thu của giống SV181 và SVN1 ở các lượng

giống gieo sạ khác nhau trong vụ ĐX và HT ................................................................ 80

Hình 3.5. Tương quan giữa lượng giống gieo sạ với năng suất thực thu của giống lúa

SV181 và SVN1 ............................................................................................................ 81

Hình 3.6: Tương quan giữa lượng phân bón với hàm lượng hợp chất khô của giống lúa

SV181 và SVN1 giai đoạn chín ..................................................................................... 87

Hình 3.8: Tương quan giữa tổ hợp phân bón với năng suất thực thu của giống lúa

SV181 và SVN1 ............................................................................................................ 91

Page 14: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT

An ninh lương thực, khủng hoảng năng lượng, biến đổi khí hậu toàn cầu, ô

nhiễm môi trường là ba vấn đề lớn của nhân loại. Việt Nam với trên 75% dân số phụ

thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo

làm lương thực chính. Năm 2014, diện tích đất trồng lúa của Việt Nam là 7,78 triệu ha,

năng suất trung bình đạt 5,77 tấn/ha và tổng sản lượng đạt 44,48 triệu tấn (FAO, 2015)

[79].

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012) [18], dự báo đến năm 2100 mực

nước biển sẽ dâng cao 1m và sẽ có khoảng 2,5% diện tích đất nông nghiệp ven biển

miền Trung bị ngập lụt, GDP giảm 10%, tác động trực tiếp đến 8,9% dân số và đói

nghèo sẽ tăng từ 21,2 - 35,0%. Theo Hossain MA và cs (2012) [83], nước biển dâng là

một trong những nguyên nhân chính làm tăng nhanh diện tích đất nhiễm mặn và là một

thách thức lớn đối với sản xuất lúa bền vững.

Theo Hoàng Kim (2016) [47], ở Việt Nam cây lúa là cây lương thực chính và

có vị trí trọng yếu trong an ninh lương thực. Ở Việt Nam cây lúa chiếm diện tích gieo

trồng và sản lượng lớn nhất. Ngành sản xuất lương thực là ngành quan trọng nhất của

nông nghiệp Việt Nam. Trong cơ cấu kinh tế của đất nước, nông nghiệp Việt Nam có

vai trò làm giá đỡ nền tảng, đóng góp 22,1% GDP, gần 30% giá trị xuất khẩu và trên

60% lực lượng lao động.

Theo Bộ NN&PTNT (2015) [17], sản phẩm từ lúa gạo là thức ăn không thể

thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người dân Việt Nam nói riêng và đông đảo cộng

đồng dân cư trên Thế giới nói chung. Tốc độ tăng năng suất lúa gạo Việt Nam (1975 -

2014) vượt 1,73 lần so với tốc độ tăng năng suất lúa gạo bình quân chung của toàn Thế

giới. Việc áp dụng các giống lúa mới ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt và các

tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm canh lúa cùng với những đổi mới về chủ trương chính

sách của Nhà nước về đầu tư và phát triển chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo, chuyển đổi cơ

cấu, tái sản xuất nông nghiệp đã góp phần vào thành tích to lớn tăng năng suất lúa và

xuất khẩu gạo.

Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ có 6 huyện và 2 thành phố, thị xã, 75%

dân số sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sản xuất lúa. Tổng diện tích trồng lúa cả năm

của tỉnh Quảng Bình là 48.900 ha, trong đó vụ Đông xuân là 26.900 ha, vụ Hè thu là

17.630 ha, lúa tái sinh 4.050 ha, lúa mùa 320 ha (Niên giám thông kê Quảng Bình,

2014) [53].

Theo Quảng Bình Potal (2016) [54], Quảng Bình là tỉnh có điều kiện khí hậu

gió mùa, thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra gió bão, gió phơn Tây Nam (gió

Page 15: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

2

Lào), lũ lụt, hạn hán, mưa rét làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp nói

chung và sản xuất lúa nói riêng. Quảng Bình chỉ sản xuất được hai vụ lúa trong năm,

cơ cấu bộ giống chủ yếu là lúa thuần chiếm 95%, lúa lai 5% diện tích. Bộ giống lúa

thuần gồm giống lúa ngắn ngày, trung và dài ngày. Giống lúa ngắn ngày sản xuất cho

cả hai vụ Đông xuân và Hè thu gồm các giống PC6, HT1, IR50404, KD18, DV108, có

thời gian sinh trưởng từ 85 đến dưới 100 ngày. Giống lúa trung và dài ngày sản xuất

trong vụ Đông xuân chủ yếu là các giống Xi23, X21, NX30, P6, IR353-66, có thời

gian sinh trưởng từ 135 - 150 ngày.

Những năm gần đây, sản xuất lúa của tỉnh Quảng Bình gặp nhiều khó khăn do

điều kiện khí hậu, thời tiết bất lợi, giá cả vật tư nông nghiệp luôn biến động và ở mức

cao. Nhưng điểm sáng trong sản xuất lúa ở tỉnh Quảng Bình là đã có nhiều chuyển

biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích. Tuy

vậy, thời gian gần đây việc chuyển đổi cơ cấu giống trong sản xuất lúa của tỉnh Quảng

Bình diễn ra chậm. Bộ giống lúa trong sản xuất vẫn còn bảo thủ, ít thay đổi. Trong đó,

vụ Đông xuân tỷ lệ sản xuất các giống dài ngày, chất lượng thấp vẫn còn chủ lực. Vụ

Hè thu, tuy đã sử dụng giống chất lượng cao nhưng tỷ lệ còn thấp nên giá trị thu được

trên đơn vị diện tích sản xuất lúa chưa cao. Tình trạng nông dân sản xuất lúa tái sinh

và bỏ ruộng trong vụ Hè thu khá phổ biến, đã ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản

lượng lúa.

Ngoài ra, trong điều kiện biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng rõ đến sản xuất nông

nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Các quy luật về thời tiết trong năm bị đảo

lộn, không tuân theo quy luật đã ảnh hưởng lớn sản xuất lúa. Gió mùa gây rét đậm, rét

hại kèm theo mưa lớn đã gây thiệt hại hàng ngàn ha lúa vụ Đông xuân, phải gieo lại

nhiều lần (điển hình năm 2009, 2010, 2011), làm thiệt hại lớn về kinh tế cho người sản

xuất. Vụ Hè thu, đầu vụ nắng nóng kèm theo hạn hán gay thiếu nước cho nhiều vùng

sản xuất lúa. Cuối vụ, mưa lụt đến sớm nhiều vùng lúa chưa thu hoạch hoặc lúa thu

hoạch nhưng không phơi được do mưa bão, gây mất mùa thiệt hại kinh tế cho người

sản xuất lúa (điển hình các vụ Hè thu 2008, 2009, 2010).

Theo Sở NN&PTNT Quảng Bình (2013) [59], chủ trương của nghành nông

nghiệp Quảng Bình đó là chuyển đổi giống lúa dài ngày vụ Đông xuân qua sản xuất

các giống lúa trung ngày và ngắn ngày năng suất, chất lượng cao nhằm tránh được các

đợt rét đậm và mưa lớn gây ngập úng đầu vụ, rút ngắn được thời gian sản xuất trên

đồng ruộng, giảm chi phí sản xuất, trong khi năng suất và giá trị sản phẩm vẫn tương

đương với các giống lúa dài ngày. Vụ Hè thu, sử dụng các giống ngắn ngày chất lượng

cao để đảm bảo thu hoạch lúa cuối tháng 8 đầu tháng 9, nhằm tránh được lũ lụt vừa

nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa. Từ thực tiễn cấp thiết trên đây chúng tôi

tiến hành đề tài: "Tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và xác định các biện pháp kỹ

thuật canh tác phù hợp ở tỉnh Quảng Bình".

Page 16: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

3

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Xác định được 1 - 2 giống lúa ngắn ngày, chất lượng, năng suất cao có khả

năng thích ứng rộng, ít bị sâu bệnh hại phù hợp với điều kiện sản xuất tại Quảng Bình.

Xác định được các biện pháp kỹ thuật canh tác (lượng giống gieo, bón phân)

thích hợp cho giống lúa mới tuyển chọn, tại vùng sản xuất lúa ở Quảng Bình nhằm

nâng cao hiệu quả sản xuất.

Thực hiện xây dựng các mô hình sản xuất các giống lúa mới tuyển chọn, được

sử dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác (lượng giống gieo, phân bón) thích hợp tại

Quảng Bình.

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Ý nghĩa khoa học

Đây là công trình nghiên cứu có hệ thống, các kết quả thu được nhằm cung cấp

những dẫn liệu khoa học phục vụ công tác nghiên cứu, chọn tạo và tuyển chọn giống

lúa ngắn ngày tại Quảng Bình.

Xác định được mức độ ổn định và chỉ số thích nghi của các giống lúa mới, làm cơ

sở cho việc phát triển bền vững giống lúa được tuyển chọn tại các vùng nghiên cứu.

Công trình nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo cho các công tác nghiên cứu

khoa học, giảng dạy, chọn tạo giống lúa ngắn ngày tại Quảng Bình.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu đã xác định được 2 giống lúa mới SV181 và SVN1 có các

chỉ tiêu sinh trưởng tốt, năng suất và chất lượng cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn

các giống lúa đang sản xuất đại trà.

Đề tài xác định được một số biện pháp canh tác cho các giống lúa mới phù hợp

với điều kiện sản xuất của địa phương.

Đề tài góp phần chuyển đổi nhận thức bà con nông dân trong việc ứng dụng

giống lúa mới với các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp, để nâng cao hiệu quả trong

sản xuất lúa tại Quảng Bình, thông qua kết quả xây dựng một số mô hình trình diễn tại

các địa phương.

Page 17: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

4

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại các huyện Lệ Thủy, Quảng

Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa, thành phố Đồng Hới và thị xã Ba Đồn là

các vùng sản xuất lúa của tỉnh Quảng Bình.

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tiến hành từ tháng 12/2013 đến tháng 9/2016.

Phạm vi đối tượng: Nghiên cứu trên 04 giống lúa mới triển vọng SV46, GL105,

SV181 và SVN1 với giống đối chứng HT1.

Phạm vi nội dung: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu sâu

bệnh hại và ngoại cảnh cảu các giống lúa mới; Các biên pháp kỹ thuật canh tác phù

hợp với các giống mới và xây dựng mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp

với các giống mới được tuyển chọn.

5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Xác định được 2 giống lúa mới SV181 và SVN1 cho năng suất cao và ổn định,

chất lượng cao, có thời gian sinh trưởng ngắn ngày phù hợp với điều kiện sản xuất vụ

Đông xuân và Hè thu tại Quảng Bình. Các giống lúa đã được cấp bằng bảo hộ giống

cây trồng mới trên toàn quốc của Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT tại Quyết định số

418/QĐ-TT-VPBH ngày 30/9/2016 cho giống SV181 và Quyết định số 01/QĐ-TT-

VPBH ngày 06/1/2017 cho giống SVN1. Trong đó, giống lúa SV181 đã được công

nhận chính thức tại Quyết định số 369/QĐ-BNN-TT ngày 15/2/2017 của Bộ Nông

nghiệp & PTNT. Giống lúa SVN1 đã qua khảo nghiệm DUS, VCU theo quy định và

đang trình hồ sơ công nhận giống cây trồng mới.

Hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác 2 giống lúa mới ngắn ngày SV181 và

SVN1 trên đất phù sa không được bồi đắp hàng năm tại Quảng Bình, đó là: Lượng hạt

giống gieo sạ thích hợp 80 kg/ha, tổ hợp phân bón thích hợp 90 kg N + 80 kg P205 +

80 kg K2O, trên nền bón 10 tấn phân chuồng/ha và 500 kg vôi bột/ha.

Page 18: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

5

Chương I

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Giới thiệu về cây lúa

1.1.1.1. Nguồn gốc cây lúa

Đến nay, có nhiều giả thiết khác nhau về nguồn gốc của chi Lúa trên trái đất,

nhưng hầu hết đều thừa nhận rằng các loài lúa hoang dại đã xuất hiện từ thời tiền sử

của trái đất (thời Gondwana). Theo công bố của Chang và cs (1984) [74], O.sativa

xuất hiện đầu tiên ở dãy Himalaya, Miến Điện, Lào, Việt Nam và Trung Quốc. Từ các

trung tâm trên lúa Indica phát tán đến lưu vực sông Hoàng Hà và sông Dương Tử rồi

sang Nhật Bản, Triều Tiên và từ đó biến thành chủng Japonica. Lúa được hình thành ở

Indonesia và là sản phẩm của quá trình chọn lọc từ Indica.

Ở Việt Nam, theo kết quả khảo sát nguồn gen cây lúa những năm gần đây tìm

thấy các loài lúa dại mọc nhiều ở vùng Tây Bắc, Nam Trung bộ, đồng bằng sông Cửu

Long, Tây Nguyên là các loài O.granulata, O.nivara, O.ridleyi, O.rufipogon. Với điều

kiện khí hậu nhiệt đới, Việt Nam cũng có thể là cái nôi hình thành cây lúa nước. Từ

lâu, cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh

tế và xã hội của nước ta.

Lúa trồng hiện nay có nguồn gốc từ lúa dại. Việc xác định trực tiếp tổ tiên của

cây lúa trồng ở Châu Á (Oryza sativa) vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Một số tác giả

như Đinh Dĩnh, Bùi Huy Đáp, Đinh Văn Lữ…cho rằng: Oryza fatua là loài lúa dại gần

nhất và được coi là tổ tiên của lúa trồng hiện nay.

1.1.1.2. Phân loại cây lúa

Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) trước đây đã nghiên cứu và xếp lúa trồng ở

châu Á (Oryza sativa) thuộc họ hòa thảo (graminae), có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Theo

Trần Văn Đạt (2005) [29], Kato là người đầu tiên xây dựng các luận cứ khoa học về

phân loại dưới loài của lúa trồng châu Á dựa trên các đặc điểm hình thái. Tùy theo các

đặc điểm và tiêu chí khác nhau mà các nhà khoa học phân loại cây lúa theo các quan điểm

khác nhau, phân loại cây lúa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng nguồn gen để

phục vụ cho mục tiêu chọn tạo giống cây trồng.

Nhiều tư liệu đưa ra cơ sở tiến hóa của các loài lúa trồng hiện nay, tuy nhiên theo

Khush (1997) [88], sự tiến hóa của hai loại lúa trồng phổ biến hiện nay trên thế giới được

thể hiện trong sơ đồ, như sau:

Page 19: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

6

Tổ tiên chung

Nam và Đông Nam Á Tây Phi Châu

Lúa dại đa niên O. rufipogon O. longistaminata

Lúa dại hàng niên O. nivara O. breviligulata

Lúa trồng O. sativa O. sativa O. glaberrima

Indica Japonica

Ôn đới Nhiệt đới

Hình 1.1. Sự phân bố lúa trồng trên thế giới Hakim MA và cs (2013) [82]

a, Phân loại theo quan điểm canh tác học

Quá trình thuần hóa và thích nghi với điều kiện sống và điều kiện canh tác khác

nhau, cây lúa trồng được phân thành các nhóm:

Page 20: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

7

Lúa có tưới: Lúa được trồng trên những cánh đồng có công trình thủy lợi, chủ

động về nước tưới trong suốt thời gian sinh trưởng, phát triển.

Lúa nước sâu: Lúa được trồng trên những cánh đồng thấp, không có khả năng

rút nước sau mưa hoặc lũ. Tuy nhiên, nước không ngập quá 10 ngày và nước không

cao quá 50 cm.

Lúa nổi: Lúa được gieo trồng trước mùa mưa; khi mưa lớn, cây lúa đã đẻ

nhánh; khi nước lên cao cây lúa vươn khỏi mặt nước khoảng 10 cm/ngày để ngoi theo.

Ở Việt Nam tồn tại cả 4 nhóm lúa như nêu trên.

Lúa cạn: Lúa được trồng trên đất cao, không có khả năng giữ nước, cây lúa

sống hoàn toàn nhờ nước trời trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển.

Theo Nguyễn Văn Hoan (2006) [42], cho đến nay phân loại lúa theo hệ thống phân

loại học thực vật của loài lúa trồng Oryza sativa L. đã đạt được sự thống nhất. Theo nhiều

tài liệu nghiên cứu: loài Oryza sativa L. gồm 3 loại phụ, 8 nhóm biến chủng và 284 biến

chủng. Theo cấu tạo của tinh bột còn phân biệt lúa nếp (glutinosa) và lúa tẻ (utilissma).

Tuy nhiên theo định luật về dãy biến dị tương đồng của Vavilov. N. I thì cây lúa vẫn tiếp

tục tiến hóa và nhiều biến chủng mới vẫn tiếp tục xuất hiện. Vì vậy, các nhà khoa học

đang tiếp tục nghiên cứu, tập hợp và bổ sung thêm cho hệ thống phân loại này.

b, Phân loại theo điều kiện sinh thái

Lúa trồng thành hai nhóm lớn là Japonica (lúa cánh) và Indica (lúa tiên). Lúa

tiên thường phân bố ở vĩ độ thấp như: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia... là

loại hình cây to, lá nhỏ xanh nhạt, bông xòe, hạt dài, vỏ trấu mỏng, cơm khô nở nhiều,

chịu phân kém, dễ lốp đổ nên có năng suất thấp. Lúa cánh thường phân bố ở vĩ độ cao

như: Nhật Bản, Triều Tiên, Bắc Trung Quốc, châu Âu... là loại hình cây có lá to, xanh

đậm, bông chụm, hạt ngắn, vỏ trấu dày, cơm thường dẻo, ít nở, thích nghi với điều

kiện thâm canh, chịu phân tốt, thường thu hoạch cho năng suất cao.

c, Phân loại theo địa lý

Theo Nguyễn Văn Hoan (2006) [42], phân chia lúa trồng thành các nhóm sinh thái địa

lý, như sau:

Nhóm Đông Á: Bao gồm Triền Tiên, Nhật Bản, phía Bắc Trung Quốc. Đặc

trưng của nhóm là chịu lạnh rất tốt và hạt khó rụng.

Nhóm Trung Á: Bao gồm các nước Trung Á. Đặc điểm nổi bật của lúa vùng này là

hạt to, khối lượng 1000 hạt đạt trên 32 gam, chịu lạnh và chịu nóng khá.

Nhóm Iran: Gồm toàn bộ các nước Trung Đông xung quanh Iran. Đây là nhóm

sinh thái địa lý với các loại hình chịu lạnh tốt, hạt gạo to, đục, cơm dẻo.

Nhóm Nam Á: Bắt đầu từ Pakistan sang vùng bờ biển phía Nam Trung Quốc

đến Bắc Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của nhóm sinh thái địa lý này là chịu lạnh kém,

phần lớn có hạt dài và nhỏ.

Page 21: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

8

Nhóm Philippin: Nhóm lúa điển hình nhiệt đới không chịu lạnh. Toàn bộ vùng

Đông Nam Á, miền Nam Việt Nam nằm trong nhóm này.

Nhóm châu Âu: Bao gồm các nước trồng lúa ở châu Âu như: Nga, Italia,

Bungaria.... Đây là nhóm sinh thái với các loại hình japonica chịu lạnh, hạt to, cơm

dẻo, chịu nóng kém.

Nhóm châu Phi: Nhóm lúa trồng thuộc loại Oryza glaberrima.

Nhóm châu Mỹ La Tinh: Gồm các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. Nhóm lúa cao

cây, thân to, hạt gạo lớn, gạo trong và dài, chịu ngập và chống đổ tốt.

1.1.2. Cơ sở khoa học của tuyển chọn giống lúa ngắn ngày

1.1.2.1. Nghiên cứu về những đặc điểm nông học của cây lúa

Lúa là cây trồng đa dạng kiểu hình, mỗi giống có những đặc điểm riêng mà ta

có thể dựa vào đó để nhận biết, đó là: thời gian sinh trưởng, cao cây, kích thước lá,

màu sắc thân lá, dạng bông, dạng hạt, màu sắc hạt. Công tác chọn tạo và khảo nghiệm

giống lúa, các nhà khoa học cần có những thông tin đầy đủ về các đặc điểm nguồn vật

liệu khởi đầu của giống. Do đó, việc nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc điểm nông

học, khả năng chống chịu của các giống lúa đã thu được nhiều kết quả có ý nghĩa.

* Thời gian sinh trưởng của cây lúa: Theo Yosida (1981) [115], TGST cây lúa

được tính từ lúc nảy mầm cho đến khi chín có thời gian từ 80 ngày đến 180 ngày, tùy

theo giống và điều kiện ngoại cảnh. Trong canh tác lúa hiện đại, các nhà nông học hết

sức quan tâm đến thời gian sinh trưởng của các giống lúa, vì đây là yếu tố có tương

quan chặt đến năng suất và bố trí thời vụ cơ cấu thời vụ sản xuất của người nông dân.

Theo Yosida (1981) [115], khi nghiên cứu về thời gian sinh trưởng các giống

lúa cho rằng những giống lúa có thời gian sinh trưởng quá ngắn thì không thể cho năng

suất cao do sinh trưởng dinh dưỡng bị hạn chế. Ngược lại, những giống lúa có thời

gian sinh trưởng quá dài thì cũng cho năng suất thấp vì dễ bị lốp đổ, và chịu nhiều tác

động của điều kiện ngoại cảnh bất lợi, các giống có thời gian trong khoảng 120 ngày

có khả năng cho năng suất cao.

Như vậy, thời gian sinh trưởng ngắn đến mức nào thì không phương hại đến

tiềm năng năng suất. Theo Yosida (1981) [115], đối với lúa gieo thẳng cần khoảng 90

ngày và 100 ngày đối với lúa cấy. Thời gian sinh trưởng ở cây lúa chia làm 2 giai đoạn

chính là giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Tuy nhiên, có thể

chia thành 3 giai đoạn là sinh trưởng dinh dưỡng, sinh thực và chín. Thời gian sinh

trưởng của cây lúa thường từ 90 - 180 ngày từ khi nảy mầm cho đến khi chín, thời gian

này dài hay ngắn phụ thuộc vào giống và môi trường sinh trưởng. Trong điều kiện nhiệt

đới, giai đoạn sinh trưởng sinh thực (thời kỳ làm đòng) cần khoảng 30 ngày, thời kỳ

chín 30 ngày và thời gian còn lại dành cho giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng.

Theo Uga Y và cs (2007) [112], các locus liên quan đến phản ứng quang chu kỳ

có tác động cộng tính.

Page 22: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

9

Nguyễn Minh Công và Nguyễn Tiến Thăng (2007) [22] đã nghiên cứu di truyền

của các đột biến làm mất tính cảm ứng quang chu kỳ ở một số giống lúa thơm đặc sản

miền Bắc, cho biết: các đột biến làm mất tính cảm ứng quang chu kỳ là các đột biến

lặn, khả năng biểu hiện ở F1 không phụ thuộc vào hướng lai; các đột biến gây ra chín

sớm trong vụ mùa là các đột biến lặn không hoàn toàn, di truyền theo định luật Mendel

trong lai đơn. Thời gian sinh trưởng của cây lúa còn phụ thuộc vào tính cảm quang hay

cảm ôn của giống. Khi gieo cấy vào thời vụ khác nhau với điều kiện ngoại cảnh khác

nhau tùy theo giống sẽ có thời gian sinh trưởng dài, ngắn khác nhau. Trong điều kiện ở

miền Bắc nước ta, do ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ thấp, thời gian sinh trưởng của

cùng một giống lúa nếu gieo cấy vào vụ Xuân sẽ dài hơn gieo cấy trong vụ Mùa. Nếu

năm nào thời vụ gieo cấy ở vụ Đông Xuân nhiệt độ thấp, cây lúa sẽ kéo dài thời gian

sinh trưởng và trỗ muộn; năm nào nắng ấm, nhiệt độ cao thì ngược lại. Trong vụ Hè

Thu, nhiệt độ thường ít biến đổi nên thời gian sinh trưởng cây lúa tương đối ổn định.

Theo Nguyễn Văn Luật (2008) [49], giống lúa có thời gian sinh trưởng cực

ngắn đã được chọn tạo nhằm bổ sung vào cơ cấu sản xuất và góp vào thị phần xuất

khẩu ở miền Nam.

* Chiều cao cây lúa: là một trong những tính trạng quan trọng liên quan đến

khả năng chống đổ, khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời và chịu phân bón của giống.

Thân cây lúa dày hơn thì khả năng tích lũy chất khô tốt hơn. Thân cứng và dày có ý

nghĩa rất quan trọng trong việc chống đổ ngã và dẫn tới chỉ số thu hoạch cao hơn. Nếu

thân không cứng khoẻ, không dày, thì dễ đổ ngã, tán lá che khuất lẫn nhau làm gia

tăng một số bệnh hại dẫn đến năng suất giảm.

Chiều cao cây lúa là một chỉ tiêu về hình thái có liên quan đến các chỉ tiêu khác,

đặc biệt là khả năng chống đổ ngã của lúa. Thân cây lúa thấp và cứng có khả năng

kháng đổ tốt. Theo các nhà nghiên cứu của IRRI (1984), chiều cao cây được đánh giá

theo thang điểm, như sau:

- Điểm 1: bán lùn (vùng trũng < 110 cm; vùng cao < 90 cm);

- Điểm 5: trung bình (vùng trũng 110-130 cm; vùng cao 90-125 cm);

- Điểm 9: cao (vùng trũng > 110 cm; vùng cao > 125 cm).

Những kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa lùn của IRRI khẳng định rằng:

các giống lúa lùn có nguồn gốc từ Trung Quốc (Dee-geo-Woo-gen, I-geo-tze) chúng

mang gen lùn lặn tạo cho thân ngắn, nhưng không ảnh hưởng đến chiều dài bông, điều

này rất có ý nghĩa trong chọn giống.

Thân lúa gồm nhiều mắt và lóng, số lóng trên thân phụ thuộc vào giống. Các

giống có thời gian sinh trưởng trung ngày thường có 6 - 7 lóng, các giống ngắn ngày

có khoảng 4 - 5 lóng. Sự phát triển của các lóng đốt quyết định đến chiều cao cây và

liên quan tới khả năng chống đổ. Hiện nay, các giống lúa mới thấp cây đang dần thay

thế các giống lúa cao cây, vì chúng có khả năng chống đổ tốt hơn khi đầu tư thâm canh

để đạt năng suất cao.

Page 23: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

10

* Khả năng đẻ nhánh cây lúa: là một đặc điểm của cây lúa, đặc điểm này có

ảnh hưởng đến năng suất lúa. Trong quá trình sinh trưởng, nhánh lúa là những cành

mọc lên từ nách lá của mỗi đốt trên thân chính hoặc trên các nhánh khác trong thời

gian sinh trưởng dinh dưỡng, cây lúa đẻ nhánh theo quy luật chung. Tuy nhiên, các

giống lúa khác nhau thì thời gian đẻ nhánh khác nhau.

Theo Nguyễn Văn Hiển (2000) [37], kiểu đẻ nhánh chụm và đứng thẳng là lặn,

kiểu đẻ nhánh xòe là trội. Các kết quả nghiên cứu cho rằng tính đẻ nhánh khỏe là tính

trạng di truyền số lượng, có hệ số di truyền từ thấp đến trung bình và chịu ảnh hưởng

rõ rệt của các điều kiện ngoại cảnh.

Theo Bùi Huy Đáp (1980) [30], nhánh không bao giờ phát triển khi lá tương

đương với nó vẫn chưa phát triển xong, nhánh không bao giờ phát triển nữa khi lá bị khô.

Khả năng đẻ nhánh sớm là một đặc tính tốt của cây lúa. Số nhánh mang đặc tính di

truyền số lượng, khả năng đẻ nhánh sớm liên quan với khả năng sinh trưởng mạnh và sớm

của các giống lúa lùn cải tiến, nhưng nó lại di truyền độc lập với nhiều đặc tính quan trọng

khác. Ở giống lúa cải tiến, người ta thường chọn cá thể đẻ nhánh sớm.

* Bộ lá lúa: vừa là cơ quan quang hợp và là một đặc trưng hình thái giúp phân

biệt các giống khác nhau. Vì vậy, màu sắc, kích thước, độ dày và góc độ lá có ảnh

hưởng lớn đến năng suất sinh vật học và năng suất kinh tế.

Theo Yosida (1981) [115], lá lúa hoàn chỉnh bao gồm: bẹ lá, bản lá, tai lá và

thìa lìa. Các giống lúa chín sớm và chín trung bình có từ 10 - 18 lá trên thân chính, các

giống mẫn cảm với chu kỳ quang có số lá ổn định trong hầu hết các điều kiện. Thông

thường sự phát triển của 1 lá lúa cần khoảng 100 độ ngày ở thời kỳ trước khi phân hóa

đòng và cần 170 độ ngày sau khi phân hóa đòng. Thời gian sống của từng lá cũng rất

khác nhau, các lá phía trên có thời gian sống lâu hơn các lá phía dưới. Như vậy, lá

đòng có thời gian sống dài nhất.

Theo Nguyễn Văn Hiển (2000) [37], tính trạng lá đứng thẳng được kiểm tra bởi

một gen lặn có hệ số di truyền cao, cặp gen này có tác động đa hiệu vừa gây nên thân

ngắn, vừa làm cho bộ lá đứng thẳng cứng và ngắn.

Theo Yosida (1981)[115], lá thẳng cho phép ánh sáng xuyên sâu và phân bố

sâu hơn, kết quả làm tăng được quang hợp của cây. Trong một phạm vi nhất định, diện

tích lá có mối tương quan thuận với quá trình quang hợp, vượt quá giới hạn này lượng

chất khô thực tế giảm, vì quá trình hô hấp cũng có tương quan thuận với chỉ số diện

tích lá. Chỉ số diện tích lá phụ thuộc vào giống, mật độ cấy, lượng phân bón. Diện tích

lá tăng dần trong quá trình sinh trưởng, tăng mạnh nhất là thời kỳ đẻ nhánh rộ và đạt

tối đa trước lúc trổ bông. Các giống lúa thấp cây, lá đứng có thể tăng mật độ cấy để

nâng cao hệ số diện tích lá. Các giống lúa cao cây, xoè nên hạn chế khả năng tăng mật

độ vì dễ dẫn tới hiện tượng các lá che khuất lẫn nhau, khi đó không những giảm quá

trình quang hợp mà còn tạo điều kiện cho sâu bệnh gây hại.

Page 24: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

11

Độ dài lá có quan hệ đa hiệu với các gen xác định chiều cao cây, nhưng lại bị

chi phối bởi điều kiện ngoại cảnh. Độ dày lá có quan hệ chặt chẽ với năng suất lúa.

Tính trạng lá đòng dài, đứng di truyền độc lập với gen lùn kiểm tra độ dài thân và độ

dài các lá phía dưới.

1.1.2.2. Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất của cây lúa

Năng suất lúa được tạo thành bởi các yếu tố, đó là: số bông/đơn vị diện tích, số

hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt.

a, Số bông trên một đơn vị diện tích: hình thành bởi 3 yếu tố: số nhánh hữu hiệu,

điều kiện ngoại cảnh và biện pháp kỹ thuật (mật độ cấy, tưới nước, bón phân...).

Theo Nguyễn Hữu Tề và cs (1997) [63], để khai thác số nhánh đẻ tối đa, tăng số

bông trên đơn vị diện tích cần có biện pháp kỹ thuật tốt tác động vào giai đoạn đẻ

nhánh và sinh trưởng thân lá. Các giống lúa thấp cây, lá đứng đẻ khoẻ, chịu đạm có thể

cấy dày để tăng số bông trên đơn vị diện tích. Số bông có thể đóng góp 74% năng suất,

trong khi đó số hạt và khối lượng hạt đóng góp 26%. Các giống lúa mới thấp cây, lá

đứng, đẻ khỏe, chịu đạm có thể gieo cấy dày để tăng số bông trên đơn vị diện tích.

Trên ruộng lúa cấy, số bông/m2 phụ thuộc nhiều vào năng lực đẻ nhánh, chỉ tiêu

này xác định chủ yếu vào khoảng 10 ngày sau khi đẻ nhánh tối đa. Ở ruộng lúa gieo

thẳng số bông/m2 phụ thuộc nhiều vào lượng hạt gieo và tỷ lệ mọc mầm.

Theo Nguyễn Văn Hoan (2006) [42], sự tương quan giữa năng suất và số

bông/khóm ở mỗi giống lúa là khác nhau, ở những giống thuộc nhóm bán lùn có tương

quan chặt (r = 0,85), nhóm lùn có tương quan vừa (r = 0,62) và nhóm cao cây có tương

quan vừa (r = 0,54). Sự tương quan giữa năng suất và số hạt trên bông thì ngược lại,

nhóm cao cây có tương quan rất chặt (r = 0,96), nhóm bán lùn và lùn có tương quan

vừa (r = 0,62 - 0,66). Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất thực

thu (NSTT) thực chất là mối quan hệ giữa cá thể và quần thể. Mối quan hệ này có hai

mặt: khi mật độ hay số bông/m2 tăng trong phạm vi nào đó thì số lượng bông giảm ít

nên năng suất cuối cùng tăng, đó là quan hệ thống nhất. Nhưng số bông/m2 tăng cao

quá sẽ làm khối lượng bông giảm nhiều, lúc đó năng suất sẽ giảm, đó là quan hệ mâu

thuẫn. Vì vậy, cần phải điều tiết mối quan hệ này sao cho hợp lý để năng suất cuối

cùng là cao nhất.

b, Số hạt trên bông: Số hạt trên bông nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số gié, số hoa

phân hoá, số hoa thoái hoá. Toàn bộ quá trình này nằm trong thời kỳ sinh trưởng sinh

thực (từ làm đòng đến trỗ). Điều kiện nhiệt độ và cường độ ánh sáng quá thấp ở giai

đoạn này sẽ làm tăng số hạt lép và làm giảm năng suất hạt. Tổng số hạt trên bông do

tổng số hoa phân hoá và số hoa thoái hoá quyết định. Số hoa phân hoá càng nhiều, số

hoa thoái hoá càng ít thì tổng số hạt trên bông sẽ nhiều. Tỷ lệ hoa phân hoá có liên

quan chặt chẽ với chế độ chăm sóc. Số gié cấp 1, đặc biệt là số gié cấp 2 nhiều thì số

hoa trên bông cũng nhiều. Số hoa trên bông nhiều là điều kiện cần thiết để đảm bảo

cho tổng số hạt trên bông lớn.

Page 25: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

12

Theo Yoshida (1981) [115], việc tổng hợp carbohydrate ở thân lá cũng như việc

vận chuyển tổng hợp những chất khô vào hạt đòi hỏi ưu tiên trước hết trong việc làm

chắc hạt. Muốn có sự vận chuyển tổng hợp tốt hơn thì bộ lá có cấu tạo dày, xanh đậm

hơn, tuổi thọ lá kéo dài là một đặc tính rất quan trọng và cần thiết. Bộ lá thẳng đứng

thì cây lúa sử dụng ánh sáng hữu hiệu tốt hơn.

c, Tỷ lệ hạt chắc trên bông: Được quyết định ở thời kỳ sau trỗ, nếu gặp điều kiện

bất thuận ở thời kỳ này tỷ lệ hạt lép sẽ rất cao. Tỷ lệ hạt chắc có ảnh hưởng đến năng suất

lúa rõ rệt, ngoài ra tỷ lệ hạt chắc còn phụ thuộc vào lượng tinh bột được tích luỹ trên cây

và đặc điểm giải phẫu của cây.

Theo Nguyễn văn Hoan (2006) [42], trước khi trỗ bông, nếu cây lúa sinh trưởng

tốt, quang hợp thuận lợi thì hàm lượng tinh bột được tích luỹ và vận chuyển lên hạt nhiều,

làm cho tỷ lệ hạt chắc cao. Mạch dẫn vận chuyển tốt thì quá trình vận chuyển tinh bột tích

luỹ trong cây đến hạt được tốt làm tỷ lệ hạt chắc sẽ cao. Tỷ lệ hạt chắc còn chịu ảnh

hưởng của quá trình quang hợp sau khi trỗ bông. Sau khi trỗ bông, quang hợp ảnh hưởng

trực tiếp đến quá trình tích luỹ tinh bột trong phôi nhũ; ở giai đoạn này, nếu điều kiện khí

hậu không thuận lợi cho quá trình quang hợp thì tỷ lệ hạt chắc giảm rõ rệt.

Theo Jennings P.R và cs (1979) [97], sự lép hạt là hiện tượng phổ biến trong các

dòng tuyển chọn do ba nguyên nhân chính là: nhiệt độ vượt quá mức tối ưu, đổ ngã và bất

thụ do lai hay tính không tương hợp di truyền. Vì vậy, để có tỷ lệ hạt chắc trên bông cao

phải bố trí thời vụ gieo cấy hợp lý, để khi lúa làm đòng, trỗ bông và chín gặp được điều

kiện ngoại cảnh thuận lợi, đồng thời cây lúa phải được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cũng

như chế độ tưới tiêu hợp lý.

Theo Nguyễn Văn Hiển (2000) [37], khi nghiên cứu độ thoát cổ bông cho biết,

những giống lúa có bông trỗ thoát hoàn toàn thường cho tỷ lệ hạt chắc cao hơn và ngược lại.

d, Khối lượng 1.000 hạt: của một giống tương đối ổn định do kích thước hạt,

kích thước của vỏ trấu khống chế rất nghiêm ngặt. Tuy nhiên, kích thước vỏ trấu có

phụ thuộc vào sự biến đổi chút ít bởi bức xạ mặt trời trong 2 tuần trước khi nở hoa.

Theo Uga Y (2007) [112], khối lượng 1.000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo năng suất

lúa, yếu tố này ít biến động so với các yếu tố khác, ít chịu tác động của điều kiện môi

trường và phụ thuộc chủ yếu vào giống. Nếu áp dụng kỹ thuật canh tác không hợp lý, bón

phân thiếu cân đối sẽ làm cho cây yếu, dễ đổ, hạt lép lửng, năng suất hạt giảm rõ rệt.

Theo Chan T và cs (1984) [75], kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy

khối lượng 1.000 hạt ở lúa chịu tác động rất ít bởi các yếu tố môi trường. Để tăng khối

lượng hạt, trước lúc trỗ bông, cần bón nuôi đòng để làm tăng kích thước vỏ trấu. Sau khi

trổ bông, cần tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt để quang hợp được tiến hành mạnh

mẽ, tích luỹ được nhiều tinh bột thì khối lượng hạt sẽ cao .

Các yếu tố cấu thành năng suất đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc chọn

giống lúa năng suất cao. Các yếu tố: số bông trên khóm, số hạt trên bông và khối lượng

Page 26: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

13

1.000 hạt có tính quyết định năng suất của giống lúa mới. Một giống lúa mới có khả năng

điều tiết hợp lý ba yếu tố này sẽ có khả năng cho năng suất cao. Vì vậy, theo dõi các tính

trạng yếu tố cấu thành năng suất, khả năng kết hợp của chúng trong quá trình lai tạo là hết

sức quan trọng đối với công tác chọn tạo giống lúa mới đạt năng suất cao.

1.1.2.3. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng suất và các yếu tố liên quan năng suất

a, Tích lũy chất khô và năng suất lúa

Theo Nguyễn Vi (1982) [69], quang hợp là quá trình chuyển hóa năng lượng

mặt trời thành năng lượng hóa học và được tích lũy dưới dạng carbohydrat cung cấp

cho mọi hoạt động sống của cây. Hoạt động quang hợp mang lại 80 - 90% lượng chất

khô cho cây, số còn lại là chất khoáng do cây hút từ đất.

Như vậy, hoạt động quang hợp quyết định đến sinh trưởng và năng suất lúa. Vì

thế, muốn tăng năng suất cần phải xúc tiến, tạo điều kiện thuận lợi cho quang hợp.

Lượng quang hợp của quần thể (P) phụ thuộc vào:

- Hiệu suất quang hợp thuần (NAR)

- Hệ số diện tích lá (LAI)

- Thời gian quang hợp (t)

P = NAR x LAI x t

Để tạo ra năng suất quần thể cao cần tác động vào 3 yếu tố trên một cách hợp lý

trong mối quan hệ của chúng.

Quang hợp còn là động lực quan trọng giúp cây xanh sinh trưởng, phát triển tạo

năng suất và cung cấp khí oxy cho bầu khí quyển, giúp cho việc hô hấp và duy trì sự

sống của các sinh vật trên trái đất.

Theo Nguyễn Vi (1982) [69], từ các kết quả nghiên cứu, sản lượng hạt của cây

lúa được xác định chủ yếu bởi mức độ carbohydrat. Các carbohydrat như các loại đường

và tinh bột bắt đầu tích luỹ mạnh mẽ vào thời gian 2 tuần trước khi trỗ bông và đạt đến

mức cực đại trong các bộ phận của cây, chủ yếu là trong bẹ lá và thân vào lúc trỗ bông,

sau đó lại giảm lúc chín rộ và có thể tăng trở lại chút ít lúc gần chín hoàn toàn.

Các carbohydrat tích luỹ được có 3 chức năng trong việc tạo ra hạt lúa

- Cung cấp một phần carbohydrat cho hạt

- Giúp cho hạt sinh trưởng được trong các điều kiện thời tiết khác nhau

- Làm cho năng suất hạt được ổn định dưới những điều kiện thời tiết bất thuận

trong thời gian chín.

b, Nghiên cứu về cấu trúc dạng cây và mô hình cây lúa năng suất cao

Nhiều giống cây trồng có những nhược điểm như: Thời gian sinh trưởng dài,

khả năng chịu hạn, chịu lạnh, chịu úng kém, cao cây, dễ đổ, chống chịu sâu bệnh

kém… nên khả năng gieo trồng bị hạn chế. Trên cơ sở những thành tựu đạt được ở lúa

mì, vận dụng lý thuyết về dãy biến dị tương đồng của Jenning (1979) [97], đã tìm kiếm

gen lùn ở cây lúa nước. Các giống mới như De-geo-woo-gen và Taichung native 1 của

Page 27: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

14

Đài Loan hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu đề ra. Năm 1966, giống lúa thấp cây IR8 ra

đời cùng nhiều giống khác đã được phát triển nhanh ở nhiều nước và được mệnh danh

là “người khổng lồ của châu Á nhiệt đới”. Các giống lúa lùn xứng đáng tạo nên cuộc

cách mạng xanh lần thứ 2 trên thế giới.

Theo Gu M. H. và Pan X. B. (1986) [80], trong giai đoạn 1956 - 1980, trong số

529 giống lúa được chọn tạo và phát triển trong sản xuất ở miền Nam Trung Quốc thì

các giống chứa gen lùn của De-geo-woo-gen chiếm tới 70%. Kikuchi (1986) [89]

tương tự cũng được công bố ở Nhật Bản với gen lùn của giống Taichung native 1.

Dựa trên cơ sở những kết quả đạt được Khush (1994) [87], đã tổng kết mô hình

kiểu cấu trúc cây lúa mới (New Rice Plant Type) có năng suất cao như sau: 1) Số

dảnh/khóm từ 3 - 4 dảnh; 2) Thời gian sinh trưởng từ 100 - 130 ngày; 3) Không có

bông vô hiệu; 4) Thân cứng chống đổ tốt; 5) Lá thẳng, dày và xanh đậm; 6) Số hạt

chắc trên bông từ 200 - 250 hạt; 7) Hệ thống rễ khỏe; 8) Chống chịu được nhiều loại

sâu bệnh; 9) Chiều cao cây từ 90 - 100cm; 10) Tiềm năng năng suất 10 - 13 tấn/ha.

Các kết luận này mang tính chiến lược lâu dài và là mục tiêu trong công tác

nghiên cứu chọn giống lúa trong những năm qua. Việc chọn tạo ra các giống lúa thấp

cây, ngắn ngày, năng suất cao đã góp phần tích cực nâng cao năng suất và tổng sản

lượng lúa ở nhiều nước trong khu vực châu Á và trên thế giới.

1.1.2.4. Nghiên cứu về chất lượng gạo và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo

Chất lượng gạo chịu tác động mạnh mẽ của 4 yếu tố: bản chất của giống, điều

kiện sinh thái, kỹ thuật canh tác và các biện pháp sau thu hoạch. Tại hội thảo của các

nhà di truyền chọn giống, các nhà hóa sinh học đến từ tất cả các nước trồng lúa trên

thế giới tại viện lúa Quốc tế IRRI (tháng 10/1978) đã chia chất lượng lúa gạo thành

bốn nhóm, như sau:

Chất lượng xay xát (Milling quality);

Chất lượng thương phẩm (Market quality);

Chất lượng dinh dưỡng (Nutritive quality);

Chất lượng nấu nướng và ăn uống (Cooking and eating quality).

Đây là cơ sở cho các nhà chọn giống nghiên cứu, đánh giá chất lượng của các

dòng, giống lúa triển vọng.

a, Chất lượng xay xát

Chất lượng xay xát của lúa gạo thể hiện ở ba chỉ tiêu chính: và tỷ lệ gạo

nguyên, tỷ lệ gạo lật và tỷ lệ gạo xát. Trong đó, tỷ lệ gạo nguyên là chỉ tiêu quan trọng

nhất và cũng là yếu tố chịu ảnh hưởng của môi trường nhiều nhất; tỷ lệ gạo lật và gạo

xát chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi bản chất của giống.

Theo Khush và cs (1979) [86], chất lượng xay xát được xem xét ở 2 chỉ tiêu chủ

yếu đó là tỷ lệ gạo lật và gạo xát tính theo % trọng lượng của thóc. Xay xát thực chất là

quá trình loại bỏ vỏ trấu, phôi và vỏ cám. Khi loại bỏ các thành phần này thì hàm lượng

Page 28: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

15

cellulose và lipid bị giảm xuống rõ rệt. Khi giảm hàm lượng cellulose ở ngoài sẽ giúp

tăng khả năng tiêu hoá, còn khi giảm hàm lượng lipid sẽ tăng khả năng bảo quản. Việc

loại bỏ phôi và vỏ cám cũng sẽ làm giảm hàm lượng protein, có thể làm giảm được sự

mất mát nhiều dinh dưỡng do xay xát bằng kỹ thuật xử lý thuỷ nhiệt, ngâm vớt thóc, hấp

phơi khô rồi mới xát. Tỷ lệ vỏ trấu trung bình từ 20% - 22% và có thể thay đổi từ 16 % -

26%. Cám và phôi hạt chiếm 10%. Do đó, tỷ lệ gạo trắng thường ở khoảng 70%.

Theo Khush và cs (1979) [86], tỷ lệ gạo nguyên tính theo % khối lượng gạo xát.

Thóc có chất lượng xay xát tốt là thóc sau khi xát cho tỷ lệ gạo tổng số và gạo nguyên

cao. Tỷ lệ gạo nguyên biến động rất lớn. Đây là tính trạng di truyền và chịu nhiều ảnh

hưởng của môi trường, đặc biệt là nhiệt độ và độ ẩm trong thời gian chín và sau thu

hoạch. Nắng nóng, sự thay đổi đột ngột của ẩm độ không khí, những điều kiện

không thuận lợi của môi trường trong suốt thời gian chín đều là những nguyên

nhân làm xuất hiện những vết rạn trong hạt và làm tăng tỷ lệ gẫy của hạt gạo khi

xát. Tỷ lệ gạo nguyên thường đạt cao nhất khi lúa chín từ 28 - 30 ngày sau trỗ, thu

hoạch sớm quá (20 ngày sau trỗ) hay muộn quá (35 ngày sau trỗ trở đi) đều làm

giảm tỷ lệ gạo nguyên.

Theo Khush G.S (1979) [86], tỷ lệ gạo nguyên còn phụ thuộc vào thời điểm tuốt

lúa sau khi gặt. Nghiên cứu trên giống Khao dawk mali 105 cho thấy thời điểm tuốt

lúa sau thu hoạch 5 - 10 ngày không ảnh hưởng đến tỷ lệ gạo nguyên, nếu để sau 10 -

15 ngày tỷ lệ gạo nguyên giảm rõ rệt. Phân bón cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ gạo

nguyên trong đó ảnh hưởng rõ rệt nhất là lân

Theo Bùi Chí Bửu (2005) [20], tỷ lệ gạo trắng thường ít biến động và nó cũng ít

phụ thuộc vào môi trường.

b, Chất lượng thương phẩm

Bao gồm kích thước, hình dạng hạt, độ trắng trong, độ bạc bụng, mùi thơm của

gạo…Trên thị trường thế giới cũng như ở thị trường trong nước dạng hạt gạo thon dài

và tỷ lệ trắng trong cao đang rất được ưa chuộng.

Theo Yoshida (1981) [115], kích thước hạt là tính trạng rất đặc trưng của giống,

tùy từng giống khác nhau mà hạt gạo có hình thon dài, dài, bầu hay tròn. Khi nghiên

cứu về hình dạng và kích thước hạt gạo các nhà nghiên cứu cho rằng kích thước hạt

gạo là tính trạng di truyền số lượng được kiểm soát bởi đa gen. Ở lúa lai, kích thước

hạt có sự phân ly vượt trội đặc biệt là chiều dài hạt. Hình dạng hạt gạo là đặc tính

tương đối ổn định, nó ít bị thay đổi bởi điều kiện môi trường. Kích thước và hình dạng

hạt gạo có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ gạo nguyên. Dạng hạt càng mảnh, dài và

có độ bạc bụng cao thì tỷ lệ gạo nguyên càng thấp.

Theo Ngô Thế Dân (2002) [27], lúa đặc sản và lúa cổ truyền ở Việt Nam có kích

thước và hình dạng hạt nhỏ hơn so với các giống lúa cải tiến. Các giống lúa đặc sản miền

Bắc thường có hạt nhỏ hơn và hương thơm hơn so với các giống lúa đặc sản miền Nam.

Page 29: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

16

Theo Jenning và cs (1979) [97], chiều dài hạt và đặc tính hình thái hạt di truyền

độc lập với nhau và có thể đựơc kết hợp với các tính trạng phẩm chất như hàm lượng

amylose, hoặc kiểu cây, thời gian sinh trưởng. Tính trạng chiều dài hạt rất ổn định và

rất ít bị ảnh hưởng bởi môi trường, nó được điều khiển bởi đa gen. Thứ tự mức độ tính

trội được ghi nhận, như sau: hạt dài > hạt trung bình > hạt ngắn > hạt rất ngắn. Thị

hiếu người tiêu dùng về hình dạng hạt rất thay đổi, có nơi thích hạt tròn, có nơi thích

hạt trung bình nhưng dạng hạt thon dài là được ưa chuộng nhiều nhất trên thị trường

quốc tế .

Theo Ngô Thế Dân (2002) [27], độ bạc bụng là một tiêu chí quan trọng để đánh

giá chất lượng gạo của một giống, nó không ảnh hưởng đến chất lượng cơm, nhưng

ảnh hưởng lớn đến thị hiếu của người tiêu dùng. Vết bạc thường xuất hiện ở bụng, trên

lưng hoặc ở trung tâm hạt gạo và các vết gãy của hạt gạo cũng xuất phát từ những

điểm bạc này. Chính vì thế mà tỷ lệ bạc bụng có tỷ lệ nghịch với tỷ lệ gạo nguyên .

Theo Yoshida (1981) [115], độ bạc bụng chịu ảnh hưởng của môi trường nhiều

hơn là do bản chất giống. Nhiệt độ thấp dần vào thời kỳ sau trỗ đến chín làm giảm tỷ

lệ hạt bạc, sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm có tác dụng giúp các hạt tinh bột trong hạt

gạo sắp xếp chặt hơn, giảm tỷ lệ hạt bạc; trái lại khi hạt vào chắc gặp nhiệt độ cao làm

các hạt tinh bột sắp xếp lỏng lẻo hơn dẫn tới tỷ lệ hạt bạc cao. Nhiệt độ ảnh hưởng tới

độ bạc của hạt lúa rõ nhất là trong thời kỳ trỗ. Lúa cấy ở ruộng có mực nước quá cao

hay bị hạn cũng làm tăng độ bạc của hạt gạo.

Theo IRRI (2013) [84], giai đoạn sau thu hoạch ít tác động tới độ bạc bụng

của hạt gạo. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phơi thóc trong nắng nhẹ để

làm giảm độ ẩm từ từ, hạt gạo sẽ trong hơn khi bị làm giảm ẩm độ đột ngột.

Theo Lê Doãn Diên (2003) [28], trong những nghiên cứu về di truyền độ bạc

bụng gạo của Mỹ và Ấn Độ, người ta nhận thấy độ bạc trắng ở trung tâm hạt do gen

lặn wc điều khiển và độ bạc trắng ở bụng hạt do gen lặn wb điều khiển. Độ bạc bụng

của hạt gạo được điều khiển bởi đa gen và đa gen này có ảnh hưởng tương hỗ và phụ

thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.

Theo Bùi Chí Bửu và cs (2005) [20], độ bạc bụng có tần xuất liên kết với tính

trạng hạt tròn hơn hạt thon dài. Độ bạc bụng của hạt gạo một mặt do yếu tố di truyền,

mặt khác điều kiện môi trường cũng tác động đến đặc điểm này, đó là nhiệt độ giai

đoạn sau trỗ, nhiệt độ cao làm tăng độ bạc bụng, ngược lại nhiệt độ thấp làm giảm độ

bạc bụng.

c, Chất lượng dinh dưỡng

Theo Yoshida (1981) [115], tinh bột là thành phần chủ yếu chiếm trên 80%

trong hạt gạo, nó được hình thành từ hai đại phân tử là amylose và amylopectin. Hàm

lượng amylose có thể được coi là tính trạng quan trọng nhất trong phẩm chất cơm vì

nó có tính chất quyết định tới việc cơm dẻo, mềm hay cứng. Hàm lượng amylose càng

Page 30: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

17

thấp thì cơm càng mềm. Hàm lượng tinh bột trong hạt gạo thường có mối tương quan

nghịch với hàm lượng đạm. Nếu hàm lượng đạm trong hạt tăng thì hàm lượng tinh bột

trong hạt gạo thường giảm. Liều lượng phân bón thích hợp không những làm giảm

hàm lượng đạm mà còn làm tăng hàm lượng tinh bột

Theo IRRI (2013) [84], hàm lượng amylose khác nhau ở các giống lúa, hàm

lượng này càng thấp thì cơm càng mềm dẻo. Các giống lúa nếp thường có hàm lượng

amylose nhỏ hơn 2%, các giống lúa tẻ thường có hàm lượng amylose cao hơn. Các

giống lúa thuộc nhóm Japonica có hàm lượng amylose thấp hơn các giống thuộc

nhóm Indica. Hàm lượng amylose cũng tham gia quyết định tới độ bạc của hạt gạo.

Những giống có hàm lượng amylopectin cao thường có cấu trúc phân tử khá lỏng lẻo

vì thế đã tạo ra rất nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt tinh bột và kết quả là toàn bộ nội nhũ có

màu trắng đục, do đó hàm lượng amylose tỷ lệ nghịch với độ bạc của hạt gạo. Vì

vậy, hướng nghiên cứu trong thời gian tới là phải dung hòa được cả hai yếu tố tỷ lệ

trắng trong và độ dẻo.

Theo Jenning P.R (1979) [97], trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của

cây lúa, thời gian vào chắc ảnh hưởng lớn nhất tới hàm lượng amylose. Với các giống

thuộc nhóm Japonica, nhiệt độ tăng vào thời gian này làm giảm hàm lượng amylose

trong hạt gạo. Hàm lượng amylose cũng biến động trong cùng một giống lúa; Tuy

nhiên, mức biến động thường chỉ dưới 2%. Các chân đất khác nhau cũng tạo ra sự biến

động hàm lượng amylose trên cùng một giống lúa, lúa trồng ở vùng đất phèn thường

có hàm lượng amylose cao hơn các vùng đất khác. Ngoài ra, lúa trồng ở vụ Mùa cũng

cho hàm lượng amylose cao hơn vụ Xuân. Nhìn chung, sự biến động hàm lượng

amylose của một số giống lúa dưới tác động của môi trường chỉ dao động trong

khoảng 6%.

Amylose có cấu tạo mạch thẳng không phân nhánh tạo thành từ 300 - 1000 gốc

glucose nhờ vào liên kết α-(1-4) glucose. Amylose phân bố bên trong hạt tinh bột nên tan

trong nước nóng, nhưng độ nhớt không cao, dễ lắng cặn, gây phản ứng tủa với butanol và

pentanol, bị nhiệt hóa hồ. Ở lúa, amylose có trọng lượng phân tử là 100-200 kDa, chuỗi

amylose tạo thành có dạng xoắn lò xo với 6 gốc glucose trên một vòng, mỗi vòng xoắn

hấp thụ một phân tử iodine vào bên trong tạo thành dung dịch màu xanh, khi đun nóng thì

iodine tách ra làm mất màu xanh. Người ta đã dựa vào đặc tính này để xác định hàm

lượng amylose có trong tinh bột.

Mặc dù hàm lượng protein trong gạo chỉ dao động khoảng 7%, nhưng protein

trong lúa gạo vẫn được coi là protein có phẩm chất cao, do nó có hàm lượng lysine

cao. Với các nước coi lúa gạo là thức ăn chính thì hàm lượng protein cao trong lúa gạo

là nguồn bổ sung protein cực kỳ quan trọng.

Theo Vũ Tiên Hoàng và cs (1988) [43], hàm lượng protein không giống nhau ở

các giống lúa. Thông thường, các giống lúa nếp có hàm lượng protein cao hơn các

Page 31: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

18

giống lúa tẻ. Trong thời gian qua, các nhà chọn tạo giống trên Thế giới và Việt Nam đã

có nhiều thành công trong việc chọn tạo ra giống lúa có hàm lượng protein cao. Gần

đây nhất, các nhà chọn tạo giống của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã tạo ra

các giống lúa P4, P6… có hàm lượng protein trên 10%. Hàm lượng protein là tính

trạng có cơ chế di truyền rất phức tạp và chịu tác động mạnh mẽ của môi trường.

Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước trong

ruộng đến hàm lượng protein. Nguyễn Trọng Khanh (2016) [46] đã kết luận: nhiệt độ

không khí hoặc nhiệt độ nước trong ruộng cao sau khi lúa trỗ sẽ làm tăng hàm lượng

protein và tỷ lệ hạt chắc. Qua đó làm tăng năng suất hạt và năng suất protein trên một

đơn vị diện tích. Bên cạnh đó, hàm lượng protein cũng có quan hệ chặt chẽ với lượng

phân bón đặc biệt là phân đạm. Phân đạm có tác dụng tăng cường quá trình tổng hợp

protein mà không thay đổi đặc tính, phẩm chất của giống.

d, Chất lượng nấu nướng

Theo Nguyễn Văn Hiển (2000) [37], ngoài tính trạng thon dài, trong suốt, tỷ lệ

gạo nguyên cao thì chất lượng nấu nướng và ăn uống cũng rất cần thiết trên thương

trường. Chất lượng nấu nướng và ăn uống được đánh giá qua các chỉ tiêu về nhiệt độ

hoá hồ, hàm lượng amylose, hương thơm và các phẩm chất của cơm như độ nở, độ hút

nước, độ bóng, độ rời, độ chín…Chất lượng nấu nướng và ăn uống phản ánh thị hiếu

người tiêu dùng. Sản phẩm chính của lúa gạo là cơm, tính ngon miệng của cơm quyết

định do yếu tố vật lý là độ dẻo, độ mềm của cơm và yếu tố hoá học là mùi thơm.

Hàm lượng amylose được coi là quan trọng bậc nhất để xác định chất lượng nấu

nướng và ăn uống của gạo. Dựa vào hàm lượng amylose trong nội nhũ, các giống lúa

được phân thành 2 nhóm waxy (1% - 2%) (gạo nếp) và nonwaxy (>2%) (gạo tẻ).

Trong nonwaxy chia làm 3 nhóm: hàm lượng amylose thấp (10-20%), hàm lượng

amylose trung bình (20% - 25%), hàm lượng aylose cao (>25%). Các giống có hàm

lượng amylose thấp cho cơm dẻo, các giống có hàm lượng amylose trung bình cho

cơm mềm, các giống có hàm lượng amylose cao thì cho cơm cứng hoặc rất cứng.

Dựa trên nhiệt độ hóa hồ người ta có thể chia gạo của các giống lúa khác nhau

thành các loại sau đây: giống có nhiệt độ hoá hồ thấp (<690C), giống có nhiệt độ hoá

hồ trung bình (700C - 740C) và giống có nhiệt độ hóa hồ cao (>740C ). Tinh bột của đa

số các giống Japonica có nhiệt độ hoá hồ từ thấp đến trung bình. Còn các giống lúa

Indica, con lai giữa Indica và Japonica thường có nhiệt độ hoá hồ cao.

Việc xác định hàm lượng amylose và nhiệt độ hoá hồ cũng như mối liên quan

đến hai yếu tố này là biện pháp gián tiếp chủ yếu trong chương trình chọn giống lúa

nhằm kiến tạo các giống lúa có chất lượng nấu nướng tốt. Mặc dù các đặc tính của tinh

bột gạo và những biến đổi của nó trong thời gian nấu cơm nhưng đây vẫn là những yếu

tố quan trọng chủ yếu trong viếc xác định các đặc tính của cơm.

Page 32: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

19

Ngoài ra, trong các chỉ tiêu về chất lượng nấu nướng và ăn uống thì phẩm chất

cơm là một chỉ tiêu không thể thiếu. Phẩm chất cơm được đánh giá dựa vào độ nở của

hạt gạo sau khi nấu, độ bóng của cơm, khả năng hút nước của gạo…

Theo Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2007) [19], nhiệt độ hoá hồ là một tính

trạng biểu thị nhiệt độ cần thiết để gạo hóa thành cơm và không hoàn nguyên. Nhiệt

hóa hồ có liên quan một phần với hàm lượng amylose của tinh bột, nhiệt hóa hồ thấp

không liên hệ chặt với hàm lượng amylose cao, thấp hay trung bình.

Theo Jenning và cs (1979) [97], gạo có nhiệt độ trở hồ cao thì có phẩm chất nấu

kém. Trong các giống lúa có cùng hàm lượng amylose, cùng kích thước và hình dạng hạt

thì giống có nhiệt hóa hồ trung bình được ưa thích hơn.

Kết quả nghiên cứu về di truyền của nhiệt độ trở hồ cho thấy nhiệt độ hóa hồ

được điều khiển bởi một gen chính và vài gen phụ bổ sung điều khiển. Nhiệt độ hoá hồ

cao là trội không hoàn toàn so với nhiệt độ hóa hồ thấp. Các kết quả cho thấy, chưa có sự

chính xác về số gen điều khiển tính trạng nhiệt độ hóa hồ cũng như mối quan hệ giữa tính

trội và tính lặn.

Theo Khush và cs (1979) [86], độ bền thể gel trong cùng một nhóm có hàm

lượng amylose cao giống nhau, giống lúa nào có độ bền thể gel mềm hơn, giống lúa đó

được ưa chuộng nhiều hơn. Cơm nấu có độ bền thể gel cứng sẽ khô cứng nhanh hơn

cơm nấu có độ bền thể gel mềm.

Tang và cs (1991) [105], ghi nhận độ bền thể gel được kiểm soát bởi đơn gen,

như geca điều khiển độ bền thể gel trung bình, gecb điều khiển độ bền thể gel mềm. Độ

bền thể gel được điều khiển bởi đơn gen và nhiều gen phụ bổ sung. Ðộ bền thể gel biến

động rất lớn giữa hai vụ Ðông xuân và Hè thu, giữa các điểm canh tác khác nhau.

Theo Vũ Thu Hiền (1999) [36], hương thơm là một trong những tính trạng quan

trọng nhất quyết định đến giá trị thương phẩm và chất lượng gạo. Hương thơm đựơc

hình thành là nhờ ảnh hưởng của hợp chất 2- acetyl-1pyroline gây ra. Gen điều khiển

hương thơm của hạt gạo đã được nghiên cứu và đưa ra nhiều kết luận khác nhau. Tính

thơm được kiểm tra bởi 2 hoặc 3 cặp gen. Cho đến nay, việc lai tạo giống lúa cải tiến

có phẩm chất gạo thơm rất ít thành công so với việc khai thác tính trạng này từ giống

lúa cổ truyền như Basmati (Ấn Độ), Khao Dawk Mali (Thái Lan), Nàng thơm chợ

Đào, Tám thơm (Việt Nam)…

Theo Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2007) [19], mùi thơm có thể được

đánh giá tại 3 thời điểm: trên lá, trên hạt gạo lật và trên cơm khi nấu. Theo đó thì

người ta chia các giống thành 3 mức: không thơm, hơi thơm và thơm. Các gen quy

định hương thơm có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường như Nàng thơm chợ Đào chỉ duy

trì mùi thơm khi trồng ở chợ Đào (Long An), Tám thơm chỉ thích hợp khi trồng ở

đồng bằng sông Hồng và sẽ mất mùi thơm khi trồng ở đồng bằng sông Cửu Long,

Basmati chỉ có hương thơm khi trồng ở vùng có nhiệt độ lạnh

Page 33: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

20

e, Giá trị dinh dưỡng

Lúa gạo là lương thực chính của nhiều nước trên thế giới. 80% nhu cầu calo của

người dân châu Á lấy từ lúa gạo. Ở châu Âu và Nam Mỹ, lúa gạo cũng đang dần trở

thành loại lương thực quan trọng.

Theo FAO (2012) [76], thành phần hoá sinh trung bình của lúa gạo (% chất khô)

được tính như sau: tinh bột 63,0%; protein 7,0%; dầu 2,3%; xellulose 12,0%; đường tan

3,6%; tro 6,0% và gluxit khác 2.0%. Ngoài thành phần hoá sinh kể trên, trong lúa gạo còn

chứa 1,6-3,2% lipít và một số Vitamin như: Vitamin nhóm B (chủ yếu là B1), Vitamin PP,

Vitamin E.... ngoài ra, còn có nhiều chất khoáng. Protein trong lúa gạo có giá trị dinh dưỡng

cao và có sự cân bằng giữa các axit amin không thay thế.

Lúa gạo cung cấp lượng calo nhiều nhất trong các loại cây ngũ cốc. Những chỉ

tiêu chính được dùng để đánh giá giá trị dinh dưỡng của lúa gạo là: hàm lượng protein,

amylose, chất khoáng và độ bền thể gen; trong đó chỉ tiêu là: hàm lượng protein và

amylose được quan tâm hàng đầu. Amylose của tinh bột có liên quan mật thiết đến đặc

tính của cơm như: độ nở, độ cứng, độ bóng, độ mềm và độ dẻo dính.

Các giống lúa nếp có hàm lượng protein cao hơn các giống lúa tẻ (trung bình

đối với các giống lúa nếp khoảng 7,94%; biến động từ 7,25 - 8,56%). Điều này được

giải thích bởi khả năng sinh tổng hợp và tích lũy protein trong hạt gạo nếp tốt hơn, dẫn

đến hàm lượng protein trong gạo nếp cao hơn gạo tẻ. Nội nhũ của các giống lúa nếp

chứa tinh bột chủ yếu ở dạng amylopectin có cấu tạo phân nhánh, còn tinh bột bình

thường của gạo tẻ thì chủ yếu ở dạng amylose có cấu tạo không phân nhánh. Chính sự

khác biệt trong cấu trúc của tinh bột gạo nếp và gạo tẻ đã gây ra sự khác nhau về sinh

tổng hợp và tích lũy protein trong hai loại gạo này (FAO, 2013) [77]. Gạo không chỉ là

ngũ cốc quan trọng như một loại lương thực lớn trên toàn thế giới mà còn là nguồn các

chất dinh dưỡng có giá trị của cho sức khỏe con người. Protein là một trong những yếu

tố chính quyết định việc ăn uống, chế biến và chất lượng dinh dưỡng của gạo. Hàm

lượng protein trong gạo nếp cao hơn so với gạo tẻ, hàm lượng protein trong gạo nếp

dao động 8,6-9,7 % trong gạo xay và 8,1-8,5 % trong gạo xát.

1.1.3. Cơ sở khoa học của nghiên cứu mật độ gieo sạ lúa

Theo Hoàng Kim (2016) [47], trong quần thể ruộng lúa, mật độ gieo, cấy và số

dảnh cấy có liên quan đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. Nếu gieo cấy

quá dày hoặc nhiều dảnh trên khóm thì bông lúa sẽ nhỏ đi đáng kể, hạt có thể nhỏ hơn

và cuối cùng năng suất sẽ giảm. Vì vậy, muốn đạt được năng suất cao thì người sản

xuất phải biết điều khiển cho quần thể ruộng lúa có số bông tối ưu mà vẫn không làm

bông nhỏ đi, số hạt chắc và độ chắc hạt trên bông không thay đổi. Căn cứ vào tiềm

năng năng suất của giống, tiềm năng đất đai, khả năng thâm canh của người sản xuất

và vụ gieo trồng để định ra số bông cần đạt một cách hợp lý.

Page 34: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

21

Giống cây trồng tốt là khâu then chốt để tăng năng suất nhưng đó chỉ là một yếu

tố. Điều kiện môi trường thích hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển được hợp

thành bởi bốn yếu tố: sinh thái, nước, dinh dưỡng, quản lý dịch hại. Giống (kiểu gen:

G) biểu thị khả năng sản xuất của cây trong một môi trường (Enviroment: E) nhất

định. Năng suất cây trồng tối đa chỉ đạt được bằng giống tốt và biện pháp canh tác phù

hợp. Giống tốt nếu có môi trường sinh trưởng phát triển và biện pháp canh tác phù hợp

thì tiềm năng năng suất của giống tốt sẽ đạt được tối đa. Ngược lại nếu không có biện

pháp canh tác tốt thì không thể đạt được lợi ích và hiệu quả cao.

Việc nghiên cứu mật độ sạ hay cấy phù hợp tùy giống, tùy vụ, tùy chân đất, tùy

chất lượng hạt giống và tùy trình độ thâm canh. Giống lúa tốt (năng suất cao, ngắn

ngày, ít sâu bệnh, thấp cứng cây không đổ ngã, bộ lá xanh lâu bền, tỷ lệ bông hữu hiệu

cao, bông to dài, nhiều hạt chắc trên bông, chất lượng gạo tốt, tỷ lệ gạo nguyên cao,

hạt gạo thon đến trung bình, bạc bụng thấp, gạo có mùi thơm) khi áp dụng cho địa

phương nào nhất thiết cần phải xác định mật độ gieo cấy và quy trình kỹ thuật thâm

canh thích hợp cho giống lúa tốt tuyển chọn tại địa phương đó. Lúa Đông Xuân

thường sạ dày hơn lúa Hè Thu để tận dụng ánh sáng, tích lũy chất khô. Trên một đơn

vị diện tích, nếu mật độ càng cao thì số bông càng nhiều, nhưng số hạt trên bông càng

ít. Tốc độ giảm số hạt/bông mạnh hơn tốc độ tăng mật độ vì thế sạ quá dày sẽ làm cho

năng suất giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu sạ hoặc cấy quá thưa đối với giống lúa

có thời gian sinh trưởng ngắn thì rất khó đạt được số bông tối ưu, chất lượng giống tốt

và kỹ thuật sạ hàng bằng dụng cụ cải tiến với khoảng cách hàng và khoảng cách cây

hợp lý thì cần lượng giống thấp hơn sạ lan.

Theo Nguyễn Trường Giang và Phạm Văn Phương (2011) [34], trong 3 yếu tố cấu

thành năng suất: số bông/m2, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt thì hai yếu tố đầu

giữ vai trò quan trọng và thay đổi do cấu trúc quần thể còn yếu tố thứ ba ít biến động. Số

bông trên một đơn vị diện tích chủ yếu là do mật độ sạ cấy và khả năng đẻ nhánh của cây

lúa. chiều cao cây, chiều dài bông, số hạt chắc trên bông và trọng lượng 100 hạt ở nghiệm

thức sạ hàng mật độ 50 kg/ha và 100 kg/ha đều lớn hơn mật độ 200 kg/ha.

Theo Nguyễn Trường Giang và Phạm Văn Phương (2011) [34], mật độ sạ cấy

thưa, ánh sáng đầy đủ, dinh dưỡng nhiều thì lúa đẻ mạnh. Mật độ sạ cấy dày, lúa đẻ

nhánh ít. Vì vậy, đất tốt, nhiều phân, thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho đẻ nhánh thì sạ

cấy thưa; đất xấu, ít phân, thời tiết lạnh, trời âm u thì sạ cấy dày để đảm bảo số cây

trên một đơn vị diện tích. Việc sạ dày hay thưa tùy thuộc giống và quyết định ở số

lượng bông cuối cùng trên một đơn vị diện tích. Quy luật chung là tùy theo mật độ

tăng lên mà các yếu tố cấu tạo thành năng suất cá thể biến động theo chiều hướng làm

giảm năng suất cá thể. Mật độ quá dày sẽ dễ bị lốp đổ nhất là trong điều kiện đất tốt

hoặc bón nhiều phân đặc biệt là phân đạm. Mật độ thích hợp, năng suất trên đơn vị

Page 35: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

22

diện tích đạt được cao nhất. Năng suất các công thức sạ hàng 50 - 100 kg/ha cao hơn

mật độ sạ 200 kg/ha.

1.1.4. Cơ sở khoa học của nghiên cứu phân bón cho lúa

Để sinh trưởng, phát triển và tạo lập năng suất, cây lúa cần được cung cấp nhiều

yếu tố dinh dưỡng: N, P, K (đa lượng); Ca, Mg, Si, S (trung lượng); Zn, B, Mo, Mn,

Fe… (vi lượng), trong đó N, P, K là những yếu tố mà cây lúa cần với lượng lớn, các

nguyên tố khoáng còn lại, cây lúa cần với lượng ít và rất ít.

- Đối với đạm: Theo Nguyễn Văn Hoan (2006) [42], trong các nguyên tố dinh

dưỡng, đạm là chất dinh dưỡng quan trọng nhất. Cây lúa cần đạm trong tất cả các giai

đoạn sinh trưởng, tuy nhiên giai đoạn đẻ nhánh lúa cần nhiều đạm nhất. Cung cấp đủ

đạm và đúng lúc làm cho lúa đẻ nhánh nhanh, tập trung tạo nhiều nhánh hữu hiệu.

Đạm thúc đẩy hình thành đòng và các yếu tố cấu thành năng suất khác như số

hạt/bông, khối lượng 1000 hạt và tỷ lệ hạt chắc. Vì vậy, bón đạm ở giai đoạn làm đòng

ảnh hưởng quyết định đến năng suất. Mặt khác bón đạm làm tăng hàm lượng protein

nên ảnh hưởng đến chất lượng gạo.

Theo Nguyễn Như Hà (2006) [35] và Nguyễn Văn Hoan (2006) [42], đạm cũng

ảnh hưởng tới đặc tính vật lý và sức đề kháng đối với sâu bệnh hại lúa. Thừa hoặc

thiếu đạm đều làm lúa dễ bị nhiễm sâu bệnh hại do sức đề kháng giảm.

Theo Nguyễn Như Hà (2006) [35], thiếu đạm làm cho cây lúa thấp, đẻ nhánh

kém, đòng nhỏ, khả năng trỗ kém, số hạt/bông ít, lép nhiều, năng suất thấp. Thừa

đạm làm cho lá to, dài, phiến lá mỏng, nhánh vô hiệu nhiều, lúa trỗ muộn, cây cao,

lốp, đổ nên ảnh hưởng xấu đến năng suất và phẩm chất lúa. Trong quá trình sinh

trưởng, cây lúa có nhu cầu đạm tăng đều từ thời kỳ đẻ nhánh tới trỗ và giảm sau

trỗ. Lượng đạm cần thiết để tạo ra một tấn thóc từ 17-25 kg N, trung bình 22,2 kg

N. Khi tăng lượng đạm bón thì chỉ số diện tích lá (LAI), khối lượng chất khô (DM) và

tốc độ tích luỹ chất khô (Crop growth rate-CGR) của lúa lai vượt trội so với lúa thuần,

đặc biệt ở giai đoạn sau cấy 4 tuần, năng suất của các giống lúa đều tăng, tuy nhiên

năng suất của lúa lai tăng nhiều hơn năng suất của lúa thuần. Năng suất hạt của các

giống lúa thí nghiệm ở các mức phân bón có tương quan thuận ở mức ý nghĩa với LAI

và CGR ở giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng, số bông/m2 và số hạt/bông.

Trong các giai đoạn sinh trưởng thì bắt đầu từ đẻ nhánh đến đẻ rộ hàm lượng

đạm trong thân lá luôn cao sau đó giảm dần. Như vậy cần tập trung bón đạm mạnh vào

giai đoạn này. Tuy nhiên thời kỳ hút đạm mạnh nhất quan sát thấy ở lúa lai là từ đẻ rộ

đến làm đòng, mỗi ngày lúa lai hút 3.520 g N/ha chiếm 34,68% tổng lượng hút, tiếp

đến mới là giai đoạn từ bắt đầu đẻ nhánh đến đẻ rộ, mỗi ngày cây hút 2.737 g N/ha

chiếm 26,82% tổng lượng hút. Vì lý do này mà bón lót và bón thúc thật tập trung là rất

cần thiết nhằm cung cấp đủ đạm cho lúa lai.

Page 36: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

23

Theo Nguyễn Văn Hoan (2006) [42], ở giai đoạn cuối lúa lai hút đạm không

mạnh như ở 2 giai đoạn đầu song chiếm một tỉ lệ N cao và sức hút N mạnh rất có lợi

cho quang hợp tích lũy chất khô vào hạt. Vì thế một lượng đạm nhất định cần được

bón vào giai đoạn cuối (khoảng 20 ngày trước khi lúa trỗ). Bón đạm với liều lượng

cao thì hiệu suất cao nhất là bón vào lúc lúa đẻ nhánh, sau đó giảm dần, với liều

lượng thấp thì bón vào lúc lúa đẻ và trước trỗ 10 ngày có hiệu quả cao.

Do nhu cầu và hiệu quả sử dụng đạm của các giống khác nhau nên việc bón

đạm theo một quy trình với liều lượng và thời gian định trước cho nhiều loại giống

cũng dẫn đến hiệu quả sử dụng đạm thấp. Vì vậy cần nghiên cứu biện pháp nâng cao

hiệu quả sử dụng phân đạm cho lúa.

- Đối với lân: Lân có tác dụng kích thích ra rễ mạnh, thúc đẩy quá trình trổ và

chín sớm, tăng cường đẻ nhánh giúp cây phục hồi nhanh sau khi gặp những điều kiện

bất thuận. Thiếu lân làm cây lúa thấp, khả năng đẻ nhánh kém, bản lá hẹp, ngắn, thẳng,

có màu xanh đậm tới ám khói.

Hiệu suất của lân đối với hạt ở các giai đoạn đầu cao hơn các giai đoạn cuối do

lân cần thiết cho đẻ nhánh và nhu cầu của lân tổng số ít hơn đạm. Vì thế, trong sản

xuất cần bón lân rất sớm, có thể bón lót để cây lúa hút đủ lân tạo điều kiện thuận lợi

cho các bước phát triển tiếp theo.

Theo Yoshida (1981) [115], lân cũng làm tăng sự phát triển của bộ rễ, thúc đẩy

việc ra rễ, đặc biệt là rễ bên và lông hút.

Theo Nguyễn Văn Hoan (2006) [42], phân tích hàm lượng lân trong lá thì

giai đoạn đẻ rộ thấy cao nhất. Ở giai đoạn chín hàm lượng lân trong thân lá lúa lai

cao hơn hẳn lúa thường. Giai đoạn từ đẻ rộ đến phân hóa đòng lúa lai hút tới

84,27% tổng lượng lân. Vì thế muốn để lúa lai đạt năng suất cao thì tổng lượng lân

cần được cung cấp đủ trước khi làm đòng. Trên đất phèn nặng muốn trồng lúa có hiệu

quả cần phải liên tục cải tạo: Sử dụng nước ngọt để rửa phèn, kế đến là bón phân lân

liều lượng cao trong những năm đầu để tích lũy lân. Trên đất phù sa đồng bằng sông

Cửu Long bón lân có hiệu quả rất rõ, vụ Đông Xuân bón 20 kg P2O5/ha đã tăng năng

suất được 20% so với công thức không bón lân. Tuy nhiên, bón thêm với liều lượng

cao hơn, năng suất lúa có tăng nhưng không rõ. Vì vậy, trong ruộng thâm canh

thường được khuyến cáo bón phối hợp từ 20 - 30 kg P2O5 là đủ. Cây lúa được bón

đầy đủ lân và cân đối đạm sẽ phát triển xanh tốt, khỏe mạnh, chống chịu với điều

kiện bất thuận như hạn, rét. Cây lúa đủ lân đẻ nhánh khỏe, bộ rễ phát triển tốt, trỗ và

chín sớm ngay cả trong điều kiện nhiệt độ thấp trong vụ Đông Xuân, hạt thóc mẩy và

sáng. Cây lúa thiếu lân cây còi cọc, đẻ nhánh kém, lá lúa ngắn, phiến lá hẹp, lá có tư

thế dựng đứng và có màu xanh tối, số lá, số bông và số hạt/bông đều giảm.

- Đối với kali: Theo Yosida (1981) [115], kali có tác dụng xúc tiến quá trình

quang hợp, đẩy mạnh sự di chuyển sản phẩm quang hợp từ lá sang các bộ phận khác,

Page 37: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

24

tăng cường đẻ nhánh và giúp cây chống chịu được các điều kiện bất thuận. Thiếu kali

làm cây thấp, lá ngắn, rũ xuống và có màu xanh đậm; các lá phía dưới, bắt đầu từ đỉnh

xuống biến vàng giữa các gân lá, có lúc khô chuyển sang màu nâu nhạt. Trong các giai

đoạn sinh trưởng, phát triển của cây yêu cầu về kali khác nhau nhưng cây lúa cần kali

nhất vào thời kỳ làm hạt để tăng khả năng vận chuyển dinh dưỡng vào hạt. Vì vậy, bón

kali kéo dài đến lúc trỗ bông, lúc giai đoạn hình thành sản lượng là điều rất cần thiết.

Theo Nguyễn Văn Hoan (2003) [41], giai đoạn từ khi đẻ nhánh đến khi trỗ, lúa

lai hút kali với cường độ tương tự lúa thường. Tuy nhiên, từ sau khi trỗ thì lúa thường

hút rất ít kali, trong khi đó lúa lai vẫn duy trì sức hút kali mạnh, mỗi ngày vẫn hút

0,67kg/ha chiếm 8,7% tổng lượng hút. Như vậy, trong suốt thời kỳ sinh trưởng cường

độ hút kali của lúa lai luôn cao. Đây là đặc điểm rất đặc trưng về hút các chất dinh

dưỡng của lúa lai. Từ đặc điểm này có thể kết luận: Để có năng suất cao cần coi trọng

bón phân kali cho lúa lai.

Nghiên cứu của Uddin S và cs (2013) [111], về 4 liều lượng bón kali cho lúa (0,

20, 40 và 60 kg K2O/ha) trên đất mặn ở Bangladesh cho thấy: với mức bón 60 kg

K2O/ha đã cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Đồng thời nghiên cứu đã chỉ ra

rằng bón kali còn giúp tăng cường hiệu quả hút đạm của cây lúa trên đất mặn.

Hoàng Quốc Chính và Phạm Văn Đoan (2012) [21], nghiên cứu hiệu lực của

phân kali đối với lúa lai trên đất phèn ven biển tỉnh Thái Bình đã chỉ ra hiệu suất kali

đạt cao nhất ở mức bón cho lúa với lượng 90 kg K2O/ha trên nền 10 tấn phân hữu cơ +

120 kg N + 90 kg P2O5/ha.

Nguyễn Đỗ Châu Giang và Nguyễn Mỹ Hoa (2012) [33], nghiên cứu khả năng

cung cấp kali và sự đáp ứng của lúa đối với phân kali trên đất thâm canh ba vụ lúa ở

Cai Lậy, Tiền Giang và Đồng Tháp cho thấy: Tiềm năng kali trong đất cao nhưng kali

hữu dụng thấp, do đó có thể dẫn đến thiếu kali cho lúa nếu không được bón đầy đủ.

Đồng thời, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng sự gia tăng năng suất rõ rệt ở các công

thức được bón kali so với công thức không bón.

Nghiên cứu của Hoàng Thị Thái Hoà và cs (2013) [39], cho rằng trên đất mặn

ven biển chuyên trồng lúa tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, bón kali với

lượng 60 kg K2O/ha cho giống lúa chịu mặn A69-1 đã cho năng suất, hiệu quả kinh tế

cao và cải thiện độ phì cho đất tốt nhất.

Lưu Ngọc Quyến và cs (2014) [55], khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân kali

clorua đến năng suất lúa đã kết luận: Năng suất lúa tăng có ý nghĩa khi tăng liều lượng

bón kali từ 33 - 93 kg K2O/ha.

Theo Reyhaneh và cs (2012) [99] và Uddin và cs (2013) [108], trên đất mặn, kali

có vai trò làm giảm sự hút Na+, tăng cường khả năng chống chịu mặn của cây lúa .

Nghiên cứu kali của Trần Quang Tuyến (2010) [66], sau 34 vụ thí nghiệm về

ảnh hưởng của bón phân N, P, K dài hạn đến độ phì nhiêu của đất và năng suất lúa ở

Page 38: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

25

vùng Tây sông Hậu, Đồng bằng sông Mê Kông đã chỉ ra rằng: Việc bón cân đối đạm

lân đã cải thiện rất tốt kết cấu và độ phì nhiêu của đất (Đất có độ xốp tương đối cao và

không dẽ chặt, thay đổi dung trọng của đất, tăng hàm lượng chất hữu cơ, đất có khả

năng trao đổi cation (đệm pH 8,1) khá cao, tăng đạm tổng số, lân dễ tiêu). Năng suất

lúa vụ Đông Xuân tăng dần qua các năm nhưng năng suất lúa có hiện tượng giảm dần

theo thời gian qua các vụ Hè Thu. Để khắc phục cần chú ý đầu tư phân lân và kali thỏa

đáng và trả lại rơm rạ cho đồng ruộng sau khi thu hoạch.

Mỗi nguyên tố dinh dưỡng đều có một vị trí quan trọng trong đời sống của cây

lúa. Tùy mùa vụ, giai đoạn sinh trưởng, loại đất và phương pháp sử dụng mà tác dụng

và hiệu quả của các nguyên tố này rất khác nhau. Rất nhiều các kết quả nghiên cứu cho

thấy: Hiệu quả của các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây lúa được phát huy cao nhất

khi các nguyên tố này được bón phối hợp với nhau theo một tỷ lệ thích hợp.

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên Thế giới và Việt Nam

1.2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên Thế giới

Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới FAO (2015) [79], cây lúa chiếm

một vị trí quan trọng trên Thế giới, đặc biệt là ở khu vực Châu Á. Hiện có 114 nước

trên thế giới trồng lúa, nhưng chỉ 18 nước có diện tích sản xuất lớn hơn 1.000.000 ha

và đều tập trung ở Châu Á, bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh, Thái

Lan, Myanmar, Việt Nam, Philippines... Đồng thời với việc gia tăng về diện tích thì

năng suất lúa cũng không ngừng tăng nhanh nhờ việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật

trong chọn giống và thâm canh, năng suất bình quân trên thế giới đã tăng thêm khoảng

1,4 tấn/ha trong vòng 24 năm từ năm 1961 đến 1985, đặc biệt sau cuộc cách mạng

xanh của thế giới vào những năm 1965 - 1970, với sự ra đời của các giống lúa thấp

cây, ngắn ngày, không cảm quang, mà tiêu biểu là giống lúa IR5, IR8.

Diện tích trồng lúa ở châu Á dẫn đầu về thế giới, nhưng năng suất lúa không cao,

đạt trên 5 tấn/ha chỉ có ở Việt Nam và Trung Quốc. Từ năm 1990 đến nay, năng suất lúa

thế giới vẫn liên tục tăng và trung bình đạt 4,38 tấn/ha năm 2010. Mặc dù năng suất lúa

ở các nước Châu Á còn thấp, nhưng do có diện tích sản xuất lớn nên Châu Á vẫn là khu

vực đóng góp lúa gạo chủ yếu và quan trọng trên thế giới (trên 90%).

Theo Tổ chức FAO and IRRI (2013) [78], đánh giá thương mại gạo năm

2012/2013 tăng lên 37,5 triệu tấn, chủ yếu khoảng 60-70% là gạo trắng, hạt dài, chất

lượng cao; thị phần gạo thơm chiếm khoảng 2-3 triệu tấn chiếm khoảng 10%.

Theo Thailand Ministry of Commerce (2013) [106], ở thời điểm tháng 10/2013

loại gạo có giá cao nhất là gạo thơm hạt dài, trong đó gạo basmati 2% tấm của Ấn Độ

có giá 1.515-1.525 USD/tấn, gạo Thai Hommali 92% có giá 1.075-1.085 USD/tấn.

Page 39: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

26

Theo Hiệp hội lượng thực Việt Nam (2014) [38], gạo thơm, hạt dài luôn có giá

cao hơn gạo trắng hạt dài từ 2-3 lần và gạo thơm Jasmine của Việt Nam cũng chỉ có

giá trị tương đương với mức giá cao nhất của chủng loại gạo trắng, hạt dài chất lượng

cao của thế giới. Các giống lúa thơm của Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan là giống lúa

Khao Dawk Mali 105 và Basmati.

Theo FAO and IRRI (2013) [77], dự báo trong giai đoạn 2007-2017, các nước

sản xuất gạo ở Châu Á sẽ tiếp tục là nguồn cung cấp gạo xuất khẩu chính của thế giới:

bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ. Riêng xuất khẩu gạo của hai nước Thái Lan và

Việt Nam sẽ chiếm khoảng nửa tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới.

Theo FAO (2012) [76], dự báo thị phần xuất khẩu gạo của Hoa Kỳ trên thị

trường thế giới sẽ giảm từ 12% năm 2007 xuống chỉ còn khoảng 10% vào năm 2017.

Trong các nước xuất khẩu gạo với khối lượng nhỏ hơn như Úc, Achentina, các nước

Nam Mỹ khác (Uruguay, Guyana, Surinam) dự kiến sẽ tăng xuất khẩu trong giai đoạn

tới. Úc dự kiến sẽ tăng xuất khẩu từ 150 nghìn tấn năm 2007/08 lên 220 nghìn tấn vào

năm 2008/09. Xuất khẩu gạo Achentina dự kiến sẽ tăng 3-4% năm trong giai đoạn

2007/08 đến 2016/17, do sản lượng gạo tăng dự kiến vượt nhu cầu gạo nội địa. Xuất

khẩu gạo của các nước Nam Mỹ (chủ yếu từ Uruguay) dự báo tăng 2-3% mỗi năm, do

tăng trưởng sản lượng thấp hơn mức tăng tiêu dùng.

Rejesus, I và Soest, H (2012) [100], đã sử dụng mô hình AutoRegressive Model

(AR) để nghiên cứu và dự báo nhu cầu tiêu thụ gạo trên toàn cầu.

Theo Đào Thế Anh (2012) [1], việc đánh giá diễn biến, xu hướng sản xuất tiêu

thụ gạo của các nước sẽ giúp Việt Nam hiểu và có được định hướng chung cho các sản

phẩm lúa gạo của mình.

1.2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo Việt Nam

So sánh diện tích canh tác và sản lượng giữa lúa và các cây lương thực khác ở

Việt Nam thì lúa gạo vẫn là cây lương thực chủ lực được ưu tiên hàng đầu với diện

tích nhiều nhất hơn hẳn ngô và sắn, sản lượng cao hơn khoai lang và sắn. Việt Nam

vượt trội trong khu vực Đông Nam Á nhờ hệ thống thủy lợi được đầu tư cải thiện đáng

kể cũng như việc ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới về giống, phân bón và bảo

vệ thực vật.

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2011) [15], việc sản xuất lúa của

các địa phương đã tập trung và có bước đột phá mạnh mẽ trong khâu tổ chức sản xuất,

nhất là chú trọng việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Lợi nhụân bình quân chung của

bà con nông dân vẫn đạt được 30%. Năm 2012, diện tích sản xuất lúa của cả nước đạt

khoảng 7,76 triệu ha, tăng 117.000 ha so với năm 2011. Tổng sản lượng ước đạt

khoảng 43,96 triệu tấn, tăng 1,64 triệu tấn so với năm 2011. Đặc biệt, xuất khẩu gạo

đạt sản lượng cao nhất từ trước đến nay với hơn 7,7 triệu tấn gạo, tăng hơn 630.000

tấn so với năm 2011.

Page 40: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

27

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT (2011) [15], giai đoạn 1989 - 1995, Việt Nam

xuất khẩu bình quân hàng năm trên 3 triệu tấn gạo sang 128 quốc gia, đạt mức đỉnh 5.2

triệu tấn vào năm 2005 và năm 2006- nay đã có một kỷ lục mới trên 7.0 triệu tấn gạo

xuất khẩu. Năm 1989, kinh ngạch xuất khẩu trên 300 triệu USD, sau 10 năm phá mốc

1 tỉ USD và đạt mức kỷ lục 2.9 tỉ USD vào năm 2008, và đến 2012 đã đạt 3,8 tỉ (chưa

tính gạo xuất tiểu ngạch khoảng gần 1 triệu tấn). Ngành hàng lúa gạo không chỉ tạo an

ninh lương thực vững chắc để Việt Nam yên tâm đẩy mạnh công nghiệp hoá mà còn

trực tiếp đóng góp vào tiến trình này thông qua tạo ra một lượng ngoại tệ thặng dư cho

đất nước nhập khẩu máy móc, trang thiết bị hiện đại hoá cho nhiều ngành công nghiệp.

Năm 2011, Việt Nam thắng lợi trong xuất khẩu gạo, đạt kỷ lục hơn 7 triệu tấn với kim

ngạch xuất khẩu hơn 3,7 tỷ USD. Số lượng xuất khẩu tăng, nhưng giá trị lại thấp hơn

so với các đối thủ cạnh tranh. Làm sao để nâng cao chất lượng và giá trị gạo xuất

khẩu? là câu hỏi và là thách thức trong những mùa vụ mới.

Năm 2012 được nhiều chuyên gia dự báo, thị trường lúa gạo sẽ cạnh tranh khốc

liệt về giá và chất lượng do có một số quốc gia tham gia xuất khẩu lúa gạo trở lại như Ấn

Độ, Mi-an-ma, Pa-ki-xtan... Tuy nhiên, Việt Nam có rất nhiều cơ hội xuất khẩu gạo chất

lượng cao. Các thị trường mới là Trung Quốc và ở châu Phi như: Bờ Biển Ngà, Xê-nê-

gan, Gha-na… đang mở rộng cửa cho gạo chất lượng cao của Việt Nam. Điều quan trọng

là Việt Nam cần chú trọng nâng cao chất lượng để có thể nâng cao giá trị gạo xuất khẩu.

Mới đây, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã đưa ra dự báo, năm 2012 nhu cầu sử

dụng gạo chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu sẽ tăng vọt. Việt Nam có thể xuất khẩu

được khoảng 600 nghìn tấn sang các thị trường Hồng Công (Trung Quốc) và một số thị

trường khó tính khác.

Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (2014) [38], những năm tới đây Việt Nam

vẫn giữ được vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, thế nhưng cũng như hơn 20 năm

qua Việt Nam xuất khẩu gạo xếp vào hạng nhất nhì thế giới với hàng trăm giống lúa

nhưng vẫn chưa tạo dựng được một loại gạo chất lượng cao có thương hiệu tầm cỡ

quốc gia. Từ đầu năm đến nay, trong khi thị trường gạo trầm lắng, thì ngược lại, chỉ

với hai loại gạo chất lượng cao mang thương hiệu đặc trưng của mình, Thái Lan, Ấn

Độ vẫn xuất khẩu khá mạnh với giá lên đến 700 - 1.000 USD/tấn, cao hơn gấp đôi so

với loại gạo trắng hạt dài vốn chiếm 80 - 90% sản lượng của Việt Nam.

Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (2014) [38], hiện nay cơ hội cho xuất khẩu

gạo của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc, Hongkong là rất lớn: xuất khẩu gạo, đặc

biệt là gạo thơm của Việt Nam vào thị trường Hồng Kông trong 2 năm 2011-2012 đã

có một cuộc bứt phá ngoạn mục. Số liệu của Hiệp hội nhập khẩu gạo Hồng Kông cho

biêt: từ chỗ chỉ chiếm khoảng 1% lượng nhập khẩu vào Hồng Kông trong năm 2008,

đến hết năm 2011, Việt Nam đã chiếm một thị phần tương đương 30%, khoảng

100.000 tấn gạo. Nhập khẩu gạo Việt Nam vào thị trường này chủ yếu dành cho tiêu

Page 41: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

28

thụ nội địa. Người tiêu dùng Hồng Kông ưa chuộng gạo thơm, và gạo thơm Thái đã

chiếm lĩnh thị trường trong suốt một thời gian dài. Tuy nhiên tình hình đã thay đổi

trong 3 năm trở lại. So với gạo Thái thì chất lượng của gạo Việt Nam còn thấp hơn gạo

thơm Thái nhưng vấn đề quan trọng là giá cả thì giá gạo Việt Nam đang ngày càng trở

nên hấp dẫn so với gạo Thái. Ưu thế này đang ngày càng trở nên đáng kể trong bối

cảnh chính phủ Thái tuyên bố duy trì chính sách trợ giá lúa, khiến giá gạo không có

khả năng giảm giá.

Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (2014) [38], với thị trường Trung Quốc

trong 3 năm gần đây gạo Việt Nam đã chiếm thị phần đáng kể và phát triển ổn định:

thị trường xuất khẩu gạo thời gian qua có nhiều thay đổi, trong đó thị trường Trung

Quốc tăng gấp 5,2 lần về lượng và 4,4 lần về giá trị so với cùng kỳ năm trước và trở

thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, sắp tới, gạo Việt sẽ phải chịu rất nhiều sức

ép về giá, sản lượng và chất lượng. Nhiều nước xuất khẩu gạo đã xây dựng được

thương hiệu gạo quốc gia, bảo đảm chất lượng nên gặt hái lợi nhuận khá cao.

Từ thực tế trên, chiến lược phát triển của ngành hàng lúa gạo là không nên tiếp

tục đi theo hướng tăng khối lượng gạo xuất khẩu. Những năm tới, cần tập trung vào

tăng chất lượng để nâng cao giá bán, đồng thời cơ cấu lại chuỗi tiêu thụ lúa gạo để

tăng lợi nhuận cho nông dân. Có như vậy, sản xuất và tiêu thụ lúa gạo Việt nam mới

bền vững và ổn định lâu dài.

1.2.2. Các kết quả chọn tạo giống lúa ở Việt Nam

Theo Phạm Văn Cường và Hà Thị Minh Thúy, (2006) [26], trong những năm

gần đây, công tác nghiên cứu, chọn tạo, thử nghiệm và đưa vào sản xuất các giống lúa

mới đã được đẩy mạnh ở các Viện nghiên cứu, các trường Đại học Nông nghiệp, các

Trạm, Trại trong cả nước. Trong giai đoạn từ năm 1996 - 2000, các chương trình

nghiên cứu chọn tạo giống cây lương thực đã sử dụng phương pháp mới như: RAPD,

PCR marker, STS marker, đánh giá sự đa dạng di truyền, cơ chế sinh lý, sinh hoá, tính

chống chịu sâu bệnh, chất lượng của 29.435 mẫu giống và sử dụng phương pháp nuôi

cấy hạt phấn, lai xa, đột biến, ưu thế lai; Trong đó, 35 giống lúa được công nhận ở cấp

quốc gia, 44 giống tiến bộ kỹ thuật.

Viện Bảo vệ thực vật đã thu thập, đánh giá được 688 dòng, giống lúa có nguồn

gốc từ 15 nước khác nhau trên thế giới. Kết quả cho thấy có 231 dòng, giống phản

ứng với rầy nâu cấp 1 - 3. Các giống nhập từ Đài Loan, Trung Quốc, Brazil đều

nhiễm cấp 7 - 9.

Theo Vũ Tuyên Hoàng (1998) [44], trong 20 năm (1968 - 1988) Viện Cây

lương thực - Cây thực phẩm đã thu thập đựơc 3.500 mẫu giống lúa địa phương. Viện

đã có 26 giống lúa được công nhận cấp quốc gia; trong đó, có các giống chịu hạn

(CH3, CH133, CH5), các giống chịu úng (C15, C10, U17, U20), các giống chất lượng

cao P4, P6.

Page 42: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

29

Trong giai đoạn 2001 - 2015, Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm đã có kết

quả nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho công tác chọn tạo giống lúa như đánh giá

đa dạng di truyền của tập đoàn công tác, nghiên cứu quy luật di truyền của một số tính

trạng quan trọng ở cây lúa, thu thập 2.856 mẫu giống lúa địa phương và nhập nội có

nhiều gen quý, tạo 8.456 vật liệu khởi đầu bằng nhiều phương pháp, đã chọn 11.997

dòng theo hướng lúa chống chịu điều kiện khó khăn, lúa đặc sản, lúa chất lượng cao;

Đánh giá sinh học và phi sinh học 1.295 dòng, giống lúa mới.

Các năm 2002 - 2003, Trường Đại học Nông nghiệp I đã nghiên cứu, đưa ra khảo

nghiệm, khu vực hoá và đề nghị công nhận một số giống lúa ngắn ngày, khả năng thích

ứng rộng, năng suất cao bổ sung vào cơ cấu giống cho vùng đồng bằng và trung du Bắc

bộ như HT3-3, TN13-5, VL20.

Viện di truyền nông nghiệp đã có nhiều thành tựu trong công tác chọn tạo giống

lúa. Nhiều giống được công nhận là giống quốc gia, giống được đưa vào khu vực hoá

như DT10, DT33, DT13, A20, DT271, VL901, lúa lai 3 dòng HR1….

Các năm 1987 - 1998, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã tiến

hành lai tạo được 2.701 tổ hợp, đã đưa ra sản xuất 55 giống, trong đó có 31 giống được

phép khu vực hoá và 24 giống được công nhận giống quốc gia.

Hàng năm, Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI, mạng lưới đánh giá nguồn di

truyền trên cây lúa (INGER) đã cung cấp cho chương trình chọn tạo giống lúa của Việt

Nam từ 200 - 500 giống lúa khác nhau.

Kết quả chọn giống lúa mùa chịu mặn cho vùng canh tác lúa tôm tại huyện

Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu của Nguyễn Văn Cường (2012) [23], đã chọn được hai giống

CTUS1 và CTUS4 có khả năng chịu mặn tốt (10‰), đạt năng suất cao, chống chịu rầy

nâu và phẩm chất tốt hơn giống đối chứng Một Bụi Đỏ.

Theo Nguyễn Văn Hiển (2000) [37], trong số các giống lúa được tạo ra ở nước

ta phần lớn là do lai tạo. Giống lúa đầu tiên được lai tạo và đưa vào sản xuất là giống

lúa ngắn ngày Nông nghiệp I của nhà bác học Lương Định Của (1961), đã đáp ứng yêu

cầu tăng thêm 1 vụ lúa ở vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ trong những năm đầu

thập niên 60. Giống lúa CN2, 79-1 có thời gian sinh trưởng 87 - 90 ngày thích hợp cho

phương thức gieo thẳng, đáp ứng yêu cầu tăng vụ.

Những thành tựu đạt được trong công tác chọn tạo giống lúa mới là sự nỗ lực

của các nhà khoa học và quản lý nông nghiệp, đã góp phần tích cực nâng cao sản

lượng và diện tích lúa trên toàn quốc. Vì thế, việc nghiên cứu, đánh giá từng giống lúa

thích hợp với các vùng sinh thái và kỹ thuật canh tác nhằm phát huy hết tiềm năng của

giống là một biện pháp hữu ích, mang lại hiệu quả cho sản xuất.

Tác giả Nguyễn Văn Hoan (1994) [40], đã tạo ra giống ĐH60 bằng phương pháp

lai hữu tính, giống ĐH60 tỏ ra là giống chịu hạn, chịu chua bằng giống Bao Thai (giống

chủ lực của vùng trung du, miền núi). Chịu rét hơn các giống cũ CN2, VX83, CR203

Page 43: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

30

chống chịu tốt với sâu bệnh nhất là khô vằn, đạo ôn, hoàn toàn không nhiễm đốm nâu,

bạc lá, chống chịu với các loại sâu hại khác đều khá hơn các giống hiện hành.

Các năm từ 1998 - 1999, Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng Trung ương đã tiến

hành khảo nghiệm 100 giống lúa mới tại các tỉnh phía miền Bắc cho kết quả như sau:

Giống có tiềm năng năng suất tương đối cao và tương đối ổn định: P6, DV108,

AYT77, ĐH104, D116, N29;

Giống có tiềm năng năng suất cao: 10 giống (Xi23, P4, Xuân số 12, DT12,

DT17, IV1, NX30, BM9608, BM9820).

Theo Vũ Thu Hiền (1999) [36], khi khảo sát và chọn tạo một số dòng giống lúa

chất lượng không phản ứng ánh sáng ngày ngắn ở vùng Gia Lâm - Hà Nội đã đưa ra

kết luận, như sau:

Các dòng CT5-A1, CT1-A1, IR59692 và IR65610-105 có tính chống chịu sâu

bệnh và điều kiện bất thuận;

Các dòng CT5-A1, IR57301, IR63872, IR65610-105, IR67413-44, IR67418-

228 có chiều dài bông lớn, ổn định, tiềm năng cho năng suất cao;

Những dòng giống có kích thước hạt đều, độ trắng, độ trong, cơm ngon, phù

hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu là: CT1-A1, CT5-A1, IR53674, IR63889, IR67413- 44.

Bằng kỹ thuật tạo biến dị bằng nuôi cấy mô và túi phấn, Viện lúa ĐBSCL đã

thành công trong chọn tạo giống lúa. Các giống lúa mới tạo ra bằng kỹ thuật này được

đưa ra sản xuất như: Khao 39, NCM16-27, NCM42-94. Kết quả nghiên cứu cho thấy

kỹ thuật tạo biến dị nuôi cấy mô áp dụng rất có hiệu quả trong cải tiến dạng hình, thời

gian sinh trưởng của các giống địa phương, trong khi vẫn giữ được các đặc tính tốt

như phẩm chất gạo. Kỹ thuật nuôi cấy bao phấn đặc biệt có lợi trong việc rút ngắn thời

gian tạo giống có độ thuần di truyền cao.

Bằng kỹ thuật tạo đột biến hoá chất và nuôi cấy mô trên giống lúa thơm

Jasmine 85 với mục đích tạo giống lúa thơm có phẩm chất như Jasmine 85 nhưng khắc

phục được một số nhược điểm của giống này. Viện đã đưa ra được 4 dòng triển vọng

đó là: OM3566-14, OM3566-15, OM3566-16, OM3566-70. Ưu điểm của các dòng

này là chín sớm hơn Jasmine khoảng 1 tuần, kháng rầy nâu và giữ được mùi thơm.

Nguyễn Thị Lang và cs (2013) [48], nghiên cứu, chọn tạo, khảo nghiệm và sản

xuất thử các giống lúa chịu mặn có triển vọng đã chọn được giống OM5953, là giống

lúa chịu mặn rất có triển vọng, có ưu điểm cứng cây, đẻ nhánh khỏe, năng suất cao (5 -

7 tấn/ha), ngon cơm, chịu phèn, chịu mặn tốt, kháng bệnh đạo ôn.

1.2.3. Nghiên cứu về phân bón cho lúa trên Thế giới và Việt Nam

1.2.3.1. Những nghiên cứu về phân bón cho cây lúa trên Thế giới

Trong lịch sử phát triển nông nghiệp, phân bón luôn được xem là yếu tố quan

trọng trong hệ thống canh tác để tăng năng suất cây trồng. Viện lúa Quốc tế (IRRI),

Ủy ban lúa gạo Quốc tế (IRC), Viện nghiên cứu nông hóa Mỹ đã khẳng định: Gần

Page 44: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

31

50% năng suất là do tác dụng của phân bón, còn hơn 50% kia là do các yếu tố khác

như giống, nước, chăm sóc.

Kết quả nghiên cứu các giống lúa Indica có phản ứng với phân bón là tăng diện

tích lá lớn hơn so với giống lúa Japonica, nhưng lại phản ứng yếu hơn khi hàm lượng

phân bón tăng. Khi bàn về năng suất các tác giả cho biết: Năng suất là kết quả của

những giống có phản ứng tốt với phân bón và biện pháp kỹ thuật. Ở vùng ôn đới,

giống Japonica thường cho năng suất cao vì nó phản ứng tốt với phân bón.

Các nghiên cứu về đạm cho lúa trên Thế giới: Tìm hiểu hiệu suất phân đạm đối

với lúa Iruka (1963), cho thấy: Bón đạm với liều lượng cao thì hiệu suất cao nhất là

bón vào lúc lúa đẻ nhánh, sau đó giảm dần, với liều lượng thấp thì bón vào lúc lúa đẻ

và trước trỗ 10 ngày có hiệu quả cao. Nếu giảm một nửa lượng phân đạm trong trồng

trọt thì năng suất cây trồng sẽ giảm 22% trong thời gian ngắn; 25 - 30% trong thời

gian dài, thu nhập trang trại giảm 12%, lợi nhuận của các trang trại giảm 40%, tổng

sản lượng hoa màu giảm 10%.

Theo Shuichi Y (1985) [104], lượng đạm cây hút ở thời kỳ đẻ nhánh quyết định

tới 74% năng suất. Bón nhiều đạm làm cây đẻ nhánh khỏe và tập trung, tăng số

bông/m2; số hạt/bông, nhưng khối lượng 1000 hạt ít thay đổi. Mặt khác tác giả lại cho

rằng ở các nước nhiệt đới lượng các chất dinh dưỡng (N, P, K) cần để tạo ra 1 tấn thóc

trung bình là 20,5 kg N; 5,1 kg P2O5; 4,4 kg K2O

Các nghiên cứu về lân cho lúa trên Thế giới: Bón lân xúc tiến quá trình sinh

trưởng của cây trong thời kỳ đầu, đồng thời có thể rút ngắn thời gian sinh trưởng mà

đặc biệt là những vùng lạnh thì hiệu quả đó càng rõ. Lúa nước là loại cây trồng cần ít

lân, do đó khả năng hút lân từ đất mạnh hơn cây trồng cạn. Hầu hết các loại cây trồng

hút không quá 10 - 13% lượng lân bón vào đất trong năm, đặc biệt là cây lúa có khả

năng hút lân khi hàm lượng lân trong đất khoảng 0,2 ppm hoặc thấp hơn một chút là

có thể cho năng suất tối đa. Tuy vậy, cần bón lân kết hợp với các loại phân khác như

đạm, kali mới nâng cao được hiệu quả của nó.

Theo Reyhaneh và cs (2012) [99], bón lân làm tăng khả năng hút đạm và kali, là

cơ sở để tăng năng suất cây trồng. Để đánh giá khả năng cung cấp lân của đất cho cây

trồng, người ta dựa vào hàm lượng lân dễ tiêu, phân lân bón cho lúa có hiệu quả đứng

thứ 2 sau đạm, nhưng trong một vài trường hợp, ở những đất nghèo dinh dưỡng thì

phân lân lại làm tăng năng suất nhiều hơn đạm. Tuy nhiên, bón phân lân cùng với đạm

là điều kiện tốt để phát huy hiệu quả cao của phân lân. Khi cây bị thiếu lân cây non có

bộ lá hẹp, thường bị cuộn lại, sức đẻ nhánh giảm và đẻ muộn, giai đoạn đẻ nhánh kéo

dài. Ở thời kỳ lúa đẻ nhánh và tròn mình, phân lân có ảnh hưởng tốt đối với cây lúa, nó

làm cho khối lượng của phần trên mặt đất của cây lúa tăng khá lớn, sau đó đến thời kỳ

chín mức tăng của khối lượng thân cây giảm. Ở những chân đất tương đối phì nhiêu,

hiệu quả của phân lân đối với năng suất lúa không lớn. Bón lân làm cho lúa cứng cây

Page 45: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

32

và tăng khả năng chống đổ. Hiệu suất của lân đối với hạt ở giai đoạn đầu cao hơn giai

đoạn cuối và lượng lân hút ở giai đoạn đầu chủ yếu phân phối ở các cơ quan sinh

trưởng. Do đó, phải bón lót để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa.

Theo Theo Reyhaneh và cs (2012) [99], các nghiên cứu về kali cho lúa trên Thế

giới: Ở Đức người ta tính lượng kali bón cho cây theo năng suất và lượng kali có trong

đất. Để đạt năng suất 3- 10 tấn/ha thì lượng kali được khuyến cáo là từ 85 - 310 kg

K2O/ha. Kết quả nghiên cứu của trại thí nghiệm Cuban (Liên Xô cũ) cho biết để thu

được 4 tấn thóc/ha thì cần bón 35 - 50 kg K2O, trung bình là 44 kg K2O/ha. Kali có vai

trò quan trọng trong giai đoạn trước và sau làm đòng, thiếu kali ở giai đoạn này năng

suất lúa giảm mạnh.

Theo Muhhad S và Neue HU (1987) [95], trên Thế giới, vai trò của kali cho cây

lúa đã được nghiên cứu và khẳng định. Cường độ quang hợp càng mạnh khi hàm

lượng kali trong tế bào càng lớn. Song muốn có cường độ quang hợp cao cần phải có

đủ ánh sáng. Khi thiếu kali thì nồng độ sắt trong tế bào hạ thấp, quá trình tổng hợp tinh

bột, protein chậm.

Theo Shuichi Y (1985) [104], khoảng 20% tổng lượng kali cây hút là được vận

chuyển vào hạt, lượng còn lại được tích lũy trong các bộ phận khác của cây.

Theo Nguyễn Vi (1982) [69], cây hút đạm và kali có mối tương quan thuận, tỷ lệ

K2O/N thường là 1,26. Theo nhiều tác giả khác tỷ lệ K2O/N rất quan trọng, nếu cây hút

nhiều đạm thì dễ thiếu kali, do đó thường phải bón kali ở những ruộng lúa bón nhiều

đạm. Vì vậy, trên đất nghèo kali bón cân đối đạm - kali có ý nghĩa rất quan trọng.

Theo Ranjha AM và cs (2001) [98], thiếu kali cây lúa dễ bị bệnh tiêm lửa, đạo

ôn, thối rễ, bạc lá, thân cây yếu dễ bị đổ. Lúa được bón đầy đủ kali, lá chuyển màu

xanh vàng, lá dài hơn và trỗ sớm hơn 2 - 3 ngày. Kali có tác dụng làm tăng số nhánh

hữu hiệu, tăng chiều cao cây, bông dài hơn và phẩm chất hạt tốt hơn.

Theo Reyhaneh và cs (2012) [99], lúa hút kali vào thời kỳ đẻ nhánh sẽ có tác

dụng làm tăng số bông, số hạt, ở thời kỳ làm đòng làm tăng số hạt và tăng khối lượng

1000 hạt. Vì vậy, thiếu kali ở giai đoạn này làm năng suất giảm mạnh. Đây cũng là cơ

sở cho biện pháp bón kali hợp lý.

Theo Ranjha AM và cs (2001) [98], từ khi cây lúa bắt đầu bén rễ đến cuối đẻ

nhánh, đối với vụ sớm và vụ muộn đều hút một lượng kali tương đương nhau. Từ khi

phân hoá đòng đến lúc bắt đầu trỗ, cây lúa hút kali nhiều nhất và sau đó lại giảm, nhưng

từ khi trỗ đến thời kỳ hạt chắc và chín thì tỷ lệ hút kali ở vụ muộn lại cao hơn vụ sớm. Ở

giai đoạn đầu hiệu suất của kali cao sau đó giảm dần và đến giai đoạn cuối lại cao. Do

lúa cần lượng kali lớn nên cần bón kali bổ sung đến giai đoạn trỗ, đặc biệt ở giai đoạn

hình thành hạt là rất cần thiết.

Page 46: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

33

1.2.3.2. Nghiên cứu phân bón cho lúa ở Việt Nam

Phân bón được người nông dân ở Việt Nam sử dụng từ rất lâu đời cùng với sự

phát triển của nền nông nghiệp. Con người đã biết sử dụng phân bón để nâng cao

năng suất cây trồng từ rất sớm, nhưng chủ yếu là sử dụng các loại phân hữu cơ. Từ

trước Công Nguyên con người đã quan tâm đến việc bón phân hữu cơ cho ruộng.

Theo Nguyễn Đình Giao và cs (2001) [32], tổng lượng N, P, K được bón cho 1

ha canh tác năm 1993 tăng gấp 3,5 lần so với năm 1981 là nhân tố quan trọng làm cho

năng suất cây trồng tăng đáng kể so với chỉ bón N, P: Năng suất lúa tăng được 49%

trên đất dốc tụ, tăng 53% trên đất bạc màu, tăng 21% trên đất xám bạc màu.

- Các nghiên cứu về đạm cho lúa ở Việt Nam: Theo Nguyễn Văn Hoan (2003)

[41], trong các nguyên tố dinh dưỡng, đạm là chất dinh dưỡng quan trọng nhất. Cây

lúa cần đạm trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng, tuy nhiên giai đoạn đẻ nhánh lúa

cần nhiều đạm nhất. Cung cấp đủ đạm và đúng lúc làm cho lúa đẻ nhánh nhanh, tập

trung tạo nhiều nhánh hữu hiệu. Đạm thúc đẩy hình thành đòng và các yếu tố cấu

thành năng suất khác như số hạt/bông, khối lượng 1.000 hạt và tỷ lệ hạt chắc. Vì vậy,

bón đạm ở giai đoạn làm đòng ảnh hưởng quyết định đến năng suất. Mặt khác, bón

đạm làm tăng hàm lượng protein nên ảnh hưởng đến chất lượng gạo. Đạm cũng ảnh

hưởng tới đặc tính vật lý và sức đề kháng đối với sâu bệnh hại lúa. Thừa hoặc thiếu

đạm đều làm lúa dễ bị nhiễm sâu bệnh hại do sức đề kháng giảm (Nguyễn Văn Hoan,

2006) [42].

Thiếu đạm làm cho cây lúa thấp, đẻ nhánh kém, đòng nhỏ, khả năng trỗ kém, số

hạt/bông ít, lép nhiều, năng suất thấp. Thừa đạm làm cho lá to, dài, phiến lá mỏng,

nhánh vô hiệu nhiều, lúa trỗ muộn, cây cao, lốp, đổ non ảnh hưởng xấu đến năng suất

và phẩm chất lúa. Trong quá trình sinh trưởng, cây lúa có nhu cầu đạm tăng đều từ

thời kỳ đẻ nhánh tới trỗ và giảm sau trỗ. Lượng đạm cần thiết để tạo ra một tấn thóc từ

17-25 kg N, trung bình 22,2 kg N.

Theo Phạm Văn Cường và cs (2005) [25], khi tăng lượng đạm bón thì chỉ số

diện tích lá (LAI), trọng lượng chất khô (DM) và tốc độ tích luỹ chất khô (Crop

growth rate-CGR) của lúa lai vượt trội so với lúa thuần, đặc biệt ở giai đoạn sau cấy

4 tuần, năng suất của các giống lúa đều tăng, tuy nhiên năng suất của lúa lai tăng

nhiều hơn năng suất của lúa thuần. Năng suất hạt của các giống lúa thí nghiệm ở các

mức phân bón có tương quan thuận ở mức ý nghĩa với LAI và CGR ở giai đoạn đầu

của quá trình sinh trưởng, số bông/m2 và số hạt/bông.

Theo Nguyễn Văn Hoan (2003) [41], trong các giai đoạn sinh trưởng thì bắt đầu

từ đẻ nhánh đến đẻ rộ hàm lượng đạm trong thân lá luôn cao sau đó giảm dần. Như vậy,

cần tập trung bón đạm mạnh vào giai đoạn này. Tuy nhiên thời kỳ hút đạm mạnh nhất

quan sát thấy ở lúa lai là từ đẻ rộ đến làm đòng, mỗi ngày lúa lai hút 3.520 g N/ha chiếm

Page 47: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

34

34,68% tổng lượng hút, tiếp đến mới là giai đoạn từ bắt đầu đẻ nhánh đến đẻ rộ, mỗi

ngày cây hút 2.737 g N/ha chiếm 26,82% tổng lượng hút. Vì lý do này mà bón lót và

bón thúc thật tập trung là rất cần thiết nhằm cung cấp đủ đạm cho lúa lai. Ở giai đoạn

cuối, tuy lúa lai hút đạm không mạnh như ở 2 giai đoạn đầu song giữ một tỉ lệ N cao và

sức hút N mạnh rất có lợi cho quang hợp tích lũy chất khô vào hạt. Vì thế một lượng

đạm nhất định cần được bón vào giai đoạn cuối (khoảng 20 ngày trước khi lúa trỗ).

Theo Nguyễn Văn Bộ và cs (2003) [3], thì hiệu suất sử dụng đạm phụ thuộc vào

giống lúa, thường các giống lúa lai có hiệu suất sử dụng đạm cao hơn, đạt từ 10-14 kg

thóc/kg N được bón, trong khi lúa thuần chỉ đạt 7-8 kg thóc/kg N. Trên đất phù sa

sông Hồng, bón đạm làm năng suất lúa lai tăng 22,3- 40,1%.

Theo Phạm Văn Cường và cs (2005) [25], cây lúa yêu cầu dinh dưỡng đạm

trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của chúng. Tỷ lệ đạm trong cây so với khối

lượng chất khô ở các thời kỳ như sau: Thời kỳ mạ 1,54%, đẻ nhánh 3,65%, làm đòng

3,06%, cuối làm đòng 1,95%, trổ bông 1,17% và chín 0,4%.

Để đạt năng suất 50 tạ/ha/vụ cần bón từ 100 - 120 kg N/ha, lượng đạm này lấy

từ các loại phân vô cơ và hữu cơ bón cho lúa. Nếu chỉ bón đơn độc đạm cho cây lúa thì

cây sinh trưởng quá mạnh và chỉ đạt được năng suất khá trong vài vụ đầu, dần dần

năng suất sẽ bị giảm, nếu bón kết hợp với lân và kali thì cây lúa sinh trưởng cân đối,

cho năng suất cao và ổn định. Trong bón phân, phương pháp bón cũng rất quan trọng.

Cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong khi bón phân thì hiệu quả mới cao, cây lúa

mới hút được dinh dưỡng tối đa.

Nguyễn Văn Hoan (2003) [41], để nâng cao hiệu quả bón đạm thì phương

pháp bón cũng rất quan trọng. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì khi bón đạm vãi trên

mặt ruộng sẽ gây mất đạm tới 50% do nhiều con đường khác nhau như rửa trôi, bay

hơi, ngấm sâu hay do phản đạm hoá. Vì vậy, khi bón đạm cần bón sớm, bón tập trung

và bón dúi sâu xuống tầng đất nơi có bộ rễ lúa tập trung nhiều.

- Các nghiên cứu về lân cho lúa ở Việt Nam: Ở Việt Nam, trên đất phèn nếu

không bón lân, cây trồng chỉ hút được 40 - 50 kg N/ha, nếu bón lân cây trồng sẽ hút

120 - 130 kg N/ha. Do vậy, để đảm bảo đất không bị suy thoái, về nguyên tắc phải bón

trả lại cho đất một lượng dinh dưỡng tương tự lượng dinh dưỡng mà cây trồng đã lấy

đi. Tuy nhiên, việc bón phân cho cây trồng lại không chỉ hoàn toàn dựa vào dinh

dưỡng cây trồng hút từ đất và phân bón, mà phải dựa vào lượng dinh dưỡng dự trữ

trong đất và khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây.

Hiệu suất của lân đối với hạt ở các giai đoạn đầu cao hơn các giai đoạn cuối do

lân cần thiết cho đẻ nhánh và nhu cầu của lân tổng số ít hơn đạm. Vì thế, trong sản

xuất cần bón lân rất sớm, có thể bón lót để cây lúa hút đủ lân tạo điều kiện thuận lợi

cho các bước phát triển tiếp theo.

Page 48: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

35

Theo Trần Quang Tuyến (2010) [66], trong vụ Hè Thu nhận thấy nhu cầu phân

lân có cao hơn và có hiệu quả rõ hơn vụ Xuân, bón 20kg P2O5 đã bội thu được 43,7%

so với không bón lân, bón 40 kg bội thu 62,5% năng suất.

Ở giai đoạn chín hàm lượng lân trong thân lá lúa lai cao hơn hẳn lúa thường.

Giai đoạn từ đẻ rộ đến phân hóa đòng lúa lai hút tới 84,27% tổng lượng lân. Vì thế

muốn để lúa lai đạt năng suất cao thì tổng lượng lân cần được cung cấp đủ trước khi

làm đòng.

Theo Bùi Huy Đáp (1980) [30], lân được hút chậm hơn đạm trong thời kỳ dinh

dưỡng đầu và được hút nhanh từ khi phân hoá đòng đến lúa vươn lóng. Phần lớn lân

tích luỹ trong thân và lá trước khi trỗ rồi chuyển về bông vì sau khi trỗ lúa thường

không hút nhiều lân nữa. Khi bón quá nhiều lân, đất sẽ giữ lân lại, do đó ruộng ít bị

hiện tượng thừa lân. Ruộng lúa ngập nước sẽ làm tăng độ dễ tiêu của lân, tăng hiệu

quả của phân bón cho cây lúa. Cây lúa hút lân trong suốt thời kỳ sinh trưởng, vì vậy có

thể bón lót hết lượng lân dành cho cả vụ. Trung bình để tạo ra một tấn thóc, thì cây

lúa hút khoảng 7,1 kg P2O5. Lân trong đất là rất ít, hệ số sử dụng lân của lúa lại thấp,

do đó cần phải bón lân với liều lượng tương đối khá. Để nâng cao hiệu quả của việc

bón lân cho cây lúa ngắn ngày, trong điều kiện thâm canh trung bình (10 tấn phân

chuồng, 90 - 120 kg N, 60 kg K2O/ha) nên bón lân với lượng 80 - 90 kg P2O5/ha và

tập trung bón lót.

Cây lúa được bón đầy đủ lân và cân đối đạm sẽ phát triển xanh tốt, khỏe

mạnh, chống chịu với điều kiện bất thuận như hạn, rét. Cây lúa đủ lân đẻ nhánh

khỏe, bộ rễ phát triển tốt, trỗ và chín sớm ngay cả trong điều kiện nhiệt độ thấp trong

vụ Đông Xuân, hạt thóc mẩy và sáng. Cây lúa thiếu lân cây còi cọc, đẻ nhánh kém, lá

lúa ngắn, phiến lá hẹp, lá có tư thế dựng đứng và có màu xanh tối, số lá, số bông và

số hạt/bông đều giảm.

- Các nghiên cứu về kali cho lúa ở Việt Nam: Theo Nguyễn Văn Hoan (2003)

[41], từ giai đoạn đẻ nhánh đến khi trỗ, lúa lai hút kali với cường độ tương tự lúa

thường. Tuy nhiên, từ sau khi trỗ thì lúa thường hút rất ít kali, trong khi đó lúa lai vẫn

duy trì sức hút kali mạnh, mỗi ngày vẫn hút 0,67 kg/ha chiếm 8,7% tổng lượng hút.

Như vậy trong suốt thời kỳ sinh trưởng cường độ hút kali của lúa lai luôn cao. Đây là

đặc điểm rất đặc trưng về hút các chất dinh dưỡng của lúa lai. Từ đặc điểm này có thể

kết luận: Để có năng suất cao cần coi trọng bón phân kali cho lúa lai.

Cây lúa hút kali trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của chúng. Nhưng

nhu cầu kali thể hiện rõ nhất ở hai thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng. Nếu thiếu kali vào

thời kỳ đẻ nhánh thì ảnh rất hưởng lớn đến năng suất, lúa hút kali mạnh nhất vào thời

kỳ làm đòng.

Page 49: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

36

Theo Nguyễn Vi (1982) [69], với các giống lúa hiện nay, tỷ lệ hạt chắc tăng từ

30 - 57% do bón kali và khối lượng hạt cũng tăng từ 12 - 30%. Lượng kali cây lúa hút

và năng suất lúa có mối tương quan thuận với nhau. Vào những thập kỷ 60 - 70, hiệu

lực phân kali bón cho lúa rất thấp, ở hầu hết các loại đất đã nghiên cứu: Ở đồng bằng

Sông Hồng, hiệu quả chỉ đạt 0,3 - 0,8 kg thóc/1 kg kali. Hiện nay, hiệu lực của phân

kali bón cao hơn trước, với lúa trên đất bạc màu, hiệu quả cao nhất đạt 8,1 - 21,0 kg

thóc/1 kg kali. Trên đất bạc màu, trữ lượng kali trong đất ít, do vậy cần phải đầy đủ

phân kali để đảm bảo nhu cầu của cây trồng, đồng thời cây lúa cũng hút các yếu tố

dinh dưỡng khác dễ dàng hơn. Hiệu suất của phân kali trên đất phù sa Sông Hồng chỉ

đạt 1,0 - 2,5 kg thóc/1 kg phân kali, trong khi đó nếu trên đất bạc màu hay đất cát ven

biển có thể đạt 5 - 7 kg thóc/1 kg KCl. Vì vậy, trên đất nghèo kali, bón cân đối đạm -

kali có ý nghĩa rất quan trọng.

Tóm lại, mỗi nguyên tố dinh dưỡng đều có một vị trí quan trọng trong đời sống

của cây lúa. Tùy mùa vụ, tùy giai đoạn sinh trưởng, tùy loại đất và phương pháp sử

dụng mà tác dụng và hiệu quả của các nguyên tố này rất khác nhau. Rất nhiều các kết

quả nghiên cứu, cho thấy: Hiệu quả của các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây lúa

được phát huy cao nhất khi các nguyên tố này được bón phối hợp với nhau theo một tỷ

lệ thích hợp.

1.2.4. Các kết quả nghiên cứu về mật độ gieo trên Thế giới và Việt Nam.

1.2.4.1. Nghiên cứu mật độ lúa trên Thế giới

Mật độ cấy là một biện pháp kỹ thật canh tác quan trọng, phụ thuộc vào điều

kiện tự nhiên, dinh dưỡng, đặc điểm của giống. Suichi (1985) [104] đã khẳng định,

trong ruộng lúa cấy, khoảng cách thích hợp cho lúa đẻ nhánh khoẻ và sớm thay đổi từ

20 x 20cm đến 30 x 30cm. Theo ông, việc đẻ nhánh chỉ xảy ra đến mật độ 300 cây/m2,

nếu tăng số dảnh cấy lên nữa thì chỉ có những dảnh chính cho bông. Năng suất tăng

khi mật độ cấy tăng lên 182 - 242 dảnh/m2. Số bông trên đơn vị diện tích cũng tăng

theo mật độ, nhưng lại giảm số hạt trên bông. Mật độ sạ cấy thực tế là vấn đề tương

quan giữa số dảnh cấy và sự đẻ nhánh. Thường sạ cấy thưa thì cây lúa đẻ nhánh nhiều,

cấy dày thì đẻ nhánh ít. Trong phạm vi khoảng cách cấy từ 50 x 50 cm đến 10 x 10

cm, khả năng đẻ nhánh có ảnh hưởng đến năng suất. Ông thấy rằng, năng suất hạt của

giống IR-154-451 (một giống có khả năng đẻ nhánh ít) tăng lên với việc giảm khoảng

cách cấy 10 x 10cm. Đối với giống có khả năng đẻ nhánh khoẻ (IR8) năng suất đạt cực

đại ở khoảng cách cấy 20 x 20cm.

Những nghiên cứu của IRRI cho thấy khoảng cách tối ưu cho năng suất tối đa

tùy thuộc vào giống, độ phì của đất và thời vụ sạ trồng. Nói chung, cây lúa trong mùa

mưa nên trồng thưa hơn trong mùa khô bởi vì trong mùa mưa, cây có khuynh hướng

mọc nhiều lá và chồi. Những giống cao cây, nhiều lá dễ đổ ngã nên sạ thưa hơn giống

Page 50: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

37

thấp cây, kháng đổ ngã ở bất kỳ mùa vụ nào. Khoảng cách cây không hợp lý có thể

làm giảm năng suất từ 25 - 30%.

Theo Jennings và cs (1979) [97], năng suất hạt tùy thuộc vào khả năng cho năng

suất, tính kháng sâu bệnh, khả năng thích nghi đối với điều kiện môi trường, kỹ thuật

canh tác và nhiều yếu tố khác. Đối với mật độ, khoảng cách chuẩn giữa các hàng lúa sạ

là 30 cm. Ở khoảng cách hàng rộng hơn cỏ dại sẽ mọc nhiều, khó phân biệt giữa cây có

dạng tốt và dạng xấu. Đa số các thí nghiệm cho thấy những dòng cho năng suất cao nhất

chắc chắn sẽ cho năng suất cao hơn khi khoảng cách hàng gia tăng đến 30 cm.

1.2.4.2. Kết quả nghiên cứu về mật độ lúa ở Việt Nam

Theo Phạm Văn Cường, Hà Thị Minh Thuỳ (2006) [26], mật độ ảnh hưởng đến

chỉ số diện tích lá của lúa lai và lúa thuần khác nhau. Lúa lai có chỉ số diện tích lá đạt

cực đại sớm hơn và giảm chậm, còn lúa thuần thì ngược lại cực đại đạt muộn hơn và

giảm nhanh chóng. Lúa thuần với mật độ cấy dày (70 khóm/m2) có tốc độ tích luỹ chất

khô (CGR) cao hơn so với mật độ cấy thưa, tuy nhiên ở giai đoạn trỗ và chín sáp CGR

khi cấy mật độ 50 khóm/m2 lại cao nhất.

Theo Nguyễn Như Hà (2006) [35], kết luận: tăng mật độ cấy làm cho việc đẻ

nhánh của một khóm giảm. So sánh số dảnh cấy trên khóm của mật độ cấy thưa 45

khóm/m2 và mật độ cấy dày 85 khóm/m2 thì thấy số dảnh đẻ trong một khóm lúa ở

công thức cấy thưa lớn hơn 0,9 dảnh/khóm (ở vụ Xuân) và tăng lên 1,9 dảnh/khóm (ở

vụ Mùa). Về dinh dưỡng, khi tăng lượng đạm bón ở mật độ cấy dày có tác dụng tăng

tỷ lệ dảnh hữu hiệu. Tỷ lệ dảnh hữu hiệu tăng tỷ lệ thuận với mật độ đến 65 khóm/m2 ở

vụ Mùa và 75 khóm/m2 ở vụ Xuân. Tăng bón đạm ở mật độ cao khoảng 55 - 65

khóm/m2 làm tăng tỷ lệ dảnh hữu hiệu.

Theo Nguyễn Văn Hoan (2003) [41], với các giống lúa lai nên cấy 2-3 dảnh với

mật độ 50-55 khóm/m2 và cấy 3-4 dảnh với mật độ 40-45 khóm/m2.

Việc nghiên cứu về mật độ đã cũng cố thêm về quy trình thâm canh cho cây lúa.

Năng suất các giống lúa được cải thiện đáng kể thông qua việc điều chỉnh chế độ canh

tác như chế độ bón phân và mật độ gieo cấy. Bố trí mật độ hợp lý nhằm tận dụng nguồn

năng lượng ánh sáng mặt trời, hạn chế sâu bệnh hại và tạo tiền đề cho năng suất cao.

1.2.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất lúa tại Quảng Bình

1.2.5.1. Điều kiện tự nhiên của Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, với diện tích tự nhiên 8.000

km2, dân số năm 2015 có 872.925 người (Niên giám thống kê Quảng Bình, 2015) [48].

Vị trí địa lý: Toạ độ địa lý ở phần đất liền là: Điểm cực Bắc: 18005’ 12" vĩ độ

Bắc; Điểm cực Nam: 17005’ 02" vĩ độ Bắc; Điểm cực Đông: 106059’ 37" kinh độ

Đông; Điểm cực Tây: 105036’ 55" kinh độ Đông

Tỉnh Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông và có chung biên giới

với Lào 201,87 km ở phía Tây, có cảng Hòn La, cảng Hàng không Đồng Hơi, Quốc

Page 51: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

38

lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy

từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền

với Nước CHDCND Lào.

Địa hình: Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông có 85%

tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ

bản, đó là: vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.

Khí hậu: Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí

hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt:

- Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm

1.500 - 2.000mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.

- Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC - 25oC. Ba

tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.

Tài nguyên đất: tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính, đó là: đất phù sa ở

vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính như

sau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm

hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9%

và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích.

1.2.5.2. Tình hình kinh tế - xã hội Quảng Bình năm 2016

Theo Quảng Bình Portal (2016) [54], năm 2016 tỉnh Quảng Bình đối mặt với rất

nhiều khó khăn, thách thức, có thể nói là năm gặp khó khăn nhất, nằm ngoài dự báo

của tỉnh đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tình hình kinh tế - xã hội, an ninh chính trị

địa phương. Đó là sự cố môi trường biển do Formosa gây ra đã làm cho sản xuất, kinh

doanh, khai thác thủy hải sản bị đình trệ; đời sống, việc làm, thu nhập của nhân dân

sống dựa vào biển và ngư dân các xã vùng biển trên địa bàn hết sức khó khăn, thậm chí

bế tắc, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong nhân dân; du lịch tỉnh nhà rơi vào tình

trạng điêu đứng, nhiều khách sạn, nhà hàng ngừng hoạt động, các ngành dịch vụ khác

đi kèm bị ảnh hưởng rất nặng nề; trong tháng 10 lại xảy ra liên tiếp 2 trận lũ lụt lớn đạt

đỉnh điểm lũ lụt 2007 đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản.

Trước những khó khăn trên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo

quyết liệt, triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất; động

viên, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng; đồng

thời tăng cường các biện pháp ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh. Theo

Quảng Bình Portal (2016) [54], cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của Chính phủ, các Bộ

ngành Trung ương; sự chung tay, góp sức của đồng bào cả nước, kiều bào ở nước

ngoài; sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị đã giúp cho người dân,

doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, từng bước khắc phục tổn thất, thiệt hại để tiếp tục

sản xuất. Nhờ vậy, tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 vẫn ổn định và có bước phát

Page 52: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

39

triển. Sản xuất nông nghiệp được mùa, sản lượng lương thực vượt kế hoạch đề ra;

chăn nuôi phát triển ổn định; sản xuất công nghiệp duy trì tăng trưởng khá; thu ngân

sách đạt dự toán đề ra; tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng khá so với cùng kỳ; kết cấu hạ

tầng kinh tế, xã hội được chú trọng đầu tư, nhất là các công trình trọng điểm; đã xúc

tiến, kêu gọi được nhiều dự án đầu tư lớn, tạo động lực phát triển cho tỉnh trong thời

gian tới; đã tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn để tiếp tục triển khai một số dự án trên

địa bàn tỉnh; đã hoàn thiện các thủ tục trình Bộ Xây dựng thẩm định, phê duyệt nâng

cấp thị trấn Kiến Giang và Hoàn Lão lên đô thị loại IV; lĩnh vực văn hóa, xã hội, tài

nguyên môi trường có nhiều chuyển biến tiến bộ; quốc phòng - an ninh tiếp tục được

tăng cường, đã giữ vững ổn định tình hình trong điều kiện an ninh trật tự một số địa

phương trong tỉnh diễn biến rất phức tạp; công tác cải cách hành chính có nhiều

chuyển biến tích cực; công tác an sinh xã hội được chú trọng, đời sống nhân dân từng

bước được cải thiện.

Tại Quảng Bình, sự cố môi trường biển do Formosa xả thải và 2 trận lũ lụt kép

đã gây thiệt hại hơn 4.975 tỷ đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt tác động trực tiếp đến các chỉ tiêu về giá trị sản xuất

nông, lâm nghiệp và thủy sản, giá trị sản xuất các ngành dịch vụ làm mức tăng trưởng

thấp so cùng kỳ, kéo theo tổng sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh (GRDP) cả năm 2016

không đạt kế hoạch và thấp nhất trong nhiều năm qua; sản xuất và đời sống của nhân

dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, phải mất nhiều thời gian mới có thể

khắc phục được.

Theo Quảng Bình Portal (2016) [54], kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu

năm 2016, như sau:

a, Các chỉ tiêu kinh tế:

- Tổng sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh (GRDP) năm 2016 (theo giá so sánh

2010) ước tăng 4,5% so cùng kỳ. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm

qua. Nguyên nhân chính là do sự cố ô nhiễm môi trường biển và thiệt hại nặng nề do

2 đợt lũ lụt kép đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của 02 khu vực: nông, lâm nghiệp,

thủy sản và khu vực dịch vụ.

- Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 4,5% (kế hoạch cả năm tăng 8%, thực hiện

cùng kỳ 6,5%);

- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,2% (kế hoạch cả năm

tăng 4%, thực hiện cùng kỳ 3,5%);

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 9,2% (kế hoạch cả năm 10%, thực hiện cùng

kỳ 10%);

- Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 4% (kế hoạch cả năm tăng 9,5%, thực

Page 53: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

40

hiện cùng kỳ 8,7%);

- Cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp và thủy sản: 22,9%, công nghiệp - xây

dựng: 25,7%, dịch vụ: 51,4% (KH Nông, lâm, ngư nghiệp: 24%; Công nghiệp - xây

dựng: 25,2%; dịch vụ: 50,8%);

- Thu ngân sách trên địa bàn đạt 3.067 tỷ đồng, tăng 2,2% so kế hoạch (kế

hoạch 3.000 tỷ đồng);

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 10.824 tỷ đồng, tăng 6,8% so cùng kỳ (kế

hoạch 12.000 tỷ đồng);

- GRDP bình quân đầu người đạt 28,72 triệu đồng (kế hoạch 35 triệu đồng);

- Có thêm 14 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, đạt 100% kế hoạch (kế hoạch 14 xã).

b, Các chỉ tiêu xã hội:

- Giải quyết việc làm cho 3,25 vạn lao động, đạt 98,5% kế hoạch (kế hoạch cả

năm 3,3 vạn lao động; thực hiện cùng kỳ 3,23 vạn lao động);

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,0% so với năm 2015 (kế hoạch giảm 2%);

- Tốc độ tăng dân số 0,52%/năm (kế hoạch 1,05%);

- 99,58% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia (kế hoạch 99,3%);

- 82,4% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế (kế hoạch 82,4%)

- Số giường bệnh bình quân trên 1 vạn dân đạt 21 giường (kế hoạch 21 giường)

- Trên 84,83% dân số tham gia bảo hiểm y tế (kế hoạch 77,8%);

- 45,9% xã, phường, thị trấn hoàn thành phổ cập trung học cơ sở (mức độ III)

(kế hoạch 28,3%);

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 62,1%; trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt

38,6% (kế hoạch 62% và 37,5%).

c, Các chỉ tiêu về môi trường:

- Tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh đạt 97,1% (kế

hoạch 97%);

- Tỷ lệ hộ nông thôn được cung cấp nước sạch và hợp vệ sinh đạt 85% (kế

hoạch 85%);

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 68,5% (kế hoạch 68,5%).

Trên cơ sở kết quả thực hiện năm 2016, có 14/21 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt

kế hoạch; 07 chỉ tiêu không đạt kế hoạch. Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách

thức, kết quả đạt được trên đây thể hiện nỗ lực rất lớn của Đảng bộ, chính quyền và

Page 54: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

41

nhân dân trong toàn tỉnh.

1.2.5.3. Tình hình sản xuất lúa tại Quảng Bình

Năm 2016, trong điều kiện phải đối mặt với những khó khăn do thiên tai và sự

cố môi trường biển gây ra nhưng với sự chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải

pháp về giống, thời vụ, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh, cùng với tinh thần vượt khó của

bà con nông dân nên diện tích gieo trồng cây hằng năm tăng so với kế hoạch đề ra. Sản

xuất nông nghiệp được mùa, sản lượng lương thực đạt 30,5 vạn tấn, tăng 2,2% so cùng

kỳ, đạt 108,5% kế hoạch. Đã thực hiện chuyển ðổi hõn 2.206 ha ðất lúa kém hiệu quả

sang cây trồng khác có hiệu quả cao, tãng 87% so cùng kỳ. Tiếp tục tổ chức cho các

doanh nghiệp thực hiện liên kết với HTX, tổ hợp tác và người nông dân sản xuất theo

cánh đồng lớn 2.131ha, tăng 67,9% so cùng kỳ (Quảng Bình Portal, 2016) [54].

Cây công nghiệp dài ngày có xu hướng tăng. Sản lượng một số cây lâu năm: cao

su khai thác 4.300 tấn, tăng 1,6%; hồ tiêu 667 tấn, tăng 3% so cùng kỳ.

Theo Sở NN&PTNT Quảng Bình (2013) [59], trong đề án chuyển đổi cơ cấu

cây trồng giai đoạn 2014 - 2020, của ngành Nông nghiệp thì cơ cấu giống gắn với cơ

cấu thời vụ và được chuyển dịch theo hướng né tránh những bất thuận của thời tiết,

thiên tai. Vụ Đông xuân giảm dần các giống dài ngày, tăng cường giống trung và ngắn

ngày để gieo cấy muộn hơn tránh ngập úng và rét vào đầu vụ. Vụ Hè thu tập trung sử

dụng các giống ngắn ngày và cực ngắn tránh lũ đến sớm. Phấn đấu nâng tỷ lệ sử dụng

giống chất lượng cao trên 50% vụ Đông xuân và trên 80% trong vụ Hè thu.

Theo Sở NN&PTNT Quảng Bình (2016) [57], giống lúa chất lượng cao giai

đoạn 2010 - 2015 có bước tăng trưởng khá nhanh về diện tích, năng suất lúa. Năm

2015, diện tích tăng 24,3% so với năm 2010. Về năng suất: Từ 49,26 tạ/ha (2010) lên

55,67 tạ/ha (2015), tăng 13,4 %. Sản lượng năm 2015 đạt 74.096 tấn.

Để đáp ứng với yêu cầu tăng năng suất và đảm bảo hiệu quả kinh tế, nhiều tiến

bộ và giải pháp kỹ thuật nông nghiệp đã được áp dụng ở tỉnh Quảng Bình như các

nghiên cứu về IPM, ICM, giống, phân bón.., nhằm nâng cao năng suất, chất lượng

trong sản xuất lúa, góp phần gia tăng giá trị hàng hóa lúa gạo trên địa bàn toàn tỉnh.

Trong đó, hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) đã được đưa vào thử nghiệm áp dụng từ

vụ Đông Xuân 2012-2013, kết quả bước đầu cho thấy năng suất lúa tăng cao hơn,

giảm được chi phí đầu vào trong sản xuất như giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng

giống, nhu cầu nước ít hơn, thích ứng với điều kiện thiếu nước, khô hạn (Sở

NN&PTNT Quảng Bình, 2016) [57].

Xuất phát từ yêu cầu của sản xuất, hiện nay bộ giống lúa tại Quảng Bình, đó là:

bộ giống chủ yếu lúa thuần chiếm 95% diện tích, lúa lai 5% diện tích. Bộ giống lúa

thuần gồm giống lúa ngắn ngày, trung và dài ngày. Giống lúa ngắn ngày sản xuất cho

cả hai vụ Đông xuân và Hè thu gồm các giống PC6, HT1, IR50404, KD18, DV108, có

thời gian sinh trưởng từ 85 đến dưới 100 ngày. Giống lúa trung và dài ngày sản xuất

Page 55: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

42

trong vụ Đông xuân, chủ yếu là các giống Xi23, X21, NX30, P6, IR353-66, có thời

gian sinh trưởng dài ngày (từ 135 ngày - 150 ngày), chất lượng gạo thấp chiếm trên

80% diện tích sản xuất (Sở NN&PTNT Quảng Bình, 2016) [57]. Trong đó, bộ giống

lúa sản xuất trong vụ Đông xuân cần được chuyển đồi từ giống dài ngày, chất lượng

thấp qua giống trung và ngắn ngày, chất lượng cao. Vụ Hè thu tiếp tục tăng tỷ lệ sử

dụng giống lúa ngắn ngày chất lượng cao đạt mục tiêu trên 70 % diện tích sản xuất (Sở

NN&PTNT Quảng Bình, 2016) [57].

Hiện nay, sản xuất lúa tại Quảng Bình có trên 90 % diện tích gieo sạ trong vụ

Đông xuân và Hè thu. Những năm 1990 - 2000, lượng giống lúa gieo sạ phổ biến từ 180

- 200 kg/ha. Từ những năm 2001 - 2010, việc sử dụng rộng rãi giống lúa xác nhận 1

vào sản xuất, chất lượng giống đảm bảo, tỷ lệ nảy mầm cao cùng với sự khuyến cáo của

các đơn vị chức năng Trung tâm Khuyến nông, Khuyến Lâm, phòng NN các huyện,

Công ty giống cây trồng đã góp phần chuyển đổi tập quán gieo sạ tại Quảng Bình, lượng

giống lúa gieo sạ phổ biến từ 100 - 140 kg/ha. Trong những năm gần đây (2011 - 2014),

được sự hỗ trợ của các tổ chức Phi Chính phủ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp,

trong đó ứng dụng kỹ thuật SRI trong sản xuất lúa, lượng giống gieo sạ đang phổ biến từ

90 - 100 kg/ha.

Trong những năm gần đây sản xuất lúa tại Quảng Bình đã có chuyển biến về cơ

cấu bộ giống, sử dụng các biện pháp kỹ thuật để giảm chi phí, tăng hiệu quả trên đơn

vị diện tích sản xuất. Tuy nhiên, trong sản xuất vụ Đông xuân còn tồn tại bộ giống lúa

dài ngày, chất lượng thấp chiếm tỷ lệ cao (trên 70% diện tích) làm tăng chi phí và rủi

ro do thời tiết bất thuận. Tập quán nông dân gieo sạ mật độ dày (100 - 140 kg

giống/ha), sử dụng phân bón không hợp lý và mất cân đối còn phổ biến đã làm giảm

hiệu quả trong sản xuất. Từ thực tế đó, để sản xuất lúa theo hướng chất lượng và giá trị

theo báo cáo của Sở NN&PTNT Quảng Bình (2016) [57], sản xuất lúa Quảng Bình tiếp

tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sử dụng giống lúa mới, ngắn ngày cùng

với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác, đó là sử dụng lượng giống gieo sạ từ

70 - 80 kg/ha, bón phân cân đối và hợp lý với lượng phân vô cơ (80 - 90 kg) N + (70 -

80 kg) P2O5 + (70 - 80) kg K2O, trên nền bón 10 tấn/ha phân chuồng hoặc 500 kg/ha

phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất đại trà nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả trong

sản xuất.

Page 56: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

43

Chương II

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Phân bón

Thí nghiệm sử dụng các loại phân bón bao gồm đạm urê (46% N), lân supe

(16% P2O5), kali clorua (60% K2O). Phân chuồng tại địa phương có thành phần C

(35%); N (0,89%), P2O5 (0,35%); K2O (0,51%).

Đất thí nghiệm: nghiên cứu thực hiện trên các chân đất phù sa không được bồi

chuyên trồng lúa, chủ động nước tại các huyện, thành phố và thị xã của tỉnh Quảng Bình.

2.1.2. Giống lúa

Các giống lúa mới được dùng trong nghiên cứu là các giống có thời gian sinh

trưởng ngắn, cụ thể:

- Giống SV181, SVN1 và SV46 do Công ty TNHH MTV Giống cây trồng

Quảng Bình chọn tạo;

- Giống lúa GL105: Do viện Cây Lương thực - Cây Thực phẩm chọn tạo;

- Giống lúa đối chứng HT1: đang sản xuất đại trà tại Quảng Bình, giống có

nguồn gốc Trung Quốc, do Công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh chọn lọc.

- Chất lượng hạt giống lúa : giống xác nhận 1 theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc

gia về chất lượng hạt giống lúa, QCVN 01- 54:2011/BNNPTNT (2011) [12].

2.1.2.1. Lý lịch và nguồn gốc giống thí nghiệm

Bảng 2.1. Nguồn gốc các giống lúa nghiên cứu

TT Tên giống Nguồn gốc Cơ quan tác giả

1 SV46 Nhập nội Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình

2 SV181 IR71705/ DT122 Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình

3 SVN1 TL1/SV7 Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình

4 GL105 P6/Xi23//IRBB7/Q5 Viện CLT-CTP

5 HT1 (đ/c) Nhập nội Công ty giống cây trồng Quảng Ninh

Trong đó:

- IR71705 có nguồn gốc từ Viện lúa IRRI.

- DT122 nguồn gốc từ Viện di truyền nông nghiệp Việt Nam.

- TL1 và SV7 vật liệu của Công ty TNHH MTV giống cây trồng Quảng Bình.

Page 57: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

44

- P6 nguồn gốc từ Viện cây Lương thực, cây Thực phẩm.

- Xi23 nguồn gốc từ Viện KHKTNN Việt Nam.

- IRBB7 có nguồn gốc từ Viện lúa IRRI.

- Q5 giống lúa thuần Trung Quốc.

2.1.2.2. Đặc điểm chính các giống lúa thí nghiệm

Bảng 2.2. Mô tả một số đặc điểm chính của các giống lúa thí nghiệm

STT Tên giống

Tính trạng SV181 SVN1 GL105 SV46 HT1 (đ/c)

1 Lá: Mức độ xanh Xanh TB Xanh nhạt Xanh đậm Xanh TB Xanh TB

2 Lá: Sắc tố antoxian Không có Không có Không có Không có Không có

3 Lá: Trạng thái phiến

lá (quan sát muộn)

Thẳng-

Nửa thẳng Xẻ

Thẳng-

Nửa thẳng Thẳng Thẳng

4 Khóm: Tập tính

sinh trưởng Nửa đứng Nửa đứng Nửa đứng Nửa đứng Nửa đứng

5 Vỏ trấu: Màu sắc

(trừ mỏ hạt) Vàng nhạt Vàng nhạt Vàng Nâu Nâu

6

Thân: Chiều cao

(không tính bông)

(cm)

Trung bình Trung bình Trung bình Trung

bình

Trung

bình

7 Bông: Râu Không có Có Không có Có Có

8 Bông: Mức độ gié

thứ cấp Có nhiều Có Có Có Có

9 Bông: Thoát cổ bông Thoát

hoàn toàn

Thoát

một phần

Thoát

hoàn toàn Thoát Thoát

10 Hạt thóc: Khối

lượng 1000 hạt (g) 23,0 - 23,5 24,1 - 24,5 24,5- 25,0 25,3- 25,5 24,2- 24,3

11 Hạt gạo lật: Dạng

hạt (D/R) 3,0 2,77 2,0 3,0 2,5

12 Hạt gạo lật: Màu sắc Trắng Trắng Trắng Trắng Trắng

13 Hạt gạo lật: Thơm Thơm nhẹ Không Thơm Thơm

Page 58: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

45

Hương thơm thơm

14 Chất lượng cơm Ngon, dẻo Ngon, dẻo Trung bình Ngon, dẻo Ngon, dẻo

15 Thời gian sinh

trưởng (ngày) Ngắn ngày Ngắn ngày Trung ngày

Ngắn

ngày

Ngắn

ngày

15 Mức độ chống chịu

sâu, bệnh hại chính Khá Khá Trung bình

Trung

bình

Trung

bình

16 Khả năng chịu rét Tốt Tốt Khá Trung

bình

Trung

bình

17 Khả năng chịu nóng Khá Khá Khá Trung

bình

Trung

bình

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu xác định một số giống lúa mới có thời gian sinh trưởng ngắn,

năng suất và chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sản xuất tại Quảng Bình.

- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bao gồm lượng giống gieo sạ và tổ hợp

phân bón cho hai giống lúa mới ngắn ngày được tuyển chọn SV181 và SVN1.

- Xây dựng mô hình trình diễn và hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh cho

hai giống lúa ngắn ngày đã được tuyển chọn.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

2.3.1.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu xác định giống lúa ngắn ngày, năng suất phù

hợp sản xuất tại Quảng Bình.

Giống lúa: SV46, GL105, SV181 và SVN1, giống đối chứng HT1.

Địa điểm: Huyện Quảng Ninh và Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Thời gian: vụ Đông xuân 2013 - 2014 và Hè thu 2014.

Quy trình kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm ở các điểm nghiên cứu theo Quy chuẩn

kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống lúa, QCVN

01- 55:2011/BNNPTNT (2011) [13], đó là: Thí nghiệm có 5 công thức, mỗi công thức là

1 giống lúa, được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại;

Diện tích ô thí nghiệm là 10 m2 (5m x 2m). Cấy 1 dảnh với mật độ 50 khóm/m2; Lượng

phân bón sử dụng tính cho 01 ha, phân chuồng 10 tấn, phân vô cơ 80 kg N + 70 kg P2O5 +

60 kg K2O; thời vụ cấy được áp dụng chung theo khung thời vụ của địa phương nơi bố trí

thí nghiệm.

Page 59: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

46

2.3.1.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ đến sinh

trưởng, phát triển, tình hình sâu bệnh hại và năng suất của 2 giống lúa mới được

tuyển chọn SV181 và SVN1.

Địa điểm thí nghiệm: Trung tâm NC-PT giống lúa Phúc Lý, Bố Trạch,

Quảng Bình.

Thời gian: vụ Đông xuân 2014 - 2015 và Hè thu 2015.

Công thức thí nghiệm: Thí nghiệm thực hiện với 3 lượng giống gieo, đó là: 60

kg giống/ha (L1), 80 kg giống/ha (L2) và 100 kg (L3) giống/ha, trên hai giống lúa mới

SV181 (G1) và SVN1 (G2). Cơ sở đề xuất lượng giống gieo trong các công thức thí

nghiệm dựa trên khuyến cáo của Sở NN&PTNT Quảng Bình cho các giống lúa từ 70 -

80 kg/ha và lượng giống gieo phổ biến của nông dân 100 kg/ha.

Bảng 2.3 . Kết hợp các công thức thí nghiệm

TT Công thức Lượng giống

(kg/ha) Giống lúa

1 L1G1

60

SV181

2 L1G2 SVN1

3 L2G1

80

SV181

4 L2G2 SVN1

5 L3G1

100

SV181

6 L3G2 SVN1

Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu Split - plot (ô

lớn - ô nhỏ), với 3 lần nhắc lại. Trong đó, lượng giống gieo (L) bố trí trong ô lớn,

giống (G) bố trí trong ô nhỏ. Kích thước ô thí nghiệm lớn là 45 m2. Kích thước ô thí

nghiệm nhỏ 15 m2

Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

L1G1 L2G2 L3G1 L1G2 L3G1 L2G1 L3G1 L1G2 L2G1

L1G2 L2G1 L3G2 L1G1 L3G2 L2G2 L3G2 L1G1 L2G2

LNL1 LNL2 LNL3

Lượng phân bón sử dụng tính cho 01 ha là, 10 tấn phân chuồng, phân vô cơ 80 kg

Page 60: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

47

N + 70 kg P2O5 + 60 kg K2O ; thời vụ gieo sạ được áp dụng chung theo khung thời vụ của

địa phương nơi bố trí thí nghiệm.

Quy trình kỹ thuật áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm

giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống lúa, QCVN01- 55:2011/BNNPTNT (2011) [13].

2.3.1.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng,

phát triển, tình hình sâu bệnh hại và năng suất của 2 giống lúa mới SV181 và SVN1

được tuyển chọn.

Địa điểm thí nghiệm: Trung tâm NC-PT giống lúa Phúc Lý, Bố Trạch,

Quảng Bình.

Thời gian: vụ Đông xuân 2014 - 2015 và Hè thu 2015.

Công thức thí nghiệm: Theo QCVN01- 55:2011/BNNPTNT (2011) [13], lượng phân

bón cho nhóm giống lúa ngắn ngày, phân bón vô cơ: 80 - 100 kg N; 60 - 90 kg P2O5;

70 - 90 kg K2O và lượng phân bón theo hướng dẫn của Sở NN&PTNT Quảng Bình trên

cây lúa. Thí nghiệm thực hiện với 3 tổ hợp phân bón: (P1) 80 kg N + 70 kg P2O5 + 70

kg K2O; (P2) 90 kg N + 80 kg P2O5 + 80 kg K2O; (P3) 100 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg

K2O, trên hai giống lúa SV181 (G1) và SVN1 (G2)

Bảng 2.4. Kết hợp các công thức thí nghiệm

TT Ký hiệu Giống lúa Tổ hợp phân bón (kg/ha)

1 P1G1

Giống 1 (G1)

80 kg N + 70 kg P2O5 + 70 kg K2O (P1)

2 P2G1 90 kg N + 80 kg P2O5 + 80 kg K2O (P2)

3 P3 G1 100 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O (P3)

4 P1G2

Giống 2 (G2)

80 kg N + 70 kg P2O5 + 70 kg K2O (P1)

5 P2G2 90 kg N + 80 kg P2O5 + 80 kg K2O (P2)

6 P3 G2 100 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O (P3)

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu Split - plot (ô lớn - ô nhỏ), 3 lần nhắc lại.

Trong đó, tổ hợp phân bón được bố trí trong ô nhỏ, giống lúa được bố trí trong ô lớn.

Kích thước ô thí nghiệm lớn là 45 m2, ô thí nghiệm nhỏ là 15 m2.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

P1G1 P3G2 P2G2 P1G1 P2G1 P3G2

P3G1 P2G2 P3G2 P2G1 P1G1 P1G2

Page 61: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

48

P2G2 P1G2 P1G2 P3G1 P3G1 P2G2

LNL1 LNL2 LNL3

Thí nghiệm thực hiện trên nền bón 10 tấn phân chuồng/ha và 500 kg vôi/ha, với

lượng giống gieo 100,0 kg/ha.

Thời vụ gieo được áp dụng chung theo khung thời vụ của địa phương nơi bố trí

thí nghiệm.

Quy trình áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị

canh tác và giá trị sử dụng giống lúa, QCVN 01- 55:2011/BNNPTNT (2011) [13].

2.3.1.4. Thí nghiệm 4: Xây dựng mô hình sản xuất các giống lúa mới được xác định

SV181 và SVN1

- Địa điểm: huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa,

thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.

- Thời gian: vụ Đông xuân 2015 - 2016 và Hè thu 2016.

- Xây dựng mô hình thực nghiệm quy mô 5 ha/điểm, áp dụng kết quả nghiên

nghiên cứu đối với giống 2 giống lúa ngắn ngày SV181 và SVN1 sử dụng các biện

pháp kỹ thuật mới, gồm:

Lượng hạt giống gieo sạ 80,0 kg/ha, công thức phân bón 90 kg N + 80 kg P2O5

+ 80 kg K2O, nền 500 kg vôi/ha và 10 tấn phân chuồng/ha;

Đối chứng là giống lúa chất lượng, ngắn ngày đang trồng phổ biến, nền phân

bón đang được khuyến cáo áp dụng tại địa phương, cụ thể: giống lúa đ/c HT1, nền

lượng phân bón sử dụng tính cho 01 ha, phân chuồng 10 tấn, phân vô cơ 80 kg N + 70 kg

P2O5 + 60 kg K2O;

Thời vụ gieo sạ được áp dụng chung theo khung thời vụ của địa phương nơi bố trí

mô hình.

2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp đánh giá

Các chỉ tiêu theo dõi, phương pháp đánh giá và thu thập số liệu được áp dụng

theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng

giống lúa QCVN 01- 55:2011/BNNPTNT (2011) [13].

Điều tra, đánh giá phản ứng của các công thức thí nghiệm với một số đối tượng

sâu bệnh hại chính trên thí nghiệm đồng ruộng được áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng, QCVN 01-38:

2010/BNNPTNT (2010) [14]. Các thí nghiệm nghiên cứu sau khi đã điều tra, thu thập số

liệu đánh giá tình hình nhiễm các đối tượng sâu bệnh hại ở các công thức thí nghiệm có

sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để trừ sâu, bệnh hại khi đến ngưỡng phòng trừ.

Phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng lúa, gạo: Xác định tỷ lệ gạo

lật áp dụng theo TCVN 8370-2010 (2010) [8].

Page 62: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

49

Xác định tỷ lệ gạo nguyên, kích thước hạt gạo và tỷ lệ gạo xát trắng áp dụng

theo TCVN 8371:2010 (2010) [9].

Xác định tỷ lệ hạt trắng trong, tỷ lệ trắng bạc và độ trắng bạc áp dụng theo TCVN

8372: 2010 (2010) [10].

Phân tích amylose áp dụng theo TCVN 5716-1: 2008 (2010) [6]; Phân tích độ

bền gel theo TCVN 8369:2010 (2010) [7].

Xác định nhiệt độ hóa hồ qua độ phân hủy kiềm theo TCVN 5715:1993 (1993) [5].

Phương pháp xác định hàm lương protein theo Bradford; Phương pháp đánh giá

chất lượng cơm cảm quan theo TCVN 8373:2010 (2010) [11].

2.3.2.1. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa

Thời gian đẻ nhánh: Tính từ khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh đầu tiên.

Thời gian từ gieo đến trỗ: Xác định từ khi gieo đến khi có 10% số cây có bông

thoát khỏi bẹ lá dòng khoảng 5 cm.

Độ dài giai đoạn trỗ: Số ngày từ bắt đầu trỗ đến khi kết thúc trỗ bông (được xác

định từ khi có 10% số cây có bông khi có 80% số cây trỗ bông). Đánh giá theo thang

điểm 1, 5, 9: Điểm 1: có thời gian trỗ tập trung không quá 3 ngày; điểm 5: có thời gian

trỗ trung bình, từ 4-7 ngày; điểm 9: có thời gian trỗ dài hơn 7 ngày.

Thời gian sinh trưởng (TGST): Tính số ngày từ khi gieo đến khi 85% số hạt

trên bông chín.

2.3.2.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng

Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến lá hoặc bông cao nhất (không tính râu).

Tổng số nhánh: Đếm tổng số nhánh hiện có ở trên cây; Số nhánh hữu hiệu:

Đếm những nhánh thành bông; Tỷ lệ nhánh hữu hiệu: Số nhánh thành bông x 100/tổng

số nhánh hiện có trên cây.

Độ tàn lá: Quan sát sự chuyển màu của lá và đếm số lá còn tươi trên cây khi lúa

đã chín.

Diện tích lá: Được tính S= dài x rộng x 0,8. Trong đó, chiều dài lá đo từ cổ lá

đến đầu mút; chiều rộng được đo ở chổ lớn nhất.

Chỉ số diện tích lá (m2 lá xanh/m2 đất) = m2 lá/cây x số cây/m2.

Hàm lượng chất khô: Tiến hành nhổ cây ở mỗi thời kỳ theo dõi (5 cây/lần nhắc

lại), rửa sạch đất ở rễ và cân trọng lượng tươi của cây. Sau đó đem sấy khô ở nhiệt độ

1050C đến khi khối lượng không đổi, tiến hành cân để tính hàm lượng chất khô.

Độ thoát cổ bông: Quan sát khả năng trỗ thoát cổ bông của quần thể. Đánh giá

theo thang điểm 1, 3, 5, 7, 9: Điểm 1: Thoát tốt; Điểm 3: Thoát trung bình; Điểm 5:

Thoát vừa đúng cổ bông; Điểm 7: Thoát một phần; Điểm 9: Không thoát được.

Độ cứng cây: Quan sát tư thế của cây khi có gió lớn và trước khi thu hoạch.

Đánh giá điểm 1: Cứng. Cây không bị đổ; điểm 3: Cứng vừa. Hầu hết cây nghiêng

Page 63: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

50

nhẹ; điểm 5: Trung bình. Hầu hết cây bị nghiêng; điểm 7: Yếu. Hầu hết cây bị đổ rạp;

điểm 9: Rất yếu, tất cả các cây bị đổ rạp.

Số bông hữu hiệu/m2 (bông): Đếm số bông có ít nhất 10 hạt chắc của một cây

trên diện tích 1 m2 của các ô thí nghiệm.

Số hạt/bông (hạt): Đếm tổng số hạt có trên bông của 5 cây/lần nhắc lại rồi lấy

giá trị trung bình.

Tỷ lệ hạt chắc (%) = (Số hạt chắc/bông)/(tổng số hạt/bông) x 100.

Khối lượng 1.000 hạt (g): Cân 2 lần mỗi lần 500 hạt ở độ ẩm 13%, sai số giữa

hai lần cân không vượt quá 2%.

Năng suất lý thuyết (NSLT) (tạ/ha) = Số bông/m2 x Tổng số hạt/bông x Tỷ lệ

hạt chắc x Khối lượng 1.000 hạt (g) x 10- 4.

Năng suất thực thu (NSTT): Gặt từng ô thí nghiệm của 3 lần nhắc lại, phơi khô

đạt đến độ ẩm 14%, quạt sạch, sau đó tính năng suất (đơn vị tính tạ/ha). Thu hoạch khi

có khoảng 85 đến 90% số hạt trên bông chín. Trước khi thu hoạch, mỗi giống lấy mẫu

10 khóm để đánh giá các chỉ tiêu trong phòng.

2.3.2.3. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại

Điều tra, đánh giá tình hình sâu bệnh hại chính đối với các giống và các công thức

thí nghiệm trên đồng ruộng theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phương pháp điều tra

phát hiện dịch hại cây trồng QCVN 01-38: 2010/BNN&PTNT (2010) [14]; theo dõi

trên 10 điểm, mỗi khóm/điểm đối với sâu hại; bệnh hại trên thân, theo dõi 10 dảnh

ngẫu nhiên/điểm; bệnh hại trên lá, theo dõi toàn bộ số lá của 5 dảnh ngẫu nhiên/điểm.

Các thí nghiệm khảo nghiệm sản xuất và mô hình trình diễn, bệnh hại điều tra như trên

và sâu hại điều tra 1 khung (1m2)/điểm.

Các thí nghiệm nghiên cứu sau khi đã điều tra, thu thập số liệu đánh giá tình

hình nhiễm các đối tượng sâu bệnh hại ở các công thức thí nghiệm có sử dụng thuốc

bảo vệ thực vật để trừ sâu, bệnh hại khi đến ngưỡng phòng trừ.

Sâu hại:

- Sâu cuốn lá: Quan sát lá, cây bị hại. Tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá

hoặc lá bị cuốn thành ống. Đánh giá theo thang điểm 0, 1, 3, 5, 7, 9.

- Sâu đục thân: Quan sát số dảnh chết hoặc bông bạc. Đánh giá theo thang điểm

0, 1, 3, 5, 7, 9.

- Rầy nâu: Quan sát lá, cây bị hại gây héo và chết. Đánh giá theo thang điểm 0,

1, 3, 5, 7, 9.

- Bọ trĩ: Quan sát dảnh, cây bị hại. Đánh giá theo thang điểm 0, 1, 3, 5, 7, 9.

Bệnh hại:

- Bệnh đạo ôn hại lá: Quan sát vết bệnh gây hại trên lá. Đánh giá theo thang

điểm 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

Page 64: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

51

- Bệnh đạo ôn cổ bông: Quan sát vết bệnh gây hại xung quanh cổ bông. Đánh

giá theo thang điểm 0, 1, 3, 5, 7, 9.

- Bệnh khô vằn: Quan sát độ cao tương đối của vết bệnh trên lá hoặc bẹ lá (biểu

thị bằng % so với chiều cao cây). Đánh giá theo thang điểm 0, 1, 3, 5, 7, 9.

- Bệnh đốm nâu: Quan sát diện tích vết bệnh trên lá. Đánh giá theo thang điểm

0, 1, 3, 5, 7, 9.

- Bệnh lem lép hạt: Quan sát vết bệnh trên hạt. Đánh giá theo thang điểm 0, 1,

3, 5, 7, 9.

2.3.2.4. Phân tích chỉ số thích nghi và độ ổn định năng suất của các giống ở các môi

trường thí nghiệm

Phân tích theo mô hình ổn định, thích nghi của Eberhard và Russell (1966): Yij =

µi + biIj + δij . Trong đó: Yij: năng suất biểu hiện kiểu gen thứ i (ith) ở môi trường thứ j

(jth); µ: năng suất trung bình của tất cả các kiểu gen trên tất cả môi trường; bi: hệ số hồi

qui của kiểu gen ith theo chỉ số môi trường; δij: độ lệch từ hồi quy kiểu gen ith ở môi

trường jth; Ij: chỉ số môi trường.

Hệ số hồi qui bi đo lường phản ứng của kiểu gen theo sự thay đổi môi trường.

Sự thích nghi, ổn định của từng kiểu gen qua các môi trường được mô phỏng bằng

phương trình hồi qui: Yij = Xi + bi Ij.

Từ đó, năng suất của các giống có thể dự đoán theo phương trình hồi quy: Y =

Xi + bi Ij + S2di. Trong đó: Xi: năng suất trung bình của giống qua các môi trường.

Hệ số hồi quy bi được tính theo công thức: bi = 2

ij j j( Y I ) / I

Trong đó: Ij = ij ijY /G Y /GL

G: Số giống; L: Số điểm thí nghiệm

Chỉ số ổn định được xác định theo công thức:

S2di = 2 2

ij[ / L 2 ] /eS r ;

Trong đó: 2 2 2 2 2 2

ij ij ij[ / ] [ ] /i j jY Y L Y I I

Se2: trung bình phương sai của kiểu gen trên tất cả môi trường

r: số lần lặp lại của một kiểu gen trên một môi trường.

Chỉ số thích nghi (bi) của giống: Nếu bi = 1 biểu thị tính thích nghi rộng của

giống; Nếu bi <1 biểu thị giống thích nghi theo điều kiện môi trường khó khăn; Nếu bi

>1 biểu thị tính thích nghi của giống theo điều kiện môi trường thuận lợi.

Chỉ số ổn định S2di của giống: Chỉ số ổn định này có xu hướng tiến đến 0, nếu:

S2di = 0 được xem là ổn định; S2di ≠ 0 thì không ổn định; S2di >0 có ý nghĩa, giống sẽ

có năng suất không ổn định. Không chấp giả thuyết về tương tác G x E tuyến tính.

2.3.2.5. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

Lãi ròng = Tổng thu - Tổng chi, trong đó:

Page 65: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

52

- Tổng thu = Giá sản phẩm × kg sản phẩm;

- Tổng chi = Giống + phân bón + thuốc bảo vệ thực vật + công lao động.

2.3.3. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu hóa tính đất

Mẫu đất được lấy ở tầng 0 - 20 cm trước và sau thí nghiệm (5 điểm/ lần nhắc

lại), phơi khô trong không khí và phân tích các chỉ tiêu sau:

- OM (mùn): Phương pháp Tiurin Phương pháp đo pH là pH met.

- Đạm tổng số: Phương pháp Kjeldahl.

- Lân tổng số: Phương pháp so màu trên quang phổ kế.

- Lân dễ tiêu: Phương pháp Oniani; Kali tổng số và dễ tiêu: Phương pháp quang

kế ngọn lửa.

2.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Các số liệu thí nghiệm được tổng hợp và xử lý thống kê bao gồm trung bình,

phân tích phương sai (ANOVA), LSD0,05 trên phần mềm Statistix 9.0, phân tích tương

quan hồi quy theo chương trình EXCEL.

- Đánh giá các chỉ số ổn định (S2di); chỉ số thích nghi (bi) thể hiện mức độ ổn

định, thích nghi và mức độ quan hệ giữa các kiểu gen thí nghiệm và môi trường canh

tác của giống bằng phần mềm thống kê IRRISTAT 5.0.

Page 66: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

53

Chương III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY, NĂNG

SUẤT, CHẤT LƯỢNG CÓ TRIỂN VỌNG, PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN

SẢN XUẤT TẠI QUẢNG BÌNH VỤ ĐX2013-2014 VÀ HT 2014

Thí nghiệm nghiên cứu xác định giống lúa ngắn ngày, năng suất phù hợp sản

xuất tại Quảng Bình trên các giống lúa: SV46, GL105, SV181 và SVN1, giống đối

chứng HT1.

Địa điểm thực hiện thí nghiệm tại các huyện Quảng Ninh và Bố Trạch, tỉnh

Quảng Bình.

Thời gian thực hiện trong vụ Đông xuân 2013 - 2014 và Hè thu 2014.

3.1.1. Một số đặc điểm nông học của các giống lúa thí nghiệm vụ ĐX2013-2014 và

HT2014

3.1.1.1. Thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm

Thời gian sinh trưởng, phát triển là một trong những chỉ tiêu quan trọng để

xác định thời vụ gieo trồng thích hợp cho từng giống ở từng vùng sinh thái nhất

định. Nghiên cứu thời gian các giai đoạn sinh trưởng, phát triển nhằm tác động các

biện pháp kỹ thuật phù hợp giúp cho cây lúa phát triển thuận lợi nhất qua từng thời

kỳ sinh trưởng.

Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm vụ

ĐX2013-2014 và HT2014

Giống SV46 SV181 SVN1 GL105 HT1

(đ/c)

Địa điểm QN BT QN BT QN BT QN BT QN BT

Vụ ĐX (ngày) 98 97 94 95 105 106 106 107 98 97

Vụ HT (ngày) 90 91 84 85 93 94 99 100 90 91

Kết quả theo dõi thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống lúa vụ ĐX2013

- 2014 và HT2014 tại Bảng 3.1, cho thấy:

Vụ ĐX2013 - 2014: Các giống lúa thí nghiệm có thời gian sinh trưởng dao

động từ 94 đến 107 ngày. Trong đó, giống lúa SV181 có thời gian sinh trưởng ngắn

nhất (94- 95 ngày), giống lúa SVN1 và GL105 thời gian sinh trưởng dài nhất ( 105 -

Page 67: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

54

107 ngày), giống SV46 và HT1 thời gian sinh trưởng tương đương nhau (97 - 98

ngày). Giữa 2 điểm thí nghiệm TGST của các giống sai khác không đáng kể (1 ngày);

Vụ HT2014: Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống lúa mới, tại cac

điểm thí nghiệm vụ Hè thu 2014, cho thấy: Các giống lúa thí nghiệm có thời gian sinh

trưởng dao động từ 84 đến 100 ngày. Trong đó, giống có TGST ngắn nhất là SV181 có

TGST từ 84 - 85 ngày, giống SV46 TGST tương đươngg HT1 đối chứng (90 - 91

ngày), giống GL105 có TGST dài nhất và dài hơn giống HT1 đc từ 9 - 10 ngày.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: Các giống mới có TGST vụ ĐX dài hơn vụ

HT từ 7 - 12 ngày, do sản xuất vụ HT nền nhiệt độ cao hơn vụ ĐX nên các giống rút

ngắn thời gian sinh trưởng, kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Yosida

(1981) [115].

Các giống mới có TGST ngắn ngày, phù hợp sản xuất vụ ĐX và HT, đó là:

SV181, SVN1 và SV46; Giống GL105 có TGST dài (vụ HT 100 ngày) nên không phù

hợp sản xuất vụ Hè thu.

3.1.1.2. Một số đặc điểm nông học của các giống lúa thí nghiệm

Bảng 3.2. Chiều cao cây, diện tích lá đòng và số lá/cây các giống thí nghiệm

Giống

Chỉ tiêu Chiều cao cây

(cm)

Diện tích lá đòng

(cm2) Số lá/cây

Vụ QN BT QN BT QN BT

SV181 ĐX 99,20a 99,61c 39,09b 40,17a 12,55b 13,34b

HT 96,27b 96,80b 38,91b 38,16b 12,19bc 12,86b

SV46 ĐX 99,63a 100,17b 38,85c 37,39c 12,68b 13,21c

HT 97,88a 98,56c 35,27c 35,24d 12,20bc 12,09b

GL105 ĐX 91,30b 93,56d 32,45d 33,45e 12,36b 12,91d

HT 89,20d 91,35d 31,93d 31,23e 12,21bc 12,35d

SVN1 ĐX 87,16c 88,20e 39,45a 38,73b 13,38a 13,61a

HT 86,07e 87,12e 34,18a 35,15d 12,56a 12,98a

HT1 (đ/c) ĐX 99,22a 102,25a 33,59d 32,91d 12,65b 12,88d

HT 98,89c 99,57c 32,06e 32,16e 12,15c 12,41c

Ghi chú: a, b, c, d, e, f, g, h chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột

không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.

Page 68: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

55

Đặc điểm hình thái do tính di truyền của giống quy định. Ngoài ra, nó còn chịu

tác động lớn của điều kiện ngoại cảnh. Chiều cao cây của một giống lúa là nhân tố

quan trọng hình thành nên cấu trúc kiểu cây, phần lớn do đặc tính di truyền của giống

quyết định. Ngoài ra, nó còn chịu tác động bởi các yếu tố khác như thời tiết, đất đai,

mật độ, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc.

Kết quả nghiên cứu Bảng 3.2, cho thấy:

Vụ ĐX2013 - 2014:

Chiều cao cây: Các giống thí nghiệm có chiều cao cây trung bình. Chiều cao

cây dao động từ 87,16 - 102,25 cm, giống có chiều cao cây thấp nhất là SVN1 (tại QN

là 87,16 cm; tại BT là 88,2 cm), giống chiều cao cây cao nhất là HT1 (tại QN là 99,22

cm; tại BT là 102,25 cm). Giữa 2 điểm thí nghiệm, chiều cao cây có sự khác nhau

không đáng kể, các giống thí nghiệm tại điểm Bố Trạch có chiều cao cây cao hơn ở

điểm Quảng Ninh do điều kiện đất đai ở điểm Bố Trạch tốt hơn điểm Quảng Ninh;

Diện tích lá đòng: Lá đòng có vai trò quan trọng và liên quan mật thiết đến năng

suất thông qua khối lượng hạt. Theo Yoshida (1981) [115], quang hợp thuần của bộ lá

chiếm đến 94% tổng số lá quang hợp và lá đòng có quang hợp thuần cao nhất trên một

đơn vị diện tích lá. Cùng với hai lá kề dưới, lá đòng chuyển hầu hết các chất đồng hóa

được về cho hạt lúa. Diện tích lá đòng lớn và khả năng quang hợp, khả năng tích lũy

chất khô cao, sẽ dễ đạt năng suất cao. Lá đòng đứng, có bản lá to, dài, tạo khả năng sử

dụng được nhiều ánh sáng mặt trời là kiểu hình lý tưởng nhất cho năng suất cao. Nếu

cắt bỏ lá đòng thì tỉ lệ hạt lép chiếm 40 - 50 % và khối lượng chất khô cũng giảm 50%.

Kết quả đánh giá chỉ tiêu diện tích lá đòng cho thấy, giống có diện tích lá đòng lớn

nhất là SV181 (từ 38,09 - 40,17 cm2), giống có diện tích lá đòng nhỏ nhất là GL105

(từ 32,45 - 33,45 cm2);

Số lá/cây: Là một trong những tính trạng di truyền ít bị biến động và có liên

quan đến thời gian sinh trưởng của từng giống lúa. Những giống khác nhau có tổng số

lá trên thân chính cũng khác nhau. Các giống dài ngày thường có tổng số lá trên thân

chính nhiều hơn giống ngắn ngày. Trong điều kiện thực tế, số lá cũng có thể bị biến

động bởi các yếu tố ngoại cảnh như điều kiện thời tiết khí hậu, chế độ phân bón và các

điều kiện chăm sóc khác. Kết quả theo dõi cho thấy, các giống thí nghiệm có số lá/cây

tương đương nhau dao động từ 12,55 lá/cây đến 13,61 lá/cây, trong đó giống SVN1

và SV181 có số lá trên cây cao nhất (dao động từ 12,55 - 13,61 lá/cây).

Vụ HT2014:

Chiều cao cây: Trong cùng điểm thí nghiệm, các giống lúa sản xuất vụ Hè thu

có chiều cao cây thấp hơn vụ Đông xuân. Giống có chiều cao cây thấp nhất là SVN1

(tại QN là 86,07 cm; tại BT là 87,12 cm), giống chiều cao cây cao nhất là HT1 (tại QN

là 99,22 cm; tại BT là 98,89 cm);

Diện tích lá đòng: Kết quả đánh giá chỉ tiêu diện tích lá đòng cho thấy, giống có

diện tích lá đòng lớn nhất là SV181 (dao động từ 38,16 - 38,91 cm2), giống có diện

Page 69: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

56

tích lá đòng nhỏ nhất là GL105 (dao động từ 31,23 - 31,93 cm2);

Số lá/cây: Kết quả theo dõi vụ HT2014 cho thấy, các giống thí nghiệm có số

lá/cây tương đương nhau.

3.1.1.3. Một số đặc điểm hình thái của các giống lúa thí nghiệm

Bảng 3.3. Một số đặc điểm hình thái của các giống lúa thí nghiệm

Giống

Chỉ tiêu Dạng cây Độ cứng cây

(điểm)

Độ tàn lá

(điểm)

Độ thoát

cổ bông (điểm)

Vụ QN BT QN BT QN BT QN BT

SV181 ĐX Hơi gọn Hơi gọn 1 1 3 3 1 1

HT Hơi gọn Hơi gọn 1 1 3 3 1 1

SV46 ĐX Gọn Gọn 3 3 5 3 - 5 1 1

HT Gọn Gọn 3 3 5 3 1 1

GL105 ĐX Gọn Gọn 1 1 3 3 1 1

HT Gọn Gọn 1 1 3 3 1 1

SVN1 ĐX Gọn Gọn 1 1 3 3 1 1

HT Gọn Gọn 1 1 3 3 1 1

HT1

(đ/c)

ĐX Hơi gọn Hơi gọn 3 - 5 3 - 5 5 - 7 5 1 1

HT Hơi gọn Hơi gọn 3 - 5 3 - 5 5 - 7 5 - 7 1 1

Kết quả theo dõi tại Bảng 3.3, cho thấy một số đặc điểm hình thái của các giống

thí nghiệm không khác nhiều giữa vụ ĐX và HT, đó là:

Dạng cây: là căn cứ để điều chỉnh mật độ gieo sạ trong sản xuất. Giống có dạng

cây gọn là cơ sở để tăng mật độ và ngược lại, giống có dạng cây xòe cần giảm mật độ

để đảm bảo mật độ quần thể hợp lý nhất. Qua kết quả theo dõi hầu hết các giống thí

nghiệm có dạng cây gọn đến hơi gọn trong cả 2 vụ ĐX và HT.

Độ cứng cây: Các giống SV181, GL105 và SVN1 cứng cây; giống SV46 và HT1

cây hơi yếu đến yếu cây (điểm 3 - 5).

Độ tàn lá: Hầu hết các giống lúa đều có độ tàn lá trung bình (điểm 3). Riêng

các giống SV46 và HT1 chuyển vàng khi chín (điểm 5).

Độ thoát cổ bông: Các giống đều trổ bông thoát hoàn toàn (điểm 1).

Page 70: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

57

3.1.2. Nghiên cứu phản ứng sâu bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm, vụ

ĐX2013-2014 và HT2014

Bảng 3.4. Tình hình sâu, bệnh hại trên các giống lúa thí nghiệm

ĐVT: điểm

Giống

Chỉ tiêu Sâu đục thân Bệnh đốm nâu Bệnh

khô vằn Đạo ôn

Vụ QN BT QN BT QN BT QN BT

SV181

ĐX 0 0 0 0 0 0 1 - 3 1 - 3

HT 0 0 0 0 0 0 0 0

SV46

ĐX 1-3 1-3 1 1 1-3 1-3 0 0

HT 1-3 1-3 1 - 3 1 - 3 1-3 1-3 0 0

GL105

ĐX 0 0 1 1 0 0 0 0

HT 0 0 1 1 0 0 0 0

SVN1

ĐX 1 1 0 0 0 0 0 0

HT 1 1 0 0 0 0 0 0

HT1

(đ/c)

ĐX 1 1 5 5 1 1 0 0

HT 1 - 3 1 - 3 5 - 7 5 1 1 0 0

Kết quả nghiên cứu phản ứng sâu bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm tại

Bảng 3.4, cho thấy:

Vụ ĐX: các giống lúa SVN1 và GL105 ít sâu bị sâu bệnh gây hại; các giống

SV46 và HT1 nhiễm nhẹ sâu đục thân, bệnh khô vằn; giống SV181 nhiễm nhẹ đạo ôn

cổ bông (điểm 1-3); giống HT1 nhiễm nặng bệnh đốm nâu (điểm 5).

Vụ HT: Các giống thí nghiệm bị một số đối tượng hại chính là sâu đục thân và bệnh

đốm nâu, nhưng mức độ hại là không đáng kể (điểm 0 - 1). Riêng giống SV46 nhiễm nhẹ

bệnh đốm nâu (điểm 1-3), giống HT1 bị nhiễm nặng bệnh đốm nâu (điểm 5 - 7).

Page 71: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

58

3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm,

vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014

Bảng 3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thí nghiệm

Giống

Chỉ

tiêu Số bông/m2 Số hạt/bông

Tỷ lệ hạt chắc

(%)

KL 1000 hạt

(gam)

Vụ QN BT QN BT QN BT QN BT

SV181 ĐX 292,00b 295,00b 150,51a 151,38a 82,12a 83,70a 23,66 23,70

HT 289,53ab 291,67b 147,75a 152,64a 81,01a 81,02a 23,56 24,13

SV46 ĐX 275,00cd 274,67d 142,68e 141,75d 78,60d 79,92e 25,56 25,78

HT 266,50cd 268,67d 144,24d 143,30e 76,46d 77,85e 25,26 25,20

GL105 ĐX 281,33c 280,33c 148,22b 148,03b 80,00b 81,76b 24,60 24,76

HT 270,37bc 274,00c 147,58b 148,15d 79,02b 80,13c 24,40 24,40

SVN1 ĐX 301,00a 307,00a 148,34c 149,33b 79,68c 81,18c 24,53 24,68

HT 293,85a 296,67a 146,82c 147,04c 78,69d 80,27b 24,30 24,30

HT1

(đ/c)

ĐX 272,00d 275,00d 151,58d 147,16c 76,16e 80,23d 24,30 24,47

HT 255,45d 259,33e 147,51e 141,77d 74,55e 78,91d 24,27 24,27

Ghi chú: a, b, c, d, e, f, g, h chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột

không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.

Qua kết quả nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất của các giống thí

nghiệm trong vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 tại Bảng 3.5, cho thấy:

Vụ ĐX2013-2014:

Số bông/m2: Các giống thí nghiệm có số bông/m2 dao động trong khoảng từ 272

- 307 bông/m2. Giống có số bông/m2 cao nhất là SVN1 (301 - 307 bông/m2), giống có

số bông/m2 thấp nhất là HT1 (272 - 275 bông/m2);

Số hạt/bông: Các giống thí nghiệm có số hạt chắc/bông dao động trong khoảng

141,75 - 151,51 hạt/bông. Giống có hạt/bông cao nhất là SV181 (150,38 - 151,51 hạt

chắc/bông), giống có số hạt/bông thấp nhất là giống SV46 (141,75 - 142,68 hạt/bông);

Tỷ lệ hạt chắc/bông: Các giống khác nhau trong cùng một vụ sản xuất, trên 2

điểm thí nghiệm có tỷ lệ chắc/bông cũng khác nhau. Giống có tỷ lệ hạt chắc/bông cao

nhất là SV181 (82,12 - 83,7%), thấp nhất là giống SV46 (78,6 - 79,92%) và HT1

(76,16%) tại điểm Quảng Ninh;

Vụ HT2014:

Page 72: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

59

Số bông/m2: Các giống thí nghiệm có số bông/m2 dao động trong khoảng từ

255,45 - 296,67 bông/m2. Giống có số bông/m2 cao nhất là SVN1 (293,85 - 296,67

bông/m2), giống có số bông/m2 thấp nhất là HT1 (255,45 - 259,33 bông/m2).

Số hạt/bông: Các giống thí nghiệm có số hạt/bông dao động trong khoảng

141,77 - 152,64 hạt/bông. Giống có hạt/bông cao nhất là SV181 (147,75 - 152,64

hạt/bông), giống có số hạt/bông thấp là giống SV46 và HT1 (141,77 - 147,51

hạt/bông).

Tỷ lệ hạt chắc/bông: Các giống khác nhau trong cùng một vụ sản xuất, trên 2

điểm thí nghiệm có tỷ lệ chắc/bông cũng khác nhau. Giống có tỷ lệ hạt chắc/bông cao

nhất là SV181 (81,01 - 81,02%), thấp nhất là giống HT1 (74,5 %) tại điểm Quảng Ninh.

Kết quả nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất các giống thí nghiệm cho

thấy, tại Quảng Bình sản xuất vụ ĐX điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi hơn vụ HT

nên các yếu tố cấu thành năng suất số bông/m2, số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt chắc/bông

trong vụ ĐX cao hơn vụ HT, trong khi khối lượng 1000 hạt sai khác không đáng kể,

kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Uga Y và cs (2007) [112].

Bảng 3.6. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm

Giống

Chỉ tiêu NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) NSTT

trung bình

(tấn/ha)

NSTT

so với đ/c

(%) Vụ QN BT QN BT

SV181 ĐX 8,5a 8,8b 7,5b 7,6b 7,6 120,8

HT 8,1a 8,7a 7,0b 7,1b 7,0 125,0

SV46 ĐX 7,8c 7,9d 6,5d 6,6d 6,6 104,6

HT 7,3c 7,5b 6,0d 6,2d 6,1 108,7

GL105 ĐX 8,2b 8,3c 7.1c 7,2c 7,6 121,7

HT 7,6b 7,8b 6,4c 6,4c 6,4 114,3

SVN1 ĐX 8,7a 9,1a 7,6a 7,9a 7,8 123,3

HT 8,2a 8,5a 7,1a 7,4a 7,2 127,6

HT1

(đ/c)

ĐX 7,6d 7,8d 6,2e 6,3e 6,3 -

HT 6,8d 7,0c 5,5e 5,8e 5,6 -

Page 73: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

60

Hình 3.2. Biểu đồ năng suất lý thuyết và năng suất thục thu các giống vụ Hè thu 2014

tại các điểm thí nghiệm

Qua kết quả nghiên cứu năng suất các giống thí nghiệm trong vụ ĐX2013 -

2014 và HT2014 tại Bảng 3.6, Hình 3.1 và Hình 3.1, cho thấy:

Vụ ĐX2013-2014:

Năng suất lý thuyết: Các giống lúa thí nghiệm có năng suất lý thuyết dao

động từ 7,8 - 9,1 tấn/ha. Giống có năng suất lý thuyết cao nhất là SVN1 (9,1

tấn/ha), thấp nhất là giống HT1 (ĐX 7,8 tấn/ha). Năng suất lý thuyết các giống thí

nghiệm SVN1, SV181 và GL105 cao hơn giống đối chứng có ý nghĩa về mặt thống

kê với độ tin cậy 95%;

Năng suất thực thu: Các giống có năng suất thực thu dao động từ 6,5 - 7,9 tấn/ha,

giống có năng suất cao nhất là SVN1 (7,9tấn/ha) và thấp nhất là HT1 (6,3 tấn/ha). Các

giống thí nghiệm SVN1, SV181 và GL105 cho năng suất thực thu hơn giống đối chứng

HT từ 20,8 - 23,3% có ý nghĩa về mặt thống kê với độ tin cậy 95%.

Vụ HT2014:

Năng suất lý thuyết: Các giống lúa thí nghiệm có NSLT tại Quảng Ninh dao

động từ 6,8 - 8,2tấn/ha, tại Bố Trạch NSLT dao động từ 7,0 - 8,7 tấn/ha. Tại Quảng

Ninh, giống có năng suất lý thuyết cao nhất là SVN1 (8,2 tấn/ha), thấp nhất là

giống HT1 (ĐX 6,8 tấn/ha), tại Bố Trạch giống có NSLT cao nhất là SV181 (8,7

tấn/ha), thấp nhất là HT1 (7,0 tấn/ha). Như vậy, tại 2 điểm thí nghiệm giống có

NSLT cao nhất là SV181 và SVN1 cao hơn giống đối chứng có ý nghĩa về mặt

thống kê với độ tin cậy 95%;

Năng suất thực thu: Các giống có NSTT tại Quảng Ninh dao động từ 5,5 -

7,1 tấn/ha, tại Bố Trạch dao động từ 5,8 - 7,4 tấn/ha. Tại 2 điểm khảo nghiệm giống

Page 74: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

61

cho NSTT cao nhất là SVN1 (7,1 - 7,4 tấn/ha), tiếp đến là giống SV181 (7,0 - 7,2

tấn/ha), cao hơn đối chứng từ 24,99 - 27,6 % có ý nghĩa về mặt thống kê với độ tin

cậy 95%.

Kết quả nghiên cứu về các yếu tố cấu thành năng suất và NSTT của các

giống thí nghiệm cho thấy, các giống SV181, SVN1 và GL105 có số bông/m2 và

hạt chắc/bông cao nên cho NSTT, điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu Nguyễn

Hữu Tề và cs (1997) [63].

3.1.4. Kết quả đánh giá độ ổn định về năng suất và tính thích nghi của các giống

lúa thí nghiệm tại các điểm nghiên cứu, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014

Tính trạng và đặc điểm của giống được quy định bởi kiểu gen. Tuy nhiên, các

tính trạng số lượng tương tác và chịu tác động bởi môi trường khi biểu hiện ra kiểu

hình có sự biến động mạnh. Một giống có các tính trạng số lượng ít chịu tác động của

môi trường, có thể cho thấy nó có khả năng thích nghi trong phạm vi biến động rộng

của môi trường.

Sự tương tác kiểu gen (Genotype) và môi trường (Environment) là hiện tượng

hai hay nhiều kiểu gen phản ứng khác nhau với sự thay đổi của môi trường. Tương tác

kiểu gen - môi trường (G x E) biểu thị một thành phần của kiểu hình có thể làm sai

lệch giá trị ước lượng của các thành phần khác. Tương tác kiểu gen với môi trường tồn

tại khi các kiểu gen phản ứng khác nhau với sự thay đổi của điều kiện môi môi trường

(năm, vụ gieo trồng, địa điểm, mật độ...). Sự khác nhau thể hiện ở chiều phản ứng hoặc

mức độ phản ứng hoặc cả hai. Nói cách khác, một giống có năng suất cao trong môi

trường này so với giống kia nhưng lại thấp hơn trong môi trường khác. Vì vậy, tính toán

mức độ tương tác rất quan trọng trong việc xác định chiến lược chọn giống và đưa ra

những giống có khả năng thích nghi rộng với các điều kiện môi trường gieo trồng khác

nhau. Trong khảo nghiệm các giống triển vọng, thực hiện khảo nghiệm nhiều vụ, trên

nhiều điểm là rất cần thiết để chọn ra được các giống tốt nhất và ổn định nhất.

Sự ổn định của giống là khả năng thể hiện tương đối bền vững các giá trị trung

bình của một giống trong các điều kiện khác nhau. Việc tạo ra giống có năng suất cao

hơn giá trị trung bình tổng số là mục tiêu của các nhà chọn giống. Do đó, một giống

được coi là ổn định là giống lý tưởng, nó phải có chỉ số độ lệch của đường hồi quy

S2di gần đến 0, hệ số hồi quy (bi) gần bằng 1 và P không đáng kể (không có dấu *).

Đánh giá tính ổn định, thích nghi của các giống nghiên cứu qua các môi trường

thí nghiệm sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính của Eberhart và Russell

(1996) thông qua phần mềm thống kê sinh học của Nguyễn Đình Hiền. Kết quả thu được,

như sau:

Page 75: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

62

3.1.4.1. Độ ổn định về năng suất của các giống thí nghiệm trong vụ ĐX2013-2014

Bảng 3.7. Độ ổn định về năng suất của các giống lúa thí nghiệm vụ ĐX2013 - 2014

Tên giống

Năng suất

TB

(tấn/ha)

Hệ số

hồi quy

(bi)

Ttn

Độ lệch

hồi quy

(S2di)

P

SV181 7,6 0,56 1,65 0,87 0,89

SV46 6,6 3,62 14,35* -4,38 0,39

GL105 7,6 1,69 12,33* 5,35 0,32

SVN1 7,7 -0,31 1,80 1,06 0,83

HT1 (đ/c) 6,3 0,23 0,91 2,32 0,76

Ghi chú: “*” sai khác ở mức 95%.

Trong điều kiện sản xuất vụ ĐX kết quả nghiên cứu tại Bảng 3.7, cho thấy:

Giống lúa SV181 cho năng suất ổn định qua các môi trường thí nghiệm vì có

độ lệch của đường hồi quy nhỏ (S2di = 0,87) và P không đáng kể (P<0,95) (không có

dấu *).

Giống lúa SVN1 cho năng suất ổn định qua các môi trường thí nghiệm vì có độ

lệch của đường hồi quy nhỏ (S2di = 1,06) và P không đáng kể (P<0,95) (không có dấu

*).

Giống lúa SV46 (bi = 3,62) được xem là ổn định. Tuy nhiên, giống này có hệ số

hồi quy bi >1 và Ttn > T (có dấu *) nên chỉ thích hợp ở môi trường thuận lợi, cho năng

suất cao trong điều kiện thâm canh cao.

Giống lúa GL105 (bi = 1,69) được xem là ổn định. Tuy nhiên, giống này có hệ

số hồi quy bi >1 và Ttn > T (có dấu *) nên chỉ thích hợp ở môi trường thuận lợi, cho

năng suất cao trong điều kiện thâm canh cao.

3.1.4.2. Độ ổn định về năng suất của các giống thí nghiệm trong vụ HT 2014

Đánh giá độ ổn định về năng suất của 2 giống lúa trong vụ HT2014 tại các địa

điểm thí nghiệm thể hiện ở Bảng 3.8.

Bảng 3.8. Độ ổn định về năng suất của các giống lúa thí nghiệm vụ HT 2014

Tên giống

Năng suất

trung bình

(tấn/ha)

Hệ số

hồi quy

(bi)

Ttn

Độ lệch

hồi quy

(S2di)

P

SV181 7,0 0,54 1,82 1,08 0,59

SV46 6,1 1,45 0,24 18,20 1,00*

Page 76: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

63

GL105 6,6 0,38 1,73 12,68 0,97*

SVN1 7,2 0,76 0,23 1,02 0,69

HT1 (đ/c) 5,6 0,65 0,47 1,25 0,80

Ghi chú: “*” sai khác ở mức 95%.

Kết quả số liệu độ ổn định về năng suất các giống thí nghiệm vụ Hè thu ở Bảng

3.8, cho thấy:

Giống lúa GL105 có độ lệch hồi quy lớn (S2di = 12,68) vừa có P lớn (P ≥0,95).

Do vậy, trong điều kiện vụ Hè thu các giống này kém ổn định qua các môi trường thí

nghiệm.

Giống lúa SV46 có độ lệch hồi quy lớn (S2di = 18,20) vừa có P lớn (P ≥0,95).

Do vậy, trong điều kiện vụ Hè thu các giống này kém ổn định qua các môi trường thí

nghiệm.

Giống lúa SV181 (S2di = 1,08), SVN1 (S2di = 1,02) và HT1 (S2di = 1,25) ổn

định qua các môi trường thí nghiệm vì có độ lệch của đường hồi quy nhỏ và P không

đáng kể (không có dấu *).

Như vậy, đánh giá độ ổn định năng suất của các giống thí nghiệm cho thấy các

giống SVN1, SV181 có tính thích ứng cũng như ổn định về năng suất trong cả hai vụ

sản xuất Đông xuân và Hè thu tại Quảng Bình.

3.1.4.3. Chỉ số môi trường của các điểm thí nghiệm

Chỉ số môi trường (Ij) được được xét như là hiệu số giữa năng suất trung bình

của các giống tại môi trường đó với năng suất trung bình của các giống tại tất cả các

môi trường thí nghiệm. Khi chỉ số môi trường tại một điểm thí nghiệm có giá trị lớn

hơn “0” thì môi trường đó được coi là môi trường thuận lợi. Năng suất trung bình các

giống ở môi trường thuận lợi luôn cao hơn năng suất trung bình của tất cả các môi

trường trong thí nghiệm và khi chỉ số môi trường của các điểm thí nghiệm có giá trị

nhỏ hơn “0” thì sẽ kết luận ngược lại.

Bảng 3.9. Chỉ số môi trường của các điểm thí nghiệm (Ij)

Địa điểm

Chỉ số môi trường (Ij)

Vụ ĐX Vụ HT

Bố Trạch 0,1 -2,2

Quảng Ninh 3,5 3,2

Kết quả trình bày ở Bảng 3.9, cho thấy các môi trường thuận lợi và các môi

Page 77: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

64

trường không thuận lợi đối với các giống thí nghiệm, như sau:

- Trong vụ Đông Xuân: Môi trường thuận lợi là Quảng Ninh (Ij>0). Môi trường

Bố Trạch chưa rõ ràng.

- Trong vụ Hè Thu: Môi trường ở Quảng Ninh thuận lợi (Ij>0). Môi trường Bố

Trạch không thuận lợi (Ij<0).

Như vậy, trung bình chung cho cả 2 vụ Đông Xuân và 2 vụ Hè Thu thì tại

Quảng Ninh môi trường thí nghiệm thuận lợi, tại Bố Trạch môi trường không thuận lợi

hoặc chưa rõ ràng.

3.1.5. Nghiên cứu về chất lượng hạt gạo của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 -

2014 và HT2014

Hiện nay, xu hướng trong sản xuất nhu cầu về giống lúa mới vừa có năng suất

cao vừa có chất lượng tốt ngày càng cao. Do đó, các nhà chọn tạo giống luôn quan tâm

đến chỉ tiêu năng suất và không ngừng nâng cao chất lượng gạo. Chất lượng lúa gạo

ngoài đặc tính di truyền của giống, nó còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài,

đó là: thời tiết khí hậu, trình độ thâm canh, thời vụ gieo trồng, biện pháp canh tác (mật

độ gieo sạ, phân bón), phương thức thu hoạch, bảo quản chế biến sau thu hoạch.

Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu về hình thái hạt gạo của các giống lúa thí nghiệm vụ

ĐX2013 - 2014 và HT2014 tại Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Giống

Dài hạt

(mm)

Rộng hạt

(mm) Dài /Rộng

ĐX HT ĐX HT ĐX HT

SV181 6,65 6,64 2,31 2,30 2,87 2,88

SV46 6,72 6,72 2,24 2,23 3,00 3,01

SVN1 6,69 6,68 2,42 2,41 2,76 2,77

GL105 4,15 4,14 2,18 2,18 1,90 1,89

HT1(đc) 5,98 5,96 2,38 2,37 2,51 2,51

(Kết quả đánh giá được thực hiện tại phòng Phân tích sinh hóa thuộc Viện cây

Lương thực cây Thực phẩm, năm 2015)

Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu về hình thái hạt gạo của các giống lúa thí nghiệm vụ

ĐX2013 - 2014 và HT2014 tại Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Giống

Dài hạt

(mm) Rộng hạt (mm) Dài /Rộng

ĐX HT ĐX HT ĐX HT

Page 78: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

65

SV181 6,66 6,66 2,32 2,31 2,87 2,88

SV46 6,72 6,71 2,24 2,23 3,00 3,00

SVN1 6,70 6,69 2,43 2,41 2,75 2,77

GL105 4,15 4,14 2,19 2,18 1,89 1,89

HT1(đc) 5,99 5,97 2,39 2,38 2,50 2,50

(Kết quả đánh giá được thực hiện tại phòng Phân tích sinh hóa Viện cây Lương thực

cây Thực phẩm,2015)

Trong thực tế nhu cầu tiêu thụ lúa gạo đang chú trọng chất lượng gạo, bao gồm cả

mẫu mã, kích thước hạt gạo, nêu cùng chất lượng ăn uống thì giá trị thương phẩm của gạo

hạt dài cao hơn gạo tròn. Qua kết quả nghiên cứu về hình thái dạng hạt gạo của các giống

thí nghiệm ở Bảng 3.10 và Bảng 3.11, cho thấy: các giống thí nghiệm có dài hạt, rộng hạt,

dài/rộng hạt và dạng hạt ổn định tại các điểm thí nghiệm và vụ sản xuất. Chiều dài hạt gạo

các giống dao động từ 4,15 mm - 6,72 mm, tỷ lệ dài/rộng dao động từ 2,52 - 3,01 mm. Các

giống dạng hạt thon dài, riêng giống GL105 có dạng hạt bán tròn.

Bảng 3.12. Đặc tính chất lượng gạo của các giống lúa thí nghiệm vụ

ĐX2013 - 2014 và HT2014 tại Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Tên giống

Hàm lượng amylose

(%)

Protein

(%) Độ bền gel Độ trở hồ

ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT

SV181 17,55 17,60 7,80 7,75 Mềm Mềm TB TB

SV46 19,17 19,21 7,56 7,50 Mềm Mềm Thấp Thấp

SVN1 14,50 14,56 8,75 8,69 Mềm Mềm TB TB

GL105 19,82 19,91 8,90 8,82 Mềm Mềm TB TB

HT1 (đc) 18,25 18,30 7,23 7,16 Mềm Mềm TB TB

(Kết quả phân tích được thực hiện tại phòng Phân tích sinh hóa thuộc Viện cây

Lương thực cây Thực phẩm, năm 2015)

Bảng 3.13. Đặc tính chất lượng gạo của các giống lúa thí nghiệm vụ

ĐX2013 - 2014 và HT2014 tại Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Tên giống

Hàm lượng amylose

(%)

Protein

(%) Độ bền gel

Độ trở hồ

(điểm)

ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT

Page 79: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

66

SV181 17,50 17,55 7,74 7,75 Mềm Mềm TB TB

SV46 19,15 19,17 7,47 7,49 Mềm Mềm Thấp Thấp

SVN1 14,45 14,48 8,70 8,64 Mềm Mềm TB TB

GL105 19,78 19,83 8,76 8,80 Mềm Mềm TB TB

HT1 (đc) 18,20 18,26 7,20 7,19 Mềm Mềm TB TB

(Kết quả phân tích được thực hiện tại phòng Phân tích sinh hóa thuộc Viện cây

Lương thực cây Thực phẩm, năm 2015)

Qua kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các giống thí nghiệm

(hàm lượng amylose, Protein, độ bền thể gel và độ trở hồ) được trình bày ở Bảng 3.12

và Bảng 3.13, cho thấy: các giống lúa thí nghiệm có hàm lượng amilose dao động từ

14,5 - 19,9% %, trong đó cao nhất là giống GL105 (19,8 %), tiếp đến là giống các

giống SV46 (19,1 %), HT1 (18,2%) và thấp nhất là giống SVN1 (14,5 %). Các giống

thí nghiệm đều có hàm lượng protein cao, cao nhất là giống GL105 (8,9 %) và thấp

nhất là giống HT1 (7,23 %). Độ bền gel cũng góp phần tham gia vào phẩm chất cơm,

tất cả các giống thí nghiệm đều có độ bền gel mềm. Các giống thí nghiệm có độ trở hồ

từ trugn bình đến thấp, trong đó giống có độ trở hồ thấp là SV46.

Bảng 3.14. Các chỉ tiêu về chất lượng ăn uống của các giống lúa thí nghiệm vụ ĐX

2013 - 2014 và HT2014 tại Quảng Ninh và Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

ĐVT: điểm

Chỉ tiêu

Giống

Chất lượng cơm

Độ trắng Mùi thơm Độ mềm Độ dẻo Độ ngon

Vụ ĐX

SV181 4 4 4 4 4

SV46 3 4 4 4 4

SVN1 4 2 4 4 4

GL105 3 2 3 3 3

HT1(đc) 3 4 4 4 4

Vụ HT

Page 80: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

67

SV181 4 4 4 4 4

SV46 3 4 4 4 4

SVN1 4 2 4 4 4

GL105 3 2 3 3 3

HT1(đc) 3 4 4 4 4

(Kết quả phân tích được thực hiện tại phòng Phân tích sinh hóa thuộc Viện cây

Lương thực cây Thực phẩm, năm 2015)

Chất lượng ăn uống bao gồm các chỉ tiêu: Mùi thơm của cơm, độ trắng và độ

bóng, độ mềm và độ dính, vị ngon của cơm. Tùy theo tập quán, chế biến và sử dụng

của mỗi quốc gia và vùng miền khác nhau mà có thị hiếu khác nhau. Qua đánh giá

chất lượng ăn uống tại Bảng 3.14, cho thấy: về độ trắng các giống đều trắng đến hơi

trắng (điểm 3- 4). Giống SV181, SV46 và HT1 có mùi thơm (điểm 4), các giống

GL105 và SVN1 hơi thơm (điểm 2). Các giống thí nghiệm đều có gạo bóng, cơm mềm

và dẽo đến vừa (điểm 3- 4). Chất lượng ăn uống các giống lúa thí nghiệm đều có vị

cơm ngon.

Bảng 3.15. Chất lượng xay xát của các giống lúa thí nghiệm ĐX2013 - 2014 và

HT2014 tại Quảng Ninh và Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Giống Tỷ lệ gạo lật

(%)

Tỷ lệ xay xát

(%)

Tỷ lệ

gạo nguyên

(%)

Tỷ lệ

trắng trong

(%)

Vụ ĐX

SV181 80,25 70,69 63,60 80,17

SV46 80,12 70,15 63,17 75,24

SVN1 80,45 70,23 67,33 79,35

GL105 81,32 71,25 65,56 65,32

HT1(đc) 80,56 70,09 64,91 78,17

Vụ HT

Page 81: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

68

SV181 80,30 70,71 63,70 80,19

SV46 80,15 70,20 63,20 75,28

SVN1 80,48 70,27 67,40 79,40

GL105 81,33 71,30 65,60 65,33

HT1(đc) 80,60 70,18 64,98 78,20

(Kết quả phân tích được thực hiện tại phòng Phân tích sinh hóa thuộc Viện cây

Lương thực cây Thực phẩm, năm 2015)

Kết quả phân tích về chất lượng xay xát được tổng hợp ở Bảng 3.15, cho thấy:

Tỷ lệ gạo xát phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống, đồng thời còn phụ thuộc vào

điều kiện thời tiết, chế độ canh tác, thu hoạch, bảo quản.... Đây là chỉ tiêu quan trọng

vì tỷ lệ gạo xát cao hay thấp sẽ ảnh hưởng tới giá trị hàng hóa. Các giống thí nghiệm

có tỷ lệ gạo xát cao, giống có tỷ lệ gạo xát cao nhất là GL105 (71,25), thấp nhất là

HT1 (70,09%), các giống còn lại tương đương nhau.

Tỷ lệ gạo lật phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống và như điều kiện tự

nhiên, môi trường sống, qua đó phản ánh khả năng tích lũy chất khô vào hạt. Các

giống thí nghiệm có tỷ lệ gạo lật cao trên 80%.

Tỷ lệ gạo nguyên của các giống dao động từ 63,17% - 67,33 %, giống có tỷ lệ

gạo nguyên cao nhất là SVN1 (67,33%), giống có tỷ lệ nguyên thấp nhất SV46

(63,17%).

Tóm lại: Qua kết quả thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển,

năng suất, độ ổn định về năng suất, tính thích nghi qua các môi trường thí nghiệm và

chất lượng gạo của 5 giống lúa thí nghiệm trong vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 tại

huyện Quảng Ninh và Bố Trạch, cho thấy:

Về năng suất các giống SV181, SVN1, GL105 cho năng suất cao, ổn định qua

các vụ sản xuất ĐX và HT, tại các địa điểm thí nghiệm cao hơn giống đối chứng HT1

trong vụ ĐX từ 20,8 - 23,3 %, vụ HT từ 17,25 - 27,6 %.

Về chất lượng gạo các giống thí nghiệm có chất lượng gạo tốt, cơm ngon, trong

đó giống SV181 và SVN1 chất lượng gạo ngon nổi trội so với các giống còn lại.

Về thời gian sinh trưởng, 2 giống lúa SV181 và SVN1 có thời gian sinh trưởng

ngắn ngày, phù hợp sản xuất trong vụ ĐX và HT (TGST vụ HT tại Quảng Bình dưới

100 ngày), đó là: giống SV181 TGST vụ ĐX 96 ngày và TGST vụ HT 85 ngày, ngắn

hơn giống HT1 trong vụ HT 7 ngày và ĐX 10 ngày; Giống SVN1 TGST vụ ĐX là 103

ngày dài hơn HT1 là 6 ngày và TGST vụ HT 93 ngày tương đương HT1.

Giống GL105 cho năng suất cao trong vụ Đông xuân nhưng có thời gian sinh

Page 82: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

69

trưởng vụ Hè thu 100 ngày, dài hơn giống HT1 từ 5 - 7 ngày nên không phù hợp sản

xuất Hè thu tại Quảng Bình (cơ cấu giống có TGST dưới 100 ngày).

Kết quả nghiên cứu xác định giống lúa triển vọng, cho thấy: 2 giống lúa SV181

và SVN1 hội tụ nhiều ưu điểm, đó là: thời gian sinh trưởng ngắn, sản xuất được cả 2

vụ Đông xuân và Hè thu, sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và ổn định,

chất lượng gạo tốt, phù hợp với điều kiện sản xuất tại Quảng Bình.

Trên cơ sở kết quả xác định được 2 giống lúa mới ngắn ngày, năng suất chất

lượng cao SV181 và SVN1, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật

thâm canh 2 giống lúa mới SV181 và SVN1 (lượng giống gieo và tổ hợp phân bón)

phù hợp với điều kiện sản xuất tại Quảng Bình.

3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THÂM

CANH SẢN XUẤT GIỐNG LÚA MỚI NGẮN NGÀY ĐƯỢC XÁC ĐỊNH SV181

VÀ SVN1 TRÊN ĐẤT PHÙ SA KHÔNG ĐƯỢC BỒI HÀNG NĂM TẠI QUẢNG

BÌNH VỤ ĐX2014 - 2015 VÀ HT2015

3.2.1. Kết quả nghiên cứu lượng giống gieo sạ thích hợp đối với giống lúa SV181

và SVN1 trên đất phù sa không được bồi hàng năm tại Quảng Bình, vụ ĐX2014 -

2015 và HT2015

Biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng và hiệu quả trong sản xuất lúa,

ngoài sử dụng giống lúa mới năng suất cao, chất lượng tốt thì mật độ quần thể có ảnh

hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh, cho năng suất và

hiệu quả mang lại của cây lúa. Do vậy, nghiên cứu để xác định các biện pháp kỹ thuật

thâm canh phù hợp, trong đó nghiên cứu lượng giống gieo sạ với các lượng giống gieo

60 kg/ha (L1), 80 kg/ha (L2) và 100 kg/ha (L3) cho 2 giống lúa mới SV181 (G1) và

SVN1 (G2) là vấn đề rất cần thiết, nhằm phát huy được tiềm năng của giống và magn

lại hiệu quả trong sản xuất.

3.2.1.1. Ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ đến một số đặc điểm sinh trưởng, phát

triển của giống lúa SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX2014 - 2015 và HT2015

Nghiên cứu thời gian sinh trưởng của cây lúa ở các mật độ gieo sạ khác nhau là

cơ sở tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát

triển của cây lúa nhằm hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh ảnh

hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất lúa.

Kết quả nghiên cứu bảng 3.16, chio thấy: Thời kỳ lúa 3 - 4 lá, vụ ĐX giống

SV181 là 14 ngày, giống SVN1 là 16 ngày. Vụ HT giống SV181 là 10 ngày, giống

SVN1 là 12 ngày. Ở giai đoạn này, cây lúa đang còn nhỏ sinh khối thấp, cây lúa sống

chủ yếu bằng chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt, do vậy lượng giống gieo sạ ít ảnh

hưởng đến sự sinh trưởng của cây lúa.

Page 83: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

70

Thời kỳ từ khi lúa 3 - 4 lá đến bắt đầu đẻ nhánh, giai đoạn này bộ rễ lúa đã phát

triển mạnh, các quá trình hấp thu dinh dưỡng trong đất bắt đầu diễn ra, cây lúa cần

được bón thúc đợt 1 để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp cây lúa sinh trưởng phát

triển tốt, đẻ nhánh khỏe và tập trung. Thời gian sinh trưởng giai đoạn này trong vụ ĐX

giống lúa SV181 là 23 ngày, giống SVN1 là 27 ngày; vụ HT giống SV181 là 17 ngày,

giống SVN1 là 19 ngày. Trong cả 2 vụ sản xuất, giai đoạn này yếu tố mật độ ảnh

hưởng không nhiều đến thời gian sinh trưởng của các giống.

Thời kỳ đẻ nhánh: là giai đoạn quan trọng trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng,

quyết định số bông trên đơn vị diện tích. Trong vụ ĐX, đối với giống SV181 thời gian

dao động từ 36 - 39 ngày, giống SVN1 dao động từ 41 - 45 ngày. Vụ Hè thu, giống

SV181 dao động từ 30 - 32 ngày, giống SVN1 từ 37 - 41 ngày. Kết quả cho thấy, ở

giai đoạn này mật độ gieo ảnh hưởng đến thời thời gian sinh trưởng của các giống lúa.

Bảng 3.16. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa SV181 và SVN1 tại

Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015

Công

thức

Thời gian từ khi gieo đến ... (ngày)

3-4 lá Bắt đầu

đẻ nhánh

Kết thúc

đẻ nhánh

Bắt đầu

trỗ

Kết thúc

trỗ Chín

Vụ ĐX

L1G1 14 23 39 65 69 96

L1G2 16 27 45 75 82 108

L2G1 14 23 38 63 68 94

L2G2 16 27 44 74 80 107

L3G1 14 23 36 61 66 92

L3G2 16 27 41 72 77 104

Vụ HT

L1G1 10 17 32 58 64 86

L1G2 12 19 41 68 76 97

L2G1 10 17 31 57 63 85

L2G2 12 19 39 67 74 96

Page 84: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

71

Công

thức

Thời gian từ khi gieo đến ... (ngày)

3-4 lá Bắt đầu

đẻ nhánh

Kết thúc

đẻ nhánh

Bắt đầu

trỗ

Kết thúc

trỗ Chín

L3G1 10 17 30 55 61 83

L3G2 12 19 37 65 72 93

Thời kỳ trỗ: được tính từ khi cây lúa bắt đầu trỗ đến kết thúc trỗ, đây là giai

đoạn liên quan đến quá trình vào chắc của hạt và quyết định năng suất của lúa. Thời kỳ

này cây lúa mẫn cảm nhất với điều kiện ngoại cảnh, trong đó tỷ lệ hạt chắc chịu tác

động nhiều nhất. Nếu điều kiện ngoại cảnh bất lợi, thời tiết quá nóng hay rét đậm thì

quá trình thụ phấn, thụ tinh, kết hạt khó khăn, dẫn đến tỷ lệ lép cao, ảnh hưởng lớn tới

năng suất. Kết quả đánh giá ở cả vụ Đông Xuân và Hè Thu cho thấy, ở các công thức

giống lúa SV181và SVN1 mật độ gieo sạ thấp có thời gian trỗ tương đối tập trung, dao

động từ 5 - 6 ngày. Những công thức có lượng giống gieo cao (mật độ sạ dày) có thời

gian trổ kéo dài hơn những công thức mật độ gieo thấp.

Thời gian sinh trưởng: vụ ĐX ở các công thức thí nghiệm giống lúa SV181 có

thời gian sinh trưởng dao động từ 94 - 96 ngày, giống SVN1 dao động từ 104 - 107

ngày. Vụ Hè Thu SV181 dao động từ 84 - 87 ngày, giống SVN1 dao động từ 93 - 97

ngày. Kết quả nghiên cứu về TGST cho thấy, vụ HT nền nhiệt độ cao hơn vụ ĐX nên

trong vụ ĐX TGST của các giống dài hơn vụ HT từ 7 - 10 ngày, kết quả này tương

đồng với kết quả nghiên cứu của Yosida (1981) [115].

Nhìn chung, ở giai đoạn đầu cây lúa ít chịu ảnh hưởng của mật độ gieo do cây

lúa sử dụng dinh dưỡng dự trữ trong hạt. Giai đoạn 3 - 4 lá đến bắt đầu đẻ nhánh, các

công thức có lượng giống gieo sạ càng lớn (mật độ sạ càng cao) thì sinh trưởng ngắn

hơn những công thức có lượng giống gieo sạ thấp hơn (mật độ sạ thưa hơn). Từ kết

thúc đẻ nhánh đến chín cây lúa phát triển mạnh, các công thức có lượng giống gieo cao

(100 kg/ha) có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với các công thức sạ với lượng giống

gieo thấp (80 kg/ha và 60 kg/ha).

Bảng 3.17. Ảnh hưởng lượng giống gieo sạ đến khả năng đẻ nhánh và chiều cao cây

của giống lúa SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015

Công

thức

Số nhánh

tối đa

(nhánh/khóm)

Số nhánh

hữu hiệu

(nhánh/khóm)

Tỷ lệ nhánh

hữu hiệu

(%)

Chiều cao cây

cuối cùng

(cm)

Page 85: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

72

ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT

L1G1 2,37b 2,20ab 1,77ab 1,67ab 74,70ab 73,45ab 98,01a 95,07a

L1G2 2,50a 2,37a 2,00a 1,90a 80,30a 80,43a 92,60c 91,30c

L2G1 2,33b 2,10bc 1,73bc 1,50bc 73,91ab 71,43ab 97,80a 94,47b

L2G2 2,40b 2,17ab 1,80ab 1,60bc 75,00ab 72,22ab 91,67d 90,70d

L3G1 2,10c 1,93cd 1,50c 1,37c 71,43b 69,56ab 95,70b 94,57b

L3G2 2,20c 1,90d 1,60bc 1,37c 72,73ab 68,33b 90,80e 90,43d

Ghi chú: a, b, c, d, e, f, g, h chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột

không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa có liên quan chặt chẽ đến quá

trình hình thành số bông và năng suất lúa sau này. Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ

thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác như mật độ và chế độ dinh

dưỡng. Trong đó, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng không nhỏ đến số nhánh đẻ, số

nhánh hữu hiệu.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ đến khả năng đẻ nhánh

của giống lúa SV181 và SVN1 thể hiện ở Bảng 3.17, cho thấy: vụ ĐX, lượng giống

gieo 60 kg/ha (L1) cho số nhánh tối đa và nhánh hữu hiệu cao nhất, giống SV181 có

1,77 nhánh hữu hiệu/khóm; giống SVN1 có 2,0 nhánh hữu hiệu/khóm; lượng giống

gieo sạ 60 kg/ha cho tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao nhất (SV181 đạt 74,7% ; SVN1 đạt

80,3%). Lượng giống gieo 100 kg/ha (L3) cho số nhánh hữu hiệu thấp nhất.

Tương tự vụ ĐX, vụ HT lượng giống gieo 60 kg/ha (L1) có số nhánh tối đa và

nhánh hữu hiệu cao nhất, đó là: đối với giống SVN1 số nhánh tối đa 2,5 nhánh/khóm,

nhánh hữu hiệu 2,0 nhánh/khóm; giống SV181 số nhánh tối đa 2,37 nhánh/khóm và

số nhánh hữu hiệu/khóm 1,67 nhánh/khóm.

Như vậy, lượng giống gieo sạ có ảnh hưởng rõ đến khả năng đẻ nhánh và hình

thành nhánh hữu hiệu của lúa.

Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ đến chỉ tiêu chiều cao cây cuối

cùng, cho thấy các công thức có chiều cao cây khác nhau. Đối với giống SV181 chiều

cao cây vụ ĐX dao động từ 95,7 - 98,01cm và vụ HT từ 94,47 - 95,07 cm. Giống SVN1

chiều cao cây vụ ĐX dao động từ 90,8 - 92,6 cm và vụ HT dao động từ 90,43 - 91,3 cm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Lượng giống gieo sạ ảnh hưởng đáng kể đến khả

năng đẻ nhánh nhưng ảnh hưởng không nhiều đến chỉ tiêu chiều cao cây cuối cùng.

Công thức lượng giống gieo thấp 60kg/ha (L1) cho số nhánh tối đa và số nhánh hữu

hiệu cao có ý nghĩa về mặt thống kê so với lượng giống gieo sạ nhiều, mật độ gieo dày

Page 86: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

73

100 kg/ha (L3).

Chiều cao cây là một chỉ tiêu thể hiện đặc trưng, đặc tính của mỗi giống, tuy

nhiên do hệ số di truyền thấp nên chiều cao cây còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện

ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Chiều cao cây phản ánh tình hình sinh trưởng phát

triển của cây lúa, là kết quả của sự tăng trưởng thân lá từ khi nẩy mầm đến lúc hình

thành đốt, vươn lóng và trỗ bông hoàn toàn.

Kết quả nghiên cứu Bảng 3.17, cho thấy các giống lúa có chiều cao cây trung

bình. Giống SV181 chiều cao cây vụ ĐX dao động từ 95,7 (L3) - 98,01 cm (L1), vụ Hè

thu dao động từ 94,57 (L2) - 95,07 cm (L1); Giống SVN1 chiều cao cây vụ ĐX dao

động từ 90,8 - 92,6 cm, vụ HT dao động từ 90,43 - 91,3 cm. Như vây, lượng giống

gieo ảnh hưởng đến chiều cao của cây lúa, lượng giống gieo tăng (mật độ quân thể

cao) chiều cao cây giảm.

3.2.1.2. Ảnh hưởng lượng giống gieo sạ đến chỉ số diện tích lá, diện tích lá đòng và

độ tàn lá lúc chín của giống lúa SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 -

2015 và HT2015

Chỉ số diện tích lá là số m2 lá/m2 đất (LAI) là một chỉ tiêu phản ánh khả năng

phát triển bộ lá trong quần thể ruộng lúa. LAI có liên quan chặt chẽ đến khả năng quang

hợp và tích lũy chất khô, tuy nhiên cũng phụ thuộc nhiều vào cấu trúc quần thể của cây

trồng. Nếu LAI lớn, nhưng cấu trúc quần thể không hợp lí, các lá che bóng lẫn nhau thì

quang hợp giảm, trong khi hô hấp tăng và kết quả là sinh khối quang hợp sẽ giảm.

Tăng LAI là một trong những biện pháp quan trọng để tăng năng suất, do vậy,

trong nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh lúa, chúng ta cần quan tâm đến chỉ tiêu này để

có thể đưa ra các biện pháp kỹ thuật hợp lý giúp cây có chỉ số diện tích lá thích hợp.

Nhưng tăng LAI như thế nào cho hợp lý là vấn đề phức tạp, có liên quan đến nhiều

yếu tố. Nếu tăng LAI quá cao khiến cho quang hợp tổng số trên ruộng cây bị giảm, hô

hấp tăng làm giảm hệ số hiệu suất quang hợp (Kf) và cuối cùng là năng suất giảm.

Nhưng để LAI quá thấp sẽ lãng phí đất, năng suất sẽ thấp. LAI chịu sự chi phối của

nhiều yếu tố, trong đó 2 yếu tố lượng giống gieo và phân bón có tác động mạnh mẽ nhất.

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ đến chỉ số diện tích lá, diện tích lá

đòng và độ tàn lá của giống lúa SV181 và SVN1 tại Quảng Bình,

vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015

Công thức

lượng

giống

gieo sạ

Chỉ số diện tích lá lúc...

(m2 lá xanh/m2 đất)

Diện tích lá đòng

(cm2)

Độ tàn lá

(lá)

BĐ đẻ

nhánh

KT đẻ

nhánh

trổ Chín ĐX HT ĐX HT

Page 87: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

74

L1G1 1,87d 2,37d 4,27e 3,07de 39,13a 37,17a 3,27b 3,06b

L1G2 1,70e 2,17e 4,00f 3,00e 33,50c 31,57e 3,67a 3,40a

L2G1 2,07c 2,67c 5,27c 3,37c 37,30c 36,87b 2,73d 2,50d

L2G2 1,77de 2,37d 4,97d 3,20cd 33,00cd 32,53d 3,00c 2,77c

L3G1 2,57a 3,27a 5,93a 4,47a 36,90b 35,50c 2,27e 2,07e

L3G2 2,23b 2,97b 5,63b 4,10b 32,60d 31,67e 2,37e 2,07e

Ghi chú: a, b, c, d, e, f, g, h chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột

không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.

Kết quả nghiên cứu Bảng 3.18 trên 2 giống lúa SV181 và SVN1, cho thấy:

Chỉ số diện tích lá tăng khi lượng giống gieo tăng. Chỉ số diện tích lá qua các

thời kỳ theo dõi, đạt cao nhất ở các công thức có lượng giống gieo L3 (100 kg/ha) và

thấp nhất ở các công thức có lượng giống gieo L1 (60 kg/ha).

Chỉ số diện tích lá tăng nhanh qua các thời kỳ từ khi lúa bắt đầu đẻ nhánh đến

trỗ và giảm dần ở thời kỳ lúa chín. Chỉ số diện tích lá đạt cao nhất ở thời kỳ lúa bắt

đầu trỗ trên cả 2 giống lúa SV181 và SVN1 là công thức L3 (lượng giống gieo 100

kg/ha), chỉ số diện tích lá giống SV181 đạt 6,93 m2 lá xanh/m2 đất, giống SVN1 đạt

5,63 m2 lá xanh /m2 đất; thấp nhất là công thức L1 (lượng giống gieo 60 kg/ha) với chỉ

số diện tích lá giống SV181 đạt 4,27 m2 lá xanh /m2 đất, giống SVN1 đạt 4,0 m2 lá

xanh/m2 đất.

Diện tích lá đòng và số lá xanh còn lại trên cây lúc chín là hai chỉ tiêu quan hệ

chặt chẽ với năng suất lúa. Kết quả phân tích thống kê ở Bảng 3.18, cho thấy hai chỉ

tiêu này có sự sai khác rõ rệt có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% ở các lượng giống gieo khác

nhau, diện tích lá đòng và số lá xanh còn lại trên cây lúc chín có xu hướng giảm khi

lượng giống gieo sạ tăng.

3.2.1.3. Ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ đến khả năng tích lũy chất khô của

giống lúa SV181, SVN1

Chất khô là chất hữu cơ được tạo ra từ quá trình hút dinh dưỡng và quang hợp

của cây lúa, trong đó 80% chất khô trong cây xanh dược tạo thành do quá trình quang

hợp. Khả năng tích lũy chất khô của cây lúa và sự vận chuyển chất hữu cơ từ cơ quan

sinh trưởng về cơ quan sinh sản là cơ sở cho việc tạo ra năng suất hạt sau này.

Bảng 3.19. Ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ đến khả năng tích lũy chất khô

của giống lúa SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015

Page 88: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

75

Công thức

bón phân

Hàm lượng chất khô (tấn/ha)

Đẻ nhánh tối đa Bắt đầu trổ Thời kỳ chín

ĐX HT ĐX HT ĐX HT

L1G1 3,69e 3,52e 7,70e 7,60e 15,78d 15,63e

L1G2 3,52f 3,44f 7,93f 7,42f 15,19e 15,17f

L2G1 4,75c 4,67c 8,35b 8,21b 18,87b 18,64c

L2G2 4,45d 4,37d 8,02d 7,89d 18,41c 18,26d

L3G1 5,07a 5,00a 8,52a 8,36a 19,26a 19,06a

L3G2 4,88b 4,72b 8,26c 8,15c 18,91b 18,80b

Ghi chú: a, b, c, d, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có

sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.

Sau gieo sạ cây lúa bước vào giai đoạn đẻ nhánh, lúc này dinh dưỡng tập trung

vào quá trình sinh trưởng dinh dưỡng. Do đó, khối lượng chất khô tích lũy rất nhỏ.

Bước sang thời kỳ làm đòng, trỗ bông và chín, lượng dinh dưỡng được tích lũy dần ở

thân, lá, hạt, khối lượng chất khô tăng lên đáng kể và đạt giá trị cao nhất ở giai đoạn

chín. Từ việc đánh giá mức độ tích lũy chất khô ở mỗi giai đoạn khác nhau với từng

mức phân bón và mật độ sạ khác nhau giúp các nhà nghiên cứu đưa ra được các biện

pháp kỹ thuật chăm sóc cụ thể giúp phát huy hết tiềm năng năng suất của giống.

Kết quả đánh giá hàm lượng chất khô qua các giai đoạn sinh trưởng của giống

lúa SV181 và SVN1 được tổng hợp ở Bảng 3.19, cho thấy: Hàm lượng chất khô tăng

qua các thời kỳ theo dõi và đạt cao nhất ở thời kỳ lúa chín, kết quả này tương đồng với

kết quả nghiên cứu của Yosida (1981) [115].

Giai đoạn chín, công thức L3 (lượng giống gieo sạ 100 kg/ha) hàm lượng chất

khô đạt cao nhất, giống SV181 đạt 19,26 tấn/ha (vụ ĐX) và 19,06 tấn/ha (vụ HT);

giống SVN1 đạt 18,91 tấn/ha (vụ ĐX) và 18,8 tấn/ha (vụ HT). Kết quả phân tích ảnh

hưởng của yếu tố lượng giống gieo sạ tác động đến khả năng tích lũy chất khô rõ rệt.

Hàm lượng chất khô tăng tỷ lệ thuận với lượng giống gieo sạ và có sự sai khác ý nghĩa

ở độ tin cậy 95% giữa các công thức sạ với lượng giống khác nhau, trong đó hàm

lượng chất khô đạt cao nhất là công thức có lượng giống gieo L3 (gieo sạ 100 kg/ha) và

thấp nhất là các công thức sạ với lượng giống gieo L1 (gieo sạ 60 kg/ha).

Page 89: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

76

Hình 3.3: Tương quan giữa lượng giống gieo sạ với hàm lượng hợp chất khô của giống lúa

SV181 và SVN1 giai đoạn chín

Kết quả thể hiện ở Hình 3.3, cho thấy có sự tương quan thuận, tuyến tính và

chặt giữa lượng giống gieo sạ với hàm lượng hợp chất khô ở thời kỳ lúa chín trên 2

giống SV181 và SVN1, theo các phương trình hồi quy y = 0,887x + 11,01; y = 0,093x

+ 10,063; y = 0,0865x + 10,847 và y = 0,0905x + 10,177 với hệ số tương quan R2 từ

0,83 - 0,86. Kết quả cho thấy khi sạ với lượng giống cao, mật độ cây càng dày thì hàm

lượng chất khô càng tăng và hàm lượng hợp chất khô đạt cao nhất là sạ ở công thức L3

(lượng giống 100 kg/ha), kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Yosida

(1981) [115].

3.2.1.4. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến sự phát sinh và gây hại của sâu bệnh

trên giống SV181 và SVN1

Sâu, bệnh là một đối tượng gây hại nguy hiểm đối với cây trồng nói chung và cây

lúa nói riêng. Thiệt hại do sâu bệnh hại gây ra cho lúa có thể làm giảm năng suất từ 10-

30%. Trong các giai đoạn cây lúa làm đốt, làm đòng, trỗ bông và chín nếu bị sâu bệnh phá

hại nặng có thể không cho thu hoạch.

Bảng 3.20. Tình hình sâu hại trên giống lúa SV181 và SVN1 ở các công thức

thí nghiệm (Số liệu trung bình 2 vụ ĐX 2014- 2015 và HT2015 tại Quảng Bình)

ĐVT: điểm ( 0-9)

Page 90: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

77

Công

thức

Sâu

cuốn lá

nhỏ

Sâu

đục thân Rầy nâu

Bệnh

đạo ôn

hại lá

Bệnh

đạo ôn

cổ bông

Bệnh khô

vằn

Đốm nâu

L1G1 0 0 0 0 0 - 1 0 0

L1G2 0 0 0 0 0 0 0

L2G1 0-1 1 1 1 1-2 0-1 0-1

L2G2 0-1 1 0 0 0 0-1 0-1

L3G1 1-3 1-3 1 1-2 2-3 1-3 1

L3G2 1-3 1-3 1 0 -1 0-1 1 1

Kết quả theo dõi tình hình phát sinh và gây hại của một số đối tượng sâu bệnh

được thể hiện ở Bảng 3.20 cho thấy, trong cả hai vụ ĐX và HT sâu cuốn lá nhỏ, sâu

đục thân, rầy nâu và bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, đốm nâu là các đối tượng gây hại chủ

yếu trên các công thức thí nghiệm. Khi tăng lượng giống gieo các đối tượng sâu, bệnh

có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với tăng lượng giống gieo.

Lượng giống gieo L3 (lượng giống 100 kg/ha) các đối tượng sâu, bệnh phát

sinh và gây hại nhưng mức độ thấp. Điều này được giải thích do mật độ càng dày, lúa

phát triển càng rậm rạp làm tăng ẩm độ bên trong tầng lá là điều kiện thuận lợi cho

sâu, bệnh phát sinh, triển và gây hại.

Năng suất được xem là kết quả và mục tiêu cuối cùng của quá trình sản xuất, là

một chỉ tiêu đánh giá toàn diện và đầy đủ nhất các quá trình sinh trưởng, phát triển của

cây trồng, đồng thời cũng có quyết định đến hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư trong

sản xuất. Trong thí nghiệm, năng suất là chỉ tiêu được dùng để đánh giá sự sai khác

giữa các công thức thí nghiệm.

Năng suất lúa được tạo thành từ 4 yếu tố: số bông trên đơn vị diện tích, số

hạt trên bông, tỷ lệ hạt lép và khối lượng 1000 hạt. Các yếu tố này được hình thành

trong thời gian khác nhau với những quy luật khác nhau, song chúng lại có mối

quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Do đó, để đạt năng suất cao cần cơ cấu các yếu tố cấu

thành năng suất hợp lý.

3.2.1.5. Ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ đến các yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất của giống lúa SV181 và SVN1

Bảng 3.21. Ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ đến các yếu tố cấu thành năng suất

của giống lúa SV181, SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015

Page 91: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

78

CÔNG

THỨC

Số bông/m2 Số hạt/bông Tỷ lệ

chắc/bông (%)

KL 1.000 hạt

(g)

ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT

L1G1 245,00c 240,00e 165,0a 151,04a 86,57b 86,20b 23,90 23,07

L1G2 239,33e 249,00d 161,0a 144,59b 90,87a 85,27c 24,10 24,00

L2G1 307,00b 300,27c 161,3a 129,31c 82,37c 84,83d 23,70 23,07

L2G2 300,00c 319,50a 149,7b 124,79d 91,77a 83,50e 24,00 23,97

L3G1 313,00a 316,07b 151,0b 116,20e 76,80d 86,57a 23,70 23,07

L3G2 306,00b 320,47a 141,0ce 120,06f 85,07b 81,93f 24,00 24,00

Ghi chú: a, b, c, d, e, f, g, h chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột

không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.

Kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.21, cho thấy:

Số bông là yếu tố có tính chất quyết định nhất tới năng suất lúa, đối với giống

SV181 (G1) số bông/m2 của các công thức thí nghiệm ở vụ ĐX dao động từ 245,0 -

313,0 bông/m2, vụ HT dao động từ 240,0 - 316,0 bông/m2. Đối với giống SVN1 (G2)

số bông/m2 của các công thức thí nghiệm ở vụ ĐX dao động từ 239,33 - 306,0

bông/m2, vụ HT từ 249,0 - 320,0 bông/m2. Cả hai giống có số bông/m2 tăng tỷ lệ thuận

với lượng giống gieo sạ và đạt cao nhất ở công thức L3 (lượng giống gieo 100 kg/ha).

Xét ảnh hưởng của mật độ sạ đến các yếu tố cấu thành năng suất thì công thức L3

(lượng giống gieo 100 kg/ha) cho số bông/m2 cao nhất; thấp nhất ở công thức L1

(lượng giống gieo 60 kg/ha), sự sai khác này có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Như vậy,

lượng giống gieo sạ tăng làm số bông/m2 tăng.

Số hạt trên bông là yếu tố thứ hai cấu thành năng suất lúa, nó được kiểm soát

chặt chẽ hơn bởi yếu tố di truyền. Số hạt trên bông nhiều hay ít còn phụ thuộc vào quá

trình hình thành gié và hoa lúa. Các quá trình này nằm trong thời kỳ sinh trưởng sinh

thực từ lúc lúa làm đòng đến trỗ bông, chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh và các

biện pháp kỹ thuật canh tác. Do đó, có thể tác động các biện pháp kỹ thuật canh tác để

điều chỉnh số hạt trên bông thích hợp nhất có lợi cho năng suất.

Số hạt/bông: công thức L1 (lượng giống gieo 60 kg/ha) cho số hạt/bông cao

nhất, giống SV181 (G1) vụ ĐX có 165 hạt/bông, vụ HT có 151,04 hạt/bông; giống

SVN1 (G2) vụ ĐX có 161,0 hạt/bông, vụ HT có 144,59 hạt/bông.

Công thức L3 (lượng giống gieo 100 kg/ha) cho số hạt/bông thấp nhất, giống

SV181 (G1) vụ ĐX có 151,0 hạt/bông, vụ HT có 116,2 hạt/bông; giống SVN1 (G2) vụ

Page 92: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

79

ĐX có 141,0 hạt/bông, HT có 120,06 hạt/bông. Sự sai khác này có ý nghĩa về mặt

thống kê ở độ tin cậy 95%.

Như vậy, trong cùng điều kiện sản xuất lượng giống gieo cao số hạt chắc/bông

giảm do tỷ lệ hạt chắc chịu ảnh hưởng của quá trình quang hợp sau khi trỗ bông. Sau khi

trỗ bông, quang hợp ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tích luỹ tinh bột trong phôi nhũ kết

quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn văn Hoan (2006) [42].

Tỷ lệ hạt chắc/bông cũng là chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của

giống; tỷ lệ hạt lép thấp, khối lượng bông sẽ tăng nên năng suất của giống cũng tăng.

Tỷ lệ hạt chắc phụ thuộc rất nhiều yếu tố như lượng phân bón, cường độ ánh sáng,

nhiệt độ, điều kiện ngoại cảnh ở thời lúa kỳ trỗ. Trong 2 vụ ĐX và HT các công thức

thí nghiệm có tỷ lệ hạt chắc cao ở mật độ gieo L1 (lượng giống gieo 60 kg/ha) trên cả 2

giống thí nghiệm, giống SV181(G1) tỷ lệ hạt chắc/bông vụ ĐX là 86,57%, vụ HT là

86,20 %; giống SVN1 (G2) vụ ĐX là 90,87%, HT là 85,27%.

Khối lượng 1.000 hạt là yếu tố cấu thành nên năng suất lúa và cũng là yếu tố ít

biến động theo điều kiện ngoại cảnh, chịu sự kiểm soát chặt chẽ bởi yếu tố di truyền.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, giữa các công thức có sự biến động rất ít về khối lượng

1000 hạt. Giống SV181 khối lượng dao động từ 23,67 - 23,87 gam, giống SVN1 dao

động từ 24,0 - 24,07 gam. Nhìn chung, lượng giống gieo sạ hưởng không nhiều đến

khối lượng 1.000 hạt của giống, kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Uga Y

(2007) [112].

Như vậy, lượng giống gieo sạ là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố cấu

thành năng suất, đặc biệt là cơ sở cho việc hình thành số bông trong quần thể, kết quả

này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hoan (2006) [42].

Bảng 3.22. Ảnh hưởng lượng giống gieo sạ đến năng suất lý thuyết và năng suất thực

thu của giống lúa SV181, SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015

ĐVT: tấn/ha

CÔNG THỨC

ĐX HT

NSLT NSTT NSLT NSTT

L1G1 8,2c 6,7f 7,2d 6,0f

L1G2 8,4bc 6,8e 7,3c 6,1e

L2G1 9,5a 7,8b 7,5b 6,5b

L2G2 9,8a 8,2a 7,9a 6,7a

L3G1 8,4bc 7,0d 7,3c 6,1d

Page 93: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

80

L3G2 8,6b 7,2c 7,5b 6,2c

Hình 3.4: Biểu đồ so sánh năng suất thực thu của giống SV181 và SVN1 ở các lượng

giống gieo sạ khác nhau trong vụ ĐX và HT

Năng suất cao luôn là mục tiêu quan trọng nhất của các nhà chọn tạo giống, có

tính quyết định giá trị kinh tế của giống cây trồng trong sản xuất. Ngoài ra, năng suất

là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh đầy đủ sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng cũng

như kết quả áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh trong sản xuất.

Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng năng suất của giống và phụ thuộc vào

các yếu tố cấu thành năng suất là số bông/m2, số hạt chắc/ bông và khối lượng 1.000

hạt. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.22 và biểu đồ Hình 3.4 cho thấy, năng suất lý thuyết

của 2 giống lúa thí nghiệm vụ ĐX dao động từ 8,2 - 9,8 tấn/ ha. Vụ HT dao động từ

7,2 - 7,9 tấn/ ha. NSLT cao nhất ở công thức L2 (lượng giống gieo 80 kg/ha), thấp nhất

ở công thức L1 (lượng giống gieo sạ 60 kg/ha).

Năng suất thực thu là lượng chất khô mà cây trồng tích lũy được ở bộ phận hạt

mang lại giá trị kinh tế lớn nhất và là mục tiêu của sản xuất. Đây là chỉ tiêu quan trọng

đánh giá kết quả tác động của các biện pháp kỹ thuật. Năng suất thực thu của các công

thức thí nghiệm vụ ĐX dao động từ 68,0 - 82,7 tấn/ha, HT dao động từ 6,04 - 6,61 tấn/ha.

NSTT cao nhất ở L2 (lượng giống gieo 80 kg/ha), thấp nhất ở công thức L1 (lượng

giống gieo sạ 60 kg/ha), kết quả cho thấy sai khác có ý nghĩa về mặt thông kê của về

năng suất thực thu giữa các mật độ gieo sạ khác nhau ở độ tin cậy 95%.

Page 94: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

81

Hình 3.5. Tương quan giữa lượng giống gieo sạ với năng suất thực thu của giống lúa

SV181 và SVN1

Xét mối tương quan giữa lượng giống gieo sạ với năng suất thu của giống lúa

SV181 và SVN1 ở Hình 3.5, cho thấy: Có sự tương quan chặt giữa năng suất thực thu

với lượng giống gieo sạ với phương trình hồi quy y = -0,0925x2 + 0,3,805x + 3,91; y =

-1,24x2 + 5,13x + 2,97; y = -0,475x2 + 0,1935x + 4,58 và y = -0,455x2 + 0,1895x +

4,64 với hệ tương quan R2 = 1,0. Tuy nhiên, tương quan ở đây là tương quan phi tuyến

tính, có nghĩa là nếu lượng giống gieo sạ quá cao thì năng suất lúa có xu hướng không

tăng lên mà sẽ dừng lại và giảm xuống.

Kết quả nghiên cứu cho thầy, lượng giống gieo thấp hay cao đều ảnh hưởng đến

năng suất cây lúa, muốn cây lúa cho năng suất cao cần phải gieo sạ mật độ hợp lý.

Nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Văn Hoan (2006) [42], đó là:

mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất thực thu (NSTT) thực chất

là mối quan hệ giữa cá thể và quần thể. Mối quan hệ này có hai mặt: khi mật độ hay số

bông/m2 tăng trong phạm vi nào đó thì khối lượng bông giảm ít nên năng suất cuối

cùng tăng đó là quan hệ thống nhất. Nhưng số bông/m2 tăng cao quá sẽ làm khối lượng

bông giảm nhiều, lúc đó năng suất sẽ giảm - đó là quan hệ mâu thuẫn. Vì vậy cần phải

điều tiết mối quan hệ này sao cho hợp lý để năng suất cuối cùng là cao nhất.

Page 95: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

82

3.2.2. Kết quả nghiên cứu lượng phân bón thích hợp đối với giống lúa SV181 và

SVN1 trên đất phù sa không được bồi hàng năm tại Quảng Bình, vụ ĐX2014 -

2015 và HT2015

Sử dụng phân bón cân đối, hợp lý góp phần tăng năng suất và hiệu quả trong

sản xuất lúa. Ngoài ra, bón phân có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, khả năng

chống chịu sâu bệnh của cây lúa. Do vậy, nghiên cứu để xác định tổ hợp phân bón phù

hợp với giống lúa mới rất quan trọng. Thí nghiệm thực hiện các tổ hợp phân bón trên

hai giống lúa SV181 (G1) và SVN1 (G2), đó là:

(P1): 80 kg N + 70 kg P2O5 + 70 kg K2O;

(P2): 90 kg N + 80 kg P2O5 + 80 kg K2O;

(P3): 100 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O.

3.2.2.1. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến một số đặc điểm sinh trưởng, phát

triển của giống lúa SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX2014 - 2015 và HT2015

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm về lượng phân bón

đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của giống lúa SV181 và SVN1 ở bảng 3.24,

cho thấy:

Thời kỳ lúa 3 - 4 lá, vụ ĐX giống SV181 là 14 ngày, giống SVN1 là 16 ngày.

Vụ HT giống SV181 là 10 ngày, giống SVN1 là 12 ngày. Ở giai đoạn này, lượng phân

bón ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây lúa.

Bảng 3.23. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa SV181 và

SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015

Công

thức

Thời gian từ khi gieo đến ... (ngày)

3-4 lá Bắt đầu

đẻ nhánh

Kết thúc

đẻ nhánh

Bắt đầu

trỗ

Kết thúc

trỗ Chín

Vụ ĐX

P1G1 14 23 39 64 68 95

P1G2 16 27 45 75 81 107

P2 G1 14 23 38 63 68 94

P2 G2 16 27 44 74 80 105

P3 G1 14 23 39 65 67 96

Page 96: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

83

P3 G2 16 27 46 76 82 108

Vụ HT

P1G1 10 17 32 59 66 84

P1G2 12 19 41 69 76 97

P2 G1 10 17 31 58 63 82

P2 G2 12 19 39 67 72 95

P3 G1 10 17 33 59 66 85

P3 G2 12 19 42 70 77 98

Thời kỳ từ khi lúa 3 - 4 lá đến bắt đầu đẻ nhánh, giai đoạn này bộ rễ lúa đã

phát triển mạnh. Thời gian sinh trưởng giai đoạn này trong vụ ĐX giống lúa SV181

là 23 ngày, giống SVN1 là 27 ngày; vụ HT giống SV181 là 17 ngày, giống SVN1 là

19 ngày. Giai đoạn này yếu tố phân bón ảnh hưởng không nhiều đến thời gian sinh

trưởng của các giống.

Thời kỳ đẻ nhánh: Trong vụ ĐX , đối với giống SV181 thời gian dao động từ

38 - 39 ngày, giống SVN1 dao động từ 44 - 46 ngày. Vụ Hè thu, giống SV181 dao

động từ 31 - 33 ngày, giống SVN1 từ 39 - 42 ngày. Kết quả cho thấy, ở giai đoạn này

lượng phân bón ảnh hưởng đến thời thời gian sinh trưởng của các giống lúa, lượng bón

thấp hoặc cao cây lúa kéo dài thời gian đẻ nhánh.

Thời kỳ trỗ: đây là giai đoạn liên quan đến quá trình vào chắc của hạt và quyết

định năng suất của lúa. Kết quả đánh giá ở cả vụ Đông Xuân và Hè Thu cho thấy, ở

các công thức giống lúa SV181 và SVN1 lượng phân bón thấp hoặc cao cây lúa có

thời gian trỗ kéo dài, lượng phân bón hợp lý cây lúa trổ tương đối tập trung, dao động

từ 4 - 5 ngày.

Thời gian sinh trưởng: Vụ HT nền nhiệt độ cao hơn vụ ĐX nên trong vụ ĐX

TGST của các giống dài hơn vụ HT từ 7 - 10 ngày. Trong vụ ĐX ở các công thức thí

nghiệm giống lúa SV181 có thời gian sinh trưởng dao động từ 94 - 96 ngày, giống

SVN1 dao động từ 105 - 108 ngày. Vụ Hè Thu SV181 dao động từ 82 - 86 ngày, giống

SVN1 dao động từ 95 - 98 ngày.

Nhìn chung, ở giai đoạn đầu cây lúa ít chịu ảnh hưởng của lượng phân bón. Từ giai

đoạn cây đẻ nhánh trở về sau, các công thức có lượng phân bón thấp (P1) hoặc cao (P3) thì

các giống có thời gian sinh trưởng kéo dài hơn những công thức có lượng phân bón hợp lý

Page 97: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

84

(P2), kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Như Hà (2006) [35].

Bảng 3.24. Ảnh hưởng lượng phân bón đến khả năng đẻ nhánh và chiều cao

cây của giống lúa SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015

Công

thức

lượng

phân

bón

Số nhánh

tối đa

(nhánh/khóm)

Số nhánh

hữu hiệu

(nhánh/khóm)

Tỷ lệ nhánh hữu

hiệu

(%)

Chiều cao cây

cuối cùng

(cm)

ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT

P1G1 1,97c 1,87c 1,27d 1,31b 64,40bc 70,73ab 95,57c 94,10c

P1G2 2,07bc 1,90bc 1,37cd 1,40b 66,20abc 73,83ab 90,47f 90,20f

P2 G1 2,17bc 1,97abc 1,57b 1,47ab 72,30ab 74,63ab 97,70b 96,30b

P2 G2 2,40ab 2,20a 1,77a 1,67a 73,80a 75,60a 92,63e 91,37e

P3 G1 2,47a 2,10ab 1,53bc 1,40b 62,23c 66,97b 99,77a 98,40a

P3 G2 2,57a 2,27a 1,67ab 1,50ab 65,17bc 75,00ab 93,20d 92,93d

Ghi chú: a, b, c, d, e, f, g, h chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột

không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.

Qua kết quả nghiên cứu Bảng 3.24, cho thấy:

Lượng phân bón đến có ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh của cây lúa, bón ở

mức P2 (90 kg N + 80 kg P2O5+ 80 kg K2O) cho số nhánh số nhánh hữu hiệu cao

hơn so với các mức bón phân còn lại, giống SV181 vụ ĐX có số nhánh hữu hiệu

1,57 nhánh; vụ HT số nhánh hữu hiệu 1,47 nhánh; giống SVN1 vụ ĐX có số nhánh

hữu hiệu 1,77 nhánh, vụ HT 1,67 nhánh có ý nghĩa về mặt thống kê so với 2 mức

phân bón còn lại.

Chiều cao cây: Công thức phân bón P3 các giống có chiều cao cây cao nhất.

Giống SV181 vụ ĐX chiều cao cây dao động từ 95,57 - 99,77cm, vụ HT chiều cao

cây dao động từ 94,1 - 98,4cm; giống SVN1 vụ ĐX chiều cao cây dao động từ

90,47 - 93,2 cm, vụ HT chiều cao cây dao động từ 90,2 - 92,93 cm, có ý nghĩa về

mặt thống kê so với các mức phân bón còn lại. Như vậy, lượng phân bón có ảnh

hưởng đến chiều cao cây các giống lúa thí nghiệm, khi tăng lượng phân bón thì

chiều cao cây tăng, kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Như Hà

(2006) [35].

Page 98: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

85

3.2.2.2. Ảnh hưởng lượng phân bón đến chỉ số diện tích lá, diện tích lá đòng và độ

tàn lá lúc chín của giống lúa SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX2014 - 2015 và

HT2015

Bảng 3.25. Ảnh hưởng phân bón đến chỉ số diện tích lá, diện tích lá đòng và độ tàn lá

của giống lúa SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX2014 - 2015 và HT2015

Công

thức

bón

phân

Chỉ số diện tích lá lúc...

(m2 lá xanh/m2 đất)

Diện tích lá đòng

(cm2)

Độ tàn lá

(lá)

BĐ đẻ

nhánh

KT đẻ

nhánh

trổ Chín ĐX HT ĐX HT

P1G1 2,00de 2,70bc 5,40cd 3,73e 36,10c 35,23c 2,27c 2,07c

P1G2 1,87e 2,30c 4,77e 3,47f 32,60f 31,83f 2,63bc 2,50b

P2 G1 2,27bc 2,90ab 5,77c 4,47c 36,60b 35,77b 2,50bc 2,07c

P2 G2 2,07cd 2,60bc 5,40d 4,10d 33,10e 32,57e 2,90b 2,53b

P3 G1 2,57a 3,20a 6,67a 5,10a 37,00a 36,70a 2,80b 2,50b

P3 G2 2,30b 3,00ab 6,20b 4,70b 33,60d 33,07d 3,30a 2,96a

Ghi chú: a, b, c, d, e, f, g, h chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột

không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.

Kết quả nghiên cứu Bảng 3.25, về ảnh hưởng của lượng phân bón đến chỉ số

diện tích là, cho thấy chỉ số diện tích lá tăng nhanh qua các thời kỳ từ khi lúa bắt đầu

đẻ nhánh đến trỗ và giảm dần ở thời kỳ lúa chín. Chỉ số diện tích lá đạt cao nhất ở thời

kỳ lúa bắt đầu trỗ trong vụ ĐX và vụ HT, trên cả 2 giống lúa SV181 và SVN1 là công

thức P3 (100 kg N+90 kg P2O5+ 90 kg K2O), thấp nhất là công thức P1 (80 kg N+70 kg

P2O5+ 70 kg K2O).

Diện tích lá đòng trên cả 2 giống SV181 và SVN1 tăng tỷ lệ thuận với lượng

phân bón, sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Số lá xanh còn lại trên cây

lúc chín ở các công thức bón P1 (80 kg N+70 kg P2O5+ 70 kg K2O) thấp hơn các các

công thức còn lại P2 và P3, sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95%.

3.2.2.3. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến khả năng tích lũy chất khô của giống

lúa SV181, SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX2014 - 2015 và HT2015

Bảng 3.26. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến khả năng tích lũy chất khô của giống

lúa SV181 và SVN1 vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015 tại Quảng Bình

Page 99: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

86

Công thức

bón phân

Hàm lượng chất khô (tấn/ha)

Đẻ nhánh tối đa Bắt đầu trổ Thời kỳ chín

ĐX HT ĐX HT ĐX HT

P1G1 5,11c 5,06c 8,58d 8,41ab 19,29d 19,08c

P1G2 4,90d 4,82e 8,29f 8,18b 18,94f 18,83e

P2 G1 5,26b 5,17b 8,76b 8,64a 19,48b 19,29b

P2 G2 5,11c 5,00d 8,42e 8,37ab 19,15e 18,90d

P3 G1 5,48a 5,35a 8,92a 8,54a 19,85a 19,71a

P3 G2 5,25b 5,16b 8,68c 8,61a 19,38c 19,23b

Ghi chú: a, b, c, d,e, f chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không

có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.

Kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng của yếu tố phân bón đến khả năng tích lũy

chất khô Bảng 3.26 cho thấy, hàm lượng chất khô tăng theo chiều hướng tăng lượng

phân bón. Trong đó, hàm lượng chất khô đạt cao nhất ở giai đoạn lúa chín trên cả 2

giống lúa SV181 và SVN1. Công thức có lượng phân bón P3 (100 kg N + 90 kg P2O5+

90 kg K2O) có hàm lượng chất khô cao nhất, giống SV181 đạt 19,85 tấn/ha (vụ ĐX)

và 19,71 tấn/ha (vụ HT); SVN1 đạt 19,38 tấn/ha (vụ ĐX) và 19,23 tấn/ha (vụ HT). Kết

quả được thể hiện qua việc phân tích mối tương quan giữa lượng phân bón với khả

năng tích lũy chất khô ở giai đoạn lúa chín (Hình 3.6).

Page 100: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

87

Hình 3.6: Tương quan giữa lượng phân bón với hàm lượng hợp chất khô của

giống lúa SV181 và SVN1 giai đoạn chín

Kết quả ở Hình 3.6 cho thấy có sự tương quan thuận, tuyến tính và chặt giữa

lượng lượng phân bón với hàm lượng hợp chất khô ở thời kỳ lúa chín theo các phương

trình hồi quy y = 0,28x + 18,98; y = 0,215 + 18,733; y = 0,315x + 18,73 và y = 0,2x +

18,61 với hệ số tương quan R2 từ 0,96 - 0,99. Điều này chứng tỏ rằng khi bón phân

càng nhiều thì hàm lượng hợp chất khô càng tăng, kết quả này tương đồng với nghiên

cứu của Trần Văn Mạnh (2015) [50].

3.2.2.4. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến sự phát sinh và gây hại của sâu bệnh

trên giống SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015

Bảng 3.27. Tình tình bệnh hại đối với giống lúa SV181 và SVN1 ở các công thức

thí nghiệm (Số liệu trung bình 2 vụ ĐX 2014- 2015 và HT2015 tại Quảng Bình)

ĐVT: điểm

Công

thức

Sâu cuốn

lá nhỏ

Sâu

đục thân Rầy nâu

Bệnh

đạo ôn

hại lá

Bệnh

đạo ôn

cổ bông

Bệnh

khô vằn Đốm nâu

P1G1 0-1 0-1 0 1 1 1 0-1

P1G2 0-1 0-1 0 0 0 0 0-1

P2 G1 0-1 1 1 1-3 1-3 1 0

Page 101: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

88

P2 G2 1 1 1 0 0 1 0

P3 G1 1-3 1-3 1 2-3 2-3 1-3 0

P3 G2 1-3 1-3 1 0 0 1-3 0

Kết quả đánh giá Bảng 3.27, cho thấy: Mức độ nhiễm sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục

thân và rầy nâu tăng với tăng lượng phân bón nhưng mức độ không cao. Qua theo dõi

cả hai vụ ĐX và HT thì công thức nhiễm hai loại sâu này cao nhất là công thức phân

bón P3, sâu cuốn lá nhỏ và sâu đục thân điểm 1-3.

Đánh giá về bệnh hại của hai giống ở các công thức thí nghiệm thu thập được số

liệu ở Bảng 3.27, cho thấy: Mức độ gây hại của bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn và đốm

nâu ở các công thức thí nghiệm từ không nhiễm đến nhiễm nhẹ. Giống SV181 công

thức P3 bị nhiễm bệnh đạo ôn, khô vằn (điểm 1-3). Khi lượng bón tăng cao P3 kết hợp

với điều kiện trời âm u thì bệnh đạo ôn, khô vằn sẽ càng nặng do quá trình quang hợp

diễn ra kém, khả năng đồng hóa đạm trong cây chậm nên lượng đạm sẽ bị tích lũy lại

trong cây dưới dạng phi protit, làm cho thân lá của cây lúa mềm, tạo điều kiện cho các

loại nấm bệnh tấn công và xâm nhập, kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Trần

Văn Mạnh (2015) [50].

3.2.2.5. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất của giống lúa SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và

HT2015

Bảng 3.28. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của

giống lúa SV181, SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015

CÔNG

THỨC

Số bông/m2 Số hạt/bông Tỷ lệ chắc/bông

(%)

KL 1.000 hạt

(g)

ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT

P1G1 293,07d 276,17e 134,45f 133,54f 81,27d 80,27c 23,23 23,07

P1G2 287,27e 268,80f 134,83e 136,02d 82,47cd 79,67c 24,07 24,00

P2 G1 314,77a 296,67b 142,26b 138,73b 86,67a 86,30a 23,17 23,07

P2 G2 300,17c 281,37d 146,81a 145,40a 85,87a 85,33a 24,07 24,00

P3 G1 316,80a 304,80a 135,13d 130,86e 83,27bc 82,07b 23,13 23,10

Page 102: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

89

P3 G2 308,27b 295,87c 134,16c 134,27c 84,77ab 81,57b 24,13 23,97

Ghi chú: a, b, c, d, e, f, g, h chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột

không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.

Xét ảnh hưởng của lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất, qua kết

quả nghiên cứu Bảng 3.28, cho thấy:

Mức bón phân P2 (90 kg N+ 80 kg P2O5+ 80 kg K2O) trên cả 2 giống thí

nghiệm, các chỉ tiêu số bông/m2, số hạt/bông và tỷ hạt chắc cao đó là:

Ở mức bón P2 số bông/m2 vụ ĐX giống SV181 có 314,77 bông/m2, giống

SVN1 có 300,17 bông/m2; vụ HT giống SV181 có 296,67 bông/m2 và giống SVN1 có

281,37 bông/m2;

Số hạt/bông vụ ĐX giống SV181 có 142,26 hạt/bông, giống SVN1 có 146,81

hạt/bông; vụ HT giống SV181 có 138,73 hạt chắc/bông và giống SVN1 có 145,4 hạt

chắc/bông;

Tỷ lệ hạt chắc/bông vụ ĐX giống SV181 đạt 86,67%, giống SVN1 đạt 85,87%;

vụ HT giống SV181 đạt 86,3% và giống SVN1 đạt 85,33%.

Qua kết quả cho thấy, lượng phân bón có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành

năng suất ở các mức bón phân khác nhau, sự sai khác có ý nghĩa về mặt thông kê giữa

các lượng phân bón khác nhau ở độ tin cậy 95%.

Đối với khối lượng 1000 hạt giữa lượng phân bón khác nhau không thấy có sai

khác có ý nghĩa về mặt thông kê ở độ tin cậy 95% trong vụ cả vụ Đông xuân và Hè

thu, kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Uga Y (2007) [112].

Bảng 3.29. Ảnh hưởng lượng phân bón đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu

của giống lúa SV181, SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015

ĐVT: tấn/ha

CÔNG

THỨC

ĐX HT

NSLT NSTT NSLT NSTT

P1G1 7,4f 6,1e 6,8f 5,7e

P1G2 7,6e 6,2d 6,9e 5,8d

P2 G1 8,9b 7,6a 8,1b 6,5a

P2 G2 9,1a 7,8a 8,4a 6,7a

P3 G1 8,2d 6,3c 7,5d 5,9c

Page 103: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

90

P3 G2 8,4c 6,5b 7,8c 6,0b

Xét ảnh hưởng của lượng phân bón đến NSLT và NSTT, qua kết quả nghiên

cứu ở Bảng 3.29 và Hình 3.8, cho thấy:

Mức bón phân P2 (90 kg N+ 80 kg P2O5+ 80 kg K2O) trên cả 2 giống thí

nghiệm, cho NSLT và NSTT cao nhất. Trong đó NSTT giống SV181 (G1) vụ ĐX đạt

7,6 tấn/ha, Hè thu đạt 6,5 tấn/ha; giống SVN1 (G2) vụ ĐX đạt 7,8 tấn/ha, vụ HT đạt

6,7 tấn/ha.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, lượng phân bón có ảnh hưởng đến NSLT và

NSTT của giống thí nghiệm, sai khác có ý nghĩa về mặt thông kê của NSLT và NSTT

giữa các lượng phân bón khác nhau ở độ tin cậy 95% trong vụ Đông xuân và Hè Thu.

Page 104: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

91

Hình 3.8: Tương quan giữa tổ hợp phân bón với năng suất thực thu của

giống lúa SV181 và SVN1

Kết quả phân tích tương quan ở Hình 3.9 giữa tổ hợp phân bón với năng suất

thực thu của giống lúa ngắn ngày SV181 và SVN1, cho thấy: Có mối tương quan chặt,

tuyến tính giữa lượng phân bón. Có nghĩa là phân bón ảnh hưởng đáng kể đến năng

suất thực thu theo các phương trình hồi quy là y = -0,003x2 + 0,582x – 15,89; y = -

0,001x2 + 0,031x - 5,96; y = -0,001x2 + 0,0282x - 4,89 với R2 = 1,0.

3.2.3. Phân tích hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm trên 2 giống lúa

SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX2014 - 2015 và HT2015

Để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất lúa nói riêng

thì hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu quan trọng, là cơ sở để một tổ chức, cá nhân, người

sản xuất quyết định các phương án đầu tư trong sản xuất. Nhằm đánh giá thực chất

kết quả của nghiên cứu, chúng tôi tiến hành tính toán hiệu quả kinh tế của các công

thức lượng giống gieo sạ và các tổ hợp phân bón khác nhau, từ đó làm căn cứ đề

xuất lượng giống gieo và tổ hợp phân bón phù hợp với điều kiện sản xuất, nhằm

mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bảng 3.30. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm trên giống lúa SV181 và

SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015 (trung bình 2 vụ)

ĐVT: trđ/ha

Công thức Tổng thu TB Tổng chi TB Lãi thuần TB

L1G1 36,822 23,566 13,256

L1G2 37,272 23,566 13,706

L2G1 41,112 23,866 17,246

L2G2 41,952 23,866 18,086

Page 105: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

92

L3G1 37,740 24,166 13,574

L3G2 38,400 24,166 14,234

P1G1 35,262 24,219 11,043

P1G2 35,868 24,219 11,649

P2 G1 38,712 24,826 13,886

P2 G2 39,570 24,826 14,744

P3 G1 36,882 25,444 11,438

P3 G2 37,092 25,444 11,648

Ghi chú: Giá phân chuồng: 300 đ/kg; Ure: 7.500 đ/kg; Lân: 3000 đ/kg; Kali:

8.000 đ/kg; giống: 15.000 đ/kg; Công lao động: 150.000 đ/công; sản phẩm bán ra

(lúa): 6.000 đ/kg.

Qua kết quả số liệu ở Bảng 3.30 về hiệu quả kinh tế của các công thức thí

nghiệm, cho thấy:

- Tổng thu trên một đơn vị diện tích sản xuất: Là yếu tố cuối cùng của kết quả

một quá trình sản xuất và đây là mục tiêu cần đạt được của người sản xuất, được đánh

giá thông qua năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm với giá trị thóc bán

mang lại. Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế trung bình cả hai vụ Đông Xuân và Hè

Thu cho thấy, các lượng giống gieo và tổ hợp phân bón khác nhau thì có tổng thu trên

01 ha khác nhau. Trong đó, công thưc lượng giống gieo 80 kg/ha (L2) trên 2 giống có

tổng thu cao nhất, giống SV181 đạt 41,112 triệu đồng/ha và SVN1 đạt 41,952 triệu

đồng/ha; công thức lượng giống gieo 60 kg/ha (L1) cho tổng thu thấp nhất, giống

SV181 đạt 36,822 triệu đồng/ha và SVN1 đạt 37,272 triệu đồng/ha. Tổ hợp phân bón

(P2) 90 kg N+ 80 kg P2O5+ 80 kg K2O có tổng thu cao nhất, giống SV181 đạt 38,712

triệu đồng/ha và SVN1 đạt 39,57 triệu đồng/ha;

- Tổng chi trên một đơn vị diện tích sản xuất bao gồm: chi phí phân bón, chi phí

mua giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất và công lao động của người dân.

Tổng chi tính cho 01 ha ở các công thức thí nghiệm dao động từ 22,566 - 25,444 triệu

đồng, trong đó cao nhất là công thức ở công thức phân bón P3 (25,444 triệu đồng/ha)

thấp nhất là công thức L1 (22,566 triệu đồng/ha);

- Lãi thuần trên một đơn vị diện tích sản xuất: là số tiền chênh lệch giữa tổng

thu và tổng chi của các công thức thí nghiệm. Lãi thuần trung bình cao nhất cả hai vụ

Đông Xuân và Hè Thu ở công thức lượng giống gieo 80 kg/ha (L2) trên giống SV181

thu 17,246 triệu đồng/ha, giống SVN1 thu 18,086 triệu đồng/ha. Tổ hợp phân bón (P2)

90 kg N+ 80 kg P2O5+ 80 kg K2O cho lãi thuần cao nhất, trên giống SV181 thu 13,886

Page 106: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

93

triệu đồng/ha, giống SVN1 thu 14,744 triệu đồng/ha.

Như vậy, đối với 2 giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn ngày SV181 và

SVN1, lượng giống gieo sạ và mức bón phù hợp trên đất phù sa không được bồi hàng

năm tại tỉnh Quảng Bình cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất trong vụ Đông

xuân và Hè thu đó là, công thức lượng gieo sạ 80 kg giống/ha (L2) và lượng phân vô

cơ 90 kg N+ 80 kg P2O5+ 80 kg K2O (P2), trên nền 10 tấn phân chuồng/ha và 500 kg

vôi bột/ha.

3.3. KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG MỘT SỐ BIỆN

PHÁP KỸ THUẬT THÂM CANH GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY SV181 VÀ

SVN1 ĐƯỢC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TẠI QUẢNG BÌNH, VỤ

ĐX2015-2016 VÀ HT2016

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài thông qua các thí nghiệm xác định giống lúa

thuần mới ngắn ngày, chất lượng và xác định một số biện pháp kỹ thuật về mật độ

gieo, lượng phân bón phù hợp với điều kiện sản xuất Quảng Bình, cũng như kế thừa

một kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Đề tài nghiên cứu

đề xuất lượng giống gieo và phân bón vô cơ trên nền 10 tấn phân chuồng/ha và 500 kg

vôi bột/ha, cho các giống lúa ngắn ngày SV181 và SVN1 (có TGST trong vụ Đông

xuân từ 90 - 105 ngày; vụ Hè thu từ 85 - 95 ngày) tại Quảng Bình, như sau:

Mật độ gieo sạ: Lượng giống sử dụng để gieo sạ thích hợp 80 kg hạt giống cho

một ha, tương đương với mật độ cây hữu hiệu khoảng từ 250 cây/m2 đến 300 cây/m2;

Lượng phân bón vô cơ tính cho một ha gieo trồng: 90 kg N+ 80 kg P2O5 + 80 kg K2O.

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng 2 giống lúa mới được tuyển

chọn là SV181 và SVN1, ứng dụng quy trình thâm canh nêu ở trên để xây dựng mô

hình tại các địa phương, nhằm kiểm chứng kết quả nghiên cứu trên diện rộng. Dùng

giống lúa HT1 là giống ngắn ngày, chất lượng đang sử dụng rộng rãi tại Quảng Bình

làm đối chứng.

3.3.1. Một số đặc tính nông học của giống lúa SV181, SVN1 và HT1 (đ/c) ở các mô

hình tại Quảng Bình, vụ ĐX2015 - 2016 và HT2016

Bảng 3.31. Một số đặc điểm nông học của giống SV181 và SVN1 ở các mô hình

trong vụ ĐX 2015-2016 và HT 2016

Vụ Giống TGST

(ngày)

Chiều

cao

cây

(cm)

Độ

thuần

đồng

ruộng

(điểm)

Độ

thoát

cổ

bông

(điểm)

Độ

cứng

cây

(điểm)

Độ

tàn

(điểm)

Độ

rụng

hạt

(điểm)

ĐX SV181 91 98,2 1 1 1 3 3

Page 107: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

94

2015- 2016 SVN1 102 88,6 1 1 1 3 3

HT1 (đ/c) 100 98,9 1 1 5 3 5

HT 2016

SV181 82 96,5 1 1 1 3 3

SVN1 95 87,7 1 1 3 3 3

HT1 (đ/c) 93 95,1 1 1 5 5 5

Qua số liệu Bảng 3.31, cho thấy:

* Đối với giống lúa SV181

- Thời gian sinh trưởng thuộc nhóm ngắn ngày, vụ Đông Xuân có TGST 92

ngày, ngắn giống đối chứng HT1 là 9 ngày; vụ Hè Thu có TGST 82 ngày, ngắn hơn

giống đối chứng HT1 là 11 ngày.

- Chiều cao cây trung bình từ 96,5 - 98,2 cm, tương đương giống đối chứng HT1.

- Độ thuần đồng ruộng: Giống SV181 có độ thuần đồng ruộng trung bình, điểm

1- 3, tương đương với đối chứng.

- Độ thoát cổ bông: Giống SV181 trỗ thoát cổ bông tốt (điểm 1), tương đương

giống đối chứng HT1 .

- Độ cứng cây: giống lúa SV181 rất cứng cây (điểm 1), cứng cây hơn giống đối

chứng HT1 (điểm 5).

- Độ tàn lá: Giống SV181có độ tàn lá trung bình (điểm 3-5), tương đương đối

chứng HT1.

- Độ rụng hạt: Giống lúa SV181 ít rụng hạt hơn giống đối chứng HT1.

* Đối với giống lúa SVN1:

- Thời gian sinh trưởng thuộc nhóm ngắn ngày, vụ Đông Xuân có TGST 102

ngày, vụ Hè thu có TGST 94 ngày, dài hơn giống đối chứng HT1 là 2 ngày (vụ HT

Quảng Bình cơ cấu giống lúa TGST dưới 100 ngày).

- Chiều cao cây trung bình từ 88,6 - 87,7 cm, thấp hơn giống đối chứng HT1.

- Độ thuần đồng ruộng giống SVN1 có độ thuần đồng ruộng trung bình, điểm 1-

3, tương đương với đối chứng.

- Độ thoát cổ bông: Giống SVN1 trỗ thoát cổ bông tốt (điểm 1), tương đương

giống đối chứng HT1 .

- Độ cứng cây: giống lúa SVN1 khá cứng cây (điểm 1), cứng cây hơn giống đối

chứng HT1 (điểm 5).

- Độ tàn lá: Giống SVN1có độ tàn lá trung bình (điểm 3-5), tương đương đối

chứng HT1.

- Độ rụng hạt: Giống lúa SVN1 ít rụng hạt.

3.3.2. Tình hình sâu bệnh hại trên giống lúa SV181 và SVN1 ở mô hình tại Quảng

Bình, vụ ĐX 2015-2016 và HT 2016

Bảng 3.32. Tình hình sâu bệnh hại đối với giống lúa SV181 và SVN1

trong vụ ĐX 2015-2016 và HT 2016

ĐVT: điểm (0-9)

Page 108: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

95

Vụ Giống

Sâu Bệnh

Đục

thân

Cuốn

Rầy

nâu

Đạo ôn

Đạo ôn cổ

bông

Khô

vằn

Đốm

nâu

ĐX 2015- 2016

SV181 0-1 0-1 0-1 0-1 1-3 0-1 0-1

SVN1 0-1 0-1 0-1 0 0 0-1 0

HT1 (đ/c) 1-3 0-1 0-1 0-1 0 1-3 3-5

HT 2016

SV181 0 1-3 0-1 0 0 1-3 0-1

SVN1 0-1 1-3 0-1 0 0 1-3 0-1

HT1 (đ/c) 1-3 3 1-3 0 0 3-5 5

Ghi chú: Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh trên đồng ruộng có sử dụng thuốc BVTV để

phòng trừ.

Kết quả đánh giá tình hình sâu, bệnh gây hại thể hiện ở Bảng 3.32, cho thấy:

- Đối với giống SV181: trong vụ Đông Xuân trên các mô hình giống SV181 nhiễm

nhẹ các loại sâu bệnh chính như đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, khô vằn và đốm nâu (điểm 0-

3); sâu đục thân, cuốn lá và rầy nâu (điểm 0-3), tương đương giống đối chứng HT1;

- Đối với giống SVN1: So với giống đc HT1, giống SVN1 tương đối sạch sâu

bệnh, trong vụ Đông xuân và Hè thu giống lúa SVN1 hầu như chưa thấy các đối tượng

sâu, bệnh chính phát sinh gây hại.

- Giống đc HT1: nhiễm nhẹ đến vừa các đối tượng sâu, bệnh, trong đó bị nhiễm

nặng bệnh đốm nâu trong cả vụ Đông xuân và Hè thu.

3.3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa SV181 và SVN1 ở các mô

hình tại Quảng Bình, vụ ĐX2015 - 2016 và HT2016

Bảng 3.33. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa ở các mô hình

(số liệu trung bình của các điểm)

Vụ Giống

Số

Bông

HH/m2

Số hạt

/bông

Tỷ lệ

hạt

chắc/

bông

(%)

KL1.000

hạt (g)

NSLT

(tấn/ha)

NSTT

(tấn/ha)

NSTT

tăng so

với đ/c

(%)

ĐX

2015-

SV181 315 131,9 87,9 23,6 8,6 7,0 116,4

SVN1 320 128,5 87,1 24,3 8,7 7,1 118,2

Page 109: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

96

2016 HT1 (đ/c) 299 123,3 83,5 24,2 7,4 6,0 100,0

HT 2016

SV181 307 121,5 87,2 23,4 7,6 6,1 110,8

SVN1 312 118,6 86,8 24,1 7,7 6,2 112,2

HT1 (đ/c) 286 111,9 80,4 24,0 6,1 5,5 100,0

Kết quả nghiên cứu ở số liệu Bảng 3.33, cho thấy:

Giống lúa SV181 có số bông hữu hiệu/m2 đạt từ 307,0 - 315,0 bông/m2, cao hơn

giống đối chứng HT1 (286 - 299 bông) trong cả vụ Đông Xuân và Hè Thu;

Số hạt/bông giống lúa SV181 có từ 121,5 - 131,9 hạt/bông, giống SVN1 có từ

118,6 - 128,5 hạt và đối chứng HT1 có từ 111,9 - 123,3 hạt;

Tỷ lệ hạt chắc/bông: cả 2 giống mới có tỷ hạt chắc/ bông cao hơn giống đ/c

HT1, trong đó giống SV181 có tỷ lệ chắc/bông 87,2 - 87,9%, giống SVN1 tỷ

chăc/bông từ 86,8 - 87,1%, giống đối chứng HT1 tỷ chắc từ 80,4 - 83,5%;

Năng suất thực thu: Giống lúa SVN1 cho năng suất thực thu cao nhất đạt từ 6,2

- 7,1 tấn/ha, cao hơn giống đ/c HT1 từ 12,2 - 18,2%. Giống SV181 năng suất thực thu

đạt từ 6,1 - 7,0 tạ/ha, cao hơn đối chứng 10,8 - 16,4%.

3.3.4. Năng suất của giống lúa SV181, SVN1 và HT1 (đ/c) ở các điểm mô hình tại

Quảng Bình, vụ ĐX2015 - 2016 và HT2016

Kết quả xây dựng mô hình thực nghiệm tại các huyện Quảng Ninh, Bố Trạch,

Quảng Trạch, Tuyên Hóa, thành phố Đồng Hới, Thị xã Ba Đồn với 9 mô hình, trong

vụ Đông Xuân 2015 - 2016 và Hè Thu 2016, quy mô mỗi mô hình 5,0 ha.

Kết quả số liệu theo dõi về năng suất các điểm mô hình giống lúa mới SV181

và SVN1 ở Bảng 3.34, cho thấy:

Đối với giống lúa SVN1: vụ Đông xuân năng suất ở các mô hình dao động từ 6,7 -

7,5 tấn/ha, trung bình đạt 7,1 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng HT1 là 0,11 tấn/ha, tương

đương 18,2%. Vụ Hè thu năng suất ở các mô hình dao động từ 6,0 - 6,5 tấn/ha, trung bình

đạt 6,2 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng HT1 là 0,7 tấn/ha, tương đương 12,2%;

Đối với giống lúa SV181: vụ Đông xuân năng suất ở các mô hình dao động từ 6,6 -

7,4 tấn/ha, trung bình đạt 7,0 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng HT1 là 0,99 tấn/ha, tương

đương 16,4%. Vụ Hè thu năng suất ở các mô hình dao động từ 6,0 - 6,3 tấn/ha, trung bình

đạt 6,1 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng HT1 là 0,6 tấn/ha, tương đương 10,8%.

Page 110: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

97

Bảng 3.34. Năng suất của giống lúa SV181, SVN1 và HT1 (đ/c) tại các mô hình

ĐVT: tấn/ha

Vụ/ Địa điểm thực hiện mô hình

Giống

SV181 SVN1 HT1

(đ/c)

Vụ ĐX 2015 - 2016

1. HTX Vạn Hải, huyện Quảng Ninh 7,4 7,5 6,3

2. HTX Vạn Phúc, huyện Quảng Ninh 7,3 7,4 6,1

3. Thôn Phúc Tự Đông, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch 7,0 7,0 6,0

4. Thôn Phúc Tự Tây, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch 6,9 7,0 6,1

5. Xã Quảng Phong, Thị xã Ba Đồn 6,8 7,1 6,0

6. Xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch 6,7 6,9 5,9

7. Xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa 6,6 6,7 5,7

8. HTX Quy Hậu, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy 7,3 7,4 6,0

9. HTX Phú Hải, TP Đồng Hới 6,7 6,8 5,9

NS Trung bình vụ ĐX 7,0 7,1 6,0

Vụ Hè thu 2016

1. HTX Vạn Hải, huyện Quảng Ninh 6,3 6,5 5,8

2. HTX Vạn Phúc, huyện Quảng Ninh 6,2 6,3 5,9

3. Thôn Phúc Tự Đông, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch 6,0 6,2 57

4. Thôn Phúc Tự Tây, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch 6,1 6,0 5,4

5. Xã Quảng Phong, Thị xã Ba Đồn 6,0 6,2 5,5

6. Xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch 6,2 6,3 5,3

7. Xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa 6,1 6,2 5,4

8. HTX Quy Hậu, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy 6,0 6,1 5,2

9. HTX Phú Hải, TP Đồng Hới 6,1 6,3 5,6

NS Trung bình vụ HT 6,1 6,2 5,5

Page 111: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

98

3.3.5. Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất giống lúa SV181, SVN1 tại Quảng Bình, vụ

ĐX2015 - 2016 và HT2016

Để có cơ sở khuyến cáo đưa giống lúa mới vào sản xuất, chúng tôi tiến hành

đánh giá hiệu kinh tế mang lại khi sản xuất các giống lúa mới SV181 và SVN1 so với

giống lúa HT1 đang sản xuất đại trà tại địa phương.

Bảng 3.35. Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất giống lúa SV181 tại Quảng Bình,

vụ ĐX2015-2016 và HT2016

ĐVT: trđ/ha

Vụ/ Địa điểm thực hiện mô hình

Lãi thuần Lãi

SV181

so với

HT1 SV181

HT1

(đ/c)

Vụ ĐX 2015 - 2016

1. HTX Vạn Hải, huyện Quảng Ninh 20,0 13,3 6,7

2. HTX Vạn Phúc, huyện Quảng Ninh 19,3 12,1 7,2

3. Thôn Phúc Tự Đông, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch 17,6 11,5 6,1

4. Thôn Phúc Tự Tây, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch 16,9 12,1 4,8

5. Xã Quảng Phong, Thị xã Ba Đồn 16,3 11,5 4,2

6. Xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch 15,7 10,9 4,8

7. Xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa 15,1 9,7 5,4

8. HTX Quy Hậu, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy 19,3 12,1 7,2

9. HTX Phú Hải, TP Đồng Hới 16,3 11,5 4,8

Vụ Hè thu 2016

1. HTX Vạn Hải, huyện Quảng Ninh 13,6 10,6 3,6

2. HTX Vạn Phúc, huyện Quảng Ninh 13,0 11,2 1,8

3. Thôn Phúc Tự Đông, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch 11,8 10,0 1,8

Page 112: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

99

4. Thôn Phúc Tự Tây, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch 12,4 8,2 4,2

5. Xã Quảng Phong, Thị xã Ba Đồn 11,8 8,8 3,0

6. Xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch 13,0 7,6 5,4

7. Xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa 12,4 8,2 4,2

8. HTX Quy Hậu, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy 11,8 7,0 4,8

9. HTX Phú Hải, TP Đồng Hới 14,2 9,4 4,8

Ghi chú: Giá phân chuồng: 300 đ/kg; Ure: 7.500 đ/kg; Lân: 3000 đ/kg; Kali:

8.000 đ/kg (ĐX), 7.500 đ/kg (HT); giống: 15.000 đ/kg; Công lao động: 150.000

đ/công; sản phẩm bán ra (lúa): 6.000 đ/kg.

Bảng 3.36. Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất giống lúa SVN1 tại Quảng Bình, vụ

ĐX2015-2016 và HT2016

ĐVT: trđ/ha

Vụ/ Địa điểm thực hiện mô hình

Lãi thuần Lãi

SVN1

so với

HT1 SVN1

HT1

(đ/c)

Vụ ĐX 2015 - 2016

1. HTX Vạn Hải, huyện Quảng Ninh 20,5 13,3 7,2

2. HTX Vạn Phúc, huyện Quảng Ninh 19,5 12,1 7,1

3. Thôn Phúc Tự Đông, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch 17,5 11,5 6,0

4. Thôn Phúc Tự Tây, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch 17,5 12,1 5,4

5. Xã Quảng Phong, Thị xã Ba Đồn 18,1 11,5 6,6

6. Xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch 16,9 10,9 6,0

7. Xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa 15,7 9,7 6,0

8. HTX Quy Hậu, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy 19,9 11,5 8,4

Page 113: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

100

9. HTX Phú Hải, TP Đồng Hới 16,3 10,9 5,4

Vụ Hè thu 2016

1. HTX Vạn Hải, huyện Quảng Ninh 14,8 10,6 4,2

2. HTX Vạn Phúc, huyện Quảng Ninh 13,6 11,2 2,4

3. Thôn Phúc Tự Đông, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch 13,0 10,0 3,0

4. Thôn Phúc Tự Tây, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch 11,8 8,2 3,6

5. Xã Quảng Phong, Thị xã Ba Đồn 13,0 8,8 4,2

6. Xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch 13,6 7,6 6,0

7. Xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa 13,0 8,2 4,8

8. HTX Quy Hậu, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy 12,4 7,0 5,4

9. HTX Phú Hải, TP Đồng Hới 13,6 9,4 4,2

Ghi chú: Giá phân chuồng: 300 đ/kg; Ure: 7.500 đ/kg; Lân: 3000 đ/kg; Kali:

8.000 đ/kg (ĐX), 7.500 đ/kg (HT); giống: 15.000 đ/kg; Công lao động: 150.000

đ/công; sản phẩm bán ra (lúa): 6.000 đ/kg.

Qua kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế tại Bảng 3.35 và 3.36, các giống lúa mới

SV181 và SVN1 có lãi thuần cao hơn giống đối chứng HT1, tùy theo địa phương và

mùa vụ sản xuất, đó là:

Đối với giống SV181 lãi thuần cao hơn giống đối chứng HT1 trong vụ ĐX

2015 - 2016 dao động từ 4,2 - 7,2 trđ/ha và vụ HT 2016 dao động từ 1,8 - 5,4 trđ/ha;

Đối với giống SVN1 lãi thuần cao hơn giống đối chứng HT1 trong vụ ĐX 2015

- 2016 dao động từ 5,4 - 8,4 trđ/ha và vụ HT 2016 dao động từ 2,4 - 6,0 trđ/ha.

Hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình sản xuất 2 giống lúa mới SV181 và SVN1

với việc áp dụng biện pháp canh tác khá cao, đây sẽ là động lực để phổ biến nhanh các

giống mới trong sản xuất đại trà tại Quảng Bình.

Tóm lại: Kết quả áp dụng một số biện pháp kỹ thuật mới về lượng giống gieo

và lượng phân bón được đề tài nghiên cứu, đề xuất xây dựng các mô hình thực

nghiệm, cho thấy:

Giống SV181: TGST ngắn ngày, vụ Đông xuân 90 - 95 ngày và vụ Hè thu 80 -

85 ngày; năng suất cao; khả năng sinh trưởng, phát triển tốt ở cả vụ Đông xuân và Hè

thu; thích hợp với cơ cấu mùa vụ sản xuất trên các chân đất khác nhau của Quảng

Bình. Đặc biệt, với thời gian sinh trưởng ngắn ngày là cơ sở để bố trí thời vụ nhằm né

Page 114: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

101

tránh với điều kiện thời tiết bất lợi như lũ lụt và hạn hán.

Giống lúa SVN1: TGST ngắn ngày, vụ Đông Xuân 100 - 105 ngày và vụ Hè

Thu 92 - 94 ngày; năng suất cao, chất lượng cao; khả năng sinh trưởng, phát triển tốt ở

cả vụ Đông xuân và Hè thu; Giống sạch sâu bệnh, cứng cây chống đổ ngã tốt, chịu

nóng và chịu rét khá; khả năng thích ứng rộng, thích hợp với cơ cấu mùa vụ sản xuất

tại Quảng Bình.

Page 115: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

102

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Qua kết quả nghiên cứu, đề tài đã xác định được 2 giống lúa có nhiều đặc

điểm nổi trội, phù hợp cho sản xuất cả 2 vụ Đông xuân và Hè thu tại Quảng Bình, đó là:

Giống SV181 có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, vụ Đông xuân từ 90 đến 95

ngày, vụ Hè thu từ 80 đến 85 ngày, cứng cây, ít nhiễm sâu bệnh hại (sâu đục thân điểm 0-

1, khô vằn điểm 0-1, đốm nâu 0 -1), có năng suất cao trong các mô hình sản xuất (vụ

Đông xuân 7,1 tấn/ha; vụ Hè thu 6,1 tấn/ha), có khả năng thích nghi và ổn định ở tất cả

các môi trường thí nghiệm trong sản xuất (vụ Đông xuân S2di = 0,87, vụ Hè thu S2di =

1,08 và P không đáng kể ); gạo hạt dài, hạt trong không bạc bụng, chất lượng gạo cao

(amylose từ 17,55 - 17,7%, protein 7,75 - 7,8%), cơm thơm (điểm 4), cơm đậm và ngon

(điểm 4).

Giống SVN1 có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, vụ Đông xuân từ 100 đến 105

ngày, vụ Hè thu từ 95 đến dưới 100 ngày, chống chịu sâu bệnh tốt (sâu đục thân điểm 0-1,

khô vằn điểm 0-1, đốm nâu điểm 0), cho năng suất cao trong các mô hình (vụ Đông xuân

7,2 tấn/ha; vụ Hè thu 6,2 tấn/ha), có khả năng thích nghi và ổn định ở tất cả các môi

trường (vụ Đông xuân S2di = 1,06, vụ Hè thu S2di = 1,02 và P không đáng kể); cứng

cây chống đổ ngã tốt, gạo hạt dài, chất lượng gạo tốt (amylose từ 14,5 - 14,56%, protein

8,69 - 8,75%), cơm ngon (điểm 4).

1.2. Tại Quảng Bình, trên đất phù sa không được bồi đắp hàng năm, lượng

giống gieo sạ 80 kg/ha, 500 kg vôi/ha và lượng phân bón 10 tấn phân chuồng + 90 kg

N + 80 kg P2O5 + 80 kg K2O cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất đối với giống

lúa SV181 và SVN1.

1.3. Tại Quảng Bình, mô hình sản xuất thử nghiệm áp dụng quy trình kỹ thuật

thâm canh giống lúa SV181 và SVN1 vụ Đông xuân và Hè thu cho thấy, cả hai giống

giống lúa đều có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt; cho năng suất cao và ổn định;

gạo thơm nhẹ, chất lượng cao; cứng cây chống đổ ngã tốt; mang lại hiệu quả cao trong

sản xuất. Giống lúa SV181 lãi thuần vụ Đông xuân từ 15,1 - 20,0 trđ/ha và vụ Hè thu

từ 11,8 - 13,6 trđ/ha; giống SVN1 lãi thuần vụ Đông xuân từ 15,7 - 20,5 trđ/ha và vụ

Hè thu từ 11,8 - 14,8 trđ/ha. Riêng giống lúa SV181 nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn trong vụ

Đông xuân nên cần có biện pháp phòng trừ trong sản xuất.

2. Đề nghị

2.1. Giống lúa mới SV181 được Bộ NN&PTNT công nhận giống mới cho khu

vực Bắc Trung bộ, DHNTB và Tây Nguyên. Giống đã được bảo hộ quyền sở hữu trí

tuệ, do đó tiếp tục phát triển giống rộng rãi trong sản xuất tại tỉnh Quảng Bình và các

tỉnh ở khu vực đã được công nhận trong vụ sản xuất Đông xuân và Hè thu.

Giống lúa SVN1 được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và đã được đánh giá qua kết

Page 116: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

103

quả khảo nghiệm DUS, VCU, KNSX tại Trung tâm KKNG&SPCT Quốc gia, do đó

tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ trình Hội đồng khoa học Bộ NN&PTNT công nhận giống lúa

mới để từng bước phát triển giống trong sản xuất tại Quảng Bình và các tỉnh trong khu

vực BTB, DHNTB và Tây Nguyên.

2.2. Áp dụng các kết quả nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật thâm canh lượng

giống gieo 80 kg/ha, 500 kg vôi/ha và lượng phân bón 10 tấn phân chuồng + 90 kg N

+ 80 kg P2O5 + 80 kg K2O, đối với các giống lúa mới SV181 và SVN1 trên đất phù sa

không được bồi hàng năm tại tại tỉnh Quảng Bình.

Page 117: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

104

DANH MỤC

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1. Nguyễn Xuân Kỳ, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim (2014). Nghiên cứu khả năng sinh

trưởng, phát triển và năng suất các giống lúa mới ngắn ngày, chất lượng cao năm

2013 - 2014 tại Quảng Bình. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, Tập 2, tr.59-65.

2. Nguyễn Xuân Kỳ, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim, Hoàng Văn Hải (2015). Kết quả

nghiên cứu chọn tạo và khảo nghiệm giống lúa SV181 tại một số tỉnh miền

Trung. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, Tập 1, tr.77-82.

3. Nguyễn Xuân Kỳ, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim (2016). Ảnh hưởng của lượng

giống gieo đến năng suất một số giống lúa mới tại Quảng Bình. Tạp chí Khoa

học Đại học Huế, Tập 124, Số 10, tr.125-130.

Page 118: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

105

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt:

1. Đào Thế Anh (2012). Nghiên cứu chuỗi giá trị lúa gạo đồng bằng sông Cửu

Long, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 4 năm 2012, 57-60.

2. Phạm Văn Bính (2007). Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi

mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 35-37

3. Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Trọng Thi, Bùi Huy Hiền & Nguyễn Văn Chiến (2003),

Bón phân cân đối cho cây trồng ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Bộ (2014), Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt

Nam, Hội thảo Quốc gia về Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón ở

Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 26-34.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ (1993), Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5715: 1993 về

gạo - Phương pháp xác định nhiệt hóa hồ qua độ phân hủy kiềm

6. Bộ Khoa học và Công nghệ (2008), Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5716-1: 2008

4ề Phương pháp xác định hàm lượng amyloza.

7 Bộ Khoa học và Công nghệ (2010), Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8369:2010 về

Phân tích độ bền gel.

8 Bộ Khoa học và Công nghệ (2010), Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8370:2010.

Thóc tẻ.

9. Bộ Khoa học và Công nghệ (2010), Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8371:2010 về

xác định tỷ lệ gạo nguyên, kích thước hạt gạo và tỷ lệ gạo xát trắng

10. Bộ Khoa học và Công nghệ (2010), Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8372:2010 về

gạo trắng- Phương pháp xác định tỷ lệ trắng trong, trắng bạc và độ trắng bạc.

11. Bộ Khoa học và Công nghệ (2010), Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8373:2010 về

gạo trắng- Phương pháp đánh giá chất lượng cảm quan cơm bằng phương

pháp cho điểm (2010).

12. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Quy chuẩn ky thuât quốc gia

về chất lượng hạt giống lúa (QCVN 01-54:2011/BNNNPTNT).

13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Quy chuẩn ky thuât quốc gia

về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa (QCVN 01-

55:2011/BNNNPTNT).

14. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Quy chuẩn ky thuât quốc gia

về phương pháp điều tra phát hiện dịch cây trồng: QCVN 01-

38:2010/BNNPTNT.

Page 119: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

106

15. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2011). Chiến lược phát triển Nông nghiệp Việt Nam

giai đoan 2011-2020, Hà Nội, tr 10-12.

16. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2013). Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia

Sản phẩm lúa gạo chất lượng cao, năng suất cao, Hà Nội, tr.2-3.

17. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2015), Báo cáo tổng kết tình hình sản

xuất nông nghiệp năm 2015, tr. 17-29.

18. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012, Kịch Bản biến đổi khí hâu, nước biển

dâng cho Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt

Nam, tr. 54-79.

19. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang (2007), Chọn giống cây trồng phương pháp

truyền thống và phân tử, NXB Nông nghiệp.

20. Bùi Chí Bửu (2005), Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa thuần và định hướng

nghiên cứu giai đoạn 2006 - 2010, Hội nghị Khoa học công nghệ cây trồng.

21. Hoàng Quốc Chính, Phạm Văn Đoan (2012), Hiệu lực của phân kali đối với lúa

lai trên đất phèn ven biển tỉnh Thái Bình, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, Tập 2, tr. 55-59.

22. Nguyễn Minh Công và Nguyễn Tiến Thăng (2007), Sự di truyền đột biến mùi thơm

phát sinh từ giống lúa tẻ thơm đặc sản Miền Bắc Tám Xuân Đài, Tạp chí Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn.

23. Nguyễn Văn Cường (2012), Chọn giống lúa mùa chịu mặn cho vùng canh tác

lúa tôm tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp,

Trường Đại học Cần Thơ.

24. Phạm Văn Cường, Vũ Văn Quang, Vũ Thị Thu Hiền (2010), Ảnh hưởng của

hai thời vụ đến ưu thế lai về các đặc tính nông sinh học của lúa lai F1, Tạp chí

Khoa học và Phát triển, Tập 8, số 4, tr. 583 - 589.

25. Phạm Văn Cường, Phạm Thị Khuyên, Phạm Văn Diệu (2005), Ảnh hưởng của

liều lượng đạm đến năng suất chất khô ở các giai đoạn sinh trưởng và năng

suất hạt của một số giống lúa lai và lúa thuần, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông

nghiệp - Tập III, số 5/2005.

26. Phạm Văn Cường, Hà Thị Minh Thuỳ (2006), Ảnh hưởng của mât độ trồng đến

tốc độ tích luy chất khô ở các giai đoạn sinh trưởng và năng suất hạt của lúa lai

F1 và lúa thuần, Báo cáo khoa học hội thảo Quản lý nông học vì sự phát triển

Nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Page 120: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

107

27. Ngô Thế Dân (2002), Kết quả nghiên cứu và thực nghiệm về giống cây trồng

giai đoạn 1996 - 2000, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, số 01.

28. Lê Doãn Diên (2003), Nâng cao chất lượng lúa gạo phục vụ tiêu dùng và xuất

khẩu, NXB Nông nhiệp.

29. Trần Văn Đạt (2005), Sản xuất lúa gạo trên Thế giới - Hiện trạng và Khuynh

hướng phát triển trong thế kỷ 21, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

30. Bùi Huy Đáp (1980), Cây lúa Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

31. Trương Đích (2002), Ky thuât trồng các giống lúa mới, NXB Nông nghiệp,

Hà Nội.

32. Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Hữu Tề, Hà Công Vượng

(2001), Cây lương thực, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

33. Nguyễn Đỗ Châu Giang, Nguyễn Mỹ Hoa (2012), Khả năng cung cấp kali và

sự đáp ứng của lúa đối với phân kali trên đất thâm canh ba vụ lúa ở Cai Lây -

Tiền Giang và Lào Cai - Đồng Tháp, Tạp chí Khoa học và Sinh học ứng dụng,

Đại học Cần Thơ, Tập 23 tr. 108-117

34. Nguyễn Trường Giang, Phạm Văn Phượng (2011), Ảnh hưởng của mât độ gieo

sạ đến năng suất lúa Hè thu 2010 tại Huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hâu Giang, Tạp

chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, Tr 248 - 253

35. Nguyễn Như Hà (2006), Bón phân cho cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

36. Vũ Thu Hiền (1999), Khảo sát và chọn lọc một số dòng giống lúa chất lượng,

không phản ứng với ánh sáng ngày ngắn ở vùng Gia Lâm-Hà Nội, Luận văn

thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

37. Nguyễn Văn Hiển (2000), Chọn giống cây trồng, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

38. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (2014). Báo cáo tình hình xuất khẩu gạo năm

2013, Hà Nội, tr.14-18.

39. Hoàng Thị Thái Hoà, Đỗ Đình Thục, Trịnh Thị Sen, Hồ Quốc Minh (2013),

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân đạm và kali đến năng suất lúa trên

đất mặn ven biển tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, tr.38 - 44.

40. Nguyễn Văn Hoan (1994), Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa bằng

phương pháp lai hữu tính, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp.

41. Nguyễn Văn Hoan (2003), Cây lúa và ky thuât thâm canh lúa cao sản ở hộ

nông dân, NXB Nghệ An.

Page 121: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

108

42. Nguyễn Văn Hoan (2006), Cẩm nang cây lúa, NXB Lao động, tr.169-180.

43. Vũ Tuyên Hoàng, Trương Văn Kính, Nguyễn Thị Then (1988), Kết quả xây

dựng quy gen và chọn tạo giống lúa mới, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông

nghiệp, số 11.

44. Vũ Tuyên Hoàng (1998), Chọn giống cây lương thực, NXB Khoa học kỹ thuật,

Hà Nội.

45. Nguyễn Trọng Khanh, Nguyễn Thị Miền, Phạm Văn Tính, Vũ Thị Nhường, Bùi

Kim Vật, Đoàn Văn Thành, Đỗ Thế Hiếu và Nguyễn Anh Dũng (2013), Kết

quả nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa thuần vùng đồng bằng sông

Hồng, giai đoạn 2011-2013, Hội thảo Quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ I,

Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr 217-224.

46. Nguyễn Trọng Khanh (2016), Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chất lượng tốt

cho vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp

47. Hoàng Kim (2016), Cây Lương thực Việt Nam, ĐHNL TP HCM.

48. Nguyễn Thị Lang, Bùi Thị Dương Khuyều, Bùi Chí Bửu (2013), Kết quả

nghiên cứu, chọn tạo, khảo nghiệm và sản xuất thử giống lúa chịu mặn

OM5953, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tập 1, tr. 40 - 46

49. Nguyễn Văn Luật, (2008), “Lúa thơm đặc sản Việt Nam trong tâp đoàn giống

lúa bản địa”, Tạp chí nông nghiệp và PTNT, 3, trang 3-6.

50. Trần Văn Mạnh (2015), Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và biện

pháp ky thuât thâm canh phục vụ sản xuất tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ,

Luận án tiến sĩ Nông nghiệp.

51. Nguyễn Ngọc Minh (2011), Nghiên cứu tuyển chọn một số dòng, giống lúa

thuần có năng suất, chất lượng cao phù hợp điều kiện canh tác tại huyện Vụ

Bản - Tỉnh Nam Định, Luận Văn Thạc sĩ Nông nghiệp.

52. Trần Văn Minh (2003), Giáo trình Cây lương thực, Nhà xuất bản Nông nghiệp,

Hà Nội, tr. 34-57.

53. Niên giám thống kê Quảng Bình (2014).

54. Quảng Bình Portal (2016), https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/tinh-hinh-kinh-

te---xa-hoi.htm

55. Lưu Ngọc Quyến, Lê Khải Hoàn, Nguyễn Văn Chính (2014), Ảnh hưởng của phân

kali clorua và mât độ trồng đến sinh trưởng và năng suất giống lúa nếp Khẩu Nua Lếch,

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, Việt Nam, tr. 64-68.

Page 122: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

109

56. Trịnh Thị Sen (2016) “Tuyển chọn giống lúa chịu mặn và nghiên cứu một số

biện pháp ky thuât để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam” Luận án tiến sĩ

Nông nghiệp.

57. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình (2016), Báo cáo tổng kết

sản xuất nông nghiệp Quảng Bình năm 2015.

58. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình (2015), Báo cáo tổng kết

sản xuất nông nghiệp Quảng Bình năm 2014.

59. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình (2013), Đề án chuyển đổi

cơ cấu cây trồng tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2020.

60. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình (2016), Hướng dẫn cơ cấu

giống sản xuất tỉnh Quảng Bình vụ Hè thu 2016.

61. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình (2016), Hướng dẫn cơ cấu

giống sản xuất tỉnh Quảng Bình vụ Đông xuân 2016- 2017.

62. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình (2015), Báo cáo tổng kết

sản xuất nông nghiệp của sở NN và PTNT Quảng Bình giai đoạn 2010 -2015.

63. Nguyễn Hữu Tề, Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Hà Công Vượng

(1997), Giáo trình Cây lương thực tâp I, NXB nông nghiệp Hà Nội, tr 102.

64. Phan Hữu Tôn và Tống Văn Hải, (2010), Sàng lọc các giống lúa có chứa gen

mùi thơm bằng chỉ thị phân tử, Tạp chí khoa học và phát triển.

65. Nguyễn Thanh Tường, Nguyễn Bảo Vệ, Võ Công Thành (2011), Đánh giá khả

năng chịu mặn của một số giống lúa mùa trồng ở vùng ven biển đồng bằng

Sông Cửu Long bằng phương pháp điện di ADN (Microsatellite), Tạp chí Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, Tập 12, tr.17-22.

66. Trần Quang Tuyến (2010), Ảnh hưởng của bón phân N, P, K dài hạn đến độ phì

nhiêu của đất và năng suất lúa ở Tây sông Hâu, Đồng bằng sông Mê Kông, Tạp

chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tập 2, tr.38 - 46.

67. Tổng cục thống kê (2013), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

68. Hoàng Kim Toản, Nguyễn Thanh Bình, Trần Đăng Hòa (2014), Đánh giá khả

năng thích ứng của các giống lúa mới nhâp nội ở Quảng Nam, Tạp chí Khoa

học, Đại học Huế, Tập 3, tr. 233-245.

69. Nguyễn Vi (1982), Bí ẩn của đất trồng lúa năng suất cao, Nhà xuất bản Nông

nghiệp, Hà Nội, tr. 1-28, 59-65, 99-115.

70. Suichi Yoshida (1985), Những kiến thức cơ bản của khoa học trồng lúa, Nhà xuất

bản Nông nghiệp, Hà Nội, Mai Văn Quyền dịch.

Page 123: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

110

II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

71. Abbas MK, Ali AS, Hasan HH, Ghal. RH (2013), Salt Tolerance Stuydy of Six

1Cultivars of Rice (Oryza Sativa L.) During Germination and Early Seedling

Growth, Journal of Agricultural Science, 5, pp. 250 - 259.

72. Abhijit Sanyal, Jetty SS. Ammiraju, Fei Lu, Yeisoo Yu, Teri Rambo, Jennifer

Currie (2013), Orthologous Comparisons of the Hd1 Region across Genera

reveal Hd1 gene lability within diploid Oryza species an disruption to

micrisynteny in sorghum,Ofordjounals.

73. Abou Khalifa A, Elkhoby W, Okasha EM (2014), Effect of sowing dates and

seed rate on some rices cultivars, African Journal of Agricultural Research, 9

(2), pp. 196-201.

74. Amirjani, Mohammad R (2010), Effect of NaCl on some physiological

parameter of rice, Eur J Biol Sci, 31, pp. 6-16.

75. Chang T, Masaijo T, Sanrith B and Siwi B.H (1984), varietal Improvemet of

Upland rice in Southeast Asian and an Overview of Upland rice Reseach,

pp.433.

76. FAO - Food and Agriculture Ogranization. (2012). Newsletter January

2012.Rome, p 3-4.

77. FAO - Food and Agriculture Ogranization. (2013). Newsletter July 2013. Rome,

p 7-8.

78. FAO and IRRI (2013). International Rice Commission Newsletter. November

2013, p 5-6

79. FAO (2015) FAOSTAT, Online statistical databases: United States Department

of Agriculture, (available at http://faostat3.fao.org/dowload/Q/QC/E),

80. Gu. M. H, X. B Pan (1986), Genetic analysis of the pedigree of improved

cultivates of Indica rice in South China, Sei. Agr. Sinica.

81. Gupta B, Huang B (2014), Mechanism of Salinity Tolerance in Plants:

Physiological, Biochemical, and Molecular Charaterization, Intrenational

Journal of Genomics, pp. 1-19.

82. Hakim MA, Abdul SJ, Hanafi MM, Ali E, Mohd RI, Ahmed S, Rezaul Karim

SM (2013), Effect of salt stress on mophophysiology, vegetative growth and

yield of rice, International Journal of Environment Biology, 35, pp. 317- 326.

Page 124: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

111

83. Hossain MA, Uddin MK, Ismail MR, Asharafuzzamain M (2012), Response of

glutamine synthetase-glutamate synthase cycle enzymes in tomato leaves under

salinity stress, Int.J.Agric.Biol., 14, pp. 509 - 515.

84. IRRI (2013) Rice science for a better world, IRRI Annual Report (available at

http://books.irri.org/AR2013_content.pdf)

85. Krishman SJBaS (2011), Traditionally cultivated salt tolerant rice varieties

grown in Khazan lands of Goa, India and their grain quality characteristics,

Journal of Phytology Agriculture, 3 (2), pp. 11-17.

86. Khush G.S., Paule C.M. and De La Cruz N.M. (1979), Rice grain quality

evaluation and improvement at IRRI, Proceedings of the workshop on chemical

aspects of rice grain quality, IRRI, Los Banos, Laguna, Philippines.

87. Khush G.S and Comparator (1994), Rice genetics and Breeding, IRRI, Manila,

Philippines.

88. Khush, G.S. (1997), Origin, dispersal, cultivation and variation of rice. Plant

Mo. Biol. 35:25-34.

89. Kikuchi (1986), Semi drafting genes of high yielding rice varieties in Japan,

Rice genetics Syposium. May 1995 Manila Philippines.

90. Le Hung Linh, Ta Hong Linh, Tran Dang Xuan, Le Huy Ham, Khanh AMIaTD

(2012), Molecular breeding to improve salt tolerance of rice (Oryza sativa L.)

in the Red river Delta of Vietnam, International journal of Plant Genomics,

(10), pp. 1-9.

91. Mahshid s, Abdolali G, Seyed AS (2014), Evaluation of sowing date effect on

hybrid rice lines production in dry-bed of Khuzestan, Intl. Res. Journal of Appl.

Basic. Sci., 8 (7), pp. 775-779.

92. Mahshid s, Abdolali G, Seyed AS (2014), Evaluation of sowing date effect on

hybrid rice lines production in dry-bed of Khuzestan, Intl. Res. Journal of Appl.

Basic. Sci., 8 (7), pp. 775-779.

93. Mohammadi Nejad G, Singh RK, Arzari A, Rezaie AM, Sabouri H, Gregorio

GB (2010), Evaluation of Salinity tolerance in rice genotypes, International

Journal of Plant Production, 4 (3), pp. 1735-8043.

94. Muhammad ES, Amjed A, Sher M, Ghulam S, Tahir HA (2008), Effect of

transplanting dates on paddy yield of fine grain rice genotypes, Pak. Journal of

Bot., 40(6), pp. 2403-2411.

Page 125: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

112

95. Muhmmad S, Neue HU (1987), Effect of Na/Ca and Na/K ratios in saline

culture solutions on growth and mineral nutrietion of rice (Orayza sativa L.,),

Plant and soil J., 104, pp.57-62.

96. Oteng Darko P, Kyei Baffour N, Ofori E (2013), Yield of rice as affected by

transplanting dates and plant spacing under climate change simulations,

Wudpecker Journal of Agricultural Research, 2, pp. 55 - 63.

97. Jenning P.R, W.R Coffmen and H.E Kauffman (1979), Rice improvement,

IRRI, Los Bnaros, Philippines, pp. 101-102

98. Ranjha AM, Waheeh T, Mehdi SM, Rehman SS (2001), Effect of

Potassium Sources on Rice Yield, International journal of Agriculture &

Biology, 1, pp. 69-71.

99. Reyhaneh FE, Parvaneh R, Hassan SV, Parisa S (2012), Rice response to

different methods of potassium fertilization in salinity stress condition, Intl J

Agri Crop Sci., 4 (12), pp. 798-802.

100. Rejesus, I and Soest, H. (2012). Criteria of rice quality in world market. St Paul,

MN, USA. p 45-60.

101. Reza F, Hamid RM, Abbas AD, Shima TK (2011), The effect of planting date

and seedling age on yield and yield components of rice (Oryza sativa L.)

varieties in North of Iran, Afr. Journal of Agric. Res., 6(11), pp. 2571-2575.

102. Shah MR, Kakuda K-i, Sasaki Y, Ando. (2013), Effect of Mid-Season Drainage

(Msd) on Growth and Yield of Rice in North East Japan, American Journal of

Plant Nutrition and Fertilization Technology, 3 (2) pp. 33 - 42.

103. Shereen A, Mumtaz S, Raza S, Khan M, Solangi S (2005), Salinity effects on

seedling growth and yield components of different inbred rice lines, Pak.

Journal of Bot., 37, pp.131- 139,

104. Suichi Y. (1985), Fundamental of Rice Crop Crop Science, IRRI, Phillipines,

pp. 74-97.

105. Tang S.X., Khush G.S. and Juliano B.O. (1991), Genetics of gel consistency in

rice (Oryza sativa L.), J. Genet.

106. Thailand Ministry of commerce. (2013). Thai rice on the world rice economy.

Bangkok, Thailand, p 11-12.

107. Uddin S, Sarkar MAR, Rahman MM (2013), Effect of nitrogen and potassium

on yield of dry direct seeded rice cv.NERICA 1 in aus seasons, International

Journal of Agron. Plant. Prod., 4 (1), pp. 69-75.

Page 126: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

113

108. Uga Y., Nonoue Y., Liang Z.W., Lin H.X., Yamamoto S., Yamanouchi U., and

Yano M. (2007), Accumulation of additive effects generates a strong

photoperiod sensitivity in the extremely late-heading rice cultivar ‘Nona Bokra,

Theoretical and Applied Genetics.

109. Yoshida S. (1981), Fundamentals of rice crop science, The International rice

research institute, Los Banos, Philippines.

110. Zayed BA, Elkhoby WM, Shehata SM, Ammar MH (2007), Role of potassium

application on the productivity of some inbred and hybrid rice varieties under

newly reclaimed saline soils. In: African Crop Science Conference Proceedings,

pp. 53-60.

111. Uddin S, Sarkar MAR, Rahman MM (2013), Effect of nitrogen and potassium

on yield of dry direct seeded rice cv.NERICA 1 in aus seasons, International

Journal of Agron. Plant. Prod., 4 (1), pp. 69-75.

112. Uga Y., Nonoue Y., Liang Z.W., Lin H.X., Yamamoto S., Yamanouchi U., and

Yano M. (2007), Accumulation of additive effects generates a strong

photoperiod sensitivity in the extremely late-heading rice cultivar ‘Nona Bokra,

Theoretical and Applied Genetics.

113. Vergara B.S. (1988), Raising the yield potential of rice, Philippines Technical

Journal.

114. Yeo AR, Flowers TJ. (1984), Machenisms of salinity resistance in rice and

their role as physiological criteria in plant breeding. In salinity tolerance in

plants, Wiley-InterscienceNew York , pp.151-170.

115. Yoshida (1981), Fundamentals of rice crop science, The International rice

research institute, Los Banos, Philippines.

116. Zayed BA, Elkhoby WM, Shehata SM, Ammar MH (2007), Role of potassium

application on the productivity of some inbred and hybrid rice varieties under

newly reclaimed saline soils. In: African Crop Science Conference Proceedings,

pp. 53-60.

Page 127: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

1

PHỤ LỤC 1

Đề xuất quy trình kỹ thuật thâm canh giống lúa thuần ngắn ngày

SV181 và SVN1 tại Quảng Bình

Từ kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài thông qua các thí nghiệm tuyển

chọn giống lúa thuần mới ngắn ngày; xác định một số biện pháp kỹ thuật phân bón,

mật độ sạ, cũng như thừa kế một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và

ngoài nước. Chúng tôi đề xuất quy trình sản xuất thâm canh giống lúa ngắn ngày

SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, trong đó: giống lúa SV181 có thời gian sinh trưởng vụ

ĐX từ 90 đến 95 ngày; vụ HT từ 80 đến 85 ngày; Giống SVN1 có thời gian sinh trưởng

vụ ĐX từ 100 đến 105 ngày; vụ HT từ 95 đến dưới 100 ngày, tại Quảng Bình, như sau:

* Thời vụ gieo sạ:

- Vụ Đông Xuân: thời vụ gieo sạ thích hợp nhất từ 01/1- 15/01, để lúa trỗ vào

trong khoảng đầu tháng 4, thu hoạch vào khoảng từ 25/4- 30/4.

- Vụ Hè Thu: thời vụ gieo sạ thích hợp nhất từ ngày 01/6 - 10/6 để lúa trỗ vào

khoảng 28/7- 05/8 (trước tiết lập Thu), thu hoạch vào khoảng từ 25/8- 5/9; Tùy theo

điều kiện thời tiết cụ thể của từng năm có thể điều chỉnh thời vụ gieo sạ sớm hơn hơn

lịch đề xuất ở trên khoảng 3-5 ngày để tránh các đợt mưa lũ sớm tại Quảng Bình.

* Làm đất:

Đất được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng vụ trước. Vụ Đông Xuân

nên làm đất theo phương pháp cày dầm, vụ Hè Thu nên được cày ải để phơi ruộng.

Làm đất phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để không ngừng cải tạo lý tính, hóa

tính và tăng độ phì nhiêu của đất. Đất phải được bón lót đầy đủ và lên líp, bằng phẵng

trước khi gieo.

* Lượng giống gieo:

Sử dụng hạt giống lúa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật (xác nhận 1 hoặc nguyên

chủng). Lượng giống sử dụng để gieo sạ thích hợp từ 70 - 90 kg hạt giống cho 01 ha

(tương đương với mật độ cây hữu hiệu từ 255 cây/m2 đến 330 cây/m2). Nếu đất tốt,

giống có khả năng đẻ nhánh khỏe, khả năng thâm canh cao nên giảm mật độ gieo với

lượng giống 70 - 80 kg/ha; đất xấu, giống có khả năng đẻ nhánh trung bình và khả

năng thâm canh không cao nên gio mật độ cao hơn (lượng giống gieo 90 kg/ha).

* Kỹ thuật ngâm ủ giống:

- Xử lý hạt giống bằng một trong các biện pháp sau:

+ Nếu có điều kiện trước khi ngâm nên đưa hạt giống ra phơi lại dưới nắng nhẹ

Page 128: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

2

trong 2 giờ để tăng khả năng nẩy mầm hoặc xử lý hạt giống lúa trước khi gieo sạ nhằm

loại bỏ một số nấm bệnh hại được lây truyền từ vỏ hạt giống sang mầm lúa và trên cây

lúa sau này như bệnh khô vằn, bệnh lở cổ rễ, bệnh lúa von v.v.... Sau đây là phương

pháp đơn giản, dễ làm, được bà con nông dân nhiều nơi ứng dụng cho kết quả rất tốt.

+ Xử lý bằng các thuốc trừ nấm: CuSO4 (1- 4%), Bavistin, Daconil, Captan...

pha nồng độ 0,3% ngâm trong 12 giờ. Một trong những loại thuốc hiện đang được bà

con nông dân sử dụng rộng rãi là xử lý thuốc Cruser Plus 312,5 FS để ngăn ngừa sự

tấn công gây hại ngay từ đầu đối với bọ trĩ và một số côn trùng chích hút khác trên cây

lúa như rầy nâu. Ngoài ra, các hoạt chất thuốc trừ nấm có trong thành phần thuốc sẽ

diệt trừ các loại mầm bệnh còn tiềm ẩn trên hạt giống mà với các biện pháp khác khó

loại trừ. Nếu xử lý cho 100 kg thóc giống thì pha 20ml thuốc Cruser Plus 312,5 FS với

4- 5 lít nước sạch, khuấy kỹ (dung dịch có màu đỏ), tưới và trộn đều với thóc rồi đem

ủ cho mọc mầm trước khi gieo.

+ Xử lý bằng nước vôi trong (2- 3%): Dùng 200- 300g vôi cục hoặc 400 – 500g

vôi mới tôi hòa tan trong 10 lít nước sạch. Để lắng 15- 20 phút rồi lọc lấy 6- 7 lít nước

vôi trong để ngâm cho 6- 7 kg lúa giống trong thời gian từ 10- 12 giờ. Căn cứ vào

lượng lúa giống cần gieo sạ để tính toán lượng nước vôi trong cần pha cho phù hợp.

+ Xử lý bằng nước nóng (54 0C): Pha 2 phần nước lạnh với 3 phần nước

sôi (3 sôi, 2 lạnh), lượng nước xử lý cần gấp 3- 5 lần lượng lúa cần xử lý để có nhiệt

độ 54 0C. Chú ý: Trước và sau khi cho lúa giống vào xử lý cần dùng nhiệt kế kiểm tra

để luôn đảm bảo nhiệt độ 54 0C mới đảm bảo đủ nhiệt để diệt nấm. Nếu chưa đủ 54 0C

cho thêm nước sôi vào, vừa đổ vừa khuấy đều, thời gian xử lý 3- 5 phút.

Sau khi xử lý bằng một trong các phương pháp trên, đem hạt giống ngâm tiếp

trong nước lã 48 giờ (tổng cộng 60 giờ cho cả xử lý thuốc và ngâm nước lã). Chú ý 12

giờ thay nước 1 lần, để lúa nơi râm mát đề phòng thối hạt do nước chua hoặc nhiệt độ

cao. Nếu giống liền vụ tăng thời gian ngâm 5- 6 giờ, nếu giống cách vụ giảm thời gian

ngâm 5 - 6 giờ. Đãi sạch hết nước chua, rồi ủ hạt giống trong 25- 30 giờ cho đến khi

hạt nảy mầm đem gieo sạ trên ruộng.

- Cách ủ: Hạt giống đã được rửa sạch thuốc xử lư, để ráo nước rồi đem ủ

trong bao vải hoặc thúng. Ủ ấm ngay từ ban đầu (khi thóc chưa nứt nanh) ở nhiệt

độ 35 - 40 0C. Trong quá trình ủ, phải kiểm tra, nếu hạt thóc khô phải tưới thêm

nước. Khi thóc đã nứt nanh phải nhanh chóng đảo nhẹ, rải mỏng (hạ nhiệt độ xuống

khoảng 25 0C). Khi hạt thóc ra mộng và rễ đều, mộng mập, khô ráo, đem gieo. Gieo

đều và chìm mộng.

Page 129: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

3

* Lượng phân bón và cách bón phân:

Để đạt năng suất cao cần bón lót phân chuồng (hoặc bón phân hữu cơ) và bón

vôi; bón cân đối NPK, bón đúng thời kỳ và đúng liều lượng. Tùy theo loại đất và mùa

vụ điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp.

- Lượng phân bón (cho 01 ha): từ 5- 10 tấn phân chuồng hoai mục (hoặc từ 1- 2

tấn phân hữu cơ) + 90 - 100 kg N + 80 - 90 kg P2O5 + 80 - 90 kg K2O , đất chua nên sử

dụng 300 - 500kg vôi bột. Trường hợp bón vôi chỉ bốn 1 vụ trong năm. Nếu sử dụng

phân NPK hổn hợp thì căn cứ vào lượng nguyên chất trên để quy đổi cho phù hợp.

Tùy theo chân đất, mùa vụ, thời tiết khí hậu và căn cứ vào tình hình sinh trưởng của

cây lúa có thể điều chỉnh lượng bón và thời gian bón phù hợp.

- Cách bón và lượng bón:

Bón toàn bộ lượng vôi khi làm đất; Bón lót trước khi gieo sạ 100% lượng phân

lân, 50% lượng đạm và 30% lượng kali;

Bón thúc lần 1: Sau khi gieo sạ từ 8 - 10 ngày, bón 40% lượng đạm và 40%

lượng kali;

Bón thúc lần 2: Trước khi lúa trổ từ 17 - 20 ngày (sau sạ từ 45 - 50 ngày), bón

10% lượng đạm và 30% lượng kali còn lại.

* Điều tiết nước: Thường xuyên giữ ẩm độ ruộng sau khi sạ để lúa mọc tốt, sau

đó nâng dần mức nước theo sự phát triển của cây lúa và giữ ở mức 2 - 5 cm. Khi lúa

kết thúc đẻ nhánh nên rút nước phơi ruộng 5 - 7 ngày để ruộng khô đến nẻ chân chim

nhằm tăng độ thông thoáng trong đất, giúp cho bộ rễ ăn sâu, sau đó cho nước vào

ruộng sâu không quá 10 cm. Kết thúc tưới nước trước thu hoạch từ 7 - 10 ngày.

* Phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh hại:

- Trừ cỏ: Sau khi sạ cần phun thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm hoặc hậu nảy mầm để

diệt cỏ dại. Tùy theo loại thuốc dùng, cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng trên bao bì để

đảm bảo sử dụng thuốc diệt cỏ có hiệu quả và hạn chế tối đa gây ô nhiễm môi trường.

- Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên thăm đồng để kiểm tra các loại sâu bệnh,

phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời. Chú ý nên áp dụng phương pháp quản lý dịch hại

tổng hợp IPM.

* Thu hoạch: Thu hoạch khi lúa chín 90% lúc trời nắng ráo. Thu đến đâu phơi

đến đó, không để ủ đóng khi lúa còn ướt. Phơi lúa phải đảo trộn đều trong quá trình

phơi và đạt độ ẩm 12 -13% đem lúa bảo quản nơi khô ráo.

Page 130: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

4

PHỤ LỤC 2

Bảng tính hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất giống lúa SV181 và SVN1

Bảng P2.1. Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất giống lúa SV181 tại Quảng Bình,

vụ ĐX2015-2016 và HT2016

ĐVT: trđ/ha

Vụ/ Địa điểm thực hiện mô hình Tổng thu Tổng

chi

Lãi

thuần

TB

Vụ ĐX 2015 - 2016

1. HTX Vạn Hải, huyện Quảng Ninh 44,5 24,5 20,0

2. HTX Vạn Phúc, huyện Quảng Ninh 43,8 24,5 19,3

3. Thôn Phúc Tự Đông, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch 42,0 24,5 17,6

4. Thôn Phúc Tự Tây, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch 41,4 24,5 16,9

5. Xã Quảng Phong, Thị xã Ba Đồn 40,8 24,5 16,3

6. Xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch 40,2 24,5 15,7

7. Xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa 39,6 24,5 15,1

8. HTX Quy Hậu, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy 40,2 24,5 16,3

9. HTX Phú Hải, TP Đồng Hới 48,8 24,5 24,3

Vụ Hè thu 2016

1. HTX Vạn Hải, huyện Quảng Ninh 37,8 24,2 13,6

2. HTX Vạn Phúc, huyện Quảng Ninh 37,2 24,2 13,0

3. Thôn Phúc Tự Đông, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch 36,0 24,2 11,8

4. Thôn Phúc Tự Tây, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch 36,6 24,2 12,4

5. Xã Quảng Phong, Thị xã Ba Đồn 36,0 24,2 11,8

6. Xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch 37,2 24,2 13,0

7. Xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa 36,6 24,2 12,4

8. HTX Quy Hậu, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy 36,0 24,2 11,8

9. HTX Phú Hải, TP Đồng Hới 36,6 24,2 14,2

Ghi chú: Giá phân chuồng: 300 đ/kg; Ure: 7.500 đ/kg; Lân: 3000 đ/kg; Kali:

8.000 đ/kg (ĐX), 7.500 đ/kg (HT); giống: 15.000 đ/kg; Công lao động: 150.000

đ/công; sản phẩm bán ra (lúa): 6.000 đ/kg.

Page 131: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

5

Bảng P2.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất các giống lúa SVN1 tại Quảng

Bình, vụ ĐX2015-2016 và HT2016

ĐVT: trđ/ha

Vụ/ Địa điểm thực hiện mô hình Tổng thu Tổng

chi

Lãi

thuần

TB

Vụ ĐX 2015 - 2016

1. HTX Vạn Hải, huyện Quảng Ninh 45,0 24,5 20,5

2. HTX Vạn Phúc, huyện Quảng Ninh 44,4 24,5 19,5

3. Thôn Phúc Tự Đông, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch 42,0 24,5 17,5

4. Thôn Phúc Tự Tây, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch 42,0 24,5 17,5

5. Xã Quảng Phong, Thị xã Ba Đồn 42,6 24,5 18,1

6. Xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch 41,4 24,5 16,9

7. Xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa 40,2 24,5 15,7

8. HTX Quy Hậu, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy 44,4 24,5 19,9

9. HTX Phú Hải, TP Đồng Hới 40,8 24,5 16,3

Vụ Hè thu 2016

1. HTX Vạn Hải, huyện Quảng Ninh 39,0 24,2 14,8

2. HTX Vạn Phúc, huyện Quảng Ninh 37,8 24,2 13,6

3. Thôn Phúc Tự Đông, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch 37,2 24,2 13,0

4. Thôn Phúc Tự Tây, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch 36,0 24,2 11,8

5. Xã Quảng Phong, Thị xã Ba Đồn 37,2 24,2 13,0

6. Xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch 37,8 24,2 13,6

7. Xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa 37,2 24,2 13,0

8. HTX Quy Hậu, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy 36,6 24,2 12,4

9. HTX Phú Hải, TP Đồng Hới 37,8 24,2 13,6

Page 132: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

6

Bảng P2.3. Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất các giống lúa HT1 (đ/c)

tại Quảng Bình, vụ ĐX2015-2016 và HT2016

ĐVT: trđ/ha

Vụ/ Địa điểm thực hiện mô hình Tổng thu Tổng

chi

Lãi

thuần

TB

Vụ ĐX 2015 - 2016

1. HTX Vạn Hải, huyện Quảng Ninh 37,8 24,5 13,3

2. HTX Vạn Phúc, huyện Quảng Ninh 36,6 24,5 12,1

3. Thôn Phúc Tự Đông, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch 36,0 24,5 11,5

4. Thôn Phúc Tự Tây, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch 36,6 24,5 12,1

5. Xã Quảng Phong, Thị xã Ba Đồn 36,0 24,5 11,5

6. Xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch 35,4 24,5 10,9

7. Xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa 34,2 24,5 9,7

8. HTX Quy Hậu, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy 36,0 24,5 11,5

9. HTX Phú Hải, TP Đồng Hới 35,4 24,5 10,9

Vụ Hè thu 2016

1. HTX Vạn Hải, huyện Quảng Ninh 34,8 24,2 10,6

2. HTX Vạn Phúc, huyện Quảng Ninh 35,4 24,2 11,2

3. Thôn Phúc Tự Đông, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch 34,2 24,2 10,0

4. Thôn Phúc Tự Tây, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch 32,4 24,2 8,2

5. Xã Quảng Phong, Thị xã Ba Đồn 33,0 24,2 8,8

6. Xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch 31,8 24,2 7,6

7. Xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa 32,4 24,2 8,2

8. HTX Quy Hậu, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy 31,2 24,2 7,0

9. HTX Phú Hải, TP Đồng Hới 33,6 24,2 9,4

Ghi chú: Giá phân chuồng: 300 đ/kg; Ure: 7.500 đ/kg; Lân: 3000 đ/kg; Kali:

8.000 đ/kg (ĐX), 7.500 đ/kg (HT); giống: 15.000 đ/kg; Công lao động: 150.000

đ/công; sản phẩm bán ra (lúa): 6.000 đ/kg.

Page 133: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

7

PHỤ LỤC 3

Quyết định công nhận giống lúa thuần ngắn ngày SV181

Page 134: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

8

Page 135: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

9

Quyết định cấp bằng bảo hộ giống lúa thuần ngắn ngày SV181

Page 136: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

10

Page 137: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

11

Quyết định cấp bằng bảo hộ giống lúa thuần ngắn ngày SVN1

Page 138: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

12

Page 139: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

13

PHỤ LỤC 4

Phương pháp phân tích, đánh giá chất lượng lúa gạo

* Phương pháp xác định tỷ lệ gạo nguyên áp dụng theo TCVN 8371:2010

- Gạo nguyên là gồm các hạt gạo có chiều dài lớn hơn 8/10 chiều dài trung bình

của hạt gạo.

- Từ mẫu gạo lật m dùng dụng chia mẫu chia thành 2 mẫu phân tích m1 và m2.

Từ mẫu m1 cân 200g mẫu phân tích để xác định tỷ lệ gạo nguyên, chính xác đến 0,01g.

Tách riêng phần hạt nguyên, tấm bằng máy phân loại theo kích thước hạt hoặc sàng

tách tấm. Dàn đều từng phần vào khay men, dùng kẹp gắp những hạt gạo lật là hạt

nguyên lẫn trong tấm hoặc tấm lẫn trong hạt nguyên (nếu có). Cân để xác định khối

hạt nguyên và khối lượng tấm, chính xác đến 0,01g.

- Tỉ lệ gạo nguyên X2, được tính bằng phần trăm khối lượng gạo nguyên trên

khối lượng gạo lật sạch, theo công thức sau:

Khối hạt nguyên (g)

X2 = x 100

200 (g)

- Kết quả của phép thử là trung bình cộng của hai lần xác định song song trên

cùng một mẫu thử khi sự sai khác của chúng không vượt quá 1% giá trị trung bình.

Báo cáo kết quả chính xác đến một chữ số thập phân.

* Phương pháp xác định tỷ lệ gạo lật áp dụng theo TCVN 8370-2010

- Gạo lật (gạo lứt) là phần còn lại của thóc sau khi đã bóc vỏ trấu.

- Từ mẫu thóc đã chuẩn bị (khoảng 02 kg) có độ ẩm (13±01)% đã loại bỏ tạp

chất, đem cân được khối lượng mts (khối lượng thóc sạch), cân chính xác đến 0,01g,

tiến hành tách vỏ trấu bằng máy xay thích hợp của phòng thử nghiệm. Tách những hạt

thóc chưa bóc hết vỏ trấu và xay lại. Cân khối lượng gạo lật sạch thu được m, cân

chính xác đến 0,01g.

- Tỉ lệ gạo lật X1 được tính bằng phần trăm khối lượng gạo lật (m) trên khối

lượng thóc (mts) đã loại bỏ tạp chất, theo công thức sau:

X1 = tsm

m x 100

Page 140: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

14

Kết quả của phép thử là trung bình cộng của hai lần xác định song song trên

cùng một mẫu thử khi sự sai khác của chúng không vượt quá 1 % giá trị trung bình.

Báo cáo kết quả chính xác đến một chữ số thập phân.

* Phương pháp xác định tỷ lệ gạo xát trắng

- Gạo trắng (gạo xát) là phần còn lại của gạo lật sau khi đã bóc một phần hoặc

toàn bộ cám và phôi.

- Từ mẫu thử gạo lật sạch thu được m2 ở trên, cân chính xác đến 0,01g. Tiến

hành tách phần vỏ lụa và phôi hạt khỏi gạo lật bằng máy xát gạo thích hợp của phòng

thử nghiệm và cân lượng gạo xát trắng thu được m3 (g), cân chính xác đến 0,01g.

- Tỉ lệ gạo xát trắng X3, được tính bằng phần trăm khối lượng gạo xát trắng trên

khối lượng gạo lật sạch, theo công thức sau:

X3 = 2

3

m

m x 100

- Kết quả của phép thử là trung bình cộng của hai lần xác định song song trên

cùng một mẫu thử khi sự sai khác của chúng không vượt quá 1% giá trị trung bình.

Báo cáo kết quả chính xác đến một chữ số thập phân.

* Phương pháp xác định tỷ lệ hạt trắng trong áp dụng theo TCVN 8372: 2010

- Hạt gạo trắng trong (translucent kernel) là hạt gạo trắng hoàn toàn trong,

không có vết bạc nào ở nội nhũ.

- Từ mẫu phân tích gạo trắng m3, lấy từ 200 g đến 500 g mẫu hạt gạo trắng (tùy

theo tỉ lệ hạt nguyên của mẫu). Dùng máy phân loại hạt hoặc sàng tách tấm, tách lấy ít

nhất 100 g hạt nguyên. Cân 50 g hạt nguyên, chính xác đến 0,01g. Dàn đều lượng mẫu

đã cân trên mặt dụng cụ xác định độ trắng bạc. Chọn những hạt hoàn toàn trắng trong

từ mẫu hạt nguyên, phần còn lại là hạt trắng bạc. Cân khối lượng hạt trắng trong thu

được, chính xác đến 0,01g. Mỗi mẫu tiến hành hai lần song song.

- Tỷ lệ trắng trong X4, được tính bằng phần trăm khối lượng của hạt trắng trong

so với hạt nguyên, theo công thức sau:

Khối lượng hạt trắng trong (g)

X4 = x 100

Khối lượng hạt nguyên (g)

Page 141: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

15

* Phương pháp xác định tỷ lệ trắng bạc và độ trắng bạc áp dụng theo TCVN

8372: 2010

- Hạt gạo bạc bụng là những hạt nguyên hay vỡ có phần bạc bụng (trắng như

phấn) bằng hoặc lớn hơn ½ kích thước của chúng.

- Hạt gạo trắng bạc (white kernel) là hạt gạo trắng có những vết bạc xuất hiện ở

phần nội nhũ. Tùy thuộc vào vị trí vết bạc trên nội nhũ mà hạt gạo trắng bạc được chia

thành: bạc bụng, bạc lưng và bạc lòng.

- Tỷ lệ trắng bạc X5, được tính bằng phần trăm khối lượng của hạt trắng bạc so

với hạt nguyên, theo công thức sau:

X5 = 100 – X4

- Xác định số điểm trắng bạc: Từ mẫu phân tích gạo trắng m3, lấy ra 100 hạt

nguyên. Sau đó dàn đều hạt trên mặt kính màu của dụng cụ xác định độ trắng bạc và

tiến hành phân loại theo thang điểm 6 mức từ điểm 0 đến điểm 5 được quy định. Đếm

và ghi lại số hạt được phân theo từng mức điểm khác nhau.

Thang điểm quy định trắng bạc đối với hạt gạo trắng:

Thang điểm Mô tả hạt gạo trắng Phần diện tích hạt bị trắng bạc (%)

0 Hạt trắng trong 0

1 Hạt bạc rất nhỏ Nhỏ hơn 10

2 Hạt hơi bạc Từ 10 đến 20

3 Hạt bạc trung bình Từ 21 đến 35

4 Hạt bạc Từ 36 đến 50

5 Hạt rất bạc Trên 50

Điểm trắng bạc trung bình của mẫu gạo được tính theo công thức sau:

100

543210 54321

SSSSSSX o

Trong đó: S0, S1, S2, S3, S4, S5 là số hạt tương ứng với các mức điểm 0, 1, 2, 3, 4, 5.

- Từ điểm trắng bạc trung bình thu được, phân loại độ trắng bạc của mẫu gạo trắng

dựa vào điểm trắng bạc trung bình của khối hạt gạo trắng theo quy định: Hơi bạc: <1,0

điểm; Bạc trung bình: 1,0- 1,5 điểm; Bạc: 1,6- 2,0 điểm; Rất bạc: > 2,0 điểm.

Page 142: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

16

* Phương pháp xác định kích thước hạt gạo áp dụng theo TCVN 8371:2010

- Kích thước hạt gạo là chiều dài và chiều rộng của hạt gạo không bị gãy vỡ

được tính bằng milimet.

- Từ mẫu thử đã tách hạt nguyên ở trên, nhặt ngẫu nhiên 100 hạt gạo lật nguyên

vẹn. Tiến hành đo chiều dài và chiều rộng từng hạt (tính bằng mm) bằng dụng cụ đo

kích thước hạt. Tính chiều dài và rộng trung bình để phân loại gạo lật.

- Phân loại theo chiều dài: Hạt rất dài: >7,0 mm; Hạt dài: 6,0 đến 7,0 mm; Hạt

ngắn: <6,0mm.

- Phân loại theo dạng hạt (tỷ lệ chiều dài/chiều rộng): Hạt thon: > 3,0; Hạt trung

bình: 2,1- 3,0; hạt bầu: <2,1.

* Phương pháp phân tích độ bền gel theo TCVN 8369:2010

Độ bền gel (gel consistency) là độ bền (cứng) gel của gạo trắng, biểu thị bằng

độ chảy dài của gel được xác định theo quy trình quy định trong tiêu chuẩn này.

Tiến hành gelatin hóa bột gạo trắng bằng cách thủy phân trong dung dịch kiềm

loãng, sau đó làm lạnh và đo độ chảy dài của gel. Độ bền gel của gạo trắng được phân

loại theo chiều dài gel theo quy định: Mềm: từ 61 đến 100mm; Trung bình: từ 41 đến

60mm; Cứng: từ 26 đến 40mm.

Tất cả thuốc thử được sử dụng phải là loại tinh khiết phân tích: Dung dịch

xanh thymol, nồng độ 0,03 %, trong rượu etylic 95%; Dung dịch kali hydroxit,

nồng độ 0,2 mol/l.

Dùng dụng cụ chia mẫu chia mẫu gạo được lấy, mỗi mẫu không ít hơn 500 g.

Các mẫu thử cần được giữ trong phòng thí nghiệm ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm được

điều tiết trong một khoảng thời gian thích hợp để có một độ ẩm giống nhau.

Từ mẫu phân tích, dùng máy phân loại hạt hoặc sàng tách tấm, lấy ít nhất 40 g

hạt nguyên. Trộn đều và lấy khoảng 20 g hạt gạo trắng nguyên đem nghiền cẩn thận

trong máy nghiền cho đến khi mẫu lọt hoàn toàn qua sàng có đường kính lỗ 150 μm.

Hoặc lấy khoảng 10 hạt gạo trắng nguyên cho vào máy nghiền, nghiền trong 40 s cho

đến khi bột mịn (lọt hoàn toàn qua sàng có đường kính lỗ 150 μm).

Mẫu được bảo quản trong các lọ đựng mẫu khô sạch và có nắp đậy kín.

Cân 100 mg mẫu bột gạo trắng đã được chuẩn bị, chính xác đến 0,001 g, cho

vào ống nghiệm. Cho vào mỗi ống nghiệm 0,2 ml dung dịch xanh thymol 0,03 % trong

rượu etylic 95 % (4.1) và lắc đều.

Rượu etylic 95 % để cản trở sự vón cục của bột ở nhiệt độ hóa hồ, còn thymol

xanh tạo màu cho bột để thuận tiện khi đọc kết quả. Dùng pipet thêm tiếp 2 ml dung

Page 143: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

17

dịch kali hydroxit 0,2 mol/l và trộn đều trên máy lắc ống nghiệm ở tốc độ 1 500 r/min.

Đậy ống nghiệm bằng bi thủy tinh và đặt vào giá ống nghiệm. Cho giá có ống nghiệm

chứa mẫu thử vào nồi cách thủy đang sôi. Đun sôi trong thời gian 8 min. Trong thời

gian đun, cần đảm bảo độ sôi của nước trong nồi cách thủy và phải giữ để sự chuyển

động lên xuống của tinh bột khi nấu không vượt quá 2/3 chiều cao ống nghiệm.

Lấy ống nghiệm ra khỏi nồi cách thủy và lắc nhanh trên máy lắc ống nghiệm,

rồi làm nguội ở nhiệt độ phòng trong khoảng 5 min và sau đó làm lạnh trong nước đá

khoảng 20 min.

Các mẫu gạo trắng có độ bền gel cứng, trung bình và mềm được sử dụng làm

mẫu kiểm tra cho mỗi đợt phân tich, được tiến hành đồng thời cùng với mẫu thử.

Sau khi làm lạnh, đặt các ống nghiệm trên mặt phẳng nằm ngang có chia vạch 1

mm. Đọc độ dài của gel sau 30 min và 60 min.

Biểu thị kết quả

Độ dài gel, tính bằng milimet (mm), được tính theo khoảng cách từ đáy ống

nghiệm tới đầu nhọn của bề mặt gel.

Kết quả thử là trung bình cộng của ba lần xác định song song trên cùng một

mẫu thử.

Từ độ dài trung bình gel thu được, phân loại độ bền gel của gạo trắng theo quy định

* Phương pháp xác định nhiệt độ hóa hồ qua độ phân hủy kiềm theo TCVN

5715:1993

Nhiệt hóa hồ cuối cùng của tinh bột gạo được phân chia như sau: Thấp <

700C; Trung bình: từ 70 – 740C; Cao : >740C

Độ phân hủy kiềm của hạt gạo xát được đánh giá qua thang điểm từ 1- 7 và tỷ lệ

nghịch với nhiệt độ hóa hồ theo mối tương quan sau: điểm 1-3: Cao; điểm 4- 5: Trung

bình; điểm 6- 7: Thấp.

Dùng dung dịch kali hydroxyt 1,7% phân hủy 6 hạt gạo xát nguyên ở nhiệt độ

800C trong 23 giờ. Dựa vào hình dáng và mức độ bị phân hủy kiềm bằng cách so

sánh mẫu gạo thí nghiệm với mẫu chuẩn và thang điểm chuẩn, từ đó qui ra nhiệt hóa

hồ của mẫu.

Phân hủy kiềm: Lấy 6 hạt gạo xát nguyên, với 2 lần phân tích nhắc lại, đặt vào

hộp nhựa vuông 4,6 x 4,6 x 1,9cm, sắp xếp sao cho các hạt không chạm vào nhau.

Dùng pipet cho vào mỗi hộp dung dịch kali hydroxyt 1,7%. Nếu dùng hộp petri thì cần

đưa vào một lượng dung dịch kali hydroxyt có chiều dày ít nhất 4,5 mm để ngập được

hạt gạo. Đậy hộp lại và để ở nhiệt độ 300C trong 23 giờ.

Page 144: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

18

Hình dạng và mức độ bị kiềm phân hủy của hạt gạo được đánh giá bằng mắt sau

khi ủ ấm dựa trên thang điểm sau: Điểm 1: hạt gạo không bị phân hủy; Điểm 2: hạt

gạo bị trương lên; Điểm 3: hạt gạo bị trương lên, vành keo không hoàn thiện và hep;

Điểm 4: hạt gạo bị trương lên, vành keo hoàn chỉnh và rộng; Điểm 5: hạt gạo bị nứt ra

hoặc vỡ thành những mẫu nhỏ, vành keo hoàn chỉnh và rộng; Điểm 6: hạt gạo bị phân

tán, hòa tan với vành keo; Điểm 7: hạt gạo bị phân tán và trộn lẫn hoàn toàn.

Điểm phân hủy kiềm của mẫu thử là giá trị trung bình của sáu điểm tính riêng

cho từng hạt và kết quả cuối cùng là trị số trung bình của hai lần xác định song song.

Từ điểm số trung bình nhận được dựa vào mối tương quan giữa độ phân hủy

kiềm và nhiệt độ hóa hồ để qui ra nhiệt độ hóa hồ của mẫu thử.

* Phương pháp xác định hàm lương protein theo Bradford

Cách tiến hành hạt lúa được bóc vỏ, sau đó được nghiền mịn thành bột trong cối

sứ. Cân 10 mg bột, bổ sung 300 μl đệm Hirata, vontex mẫu và ủ qua đêm ở 40C. Ly tâm

mẫu 15.000 vòng/phút trong 15 phút ở 40C, loại bỏ kết tủa. Lấy 4 μl dịch nổi bổ sung

thêm 200 μl thuốc nhuộm Bradford 1X, trộn đều rồi đem đo ở bước sóng 595 nm trên

máy quang phổ Biomate 3 của hãng Thermo. Mẫu trắng là đệm Hirata.

Tính toán kết quả: Dựng đường chuẩn theo kit của hãng BioRad với các thang

nồng độ 0,25; 0,5; 0,75; 1; 1,25; 1,34 mg/ml. Hàm lượng protein được tính dựa trên

đường chuẩn.

* Phương pháp đánh giá chất lượng cơm theo TCVN 8373:2010.

- Mẫu thử nghiệm phải là mẫu đại diện và không bị suy giảm chất lượng hay bị

thay đổi trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản. Lượng mẫu lấy không được ít hơn

1 kg gạo trắng, được loại sạch đá, cát sạn và các tạp chất khác. Đựng mẫu trong túi

nilon dán kín và được bảo quản trong tủ đựng mẫu. Trước khi nấu, các mẫu thử cần

được giữ trong phòng thử nghiệm ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm được điều tiết trong

một khoảng thời gian thích hợp để có cùng một độ ẩm giống nhau, tốt nhất là khoảng

14 %. Khi đánh giá cảm quan cơm của các giống lúa, tùy theo yêu cầu có thể tách

riêng hạt nguyên và tấm, sau đó tiến hành đánh giá từ mẫu gạo hạt nguyên hoặc mẫu

gạo nguyên pha tấm 5%, 10%........

- Cân 200 g gạo trắng được chuẩn bị, chính xác đến 0,01 g, cho vào hộp nhôm

hoặc nồi nhôm nhỏ đã biết trước khối lượng. Vo nhanh hai lần bằng nước sạch trong

khoảng từ 4 min đến 5 min. Cho hộp nhôm có chứa gạo đã vo sạch lên cân và thêm

tiếp một lượng nước cho đủ khối lượng để đạt tỉ lệ đã tính. Đặt hộp nhôm có chứa gạo

và nước vào trong nồi cơm điện đã có sẵn 100 ml nước, đậy lại và bật công tắc. Tiến

hành nấu cách thủy đến khi rơle tự ngắt (khoảng 20 min) và tiếp tục giữ ấm 20 min sau

khi rơle ngắt.

Page 145: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

19

- Cơm nấu từ gạo tẻ thường được thử nếm để đánh giá chất lượng cảm quan

khoảng 1h sau khi nấu chín. Xới cơm vào các cốc thủy tinh, đậy kín và đặt vào khay.

Trên mỗi khay đặt từ 3 cốc đến 6 cốc đựng các mẫu cơm khác nhau đã được mã hóa

và được sắp xếp một cách ngẫu nhiên.

- Một thành viên trong hội đồng đánh giá cảm quan được nhận một khay đựng

các mẫu cơm cần đánh giá đã được chuẩn bị, thìa xúc và cốc nước đun sôi để nguội,

không có mùi vị lạ dùng để tráng miệng. Các chỉ tiêu được đánh giá và thang điểm

như sau:

+ Mùi được nhận biết bằng cách ngửi và cho điểm từ 1- 5: Không có mùi đặc

trưng; Có mùi hương thơm kém đặc trưng; Thơm nhẹ khá đặc trưng; Thơm đặc trưng; Rất

thơm, đặc trưng.

+ Độ trắng được quan sát bằng mắt qua bề ngoài của cơm sau khi nấu và cho

điểm từ 1- 5: Nâu; Trắng ngả nâu; Trắng hơi xám; Trắng ngà; Rất trắng.

+ Độ mềm dẻo được nhận biết khi miết bằng tay và trong khi nhai cho điểm từ

1- 5: Rất cứng; Cứng; Hơi mềm; Mềm dẻo; Rất mềm dẻo.

+ Vị ngon là cảm giác tổng hợp của từng người nhận được trong khi ăn cho

điểm từ 1- 5: Không ngon; Chấp nhận được; Ngon; Khá ngon; Rất ngon.

Các thành viên tiến hành đánh giá cẩn thận các chỉ tiêu chất lượng cảm quan

của cơm và cho điểm theo quy định, sau đó ghi kết quả vào phiếu đánh giá cảm quan

cho từng mẫu với từng chỉ tiêu sau một lần thử.

Điểm trung bình của từng chỉ tiêu là điểm trung bình cộng của tất cả các ủy

viên trong hội đồng đã tham gia đánh giá chỉ tiêu ấy, tính đến một chữ số thập phân.

Khi có một ủy viên hội đồng đánh giá cảm quan cho điểm lệch với điểm trung bình

của cả hội đồng từ 1,5 điểm trở lên mà ủy viên này có đủ lập luận hoặc chứng cứ rõ

ràng thì điểm của hội đồng bị bác bỏ hoặc ngược lại. Chỉ cần có một ủy viên cho một

chỉ tiêu nào đó điểm 1 thì hội đồng nên thử lại đối với chỉ tiêu đó. Trong trường hợp

nghi ngờ, cần lặp lại mẫu thử. Kết quả thử lại là kết quả cuối cùng.

Chất lượng cảm quan cơm nấu của mẫu gạo trắng được đánh giá qua điểm tổng

hợp (D) theo công thức:

D =

4

1

D

i

i

Trong đó: Di là điểm trung bình của toàn bộ hội đồng cho một chỉ tiêu thứ i.

Theo mức điểm, chất lượng cảm quan cơm nấu từ mẫu gạo trắng được xếp thành

5 hạng theo quy định: Tốt (18,6- 20,0 điểm); Khá (15,2- 18,5 điểm); Trung bình (11,2-

15,1 điểm); Kém (7,2- 11,1 điểm); Rất kém (<7,2 điểm).

Page 146: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

20

* Phương pháp phân tích amylose áp dụng theo TCVN 5716-1993

Amylose là thành phần polysaccarit của tinh bột, là cao phân tử có cấu trúc

mạch thẳng.

Nghiền nhỏ gạo thành bột mịn để phá vỡ hoàn toàn hạt tinh bột. Sau khi loại mỡ

khõi bột, hóa hồ bằng dung dịch natri hydroxyt. Điều chỉnh pH dung dịch mẫu từ 4,5 -

4,8 bằng hệ đệm axetat, thêm dung dịch iot và đo độ hấp thụ của phức màu tạo thành ở

bước sóng 620 nm bằng phổ kế.

Hàm lượng amyloza của mẫu được xác định dựa vào đồ thị chuẩn, đồ thị này

được xây dựng trên cơ sở sử dụng hỗn hợp amyloza và amylopectin để loại trừ ảnh

hưởng của amylopectin đến màu của phức amyloza - iot trong dịch mẫu thử.

Cân 2,0 g Kali iodua - nồng độ I2 0,2% - (chính xác đến 5 mg) trong cốc cân có

nắp kín. Thêm nước cất vừa đủ để tạo thành dung dịch bão hòa, thêm tiếp 0,2 g Iốt (cân

chính xác đến 1 mg). Khi trọng lượng Iốt đã tan hết, chuyển toàn bộ sang bình định mức

100 ml và thêm nước cất đến vạch mức, lắc đều.

Với thiết bị nghiền nhỏ tiến hành nghiền 20 hạt gạo xát thành bột mịn qua được

rây có kích thước lỗ sàng 250 μm.

Loại mỡ khỏi bột bằng metanol hay etanol 95% với thời gian 16 giờ trong thiết

bị Soxhlet. Sau đó đổ thành lớp mỏng trên đĩa hay trên mặt kính đồng hồ và để yên 2

ngày để loại bỏ alcol dư và cân bằng độ ẩm.

Cân 100 + 0,5 mg mẫu thử đã được chuẩn bị trong bình định mức 100 ml.

Thêm cẩn thận 1ml etanol 95% để rửa trôi phần mẫu còn bám trên thành bình và làm

ướt đều mẫu. Thêm từ từ 9,0 ml dung dịch natri hydroxyt 1mol/l sao cho mẫu không bị

vón đục.

Để yên ở nhiệt độ phòng từ 15 đến 24 giờ. Có thể đun cách thủy ở 100oC trong

thời gian 10 phút cho đến sôi, sau đó làm nguội đến nhiệt độ phòng. Đưa thể tích đến

vạch mức bằng nước cất và lắc mạnh.

Mẫu trắng: Tiến hành mẫu trắng với cùng một lượng thuốc thử theo đúng như

các bước đối với mẫu thử nhưng sử dụng 5,0 ml dung dịch natri hydroxyt 0,00 mol/l

thay cho dung dịch mẫu thử.

Xây dựng đồ thị chuẩn

Trộn những thể tích dung dịch huyền phù chuẩn của amyloza, amylopectin và

natri hydroxyt 0,09 mol/l theo số liệu ghi ở bảng:

Page 147: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

21

Amyloza trong gạo xát

(m/m) % chất khô

Thành phần hỗn hợp (ml)

Amyloza Amylozapectin NaOH 0,09 mol/l

0 0 18 2

10 2 16 2

20 4 14 2

25 5 13 2

30 6 12 2

Các giá trị trong bảng được tính trên cơ sở hàm lượng bột trung bình theo phần

trăm khối lượng chất khô trong gạo xát. Để phân tích hàng ngày có thể dùng các mẫu

bột gạo xát đã loại mỡ có hàm lượng amyloza đã biết thay thế cho dung dịch huyền

phù amyloza và amylozapectin.

Hiện màu: Dùng pipet lấy 5,0ml của mỗi dung dịch chuẩn cho vào bình định

mức 100ml đã có sẵn 50ml nước cất. Thêm 1,0ml axit axteic 1mol/l và lắc đều. Nếu

cần có thể kiểm tra lại pH của dung dịch, giá trị pH cần đạt từ 4,5 + 4,8 và từ đó điều

chỉnh lượng axit axetic thêm vào cho thích hợp. Sau đó thêm 2,0ml dung dịch iốt và

thêm nước đến vạch mức, lắc đều và giữ yên trong 20 phút.

Đo mật độ quang: Đo mật độ quang của các dung dịch trên máy quang phổ ở

bước sóng 620n.m với dung dịch đối chứng là mẫu trắng.

Vẽ đồ thị chuẩn: Vẽ đồ thị chuẩn dựa vào các giá trị mật độ quang thu được và

hàm lượng amyloza tương ứng theo phần trăm khối lượng trong gạo tính theo chất khô.

Xác định mẫu thử:

Hiện màu: Dùng pipet lấy 5,0ml dung dịch mẫu thử cho vào bình định mức

100ml có sẵn 50ml nước cất. Thêm 1,0ml axit axteic 1mol/l và lắc đều. Nếu cần có thể

kiểm tra lại pH của dung dịch, giá trị pH cần đạt từ 4,5 + 4,8 và từ đó điều chỉnh lượng

axit axetic thêm vào cho thích hợp. Sau đó thêm 2,0ml dung dịch iốt và thêm nước đến

vạch mức, lắc đều và giữ yên trong 20 phút.

Đo mật độ quang: Đo mật độ quang trên máy quang phổ ở bước sóng 620n.m

với dung dịch đối chứng là mẫu trắng.

- Tính toán kết quả: Hàm lượng amyloza biểu thị bằng phần trăm khối lượng

trong gạo xát theo chất khô được xác định dựa vào mật độ quang đo được của mẫu thử

và đồ thị chuẩn.

Kết quả là trị số trung bình cộng của hai phép thử xác định song song.

Page 148: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

22

PHỤ LỤC 5

Số liệu một số yếu tố thời tiết khí hậu trong các vụ sản xuất tại các tỉnh

Quảng Bình

(Nguồn: Đài khí tượng thuỷ văn tỉnh Quảng Bình, 2014, 2015, 2016)

Bảng P5.1. Diễn biến thời tiết khí hâu trong vụ Hè thu 2014

Tháng

Nhiệt độ (oC) Ẩm độ

trung bình

(%)

Mưa Số giờ

nắng

(giờ) Tmin Tmax TTB R (mm) Số ngày

6 21,8 39,0 30,9 67 78,3 10 191

7 25,3 37,5 30,1 71 84,8 8 220

8 24,7 38,5 29,5 73 131,5 11 176

9 23,3 36,7 28,1 82 148,1 13 198

Bảng P5.2. Diễn biến thời tiết khí hâu trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015

Tháng

Nhiệt độ (oC) Ẩm độ

trung bình

(%)

Mưa Số giờ

nắng

(giờ) Tmin Tmax TTB R (mm) Số ngày

1 12,3 25,0 18,8 84,1 83,5 5 130

2 14,2 27,2 20,7 91,0 39,9 15 64

3 19,7 36,7 24,2 90,5 32,0 9 99

4 17,3 41,0 25,6 85,1 206,0 9 174

5 24,6 40,4 31,5 70,0 9,2 4 299

Page 149: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

23

Bảng P5.3. Diễn biến thời tiết khí hâu trong vụ Hè Thu 2015

Tháng

Nhiệt độ (oC) Ẩm độ

trung bình

(%)

Mưa Số giờ

nắng

(giờ) Tmin Tmax TTB R (mm) Số ngày

6 25,0 39,5 30,9 69,0 73,2 7 290

7 22,6 39,3 29,1 72,0 88,3 17 106

8 22,8 38,6 29,6 76,0 36,2 9 241

9 22,5 38,6 28,8 81,0 567,4 9 204

Bảng P5.4. Diễn biến thời tiết khí hâu vụ Đông xuân 2015 - 2016

Tháng

Nhiệt độ (oC) Ẩm độ

trung bình

(%)

Mưa Số giờ

nắng

(giờ) Tmin Tmax TTB R (mm) Số ngày

1 6,7 27,3 19,8 89,0 69,5 17 48

2 12,0 35,2 17,6 80,0 7,8 8 82

3 12,3 28,5 20,6 89,0 15,5 8 80

4 20,9 40,0 25,7 87,0 53,4 8 169

5 21,5 36,5 28,4 80 74,5 10 244

Page 150: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

24

PHỤ LỤC 6

Kết quả phân tích đất trước và sau thí nghiệm

Công thức pH

KCl

OC

(%)

N

(%) % P2O5 % K2O

Trước thí nghiệm 4,42 1,74 0,15 0,072 0,26

Sau thí ngiệm

P1G1 4,43 1,72 0,16 0,070 0,22

P2G1 4,45 1,78 0,17 0,077 0,28

P3 G1 4,48 1,80 0,16 0,091 0,33

P1 G2 4,40 1,75 0,15 0,074 0,25

P2 G2 4,50 1,80 0,16 0,075 0,30

P3 G2 4,49 1,82 0,17 0,082 0,32

(Nguồn: Kết quả phân tích đất được thực hiện tại phòng thí nghiệm Bộ môn

Nông hoá thổ nhưỡng- Khoa nông học, Trường đại học Nông Lâm Huế)

Page 151: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

25

PHỤ LỤC 7

Kết quả xử lý số liệu thống kê các thí nghiệm

P7.1. THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH GIỐNG MỚI PHÙ HỢP

P 7.1.1. TẠI BỐ TRẠCH

Số hạt chắc trên bông ĐX

LSD All-Pairwise Comparisons Test of HCDX for CT

CT Mean Homogeneous Groups

1 126.71 A

4 121.23 B

3 121.03 B

5 118.07 C

2 113.45 D

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison

0.6209

Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison

1.4318

Error term used: LNL*CT, 8 DF

There are 4 groups (A, B, etc.) in which the means

are not significantly different from one another.

KL 1000 hạt ĐX

LSD All-Pairwise Comparisons Test of KL1000DX for CT

CT Mean Homogeneous Groups

2 25.600 A

3 24.600 B

4 24.500 B

5 24.267 C

1 23.700 D

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison

0.0823

Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison

0.1898

Error term used: LNL*CT, 8 DF

Page 152: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

26

There are 4 groups (A, B, etc.) in which the means

are not significantly different from one another.

NSLT ĐX

LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSLTDX for CT

CT Mean Homogeneous Groups

4 9.1200 A

1 8.6800 B

3 8.3500 C

2 7.9800 D

5 7.8800 D

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison

0.1385

Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison

0.3194

Error term used: LNL*CT, 8 DF

There are 4 groups (A, B, etc.) in which the means

are not significantly different from one another.

NSTT ĐX

LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSTTDX for CT

CT Mean Homogeneous Groups

4 7.9367 A

1 7.6800 B

3 7.2400 C

2 6.6467 D

5 6.3800 E

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison

3.162E-03

Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison

7.292E-03

Error term used: LNL*CT, 8 DF

All 5 means are significantly different from one another.

Page 153: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

27

Số bông/m2ĐX

LSD All-Pairwise Comparisons Test of SBDX for CT

CT Mean Homogeneous Groups

4 307.00 A

1 295.00 B

3 280.33 C

5 275.00 D

2 274.67 D

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison

1.3458

Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison

3.1034

Error term used: LNL*CT, 8 DF

There are 4 groups (A, B, etc.) in which the means

are not significantly different from one another.

Tỷ lệ chắc ĐX

LSD All-Pairwise Comparisons Test of TLCDX for CT

CT Mean Homogeneous Groups

1 83.700 A

3 81.760 B

4 81.180 C

5 80.270 D

2 79.920 E

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison

0.0690

Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison

0.1591

Error term used: LNL*CT, 8 DF

All 5 means are significantly different from one another.

Page 154: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

28

Số hạt chắc trên bông HT

LSD All-Pairwise Comparisons Test of HCHT for CT

CT Mean Homogeneous Groups

1 123.67 A

3 118.12 B

4 118.03 C

5 111.72 D

2 111.56 E

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison

0.0134

Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison

0.0309

Error term used: LNL*CT, 8 DF

All 5 means are significantly different from one another.

KL 1000 hạt HT

LSD All-Pairwise Comparisons Test of KL1000HT for CT

CT Mean Homogeneous Groups

2 25.200 A

3 24.400 AB

4 24.300 AB

5 24.270 AB

1 24.133 B

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison

0.4072

Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison

0.9389

Error term used: LNL*CT, 8 DF

There are 2 groups (A and B) in which the means

are not significantly different from one another.

Page 155: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

29

NSLT HT

LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSLTHT for CT

CT Mean Homogeneous Groups

1 8.7067 A

4 8.5100 A

3 7.8400 B

2 7.5500 B

5 7.0300 C

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison

0.1458

Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison

0.3363

Error term used: LNL*CT, 8 DF

There are 3 groups (A, B, etc.) in which the means

are not significantly different from one another.

NSTT HT

CT Mean Homogeneous Groups

4 7.4200 A

1 7.1300 B

3 6.4100 C

2 6.2700 D

5 5.8200 E

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison

3.651E-03

Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison

8.420E-03

Error term used: LNL*CT, 8 DF

All 5 means are significantly different from one another.

Page 156: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

30

Số bông/m2 HT

LSD All-Pairwise Comparisons Test of SBHT for CT

CT Mean Homogeneous Groups

4 296.67 A

1 291.67 B

3 272.00 C

2 268.67 D

5 259.33 E

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison

0.9189

Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison

2.1191

Error term used: LNL*CT, 8 DF

All 5 means are significantly different from one another.

Tỷ lệ chắc HT

LSD All-Pairwise Comparisons Test of TLCHT for CT

CT Mean Homogeneous Groups

1 81.020 A

4 80.270 B

3 80.130 C

5 78.907 D

2 77.850 E

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison

0.0131

Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison

0.0302

Error term used: LNL*CT, 8 DF

All 5 means are significantly different from one another.

Page 157: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

31

P.7.2. 2. QUẢNG NINH

Số hạt chắc trên bông HT

LSD All-Pairwise Comparisons Test of HCHT for CT

CT Mean Homogeneous Groups

1 119.70 A

3 116.23 B

4 115.54 C

2 110.29 D

5 109.97 E

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison

0.0204

Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison

0.0471

Error term used: LNL*CT, 8 DF

All 5 means are significantly different from one another.

KL 1000 hạt HT

LSD All-Pairwise Comparisons Test of KL1000HT for CT

CT Mean Homogeneous Groups

2 25.167 A

3 24.367 B

4 24.300 B

5 24.270 B

1 23.567 C

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison

0.0856

Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison

0.1975

Error term used: LNL*CT, 8 DF

There are 3 groups (A, B, etc.) in which the means

are not significantly different from one another.

Page 158: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

32

NSLT HT

LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSLTHT for CT

CT Mean Homogeneous Groups

4 8.2267 A

1 8.1533 A

3 7.6467 B

2 7.3833 C

5 6.8167 D

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison

0.0443

Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison

0.1022

Error term used: LNL*CT, 8 DF

There are 4 groups (A, B, etc.) in which the means

are not significantly different from one another.

NSTT HT

. LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSTTHT for CT

CT Mean Homogeneous Groups

4 7.1000 A

1 7.0167 B

3 6.3733 C

2 6.0867 D

5 5.5500 E

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison

6.749E-03

Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison

0.0156

Error term used: LNL*CT, 8 DF

All 5 means are significantly different from one another.

Page 159: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

33

Số bông/2 HT

LSD All-Pairwise Comparisons Test of SBHT for CT

CT Mean Homogeneous Groups

4 221.85 A

1 218.53 AB

3 207.37 BC

2 198.87 CD

5 191.45 D

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison

6.0595

Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison

13.973

Error term used: LNL*CT, 8 DF

There are 4 groups (A, B, etc.) in which the means

are not significantly different from one another.

Tỷ lệ chắc HT

LSD All-Pairwise Comparisons Test of TLCHT for CT

CT Mean Homogeneous Groups

1 81.013 A

3 79.020 B

4 78.690 C

2 76.467 D

5 74.550 E

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison

0.0139

Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison

0.0322

Error term used: LNL*CT, 8 DF

All 5 means are significantly different from one another.

Page 160: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

34

Hạt chắc ĐX

LSD All-Pairwise Comparisons Test of HCHT for CT

CT Mean Homogeneous Groups

1 123.60 A

3 118.58 B

4 118.20 C

5 115.45 D

2 112.15 E

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison

0.0375

Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison

0.0864

Error term used: LNL*CT, 8 DF

All 5 means are significantly different from one another.

KL 1000 hạt ĐX

LSD All-Pairwise Comparisons Test of KL1000HT for CT

CT Mean Homogeneous Groups

2 25.567 A

3 24.600 B

4 24.533 B

5 24.300 C

1 23.667 D

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison

0.0394

Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison

0.0910

Error term used: LNL*CT, 8 DF

There are 4 groups (A, B, etc.) in which the means

are not significantly different from one another.

Page 161: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

35

NSLT ĐX

LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSLTDX for CT

CT Mean Homogeneous Groups

4 8.7267 A

1 8.5407 A

3 8.2067 B

2 7.8833 C

5 7.6300 D

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison

0.0915

Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison

0.2110

Error term used: LNL*CT, 8 DF

There are 4 groups (A, B, etc.) in which the means

are not significantly different from one another.

NSTT ĐX

LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSTTDX for CT

CT Mean Homogeneous Groups

4 7.6533 A

1 7.5633 B

3 7.0700 C

2 6.5567 D

5 6.2367 E

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison

3.496E-03

Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison

8.062E-03

Error term used: LNL*CT, 8 DF

All 5 means are significantly different from one another.

LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSTTHT for CT

Page 162: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

36

CT Mean Homogeneous Groups

4 7.1000 A

1 7.0167 B

3 6.3733 C

2 6.0867 D

5 5.5500 E

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison

6.749E-03

Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison

0.0156

Error term used: LNL*CT, 8 DF

All 5 means are significantly different from one another.

Số bông/m2 ĐX

LSD All-Pairwise Comparisons Test of SBHT for CT

CT Mean Homogeneous Groups

4 301.00 A

1 292.00 B

3 281.33 C

2 275.00 CD

5 272.00 D

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison

2.9851

Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison

6.8838

Error term used: LNL*CT, 8 DF

There are 4 groups (A, B, etc.) in which the means

are not significantly different from one another.

Page 163: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

37

Tỷ lệ chắc ĐX

LSD All-Pairwise Comparisons Test of TLCHT for CT

CT Mean Homogeneous Groups

1 82.120 A

3 80.000 B

4 79.680 C

2 78.600 D

5 76.160 E

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison

0.0203

Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison

0.0469

Error term used: LNL*CT, 8 DF

All 5 means are significantly different from one another.

P7.3. THÍ NGHIỆM TỔ HỢP PHÂN BÓN

Statistix - 30 Day Trial Version 9.0

11/17/2016, 12:52:41 PM

Số hạt chắc ĐX

LSD All-Pairwise Comparisons Test of HCDX for G*P

G P Mean Homogeneous Groups

2 2 126.07 A

1 2 123.30 B

2 3 113.73 C

1 3 112.53 D

2 1 111.20 E

1 1 109.27 F

Comparisons of means for the same level of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.1054

Critical T Value 2.306 Critical Value for

Comparison 0.2431

Error term used: LNL*G*P, 8 DF

Page 164: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

38

Comparisons of means for different levels of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.1089

Critical T Value 3.055 Critical Value for

Comparison 0.3326

Error terms used: LNL*G and LNL*G*P

All 6 means are significantly different from one another.

Số hạt chắc HT

LSD All-Pairwise Comparisons Test of HCHT for G*P

G P Mean Homogeneous Groups

2 2 124.07 A

1 2 119.73 B

2 3 109.53 C

2 1 108.37 D

1 3 107.40 E

1 1 107.20 F

Comparisons of means for the same level of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.0828

Critical T Value 2.306 Critical Value for

Comparison 0.1909

Error term used: LNL*G*P, 8 DF

Comparisons of means for different levels of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.0916

Critical T Value 3.216 Critical Value for

Comparison 0.2947

Error terms used: LNL*G and LNL*G*P

All 6 means are significantly different from one another.

Page 165: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

39

KL 1000 hạt ĐX

LSD All-Pairwise Comparisons Test of KL1000DX for G*P

G P Mean Homogeneous Groups

2 3 24.133 A

2 2 24.067 A

2 1 24.067 A

1 1 23.233 B

1 2 23.167 B

1 3 23.133 B

Comparisons of means for the same level of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.0544

Critical T Value 2.306 Critical Value for

Comparison 0.1255

Error term used: LNL*G*P, 8 DF

Comparisons of means for different levels of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.0657

Critical T Value 3.390 Critical Value for

Comparison 0.2228

Error terms used: LNL*G and LNL*G*P

There are 2 groups (A and B) in which the means

are not significantly different from one another.

Số bông/m2 ĐX

LSD All-Pairwise Comparisons Test of SBDX for G*P

G P Mean Homogeneous Groups

1 3 316.80 A

1 2 314.77 A

2 3 308.27 B

2 2 300.17 C

1 1 293.07 D

2 1 287.27 E

Comparisons of means for the same level of G

Page 166: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

40

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 1.3535

Critical T Value 2.306 Critical Value for

Comparison 3.1212

Error term used: LNL*G*P, 8 DF

Comparisons of means for different levels of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 1.3584

Critical T Value 2.981 Critical Value for

Comparison 4.0494

Error terms used: LNL*G and LNL*G*P

There are 5 groups (A, B, etc.) in which the means

are not significantly different from one another.

Số bông/m2 HT

LSD All-Pairwise Comparisons Test of SBHT for G*P

G P Mean Homogeneous Groups

1 3 304.80 A

1 2 296.67 B

2 3 295.87 C

2 2 281.37 D

1 1 276.17 E

2 1 268.80 F

Comparisons of means for the same level of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.2073

Critical T Value 2.306 Critical Value for

Comparison 0.4780

Error term used: LNL*G*P, 8 DF

Comparisons of means for different levels of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.1889

Critical T Value 2.700 Critical Value for

Comparison 0.5100

Error terms used: LNL*G and LNL*G*P

All 6 means are significantly different from one another.

Page 167: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

41

Tỷ lệ chắc ĐX

LSD All-Pairwise Comparisons Test of TLCDX for G*P

G P Mean Homogeneous Groups

1 2 86.667 A

2 2 85.867 A

2 3 84.767 AB

1 3 83.267 BC

2 1 82.467 CD

1 1 81.267 D

Comparisons of means for the same level of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.7257

Critical T Value 2.306 Critical Value for

Comparison 1.6735

Error term used: LNL*G*P, 8 DF

Comparisons of means for different levels of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.7446

Critical T Value 3.038 Critical Value for

Comparison 2.2623

Error terms used: LNL*G and LNL*G*P

There are 4 groups (A, B, etc.) in which the means

are not significantly different from one another.

Tỷ lệ chắc HT

LSD All-Pairwise Comparisons Test of TLCHT for G*P

G P Mean Homogeneous Groups

1 2 86.300 A

2 2 85.333 A

1 3 82.067 B

2 3 81.567 B

1 1 80.267 C

2 1 79.667 C

Page 168: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

42

Comparisons of means for the same level of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.3530

Critical T Value 2.306 Critical Value for

Comparison 0.8141

Error term used: LNL*G*P, 8 DF

Comparisons of means for different levels of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.3640

Critical T Value 3.050 Critical Value for

Comparison 1.1102

Error terms used: LNL*G and LNL*G*P

There are 3 groups (A, B, etc.) in which the means

are not significantly different from one another.

Statistix - 30 Day Trial Version 9.0

11/17/2016, 1:00:21 PM

KL 1000 hạt HT

LSD All-Pairwise Comparisons Test of KL1000HT for G*P

G P Mean Homogeneous Groups

2 1 24.000 A

2 2 24.000 A

2 3 23.967 A

1 3 23.100 B

1 1 23.067 B

1 2 23.067 B

Comparisons of means for the same level of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.0491

Critical T Value 2.306 Critical Value for

Comparison 0.1131

Error term used: LNL*G*P, 8 DF

Comparisons of means for different levels of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.0497

Page 169: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

43

Critical T Value 3.005 Critical Value for

Comparison 0.1493

Error terms used: LNL*G and LNL*G*P

There are 2 groups (A and B) in which the means

are not significantly different from one another.

NSLT ĐX

LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSLTDX for G*P

G P Mean Homogeneous Groups

2 2 9.1071 A

1 2 8.9912 B

2 3 8.4612 C

1 3 8.2461 D

2 1 7.6879 E

1 1 7.4399 F

Comparisons of means for the same level of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.0346

Critical T Value 2.306 Critical Value for

Comparison 0.0797

Error term used: LNL*G*P, 8 DF

Comparisons of means for different levels of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.0326

Critical T Value 2.808 Critical Value for

Comparison 0.0916

Error terms used: LNL*G and LNL*G*P

All 6 means are significantly different from one another.

NSLT HT

G P Mean Homogeneous Groups

2 2 8.3780 A

1 2 8.1935 B

2 3 7.7670 C

Page 170: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

44

1 3 7.5619 D

2 1 6.9909 E

1 1 6.8289 F

Comparisons of means for the same level of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.0222

Critical T Value 2.306 Critical Value for

Comparison 0.0513

Error term used: LNL*G*P, 8 DF

Comparisons of means for different levels of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.0238

Critical T Value 3.140 Critical Value for

Comparison 0.0747

Error terms used: LNL*G and LNL*G*P

All 6 means are significantly different from one another.

NSTT ĐX

LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSTTDX for G*P

G P Mean Homogeneous Groups

1 2 7.6800 A

2 2 7.6767 A

2 3 6.5067 B

1 3 6.3633 C

2 1 6.2900 D

1 1 6.1067 E

Comparisons of means for the same level of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.0105

Critical T Value 2.306 Critical Value for

Comparison 0.0241

Error term used: LNL*G*P, 8 DF

Comparisons of means for different levels of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.0109

Page 171: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

45

Critical T Value 3.076 Critical Value for

Comparison 0.0335

Error terms used: LNL*G and LNL*G*P

There are 5 groups (A, B, etc.) in which the means

are not significantly different from one another.

NSTT HT

LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSTTHT for G*P

G P Mean Homogeneous Groups

1 2 6.6233 A

2 2 6.6233 A

2 3 6.0633 B

1 3 5.9467 C

2 1 5.8200 D

1 1 5.7733 E

Comparisons of means for the same level of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 9.813E-03

Critical T Value 2.306 Critical Value for

Comparison 0.0226

Error term used: LNL*G*P, 8 DF

Comparisons of means for different levels of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 8.958E-03

Critical T Value 2.705 Critical Value for

Comparison 0.0242

Error terms used: LNL*G and LNL*G*P

There are 5 groups (A, B, etc.) in which the means

are not significantly different from one another.

Page 172: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

46

P7.2. THÍ NGHIỆM LƯỢNG GIỐNG GIEO

Số hạt chắc ĐX

LSD All-Pairwise Comparisons Test of HCDX for G*L

G L Mean Homogeneous Groups

2 1 145.43 A

1 1 140.03 B

2 2 137.20 C

1 2 131.00 D

2 3 117.17 E

1 3 113.67 F

Comparisons of means for the same level of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.3046

Critical T Value 2.306 Critical Value for

Comparison 0.7024

Error term used: LNL*G*L, 8 DF

Comparisons of means for different levels of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.4595

Critical T Value 3.718 Critical Value for

Comparison 1.7082

Error terms used: LNL*G and LNL*G*L

All 6 means are significantly different from one another.

Số hạt chắc HT

LSD All-Pairwise Comparisons Test of HCHT for G*L

G L Mean Homogeneous Groups

1 1 130.20 A

2 1 123.30 B

1 2 109.70 C

2 2 104.20 D

1 3 100.60 E

2 3 98.37 F

Comparisons of means for the same level of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.2365

Page 173: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

47

Critical T Value 2.306 Critical Value for

Comparison 0.5453

Error term used: LNL*G*L, 8 DF

Comparisons of means for different levels of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.3717

Critical T Value 3.764 Critical Value for

Comparison 1.3989

Error terms used: LNL*G and LNL*G*L

All 6 means are significantly different from one another.

KL 1000 hạt ĐX

LSD All-Pairwise Comparisons Test of KL1000DX for G*L

G L Mean Homogeneous Groups

2 1 24.067 A

2 2 24.000 A

2 3 24.000 A

1 1 23.867 B

1 2 23.700 C

1 3 23.667 C

Comparisons of means for the same level of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.0544

Critical T Value 2.306 Critical Value for

Comparison 0.1255

Error term used: LNL*G*L, 8 DF

Comparisons of means for different levels of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.0458

Critical T Value 2.423 Critical Value for

Comparison 0.1110

Error terms used: LNL*G and LNL*G*L

There are 3 groups (A, B, etc.) in which the means

are not significantly different from one another.

Page 174: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

48

Số bông/m2 ĐX

LSD All-Pairwise Comparisons Test of SBDX for G*L

G L Mean Homogeneous Groups

1 3 313.00 A

1 2 307.00 B

2 3 306.00 B

2 2 300.00 C

1 1 245.00 D

2 1 239.33 E

Comparisons of means for the same level of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 1.3676

Critical T Value 2.306 Critical Value for

Comparison 3.1537

Error term used: LNL*G*L, 8 DF

Comparisons of means for different levels of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 1.3608

Critical T Value 2.958 Critical Value for

Comparison 4.0257

Error terms used: LNL*G and LNL*G*L

There are 5 groups (A, B, etc.) in which the means

are not significantly different from one another.

Số bông/m2 HT

LSD All-Pairwise Comparisons Test of SBHT for G*L

G L Mean Homogeneous Groups

2 3 320.47 A

2 2 319.50 A

1 3 316.07 B

1 2 300.27 C

2 1 249.00 D

1 1 240.00 E

Comparisons of means for the same level of G

Page 175: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

49

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.5564

Critical T Value 2.306 Critical Value for

Comparison 1.2832

Error term used: LNL*G*L, 8 DF

Comparisons of means for different levels of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.7512

Critical T Value 3.572 Critical Value for

Comparison 2.6836

Error terms used: LNL*G and LNL*G*L

There are 5 groups (A, B, etc.) in which the means

are not significantly different from one another.

Tỷ lệ chắc ĐX

LSD All-Pairwise Comparisons Test of TLCDX for G*L

G L Mean Homogeneous Groups

2 2 91.767 A

2 1 90.867 A

1 1 86.567 B

2 3 85.067 B

1 2 82.367 C

1 3 76.800 D

Comparisons of means for the same level of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.7912

Critical T Value 2.306 Critical Value for

Comparison 1.8244

Error term used: LNL*G*L, 8 DF

Comparisons of means for different levels of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.8101

Critical T Value 3.033 Critical Value for

Comparison 2.4572

Error terms used: LNL*G and LNL*G*L

There are 4 groups (A, B, etc.) in which the means

are not significantly different from one another.

Page 176: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

50

Tỷ lệ chắc HT

LSD All-Pairwise Comparisons Test of TLCHT for G*L

G L Mean Homogeneous Groups

1 3 86.567 A

1 1 86.200 B

2 1 85.267 C

1 2 84.833 D

2 2 83.500 E

2 3 81.933 F

Comparisons of means for the same level of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.1130

Critical T Value 2.306 Critical Value for

Comparison 0.2607

Error term used: LNL*G*L, 8 DF

Comparisons of means for different levels of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.1247

Critical T Value 3.209 Critical Value for

Comparison 0.4003

Error terms used: LNL*G and LNL*G*L

All 6 means are significantly different from one another.

KL 1000 hạt HT

LSD All-Pairwise Comparisons Test of KL1000HT for G*L

G L Mean Homogeneous Groups

2 1 24.000 A

2 3 24.000 A

2 2 23.967 A

1 2 23.067 B

1 3 23.067 B

1 1 23.067 B

Page 177: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

51

Comparisons of means for the same level of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.0385

Critical T Value 2.306 Critical Value for

Comparison 0.0888

Error term used: LNL*G*L, 8 DF

Comparisons of means for different levels of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.0509

Critical T Value 3.542 Critical Value for

Comparison 0.1804

Error terms used: LNL*G and LNL*G*L

There are 2 groups (A and B) in which the means

are not significantly different from one another.

NSLT ĐX

LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSLTDX for G*L

G L Mean Homogeneous Groups

2 2 9.8789 A

1 2 9.5315 B

2 3 8.6048 C

1 3 8.4200 D

2 1 8.3770 D

1 1 8.1881 E

Comparisons of means for the same level of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.0537

Critical T Value 2.306 Critical Value for

Comparison 0.1239

Error term used: LNL*G*L, 8 DF

Comparisons of means for different levels of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.0473

Critical T Value 2.582 Critical Value for

Comparison 0.1220

Error terms used: LNL*G and LNL*G*L

There are 5 groups (A, B, etc.) in which the means

are not significantly different from one another.

Page 178: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

52

NSLT HT

G L Mean Homogeneous Groups

2 2 7.9789 A

1 2 7.5980 B

2 3 7.5656 B

2 1 7.3684 C

1 3 7.3344 C

1 1 7.2078 D

Comparisons of means for the same level of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.0183

Critical T Value 2.306 Critical Value for

Comparison 0.0421

Error term used: LNL*G*L, 8 DF

Comparisons of means for different levels of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 0.0189

Critical T Value 3.065 Critical Value for

Comparison 0.0581

Error terms used: LNL*G and LNL*G*L

There are 4 groups (A, B, etc.) in which the means

are not significantly different from one another.

NSTT ĐX

LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSTTDX for G*L

G L Mean Homogeneous Groups

2 2 8.2700 A

1 2 7.8267 B

2 3 7.2033 C

1 3 7.0000 D

2 1 6.8667 E

1 1 6.7967 F

Comparisons of means for the same level of G

Page 179: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

53

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 6.526E-03

Critical T Value 2.306 Critical Value for

Comparison 0.0150

Error term used: LNL*G*L, 8 DF

Comparisons of means for different levels of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 6.086E-03

Critical T Value 2.772 Critical Value for

Comparison 0.0169

Error terms used: LNL*G and LNL*G*L

NSTT HT

LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSTTHT for G*L

G L Mean Homogeneous Groups

2 2 6.6100 A

1 2 6.5567 B

2 3 6.2300 C

1 3 6.1167 D

2 1 6.0867 E

1 1 6.0467 F

Comparisons of means for the same level of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 8.714E-03

Critical T Value 2.306 Critical Value for

Comparison 0.0201

Error term used: LNL*G*L, 8 DF

Comparisons of means for different levels of G

Alpha 0.05 Standard Error for

Comparison 7.698E-03

Critical T Value 2.597 Critical Value for

Comparison 0.0200

Error terms used: LNL*G and LNL*G*L

All 6 means are significantly different from one another.

Page 180: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

54

PHỤ LỤC 8

Một số hình ảnh minh họa quá trình thực hiện đề tài

Ảnh 1: bông giống lúa SV181

Ảnh 2: hạt thóc giống lúa SVN1

Page 181: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

55

Ảnh 3: Ruộng thí nghiệm mật độ gieo

Ảnh 4: Ruộng thí nghiệm phân bón

Page 182: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP...3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 .....58

56

Ảnh 5: Hội nghị đầu bờ giống lúa mới SV181

Ảnh 6: Ruộng nhân giống lúa SV181