KHBD bài 22 _ clo

11
Họ và tên người soạn: Nguyễn Thị Kim Thi MSSV: K39.201.092 Điện thoại liên hệ: 0916279858 Email: [email protected] KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tên bài soạn: Bài 22 - CLO (Lớp10, Ban cơ bản) I/.MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức : HS biết được các tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng, nguyên tắc, điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. HS hiểu được tính chất hóa học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hóa mạnh (tác dụng với kim loại, hidro), đặc biệt trong phản ứng với nước, clo vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử. 2. Về kĩ năng : Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học cơ bản của clo. Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm,rút ra nhận xét về tính chất và phương pháp điều chế khí clo. Viết các phương trình phản ứng hóa học minh họa. Tình toán theo phương trình phản ứng. 3. Về thái độ, tư tưởng : Thông qua tính chất của khí Cl 2 (rất độc, nặng hơn không khí, dễ tan trong nước và dung dịch bazơ,…), giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường, sức khỏe. II. TRỌNG TÂM - Tính chất hóa học của Clo. - Điều chế Clo. III/.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Giáo viên - Giáo án điện tử - Các đoạn phim, hình ảnh sử dụng trong giáo án - Phiếu học tập

Transcript of KHBD bài 22 _ clo

Page 1: KHBD bài 22 _ clo

Họ và tên người soạn: Nguyễn Thị Kim ThiMSSV: K39.201.092Điện thoại liên hệ: 0916279858 Email: [email protected]

KẾ HOẠCH BÀI DẠYTên bài soạn: Bài 22 - CLO (Lớp10, Ban cơ bản)

I/.MỤC TIÊU:1. Về kiến thức :

HS biết được các tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng, nguyên tắc, điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. HS hiểu được tính chất hóa học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hóa mạnh (tác dụng với kim loại, hidro), đặc biệt trong phản ứng với nước, clo vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.

2. Về kĩ năng : Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học cơ bản của clo. Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm,rút ra nhận xét về tính chất và phương pháp điều chế khí clo. Viết các phương trình phản ứng hóa học minh họa. Tình toán theo phương trình phản ứng.

3. Về thái độ, tư tưởng : Thông qua tính chất của khí Cl2 (rất độc, nặng hơn không khí, dễ tan trong nước và dung dịch bazơ,…), giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường, sức khỏe.II. TRỌNG TÂM

- Tính chất hóa học của Clo.- Điều chế Clo.

III/.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:1. Giáo viên- Giáo án điện tử- Các đoạn phim, hình ảnh sử dụng trong giáo án- Phiếu học tập- Dụng cụ hóa chất thí nghiệm

2. Học sinh:- Đọc trước bài mới- Xem cách tiến hành các thí nghiệm bài mới trong tài liệu đã có.

IV/.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

Hình ảnh slide Gợi ý hoạt động GV và HS

Lưu ý kĩ thuật

Hoạt động 1. Vào bài mới GV chiếu sile các hình ảnh yêu cầu Hs: sau đây chúng ta sẽ xem 1

Chiếu clip nhấn vào

Page 2: KHBD bài 22 _ clo

2 phút

clip gợi liên tưởng đến nguyên tố nào?Hs trả lời

hình người đàn ông ở slide 1.

Hoạt động 2. Tìm hiểu tính chất vật lí của Clo

5 phút

- GV cho HS quan sát bình đựng khí clo được điều chế sẵn và yêu cầu HS nhận xét về trạng thái, màu sắc.

- Dựa vào SGK HS thảo luận nhóm tìm hiểu tính chất vật lý và trả lời câu hỏi của giáo viên.

- Khí Cl2 tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như rượu, benzen, hexan, tetraclometan,…

- GV : Vào sáng sớm, nếu các em mở vòi nước máy sẽ gửi thấy có mùi xốc khó chịu, đó chính là mùi của khí clo còn xót lại trong quá trình diệt khuẩn nước. Tại sao còn sót lại khí clo ?

- GV yêu cầu HS tính tỉ khối của Cl2

so với không khí và rút ra nhận xét ?

- GV : Để diệt chuột ngoài đồng, người ta dẫn khí Cl2, qua cống mang mềm vào hang chuột. Tính chất nào của khí Cl2 giải thích cách làm đó ?

- Click cho HS xem trạng thái , màu sắc của khí clo

- Click cho HS xem trạng thái,màu sắc của nước clo.

- Slide tổng kết tính chất vật lí Clo

Page 3: KHBD bài 22 _ clo

Hoạt động 3. Tính chất hóa học3 phút

- GV yêu cầu HS viết cấu hình electron của nguyên tử Cl và nhận xét về cấu hình electron lớp ngoài cùng, dự đoán tính chất hóa học chủ yếu của clo ?

- GV bổ sung : Vì có tính oxi hóa mạnh nên clo tác dụng được với kloại, hidro và các hợp chất có tính khử khác.

- Click hiện thị cấu hình e của nguyên tử Clo ở trạng thái cơ bản, tiếp điện nhận thêm 1e lên trạng thái kích thích

- Click hiện ý chính của bài

Hoạt động 4 : Tác dụng với kim loại

5 phút

- GV làm 2 thí nghiệm : Đốt cháy Fe trong không khí clo cho HS quan sát, nhận xét và viết phương trình phản ứng1.Hiện tượng của thí nghiệm.2.Dự đoán sản phẩm tạo thành.3.Viết phương trình phản ứng=> xác định SOXH của clo trong hai phản ứng trên.

- GV sữa chữa và bổ sung nhận xét của HS và nhấn mạnh Fe bị oxi hóa lên SOXH cao nhất thường gặp +3. Điều này chứng tỏ Cl2

là chất oxi hóa mạnh.

- Nhấn vào clip để học sinh quan sát thí nghiệm.

- Chuyển qua slide tiếp theo về nội dung tổng kết về tính chất hóa học cảu

Page 4: KHBD bài 22 _ clo

GV : Các hợp chất NaCl, FeCl3, CuCl2 là hợp chất cộng hóa trị hay ion ? Tại sao ?

- GV chiếu kết luận lên màn hình : Khi clo oxi hóa trực tiếp hầu hết các kim loại tạo muối clorua (trong đó kim loại có SOXH cao nhất thường gặp). Phản ứng xảy ra ở điều kiện thường, nhiệt độ không cao lắm, tốc độ nhanh, tỏa nhiều nhiệt .

clo tác dụng với kim loại.

Hoạt động 5: Tác dụng với Hiđro5 phút

- GV giới thiệu thí nghiệm : Đốt hidro cháy trong không khí, rồi đem ngọn lửa hidro vào bình đựng khí clo thấy hidro tiếp tục cháy với nhọn lửa màu trắng nhạt. Cho vào bình một ít nước rồi thử quỳ tím thấy chuyển sang màu hồng.

- GV : Yêu cầu HS giải thích thí nghiệm, viết phương trình phản ứng và xác định SOXH.

- GV bổ sung : Pứ này xảy ra rất chậm ở nhiệt độ thường và trong bóng tối, nhưng khi đốt nóng hoặc chiếu sáng mạnh thì phản ứng xảy ra rất nhanh và có thể gây nổ. Ngoài Cl2 ra còn tác dụng với nhiều phi kim khác (trừ C, N, O và khí hiếm) tạo thành hợp chất clorua.

- Click chiếu nội dung về tính chất hóa học của clo tác dụng với Hiđro.

Hoạt động 6: Tác dụng với nước5 phút

- GV thông báo phản ứng của clo với nước và yêu cầu HS xác định sự thay đổi SOXH của clo trong phản ứng này.

- Yêu cầu HS giải thích :

+ Tại sao phản ứng của clo với

- Click chiếu nội dung phương trình hóa học về tính chất

Page 5: KHBD bài 22 _ clo

nước lại thuận nghịch ?+ Vì sao nước clo hoặc clo ẩm có tính tẩy màu trong khi khí clo khô không có tính chất này ?

- GV giới thiệu : Do Cl2 vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử nên phản ứng này gọi là phản ứng tự oxi hóa – khử.

- GV bổ sung : HClO là axit kém bền dễ bị phân tích theo phản ứng khi chiếu sáng :

HClOas HCl + OOxi nguyên tử cũng là một chất có tính oh rất mạnh .GV làm thí nghiệm :+Cho mẫu giấy quỳ tím ẩm vào bình khí clo +Cho cánh hoa hồng vào bình đựng khí clo khác.

- GV hướng dẫn HS quan sát hiện tượng và nhận xét.

hóa học của clo tác dụng với Hiđro.

- Click clip phản ứng tẩy màu của nước clo.

- Click chiếu nội dung về tính chất hóa học của clo tác dụng với Hiđro.

-

Hoạt động 7 : Trạng thái tự nhiên3 phút

GV chiếu nội dung lên màn hình và phát phiếu học tập số 2 cho các nhóm HS với nội dung câu hỏi :1. Trong tự nhiên, clo chủ yếu tồn tại ở dạng đơn chất hay hợp chất ? Tại sao ?2. Hãy kể tên một số hợp chất chứa clo mà em được biết ?

3. Trong tự nhiên clo có 2 đồng vị

bền là 35 Cl (75 ,77 % )và

37 Cl (24 ,23 %). Tính nguyên tử khối trung bình của Clo ?

- Click slide giới thiệu trạng thái tự nhiên của clo.- Click tiếp slide hình ảnh các trạng thái clo trong tự nhiên.

Hoạt động 8 : ứng dụng

Page 6: KHBD bài 22 _ clo

2 phút

GV nêu câu hỏi về ứng dụng của clo như : - Khí clo dùng để làm gì trong đời sống ?- Khí clo dùng để sản xuất gì trong công nghiệp ? H2 HCl KOH KCl+ KClO3+H2 O

–CH 4CCl4

PVC , cao su DDT (thuốc trừ sâu)

Clide slide hình ảnh trực quan ứng dụng của clo trong đời sống và sản xuất

Hoạt động 9: điều chế5 phút

- GV nêu pp điều chế khí Cl2 trong phòng thí nghiệm : Cho axit clohidric (HCl) đặc tác dụng với chất oxi hóa mạnh như kali clorat (KClO3)

- GV yêu cầu HS nhận xét và viết phương trình phản ứng .

- GV chiếu hình 5.3 (SGK) mô phỏng thí nghiệm điều chế khí Cl2 lên màn hình và HS thảo luận trả lời nội dung câu hỏi :

1. Muốn thu khí Cl2 tinh khiết có thể bỏ bình chứa dung dịch NaCl được không ?2. Nếu thay đổi vị trí hai bình chứa dung dịch NaCl và H2SO4 đặc thì có thu được khí Cl2 tinh khiết không ?-GV nhận xét và bổ sung :-Bình đựng dd NaCl có thể giữ khí HCl được gọi bình rửa khí.-Bình đựng H2SO4 đặc để giữ hơi nước gọi là bình làm khô.

- click vào clip cho Hs quan sát thí nghiệm.- Click tiếp để câu hỏi hiện ra định hướng cho nội dung clip.- Click slide nội dung điêi chế clo trong phòng thí nghiệm.

Page 7: KHBD bài 22 _ clo

5 phút

- GV chiếu hình 5.4 (SGK) mô phỏng thí nghiệm điều chế Cl2 bằng phương pháp điện phân dung dịch muối ăn trong nước có màng ngăn.

- GV yêu cầu HS trả lời các nội dung sau:1. Viết phương trình phản ứng điện phân.2. Tại sao phải dùng màng ngăn ?3. Tại sao lại sử dụng phương pháp này để điều chế trong công nghiệp ?

- Click slide để HS quan sát sơ đồ điều chế Clo trong công nghiệp.- Click vào khung câu hỏi hiện ra định hướng nội dung sơ đồ cung cấp kiến thức và trả lời câu hỏi.- Click clip thùng điện phân dung dịch.

Hoạt động 10: Củng cố và dặn dò5 phút

Củng cố bài học bằng các câu hỏi trác nghiệm.- Chia lớp thành 3 nhóm- Các nhóm giơ tay giành quyền

trả lời

Dặn dò HS:- Làm bài tập tarng 101/SGK- Đọc trước bài 23

- Click slide giới thiệu trò chơi và cách thức chơi.

- 10 câu hỏi được chạy:+ nhấp vào đáp án đúng -> hiện màu cam.+ nhấp vào đáp án sai -> phương án bị mờ.

- Click slide

Page 8: KHBD bài 22 _ clo

dặn dò HS trong tiết học tiếp theo.