Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web...

57
BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2014 BÁO CÁO TỔNG KẾT THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2014 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2015 Phần thứ nhất TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2014 Năm 2014, ngành Nông nghiệp và PTNT triển khai kế hoạch trong điều kiện tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: (1) Thời tiết đầu năm không thuận lợi, rét đậm, rét hại kéo dài, khô hạn xảy ra gay gắt ở hầu hết các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên; (2) Thị trường xuất khẩu nông sản các tháng đầu năm giảm sút, sức mua trong nước cải thiện chưa nhiều cộng với căng thẳng ở biển Đông vào giữa năm đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Tuy vậy, ngành nông nghiệp và PTNT cũng có được một số thuận lợi cơ bản là Đảng và nhà nước luôn dành sự quan tâm cao tới phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân. Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn tiếp tục đi vào cuộc sống, tạo động lực phát triển cho ngành. Ngay từ đầu năm, toàn ngành đã tích cực thực hiện quyết liệt, đồng bộ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 và các chương trình, kế hoạch hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết trên. Đặc biệt từ cuối năm 2013, Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được Bộ triển khai quyết liệt, toàn diện trên tất cả các

Transcript of Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web...

Page 1: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2014

BÁO CÁOTỔNG KẾT THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2014

VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2015

Phần thứ nhấtTÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2014

Năm 2014, ngành Nông nghiệp và PTNT triển khai kế hoạch trong điều kiện tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: (1) Thời tiết đầu năm không thuận lợi, rét đậm, rét hại kéo dài, khô hạn xảy ra gay gắt ở hầu hết các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên; (2) Thị trường xuất khẩu nông sản các tháng đầu năm giảm sút, sức mua trong nước cải thiện chưa nhiều cộng với căng thẳng ở biển Đông vào giữa năm đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.

Tuy vậy, ngành nông nghiệp và PTNT cũng có được một số thuận lợi cơ bản là Đảng và nhà nước luôn dành sự quan tâm cao tới phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân. Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn tiếp tục đi vào cuộc sống, tạo động lực phát triển cho ngành. Ngay từ đầu năm, toàn ngành đã tích cực thực hiện quyết liệt, đồng bộ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 và các chương trình, kế hoạch hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết trên. Đặc biệt từ cuối năm 2013, Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được Bộ triển khai quyết liệt, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và ở hầu hết các địa phương đã có tác động tích cực tới sự phát triển của ngành.

Kết quả cụ thể như sau:1. Tốc độ tăng trưởng đạt khá cao, chất lượng tăng trưởng được cải

thiện, xuất khẩu tăng kỷ lụcTheo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê và của cơ quan thống kê của

Bộ, hầu hết các chỉ tiêu chính của ngành đều tăng trưởng khá so với năm 2013: tốc độ tăng GDP toàn ngành đạt 3,3%; giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) tăng 3,6%, trong đó: Nông nghiệp tăng 2,63%; lâm nghiệp tăng 6,6%; thuỷ sản tăng 6,5%; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 30,86 tỷ USD, tăng 3,06 tỷ USD (tương đương 11,2%); tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,5 % (tăng 0,6%); số xã đạt tiêu chí nông thôn mới tăng thêm 718 xã, số tiêu chí bình quân/xã tăng thêm 2,13.

Mặt khác, chất lượng tăng trưởng tiếp tục được cải thiện, tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất ngành đã tăng từ 57% năm 2010 lên 64,7% năm 2013 và 67,8% năm 2014.

Page 2: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

Chỉ tiêu ĐVT TH 2013 Ước TH 2014

1. Tốc độ tăng GDP ngành % 2,64 3,3

2. Tốc độ tăng GTSX ngành % 3,05 3,6

3. Tổng kim ngạch xuất khẩu tỷ USD 27,8 30,8

4. Tỷ lệ che phủ rừng % 40,9 41,5

5. Tỷ lệ dân NT được sử dụng nước hợp VS % 82,0 84

6. Số tiêu chí NTM đạt bình quân/xã Tiêu chí 7,87 10

7. Số xã đạt tiêu chí Nông thôn mới Xã 67 785

2. Cơ cấu sản xuất được điều chỉnh, năng suất, sản lượng nhiều loại cây trồng, vật nuôi tăng cao

a) Trồng trọtCông tác chỉ đạo sản xuất tiếp tục được triển khai đồng bộ, chặt chẽ theo

định hướng tái cơ cấu, chuyển đổi mạnh mẽ diện tích sản xuất các loại cây trồng kém hiệu quả, các loại giống năng suất chất lượng kém sang các loại cây trồng có năng suất, chất lượng cao hơn, thị trường thuận lợi hơn. Khuyến khích và hỗ trợ sử dụng giống mới, giống xác nhận, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và mở rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn. Năng suất, sản lượng nhiều loại cây trồng tăng so với năm 2013, đáp ứng dồi dào cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu; trong năm đã dự báo, phát hiện và khống chế tốt các loại sâu bệnh nên không có sâu bệnh gây hại lớn;

Sản xuất lúa được mùa cả 3 vụ trên phạm vi cả nước. Ước cả năm, sản lượng lúa đạt 45 triệu tấn, mặc dù diện tích giảm 54 nghìn ha, nhưng do áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nên năng suất đạt 57,7 tạ/ha (tăng 1,7 tạ/ha so với 2013), sản lượng đã tăng 1 triệu tấn (2,3%). Diện tích ngô đạt khoảng 1,21 triệu ha, tăng 38 nghìn ha; sản lượng khoảng 5,45 triệu tấn, tăng 4,8%. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 50,5 triệu tấn, tăng 1,2 triệu tấn so với năm 2013.

Diện tích sắn đạt khoảng 560 ngàn ha, năng suất đạt 185 tạ/ha, tăng 6 tạ/ha; sản lượng đạt 10,36 triệu tấn, tăng 618 ngàn tấn (6,3%) so với năm 2013. Diện tích khoai lang đạt 141 ngàn ha; sản lượng khoảng 1,46 triệu tấn, tăng 7,1%.

Diện tích rau, đậu thực phẩm các loại đạt trên 1,0 triệu ha, tăng 2,7% so với năm 2013; sản lượng rau đạt 14,8 triệu tấn.

Cây công nghiệp ngắn ngày: Sản lượng lạc đạt 494,5 nghìn tấn, năng suất đạt 23 tạ/ha; đậu tương đạt 162 nghìn tấn. Năng suất, sản lượng bông tăng trưởng mạnh, tăng 11% và 29%.

Diện tích cây công nghiệp lâu năm tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Diện tích cho sản phẩm và sản lượng một số cây chính tăng so với năm 2013: Diện tích cà phê đạt 590 nghìn ha, năng suất

2

Page 3: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

và sản lượng đều tăng từ 4-5% nên đưa sản lượng đạt 1,36 triệu tấn; hồ tiêu đạt 52 nghìn ha, sản lượng đạt 125 nghìn tấn, tăng 2,5%; diện tích chè đạt 135 nghìn ha, tăng 5,4%, sản lượng đạt 984 nghìn tấn, tăng 6,7%. Riêng diện tích điều vẫn có xu hướng giảm nhẹ, ước đạt 305 nghìn ha, sản lượng đạt 279 nghìn tấn. Diện tích cao su cho mủ đạt 530 ngàn ha, sản lượng đạt 954 nghìn tấn, tương đương năm 2013

Diện tích cây ăn quả đạt 843,7 ngàn ha, tăng 7,9 ngàn ha so với năm 2013.b) Chăn nuôiTrong năm đã tập trung triển khai Đề án tái cơ cấu lĩnh vực chăn nuôi, Bộ đã

hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ, phát triển chăn nuôi nông hộ theo hướng an toàn, bền vững giai đoạn 2014-2020 tại Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 4/9/2014; xây dựng chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn 2030 thay thế Quyết định 167/QĐ-TTg ngày 26/10/2001; tiếp tục xây dựng các chương trình, dự án hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu chăn nuôi một cách toàn diện. Qua đó, xuất hiện ngày càng nhiều cơ sở, trang trại chăn nuôi kiểu công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến, hiệu quả cao.

Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng các địa phương đã tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, sớm kiểm soát dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh; tăng cường quản lý vật tư chăn nuôi thú y; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi.

Năm 2014, ngành chăn nuôi khởi sắc, sản lượng các sản phẩm chính đều tăng. Ước cả năm, tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 4,47 triệu tấn tăng 2,7%. Trứng và sữa tươi tăng lần lượt là 3,8% và 15,6%. Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi đạt 14,7 triệu tấn, tăng 10% so với năm 2013.

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá so sánh 2010 đạt 151.392 tỷ đồng, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2013; tỷ trọng chăn nuôi trong tổng GTSX nông nghiệp đạt 24,5%.

c) Thủy sản Năm 2014, ngành thủy sản được đặc biệt quan tâm, cùng với tình hình thời

tiết, nguồn lợi khá thuận lợi cho khai thác thủy sản, giá xăng dầu và giá hải sản nguyên liệu tương đối ổn định. Trước diễn biến phức tạp ở biển Đông, Bộ và các địa phương đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tuyên truyền hướng dẫn cho ngư dân về tình hình trên các vùng biển, động viên ngư dân yên tâm bám biển nên hoạt động khai thác vẫn đạt kết quả khá cao. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục đối mặt với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, thị trường. Toàn ngành đã tập trung triển khai các giải pháp quyết liệt phòng chống dịch bệnh trên tôm nên đã giảm thiểu thiệt hại. Đồng thời, khẩn trương tổ chức triển khai Nghị định số 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra ngay khi Chính phủ ban hành nhằm nhanh chóng tháo gỡ khó khăn về sản xuất và tiêu thụ đối tượng nuôi chủ lực này.

Dự kiến cả năm 2014, tổng sản lượng thuỷ sản đạt 6,3 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2013. Trong đó, sản lượng khai thác đạt gần 2,7 triệu tấn, tăng 3,9% so với năm 2013; sản lượng nuôi trồng đạt 3,62 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2013,

3

Page 4: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

riêng sản lượng tôm nuôi đạt 660 ngàn tấn, tăng 112 nghìn tấn (+20,4%). Giá trị sản xuất thủy sản cả năm dự kiến tăng 6,43% so với năm 2013.

d) Lâm nghiệpĐề án tái cơ cấu lĩnh vực lâm nghiệp đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê

duyệt tháng 7/2013. Trên cơ sở Đề án, đã xác định 04 nhiệm vụ trọng tâm của lĩnh vực lâm nghiệp phải triển khai thực hiện trong thời gian tới, đó là: Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất; nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; Phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ; phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp; đồng thời triển khai các dự án quy hoạch chuyển đổi trồng rừng phục vụ tái cơ cấu ngành; tiến hành điều tra đánh giá thực trạng công ty lâm nghiệp nhà nước để xây dựng cơ chế chính sách đặc thù đối với công ty lâm nghiệp nhà nước (dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định 200/2004/NĐ-CP).

Thực hiện rà soát quy hoạch 03 loại rừng, duy trì hợp lý diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng, phát triển rừng nguyên liệu tập trung và khai thác một cách có hiệu quả, bền vững; tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng rừng kinh tế, trồng rừng gỗ lớn được cấp chứng chỉ phục vụ chế biến, xuất khẩu.

Ước cả năm, GTSX ngành lâm nghiệp tăng 6,6%; diện tích rừng trồng mới tập trung đạt gần 212 ngàn ha, giảm 6,8%. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán là 50 triệu cây, giảm 25,3 triệu cây. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,5%.

e) Nghề muốiSản xuất muối nhờ phát triển ứng dụng kỹ thuật tiến bộ kết hợp với thời tiết

thuận lợi nên sản lượng muối đạt khoảng 1,1 triệu tấn, tăng 5,8% so với năm 2013, diện tích sản xuất muối cả nước ước đạt 14.821 ha.

f) Phát triển công nghiệp chế biến và cơ giới hóa Các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm thủy sản tiếp

tục được ban hành và triển khai thực hiện. Chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thuỷ sản tiếp tục được thực hiện theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 02/12/2011 và gần đây là Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn để mua máy, thiết bị chế biến, giảm tổn thất, giảm chi phí, nâng cao chất lượng.

Các chính sách trên đã thực sự phát huy hiệu quả, hỗ trợ trực tiếp cho nông dân, doanh nghiệp góp phần giảm chi phí, giảm thất thoát trong thu hoạch bảo quản và chế biến. Trong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng trăm tổ chức, cá nhân sản xuất máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch được hưởng chính sách tín dụng với số dư nợ cho vay hơn 2.000 tỷ đồng. Ngoài các chính sách của Trung ương, nhiều địa phương đã có chính sách khuyến khích, hỗ trợ thêm như Thái Bình (hỗ trợ 50% đơn giá máy sản xuất trong nước và nước

4

Page 5: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

ngoài có công suất từ 25 CV trở lên cho máy làm đất đa năng, máy gặt đập liên hợp có công suất từ 40 CV trở lên); Nghệ An, Nam Định, Hà Nội, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Sóc Trăng (hỗ trợ 70-100% lãi suất vốn vay…). Số lượng máy móc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp tăng mạnh. Mức độ cơ giới hóa các khâu cũng tăng khá so với 2013: làm đất trồng lúa đạt 92% ( tăng12%); thu hoạch lúa đạt 45% (tăng 15%, riêng vùng ĐBSCL đạt 76%, tăng 18%); sấy lúa chủ động ở ĐBSCL đạt 55% (tăng 13%); cơ giới hoá chăn nuôi công nghiệp (hệ thống chuồng lồng, chuồng sàn, chuồng có hệ thống làm mát và sưởi ấm cho lợn con; hệ thống máng ăn, núm uống tự động cho gà, lợn; máy thái cỏ, băm rơm, máy vắt sữa bò) đạt 37% (tăng 3%). Hầu hết các doanh nghiệp chế biến hiện có đã đứng vững, duy trì và mở rộng sản xuất, xuất hiện nhiều cơ sở mới, trong đó có một số chế biến sâu nông lâm thủy sản.

3. Hoạt động xuất khẩu, tiêu thụ nông sản được đẩy mạnh đảm bảo lợi ích cho nông dân

Thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản cả trong nước và xuất khẩu được phát triển, mở rộng. Xuất khẩu tăng mạnh tạo điều kiện thuận lợi duy trì giá trong nước có lợi cho nông dân. Thị trường trong nước đối với nhiều loại sản phẩm ít hoặc không xuất khẩu cũng được cải thiện, nhất là đối với các sản phẩm chăn nuôi.

Năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành ước đạt 30,86 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2013. Thặng dư thương mại của ngành ước đạt 9,5 tỷ USD tăng 7,7% so với năm 2013. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều tăng giá trị so với năm 2013; trong đó, nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh: cà phê tăng 32,2%, hạt điều tăng 21,1%, hồ tiêu tăng 34,1%, rau quả tăng 34,9%, thủy sản tăng 18%, lâm sản và đồ gỗ tăng 12,7%, gạo tăng 5,3% (không kể tiểu ngạch). Đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, sắn, rau quả, tôm, cá tra, lâm sản). Cụ thể: gạo 3 tỷ USD (+5,3%), cà phê đạt 3,6 tỷ USD (+32,6%), rau quả đạt 1,47 tỷ USD (+34,9%), hạt tiêu đạt 1,2 tỷ USD (+34,1%); hạt điều đạt 2 tỷ USD (+21,1%), tôm ước đạt 4,0 tỷ USD (+28%), cá tra 1,8 tỷ (+0,6%), đồ gỗ và sản phẩm từ gỗ 6,54 tỷ USD (+12,7%), Riêng cao su giảm kim ngạch xuất khẩu, đạt 1,8 tỷ USD, giảm 28,9%.

4. Công tác thủy lợi, đê điều, phòng chống lụt bão và cơ sở hạ tầng nông nghiệp đạt được nhiều tiến bộ

a) Phát triển thủy lợiHạ tầng thủy lợi tiếp tục được quan tâm đầu tư nhằm nâng cao năng lực tưới,

tiêu, cấp nước và ứng phó với biến đổi khí hậu. Bộ đã tập trung đầu tư các công trình dở dang có khả năng hoàn thành trong năm (ước tính trong năm 2014, sẽ nâng cao năng lực tưới thêm 81.200 ha, và tiêu tăng thêm 14.700 ha); đồng thời chú trọng nâng cấp, sửa chữa các công trình hiện có nhằm đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả phục vụ của công trình; triển khai đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản ở vùng ĐBSCL; tiếp tục đầu tư các công trình thủy lợi trọng điểm phục vụ đa mục tiêu phát triển kinh tế và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Về quản lý an toàn hồ đập: Đã ban hành chỉ thị số 910/CT-BNN-TCTL ngày 14/3/2014 về việc tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý bảo đảm an toàn công trình

5

Page 6: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

thủy lợi trong mùa mưa bão năm 2014; xây dựng và ban hành kế hoạch trọng tâm thực hiện nhiệm vụ quản lý an toàn đập và tổ chức rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các dự án sửa chữa cấp bách và đề xuất danh mục các hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp, trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ sửa chữa cấp bách năm 2014; tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu về hồ chứa và trang thông tin phục vụ quản lý, điều hành hệ thống thủy lợi toàn quốc.

Công tác nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi gắn với xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo.

Nhìn chung, các giải pháp về công tác thuỷ lợi được triển khai khá đồng bộ, cơ bản đảm bảo đủ nguồn nước phục vụ cho sản xuất các vụ trong năm trên các vùng sinh thái.

b) Công tác đê điều và phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai Trong năm, Bộ đã phê duyệt 26 dự án tu bổ đê điều thường xuyên cho 26

tỉnh, thành phố (19 tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh trở ra; 7 tỉnh ven biển miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Định và tỉnh Hậu Giang) với tổng kinh phí là 200 tỷ đồng. Xác định an toàn đê điều là yếu tố quan trọng để bảo vệ sản xuất và đời sống người dân nên Thủ tướng Chính phủ đã bổ sung ngân sách để thanh toán khối lượng đã thực hiện năm 2013 là 119,5 tỷ đồng, nâng tổng số vốn cho công tác tu bổ đê điều thường xuyên năm 2014 là 319,5 tỷ đồng; cùng với việc tiếp tục đầu tư thực hiện chương trình nâng cấp hệ thống đê sông đến năm 2020 (Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 09/12/2009) và Chương trình đầu tư, củng cố bảo vệ và nâng cấp đê biển (Quyết định số 58/2006/QĐ-TTg ngày 14/03/2006 và số 667/QĐ-TTg ngày 27/05/2009) với kinh phí đã cấp cho chương trình nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển trên toàn quốc là 1.184 tỷ đồng, đã góp phần quan trọng đảm bảo an toàn cho các công trình đê điều trong mùa mưa bão năm 2014.

Trong năm, mặc dù số cơn bão xảy ra ít, nhưng diễn biến lại rất phức tạp, hạn hán xảy ra gay gắt ở Tây nguyên và Nam Trung Bộ, nhưng Bộ và các địa phương đã xây dựng phương an phòng, chống hiệu quả; giảm thiệt hại về người và của cho nhân dân. Ngay từ đầu năm, đã chủ động xây dựng phương án phòng chống siêu bão nhằm nâng cao năng lực chỉ đạo, chỉ huy, ứng phó.

Nhằm nâng cao chỉ đạo, chỉ huy, ứng phó khi có động đất, cảnh báo sóng thần của các cơ quan từ Trung ương đến cấp tỉnh, Bộ tiếp tục phối hợp chỉ đạo triển khai Đề án Xây dựng hệ thống báo động trực canh cảnh báo sóng thần cho vùng có nguy cơ cao đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 430/QĐ-TTg ngày 12/04/2012. Thời gian thực hiện dự án trong 05 năm, từ năm 2012 đến năm 2016.

c) Cơ sở hạ tầng nông, lâm thuỷ sảnNăm 2014, cơ sở hạ tầng các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản tiếp tục được

quan tâm đầu tư. Nhiều dự án đầu tư tăng cường năng lực dự báo và kiểm soát dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, nghiên cứu lai tạo và sản xuất giống mới; tăng cường năng lực cho lực lượng kiểm lâm và phòng chống cháy rừng được hoàn thành. Trong lĩnh vực thủy sản, khai thác hải sản tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng cho 05 khu neo đậu tránh trũ bão cấp vùng; nhiều khu neo đậu cấp tỉnh; 03 cảng

6

Page 7: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

cá, khu dịch vụ hậu cần nghề cá lớn, chuẩn bị đầu tư một số cảng cá lớn khác và tăng cường đầu tư nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm ngư; các dự án giống và hạ tầng nuôi trồng thủy sản tập trung được đầu tư ở nhiều vùng có điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi như Quảng Ninh, Quảng Nam, Ninh Thuận, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ…

5. Công tác đầu tư cơ bản được thực hiện nghiêm theo các quy định hiện hành, khắc phục sự dàn trải và nợ đọng, nhiều công trình được hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm

Thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số: 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn TPCP; 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng XDCB từ nguồn NSNN, TPCP, Bộ và các địa phương đã nghiêm túc rà soát các dự án đầu tư, kiên quyết khắc phục tình trạng dàn trải, kém hiệu quả trong phân bổ và sử dụng vốn đầu tư; ưu tiên bố trí vốn để hoàn thành các dự án cấp bách, dự án quan trọng đối với sự phát triển của ngành, các dự án phục vụ tái cơ cấu (dự án hạ tầng nuôi trồng thủy sản, phát triển giống, các chương trình/dự án phục vụ nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, hạ tầng phục vụ kiểm soát chất lượng, VSATTP, phòng chống dịch bệnh vật nuôi, thuỷ sản, cây trồng), nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm, phòng cháy, chữa cháy rừng, kiểm ngư và các dự án có vị trí quan trọng cả về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.

Bộ và các địa phương đã chỉ đạo chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng, thực hiện đúng kế hoạch vốn được giao nên nợ đọng xây dựng cơ bản không còn.

Năm 2014, Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý 11.655 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước là 1.973 tỷ đồng, vốn TPCP là 7.982 tỷ đồng, vốn ODA là 1.700 tỷ đồng.

Dự kiến hết năm 2014, thực hiện đạt 14.783 tỷ đồng, trong đó, vốn trong nước là 1.928 tỷ đồng (đạt 98%), vốn TPCP là 7.561 tỷ đồng (đạt 95%), vốn ODA là 5.293 tỷ đồng (đạt 311% so với kế hoạch Chính phủ giao, bằng 106% kế hoạch Bộ giao). Giải ngân ước đạt 14.982 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước là 1.973 tỷ đồng (đạt 100%), vốn TPCP là 7.936 tỷ đồng (đạt 99,4%), vốn ODA là 5.074 tỷ đồng (đạt 298% so với kế hoạch Chính phủ giao, bằng 101% kế hoạch Bộ giao). Qua đó, trong năm đã hoàn thành 74 dự án đưa vào sử dụng, thúc đẩy tiến độ hàng trăm dự án khác.

6. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và các chương trình phát triển nông thôn khác tiếp tục được triển khai mạnh mẽ.

a) Chương trình MTQG xây dựng NTM Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tiếp tục được các cấp, các

ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo; được nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Năm 2014, Chính phủ đã bố trí 4.765 tỷ đồng vốn trái phiếu chính phủ và 490 tỷ đồng vốn sự nghiệp để hỗ trợ các địa phương triển khai Chương trình . Các địa phương đã huy động nguồn lực tập trung hoàn thành công tác quy hoạch và lập đề án nông thôn mới cấp xã đảm bảo đúng tiến độ.

7

Page 8: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

Xác định phát triển sản xuất là vấn đề cốt lõi nhằm nâng cao thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống cho nông dân, các địa phương đã xây dựng trên 9.000 mô hình. Ngoài chính sách hỗ trợ chung của Chính phủ, nhiều địa phương có chính sách hỗ trợ vốn vay, lãi suất ưu đãi để giúp nông dân mua máy móc nông nghiệp.

Hầu hết các địa phương tiếp tục quan tâm phát triển cơ sở vật chất văn hóa, giáo dục, thúc đẩy các hoạt động thể dục thể thao quần chúng ở các xã, tăng cường công tác xử lý ô nhiễm và phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp.

Dự kiến đến hết năm 2014, có 97% số xã phê duyệt quy hoạch NTM, 87% số xã phê duyệt đề án; bình quân mỗi xã trên toàn quốc đạt 10 tiêu chí, tăng 5,38 tiêu chí/xã so với năm 2010 và tăng 2,13 tiêu chí so với năm 2013; có 785 xã (chiếm 8,8%) đạt chuẩn đã hoàn thành 19 tiêu chí, 1.285 xã (14,5 %) đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, 2.836 xã (32,1 %) đạt từ 10 đến 14 tiêu chí, 2.964 xã (33,6 %) đạt từ 5 đến 9 tiêu chí, 945 xã (11%) đạt dưới 5 tiêu chí và không còn xã trắng tiêu chí. Hiện nay đã có 02 đơn vị cấp huyện (thuộc tỉnh Đồng Nai) đạt chuẩn nông thôn mới.

b) Các chương trình xóa đói giảm nghèo Các chương trình xóa đói giảm nghèo tiếp tục được Bộ quan tâm chỉ đạo

thực hiện. Theo đó, đã dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 3, Chương trình 30a; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình 135 giai đoạn 3, trong đó đã tổ chức hướng dẫn thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho 2.331 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu. Tập trung triển khai các đề án hỗ trợ huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình MTQG về giảm nghèo; Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng ĐBSCL giai đoạn 2013 - 2015... Bằng nguồn vốn được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các địa phương đã huy động bổ sung nguồn lực triển khai nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất.

c) Chương trình tái định cư Thực hiện mục tiêu ổn định đời sống dân cư, Thủ tướng Chính phủ đã ban

hành Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến 2020. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã hướng dẫn các địa phương thực hiện sắp xếp, ổn định dân cư gắn với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng nông thôn mới các xã tuyến biên giới Việt - Lào, Việt Nam - Campuchia, Việt - Trung; hỗ trợ di dân định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015. Bằng nguồn vốn đầu tư phát triển được ngân sách Trung ương hỗ trợ trên 400 tỷ đồng năm 2014, các địa phương đã triển khai thực hiện các dự án, bố trí ổn định đời sống cho 15-16 ngàn hộ, khoảng 50-60 ngàn khẩu.

8

Page 9: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

Các chính sách ổn định dân cư, nhất là tái định cư các dự án thủy điện tiếp tục được nghiên cứu. Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La đã lập và phê duyệt hơn 2.900 dự án thành phần; hoàn thành đưa vào sử dụng 2.014 dự án. Dự án di dân tái định cư thủy điện Lai Châu đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch chi tiết 5/5 khu TĐC tập trung nông thôn, phê duyệt 24 dự án, hoàn thành đưa vào sử dụng 7 dự án.

d) Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Tiếp tục triển khai Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT giai đoạn

2011-2015, Bộ đã ban hành Chỉ thị tăng cường công tác quản lý, vận hành khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 18/2014/QĐ-TTg ngày 3/3/2014 về sửa đổi, bổ sung chính sách tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và VSMTNT… Đến nay, các địa phương đã nâng cấp gần 2.000 công trình nước sạch tập trung, hơn 500 bãi thu gom rác thải, 1.500 cống rãnh thoát nước thải vệ sinh. Đã có hơn 50% xã lập tổ thu gom rác thải tăng 15% so với năm 2010; hiện đã có 17% số xã đạt tiêu chí về môi trường. Dự kiến, hết năm 2014, cả nước có khoảng 84% dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, 63% hộ dân nông thôn có hố xí hợp vệ sinh.

7. Các hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả được tổ chức tổng kết, đánh giá và nhân rộng

Tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp là vấn đề quan trọng tiếp tục được Trung ương Đảng, các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Nhiều chính sách như Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Hợp tác xã (sửa đổi) ...; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của các Bộ được điều chỉnh, bổ sung để đẩy mạnh phát triển các hình thức tổ chức sản xuất mới.

Về sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp: Triển khai Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã hoàn thành dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 170/2004/NĐ-CP và Nghị định số 200/2004/NĐ-CP của Chính phủ

Về kinh tế hợp tác: Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang nghiên cứu, xây dựng Nghị định về Hợp tác xã nông nghiệp, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển trang trại; Bộ đã ban hành Kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp để có chính sách hỗ trợ cụ thể, đủ mạnh cho khu vực kinh tế hợp tác phát triển.

Triển khai Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, ngày 29/4/2014, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg. Mô hình hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và cánh đồng lớn đã được tổng kết và đánh giá, nhiều địa phương hưởng ứng và nhân rộng. Theo báo cáo của các địa phương, riêng năm 2014, các địa phương trồng lúa đã xây dựng trên 300 ngàn ha cánh đồng lớn, nâng diện tích sản xuất theo cánh đồng lớn lên khoảng 403 ngàn ha. Trong đó, khoảng khoảng

9

Page 10: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

30-40% được các doanh nghiệp hợp đồng bao tiêu sản phẩm.Về quản lý doanh nghiệp: Thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày

6/3/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 phê duyệt đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ đã ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-CP của Chính phủ. Trên cơ sở kế hoạch được ban hành, Bộ đã chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng công ty xây dựng Đề án tái cơ cấu, điều lệ tổ chức hoạt động, phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp và tiến hành phê duyệt theo quy định. Năm 2014, đã cổ phần hóa 4 TCT (Xây dựng NN và PTNT, Thủy sản Việt Nam, Chè Việt Nam, Rau quả nông sản), 02 Công ty thuộc Viện, Trường; chỉ đạo cổ phần hóa 11 Công ty thuộc Tập đoàn CN cao su Việt Nam, TCT Lương thực miền Nam, TCT Cà phê Việt Nam; đã có 01 Tập đoàn và 9 TCT triển khai thoái vốn tại 38 doanh nghiệp.

8. Công tác quản lý chất lượng, vệ sinh ATTP tạo được sự chuyển biến tích cực

Năm 2014, công tác tăng cường quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN), đảm bảo an toàn thực phẩm tiếp tục được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành. Vì vậy, đã thực hiện được nhiều nhiệm vụ, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cơ chế, chính sách về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm cơ bản được xây dựng đầy đủ và đồng bộ; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được quan tâm hơn với nhiều hình thức phong phú hơn; duy trì và triển khai tốt các chương trình giám sát; đặc biệt là tăng cường kiểm tra đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT; thanh, kiểm tra liên ngành, đột xuất một số sản phẩm thực phẩm có nguy cơ chứa chất độc hại vi phạm quy định về ATTP; kịp thời cung cấp thông tin chính xác và cảnh báo đến người tiêu dùng về các sản phẩm đã kiểm tra; kiểm soát chất lượng, ATTP nông sản nhập khẩu theo Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT và Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT. Đến nay đã có 1.589 cơ sở sản xuất sản phẩm có nguồn gốc động vật trên cạn và 3.199 cơ sở sản xuất sản phẩm thủy sản của nước ngoài được phép xuất khẩu vào Việt Nam; 40 nước (trong đó 34 nước được công nhận chính thức, 2 nước trong danh sách tạm thời và 4 nước chỉ được phép xuất khẩu một số mặt hàng theo quy định) được phép xuất khẩu vào Việt Nam sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Đồng thời đã đẩy mạnh việc áp dụng các quy trình sản xuất tốt vào sản xuất, tăng cường công tác thanh tra.

Hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản từ Trung ương đến địa phương tiếp tục được củng cố, kiện toàn. Tiếp tục thực hiện đánh giá và chỉ định các phòng kiểm nghiệm chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP. Đến nay đã có 116 phòng kiểm nghiệm trong và ngoài ngành được chỉ định là phòng thử nghiệm chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm.

10

Page 11: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

Tuy nhiên, hoạt động của toàn hệ thống quản lý chất lượng, vệ sinh ATTP chưa đồng đều, nhiều địa phương chưa quan tâm đúng mức. Vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông sản chưa đạt yêu cầu, khắc phục yếu kém sau kiểm tra còn chậm. Nhiều vụ việc mất ATTP và nguy cơ vi phạm về VSATTP còn cao vẫn là vấn đề gây nhiều bức xúc trong xã hội.

9. Hoạt động khoa học công nghệ và đào tạo nhân lực đã được chấn chỉnh, tập trung phục vụ tái cơ cấu ngành

a) Về khoa học công nghệNăm 2014, toàn ngành tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày

01/11/2012 của ban Chấp hành TW Đảng khóa XI về “Phát triển khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết này; thực hiện Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 09/8/2012 của Chính phủ “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công lập” và tiếp tục đổi mới hoạt động của các cơ sở nghiên cứu khoa học theo Nghị định 115/NĐ-CP của Chính phủ.

Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ.

Trong công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, các đề tài dự án được rà soát chặt chẽ, đảm bảo chỉ cho triển khai các đề tài dự án thực sự cần thiết, tập trung ưu tiên cho các hoạt động phục vụ tái cơ cấu ngành như: Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao; ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao; phòng chống dịch bệnh; xây dựng và hướng dẫn thực hiện các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP); nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng các chính sách phát triển ngành.

Trong năm, Bộ đã triển khai thực hiện 41 đề tài và 7 dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước, 9 nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo Nghị định thư; 213 đề tài nghiên cứu khoa học và 43 dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ; 75 nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thuộc Chương trình công nghệ sinh học. Kết quả chính: Trong trồng trọt, đã có 27 giống cây trồng mới được công nhận chính thức và 15 giống cây trồng được công nhận cho sản xuất thử, đã có 4 giống vật nuôi mới được công nhận, 4 tiến bộ kỹ thuật mới về giống vật nuôi. Trong lâm nghiệp đã công nhận 09 giống Keo và Bạch đàn lai tự nhiên mới. Xác định được 13 giống TBKT Keo và Bạch đàn có triển vọng đề nghị công nhận mở rộng cho vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nam Bộ. Trong thủy sản, đã đề xuất được qui trình quy trình kỹ thuật, công nghệ làm cơ sở cho điều chỉnh qui hoạch vùng nuôi. Đưa ra được thiết kế hệ thống nuôi luân canh tôm - lúa hiệu quả cho vùng bán đảo Cà Mau.

Về chuyển giao công nghệ: Trong năm 2014 các Viện nghiên cứu đã chuyển giao ra ngoài sản xuất khoảng 2.400 tấn giống lúa các cấp chủ yếu là các giống lúa

11

Page 12: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

thuần có năng suất và chất lượng cao, 500 tấn giống đậu đỗ các loại, 7.500 tấn giống ngô lai chiếm 35% thị phần về cung cấp giống ngô.

Bộ cũng đã rà soát điều chỉnh mạnh mẽ các nhiệm vụ khuyến nông, tập trung cao cho các nhiệm vụ trọng tâm. Đã triển khai thực hiện trong năm được 26 dự án khuyến nông phục vụ tái cơ cấu ngành với tổng kinh phí 174,090 triệu đồng (trồng trọt 14 dự án, chăn nuôi thú y 07 dự án, khuyến ngư 04 dự án, khuyến lâm 01 dự án). Tổ chức nghiệm thu và công nhận kết quả cho 72 dự án kết thúc giai đoạn 2011-2013.

Trong năm, Bộ đã ban hành 55 Quy chuẩn Việt Nam, đã đề nghị và được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố 86 Tiêu chuẩn Việt Nam.

b) Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Chiến lược phát triển nhân lực cho ngành đến năm 2020 tiếp tục được quan

tâm ưu tiên thực hiện, trong đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện tái cơ cấu gắn với xây dựng nông thôn mới được triển khai với những kế hoạch cụ thể, sát với thực tiễn. Trong năm, nhiều đơn vị đào tạo được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng giáo trình giảng dạy theo chuẩn, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, giáo viên cho các cơ sở đào tạo của ngành.

Bộ tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trong Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (phần công việc của Bộ). Kết quả, tập trung triển khai giảng dạy 132 chương trình, giáo trình đã được xây dựng trong những năm vừa qua với tiêu chí chất lượng đào tạo ưu tiên hàng đầu. Năm 2014, các địa phương đã đào tạo được hơn 155.000 lao động nông thôn học nghề nông nghiệp, nâng tổng số lao động nông thôn được học nghề theo Quyết định 1956 lên hơn 867.000 người.

Công tác tổ chức cán bộ tiếp tục được củng cố, đổi mới, nhiều chủ trương, chính sách được ban hành nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Bộ, ngành; công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được quy định chặt chẽ, minh bạch hơn.

10. Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế Trong năm, Bộ tập trung hoàn thiện Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của

ngành và Đề án tăng cường thu hút FDI trong nông nghiệp. Nhiều hoạt động hợp tác quốc tế đã được triển khai thực hiện nhằm kêu kêu gọi vốn đầu tư ODA, FDI và từ các tổ chức phi chính phủ, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư cho ngành.

Bộ đã tích cực lồng ghép thu hút các dự án ODA và Phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) để hỗ trợ cho việc thực hiện các chiến lược, quy hoạch và đề án cũng như các chương trình hành động và chương trình mục tiêu. Các hợp tác với các tổ chức quốc tế được triển khai đa dạng, ngày càng được mở rộng và duy trì với lượng vốn tài trợ khoảng 400-500 triệu USD/năm, đã ký kết được hơn 30 dự án gồm ODA vốn vay và không hoàn lại, 22 dự án/hợp tác nghiên cứu nguồn viện trợ PCPNN. Đồng thời, tiếp tục triển khai kế hoạch hành động về hội nhập quốc tế

12

Page 13: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

giai đoạn 2011-2015; đẩy mạnh cơ chế phối hợp trong giải quyết các vấn đề tranh chấp thương mại giữa các cơ quan của Bộ với các Bộ, ngành, Hiệp hội, các địa phương. Đồng thời, mở thêm thị trường cho nông sản Việt Nam, nhất là đối với thị trường Mỹ, Nhật, EU, Nga...

Tiếp tục tăng cường hợp tác với các nhà tài trợ thúc đẩy việc chuẩn bị các dự án vay vốn, các dự án hỗ trợ kỹ thuật về hợp tác khoa học kỹ thuật, đào tạo, thương mại,... Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế với các đối tác Châu Phi và Châu Mỹ La tinh; đàm phán với các nước láng giềng về hợp tác trong lĩnh vực khai thác, đánh bắt thủy sản, kiểm soát tàu thuyền, tìm kiếm, cứu hộ tàu cá và ngư dân trên biển; tiếp tục chỉ đạo thực thi các cam kết quốc tế, xây dựng các điều ước hợp tác quốc tế với các nước phát triển, mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

11. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý ngànha) Về xây dựng văn bản pháp luật Căn cứ Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã

ban hành và tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 130/QĐ-BNN-PC ngày 22/1/2013 ban hành Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2014; Quyết định số 3086/QĐ-BNN-PC ngày 10/7/2014 về việc điều chỉnh kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 6 tháng cuối năm 2014, theo đó trong năm sẽ phải thực hiện 3 dự án Luật, 7 Nghị định, 8 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 62 Thông tư của Bộ trưởng.

Kết quả, đã tập trung xây dựng, hoàn thiện hồ sơ 02 dự án Luật: Dự án Luật Thú y ( đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 - tháng 10/2014. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội giải trình, tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội để tiếp tục hoàn thiện dự thảo); Dự án Luật thủy sản sửa đổi (thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập; thông qua kế hoạch xây dựng dự án, xây dựng báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật); Bộ đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 08 Nghị định; 06 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và ban hành 47 Thông tư thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng.

Thực hiện Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2014, Bộ đã công bố danh mục 57 văn bản pháp quy hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ.

b). Thực hiện công tác tổ chức, cải cách hành chính và Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí

Tiếp tục rà soát, kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức, bộ máy của các cơ quan, đơn vị cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ theo Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 16/11/2013 của Chính phủ; phê duyệt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ; trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 3 Tổng cục; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ; rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

13

Page 14: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

và cơ cấu tổ chức của 3 Ban Quản lý các dự án ODA phù hợp với Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ; phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, biên chế của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND cấp xã về nông nghiệp và PTNT (thay thế cho Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008).

Triển khai mạnh kế hoạch cải cách hành chính năm 2014, Bộ đã ban hành Bộ chỉ số CCHC gồm 3 Bộ chỉ số áp dụng cho 3 Khối cơ quan hành chính, đồng thời rà soát, kiểm tra hồ sơ dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính các Thông tư; công khai thủ tục hành chính trên cổng thông tin điện tử và Website của đơn vị, đến nay đã công khai 487 thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công cấp độ 2...

Thực hiện kế hoạch phòng chống tham nhũng giai đoạn 2011-2015, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành và tổ chức thực hiện Quyết định số 192/QĐ-TTr ngày 16/4/2014 về kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2014 của Bộ; Bộ cũng đã ban hành Quyết định số 134/QĐ-BNN-TC ngày 23/01/2014 về Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2014. Các cơ quan đơn vị thuộc Bộ đã xây dựng chương trình, kế hoạch Phòng, chống tham nhũng và Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2014. Theo báo cáo của các đơn vị, tổng số kinh phí tiết kiệm cả năm đạt hơn 140 tỷ đồng.

Đánh giá chung: Năm 2014, ngành nông nghiệp đã vượt qua nhiều khó khăn, đạt được kết quả khá toàn diện, tái cơ cấu ngành được tập trung triển khai thực hiện góp phần vào tăng trưởng ngành với tốc độ khá cao. Sản xuất hầu hết các loại nông, lâm, thủy sản và muối tăng cả về số lượng và chất lượng; Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được người dân hưởng ứng tích cực và đã đạt được nhiều kết quả cụ thể; cơ sở hạ tầng thủy lợi, nông thôn được quan tâm đầu tư; chính sách phát triển thủy sản, kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia được chú trọng. Năng suất và sản lượng nhiều loại cây trồng, vật nuôi ước tăng cao hơn so với các năm trước; xuất khẩu liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn kế hoạch đề ra. Đầu tư công tiếp tục được tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng; số dự án hoàn thành tăng, số dự án khởi công mới giảm so với các năm trước; triển khai thi công dự án, công trình theo kế hoạch vốn; thực hiện nghiêm việc cắt giảm, điều chuyển theo hướng nâng cao hiệu quả hơn; quản lý tốt nợ đọng xây dựng cơ bản (nợ đọng cơ bản rất ít). Hầu hết các lĩnh vực hoạt động khác của ngành đều có sự chuyển biến tích cực, tiếp tục nâng cao đời sống của dân cư nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái chung của cả nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được như trên, trước những yêu cầu mới của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nông nghiệp, nông thôn nước ta đang còn bộc lộ những tồn tại, yếu kém sau:

- Tốc độ tăng trưởng GDP của toàn ngành đã tăng lại trong năm 2014, dự kiến đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra nhưng vẫn thấp hơn giai đoạn 2006-2010; khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm nông sản chưa cao, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định (cao su, cá tra).

14

Page 15: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất còn chậm: Mô hình liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa doanh nghiệp với nông dân phát triển chậm, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo . Việc nhân rộng mô hình sang các loại hình, khu vực sản xuất khác còn chưa nhiều. Khu vực hợp tác xã chưa thực sự được đổi mới, còn nhiều lúng túng trong thực hiện theo Luật HTX 2012. Kinh tế hộ nhỏ lẻ vẫn là đơn vị sản xuất kinh doanh chủ lực ở nông thôn, ngày càng bộc lộ những hạn chế, yếu kém.

- Công tác quản lý chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập. Vẫn còn tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu, sử dụng tạp chất, chất cấm trong sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và hàng nông sản có kết quả kiểm tra, đánh giá chưa đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm còn cao và chậm được cải thiện.

- Huy động nguồn lực xã hội cho ngành còn thấp. Tỷ trọng đầu tư của xã hội cho nông nghiệp, nông thôn chưa được cải thiện nhiều; đầu tư của tư nhân trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt thấp, chưa có chính sách thật sự hữu hiệu để thu hút.

- Đời sống của một bộ phận nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo ở nhiều địa phương miền núi, vùng đồng bào dân tộc còn cao, tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng ở nhiều nơi.

Phần thứ haiKẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN NĂM 2015I. MỘT SỐ DỰ BÁO CHỦ YẾU 1. Tình hình thế giớiTheo dự báo của Quỹ tiền tệ Quốc tế tháng 4/2014, tốc độ tăng trưởng của

nền kinh tế thế giới năm 2015 được dự báo ở mức 3,9%. Tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2015 được dự báo tăng nhẹ ở mức 5,3%; trong khi giá cả, đặc biệt giá dầu đang trong xu hướng giảm mạnh sẽ ảnh hưởng nhiều đến kinh tế- chính trị các quốc gia và khu vực.

Tự do hóa thương mại sẽ tiếp tục là xu hướng chủ đạo trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với kỳ vọng từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Mặc dù vậy, năm 2015, dự báo kinh tế thế giới nói chung và thị trường hàng hóa có thể tiếp tục chịu tác động từ các cuộc khủng hoảng chính trị, tranh chấp chủ quyền tại nhiều khu vực trên thế giới.

2. Tình hình trong nước- Thuận lợi: Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ tiếp tục dành sự quan

tâm, chỉ đạo sâu sát, kịp thời cho nông nghiệp, nông thôn. Các chính sách hỗ trợ phát triển và những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường tiếp tục phát huy hiệu quả. Các giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ

15

Page 16: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

đang được triển khai quyết liệt, tạo đà cho tăng trưởng ngành trong năm 2014 và những năm tiếp theo.

Năm 2015 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015. Dự báo năm 2015, kinh tế trong nước tiếp tục đà hồi phục với mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, việc phát triển các ngành dịch vụ tiếp tục được chú trọng phát triển. Thị trường trong nước dự kiến vẫn sẽ có cải thiện mạnh hơn.

- Khó khăn: Biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp đòi hỏi cần có những ứng phó trước mắt cũng như lâu dài để hạn chế thấp nhất thiệt hại cho sản xuất, tính mạng và tài sản của nhân dân.

Thực hiện cam kết trong WTO và các FTA khu vực (gồm khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA hay ATIGA), các khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), ASEAN - Nhật Bản (AJFTA) và ASEAN - Úc - New Zealand) sẽ đem lại nhiều thách thức đối với nông sản của Việt Nam. Tuy mức độ cam kết và thời gian thực hiện trong các FTA có khác nhau, nhưng nhìn chung, mức độ mở cửa trong lĩnh vực nông sản là rất sâu, rộng. Tính đến 2015, nước ta gần như mở cửa hoàn toàn thị trường nông sản trong khu vực ASEAN. Thuế nhập khẩu của tất cả các mặt hàng nông sản đều bằng 0%, trừ một số trong danh mục nông sản nhạy cảm như đường mía, thịt và trứng gia cầm thương phẩm, thịt chế biến là 5%.

II. MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung của ngành nông nghiệp, nông thôn là: Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nền nông nghiệp có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững trên cơ sở thực hiện tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng nông thôn mới góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường.

Mục tiêu cụ thể: Tăng trưởng GDP toàn ngành đạt từ 3,0-3,3%; giá trị sản xuất tăng từ 3,5-3,7% so với năm 2014 (trong đó trồng trọt 2,5-2,8%, chăn nuôi 2,8-3,2%, lâm nghiệp 6,0-6,5%, thủy sản 6,0-6,5%). Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản đạt 32 tỷ USD. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%. Số xã trên cả nước đạt tiêu chí nông thôn mới 20%.

Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2015

STT Chỉ số đánh giá ĐVT Chỉ tiêu KH 2011-2015

Ước thực hiện 2014

Chỉ tiêu kế hoạch 2015

1 Tốc độ tăng GDP ngành % 2,6 - 3,0 3,3 3,0 - 3,3

2 Tốc độ tăng GTSX ngành % 4,0 - 4,5 3,3 - 3,5 3,4 - 3,7

3 Tổng kim ngạch xuất khẩu tỷ USD 21 30,8 32,0

4 Tỷ lệ che phủ rừng, Tr.đó: % 42 - 43 41,5 41,8-42,0

- Độ che phủ cây lâm nghiệp % 40,5 40,7-40,8

16

Page 17: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

- Độ che phủ của các loại cây công nghiệp có tán che như cây rừng trên đất lâm nghiệp

% 1,0 1,1-1,2

5Tỷ lệ số xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới % 20 8,8 20

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Thực hiện mạnh mẽ tái cơ cấu, nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuấta) Rà soát, sửa đổi bổ sung quy hoạch sản xuất nông nghiệp: Kiên quyết

chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản phẩm trên từng địa bàn, từng địa phương, vùng, cả nước để vừa phát huy lợi thế của địa phương vừa quản lý sản xuất theo quy hoạch, theo chuỗi giá trị và phù hợp với cung, cầu thị trường.

Căn cứ vào các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp - PTNT phê duyệt, các địa phương rà soát và đánh giá tình hình thực hiện, báo cáo kiến nghị điều chỉnh để phù hợp hơn.

Năm 2015, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xin phép và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý rà soát lại Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp (Quyết định 124/2012/QĐ-TTg ngày 2/2/2012) phục vụ tái cơ cấu. Đây là nhiệm vụ lớn, toàn ngành phải tập trung rà soát, điều chỉnh; đặc biệt chú trọng đối với quy hoạch phát triển các cây công nghiệp như cao su, cà phê, điều, hạt tiêu.

b) Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi

(i) Trồng trọtTái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập

trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị; đẩy nhanh nghiên cứu, khảo nghiệm và đưa vào sử dụng các loại giống tốt, giống chất lượng; tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp thâm canh, thực hành sản xuất tốt; ứng dụng khoa học công nghệ, hiện đại hóa công nghệ, thiết bị chế biến, bảo quản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả sản xuất.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất năm 2015 của ngành trồng trọt từ 2,5-2,8%; sản lượng lương thực cây có hạt bình quân đầu người đạt 540 kg.

- Về sản xuất lương thực và chuyển đổi đất trồng lúa: Sử dụng linh hoạt diện tích trồng lúa để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho nông dân; tiếp tục hướng dẫn chuyển đổi đất lúa sang trồng cây có thị trường và thu nhập cao hơn; mở rộng diện tích gieo trồng ngô để chủ động nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. Cụ thể:

+ Rà soát điều chỉnh cơ cấu cây trồng trên đất lúa hướng tới mục tiêu nâng cao nhanh hơn thu nhập của nông dân.

+ Triển khai Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững. Trước mắt tăng cường chuyển giao và ứng dụng các giống có giá

17

Page 18: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

trị thương mại cao, xây dựng và phát triển chương trình thâm canh đồng bộ, ứng dụng quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM) trên lúa.

+ Giảm mạnh diện tích lúa ở các vùng thiếu nguồn nước, nhất là ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, chuyển sang trồng ngô; đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật để tăng nhanh năng suất ngô.

+ Quy hoạch tạo thuận lợi cho nông dân chuyển từ trồng lúa, màu nhất là đất lúa 1 vụ sang trồng cam, chuối và một số loại cây ăn quả khác đang có thị trường thuận lợi, thu nhập cao.

Theo đó, trong năm 2015, dự kiến sẽ giảm khoảng 104 ngàn ha diện tích gieo trồng lúa để chuyển sang trồng một số cây hàng năm khác, chủ yếu là ngô; tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt 7,68 triệu ha, năng suất bình quân 57,1 tạ/ha, sản lượng đạt 43,85 triệu tấn. Năm 2015, tập trung chỉ đạo quyết liệt Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người trồng lúa. Mở rộng diện tích ngô lên 1,23 triệu ha, tăng 53 ngàn ha so với năm 2014, năng suất bình quân 46 tạ/ha, sản lượng 5,66 triệu tấn. Duy trì diện tích sắn ở quy mô 550 ngàn ha, năng suất 190 tạ/ha, sản lượng trên 10 triệu tấn.

- Về phát triển các cây công nghiệp: Hướng dẫn và hỗ trợ nông dân tái canh cà phê, cải tạo làm trẻ vườn điều, thâm canh bền vững hồ tiêu, chè, giảm chi phí duy trì cây cao su; thâm canh tăng năng suất mía.

Cụ thể, đối với cây cà phê, tăng cường thâm canh diện tích hiện có. Năm 2015 trồng tái canh từ 10-12 ngàn ha diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp để sản lượng đạt 1,35 triệu tấn. Tiếp tục tuyên truyền, chỉ đạo người trồng cao su chăm sóc, duy trì diện tích hiện có; theo dõi sát diễn biến giá cao su trên thị trường để có biện pháp kỹ thuật chăm sóc, khai thác mủ hợp lý… Kế hoạch khai thác mủ cao su năm 2015 ước đạt 990 ngàn tấn. Duy trì 130 ngàn ha diện tích chè, sản lượng búp tươi khoảng 1,0 triệu tấn; Tiếp tục duy trì diện tích khoảng 300 ngàn ha điều, thực hiện thâm canh tăng năng suất, chất lượng, mở rộng mô hình trồng xen canh điều với một số cây trồng khác nhằm nâng cao thu nhập cho người trồng điều. Ổn định trên 300 ngàn ha mía, sản lượng 19,9 triệu tấn mía cây. Tăng diện tích lạc từ 215 ngàn ha năm 2014 lên 225 ngàn ha, để đạt sản lượng 518 ngàn tấn. Tiếp tục khuyến khích mở rộng diện tích đậu tương lên 120 ngàn ha để đạt sản lượng 180 ngàn tấn, từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và chế biến thức ăn gia súc.

- Về phát triển rau và cây ăn quả: Hướng dẫn và hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất rau an toàn. Dự kiến diện tích rau, đậu các loại đạt 1,04 triệu ha; sản lượng rau các loại 14,8 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2014; sản lượng đậu hạt các loại 194,3 ngàn tấn, xấp xỉ năm 2014. Diện tích cây ăn quả các loại trên 840 ngàn ha; tập trung thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng các loại trái cây có thị trường tiêu thụ. Phát triển sản xuất rau, hoa công nghệ cao, quy mô lớn ở những địa phương có lợi thế.

Để nâng cao năng suất, chất lượng, tiếp tục đẩy mạnh áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, công nghệ cao, VietGap có xác nhận; triển khai thực hiện Chương trình IPM để nâng cao mức độ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; phổ

18

Page 19: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

biến và hỗ trợ nông dân áp dụng tưới tiết kiệm cho cây trồng cạn để tạo đột phá về năng suất và chất lượng; tiếp tục chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng giống, vật tư nông nghiệp; tăng cường phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, đập tắt dịch bệnh nguy hiểm hiện có trên cây thanh long, nhãn, hồ tiêu, sắn; thực hiện chính sách hỗ trợ đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp nhất là trong canh tác lúa, ngô, mía...

(ii) Phát triển chăn nuôi Mục tiêu: Từng bước tái cơ cấu ngành chăn nuôi, phát triển chăn nuôi phù hợp

với nền kinh tế thị trường; đáp ứng cơ bản các loại thực phẩm thiết yếu (thịt, trứng, sữa) cho tiêu dùng xã hội, xây dựng các điều kiện tiếp cận thị trường, tiến tới xuất khẩu một số sản phẩm chăn nuôi có tiềm năng.

Tốc độ tăng GTSX khoảng 2,8-3,2%; tỷ trọng chăn nuôi trong tổng GTSX nông nghiệp (thuần) từ 26-27%; sản lượng thịt hơi các loại đạt hơn 4,6 triệu tấn; sản lượng trứng xấp xỉ 9 tỷ quả; sữa tươi 590 ngàn tấn; thức ăn chăn nuôi công nghiệp 15,6 triệu tấn.

Định hướng phát triển: Triển khai mạnh các định hướng và nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu ngành, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại, duy trì chăn nuôi nông hộ nhưng theo hình thức công nghiệp và ứng dụng công nghệ cao; khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng.

Khuyến khích chuyển dịch dần chăn nuôi từ vùng mật độ dân số cao (vùng đồng bằng) đến nơi có mật độ dân số thấp (vùng trung du, miền núi), hình thành các vùng chăn nuôi xa thành phố, khu dân cư; chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm (trọng tâm là gà lông màu và vịt đẻ trứng), tiếp tục phát triển chăn nuôi lợn và gia súc lớn, tạo sản phẩm an toàn vệ

Theo đó, các công việc cần chỉ đạo quyết liệt triển khai thực hiện trong năm 2015:

- Tiếp tục nỗ lực phòng chống dịch bệnh tạo môi trường thuận lợi phát triển chăn nuôi, xúc tiến việc xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi.

- Chấn chỉnh công tác quản lý giống, trước hết đối với con đực giống, nguồn tinh, giống cụ kỵ, ông bà, bố mẹ đảm bảo cung cấp con giống chất lượng cho nông dân.

- Tăng cường quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi, kiên quyết đấu tranh với việc sử dụng chất cấm, kiểm soát việc sử dụng kháng sinh quá mức.

- Tạo thuận lợi phát triển chăn nuôi hộ quy mô lớn hơn, áp dụng kỹ thuật tiến tiến an toàn dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường; khuyến khích phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhất là trong chăn nuôi bò sữa, lợn, gà.

(iii) Phát triển thủy sản

19

Page 20: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, hiệu quả, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường và giá trị gia tăng cao; bảo vệ nguồn lợi thủy sản và góp phần giữ gìn biển đảo, an ninh quốc phòng.

Phấn đấu đạt tổng sản lượng thủy sản khoảng 6,4 triệu tấn; trong đó, sản lượng khai thác 2,6 triệu tấn (khai thác hải sản 2,4 triệu tấn, khai thác nội địa 200 ngàn tấn), sản lượng nuôi trồng 3,8 triệu tấn (thủy sản mặn, lợ: 1,35 triệu tấn; thủy sản nước ngọt: 2,45 triệu tấn); GTSX thủy sản năm 2015 tăng 6,0-6,5%; kim ngạch xuất khẩu khoảng 7,5 tỷ USD.

Để đạt được các chỉ tiêu trên, những công việc cần thực hiện trong năm 2015:

- Tập trung triển khai có hiệu quả chương trình nâng cấp tàu thuyền đánh bắt xa bờ; hỗ trợ ngư dân áp dụng các kỹ thuật và thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả đánh bắt, bảo quản sản phẩm trên tàu; phát triển tổ, đội sản xuất trên biển; phổ biến áp dụng mô hình đồng quản lý nghề cá vùng ven bờ.

- Xây dựng bộ máy để nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh trên thủy sản, trước hết trên tôm, nhuyễn thể, cá tra; đổi mới hệ thống để tăng cường quản lý giống, thức ăn; kiểm soát việc sử dụng kháng sinh, xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, nhất là các loài chủ lực (tôm, cá tra, rô phi, nhuyễn thể).

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện giảm dần sản lượng khai thác thủy sản ven bờ, đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ; tập trung khai thác các sản phẩm chủ lực (cá ngừ, mực, bạch tuộc…); nâng cao hiệu quả khai thác và giảm tổn thất sau thu hoạch. Gắn khai thác thủy sản với bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Khai thác thủy sản gắn liền với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Tổ chức triển khai hiệu quả Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản. Trong đó, triển khai xây dựng: Quy hoạch phát triển khai thác xa bờ toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến 2030. Tiếp tục theo dõi tình hình tổ chức sản xuất, an ninh trên biển, biến động giá dầu phục vụ khai thác, dự báo ngư trường khai thác hải sản để tổ chức lại khai thác trên biển hiệu quả.

Đa dạng hóa đối tượng nuôi và phương thức nuôi thủy sản với cơ cấu diện tích và sản lượng phù hợp từng vùng kinh tế, sinh thái. Đẩy mạnh áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, nuôi trồng thủy sản có chứng nhận với các sản phẩm chủ lực (tôm, cá tra, nhuyễn thể…). Phát triển các vùng nuôi thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nuôi tiết kiệm nước, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái. Chuyển đổi mạnh cơ cấu giữa nuôi trồng trong nội địa với nuôi trồng trên biển; cơ cấu giữa nuôi và trồng. Phát triển mạnh nuôi, trồng trên biển, đặc biệt đối với trồng rong, tảo biển.

Giữ ổn định diện tích nuôi cá tra khoảng 5.200 ha, nâng cao chất lượng và tổ chức liên kết chuỗi, thực hiện tốt “Nghị định 36” nhằm đảm bảo giá nguyên liệu ổn định, đảm bảo có lãi cho cả doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và người nuôi; ổn định diện tích nuôi tôm sú (diện tích nuôi 650 nghìn ha, sản lượng 280 nghìn tấn), tiếp tục tăng cường phát triển nuôi tôm chân trắng ở các vùng có lợi thế (diện tích

20

Page 21: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

100 nghìn ha; sản lượng 370 nghìn tấn). Năm 2015, đẩy mạnh phát triển nuôi cá rô phi ở các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.

Đối với chế biến và tiêu thụ thủy sản: Giảm chế biến thô và sơ chế, nâng cao tỷ trọng chế biến sâu các mặt hàng giá trị gia tăng cao, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến và thị trường tiêu thụ phù hợp với thị hiếu, văn hóa tiêu dùng của từng thị trường. Phát triển chế biến, tiêu thụ thủy sản trong mối liên kết chuỗi sản xuất nuôi trồng, khai thác và chế biến, thương mại sản phẩm thủy sản. Giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống, phát triển thị trường tiềm năng mới nổi và thị trường tiêu thụ trong nước.

Đối với dịch vụ hậu cần thủy sản: Khôi phục và phát triển lĩnh vực đóng, sửa tàu cá, sản xuất ngư lưới cụ, máy móc thiết bị, hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần thuỷ sản đồng bộ tại các cảng cá, chợ cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Đặc biệt những nơi cảng cá kết hợp với khu neo đậu tàu thuyền nghề cá để tăng hiệu quả đầu tư. Áp dụng các tiến bộ công nghệ tin học, điện tử, viễn thám, công nghệ bảo quản sau thu hoạch tiên tiến trong quản lý và hiện đại hóa ngành thủy sản.

(iv) Phát triển lâm nghiệp Trong năm 2015, tiếp tục đổi mới căn bản hệ thống quản lý rừng đặc dụng,

phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên, dừng khai thác chính để vừa bảo vệ được rừng vừa tạo điều kiện nâng cao đời sống đồng bào sống gần rừng, gắn bảo vệ và phát triển rừng với nâng cao chất lượng đời sống, xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc ít người.

Phát triển các mô hình trồng cây lâm nghiệp có hiệu qủa kinh tế cao, bền vững phù hợp với điều kiện của các địa phương; phát triển rừng gỗ lớn, cây lâm đặc sản, cây dược liệu gắn với chế biến; phát triển trồng rừng có chứng chỉ.

Nghiêm túc chỉ đạo trồng rừng thay thế cho diện tích rừng bị chuyển đổi để làm thủy điện và mục đích khác.

Cụ thể, bảo vệ và phát triển bền vững 13,5 triệu ha rừng hiện có; khoán bảo vệ rừng 6,767 triệu ha; trồng rừng 236,5 ngàn ha, trong đó trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng 25 ngàn ha, trồng mới rừng sản xuất 90 ngàn ha, trồng lại rừng sau khai thác 90 ngàn ha; trồng rừng thay thế 31,5 ngàn ha; chăm sóc rừng trồng 300 ngàn ha; khoanh nuôi tái sinh 360 ngàn ha; cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt: 5 ngàn ha; trồng mới 50 triệu cây phân tán.

Tốc độ tăng GTSX đạt 6,0-6,5%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,0% (Trong đó, tỷ lệ che phủ từ cây rừng đạt 40,8%, tỷ lệ che phủ từ cây có tán như cây rừng trên đất lâm nghiệp đạt 1,2%).

(v) Phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch và muốiMục tiêu: Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông, lâm, thủy sản thông qua chế

biến, bảo quản và giảm tổn thất sau thu hoạch. Phấn đấu, đến năm 2020, giá trị gia tăng các ngành hàng nông lâm thủy sản tăng bình quân 20% so với hiện nay; tổn

21

Page 22: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

thất sau thu hoạch đối với nông sản thủy sản giảm 50% so với hiện nay.Để thực hiện mục tiêu trên, các nhiệm vụ, giải pháp chính cần tập trung triển

khai trong năm 2015 là: - Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án nâng cao giá trị gia tăng hàng nông, lâm,

thủy sản thông qua tái cơ cấu lĩnh vực công nghiệp chế biến, bảo quản và giảm tổn thất sau thu hoạch đã được Bộ trưởng phê duyệt tại Quyết định số 1016/QĐ-BNN-CB ngày 13/5/2014. Trong đó, phổ biến áp dụng các quy trình kỹ thuật thiết bị tiên tiến để nâng cao hiệu quả bảo quản nông lâm thủy sản, nhất là với rau, quả và thủy sản khai thác; thực hiện các chính sách và giải pháp đồng bộ để khuyến khích đầu tư phát triển chế biến sâu, nhất là đối với cao su, sắn, cà phê, điều, thủy sản, muối.

Tận dụng triệt để các phế phụ phẩm nông nghiệp tạo sản phẩm có GTGT cao, giảm chi phí sản xuất, phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao hiệu quả sản xuất; chuyển đổi cơ cấu sản phẩm đối với từng ngành hàng cụ thể.

- Ổn định diện tích sản xuất muối đã quy hoạch đạt 14.500 – 15.000 ha, sản lượng muối đạt khoảng 1,15 triệu tấn (tăng 4,54% so với năm 2014), tập trung thực hiện các giải pháp để tăng chất lượng và giá; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, sớm đưa đồng muối công nghiệp Quán Thẻ đi vào hoạt động đáp ứng nhu cầu muối công nghiệp trong nước; cải tạo nâng cấp các đồng muối hiện có, tạo điều kiện cho diêm dân nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí và cải thiện thu nhập; tiếp tục nhân rộng mô hình sản xuất muối sạch, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, giảm thiểu sự ảnh hưởng của thời tiết và thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

- Triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp tại các vùng trên phạm vi cả nước theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình Quốc gia ATVSLĐ 2014 và các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng các mô hình cơ giới hóa đồng bộ tại các tỉnh phía Bắc.

2. Tiếp tục ưu tiên chỉ đạo và huy động nguồn lực cho phát triển nông thôn, trọng tâm là thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Mục tiêu năm 2015, có thêm khoảng 1.100 xã đạt chuẩn nông thôn mới (nâng tổng số xã đạt chuẩn đến cuối 2015 khoảng 1.900 xã, tương đương 20%), tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 85%, tỷ lệ hộ dân nông thôn có hố xí hợp vệ sinh đạt 65%, tỷ lệ hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh đạt 45%.

Các chương trình cụ thể:a) Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho chương trình, tập trung xây dựng chính sách; tổ chức thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Chương trình.

22

Page 23: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

- Tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các cấp, các ngành theo chiều sâu, theo chuyên đề cho từng tiêu chí; xây dựng sổ tay hướng dẫn về nội dung, cơ chế tài chính cụ thể đối với từng tiêu chí để chỉ đạo toàn diện, tạo chuyển biến rõ rệt lên thu nhập, đời sống của người dân nông thôn và đổi mới về chất kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội ở nông thôn; đưa “nông thôn mới” tới cấp hộ gia đình ở những nơi đã hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu cấp xã, thôn.

- Tiếp tục chỉ đạo các địa phương tập trung bố trí ngân sách; thực thi các chính sách hỗ trợ minh bạch phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu cấp xã, thôn, bản trực tiếp gắn với phát triển sản xuất, đời sống của người dân, như: giao thông (chính sách hỗ trợ xi măng để làm đường đang thực hiện thành công ở nhiều nơi), thuỷ lợi, nước sinh hoạt, nhà văn hoá thôn, bản.

- Tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên địa bàn xã theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao hiệu quả sản xuất để nâng cao thu nhập cho nông dân. Hướng dẫn thực hiện tiêu chí NTM thuộc chức năng quản lý của ngành: Thủy lợi, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch, hình thức tổ chức sản xuất, vệ sinh môi trường nông thôn; củng cố, nâng cao chất lượng bộ máy giúp việc BCĐ các cấp theo hướng chuyên trách.

- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền và vận động thực hiện Chương trình bằng nhiều hình thức đến các cấp, ngành và người dân.

b) Chương trình xóa đói giảm nghèo - Tập trung cho công tác kiểm tra, hướng dẫn, xây dựng mô hình thực hiện các

chính sách sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình 135, Chương trình 30a. Nghiên cứu xây dựng chính sách chung về hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo trên cả nước thay thế các chính sách hỗ trợ giảm nghèo hiện nay. Hướng dẫn các địa phương thực hiện Quyết định 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, dân tộc miền núi giai đoạn 2014 - 2020; hướng dẫn lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất để xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo.

- Tiếp tục đôn đốc các địa phương thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; chỉ đạo các địa phương vùng ĐBSCL thực hiện Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn giai đoạn 2013-2015.

- Phối hợp với các địa phương nghiên cứu, triển khai thực hiện các mô hình mỗi làng một cây, một con, một nghề.

- Phát triển hệ thống khuyến nông và các hoạt động khuyến nông để người nghèo được tiếp cận nhiều hơn với khoa học kỹ thuật, phương pháp sản xuất hiệu quả hơn; tạo việc làm, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững.

c) Chương trình bố trí dân cư

23

Page 24: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

- Tập trung thực hiện Chương trình hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2005 theo Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg ngày 04/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình bố trí dân cư theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012, số 1178/QĐ-TTg ngày 10/8/2009, số 1179/QĐ-TTg ngày 10/8/2009, số 570/QĐ-TTg ngày 17/5/2012.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp nêu tại Chỉ thị số 39/2004/CT-TTg ngày 12/11/2004 về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục giải quyết tình trạng di cư tự do.

- Hướng dẫn thực hiện chính sách đặc thù về di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương tập trung thực hiện các biện pháp ổn định đời sống, phát triển sản xuất sau tái định cư các công trình thủy lợi, thủy điện; ổn định đời sống, sản xuất của người dân vào các cụm, tuyến dân cư vượt lũ ĐBSCL, vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai (sạt lở bờ sông, bờ biển, lũ quét...), hải đảo, vùng xung yếu và rất xung yếu, vùng bảo vệ nghiêm ngặt của rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; hạn chế dân di cư tự do và ổn định cho dân di cư đã đến trên địa bàn, nhất là khu vực Tây Nguyên.

d) Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT

giai đoạn 2012-2015. Tập trung ưu tiên cho các công trình cấp nước sạch và VSMTNT các xã nông thôn mới, các vùng sâu, vùng xa; vùng ven biển; các vùng thường bị thiên tai hạn hán, lũ lụt; vùng nguồn nước bị ô nhiễm.

Tăng cường công tác thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng nước sạch và VSMTNT, chú trọng về hiệu quả sau đầu tư, mô hình, cơ chế quản lý công trình cấp nước tập trung sau đầu tư, gắn trách nhiệm của người sử dụng đối với các công trình đã xây dựng. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, phát triển thị trường nước sạch và dịch vụ vệ sinh môi trường nông thôn. Vận động, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cả về kinh nghiệm, khoa học công nghệ và vốn để thực hiện hoàn thành mục tiêu chương trình đã đề ra.

3. Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; nâng cao năng lực phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai

Mục tiêu năm 2015 là tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống thủy lợi, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế; góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, bền vững của toàn ngành; từng bước thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư thông qua điều chỉnh các ưu tiên đầu tư và phương thức đầu tư theo định hướng tái cơ cấu; tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các công trình thủy lợi. Các chương trình trọng tâm bao gồm:

a) Phát triển thủy lợiTập trung triển khai Đề án Tái cơ cấu lĩnh vực Thủy lợi đã được phê duyệt

tại Quyết định số 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 và Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi.

24

Page 25: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

Theo đó, đổi mới mạnh mẽ công tác thủy lợi theo 3 hướng chính:- Đối tượng ưu tiên phục vụ: Ưu tiên phát triển thủy lợi phục vụ thủy sản và

tưới cho cây trồng cạn giá trị cao thay vì tập trung cho lúa; đầu tư hoàn thành các công trình dở dang để sớm đưa vào khai thác; nâng cấp và bảo đảm an toàn hệ thống hồ chứa, hệ thống đê sông, đê biển; đầu tư phát triển công trình thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản trên cơ sở xem xét kỹ tính cấp bách và khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư. Xây dựng các mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong quản lý thủy nông, kết hợp đào tạo nhân lực; các mô hình ứng dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phục vụ canh tác và thủy lợi đa mục tiêu.

- Đẩy mạnh thực hiện chương trình đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi. Chú trọng tăng cường công tác quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng để nâng cao hiệu quả công trình;

- Áp dụng kỹ thuật , thiết bị mới, công nghệ cao trong thủy lợi (thiết bị viễn thông, viễn thám, công nghệ thiết bị tưới tiết kiệm, kênh mương đúc sẵn...) trong thiết kế, xây dựng và quản lý các công trình thủy lợi. Trong đó, đặc biệt chú trọng triển khai áp dụng kỹ thuật công nghệ tưới tiết kiệm ở nơi có điều kiện tạo ra đột phá về năng suất, chất lượng đối với cây trồng cạn.

Tiếp tập trung hoàn thành quy hoạch thủy lợi toàn quốc phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Quy hoạch thủy lợi phục vụ thủy sản vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long; rà soát hệ thống công trình thủy lợi đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động các công trình thủy lợi như: hoàn chỉnh kênh mương cấp dưới (trọng tâm khu vực miền Trung và Tây Nguyên); củng cố khép kín các hệ thống công trình thủy lợi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tăng cường trang thiết bị quản lý, giám sát hệ thống công trình thủy lợi.

b) Công tác đê điều và phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai Mục tiêu chung của công tác đê điều và phòng, chống lụt bão là: Nâng cao

khả năng phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến động của khí hậu đối với sản xuất và môi trường; xây dựng các phương án chủ động phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai; tăng cường năng lực nhằm chủ động ứng phó kịp thời và có hiệu quả trước mọi tình huống; tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội bền vững, nhất là ở các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai. - Tu bổ đê điều thường xuyên: Hướng ưu tiên đầu tư vào những công trình trọng điểm, có khả năng gây mất an toàn cho đê điều; tạo điều kiện phát triển dân sinh, kinh tế khu vực được đê điều bảo vệ. Tiếp tục triển khai các Chương trình củng cố, nâng cấp đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam (Quyết định số 58/2006/QĐ-TTg ngày 14/3/2006) và từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang (Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 27/5/2009); Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông đến năm 2020 (Quyết định 2068/QĐ-TTg ngày 9/12/2009).

- Tập trung trồng rừng phòng hộ ven biển; đảm bảo an toàn hồ chứa; chú trọng tăng cường hệ thống dự báo, cảnh báo thiên tai.

25

Page 26: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

- Hoàn thiện văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống thiên tai đã được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2013. Xây dựng các phương án chủ động phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai; tăng cường năng lực nhằm chủ động ứng phó kịp thời và có hiệu quả trước mọi tình huống. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 04/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ bãi bỏ việc sử dụng các khu phân lũ, làm chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng.

- Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Luật Thuỷ lợi; Tổ chức thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành Thuỷ lợi đã được phê duyệt tại Quyết định số 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/04/2014.

c) Phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất nông, lâm, thuỷ sản Năm 2015, tiếp tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ các dự án kết cấu hạ tầng phục

vụ sản xuất, kinh doanh của, ưu tiên các công trình, dự án phục vụ tái cơ cấu có khả năng tạo ra đột phá cho ngành.

Tập trung vốn và đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình công như: hạ tầng nghề cá bao gồm cảng cá, khu neo đậu tầu thuyền, hạ tầng vùng nuôi (cấp, thoát nước, cấp điện, giao thông), các cơ sở cung cấp dịch vụ công (khuyến nông thú y, bảo vệ thực vật, các phòng/trung tâm kiểm nghiệm, kiểm chứng chất lượng, vệ sinh ATTP, các Trung tâm quan trắc, cảnh báo môi trường,…) và tăng cường năng lực quản lý nhà nước, năng lực cho lực lượng kiểm ngư, kiểm lâm

Tiếp tục đầu tư hạ tầng nghiên cứu, sản xuất giống nông, lâm, thuỷ sản để bảo đảm lựa chọn được giống năng suất, chất lượng cao phục vụ sản xuất;

4. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất Xác định khuyến khích phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp

là khâu đột phá trong thực hiện tái cơ cấu ngành, trong năm 2015, các cơ quan thuộc Bộ, các địa phương xác định 3 nhiệm vụ lớn:

- Rà soát điều chỉnh các quy định quản lý, thực thi các chính sách tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực, nghiêm khắc xử lý các vi phạm pháp luật.

- Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, CPH doanh nghiệp nhà nước, sắp xếp đổi mới các nông lâm trường quốc doanh.

- Phát triển các HTX chuyên ngành hoạt động theo chuỗi giá trị; khuyến khích các hình thức liên kết, nhất là giữa doanh nghiệp và nông dân.

Những nhiệm vụ cụ thể:Tạo được chuyển biến tích cực về tổ chức sản xuất theo hướng sản xuất quy

mô lớn theo chuỗi khép kín từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, bảo đảm đầu ra và lợi ích cho nông dân; nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành (bao gồm cả các doanh nghiệp nông lâm nghiệp). Những nhiệm vụ tập trung chỉ đạo là:

- Phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất:

26

Page 27: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

+ Nghiên cứu, tổng kết, đánh giá và nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả, phù hợp với từng ngành hàng, lĩnh vực, đặc biệt đối với các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; phát triển theo mô hình kinh tế tập thể đối với khai thác vùng biển khơi và mô hình đồng quản lý đối với vùng biển ven bờ.

+ Chỉ đạo các địa phương triển khai chính sách thúc đẩy hợp tác, liên kết theo mô hình cánh đồng lớn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/10/2013; trên cơ sở đó, đánh giá rút kinh nghiệm và nghiên cứu xây dựng chính sách cho các lĩnh vực khác (chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản).

+ Trình Chính phủ phê duyệt Nghị định về HTX nông nghiệp; phối hợp với các Bộ, Ngành và các địa phương xây dựng Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định, tổ chức thực hiện các nội dung của Nghị định.

+ Tiếp tục thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại; đánh giá thực tiễn và đề xuất chính sách mới phù hợp hơn.

+ Đánh giá và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện Chương trình bảo hiểm nông nghiệp sau giai đoạn thí điểm.

- Công tác quản lý doanh nghiệp:+ Hoàn thành cổ phần hóa TCT Lâm nghiệp và TCT Vật tư nông nghiệp;

tiếp tục cổ phần hóa 3 Công ty thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, 7 Công ty thuộc Tổng công ty Lương thực miền Nam, 5 Công ty thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam.

+ Thực hiện thoán vốn theo Quyết định số 916/QĐ-BNN-QLDN ngày 5/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

+ Thực hiện quản lý doanh nghiệp theo Nghị định số 50, 51, 61, 71, 99... của Chính phủ: Trình Thủ tướng Chính phủ hoặc phê duyệt theo thẩm quyền kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm 2016-2020 và kế hoạch hàng năm của các doanh nghiệp; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành công khai, minh bạch tình hình tài chính của doanh nghiệp, kịp thời phát hiện ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính...

- Sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp:Hướng dẫn các địa phương, đơn vị lập, thẩm định trình cấp có thẩm quyền

phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp trên phạm vi cả nước theo Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị và Nghị định của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông nghiệp, lâm nghiệp thay thế Nghị định 170/2004/NĐ-CP và Nghị định 200/2004/NĐ-CP. Tiến hành rà soát chức năng, nhiệm vụ của các nông, lâm trường; quy hoạch lại đất đai, phân loại đất và xây dựng phương án xử lý cụ thể.

5. Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ

27

Page 28: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

Tập trung nguồn lực đầu tư nghiên cứu, giải quyết các vấn đề quan trọng bức thiết của ngành, kiên quyết chống dàn trải, kém hiệu quả; thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp; nghiên cứu, chọn tạo và tổ chức sản xuất ra các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị thương phẩm cao; ưu tiên nguồn lực cho các sản phẩm chủ lực, có khả năng cạnh tranh.

Kế hoạch 2015, tập trung vào các nhiệm vụ sau:- Thực thi các chính sách khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp tham gia

nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, nhất là các doanh nghiệp có năng lực tiếp cận công nghệ đỉnh cao, doanh nghiệp chọn tạo, kinh doanh giống chất lượng cao.

- Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nghiên cứu và khuyến nông nhà nước.

- Khuyến khích liên kết giữa các doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu và khuyến nông nhà nước.

- Tập trung nghiên cứu, chuyển giao khao học kỹ thuật để phát huy lợi thế của mỗi địa phương, tránh dàn trải kém hiệu quả.

Các nhiệm vụ cụ thể:+ Tập trung nghiên cứu chọn tạo và ứng dụng các giống năng suất, chất

lượng và giá trị thương mại cao cho các đối tượng cây trồng chủ lực (lúa, ngô, đậu tương, điều, chè, cà phê, hồ tiêu, cao su, nhãn, vải, thanh long, xoài, rau, hoa) phục vụ xuất khẩu và chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Nghiên cứu và chuyển giao các gói kỹ thuật về thâm canh, phòng trừ sâu bệnh; các quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường; Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến trong dự tính, dự báo dịch hại cây trồng và kiểm dịch thực vật.

+ Đẩy mạnh nghiên cứu chọn tạo giống vật nuôi chủ lực (lợn, gà lông màu, vịt chuyên thịt, chuyên trứng) phù hợp với vùng sinh thái; ứng dụng công nghệ tiên tiến và kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Nghiên cứu tạo các chế phẩm công nghệ sinh học, thức ăn bổ sung trong chăn nuôi; công thức chế biến và sử dụng có hiệu quả nguồn thức ăn sẵn có, nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp phục vụ phát triển chăn nuôi.

+ Nghiên cứu phát triển và làm chủ công nghệ tạo giống bố mẹ và kỹ thuật nhân giống đối với một số giống thuỷ sản chủ lực (tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cá tra, cá rô phi, nghêu, tu hài) sạch bệnh; xác định tác nhân gây bệnh và quy trình phòng từ bệnh tổng hợp trên một số đối tượng chủ lực (tôm, cá, nghêu, tu hài); ứng dụng quy trình công nghệ tiên tiến nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp tiết kiệm nước; Nghiên cứu tạo các chế phẩm sinh học, vắc xin, thuốc thú y thủy sản, quy trình công nghệ sản xuất thức ăn; công thức chế biến và sử dụng có hiệu quả nguồn thức ăn.

28

Page 29: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

+ Chọn tạo và phát triển sản xuất các giống cây lâm nghiệp sinh trưởng nhanh (keo, bạch đàn), cây bản địa làm gỗ lớn, cây lâm sản ngoài gỗ có lợi thế cạnh tranh cao; Xây dựng quy trình công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ và sản xuất các nguyên liệu phụ trợ trong sản xuất đồ mộc xuất khẩu và gỗ xây dựng từ nguồn nguyên liệu trong nước.

+ Đẩy mạnh ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm cho một số loại cây trồng chủ lực (tập trung cho lúa, cà phê); Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp, dự báo phục vụ phòng chống lũ; Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý và khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi.

+ Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và thiết bị phục vụ sơ chế và bảo quản các sản phẩm chủ lực, giảm tổn thất sau thu hoạch; thiết kế, chế tạo một số máy và thiết bị để phục vụ cơ giới hóa trong sản xuất một số cây trồng chính; hoàn thiện công nghệ và hệ thống thiết bị trong lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản và muối; Phát triển kỹ thuật điện và tự động hóa phục vụ bảo quản, chế biến nông sản; hoàn thiện công nghệ, thiết bị xử lý các phụ phẩm nông nghiệp; Hiện đại hóa đội tàu gỗ phục vụ đánh bắt xa bờ.

Kế hoạch 2015, triển khai 62 nhiệm vụ thuộc Chương trình CNSH; 27 nhiệm vụ thuộc Chương trình KHCN phục vụ XD NTM; 233 đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ, 30 dự án sản xuất thử nghiệm; xây dựng và ban hành 109 tiêu chuẩn, quy chuẩn phục vụ quản lý chất lượng vật tư nông lâm thủy sản ngành nông nghiệp và PTNT.

6. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý chất lượng và vệ sinh ATTP và xây dựng lực lượng, tăng cường năng lực quản lý để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm để tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho xuất khẩu và tiêu thụ hàng nông sản; giải quyết tốt hơn những bức xúc của xã hội về vấn đề an toàn thực phẩm, bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng.

Tổ chức triển khai các chương trình giám sát ATTP nông sản thủy sản theo kế hoạch; thực hiện triển khai Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với đầy đủ các nhóm sản phẩm VTNN và nông lâm thủy sản, ưu tiên nhóm sản phẩm đang gây bức xúc về chất lượng, ATTP.

Triển khai Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và muối giai đoạn 2011-2015 ban hành kèm theo Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 30/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Dự án “Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và muối giai đoạn 2011-2015” theo Quyết định 1165/QĐ-BNN-TCCB ngày 21/5/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Đề án xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn trên phạm vi toàn quốc.

29

Page 30: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

- Tăng cường năng lực hệ thống kiểm tra, kiểm nghiệm, thanh tra chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm nông lâm thủy sản, diêm nghiệp; chú trọng quản lý chất lượng vật tư đầu vào như giống, phân bón, chế phẩm chuyên dùng, chuyên ngành, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Triển khai nâng cấp một số phòng kiểm nghiệm và xây dựng trung tâm kiểm nghiệm kiểm chứng đáp ứng yêu cầu khu vực và các nước tiên tiến trên thế giới.

Chủ động đánh giá, cung cấp kịp thời thông tin ATTP cho người tiêu dùng. Tiếp tục giải quyết các rào cản kỹ thuật liên quan đến xuất khẩu nông lâm thủy sản và kiểm soát chặt chẽ hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc động, thực vật nhằm ngăn chặn tình trạng hàng kém chất lượng, không đảm bảo ATTP nhập khẩu và lưu thông tại Việt Nam.

7. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế nhằm thu hút nguồn đầu tư nước ngoài; phát triển thị trường, thúc đẩy xuất khẩu nông sản

Tiếp tục thực hiện kế hoạch hành động về hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2011-2015; triển khai thực hiện đầy đủ cam kết của Việt Nam trong WTO và các FTA khu vực. Đánh giá tác động của việc thực hiện các cam kết tới khu vực nông nghiệp, nông thôn để hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân tìm kiếm và mở rộng thị trường, đồng thời có phương án chủ động trong bối cảnh hội nhập sâu.

Tập trung quyết liệt tháo gỡ rào cản về thị trường; tích cực khai thác cơ hội từ các Hiệp định tự do hóa thương mại mà Việt Nam đã tham gia, nhất là khu vực mậu dịch tự do ASEAN; đối phó có hiệu quả với thách thức có liên quan; đổi mới và đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tổ chức kết nối thị trường cả trong và ngoài nước.

Tăng cường năng lực nghiên cứu, dự báo và thông tin thị trường để định hướng sản xuất đến tất cả các ngành, từng phân ngành; kiểm soát dung lượng thị trường, quản lý điều tiết sản xuất kinh doanh; đồng thời cung cấp thông tin đồng bộ, kịp thời đến người sản xuất, kinh doanh.

Mục tiêu, năm 2015 kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 33 tỷ USD.

8. Phát triển nguồn nhân lực - Mục tiêu năm 2015 là tỷ lệ lao động của ngành được đào tạo nghề chiếm

khoảng 28%. - Nhiệm vụ đặt ra là:+ Tiếp tục thực hiện Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công chức, công vụ”

theo Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 638-NQ/BCS ngày 18/3/2013 của Ban cán sự đảng Bộ Nông nghiệp và PTNT về một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức.

+ Thực thi các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Quyết định số 2534/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt “Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2011-2020”; Đề án “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn

30

Page 31: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

2014-2020” theo Quyết định số 1323/QĐ-BNN-TCCB ngày 17/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

+ Triển khai Đề án sắp xếp lại khối Trường nhằm từng bước nâng cao năng lực đào tạo của các Trường phục vụ mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của ngành. Thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, mà trọng tâm là đào tạo cán bộ khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật, thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá..., nhằm đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành. Lựa chọn các cán bộ trẻ có năng lực, tâm huyết gửi đi đào tạo chuyên môn nghiệp vụ ở nước ngoài thông qua các Chương trình.

+ Lựa chọn đối tượng đào tạo, nội dung đào tạo nghề…. cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Kế hoạch năm 2015, đào tạo khoảng 300 ngàn lao động phục vụ các mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao GTGT và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

9. Quản lý, bảo vệ và sử dụng các nguồn tài nguyên, môi trường bền vững, hiệu quả

a) Bảo vệ, sử dụng có hiệu quả và bền vững tài nguyên rừng - Nhiệm vụ chủ yếu là thực thi chính sách tăng cường bảo vệ diện tích rừng

hiện có, nhất là các diện tích rừng đặc dụng và phòng hộ xung yếu và rất xung yếu (rừng phòng hộ đầu nguồn, chắn sóng, …); khai thác lợi ích kinh tế từ rừng sản xuất và rừng tự nhiên theo nguyên tắc bền vững, lấy nguồn thu từ rừng để bảo vệ, phát triển và làm giàu từ rừng; ngăn chặn nạn chặt phá rừng trái phép; phòng chống cháy rừng, đảm bảo phát huy hiệu quả về môi trường của rừng.

- Tiếp tục đẩy mạnh trồng rừng phòng hộ, đặc dụng theo các Chương trình, dự án đã duyệt; rà soát và xây dựng hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trên cơ sở đó xác định ranh giới để quản lý ổn định, thống nhất trên phạm vi toàn quốc; thực hiện Chương trình hành động chống sa mạc hóa và ứng phó biến đổi khí hậu, đề án quản lý rừng bền vững; triển khai Quyết định số 763/QĐ-TTg ngày 21/5/2013 về bảo tồn voi tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 16/4/2014 phê duyệt Chương trình quốc gia về bảo tồn hổ giai đoạn 2014 – 2022; hướng dẫn các địa phương quản lý, bảo tồn động vật hoang dã…

a) Bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên nước hiệu quả và bền vững Quản lý tốt nguồn nước của các lưu vực sông và hệ thống thuỷ lợi bảo đảm

các quá trình khai thác, sử dụng là hợp lý, tiết kiệm, phục vụ có hiệu quả sự phát triển kinh tế-xã hội trước mắt và lâu dài. Cụ thể là:

- Rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch thuỷ lợi toàn quốc, quy hoạch thủy lợi các lưu vực sông, hệ thống thuỷ nông nhằm khai thác, sử dụng tổng hợp, phát triển bền vững nguồn nước làm cơ sở cho việc quản lý và lập kế hoạch phát triển thuỷ lợi theo quy mô lưu vực, hệ thống.

- Tổ chức theo dõi sát diễn biến thời tiết, nguồn nước và chỉ đạo triển khai các giải pháp điều chỉnh cơ cấu, mùa vụ cây trồng, vận hành hệ thống thuỷ lợi sử

31

Page 32: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

dụng nước tiết kiệm và phối hợp với Bộ Công thương vận hành hợp lý các hồ chứa thủy điện nhằm hạn chế tác động xấu do xả lũ và tăng khả năng cấp nước cho sản xuất.

- Theo dõi chất lượng nước và xâm nhập mặn khu vực ĐBSCL và ĐBSH, điều hành phân ranh mặn ngọt đảm bảo đủ nước ngọt phục vụ sản xuất.

- Tham gia hợp tác quốc tế trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và nguồn nước liên quốc gia.

c) Bảo vệ và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên biển - Vận hành, khai thác có hiệu quả hệ thống quan trắc và cảnh báo môi

trường để hỗ trợ cho công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Hướng dẫn các cơ sở nuôi trồng hải sản thực hiện đúng quy trình công nghệ nuôi để nâng cao hiệu quả và bảo vệ môi trường biển.

- Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Đề án: Dự báo ngư trường khai thác hải sản và nhiệm vụ điều tra nguồn lợi hải sản.

- Tổ chức triển khai Đề án thí điểm xây dựng Quỹ tái tạo nguồn lợi.- Triển khai tiếp các dự án Điều tra nguồn lợi thủy sản vùng nội đồng; Quy

hoạch chi tiết và thành lập khu bảo tồn biển Nam Yết; Quy hoạch khu bảo tồn thủy sản nội địa cấp quốc gia Ngòi Thia; tái tạo, thả bổ sung giống thủy sản tại một số lưu vực sông và hồ chứa giai đoạn 2013 - 2020; xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn lợi thủy sản;

- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về khai thác, đánh bắt thủy hải sản của Việt Nam và các nước lân cận cho ngư dân. Tiếp tục triển khai dự án quốc gia về truyền thông phổ biến các chính sách, luật thuỷ sản và các quy định của Nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cho ngư dân.

- Tăng cường công tác kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc khai thác thuỷ sản.

d) Bảo vệ môi trường nông thôn - Triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường trong Chiến lược bảo vệ môi

trường quốc gia đến năm 2010 và tầm nhìn 2020; Chiến lược quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu; Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học; Nghị quyết 27/NQ-CP ngày 12/6/2009 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý tài nguyên và môi trường, Chỉ thị số 26/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ môi trường nông nghiệp, bảo vệ đa dạng sinh học; bảo vệ, duy trì và phát triển các hệ sinh thái nông nghiệp, rừng và biển; bảo vệ nguồn gen nông lâm thủy sản và ngăn ngừa sự xâm nhập và tác động của sinh vật ngoại lai xâm hại…

- Tổ chức triển khai Quyết định số 1373/QĐ-BNN-CB ngày 20/6/2014 triển khai Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất về phát triển ngành nghề nông thôn thực hiện Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ; Thông tư

32

Page 33: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006; Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.

- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường, xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn.

- Tiếp tục chỉ đạo các địa phương hướng dẫn các làng, xã tổ chức các tổ dịch vụ thu gom rác thải trong các thôn, xóm, ấp để xử lý chung, tránh gây ô nhiễm môi trường nông thôn.

- Hướng dẫn các cơ sở gia trại, trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi lớn gia súc, gia cầm, ao đầm nuôi thuỷ sản thực hiện nghiêm quy trình bảo vệ môi trường, bao gồm cả xử lý chất thải và môi trường ao nuôi.

- Thông qua hệ thống khuyến nông hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; tăng cường quản lý việc nhập khẩu và kinh doanh các loại thuốc bảo vệ thực vật.

10. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ngànha) Xây dựng văn bản pháp luật

Phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan khẩn trương hoàn thiện dự án Luật Thú y để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9 (5/2015) và xây dựng văn bản hướng dẫn Luật Thú y sau khi được Quốc hội thông qua; thực hiện xây dựng các văn bản QPPL theo Quyết định số 3346/QĐ-BNN-KH ngày 29/7/2014 Phê duyệt Kế hoạch Đổi mới cơ chế, chính sách và pháp luật phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới; thực hiện Quyết định phê duyệt kế hoạch xây dựng văn bản QPPL của Bộ năm 2015.

b) Kiện toàn tổ chức ngành - Tổ chức thực hiện tốt nội dung Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính

nhà nước ngành nông nghiệp và PTNT và tổ chức sự nghiệp công lập thuộc Bộ phục vụ tái cơ cấu ngành đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt tại theo Quyết định số 1291/QĐ-BNN-TCCB ngày 12/6/2014.

Phối hợp với các Bộ, địa phương sắp xếp, xây dựng bộ máy của ngành ở địa phương sau khi Thông tư Liên tịch giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Nội vụ được ban hành. Xây dựng quy chế phối hợp trong chỉ đạo, điều hành giữa các Tổng cục, Cục thuộc Bộ và các Chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, đảm bảo chỉ đạo thông suốt, chủ động và hiệu quả.

Nghiên cứu, rà soát điều chỉnh phân cấp quản lý một số lĩnh vực đối với các đơn vị thuộc Bộ và địa phương;

c) Về cải cách tài chính công Trọng tâm là tiếp tục cải cách quản lý chi ngân sách nhà nước theo hướng

công khai, minh bạch, đảm bảo hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Đối với nguồn vốn đầu tư phát triển, tiếp tục thực hiện quy định tại Quyết định số 355/QĐ-BNN-KH ngày 16/02/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; đầu tư có trọng tâm, trọng

33

Page 34: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

điểm theo các lĩnh vực ưu tiên phát triển của ngành, đạt hiệu quả cao. Đối với nguồn vốn sự nghiệp, thực hiện quy định tại Quyết định số 1707/QĐ-BNN-TC ngày 9/6/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về lập và giao dự toán ngân sách nhà nước hàng năm cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ.

Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp, Nghị định số 96/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 115; Đề án Đổi mới cơ chế quản lý KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT theo Quyết định số 846/QĐ-TTg ngày 2/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và tiền lương gắn với kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Quyết định số 1987/QĐ-TTg ngày 31/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học năm 2015 phục vụ mục tiêu tái cơ cấu ngành và xây dựng nông thôn mới.

Đối với các doanh nghiệp, thực hiện Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Nghị định số 50/2013/NĐ-CP, Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về Quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với Công ty TNHHMTV do nhà nước làm chủ sở hữu; tiếp tục thực hiện Đề án đổi mới quản trị doanh nghiệp theo Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 11/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ...

d) Thực thi các giải pháp cải cách hành chính, hiện đại hoá công sở Triển khai quyết liệt Chương trình CCHC, trọng tâm là rà soát, ban hành thể

chế quản lý ngành với tinh thần triệt để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các cơ sở, địa phương giải quyết nhanh các yêu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tăng cường, nâng cao chất lượng tham vấn người dân và doanh nghiệp trong việc xây dựng, thực thi cơ chế chính sách và thủ tục hành chính…cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 tại khối cơ quan Bộ và các đơn vị trực thuộc; kiểm soát thủ tục hành chính, cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về hồ sơ thủ tục hành chính; công bố công khai, minh bạch, đầy đủ, kịp thời thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền;

Hoàn thành các nội dung, mục tiêu kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2011-2015, thực hiện ứng dụng văn phòng điện tử, hiện đại hóa công sở phục vụ công tác chỉ đạo điều hành thống nhất trong toàn ngành. Tiếp tục thực hiện lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 2013-2015 theo Quyết định số 484/QĐ-BNN-VP ngày 12/3/2013, triển khai thực hiện cơ chế hải quan một cửa. Tăng cường tổ chức công tác giao ban trực tuyến giữa Bộ và các địa phương, các doanh nghiệp; duy trì chuyên mục hỏi đáp pháp luật trên cổng thông tin điện tử của Bộ.

e) Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí Chấn chỉnh việc thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành

tiết kiệm, chống lãng phí. Thanh tra Bộ, Thanh tra các Tổng cục, Cục chuyên ngành xây dựng kế hoạch triển khai các cuộc thanh tra chủ động, thanh tra phòng

34

Page 35: Khung báo cáo kế hoạch 2010baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2014_12_26/nganh NN.… · Web viewTrong công tác giảm tổn thất sau thu hoạch, đã cho hỗ trợ hàng

chống tham nhũng, thanh tra đột xuất... giúp các đơn vị thực hiện tốt quy định của pháp luật. Trọng tâm công tác thanh tra, kiểm tra năm 2015 là những vấn đề nóng của ngành như: Sản xuất kinh doanh giống, chất cấm trong thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, ATTP.

Triển khai thực hiện nghiêm túc việc kê khai tài sản theo Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 3/01/2014 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với kê khai, kiểm soát việc kê khai tài sản; Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập.

Tiếp tục hoàn thiện chế độ, chính sách, định mức, tiêu chuẩn... trong từng khâu, từng lĩnh vực quản lý để chế độ dự toán ngày càng hoàn thiện, minh bạch; thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn đã ban hành. Quán triệt thực hiện quy chế dân chủ, nêu cao vai trò giám sát của các tổ chức quần chúng và đoàn thể trong mọi hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Triệt để tiết kiệm trong chi thường xuyên, nhất là trong hội họp, lễ hội, đi nước ngoài.

*****Năm 2015 là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015, với sự hỗ trợ

Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan, cộng đồng doanh nghiệp và nông dân cả nước, hy vọng rằng, các chỉ tiêu kế hoạch năm 2015, giai đoạn 2011-2015 sẽ đạt và vượt mốc đề ra, góp phần thực hiện thành công Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới./.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

35