Khoa học: Lớp Bốn - myportal.dpsk12.org Documents/4th Science (HYSH... · bướm vẽ, và...

18
Khoa hc: Lp Bn Câu Hi Trng Tâm 1: Con ca tôi nên biết gì khi vào lp 4? Hc sinh lp bn cn hiu rng nghiên cu khoa hc dy trvthế gii tnhiên. Trvốn dĩ hiếu kvà có nhiu câu hi vsvn hành ca thế gii. Trtđộ tuổi ban đầu có thkhám phá thế gii xung quanh trvà miêu tnhng gì trquan sát thy. Khi lp ba, học sinh đã được hc thêm vcác loài sinh vật trong môđun Khoa Học Đời SỐng, được gọi là “Khám Phá Vòng Đời”. Học sinh nghiên cứu Triops, cây đậu hoa, bướm v, và bcánh cng. Trđã học được rằng động vt và thc vt phát trin qua nhiều giai đoạn, được gọi là vòng đời. Vòng đời này bao gm khi bắt đầu cuộc đời, ln lên, trưởng thành và sinh sản. Vòng đời này lp li tthế hnày đến thế hkhác để các loài động vt và thc vt ln lên và ging vi cha mca chúng. Trong môđun Khoa Học TNhiên, được gọi là “Khám Phá Hệ Thống Điện”, học sinh đã hc vmt mạch điện là đường dẫn điện. Nếu mạch điện được đóng lại, thì điện schy qua. Nếu mch mở, dòng điện skhông chy qua và thiết bđiện không hot động. Các công tắc được sdụng để đóng mở các mạch điện. Nguồn điện có thlàm nhiu thnhư làm đèn sáng, phát âm thanh và chuyển động. Trong môđun Khoa Học Trái Đất và Vũ Trụ, “Khám Phá Vật Thtrên Bu Trời,” học sinh đã học vmt tri, mt trăng và các ngôi sao có những vtrí trên bu tri mà trcó thquan sát và miêu tđược. Nhng vt thtrên bu tri này có các mô hình chuyển động hoc chuyển động biu kiến mà trcó thquan sát và miêu tđược cũng như sdụng để dđoán. Trái Đất là mt trong mt vài hành tinh xoay quanh mt tri, và mặt trăng xoay quanh Trái Đất. Cuối năm lớp ba, con ca bn phi có khnăng chỉ ra được rng trcó th: Quan sát và ghi chép sphát triển và trưởng thành ca Triops, cây đậu hoa, bướm vvà bcánh cng. Đặt câu hi vcác giai đoạn vòng đời của bướm vvà trli chúng thông qua skhám phá. Sdng các dliu thu thập được và các mô hình vòng đời để gii thích vvòng đời của động vt và thc vt. Sdng nhng dliu vcác thành viên gia đình để gii thích vvòng đời ca con người. Phân tích các ghi chép khám phá và viết bng chng hc hi cth. Nhn biết và trình bày các nhu cu của động vt và thc vật để tn ti trong môđun. So sánh các đặc điểm ca con cái với con trưởng thành ca nó. So sánh và tương phản các giai đoạn vòng đời ca các loi thc vật và động vt trong lp. Miêu tvòng đời của con người thông qua dán "phim" cá nhân. Sp xếp pin, dây điện, và bóng đèn sao cho bóng đèn chiếu sáng khi trquan sát cái gì hoạt động và cái gì không.

Transcript of Khoa học: Lớp Bốn - myportal.dpsk12.org Documents/4th Science (HYSH... · bướm vẽ, và...

Khoa học: Lớp Bốn

Câu Hỏi Trọng Tâm 1:

Con của tôi nên biết gì khi vào lớp 4? Học sinh lớp bốn cần hiểu rằng nghiên cứu khoa học dạy trẻ về thế giới tự nhiên. Trẻ vốn dĩ hiếu kỳ và có nhiều câu hỏi về sự vận hành của thế giới. Trẻ từ độ tuổi ban đầu có thể khám phá thế giới xung quanh trẻ và miêu tả những gì trẻ quan sát thấy. Khi ở lớp ba, học sinh đã được học thêm về các loài sinh vật trong môđun Khoa Học Đời SỐng, được gọi là “Khám Phá Vòng Đời”. Học sinh nghiên cứu Triops, cây đậu hoa, bướm vẽ, và bọ cánh cứng. Trẻ đã học được rằng động vật và thực vật phát triển qua nhiều giai đoạn, được gọi là vòng đời. Vòng đời này bao gồm khi bắt đầu cuộc đời, lớn lên, trưởng thành và sinh sản. Vòng đời này lặp lại từ thế hệ này đến thế hệ khác để các loài động vật và thực vật lớn lên và giống với cha mẹ của chúng.

Trong môđun Khoa Học Tự Nhiên, được gọi là “Khám Phá Hệ Thống Điện”, học sinh đã học về một mạch điện là đường dẫn điện. Nếu mạch điện được đóng lại, thì điện sẽ chạy qua. Nếu mạch mở, dòng điện sẽ không chạy qua và thiết bị điện không hoạt động. Các công tắc được sử dụng để đóng mở các mạch điện. Nguồn điện có thể làm nhiều thứ như làm đèn sáng, phát âm thanh và chuyển động. Trong môđun Khoa Học Trái Đất và Vũ Trụ, “Khám Phá Vật Thể trên Bầu Trời,” học sinh đã học về mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao có những vị trí trên bầu trời mà trẻ có thể quan sát và miêu tả được. Những vật thể trên bầu trời này có các mô hình chuyển động hoặc chuyển động biểu kiến mà trẻ có thể quan sát và miêu tả được cũng như sử dụng để dự đoán. Trái Đất là một trong một vài hành tinh xoay quanh mặt trời, và mặt trăng xoay quanh Trái Đất.

Cuối năm lớp ba, con của bạn phải có khả năng chỉ ra được rằng trẻ có thể:

Quan sát và ghi chép sự phát triển và trưởng thành của Triops, cây đậu hoa, bướm vẽ và bọ cánh cứng.

Đặt câu hỏi về các giai đoạn vòng đời của bướm vẽ và trả lời chúng thông qua sự khám phá.

Sử dụng các dữ liệu thu thập được và các mô hình vòng đời để giải thích về vòng đời của động vật và thực vật.

Sử dụng những dữ liệu về các thành viên gia đình để giải thích về vòng đời của con người.

Phân tích các ghi chép khám phá và viết bằng chứng học hỏi cụ thể.

Nhận biết và trình bày các nhu cầu của động vật và thực vật để tồn tại trong môđun.

So sánh các đặc điểm của con cái với con trưởng thành của nó.

So sánh và tương phản các giai đoạn vòng đời của các loại thực vật và động vật trong lớp.

Miêu tả vòng đời của con người thông qua dự án "phim" cá nhân.

Sắp xếp pin, dây điện, và bóng đèn sao cho bóng đèn chiếu sáng khi trẻ quan sát cái gì hoạt động và cái gì không.

Sắp xếp pin, dây điện và động cơ, quan sát kỹ động cơ quay tròn ở nhiều cách lắp ráp khác nhau.

Sử dụng các thiết bị kiểm tra mạch điện để kiểm tra nhiều đồ vật khác nhau, tìm hiểu xem cái nào có thể đóng mạch điện và ghi chép kết quả0.

Thể hiện kiến thức về mối liên hệ giữa pin, dây điện, bóng đèn và động cơ trong một mạch điện hoàn chỉnh.

Nhận biết các thành phần trong một hệ thống điện khiến bóng đèn chiếu sáng và động cơ quay được.

Giải thích cách các công tắc đơn giản đóng mở mạch điện như thế nào.

Kiểm tra nhiều đồ vật khác nhau để tìm hiểu xem cái nào có thể đóng mạch điện và giải thích cách sử dụng chất dẫn điện và chất cách điện.

Vẽ hình và đặt câu hỏi về hình dạng có thể của các vật thể trên bầu trời vào ban đêm ở những thời gian khác nhau trong ngày và trong đêm.

Quan sát vị trí của mặt trăng trên bầu trời ban ngày và ban đêm trong một tháng.

Quan sát vị trí và kích thước của bóng râm từ mặt trời, liên hệ những thay đổi đó với vị trí của mặt trời trên bầu trời.

Sử dụng các bản đồ ngôi sao đơn giản và làm bộ dò tìm ngôi sao để định vị các chòm sao cụ thể cũng như mô hình ngôi sao trên bầu trời ban đêm.

Miêu tả và ghi chép vị trí của mặt trời cũng như vị trí và kích thước của bóng râm ở những thời gian khác nhau trong ngày.

Sắp xếp chuỗi hình ảnh của các tuần trăng bằng những bằng chứng thu thập được từ quan sát và miêu tả các mô hình thay đổi hình dạng.

Miêu tả sự thay đổi vị trí của mặt trời, mặt trăng, và ngôi sao dựa vào những ghi chép và dữ liệu.

Tôi có thể làm gì để giúp con của tôi chuẩn bị học lớp 4?

Giúp trẻ nhớ những gì đã học ở lớp ba. Cho phép trẻ khám phá thêm về vòng đời. Cho phép trẻ đặt câu hỏi và dành thời gia nói về những gì trẻ thấy và làm. Xem lại "Khám Phá Vòng Đời" trước, hỏi về các khám phá của trẻ trong lớp Khoa Học Đời Sống. Đừng quên nhìn vào sổ ghi chép khoa học mà con bạn đem về nhà sau khi hoàn thành môđun này. Sổ ghi chép này là thành tích tuyệt vời và chỉ ra rằng con của bạn tiến bộ trong môn khoa học, thực hiện các khám phá đơn giản với các loài sinh vật khác nhau. Sổ ghi chép sẽ bao gồm các dữ liệu và sơ đồ cũng như những ghi chú dự án về Triops, cây đậu hoa, bướm vẽ và bọ cánh cứng. Sổ ghi chép cũng sẽ có những giải thích lập luận khoa học của trẻ bằng những khẳng định, bằng chứng và lập luận. Xem lại từ vựng trong môđun này bằng cách ghi chú các loài thực vật và động vật trong khu vực sinh sống. Đề nghị trẻ nói về những giai đoạn trong vòng đời của các loài sinh vật này. Chỉ ra em bé, trẻ em ở độ tuổi đi học, trẻ vị thành niên và người lớn. Nói về những giai đoạn trong vòng đời con người.

Từ vựng về Vòng đời của Động/Thực vật trưởng thành thay lông cái kén thụ phấn phát triển con mồi thụ phấn con nhộng nở trứng sinh sản ấp trứng giai đoạn ấu trùng

Lưu ý: Trường Denver Public Schools cung cấp những trang web này như là sự gợi ý tham khảo thêm nội dung và không chịu trách nhiệm về chất lượng hoặc nội dung cung cấp. Mở rộng việc học của trẻ bằng cách xem lại từ vựng về vòng đời và so sánh với sơ đồ Venn trong trang này:

http://gets.gc.k12.va.us/elementary/lifecycles/review.htm Vui học về vòng đời của nhiều loài động vật trên trang này:

http://images.search.yahoo.com/search/images?_adv_prop=image&fr=yfp-t-701-s&va=animal+life+cycles Nói với trẻ về vòng đời của các loài động vật và thực vật trên trang này:

http://images.search.yahoo.com/search/images;_ylt=A2KJke3XE3lP9moAUICJzbkF?p=plant and animal life cycles&fr=yfp-t-701-s&ei=utf-8&n=30&x=wrt&fr2=sg-gac&sado=1 Sau đây là câu chuyện về một vòng đời thú vị bao gồm một chặng đường di trú dài. Bướm chúa sống một phần đời ở Mỹ và một phần khác ở Mexico. Trang này cũng có các bức hình, sách để tải về và các bài học bằng tiếng Tây Ban Nha. Rất nhiều điều thú vị dành cho bạn và trẻ!

http://www.learner.org/jnorth/monarch/ Xem video tìm hiểu về giai đoạn ấu trùng của Bướm Vẽ.

http://link.brightcove.com/services/player/bcpid60716616001?bckey=AQ~~,AAAABCtdqqE~,SlJki0kLsZVjQOKUP1e42E3r7DCL8jBM&bclid=60327295001&bctid=71017603001 Quyển sách nhỏ trực tuyến này nói về loài giáp xác nhỏ Triop là một công cụ học tuyệt vời dành cho học sinh lớp 3, nhất là giai đoạn ngủ đông trong vòng đời của loài Triops!

http://triops.com/pdf/DLXbooklet.pdf Xem lại sổ ghi chép khoa học từ môđun này mà trẻ đã hoàn tất ở lớp ba, nhất là những lập luận giải thích khoa học thể hiện những suy nghĩ của trẻ. Đọc một vài quyển sách từ thư viện về các vòng đời:

Vòng Đời của Kiến của Trevor Terry Hạt giống và Cây con của Terry J. Jennings Vòng đời của Ếch của Paula Z. Hogan

Trong Khoa Học Tự Nhiên, con của bạn đã học về điện trong môđun gọi là “Khám Phá Hệ Thống Điện.” Trẻ có một trải nghiệm thú vị về việc dự đoán, tạo ra và quan sát các mạch điện làm bằng pin và dây điện. Trẻ làm cho bóng đèn thắp sáng! Bạn có thể giúp trẻ ở nhà bằng cách đề nghị trẻ chỉ ra những thiết bị nào cần phải có điện mới có thể hoạt động được. Đề nghị trẻ giải thích chức năng hoạt động của các công tắc đèn. Trao

đổi về các quy tắc an toàn khi làm việc với thiết bị điện. Sau đây là những gợi ý về những việc có thể làm cùng nhau để cải thiện việc học của con bạn. Trước tiên, hỏi về những khám phá của trẻ trong lớp học khoa học tự nhiên. Đừng quên xem lại sổ ghi chép khoa học mà con bạn đem về nhà sau khi hoàn thành môđun này. Sổ ghi chép này là thành tích tuyệt vời và chỉ ra rằng con của bạn tiến bộ trong môn khoa học, thực hiện các khám phá đơn giản với các loại mạch điện khác nhau. Sổ ghi chép sẽ bao gồm các dữ liệu và sơ đồ về mạch điện và động cơ cũng như những lập luận giải thích về suy nghĩ của trẻ về điện bằng những khẳng định, bằng chứng và luận điểm. Xem lại từ vựng trong môđun này.

Mạch điện khép kín và Công tắc

Từ Vựng về Hệ Thống Điện mạch điện: dòng điện trong mạch. mạch điện khép kín: mạch điện hình thành nên cuộn hoàn chỉnh để dòng điện có thể chạy qua và thiết bị hoạt động. chất dẫn điện: vật thể làm đóng mạch điện vì dòng điện dễ dàng truyền qua nó. dây tóc: một phần của bóng đèn chiếu sáng. mạch điện một phần: mạch điện không tạo thành một cuộn hoàn chỉnh nên dòng điện không thể chạy qua. chất cách điện: vật thể không làm đóng mạch điện vì dòng điện không thể truyền qua nó dễ dàng. mạch hở: mạch điện không tạo thành một cuộn hoàn chỉnh nên dòng điện không thể chạy qua. hệ thống: sưu tập các đồ vật cùng hoạt động để làm một việc nào đó.

Lưu ý: Trường Denver Public Schools cung cấp những trang web này như là sự gợi ý tham khảo thêm nội dung và không chịu trách nhiệm về chất lượng hoặc nội dung cung cấp. Trang này có phần xem lại các mạch điện khép kín. Cùng trẻ chơi trò chơi.

http://www.bbc.co.uk/schools/scienceclips/ages/6_7/electricity.shtml Để hoạt động trở nên thú vị hơn và thử thách hơn, hãy thực hiện theo các hướng dẫn sử dụng các vật liệu trong nhà để thiết kế một mạch điện cho phép dòng điện chạy qua khoảng ba feet đến chuông điện!

http://pbskids.org/designsquad/parentseducators/resources/electric_highway.html Bây giờ bạn đã thành thạo về cách tạo ra các mạch điện, cùng Sarah Jane từ Anh Quốc. Cô ấy cần một đặc vụ cho một nhiệm vụ đặc biệt. Trò chơi này có tính thử thách.

http://www.bbc.co.uk/schools/ks2bitesize/science/physical_processes/electrical_circuits/play.shtml

Trò chơi này giúp con bạn nhớ lại những vật liệu dẫn điện.

http://www.bbc.co.uk/schools/ks2bitesize/science/physical_processes/circuits_conductors/play.shtml

Học sinh lớp 4 biết được rằng điện là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hiện đại của chúng ta. Học về điều này rất thú vị. Nhưng là cha mẹ, bạn biết một điều quan trọn là phải tuân theo các quy định an toàn về điện. Đây là trang web đặc biệt dùng để giảng giải về 10 quy tắc an toàn về điện cơ bản dành cho trẻ em. Ngoài ra cũng có trò chơi đố chữ để thực hiện các biện pháp đề phòng an toàn trong và ngoài nhà.

http://www.alliantenergykids.com/PlayingItSafe/ElectricSafety/000552 Tất nhiên sách là một cách học thêm tuyệt vời về điện. Sau đây là một số gợi ý mà bạn có thể tìm thấy trong thư viện:

Khám phá điện của Rae Bains Mọi thông tin về điện của Marvin Berger Ý kiến tuyệt vời của Tom Edison của Jack Keller

Môđun “Khám Phá Vật Thể trên Bầu Trời” là một môn khoa học tuyệt vời dành cho lớp 3. Đây là một trải nghiệm tuyệt vời để có thể nghiên cứu về mặt trời, mặt trăng và ngôi sao. Bạn sẽ cùng nhau có những buổi thảo luận thú vị. Sau đây là những gợi ý về những việc có thể làm cùng nhau để cải thiện việc học của con bạn. Trước tiên, hỏi về những khám phá của trẻ trong lớp học khoa học. Đừng quên xem lại sổ ghi chép khoa học mà con bạn đem về nhà sau khi hoàn thành môđun này. Sổ ghi chép này là thành tích tuyệt vời và chỉ ra rằng con của bạn tiến bộ trong môn khoa học, thực hiện các khám phá đơn giản, và cũng trong kỹ năng luyện ngôn ngữ và học chữ.

Sổ ghi chép sẽ bao gồm các dữ liệu, bảng báo cáo, các sơ đồ và biểu đồ về mặt trời, mặt trăng, ngôi sao và hành tinh được nghiên cứu trong môđun này. Sổ ghi chép cũng sẽ có những giải thích lập luận khoa học của trẻ bằng những khẳng định, bằng chứng và lập luận. Ngoài ra, môđun này còn có những khái niệm cơ bản về Trái Đất. Những hoạt động đơn giản như ngắm ánh nắng mặt trời chiếu vào các cửa sổ khác nhau trong nhà của bạn khi nó di chuyển trong ngày cũng như cùng trẻ ngắm nhìn bầu trời về đêm sẽ là những trải nghiệm đáng nhớ đối với cả bạn và con của bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, thì trang web này thật tuyệt vời! Trang web bao gồm nhiều trò chơi, hoạt động, các sự kiện thú vị và nhiều nguồn thông tin. Nhấp vào Hệ Mặt Trời và tìm hiểu về mặt trời, các hành tinh và mặt trăng. Bạn cũng có thể tìm hiểu về các thiên thạch, các hành tinh nhỏ và mặt trung của các hành tinh khác. Cũng có một quyển Tự Điển Thiên Văn Học chuyên sâu.

http://kidsastronomy.com/ Các tuần trăng trong mỗi tháng trong năm có trên trang web này:

http://www.moonconnection.com/moon_phases_calendar.phtml Khi bạn ngắm nhìn bầu trời về đêm và bạn muốn biết thêm về những điều bạn đang thấy, hãy tìm hiểu trang web tạp chí Bầu Trời và Kính Viễn Vọng. Có một bức tranh về hình ảnh bầu trời vào mỗi đêm trong năm!

http://www.skyandtelescope.com/observing/ataglance Tìm hiểu thêm về mặt trời và chia sẻ một vài bức tranh tuyệt vời với con của bạn về ngôi sao lùn mặt trời trên trang web này:

http://www.skyandtelescope.com/search?searchKeywords=+the+sun Đưa con của bạn đến Cung thiên văn ở Viện Bảo Tàng Khoa Học và Thiên Nhiên. Có nhiều buổi biểu diễn tuyệt vời như "Cuộc Phiêu Lưu Vũ Trụ vào Hệ Mặt Trời" là một hành trình xuyên qua hệ mặt trời với các chi tiết cận cảnh tất cả các hành tinh. Trang này sẽ giúp bạn lập kế hoạch cho chuyến đi của mình:

http://www.dmns.org/planetarium/current-shows Trong thư viện có nhiều quyển sách nói về mặt trời, mặt trăng và các hành tinh. Sau đây là một số gợi ý:

Các Hành Tinh, Mặt Trăng và Ngôi Sao của Laura Evert Những tấm bưu thiếp từ Pluto: Hành trình của Hệ Mặt Trời của Loren Leedy Hành tinh nhỏ, Sao chổi và Sao băng của Gregory L. Vogt

Câu Hỏi Trọng Tâm 2:

Con của tôi sẽ học được những gì trong suốt năm học Khoa Học Tự Nhiên ở lớp 4? Học sinh lớp bốn sẽ học thêm về những đặc tính trong môđun Khoa Học Tự Nhiên, được gọi là “Khám Phá Đặc Điểm Vật Lý và Hóa Học”. Trẻ sẽ thực hiện nhiều nghiên cứu với năm chất đơn giản: muối, bột ngô, thuốc muối (baking soda), phèn và bột tan. Học sinh sẽ thu thập dữ liệu về đặc điểm của các chất và khám phá những đặc điểm này có thể được sử dụng như thế nào để nhận biết các chất. Thực hiện nhiều nghiên cứu khác nhau có liên quan đến việc quan sát và ghi chép các quan sát về các chất khô, khi thêm, trộn các chất với chất lỏng như nước, giấm, nước ép cải bắp đỏ và i-ốt. Trong khi khám phá năm chất này, trẻ sẽ tiếp tục ghi chép và vẽ sơ đồ trong sổ ghi chép khoa học. Việc ghi chép giúp học sinh làm sáng tỏ những suy nghĩ của mình và phát triển những lập luận hợp lý từ trải nghiệm của trẻ bằng các khẳng định, bằng chứng và lập luận.

Cuối môđun Khoa Học Tự Nhiên, con của bạn phải có khả năng chỉ ra được rằng trẻ có thể:

Quan sát những thay đổi, ghi chép và chia sẻ kết quả khi trộn từng mẫu bột với nước.

Quan sát và ghi chép phản ứng khi các bột và chất lỏng (nước, giấm, nước ép cải bắp đỏ, i-ốt) ở trong lớp được trộn với nhau.

Đặt câu hỏi và nghiên cứu tính hòa tan của hai loại bột (phèn và muối).

Nhận biết các đặc điểm của năm loại bột này và mối tương tác của từng loại bộ với nước, giấm, nước ép cải bắp đỏ và i-ốt.

So sánh các đặc điểm của năm chất bột trắng này và ghi chép các quan sát.

Nhận biết hàm lượng của hỗn hợp bột chưa biết bằng các dữ liệu từ các nghiên cứu trước, bao gồm cách hỗn hợp phản ứng với chất lỏng như thế nào.

Miêu tả tính hòa tan như là một đặc điểm của các chất và so sánh mức độ hòa tan của phèn và muối.

Từ Vựng về Khám Phá Đặc Điểm Vật Lý và Hóa Học nguyên tử: những hạt rất nhỏ tạo thành các chất.

hóa chất: chất có cấu tạo từ nhiều nguyên tử.

hóa học: ngành khoa học nghiên cứu giải đáp các câu hỏi về cấu tạo của các chất, cách kết hợp chúng lại với nhau và chúng có thể thay đổi như thế nào.

tinh thể: chất lắng dạng bột của một hóa chất sau khi chất lỏng bay hơi.

hòa tan: phá vỡ và hóa lỏng.

đặc tính: đặc điểm vật lý như hình dạng, cảm giác, âm thanh của một sự vật.

chất: một hợp chất hóa học đơn.

Câu Hỏi Trọng Tâm 2 tiếp theo:

Con của tôi sẽ học được những gì trong suốt năm học Khoa Học Trái Đất ở lớp 4? Học sinh lớp bốn sẽ học về những thay đổi xảy ra trên bề mặt Trái Đất qua các quá trình như phong hóa, xói mòn, trầm tích, và phun trào núi lửa. Hầu hết những thay đổi bề mặt Trái Đất này xảy ra rất chậm (xói mòn) hoặc rất nhanh (phun trào núi lửa) và khó có thể quan sát trực tiếp được. Vì lý do này, học sinh lớp bốn sẽ tạo những mô hình về đặc điểm của bề mặt Trái Đất để quan sát, miêu tả, và so sánh tác động của các quá trình này lên những bề mặt này. Trong bài một, học sinh sẽ xây dựng một mặt dòng chảy làm mô hình xói mòn do nước chuyển động đi xuống. Trẻ cũng phân tích một mô hình núi lửa để kiểm tra cơ sở của mình. Các em bắt đầu hình thành khái niệm về tính chất đứt gãy và kiến tạo bề mặt Trái Đất đang diễn ra cũng như nhận thấy rằng vật liệu đá được tái sinh. Vào cuối môđun này, học sinh lớp bốn cũng có khả năng miêu tả sự thay đổi bề mặt Trái Đất và biết rằng đó là điều tự nhiên hay do con người làm ra. Trẻ có thể miêu tả sự thay đổi đặc điểm, trước và sau khi cho biết điều gì gây nên sự thay đổi đó và liệu sự thay đổi đó là nhanh hay chậm. Trẻ nhận ra rằng bề mặt của Trái Đất thay đổi không ngừng. Trong khi khám phá những thay đổi bề mặt Trái Đất, trẻ sẽ tiếp tục ghi chép những dữ liệu, sơ đồ, và hình vẽ vào trong sổ ghi chép khoa học. Việc ghi chép giúp học sinh làm sáng tỏ những suy nghĩ của mình và phát triển những lập luận hợp lý từ trải nghiệm của trẻ bằng các khẳng định, bằng chứng và lập luận.

Cuối môđun Khoa Học Trái Đất, con của bạn phải có khả năng chỉ ra được rằng trẻ có thể:

Đặt câu hỏi về các vật liệu trái đất.

Nêu ý kiến về những gì gây ra sự thay đổi cấu trúc đá.

Thực hiện khám phá đơn giản.

Nhận biết các mô hình giúp các nhà khoa học giải thích được một vài dạng phong hóa.

Đề xuất các cách sử dụng mô hình của các nhà khoa học0.

Nhận biết và miêu tả các khái niệm về phong hóa, xói mòn và trầm tích cũng như đặc điểm vật lý phát sinh (hẻm núi và núi).

Nhận biết rằng cát di chuyển theo gió.

Biết rằng đá có thể bị vỡ (phong hóa) bởi các hạt do gió đem đến.

Nhận biết rằng các vật liệu trái đất di chuyển xuống dưới. Đặc biệt dọc theo các đường dốc đứng.

Nhận biết rằng nước di chuyển từ các cao độ cao hơn xuống các cao độ thấp hơn trên bề mặt Trái Đất.

Nhận biết rằng các dòng chảy làm thay đổi bề mặt Trái Đất và làm xói mòn các vật liệu trái đất.

Liên hệ sự chuyển động của các vật liệu trong mặt dòng chảy với các thay đổi lâu dài do các dòng chảy tác động lên bề mặt Trái Đất.

Sử dụng các dữ liệu để xây dựng các lập luận giải thích hợp lý.

Câu Hỏi Trọng Tâm 2:

Con của tôi sẽ học được những gì trong suốt năm học Khoa Học Đời Sống ở lớp 4? Học sinh lớp bốn sẽ học thêm về các loài động vật và thực vật trong môđun Khoa Học Đời Sống, được gọi là “Khám Phá Hệ Sinh Thái”. Hệ sinh thái là một tập hợp các loài sinh vật (cộng đồng) và không phải là sinh vật (môi trường) tương tác với nhau. Thông qua các mối tương tác này, năng lượng từ mặt trời chuyển qua hệ này từ thực vật đến động vật. Sinh vật phân hủy và các vật liệu không phải sinh vật (vật chất) được tái sinh thông qua chuỗi thức ăn. Để hiểu rõ về những tương tác này, học sinh sẽ thực hiện các nghiên cứu và quan sát các loài thực vật và động vật trong lớp, trong cộng đồng sinh sống và trên băng video. Học sinh sẽ học về các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, kiểm tra các vòng sinh trưởng và tái tạo lại các tương tác giữa con hươu và các nguồn tài nguyên (thức ăn, nước, nơi ở, và không gian trong hệ sinh thái rừng). Học sinh sẽ dựa vào những gì các em biết về nhu cầu tồn tại của thực vật và động vật từ các môđun trước: “Khám Phá Động Vật và Nhu Cầu Của Chúng” và “Khám Phá Thực Vật.” Với việc học cả ở trong lớp và trong khu vực sinh sống về các mối quan hệ trong hệ sinh thái, trẻ sẽ phát triển kiến thức đánh giá về tính đa dạng và phức tạp của thế giới tự nhiên.

Từ Vựng về sự Thay Đổi Trái Đất trầm tích: khi các vật liệu trái đất được chuyển xuống (hoặc rớt xuống) sau khi chúng bị di chuyển do xói mòn. xói mòn: sự chuyển động (hoặc mang đi) vật liệu trái đất đến một vị trí mới. lưu lượng kế: dụng cụ khoa học dùng để đo nước chảy qua dòng nhanh như thế nào. máng dẫn nước: một công cụ khoa học dùng để đo tốc độ và độ sau của nước khi nước chảy qua nó. lượng tải dòng chảy: một lượng đất, đá và cát mà dòng nước có thể mang theo. đường phân nước: vùng đất xung quanh phần nước chính từ nơi nước chảy vào phần nước chính.

phong hóa: tất cả các quá trình làm đá vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ hơn.

Trong khi học về sinh thái, học sinh sẽ thực hành các kỹ năng quan trọng đối với các nhà khoa học, như thực hiện quan sát cẩn thận, ghi chép chính xác các quan sát trong sổ ghi chép khoa học, viết các lập luận giải thích khoa học (khẳng định, bằng chứng và luận chứng) và chia sẻ ý kiến để hiểu biết thêm.

Cuối môđun Khoa Học Đời Sống, con của bạn phải có khả năng chỉ ra được rằng trẻ có thể:

Đặt câu hỏi và ghi chép các câu hỏi về các hệ nghiên cứu bên trong và bên ngoài.

Quan sát, miêu tả, và ghi chép bằng chứng cho thấy rằng các thành phần sinh vật và không phải sinh vật trong các hệ thống bên trong và bên ngoài tương tác với nhau.

Sử dụng các công cụ thích hợp như kính lúp cầm tay để kiểm tra bộ phận tiêu biểu của cây và xác định chiều rộng của vòng sinh trưởng bằng thước đo hệ mét.

Sử dụng các dữ liệu để miêu tả mối quan hệ giữa kích thước của đàn hươu với nguồn tài nguyên có sẵn.

Vẽ đồ thị minh họa dữ liệu từ trò chơi "Oh Deer" và sử dụng các đồ thị để giải thích những thay đổi trong đàn hươu theo thời gian.

Nhận biết các thành phần sinh vật và không phải sinh vật cũng như mối tương tác trong hệ sinh thái trong phim video, hệ thống nghiên cứu bên trong và bên ngoài.

Nhận biết những thay đổi mà mọi sinh vật gây ra cho môi trường của chúng và nêu rõ những mối lợi và nguy hại.

Miêu tả mối tương tác của cây với môi trường.

Miêu tả mối tương tác trong chuỗi thức ăn và mạng lưới thức ăn về dòng năng lượng từ mặt trời.

So sánh đối chiếu các loại sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy trong ba hệ sinh thái.

Giải thích lý do tại sao mặt trời nên được bao gồm trong mỗi chuỗi và mạng lưới thức ăn.

Sử dụng chuỗi và mạng lưới thức ăn để trình bày mối tương tác giữa các thành phần sinh vật và không phải sinh vật của các khu vực nghiên cứu bên trong và bên ngoài.

So sánh trò chơi "Oh Deer" và kết quả công trình của các nhà sinh thái học nghiên cứu và các quần thể động vật trong hệ sinh thái.

Tạo các mô hình hệ sinh thái như bố trí theo kiểu lập thể và tranh ảnh lớn, miêu tả mối tương tác giữa các thành phần sinh vật và không phải sinh vật.

Từ Vựng về Khám Phá Hệ Sinh Thái sinh vật tiêu thụ sinh vật sử dụng thức ăn và/hoặc những sinh vật khác mà sinh vật sản xuất làm ra.

sinh vật phân hủy: sinh vật phá hủy xác thực vật và động vật chế và đưa chúng trở về lại với đất.

khô hạn: không có mưa hoặc mưa rất ít trong một thời gian dài.

nhà sinh thái học: nhà khoa học nghiên cứu các mối tương tác giữa sinh vật và các loài không phải sinh vật ở mọi nơi.

hệ sinh thái: mọi sinh vật và không phải sinh vật trong một khu vực nào đó tương tác với nhau.

chuỗi thực phẩm: biểu đồ các sinh vật theo thứ tự mà mỗi loài sinh vật sử dụng tổ như là một nguồn thức ăn.

mạng lưới thực ăn: biểu đồ của các chuỗi thức ăn chồng chất.

tương tác: hành động theo người khác.

sinh vật phù du: những loài thực vật và động vật rất nhỏ sống trong nước.

sinh vật sản xuất: các loài sinh vật có thể tạo thức ăn cho riêng chúng.

Câu Hỏi Trọng Tâm 3:

Làm thế nào tôi theo dõi sự tiến bộ và việc học của con tôi trong năm học? Tôi có thể sử dụng những nguồn thông tin nào để làm điều này? Môđun “Khám Phá Đặc Điểm Vật Lý và Hóa Học” là một môn khoa học tuyệt vời để chia sẻ với con của bạn. Đây là một trải nghiệm thú vị cho phép thực hiện những dự đoán, sau đó kiểm tra các phản ứng khác nhau. Ở nhà bạn có thể giúp trẻ bằng cách tiếp tục khám phá những chất màu trắng khác nhau như đường và bột. Để tìm hiểu một trong những đặc tính của đường, đề nghị trẻ cho bạn xem một vài bài kiểm tra trong lớp mà trẻ đã làm. Ví dụ: nước có thể hòa với đường. Chuyện gì xảy ra? Làm nước bay hơi. Chuyện gì xảy ra? Mỗi khám phá đều cho thấy đặc tính của đường. Bạn có thể thử với các vật liệu khác trong nhà. Đó có thể là 7-Up, giấm và bột nổi. Có lẽ bạn nên mặc áo cũ hoặc đeo tạp dề khi bạn làm các thử nghiệm hóa học ở nhà. Sau đây là những gợi ý về những việc có thể làm cùng nhau để cải thiện việc học của con bạn.

Trước tiên, hỏi về những khám phá của trẻ trong lớp học khoa học tự nhiên. Đừng quên nhìn vào sổ ghi chép khoa học mà con bạn đem về nhà sau khi hoàn thành môđun này. Sổ ghi chép này là thành tích tuyệt vời và chỉ ra rằng con của bạn tiến bộ trong môn khoa học, thực hiện các khám phá đơn giản với các chất khác nhau. Lập luận giải thích của trẻ về các phản ứng sẽ rất thú vị khi những dữ liệu được sử dụng để hỗ trợ cho các khẳng định và trẻ nêu lên luận điểm để liên kết các khẳng định và bằng chứng. Sổ ghi chép sẽ bao gồm các dữ liệu và sơ đồ về các đặc tính của năm chất: muối, bột ngô, thuốc muối (baking soda), phèn và bột tan. Xem lại từ vựng trong môđun này.

Hóa học là một môn khoa học cố gắng giải đáp các câu hỏi về nguồn gốc của các vật liệu, cách chúng kết hợp với nhau như thế nào, và cách chúng thay đổi như thế nào. Do mỗi vật liệu trên thế giới đều làm từ hóa chất, nên lớp học không phải là nơi duy nhất mà con của bạn có thể học về hóa học. Nhà của bạn cũng có nhiều bài học hóa học. Hãy dành một ít thời gian nhìn xung quanh nhà và chỉ cho con của bạn tất cả các bằng chứng hóa học. Trong phòng tắm, con có thể nhìn thấy đồ trang điểm của mẹ, kem đánh răng, xà phòng và dầu gội đầu. Tất cả những sản phẩm này đều được phát triển từ kiến thức hóa học. Khi mẹ giặt đồ, chất tẩy được phát triển từ hóa học. Khi con chơi ngoài trời, con thoa kem chống nắng hoặc sản phẩm khác được phát triển từ hóa học. Trong phòng bếp, hóa học đóng một phần rất lớn trong việc chuẩn bị bữa ăn. Thức ăn trải qua một quá trình chuyển biến hóa học khi nấu chín. Nướng bánh cũng liên quan đến hóa học. Một lượng quá nhiều hay quá ít thành phần cũng bắt đầu các phản ứng cần thiết trong nướng bánh. Con không muốn có một chiếc bánh sinh nhật bằng phẳng! Biết được hóa học hoạt động như thế nào sẽ giúp con hiểu rõ hơn về các quy trình phức tạp đằng sau những điều đơn giản nhất.

Cùng nấu ăn và cho con bạn nhìn thấy hóa học khi làm Kool Aid, bánh tráng miệng, mì Ý, mì ống và pho-mát, trứng, v.v.

Lưu ý: Trường Denver Public Schools cung cấp những trang web này như là sự gợi ý tham khảo thêm nội dung và không chịu trách nhiệm về chất lượng hoặc nội dung cung cấp.

Cùng trẻ vui học hóa học ngay trong phòng bếp của bạn! Sử dụng trang này để làm nổi bọt trào ra khỏi đồ đựng của nó. Cũng có phần giải thích tại sao bánh lại phồng lên. Bạn có biết rằng thật ra bánh là một lớp bọt rắn không?

http://scifun.chem.wisc.edu/HomeExpts/FIZZFOAM.html Sau đây là một vài thử nghiệm hóa học thú vị trong phòng bếp. Tạo một ngọn núi lửa bằng thuốc muối và giấm, tạo nước thổi bong bóng đầy màu sắc tuyệt đẹp và các hạt pha lê bằng đường tuyệt đẹp, ăn được bằng các cách từ trang này:

http://www.life123.com/parenting/education/chemistry/chemistry-for-kids.shtml Con của bạn có thể thích thử nghiệm với axít và base bằng nước ép bắp cải đỏ như là một phần mở rộng của môđun này.

http://scifun.chem.wisc.edu/HomeExpts/ACIDBASE.html Trong môđun này, con của bạn đã có một vài trải nghiệm với những thay đổi có thể đảo ngược và không thể đảo ngược. Bây giờ hãy cùng trẻ chơi một trò chơi và tìm hiểu thêm về những thay đổi có thể đảo ngược và không thể đảo ngược. Trong trò chơi này, bạn sẽ kiểm tra xem điều gì xảy ra cho các chất khác nhau. Tìm hiểu xem chất nào hòa tan trong nước và chất nào phản ứng với nhiệt.

http://www.bbc.co.uk/schools/scienceclips/ages/10_11/rev_irrev_changes.shtml Một trò c hơi khác có liên quan đến những thay đổi có thể đảo ngược và không thể đảo ngược mà con của bạn đóng vai chính là một đặc vụ đang cố gắng bảo vệ viên pha lê Saint Helena. Trò chơi này rất thú vị và đầy kịch tính. Trò chơi được thực hiện bằng tiếng Anh Anh Quốc.

http://www.bbc.co.uk/schools/ks2bitesize/science/materials/changes_materials/play.shtml Bill Nye-Một Nhà Khoa Học có một cách khác thêm đường vào nước trong bản dùng thử tại nhà có tên gọi là Hole-y Water. Ông nhấn mạnh vào các nguyên tử và phân tử cũng như cấu trúc của chúng. Một sự giải thích tuyệt vời về các phân tử và nguyên tử dành cho con của bạn.

http://www.billnye.com/for-kids-teachers/home-demo-details/ Trong thư viện có nhiều quyển sách về các Đặc Điệm Vật Lý và Hóa Chất. Sau đây là một số gợi ý:

101 Điều ngạc nhiên về khoa học: Những thử nghiệm thú vị với các vật liệu hàng ngày của Roy Richards

Thử nghiệm hóa học của Helen J. Challand Icky Squishy Science của Sandra Markle

Môđun “Khám Phá Sự Thay Đổi Trái Đất” là một môn khoa học tuyệt vời để chia sẻ với con của bạn. Đó là một trải nghiệm thú vị, bạn có thể sử dụng các mô hình, xem hình, thực hiện các nghiên cứu và đọc các câu chuyện về những thay đổi bề mặt Trái Đất. Ở

nhà, bạn có thể giúp trẻ bằng cách tiếp tục thực hiện các nghiên cứu thú vị. Giúp trẻ tìm kiếm những ví dụ về các quá trình địa chất như xói mòn, trầm tích và sự chuyển động của dòng nước trong khu vực sinh sống hoặc trong cộng đồng để trẻ có thể so sánh những gì đã xảy ra trong lớp với thế giới tự nhiên. Đề nghị trẻ chia sẻ với bạn khám phá bia mộ. Cùng trẻ tạo ra một mô hình bia mộ bằng cách kết dính các viên đường. Cho nước nhỏ giọt trên đó để trình bày hiện tượng phong hóa của đá. Sau đây là những gợi ý về những việc có thể làm cùng nhau để cải thiện việc học của con bạn. Trước tiên, hỏi về những khám phá của trẻ trong lớp học Khoa Học Trái Đất. Đừng quên nhìn vào sổ ghi chép khoa học mà con bạn đem về nhà sau khi hoàn thành môđun này. Sổ ghi chép này là thành tích tuyệt vời và chỉ ra rằng con của bạn tiến bộ trong môn khoa học, thực hiện các khám phá đơn giản có liên quan đến sự thay đổi Trái Đất. Sổ ghi chép cũng bao gồm các dữ liệu và sơ đồ về sự thay đổi bề mặt của Trái Đất với các hiện tượng phong hóa, xói mòn và trầm tích. Xem lại từ vựng trong môđun này. Gió thổi, mưa rơi, và thậm chí con người đi bộ cũng làm cho núi và đá bị nứt và vỡ. Một trong những lực xói mòn mạnh nhất là nước lạnh. Thử tiến hành thí nghiệm đơn giản này với con của bạn thể hiện sức mạnh của nước lạnh.

http://www.billnye.com/for-kids-teachers/home-demo-details/

Chuyến Xe Buýt Kỳ Diệu E38 Đá Cuộn Tròn. Video này cũng nói về hiện tượng xói mòn nước và miêu tả nước mạnh hơn đá rất nhiều.

http://video.search.yahoo.com/search/video;_ylt=A0S00M13bHtPdWIAjzv7w8QF?p=free+magic+school+bus&b=21&tnr=20

Các lục địa là một phần của các mảng vỏ trái đất lớn. Và đại dương chuyển động trên bề mặt chúng. Do các mảng chảy qua các vỏ bị chảy, nên đảo, đại dương và toàn bộ các lục địa cũng di chuyển theo! Đôi khi bạn có thể cảm nhận các mảng vỏ này di chuyển khi chúng va chạm vào nhau. Đó là động đất, như Bill Nye nói trong bản Home Demo này.

http://www.billnye.com/for-kids-teachers/home-demo-details/ Giúp trẻ liên kết những điều được học trên lớp với thế giới tự nhiên. Khi bạn đi lanh quanh trong khu vực sinh sống, nếu có một cơn gió nhẹ thổi qua, hãy đề nghị trẻ miêu tả bất kỳ bằng chứng nào mà trẻ có về tác động của gió. Trẻ có thể nói về cây cối, lá cờ, cây trồng, v.v. nhưng thường trong những cơn gió bão, bạn có thể cảm thấy cát bắn vào mặt bạn. Nhắc trẻ nhớ rằng gió có thể làm gãy vỡ nhiều thứ làm bằng đá sau một thời gian dài. Một nơi khác để trải nghiệm gió thổi đem theo cát là trong hộp cát ở sân chơi. Đến sân chơi dành cho trẻ nhỏ để trực tiếp thấy điều này. Nhìn vào các tòa nhà, bức tượng, vỉa hè, tường chắn trên đường cao tốc. Những cấu trúc này làm bằng gì? Chúng có thể trông như thế nào trong nhiều năm nữa? Khi bạn đi trên xe, hãy chỉ cho trẻ thấy các địa hình như sông hồ, núi, hẻm núi. Hỏi bây giờ chúng trôi như thế nào và sau này chúng có thể trông như thế nào. Tập trung chú ý vào những đặc điểm tự nhiên để nhắc trẻ nhớ về sự thay đổi liên tục nhưng chậm của bề mặt Trái Đất.

Bài hát này thể hiện về sự thay đổi bề mặt Trái Đất và lịch sử của sự thay đổi này.

http://www.kidsknowit.com/educational-songs/play-educational-song.php?song=The Face of the Earth Thực hiện theo các hướng dẫn trên trang này để thực hiện thử nghiệm về xói mòn với con của bạn.

http://www.kidsgeo.com/geology-for-kids/0081-erosion-experiment.php Sự khác nhau giữa xói mòn và phong hóa được làm rõ trong bài viết này với những bức tranh tuyệt đẹp làm ví dụ.

http://www.kidsgeo.com/geology-for-kids/0060-weathering.php Trang này giải thích sự xói mòn bởi các quá trình nước và bao gồm những thông tin về đường phân nước. Những bức tranh tuyệt vời cũng giúp giải thích rõ ràng cho trẻ.

http://www.kidsgeo.com/geology-for-kids/0076-drainage-basins-watersheds.php Trang này giải thích về núi lửa.

http://kids.discovery.com/games/build-play/volcano-explorer Trang này có tất cả những điều bạn muốn biết về núi lửa với các trò chơi, câu đố và tranh ảnh.

http://volcano.oregonstate.edu/oldroot/kids/index.html Có nhiều lực thiên nhiên làm thay đổi bề mặt Trái Đất, nhưng con người cũng gây ra một vài thay đổi. Trong lớp, con của bạn đã học về Đập Glen Canyon và những tranh luận xung quanh kết cấu của nó. Hãy thực hiện một chuyến tham quan đập này và đọc về nó trên trang này. Hỏi ý kiến của trẻ về đập này.

http://www.desertusa.com/gc/gcd/du_glencaydam.html Trong thư viện có một vài quyển sách hay mà trẻ có thể có thêm thông tin về chủ đề thay đổi trái đất thú vị này.

Những hòn đá kể chuyện của Sidney Horenstein Trái Đất thay đổi của Keith Lye Khám phá quá khứ của Mike Corbishley

Môđun “Khám Phá Hệ Sinh Thái” là một môn khoa học tuyệt vời để chia sẻ với con của bạn. Đây là một trải nghiệm tuyệt vời để nghiên cứu về sự tương tác của các động thực vật ở những nơi khác nhau như thế nào và các sinh vật sống tương tác với những loài không phải sinh vật sống như thế nào, các loài không phải sinh vật sống tương tác với các loài không phải sinh vật sống khác như thế nào. Học sinh có thể khám phá và tóm tắt nhiều mối quan hệ tương tác với các hệ sinh thái khác nhau và mở rộng kiến thức của mình về thế giới tự nhiên. Trong lớp, học sinh phân tích các mối liên kết giữa các nguồn tài nguyên và các loại sinh vật sống trong đầm lầy nước mặt, rừng rồi và rừng

mưa nhiệt đới. Học sinh lớp bốn đã được xem phim video có các thông tin về các hệ sinh thái khác nhau: sa mạc Sonoran, đầm cây bách, dải san hô, thảo nguyên vùng cực, thành phố, cánh đồng cỏ ngắn, thảo nguyên Châu Phi và rừng Núi Đá. Giúp trẻ mở rộng những điều đã học bằng cách khuyến khích trẻ xem những chương trình về thiên nhiên trên truyền hình như những chương trình đặc biệt Địa Lý Đất Nước, Thiên nhiên, Nova và những chương trình khác thường miêu tả mối tương tác trong các hệ sinh thái. Sau đây là những gợi ý về những việc có thể làm cùng nhau để cải thiện việc học của con bạn. Trước tiên, hỏi về những khám phá của trẻ trong lớp học Khoa Học Đời Sống. Đừng quên nhìn vào sổ ghi chép khoa học mà con bạn đem về nhà sau khi hoàn thành môđun này. Sổ ghi chép này là thành tích tuyệt vời và chỉ ra rằng con của bạn tiến bộ trong môn khoa học, thực hiện các khám phá đơn giản trong các hệ sinh thái khác nhau. Sổ ghi chép cũng bao gồm các dữ liệu, sơ đồ, bảng và biểu đồ về các mối tương tác của các thành phần sinh vật và không phải sinh vật cũng như những lập luận giải thích mang tích khoa học bằng các khẳng định, bằng chứng và luận chứng. Xem lại từ vựng trong môđun này với trẻ để nhắc trẻ nhớ những gì đã học trong môđun này. Đề nghị trẻ kể cho bạn biết về một hệ sinh thái mà trẻ quan tâm.

Đưa con của bạn đến Sở thú Denver. Trong lớp, trẻ đã được học về rừng mưa nhiệt đới nên trẻ sẽ thích thú tham quan hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới trong phần Những Khám Phá Nhiệt Đới này. Những Khám Phá Nhiệt Đới cũng có một vài hệ sinh thái thủy sinh bao gồm: đầm lầy cây bách, dải san hô, đầm lầy đước và đầm lầy. Viện Bảo Tàng Khoa Học và Thiên Nhiên có các bố trí theo kiểu lập thể tuyệt đẹp miêu tả các loài động vật và thực vật sinh sống trong những hệ sinh thái khác nhau trên thế giới. Viện Bảo Tàng và Sở Thú là những nguồn thông tin tuyệt vời về mối tương tác của thực vật, động vật và các loài không phải sinh vật ở những nơi khác nhau trên Trái Đất. Lưu ý: Trường Denver Public Schools cung cấp những trang web này như là sự gợi ý tham khảo thêm nội dung và không chịu trách nhiệm về chất lượng hoặc nội dung cung cấp. Hồ Cá Downtown Denver có một vài hệ sinh thái thủy sinh rất hay với 500 loài từ khắp nơi trên thế giới để bạn có thể cùng xem với trẻ. Hãy dành thời gian trong phần rừng mưa nhiệt đới. Bạn cũng có thể vuốt ve một con cá đuối có gai độc trong hồ giao tiếp!

http://denveraquarium.info/

Có một trò chơi mang tính thử thách về dải san hô ngầm. Dải san hô là một hệ sinh thái đặc biệt mà các nhà sinh thái học trên thế giới rất quan tâm. Tìm hiểu thêm về các loài động vật và chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái rất quan trọng này.

http://www.bbc.co.uk/nature/blueplanet/webs/flash/main_game.shtml Một nơi khác mà bạn nên đến xem là Hồ Bluff. Trung Tâm Thiên Nhiên này là một vùng thiên nhiên rộng 123 mẫu gần Sân Bay Quốc Tế Stapleton cũ. Hồ Bluff có một cái hồ rộng chín mẫu và nhiều dốc núi cao bao bọc xung quanh rất yên tĩnh, thoát khỏi sự náo nhiệt ồn ào của thành phố. Họ có một lễ Kỷ Niệm Ngày Trái Đất rất lớn vào Tháng Tư. Tìm hiểu thêm từ trang này:

http://blufflakenaturecenter.org/ Hồ Barr là Công Viên Tiểu Bang, nơi những chú chim đại bàng làm tổ mỗi năm. Cũng có một trung tâm thiên nhiên, một đường mòn đi bộ và một trạm quan sát động vật hoang dã để bạn và con của bạn có thể tận mắt nhìn thấy nhiều mối quan hệ tương tác giữa các loài sinh vật và các loài không phải sinh vật trong hệ sinh thái.

http://www.parks.state.co.us/Parks/BarrLake/Pages/BarrLakeHome.aspx Công Viên Chatfied State và Reservoir rất nổi tiếng với nhiều hệ sinh thái đa dạng. Những chú diệc màu xanh sống trong công viên này cùng với nhiều loài động vật khác và nhiều loài thực vật khác.

http://www.ohranger.com/co/chatfield/poi Trải Nghiệm Động Vật Hoang Dã tại Parker là một nơi trưng bày được gọi là Colorado Profiles. Nơi trưng bày này tập trung vào ba hệ sinh thái chính của Colorado: núi đỉnh bằng, núi và đồng bằng.

http://www.thewildlifeexperience.net/showcase/programs--events/permanent-exhibits/55502 Khu vực sinh sống của bạn cũng là một hệ sinh thái. Hãy đi dạo. Tìm kiếm các loại thực vật, động vật, và các loài không phải sinh vật khác nhau xung quanh bạn. Lưu ý xem có cỏ mọc trong các khe nứt trên vỉa hè hay không. Có cỏ dại mọc trong vườn hay trong bãi đất trống hoặc trên sân chơi không? Đề nghị trẻ cho bạn biết tại sao trẻ lại nghĩ rằng mỗi một loài khác nhau có liên kết với loài khác, cả sinh vật và những loài không phải sinh vật. Đừng quên rằng nước, không khí, đất và những cấu trúc do con người tạo ra cũng được kết nối với nhau. Sau khi đi dạo, trẻ sẽ nhận thấy rằng hệ sinh thái tồn tại ngay trong khu vực sinh sống của trẻ và biết thêm về thế giới bên ngoài có thể là một hoạt động thú vị. Có nhiều dạng hệ sinh thái khác nhau. Trang này trình bày nhiều dạng hệ sinh thái. Nhấp vào một vài hệ sinh thái để phóng lớn chúng và cho trẻ kể cho bạn nghe về sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ cũng như sinh vật phân hủy.

http://images.search.yahoo.com/search/images?_adv_prop=image&fr=yfp-t-701-s&va=ecosystems+for+kids

Cho trẻ giải thích về chuỗi thức ăn/mạng lưới thức ăn trong những hình này. Trong lớp trẻ biết được rằng mọi sinh vật trong một chuỗi hoặc một mạng lưới thức ăn tùy thuộc vào thực vật và cuối cùng là mặt trời để cung cấp thức ăn cho chúng.

http://images.search.yahoo.com/search/images?_adv_prop=image&fr=yfp-t-701-s&va=food+chains+and+food+webs Trang Địa Lý Quốc Gia này có một đoạn phim hoạt hình ngắn giải thích về chuỗi thức ăn.

http://magma.nationalgeographic.com/ngexplorer/0309/quickflicks/ Chuyến Xem Buýt Kỳ Diệu Gặp Gỡ Đội Quân Phân Hủy là một bộ phim video nói về sự phân hủy, một phần rất quan trọng trong thiên nhiên vì đó là một quy trình tái sinh tự nhiên. Hãy xem và tìm hiểu!

http://video.search.yahoo.com/search/video;_ylt=A2KLqIQo33xPQR8Avsf7w8QF;_ylu=X3oDMTBrOTlpOGs3BHNlYwNzZWFyY2gEdnRpZANWMTE2?p=magic+school+bus+meets+the+rot+squad&ei=utf-8&n=21&tnr=20 Video Chuyến Xe Buýt Kỳ Diệu này được gọi là “Chuyến Xe Buýt Kỳ Diệu Bị Ăn Thịt”. Bộ phim miêu tả chuỗi thức ăn đại dương và những mối liên kết giữa tảo nước ngọt và bánh mì kẹp cá ngừ. Cô Frizzle đề cập đến việc quan sát, mà đó chính là điều mà trẻ làm trong lớp học khoa học. Có một quyển sổ ghi chép khoa học trong bộ phim video này mà trẻ sử dụng để ghi lại các báo cáo của mình. Cuối phim, trẻ sẽ trình bày một điều khẳng định quan trọng – mọi chuỗi thức ăn đều bắt đầu từ thực vật!

http://video.search.yahoo.com/search/video;_ylt=A2KLqIJb33xP5GQApnL7w8QF;_ylu=X3oDMTBrOTlpOGs3BHNlYwNzZWFyY2gEdnRpZANWMTE2?fr2=sg-gac&p=magic school bus gets eaten&ei=utf-8&n=21&tnr=20 Trò chơi này giải thích về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các sinh vật trong một hệ sinh thái:

http://www.bbc.co.uk/schools/scienceclips/ages/10_11/interdependence_fs.shtml Có nhiều trò chơi và hoạt động trên các trang này:

http://www.wartgames.com/themes/science/habitats.html

http://www.wartgames.com/themes/science/biomes.html Bạn cũng có thể mượn nhiều quyển sách hay từ thư viện:

Khám phá Hồ Thủy Triều Đại Dương của Jeanne Bendick Ăn tối dưới tia nắng: Chuỗi thức ăn và mạng lưới thức ăn của Phyllis S. Busch

Những đứa trẻ thành thị và những sinh vật thành thị của Janet Weir Roberts và Carole Huelbig