Khotailieu.com FUK98699

105
1 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG – BIỂU – SƠ ĐỒ..............................3 LỜI NÓI ĐẦU...............................................4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12.....5 1.1. Giới thiệu chung về công ty..........................5 1.1.1. Tên gọi...........................................5 1.1.2. Địa chỉ giao dịch.................................5 1.1.3. Hình thức pháp lý.................................5 1.1.4. Lĩnh vực hoạt độngcủa công ty cổ phần xây dựng số 12.......................................................5 1.2. Quá trình hình thành và phát triển...................6 1.2.1. Lịch sử hình thành................................6 1.2.2. Một số thành tựu xuất sắc công ty đạt được trong quá trình hoạt động và phát triển........................7 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12............................8 2.1. Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty......................8 2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.....................8 2.1.1.1. Mô hình bộ máy quản lý của công ty..............8 2.1.1.2. Nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý ........................................................10 2.1.2. Sản phẩm.........................................12 2.1.3. Nguyên vật liệu..................................14 2.1.4. Trình độ công nghệ...............................15 2.1.5. Hoạt động kiểm tra và đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ.................................................16 2.1.6. Hoạt động Marketing..............................17 Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Transcript of Khotailieu.com FUK98699

Page 1: Khotailieu.com FUK98699

1

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG – BIỂU – SƠ ĐỒ.............................................................................3

LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12..................5

1.1. Giới thiệu chung về công ty.........................................................................................51.1.1. Tên gọi...................................................................................................................51.1.2. Địa chỉ giao dịch....................................................................................................51.1.3. Hình thức pháp lý..................................................................................................51.1.4. Lĩnh vực hoạt độngcủa công ty cổ phần xây dựng số 12......................................5

1.2. Quá trình hình thành và phát triển...............................................................................61.2.1. Lịch sử hình thành.................................................................................................61.2.2. Một số thành tựu xuất sắc công ty đạt được trong quá trình hoạt động và phát triển..................................................................................................................................7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12.......................................................................8

2.1. Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.................................................................................................................................8

2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.............................................................................82.1.1.1. Mô hình bộ máy quản lý của công ty.................................................................82.1.1.2. Nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý..........................................102.1.2. Sản phẩm.............................................................................................................122.1.3. Nguyên vật liệu....................................................................................................142.1.4. Trình độ công nghệ..............................................................................................152.1.5. Hoạt động kiểm tra và đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ...........................162.1.6. Hoạt động Marketing...........................................................................................172.1.7. Nguồn nhân lực và chính sách của công ty.........................................................18

2.2. Sơ lược về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty................................192.2.1. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh........................................................................192.2.2 . Bảng cân đối kế toán...........................................................................................202.2.3 . Nhận xét sơ lược về kết quả kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng số 12.......................................................................................................................................21

2.3. Công tác xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết....................................................22

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 2: Khotailieu.com FUK98699

2

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

2.4. Thực tế tình hình đảm bảo nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh...........................................................................................................................................24

2.5. Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ.............................................................292.5.1. Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán....................................312.5.2. Tình hình quản lý các khoản phải thu..................................................................362.5.3. Tình hình tổ chức và quản lý hàng tồn kho.........................................................402.5.4. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động...........................................................................45

2.6. Đánh giá chung về tình hình tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 12...................................................................................................48

2.6.1. Những thành tựu đã đạt được..............................................................................482.6.2. Những mặt còn hạn chế.......................................................................................48

3.1. Định hướng phát triển và mục tiêu phấn đấu của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12...........................................................................................................................................50

3.1.1. Định hướng phát triển..........................................................................................503.1.2. Mục tiêu phấn đấu...............................................................................................51

3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng số 12.....................................................................................................52

3.2.1. Hoàn thiện hơn nữa công tác xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết..............523.2.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn lưu động hợp lí.............................................................533.2.3. Tiếp tục tận dụng một cách hợp lý nguồn vốn lưu động tạm thời như các khoản khách hàng ứng trước, phải trả người bán trong hoạt động sản xuất kinh doanh để giảm chi phí sử dụng vốn...............................................................................................543.2.4. Tăng cường công tác quản lý và thu hồi các khoản phải thu (chủ yếu là phải thu khách hàng ) nhằm hạn chế vốn bị chiếm dụng......................................................543.2.5. Tăng cường công tác quản lý vật tư, đầy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng, giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang...................................................563.2.6. Quản lý chặt chẽ và nâng cao khả năng sinh lời vốn bằng tiền...........................603.2.7. Trích lập các khoản và quỹ dự phòng theo quy định...........................................623.2.8. Chú trọng và quan tâm hơn nữa về công tác đào tạo nhân sự quản trị tài chính..............................................................................................................................63

KẾT LUẬN.......................................................................................................................64

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................65

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 3: Khotailieu.com FUK98699

3

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

DANH MỤC BẢNG – BIỂU – SƠ ĐỒ

Danh mục bảng:

Bảng 1. Cơ cấu Doanh thu thuần……………………………………………………. 13

Bảng 2. Cơ cấu lợi nhuận gộp……………………………………………………….. 13

Bảng 3. Danh sách một số nhà cung cấp nguyên vật liệu chính cho Công ty………. 14

Bảng 4. Danh mục máy móc thiết bị chính công ty sử dụng trong HĐSXKD............ 15

Bảng 5. Cơ cấu lao động theo trình độ……………………………………………… 18

Bảng 6: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2006 – 2009.………….. 19

Bảng 7: Bảng cân đối kế toán của công ty giai đoạn 2006 – 2009.…………………. 20

Bảng 8: Bảng đánh giá sơ lược kết quả sản xuất kinh doanh của công ty …………. 21

Bảng 9: Đánh giá công tác xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty ……............ 23

Bảng 10: Đánh giá thực tế công tác đảm bảo VLĐ cho HĐSXKD …………............ 24

Bảng 11: Cơ cấu nguồn vốn – tài sản năm 2009……………………………………. 24

Bảng 12: Nguồn vốn lưu động ………………………………………………............ 26

Bảng 13: Cơ cấu vốn lưu động ……........................................................................... 30

Bảng 14: Cơ cấu vốn bằng tiền ……………………………………………………... 32

Bảng 15: Các chỉ số về khả năng thanh toán ……………………………………….. 33

Bảng 16: Tình hình quản lý và sử dụng các khoản phải thu ………………………... 35

Bảng 17: Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân ………………… 37

Bảng 18: Tương quan các khoản chiếm dụng vốn với các khoản bị chiếm dụng

vốn…………………………………………………………………………………… 39

Bảng 19: Cơ cấu hàng tồn kho ………………………………………………........... 41

Bảng 20: Vòng quay hàng tồn kho …………………………………………………. 41

Bảng 21: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ……………….. 45

Danh mục Sơ đồ:

Sơ đồ 1: Mô hình bộ máy quản lý …………………………………………………. 9

Sơ đồ 2. Quy trình kiểm tra chất lượng chung……………………………………... 17

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 4: Khotailieu.com FUK98699

4

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

LỜI NÓI ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện vô cùng quan trọng có ý nghĩa

quyết định các bước tiếp theo của quá trình sản xuất. Do đó mọi doanh nghiệp muốn

tồn tại và phát triển đều phải quan tâm và coi trọng vấn đề tạo lập, quản lý và sử dụng

đồng vốn sao cho có hiệu quả nhất, thực hiện mục tiêu mang lại lợi nhuận tối đa.

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành hai phần: vốn lưu động và

vốn cố định. Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng mỗi loại đó đều nhằm đưa lại kết

quả cuối cùng là tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Trong đó, việc có đủ vốn lưu

động đã khó, việc bảo toàn và phát triển nó như thế nào còn khó hơn nhiều mà không

phải doanh nghiệp nào cũng làm được.

Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng cũng như yêu cầu thực tế về việc tăng

hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp nên em đã lựa chọn đề tài:

“Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng số 12 – Vinaconex 12” để làm

chuyên đề tốt nghiệp. Chuyên đề được trình bày thành ba chương:

Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng số 12.

Chương 2: Công tác tổ chức và tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động

tại công ty cổ phần xây dựng số 12.

Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu

động ở công ty cổ phần xây dựng số 12.

Để chuyên đề thực tập được hoàn thiện hơn nữa em kính mong nhận được

những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các cô chú anh chị tại công ty.

Em xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Hoài Dung, các thầy cô giáo trong

khoa Quản trị Kinh doanh – Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội, Bác Trịnh Công

Hùng – Kế toán trưởng, cùng toàn thể các cán bộ nhân viên của Công ty Cổ phần Xây

dựng số 12 đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành chuyên đề

tốt nghiệp.

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Hà Nội, ngày 01, tháng 5, năm 2010

Sinh viên

Nguyễn Văn Thắng

Page 5: Khotailieu.com FUK98699

5

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12

1.1. Giới thiệu chung về công ty

1.1.1. Tên gọi

Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12

Tên tiếng Anh: CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY NO 12

Tên viết tắt: VINACONEX 12., JSC

Lo go:

VINACONEX 12

1.1.2. Địa chỉ giao dịch

Trụ sở giao dịch: Tầng 19, Tòa nhà CEO, Khu đô thị Mễ Trì Hạ, Xã Mễ Trì, Huyện Từ

Liêm, Hà Nội.

Giấy CNĐKKD: số 0103003144 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp lần đầu ngày

05 tháng 11 năm 2003, thay đổi lần 5 ngày 31 tháng 7 năm 2007.

Điện thoại: (84.4) 2 214 3724

Fax: (84-4) 3787 5053

Website: http://www.vinaconex12.com.vn

Email: [email protected]

Mã số thuế: 0101446753

1.1.3. Hình thức pháp lý

Công ty cổ phần với 51% vốn nhà nước.

Vốn điều lệ: 30.000.000.000 (Ba mươi tỷ đồng).

1.1.4. Lĩnh vực hoạt độngcủa công ty cổ phần xây dựng số 12

* Lĩnh vực chính:

- Xây dựng các công trình dân dụng, hạ tầng đô thị, khu công nghiệp; Công trình thuỷ

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 6: Khotailieu.com FUK98699

6

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

lợi, cấp thoát nước; Công trình đường bộ, cầu, cảng; Thi công san lấp nền móng công

trình, xử lý nền đất yếu; Xây dựng đường dây, trạm biến áp đến 220KV.

* Lĩnh vực khác:

Lắp đặt các loại cấu kiện bê tông, kết cấu thép, các hệ thống kỹ thuật công trình như:

thang máy, điều hoà không khí, thông gió, phòng cháy; Xây lắp các công trình thông

tin viễn thông; Sản xuất, kinh doanh dàn giáo, cốp pha; Kinh doanh dịch vụ mua bán

cho thuê bảo dưỡng, sửa chữa xe máy, thiết bị; Kinh doanh và phát triển nhà; Khai thác

và chế biến các loại cấu kiện và vật liệu xây dựng bao gồm: Đá, cát, sỏi, đất, gạch,ngói,

xi măng, tấm lợp, kính, nhựa đường.

1.2. Quá trình hình thành và phát triển

1.2.1. Lịch sử hình thành

- Tiền thân Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 là Công ty Cơ khí và Xây lắp số

12 được thành lập theo quyết định số 1044/BXD-TCLĐ ngày 03 tháng 12 năm 1996

của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

- Công ty Cơ khí và Xây lắp số 12 được thành lập trên cơ sở Xí nghiệp Cơ khí

nông cụ Sóc Sơn và một bộ phận của Công ty Xây dựng số 4, Công ty Xây dựng số 5

và Công ty Xây dựng số 18 sáp nhập lại. Trụ sở chính Công ty đóng tại Phú Minh -

Sóc Sơn - Hà Nội;

- Ngày 11/10/2000: Bộ Xây dựng có quyết định số 1429/QĐ-BXD về việc đổi

tên Công ty Cơ khí và Xây lắp số 12 thành Công ty Xây dựng số 12 và chuyển trụ sở

Công ty từ Phú Minh - Sóc Sơn - Hà Nội về Nhà H10- phường Thanh Xuân Nam -

quận Thanh Xuân - Hà Nội;

- Ngày 31/03/2005: Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ

phần theo quyết định số 358/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng;

- Ngày 01/11/2005: Công ty được xếp hạng doanh nghiệp hạng I theo quyết

định số 1938 QĐ/VC-TCLĐ ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Chủ tịch Hội đồng quản

trị Tổng Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam -VINACONEX;

- Kể từ ngày 01/01/2007: Trụ sở chính Công ty chuyển về nơi làm việc mới tại

địa chỉ: Tầng 19, Tòa nhà CEO, Khu đô thị Mễ Trì Hạ, Từ Liêm, Hà Nội.

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 7: Khotailieu.com FUK98699

7

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

1.2.2. Một số thành tựu xuất sắc công ty đạt được trong quá trình hoạt động và phát

triển

Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 đã có nhiều thành tích và bằng khen như:

- Huy chương vàng chất lượng cao ngành xây dựng Việt Nam năm 1991 của Bộ Xây

dựng và Công đoàn Xây dựng Việt Nam;

- Bằng khen hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch sản xuất năm 2005, 2007 của Bộ Xây

dựng;

- Đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc năm 2006 của Bộ Xây dựng;

- Đạt danh hiệu tập thể công đoàn xuất sắc năm 2007 của Bộ Xây dựng;

- Bằng khen hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2001, 2002, 2007, 2008 của Tổng Công ty

Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam;

- Và các bằng khen khác.

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 8: Khotailieu.com FUK98699

8

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Chương II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12

2.1. Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

2.1.1.1. Mô hình bộ máy quản lý của công t y

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 9: Khotailieu.com FUK98699

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân

Sơ đồ 1: Mô hình bộ máy quản lý

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD9

Page 10: Khotailieu.com FUK98699

10

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

2.1.1.2. Nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý

Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 được tổ chức và điều hành theo mô hình công

ty cổ phần. Gồm có các bộ phận sau:

* Đại hội cổ đông

ĐHĐCĐ Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 là cơ quan quyền lực cao nhất của

Công ty.

* Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 hiện có 05 thành viên, bao

gồm: 01 Chủ tịch, và 04 Thành viên. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có

toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của

Công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.

* Ban giám đốc

Ban Giám đốc có 05 thành viên: 1 Giám đốc, 04 Phó Giám đốc. Trong đó:

Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu trách

nhiệm trước pháp luật, trước Hội đồng Quản trị, khách hàng về mọi hoạt động sản xuất

kinh doanh của Công ty.

Giám đốc sẽ căn cứ vào khả năng và nhu cầu quản lý để thực hiện việc ủy quyền

một số quyền hạn nhất định các Phó Giám đốc.

* Ban Kiểm soát

Ban Kiểm soát có 03 thành viên trong đó có 01 Trưởng ban và 02 thành viên.

Ban Kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh

doanh, quản trị và điều hành của VINACONEX 12.

* Phòng tổ chức hành chính

Tham mưu, giúp cho Đảng ủy, Lãnh đạo Công ty các công việc sau:

- Tuyển dụng, quản lý, tổ chức, sắp xếp, điều động nhân lực theo yêu cầu, nhiệm vụ;

- Kiểm tra và duy trì công tác an toàn lao động;

- Quản lý kế hoạch về tiền lương, các chế độ khoán sản phẩm với người lao động các

chế độ bảo hiểm với người lao động;

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 11: Khotailieu.com FUK98699

11

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

- Đảm bảo công tác phục vụ, công tác lễ tân, hậu cần, bảo vệ, quản lý đất đai, nhà cửa,

công tác văn thư, bảo mật và lưu trữ.

* Phòng Tài chính Kế toán

- Thực hiện các công tác kế toán, tài chính, thống kê, hướng dẫn kiểm tra tài chính đơn

vị theo đúng nguyên tắc quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước;

- Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu

quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của doanh nghiệp;

- Giám sát và tổng hợp giá thành, đồng thời kiểm tra, hướng dẫn, uốn nắn công tác

hạch toán báo sổ các đơn vị cơ sở đúng với chế độ quy định;

- Đảm bảo nguồn tài chính, phục vụ kịp thời cho các hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp; Phối hợp cùng các phòng ban nghiệp vụ khác để thực hiện công tác

thanh quyết toán thu hồi vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh.

* Phòng Kế hoạch Kỹ thuật

+ Công tác kế hoạch:

- Lập kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch ngắn hạn (năm, quý, tháng, tuần)

về sản xuất, kinh doanh; Theo dõi việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của các

đơn vị trực thuộc và Công ty Cổ phần Xây dựng 504 – Vinaconex.

- Phối hợp với các phòng ban chức năng khác để soạn thảo các hợp đồng kinh tế.

+ Công tác công trường:

- Cập nhật và quản lý kiểm tra phương án kinh tế, kế hoạch vật tư, nhân công và máy

của các công trường từ khi đấu thầu đến khi thanh lý hợp đồng;

- Phối hợp cùng các công trường tháo gỡ các khó khăn của công trường, giúp các công

trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đúng kế hoạch và chất lượng tốt.

+ Công tác đấu thầu:

- Tìm kiếm, nghiên cứu, phân tích thị trường từ đó lập các hồ sơ dự thầu bảo đảm chất

lượng, tính cạnh tranh cao, không ngừng nâng cao khả năng trúng thầu;

- Mở rộng quan hệ với các nhà thầu khác để mở rộng liên doanh liên kết để tham gia

các dự án lớn, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho Công ty.

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 12: Khotailieu.com FUK98699

12

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

* Phòng Thiết bị Đầu tư

- Tham mưu và thực hiện công tác quản lý toàn bộ xe, máy, trang thiết bị thi công về số

lượng, chất lượng, cung ứng và quản lý vật tư thi công tại các công trình nhằm phục vụ

tốt cho công tác sản xuất, kinh doanh của Công ty;

- Đề xuất nội dung cần đào tạo, bổ túc để nâng cao tay nghề cho công nhân sửa chữa,

vận hành nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty;

- Thực hiện công tác kinh doanh trong lĩnh vực thuê và cho thuê sử dụng thiết bị trong

và ngoài Công ty;

- Tham mưu và thực hiện công tác đầu tư (bao gồm đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư

chiều sâu) nhằm mục tiêu phát triển và tăng năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty.

* Các đội sản xuất trực thuộc

Các đội sản xuất trực thuộc có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được

giao. Dưới đây là danh sách các đội sản xuất của công ty:

- Đội xây dựng số 1

- Đội xây dựng số 2

- Đội xây dựng số 3

- Đội xây dựng số 4

- Đội xây dựng số 5

- Đội xây dựng số 6

- Đội xây dựng số 7

- Đội xây dựng số 8

- Đội xây dựng số 9

- Đội xây lắp điện nước

- Đội xây dựng cầu đường 1

- Đội xây dựng cầu đường 2

- Chi nhánh Công ty cổ phần xây dựng số 12 Phía Nam

- Mỏ sản xuất đá Đồng Hấm - Hà Nam

- Trạm trộn bê tông thương phẩm -Thạch Thất - Hà Nội.

2.1.2. Sản phẩm

Các sản phẩm của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 chủ yếu tập trung vào các nhóm

sản phẩm chính sau:

- Công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, cầu đường, cảng thủy, cảng hàng không;

- Trang trí nội, ngoại thất công trình; Đường dây tải điện, trạm biến áp đến 220 KV;

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 13: Khotailieu.com FUK98699

13

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Ngoài lĩnh vực xây lắp, Công ty đang triển khai hoạt động sản xuất công nghiệp,

bao gồm: sản xuất đá xây dựng tại Mỏ sản xuất đá Đồng Hấm - Hà Nam và bê tông

tươi tại trạm trộn bê tông tươi đặt tại Thạch Thất - Hà Nội.

Đánh giá về sản lượng sản phẩm/giá trị dịch vụ qua các năm:

Bảng 1. Cơ cấu Doanh thu thuần Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

Sản phẩm

2006 2007 2008 2009

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Xây lắp 154,06

9

99,63 150,900 98,3

0

192,711 96,68 261,357 95,38

Doanh thu thuần 154,63

9

100 153,507 100 199,323 100 274,18 100

Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 31/12/2007, 31/12/2008, 31/12/2009 của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Doanh thu từ hoạt động xây lắp chiếm tỷ trọng rất lớn trong doanh thu thuần của

Công ty (khoảng trên 95% doanh thu thuần). Điều này cho thấy công ty luôn theo đuổi

chiến lược kinh doanh tập trung vào hoạt động cốt lõi mà Công ty đã xây dựng được

thương hiệu và vị thế vững chắc trên thị trường.

Bảng 2. Cơ cấu lợi nhuận gộp Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

Sản phẩm

2006 2007 2008 2009

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Xây lắp 12,856 113,39 12,927 111,58 12,969 106,84 16,420 91,60

Lợi nhuận gộp 11,338 100 11,585 100 12,139 100 17,926 100

Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 31/12/2007, 31/12/2008, 31/12/2009 của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Về cơ cấu và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận gộp trong giai đoạn 2006 - 2009, nhìn

chung hoạt động xây lắp vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu lợi nhuận gộp. Tuy nhiên tỷ

trọng của hoạt động xây lắp trong tổng lợi nhuận gộp giảm dần từ 113,39 % xuống

91,60 % trong cơ cấu lợi nhuận gộp năm 2009 của công ty mặc dù lợi nhuận từ hoạt

động xây lắp trong năm 2006 tăng 27,72% so với năm 2009. Điều này chứng tỏ, lĩnh

vực sản xuất vật liệu xây dựng tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu lợi nhuận nhưng đã

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 14: Khotailieu.com FUK98699

14

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

bắt đầu có lợi nhuận đóng góp chung vào kết quả hoạt động sản suất kinh doanh của

công ty.

2.1.3. Nguyên vật liệu

Nguồn nguyên liệu của Công ty được sử dụng từ nguyên liệu sản xuất trong

nước và nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Với nguyên vật liệu nhập khẩu, Công ty

không nhập khẩu trực tiếp nước ngoài mà mua các nhà cung cấp trung gian trong nước.

Về cơ bản nguồn nguyên vật liệu của công ty được cung cấp ổn định, đầy đủ,

đạt yêu cầu về chất lượng, đặc tính kỹ thuật, có xuất xứ hàng hoá rõ ràng, giá cả hợp lý.

Bảng 3. Danh sách một số nhà cung cấp nguyên vật liệu chính cho Công ty

TT Nhà cung cấp Mặt hàng Nguồn cung cấp

1 Chi nhánh Công ty Gang thép Thái Nguyên

tại Hà NộiThép các

loạiTrong nước

2 Công ty Cổ phần Vật tư Tổng hợp

3 Công ty Thương mại Tuấn HảiXi măng Trong nước

4 Công ty TNHH Thanh Thảo

5 Công ty Liên doanh Xây dựng và Vật liệu

Xây dựng Sunway – Hà TâyĐá xây

dựngTrong nước6 Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại

Toàn Thắng

7 Công ty Cổ phần Vimeco

8 Doanh nghiệp Phú Thịnh

Cát Trong nước9 Công ty Tùng Trang Sơn Tây

10 Công ty TNHH Toàn Thắng

11 Công ty TNHH Hưng Thịnh Gạch Trong nước

12 Nhà máy gạch Đồng Trúc

13 Công ty Thương mại Vĩnh HưngGội cầu,

phụ giaNgoại nhập14 Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại

Phương Bắc

15 Công ty Cổ phần Xây dựng Ngọc Minh Đất Trong nước

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 15: Khotailieu.com FUK98699

15

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

16 Công ty Cổ phần Xây dựng Tuấn Võ

Nguồn: Phòng Kế hoạch kỹ thuật Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

2.1.4. Trình độ công nghệ

* Về máy móc thiết bị và mức độ hiện đại của máy móc thiết bị

Các máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 đa phần đều là các máy

móc thiết bị hiện đại, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng trong thi công.

Bảng 4. Danh mục máy móc thiết bị chính công ty sử dụng trong HĐSXKD

S

T

T

Tên Thiết bị

Ký hiệu/

Biển

kiểm soát

Số

lượng

(Cái)

Nước sản

xuất

Năm

sản

xuất

Chất

lượng

còn

lại

(%)

Hãng sản

xuất

A. XE CHUYÊN DÙNG

1 Xe tưới nước 30N6367 1 Trung Quốc 2009 85 Dongfeng

B. TRẠM TRỘN

1 Trạm trộn 1 Việt Nam 2005 60 CIE

2 Xe bom bê tông 6m3 2 Nga 2007 60 Kamaz

3 Xe bom bê tông 29N0281 1 Trung Quốc 2008 80 Dongfeng

4 Máy bơm bê tông 1 Italy 2006 55 Cifa

C. DÂY TRUYỀN SẢN SUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG

1 Dây truyền sản xuất đá 1 2006 55

D. MÁY ĐÀO

1 Máy đào Kobelco SK310 1 Nhật Bản 2006 55 Kobelco

2 Máy xúc lật WA WA350 1 Nhật Bản 2006 55 Komatsu

3 Máy xúc lật TC75 TC75 1 Nhật Bản 2006 55 Komatsu

4 Máy xúc lật Ciagong Ciagong 1 Trung Quốc 2009 85 Ciagong

5 Máy đào Samsung 175MX 1 Hàn Quốc 2008 80 Samsung

E. MÁY LU

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 16: Khotailieu.com FUK98699

16

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

1 Lu rung Sakai SV91 SV91 1 Nhật Bản 2007 60

2 Lu rung BomaG 107 107 1 LB Đức 2007 60

3 Lu rung BomaG 108 108 1 LB Đức 2007 60

4 Lu rung BomaG 141 141 1 LB Đức 2007 60

5 Lu rung BomaG 142 142 1 LB Đức 2007 60

F. MÁY SANG GẠT

1 San gạt Mitsubishi 302 1 Nhật Bản 2007 60 Mitsubishi

2 San gạt Mitsubishi 303 1 Nhật Bản 2007 60 Mitsubishi

G. THIẾT BỊ NÂNG

1 Vận thăng hàng 1 Việt Nam 2009 85 Hòa Phát

2 Cẩu tháp QTZ5015 1 Trung Quốc 2009 85 QTZ

H. MÁY ĐO ĐẠC

1 Máy toàn đạc TC405-1 TC405-1 1 Nhật Bản 2006 55 Topcom

2 Máy toàn đạc TC405-2 TC405-2 1 Nhật Bản 2007 60 Topcom

3 Máy toàn đạc Topcom 1 Nhật Bản 2007 60 Topcom

Nguồn: Phòng Thiết bị đầu tư Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

* Về phương pháp kỹ thuật thi công

Hiện nay, Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 đang ứng dụng một số công nghệ

tiên tiến, hiện đại trong thi công xây dựng như:

Công nghệ thi công cốp pha leo áp dụng cho các công trình khối lượng thi công

lớn, có phương thẳng đứng, độ cao lớn như: Các hạng mục lõi, vách nhà cao tầng; Các

tường bê tông cốt thép nhà dân dụng và công nghiệp, công trình thuỷ điện, thuỷ lợi.....

Công nghệ gia công và lắp dựng kết cấu thép thường được áp dụng với các hạng

mục công trình có chiều cao lớn, nhịp thông thuỷ của công trình lớn, và chịu tải trọng

lớn (nhà các loại nhà công nghiệp, các kho chứa, các công trình cầu...)

Công nghệ thi công kết cấu bê tông cốt thép toàn khối thông thường áp dụng

cho đa phần các hạng mục công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

2.1.5. Hoạt động kiểm tra và đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Hiện nay, công ty đã áp dụng rộng rãi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 17: Khotailieu.com FUK98699

17

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

chuẩn ISO 9001-2000 được tổ chức Global Certification Group United Kingdom –

Anh Quốc cấp chứng chỉ và liên tục cải tiến trong tất cả lĩnh vực hoạt động sản xuất

kinh doanh.

Do vậy các sản phẩm của công ty không ngừng được hoàn thiện về chất lượng,

cạnh tranh về giá cả, góp phần tăng sức cạnh tranh của Công ty trong xu thế hội nhập

hiện nay.

Dưới đây là sơ đồ kiểm tra chất lượng chung trong hoạt động sản suất kinh

doanh của công ty:

Sơ đồ 2. Quy trình kiểm tra chất lượng chung

Nguồn: Phòng Kế hoạch Kỹ thuật Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

2.1.6. Hoạt động Marketing

Thương hiệu VINACONEX 12 đã được xây dựng và phát triển qua gần 15 năm

xây dựng, trưởng thành và là một thương hiệu mạnh trong ngành xây dựng nói chung

và trong Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam nói riêng.

Công ty đã và đang rất chú trọng tới uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy, công tác

quản lý trong thi công xây lắp, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiến độ thi công công

trình được đặc biệt chú trọng nhằm tạo hiệu quả kinh tế cao đồng thời tạo được uy tín

đối với khách hàng và chủ đầu tư công trình;

Công ty luôn khẳng định sức mạnh thật sự thông qua việc luôn hoàn thành và

vượt mức kế hoạch đề ra, luôn đạt danh hiệu cao trong công tác thi đua của Tổng công

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 18: Khotailieu.com FUK98699

18

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

ty, của chủ đầu tư về hoạt động sản xuất;

Công ty đã rất chú trọng trong công tác mở rộng thị trường, đấu thầu thi công

xây lắp nhiều loại công trình khác nhau, đa dạng trong xây lắp, nắm bắt kịp thời mọi

biến động của thị trường. Qua đó, Công ty tiến hành phân tích, đánh giá và đưa ra

những quyết sách hợp lý nhất, tăng cường công tác đối ngoại, đối thoại trực tiếp với

đối tác để thuyết phục niềm tin của đối tác đối với đơn vị thi công;

Trước những công trình trọng điểm, đặc biệt, Công ty tổ chức hội thảo đề ra

phương án, biện pháp tổ chức thi công tối ưu nhất và đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Mặt khác Công ty luôn luôn chú trọng việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới, hiện

đại vào trong điều hành, quản lý và thi công các công trình.

2.1.7. Nguồn nhân lực và chính sách của công ty

Do đặc thù ngành nghề xây dựng là di chuyển nhiều, địa điểm thi công công

trình thường xuyên thay đổi nên việc lưu chuyển người lao động trong Công ty từ địa

phương này đến địa phương khác, từ vùng này sang vùng khác là rất lớn, chỉ có các

phòng ban chuyên môn nghiệp vụ ở trên cơ quan Công ty là có tính ổn định cao về

nhân sự.

Bảng 5. Cơ cấu lao động theo trình độ giai đoạn 2006 – 2009

STT Trình độ

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Lượng

(Người)

Tỷ lệ

(%)

Lượng

(Người)

Tỷ lệ

(%)

Lượng

(Người)

Tỷ lệ

(%)

Lượng

(Người)

Tỷ lệ

(%)

1 Trên Đại

học1 0,22 1 0,21 1 0,20 1 0,18

2 Đại học và

cao đẳng133 29,36 145 29,90 150 29,59 162 29,62

3 Trung cấp

và sơ cấp41 9,05 46 9,48 47 9,27 66 12,07

4 Công nhân

kĩ thuật278 61,37 293 60,41 309 60,95 318 58,14

Tổng - 453 100 485 100 507 100 547 100

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Về chế độ làm việc và chính sách khen thưởng đãi ngộ: Hiện nay công ty có chế

độ làm việc hợp lý cùng với những chính sách khen thưởng đãi ngộ kịp thời đã có ảnh

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 19: Khotailieu.com FUK98699

19

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

hưởng tích cực giúp người lao động hăng say làm việc, gắn bó lâu dài với Công ty.

Về chính sách đào tạo: Với mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên

lành nghề, giỏi quản lý, hàng năm Công ty thường xuyên cử cán bộ đi học để nâng cao

trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

2.2. Sơ lược về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

2.2.1. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Bảng 6: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2006 – 2009 Đơn vị: Triệu Đồng

TT CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 154.639153.50

7199.323

274.01

8

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 154.639153.50

7199.323

274.01

8

4 Giá vốn hàng bán 143.301141.92

2187.184

256.09

1

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 11.338 11.585 12.139 17.926

6 Doanh thu hoạt động tài chính 3.530 107 3.539 4.267

7 Chi phí lãi vay 7.727 4.714 5.855 5.637

8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.856 5.022 5.240 8.531

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2.285 1.956 4.584 8.024

10 Lợi nhuận khác 148 66 418 796

11 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.434 2.022 5.002 8.820

12 Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 283 700 1.188

13 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2.434 1.739 4.302 7.632

14 Lãi cơ bản trên cổ phiếu ( Đồng ) 43,237 27,059 2,459 2,903

Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 31/12/2007 của công ty cổ phần xây dựng số 12, được kiểm toán bởi C.ty TNHH Kiểm

toán & Tư vấn (A&C)

Báo cáo tài chính ngày 31/12/2008 của công ty cổ phần xây dựng số 12 được kiểm toán bởi C. ty TNHH Kiểm

toán & Định giá Việt Nam (VAE)

Báo cáo tài chính ngày 31/12/2009 của công ty cổ phần xây dựng số 12 được kiểm toán bởi C. ty TNHH Dịch vụ

tư vấn TCKT & Kiểm toán (AASC)

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 20: Khotailieu.com FUK98699

2.2.2 . Bảng cân đối kế toán

Bảng 7: Bảng cân đối kế toán của công ty giai đoạn 2006 – 2009 Đơn vị: Triệu Đồng

TÀI SẢN 31/12/06 31/12/0731/12/0

831/12/09 NGUỒN VỐN 31/12/06 31/12/07 31/12/08 31/12/09

A. TSNH 166.973 164.271 186.910 319.435 A. NỢ PHẢI TRẢ 169.470 173.096 174.971 303.202I. Tiền mặt 9.609 17.340 14.640 17.174 I. Nợ NH 159.075 161.826 170.174 300.055II. Phải thu ngắn hạn 94.186 63.840 58658 82.425 1. Vay và nợ NH 59.538 48.945 33.269 46.2171. Phải thu khách hàng 87.086 61.612 54.132 73.637 2. Phải trả người bán 11.993 19.432 19.158 24.8412. Trả trước người bán 1.912 1.043 4.088 1.778 3. Người mua trả tiền trước 21.443 29.596 71.878 168.9743. Phải thu khác 5.756 1.891 1.143 9.500 4. Nợ NSNN 4.994 3.990 4.314 5.2364. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi

-568 -706 -706 -2.489 5. Phải trả người LĐ 81 243 437 425

III. Hàng tồn kho 55.699 75.088 95.496 197.247 6. Phải trả, nộp NH khác 61.025 59.619 41.117 54.363IV. TSNH khác 7.479 8.003 18.116 22.589 II. Nợ dài hạn 10.395 11.270 4.796 3.146B. TSDH 17.103 23.656 21.705 29.870 1. Vay và nợ DH 10.269 10.983 4.509 2.367

I. TSCĐ 16.518 21.438 17.172 17.0012. Dự phòng trợ cấp mất việc làm

126 287 287 779

1. TSCĐ Hữu Hình 16.215 21.147 17.094 16.923 B. VCSH 14.606 14.830 33.644 46.104* Nguyên giá 27.238 37.270 37.034 41.621 1. Vốn góp 11.000 11.000 23.528 30.000* Giá trị hao mòn lũy kế -11.022 -16.123 -19.941 -24.698 2. Thặng dư vốn CP _  _  33.438 5.0562. TSCĐ Vô Hình 225 213 _ _  3. Quỹ đầu tư phát triển 931 2.013 2.150 2.9893. Chi phí XDCB dở dang

78 78 78 78 4. Quỹ dự phòng tài chính 186 346 430 598

II. Đầu tư tài chính DH 333 333 3.458 11.220 5. Lợi nhuận để lại 2.363 1.455 4.302 7.385III. TSDH khác 252 1.885 1.075 1.649 6. Quỹ khen thưởng phúc lợi 126 16 -203 76TỔNG 184.076 187.927 208.615 349.306 TỔNG 184.076 187.927 208.615 349.306

Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 31/12/2007 của công ty cổ phần xây dựng số 12, được kiểm toán bởi C.ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn (A&C)

Báo cáo tài chính ngày 31/12/2008 của công ty cổ phần xây dựng số 12 được kiểm toán bởi C. ty TNHH Kiểm toán & Định giá Việt Nam (VAE)

Page 21: Khotailieu.com FUK98699

21

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo tài chính ngày 31/12/2009 của công ty cổ phần xây dựng số 12 được kiểm toán bởi C. ty TNHH Dịch vụ tư vấn TCKT & Kiểm toán (AASC)

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 22: Khotailieu.com FUK98699

22

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

2.2.3 . Nhận xét sơ lược về kết quả kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng số 12

Từ bảng 7 ta thấy: Trong giai đoạn 2006 - 2009, quy mô tài sản của công ty cổ

phần xây dựng số 12 đạt tốc độ tăng trưởng cao. Đến ngày 31/ 12/2009, tổng tài sản

của công ty đã đạt hơn 349 tỷ đồng (con số này vào ngày 31/12/2006 là hơn 184 tỷ

đồng. Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của công ty (Tỷ lệ tài

sản ngắn hạn/Tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2009 là 91,45%).

Bảng 8: Bảng đánh giá sơ lược kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 20092009/2007 2009/2008

Lượng % Lượng %Doanh thu thuần

Tr.đồng 153.507 199.323 274.018 120.511

178,51 74.695

137,47

Lợi nhuận trước thuế

Tr.đồng 2.022 5.002 8.820 6.798 436,20 38.18 176,33

Lợi nhuận sau Thuế TNDN

Tr.đồng 1.739 4.302 7.632 5.893 438,87 33.30 177,41

Tổng VKD bình quân

Tr.đồng 186.001 198.271 278.960 92.959 149,9880.69

0140,70

VCSH bình quân

Đồng 14.718 24.237 39.874 25.156 270,9115.63

7164,52

TSLN/VKD % 0,93 2,17 2,74 1,81 294,62 0,57 126,27

TSLN/VCSH % 11,81 17,75 19,14 7,33 162,07 1,39 107,83Thu nhập bình quân tháng 1CBCNV

Tr.đồng 1,928 2,355 2,870 0,942 48,86 0,515 21,87

Nguồn: Phòng Tài chính và phòng Tổ chức hành chính Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Theo bảng 8 ta nhận thấy: Các chỉ tiêu như Doanh thu thuần, Lợi nhuận trước

thuế, Lợi nhuận sau thuế đều có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2006 –2009. Đặc biệt,

Lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng 77,42% so với năm 2008 (tăng từ 4,3 tỷ trong năm

2008 lên 7,63 tỷ trong năm 2009) nguyên nhân chủ yếu do Doanh thu tăng dẫn đến lợi

nhuận tăng, ngoài ra công ty cổ phần xây dựng số 12 đã tiến hành tăng vốn trong năm

2009 dẫn đến việc giảm vay nợ, giảm thuê tài chính dẫn đến chi phí tài chính giảm.

Về khả năng sinh lời, các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận cho thấy khả năng sinh lời

của Công ty cổ phần Xây dựng số 12 đã được cải thiện tốt trong năm 2009 so với các

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 23: Khotailieu.com FUK98699

23

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

năm trước. Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận/vốn kinh doanh tăng từ 0,93% năm 2007 lên

mức 2,72% năm 2009. Tương tự, chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu tăng từ

11,81% năm 2007 lên mức 19,14% năm 2009.

Về thu nhập bình quân đầu người/tháng trong giai đoạn 2006 – 2009 có sự cải

thiện dần qua các năm. Tăng từ 1.928.000 VNĐ người/tháng lên 2.870.000 VNĐ

người/tháng tương ứng tăng 48,86 %.

2.3. Công tác xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết

Trong doanh nghiệp, vốn lưu động có vai trò quan trọng để ổn định sản xuất.

Vốn lưu động gồm hai bộ phận là: Vốn lưu động thường xuyên và vốn lưu động tạm

thời. Nếu vốn lưu động tạm thời là số vốn lưu động ( VLĐ ) cần phải có để đối phó với

những bất thường trong quá trình hoạt động kinh doanh thì VLĐ thường xuyên đảm

bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được thường xuyên liên tục. Xác định đúng

nhu cầu VLĐ là một điều rất có ý nghĩa trong quản trị VLĐ của doanh nghiệp. Với nhu

cầu VLĐ được xác định đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp không bị thiếu vốn cho hoạt

động của mình mà lại không bị lãng phí vốn.

Nhu cầu VLĐ có thể được xác định theo phương pháp trực tiếp hoặc phương

pháp gián tiếp. Tại công ty cổ phần xây dựng số 12, VLĐ được xác định theo phương

pháp gián tiếp. Theo phương pháp này, nhu cầu VLĐ được xác định dựa vào số VLĐ

bình quân năm báo cáo , nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch.

Công thức:

Trong năm 2007 công ty đạt doanh thu thuần là 153.506.683.949 đồng, vốn lưu

động bình quân là 165.622.150.698 đồng. Dự kiến năm 2008 doanh thu thuần tiêu thụ

sản phẩm đạt 190 tỉ đồng ( tăng khoảng 24 %) và phấn đấu giảm số ngày luân chuyển

VLĐ xuống khoảng 10%. Vậy nhu cầu vốn lưu động kế hoạch 2008 của công ty là:

= 184.496 triệu đồng.

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 24: Khotailieu.com FUK98699

24

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Trong năm 2008 công ty đạt doanh thu thuần là 199.323.121.088 đồng, vốn lưu

động bình quân là 175.590.302.722 đồng. Dự kiến năm 2009 doanh thu thuần tiêu thụ

sản phẩm đạt 300 tỉ đồng (tăng khoảng 50 %) và giữ số ngày luân chuyển VLĐ không

đổi so với 2008. Vậy nhu cầu vốn lưu động năm 2009 theo kế hoạch của công ty là:

= 264.280 (triệu đồng)

Trong năm 2009 công ty đạt doanh thu thuần là 274.017.816.166 đồng, vốn lưu

động bình quân là 253.172.455.549 đồng. Dự kiến năm 2010 doanh thu thuần tiêu thụ

sản phẩm đạt 355 tỉ đồng (tăng khoảng 30 %) và phấn giảm số ngày luân chuyển VLĐ

xuống khoảng 15%. Vậy nhu cầu vốn lưu động năm 2010 theo kế hoạch của công ty là:

= 278.794 (triệu đồng)

Để đánh giá công tác dự báo nhu cầu VLĐ cho kỳ kế hoạch của công ty ta sẽ so

sánh nhu cầu VLĐ đã phát sinh và nhu cầu VLĐ mà công ty đã xác định.

Bảng 9: Đánh giá công tác xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty

Chỉ tiêuĐơn

vị

Kế

hoạch

2008

Thực tế

2008

Kế

hoạch

2009

Thực tế

2009

Chênh lệch

2008

Chênh lệch

2009

Lượng % Lượng %

Mức luân chuyển

VLĐ trong kì

Triệu

đồng190,00 199,32 300,00 274,02 - 9,32 4,68 25,98 9,48

Số ngày luân chuyển

VLĐ ngày 349,57 317,14 317,14 332,61 32,43 10,23 -15,47 4,65

Nhu cầu VLĐ Triệu

đồng184,50 175,59 264,28 253,17 8,91 5,07 11,11 4,39

Nguồn: Phòng Tài chính Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Qua bảng 9 ta thấy công tác xác định nhu cầu VLĐ trong năm 2008 và năm 2009 của

công ty cổ phần xây dựng số 12 khá tốt, năm 2008 công ty đã xác định một lượng VLĐ

chỉ lớn hơn so với thực tế là 8.91 tỉ đồng, tương ứng sai lệch 5,07% so với thực tế, còn

năm 2009 lớn hơn 11,11 tỉ đồng tương ứng sai lệch 4,39 %. Việc xác định nhu cầu

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 25: Khotailieu.com FUK98699

25

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

VLĐ sát với thực tế về cơ bản đã đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty diễn

ra bình thường, cũng như giảm chi phí sử dụng vốn.

2.4. Thực tế tình hình đảm bảo nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh

doanh

Bảng 10: Đánh giá thực tế công tác đảm bảo VLĐ cho HĐSXKD Đơn vị: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 Khoản phải thu 94.186 63.840 58.658 82.425

2 Hàng tồn kho 55.699 75.088 95.496 197.247

3 Tài sản ngắn hạn khác 7.479 8.003 18.116 22.589

4 Nợ ngắn hạn 159.075 161.826 170.174 300.055

5Nhu cầu VLĐ thường xuyên

(5) = (1) + (2) + (3) – (4)-1.710 -14.895 2.095 2.206

6 Tài sản dài hạn 17.103 23.656 21.705 29.870

7 Vốn chủ sở hữu 14.606 14.830 33.644 46.104

8 Nợ dài hạn 10.395 11.270 4.796 3.146

9VLĐ thường xuyên(9) = (6) + (7) – (8)

7.899 2.445 16.735 19.380

10Vốn bằng tiền (10) = (9) – (5)

9.609 17.340 14.640 17.174

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2006, 2007, 2008, 2009 của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Bảng 11: Cơ cấu nguồn vốn – tài sản năm 2009 Đơn vị: VNĐTài sản % Nguồn vốn %A. Tài sản ngắn hạn: 319.435.280.703

91,45 A. Nguồn vốn ngắn hạn: -Nợ ngắn hạn: 300.055.401.921

B. Nguồn vốn dài hạn: - Nợ dài hạn: 3.146.101.820- Vốn CSH: 46,104,180,641

85,90

14,01

B. Tài sản dài hạn: 29.870.403.679

8,55

Cộng: 349.305.684.382 100 Cộng: 349.305.684.382 100

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009 của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Page 26: Khotailieu.com FUK98699

26

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Qua bảng 10 ta rút ra các nhận xét sau:

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên trong các năm 2006, 2007 âm, tức là

nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài của công ty đã thừa để tài trợ các sử dụng ngắn hạn

của công ty. Công ty không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kì kinh doanh, vì

vậy trong hai năm này việc Vốn lưu động thường xuyên dương sẽ làm cho Vốn bằng

tiền dương lớn hơn, làm tăng khả năng thanh toán tức thời của công ty song cũng làm

tăng chi phí vay vốn.

Mặt khác, Vốn lưu động thường xuyên dương còn chứng tỏ toàn bộ TSCĐ của

công ty được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn. Điều này được thể hiện rõ hơn

qua bảng 11 cơ cấu nguồn vốn– tài sản năm 2009, theo đó : VLĐ của công ty được tài

trợ bởi cả nợ ngắn hạn, vốn chủ sở hữu và tài sản dài hạn. Việc sử dụng vốn dài hạn để

đầu tư ngắn hạn làm cho chi phí sử dụng vốn cao nhưng lại có rủi ro thấp, tạo sự tự chủ

về mặt tài chính cho công ty.

Trong các năm 2008, 2009 mặc dù nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của

công ty dương, nhưng Vốn lưu động thường xuyên của công ty dương lớn hơn nên

Vốn bằng tiền vẫn dương. Do đó tình hình tài chính của công ty vẫn rất tốt và lành

mạnh.

Như vậy trong suốt giai đoạn 2006 đến 2009, tình hình tài chính của công ty

nhìn chung là tốt. Trên góc độ phân tích chỉ tiêu vốn lưu động thường xuyên và nhu

cầu vốn lưu động thường xuyên thì trong các năm tiếp theo để huy động và đảm bảo

nguồn vốn cho hoạt động sản suất kinh doanh thì công ty có thể vay ngắn hạn hoặc dài

hạn đều được, tùy thuộc vào chi phí của các khoản vay đó.

Để đánh giá chi tiết hơn nguồn tài trợ VLĐ của công ty, ta xem xét bảng 12

(nguồn vốn lưu động của công ty):

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 27: Khotailieu.com FUK98699

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân

Bảng 12: Nguồn vốn lưu động Đơn vị: Tỉ đồng

VỐN LƯU ĐỘNG

31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 2009/2008 2009/2006

LượngTỉ

trọng( %)

LượngTỉ

trọng( %)

LượngTỉ

trọng( %)

LượngTỉ

trọng( %)

LượngTỉ

trọng( %)

LượngTỉ

trọng( %)

I. Vốn lưu động thường xuyên

7.899 4,73 2.445 1,49 16.735 8,95 19.380 6,07 2.645 15,80 11.481 145,36

II. Vốn lưu động tạm thời

159.07595,2

7161.826 98,51 170.174 91,05 300.055 93,93

129.881

76,32 140.980 88,62

1. Vay và nợ ngắn hạn

59.53835,6

648.945 29,80 33.269 17,80 46.217 14,47 12.948 38,92 -13.321 -22,37

2. Phải trả người bán

11.993 7,18 19.432 11,83 19.158 10,25 24.841 7,78 5.683 29,66 12.848 107,13

3. Người mua trả tiền trước

21.44312,8

429.596 18,02 71.878 38,46 168.974 52,90 97.096 135,08 147.531 688,01

4. Nợ NSNN 4.994 2,99 3.990 2,43 4.314 2,31 5.236 1,64 922 21,37 242 4,85

5. Phải trả người LĐ

81 0,05 243 0,15 437 0,23 425 0,13 -12 -2,75 344 424,69

6. Phải trả, nộp NH khác

61.02536,5

559.619 36,29 41.117 22,00 54.363 17,02 13.246 32,22 -6.662 -10,92

III. Tổng nguồn vốn lưu động

166.974 100 164.271 100 186.909 100 319.435 100132.52

670,90 152.461 91,31

Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 31/12/2007, ngày 31/12/2008, ngày 31/12/2009 của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD27

Page 28: Khotailieu.com FUK98699

28

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Qua bảng 12 ta thấy: Trong giai đoạn 2006 – 2009 tổng nguồn vốn lưu động

tăng trưởng một cách nhanh chóng. Cuối năm 2006, tổng nguồn vốn lưu động của công

ty là 166.974 triệu đồng, đến cuối năm 2009 là 319.435 triệu đồng, tăng 152.461 triệu

đồng với tỷ lệ tăng 91,31 % điều này chứng tỏ qui mô sản xuất kinh doanh của công

ty được mở rộng và phát triển nhanh chóng. Đặc biệt trong giai đoạn này, năm 2009

công ty có sự phát triển vượt bậc : Đầu năm 2009 tổng nguồn vốn lưu động là 186.909

triệu đồng thì đến cuối năm đã tăng lên đến 319.435 triệu đồng, tương ứng tăng 70,90

%. Điều này có được là do: sau giai đoạn đầu sau khi cổ phần hóa, hoạt động sản suất

kinh doanh của công đã dần đi vào ổn định phát triển, việc cổ phần hóa đã bắt đầu phát

huy tác dụng và là động lực chính cho sự phát triển của công ty mặc dù thời điểm năm

2009 là thời kỳ diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và có tác động lớn tới nền

kinh tế Việt Nam.

Nguồn vốn lưu động lưu động của công ty được hình thành từ hai nguồn là:

nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời và cả hai khoản

mục này đều tăng về số tuyệt đối. Trong suốt giai đoạn này nguồn vốn lưu động tạm

thời chiếm tỉ trọng lớn trung bình gần 95 % còn nguồn vốn lưu động thường xuyên

chiếm tỉ trọng nhỏ khoảng 5 %. Xét về mặt an toàn tài chính thì đây là sự biến động

theo chiều hướng tiêu cực bởi nó thể hiện tính bị động của công ty trong việc sử dụng

vốn lưu động, có thể gặp rủi ro trong kinh doanh khi áp lực thanh toán trong thời gian

ngắn quá lớn. Còn xét xét về mặt hiệu quả tài chính thì đây lại là một điểm tích cực bởi

điều này sẽ tiết kiệm chi phí sử dụng vốn hơn.

Đi sâu phân tích từng khoản mục của nguồn vốn lưu động tạm thời trong giai

đoạn 2006 – 2009 chúng ta thấy, trong giai đoạn này nguồn vốn lưu động tạm thời tăng

lên chủ yếu là hai khoản mục là: người mua trả tiền trước và phải trả người bán tăng.

Khoản mục người mua trả tiền trước tăng nhanh và đặc biệt nhanh trong năm

2008 và năm 2009. Và dần trở thành khoản mục chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng

nguồn vốn lưu động tạm thời. Đầu năm 2007 khoản mục này mới chiếm 12,84 % tỉ

trọng tương ứng về lượng là 21.443 triệu đồng thì đến cuối năm 2009 đã chiếm 52,90

% tương ứng 168.974 triệu đồng, tức tăng 688,01 %. Chỉ tiêu này tăng mạnh chủ yếu là

do nhiều công trình, dự án có giá trị lớn mà Công ty tham gia thực hiện đã được các

chủ đầu tư ứng trước tiền. Điều này cho thấy thương hiệu của Công ty ngày càng được

nâng lên, uy tín với khách hàng ngày càng cao. Mối quan hệ trong thanh toán của

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 29: Khotailieu.com FUK98699

29

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

khách hàng với Công ty ngày càng được cải thiện rõ rệt. Sự chiếm dụng khoản vốn này

giúp Công ty tài trợ thêm vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Song Công ty cần phải

thực hiện tốt mọi điều khoản cam kết với khách hàng để ngày càng nâng cao uy tín và

thực sự chiếm được lòng tin của khách hàng.

Các khoản phải trả người bán tăng trong giai đoạn 2006 – 2009 nhìn chung về

số tuyệt đối tăng dần qua các năm, cuối năm 2006 là 11.993 triệu đồng thì đến cuối

năm 2009 là 24.841 triệu đồng tương ứng tăng 107,13 %. Nguyên nhân chủ yếu là do

công ty gia tăng các khoản phải trả người bán về vật tư, công cụ dụng cụ trong thi công

các công trình, Công ty đã thực hiện mua hàng theo phương thức thanh toán sau. Qua

đó thấy được Công ty có uy tín và có mối quan hệ rất tốt với các nhà cung cấp, đặc biệt

là mối quan hệ trong thanh toán. Sự gia tăng khoản vốn chiếm dụng này giúp Công ty

có thêm một khoản vốn không phải trả lãi vào phục vụ sản xuất kinh doanh. Để duy trì

được uy tín với các nhà cung cấp, Công ty luôn đáp ứng đúng nghĩa vụ thanh toán nợ

đến hạn với bạn hàng.

Các khoản vay và nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dần về tỉ tọng trong tổng

nguồn vốn lưu động tạm thời. Cuối năm 2006, các khoản này chiếm 35,66 % tương

ứng 59.538 triệu đồng thì đến cuối năm 2009 chiếm 14,47 % tương ứng 46.217 triệu

đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty tích cực giảm vay nợ ngắn hạn để tiết kiệm

chi phí vốn vay, mặc dù nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh thực hiện các dự

án là rất lớn. Điều này chứng tỏ công ty đang tìm các biện pháp để tiết kiệm chi phí để

nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Khoản mục phải trả người lao động nhìn chung chiếm tỉ trọng không lớn trong

tổng vốn lưu động tạm thời, trung bình khoảng 0,10 %. Nếu xét cả giai đoạn 2006 –

2009 thì khoản mục này tăng 424,69 % tương ứng tăng 344 triệu đồng. Nguyên nhân

chủ yếu là do công ty mở rộng quy mô sản xuất nên số lượng lao động tăng, mà trong

hoạt động xây dựng với đặc điểm là địa điểm thi công, công trường luôn thay đổi, lực

lượng lao động thường xuyên xáo trộn, di chuyển nên công tác thanh quyết toán tiền

lương cho công nhân gặp nhiều khó khăn, thường không thể trả hết ngay tiền lương

cho người lao động. Ngoài ra một phần cũng là do công ty còn chưa quan tâm chú

trọng đúng mức tới việc thanh quyết toán tiền lương tiền công cho người lao động để

tạo động lực, giải tỏa tâm lý giúp người lao động hăng say làm việc hơn. Nhận thấy

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 30: Khotailieu.com FUK98699

30

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

điều này ban lãnh đạo công ty đã quan tâm hơn tới vấn đề này, thực tế đến cuối năm

2009 khoản mục phải trả người lao động đã giảm 2,75 % so với cuối năm 2008.

Khoản mục nợ ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2006 – 2009, giảm dần về tỉ

trọng. Điều này chứng tỏ công ty ngày càng thực hiện nghĩa vụ thuế tốt hơn. Trên thực

tế công ty không có các khoản nợ thuế quá hạn.

Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác trong giai đoạn này cũng giảm dần

về tỉ trọng, còn về lượng không có sự thay đổi nhiều. Cụ thể: cuối năm 2006 khoản này

chiếm 36,55 % đến cuối năm 2009 xuống còn 17,02 % trong tổng nguồn vốn lưu động

tạm thời. Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác của công ty gồm các khoản mục

như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, phải trả về cổ phần hóa, tạm ứng thi công các

công trình.

2.5. Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ

Là công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp nên Công ty Cổ phần Xây

dựng số 12 có những đặc điểm liên quan trực tiếp đến vốn lưu động, đó là: sản phẩm

có giá trị lớn, thời gian thi công dài nên nhu cầu VLĐ là rất lớn. Cũng chính từ đặc

điểm đó mà VLĐ là thành phần vốn chiếm vị trí rất quan trọng, nó quyết định sự tồn

tại và phát triển của Công ty. Vì thế việc quản lý và sử dụng VLĐ là rất khó khăn và

yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là rất cần thiết đối với Công ty trong điều

kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.

Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng VLĐ của công ty, ta xem xét bảng 13

(Cơ cấu vốn lưu động):

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 31: Khotailieu.com FUK98699

Bảng 13: Cơ cấu vốn lưu động Đơn vị: Tỉ đồng

TÀI SẢN

31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/209 2009/2008 2009/2006

LượngTỉ

trọng( %)

LượngTỉ

trọng( %)

LượngTỉ

trọng( %)

LượngTỉ

trọng( %)

LượngTỉ

trọng( %)

LượngTỉ

trọng( %)

A. TSNH166.97

3 100

164.271

100 186.910 100 319.435 100 132.525 70,90 152.462 91,31

I. Tiền, khoản tương đương tiền

9.609 5,75 17.340 10,56 14.640 7,83 17.174 5,38 2.534 17,31 7.565 78,73

II. Phải thu ngắn hạn

94.186 56,41 63.840 38,86 58.658 31,38 82.425 25,80 23.767 40,52 (11.761) (12,49)

1. Phải thu khách hàng

87.086

52,16 61.612 37,51 54.132 28,96 73.637 23,05 19.505 36,03 (13.449) (15,44)

2. Trả trước người bán

1.912

1,15 1.043 0,63 4.088 2,19 1.778 0,56 (2.310) (56,51) (134) (7,01)

3. Phải thu khác 5.75

6 3,45 1.891 1,15 1.143 0,61 9.500 2,97 8.357 731,15 3.744 65,05

4. Dự phòng phải thu NH khó đòi

(568) (0,34) (706) (0,43) (706) (0,38) (2.489) (0,78) (1.783) 252,55 (1.921) 338,20

III. Hàng tồn kho 55.69

9 33,36 75.088 45,71 95.496 51,09 197.247 61,75 101.751 106,55 141.548 254,13

IV. TSNH khác 7.47

9 4,48 8.003 4,87 18.116 9,69 22.589 7,07 4.473 24,69 15.110 202,03

Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 31/12/2007, ngày 31/12/2008, ngày 31/12/2009 của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Page 32: Khotailieu.com FUK98699

32

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Qua bảng 13 ta thấy: VLĐ cuối năm 2009 là 319.435 triệu đồng tăng 152,462

triệu đồng về lượng so với năm 2006 tức tăng 91,31 %, còn nếu so với thời điểm cuối

năm 2008 thì tăng 132.525 triệu đồng về lượng tương ứng tăng70,90 %.Cụ thể:

- Vốn bằng tiền:

2009 – 2008: tăng 2.534 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 17,31%.

2009 – 2006: tăng 7.565 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 78, 73 %

- Các khoản phải thu ngắn hạn:

2009 – 2008: tăng 23.768 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 40,52%.

2009 – 2006: giảm 11.761 triệu đồng với tỷ lệ giảm 12,49%.

- Hàng tồn kho:

2009 – 2008: tăng 101.751 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 106,55%.

2009 – 2006: tăng 141.548 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 245,13 %.

- Tài sản ngắn hạn khác:

2009 – 2008: tăng 4.473 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 24,69%.

2009 – 2006: tăng 15.110 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 202,03%.

Như vậy trong năm 2009 VLĐ của Công ty tăng chủ yếu là do khoản mục hàng

tồn kho tăng rất mạnh. Sau đây, để có cách đách giá chính xác tình hình sử dụng vốn

lưu động ta sẽ phân tích cơ cấu VLĐ theo vai trò của vốn trong từng khâu kinh doanh.

2.5.1. Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán

Theo bảng 13 ta thấy, vốn bằng tiền của công ty giảm nhìn chung giảm về tỉ

trọng và chiếm tỉ lệ không lớn trong trong tổng vốn lưu động. Tuy nhiên, trong hoạt

động sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền là hết sức quan trọng và cần thiết. Nó là tiền

đề để tạo ra các yếu tố cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp như: mua sắm TSCĐ,

vật tư, hàng hóa,…đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu hàng ngày của doanh nghiệp như

chi lương, thưởng, nộp thuế,…ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó

với nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được và động lực đầu cơ trong việc dự trữ

tiền để sẵn sàng sử dụng khi có nhu cầu đầu tư có tỉ suất lợi nhuận cao. Việc duy trì

một mức dự trữ tiền vừa đủ làm tăng điều kiện cho doanh nghiệp cơ hội thu được chiết

khấu trên hàng mua trả đúng kì hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán của doanh

nghiệp. Tuy nhiên việc dự trữ tiền cần phải linh hoạt và chủ động.

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 33: Khotailieu.com FUK98699

33

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Bảng 14: Cơ cấu vốn bằng tiền Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 2009/2008 2009/2006

Số tiền

Tỷ trọng

%

Số tiền

Tỷ trọng

%

Số tiền

Tỷ trọng

%

Số tiền

Tỷ trọng

%

Số tiền

Tỷ trọng

%

Số tiền

Tỷ trọng

%1.Tiền mặt

338 3,52 637 3,67 1.516 10,36 553 3,22 -963 -63,52 215 63,61

2.Tiền gửi ngân hàng

9.271 96,48 16.70396,3

313.124 89,64

16.621

96,78 3.497 26,65 7.350 79,28

3.Tiền đang chuyển

– – – – – –4–

– – – – –

Tổng vốn bằng tiền

9.609 100 17.340 100 14.640 10017.17

4100 2.534 17,31 7.565 78,73

Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 31/12/2007, ngày 31/12/2008, ngày 31/12/2009 của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Qua bảng 14, ta thấy: Suốt giai đoạn 2006 – 2009, trong tổng vốn bằng tiền,

tiền gửi ngân hàng chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu vốn bằng tiền, đến cuối năm 2009

lượng tiền gửi ngân hàng là 16,621 triệu đồng chiếm 96,78 %. Điều này chứng tỏ công

ty đã đẩy mạnh công tác thanh toán qua ngân hàng bằng hình thức chuyển khoản. Đây

là hình thức hoàn toàn phù hợp với xu thế thị trường hiện nay. Nó không những an

toàn, tiện lợi mà còn giúp công ty có thêm khoản tiền lãi và quan hệ tốt với các ngân

hàng, tạo điều kiện thuận tiện cho việc huy động vốn. Tuy nhiên việc thanh toán qua

ngân hàng cũng có nghĩa là công ty phải mất thêm một khoản phí cho ngân hàng. Mặt

khác có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà đối tác của doanh nghiệp yêu cầu thanh

toán bằng tiền mặt, do vậy bên cạnh việc thanh toán qua ngân hàng, công ty vẫn thực

hiện việc thanh toán bằng tiền mặt. Khoản mục tiền đang chuyển không có là dấu hiệu

tốt, điều này chứng tỏ các khoản tiền phát sinh được đưa về Công ty một cách nhanh

chóng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đánh giá lượng tiền mặt tại quỹ

của Công ty như vậy đã đủ hợp lý và an toàn hay chưa ta sẽ phân tích khả năng thanh

toán của công ty thông qua bảng 15 – các hệ số về khả năng thanh toán.

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 34: Khotailieu.com FUK98699

Bảng 15: Các chỉ số về khả năng thanh toán

T

TCHỈ TIÊU ĐVT 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009

1 Tổng tài sản VNĐ 184.076.053.834 187.926.523.91

9 208.614.956.799 349.305.684.382

2 Tài sản ngắn hạn VNĐ 166.973.326.347 164.270.975.04

9 186.909.630.395 319.435.280.703

3 Tiền và các khoản tương đương tiền VNĐ 9.609.072.874 17.340.099.198 14.640.376.980 17.174.358.582

4 Hàng tồn kho VNĐ 55.699.247.729 75.088.074.558 95.495.858.280 197.246.992.167

5 Các khoản phải thu ngắn hạn VNĐ 94.186.150.245 3.840.114.848 8.657.532.807 82.425.306.910

6 Tổng nợ phải trả VNĐ 169.469.736.482 173.096.074.32

8 174.970.664.923 303.201.503.741

7 Tổng nợ ngắn hạn VNĐ 159.074.625.684 161.825.697.31

1 170.174.444.480 300.055.401.921

8 Lợi nhuận trước lãi vay và thuế VNĐ 10.160.762.462 6.735.773.919 5.586.685.332 14.457.232.703

9 Lãi vay phải trả trong kì VNĐ 7.727.152.707 4.713.835.480 84.916.850 5.637.470.551

10 Hệ số khả năng thanh toán tổngquát (10) = (1)/(6) Lần 1,09 1,09 1,19 1,15

11 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (11) = (2)/(7) Lần 1,05 1,02 1,10 1,06

12 Hệ số khả năng thanh toán nhanh(12) = [(2)-(4)]/(7) Lần 0,7 0,55 0,54 0,41

13 Hệ số khả năng thanh toán tức thời(13) = (3)/(7) Lần 0,06 0,11 0,09 0,06

Page 35: Khotailieu.com FUK98699

35

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 31/12/2007, ngày 31/12/2008, ngày 31/12/2009 của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 36: Khotailieu.com FUK98699

36

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Căn cứ vào bảng 15, rút ra các kết luận sau:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty trong giai đoạn 2006 – 2009

đều lớn hơn 1 điều này chứng tỏ công ty hoàn toàn đủ khả năng thanh toán các khoản

nợ phải trả bằng toàn bộ tài sản hiện có của mình. Các khoản huy động từ bên ngoài

đều có tài sản đảm bảo. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty đang dần

được cải thiện qua các năm và luôn lơn hơn 1 cho thấy khả năng đảm bảo thanh toán

nợ của công ty là tương đối tốt.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản

ngắn hạn của Công ty thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, nó thể hiện mức

độ bảo đảm thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Trong giai đoạn 2006 –

2009 đều lớn hơn 1 điều này chứng tỏ công ty vẫn đủ khả năng chuyển đổi tài sản

ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không cần dùng đến tài sản dài hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là một thước đo khả năng trả ngay các khoản nợ

của công ty trong thời gian ngắn. Trong giai đoạn 2006 – 2009 khả năng thanh toán

nhanh của công ty ở mức thấp và liên tục giảm từ 0,7 năm 2006 xuống 0,41 năm 2009.

Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh bằng

việc thi công xây lắp nhiều công trình lớn nên lượng vốn tồn trong các dự án rất lớn

làm cho khoản mục hàng tồn kho vốn đã chiếm tỉ trọng lớn do đặc thù của ngành xây

dựng lại càng lớn hơn trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty. Và khi xác định hệ số

khả năng thanh toán nhanh thì hàng tồn kho là loại tài sản có tính thanh khoản thấp nên

bị loại ra khỏi tổng tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền. Hệ số khả

năng thanh toán nhanh của công ty ở mức rất thấp nên có thể kết luận Công ty không

đủ khả năng thanh toán ngay được các khoản nợ. Điều đó cho thấy rủi ro về thanh toán

có thể xảy ra nếu Công ty không có kế hoạch trả các khoản nợ tới hạn. Ngoài ra, đây là

một chỉ tiêu được các chủ nợ rất quan tâm khi đưa ra quyết định nên hay không nên

cho doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn, vì vậy hệ số này quá thấp sẽ làm giảm uy tín

trong kinh doanh và làm giảm khả năng vay vốn của công ty.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty cũng ở mức rất thấp. Điều này thể

hiện khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp không tốt. Nguyên nhân chủ yếu

của tình trạng này là do chưa xác định đúng đắn nhu cầu dự trữ vốn bằng tiền mặt,

mức dự trữ tiền mặt của công ty chưa hợp lý và ở mức quá thấp so trong tổng tài sản

ngắn hạn, ngoài ra cũng còn do đặc thù của ngành xây dựng và công ty đang trong quá

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 37: Khotailieu.com FUK98699

37

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

trình huy động mở rộng sản xuất kinh doanh. Việc Hệ số khả năng thanh toán tức thời

quá thấp sẽ gây khó khăn trong việc thanh toán công nợ, có thể làm cho Công ty gặp

nhiều bất lợi, rủi ro. Do đó trong thời gian tới công ty cần phải có biện pháp khắc phục

bằng cách nâng cao mức dự trữ tiền mặt lên tới mức cho phép và giảm các khoản nợ

ngắn hạn đến một giới hạn cần thiết để đáp ứng ngay được nhu cầu thanh toán.

Như vậy, về cơ bản thì hệ số khả năng thanh toán của công ty cổ phần xây dựng

số 12 vẫn đảm bảo ở mức độ an toàn, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ song

các hệ số đang ở giới hạn dưới của mức cho phép. Đặc biệt các hệ số khả năng thanh

toán ngắn hạn, nhanh và tức thời trong năm 2009 giảm so với các năm trước và ở mức

rất thấp. Đây là dấu hiệu cho thấy rủi ro tài chính đang có chiều hướng tăng lên, công

ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính là nợ vay ngắn hạn quá nhiều làm tăng nguy cơ mất

khả năng thanh toán của công ty.

2.5.2. Tình hình quản lý các khoản phải thu

Trong nền kinh tế thị trường, việc tồn tại các khoản phải thu mà đặc biệt các

khoản phải thu khác hàng là một nhu cầu tất yếu khi Công ty cho khách hàng nợ thanh

toán, cấp tín dụng cho khách hàng. Đây là khoản mục tồn tại nhiều rủi ro, đặc biệt các

khoản phải thu khó đòi. Do đó việc quản lý hiệu quả các khoản phải thu là một yêu cầu

hết sức quan trọng đối với công ty.

Bảng 16: Tình hình quản lý và sử dụng các khoản phải thu Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/209 2009/2008 2009/2006

Số tiềnTỉ

trọng ( %)

Số tiềnTỉ

trọng ( %)

Số tiềnTỉ

trọng ( %)

Số tiềnTỉ

trọng ( %)

Số tiềnTỉ

trọng ( %)

Số tiềnTỉ

trọng ( %)

1. Phải thu khách hàng

87.086 92,46 61.612 96,51 54.132 92,28 73.637 89,34 19.50536.03

-13.449 -15,4

2. Trả trước người bán

1.912 2,03 1.043 1,63 4.088 6,97 1.778 2,16 -2.310 -56.51 -134 -7,0

3. Phải thu khác

5.756 6,11 1.891 2,96 1.143 1,95 9.500 11,53 8.357 731.15 3.744 65,0

4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi

-568 -0,60 -706 -1,11 -706 -1,20 -2.489 -3,02 -1.783 252.55 -1.921 338,2

Tổng khoản phải thu ngắn hạn

94.186 100 63.840 100 58.658 100 82.425 100 23.767 40,52 -11.761 -12,5

Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 31/12/2007, ngày 31/12/2008, ngày 31/12/2009 của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Về tỉ trọng trong tổng tài sản ngắn hạn, nhìn chung khoản phải thu có xu hướng

giảm từ chiếm tỉ trọng 56,41 % cuối năm 2006 xuống còn chiếm tỉ trọng 25,80 % cuối

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 38: Khotailieu.com FUK98699

38

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

năm 2009. ( Bảng 13). Về lượng, khoản phải thu từ cuối năm 2006 đến cuối năm 2008

có xu hướng giảm, từ 94.186 triệu đồng cuối năm 2006 xuống còn 58,658 triệu cuối

năm 2008. Tuy nhiên đến cuối năm 2009 thì các khoản phải thu lại tăng 23.768 triệu

đồng so với cuối năm 2008 đồng ứng với tỷ lệ tăng là 40,52%. Trong cơ cấu các

khoản phải thu ngắn hạn thì khoản mục phải thu khách hàng luôn chiếm tỉ trọng lớn

trong suốt giai đoạn 2006 – 2009, trung bình chiếm trên dưới 90 %. Do đó độ việc tăng

giảm khoản mục này là ảnh hưởng chính đến các khoản phải thu và ảnh hưởng chủ yếu

đến công tác quản lý hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty.

- Khoản Phải thu khách hàng:

Về tỉ trọng: Khoản phải thu khách hàng chiếm tỉ trọng cao trong tổng các khoản

phải thu khách hàng và nhìn chung có xu hướng gjảm. Cuối năm 2006 chiếm 92,46 %

đến cuối năm 2009 chiếm 89,34 % . Chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng cao như vậy là do đặc

thù của ngành xây dựng, khối lượng thường được nghiệm thu vào cuối tháng, cuối năm

và thanh toán vào kỳ tiếp theo nên công nợ phải thu vào thời điểm cuối kỳ báo cáo.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư giữ một khoản tiền bảo lưu tương đương 10% giá trị khối

lượng thực hiện hàng kỳ, và khi kết thúc công trình chủ đầu tư giữ 5% giá trị quyết

toán trong thời gian 12 tháng để bảo hành công trình..

Về lượng: khoản phải thu khách hàng liên tục giảm từ 87.086 triệu đồng cuối

năm 2006 xuống còn 54.132 triệu đồng cuối năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do

công ty đã quản lý tốt khoản phải thu khách hàng, tránh tình trạng công nợ khó đòi.

Song đến cuối năm 2009 khoản mục này lại tăng 19.505 triệu đồng tương ứng tăng

33,25 % so với cuối năm 2008. Tốc độ tăng khoản phải thu 36,03% trong năm 2009 là

mức tăng khá cao. Tuy nhiên, nếu xem xét trong mức độ tăng doanh thu thuần của

công ty trong năm 2009 từ 199.323 triệu đồng lên 274.018 triệu đồng tương ứng tăng

37,47 % thì ta có thể thấy được nguyên nhân chủ yếu là do công ty mở rộng sản xuất

kinh doanh, trong kỳ Công ty đã ký và đang triển khai nhiều hợp đồng mới, đồng thời

với nó là công ty phải cấp tín dụng cho khách hàng nên phải thu khách hàng trong kỳ

tăng. Mặc dù vậy, công ty vẫn cần phải quản lý khoản mục này chặt chẽ hơn nữa để

tương xứng với tốc độ mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty vì khi tăng tín dụng

cho khách hàng bao giờ cũng xảy ra nhiều hơn tình trạng bị chiếm dụng vốn và việc

xuất hiện khoản nợ khó đòi. Để có cái nhìn tổng quát hơn ta xem xét công tác thu hồi

nợ của công ty qua bảng 17 (vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân):

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 39: Khotailieu.com FUK98699

39

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Bảng 17: Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân

TT CHỈ TIÊU ĐVT 2007 2008 2009

1 Doanh thu bán hàng Đồng 153.506.683.949 199.323.121.088 274.017.816.166

2 Thuế GTGT đầu ra Đồng 15,350,668,395 19,932,312,109 27,401,781,617

2 Khoản phải thu đầu kì Đồng 94.186.150.245 63.840.114.848 58.657.532.807

3 Khoản phải thu cuối kì Đồng 63.840.114.848 58.657.532.807 82.425.306.910

4Khoản phải thu BQ

(4) = [(3)+ (4)]/ 2Đồng 79.013.132.547 61.248.823.828 70.541.419.859

5Số vòng quay KPT

(6) = [(1)+(2)]/ (5)Vòng 2,14 3,58 4,27

6Kì thu tiền bình quân

(7) = 360/ (6)Ngày 168,45 100,57 84,25

Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 31/12/2007, ngày 31/12/2008, ngày 31/12/2009 của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Qua bảng 17 ta thấy, Chỉ số vòng quay khoản phải thu của công ty cổ phần xây

dựng số 12 thấp tương ứng với nó là kì thu tiền bình quân dài, cho thấy tốc độ luân

chuyển vốn thấp. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn dễ hiểu, bởi công ty hoạt động trong

lĩnh vực xây dựng. Với đặc điểm của ngành xây dựng là các công trình từ lúc kí hợp

đồng đến khi hoàn thành bàn giao thời gian khá dài nên đương nhiên chỉ số vòng quay

khoản phải thu thấp và kì thu tiền bình quân dài. Điều mà chúng ta cần quan tâm hơn ở

đây là: Chỉ số số vòng quay khoản phải thu của công ty đang dần được cải thiện và

nâng lên rõ rệt. Số vòng quay các khoản phải thu khách hàng năm 2007 là 2,14 với kỳ

thu tiền bình quân tương ứng là 168,45 ngày, đến năm 2008 là 3,58 (100,57 ngày) và

đến năm 2009 là 4,27 (84,25 ngày). Điều này chứng tỏ, khả năng thu hồi nợ vay của

công ty đã và đang được cải thiện rõ rệt, giúp đồng vốn quay vòng nhanh, nhanh chóng

quay trở lại vào chu kỳ sản suất kinh doanh mới, giảm thiểu tình trạng ứ đọng vốn,

thiếu hụt vốn trong sản xuất kinh doanh, do đó nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn.

- Khoản mục trả trước cho người bán: Cuối năm 2006 và cuối năm 2007 không

có nhiều thay đổi lần lượt là 1,912 triệu đồng cuối năn 2006 tương ứng chiếm 2,03 %

trong tổng tài sản ngắn hạn và 1.043 triệu đồng cuối năm 2007, chiếm 1,63 %. Đến

cuối năm 2008 khoản mục này có sự gia tăng đột biến lên 4.088 triệu đồng tương ứng

chiếm 6,97 %. Song đến cuối năm 2009 khoản mục này lại giảm xuống còn 1.778 triệu

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 40: Khotailieu.com FUK98699

40

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

đồng, chiếm 2,16 %, tương ứng giảm 2.310 triệu đồng so với cuối năm 2008 ứng với tỷ

lệ giảm 56,52% là tỷ lệ giảm khá lớn. Sự biến động này nguyên nhân là do trong năm

2008 để tạo uy tín với các nhà cung cấp mà công ty lựa chọn công ty đã thực hiện

nhiều nghiệp vụ trả trước cho nhà cung cấp, vì vậy uy tín và mối quan hệ với các đối

tác này trở nên tốt đẹp và tin tưởng lẫn nhau. Từ đó trong năm 2009, mặc dù mở rộng

quy mô sản suất ( tổng giá vốn hàng bán năm 2008 là 187.184 triệu đồng tăng lên

256.091 triệu đồng năm 2009 tương ứng tỉ lệ tăng 36,81 %) nhưng khoản mục phải trả

lại giảm mạnh cho dù lượng nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh. Điều này chứng tỏ

chính sách của công ty đối với các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào là hợp lý, linh

hoạt và có chiến lược lâu dài, bền vững.

- Các khoản phải thu khác năm 2009 của Công ty trong giai đoạn cuối năn 2006

đến cuối 2009 có nhiều biến động. Năm 2007 giảm từ 5.756 triệu đồng xuống còn

1.891 triệu đồng nguyên nhân là do công ty thu được khoản tiền bán cổ phần( 3.746

triệu đồng) và khoản bán tài sản thanh lý( 119 triệu đồng). Cuối năm 2009 tăng khá

cao so với cuối năm 2008 ( từ 1.143 triệu đồng lên 9.500 triệu đồng), nguyên nhân là

do Công ty còn phải thu khoản gốc (8.926 triệu đồng) và lãi (431 triệu đồng) mà Công

ty đã cho Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam vay trong

năm 2009 với lãi suất 15%/năm.

- Các khoản dự phòng phải thu khó đòi trong giai đoạn 2006 – 2009 liên tục

tăng về lượng cũng như tỉ trọng (cuối năm 2006 (568) triệu chiếm (0,6) % thì đến cuối

năm 2009 năm 2009 là (2.489) chiếm (3,02) % ), trong đó tăng đặc biệt nhanh trong

năm 2009( thời điểm cuối năm 2009 so với cuối năm 2008 tăng 1.783.718.427 đồng

với tỷ lệ tăng 252,75% ). Nguyên nhân là do các khoản nợ xấu của các năm trước của

công ty hầu như không đòi được, trong khi các khoản nợ xấu mới phát sinh ngày càng

nhiều hơn tương ứng với việc công ty mở rộng sản suất kinh doanh. Điều này làm cho

rủi ro trong việc thu hồi các khoản nợ gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp tới lương lợi nhuậc

thực sự mà công ty có thể thu được. Vì vậy, trong quá trình mở rộng quy mô sản xuất

kinh doanh công ty cần phải có công tác quản lý, xử lý và thu hồi công nợ một cách sát

sao, thiết thực.

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 41: Khotailieu.com FUK98699

41

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Để đánh giá các khoản chiếm dụng vốn trong mối tương quan với các khoản bị

chiếm dụng vốn ta sẽ xem xét bảng 18:

Bảng 18: Tương quan các khoản chiếm dụng vốn với các khoản bị chiếm

dụng vốn

Đơn vị:

Triệu đồng

Chỉ tiêu

31/12/0

631/12/07 31/12/08

31/12/0

92009/2008 2009/2006

Lượng Lượng Lượng Lượng Lượng

Tỉ

trọng

(%)

Lượng

Tỉ

trọng

(%)

I. Các khoản

chiếm dụng vốn99.536 112.880 136.904 253.839 116.935 85.41 154.303 155.02

II. Các khoản bị

chiếm dụng vốn94.186 63.840 58.658 82.425 23.767 40.52 -11.761 -12.48

III. Chênh lệch 5.350 49.040 78.246 171.414 93.168 119.07 166.064 3104Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 31/12/2007, ngày 31/12/2008, ngày 31/12/2009 của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Các khoản chiếm dụng vốn tăng dần qua các năm trong đó tăng đặc biệt nhanh

trong năm 2009 với tốc độ tăng 85,41 % tương ứng tăng 154.303 triệu đồng. Trong

suốt thời kì từ cuối năm 2006 đến cuối năm 2009 độ chênh lệch giữa khoản mục chiếm

dụng vốn và bị chiếm dụng vốn luôn dương và tăng rất nhanh. Đến cuối năm 2009 đã

tăng 3104 % so với thời điểm cuối năm 2006, tương ứng tăng 166.064 triệu đồng về

lượng. Như vậy công ty đã hạn chế được việc bị chiếm dụng vốn, đồng thời tận dụng

tốt nguồn vốn chi phí vốn thấp giúp làm giảm chi phí vốn qua đó nâng cao hiệu quả sản

xuất kinh doanh.

2.5.3. Tình hình tổ chức và quản lý hàng tồn kho

Đối với doanh nghiệp xây dựng cũng như doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho

như một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau của một chu kì kinh doanh như:

dự trữ - sản xuất- tiêu thụ sản phẩm, khi mà giữa các giai đoạn này các hoạt động

không phải bao giờ cũng diễn ra đồng bộ. Vì vậy công tác tổ chức và quả lý hàng tồn

kho hay việc xác định chủng loại, số lượng, chất lượng cũng như lựa chọn thời điểm

cần mua nguyên vật liệu hay tiêu thụ sản phẩm để phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh

doanh giúp cho quá trình sản suất kinh doanh diễn ra liên tục nhịp nhàng nâng cao hiệu

quả kinh tế là hết sức cần thiết. Công ty cổ phần xây dựng số 12 cũng không phải là

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 42: Khotailieu.com FUK98699

42

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

trường hợp ngoại lệ, Giá trị của hàng tồn kho của Công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất

trong tổng vốn lưu động. Hàng tồn kho của Công ty bao gồm:

Các loại nguyên vật liệu tồn hoặc dự trữ trong kho như sắt, thép, xi măng chưa

sử dụng chờ đưa vào thi công trong thời gian tới, đặc biệt khi giá cả các loại vật tư này

thay đổi thường xuyên có xu hướng tăng lên.

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong các công trình đang thi công hoặc

chờ quyết toán.

Thành phẩm tồn kho chủ yếu là bê tông thương phẩm, đá xây dựng…

Đề xem xét chi tiết ta sẽ phân tích chi tiết bảng 19 ( Co cấu hàng tồn kho) và

bảng 20 ( vòng quay hàng tồn kho):

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 43: Khotailieu.com FUK98699

Bảng 19: Cơ cấu hàng tồn kho Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/209 2009/2008 2009/2006

Lượng

Tỉ

trọng

( %)

Lượng

Tỉ

trọng

( %)

Lượng

Tỉ

trọng

( %)

Lượng

Tỉ

trọng

( %)

Lượng

Tỉ

trọng

( %)

Lượng

Tỉ

trọng

( %)

1.Nguyên liệu, vật liệu 53 0,10 1.192 1,59 882 0,92 313 0,16 -569 -64,51 260 490,57

2.Chi phí SXKD dở

dang55.647 99,90 73.763 98,24

94.46

798,92 196.447 99,59

101.98

0108,95

140.80

0253,02

3.Thành phẩm _ _ 133 0,18 146 0,15 486 0,25 340 232,88 _ _

Tổng hàng tồn kho 55.700 100 75.088 10095.49

5100 197.246 100

101.75

1106,55

141.54

6254,12

Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 31/12/2007, ngày 31/12/2008, ngày 31/12/2009 của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Bảng 20: Vòng quay hàng tồn kho

TT CHỈ TIÊU ĐVT 2007 2008 2009

2009/2008 2009/2007

LượngTỉ trọng

(%)Lượng

Tỉ trọng

(%)

1 Giá vốn hàng bán Triệu đồng141.92

2

187.18

4

256.09

168.907 36.81

114.17

080.45

2 Trị giá HTK đầu kì Triệu đồng 55.699 75.088 95.496 20.408 27.18 39.797 71.45

3 Trị giá HTK cuối kì Triệu đồng 75.088 95.496197.24

7

101.75

1106.55

122.15

9162.69

4 Trị giá HTK bình quân (4) = [(2)+ (3)]/ 2 Triệu đồng 65.394 85.292146.37

161.079 71.61 80.978 123.83

Page 44: Khotailieu.com FUK98699

44

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

5 Số vòng quay HTK (5) = (1)/(4) Vòng 2,17 2,19 1,75 -0,44 -20,09 -0,42 -19,35

6 Số ngày một vòng quay (6) = 360/ (5) Ngày 165,88 164,04 205,76 41,72 25,43 39,88 24,04Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 31/12/2007, ngày 31/12/2008, ngày 31/12/2009 của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 45: Khotailieu.com FUK98699

45

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Qua bảng 19 ta thấy: Về kết cấu, tổng giá trị lượng hàng tồn kho trong giai

đoạn 2006 –2009 tăng khá nhanh, trong đó tăng đặc biệt nhanh trong năm 2009. Năm

2009 tăng 141.546 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng tăng 254,12 % , năm 20009

so với năm 2008 tăng 101.751 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 106,55%. Giá trị hàng tồn

kho tăng nhanh tăng chủ yếu là do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng mạnh. Chi

phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị hàng tồn

kho. Cụ thể: tính đến ngày 31/12/2009 là 196.447 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 99,59%

tổng giá trị hàng tồn kho, so với năm 2006 đã tăng lên 140.800 triệu đồng tương ứng

tăng 253,02 %. Còn so với năm 2008 thì Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đã tăng

lên 101.980 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 107,95.

Đối với doanh nghiệp xây dựng như công ty cổ phần xây dựng số 12, khoản

mục Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm một tỉ trọng rất lớn là đặc điểm chung

của ngành vì các công trình xây dựng có thời gian thi công dài nên chí phí sản xuất

kinh doanh dở dang lớn. Điều đáng quan tâm ở đây là xu hướng tăng lên của nó. Thực

tế cho thấy, trong suốt giai đoạn 2006 – 2009 công ty không ngừng huy động vốn mở

rộng quy mô sản suất kinh doanh, kí kết và thực hiện nhiều các công trình thi công lớn,

đặc biệt trong năm 2009 như: Công trình mở rộng và hoàn thiện đường Láng – Hòa

lạc, Công trình Khu công nghệ cao Hòa lạc, Công trình nhà máy Xi măng Cẩm Phả,

Công trình Xây dựng hệ thống cấp thoát nước song Đà Hà nội, Công trình Nhà máy xi

măng Yên Bình, Công trình thủy điện Bản Chát, Công trình Tổ hợp Thương mại dịch

vụ văn phòng cho thuê và nhà ở để bán – 57 Vũ trọng Phụng – Hà Nội… Mặt khác,

năm 2009 được đánh giá là năm khó khăn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và

kinh tế Việt Nam nói riêng. Giá cả nguyên vật liệu thường xuyên biến động, đặc biệt là

giá sắt thép, loại nguyên liệu chủ yếu của Công ty. Việc giá cả nguyên vật liệu tăng

mạnh đã làm cho các công trình thi công tăng vượt dự toán, đồng thời ảnh hưởng tới

việc cung ứng vật liệu cho các công trình thi công làm cho nhiều công trình bị gián

đoạn, chưa hoàn thành bàn giao nên chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng mạnh.

Về khoản mục thành phẩm tồn kho của công ty như đã nói, chủ yếu là bê tông

thương phẩm, đá xây dựng. Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng

giá trị hàng tồn kho cuối năm 2009. Tuy nhiên, cuối năm 2006, lượng thành phẩm tồn

kho bằng không là do công tác khai thác đá tại Mỏ sản xuất đá Đồng Hấm – Hà Nam

và sản suất bê tông tươi thương phẩm tại Thạch Thất – Hà Nội chỉ đủ để cung ứng và

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 46: Khotailieu.com FUK98699

46

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

sử dụng cho các công trình mà công ty đấu thầu thi công. Cuối các năm 2007, 2008 và

2009 lượng thành phẩm tồn kho tăng dần đặc biệt là cuối năm 2009. Thành phẩm cuối

năm 2009 so với cuối năm 2008 tăng từ 146.186.149 đồng lên 486.348.000 đồng với tỷ

lệ tăng là 232,69%. Nguyên nhân thành phẩm tồn kho tăng là Công ty tăng cường việc

khai thác đá tại Mỏ sản xuất đá Đồng Hấm – Hà Nam, mở thêm một số trạm trộn bê

tông tươi đặt tại Thạch Thất – Hà Nội làm cho sản lượng bê tông thương phẩm trong

năm tăng mạnh. Mặt khác tình hình biến động giá cả nguyên vật liệu theo xu hướng

tăng trong các năm 2007, 2008 ,2009 đặc biệt tăng cao trong năm 2009 cũng là tác

động không nhỏ tới giá trị thành phẩm tồn kho năm 2009 tăng cao.

Khoản mục nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị hàng tồn

kho nên việc giảm các khoản mục này không ảnh hưởng nhiều đến sự gia tăng của giá

trị hàng tồn kho trong kỳ. Tuy nhiên, công ty cũng cần lưu ý rằng, nếu để lượng dự trữ

ở mức quá thấp có thể dẫn đến tình trạng gián đoạn thi công, ảnh hưởng tới tiến độ thi

công các công trình xây dựng và thời hạn bàn giao các công trình làm giảm uy tín của

Công ty và thiệt hại về doanh thu, phạt hợp đồng…

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được ghi nhận khi giá gốc lớn hơn giá trị thuần

có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và

các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và

trạng thái hiện tại. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn

kho trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc

tiêu thụ chúng. Ta thấy các năm vừa qua Công ty không trích lập dự phòng giảm giá

hàng tồn kho, chứng tỏ trong các năm qua giá trị thuần có thể thực hiện được mà Công

ty ước tính cao hơn giá gốc của hàng tồn kho. Tuy nhiên ,điều cần lưu ý là do công ty

không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nên khi hàng tồn kho tăng lên, sẽ dẫn đến

tình trạng biến động xấu về cơ cấu vốn khi rủi ro xảy ra(như hàng hoá bị giảm chất

lượng,mẫu mã không còn phù hợp với nhu cầu thị trường…). Khi điều này sảy ra công

ty chắc chắn rơi vào tình trạng khó khăn bất ngờ về vốn lưu động.

Như vậy phân tích kết cấu của hàng tồn kho cho ta biết được, sự gia tăng của

hàng tồn kho chủ yếu là do sự tăng lên của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nằm

trong các công trình đang thi công, đang thực hiện dở. Công ty nên nhanh chóng đẩy

nhanh tiến độ thi công và hoàn thành bàn giao với nhà đầu tư theo đúng hoặc vượt kế

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 47: Khotailieu.com FUK98699

47

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

hoạch đề ra, để giảm lượng vốn huy động từ đó giảm thiểu rủi ro trong hoạt động sản

suất kinh doanh.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tồn kho dự trữ cần phải phân tích mối quan

hệ giữa hàng tồn kho và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua chỉ số

vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho ở bảng 20 ( trang 41).

Qua bảng 20 ta thấy, vòng quay hàng tồn kho trong hai năm 2007 và 2008

không có sự biến động nhiều năm 2007 số vòng quay hàng tồn kho của công ty là 2,17

vòng/năm tương ứng số ngày một vòng quay là 165,88 ngày/vòng; năm 2008 lần lượt

là 2,19 vòng/năm. Tuy nhiên sang năm 2009 số vòng quay hàng tồn kho của công ty

giảm mạnh xuống còn 1,75 vòng/ngày tương ứng số ngày một vòng quay tăng lên

205,76 ngày/vòng. Nguyên nhân công ty có số vòng quay hàng tốn kho thấp hay số

ngày một vòng quay cao là do công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với thời gian

từ lúc ký hợp đồng nhận thầu tới khi hoàn thành bàn giao nghiệm thu và quyết toán

công trình là tương đối dài. Nhưng dù sao số vòng quay hàng tồn kho như vậy là tương

đối thấp sẽ gây nên hiện tượng ứ đọng vốn dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Đặc biệt trong năm 2009 vòng quay này lại tiếp tục giảm, có thể nói nguyên nhân chủ

yếu là do công ty tiếp tục triển khai các công trình lớn đang thi công và tiến hành xây

dựng thêm rất các công trình khác theo các hợp đồng nhận thầu mà công ty đã trúng

thầu phải triển khai xây dựng trong năm 2009. Song phần nào việc chỉ số vòng quay

hàng tồn kho này giảm sút quá nhiều cũng là do công tác quản lý hàng tồn kho của

công ty chưa thực sự hiệu quả, nó chưa đáp ứng được so với tốc độ mở rộng quy mô

sản suất, tăng cường huy động vốn phục vụ sản suất kinh doanh của công ty. Điều này

sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.

2.5.4. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

nói riêng nói nên trình độ tổ chức quản lý, sử dụng vốn của một công ty. Việc tổ chức

và quản lý có mang lại mức doanh thu và lợi nhuận cao hay không chính là việc hiệu

quả sử dụng vốn cao hay thấp. Ở trên, ta đã đánh giá các chỉ tiêu vòng quay khoản phải

thu và vòng quay hang tồn kho. Phần này, để đánh giá đầy đủ hơn về hiệu quả sử dụng

vốn lưu động, ta sẽ phân tích một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động thể

hiện trên bảng 21 ( Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động).

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 48: Khotailieu.com FUK98699

Bảng 21: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

T

TChỉ tiêu ĐVT

Năm

2007

Năm

2008

Năm

2009

Năm 2009/2008 Năm 2009/2007

LượngTỉ lệ

(%)Lượng

Tỉ lệ

(%)

1 Doanh thu từ bán hàng và CCDV Tr. Đồng 153.507 199.323 274.018 74.695 37,47120.51

178,51

2 Doanh thu thuần từ BH và CCDV Tr. Đồng 153.507 199.323 274.018 74.695 37,47120.51

178,51

3 Giá vốn hàng bán Tr. Đồng 143.301 141.922 187.184 45.262 31,89 43.884 30,62

4Chi phí bán hàng và quản lý doanh

nghiệpTr. Đồng 5.022 5.240 8.531 3.292 62,83 3.509 69,88

5 Chi phí lãi vay Tr. Đồng 4.714 585 5.637 5.053863,8

1924 19,59

6 Lợi nhuận thuần từ HĐ SXKD Tr. Đồng 1.956 4.584 8.024 3.440 75,06 6.069310,3

3

7 Lợi nhuận sau thuế từ HĐ SXKD Tr. Đồng 1.739 4.302 7.632 3.330 77,42 5.893338,8

8

8 Vốn lưu động đầu kỳ Tr. Đồng 166.973 164.271 186.910 22.639 13,78 19.936 11,94

9 Vốn lưu động đầu cuối kỳ Tr. Đồng 164.271 186.910 319.435132.52

670,90

155.16

494,46

10 Vốn lưu động bình quân = [(8) + (9)]/2 Tr. Đồng 165.622 175.590 253.172 77.582 44,18 87.550 52,86

11 Số vòng quay vốn lưu động= (2)/(10) Vòng 0,93 1,14 1,08 -0,05 -4,65 0,16 16,78

Page 49: Khotailieu.com FUK98699

49

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

12 Kì luân chuyển vốn lưu động=360/(11) Ngày 388,41 317,14 332,61 15,48 4,88 -55,80 -14,37

13 Hàm lượng vốn lưu động=1/(11) Đồng 1.08 0.88 0.92 0.04 4.88 -0.15 -14.37

14 Tỉ suất lợi nhuận sau thuế/VLĐ =(7)/(10) Lần 0,0105 0,0245 0,0301 0,0056 23,05 0,0196187,1

1

Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 31/12/2007, ngày 31/12/2008, ngày 31/12/2009 của công ty cổ phần xây dựng số 12

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 50: Khotailieu.com FUK98699

50

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Số vòng quay vốn lưu động phản ánh trong

kì vốn lưu động quay được mấy vòng và nó phản ánh khả năng sử dụng vốn lưu động

của công ty. Căn cứ vào bảng 23 ta thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty

không được cao chỉ trên dưới 1, năm 2008 có sự cải thiện của công ty về số vòng

quay vốn lưu động so với năm 2007. Năm 2007 số vòng quay vốn lưu động là 0,93

vòng/năm tương ứng với kì luân chuyển vốn lưu động là 388,41 ngày/vòng thì đến năm

2008 tăng lên là1,14 vòng/năm tương ứng kì luân chuyển vốn lưu động là 317,14

ngày/vòng. Tuy nhiên đến năm 2009 số vòng quay vốn lưu động lại giảm so với năm

2008 và xuống còn 1,08 vòng/năm tương ứng 332,61 ngày/vòng, chứng tỏ một đồng

vốn trong năm 2009 tạo ra được ít đồng doanh thu hơn so với năm 2008. Đây là dấu

hiệu cho thấy sự cải thiện không bền vững của công ty vềhiệu quả sử dụng vốn lưu

động.

Hàm lượng vốn lưu động cho chúng ta biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần

thì cần sử dụng bao nhiêu đồng vốn lưu động. Năm 2007 để tạo ra 1 đồng doanh thu

thuần thì cần sử dụng 1,08 đồng vốn lưu động. Tương ứng năm 2008 và năm 2009 lần

lượt cần sử dụng 0,88 và 0,92 đồng vốn lưu động. Nhình chung trong giai đoạn 2007-

2009 hàm lượng sử dụng vốn lưu động của công ty giảm, năm 2009 so với năm 2007

giảm 0,15 đồng tương ứng giảm 14,37 %. Tuy nhiên nếu so năm 2009 với năm 2008

thì hàm lượng sử dụng vốn lưu động của công ty lại tăng 0,04 đồng tương ứng tăng

4,88 %. Điều này cho thấy sự cải thiện không bền vững trong hiệu quả sử dụng đồng

vốn lưu động.

Tỉ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn lưu động cho chúng ta biết 1 đồng vốn lưu động

được sử dụng tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Do trong các năm 2007,

2008, 2009 lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng mạnh và lớn hơn nhiều tốc độ tăng của

VLĐ nên làm cho Tỷ suất lợi nhuận VLĐ tăng dần qua các năm. Năm 2007 cứ 1 đồng

VLĐ có thể tạo ra được 0.0105 đồng lợi nhuận ròng; năm 2008 1 đồng VLĐ có thể tạo

ra được 0.0245 đồng lợi nhuận ròng và năm 2009 cứ 1 đồng VLĐ có thể tạo ra được

0.0301 đồng lợi nhuận ròng.

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 51: Khotailieu.com FUK98699

51

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

2.6. Đánh giá chung về tình hình tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

2.6.1. Những thành tựu đã đạt được

Trong giai đoạn 2006 – 2009, Công ty cổ phần xây dựng số 12 đã không ngừng

phấn đấu, hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra và ngày càng phát triển hoạt động xây lắp của

mình. Đóng góp vào thành công chung đó, công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động

của Công ty đã đạt được những thành quả nhất định:

- Công tác xác định vốn lưu động cần thiết bằng phương pháp gián tiếp đơn

giản, nhanh chóng của công ty đã đảm bảo dự đoán đủ lượng vốn lưu động cần thiết

cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong các kì kế hoạch tiếp theo mà không quá lãng

phí vốn do có độ sai lệch nhỏ.

- Tận dụng tốt nguồn vốn lưu động tạm thời như các khoản khách hàng ứng

trước, phải trả người bán trong hoạt động sản xuất kinh doanh để giảm chi phí sử dụng

vốn.

- Việc thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng đã được công ty chú trọng. Điều

này chẳng những đảm bảo tính chính xác, an toàn mà công ty còn có thể có thêm khoản

thu từ lãi suất tiền gửi.

- Số vòng quay các khoản phải thu đang có chiều hướng tăng dần chứng tỏ hiệu

quả của công tác quản lý khoản phải thu của công ty đang được cải thiện, giúp công ty

giảm dần việc bị chiếm dụng vốn.

2.6.2. Những mặt còn hạn chế

- Cơ cấu nguồn vốn lưu động chưa hợp lý, trong suốt giai đoạn 2006 – 2009

nguồn vốn lưu động tạm thời chiếm tỉ trọng lớn trung bình gần 95 % còn nguồn vốn

lưu động thường xuyên chiếm tỉ trọng nhỏ khoảng 5 %. Với cơ cấu vốn như trên rủi ro

trong kinh doanh sẽ rất lớn khi áp lực thanh toán trong thời gian ngắn hạn quá lớn.

- Công tác quản lý hàng tồn kho chưa thực hiện tốt, làm cho số vòng quay hàng

tồn kho giảm do chi phí sản suất kinh doanh dở dang tăng mạnh, dẫn đến vốn bị tồn

đọng trong chi phí sản xuất kinh doanh quá nhiều.

- Lượng tiền mặt trong quỹ chưa hợp lý và ở mức quá thấp ảnh hưởng lớn đến

khả năng thanh toán cũng như rủi ro trong kinh doanh. Khả năng thanh toán nhanh và

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 52: Khotailieu.com FUK98699

52

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

khả năng thanh toán tức thời trong năm giảm và tương đối thấp nên Công ty có thể gặp

nhiều rủi ro trong việc thanh toán các khoản nợ tới hạn.

Những hạn chế trên đã và đang là những lực cản cho quá trình phát triển của

Công ty cũng như làm giảm hiệu quả sử dụng VKD. Trong thời gian tới, Công ty cần

thực hiện nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những hạn chế này.

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 53: Khotailieu.com FUK98699

53

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ

SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12

3.1. Định hướng phát triển và mục tiêu phấn đấu của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

3.1.1. Định hướng phát triển

Hiện nay nền kinh tế thế giới và khu vực đang có những chuyển biến mạnh mẽ,

tốc độ phát triển kinh tế của các nước ngày càng cao, sức cạnh tranh ngày càng lớn.

Trước tình hình đó, để tránh nguy cơ tụt hậu và có thể bắt kịp với xu thế phát triển của

thời đại, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đổi mới toàn diện, đẩy mạnh phát triển ở

tất cả các ngành nghề kinh doanh và các lĩnh vực hoạt động. Đặc biệt là lĩnh vực xây

dựng cơ bản, bởi nó là nền tảng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật cho sự phát triển của

toàn xã hội. Chính vì lý do đó, là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng,

Công ty cổ phần xây dựng số 12 đã không ngừng phấn đấu vươn lên góp phần nâng

cao hiệu quả kinh tế chung của đất nước. Trong những năm qua Công ty đã có những

đóng góp không nhỏ vào tỷ trọng ngành xây dựng trong cơ cấu ngành nghề ỏ nước

ta.Ngoài ra để nâng cao tốc độ tăng trưởng và phát triển hơn nữa trong những năm tới

để xứng đáng là một mắt xích quan trọng của ngành xây dựng, Công ty cổ phần xây

dựng số 12 đã xây dựng Chiến lược kinh doanh cho những năm tiếp theo như sau:

- Về thị trường: Duy trì những thị trường truyền thống như: Hà Nội, Nam Định,

Ninh Thuận, Sơn La..., đồng thời dần mở rộng sang các thị trường mới như: Cao Bằng,

Tuyên Quang, Bắc Cạn, Hà Tĩnh, Vũng Tàu. Tại những thị trường giàu tiềm năng,

Công ty sẽ xúc tiến thành lập chi nhánh và tiến tới thành lập các công ty con làm vệ

tinh.

- Về đầu tư: Tập trung đầu tư chiều sâu và đầu tư mở rộng sản xuất, không đầu

tư dàn trải mà đầu tư có chọn lọc, căn cứ vào tình hình thị trường và hiệu quả kinh tế.

- Về con người: Tiếp tục đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân hiện có về

tay nghề, chuyên môn, phẩm chất đạo đức; thu hút người lao động có trình độ chuyên

môn tốt từ các trường đại học, trung cấp nghề và từ các doanh nghiệp cùng ngành bằng

chính sách lương thưởng hợp lý.

Ngoài ra, trong những năm tới, Công ty sẽ chú trọng mở rộng sang 2 lĩnh vực có

tiềm năng đó là:

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 54: Khotailieu.com FUK98699

54

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

- Kinh doanh phát triển nhà: Trên cơ sở Dự án Vũ Trọng Phụng đang triển khai,

sẽ đúc rút kinh nghiệm để triển khai các dự án mới, hình thức đầu tư có thể liên doanh

với các đối tác tin cậy có khả năng về tài chính và quan hệ để cùng hợp tác.

- Về sản xuất vật liệu: Mở rộng quy mô sản xuất của trạm bê tông thương phẩm:

Công ty đã xác định tiềm năng của thị trường này trong những năm tới đặc biệt là khu

vực Láng Hoà Lạc (nơi đang đặt trạm của Công ty).

Với những chiến lược kinh doanh cụ thể và thiết thực như trên, Công ty có thể

kết hợp sức mạnh truyền thống của mình trong lĩnh vực xây lắp với thời cơ trong việc

kinh doanh bất động sản để hòa cùng sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện

nay.

3.1.2. Mục tiêu phấn đấu

Công ty cổ phần xây dựng số 12 là thành viên của Tổng Công ty cổ phần Xuất

nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam, một trong những tổng công ty về xây dựng hàng

đầu tại Việt Nam. Vừa qua Tổng Công ty được vinh dự lọt vào TOP 100 doanh nghiệp

lớn nhất Việt Nam và là doanh nghiệp lớn thứ 3 cả nước trong ngành xây dựng.

Công ty cổ phần xây dựng số 12 đã đặt ra mục tiêu phấn đấu trở thành một

công ty lớn mạnh có lực lượng sản xuất hùng hậu, có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật

năng động nhiệt tình, giỏi nghiệp vụ, có đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao để

có thể thi công các công trình có kết cấu phức tạp và đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, hiện

đại.

Phấn đấu tăng hiệu quả kinh doanh qua từng năm, mở rộng, tăng cường huy

động vốn vào sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó từng bước nâng cao đời sống của cán

bộ công nhân viên.

Nhằm cụ thể hóa và thực hiện các mục tiêu tổng quát trên, Công ty đã xác định

một số chỉ tiêu và mục tiêu kế hoạch trong năm 2010 như sau:

+ Doanh thu thuần tăng 30%

+ Lợi nhuận trước thuế tăng 55%

+ Thu nhập bình quân người lao động tăng 10%.

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 55: Khotailieu.com FUK98699

55

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Để đạt được những mục tiêu đó đòi hỏi công ty phải nỗ lực cố gắng về tất cả các

mặt và cũng phải có những giải pháp cụ thể về quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng

đồng vốn kinh doanh nói chung và đồng vốn lưu động nói riêng.

3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng số 12

Qua phân tích hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Xây

dựng số 12 có thể nhận thấy bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều tồn tại cần

phải nhanh chóng tìm cách giải quyết nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu mà ban

lãnh đạo công ty, tổng công ty đã đề ra cho năm tới. Sau thời gian thực tập ở Công ty

cùng với lượng kiến thức đã tích lũy được, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng

cao hiệu quả của công tác quản lý, sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây

dựng số 12 qua đó có thể góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty

trong thời gian tới.

3.2.1. Hoàn thiện hơn nữa công tác xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết

Công tác xác định vốn lưu động cần thiết bằng phương pháp gián tiếp đơn giản,

nhanh chóng của công ty đã đảm bảo dự đoán đủ lượng vốn lưu động cần thiết cho

hoạt động sản xuất kinh doanh trong các kì kế hoạch tiếp theo mà không gây lãng phí

vốn do có độ sai lệch nhỏ. Năm 2009 vốn lưu động công ty xác định lớn hơn so với

thực tế chỉ là 11,11 tỉ đồng tương ứng sai lệch 4,39 %.

Tuy nhiên, trong khi xác định nhu cầu VLĐ năm kế hoạch để xác định chính

xác hơn nữa nhằm giảm thiểu chi phí sử dụng vốn cũng như vừa đủ nguồn vốn lưu

động sử dụng thì công ty cần phải đảm bảo:

Xác định chính xác hơn mức doanh thu thuần dự kiến (M1) dựa trên cơ sở các kế

hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, các công trình dự kiến hoàn thành bàn giao trong

kỳ kế hoạch…

Cần phải lập ra kế hoạch chi tiết về tỉ lệ tăng giảm số ngày luân chuyển VLĐ

của năm kế hoạch so với năm báo cáo (t %) và các biện pháp thực hiện cụ để đạt được

mục tiêu đó dựa trên cơ sở thực tế sát với thực tế và có tính khả thi.

Mặt khác, công ty có một khó khăn lớn là chưa có bộ phận chuyên trách về phân

tích tài chính nên việc phân tích và dự báo nhu cầu vốn, các chính sách tài chính đều

dựa trên những cán bộ chuyên ngành kế toán hiện đang làm công tác quản lý nhiều lúc

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 56: Khotailieu.com FUK98699

56

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

còn dựa trên những kinh nghiệm tích lũy do vậy chưa năng động, nhạy bén với biến

động của thị trường. Do vậy để công tác xác định nhu cầu vốn lưu động được chính

xác hơn đòi hỏi phải nâng cao năng lực của người cán bộ tài chính, đồng thời phải có

sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với phòng kế hoạch, đầu tư và thị trường để có thể nắm

bắt nhanh nhạy biến động của thị trường.

3.2.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn lưu động hợp líTrong cơ cấu nguồn vốn nguồn thì vốn lưu động tạm thời chiếm tỉ trọng lớn

trung bình gần 95 % còn nguồn vốn lưu động thường xuyên chiếm tỉ trọng nhỏ khoảng

5 %. Với cơ cấu vốn như trên rủi ro trong kinh doanh sẽ rất lớn khi áp lực thanh toán

trong thời gian ngắn hạn quá lớn. Vì vậy, công ty cũng nên điều chỉnh cơ cấu vốn sao

cho vẫn đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo chi phí sử dụng

vốn không quá cao. Do đó công ty nên điều chỉnh lại cơ cấu các nguồn tài trợ bằng

việc tăng nguồn vốn lưu động thường xuyên, giảm nguồn vốn lưu động tạm thời. Cụ

thể công ty có thể áp dụng các biện pháp sau:

* Giảm nợ ngắn hạn:

+ Trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả. Chuyển dần các khoản nợ

ngắn hạn thành nợ dài hạn bằng cách vay dài hạn để trả các khoản nợ ngắn hạn từ đó

làm tăng nguồn vốn thường xuyên của công ty.

* Tăng hệ số vốn chủ sở hữu:

+ Có yêu cầu đối với Tổng công ty tăng cường vốn đầu tư cho các công trình

xây dựng trọng điểm mà công ty đang tiến hành.

+ Sử dụng phần lớn lợi nhuận sau thuế ( năm 2009 là 7.717 triệu đồng ) để bổ

sung vốn chủ sở hữu cho công ty. Trả cổ tức cho các cổ đông bằng cổ phiếu.

+ Nghiên cứu, đề xuất hội đồng quản trị và ĐHĐCĐ tiến hành tăng vốn chủ sở

hữu bằng cách phát hành thêm cổ phiếu mới.

Việc bố trí sắp xếp lại cơ cấu nguồn vốn lưu động sẽ giúp công ty hoạt động

hiệu quả thuận lợi hơn do tính chủ động khi thực hiện các quyết định của mình.

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 57: Khotailieu.com FUK98699

57

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

3.2.3. Tiếp tục tận dụng một cách hợp lý nguồn vốn lưu động tạm thời như các khoản khách hàng ứng trước, phải trả người bán trong hoạt động sản xuất kinh doanh để giảm chi phí sử dụng vốn

+ Do trong cơ cấu nguồn vốn nguồn thì vốn lưu động tạm thời chiếm tỉ trọng

lớn trung bình gần 95 % trong suốt giai đoạn 2006 – 2009. Nên đối với các nguồn vốn

lưu động chiếm dụng được này (các khoản khách hàng ứng trước, phải trả người bán)

có chi phí vốn gần như bằng không thì Công ty cần phải tận dụng, duy trì và phát huy

như trong giai đoạn 2006 – 2009 đã thực hiện tốt để giảm chi phí sử dụng vốn.

+ Tuy nhiên, khi sử dụng tín dụng của nhà cung cấp Công ty cũng cần phải có

sự cân nhắc thật kĩ lưỡmg các khoản nợ này vì: nhìn bề ngoài dường như công ty

không phải trả lãi, nhưng thực chất công ty phải chịu các điều kiện rằng buộc từ phía

nhà cung cấp ( chẳng hạn phải mua với giá cao, số lượng nhiều…). Như vậy, trong

trường hợp này công ty phải chịu lãi suất tín dụng thương mại cao hơn nhiều so với lãi

suất đi vay thông thường. Điều này sẽ làm giảm lợi nhuận và làm giảm hiệu quả sử

dụng vốn lưu động của công ty.

3.2.4. Tăng cường công tác quản lý và thu hồi các khoản phải thu (chủ yếu là phải thu khách hàng ) nhằm hạn chế vốn bị chiếm dụng

Trong thành phần vốn lưu động của Công ty cổ phần xây dựng số 12, các khoản

phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 (cuối năm 2009 là 25,8%). Và trong các

khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản phải thu khách hàng: cuối năm 2009 là

89,34%. Vì vậy, mặc dù số vòng quay các khoản phải thu đang có chiều hướng tăng

dần chứng tỏ hiệu quả của công tác quản lý khoản phải thu của công ty đang được cải

thiện, giúp công ty giảm dần việc bị chiếm dụng vốn. Song công ty vẫn cần phải tăng

cường hơn nữa công tác thu hồi khoản phải thu, trong đó chủ yếu là tăng cường thu hồi

khoản phải thu khách hàng là biện pháp thiết thực giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử

dụng vốn lưu động của công ty.

Thực tế hiện nay, việc thu hồi các khoản phải thu khách hàng là rất khó khăn,

xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Thứ nhất, chủ đầu tư của các công trình mà Công ty nhận thầu chủ yếu là các

bộ, ngành và các địa phương. Các đơn vị này chủ yếu sử dụng nguồn từ ngân sách nhà

nước để chi trả cho các công trình xây dựng cơ bản, và để có thể nhận được vốn giải

ngân thì còn phải qua rất nhiều thủ tục phức tạp. Bên cạnh đó thủ tục thanh quyết toán

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 58: Khotailieu.com FUK98699

58

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

cho các công trình xây dựng theo quy định của nhà nước có thể xem là “bị bóp quá

chặt’’ trong khi đó hầu hết các công trình xây dựng cơ bản đều có mức phát sinh rất

lớn từ nhiều nguyên nhân như: thiết kế, định mức, đơn giá và trượt giá. Chính vì vậy

mà nhiều công trình xây dựng của công ty đã được nghiệm thu và đưa vào sử dụng

nhưng phải mất hàng năm trời mới được thanh toán, thậm chí nhiều công trình đến thời

điểm này có thể “mất trắng”.

- Thứ hai, Công ty còn bị động trong việc thu hồi tiền, chưa xây dựng được rõ

rang những chính sách cụ thể để đẩy nhanh tốc độ thu hồi các khoản phải thu.

Vì vậy, bản thân Công ty cần có những chính sách để có thể quản lý tốt hơn các

khoản phải thu, tăng tốc độ thu hồi vốn. Một số chính sách mà công ty có thể áp dụng

như:

+ Kiểm soát chặt chẽ trong khâu ký kết hợp đồng: tìm hiểu kỹ lưỡng về chủ đầu

tư của dự án nhất là về khả năng thanh toán, quy định rõ về các điều khoản phương

thức thanh toán và thời hạn thanh toán, phạt vi phạm hợp đồng nếu thực hiện sai các

cam kết để có thể ràng buộc khách hàng với trách nhiệm thanh toán. Bên cạnh đó trong

các hợp đồng mà Công ty tham gia nên cố găng thỏa thuận với chủ đầu tư về việc

thanh toán theo từng hạng mục công trình hoàn thành, nếu chủ đầu tư không chịu thanh

toán thì Công ty sẽ không tiếp tục thực hiện công trình.

+ Công ty nên có chính sách cho khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán

nếu khách hàng thanh toán sớm trước thời hạn thanh toán. Tỷ lệ chiết khấu phải nhỏ

hơn lãi suất vay ngân hàng của Công ty với cùng thời hạn thanh toán. Đồng thời với

những đối tượng khách hàng khác nhau sẽ áp dụng những mức chiết khấu khác nhau:

đối với những khách hàng có uy tín và có quan hệ làm ăn lâu năm với Công ty sẽ có

mức chiết khấu thấp hơn những đối tượng khác và ngược lại.

+ Cần tạo lập một bộ phận thanh toán công nợ phụ trách việc đôn đốc khách

hàng trả nợ đúng hạn đồng thời đó phải có chính sách khen thưởng kỉ luật bộ phận này.

+ Chủ động áp dụng các biện pháp thích hợp để thu hồi các khoản nợ quá hạn.

Tuỳ theo mức độ thời gian của các khoản nợ để áp dụng các biện pháp thích ứng, có

thể chia làm ba giai đoạn:

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 59: Khotailieu.com FUK98699

59

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

- Giai đoạn đầu: Khi khoản nợ quá hạn mới phát sinh, công ty cần áp dụng các

biện pháp mền mỏng có tính chất đề nghị, yêu cầu thông qua việc gửi thư hay điện

thoại.

- Giai đoạn hai: áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn, cử người trực tiếp tới

khách hàng còn nợ lớn, những yêu cầu gửi tới khách hàng cần cương quyết, mang tính

pháp lý…

- Giai đoạn ba: Gửi tới toà án. Nếu những nỗ lực thông thường không mang lại

kết quả thì phải yêu cầu toà án xem xét, can thiệp.

+ Ngoài ra, để giúp công ty có thể nhanh chóng thu hồi nợ và giảm rủi ro trong

công tác thu hồi nợ, công ty cũng cần theo dõi thường xuyên các khoản nợ, nghiên cứu

tìm hiểu nguyên nhân chậm trả của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời.

+ Đối với các khoản phải thu khác công ty cũng cần có các biện pháp tích cực

hơn đôn đốc việc thu hồi các khoản này một cách nhanh chóng.

+ Ngoài ra công ty còn thu hồi bằng cách bán nợ cho một công ty thứ ba – có

thể là một ngân hàng hay công ty tài chính. Sau khi việc mua bán nợ hoàn tất thì công

ty mua nợ sẽ dựa vào hoá đơn chứng từ để thu nợ. Tuy nhiên khi thực hiện phương

pháp này công ty phải chịu một khoản chi phí bằng phần chênh lệch giữa giá trị ghi

trên hoá đơn thu nợ và phần công ty có được sau khi bán nợ.

Như vậy, công tác thu hồi nợ đòi hỏi nhiều thời gian và có kế hoạch, tính nghệ

thuật và sự khéo léo trong công việc, công ty nên chú trọng nhiều hơn nữa đến công tác

này để đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà trước hết là hiệu quả sử dụng vốn

lưu động.

3.2.5. Tăng cường công tác quản lý vật tư, đầy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng, giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn lưu động

của Công ty. Cuối năm 2009 tỷ trọng hàng tồn kho của Công ty trong tổng nguồn vốn

lưu động là 61,75%. Tuy nhiên, công tác quản lý hàng tồn kho của công nhìn chung là

chưa thực hiện tốt, số vòng quay hàng tồn kho giảm do chi phí sản suất kinh doanh dở

dang tăng mạnh, dẫn đến vốn bị tồn đọng trong chi phí sản xuất kinh doanh quá nhiều

làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vì vậy Công ty cần phải hết sức chú trọng

đến công tác quản lý hàng tồn kho, đặc biệt cần chú trọng tới các việc sau:

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 60: Khotailieu.com FUK98699

60

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

3.2.5.1. Tăng cường công tác quản lý vật tư

Để có thể tăng cường hiệu quả của việc quản lý nguyên vật liệu, Công ty cần

thực hiện các biện pháp sau:

- Thứ nhất: Thực hiện việc xác định mức dự trữ vật tư hợp lý. Thực tế việc dự

trữ nguyên vật liệu ở Công ty chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, và chỉ với mục tiêu làm

sao cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục. Do đó đã dẫn đến tình trạng Công ty

bị thiếu vật liệu xây dựng vào thời điểm đầu năm 2009 khi mà giá các vật liệu xây

dựng tăng mạnh. Trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và

góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty cần thực hiện

ngay các giải pháp sau:

+ Công ty nên áp dụng phương pháp đặt hàng linh hoạt. Nghĩa là, thông qua

việc tìm hiểu tình hình thị trường vật liệu xây dựng thế giới, ý kiến của các chuyên gia

phân tích, Công ty có thể dự đoán sự biến động của giá cả vật liệu xây dựng trong thời

giản tới, kết hợp với khối lượng các hạng mục công trình mà Công ty chuẩn bị tiến

hành xây dựng để đặt mua và dự trữ nguyên vật liệu với khối lượng phù hợp.

+ Lựa chọn những nhà cung cấp vật tư có uy tín trên thị trường để có thể mua

được những nguyên vật liệu đảm bảo về chất lượng, có mức giá phù hợp, đảm bảo thời

gian giao hàng.

- Thứ hai: Sử dụng tiết kiệm vật tư. Xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng,

cũng như tình hình hoạt động của Công ty trong thời gian qua, để có thể giảm thiểu

lãng phí về vật tư Công ty cần chú ý thực hiện các biện pháp sau:

+ Sản phẩm của Công ty là sản phẩm đơn chiếc, mỗi công trình có kết cấu

và điều kiện thi công khác nhau, do đó mức tiêu hao nguyên vật liệu cũng có sự

khác nhau giữa các công trình. Vì vậy, các công trình phải dựa trên những thông

tin do bộ phân khảo sát thiết kế cung cấp và trên cơ sở tiêu hao nguyên vật liệu

chung, Công ty cần tiến hành xây dựng định mức tiêu hao vật tư chi tiết và hợp lý

cho mỗi công trình xây dựng mà Công ty thực hiện. Từ đó có kế hoạch giao thiết bị,

vật tư đối với các đơn vị thi công.

+ Các thủ tục giao khoán thiết bị, vật tư cho đơn vị thi công Công ty cần

quy định cụ thể về chủng loại vật tư sử dụng, vật tư mua về đều phải kiểm tra chất

lượng. Đồng thời,yêu cầu các đội xây dựng phải tự chịu trách nhiệm về việc quản lý

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 61: Khotailieu.com FUK98699

61

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

vật tư được giao và có những biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những trường

hợp làm mất mát, hao hụt vật tư.

+ Đối với những loại vật tư luân chuyển như ván khuôn, khung chống, thanh

vạn năng… để có thể sử dụng được lâu, tránh mất mát hư hỏng, trước khi giao cho

các đơn vị Công ty cần phải tính lại giá trị và yêu cầu đơn vị sử dụng phải lập hồ

sơ theo dõi. Trong quá trình sử dụng nếu các đơn vị làm mất mát hư hỏng không

có lý do chính đáng phải bồi thường theo giá trị hiện hành. Trường hợp nếu cần

sửa chữa lại đơn vị phải xin ý kiến Giám đốc và khi được sự đồng ý mới tiến hành

sửa chữa, kết thúc công trình Công ty cần thu hồi ngay và tính giá trị còn lại trước

khi nhập kho.

+ Định kỳ cần có sự kiểm tra, phân loại vật tư để tránh thất thoát, có kế hoạch

giải phóng vật tư kém phẩm chất. Thường xuyên đánh giá lại vật tư trong kho để có

biện pháp xử lý phù hợp.

+ Bên cạnh đó, để sử dụng vật tư một cách tiết kiệm, hiệu quả Công ty có thể

áp dụng hình thức giao khoán từng hạng mục công trình, công trình cho các đơn vị

thi công. Công tác giao khoán là việc làm cần thiết thể hiện sự bình đẳng giữa

người lao động và người sử dụng lao động. Tạo điều kiện cho các đơn vị cán bộ

công nhân viên làm chủ được công việc của mình thúc đẩy công việc sản xuất.

Công tác giao khoán có thể thể hiện dưới các hình thức sau:

- Giao khoán gọn cho các đơn vị (chỉ giao khoán cho các đơn vị có khả năng

độc lập về tài chính).

- Giao khoán từng phần việc, từng hạng mục.

- Giao khoán công nhân và vật tư phụ, giao khoán vật tư nhân công máy.

Dù bất kỳ hình thức nào thì đơn vị nhận khoán đều phải giao khoán đến

người lao động. Thực hiện giao khoán đến người lao động sẽ nâng cao được ý thức

người lao động gắn trách nhiệm và quyền lợi của họ với nhau. Đây là cơ sở để tiết

kiệm vật tư tiền vốn trong thi công nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong Công ty.

3.2.5.2. Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng để giảm chi phí sản xuất

kinh doanh dở dang cho Công ty.

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 62: Khotailieu.com FUK98699

62

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Thực tế trong những năm qua, khối lượng sản phẩm dở dang của Công ty ( các

công trình xây dựng dở dang) luôn chiếm tỷ trọng lớn trong hàng tồn kho ( cuối năm

2009 chiếm 99,59%) cũng như vốn lưu động của Công ty. Nó đã làm ứ đọng một

lượng vốn không nhỏ của Công ty, đòi hỏi Công ty phải nhanh chóng có biện pháp để

đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, từ đó có thể giảm chi phí sản xuất kinh

doanh dở dang, tăng tốc độ luân chuyển vốn của công ty. Xuất phát từ tình hình thực tế

của Công ty trong năm qua, các giải pháp Công ty cần thực hiện trong thời gian tới là:

+ Đối với các công trình mà Công ty chưa thể tiếp tục thực hiện trong năm qua

do phải chờ chỉnh sửa thiết kế gây ứ đọng vốn:

- Công ty cần phải yêu cầu chủ đầu tư phải có trách nhiệm đền bù những tổn

thất do việc ngừng thi công tạo ra mà không phải do lỗi của công ty.

- Tích cực, chủ động, nhanh chóng cùng với chủ đầu tư nghiên cứu biện pháp

khác phục và đề xuất bản thiết kế mới để Công ty có thể tiếp tục thực hiện tiếp các

công trình tránh gây ứ đọng vốn lâu dài.

+ Đối với các công trình mà Công ty vẫn đang tiếp tục thực hiện thi công:

- Trong thiết kế công cần nắm bắt vững tình hình thị trường khu vực, các loại

vật tư hiện có...Tránh sử dụng loại nguyên vật liệukhông sẵn có làm cho công tác

chuẩn bị vật tư gặp khó khăn dẫn đến kéo dài thời gian thi công công trình....

- Công ty cần phải lập bảng tiến độ và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tiền, nguyên

vật liệu, máy móc thiết bị, nhân công, để đảm bảo tiến độ thi công theo kế hoạch.

- Công ty cần phải chọn lựa phương pháp thi công phù hợp ở các bước các công

đoạn, giai đoạn thi công khác nhau sao cho phù hợp với năng lực thi công của công ty

có thể huy động được ở từng thời điểm cũng như đặc điểm kỹ thuật của công trình. Các

phương pháo công ty có thể chọn như phương pháp thi công tuần tự, phương pháp thi

công gối tiếp hay phương pháp thi công song song. Điều này sẽ rút ngắn thời gian thi

công công trình cũng như tận dụng được tối đa năng lực của máy móc thiết bị của công

ty.

- Công ty cần tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các biện pháp thi công hiện đại, sử

dụng biện pháp thi công mới để rút ngắn thời gian thi công, mang lại hiệu quả kinh tế

cao như các phương pháp tiên tiến là Công nghệ thi công cốp pha leo, Công nghệ gia

công và lắp dựng kết cấu thép…mà công ty đã áp dụng thành công.

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 63: Khotailieu.com FUK98699

63

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

- Tiến hành nâng cao tay nghề cho công nhân cũng như có các chính sách đãi

ngộ và khen thưởng hợp lý để nâng cao năng suất lao động.

- Chú ý rằng, trong mọi biện pháp rút ngắn thời gian thi công công để giảm

lượng vốn ứ đọng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, thì công ty luôn phải đảm

bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng công trình, tránh làm ẩu, không đảm bảo chất lượng

công trình làm giảm uy tín của doanh nghiệp cũng như sẽ tốn một lượng tiền lớn cho

công tác bảo hành, bảo trì công trình, thậm trí phải đền bù thiệt hại, hư hại cho chủ đầu

tư.

+ Đối với những công trình đã hoàn thành:

- Công ty cần đẩy mạnh khâu xúc tiến thẩm định để có thể sớm bàn giao công

trình cho chủ đầu tư, từ đó có thể nhanh chóng thu hồi vốn.

- Để quá trình nghiệm thu diễn ra nhanh chóng, điều quan trọng nhất ở đây

là phải đảm bảo được chất lượng công trình xây dựng theo những điều khoản đã

thoả thuận với chủ đầu tư khi ký kết hợp đồng, tránh tình trạng công trình đã hoàn

thành nhưng không đảm bảo chất lượng nên không được chủ đầu tư nghiệm thu

mà yêu cầu khắc phục để đảm bảo dung chất lượng công trình như trong hợp đồng.

3.2.6. Quản lý chặt chẽ và nâng cao khả năng sinh lời vốn bằng tiền

Tại Công ty cổ phần xây dựng số 12, vốn bằng tiền đang chiếm tỷ trọng nhỏ

nhất (5,38%). Với tỷ lệ dự trữ vốn bằng tiền nhỏ như vậy, một mặt Công ty khó có thể

đối phó với những biến cố bất ngờ liên quan đến khả năng thanh toán, mặt khác Công

ty có thể bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh tốt .

Thực tế hiện nay, Công ty quản lý vốn tiền mặt chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.

Công ty chưa sử dụng phương thức quản lý mang tính khoa học nào để quản lý tiền

mặt. Điều đó đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền của công ty. Để giảm thiểu

rủi ro về khả năng thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền, đồng thời ngăn

ngừa các hành vi gian lận về tài chính trong nội bộ Công ty, Công ty nên thực hiện một

số biện pháp sau đây:

-Thứ nhất: Công ty cần xác định và quản lý lưu lượng tiền mặt một cách hợp lý.

Sau khi xác định được lưu lượng tiền mặt dự trữ thường xuyên, công ty nên áp dụng

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 64: Khotailieu.com FUK98699

64

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

những chính sách, quy trình sau để giảm thiểu rủi ro cũng như những thất thoát trong

hoạt động:

+ Số lượng tiền mặt tại quỹ giới hạn ở mức thấp chỉ để đáp ứng nhu cầu thanh

toán không thể chi trả qua ngân hàng. Ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp có tài khoản ngân

hàng. Thanh toán qua ngân hàng có tính minh bạch cao, giảm thiểu rủi ro gian lận, đáp

ứng yêu cầu pháp luật liên quan. Mặt khác, theo luật thuế giá trị gia tăng ( sửa đổi), có

hiệu lực từ ngày 01/01/2009, tất cả các giao dịch từ 20 triệu đồng trở lên nếu không có

chứng từ thanh toán qua ngân hàng sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu

vào.

+ Xây dựng quy trình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, bao gồm danh sách

các mẫu bảng biểu, chứng từ ( hợp đồng kinh tế, hóa đơn, phiếu nhập kho, biên bản

giao nhận…). Đưa ra quy tắc rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận liên

quan đến quá trình thanh toán để việc thanh toán diễn ra thuận lợi, chính xác.

+ Tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm, tách bạch vai trò của kế toán và thủ quỹ.

Có kế hoạch kiểm kê quỹ thường xuyên và đột xuất, đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế,

sổ quỹ với số liệu kế toán. Đối với tiền gửi ngân hàng, định kỳ đối chiếu giữa số dư sổ

sách kế toán của Công ty và số dư của ngân hàng để phát hiện kịp thời và xử lý các

khoản chênh lệch nếu có.

- Thứ hai: Công ty cần lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ nhằm dự kiến các khoản

thu và các khoản chi bằng tiền của Công ty trong kỳ tiếp theo và tìm biện pháp để tạo

ra sự cân bằng thu, chi bằng tiền nhằm đảm bảo thường xuyên có khả năng thanh toán.

Các bảng này được lập dựa vào kế hoạch doanh thu và kế hoạch đầu tư của Công ty

trong thời giản tới và tình hình thực tế trong năm vừa qua. Thông qua báo cáo lưu

chuyển tiền tệ Công ty tiến hành lập dự báo chi tiết cho nhu cầu vốn bằng tiền trong

năm tới, tìm ra các biện pháp để tạo ra sự cân đối.

- Thứ ba, khi đã áp dụng hiệu quả quy trình quản lý tiền mặt như trên, nhưng do

tính thời vụ của hoạt động xây dựng, Công ty có thể bị thừa tiền hoặc thiếu tiền mặt,

Công ty có thể áp dụng những biện pháp sau để cải thiện tình hình:

+ Biện pháp cần làm khi thiếu tiền mặt: đẩy nhanh tiến trình thu nợ, giảm số

lượng hàng tồn kho; giảm tốc độ thanh toán cho các nhà cung cấp bằng cách sử dụng

hối phiếu khi thanh toán hoặc thương lượng lại thời hạn thanh toán với nhà cung cấp;

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 65: Khotailieu.com FUK98699

65

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

bán các tài sản thừa không sử dụng; hoãn thời gian mua sắm và hoạch định lại các

khoản đầu tư; sử dụng dịch vụ thấu chi của ngân hàng hoặc vay ngắn hạn; sử dụng biện

pháp bán và thuê lại tài sản cố định.

+ Biện pháp cần làm khi thừa tiền mặt trong ngắn hạn: thanh toán các khoản

thấu chi; sử dụng hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn với điều kiện rút gốc linh hoạt; đầu tư

vào những sản phẩm tài chính có tính thanh khoản cao(trái phiếu chính phủ); đầu tư

vào cổ phiếu quỹ ngắn hạn.

+ Biện pháp cần làm khi thừa tiền mặt trong dài hạn: đẩu tư vào các dự án mới;

thanh toán các khoản vay dài hạn….

3.2.7. Trích lập các khoản và quỹ dự phòng theo quy định.

Kinh doanh trong cơ chế thị trường và sản phẩm của ngành xây lắp có

những đặc điểm riêng (công trình đã chuyển giao cho người mua quyền sở hữu nhưng

phải bảo hành với thời gian quy định của hợp đồng), những rủi ro biến động về giá cả,

tỷ giá ngoại tệ trong nền kinh tế có làm sai hỏng sản phẩm công trình trong thời hạn

bảo hành tác động ảnh hưởng đến bảo toàn vốn của công ty. Các khoản quỹ dự phòng

là nguồn để công ty chủ động trong việc bù đắp phần thiếu hụt khi gặp rủi ro. Để vốn

của công ty luôn được bảo toàn và phát triển trong mọi trường hợp có biến động về giá

cả, tỷ giá hoặc rủi ro thì công ty phải thường xuyên quan tâm trích lập các quỹ này với

mức ổn định và theo quy định hiện hành. Để thực hiện việc trích lập một cách hợp lý ta

đưa ra các biện pháp sau:

+ Với chi phí bảo hành và chi phí kinh doanh trong kỳ thì tiếp tục thực hiện

trích trước theo đúng tỷ lệ 2% trên giá trị công trình hoàn thành bàn giao theo quy định

của Nhà nước để có nguồn chi sửa chữa bảo hành.

+ Tăng mức trích khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi vào chi phí kinh doanh

để quỹ dự phòng các khoản phải thu khó đòi của công ty tương xứng hơn với quy mô

và rủi ro của các khoản phải thu để có thể giảm được thiệt hại các khoản nợ xấu gây ra

và đảm bảo an toàn về mặt tài chính cho công ty.

+ Tăng mức trích lập quỹ dự phòng tài chính của công ty từ lợi nhuận sau thuế

của những năm sau để nâng số dư của quỹ này lên theo mức quy định và tối đa không

vượt quá 25%.

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 66: Khotailieu.com FUK98699

66

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

+ Tăng mức trích lập quỹ trợ cấp mất việc làm 5%, tối đa không quá 6 tháng

lương từ nguồn lợi nhuận sau thuế để trợ cấp cho người lao động mất việc làm, có

nguồn chi cho đào tạo lại chuyên môn, tay nghề.

3.2.8. Chú trọng và quan tâm hơn nữa về công tác đào tạo nhân sự quản

trị tài chính.

Dù bất cứ ở môi trường nào, nhân tố con người vẫn được đặt lên hàng đầu.

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, người ta không chỉ cần có vốn,

công nghệ mà quan trọng hơn cả là con người. Đối với lực lượng CBCNV nói

chung, thực tế trong những năm qua, Công ty đã chú trọng phát huy nhân tố con

người, đội ngũ cán bộ được trẻ hoá, hàng năm Công ty đều có kế hoạch đào tạo

nâng cao trình độ của cán bộ quản lý, cũng như tay nghề của kỹ sư công nhân.

Tuy nhiên đối với các bộ tài chính, để đảm bảo phù hợp với quy mô phát

triển, cũng như vai trò huyết mạch của lĩnh vực tài chính doanh nghiệp trong công

ty thì, trong thời gian tới Công ty cần có những chính sách riêng và thực hiện một

số biện pháp sau:

+ Tuyển dụng thêm cán bộ tài chính có trình độ năng lực, cẩn thận, nhiệt tình

trong công việc, có tuổi đời phù hợp.

+ Chú trọng đào tạo cán bộ quản trị tài chính nâng cao chuyên môn nghiệp

vụ, để thực hiện tốt hơn nữa công tác tổ chức, quản lý, huy động và sử dụng vốn

đem lại hiệu quả như mong muốn.

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 67: Khotailieu.com FUK98699

67

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường, việc tổ chức, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn kinh

doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là vấn đề mang tính cấp bách, có ý nghĩa

sống còn đối với các doanh nghiệp. Bởi chỉ có tổ chức và sử dụng vốn lưu động tốt

mới góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận, tăng tích lũy,

giúp doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, trong thời gian qua, công ty

cổ phần xây dựng số 12 đã tích cực thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn lưu động. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đạt được, công ty cần chú

ý khắc phục một số tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động nhằm nâng

cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong thời gian tới.

Do trình độ và thời gian nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên bài luận văn của em

không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của

các thầy cô, các cô chú anh chị tại công ty để đề tài này thêm phần hoàn thiện và thiết

thực hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 01 tháng 5 năm 2010

Sinh viên

Nguyễn Văn Thắng

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Page 68: Khotailieu.com FUK98699

68

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính các năm 2006, 2007, 2008, 2009 của công ty cổ phần xây

dựng số 12.

2. Hệ thống sổ sách thống kê số liệu của công ty cổ phần xây dựng số 12.

3. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp – PGS.TS. Ngô Kim Thanh; PGS.TS. Lê

Văn Tâm. NXB ĐH Kinh tế Quốc dân 2008.

4. Tài chính doanh nghiệp. PGS,TS. Lưu Thị Hưong; PGS,TS. Vũ Duy Hào.

NXB ĐH Kinh tế Quốc dân 2007.

5. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Học viện tài chính. Chủ biên: PGS.TS.

Nguyễn Đình Kiếm; TS. Bạch Đức Hiển. NXB Tài chính 2008.

6. Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp – Học viện tài chính. Chủ biên:

GS.TS.Ngô Thế Chi; TS. Nguyễn Trọng Cơ. NXB Tài chính 2005.

7. Giáo trình Quản trị tài chính – Học viện Tài chính. Chủ biên: TS. Nguyễn

Đăng Nam; PGS.TS. Nguyễn Đình Kim. NXB Tài chính 2005.

8. Giáo trình thống kê doanh nghiệp – PGS. PTS Phạm Ngọc Kiểm. Nhà xuất

bản Thống kê năm 2008.

9. Giáo trình Marketing căn bản – GS.TS. Trần Minh Đạo. NXB ĐH Kinh tế

Quốc dân 2007.

10. Giáo trình Quản trị chiến lược – PGS.TS. Ngô Kim Thanh; PGS.TS. Lê Văn

Tâm. NXB ĐH Kinh tế Quốc dân 2008.

11. Một số trang web:

http://www.vinaconex12.com.vn

http://www.bloomberg.com

http://vneconomy.vn/ (Báo điện tử của Thời báo Kinh tế Việt Nam)

http://www.ktdt.com.vn/ (Báo điện tử của Báo Kinh tế & Đô thị)

http://www.kienthuckinhte.com/

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD