Kỳ 06.2014 - P1

12
GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH TM TĨNH VÀNG Trương Thị Vàng Nữ doanh nhân

description

Câu lạc bộ doanh nhân, doanh nhân đất việt, câu lạc bộ doanh nhân việt nam, công ty truyền thông vista

Transcript of Kỳ 06.2014 - P1

Page 1: Kỳ 06.2014 - P1

GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH TM TĨNH VÀNGTrương Thị VàngNữ doanh nhân

Page 2: Kỳ 06.2014 - P1

TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦ MÂY

Chuyên: Thu mua, sản xuất và xuất nhập khẩu hạt điều.

Chi nhánh 1:XUÂN LỘC, ĐỒNG NAI.ĐT: 0613.874066

Chi nhánh 2:KCN 47 LONG THÀNH, ĐỒNG NAI.ĐT: 0613.874528

Chi nhánh 3:XUÂN BẮC, XUÂN LỘC, ĐỒNG NAI.FAX/ĐT: 0613.874857

Chi nhánh 4:KCN TÀ CÚ, PHAN THIẾT.MAIL: [email protected]

151 BẢO QUANG, LONG KHÁNH, ĐỒNG NAI.

TGĐ TỔNG CÔNG TY XNK THỦ MÂY

Dấn thânTrọn vẹn

Trên đườngLập nghiệp

Nguyên Vũ Hồng MâyNữ doanh nhân

Page 3: Kỳ 06.2014 - P1

LỜI NÓI ĐẦU

Thưa quý độc giả!

Những ngày này, triệu triệu trái tim đất Việt đang hướng về biển đảo thân yêu của tổ quốc với niềm tin cháy bỏng: Công lý sẽ thuộc về ta. Nhân dân cả nước luôn luôn tin tưởng và sát cánh cùng Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong vấn đề bảo vệ chủ quyền thiêng liêng mà cha ông để lại. Không vì tình hình chính trị phức tạp, nền kinh tế nước nhà vẫn đang đi đúng hướng và có nhiều tăng trưởng vượt bậc. Đây là tín hiệu hết sức đáng mừng đói với lực lượng doanh nhân, doanh nghiệp trên khắp mọi miền.

Với phương châm: Kết nối doanh nhân - Kết nối lợi ích, Tạp chí Doanh Nhân Việt Nam đã và đang là kênh thông tin uy tín giúp doanh nhân đưa thương hiệu của mình đến gần hơn công chúng trong nước và thế giới. Từ đó, cộng đồng doanh nghiệp Việt có thêm động lực để khẳng định Sức mạnh thương hiệu Việt trên thương trường. Đây cũng là một trong những lý do quan trọng mà kể từ số báo kỳ trước, Ban Biên Tập đã có nhiều thay đổi cả về nội dung lẫn hình thức để “truyền tải những bức thông điệp rõ ràng, các thông tinh kinh tế, văn hóa, xã hội đặc sắc”…

Nhân kỷ niệm 89 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925 – 21/06/2014) và hướng đến sinh nhật lần thứ 10 của Tạp Chí Doanh nhân Việt Nam, Ban Biên Tập tiếp tục đổi mới ẩn phẩm của mình để phù hợp hơn với thế giới phẳng ngày nay. Cụ thể, chuyên mục: “Sức khỏe doanh nhân” sẽ ra mắt định kỳ trong mỗi số báo và chúng tôi cũng dành phần lớn diện tích để truyền tải tình hình sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp ở những địa phương khác nhau. Từ đó, giúp bạn đọc có cái nhìn toàn cảnh về bức tranh kinh tế đa sắc màu của cả nước.

Thay lời chào, Ban Biên Tập gởi lời chúc sức khỏe, thành công và thịnh vượng đến quý độc giả, doanh nhân và doanh nghiệp.

Ban Biên Tập

Nữ DOANH NHÂNNGUYÊN VŨ HỒNG MÂY - TGĐTỔNG CÔNG TY XNK THỦ MÂY

TỔNG CÔNG TY XNK THỦ MÂYTrụ sở chính: 151 Bảo Quang,Long Khánh, Đồng Nai.

CN1: Quốc Lộ 1A, số 2844, Xuân Lộc, Đồng NaiĐT: 0613 874 066

CN2: KCN 47 Long Thành, Đồng NaiĐT: 0613 874 528

CN3: Xuân Bắc, Xuân Lộc, Đồng NaiĐT: 0613 874 857

CN4: KCN Tà Cú, Phan ThiếtEmail: [email protected]

Giá: 45.000đ

ẢNH BÌA

4 | DNVN SỐ ĐẶC BIỆT - 21/6/2014 SỐ ĐẶC BIỆT - 21/6/2014 DNVN | 5

BAN BIÊN TẬP

Chịu trách nhiệm xuất bảnĐOÀN MINH TUẤN

NHÂN VẬT VÀ SỰ KIỆN

DOANH NHÂN VIỆT NAMNhiều tác giả

Chủ nhiệm hội đồng biên tậpBIỆN TRƯỜNG GIANG

Giám đốc đối ngoạiTRƯƠNG TẤN HẢI

Biên tậpSƠN TÙNG, THANH MINH,

NGUYỄN LỘC, NGỌC HƯNG,ĐINH HUYỀN, NGUYỄN NGỌC,

NGUYỄN HOÀNG, QUỲNH NGA,TỐ NGA, ĐỨC VIÊN.

Ban cố vấnGS. TRẦN VĂN KHÊGS. HÀ TÔN VINH

TS. TRẦN QUÍ THANHTS. LÊ THỊ THÚY LOANThS. TRẦN VĂN LIÊNGThS. ĐỖ THANH NĂM

Tổ chức thực hiệnHÃNG TRUYỀN THÔNG NGÔI SAO VIỆT

41 Lê Trung Nghĩa, P. 12, Q. Tân Bình, TP. HCM65 Hùng Vương, TP.Cần Thơ.

(08) 62972953 - 66765936/37/38/390908. 26 36 99 - 0918 455 352

Thiết kế mỹ thuậtPHẠM HÀ DUY

Tổng đại lý phát hànhCÔNG TY TNHH TRƯỜNG PHÁT

179 Lý Chính Thắng, P.7, Q. 3, TP. HCMĐT: 08 39351751 - Fax: 08- 39351753

Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 238-2014/CXB/82-01/TN;

Số QĐ xuất bản: 171/QĐ-TN/CNDo Nhà Xuất bản Thanh Niên

cấp ngày: 24 tháng 3 năm 2014In xong nộp lưu chiểu tháng 6 năm 2014.IN TẠI CÔNG TY IN LÊ QUANG LỘC

Không được tái bản bất cứ phần nào của DNVNnếu chưa được chấp thuận bằng văn bản.

www.vitechcom.vn - www.thegioicamera.com

www.hoahiep.vn

www.daitoanthang.com

www.thp.com.vn

www.diaockimoanh.com.vn

www.hyundaingocan.com

www.myphamvinhtan.com

www.loanle.com.vn

www.vinacacao.com.vn

Page 4: Kỳ 06.2014 - P1

NHỊP SỐNG SÀI GÒN

48 // CTY TNHH MTV ĐIỀU HOÀNG PHÚ“Đặt sản từ đại ngàn”

50 // HTX DV VẬN TẢI THỐNG NHẤT“Hướng phát triển toàn diện 2014”

47 // HTX DV NN TỔNG HỢP AN HÒA“Một thập kỷ vinh quang”

54 // KINGDOM BEER CLUB“Nơi cảm xúc thăng hoa”

56 // HOA VIÊN PILSNER ORIGINAL“Khai trương nhà hàng”

58 // TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÓMười năm thuần dưỡng động vật hoang...”

62 // CHI HỘI SVC THÀNH THÁI“Một năm nhìn lại...”

68 // VƯỜN LAN THANH LONG“Hướng đi mới trong hội SVC Củ Chi”

66 // NHÀ HÀNG ẨM THỰC QUANG THỌ“...Điểm đến của mọi nhà”

42 // TỰ HÀO ĐẤT VÀ NGƯỜI LỘC NINH

PHÓNG SỰ

THƯƠNG HIỆU VIỆT

68 // THĂNG LONG ORCHID“...nơi hồi sinh các giống lan xưa”

78 // CTY CP TM DV ĐẤT MỚI“CASTA nâng tầm cuộc sống...”

70 // CTY CP CẢNG ĐỒNG NAI“Khi con tàu đi đúng hướng”

72 // NHÀ CỔ VIỆT“...sống lại thời hào hoa”

74 // CTY QC P.HÀNH-NGUYỄN HOÀNG“...cầu nối hữu hiệu...”

76 // DNTN GẠCH NGÓI HỢP N.THÀNH“Người khổng lồ...”

80 // CTY TNHH TV TK - XD KIẾN AN VINH“Xác lập giá trị”

82 // HỢP TÁC XÃ XS - TM - DV BẾN GỖ“Đượm nồng hương vị thời gian”

84 // TRANG TRẠI TÂY NINH“...tìm những giống gà truyền thuyết...”

TRONG SỐ NÀYTHÁNG 6.2014

“DẤN THÂNTRỌN VẸNTRÊN ĐƯỜNGLẬP NGHIỆP”Nữ DN Nguyên Vũ Hồng Mây -TGĐ TỔNG CTY XNK THỦ MÂY

CHÂN DUNG DOANH NHÂN

TIỀM NĂNG ĐỊA PHƯƠNG

24 // TGĐ TỔNG CTY XNK THỦ MÂY“Dấn thân trọn vẹn trên đường lập nghiệp”

26 // CTY TNHH TM TĨNH VÀNG“Vươn lên từ nghị lực phi thường”

36 // CHỦ TRANG TRẠI SƠN CA“Niềm đam mê làm trang trại”

28 // CTY TNHH MTV XNK KIM YẾN“Tâm và tầm của nữ DN Bảo Yến”

30 // CTY TNHH PHƯƠNG ANH DŨNG“Tay không làm nên cơ nghiệp”

32 // CÔNG TY TNHH L.S“Làm nên sự khác biệt”

35 // DNTN NGỌC MAI“Cổ tích giữa đời thường”

... // SỞ CÔNG THƯƠNG ĐỒNGNAI“Phát triển bền vững trên nền tảng vững chắc”

40 // LIÊN MINH HTX TỈNH ĐỒNG NAI“Đơn vị đi đầu miền Nam bộ”

44 // CTY TNHH MTV PHƯƠNG HẬU“Chuyện vợ chồng bụt đất Lộc Ninh”

THEO DÒNG SỰ KIỆN

KINH TẾ XÃ HỘI

12 // TRƯƠNG VĨNH KÝ“Linh hồn của Gia Định Báo”

16 // ÁP GIÁ TRẦN 25 MẶT HÀNG SỮA

TIÊU ĐIỂM

18 // TRÁNH “ĂN XỔI Ở THÌ”“Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp”

20 // CHÙA LÁ - HUYỀN TRANG“Đem tâm sáng soi rọi nhân gian”

14 // ĐỊA ỐC KIM OANH“Chung sức hướng về biển đảo quê hương”

6 | DNVN SỐ ĐẶC BIỆT - 21/6/2014 SỐ ĐẶC BIỆT - 21/6/2014 DNVN | 7

Page 5: Kỳ 06.2014 - P1

SẢN PHẨM & DỊCH VỤ

DOANH NHÂN & SỨC KHOẺ

88 // HTX TM DV LONG BIÊN “Tâm sáng việc thành”

90 // CTY CP CACAO VIỆT NAM“Cacao - thức ăn của các vị thần”

TRÒ CHUYỆN CÙNG DOANH NHÂN

DU LỊCH

92 // @STORE - THẾ GIỚI PHỤ KIỆN“Bớt đi sự đòi hỏi....trân trọng...”

96 // “CÙNG VỀ ĐẤT PHÚ TRỜI YÊN”“Mảnh đất xinh đẹp Phú Yên...”

98 // CTY TNHH ĐINH HOÀNG GIA“Làm nên sự khác biệt”

100 // DNTN SX - TM LÊ NA“Cùng Lê Na làm nên phồn vinh”

102 // TRƯỜNG MN TT HƯƠNG TRÀ MY“Vì lợi ích trăm năm trồng người”

86 // TRANG TRẠI PHAN TÙNG“Làm chơi ăn thật”

THỜI TRANG & CUỘC SỐNG

109 // DOANH NGHIỆP TN HƯNG PHÁT“Công nghệ cao, chất lượng chuẩn”

105 // DNTN SX GẠCH TÂN HƯNG“30 năm xây dựng và phát triển”

105 // CTY TNHH MỸ VIỆT S“Thành công nhờ đi đúng hướng”

106 // CTY TNHH ĐẠT BẢO ANH“Khởi đầu cho thành công mới”

108 // CN CTY TNHH MTV GỖ H.HÙNG“Sự lựa chọn hoàn hảo”

110 // CTY TIN HỌC MAI PHƯƠNG“Nâng tầm phủ sóng ngành cntt”

112 // QUỸ TÍN DỤNG ND LỘC HOÀ“Ổn định và phát triển tuổi 20”

113 // CÀ NA QUÁN“Lời cảm tạ đáng kính...”

114 // UMBRELLA FASHION“Vũ điệu của sự hoàn mỹ”

8 | DNVN SỐ ĐẶC BIỆT - 21/6/2014

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN GẠCH NGÓI HỢP NHẬT THÀNH

NỀN TẢNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN

GẠCH TUYNEL HỢP NHẬT THÀNH

Với công nghệ sản xuất trên dây chuyền hiện đại, chúng tôi có thể phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng về kỹ thuật cũng như tính thẩm mỹ của sản phẩm. Dây chuyền sản xuất đồng bộ công suất lớn ( 10 triệu viên/ tháng). Chúng tôi có thể đáp ứng những đơn hàng có số lượng lớn cũng như về chất lượng sản phẩm.

Trụ sở chính:Số 270, Khu 2, Ấp 3, QL 51, An Hoà, Biên Hoà, Đồng Nai.Chi nhánh: Ấp 4, Phước Bình, Long Thành, Đồng Nai.Điện thoại: 0613. 831.003 – 0918.845.767Fax: 0613. 831.003

Page 6: Kỳ 06.2014 - P1

CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐỒNG NAI Tel: 061 3832225 - Fax: 061 3831259 Email: [email protected] Website: www.dongnai-port.com

ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN, VƯƠN TỚI TƯƠNG LAI

NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CHÍNH

- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải thủy- Bảo dưỡng, sửa chữa ôtô và xe có động cơ khác- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải: dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ vận tải đường biển....- Bốc xếp hàng hóa: bốc xếp hàng hóa cảng biển- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

9A Tổ 1, ấp 4, X. An Hòa, H. Long Thành, Đồng Nai Điện thoại: (061 )38836643 - Fax: (061 )38836644

Website: www.cokhiphuonganhdung.com.vnEmail: [email protected]

CÔNG TY TNHH PHƯƠNG ANH DŨNGSẢN XUẤT, KINH DOANH, CHUYÊN THIẾT KẾ VÀGIA CÔNG MÁY CÔNG NGHIỆP(HÀN - TIỆN - PHAY - BÀO)

Page 7: Kỳ 06.2014 - P1

THEO DÒNG SỰ KIỆN

TRƯƠNG VĨNH KÝ –LINH HỒN CỦAGIA ĐỊNH BÁO

Kỷ niệm 89 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925 - 21/06/2014)

Nhân kỷ niệm 89 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, cùng nhìn lại những giá trị lịch sử của ấn phẩm chữ Quốc Ngữ đầu tiên – Gia Định báo và người mở đường cho nền báo chí nướcc nhà – Nhà bác học Trương Vĩnh ký. Gia Định báo - Tờ báo đầu tiên bằng chữ Quốc Ngữ Gia Định báo là tờ báo đầu tiên bằng chữ Quốc Ngữ, ra mắt vào ngày 15/04/1865 tại Sài Gòn. Theo Wikipe-dia tiếng Việt, Gia Định báo phát hành trong phạm vi vùng chiếm đóng của thực dân Pháp lúc đó là 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ. Gia Định báo có khổ 25x32cm và giá 0,97 đồng/tờ. Thời gian đầu, báo ra mỗi tháng 1 kỳ vào ngày 15 hàng tháng. Báo ra mỗi tháng 2 kỳ, rồi mỗi tuần 1 kỳ, tuy nhiên ngày ra báo của Gia Định báo không cố định, khi thì thứ ba, thứ tư, lúc lại thứ bảy. Số trang của Gia Định báo cũng không cố định, khi thì 4 trang, lúc 12 trang. Nội dung chính của Gia Định báo ban đầu gồm 2 phần: công vụ và tạp vụ. Phần công vụ chuyên về các vấn đề chính trị, pháp lý, công quyền, đăng các công văn, nghị định, thông tư, đạo dụ của chính quyền thực dân; còn phần tạp vụ gồm các tin tức địa phương trên các lĩnh vực: kinh tế, tôn giáo, văn hóa - xã hội... Nhìn chung, mục đích của nhà cầm quyền Pháp khi cho phát hành là để phổ biến trong dân bản xứ về các tin tức, quy định mới hay nghề canh nông. Tuy nhiên, tờ báo này hoàn toàn bước sang trang mới kể từ năm 1989 khi

Trương Vĩnh Kỹ làm chủ nhiệm. Chính ông là người mở đường, cổ động cho lối học mới và phát triển chữ quốc ngữ. “Cũng như một số văn sĩ sinh ra ở miệt vườn phương Nam, nhà báo họ Trương

chủ trương dùng một thứ chữ dễ dãi, như tiếng nói thường ngày, không một chút chải chuốt, sang sửa, viết như nói, không hoa mỹ, cầu kỳ, nhưng có ý thức giữ gìn sự trong sáng, phong phú của ngôn ngữ dân tộc, nhưng không dung tục, thực dụng, ngôn ngữ vỉa hè, văn chương cống rãnh, mà là ngôn ngữ của những người bình dân tự trọng, có văn hóa.” Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu từng chia sẻ trong một tham luận: “Đây là di sản văn hoá phi vật thể xuất hiện

từ đầu thời Pháp thống trị giúp ta hiểu được khúc quanh lịch sử của đất nước ta: từ phong kiến Á Đông chuyển sang thuộc địa nửa phong kiến, bắt đầu sử dụng quốc ngữ Latinh đồng thời học tập theo khoa học thực nghiệm Tây phương”. Trong khi đó, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Chẳng hạn như tờ Gia Định Báo đã mở đường cho báo chí ở trong miền Nam nói riêng và trên toàn quốc nói chung. Vì so với miền Bắc thì miền Nam được biết báo chí bằng quốc ngữ sớm hơn 40 năm. Ở miền Bắc, năm 1892 chỉ mới có tờ Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo viết bằng chữ Hán và phải chờ đến năm 1905 mới có tờ báo đầu tiên bằng quốc ngữ bên cạnh những bài bằng chữ Hán là tờ Đại Việt Tân Báo”. Trương Vĩnh Ký – người đặt nền móng cho báo chí Việt nam Trương Vĩnh Ký (hiệu Sĩ Tải) là một nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học và khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam. Ông có tri thức uyên bác, am tường văn hóa cổ kim Đông Tây, nên đương thời được giới học thuật châu Âu xếp vào 18 nhà bác học trên thế giới. Ngoài ra, vì biết và sử dụng thông thạo 27 ngoại ngữ, nên ông trở thành nhà bác học biết nhiều thứ tiếng nhất ở Việt Nam và đứng vào hàng những người biết nhiều ngoại ngữ bậc nhất trên thế giới.

Trương Vĩnh Ký sinh năm 1837 tại thôn Cái Mơn, xã Vĩnh Thanh, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) trong một gia đình theo đạo Thiên Chúa.

Năm 1863, ông được quan khâm sai Phan Thanh Giản mời tháp tùng qua Pháp và Ý thương thuyết rồi yết kiến

Đức Giáo Hoàng tại Rome. Sau đó, ông lần lượt làm giáo sư, giám đốc trường Thông ngôn; thông ngôn cho Sứ thần Y pha Nho; trở thành hội viên hội Á; làm Chánh Đốc Học Đường Tham Biện Hậu Bổ. Năm 1898, Trương Vĩnh Ký mất trong cảnh bệnh tật và đói nghèo. Sau khi chính thức được làm chủ nhiệm của Gia Định báo, ông viết chính trên tờ báo này: “Từ nay sắp tới ta trông cậy sẽ có nhiều chuyện cho người ta coi: vì nhờ có tờ chạy cho các thầy giáo tập quốc ngữ và các thầy thông ngôn các nơi trong cả sáu tỉnh mỗi tuần hay là nửa tháng thì chạy tờ về mà học lại những chuyện các nơi các tỉnh để làm vô Gia Định báo cho thiên hạ hay” (Gia Định báo, số ra ngày 24-2-1870). Ngoài ra, để làm phong phú nội dung, ông bắt đầu tuyển cộng tác viên, đào tạo học và có những quy định hết sức rõ ràng. Chính lời ăn tiếng nói giản dị thông qua các bài bào mà ngày nay nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ông chính là “đại sứ” của chữ Quốc Ngữ. Không ai khác, chính ông là người đặt nền móng cho sự phát triển báo chí Việt Nam trên mọi phương diện. Tờ Gia Định báo khi còn Ernest Potteaux chủ nhiệm chỉ là một bản tin, một bản dịch Việt văn của tờ Coarrier de Sài Gòn nhưng khi đến tay ông chủ nhiệm thì tờ báo khác hẳn cả hình thức lẫn nội dung. Ông tập trung vào 3 chủ đích: cổ động tân học, truyền bá quốc ngữ và giáo dục quốc âm. Trương Vĩnh Ký chủ trương đưa cuộc sống đời thường và lời nói thường vào trang viết. Chủ trương này là một ý thức rõ rệt về việc hiện đại hoá và dân chủ hoá văn chương, rất tôn trọng công chúng, nhưng hoàn toàn khác với việc làm hàng chợ, hay hạ chuẩn văn chương, nhằm một mục tiêu nào đó.

Minh Thanh

12 | DNVN SỐ ĐẶC BIỆT - 21/6/2014 SỐ ĐẶC BIỆT - 21/6/2014 DNVN | 13

Page 8: Kỳ 06.2014 - P1

Ðịa ốc Kim Oanh

“CHUNG SỨCHƯỚNG VỀ BIỂN ĐẢO

QUÊ HƯƠNG”

Công ty Địa ốc Kim Oanh đã tổ chức chương trình “Kim Oanh chung sức hướng về biển đảo quê hương” với tổng số tiền quyên góp 320 trệu đồng, để ủng hộ lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư đang thực hiện nhiệm vụ nơi đầu sóng ngọn gió.

14 | DNVN SỐ ĐẶC BIỆT - 21/6/2014 SỐ ĐẶC BIỆT - 21/6/2014 DNVN | 15

Hòa chung với hàng triệu trái tim người dân Việt Nam đang hướng về Biển Đông, sáng ngày 09/06/2014 vừa qua, Công ty Địa ốc Kim Oanh đã tổ chức chương trình

“Kim Oanh chung sức hướng về biển đảo quê hương” với tổng số tiền quyên góp 320 trệu đồng, để ủng hộ lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư đang thực hiện nhiệm vụ nơi đầu sóng ngọn gió.

Tham dự buổi lễ có sự hiện diện của bà Trương Mỹ Hoa – Nguyên Phó Chủ tịch nước CHXNCN Việt Nam – Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính, bà Dương Vân Thủy – Phó Thường trực văn phòng Quỹ học bổng Vừ A Dính phía Nam, ông Huỳnh Văn Nhị - Thường vụ tỉnh ủy - Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Bình Dương, bà Mai Thị Dung – UVTT HĐND tỉnh Bình Dương, cùng đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương. Đại diện ban lãnh đạo Công ty Kim Oanh có sự góp mặt của ông Nguyễn Thuận – Chủ tịch HĐQT công ty, bà Đặng Thị Kim Oanh – Tổng giám đốc công ty, và ông Tôn Thất Khiêm – Phó Tổng giám đốc công ty và đông đảo cán bộ, nhân viên công ty.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Trương Mỹ Hoa cho biết: “Tôi thật sự xúc động trước tình

Tập thể CBNV CÔNG TY KIM OANHCùng nhau quyên góp ủng hộ Cho cácchiến sĩ nơi hải đảo

cảm của tập thể CBNV Công ty Kim Oanh đã dành cho biển đảo. Tôi tin rằng với tình yêu của hàng triệu trái tim người dân Việt Nam đang hướng về biển đảo, sẽ là nguồn sức mạnh tinh thần vô cùng to lớn giúp các chiến sĩ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nhân đây, tôi chân thành cám ơn Công ty Kim Oanh đã luôn đồng hành cùng quỹ học bổng Vừ A Dính và tham gia nhiều hoạt động xã hội, đặc biệt là chương trình “ Vì học sinh Trường Sa thân yêu”, nhờ sự đóng góp của Công ty Kim Oanh cùng các doanh nghiệp và các tổ chức khác, trên huyện đảo Trường Sa có được hai ngôi trường mới với đầy đủ tiện nghi, để các em nhỏ có điều kiện học tập tốt hơn.”

Trong khi đó, bà Đặng Thị Kim Oanh chia sẻ: “Chương trình “Kim Oanh chung sức hướng về biển đảo quê hương” không chỉ nhằm tạo cơ hội và kêu gọi mọi người thể hiện trách nhiệm chung tay góp sức của mình đối với các chiến sĩ nơi hải đảo xa, mà qua đó sẽ khơi gợi ý thức về tình yêu quê hương biển đảo của tập thể cán bộ, nhân viên Công ty Kim Oanh.”

Nguyên Phó Chủ tịch nước CHXNCNViệt Nam - Chủ tịch Quỹ học bổngVừ A Dính chia sẻ tại buổi lễ

Bà Đặng Thị Kim Oanh - Tổng giám đốcCông ty Địa ốc Kim Oanhphát biểu tại buổi lễ

Bà Đặng Thị Kim Oanh - Tổng giám đốcCông ty Địa ốc Kim Oanh trao bảngtượng trưng 300 triệu đồng cho đại diệntỉnh Bình Dương, ông Huỳnh Văn Nhị -Thường vụ tỉnh ủy -Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Bình Dương

Trong số 320 triệu đồng quyên góp được, Tổng giám đốc Đặng Thị Kim Oanh đóng góp 210 triệu đồng, 90 triệu là số tiền đóng góp từ một đến mười ngày lương của gần 500 CBNV Công ty Kim Oanh, và 20 triệu đồng còn lại từ ngân sách công đoàn công ty. Việc chung tay góp sức của gần 500 anh, chị, em của Công ty Kim Oanh, mỗi người trích góp từ một đến mười ngày công lao động, sẽ là động lực tiếp thêm sức mạnh tinh thần lẫn vật chất cho các chiến sĩ, lực lượng kiểm ngư, ngư dân đang ngày đêm bám biển, đấu tranhgiữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tồ quốc. Và đó cũng là truyền thống chia sẻ khó khăn, là văn hóa từ trước đến nay của Công ty Địa ốc Kim Oanh.

Nhóm Phóng viên chuyên đề

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Page 9: Kỳ 06.2014 - P1

KINH TẾ - XÃ HỘI

ÁP GIÁ TRẦN25 MẶT HÀNG SỮA

Bộ Tài chính quyết định áp trần giá sữa đối với 25 sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.

16 | DNVN SỐ ĐẶC BIỆT - 21/6/2014 SỐ ĐẶC BIỆT - 21/6/2014 DNVN | 17

Nhằm chấm dứt tình trạng giá sữa tăng tùy tiện, từ 1/6, Bộ Tài chính quyết định áp trần giá sữa đối với 25 sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Đồng thời, liên bộ Tài chính - Công thương khẳng định, sẽ giám sát chặt và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh sữa vi phạm, việc áp trần giá sữa. Đây là tin vui với người tiêu dùng.

25 sản phẩm trong danh sách này thuộc 5 doanh nghiệp có thị phần lớn trên thị trường gồm: Công ty cổ phần sữa Việt nam, Công ty TNHH Nestle Việt Nam, Công ty TNHH Frieslandcampina Việt Nam, Công ty TNHH dinh dưỡng 3A, Công ty Mead Johnson Việt Nam. Theo đó, những sản phẩm được áp trần bao gồm Dielac Alpha, Friso Gold, Frisolac Gold (của Dutch Lady), Enfamil, Enfagrow A+,

Similac, Lactogen… Danh sách có giá tối đa của 15 sản phẩm sữa loại 900g, còn lại là những mặt hàng có trọng lượng từ 400g đến 1,8kg.

Bộ Tài chính chọn 25 mặt hàng sữa trong danh mục công bố để áp trần giá sữa là do: Khi thanh tra 5 doanh nghiệp sữa (Công ty Cổ phần sữa Việt Nam, Công ty TNHH Dinh Dưỡng 3A (Việt Nam), Công ty TNHH Nestle Việt Nam, Công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam, Công ty TNHH Mead Johnson Nutrition - Việt Nam) thì các doanh nghiệp này đã chiếm tới 90% thị phần sữa tại Việt Nam và 25 sản phẩm sữa công bố lần này cho trẻ em dưới 6 tuổi cũng chiếm trên 60% thị phần sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Mặt hàng có giá trần cao nhất là Similac

GainPlus IQ 1,7kg có giá bán buôn 692.000 đồng, tiếp đến là Grow G-Power vanilla 1,7kg giá 610.000 đồng... Trong số các sản phẩm sữa loại 900g, mức giá cao nhất là sữa Frisolac Gold 1 có giá 406.000 đồng một hộp. Loại sữa này số 2 và 3 có giá trần lần lượt là 400.000 đồng và 365.000 đồng...

Với sản phẩm sữa loại 400g, mức giá thấp nhất là mặt hàng Dielac Alpha 123 HG với giá 72.000 đồng. Mức giá rẻ nhất đối với loại 900gram là sữa Dielac Alpha 123 HT có giá trần tối đa 167.000 đồng, loại 400gram Dielac Alpha 123 HT rẻ nhất là 72.000 đồng. Loại đắt nhất với dòng 900gram là sữa IMP Frisolac Gold 1 có giá 406.000 đồng/hộp, đối với 1,8 kg Enfa Grown A+3 hương Vanila có giá 563.000 đồng. Loại đắt nhất trong bảng giá trần là Similac Gain Plus IQ 1,7 k có mức giá 692.000 đồng. Dựa trên cơ sở mức giá tối đa của 25 sản phẩm này, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm sữa có trách nhiệm xác định giá tối đa đối với từng loại sản phẩm.

Bảng giá trần trên có hiệu lực từ 1/6

tới, áp dụng trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, đây chỉ là các mức giá bán buôn tối đa, đã bao gồm thuế, giá trị gia tăng chứ không phải là giá bán lẻ. Trên cơ sở mức giá tối đa của 25 sản phẩm sữa này, các tổ chức cá nhân kinh doanh sản phẩm sữa khác căn cứ vào quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành và so sánh về giá của sản phẩm sữa đó với sản phẩm sữa đã công bố giá trần trên để tự xác định giá trần của mình. Đồng thời, các DN này phải gửi thông báo tới cơ quan có thẩm quyền quản lý giá.

Cục Quản lý giá sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký về giá tối đa để thực hiện rà soát chi phí hình thành giá tối đa, kiểm soát việc đăng ký giá của tổ chức, cá nhân. Đồng thời phải công khai mức giá tối đa sản phẩm sữa của tổ chức, cá nhân thuộc diện đăng ký giá tại Bộ Tài chính. Trong quá trình thực hiện, nếu có yếu tố dẫn đến phải thay đổi thì cơ quan quản lý giá căn cứ vào diễn biến thị trường và các chi phí thực tế của DN để xem xét điều chính.

Thanh Minh

Page 10: Kỳ 06.2014 - P1

TIÊU ĐIỂM

TRÁNH“ĂN XỔI Ở THÌ”

Ứng dụng Công nghệ cao trong nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ cao (CNC) được xem là biện pháp hữu hiệu trong vấn đề phát triển nông nghiệp hiện nay. Dù mới hình thành tại Việt Nam khoảng một vài năm trở lại đây nhưng nhiều nước phát triển trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Australia… đã áp dụng mô hình này từ rất lâu. Tuy nhiên đối với chúng ta, nói thì dễ nhưng thực hiện cần phải có giải pháp lâu dài.

Có thể khẳng định, những quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi luôn mong muốn áp dụng ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tiết kiệm quỹ đất. Việt Nam không phải ngoại lệ. Đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng đã

diễn ra buổi hội thảo “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng CNC” hồi giữa tháng 5/2014.

Khó khăn vẫn còn đó

Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã có 29 khu công nghiệp ứng dụng CNC trong sản xuất rau an toàn, trang trại nấm, chè, cây cảnh, hoa… Các khu công nghiệp này nằm rải rác ở TP.HCM, Bắc Ninh, Lâm Đồng, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… Dù có được sự hậu thuận mạnh mẽ từ Chính phủ và đầu tư, kết hợp nghiêm túc giữa các nhà khoa học và nông dân nhưng vấn đề này xem ra vẫn đang đối mặt nhiều khó khăn.

Đầu tư mô hình CNC của Tập đoàn TH đáng để các doanh nghiệp khác phải học hỏi

Phát biểu tại buổi hội thảo, tiến sĩ Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế T.Ư cảnh báo: “Ai cũng nhìn ra vai trò đầu tàu của họ, nhưng chúng ta vẫn thiếu một chính sách thiết thực, sát sườn để hỗ trợ cho DN đầu tư vào nông nghiệp. Ngay cả theo Luật CNC, các DN đầu tư CNC sẽ được hỗ trợ nhiều về lãi suất, ưu tiên vốn vay, nhưng từ chính sách đến thực tiễn là khoảng cách rất xa. Cũng do phải tự bươn chải nên DN không mấy mặn mà là điều dễ hiểu”. Trong khi đó, bà Thái Hương - Chủ tịch TH true MILK nhận định: “Trong phát triển nông nghiệp CNC, 2 nguồn lực tham gia chính là vốn và đất đai. Vốn thì nay đang được khơi thông rồi, nhưng còn đất đai thì rất khó. 70% chủ thể đất đai là những người làm nông nghiệp, nhưng nó đang ở đâu, có sử dụng hiệu quả hay không? Muốn gom những diện tích đất nhỏ lẻ, manh mún để làm cánh đồng lớn ứng dụng CNC không hề đơn giản, bởi hầu hết tâm lý người nông dân đều muốn sở hữu đất đai trọn đời”.

Đâu là giải pháp

Tham gia buổi hội thảo, đại diện Ngân hàng Nhà nước, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ Phạm Xuân Hòe cho rằng “thiếu nguồn vốn” chính là nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho mô hình áp dụng

CNC vào nông nghiệp trì trệ và không có giải pháp lâu dài. Đây cũng là điều dễ hiểu trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô vẫn còn đang khó khăn và các doanh nghiệp lớn đang loay hoay tái cơ cấu tổ chức, mô hình hoạt động.

Phát triển nông nghiệp bằng ứng dụng CNC cần có giải pháp lâu dài. Ảnh minh họa

Các đại biểu, cơ quan tham gia hội thảo đều nhất trí rằng giải pháp hữu hiệu và lâu dài để phát triển CNC, tránh tình trạng “ăn xổi ở thì” chính là đưa ra chương trình tín dụng hợp lý. Từ đó tạo cho doanh nghiệp có nguồn vốn để quay vòng đầu tư và sản xuất. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ và các tổ chức tín dụng dự kiến chọn 20 mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân như: Mô hình cánh đồng mẫu lớn, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị của sản phẩm, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao... để thí điểm chương trình tín dụng này, với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong nông nghiệp như là lúa gạo, thủy sản, chăn nuôi, sản xuất hoa màu...

Để thực hiện điều này, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) đã, đang và đẩy mạnh Chương trình cho vay thí điểm đối với các mô hình liên kết, ứng dụng CNC. Chương trình này có một số đặc điểm nổi bật như cho vay trực tiếp đối vớii doanh nghiệp để hổ trợ các hộ nông dân, cho vay tập trung vào liên kết theo hợp đồng giữa doanh nghiệp với nông dân, hỗ trợ nhất định cho các doanh nghiệp được lựa chọn thí điểm về nguồn vốn, lãi suất, thời hạn trả nợ…

Nguyễn Thanh

18 | DNVN SỐ ĐẶC BIỆT - 21/6/2014 SỐ ĐẶC BIỆT - 21/6/2014 DNVN | 19

Page 11: Kỳ 06.2014 - P1

Chùa Lá - Huyền Trang

20 | DNVN SỐ ĐẶC BIỆT - 21/6/2014 SỐ ĐẶC BIỆT - 21/6/2014 DNVN | 21

ĐEM TÂM SÁNGSOI RỌI NHÂN GIAN

Thầy có gương mặt đôn hậu, với trái tim ấm nồng và ánh mắt cháy bỏng niềm khao khát được giúp đỡ những người nghèo khó. Niềm vui của thầy là được tận tay trao những phần quà nho nhỏ cho những người cần chúng, thấy họ vui mừng, thầy cũng không kềm được sự xúc động.

Đại đức Thích Truyền Tứ, trụ trì chùa Lá được các trẻ mồ côi trong chùa xem như người cha thân yêu của mình.Từ những trẻ mồ côi bơ vơ, đói khát, không nơi nương tựa, được thầy nhận về nuôi bằng chính tình cảm, lòng từ bi bác ái của nhà Phật. Cho đến nay, ngoài thời gian tu hành và nghiên cứu Phật pháp, thầy còn là người luôn gắn bó với các em mồ côi, người nghèo và những mảnh đời bất hạnh. Chùa Huyền Trang, còn gọi là chùa Lá, nằm ở 456/35 Huỳnh Tấn Phát, KP7, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè. Chùa hiện nay là nơi nuôi dưỡng hàng chục trẻ mồ côi và người già không nơi nương tựa. Bởi vậy, nhiều đoàn thiện nguyện thường xuyên đến đây vào dịp

cuối tuần để làm nhiều việc hỗ trợ cho chùa. Cũng từ đó, nhiều năm qua, phật tử khắp nơi và người dân xem nơi đây là “địa chỉ đỏ” đong đầy yêu thương.

Nhìn lại lịch sử của chùa Lá cũng là cả một quá trình vất vả của thầy. Năm 1993, thầy về chùa Thiên Trúc (quận 7) nhận nuôi 40 trẻ mồ côi rồi giao lại cho vị khác ở chùa nuôi dạy. Sau đó, thầy về Long Hoa cổ tự nhận nuôi 100 em trẻ mồ côi. Năm 1996, thầy về bán đất ông bà để lại ở quê rồi đến Nhà Bè mua 2 hecta đất mặn, đầm sình để dựng chùa. Chùa Lá được như hôm nay là đã trải qua một quá trình đầy gian khổ.

Đối với thầy, những việc làm thiện nguyện không bao giờ là đủ vì đâu đó vẫn luôn còn những hình bóng của người khổ cực, cần lắm những bàn tay nâng đỡ dù là nhỏ nhất. Dù đã qua 60 mùa xuân nhưng thầy vẫn rất khoẻ mạnh, vẫn làm việc hăng say, vẫn luôn không ngừng kêu gọi sự ủng hộ từ các nơi để cho cuộc đời này vẫn sẽ đẹp, vẫn còn niềm hi vọng cho những ai còn niềm tin vào cuộc sống.

Hàng chục năm qua, dường như không nơi nào cần sự giúp đỡ mà bước chân thầy chưa đến. Từ thiên tai, bệnh đau, hỗ trợ học sinh nghèo, xây nhà tình nghĩa, nhà tình thương, cấp xe lăn… ở những nơi xa xôi hẻo lánh, bước chân thầy đã đặt đến Thừa Thiên-Huế, Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang… và đương nhiên ngay tại địa phương nghèo huyện Nhà Bè. Bên cạnh đó, chùa Lá còn là nơi sẵn sàng

Đại đức Thích Truyền Tứ - Trụ trìchùa Huyền Trang (chùa Lá).

giúp đỡ khi có người nghèo khó bị tai nạn qua đời hoặc gia cảnh quá khó khăn đã đến chùa và được chùa lo chu toàn từ áo quan, tiền bạc để hỗ trợ tinh thần và vật chất. Đây cũng là nghĩa tình đề cao truyền thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta được thầy coi trọng. Nhưng, một mình thầy cũng không thể cứu vớt tất cả những mảnh đời bất hạnh. Cần lắm những bàn tay của các mạnh thường quân cùng nhau xây đắp cho cuộc sống này tốt đẹp hơn.

Quỳnh Nga

CHÙA LÁ - HUYỀN TRANG Địa chỉ: 456/35 Huỳnh Tấn Phát, KP7,Nhà Bè, TP.HCMĐiện thoại: (08)3873-9039 Website: www.trungtamhuyentrang.com

TIÊU ĐIỂM

Page 12: Kỳ 06.2014 - P1

22 | DNVN SỐ ĐẶC BIỆT - 21/6/2014

Thầy có gương mặt đôn hậu, với trái tim ấm nồng và ánh mắt cháy bỏng niềm khao khát được giúp đỡ những người nghèo khó. Niềm vui của thầy là được tận tay trao những phần quà nho nhỏ cho những người cần chúng, thấy họ vui mừng, thầy cũng không kềm được sự xúc động.

Đại đức Thích Truyền Tứ, trụ trì chùa Lá được các trẻ mồ côi trong chùa xem như người cha thân yêu của mình.Từ những trẻ mồ côi bơ vơ, đói khát, không nơi nương tựa, được thầy nhận về nuôi bằng chính tình cảm, lòng từ bi bác ái của nhà Phật. Cho đến nay, ngoài thời gian tu hành và nghiên cứu Phật pháp, thầy còn là người luôn gắn bó với các em mồ côi, người nghèo và những mảnh đời bất hạnh. Chùa Huyền Trang, còn gọi là chùa Lá, nằm ở 456/35 Huỳnh Tấn Phát, KP7, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè. Chùa hiện nay là nơi nuôi dưỡng hàng chục trẻ mồ côi và người già không nơi nương tựa. Bởi vậy, nhiều đoàn thiện nguyện thường xuyên đến đây vào dịp

cuối tuần để làm nhiều việc hỗ trợ cho chùa. Cũng từ đó, nhiều năm qua, phật tử khắp nơi và người dân xem nơi đây là “địa chỉ đỏ” đong đầy yêu thương.

Nhìn lại lịch sử của chùa Lá cũng là cả một quá trình vất vả của thầy. Năm 1993, thầy về chùa Thiên Trúc (quận 7) nhận nuôi 40 trẻ mồ côi rồi giao lại cho vị khác ở chùa nuôi dạy. Sau đó, thầy về Long Hoa cổ tự nhận nuôi 100 em trẻ mồ côi. Năm 1996, thầy về bán đất ông bà để lại ở quê rồi đến Nhà Bè mua 2 hecta đất mặn, đầm sình để dựng chùa. Chùa Lá được như hôm nay là đã trải qua một quá trình đầy gian khổ.

Đối với thầy, những việc làm thiện nguyện không bao giờ là đủ vì đâu đó vẫn luôn còn những hình bóng của người khổ cực, cần lắm những bàn tay nâng đỡ dù là nhỏ nhất. Dù đã qua 60 mùa xuân nhưng thầy vẫn rất khoẻ mạnh, vẫn làm việc hăng say, vẫn luôn không ngừng kêu gọi sự ủng hộ từ các nơi để cho cuộc đời này vẫn sẽ đẹp, vẫn còn niềm hi vọng cho những ai còn niềm tin vào cuộc sống.

Hàng chục năm qua, dường như không nơi nào cần sự giúp đỡ mà bước chân thầy chưa đến. Từ thiên tai, bệnh đau, hỗ trợ học sinh nghèo, xây nhà tình nghĩa, nhà tình thương, cấp xe lăn… ở những nơi xa xôi hẻo lánh, bước chân thầy đã đặt đến Thừa Thiên-Huế, Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang… và đương nhiên ngay tại địa phương nghèo huyện Nhà Bè. Bên cạnh đó, chùa Lá còn là nơi sẵn sàng

giúp đỡ khi có người nghèo khó bị tai nạn qua đời hoặc gia cảnh quá khó khăn đã đến chùa và được chùa lo chu toàn từ áo quan, tiền bạc để hỗ trợ tinh thần và vật chất. Đây cũng là nghĩa tình đề cao truyền thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta được thầy coi trọng. Nhưng, một mình thầy cũng không thể cứu vớt tất cả những mảnh đời bất hạnh. Cần lắm những bàn tay của các mạnh thường quân cùng nhau xây đắp cho cuộc sống này tốt đẹp hơn.

Quỳnh Nga

CHÙA LÁ - HUYỀN TRANG Địa chỉ: 456/35 Huỳnh Tấn Phát, KP7,Nhà Bè, TP.HCMĐiện thoại: (08)3873-9039 Website: www.trungtamhuyentrang.com

- 04/1/2014: Khám bệnh, phát 400 phần quà tết cho người nghèo tại Chợ Mới – An Giang.- 5/1/2014: Trao học bổng cho em học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ là người dân tộc khơmer.- 09/1/2014: Phát 300 phần quà tại huyện Long Hồ - Tỉnh Vĩnh Long.- 12/1/2014: Phát 350 phần quà tại huyện Chơn Thành – tỉnh Bình Phước, phát 300 tại huyện Bù Gia Mập – tỉnh Bình Phước.- 15/1/2014: Phát 200 phần quà cho dân nghèo và trẻ em mồ côi tại TP.Cần Thơ.- 18/1/2014: Phát 800 phần quà cho người mù Bình Dương và các tỉnh lâm cận.- 19/1/2014: Kết hợp với Hội chữ thập đỏ Bến Tre phát 300 phần quà cho nạn nhân chất độc da cam tại huyện Giồng Trôm và Mỏ Cày Bắc - tỉnh Bến Tre, gây quỹ từ thiện tại rạp Hòa Bình Q.10.- 22/1/2014: Phát 64 phần quà cho người mù Q.Thủ Đức, 120 phần quà tại H.Trảng Bom – Đồng Nai.- 24/1/2014: Phát 147 phần quà cho người mù H.CáiBè – Tiền Giang. Phát 95 phần quà cho người mù TP Mỹ Tho. Phát 200 phần quà cho người già neo đơn khó khăn H.Tân Phước - Tiền Giang.- 26/1/2014: Khám bệnh phát thuốc, phát 300p quà cho mù tàn tật, chất độc da cam tại chùa Huyền Trang.- 28/1/2014: Phát 200 phần quà cho người dân nghèo tại TT.Nhà Bè. Cùng Hội CTĐH.Nhà Bè phát 100 phần quà cho người dân nghèo.- 16/2/2014: Cúng dường 300 chùa, phát 200 phần quà cho dân nghèo. Khám bệnh phát thuốc cho Tăng Ni và dân nghèo tại Núi Dinh – Bà Rịa Vũng Tàu.- 20/2/2014: Động thổ cây cầu Xã Hòa Hưng Bắc, Huyện Gò Quao - Kiên Giang. Thăm và tặng quà bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng tại Kiên Giang.- 21/2/2014: Phát 400 phần quà cho đồng bào dân tộc Lâm Đồng. Thăm và ủng hộ trường Khuyến thính Đà Lạt.- 28/2/2014: Động thổ xây nhà tình thương cho vợ chồng cựu chiến binh nghèo tại Phú Yên.- 2/3/2014: Trao nhà tình thương cho gia đình khó khăn ở Trà Ôn – Vĩnh Long.

TIẾP TỤC CẬP NHẬT…

CHƯƠNG TRÌNH TỪ THIỆN CỦA CHÙA HUYỀN TRANG ĐẦU NĂM 2014.

TRỤ SỞ

KHO BÃI

Bà TRƯƠNG THỊ VÀNGGIÁM ĐỐCCTY TNHH THƯƠNG MẠI TĨNH VÀNG

12A tổ 16, KP. bình dương, Long Bình Tân Tp. Biên Hòa,Đồng Nai

Điện thoại: (061) 3933488

Fax: (061) 3933489

Nghành nghề kinh doanh: + Khí đốt, sản xuất bán buôn+ Gas, thiết bị dùng gas