KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG - TRUONGmttd.tnus.edu.vn/_editor/assets/Kinh te tai nguyen...

153
1 KINH TTÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TS LÊ NGC UYN- TS ĐOÀN THMHNH THS HOÀNG ĐINH THO VY

Transcript of KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG - TRUONGmttd.tnus.edu.vn/_editor/assets/Kinh te tai nguyen...

1

KINH TẾ TÀI

NGUYÊN VÀ MÔI

TRƯỜNG

TS LÊ NGỌC UYỂN- TS ĐOÀN THỊ MỸ HẠNH

THS HOÀNG ĐINH THẢO VY

2

MỤC LỤC

Trang

Phần mở đầu

Giới thiệu môn học

Kinh tế tài nguyên và môi trường ........................... 3

Phần I: Khái quát về kinh tế tài nguyên và môi trường.

Bài 1: Tài nguyên môi trường

và phát triển kinh tế ........................................... 8

Bài 2: Nguyên nhân gây suy thoái môi trường ........... 32

Phần II: Các phương pháp đánh giá giá trị

tài nguyên môi trường

Bài 3: Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích .......... 48

Bài 4: Các phương pháp khác .................................... 59

Phần III: Các công cụ và chính sách quản lý tài nguyên và môi trường.

Bài 5: Công cụ mệnh lệnh – hành chính

và tuyên truyền, giáo dục ................................. 81

Bài 6: Các công cụ kinh tế – tài chính ....................... 88

Phần IV: Quản lí tài nguyên thiên nhiên và chất thải.

Bài 7: Quản lí tài nguyên thiên nhiên ....................... 115

Bài 8: Quản lí chất thải ............................................. 126

Phần kết

Bài 9: Các vấn đề môi trường toàn cầu ..................... 134

Tài liệu tham khảo ............................................................. 152

3

PHẦN MỞ ĐẦU

GIỚI THIỆU MÔN HỌC

KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI

TRƯỜNG

Chào mừng các bạn sinh viên đến với chương trình đào tạo

từ xa của Đại Học Mở TP. Hồ Chí Minh.

Nhóm biên soạn hi vọng cuốn sách “Hướng dẫn học tập môn

Kinh tế tài nguyên và môi trường” này giúp bạn tự học dễ dàng và đạt

được kết quả tốt trong kỳ thi hết môn.

KHÁI QUÁT VỀ NỘI DUNG MÔN HỌC

Chưa bao giờ vấn đề môi trường lại được quan tâm nhiều như

hiện nay. Điều đó là do tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai thác

quá mức và môi trường ngày càng bị ô nhiễm. Môn Kinh tế tài nguyên

và môi trường chỉ mới xuất hiện và phát triển trong những năm 60 của

thế kỷ 20 do nhu cầu bức bách của thực tiễn. Tuy nhiên những khái

niệm căn bản làm nền tảng cho Kinh tế tài nguyên và môi trường đã

có từ thế kỷ thứ 18. Kinh tế tài nguyên và môi trường nghiên cứu các

vấn đề tài nguyên và môi trường với viễn cảnh và những ý tưởng phân

tích kinh tế từ cả hai giác độ kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô nhưng từ

kinh tế vĩ mô nhiều hơn.

Kinh tế tài nguyên và môi trường sử dụng tổng hợp các phương

pháp và công cụ nghiên cứu của nhiều ngành khoa học tự nhiên và

4

khoa học xã hội khác nhau như toán, lý, hóa, địa lý, sinh vật, khí

tượng, thiên văn, kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô.

MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC

Môn học này cung cấp những kiến thức nền tảng để sau khi học

xong các bạn sẽ có khả năng:

Hiểu biết một cách khái quát và cơ bản các khái niệm về kinh

tế tài nguyên và môi trường; mối liên hệ giữa các khái niệm; môi

trường xung quanh chúng ta.

Biết cách thức người ta ra quyết định như thế nào? Tại sao quá

trình ra quyết định gây suy thoái môi trường?

Hiểu rõ các nguyên nhân làm cho tài nguyên ngày càng cạn

kiệt và môi trường ngày càng suy thoái. Sự suy thoái môi trường dẫn

đến những hậu quả gì?

Đánh giá tầm quan trọng về mặt kinh tế của sự suy thoái môi

trường.

Biết được các thể chế, chính sách kinh tế được thiết kế ra sao

để tránh tác động xấu đối với môi trường, các biện pháp khả thi để

ngăn chặn, làm chậm lại hay chấm dứt sự suy thoái môi trường một

cách hiệu quả nhất.

YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC

Môn Kinh tế tài nguyên và môi trường là một học phần 45 tiết (3

tín chỉ), gồm 40 tiết lý thuyết và 5 tiết bài tập. Để học tốt môn này bạn

cần trang bị trước những kiến thức về Kinh tế học bao gồm Kinh tế vĩ

mô và Kinh tế vi mô.

5

CẤU TRÚC MÔN HỌC

Ngoài phần mở đầu giới thiệu về môn học, nội dung quyển sách

được thiết kế thành 4 phần với 9 bài, mỗi bài ứng với một buổi học 5

tiết, theo trình tự như sau:

Phần I: Khái quát về kinh tế tài nguyên và môi trường

Bài 1: Tài nguyên môi trường và phát triển kinh tế.

Bài 2: Nguyên nhân gây suy thoái môi trường.

Phần II: Các phương pháp đánh giá giá trị tài nguyên môi trường

Bài 3: Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích

Bài 4: Các phương pháp khác

Phần III: Các công cụ và chính sách quản lý tài nguyên và môi

trường

Bài 5: Công cụ mệnh lệnh – hành chính và tuyên truyền, giáo dục.

Bài 6: Các công cụ kinh tế – tài chính

Phần IV: Quản lí tài nguyên thiên nhiên và chất thải

Bài 7: Quản lí tài nguyên thiên nhiên.

Bài 8: Quản lí chất thải.

Phần kết

Bài 9: Các vấn đề môi trường toàn cầu

NHỮNG TÀI LIỆU SINH VIÊN NÊN THAM KHẢO

Môn học này có nhiều sách của tác giả trong và ngoài nước, các

bạn có thể tham khảo bất kì cuốn sách nào có tựa đề “Kinh tế tài

nguyên và môi trường” hoặc “ Kinh tế môi trường”. Các bạn cũng có

thể đọc các cuốn sách bằng tiếng Anh có tựa đề “Environment

Economics” hay “The Economics of Natural Resourse Use”. Ngoài ra,

các bạn có thể tham khảo trên các trang web:

6

– Trang web của Ngân hàng thế giới World Bank

(www.worldbank.com)

– Trang web của Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc

(www.unep.org)

– Trang web của Chương trình môi trường Đông Nam Á

(www.eepsea.org)

Tuy nhiên, Tài liệu hướng dẫn học tập môn Kinh tế Tài Nguyên

và Môi Trường này sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn rất nhiều khi mới bắt

đầu tìm hiểu về Kinh tế tài nguyên và môi trường vì là tài liệu được

biên soạn dành cho những người tự học.

CÁCH HỌC VÀ DÙNG TÀI LIỆU THAM KHẢO

Cuốn “ Tài liệu hướng dẫn học môn Kinh tế tài nguyên và môi

trường” có nội dung được chia thành 9 bài, mỗi bài có thời lượng 5

tiết. Trong mỗi bài đều có phần giới thiệu mục tiêu, yêu cầu của bài

nhằm giúp bạn học tập dễ dàng và hiệu quả hơn. Phần câu hỏi và bài

tập có hướng dẫn trả lời giúp bạn tự xác định mức độ tiếp thu bài học

của mình.

Các bạn cũng nên vào Internet để tìm thêm tài liệu tham khảo

nhằm cập nhật thông tin thường xuyên trong lĩnh vực kinh tế tài

nguyên và môi trường. Những thông tin này giúp bạn hiểu sâu hơn nội

dung môn học qua các sự kiện diễn ra trong thực tế cuộc sống. Nếu

trong quá trình tự học các bạn gặp những vấn đề không thể tự giải đáp

được, các bạn nên vào trang Web của trường (www.ou.edu.vn) đến

mục e-learning vào “Diễn đàn tư vấn học tập của Khoa Kinh tế –

Quản trị kinh doanh” để nhờ giảng viên giải đáp hoặc trao đổi với các

bạn khác. Trong trường hợp không có điều kiện vào mạng Internet,

7

các bạn hãy chuẩn bị những câu hỏi để trao đổi với giảng viên trong

các buổi hướng dẫn học tập do Trung tâm đào tạo từ xa tổ chức.

Chắc chắn các bạn sẽ thành công như mong đợi nếu các bạn

tổ chức việc học của mình đúng theo hướng dẫn.

Nhóm biên soạn tài liệu hi vọng nhận được những góp ý của các

bạn để lần tái bản sau quyển sách được hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến xin

vui lòng gửi về địa chỉ [email protected] hoặc Tổ học liệu Đại Học

Mở TP. Hồ Chí Minh, P.005, 97 Võ Văn Tần, Quận 3, TP. Hồ Chí

Minh.

Chân thành cám ơn các bạn sinh viên và quý đồng nghiệp đã đọc

quyển sách của chúng tôi.

Các tác giả

8

Phần I

KHÁI QUÁT VỀ

KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÀI 1

Khoa học Kinh tế tài nguyên và môi trường mới xuất hiện trong

những năm 60 của thế kỷ 20, khi mà con người nhận thấy nguy cơ tài

nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt và môi trường bị ô nhiễm do phát triển

kinh tế. Bài đầu tiên của môn học này sẽ giới thiệu với các bạn một số

khái niệm căn bản cũng như những vấn đề mà khoa học Kinh tế tài

nguyên và môi trường nghiên cứu giải quyết.

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, các bạn phải:

Biết được môn học nghiên cứu vấn đề gì.

Hiểu được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân

số và môi trường.

Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển kinh tế bền

vững.

9

NỘI DUNG CHÍNH

Môi trường là gì?

Có rất nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm môi trường, trong đó

một số ý kiến đáng chú ý như sau:

Theo Albert Einstein (1870 – 1955 – Nobel Kinh tế năm 1921)

thì môi trường là tất cả những gì ngoài tôi ra.

Theo Masn và Langenhim (1957), môi trường là tổng hợp các

yếu tố tồn tại chung quanh sinh vật và ảnh hưởng đến sinh vật. Ví dụ:

bông hoa mọc trong rừng chịu ảnh hưởng của những điều kiện nhất

định như nhiệt độ, ánh sáng, không khí, đất, khoáng chất, cây cối bên

cạnh, con thú, gió…

Theo Joe Whitenney (1993), môi trường là tất cả những gì ngoài

cơ thể có liên quan mật thiết và ảnh hưởng đến sự tồn tại của con

người như đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời, rừng, biển, tầng

ozon, đa dạng sinh học…

Môi trường là tổng hợp các điều kiện và ảnh hưởng ngoại cảnh

tác động lên sự sống và sự phát triển của cơ thể sống. Sự sống được

biểu hiện thông qua các quá trình trao đổi chất, năng lượng, thông tin,

quá trình biến dị và di truyền, quá trình thích nghi, phát triển và hủy

diệt.

Một cách khái quát nhất môi trường tự nhiên là một tập hợp của

những nhóm yếu tố thiên nhiên gồm: một không gian với những yếu

tố vật chất biến động trong không gian đó, một hay nhiều nguồn năng

lượng khống chế các yếu tố này và thời gian. Các yếu tố biến động

trong không gian và thời gian đó là: đất, nước, không khí, sinh vật, địa

chất, khí hậu.

Môi trường bao gồm 3 quyển là:

10

– Khí quyển: là lớp không khí bao bọc trái đất, được chia ra

nhiều tầng theo chiều cao và theo sự chênh lệch nhiệt độ. Khí quyển

bảo vệ sinh vật khỏi bị ảnh hưởng bởi các tia bức xạ mặt trời, duy trì

cân bằng nhiệt trên trái đất, vận chuyển nước trong chu trình thủy văn

toàn cầu và cung cấp oxy cho sự sống, CO2 cho quá trình quang hợp,

dự trữ Nitơ.

– Thủy quyển là diện tích bề mặt trái đất gồm toàn bộ đại dương,

biển, sông, suối, ao, hồ.

– Địa quyển: là lớp vỏ đất đá ngoài cùng cứng nhất của trái đất.

Trong mỗi quyển đó có sinh quyển là phần môi trường có sự

sống tồn tại sâu tới 100m trong địa quyển (có những vi khuẩn có thể

sống ở độ sâu 60m trong lòng đất); toàn bộ thủy quyển tới đáy biển

sâu trên 8 km (có nhiều loài sinh vật sống dưới đáy đại dương); lên

cao tới 20 km trong khí quyển (ví dụ: chim chỉ có thể sống trong

khoảng từ 0 – 12 km).

Ba quyển có liên hệ chặt chẽ với nhau, khi một quyển thay đổi

các quyển khác có thể sẽ thay đổi theo (ví dụ: khi tỉ lệ CO2 trong

không khí tăng lên, khí hậu nóng lên làm băng tan khiến thủy quyển

thay đổi).

Kinh tế tài nguyên và môi trường nghiên cứu vấn đề gì?

Kinh tế tài nguyên và môi trường là một môn khoa học nghiên

cứu vận dụng các quy luật phát triển kinh tế vào việc sử dụng tiết kiệm

và hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường khỏi sự suy thoái.

Các nhà kinh tế cổ điển cho rằng nền kinh tế là một hệ thống

gồm những tổ chức và các hoạt động nhằm phân bố sao cho hiệu quả

các tài nguyên khan hiếm để thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của con

người. Các mô hình kinh tế cổ điển không nói gì đến tương quan kinh

11

tế – môi trường. Nền kinh tế được coi như là một hệ thống khép kín

(xem hình 1.1).

Mô hình kinh tế cổ điển được xây dựng dựa trên các giả thuyết

sau:

a) Không có chính quyền.

b) Tất cả thu nhập được chi tiêu.

c) Không có mậu dịch quốc tế.

d) Hệ thống kín tự túc.

Hình 1.1: Nền kinh tế khép kín

Trong thực tế, nền kinh tế là một hệ thống mở và vận động theo

đường vòng tròn. Để hoạt động (tức là để cung cấp hàng hóa, dịch vụ

hay của cải cho con người), nền kinh tế phải khai thác tài nguyên

(nguyên liệu và nhiên liệu) từ môi trường, chế biến những tài nguyên

này (biến chúng thành những sản phẩm hoàn chỉnh để tiêu thụ) và thải

trở lại môi trường chung quanh một khối lượng lớn những tài nguyên

CÁC HỘ GIA ĐÌNH (sở hữu vốn, sức lao động, quyền sử dụng

đất đai)

CÁC DOANH NGHIỆP (thuê lao động, thuê đất,

vay vốn)

nhận lương, tiền lời

bán sức lao động, cho vay vốn, cho thuê đất

mua hàng hoá

trả tiền

Thị trường hàng hoá

Bán hàng hóa

Thu tiền

Thị trường yếu tố sản xuất

12

bị hao mòn hoặc/và đã qua quá trình biến đổi hóa học (thành những

chất thải).

Quan hệ giữa kinh tế và môi trường

Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường được thể hiện dưới dạng

mô hình cân bằng vật chất, dựa trên cơ sở nhiệt động lực học.

Quy luật nhiệt động lực học thứ I: Hoạt động kinh tế là một quá

trình chuyển đổi vật chất và năng lượng.

Chúng ta không thể hủy hoại vật chất và năng lượng theo nghĩa

tuyệt đối, nên chúng sẽ tái xuất hiện như chất thải và cuối cùng được

thải ra môi trường. Nói cách khác tất cả các hoạt động khai thác, sản

xuất hay tiêu thụ tài nguyên cuối cùng đều đưa đến những sản phẩm

phế thải bằng với lượng tài nguyên đưa vào các hoạt động này khi tính

theo lượng vật chất và năng lượng.

Quy luật nhiệt động lực học thứ II: Không thể nào có khả năng

thu hồi (tái sinh) 100% những sản phẩm phế thải để đưa vào lại chu

trình tài nguyên.

Mô hình này cho thấy nền kinh tế là một hệ thống chế biến

nguyên liệu và chuyển đổi thành sản phẩm. Các nguyên liệu hữu dụng

(gồm các tài nguyên không thể tái tạo như khoáng sản, dầu và những

tài nguyên có thể tái tạo như lâm sản, thủy hải sản, cây trái…), được

hút vào hệ thống kinh tế – đó là những đầu vào chủ yếu của khu vực

sản xuất. Sau đó chúng trải qua một loạt những thay đổi về năng

lượng và tính hữu dụng của chúng tạo thành những sản phẩm và dịch

vụ. Hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra là hiện thân của một phần nguồn

vật chất và nhiên liệu này sau đó đến tay người tiêu dùng.

Cuối cùng, sau một thời gian ở đầu ra của hệ thống chế biến này,

những xuất lượng không phải là sản phẩm sẽ được tái sinh lại một

13

phần với những chất vô ích còn lại (chất thải) sẽ được thải trở lại môi

trường (bầu khí quyển, đất, nước và không khí…) ở nhiều chặng khác

nhau của hệ thống chế biến.

Các chất thải gồm nhiều loại như dioxit lưu huỳnh, hợp chất hữu

cơ bay hơi, dung môi độc hại, phân động vật, thuốc trừ sâu, các loại

bụi lơ lửng, vật liệu xây dựng thải ra, kim loại nặng… Năng lượng

thải ra dưới dạng nhiệt và tiếng ồn, chất phóng xạ… Người tiêu thụ

cũng thải vào môi trường một lượng chất thải khổng lồ qua hệ thống

cống rãnh và thải khí từ các nhà máy hay ô tô vào không khí.

(1), (2), (3), (4), (5): các dòng tái sinh

thải chất thải không tái chế được ra môi trường

TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG (TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN)

NHỮNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, THU HOẠCH

NHỮNG HỌAT ĐỘNG CHẾ BIẾN VÀ CHỀ TẠO CĂN BẢN

(nghiền gỗ, nấu quặng, sản xuất vật liệu căn bản...)

HOẠT ĐỘNG CHẾ TẠO BIẾN ĐỔI

PHÂN PHỐI (sỉ và lẻ)

TIÊU THỤ (sỉ và lẻ)

BẦU KHÍ QUYỂN

ĐẤT NƯỚC

KHÔNG KHÍ

NƠI CHỨA CHẤT THẢI

(1)

(5)

(2)

(3)

(4)

14

Hình 1.2: Mô hình cân bằng vật chất

Có thể trình bày mô hình cân bằng vật chất cho thấy sự thể hiện

hai quy luật nhiệt động lực học như hình 1.3.

Hình 1.3: Mô hình cân bằng vật chất

Định luật nhiệt động lực học thứ 1 cho ta thấy:

M = Rp + Rc = G + Rp – Rp’ – Rc’

Nghĩa là số lượng nguyên liệu (M) bằng sản phẩm sản xuất ra

(G) cộng với chất thải trong quá trình sản xuất Rp trừ đi phần chất thải

được tái tuần hoàn của người sản xuất Rp’ và của người tiêu thụ Rc’.

Có 3 cách chủ yếu để giảm M và do đó giảm chất thải vào môi

trường tự nhiên, đó là:

a) Giảm G: tức là giảm số lượng hàng hóa và dịch vụ do nền kinh

tế sản xuất ra. Muốn thế cần phải giảm tốc độ tăng dân số. Dân số

không tăng hoặc tăng chậm có thể làm cho việc kiểm soát tác động

môi trường dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi dân số không tăng,

khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu vẫn có thể tăng (ví dụ: ở các nước

Sản xuất

Tiêu thụ

Hàng hóa (G)

Nguyên liệu M lấy từ môi trường

Tái tuần hoàn (Rc’)

Thải ra môi trường

Chất thải (Rc)

Tái tuần hoàn Rp’

Chất thải (Rp)

Thải ra môi trường

15

phát triển có công nghệ kiểm soát ô nhiễm nên lượng khí thải do mỗi

ô tô thải ra đã giảm đáng kể nhưng do số lượng ô tô tăng nên tổng ô

nhiễm tăng lên); hơn nữa tác động môi trường có thể lâu dài và tích

lũy nên ngay cả khi dân số không tăng, môi trường vẫn có thể bị suy

thoái dần.

b) Giảm Rp: có nghĩa là thay đổi tổng lượng chất thải sinh ra

trong quá trình sản xuất. Cách thứ 1 là nghiên cứu, chế tạo và áp dụng

các công nghệ và thiết bị mới ít gây ô nhiễm. Cách thứ 2 là thay đổi

thành phần bên trong của sản phẩm (G). Sản phẩm G bao gồm một số

lớn các hàng hóa và dịch vụ khác nhau, mỗi loại có lượng chất thải

khác nhau. Do đó, ta có thể thay đổi theo hướng giảm từ tỉ lệ chất thải

cao sang tỉ lệ chất thải thấp trong khi vẫn giữ nguyên tổng số.

c) Tăng (Rp’+ Rc’): khả năng thứ ba là tăng tái tuần hoàn để

giảm bớt lượng chất thải. Tuy nhiên, nguồn vật chất đã chuyển hóa

thành năng lượng thì không thể phục hồi được. Ngoài ra bản thân quá

trình tái tuần hoàn cũng có thể tạo nên chất thải.

Bản chất đa chức năng của tài nguyên môi trường

Mô hình cân bằng vật chất cho chúng ta thấy rõ môi trường có 3

chức năng và dịch vụ cơ bản có giá trị về mặt kinh tế:

– Cung cấp tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo và không tái tạo:

các tài nguyên này cung cấp nơi ở, thức ăn, vật liệu làm công cụ cho

sản xuất sản phẩm tiêu dùng.

– Tạo ra không gian sống, phục vụ con người với những cảnh

quan thiên nhiên để thưởng thức về mặt thẩm mỹ, vui chơi giải trí,

đem lại niềm vui tinh thần.

– Hấp thụ chất thải.

16

Ba chức năng này được coi là ba thành phần của một chức năng

tổng quát của môi trường đó là: Một hệ thống hỗ trợ sự sống.

Các chức năng này đều có giá trị kinh tế nhưng trên thực tế, do

không nhận ra các giá trị này nên các hàng hóa và dịch vụ môi trường

thường không có giá cả thị trường dẫn đến việc chúng ta thường lạm

dụng tài nguyên môi trường. Các tài nguyên môi trường ngày càng

khan hiếm, do đó cần tiến hành phân tích kinh tế, lập những chiến

lược để giảm bớt hậu quả của quá trình đó. Cần có sự cân bằng giữa

quyền lợi của những người sử dụng trực tiếp (như một nguồn nguyên

liệu hay bãi đổ chất thải) và những người sử dụng gián tiếp (thưởng

thức cảnh quan) hay giữa thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai.

Lí thuyết kinh tế chứng minh rằng với một số giả định nhất định

khi không có các ngoại tác, cơ chế thị trường có khả năng thực hiện

phân phối tài nguyên một cách có hiệu quả. Khi xuất hiện các ngoại

tác hay hàng công cộng cần được phân phối, thị trường sẽ bị thất bại.

17

Ngoại tác và hàng hóa công cộng với vấn đề môi trường

Ngoại tác là những hoạt động gây tác động phụ không chủ ý của

sản xuất hay tiêu thụ gây ảnh hưởng có lợi hay có hại cho người thứ

ba mà những người này không phải trả tiền hoặc không được trả tiền

vì hoạt động đó.

Ví dụ: Một nhà máy luyện thép thải chất thải xuống sông làm ô

nhiễm nước hay nhà máy xi măng thải khí thải làm ô nhiễm không

khí. Đây là những ngoại tác gây ảnh hưởng có hại cho người khác.

Ngoại tác tồn tại khi:

– Cái giá phải trả hoặc cái lợi của tư nhân không bằng cái giá

phải trả hoặc cái lợi của xã hội.

– Phúc lợi của người tiêu dùng hay người sản xuất bị ảnh hưởng

bởi những người tiêu dùng hay những người sản xuất khác.

– Các chi phí, các lợi ích không được xem xét đầy đủ bởi những

người sản xuất hay những người tiêu dùng khi họ tiến hành các hoạt

động sản xuất hay tiêu dùng.

Chi phí xã hội = Chi phí tư nhân + chi phí ngoại tác

Chi phí tư nhân: là những chi phí được chi trả trực tiếp bởi người

tiêu dùng trong các hoạt động tiêu dùng của họ hay bởi người sản xuất

trong các hoạt động sản xuất của họ.

Giá thị trường đối với hàng hóa và dịch vụ là những ví dụ rõ ràng

về chi phí tư nhân vì các chi phí này phải được trả để hưởng thụ hàng

hóa và dịch vụ. Tương tự, doanh nghiệp phải trả tiền nguyên liệu, lao

động, nhiên liệu để sản xuất ra sản phẩm.

Chi phí ngoại tác: là chi phí được chi trả bởi người tiêu dùng hay

người sản xuất không phải là những người tiến hành các hoạt động đó.

18

Ví dụ: một người lái xe chạy từ TP. Hồ Chí Minh đến Bình

Dương thì chỉ phải tốn tiền xăng, còn những người khác thì phải trả

những chi phí do anh ta làm ô nhiễm không khí, tạo ra tiếng ồn, góp

phần làm tắt nghẽn giao thông… Đây là những chi phí ngoại tác đối

với người sử dụng xe theo nghĩa là họ không phải trả những chi phí

này.

Lợi ích xã hội = lợi ích tư nhân + lợi ích ngoại tác

Lợi ích tư nhân: lợi ích thu được một cách trực tiếp của người

tiêu dùng từ hoạt động tiêu dùng của họ, hay lợi ích thu được một

cách trực tiếp của người sản xuất từ hoạt động sản xuất của họ.

Ví dụ: tất cả các hoạt động tiêu dùng được thực hiện vì tạo ra các

lợi ích tư nhân: người tiêu dùng được thỏa mãn, người sản xuất thu

được lợi nhuận.

Lợi ích ngoại tác: là lợi ích của những người tiêu dùng hay

những người sản xuất không phải là những người tiến hành các hoạt

động đó thu được.

Ví dụ: một nhà máy năng lượng chuyển từ việc sử dụng nguồn

nhiên liệu là dầu mazut sang khí tự nhiên có thể giảm bớt chi phí sản

xuất và đồng thời giảm được lượng khí ô nhiễm sinh ra từ nhà máy, đó

là lợi ích ngoại tác đối với những cư dân sống gần nhà máy (họ có lợi

do giảm được chi phí y tế liên quan tới ô nhiễm không khí).

Tính chất chủ yếu của ngoại tác là ở chỗ có những hàng hóa mà

người ta quan tâm như nước sạch, không khí sạch, cảnh quan… nhưng

không có bán trên thị trường, được gọi là hàng hóa công cộng.

Hàng hóa công cộng là hàng hóa được cung cấp cho nhiều người

với mức giá không cao hơn mức giá để cung cấp nó cho một người và

19

một khi nó được cung cấp cho một số người tiêu dùng này thì những

người tiêu dùng khác vẫn có thể tiêu dùng chúng được. Như vậy hàng

hóa công cộng có 2 đặc trưng sau:

(1) Một số người có thể tiêu dùng mà không làm giảm số lượng

vốn có của chúng đối với những người khác.

(2) Không độc chiếm: có nghĩa là một người không thể ngăn cản

người khác tiêu dùng hàng hóa đó.

Ví dụ: Một biện pháp y tế công cộng nhằm loại trừ bệnh đậu mùa

bảo vệ tất cả mọi người, chứ không chỉ bảo vệ cho những người đã trả

tiền cho việc tiêm chủng. Tương tự, đèn hải đăng, sóng radio, không

khí sạch… cũng là những hàng hoá công cộng.

Những ngoại tác và hàng công cộng là nguồn gốc gây suy thoái

môi trường và do đó cần có những chính sách bảo vệ môi trường.

Ví dụ: Các nhà máy được phép thải bao nhiêu nước thải xuống

sông và các nguồn nước khác? Các chuẩn mực xả khí thải của ô tô vào

không khí là bao nhiêu? Chính phủ phải chi bao nhiêu tiền cho y tế,

giáo dục, quốc phòng, nghiên cứu cơ bản, phủ sóng phát thanh và

truyền hình?

Khi tồn tại các ngoại tác và hàng hóa công cộng thì giá cả sản

phẩm không còn phản ánh giá trị xã hội của nó. Vì vậy các doanh

nghiệp có thể sản xuất quá nhiều hay quá ít, nên sự điều tiết của thị

trường là vô hiệu quả.

Môi trường là hàng hóa công cộng. Thị trường có xu hướng

không cung cấp đủ hàng hóa này, do đó Chính phủ phải đảm nhiệm

việc cung ứng nó.

Ngoại tác có thể xảy ra trong mối quan hệ giữa những người sản

xuất – sản xuất; sản xuất – tiêu dùng, tiêu dùng – tiêu dùng. Ngoại tác

có thể tích cực hay tiêu cực.

20

Ngoại tác tiêu cực phát sinh khi hoạt động của một bên làm phát

sinh các chi phí cho bên khác. Khi một nhà máy thải nước ra sông làm

số cá sống được ít đi và làm ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt cá.

Ngoại tác tiêu cực xuất hiện vì doanh nghiệp không muốn chịu

trách nhiệm về các chi phí ngoại tác mà họ gây ra cho ngư dân khi đưa

ra các quyết định sản xuất của mình.

Ngoại tác tiêu cực làm phát sinh chi phí ngoại tác, do đó chi phí

xã hội lớn hơn chi phí tư nhân.

Ngoại tác tích cực nảy sinh khi hoạt động của một bên làm lợi

cho bên khác.

Ngoại tác tích cực mang lại lợi ích ngoại tác nên lợi ích xã hội

lớn hơn lợi ích tư nhân.

Ví dụ: một người sửa sang lại ngôi nhà của mình, trồng phía

trước một vườn hoa thì tất cả những người láng giềng đều có lợi vì

được ngắm hoa dù chủ nhân không tính đến những lợi ích đó với láng

giềng.

Tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số và môi trường

Khi nền kinh tế tăng trưởng, thể hiện qua mức gia tăng sản phẩm

quốc gia (GNP) thì khối lượng chất thải cũng gia tăng so với khả năng

hấp thụ hạn chế của môi trường. Khi vượt qua khả năng này, sự thiệt

hại nghiêm trọng có thể xảy đến cho môi trường, lớn đến mức phúc

lợi của con người có thể thực sự giảm sút. Chúng ta gọi đó là: “giới

hạn tăng trưởng”: đầu tiên là giới hạn nhận chất thải đối với sự tăng

trưởng. Nhưng đây không phải là giới hạn duy nhất có thể có. Vật chất

và năng lượng được chuyển đổi bởi hệ thống kinh tế phải lấy từ hai

nguồn cơ bản: các tài nguyên có thể tái tạo như lâm, thủy hải sản… và

không tái tạo như dầu, than đá, các loại khoáng sản khác… Nếu một

21

tài nguyên có thể tái tạo được sử dụng một cách bền vững, cẩn thận thì

phần lấy đi được bù đắp trở lại. Ví dụ: chặt cây này trồng cây khác

thay vào. Như vậy sẽ không có giới hạn đối với tăng trưởng của những

tài nguyên này. Nhưng với tài nguyên không tái tạo sẽ có một giới hạn

khả năng có sẵn tài nguyên đối với sự tăng trưởng. Như vậy chúng ta

có 2 giới hạn thích hợp có thể có đối với sự tăng trưởng kinh tế:

– Khả năng hạn chế của môi trường thiên nhiên trong việc hấp

thụ chất thải từ hệ thống kinh tế.

– Tính chất có giới hạn của các nguồn tài nguyên không thể tái

tạo.

Sự tăng trưởng kinh tế có thể đo lường một cách chặt chẽ hơn

bằng chỉ tiêu mức tăng GNP tính bình quân đầu người. Ở một số quốc

gia, dân số gia tăng với tốc độ nhanh đến nỗi mặc dù nền kinh tế có

tăng trưởng nhưng GNP bình quân đầu người vẫn bị giảm. Như vậy

gia tăng dân số cũng là một áp lực lên môi trường tự nhiên.

Hiện tại, nhân loại đang phải đối mặt với 4 vấn đề lớn: bảo vệ

hoà bình, gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường và sự nghèo đói. Trong

đó vấn đề gia tăng dân số được coi là nguyên nhân chung của 3 hiểm

họa trên, đặc biệt là đối với những nước nghèo đang phát triển như

Việt Nam.

– Dân số và đất đai: dân số tăng nhanh, môi trường sống bị ô

nhiễm vì dân số tăng thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng. Để

có nhiều lương thực thực phẩm cần phải đưa đất vào canh tác nông

nghiệp, thay thế rừng và nhiều sinh vật khác.

– Dân số và nhu cầu nước: dân số tăng nhanh, công nghiệp và

nông nghiệp phát triển thì nhu cầu sử dụng nước cũng tăng trong khi

nguồn cung nước giảm dần do ô nhiễm công nghiệp, nông nghiệp,

chất thải sinh hoạt và do phá rừng bừa bãi.

22

– Dân số và tài nguyên rừng: dân số tăng, nhu cầu năng lượng

cũng tăng lên, do đó tăng phá rừng.

– Dân số và chất lượng không khí: dân số tăng lên thì khí thải

công nghiệp, nông nghiệp và từ các phương tiện giao thông… làm ô

nhiễm không khí.

Sự gia tăng dân số càng nhanh thì chúng ta càng tiến gần đến cả

hai giới hạn tiếp cận chất thải của môi trường và khả năng có sẵn của

tài nguyên và do đó, làm giảm tốc độ tăng trưởng.

Một cách khác để tiếp cận với các hạn chế của việc gia tăng dân

số là xem xét khả năng tải của môi trường. Khả năng tải của một vùng

đơn giản là số lượng người tối đa có thể tồn tại ở mức sống tối thiểu

cần thiết với những tài nguyên trên vùng đó. Tổ chức lương nông thế

giới (FAO) xác định khả năng tải của môi trường dựa vào tiềm năng

sản xuất lương thực. Tiềm năng này phụ thuộc vào mức độ kỹ thuật áp

dụng. Có ba mức như sau:

(1) Mức thấp: không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hay thuốc

diệt cỏ, sử dụng các loại giống truyền thống, không sử dụng các

phương pháp bảo tồn dài hạn.

(2) Mức trung bình: có sử dụng cơ bản phân bón, thuốc trừ sâu,

một số giống mới, một số các phương pháp bảo tồn cơ bản.

(3) Mức cao: sử dụng đầy đủ phân bón, thuốc trừ sâu, các loại

giống mới, các phương pháp bảo tồn và các phương pháp canh tác tốt

nhất.

Các chính sách về dân số và môi trường:

• Giảm tốc độ tăng dân số bằng những biện pháp như kiểm soát

tốc độ sinh (quy định số lượng con trong một gia đình, đẩy mạnh việc

tuyên truyền về các biện pháp phòng tránh thai, tăng cường giáo dục

23

cho quần chúng nhất là phụ nữ…). Ngay cả khi áp dụng các biện pháp

này dân số cũng vẫn tăng vì tuổi thọ tăng, tử vong giảm.

• Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

• Giải quyết vấn đề sở hữu tài nguyên. Ví dụ: Trung Quốc đã

tăng sản lượng nông nghiệp một cách rất ấn tượng bằng những khuyến

khích đối với nông dân và trao đất cho các nông hộ.

• Chính sách giá cả thích hợp cũng có tác động tích cực đối với

bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

Một số nhà nghiên cứu đã xác định quan hệ giữa thu nhập và môi

trường qua đường cong Kuznets có dạng chữ U ngược: đầu tiên mức

độ môi trường bị phá hủy tăng lên sau đó giảm đi khi thu nhập cao. Sự

hợp lý bên trong quan sát này như sau: khi tăng trưởng kinh tế gia

tăng, thâm canh nông nghiệp cao hơn, khai thác tài nguyên nhiều hơn,

công nghiệp hóa cất cánh, tỉ lệ phá hủy tài nguyên tăng lên, lượng chất

thải tăng lên. Tuy nhiên, khi cơ cấu nền kinh tế chuyển sang công

nghiệp và dịch vụ ít sử dụng tài nguyên hơn, người ta quan tâm đến

môi trường nhiều hơn và sẵn sàng chịu tốn kém để làm sạch môi

trường.

Ngày nay, các nước rất quan tâm và tăng cường các quy định về

môi trường. Kết quả là mức phá hủy môi trường dần dần giảm xuống.

Ví dụ: hiện nay các thành phố ở các nước mới công nghiệp hoá như

Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan… ô nhiễm nhiều hơn cách đây 20,

30 năm và mức độ ô nhiễm vượt quá tốc độ tăng trưởng trong khi các

thành phố ở các nước công nghiệp sạch hơn cách đây 20, 30 năm.

Một nghiên cứu ở các nước Châu Á cho thấy trong vòng 20, 30

năm tới chất lượng môi trường sẽ dần dần cải thiện ở các nước Đông

Á, trong các nước Đông Nam Á thu nhập cao như Malaysia và tiếp tục

bị phá hủy ở các nước Nam Á và Đông Nam Á có thu nhập thấp hơn.

24

Môi trường và vấn đề phát triển bền vững

Theo Ủy Ban Thế giới về môi trường và phát triển (WCED) thì

Phát triển bền vững là sự phát triển thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện

tại nhưng không ảnh hưởng đến sự thỏa mãn nhu cầu của thế hệ

tương lai do khai thác quá mức làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi

trường. Nói cách khác phát triển bền vững là sự phát triển tồn tại lâu

dài.

Phát triển bền vững bao gồm sự cân bằng giữa 3 lĩnh vực: tăng

trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Định nghĩa này tương ứng với tư tưởng của cải thiện Pareto (cải

thiện Pareto là sự phân phối làm cho một người có lợi hơn nhưng

không làm bất kỳ ai bị thiệt). Tối ưu Pareto là điều kiện hiệu quả rất

hữu ích cho việc phân tích hiệu quả của các hệ thống kinh tế và cho

việc hình thành các chính sách kinh tế. Việc phân phối hàng hóa hay

dịch vụ trong nền kinh tế được gọi là tối ưu Pareto nếu không có phân

phối nào có thể làm ít nhất một cá nhân có lợi hơn mà không làm bất

kỳ ai bị thiệt hại. Phát triển bền vững bảo đảm sự gia tăng liên tục hay

ít nhất duy trì phúc lợi theo thời gian. Có ba quan điểm về phúc lợi

theo thời gian. Các con đường tối ưu có thể bền vững hay không bền

vững và những con đường bền vững có thể không tối ưu. Trong nhiều

trường hợp, một dự án hay một chính sách cho trước sẽ làm cho một

số người bị thiệt thòi và một số khác được lợi hơn. Theo tiêu chuẩn

cải thiện Pareto không có một dự án hay một chính sách nào có thể có

lợi cho toàn xã hội.

Giả định một chính sách bao gồm chi phí đối với xã hội là 10 tỉ

đồng, tạo lợi ích cho nhóm A là 20 tỉ đồng, gây thiệt hại cho nhóm B

là 8 tỉ đồng. Nếu so sánh lợi ích và chi phí, chúng ta có thể nói rằng

25

lợi ích đối với xã hội là 20 – 8 = 12 tỉ đồng và chi phí đối với xã hội là

10 tỉ đồng. Do đó, lợi ích ròng của xã hội là 2 tỉ đồng. Nhưng vì nhóm

B bị thiệt, nhóm A được lợi, theo tiêu chuẩn Pareto nghiêm ngặt

chúng ta có thể không chấp nhận chính sách này. Một cách xem xét

cải thiện Pareto là nếu nhóm A chấp nhận bù đắp thiệt hại cho nhóm B

8 tỉ đồng thì lợi ích ròng của nhóm A là 20 – 8 = 12 tỉ đồng. Tổng thể

chi phí đối với dự án là 10 tỉ đồng. Nếu chúng ta giả định rằng chi phí

này được nhóm A chi trả, cuối cùng lợi ích ròng của A là 12 – 10 = 2

tỉ đồng. Trong thực tế, nếu chính sách được thực hiện nhưng nhóm A

không đền bù cho nhóm B thì nhóm A có lợi 20 tỉ đồng và nhóm B bị

thiệt 8 tỉ đồng.

Trên giác độ kinh tế, dựa vào phương pháp phân tích lợi ích – chi

phí, về nguyên tắc một dự án được chấp nhận nếu lợi ích lớn hơn chi

phí. Phương pháp này bỏ qua việc xem xét ai chịu chi phí và ai được

lợi. Nhưng trên giác độ môi trường, một dự án sinh ra lợi ích hiện tại

nhưng gây hại trong tương lai có thể được điều chỉnh nếu lợi ích hiện

tại có thể được sử dụng để bù đắp cho thế hệ tương lai.

Trên cơ sở định nghĩa này, phát triển bền vững phải đảm bảo vấn

đề công bằng trong cùng một thế hệ cũng như giữa các thế hệ. Phát

triển kinh tế và xã hội phải được thực hiện sao cho có thể tối thiểu hóa

ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế đối với môi trường mà chi phí

thế hệ sau phải gánh chịu. Ngoài ra những nhu cầu thiết yếu của người

nghèo trên thế giới phải được ưu tiên.

Điều kiện để phát triển bền vững

Để bồi thường cho thế hệ tương lai những thiệt hại mà hoạt động

của chúng ta gây ra hôm nay chúng ta phải chuyển giao di sản tư bản

có nghĩa là để lại cho thế hệ sau một lượng tư bản (vốn) không ít hơn

26

những gì mà thế hệ chúng ta có hay hình thành các quỹ bù đắp cho thế

hệ tương lai. Tư bản cung cấp nguồn lực để tạo ra sản phẩm và dịch

vụ bảo đảm an sinh xã hội. Nếu thế hệ hiện tại dành cho thế hệ tương

lai một số vốn K không ít hơn số vốn mà họ đang sở hữu, thế hệ kế

tiếp có thể sử dụng vốn đó để tạo ra cùng một mức phúc lợi như thế hệ

hiện tại có.

Dự trữ vốn K bao gồm vốn do con người tạo ra Km (nhà xuởng,

máy móc, đường sá…); vốn con người Kh (kiến thức, kỹ năng) và

những tài sản thiên nhiên Kn (đất, rừng, thủy hải sản, dầu, khí, khoáng

sản, than, tầng ozon và chu trình sinh hóa).

K = Km + Kh + Kn

Vốn vật chất do con người tạo ra giảm theo thời gian. Nếu gọi

giá trị vốn này ở đầu năm là X và phần hao mòn là d thì giá trị còn lại

cuối năm là X – d. Để duy trì vốn, khối lượng d phải được tái tạo

thông qua quỹ khấu hao. Nếu tiêu dùng là C, khấu hao là d, tổng sản

lượng là Y thì tiêu dùng bền vững là Y – d.

Cần có một cơ chế chuyển giao tài nguyên cho thế hệ tương lai.

Giả sử thế hệ hiện tại thực hiện một dự án tạo nên chất thải phóng xạ,

làm cho trái đất nóng lên, nâng cao mực nước biển tạo nên một chi phí

là X tỉ đồng cho thế hệ tương lai. Nếu muốn khắc phục hậu quả đó, giả

sử hậu quả này sẽ xảy ra sau T năm kể từ hiện tại, lãi suất thực là r >

0. Một số tiền S để dành bây giờ tích lũy sau T năm sẽ là X.

Tr)(1XS+

=

27

Tuy nhiên trên thực tế X và T thường không biết, hơn nữa giá trị

r có thể thay đổi theo thời gian do đó không tính được S.

Trong một số hoàn cảnh, khi các tham số được biết rõ và lãi suất

không đổi thì việc hình thành quỹ chuyển giao thế hệ có thể khả thi.

Các nguyên tắc hoạt động bảo đảm phát triển bền vững

Điều chỉnh những thất bại do thị trường và do sự can thiệp của

Nhà nước liên quan đến giá cả tài nguyên và quyền sở hữu.

(1) Duy trì năng lực tái sinh của tài nguyên có khả năng tái sinh –

nghĩa là tốc độ khai thác không nên vượt quá tốc độ tái sinh – và tránh

sự ô nhiễm quá mức có thể đe dọa khả năng hấp thụ hóa giải chất thải

và các hệ thống bảo vệ sự sống.

(2) Khuyến khích việc sáng tạo và áp dụng các công nghệ chuyển

đổi từ việc sử dụng tài nguyên không có khả năng tái sinh sang tài

nguyên có khả năng tái sinh, hay các công nghệ cho phép giảm định

mức tiêu hao nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm.

(3) Khai thác tài nguyên có thể tái sinh ở tốc độ bằng với tốc độ

tạo ra các chất có thể thay thế cho các tài nguyên ấy.

(4) Giới hạn quy mô hoạt động kinh tế trong phạm vi mà môi

trường có thể tải được.

(5) Thay thế việc sử dụng tài nguyên hữu hạn bằng việc sử dụng

tài nguyên vô hạn.

(6) Giảm nhu cầu để giảm việc khai thác, sử dụng tài nguyên

bằng cách khuyến khích tiết kiệm trong tiêu dùng.

CÂU HỎI

1. Quá trình phát triển có giới hạn hay không? Làm thế nào để không

vượt qua các giới hạn đó?

28

2. Phát triển bền vững là gì? Tại sao phải phát triển bền vững? Làm

thế nào để phát triển bền vững?

3. Làm sao để đo lường phát triển bền vững?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

1. Có quan điểm cho rằng quá trình phát triển bền vững có 2 giới hạn:

giới hạn của nguồn tài nguyên không tái tạo và giới hạn của khả năng

hấp thu chất thải của môi trường. Dân số gia tăng càng nhanh thì

chúng ta càng tiến gần đến cả hai giới hạn tiếp cận chất thải của môi

trường và khả năng có sẵn của tài nguyên. Do đó, làm giảm tốc độ

tăng trưởng. Vì vậy, cần có những biện pháp giảm gia tăng dân số,

tăng cường công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tăng cường

kỷ cương, pháp luật bảo vệ môi trường… Tuy nhiên cũng có một số

người cho rằng không có giới hạn tăng trưởng vì những lý do như sau:

– Tiến bộ kỹ thuật cho phép giảm tiêu hao nguyên vật liệu trên

một đơn vị sản phẩm, do đó làm giảm ảnh hưởng đối với môi trường.

– Phát hiện ra những nguồn tài nguyên mới.

– Chúng ta có thể kiểm soát lượng chất thải ra môi trường bằng

cách tái sinh vật chất và tách các chất thải khí trước khi chúng rời hệ

thống kinh tế.

– Chúng ta có thể tạo ra các công nghệ ít gây ô nhiễm hơn như hệ

thống tái xử lí nước thải công nghiệp; xe hơi tiết kiệm năng lượng; kỹ

thuật phục hồi đất đai.

– Giá cả các tài nguyên khan hiếm theo quy luật cung cầu sẽ

tăng và điều này sẽ khiến con người sử dụng tiết kiệm hơn và chuyển

sang các loại tài nguyên khác.

– Trong nhiều quốc gia sự gia tăng dân số đang chậm lại do con

người nhận thức được các lợi ích của quy mô gia đình nhỏ hơn.

29

2. Phát triển bền vững là sự phát triển thỏa mãn nhu cầu của thế hệ

hiện tại nhưng không ảnh hưởng đến việc thỏa mãn nhu cầu của thế hệ

tương lai. Cần phải phát triển bền vững do tài nguyên giới hạn trong

khi nhu cầu không ngừng tăng lên. Muốn phát triển bền vững thì song

song với việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao phải có chiến lược khai

thác sử dụng tiết kiệm, hợp lí và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, có ý

thức bảo vệ môi trường và bảo đảm vấn đề công bằng xã hội không

chỉ trong cùng một thế hệ mà còn giữa các thế hệ.

3. Đo lường phát triển bền vững

Chỉ tiêu đo lường tiến bộ kinh tế cơ bản là GNP, nếu GNP tăng

phúc lợi xã hội được cải thiện. Tuy nhiên trên giác độ kinh tế môi

trường, GNP không phản ánh sự phá hủy môi trường, mà điều này sẽ

giảm phúc lợi kinh tế, do đó nên đánh giá các phá hủy môi trường và

loại nó ra khỏi GNP. Một số tài nguyên môi trường không mua bán

được nhưng không có nghĩa là nó không có giá trị kinh tế.

Các nhà thống kê kế toán quốc gia thường chỉ ước lượng khấu

hao vốn do con người tạo ra mà không tính đến việc khấu hao tài

nguyên, những cái cũng hao mòn, ví dụ như khi trữ lượng dầu hay

diện tích rừng bị giảm. Do đó cần điều chỉnh trong hệ thống kế toán

quốc gia, một là điều chỉnh cho việc khấu hao tư bản tự nhiên (những

thay đổi về mặt số lượng: sự mất đi của trữ lượng dầu, diện tích đất,

rừng..) và điều chỉnh cho sự suy thoái xuống cấp của tư bản tự nhiên

(những thay đổi về mặt chất lượng).

Trong nhiều nước người ta sử dụng chỉ tiêu

NNP = GNP – Dm – Dn – R – A

Dm: khấu hao vốn vật chất

30

Dn: khấu hao vốn tự nhiên; đo lường bằng giá trị tính bằng tiền

của phá hủy môi trường trong năm. Giá trị này được tính theo 2 cách:

những mất mát không tính đến trong GNP (như mất mát các giống

loài hoang dã hay mất mát các cảnh quan) và những mất mát có tính

đến trong GNP (sản lượng mất đi do ô nhiễm không khí). Diễn tả theo

cách khác, mức tiêu dùng bền vững bằng GNP trừ đi đầu tư cần thiết

để duy trì toàn bộ trữ lượng vốn.

R: chi tiêu để khôi phục.

A: chi tiêu để ngăn chận.

Tuy nhiên việc điều chỉnh này rất phức tạp cả về lí thuyết lẫn

thực tế.

Cuối cùng xem xét cái gì xảy ra khi tài nguyên bị cạn kiệt do sử

dụng quá nhanh (có nghĩa là ở tốc độ mà việc sử dụng tối ưu vượt quá

mức chiết khấu). Trong trường hợp này, GNP hiện hành sẽ bị đánh giá

quá cao. Áp dụng tương tự đối với tài nguyên có thể tái tạo. Nếu

chúng không được sử dụng tối ưu, GNP đo được sẽ lớn hơn GNP thực

tế.

Phát triển bền vững nếu và chỉ nếu trữ lượng tài sản vốn không

đổi hay tăng lên theo thời gian.

31

BÀI 2

Bài 1 đã cho các bạn thấy tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số sẽ

làm ảnh hưởng đến môi trường như thế nào. Bài này sẽ phân tích rõ

hơn các nguyên nhân gây suy thoái môi trường.

MỤC TIÊU

Học xong bài này các bạn sẽ thấy rõ:

Các nguyên nhân gây suy thoái môi trường có thể do cơ chế

thị trường hoặc do thất bại của chính phủ trong quá trình quản lí nền

kinh tế.

Từ đó qua các bài 3, 4 ta sẽ nghiên cứu những cách đánh giá

khác nhau để đánh giá đầy đủ giá trị các tài nguyên thiên nhiên và các

dịch vụ môi trường.

NỘI DUNG CHÍNH

Tại sao môi trường suy thoái?

Một số người cho rằng môi trường suy thoái là do hành vi và thái

độ ứng xử của con người trái với luân thường đạo lí. Vì thế, để bảo vệ

tốt môi trường cần không ngừng nâng cao nhận thức về môi trường,

thường xuyên giáo dục đạo đức môi trường cho toàn thể cộng đồng

bằng nhiều hình thức khác nhau. Đó cũng là mối quan tâm hàng đầu

của bất cứ một xã hội văn minh nào. Tuy nhiên, nâng cao ý thức trách

nhiệm, giáo dục đạo đức môi trường là việc làm thường xuyên và lâu

32

dài nhằm cải tạo, xây dựng mới đạo đức, tác phong và lối sống thân

thiện với môi trường.

Trên quan điểm môi trường người ta quan tâm đến sự công bằng

trong phân phối các nguồn tài nguyên không chỉ giữa những người

đang sống hiện nay mà còn giữa họ và các thế hệ tương lai chưa chào

đời. Ví dụ: việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên không thể tái

tạo như nhiên liệu và các khoáng sản hay các nguồn tài nguyên có thể

tái tạo như thủy hải sản, lâm sản... hôm nay sẽ làm giảm trữ lượng

khoáng sản để lại cho các thế hệ tương lai. Như thế câu hỏi đặt ra là có

công bằng không? Có đúng không, nếu chúng ta hủy hoại phần lớn

các tài nguyên thiên nhiên để hưởng các lợi ích trong hiện tại và

chuyển phí tổn cho thế hệ tương lai chưa ra đời?

Có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này, tuy nhiên tất cả

đều có 3 điểm chung sau đây:

1. Các hệ thống kinh tế cần phải được thiết kế sao cho không nên

chỉ nhằm thỏa mãn các ước muốn vô hạn của “con người kinh tế thuần

lí”, con người ích kỷ tham lam của nền kinh tế thị trường mà còn phải

đáp ứng nhu cầu của cộng đồng nhiều hơn.

2. Một nền kinh tế xanh là một nền kinh tế có khả năng tự tái tạo

trên một cơ sở bền vững.

3. Một nền kinh tế xanh, qua thời gian phải tiến hành theo cách

thức thế nào để tránh gây tổn hại cho môi trường, nghĩa là tài nguyên

phải được sử dụng sao cho hiệu quả hơn và ít gây ô nhiễm môi trường

hơn. Muốn vậy thì hoặc là giữ cố định quy mô nền kinh tế, dân số

hoặc là giảm quy mô đó.

Trên giác độ kinh tế thì người ta gây ô nhiễm môi trường vì đó

là phương cách rẻ tiền nhất để thanh toán chất thải. Do đó, các cơ

quan quản lý phải nghiên cứu và thiết kế quy trình khuyến khích các

33

hoạt động có hiệu quả để định hướng cho các quyết định đúng đắn,

tránh ô nhiễm môi trường.

Có ý kiến cho rằng người ta gây ô nhiễm môi trường vì động cơ

lợi nhuận. Do đó, để giảm ô nhiễm môi trường cần giảm động cơ lợi

nhuận. Điều này đúng nhưng chưa đủ vì không chỉ các doanh nghiệp

gây ô nhiễm môi trường mà người tiêu dùng cũng gây ô nhiễm qua

hành vi đổ rác xuống cống, rãnh, ao, hồ…. hoặc sử dụng các phương

tiện giao thông cũ kỹ xả nhiều khói… Các doanh nghiệp nhà nước khi

sản xuất các hàng hóa công cộng có thể gây ô nhiễm mà không vì

động cơ lợi nhuận.

Hậu quả ô nhiễm môi trường diễn ra trên nhiều cấp độ địa

phương, vùng, khu vực, toàn cầu.

Ở cấp độ địa phương: ô nhiễm nước, không khí làm ảnh hưởng

đến sức khỏe cộng đồng.

Ở cấp độ vùng: mưa axít ô nhiễm không khí, cây cỏ, đất, nước,

tài sản…

Ở cấp độ toàn cầu: trái đất nóng lên, hiệu ứng nhà kính, thay đổi

khí hậu làm nước biển dâng cao, bão tố, lụt lội, hạn hán…

Khuyến khích kinh tế có một vai trò quan trọng trong hoạt động

của một hệ thống kinh tế, nó không chỉ có tác động hướng dẫn hành

vi, cách ứng xử sao cho người ta có thể thu nhiều của cải vật chất mà

còn có những khuyến khích phi vật chất hướng dẫn người ta thay đổi

hành vi, thái độ kinh tế. Ví dụ: lòng tự trọng, sự mong muốn có một

cảnh quan môi trường sạch đẹp, hay ước muốn tạo một gương tốt cho

mọi người noi theo…

Hệ thống khuyến khích rất đa dạng, phong phú, như:

– Các khuyến khích cá nhân và hộ gia đình nhằm giảm dần lượng

chất thải trong sinh hoạt và tăng cường sử dụng các sản phẩm có ít

34

chất thải hơn. Ví dụ: áp dụng chế độ trả tiền đổ rác theo số lượng rác

thải hàng tháng, hàng năm thay cho chế đô thu phí bình quân và cố

định theo thời gian hay theo đầu người.

– Các khuyến khích doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân, đặc biệt

trong công nghiệp tìm mọi cách để giảm chất thải trong quá trình sản

xuất bằng cách thông qua và cưỡng chế thi hành các luật, pháp lệnh,

nghị định, quy chế có liên quan đến bảo vệ môi trường; bằng cách

soạn thảo áp dụng hệ thống khuyến khích tài chính để các doanh

nghiệp giảm gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ: kết hợp thuế tài sản của

doanh nghiệp với thành tích bảo vệ môi trường; tùy theo mức độ gây ô

nhiễm của doanh nghiệp mà đánh thuế cao hay thấp, hoặc xét miễn

giảm thuế…

– Các khuyến khích nhằm hình thành và phát triển ngành công

nghiệp môi trường và các ngành sản xuất khác sử dụng các công nghệ

không hoặc ít gây ô nhiễm môi trường.

– Soạn thảo chính sách môi trường nhằm cải thiện chất lượng

môi trường một cách hiệu quả.

Kinh tế môi trường còn quan tâm đến các vấn đề quốc tế của

môi trường như thị trường thế giới và sự phá hủy tài nguyên thiên

nhiên, mưa axit, phá hủy tầng ozon, thay đổi khí hậu…

Cơ chế hoạt động của thị trường và thất bại của thị trường

1. Sự quan trọng của thị trường và hiệu quả của thị trường

Các nền kinh tế trên thế giới có thể được chia thành 3 loại như

sau:

– Kinh tế thị trường: nhà sản xuất quyết định sản xuất và bán cho

người tiêu thụ hàng hóa gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai.

35

– Kinh tế kế hoạch tập trung: trong đó nhà nước là người quyết

định ai sẽ sản xuất ra cái gì và sản xuất bao nhiêu, cách thức sản xuất

như thế nào, sản phẩm làm ra sẽ phân phối cho ai.

– Kinh tế hỗn hợp: là mô hình kết hợp của hai mô hình nền kinh

tế nói trên mà hiện nay có một số nhà kinh tế còn gọi là nền kinh tế thị

trường ngày nay. Loại kinh tế hỗn hợp này chiếm ưu thế hơn kể từ khi

hệ thống các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở các nước XHCN

Đông Âu và Liên bang Xô Viết chuyển đổi sang kinh tế thị trường.

Như vậy, hiện nay phần lớn tài nguyên trên thế giới đang được sử

dụng bởi các nền kinh tế theo kiểu thị trường và cũng vì vậy mà các

nền kinh tế này chịu trách nhiệm về một tỉ lệ lớn sự ô nhiễm của thế

giới. Do đó, chúng ta nên hiểu biết về tiến trình trong đó các lực lượng

thị trường xác định số lượng tài nguyên mà một nhà sản xuất sẽ sử

dụng trong quá trình chế biến và tại sao các hoạt động thị trường lại

ảnh hưởng đến số lượng chất ô nhiễm tạo ra. Hiểu biết cách thức hoạt

động của thị trường và các loại tín hiệu mà nó báo cho nhà sản xuất sẽ

giúp chúng ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho

tốt nhất để các nhà sản xuất không khai thác quá mức các tài nguyên

môi trường khan hiếm và tạo cho họ các động cơ kinh tế để giảm bớt ô

nhiễm do họ tạo ra.

2. Mục tiêu của nhà doanh nghiệp: lợi nhuận

Chắc các bạn còn nhớ trong môn Kinh tế vi mô có nói rằng mục

tiêu chính của các nhà sản xuất là tối đa hóa lợi nhuận. Để thực hiện

được mục tiêu này, các nhà doanh nghiệp phải tìm cách làm sao để

doanh thu lớn hơn chi phí. Doanh thu tuỳ thuộc rất nhiều vào giá bán

nhưng giá bán thường là nằm ngoài sự kiểm soát của một doanh

nghiệp riêng lẻ. Thông thường giá bán do cầu và cung của hàng hoá

quyết định. Trong khi đó, doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong

36

việc tìm cách để tối thiểu hóa chi phí. Điều này được mô tả trong đồ

thị 2.1.

Đến đây, chúng ta lại có dịp vận dụng các khái niệm đã học trong

Kinh tế vi mô, đó là doanh thu biên, chi phí biên, định phí, biến phí…

Doanh thu biên là số tiền tăng thu khi bán thêm một đơn vị sản phẩm.

Chi phí biên là số tiền tăng chi khi làm thêm một đơn vị sản phẩm.

Chi phí biên giảm khi năng suất tăng và sau đó sẽ tăng khi năng suất

giảm.

3. Mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận

Lợi nhuận biên là lợi nhuận tăng thêm khi tăng bán một đơn vị

sản phẩm.

Lợi nhuận biên = doanh thu biên – chi phí biên

Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn toàn doanh thu biên

(MR) không đổi ở mọi mức sản lượng. Chi phí biên (MC) lại thay đổi

khi gia tăng sản lượng. Khi doanh nghiệp tăng sản lượng, năng suất

thoạt đầu tăng, chi phí biên giảm và lợi nhuận biên tăng. Khi năng

suất bắt đầu giảm, chi phí biên tăng và lợi nhuận biên giảm. Tuy

nhiên, doanh nghiệp chỉ sản xuất đến mức sản lượng mà doanh thu

biên bằng chi phí biên vì đó là mức sản lượng mà tổng lợi nhuận của

doanh nghiệp là tối đa (tổng lợi nhuận tính được bằng cách tổng các

mức lợi nhuận biên).

MC MR hay MC

MR

O Qm Q

37

Hình 2.1

Xem hình 2.1 các bạn sẽ thấy khi Q tăng từ 0 đến Qm, MR > MC,

điều này có nghĩa là lợi nhuận biên của doanh nghiệp là một số dương.

Do vậy, nếu doanh nghiệp đang sản xuất mức sản lượng nhỏ hơn Qm

thì doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng để tăng tổng lợi nhuận. Nhưng khi

Q > Qm thì MR < MC, lợi nhuận biên là một số âm, doanh nghiệp

càng tăng sản lượng tổng lợi nhuận càng giảm và có thể bị lỗ nên

doanh nghiệp sẽ dừng ở mức sản lượng Qm. Vậy, Qm là mức sản lượng

tối ưu của doanh nghiệp.

4. Cách thức thị trường sử dụng tài nguyên môi trường có giá

và không có giá

Trong một thị trường tự do có 2 yếu tố mà các doanh nghiệp xem

xét khi họ quyết định mức sản xuất, đó là:

– Giá một đơn vị sản phẩm mà họ có thể bán được.

– Chi phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Do chi phí biên (MC) sẽ tăng theo sản lượng nên doanh nghiệp sẽ

chỉ sử dụng các tài nguyên để sản xuất mức sản lượng mà MC = MR.

Đương nhiên là các doanh nghiệp không phung phí các tài nguyên mà

họ phải bỏ tiền mua chúng. Tuy nhiên, đối với những tài nguyên môi

truờng được sử dụng miễn phí thì họ sẽ có khuynh hướng không tính

toán để sử dụng chúng một cách tiết kiệm.

Ví dụ: một doanh nghiệp sản xuất giấy sử dụng điện để cung cấp

năng lượng, điện được tạo ra bởi các nhiên liệu hóa thạch như than,

khí đốt, dầu… Quá trình này tạo ra các chất khí thải như nitrous oxide

NO và sulphur dioxide SO2 (hai chất này gây bệnh hô hấp, hại mùa

38

màng, làm các đường nước bị axit hóa) và thải ra chất dioxide carbon

CO2 (là chất gây ra hiệu ứng nhà kính và sự thay đổi thời tiết). Chi phí

năng lượng đối với doanh nghiệp đơn giản chỉ là tiền điện phải trả cho

công ty điện lực. Chi phí này chỉ bao gồm các khoản mà công ty điện

lực mua than, thuê nhân công, duy trì các đường dây, trả cho cổ

đông… mà không phản ảnh sự tổn hại môi trường do sản xuất điện

gây ra. Khi không có các quy định của Nhà nước, thì không doanh

nghiệp nào tạo ra chất thải phải trả tiền cho những tổn hại do chất thải

gây ra mà xã hội phải gánh chịu các khoản chi phí này dưới hình thức

chi phí y tế do bệnh tật gây ra bởi các tổn hại này và suy thoái môi

trường.

Giả sử doanh nghiệp sản xuất giấy mà chúng ta đang đề cập có

thể tăng sản lượng bằng cách tăng nhiệt độ trong những bể bột giấy

hoặc bằng cách gia tăng việc sử dụng nước vào trong bể và thải chất

thải lỏng này vào dòng sông gần đó. Phương án thứ hai (sử dụng thêm

nước và sau đó là sử dụng năng lượng hấp thu hóa giải chất thải của

sông) sẽ chỉ làm tăng chi phí của doanh nghiệp ở mức độ là trả thêm

tiền nước. Nếu giá nước rẻ hơn giá điện và mục tiêu của doanh nghiệp

là tối đa hóa lợi nhuận thì doanh nghiệp sẽ chọn phương án thứ hai.

Cách sử dụng tài nguyên như thế có lợi cho doanh nghiệp nhưng

có hại cho môi trường tức là cho xã hội. Chất thải này sẽ làm tổn hại

môi trường bằng nhiều cách như làm tiệt chủng một số giống loài cá,

các nhà máy nước phải lắp đăt các công cụ lắng lọc để bảo đảm chất

lượng nước có thể uống được cho dân chúng, dòng sông ô nhiễm đến

mức không thể bơi lội được nữa… Những tổn hại như thế gọi là chi

phí ngoại tác.

5. Các chi phí ngoại tác và sản lượng tối ưu của xã hội

39

Sự thất bại của thị trường xảy ra vì các doanh nghiệp chỉ quan

tâm đến giá thị trường của một tài nguyên khi quyết định số lượng tài

nguyên cần sử dụng. Khi một doanh nghiệp sử dụng và làm thoái hóa

một tài nguyên môi trường (như là khả năng hấp thụ và hóa giải chất

thải của nước) thì điều này không tạo ra một chi phí nội sinh cho

doanh nghiệp (nghĩa là MC của doanh nghiệp không tăng) nhưng lại

tạo một chi phí ngoại tác cho xã hội. Chỉ khi nào các chi phí ngoại tác

này được quan tâm đến (nghĩa là biến thành chi phí nội sinh cho người

gây ô nhiễm) thì điểm tối ưu tư nhân mới chuyển sang điểm tối ưu xã

hội. Hình 2.2 cho thấy số lượng chất thải do doanh nghiệp tạo ra khi

tăng sản lượng và được hấp thu bởi môi trường A.

40

Nếu sản xuất mức sản

lượng vượt quá Qa, chất thải sẽ

vượt quá khả năng hấp thu của

môi trường và sẽ sinh ra một

chi phí ngoại tác mà xã hội phải

gánh chịu.

Hình 2.3 cho thấy lượng ô

nhiễm tỉ lệ thuận với sản lượng.

MNPB (marginal net private benefit): lợi ích tư nhân ròng biên.

MNPB = lợi ích biên (hay doanh thu biên ) – chi phí biên

Lợi ích biên là doanh thu tăng thêm do sản xuất thêm một đơn vị

sản phẩm gây ô nhiễm. Chi phí biên là chi phí tăng thêm của người

gây ô nhiễm khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm.

MEC (marginal externality cost): chi phí ngoại ứng biên, đo

lường chi phí tăng thêm do phá hủy môi trường đối với những người

gánh chịu ô nhiễm. Chi phí tăng thêm này tăng khi sản lượng của sản

phẩm gây ô nhiễm tăng. Độ dốc của MNPB đi xuống vì chi phí có xu

hướng tăng và doanh thu tăng thêm có xu hướng giảm khi sản lượng

tăng.

Qa Q

Hình 2.2

Khả năng hấp thu

Ô nhiễm thải ra

Số lượng chất ô nhiễm thải ra và được hấp thu

41

Hình 2.3

Đường MEC đi lên từ mức sản lượng Qa chứ không xuất phát từ

góc O của trục tọa độ do môi trường có khả năng hấp thu một số

lượng chất thải nhất định, khi lượng chất thải nằm trong giới hạn hấp

thu chất thải của môi trường thì không gây ô nhiễm, do đó không có

chi phí ngoại tác.

Nếu bỏ qua các lực lượng thị trường thì doanh nghiệp gây ô

nhiễm sẽ sản xuất ở mức sản lượng Qp là cân bằng tư nhân đối với

người gây ô nhiễm. Nhưng Qp không phải là sản lượng tối ưu của xã

hội.

Tổng lợi ích được biểu thị bởi hình tam giác GQaQp (tức là gồm

A + B + C).

Tổng chi phí được biểu thị bởi hình tam giác HQpQa (tức là gồm

B + C + D).

Lấy tổng lợi ích trừ tổng chi phí ta có lợi ích xã hội ròng tương

ứng với sản lượng Qp là:

(A + B + C) – (B + C + D) = A – D

MNPB MEC

A

B C

D

MNPB, MEC

O Qa Qs Qp Q

Lượng ô nhiễm H

G

42

Nếu người gây ô nhiễm bị buộc phải sản xuất ở mức sản lượng

QS là mức sản lượng tối ưu của xã hội thì lợi ích xã hội ròng sẽ là: (A

+ B) – B = A

Vì A > (A – D), QS là mức sản lượng tối ưu vì tương ứng với lợi

ích ròng xã hội lớn hơn tại QP.

Hình 2.3 cũng cho ta thấy:

– Các ngoại ứng không biến mất. Khối lượng B còn tồn tại như

ngoại ứng tối ưu. Sự tồn tại một ngoại ứng tối ưu dương trái với quan

điểm phổ biến cho là ô nhiễm nên bị loại trừ. Ô nhiễm chỉ có thể bị

loại trừ nếu lượng chất thải nhỏ hơn khả năng hấp thu của môi trường.

– Chi phí và doanh thu của doanh nghiệp được quyết định bởi

những lực lượng thị trường nhưng chi phí thường bị quyết định bởi

những chính sách của nhà nước, nhất là ở các nước đang phát triển.

Chính phủ có thể áp dụng trợ cấp đối với phân bón, thuốc trừ sâu,

nước thủy lợi hay năng lượng. Các bạn hãy xem hình 2.4 sẽ thấy trợ

cấp làm giảm chi phí. Khi chi phí sản xuất giảm, MNPB tăng lên

MNPB*, lợi ích tư nhân lớn hơn trước. Người gây ô nhiễm mở rộng

sản xuất đến mức sản lượng QP* và tạo ra chi phí ngoại ứng cao hơn

trước. Do đó chúng ta có thể cải thiện đáng kể chất lượng môi trường

bằng cách giảm trợ cấp đối với người gây ô nhiễm.

MNPB, MEC

MNPB* MEC

MNPB

Lượng ô nhiễm

O Qa Qp Qp* Q

43

Hình 2.4

Chính quyền thất bại trong vấn đề môi trường như thế nào?

1. Tại sao chính quyền can thiệp

– Chính quyền cần can thiệp để bảo vệ những nạn nhân của các

tác động ngoại tác. Ví dụ: chính quyền có thể đặt ra những quy định

về tiếng ồn của phi cơ vì các hãng hàng không tư nhân không tự

nguyện làm giảm tiếng ồn cho các cư dân sống gần phi trường, chính

quyền có thể đặt ra tiêu chuẩn chất lượng nước sông vì người sử dụng

nước đầu nguồn không quan tâm đến những thiệt hại do ô nhiễm mà

người sử dụng nước ở cuối nguồn phải hứng chịu. Chính quyền cũng

can thiệp khi các hoạt động mang tính chất liên quốc gia. Ví dụ: các

công dân ở Châu Âu không tự nguyện làm giảm lượng ô nhiễm gây

mưa axit ở vùng Scandinavia, do đó các chính quyền phải phối hợp

với nhau.

– Có những nguồn tài nguyên tự do tiếp cận – có nghĩa là không

thuộc sở hữu của ai cả nên ai cũng có thể sử dụng và có xu hướng lạm

dụng nhưng không ai có động cơ bảo vệ. Ví dụ: bầu khí quyển là một

tài nguyên như thế – nó hoạt động như một bể chứa các chất thải khí

như dioxit carbon, metan… ai cũng có quyền thải chất gây ô nhiễm

nhưng không ai có trách nhiệm làm giảm ô nhiễm. Do đó, cần có sự

can thiệp của chính quyền vào quản lí tài nguyên bằng cách ban hành

những quy định không cho phép thải các chất gây ô nhiễm vượt quá

một mức giới hạn nào đó.

2. Tại sao chính quyền thất bại

– Chính quyền có thể chịu áp lực của một nhóm người nào đó

trong xã hội, do đó nếu các quy định về môi trường làm tăng chi phí

cho nhóm ngươì này họ sẽ phản đối.

44

– Vì lí do chính trị chính quyền có thể gây tác động xấu đến vấn

đề môi trường. Ví dụ: người Hà Lan đắp đê nhằm ngăn cản đội quân

của vua Louis thứ 14; người Trung Quốc phá hủy các đập trên sông

Hoàng Hà để chống lại sự tấn công của quân đội của Nhật Bản (1938);

Mỹ thải chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam; trong chiến

tranh vùng Vịnh, quân Irak trên đường rút chạy đã phá hủy các giếng

dầu của Cô-oét; trong thời gian chiến tranh lạnh Mỹ và Liên Xô thi

nhau chạy đua vũ trang xây dựng quá nhiều những căn cứ quân sự,

kho chứa vũ khí hạt nhân, hóa chất… và ngày nay việc phá hủy tốn

kém, cần kỹ thuật hiện đại, gây tác động xấu đến môi trường.

– Chính quyền có thể không đủ khả năng để thu thập các thông

tin đúng cho phép họ theo dõi toàn bộ hậu quả của một hoạt động nào

đó. Các chính trị gia thường không thấy được những hoạt động mà bề

ngoài không liên quan gì đến môi trường lại có tác động đến môi

trường. Chúng ta không thể có một chính sách môi trường tách rời với

chính sách năng lượng hay chính sách phát triển vùng vì chúng luôn

gắn bó hữu cơ với nhau.

– Các quan chức ảnh hưởng đến các quy định về môi trường ít có

động cơ rõ rệt để quan tâm sâu sắc đến quần chúng.

CÂU HỎI

1- Hãy nêu những thất bại của thị trường đối với vấn đề môi trường.

Làm thế nào để khắc phục những thất bại đó?

2- Hãy nêu những thất bại của nhà nước đối với vấn đề môi trường.

Làm thế nào để khắc phục những thất bại đó?

3- Nêu một số ví dụ minh họa thất bại của nhà nước các nước đang

phát triển trong vấn đề môi trường.

45

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

1- Đối với những tài nguyên có giá trên thị trường như các loại

khoáng sản, lâm sản, đất, nước, thủy hải sản… cơ chế thị trường tỏ ra

hiệu quả, các doanh nghiệp và dân cư sẽ sử dụng tiết kiệm và hiệu

quả. Do đó, lượng chất thải sinh ra sẽ hạn chế. Tuy nhiên, đối với

những tài nguyên và dịch vụ môi trường như bầu không khí sạch, cảnh

quan thiên nhiên, khả năng hóa giải chất thải của môi trường... có giá

trị nhưng không có giá nên chúng ta có xu hướng sử dụng tùy tiện,

lãng phí gây cạn kiệt và suy thoái. Do đó, cần phải có những phương

pháp để đánh giá từ đó tính đầy đủ giá trị của các tài nguyên và dịch

vụ môi trường này để có thể sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả.

Đồng thời, nhà nước có thể dùng các công cụ mệnh lệnh hành chính,

các công cụ kinh tế trực tiếp và gián tiếp để buộc người gây ô nhiễm

trả tiền, nhờ đó tài nguyên và dịch vụ môi trường sẽ được bảo vệ tốt

hơn. Công tác tuyên truyền giáo dục cũng không kém phần quan trọng

trong viêc bảo vệ môi trường.

2. Các thất bại của nhà nước là do: nhà nước có thể chịu áp lực của

một nhóm người nào đó trong xã hội nên không thể ban hành các luật

lệ và quy định có lợi cho môi trường hay vì lý do chính trị chính

quyền có thể gây tác động xấu đến vấn đề môi trường; do chạy đua vũ

trang xây dựng quá nhiều những căn cứ quân sự, kho chứa vũ khí hạt

nhân, hóa chất… gây ô nhiễm môi trường; nhà nước có thể không đủ

khả năng để thu thập các thông tin đúng cho phép họ theo dõi toàn bộ

hậu quả của một hoạt động nào đó gây ô nhiễm môi trường; lực lượng

cán bộ môi trường quá ít về số lượng và yếu kém về trình độ. Do đó

giải pháp khắc phục là: xây dựng một cơ chế hiệu quả để các cơ quan

quản lí môi trường và cán bộ nhà nước không bị áp lực của các thế lực

khác trong xã hội; đầu tư nâng cao cơ sở vật chất, phương tiện của các

46

cơ quan quản lí môi trường và nâng cao trình độ của cán bộ chuyên

trách về môi trường…

3. Thất bại của chính quyền ở các nước đang phát triển

Ở các nước đang phát triển, thị trường tự do thường không được

phép hoạt động. Chính quyền can thiệp và kiểm soát giá, chính quyền

thường giữ giá thấp hơn giá cân bằng thị trường. Họ làm như vậy

thường là do những động cơ tốt như:

– Giữ giá lương thực thấp để trợ giá cho người nghèo.

– Thúc đẩy sự phát triển công nghiệp bằng cách giữ giá năng

lượng thấp.

Tuy nhiên những can thiệp ấy thường tạo ra những ảnh hưởng

không tốt là:

– Chính quyền sử dụng hết các nguồn thu từ thuế và các thu nhập

khác cho trợ cấp.

– Trợ cấp khuyến khích sự lạm dụng các tài nguyên được trợ giá.

– Trợ giá khiến các hoạt động kinh tế có liên quan trở nên hấp

dẫn một cách giả tạo, thu hút nhiều nguồn lực về tài nguyên, nhân lực.

Tác động đối với môi trường có thể minh họa bằng vấn đề nước tưới

và năng lượng.

Nước tưới: Ở nhiều nước đang phát triển, trợ giá nước kích thích

việc sử dụng nước lãng phí. Giá nước thường được tính trên cơ sở diện

tích được tưới mà không tính đến số lượng nước thực tế được sử dụng và

chi phí cung cấp nước thường được tính không đầy đủ nên nhỏ hơn giá

phải trả. Một trong những ảnh hưởng của giá thấp là kích thích người ta sử

dụng quá nhiều so với nhu cầu gây úng đất.

Mặt khác do giá thấp, nhu cầu nước tăng hơn mức bình thường,

làm tăng nhu cầu về hệ thống thủy lợi.

47

Ngăn sông làm thủy lợi dẫn tới những ảnh hưởng môi trường

khác:

– Các đập lớn gây ô nhiễm ở cuối nguồn và bồi lắng ở đầu nguồn

vì cây cối ở những khu rừng quanh hồ chứa nước bị đốn hạ.

– Dân cư ở vùng lòng hồ phải di chuyển khỏi quê hương.

Năng lượng: Năng lượng thương mại – than đá, xăng dầu, khí

đốt, điện – được trợ giá rộng rãi ở các nước đang phát triển. Trợ giá

kích thích việc sử dụng lãng phí năng lượng, do đó làm tăng ô nhiễm

không khí và tăng chất thải.

Tác động về kinh tế lại càng tệ hại vì:

–– Hút hết nguồn thu nhà nước và các tài nguyên có giá trị ra khỏi

những khu vực sản xuất hiệu quả.

–– Làm giảm xuất khẩu các nguồn năng lượng bản xứ, tăng nợ

nước ngoài.

–– Khuyến khích các ngành sử dụng nhiều năng lượng trong khi

phải hi sinh những ngành có hiệu quả hơn.

48

PHẦN II

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Môi trường có ba chức năng cơ bản là cung cấp tài nguyên, hấp

thụ chất thải, là không gian sống và tạo cảnh quan. Chức năng nào

cũng có giá trị. Tuy nhiên, chức năng kinh tế như cung cấp tài nguyên

có giá trên thị trường trong khi các chức năng hấp thụ chất thải, là

không gian sống và tạo cảnh quan tuy có giá trị nhưng lại không có

giá trên thị trường. Chính vì không được đánh giá đầy đủ mà dẫn đến

hiện tượng khai thác sử dụng quá mức làm cạn kiệt tài nguyên, ô

nhiễm môi trường. Do đó, phần II này gồm 2 bài, giới thiệu với các

bạn một số phương pháp đánh giá giá trị tài nguyên môi trường để từ

đó có thể đánh giá đầy đủ giá trị tài nguyên và các dịch vụ môi trường

nhằm khai thác và sử dụng chúng một cách tiết kiệm và hiệu quả.

49

BÀI 3

Bài này giới thiệu một trong những phương pháp được dùng phổ

biến để đánh giá giá trị tài nguyên môi trường. Đó là phương pháp

phân tích lợi ích – chi phí.

MỤC TIÊU

Mục tiêu của bài này là nhằm:

Trang bị cho các bạn những kiến thức về phương pháp phân

tích lợi ích – chi phí để biết cách dùng nó trong đánh giá giá trị tài

nguyên môi trường.

Giúp các bạn hiểu rõ nguyên tắc lựa chọn chính sách sử dụng

tài nguyên và môi trường ở góc độ lợi ích – chi phí.

NỘI DUNG CHÍNH

Khái niệm về phân tích lợi ích – chi phí

Chi phí và lợi ích được định nghĩa dựa trên việc thỏa mãn các

ước muốn, hoặc ý thích. Với định nghĩa như vậy thì một việc gì đó

thỏa mãn một ước muốn, đó là lợi ích. Việc gì làm giảm sự thỏa mãn

nhu cầu của con người thì đó là chi phí. Đối với nhà kinh tế, muốn

biết sự thỏa mãn có gia tăng hay không, phải chú ý vào ý thích của

con người. Nếu một người thích tình trạng B hơn tình trạng A hiện tại

thì lợi ích ròng khi chuyển sang B đối với người đó phải là số dương.

Bb – Cb > 0 (1)

50

Trong đó B là lợi ích, C là chi phí. Chi phí và lợi ích được đo

lường trên cơ sở phúc lợi của con người.

Nguyên tắc quyết định của xã hội

Để làm cho việc chấp nhận của một người chuyển đổi sang một

tình trạng khác trở thành một nguyên tắc quyết định của xã hội chúng

ta cần phải biết mọi người ưa thích cái gì. Nếu mọi người thích

chuyển từ tình trạng A sang tình trạng B thì không có vấn đề gì cả.

Nếu nhiều người thích chuyển và những người còn lại không bận tâm

đến việc đó thì cũng không có vấn đề gì. Trong trường hợp này những

người thích chuyển là những người được lợi và những người bàng

quan thì chẳng lợi hơn mà cũng chẳng hại hơn. Nhưng nếu có một số

người thích chuyển trong khi một số khác không thích thì sẽ có người

có lợi và có người bị thiệt. Để xác định xã hội được lợi hơn hay bị

thiệt hơn chúng ta phải so sánh lợi ích và thiệt hại của mọi cá nhân.

Nhiều nhà kinh tế cho rằng việc này không thể làm được. Nhưng trong

thực tế sự so sánh được thực hiện thường xuyên. Chúng ta cũng

thường phán đoán xem người khác cảm thấy như thế nào – bằng cách

xem họ phản ứng, ứng xử ra sao và xem họ nói gì. Tất cả các quyết

định về chính sách thường bao gồm những so sánh như thế, không thể

có một chính sách được lòng tất cả mọi người, mọi người đều có lợi,

mà thường có một số người bị bất lợi.

51

Giá sẵn lòng trả

Một trong những cách để đo lường phần lợi ích tăng thêm và

thiệt hại mất đi là dựa vào sự lựa chọn của dân chúng thông qua một

cuộc trưng cầu dân ý. Cách này cũng không cho phép xác định đúng

mức độ ưa thích hoặc không thích một việc gì đó. Mức độ ưa thích

của một cá nhân về một mặt hàng nào đó được thể hiện bằng mức giá

sẵn lòng trả (WTP: willingness to pay) của họ đối với mặt hàng đó.

Mặt khác, khi họ không thích một điều gì đó, họ cũng sẽ sẵn lòng trả

một mức giá nào đó để tránh nó, hoặc sẵn lòng chấp nhận mức đền bù

nào đó để chịu đựng điều mà họ không thích (WTA: willingness to

accept).

Khái niệm WTP và WTA rất hữu ích trong việc giải quyết vấn đề

giữa các cá nhân khi có một số người thích tình trạng A và một số

người khác không thích. Ví dụ:

Người thứ nhất: WTP để chuyển sang tình trạng A = 10

triệu đồng.

Người thứ hai: WTP để chuyển sang tình trạng A = 8 triệu đồng.

Người thứ ba: WTA để chịu đựng việc chuyển sang tình trạng A

= 6 triệu đồng.

Người thứ tư: WTA để chịu đựng việc chuyển sang tình trạng A

= 5 triệu đồng.

Người thứ 1 và thứ 2 là những người được lợi, trong khi người

thứ 3 và thứ 4 là những người bị thiệt. Toàn xã hội được lợi hay bị hại

khi chuyển sang tình trạng A? Chúng ta có thể sử dụng nguyên tắc

sau:

(WTP1 + WTP2) – (WTA3 + WTA4) > 0 (2)

Thế vào (2) ta được: (10 + 8) – (6 + 5) = 7 > 0

Do đó việc chuyển sang tình trạng A là có lợi cho toàn xã hội.

52

Để thấy được có sự gia tăng lợi ích ròng cho xã hội, ta giả sử

rằng người thứ nhất và người thứ hai được yêu cầu phải đền bù cho

người thứ ba và thứ tư. Do đó người thứ nhất bỏ ra 6 triệu đồng đền

bù cho người thứ ba và anh ta vẫn còn lợi 4 triệu đồng. Người thứ hai

bỏ ra 5 triệu đồng đền bù cho người thứ tư và anh ta vẫn còn lợi 3

triệu đồng. Bây giờ người thứ ba và người thứ tư không còn thiệt nữa

nhưng người thứ nhất và thứ hai có lợi. Điều này được gọi là sự cải

thiện Pareto. Sự cải thiện Pareto là sự phân phối làm cho ít nhất một

người có lợi hơn nhưng không làm bất cứ ai bị thiệt. Đó là một sự cải

thiện thật sự nếu việc đền bù thực tế xảy ra và là sự cải thiện tiềm

năng nếu việc đền bù chỉ là giả định.

Bất phương trình (2) tương tự bất phương trình (1) nhưng dùng

tổng hợp chi phí và lợi ích của tất cả mọi người trong xã hội và được

viết lại như sau:

∑ (Bi – Ci) > 0 (3)

Phân tích lợi ích – chi phí theo thời gian

Thông thường, người ta thích lợi ích hiện tại hơn là trong tương

lai. Đơn giản là vì người ta thiếu kiên nhẫn và vì có thể trong tương lai

sẽ xuất hiện những nhân tố mới làm lợi ích có thể mất đi. Lí do khác

là vì tiền vốn có khả năng sinh lời, giá trị của 1 triệu đồng tài nguyên

trong hiện tại sẽ làm ra giá trị sản phẩm và dịch vụ lớn hơn 1 triệu

đồng trong tương lai. Do đó, một nhà sản xuất bằng lòng chi nhiều

hơn 1 triệu đồng trong tương lai để lấy 1 triệu đồng hiện tại. Điều này

dẫn chúng ta đến khái niệm chiết khấu. Quá trình chiết khấu được thể

hiện qua cơ chế lãi kép.

• Lãi kép

53

Giả sử có một số tiền V triệu đồng, sau một năm V sẽ trở thành V

+ tiền lãi. Tiền lãi (Vr) được tính bằng cách lấy lãi suất (r) nhân với

tiền vốn (V). Gọi V(1) là số tiền có được sau 1 năm, ta có:

V(1) = V + Vr = V + rV = (1 + r)V

Số tiền có được sau 2 năm là:

V(2) = (V + Vr) + (V +Vr) r = V + Vr + Vr + Vr r

= (1 + 2r + r2)V = (1 + r)2V

Tiếp tục tính như vậy, số tiền có được sau 12 năm sẽ là:

V(12) = (1 + r)12.V

Các bạn có nhận xét gì về công thức tính giá trị tiền vốn trong

tương lai cho một số tiền vốn ở hiện tại theo cơ chế lãi kép hay

không? Chúng ta hãy xem lại công thức đơn giản nhất, tính số tiền có

được sau 1 năm: V(1) = (1 + r)V. Trong công thức này số mũ của (1 +

r) là 1. Còn nếu là 2 năm thì số mũ của (1 + r) là 2. Tương tự như vậy,

nếu các bạn muốn tính cho 12 năm thì số mũ sẽ là 12. Như vậy, bây

giờ chắc các bạn đã có thể tính được dễ dàng giá trị trong tương lai

của một số tiền ở hiện tại rồi phải không? Các bạn hãy thử tính xem,

nếu lãi suất là 10%/năm thì 2 triệu đồng hiện nay sau 5 năm sẽ là bao

nhiêu?

Áp dụng công thức V(5) = (1 + r)5.V, ta có:

V(5) = (1 + 0,1)5 × 2 = 3.221.020 đồng.

Các bạn lưu ý: đơn vị thời gian không nhất thiết là 1 năm, cũng

có thể là 1 tháng, 6 tháng hay 2 năm…)

Quan sát V(t) theo t ta sẽ thấy có sự tăng trưởng theo thời gian.

Tỉ lệ tăng trưởng (k) là sự thay đổi của V(t) chia cho V(t).

V(n +1) V(n)k =V(n)

-

với n là số đơn vị thời gian (số năm, tháng…) và V: tiền vốn

54

Ví dụ: V(12) V(11)k =V(11)-

Nếu lãi suất không đổi, tốc độ tăng trưởng k sẽ bằng lãi suất r.

Ví dụ: Mất bao lâu để 100 ngàn đồng của tôi trong ngân hàng

tăng gấp đôi nếu mức lãi suất là 8%/năm?

100 ngàn đồng trở thành 108 ngàn đồng sau 1 năm.

108 ngàn đồng × 1,08 sau 2 năm…

Chúng ta muốn 200 ngàn đồng = 100(1,08)t với t là thời gian

muốn tìm, nên 2 = (1,08)t. Lấy ln hai vế, ta có:

ln2 = t × ln1,08 ⇒ T = ln2/ln1,08 = 9

Vậy, phải mất 9 năm thì số tiền 100 ngàn đồng mới tăng lên gấp

đôi với lãi suất 8%/năm.

• Chiết khấu giá trị hiện tại

Đây là khái niệm ngược với khái niệm lãi kép. Giá trị hiện tại của

V ngàn đồng nhận được sau 5 năm là 5r)(1V+

V được chiết khấu quay về thời kỳ hiện tại (thời kỳ 0). Mỗi thời

điểm khác nhau, đồng tiền có giá trị khác nhau nên không so sánh

được, chiết khấu cho phép chúng ta đưa giá trị khác nhau của 2 thời

điểm về thời điểm hiện tại để có thể so sánh chúng.

Giả sử anh An trúng xổ số 10 triệu đồng nhưng người trả tiền đề

nghị trả cho An trong 5 năm. Như vậy, 2 triệu đồng đầu tiên sẽ trả

hôm nay, 2 triệu đồng tiếp theo sẽ được trả vào cuối mỗi năm sau

đó… Giá trị hiện tại của việc chi trả được tính toán bằng cách chuyển

giá trị mỗi năm nhận được về hiện tại, sau đó cộng dồn lại.

PV = 2 + r)(1

2+

+ 2r)(12+

+ 3r)(12+

+ 4r)(12+

Đây là giá trị hiện tại chiết khấu tổng giá trị tương lai. Nếu r là

10% tổng này xấp xỉ 8,342 triệu đồng. Đây là giá trị của giải thưởng

55

sau 5 năm chiết khấu về hiện tại. Nhìn theo cách này thì không có gì

khác giữa nhận 8,342 triệu đồng hôm nay và nhận 2 triệu đồng mỗi

năm trong vòng 5 năm. Mỗi thành phần trong công thức tính giá trị

hiện tại cho chúng ta biết số tiền có được trong 1 năm, được định giá

hôm nay. Ví dụ: 2 triệu đồng được trả trong năm thứ 3 trị giá 1,504

triệu đồng hôm nay. Nếu chúng ta gửi 1,504 triệu đồng vào ngân hàng

với lãi suất 10%/năm chúng ta sẽ có 2 triệu đồng vào cuối năm thứ 3.

Với một mỏ khoáng sản, lợi nhuận thu được trong tương lai

thường nhỏ đi, do đó dòng giá trị tương lai của người chủ sở hữu sẽ

giảm.

Với rừng và cá, sắp xếp sản xuất để đạt được sản lượng ổn định

trong tương lai.

Khi xét đến yếu tố thời gian, phương trình (3) được chuyển đổi

thành

∑ ttt

r)(1CB

+− > 0 (4)

trong đó số mũ t chỉ thời gian.

Để nhấn mạnh chi phí và lợi ích môi trường chúng ta sẽ tách

phần môi trường ra thành số hạng E, lúc đó phương trình (4) trở

thành:

∑ tttt

r)(1ECB

++− > 0 (5)

• Tính chiết khấu và môi trường

Chiết khấu ảnh hưởng bất lợi đến quyền lợi của các thế hệ tương

lai trong các trường hợp sau:

a) Khi mà môi trường bị tàn phá bởi các dự án rất xa trong

tương lai, phép chiết khấu sẽ làm cho hiện giá của các thiệt hại sẽ nhỏ

hơn mức thiệt hại thực tế. Ví dụ: sự tàn phá do việc tồn trữ chất thải

56

hạt nhân và những bụi ô nhiễm cực nhỏ kéo dài dai dẳng như các kim

loại nặng.

b) Khi dự án mang đến lợi ích trong khoảng thời gian dài thì

phép chiết khấu làm giảm giá trị của các lợi ích và tạo ra khó khăn

trong việc biện minh cho các dự án hoặc chính sách. Ví dụ: việc trồng

cây tái tạo rừng nhất là những cây gỗ cứng phát triển chậm ở các vùng

khí hậu ôn đới.

c) Khi các quyết định khai thác triệt để nguồn tài nguyên chịu

ảnh hưởng bởi suất chiết khấu. Các nguồn tài nguyên có thể cạn kiệt

có xu hướng được sử dụng ngày càng nhanh khi chiết khấu ngày càng

cao và như thế tài nguyên để lại cho các thế hệ tương lai ngày càng ít

đi.

Vì chiết khấu gây bất lợi cho các thế hệ tương lai nên các nhà

môi trường thường không tán thành chiết khấu.

Trong thực tế, không có mối liên hệ duy nhất giữa suất chiết

khấu cao với suy thoái môi trường. Suất chiết khấu cao có thể dịch

chuyển gánh nặng chi phí cho các thế hệ tương lai như các lí do đã

nêu trên. Nhưng suất chiết khấu tăng sẽ làm cho mức đầu tư chung

giảm, do đó sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng. Điều này dẫn đến nhu

cầu tài nguyên giảm và giảm ô nhiễm môi trường.

Lợi ích và chi phí phải được định giá càng thấp nếu tính không

chắc chắn về lợi ích và chi phí đó càng cao. Các loại tình trạng không

chắc chắn liên quan đến chiết khấu là:

a) Sự không chắc chắn vì cá nhân có còn sống đến thời điểm

tương lai hay không.

b) Sự không chắc chắn về các ý thích cá nhân trong tương lai.

c) Sự không chắc chắn về quy mô của lợi ích hoặc chi phí.

57

CÂU HỎI

1. Nếu bạn có một mỏ dầu trữ lượng ước tính khoảng 1000 thùng, chi

phí trung bình và chi phí biên khai thác là 10$/thùng. Bạn sẽ khai thác

toàn bộ số dầu trong hiện tại hay để dành cho tương lai?

2. Có một khu dân cư gần sân bay gồm 2 khu vực A và B, các hộ sở

hữu những căn nhà tương tự nhau. Nếu một đường băng mới được xây

dựng, các nhà ở khu vực A sẽ có lợi hơn vì ít ồn hơn nên giá trị nhà sẽ

tăng lên; ngược lại các nhà ở khu vực B sẽ bất lợi hơn vì sẽ bị ồn

nhiều hơn nên giá trị nhà sẽ giảm xuống. Bảng sau cho thấy số lượng

nhà và sự thay đổi giá trị nhà trong từng khu vực. Hãy tính sự thay đổi

giá trị lợi ích ròng của xã hội sau khi có đường băng mới và cho biết

có nên thực hiện dự án này không?

Nhà Giá trị (triệu

đồng)

Số lượng nhà

Trước Sau

A Ít ồn hơn 250 280 10.000

B Ồn nhiều hơn 250 210 5.000

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

1. Câu trả lời không chỉ phụ thuộc vào mức lợi nhuận hiện tại mà bạn

phải dự đoán giá dầu trong tương lai sẽ tăng nhanh như thế nào? Dầu

trong lòng đất cũng giống như tiền gửi trong ngân hàng, bạn chỉ giữ

dầu nếu nó mang lại cho bạn lợi tức ít ra bằng lãi suất r trên thị

trường. Gọi Pt là giá dầu năm nay, Pt + 1 là giá dầu năm sau và c là chi

phí khai thác, ta có quy tắc khai thác như sau:

Nếu: (Pt + 1 – c) > (1 + r)(Pt – c): giữ dầu trong lòng đất.

Nếu: (Pt + 1 – c) < (1 + r)(Pt – c): khai thác và bán ngay.

58

Nếu: (Pt + 1 – c) > (1 + r)(Pt – c): tùy ý.

2. Dự án thực hiện làm cho khu vực A có lợi. Lợi ích tăng thêm của

khu vực A:

(280 – 250) × 10.000 = 300.000

Dự án thực hiện làm cho khu vực B bị thiệt. Chi phí của khu vực

B:

(250 – 210) × 5.000 = 200.000

Lợi ích xã hội ròng = lợi ích – chi phí

300.000 – 200.000 = 100.000

Vì lợi ích xã hội ròng > 0 nên về mặt kinh tế, thực hiện dự án là

có lợi. Tuy nhiên trên thực tế, dân cư khu vực B có thể sẽ phản đối dự

án, nếu ban quản lý dự án thuyết phục được dân cư khu vực A đền bù

thiệt hại cho khu B thì:

Lợi ích tăng thêm của khu vực A chỉ là 100.000

Chi phí của khu vực B là 0

Lợi ích xã hội ròng vẫn là 100.000

Nhưng lúc này dự án sẽ khả thi hơn rất nhiều.

Phương án lúc này phù hợp với tư tưởng cải thiện Pareto.

59

BÀI 4

Sau khi học xong bài 3, các bạn đã biết cách đánh giá giá trị tài

nguyên môi trường bằng phương pháp lợi ích – chi phí. Bài này giới

thiệu với các bạn các phương pháp khác.

MỤC TIÊU

Bài này cung cấp cho các bạn một số phương pháp đánh giá giá

trị của những tài nguyên và dịch vụ môi trường không có giá thị

trường, từ đó đánh giá chính xác hơn lợi ích xã hội ròng và có cách

khai thác sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên và các dịch vụ môi trường.

NỘI DUNG CHÍNH

Tổng giá trị kinh tế

Là phương pháp đánh giá rất quan trọng ở cấp độ kinh tế vi mô

và khu vực. Biết được đầy đủ về chi phí và lợi ích của một dự án là rất

cần thiết để ra các quyết định đầu tư. Như các bạn đã biết, hàng hóa và

các dịch vụ môi trường thường không có giá thị trường và do đó khó

xác định được giá trị đích thực và tầm quan trọng của chúng.

Ví dụ 1: Một hồ nước công cộng được xây dựng có thể cung cấp

thêm các cơ hội giải trí hay phòng chống lũ lụt, nhưng những người

hưởng thụ cơ hội này không phải trả lệ phí vì các lợi ích không được

định giá.

Ví dụ 2: Một công viên quốc gia được xây dựng để bảo tồn môi

trường thiên nhiên, nhưng môi trường thì không đem ra mua bán trên

thị trường nên không có giá.

60

Ví dụ 3: Tiếng ồn, ô nhiễm không khí và tắc nghẽn giao thông thì

không được đem ra trao đổi mua bán trên thị trường nhưng tất cả

những điều ấy gây phí tổn cho con người.

Tất cả những lợi ích và chi phí không được định giá làm thay đổi

lợi ích ròng của xã hội cho nên chúng cần phải được định giá và đưa

vào tính toán.

Khái niệm tổng giá trị kinh tế (TEV: total economic value) của

các tài sản môi trường giúp xác định giá trị kinh tế của các tài sản môi

trường phi thị trường.

Tổng giá trị kinh tế bao gồm giá trị sử dụng và giá trị không sử

dụng.

• Giá trị sử dụng được hình thành từ sự thực sự sử dụng môi

trường. Một tài nguyên có giá trị vì nó có chức năng hay hoạt động

phục vụ con người.

Giá trị sử dụng bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng

gián tiếp và giá trị nhiệm ý. Giá trị nhiệm ý thể hiện bằng việc chọn

lựa các cách sử dụng môi trường trong tương lai; một cá nhân hiện tại

không sử dụng tài nguyên này nhưng coi trọng việc sử dụng nó trong

tương lai. Ví dụ: một người sẵn sàng đóng góp vào việc duy trì công

viên của địa phương dù rằng hiện nay họ ít lui tới, nhưng họ nghĩ

trong tương lai khi họ về hưu họ sẽ nghỉ ngơi, đi dạo trong công viên

này.

• Giá trị không sử dụng thể hiện các giá trị phi phương tiện

nằm trong bản chất của sự vật, nhưng nó không liên quan đến việc sử

dụng thực tế. Thay vào đó các giá trị này được coi như những yếu tố

phản ánh sự lựa chọn của con người, những lựa chọn này có tính đến

sự quan tâm, đồng cảm và trân trọng đối với phúc lợi của các sinh vật

61

khác ngoài con người như các giống loài khác, các quần thể hệ sinh

thái. Giá trị không sử dụng bao gồm giá trị tồn tại và giá trị kế thừa.

– Giá trị tồn tại là giá trị mà một cá nhân đánh giá việc giữ gìn

một tài sản mà người đó hay các thế hệ tương lai không trực tiếp sử

dụng. Ví dụ: có nhiều người sẵn lòng trả cho sự tồn tại các tài sản môi

trường thông qua các quỹ từ thiện bảo vệ động vật hoang dã hay môi

trường khác; hay mọi người đều thấy rằng việc bảo vệ bờ biền khỏi

nhiễm bẩn là quan trọng dù sự ô nhiễm không có tác động trực tiếp

đến cá nhân họ.

– Giá trị kế thừa là giá sẵn lòng trả để bảo tồn môi trường vì

lợi ích của các thế hệ sau. Ví dụ: một người không thích đi dạo trong

công viên nhưng nghĩ rằng có thể con cháu mình sẽ thích điều đó. Giá

trị tồn tại có thể được đo lường bằng một bảng các câu hỏi (phương

pháp đánh giá ngẫu nhiên).

Ví dụ:

TEV của một khu rừng = giá trị sử dụng + giá trị không sử dụng

Giá trị sử dụng = giá trị sử dụng trực tiếp (lợi tức từ gỗ) + giá trị sử

dụng gián tiếp (khu thắng cảnh) + giá trị nhiệm ý (thắng cảnh thuộc cá

nhân trong tương lai).

Giá trị không sử dụng = giá trị kế thừa (thắng cảnh cho các thế hệ

tương lai hoặc ý muốn bảo tồn thiên nhiên) + giá trị tồn tại (bảo tồn

tính đa dạng sinh học).

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM: contingent valuation

method) sử dụng các cuộc điều tra để tìm kiếm thông tin, gồm 3 bước

như sau:

Bước 1: Đầu tiên chọn ngẫu nhiên một số người để hỏi về đánh

giá của họ đối với một hàng hóa hay một dịch vụ môi trường nào đó.

62

Bước 2: Các câu trả lời của họ cung cấp thông tin giúp các nhà

phân tích ước lượng WTP của những người được hỏi.

Bước 3: Số lượng WTP này được ngoại suy đối với toàn bộ dân

cư.

Có nhiều cách đặt câu hỏi khác nhau, ở đây ta có thể tìm hiểu

một số cách đơn giản và phổ biến.

• Phương pháp đặt các câu hỏi mở

Ví dụ: “Bạn sẽ trả thuế thu nhập thêm bao nhiêu để bảo đảm rằng

khu vực dành cho động vật hoang dã được bảo tồn?”.

• Phương pháp đặt các câu hỏi đóng

Đầu tiên người phỏng vấn chủ động đưa ra mức ban đầu. Sau đó

hỏi một số người về WTP của họ. Nếu họ trả lời đồng ý thì tăng dần

lên cho đến khi họ không đồng ý nữa. Trái lại, nếu họ trả lời không

đồng ý thì giảm dần cho đến khi họ đồng ý.

• Phương pháp xếp loại ngẫu nhiên

Những người được hỏi được yêu cầu xếp thứ tự các cặp kết hợp

hàng hóa và tiền phải trả.

Ví dụ: Những người được phỏng vấn được yêu cầu chọn trên một

chuỗi liên tục giữa mức thấp của chất lượng nước tương ứng với mức

thuế thấp cho đến mức chất lượng nước cao tương ứng với mức thuế

cao. Các sự kết hợp được xếp thứ tự từ ưa thích nhất đến ghét nhất.

Các xếp loại sau đó được tổng hợp thống kê và sử dụng để ước lượng

WTP.

Phương pháp chi phí du hành

Phương pháp chi phí du hành (TCM: travel cost method) được

dùng để ước lượng nhu cầu đối với các cảnh quan, nơi vui chơi giải

trí, từ đó xác định giá trị cho những cảnh quan này.

63

Giả sử chúng ta muốn ước lượng nhu cầu của một cảnh quan

thiên nhiên để đo lường giá trị của nó đối với người tiêu dùng. Như

các bạn đã học trong Kinh tế vi mô, thông thường nhu cầu (Q) của

một người đối với hàng hóa phụ thuộc vào giá của hàng hóa đó (P),

giá của hàng hóa thay thế (PY), thu nhập của người đó (I) và biến số giải

thích thị hiếu Z.

Q = f(P, PY, I, Z)

Phương pháp chi phí du hành nhận thức rằng giá đầy đủ mà

người ta phải trả cho một hàng hóa chẳng hạn như điểm tham quan

lớn hơn giá vé vào cửa. Chi phí này phải bao gồm cả chi phí đi và về,

chi phí cơ hội của thời gian đi, chi phí cơ hội của thời gian lưu lại

điểm tham quan…

Giá vé vào cửa thường là như nhau với mọi người và có khi bằng

0 nếu miễn phí. Tuy nhiên, tổng chi phí của mỗi người rất khác nhau

vì các thành phần chi phí khác rất khác nhau. Chính sự khác nhau này

cho phép người ta thiết lập nên đường cầu đối với điểm tham quan.

Đường cầu này không phải là đường cầu thông thường với số lần tham

quan Q là hàm số của giá vé vào cửa Q = f(P) mà là đường cầu đảo,

tức là tổng chi phí tham quan là hàm số của số lần tham quan TC =

f(Q). Các bạn lưu ý là chi phí tham quan ở đây ngoài giá vé vào cửa

còn bao gồm những chi phí khác như đã nói ở phần trên. Đường cầu

này cho thấy người ta sẵn sàng trả bao nhiêu cho một chuyến tham

quan.

Các bước tiến hành như sau:

(1) Chọn ngẫu nhiên một số người tại điểm tham quan.

64

(2) Thông qua một bảng câu hỏi tại chỗ được phân phát ở cổng

rừng hay tại bãi giữ xe hay trực tiếp hỏi họ về số lần tham quan trung

bình trong một năm, thời gian đi lại, chi phí cơ hội của thời gian, chi

phí của điểm tham quan thay thế, thu nhập của họ… ảnh hưởng đến

nhu cầu.

Để đơn giản ta giả định các yếu tố như thu nhập, thị hiếu... gọi

chung là các yếu tố phi giá được giữ nguyên. Chúng ta có thể xác định

mối tương quan giữa chi phí tham quan và số lần tham quan. Từ đó

thiết lập đường cầu bằng cách thay đổi giá cả cho một cuộc tham quan

và xem trung bình một du khách có bao nhiêu cuộc tham quan. Sử

dụng thông tin này, chúng ta có thể ước lượng chi phí giải trí trung

bình của một du khách đối với địa điểm này, tức là ước lượng được

hàm cầu của một cá nhân đối với việc tham quan địa điểm này. Nhân

nó với số lượng du khách hàng năm cho phép chúng ta ước lượng

được tổng giá trị giải trí hàng năm của cảnh quan.

Ví dụ 1: Giả sử chúng ta nhận thấy rằng khi lệ phí vào cửa vượt

quá 15 ngàn đồng thì cá nhân sẽ không muốn tham quan nữa, lệ phí

vào cửa tối đa mà người ta đồng ý chi trả cho lần tham quan thứ 2 là

8,5 ngàn đồng. Giá sẵn lòng trả cho những lần tham quan sau đó giảm

dần, ví dụ như 4 ngàn đồng cho lần tham quan thứ ba, 2 ngàn đồng

cho lần tham quan thứ tư và chỉ 0,5 ngàn đồng cho lần tham quan thứ

năm. Cá nhân sẽ chỉ đến tham quan lần thứ 6 nếu được miễn phí. Như

vậy trong thực tế nếu không thu vé vào cửa, trung bình mỗi cá nhân sẽ

tham quan 6 lần trong một năm.

Số lần

tham

quan (1)

WTP

(2)

Giá phải trả

(ngàn đồng)

(3)

Giá trị thặng dư

tiêu dùng (ngàn

đồng)

65

(4)

1 15 0 15

2 8,5 0 8,5

3 4 0 4

4 2 0 2

5 0,5 0 0,5

6 0 0 0

Tổng

cộng

30 0 30

Tổng giá trị = tổng giá phải trả + tổng giá trị thặng dư tiêu dùng

Các bạn có thể xem lại khái niệm thặng dư tiêu dùng trong Kinh

tế vi mô.

Biểu diễn trên đồ thị các kết hợp giá cả và số lần tham quan

chúng ta sẽ có được đường cầu D đối với cảnh quan. Đường cầu cho

thấy số lần tham quan của cá nhân đối với điểm tham quan như một

hàm số của phí vào cửa. Ở bất kì thời điểm nào, tất cả các cá nhân sẽ

phải trả cùng một mức giá khi vào cửa. Bây giờ chúng ta có thể tính

toán tổng giá trị của các cuộc tham quan bằng tổng số tiền mà cá nhân

đồng ý chi trả cho tất cả các lần tham quan.

15 + 8,5 + 4 + 2 + 0,5 + 0 = 30 ngàn đồng.

Trên thực tế, mọi người được tự do vào tham quan không tốn tiền

(không có ràng buộc về cung) nên giá thực tế mà người tiêu thụ phải

trả là bằng 0. Chúng ta có thể tính được tổng giá trị thặng dư tiêu dùng

là sự khác biệt giữa tổng giá trị và giá thực phải trả là 30 – 0 = 30

ngàn đồng.

66

Ở đây chúng ta có thể thấy rằng, đối với các hàng hóa không có

giá, tổng giá trị thặng dư bằng với tổng giá trị của hàng hóa đó. Đây

chính là trường hợp thường có đối với các hàng hóa môi trường.

Hình 4.1

Trong hình 4.1 tổng giá trị luôn luôn được biểu thị bằng diện tích

nằm dưới đường cầu AB, khi đó, chỉ đối với các hàng hóa không có

giá, tổng giá trị này cũng bằng với tổng giá trị thặng dư tiêu dùng.

Các hạn chế của phương pháp chi phí du hành:

1. Đối với những người thích đi du lịch thì thời gian đi không

phải là chi phí mà là lợi ích. Khi đó phải trừ chi phí thời gian ra khỏi

TC, như thế giá trị khu giải trí sẽ được đánh giá cao lên.

2. Một hành trình cho nhiều nơi tham quan: nếu một cá nhân

tham quan một vài điểm trong cùng một ngày nhưng chỉ được phỏng

vấn theo phương pháp TCM tại 1 điểm thì các nhà phân tích sẽ phân

bổ chi phí du hành của cá nhân này như thế nào? Các nhà phân tích sẽ

cố gắng dùng tỉ lệ phần trăm so với tổng chi phí du hành hay hỏi

những người tham quan để biết tỉ lệ này nhưng nói chung là không

chính xác.

O 1 2 3 4 5 6 lần

A

B

Giá 1 lần tham quan

15 12 9 6 3

67

3. Các cảnh quan thay thế: Một khách du lịch A đặc biệt ưa thích

cảnh quan X sẵn sàng vượt qua 20km đường để đến X; khách du lịch

B không thích X nhưng cũng vượt 20km từ một hướng khác đến X vì

không có cảnh quan nào khác gần nhà anh ta. Việc dùng phương pháp

TCM mang lại kết quả là hai người A và B đều có cùng giá trị giải trí

như nhau về cảnh quan này nhưng như vậy không đúng. Một số nhà

phân tích cố gắng tính đến điều này bằng cách hỏi khách du lịch về

cảnh quan thay thế nhưng điều này vừa phức tạp về mặt thống kê lại

vừa dẫn đến sai sót.

4. Có nhiều người đánh giá cao cảnh quan và chọn mua nhà gần

địa điểm này. Trong trường hợp này họ sẽ tốn chi phí thấp nhưng họ

có thể tham quan những chỗ họ đánh giá cao, nghĩa là chi phí du hành

sẽ ước lượng cao giá trị khu giải trí.

5. Các du khách không tốn chi phí: phương pháp TCM bỏ qua

những khách tham quan ở rất gần khu giải trí, họ có thể đi bộ đến đó

nhưng họ có thể đánh giá cao về khu giải trí.

Phương pháp định giá hưởng thụ

Phương pháp định giá hưởng thụ (HPM: hedonic pricing method) cố

gắng đánh giá các dịch vụ môi trường mà sự hiện diện của nó ảnh hưởng

trực tiếp đến một số giá thị trường nào đó. Ứng dụng thường thấy nhất của

phương pháp này trong thực tế là đối với thị trường bất động sản. Giá nhà

bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nhiều yếu tố như: kích thước, số phòng, số

tầng, khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc, đến chợ, đến trường học, cảnh

quan… Nếu các yếu tố khác ngoài cảnh quan tương tự nhau thì sự khác

biệt giá nhà là do cảnh quan môi trường. Ví dụ: sự xuất hiện của nguồn

nước lộ thiên làm nhà tăng giá, tiếng ồn từ sân bay có thể làm giảm giá

nhà ở các khu vực lân cận sân bay.

68

Để sử dụng phương pháp này nhà phân tích phải thu thập thông

tin liên quan tới các yếu tố ảnh hưởng đến giá nhà, ví dụ khoảng cách

từ nhà đến khu trung tâm. Đây là một công việc phức tạp. Trước kia

việc đo lường này thường được tính toán bằng tay từ bản đồ. Hiện nay

người ta có thể dùng hệ thống thông tin địa lý (GIS: geographical

informatic system) lưu giữ những bản đồ mã hóa, từ đó việc tính toán

các khoảng cách như thế được thực hiện bằng máy vi tính. Hệ thống

bản đồ này có thể bao gồm cả các đường ranh của đồi hoặc thung lũng

cho phép máy tính tính toán tác động của từng môi trường cụ thể đối

với từng nhà riêng biệt, hoặc xem xét một ngôi nhà có trực tiếp hứng

chịu tiếng ồn từ các con đường lớn gần đó hay có bị các nhà khác che

chắn hay không? Việc sử dụng kỹ thuật mới này có thể làm tăng tính

chính xác của phương pháp định giá hưởng thụ. Tuy nhiên, phương

pháp này cũng có một số trở ngại như:

1. Việc ước tính mối tương quan giữa giá nhà và chất lượng môi

trường đòi hỏi một kỹ năng cao về thống kê để tách riêng ra những

ảnh hưởng khác trên giá nhà như kích thước nhà, địa điểm có thuận

tiện cho việc đi lại hay không…

2. Phương pháp này dựa trên giả thiết là người ta được tự do lựa

chọn một sự kết hợp các yếu tố nhà ở mà họ thích trong giới hạn thu

nhập của họ. Tuy nhiên thị trường nhà có thể bị tác động bởi những

ảnh hưởng bên ngoài như chính phủ điều chỉnh chế độ miễn giảm hay

thuế, lãi suất...

Phương pháp chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội là một khái niệm được sử dụng để xem xét khả

năng lựa chọn trong các quyết định sản xuất, tiêu dùng. Chi phí đầu tư

vào một dự án A nào đó bao gồm giá trị tối đa của các dự án khác có

69

thể được đầu tư nếu chúng ta không dùng các nguồn lực để đầu tư vào

dự án A.

– Đối với nhà sản xuất: Chi phí cơ hội là chi phí do quyết định sử

dụng tài nguyên cho mục đích này thay vì mục đích khác.

– Đối với người tiêu dùng: Chi phí cơ hội để tiêu thụ sản phẩm A

là sự hi sinh tiêu thụ sản phẩm B.

– Đối với chính phủ: Chi phí cơ hội cho một chính sách nào đó là

giá trị thực của các chính sách khác mà lẽ ra chính phủ có thể theo

đuổi.

CPCH = chi tiêu ngân sách –(+) bất kỳ sự tăng (giảm) trong

thặng dư xã hội

Ví dụ 1: Chi phí cơ hội của việc khắc phục hậu quả lũ lụt là sự hi

sinh các khoản tài chính lẽ ra được dùng để xây dựng một trung tâm

khoa học tầm cỡ quốc tế.

Ví dụ 2: Chính phủ thực hiện một dự án trồng rừng trên một khu

đất trước đây nông dân đang canh tác, sự mất đi đất canh tác là một

biểu hiện của chi phí cơ hội, chi phí cơ hội ở đây là giá thị trường của

vụ mùa và các sản phẩm khác trên diện tích đất đã được trồng rừng.

Đây là phương pháp khảo sát thị trường cần được thông qua

trước khi sử dụng một nguồn tài nguyên.

Phương pháp chi phí thay thế

Phương pháp chi phí thay thế xem xét các chi phí để thay thế

hoặc phục hồi những tài sản môi trường đã bị thiệt hại và giá trị các

chi phí này đo lường tác hại của môi trường bị phá hủy (hay lợi ích

của việc phục hồi).

70

Các cá nhân, các công ty, chính phủ thường sẵn lòng trả tiền để

hành động nhằm chống lại sự suy thoái môi trường. Điều này có nghĩa

là họ đang chi tiêu nhằm bảo vệ tình trạng hiện tại, kết quả chi tiêu đó

đo lường sự mất mát tiềm năng về thặng dư của người tiêu dùng do sự

suy thoái môi trường.

Ví dụ: chi phí để làm sạch các tòa nhà bị bẩn vì ô nhiễm không

khí; chi phí để khôi phục chất lượng nước; chi phí nâng cao con đê để

tránh lũ lụt; chi phí để tránh tiếng ồn hoặc ô nhiễm không khí; chi phí

các nông gia phải trả để tiêm chủng cho các gia súc của họ tránh bệnh

dịch.

Phương pháp chi trả của chính phủ

Chính phủ thường đánh giá trực tiếp các dịch vụ và hàng hóa môi

trường bằng cách ấn định các khoản bồi thường cho các nhà sản xuất

(đặc biệt là nông dân) để họ chấp nhận các biện pháp sản xuất không

làm hại môi trường. Ví dụ: trong dự án cải tạo kênh rạch Nhiêu Lộc –

Thị Nghè – Tân Hóa – Lò Gốm có nhiều chi phí trong đó có chi phí

bồi thường cho dân di dời ổn định cuộc sống.

Phương pháp nhân – quả

Còn được gọi là phương pháp liều lượng – đáp ứng, phương

pháp này sử dụng các kỹ thuật thống kê để tìm ra quan hệ nhân – quả

giữa các mức độ ô nhiễm khác nhau với mức độ gây hại khác nhau;

các phản ứng sinh lý của con người, thực vật, động vật đối với áp lực

của ô nhiễm.

Ví dụ: khi các chất ô nhiễm nào đó làm thiệt hại mùa màng, sản

lượng giảm, thì thông thường thất thoát mùa vụ này có thể định giá

tiền tệ bằng cách nhân sản lượng thiệt hại với giá thị trường của một

đơn vị hay giá ẩn (giá điều chỉnh hay mô phỏng theo thị trường).

71

Nhưng đối với những trường hợp có liên quan đến sức khỏe con

người, chúng ta phải đứng trước những vấn đề liên quan đến giá trị

sinh mạng con người, các nhà phân tích tìm cách đánh giá mức rủi ro

gia tăng của bệnh tật hay tử vong.

Phương pháp chi phí thay đổi

Phương pháp này còn được gọi là phương pháp tiết kiệm chi phí.

Các chi phí có thể tăng hay giảm khi có dự án. Sự gia tăng chi phí là

sự mất mát lợi ích và sự giảm chi phí là sự gia tăng lợi ích.

Nếu dự án làm giảm chi phí thì:

Giá trị của lợi ích tăng thêm = Chi phí hiện tại – chi phí với sự

thay đổi có ích = chi phí tiết kiệm được.

Ví dụ: chi phí sản xuất điện theo công nghệ hiện tại là 620 tỉ

đồng và chi phí sản xuất theo công nghệ mới là 570 tỉ đồng, lợi ích

của việc tiết kiệm chi phí do sử dụng công nghệ mới là 50 tỉ đồng.

Nếu dự án làm tăng chi phí thì:

Giá trị của lợi ích mất đi = chi phí của sự thay đổi gây thiệt hại –

chi phí hiện tại

= chi phí thiệt hại.

Phương pháp tiết kiệm chi phí đánh giá lợi ích như là chi phí tiết

kiệm nhờ làm một việc có ích như áp dụng công nghệ mới hay phí tổn

tránh được nhờ không làm điều gì gây ra thiệt hại.

Chi phí khi có sự thay đổi gây ra thiệt hại sẽ cao hơn trong điều

kiện hiện tại. Trong trường hợp này phương pháp được áp dụng như

sau:

72

Giá trị của lợi ích = chi phí với sự thay đổi có gây thiệt hại – chi

phí hiện tại

= chi phí tránh được.

Đối phó với các yếu tố rủi ro hay không chắc chắn

Rủi ro và không chắc chắn tồn tại một cách khách quan trong

cuộc sống nhất là trong lĩnh vực môi trường.

Chúng ta thường không biết trước các hậu quả về môi trường của

việc thực hiện một chính sách hay một dự án nào đó.

Các rủi ro môi trường (sự cố môi trường) có thể do thiên nhiên

(các thiên tai như lũ lụt, động đất, lốc xoáy, bão táp, hạn hán, mưa đá,

núi lửa hoạt động, sét đánh, sóng thần…) nhưng cũng có thể do con

người gây ra (như sự kiện tràn dầu ra biển, những tai nạn do các phản

ứng hạt nhân, những vụ nổ nhà máy hóa chất, ô nhiễm do các khu

chứa chất thải không được xử lí tốt, hỏa hoạn, sập hầm mỏ). Phần lớn

những điều không chắc chắn xảy ra là do chúng ta không biết hậu quả

của những quyết định của chúng ta, như những chất nhân tạo – hoặc

số lượng những chất thiên nhiên ngày càng tăng – sẽ tác động đến môi

trường như thế nào. Nếu chúng ta biết CFC hủy hoại tầng ozon và

tầng ozon có chức năng bảo vệ an toàn cho trái đất thì có lẽ chất CFC

đã chẳng được chế tạo và sử dụng. Chúng ta có thể không biết chuyện

gì đang xảy ra với việc thải ra những chất ô nhiễm vi lượng ngày càng

tăng vào môi trường. Là người sử dụng hay sử dụng tiềm năng các

dịch vụ môi trường và tài nguyên – chúng ta có thể không biết chắc là

những dịch vụ môi trường hay tài nguyên đó có sẵn cho chúng ta

trong tương lai không hay chúng ta có muốn sử dụng dịch vụ môi

trường hay tài nguyên đó trong tương lai không? Chúng ta không biết

73

rằng một ngày nào đó chính những chất mà chúng ta thải ra sẽ làm

chúng ta bệnh tật hay chết. Những điều không biết như thế đầy rẫy

khắp nơi.

Hậu quả của việc hành động mà không hề biết chắc chuyện gì sẽ

xảy ra là chúng ta có thể tạo ra những hậu quả không thể đảo ngược

được, như là hủy diệt một chủng loại.

Các hậu quả không thể đảo ngược thường được đo lường theo

những đơn vị phản ảnh các hậu quả đối với con người.

Ví dụ: số tòa nhà bị phá hủy, hay mức độ phá hủy, số ngày bệnh,

độ cao của mực nước lũ, đo động đất bằng độ Richter, mật độ tối đa của

các chất ô nhiễm trong không khí…

Các rủi ro thường có thể được mô tả dưới 2 đặc điểm: hàng loạt

các hậu quả không thể đảo ngược và phân phối xác suất theo các hậu

quả.

Sự cố R(x) = P(x) × D(x)

Với P(x) là xác suất xảy ra sự cố.

D(x) là mức độ nghiêm trọng của sự cố (thiệt hại).

Đã có nhiều nghiên cứu để tìm biết xác suất xảy ra các hậu quả

xấu. Quá trình đánh giá rủi ro này nhằm để xác định mức độ tương

quan giữa liều lượng (mức độ ô nhiễm) và phản ứng của con người

(ảnh hưởng đến sức khỏe). Ví dụ: nồng độ của một chất ô nhiễm môi

trường và ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe của con người.

Để đánh giá rủi ro của một hành động mạo hiểm nào đó có thể

gây sự cố môi trường, ta xem xét số tử vong trên 1 triệu người. Ví dụ:

số người tử vong trên 1 triệu người tiếp xúc với rủi ro do phóng xạ hạt

nhân là 6.300 người thì rủi ro này có xác suất xảy ra là

6.300/1.000.000 = 0,0063. Chi phí nhằm giảm thiểu các rủi ro chia

cho số người được cứu sống gọi là “chi phí sinh mạng”.

74

Sau khi đánh giá rủi ro, bước tiếp theo là quản lí rủi ro, đó là

toàn bộ quá trình vận dụng những lí thuyết khác nhau để đưa ra các

quyết định:

a) Rủi ro bao nhiêu thì chấp nhận được, và

b) Những rủi ro không chấp nhận được thì nên giảm đi bao

nhiêu, và

c) Ngăn chận rủi ro như thế nào?

Trong Kinh tế môi trường lí thuyết “thỏa dụng kỳ vọng” có tầm

quan trọng lớn trong việc tính toán để đi đến quyết định đầu tư.

Ví dụ 1: Một dự án đầu tư với một lợi ích được biết phụ thuộc

vào các xác suất sau:

40% khả năng có lời 10 triệu

35% khả năng có lời 6 triệu

25% khả năng bị lỗ 3 triệu.

Tính giá trị kỳ vọng của dự án như sau:

G = (10 × 0,4) + (6 × 0,35) + (–3 × 0,25) = 5,35 triệu

So sánh giá trị kỳ vọng này với chi phí bỏ ra để thực hiện dự án.

Nếu chi phí < 5,35 triệu thì chấp nhận dự án.

Ví dụ 2: Dự án A và B đều có giá trị kỳ vọng như nhau. Dự án A

không có lợi ích thực tiêu cực.

Dự án B có 1 xác suất rất cao với lợi ích thực nhưng vẫn có xác

suất nhỏ tai hoạ. Nếu ưa thích mạo hiểm thì chọn dự án B.

Dự án A Dự án B

Lợi ích thực Xác suất Lợi ích thực Xác suất

500 0,475 500 0,99

75

300 0,525 –10000 0,01

Trị giá dự

tính

395 Trị giá dự

tính

395

Quản lí rủi ro là nhiệm vụ của mọi người: chính phủ, ngành,

doanh nghiệp, nhà khoa học, công dân.

• Vai trò của nhà nước được thể hiện qua các chính sách công

cộng ảnh hưởng đến việc giảm xác suất các sự kiện không thể đảo

ngược P(x) hay giảm mức độ nghiêm trọng của các hậu quả không thể

đảo ngược D(x) hay giảm cả hai.

• Vai trò của ngành trong quản lí sự cố: quy hoạch việc xây

dựng những nhà máy có tiềm năng gây ô nhiễm; xây dựng nhà máy có

độ an toàn công nghệ cao; chú trọng đào tạo công nhân vận hành tốt

máy móc, thiết bị; xử lí nghiêm túc chất thải; thực hiện đầy đủ các

biện pháp phòng ngừa.

• Vai trò của nhà nghiên cứu khoa học là xác định và ước

lượng sự cố; nghiên cứu hậu quả và tầm quan trọng của thiệt hại;

nghiên cứu vật liệu chống cháy, nổ, chất độc…

CÂU HỎI

1. Hãy nêu những ví dụ về vai trò của nhà nước, của ngành, của nhà

khoa học trong việc ngăn chận hay giảm tác hại của sự cố môi trường.

2. Ngoài những giải pháp đã giới thiệu trong bài, các bạn hãy nêu

những sáng kiến của mình trong việc giảm hay ngăn chận những rủi ro

trong lĩnh vực môi trường.

3. Có số liệu sau đây về tình hình tham quan hồ Bình An của dân cư

trong các vùng A, B, C trong năm.

76

a) Số liệu cột (3) và cột (5) là chi phí/số lần tham quan cho phép

chúng ta thiết lập được đường cầu về nhu cầu tham quan hồ. Hãy vẽ

theo số liệu đã cho và nối 4 điểm lại với nhau (mỗi điểm cho tương

đương A, B, C, D) bằng các đường thẳng.

Vùng

xuất

phát

Khoảng

cách

trung

bình từ

vùng

đến hồ

(km)

Chi phí

trung

bình

cho 1

lần

tham

quan

(1000đ)

Dân số

trong

vùng

(người)

Số lần

tham

quan

bình

quân

/người

Số lần

tham

quan

của

vùng

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

A 1 1 15000 15 225000

B 5 2 20000 5 100000

C 10 3 15000 1 15000

D 20 4 10.000 0 0

Tổng

cộng

b) Tính thặng dự tiêu dùng hàng năm của 1 người ở vùng A và

tổng thặng dư tiêu dùng của vùng A.

c) Tính thặng dư tiêu dùng hàng năm của 1 người ở vùng B và

tổng thặng dư tiêu dùng của vùng B.

d) Tính thặng dư tiêu dùng hàng năm của 1 người ở vùng C và

tổng thặng dư tiêu dùng của vùng C.

77

e) Tính tổng thặng dư tiêu dùng của tất cả các vùng, cho biết tổng

thặng dư này thể hiện điều gì?

4. Những người câu cá ở sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) chi tiêu trung

bình 43 ngàn đồng cho một lần đi câu. Có một dự án được thực hiện ở

bờ sông Trà Khúc và làm sông bị ô nhiễm, lượng cá giảm đi đáng kể.

Do đó, người đi câu phải đi đến sông Vệ xa hơn và phải chi 151 ngàn

đồng/lần. Giả sử một người đi câu trung bình là 15 lần/năm trong đó

có 9 lần họ phải đi đến sông Vệ vì sông Trà không có cá. Số liệu về

chi phí và số lượng này cho ta 2 điểm X và Y trên đồ thị về một

đường cầu về câu cá. Tính giá trị lợi ích bị mất đi khi có dự án.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

1. Vai trò của nhà nước trong quản lí rủi ro:

Ví dụ về các phương pháp chính sách giảm xác suất xảy ra các sự

kiện không thể đảo ngược như những quy định an toàn về các phản

ứng hạt nhân, các tiêu chuẩn đối với kỹ thuật xử lí chất thải hay cô lập

các bãi chứa chất thải nguy hiểm, xây dựng các đập nước để kiểm soát

dòng chảy của các con sông giảm xác suất xảy ra lũ lụt, hạn chế tác

hại của thiên tai. Các chính sách này được xem như các phương pháp

ngăn chận rủi ro.

Ví dụ về các chính sách giảm tầm quan trọng của các sự kiện

không thể đảo ngược như những quy định yêu cầu áp dụng các kỹ

thuật xây dựng chống động đất, hay xây dựng các nơi trú ẩn khi có lốc

xoáy, bão. Những chính sách này được xem như các phương pháp

giảm rủi ro.

Vai trò của ngành trong quản lí rủi ro là quy hoạch việc xây dựng

những nhà máy có tiềm năng gây ô nhiễm như nhà máy xi măng, hóa

chất, hạt nhân; xây dựng nhà máy có độ an toàn công nghệ cao; chú

78

trọng đào tạo công nhân vận hành tốt máy móc, thiết bị; xử lí nghiêm

túc chất thải; thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa.

Vai trò của nhà khoa học trong quản lí rủi ro như ứng dụng công

nghệ thông tin trong dự đoán các tình huống thảm họa, ứng dụng hệ

thống thông tin địa lý GIS, xây dựng bản đồ thảm họa...

3. a) Vẽ đồ thị

b) Diện tích nằm dưới đường cong và trên đường giá/chi phí 1

ngàn là thặng dư tiêu dùng của 1 người ở vùng A, có thể tính bằng

cách tính diện tích hình tam giác và hình chữ nhật, sau đó nhân với

dân cư của vùng sẽ được thặng dư tiêu dùng của cả vùng.

TDTD/người ở vùng A = 13,5

Tổng TDTD vùng A = 13,5 × 15000 = 202.500

c) Diện tích nằm dưới đường cong và trên đường giá/chi phí 2

ngàn là thặng dư tiêu dùng của 1 người ở vùng B, có thể tính bằng

cách tính diện tích hình tam giác và hình chữ nhật, sau đó nhân với

dân cư của vùng sẽ được thặng dư tiêu dùng của cả vùng.

TDTD/người ở vùng B = 3,5

Tổng TDTD vùng B = 3,5 × 20000 = 70.000

4

3

2

1

Chi phí/lần tham quan (ngàn đồng)

1 5 15 Số lần

79

d) Diện tích nằm dưới đường cong và trên đường giá/chi phí 3

ngàn là thặng dư tiêu dùng của 1 người ở vùng C, có thể tính bằng

cách tính diện tích hình tam giác và hình chữ nhật, sau đó nhân với

dân cư của vùng sẽ được thặng dư tiêu dùng của cả vùng.

TDTD/người vùng C = 0,5

Tổng TDTD vùng A = 0,5 × 15000 = 7.500

e) Vùng D quá xa hồ, chi phí 4 ngàn/lần nên dân cư ở đây

không tham quan.

TDTD/người vùng D = 0.

Tổng TDTD vùng D = 0.

Tuy nhiên nếu được tham quan miễn phí có thể họ sẽ đi.

Tổng thặng dư của cả 3 vùng A, B, C đo lường tổng lợi ích xã

hội ròng.

202.500 + 70.000 + 7.500 = 280.000

4. Giá trị của lợi ích bị mất đi = Chi phí sau khi có dự án – chi phí

trước dự án

= [151 × 9 + 43 ×(15 – 9) ] – (43 × 15) = 972 ngàn đồng.

9 15 Số lần đi

Chi phí một chuyến đi (ngàn đồng)

151

43

80

PHẦN 3

CÁC CÔNG CỤ VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.

Các chính sách, công cụ quản lí môi trường là các biện pháp

hành động thực hiện công tác quản lí môi trường của Nhà nước, của

các tổ chức… để khuyến khích người sản xuất, người tiêu dùng giữ

mức hoạt động của họ trùng với mức tối đa hóa phúc lợi xã hội.

Các công cụ, chính sách này bao gồm ba hướng tiếp cận chính là:

1. Mệnh lệnh và kiểm soát.

2. Tuyên truyền, giáo dục.

3. Sử dụng các công cụ kinh tế – tài chính.

Phần này được thiết kế thành 2 bài với nội dung nhằm làm rõ ưu,

nhược điểm của từng công cụ để người học có thể vận dụng chúng vào

từng trường hợp cụ thể sao cho phù hợp.

81

BÀI 5

Bài này giới thiệu hai trong ba hướng tiếp cận xây dựng chính

sách quản lí môi trường với hai công cụ mệnh lệnh hành chính và

tuyên truyền giáo dục.

MỤC TIÊU

Bài này giúp cho các bạn:

Hiểu biết và vận dụng công cụ mệnh lệnh – hành chính và

công cụ tuyên truyền giáo dục để quản lí môi trường.

Biết được ưu, nhược điểm của từng công cụ.

NỘI DUNG CHÍNH

Mệnh lệnh và kiểm soát

Tiếp cận này chiếm ưu thế khi khởi xướng chính sách môi trường

ở các nước phát triển dựa trên quan điểm cho rằng Chính phủ có trách

nhiệm trong việc bảo vệ sức khỏe, phúc lợi và môi trường xã hội,

tránh những rủi ro do ô nhiễm gây ra. Các cơ quan điều hành đặt ra

các luật lệ, quy định, tiêu chuẩn môi trường (chỉ tiêu) và đòi hỏi

những kẻ gây ô nhiễm phải tuân theo, nếu không sẽ bị phạt.

82

• Hệ thống Nhà nước về bảo vệ môi trường gồm:

– Chính phủ.

– Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Cục Tài nguyên và Môi trường (bao gồm 4 Cục: Cục quản lí tài

nguyên nước, Cục địa chất và khoáng sản, Cục bảo vệ môi trường,

Cục đo đạc và bản đồ).

– Vụ Tài nguyên và Môi trường (10 vụ).

– Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố (Tỉnh).

– Sở Tài nguyên và môi trường các tỉnh, thành phố.

– Phòng, Ban chuyên trách môi trường các Quận, Huyện.

• Hệ thống luật và quy định bảo vệ môi trường

– Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 27/12/1993.

– Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững 1991

– 2000.

– Chiến lược bảo vệ môi trường 2001 – 2010.

– Các luật liên quan đến bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên

nhiên như: Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân (1989); Pháp lệnh bảo vệ

môi trường và phát triển nguồn lợi thủy sản (1989); Luật bảo vệ và

phát triển rừng (1991); Luật đất đai; Luật khoáng sản (1996); Luật

Dầu khí; Luật Hàng hải; Luật Lao động; Luật tài nguyên nước (1998);

Bộ luật dân sự (1995), điều 628; Bộ luật hình sự (1985), điều 195,

điều 180, 182, 183, 184, 185, 186, 187, 188, 189, 190, 191.

• Tiêu chuẩn chất lượng môi trường: là những quy định của

quốc gia cho phép hàm lượng các chất gây ô nhiễm, hoặc những chất

khác có trong môi trường chỉ đến mức nào đó để không ảnh hưởng

đến sức khỏe dân cư. Các loại tiêu chuẩn bao gồm:

83

– Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh: quy định mức

độ ô nhiễm cao nhất được phép của những chất ô nhiễm đặc trưng

trong không khí và nước bao quanh.

Ví dụ: đối với nước sông yêu cầu lượng chất thải trung bình 24

giờ ở một địa điểm nhất định không được vượt quá mức cho phép.

– Các tiêu chuẩn về chất thải: Ban hành mức trần tổng lượng tập

trung chất ô nhiễm thải ra từ một nguồn gây ô nhiễm mg/l, gr/24 giờ;

kh/tấn.

– Các tiêu chuẩn kỹ thuật: mà một doanh nghiệp phải sử dụng để

tuân thủ các luật lệ, quy định về môi trường (ví dụ: kiểm soát SO2; các

công ty sản xuất xe hơi được yêu cầu sử dụng kỹ thuật mới để giảm

chất ô nhiễm < 0,41gr hydro carbon, < 3,4gr/carbon monoxide, <1gr

nitrogen oxide/ dặm hay/km).

– Các tiêu chuẩn thành tích: một loại tiêu chuẩn chất thải đo

lường thành tích (ví dụ: % chất ô nhiễm giảm được là bao nhiêu).

– Tiêu chuẩn sản phẩm: ban hành mức trần tổng khối lượng chất

ô nhiễm có thể thải ra môi trường/1tấn sản phẩm. Tiêu chuẩn sản

phẩm cũng ngăn cấm thêm một số chất nhất định trong sản phẩm (ví

dụ: cấm sử dụng xăng có chì).

– Tiêu chuẩn sản xuất: hạn chế thải các chất ô nhiễm liên quan

tới các quá trình sản xuất cụ thể. Ví dụ: khi sản xuất clor alkali một

chất kiềm có sử dụng thủy ngân, bắt buộc phải sử dụng màng chắn để

ngăn không cho thủy ngân nhiễm độc môi trường.

Nói chung, các tiêu chuẩn do nhà nước trung ương ban hành. Tuy

nhiên, trong một số trường hợp Chính phủ chỉ xác định các quy định

chung và chính quyền địa phương sẽ ban hành những tiêu chuẩn cụ

thể.

84

Hầu hết các nhà quản trị hành chính ưa thích các công cụ quy

định CAC (command and control).

• Ưu điểm của phương pháp này:

+ Đòi hỏi ít thông tin để ban hành các luật lệ.

+ Có thể dựa vào chúng để đạt các mục tiêu chính sách đề ra.

+ Được hỗ trợ về hành chính và chính trị.

+ Trao tối đa quyền cho người quy định để kiểm soát các nguồn

tài nguyên thiên nhiên được sử dụng ở đâu? như thế nào? để đạt mục

tiêu môi trường.

+ Việc ban hành luật lệ, quy định khá nhanh chóng do có sẵn bộ

máy hành chính.

Các thành viên hiện hữu trong ngành công nghiệp cũng ưa thích

phương pháp này vì họ có thể thông đồng với các viên chức nhà nước

để ngăn chận không cho những người mới gia nhập ngành xin các

khoản trợ cấp.

• Nhược điểm của phương pháp này:

– Không kiểm soát hết được do hạn chế về kỹ thuật (năng lực cơ

quan quản lí môi trường thấp, lực lượng cán bộ môi trường ít).

– Chi phí hành chính cao.

– CAC đòi hỏi người điều tiết sử dụng các tài nguyên để thu thập

thông tin mà những người gây ô nhiễm đã có được. Ví dụ: những

người gây ô nhiễm biết rõ hơn chính quyền về chi phí để làm giảm

hay làm sạch chất ô nhiễm. Do đó, theo phương pháp CAC chính

quyền phải thu thập được loại thông tin này (thông tin về chi phí giảm

ô nhiễm biên MAC, chi phí ngoại tác biên MEC. Thu thập thông tin

này rất tốn kém về tiền bạc, thời gian và đòi hỏi phải có cán bộ có

chuyên môn đối với từng ngành.

85

– Một khi tiêu chuẩn đã đạt được, tiếp cận này không kích thích

sáng tạo trong nghiên cứu kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm.

– Quan liêu: có khi có thông tin nhưng các cơ quan khác nhau có

chức trách khác nhau thường thiếu sự phối hợp, chia xẻ thông tin.

– Sự cản trở về chính trị: công tác cưỡng chế nghiêm túc thường

vấp phải sức cản chính trị tiềm tàng.

Tuy nhiên trên thực tế, người quy định không biết MAC và

MEC. Do đó tiêu chuẩn xả thải trên thực tế có những đặc trưng sau:

– Tiêu chuẩn được xác định trên cơ sở kỹ thuật sẵn có tốt nhất.

– Các tiêu chuẩn thường được xác định phù hợp với từng ngành

cụ thể (đối với cùng một chất ô nhiễm nhưng tiêu chuẩn sẽ khác nhau

đối với các ngành khác nhau).

– Các tiêu chuẩn thường khác nhau đối với các nguồn gây ô

nhiễm cũ và mới (thường là chặt chẽ hơn đối với các ngành công

nghiệp mới).

– Các tiêu chuẩn thường thống nhất.

86

Giáo dục và tuyên truyền bảo vệ môi trường

Giáo dục môi trường nhằm giúp cho các cá nhân và cộng đồng có

kiến thức về bản chất các vấn đề môi trường, nhận thức được ý nghĩa,

tầm quan trọng, giá trị của môi trường, từ đó có ý thức bảo vệ môi

trường, thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường.

Với các nhà sản xuất: các thỏa ước tự nguyện của các nhà sản

xuất cam kết xây dựng chiến lược phát triển theo hướng bảo vệ môi

trường sinh thái; tuyên truyền trên những phương tiện thông tin đại

chúng; giáo dục chính quy trong nhà trường từ mầm non đến đại học,

sau đại học từ đó có ý thức và các hành động bảo vệ môi trường. Hình

thức rất phong phú như môn học, tổ chức các cuộc thi về môi trường,

những buổi tham quan hay góp phần dọn dẹp làm sạch môi trường.

Những hành động nhỏ có thể dễ dàng thực hiện như:

– Sử dụng tiết kiệm giấy, tắt đèn, quạt khi ra khỏi lớp học hay

văn phòng, tắt vòi nước…

– Không vứt rác ra đường phố, ao, hồ, sông ngòi.

– Không mua đồ dùng bằng lông thú, không phá cây cối.

– Đọc sách báo về môi trường và tuyên truyền cho người khác…

CÂU HỎI

1. Các bạn hãy nêu sáng kiến của mình về hình phạt đối với những

người gây ô nhiễm môi trường và phương pháp giáo dục bảo vệ môi

trường.

2. Hãy nêu hạn chế của việc thực hiện công cụ mệnh lệnh hành chính

trong thực tế. Cho thí dụ về một trường hợp cụ thể trong thực tế mà

bạn biết.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

87

2. Trong thực tế, tác động của công cụ mệnh lệnh hành chính rất hạn

chế vì dù luật lệ, quy định có đầy đủ nhưng muốn xử phạt thì phải có

bằng chứng, thực tế lực lượng cán bộ chuyên trách môi trường khá

mỏng và thiếu phương tiện kỹ thuật nên không đủ sức kiểm tra phát

hiện kịp thời những trường hợp vi phạm để xử phạt. Ngoài ra, nếu

mức phạt không cao cũng không có tác động răn đe tốt.

88

BÀI 6

Hai loại công cụ mệnh lệnh – hành chính và tuyên truyền giáo

dục là cần thiết trong việc thực hiện bảo vệ môi trường nhưng không

thể đạt được hiệu quả trong mọi trường hợp. Vì thế, các công cụ kinh

tế – tài chính góp phần làm cho hệ thống các công cụ được toàn diện

hơn. Bài 6 này sẽ giới thiệu với các bạn các công cụ kinh tế như lệ

phí, thuế… và các công cụ tài chính như trợ giá, viện trợ…

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này các bạn phải biết và vận dụng được:

Các công cụ kinh tế trực tiếp để quản lí môi trường như: phí,

thuế môi trường, giấy phép ô nhiễm, quyền sở hữu…

Các công cụ kinh tế gián tiếp để quản lí môi trường như: thuế

đầu vào, thuế sản phẩm, thuế xuất nhập khẩu, thuế phân biệt, quỹ ký

thác – hoàn trả, phí sử dụng tài nguyên, phí tiếp cận, lệ phí quản lí và

hành chính…

Các công cụ tài chính như: viện trợ, ngân sách, trợ giá, tín

dụng, khấu hao nhanh…

89

NỘI DUNG CHÍNH

Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”

Có một hệ thống các công cụ khuyến khích kinh tế nhằm tác

động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của các tổ chức kinh tế để

tác động tới hành vi ứng xử của người sản xuất, người tiêu dùng sao

cho có lợi cho môi trường.

Các công cụ kinh tế như lệ phí, thuế dựa trên nguyên tắc cơ bản

là: “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” có nghĩa là người gây ô nhiễm

(doanh nghiệp, cá nhân, hay chính quyền) phải trả hoàn toàn các chi

phí về sự phá hoại môi trường do hoạt động của họ gây ra. Điều này

sẽ khuyến khích người ta giảm sự phá hoại đó, ít ra cũng ở mức mà

chi phí biên của việc giảm ô nhiễm bằng chi phí biên của sự tổn hại

do ô nhiễm đó gây ra. Phương pháp sử dụng các công cụ kinh tế nhấn

mạnh ích lợi của các công cụ kinh tế được dùng để thay đổi thái độ

của con người thông qua cơ chế về giá cả.

Muốn vậy thì tổng chi phí sản xuất ra một hàng hóa hay dịch vụ

bao gồm chi phí của tất cả tài nguyên được sử dụng phải được tính đủ

vào giá của nó. Việc sử dụng không khí, nước, hay đất cho việc loại

bỏ hay cất giữ chất thải cũng là sử dụng các tài nguyên giống như các

đầu vào của sản xuất. Tình trạng định giá không tính đủ chi phí sử

dụng các tài nguyên môi trường và không xác định rõ quyền sở hữu

đối với tài nguyên môi trường dẫn đến việc khai thác và sử dụng quá

mức và có thể làm phá hủy hoàn toàn nguồn tài nguyên đó. Nguyên

tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” tìm cách sửa đổi thất bại này

của thị trường bằng cách buộc người gây ô nhiễm phải tính toán đầy

đủ chi phí sử dụng tài nguyên và làm ô nhiễm thông qua các công cụ

như thuế ô nhiễm, lệ phí ô nhiễm, giấy phép ô nhiễm…

90

Muốn áp dụng nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” trên

phạm vi quốc tế một cách có hiệu quả cần phải có sự phối hợp giữa

các quốc gia trong việc xây dựng và áp dụng luật pháp về môi trường.

Ví dụ: các quốc gia phải đồng thời ban hành luật về môi trường, quy

định không trợ cấp cho người gây ô nhiễm, đánh thuế…

Các công cụ này bao gồm 2 nhóm là: các công cụ kinh tế và các

công cụ tài chính.

Các công cụ kinh tế trực tiếp

• Lệ phí xả thải: là lệ phí đánh vào từng đơn vị xả thải, tính theo

số lượng và chất lượng các chất gây ô nhiễm. Lệ phí này thường được

áp dụng đối với không khí, nước, rác phế thải, tiếng ồn… (xem hình

6.1).

Nhược điểm: tính chất khó quan trắc.

Chi phí tác hại biên (MEC) là chi phí mà xã hội phải gánh chịu

khi có thêm 1 đơn vị chất thải.

Chi phí làm giảm ô nhiễm biên (MAC): là chi phí để xử lí 1 đơn

vị chất thải tăng thêm.

Khi chính phủ ấn định một mức lệ phí xả thải là 3 ngàn đồng/đơn

vị chất thải, doanh nghiệp tối thiểu hóa các chi phí của mình bằng

cách giảm lượng chất thải từ 26đv xuống còn 12đv. Với mọi mức xả

thải cao hơn 12đv, chi phí biên làm giảm ô nhiễm (MAC) thấp hơn lệ

phí xả thải, do đó doanh nghiệp sẽ chi tiền để làm giảm mức xả thải.

Nhưng nếu dưới 12đv thì chi phí làm giảm ô nhiễm biên lớn hơn lệ

phí, do đó doanh nghiệp sẽ chấp nhận trả lệ phí. Tổng lệ phí phải nộp

của doanh nghiệp bằng diện tích hình chữ nhật gạch chéo và chi phí

giảm ô nhiễm được thể hiện bằng diện tích hình tam giác nằm dưới

đường MAC đến bên phải của E = 12đv. Chi phí này nhỏ hơn số lệ

91

phí mà doanh nghiệp phải nộp nếu doanh nghiệp không làm giảm

mức xả thải.

Hình 6.1

• Thuế ô nhiễm (thuế xanh): là thuế đánh vào các doanh

nghiệp đang thải chất ô nhiễm và thuế này được tính theo tác hại mà

doanh nghiệp đó gây ô nhiễm môi trường.

– Thuế môi trường: thuế ô nhiễm không khí, thuế ô nhiễm

tiếng ồn, thuế ô nhiễm các nguồn nước.

Ý tưởng về thuế đầu tiên do Pigou, một nhà kinh tế học người

Anh đưa ra vào năm 1920 nên thuế này còn được gọi là thuế Pigou

(xem hình 6.2).

Khi chưa có thuế, doanh nghiệp tối đa hóa lợi ích bằng cách sản

xuất tất cả các đơn vị sản phẩm có MNPB > 0, tức là sản xuất cho đến

mức sản lượng QP. Ở mức sản lượng này, mức xả thải là WP. Tuy

nhiên, điểm tối ưu xã hội thì lại đạt được ở mức sản lượng mà MEC =

MNPB, tức là mức sản lượng QS có mức xả thải là WS.

MAC MEC

Lệ phí

Chi phí

3

E* =12 26 Lượng xả thải

92

Hình 6.2

Để giảm mức ô nhiễm từ WP xuống WS để đạt điểm tối ưu của xã

hội, Chính phủ đặt một khoản thuế vừa bằng với chi phí tác hại biên

MEC tại QS. Khoản thuế này được biểu thị bằng đường t*. Với mỗi

đơn vị chất thải mà doanh nghiệp thải ra, doanh nghiệp phải trả cho

chính quyền một khoản thuế t*. Với những mức sản lượng lớn hơn QS

(MEC = MNPB), thì MNPB thấp hơn khoản thuế mà doanh nghiệp

phải trả. Vì thế, khi có thuế doanh nghiệp sẽ có động cơ kinh tế mạnh

mẽ để giảm sản lượng xuống QS, và do đó giảm ô nhiễm xuống mức

tối ưu là WS.

Thuế ô nhiễm có nhiều ưu điểm khi so sánh với phương pháp

quy định bằng pháp luật truyền thống của Anh là xác định số lượng ô

nhiễm tiêu chuẩn đi kèm với phạt hành chính nếu không làm đúng

theo những tiêu chuẩn này. Nếu tiêu chuẩn xả thải cố định là Wa

nhưng mức phạt khi vi phạm được quy định ở mức thấp thì doanh

nghiệp chỉ giảm sản lượng khi tiền phạt lớn hơn MNPB, tức là giảm

sản lượng từ QP xuống Qm (lượng chất thải sẽ chỉ giảm từ WP xuống

O Qa Qs Qm Qp Q

MNPB MEC

Tiêu chuẩn

a

b

c d

MNPB, MEC

H

t*

phạt

Wa Ws Wm Wp W

E

93

Wm). Do đó, tiền phạt nên tăng đến mức t* thì sản lượng và lượng chất

thải mới giảm xuống mức tối ưu của xã hội là QS và WS.

Ngoài ra thuế Pigou còn có các ưu điểm khác như sau:

– Được quản lí thông qua khung thuế hiện hành của Chính phủ

nên ít có rủi ro về thất thu hơn khi so sánh với các tiêu chuẩn xả thải

cố định được giám sát thông qua các cuộc kiểm tra bất thường tại hiện

trường.

– Một khi tiêu chuẩn ô nhiễm được xác lập thì doanh nghiệp

không có động cơ khuyến khích gì để giảm phát thải xuống dưới mức

này trong khi thuế ô nhiễm luôn luôn thúc đẩy các doanh nghiệp giảm

mức phát thải vì doanh nghiệp muốn giảm số thuế phải nộp.

– Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và phát triển

các công nghệ mới giảm ô nhiễm.

– Thuế đánh trên chất thải hiện hành có thể làm giảm các chất

thải phụ kèm theo. Ví dụ: thuế đánh trên chất thải carbon do đốt cháy

nhiên liệu địa khai có thể thúc đẩy nhà sản xuất chuyển sang nhiên

liệu phi địa khai và giảm chất thải SO2. Nghiên cứu cho thấy giảm

20% lượng chất thải carbon sẽ giảm 21% lượng SO2 và 14% lượng

NOX.

Tuy nhiên trên thực tế khó xác định được MEC và MNPB.

Các bạn xem bảng dưới đây sẽ dễ dàng nhận ra những điểm khác

biệt giữa thuế và phí.

94

Thuế môi trường Phí môi trường

Phạm

vi điều

tiết

Quốc gia, quốc tế Địa phương,

quốc gia

Đối

tượng

tính

thuế

Tổng giá trị sản phẩm

hay tổng doanh thu

Tính đến tổng

lượng chất thải

Chức

năng

Đi vào nguồn thu

chung của ngân sách

nhà nước điều tiết cho

nhiều hoạt động khác

nhau của nền kinh tế

trong đó có môi

trường

Nguồn thu của

ngân sách

nhưng chỉ sử

dụng trực tiếp

cho lĩnh vực

môi trường

Ai trả thuế?

Trước khi có thuế, nếu doanh nghiệp sản xuất một mức sản lượng

nào đó nhỏ hơn QP thì doanh nghiệp sẽ nhận được lợi ích ròng biên là

MNPB (xem hình 6.2). Khoản lợi ích này bằng diện tích hình tam giác

HOQP tức là bằng hình a + b + c + d. Khi Chính phủ áp dụng thuế ô

nhiễm t*, doanh nghiệp giảm sản lượng từ QP xuống QS, nên mất đi

phần lợi ích được biểu thị bằng diện tích hình tam giác EQSQP do

giảm sản lượng từ QP xuống QS và mất đi phần lợi ích được biểu thị

bằng diện tích hình chữ nhật t*OQSE do phải nộp thuế. Phần thuế này

là số tiền mà doanh nghiệp phải trả vì đã gây ô nhiễm theo nguyên tắc

người gây ô nhiễm phải trả tiền. Tuy nhiên, mức sản lượng QS là mức

sản lượng tối ưu tương ứng với mức ô nhiễm tối ưu WS – là mức ô

95

nhiễm mà môi trường có thể hấp thu được, do đó không gây chi phí

cho xã hội. Thế nhưng buộc doanh nghiệp phải trả thuế cho tất cả đơn

vị sản phẩm sản xuất ra đến mức này xem ra là không công bằng. Vậy

ai là người phải trả thuế?

Hình 6.3

Hình 6.3 cho thấy các đường cung và cầu thị trường của sản

phẩm X. Trước khi áp dụng thuế ô nhiễm, với đường cung S0 và

đường cầu D, thị trường đạt được cân bằng tại điểm E0. Khi các doanh

nghiệp buộc phải đóng một khoản thuế ô nhiễm t* cho mỗi đơn vị sản

phẩm thì chi phí sản xuất tăng lên t*/1đvsp. Doanh nghiệp sẽ chỉ sản

xuất mức sản lượng Q0 nếu họ bán được với giá bằng giá cũ cộng thuế

(P0 + t*). Tương tự như vậy với tất cả các mức sản lượng khác nên

đường cung dịch chuyển sang S1. Thị trường đạt được cân bằng tại

điểm E1. Đến đây nếu các bạn thấy vẫn còn chưa hiểu rõ tác động của

thuế ô nhiễm thì hãy xem lại phần tác động của một khoản thuế theo

sản lượng đánh vào người sản xuất mà các bạn đã học trong môn Kinh

tế vi mô. Thuế ô nhiễm chính là loại thuế theo sản lượng đánh vào

P0 + t*

P1

P0

P1 - t*

Q1 Q0 Q

E*

E1 t* S0

S1

E0 A

D Giá

96

người sản xuất. Do vậy, sau khi có thuế, giá tăng từ P0 lên P1 và sản

lượng giảm từ Q0 xuống Q1.

(P1 – P0) chính là phần thuế ô nhiễm trong khoản thuế t* mà

người tiêu thụ phải trả. Sự tăng giá gây thiệt hại cho người tiêu dùng

vì họ phải cắt giảm nhu cầu của mình từ Q0 xuống Q1. Tuy nhiên,

thiệt hại này ít hơn chi phí tác hại của ô nhiễm đã tránh được do áp

dụng thuế.

Còn đối với những người sản xuất thì sao? Mặc dù đây là thuế

đánh vào người sản xuất nhưng họ đã chuyển được một phần sang cho

người mua trả. Tuy nhiên, giá mà họ thực sự nhận được (P1 – t*) thấp

hơn giá P0 trước đây nên thu nhập biên tính trên 1đvsp của họ bị giảm

đi. Phần giảm đi này chính là phần thuế mà họ phải trả, bằng chênh

lệch giữa P0 và (P1 – t*). Thêm vào đó, sự tăng giá làm giảm số lượng

bán từ Q0 xuống Q1 nên còn làm cho những nhà sản xuất bị mất thu

nhập do doanh số giảm. Các bạn có thể xem lại trong Kinh tế vi mô để

nhớ lại khoản thuế này được phân chia cho người sản xuất và người

tiêu dùng như thế nào.

Nếu một quốc gia đơn phương áp dụng thuế ô nhiễm đối với

những ngành công nghiệp của mình thì những ngành này bị đặt vào

thế bất lợi so với những người cạnh tranh ở nước ngoài, cho nên hàng

hóa sản xuất trong nước trở nên ít hấp dẫn so với hàng nhập khẩu.

Như vậy thuế ô nhiễm nên được áp dụng trên phạm vi quốc tế

thông qua một thỏa ước hay hiệp ước quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế

nước nào cũng muốn tất cả các nước khác ngoài mình ký kết hiệp ước

như vậy. Bởi vì khi đó nước mình sẽ có lợi do việc giảm xả thải trên

phạm vi quốc tế nên sẽ giảm gánh nặng gia tăng chi phí, nhờ đó có lợi

thế cạnh tranh so với các nước khác.

97

Thỏa ước có thể không công bằng vì mức độ gây ô nhiễm của

các quốc gia khác nhau do có sự khác nhau về quy mô kinh tế, trình

độ công nghệ, chi phí làm giảm ô nhiễm khác nhau… Do đó, các quốc

gia rất khó thống nhất về một mức thuế ô nhiễm chung cho 1 đơn vị

chất thải.

Có một số nước kiên quyết không ký kết hiệp ước. Ví dụ: bây giờ

có một số nước ký kết hiệp ước về thuế carbon đối với nhiên liệu.

Thuế làm giá tăng dẫn đến nhu cầu nhiên liệu ở các nước ký hiệp ước

giảm, các nước xuất khẩu dầu sẽ giảm giá bán. Nhưng sự giảm giá

nhiên liệu này có 2 tác động: một là làm triệt tiêu tác dụng của thuế

trong các quốc gia ký hiệp ước. Hai là các quốc gia không tham gia ký

hiệp ước sẽ được lợi khi tăng nhu cầu đối với nhiên liệu giảm giá này.

Vì vậy tác động của một hiệp ước thuế carbon xét về mặt giảm xả thải

có thể rất hạn chế so với mong đợi.

Mua bán giấy phép ô nhiễm (quota)

Giấy phép ô nhiễm là một loại giấy phép xả thải có thể chuyển

nhượng, thông qua đó Nhà nước công nhận quyền các nhà máy, công

ty… được phép thải một lượng chất thải nhất định vào môi trường.

Đầu tiên xác định tổng mức độ ô nhiễm tối đa có thể chấp nhận,

sau đó phân bổ cho các nguồn thải bằng cách phát hành những giấy

phép gọi là hạn ngạch hay quota gây ô nhiễm. Các giấy phép này được

phân phối miễn phí cho các doanh nghiệp hay đấu giá. Tổng số mức

thải ghi trên các giấy phép phải bằng tổng mức thải tối đa có thể chấp

nhận.

Sau khi có mức phân bổ quota gây ô nhiễm ban đầu, người gây ô

nhiễm có quyền mua hay bán các giấy phép thải tự do mua bán trên thị

trường. Về nguyên tắc một doanh nghiệp sẽ bán giấy phép nếu chi phí

làm giảm ô nhiễm biên MAC nhỏ hơn giá trị hiện tại của giấy phép và

98

nên mua nếu chi phí này cao hơn giá trị giấy phép. Xã hội cùng được

lợi vì khống chế được lượng gây ô nhiễm với chi phí thấp nhất.

Bây giờ chúng ta hãy xem ví dụ sau đây để thấy rõ hơn lợi ích

của việc cho phép chuyển nhượng giấy phép ô nhiễm. Hai doanh

nghiệp A và B, mỗi doanh nghiệp thải 5 tấn chất thải, nhưng tổng

lượng chất thải tối đa môi trường có thể chấp nhận chỉ là 8 tấn. Chi

phí để giảm 1 tấn chất thải của A và B lần lượt là 20 triệu đồng và 30

triệu đồng. Nếu Chính phủ dùng biện pháp mệnh lệnh – hành chính

buộc mỗi doanh nghiệp giảm 1 tấn chất thải thì tổng chi phí giảm thải

của xã hội là 20 + 30 = 50 triệu.

Bây giờ, nếu Chính phủ dùng công cụ giấy phép và phân phối

cho mỗi doanh nghiệp 4 giấy phép xả thải, mỗi giấy cho phép thải 1

tấn chất thải. Chính phủ cũng cho phép các doanh nghiệp trao đổi giấy

phép với nhau, nên giá thị trường của 1 giấy phép được hình thành là

24 triệu. Doanh nghiệp A nhận thấy chi phí giảm 1 tấn chất thải của

mình nhỏ hơn giá 1 giấy phép nên giảm 2 tấn, dư ra 1 giấy phép bán

cho B. Doanh nghiệp B thấy chi phí giảm 1 tấn chất thải của mình cao

hơn giá 1 giấy phép nên không tự giảm thải mà mua giấy phép đó từ

A. Cả 2 đều có lợi. Mặt khác tổng chi phí giảm thải của xã hội cũng

giảm đi

16 + 24 = 40 triệu đồng

Lợi ích của việc mua bán giấy phép

A B

Chi phí giảm 1 tấn chất

thải

20 30

Chi phí giảm thải thực tế

khi chuyển nhượng

40 0

99

- khoản bán giấy phép 24 0

+ khoản mua giấy phép 0 24

Chi phí ròng qua chuyển

nhượng

16 24

Lợi ích khi chuyển

nhượng

20 – 16 =

4

30 – 24 =

6

• Quyền sở hữu: Bây giờ chúng ta sẽ xem xét một trường phái

tư tưởng kinh tế gắn với R.Coase (1960). Định lí Coase được phát

biểu như sau: “Khi các bên có thể mặc cả mà không phải chi phí gì và

để làm cho hai bên cùng có lợi, kết quả đạt được sẽ là có hiệu quả, bất

kể quyền sở hữu được ấn định như thế nào”.

Định lí này nhấn mạnh sự quan trọng của các quyền sở hữu tài

sản và mặc cả giữa người gây ô nhiễm và người bị thiệt hại do ô

nhiễm trên thị trường để đạt đến mức ô nhiễm tối ưu của xã hội. Quá

trình mặc cả diễn ra sẽ tự động đưa đến điểm tối ưu. Do vậy nó bác bỏ

sự can thiệp của chính quyền (thông qua thuế, trợ cấp hoặc quy định

tiêu chuẩn).

Hình 6.6 cho thấy rằng nếu không có quy định, người gây ô

nhiễm sẽ hoạt động ở mức QP là mức tối đa hóa lợi nhuận, nhưng điểm

tối ưu của xã hội là QS.

Nếu người bị hại có quyền sở hữu tài sản, người gây ô nhiễm

phải bồi thường cho người bị hại, bắt đầu từ QA tới mức sản lượng <

QS, người gây ô nhiễm sẽ sẵn sàng bồi thường cho người bị hại vì

MNPB > MEC. Trên mức QS thì họ sẽ không bồi thường vì lợi ích

của họ < chi phí của người bị hại. Xu hướng tự nhiên là di chuyển về

điểm tối ưu xã hội QS.

100

Hình 6.6

Nếu người gây ô nhiễm có quyền sở hữu tài sản thì người bị hại

có thể thương lượng để người gây ô nhiễm giảm sản lượng từ QP

xuống QS là mức có lợi cho cả 2 bên. Người bị hại sẵn lòng đền bù

cho người gây ô nhiễm một số tiền nhỏ hơn thiệt hại mà họ phải gánh

chịu nếu doanh nghiệp sản xuất ở mức QP. Trên hình 6.6, phần thiệt

hại là diện tích của hình tứ giác HEQSQP.

Ví dụ: Giả sử có một nhà máy sản xuất thép xả chất thải xuống

sông gây thiệt hại cho ngư dân. Có nhiều phương án để làm giảm bớt

thiệt hại của hai bên như nhà máy có thể gắn một hệ thống lọc nước

với chi phí 200 triệu đồng hoặc ngư dân xây dựng một trạm xử lí nước

với chi phí 100 triệu đồng hoặc áp dụng đồng thời cả hai biện pháp.

Giải pháp nào sẽ là tối ưu cho cả hai bên?

MNBP MEC

O QA QS QP Q

H

Lợi ích, chi phí

G

E

101

Phương án Lợi

nhuận

của nhà

máy

Lợi nhuận

của ngư

dân

Tổng

số lợi

nhuận

1. Không có hệ

thống lọc, không

có trạm xử lí

500 100 600

2. Có hệ thống lọc,

không có trạm xử lí

300 500 800

3. Không có hệ

thống lọc, có trạm

xử lí nước

500 200 700

4. Có hệ thống lọc,

có trạm xử lí nước

300 300 600

Trường hợp pháp luật không can thiệp:

Giả sử nhà máy có quyền sở hữu đối với dòng sông, nghĩa là có

quyền xả nước thải ra sông. Ban đầu lợi nhuận của nhà máy là 500

triệu đồng, của ngư dân là 100 triệu đồng. Bằng cách xây dựng trạm

xử lí nước, ngư dân có thể làm cho lợi nhuận của họ tăng lên 200 triệu

đồng, do đó lợi nhuận chung không có sự hợp tác là 500 + 200 = 700

triệu đồng. Nhưng với phương án 2 ngư dân được lợi đến 500 triệu

đồng nên thuyết phục nhà máy lắp hệ thống lọc và ngư dân sẵn lòng

chi trả cho nhà máy đến 300 triệu đồng để nhà máy lắp đặt một hệ

thống lọc (300 triệu đồng là chênh lệch giữa 500 triệu đồng lợi nhuận

khi có hệ thống lọc và 200 triệu đồng khi không có sự hợp tác). Vì nhà

máy chỉ mất có 200 triệu đồng để lắp đặt hệ thống lọc nên họ sẵn sàng

lắp hệ thống lọc vì số đền bù > chi phí. Trong trường hợp này mỗi bên

102

được lợi 100 triệu đồng vì nhà máy chỉ tốn có 200 triệu đồng nhưng

nhận được 300 triệu đồng; ngư dân lợi 100 triệu đồng = (500 – 100) –

300 triệu đồng. Phương án 2 là giải pháp mặc cả có hiệu quả vì tổng

lợi nhuận 800 triệu đồng lớn hơn trường hợp ban đầu và trường hợp

không có sự hợp tác.

Bây giờ giả sử ngư dân có quyền sở hữu đối với dòng sông, điều

này đòi hỏi nhà máy phải lắp đặt hệ thống lọc. Lợi nhuận của nhà máy

còn 300 triệu đồng và lợi nhuận của ngư dân là 500 triệu đồng. Vì

không bên nào có thể khấm khá hơn bằng cách mặc cả, nên giải pháp

ban đầu là có hiệu quả.

Mặc cả có thể tốn kém vì cần nhiều thời gian và chi phí, đặc biệt

khi quyền sở hữu không được xác định rõ ràng. Trong trường hợp đó,

không bên nào biết chắc mình phải mặc cả cứng rắn như thế nào để

bên kia đồng ý. Trong ví dụ trên, có thể ngư dân chỉ muốn chi trả 100

triệu đồng, nhà máy không đồng ý và quá trình mặc cả sẽ không đạt

được kết quả gì. Việc mặc cả cũng có thể không thành khi việc thông

tin liên lạc và giám sát tốn kém. Giả sử một bên đưa ra yêu sách đòi

phần lợi lớn và nghĩ rằng bên kia sẽ phải nhượng bộ. Thái độ chiến

lược này có thể dẫn đến một kết quả vô hiệu quả. Giả sử nhà máy có

quyền xả nước thải và khăng khăng không chịu lắp đặt hệ thống lọc

trừ phi nhận được 300 triệu đồng, còn ngư dân chỉ đồng ý trả tối đa là

250 triệu đồng, mặc cả sẽ không thành.

Trường hợp pháp luật có quy định ai làm tổn hại cho người khác

phải bồi thường:

Một bên bị bên khác gây hại (nạn nhân) có quyền theo luật định

là đi kiện. Nếu thắng lợi, nạn nhân có thể nhận được tiền bồi thường

bằng số tổn hại mà người ta gây ra cho mình.

103

Khảo sát lại ví dụ trên. Giả sử rằng ngư dân có quyền hưởng

nước sạch (có nghĩa là nhà máy phải chịu trách nhiệm về tổn hại của

ngư dân nếu nhà máy không lắp đặt hệ thống lọc). Tổn hại của ngư

dân trong trường hợp này là 400 triệu đồng (chênh lệch giữa lợi nhuận

mà ngư dân kiếm được khi không có nước thải 500 triệu đồng và lợi

nhuận khi có nước thải là 100 triệu đồng). Nhà máy có những lựa

chọn sau đây:

(1) Không lắp đặt hệ thống lọc, trả tiền bồi thường:

Lợi nhuận của nhà máy = 500 − 400 = 100 triệu đồng.

(2) Lắp đặt hệ thống lọc, tránh bồi thường:

Lợi nhuận của nhà máy = 500 − 200 = 300 triệu đồng.

Nhà máy thấy rằng lắp đặt hệ thống lọc là có lợi cho mình, vì

việc ấy rẻ hơn nhiều so với bồi thường nên lắp hệ thống lọc. Do đó đạt

được một kết quả có hiệu quả.

Trong trường hợp nhà máy có quyền sở hữu để xả nước thải, ngư

dân có thể thuyết phục nhà máy lắp đặt hệ thống lọc nhưng họ phải chi

trả cho nhà máy 200 triệu đồng bồi thường cho nhà máy phần lợi

nhuận bị mất đi (chứ không phải vì chi cho hệ thống lọc). Điều đó cho

ngư dân ba sự chọn lựa:

(1) Xây một trạm xử lí nước:

Lợi nhuận của ngư dân = 200 triệu đồng.

(2) Thuyết phục nhà máy lắp đặt hệ thống lọc bằng cách trả tiền

đền bù:

Lợi nhuận của ngư dân = 500 – 200 = 300 triệu đồng.

(3) Chấp nhận thiệt hại, không xây trạm xử lí, không yêu cầu

nhà máy lắp đặt hệ thống lọc:

Lợi nhuận của ngư dân = 100 triệu đồng.

104

Ngư dân có lợi nhuận cao nhất khi chọn giải pháp thứ 2, trường

hợp này giống tình huống ngư dân có quyền hưởng nước sạch. Kết

quả này có hiệu quả. Tuy nhiên, chú ý rằng số lợi nhuận 300 triệu

đồng thấp hơn nhiều so với lợi nhuận 500 triệu đồng khi ngư dân có

quyền hưởng nước sạch.

Các công cụ kinh tế gián tiếp

• Thuế đầu vào: thuế đánh trên đầu vào gây ô nhiễm.

• Thuế tài nguyên: thuế sử dụng đất, thuế sử dụng nước, thuế

rừng, thuế tiêu thụ năng lượng…

• Thuế sản phẩm: là thuế đánh vào sản phẩm mà quá trình sản

xuất, sử dụng và sau sử dụng gây ô nhiễm.

Ví dụ: sunfua, carbon, phân bón, da, giấy, hóa chất, chế biến thực

phẩm…

• Thuế xuất nhập khẩu

• Hệ thống ký thác hoàn trả (Ký quỹ – hoàn chi). Khi người

tiêu dùng trả lại bao bì trống cho người bán họ sẽ được hoàn lại tiền

bao bì với điều kiện người tiêu dùng phải trả một số tiền ký quỹ chính

thức vào lúc mua hàng hoặc trả giá cao hơn. Trước khi khai thác mỏ

phải đóng tiền ký quỹ để khôi phục nguyên trạng môi trường sau khi

khai thác.

• Lệ phí sử dụng hay phí dịch vụ môi trường: Lệ phí người sử

dụng trả cho dịch vụ cung cấp, xử lí nước sạch ở đô thị; dịch vụ cung

cấp nước tưới ở nông thôn; lệ phí trả cho dịch vụ thu gom và xử lí

chất thải gây ô nhiễm đối với chất thải rắn đô thị, phí đối với xử lí

nước thải vào hệ thống cống rãnh. Ví dụ: để kiểm soát ô nhiễm

nước, phí sử dụng là phí các nhà máy trả cho cơ quan quản lí nước để

được cho phép thải miễn phí chất thải công nghiệp vào hệ thống nước

công cộng. Mức phí phải được tính toán sao cho các nhà máy có động

105

cơ kinh tế để cải thiện chất lượng môi trường. Tuy nhiên, hình thức

này không thích hợp đối với các chất ô nhiễm dạng bụi như thủy

ngân, là chất không được phép thải vào hệ thống cống. Một ví dụ

khác là lệ phí đường phố và bãi đỗ xe theo vị trí và giờ trong ngày

đêm.

• Các loại phí và lệ phí tiếp cận: phí nuôi và giết mổ gia súc

trong các đô thị, tưới tiêu trên đồng ruộng, lệ phí sử dụng bờ biển,

danh lam thắng cảnh…

• Lệ phí quản lí, lệ phí hành chính về cấp giấy phép và kiểm

soát: là phí được trả cho các cơ quan quản lí các dịch vụ như đăng

kiểm hay cho việc thực hiện và đẩy mạnh các quy định về môi trường.

Nó thường được xem như là một thành phần của các quy định trực

tiếp và nhằm mục đích tài trợ cho việc cho phép và kiểm soát các hoạt

động của cơ quan quản lí ô nhiễm.

• Thuế phân biệt: Miễn giảm thuế cho các ngành sản xuất phân

bón vi sinh thay cho phân hóa học, các ngành công nghiệp xử lí chất

thải, nước thải, sản xuất sản phẩm xanh không gây ô nhiễm môi

trường. Miễn thuế cho các sản phẩm được chế tạo hoàn toàn bằng

nguyên liệu tái chế; giảm thuế cho sản phẩm được chế tạo bằng một

phần nguyên liệu tái chế.

Các công cụ tài chính

• Viện trợ, ngân sách bảo vệ môi trường: Ở các nước phát

triển, ngân sách của Nhà nước và giới kinh doanh dành cho bảo vệ

môi trường tăng lên hàng năm. Ở các nước đạt thành tựu trong bảo vệ

môi trường, Chính phủ thường phải điều chỉnh chi tiêu ngân sách, cắt

giảm chi phí quân sự, huy động vốn trong và ngoài nước dưới các

hình thức quyên góp, ủng hộ tự nguyện, xin viện trợ, vay các tổ chức

106

quốc tế… dành cho công tác bảo vệ môi trường, thành lập và phát

triển các quỹ bảo vệ môi trường. Viện trợ, thành lập các quỹ địa

phương, khu vực. Các tổ chức môi trường quốc tế như UNEP,

WWF… ủng hộ việc xóa nợ công giảm nợ thương mại, thỏa thuận

chuyển nợ thành các khoản viện trợ bảo vệ và phát triển tài nguyên ở

các nước nghèo, ưu đãi cho các khoản vay để bảo vệ môi trường. Viện

trợ nước ngoài: tài trợ cho các dự án bảo vệ môi trường.

• Trợ giá: trợ cấp tài chính cho các dự án môi trường, nghiên

cứu khoa học, áp dụng kỹ thuật mới bảo vệ môi trường hoang dã, quỹ

đất rừng, phục hồi rừng, các khu khảo cổ dưới các hình thức chi đầu

tư trực tiếp của ngân sách, ưu đãi về thuế tín dụng. Tránh những trợ

cấp có hại như trợ cấp quá nhiều cho phân bón hóa học, thuốc trừ sâu.

• Tín dụng với lãi suất ưu đãi cho các dự án môi trường.

• Khấu hao nhanh: cho phép khấu hao nhanh với các thiết bị

bảo vệ môi trường, những thiết bị công nghệ sạch, thúc đẩy đổi mới

công nghệ vì trả thuế thấp hơn nên kích thích nghiên cứu.

• Các biện pháp khác để thu hút vốn trong nước cho công tác

bảo vệ môi trường:

– Đóng góp của tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, các đoàn thể.

– Phát hành tín phiếu xanh.

– Xổ số.

– Thu một phần lệ phí từ các sự kiện quốc gia và quốc tế như như

thế vận hội, hội chợ, triển lãm, truyền hình có thu tiền, hội thi hoa

hậu…

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Hãy nêu những tiêu chuẩn lựa chọn các công cụ và chính sách quản

lí môi trường.

107

2. Có một nhà máy hóa chất ở đầu nguồn xả thải ra dòng sông gây

thiệt hại cho một trang trại trồng táo ở cuối nguồn. Biết hàm lợi ích

biên của nhà máy và chi phí tác hại biên có dạng: MNBP = 12 – y và

MEC = 2y (với y là số đơn vị đầu vào gây ô nhiễm).

a) Vẽ đồ thị và cho biết lượng thải tối ưu.

b) Hãy tính lợi ích ròng của mỗi bên trong những trường hợp sau

đây:

(1) Nhà máy có quyền xả thải và trang trại muốn nhà máy

giảm thải bằng cách giảm lượng đầu vào gây ô nhiễm nên trang trại sẽ

đền bù cho nhà máy 6 ngàn đồng/đv đầu vào.

(2) Trang trại có quyền sử dụng nước sạch. Pháp luật quy định

người gây ô nhiễm phải đền bù cho người bị hại. Nếu trang trại chỉ

cho phép xả thải 3 đơn vị và chấp nhận giá đền bù là 6 ngàn đồng/đv

vượt mức cho phép.

3. Giả sử có 2 nhà máy có hàm chi phí giảm thải biên như sau: MAC1

= 200 – W1 và MAC2 = 300 – 21 W2 ( với W là lượng chất thải).

a) Xác định mức xả thải W1 và W2 khi không có sự can thiệp của

nhà nước.

b) Giả định nhà nước quy định tổng mức xả thải tối đa của 2 nhà

máy là 350 đơn vị, mỗi nhà máy được phép thải 175 đơn vị. Tính chi

phí giảm ô nhiễm của mỗi nhà máy.

c) Nếu nhà nước quy định tổng mức xả thải tối đa của 2 nhà máy

là 350 đơn vị và quy định mức phí phải đóng cho mỗi đơn vị xả thải là

T. Tính lượng thải tối ưu của mỗi nhà máy và mức phí T.

4. Có 2 nhà máy A và B đều thải chất độc hại ra sông. Nhà nước quyết

định phát hành 10 giấy phép, mỗi giấy phép chỉ cho phép thải 10 tấn

chất thải và bán cho 2 nhà máy mỗi nhà máy 5 giấy phép với giá 1

108

triệu đồng/giấy. Lượng thải, chi phí xử lí chất thải của mỗi nhà máy

như sau:

Nhà máy A Nhà máy B

Lượng thải

(tấn)

80 80

Chi phí xử lí

(ngàn

đồng/tấn)

150 90

Hãy tính và so sánh tổng chi phí của 2 nhà máy trong 2 trường

hợp:

a) Không có mua bán giấy phép.

b) Nhà máy B bán cho nhà máy A 3 giấy phép.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

1. Tiêu chuẩn lựa chọn công cụ

Chọn công cụ nào nên dựa vào những chỉ tiêu sau:

– Hiệu quả về môi trường: đạt được những tiêu chuẩn về môi

trường cho phép.

– Hiệu quả kinh tế: là công cụ hay chính sách sẽ đạt được sự

phân phối tối ưu các nguồn tài nguyên về cả 2 khía cạnh tổng lượng ô

nhiễm và chi phí để ngăn chận, điều tiết ô nhiễm.

– Đòi hỏi ít thông tin: các chương trình có kỹ thuật cao thường

đòi hỏi lượng thông tin lớn dễ gặp nhiều rủi ro, thất bại hoặc có hiệu

quả hạn chế.

– Chi phí quản lí thấp.

– Công bằng – không gây bất lợi cho người nghèo.

– Độ tin cậy cao.

109

– Tính thích nghi – hệ thống cần có khả năng thích nghi trong

điều kiện thay đổi của công nghệ và thời tiết.

– Khuyến khích động học – hệ thống tiếp tục thúc đẩy sự cải

thiện môi trường và cải tiến kỹ thuật nếu có thể vượt cả các mục tiêu

chính sách.

– Chấp nhận được về chính trị – không quá khác biệt so với tập

quán hiện hành và những triết lí nền tảng.

2. a) MNBP là đoạn AB; MEC là đoạn OD trên đồ thị.

Lượng thải tối ưu được xác định bởi giao điểm của đường

MNBP và MEC ⇔ 12 – y = 2y ⇒ y = 4

⇒ MNBP = 8 hay MEC = 8

b) (1) Khi nhà máy có quyền xả thải, trang trại có thể thuyết phục

nhà máy giảm lượng thải xuống bằng cách chấp nhận đền bù 6 ngàn

đồng/đv chất thải. Với giá đền bù là 6 ngàn đồng/đv, nhà máy sẽ giảm

lượng thải xuống tới mức MNBP = 6

⇔ 12 – y = 6 => y = 6, lúc đó:

Lợi ích của nhà máy do nhận đền bù: (12 – 6) × 6 = 36

Thiệt hại của nhà máy do giảm lượng thải từ 12 xuống 6: mất đi

phần lợi ích là tam giác KJB = (12 – 6) × 26 = 18

Lợi ích ròng của nhà máy: 36 –18 = 18

Lợi ích của trang trại: giảm thiệt hại bằng diện tích hình thang

DBJL = (24 + 12) × (12 – 6)/2 = 108

Thiệt hại của trang trại do phải đền bù cho nhà máy là 36. Lợi ích

ròng của trang trại = 108 – 36 = 72

b) (2) Trang trại có quyền sử dụng nước sạch và chỉ cho phép xả

thải 3 đơn vị và chấp nhận giá đền bù là 6 ngàn đồng/đv vượt mức cho

phép.

110

Khi y = 3, MNBP = 12 – y = 9, MEC = 2y = 6

Lợi ích của trang trại do nhận đền bù: 6 × 3 = 18

Thiệt hại của trang trại là vùng dưới đường MEC cho đến 3 đơn

vị chất thải = tam giác OMH = 6 × 23 = 9

Lợi ích ròng của trang trại = 18 – 9 = 9

Lợi ích của nhà máy là diện tích hình thang ANHO

= (12 + 9) × 23 = 31,5

Thiệt hại của nhà máy do phải đền bù cho trang trại bằng 18. Lợi

ích ròng của nhà máy = 31,5 – 18 = 13,5

3. a) Nếu Chính phủ không can thiệp, nhà máy sẽ không cần phải

xử lí chất thải nên chi phí giảm thải biên MAC = 0 MAC1 = 0;

MAC2 = 0

MAC1 = 200 – W1 = 0 ⇒ W1 = 200

MAC2 = 300 – 2

W2 = 0 ⇒ W2 = 600

24

12

9 8

6

MNBP B

D MEC

E

K

L

M

A

JO 3 4 6 12 y

H

N

MNBP, MEC

111

b) Giả định Chính phủ quy định tổng mức xả thải tối đa của 2

nhà máy là 350 đơn vị, mỗi nhà máy được phép thải 175 đơn vị thì chi

phí giảm ô nhiễm của mỗi nhà máy là:

Khi W1 = 175 ⇒ MAC1 = 25

Khi W2 = 175 ⇒ MAC2 = 212,5

Nhà máy I phải giảm W1 từ 200 xuống 175, tổng chi phí giảm

thải của nhà máy I là vùng nằm dưới MAC1 với W1 từ 175 200 là:

(200 – 175) × 225 = 312,5

Nhà máy II phải giảm W2 từ 600 xuống 175, tổng chi phí giảm

thải của nhà máy II là vùng nằm dưới MAC2 với W2 từ 175 600:

(600 – 175) × 2

5,212 = 45.156,25

c) Khi có thuế T nhà máy I sẽ giảm lượng thải xuống mức T =

MAC1 ; nhà máy II sẽ giảm lượng thải xuống mức T = MAC2; mức

thuế T phải thống nhất MAC1 = MAC2.

200 – W1 = 300 – 2

W2 (1)

Mặt khác: W1 + W2 = 350 (2)

Giải (1) và (2) ta được W1 = 50; W2 = 300 ⇒ T = 150

MAC1

MAC2

50 175 200 300 600 W

300

150

100

MAC

112

4. Tổng lượng thải nhà nước cho phép: 10 × 10 = 100 tấn. Mỗi nhà

máy chỉ được phép thải: 5 × 10 = 50 tấn.

• Nếu không mua bán giấy phép với nhau:

Chi phí của nhà máy A gồm:

− Chi phí mua 5 giấy phép: 5 ×1.000.000 = 5.000.000 đồng

Nhà máy A phải giảm thêm 30 tấn, chi phí xử lí là:

150.000 × 30 = 4.500.000 đồng

Tổng chi phí của nhà máy A:

5.000.000 + 4.500.000 = 9.500.000 đồng

Chi phí của nhà máy B gồm:

− Chi phí mua 5 giấy phép: 5 ×1.000.000 = 5.000.000 đồng

Nhà máy B phải giảm thêm 30 tấn chất thải, chi phí xử lí là:

90.000 × 30 = 2.700.000 đồng

Tổng chi phí của nhà máy B:

5.000.000 + 2.700.000 = 7.700.000 đồng.

Tổng chi phí của 2 nhà máy: 17.200.000 đồng.

• Nếu có mua bán giấy phép:

Nhà máy B nhận thấy chi phí xử lí/tấn chất thải của mình thấp

hơn tiền mua quyền được thải 1 tấn chất thải nên sau khi mua 5 giấy

phép từ nhà nước đã bán lại cho A 3 giấy phép với giá từ 1.000.000

đến 1.400.000 đồng/giấy. A nhận thấy nếu mua giấy 1.000.000 đến

1.400.000 đồng để được phép thải 10 tấn A vẫn có lợi vì chi phí xử

lí/tấn chất thải của A đến 150.000 đồng/tấn.

Chi phí của nhà máy A gồm:

Chi phí mua 5 giấy phép từ Chính phủ:

5 × 1.000.000 = 5.000.000

Chi phí mua 3 giấy phép từ B với giá 1.000.000 đồng:

113

3 × 1.000.000 = 3.000.000

Nhà máy A không cần xử lí chất thải, chi phí xử lí: 0

Tổng chi phí của nhà máy A: 8.000.000

Chi phí của nhà máy B gồm:

Chi phí mua 5 giấy phép: 5 × 1000000 = 5.000.000

Do bán cho A 3 giấy phép nên nhà máy B được phép thải 20 tấn, phải

giảm thêm 60 tấn chất thải, chi phí xử lí là:

90.000 × 60 = 5.400.000

Tổng chi phí nhà máy B: 5.000.000 +5.400.000 = 10.400.000

Nhưng do bán 3 giấy phép nên thu được 3.000.000.

Tổng chi phí còn 7.400.000

Tổng chi phí của 2 nhà máy: 15.400.000 thấp hơn trường hợp không

mua bán giấy phép.

Làm tương tự cho những trường hợp B bán cho A 1 giấy phép với giá

lần lượt là 1.100.000; 1.200.000; 1.300.000 và 1.400.000 đồng ta đều

thấy kết quả là tổng chi phí của 2 nhà máy luôn thấp hơn trường hợp

không mua bán giấy phép.

114

Phần IV

QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

VÀ CHẤT THẢI.

BÀI 7

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, các bạn phải biết được:

Ý nghĩa của các loại tài nguyên: đất, nước, rừng, biển, khoáng

sản, năng lượng, khí hậu và cảnh quan.

Nguyên tắc và chính sách quản lí tài nguyên thiên nhiên bảo

đảm yêu cầu phát triển bền vững.

NỘI DUNG CHÍNH

Phân loại tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai

được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng

trực tiếp hoặc chế biến thành sản phẩm vật chất để đáp ứng các nhu

cầu trong cuộc sống.

Tài nguyên thiên nhiên có thể được phân loại theo bản chất tự

nhiên hoặc theo phương thức và khả năng tái tạo.

– Theo bản chất tự nhiên: tài nguyên thiên nhiên bao gồm đất,

nước, rừng, biển, khoáng sản, năng lượng, khí hậu và cảnh quan.

115

– Theo phương thức và khả năng tái tạo: bao gồm tài nguyên

không tái tạo, tài nguyên có thể tái tạo nhưng phải nhờ hoạt động của

con người và tài nguyên có khả năng tái tạo vô hạn.

Đặc điểm của tài nguyên theo bản chất tự nhiên

• Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản là nguồn nguyên liệu tự nhiên có nguồn gốc vô cơ

hoặc hữu cơ và phần lớn nằm trong lòng đất. Quá trình hình thành loại

tài nguyên này có liên quan mật thiết đến lịch sử phát triển của vỏ trái

đất trong một thời gian dài hàng nghìn năm, có khi hàng triệu năm.

Tuỳ theo đặc điểm và tính chất của mỗi loại khoáng sản, người ta

có thể phân chúng theo nhiều cách:

– Theo dạng tồn tại: dạng rắn (đồng, chì, sắt...), khí (khí đốt, hêli,

acgôn...) và dạng lỏng (dầu, nước khoáng, …)

– Theo nguồn gốc: nội sinh (sinh ra trong lòng đất) và ngoại sinh

(sinh ra từ bề mặt trái đất).

– Theo thành phần hóa học: kim loại (nhôm, sắt, mangan,

crom...) và phi kim loại (silic, thạch cao, nước biển, nước ngầm...);

mỗi loại lại được phân thành nhiều nhóm khác nhau tuỳ theo công

dụng.

Tài nguyên khoáng sản không phải là vô tận, một số loại trữ

lượng ít nên với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại thì sự cạn

kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản đang là mối đe dọa đối với nhiều

quốc gia. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến lạc quan hơn, hi vọng vào

sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, trong tương lai con người có thể phát

hiện và tạo nên những nguyên liệu mới.

116

• Tài nguyên năng lượng

Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ 2 nguồn

chủ yếu là năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất.

Năng lượng mặt trời tồn tại ở các dạng chính là: bức xạ mặt trời,

năng lượng sinh học (sinh khối động thực vật), năng lượng chuyển

động của khí quyển và thủy quyển (gió, sóng, các dòng hải lưu, thủy

triều, dòng chảy sông…), năng lượng hóa thạch (than, dầu, khí đốt, đá

dầu).

Năng lượng lòng đất gồm nhiệt lòng đất biểu hiện ở các nguồn

địa nhiệt, lửa và năng lượng phóng xạ.

Có thể phân chia các nguồn năng lượng trên trái đất thành một số

dạng cơ bản sau:

– Các dạng tài nguyên tái tạo và vĩnh cửu: bức xạ mặt trời, năng

lượng gió, dòng chảy và sóng biển, năng lượng sinh khối.

– Các dạng năng lượng không tái tạo và vĩnh cửu: năng lượng địa

nhiệt, năng lượng nguyên tử và hạt nhân.

– Các dạng năng lượng không tái tạo và có giới hạn: năng lượng

của khoáng sản cháy (dầu mỏ, khí đốt, than đá…).

• Tài nguyên đất

Đất là một hỗn hợp phức tạp bao gồm các hợp chất vô cơ, các

mảnh vụn hữu cơ đã và đang bị phân rã, nước, không khí và vô số các

vi sinh vật đang sinh sống ở trong đó.

Lớp đất mà các sinh vật đang sinh sống trên đó hoặc trong đó

thường mỏng và sắp xếp thành tầng dày từ 1 – 2 mét, đó là nơi cung

cấp nguồn chất dinh dưỡng cho cây, cho các sinh vật trong đất; trực

tiếp hoặc gián tiếp cung cấp nguồn thực phẩm, gỗ, sợi và nhiều loại

nguyên vật liệu khác... đảm bảo cho sự tồn tại của con người. Đất còn

117

là môi trường sống của con người và hầu hết các sinh vật ở cạn, là nền

móng cho toàn bộ các công trình xây dựng.

Sự thay đổi về khí hậu, thảm thực vật, địa hình và tuổi của đất là

nguyên nhân hình thành nhiều loại đất khác nhau về màu sắc, độ dày,

độ chua và nhiều tính chất khác. Trên thế giới có 5 nhóm đất phổ biến

được phân bố ở các vùng khác nhau là:

– Đất rừng tùng bách: gặp ở vùng có khí hậu lạnh. Thực vật đặc

trưng như Thông, Tùng, Bách, Sồi, Giẻ. Hầu hết là cây có lá kim và

xanh quanh năm.

– Đất rừng ôn đới thay lá: gặp ở vùng khí hậu ẩm ôn đới. Phần

lớn là cây có lá rộng và thay lá theo mùa trong năm xen lẫn cây có lá

kim.

– Đất đồng cỏ: gặp ở vùng ôn đới có mùa khô kéo dài, hầu hết là

những cây thân thảo nhất niên.

– Đất sa mạc: gặp ở vùng khí hậu nóng khô như sa mạc và các

bán sa mạc. Thực vật ở đây nghèo nàn bao gồm các loài thân thảo

nhỏ, cây bụi, cây gỗ nhỏ mà phần lớn lá của chúng biến thành gai.

– Đất rừng mưa nhiệt đới: gặp ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Thực

vật rất đa dạng và phong phú, có lá rộng và xanh quanh năm. Một số ít

loài còn thể hiện sự rụng lá theo mùa thường không rõ như Bàng biển,

Xoan...

• Tài nguyên nước

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh

vật trên trái đất. Nước là nguồn cung cấp thực phẩm và nguyên liệu

công nghiệp. Nước rất cần thiết cho sản xuất nông nghiệp, công

nghiệp, cho sinh hoạt của con người. Nước còn được coi là một

khoáng sản đặc biệt vì nó tàng trữ một nguồn năng lượng lớn và lại

118

hòa tan nhiều vật chất có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu nhiều mặt

của con người.

Trong chu trình tự nhiên, nước có khả năng tái tạo, nếu sử dụng

hợp lí và quy hoạch thận trọng thì nó mãi mãi tồn tại và phục vụ lợi

ích cho con người. Nhưng hiện nay vấn đề nước ngọt trở nên bức

bách, sự tái sinh nước ngọt không kịp đáp ứng nhu cầu của con người

ở nhiều nơi trên thế giới nhất là ở vùng đông dân cư và các đô thị lớn.

• Tài nguyên rừng

Rừng là một hệ sinh thái phong phú nhất có trên mặt đất. Ở đó,

các loại thực vật đóng vai trò như một nhà máy khổng lồ cung cấp các

chất hữu cơ, cung cấp oxy và điều hòa khí hậu. Rừng còn là một guồng

máy tự điều chỉnh lưu lượng nước rất có hiệu quả trên trái đất. Như

vậy, rừng có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội, sinh thái và

môi trường.

Theo tính chất và mục đích sử dụng, rừng được chia thành 3 loại

là:

– Rừng phòng hộ: gồm các rừng được sử dụng cho mục đích bảo

vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa

khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng phòng hộ lại được chia

thành 3 loại là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chống cát

bay, rừng phòng hộ chắn sóng ven biển.

– Rừng đặc dụng: được sử dụng cho các mục đích đặc biệt như

bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn nguồn gien động thực vật rừng, phục vụ

công tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh

lam thắng cảnh cho du lịch. Rừng đặc dụng bao gồm các vườn quốc

gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu văn hóa – lịch sử và môi

trường.

119

– Rừng sản xuất bao gồm các loại rừng sử dụng để sản xuất kinh

doanh gỗ, lâm đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp bảo vệ môi

trường sinh thái.

• Tài nguyên biển

Biển và đại dương luôn luôn được coi là một tài nguyên vô tận

mà trời phú cho con người. Các nguồn lợi hải sản quan trọng phải kể

đến là cá, tôm, cua, rong biển… Tuy nhiên, do có các phương pháp

khai thác hiện đại, nên nguồn lợi hải sản đang bị giảm sút đáng kể.

Nhiều loại hải sản quan trọng có sản lượng khai thác giảm. Việc đánh

bắt quá mức, và sử dụng các công cụ hủy diệt đã làm cho một số loài

có nguy cơ diệt chủng.

• Tài nguyên khí hậu, cảnh quan

Tài nguyên khí hậu và cảnh quan bao gồm các yếu tố về thời tiết,

khí hậu và địa hình cảnh quan. Địa hình cảnh quan là một dạng tài

nguyên mới với đất đai, rừng xanh, động thực vật, nước và không khí

hợp thành nguồn tài nguyên môi trường thống nhất. Nó không những

là nền tảng để phát triển công nghiệp du lịch mà còn đem lại sự hưởng

thụ về tinh thần và tâm lí cho con người, duy trì trạng thái cân bằng,

cung cấp nguồn nguyên liệu sản xuất.

Đặc điểm của tài nguyên theo phương thức và khả năng tái tạo

Tài nguyên không tái tạo là nguồn tài nguyên sau khi khai thác

và sử dụng bị cạn kiệt dần, chẳng hạn như tài nguyên khoáng sản.

Tài nguyên có thể tái tạo nhưng phải nhờ vào hoạt động của con

người là nguồn tài nguyên sau khi sử dụng có thể tái sinh và ngày

càng phong phú hơn nếu được sử dụng hợp lí, quản lí tốt như tài

nguyên đất, nước, rừng, biển…

120

Tài nguyên có khả năng tái tạo vô hạn như năng lượng mặt trời,

sức nước, sức gió...

Vai trò của tài nguyên thiên nhiên trong quá trình phát triển kinh

tế – xã hội

• Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực cơ bản để phát triển

kinh tế: Theo lí thuyết tăng trưởng kinh tế của Cob – Douglass thì

hàm sản xuất có dạng:

Y = f (K, L, R, T)

Với Y là tổng mức cung của nền kinh tế (GDP) phụ thuộc vào 4

yếu tố đầu vào là vốn đầu tư (K), nguồn lao động (L), tài nguyên thiên

nhiên (R) và khoa học công nghệ (T).

Như vậy tài nguyên thiên nhiên là một trong bốn nguồn lực để

phát triển kinh tế.

• Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển:

tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để phát triển nông nghiệp và công

nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Điều

này thực sự quan trọng với các nước đang phát triển, tuy nhiên cần đề

phòng tình trạng khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu

nguyên liệu thô.

• Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng cho tích lũy để

phát triển: ở các nước kém phát triển, tài nguyên thiên nhiên được

khai thác để xuất khẩu lấy vốn tích lũy ban đầu phục vụ sự nghiệp

công nghiệp hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng và góp phần phát triển đất

nước. Việc phát triển hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể cung

cấp ổn định nguồn nguyên vật liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế

121

biến và sản xuất trong nước, góp phần giảm nhẹ ảnh hưởng của khủng

hoảng năng lượng và nguyên liệu từ bên ngoài.

Nguyên tắc xây dựng chính sách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

phát triển bền vững

Quản lí tài nguyên thiên nhiên đòi hỏi sự tổng hợp các biện pháp,

luật pháp, chính sách kinh tế, kĩ thuật, xã hội thích hợp nhằm khai thác

và sử dụng hợp lí về số lượng cũng như chất lượng nguồn tài nguyên

thiên nhiên phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế xã hội của quốc

gia.

Chính sách quản lí tài nguyên thiên nhiên cần tuân theo các

nguyên tắc cơ bản sau:

1. Các nguồn tài nguyên phải được phát triển và sử dụng một

cách tổng hợp cho chiến lược phát triển lâu bền.

Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng những chiến lược phát triển

bền vững, cần đảm bảo rằng một chiến lược phát triển đưa ra không

được mâu thuẫn với chiến lược của những lĩnh vực khác, ngành khác.

Đồng thời, các chiến lược về phát triển phải củng cố lẫn nhau và là bộ

phận của một chương trình phát triển bền vững tổng hợp.

2. Phân bố dân số sao cho cân bằng với khả năng sản xuất lâu

dài của tài nguyên.

Nguyên tắc này đảm bảo tài nguyên thiên nhiên không bị sức ép

nặng nề do dân số tăng vượt quá khả năng sản xuất của tài nguyên. Vì

đại bộ phận dân số đang phải dựa vào các tài nguyên làm nguồn sinh

kế, trong khi tài nguyên đất, tài nguyên nước và các dạng tài nguyên

khác có xu thế suy giảm, tạo ra sức ép to lớn đối với cả tài nguyên và

môi trường trên phạm vi toàn quốc.

3. Người sử dụng phải trả tiền

122

Nguyên tắc này dựa trên cơ sở yêu cầu phải trả chi phí cho lợi ích

thu được từ việc sử dụng tài nguyên. Nguyên tắc này cũng giống như

nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền mà các bạn đã học ở bài 4.

4. Huy động sự tham gia của cộng đồng

Nguyên tắc này đòi hỏi cơ quan quản lí tài nguyên phải được sự

trợ giúp của một mạng lưới được liên kết chặt chẽ đó là người dân địa

phương. Việc lập kế hoạch quản lí sử dụng tài nguyên phải qua quá

trình thảo luận lấy ý kiến của người dân địa phương để huy động được

sức mạnh của cộng đồng địa phương vào quá trình quản lí.

Quản lí sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Sự tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức cao sẽ tạo điều kiện để

nâng cao mức sống của dân cư. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là

một khối lượng lớn tài nguyên thiên nhiên được khai thác và đồng thời

một khối lượng chất thải từ sản xuất và tiêu dùng được thải vào tự

nhiên. Các nguồn tài nguyên không phải đều vô tận. Vì vậy, việc sử

dụng tài nguyên thiên nhiên hiện tại phải bảo đảm yêu cầu không

thiếu hụt tài nguyên trong tương lai, đáp ứng yêu cầu phát triển bền

vững là vấn đề cần quan tâm. Để thực hiện được điều này cần chú ý

những vấn đề sau:

• Ưu tiên cho việc xây dựng các chính sách và pháp luật về tài

nguyên thiên nhiên: việc xây dựng các chính sách và pháp luật đòi

hỏi phải cân nhắc đến các yếu tố môi trường. Cần thành lập các khu

bảo tồn tài nguyên. Cần xây dựng các chính sách về kinh tế − xã hội

cho những vùng còn kém phát triển về kinh tế để tạo điều kiện cho các

vùng này thực hiện việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

• Kế hoạch phát triển phải đồng bộ: việc sử dụng tài nguyên

thiên nhiên phải dựa trên các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

123

Kế hoạch phải đảm bảo sự đồng bộ, cân đối giữa các mục tiêu và

nguồn lực. Việc lập kế hoạch các dự án phát triển thuộc các lĩnh vực

như giao thông, khai mỏ, năng lượng, ngư nghiệp, phát triển khu dân

cư mới và du lịch phải hợp lí và đồng bộ.

• Dự báo diễn biến tình trạng tài nguyên thiên nhiên: trên cơ

sở quan sát, đo đạc, thu thập, xử lý, lưu trữ số liệu về tài nguyên thiên

nhiên để tạo nên hệ thống cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu này xác định

hiện trạng, và cho phép dự báo diễn biến tình trạng tài nguyên thiên

nhiên.

• Công cụ kế toán: cần đo đạc số lượng và chất lượng của tài

nguyên, việc này không dễ dàng, nhưng nếu có phương tiện kĩ thuật

tốt thì có thể làm được. Thêm vào đó, là quy đổi giá trị của tài nguyên

thành “tiền tệ”, để đánh giá “lợi ích, chi phí” nếu sử dụng tài nguyên

cho phương án này và so sánh với “lợi ích, chi phí” nếu sử dụng tài

nguyên cho phương án khác để có sự lựa chọn tối ưu. Việc này gặp rất

nhiều khó khăn, tuy nhiên nhiều nước đã áp dụng hiệu quả phương

pháp này. Các nước như Na Uy, Pháp trên cơ sở những dữ liệu quan

trắc tốt về tài nguyên môi trường đã đưa ra phương pháp tính toán đối

với một số dạng tài nguyên; Trung Quốc, Philippin, và Thái Lan cũng

đã có những thí điểm về phương pháp này.

• Chú trọng yếu tố con người: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,

phát triển bền vững chỉ có thể thành công nếu huy động được đông

đảo nhân dân tham gia một cách tự giác. Vì vậy, cần có chương trình

giáo dục trong hệ thống giáo dục nhà trường, nâng cao nhận thức về

bảo vệ tài nguyên, phát triển bền vững cho mọi người dân. Thêm vào

đó, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ khoa

học, cán bộ quản lí am hiểu về tài nguyên và phát triển bền vững.

124

• Ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động bảo vệ tài

nguyên thiên nhiên: Hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát

triển bền vững được tiến hành trên cơ sở khoa học và công nghệ tiên

tiến. Ở các nước phát triển thì khoa học và công nghệ đã được ứng

dụng vào hoạt động bảo vệ tài nguyên với trình độ cao. Các nước đang

phát triển cần nghiên cứu các kinh nghiệm của các nước phát triển và

sáng tạo những giải pháp khoa học, công nghệ để giải quyết các vấn

đề đặc thù tuỳ điều kiện thiên nhiên và xã hội cụ thể.

Tóm lại, chính sách, luật pháp là tiêu chuẩn để đánh giá, cơ sở dữ

liệu là tư liệu gốc cho phân tích và dự báo tình hình tài nguyên thiên

nhiên. Giáo dục, đào tạo cung cấp nguồn chuyên viên cho đánh giá tài

nguyên, nghiên cứu khoa học và công nghệ là cơ sở cho việc đánh giá

và đề xuất biện pháp phòng tránh, khắc phục các tác động tiêu cực đến

quá trình khai thác, sử dụng và quản lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Việc sử dụng kết hợp các công cụ này đảm bảo quản lí sử dụng tài

nguyên thiên nhiên phát triển bền vững.

CÂU HỎI

1. Nếu phân loại theo bản chất tự nhiên thì tài nguyên thiên nhiên

gồm những loại nào?

2. Người ta phân loại đất theo tiêu chuẩn nào?

3. Công thức Y = f (K, L, R, T) cho biết điều gì?

4. Trong các loại tài nguyên, tài nguyên nào quan trọng đối với sự

phát triển kinh tế xã hội của quốc gia?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Theo bản chất tự nhiên tài nguyên thiên nhiên bao gồm nước, đất,

rừng, biển, khoáng sản, năng lượng, khí hậu và cảnh quan.

125

2. Trên thế giới, đất của các hệ sinh thái có sự khác biệt rất lớn về màu

sắc, độ dày, độ chua. Từ các khác biệt đó người ta chia thành nhiều

loại nhóm đất khác nhau tương ứng với các đại hệ sinh thái đất liền

khác nhau. Năm loại đất chính tiêu biểu là: đất rừng tùng bách, đất

rừng ôn đới thay lá, đất đồng cỏ, đất sa mạc và đất rừng mưa nhiệt

đới.

3. Công thức Y = f (K, L, R, T) biểu thị sự phụ thuộc của yếu tố Y vào

các yếu tố K, L, R, T. Có nghĩa là sự tăng giảm GDP phụ thuộc vào sự

tăng giảm của các yếu tố đầu vào như vốn đầu tư, lao động, tài nguyên

và kĩ thuật.

4. Tài nguyên năng lượng và khoáng sản là 2 nguồn tài nguyên quan

trọng. Tài nguyên năng lượng và khoáng sản góp phần lớn cho sự tăng

trưởng của sản xuất công nghiệp, tăng tổng sản phẩm quốc dân và

đồng thời phát triển kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia.

126

BÀI 8

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế là chiến lược phát

triển của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, song song

với quá trình phát triển, nhiều vấn đề môi trường đã và đang nảy sinh.

Môi trường nước, không khí, đất đang ngày càng bị suy thoái do ô

nhiễm chất thải của các nhà máy, các khu công nghiệp. Nồng độ các

chất độc hại có trong môi trường vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép

nhiều lần. Bài này giới thiệu về vai trò của kinh tế chất thải, các

phương pháp xử lí và quản lí chất thải, các nguyên tắc xây dựng các

công cụ, chính sách để quản lí ô nhiễm môi trường.

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, các bạn sẽ:

Biết được chất thải là gì và nó có tác động đến môi trường như

thế nào.

Các phương pháp xử lí chất thải.

Nguyên tắc xây dựng các công cụ, chính sách quản lí ô nhiễm

môi trường.

NỘI DUNG CHÍNH

Chất thải và quản lí chất thải

Chất thải là toàn bộ các vật chất không sử dụng được nữa được con

người thải ra môi trường. Chất thải được tạo ra trong quá trình sản xuất,

trong các hoạt động sống của con người.

127

Chất thải có thể được phân loại theo các tiêu chí sau:

– Theo nguồn chất thải: gồm có chất thải nông nghiệp, chất thải

công nghiệp, chất thải sinh hoạt.

– Theo loại chất thải: gồm có chất thải có khả năng phân hủy

sinh học, chất thải độc hại, chất thải xây dựng, bùn thải…

Trong lĩnh vực chính sách môi trường, vấn đề quản lí chất thải

được quan tâm hàng đầu. Quản lí chất thải không những đã trở thành

vấn đề bức xúc của nền kinh tế, của cộng đồng xã hội mà còn là đối

tượng thường xuyên được quan tâm của từng đơn vị kinh tế, của từng

kế hoạch phát triển, của từng luật lệ và quy chế đã và đang được ban

hành.

Quản lí chất thải, đặc biệt là ở các thành phố lớn, đã có truyền

thống hàng trăm năm. Năm 1560, ở Hamburg (Đức) đã ra đời quy chế

đầu tiên về việc giải quyết các vật phế thải. Quy chế quy định tất cả

mọi người dân trong thành phố có trách nhiệm phải thu dọn rác, xác

chết súc vật trong khu đất và đường sá vùng lân cận nơi mình ở ít nhất

4 lần trong 1 năm. Năm 1893 Hamburg đã có lò đốt rác đầu tiên và

năm 1897 New York đã đưa trang thiết bị xử lí chất thải vào hoạt

động.

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, khối lượng vật phế thải đã tăng

lên gấp nhiều lần. Những núi rác cứ liên tiếp mọc lên và trở thành gánh

nặng cho nhiều vùng dân cư. Để giải quyết hậu quả đó, nhà nước phải

tiêu tốn tới hàng tỉ đồng.

Nhiệm vụ chủ yếu của ngành kinh tế chất thải là thống kê và

phân tích chất thải. Trên cơ sở đó xây dựng phương án nhằm tránh và

thay đổi bản chất của chất thải thông qua việc loại bỏ nguyên liệu gây

ô nhiễm hoặc thay bằng các loại nguyên liệu khác hay thay đổi công

nghệ sản xuất. Việc tận dụng lại nguyên liệu, hay chuyển hóa sẽ được

128

thực hiện theo danh mục có thứ tự ưu tiên. Theo đó, việc tận dụng về

nguyên liệu được đặt lên trên việc tận dụng về năng lượng.

Phương pháp xử lí chất thải

• Sử dụng lại về nguyên liệu

Trong việc sử dụng lại nguyên liệu một cách chính thống thì chất

thải đó được chuyển hóa và xử lí để tạo lại được nguyên liệu có tính

chất gần đúng với nguyên bản. Qua đó có thể đưa nó vào chu trình sản

xuất và chu trình tiêu dùng. Nó có thể đạt lại chức năng ban đầu của

sản phẩm. Ví dụ như: thủy tinh, kim loại, giấy đã sử dụng qua quá

trình xử lí có thể sử dụng lại.

• Sử dụng lại về năng lượng

Hình thái sử dụng lại về năng lượng một cách trực tiếp là việc đốt

cháy và tận dụng nhiệt để sưởi ấm hay để sản xuất điện. Về cơ bản thì

đây là việc sử dụng chất thải để đốt trong các trang thiết bị đốt rác.

Hình thức sử dụng lại về mặt năng lượng một cách gián tiếp là

khả năng khí hoá phế thải lên men. Song, điều này lại cần đến điều

kiện tiên quyết là phải có chất thải sinh vật và phải có loại vi khuẩn để

tạo nên quá trình phân hủy.

Đốt chất thải để tận dụng nhiệt năng được tạo ra là một biện pháp

hoàn toàn đáp ứng yêu cầu giảm thể tích của khối lượng phế thải và

thông qua quá trình đốt cháy để chuyển hóa các phế thải độc hại. Phần

còn lại của chất thải (tro, xỉ) được mang đi chôn lấp. Nhưng cần phải

xử lí sơ bộ chất thải này trước khi chôn lấp tại bãi rác theo hướng dẫn

kỹ thuật quản lí chất thải đô thị.

• Chôn lấp tại bãi rác

129

Chôn lấp chất thải tại bãi rác cho đến nay vẫn là cách xử lí phổ

biến nhất. Bên cạnh việc chôn lấp chất thải nổi trên mặt đất, còn có

thể chôn lấp chất thải trong các mỏ đã kết thúc khai thác.

Việc chôn lấp chất thải được thực hiện sao cho vấn đề giải quyết

chất thải ngày nay không phải là gánh nặng cho các thế hệ mai sau.

Trong tương lai thì chỉ có những chất thải không còn hoạt tính mới

được đưa đi chôn lấp ở các bãi chất thải. Như vậy, bãi chôn lấp chất

thải sẽ là địa chỉ cuối cùng của phương án giải quyết chất thải. Có một

số hướng để giải quyết vấn đề chất thải như sau:

– Mở rộng việc phân loại chất thải.

– Trách nhiệm nhận lại chất thải của nhà sản xuất và kinh doanh

để tận dụng lại nguyên liệu hoặc năng lượng.

– Tăng cường tận dụng chất thải về mặt năng lượng.

– Tăng cường ủ phân vi sinh từ chất thải sinh vật.

– Xử lí chất thải bằng phương pháp sinh học thay cho phương

pháp cơ học.

Quản lí chất thải theo nguyên lí 3R

• Tái sử dụng chất thải (Reuse)

Ngay từ khi thiết kế quy trình công nghệ, ta phải đặt vấn đề là

chất thải được tạo ra từ quy trình công nghệ này có thể tái sử dụng các

chất thải của nó hay không?

Ví dụ: thiết kế nhà máy sản xuất bao bì sao cho sản phẩm của nó

có thể sử dụng được nhiều lần, vừa giảm giá thành sản phẩm, vừa

giảm được lượng phế thải bao bì.

• Tái chế chất thải (Recycling)

Tái chế chất thải là biến đổi tính chất của chất thải đó để chúng

không còn là chất thải, mà được coi như một loại nguyên liệu cho một

130

quá trình công nghệ khác. Như vậy, ta vừa loại được chất thải vừa tạo

ra được sản phẩm cho xã hội, làm tăng thu nhập cho nhà máy hay cơ

sở sản xuất.

• Giảm thiểu chất thải (Reduce)

Giảm thiểu chất thải ở các khu vực dân cư hay các cơ sở sản xuất

có liên quan không chỉ đến công nghệ mà còn liên quan đến việc quản

lí, ở tầm vi mô và vĩ mô. Nhiều khi chỉ cần đưa ra một quy định, hoặc

một chính sách khuyến khích nào đó, cũng làm giảm một khối lượng

rất lớn chất thải vào môi trường.

Các biện pháp nhằm giảm thiểu chất thải có thể triển khai tại các

bộ phận thực hiện như sau:

– Những chất thải có vấn đề định tính độc hại thì có thể chuyển

hoá để trở nên ít độc hại hơn.

– Những chất thải có vấn đề về định lượng thì sẽ tìm cách giảm về

khối lượng bằng cách giảm về thể tích, hay giảm về trọng lượng hoặc

chuẩn bị cho nó có khả năng tái sinh.

Cả ba vấn đề trên phải được thực hiện đồng bộ, nhiều quốc gia

cho đây là một trong những nội dung cơ bản của quản lí môi trường.

Nguyên lí 3R không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết của các nhà quản lí mà

còn đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về mọi kiến thức liên quan đến môi

trường của các nhà kỹ thuật.

Nguyên tắc xây dựng chính sách ngăn ngừa ô nhiễm môi trường

Quản lí môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính

sách kinh tế, kĩ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi

trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia.

Chính sách ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, cũng như chính sách

bảo vệ môi trường nói chung cần tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:

• Người gây ô nhiễm phải chịu chi phí

131

Nguyên tắc này được quy định trong Luật bảo vệ môi trường

(điều 7 và 10). Nguyên tắc này đòi hỏi người gây ô nhiễm phải chi trả

chi phí cho việc khống chế ô nhiễm và làm sạch, hoặc bồi thường thiệt

hại cho các công dân phải chịu ô nhiễm. Về thực chất, đây là sự kết

hợp biện pháp quản lí với biện pháp kinh tế, nhằm giải quyết những

mâu thuẫn và những kiện cáo thường xảy ra giữa người gây ô nhiễm

và người chịu ô nhiễm. Nguyên tắc này các bạn đã được học kỹ ở bài

4.

• Người sử dụng phải trả tiền

Nguyên tắc này dựa trên cơ sở yêu cầu phải trả chi phí cho lợi ích

thu được từ việc sử dụng tài nguyên. Chi phí đó bao gồm: chi phí sản

xuất trực tiếp, chi phí kiểm soát thiệt hại và chi phí cho người sử dụng

trong tương lai (chi phí trách nhiệm do người tiêu dùng hiện tại để lại

cho người sử dụng trong tương lai).

• Huy động sự tham gia của cộng đồng

Các nhân tố cơ bản cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam là

phải có một hệ thống xã hội phát huy hợp tác, tương trợ trong các

cộng đồng, nhằm huy động một cách có hiệu quả nguồn nhân lực để

cùng giải quyết những vấn đề môi trường nói chung.

Các bằng chứng gần đây ở Châu Á, Mỹ La Tinh và Bắc Mỹ cho

thấy, người dân sống gần nhà máy công nghiệp có thể ảnh hưởng

mạnh đến việc thực hiện giảm ô nhiễm môi trường của nhà máy. Các

cộng đồng tìm nhiều cách ép buộc các chủ thể doanh nghiệp thực hiện

các chỉ tiêu môi trường.

Ðể từng bước cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường cần có các

biện pháp sau đây:

132

– Nâng cao dân trí, làm cho mọi người thấy rằng việc gìn giữ

môi trường xung quanh và các công trình công cộng là trách nhiệm

của từng cá nhân chứ không phải của riêng một ai.

– Ðưa chương trình giáo dục về môi trường, tình yêu thiên nhiên

vào các lớp học chính khóa và ngoại khóa (du khảo, tham quan).

– Các tiêu chuẩn quốc gia và địa phương về chất thải phải được

mọi người tuân thủ. Do đó, nhà máy, xí nghiệp phải tự giảm thiểu chất

thải bằng quy trình công nghệ và xây dựng hệ thống xử lí chất thải của

cơ sở.

– Khuyến khích công nghệ sạch (sử dụng phân hữu cơ thay thế

một phần phân hóa học, công nghệ ít chất ô nhiễm trong công

nghiệp...).

– Xây dựng nhà máy xử lí chất thải sinh hoạt.

– Xây dựng hệ thống quan trắc quốc gia.

– Đẩy mạnh nghiên cứu về môi trường nhằm giải quyết các vấn

đề cấp bách, đồng thời hướng tới việc phát triển bền vững.

– Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực trong việc bảo vệ và

quy hoạch môi trường.

Hầu hết các chuyên gia bảo vệ môi trường trong và ngoài nước

đều cho rằng trong bối cảnh không ngừng hoàn thiện cơ chế kinh tế thị

trường có sự quản lí của Nhà nước, đặc biệt khi nước ta chuẩn bị các

lộ trình gia nhập WTO, việc đẩy mạnh hơn nữa sử dụng các công cụ

kinh tế cho quản lí tài nguyên và bảo vệ môi trường là tất yếu khách

quan hướng tới phát triển bền vững môi trường.

Tất cả chương trình hành động trên có thể làm cơ sở để chúng ta

phát triển, đồng thời sử dụng và bảo vệ tài nguyên và môi trường của

mỗi địa phương, quốc gia và góp phần bảo vệ trái đất, cái nôi của sự

sống.

133

CÂU HỎI

1. Tại sao lại có thể nói trong tương lai có thể không cần đến không

gian để chôn lấp chất thải?

2. Bạn biết những hình thức xử lí chất thải nào?

3. Quản lí chất thải theo nguyên lí 3R là gì?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

1. Với sự ứng dụng các phương pháp xử lí chất thải như thiêu đốt vừa

có thể tận dụng được năng lượng vừa làm giảm chi phí cho việc chôn

lấp chất thải, tránh được ô nhiễm đất và mạch nước ngầm. Vì vậy,

trong tương lai có thể không cần đến không gian để chôn lấp.

2. Các hình thức xử lí chất thải như: tận dụng lại nguyên liệu qua quá

trình xử lí, đốt cháy, khí hóa chất thải lên men, chôn lấp tại bãi rác.

Quản lí chất thải theo nguyên lí 3R là: tái sử dụng chất thải (Reuse),

tái chế chất thải (Recycling) và giảm thiểu chất thải (Reduce). Tái sử

dụng chất thải là việc thiết kế quy trình công nghệ sao cho chất thải

được tạo ra từ quá trình công nghệ này có thể tái sử dụng được. Tái

chế chất thải là biến đổi tính chất của chất thải đó để chúng trở thành

một loại nguyên liệu cho một quá trình công nghệ khác. Giảm thiểu

chất thải có liên quan không chỉ đến công nghệ mà còn liên quan đến

việc quản lí, ở tầm vi mô và vĩ mô. Để giảm khối lượng chất thải vào

môi trường cần có những quy định, hoặc chính sách khuyến khích,

thúc đẩy doanh nghiệp và dân cư thực hiện. Để quản lí môi trường tốt

hơn cần thực hiện đồng bộ cả ba vấn đề trên.

134

PHẦN KẾT

BÀI 9

Hiện nay, có những vấn đề môi trường mà hậu quả của nó không

chỉ có tác hại trong phạm vi một nước, một khu vực riêng lẻ mà tác

động trên phạm vi toàn cầu và vượt quá khả năng giải quyết của một

nước. Điều đó đòi hỏi các nước, các khu vực trên thế giới cần phối

hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết có hiệu quả vấn đề môi trường,

tránh những thảm họa môi trường có thể xảy ra. Bài này giới thiệu với

các bạn những vấn đề môi trường toàn cầu.

MỤC TIÊU

Bài này giúp cho các bạn:

Biết được con người đang phải đối mặt với những vấn đề gì về

môi trường ở phạm vi toàn cầu.

Hiểu được những tác hại của mưa axít, hiệu ứng nhà kính,

nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động thực vật…

Biết được những cách có thể vận dụng để giải quyết những

vấn đề môi trường toàn cầu.

135

NỘI DUNG CHÍNH

Kinh doanh và môi trường

• Ô nhiễm do sản xuất:

Công nghiệp và nông nghiệp là hai ngành gây ô nhiễm chủ yếu.

Tuy nhiên các cư dân đô thị cũng làm ô nhiễm môi trường đáng kể do

việc thải các chất thải rắn và gây ô nhiễm do sử dụng các phương tiện

giao thông.

Các ngành công nghiệp như giấy (nước thải xả từ công đoạn nấu

bột giấy có độ Ph cao 12 − 13 và sử dụng nhiều sút 12kg/tấn bột giấy

thải ra nhiều chất hữu cơ); ngành dệt nhuộm (chất thải chứa nhiều hóa

chất độc hại dạng ion, kim loại nặng, thải nhiều chất thải hữu cơ);

ngành công nghiệp hóa chất (thải nước thải, khí thải, chất thải rắn);

công nghiệp sơ chế mủ cao su, bột giặt, dầu mỏ, diêm, pin accu…;

ngành chế biến thủy hải sản, thực phẩm…

Ngành nông nghiệp gây ô nhiễm do sử dụng phân bón hóa học,

thuốc trừ sâu, phân súc vật. Trường hợp tưới nước quá nhiều gây úng,

nấm phát triển; độ bẩn cao trong ao nuôi tôm, cá dẫn đến dịch bệnh,

làm giảm năng suất; chặt phá quá nhiều rừng ngập mặn để nuôi tôm;

nhập khẩu những sinh vật mà sự phát triển quá mức của nó gây mất

cân bằng sinh thái (ốc bươu vàng, bèo Nhật Bản…); khai thác thuỷ

sản không đúng tuổi, đúng mùa làm giảm trữ lượng; hay chỉ quan tâm

đến cá mà không chú ý đến môi trường nước; khai thác rừng quá mức

làm mất nguồn nước…

• Ô nhiễm do giao thông vận tải: xăng, dầu diezen thải ra các

chất ô nhiễm như CO, NO2, SO2, CH, bụi chì và các hạt rắn lơ lững

làm ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe (gây những bệnh về

đường hô hấp, thần kinh, mắt, giảm chỉ số thông minh ở trẻ em)… và

góp phần thay đổi khí hậu toàn cầu… Khi tắt nghẽn giao thông, lượng

136

khí thải tăng gấp 2,3 lần. Hệ thống xe cộ còn gây ồn. Hệ thống cảng

biển thường rò rỉ dầu, rác thải ảnh hưởng đến môi trường biển ven bờ

làm suy giảm các nguồn lợi hải sản, việc mở rộng bến đậu tàu sẽ

chiếm dụng mặt đất ngập triều nhất định làm giảm diện tích cư trú của

thủy hải sản.

Nếu người dân có ý thức bảo vệ môi trường họ có thể tác động

đến các hệ thống sản xuất và phân phối để làm cho các hệ thống này

thân thiện hơn với môi trường xung quanh. Giới kinh doanh thường có

thái độ dè dặt trong việc tán thành các chính sách môi trường vì việc

chấp hành các chính sách này thường làm cho chi phí của họ tăng lên.

Các lí do ngành công nghiệp quan tâm đến môi trường

• Môi trường và hiệu quả: Các ngành công nghiệp có động cơ

cắt giảm lượng nguyên liệu, năng lượng vì như thế sẽ giảm được chi

phí, nhất là những ngành có tỉ lệ chi phí nguyên liệu, năng lượng cao

trong tổng chi phí.

• Khi người tiêu dùng có ý thức bảo vệ môi trường, nếu các

doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm hay công nghệ không gây ô

nhiễm sẽ tạo nên một hình ảnh đẹp về doanh nghiệp trong mắt người

tiêu dùng nên được người tiêu dùng ủng hộ và do đó tăng được thị

phần.

• Môi trường và cơ hội thị trường: các chi tiêu cho môi trường

tạo thu nhập cho các nhà sản xuất thiết bị chống ô nhiễm, các công

nghệ sạch, người tái chế, ngành công nghệ làm sạch…

Việc giảm ô nhiễm diễn ra theo 2 cách:

− Bằng các công nghệ “cuối đường ống” tức làm giảm ô nhiễm

từ quá trình công nghệ và nguyên liệu thô đã có.

137

− Bằng cách “giảm ở nguồn” tức là thiết kế lại sản phẩm từ gốc

để nó chứa ít nguyên liệu và năng lượng mà sau này biến thành chất

thải. Nhìn chung, chính sách môi trường hiện nay dựa trên công nghệ

cuối đường ống. Trong tương lai, chính việc giảm ô nhiễm ở gốc mới

quan trọng hơn vì sản xuất những sản phẩm có chất thải thấp sẽ hiệu

quả hơn so với việc tìm kiếm các giải pháp để đối phó về sau. Nói

cách khác, các chính sách nên hướng vào việc dự đoán và ngăn ngừa

hơn là phản ứng đối phó và dọn dẹp. Giới kinh doanh có vai trò quan

trọng trong việc chuyển đổi từ các giải pháp “cuối đường ống” đến

các giải pháp” giảm chất thải ở nguồn”.

– Sự tuân thủ các luật lệ về môi trường: Các ngành công nghiệp

có nhu cầu phải phân tích các vấn đề môi trường sẽ xảy ra và suy nghĩ

xem các chính quyền, các tổ chức quốc tế và thế giới nói chung sẽ

phản ứng với những vấn đề này như thế nào để có thể làm giảm tối đa

sự ngưng trệ sản xuất do phải tuân theo các yêu cầu mới về môi

trường và có thể nắm bắt các cơ hội thị trường có thể có.

Một số vấn đề môi trường toàn cầu

Thế giới đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng là dân số, lương

thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Cả 5 cuộc khủng hoảng đều

liên quan chặt chẽ đến vấn đề môi trường. Khủng hoảng môi trường là

các suy thoái chất lượng môi trường sống ở quy mô toàn cầu, đe doạ

cuộc sống của loài người trên trái đất.

Nhiều vấn đề môi trường hiện nay mang tính quốc tế hoặc toàn

cầu có tác động đến việc kinh doanh như: mưa axít, ô nhiễm đại

dương, thủng tầng ozon, trái đất nóng lên…

138

• Mưa axít

Mưa axit là một thuật ngữ chung chỉ sự lắng đọng, tích lũy (dưới

dạng khô hoặc ẩm) của chất gây ô nhiễm được hình thành chủ yếu từ

di-oxít sunphua SO2 và axít nitrogen NOx và gốc clorít Cl − dưới dạng

axít. Một khi thải vào không khí, các chất gây ô nhiễm này có thể bị

hấp thụ trong trạng thái khô bởi mặt nước, mặt đất và sinh vật nhất là

cây cỏ; hay dưới dạng ẩm khi chất gây ô nhiễm hòa lẫn với nước mưa

hình thành các đám mây axít. Sự chuyển đổi thành axít xảy ra trong

bầu khí quyển. Mưa thường độ pH = 5,6; mưa axít pH < 4,3.

Tác hại của mưa axít:

– Ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe con người.

– Làm giảm khả năng hỗ trợ sự sống các loại thủy hải sản trong

sông ngòi, ao hồ.

– Phá hoại trực tiếp bề mặt của lá cây và suy thoái sự tăng

trưởng, ảnh hưởng đến mùa màng, làm cho rừng rụng lá và tăng

trưởng chậm.

– Xói mòn dần bề mặt của các công trình kiến trúc.

– Làm axít hóa, giảm độ pH trong nước sông hồ.

Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do trong các nền kinh tế thị

trường thiếu các quy định buộc người gây ô nhiễm phải trả chi phí.

Tuy nhiên mưa axit có thể do một nước gây ra và một nước khác phải

gánh chịu một phần hậu quả.

Để khắc phục tình trạng này nên:

– Sử dụng các nhiên liệu hóa thạch ít sunphua hơn, lắp đặt các

thiết bị làm giảm ô nhiễm ở các nhà máy điện chạy bằng than và các

nhà máy lớn khác.

– Tiết kiệm chi phí nguyên liệu và năng lượng để giảm ô nhiễm.

– Tính đầy đủ chi phí môi trường.

139

Hành động quốc tế về mưa axít:

Các chất ô nhiễm này di chuyển vì từ điểm thải ra chúng được

mang trong không khí và lắng đọng cách nguồn thải vài trăm cây số

và có thể xuyên biên giới quốc gia.

Ví dụ: các nhà máy ở Canada gây mưa axít ở Mỹ; các nhà máy ở

Anh, Bắc Âu gây mưa axít ở Đức, Na Uy, Thụy Điển… Do đó việc

kiểm soát mưa axít là một vấn đề quốc tế. Điều đó giải thích tại sao

các nước Tây Âu giúp đỡ các nước Đông Âu làm sạch ô nhiễm. Hiện

nay ở Đông Nam Trung Quốc, Đông Bắc Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia,

Philippines, Hàn Quốc, Nam Nhật Bản, Tây nam bộ của Việt Nam

cũng có mưa axít.

Các nước OECD đã ký Nghị định thư cam kết năm 1987 sẽ giảm

dioxit sunphua 30% so với mức thải năm 1980, năm 1988 ký cam kết

giảm dioxit nitrozen không được tăng hơn so với mức năm 1987 và

sau đó phấn đấu giảm xuống nữa…

Ở Mỹ năm 1990 ban hành Đạo Luật Không khí sạch yêu cầu

giảm 10 triệu tấn chất thải sun phua xuất phát từ nhu cầu của nước Mỹ

cũng như của nước láng giềng Canada.

Nghị định thư thứ nhất yêu cầu tất cả các nước ký kết giảm thải

sunphua khoảng 30% năm 1980 vào năm 1993. Anh và Mỹ không ký

hiệp định này.

Các nước Châu Âu, kể cả các nước Đông Âu và các nước thuộc

Liên Xô cũ đang trong thời kỳ chuyển đổi. Tất cả các nước kể cả Anh,

Mỹ đã bị áp lực buộc phải ký kết Nghị định thư thứ 2 năm 1992 đàm

phán về giảm thải sun-phua. Chỉ tiêu về lâu dài sẽ ngày càng gắt gao

do phải đáp ứng các ngưỡng gây hại. Ngưỡng gây hại là một mức lắng

đọng của chất ô nhiễm, dưới mức độ này không có sự tổn hại nào

đáng kể phải quan tâm.

140

Các ngưỡng gây hại có thể không đạt được vì có ít nhất 2 lí do:

1- Chúng không thể thực hiện được về mặt kỹ thuật, tức là

chúng có thể yêu cầu giảm thải khí ngoài khả năng của công nghệ hiện

có.

2- Chúng cũng có thể không khả thi về mặt kinh tế, vì sẽ

đặt ra chi phí quá cao không thể chấp nhận được đối với ngành công

nghiệp. Những chi phí đó là:

− Chi phí sửa chữa bảo quản các tòa nhà.

− Chi phí y tế do thiệt hại về sức khỏe.

− Tổn hại mùa màng.

− Tổn hại nước.

− Tổn hại đối với các khu rừng.

• Sự phá rừng nhiệt đới

Hàng năm rừng nhiệt đới giảm 2%, điều này dẫn đến những thiệt

hại như:

– Việc đốn gỗ, khai hoang lấy đất trồng trọt không phải là một

cách sử dụng rừng một cách hiệu quả nhất về kinh tế.

– Sự phá rừng làm xáo trộn cuộc sống của các dân tộc địa

phương.

– Gây ô nhiễm sông ngòi do đất rừng bị cuốn trôi.

– Làm cạn kiệt các nguồn nước.

– Làm giảm sự đa dạng của hệ động, thực vật.

Nguyên nhân của việc phá rừng là do:

– Bùng nổ dân số, nhu cầu lương thực thực phẩm, chất đốt gia

tăng.

– Nghèo đói.

141

– Chính sách miễn, giảm thuế đã khuyến khích việc biến đất rừng

thành đất nông nghiệp hay khai thác gỗ.

– Cơ sở hạ tầng phát triển người ta vào rừng dễ dàng hơn nên

tăng cường khai thác.

– Thị trường và chính quyền chỉ tính giá trị bằng tiền của rừng

mà không tính đến những lợi ích quan trọng về kinh tế, ví dụ: sự bảo

vệ các dòng nước.

– Các chính quyền thường thiên vị cho nhà kinh doanh, người

nước ngoài hơn là cho người bản xứ.

Để hạn chế việc phá rừng cần thực hiện các giải pháp sau:

– Giảm tốc độ tăng dân số.

– Xóa đói giảm nghèo.

– Tìm những nguồn chất đốt thay thế.

– Tăng năng suất đất bằng các hoạt động công nghiệp.

– Các nước giàu nên hỗ trợ nhiều hơn cho các nước nghèo trong

việc trồng lại và trồng mới rừng.

– Giao đất giao rừng cho dân: theo NĐ 02/CP, 163/1999/NĐ-CP

giao đất rừng 50 năm cho tổ chức, hộ nông dân sử dụng lâu dài.

– Tổ chức kiểm tra, truy quét, phạt nặng những kẻ phá hoại

rừng…

– Vệ tinh theo dõi phòng chống, phát hiện cháy rừng.

• Trái đất đang nóng lên

Những công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện trong

vòng 30 – 50 năm qua cho thấy rõ rằng khí hậu toàn cầu đang tăng

lên. Nhiệt độ trung bình của trái đất hiện nay cao hơn 0,7 độ C so với

năm 1860. Đó là do có một khối lượng lớn các chất carbonic, metan,

CFC… được thải vào bầu khí quyển gây hiệu ứng nhà kính.

142

Những chất này hoạt động như một mặt phẳng, giữ lại một phần

các tia nắng đã được địa cầu phản chiếu lên làm trái đất nóng lên. Nhờ

hiệu ứng nhà kính tự nhiên như thế nhiệt độ trung bình của trái đất giữ

ở mức 150C thay vì là –180C. Nhưng từ một thế kỷ nay, do lượng

khí thải tăng quá mức kiểm soát từ các hoạt động công nghiệp, nông

nghiệp, phát điện thải các chất khí như dioxit carbon (sinh ra khi đốt

các nhiên liệu hóa thạch), CFC (được dùng cho chất nổ, các dung dịch

hòa tan và các chất tạo bọt, chất làm lạnh…; metan (sinh ra từ quặng

than, loài vật nuôi như trâu, bò… trấu, khí rò rỉ…) và oxit nitric

(nguồn sinh ra chưa rõ nhưng liên quan đến sự đốt các nguyên liệu

hóa thạch, phân bón)... Hầu hết chất khí gây bức xạ được thải ra từ

khu vực tiêu thụ năng lượng đốt các nguyên liệu hóa thạch (kể cả giao

thông vận tải) làm nhiệt độ trái đất tăng lên 50%.

Nông nghiệp tạo ra khoảng 15% tổng số chất khí thải ra bức xạ

thông qua những hoạt động như đốt rừng, đốt đồng cỏ lấy đất trồng.

Các nguồn phóng thích mêtan trong nông nghiệp là các đồng lúa, khu

nuôi gia súc, sinh vật bị đốt, những bãi rác chôn dưới đất.

Các chất khí thải ra do phá rừng nhiệt đới tạo 15% hiệu ứng nhà

kính cộng với nạn phá rừng làm thủng tầng ozon, ở những chỗ thủng

đó mặt trời chiếu thẳng xuống trái đất, làm cho trái đất nóng lên…

Nhiệt độ bề mặt đại dương vùng nhiệt đới tăng 0,5 độ C, khối

lượng hơi nước tích tụ trên tầng đối lưu ở khí quyển vùng nhiệt đới

tăng lên, sức nóng giới hạn ở lớp giữa của tầng đối lưu đang tăng lên,

chênh lệch nhiệt giữa xích đạo và vùng cực, vận tốc gió trung bình

cũng đang tăng lên, những vùng áp suất thấp hầu như đứng yên. Trong

cùng thời gian ấy, khối nước của các sông băng trong đất liền ở vùng

núi Alpes đã giảm xuống 50%. Dự đoán đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ

trung bình trên bề mặt mặt đất sẽ tăng thêm từ 2 – 6 độ C, nước biển

sẽ dâng cao từ 0,5 đến 1,5m.

143

• Bầu khí quyển bị phá hủy

Bầu khí quyển (tầng ozone) bao quanh trái đất hấp thụ bức xạ

hồng ngoại và có tác dụng như một tấm phủ giúp giữ lại nhiệt và phát

xạ trở lại khí quyển từ bề mặt trái đất.

Ozone là một loại khí sinh ra tự nhiên ở tầng bình lưu và đối lưu

của khí quyển. Ở tầng bình lưu nó tích tụ thành một vành đai bao

quanh trái đất gọi là tầng ozone bảo vệ trái đất khỏi bức xạ cực tím từ

mặt trời, loại trừ 90% số lượng tia cực tím cho nên sự tích tụ cao

ozone ở tầng bình lưu là tốt; trong khi ở tầng đối lưu ozone tác động

với oxit nitrogen, oxygen và những hợp chất hữu cơ dễ bốc hơi gây

hại cho sức khỏe con người và thực vật, liên quan đến việc hình thành

mưa axit… Do đó sự tích tụ cao ozone ở tầng đối lưu là có hại cho con

người.

Từ những năm 20 của thế kỷ 20 người ta đã thường xuyên đo đạc

tầng ozone. Từ năm 1926 đến năm 1970 không có vấn đề gì xảy ra,

nhưng từ sau năm 1970 tầng ozone bắt đầu bị mỏng đi. Đến năm

1986, Cơ quan khí tượng thế giới và Chương trình Môi trường Liên

Hiệp Quốc đã công bố một báo cáo xác nhận rằng chất CFC tồn tại

trong bầu khí quyển giải phóng chlorine hủy hoại tầng ozone trên

phạm vi toàn thế giới, tạo những lỗ hổng gây hiệu ứng nhà kính, mưa

axit… Lỗ thủng tầng ozon năm 1998 là 27,24 triệu km2.

Ngày 10/10/2000 các chuyên gia nghiên cứu tầng ozon của Cơ

quan khí tượng Úc cho biết, theo những hình ảnh do NASA chụp được

từ vệ tinh lỗ hổng tầng ozon đã trải dài từ các thành phố ở Nam Mỹ

sang tận khu vực phía Nam bang Tasmania Australia.

Theo các nhà khoa học thuộc Cục khí tượng Nhật Bản, lỗ thủng

của tầng ozon ở Nam cực hiện nay đã lên tới 29,18 triệu km2, bằng

hơn 2 lần diện tích Nam cực.

144

Khi tầng ozone bị phá hủy sẽ có nhiều tác hại như:

− Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: bệnh tật và tử vong gia

tăng do cháy nắng dẫn đến ung thư da, tổn hại hệ thống miễn dịch của

con người, làm tăng những bệnh truyền nhiễm và làm giảm tác dụng

của các chương trình chủng ngừa, tăng bệnh đục nhãn cầu. Hàng ngàn

người chết vì không khí bị ô nhiễm, trong đó khoảng 50% là do khí

thải xe hơi gây ra bệnh viêm phổi, hen cấp tính.

− Ảnh hưởng đến hệ sinh thái: bức xạ tia cực tím làm giảm khả

năng sinh trưởng của tảo đơn bào (một loại tảo làm thức ăn cho các

loài giáp xác nhỏ và những loài này lại là thức ăn cho các loại sinh vật

biển lớn hơn), làm giảm trữ lượng cá; tảo này cũng tạo ra 40 − 50%

oxy trên hành tinh; làm hoạt động quang hợp kém đi, giảm sự tăng

trưởng của thực vật do đó ảnh hưởng đến mùa màng.

− Nhiệt độ trái đất tăng lên làm thay đổi lượng gió: dẫn đến việc

phân bố lượng mưa theo không gian và thời gian bị thay đổi, sẽ gây ra

các trận mưa bất thường, kéo dài và lụt.

− Tăng tần suất và mức độ phá hoại của các cơn bão.

− Gây nên hiện tượng Elnino (Elnino là hiện tượng thời tiết thay

đổi bất thường chu kỳ 4 − 5 năm dẫn đến hạn hán ở nơi này và lụt lội

ở nơi khác trên thế giới.)

− Băng ở Bắc cực, Nam cực tan ra và mực nước biển dâng lên,

đã và đang nhận chìm một số quốc gia và vùng lãnh thổ thấp nền.

Nhất là các vùng châu thổ và cửa sông của những con sông lớn như Ai

Cập, Bangladesh, Thái lan, Trung Quốc, Brazin, Indonesia, đồng bằng

sông Cửu Long của Việt Nam… Tác hại sẽ tăng cao nếu đi kèm với

bão tố. Hàng triệu người phải di cư gây thiệt hại về người và của.

− Làm khô hạn và gia tăng hiện tượng sa mạc hóa và suy thoái

đất, dẫn đến cháy rừng; đất bị khô và xuống cấp (nhiễm mặn phèn và

145

bị xói mòn), làm cho sản lượng nông nghiệp giảm. Điều này sẽ làm

gia tăng nghèo đói.

− Các loại bệnh và côn trùng có hại cho cây sẽ gia tăng nhiều

hơn.

– Khí hậu thay đổi dẫn đến một số giống loài không thích nghi

được sẽ bị tuyệt chủng. Ví dụ: hải cẩu ở Nam Cực, cá voi xanh.

Các giải pháp đối với hiệu ứng nhà kính

1- Các nước trên thế giới ký kết những thỏa ước toàn cầu về giảm

bớt lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính như :

– Nghị Định thư Montréal (1987): giới hạn trong việc sản xuất

CFC để bảo vệ tầng ozon.

– Thỏa ước về bảo vệ tầng ozon (1990 – Luân Đôn).

– Năm 1992 tại Rio các nước công nghiệp cam kết tự nguyện

giảm mức khí thải của họ vào năm 2000 xuống bằng mức năm 1990.

Tuy nhiên hiệp định này ấn định mức thải dựa trên mức quá khứ, có

nghĩa là nước nào đã thải nhiều sẽ được thải nhiều, nên các nước đang

phát triển chống đối.

– Năm 1997 tại Kyoto đề ra những mục tiêu tham vọng hơn và

cam kết có tính ràng buộc hơn, quy định việc giảm lượng khí thải trên

thế giới với mục tiêu đến năm 2010 giảm 5,2% khí thải độc hại như

CO2, CH4, N2O, HFC, PFC, CFC, trong khoảng thời gian từ năm 2008

– 2012 so với mức năm 1990. Tại Hội Nghị Kyoto, các nước EU đã

hứa sẽ cắt giảm 8%, Mỹ 7%, Nhật 6%. Trong đó Mỹ với dân số chỉ

4% dân số thế giới nhưng thải đến 24% lượng khí thải độc hại toàn

cầu. Để có hiệu lực, nghị định thư Kyoto phải được ít nhất 55 quốc gia

phê chuẩn trong thời hạn chậm trễ nhất là năm 2002 (vào dịp kỷ niệm

10 năm Hội Nghị thượng đỉnh về địa cầu tổ chức tại Rio de Janeiro)

146

và trong đó phải có ít nhất 55% là các nước công nghiệp. Nhiều nước

tỏ ra chống đối hay miễn cưỡng đối với cam kết có tính ràng buộc

này.

– Từ ngày 4/9/2000 Liên Hiệp Quốc họp hội nghị về môi trường

tại thành phố Lyon của Pháp xem xét về tình hình môi trường toàn cầu

hiện nay. Hội nghị này đã đề ra các biện pháp làm giảm khí thải CO2

và các loại khí thải khác khi nhiệt độ trái đất đang ấm dần lên.

– Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng diễn ra Hội Nghị

các Bộ trưởng môi trường (Eco Asia 2000) họp từ ngày 3/9 tại Kita

Kiusu Nhật Bản, với sự tham gia của đại biểu từ hơn 40 nước, khu vực

và đại diện nhiều tổ chức quốc tế.

– Từ ngày 13 đến 24/11/2000 tại The Hague (Hà Lan đúng hơn

chứ) dưới sự chủ trì của Liên Hiệp Quốc, 150 quốc gia đã từng ký

cam kết tại Kyoto, cụ thể hóa nghị định thư tại Kyoto và thông qua

Công ước của Liên Hiệp Quốc về sự thay đổi khí hậu nhằm ổn định

các nồng độ khí nhà kính trong bầu khí quyển. Cuộc thương lượng

quốc tế này đã thất bại do không thỏa thuận được việc cắt giảm khí

thải carbon dioxit vì các cường quốc công nghiệp không chấp nhận

nhượng bộ.

2- Giải pháp thứ 2 gồm có việc thi hành các sắc thuế quốc gia đánh

vào các lượng carbon ở những mức đã thỏa thuận toàn cầu. Đánh thuế

cao đối với than đá, dầu. Thuế thấp hơn đối với khí tự nhiên. Miễn

thuế đối với việc sử dụng các nguồn năng lượng như gió, sóng, mặt

trời.

Các nước cam kết giảm bớt chất khí thải nhất là dioxit carbon

năm 2000 hoặc 2005 ở mức năm 1990 bằng cách sử dụng khí tự nhiên

có hàm lượng carbon thấp hơn dầu, than đá; dùng các hệ thống năng

lượng đắt hơn thay thế cho các nhà máy dùng nhiên liệu hóa thạch.

147

Tuy nhiên việc kết hợp cả 2 cơ chế trên vào một hiệp định quốc

tế cũng phức tạp trong việc thực hiện vì chi phí và lợi ích của việc

giảm bớt lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ở mỗi nước mỗi khác;

thuế đánh vào năng lượng và hiệu suất năng lượng mỗi nước cũng

khác. Vấn đề đặt ra là làm thế nào ấn định một chỉ số giới hạn cơ bản

cho cả mức thuế lẫn lượng khí thải ra.

Nếu ấn định một mức thuế chung toàn cầu thì những nước có lợi

ích biên từ khí thải thấp hơn sẽ phải chi tiêu nhiều hơn cho các biện

pháp giảm thải so với những nước có lợi ích biên cao hơn.

Nếu thuế suất khác nhau giữa các nước thì sẽ có hiện tượng di

chuyển sản xuất từ các nước có thuế thấp sang các nước có thuế cao.

3- Trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu công nghệ sạch: cửa sổ hắt

nhiệt, chấn lưu điện tử dùng trong đèn huỳnh quang, máy làm lạnh có

dung lượng thay đổi dùng trong các siêu thị... tiết kiệm khá nhiều năng

lượng.

4- Quy định chỉ tiêu thải chung, phân bổ chỉ tiêu cho các đơn vị,

cấp phép theo hiện trạng xả thải cho phép mua bán giấy phép thải khí.

5- Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trong việc

bảo vệ môi trường.

Bảo tồn sự đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học là một từ khái quát để chỉ về các giống loài

khác nhau trong tự nhiên. Các giống loài này bao gồm thực vật, động

vật, vi sinh vật, các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái mà các loài

trên là một bộ phận trong đó. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 30

triệu giống loài sinh vật. Giữa các giống loài có quan hệ phụ thuộc lẫn

nhau. Ví dụ: thực vật biến đổi năng lượng mặt trời thành thức ăn cho

động vật nhưng ngược lại thực vật cũng nhờ động vật như hoa nhờ

ong chuyển phấn hoa…; loài này là thức ăn của loài kia…

148

Thực vật, động vật và vi sinh vật có gien di truyền và những

thông tin chứa trong các gien này là những thông tin hữu ích đối với

sự phát triển thuốc trừ vật hại thiên nhiên, các loại động, thực vật có

sức đề kháng cao. Số lượng các loài khác nhau đo lường sự đa dạng

giống loài. Trạng thái muôn vẻ của môi trường cư trú, cộng đồng sinh

vật và tiến trình sinh thái được gọi là sự đa dạng sinh thái.

Hoạt động của con người đã làm cho tốc độ tuyệt chủng các

giống loài tăng nhanh. Con người săn bắt, khai thác bừa bãi các loài

thú, rừng, hay sự xuất hiện quá mức của các giống loài làm ảnh hưởng

đến các loài khác (ốc bươu vàng ở Việt Nam, Philippines; hoa trinh

nữ, bèo Nhật Bản, thỏ ở Úc…

Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) ước tính có

khoảng 22 triệu loài động vật. Trong đó có 1,5 triệu loài đã được mô

tả; 7 triệu có nguy cơ tuyệt chủng trong khoảng 30 năm tới; 3/4 loài

chim trên thế giới đang suy tàn; 1/4 loài có vú có nguy cơ bị tiêu diệt.

Trong nông nghiệp, mỗi năm mất đi một số giống cây trồng, trong đó

có những giống được mô tả trong các bộ sưu tập các tư liệu di truyền.

Vì vậy, giữ gìn môi trường sống và bảo tồn giống loài đã trở thành

vấn đề môi trường cấp bách nhất hiện nay.

Nguyên nhân giảm sự đa dạng sinh học:

− Kỹ thuật canh tác hiện đại.

− Nạn phá rừng.

− Sự hủy hoại môi trường sống ở những vùng đầm lầy và trên đại

dương.

Các nước đang phát triển nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên

sự đa dạng sinh học khá phong phú, do đó áp lực bảo vệ sự đa dạng

sinh học lớn.

Bảo tồn sự đa dạng sinh học có thể thực hiện theo 2 cách chính:

149

− Đặt ra những giới hạn trong việc sử dụng môi trường cư trú. Ví

dụ: tuyên bố những khu vực là “công viên quốc gia” hay “khu di tích”.

− Khuyến khích sự sử dụng một cách bền vững. Lên danh sách

các tài nguyên một vùng, xác định những giống loài ưu tiên phải bảo

vệ để có thể quyết định việc khai thác như thế nào để trữ lượng của

chúng không giảm đi.

Tại “cuộc họp cấp cao về trái đất” năm 1992 ở Rio, công ước về

đa dạng sinh vật được 169 nước phê chuẩn. Do các nước đang phát

triển có sự đa dạng sinh học rất phong phú, người ta nhất trí rằng các

nước giàu phải trả cho các nước nghèo nhiều hơn thông qua Tổ chức

Môi trường thế giới để các nước nghèo bảo tồn sự đa dạng sinh học,

giảm ô nhiễm cho các vùng nước thuộc quốc tế, kiểm soát việc thải

chất dioxit carbon, chống phá rừng và sa mạc hóa…

Khi thực hiện bảo tồn cần phải tính đủ chi phí cơ hội của việc

bảo tồn để thấy rõ lợi ích và chi phí. Quy luật cơ bản để bảo tồn như

sau:

(Bc – Cc) > ( Bd – Cd)

Bc: lợi ích khi có bảo tồn.

Cc: chi phí bảo tồn.

Bd: lợi ích nếu không thực hiện bảo tồn.

Cd: chi phí nếu không bảo tồn.

Bd – Cd: chi phí cơ hội của việc bảo tồn, có nghĩa là giá trị phải

đánh đổi nếu thực hiện bảo tồn.

Thực tế Bd cao hơn vì các chương trình có thể được trợ cấp hay

khuyến khích bằng các chính sách như trợ giá sản phẩm, miễn thuế,

tín dụng lãi suất ưu đãi, trợ giá máy móc phân bón, thủy lợi… trong

khi hoạt động bảo tồn thường không được trợ giá. Sự bảo tồn đa dạng

150

sinh học phải đối phó với sự cạnh tranh không công bằng, điều đó giải

thích vì sao sự đa dạng sinh học ngày càng giảm.

Giải pháp cho vấn đề này là phải ban hành các giới hạn thương

mại đối với những giống loài quý hiếm, phạt nặng những trường hợp

vi phạm. Ví dụ: ngăn cấm đánh bắt cá bằng chất xyanua là cách bảo

vệ san hô.

CÂU HỎI

1- Hãy nêu các giải pháp để các doanh nghiệp quan tâm đến môi

trường.

2- Tại sao chính sách môi trường có tính quốc tế?

3- Tại sao các nước công nghiệp phát triển có trách nhiệm chính trong

vấn đề hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

1- Giải pháp để các doanh nghiệp quan tâm đến môi trường:

• Đối thoại giữa chính phủ, các ngành công nghiệp và xây dựng

phong trào bảo vệ môi trường.

• Khuyến khích kinh tế để thực hiện các tiêu chuẩn nghiêm ngặt

về môi trường.

• Lôi kéo tất cả các ngành kinh doanh tham gia tích cực vào việc

bảo vệ tính bền vững và chất lượng môi trường.

• Phân biệt xác định những nhà máy nguy hiểm, vận hành các

nhà máy an toàn tuyệt đối.

• Xây dựng một hệ thống quốc gia và quốc tế có hiệu quả cao để

quản lý chất thải.

• Yêu cầu các nhà máy sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên thiên.

151

2- Chính sách môi trường ngày càng có tính quốc tế. Có 2 lí do:

a) Nhiều tài nguyên thiên nhiên của thế giới đang bị đe dọa là

những tài nguyên dùng chung cho tất cả mọi người trên hành tinh như

các đại dương, bầu khí quyển.

b) Vì các hoạt động tại một nơi trên thế giới ảnh hưởng đến

chất lương cuộc sống của nơi khác trên thế giới. Ví dụ: rừng bị phá hại

ở một nước này nhưng có ảnh hưởng đến các nước khác.

3- Các nước công nghiệp có trách nhiệm chính vì:

– Các nước này thải nhiều khí thải hơn các nước đang phát triển

do phá hủy tính đa dạng sinh học, sử dụng quá nhiều năng lượng.

10 nước sản xuất CO2 nhiều nhất thế giới là Mỹ 24%, Trung

Quốc 14%, Nga 6%, Nhật 6%, Đức 4%, Ấn Độ 4%, Anh 2%, Canada

2%, Ý 2%, Hàn Quốc 2%.

– Các nước công nghiệp có nhiều năng lực về kinh tế và thể chế

trong việc đối phó với vấn đề này.

152

Tài liệu tham khảo

A. Myrick Freeman, The Measurement of Environmental and

Resource Values, Resources for the Future Washington, D.C. 1992.

Bilitewski, B and Marek, G., Kinh tế chất thải, Berlin, 1994.

David W. Pearce & Jeremy J. Warford, World without end,

Economics, Environment, and sustainable development, Oxford

University Press, 1996.

Hasis, H., Môi trường và năng lượng, Munchen, 1995.

John m. Hartwick & Nancy d. Olewiler, The Economics of Natural

resource Use, Addison - Wesley educational Publisher, 1998.

Korber, H., Chất thải và nạn hồng thuỷ thời đại mới, Berlin, 1997.

Nhóm cán bộ giảng dạy, Giới thiệu cơ bản về Kinh tế Môi trường,

1995 - bản dịch Tài liệu (1)

Phils, H., Quản lý chất thải, New York, 1996.

Rethmann, N and Gerd, R., Doanh nghiệp và môi trường sinh thái,

Munchen, 1995.

Robert S. Pindyck & Daniel l. Rubinfeld, Kinh tế học vi mô, NXB

Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, 1994.

R.Kerry Turner, David Pearce & Ian Bateman, Environment

Economic

Lê Huy Bá, Môi trường, NXB Đại học quốc gia TP.HCM, 2000.

Lê Huy Bá & Võ Đình Long, Kinh tế môi trường, NXB Đại học quốc

gia TP.HCM, 2001.

Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, Quản lí môi trường cho sự phát

triển bền vững, NXB Đại Học Quốc Gia Hà nội, 2000.

Lê Văn Khoa, Hỏi – Đáp về tài nguyên môi trường, NXB Giáo Dục,

2003.

153

PGS.TS. Hoàng Xuân Cơ, Giáo trình Kinh tế môi trường, NXB Giáo

dục, 2005.

Từ khoá: Tài nguyên, môi trường, bền vững, phát triển, ô nhiễm, bảo

tồn, chất thải, lợi ích, chi phí, hiệu ứng nhà kính.