KT 338 - dl.ueb.vnu.edu.vn

41
KT 338 Đầu tư quốc tế Lý thuyết đầu tư quốc tế GV: Đinh Thị Lệ Trinh Chuyên ngành: Kinh Doanh Quốc Tế

Transcript of KT 338 - dl.ueb.vnu.edu.vn

KT 338Đầu tư quốc tếLý thuyết đầu tư quốc tế

GV: Đinh Thị Lệ TrinhChuyên ngành: Kinh Doanh Quốc Tế

Lý thuyết đầu tư quốc tế

Vĩ mô

Vi mô

Mô hình cổ điển 2x2 (2 nước,2 hàng hóa &2 yếu tố sx)

Tại sao TNCs đầu tư ra nước ngoài

Lý thuyết kinh tế vĩ mô

Nội dung cơ bản: Giải thích sự xuất hiện của đầu tư quốc tế Vai trò đ/v nền kinh tế thế giới,nước tham

đầu tư và quá trình CNH Tác động đến việc thay đổi cơ cấu kinh tế

Giải thích sự xuất hiện của đầu tư quốc tế Giải thích hiện tượng đầu tư quốc tế dựa trên nguyên

tắc lợi thế so sánh của các yếu tố đầu tư (vốn, lao động) giữa các nước theo mô hình lý thuyết thương mại quốc tế của Heckcher & Ohlin- HO(1933): Tác giả: Richard S. Eckaus, A. MacDougall, M. Kemp,

Krugman, Dunning, Narula: Do có sự chênh lệch về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư giữa các nước.

K. Kojima: Do có sự khác nhau về tỷ suất lợi nhuận giữa các nước.

Salvatore: Do khác nhau về hiệu quả sử dụng vốn và mức độ rủi ro trong từng hạng mục đầu tư cụ thể.

Lý thuyết Heckscher- Ohlin

Tác giả: Eli Heckscher (1919) và Bertil Ohlin (1933), nhà kinh tế học Thụy Điển, tác phẩm “Thương mại liên khu vực và quốc tế” (1933)

Tư tưởng chính: Các yếu tố sản xuất khác nhau giữa các quốc gia Chuyên môn hóa những ngành sử dụng yếu tố sản

xuất chi phí rẻ hơn, chất lượng cao hơn

X

A

TT

Tư tưởng chính (tt): Cơ sở thương mại quốc tế là lợi thế so sánh

RCA =

RCA : hệ số biểu thị lợi thế so sánhTa: kim ngạch xk sản phẩn A của nước X (tính giá FOB)Tx: tổng kim ngạch xk của nước X trong 1 nămWa: tổng kim ngạch xk sản phẩm A của thế giới trong 1 nămW: tổng kim ngạch xk của thế giới trong 1 nămNếu RCA≤ 1: sp không có lợi thế so sánhNếu 2,5<RCA< 4,25: sp có lợi thế so sánh caoNếu RCA≥ 4,25: sp có lợi thế so sánh rất cao

X

A

TT

WWA

Tư tưởng chính (tt): Sản phẩm thâm dụng lao động là sản phẩm cần nhiều đơn vị lao

động trên một đơn vị tư bản (vốn tư bản) Sản phẩm thâm dụng tư bản (thâm dụng vốn) là sản phẩm cần

nhiều đơn vị tư bản (vốn tư bản) trên một đơn vị lao động. Quốc gia có nguồn lao động dồi dào (Quốc gia dư thừa lao động)

=> chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm có tỷ trọng lao động cao => xuất khẩu hàng hóa có tỷ trọng lao động cao đổi lại hàng hóa có tỷ trọng tư bản cao

Quốc gia có nguồn tư bản dồi dào (Quốc gia dư thừa vốn tư bản) => chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm có tỷ trọng vốn tư bản cao => xuất khẩu hàng hóa có tỷ trọng vốn cao đổi lại hàng hóa có tỷ trọng lao động cao.

Ưu điểm Khuyết khích thương mại quốc tế phát triển Giải thích nguồn gốc hình thành lợi thế so sánh Lao động không phải là yếu tố duy nhất tạo ra giá trị

Nhược điểm Không cho phép giải thích mọi hiện tượng thương mại

quốc tế, đặc biệt khi: đảo ngược nhu cầu, cạnh tranh không hoàn hảo, chi phí bảo hiểm và vận tải quá lớn.

Các giả định của mô hình lý thuyết HO

Có 2 nước, 2 hàng hóa và 2 yếu tố đầu tư

Trình độ công nghệ 2 nước như nhau Hàng hóa X sử dụng nhiều lao động,

hàng hóa Y sử dụng nhiều vốn ở 2 nước Sản lượng của X và Y không phụ thuộc

vào quy mô sản xuất ở 2 nước

Các giả định của mô hình lý thuyết HO Thiếu chuyên môn hóa trong việc sx 2 hàng

hóa X và Y ở cả 2 nước Thị hiếu hàng hóa X và Y ở hai nước như

nhau Thị trường của 2 hàng hóa là cạnh tranh

hoàn hảo ở 2 nước Có sự di chuyển tự do cá yếu tố sx trong mỗi

nước, nhưng các yếu tố này không di chuyển giữa các quốc gia

Các giả định của mô hình lý thuyết HO

Không có chi phí vận chuyển, thuế và các rào cản khác đối với lưu chuyển hàng hóa giữa các nước

Cả 2 nước đều sử dụng hết các nguồn lực sx

Cân bằng trao đổi hàng hóa giữa 2 nước

Lý thuyết giải thích sự xuất hiện của ĐTQT dựa trên sự chênh lệch về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

Richard S. Eckauus (1987): Loại bỏ giả định không có sự di chuyển các yếu tố

sản xuất (vốn, cộng nghệ,….) giữa các nước để mở rộng phân tích nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế.

Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu nhờ vào việc sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện di chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế

Nước đầu tư (thừa vốn): hiệu quả sử dụng vốn thấp; nước nhận đầu tư (thiếu vốn): hiệu quả sử dụng vốn cao : chênh lệch hiệu quả làm xuất hiện đầu tư quốc tê

Lý thuyết giải thích sự xuất hiện của ĐTQT dựa trên sự chênh lệch về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

A. MacDougall (1960): Phân tích so sánh giữa chi phí và lợi ích

của di chuyển vốn Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn

giữa các nước là nguyên nhân của lưu chuyển vốn quốc tế

Lý thuyết giải thích sự xuất hiện của ĐTQT dựa trên sự chênh lệch về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

M. Kemp (1964): phát triển thành mô hình McDougall- Kemp Nước phát triển (dư thừa vốn đầu tư) có năng

suất cận biên của vốn thấp hơn năng suất cận biên của vốn ở những nước đang phát triển (thiếu vốn). Do đó, xuất hiện dòng lưu chuyển giữa 2 nhóm nước

Năng suất cận biên của vốn: số có thêm trong tổng số đầu ra mà một nhà sản xuất có được do dùng thêm một đơn vị của yếu tố sản xuất

Lý thuyết giải thích sự xuất hiện của ĐTQT dựa trên sự chênh lệch về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

Krugman (1983), Dunning và Narula (1996): nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế từ mục đích khai thác hiệu quả của vốn do có sự thay đổi các chính sách kinh tế vĩ mô (tài chính, ngoại hối,…) của các nước tham gia đầu tư

Lý thuyết giải thích sự xuất hiện của ĐTQT dựa trên sự khác nhau về tỉ suất lợi nhuận

K. Kojima (1987): nguyên nhân xuất hiện đầu tư quốc tế là do có sự khác nhau về tỷ suất lợi nhuận giữa các nước, nó bắt nguồn từ sự khác biệt về lơi thế so sánh. (Dựa trên mô hình HO)

Lý thuyết giải thích sự xuất hiện của ĐTQT dựa trên mức độ rủi ro của từng hạn mục đầu tư

D. Salvatore (1993): Lý thuyết phân tán rủi ro (risk diversification): Nhà đầu tư không chỉ chú ý tới hiệu quả sử dụng

vốn mà còn quan tâm đến mức độ rủi ro trong từng hạn mục cụ thể.

Lý giải: để tránh tình trạng mất trắng, các nhà đầu tư không muốn bỏ hết vốn của mình vào một hạng mục đầu tư ở một thị trường nội địa (vì lãi suất của các cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố của thị trường và khả năng kinh doanh của doanh nghiệp) nên họ quyết định mua cổ phiếu, trái khoán,… ở thị trường nước ngoài.

Vai trò đ/v nền kinh tế thế giới, nước tham đầu tư và quá trình CNH

MacDougall – Kemp (1960), K. Kojima (1978): nhờ khai thác hiệu quả các yếu tố đầu tư ở các nước, đầu tư quốc tế làm: Gia tăng sản lượng thế giới. FDI mang lại các yếu tố cần thiết như vốn,

công nghệ, mạng lưới marketing,… để thực hiện CNH

Vai trò đ/v nền kinh tế thế giới, nước tham đầu tư và quá trình CNH

Sibert (1985): đánh thuế cao không khuyến khích được đầu tư quốc tế và không khai thác được lợi thế so sánh

Shieh (1988), Itagaki (1983): bảo hộ mậu dịch và tăng thuế thu nhập doanh nghiệp không khuyến khích được đầu tư quốc tế

Vai trò đ/v nền kinh tế thế giới, nước tham đầu tư và quá trình CNH

MacDougall (1960), Katrak (1987) và Batra (1986): đánh thuế đầu tư quốc tế trong môi trường đầu tư được bảo hộ sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho nước chủ nhà

Tác động đến việc thay đổi cơ cấu kinh tế

Lý thuyết kết cấu (structural theories): nhấn mạnh đầu tư nước ngoài, FDI tác động đến chuyển dịch cơ cầu kinh tế của các nước đang phát triển theo chiều hướng tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và giảm tỷ trọng các ngành kinh tế truyền thống

Tác động đến việc thay đổi cơ cấu kinh tế

Lý thuyết Hymer (1976), Kindleberger (1969) và Hirschman (1971): FDI làm thay đổi cơ cấu kinh tế thông qua việc chuyên giao công nghệ, vốn, mạng lưới phân phối,…

Singer (1950), Lall (1973), Muller và Barnet (1974) và Vaitsos (1974): FDI quan trọng theo góc độ vấn đề kinh tế xã hội

Tóm tắt

Các lý thuyết đều dựa trên nguyên tắc lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế.

Đầu tư quốc tế có vai trò quan trọng đ/v sự phát triển kinh tề thế giới.

Các lý thuyết kinh tế vi mô

Nguyên nhân hình thành TNCs Tác động của TNCs vào nước nhận đầu

Nguyên nhân hình thành TNCs Các lý thuyết tổ chức công nghiệp (industrial

organisation theories) (1960s):là kết quả tự nhiên từ sự tăng trưởng và phát triển của các công ty lớn độc quyền ở Mỹ Stephen Hymer (1976): do kết cấu của thị trường độc quyền

đã thúc đẩy các công ty của Mỹ mở rộng ra thị trường quốc tế để khai thác lợi thế của mình về công nghệ, kỹ thuật quản lý,….

Charles Kindleberger (1969) và Richard E. Caves (1971): những sản phẩm mới thường có xu hướng độc quyền và có giá thành hạ, nên các công ty đầu tư sản xuất ra thị trường quốc tế để khai thác lợi thế độc quyền nhằm tối đa hóa lợi nhuận

Nguyên nhân hình thành TNCs

Robert Z. Aliber (1970): đầu tư quốc tế do rào cản thuế quan (vì thuế làm răng giá NK) và mở rộng quy mô thị trường

Williamson (1973): đầu tư quốc tế do chênh lệch về chi phí sản xuất. Việc khai thác lợi thế độc quyền theo cách thức

nào (XK hay FDI) tùy thuộc vào việc so sánh hiệu quả khai thác các lợi thế độc quyền của cty.

Dựa trên mô hình phân tích lợi thế so sánh

Nguyên nhân hình thành TNCs Lý thuyết chu kỳ sản phẩm: Raymon Vernon

(1966): lý giải hiện tượng FDI trên cơ sở phân tích các giai đoạn phát triển sản phẩm. Các nước phát triển: R&D và khả năng sx với số

lượng lớn, kỹ thuật sx tiên tiến với đặc trưng sử dụng nhiều vốn. Do vậy, sp được sx hàng loạt với giá thấp và nhanh bão hòa

Để tránh lâm vào suy thoái và khai thác hiệu quả theo quy mô, cty mở rộng xk ra quốc tế nhưng gặp hàng rào thuế quan và cước phí. Do vậy, FDI là kết quả tự nhiên của chu kỳ phát triển sp.

Nguyên nhân hình thành TNCs Lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm: vị trí

sản xuất dịch chuyển từ một quốc gia sang quốc gia khác tùy thuộc vào các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm Giai đoạn giới thiệu:

Đổi mới do nhu cầu Việc xuất khẩu bởi nước có tính chất sáng kiến cao Đặc điểm sp có tính chất tiến hóa

Giai đoạn phát triển: Tăng xk từ các nước có tính sáng kiến cao Cạnh tranh nhiều hơn Cường độ vốn tăng lên Chuyển sx ra nước ngoài

Nguyên nhân hình thành TNCs

Lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm: Giai đoạn trưởng thành:

Xk giảm xuống Sự chuẩn hóa trong sp cao hơn Cạnh tranh về gia tăng Hoạt động sx bắt đầu ở các nền kinh tế mới nổi

Giai đoạn suy thoái: Tập trung sx ở các nước đang phát triển Các nước có tính chất sáng kiến cao trở thành nhà nhập

khẩu

Nguyên nhân hình thành TNCs Lý thuyết chu kỳ sp bắt kịp (catching–up product

cycle theory) : Akamatsu (1962): dựa trên lý thuyết chu kỳ sp của Vernon

Nội dung: Sp mới được phát minh và ra đời ở nước đầu tư—xk– nhu cầu nội địa tăng nhờ ưu điểm sp mới– sx dựa vào vốn, kỹ thuật của quốc tế--- chu kỳ được quay lại.

Cùng quan điểm: L. Zan, S. Zambon va Pettigrew

Nguyên nhân hình thành TNCs

Lý thuyết chiết trung: Dunning (1983): FDI được thực hiện hiệu quả khi 3 điều kiện sau được thỏa mãn: Lợi thế quyền sở hữu: công nghệ độc quyền, tính

kinh tế nhờ quy mô, kỹ năng quản lý, uy tín, ….. Lợi thế địa điểm: địa điểm có ưu thế tài nguyên,

chi phí lao động, thuế, chi phí vận tải,…. Lợi thế nội bộ hóa: chi phí giao dịch thông qua

FDI thấp hơn các hoạt động xuất khẩu, hợp đồng đặc quyền,……

Nguyên nhân hình thành TNCs

Lý thuyết nội vi hóa: Rugman (1983) và Berckley (1988) và R. Jenkin (1987): Dựa trên lý chuyết chiết trung: thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là động lực thúc đẩy TNCs đầu tư ra nước ngoài TNCs thu lợi nhuận từ hđ chuyển giá Thị trường không hoàn hảo ở những lĩnh

vực công nghệ, kiến thức Marketing

Nguyên nhân hình thành TNCs

Lý thuyết địa điểm công nghiệp: TNCs chuyển sx ra nước ngoài nhằm gần nguồn cung cấp nguyên liệu hay thị trường tiêu thụ để giảm bớt chi phí vận tải, nhờ vậy sẽ hạ thấp giá thành sp (R. Vernon,1974)

Nguyên nhân hình thành TNCs Lý thuyết xk tư bản: V. Lenin: trên cở sở quy luật giá

trị thặng dư, xuất khẩu giá trị để thu được giá trị thặng dư ở nước ngoài là đặc trưng kinh tế của Chủ nghĩa tư bản đã bước sang giai đoạn độc quyền đó là Chủ nghĩa đế quốc. Nội dung: Sự thay đổi của Chủ nghĩa tư bản từ cũ sang mới. Cũ: sự

cạnh tranh tự do còn hoàn toàn thống trị thông qua xk hàng hóa. Mới: các tổ chức độc quyền thống trị là xk tư bản

Xk tư bản hình thành trên cơ sở CNTB đã bước vào gđ độc quyền cao, khả năng tích lũy lớn nên thừa tư bản. Tư bản không được dùng để nâng cao mức sống người dân nghèo mà nó được xk để thu được lợi nhuận cao

Xk tư bản được vì các nước nước lạc hậu bị cuốn vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản thế giới

XK tư bản gây nên sự ngừng trệ nào đó ở nước xk tb, nhưng nó làm cho CN tư bản phát triển rộng và sâu trên thế giới

Nguyên nhân hình thành TNCs

Lý thuyết xk tư bản: Mácxít như Baran (1957), Dos Santos (1974) và Wallerstein (1974): FDI là các công cụ lợi hại của Chủ nghĩa đế quốc. Các công ty tư bản độc quyền (ngành chế tạo) đầu tư sang các nước ĐPT để khai thác nguồn lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Vai trò của TNCs đ/v các nước đang phát triển

Tác giả Reuber (1973) và Casson (1985): TNCs bổ sung vốn, công nghệ, kiến thức quản lý và tạo thị trường và giúp các nước ĐPT khai thác hiệu quả nguồn lực của mình.

Đánh giá chung

Vĩ mô: dựa vào mô hình cổ điển 2x2 để giải thích hiện tượng di chuyển vốn đầu tư quốc tế là do có sư chênh lệch về hiệu quả của các yếu tố đầu tư

Vi mô: nguyên nhân hình thành dtqt là do các yếu tố thúc đẩy TNCs đầu tư ra nước ngoài

Đánh giá chung

Vĩ mô: Được xây dựng trên giả định trừu tượng, phân

tích ở trạng thái tĩnh để ssánh hiệu quả của 1 yếu tố là vốn hay 2 yếu tố (vốn, lao động) trong khi còn nhiều yếu tố khác. Do vậy nó chỉ giải thích đk cần để hình thành đầu tư quốc tế.

Sự khác nhau giữa FDI và FII chưa rõ. Nó chủ yếu chỉ giải thích nguyên nhân của FII là chủ yếu.

Tính khái quát cao nên được xem là lý thuyết cơ bản của đầu tư quốc tế

Đánh giá chung

Vi mô: Giải thích cụ thể hơn và coi nó như là kết quả tự

nhiên của quá trình khai thác các lợi thế độc quyền ở nước ngoài nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu.

Gắn được đặc trưng của FDI cới thị trường không hoàn hảo. Giải thích rõ hơn về nguyên nhân hình thành FDI và tác động của nó đ/v công nghiệp hóa ở các nước đpt

Đánh giá chung

Vi mô: Giải thích được nguyên nhân hình thành từ

phía chiến lược phát triển của cty Giải thích được hiện tượng đầu tư quốc tế

từ những nguyên nhân có tính “khả năng”, tức điều kiện cần để di chuyển vốn, còn tính “hiện thực” hay điều kiện đủ như môi trường đầu tư của nước chủ nhà thì chưa phân tích

Đánh giá chung Tác động:

Chưa làm rõ sự tác động của đầu tư quốc tê đến từng lĩnh vực để thực hiện công nghiệp hóa.

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm tăng tỷ trọng về sản lượng, việc làm, xk,…. Nhưng mức độ tác động còn phụ thuộc chiến lược CNH và môi trường đầu tư

Thúc đẩy p.triển công nghệ, nâng cao chất lượng lao động và năng suất lao động

Tạo liên kết với cty nội địa, gắn cty trong nước và nước ngoài, tiềm năng được khai thác hiệu quả

CNH tao cơ hội cho đầu tư quốc tế, các TNCs nân cao hiệu quả hđ của mình nhờ khai thác tối đa lợi thế.