Luôn đồng hành cùng các chuyên gia điện lạnh Website: http...

22
Luôn đồng hành cùng các chuyên gia điệ n l nh Website: http://123thue.vn Email: [email protected] Facebook: https://www.facebook.com/123thue Youtube: https://www.youtube.com/c/123thuevn GooglePlus: https://plus.google.com/+123thueVn

Transcript of Luôn đồng hành cùng các chuyên gia điện lạnh Website: http...

Page 1: Luôn đồng hành cùng các chuyên gia điện lạnh Website: http ... · PDF fileđiều khiển là những transistor mang kí hiệu S8050, ... Trên thì trường linh kiện

Luôn đồng hành cùng các chuyên gia điện lạnh

Website: http://123thue.vn

Email: [email protected]

Facebook: https://www.facebook.com/123thue

Youtube: https://www.youtube.com/c/123thuevn

GooglePlus: https://plus.google.com/+123thueVn

Page 2: Luôn đồng hành cùng các chuyên gia điện lạnh Website: http ... · PDF fileđiều khiển là những transistor mang kí hiệu S8050, ... Trên thì trường linh kiện

Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của bếp từ

Bếp điện từ ngày càng trở lên phổ biến hơn trong nhà bếp mỗi gia đình. Chúng ta

sử dụng nó hằng ngày , năm này qua năm khác nhưng ít ai biết rõ nguyên lý hoạt động và cấu tạo của nó. Công nghệ biến năng lượng điện thành nhiệt năng thông

qua hiện tượng cảm ứng điện từ được ứng dụng từ lâu trong công nghiệp nấu thép, và ngày nay thì công nghệ đó đã được tích hợp vào các thiết bị điện tử gia dụng như

bếp điện từ và nồi cơm điện cao tần. Vâng, xin các bạn cùng chúng tôi đi tìm hiểu

nào!

Mở máy và khám phá

Để hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của bếp từ thì trước hết chúng ta xem qua sơ bộ bên trong một chiếc bếp điện từ như hình dưới đây

Page 3: Luôn đồng hành cùng các chuyên gia điện lạnh Website: http ... · PDF fileđiều khiển là những transistor mang kí hiệu S8050, ... Trên thì trường linh kiện

Bên trong một bếp điện từ

Như hình trên chúng ta thấy rằng một bếp điện từ thường có các bộ phận chính sau:

Vỏ , mạch điều khiển, cuộn dây dao động và quạt gió làm mát. Xét về giá trị kinh tế thì có bo mạch điều khiển và cuộn dây dao động là có giá trị nhất tuy nhiên cũng không nhiều.

Nhưng xét về mặt kỹ thuật thì bếp điện từ là cả một công nghệ phức tạp, việc chế tạo ra

một bếp từ đạt tiêu chuẩn không phải là chuyện dễ dàng. Cuộn dây dao động được làm bằng đồng nguyên chất, mạch điều khiển thường được làm bằng composite hoặc phip thủy

tinh còn vỏ thì tùy từng hãng có thể là chất dẻo plastic hoặc làm bằng vỏ kim loại chắc

chắn. Trên mặt bếp điện từ có các phím điều khiển để người dùng chọn chế độ nấu ăn thích hợp. Giá thành của một bếp từ được quyết định bởi chất lượng sản phẩm và công

nghệ của từng hãng sản xuất. Các chip điều khiển càng xịn thì giá thành của bếp càng cao.

Đi tìm hiểu nguyên lý hoạt động

Trước hết chúng ta trở lại nguyên lý cảm ứng điện từ do nhà khoa học Michael

Faraday phát hiện. Nguyên lý đó là khi có một sợi dây chuyển động quanh một từ trường thì trong cuộn dây có dòng điện xuất hiện và ngược lại thì khi cho dòng điện

chạy qua một dây dẫn thì xung quanh nó có từ trường. Các bạn đang nghĩ là liệu nó có liên quan gì đến bếp từ phải không? Chúng ta hãy nhìn lên bức hình trên và xem lại cấu

tạo của bếp từ rồi để ý đến cái cuộn dây dao động nhé. Cuộn dây này là bộ phận quan trọng để tạo ra từ trường nhờ mạch điều khiển dao động. Mạch điều khiển sẽ đóng cắt dòng điện vào cuộn dây với tần số hàng trăm kHz( ki lô Hec).Vì dòng điện biến thiên

trong cuộn dây nhanh như vậy lên xung quanh nó cũng sinh ra một từ trường rất mạch. Nồi đặt trên bếp được coi là một dây dẫn và theo nguyên lý cảm ứng trong nồi cũng sẽ

xuất hiện một dòng điện, chú ý dòng điện này là dòng điện kín nên sẽ làm nóng nồi nhanh chóng (dòng điện Fuco) . Việc mô tả nguyên lý hoạt động của bếp từ được thể hiện như hình dưới đây

Page 4: Luôn đồng hành cùng các chuyên gia điện lạnh Website: http ... · PDF fileđiều khiển là những transistor mang kí hiệu S8050, ... Trên thì trường linh kiện

Nguyên lý hoặt động của bếp từ

Trên đây là cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bếp từ mà chúng tôi đã biên soạn

1. SƠ ĐỒ KHỐI CỦA BẾP ĐIỆN TỪ THÔNG DỤNG

Để có thể sửa chữa bất cứ thiết bị gì thì chúng ta cần phải hiểu cấu tạo , nguyên lý

hoạt động cũng như sơ đồ khối của thiết bị đó. Việc hiểu rõ thiết bị từ ngoài vào trong, sơ đồ khối cơ bản sẽ giúp bạn phân vùng sự cố hỏng hóc nhanh chóng mà không lan man sang những khối mạch không liên quan.Với kinh nghiệm sửa bếp điện từ lâu năm

Page 5: Luôn đồng hành cùng các chuyên gia điện lạnh Website: http ... · PDF fileđiều khiển là những transistor mang kí hiệu S8050, ... Trên thì trường linh kiện

thì hầu hết bếp từ có sơ đồ khối như hình dưới đây.

Sơ đồ khối cơ bản của một bếp từ

Với sơ đồ khối như trên ta có thể thấy một bếp từ sẽ bao gồm các khối chính sau

( Hãy nắm vững các khối này để biết cách sửa bếp từ chuyên nghiệp )

Khối nguồn: Có nhiệm vụ tạo ra điện áp 5V và 18V một chiều từ điện áp xoay chiều 220V.

Với những bếp từ đời cũ thì bộ nguồn này có sử dụng một biến áp thông thường khá to.

Với bếp từ hiện đại thì phần mạch nguồn trên bảng mạch in sẽ rất nhỏ, không chiếm diện tích quá nhiều. Dấu hiệu của một bếp từ mất nguồn sẽ là cắm điện vào không có bất cứ

một tín hiệu gì như đèn báo hoặc còi kêu.

Khối vi xử lý: Đây là một trong những linh kiện quan trọng nhất của một bếp từ. Nó là bộ

não chính quyết định mọi hoạt động của bếp từ . Mọi thao tác của người dùng như bấm

phím chọn chế độ sẽ được vi xử lý tiếp nhận và xử lý theo lệnh đó. Khi vi xử lý bị hỏng thì toàn bộ hoạt động của bếp từ bị tê liệt hoàn toàn. Với kinh nghiệm của cá nhân tôi thì hầu

hết vi xử lý hoạt động ở hai chuẩn điện áp là 3.3 và 5V.

Khối công suất và điều khiển công suất: Khối này sẽ bao gồm các tụ điện lớn, IGBT,

cầu diode, mâm dây và tầng kích IGBT với dấu hiệu nhận dạng là đường mạch in lớn, các

mối hàn to. Điện năng xoay chiều 220V sẽ được nắn thành điện áp một chiều khoảng 300V để cung cấp năng lượng cho mâm dây biến thành từ trường nhờ vi xử lý điều khiển IGBT

Page 6: Luôn đồng hành cùng các chuyên gia điện lạnh Website: http ... · PDF fileđiều khiển là những transistor mang kí hiệu S8050, ... Trên thì trường linh kiện

đóng cắt điện cho mâm dây. Khối này hỏng sẽ rất dễ nhận ra thông qua những dấu hiệu

như cầu chì đứt, tụ điện phồng, IGBT cháy nổ.

Khối điều khiển và hiển thị: Là những linh kiện có tác dụng giao tiếp giữa người sử dụng

bếp với bếp. Qua các phím nhấn điều khiển chúng ta có thể cài đặt chế độ nấu nướng phù hợp. Mọi chế độ hoạt động của bếp từ sẽ được hiển thị thông qua các đèn hiển thị và còi

báo.

Khối cảm biến nhiệt độ: Biến đổi nhiệt độ thành tín hiệu điện cho vi xử lý tính toán để đo

lường nhiệt độ của mâm dây, mặt kính và nhiệt độ của IGBT Khối giám sát điện áp đầu vào: Gửi tín hiệu điện áp đầu vào cho vi xử lý để vi xử lý biết

là điện áp có ổn định cho phép bếp từ chạy không Khối cảm biến dòng điện: Gửi tín hiệu dòng điện chạy qua bếp thành tín hiệu điện áp cho

vi xử lý tính toán nhằm mục đích bảo vệ quá dòng cũng như khống chế dòng điện qua bếp hoạt động ổn định

Khối quạt làm mát : Đóng cắt điện cho quạt làm mát để tản nhiệt cho các linh kiện điện tử

bên trong bếp

2.Các kiểu transistor kích xung IGBT bên trong bếp từ Trong bài viết này tôi xin được nói đến tránsistor kích xung điều khiển sò công suất IGBT

bên trong bếp từ. Transistor là một linh kiện phổ biến bên trong các thiết bị điện tử và với

hầu hết những thợ điện tử không chuyên rất ái ngại khi xử lý các sự cố liên quan đến con linh kiện bán dẫn 3 chân này.

Nhận biết transistor kích xung trong bếp từ

Các tránsístor kích xung bên trong bếp từ được sắp xếp gần nhau và chúng được kết nối với đường 18V, chân ra của vi xử lý , IC LM339, IC LM358 .

Page 7: Luôn đồng hành cùng các chuyên gia điện lạnh Website: http ... · PDF fileđiều khiển là những transistor mang kí hiệu S8050, ... Trên thì trường linh kiện

Các transístor kích xung bên trong bếp từ

Các transistor kích xung điều khiển thường đứng thành một nhóm gần nhau, các chân của chúng liên kết với nhau tạo thành một mạch kín có nhiệm vụ kích dẫn xung điện 18V

vào chân G của IGBT cũng như dập xung điện kích dẫn chân G xuống mass. Để hiểu rõ vị trí đấu nối các transsistỏr trong bảng mạch trên các bạn cần phải quan sát thật kĩ và đọc

được sơ đồ mạch như hình dưới đây.

Page 8: Luôn đồng hành cùng các chuyên gia điện lạnh Website: http ... · PDF fileđiều khiển là những transistor mang kí hiệu S8050, ... Trên thì trường linh kiện

Sơ đồ nguyên lý khối công suất bên trong bếp điện từ

Trong các bếp điện từ đơn ở thực tế thì các nhà sản xuất hay dùng transistor kích xung điều khiển là những transistor mang kí hiệu S8050, S8550. Các transistor này cho phép

hoạt động ở tần số khá cao và giá thành rẻ lên chúng được sử dụng rộng rãi trong các mạch điện tử. Bạn nhìn vào sơ đồ nguyên lý khối công suất của bếp từ trên sẽ thấy được

ký hiệu của transistor S8050 và S8550. Trong đó transistor S8050 thuộc loại NPN có nghĩa

là transistor ngược, còn transistor S8550 thuộc loại PNP có nghĩa là transistor thuận. Các kỹ sư điện tử đã sử dụng transistor S8050 nhằm đưa xung điện 18V kích dẫn IGBT , còn

sử dụng transistor S8550 dập xung điện ở chân G của IGBT xuống mass (GND).

Page 9: Luôn đồng hành cùng các chuyên gia điện lạnh Website: http ... · PDF fileđiều khiển là những transistor mang kí hiệu S8050, ... Trên thì trường linh kiện

Transistor S8050, S8550 trong thực tế và ký hiệu của chúng

Nhìn từ mặt chữ thì thứ tự các chân của transistor S8050 và S8550 là E, B , C. Chân E luôn là chân có ký hiệu mũi tên chỉ chiều đi của dòng điện bên trong nó. Trên thì trường linh

kiện điện tử thì transistor này có giá bán lẻ từ 250 đồng đến 1000 đồng/ con.

Các kiểu transistor được sử dụng trong mạch kích xung IGBT trong bếp từ

Với các bếp từ đơn đơn giản thì các transistor kích xung được sử dụng là hai con transistor

như trên tôi đã nói nhưng với các bếp từ cao cấp thì người ta hay sử dụng transistor dạng dán (SMD) làm các transistor kích xung. Các transistor loại này thường có kích thước bé và

chân linh kiện được hàn trực tiếp vào mạch in mà không cần xuyên qua lỗ trên bảng

mạch. Về mặt nguyên tắc hoạt động thì nó giống hệt transistor dạng chân cắm , chúng chỉ khác nhau về hình dạng bề ngoài mà thôi. Các transistor SMD được sử dụng phổ biến bên

trong bếp từ có mã ký hiệu trên thân linh kiện là Y1 và Y2 . Trong đó transistor có mã Y1 sẽ

tương đương với transistor S8050, còn transistor có mã Y2 sẽ tương đương với transistor thuận S8550.

Page 10: Luôn đồng hành cùng các chuyên gia điện lạnh Website: http ... · PDF fileđiều khiển là những transistor mang kí hiệu S8050, ... Trên thì trường linh kiện

Transistor dạng dán mã Y1 tương đương transistor S8050

Các bạn muốn sửa chữa bếp từ chuyên nghiệp cần phải nắm vứng các chân E, B, C của các transistor này. Với transistor Y1 và Y2 thì chân ở giữa phía trên là chân C, chân ở dưới

bên trái là chân B, chân ở dưới bên phải là chân E. Trong đó transistor Y1 là transistor

nghịch còn Y2 là transistor thuận.Với kinh nghiệm sửa bếp từ cho hàng ngàn khách hàng tôi biết rằng hầu hết các bếp từ Midea đều sử dụng transistor kích xung là Y1 và Y2.

Khi nào cần chú ý đến các transistor kích xung

-Với các biểu hiện bếp từ không nhận nồi, chỉ kêu tít tít bạn cần kiểm tra lại các transistor này xem có bị đứt không.

- Khi bếp từ bị đứt cầu chì , sau đó bạn thay IGBT và cầu diode mới vào nhưng cắm điện

vào thì IGBT lại chập tiếp thì các bạn cũng cần kiểm tra các transistor kích xung xem các transistor này có bị chập không. Tức là mỗi lần thay sò công suất IGBT thì các bạn cần phải

đảm bảo là các transistor kích xung còn tốt nguyên vẹn.

Việc thay thế transistor kích xung IGBT cần chú ý điều gì

Việc thay thế transistor không quá khó khăn đối với một kỹ thuật viên điện tử chuyên

nghiệp nhưng sẽ là ác mộng đối với các bác thợ điện cơ, điện lạnh. Việc thay thế các transistor kích xung có thể thay thế S8050 cho y1 , S8550 cho y2 nhưng cần phải đảm bảo

hai nguyên tắc sau:

- Các chân E, B, C phải được lắp đúng cực - Transistor nghịch phải được thay cho transistor nghịch, Transistor thuận phải thay cho

Page 11: Luôn đồng hành cùng các chuyên gia điện lạnh Website: http ... · PDF fileđiều khiển là những transistor mang kí hiệu S8050, ... Trên thì trường linh kiện

transistor thuận. Tức là S8050 không được thay nhầm sang S8550 và ngược lại. Y1 không

được thay nhầm sang Y2 và ngược lại.

3.Tìm hiểu khối cảm biến dòng điện bên trong bếp điện từ Bài viết này tôi sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu khối cảm biến dòng điện bên trong bếp điện từ. Đây là một khối mạch khá quen thuộc với các thiết bị điện tử sử dụng công nghệ cao tần

inverter. Khối cảm biến dòng điện bên trong bếp từ rất quen thuộc đối với người thợ sửa chữa nhưng hầu hết các thợ không chuyên lại không biết đến hoặc hiểu sai về khối này!

1) Nhận biết khối cảm biến dòng điện bên trong bếp từ

Khối cảm biến dòng điện rất dễ nhận thấy trên bo mạch chính của bếp từ. Nhìn vào

trong sơ đồ nguyên lý khối công suất của bếp từ tôi đã nói ở phần trên thì từ đầu vào 220V đến cầu diode có qua một biến dòng. Biến dòng này chính là cảm biến dòng điện . Hình

dạng bên ngoài của biến dòng cũng rất giống với biến áp xung tôi đã nói ở khối nguồn, độc

giả hãy nhìn lại mạch nguyên lý của mỗi khối để phân biệt biến dòng với biến áp xung. Một số bếp điện từ kiểu mới không sử dụng biến dòng mà chỉ sử dùng cảm biến dòng điện đơn

giản là một đoạn kim loại đường kính cỡ 1.5mm nối từ chân E của IGBT đến chân (-) của

cầu diode.

Khối cảm biến dòng điện bên trong bếp từ

Page 12: Luôn đồng hành cùng các chuyên gia điện lạnh Website: http ... · PDF fileđiều khiển là những transistor mang kí hiệu S8050, ... Trên thì trường linh kiện

2)

Chức năng và nhiệm vụ của khối cảm biến dòng điện

Dòng điện đi qua mâm dây sẽ đi qua khối cảm biến dòng điện, khối cảm biến dòng điện sẽ chuyển tín hiệu dòng điện đi qua thành tín hiệu điện áp . Tín hiệu điện áp này yếu hay

mạnh phụ thuộc vào cường độ dòng điện qua mâm dây và được vi xử lý tính toán để quy đổi ra giá trị dòng điện từ đó khống chế được dòng điện này bằng cách điều khiển xung

dao động đến IGBT. Toàn bộ quá trình đo lường, giám sát và điều khiển dòng điên được vi

xử lý của bếp từ tính toán tự động theo chương trình đã được nhà sản xuất lập trình từ trước!

3) Sơ đồ nguyên lý khối cảm biến dòng điện

Page 13: Luôn đồng hành cùng các chuyên gia điện lạnh Website: http ... · PDF fileđiều khiển là những transistor mang kí hiệu S8050, ... Trên thì trường linh kiện

Sơ đồ nguyên lý khối cảm biến dòng điện bên trong bếp từ

Khi bếp từ hoạt động thì sẽ có dòng điện chạy qua cuộn sơ cấp biến dòng, lúc này cuộn thứ cấp biến dòng có điện áp cảm ứng xuất hiện. Điện áp này được nắn thành điện áp một

chiều nhờ các diode D1..D4. Sau khi chỉnh lưu thành điện áp một chiều thì lại tiếp tục được

chia áp nhờ biến trở VR và điện trở mắc sau nó. Điện áp này tỉ lệ với dòng điện qua bếp từ và được vi xử lý đo lường để khống chế dòng điện qua bếp hợp lý. Các bạn chú ý rằng có

một số bếp từ không dùng biến dòng thì không thể áp dụng đối với sơ đồ này! các diode D1

đến D4 có thể là diode 1n4148 hoặc là các diode dán 3 chân thường gặp ở các bếp từ có linh kiện dán!

4) Các lỗi thường gặp liên quan đến khối cảm biến dòng điện Khối cảm biến dòng điện rất ít khi gặp lỗi. Thông thường tôi chỉ can thiệp vào khối mạch

này khi muốn giảm giá trị dng điện cực đại của bếp từ để bếp bền hơn. Các bếp điện từ thông thường có dòng tiêu thụ ở mức công suất lớn nhất khoảng 6à 9A . Khối cảm biến dòng điện sẽ cho phép ta chỉnh được dòng điện này bằng cách dùng tuoc nơ vít vặn

chiết áp xoay (ký hiệu VR) trên bo mạch chính. Với một bếp từ có biểu hiện như đun một lúc thì tự dừng hoặc dòng điện tăng vọt lên quá 10A thì bạn cần phải chỉnh lại chiết

áp VR sao cho dòng giảm xuống. Nếu khi vặn chiết áp đến vị trí biên mà dòng vẫn lớn

thì bạn cần can thiệp vào mạch bằng cách mắc song song một điện trở với con điện trở nối tiếp con chiết áp nhằm hạ giá trị điện trở hồi tiếp dòng điện về vi xử lý

Page 14: Luôn đồng hành cùng các chuyên gia điện lạnh Website: http ... · PDF fileđiều khiển là những transistor mang kí hiệu S8050, ... Trên thì trường linh kiện

5) Tổng kết

Để có thể trở thành một kỹ thuật viên sửa bếp từ chuyên nghiệp thì trong bài viết này

bạn cần nhớ được những nội dung sau:

--> Nhận biết được khối cảm biến dòng điện cũng như các linh kiện cấu thành khối cảm biến dòng điện

--> Xác định được khối cảm biến dòng điện thuộc kiểu dùng biến dòng hay điện trở sun

--> Biết cách dò tìm đường mạch in để tìm được những linh kiện thuộc khối cảm biến dòng điện

---> Biết cảnh chỉnh chiết áp và can thiệp vào khối cảm biến dòng điện để điều chỉnh dòng điện ổn định qua bếp

4.Tìm hiểu cảm biến nhiệt độ bên trong bếp từ Đối với một kỹ thuật viên điện tử gia dụng thì việc tiếp xúc với cảm biến nhiệt độ bên trong

bếp từ là một công việc hàng ngày! Trong bếp điện từ có rất nhiều vị trí cần cảm biến nhiệt độ để đo lường nhiệt độ của bếp cũng như nhiệt độ của nồi nấu. Với kinh nghiệm hướng dẫn cách sửa bếp từ chuyên nghiệp cho hàng trăm học viên thì bài viết này chúng tôi sẽ

cùng các bạn đi tìm hiểu cảm biến nhiệt độ bên trong bếp từ. Đây là một linh kiện rất phổ biến nhưng cũng rất nhiều người chưa hiểu rõ về cách thức hoạt động của nó cũng như

kiểm tra và thay thế linh kiện này!

1) Nhận biết cảm biến nhiệt độ bên trong bếp từ

Rất dễ nhận thấy các cảm biến nhiệt độ này khi bạn mở bếp từ ra quan sát. Một cảm

biến nhiệt độ được gắn trên mâm dây và một cảm biến nhiệt độ được áp sát với thân sò IGBT hoặc tấm tản nhiệt. Các cảm biến nhiệt độ này chỉ đơn giản là một nhiệt điện trở âm

(điện trở giảm khi nhiệt độ tăng) và nó có màu đỏ gạch với bề ngoài được đúc bằng thủy tinh chịu nhiệt

Page 15: Luôn đồng hành cùng các chuyên gia điện lạnh Website: http ... · PDF fileđiều khiển là những transistor mang kí hiệu S8050, ... Trên thì trường linh kiện

Cảm biến nhiệt độ bên trên mâm dây của bếp từ

Cảm biến nhiệt độ trên mâm dây của bếp từ được gắn trên một núm cao su có độ đàn hồi

tốt nhằm tiếp xúc chặt chẽ với mặt kính của bếp. Xung quanh cảm biến nhiệt này được phủ

một lớp keo trắng tản nhiệt có nhiệm vụ truyền nhiệt từ mặt kính vào cảm biến được tốt hơn.

Ngoài cảm biến nhiệt được gắn trên mâm dây thì trong bếp từ còn một cảm biến nhiệt nữa được gắn dưới sò công suất IGBT bắt với tấm tản nhiệt .

2) Chức năng và nhiệm vụ của khối cảm biến nhiệt độ

Rất nhiều ngượi thợ không chuyên và học viên của tôi nghĩ rằng cảm biến nhiệt độ trên

mâm dây của bếp từ có nhiệm vụ nhận ra nồi. Tuy nhiên cảm biến nhiệt độ chỉ có tác dụng đo nhiệt độ trên mặt kính và IGBT để vi xử lý đưa ra lệnh điều khiển tắt bếp khi nhiệt độ

quá cao. Với các bếp từ cao cấp thì cảm biến nhiệt độ là một bo mạch cảm biến hồng ngoại chuyên dụng. Bo mạch này có thể đo nhiệt độ của xoong chính xác bằng tia hồng ngoại

nhằm khống chế nhiệt độ chiên, rán, xào , nấu phù hợp. Ngoài chức năng khống chế nhiệt

độ của bếp nó còn có nhiệm vụ nhận biết nhiệt độ bên trong bếp để điều khiển tốc độ quạt làm mát bên trong bếp từ. Khi nhiệt độ bên trong bếp đã đủ lạnh, tức là đã khá an toàn cho

linh kiện điện tử thì tốc độ quạt sẽ giảm xuống hoặc tắt hẳn.

3) Sơ đồ nguyên lý của khối cảm biến nhiệt độ

Page 16: Luôn đồng hành cùng các chuyên gia điện lạnh Website: http ... · PDF fileđiều khiển là những transistor mang kí hiệu S8050, ... Trên thì trường linh kiện

Một đầu cảm biến nhiệt được kết nối với điện áp 5V đầu còn lại nối với một điện trở rồi

xuống mass. Điện áp được trích ra ở điểm giữa và đưa vào vi xử lý. Khi nhiệt độ của bếp

thay đổi thì điện trở của cảm biến nhiệt thay đổi dẫn đến điện áp đưa đến vi xử lý thay đổi.

Vi xử lý sẽ tính toán điện áp này và quy đổi ra nhiệt độ tương ứng. Về mặt bản chất thì cảm

biến nhiệt độ là một nhiệt điện trở âm, nghĩa là khi nhiệt độ của nó tăng cao thì giá trị điện

trở của nó giảm xuống và ngược lại. Lợi dụng đặc tính điện trở thay đổi theo nhiệt độ người

ta đã mắc nối tiếp với nó một điện trở như trên xuống mass để tạo ra một cầu chia áp. Điện

áp trích ra ở điểm giữa sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ của điểm đặt cảm biến.

Nguyên lý mạch cảm biến nhiệt độ

4) Các lỗi thường gặp ở mạch cảm biến nhiệt độ bên trong bếp từ

Có khoảng 10% các lỗi bếp từ liên quan đến khối cảm biến nhiệt. Biểu hiện của những lỗi liên quan đến khối này như bếp từ báo lỗi Exx, Hxx,..bếp từ đun một lúc rồi tự ngắt. Khi gặp

những biểu hiện này thì các bạn hãy thử thay thế cảm biến nhiệt. Trước khi thay thế hãy

kiểm tra cảm biến nhiệt còn tốt hay không bằng cách dùng đồng hồ vạn năng vặn về thang đo điện trở x1K. Đặt hai kim đo vào 2 chân cảm biến rồi quan sát kim chỉ thị, thông thường

cảm biến nhiệt độ có giá trị từ 60kΩ đến 100kΩ. Sau đó hơ nóng cảm biến nhiệt và thấy giá

trị điện trở thay đổi thì cảm biến còn tốt.

5) Tổng kết

Bài viết này tôi đã cùng các bạn tìm hiểu Error! Hyperlink reference not valid. một cách chi

tiết. Các bạn muốn học sửa bếp từ chuyên nghiệp cần nắm vững và khái quát lại được những nội dung dưới đây:

-Dấu hiệu nhận biết cảm biến nhiệt độ, hình dáng và vị trí lắp đặt của chúng?

Page 17: Luôn đồng hành cùng các chuyên gia điện lạnh Website: http ... · PDF fileđiều khiển là những transistor mang kí hiệu S8050, ... Trên thì trường linh kiện

- Vai trò của cảm biến nhiệt độ bên trong bếp từ

- Chức năng và nhiệm vụ của khối cảm biến nhệt độ bếp từ - Sơ đồ nguyên lý cảm biến nhiệt độ bên trong bếp từ

- Các lỗi thường gặp liên quan đến khối cảm biến nhiệt độ của bếp từ

5.Phân tích mạch nguồn nuôi bên trong bếp từ Khối mạch nguồn nuôi bên trong các thiết bị điện tử là một trong khối mạch rất quan trọng, có nhiệm vụ biến đổi điện áp xoay chiều 220V thành các cấp điện áp một chiều nhỏ hơn

như 3,3V, 5V, 9V, 12V, 18V.. cung cấp cho các linh kiện điện tử hoạt động. Trong bếp từ

thì khối mạch nguồn có nhiệm vụ biến đổi điện áp xoay chiều 220V thành hai mức điện áp một chiều chính đó là 5V cung cấp cho vi xử lý và 18V cấp cho quạt điện cũng như tầng

kích IGBT. Trong bài viết này với kinh nghiệm sửa bếp từ tại nhà cho hàng ngàn khách hàng tôi sẽ

hướng dẫn các bạn cùng tìm hiểu khối mạch nguồn nuôi bên trong bếp từ một cách chi tiết.

1) Nhận biết khối nguồn nuôi bếp từ trên bo mạch chính

Hầu hết các bếp từ hiện đại đều thiết kế khối nguồn nuôi với kiểu dạng nguồn xung. Đây là

một dạng mạch nguồn thể hiện tính ưu việt vì hiệu suất cao, nhỏ gọn và dễ dàng điều khiển. Nhìn vào bảng mạch điện tử ta rất dễ dàng nhận thấy khối nguồn nuôi bên trong

bảng mạch như hình dưới đây.

Page 18: Luôn đồng hành cùng các chuyên gia điện lạnh Website: http ... · PDF fileđiều khiển là những transistor mang kí hiệu S8050, ... Trên thì trường linh kiện

2) Cấu tạo của khối nguồn xung bên trong bếp từ

Với hầu hết các dạng mạch nguồn xung bên trong bếp từ thì cấu tạo chi tiết mạch nguồn sẽ

giống với hình 16 . Để nhận biết chính xác các thành phần , linh kiện có trong khối mạch

nguồn thì độc giả hãy chú ý những gì tôi viết dưới đây, bao gồm cả hình ảnh chi tiết một số linh kiện phổ biến thuộc khối nguồn bên trong bếp từ. Thông thường các linh kiện điện tử

thuộc khối mạch nguồn bao gồm:

- IC nguồn:: Đây là một linh kiện kích xung dao động cho biến áp xung . Các IC nguồn

thông dụng bên trong bếp từ được sử dụng như Viper12A, Viper22A, THX201, THX 202, THX203, FSD200, AP8012, …Ký hiệu của IC trên sơ đồ và board mạch là U, IC

Page 19: Luôn đồng hành cùng các chuyên gia điện lạnh Website: http ... · PDF fileđiều khiển là những transistor mang kí hiệu S8050, ... Trên thì trường linh kiện

IC nguồn bên trong bếp từ

- Biến áp xung: Đây là một linh kiện rất quan trọng của khối nguồn nuôi. Nó bao gồm 2

cuộn dây độc lập quấn trên một lõi ferit. Hầu hết các bếp từ có biến áp được quấn một lớp

cách điện màu vàng hoặc màu xanh bên ngoài lõi ferit như hình dưới đây. Tên ký hiệu của biến áp xung trong sơ đồ nguyên lý và bảng mạch in là T ( viết tắt của transformer)

Biến áp xung bên trong bếp từ

Cách kiểm tra biến áp xung: Thông thường một biến áp xung tốt là hai cuộn dây cách điện với nhau, các vòng dây trong mỗi cuộn không bị đứt hoặc chập. khoảng 99 % các bếp từ bị

lỗi nguồn không liên quan đến biến áp. Khi biến áp hư thông thường là do nước vào ẩm

Page 20: Luôn đồng hành cùng các chuyên gia điện lạnh Website: http ... · PDF fileđiều khiển là những transistor mang kí hiệu S8050, ... Trên thì trường linh kiện

ướt hoặc đứt cuộn dây. Muốn kiểm tra biến áp xung ta vặn đồng hồ vạn năng về thang đo

thông mạch hoặc thang đo Ôm. Nếu đồng hồ báo thông mạch hoặc có một giá trị điện trở nhỏ thì biến áp còn tốt và ngược lại.

- Điode chỉnh lưu: Là một linh kiện quan trọng có nhiệm vụ biến đổi điện áp xoay chiều

thành điện áp một chiều tích vào các tụ điện phân cực. Trên mạch bếp từ có hai loại điode

chỉnh lưu ở khối nguồn đó là chỉnh lưu điện áp cho cuộn sơ cấp và diode chỉnh lưu ở cuộn thứ cấp máy biến áp. Về mặt hình dáng thì chúng giống nhau nhưng thông số thì khác

nhau. Các diode chỉnh lưu cho cuộn sơ cấp thường dùng là 1n4007, cho cuộn thứ cấp là

FR107 ...Các tên ký hiệu của diode trên sơ đồ và bảng mạch là D

Diode chỉnh lưu bên trong bếp từ

-Tụ điện lọc nguồn phân cực : Là một linh kiện có nhiệm vụ tích trữ điện năng một chiều .

Trong mạch nguồn xung cần để ý 2 tụ nguồn quan trọng đó là tụ điện nguồn phần nguồn

sơ cấp biến áp ( phổ biến là tụ 4.7uF-400V và tụ 10uF-400V) , tụ điện phần nguồn thứ cấp phổ biến là tụ 25V -220uF, 25V-100uF. Tên ký hiệu của tụ trên sơ đồ và bảng mạch in là C

Page 21: Luôn đồng hành cùng các chuyên gia điện lạnh Website: http ... · PDF fileđiều khiển là những transistor mang kí hiệu S8050, ... Trên thì trường linh kiện

Tụ điện lọc nguồn bếp từ

- Diode ổn áp ghim áp tại đầu ra biến áp: Đây là một diode có chức năng đặc biệt. Nó có

khả năng ghim một điện áp đầu ra ổn định ở cuộn thứ cấp biến áp xung. Thông thường diode ghim này sẽ được đấu chân Anot với chân 3 của IC Viper12A và chân Katot của

diode sẽ được đấu với một diode xung 1n4148 đến chân Katot của diode chỉnh lưu bên thứ

cấp tôi đã nói ở phần trên. Tên ký hiệu của điode ghim là DZ, DW

Diode ổn áp 18V thuộc khối nguồn bếp từ

- IC ổn áp: Để tạo ra được 5V ổn định cho vi xử lý hoạt động thì nguồn xung cần một linh

kiện làm nhiệm vụ này. IC ổn áp được sử dụng phổ biến bên trong bếp từ thường được

biết đến với tên gọi là 7805 hoặc 78L05.

Page 22: Luôn đồng hành cùng các chuyên gia điện lạnh Website: http ... · PDF fileđiều khiển là những transistor mang kí hiệu S8050, ... Trên thì trường linh kiện

IC ổn áp 7805 bên trong bếp từ

Như vậy qua bài viết này tôi đã cung cấp cho các bạn biết các thành phần thuộc khối nguồn nuôi trong bếp từ một cách chi tiết. Với kinh nghiệm dạy cách sửa bếp từ cho rất

nhiều học viên tôi biết rằng khối nguồn bên trong bếp từ là một khối mạch rất quan trọng

đối với sự hoạt động ổn định của bếp. Các bạn nắm rõ khối nguồn nuôi là xem như sửa được 40% các sự cố của bếp điện từ. Chúc các bạn thành công!