LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG THÔNG TIN KHÍ HẬU NÔNG...

19
1 LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG THÔNG TIN KHÍ HẬU NÔNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN SINH KẾ NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU? Lưu Thị Thu Giang 1 , Hồ Ngọc Sơn 2 , Nguyễn Hồng Sơn 3 1 CARE Quốc tế tại Việt Nam 2 Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 3 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu Tóm tắt Biến đổi khí hậu sẽ ngày càng tạo thêm gánh nặng cho các cộng đồng nghèo sống trong những khu vực nhạy cảm với khí hâu. Biến đổi khí hậu đặc biệt tác động mạnh lên sinh kế của nhóm người nghèo này do nguồn sinh kế của họ chủ yếu là sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. Do vậy, việc xác định các sinh kê nông nghiệp thích ứng BĐKH là rất quan trọng với các cộng đồng dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu. Việc xác định này đòi hỏi sự hiểu biết sâu về điều kiện sinh kế địa phương cũng nhưng kiến thức về thời tiết và khí hậu. Kiến thức này bao gồm điều kiện khí hậu trong quá khứ, hiện tại, tương lai của địa phương, tài nguyên khí hậu của địa phương, xu hướng biến đổi khí hậu cũng nhưng mức độ và tần suất xuất hiện của các rủi ro thiên tai ở khu vực đó. Ở Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực tìm kiếm và triển khai sinh kế nông nghiệp thích ứng BĐKH. Tuy nhiên, các giải pháp đó mới chủ yếu xem xét nhiều về yếu tố thiên tai, có một số xem xét đến kịch bản BĐKH nhưng thường chưa được chi tiết hóa (CARE, 2013; VNGOCC, 2012). Có rất ít kinh nghiệm ở Việt Nam xem xét tài nguyên khí hậu của khu vực đó để phát triển sinh kế nông nghiệp. Nghiên cứu này nhằm xem xét xem các thông tin khí hậu bao gồm tài nguyên khí hậu, tình hình biến đổi khí hậu trong quá khứ và tương lai sẽ hỗ trợ việc xác định các giải pháp sinh kế nông nghiệp thích ứng BĐKH ra sao. Phát hiện chính của nghiên cứu này giúp đề xuất tiến trình xác định các giải pháp phát triển sinh kế nông nghiệp như sau: (1) Phân tích tài nguyên khí hậu nông nghiệp của địa phương (2) Xác định cơ cấu mùa vụ dựa trên nguồn tài nguyên đó (3) Phân tích tác động của BĐKH với cơ cấu cây trồng (4) Xác định cây trồng cụ thể thích ứng với đặc trưng và điều kiện khí hậu địa phương (5) Xác định những thay đổi tiềm năng cần thiết về mặt kỹ thuật để năng cường tính thích ứng hơn nữa của cây trồng đó với BĐKH và rủi ro thiên tai ĐẶT VẤN ĐỀ Biến đổi khí hậu sẽ ngày càng tạo thêm gánh nặng cho các cộng đồng nghèo sống trong những khu vực nhạy cảm với khí hậu. Biến đổi khí hậu đặc biệt tác động mạnh lên sinh kế của nhóm người nghèo này do nguồn sinh kế của họ chủ yếu là sinh kế nông nghiệp, phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. Do vậy, việc xác định các sinh kê nông nghiệp thích ứng BĐKH là rất quan trọng với các cộng đồng dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu. Việc xác định này đòi hỏi sự hiểu biết sâu về điều kiện sinh kế địa phương cũng nhưng kiến thức về thời tiết và khí hậu. Kiến thức này bao gồm điều kiện khí hậu trong quá khứ, hiện tại, tương lai của địa phương, tài nguyên khí hậu của địa phương, xu hướng biến đổi khí hậu cũng nhưng mức độ và tần suất xuất hiện của các rủi ro thiên tai ở khu vực đó. Ở Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực tìm kiếm và triển khai sinh kế nông nghiệp thích ứng BĐKH. Tuy nhiên, các giải pháp đó mới chủ yếu xem xét nhiều về yếu tố thiên tai, có một số xem xét đến kịch bản BĐKH nhưng thường không được chi tiết hóa (CARE, 2013; VNGOCC, 2012). Có rất

Transcript of LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG THÔNG TIN KHÍ HẬU NÔNG...

Page 1: LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG THÔNG TIN KHÍ HẬU NÔNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10014/1/Luu Thi Thu Giang.pdf · Khí hậu là một thành phần rất

1

LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG THÔNG TIN KHÍ HẬU NÔNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN SINH KẾ NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU? Lưu Thị Thu Giang1, Hồ Ngọc Sơn2, Nguyễn Hồng Sơn3

1CARE Quốc tế tại Việt Nam 2Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

3Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu Tóm tắt Biến đổi khí hậu sẽ ngày càng tạo thêm gánh nặng cho các cộng đồng nghèo sống trong những khu vực nhạy cảm với khí hâu. Biến đổi khí hậu đặc biệt tác động mạnh lên sinh kế của nhóm người nghèo này do nguồn sinh kế của họ chủ yếu là sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. Do vậy, việc xác định các sinh kê nông nghiệp thích ứng BĐKH là rất quan trọng với các cộng đồng dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu. Việc xác định này đòi hỏi sự hiểu biết sâu về điều kiện sinh kế địa phương cũng nhưng kiến thức về thời tiết và khí hậu. Kiến thức này bao gồm điều kiện khí hậu trong quá khứ, hiện tại, tương lai của địa phương, tài nguyên khí hậu của địa phương, xu hướng biến đổi khí hậu cũng nhưng mức độ và tần suất xuất hiện của các rủi ro thiên tai ở khu vực đó. Ở Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực tìm kiếm và triển khai sinh kế nông nghiệp thích ứng BĐKH. Tuy nhiên, các giải pháp đó mới chủ yếu xem xét nhiều về yếu tố thiên tai, có một số xem xét đến kịch bản BĐKH nhưng thường chưa được chi tiết hóa (CARE, 2013; VNGOCC, 2012). Có rất ít kinh nghiệm ở Việt Nam xem xét tài nguyên khí hậu của khu vực đó để phát triển sinh kế nông nghiệp. Nghiên cứu này nhằm xem xét xem các thông tin khí hậu bao gồm tài nguyên khí hậu, tình hình biến đổi khí hậu trong quá khứ và tương lai sẽ hỗ trợ việc xác định các giải pháp sinh kế nông nghiệp thích ứng BĐKH ra sao. Phát hiện chính của nghiên cứu này giúp đề xuất tiến trình xác định các giải pháp phát triển sinh kế nông nghiệp như sau: (1) Phân tích tài nguyên khí hậu nông nghiệp của địa phương (2) Xác định cơ cấu mùa vụ dựa trên nguồn tài nguyên đó (3) Phân tích tác động của BĐKH với cơ cấu cây trồng (4) Xác định cây trồng cụ thể thích ứng với đặc trưng và điều kiện khí hậu địa phương (5) Xác định những thay đổi tiềm năng cần thiết về mặt kỹ thuật để năng cường tính thích ứng hơn nữa của cây trồng đó với BĐKH và rủi ro thiên tai ĐẶT VẤN ĐỀ Biến đổi khí hậu sẽ ngày càng tạo thêm gánh nặng cho các cộng đồng nghèo sống trong những khu vực nhạy cảm với khí hậu. Biến đổi khí hậu đặc biệt tác động mạnh lên sinh kế của nhóm người nghèo này do nguồn sinh kế của họ chủ yếu là sinh kế nông nghiệp, phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. Do vậy, việc xác định các sinh kê nông nghiệp thích ứng BĐKH là rất quan trọng với các cộng đồng dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu. Việc xác định này đòi hỏi sự hiểu biết sâu về điều kiện sinh kế địa phương cũng nhưng kiến thức về thời tiết và khí hậu. Kiến thức này bao gồm điều kiện khí hậu trong quá khứ, hiện tại, tương lai của địa phương, tài nguyên khí hậu của địa phương, xu hướng biến đổi khí hậu cũng nhưng mức độ và tần suất xuất hiện của các rủi ro thiên tai ở khu vực đó. Ở Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực tìm kiếm và triển khai sinh kế nông nghiệp thích ứng BĐKH. Tuy nhiên, các giải pháp đó mới chủ yếu xem xét nhiều về yếu tố thiên tai, có một số xem xét đến kịch bản BĐKH nhưng thường không được chi tiết hóa (CARE, 2013; VNGOCC, 2012). Có rất

Page 2: LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG THÔNG TIN KHÍ HẬU NÔNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10014/1/Luu Thi Thu Giang.pdf · Khí hậu là một thành phần rất

2

ít kinh nghiệm ở Việt Nam xem xét tài nguyên khí hậu của khu vực đó để phát triển sinh kế nông nghiệp. Đồng thời kiến thức bản địa, năng lực của người dân trong thích ứng BĐKH cũng là rất lớn và cần được tính đến trong tiến trình xác định sinh kế thích ứng BĐKH Nghiên cứu này nhằm xem xét xem các thông tin khí hậu bao gồm tài nguyên khí hậu, tình hình biến đổi khí hậu trong quá khứ và tương lai sẽ hỗ trợ việc xác định các giải pháp sinh kế nông nghiệp thích ứng BĐKH ra sao.

1. Tài nguyên khí hậu nông nghiệp

Đất, thảm thực vật (tự nhiên hay trồng trọt) là hệ quả của khí hậu. Biết khai thác hợp lý tài nguyên khí hậu, đất đai, thảm thực vật sẽ bảo vệ được môi trường sinh thái; và sẽ thu được năng suất cây trồng cao với vốn đầu tư ít nhất. Khí hậu là một thành phần rất quan trọng của hệ sinh thái và là nhân tố đầu tiên phải chú ý khi xác định cơ cấu cây trồng.

Đối với sản xuất nông lâm nghiệp khí hậu là nguồn lợi tự nhiên quý giá, trong đó năng lượng bức xạ, nhiệt, nước là những yếu tố khí hậu không thể thiếu được trong việc tạo thành năng suất, sản lượng cây trồng. Chính vì vậy khí hậu được xem như một dạng của tài nguyên thiên nhiên, một yếu tố không thể thay thế được của môi trường sống, cần được khai thác hợp lý.

Cho nên muốn khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên khí hậu nông nghiệp trước tiên cần phải biết rõ một địa phương có bao nhiêu nguồn lợi khí hậu nông nghiệp và có những bất lợi gì để có hướng sử dụng, khai thác những nguồn lợi và né tránh những bất lợi ấy như thế nào là hợp lý nhất (Oldeman, 1998; Xinitxưna và nnk, 1973).

2. Phân vùng khí hậu nông nghiệp

Tài nguyên khí hậu nông nghiệp của một vùng là tổng hợp các yếu tố khí hậu tạo nên điều kiện để hình thành một đại lượng năng suất nhất định của các cây nông nghiệp ở vùng đó. Cho nên để đánh giá tài nguyên khí hậu nông nghiệp sẽ cần đánh giá các yếu tố khí hậu nông nghiệp sau đây (Xelinanop, 1967; Viện Hàn lâm Khoa học Bulgaria, 1971).

- Tài nguyên ánh sáng và bức xạ quang hợp; - Tài nguyên nhiệt; - Tài nguyên mưa.

2.1. Tài nguyên ánh sáng và bức xạ quang hợp

2.1.1. Độ dài ngày

Ánh sáng bức xạ mặt trời nói chung và độ dài ngày nói riêng rất có ý nghĩa trong việc chọn tạo giống cây trồng để đưa vào những vùng cần thiết, đặc biệt đối với cây trồng có phản ứng với độ dài ngày. Độ dài ngày ở một vĩ độ không đổi nhưng thay đổi theo thời gian và theo mùa. Mùa sinh trưởng của cây trồng thay đổi theo mùa nhiệt và mùa mưa, ẩm. Do vậy khi xem xét vai trò của ánh sáng (độ dài ngày ngắn hay dài) đối với cây trồng phải xem xét độ dài ngày theo mùa sinh trưởng của cây trồng.

2.1.2. Bức xạ quang hợp

Bức xạ mặt trời đặc biệt quan trọng trong nông nghiệp. Thứ nhất ánh sáng là nguồn năng lượng mà cây xanh chuyển thành năng lượng hoá học qua quá trình quang hợp. Thứ hai, bức xạ là nguồn năng lượng chính trong quá trình bốc hơi, quyết định nhu cầu nước của cây trồng.

2.1.3. Số giờ nắng

Page 3: LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG THÔNG TIN KHÍ HẬU NÔNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10014/1/Luu Thi Thu Giang.pdf · Khí hậu là một thành phần rất

3

Số giờ nắng là cơ sở để tính ra bức xạ quang hợp cho tất cả các trạm. Biết được bức xạ quang hợp theo công thức của Tooming, X.G, 1977 sẽ tính được năng suất tiềm năng của cây trồng tại các vùng, huyện.

2.2. Tài nguyên nhiệt (Tooming X.G., 1984; Nguyễn Văn Viết và ctv, 1995; Oldeman, 1988)

Như ánh sáng (độ dài ngày) và bức xạ quang hợp, nhiệt độ cũng là một trong những yếu tố sống còn của sinh vật. Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp cây trồng sinh trưởng và phát triển thuận lợi, hấp thụ được nhiều bức xạ quang hợp và chất dinh dưỡng khoáng, tạo năng suất cao. Sự diễn biến của nhiệt độ có ý nghĩa quyết định đến cơ cấu thời vụ gieo trồng khi các điều kiện khác được bảo đảm. Điều kiện nhiệt độ đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và cây trồng nói riêng được xem xét nghiên cứu qua các đặc trưng sau đây:

- Nhiệt độ trung bình;

- Biên độ nhiệt độ;

- Ngày chuyển mức nhiệt độ qua 130C, 200C, qua 250C ứng với các suất bảo đảm khác nhau;

- Tổng nhiệt theo mùa vụ và theo năm ứng với các suất bảo đảm khác nhau;

- Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối trung bình năm ứng với các xác suất khác nhau.

2.2.1. Nhiệt độ trung bình tháng và năm

Nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trường có ảnh hưởng phức tạp đến đời sống cây trồng. Khi sống trong điều kiện môi trường có nhiệt độ thích hợp cây trồng sẽ sinh trưởng và phát triển tốt và nếu ngược lại thì mọi quá trình sống sẽ giảm xuống.

2.2.2. Biên độ nhiệt độ ngày và năm

Biên độ ngày đêm của nhiệt độ không khí có biến trình hầu như đồng nhất trên các khu vực song mức độ biến đổi lại phụ thuộc vào vĩ độ và độ cao địa hình. Biên độ ngày đêm của nhiệt độ (chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất) được xem như là một chỉ tiêu để phân loại khí hậu. Đối với sản xuất nông nghiệp biên độ nhiệt độ ngày đêm của không khí có tác dụng rất lớn đối với quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, đặc biệt trong quá trình quang hợp tích luỹ vật chất do quá trình hô hấp vào ban đêm. Do đó, đối với từng vùng thì thời gian có biên độ ngày lớn chính là thời gian thích hợp và thuận lợi đối với quá trình ra hoa, tạo quả và làm hạt (củ) của nhiều loại cây trồng.

2.2.3. Một số chỉ tiêu về nhiệt độ

2.2.3.1. Nhiệt độ hại mạ đông xuân và chỉ tiêu rét hại

Nhiệt độ thấp của lúa xuân là 130C. Như vậy nhiệt độ trung bình xuống dưới 130C thì mạ ngừng sinh trưởng. Số liệu quan trắc thực tế còn cho biết mạ non thường bị hại hoặc chết khi gặp những đợt rét có nhiệt độ trung bình ngày xuống dưới 130C trong 3 - 4 ngày liên tục trở lên, song mức độ hại phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác như sự khuất gió, chế độ nước, mật độ cây, tình trạng dinh dưỡng của cây hay tuổi mạ, đặc điểm của rét (ẩm hay khô) và cường độ của rét ...

2.2.3.2. Ngày bắt đầu và kết thúc mùa đông lạnh

Biết rằng thời kỳ có nhiệt độ xuống dưới 200C là mùa đông và là thời kỳ sinh trưởng của các cây trồng xứ lạnh như khoai tây, lúa mì, mạch (một số giống), rau, đậu đỗ ôn đới, để xác định

Page 4: LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG THÔNG TIN KHÍ HẬU NÔNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10014/1/Luu Thi Thu Giang.pdf · Khí hậu là một thành phần rất

4

thời vụ tối ưu cho các cây trồng này đã tính toán ngày bắt đầu và kết thúc nhiệt độ qua 20oC ứng với các suất bảo đảm khác nhau.

Nhìn chung mùa lạnh (thời kỳ có nhiệt độ dưới 200C) ổn định ở những nơi có nền nhiệt độ thấp. Song cũng cần lưu ý rằng ở những vùng cao trên 600m, mùa lạnh lại xuất hiện do sự hạ nhiệt độ theo độ cao, ở đây nguyên nhân chi phối chủ yếu không phải là hoàn lưu gió mùa mà theo chế độ mặt trời. Cho nên mùa lạnh ở vùng cao có đặc điểm là rất ổn định. Sự xê dịch của những ngày bắt đầu và kết thúc mùa lạnh dao động không quá một tuần.

2.2.3.3. Ngày bắt đầu và kết thúc mùa nóng

Mùa nóng là mùa có nhiệt độ trung bình ngày đêm của không khí lớn hơn hoặc bằng 250C. Đối với sản xuất nông nghiệp đây là những mốc thời gian quan trọng để xác định thời kỳ trỗ bông, ra hoa, làm hạt của nhiều loại cây trồng nhiệt đới mà điển hình là cây lúa. So với mùa lạnh, dao động của mùa nóng ít biến động hơn. Trong đại đa số các trường hợp, phạm vi dao động của ngày bắt đầu hay kết thúc nhiệt độ qua 250C chỉ ở mức 8 - 10 ngày.

2.2.4. Tổng nhiệt độ

Khi ứng dụng tổng nhiệt hoạt động như một chỉ tiêu khí hậu nông nghiệp quan trọng, Xelianinop, G.T, 1967 viết: "Tổng nhiệt qua chu kỳ sinh trưởng hay một giai đoạn sinh trưởng nào đó có thể được xem như một khoảng thời gian gần đúng với tất cả tác động của yếu tố nhiệt lên thực vật trong giai đoạn sinh trưởng, nó là chỉ tiêu khí hậu thật đơn giản và thuận tiện để đánh giá tài nguyên nhiệt độ trong chu kỳ sinh trưởng. Thực tế cho thấy tổng nhiệt là yếu tố tồn tại không thể thay thế trong việc xác định xác suất thời gian xuất hiện của hiện tượng sinh vật. Chúng lại càng là yếu tố không thể thay thế trong nghiên cứu khí hậu nông nghiệp".

Khi đánh giá sản phẩm kinh tế của khí hậu Việt Nam, Viện sỹ Đào Thế Tuấn, 1979 đã cho rằng cứ có tổng nhiệt đạt 1000C sẽ tạo cho năng suất cây trồng là 1 tạ/ha. Như vậy tổng nhiệt độ của Việt Nam biến động từ 7.0000C đến gần 10.0000C sẽ cho năng suất từ 7 tấn đến gần 10 tấn/ha.

Tổng nhiệt độ là đơn vị biểu hiện thời gian sinh vật cần thiết cho thực vật hoàn thành một giai đoạn hay cả một vòng đời sinh trưởng và phát triển. Qua tổng nhiệt năm của một vùng hay một tỉnh có thể biết được khả năng gieo trồng được mấy vụ cho cây ngắn ngày. Thực tế khi nghiên cứu mối quan hệ giữa cán cân bức xạ và tổng nhiệt hoạt động năm lớn hơn 100C, mối quan hệ này là khá chặt chẽ và có thể dùng tổng nhiệt độ để đánh giá tài nguyên nhiệt thay cho cán cân bức xạ.

2.2.5. Đánh giá nhiệt độ tối thấp tuyệt đối trung bình năm

Việc đánh giá nhiệt độ tối thấp tuyệt đối trung bình năm tại các vùng sinh thái nông nghiệp nhằm giúp cho các nhà quản lý xác định cây trồng thích hợp đối với từng vùng cụ thể. Cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm điều kiện nhiệt độ sống qua đông là một chỉ tiêu quan trọng để xác định ranh giới phân bố các cây trồng đó với độ an toàn cao bởi vì mỗi cây lâu năm đều cho hiệu quả kinh tế sau 4, 5 năm gieo trồng.

2.3. Tài nguyên mưa

Mưa là một trong các yếu tố rất quan trọng của khí hậu nói chung và khí hậu nông nghiệp nói riêng. Mưa là nguồn nước đến cho sự sống và cho cây trồng. Lượng mưa trung bình hàng tháng hay hàng năm chỉ thể hiện đặc trưng chung của một vùng khí hậu nhất định, có thể coi là một công cụ có ích đối với những vùng khí hậu đồng nhất, song nó không cung cấp thông tin về

Page 5: LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG THÔNG TIN KHÍ HẬU NÔNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10014/1/Luu Thi Thu Giang.pdf · Khí hậu là một thành phần rất

5

sự biến thiên của một chế độ mưa. Thực chất mưa là một yếu tố biến động rất lớn theo không gian và thời gian. Để đánh giá nguồn nước đến cho sản xuất nông nghiệp từ mưa đã nghiên cứu các vấn đề sau đây:

- Phân bố mưa và đặc trưng mùa mưa;

- Suất bảo đảm lượng mưa năm và mùa vụ;

- Thống kê xác suất mưa; Thống kê lượng mưa tích lũy trước và sau mốc được chọn;

- Xác suất 2, 3 tuần khô hạn liên tục; Đánh giá mức bảo đảm ẩm cho cây trồng, trong đó có nghiên cứu:

2.3.1. Phân bố mưa và đặc trưng mùa mưa

Cũng giống như ở nhiều khu vực khác ở vùng Đông Bắc, lượng mưa năm có liên quan đến nhiều yếu tố địa lý, trước hết là điều kiện địa hình. Nhìn chung, lượng mưa năm ở tỉnh Bắc Cạn cũng như huyện Chợ Mới phân bố không đều giữa các mùa trong năm.

Để xét khả năng đảm bảo lượng mưa tháng, năm, mùa vụ cho cây trồng nói riêng cho kinh tế xã hội nói chung các tác giả đã tính lượng mưa ứng với các suất bảo đảm khác nhau.

2.3.2. Thống kê xác suất mưa

Đối với sản xuất nông nghiệp câu hỏi đặt ra là sẽ có một lượng mưa bao nhiêu trong một vụ nhất định, với thời gian bảo đảm 7 đến 8 năm trong 10 năm. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng lượng mưa vào phục vụ sản xuất nông nghiệp phải tính xác suất tích luỹ và suất bảo đảm của lượng mưa trên hay dưới một giá trị nào đó.

2.3.3. Thống kê lượng mưa tích luỹ trước và sau mốc được chọn

Đây cũng là một phương pháp xác định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc mùa mưa dựa vào số liệu thống kê lượng mưa. Người nông dân dựa vào kinh nghiệm rút ra được thời kỳ bắt đầu và thời kỳ chấm dứt mùa mưa để ấn định thời vụ trồng trọt. Nhìn chung nông dân bắt đầu gieo trồng hoa màu khi đã có một lượng mưa làm ẩm lớp đất mặt. Bằng cách chọn một thời điểm nhất định trong niên lịch làm mốc, người ta thường chọn lúc hạn nhất trong mùa khô làm mốc (thường chọn ngày 1 tháng 1), để từ mốc đó cộng lại những lượng mưa (mưa hàng ngày, hàng tuần) trở về trước hoặc sau cho đến khi đã có một lượng mưa nhất định được tích luỹ. Quá trình tính toán được áp dụng cho một thời kỳ dài (ít nhất 25 năm) người ta có thể tính ra xác suất đã có một lượng mưa nhất định tích luỹ được ở một thời điểm ấn định. Mozzis và Zandra (1979) chọn lượng mưa luỹ tích 75 mm là bắt đầu thời vụ gieo trồng hoa màu cạn, 200 mm là bắt đầu thời vụ ngả ruộng lúa nước. Thời điểm kết thúc mùa mưa được ấn định bằng lượng mưa cộng lại từ thời điểm mốc về sau. Các tác giả nhận định rằng 500 - 300 mm luỹ tích về sau là thời điểm từ đó có thể trông mong có đủ nước để làm một vụ lúa thứ hai hoặc một vụ màu ngắn ngày với điều kiện là lúc gieo trồng phẫu diện đất phải đủ ẩm.

2.3.4. Xác suất 2, 3 tuần khô hạn liên tục

Một đặc trưng cần được quan tâm là xác suất 2 và 3 tuần khô (tuần khô là tuần có lượng mưa < 30 mm) liên tục để có biện pháp tưới tiêu hoặc bố trí mùa vụ nhằm tận dụng, hoặc né tránh được các tuần khô, ướt, vì trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ngay trong những tháng mùa mưa cũng thường xuất hiện các đợt khô hạn, gây cản trở cho sản xuất. 3. Các bước xác định sinh kế nông nghiệp thích ứng BĐKH

Page 6: LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG THÔNG TIN KHÍ HẬU NÔNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10014/1/Luu Thi Thu Giang.pdf · Khí hậu là một thành phần rất

6

3.1. Xác định các tiểu vùng khí hậu nông nghiệp Phát hiện và phân chia những vùng đồng nhất về các điều kiện khí hậu nông nghiệp của một lãnh thổ và đánh giá so sánh chúng theo mức độ thuận lợi để cho các đối tượng của sản xuất nông nghiệp là mục đích của phân vùng khí hậu nông nghiệp (KHNN).

Nhiệm vụ của phân vùng khí hậu nông nghiệp là phải chia các đơn vị khí hậu nông nghiệp thành miền, vùng, tiểu vùng... mà khác nhau bởi các chỉ tiêu khí hậu nông nghiệp và các điều kiện sản xuất nông nghiệp, lập ra được các ranh giới địa lý và lập được các bản đồ phân vùng khí hậu nông nghiệp với các tỷ lệ xích khác nhau để phục vụ tiện lợi cho các ngành nông nghiệp trong quản lý quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp. Trong quá trình phân vùng có thể phát hiện ra được các vùng tuy rất xa nhau nhưng rất tương đồng về tài nguyên khí hậu nông nghiệp, rất bổ ích để di thực hoặc nhập nội giống cây trồng thích hợp (Xelinanop, 1967).

Có 2 loại phân vùng KHNN đó là phân vùng khí hậu nông nghiệp chung và phân vùng khí hậu nông nghiệp chuyên dụng.

- Phân vùng KHNN chung là đánh giá tổng thể tài nguyên KHNN chung của một lãnh thổ để cho nông nghiệp.

- Phân vùng KHNN chuyên dụng là phân vùng được thực hiện cho một lãnh thổ không lớn đối với từng cây trồng riêng hoặc giống của nó.

3.2 Xác định cơ cấu cây trồng phù hợp với tài nguyên khí hậu nông nghiệp (Xinitxưna, 1967; Đào Thế Tuấn, 1979)

Tổng nhiệt năm có một ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của các vụ trồng trọt. Cũng trong một năm có 365 -366 ngày nhưng ở nơi này thì trồng được 2 vụ lúa trong khi nơi khác không trồng được một vụ do nguồn nhiệt không đủ. Cho nên nhiều nhà sinh thái học đã cho rằng tổng nhiệt là thời gian sinh vật, nó cho biết mức bảo đảm nhiệt cho nhà nông trồng được mấy vụ sản xuất trong một năm với 365 ngày nếu như nguồn nước được bảo đảm.

Tổng lượng mưa năm. Cũng như tổng nhiệt độ, tổng lượng mưa năm có ý nghĩa quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển của các vụ trồng trọt, đặc biệt là vùng Đông Bắc, canh tác nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào nước trời. Qua chỉ tiêu này có thể đánh giá được khả năng đáp ứng nguồn nước đến cho sản xuất nông nghiệp, từ đó lựa chọn cây trồng, thời vụ hợp lý và đề ra các giải pháp tưới tiêu để cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài ra, còn có thể sử dụng số giờ nắng, ngày bắt đầu và kết thúc nhiệt độ qua 13oC, 200C , 250C, lượng mưa năm và mùa vụ, các thiên tai như hạn hán, mưa lớn, ngập lụt để hỗ trợ cho phân tích và đánh giá sự khác biệt giữa các vùng. Đặc biệt khi đánh giá, phân tích đặc điểm KHNN các vùng, tiểu vùng KHNN đều dựa trên hệ canh tác lấy lúa làm nền.

3.3. Phân tích tác động của BĐKH với cơ cấu cây trồng trong tương lai Để xác định tác động của BĐKH với cơ cấu cây trồng trong tương lai, nguồn đầu tiên có thể dựa vào là xem xét lịch sử tác động của BĐKH trong quá khứ, kịch bản biến đổi khí hậu trong tương lai. Thông thường, các kịch bản sẽ cho biết mức độ biến đổi của tổng nhiệt trung bình, tổng lượng mưa trung bình, những bất thường có thể có do biến đổi khí hậu. Nếu có điều kiện, việc đánh giá các xu thế biến đổi của các chỉ số khí hậu nông nghiệp sẽ cho ta biết rõ hơn về cơ cấu giống và cơ cấu mùa vụ. Các chỉ số khí hậu nông nghiệp được xem xét bao gồm

Xu thế biến đổi tổng nhiệt độ không khí trung bình Xu thế biến đổi ngày bắt đầu và kết thúc nhiệt độ qua 200C, 250C

Page 7: LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG THÔNG TIN KHÍ HẬU NÔNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10014/1/Luu Thi Thu Giang.pdf · Khí hậu là một thành phần rất

7

Xu thế biến đổi chỉ số nhiệt ẩm (THI) (Temperature Humidity Index) Xu thế biến đổi của nhiệt độ tối thấp tuyệt đối năm Xu thế biến đổi của tổng lượng mưa trong vụ Xu thế biến đổi số ngày thuận lợi cho bệnh đạo ôn và rầy nâu phát sinh phát triển Xu thế biến đổi của lượng mức tích lũy trước và sau mốc được chọn

3.4. Cây trồng địa phương thích ứng với biến đổi khí hậu và các điều chỉnh cần thiết Để lựa chọn được cây trồng ở địa phương thích ứng với BĐKH, cần rà soát toàn bộ các cây trồng đã tồn tại và phát triển tại địa phương trong khoảng thời gian dài, ít nhất 30 năm. Sau đó, cần xem xét xem cây trồng nào thích hợp với điều kiện khí hậu trong quá khứ cũng như những xu hướng biến đổi khí hậu trong tương lai (việc xem xét này cần phân tích kịch bản biến đổi khí hậu trong tương lai, đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng). Một số ví dụ của cây trồng cần xác định như cây chịu hạn, chịu rét, giống ngắn ngày tránh được thời điểm rét…Trong tiến trình đó cũng cần xem xét, cây nào đã tồn tại lâu ở địa phương nhưng không có khả năng thích ứng cao trong tương lai hoặc liệu có cần điều chỉnh gì để tăng khả năng thích ứng (ví dụ như phối hợp với cây trồng khác). Toàn bộ tiến trình này có thể xác định thông qua việc sử dụng các công cụ đánh giá nhanh có sự tham gia. 4. Mô hình thực tiễn dự án “Người dân tộc thiểu số ứng phó với Biến đổi khí hậu” thực hiện tại 2 xã Thanh Vận và Mai Lạp, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn Trong thời gian qua, tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông lâm nghiệp miền núi đã thực hiện các hoạt động can thiệp khác nhau nhằm kết hợp việc sử dụng kiến thức khoa học và bản địa trong hỗ trợ cộng đồng phát triển sinh kế ứng phó với biến đổi khí hậu. Các kết quả chính tương ứng với 5 bước được trình bày ở dưới đây 4.1. Phân tích tài nguyên khí hậu nông nghiệp của địa phương Chỉ tiêu phân vùng khí hậu nông nghiệp huyện Chợ Mới:

4.1.1. Các vùng nhiệt

Như đã phân tích ở phần trước, nhiệt là yếu tố khí hậu có ý nghĩa sống còn của hệ sinh thái và là yếu tố con người khó điều tiết. Tổng nhiệt năm biểu hiện thời gian sinh vật cho nên dựa vào tổng nhiệt năm, huyện Chợ Mới được chia thành các vùng nhiệt sau:

+ Vùng T1 (vùng núi cao): có tổng nhiệt năm dưới 75000C được gọi là vùng nóng ít, tương ứng là nhiệt độ trung bình năm dưới 210C, ở độ cao trên 500m (như xã Tân Sơn, Yên Hân, Yên Cư.... Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất dưới 150C. Thời kỳ có nhiệt độ rét hại (<130C) và nhiệt độ dưới 150C kéo dài trên 3 tháng, có nơi 4 tháng, nhiệt độ dưới 200C kéo dài 5-6 tháng. Nhiệt độ trung bình tối thấp tuyệt đối năm là 0-20C và dưới 00C, hàng năm có sương giá và có thể có sương muối vào mùa đông.

Khả năng trồng trọt được chia thành 2 tiểu vùng nhỏ:

- Tiểu vùng T1.1: có độ cao trên 700m chủ yếu là rừng, cây ăn quả chịu lạnh (chanh, đào, mận, hồng), các cây dược liệu, rau màu ôn đới, rau lấy hạt giống (su hào, bắp cải, khoai tây...). Trên núi, đất nông nghiệp có thể trồng được một vụ lúa nương vào mùa hè.

- Tiểu vùng T1.2. Độ cao 500 - 700m có thể trồng 2 vụ lúa ngắn ngày hoặc một vụ lúa mùa (nhờ nước mưa), rau màu vụ đông xuân (ngô đông xuân, khoai, sắn, đậu tương, thuốc lá, lạc), cây ăn quả (chanh, đào, mận, hồng, vải, nhãn, dứa), cây công nghiệp như chè, quế, trẩu.

Page 8: LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG THÔNG TIN KHÍ HẬU NÔNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10014/1/Luu Thi Thu Giang.pdf · Khí hậu là một thành phần rất

8

+ Vùng T2 (vùng đồi núi thấp trung du):

Tổng nhiệt độ năm từ 7000-80000C được gọi là vùng nóng vừa và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao và vùng trũng, vùng đồng bằng, bao gồm các vùng núi thấp dưới 300 - 700m. Nhiệt độ trung bình năm 20-220C. Thời kỳ nhiệt độ xuất hiện 13-150C từ 2,5-3 tháng, thời kỳ dưới 200C (mùa đông) kéo dài 3-4 tháng. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối trung bình năm từ 2-40C. Hàng năm có thể xảy ra sương giá và sương muối vào mùa đông.

Khả năng trồng trọt: có thể trồng 2 vụ lúa ngắn ngày hoặc một vụ lúa mùa (nhờ nước mưa), rau màu vụ đông xuân (ngô đông xuân, khoai, sắn, đậu tương, thuốc lá, lạc), cây ăn quả (chanh, đào, mận, hồng, vải, nhãn, dứa), cây công nghiệp như chè, quế, trẩu.

Những cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm có nguồn gốc nhiệt đới thuần tuý không nên trồng.

+ Vùng T3 (vùng trũng, đồng bằng ven sông suối):

Tổng nhiệt độ năm trên 80000C được gọi là vùng nóng bao gồm các khu vực trũng, bằng phẳng ven sông Cầu và hệ thống suối. Nhiệt độ có thể xảy ra dưới 130C trong vòng 2 tháng; nhiệt độ trung bình năm từ 22-250C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối trung bình năm từ 4-80C.

Khả năng trồng trọt: 2 vụ lúa và một vụ màu (khoai tây, khoai lang, ngô đông, đậu tương, thuốc lá, lạc, các loại rau quả vụ đông). Các cây ăn quả, cây công nghiệp nhiệt đới. Các loại cây ăn quả, cây công nghiệp ở vùng T3 và T2 đều trồng được ở đây.

4.1.2. Các vùng ẩm

Các vùng ẩm thuộc huyện Chợ Mới "A": được chia thành các vùng ẩm sau:

+ Vùng "A1": Vùng có mùa mưa và mùa khô: Mùa mưa tuỳ nơi có thể bắt đầu từ tháng IV - V và kết thúc vào tháng X, bao gồm các khu vực phía Đông, Đông Bắc của huyện. Lượng mưa năm dưới 1500mm. Phần lớn đất đai là bạc màu. Nếu không có hồ chứa nước cỡ lớn thì cây trồng không thể sinh trưởng trong mùa đông (mùa ít mưa).

+ Vùng "A2": Vùng có mùa mưa và mùa khô vừa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng IV - V và kết thúc vào tháng IX - X. Chiếm phần lớn diện tích vùng Đông Bắc, bao gồm các khu vực tiếp giáp với vùng A2, các vùng trung du có độ cao dưới 500 - 600mm. Lượng mưa năm từ 1500-2000mm, đủ để cho cây trồng phát triển quanh năm phải có hệ thống thuỷ nông, xây hồ chứa nước mưa (cỡ trung bình) để điều tiết nước cho sản xuất nông nghiệp trong mùa ít mưa.

4.1.3. Phân vùng khí tượng nông nghiệp huyện Chợ Mới Kết quả phân tích tổng lượng nhiệt và ẩm đã giúp phân chia huyện Chợ Mới thành các tiểu vùng như sau: Tiểu vùng khí hậu nông nghiệp kiểu "T1A1" thuộc miền khí hậu nông nghiệp phía Bắc với tổng nhiệt năm <75000C; nhiệt độ trung bình năm dưới 210C. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối trung bình năm nhỏ hơn 2-30C, lượng mưa năm dưới 1500mm được gọi là tiểu vùng nóng ít có mùa

Page 9: LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG THÔNG TIN KHÍ HẬU NÔNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10014/1/Luu Thi Thu Giang.pdf · Khí hậu là một thành phần rất

9

Hình 1: Kết quả phân vùng Khí hậu nông nghiệp và khả năng trồng trọt của các tiểu vùng Huyện Chợ Mới, Bắc Kạn

mưa và mùa khô. Tiểu vùng này bao gồm các vùng núi cao phía Đông và Đông Bắc của huyện và dãy núi cao từ 500m trở lên. Tiểu vùng này được chia thành 2 tiểu vùng nhỏ là T1A1.1 và T1A1.2. Như vậy tiểu vùng khí hậu nông nghiệp kiểu "T1A1"có các đặc trưng nhiệt và hệ thống canh tác, cơ cấu cây trồng thuộc vùng "T1" và đặc trưng mưa và hệ thống tưới tiêu giữ nước của vùng "A1".

Page 10: LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG THÔNG TIN KHÍ HẬU NÔNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10014/1/Luu Thi Thu Giang.pdf · Khí hậu là một thành phần rất

10

Tiểu vùng khí hậu nông nghiệp kiểu "T2A1" với các đặc trưng nhiệt và hệ thống canh tác, cơ cấu cây trồng của vùng "T2", đặc trưng mưa, ẩm và hệ thống tưới tiêu giữ nước của vùng ẩm "A1" đ-ược gọi là tiểu vùng nóng vừa có mùa mưa và mùa khô, lượng mưa dưới 1500mm bao gồm các vùng núi cao có độ cao từ 300 - 700m.

Tiểu vùng khí hậu nông nghiệp kiểu "T2A2" cũng tương tự như tiểu vùng "T2A1"với đặc trưng nhiệt và hệ thống canh tác, cơ cấu cây trồng thuộc vùng "T2" và đặc trưng mưa, ẩm và hệ thống tưới tiêu giữ nước của vùng ẩm "A2" được gọi là tiểu vùng nóng vừa có mùa mưa và mùa khô vừa.

Tiểu vùng khí hậu nông nghiệp kiểu"T3A2" với các đặc trưng nhiệt và hệ thống canh tác, cơ cấu cây trồng thuộc vùng "T3" và đặc trưng mưa, ẩm và hệ thống tưới tiêu giữ nước thuộc vùng ẩm "A2" có lượng mưa năm 1500-2000mm được gọi là tiểu vùng nóng vừa có mùa mưa và mùa khô nhẹ.

4.2. Xác định cơ cấu mùa vụ dựa trên nguồn tài nguyên đó Dựa trên phân tích tài nguyên nhiệt, ẩm và cách phân chia theo các tiểu vùng, kết quả phân tích về khả năng trồng trọt (cơ cấu vụ) được xác định theo bảng dưới đây:

Bảng 1: Kết quả phân vùng và xác định khả năng trồng trọt với mỗi tiểu vùng KTNN huyện Chợ Mới, Bắc Kạn

Vùng Tiểu vùng

(0C)

(0C)

minTĐ (0C)

Lượng mưa (mm)

Khả năng trồng trọt

"T1" Nóng ít

"T1A11": Nóng ít, có mùa mưa và mùa khô

< 7000 < 20

0 - 2

< 1500

Một vụ lúa nương, các cây công nghiệp chịu lạnh, cây dược liệu, rau giống... cần có hệ thống tưới tiêu và hồ chứa nước cỡ nhỏ.

"T1A12": Nóng ít, có mùa mưa và mùa khô

7000 - 7500

20-21

2-3

<1500

Hai vụ lúa ngắn ngày hoặc 1 vụ lúa mùa, rau màu vụ đông xuân, ngô, khoai, đậu tương, thuốc lá, cây ăn quả, cây công nghiệp chịu lạnh, cần có hệ thống tưới tiêu, hồ chứa nước tầm trung.

"T2": Nóng vừa

"T2A2": Nóng vừa, có mùa mưa và mùa khô

7500-8000

20-22

3 - 4

<1500 Hai vụ lúa ngắn ngày hoặc 1 vụ lúa mùa, rau màu vụ đông xuân, ngô, khoai, đậu tương, thuốc lá, cây ăn quả, cây công nghiệp chịu lạnh, cần có hệ thống tưới tiêu, hồ chứa nước tầm trung.

"T2A1": Nóng vừa, có mùa mưa và mùa khô vừa

1500-2000

"T3": vùng nóng

"T3A2": vùng nóng, có mùa mưa

>8000 >22 4 - 8

1500-2000

Hai vụ lúa và một vụ màu (khoai tây, khoai lang, rau màu vụ đông xuân chịu

T TT

Page 11: LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG THÔNG TIN KHÍ HẬU NÔNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10014/1/Luu Thi Thu Giang.pdf · Khí hậu là một thành phần rất

11

và mùa khô vừa

lạnh...), cây công nghiệp nhiệt đới. Cần có hồ chứa nước cỡ lớn.

4.3. Xác định cơ cấu mùa vụ trên cơ sở kịnh bản BĐKH tỉnh Bắc Kạn và xu thế biến đổi các chỉ tiêu khí hậu nông nghiệp huyện Chợ Mới trong 5 đến 10 năm tới

Để xác định cơ cấu mùa vụ trong tương lai cần xem xét kịch bản BĐKH của tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên, kịch bản này thường chỉ cho thấy xu thể thay đổi nhiệt độ, lượng mưa trung bình. Do vậy, cần dựa thêm vào các chỉ tiêu khí hậu nông nghiệp.

Về cơ cấu giống

Theo kịch bản phát thải trung bình (A1B) vào năm 2020-2030 ở Bắc Kạn, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0.50C/năm vào năm 2020 và tăng 0.70C/năm (năm 2030) cho nên cần chọn tạo các cây trồng có khả năng thích nghi nhiệt độ tăng lên cả ban ngày lẫn ban đêm nhưng phải bảo đảm cho cây trồng có năng suất cao trong điều kiện khí hậu thay đổi.

Theo kết quả tính toán cho thấy số ngày có thời tiết thuận lợi cho bệnh đạo ôn và rầy nâu phát sinh phát triển có xu thế giảm. Tuy nhiên, do có sự gia tăng về nhiệt độ sẽ thuận lợi cho các loại sâu bệnh khác phát triển như sâu quấn lá nhỏ, sâu đục thân… hoặc phát sinh thêm các lại bệnh mới khác như bệnh vàng lùn, xoán lá diễn biến rất phức tạp. Do đó, rất cần chọn tạo các giống cây trồng có khả năng kháng chịu bệnh tốt.

Một trong những nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu là do có sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển. Do vậy, cần đưa những cây trồng có khả năng tạo được Cacbon Hydrat trong môi trường CO2 tăng lên trong quá trình sinh trưởng.

Mặc dù có sự tăng nhẹ về tổng lượng mưa năm ở các kịch bản, nhưng có sự biến động khá lớn và dị thường về chênh lệch tổng lượng mưa mùa mưa và mùa khô (ΔRmk dao động trong khoảng từ -100% đến 100%) hậu quả của nó là khả năng hạn hán, thiếu nước sẽ gia tăng trong mùa khô, lũ lụt ngập úng sẽ gia tăng trong mùa mưa. Do vậy, cần đưa các giống cây trồng có khả năng chịu hạn tốt để canh tác trong vụ đông xuân và các giống chịu ngập tốt để canh tác trong vụ mùa.

Về cơ cấu mùa vụ cây trồng

Do biến đổi khí hậu cần đa dạng mùa vụ và giống cây trồng, đối với các cây trồng chính cần bố trí lại mùa vụ sao cho phù hợp với khí hậu đối với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của chúng,

Để xác định thời vụ thích hợp phải dựa trên những nghiên cứu về sự biến đổi của các yếu tố khí hậu sau:

- Do có sự gia tăng rõ rệt về tổng nhiệt năm (khoảng100C/năm), đây là điều kiện thuận lợi để chuyển đổi mùa và thời vụ đối với những cây ngắn ngày như lúa, ngô, khoai, đậu tương, lạc và những cây rau màu khác, nên khuyến cáo làm nhiều vụ trong năm ở những vùng chủ động được về nguồn nước tưới.

- Thời kỳ bắt đầu nhiệt độ trung bình ngày < 200C có xu thế đến muộn hơn và thời kỳ kết thúc nhiệt độ <200C đến sớm hơn, điều này cho thấy thời kỳ mùa đông sẽ có xu thế ngắn lại do

Page 12: LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG THÔNG TIN KHÍ HẬU NÔNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10014/1/Luu Thi Thu Giang.pdf · Khí hậu là một thành phần rất

12

vậy cần có sự điều chỉnh thời vụ của cây vụ đông bằng cách đưa các giống ngắn ngày hơn so với các giai đoạn trước đây.

- Mặc dù xu thế biến đổi ngày bắt đầu nhiệt độ >250C có xu thế thay đổi không đáng kể nhưng ngày kết thúc nhiệt độ >250C có xu thế muộn hơn. Đây là điều kiện thuận lợi đối với thời kỳ lúa trỗ bông trong vụ mùa. Do vậy khung thời vụ sản xuất lúa mùa có thể muộn hơn trước đây, như vậy có thể hạn chế được nắng nóng giai đoạn mạ non và lúa mới cấy mà vẩn đảm bảo được điều kiện thuận lợi về nhiệt cho lúa trỗ bông trong vụ mùa ở Chợ Mới.

- Do nhiệt độ tối thấp tuyệt đối năm có xu thế tăng do vậy có thể đưa các cây ăn quả hoặc các loại vật nuôi có nhiệt độ tối thấp sinh vật học cao hơn trước đây vào trồng ở vùng này mà vẩn đảm bảo được điều kiện sống qua đông của các loại cây trồng và vật nuôi này.

- Do xu thế biến đổi ngày có lượng mưa tích lũy được 75mm, 300 mm ,500 mm có xu hướng sớm hơn. Như vậy mùa mưa ở khu vực này bị rút ngắn. Khả năng hạn hán, thiếu nước trong mùa khô ở các vùng sản suất nông nghiệp trong tỉnh ngày một gia tăng nên cần chuyển đổi các trà gieo cấy lúa xuân chính sớm và xuân chính vụ sang trà xuân muộn nhằm tiết kiệm được nguồn nước tưới và né tránh rét đậm, rét hại giai đoạn đầu vụ đông xuân. Cần ưu tiên các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn để giải phóng đất cho các vụ tiếp theo trong năm.

Phần lớn diện tích tích sản xuất nông nghiệp của Chợ Mới là đất bồi tụ (phù sa ngòi suối) độ mùn cao, giàu dinh dưỡng, thường phân bổ dọc theo sông, ngòi, lượng mưa trung bình các tháng mùa mưa có xu thế tăng theo các kịch bản. Do vậy khi bố trí thời vụ cây trồng vụ mùa, rất cần lưa ý đến khả năng ngập úng, lũ lụt đối với các loại cây trồng. Ngoài ra trong vụ mùa cũng có thể tăng diện tích lúa và giảm diện tích các cây trồng cạn như ngô, lạc, đậu tương ở các vàn không quá cao nhằm khai thác tốt lượng mưa trong các tháng mùa mưa.

4.4. Xác định cây trồng cụ thể thích ứng với đặc trưng và điều kiện khí hậu địa phương và những thay đổi tiềm năng cần thiết về mặt kỹ thuật để năng cường tính thích ứng hơn nữa của cây trồng đó với BĐKH và rủi ro thiên tai Hệ thống cây trồng của 2 xã đã được thu thập và rà soát xem đặc tính phù hợp ở địa phương như thế nào (xem xét trong bối cảnh 2 xã nghèo), hiệu quả kinh tế, mức độ bền vững, hạn chế, rủi ro. Ngoài ra, kiến thức bản địa, sự phù hợp khi so sánh với tài nguyên khí hậu nông nghiệp của vùng, khả năng thích ứng với BĐKH trong tương lai cũng được phân tích. Khuyến nghị về việc điều chỉnh hoặc khả năng kết hợp sử dụng kĩ thuật bản địa, kĩ thuật hay từ nơi khác cũng được tính đến. Kết quả rà soát được trình bày toàn bộ trong bảng dưới đây. Bảng 2. Tính thích ứng của Hệ thống cây trồng của 2 xã nghiên cứu và khả năng điều chỉnh/cải tiến để tăng cường tính thích ứng

Page 13: LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG THÔNG TIN KHÍ HẬU NÔNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10014/1/Luu Thi Thu Giang.pdf · Khí hậu là một thành phần rất

13

Cây trồng Tính phù hợp Kiến thức bản địa

Phù hợp tài nguyên khí hậu trong quá khứ và hiện tại

Thích ứng BĐKH trong tương lai

Hiệu quả KT Mức độ bền vững Tính hạn chế/độ rủi ro

Lưu ý/ Điều chỉnh cần thiết

Đậu xanh Mức độ đầu tư thấp phù hợp với hộ nghèo, thích hợp với nhiều loại đất và có khả năng cải tạo đất. Sản phẩm sử dụng cho các dịp lễ tết truyền thống, phù hợp với chính sách hiện nay Phù hợp với cả phụ nữ và nam giới

Giống bản địa, kỹ thuật dễ giống, phòng trừ sâu bệnh

Phù hợp cho cả 2 xã, tức là có thể trồng 1 vụ màu

Có khả năng chống chịu hạn tốt, Thích hợp với mùa đông ngắn hơn

thời gian sinh trưởng ngắn có thể tăng thêm 1 vụ trên đất 1 vụ lúa mùa-> Hiệu quả kinh tế cao

Diện tích có thể nhân rộng 25 ha, sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại địa phương vào các dịp lễ tết và dễ tiêu thụ ra bên ngoài, người dân có thể tự để giống, đầu tư thấp

Diện tích phân tán, khó quản lý do trâu bò thả rông

Kết hợp kỹ thuật trồng bản địa

Khoai Tây Chịu rét, Có khả năng nhân rộng diện tích lớn trong vụ đông, chu kỳ thu hoạch ngắn từ 2,5-3 tháng Phù hợp với cả phụ nữ và nam giới

Kỹ thuật lên luống thấp, kỹ thuật độn rơm làm tơi xốp đất, kỹ thuật tưới nước vào buổi sáng rửa sương muối, kỹ

Phù hợp cho cả 2 xã, tức là có thể trồng rau màu vụ đông chịu lạnh

Có khả năng thích ứng trong điều kiện thời tiết lạnh vào vụ đông

Hiệu quả kinh tế cao từ 1,7-2 triệu đồng/sào

Người dân có nhu cầu phát triển Thị trường rộng, có bao tiêu sản phẩn Đầu tư mức trung bình

Không tự để giống, dễ bị nhiễm bệnh Cần chăm sóc cẩn thận trong điều kiện sương muối

Lưu ý sử dụng các biện pháp tưới tan sương khi bị sương giá

Page 14: LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG THÔNG TIN KHÍ HẬU NÔNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10014/1/Luu Thi Thu Giang.pdf · Khí hậu là một thành phần rất

14

thuật xử lỹ của giống,

Gừng ta Đầu tư thấp phù hợp với hộ nghèo, chu kỳ thu hoạch trung bình 6-8 tháng, dễ trồng thích hợp trên đất dốc, đất nương rẫy, có thể trông xen,ít sâu bệnh, làm gia vị và làm thuốc tại địa phương, người dân có thê tự để giống Phù hợp với cả phụ nữ và nam giới

Giống bản địa, kỹ thuật trồng xen gừng trên nưỡng rẫy, làm gia vị và làm thuốc tại địa phương

Phù hợp cho cả 2 xã, tức là có thể trồng màu vụ đông xuân

Có khả năng chịu hạn, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt

Đa dạng hóa sinh kế, thu nhập, Hiệu quả kinh tế cao

Thích hợp với điều kiện thời tiết ngày càng biến đổi( khô hạn, rét). Có hướng phát triển, nhiều công ty nhà máy đầu tư phát triển, người dân có thể tự để giống

Yêu cầu đất tơi xốp mới cho năng suất cao

Kết hợp kỹ thuật trồng bản địa

Chuối Có thể trồng trên đất đồi, đất vườn. Diện tích nhân rộng lớn, người dân có thể tự để giống,thích hợp với người nghèo, sản phẩm dễ bán. Là cây trồng mục tiêu phát triển trong kế hoạch của xã, Trồng 1 lần nhưng cho thu

Giống bản địa, kỹ thuật trồng bản địa chặt ngang thân

Phù hợp với cả 2 xã để phát triển cây ăn quả nhiệt đới, có độ che phủ cao so với các cây nông nghiệp khác, hạn chế xói mòn và giữ ẩm tốt

Trong điều kiện nhiệt độ tối thấp năm tăng cao hơn, cây ăn quả nhiệt đới như cây chuối sẽ

Hiệu quả kinh tế cao

Người dân có nhu cầu phát triển lớn, người dân có thể tự để giống, thị trường ổn định Đầu tư thấp

Nếu nhiễm bệnh khó xử lý thuốc do trồng trên đất đồi

Kết hợp kỹ thuật trồng bản địa

Page 15: LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG THÔNG TIN KHÍ HẬU NÔNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10014/1/Luu Thi Thu Giang.pdf · Khí hậu là một thành phần rất

15

hoạch nhiều năm, có khả năng trồng xen với một số cây trồng hàng năm, ít phải chăm sóc, có thể điều tiết thời điểm thu hoạch Phù hợp với cả phụ nữ và nam giới

phát triển thuận lợi

Đinh Lăng Tận dụng các khu đất bỏ hoang hoặc trồng xen với các cây trồng khác. sử dụng trong các vị thuốc truyền thống, người dân có thể tự nhân giống

Giống bản địa, sử dụng trong các vị thuốc nam truyền thống, kỹ thuật trồng xen với các cây trồng khác

Đinh lăng là cây sống nhiều năm, ưa ẩm, ưa sáng nhưng cũng chịu hạn, chịu bóng nhưng không chịu úng ngập. Cây có biên độ sinh thái rộng.

Có khả năng chịu hạn, chịu rét, chịu sâu bệnh tốt

Có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế ở tất cả các bộ phận của cây(

Thích hợp với điều kiện thời tiết ngày càng biến đổi( khô hạn, rét). Có hướng phát triển, nhiều công ty nhà máy đầu tư phát triển, người dân có thể tựu để giống

Chiếm dụng đất lâu do chu kỳ sinh trưởng dài, Đầu tư cao

Lúa bao thai

Mức độ đầu tư thấp, phù hợp với mọi đối tượng, có khả năng chịu hạn, chịu rét, ít bị sâu bệnh, người dân có thể tự để giống được.

Giống bản địa. Chịu hạn, chịu rét tốt, ít bị sâu bệnh, dễ chăm sóc.

Chịu hạn, chịu rét tốt, ít bị sâu bệnh, dễ chăm sóc. Có thể phát

Năng suất ổn định

Tất cả các hộ đều sử dụng và đang sản xuất có hiệu quả, sản phẩm được người dân ưa dùng.

Chỉ cấy được 1 vụ mùa.

Kết hợp kỹ thuật mới trong trồng lúa như sử dụng phân nén dúi sâu hay kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến

Page 16: LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG THÔNG TIN KHÍ HẬU NÔNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10014/1/Luu Thi Thu Giang.pdf · Khí hậu là một thành phần rất

16

triển tăng diện tích trong vụ mùa ở các vàn không quá cao để khai thác, tận dụng lượng mưa trong mùa mưa

Lạc đỏ Mức độ đầu tư thấp, phù hợp với người nghèo, có khả năng cải tạo đất.

Giống bản địa

Phù hợp cho cả 2 xã, tức là có thể trồng màu vụ đông xuân, đã được trồng lâu năm tại địa phương, thích nghi hạn

Ít sâu bệnh, thích nghi điều kiện hạn

Hiệu quả kinh tế trung bình

Chất lượng tốt, người dân có thể tự để giống

Năng suất thấp, khó nhân rộng

Kết hợp kỹ thuật trồng bản địa

Bí đỏ Trồng được trên nhiều loại đất khác nhau.

Giống bản địa

Phù hợp cho cả 2 xã, tức là có thể trồng màu vụ đông xuân, thích nghi điều kiện hạn

Ít sâu bệnh, thích nghi điều kiện hạn

Chỉ trồng phục vụ nhu cầu trong gia đình là chủ yếu, ít có giá trị hàng hoá

Hầu hết các hộ đề có để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình

Khó nhân rộng để trở thành sản phẩm hàng hoá

Kết hợp kỹ thuật trồng bản địa

Page 17: LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG THÔNG TIN KHÍ HẬU NÔNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10014/1/Luu Thi Thu Giang.pdf · Khí hậu là một thành phần rất

17

4 . THẢO LUẬN

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức như giảm nghèo, môi trường suy thoái, tệ nạn xã hội…Biến đổi khí hậu sẽ làm trầm trọng hơn những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Đã có những nghiên cứu khác nhau nhằm xác định các giải pháp sinh kế thích ứng BĐKH trong lĩnh vực trồng trọt. Tuy nhiên các giải pháp này thường mới tập trung vào cây trồng nào và phản ứng hiệu quả với rủi ro khí hậu nào mà chưa nhìn được bức tranh toàn cảnh về khả năng thích ứng trong quá tương lai và sử dụng được tối ưu nguồn tài nguyên khí hậu nông nghiệp. Nghiên cứu trên đã cho thấy được sự cải thiện đáng kể về mặt phương pháp. Tuy nhiên, hạn chế là vẫn chưa đưa được các yếu tố về thổ nhưỡng và tài nguyên nước trong phân tích rộng hơn.

5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Biến đối khí hậu là vấn đề đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại những hậu quả nghiêm trọng đối với nhân loại. Đây sẽ là một trong những thách thức lớn nhất mà các nước nói chung và Việt Nam nói riêng phải đối mặt. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, với nền nông nghiệp là chủ đạo đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Do vậy, các giải pháp tổng thể trong việc sử dụng tối ưu tài nguyên khí hậu nông nghiệp thông qua phân tích, phân vùng khí hậu nông nghiệp là bước căn bản trong xác định cơ cấu giống, cây trồng phù hợp. Bước tiếp theo cần xác định xem liệu BĐKH sẽ ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên khí hậu đó ra sao, đặc biệt cần xem xét các chỉ số khí tượng nông nghiệp liên quan để xác định tốt nhất khả năng thay đổi cơ cấu giống, thời vụ. Việc kết hợp kiến thức bản địa cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn cây trồng phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng và văn hóa của địa phương. Tuy nhiên, việc sử dụng KTBĐ cũng cần linh hoạt, điều chỉnh cho phù hợp.

Tất cả những việc trên chỉ có thể thực hiện được nếu:

- Các ngành, đặc biệt là Ngành Khí tượng thủy văn và Ngành nông nghiệp phối hợp chặt chẽ, cung cấp số liệu cho ngành Nông nghiệp để có thể phân tích và đưa ra khuyến nghị phù hợp. Quá trình này cũng cần nâng cao năng lực giải nghĩa từ thông tin Khí tượng sang Nông nghiệp và đặc biệt cần sự điều phối, chỉ đạo theo cả Ngành dọc (chuyên môn) và từ các nhà ra quyết định (VD: Ủy ban Nhân dân Tỉnh)

- Có hệ thống truyền tải thông tin thường xuyên và liên tục từ cấp Trung ương đến cấp thôn, sử dụng các kênh khác nhau như truyền thông đại chúng, Trưởng thôn, các tổ chức đoàn thể…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Lê Quang Huỳnh, Nguyễn Văn Viết, Lê Đức Nhơn, 1978. Cơ sở khí hậu nông nghiệp của thời vụ gieo cấy lúa đông xuân ở miền Bắc Việt Nam. Tạp chí KTTV, số 8/1978.

Page 18: LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG THÔNG TIN KHÍ HẬU NÔNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10014/1/Luu Thi Thu Giang.pdf · Khí hậu là một thành phần rất

18

2. Oldeman L.R., Frere.M., 1988. Nghiên cứu khí hậu nông nghiệp nhiệt đới ẩm Đông Nam Á, FAO. Bản dịch Nxb Nông nghiệp.

3. Đào Thế Tuấn, 1979. Cơ sở khoa học của thời vụ gieo trồng. Nxb Nông nghiệp.

4. Nguyễn Văn Viết và ctv, 1995. Xây dựng và áp dụng thử nghiệm mô hình phục vụ thông tin khí tượng nông nghiệp cho một cơ sở sản xuất. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học, Viện KTTV.

TIẾNG ANH

5. ADC & CARE, 2014, Guideline: Indigenous knowledge identification and use in community based adaptation practices, Thai Nguyen.

6. CARE International in Vietnam, 2013, Climate vulnerability and capacity of ethnic minorities in the northern moutainous region of Vietnam

7. CARE International in Vietnam, 2013, Action research on climate resilient livelihoods for land poor and land less people.

8. VNGO&CC, 2012. Experience of Nov-Governmental organisations in Vietnam in Responding to climate change-A Summary

TIẾNG NGA

9. Viện Hàn lâm Khoa học Bulgaria, 1971, Tài nguyên khí hậu nông nghiệp lãnh thổ các nước XHCN châu Âu.

10. Tooming X.G, 1977. Bức xạ mặt trời và sự hình thành năng suất cây trồng. Len.

11. Tooming X.G., 1984. Nguyên lý sinh thái về sản phẩm trồng trọt tối đa. Len.

12. Xinitxưna N.I., Golsberg N.A., Strunikov Z.A., 1973. Khí hậu nông nghiệp học. Len.

13. Xelinanop G.T., 1967. Phân vùng khí hậu nông nghiệp Liên Xô và thế giới. L.,.

HOW TO USE AGRO-CLIMATE INFORMATION IN THE DEVELOPMENT OF CROP

BASED CLIMATE RESILIENT LIVELIHOODS? Luu Thi Thu Giang1, Ho Ngoc Son2, Nguyễn Hồng Sơn3

1CARE International in Vietnam 2Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry

3Vietnam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change

Abstract Climate change will create additional burden to the poor communities who are living in the climate sensitive areas. It will especially have high impact to their agricultural livelihoods which is commonly dependent on natural resources. Therefore, the development of agricultural based climate resilient livelihoods (CCRL) is significant for the communities vulnerable to climate

Page 19: LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG THÔNG TIN KHÍ HẬU NÔNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10014/1/Luu Thi Thu Giang.pdf · Khí hậu là một thành phần rất

19

change. Identifying solutions for CCRL will require thorough understanding of local livelihoods as well as the knowledge on weather and climate. The knowledge includes the past, current and future of climate conditions, resources, climate change trend as well as the disaster risks frequency and intensity. A lot of efforts in Vietnam have been paid to identify and implement CCRL options. However, those practices normally looking at the disaster risks condition and in some cases looking at the climate change scenario which is not downscaled. Very limited experiences in Vietnam looking at the climate resources which is existed for many years to use in CCRL development. This study explore how the climate information, including the climate resources and the climate change in the past and future could to support to the development of CCRL options. The key findings of the study suggest the process to identify CCRL options include: (1) analyzing climate resources in the targeted locality (2) Identify the appropriate crop structure based on that climate resources (3) Analyzing the climate change impact to that crop structure (4) Identify specific crops which adapt to local condition and climate (5) Identify potential adjustment of the technical skills to enhance adaptive capacity to climate change and risks