Lễ khai giảng ĐẠ HUOAI: thực sự là ngày hội đến...

8
Phát triển mắc ca - thêm một góc nhìn XEM TIẾP TRANG 2 TRANG 5 TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Triển khai Dự án Khu Du lịch DanKia - Suối Vàng TRANG 7 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT ĐẠ TẺH: Nỗ lực có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2017 TRANG 6 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4870 - THỨ TƯ NGÀY 6/9/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY TRANG 2 Đón các em học sinh vào lớp 6 của Trường THCS&THPT Xuân Trường, TP Đà Lạt. Ảnh: V.Báu Mong “con chữ” thay đổi cuộc đời con TRANG 5 TRANG 4 TRANG 3 Mình đối với mình: Đừng tự mãn, tự túc; nếu tự mãn, tự túc thì không tiến bộ. Phải tìm học hỏi cầu tiến bộ. Đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của người ta. Phải siêng năng tiết kiệm. BÀI NÓI CHUYỆN VỚI CÁN BỘ TỈNH THANH HÓA, 20/2/1947, T. 5, TR. 54. Lễ khai giảng thực sự là ngày hội đến trường Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Rừng là tài nguyên vô cùng quý báu, tài sản của quốc gia. Tuy nhiên, trong những năm qua, tình trạng rừng bị tàn phá, bị xâm hại, bị khai thác trái phép diễn ra rất phức tạp ở nhiều địa phương, tại nhiều tỉnh, thành đã làm cho diện tích rừng dần bị thu hẹp. Trước thực trạng này, Đảng bộ và chính quyền huyện Lạc Dương đã chỉ đạo quyết liệt phải bằng mọi biện pháp “giữ rừng”... Bí thư Tỉnh ủy làm việc tại huyện Đạ Tẻh ĐẠ HUOAI: Niềm tin về một năm học mới TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI “BÚA LIỀM VÀNG” Lạc Dương với “bài toán giữ rừng” Ngày 5/9, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, đã có buổi làm việc với xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh. Cùng dự buổi làm việc còn có ông Trần Duy Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lâm Đồng. Theo báo cáo trình bày tại buổi làm việc, thời gian qua, Đảng ủy xã Quốc Oai đã tập trung nâng cao nhận thức, xác định rõ hơn về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương cũng như kịp thời ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch... một cách cụ thể, phù hợp, đúng thẩm quyền. Ngoài ra, Đảng ủy xã Quốc Oai còn làm tốt công tác tư tưởng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức xã đều đạt chuẩn. Trong đó, 13 người trình độ đại học, 14 người trình độ cao đẳng và trung cấp, 13 người trình độ trung cấp lý luận chính trị và 5 người đang theo học đại học tại chức.... Giáo dục Đạ Huoai kết thúc năm học 2016-2017 với nhiều thành tựu quan trọng. Đó là duy trì và nâng cao chất lượng chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt trên 50%. Chất lượng giáo dục đại trà ổn định, chất lượng giáo dục mũi nhọn và giáo dục vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực. Bước vào năm học 2017-2018, công tác chuẩn bị năm học mới nhận được sự quan tâm đặc biệt của Huyện ủy - UBND huyện và cả hệ thống chính trị từ huyện xuống cơ sở đã tạo nên niềm tin về một năm học thắng lợi hơn, vững chắc hơn!

Transcript of Lễ khai giảng ĐẠ HUOAI: thực sự là ngày hội đến...

Phát triển mắc ca - thêm một góc nhìn

XEM TIẾP TRANG 2

TRANG 5

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCTriển khai Dự án Khu Du lịch

DanKia - Suối Vàng TRANG 7

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTĐẠ TẺH:

Nỗ lực có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới

trong năm 2017TRANG 6

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4870 - THỨ TƯ NGÀY 6/9/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

TRANG 2Đón các em học sinh vào lớp 6 của Trường THCS&THPT Xuân Trường, TP Đà Lạt. Ảnh: V.Báu

Mong “con chữ” thay đổi cuộc đời con

TRANG 5

TRANG 4 TRANG 3

Mình đối với mình: Đừng tự mãn, tự túc; nếu tự mãn, tự túc thì không tiến bộ. Phải tìm học hỏi cầu tiến bộ. Đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của người ta. Phải siêng năng tiết kiệm.

BÀI NÓI CHUYỆN VỚI CÁN BỘ TỈNH THANH HÓA,20/2/1947, T. 5, TR. 54.

Lễ khai giảng thực sự là ngày hội đến trường

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

Rừng là tài nguyên vô cùng quý báu, tài sản của quốc gia. Tuy nhiên, trong những năm

qua, tình trạng rừng bị tàn phá, bị xâm hại, bị khai thác trái phép diễn ra rất phức tạp ở nhiều địa phương, tại nhiều tỉnh, thành đã làm cho diện tích rừng dần bị thu hẹp. Trước thực trạng này, Đảng bộ và chính quyền huyện Lạc Dương đã chỉ đạo quyết liệt phải bằng mọi biện pháp “giữ rừng”...

Bí thư Tỉnh ủy làm việc tại huyện Đạ Tẻh

ĐẠ HUOAI: Niềm tin về một năm học mới

TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI “BÚA LIỀM VÀNG”

Lạc Dương với “bài toán giữ rừng”

Ngày 5/9, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, đã có buổi làm việc với xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh. Cùng dự buổi làm việc còn có ông Trần Duy Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lâm Đồng.

Theo báo cáo trình bày tại buổi làm việc, thời gian qua, Đảng ủy xã Quốc Oai đã tập trung nâng cao nhận thức, xác định rõ hơn về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính

trị tại địa phương cũng như kịp thời ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch... một cách cụ thể, phù hợp, đúng thẩm quyền. Ngoài ra, Đảng ủy xã Quốc Oai còn làm tốt công tác tư tưởng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức xã đều đạt chuẩn. Trong đó, 13 người trình độ đại học, 14 người trình độ cao đẳng và trung cấp, 13 người trình độ trung cấp lý luận chính trị và 5 người đang theo học đại học tại chức....

Giáo dục Đạ Huoai kết thúc năm học 2016-2017 với nhiều thành tựu quan trọng. Đó là duy trì và nâng cao chất lượng chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt trên 50%. Chất lượng giáo dục đại trà ổn định, chất lượng giáo dục mũi nhọn và giáo dục vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực. Bước vào năm học 2017-2018, công tác chuẩn bị năm học mới nhận được sự quan tâm đặc biệt của Huyện ủy - UBND huyện và cả hệ thống chính trị từ huyện xuống cơ sở đã tạo nên niềm tin về một năm học thắng lợi hơn, vững chắc hơn!

2 THỨ TƯ 6 - 9 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Trường THPT chuyên Bảo Lộc:Tiếp tục phát huy những thành quảtrong đào tạo mũi nhọn Đồng chí Nguyễn Xuân Tiến -

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đến dự Lễ khai giảng tại Trường THPT chuyên Bảo Lộc. Tại đây, đồng chí đã tặng hoa chúc mừng thầy và trò nhân dịp khai giảng năm học mới và trao 10 suất học bổng cho các em học sinh nghèo học giỏi.

Trong năm học 2017-2018, Trường THPT chuyên Bảo Lộc có hơn 200 em học sinh vào lớp 10, nâng tổng số học sinh của toàn trường lên hơn 600 em với 21 lớp học. Đây là trường chuyên được thành lập cách đây 5 năm và đã có nhiều học sinh đạt thành tích xuất sắc trong nhiều kỳ thi cấp tỉnh, cấp khu vực, quốc gia và quốc tế. Cụ thể, trong năm học vừa qua, toàn trường đã có gần 100% các em học sinh thi đậu đại học và cao đẳng, học sinh trong trường đã đoạt 1 giải tư quốc tế, 22 giải quốc gia, 42 giải khu vực và 252 giải cấp tỉnh.

Với mục tiêu phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập và phát triển năng khiếu của các em về một số môn học, Trường THPT chuyên Bảo Lộc tiếp tục phát huy những thành quả trong việc đào tạo mũi nhọn, đổi mới phương pháp dạy học hiện đại phù hợp với đặc điểm, tình hình của học sinh.

Trường PT Dân tộc nội trú (DTNT) tỉnh:

Đào tạo, ươm mầm những cán bộ người DTTS tương laicho địa phươngĐến dự và chung vui cùng thầy

cô giáo và học sinh trong ngày khai giảng năm học mới 2017-2018, đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH khóa 14 đơn vị tỉnh Lâm Đồng đã tặng lẵng hoa chúc mừng và đánh hồi trống khai trường tại Trường PT Dân tộc nội trú (DTNT) tỉnh. Đây là ngôi

Lễ khai giảng thực sự là ngày hội đến trường

Hòa trong không khí phấn khởi của ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường, sáng 5/9, hơn 700 trường học trên địa bàn tỉnh đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2017-2018.

trường có đông học sinh thuộc 16 DTTS, trong đó, 11 DTTS gốc Tây Nguyên, là “cái nôi” đào tạo, ươm mầm những cán bộ hữu ích cho địa phương sau này.

Với sự nỗ lực vượt qua khó khăn, năm học 2016 - 2017 vừa qua, trường đã đạt được nhiều thành tích trong công tác dạy - học: tỷ lệ duy trì sĩ số cao hơn những năm trước với 98,2%; toàn trường có 11 học sinh giỏi cấp tỉnh; 4,7% học sinh đạt học lực giỏi, 46,5% đạt loại khá, 41,1% trung bình và 4,7% yếu; 98,8% học sinh được xếp loại hạnh kiểm khá, tốt; 100% học sinh lớp 12 được công nhận tốt nghiệp THPT, trong đó, nhiều học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Nhà trường luôn chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, nhất là lối sống nội trú cho học sinh. Các phương pháp dạy học phù hợp với học sinh DTTS...

Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã trao tặng 10 suất học bổng, mỗi suất 1 triệu đồng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Viettel Lâm Đồng trao tặng 10 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. Trường PT DTNT tỉnh cũng trao 5 suất học bổng cho học sinh lớp 10.

Sau khi dự lễ khai giảng, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra cơ sở vật chất cũng như thăm khu nội trú, nhà ăn, nhà bếp của trường.

Trường THCS Mađaguôi (xã Mađaguôi, huyện Đạ Huoai):

Phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và họcCùng dự Lễ khai giảng với thầy

và trò Trường THCS Mađaguôi có đồng chí Trần Đức Quận, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh.

Năm học 2016-2017, Trường THCS Mađaguôi đã đạt được một số kết quả quan trọng: Tỷ lệ học sinh giỏi đạt 17,41%; 4 học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện; tỷ lệ học sinh khá đạt trên 39%; 16 học sinh đoạt giải thi Toán, Vật lý cấp huyện; 4 học sinh đoạt giải thi Vật lý qua mạng cấp tỉnh; 3 sản phẩm đoạt giải trong cuộc thi Vận dụng kiến thức

liên môn cấp huyện; 12 giáo viên dạy giỏi cấp trường; tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn đạt 75%...

Trong năm học mới 2017-2018, Trường THCS Mađaguôi tập trung phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học để đến cuối năm học Trường được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, đáp ứng tốt việc đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

* Nhân dịp này, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã đến dự và chúc mừng tại một số trường học trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Trọng Ánh Đông - UVBTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh đến dự tại Trường THCS Hùng Vương (huyện Lạc Dương). Đồng chí Trần Duy Hùng - UVBTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy đến dự tại Trường THPT Lê Quý Đôn (huyện Đạ Tẻh). Đồng chí Trần Văn Hiệp - UVBTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đến dự tại Trường THCS Gia Lâm (huyện Lâm Hà). Đồng chí Dương Công Hiệp - UVBTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy đến dự tại

Trường THPT Gia Viễn (huyện Cát Tiên). Đồng chí Nguyễn Thị Lệ - UVBTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy đến dự tại Trường THCS Ninh Gia (huyện Đức Trọng). Đồng chí K’Mák - UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đến dự tại Trường PT DTNT Đam Rông (huyện Đam Rông). Đồng chí Nguyễn Văn Yên - UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự tại Trường THPT Đơn Dương (huyện Đơn Dương). Đồng chí Bùi Văn Sơn - UVBTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh đến dự tại Trường PTDTNT Di Linh (huyện Di Linh). Đồng chí Huỳnh Thị Thanh Xuân - UVBTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Đà Lạt đến dự tại Trường THCS&THPT Xuân Trường (thành phố Đà Lạt). Đồng chí Lê Hoàng Phụng - UVBTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Bảo Lộc đến dự tại Trường THCS Đại Lào (Bảo Lộc). Đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự tại Trường THPT Hoàng Hoa Thám (huyện Đức Trọng). Đồng chí Trần Ngọc Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự tại Trường PTDTNT Bảo Lâm (huyện Bảo Lâm). Đồng chí Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự tại Trường THPT chuyên Thăng Long (Đà Lạt). Đồng chí Nguyễn Bình Sơn - TUV, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh đến dự tại

Trường THCS Liêng Trang (huyện Đam Rông).

Tại những trường đến dự, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã chúc mừng thầy trò trong ngày khai giảng năm học mới. Đồng thời, đề nghị các trường tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, các thầy cô giáo không ngừng đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, mỗi thầy cô giáo phải luôn phấn đấu là tấm gương sáng để học sinh noi theo, xây dựng môi trường học đường thân thiện, lành mạnh để nhà trường là nơi học sinh có điều kiện phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, các đồng chí mong muốn mỗi gia đình, nhà trường, các đoàn thể và toàn xã hội quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

Năm học 2017-2018, toàn tỉnh có 701 trường học từ mầm non đến THPT, với tổng số hơn 312.000 học sinh. Trong đó, mầm non hơn 68.000 học sinh với 228 trường, tiểu học hơn 120.000 học sinh với 256 trường, THCS hơn 80.000 học sinh với 159 trường, THPT hơn 44.000 học sinh với 58 trường.

Với sự trang trọng, ngắn gọn, ý nghĩa, Lễ khai giảng năm học 2017-2018 thực sự trở thành ngày hội khai trường theo đúng nghĩa “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Sau phần lễ, các trường tổ chức phần hội với sự tham gia đầy háo hức của đông đảo học sinh.

HỮU SANG - TUẤN HƯƠNG - TRỊNH CHU - VIỆT HÙNG

Đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh trao học bổng giúp học sinh nghèo

Trường THCS Mađaguôi (xã Mađaguôi, huyện Đạ Huoai). Ảnh: T.Chu

Đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủyđánh trống khai trường tại Trường THPT chuyên Bảo Lộc. Ảnh: H.Sang

Đồng chí Đoàn Văn Việt - Chủ tịch UBND tỉnh trao học bổngcho học sinh có hoàn cảnh khó khăn của Trường PT DTNT tỉnh

nhân dịp khai giảng năm học mới 2017-2018. Ảnh: T.Hương

... Thời gian qua, bộ máy địa phương đã giảm được 8 biên chế, theo Nghị định 92. Hiện, tổng số cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách của địa phương chỉ còn 34 người.

Đối với việc nhất thể hóa chức danh Bí thư kiêm Chủ tịch xã, địa phương Quốc Oai cho rằng, cần nghiên cứu kỹ hơn nữa về vấn đề này, vì thực tế tại địa phương chưa phù hợp. Bên cạnh đó, Đảng ủy xã Quốc Oai cũng đề nghị tạm thời chưa nên triển khai bầu cử trực tiếp chức danh Chủ tịch xã. Đồng thời, Đảng ủy xã Quốc Oai đề nghị nên giữ lại 3 chức danh Bí thư chi bộ, Trưởng thôn và Trưởng Ban mặt trận thôn... Đảng ủy xã Quốc Oai kiến nghị nên bố trí thêm một chức danh công chức cho cán bộ văn phòng Đảng ủy và nên khoán kinh phí dựa trên biên

chế được duyệt...Kết luận buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy

Nguyễn Xuân Tiến ghi nhận những đề nghị của Đảng ủy xã Quốc Oai. Tuy nhiên, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, về việc bầu cử trực tiếp chức danh Chủ tịch xã là một xu hướng, nên Đảng ủy xã Quốc Oai cần nghiên cứu kỹ vấn đề này. Còn về việc khoán kinh phí, địa phương cũng cần nghiên cứu thêm về cách quản lý. Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu, Đảng ủy xã Quốc Oai tiếp tục nghiên cứu đổi mới phương thức hoạt động làm sao bộ máy phải tinh gọn nhưng hiệu quả, nhất là phải gần dân, giải quyết kịp thời những bức xúc của dân. Đặc biệt, Đảng ủy xã Quốc Oai cần tiếp tục phát huy và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.

TRỊNH CHU

Bí thư Tỉnh ủy… TIẾP TRANG 1

3 THỨ TƯ 6 - 9 - 2017KINH TẾ

Phát triển mắc ca - thêm một góc nhìnTrước nhu cầu phát triển cây mắc ca vừa là cây trồng chiến lược vừa là cây che bóng cho cây chè, cà phê ngày càng tăng, ngành nông nghiệp Lâm Đồng đang đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, đồng thời rà soát, đánh giá tìm ra các biện pháp canh tác thích hợp cho các loại giống tương ứng để kịp thời khuyến cáo cho nông dân trên địa bàn.

Lợi nhuận từ mắc ca hơn 18% so với cà phêKhảo sát mới đây của Chi cục Trồng trọt và

Bảo vệ thực vật (TT & BVTV) Lâm Đồng cho thấy: Từ năm 2006 đến nay, nhiều thử nghiệm sản xuất cây mắc ca đã được triển khai theo từng điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu một số vùng cây công nghiệp của tỉnh Lâm Đồng, chủ yếu trồng xen kết hợp che bóng trong các vườn cà phê, vườn chè hơn 1.170 ha. Riêng diện tích trồng thuần hơn 88 ha thì có 50 ha của Công ty Ánh Sáng Vinh Hòa trồng tại xã Tà Nung, Đà Lạt; còn lại phân bổ ở địa bàn các huyện Đơn Dương, Lâm Hà…

Cụ thể phân chia theo độ tuổi mắc ca hiện nay ở Lâm Đồng gồm: Diện tích đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản dưới 5 năm tuổi (hơn 1.130 ha); từ 5 - 7 năm tuổi (123 ha) đang cho thu hoạch năng suất bình quân đạt 1,45 tấn/ha; hơn 7 năm tuổi (6,5 ha) đã cho thu hoạch ổn định năng suất 2,5 tấn/ha.

Hàng năm với 4 doanh nghiệp và cơ sở hiện có ở Lâm Đồng, đã thu mua trên 80 tấn quả mắc ca tươi từ các hộ sản xuất trên địa bàn để sơ chế, chế biến. Trong năm vừa qua, giá thu mua mắc ca ở Lâm Đồng như: Quả tươi từ 40.000 - 70.000 đ/kg; hạt khô từ 80.000 - 120.000 đ/kg ; hạt đã chế biến còn vỏ từ 270.000 - 300.000 đ/kg. Hạch toán giai đoạn kinh doanh ổn định cây mắc ca đạt năng suất bình quân 2,5 tấn/ha, nhân với giá bán 40.000 - 70.000 đ/kg, thành doanh thu 100 - 175 triệu đồng/ha. Mỗi năm trên 1ha trừ 20 triệu đồng tổng kinh phí đầu tư mắc ca trồng xen, còn lại thu nhập bình quân 80 - 155 triệu đồng.

Với cây cà phê vối, mỗi năm trên 1ha đầu tư 50 triệu đồng tổng chi phí, đạt năng suất bình quân 3 tấn/ha. Với giá bán 40.000 - 45.000 đ/kg, trừ 50 triệu đồng vốn đầu tư, còn lại lợi nhuận đạt từ 70-85 triệu đồng/ha. So sánh trên cùng 1ha thì cây cà phê vối ghép đạt lợi nhuận thấp hơn cây mắc ca trồng xen khoảng 11-18%.

Cần mô hình thử nghiệm trồng mắc ca che bóngCũng qua rà soát của Chi cục TT & BVTV

Lâm Đồng, trên địa bàn Lâm Đồng hiện đang sản xuất 18 dòng, giống mắc ca. Trong đó 10 giống gồm OC, 246, 816, 849, 695, 900, 800, 741, 842 và Daddow đã được Bộ NN &PTNT công nhận giống tiến bộ kỹ thuật và giống quốc gia. Còn lại 8 dòng, giống do người dân tự phát mua về trồng là QN1, 788, A38, A4, 344, H2, 508, A16.

Trong tháng 3/2017, Sở NN & PTNT Lâm Đồng đã công nhận vườn cây đầu dòng mắc

ca đầu tiên tại Lâm Đồng cho Công ty TNHH Him Lam Mắc Ca với 131 cây thuộc các dòng OC; 246; 695; 741; 800; 816; 849, năng lực sản xuất đạt 52.400 mầm chồi/năm. Và tính đến tháng 5/2017, toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 8 cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống mắc ca với khoảng 100 ngàn cây thực sinh dùng làm gốc ghép và hơn 750 ngàn cây giống ghép đạt yêu cầu cho nông dân xuống giống trồng mới.

Trước đó vào 2 năm 2015-2016, Lâm Đồng có 15 cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống mắc ca, chủ yếu là cơ sở nhỏ lẻ, tự gieo ươm cây thực sinh, không có nguồn gốc xuất xứ, chất lượng cây giống chưa đảm bảo. Chỉ một số ít cơ sở nhập giống cây ghép về từ Công ty Vina Mắc Ca Đắk Lắk. Hàng năm, để đảm bảo chất lượng cây giống mắc ca xuất vườn, Sở NN & PTNT Lâm Đồng đã tiến hành kiểm tra, đánh giá, xếp loại và hướng dẫn các cơ sở thực hiện đúng các tiêu chí quy định. Đồng thời khuyến cáo nông dân không sử dụng cây giống mắc ca thực sinh để trồng mới.

Chi cục TT & BVTV Lâm Đồng cũng đã nhận định “một số diện tích mắc ca năm thứ 5, thứ 6 chưa cho quả hoặc cho quả kém do trước đây người dân trồng tự phát, sử dụng giống thực sinh, không rõ nguồn gốc, đồng thời chưa thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc, bón phân, tỉa cành tạo tán. Theo quy

hoạch có 5 bộ giống với 10 dòng khác nhau, trong đó 5 dòng giống trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh, 5 giống còn lại đang trong quá trình khảo nghiệm. Tuy nhiên, thực tế sản xuất ở Lâm Đồng có 18 dòng, giống khác nhau, trong đó 10 dòng giống trong danh mục giống được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, các dòng giống còn lại chưa được các cơ quan chuyên môn khảo sát, đánh giá bài bản để khuyến cáo phát triển trong sản xuất…”.

Hơn nữa, nhu cầu phát triển cây mắc ca vừa là cây trồng chiến lược vừa trồng xen làm cây che bóng cây chè, cà phê ngày càng tăng. Tuy nhiên, hiện nay, Lâm Đồng vẫn chưa có các mô hình thử nghiệm đầy đủ về mật độ, chế độ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại để áp dụng đồng bộ.

Từ góc nhìn này, Chi cục TT & BVTV Lâm Đồng đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đáp ứng hơn nữa thực tế sản xuất trên địa bàn. Từ nay đến năm 2020 có thể bố trí nguồn vốn đề án chuyển đổi giống cây trồng để tiếp tục khảo sát, đánh giá 3 yếu tố canh tác về điều kiện (khí hậu, thổ nhưỡng...), phương thức (trồng xen, trồng 1 giống, trồng nhiều giống), biện pháp (mật độ, nước tưới, phân bón...), nhằm tìm ra các giống mắc ca tương ứng với biện pháp kỹ thuật mới để nhân rộng trên địa bàn...

VĂN VIỆT

Hàng năm 4 doanh nghiệp và cơ sở ở Lâm Đồng đã thu mua trên 80 tấn quả mắc ca tươi của nông dân để chế biến. Ảnh: V.V

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) Lâm Đồng vừa cấp giấy chứng nhận (đợt 2) cho 8 vườn ươm giống cà phê trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn tham gia Dự án VnSAT- phát triển cà phê bền vững. Những vườn ươm này được đánh giá đạt các tiêu chí về kỹ thuật, nguồn giống, quy trình nhân giống, cây giống khỏe, sạch bệnh…

Như vậy đến nay, trên địa bàn Lâm Đồng có 11 vườn ươm đạt chuẩn tham gia dự án VnSAT, gồm: Vườn ươm Hòa Linh (Lộc Phát, Bảo Lộc); Vườn ươm Đăng Sang (Lộc Thành, Bảo Lâm); Vườn ươm Lâm Huê (Gia Lâm, Lâm Hà); Vườn ươm Nguyễn Minh Quốc (Nam Ban, Lâm Hà); Vườn ươm Thanh Tùng (thị trấn Đinh Văn, Lâm Hà); Vườn ươm Bảy Hồng (xã Đạ Đờn, Lâm Hà); Vườn ươm Quyết Thắng

(xã Hòa Nam, Di Linh); Vườn ươm Hữu Thiên (Lộc Sơn, Bảo Lộc); Vườn ươm Nguyễn Xuân Bách (Lộc Sơn, Bảo Lộc); Vườn ươm Nguyễn Trung Thành (Lộc Thành, Bảo Lâm); Vườn ươm Cao Bằng (379 Phan Đình Phùng, Bảo Lộc). Tổng diện tích các vườn ươm khoảng 56.000 m2, mỗi năm sản xuất trên 3 triệu cây giống cà phê.

Lâm Đồng có trên 150 ngàn ha cà phê, trong đó có nhiều diện tích đã lâu năm, già cỗi. Vì vậy, nhu cầu về cây giống để “trẻ hóa” những vườn cà phê là rất lớn. Việc công nhận và cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn cho các vườn ươm tạo điều kiện cho các hộ nông dân yên tâm với chất lượng nguồn cây giống cà phê, yên tâm đầu tư sản xuất.

BH

Thêm 8 vườn ươm cà phê được chứng nhận đạt tiêu chuẩn

ĐẠ HUOAI: Hoàn thành chuyển đổi cơ cấu 742,7 ha cây trồng

Ông Nguyễn Linh Hoạt - Phó Chủ tịch UBND huyện Đạ Huoai

cho biết, trong năm 2017, qua công tác tuyên truyền, vận động

của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, từ tình hình thực tế tại địa

phương, người dân trên địa bàn huyện đã đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, với tổng diện tích

1.062,8 ha, trong đó có 341 ha sầu riêng, 271 ha điều, 203 ha

chè, 65 ha dâu và 225,8 ha bắp. Qua 8 tháng đầu năm 2017, người

dân tại các địa phương đã hoàn thành việc chuyển đổi cơ cấu

cây trồng, với diện tích 742,7 ha, trong đó có 122,8 ha sầu riêng,

207 ha điều ghép, 65 ha chè, 22 ha dâu lai và 225,8 ha bắp. Tuy

nhiên, do thời tiết, khí hậu không thuận lợi, mưa nhiều và kéo dài

nên có 82 ha bắp không nảy mầm, diện tích các loại cây trồng khác phát triển chậm. Hiện nay, ngoài

việc tiếp tục đầu tư chuyển đổi diện tích cây trồng còn lại, với sự

hỗ trợ của các ngành chức năng huyện, các hộ dân áp dụng nhiều

biện pháp khoa học kỹ thuật để khắc phục hạn chế về thời tiết, khí hậu, giúp diện tích các loại

cây trồng đã chuyển đổi phát triển bình thường.

HOÀNG ĐẠI HUYNH

Vườn ươm cà phê.

Gần 3.340 ha lúa đang nhiễm rầy nâu

Từ đầu tháng 8/2017 đến nay, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực

vật Lâm Đồng đã kiểm tra, phát hiện gần 3.340 ha diện tích lúa

vụ Hè thu - Mùa tại 3 huyện Đức Trọng, Di Linh, Đạ Tẻh bị nhiễm

bệnh rầy nâu gây hại. Trong đó có hơn 1.040 ha bị nhiễm nặng; mật độ phổ biến từ 1.485 - 2.200 con/

m². Riêng một số khu vực đồng lúa các xã Đinh Lạc, Bảo Thuận

và thị trấn Di Linh, huyện Di Linh mật độ rầy nâu tăng lên từ

10.500 - 18.500 con/m².Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Lâm Đồng đã hỗ trợ gần 3.000 lít thuốc Azora 350EC

phòng trừ rầy nâu trên địa bàn. Kết quả đến nay diện tích lúa

nhiễm bệnh rầy nâu ở huyện Đức Trọng đã khoanh vùng phòng trừ

gần 3.000 ha ở mức trung bình và nặng; huyện Di Linh cơ bản

khống chế mật độ rầy nâu gây hại trên toàn bộ 1.400 ha diện tích lúa

nhiễm bệnh. Để hạn chế rầy nâu di trú từ

nơi khác đến, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng

khuyến cáo nông dân duy trì mực nước thích hợp cho cây lúa dưới 25 ngày sau sạ; không bón phân

đạm và phân bón lá trên diện tích lúa đang nhiễm bệnh rầy nâu; làm

sạch cỏ dại, tỉa dặm ruộng lúa thông thoáng; tuân thủ nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng các loại thuốc

phòng trừ rầy nâu…VŨ VĂN

4 THỨ TƯ 6 - 9 - 2017

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Làm gì để giữ lại những khu rừng xinh đẹp như thế này cho thế hệ con cháu. Ảnh: T.D.H

Gian nan giữ rừngDù khá bận với công việc, song Hạt trưởng

Hạt Kiểm lâm huyện Lạc Dương - Đồng Văn Lâm đã dành gần hai giờ đồng hồ để tiếp chuyện chúng tôi. Với thâm niên hơn 30 năm gắn bó với rừng, với ngành Kiểm lâm, câu chuyện của vị Hạt trưởng và đồng nghiệp về công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR); nhất là đấu tranh, ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật trên địa bàn huyện Lạc Dương trong những năm qua cũng lắm gian nan, thử thách...

Lạc Dương có 131.233 ha đất tự nhiên; trong đó, diện tích có rừng là 111.597,3 ha; tổng diện tích rừng là 108.327,3 ha (104.521,6 ha rừng tự nhiên và 3.805,7 ha rừng trồng), với 3 loại rừng đặc trưng: rừng đặc dụng 54.358,3 ha; rừng phòng hộ 36,237,2 ha và rừng sản xuất là 17.731,9 ha.

Dù chỉ có 5 xã và 1 thị trấn, song, địa bàn huyện rộng, trải dài và chia cách khá phức tạp khó khăn trong việc đi lại, nhất là công tác quản lý địa bàn. Trong khi đó, Hạt Kiểm lâm huyện Lạc Dượng chỉ có 19 cán bộ, công chức. Dù vậy, với nhiệm vụ được giao và bằng tâm huyết, tình yêu nghề, những năm qua, Hạt Kiểm lâm huyện đã có nhiều nỗ lực trong công tác QLBVR; thường xuyên phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan và quần chúng nhân dân các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động, giáo dục; tăng cường cán bộ bám địa bàn, “bám rừng” đấu tranh, ngăn chặn hạn chế đáng kể tình trạng “chảy máu rừng”, bảo vệ, giữ gìn nguồn tài nguyên quý giá của địa phương, của quốc gia.

Là một trong những địa phương “nóng” về tình trạng phá rừng, đặc biệt 3 năm về trước và chủ yếu tập trung ở các xã dọc tuyến Quốc lộ 27C (đường 723); do đó, ngoài thường xuyên cử cán bộ “cắm chốt” tại tất cả các xã, thị trấn, nhất là các địa bàn phức tạp, Hạt Kiểm lâm huyện đã tham mưu Huyện ủy, UBND huyện Lạc Dương triển khai các kế hoạch, phương án huy động mọi nguồn lực và nhân lực tập trung công tác QLBVR.

Nhớ lại những năm trước, khi nạn phá rừng diễn ra khá “nóng” trên địa bàn, vị Hạt trưởng không khỏi chua xót, anh cho biết: riêng trong năm 2013, trên địa bàn huyện Lạc Dương đã xảy ra 142 vụ vi phạm lâm luật (120 vụ phá rừng và 22 vụ khai thác rừng trái phép); trong đó, tại xã Đạ Sar 79 vụ, xã Đạ Nhim 29 vụ, xã Đạ Chais 5 vụ... Bên cạnh đó, tình trạng khai thác thiếc trái phép cũng là hành vi gián tiếp phá rừng, xâm hại tài nguyên rừng; đồng thời, lợi dụng địa bàn tiếp giáp với các xã, huyện khác trong tỉnh và các tỉnh lân cận, một số đối tượng lén lút khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép cũng diễn ra rất phức tạp, thách thức chính quyền và ngành Kiểm lâm…

Những năm gần đây, “cộm” lên tình trạng nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở một số huyện trong tỉnh đã kéo nhau đòi dời về làng cũ; số hộ này đã xâm chiếm trái phép một số khu rừng (kể cả rừng phòng hộ, rừng đặc dụng) dựng chòi, lều trại; ngang nhiên phá rừng, khai thác đất rừng để sản xuất, “lập làng” tại một số tiểu khu thuộc địa phận huyện Lạc Dương. Cụ thể như trường hợp 35 hộ đồng bào DTTS của huyện Đam Rông đã xâm chiếm rừng tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà; 45 hộ DTTS thôn Cổng Trời, xã Mê Linh (Lâm Hà) đã xâm chiếm Tiểu khu 111A - thuộc Xã Lát, dựng 24 chòi, lều để ở phá rừng, khai thác đất rừng…

Lạc Dương với “bài toán giữ rừng”TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI “BÚA LIỀM VÀNG”

Rừng là tài nguyên vô cùng quý báu, tài sản của quốc gia. Tuy nhiên, trong những năm qua, tình trạng rừng bị tàn phá, bị xâm hại, bị khai thác trái phép diễn ra rất phức tạp ở nhiều địa phương, tại nhiều tỉnh, thành đã làm cho diện tích rừng dần bị thu hẹp. Trước thực trạng này, Đảng bộ và chính quyền huyện Lạc Dương đã chỉ đạo quyết liệt phải bằng mọi biện pháp “giữ rừng”...

Nỗ lực đáng ghi nhậnNguyên nhân nào khiến nạn phá rừng diễn

biến phức tạp? Theo ông Đồng Văn Lâm, riêng đối với Lạc Dương thì bên cạnh do “thói quen” xem rừng là “của chung”, là “nơi kiếm sống” gắn với phương thức “săn bắn, hái lượn” tồn tại trong tư duy của người DTTS bản địa, còn do tình trạng “sốt” đất, giá đất tăng cao, nhu cầu về đất phát triển thời gian gần đây dẫn đến tình trạng phá rừng, xâm chiếm đất rừng!...

Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng, trong 6 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh đã phát hiện, lập biên bản 543 vụ vi phạm về QLBVR. So với cùng kỳ năm 2016, dù tình trạng phá rừng có giảm (22,2% số vụ và 36,6% về diện tích), song, theo đánh giá của lãnh đạo UBND tỉnh, mức độ thiệt hại rừng trên địa bàn toàn tỉnh vẫn đang rất lớn; tình trạng phá rừng, khai thác rừng diễn ra phức tạp tại một số địa phương...

Đối với Lạc Dương, thực hiện quyết liệt sự chỉ đạo của tỉnh, của Đảng bộ và chính quyền địa phương, Hạt Kiểm lâm huyện đã có nhiều nỗ lực trong “cuộc chiến giữ rừng” bằng nhiều biện pháp linh hoạt, thiết thực, hiệu quả, từng bước hạn chế đáng kể thực trạng đáng buồn này.

Hàng năm, Hạt Kiểm lâm thường xuyên phối hợp với Ban QLR, Ban Kiểm tra - Giám sát Dịch vụ môi trường, MTTQ và các đoàn thể địa phương tuyên truyền, giáo dục về QLBVR, PCCCR trong nhân dân; kiện toàn 6 ban lâm nghiệp cơ sở (156 người); tăng cường kiểm lâm viên tại 5 xã, thị trấn đảm bảo “đủ sức” thực hiện nhiệm vụ; chú trọng công tác PCCCR; phối hợp với chính quyền, Ban Lâm nghiệp, Ban QLR, các trạm QLBVR, chủ rừng, hộ dân nhận khoán QLBVR thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng; giải tỏa lấn chiếm và tái lấn chiếm đất rừng; tăng cường phối hợp truy quét các đối tượng phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép, nhất là tại những địa bàn nóng, phức tạp…

Nhờ nỗ lực, quyết liệt của Hạt Kiểm lâm và sự “trợ lực” của chính quyền các cấp, các lực lượng địa phương đã góp phần hạn chế thấp nhất tình trạng phá rừng, khai thác rừng và tài nguyên rừng trên địa bàn huyện. Ba năm trở lại đây, số vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn huyện Lạc Dương giảm dần đều. Năm 2016,

xảy ra 93 vụ (giảm 65,49% so với năm 2013); trong đó, 78 vụ phá rừng (giảm 42 vụ), 15 vụ khai thác rừng (giảm 7 vụ). Riêng 6 tháng đầu năm 2017, trên toàn huyện chỉ xảy ra 25 vụ phá rừng và 6 vụ khai thác lâm sản (gây thiệt hại 21,424 m3 gỗ), 10 vụ vận chuyển lâm sản trái phép (khối lượng 9,802 m3 gỗ thông 3 lá và bạch tùng)...

Bài toán giữ rừngCó thể nói, “Bài toán giữ rừng” đối với cả

nước nói chung, với Lâm Đồng và huyện Lạc Dương nói riêng còn đặt ra nhiều ẩn số. Còn đó những khó khăn, những cam go, thử thách, đòi hỏi ngành Kiểm lâm - những con người khoác trên mình màu áo xanh của lá lại tiếp tục bước vào “cuộc chiến” thầm lặng để bảo vệ, gìn giữ nguồn tài nguyên vốn quý của đất nước, tài sản của quốc gia cho các thế hệ con cháu đời sau được thụ hưởng!

Tâm niệm của người Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm tóc đã hoa râm gắn bó gần như cả đời với rừng là làm sao giữ cho được 85% độ che phủ của rừng Lạc Dương, “mái nhà Tây Nguyên”! Kế hoạch của Hạt đặt ra trong những tháng cuối năm 2017 và những năm sau này rất cụ thể, đó là: tập trung tuyên truyền nâng cao trách nhiệm tham gia bảo vệ rừng, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật và các quy định về rừng cho người dân - đây là vấn đề quan trọng nhất. Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường rà soát, nắm chắc địa bàn; đặc biệt theo dõi, phát hiện và ngăn chặn thủ đoạn phá rừng rất tinh vi. Chủ động cắm mốc phân ranh giữa đất rừng với đất sản xuất của các hộ dân ven rừng, gần rừng, không để dân “tranh thủ” lấn chiếm; hàng tháng, Hạt Kiểm lâm lập danh sách những hộ dân, các cá nhân vi phạm phá rừng gửi về UBND các xã, thị trấn để đưa ra họp kiểm điểm trước dân và nêu tên trên hệ thống loa truyền thanh của xã, thị trấn nhằm giáo dục, răn đe; tổ chức cho nhân dân ký cam kết không vi phạm rừng, đất rừng. Đối với các tập thể, cá nhân nhận khoán QLBVR phải cam kết, nếu vi phạm bị cắt giao khoán. Đặc biệt, tăng cường phối hợp tuần tra, truy quét, xử lý thật nghiêm các trường hợp phá rừng, khai thác rừng và vận chuyển lâm sản trái pháp luật...

Tin rằng, với tinh thần trách nhiệm cao, sự nỗ lực và tâm huyết của đội ngũ cán bộ, công chức ngành Kiểm lâm cùng với sự “vào cuộc” nhịp nhàng, hiệu quả của các lực lượng chức năng liên quan của địa phương, rừng Lạc Dương sẽ được bảo vệ, gìn giữ...

Ghi chép: THANH DƯƠNG HỒNG

Ban Dân vận Tỉnh ủy vàĐài Phát thanh - Truyền hình phối hợp mở chuyên mục "Dân vận khéo"

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo”, tuyên truyền, phổ biến, biểu dương và nhân rộng những điển hình, mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo trong công tác dân vận; đưa công tác dân vận đi vào cuộc sống một cách thiết thực và hiệu quả; Ban Dân vận Tỉnh ủy và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh phối hợp mở chuyên mục “Dân vận khéo”, mỗi tháng phát sóng một kỳ vào ngày 15 và phát lại vào ngày 28 hàng tháng, thời lượng phát sóng 15 phút, với kết cấu chương trình gồm giới thiệu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng, phản ánh các tin, bài điển hình, mô hình, gương người tốt việc tốt trên các lĩnh vực đời sống xã hội... Số đầu tiên của chuyên mục “Dân vận khéo” được thực hiện vào ngày 15 tháng 10 năm 2017.

Thông qua phát sóng, chương trình sẽ tập trung tuyên truyền, đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với phong trào thi đua yêu nước, nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, nhân rộng các điển hình “Dân vận khéo”, điển hình tiên tiến có tính bền vững, sức lan tỏa trong cộng đồng, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, chiến sỹ lực lượng vũ trang và nhân dân tham gia trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị.

Mục tiêu của chuyên mục là phổ biến, phản ánh kịp thời, hiệu quả các mô hình thực hiện tốt công tác dân vận, phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở các cấp, các ngành, địa phương, cơ sở.

Với nội dung và phương thức phối hợp, Ban Dân vận Tỉnh ủy và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tin tưởng hiệu quả mang lại sẽ thiết thực, góp phần tăng cường và đổi mới công tác dân vận theo Chương trình hành động số 66-CTr/TU, ngày 29/10/2013 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới; nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh. HUỲNH THẢO

ĐẢNG ỦY KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH: Hoàn thành nhiệm vụbồi dưỡng nhận thứcvề Đảng năm 2017

Theo thông tin từ Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh cho biết, đến thời điểm hiện tại, Đảng ủy Khối đã hoàn thành nhiệm vụ mở lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2017.

Theo đó, Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh đã mở 1 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho 54 đảng viên mới, 6 lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho 319 quần chúng ưu tú của các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc. Điều này góp phần đảm bảo tốt cho yêu cầu chuẩn bị nguồn cho công tác kết nạp đảng viên mới. Đến nay, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh quyết định chuẩn y kết nạp 122 đảng viên mới, đạt 101,7% chỉ tiêu kết nạp năm 2017. N. NGÀ

5 THỨ TƯ 6 - 9 - 2017

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Từ kinh nghiệm của nhiều năm học trước, công tác chuẩn bị quyết định hơn 50% sự thành công của

năm học, năm nay, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) huyện đã chủ động tham mưu Huyện ủy - UBND huyện làm thật tốt công tác chuẩn bị. Huyện ủy - UBND huyện đã chỉ đạo toàn bộ hệ thống chính trị từ huyện xuống cơ sở tích cực tham gia công tác chuẩn bị năm học mới. Theo đó, Huyện ủy đã phân công các đồng chí huyện ủy viên phụ trách từng ngành, từng địa bàn xã, thị trấn và chỉ đạo các cấp ủy các địa phương phân công các đảng ủy viên, chi ủy viên phụ trách từng thôn, từng tổ dân phố cùng với cán bộ ngành giáo dục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động học sinh trong độ tuổi đến trường. Đồng thời chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên, thực hiện tốt công tác xã hội hóa trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, mua sắm dụng cụ, phương tiện phục vụ việc dạy và học.

Kết quả, đến nay, công tác chuẩn bị năm học mới 2017-2018 đạt kết quả trên cả 3 mặt: Cơ sở vật chất trường lớp, số lượng học sinh đến trường và đội ngũ cán bộ, giáo viên.

Cụ thể, về đầu tư xây dựng cơ sở

Đạ Huoai: Niềm tin về một năm học mới Giáo dục Đạ Huoai kết thúc năm học 2016-2017 với nhiều thành tựu quan trọng. Đó là duy trì và nâng cao chất lượng chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học (TH) và trung học cơ sở (THCS), tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt trên 50%. Chất lượng giáo dục đại trà ổn định, chất lượng giáo dục mũi nhọn và giáo dục vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực. Bước vào năm học 2017-2018, công tác chuẩn bị năm học mới nhận được sự quan tâm đặc biệt của Huyện ủy - UBND huyện và cả hệ thống chính trị từ huyện xuống cơ sở đã tạo nên niềm tin về một năm học thắng lợi hơn, vững chắc hơn!

vật chất trường lớp: UBND huyện đã đầu tư từ ngân sách 37 tỷ đồng để xây dựng mới 8 công trình trường học (trong đó có 5 công trình chuyển tiếp, 3 công trình mới) và sửa chữa, nâng cấp 57 hạng mục công trình tại 21 trường học trong toàn huyện. Sau khi được đầu tư vốn, Phòng GDĐT đã phối hợp với chính quyền các địa phương kiểm tra, giám sát chặt chẽ tiến độ, chất lượng công trình, nên đến nay đã có 5 công trình trường học hoàn thiện, đảm bảo chất lượng đưa vào sử dụng, 3 công trình còn lại đang khẩn trương thi công để đưa vào sử dụng đầu năm 2018. Việc nâng cấp, sửa chữa được tiến

hành với 57 hạng mục, công trình gồm: các phòng học, phòng làm việc, cổng trường, sân trường, giếng nước, nhà vệ sinh, vườn hoa cây cảnh… Ngoài việc được đầu tư từ ngân sách nhà nước, Phòng GDĐT đã phối hợp với chính quyền các địa phương, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tiến hành vận động nhân dân đóng góp theo phương thức “Nhà nước, nhân dân cùng làm” với sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của Ban giám sát cộng đồng. Kết quả, các hạng mục công trình tại 21 trường học đến nay đều đã được sửa chữa, nâng cấp hoàn hảo, tạo nên diện mạo nhà trường xanh - sạch -

đẹp - an toàn - thân thiện.Về huy động học sinh đến trường:

Ngay từ cuối năm học 2016-2017, Phòng GDĐT chỉ đạo các trường nắm bắt, lập danh sách các học sinh bỏ học, có nguy cơ bỏ học báo cáo về phòng. Từ đó, phòng lập danh sách gửi Huyện ủy - UBND huyện, Đảng ủy - UBND các xã, thị trấn, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch thành lập các tổ vận động (do các huyện ủy viên, các đảng ủy viên, Chi ủy viên, thôn trưởng, tổ trưởng tổ dân phó làm tổ trưởng, tổ phó) tiến hành tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh tạo điều kiện thuận lợi và động

Xã hội hóaxây dựngTrường Mầm non Mađaguôi.Ảnh: H.K.G

viên các em học sinh đến trường. Kết quả, đến thời điểm 31/8/2017 toàn huyện chỉ còn 45 học sinh (chủ yếu học sinh THCS và THPT, là con em đồng bào DTTS) có nguy cơ bỏ học, nhưng gia đình cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi và động viên các em tiếp tục đến lớp. Như vậy, năm học 2017-2018 toàn huyện Đạ Huoai sẽ có 32 trường học, 306 lớp học (trong đó có 30 trường trực thuộc huyện, 2 trường THPT trực thuộc tỉnh) với 8.801 học sinh đã sẵn sàng đến trường, đạt tỷ lệ 100%.

Về đội ngũ cán bộ, giáo viên: Để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giáo viên, ngay trong thời gian nghỉ hè, Phòng GDĐTđã chủ động tham mưu Huyện ủy - UBND huyện và phối hợp với Sở GDĐT, các trường chính trị cử cán bộ, giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức sư phạm... Đồng thời, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ quản lý, giáo viên đến từng trường, từng địa bàn một cách hợp lý, phù hợp với năng lực, tình hình thực tế của từng người. Đến nay, Đạ Huoai có 642 cán bộ, công chức, giáo viên, đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy và học tập của huyện. Với công tác chuẩn bị và tinh thần trách nhiệm của ngành giáo dục, những cán bộ quản lý và thầy cô giáo, của cấp ủy, chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội, theo ông Nguyễn Văn Trinh - Trưởng phòng GDĐT huyện Đạ Huoai: Một năm học mới với đầy ắp niềm tin đang chờ đón ngành giáo dục huyện!

HOÀNG ĐẠI HUYNH

Trong căn nhà nhỏ khang trang còn thơm mùi sơn mới, hai bố mẹ trang trọng dành

nguyên gian trên để treo những tấm giấy khen của các con. Mỗi tờ giấy khen, dù đã ố màu theo thời gian của cô con gái đầu năm nay đã 30 tuổi, hay còn thơm mùi giấy mực mới của cậu trai út năm nay vừa lên lớp 9, đều được người mẹ đóng khung cẩn thận, và cha treo lên với tất cả những trân trọng, nâng niu.

Thà đói chứ không để con thất họcTrong câu chuyện với ông Phạm

Ngọc Hậu - Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn La Bouye B, gia đình của chú Hoàng và cô Hiền được nhắc đến nhiều lần, với lời tấm tắc: “Chắc cả huyện Đơn Dương chỉ có mỗi gia đình nhà này là dù đông con nhưng đứa nào cũng được ăn học đầy đủ. Mặc ai bỏ học, mặc ai đi làm sớm kiếm tiền, con cái nhà ông Hoàng dù khổ nhưng vẫn quyết tâm học đến nơi đến chốn”.

Lấy nhau từ năm 1987 với hai bàn tay trắng, đến giờ, cô chú vẫn bảo, mình vẫn không có tài sản gì quý giá ngoài 8 đứa con chăm ngoan, học hành giỏi giang. Và ánh mắt của người

cha người mẹ đó vẫn lấp lánh niềm tự hào khi nhắc về những đứa con của mình, và cả tự hào về bản thân, khi trải qua bao nhiêu khó khăn vất vả, khi đã có những ngày ăn khoai ăn bắp thay cơm, thì cô chú vẫn chưa bao giờ nghĩ đến việc cho con nghỉ học giữa chừng.

Gặp cô chú lúc cả nhà đang tất bật nấu chè trôi nước để bán trong ngày lễ Vu Lan, cô Hiền bảo: “Cô tranh thủ làm thêm, kiếm thêm vài đồng cho tụi nhỏ mang đi”. Những đồng tiền để “tụi nhỏ” mang đi đó, được cô chú chắt chiu từ từng chén chè bán ngày rằm, từng đòn bánh chưng, bánh tét ngày tết. Cứ vậy mà từng bước, từng bước đưa từng đứa con đi trọn con đường học hành trong suốt 30 năm nay. Đều đặn 30 năm ròng rã, sáng sớm chú Hoàng kéo ngựa đi chở rau, chở giống, chở phân kiếm từng đồng tiền để đóng tiền học. Cô Hiền hàng ngày miệt mài từ 3h sáng đến 10h tối với lò tráng bánh ướt, bánh xèo kiếm tiền nuôi 10 miệng ăn.

Khổ cực có, vất vả có, vay mượn khắp nơi cũng có. Nhưng “Dù khó khăn đến đâu thì cô chú cũng cố gắng vươn lên, mong sau này con cái kiếm sống bằng trí óc chứ không phải bằng lao động chân tay nặng nhọc, vất vả vì thiếu cái chữ như cha mẹ chúng”.

Con thay mẹthực hiện ước mơCô Hiền nói rằng, mơ ước từ

nhỏ của cô là được đi học, được trở thành cô giáo đứng trên bục giảng. Nhưng rồi loạn lạc chiến tranh, rồi hoàn cảnh khó khăn, cô phải dừng lại việc học khi chỉ mới lên lớp Bảy và ước mơ đành gác lại từ đó trong tiếc nuối và day dứt.

Nhưng bây giờ, niềm tiếc nuối đó đã không còn, vì trong nhà của cô chú nay đã có đến 2 cô giáo. Cô con gái thứ 2 đang dạy học ở TP

Bảo Lộc, và cô con gái thứ 5 đang là sinh viên năm 3 ngành Sư phạm Mầm non, Trường Đại học Đà Lạt. Cũng dịu dàng, cũng nhẹ nhàng và hiền lành như mẹ, Nguyễn Thị Diễm Hương (SN 1997) - cô giáo mầm non tương lai nói đùa rằng: “Em đang thay mẹ thực hiện giấc mơ. Em may mắn hơn mẹ vì có cơ hội theo đuổi giấc mơ, nên phải cố gắng thay cho cả phần của mẹ”.

Bây giờ, 4 chị đầu lần lượt ra trường, có công việc ổn định. Ngày lễ, nhìn 2 cô con gái đang là sinh viên

về thăm nhà tráng bánh ướt, đổ bánh xèo thuần thục, nói chuyện hiền lành và vui vẻ - cô Hiền kể thêm, rằng con cái nhà cô không được đi chơi nhiều như chúng bạn đồng trang lứa, mà bao nhiêu năm nay vẫn cứ đều đặn nửa ngày đến trường, nửa ngày ở nhà phụ mẹ pha bột, tráng bánh.

Hai cậu con trai út cũng chăm ngoan và học giỏi không kém gì các cô chị, vì 6 chị đầu đã học hành đàng hoàng, nên 2 cậu trai út không có lý do gì lại thua kém chị. Vậy là 2 cậu dặn nhau cố gắng học hành, rồi phụ bố mẹ cắt cỏ cho bò, bổ củi nhóm bếp than, năm nào cũng có phần thưởng cuối năm học.

Nguyễn Thị Diễm Quỳnh (SN 1999) - cô con gái thứ 6, vừa trở thành tân sinh viên Trường ĐH Đà Lạt, vẫn nhớ những ngày buổi sáng đi học, trưa về cắt cỏ cho ngựa ăn rồi chiều đi học lại, và còn tranh thủ thời gian buổi tối để tập võ, tập văn nghệ. Chú Hoàng vẫn tỏ vẻ ngạc nhiên, pha lẫn tự hào khi khoe rằng: “Cả mấy chị em nó làm việc giúp cha mẹ suốt ngày, bận rộn vậy mà vẫn học giỏi được, hay lắm! Không có tiền đi học thêm mà vẫn là thủ khoa, á khoa, vẫn đạt học bổng, vẫn đạt điểm cao trong các kỳ thi khiến giáo viên nhiều lần gọi điện cho ba mẹ khen ngợi!”. Và có lẽ với những người cha người mẹ như chú Hoàng, cô Hiền, chỉ chừng đó là đủ.

VIỆT QUỲNH

Mong “con chữ” thay đổi cuộc đời con30 năm chung sống, 8 đứa con và biết bao nhiêu những giấy khen học sinh, sinh viên khá, giỏi - đó là câu chuyện thú vị mà chúng tôi được nghe vào những ngày đầu năm học mới. Câu chuyện về gia đình hiếu học của chú Nguyễn Văn Hoàng (sinh năm 1969) và cô Phạm Thị Hiền (sinh năm 1965) là niềm tự hào, cũng là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần hiếu học tại thôn La Bouye B, xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương.

Lò bánh tráng là nơi nuôi 8 đứa con của chú Hoàng, cô Hiền ăn học đến nơi đến chốn. Ảnh: V.Q

6 THỨ TƯ 6 - 9 - 2017

Nâng cao thu nhập cho người dân Đến thời điểm này hầu như 3 xã Hương

Lâm, Quốc Oai và Triệu Hải của huyện Đạ Tẻh đều đã có những bước tiến nhất định trong chặng đường về đích nông thôn mới (NTM) trong cuối năm nay.

Trong 3 xã trên, Quốc Oai đã đạt được 16/19 tiêu chí và 3 tiêu chí còn lại gần như đã tiệm cận; Hương Lâm đã đạt 15/19 tiêu chí; Triệu Hải chậm hơn, đạt 14/19 tiêu chí nhưng hầu hết các tiêu chí còn lại cả 2 xã này cũng đạt được những kết quả khá cơ bản.

Để hỗ trợ các xã này cũng như hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, trong những tháng đầu năm nay, huyện Đạ Tẻh đã tăng cường đầu tư đường giao thông nông thôn và hệ thống thủy lợi tưới tiêu phục vụ sản xuất trên địa bàn.

Trong xây dựng giao thông nông thôn, theo kế hoạch năm 2017, Đạ Tẻh làm 11 tuyến đường với tổng chiều dài 8,9 km theo phương thức Nhà nước - nhân dân cùng làm, người dân đóng góp công sức, Nhà nước hỗ trợ vật tư; đến nay đã thực hiện xong 3 tuyến, các tuyến còn lại đang đẩy nhanh tiến độ.

Về cơ bản, các tuyến đường liên thôn, ngõ xóm và giao thông nội đồng khu vực nông thôn ở Đạ Tẻh đã được cứng hóa đạt tỷ lệ trên 73%; đã có 8/10 xã đạt chuẩn về tiêu chí giao thông nông thôn, trong đó có 3 xã Quốc Oai, Triệu Hải và Hương Lâm.

Về thủy lợi, huyện đã hoàn thành công trình thủy lợi hồ Hương Thanh - Hương Sơn ở xã Hương Lâm phục vụ nước tưới cho khoảng 120 ha đất nông nghiệp; hiện huyện đang triển khai kế hoạch đào ao hồ nhỏ và nạo vét các tuyến kênh mương tưới tiêu trên địa bàn xã Mỹ Đức, Hà Đông, Quảng Trị, Triệu Hải thuộc nguồn vốn chống hạn năm 2017. Từ tháng 3/2017 huyện đã cho thi công kiên cố hóa kênh chính trên địa bàn dài gần 5,9 km, kênh Nam gần 5 km và 5 km đường giao thông dọc kênh để phục vụ sản xuất. Đến nay đã có 9/10 xã đạt chuẩn tiêu chí thủy lợi, trong đó có 3 xã Quốc Oai, Hương Lâm và Triệu Hải.

Trong y tế và giáo dục, Đạ Tẻh đang thúc đẩy nhanh việc xây dựng trường học đạt chuẩn trên địa bàn; đến nay dù 10/10 xã đạt chuẩn về tiêu chí giáo dục nhưng mới chỉ có 5/10 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất trường học. Các xã cũng đang nỗ lực vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế, nâng tỷ lệ người dân tham gia lên cao hơn, nhất là với 3 xã đặt mục tiêu đạt chuẩn trong năm nay.

Nhưng điều quan trọng nhất như ông Lê Mậu Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh cho biết, chính là việc phát triển sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn trong đó có 3 xã trên.

Điều đáng mừng, nông nghiệp Đạ Tẻh những tháng đầu năm nay đã có những bước khởi sắc, diện tích một số cây trồng có hiệu quả kinh tế tăng lên như mía (tổng diện tích 204 ha, tăng gần 52 ha), dâu tằm (842 ha, tăng 188 ha)… Một số cây công nghiệp có năng

ĐẠ TẺH: Nỗ lực có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2017Đạ Tẻh đang nỗ lực phấn đấu để cuối năm nay có thêm 3 xã gồm Quốc Oai, Hương Lâm và Triệu Hải cùng đạt chuẩn nông thôn mới.

suất hiệu quả kinh tế thấp như chè, ca cao… cũng được người dân chuyển sang trồng cà phê, trồng cây ăn quả… cho giá trị cao hơn. Riêng với diện tích điều bị dịch bệnh, người dân trên địa bàn nay đã chuyển trên 370 ha sang trồng nhiều loại cây khác.

Với 3 xã đăng ký đạt chuẩn trong năm 2017, theo ông Tuấn, huyện đã ưu tiên bố trí nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, vốn sự nghiệp nông nghiệp để đẩy mạnh việc chuyển đổi cây trồng, trước mắt là trồng dâu nuôi tằm, trồng tre tầm vông.

Trong những tháng đầu năm nay, huyện Đạ Tẻh đã tổ chức 41 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân các xã, trong đó có 3 lớp về chăn nuôi, phòng trị bệnh cho trâu bò; 12 lớp kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm; 20 lớp kỹ thuật thâm canh, tỉa cành tạo tán điều; 2 lớp chăm sóc cao su, 2 lớp sản xuất lúa cánh đồng lớn, 1 lớp trồng và chăm sóc tre tầm vông…

Tại xã Hương Lâm, trong tháng 7 vừa qua đã thành lập hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ từ 5 tổ hợp tác trong các thôn, gồm 1 tổ hợp tác trồng tre tầm vông, 2 tổ hợp tác trồng cây ăn trái; 2 tổ hợp tác trồng dâu nuôi tằm. Còn tại xã Quốc Oai trước đó cũng đã thành lập hợp tác xã sản xuất, dịch vụ dâu tằm nhằm cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người trồng dâu nuôi tằm ở đây, hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp thu mua kén tằm.

Tổng nguồn vốn đầu tư cho NTM của huyện trong 6 tháng đầu năm nay ước đạt trên 121 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước 16,4 tỷ đồng, còn lại từ các nguồn vốn khác.

Không chạy theo thành tích Trong 10 xã của huyện Đạ Tẻh, đến nay

đã có 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm An

Nhơn, Đạ Kho, Hà Đông, Quảng Trị; nếu đạt thêm 3 xã Quốc Oai, Hương Lâm và Triệu Hải trong năm nay thì Đạ Tẻh chỉ còn 3 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM trong thời gian đến. Trong 3 xã còn lại này, Đạ Lây đến nay đã đạt 15 tiêu chí, Mỹ Đức 14 tiêu chí và Đạ Pal 13 tiêu chí. Theo kế hoạch, đến năm 2019 Đạ Tẻh sẽ là huyện đạt chuẩn NTM.

Huyện Đạ Tẻh cho biết, từ nay đến cuối năm 2017, sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn; nhân rộng những điển hình, mô hình tiên tiến, cách làm hay trong xây dựng NTM.

Trong phát triển nông nghiệp, Đạ Tẻh nỗ lực nâng cao giá trị sản phẩm thu hoạch trên đơn vị diện tích, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, bảo quản sau thu hoạch; khuyến khích phát triển dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; đồng thời, chú ý tập trung phát triển các cây trồng theo hướng bền vững, tổ chức sản xuất lúa theo qui trình VietGAP, đầu tư thâm canh cao su tiểu điền, mở rộng diện tích cây mía, tre tầm vông, tràm lấy gỗ.

Cũng theo ông Tuấn, huyện Đạ Tẻh đang tập trung phát huy nội lực của người dân trong xây dựng NTM theo phương châm “nhân dân làm công trình, Nhà nước hỗ trợ vật tư”; việc huy động nguồn lực trong dân phải đảm bảo tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch, không huy động quá sức dân, chú trọng việc bảo vệ môi trường nông thôn; không chạy theo thành tích, không để nợ đọng cơ bản trong xây dựng NTM, tích cực thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Riêng với 3 xã Quốc Oai, Hương Lâm, Triệu Hải phấn đấu đạt chuẩn trong năm nay, huyện sẽ ưu tiên các nguồn vốn từ chương trình, dự án để đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất để các xã này đạt chuẩn NTM theo đúng kế hoạch đề ra. GIA KHÁNH

Gia công hạt điều tại một cơ sở ở xã Hương Lâm, Đạ Tẻh. Ảnh: G.K

Theo số liệu thống kê của ngành chức năng huyện Di Linh, trong 8 tháng đầu năm 2017, ngành chức năng huyện Di Linh đã phát hiện, xử lý 99 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng, giảm 6 vụ so với cùng kỳ

năm 2016.Trong số 99 vụ vi phạm các quy định bảo

vệ và phát triển rừng, có 32 vụ khai thác rừng trái phép, 29 vụ mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép và 38 vụ vi phạm khác. Ngành chức

năng huyện Di Linh đã ra quyết định xử phạt hành chính 97 vụ; đồng thời, tịch thu trên 65 m3 gỗ tròn, hơn 44 m3 gỗ xẻ, thu nộp ngân sách Nhà nước trên 950 triệu đồng.

TRỊNH CHU

DI LINH: Phát hiện, xử lý gần 100 vụ vi phạm lâm luật

Tăng cường tuyên truyền pháp luật về địa bàn trọng điểm

Theo Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm đến năm 2021” vừa được thông qua, Lâm Đồng phấn đấu đạt tỷ lệ 90-100% người dân và cán bộ khu dân cư được cập nhật, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày. Qua đó góp phần giảm từ 10 - 15% số người và số vụ vi phạm pháp luật trên một số địa bàn này.

UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai hiệu quả 6 nội dung của Đề án nêu trên gồm: ban hành kế hoạch phối hợp thực hiện Đề án hàng năm; xây dựng mô hình tuyên truyền pháp luật; rà soát các khu vực trọng điểm về vi phạm pháp luật; dự báo và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật; phổ biến pháp luật thông qua cuộc họp thôn, tổ dân phố; bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên cơ sở… MẠC KHẢI

9 tháng tù cho đối tượng trộm laptop

Với hành vi trộm 1 chiếc laptop, bị cáo Phạm Ngọc Tú (27 tuổi, ngụ Thôn 14, xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh) vừa bị Hội đồng xét xử TAND huyện Di Linh tuyên phạt 9 tháng tù giam.

Theo hồ sơ, khoảng 17 giờ ngày 30/1/2017, Tú đến nhà anh Trần Tuấn Anh (ngụ cùng thôn) chơi. Khi đến nơi, Tú thấy nhà anh Trần Tuấn Anh khóa cửa, không có ai trông coi. Tú đi ra phía sau nhà thì phát hiện cửa sổ ở phòng ngủ của anh Trần Tuấn Anh không khóa. Bên trong phòng ngủ, anh Trần Tuấn Anh có để 1 chiếc laptop gần cửa sổ. Thấy vậy, Tú bèn thò tay qua cửa sổ lấy trộm chiếc laptop.

Trước đó, Tú cũng đã bồi thường thiệt hại cho người bị hại và tỏ rõ sự ăn năn, hối cải. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử xét thấy, hành vi của bị cáo làm ảnh hưởng đến trật tự trị an ở địa phương nên căn cứ Khoản 1 Điều 138 Bộ Luật Hình sự để tuyên phạt bị cáo Tú mức án như trên.

N.ĐỒNG

CÔNG TY TNHH DALAT HASFARM:Đầu tư từ 8-14 tỷ đồng mỗi năm nghiên cứu sản xuất hoa

Thống kê trong 5 năm gần đây, Công ty TNHH Dalat Hasfarm đã đầu tư mỗi năm từ 8 - 14 tỷ đồng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất các sản phẩm hoa cắt cành, hoa chậu, ngọn giống hoa.

Cụ thể những kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm tiêu biểu gồm: tìm ra loại màng plastic phù hợp từng khu vực sản xuất với từng giống cây trồng; nhân nuôi, phân lập các loại thiên địch, nấm có ích áp dụng sản xuất; xây dựng khu vực nhà cách ly trồng các giống hoa mới; giảm hư hại sản phẩm hoa trong quá trình phân loại, đóng gói, vận chuyển; trưng bày các giống hoa mới cho khách hàng trong và ngoài nước tham quan, lựa chọn…

Đến nay, Công ty TNHH Dalat Hasfarm đã áp dụng các công nghệ tiên tiến để thực hành tiết kiệm trong sản xuất hoa như: hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới thấm, thu hồi tái sử dụng nước; thay đổi hệ thống chiếu sáng bằng công nghệ đèn led; tái sử dụng chất thải hữu cơ làm giá thể…

Kết quả doanh thu sản xuất hoa trong 5 năm qua của Dalat Hasfarm đạt từ 810 - 1.385 tỷ đồng/năm. VŨ VĂN

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

DOANH NGHIỆP HỎI - NGÀNH THUẾ TRẢ LỜI

Trong 2 quý 3 và 4/2017, Công ty Cổ phần Golden Stream phối hợp với các sở, ngành liên quan trong tỉnh Lâm Đồng hoàn chỉnh báo cáo Dự án Khu Du lịch DanKia - Suối Vàng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

Đến đầu năm 2018 bắt đầu khởi công Dự án trên tổng diện tích gần 4.680 ha thuộc địa bàn xã Lát và thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương. Tất cả khoảng 10 phân khu chức năng chính: phố trung tâm; vui chơi giải trí; y tế; dịch vụ nghỉ dưỡng người cao tuổi quốc

tế; giáo dục; chăm sóc sức khỏe; thung lũng dược liệu; nghỉ dưỡng cao cấp đồi thông, ven hồ, khép kín; sân golf; trung tâm văn hóa tâm linh.

Tổng nguồn vốn đầu tư của Dự án là 33.408 tỷ đồng, chia thành 3 giai đoạn triển khai từ năm 2017 - 2019; năm 2020 - 2022 và năm 2023 - 2025. Trong đó, từ năm 2020 bắt đầu khai thác các công trình hoàn thành giai đoạn trước. Dự kiến đến năm 2030 trở đi, Khu Du lịch Dankia - Suối Vàng thu hút từ 5 triệu đến 5,3 triệu lượt khách mỗi năm. VĂN VIỆT

Ông Lê Thành Nam - Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Hòa Ninh cho biết, cùng với việc huy động vốn tại chỗ và cho vay đạt doanh số cao (huy động tại chỗ được 214/215 tỷ đồng kế hoạch cả năm 2017, cho vay đạt doanh số 722 tỷ đồng), từ đầu năm 2017 đến 30/8/2017, Chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT Hòa Ninh cho 3.900 hộ dân tại 5 xã phía Nam huyện Di Linh (Hòa Ninh, Hòa Nam, Hòa Bắc, Sơn Điền, Gia Bắc) vay vốn với dư nợ 983 tỷ đồng, đạt 97,7% kế hoạch năm. Trong đó, dư nợ trung - dài hạn trên 398 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 40,5%), dư nợ cho vay ngắn hạn gần 505 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 59,5%).

Ông Nam cho biết thêm: Trong tổng

dư nợ cho vay 983 tỷ đồng, trên 90% là cho vay nông nghiệp, nông thôn, trong đó chủ yếu cho các hộ dân vay để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế trọng điểm của huyện Di Linh như: Vay trồng mới, chăm sóc “chiều sâu” cà phê, tái canh cà phê, chăn nuôi bò thịt lai Úc, chăn nuôi heo, gà trang trại tập trung… Nhờ vậy, đã góp phần nâng cao tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo… của địa phương. Điều đáng nói nữa là, nhờ chặt chẽ trong khâu thẩm định hồ sơ cho vay vốn và đôn đốc trả nợ lãi suất, vốn gốc kịp thời, nên gần 8 tháng qua, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT Hòa Ninh chỉ ở mức 0,53% so với 1% trong chỉ tiêu cho phép.

HOÀNG VƯƠNG MỸ

Từ năm 2015 đến nay, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ưu tiên nhiều nguồn vốn để sửa chữa các công trình thủy lợi đảm bảo an toàn trước mùa mưa lũ.

Như giai đoạn 2015 - 2016, vốn ngân sách Lâm Đồng đã giải ngân 25 tỷ đồng sửa chữa hoàn thành 2 công trình thủy lợi Tân Rai (huyện Bảo Lâm) và Đạ Tô Tôn (huyện Lâm Hà). Và trong năm 2017 tiếp tục bố trí 3 tỷ đồng nâng cấp đập nước Ma Póh (huyện Đức Trọng).

Bên cạnh đó, thông qua Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên, tỉnh Lâm Đồng được đầu tư từ nguồn vốn ADB từ năm 2016, hiện đang thi

công sửa chữa nâng cấp 4 công trình thủy lợi Đông và Tây Di Linh (huyện Di Linh); Tân Hiên và Công Đoàn (huyện Đơn Dương), dự kiến hoàn thành trong năm 2018.

Ngoài ra, từ nguồn vốn Ngân hàng thế giới, tỉnh Lâm Đồng đang lập thiết kế, trình phê duyệt sửa chữa, nâng cấp khoảng 10 công trình thủy lợi khác trên địa bàn gồm các hồ Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh); Suối Đỉa, Cây Xoài, R’Lơm (huyện Đơn Dương); Đạ Sa (huyện Lâm Hà); Đạ Bo B (huyện Cát Tiên); Thanh Bạch và Hồ Số 4 (huyện Di Linh); Lộc Thắng (huyện Bảo Lâm); Ma Póh (huyện Đức Trọng).

VŨ VĂN

Chi nhánh Ngân hàng NN - PTNT Hòa Ninh cho vay với dư nợ đạt gần 98% kế hoạch năm

Hỏi: Một số vấn đề hộ kinh doanh cần biết về doanh nghiệp?

TRẢ LỜI: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp

68/2014/QH13, hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp (DN) hoạt động theo quy định.

Lợi ích của việc thành lập doanh nghiệp- Khi thành lập DN, hộ kinh doanh (KD) sẽ

có tư cách pháp nhân, có thể mở rộng nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, có nhiều khách hàng mới, dễ dàng vay vốn ngân hàng, thuận lợi khi thuê đất và tham gia vào các hiệp hội nghề nghiệp.

- Được hưởng các ưu đãi về thuế đối với DN, trường hợp KD không có lợi nhuận thì không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và được chuyển lỗ sang các năm sau.

- Được hạch toán hóa đơn phục vụ cho sản xuất KD để đưa vào chi phí, dễ dàng kiểm soát doanh thu và chi phí để thực hiện phân chia lợi nhuận cho các cổ đông, thành viên.

- Được thực hiện giao dịch điện tử với Cơ quan Thuế, tiết kiệm thời gian và chi phí khi thực hiện thủ tục hành chính thuế.

- Có thể thực hiện kê khai, nộp thuế thông qua các đại lý thuế.

Hộ kinh doanh thành lập DN nhỏ và vừa (Điều 16 - Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) số 04/2017/QH14, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018)

DNNVV chuyển đổi từ hộ KD (có hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục ít nhất 1 năm tính đến ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu) sẽ được hỗ trợ:

- Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về hồ sơ, thủ tục thành lập DN;

- Miễn lệ phí đăng ký DN và phí cung cấp thông tin DN lần đầu; miễn phí thẩm định, phí, lệ phí cấp phép KD lần đầu đối với ngành, nghề KD có điều kiện; miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN lần đầu;

- Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN lần đầu;

- Miễn, giảm thuế TNDN có thời hạn theo

quy định của pháp luật về thuế TNDN;- Miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời hạn

theo quy định của pháp luật về đất đai.Bảo đảm của nhà nước đối với DN và chủ

sở hữu DN (Điều 5 - Luật Doanh nghiệp)1. Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài

và phát triển của các loại hình DN được quy định tại Luật DN; bảo đảm bình đẳng trước pháp luật của các DN không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động KD.

2. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của DN và chủ sở hữu DN.

3. Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của DN và chủ sở hữu DN không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.

Quyền của DN (Điều 7 - Luật Doanh nghiệp)

1. Tự do KD trong những ngành, nghề mà luật không cấm.

2. Tự chủ KD và lựa chọn hình thức tổ chức KD; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức KD; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề KD.

3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.

4. Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động

theo yêu cầu KD.7. Chủ động ứng dụng khoa học và công

nghệ để nâng cao hiệu quả KD và khả năng cạnh tranh.

8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

9. Từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật

10. Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

11. Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

12. Quyền khác theo quy định của luật có liên quan.

Nghĩa vụ của DN (Điều 8 - Luật Doanh nghiệp)

1. Đáp ứng đủ điều kiện KD khi KD ngành, nghề đầu tư KD có điều kiện theo quy định

của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư KD đó trong suốt quá trình hoạt động KD.

2. Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.

3. Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

4. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; không được phân biệt đối xử và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

5. Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.

6. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký DN, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký DN, công khai thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật DN và quy định khác của pháp luật có liên quan.

7. Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký DN và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

8. Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh.

9. Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức KD để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng.

Các yếu tố cần tìm hiểu trước khi thành lập DN

1. Các loại hình DN:1.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn

(TNHH): Gồm- Công ty TNHH hai thành viên trở lên là

DN, trong đó: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50; Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã góp vào DN.

- Công ty TNHH một thành viên là DN do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

1.2. Công ty cổ phần: Là DN, trong đó cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

1.3. Doanh nghiệp tư nhân (DNTN): Là DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN; mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN. Chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ KD, thành viên công ty hợp danh; không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

2. Lựa chọn đặt tên doanh nghiệp:Tên DN phải viết được bằng tiếng Việt,

có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình DN và tên riêng. Không đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của DN đã đăng ký.

Tên DN viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của DN có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Tên viết tắt của DN được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Tên DN phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm KD của DN. Tên DN phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do DN phát hành.

(CÒN NỮA)

Sửa chữa các công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ

Triển khai Dự án Khu Du lịch DanKia - Suối Vàng

Theo báo cáo của UBND tỉnh, tháng 9/2017, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra nhiều đợt mưa lớn, lốc xoáy làm hư hỏng, tốc mái 100 căn nhà, trong đó sập hoàn toàn 8 căn; tốc mái 3 trường học, 1 nhà hàng, 2 trang trại chăn nuôi; sạt lở 80 m đường giao thông nông thôn; ngập úng 1,2 ha rau, 3,8

ha hoa và 5,34 ha lúa, 3 ha cây dài ngày.Được biết, ngay sau các đợt thiên tai, các

cơ quan chức năng đã phối hợp với các địa phương thống kê tình hình thiệt hại và hỗ trợ các đơn vị, bà con nông dân khắc phục kịp thời thiệt hại do thiên tai, ổn định sản xuất, đời sống. NGUYÊN THI

Nhiều thiệt hại do thiên tai trong tháng 9

7 THỨ TƯ 6 - 9 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

8 THỨ TƯ 6 - 9 - 2017

GIAÙ2.500ñª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)

ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

TIN BUỒNGia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin: Chồng, cha, ông nội, ông ngoại, ông cố chúng tôi

là Nguyễn Văn Điệm, sinh ngày 4 tháng 6 năm 1935.Thường trú tại tổ dân phố Đồng Tâm, thị trấn Đinh

Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Quê quán: xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh

Nghệ An. Đảng viên Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng. Đã từ trần vào lúc 14 giờ ngày 4 tháng 9 năm

2017, nhằm ngày 14 tháng 7 năm Đinh Dậu, hưởng thọ 83 tuổi.

Lễ nhập quan: lúc 16 giờ ngày 4 tháng 9 (ngày 14 tháng 7 âm lịch).

Lễ di quan: lúc 15 giờ 30 ngày 6 tháng 9 (ngày 16 tháng 7 âm lịch).

An táng tại Nghĩa trang thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà.

Thay mặt gia đình - Trưởng nam Nguyễn Văn Hương kính báo

THÔNG BÁO CHIÊU SINH LỚP TIẾNG ANH GIAO TIẾP VÀ TRANG ĐIỂM VĂN PHÒNG

Thực hiện kế hoạch hoạt động năm 2017, Câu lạc bộ kỹ năng Thông Vàng trực thuộc Hội LHPN tỉnh chiêu sinh lớp tiếng Anh giao tiếp và Trang điểm văn phòng cho hội viên phụ nữ.

Học viên có nhu cầu đăng ký tại 61 Quang Trung, Phường 9, thành phố Đà Lạt, điện thoại 0263.3822380 (Văn phòng); 0263.3900818 (chị Tuyết: Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh, Phó Chủ nhiệm CLB); 0906668684 (Chị Hằng: Chủ nhiệm CLB)

BAN CHỦ NHIỆM CLB

DANH SÁCH SỐ ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆPThực hiện chương trình “Đồng hành cùng doanh nghiệp khởi nghiệp”, phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Lâm

Đồng có 10.000 doanh nghiệp hoạt động.Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng thông báo số điện thoại hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp

chuyển đổi từ hộ kinh doanh như sau:

STT Đơn vị Số điện thoại hỗ trợ

I Văn phòng Cục Thuế

Phòng TT – HT NNN 0263-3824468

0263-3532716

II Các Chi cục Thuế

1 Chi cục Thuế TP. Đà Lạt 0263-3510491

2 Chi cục Thuế TP. Bảo Lộc 0263-3711300

3 Chi cục Thuế huyện Bảo Lâm 0263-3877289

4 Chi cục Thuế huyện Đức Trọng 0263-3648149

5 Chi cục Thuế huyện Di Linh 0263-3873937

6 Chi cục Thuế huyện Lâm Hà 0263-3686796

7 Chi cục Thuế huyện Đơn Dương 0263-3847344

8 Chi cục Thuế huyện Đạ Huoai 0263-2244076

9 Chi cục Thuế huyện Đạ Tẻh 0263-3880338

10 Chi cục Thuế huyện Cát Tiên 0263-3885553

11 Chi cục Thuế huyện Lạc Dương 0263-3839030

12 Chi cục Thuế huyện Đam Rông 0263-3616079

Cục Thuế cung cấp thông tin, hỗ trợ, giải đáp vướng mắc về thuế để các doanh nghiệp khởi nghiệp hoàn thành các thủ tục hành chính thuế ban đầu nhanh nhất, tiết kiệm nhất và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển và đóng góp ngày càng nhiều hơn cho ngân sách nhà nước.

CỤC THUẾ TỈNH LÂM ĐỒNG

Đam Rông có 3 trường học đón bằng công nhận đạt chuẩn quốc giaNgày 5/9, cùng với các trường

học khác trên địa bàn tổ chức khai giảng năm học mới 2017- 2018, huyện Đam Rông có 3 trường học, gồm: Trường Mầm non Bằng Lăng, Tiểu học Liêng S’rônh và THCS Liêng Trang tổ chức Lễ khai giảng và đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1. Như vậy, đến nay huyện Đam Rông có 10/37 trường học được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

Năm học 2017- 2018, toàn huyện

Đam Rông có trên 15.000 học sinh, trong đó có trên 70% là con em đồng bào dân tộc thiểu số và trên 1.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc tất cả 37 trường học từ bậc mầm non đến THPT.

Điểm nổi bật trong năm học mới này, huyện Đam Rông có thêm 4 trường tiểu học dạy môn Tin học cho học sinh từ lớp 3 trở lên; có 1 trường THCS đầu tiên thực hiện dạy môn ngoại ngữ tiếng Anh hệ 10 năm (học nối từ lớp 3 đến lớp

12); có 28 công trình trường học được xây dựng mới và sửa chữa kịp hoàn thành đưa vào sử dụng đã giúp các trường học trên địa bàn huyện đảm bảo cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện dạy và học. Các trường học trên địa bàn huyện cũng đã dành trên 3 tỷ đồng vốn Nhà nước phân bổ để mua sắm bổ sung trang thiết bị trường lớp nhằm phục vụ tốt hơn công tác dạy và học.

ĐAM TRỌNG

Mang ô tô đi trộm bò

Chiều ngày 5/9, Công an huyện Đức Trọng cho biết vẫn đang tiến hành điều tra, làm rõ một vụ trộm bò bằng ô tô, xảy ra tại xã Ninh Gia vào chiều ngày 4/9.

Trước đó, khoảng 15h ngày 4/9, anh Đinh Ngọc Bảo (34 tuổi, ngụ xóm 4, Đại Ninh, xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng) lên đập thủy điện Đại Ninh dắt bò về chuồng thì phát hiện phía xa có người đang xua hai con bò của gia đình anh lên xe ô tô.

Ngay lập tức anh Bảo đã trình báo sự việc tới Công an xã Ninh Gia nhờ can thiệp.

Tại trụ sở Công an xã Ninh Gia, thanh niên trên khai tên Lê Quang Vũ (27 tuổi, thường trú tại huyện Lâm Hà, đang tạm trú tại

một phòng trọ ở thôn Đại Ninh, xã Ninh Gia). Bước đầu, Vũ khai đã thuê xe ô tô biển kiểm soát: 86C-021.65 cùng tài xế đi chở bò trên đập chính của thủy điện Đại Ninh. Tuy nhiên, khi phát hiện một đàn bò trên đập thủy điện của gia đình anh Bảo, Vũ đã yêu cầu tài xế dừng xe và lùa hai con bò lên. Đúng lúc này, anh Bảo đi dắt bò về chuồng thì bắt quả tang hành vi trộm cắp.

Được biết, đối tượng Lê Quang Vũ đã có tiền án về tội trộm cắp tài sản, vừa ra tù hơn 1 tháng nay. Hiện Công an huyện Đức Trọng đang tạm giữ Vũ, đồng thời tiến hành định giá 2 con bò của anh Bảo để có căn cứ khởi tố vụ án trên.

C.THÀNH

Chiếc xe và tang vật là 2 con bò nhà anh Bảo tại hiện trường. Ảnh: C.T.V

Ngành Giáo dục Di Linh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin Nhằm đổi mới và nâng cao hiệu

quả trong quản lý giáo dục và giảng dạy, ngành Giáo dục Đào tạo huyện Di Linh đã chú trọng đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT).

Đội ngũ cán bộ quản lý đã vận dụng tốt các phần mềm quản lý, như PMIS, VMIS, phần mềm xếp thời khóa biểu… vào công tác quản lý tại nhà trường. Việc ứng dụng CNTT trong quản lý hồ sơ giáo viên, nhân viên; quản lý thư viện trực tuyến và quản lý học sinh trực tuyến VNPT School được Phòng Giáo dục Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn các trường học sử

dụng, tạo thuận lợi cho giáo viên, học sinh và phụ huynh trong việc tra cứu, đánh giá và xếp loại học sinh theo quy định. Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT còn gắn với việc thực hiện cải cách hành chính (trọng tâm là thủ tục hành chính) một cách nhanh chóng, kịp thời; đưa 20 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực giáo dục cấp huyện vào thực hiện theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” theo đúng yêu cầu.

Theo Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Di Linh, trong năm học mới 2017 - 2018, toàn ngành sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy, học tập và quản lý giáo

dục, góp phần thực hiện Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư 4.0 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Phòng Giáo dục Đào tạo huyện tập trung triển khai Đề án tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ hoạt động giảng dạy, học tập; khai thác, sử dụng kho bài giảng E-learning của ngành Giáo dục, phục vụ nhu cầu tự học của học sinh và phục vụ hoạt động giảng dạy; nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên, học sinh; sử dụng có hiệu quả phòng họp trực tuyến của Phòng Giáo dục Đào tạo huyện.

X. LONG