Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

62

Transcript of Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

Page 1: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 1/62

Page 2: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 2/62

KỸ THUẬT CHỤP ẢNH ĐẸPBài dịch của PH.TN đăng trên eChip

từ số 16 đến 24Thực hiện ebook: tovanhung

www.thuvien-ebook.com5 kinh nghiệm bố cục ảnh1. Bố cục thật đơn giản mà hiệu quả cao2. Thấp hơn một chút, cao hơn một chút3. TẬN DỤNG CÁC KHUNG SẴN CÓ4. KHAI THÁC CHI TIẾT CHỦ ĐỀ

5. KHÔNG GIAN RỘNG MỞ10 “mẹo” chụp ảnh đẹp1. NHÌN NGANG TẦM MẮT2. DÙNG NỀN ẢNH PHÙ HỢP3. KHI CẦN PHẢI DÙNG ĐÈN FLASH NGOÀI TRỜI4. DI CHUYỂN LẠI GẦN

5. Không bố cục đối tượng ở giữa ảnh6. Khóa tiêu điểm7. Biết rõ cự ly của đèn flash8. Quan sát ánh sáng9. Chụp ảnh đứng10. Hãy thử coi mình là một nhà đạo diễn ảnh

Một số lời khuyên khi dùng pin sạc cho máy ảnh số10 bí quyết nhiếp ảnh số1. LÀM ẤM ÁP NHỮNG SẮC MÀU2. TẠO KÍNH PHÂN CỰC BẰNG CẶP KÍNH MÁT3. NHỮNG TẤM ẢNH CHÂN DUNG NGOÀI TRỜI RỰC

RỠ

4. CHẾ ĐỘ MACRO5. MUA THẺ NHỚ DUNG LƯỢNG LỚN

Page 3: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 3/62

6. KHẮC PHỤC CÁI ĐƯỜNG CHÂN TRỜI NGHIÊNGNGẢ

7. LUÔN CHỤP ẢNH VỚI ĐỘ PHÂN GIẢI CAO8. TẬU CÁI CHÂN MÁY ẢNH9. TỰ CHỤP ẢNH MÌNH

10. LÀM CHO DÒNG NƯỚC TRỞ NÊN SINH ĐỘNGChụp đêm pháo hoaChụp ảnh trẻ em khó thật đấy!Chụp ảnh chân dung

 

Page 4: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 4/62

5 kinh nghiệm bố cục ảnh

 

Page 5: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 5/62

1. Bố cục thật đơn giản mà hiệu quả cao

 

Các sách dạy chụp ảnh đều nói rõ là có một số nguyêntắc cho việc bố cục một bức ảnh. Việc tuân thủ các nguyêntắc bố cục ảnh là rất cần thiết.

Ngoài ra, thực tế chụp ảnh sẽ cho ta thêm nhiều kinhnghiệm bổ ích. Quá trình làm phóng viên ảnh cho một tờbáo đã dạy cho nhà nhiếp ảnh Neil Turner rằng các bố cục

đơn giản lại thường đem lại hiệu quả tốt nhất và trong thựctế có nhiều cách để giữ cho bố cục ảnh được đơn giản.Neil Turner thích chụp ảnh với độ sâu ảnh nhỏ. Mắt

người luôn bị lôi kéo tới chủ đề nằm trong tiêu điểm sắcnét nhất và nổi bật lên khỏi cái nền ảnh (các chi tiết phíasau). Điều này làm người ta ngộ nhận là hậu cảnh không

đóng góp gì quan trọng cho toàn bộ bức ảnh. Nhưng thựctế phần hậu cảnh xóa mờ đó lại thường là một phần thật sự

Page 6: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 6/62

quan trọng của bức ảnh.Tấm ảnh chụp một cậu bé 4 tuổi đang chăm chăm mắt

quan sát một con ốc sên rất đơn giản nhưng tạo được hiệuquả là nhờ sự kết hợp giữa chủ đề và hậu cảnh một cáchđầy tính nghệ thuật và tuân thủ các nguyên tắc bố cục ảnh

cơ bản. Con ốc sên được chọn làm tiêu điểm, sắc nét nhất.Tác giả dùng ống kính zoom với kỹ thuật xóa mờ hậu cảnh(cụ thể: ống kính tele-zoom 70-200 f2.8 lấy tiêu cự 180mm,mở rộng màn trập f2.8 và tốc độ 1/4000th giây trên phimISO 200 trong điều kiện nắng tốt) làm cho khuôn mặt cậubé hơi bị mờ đi. Bức ảnh tạo được hiệu quả cao, kể ngay

cho người xem câu chuyện của ảnh, đặc biệt với cặp mắtnhìn rất chăm chú của cậu bé.Trong trường hợp này, nếu ta dùng chức năng

 Autofocus khiến tất cả các chi tiết trên ảnh đều sắc nét nhưnhau hoặc lấy khuôn mặt cậu bé làm tiêu điểm, bức ảnh coinhư... hỏng! Chẳng có chút nghệ thuật nào!

 

Page 7: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 7/62

2. Thấp hơn một chút, cao hơn một chút 

  Chụp ảnh dễ thật đấy. Bạn chỉ việc đứng thẳng người,giơ máy ảnh lên ngang tầm mắt và chụp những gì mìnhmuốn ghi lại. Ồ, bạn chụp ảnhy hệt những... du khách.

Một trong những yếu tố cơ bản làm nên những bức ảnhđẹp nhất là khi người chụp ảnh chọn được điểm lợi thế phùhợp với chủ đề. Nói cụ thể là người chụp ảnh chọn đượcđộ cao của ống kính. Đó là lý do có những bức ảnh trở nênđẹp hơn, bắt mắt hơn, khác thường hơn nhờ được chụphắt từ dưới lên hay chúc từ trên cao xuống. Nhờ vậy mà

người xem ảnh sẽ rất thú vị khi nhìn chủ đề trên ảnh trôngkhác hẳn với khi mình nhìn thấy bình thường.

Nhà nhiếp ảnh Neil Turner tự hào khoe rằng hầu hết ảnhphong cảnh được mình chụp với tư thế quỳ gối hay đứng

Page 8: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 8/62

trên một chiếc ghế, một cái thang.Bức ảnh chụp University City of Oxford được tác giả

chụp bằng máy ảnh Canon G1. Anh khai thác ưu thế củamáy này là có màn hình LCD có thể mở ra và xoay đượcđể không phải nằm dài dưới đất khi chụp ảnh hắt từ dưới

lên. Ống kính đặt chỉ cách những viên đá cuội trải đườngchừng 5cm hắt lên làm cho bức ảnh trông sinh động hơn.Có một chi tiết làm cho ảnh thêm ưa nhìn là khuôn mặt tươicười của người đàn ông trong ảnh khi thấy cái thế chụpảnh hơi bị khác thường của nhà nhiếp ảnh.

Neil Turner nói rằng có tới 90% số ảnh chụp phong

cảnh sẽ trở nên đẹp hơn nếu như ống kính được đặt thấphơn hay cao hơn tầm mắt người chụp. Cụ thể là dưới 1,2mét hay cao hơn 2 mét. 

Page 9: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 9/62

3. TẬN DỤNG CÁC KHUNG SẴN CÓ 

 

 Để giữ được sự chú ý của người xem vào những chi

tiết bên trong các cạnh của tấm ảnh quả không phải đơngiản. Chúng ta phải dùng một loạt các kỹ thuật bố cục đểgiữ ánh mắt của người xem vào bức ảnh cho tới khi ngườiđó hiểu được những gì chúng ta muốn nói qua bức ảnh đó.

Theo kinh nghiệm của giới nhiếp ảnh, một trong cáccách đơn giản nhất để tập trung sự chú ý vào một bức ảnh

là cho nó một cái khung. Xin lưu ý, ở đây không phải làkhung ảnh bình thường mà là cách bạn khéo léo khai thácchi tiết, bối cảnh để đóng khung cho ảnh. Đó có thể là mộtkhung cửa sổ, khung cửa, những hình dạng trừu tượng,những cành cây, những vòm lá, những khối màu, nhữngmảng tối,... thậm chí cả những cái khuỷu tay, khuỷu chân.

Tất cả tùy theo con mắt nghệ thuật, sự tinh mắt và khéo léo,cũng như trí tưởng tượng của bạn.Cũng may là chúng ta đang ở trong thời nhiếp ảnh số.

Bạn mặc sức mà thử nghiệm một cách rất rẻ hay chẳng tốnxu nào. Cứ việc chụp thoải mái, cái nào sau này thấy khôngưng thì hoặc sửa chữa hoặc xóa bỏ nó.

 

Page 10: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 10/62

4. KHAI THÁC CHI TIẾT CHỦ ĐỀ 

 

Nếu là một phóng viên ảnh báo chí, bạn sẽ thấy giá trịcủa “con mắt chi tiết”. Hãy thử hình dung bạn cùng chụp mộtsự kiện nào đó với nhiều đồng nghiệp từ những tờ báokhác. Sự khác biệt và mang dấu ấn riêng của bạn sẽ trởnên một yêu cầu sống còn nếu bạn không muốn xảy ra tìnhtrạng tấm ảnh xuất hiện trên các báo đều na ná nhau, cho

dù do phóng viên của từng tờ chụp riêng rẽ.Tấm ảnh chụp mắt của một con voi này là một ví dụ kinhđiển cho việc bắt được cái thần của đối tượng để chụpđược một cái gì khác hẳn những người khác. Tác giả thuậtlại rằng: hôm ấy nhóm 6 phóng viên ảnh cùng đi chụp mộtcon voi Ấn Độ nhỏ tuổi đang trổ tài vẽ tranh. Tất cả đều cố

chụp một bức ảnh theo đúng khuôn mẫu là có con voi, 3đứa trẻ, một số sơn màu và một giá vẽ. Tất cả đều sử

Page 11: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 11/62

dụng máy ảnh có ống kính 17-35. Riêng tác giả thủ thêmmột chiếc máy ảnh thứ hai gắn ống kính tele zoom 70-200.Ý thức được rằng mình sẽ bất lợi về sức cạnh tranh do 5báo kia xuất bản ngay sáng hôm sau, trong khi báo của tácgiả phải 2 ngày sau mới phát hành, tác giả đã dùng chiếc

máy ảnh thứ hai này để zoom lại, chỉ đặc tả con mắt thậtchi tiết của chú voi. Kết quả là tuy in sau, nhưng tấm ảnhnày lại thành công hơn hẳn, được in thành ảnh bưu thiếp vàđược nhiều người gửi qua e-mail tặng bạn bè, người thân. 

Page 12: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 12/62

5. KHÔNG GIAN RỘNG MỞ 

 

Người ta thường thích các kiểu bố cục chặt chẽ. Nhưngtrong thực tế, một số chủ đề lại cần có không gian rộng lớnmới thể hiện được hết bản chất của mình. Một khu vựcrộng ở tiền cảnh hay hậu cảnh cũng có thể tạo ra sự nhấnmạnh cho hình ảnh. Đặt một đối tượng nhỏ trong một khônggian lớn có thể giúp bạn kể được câu chuyện mình tâmđắc. Chẳng hạn, nếu bạn đặt một người nơi góc dưới ảnhcó thể diễn đạt được sự cô đơn hay dễ bị tổn thương. Cònnếu đặt ở một góc trên sẽ có ngụ ý ngược lại.

Trong tấm ảnh chụp đứa bé đang chạy chơi trên thảmcỏ với vị trí đối tượng nằm ở góc trên và có cả một khoảngsân rộng phía sau lưng cho thấy cậu bé đang thật sự vui thúvới sự tự do của mình. Người chụp đã đứng từ trên cao(khoảng 7m) chúc ống kính xuống để cách ly bãi cỏ khỏihậu cảnh rối rắm.

Thật ra, đây là một bố cục hơi bị khác thường và gâyđược hiệu quả. Bởi thông thường việc đặt đối tượng chủđề ở vị trí gần như sắp thoát ra khỏi khung ảnh là một ýtưởng tệ. Nếu không gian chung quanh đứa trẻ đầy những

Page 13: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 13/62

chi tiết thì ảnh hưởng của bố cực này sẽ bị mất đi.Ngoài ra, tấm ảnh này là một ví dụ nữa cho kinh nghiệm

chụp ảnh là những tấm ảnh đơn giản thường đem lại hiệuquả nhiều hơn.

PH.TN. (Theo tài liệu của Neil Turner)

 

Page 14: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 14/62

10 “mẹo” chụp ảnh đẹp

 

Page 15: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 15/62

1. NHÌN NGANG TẦM MẮT 

  Một ánh mắt nhìn thẳng có thể tạo thêm sức lôi cuốncho một bức ảnh như thể nó ở trong đời thực. Khi chụp ảnhmột ai đó, bạn hãy giữ máy ảnh ngang tầm mắt của người

đó để có thể lột tả được hết sức mạnh của những cái nhìnđầy sức mê hoặc và những nụ cười như thôi miên ngườikhác. Nếu chụp trẻ em, bạn phải chịu khó khom ngườixuống cho ngang tầm đứa bé. Không nhất thiết đối tượnglúc nào cũng nhìn chằm chằm vào ống kính. Chỉ cần mắtbạn ngang tầm với mắt của đối tượng là đủ để hình thành

cái cảm xúc gần gũi và lôi cuốn mà bạn “ếm xì bùa” vàotrong ảnh rồi.

 

Page 16: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 16/62

2. DÙNG NỀN ẢNH PHÙ HỢP 

  Một cái nền (hậu cảnh) đơn giản mà chặt chẽ sẽ làmbật đối tượng mà bạn chụp. Khi nhìn qua lỗ ngắm của máyảnh, bạn phải nghiên cứu khu vực chung quanh đối tượng.

Hãy bảo đảm để không có bất cứ một cây cột nào nhô lêntừ đầu đối tượng và không có chiếc xe nào trông như thểđang đeo tòng teng dưới đôi tai người mẫu. Nghĩa làkhông để những chi tiết của hậu cảnh làm người mẫu trởnên... dị nhân.

 

Page 17: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 17/62

3. KHI CẦN PHẢI DÙNG ĐÈN FLASH NGOÀI TRỜI 

   Ánh nắng mặt trời chói chang có thể tạo ra những bóngđổ không hấp dẫn chút nào trên mặt của đối tượng. Hãykhử các bóng đổ phản cảm đó bằng cách dùng đèn flash

để làm sáng khuôn mặt đối tượng. Khi chụp ảnh ngườingoài trời nắng, hãy nhớ bật đèn flash lên. Tùy loại máyảnh, bạn có thể lựa chọn giữa hai chê độ fill-flash (ánhsáng nhồi) và full-power (chiếu sáng đầy đủ).

Dưới trời nắng gắt, nếu đối tượng ở trong vòng 1,5mét, hãy chọn chế độ fill-flash mode; còn nếu xa hơn thì

chọn full-power mode. Nên dùng màn hình display để có thểxem kết quả thế nào mà quyết định có chụp lại hay không.

Dưới trời nhiều mây, bạn cũng hãy dùng chế độ fill-flash. Ánh đèn flash sẽ làm sáng khuôn mặt đối tượng. Tuynhiên, nếu có kinh nghiệm, bạn cũng có thể chụp ảnh khôngcần flash vì ánh sáng dịu khi được khai thác đúng đắn cũng

có thể tạo ra những hiệu quả tuyệt vời.

 

Page 18: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 18/62

4. DI CHUYỂN LẠI GẦN 

  Nếu đối tượng nhỏ hơn một chiếc xe hơi, bạn nên tiếnlại gần hơn 1 hay 2 bước trước khi zoom và chụp ảnh. Mụcđích của bạn là để có thể lấp đầy khu vực ảnh bằng chính

đối tượng của mình. Càng ở gần, bạn càng có thể “chộp”được nhiều chi tiết của đối tượng, như những vết tànnhang, hay cặp lông mi cong vút mê hồn. Nhưng chớ nêntiến đến quá gần đối tượng, tấm ảnh se bị mờ. Khoảngcách tiêu cự (từ ống kính đến đối tượng) tối thiểu của hầuhết máy ảnh là khoảng 90cm, hoặc cách một bước chân.

Hãy đọc hướng dẫn kèm theo máy ảnh để biết cự ly nàycủa nó.

 

Page 19: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 19/62

5. Không bố cục đối tượng ở giữa ảnh

  Chính giữa sân khấu là chỗ lý tưởng nhất cho ngườinghệ sĩ trình diễn. Nhưng, chính giữa ảnh lại không phải lànơi tốt nhất cho đối tượng của bạn đâu nhé.

 Để cho tấm ảnh được bắt mắt hơn, thật hơn, bạn chỉviệc di chuyển đối tượng ra khỏi khu vực chính giữa ảnh.Hãy tưởng tượng trong kính ngắm hay màn hình LCD củamáy ảnh có các đường kẻ dọc và ngang chia ra làm baphần bằng nhau. Bây giờ, bạn chỉ việc đặt đối tượng quantrọng nhất lên một giao điểm của những đường kẻ tưởng

tượng đó (gọi là điểm mạnh). Bạn nhớ khóa chức năngauto-focus (tự động lấy nét) của máy ảnh lại vì nó thườnglấy độ nét ở chính giữa ảnh.

 

Page 20: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 20/62

6. Khóa tiêu điểm

  Nếu đối tượng chụp không nằm ở giữa ảnh, bạn cầnphải khóa chức năng tự động lấy tiêu điểm (auto-focus) đểbảo đảm có được tấm ảnh rõ nét. Hầu hết các máy ảnh khi

ở chế độ auto-focus chỉ lấy độ nét trên những gì ở ngaychính giữa ảnh. Nhưng để có được bố cục đẹp và chặtchẽ, người ta thường di chuyển đối tượng ra khỏi trungtâm ảnh. Vì thế, nếu không muốn ảnh bị nhòe, trước tiênbạn phải khóa tiêu điểm với đối tượng ở giữa ảnh và sauđó bố cục lại ảnh để đối tượng không còn nằm ở giữa ảnh.

Thường thì bạn có thể khóa tiêu điểm bằng 3 bước:1. Chĩa ống kính vào ngay đối tượng và nhấn giữ nút

chụp ảnh xuống giữa chừng.2. Thay đổi vị trí của máy ảnh trong khi vẫn nhấn giữ nửachừng nút chụp để đối tượng không còn nằm ngay trungtâm ảnh.

3. Khi đối tượng đã nằm ở vị trí ưng ý trong bố cục ảnh,bạn nhấn tiếp nút chụp xuống hết để thật sự chụp ảnh.

 

Page 21: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 21/62

7. Biết rõ cự ly của đèn flash

  Sai lầm số 1 trong việc dùng đèn flash la chụp ảnh vượtquá tầm phủ sáng của đèn flash. Hậu quả là ảnh chụp ra sẽrất tối. Đối với nhiều máy ảnh, tầm phủ sáng tối đa của đèn

flash dưới 4,5 mét, khoảng 5 bước chân. Tốt nhất là bạnnên tham khảo sách dẫn kèm theo máy ảnh của mình. Nếukhông thể biết được cự ly của đèn flash, tốt nhất là bạn chỉnên dùng đèn flash để chụp các đối tượng cách mìnhkhông quá 3 mét. Bạn lưu ý là với các máy ảnh số “thờitrang” siêu mỏng, siêu nhẹ, đèn flash nhỏ xíu xiu thì tầm phủ

sáng của nó cũng không xa đâu.

 

Page 22: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 22/62

8. Quan sát ánh sáng 

  Bên cạnh đối tượng, phần quan trọng nhất của mỗi bứcảnh là ánh sáng. Nó ảnh hưởng tới diện mạo của mọi thứmà bạn chụp. Thí dụ, khi bạn chụp ảnh một bà cụ, ánh nắng

rực rỡ chiếu xiên bên cạnh có thể làm nổi bật các nếpnhăn; trong khi ánh sáng dịu của một ngày nhiều mây lạigiúp giảm nhẹ các nếp nhăn đó. Nếu không thích ánh sángđang chiếu trên đối tượng, bạn chỉ việc chuyển vị trí củamình hay đối tượng. Với ảnh phong cảnh, bạn nên chụpảnh vào lúc sáng sớm hay khi hoàng hôn để có được ánh

nắng ngả màu vàng cam và những tia sáng trải trên mặtđất.

 

Page 23: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 23/62

9. Chụp ảnh đứng 

  Hầu hết mọi thứ đều trông tốt hơn khi ở trong một bứcảnh theo chiều đứng. Từ một ngọn hải đăng đứng cạnhmột vách đá nhô ra biển tới một ngọn tháp hay tòa nhà cao

tầng, thậm chí tới một cô bé đang đùa giỡn trong một vũngnước.

 Để có thể đánh giá rõ hơn hiệu quả của ảnh đứng, bạncứ thử chụp đối tượng 2 kiểu ảnh: một đứng, một ngang.

 

Page 24: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 24/62

10. Hãy thử coi mình là một nhà đạo diễn ảnh

  Khi chụp ảnh, bạn không nên thụ động. Hãy linh hoạt,xông xáo, điều khiển, sắp xếp đối tượng của mình như thểmột nhà đạo diễn hình ảnh. Như vậy, sẽ có một tấm ảnh

ưng ý bạn và ưng ý những ai được chụp. Nào bạn thử xemmột nhà đạo diễn ảnh làm việc nhé. Anh ta quyết định vị trí:“Nào, mọi người hãy ra bên ngoài tới phía sân sau đi”. Anhta yêu cầu thêm: “Các cô gái ơi, hãy mang những cặp kínhmát màu hồng của mình lên nào”. Rồi anh ta sắp xếp mọingười: “Bây giờ thì tiến lại gần đây một chút, và khom

người về phía máy ảnh nhé”. Cuối cùng, anh ta hô: “OK,một hai ba chụp này”.

PH.TN.(Theo Kodak)

 

Page 25: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 25/62

Một số lời khuyên khi dùng pin sạc chomáy ảnh số

  Máy ảnh số ngày nay xài lủ khủ loại pin. Có những kiểu máy dùng pin sạc riêng (mà lỡ hư cục pin thì cókhi kiếm đỏ con mắt mới có cái thay thế). Có những kiểu dùng pin Alkaline AA hay AAA thông thường.Nhưng tiện lợi nhất là những kiểu hỗ trợ pin AA hay  AAA loại sạc, phổ biến là dạng NiMH 

BỐN LOẠI PIN NIMH (TỪ TRÁI QUA): AAA, AA, C VÀ DTheo các nhà chuyên môn, tối ưu nhất là bạn nên xài pin

sạc cho máy ảnh số. Pin sạc NiMH có thời gian xài lâu hơnpin Alkaline AA. Nó lại kinh tế hơn, vì pin NiMH có thể sạcđi sạc lại nhiều lần (khoảng 500 lần) và xài được trongnhiều năm. Chỉ có điều bạn phải chấp nhận một khoản đầu

tư ban đầu hơi bị nặng túi để mua 2-4 cục pin và bộ sạc,giá vốn đắt hơn nhiều lần pin Alkaline AA.

Page 26: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 26/62

Không phải máy ảnh nào xài pin Alkaline AA cũng hỗtrợ pin sạc đâu. Bạn nên tham khảo trong cuốn sách dẫnkèm theo máy xem nó có hỗ trợ loại pin NiMH không?

Khi xài pin sạc NiMH, bạn phải chú ý tới thông số mAhcủa pin. Viết tắt từ Milliamper Hour (miliampe giờ), mAh là

thuật ngữ kỹ thuật chỉ dung lượng điện năng mà pin có thểlưu chứa. Về mặt lý thuyết, số mAh càng cao, pin xài càngđược lâu mới phải sạc lại.

Bạn không được xài lẫn lộn các loại pin sạc trong máyảnh số của mình. Không được gắn các cục pin khác loại,khác nhãn hiệu, khác mAh vào với nhau

Trong trường hợp lắp lẫn lộn mAh, cục pin có mAh thấphơn sẽ mau cạn hơn những cục khác có mAh cao hơn,khiến các cục pin còn lại phải vắt kiệt sức để bù đắp nhucầu của máy ảnh số dẫn tới pin mau chai, hoặc xảy ra tìnhtrạng máy ảnh sẽ không chịu hoạt động nữa cho tới khi bạnthay tất cả các cục pin. Việc gắn vào máy ảnh số những

cục pin nhiều nhãn hiệu khác nhau (như 2 cục Energizer, 2cục Duracell) có thể làm hỏng pin hay chính máy ảnh.Bạn cũng chú ý không bao giờ được sạc các cục pin

không tương thích (khác nhãn, khác mAh, khác loại,...) cùngvới nhau trong bộ sạc. Chớ nên dùng bộ sạc để sạc pinkhông thể có khả năng sạc. Cũng như không được dùng

bộ sạc pin NiMH để sạc pin NiCad, hay ngược lại. Ngoàira, nếu bạn mua loại pin NiMH “sạc nhanh” (fast-charging),bạn chỉ được gắn chúng vào bộ sạc được làm riêng choloại pin này. Nếu bạn làm khác đi, pin hoặc bộ sạc sẽ bịhư. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, pin có thể nổ tunghay phát cháy.

Nếu ít khi phải xài tới máy ảnh, bạn có thể nghĩ rằng saukhi xài xong máy ảnh, bạn sạc lại pin, đem cất đi, để vài

Page 27: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 27/62

tháng sau lấy ra sử dụng thì pin vẫn còn đầy. Không phảiđâu, bạn ơi. Pin sạc sẽ bị hao mòn năng lượng đi mỗingày. Theo thông số kỹ thuật, pin NiMH có thể tự hao mấtmột nửa năng lượng trong vòng 2 tháng, cho dù không xàitới. Vì thế, nếu để lâu mới xài, bảo đảm nhất là bạn phải

xạc lại pin trước khi chụp ảnh. Để có thể kéo dài tuổi thọ của pin máy ảnh số, bạn cóthể làm theo những kinh nghiệm sau:

1. Tắt máy ảnh khi không dùng tới. Nó sẽ giúp bạn tiếtkiệm được năng lượng của pin.

2. Nhiều máy ảnh số được trang bị cả lỗ ngắm

(viewfinder) bình thường lẫn màn hình LCD. Nhưng xin lưuý, việc sử dụng màn hình LCD sẽ làm hao tốn năng lượngpin rất dữ. Vì thế, nếu không nhất thiết phải xài tới màn hìnhLCD, bạn nên tắt nó đi và sử dụng lỗ ngắm thông thườngđể chụp ảnh.

3. Hãy bỏ thói quen dừng lại sau mỗi khi bấm máy để

mở màn hình LCD xem ảnh mình vừa chụp. Hao pin lắmđó.4. Nếu vẫn đang tiếp tục chụp ảnh, hạn chế tới mức

thấp nhất việc dùng màn hình LCD để mở xem lại (haykhoe với bạn bè) các ảnh đã chụp.

Khi không có nhu cầu sử dụng máy ảnh trong một thời

gian dài, như một vài tháng, bạn cần tháo hết pin ra khỏimáy ảnh. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng pin bị rò rỉ hay bịăn mòn, có thể làm tổn hại đến các bộ phận bên trong máyảnh.

Bạn cũng tuyệt đối không được để pin bị ẩm ướt. Hãytránh thay pin ở ngoài bãi biển, giữa trời mưa,... vì những

hạt nước li ti có thể bám vào pin và gây ra hiện tượng ănmòn pin.

Page 28: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 28/62

PH.TN. (Theo malektips).

 

Page 29: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 29/62

10 bí quyết nhiếp ảnh số

  Chắc bạn từng nhiều lần nghe nói: “Máy ảnh sốcó thể làm tất tần tật mọi việc. Bạn chỉ việc nhấn nútchụp là khắc có những tấm ảnh trên cả tuyệt vời. Máyảnh càng xịn, ảnh chụp càng đẹp”. Chớ có cả tin vàođiều đó, bạn nhé.

Không phải chiếc máy ảnh làm nên những tấmảnh đẹp, mà chính là người chụp ảnh. Vì thế, nhữngbí quyết sau đây sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn, người

sử dụng máy ảnh số. 

Page 30: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 30/62

1. LÀM ẤM ÁP NHỮNG SẮC MÀU 

  Có khi nào bạn để ý rằng mình thỉnh thoảng đã chụp ranhững tấm ảnh có cảm giác lạnh lẽo, nhợt nhạt? Thật ra,nhiều người đã bị như thế. Thiết đặt cân bằng màu trắng

(white balance, WB) mặc định cho các máy ảnh số là tựđộng. Điều này là tốt cho hầu hết những tấm ảnh chụp.Nhưng nó lại dễ làm cho tấm ảnh có sắc thái “lạnh lẽo”, mấtsức sống (thường là do các màu khác bị hòa nhiều màutrắng quá).

Vì thế, khi chụp ảnh chân dung ngoài trời hay chụp ảnh

phong cảnh dưới trời nắng, bạn hãy thử thay đổi thiết đặtWB từ tự động (auto) sang có mây (cloudy). Đúng đấy, hãychọn chế độ chụp khi có mây, bất luận thực tế bạn đang ởdưới một bầu trời đầy nắng. Tại sao ư? Việc điều chỉnhnày sẽ như thể đặt một chiếc kính lọc ấm dịu trên máy ảnhcủa bạn. Nó tăng màu đỏ và vàng, giúp tấm ảnh trở nên ấm

áp, giàu sức sống hơn.

Page 31: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 31/62

 ẢNH 1A ĐƯỢC CHỤP NGOÀI TRỜI TRONG MÔI

TRƯỜNG VÙNG NÚI VỚI CHỨC NĂNG WB ĐƯỢCĐẶT Ở CHẾ ĐỘ MẶC ĐỊNH AUTO.

 

Page 32: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 32/62

NH 1B, M U Đ RỰC L N, S C TH I NH MÁP HẲN NHỜ NGƯỜI CHỤP CHỈNH WB SANG CHẾĐỘ CLOUDY, RỒI DÙNG THÊM CHIẾC KÍNH MÁT ĐỂCHE TRƯỚC ỐNG KÍNH.

(HAI ẢNH NÀY ĐƯỢC CHỤP BẰNG MÁY CANON

POWERSHOT S200, PROGRAM MODE). 

Page 33: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 33/62

2. TẠO KÍNH PHÂN CỰC BẰNG CẶP KÍNH MÁT 

  Nếu muốn tạo thêm sức mạnh mẽ cho tấm ảnh củamình, bạn thử dùng một kính lọc phân cực (polarizer). Tấtnhiên bạn chỉ có thể làm được với loại máy ảnh có ống kính

rời. Kính phân cực là loại kính lọc ma mọi nhà nhiếp ảnhđều phải có trong tay đê chụp phong cảnh và các bức ảnhngoài trời nói chung. Nhờ giảm được ánh sáng chói lóe vànhững ánh sáng phản chiếu “không mời mà tới”. các tấmảnh được chụp với kính phân cực sẽ tươi thắm hơn, cácmàu sắc sẽ đậm đà hơn, đặc biệt là bầu trời.

Hic. Bạn sẽ xuýt xoa vì chiếc máy ảnh số của mìnhkhông phải loại chuyên nghiệp, làm sao gắn được kính lọcphân cực. Hãy khoan thất vọng. Bạn thử áp dụng cái mẹonày đi. Dùng ngay cặp kính mát (nhưng phải là loại kính cóchất lượng tốt đó) làm kính lọc phân cực. Cách làm dê lắm. Để tròng kính ngay trước ống kính máy ảnh, càng gần bao

nhiêu, càng tốt bấy nhiêu. Sau đó, dùng màn hình LCD củamáy ảnh số để kiểm tra chắc chắn là tròng kính trùm kín hếtống kính để bảo đảm ảnh chụp ra không bị vướng mấy cáicạnh của tròng kính.

 Để đạt hiệu ứng tốt nhất, bạn phải di chuyển vị trí củamình sao cho mặt trời ơ ngay trên vai trái hay phải của bạn.

Bởi vì hiệu ứng phân cực mạnh nhất khi nguồn sáng chếchmột góc 90 độ với đối tượng chụp.

Page 34: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 34/62

 ẢNH 2A ĐƯỢC CHỤP BÌNH THƯỜNG KHÔNG CÓ

BẤT CỨ KÍNH LỌC NÀO.

 ẢNH 2B ĐƯỢC CHỤP VỚI TRÒNG KÍNH MÁT ĐẶT

TRƯỚC ỐNG KÍNH MÁY ẢNH THAY THẾ CHO KÍNHLỌC PHÂN CỰC. HÃY CHÚ Ý NHÉ. TRÊN ẢNH NÀY,CÁC MÀU SẮC ĐÃ ĐƯỢC TĂNG CƯỜNG VÀ CÁCSẮC THÁI BẦU TRỜI SÂU HƠN.

(HAI ẢNH NÀY ĐƯỢC CHỤP BẰNG MÁY CANON

POWERSHOT S200, PROGRAM MODE). 

Page 35: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 35/62

Page 36: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 36/62

3. NHỮNG TẤM ẢNH CHÂN DUNG NGOÀI TRỜI RỰC RỠ 

  Một trong các chức năng ẩn giấu lý thú nhất của máyảnh số là đèn flash ở chế độ chiếu phủ đầy (fill flash mode)

hay còn gọi là chế độ bật flash (flash on mode). Bằng việcđiều khiển đèn flash để nó chỉ sáng khi nào bạn muốn,thậm chí không bật sáng ngay cả khi máy ảnh nghĩ là cầnphải bật flash, bạn có thể chụp được những tấm ảnh chândung ngoài trời thật tuyệt vời.

Ở chế độ flash on, máy ảnh sẽ cho chiếu sáng để chụp

trước tiên là cái hậu cảnh (background), rồi mới thêm mộtchút ánh sáng vừa đủ để làm sáng chủ đề chân dung củabạn. Kết quả là bạn có một tấm ảnh trông rất chuyên nghiệpvới mọi thứ trong bố cục trông rất tốt. Các nhà nhiếp ảnhvẫn khoái dùng chế độ flash on này khi chụp ảnh đám cưới.

Sau khi đã biết được cách sử dụng đèn flash để chụp

ảnh ngoài trời, bạn hãy thử chụp vài kiểu khác nhau bằngcách di chuyển vị trí đối tượng để mặt trời chiếu lên tóc đốitượng từ bên cạnh hay phía sau, thường tạo ra ánh sángven. Một kỹ thuật tốt khác là đặt người mẫu trong bóng râm,như dưới một cái cây, rồi dùng đèn flash chiếu sáng đốitượng. Cách chụp này giúp đối tượng thoải mái và bình tĩnh

không bị nheo mắt, nhíu mày do ánh mặt trời chói chang.Kết quả là thường cho ra những tấm ảnh chân dung trôngrất thư giãn.

Nhưng, hãy nhớ, hầu hết đèn flash build-in sẵn trên máyảnh chỉ có tầm phủ sáng từ 3 mét đổ lại. Vì thế, bạn phảibảo đảm mình không đứng quá xa đối tượng khi dùng chế

độ fill flash ngoài trời.

Page 37: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 37/62

 BẰNG CÁCH ĐẶT CÁC ĐỐI TƯỢNG TRONG

BÓNG RÂM MỞ RỘNG DƯỚI MỘT CÁI CÂY VÀ BẬTCHẾ ĐỘ FILL FLASH, CẢ HAI CẬU BÉ TRONG ẢNHLẪN HẬU CẢNH ĐỀU ĐƯỢC CHIẾU SÁNG THÍCHĐÁNG.

(ẢNH CHỤP BẰNG MÁY CANON POWERSHOT G2,1/250TH, F-4, FLASH ON). 

Page 38: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 38/62

4. CHẾ ĐỘ MACRO 

  Hãy nhớ lại thời thơ ấu, bạn đang khám phá cả một thếgiới mới bên dưới đôi chân của mình trong khi đang chơiđùa trên thảm cỏ. Khi cúi thật sát mặt đất, bạn có thể nhìn

thấy một cộng đồng những sinh vật nhỏ xíu mà bạn khônghề biết tới.

Bây giờ, lớn rồi, với chiếc máy ảnh số trên tay, bạn cóthể khám phá thế giới chung quanh mình một cách chi tiếthơn bằng cách sử dụng chế độ chụp gần macro mode.Bạn sẽ có được những tấm ảnh thật ấn tượng. Thật vậy,

ngay cả những vật tưởng chừng như đơn giản nhất cũngcó thể thể hiện được sự quyến rũ mới dưới chế độ macro.Tất nhiên, bạn phải có chút kinh nghiệm, không phải bất cứcái gì cũng có thể sử dụng chế độ chụp gần này đâu nhé.

Rất đơn giản, bạn tìm biểu tượng của chế độ chụp gầnhay macro trên bộ phím điều khiển máy ảnh. Thường là có

biểu tượng một bông hoa. Bật chế độ này lên (ở ONmode). Đưa ống kính tới sát đối tượng ở khoảng cách màmáy ảnh của bạn cho phép (hãy đọc trong sách hướng dẫnkèm theo máy). Sau đó, nhấn nút chụp xuống nửa chừng,dừng lại một chút cho máy ảnh lấy tiêu điểm (focus). Khiánh đèn hay có dấu hiệu báo đã sẵn sàng, bạn nhấn hết nút

chụp để ghi lại hình ảnh đó.Bạn chú ý à nghen, khi dùng chế độ macro, độ sâu hình

ảnh rất nông. Vì vậy, bạn phải lấy tiêu điểm ở phần chủ đềmà mình coi là quan trọng nhất và để cho các phần còn lạicủa hình ảnh hơi mờ đi.

Page 39: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 39/62

 THIÊN NHIÊN TRÔNG KHÁC HẲN, VÀ ĐÔI KHI

HẤP DẪN HƠN KHI ĐƯỢC CHỤP VỚI CỰ LY RẤT

GẦN BẰNG CHẾ ĐỘ MACRO. (ẢNH CHỤP BẰNG MÁYCANON POWERSHOT G2, PROGRAMMEDEXPOSURE, SPOT METER, CLOSE UP MODE,FLASH OFF). 

Page 40: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 40/62

5. MUA THẺ NHỚ DUNG LƯỢNG LỚN 

  Khi bạn tính toán cái hầu bao để mua máy ảnh số, hãydự trù một khoản để mua thêm thẻ nhớ bổ sung nhé. Bởilẽ, máy ảnh càng xịn, và nhu cầu chụp ảnh của bạn càng

lớn, thì dung lượng thẻ nhớ càng cần nhiều hơn, nhất là khibạn thường hay thực hiện những chuyến săn ảnh xa. Thẻnhớ đối với máy ảnh số cũng giống như phim của máy ảnhchụp phim vậy á.

Kinh nghiệm cho thấy, nếu bạn có máy ảnh số 3megapixel, hãy mua thẻ nhớ ít nhất là 256MB. Còn máy 4

hay 5 megapixel là 512MB, và 6 megapixel trở lên là 1GB.Bởi lẽ, độ phân giải càng cao có nghĩa là kích thước ảnhchụp được càng lớn.

Thêm một kinh nghiệm xương máu nữa là nên có ít nhất2 thẻ nhớ để phòng ngừa thẻ có thể bị hư nửa chừng. Thídụ, thay vì mua 1 thẻ 1GB thì tậu 2 thẻ 512MB.

 

Page 41: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 41/62

6. KHẮC PHỤC CÁI ĐƯỜNG CHÂN TRỜI NGHIÊNG NGẢ

  Vì một lý do bí ẩn nào đó, hầu hết người ta khó mà giữmáy ảnh được ngay ngắn khi sử dụng màn hình LCD để

ngắm. Hậu quả là cảnh mặt trời lặn có thể bị hếch lên,phong cảnh mất cân xứng, và những tòa tháp bị nghiêng đi.

Một phần nguyên nhân là các thiết bị quang học củamáy ảnh đã bị làm cho méo mó đi khi dựng lại những cảnhrộng lớn trên màn hình 2-inch nhỏ xíu xiu. Những thân câycó thể đứng thẳng khi bạn nhìn thấy bằng mắt thường,

nhưng dường như bị cong vào trong trên màn hình máyảnh. Đó là lý do mà những người chụp ảnh dễ bị mấtphương hướng khi ngắm và chụp bằng màn hình LCD.

Tuy không có giải pháp nào có thể giải quyết tất cả cácvấn đề thuộc về đường nằm ngang khi chụp ảnh, nhưngbạn có thể cải thiện được tình hình bằng mẹo sau đây.

Trước tất cả, bạn hãy ý thức rằng việc chụp ảnh cân đốilà rất quan trọng. Nếu thấy khó mà chỉnh cho vừa khungngắm cảnh mà mình thích, bạn cứ chụp một bức mà mìnhưng ý hơn cả. Sau đó, di chuyển vị trí đứng để chụp thêmmột tấm nữa. Cũng có thể tiếp tục đổi vị trí để bấm máy lầnnữa. Sau này, bạn có thể xem những tấm ảnh này trên máy

tính với màn hình lớn hơn rất nhiều để có thể chọn ra chomình tấm ảnh đẹp nhất. Do là ảnh số mà, các tấm ảnhkhông đạt có thể được bạn xóa đi dễ dàng. Đâu có phảisợ tốn... phim!

Nếu bạn chịu khó thực hành việc đóng khung chính xáccác tấm ảnh của mình, dần dần bạn sẽ trở nên quen tay, và

tỷ lệ ảnh có đường ngang chính xác sẽ tăng lên cho mà coi.BẠN LÀM CÁCH NÀO ĐỂ SẮP XẾP MỘT HÌNH

Page 42: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 42/62

NH TR N M N H NH LCD Đ SAU N Y KHI XEM LẠITRÊN MÀN HÌNH MÁY TÍNH SẼ THẤY NÓ RẤT THĂNGBẰNG? MẸO NÀY NHÉ: HÃY TÌM CÁC ĐƯỜNGNGANG TỰ NHIÊN VÀ DÙNG CHÚNG LÀM CHUẨN.ĐÔI KHI BẠN CÓ THỂ DÙNG CÁI ĐƯỜNG CHÂN

TRỜI NƠI BẦU TRỜI TIẾP GIÁP VỚI BIỂN. CÓ LÚCBẠN CÓ THỂ DÙNG MỘT DẢI ĐẤT ĐỂ LÀM ĐIỂM CÂNBẰNG.

TRONG ẢNH NÀY, NGƯỜI CHỤP DÙNG ĐƯỜNGVEN BỜ MỘT CÁI HỒ CHÂN NÚI ĐỂ GIÚP CÂN BẰNGTẤM ẢNH PHONG CẢNH CỦA MÌNH. (ẢNH CHỤP

BẰNG MÁY CANON POWERSHOT G2, KHẨU ĐỘ F-8,KÍNH LỌC PHÂN CỰC).

 

Page 43: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 43/62

7. LUÔN CHỤP ẢNH VỚI ĐỘ PHÂN GIẢI CAO 

  Một trong các lý do mà các chuyên gia khuyên bạn tậuthẻ nhớ có dung lượng lớn cho máy ảnh số là giúp bạn cóthể chụp ảnh với độ phân giải cao nhất mà máy ảnh hỗ trợ.

Cũng hợp tình, hợp lý thôi mà. Nếu như bạn đã chịu vét hầubao để mua một cái máy ảnh số 5-6 megapixel nhằm chụpảnh có chất lượng cao thì hà cớ gì lại không chụp nhữngtấm ảnh xứng đáng với đồng tiền bát gạo bỏ ra chứ.

Nhiều người lập luận rằng do chỉ cần phóng ảnh chuẩn10x15 và để tiết kiệm dung lượng thẻ nhớ, họ thiết đặt máy

ảnh chụp ảnh với độ phân giải thấp thôi, thí dụ như cỡ640x480. Thế là, sau này, khi cần phải phóng những tấmảnh đó ra kích thước lớn hơn, họ đành bó tay. Điều này đặcbiệt quan trọng với các ảnh kỷ niệm và ảnh tư liệu, nhất làvới ảnh có tính nghệ thuật.

Với những tấm ảnh được chụp ở độ phân giải 2272 x

1704 (4 megapixel) trở lên, bạn không những hoàn toàn cóthể in ra những tấm ảnh khổ nhỏ với chất lượng rất cao, màcòn có thể in khổ lớn để lộng kiếng treo tường hay thậm chílàm bìa tạp chí nữa đó. Ngoài ra, với những tấm ảnh độphân giải cao, khi biên tập, bạn có thể cắt cúp thoải mái đểbố cục lại mà vẫn bảo đảm đủ chất lượng in ra theo kích

thước mong muốn.Nói tóm lại, nếu bộ nhớ đủ lớn (256MB trở lên), bạn nên

thiết đặt máy ảnh chụp ở độ phân giải cao nhất. Cho hômnay và cho tương lai đó mà!

Page 44: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 44/62

BẠN HÃY QUAN SÁT XEM SỰ SẮC NÉT CỦA HAITẤM ẢNH NÀY KHÁC NHAU RA SAO? ẢNH TRÁIĐƯỢC CHỤP VỚI ĐỘ PHÂN GIẢI 600X500; CÒN ẢNHPHẢI LÀ 1280X1024.

 

Page 45: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 45/62

8. TẬU CÁI CHÂN MÁY ẢNH 

 

Nhiều người khi nhìn thấy ai đó chụp ảnh có cái chânmáy đàng hoàng là nghĩ ngay “tay đó là một nhà nhiếp ảnh

thật sự”. Tất nhiên, chỉ có cái chân máy “ba cẳng” (tripod)thôi thì không thể giúp bạn trở thành một nhà nhiếp ảnhchính hiệu đâu. Nhưng rõ ràng, đối với một số trường hợpchụp ảnh, cái chân máy tỏ ra rất hữu dụng.

Khi bạn chụp ảnh ở chế độ tự chụp hay chụp ở nơithiếu ánh sáng, nhất là chụp ảnh đêm, hoặc chụp cảnh di

động nhanh, chiếc chân máy ảnh rất ư là lợi hại à nghen.Có chân máy ảnh làm bệ đỡ, bạn sẽ bảo đảm không cho

Page 46: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 46/62

ra lò những tấm ảnh bị rung, nhòe thật khó chịu.Chỉ có điều là cái chân máy ảnh khá là vướng víu, buộc

bạn phải mất công mang vác theo mình. Bạn có thể khắcphục phần nào sự khó chịu này với loại chân máy thật nhẹvà có thể gấp gọn, nhưng vẫn phải bảo đảm độ chắc chắn

cần thiết. 

Page 47: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 47/62

9. TỰ CHỤP ẢNH MÌNH 

  Một khi đã tậu thêm được một cái chân máy ảnh, bạncó thể khám phá một chức năng lý thú của máy ảnh số là tựchụp ảnh mình (self timer). Đây la chức năng đình hoãn việc

mở màn trập (sau khi nu chụp ảnh đã được nhấn) trongthời gian tới 10 giây. Nghĩa là đủ thời gian cho bạn chạy tớivị trí mà mình muốn chụp.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý bố cục và canh cho ky Dùngmột số điểm nào đó để làm chuẩn khung hình kẻo khi chụpra, bạn sẽ bị mất đầu, mất chân,... Bạn cũng chỉnh tiêu cự

sao cho vị trí của mình được sắc nét. Khi tự chụp ảnhchung với ai, nhất là với một nhóm người, bạn cần lấy tiêucự vào một người nào đó chư đừng lấy nét cái hậu cảnhnhé. 

Page 48: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 48/62

10. LÀM CHO DÒNG NƯỚC TRỞ NÊN SINH ĐỘNG 

  Thật là chán ngắt khi dòng chảy của nước trong nhữngtấm ảnh chụp thác, suối, vòi nước,... bị bắt dính chết dí mộtchỗ. Vì thế, để cho tấm ảnh chụp nước trông thật sinh động,

đẹp như một bức tranh sơn dầu, bạn phải làm chậm lại tốcđộ chảy của dòng nước khi ghi vào ống kính máy ảnh. Kỹthuật ở đây là giữ cho màn trập mở lâu 1 hoặc 2 giây. Nhưvậy, những chi tiê động, ở đây là dòng nước, sẽ trở nênmềm đi, nhòa đi trong khi các chi tiết tĩnh khác vẫn rất sắcnét.

Chỉ tiếc một điều là hiệu ứng này chỉ có thể áp dụng vớicác máy ảnh số có thể chỉnh được tốc độ mơ màn trập chochậm lại. Nếu máy có chức năng điều chỉnh khẩu độ, bạnđặt nó ở f-8, f-11 hay f-16 (nếu co thể được). Việc đóngnhỏ khẩu độ này sẽ giúp tăng chiều sâu của ảnh và làmmàn trập phải mở chậm lại.

Thêm một mẹo nữa là bạn có thể đặt tròng kính ma củamình ngay trước ống kính để làm cho cảnh sậm màu hơnvà quá trình mở màn trập kéo dài hơn.

Thế nhưng, điều tối quan trọng là bạn phải dùng chânmáy ảnh khi thực hiện hiệu ứng này. Bởi vì khi chụp với tốcđộ chậm, máy ảnh phải được bảo đảm thật chắc chắn.

VỚI VIÊC ĐẶT MÁY ẢNH LÊN CHÂN MÁY VÀ

Page 49: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 49/62

D NG T C ĐỘ M N TRẬP CHẬM Đ TH I GIAN LỘSÁNG TỪ 1 GIÂY TRỞ LÊN, BẠN CÓ THỂ HÌNHTHÀNH HIÊU ỨNG DÒNG NƯỚC CHẢY SINH ĐỘNGNHƯ TRONG TRANH. (CÁC ẢNH NÀY ĐƯỢC CHỤPVỚI MÁY ẢNH CANON POWERSHOT G2, KHẨU ĐỘ F-

8, TỐC ĐỘ MÀN TRẬP 1 GIÂY, KÍNH LỌC PHÂN CỰC,CHÂN MÁY).Hầu hết máy ảnh số, ngay cả với loại đơn giản chỉ

ngắm và chụp, đều có vô số chức năng được thiết kê chochúng. Chỉ cần một chút khéo léo và sáng tạo, nếu biết khaithác các chức năng có sẵn trong máy ảnh, bạn có thể chụp

được những tấm ảnh mà sau này xem lại chỉ còn có nướcmà xuýt xoa tự mình khen mình. Không tin ư? Cứ thử đikhắc biết mà.

PH.TN. (Theo Derrick Story, Mac DevCenter) 

Page 50: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 50/62

Chụp đêm pháo hoa

 

Dùng chân máy

Nếu điều kiện cho phép, khi chụp ảnh pháo hoa, bạnhãy mang theo cái chân máy ảnh. Cái “kiềng ba chân” nàysẽ giúp tăng thêm chất lượng cho những tấm ảnh của bạn.

Trong điều kiện ánh sáng yếu khi phải chụp ảnh bầu trờiđêm, bạn không thể sử dụng tốc độ màn trập nhanh được.Vì thế, hoặc được thiết đặt tự động (nhiều loại máy ảnh số

có thiết đặt sẵn option chụp pháo hoa), hoặc do ngườichụp điều chỉnh, máy ảnh sẽ để thời gian lộ sáng lâu hơnbình thường. Điều này dẫn tới tình trạng gọi là “rung máyảnh” khiến ảnh bị nhòe.

Thời gian lộ sángKhi chụp ảnh pháo hoa, bạn phải đặt thời gian lộ sáng

(tốc độ màn trập) của máy ảnh số giữa nửa giây tới 4 giây.Thời gian lộ sáng càng lâu, quả pháo hoa càng bùng nổ lớn

Page 51: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 51/62

hơn, đẹp hơn trên ảnh.Tuy nhiên, tùy loại máy ảnh mà cần thời gian lộ sáng lâu

hay mau. Cái này thì bạn phải tự rút kinh nghiệm với chínhchiếc máy ảnh của mình thôi.

 Đèn flash vô dụngChớ có bao giờ dùng đèn flash để chụp ảnh pháo hoa

nhé. Người ta cười cho đấy. Vì pháo hoa ở trên trời, rất xavị trí bạn đứng, nên cái ánh sáng nhỏ xíu xiu của đèn flashmáy ảnh số chẳng có tác dụng gì đâu.

Chọn vị trí tốtTuy chụp ảnh ban đêm và chụp bầu trời, bạn vẫn phảibố cục cho khung hình đó nhé. Vì vậy, trước khi buổi bắnpháo hoa bắt đầu, bạn hãy trổ tài trinh sát, quan sát chungquanh để chọn vị trí đắc địa nhất. Tránh xa các ngọn đènđường vì chúng có thể “xía” vào phá đám ánh sáng từ pháo

hoa. Tìm một vị trí nào có thể hạn chế tới mức thấp nhấtnguy cơ có ai đó đi ngang qua trước ống kính của bạn.

Page 52: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 52/62

 Đặt tiêu cự ở vô cựcPháo hoa nổ tung trên bầu trời cao, rất xa nơi bạn

đứng. Vì thế, để có thể ghi được hình ảnh rõ nét nhất, bạnphải đặt tiêu cự (focus) ở chế độ vô cực (infinity).

Nếu máy ảnh số có tùy chọn chụp phong cảnh

(landscape), hãy bật nó trước khi chụp cảnh pháo hoa.Mode này thường có biểu tượng hình quả núi.Chụp cả phong cảnhNếu có điều kiện, bạn chọn vị trí chụp ảnh có thể lấy

luôn một phần phong cảnh cùng với các pháo hoa. Điềunày sẽ tăng thêm sức sống động, hấp dẫn cho bức ảnh và

nhất là xác định được nơi chụp ảnh. Có thể lấy cây cầu, tòanhà cao tầng, đường chân trời hay các tượng đài.Tăng độ nhạy lên một chút Để có thể chụp được ảnh pháo hoa trên bầu trời đêm,

cùng với việc tăng thời gian lộ sáng (tức giảm tốc độ màntrập), tốt nhất là bạn nên tăng độ nhạy ISO của máy ảnh số

từ 100 lên 200. Tất nhiên, điều này sẽ làm nổi hột (nhiễu)một chút trên ảnh, nhưng bạn sẽ có thể trị được nó khi xử lýảnh trên máy tính.

Bạn chú ý, khi độ nhạy ISO được tăng từ 400 trở lên,ảnh sẽ nổi hột rất rõ đó.

Chụp kép

Một bí quyết mà một số nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệpthường dùng khi chụp ảnh pháo hoa là lộ sáng kép(doubleexposure). Thay vì giữ cho màn trập mở trong mộtthời gian quá lâu, họ chụp một lần khi pháo hoa bùng nổtrên bầu trời, nhưng không lên phim; rồi sau đó khi có thêmnhững quả pháo hoa khác nở ra, họ chụp một tấm ảnh

khác chính xác cùng vị trí. Vì hậu cảnh giống hệt nhau, hainhóm pháo hoa đang nở được hợp nhất lại trên bầu trời

Page 53: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 53/62

tạo ra một tấm ảnh rất ấn tượng. Đây là “mẹo” chụp máyảnh dùng phim.

Còn trong ảnh số, bạn làm khác đi. Bảo đảm là máyảnh được cố định trên chân máy và không di chuyển khibạn chụp. Trong khi những quả pháo hoa nở tung, bạn sẽ

chụp hai tấm ảnh khác nhau tại cùng một vị trí chính xác.Sau đó, bạn dùng sự trợ giúp của các phần mềm biên tậpảnh như Paint Shop Pro, Photoshop, PhotoPaint để hợpnhất 2 ảnh này lại với nhau. Chú ý nhé, để phần mặt đấtkhông bị nhòe, bạn chỉ chọn phần bầu trời của tấm ảnh thứhai, copy như một lớp (layer) lên trên tấm ảnh đầu tiên rồi

cuối cùng hợp nhất (merge) kết quả.PH.TN (Theo Malektips) 

Page 54: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 54/62

Chụp ảnh trẻ em khó thật đấy!

  CHỤP HÀNG LOẠT ẢNHTrẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, luôn cho bạn những tấm ảnh

rất dễ thương, bắt mắt. Nhưng việc chụp chúng lại rất khó,

vì trẻ em hiếu động, không nghe theo lời “sắp xếp” củangười chụp.

Vì vậy, để có được những tấm ảnh trẻ em đẹp, bạn cầnphải có quá trình “mai phục” để chụp những khoảnh khắc tựnhiên của trẻ. Lời khuyên: Bạn hãy khai thác cái ưu thế củamáy ảnh số là có thể chụp hàng loạt ảnh mà không sợ lãngphí... phim. Sau đó, bạn có thể lựa trong số ảnh chụp đượcđó tấm ảnh nào ưng ý nhất.

ĐẶT ỐNG KÍNH NGANG TẦM MẮT TRẺ

Khi chụp ảnh trẻ em, lẽ tự nhiên thôi, vì chúng thấp hơnmình, bạn thường chúc ống kính xuống đứa trẻ. Hậu quả làtrên ảnh, đứa trẻ bị thu nhỏ lại, như bị lọt thỏm giữa sự

rộng lớn của các vật thể chung quanh. Lời khuyên: Hãy quỳhoặc n ồi xuốn để ốn kính má ảnh n an với tầm mắt

Page 55: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 55/62

ặcủa đứa trẻ. Bạn sẽ ghi lại được ánh mắt rất thật của trẻ vàtrẻ sẽ nổi bật trên tấm ảnh.

Bạn cũng phải chú ý để ánh sáng chiếu thấp hơn bìnhthường để hợp với tầm cao của trẻ. (H.1, H.2)

DÙNG TỐC ĐỘ MÀN TRẬP NHANH NHẤT

Nếu ánh sáng cho phép và máy ảnh số có chức năngđặt tốc độ màn trập (shutter speed), bạn hãy dùng tốc độmàn trập nhanh nhất có thể được khi chụp ảnh chân dungtrẻ sơ sinh. Bạn không thể buộc đứa trẻ xíu xiu đó làm điệubộ hay cười theo ý mình được đâu. Vì thế, tốt nhất là bạnphải sẵn sàng để ghi lại những động tác bất ngờ diễn ra rất

nhanh của trẻ, cũng như những cảm xúc trên nét mặt của tr.vốn thay đổi tức thì. Với tốc độ màn trập nhanh của máyảnh và sự phản xạ nhanh của người chụp, bạn có nhiều cơhội để ghi được những tấm ảnh sẽ được lưu giữ theo nămtháng. Tóm lại: bạn phải chụp càng nhanh càng tốt vì trẻkhông thể ở yên một vị trí lâu đâu.

MỜI PHỤ HUYNH CỘNG TÁCNếu đứa trẻ sợ cái máy ảnh, nhất là những chiếc máyảnh chuyên nghiệp rất gồ ghề, hoặc không khoái bị chụpảnh, hãy yêu cầu cha mẹ hay anh chị của bé cộng tác. Hãymời phụ huynh của trẻ ngồi lên ghế và đặt đứa trẻ ngồitrong lòng họ. Bạn chụp một tấm ảnh mẫu rồi sau đó xem

thử đứa trẻ có muốn ngồi một mình trên ghế mà không cóphụ huynh hay không. Điều này sẽ mất nhiều thời gian chongười chụp, nhưng bạn sẽ được trả công xứng đáng bằngnhững tấm ảnh hài lòng phụ huynh của trẻ.

KHAI THÁC CHẤT NGỘ NGHĨNH, KHÔI HÀI

Page 56: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 56/62

Những tấm ảnh trẻ em thường gây được hiệu quả bắt

mắt cao khi có chất ngộ nghĩnh, khôi hài. Thí dụ như cho trẻmặc áo của người lớn rộng thùng thình, hay mang đôi giàyto đùng của ông bố, hoặc đeo cặp kính mát bự chảng củabà mẹ, hay đội chiếc nón rộng ơi là rộng của anh chị. Tấtnhiên, đây chỉ là một số gợi ý, còn thực tế thì tùy ở óc sángtạo của người chụp. Nhưng, bất luận thế nào, bạn luôn phải

chú ý tới sự an toàn của đứa trẻ khi phải mang những trangphục quá khổ như thế. (H.3, H.4)

Page 57: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 57/62

LÀM CHO TRẺ BẬT CƯỜI Để làm cho đứa trẻ cười, những nhà nhiếp ảnh chuyên

nghiệp thường dùng một món đồ chơi ngộ nghĩnh nào đó,đặc biệt là loại đồ chơi có thể phát ra những âm thanh và

giọng nói rất mắc cười, để chọc trẻ trước khi bấm máy.ĐÓNG KHUNG ẢNHCó nhiều cách để đóng khung những tấm ảnh trẻ thơ.Thay vì chỉ đơn giản là đặt tấm ảnh vào trong một cái

khung, bạn hãy dùng miếng lót hình hay nền màu sáng đểlàm cho tấm ảnh sôi động hẳn lên. Hãy thử đóng khung với

thiết kế ngộ nghĩnh để thật sự làm cho trẻ phải bật cười.DÙNG ẢNH TRẺ LÀM QUÀ TẶNG Để biến tấm ảnh trẻ em thành một món quà đặc biệt

tặng người thân của nó, bạn có thể lưu ý để chụp ảnh trẻtrong trang phục xinh xắn hay ngộ nghĩnh, chụp chung vớigia đình hay với người mà bạn muốn gây ngạc nhiên cho

người được tặng ảnh. Bạn cũng có thể chọn cái khung ảnhngộ nghĩnh. Nếu có điều kiện, bạn có thể dùng tấm ảnh trẻ

Page 58: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 58/62

để làm lịch, hay in lên ly tách hoặc áo thun. 

Page 59: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 59/62

Chụp ảnh chân dung

  Xích lại gần nhauKhi chụp ảnh một nhóm người, bạn chớ có ngại kêu họ

đứng xích lại gần nhau hơn. Việc này thường cần thiết để

bảo đảm khuôn mặt đầy đủ của mọi người nằm lọt trongmàn hình LCD hay lỗ ngắm. Để không ai bị xén mất cái lỗtai hay tệ hơn là có ai bị mất cả nửa khuôn mặt, bạn hãychú ý để khuôn mặt của mọi người lọt hẳn một cách antoàn trong khuôn hình, nhất là khi bạn phải xoay và cắt cúpảnh sau này để cho nó ngay hàng thẳng lối.

Tránh hội chứng chớp mắtNếu từng chụp một tấm ảnh có từ hai, ba người trở lên,

có lẽ bạn biết thế nào là nỗi khổ dở khóc, dở cười của cáihội chứng chớp mắt (blinking syndrome). Hầu hết ngườichụp ảnh cười thật tươi, nhìn thẳng vào ống kính; nhưng cóai đó lỡ chớp mắt khi bạn nhấn nút chụp. Hậu quả thật tệhại, tấm ảnh hết đẹp, nhất là với những ai chẳng may bị ghicái cảnh chớp mắt.

1. Nếu phải dùng đèn flash, bạn hãy tập cho mọi ngườiquen dần với ánh sáng. Dễ lắm, cứ chụp vài ba kiểu rồisau đó chọn kiểu không có ai chớp mắt, thường là kiểucuối. Bởi sau vài lần đèn flash nháng, mắt hầu hết mọingười đã quen đi, không bị chớp mắt nữa. Tuy nhiên, đừngcó lạm dụng việc chụp chân dung bằng đèn flash vì sẽ cóhại cho mắt người được chụp.

2. Nếu có thể, hãy đưa tất cả mọi người tới khu vực đủsán để khôn cần đèn flash nữa.

Page 60: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 60/62

Dùng hậu cảnh đơn giảnHãy tập trung sự chú ý của người xem ảnh vào đối

tượng trên ảnh chân dung. Vì thế, khi chụp ảnh chân dung,

bạn chỉ nên chọn những hậu cảnh đơn giản để tránh làmảnh bị rối. Nếu chụp ảnh một ai đó trước một hậu cảnh tấpnập, người xem ảnh sẽ bị phân tán ánh mắt tới những cảnhphía sau.

Nguyên tắc chụp ảnh chân dung là phải tập trung mắtngười xem vào con người trong ảnh, sau đó mới tới các

cảnh vật chung quanh. Thay vì chụp nguyên cảnh vùng núi,bạn chỉ cần làm sao để người xem biết được người trongảnh đang đứng trước một ngọn núi là đủ.

Bạn chú ý mô tả chi tiết trên người được chụp chứkhông phải chi tiết của cảnh vật chung quanh, trừ khi bạnmuốn chụp phong cảnh kết hợp với người được chụp làm

kỷ niệm.Hạn chế dùng đèn flash để tránh hiện tượng mắt

Page 61: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 61/62

đỏThường thì chức năng chống hiện tượng mắt đỏ (red-

eye) của máy ảnh số không có hiệu quả triệt để đâu. Vì thế,khi chụp ảnh mặt người có dùng đèn flash, bạn dễ có đượcnhững tấm ảnh “kinh dị” với mắt người đỏ lòm như mắt cọp

ban đêm bị chiếu đèn.Vì thế, tốt nhất là chụp ảnh chân dung ở khu vực đủsáng. Còn nếu kẹt quá, bạn phải có một nguồn sáng phụtrợ từ phía sau mình để giảm ánh sáng đèn flash chiếu lênvõng mạc người mẫu. Và cuối cùng, nếu khi ảnh bị mắt đỏ,bạn đành phải cầu viện các phần mềm có chức năng sửa

hiện tượng mắt đỏ. Đèn flash có thể làm chói quần áo, đồ trang sứcThêm một nguyên nhân nữa khiến bạn phải hạn chế

dùng đèn flash để chụp chân dung là ánh đèn flash có thểphản chiếu quần áo bóng và những món đồ trang sứcsáng. Ngay cả những chiếc nút quần áo bằng nhựa bóng

cũng bị lóa sáng. Đừng để người mẫu lấp đầy khung ảnhNhững người chụp ảnh có kinh nghiệm khuyên rằng

không nên để đối tượng lấp đầy khung ảnh mà nên chừakhoảng trống chung quanh mặt người đó. Điều này càngcần thiết nếu bạn là một tay máy nghiệp dư. Bởi có thể ảnh

bạn chụp ra không được cân. Nếu vậy, nếu có “chừa lề”,khi dùng phần mềm xử lý ảnh để cân bằng lại, bạn sẽkhông cắt cúp phải mặt người mẫu.

Chú ý tới đôi tayMặc dù đôi mắt là cửa sổ tâm hồn nên cần được chú ý

lột tả trên ảnh, nhưng bạn chớ có quên đôi tay của đối

tượng đó nhé. Khi người ta nói, đôi tay thường di chuyểnliên tục, cho thấy những cảm xúc mà có thể làm cho tấm

Page 62: Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro

5/12/2018 Ky Thuat Chup Anh Dep - Khong Ro - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ky-thuat-chup-anh-dep-khong-ro 62/62

ảnh chân dung trở nên có hồn đặc biệt. Ngay cả khi khôngdi chuyển, vị trí của đôi bàn tay (đan xen vào nhau, nắm lại,thả lỏng bên người,...) có thể góp phần diễn tả tâm trạngcủa người được chụp.

Tránh để người mẫu “khô cứng như... củi”

Thường thì do không phải là diễn viên, nên nhiều ngườiđứng trước ống kính máy ảnh dễ mất tự nhiên, hoặc “gồng”mình khô cứng như que củi. Bạn hãy giúp họ thư giãn và tựnhiên để có thể chụp ảnh đẹp hơn.

Sau khi chỉnh các thông số cần thiết về tiêu cự, khẩuđộ, tốc độ,... bạn hãy trao đổi với người được chụp về một

đề tài gì đó mà họ quan tâm. Trong quá trình trò chuyện,người mẫu có lúc mỉm cười và biểu hiện cảm xúc trên mặt,bạn hãy chớp thời cơ chụp khoảnh khắc ấy.

Hãy tận dụng chế độ “Portrait” của máy ảnhHầu như máy ảnh số nào cũng có thiết đặt sẵn chế độ

chụp ảnh chân dung “Portrait”. Hãy sử dụng nó khi bạn phải

chụp một tấm ảnh chân dung rất vội và không có thời gianđể điều chỉnh các thông số kỹ thuật của máy ảnh. Hầu hếtmáy ảnh số đều lập trình sẵn chế độ “chân dung”, tính toáncác thiết đặt để cho ra một tấm ảnh đẹp trên mức trungbình khi chụp chân dung ai đó. Chế độ này cũng thườngđược tích hợp chức năng chụp đèn flash khử hiện tượng

mắt đỏ.