Kĩ năng giao tiếp qua email chuyên nghiệp

14
CÁCH THỨC VIẾT EMAIL CHUYÊN NGHIỆP [email protected]

Transcript of Kĩ năng giao tiếp qua email chuyên nghiệp

CÁCH THỨC VIẾT EMAIL

CHUYÊN NGHIỆP

[email protected]

NỘI DUNG

Kỹ năng giao tiếp qua Email là gì?

Tại sao cần phải có kỹ năng giao tiếp Email tốt?

Cách thức viết Email chuyên nghiệp.

Những lưu ý khi giao tiếp qua Email.

1. KỸ NĂNG GIAO TIẾP QUA EMAIL LÀ GÌ?

Ngày càng email trở thành “chuyện thường ngày”, thì

viết email thế nào cho “văn hóa” cũng là một vấn đề

đáng quan tâm. Nếu muốn giao tiếp thật sự hiệu quả,

cần phải có các kỹ năng khác biệt.

Thứ nhất, do đặc thù của email, đòi hỏi “văn viết” chứ

không phải “văn nói”, và những lỗi có thể bỏ qua khi

nói chuyện có thể trở thành “không chấp nhận được”

khi thể hiện rõ ràng trên… màn hình.

Thứ hai, do không gặp mặt trực tiếp, những hiểu lầm

phát sinh sẽ không được khắc phục kịp thời, và vì vậy

chúng cần được hạn chế ở mức thấp nhất.

2. TẠI SAO CẦN PHẢI CÓ KỸ NĂNG GIAO TIẾP EMAIL

TỐT?

Đạt hiệu quả truyền tải thông tin, thông điệp.

Thể hiện phong thái, trình độ, ý thức...làm việc

của bạn.

Gây thiện cảm ấn tượng về sự chuyên nghiệp.

Xây dựng và duy trì quan hệ.

3. CÁCH THỨC VIẾT EMAIL CHUYÊN NGHIỆP.

Bố cục Email

Chủ đề Email

Lời mở đầu

Nội dung chínhChèn ảnh,

liên kết hoặc tập

tin đính kèm

Phần cuối thư

Chữ ký

3.1. CHỦ ĐỀ EMAIL.

Là một câu chào mở đầu, như việc ’’ Chào hỏi

trước khi vào nhà ai đó’’.

Miêu tả ngắn gọn nội dung chính cần truyền đạt.

VD:

Báo cáo kết quả nhiệm vụ 4 – Tìm kiếm thông

tin.

Gửi anh A bảng lương tháng 6.

3.2 LỜI MỞ ĐẦU TRONG NỘI DUNG EMAIL.

Bạn nên bắt đầu một lời chào, lời chúc (nếu cần)

và lý do bạn gửi email này.

VD: Chào anh B,

Em là C bên công ty D. Lời đầu tiên gửi tới

anh B lời chúc sức khỏe và thành công.

Theo như thông tin trao đổi trong buổi nói

chuyện (hoặc: trong cuộc gọi...) em xin gửi tới anh

thông tin về dịch vụ, sản phẩm bên công ty em như

sau:

3.3. NỘI DUNG CHÍNH TRONG EMAIL.

Nên trình bày một cách ngắn gọn, súc tích

nhưng phải đáp ứng đầy đủ thông tin.

Những nội dung quan trọng nên đưa lên trước,

tô đậm, đổi màu chữ.... (Nội dung phải soạn

logic từ trên xuống dưới để người đọc lướt qua

mà vẫn có thể hiểu được nội dung bạn muốn

truyền đạt là cái gì)

Nên gạch đầu dòng các ý, tách các đoạn văn rời

khỏi nhau và chèn hình ảnh, liên kết kèm

theo (nếu có và cần) để làm rõ vấn đề hơn.

3.4. CHÈN ẢNH, LIÊN KẾT HOẶC ĐÍNH KÈM TẬP

TIN.

Nên đặt tên cho từng tệp, dễ hiểu và rõ ràng.

Trong trường hợp đính kèm nhiều tệp, cần bỏ

chung vào một thư mục. Không nên nén lại vì

không phải ai cũng có phần mềm giải nén.

3.5. PHẦN CUỐI THƯ.

Cuối thư là nơi bạn mong muốn người đọc làm

điều gì đó, sau đó bạn nên có một lời cảm ơn, lời

chúc....

VD:

Cảm ơn anh B đã đọc email này, em mong nhận

được phản hồi của anh sớm.

Chúc anh một ngày tốt lành!

Trân trọng.

Ms .........

3.6. CHỮ KÍ.

Một Email có chữ ký sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn.

Hơn nữa, chữ ký là nơi mà bạn cung cấp cho người đọc mail về những thông tin khác về công ty, bản thân như: email, số điện thoại, website công ty....

Khi thể hiện chữ ký, người đọc sẽ không cảm thấy khó chịu nhưng bạn vẫn PR hoặc truyền đạt nội dung khác mà nếu như bạn bỏ vào phần nội dung chính đôi khi sẽ gây khó chịu cho người khác.

4. NHỮNG LƯU Ý KHI GIAO TIẾP QUA EMAIL.

Dùng tiêu đề Email rõ ràng.

Sử dụng tên Email ’’chuyên nghiệp’’

Cân nhắc khi sử dụng nút ’’reply all’’

Sử dụng lời chào chuyên nghiệp.

Hiểu biết văn hóa công việc khác nhau giữa các

vùng miền.

Trả lời những Email gửi tới bạn.

Xác nhận lại tên người muốn gửi.

Kiểm tra lỗi chính tả.

CHÚC BẠN THÀNH CÔNG!

[email protected]