lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La)...

158
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC VIỆN NCKH QUẢN LÝ GIÁO DỤC DỰ ÁN GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT TÀI LIỆU TẬP HUẤN HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS, CBQL GIÁO DỤC THCS CỦA 17 TỈNH THAM GIA DỰ ÁN GIÁO DỤC THCS VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT NĂM 2010 TÀI LIỆU NGUỒN Lưu hành nội bộ

Transcript of lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La)...

Page 1: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤCVIỆN NCKH QUẢN LÝ GIÁO DỤC

DỰ ÁN GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT

TÀI LIỆU TẬP HUẤN HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS, CBQL GIÁO DỤC THCS

CỦA 17 TỈNH THAM GIA DỰ ÁN GIÁO DỤC THCS VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT NĂM 2010

TÀI LIỆU NGUỒN

Lưu hành nội bộ

HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2010

Page 2: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

BAN BIÊN SOẠN

PGS. TS. Đặng Thị Thanh Huyền (Chủ biên)

PGS. TS. Đặng Quốc Bảo - TS. Phạm Viết Nhụ

TS. Phạm Quang Trình - ThS. Phạm Vĩnh Phúc - Đặng Chiến Thắng

ThS. Lương Thị Thanh Phượng -ThS. Nông Thị Quyên

1

Page 3: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

GIỚI THIỆU

Theo Hiệp định ký ngày 10 tháng 01 năm 2008 giữa Nước CHXHCNVN và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) số 2384 – VIE về Dự án GD THCS vùng KKN, chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường THCS và cán bộ quản lý cấp THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất được thực hiện trong 3 năm, từ năm 2009 đến 2011 với các nội dung như sau:

Năm 2009: Hoạt động quản lý trường THCS vùng KKN: Vận dụng chủ trương, chính sách trong phát triển nhà trường, quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS vùng KKN.

Năm 2010: Lập kế hoạch phát triển trường THCS vùng KKN và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà trường.

Năm 2011: Vận dụng các chuẩn/tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trong trường THCS vùng KKN, phát triển chuyên môn liên tục cho đội ngũ giáo viên.

Thực hiện Kế hoạch số 479/KH-BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tập huấn hiệu trưởng trường THCS và cán bộ quản lý cấp THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất năm 2010, Viện Nghiên cứu khoa học Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục phối hợp với Dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất tổ chức xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu tập huấn. Tài liệu này gồm các nội dung tập huấn năm 2010 và giới thiệu một số nội dung chủ yếu của năm tiếp theo.

Ban biên soạn xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của các chuyên gia, các nhà khoa học, các CBQLGD THCS vùng KKN đã tham gia phát triển chương trình và biên soạn tài liệu. Do điều kiện biên soạn còn nhiều hạn chế nên tài liệu không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được góp ý của các chuyên gia, những người hướng dẫn, người tham gia và bạn đọc.

Trưởng ban biên soạnPGS.TS. Đặng Thị Thanh Huyền

2

Page 4: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Cán bộ quản lý giáo dục CBQLGDCông nghệ thông tin CNTTCơ sở vật chất CSVCChương trình CTDân tộc thiểu số DTTSDự án DAGiáo dục GDGiáo dục và đào tạo GD&ĐTGiáo viên GVHạnh kiểm HKHọc lực HLKế hoạch KHKhó khăn nhất KKNNgười hướng dẫn NHDNgười tham gia NTGNhân viên NVTrung học cơ sở THCSThanh niên cộng sản TNCS

3

Page 5: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường THCS và cán bộ

quản lý cấp THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS

vùng KKN năm 2010

7

Chuyên đề 1. Lập kế hoạch phát triển trường THCS vùng KKN 11

1.1. Lập kế hoạch giáo dục trong điều kiện trường THCS vùng

KKN.

11

1.2. Hướng dẫn xây dựng báo cáo thống kê học sinh DTTS và

học sinh nữ các trường THCS vùng KKN

37

1.3. Giới thiệu công cụ tổng hợp số liệu và ứng dụng trong lập kế

hoạch trường THCS vùng KKN.

45

Chuyên đề 2. Ứng dụng CNTT trong quản lý trường THCS vùng

KKN

53

2.1. Ứng dụng CNTT trong dạy học 53

2.2. Ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường 55

2.3. Internet và thư điện tử 91

Chuyên đề 3. Giới thiệu các quy định về chuẩn áp dụng trong

trường THCS vùng KKN

107

3.1. Giới thiệu tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường

THCS, chuẩn hiệu trưởng và chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS

107

3.2. Thuận lợi, khó khăn của các trường THCS vùng KKN khi áp

dụng các chuẩn đánh giá

110

Tài liệu tham khảo 112

4

Page 6: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNGHIỆU TRƯỞNG THCS, CBQL GD THCS CỦA 17 TỈNH THAM GIA

DỰ ÁN GIÁO DỤC THCS VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT NĂM 2010

I. MỤC TIÊUSau khóa tập huấn, người tham gia có khả năng

- Tổ chức lập kế hoạch phát triển trường THCS vùng KKN theo chủ trương và hướng dẫn đổi mới lập kế hoạch phát triển giáo dục cấp tỉnh và cấp huyện của ngành GD & ĐT; Triển khai công tác thống kê và xây dựng báo cáo về học sinh theo dân tộc và theo giới của các trường.

- Hiểu và quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý trường THCS, đặc biệt là quản lý hoạt động dạy học tích cực trong điều kiện vùng khó khăn.

- Nhận biết được những vấn đề cần lưu ý khi vận dụng các chuẩn/tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS vùng KKN

II. ĐỔI TƯỢNG BỒI DƯỠNG- Hiệu trưởng/phó hiệu trưởng trường THCS, trường phổ thông nhiều

cấp học có cấp THCS, trường PTDTNT huyện có cấp THCS (sau đây gọi chung là trường THCS) của 17 tỉnh tham gia dự án.

- Cán bộ, chuyên viên phòng giáo dục trung học thuộc các Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT tham gia dự án.

III. CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNHChương trình được xây dựng dựa trên các căn cứ sau:

- Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển GD vùng khó khăn và các vùng đặc biệt khó khăn.

- Các quy định về đổi mới GD THCS của ngành GD&ĐT. - Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm nghề nghiệp của hiệu trưởng trường THCS, đặc trưng của hoạt động quản lý trường THCS vùng KKN.

- Hiệp định ký ngày 10 tháng 01 năm 2008 giữa Nước CHXHCNVN và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) số 2384 – VIE về Dự án GD THCS vùng KKN.

5

Page 7: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

- Kế hoạch số 479/KH-BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tập huấn cán bộ quản lý cấp THCS và hiệu trưởng trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất.. - Nhu cầu thực tiễn về bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý trường học của CBQL GD THCS, hiệu trưởng trường THCS vùng KKN.

- Công văn số 3751/BGDĐT-KHTC ngày 23/6/2010 hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2010 và kế hoạch 5 năm 2011 – 2015.

IV. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH- Kế thừa và phát triển các chương trình bồi dưỡng CBQLGD hiện hành

nhưng không trùng lặp với các chương trình mới triển khai.- Nội dung tập huấn có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện của

vùng KKN.- Tăng cường kỹ năng thực hành, chú trọng sử dụng các thiết bị dạy học

hiện đại, sử dụng các phương tiện nghe nhìn theo hướng áp dụng có hiệu quả công nghệ thông tin

V. THỜI LƯỢNGThời gian tập huấn: 6 ngày80 Tiết (48 tiết lý thuyết và thảo luận + 32 tiết thực hành và tự nghiên

cứu)

VI. CÁC NỘI DUNG CHÍNH Chương trình gồm 3 chuyên đề:Chuyên đề 1. Lập kế hoạch phát triển trường THCS vùng khó khăn nhất; Triển khai công tác thống kê và xây dựng báo cáo về học sinh theo dân tộc và theo giới của các trường THCS vùng khó khăn nhất.Chuyên đề 2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trường trung học cơ sở vùng KKNChuyên đề 3. Giới thiệu các quy định về chuẩn/tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục áp dụng trong trường THCS vùng KKN

6

Page 8: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH Tổ chức lớp họcCác lớp học được tổ chức để phát huy tối đa sự tham gia của người học. Xây dựng các nhóm hoạt động:

- Nhóm khởi động: Tổ chức khởi động đầu giờ và giữa giờ bằng trò chơi, văn nghệ.

- Nhóm trực nhật: Xếp bàn ghế theo yêu cầu, lập danh sách NTG vắng mặt để báo cáo với NHD.

- Nhóm ôn bài: Tổ chức cho lớp ôn lại bài đã học hôm trước vào đầu giờ ngày học sau.

- Nhóm phản hồi - đánh giá: Tổ chức cho lớp tự nhận xét tình hình học tập trong ngày (10’ cuối).

- Nhóm thảo luận: Nhóm trưởng, thư ký, điệp viên. Phương pháp và kỹ thuật giảng dạy

Các chuyên đề được thực hiện bằng phương pháp dạy học tích cực, cùng tham gia nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và sự trải nghiệm thực tiễn của người tham gia trong học tập. Đó là: thuyết trình ngắn, trao đổi, thảo luận nhóm, động não, bài tập thực hành, sắm vai, nghiên cứu thực tế. Người tham gia được quan tâm đến nhu cầu học tập, được khuyến khích sử dụng kinh nghiệm thực tế của bản thân trong quá trình học tập, trao đổi trong thảo luận nhóm, đóng góp ý kiến, tìm ra những ý kiến mới, sáng tạo trong giải quyết vấn đề. Các kỹ thuật dạy học chủ yếu được ứng dụng trong tập huấn:

1. Kỹ thuật “Khăn trải bàn”;2. Kỹ thuật “Sơ đồ tư duy”;3. Kỹ thuật đặt câu hỏi, lắng nghe và phản hồi tích cực.Các thiết bị giảng dạy bằng công nghệ hiện đại sẽ đựợc sử dụng trong

quá trình tập huấn để phát huy hiệu quả của các phương pháp dạy học tích cực. Tài liệu Tài liệu được biện soạn thành 02 bộ: Tài liệu dành cho người hướng dẫn và tài liệu dành cho người tham gia Tài liệu dành cho người tham gia gồm:

- Phiếu học tập: gồm các yêu cầu hoạt động tương ứng với từng nội dung học tập.

7

Page 9: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

- Tài liệu phát tay: gồm các gợi ý về kết quả thực hiện hoạt động trong phiếu học tập.

Tài liệu nguồn: tổng hợp các kiến thức cốt lõi và mở rộng, có tính chất hướng dẫn người tham gia tự học sau khi kết thúc khóa tập huấn.Giảng viên

Giảng viên là các chuyên gia giàu kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ, giảng dạy và quản lý giáo dục THCS đang công tác tại: Cục Nhà giáo và CBQLCSGD; Vụ Giáo dục Trung học; Vụ Kế hoạch - tài chính; Vụ giáo dục dân tộc; Các chuyên gia, giảng viên của Học viện Quản lý giáo dục; Viện NCKH Quản lý giáo dục và một số trường đại học, trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục trung ương và địa phương. Đánh giá cuối khóa

Người tham gia được đánh giá cuối khóa thông qua báo cáo tổng kết khóa học, với việc đăng ký lựa chọn một nội dung trong chương trình gắn với vấn đề cần ưu tiên giải quyết trong công việc quản lý đang đảm nhiệm, đề xuất kế hoạch triển khai trong thực tiễn. Báo cáo có thể thực hiện bởi nhóm hoặc từng cá nhân.Chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn

Sau khi hoàn thành các yêu cầu của khóa tập huấn theo quy định, người tham gia sẽ được cấp chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn. Địa điểm tập huấn Chương trình được tổ chức tập huấn tập trung làm 6 đợt :Đợt 1. Tại Nghệ An (Các tỉnh Yên Bái, Lào Cai) Đợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang)Đợt 4. Tại Hải Phòng (các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng) Đợt 5: Tại Đaklak (các tỉnh Gia Lai, Kontum, Đack lak, Đak Nông, Ninh Thuận) Đợt 6: Tại Cà Mau (các tỉnh Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng)

8

Page 10: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

CHUYÊN ĐỀ 1. LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRONG ĐIỀU KIỆN TRƯỜNG THCS VÙNG KKN

1.1. LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRONG ĐIỀU KIỆN TRƯỜNG THCS VÙNG KKN

1.1.1. Những nội dung cơ bản về đổi mới công tác kế hoạch trường THCS vùng KKN.

Các loại kế hoạch phát triển trường THCSKế hoạch chiến lược

Là những định hướng lớn, thể hiện hình ảnh hiện thực trong tương lai mà nhà trường mong muốn đạt tới và các giải pháp chiến lược để đạt đuợc trên cơ sở khả năng hiện tại.

Kế hoạch chiến lược thường xây dựng cho khoảng thời gian 5 năm trở lên.Kế hoạch trung hạn

Là cụ thể hóa kế hoạch chiến lược, đưa ra các thay đổi quan trọng trong giai đoạn kế hoạch của nhà trường.

Kế hoạch trung hạn thường xây dựng cho khoảng thời gian 3-5 nămKế hoạch năm học :

Xác định mục tiêu, chỉ tiêu, các hoạt động của nhà trường trong một năm học. Đây là kế hoạch chủ yếu nhất của nhà trường, được lập theo thời gian của năm học.Kế hoạch hoạt động:

Kế hoạch hoạt động là một tập hợp các hoạt động cần hoàn thành để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đã đặt ra. Kế hoạch hoạt động cần bao gồm các hoạt động cụ thể, tên người chịu trách nhiệm thực hiện, thẩm quyền của người thực hiện, nguồn tài chính, chỉ số thành công, và chế độ báo cáo/giải trình.

Với một kế hoạch năm học cụ thể, trong mỗi mặt công tác có thể nêu ra:- Nội dung các hoạt động.- Các kết quả cần đạt được (cả số lượng và chất lượng).- Các biện pháp thực hiện.- Các điều kiện yêu cầu để đảm bảo cho các hoạt động.- Đơn vị hoặc cá nhân phụ trách.

9

Page 11: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Dưới đây là một số loại kế hoạch hoạt động các trường THCS thường xây dựng và tổ chức thực hiện:1) Kế hoạch tuyển sinh: Kế hoạch phải thể hiện được sự đảm bảo về qui chế, số lượng và chất lượng của công việc tuyển sinh. Bao gồm

Chỉ tiêu, thời gian tiến hành (thực hiện sớm trước năm học). - Cách thức tuyến sinh. - Tổ chức bộ máy và phân công làm công tác tuyển sinh.

Chú ý đến các phương án dự phòng.2) Kế hoạch công tác dạy - học và giáo dục đạo đức cho học sinh:Bao gồm nhiệm vụ của các tổ bộ môn, các tổ công tác phục vụ cho dạy và học:

- Chỉ tiêu về các mặt giáo dục, kết quả học tập. - Chỉ tiêu phấn đấu của giáo viên.- Kế hoạch các kỳ kiểm tra chất lượng hoặc thi. - Phương hướng phân công giảng dạy. - Biện pháp đối với những môn hoặc những mặt nhà trường còn gặp

khó khăn trong hoạt động dạy và học.- Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh có khó khăn

trong học tập và rèn luyện đạo đức.- Chống bỏ giờ của giáo viên và học sinh.v.v...- Chống gian lận trong thi cử...- Phương hướng phân công giáo viên chủ nhiệm các lớp và quản lý

đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong viêc giáo dục đạo đức cho học sinh

3) Xây dựng đội ngũ và bồi dưỡng giáo viên: - Xây dựng các mục tiêu và những yêu cầu về chất lượng và trình độ

nghề nghiệp đối với giáo viên. - Lựa chọn các hình thức bồi dưỡng (thường xuyên, theo định kỳ, tại

chức hoặc tập trung, đạt các bằng cấp quốc gia theo chuẩn hoặc nâng cao hơn chuẩn; Những hình thức bồi dưỡng bắt buộc đối với từng loại giáo viên).

- Xây dựng chế độ và mức khen thưởng cho giáo viên. 4) Kế hoạch công tác thi đua:

- Xác định các đợt thi đua dạy và học trong năm học của trường;

10

Page 12: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

- Đăng ký thi đua của các tổ chuyên môn, các bộ phận trong trường và cá nhân cán bộ giáo viên, các lớp học sinh;

- Kế hoạch khảo sát thi đua.5) Kế hoạch hoạt động ngoài giờ, hoạt động xã hội:

- Các hoạt động xã hội và giáo dục ngoài giờ theo các chủ điểm chính trị - xã hội đã quy định trong chương trình.

- Các chỉ tiêu cụ thể hoặc các mục tiêu hoạt động xã hội và giáo dục ngoài giờ.

- Phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tổ chức, bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao;

- Các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá; - Các hoạt động giáo dục môi trường, lao động công ích, từ thiện.

6) Xây dựng cơ sở vật chất, thư viện, sách giáo khoa và các cơ sở vật chất khác phục vụ cho giáo dục:

- Chỉ tiêu và kế hoạch từng mặt như tu bổ, sửa chữa, mua mới, xây mới các thứ thuộc về cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục.

- Thời gian thực hiện, phân công nhân lực hoặc thành lập bộ máy thực hiện.

- Phân bổ nguồn lực và tài chính cho mỗi công việc theo từng thời gian.

- Thư viện, sách giáo khoa phải có kế hoạch cụ thể, được xúc tiến sớm trước năm học và suốt thời gian của năm học cũng như trong hè.

7) Xã hội hoá giáo dục : - Xây dựng tổ chức “Ban đại diện cha mẹ học sinh”, - thiết lập mối quan hệ chặt chẽ và thường xuyên với Hội đồng của

nhà trường. - Xây dựng quan hệ giữa nhà trường với các tổ chức xã hội địa

phương, trong đó trường đóng vai trò chủ đạo và chủ động huy động sự giúp đỡ, đóng góp của cộng đồng.

- Xây dựng quan hệ giữa nhà trường với các cá nhân và tổ chức nước ngoài. Khai thác các hoạt động từ thiện, nhân đạo của Quốc tế.

11

Page 13: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Cần chú ý đến giáo dục và nhà trường góp phần phát triển KT-XH ở địa phương. Có thể đề cập tới các nội dung sau đây:

- Nhà trường đưa các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào địa phương.- Nhà trường tham gia chống mù chữ. Tham gia công tác phổ cập giáo

dục. Tham gia công tác giáo dục thường xuyên. - Trường tham gia phục vụ cho các ngành nghề chủ yếu của địa

phương, hoặc góp phần vào việc điều chỉnh cơ cấu các ngành nghề của địa phương.

- Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, tham gia bồi dưỡng nhân tài cho địa phương.

- Tham gia các công tác xã hội của địa phương. Giáo dục truyền thống, văn hoá địa phương. Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng nếp sống lành mạnh văn minh...

8) Công tác quản lý, giám sát, kiểm tra nội bộ.- Tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường- Kiểm tra hoạt động các tổ bộ mônKiểm tra hành chính, tài chính nội bộv.v….. Lập chương trình công tác cho bản kế hoạch (sơ đồ Gant).

Bảng: Các hoạt động và công việc cụ thể

Các hoạt động và công việc cụ thể

Thời gian thực hiện (tháng) Người chịu trách nhiệm

9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8

1. Hoạt động 1 + Công việc 1 + Công việc 2

...........

2. Hoạt động 2 + Công việc 1 + Công việc 2

12

Page 14: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Bảng 1. Các loại kế hoạch trường THCS vùng KKNCác loại KH KH chiến lược KH Trung hạn

và KH năm họcKH năm học KH hoạt động

Khái niệm Là những định hướng lớn, thể hiện hình ảnh hiện thực trong tương lai mà nhà trường mong muốn đạt tới và các giải pháp chiến lược để đạt đuợc trên cơ sở khả năng hiện tại.

Là cụ thể hóa kế hoạch chiến lược, đưa ra các mục tiêu, chương trình hành động quan trọng trong giai đoạn kế hoạch của nhà trường.

Xác định mục tiêu, chỉ tiêu, các hoạt động, nguồn lực thực hiện của nhà trường trong một năm học.

Là kế hoạch về các mặt hoạt động cụ thể để triển khai kế hoạch năm học.

Cấu trúc/Nội dung chính

1. Phân tích tình hình.2. Định hướng chiến lược.3. Mục tiêu chiến lược.4. Giải pháp chiến lược.5. Tổ chức thực hiện.

1. Phân tích tình hình;2. Mục tiêu/chỉ tiêu trung hạn.3. Mục tiêu/chỉ tiêu KH năm học.4. Hoạt động/5. Nguồn tài chính.6. Tổ chức thực hiện.

1. Phân tích tình hình.2. Mục tiêu/chỉ tiêu năm học.3. Hoạt động4. Tổ chức thực hiện.

1. Mục tiêu2. Các hoạt động .3. Kết quả cần đạt.4. Thời gian5. Người phụ trách.6. Nguồn lực/kinh phí.

Thời gian thực hiện

5 năm trở lên 3-5 năm 1 năm dưới 1 năm (quí, tháng, tuần, ngày).

Người xây dựng KH

Hiệu trưởng (Chủ trì)GVCMHSUBND xã Phòng GD&ĐT (duyệt)

Hiệu trưởng (Chủ trì)GVCMHSUBND xã Phòng GD&ĐT (duyệt)

Hiệu trưởng (Chủ trì)GVCMHSUBND xã Phòng GD&ĐT (duyệt)

Hiệu trưởng (Chủ trì)GVCMHSUBND xã Phòng GD&ĐT (duyệt)

Yêu cầu về đổi mới công tác lập kế hoạch GD&ĐT: - Đổi mới công tác kế hoạch là chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, đã triển khai

thực hiện từ trung ương đến cấp tỉnh, huyện, phòng giáo dục (trích

13

Page 15: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

yếu cv 3751….của Bộ GD&ĐT hướng dẫn lập kế hoạch 5 năm 2011-2014 và kế hoạch năm 2011). Đối với cấp trường, Bộ GD&ĐT nêu cụ thể trong tiêu chuẩn đánh giá hiệu trưởng; tiêu chuẩn đánh giá trường THCS.

- Cụ thể như sau:- Kế hoạch phải thể hiện tầm nhìn về sự phát triển của đơn vị trong

thời gian tối thiểu 3-5 năm; Xây dựng kế hoạch năm học căn cứ vào KH chiến lược/KH trung hạn.Từng năm có rà soát, điều chỉnh kế hoạch theo khả năng thực hiện cũng như yêu cầu, nhiệm vụ mới.

- Kế hoạch do cơ sở chủ động xây dựng theo chủ trương, hướng dẫn của cấp trên, cơ sở cùng cấp trên thảo luận, quyết định.

- Kế hoạch có sự tham gia của giáo viên, nhân viên, phụ huynh, chính quyền đoàn thể, cộng đồng, doanh nghiệp...

- Kế hoạch xác định mục tiêu dài hạn, trung hạn, hàng năm rõ ràng; gắn với kế hoạch hành động cụ thể, kèm theo các chỉ tiêu, chỉ số để theo dõi, đánh giá kết quả đạt được.

- Ứng dụng công nghệ thông tin, số liệu, thông tin có thể thu thập, xử lý qua các phần mềm ứng dụng, đảm bảo chính xác, kịp thời.

Bảng 2. So sánh một số nội dung cơ bản về đổi mới lập kế hoạch

Trước đây Hiện nayNội dung Kế hoạch chỉ có kế hoạch năm học,

không có kế hoạch chiến lược, không có kế hoạch trung hạn; kế hoạch không có tầm nhìn dài, chỉ cho từng năm học.

Kế hoạch phải có tính chiến lược/ kế hoạch trung hạn; có tầm nhìn về sự phát triển của đơn vị trong thời gian tối thiểu 3-5 năm; Xây dựng kế hoạch năm học căn cứ vào KH chiến lược/KH trung hạn.Từng năm có rà soát, điều chỉnh kế hoạch theo khả năng thực hiện cũng như yêu cầu, nhiệm vụ mới

Phương pháp

Kế hoạch do cấp trên giao xuống, cơ sở bị động thực hiện theo yêu cầu cấp trên

Kế hoạch do cơ sở chủ động xây dựng theo chủ trương, hướng dẫn của cấp trên, cơ sở cùng cấp trên thảo luận, quyết định.

Sự tham Quá trình xây dựng KH chủ yếu là Kế hoạch có sự tham gia của giáo

14

Page 16: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

gia hiệu trưởng, thiếu sự tham gia của nhân viên/ giáo viên, các bên liên quan.

viên, nhân viên, phụ huynh, chính quyền đoàn thể, cộng đồng, doanh nghiệp...

Nguồn lực Kế hoạch chưa cân đối đầy đủ các điều kiện thực hiện ( nhân lực, vốn...)

Kế hoạch xây dựng căn cứ vào kết quả, cân đối điều kiện thực hiện cao hơn.

Trình bày Bản kế hoach trình bày nhiều về phần đánh giá thưc trang; phần cân đối nguồn lưc, giải pháp yếu.

Kế hoạch xác định mục tiêu dài hạn, trung hạn, hàng năm rõ ràng; gắn với kế hoạch hành động cụ thể, kèm theo các chỉ tiêu, chỉ số để theo dõi, đánh giá kết quả đạt được.

Công cụ Công cu thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu thiếu, số liệu, thông tin không đầy đủ kịp thời.

Ứng dụng công nghệ thông tin, số liệu, thông tin có thể thu thập, xử lý qua các phần mềm ứng dụng, đảm bảo chính xác, kịp thời.

Một số vấn đề thường mắc phải trong lập kế hoạch trường THCS vùng KKN.

- Thiếu thông tin về nhân sự, tài chính;- Kế hoạch chưa gắn với điều kiện nguồn lực (nhân lực, tài chính...); - Trường mới chỉ xây dựng kế hoạch năm học; - Kế hoạch năm học tách rời với qui hoạch, kế hoạch trung hạn... ; - Các thành tựu, vấn đề được liệt kê dài dòng, không rõ vấn đề nào là

quan trọng, vấn đề nào cần được ưu tiên.

Làm thế nào để khắc phục những vấn đề này?

Trong quá trình soạn thảo kế hoạch nên tuân thủ theo cấu trúc bản kế hoạch mẫu đã được hướng dẫn; Đảm bảo được sự liên kết chặt chẽ giữa các nội dung trong từng phần và giữa các phần trong một bản kế hoạch.

Có 2 cách để đảm bảo được sự liên kết chặt chẽ giữa các phần trong một kế hoạch, đó là:

15

Page 17: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

- Phân cấp các mục tiêu, trong đó các mục tiêu được chia thành từng nhóm nhỏ và có liên quan chặt chẽ tới mục tiêu ở mức cao hơn.

- Sử dụng ma trận để biểu diễn mối liên hệ giữa các mục, các ý khác nhau.

Hai cách thể hiện các gắn kết nội tại trong kế hoạch:- Thể hiện bằng cây vấn đề (Gắn kết theo cấp độ: mục tiêu, hoạt

động….).- Thể hiện bằng khung lô gích (Gắn kết theo thời gian đạt được mục

tiêu).Xây dựng khung kế hoạch hoạt động cho các mục tiêu, chỉ tiêu Câu hỏi cần trả lời :

- Tương ứng với từng mục tiêu phải xác đinh các chỉ tiêu và hoạt động cụ thể nào ?

- Những hoạt động cần được thực hiện là gì? - Trong các hoạt động được xác định, hoạt động nào có thể làm trước?- Sắp xếp các hoạt động vào khung thời gian của một năm như thế nào

là phù hợp nhất?- Nếu có quá nhiều hoạt động bị trùng lặp thì cân đối và ưu tiên những

hoạt động có thể giải quyết được nhiều vần đề/nhu cầu. Đó là những hoạt động nào?

- Sử dụng nguồn lực nào?- Trách nhiệm thực hiện chính là ai?

1.1.2. Vận dụng quy trình trong lập kế hoạch phát triển trường THCS vùng khó khăn nhất

5 bước lập kế hoạch1. Phân tích tình hình2. Xác định mục tiêu, chỉ tiêu trung hạn3. Xây dựng kế hoạch hoạt động năm học tới4. Dự toán ngân sách/xác định nguồn tài chính5. Trình bày kế hoạch.

Bước 1 – Phân tích tình hìnhPhân tích tình hình là phân tích tình hình hiện nay của trường cả bên

trong và bên ngoài. Phân tích bên trong nêu lên những kết quả mà trường đã

16

Page 18: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

đạt được trong những năm qua (thông thường là 3 năm trước năm kế hoạch đối với kế hoạch trung hạn; năm học trước năm kế hoạch đối với kế hoạch năm học ) và chỉ ra những cơ hội, thách thức đặt ra phía trước. Phân tích bên ngoài xem xét các khía cạnh kinh tế xã hội của xã, huyện nơi trường đóng; so sánh kết quả đạt được của trường với kết quả đạt được của các trường khác trong huyện hoặc tỉnh. Phần này cũng có thể chỉ ra vai trò của trường trong sự phát triển chung của huyện/xã.

Phân tích tình hình trong bản kế hoạch cần đề cập đến ba khía cạnh sau: 1) Tiếp cận giáo dục; 2) Chất lượng giáo dục và 3) Quản lý giáo dục.

Khía cạnh “Tiếp cận giáo dục” thường bao gồm các vấn đề như: - Phổ cập GD THCS- Tài liệu học tập- Điều kiện nhân lực, vật lực cơ bản- Ngăn ngừa HS bỏ học- Bình đẳng giới, dân tộc…Khía cạnh “Chất lượng giáo dục” thường bao gồm các vấn đề sau:- Thực hiện chương trình- Tài liệu dạy và học- Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên- Phát triển đội ngũ giáo viên, CBQLGDKhía cạnh “Quản lý giáo dục” đề cập đến các vấn đề như: - Lập kế hoạch- Thông tin- Xây dựng quan hệ với các bên liên quan- Tài chính- Theo dõi, giám sát- Đánh giá

Cấu trúc của phân tích tình hình có thể như sau:- Xác định vai trò của trường trong sự phát triển chung của

tỉnh/huyện.- Các mục tiêu chính được đề ra trong kế hoạch kỳ trước- Báo cáo các kết quả đạt được liên quan đến các mục tiêu chính của

kỳ kế hoạch trước, báo cáo mức độ hoàn thành kế hoạch hoạt động và nêu lên các chỉ số giám sát đã xác định kỳ trước.

17

Page 19: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

- Mô tả các dự báo, thách thức và nhu cầu trong tương laiC¸c c©u hái cÇn tr¶ lêi:

1) Trẻ trong địa bàn tuyển sinh (tại vị trí nhà ở) có đi đến được các điểm trường có đủ 4 khối lớp THCS một cách thuận lợi?

2) Tỉ lệ trẻ em 15-18 tuổi (thuộc địa bàn trường phụ trách) đã hoàn thành chương trình THCS là ..... %

3) Tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi là ......% (Số HS 1 – 14 tuổi/Số trẻ 11 -14 tuổi trong địa bàn).

4) Tỷ lệ HS bỏ học là ....%. Tỷ lệ HS lưu ban lớp 6 là ..... % . Tỷ lệ HS lưu ban toàn trường là .....%.

5) Tỉ lệ HS đạt loại giỏi là .... % ; Tỉ lệ HS yếu kém là .... %.6) Trường có kế họach phổ cập GD THCS, xây dựng KH phổ cập

GDTHCS đúng độ tuổi ở địa phương ?7) Chương trình THCS (đầy đủ các môn học) có được giảng dạy tại tất cả

các điểm trường?8) Tỉ lệ HS được học 2 buổi/ngày’ là ... %. Trường có kế hoạch tổ chức

cho HS học 2 buổi/ngày mở rộng ?9) Nhà trường có sáng kiến gì nhằm phát triển HS giỏi, hỗ trợ HS yếu, và

biện pháp GD hoà nhập cho HS có nhu cầu đặc biệt?10) Kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khoá ở trường như thế

nào?Chú ý: Không bỏ quên những trẻ em di cư; xác định trẻ bỏ học giữa chừng được huy động trở lại hoặc không ra lớp, những trẻ không đi học thường xuyên, ... Ghi lại nguyên nhân và giải pháp có thể.Phân tích tình hình chất lượng đội ngũ GV, CSVC, TBDH

1) Có ......% GV có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm trở lên2) Có ......% GV đạt danh hiệu GV giỏi các cấp 3) Có ......% GV có phẩm chất đạo đức tốt4) Có ......% GV được tập huấn để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ itt

nhất 50 tiết/1 năm học5) Có .....% GV có KH tự học về mặt chuyên môn6) Có ......% GV có đủ hồ sơ GV (theo qui định)7) GV có thường xuyên dự giờ và rút kinh nghiệm ? GV có tăng cường

sử dụng PP giảng dạy lấy HS làm trung tâm ?

18

Page 20: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

8) GV có khó khăn gì trong:- Dạy học Văn và Toán (trên cơ sở chuẩn KT-KN ?)- Dạy học hoà nhập áp dụng PPDH tích cực ..……………………………………….9/ Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường có đảm bảo điều

kiện cơ bản phục vụ dạy học? - Tỷ lệ lớp/ phòng - Tỷ lệ phòng học kiên cố- Số phòng học đạt tiêu chuẩn qui định

------Bước 2 – Xác định mục tiêu, chỉ tiêu trung hạn

Sau khi thực hiện phân tích tình hình là bước xác định các mục tiêu và chỉ tiêu cho kỳ kế hoạch tới. Các mục tiêu và chỉ tiêu trong bản kế hoạch cần đề cập đến ba khía cạnh sau: 1) Tiếp cận giáo dục; 2) Chất lượng giáo dục và 3) Quản lý giáo dục.Chú ý :

- Mục tiêu phải được đề ra cho một thời gian nhất định.- Mục tiêu phải được thể hiện bằng những câu ngắn gọn, dễ hiểu.- Không nên đặt ra quá nhiều mục tiêu .- Mục tiêu phải được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên: để định hướng lĩnh

vực nào nên đầu tư nhiều hơn và để định hướng lĩnh vực nào dự kiến đạt được kết quả lớn hơn.

- Mục tiêu phải thực tế, và trong khuôn khổ năng lực của nhà trường. Điều đó có nghĩa là kế hoạch của trường nên nhằm vào một số mục tiêu , chỉ tiêu đặt ra trong kế hoạch cấp huyện.

- Cần lưu ý các mục tiêu về đi học và hoàn thành THCS của trẻ em gái, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ khuyết t học hoà nhập, trẻ em ở vùng xa và con em các gia đình có thu nhập thấp gặp khó khăn. (số trẻ đến lớp, trẻ bỏ học, trẻ đi học không đúng độ tuổi...).

Thế nào là mục tiêu/chỉ tiêu được thể hiện tốt? Sử dụng SMART: Specific: xác định cụ thể, rõ ràng . Measureable : đo, đếm định lượng được.Available: phù hợp với khả năng, thực hiện được .

19

Page 21: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Reality: có tính thực tiễn, khả thi.Time: nêu rõ thời gian.

VÍ DỤ: CÁC MỤC TIÊU CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC THCS VÙNG KKNTiếp cận

1. Tăng tỷ lệ đi học cho tất cả trẻ em ở địa phương, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em thiệt thòi và trẻ em gái.

2. Tăng tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình GD THCS.3. Giảm tỷ lệ HS bỏ học đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em thiệt

thòi và trẻ em gái.Chất lượng

4. Tăng tỷ lệ học sinh đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng, đảm bảo quyền lợi và kết quả học tập của HS. 5. Phát triển chuyên môn: Nâng cao hiểu biết của GV về những vấn đề giáo dục nói chung; Hỗ trợ GV tăng cường kiến thức chuyên môn để dạy học cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn có hiệu quả (thông qua tinh thần làm việc, hoạt động tổ, nhóm GV, đổi mới phương pháp dạy học); Hỗ trợ GV thực hiện chương trình mới.Tăng cường tự chủ cho nhà trường THCS, tăng cường năng lực quản lý cho CBQLGD trường THCS.6. Đảm bảo đủ phòng học, bàn ghế, sách giáo khoa, trang thiết bị, đồ dùng dạy học.

Quản lý7. Đảm bảo triển khai tốt nhiệm vụ năm học ở tất cả các điểm trường thông qua thực hiện các chức năng QL: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhà trường, tăng cường sự tham gia của cộng đồng.

Xác định chỉ tiêuCác chỉ tiêu của một mục tiêu là sự phân nhỏ mục tiêu đó thành các

thành phần, đạt được các chỉ tiêu thành phần tương đương với việc đạt được mục tiêu. Các chỉ tiêu phải đo lường được, nêu lên được số lượng, thời gian cần thực hiện, và các chỉ số thành công.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch và đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu, mỗi mục tiêu nên gồm không quá 5 chỉ tiêu.Ví dụ: Mục tiêu: Tăng cường chất lượng phổ cập GDTHCSCác chỉ tiêu

20

Page 22: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

- Tăng tỷ lệ HS THCS nhập học lên .... % vào năm 2011- 2012 và ....... % vào năm 2014

- Tăng tỷ lệ HS THCS học 2 buổi/ ngày lên ..... % vào năm 2011- 2012 và ....... % vào năm 2014

- Giảm tỷ lệ học sinh THCS bỏ học xuống còn ..... % vào năm 2011- 2012 và ....... % vào năm 2014

Bước 3 – Xây kế hoạch hoạt động năm học tớiTrong quy trình lập kế hoạch, việc xây dựng kế hoạch hoạt động được

thực hiện sau khi xác định các chỉ tiêu. Kế hoạch hoạt động là một tập hợp các hoạt động hay các bước cần thực hiện để đạt được chỉ tiêu. Hoạt động cho mục đích lập kế hoạch bao gồm các nội dung sau:

1. Mô tả hoạt động cần thực hiện với các nguồn nhân lực, vật lực và tài chính cần thiết để thực hiện thành công hoạt động đó.

2. Chỉ định cán bộ phụ trách hay chịu trách nhiệm thực hiện.3. Kiểm tra xem người chịu trách nhiệm có đủ quyền hạn để thực hiện hoạt

động không.4. Thời hạn hoàn thành.5. Tập hợp các chỉ số theo dõi và đánh giá.6. Chế độ báo cáo rõ ràng (có tên cá nhân và cơ quan được báo cáo về kết

quả hoạt động).Bước 4 – Thông tin tài chính/ huy động nguồn lực

Sau khi xác định các hoạt động, để đảm bảo tính khả thi của kế hoạch, cán bộ lập kế hoạch dự toán nhu cầu kinh phí, tính toán nhu cầu nhân lực cần để thực hiện kế hoạch trung hạn của trường.

Nhu cầu chi thường xuyên tài chính của trường P như sau: Đơn vị tính: Nghìn đồng

Năm KH 2009 2010 2011 2012 2013 Cộng 1.Chi thường xuyênChi lươngChi cho hoạt động chuyên môn

21

Page 23: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Chi mua sắm sửa chữa nhỏChi khác2. Chi đầu tư

Tổng cộng

Các nguồn tài chính để thực hiện KH bao gồm:

Năm KH 2009 2010 2011 2012 2013 Cộng1.Ngân sách Nhà nước cấp2. Tổng số thu được giữ lại đơn vị3. Ngoài ngân sách (huy động cộng đồng, tài trợ...)

Tổng cộng

Các thông tin, số liệu về kinh phí chi thường xuyên, biên chế, theo chế độ, chính sách, là cơ sở chính để tính toán, cân đối nguồn lực cho kế hoạch trung hạn của trường. Đồng thời, Hiệu trưởng cần tích cực thực hiện xã hội hóa, vận dụng phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia, thu hút cao nhất sự hỗ trợ về nhân tài, vật lực của các ngành, các cấp; các nhà đầu tư đóng góp xây dựng trường.

Khuyến khích các trường, sử dụng công cụ Mô hình tổng hợp số liệu đã được giới thiệu để hỗ trợ việc lập kế hoạch và lập dự toán tài chính cho kế hoạch phát triển giáo dục trung hạn và năm học của đơn vị. Bước 5 – Trình bày kế hoạch

Sau các bước trên, cần chuẩn bị một bản kế hoạch phát triển nhà trường. Bản kế hoạch theo cấu trúc như sau:

Tóm tắt kế hoạchPhần 1: Phân tích tình hìnhPhần 2: Các kết quả đạt được và các khó khăn, thách thứcPhần 3: Các mục tiêu và chỉ tiêu trung hạn

22

Page 24: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Phần 4: Các mục tiêu, chỉ tiêu và kế hoạch hoạt động trong năm học tớiPhần 5: Thông tin tài chính/huy động nguồn lực

23

Page 25: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

1.1.3. Mẫu kế hoạch phát triển trường học: Vận dụng trong lập kế hoạch phát triển trường THCS vùng KKN

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO……..TRƯỜNG THCS ………………………….

-----------------------------

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRƯỜNG THCS…………………….

GIAI ĐOẠN 2011 - 2014 VÀ NĂM HỌC 2011-2012

…………., THÁNG /201…

24

Page 26: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

MỤC LỤC

Tóm tắt kế hoạch Phần 1: Phân tích tình hìnhPhần 2: Các kết quả đạt được và các khó khăn, thách thứcPhần 3: Các mục tiêu và chỉ tiêu trung hạnPhần 4: Các mục tiêu, chỉ tiêu và kế hoạch hoạt động trong năm học tớiPhần 5: Thông tin tài chính

NỘI DUNG CỤ THỂ

TÓM TẮT KẾ HOẠCH- Những kết quả đạt được trong giai đoạn trước.- Những thách thức .- Các mục tiêu tiếp theo của trường.

PHẦN 1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNHCấu trúc của phân tích tình hình có thể như sau:

- Xác định vai trò của trường trong sự phát triển chung của tỉnh/huyện.

- Các mục tiêu chính được đề ra trong kế hoạch kỳ trước (học sinh, giáo viên, CSVC…)

- Báo cáo các kết quả đạt được liên quan đến các mục tiêu chính của kỳ kế hoạch trước, báo cáo mức độ hoàn thành kế hoạch hoạt động và nêu lên các chỉ số giám sát đã xác định kỳ trước.

- Mô tả các VẤN ĐỀ cần ưu tiên giải quyết, nguyên nhân- Nêu các thách thức và nhu cầu trong tương lai

25

Page 27: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

PHẦN 2. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ CÁC KHÓ KHĂN, THÁCH THỨCBảng Các kết quả đạt được và các khó khăn, thách thức của nhà

trường năm học 2010-2011

Mục tiêu/chỉ tiêuHoàn thành

Chưa hoàn thành

Các khó khăn chủ yếu

Thách thức vàKH hoạt động

sắp tới 1. Tiếp cận

…2. Chất lượng

…3. Quản lý

PHẦN 3. CÁC MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU TRUNG HẠNCấu trúc:

I. TIẾP CẬNMục tiêu 1. ………………………………………………………………….Chỉ tiêu 1.1 ………………………………………………………………...…………Chỉ tiêu 1.2…………………………………………………………………..………..Mục tiêu 2Chỉ tiêu 2.1 ………………………………………………………………………..…Chỉ tiêu 2.2…………………………………………………………………….……..Chỉ tiêu 2.3 ……………………………………………………………………..……Mục tiêu 3.Chỉ tiêu 3.1 ……………………………………………………………………..……Chỉ tiêu 3.2……………………………………………………………………………II. CHẤT LƯỢNGMục tiêu 4Chỉ tiêu 4.1 …………………………………………………………………………Chỉ tiêu 4.2………………………………………………………………………….

26

Page 28: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Mục tiêu 5Chỉ tiêu 5.1 …………………………………………………………………………Chỉ tiêu 5.2………………………………………………………………………..Mục tiêu 6Chỉ tiêu 6.1 …………………………………………………………………………Chỉ tiêu 6.2………………………………………………………………………….III. QUẢN LÝMục tiêu 7Chỉ tiêu 7.1 ……………………………………………………………………..……Chỉ tiêu 7.2…………………………………………………………………………..Mục tiêu 8Chỉ tiêu 8.1 ……………………………………………………………………..……Chỉ tiêu 8.2…………………………………………………………………………..….PHẦN 4. CÁC MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM HỌC TỚI

Cấu trúc:Mục tiêu 1:

Chỉ tiêu 1.1:Các hoạt động:1.1.1:1.1.2:Nguồn lực thực hiện(…)

Chỉ tiêu 1.2:Các hoạt động:1.2.1:1.2.2:Nguồn lực thực hiện(…)

Mục tiêu 2:Chỉ tiêu 2.1:

Các hoạt động:2.1.1:

27

Page 29: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

2.1.2:Nguồn lực thực hiện(…)

Chỉ tiêu 2.2:Các hoạt động:2.2.1:2.2.2:Nguồn lực thực hiện(…)

PHẦN 5. THÔNG TIN TÀI CHÍNHNhu cầu chi thường xuyên :

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Năm KH 2009 2010 2011 2012 2013 Cộng Chi thường xuyênChi lươngChi cho hoạt động chuyên mônChi mua sắm sửa chữa nhỏChi khác

Tổng cộng

Các nguồn tài chính:

Năm KH 2009 2010 2011 2012 2013 CộngNgân sách Nhà nước cấpTổng số thu được giữ lại đơn vịNgoài ngân sách (huy động cộng đồng, tài trợ...)

Tổng cộngPHỤ LỤC.

28

Page 30: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Công văn số: 3571 /BGDĐT-KHTC về Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2011 và 5 năm 2011 – 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 3571 /BGDĐT-KHTCV/v: xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2011 và 5

năm 2011 – 2015

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2010

Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Triển khai thực hiện Chỉ thị 751/CT-TTg ngày 03/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011 – 2015, Chỉ thị số 854/CT -TTg ngày 11/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2011 và 5 năm 2011- 2015 như sau:

I. Căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2011 và 5 năm 2011 - 2015

1. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2010 và 5 năm 2006 – 2010.

Phần này, tập trung đánh giá những nội dung chủ yếu sau:- Về quy mô học sinh, sinh viên; đội ngũ giáo viên các cấp học và trình

độ đào tạo. - Về chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo.- Về phát triển mạng lưới trường học từ mầm non, phổ thông đến đại

học; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học.- Việc thực hiện ngân sách giáo dục và đào tạo năm 2010 và giai đoạn

2006 – 2010, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo...

- Đánh giá về tình hình thực hiện các cân đối điều kiện (kinh phí, nhân lực...) cho thực hiện kế hoạch.

2. Những căn cứ để xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2011 và 5 năm 2011- 2015:

- Tiếp tục triển khai thực hiện Thông báo 242-TB/TW ngày 15/4/2009 về Kết luận của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của ngành Giáo dục

29

Page 31: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020.

- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27/02/2010 của Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012.

- Triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/2009/QH12 của Quốc hội khóa XII ngày 19/6/2009 về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015; Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ về Quy định miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010– 2015 và các nghị định của Chính phủ, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, về phát triển kinh tế – xã hội các vùng; các chương trình, dự án của ngành giáo dục ...

- Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tại địa phương.

II. Định hướng, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo 5 năm 2011-2015

1. Giáo dục mầm non:- Triển khai đại trà chương trình giáo dục mầm non mới, trong đó chú

trọng thực hiện chương trình Phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi nhằm chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ vào lớp 1, nhất là tiếng Việt đối với trẻ em người dân tộc.

- Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng chăm sóc, giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển hài hòa về thể chất, tình cảm, trí tuệ và thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp 1.

- Mở rộng hệ thống giáo dục mầm non trên cơ sở đa dạng hóa các loại hình trường lớp. Tập trung ưu tiên nguồn lực cho giáo dục mầm non các vùng nông thôn, miền núi để phát triển trường, lớp công lập, đào tạo giáo viên, cung cấp trang thiết bị, bảo đảm tỷ lệ huy động trẻ phổ cập ở các vùng này đạt 95% năm 2015.

2. Giáo dục phổ thông: - Từng bước hoàn chỉnh mạng lưới trường học phổ thông, củng cố và

mở rộng hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh, cấp huyện và trường bán trú, đáp ứng nhu cầu và quyền lợi học tập của các tầng lớp dân cư.

30

Page 32: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

- Huy động tối đa trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 và học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6; thực hiện phân luồng hợp lý sau THCS theo hướng hầu hết học sinh tốt nghiệp lớp 9 được đi học tiếp THPT hoặc học nghề với trình độ văn hóa tương đương THPT; duy trì kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và chống mù chữ, tiến hành phổ cập giáo dục bậc trung học ở những địa phương có điều kiện. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục phổ thông, nhất là đối với cấp trung học phổ thông. Củng cố và phát triển trường trung học phổ thông ngoài công lập.

- Chỉ đạo tích cực đổi mới kiểm tra, đánh giá, thúc đẩy thực hiện đổi mới phương pháp dạy học; ứng dụng mạnh mẽ CNTT và các thành tựu khác của khoa học và công nghệ. Tăng cường các điều kiện để thực hiện giáo dục toàn diện, dạy học các môn tích hợp, dạy học phân hóa, dạy chương trình ngoại ngữ mới từ lớp 3, mở rộng dạy học 2 buổi/ngày ở phổ thông.

- Tăng cường các hoạt động xã hội của học sinh nhằm xây dựng nền học vấn phổ thông cơ bản, vững chắc và phát triển năng lực cá nhân của người học, phù hợp với điều kiện học tập của mỗi học sinh; chú trọng đào tạo và bồi dưỡng chuyên biệt để phát triển tài năng của đất nước.

- Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động giáo dục; Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; tập trung bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý về công tác chỉ đạo và quản lý việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.

3. Giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học:- Triển khai quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo thuộc địa phương

quản lý, tập trung đầu tư gắn phát triển quy mô đào tạo với đảm bảo chất lượng đào tạo. Tỷ lệ tuyển sinh đào tạo đại học, cao đẳng tăng bình quân 7%/năm; trung cấp chuyên nghiệp tăng bình quân 5%/năm.

- Từng bước hoàn chỉnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, đảm bảo phân luồng sau trung học cơ sở và liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo để đến năm 2015 có đủ khả năng tiếp nhận 25% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần làm tốt công tác dự báo nhu cầu nhân lực phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhân lực cho khu công nghiệp, xuất khẩu lao động và các chương trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; chuẩn bị tốt nguồn và các điều kiện đào tạo cán bộ người dân tộc, cán bộ vùng sâu, vùng xa theo chế độ cử tuyển.

- Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên để giảm dần số sinh viên/1giảng viên ở mức bình quân 22 sinh viên/1giảng viên; phấn đấu đến năm

31

Page 33: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

2015 nâng tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sỹ trong cơ sở đào tạo đại học từ 15 – 20%, cơ sở đào tạo cao đẳng từ 5 – 10%.

- Đẩy mạnh hợp tác với các đơn vị sử dụng lao động và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

4. Đối với giáo dục thường xuyên:

Củng cố và phát triển hệ thống mạng lưới trung tâm GDTX; tiếp tục phát triển số lượng đi đôi với việc tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng.

Đa dạng hóa nội dung, chương trình và phương thức học tập thường xuyên, tạo cơ hội cho mọi người có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình; đội ngũ người lao động được đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn định kỳ và thường xuyên theo các chương trình giáo dục, đáp ứng nhu cầu lao động và nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp, góp phần tăng thu nhập hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, mở mang dân trí và nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân người lao động.

5. Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học:

Căn cứ vào yêu cầu phát triển quy mô học sinh của các cấp học và quy hoạch mạng lưới trường, lớp ở địa phương. Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2015, trong đó cần xác định được số phòng học, số phòng phục vụ học tập, số phòng bộ môn, các công trình phụ trợ cần xây dựng, sửa chữa, nâng cấp ở từng cấp học, cũng như yêu cầu trang thiết bị kèm theo. Từng bước xây dựng cơ sở vật chất trường học theo yêu cầu trường đạt chuẩn quốc gia.

Căn cứ vào các quy định và văn bản hướng dẫn về mua sắm trang thiết bị dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương cần tính toán nhu cầu mua sắm bổ sung và thay thế trang thiết bị dạy học ở các cấp học mầm non, phổ thông và trang thiết bị, phòng thí nghiệm trong các cơ sở đào tạo do địa phương quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng.

6. Kế hoạch tài chính Trên cơ sở kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 2011-2015 và

các định mức, chế độ chính sách hiện hành, Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở đào tạo trực thuộc chủ động xây dựng và tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo thuộc cơ quan, đơn vị quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Triển khai xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, cấp bù học phí, kinh phí hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày

32

Page 34: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015.

III. Nội dung bản kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2011 và 5 năm 2011-2015.

1. Bản kế hoạch tóm tắtNội dung bản kế hoạch tóm tắt bao gồm: Kết quả đạt được, những thách

thức và các mục tiêu tiếp theo về giáo dục và đào tạo của tỉnh, thành phố.2. Bản kế hoạch chi tiết.Phần 1. Phân tích thực trạng1.1. Về tiếp cận giáo dục- Về tình hình phát triển mạng lưới trường, lớp học.- Tình hình thực hiện quy mô học sinh; Tổng số học sinh, tỷ lệ huy động

trẻ, học sinh đến lớp, công tác phổ cập giáo dục.- Về tình hình phát triển mạng lưới trường lớp học; số xã chưa có trường

mầm non, tiểu học, trung học cơ sở độc lập. Tình hình triển khai Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên.

- Số xã đặc biệt khó khăn, số huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ trên địa bàn tỉnh (bao gồm dân số, quy mô học sinh các cấp, số lượng trường lớp ở các xã 135, ở các huyện nghèo).

1.2 Về chất lượng giáo dục- Tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên các cấp bậc học (về số lượng,

cơ cấu và trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo).- Việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy; công tác

kiểm tra, đánh giá học sinh.- Đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.1.3 Về quản lý giáo dục- Thực hiện kế hoạch, quy hoạch phát triển giáo dục - Về tăng cường công tác quản lý giáo dục- Việc thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước, chủ trương của

ngành giáo dục và chính sách phát triển giáo dục tại địa phương. Phần 2. Các kết quả đạt được và các khó khăn, thách thứcBáo cáo mức độ đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra trong giai đoạn

2006 - 2010 và năm 2010, nêu kết quả đạt được, khó khăn tồn tại và những thách thức của giai đoạn 2011 – 2015 và năm 2011.

33

Page 35: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Phần 3. Các mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2011-2015 và năm 2011

Nêu các mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo 5 năm 2011 – 2015 và năm 2011 trên ba khía cạnh tiếp cận, chất lượng và quản lý đối với các cấp giáo dục, đồng thời nêu các kế hoạch hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu đề ra. Chú ý các nội dung sau:

- Quy mô dân số và dân số chia theo từng độ tuổi, theo nhóm tuổi đi học; quy mô học sinh, sinh viên các cấp học, trình độ đào tạo; số trường, lớp học ở các bậc học mầm non và phổ thông chia theo loại hình công lập, ngoài công lập; số trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; số trường phổ thông dân tộc nội trú, số trường phổ thông có học sinh bán trú; số cơ sở đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học; tổng số phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, phòng phục vụ học tập và các cơ sở vật chất khác; tổng số giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục.

- Các mục tiêu và chỉ tiêu về duy trì kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và chống mù chữ, phổ cập giáo dục bậc trung học (số xã, huyện được công nhận về phổ cập…) và các chỉ tiêu về phát triển giáo dục thường xuyên; các mục tiêu, chỉ tiêu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo; các chỉ tiêu về phát triển giáo dục dân tộc, giáo dục vùng khó khăn.

- Chỉ tiêu tuyển sinh sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp các trường thuộc tỉnh, thành phố; chỉ tiêu cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số vào các trường đại học, cao đẳng.

Phần 4. Kế hoạch tài chínhTrên cơ sở kế hoạch phát triển và các điều kiện đảm bảo (nhu cầu về

giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên thí nghiệm, thư viện; nhu cầu phòng học, thư viện, thí nghiệm, trang thiết bị; nhu cầu về đất đai cho trường học và nhu cầu về tài chính cho từng cấp bậc học do tỉnh quản lý), kế hoạch đảm bảo về tài chính được tính toán trên mô hình VANPRO và được báo cáo theo biểu (các biểu kèm theo file: KEHOACH_5NAM.xls).

3. Các phụ lụcTrên cơ sở được tính toán từ mô hình VANPRO, các số liệu báo cáo của

kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 và năm 2011 được cập nhập theo các biểu đính kèm (10 biểu).

Đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố, căn cứ tình hình thực tiễn tại địa phương tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo 5 năm 2011 – 2015 và năm học 2011-2012, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh,

34

Page 36: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Kế hoạch – tài chính) trước ngày 5/7/2010.

Tài liệu báo cáo kế hoạch gồm: Bản kế hoạch (10 bộ) và các file ghi vào dĩa CD, gửi tại buổi trao đổi kế hoạch; các file biểu báo cáo và mô hình VANPRO đồng thời gửi vào địa chỉ [email protected] .

Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến tổ chức trao đổi kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo và dự toán ngân sách năm 2011 với các Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trong cả nước từ 10/7/2010 đến 20/7/2010./.Nơi nhận:- Như trên;- Bộ trưởng (để b/c);- Các Thứ trưởng (để biết);- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;- Lưu VT, Vụ KHTC.

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG

(Đã ký) Phạm Vũ Luận

35

Page 37: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

1.2. HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC XÂY DỰNG BÁO CÁO THỐNG KÊ VỀ HỌC SINH, HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ HỌC SINH NỮ CÁC TRƯỜNG THCS VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG1. Mục đích Giúp Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở (THCS) vùng khó khăn

nhất (gọi tắt là vùng khó) xây dựng cơ sở dữ liệu và báo cáo thống kê về học sinh, học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) và học sinh nữ, với yêu cầu được phân tách theo dân tộc và theo giới của từng trường. Các cơ sở dữ liệu này sẽ được tổng hợp và phân tách theo huyện.

Cơ sở dữ liệu và báo cáo thống kê này sẽ là cơ sở để trường xây dựng kế hoạch phát triển trường hòa nhập và áp dụng Điều lệ trường; đồng thời, phục vụ việc lập báo cáo thống kê của Dự án giáo dục THCS vùng khó và góp phần thực hiện chế độ báo cáo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

2. Nguyên tắc xây dựng báo cáo thống kêa) Bảo đảm đáp ứng yêu cầu thông tin của Dự án, của BộBáo cáo thống kê học sinh, học sinh DTTS, học sinh nữ được phân tách

theo huyện, theo dân tộc và theo giới này phải phù hợp với yêu cầu Báo cáo thống kê các chỉ số cơ bản về hiệu quả của Dự án, cũng như phải phù hợp với Báo cáo thống kê hàng năm theo quy định của Bộ GD&ĐT. Các chỉ tiêu, chỉ số của báo cáo là nằm trong các chỉ tiêu, chỉ số đã được quy định đối với các trường THCS trong hệ thống chỉ tiêu thống kê của ngành giáo dục mà các trường THCS có trách nhiệm thu thập, tổng hợp.

b) Bảo đảm tính khả thiTính khả thi được thể hiện ở các mặt: các trường THCS vùng khó có thể

thực hiện được trong thực tế của các trường, phù hợp với khả năng về tổ chức trường, về nhân lực thực hiện và khả năng về người, trang thiết bị về công nghệ thông tin( CNTT) để ứng dụng CNTT xây dựng báo cáo thống kê này.

Tính khả thi còn được thể hiện ở mức độ chi tiết của phân tổ chính, kỳ cung cấp và phân công thu thập.

c) Bảo đảm tính thống nhấtBảo đảm tính thống nhất về chỉ số, biểu mẫu và công cụ thu thập.d) Bảo đảm không trùng lặpKhông trùng lặp, chồng chéo với các biểu mẫu báo cáo theo quy định

của Chính phủ áp dụng đối với Bộ GD&ĐT (Quyết định số 111/2008/QĐ-TTg ngày 15/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành - Phần áp dụng đối với Bộ GD&ĐT). Báo

36

Page 38: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

cáo thống kê này tập trung vào học sinh, học sinh DTTS, học sinh nữ và được phân tách theo dân tộc, theo giới mà cho đến nay chưa có báo cáo thống kê nào của Bộ GD&ĐT thực hiện. Đồng thời, báo cáo thống kê này được tích hợp trong tổng hợp báo cáo theo quy định của Bộ GD&ĐT cũng như Báo cáo thống kê các chỉ số cơ bản về hiệu quả của Dự án Giáo dục THCS vùng khó áp dụng đối với các trường THCS vùng khó.

3. Các chỉ số thống kê1) Tổng số học sinh, học sinh DTTS, học sinh nữ; học sinh nữ DTTS

chia ra theo các khối lớp 6,7,8, 9;2) Số học sinh DTTS, học sinh nữ DTTS, học sinh nữ DTTS được chia

ra theo từng dân tộc, từng khối lớp;3) Độ tuổi đi học của học sinh DTTS, học sinh nữ, học sinh nữ DTTS

(đúng độ tuổi, trên, dưới độ tuổi) trong tổng số độ tuổi đi học của học sinh toàn trường);

4) Số học sinh DTTS, học sinh nữ, học sinh nữ DTTS bỏ học, chia ra theo khối lớp; các nguyên nhân bỏ học;

5) Xếp loại hạnh kiểm, học lực của học sinh DTTS, học sinh nữ, học sinh nữ DTTS;

6) Số học sinh DTTS, học sinh nữ, học sinh nữ DTTS được nhận học bổng của Dự án; Xếp loại hạnh kiểm, học lực số học sinh DTTS, học sinh nữ, học sinh nữ DTTS được nhận học bổng của Dự án;

7) Số học sinh DTTS, học sinh nữ, học sinh nữ DTTS tốt nghiệp THCS năm học vừa qua;

8) Một số tỷ lệ chung về Giáo dục THCS của học sinh DTTS, học sinh nữ, học sinh nữ DTTS.

4. Đối tượng và phạm vi thống kêa) Đối tượng thống kê tập trung chủ yếu là học sinh DTTS và học sinh

nữ. b) Phạm vị thống kê là cấp trường, bao gồm các trường THCS, trường

phổ thông nhiều cấp có cấp THCS (sau đây gọi chung là trường THCS) thuộc 17 tỉnh tham gia Dự án.

5. Đơn vị báo cáo Đơn vị báo cáo là các trường THCS vùng khó thuộc 17 tỉnh tham gia Dự

án. Tên của đơn vị báo cáo được ghi cụ thể tại góc trên bên trái của Biểu

mẫu thống kê.

37

Page 39: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Thực hiện thống kê là cán bộ của trường được Hiệu trưởng giao nhiệm vụ thống kê.

6. Thời hạn báo cáoTheo quy định được ghi trong Biểu mẫu thống kê. 7. Phương thức gửi báo cáoCác trường gửi báo cáo thống kê về huyện theo thời gian qui định. Các

báo cáo thống kê được gửi dưới 2 hình thức: bằng văn bản và bằng tệp dữ liệu báo cáo (gửi kèm thư điện tử). Báo cáo bằng văn bản phải có chữ ký, đóng dấu của Hiệu trưởng để thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu, xử lý số liệu.

II. BIỂU MẪU BÁO CÁOBiểu mẫu báo cáo thống kê được đính kèm theo dưới đây của tài liệu này.

III. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN1. Nội dungHọc sinh THCS vùng khó: Là người đang học tập tại các trường THCS

đóng trên địa bàn các xã vùng khó khăn, một số trường THCS thuộc diện đó được chọn tham gia Dự án “Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất” (các xã vùng khó khăn được công nhận tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ).

Học sinh DTTS: Là học sinh không phải là người dân tộc Kinh.Khối lớp: Bao gồm các đơn vị lớp, mà các lớp đó học tập cùng một

chương trình giống nhau. Trường THCS có các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9.Học sinh nhập học (đầu khóa): Là học sinh vào học lớp đầu cấp THCS

(lớp 6) trong danh sách học sinh được lập vào thời điểm bắt đầu năm học.Học sinh học đúng tuổi THCS bao gồm các học sinh từ lớp 6 đến lớp 9

có độ tuổi từ 11 đến 14 tuổi.Học sinh học đúng độ tuổi THCS bao gồm những học sinh từ lớp 6 đến

lớp 9, mà khi được tuyển vào lớp 6 có độ tuổi từ 11 đến 14 tuổi và những học sinh được tăng tuổi hoặc đi học trước tuổi thuộc diện do Quy chế tuyển sinh cấp THCS quy định (học sinh lưu ban một số năm học trong quá trình học cấp THCS vẫn được coi là đúng độ tuổi).

Học sinh được lên lớp: Là những học sinh sau một năm học, có đủ các điều kiện được lên lớp, kể cả kiểm tra lại một số môn học và được xếp loại lại đạt loại trung bình hoặc hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè và được xếp loại lại về hạnh kiểm theo quy định của Quy chế đánh giá xếp loại học sinh cấp THCS và học sinh cấp THPT, được lên học lớp trên trong năm học tiếp theo.

38

Page 40: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Học sinh lưu ban: Là học sinh sau một năm học (tính đến sau kỳ nghỉ hè), không có đủ các điều kiện được lên lớp, kể cả đã kiểm tra lại một số môn học nhưng không được chuyển xếp lên loại học lực trung bình hoặc không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn không được xếp loại lại về hạnh kiểm, phải học lại lớp đó trong năm học tiếp theo.

Học sinh bỏ học: Là học sinh vì lý do nào đó không tiếp tục đi học (Để phân biệt với những học sinh chỉ nghỉ học một thời gian rồi trở lại

tiếp tục học, không bỏ học hẳn, thì chỉ coi là thuộc diện bỏ học những học sinh đã nghỉ học quá 45 buổi, cộng dồn trong cả năm học; ngoài ra những học sinh chuyển sang học trường khác, chuyển sang học bổ túc thuộc giáo dục thường xuyên, học nghề cũng không coi là thuộc diện bỏ học).

Xếp loại hạnh kiểm, học lực của học sinh: Việc xếp loại được thực hiện theo Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành tại Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/10/2006 và Quyết định số 51/2008/QĐ-BGDĐT ngày 15/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

Học sinh được nhận học bổng của Dự án: Là học sinh trong Danh sách được Bộ GDĐT phê duyệt cấp học bổng từ kinh phí của Dự án “Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất” theo đề nghị của các địa phương. Học bổng này được cấp cho những học sinh lớp 6 năm học 2009-2010 trong danh sách được Bộ GDĐT phê duyệt và nếu sau mỗi năm học các em được lên lớp, không bị lưu ban, không chuyển sang một trường THCS khác không tham gia Dự án thì sẽ được cấp tiếp học bổng cho đến khi các em học xong lớp 9 (trong năm học, học bổng có thể được cấp mỗi học kỳ hoặc mỗi tháng một lần).

2. Phương pháp tính, cách ghi biểu và nguồn số liệuA. Pham vi thu thập số liệu:Cấp trường: Tất cả các lớp thuộc trường. Cấp huyện: Tất cả các trường THCS tham gia Dự án này thuộc huyện. B. Thời điểm thu thập số liệu (theo quy định về chế độ báo cáo tại Quyết

định về Kế hoạch thời gian năm học do Bộ GDĐT ban hành cho từng năm học):

- Báo cáo đầu năm học: có đến thời điểm là ngày 30 tháng 10.- Báo cáo cuối năm học: có đến thời điểm là ngày 30 tháng 6. C. Cách ghi biểu:- Ghi số liệu có đến thời điểm báo cáo theo các chỉ tiêu, chỉ số quy định

tại Cột 3 của Biểu mẫu.- Cách ghi biểu một số chỉ tiêu về chất lượng được thực hiện theo “Giải

thích biểu mẫu báo cáo áp dụng đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo” trong Chế độ

39

Page 41: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành ban hành kèm theo Quyết định số 111/2008/QĐ-TTg ngày 15/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/10/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. Cụ thể như sau:

Tỷ lệ học sinh học đúng tuổi:Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp THCS được tính bằng số phần trăm

học sinh đang học cấp THCS có độ tuổi từ 11 – 14 tuổi so với tổng dân số trong độ tuổi cấp THCS (11 – 14 tuổi).

Công thức tính:

Tỷ lệ học sinh học đúng độ tuổi:Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi cấp THCS được tính bằng số phần

trăm học sinh đang học cấp THCS có độ tuổi theo quy định tại Điều lệ nhà trường ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (độ tuổi vào lớp 6 là từ 11 đến 13 tuổi, trừ trường hợp được tăng 1 tuổi đối với học sinh nữ, 2 tuổi đối với một số đối tượng khác hoặc đi học trước tuổi theo quy định) so với tổng dân số trong độ tuổi đó (11-17 tuổi).

Công thức tính:

Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học THCS:Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học THCS được tính bằng số phần trăm

học sinh học hết chương trình THCS được cấp bằng tốt nghiệp THCS năm học t so với số học sinh lớp 6 đầu năm học t – 3 (không tính đến số học sinh chuyển đi và chuyển đến trong khoảng thời gian tính tỷ lệ).

Công thức tính:

40

Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp trung học

cơ sở (%)

Số học sinh trung học cơ sở từ 11-14 tuổi trong năm học xác định

Dân số độ tuổi trung học cơ sở từ 11 – 14 tuổi trong năm học xác định

= x 100

Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học cơ sở năm

học t (%)

Số học sinh được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở năm học t

Tổng số học sinh lớp 6 đầu năm học t-3

= x 100

Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi cấp trung

học cơ sở (%)

Số học sinh trung học cơ sở từ 11-17 tuổi trong năm học xác định

Dân số độ tuổi trung học cơ sở từ 11 – 17 tuổi trong năm học xác định

= x 100

Page 42: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Tỷ lệ học sinh lưu ban:a) Tỷ lệ học sinh lưu ban của khối lớp x (các khối từ lớp 6 đến lớp 9)

năm học t (tính đến ngày bắt đầu năm học mới) được tính bằng số phần trăm học sinh lưu ban khối lớp x năm học t so với số học sinh cuối năm học của khối lớp x năm học t (nếu số học sinh chuyển đi và chuyển đến trong năm học đáng kể thì có thể không tính số đó).

Công thức tính:

b) Tỷ lệ học sinh lưu ban năm học t của trường (tính đến ngày bắt đầu năm học mới) được tính bằng số phần trăm học sinh lưu ban năm học t so với tổng số học sinh cuối năm học t của trường.

Công thức tính:

Tỷ lệ học sinh bỏ học:a) Tỷ lệ học sinh bỏ học của khối lớp x năm học t (trong 12 tháng) được

tính bằng số phần trăm học sinh bỏ học của khối x so với số học sinh đầu năm học của khối học x.

Công thức tính:

b) Tỷ lệ học sinh bỏ học của trường năm học t (trong 12 tháng) được tính bằng số phần trăm học sinh bỏ học so với số học sinh đầu năm học t của trường (học sinh chuyển đi và chuyển đến trong khoảng thời gian tính tỷ lệ được tính như vào học từ đầu năm học).

Công thức tính:

41

Tỷ lệ học sinh bỏ học của trường năm học t

(%)

Số học sinh bỏ học của trường năm học t

Tổng số học sinh của trường đầu năm học t

= x 100

Tỷ lệ học sinh bỏ học của khối lớp x năm học t

(%)

Số học sinh bỏ học của khối lớp x năm học t

Tổng số học sinh của khối lớp x đầu năm học t

= x 100

Tỷ lệ học sinh lưu ban khối lớp x năm học t

(%)

Số học sinh lưu ban khối lớp x năm học t

Tổng số học sinh khối lớp x cuối năm học t

= x 100

Tỷ lệ học sinh lưu ban của trường năm học t

(%)

Số học sinh lưu ban của trường năm học t

Tổng số học sinh của trường cuối năm học t

= x 100

Page 43: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Ghí chú: Số học sinh bỏ học trong 12 tháng được tính là tổng của số học sinh bỏ

học Học kỳ 1 (tính từ ngày khai giảng đến ngày kết thúc Học kỳ 1), số học sinh bỏ học Học kỳ 2 (tính từ ngày đầu Học kỳ 2 đến ngày kết thúc năm học) và số học sinh bỏ học qua hè (tính từ ngày kết thúc năm học trước đến ngày bắt đầu năm học sau).

Tỷ lệ học sinh nữ/tổng số học sinh:Tỷ lệ học sinh nữ/tổng số học sinh năm học t được tính bằng số phần

trăm học sinh nữ năm học t so với tổng số học sinh năm học t.Công thức tính:

Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số/tổng số học sinh:Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số /tổng số học sinh năm học t được tính

bằng số phần trăm học sinh dân tộc thiểu số năm học t so với tổng số học sinh năm học t.

Công thức tính:

Tỷ lệ học sinh nữ dân tộc thiểu số /tổng số học sinh dân tộc thiểu số:Tỷ lệ học sinh nữ dân tộc thiểu số /tổng số học sinh dân tộc thiểu số năm

học t được tính bằng số phần trăm học sinh nữ dân tộc thiểu số năm học t so với tổng số học sinh dân tộc thiểu số năm học t.

Công thức tính:

42

Tỷ lệ học sinh nữ/tổng số học sinh năm học t (%)

Số học sinh nữ năm học t

Tổng số học sinh năm học t

= x 100

Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số /tổng số học sinh

năm học t (%)

Số học sinh dân tộc thiểu số năm học t

Tổng số học sinh năm học t

= x 100

Tỷ lệ học sinh nữ dân tộc thiểu số /tổng số học sinh dân tộc thiểu số năm học t

(%)

Số học sinh nữ dân tộc thiểu số năm học t

Tổng số học sinh dân tộc thiểu số năm học t

= x 100

Page 44: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Ghi chú: Từ các công thức tính nêu ở trên, có thể dễ dàng vận dụng để xây dựng các công thức tính cho các yêu cầu tính tỷ lệ khác.

D) Nguồn số liệu:Báo cáo của các lớp trong trường, thực hiên theo Chế độ báo cáo cơ sở

hiện hành của Bộ GDĐT ban hành cho các Sở GDĐT.TÀI LIỆU SỬ DỤNG:1. Quyết định số 111/2008/QĐ-TTg ngày 15/8/2008 của Thủ tướng

Chính phủ ban hành Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành, Nhà Xuất bản Thống kê, Tổng cục Thống kê;

2. Quyết định số 37/2007/BGDĐT ngày 12/7/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về Chế độ báo cáo cơ sở hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cho các Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/10/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.

4. Quyết định số 51/2008/QĐ-BGDĐT ngày 15/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/10/2006./.

43

Page 45: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

1.3. MÔ HÌNH TỔNG HỢP SỐ LIỆU GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG THCS VÙNG KKN

1.3.1. Giới thiệu về mô hình tổng hợp số liệu giáo dục của trường THCS

vùng KKN.

MÔ HÌNH được thiết kế dựa trên mô hình VANPRO, có mục đích cung cấp

số liệu và thông tin cần thiết phục vụ quá trình lập kế hoạch

- Phân tích thực trạng của nhà trường trong hiện tại- Xác định các khả năng để cải thiện thực trạng và nâng cao chất

lượng của nhà trường thông qua các cách sử dụng nguồn lực khác nhau một cách hiệu quả

- Dự báo sự phát triển của nhà trường- Dự báo các nguồn lực cần có để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu- Đánh giá tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu về các nguồn lực con

người, cơ sở vật chất và tài chính- Đặt ra các mục tiêu ưu tiên cho quá trình thực hiện- Xác định các chỉ số giám sát việc thực hiện kế hoạch.

Nội dung các phần mô hình

Mô hình gồm có 5 phần

1. Học sinh

2. Cơ sở trường, lớp

3. Giáo viên

4. Cơ sở vật chất

5. Tài chính - Chi thường xuyên

Chi tiết từng phần

1. Mô hình về học sinh

1.1 Dân số độ tuổi

1.2 . Nhập học lớp 6

1.3 Tỉ lệ lên lớp, tốt nghiệp

1.4 Tỉ lệ lưu ban

1.5 Tỉ lệ bỏ học

44

Page 46: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

1.6 Số hs bỏ học, chuyển đến, chuyển đi

1.7 Tổng số Học sinh THCS

1.8 Hệ số hiệu quả trong và các chỉ số khác

1.9 Số học sinh thuộc các nhóm dân số đặc biệt

1.10 Kết quả học tập

2. Mô hình về lớp

2.1 Số lớp ở các trường

3. Mô hình về Giáo viên

3.1 Tổng số cán bộ, giáo viên

3.2 Tỷ lệ hao hụt

4. Mô hình về cơ sở vật chất

4.1. Xây mới trường, phòng học phòng chức năng, hệ thống nước

sạch, công trình vệ sinh.v.v….

5. Kế hoạch về tài chính

5.1 Mức thu bình quân/HS/năm

5.2 Tổng thu

5.3 Tổng chi thường xuyên

1.3.2. Hướng dẫn sử dụng mô hình

Ai là người có thể sử dụng Mô hình:

- Cán bộ lập kế hoạch giáo dục: làm việc với mô hình và đưa ra những thông tin phân tích và dự báo, kế hoạch cần thiết cho người ra quyết định.

- Hiệu trưởng: Chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định phát triển nhà trường, các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch và đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch.

Các yêu cầu cơ bản để sử dụng tốt mô hình:

- Có kiến thức làm việc trên Excel- Quen thuộc các kỹ thuật và thuật ngữ lập kế hoạch hiện đại- Có kinh nghiệm và hiểu biết về hoạt động của các ngành học, cấp

học ở cấp tỉnh/huyện và cấp quốc gia

45

Page 47: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

CÁC BƯỚC THỰC HIỆNBước 1

Trước khi bắt đầu làm việc với MÔ HÌNHLƯU MÔ HÌNH DƯỚI TÊN KHÁC theo tên trường của mình và ghi lại

ngày làm việc trên mô hình (không nên làm việc mà không thay đổi tên file)Trong khi đang làm việc:THƯỜNG XUYÊN LƯU FILE để không bị mất những phần đã thực

hiện và LƯU MÔ HÌNH DƯỚI MỘT TÊN MỚI mỗi khi có những thay đổi lớn

Làm quen với cấu trúc và nội dung mô hìnhXem toàn bộ mô hình để có cái nhìn tổng quan về tất cả các cấu trúc của

chương trình. Nghiên cứu chi tiết để tìm hiểu nội dung của từng tiểu mô hình Liệt kê các mục tiêu và chỉ tiêuCần phải liệt kê tất cả các mục tiêu và chỉ tiêu được đưa vào trong mô

hình ở một tài liệu riêng (hoặc viết ra giấy)Bước 2

Nhập dữ liệu cơ bản- Thay thế dữ liệu trong mô hình mẫu bằng dữ liệu chính xác (dữ liệu

trong Mô hình mẫu là dữ liệu ảo)- Cần đảm bảo dữ liệu của năm gốc phải thống nhất với nhau- Dữ liệu cơ bản được nhập vào các ô màu VÀNG- Nếu dữ liệu không thống nhất, trong phần kết quả tính toán của Mô

hình ở các năm gốc sẽ cho thấy một số số liệu cơ bản không chính xác (hoặc sai)

- Trong trường hợp này, cần phải xem lại nguồn số liệu và kiểm tra số liệu

- Mục đích của dữ liệu cơ bản là làm cơ sở cho việc lập kế hoạch và đồng thời theo dõi xu hướng vận động của các chỉ số trong quá khứ

Bước 3Nhập các giả định

- Thay thế các giả định trong mô hình mẫu bằng các số liệu phù hợp của địa phương

46

Page 48: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

- Trong mô hình, giả định được nhập vào các ô màu XANH

Nhập các chỉ tiêu- Nhập chỉ tiêu vào các bảng tương ứng è thay thế các chỉ tiêu trong

mô hình mẫu bằng chỉ tiêu của địa phương- Trong mô hình, chỉ tiêu cũng được nhập vào các ô màu XANH

Bước 4Kiểm tra tính thống nhất của dữ liệu cơ bản, chỉ tiêu và giả định

- Thông thường, mô hình chỉ ra những điểm không thống nhất chủ yếu bằng màu đỏ in đậm và những điểm đòi hỏi cần kiểm tra lại cẩn thận bằng màu nâu in đậm

- Nhìn vào các bảng tóm tắt ở phần cuối mô hình để kiểm tra xem dữ liệu cơ bản có đưa ra kết quả thống nhất không

- Nếu không, quay lại nguồn dữ liệu cơ bản, kiểm tra số liệu và nhập số liệu mới chính xác vào mô hình

- Tương tự, nhìn vào các bảng tóm tắt để kiểm tra xem các chỉ tiêu và giả định có thống nhất và hợp lý không

- Nếu không, quay lại nguồn chỉ tiêu và giả định, kiểm tra và chỉnh sửa số liệu phù hợp

- Cần rà soát và kiểm tra tất cả các chỉ tiêu và giả định trong mô hình trước khi sử dụng các kết quả

47

Page 49: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

GIẢI THÍCH TỪ NGỮThuật ngữ Nội dungBiến hay tiêu chí Đối tượng hay chủ đề nghiên cứu

Ví dụ: số trẻ em, số trẻ trong độ tuổi,…Dân số trong độ tuổi đi học

Tổng số trẻ em trong độ tuổi (một năm hoặc một số năm tuổi) được quy định là đi học chính thức, không tính trẻ có đi học hay không.

Chỉ số Chỉ số là một thước đo cho phép đánh giá việc thực hiện một mục tiêu nào đó. Chỉ số có thể được chia thành các chỉ số hoạt động, đầu ra, kết quả, và tác động.

Chỉ số cân bằng giới Tỷ lệ của nữ so với nam đối với một tiêu chí (hay biến) cụ thể. Chỉ tiêu Chỉ tiêu là định lượng cụ thể của một chỉ số, là thành phần cụ thể

của mục tiêu. Khi đạt được tất cả chỉ tiêu có nghĩa là đạt được mục tiêu. Chỉ tiêu được rút ra từ mục tiêu. Các chỉ tiêu là những điều kiện quan trọng phải đạt được để đạt được các mục tiêu đặt ra. Chỉ tiêu chi tiết hơn mục tiêu, chúng phải có tính khả thi trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu phải định hướng hoạt động thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực, vật lực và tài chính.

Công trình vệ sinh đạt chuẩn

Nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ, nhà tiêu chìm có ống thông hơi, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu tự hoại . Các loại nhà tiêu này được Bộ Y tế quy định là nhà tiêu hợp vệ sinh về mặt kỹ thuật và đảm bảo các yêu cầu sau:

  a) Ngăn ngừa mọi hình thức tiếp xúc (trực tiếp và gián tiếp) của phân tới con người, động vật và côn trùng.

 b) Có khả năng tiêu diệt được tác nhân gây bệnh có trong phân (vi rút, vi khuẩn, đơn bào, trứng giun, sán) và không làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

Đánh giá Là xác định tính thích hợp của các mục tiêu đề ra, việc hoàn thành mục tiêu, hiệu quả hoạt động, tính hữu hiệu, tác động và tính bền vững. Những thông tin thu thập được phải là cơ sở để rút kinh nghiệm khi xây dựng các kế hoạch, chương trình hoặc chính sách tiếp theo.

Đầu ra Là những sản phẩm hữu hình cụ thể mà kế hoạch tạo ra được (hàng hoá, dịch vụ, các công trình đầu tư...), nhằm góp phần trực tiếp đạt được mục tiêu trung gian.

Học sinh lưu ban Học sinh học lại của khối lớp đó.Học sinh bỏ học Học sinh bỏ hoặc nghỉ học quá một thời gian cho phép, nhưng

chưa quay lại trường để tiếp tục học tập.Học sinh tốt nghiệp Học sinh được công nhận tốt nghiệp theo quy định của Bộ Giáo

dục và Đào tạo Học sinh dân tộc Học sinh có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ đều là người dân tộc

48

Page 50: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Thuật ngữ Nội dungthiểu số thiểu số.Học sinh khuyết tật Học sinh có khó khăn trong học tập bởi những hạn chế về thể chất

hoặc tinh thần.Học sinh hoà nhập Học sinh khuyết tật học cùng trường với học sinh bình thường.Học sinh thuộc các xã đặc biệt khó khăn

Học sinh thuộc các xã đặc biệt khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội theo quy định của Chính phủ.

Học sinh bán trú dân nuôi

Học sinh do dân tự lo ăn trưa

Học sinh nội trú dân nuôi

Học sinh ở các trường nội trú do dân tự lo ăn cả ngày

Hệ số hiệu quả trong Được tính bằng cách chia số năm-học lý tưởng mà một khối học sinh cần để hoàn thành một cấp hoặc chu kỳ học (ví dụ cần 4 năm để hoàn thành cấp THCS) cho tổng số năm-học mà khối học sinh đó đi học trên thực tế (để hoàn thành cấp THCS).

Học 2 buổi/ngày Số học sinh học cả hai buổi (buổi sáng và chiều) tại trường.

Giám sát Là việc thu thập có hệ thống các dữ liệu về những chỉ số nhất định để cung cấp thông tin cho những nhà quản lý và các bên có liên quan của một chính sách/chương trình/kế hoạch về tiến độ thực hiện các mục tiêu đề ra và tiến độ sử dụng vốn đã được phân bổ.

Khối phòng phục vụ học tập

Phòng để học các môn học cụ thể, bao gồm:Phòng thí nghiệm: dùng để thực hành các bài tập thí nghiệm Phòng thiết bị: đựng các thiết bị, đồ dùng dạy học Phòng học đa năng: dùng để dạy và học các môn văn hóa khác Phòng máy tính: phòng được trang bị máy vi tính để dạy và học môn tin học, không bao gồm các phòng đặc biệt được trang bị máy tính để dạy và học các môn khác

Kế hoạch Kế hoạch là sự thể hiện ý đồ của chủ thể về sự phát triển trong tương lai của đối tượng quản lý và các giải pháp để thực thi. Nó xác định xem một quá trình phải làm gì? làm thế nào? khi nào làm và ai sẽ làm.

Bình đẳng Tất cả học sinh đều có cơ hội như nhau dựa theo nhu cầu, khả năng và hoàn cảnh đặc biệt của bản thân.

Kế hoạch chiến lược KHCL là những định hướng lớn, thể hiện hình ảnh hiện thực trong tương lai mà nhà trường mong muốn đạt tới và các giải pháp chiến lược để đạt đuợc trên cơ sở khả năng hiện tại.Kế hoạch chiến lược thường xây dựng cho khoảng thời gian 5 năm trở lên.

Kế hoạch trung hạn Là cụ thể hóa kế hoạch chiến lược, đưa ra các thay đổi quan trọng trong từng giai đoạn kế hoạch của nhà trường. Kế hoạch trung hạn thường xây dựng cho khoảng thời gian 3-5

49

Page 51: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Thuật ngữ Nội dungnăm

Kế hoạch năm học Kế hoạch này định ra cho toàn bộ các mặt công tác, các hoạt động của nhà trường trong một năm học. Đây là kế hoạch chủ yếu nhất của nhà trường, được lập theo thời gian của năm học.

Kết quả Còn được gọi là mục tiêu trung gian, kết quả là những tác động trực tiếp mà các đầu ra của kế hoạch sẽ góp phần đạt đến. Đây là cái đích mà kế hoạch trực tiếp vươn tới và sẽ quyết định mức độ thành công của kế hoạch.

Lập kế hoạch dựa trên kết quả

Lập kế hoạch dựa vào kết quả là phương pháp dưa trên các kết quả mong đợi để xây dựng các mục tiêu và các phương án hành động nhằm đạt được các kết quả đó trong thời gian nhất đinh. tương lai

Mục tiêu của kế hoạch

Mục tiêu là tuyên bố về những thay đổi mà tổ chức (Trường/Phòng GD-ĐT/Sở GD & ĐT...) mong muốn có được khi kết thúc thời hạn của kế hoạch. Mục tiêu phải đề cập đến những thay đổi trong cuộc sống của người dân hay trong các tổ chức.

Ngăn ngừa bỏ học Áp dụng các biện pháp ngăn ngừa học sinh bỏ học. Quan tâm đến nhu cầu của học sinh, hướng dẫn và hỗ trợ gia đình và cộng đồng nhằm nâng cao số học sinh đi học, thúc đẩy nỗ lực học tập và ngăn ngừa bỏ học.

Phòng học 3 ca Phòng học được dùng cho 3 lớp khác nhau học 3 buổi khác nhau trong một ngày.

Phòng học nhờ Phòng học tại một điểm không thuộc quyền quản lý của nhà trường.

Phòng làm mới Phòng mới đưa vào sử dụng năm học đầu tiên.Phòng chức năng Phòng sử dụng cho các hoạt động cụ thể, bao gồm:

Phòng thư viện: gồm phòng kho và phòng đọc. Là phòng lưu giữ sách của nhà trường dùng cho cán bộ, giáo viên, học sinh đến đọc và mượn sách.Phòng giáo dục nghệ thuật: dùng để dạy và học các môn nghệ thuậtNhà tập đa năng: dùng để tập thể dục thể thao và/hoặc học các môn rèn luyện thể chất Phòng Đoàn, ĐộiPhòng truyền thống

Phòng khác (cho khối hành chính và dành cho mục đích khác)

Phòng sử dụng cho:Phòng Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc: Phòng làm việc của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốcPhòng giáo viên: Phòng nghỉ chờ lên lớp của giáo viênPhòng Hội đồng: Phòng họp, tổ chức hội nghị, hội thảo,... của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trườngHội trường: Phòng tổ chức hội nghị, hội diễn, hội thảo,... của cán

50

Page 52: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Thuật ngữ Nội dungbộ, giáo viên, nhân viên, và học sinh trong toàn trườngPhòng y tế học đường: Phòng tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hoặc không định kỳ cho học sinhPhòng thường trực: Phòng làm việc của nhân viên bảo vệ Phòng văn thư: Phòng để lưu trữ văn thư, do nhân viên văn thư quản lý và sử dụng Nhà công vụ: Nhà ở dành cho giáo viên ở lại

Tài liệu học tập Tất cả học sinh được tiếp cận các tài liệu học tập phù hợp như sách, chương trình học, vở, bút, công cụ học tập để hỗ trợ quá trình học tập.

Nguồn nhân lực và cơ sở vật chất cơ bản

Có đủ cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ và giáo viên có năng lực ở các vị trí để đáp ứng hoàn toàn các nhu cầu học tập của tất cả mọi học sinh phổ cập.

Số năm-học trung bình của 1 học sinh tốt nghiệp

Số năm học bình quân mà 1 học sinh phải bỏ ra để hoàn thành một cấp (tính cả năm lưu ban).

Tỷ lệ tuyển mới thô Tỷ lệ phần trăm của số học sinh tuyển mới vào khối lớp đầu tiên của một cấp học so với dân số trong độ tuổi đi học chính thức

Tỷ lệ đi học lại Tổng số học sinh đi học lại ở một khối lớp nào đó, so với tổng số học sinh bỏ học ở cùng khối lớp đó vào năm trước. Những học sinh đi học lại này có thể là những học sinh đã bỏ học cách đây vài năm, nhưng con số này được tính toán trên số học sinh bỏ học của năm trước.

Tỷ lệ lưu ban Tổng số học sinh lưu ban ở một khối lớp so với tổng số học sinh ở khối lớp đó của năm học trước.

Tỷ lệ bỏ học Tổng số học sinh bỏ học so với tổng số học sinh ở khối lớp của năm học đó.

Tỷ lệ nhập học thô Tổng số học sinh nhập học ở một cấp học (không kể tuổi) so với tổng số trẻ em trong độ tuổi đi học tương ứng.

Tỷ lệ nhập học đúng tuổi

Tổng số học sinh trong độ tuổi đi học chính thức nhập học ở một cấp học so với tổng dân số của cùng nhóm tuổi.

Tỷ lệ còn lại Tỷ lệ % khối học sinh đến được cuối cấp học, không kể học bao nhiêu năm ở trường.

Tỷ lệ chuyển cấp (từ Tiểu học lên THCS)

Tổng số học sinh mới vào học khối lớp đầu tiên của cấp Trung học cơ sở so với số học sinh tốt nghiệp cấp Tiểu học

Tỷ lệ giáo viên/lớp Tổng số giáo viên chia cho tổng số lớp của một cấp học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các tiêu chuẩn, định mức và chỉ tiêu quốc gia đối với tỷ lệ giáo viên/lớp.

Tỷ lệ học sinh/lớp Tổng số học sinh của một cấp học chia cho tổng số lớp của cấp học đó. Cùng với tỷ lệ giáo viên/lớp, tỷ lệ này giúp xác định tỷ lệ học sinh/giáo viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành các tiêu chuẩn, định mức và chỉ tiêu quốc gia đối với tỷ lệ học sinh/lớp.

Tỷ lệ lớp/phòng Tổng số lớp chia cho tổng số phòng học văn hoá. Tỷ lệ này cho biết số phòng học thừa hay thiếu để tính toán nhu cầu xây dựng, bố trí phòng học.

51

Page 53: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

CHUYÊN ĐỀ 2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ TRƯỜNG THCS VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT

2.1. ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC

Phần này giúp NTG hiểu được các nội dung mà Dự án sẽ tập huấn cho giáo viên để hiểu và quản lý triển khai việc ứng dụng CNTT vào dạy học một cách phù hợp, hiệu quả.Tóm tắt 13 chủ đề sẽ tập huấn cho giáo viên vùng KKN về ứng dụng CNTT trong dạy học

Tên chủ đề Mục đích Tóm tắt nội dung

1. Khảo sát kỹ năng công nghệ

Đánh giá sơ bộ kỹ năng công nghệ của người tham dự tập huấn, trên cơ sở đó, xác định các nội dung cần nhấn mạnh trong quá trình tập huấn

- - NTG tự đánh giá mức độ kỹ năng công nghệ của bản thân theo phiếu khảo sát

- - Đề xuất được các kỹ năng cần được trang bị

- - Thống nhất nội dung cần cập nhật

2. Khái quát về ứng dụng CNTT trong dạy học

Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, tổng quan về ứng dụng CNTT trong dạy và học

- - Các định hướng cơ bản khi ứng dụng CNTT trong dạy học.

- - Những nội dung có thể ứng dụng CNTT

- - Những thuận lợi, khó khăn, giải pháp khắc phục khi ứng dụng CNTT trong dạy học

3. Đặc điểm giới và dân tộc thiểu số

Cung cấp cho người học các đặc điểm về giới và của người dân tộc thiểu số. Từ đó, đề xuất các lưu ý khi tập huấn

- - Đặc điểm vấn đề giới và dân tộc thiểu số dưới góc độ sử dụng CNTT

- - Những điểm cần lưu ý khi tập huấn về ứng dụng CNTT

4. Lập kế hoạch bài dạy bằng word

Cung cấp cho NTG về kỹ năng sử dụng MS word để xây dựng tài liệu giảng dạy gồm: Kế hoạch, bài kiểm tra, giáo án, giấy mời họp phụ huynh

- - Một số tính năng nâng cao của MS Word

- - Thực hành soạn thảo văn bản theo mẫu

5. Xử lí dữ liệu bằng excel

Cung cấp cho NTG kỹ năng sử dụng phần mềm MS Excel để xử lý dữ liệu trong công tác giảng dạy

- - Hướng dẫn sử dụng MS Excel- - Thực hành tạo bảng tính theo

yêu cầu

6. Thiết kế trình diễn bằng Powerpoit

Giới thiệu các kỹ thuật thiết kế và chuẩn thiết kế bài trình

- - Kỹ thuật thiết kế bài trình bày bằng Powerpoint

52

Page 54: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

bày bằng phần mềm PowerPoint sử dụng hiệu quả trong dạy học

- - Thực hành soạn thảo bài trình bày theo mẫu

7. Khai thác thông tin trên Internet

Cung cấp khái niệm về Internet, các công cụ tìm kiếm thông tin trên Internet và các phương pháp tìm kiếm thông tin

- - Khái niệm Internet- - Tìm kiếm thông tin trên

Internet- - Thực hành tìm kiếm thông tin

dạng Text, Images, Video8. Sử dụng bản đồ tư

duy trong dạy họcCung cấp khái niệm về bản đồ tư duy, ứng dụng của bản đồ tư duy trong giảng dạy và sử dụng phần mềm FreeMind để tạo lập bản đồ tư duy

- - Khái niệm bản đồ tư duy, ý nghĩa của bản đồ tư duy trong nghiên cứu, giảng dạy

- - Cách tạo bản đồ tư duy bằng FreeMind

9. Xây dựng câu chuyện bằng hình ảnh

- Cung cấp cho người học kiến thức về câu chuyện bằng hình ảnh trên các phương diện khái niệm, ý nghĩa trong dạy học và kỹ thuật công nghệ để thực hiện

- - Khái niệm câu chuyện bằng hình ảnh

- - Các bước xây dựng câu chuyện bằng hình ảnh

- - Thực hành xây dựng câu chuyện bằng hình ảnh

10. Xử lí ảnh và biên tập video

- Cung cấp cho NTG những phương pháp xử lý ảnh, và biên tập video. Sử dụng thành thạo công cụ có sẳn trong Windows để xử lý ảnh và video

- - Phương pháp xử lý ảnh và biên tập video

- - Thực hành xử lý ảnh và biên tập video

- - Góp ý tài liệu và đề xuất phương pháp tập huấn cho giáo viên

11. Thiết kế ảnh động - Trang bị cho người học kỹ thuật xây dựng ảnh động bằng phần mềm PowerPoint và Gif Animator

- - Nguyên tắc tạo ảnh động bằng phần mềm Powerpoint và Gif Animator.

- - Quy trình tạo ảnh động bằng phần mềm Powerpoint và Gif Animator.

- - Thực hành tạo ảnh động bằng phần mềm Powerpoint và Gif

- - Góp ý tài liệu và phương pháp tập huấn cho giáo viên

12. Hợp tác chia sẻ qua mạng

- Cung cấp khái niệm về email, group mail và các công cụ thảo luận trên Internet

- - Thực hành tạo địa chỉ email, tạo nhóm email, tạo forum cho nhóm

- - Góp ý tài liệu và phương pháp tập huấn cho giáo viên

13. Lập kế hoạch tập huấn

- Người tham dự lớp giảng viên cốt cán lập kế hoạch

- - Người học đề xuất kế hoạch tập huấn, thảo luận để thống

53

Page 55: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

tập huấn cho giảng viên nhất đưa ra kế hoạch tập huấn cho giáo viên

Tham khảo (2.1): Nội dung chi tiết 13 chủ đề tập huấn cho giáo viên vùng KKN về ứng dụng CNTT trong dạy học.2.2. ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG

Hiện nay, CNTT đã và đang được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống nói chung và quản lý nói riêng. Việc ứng dụng CNTT đã làm tăng hiệu quả quản lý: Tăng tốc độ xử lý, giảm nhân lực, tăng độ chính xác, tra cứu nhanh, …

Quản lý là một trong những lĩnh vực ứng dụng của CNTT được phát triển khá sớm và mang lại hiệu quả cao. Nhiều phần mềm quản lý đã được sử dụng trong việc quản lý nhà trường: Quản lý cán bộ, quản lý kết quả học tập của học sinh, quản lý học sinh, quản lý đồ dùng dạy học, quản lý tài sản, quản lý tài chính,… Việc sử dụng phần mềm sẽ giúp các nhà quản lý tiết kiệm được thời gian, nhân lực và đảm bảo tính chính xác cao, tra cứu thông tin nhanh chóng. Đặc biệt, phần mềm quản lý có thể cung cấp các thông tin cần thiết giúp nhà quản lý trong việc ra quyết định. Tuy nhiên để có phần mềm quản lý phù hợp đối với trường mình, người hiệu trưởng cần phải cung cấp cho người thiết kế phần mềm các thông tin cơ bản sau:

- Yêu cầu của bài toán- Thông tin đầu vào cho bài toán- Thông tin đầu ra của bài toán

Trong phạm vi tài liệu này, chúng ta sẽ tìm hiểu yêu cầu, thông tin đầu vào, đầu ra của một số bài toán quản lý trường THCS vùng khó khăn nhất.

Hiện nay, Internet đã trở thành phương tiện quen thuộc với hầu hết mọi người, nó trở thành phương tiện không thể thiếu với các nhà quản lý. Việc sử dụng Internet sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà quản lý trong việc tiếp cận thông tin, khai thác các dịch vụ, trao đổi thông tin một cách dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả.

2.2.1. Bài toán quản lý cán bộ

54

Page 56: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

(1)Yêu cầu: Bài toán quản lý cán bộ ở trường phổ thông cần đáp ứng các yêu cầu chính sau:

- Quản lý hồ sơ cán bộ- Cập nhật thông tin thay đổi- Tra cứu thông tin cho cán bộ khi cần- In ấn các bảng biểu báo cáo, hồ sơ cán bộ

(2)Thông tin đầu vào:

- Hồ sơ cán bộ- Thông tin đơn vị- Thông tin hình thức khen thưởng, kỷ luật- Thông tin nghỉ hưu, chuyển công tác- Thông tin loại trình độ

(3)Thông tin đầu ra:

- Hồ sơ cán bộ- Danh sách trích ngang cán bộ- Danh sách khen thưởng, kỷ luật- Danh sách cán bộ đến hạn lên lương- Danh sách cán bộ theo đơn vị

2.2.2. Bài toán Quản lý kết quả học tập của HS vùng KKN

(1)Yêu cầu: Bài toán quản lý kết quả học tập ở nhà trường phổ thông vùng KKN cần đáp ứng các yêu cầu chính sau:

- Quản lý thông tin học sinh- Quản lý kết quả học tập từng học kỳ, từng năm của hoạc sinh- Cung cấp thông tin cho Hiệu trường: Danh sách lên lớp, ở lại, học

sinh tiên tiến, khen thưởng, kỷ luật, học sinh dân tộc, học sinh gái- Lưu trữ thông tin học sinh ra trường- Tra cứu thông tin về học sinh theo yêu cầu

(2)Thông tin đầu vào:

- Hồ sơ học sinh- Danh sách lớp

55

Page 57: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

- Danh sách môn học- Danh sách giáo viên- Điểm môn học- Thông tin khen thưởng, kỷ luật- Thông tin chuyển lớp, trường

(3)Thông tin đầu ra:

- Danh sách học sinh theo lớp (có thông tin dân tộc, gái) - Danh sách vào điểm- Bảng điểm theo lớp, môn, tổng hợp- Học bạ- Danh sách học sinh tiên tiến- Danh sách học sinh lưu ban- Danh sách khen thưởng, kỷ luật- Bảng điểm học sinh dân tộc, học sinh gái

2.2.3. Bài toán Xếp thời khóa biểu

(1)Yêu cầu: Bài toán xếp thời khóa biểu trường phổ thông cần đáp ứng các yêu cầu chính sau:

- Xếp thời khóa biểu với tính hợp lý cao- Cung cấp thời khóa biểu cho toàn trường, lớp, giáo viên- Đảm báo được các yêu cầu: Tiết chào cờ, sinh hoạt, họp tổ chuyên

môn- Có khả năng chỉnh sửa thủ công dễ dàng

(2)Thông tin đầu vào:- Danh sách lớp- Danh mục môn- Danh sách giáo viên, tổ bộ môn- Bảng phân công giảng dạy - Yêu cầu cá nhân, yêu cầu của tổ chuyên môn

(3)Thông tin đầu ra:- Thời khóa biểu của giáo viên- Thời khóa biểu toàn trường- Thời khóa biểu của lớp

56

Page 58: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

2.2.4. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Xếp thời khóa biểu

Hiện nay có nhiều phần mềm xếp TKB. Ở đây chúng ta tìm hiểu phần mềm xếp thời khóa biểu do Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường School@net phát hành (phiên bản 8.0- dùng thử). Việc xếp TKB được tiến hành theo quy trình 10 bước như sau:

Bước 1. Khởi tạo dữ liệu thời khóa biểu mới

Bước 2. Nhập, điều chỉnh dữ liệu gốc thời khóa biểu

Bước 3: Nhập, sửa, điều chỉnh các ràng buộc chính của thời khóa biểu

Bước 4. Nhập bảng Phân công giảng dạy (PCGD)

Bước 5. Chuẩn bị xếp thời khóa biểu

Bước 6. Xếp tự động TKB

Bước 7. Điều chỉnh, tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu

Bước 8. Hoàn thiện thời khóa biểu

Bước 9. In ấn TKB

Bước 10. Tổng hợp, thống kê và truy vấn thông tin thời khóa biểu

Tuy nhiên, ở đây chúng ra sẽ chỉ thực hành một số thao tác cơ bản (tương ứng với các bước 4, 5, 6) để tạo ra thời khóa biểu, với dữ liệu nguồn và một số thông tin đã được chuẩn bị từ trước. Cụ thể ta thực hiện các thao tác sau như sau:

(1) Chuẩn bị

- Cài đặt phần mềm xếp TKB vào máy bằng cách chạy tệp Setup_Demo_TKB805

- Khởi động phần mềm xếp thời khóa biểu bằng cách Nhấp đúp chuột

tại biểu tượng trên màn hình Desktop làm xuất hiện màn hình làm việc của phần mềm xếp thời kháo biểu. Nhấp chuột vào vùng màn hình giới thiệu để bắt đầu làm việc

- Mở tệp dữ liệu thời khóa biểu (DLGOC.TKB) đã được chuẩn bị

trước bằng cách Nhấp chuột tại biểu tượng hoặc chọn Hệ

57

Page 59: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

thống/Mở tệp. Các thông tin đã chuẩn bị sẵn gồm: Thông tin về Chương trình đào tạo, Danh sách khối lớp và lớp học, Danh sách giáo viên, Danh sách nhóm, tổ giáo viên, Danh sách môn học, các thuộc tính sư phạm.

- Thay đổi các thông số chính của thông tin thời khóa biểu bằng lệnh Thuộc tính trường học từ thực đơn Nhập dữ liệu. Các tham số cần thay đổi: Tên trường, Mã trường, Học kỳ, Niên khóa, Tỉnh/Thành phố.

(2) Nhập phân công giảng dạy

Chọn thực đơn Nhập dữ liệu/Bảng phân công giảng dạy, xuất hiện màn hình nhập dữ liệu cho bảng phân công giảng dạy. Có 2 cách nhập:

- Nhập trực tiếp vào bảng phân công- Nhập từ Excel đưa vào

Ở đây, chúng ta sẽ nhập thông tin về phân công giảng dạy đã được chuẩn bị trước trong Excel, lưu với tên tệp PCGD.XLS bằng cách:

- Nhấp chuột tại biểu tượng (Chọn nhập bảng PCGD từ excel file) làm xuất hiện hộp thoại

58

Page 60: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

- Chọn file cần nhập bằng cách nhấp chuột tại biểu tượng , chọn Tiếp tục, xuất hiện màn hình

- Chọn mục Dạng 1 và Mã giáo viên, sau đó chọn Tiếp tục, xuất hiện màn hình

59

Page 61: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

- Đánh dấu vùng dữ liệu của bảng PCGD (từ ô A1 đến ô Q46), chọn Tiếp tục, xuất hiện màn hình

- Bỏ dấu tích ( ) ở dòng đầu tiên và nhấp chuột tại các dấu mũi tên

bên cạnh cột để chọn tên các cột trong bảng Excel tương

60

Page 62: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

tương ứng với các môn trong bảng phân công . Sau đó chọn Kết thúc.

- Kiểm tra tự động bảng phân công để chỉnh sửa bằng cách nhấp chuột

tại biểu tượng , xuất hiện hộp thoại

- Chọn tiếp tục để kiểm tra tiếp. Các lỗi được thông báo màu xanh

61

Page 63: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

- Chọn Thôi để kết thúc và sửa các lỗi cho đến khi hết lỗi.

(3) Xếp tự động TKB

Sau khi đã chuẩn bị xong toàn bộ công việc trên ta thực hiện lệnh xếp thời khóa biểu như sau:

- Chọn Lệnh chính/Xếp toàn bộ (SF)

làm xuất hiện màn hình

62

Page 64: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

- Chọn buổi học: Buổi Sáng hoặc Buổi Chiều- Bỏ dấu tích () ở mục Giữ nguyên trạng thái thời khóa biểu hiện

thời nếu muốn xếp lại từ đầu- Bỏ dấu tích () ở mục Tối ưu thời khóa biểu nếu thấy chưa cần

thiết- Chọn Số lượng giáo viên dự trữ tối thiểu bằng 0 (vì ở đây không

nhập giáo viên dự trữ)- Nhấp chuột tại mục Xếp môn học để xếp tiết Sinh hoạt, Chào cờ,

Tiết không học trong hộp thoại dưới đây. Mỗi lần chọn xong nhấn nút Thực hiện

63

Page 65: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

- Sau khi thiết lập xong các lựa chọn, nhấp chuột tại nút Đóng, trở về màn hình trước, Chọn Bắt đầu, Chọn Kết thúc, xuất hiện hộp thoại

- Chọn Đồng ý để kết thúc việc xếp thời khóa biểu.

(4) Xem thời khóa biểu- Xem thời khóa biểu của các cặp lớp và giáo viên tương ứng dạy lớp

đó để có thể chỉnh sửa bằng tay: Nhấp chuột tại biểu tượng hoặc chọn Khung nhìn/Main Loop

- Xem Thời khóa biểu toàn trường theo các lớp, mặc định phần mềm hiện ra 10 lớp, người dùng mở tất cả các lớp trong nhà trường theo

buổi học qua lệnh Chọn lớp: Nhấp chuột tại biểu tượng hoặc chọn Khung nhìn/Show All

- Xem thời khóa biểu của toàn bộ giáo viên trong Nhà trường: Nhấp

chuột tại biểu tượng hoặc chọn Khung nhìn/Browse Teacher

64

Page 66: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

- Xem thông tin TKB theo lớp: Chọn Khung nhìn/Xem nhanh lớp, xuất hiện màn hình

- Xem thông tin TKB giáo viên: Chọn Khung nhìn/Xem nhanh giáo viên, xuất hiện màn hình

- Tính tải dạy giáo viên có tính đến hệ số môn học: Chọn Công cụ/Báo cáo giáo viên

65

Page 67: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

- Xuất dữ liệu ra Excel để dùng dữ liệu TKB vào các công việc quản lý khác trong nhà trường: Chọn Hệ thống/Ghi dữ liệu ra excel, xuất hiện hộp thọai

- Lựa chọn thông tin tin cần xuất, chọn Lựa chọn, chọn Kết thúc, ta sẽ thu được kết quả xuất ra excel.

66

Page 68: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Tham khảo 2.2. Quy trình 10 bước xếp TKB (dựa theo tài liệu của School@net)

Lập thời khoá biểu (TKB) là một công việc thường kỳ nhưng không đơn giản với bất cứ một trường học nào, bởi lẽ những mối ràng buộc về dữ liệu của bài toán là rất phức tạp. Trên thực tế thì tất cả các trường học đều đã giải quyết được bài toán này (có thể bằng một phần mềm nào đó hoặc đa số lập thủ công), tuy nhiên họ còn gặp rất nhiều các khó khăn trong công việc lập TKB như:

- Để lập được một TKB cho trường học họ phải mất rất nhiều thời gian để xếp, chỉnh, sửa, thay đổi,… Thường mỗi khi quyết định một sự xếp đặt nào đó (đặc biệt vào lúc TKB đã xếp được nhiều) họ gặp rất nhiều khó khăn để kiểm tra tính đúng đắn.

- Quản lý TKB rất phức tạp: khi gặp phải những yêu cầu đổi tiết, xin nghỉ,… thường gọi là những tình huống bất chợt thì sẽ gặp nhiều khó khăn bởi lẽ phải dò TKB từng giáo viên, từng lớp rồi sau đó mới đưa ra được những quyết định. Thường thì những việc như thế này người quản lý TKB sẽ rất ngại.

- Việc tra cứu, in ấn TKB còn hạn chế. Thường thì các trường học chỉ in ra TKB theo các lớp học, còn việc sinh ra TKB cho các giáo viên, các tổ chuyên môn thì các giáo viên phải tự sinh ra.

Một phần mềm tin học hỗ trợ cho các chuyên gia lập TKB là rất cần thiết. Tuy nhiên, phần mềm ở đây là chỉ đóng vai trò hỗ trợ, chứ sẽ không thể có một

67

Page 69: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

phần mềm nào hoàn chỉnh từ đầu đến cuối việc lập TKB được bởi tính đa dạng và tính mờ các yêu cầu bài toán này.

Hiện nay có nhiều phần mềm xếp TKB: Phần mền xếp TKB 2.0, 3.0 của Trung tâm CNTT- Bộ Giáo dục & Đào tạo, phần mềm do Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường School@net phát hành với nhiều phiên bản khác nhau. Ở đây chúng ta tìm hiểu phần mềm xếp thời khóa biểu do Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường School@net phát hành (phiên bản 8.0 demo). Việc xếp TKB được tiến hành theo quy trình 10 bước như sau:

Bước 1. Khởi tạo dữ liệu thời khóa biểu mới

Bước 2. Nhập, điều chỉnh dữ liệu gốc thời khóa biểu

Bước 3: Nhập, sửa, điều chỉnh các ràng buộc chính của thời khóa biểu

Bước 4. Nhập bảng Phân công giảng dạy (PCGD)

Bước 5. Chuẩn bị xếp thời khóa biểu

Bước 6. Xếp tự động TKB

Bước 7. Điều chỉnh, tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu

Bước 8. Hoàn thiện thời khóa biểu

Bước 9. In ấn TKB

Bước 10. Tổng hợp, thống kê và truy vấn thông tin thời khóa biểu

Qui trình 10 bước áp dụng chung cho mọi nhà trường khi tiến hành xếp một thời khóa biểu từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành một thời khóa biểu hoàn chỉnh. Mục đích của tài liệu này là định hướng cho các giáo viên xếp TKB có một cái nhìn tổng quan về các bước và các chức năng của phần mềm. Áp dụng trên thực tế mỗi nhà trường, mỗi giáo viên có thể có những thói quen hay cách làm khác nhau không nhất thiết giống hệt như 10 bước này. Tuy nhiên, qui trình 10 bước đưa ra ở đây sẽ giúp ích cho tất cả các nhà trường, các giáo viên đang và sẽ làm công việc xếp thời khóa biểu.

Bước 1. Khởi tạo dữ liệu thời khóa biểu mới

- Công việc đầu tiên cần phải thực hiện là khởi tạo một tệp (file) thời khóa biểu mới cho nhà trường ở mỗi học kỳ. Mỗi thời khóa biểu là một tệp có phần mở rộng *.TKB.

68

Page 70: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

- Nếu là lần đầu tiên sử dụng phần mềm, nhà trường cần và bắt buộc phải dùng lệnh Tạo tệp dữ liệu mới để tạo ra tệp dữ liệu cho trường mình.

- Nếu đã có một tệp dữ liệu TKB từ các năm học hoặc học kỳ trước thì không cần khởi tạo mới tệp dữ liệu như trên nữa. Có 2 cách làm như sau:

(1) Dùng ngay tệp dữ liệu cũ, đổi tên sau đó thay đổi các thông số chính của thông tin thời khóa biểu bằng lệnh Thuộc tính trường học từ thực đơn Nhập dữ liệu.

Các tham số cần thay đổi như Học kỳ, Niên khóa, Địa điểm, Chương trình đào tạo, Khối lớp hệ thống.

Bước 2. Nhập, điều chỉnh dữ liệu gốc thời khóa biểu

Công việc tiếp theo là cần nhập toàn bộ dữ liệu gốc của thời khóa biểu. Chữ "gốc" ở đây được hiểu là các dữ liệu chỉ cần nhập một lần và hầu như không thay đổi trong nhà trường. Các dữ liệu gốc cần nhập là:

Thông tin về Chương trình đào tạo.

Phần mềm TKB hỗ trợ hoàn toàn cho các trường có đa chương trình đào đạo. Để thực hiện xếp thời khóa biểu cho các nhà trường này, người dùng cần khai báo các chương trình đào tạo hiện có cùng với số tiết chuẩn tương ứng.

Thực hiện khai báo chương trình đào tạo, từ thực đơn chính người dùng chọn Nhập dữ liệu/Thuộc tính trường học/Chương trình đào tạo.

69

Page 71: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Nhập số tiết chuẩn tương ứng cho từng Chương trình đào tạo, từ thực đơn chính người dùng chọn: Nhập dữ liệu/Số tiết chuẩn của môn học. Tại cửa sổ này, người dùng chọn chương trình đào tạo, ca học sáng hay chiều và nhập số tiết chuẩn cho từng môn học của các khối lớp khác nhau.

Danh sách khối lớp và lớp học.

Thực hiện nhập danh sách lớp, từ thực đơn chính chọn lệnh: Nhập dữ liệu/Nhập lớp. Tại cửa sổ Nhập danh sách lớp, người dùng nhập danh sách các lớp học trong nhà trường, tích chọn các thuộc tính của lớp học gồm: Khối sáng hay chiều, khối lớp, chương trình đào tạo, vị trí… Chú ý: Phần mềm TKB cho phép nhập nhanh tất cả các lớp cách nhau bằng dấu cách

70

Page 72: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Danh sách giáo viên

Nhập danh sách giáo viên trong nhà trường, từ thực đơn chính người dùng chọn: Nhập dữ liệu/Nhập giáo viên. Trong cửa sổ Nhập danh sách giáo viên người dùng nhập: Họ tên giáo viên, Mã giáo viên và các thông tin khác như: giới tính, ngày sinh,…(nếu cần). Chú ý: Phần mềm tự động lấy “Mã giáo viên” là nhóm ký tự cuối cùng trong mục “Tên giáo viên” tương ứng với tên giáo viên; nếu trong nhà trường có các giáo viên trùng tên thì cần phải thêm các thông tin trong phần “Mã giáo viên” để phân biệt các giáo viên này.

71

Page 73: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Ngoài việc cho phép nhập Danh sách giáo viên trực tiếp, phần mềm TKB còn cho phép nhập danh sách giáo viên từ file Excel có sẵn trong Nhà trường

Danh sách nhóm, tổ giáo viên

Việc xác lập danh sách tổ, nhóm giáo viên nhằm giúp cho việc nhập phân công giảng dạy dễ dàng, nhanh chóng và chính xác; đồng thời giải quyết nhanh các yêu cầu của tổ nhóm giáo viên đặt ra.

Thực hiện xác lập tổ nhóm giáo viên, từ thực đơn chính người dùng chọn: Nhập dữ liệu/Nhập nhóm giáo viên. Tại cửa sổ Nhập nhóm giáo viên người dùng cần nhập tên nhóm, lựa chọn thành viên nhóm từ danh sách giáo viên và các môn học mà nhóm này đảm nhiệm.

Danh sách môn học

Danh sách môn học đã được phần mềm tự động khởi tạo trong bước “Khởi tạo dữ liệu”. Bước này nhằm giúp người dùng có thể thêm, sửa, xóa và sắp xếp các môn học trong danh sách đã có, cho phù hợp với thực tế của Nhà trường. Thực hiện nhập danh sách môn học, từ thực đơn chính người dùng chọn: Nhập dữ liệu/Nhập môn học.

72

Page 74: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Danh sách phòng học (bao gồm phòng học bộ môn và đa năng)

Phần mềm TKB hoàn toàn hỗ trợ mô hình phòng học bộ môn và đa năng, để thực hiện nhập dữ liệu phòng học người dùng lần lượt thực hiện theo các bước:

- Nhập phòng học: Từ thực đơn chính người dùng chọn Nhập dữ liệu/Nhập phòng học, trong cửa sổ Nhập danh sách phòng người dùng cần nhập Mã phòng, Tên phòng và tích chọn các thông số khác như: Kiểu phòng, vị trí, số lượng học sinh…

- Gán tính chất phòng học: Thực chất của bước này là xác định các phòng học bộ môn đã nhập ở bước trên được phép dạy các môn học gì? và các khối lớp nào?. Thực hiện việc gán tính chất phòng học, từ thực đơn chính người dùng chọn Nhập dữ liệu/Tính chất phòng bộ môn.

73

Page 75: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

- Phân công lớp học theo phòng bộ môn: Công việc này nhằm cụ thể các lớp nào? và môn học nào? được phép (bắt buộc phải) học trong phòng bộ môn. Thực hiện công việc này, từ thực đơn chính người dùng chọn Nhập dữ liệu/Phân công lớp học theo phòng bộ môn.

Chú ý: Toàn bộ công việc nhập dữ liệu gốc được thực hiện từ thực đơn Nhập dữ liệu của phần mềm. Từ các lần xếp Thời khóa biểu sau, dữ liệu gốc có thể chỉ cần chỉnh sửa, thêm bớt không nhiều..

Bước 3. Nhập, sửa, điều chỉnh các ràng buộc chính của thời khóa biểu

Các ràng buộc chính của thời khóa biểu là nhóm các dữ liệu có nhiệm vụ định hình khuôn dạng của thời khóa biểu. Đây là nhóm các lệnh rất quan trọng của bài toán và phần mềm thời khóa biểu. Các lệnh thuộc nhóm nhập, điều chỉnh ràng buộc chính bao gồm:

(1) Các tính chất sư phạm môn học được gán với từng lớp hoặc nhóm lớp.

Phần mềm TKB hỗ trợ xếp Thời khoá biểu với 17 thuộc tính của môn học như: Có cặp tiết xếp liền, chỉ học một tiết một ngày, không học tiết 5… Các ràng buộc này được gán cho từng môn học, từng khối thậm chí đến từng lớp cụ thể. Để nhập tính chất sư phạm của môn học, từ thực đơn chính người dùng chọn Nhập dữ liệu/Thuộc tính môn học.

74

Page 76: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Từ cửa sổ Nhập ràng buộc môn học, tuy theo đặc điểm của Nhà trường để lựa chọn các yêu cầu cụ thể.

Trong công việc xếp Thời khoá biểu, phần khó nhất luôn là làm sao có thể đáp ứng được các yêu cầu hết sức phức tạp và đa dạng mà các giáo viên đặt ra. Để giải quyết yêu cầu này phần mềm TKB cho phép người dùng khai báo hơn 20 yêu cầu ràng buộc của giáo viên và nhóm giáo viên.

- Nhóm yêu cầu chung: số tiết dạy lớn nhất trong buổi, Thời gian chờ dạy lớn nhất, Tổng thời gian chờ dạy trong tuần…

- Nhóm yêu cầu theo buổi: dạy từ tiết đến tiết, các yêu cầu trên tiết (Bận, Hạn chế, Nghỉ, Họp), chỉ dạy vào các ngày…

(2) Nhập yêu cầu giáo viên:

75

Page 77: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Từ thực đơn chính người dùng chọn Nhập dữ liệu/Yêu cầu giáo viên, trong cửa sổ Nhập yêu cầu giáo viên người dùng lựa chọn giáo viên cần nhập và tích chọn các thông số về yêu cầu của giáo viên này.

(3) Nhập yêu cầu của nhóm giáo viên:

Từ thực đơn chính người dùng chọn Nhập dữ liệu/Yêu cầu của nhóm giáo viên việc nhập yêu cầu ràng buộc của nhóm giáo viên hoàn toàn tương tự như cho giáo viên. Khi nhập yêu cầu cho nhóm giáo viên đồng nghĩa yêu cầu đó sẽ được gán cho toàn bộ các thành viên của nhóm. Giả sử: khi nhập yêu cầu “Họp” cho nhóm giáo viên Toán – Lý tại tiết 5 chiều thứ 4 thì toàn bộ các giáo viên trong nhóm này sẽ không xếp tiết vào vị trí đó, để có thể tham gia họp tổ bộ môn.

(4) Thông tin địa điểm trường.

Trong thực tế, Nhà trường có thể có nhiều địa điểm học khác nhau xa cách về mặt địa lý. Vì vậy, trong quá trình xếp Thời khóa biểu cần phải tính toán hợp lý việc di chuyển của Giáo viên. Phần mềm TKB hỗ trợ xếp Thời khóa biểu với 10 địa điểm nhà trường, trong quá trình xếp có tính toán và xem xét đến tính hợp lý của điều kiện thực tế trên.

Để sử dụng tính năng này người dùng cần thực hiện các công việc sau:

- Khai báo các địa điểm nhà trường: Từ thực đơn chính người dùng chọn Hệ thống/Thuộc tính trường học chọn “Địa điểm” và khai báo các địa điểm nhà trường

76

Page 78: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

- Gán địa điểm trường học: Công việc này xác định các lớp học nào? sẽ học ở địa điểm nào? (Việc gán địa điểm trường học đã giới thiệu trong phần “Nhập danh sách lớp học” khi khai báo thông tin về vị trí lớp học)

Bước 4. Nhập bảng Phân công giảng dạy (PCGD)

- Bảng phân công giảng dạy (hay còn gọi là Phân công chuyên môn) là phần dữ liệu quan trọng nhất và phức tạp nhất của mọi thời khóa biểu. Bảng này chỉ ra các phân công cụ thể của thời khóa biểu: giáo viên nào dạy lớp nào, môn học nào và một tuần dạy bao nhiêu tiết.

- Nếu số tiết chuẩn phân phối cho các môn học - khối lớp được nhập chính xác từ lệnh Số tiết chuẩn của môn học thì quá trình nhập bảng PCGD sẽ nhanh hơn rất nhiều.

Chú ý: Đối với các trường THCS, mặc định tất cả các lớp học đều nằm trong Chương trình CƠ BẢN.

77

Page 79: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Bước 5. Chuẩn bị xếp thời khóa biểuCông việc chuẩn bị xếp thời khóa biểu bao gồm một loạt các thao tác quan trọng cần làm trước khi thực hiện lệnh xếp tự động chính của thời khóa biểu. Các công việc thuộc nhóm này bao gồm: Kiểm tra toàn bộ dữ liệu đã nhập xem đã chính xác chưa, có gì mâu thuẫn hay không. Phần mềm TKB có rất nhiều lệnh dùng để kiểm tra các dữ liệu đã nhập.

Có thể liệt kê ra đây một số lệnh kiểm tra như vậy:

- Trong màn hình nhập PCGD có lệnh Kiểm tra công việc nhập bảng phân công.

- Lệnh Kiểm tra toàn trường cho phép kiểm tra toàn bộ các ràng buộc dữ liệu đã nhập có gì mâu thuẫn hay không ở mức toàn trường.

- Lệnh kiểm tra mâu thuẫn dữ liệu cho từng lớp và từng giáo viên. Cần vào các màn hình Main Loop, Show All, Browse Teacher và Triple View để thực hiện các lệnh kiểm tra riêng lẻ này.

Nút lệnh Kiểm tra trên các Info View của lớp và giáo viên dùng để thực hiện các lệnh kiểm tra này.

- Xếp các tiết học cố định: Toàn bộ công việc xếp các tiết học cố định đều được thực hiện bằng Lệnh chính/Xếp môn học của phần mềm. Các tiết cố định cần xếp gồm:

78

Page 80: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

o Xếp tiết CHAOCO cho toàn trường (sáng hoặc chiều riêng biệt).

o Tạo khuôn lớp học bằng các tiết KHONG HOC.

- Xếp tiết môn Sinh hoạt hoặc các môn học cần xếp trước.

Ba lệnh xếp trước các tiết trên được thực hiện hoàn toàn giống nhau, thứ tự các thao tác như sau:

o Lựa chọn tiết cần xếp trong mục Xếp môn học (Xếp tiết không học, Chào cờ, Xếp môn học – Sinh hoạt)

o Chọn phạm vi thực hiện (theo toàn trường hoặc theo từng khối lớp)

o Tích chọn các tiết cần xếp trên lưới Thời khóa biểu.

- Xếp tiết giáo viên chủ nhiệm (GVCN). Lệnh này đảm bảo rằng các GVCN nếu hôm nào có tiết sinh hoạt thì cũng có tối thiểu 1 tiết nữa tại lớp mà mình làm chủ nhiệm. Thực hiện lệnh này người dùng tích chọn các thông số theo hình sau:

79

Page 81: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Bước 6. Xếp tự động TKBSau khi đã chuẩn bị xong toàn bộ công việc trong bước 5 thì bước tiếp

theo sẽ là lệnh xếp toàn bộ dữ liệu thời khóa biểu. Đây là lệnh quan trọng nhất của phần mềm TKB.

- Lệnh Xếp toàn bộ (SF) được thực hiện từ thực đơn Lệnh chính.

- Màn hình lệnh có dạng sau:

80

Page 82: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

- Sau khi đã điền xong tất cả các tham số của lệnh, hãy nhấn nút Bắt đầu và đợi một vài phút chờ xếp xong và nút Kết thúc hiện lên như hình dưới đây:

+ Nhấn nút Kết thúc và sau đó chọn Đồng ý cho hộp hội thoại dưới đây.

Bước 7. Điều chỉnh, tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểuSau khi đã xếp xong thời khóa biểu, công việc tiếp theo là điều chỉnh,

tinh chỉnh, tối ưu thời khóa biểu. Đây là một công việc vô cùng phức tạp và đồ sộ. Để có được một thời khóa biểu ưng ý, người xếp phải suy nghĩ, tư duy sử dụng phần mềm để tinh chỉnh dữ liệu đã xếp. Người xếp thời khóa biểu càng hiểu biết sâu hơn về phần mềm, càng có tâm huyết với bài toán thời khóa biểu, càng hiểu tâm lý của các giáo viên trong trường sẽ càng tạo ra được các TKB ưng ý và đẹp.

Phần mềm TKB đã đưa ra 4 màn hình quan sát, cho người dùng nhìn tổng thể thông tin Thời khóa biểu của Nhà trường và chi tiết cho từng lớp, từng giáo viên, giúp nhanh chóng xác định tính chất của Thời khóa biểu và tìm kiếm phương án tinh chỉnh hợp lý. Các màn hình quan sát cụ thể gồm:

- Màn hình Main Loop: cho phép quan sát Thời khóa biểu của các cặp lớp và giáo viên tương ứng dạy lớp đó.

81

Page 83: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

- Màn hình Show All: Cho phép quan sát Thời khóa biểu toàn trường theo các lớp, mặc định phần mềm hiện ra 10 lớp, người dùng mở tất cả các lớp trong nhà trường theo buổi học qua lệnh Chọn lớp

- Màn hình Browse Teacher: Cho phép quan sát thời khóa biểu của toàn bộ giáo viên trong Nhà trường

- Màn hình Triple View: Màn hình này giống màn hình Main Loop nhưng có thêm tính năng cho phép quan sát Thời khóa biểu của phòng bộ môn và đa năng.

82

Page 84: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Phần mềm TKB cho phép người dùng thao tác thủ công trực tiếp lên dữ liệu Thời khóa biểu như: xếp, xóa một tiết học, khóa dữ liệu thời khóa biểu…

- Người dùng có thể xếp trực tiếp một tiết học lên thời khóa biểu lớp hoặc giáo viên, việc này cho phép người dùng rất linh hoạt trong quá trình xếp.

- Để xóa một tiết trên thời khóa biểu lớp hoặc giáo viên người dùng chọn tiết cần xóa và nháy nút Delete trên bàn phím hoặc click phải chuột và chọn xóa.

83

Page 85: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

- Sau khi tinh chỉnh được một dữ liệu thời khóa biểu nào đó, người dùng không muốn dữ liệu này thay đổi trong các bước tinh chỉnh tiếp theo, phần mềm TKB cho phép khóa các dữ liệu của giáo viên, lớp học, môn học theo tùy chọn của người dùng. Lệnh này được thực hiện bằng cách nháy chuột phải trên ô thời khóa biểu và chọn chức năng Khóa dữ liệu, hoặc dùng lệnh: Lệnh chính/Đặt – hủy khóa dữ liệu và chọn dữ liệu TKB cần khóa.

- Phần mềm TKB còn cùng cấp các công cụ hỗ trợ tinh chỉnh dữ liệu Thời khóa biểu bao gồm lệnh xếp tự động một tiết học có điều kiện CX, lệnh giải phóng một tiết Pust out và lệnh dịch chuyển tiết Move To.

- Lệnh xếp tự động tiết học có điều kiện CX khi thực hiện lệnh này phần mềm sẽ tự động phân tích và xếp bằng được một tiết học theo lựa chọn của người dùng.

- Lệnh giải phóng tiết Pust out: Kết quả của lệnh nay là ô lựa chọn trên lưới Thời khóa biểu sẽ được giải phóng, và phần mềm đưa ra phương án thực hiện lệnh này để người dùng quan sát và quyết định thực hiện lệnh.

- Lệnh dịch chuyển tiết Move To: Lệnh cho phép dịch chuyển tiết trên Thời khóa biểu từ vị trí này sang vị trí khác. Đây là một lệnh quan trọng và hay được sử dụng nhất với mục đích làm đẹp thời khóa biểu. Đặc biệt, lệnh này được thực hiện bằng phương pháp kéo thả chuột ngay trên ô TKB lớp và GV rất thuận tiện cho người dùng. Thực hiện lệnh này người dùng làm lần lượt theo các bước sau:

o Lựa chọn thuật toán thực hiện tinh chỉnh dữ liệu

o Lựa chọn dữ liệu cần tinh chỉnh và vị trí cần chuyển đến (giả sử: dịch chuyển tiết học từ tiết 2 thứ ba đến tiết 4 thứ năm).

o Sử dụng chuột kéo thả dữ liệu cần tinh chỉnh đến vị trí mong muốn. Phần mềm sẽ tự động phân tích, tính toán (thay người dùng tư duy), đưa ra phương án tinh chỉnh dữ liệu và báo cáo về dây giáo viên tham gia vào lệnh này cùng sự thay đổi dữ liệu Thời khóa biểu của họ.

84

Page 86: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

o Từ báo cáo sự thay đổi dữ liệu Thời khóa biểu của dây giáo viên tham gia lệnh, người dùng có thể chấp nhận hay hủy bỏ lệnh này.

Các lệnh trên đều có thể thực hiện qua một trong 5 thuật toán mô tả tư duy của cán bộ xếp Thời khóa biểu khi xếp bằng tay .

Bước 9. In ấn TKBPhần mềm TKB cho phép in 3 loại thời khóa biểu: theo lớp, theo giáo

viên và theo phòng học. Lệnh in được thực hiện từ thực đơn Hệ thống/In ấn.

85

Page 87: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

- Phần mềm cho phép in TKB toàn trường theo lớp, giáo viên, phòng học hoặc in TKB của từng lớp, từng giáo viên, từng phòng học.

- Cho phép đặt thông số trang in rất đa dạng. Cho phép xem trước khi in.

- Các lựa chọn in trên ô TKB rất phong phú và đa dạng.

Bước 10. Tổng hợp, thống kê và truy vấn thông tin thời khóa biểuTại bước này các công việc sau có thể thực hiện: Truy vấn thông tin

TKB theo lớp, giáo viên và phòng học theo các tiêu chuẩn tìm kiếm khác nhau, Tính tải dạy giáo viên có tính đến hệ số môn học, ...

- Truy vấn thông tin TKB theo lớp, giáo viên và phòng học theo các tiêu chuẩn tìm kiếm khác nhau.

86

Page 88: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

- Tính tải dạy giáo viên có tính đến hệ số môn học.

- Xuất dữ liệu ra Excel để dùng dữ liệu TKB vào các công việc quản lý khác trong nhà trường.

87

Page 89: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

- Lựa chọn thông tin tin cần xuất, chọn Lựa chọn, chọn Kết thúc, ta sẽ thu được kết quả xuất ra excel.

2.2.5. NHỮNG VIỆC HIỆU TRƯỞNG CẦN LẦM ĐỂ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT

Hoạt động quản lý nhà trường

88

Page 90: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Hiệu trưởng là người đứng đầu nhà trường, có vai trò chỉ đạo, quản lý toàn diện các mặt hoạt động của nhà trường:

- Quản lý cán bộ- Quản lý học sinh- Quản lý tài chính- Quản lý tài sản - Quản lý giảng dạy- Quản lý kết quả học tập của học sinh- Quản lý thư viện, thiết bị- Quản lý hành chính- Hỗ trợ công tác giám sát đánh giá- Lập kế hoạch- …

Một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý là ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, để triển khai ứng dụng CNTT có hiệu quả, người Hiệu trưởng cần xác định những việc cần làm: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá.

Lập kế hoạch ứng dụng CNTT

Hiện nay, nhiều trường trung học cơ sở đã ứng dụng CNTT trong giảng dạy, quản lý. Tuy vậy, việc ứng dụng còn mang tính tự phát, chắp vá, chưa theo kế hoạch tổng thể, lâu dài và chưa có một sự chỉ đạo thống nhất vì vậy hiệu quả chưa cao.

Để nâng cao hiệu quả ứng dụng, Hiệu trưởng cần lập một kế hoạch ứng dụng CNTT một cách tổng thể, lâu dài như là một phần của kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

Ngoài ra, trong từng giai đoạn, Hiệu trưởng cần xây dựng một kế hoạch triển khai cụ thể cho từng năm học nhằm đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống ứng dụng, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

Kế hoạch cần nêu rõ:- Nội dung triển khai: Phần cứng, phần mềm, hạ tầng mạng- Kế hoạch về kinh phí: Dự kiến các nguồn kinh phí- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng: Đối tượng, nội dung- Kế hoạch thời gian: Thời gian bắt đầu, kết thúc- Kế hoạch nhân sự để triển khai: Ai tham gia, phân công trách nhiệm

89

Page 91: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

- Kế hoạch quản lý ứng dụng và đánh giá hiệu quả: Ai là người quản lý, sử dụng, đánh giá

Tổ chức thực hiện:

Đối với các trường trung học cơ sở vùng khó khăn nhất, nhận thức về vai trò, lợi ích của việc ứng dụng CNTT của cán bộ, giáo viên và học sinh còn nhiều hạn chế, điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn... Do đó, việc triển khai thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn. Hiệu trưởng cần tổ chức thực hiện tốt mới có thể mang lại hiệu quả:

- Tuyên truyền, vận động, định hướng, giúp đỡ và bồi dưỡng kiến thức một cách cụ thể để nâng cao nhận thức, kiến thức về CNTT cho cán bộ, giáo viên và học sinh.

- Làm cho giáo viên, cán bộ nhân viên nhà trường thấy rõ tầm quan trong của việc ứng dụng CNTT đối với sự phát triển của nhà trường, vai trò trách nhiệm của mỗi người trong việc ứng dụng CNTT. Tạo được sự thống nhất về chủ trương, kế hoạch trong toàn nhà trường.

- Chỉ đạo thực hiện từng nội dung theo kế hoạch. Điều chỉnh kế hoạch một cách hợp lý khi cần thiết.

Kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm- Việc triển khai ứng dụng cần được tiến hành theo sự chỉ đạo, giám

sát của Hiệu trưởng về nội dung, thời gian, kinh phí, … - Cần đánh giá kết quả ứng dụng theo từng hoạt động cụ thể, trên cơ

sở đó điều chỉnh kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo một cách hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường trong từng giai đoạn.

2.3. INTERNET VÀ THƯ ĐIỆN TỬ

2.3.1. Internet và các dịch vụ trên Internet

Khái niệm: Internet là mạng máy tính toàn cầu, hay là mạng của các mạng, cho phép bất kỳ một máy tính nào trong mạng có thể kết nối với bất kỳ một máy khác để trao đổi thông tin với nhau.

Trang Web là một loại tập tin đặc biệt, có khả năng liên kết được với nhau mà không bị giới hạn về khoảng cách địa lý. Trang Web có thể hiển thị các thông tin văn bản, âm thanh, hình ảnh, video,… được truyền thông qua Internet. Địa chỉ của một trang Web được cho dưới dạng:

90

Page 92: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Ví dụ: http://www.niem.edu.vn

Một siêu liên kết là một phần văn bản (hay hình ảnh) của trang Web, mà khi kích vào đó sẽ tự động thực hiện một trong các thao tác sau đây:

- Đưa bạn đến phần khác của trang- Đưa bạn đến một trang Web khác - Chạy một ứng dụng, trình diễn một đoạn video hoặc âm thanhTrình duyệt là một công cụ hay chương trình cho phép bạn truy xuất và xem

thông tin trên Web. Một số trình duyệt thông dụng hiện nay: Internet Explorer, Opera, Mozilla Firefox…

Thông thường chúng ta biết đến Internet Explorer (IE) bởi trình duyệt này được tích hợp trong hệ điều hành Windows của hãng Microsoft.

Khi xem thông tin trên một trang Web thì trang Web đó đến từ một Website, có thể là một Website đến từ Mỹ, từ Việt Nam, hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Website có tên và địa chỉ mà bạn đã gọi nó ra, tên đó người ta gọi là tên miền (domain name). Thường các Website được sở hữu bởi một cá nhân hoặc tổ chức nào đó.

Website là một văn phòng ảo của doanh nghiệp trên mạng Internet. Website bao gồm toàn bộ thông tin, dữ liệu, hình ảnh về các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp muốn truyền đạt tới người truy cập Internet. Với vai trò quan trọng như vậy, có thể coi Website chính là bộ mặt của cơ quan, là nơi để đón tiếp và giao dịch với các khách hàng trên mạng. Website không chỉ đơn thuần là nơi cung cấp thông tin cho người xem, cho các khách hàng và đối tác kinh doanh của doanh nghiệp, nó còn phải phản ánh được những nét đặc trưng của doanh nghiệp, đảm bảo tính thẩm mỹ cao, tiện lợi, dễ sử dụng và đặc biệt phải có sức lôi cuốn người sử dụng để thuyết phục họ trở thành khách hàng của doanh nghiệp.

Các dịch vụ chính của Internet:

- Tìm kiếm thông tin- Gửi và nhận thư điện tử (E-mail)- Tải các phần mềm, trò chơi, truyện....- Trò chuyện trực tiếp (CHAT)- Giải trí (Xem phim, nghe nhạc, chơi trò chơi....)

91

Page 93: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

- Quảng cáo các sản phẩm dịch vụ......

Điều kiện kết nối Internet:

Phần cứng: Muốn máy tính được kết nối Internet thì ngoài máy tính, chúng ta cần có thêm Modem và đường truyền (qua đường điện thoại hoặc qua đường truyền riêng) hoặc USB 3G.

Phần mềm: Chương trình cài đặt trên máy để giúp các máy có thể nhận ra nhau, trao đổi thông tin với nhau: Hệ điều hành, Trình duyệt,...

Một số thao tác cơ bản sử dụng Internet Explorer:

Khởi động trình duyệt Kích chuột nút Start chọn Programs chọn Internet Explorer,

hoặc kích đúp vào biểu tượng Internet Explorer trên màn hình Desktop hoặc kích vào biểu tượng Internet Explorer trên thanh Taskbar.

Mở một trang Web trên InternetGõ trực tiếp địa chỉ của trang Web vào thanh địa chỉ (address hoặc

location tuỳ theo trình duyệt) hoặc chọn mũi tên bên phải ô nhập địa chỉ làm xuất hiện danh sách địa chỉ. Di chuyển con trỏ chuột đến địa chỉ đã có và nhấn chuột.

Ví dụ: Tại thanh Address gõ địa chỉ: http://www.niem.edu.vn Lưu địa chỉ một trang Web vào Fovorites

- Chọn Favorites/Add to Favorites... -> Hộp thoại:

- Gõ tên vào ô sau Name. Tên ta tự đặt để dễ nhớ.

92

Page 94: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Mở trang Web đã lưu trong Fovorites

- Chọn Favorites- Chọn tên trang Web đã lưu

Muốn tổ chức lưu thành thư mục, ta chọn Favorites/Organize Favorites.

Lưu nội dung 1 trang Web:

Chức năng này cho phép ta lưu nội dung của các trang Web trên máy cục bộ, sau đó ta có thể xem nội dung của các trang này mà không cần phải có kết nối Internet.

Cách thực hiện:

- Truy cập đến trang Web cần lưu nội dung. - Chọn File/ Save As, xuất hiện hộp hội thoại:

- Đặt tên vào vùng: File name- Chọn Save

Mở một trang Web trong một cửa sổ mới- Nhấn chuột phải tại siêu liên kết của trang muốn mở- Chọn Open in New Windows

Chú ý: Giữ Shift, nhấn chuột trái.

Quay lại nhanh đến một trang Web mới truy cập

- Nhấn chuột vào mũi tên nhỏ bên phải nút Back - Chọn trang muốn chuyển đến

93

Page 95: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Làm tươi một trang Web: Refresh

Xóa các trang Web đã vào trong History

- Nhấn chuột vào biểu tượng History - Nhấn chuột phải tại trang cần xóa- Chọn Delete

* Muốn xóa toàn bộ trong History: Tools/Internet Options/Clear History

Đặt trang Home cho trình duyệt

- Chọn Tools/Internet Options. Xuất hiện hộp thoại:

- Nhập địa chỉ trang Web vào vùng Address trong phần Home page

Bật tắt chế độ hiển thị hình ảnh trong trang Web

- Chọn Tools/Internet Options- Chọn Advanced- Chọn/ bỏ chọn Show Picture.

In, sao chép một phần trang Web

- Đánh dấu nội dung cần in/sao chép- Nhấp chuột phải tại vùng đánh dấu - Chọn Print/Copy.

94

Page 96: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

In trang Web

- Xem trang Web trước khi in: File/Print Preview- In: File/Print

Xóa đi những địa chỉ website đã truy cập còn lưu lại trong khung address của Internet Explorer

Việc ăn cắp thông tin trên mạng ngày càng phổ biến, các hacker cũng tinh vi hơn trong việc nhằm vào các thông tin người dùng để lại khi truy cập internet. Do vậy người dùng nên tự bảo vệ thông tin của mình, chủ yếu là về Cookie và History. Tài liệu này sẽ hướng dẫn cách xóa dấu vết lướt web trong Cookie và History của Internet Explorer (tức là cách xóa đi những địa chỉ website đã truy cập còn lưu lại trong khung address của Internet Explorer).

Cookie là tập tin do trang web tạo ra để ghi lại thói quen của người truy cập nhằm phục vụ người dùng tốt hơn nhưng cũng nhằm phục vụ cho những mục đích khác của trang web đó. Chính vì vậy, các thông tin trong cookie rất hấp dẫn kẻ tò mò, nhân viên điều tra thị trường, phục vụ mục đích thương mại, quảng cáo...

Hãy thử xem cookie thực sự nguy hiểm như thế nào? Với trình duyệt Internet Explorer 6, nhấn chuột chọn menu Tools/Internet Options, chọn tab có nhãn General trong hộp thoại Internet Options, nhấn chuột vào phím Setting trong vùng “Temporary Internet files”. Trong hộp thoại Settings nhấn phím View files, cửa sổ có tên “Temporary Internet Files” được mở ra, bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy tất cả những địa chỉ website mà ta đã “lang thang” trên mạng đều được ghi lại đầy đủ trên máy tính đang sử dụng. May thay, chúng ta vẫn có thể loại bỏ được các cookie không cần thiết.

Với trình duyệt Internet Explorer, muốn xóa cookie nào ta nhấn chuột phải tại tập tin cookies đó rồi chọn menu Delete. Để xoá toàn bộ các cookie lưu trên máy, nhấn chuột chọn menu Tools/Internet Options, nhấn phím bấm có nhãn Delete Cookies.

2.3.2. Tìm kiếm thông tin trên Internet

Internet là một kho tri thức khổng lồ để mọi người khai thác, sử dụng. Việc tìm kiếm thông tin trên Internet đã trở thành một nhu cầu tất yếu đối với mọi người. Tuy nhiên, để tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả, người sử dụng cần hiểu về công cụ, phương pháp tìm kiếm.

95

Page 97: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Để tìm kiếm thông tin trên Internet, chúng ta phải sử dụng các công cụ tìm kiếm (máy tìm kiếm). Google là công cụ tìm kiếm hữu ích và mạnh mẽ nhất trên Internet hiện nay.

Cách tìm kiếm với Google: - Truy nhập vào địa chỉ: http://www.google.com.vn/ hoặc

http://www.google.com/ - Xuất hiện màn hình làm việc

Tìm kiếm cơ bản:- Nhập từ khóa. Có thể gõ tiếng việt theo mã Unicode.

Chú ý:o Từ khoá là một từ hay nhóm từ mà mô tả tốt nhất về thông tin mà bạn

muốn tìm.o Chọn từ khoá thích hợp là công việc chủ chốt nhất để tìm ra thông tin

mà bạn cầno Google không tìm kiếm theo chữ hoa hay chữ thường.o Muốn kết quả tìm kiếm chứa một nhóm từ chính xác nào đó, hãy đặt

nhóm từ đó trong cặp dấu nháy kép.

- Nhấp chuột vào

Tìm kiếm nâng caoNgoài cách tìm kiếm thông thường Google còn hỗ trợ những cách tìm kiếm

chuyên biệt khác, thể hiện khả năng và sức mạnh tìm kiếm của mình.

96

Page 98: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

(1) Tìm kiếm theo kiểu tập tinCú pháp: <từ khoá> FILETYPE:<kiểu tập tin>Ví dụ: Tìm kiếm các tập tin có chứa từ khóa: Mạng máy tính, kiểu tập tin pdf Ta gõ vào: Mang máy tính Filetype: pdf* Google hỗ trợ tìm kiếm các kiểu tập tin: Adobe Acrobat PDF (.pdf),

Adobe Postscript (.ps), MS Word (.doc), MS Ecxel (.xls), MS Powerpoint (.ppt), Rich Text Format (.rtf),…

* Nếu không nhớ cú pháp này, bạn có thể chọn "Tìm kiếm nâng cao" và chọn kiểu tập tin trong mục "Định dạng tệp tin"

(2) Tìm kiếm theo địa chỉ websiteGoogle cho phép bạn tìm kiếm thông tin theo địa chỉ URL của webstie

dùng tùy chọn INURL.

Cú pháp: INURL:<từ khoá>Ví dụ: Tìm kiếm các website mà địa chỉ URL của nó có chứa từ khoá trithuc Ta gõ vào inurl:trithuc (3) Tìm kiếm theo tiêu đề của trang webCú pháp: INTITLE:<từ khoá>Ví dụ: Tìm kiếm các trang web mà tiêu đề có chứa thanhnienTa gõ vòa: Intitle:thanhnien (4) Tìm kiếm hình ảnhTừ trang chủ Google, bạn chọn mục Hình ảnh và nhập vào từ khoá cần tìm.Kết quả:

97

Page 99: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

(5) Tìm kiếm VIDEOTrên thanh địa, ta nhập vào địa chỉ video.google.com cửa sổ tìm kiếm

video sẽ xuất hiện. Nhập vào từ khoá cần tìm, Google sẽ liệt kê các video liên quan đến từ vừa nhập.

Một số tuỳ chọn sau đây cho phép bạn lựa chọn:- For Sale – Free: bạn sẽ lựa chọn các đoạn video bán hoặc miễn phí- Long – Medium – Short: Chọn hiển thị các đoạn video theo thời

lượng của nó.

2.3.3. Thư điện tử (Email)

Thư điện tử là một trong các phương tiện liên lạc hiệu quả nhất hiện nay. Để sử dụng được dịch vụ thư điện tử, người sử dụng cần nắm được một số khái niệm và thao tác cơ bản với thư điện tử.

Khái niệmThư điện tử, hay email (electronic mail) là một hệ thống gửi – nhận thư qua

mạng máy tính.Phần mềm thư điện tử (email software) là loại phần mềm nhằm hỗ trợ cho

người dùng trong việc chuyển và nhận thư. Nơi cung ứng phần mềm cũng như phương tiện chuyển thư điện tử gọi là

nhà cung ứng dịch vụ thư điện tử. Các dịch vụ thư điện tử có thể được cung ứng miễn phí hay có lệ phí tuỳ theo nhu cầu và mục đích của nhà cung cấp. Ngày nay, email thường được cung cấp kèm với dịch vụ Internet khi người tiêu dùng ký hợp đồng với các dịch vụ Internet một cách miễn phí.

Đặc điểm của thư điện tử:- Không cần giấy: Tiết kiệm, an toàn, bảo mật- Nhanh. Chỉ vài giây đến vài phút- Giá cả thấp: Hầu như không đáng kể, chỉ là cước truyền thông- Linh hoạt về thời gian và không gian: Bất cứ lúc nào, ở đâu ta đề

có thể nhận được miễn là ở đó có máy tính nối mạng.- Thông tin lớn, đa dạng: Văn bản, hình ảnh, âm thanh- Có thể gửi cho nhiều người cùng lúc, gửi nhiều lần, chuyển tiếp

cho nhau- Khó khăn: Các vấn nạn như virus máy tính, thư rác, thư quảng

cáo (advertisement mail) và thư khiêu dụ tình dục (pornography

98

Page 100: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

mail), đặc biệt là cho trẻ em. Đối với các loại thư độc hại (malicious mail) này người dùng cần phải cài đặt thêm các tiện ích hay chức năng lọc (sẵn có trong phần mềm hay phải mua thêm) để giảm trừ. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là không có công cụ phần mềm nào là tuyệt hảo.

Cấu trúc chung của một địa chỉ email:Một địa chỉ email sẽ bao gồm ba phần chính có dạng:

Tên_đăng_ký, Ký hiệu @, Tên_miền1. Phần tên_đăng_ký: Do người sở hữu đặt khi đăng ký hộp thư. Thông

thường, cho dễ nhớ, phần này hay mang tên của người chủ ghép với một vài kí tự đặc biệt.

2. Ký tự @: Đây là ký tự bắt buộc phải có3. Phần tên_miền: Đây là tên miền của nơi cung cấp dịch vụ thư điện tử. Sử dụng dịch vụ thư điện tử của Yahoo:(1) Tạo địa chỉ thư điện tử (e-mail)

- Vào trang web: http://vn.mail.yahoo.com/, xuất hiện giao diện

- Chọn Đăng ký, khai báo thông tin cá nhân theo mẫu

99

Page 101: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

- Chọn Tạo tài khoản. Khi đó ta sẽ có một tài khoản mail. Nếu việc khai báo không thành công, hệ thống sẽ báo lỗi để ta thay đổi, chỉnh sửa.

(2) Đăng nhập vào địa chỉ e-mail- Gõ vào địa chỉ: http://vn.mail.yahoo.com- Xuất hiện màn hình đăng nhập

- Nhập tên truy nhập và mật khẩu, xuất hiện màn hình làm việc

100

Page 102: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Các thành phần chính của một hệ thống thư điện tử: Soạn thư: Dùng để tạo một thư mới

Kiểm tra thư: Dùng để kiểm tra các thư trong hộp thư

Thư đến: Đây là ngăn đựng các thư nhận về.

Thư nháp: Để chứa các email chưa hoàn tất hay đã hoàn tất nhưng chủ thư chưa muốn gửi đi.

Thùng rác: Đây là chỗ dự phòng tạm thời chứa các email đã xóa bỏ trong một thời gian. Chức năng này tiện lợi để phục hồi hay đọc lại các thư điện tử cần thiết đã lỡ tay bị xóa.

Đã gửi. Nơi này dùng để chứa các thư đã gửi.

Thư rác: Đây là nơi chứa các mail đã được lọc và bị loại ra một cách tự động, Thường thì nơi này sẽ chứa các thư quảng cáo, các thư được gởi đến một số lượng lớn địa chỉ có cùng một nội dung, hay các loại thư độc hại ...

Sổ địa chỉ: dùng để ghi nhớ tất cả các địa chỉ cần thiết.

Tìm kiếm thư: Dùng để tìm kiếm thư chứa cụm từ nào đó

Các thao tác khi giao dịch bằng thư điện tử:

101

Page 103: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

(1). Kiểm tra thư: Nhấp chuột vào mục Kiểm tra thư, số thư chưa đọc được in đậm ngay sau mục Thư đến

(2). Soạn và gửi thư: Nhấp chuột tại mục Soạn thư, xuất hiện giao diện soạn thư mới sau:

- Soạn nội dung thư- Gửi file đính kèm (nếu có)- Ghi địa chỉ người gửi- Ghi địa chỉ người gửi kèm (nếu có)- Ghi tiêu đề thư- Chọn Send để gửi.

(3). Lưu địa chỉ vào sổ địa chỉ:- Sau khi gửi xong thư. Trên màn hình xuất hiện giao diện (Hình sau).- Đánh dấu vào ô

- Chọn OK

102

Ghi địa chỉ người nhận

Ghi địa chỉ người nhận gửi kèm

Ghi địa chỉ người nhận gửi kèm

Ghi nội dung thư

Page 104: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

hoặc nhấp chuột tại Sổ địa chỉ, xuất hiện

- Điền các thông tin cần thiết vào.- Chọn Lưu

(4) Tổ chức lưu trữ các thư theo nhóm- Tạo thư mục:

o Chọn Thêm sau Thư mục; o Đặt tên thư mục

- Lưu thư vào thư mục:

o Đánh dấu các thư cần chuyển vào thư mục;

o Chọn Di chuyển; o Chọn tên thư mục;

o Chọn Chuyển

(4) Tạo nhóm người dùng

- Nhấp chuột tại mục Sổ địa chỉ - Chọn Thêm nhóm

- Đặt tên nhóm vào tại ô Tên nhóm, chọn Lưu

103

Page 105: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

- Nhấp chuột tại Xem tất cả các địa chỉ để xem tên nhóm vừa tạo

- Thêm địa chỉ email vào nhóm:

o Chọn nhóm cần thêm địa chỉ vào (VD: BANBE)

o Nếu địa chỉ cần thêm chưa có trong danh bạ: Chọn mục Thêm địa chỉ nếu địa chỉ chưa có trong danh bạ. Nhập thông tin cần thiết: Họ tên, Biệt danh, Email,… Chọn LƯU

o Nhấp chuột tại Thêm địa chỉ liên lạc

o Xuất hiện hộp thoại

104

Page 106: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

o Đánh dấu các địa chỉ cần đưa vào nhóm

o Chọn Thêm tên đã chọn. Các địa chỉ được chọn đã được đưa vào nhóm.

Chú ý: Khi muốn gửi thư cho những người trong nhóm, cần chọn nhóm, chọn các địa chỉ cần gửi, chọn Gửi thư để soạn thư

Tham khảo (2.3)

1. Danh bạ Website Việt Namhttp://www.vietnamwebsite.net/google/

2. Xóa tập tin lưu thông tin các trang web đã truy nhập (Cookie)3. Sử dụng dịch vụ thư điện tử Gmail4. Trò chuyện qua mạng (Chat)

105

Page 107: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

CHUYÊN ĐỀ 3. GIỚI THIỆU CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN ÁP DỤNG TRONG TRƯỜNG THCS VÙNG KKN3.1. GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG THCS, CHUẨN HIỆU TRƯỞNG, CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN THCS 3.1.1. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS

Mục đích ban hành:

- Là công cụ để nhà trường tự đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.

- Để công khai với xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường.

- Để cơ quan có thẩm quyền đánh giá, công nhận nhà trường trung học cơ sở đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Nội dung chính:Đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS thực chất là đánh giá các

điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường. Với kết quả đánh giá, mỗi nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục và cộng đồng xã hội biết được mức độ chất lượng giáo dục của các nhà trường để có biện pháp củng cố và phát triển chất lượng giáo dục của trường. Chất lượng giáo dục trường THCS được đánh giá qua các tiêu chuẩn

- Chiến lựợc phát triển nhà trường - Tổ chức và quản lý nhà trường - Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh- Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục- Tài chính và cơ sở vật chất - Quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội- Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh

3.1.2. Chuẩn hiệu trưởng trường THCS

Mục đích ban hành:

- Để hiệu trưởng tự đánh giá, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện và nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường;

- Làm căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phục vụ công tác sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo,

106

Page 108: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

bồi dưỡng và đề xuất, thực hiện chế độ, chính sách đối với hiệu trưởng.

- Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của hiệu trưởng.

Nội dung chính:

Đánh giá hiệu trưởng THCS theo Chuẩn thực chất là đánh giá năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường THCS của hiệu trưởng. Năng lực lãnh đạo và quản lý biểu hiện ở phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực sư phạm và năng lực lãnh đạo và quản lý của người hiệu trưởng.

Với kết quả đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn, các cơ quan quản lý giáo dục có biện pháp sử dụng và phát triển chất lượng đội ngũ hiệu trưởng. Cũng từ các kết quả đánh giá, khuyến cáo hiệu trưởng xây dựng chương trình, kế hoạch tự rèn luyện, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường.

Hiệu trưởng trường THCS được đánh giá qua 3 tiêu chuẩn- Về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp: Chấp hành pháp

luật, chính sách, tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, có đạo đức nghề nghiệp, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, trung thực, tâm huyết với nghề nghiệp, chống những biểu hiện tiêu cực, không lợi dụng chức vụ hiệu trưởng, sống lành mạnh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc, tác phong làm việc khoa học, sư phạm, ứng xử đúng mực…

- Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm: Hiểu biết chương trình giáo dục phổ thông, đạt chuẩn được đào tạo, có trình độ chuyên môn, hiểu về lí luận, nghiệp vụ và quản lý giáo dục, có khả năng tổ chức, thực hiện hiệu quả phương pháp dạy học và giáo dục tích cực, có ý thức, tinh thần tự học, sử dụng được ngoại ngữ và CNTT trong công việc.

- Về năng lực quản lí nhà trường: Biết phân tích tình hình và dự báo được xu thế phát triển của nhà trường, có tầm nhìn chiến lược để phát triển nhà trường, tuyên truyền và quảng bá về giá trị nhà trường, biết thiết kế và triển khai các chương trình hành động nhằm phát

107

Page 109: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

triển nhà trường, hướng mọi hoạt động của nhà trường vào mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục, phát triển cá nhân học sinh, quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới nhà trường. Biết lập các kế hoạch hoạt động, xây dựng, tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ, quản lý hoạt động dạy học theo yêu cầu đổi mới, phát huy dân chủ, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và học sinh. Biết quản lý, sử dụng hiệu quả tài chính và tài sản nhà trường, xây dựng và phát triển môi trường giáo dục. Quản lý hành chính, công tác thi đua, khen thưởng theo đúng quy định. Xây dựng hệ thống thông tin hoat động hiệu quả và thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động của nhà trường khách quan, khoa học, công bằng

3.1.3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS

Mục đích ban hành:

- Giúp giáo viên trung học tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên trung học.

- Làm cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học.

- Làm cơ sở để nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên trung học; cung cấp tư liệu cho các hoạt động quản lý khác.

Nội dung chính:

Đánh giá giáo viên theo Chuẩn thực chất là đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Năng lực nghề nghiệp biểu hiện ở phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực sư phạm, năng lực dạy học, giáo dục của người giáo viên.

Nghề nghiệp giáo viên THCS được đánh giá qua 6 tiêu chuẩn- Có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp, yêu nghề, giữ

gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh. Ứng xử với học sinh, với đồng

108

Page 110: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

nghiệp đúng mực, lối sống lành mạnh, văn minh, tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

- Có năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục- Có năng lực dạy học thể hiện biết xây dựng kế hoạch dạy học, đảm

bảo kiến thức, chương trình môn học, biết vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh. sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học, xây dựng môi trường học tập dân chủ, thân thiện, hợp tác, Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai.

- Có năng lực giáo dục thể hiện xây dựng được kế hoạch các hoạt động giáo dục, thực hiện tốt các hoạt động giáo dục thông qua môn học , thông qua các hoạt động giáo dục khác và hoạt động trong cộng đồng, biết đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh

- Có năng lực hoạt động chính trị, xã hội thể hiện qua sự phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng, tham gia hoạt động chính trị, xã hội…

- Có năng lực phát triển nghề nghiệp thể hiện ở sự tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục, phát hiện và giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục

3.2. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA CÁC TRƯỜNG THCS VÙNG KKN

KHI ÁP DỤNG CÁC CHUẨN ĐÁNH GIÁPhiếu học tập 3.2: Làm việc nhóm

- Thuận lợi, khó khăn của trường THCS vùng khó khăn nhất khi thực hiện các chuẩn đánh giá

- Chia sẻ các kinh nghiệm áp dụng các chuẩn trong quản lý trường THCS vùng khó khăn nhất

Gợi ý trao đổi, thảo luận

109

Page 111: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

Một số vấn đề trường THCS vùng khó khăn nhất thường gặp khi đánh giá và khó đạt được theo chuẩn

a) Đánh giá, xếp loại học lực của học sinh theo quy định- Học sinh khối lớp 6, 7 và 8 có học lực từ trung bình đạt ít nhất 80%

trở lên, trong đó xếp loại khá, giỏi từ 30% trở lên, loại yếu và kém không quá 20%, học sinh phải ở lại lớp không quá 10% và tỉ lệ học sinh bỏ học hàng năm không quá 1%;

- Học sinh khối lớp 9 đạt ít nhất 80% có học lực đủ điều kiện xét tốt nghiệp trung học cơ sở;

- Tỷ lệ học sinh tham gia học nghề đạt từ 70% trở lên trong tổng số học sinh khối lớp 8 và 9;

- Kết quả xếp loại môn học nghề của học sinh đạt 80% trung bình trở lên trong tổng số học sinh khối lớp 8 và 9 tham gia học nghề.

b) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh được tạo điều kiện khai thác thông tin để phục vụ các hoạt động giáo dục

c) Giáo viên của nhà trường đạt các yêu cầu theo quy định, biết vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh

d) Mỗi năm học, nhà trường thực hiện hiệu quả các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi các cấp, mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 02 bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, 04 tiết dạy của hội giảng hoặc thao giảng do nhà trường tổ chức

e) Nhà trường có khối phòng học bộ môn trong đó có phòng máy tính kết nối internet phục vụ dạy học, khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính đảm bảo quy cách theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

g) Thư viện của nhà trường đáp ứng được nhu cầu, có phòng đọc riêng cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và phòng đọc riêng cho học sinh với tổng diện tích tối thiểu của 2 phòng là 40 m2.

110

Page 112: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật giáo dục, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.2. Bộ GD&ĐT Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 4 năm

2007 của về việc ban hành điều lệ Trường THCS, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

3. Bộ GD & ĐT, Quyết định số 37/2007/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT về Ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê GDĐT.

4. Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCSBộ GD & ĐT, Tài liệu bồi dưỡng Hiệu trưởng trường THPT theo hình thức liên kết Việt Nam- Singapore, Hà Nội, 2008.

5. Bộ GD & ĐT - Dự án SREM - Cẩm nang Hiệu trưởng, Hà Nội, 2009 6. Bộ GD & ĐT, Dự án BCEP- Hướng dẫn lập kế hoạch phát triển GD &

ĐT, Hà Nội, 2007.7. Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2001 về việc đổi mới

CTGDPT thực hiện nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội.8. Công văn số 3571 /BGDĐT-KHTC, ngày 22/6/2010 về việc xây dựng

kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2011 và 5 năm 2011 – 2015.  

9. Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II).

10. Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn.

11. Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

12. Thông tư số 06/2007/TT-UBDT ngày 20/9/2007 của Ủy ban Dân tộc Hướng dẫn thực hiện mức Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời

111

Page 113: lieu tap... · Web viewĐợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang) Đợt 4. Tại Hải Phòng (các

sống nhân dân, trợ giúp pháp lý, để nâng cao nhận thức pháp luật theo Quyết định 112/2007/QĐ-TTg.

13. Quyết định số 1277/QĐ-TTg ngày 07 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án: "Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của quản lý nhà nước và phương thức công tác dân tộc giai đoạn 2006 – 2010”.

14. Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ Về Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010.

15. Quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT ngày 11/01/2008 của Bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II.

16. Nghiên cứu về chuyển tiếp từ Tiểu học lên THCS của trẻ em gái người dân tộc thiểu số (2006). Bộ GDĐT, UNICEF và UNESCO.

17. Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học

18.Thông tư số 30/2009/TT-BGD ĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, THPT

112