Không th nào quên-1tuyhathuquan.com/PDF/UBL_TRUYEN_KY.pdf*Ý thơ Kahlil Gibran (1883-1931)...

236
Không thể nào quên-1

Transcript of Không th nào quên-1tuyhathuquan.com/PDF/UBL_TRUYEN_KY.pdf*Ý thơ Kahlil Gibran (1883-1931)...

  • Không thể nào quên-1

  • Không thể nào quên-2

    Đường binh lửa là đường vào đất chết

    Bao hy sinh thầm lặng giữa nhớ quên

    Là ranh giới tử sinh bất cập

    Những oan khiên không biết nhường ai

    Đành ghi lại những gì còn nhớ

    Là những điều không được phép quên

    Như rượu tạ chiêu hồn tưởng tiếc

    Những chiến binh đã ngã xuống một

    thời.

  • Không thể nào quên-3

    VĂN NGHỆ TỰ DO ẤN HÀNH

    Truyện Ký

  • Không thể nào quên-4

    LỜI MỞ

    …Là một quân nhân

    nửa đời cầm súng, nay

    thử sức mình cầm bút,

    viết tản mạn, viết lan

    man viết như để tự nhắc

    mình luôn cố gắng

    đứng dậy sau mỗi lần

    vấp ngã hay bị đẩy ngã

    thì cũng phải nhìn

    người, nhìn đời bằng

    ánh mắt bao dung để:

    Cám ơn đời mỗi sáng mai thức dậy

    Ta có thêm ngày mới để yêu thương*

    Có như vậy mọi thách thức sẽ được hóa giải bởi vì đó

    là “ta đã tự thắng ta”. Chính là điều người viết luôn tâm

    niệm như kinh nhật tụng.

    Đây cũng là một hình thức khai ngộ hai chữ “buông

    bỏ”, mà không nhất thiết phải đắm chìm trong thiền định vì

    khi đã “ngộ” thì gánh nặng trên vai đời sẽ là phù vân tự tụ

    tự tan.

    Ut Bạch Lan cẩn bút

    *Ý thơ Kahlil Gibran (1883-1931)

  • Không thể nào quên-5

    Thay lời tựa

    NƯƠNG GIÓ DÙ HOA GỞI Ý TÌNH

    Xin hãy nhìn vinh quang của người lính từ mặt trái

    của chiếc huân chương. Đẳng cấp càng cao thì hệ lụy càng

    nhiều bởi vì từ ngàn xưa:

    Nhất tướng công thành vạn cốt khô! (UBL)

    Vì vậy, viết lại chuyện quá khứ nhất là thời quân ngũ:

    - Không khó nếu còn nhớ được dưới lăng kính chân tâm

    - Rất khó nếu không vượt qua được chính mình để viết thật

    từ chuyện thật.

    Thói đời xưa nay mấy ai chịu “vạch áo cho người xem

    lưng” hay “Tốt khoe xấu che” là chuyện thường tình

    Và càng khó hơn nữa vì:

    Ai không muốn chắp thêm cánh, mang thêm hia, đội thêm

    mão cho chính mình để “tự sướng” bất chấp dư luận và sự

    thật. Thậm chí không sợ đắc tội với người đã khuất cũng

    đồng nghĩa với khinh mạn, coi thường nhân chứng sống.

  • Không thể nào quên-6

    Nên tất cả những hồi ký, bút ký, tự thuật từ những nhân

    vật tiếng tăm, danh vang một thời ở bất kỳ lãnh vực nào, đã

    tự viết hay nhờ viết và vì những niềm riêng nên vẫn

    không qua được vòng xoay quán tính tự kỷ. Không những

    thế đôi khi còn khép bớt cửa, ngăn sự thật, tô thêm màu cho

    những hào quang giả tưởng. Khác gì những báo cáo thắng

    thua sau trận chiến thì thường là “phe địch chết nhiều hơn

    phe ta.” Hoặc sự tháo chạy vì một lý do náo đó lại được

    ngụy trang dưới cụm từ hoa mỹ: di tản chiến thuật.

    Những điều này thường xẩy ra vì nhu cầu trấn an tâm

    lý binh sĩ, quần chúng nên còn có thể tạm chấp nhận.

    Nhưng, nếu đã là hồi ký, bút ký…muốn có giá trị lịch

    sử và sẽ trở thành tài liệu để đời thì nhất thiết phải nói thật

    viết thật cả xấu lẫn tốt, thành công lẫn thất bại của người và

    việc trong cùng không gian và thời gian xẩy ra sự việc đang

    nói tới.

    Là một chuyện kể thì tác giả phải vô tư.

    Là một bút ký thì phải xuôi dòng theo trình tự diễn biến.

    Lá một hồi ký phải ghi rỏ mốc thời gian nhất định và xuất

    xứ của nguồn tư liệu.

    Từ trước đến nay hầu như tất cả các tác giả viết về các thể

    loại trên đều không tránh khỏi khuyết điểm đã nêu cũng chỉ

    vì vị ngã.

    Tập Truyện ký này không phải là tạp ghi vì nhất quán

    như một xâu chuổi vô hình xuyên suốt từ trang đầu đến

    trang cuối vẫn là chuyện buồn vui của một người lính chưa

    đánh đã thua trong tức tưởi. Nhưng chưa hề trách ai mà chỉ

    tự trách mình. Đó là cái dũng của người thua cuộc.

    Dẫu vẫn biết quá khứ là tro tàn nhưng dưới lớp tàn tro

    hòn than luôn còn đỏ. Dẫu biết cần quên, quên hết, buông

    bỏ, để “Tâm bình cho thế giới bình.”

    Nhưng với người lính lưu vong chân chính thì vui

    thay, vẫn có những điều chắc chắn không thể nào quên. Đó

    là tình quân ngũ và lại càng không thể nào quên những

  • Không thể nào quên-7

    thuộc cấp đã cùng chia lửa thậm chí hy sinh tính mạng cho

    tổ quốc trường tồn. Không quên lính tức là không quên

    nước

    Đó lá cái uy vũ bất năng khuất của một quân nhân đã biết

    tự thắng để chỉ huy dẫu cho là chỉ huy “chính mình”

    Ngoài kia nắng chiều đã nhạt, trang cuối bản thảo tập

    truyện ký “Không thể nào quên” vừa khép lại.Cùng lúc mở

    cửa cho chút gió thoáng vào, ly bia chưa cạn mà đã muốn

    say vì những con chữ vẫn như đang khiêu vũ trước mắt tôi.

    Những trang viết gợi nhớ ân tình và kỷ niệm với “đàn em”

    mà cũng có thể gọi là “đàn anh” một thời quân ngũ, lần

    lượt hiện lên như những thước phim quay chậm đang hiển

    hiện trước mắt tôi. Đang ơi ới! Gọi nhau từ những ngày đầu

    ra trận. Cũng có thể đang gọi nhau từ chỗ mà “nhân gian

    chưa hề biết tới!”

    Thương quá đi thôi! phải không?

    Đích thân Sầu nữ Út Bạch Lan?

    Những trang sách lật qua, những con chữ thô mộc,

    những lời kết thẳng thừng, chân chất còn ở lại. Như vậy đã

    chính là một khẳng định “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” thì cần

    gì một lời giới thiệu nâng cánh cho một cánh dù đã bao lần

    tự mình bay qua biển lửa.

    Túy Hà

    Chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Nam Hoa Kỳ

  • Không thể nào quên-8

    KHẮC KHOẢI ĐƯỜNG VĂN

    “Gom lại tình thơ nhặt hoa trên đầu súng” là những bài

    viết ngắn không đoạn kết dành riêng cho góc thi văn của

    những người một thời là lính. Để mãi nhớ những người đã

    hy sinh tuổi thanh xuân và nhiệt huyết của mình cho sự tồn

    vong của dân tộc. Tác giả muốn lưu lại như một kỷ niệm

    khó quên trong đời nên đã hiệu đính, hệ thống hóa theo

    diễn tiến thời gian thành Tập Truyện ký này. Có thể có sự

    sai sót trong suy niệm nhớ và quên, mong đượng lượng thứ.

    Tâm cảm

    Thơ thẩn tuổi già cho qua ngày đoạn tháng, cho thanh thản

    tâm thần.

    Hai ba thế hệ kế tiếp của anh em chúng ta sinh ra trong

    chiến tranh, nhưng lại là thế hệ bất phùng thời. Chiến tranh

    kết thúc nhưng đâu đó vẫn còn vương nặng một nỗi uất

    nghẹn của những người lính nay đã già của miền Nam thất

    trận. Tất cả như một màn kịch mà diễn viên hay nói đúng

    hơn là chúng ta, những người lính trận đang ở tuổi thanh

    xuân đầy mộng mơ hoa bướm. Người lính trận đối diện với

    cái chết, cái sống thật, nên khi gãy súng họ cầm bút thì họ

    cũng viết thật, không trau chuốt cầu kỳ hoa mỹ như những

    hàn lâm học sĩ. Ở đâu đó tôi có đọc:

    băng đạn cuối chìm rơi khi qua sông

    người lính mệt nhoài nằm ngủ

    đầu dựa gốc đa

    hàng bình vôi trắng răng cười cợt

    thép súng khô dầu bụi nước hoen

    có phải hòa bình vừa nở một bông hoa

    nở giữa tình yêu và tiếng hát…

    (Thi Vũ tháng 1.1973 – Thơ Tình Của Người Lính)

  • Không thể nào quên-9

    Họ là lính nên ai cũng viết rất chân thật về tâm trạng của

    mình qua sự lo âu, thương xót, phẫn nộ và bi ai trong lúc

    đang đối mặt với tử thần. Lo âu vì nơi quê nhà xa xăm

    không biết gia đình vợ con họ ra sao, thương xót vì những

    bạn đồng đội lần lượt ngã gục trên chiến trường...và họ đã

    làm thơ rất thật:

    em mắt nghìn thu xanh cỏ biếc

    ta lên rừng thắm ngủ chiêm bao

    vòng tay thần thánh xa biền biệt

    ta gặp nhau mà vẫn nhớ nhau

    *em nhớ ta hay ta nhớ em?

    từng đêm lặn lội giữa bưng biền

    ta qua Hậu Nghĩa ngày mưa xám

    róc vỏ thân chàm ta viết tên

    năm tuổi chiến trường xuôi vạn lý

    núi sông biết mặt đứa phong trần

    yêu em ta bỗng thành thi sĩ

    thơ lính hào hoa vỗ súng ngâm…

    (Chiêm Bao – Tôn Nữ Kim Phượng)

    Họ phẩn nộ bi ai là vì chiến tranh đã giết chết tuổi thanh

    xuân của họ, cho dù nay phần lớn tuổi đã già nhưng những

    hình ảnh chinh chiến ngày xưa vẫn cứ ngỗn ngang trong

    tâm trí của họ. Ðó cũng là lý do xuân tết xưa nay luôn được

    thi nhân ưu ái trong thi ca nhưng với lính thì ngày nào cũng

    như mọi ngày, vất vả cơ cực tới cái mức không còn ai khổ

    hơn. Cho nên với họ lấy gì vui để mà Xuân hay Tết như

    người lính Vũ Hoàng qua bài thơ “Mưa Xuân Ngoài Biên

    Khu”

    hãy uống cạn cho lòng vơi nỗi nhớ

    rượu chất đầy: nón sắt bình đông

    người lấy rượu đốt men xuân càng nồng

    ta say khướt để quên đời dưới đó

  • Không thể nào quên-10

    dẫu là xuân hay hạ đông gì cũng thế

    bởi quanh năm ta với rượu: đôi bạn già

    (tiễn thằng bạn vừa mất ta nốc đầy cốc rượu

    mừng kẻ nhập đàn ta lại cụng ly)…

    Hay bài thơ "tết" của người lính trận sau đây:

    bó gối trong căn hầm tránh đạn

    chia nhau một cốc cà phê đen

    hít dăm ba điếu quân tiếp vụ

    ấy tết cô đơn của lính quèn

    rừng vẫn viễn miên buồn ủ rũ

    gục đầu tắm đạn pháo thương đau

    chim rừng cũng bỏ đàn về núi

    để mặc chinh nhân vạn cổ sầu…

    (Xuân Chiến Ðịa – Phong Nhân Hoài)

    Thân phận và hiện hữu là hai mộng ước mà người lính trận

    nào cũng canh cánh bên lòng. Vì vậy nó đã chắp cánh

    thành thơ đậu trên đầu súng, đầy ắp trong chiếc ba lô và

    chan chứa khắp mặt đất để đôi khi xuất khẩu thành thơ:

    "Vất mẩu thuốc cuối cùng xuống giòng sông mà lòng phơi

    trên kẽ đá..."

    Nhờ vậy mà người lính mới phần nào phôi pha cái ranh

    giới tử sinh trước mắt. Nỗi nhớ của người lính khác hẳn với

    những tình cảm thừa mứa nơi chốn hậu phương vì ở đây

    con người có nhiều thời gian để mà yêu hờn ghét giận như

    “ôm em trong tay mà nhớ em những ngày sắp tới”

    Nghe mà đau cho lính trận xa nhà…

  • Không thể nào quên-11

    VÕ BỊ NGÀY ẤY – BÂY GIỜ

    Chuyện của Võ Bị là chuyện dài vô cùng tận, nói hoài

    không hết. Sau gần nửa thế kỷ khi có dịp gặp lại nhau, dành

    nhau kể lại suốt sáng canh thâu không có đoạn kết. Cần viết

    bài về Võ Bị, chỉ cần hút vài điếu thuốc, nhắm vài hớp bia

    là từ ký ức hay tiềm thức tự từ đâu ùa dập tới như thác

    nước vỡ bờ, mà cái chuyện "lờ quờ" trong tám tuần sơ khởi

    Tân Khóa Sinh thì buồn cười nhất và không bao giờ quên

    được. Quên hay không biết mà ăn nói lạng quạng trật lất

    trớt quớt, nhỡ mà người khác nghe được thì sẽ được tặng

    ngay cái mũ "Võ Bị Dõm".

    Tôi đến phi trường Liên Khương trưa ngày 10/12/1965

    trên chiếc vận tải cơ Caribu của Không Đoàn 33 cất cánh

    lúc 10 giờ sáng tại Tân Sơn Nhất. Khung trời và hình ảnh

    đồi thông vi vút của vùng cao nguyên Đà Lạt này chẳng xa

    lạ gì với tôi, nhưng một vài cảm giác là lạ len lén vào hồn

    lần này, đưa tôi vào những cảm nghĩ vu vơ không diễn đạt

    được. Lần này không phải đi du lịch hè như những năm

    trước, mà lần này là "Xếp Bút Nghiên Theo Việc Binh

    Đao". Ngày sau sẽ ra sao nào ai biết, chỉ biết rằng thôi đã

    giã từ trường xưa bạn cũ, đã vẫy tay chào hàng phượng vĩ

    rực đỏ với tiếng ve sầu vang rền mỗi độ hè về. Bước vào

    phòng tiếp đón phi trường, những bộ quân phục mát mắt

    (Jaspé) của Sinh Viên Sĩ Quan Đà Lạt (VSQĐL) cùng với

    những gương mặt nụ cười vui tươi niềm nở chào đón

    những tên tóc dài còn mùi áo thư sinh...Ôi sao nó "dễ

    thương" chi lạ !!! Nghĩ bụng chắc vài hôm nữa mình cũng

    được như vầy, rồi một ngày nào đó tốt nghiệp một mai

    vàng sáng chói trên ve áo, mặc Jaspé về vinh quy bái tổ. Ba

  • Không thể nào quên-12

    (3) chiếc GMC chở chúng tôi qua thác Cam Ly, vào thành

    phố mộng mơ, rồi rẽ hướng về Chi Lăng, Hồ Than Thở, và

    chúng tôi xuống xe còn cách cổng Nam Quan vài trăm mét,

    được hướng dẫn lên Câu Lạc Bộ Nhữ Văn Hải ăn uống giải

    lao trước khi "nhập trường".

    Nhìn về phía xa xa bên trái, những building nằm thoai

    thoải trên đồi hiền hòa thơ mộng và đầy tương lai hứa hẹn.

    Vào đến Câu Lạc Bộ (CLB) ngó qua ngó lại không thấy

    "mấy ông lịch lãm tươi vui" lúc đón ở phi trường nữa, mà

    chỉ thấy mấy ông đội mũ nhựa giày bóng láng cón, tay cầm

    "gậy ngắn" sắc mặt nghiêm nghị đi tới đi lui, ân cần hỏi

    han nhưng thiếu vắng nụ cười như mấy ông đón ở phi

    trường. Tôi chỉ gọi một ly cà phê sữa đá cùng với hơn chục

    mạng ngồi chung bàn, tôi với tay ngoắc ngoắc một "ông đội

    mũ nhựa" đang đứng gần để hỏi trỏng:

    - Có chỗ nào đi vệ sinh không?

    Ông chỉ tay về phía sau từ tốn trả lời:

    - Dạ có...ở trong kia.

    Nghe tiếng trả lời "dạ có" sao mà lịch lãm lễ phép thế

    này....đã quá...đã quá. Nửa tiếng đồng hồ sau, một giọng

    nói sang sảng vang lên từ cửa ra vào câu lạc bộ:

    - Tất cả các anh chuẩn bị làm lễ nhập trường phía bên

    dưới kia. Nhớ theo lời chỉ dẫn của các cán bộ tân khóa

    sinh.

    Ở một khoảng sân rộng trước cổng trường, giữa câu

    lạc bộ và Hội Quán Sinh Viên Sĩ Quan (SVSQ) có một

    cái bục cao khoảng bằng đầu người, tôi không nhớ có bao

    nhiêu ông mũ nhựa, nhưng cỡ khoảng năm sáu chục người

    đứng loanh quanh ở đó. Chúng tôi chờ gọi tên từng người,

    phân nhóm và lần lượt đứng sắp hàng trước bục, trên bục là

    một ông mũ nhựa quần áo xếp ly thẳng băng, tay cầm cây

    gậy ngắn có hai ba gạch đỏ gì đó. Chúng tôi được phân ra

    làm tám (8) nhóm, mỗi nhóm có 34-35 người, trước mỗi

    nhóm đứng là 3 ông đứng trước ba hàng dọc xoay lưng về

    phía chúng tôi, trước ba ông này là một ông cũng cầm gậy,

  • Không thể nào quên-13

    trước mấy ông này là năm (5) ông khác trên vai áo có hai

    ba hình thoi màu đỏ, chẳng hiểu là cấp bậc hay chức vụ gì,

    nhưng ánh mắt, nét mặt ông nào ông nấy trông không có

    một chút cảm tình nào. Ông đứng trên bục đôi mắt sắc như

    dao cạo, liếc qua liếc lại đảo mấy vòng mới từ từ lên tiếng :

    - Tôi là SVSQ Nguyễn Hữu Chỉnh Khóa 21, đang kiêm Tiểu

    Đoàn Trưởng Đợt 1 Tân Khóa Sinh Khóa 22 xin có lời

    chào mừng và đón tiếp Tân Khóa Sinh Khóa 22. Hiện giờ

    các anh vẫn còn là những sinh viên dân sự và các anh đang

    đứng trước Cổng Nam Quan, cổng Trường Võ Bị Quốc Gia

    Việt Nam (VBQGVN), các anh sẽ trở thành "Tân Khóa Sinh

    K22" sau khi các bước qua khỏi cổng Nam Quan này. Chúc

    các anh dồi dào sức khỏe...

    Nghe sao mà nó đã cái lỗ nhĩ, chỉ còn năm ba phút

    nữa mình là SVSQ Đà Lạt, ăn mặc bảnh bao, sức khỏe dồi

    dào, bắp thịt chân tay sạm nắng rắn chắc như mấy ổng. Hà

    hà hà...vài tháng sau cô đào đang học đệ nhị Trung Học

    Thiên Phước (Tân Định) lên thăm chắc là mê mẫn tâm

    thần, rồi tôi sẽ dẫn nàng ra đồi thông hai mộ để nàng khe

    khe hát"nếu em không là người yêu của lính...". Nghe tiếng

    của ông nào đó hô lớn "đằng sau...quay" thì thấy cái ông

    đứng trước hàng của tôi quay lại và nhỏ nhẹ "các anh theo

    tôi...", giật mình tỉnh giấc mơ hoa, tôi chạy theo mấy người

    đi trước bước qua cổng Nam Quan. Hai bên cổng có hai

    ông "Lính" gác sao mà ăn mặc đẹp thế, bộ quần áo kaki

    vàng thẳng nếp, hai bên vai có hai cái gù đỏ lòng thòng, mũ

    có quai trắng choàng qua cằm, mắt trừng trừng ngó thẳng,

    thoạt nhìn giống như hai pho tượng. Chà...mình chọn đúng

    đường rồi, vào đây không phải lo cơm trưa chiều nữa mà

    được học hành làm quan trong khung cảnh uy nghiêm sang

    nhã chẳng khác nào Hoàng Gia có ngự lâm quân gác cổng

    đón tiếp. Niềm sảng khoái dâng trào đó kéo dài có vài chục

    thước từ chỗ tập họp qua khỏi cổng trường.

    Những tiếng hét tiếng la như mở hết volume, những

    gương mặt đằng đằng sát khí, những cặp mắt đổ l̉ửa hận

  • Không thể nào quên-14

    thù như từ muôn kiếp trước...các anh chạy theo tôi, chạy

    nhanh lên, cứ tưởng rằng chạy về doanh trại của mình cũng

    rán gân cổ chạy theo, có khi còn chạy qua mặt mấy ông mũ

    nhựa nữa, vì tôi là cầu thủ bóng tròn của Ngôi Sao Gia

    Định và đá banh từ lúc còn để chỏm. Nhưng than ôi !!! Con

    đường dài chạy hoài không tới, chỉ thấy va li túi xách vất

    ngỗn ngang rải rác dọc đường, có kẻ không kham nỗi đoạn

    đường phải bò, bò không nổi nữa thì trườn, trườn không

    nỗi phải lăn xuống mương nhúng sình. Riêng tôi, tôi vẫn

    chạy, vì tôi là dân ghiền đá banh, cho nên tôi cứ chạy hoài,

    chạy càng nhiều càng tốt, cuối cùng có một ông mũ nhựa

    chặn tôi lại và hét lớn: "anh kia đứng lại trình diện tôi". Mẹ

    bà! Tôi có biết trình diện là cái khỉ mốc gì, mấy thằng bạn

    tôi có qua khóa "quân sự học đường" còn biết chút đỉnh,

    còn tôi thì bù trất. Tôi đứng lại và liếc mắt nhìn trên ngực

    áo của ông, có bảng tên đen chữ trắng là Nguyễn Văn Bình

    E21, trên vai áo có hình chữ nhật nền đỏ và một gạch trắng

    nằm ngang, tay cầm cây gậy trắng, tôi đang thở hổn hển

    hỏi:

    - Tôi đứng lại rồi, anh có gì muốn chỉ bảo.

    Niên Trưởng Nguyễn Văn Bình E21 lúc này là Đại Đội

    Trưởng Tân Khóa Sinh Đại Đội E 22 (ĐĐT TKS ĐĐ/E22).

    Khi nghe tôi hỏi, Niên Trưởng Bình cười gằn và nói:

    - Tôi cho anh biết, kể từ giờ phút này anh đang nằm dưới

    đôi tay sinh sát của tôi. Tôi là cán bộ TKS ĐĐE của anh,

    quân xử thần tử, thần bất tử bất trung, anh có nghe rõ

    chưa. Tôi và các cán bộ khác ra lệnh cho anh làm cái gì thì

    phải làm cái đó, tuyệt đối thi hành mệnh lệnh, không

    được thắc mắc, nếu không thi hành xem như mang tội "bất

    tuân thượng lệnh" thì sẽ mang vali trở ra phi trường về lại

    với gia đình ngay tức khắc...anh nghe rõ chưa...

    Tôi chỉ gật đầu và sau này mới biết là khi cán bộ TKS hỏi

    mình rõ chưa thì phải há mồm thật lớn và trả lời "Rõ" thật

    to, nếu không đúng tiêu chuẩn thì mang tội "Khi Quân".

    Niên Trưởng Bình ĐĐT TKS K22 từ tốn nói tiếp :

  • Không thể nào quên-15

    - Thôi, anh ra sân phụ một vài người cùng trung đội 15 của

    anh, khiên hay cõng mấy người đang nằm la liệt "bất tri hà

    sự" lên phòng theo sự hướng dẫn của các Trung Đội

    Trưởng TKS của các anh. Nhớ là tuyệt đối nghe lệnh của

    những người hướng dẫn anh.

    Người hướng dẫn chúng tôi là Niên Trưởng Hồ Bạch

    Liên E21, đang kiêm Trung Đội Trưởng Trung Đội 15 ở

    lầu ba. Về tới phòng của tôi có thêm một thằng TKS22 nữa

    ở chung, chưa biết tên biết tuổi của nó thì có lệnh tập họp

    trước sân cỏ, lại phải chạy xuống cầu thang ba bậc tam cấp,

    chưa biết sắp hàng, chưa biết cách xưng hô, chưa biết cách

    trình diện, chưa biết cách nghiêm nghỉ chào tay, phải mất

    gần 30 phút để học và tập các động tác này để chờ xe đón

    đi lãnh quân trang quân dụng. Thủ tục lãnh quân trang

    xong, xe chở về lại doanh trại với cái sacmarin

    nặng oằn vai, lại phải chạy tiếp. Chạy tới phòng hớt tóc để

    ngâm nga "Lan đành cắt tóc đi tu để mặc Điệp khóc hu hu

    ngoài đường...". Được lệnh bỏ túi quân trang vào phòng,

    trở ra hành lang lầu ba Đại Đội E tập họp để học bài học vở

    lòng, nghiêm nghỉ chào tay. gập càm ba ngấn, không được

    đi mà phải chạy dù là đi vệ sinh, chạy nép một bên dọc

    hành lang, phải nghiêm chỉnh chào tay khi gặp khóa đàn

    anh dù là lúc đang chạy, học cách ăn cơm, cách cầm đũa

    chén, mắt ngó thẳng, càm gập ba ngấn v/v và v/v...cuối

    cùng nghe tiếng Trung Đội Trưởng hô lớn...

    - Các Anh có nghe rõ chưa???

    - Rõ

    - Tôi không nghe gì cả. 50 cái nhảy xổm.

    Cứ thế mà chỉ vì "cái tội" tôi nghe không rõ của Trung

    Đội Trưởng, mà sau đó thêm hai lần 50 chục cái hít đất

    nữa, đi chân vịt đến cuối hành lang và bò trở lại. Thằng

    Hùng Mập vừa bò vừa thì thầm bên tai tôi nói nhỏ, nhưng

    mắt vẫn nhìn thẳng phía trước "mẹ...biết vào đây khổ như

    thế này tao đếch thèm vào". Được lệnh cho trở về phòng

    tắm rửa và thay quân phục với cái đầu trọc lóc, bộ đồ tác

  • Không thể nào quên-16

    chiến rộng thùng thình, mũ lưởi trai tròng lên đầu sụp

    xuống mắt gần tới sóng mũi, một giờ đồng hồ sau đó sẽ có

    lệnh tập họp để đi ăn tối đúng 6 giờ chiều. Đúng sáu giờ

    chiều còn đang ở trong phòng, tôi nghe tiếng văng vẳng

    như từ một cõi xa xăm nào đó vọng lại:

    - Tiểu Đoàn Tân Khóa Sinh 22 còn hai phút nữa tập

    họp...một...hai...tập họp.

    Thế là không ai bảo ai chen lấn chạy ùa xuống cầu thang

    rồi chạy thẳng ra sân cỏ sắp hàng theo lệnh của Trung Đội

    Trưởng của mình. Trước mặt là cái bục cao ban sáng trước

    cổng trường, tiếng quát tháo la hét rền vang xa gần như

    đinh tai nhức óc...anh này gập cằm chưa đủ ba ngấn 20

    chục cái hít đất, anh này đứng nghiêm mà hai bàn tay chưa

    đúng thế 20 chục cái nhảy xổm, anh kia bước ra đây trình

    diện tôi vì lý do cười trong hàng, lăn mười vòng cho tôi.

    Trời hỡi! Hành hạ cả ngày nay chưa đủ, trước khi cho ăn lại

    bị tranh thủ hành hạ tiếp, bụng đang đói cồn cào, thân xác

    gần như rũ liệt, bị hành hạ thêm kiểu này thì lấy gì trong

    bụng để mà...ói! Ấy vậy mà có đủ đâu, khi Niên Trưởng

    Nguyễn Hữu Chỉnh Tiểu Đoàn Trưởng TKS/22 bước

    lên bục cũng cái kiểu cách đi đứng cứng ngắt, quẹo trái

    quẹo phải giống như cái máy robo, gương mặt lạnh như

    tiền "thấy phát ghét", đôi mắt ngó qua ngó lại, nhưng không

    biết ngó ai, cất giọng đanh thép chắc nịch:

    - Hôm nay là ngày đầu tiên nhập trường, các Trung Đội

    Trưởng và các Đại Đội Trưởng TKS của các anh đã chỉ

    dẫn cho các anh thủ tục nhập môn, sau đây tất cả hãy nghe

    lệnh tôi...nghiêm.

    Lại đảo mắt nhìn qua nhìn lại rồi nói như hét:

    - Các anh vẫn còn cái thói tà tà của sinh viên dân chính,

    sau đây khi tôi hô tan hàng thì chạy trở về cầu thang của

    mình, khi có lệnh tập họp, tất cả trở về vị trí cũ như bây giờ

    trong vòng năm (5) tiếng đếm, nếu chỉ một người chậm trể

    cả Tiểu đoàn TKS/22 sẽ làm đi làm lại cho đến khi nào

    đúng tiêu chuẩn mới được vào phạn xá.

  • Không thể nào quên-17

    Sau năm tiếng đếm "như gió", chúng tôi ù chạy trở lại

    vị trí tập hợp, lại bị kết tội không đúng tiêu chuẩn, phải làm

    lại y như cũ đến lần thứ năm mới được yên thân, nhưng có

    chấm hết ở đây đâu, để được đi ăn cơm phải chắp hai tay

    lên đầu đi chân vịt đến trước cửa, lại nhồi thêm 50 chục hít

    đất, 50 chục cái nhẩy xổm mới lần lượt theo thứ tự lần đầu

    tiên bước vào phạn xá. Bốn TKS ngồi một bàn, cán bộ TKS

    mang cơm và thức ăn ra tận bàn, đã được chỉ dẫn buổi

    chiều nên cách thức ăn uống trông thật buồn cười. Ăn uống

    theo kiểu "hoàng gia vuông góc" trông giống hệt mấy trăm

    thằng robo ngồi thẳng lưng trên ghế. Rồi buổi cơm lính đầu

    đời binh nghiệp cũng trôi qua, chắc có lẽ mấy "ông mũ

    nhựa" này cũng được chỉ thị từ trước "trời đánh cũng tránh

    bữa ăn" nên không giáng búa. Khi tân khóa sinh vừa ăn trái

    chuối tráng miệng xong, bỗng nghe tiếng "hét" của Trung

    Đội Trưởng 13 Bùi Minh Nhựt E21 (Nhựt Mặt Đỏ):

    - Anh kia... đứng dậy, bước ra đây trình diện tôi. Tại sao

    anh cười trong khi ăn, anh chê đồ ăn dở hay anh cười khi

    dễ chúng tôi. Anh muốn cười thì bây giờ tôi cho anh cười.

    Anh theo tôi.

    Nó là Quan Khổng Phánh TKS E22, nó bị bệnh hen

    suyễn nên lúc nào cũng khịt khịt trong cuống họng chứ nó

    có cười đâu, lại nữa thân xác rã rời gần như một nửa hồn

    tôi mất, một nửa hồn kia bỗng dại khờ thì còn cái nỗi gì

    vui mà cười, còn ăn cơm được là chưa dật dờ lờ quờ là khá

    lắm rồi. Thế là nó bị phạt, leo lên đứng trên đầu bàn phải

    cười cho đủ ba mươi sáu kiểu khác nhau, mà phải cười thật

    to thật lớn để tất cả mọi người trong phạn xá đều nghe được

    thì mới được tha vì cái tội cười khi dễ cán bộ. Ấy vậy mà

    nó cũng "rặn" ra được 36 kiểu cười khác nhau mới tài, tài

    đến nỗi mấy ông lính cà ở trong bếp cũng phải chạy ra để

    thưởng thức 36 kiểu cười của nó. Rất nhiều thằng TKS nín

    cười chịu không nỗi cũng phải cười theo, trong khi chính

    một số cán bộ TKS cũng xoay mặt chỗ khác che miệng để

    dấu nụ cười. Thế là cả Tiểu Đoàn TKS 22 bị vạ lây, bị phạt

  • Không thể nào quên-18

    vì tội "cười khi dễ cán bộ". Tập họp trước phạn xá và bò từ

    đó đến cột cờ trình diện cán bộ Trung Đội Trưởng của

    mình. Thằng Trần Thành Chương (Chương Còm) cùng

    trung đội với tôi, vừa bò vừa chửi thề..."mẹ... cái gì cũng

    phạt được hết, cái điệu này thì cái nạn "phạt" này sẽ càng

    ngày càng lạm phát gia tăng...".

    Chỉ mới có một ngày, một ngày nhập trường thôi, cũng đủ

    cho tôi thấy được, đâu là thiên đàng, đâu là địa ngục, hai

    nơi chỉ cách nhau có một cái cổng.

    Cổng Nam Quan! Ở cái địa ngục này không có sa tăng quỷ

    sứ mà chỉ có "hung thần", nhưng không hiểu một động lực

    nào hay một nguyên nhân nào khiến tôi "ngoan ngoãn" thi

    hành những lệnh phạt vô cớ, nhiều khi phi lý gần như một

    sự vu khốngtrắng trợn giữa ban ngày. Bất cứ một SVSQ

    Khóa 21 nào cũng có thể là hung thần của chúng tôi, bất cứ

    ở đâu bất cứ lúc nào nếu họ muốn. Chẳng hạn như một đêm

    tôi đang bị cán bộ Trung Đội Trưởng Hồ Bạch Liên Đại

    Đội E của tôi phạt chạy ba vòng sân của Liên Đoàn SVSQ

    (sau này đổi là Trung Đoàn), vừa chạy qua tới Đại Đội C bị

    một SVSQ Khóa 21 Đại Đội C không phải là cán bô, vì cán

    bộ phải đội mũ nhựa láng bóng, chận lại và hét lớn "anh kia

    đứng lại và trình diện tôi...". Thằng cha mắc dịch này mắc

    mớ gì mà phải chặn tôi lại, nhưng tôi cũng ngoan ngoãn thi

    hành trình diện "hắn" đúng "lễ nghi quân cách" của một

    TKS. Tôi nhận diện ra ngay hắn là Phan Văn Ngọc C21,

    người bạn thân thiết của tôi, học chung từ đệ thất đến đệ

    nhất TH Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho. Hắn đi vòng vòng

    quanh tôi, nhìn tôi từ đầu xuống chân rồi hét lớn (lại cũng

    hét):

    - Tại sao anh bị phạt chạy mà anh đi tà tà như đi dạo phố

    vậy. Anh chạy theo tôi.

    Thế là tôi cũng phải chạy theo hắn, chạy theo thằng bạn

    nối khố của mình đang "phạt ké" mình, đôi khi nó chạy thụt

    lùi để tôi chạy theo ra hướng cỗng Nam Quan, qua khỏi

  • Không thể nào quên-19

    cổng hướng vế Đồi Bắc. Bụng nghĩ thầm...Mẹ mới chiều

    hôm qua cả Tiểu Đoàn TKS lần đầu tiên đã nếm mùi "tấn

    công Đồi Bắc" rồi, cái mùi hơn nửa Khóa TKS đã ói ra hết

    cơm buổi chiều, tối nay không biết thằng này muốn dở trò

    gì nữa đây. Nhưng không ! Gần tới Câu Lạc Bộ Nhữ Văn

    Hải nó dịu dàng bảo tôi " thôi đi bộ tà tà với tao được

    rồi". Ngồi vào bàn, nó gọi cho tôi một đĩa bò bít tết với hai

    trứng gà ốp la, một ly sữa nóng cũng có hai lòng đỏ trứng

    gà trong đó, còn nó thì một ly cam vắt.

    - Mẹ mày, mày với tao đeo hai bị vải trình diện Biệt Khu

    Thủ Đô chờ xe chở ra phi trường, xoay qua xoay lại mày

    lặn đâu mất. Bây giờ mày lại cũng phải chui vào đây. Tao

    có trình bày với Cán Bộ HT Tự Chỉ Huy về mày rồi. Chờ

    hết 4 tuần TKS đợt đầu thì mày sẽ biết. Tên mày đã ưu tiên

    nằm trong danh sách Đội Tuyển Bóng Tròn và Ban Phát

    Thanh Văn Nghệ của Trường rồi...do đó cấp trên chỉ thị ở

    dưới không được áp dụng những hình phạt làm thiệt hại

    đến thân xác của mày. Không được "nhúng dấm", lăn

    xuống thông thủy, trùm poncho chạy buổi trưa...chú trọng

    phần nhiều đến chạy mà thôi. Khi thay đổi cán bộ đợt hai,

    mày sẽ được miễn canh gác và đi ứng chiến vòng đai để ở

    nhà đàn hát và đi dợt banh với K21...

    Nó còn nói nhiều lắm, đa phần là kinh nghiệm của bản

    thân nó qua một năm thứ nhất của nó và cuối cùng nó kết

    luận:

    - Rồi đến khi tụi tao (K21) ra trường, K22 thay thế, thì mày

    mới biết là đàn anh thương mến và chăm lo cho đàn em

    như thế nào. Thôi ăn đi...rồi chạy tà tà với tao về phòng,

    yên tâm đi ngủ, vì trước khi phạt mày, tao đã

    xin phép trước thằng Nhựt Mặt Đỏ (E21) rồi. Nó cũng là

    dân Nguyễn Đình Chiểu với mình đó.

    Trước khi tôi to giọng báo cáo thi hành lệnh phạt xong,

    Ngọc trao cho tôi một túi giấy, trong đó có hai hộp sữa đặc

    con bò và ba phong kẹo chuối, đặc sản của dân Mỹ Tho. Về

    đến phòng thì lại thấy trên bàn cũng có một túi giấy màu

  • Không thể nào quên-20

    vàng sậm tương tự, bên ngoài có ghi hàng chữ "của TKS

    Trương Văn Út E22". Bên trong là một hộp bánh biscuit và

    một phong thư nhỏ chỉ có hai cái phiếm đàn bằng đồi mồi

    và ký tên là "Trần Như Xuyên E21 SVSQ Ban 5 Liên

    Đoàn SVSQ".

    Nhớ lại những điều Ngọc (C21) nói với tôi lúc nãy ở

    CLB, tôi thẩn thờ giây lát rồi buột miệng..."À ra thế...".

    Những hình phạt với những lý do vu vơ vô lý, có nói

    không, không nói có chỉ là cái cớ để phạt, phạt để lột xác

    của một đời học sinh sinh viên nhởn nha ăn chưa no lo

    chưa tới, chưa bao giờ nghĩ đến Danh Dự-Trách Nhiệm-Tổ

    Quốc là cái gì, ngay cả khái niệm cũng không có, nói chi

    đến chuyện sau này chính mình phải thực thi điều đó.

    Trong thời gian tám tuần sơ khởi, bị phạt để sức khỏe được

    cường tráng dẽo dai, ăn nhiều ngủ ngon và quan trọng nhất

    là Tuân Hành Mệnh Lệnh cấp trên một cách tuyệt đối, tự

    thắng để vượt qua tất cả mọi thử thách khó khăn nguy hiểm

    để gìn giữ sự sinh tồn, chẳng những cho chính mình mà còn

    cho cả thuộc cấp của mình nữa, và đó cũng là những bài

    học vỡ lòng căn bản của "Lãnh Đạo Chỉ Huy". Tôi học

    được ở các bộ TKS đàn anh là làm thế nào để cho thuộc

    cấp "Thương-Phục-Sợ", như lời bạn tôi Phan Văn Ngọc

    C21 căn dặn : " Rồi đến khi tụi tao (K21) ra trường, K22

    thay thế, thì mày mới biết là đàn anh thương mến và chăm

    lo cho đàn em như thế nào...".

    Thật vậy, sau tám tuần TKS...chúng tôi đã hoàn toàn lột

    xác 100%.

    Thương ai ghét ai là do cảm nhận khác nhau của mỗi cá

    nhân khi gặp một đối tượng nào đó qua nét mặt, ánh mắt,

    nụ cười, ngôn ngữ thái độ, cung cách tiếp xúc với người

    mới gặp mặt lần đầu, không cần biết tâm địa của họ Thiện

    hay Ác. Làm sao biết được chỉ qua năm bảy lần tiếp xúc.

    Đại Đội E của chúng tôi có Trung đội Trưởng Phạm Văn

    Tài (K21). Đã lùn nhất thế giới mà lại thêm mắt lồi như cặp

  • Không thể nào quên-21

    mắt ốc Bưu, nên các NT ĐĐE21 thường gọi là "Tài Lùn"

    hay "Tài Lồi".

    Cứ hễ mỗi lần Tài Lùn lên phiên trực, bước lên bục trước

    sân cỏ ĐĐE, trước hàng quân của TKS ĐĐE22 thì bị chửi

    thầm rồi. Đã lùn thì chớ, hai tay còn khuỳnh khuỳnh, đi

    nghênh ngang thấy mà "phát ghét". Ấy vậy mà không phải

    vậy, NT Tài E21 cũng còn để lại chút gì để nhớ để

    "thương". Một hôm, trong khi tập họp trên đường nhựa chờ

    giờ đi phạn xá, Tài Lùn đi khám xét từng hàng một. Vì cái

    tội "lùn" nên chỉ ngó xuống khám giày, khi bước tới

    Nguyễn Văn Mùi (Mùi Tà Tà) TKS14/E22, nhìn thấy giày

    của thằng Mùi một chiếc bóng nhoáng một chiếc sần sùi,

    Tài Lùn ngước mặt lên gằn giọng hỏi "tại sao anh đánh

    giày chiếc bóng chiếc không?"

    Thằng Mùi cao nhất ĐĐE, cao 1 mét 70, trong khi Tài

    Lùn chỉ cao 1 mét 50 (vừa đủ tiêu chuẩn tuyển chọn), nên

    khi trả lời, Mùi phải cúi đầu xuống và la thật lớn, lớn đến

    nổi cả Liên Đoàn đều nghe:

    - Thưa Trung Đội Trưởng...hai chiếc khác nhau.

    Thoáng một chút ngạc nhiên, Tài Lùn bảo:

    - Khác như thế nào...anh không trả lời được anh sẽ bị "dã

    chiến số 6 vô hạn định" vì tội nói dối, anh ghe rõ chưa.

    Vừa trả lời "Rõ" như hét, Mùi ngồi bẹp xuống mặt

    đường, dơ hai chân chỏng lên trời để Tài Lùn khám xét đế

    giày. Quả thật, dưới đế giày..."một chiếc good year một

    chiếc good reach". Tài Lùn gật gù công nhận và không thể

    nín cười được, bèn bụm tay che miệng "khịt...khịt...khịt...".

    Số là hôm đi lãnh quân trang, Ban Quân Nhu (Khu Quang

    Trung) không có đôi giày số 9, phải chờ vài ngày sau chạy

    qua PX Mỹ tìm mua, không biết sao đôi giày cùng khổ mà

    lại khác hiệu, cho nên good reach không chịu sira đánh

    bóng với nước nên sần sùi trông thảm hại. Thế là hôm đó,

    Trung Đội Trưởng TKS Tài Lùn không phạt gì ráo, mà còn

    cho ĐĐE TKS "đi tà tà" tới phạn xá, vừa ăn vừa liếc qua

  • Không thể nào quên-22

    liếc lại, có thằng nghịch ngợm còn hỏi Tài Lùn chuyện này

    chuyện kia nữa, một cách thoải mái.

    Người ta thường nói tuổi già thường sống với quá khứ.

    Đúng vậy! Bởi lẽ hiện tại là SSI, SSA, Medicare, Medicaid

    ...Tương lai là Hospital, Nursing Home, Funeral Home.

    Hiện tại chẳng phải lo, tương lai chẳng cần chuẩn bị mơ

    ước gì, sớm hay muộn cũng có. Quá khứ thì biết có bao

    nhiêu kỷ niệm nằm sẵn trong ký ức và tiềm thức của mỗi

    người tự thuở nào, chỉ cần khơi lại hay nhắc nhở là nó chợt

    ùa tới dâng trào như một cơn sóng ầm vang cả làng trên

    xóm dưới, nhất là trong những dịp "Họp Khóa VB". Gặp

    lại nhau sau bao năm xa cách, tiếng chửi thề mày tao tôi tớ,

    những tràng cười sặc sụa ràn rụa nước mắt suốt canh thâu

    riêng một góc trời tưởng chừng không bao giờ dứt.

    "Tình Tự Võ Bị" là ở đây!

    ***

    Ngày nay là "thời lai đồ điếu thành công vị", thời của

    "dậu đổ bìm leo", thời của quỷ sứ ma vương ngự trị, nên

    tình Đồng Môn, tình Huynh Đệ như hạt mưa bong bóng, dễ

    kết dễ ly, dễ hợp dễ tan, nay có mai không, nay còn mai

    mất chỉ vì khác khuynh hướng khác quan điểm, đưa đến

    khác lập trường và thái độ. Đảng thì phải có "phái" (Đảng

    Phái). Phái thì phải có "bè" (Bè Phái). Lẽ tất yếu khi có

    "bè" thì phải sinh ra "lũ". Đã sinh ra "bè lũ" thì Đảng tựa

    như một nồi tả pín lù, nhất là bối cảnh hiện nay trong

    khoảng không gian lưu vong tạm bợ này, chỉ thấy một lũ vì

    "Danh Vị" chà đạp lên "Tình Đồng Môn". Tiếc thay, chỉ là

    Danh Vị hão huyền !!!

    Để kết xin kính hỏi:

    Ngày nay trong Tập Thể Võ Bị Hãi Ngoại có bao nhiêu

    Bàng Quyên?!

  • Không thể nào quên-23

    QUÂN TRƯỜNG

    và CHIẾN TRƯỜNG

    …Thế là tôi âm thầm giã từ đôi mắt đen láy “u uẩn chiều

    lung lạc” của cô láng giềng người em gái nhỏ, lên đường

    vào quân ngũ. Tôi nhập trường Võ Bị Đà Lạt vào tháng 12

    năm 1965. Tính đến nay (2014) chỉ còn một năm nữa là

    một phần hai của thế kỷ. Năm mươi năm trôi qua cũng khá

    dài so với đời của một con người. Chặng đường “Binh

    Nghiệp” tuy không dài lắm đối với thiên lý tuế nguyệt và

    gió bụi thời gian…Nhưng với tôi thân phận phàm nhân “bị”

    cuốn trôi lăn, ngập chìm trong biển lửa, máu, nước mắt…

    chiến tranh…và hoài niệm cảnh cũ, người xưa với “thương

    hải biến vi tang điền”…là định mệnh ư?! Chưa phải là thiên

    lý du du bỉ phương…nhưng có lẽ vừa đủ để ký ức đong đầy

    những kỷ niệm mà nét thời gian hằng chuyển chuyện nhật

    tân…lại chồng chất nhật…nhật tân…tưởng chừng đôi lúc

    như đã lãng quên, bôi xóa nhạt nhòa đâu đó. Nhưng “nó”

    vẫn còn lảng vảng quanh đây như…như hiện tiền chưa chịu

    phôi phai với niên khứ lai hề, thiên thu giả mộng…mà mỗi

    khi nhắc đến thì dĩ vãng lại hiện ra như một đoạn phim

    sống thực còn lưu trữ tận trong tiềm thức của chính mình.

    Nửa đời oan nghiệt, lẫn lộn tiếc nuối, chua xót cho thân

    phận của một thế hệ "Sinh Bất Phùng Thời"! Hai năm trong

    Quân Trường, tám năm với Chiến Trường, ba mươi chín

    năm đời “tù tội” và lưu vong xứ người…cảm cảnh:

    “Quê Hương khuất bóng hoàng hôn,

    Dậy lên khói sóng cho buồn lòng ai”

  • Không thể nào quên-24

    Tổ Quốc là “tổ quốc” của người, Dân Tộc là “dân tộc” của

    người, Tổ Tiên là “tiên tổ” cũng của người, đất đai mồ mã

    lạ quắt, lạ quơ...! Còn lại cho riêng trong tôi vẫn là dòng

    sông ký ức một thời với Quân Trường và Chiến Trường:

    - Quân Trường: Nơi đó tôi có “đàn anh, đàn em: Khoá 21

    (K21), Khoá 22 (K22) Khoá 23 (K23) và các Sĩ Quan Cán

    Bộ, Sĩ Quan Tham Mưu Hành Chánh được gọi là "Đồng

    Môn" cùng đã đổ mồ hôi như nhau, cùng dìu dắt nhau trên

    ngưỡng cửa binh nghiệp với biết bao nhiêu ân tình nghĩa

    luỵ in hằn thành kỷ niệm… có mấy ai quên…?!

    - Chiến Trường: Nơi đó tôi có đồng đội cùng đồng cam,

    cọng khổ với máu và nước mắt qua những tháng năm miệt

    mài khói lửa… mà sự sống và cái chết chỉ cách nhau một

    sợi tóc, “cái” còn, “cái” mất như bọt nước chóng tan vỡ tựa

    phù du…Nhưng rất thực và siêu nhiên mỗi lần vuốt mắt

    cho bạn bè đồng đội đã ngã xuống với vết đạn cày sâu ghim

    trong thân thể hãy còn chút hơi ấm và đang lạnh dần, hồn

    thiêng như u uất vướng víu, lẩn khuất đâu đây rờn rợn dưới

    làn gió âm u thổi qua và đạn pháo của quân thù đang nổ

    vang rền trên chiến địa!...

    “Quân Trường Đổ Mồ Hôi –

    Chiến Trường Đổ Máu Xương”

    Tháng 12 Năm 1967, tôi tốt nghiệp Khoá 22 Võ Bị Đà

    Lạt (K22 VBQGVN), sau đó tôi trình diện Bộ Tư Lệnh Lực

    Lượng Đặc Biệt (BTL-LLĐB) và được bổ nhiệm về Tiểu

    Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù (TĐ81BCND) cùng hai người

    bạn cùng khóa. Hãnh diện sung sướng biết bao khi trình

    diện vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng - Lê Như Tú (K11

    VB)...rồi được giới thiệu:

    Đại Úy Tiểu Đoàn Phó Nguyễn Quang Vinh (K14VB),

    Đại Úy Bình - Ban Ba (K17VB)

    Đại Úy Táo - Ban Truyền Tin (K20VB)

  • Không thể nào quên-25

    Đại Úy Hưởng - Ban An Ninh (K19VB)

    Đại Đội Trưởng Đại Đội 1- Trung Úy Thăng (K20VB)

    Đại Đội 6 - Trung Úy Tuấn (K20VB)

    Đại Đội 3 - Trung Úy Lâu (K21VB)

    …Còn nhiều nữa kể không hết...Tôi cảm thấy ấm lòng vì

    ngây thơ với ý nghĩ ngộ nghĩnh: “may quá, mình may mắn

    về tiểu đoàn khét tiếng này vì toàn là “dân” Đà Lạt không

    hà, chắc mẫm thế nào cũng được bao che và nâng đỡ”

    Nhưng tôi đã lầm to! Dù các Niên Trưởng có “phe

    đảng” bao che cho mình như thế nào chăng nữa, thì có tài

    thánh cũng không ngăn chận được súng đạn vô tình…và

    cho dù Niên Trưởng có quyền thế cũng không nâng đỡ

    được nếu mình tỏ ra kém tài chỉ huy, hèn nhát và khiếp

    nhược trước họng súng của quân thù, nhất là trước mặt

    thuộc cấp “dưới trướng” trong tình huống dầu sôi lửa

    bỏng…!

    Và chỉ mới có một tuần lễ sau, ngay trong đêm giao

    thừa Tết Mậu Thân năm 1968...Thiếu Tá Tú Tiểu Đoàn

    Trưởng tử trận, Đại Uý Tiểu Đoàn Phó Vinh bị thương

    nặng không còn khả năng tác chiến và hai người bạn cùng

    khóa K22 của tôi phút chốc cũng đã bỏ bạn bè, đồng

    đội…hồn bay về nơi đâu khi tiết Xuân phân hãy còn khoe

    sắc lụa mượt mà trên những đọt chồi non mơn mởn và mấy

    nụ Mai vàng đang lung linh rung nhẹ trước gió sớm đầu

    mùa…!

    Lại thêm một Đại Đội Trưởng bị tử thương và rồi lại

    thêm Đại Đội Trưởng nữa bị thương mất một chân…!

    Cũng may Đại Đội Phó Đại Đội 3 là niên trưởng

    Nguyễn Đăng Lâu lên thay thế chỉ huy, điều động tác

    chiến…! Thời gian chỉ có bốn tháng kể từ ngày ra trường,

    tôi đã trải qua ba cuộc hành quân chớp nhoáng, cường độ

    khốc liệt, đẫm máu tươi trên ba vùng chiến thuật I, II và III

    với những cuộc hành quân: “ Giải Tỏa Thị Xã Nha Trang,

    Thung Lũng Ashao, Alưới, Giải Tỏa Mặt Trận Cây Quéo -

    Cây Thị” Thay đổi tới bốn vị Đại Đội Trưởng (ĐĐT) đến

  • Không thể nào quên-26

    vị thứ năm là niên trưởng Nguyễn Văn Lân (K17VBĐL),

    Anh Lân (xin phép tôi gọi bằng Anh) từ trại Lực Lượng

    Đặc Biệt biên phòng“Pleimơreng”(vùng tây nguyên

    PleiMe) về đây, dáng người Anh cao dong dỏng, gương

    mặt trẻ măng như sinh viên đại học dù nước da rám nắng,

    ứng xử với ngôn ngữ nhã nhặn, dịu dàng, lịch sự với cả cấp

    trên lẫn người dưới.

    Khi nhận bàn giao xong, Anh bảo tôi giới thiệu đơn vị

    và quân nhân các cấp cho Anh, sau đó gọi tôi vào phòng

    riêng căn dặn: “Út đã ở đơn vị này từ ngày ra trường cho

    đến bây giờ, Út giúp cho Anh trông coi đơn vị, có gì trở

    ngại hay cần những quyết định quan trọng báo cho Anh

    biết ngay… Nếu đơn vị dưỡng quân ở hậu cứ, ngày thường

    Anh - Em tà… tà rong chơi, Út cùng anh em sinh hoạt như:

    huấn luyện, chiến tranh chính trị, bảo trì vũ khí quân trang-

    quân dụng...chú trọng vấn đề lãnh đạo chỉ huy cho các cấp

    trưởng…vào những ngày cuối tuần, Anh cho xã trại 100%,

    riêng phần Anh thì Anh tự chính mình cấm trại 100%...Út

    có thể xử dụng xe Jeep của Anh cùng các Sĩ Quan, Binh Sĩ

    đi chơi…Nhưng nhớ giữ kỷ luật đừng đánh lộn, đánh

    lạo…làm mang tiếng xấu cho đơn vị…”.

    Nhưng rồi "tai nạn" cũng “phải” xảy ra một vụ bắn

    lộn. Anh Lân nghe báo cáo, vội phóng ra đồn Quân Cảnh

    Nha Trang thì lại gặp Ông Đồn Trưởng là Đại Úy Trương

    Văn Cao (K18VB) thế là mọi việc được “xử” êm xuôi

    trong tình “Huynh Đệ Chi Binh” với vài lời khiển trách nhẹ

    nhàng của hai Ông niên trưởng: “mới ra trường chưa nứt

    mắt mà bắt đầu làm trò khỉ rồi..." Vài ngày sau đó, đơn vị

    tham dự hai cuộc hành quân xâm nhập Chiến Khu C, Chiến

    Khu Đ, giải tỏa Núi Bà Đen, Núi Heo, Núi Cậu...Anh Lân

    đã trao truyền cho tôi những kinh nghiệm máu xương của

    chiến trường…Chính Anh là người đã đúc khuôn những

    viên gạch vững chắc để tôi vững bước trên con đường khói

    lửa chiến chinh sau này… Anh chỉ chỉ huy Đại Đội 3 Biệt

    Cách Nhảy Dù (ĐĐ3BCND) chưa đầy một năm thì được

  • Không thể nào quên-27

    chỉ định giữ chức vụ Tiểu Đoàn Phó cho Thiếu Tá Trần

    Phương Quế (K10VBĐL). Vị Sĩ Quan khác đổi về thay thế

    Anh, tôi vẫn là Đại Đội Phó ĐĐ3BCND.

    Ba tháng sau, Anh gọi tôi lên Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn

    cười cười nói: “Chuẩn bị tâm tư nhận lệnh phạt đó em” Thì

    ra Anh Lân và các niên trưởng khác đã hết lời thuyết phục

    Tiểu Đoàn Trưởng bổ nhiệm tôi quyền Đại Đội Trưởng Đại

    Đội 5/BCND khi tôi vừa tròn 23 tuổi, một Đại Đội Trưởng

    “măng non” miệng còn hôi sữa, chưa có “bề dày” chiến

    trường so với các Đại Đội Trưởng khác cùng đơn

    vị…Sau…có vài tiếng sầm xì thị phi, phàn nàn, dèm pha

    của một vài Sĩ Quan cấp Trung Úy thâm niên hơn tôi: “phe

    đảng” Đảng gì đây? “Đảng Tự Thắng” để chỉ huy là châm

    ngôn của “Dòng Trường Mẹ Võ Bị Đà Lạt”?!

    Tháng 12 Năm 1969

    Đơn vị của tôi được cải danh là “Đaị Đội II Trinh Sát

    Nhảy Dù”, thống thuộc quản trị hành chánh của Lữ Đoàn II

    Nhảy Dù. Sau hai tháng thụ huấn khóa viễn thám ở “Lò

    Cừ” Dục Mỹ, Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp, một số

    Hạ Sĩ Quan được gửi đi học mật mã truyền tin, tình báo…

    thì lại bắt đầu tham dự những cuộc hành quân cùng với các

    đơn vị khác… Phương thức và kỷ thuật tác chiến của hai

    binh chủng có nhiều khác biệt...Bên 81Biệt Cách Dù không

    bao giờ xử dụng pháo yểm mà hoàn toàn lệ thuộc vào

    không yểm… Nhảy Dù thì phối hợp cả hai trong bất cứ

    điều kiện cần thiết của chiến trường…

    Tôi bỡ ngỡ bối rối vì là một đại đội biệt lập, đơn vị

    trưởng phải phối hợp trực tiếp với Lữ Đoàn hoặc Sư Đoàn

    và lo liệu mọi bề…! May mắn thay, “lù khù có ông Cù độ

    mạng” Thiếu Tá Trần Đăng Khôi (K16VB) Trưởng Ban Ba

    hành quân của Liên Đoàn II Nhảy Dù trạc trên dưới 30

    tuổi, dáng người thanh nhã với ống bíp Havana trên tay,

    bụng hơi phệ, nếu nói khẳng định thì mọi điều hợp hành

  • Không thể nào quên-28

    quân đều do Anh thiết kế…tôi tham dự chiến dịch "Lùng

    và Diệt Địch (Search And Destroy) " kế hoạch của Tướng

    Westmoreland và Tướng Đỗ Cao Trí…cuộc Hành Quân

    Toàn Thắng vùng Tây Ninh Phước Long và Campuchia.

    Tôi lạng quạng, lờ quờ, ngu ngơ… đến nỗi Anh Khôi phải

    gọi vào trình diện riêng trong hầm hành quân của Lữ Đoàn

    (TOC) moral với thái độ và giọng nói từ tốn, chậm rãi cố

    cho tôi hiểu:

    “…báo cáo diễn tiến hành quân, báo cáo tổn thất, báo cáo

    tình hình địch...Anh còn quá luộm thuộm, nhất là phối hợp

    pháo binh Nhẩy Dù và Trực Thăng võ trang… Anh nên

    nhớ rằng có rất nhiều cặp mắt đang nhìn vào anh và họ

    thèm rỏ dãi chỗ của anh. Điều quan trọng nhất là chúng ta

    đang phối hợp hành quân với đệ nhất Sư Đoàn 1 Không Kỵ

    Hoa Kỳ... chỉ một lời báo cáo của cố vấn Mỹ bên cạnh anh,

    thì anh sẽ bị trả về đơn vị gốc của anh ngay...”!

    Tôi yên lặng thẩn thờ ngồi nghe, Anh lại tiếp lời:

    “Thôi được...tôi nói sơ sơ rồi ngày mai anh bay với tôi…

    Hành Quân Phối Hợp GAP (Ground & Air Preparation) là

    kỷ thuật dùng Pháo Binh và Air Strike cùng một lúc để dọn

    bãi đáp (LZ) hay bãi bốc (PZ), điều phối hành quân sơ xuất

    hay không chính xác là pháo binh bắn rớt phi cơ, hoặc phi

    cơ nã Rocket vào đầu quân bộ chiến thì cả đám đi chỗ khác

    để “ngồi chơi xơi nước” muôn đời lục quân Việt Nam.

    Anh còn sắp xếp thời giờ để cho tôi gặp các trưởng

    ban: Ban 4 Tiếp Liệu, Ban1 Quản Trị quân số, Ban 2 Tình

    Hình bạn - địch…để nắm vững dữ kiện trước khi lên C&C

    thả toán viễn thám hay trung đội trinh sát… Như vậy trên

    những bước đường chập chửng của hai binh chủng Biệt

    Cách Dù và Nhảy Dù tôi đã quá may mắn được hai “Đàn

    Anh” đỡ đầu, hướng dẫn và bao che… cho đến khi đủ lông,

    đủ cánh. Tôi định nói lên lời “biết ơn”" thì khách sáo quá,

    tôi chỉ xin hứa cái đầu “mũ nồi Võ Bị” và hai cầu vai

    “Greenberet và Redhat” là cố gắng sống trọn tình nghĩa với

    “Huynh Đệ Chi Binh” …chứ biết nói sao cho vừa…?

  • Không thể nào quên-29

    Năm 1972 - Đường Vào Binh Lửa:

    Nhắc đến năm 1972 là phải nói đến “Mùa Hè Đỏ Lửa”

    đã có “nhà văn Quân Đội” Phan Nhật Nam (K18VB), Niên

    Trưởng Đoàn Phương Hải (K19VB), Niên Trưởng Huỳnh

    Văn Phú (K19VB) viết quá nhiều rồi… lại còn thêm hằng

    vạn trang sách báo viết về “Chiến Trận Mùa Hè” bằng

    máu, nước mắt và thân xác của đồng đội thuộc tất cả Quân

    Binh Chủng đã ngã xuống và biết bao nhiêu đồng bào trong

    chiến nạn đã may mắn sống sót, lê lết tấm thân thương tật

    trở về xóm làng điêu tàn tan hoang nhà cửa, ruộng vườn xơ

    xác… sau cuộc hành quân giải tỏa…nên tôi chỉ gói ghém

    ngắn gọn những gì còn nhớ như một có “Lễ” là đầu của

    giềng mối Nhân Luân trong đó “nói” nên lời tình tự với Võ

    Bị Đà Lạt và những “Chiến Binh Kiệt Xuất” đã không hổ

    danh Tự Thắng Để Chỉ Huy thiện xảo phát huy hết tất cả

    tài năng ứng chiến và quyền biến trên khắp mặt trận khốc

    liệt nhất ở giai đoạn Mùa Hè 1972, tiêu biểu như chỉ một

    An Lộc thôi đã:

    An Lộc quê hương của loài nai

    Xanh xanh rừng cao su chạy dài…

    Thấp thoáng trên đường quê đất đỏ

    Em nhỏ tung tăng chân bước đến trường làng.

    Chị duyên dáng áo vàng khoe nắng sớm

    Mẹ hiền từ quẩy gánh buổi chợ đông

    Năm Bẩy Hai, mùa Hạ chí trời trong

    Bắc Quân đến: Công Trường Năm, Bẩy, Chín…

    Điện Biên, Sao Vàng, Tank, Pháo, Bình Long…

    Hơn năm vạn quân vây kín trùng trùng…

    An Lộc thoi thóp dưới mãn thiên mưa pháo!

    Dân kinh hãi tìm đường lánh nạn!

    Bỏ làng vượt lửa ngục trần gian!

    Giặc điên cuồng nả pháo bắn tan hoang…

    Thị xã thân yêu tan tác thảm sầu…!

  • Không thể nào quên-30

    Em nhỏ tan xác vở học trò đẫm máu…!

    Cô giáo trẻ với tình yêu phấn, bảng…

    Xác nơi nào hàng phượng trổ đầy hoa?

    Mầu của hoa hay máu thắm chan hoà?

    Đêm mưa gió nghe oan hồn i… a…trong lớp học !

    Tiểu Đoàn Sáu Dù vỡ, vòng vây xiết chặt

    Đồi Gió tan tành tràn ngập bóng Bắc Quân

    Đỉnh Charlie ôm xác người Anh Hào

    Nguyễn Đình Bảo hy sinh đền nợ nước!

    Liên Đội Hổ Xám lao vào trận địa

    Cứu dân lành trước họng súng Bắc Quân

    Giặc bạo tàn bắn giết tấn công

    Máu các Anh đổ đất Bình Long thêm đỏ!

    Hoàng hôn xuống nắng tà vương mộ chí

    Thiếu nữ u buồn nhỏ lê đề Thi

    Lời Thơ lòng cảm kích chân thành

    Trong chiến trận tình Quân Dân thắm thiết!

    “ An Lộc địa sử ghi chiến tích,

    Biệt Kích Dù vị quốc vong thân”!

    Giặc pháo hậu xung biển người lớp lớp…

    Quyết tràn qua tàn sát Quân Dân Ta…

    Bóng tử thần thấp thoáng điểm oan hồn

    Nghe tiếng pháo đưa người qua cõi chết…!

    Những phi tuần đánh bom thiêu đốt xác

    Hỏa pháo thổi tung địa đạo chiến hào

    Vòng đai phòng thủ đạn xới cày vỡ đất

    Ánh sáng hoả châu soi leo lét ngoài biên

    Như nến lung linh đưa tiễn những linh hồn

    Sinh đất Bắc vào Nam tìm huyệt mộ…!

    An Lộc du du Thiên bất dung quỷ dữ

    Quân Dân khôi khôi chiến đấu phi thường!

    Tướng Hưng điều quân tử thủ kiên cường

    Địch bỏ lại chiến trường xác Tank cháy nám.

    Tháng Sáu mưa đầu mùa rơi rớt

    Hàng mộ hôm qua đã lợp cỏ non

  • Không thể nào quên-31

    Xác người nằm, hồn vẫn sắt son

    Giữ vững An Lộc địa danh vào Lịch Sử.

    Tháng Tám rừng cao su sang Thu thay lá

    Đất đỏ, mưa phùn thị xã vẫn còn đây

    Lời thơ ngây em bé nói :” Mai nầy…

    Khôn lớn con sẽ oai hùng như An Lộc .

    Sau chiến thắng có những vinh quang cho những Huynh-

    Đệ được tưởng thưởng vinh thăng thì cũng có những đau

    thương như xé rách tâm hồn vì những Anh Em vừa xanh cỏ

    để tôi “ta”được đỏ ngực…!

    Ví như:

    …tôi cám ơn cô giáo Pha khí tiết

    đã viết dùm những chữ đề danh

    nhưng lại tiếc danh đề còn thiếu

    tên những anh em tử sĩ không mồ

    và tên người lấp huyệt chung tự nguyện.

    Tôi kính cẩn nghiêng mình trước mộ

    đã chôn chung người lính với thường dân

    nếu tôi là quân nhân thoát chết

    thì đáng gì để nhận quang vinh…

    (An lộc trong mắt ai - tự ký)

    Tháng 3 -1972, đơn vị ĐĐ2TSND được triệt xuất khỏi

    đồn điền Memot trở về hậu cứ Long Bình chờ lệnh. Hai

    ngày sau lên C130 trực chỉ Kontum. Xuống phi trường "tái

    ngộ" ngay với NT Lân, Anh đang giữ chức vụ Lữ Đoàn

    Phó LĐ81BCD vừa được triệt xuất ra khỏi vùng Tam Biên.

    Anh kéo tôi ra nói vội vàng vài ba câu trước khi lên C130

    về Sài gòn:” Út...em phải hết sức thận trọng...nhớ và áp

    dụng kỷ thuật tác chiến của Biệt Cách Dù để tránh tổn

    thất… Sư Đoàn Thép 320 của chúng nó đã áp sát Kontum

    với trọng pháo 130 và tăng T54 nữa đó...”!

  • Không thể nào quên-32

    Hai ngày sau tôi dẫn cả Đại Đội lên trực thăng vận

    ngay trên đỉnh 1049 (Căn Cứ Delta) cách hơn 10Km về

    hướng tây Căn Cứ Võ Định BCH/LĐ2ND thì bị Việt Cộng

    “phục kích độn thổ “ ngay tức khắc…! “Hand by hand” Đại

    Úy Budard hét lên trong máy báo cáo với cấp chỉ huy của

    hắn trong tiếng súng nổ vang trời…!!! Tôi lại nghe trong

    máy của tôi tiếng của Thiếu Tá Nguyễn Văn Thành tự

    “Thành Râu” (K19) phụ tá hành quân của Lữ Đoàn từ chiếc

    trực thăng C&C do Đại Úy Phạm Công Cẩn (K21) Trưởng

    Tâm Hành Quân Phi Đoàn 229, Thiếu Tá Lê Văn Bút

    (K16) Phi Đoàn Trưởng) đang vần vũ trên không phận

    vùng đồi delta:

    - Út Bạch Lan...cho tôi biết cái gì đang xảy ra…!

    - Đích thân chờ một chút...tôi bị phục kích độn thổ…!

    Lại có tiếng réo của NT Nguyễn Trọng Nhi (K20) Trưởng

    Ban 3 Lữ Đoàn:

    - Út Bạch Lan...báo cáo tình hình ngay...207 đang ngồi đây

    chờ (207 là Đại Tá Trần Quốc Lịch Lữ Đoàn Trưởng Lữ

    Đoàn 2 Nhảy Dù)…!

    Tôi “ne pas” để mặc cho họ chờ… thì chờ…Tôi làm gì có

    thì giờ để báo với cáo…tay đâu còn mà ôm hai ba cái ống

    liên hợp để “tường trình” cung cách quí phái thưa bẩm với

    trình “Đích Thân” như hồi còn làm “học sinh” trong

    Trường Võ Bị” Royal…?!!! Tại “hiện trường” tôi và mấy

    ông Tây (cố vấn Mỹ) đang cận chiến “face to face” vật lộn

    với… “vi xi” tưng bừng banh xác pháo…chúng tôi ném lựu

    đạn xuống hầm đếm 1-2-3…chưa tới 6 thì chúng quăng

    ngược trở lên, thầy trò “hồi bộ” bò lăn bò càng te tua…!!!

    Mọi người sốt ruột lo lắng cho tôi, nhất là NT Thành Râu

    trên trực thăng C&C 24/24, NT Nhi cứ năm ba phút rống

    lên hỏi ra sao rồi, NT Cẩn thì hét to trong máy:

    - UBT qua tần số UHF, tôi sẽ cho biết tình hình chung

    quanh của UBL...UBL đang bị bao vây rồi đó, chúng nó

    đông như kiến… nói với Tây (CV Mỹ) xin khẩn cấp Trực

  • Không thể nào quên-33

    Thăng Võ Trang (Cobra) trang bị M79, ngồi với tôi có NT

    Thành, ở dưới đất có NT Nhi lo Pháo rồi...Nghe rõ không?

    Trước áp lực nặng nề của địch quân càng lúc càng

    thậm chí nguy. Nhưng tôi vẫn cảm thấy yên tâm vì trên trời

    dưới đất lúc nào cũng có những “Ông thần hộ mạng” là

    những Niên Trưởng đã một thời là "Hung Thần" hét ra lửa,

    mửa ra khói… của những Sinh Viên Sĩ Quan khóa đàn anh

    trong trường Mẹ, đã thị uy dũng truyền thống phạt chúng

    tôi khóa đàn em tơi tả như cái mền rách bươm…!!! Nay

    đang trên trời ban ngày thì “Thành Râu19” với “Công

    Cẩn21”, ban đêm thì “Thẩm Quyền Bút16”, dưới đất thì

    “Trọng Nhi20” sáng trưa chiều tối thường trực “on” trên

    tần số, kề bên có NT “Ngọc Ngà19” TĐP TĐ2ND, Lê

    Thơm (K22) ngày đêm ghìm súng chờ “giặc từ ngoài

    Bắc...dzô đây...dzô đây...bàn tay vấy máu đồng bào…”

    Hai ngày sau Căn cứ Delta tạm lắng dịu vì có phi pháo yểm

    trợ, tôi tạm được một chút nghỉ “dưỡng quân”, ngậm điếu

    thuốc, hớp một hớp cà phê… tôi chợt nhớ đến NT Khôi giờ

    này Tiều oàn 7/ND của Anh đang trên đường vào vùng

    chiến địa cùng với Tiểu Đoàn 11/ND… Nhớ đến NT Khôi

    vì hôm nay bom, đạn pháo nổ tung xác giặc trên đồi… mà

    tôi đã phối hợp hữu hiệu với cố vấn Mỹ và Pháo Binh Nhảy

    Dù áp dụng kỷ thuật GAP từ NT Trần Đăng Khôi đã “om”

    cho tôi hai năm về trước.

    Một tuần lễ sau, Tiểu Đoàn 11ND vào thay Tiểu

    Đoàn 2ND ở Căn cứ Charlie, cách phía bắc Căn cứ Delta

    khoảng hơn một cây số...Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Đình

    Bảo (K14) Tiểu Đoàn 11ND, Tiểu Đoàn Phó / NT Mễ

    (K18), Ban 3/ NT Đoàn Phương Hải (K19), Đại Đội

    Trưởng 113/ Hùng Mập( K22), Đại Đội Trưởng 112/ Hùng

    Móm (K22), Đại Đội Trưởng 111/ Thinh (Đại Đội Phó của

    Trinh Sát 2 ) vừa được bổ nhiệm.

    Tiểu oàn 7ND vào thay thế Trinh Sát 2ND ở Delta, Tiểu

    Đoàn Trưởng /Tiểu Đoàn 7ND là NT Khôi (K16), Tiểu

    Đoàn Phó /Tiểu Đoàn 7ND là NT Nguyễn Lô (K18), Ban

  • Không thể nào quên-34

    3/NT Em (K19), ba Đại Đội Trưởng nòng cốt là: Đăng

    (K22), Hải (K22), Cao (K22)...

    Trinh Sát II Nhảy Dù được bốc về Căn cứ Võ Định "dưỡng

    quân" hai ngày nằm dưới giao thông hào tránh pháo “sơn

    pháo”130, sau đó lại được bốc thả vào Căn Cứ Charlie tăng

    cường cho Tiểu Đoàn 11ND. Vừa đặt chân xuống bãi đáp

    nằm bên cạnh sườn đồi Charlie thì NT Hải chờ sẵn đó rồi:

    - Út theo tôi lên gặp Đích Thân cái đã...!

    Trong căn hầm tối mù mù với ánh đèn pin vừa đủ soi bản

    đồ, NT Nguyễn Đình Bảo nói:

    - Út giúp cho tôi tăng cường phía Bắc với Hùng Mập, phía

    Nam có Hùng Móm, phía Đông có Thinh, phía Tây tương

    đối không lo ngại vì phải qua một khe núi sâu khoảng 100

    mét…!

    Tôi vâng lệnh đeo Balô, súng đạn lên đường gặp Hùng

    Mập đang ngồi chàng hảng dưới gốc cây bên cạnh hố cá

    nhân như Thổ Địa trấn trạch, “thằng ma cà rồng” này cùng

    Đại Đội E22 Võ Bị Đà Lạt với tôi, nó là dân “Bắc Kỳ ri

    cư” nên mồm chưởi ròn rã “địt bố, địt…”…tùm lum hiến

    dâng “món ngon vật lạ “ khó nuốt… tôi hỏi nó:

    - Cái địt đồi này tên gì vậy Hùng mập…?

    - Đồi Bắc...đồi bên kia (Charlie) là đồi 1515...!!!

    Tôi ra lệnh nghỉ ngơi, ăn uống đồng thời chỉ định ba toán

    viễn thám sẽ xuất hành đêm nay… “thằng” Hùng mập cười

    khìn khịt… trong cổ họng, đầu lắc qua, lắc lại có ý chế

    diễu:

    - Địt mẹ…Tank54 nó nằm đầy ở dưới chân đồi mấy ngày

    nay, tao không hiểu sao nó đéo thèm bò lên...nghe mày

    lệnh lạc cho các toán viễn thám của mày bung rộng lục soát

    mà tao lạnh toát mồ hôi…!!!

    Đúng như lời Hùng mập bông đùa chiều nay, đêm hôm

    đó ba toán VT báo cáo y chang với vài tấm ảnh T54 chụp

    được bằng máy hình hồng ngoại tuyến… Tôi được lệnh trở

    lại CC Charlie để qua hướng Tây đóng quân trên ngọn đồi

    thấp hơn Charlie về phía tây khoảng 150 mét…Nhưng

  • Không thể nào quên-35

    muốn qua đó phải vượt qua khe núi đá dựng đứng sâu 100

    mét…phải mất 3 tiếng đồng hồ toàn bộ Đại Đội mới lên

    được đỉnh đồi với hai toán viễn thám đã thám sát

    trước…Chưa kịp nghỉ chân và bố trí quân thì bị Bắc Quân

    "Tapi" ngay...! Đại Úy Budard (Cố Vấn Trinh Sát 2ND) hét

    trong máy với Đại Úy Muffy (Cố Vấn Tiểu Đoàn 11ND):”

    Help…Help…do or die...do or die…!!!

    Đại Tá Mike (Cố Vấn Liên Đoàn 2ND) xen vào tần số:

    “Budard..listen to me...camldown..I will give somethings

    rightnow...camldown...ok...ok…”!!!

    Chúng nó tràn lên như kiến, tôi hét Budard:”

    Becareful...don't shoot to my soldiers back…!

    Năm phút sau John Paul Van (Cố Vấn Quân Đoàn 2) với

    chiếc Log và chiếc C&C của NT Cẩn cùng Đại Tá Lịch,

    NT Thành đã có mặt trên không phận. Lệnh của ĐT Lịch:

    - UBL…step by step Romeo-Juliet...you understand what I

    mean?

    - I got… it…

    Tôi áp dụng phương pháp "rút lui nhảy cóc " vì rút lui đồng

    loạt sẽ bị địch tràn ngập ngay và mặc cho cấp trên điều

    động thế nào tôi không có "quởn" nghĩ tới… chỉ thấy sau

    lưng của tôi là cả một biển lửa giống như trong phim " We

    Are The Soldier " hằng loạt Bom Napal từ những phi tuần

    trên không dội xuống đốt cháy vạn vật như “giời cao” hủy

    diệt sinh linh quả địa cầu tròn trịa nầy…Kinh hồn và khiếp

    hãi…!!! Phải bỏ lại hai toán Viễn Thám và hơn 20 Hạ Sĩ

    Quan –Binh Sĩ, một số chết tại chỗ, số bị thương nặng

    nhẹ…tan tác…! Thôi đành xin lỗi các bạn...”không phải tại

    anh cũng không phải tại em, tại trời xui khiến nên chúng

    mình xa nhau…”… tử biệt sinh ly mỗi giây phút, mỗi giờ

    và mỗi ngày…Chinh chiến mà…có mấy ai trở lại...?!!!

    Ngày hôm sau Trinh Sát 2ND được bốc ra khỏi Charlie

    sau một đêm cùng Tiểu Đoàn 11ND nằm vắt giò lên miệng

    hầm nghe tiếng “mưa rơi” từ hai Pass B52 cách Charlie

    chừng 300 mét. Sự việc đã phá lệ duy nhất trong Lịch Sử

  • Không thể nào quên-36

    Chiến Trường Thế Giới và chỉ có ở Charlie, VN 1972 vì

    khoảng cách an toàn để B52 dội bom tối thiểu phải 1000

    mét vòng đai tránh thiệt hại cho quân ta. Tôi ngồi trên chiếc

    trực thăng Mỹ cuối cùng rời Charlie, không một vẫy tay

    chào, không một lời giã từ "Đồi Bắc" nơi đó có Hùng Mập

    E22, "Đồi 1515" có các NT thân yêu của tôi mà chỉ cách

    đây hai tuần lễ còn ăn nhậu mệt nghĩ tại Câu Lạc Bộ iểu

    Đoàn 11ND với NT Bảo, NT Mễ, NT Hải, Hùng Móm,

    Thinh…Vài ngày hôm sau số phận Charlie kết thúc, để

    người Anh đáng kính Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo của Căn

    Cứ Nguyễn Huệ-Long Bình nay có vinh Danh "Người Ở

    Lại Charlie" qua dòng nhạc xót xa tiếc nuối của Nhật

    Trường. Tưởng như vậy đã xong. Nhưng có bao giờ Nhảy

    Dù biết hai chữ "chấm hết" Chỉ trừ khi nhắm mắt “an ngủ”

    giấc ngàn thu…! Có lệnh Liên Đoàn 2ND được Galaxy C5

    tại phi trường Pleiku không vận về Sài gòn khẩn cấp để "

    trên đường ra Quảng Trị..." Trước khi rời khỏi Kontum,

    QĐ2 "cân hồ" xử dụng lực lượng Tổng Trừ Bị Nhảy Dù

    theo kiểu vơ vét cú chót: Tiểu Đoàn 7ND và Trinh Sát 2ND

    được “có vé trực thăng" của Thiếu Tá Lê Văn Bút và Đại

    Úy Phạm Công Cẩn thuộc PĐ 229 bay “tham quan” đỉnh

    Chupao trước khi về phi trường Pleiku…Nhìn,… cũng lại

    là “dân Đà Lạt”: NT Lô18, Đăng 22, Hải 22… đằng vân hạ

    thổ ngay trên đỉnh Chupao, NT Khôi16, NT Em19 cùng

    Cao 22 dẫn quân "tam bộ nhất...bắn" xuôi nam, UBL nhảy

    xuống phía Tây Nam dưới chân đồi, NT Cẩn (C&C) ban

    ngày, NT Bút ban đêm. Mạnh ai nấy lo trong tình huống tứ

    bề thọ địch “Tam Quốc Chí Tân Thời” Anam với “Quan

    Vân Trường Đà Lạt” đang “lăng ba vi bộ” trên Hoa Dung

    Lộ có trùng trùng “giặc từ miền Bắc dzô đây” bố trí quân

    phục kích và sẵn sàng “uýnh” Full Contact trận địa

    chiến…và trong khi Triệu Tử Long múa thương trường bản

    trên đỉnh Chupao…Rồi nhiệm vụ nào cũng “thi thố” Xong

    tuyệt vời…

  • Không thể nào quên-37

    Đứng sắp hàng chờ lên Phi Cơ C5 (lần đầu tiên đơn vị

    Nhảy Dù được không vận bằng C5 của Mỹ) từ thầy đến trò,

    từ anh xuống em nhìn nhau với ánh mắt không nói nên lời

    vì đã bỏ lại sau lưng bao nhiêu đồng đội cùng thành phố

    Kontum với giòng sông PoKo có cô “sơn nữ phà ca” mang

    gùi đi đổi muối…!

    Đường Vào Quảng Trị:

    Có thể ví von là Đà Lạt “du ngoạn” vào tử địa Quảng

    Trị! LĐ2ND làm mũi dùi chính trên đường chiếm lại cổ

    thành Đinh Công Tráng. Thành có dạng hình vuông, sông

    Thạch Hãn bao bọc phía Tây uốn quanh một phần phía

    Bắc, phía Đông là Làng Tri Bưu, Hạnh Hoa Thôn nơi đóng

    quân của BTL/ SĐ304 CSBV, phía Nam là nhà thờ La

    Vang và ngã ba Long Hưng…

    “Phái Đoàn Đà Lạt” gồm có:

    TĐ5ND/ NT Nguyễn Chí Hiếu (K15), NT Bùi Quyền

    (K16), NT Chí K20, TĐSĩ K21, NTViệt K23.

    TĐ7ND/ NT Trần Đăng Khôi( K16), NT Nguyễn Lô

    (K18), NT Em K19, ba ĐĐ nòng cốt Đăng, Hải, Cao K22,

    TV Quyền K23.

    TĐ11ND/ NT Mễ (K18), NT Thành( K19), NT Hải (K19),

    Hùng Móm (K22), NVN Long K23.

    Tăng cường: TĐ6ND/ NT Nguyễn Văn Đỉnh (K15), NT

    Tùng K19 và 2 Biệt Đội 81BCD dưới quyền chỉ huy của

    NTLân (K17)….Như vậy là “dân ĐàLạt” toàn phần nếu

    không “tiếu ngạo giang hồ” gọi đó là "Phái Đoàn Đà Lạt.."

    thì đã khoa ngôn chi thiện xảo ư từ chăng…?! Với hai

    mươi bảy (27) ngày đêm phái đoàn được đón tiếp bằng

    “pháo bông” rực rỡ mãn thiên hoa đạn liên ti tù tỳ từ nổ

    chụp trên đầu tới cày nát địa đạo không thua gì đêm pháo

    bông Tết Tây ở Time Square New York…!!! Chỉ có điều

    trớ trêu là “nhân sự” trong phái đoàn thưởng lãm địa pháo,

    sơn pháo…phải cảnh giác tối đa, chong súng đỏ mắt, nón

  • Không thể nào quên-38

    sắt che đầu, ẩn nấp dưới giao thông hào hay hố cá nhân

    ngập nước bùn sình…Tôi có một kỷ niệm khó quên ở đây

    khi dẫn quân đã xâm nhập vào được Quận Châu Thành -

    Mai Lĩnh, nín thở ém quân chờ Tiểu oàn 7ND còn đang bị

    khựng lại ở ngã ba Long Hưng, lúc nửa đêm về sáng hôm

    sau, “Sông Lô” Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 7ND một mình

    với hai Hạ Sĩ Quan mang máy vượt một đoạn đường gần

    một cây số để bắt tay với Trinh át 2ND trong khi Bắc Quân

    bủa vòng vây kín, tứ bề thọ địch và chiến xa T54 của chúng

    đang tuần tiểu trên đoạn đường này…Niên Trưởng ”Ôn

    Lệnh Hồ Xung Lô Lọ Rượu” (K18VBĐL) mừng rỡ ôm

    chầm Út Bạch Lan tôi (K22VBĐL) cười khằng khặc sảng

    khoái như muốn Hồ Trường…hồ rượu ta muốn “trút” về

    phương mô cho cát bay đá chạy chôn trăm ngàn xác quân

    sinh Bắc tử Nam mà chưa cạn một Hồ Trường…!!! “Ôn

    Sông Lô” trọ trẹ:

    - Mạ mi…Ta không ngờ mi mò vô tới đây…!!!

    - Chuột mà...Niên Trưởng! (Huy hiệu Trinh Sát Dù là con

    Hải Sư nhưng trông giống như con chuột đầu Giáp thập nhị

    chi Tí Sửu Dần Mẹo…)

    Vì: Danh Dự - Trách Nhiệm - Tổ Quốc...mà “đàn anh - đàn

    em” cùng chung dưới mái Trường Mẹ Võ Bị Đà Lạt kéo

    nhau lao vào những cuộc binh đao “chơi xả láng” bằng

    máu, nước mắt và thân xác gói Poncho miếng còn, miếng

    mất…! Tôi đã mất đi một NT Tùng K19, một thằng bạn

    Hùng Móm cùng khóa, một đàn em NVN Long K23...và

    còn nhiều nữa đã bị loại ra khỏi vòng chiến làm sao mà nhớ

    hết trong suốt quảng đời chinh chiến được sao…? Đáng

    tiếc và ngậm ngùi…!

    Đã có rất nhiều "Cây Viết có tầm cở”...viết tả lại những

    chiến trận Kontum, An Lộc và Quảng Trị với nhiều công

    sức truy tầm, nghiên cứu trên tài liệu sách báo…Nhưng hầu

    hết họ không và làm sao để có thể “lột tả” diễn đạt được hết

    những khốc liệt trên chiến trường mà người chiến binh phải

    vượt qua nỗi chết để giành lấy sự sống khi thế chiến đấu ở

  • Không thể nào quên-39

    An Lộc là Tử Thủ, Quảng Trị là Tử Chiến… Một là Thủ

    hai là Công, hai tính chất khác biệt nhau nhiều lắm… Vậy

    cho nên dù là Thủy Quân Lục Chiến, Nhảy Dù, Biệt Động

    Quân, 81Biệt Cách Dù, Bộ Binh, Thiết Giáp, Không Quân,

    Hải Quân, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, Nhân Dân Tự

    Vệ …trong số những đơn vị của toàn thể Quân Lực Việt

    Nam Cộng Hoà đã có không ít những “đứa con yêu” của

    trường Mẹ Võ Bị Đà Lạt nói riêng và của Tổ Quốc nói

    chung, đã một mai rơi rụng như chiếc lá lìa cành dưới

    những tràng đạn, mưa pháo, lưới đạn phòng không nổ kinh

    hoàng làm nên cơn địa chấn và vùng trời đầy bão lửa cháy

    rực đỏ thôn làng... máu xương dân lành đã đổ xuống, anh

    em cùng một bọc thai bào sinh ra gọi nhau là “Đồng Bào”

    lại tàn sát lẫn nhau…Ôi …có oan khiên nào hơn…! Thua

    cuộc hay thắng cuộc? Tôi còn nhớ trong Đệ Nhất Thế

    Chiến khi Danh Tướng FOX đi ngang ngôi mộ của

    Napoléon có ghé lại chào và viết một câu trên mộ bia:

    "Công Danh - Sự Nghiệp của một con người không phải là

    lúc khởi đầu mà là lúc kết thúc...".

    Hay câu viết của NT Lâm Quang Thi:” Chúng ta thua một

    trận chiến, chứ chưa phải thua một cuộc chiến...".

    Trải qua bao thế sự thăng trầm… sau nửa đời người

    một phần hai thế kỷ, ngày nay kẻ còn người mất, giàu-

    nghèo, sang- hèn có khác gì nhau khi đã có mang chung

    một “dòng máu Võ Bị", Nhảy qua ngưỡng cửa phi cơ cùng

    tung cánh dù lộng gió lơ lững giữa trời không, BĐQ cùng

    nhảy ào ra khỏi lòng slick trực thăng lội bãi sình lầy gian

    khổ, TQLC đổ quân hay nhảy ùm xuống bờ biển nông sâu

    lõm bõm lội vào bờ trước họng súng đang chực chờ khai

    hỏa của Cộng quân, Không Quân lao vào lưới đạn phòng

    không nã hỏa tiễn, rải từng tràng đạn liên thanh, bay sát

    mục tiêu để “thẩy lỗ” từng trái bom nổ bung xác Bắc Quân

    như những con thiêu thân đang tràn ngập căn cứ quân bạn

    hoặc lắc cánh "né đạn" chào nhau hẹn mai tương phùng,

    hay anh Thiết Gíap đang ngồi trên pháo tháp chiến xa chợt

  • Không thể nào quên-40

    nghe tiếng cà xịch cà xịch của SA7 vội lao mình xuống đất

    và húc trên xác địch mà tấn xa, khạc đạn…!!! Quân Trường

    chỉ có đổ mồ hôi, nhưng Chiến Trường đổ mồ hôi, máu và

    nước mắt…! Các cấp Tướng lãnh, các Đại Niên Trưởng

    thì...thì...đổ mồ hôi "hột" nhiều hơn, bởi..."Nhất Tướng

    Công Thành Vạn Cốt Khô" cũng phải lau giọt lệ khi nghe

    tin một khóa đàn em vừa nằm xuống hay vừa bị mất một

    quận một tỉnh nào đó. Không biết giọt mồ hôi hột có nóng

    hơn giọt máu đào hay không…?!

    Nay ngồi đây với nỗi nhớ ngập tràn qua ly rượu, hồn

    mênh mang hồi tưởng lại chiến trường xưa mà đoạn đường

    Kontum bỏ lại sau lưng bao Niên Trưởng, vào An Lộc nằm

    xuống mấy huynh đệ "đồng môn", ra Quảng Trị chôn vùi

    bao nhiêu thân bách chiến và đoạn đường nào đốt cả quảng

    trời xanh…?! Màu xanh đó...bây giờ chỉ còn là “chiếc áo

    dài Võ Bị” đi bên cạnh cuộc đời nơi xứ lạ quê người…Võ

    Bị Đà Lạt còn đây những Anh Em một thuở Anh Hùng Bảo

    Quốc An Dân - Trấn Không - Phòng Vệ Lãnh Hải giặc Tàu

    Ô Man thừa gió bẻ măng chứ chưa thật sự dám động cuộc

    can qua.

    giữ được đất ngăn thù đã khó

    điều khó hơn là giữ được quê hương.

    cờ chính trị

    chốt sang sông ai nhớ

    nhớ dùm cho máu đỏ đất da vàng

    là ba miền cờ vàng lồng lộng

    là chiến trường trên khắp bốn quân khu

    chứ đâu phải là riêng an lộc

    được đề danh vào quân sử thiên thu.

    (b.Bình)

  • Không thể nào quên-41

    ĐẠI ĐÔI 3/TĐ 81BCND

    Đầu Xuân ghìm tay súng / Giầy nhà binh bết bùn

    Nhìn Én lượn không trung/ Ngày Xuân ngàn mai nở

    Hoa pháo vẫn tưng bừng

    Chiếc xe Jeep láng coóng của Phòng Tổng Quản Trị Bộ

    Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt chở chúng tô