KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG...

download KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÓI NGUYÊN LIỆU TRONG

of 104

Transcript of KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG...

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    1/104

     

    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI------------ 

    TRẦN HOÀNG DƯƠNG

    KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨUẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG,

    PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÓI NGUYÊN LIỆU

    TRONG VỤ MÙA TẠI KIM SƠN – NINH BÌNH

    LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

    Chuyên ngành: Trồng trọt

    Mã số: 60 62 01

    Người hướng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ PHÍP

    HÀ NỘI - 2012

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    2/104

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… i

    LỜI CAM ĐOAN

    Tôi xin cam đoan toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn

    này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị, mộtcông trình nghiên cứu nào.

    Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này

    đều đã được cảm ơn. Trong luận văn tôi sử dụng các thông tin từ nhiều nguồn

    khác nhau, các thông tin trích dẫn được sử dụng đều được ghi rõ các nguồn

    gốc, xuất xứ.

    Tác giả luận văn

    Trần Hoàng Dương

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    3/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… ii

    LỜI CẢM ƠN

     Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản

    thân, tôi còn nhận rất nhiều sự giúp đỡ quý báu khác.Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Ninh Thị Phíp đã tận tình

    hướng dẫn, giúp đỡ, dìu dắt tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

    Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ Viện sau đại học, Khoa

     Nông học, Bộ môn Cây Công nghiệp - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội

    đã quan tâm và tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn.

    Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các tập thể, cá nhân, bạn bè vàngười thân đã động viên khích lệ tôi trong thời gian học tập tại trường và

    thực hiện đề tài tốt nghiệp.

     Hà Nội, ngày tháng năm 2012

    Tác giả luận văn

    Trần Hoàng Dương

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    4/104

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… i

    MỤC LỤC

    TrangLỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i

     

    LỜI CẢM ƠN................................................................................................ii 

    MỤC LỤC ...................................................................................................... i 

    DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................iii 

    DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. iv 

    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v 

    1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 

    1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1 

    2. Mục đích và yêu cầu................................................................................... 3 

    2.1. Mục đích.......................................................................................... 3 

    2.2. Yêu cầu ........................................................................................... 3 

    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 3 

    3.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................. 3 

    3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................. 4 

    3.3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4 

    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................. 5 

    2.1. Tình hình sản xuất cói trên thế giới và Việt Nam..................................... 5 2.1.1. Tình hình sản xuất cói trên thế giới ............................................... 5 

    2.2.2. Tình hình sản xuất cói ở Việt Nam ............................................... 5 

    2.2. Giới thiệu chung về cây cói ..................................................................... 8 

    2.2.1. Nguồn gốc và phân loại ................................................................ 8 

    2.2.2. Đặc điểm thực vật học của cây cói................................................ 9 

    2.2.3. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cói .................... 11 

    2.2.4. Yêu cầu sinh thái của cây cói...................................................... 16 

    2.3. Những kết quả nghiên cứu cói ở Việt Nam............................................ 18 PHẦN 3. ĐỊA ĐIỂM – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......25

     

    3.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 25 

    3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 25 

    3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 25 

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    5/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… ii

    3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 25 

    3.5. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm ......................................... 29 

    3.6. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 30 

    3.7. Các chỉ tiêu về mức độ sâu bệnh và khả năng chống đổ ....................... 32 

    3.8. Phương pháp lấy mẫu và xử lý số liệu ................................................... 33 

    PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 34 

    4.1. Khả năng sinh trưởng, phát triển của các mẫu giống cói địa phương ......... 34 

    4.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các mẫu giống cói ......... 40 

    4.1.3. Khả năng hình thành tiêm hữu hiệu của các mẫu giống cói ........ 45 

    4.1.4. Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của các mẫu

    giống cói ..................................................................................... 47 

    4.1.5. Năng suất và chất lượng của các mẫu giống cói.......................... 51 4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển của cói

    nguyên liệu tại huyện kim sơn .............................................................. 55 

    4.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều

    cao và đường kính thân khí sinh của hai mẫu cói ........................ 55 

    4.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng ra mầm và hình

    thành tiêm hữu hiệu .................................................................... 58 

    4.2.3. Khả năng chống chịu với điệu kiện ngoại cảnh của hai

    mẫu giống cói ............................................................................ 61 4.2.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và tỷ lệ cói dài ........ 63 

    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 67 

    5.1. Kết luận................................................................................................. 67 

    5.2. Đề nghị.................................................................................................. 68 

    TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 69 

    PHỤ LỤC .................................................................................................... 72 

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    6/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… iii

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    TrangBảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cói của Việt Nam từ năm

    2006 - 2009 .................................................................................6 

    Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng của một số tỉnh trồng cói

    chính ở Việt Nam ( 2006 -2009)..................................................7  

    Bảng 3.1. Nguồn gốc các mẫu giống cói trong thí nghiệm.........................26 

    Bảng 4.1. Đặc điểm thực vật của các mẫu giống cói..................................34  

    Bảng 4.2. Đặc điểm ra hoa, làm quả của các mẫu giống cói ......................37 

    Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao (cm) của các mẫu giống cói ........41 

    Bảng 4.4. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các mẫu giống cói.................42 

    Bảng 4.5. Động thái đâm tiêm (tiêm/m2) của các mẫu giống cói ...............44 

    Bảng 4.6. Số tiêm hữu hiệu và vô hiệu của các mẫu giống cói...................46 

    Bảng 4.7. Mức độ nhiễm sâu đục thân và bệnh héo vàng của các mẫu

    giống cói tại thời điểm thu hoạch...............................................48  

    Bảng 4.8. Khả năng chống đổ và màu sắc sợi của các mẫu giống cói ........50 

    Bảng 4.9. Năng suất thực thu và tỷ lệ tươi/khô của các mẫu giống cói ......51 

    Bảng 4.10. Tỷ lệ các loại cói trong các mẫu cói...........................................53  

    Bảng 4.11. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ tăng trưởng.................56 

    Bảng 4.12. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng

    đường kính thân khí sinh ...........................................................58 

    Bảng 4.13. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng ra mầm của cói.......59 

    Bảng 4.14. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số tiêm tại thời điểm thu

    hoạch của hai mẫu giống cói .....................................................60  

    Bảng 4.15. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm sâu đục

    thân và bệnh héo vàng ...............................................................62  Bảng 4.16. Màu sắc và khả năng chống đổ của một số mẫu giống cói.........63 

    Bảng 4.17. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và tỷ lệ khô

    tươi của hai giống cói ................................................................64  

    Bảng 4.18. Ảnh hưởng của mật độ trồng phẩm cấp cói của 2 giống cói.......65 

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    7/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… iv

    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Trang

    Hình 4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ tăng trưởng chiềucao thân khí sinh của cói ...........................................................57  

    Hình 4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng ra mầm của cói.......59 

    Hình 4.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số tiêm tại thời điểm

    thu hoạch...................................................................................61 

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    8/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… v

    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

    STT Chữ viết tắt Từ viết tắt

    1 Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn2 MĐ Mật độ

    3 CBN Cói bông nâu

    4 CBTDĐ Cổ khoang bông trắng dạng đứng

    5 STT Số thứ tự

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    9/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 1

    1. MỞ ĐẦU

    1. Đặt vấn đề

    Cây cói (Cyperus malaccensis L,) là cây công nghiệp đặc sản của

    vùng ven biển nhiệt đới, dùng để dệt chiếu và sản xuất các mặt hàng tiểu thủ

    công mỹ nghệ đặc sắc như thảm, túi… Từ rất xa xưa nhân dân ta đã biết tận

    dụng cây cói để chế biến các sản phẩm phục vụ đời sống con người. Ngày

    nay các sản phẩm cói rất đa dạng và đã trở nên rất quen thuộc với mọi tầng

    lớp nhân dân, mọi địa phương, ngày càng có giá trị cao hơn khi xu hướng ưu

    tiên sử dụng các sản phẩm tự nhiên thay thế cho các sản phẩm tổng hợpnhân tạo, chính vì vậy nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ cói ngày càng lớn.

    Trong những năm gần đây do nhu cầu các sản phẩm từ cói và doanh

    thu mang lại cho người trồng cói liên tục tăng, cùng với việc đầu tư, áp dụng

    các tiến bộ khoa học (giống, các biện pháp canh tác, bảo vệ thực vật…) nên

    diện tích, sản lượng cói liên tục tăng. Nhưng biến động diện tích và sản

    lượng cói không đều theo các địa phương, chủ yếu là do sự biến động về thịtrường, trước hết là thị trường cói nguyên liệu.

     Ninh Bình là vùng cói lớn ở miền Bắc Việt Nam, trong những năm

    gần đây đã có chính sách hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu cói, tuy nhiên

    cho đến nay diện tích trồng cói mới chỉ đạt một phần nhỏ so với kế hoạch

    đặt ra là do cây lúa vẫn còn đóng vai trò quan trọng đối với thu nhập của

    nông dân. Mặc dù cây cói đang được coi là cây hàng hoá chiến lược nhiềutiềm năng của tỉnh. Tuy nhiên, nhiều hộ nông dân vẫn chưa mặn mà với việc

    chuyển đổi từ lúa sang cói vì nghề trồng cói rất vất vả, áp lực về lao động

    khi thu hoạch, giá cả rất bấp bênh…

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    10/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 2

    Kim Sơn là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Ninh Bình, có địa

    hình tương đối bằng phẳng chia làm hai vùng rõ rệt là vùng đồng bằng và

    vùng ven biển. Vùng ven biểu chịu ảnh hưởng của chế độ nhật chiều không

    đều, biên độ trung bình 1,4m, lớn 2- 2,5m. Hệ thống sông ngòi dày đặc,trong đó có 2 con sông lớn là sông Đáy ở phía đông và sông Càn ở phía nam

    của huyện, Hệ thống sông ngòi dọc ngang thuận lợi cho công tác thủy lợi,

    thau chua rưa mặn, sản xuất, giao thông và đời sống của nhân dân. Điều

    kiện tự nhiên ở đây cùng phù hợp cho sự phát triển của cây cói. Cây cói đã

    trở thành cây công nghiệp tiên phong, có giá trị kinh tế cao trên vùng đất

    mặn mới khai hoang ven biển, cửa sông, chất lượng cói ở Kim Sơn được

    đánh giá rất cao với độ bền, dẻo, óng đẹp tự nhiên phù hợp với việc chế tác

    các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã được người tiêu dùng trong nước và

    ngoài nước ưa chuộng. Tuy nhiên, một vài năm gần đây, thị trường trong

    nước và thế giới đã có nhiều thay đổi, thị hiếu người tiêu dùng ngày càng

    đòi hỏi những sản phẩm cói có tính độc đáo hơn, tinh tế hơn về chất lượng.

    Đồng thời giá cả cạnh tranh là một vấn đề sống còn của các doanh nghiệp.

    Trong khi đó, đầu tư để phát triển ngành cói chưa được chú trọng, nên khoa

    học công nghệ còn chưa tiếp cận được sản xuất, do đó thị trường cói Việt

     Nam mấy năm gần đây hết sức khó khăn. Một trong những khó khăn cần

    giải quyết hiện nay là phải nghiên cứu để tìm ra được các biện pháp kỹ thuật

     phù hợp nhằm thúc đẩy sản xuất cói phát triển. Trong đó, vấn đề về công tác

     phát triển giống cói, chọn tạo ra bộ giống cói phù hợp là hết sức cần thiết là

    tiền đề để thúc đẩy ngành cói phát triển.

    Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, kế thừa những kết quả

    nghiên cứu từ đề tài độc lập cấp nhà nước về “ứng dụng các giải pháp sinh

    học trong tuyển chọn, phục tránh giống cói và xây dựng quy trình thâm canh

    tổng hợp nhằm phát triển cói bền vững hiệu quả cao tại các vùng trồng

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    11/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 3

    cói”do PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh làm chủ nhiệm , dưới sự hướng dẫn của

    TS. Ninh Thị Phíp – Bộ môn cây Công Nghiệp – Trường Đại học Nông

    nghiệp Hà Nội chúng tôi tiếp tục tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát một

    số mẫu giống cói và nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh

    trưởng, phát triển và năng suất cói nguyên liệu trong vụ mùa tại Kim Sơn

     – Ninh Bình”.

    2. Mục đích và yêu cầu

    2.1. Mục đích

    - Xác định được một số mẫu giống cói triểm vọng có năng suất, phẩm

    cấp cao phù hợp và xác định được mật độ trồng giống cói bông trắng dạngđứng và giống cói bông nâu thích hợp cho vùng sản xuất cói Kim Sơn -

     Ninh Bình.

    2.2. Yêu cầu

    - Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và phân cấp

    của một số mẫu giống cói thu thập được.

    - Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng phát

    triển, năng suất và phẩm cấp của giống cói bông trắng dạng đứng và giống

    cói bông nâu.

    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

    3.1. Ý nghĩa khoa học

    - Xác định có cơ sở khoa học đặc điểm thực vật, hình thái và sinh

    trưởng, phát triển của các mẫu giống cói làm cơ sở dữ liệu trong công tác

    chọn tạo giống cói phù hợp với các vùng sinh thái.

    - Xác định mật độ trồng cói thích hợp góp phần hoàn thiện quy trình

    thâm canh cói tăng năng suất.

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    12/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 4

    - Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa

    học và giảng dạy đối với cây cói tại các Trường và Viện nghiên cứu về

     Nông nghiệp. 

    3.2. Ý nghĩa thực tiễn

    - Xác định được mật độ trồng cói thích hợp và xác định được các mẫu

    giống cói có năng suất cao, chất lượng tốt từ các mẫu giống cói đang được

    trồng ở địa phương. Góp phần tăng năng suất, mở rộng diện tích trồng cói

    tại địa phương, phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

    3.3. Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài thực hiện đánh giá khả năng sinh trưởng của các mẫu giống cói

    trong vụ mùa năm 2011 tại Kim Sơn -Ninh Bình.

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    13/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 5

    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

    2.1. Tình hình sản xuất cói trên thế giới và Việt Nam

    2.1.1. Tình hình sản xuất cói trên thế giới

    Cây cói có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á, nhưng hiện nay vùng

     phân bố mở rộng tới phía Tây là Irăc, Ấn Độ; phía Bắc tới Nam Trung

    Quốc; phía Nam tới châu Úc. Cói cũng được du nhập vào Braxin để làm

    nguyên liệu đan lát, Thị trường tiêu thụ các hàng thủ công mỹ nghệ từ cói và

    các nguyên liệu tự nhiên trên thế giới ngày càng ổn định và mở rộng, lớn nhất

    là thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ cói thịtrường EU tăng 14%, Mỹ tăng 8% và trên toàn thế giới tăng khoảng 4%.

    Các nước như Trung Quốc, Nhật Bản hầu hết không sản xuất cói chẻ,

    các nước này chủ yếu trồng cói không chẻ thuộc họ bấc ( Juncaceacea), kĩ

    thuật sản xuất cũng có nhiều điểm khác biệt như: cói thu hoạch hàng năm,

    không lưu gốc, không mất thời gian, nhân công cho công đoạn chẻ cói và

    cói thân tròn có khả năng bảo quản được lâu hơn.

    2.2.2. Tình hình sản xuất cói ở Việt Nam

    Theo báo cáo tổng quan về ngành Cói Việt Nam của Trường Đại học

     Nông nghiệp Hà Nội, cả nước có 26 tỉnh, thành sản xuất cói, tập trung ở ba

    vùng lớn là vùng đồng bằng ven biển Bắc bộ (Thái Bình, Hải Phòng, Ninh

    Bình, Nam Định), vùng ven biển Bắc Trung bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà

    Tĩnh…) và vùng ven biển Nam bộ (Trà Vinh, Vĩnh Long, Long An, Đồng

    Tháp).[ 2]

    Tổng diện tích khoảng 13,800 ha, sản lượng mỗi năm đạt 100,000 tấn,

    Ở miền bắc, nơi được coi là cói có chất lượng tốt nhất và có diện tích cói lớn

    nhất là huyện Nga Sơn, Thanh Hóa, với khoảng 23,000 tấn/năm.

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    14/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 6

    Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cói của Việt Nam

    từ năm 2006 - 2009

    NămDiện tích

    (nghìn ha)

    Năng suất

    (tạ/ha)

    Sản lượng

    (nghìn tấn)

    2006 12,3 73,2 90,0

    2007 13,8 71,6 98,8

    2008 11,7 72,4 84,8

    2009 10,3 73,5 75,7

    (Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2011)

    Qua bảng 2.1. cho thấy từ năm 2006 đến năm 2009 diện tích, sảnlượng, năng suất của cói nước ta luôn có sự biến động.

    Về diện tích: Năm 2007 diện tích trồng cói nước ta là 13,8 nghìn ha,

    tăng so với năm 2006 là 1,5 nghìn ha, nhưng đến năm 2009 diện tích trồng

    cói lại giảm đi so với năm 2008 là 1,4 nghìn ha.

    Về năng suất và sản lượng: Từ năm 2006 – 2009 năng suất cói của

    nước ta luôn có sự biến đổi, năm 2009 năng suất cói là 73,5 tạ/ha là năm có

    năng xuất cao nhất từ trước tới nay, tăng so với năm 2008 là 1,1tạ/ha, so với

    năm 2007 giảm 1,9 tạ/ha, điều này được giải thích vì trong những năm gần

    đây nhu cầu thị trường tăng đối với các mặt hàng có nguồn gốc tự nhiên, giá

    cói nguyên liệu tăng nên người ta đã chú trọng đến thâm canh, áp dụng các

    tiến bộ khoa học làm cho năng suất cói đang có xu hướng tăng lên, năm

    2009 sản lượng cói đạt thấp nhất là 75,7 nghìn tấn, giảm so với năm 2006 là14,30 nghìn tấn. Sở dĩ, có sự thay đổi này là do năm 2009 diện tích giảm

    dẫn đến sản lượng cói giảm, năm 2007 sản lượng cói cao nhất đạt 98,80

    nghìn tấn/ha do có diện tích trồng và năng suất cao.

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    15/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 7

    Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng của một số tỉnh trồng cói

    chính ở Việt Nam ( 2006 -2009)

    Diện tích

    (1000 ha)

    Năng suất

    (tạ/ha)

    Sản lượng

    (1000 tấn)Tỉnh

    2007 2008 2009 2007 2008 2009 2007 2008 2009

    Thái Bình 0,3 0,2 0,1 120 115 100 3,6 2,3 1,0

     Ninh Bình 1,0 0,6 0,4 66 61,7 80 6,6 3,7 3,2

    Thanh Hóa 5,5 5,1 4,4 72,7 68,6 68,9 40,0 35,0 30,3

    Quảng Nam 0,3 0,2 0,2 56,7 75 70 1,7 1,5 1,4

    Bình Định 0,4 0,3 0,3 55 70 70 2,2 2,1 2,1Long An 0,5 0,4 0,4 68 87,5 67,5 3,4 3,5 2,7

    Vĩnh Long 1,4 1,2 1,10 85 95,8 100 11,9 11,5 11

    Bến TRe 0,60 0,50 0,40 70 72 82,5 4,2 3,6 3,3

    Trà Vinh 1,9 1,4 1,4 71,6 73,6 73,6 13,6 10,3 10,3

    ( Nguồn: Bộ NN & PTNT năm 2011)

    Qua bảng 2.2. cho thấy, tỉnh trồng cói nhiều nhất là Thanh Hóa vớidiện tích năm 2009 là 4,4 nghìn ha và đây cũng là tỉnh có sản lượng cói cao

    nhất, tiếp đến là Trà Vinh và Vĩnh Long với diện tích lần lượt là 1,1và 1,4

    nghìn ha, Tỉnh có năng suất cói cao nhất là Thái Bình với 100 tạ/ha nhưng

    sản lượng không nhiều do diện tích trồng không lớn.

    Tuy nhiên, hiện nay sản xuất cói gặp không ít khó khăn ảnh hưởng

    không nhỏ đến ngành sản xuất cói như nhiệt độ quá cao, mưa nhiều, năm

    2010 do nắng hạn kéo dài trong nhiều tháng, kết hợp với sâu bệnh phá hoại,

    nên năng suất cói của gần 3500 ha nguyên liệu huyện Nga Sơn - Thanh Hóa

    giảm đáng kể dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng cói luôn ở

    tình trạng thiếu nguyên liệu, giá cói nguyên liệu tăng cao (15000 đ/kg).

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    16/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 8

    Thêm vào đó, những khó khăn về thị trường năm 2007, 2008 là

    những khó khăn đối với ngành cói, giá bán nguyên liệu hiện nay không ổn

    định và thấp, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do chất lượng cói không

    cao, các cơ sở thủ công thay thế cói bằng nguyên liệu lục bình (bèo tây), thịtrường tiêu thụ không ổn định, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chủ yếu

    của cây cói thì lại không ký hợp đồng thu mua dài hạn.

    Giá phân bón và nhân công lao động chế biến cói tăng cao trong khi

    giá cói không tăng mà có xu hướng giảm mạnh là khó khăn rất lớn đối với

    người trồng cói.

    Cói bị nhiều loại sâu bệnh phá hại, làm năng suất cũng như chấtlượng cói bị giảm.

    Hiện nay, trong kỹ thuật canh tác vẫn duy trì các giống cũ, canh tác

    chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, làm cỏ, bón phân sau mỗi đợt thu hoạch để

    cho cói tự mọc cho đến khi cói thu hoạch trong vòng nhiều năm, Sự du nhập

    các giống cói mới có chất lượng cao về địa phương làm các giống cói bị

    thoái hóa, thân cói ngắn, mềm nhỏ, các giống cói hiện nay được gieo trồng

    là giống cói bông trắng và bông nâu (Hội thảo ngành cói Việt Nam - hợp tác

    để tăng trưởng năm 2008).

    2.2. Giới thiệu chung về cây cói

    2.2.1. Nguồn gốc và phân loại

    */Nguồn gốc

    Cây cói thuộc họ cói Cyperaceae là cây công nghiệp hàng năm dùng

    để dệt chiếu và sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ mang bản sắc văn

    hóa vùng ven biển nhiệt đới, theo sách Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn

    cách đây khoảng năm thế kỷ nhân dân ta đã biết trồng cói và dệt chiếu.

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    17/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 9

     Nghề dệt chiếu đã có từ thời Lê Thánh Tông (1460-1479) do Phạm Đôn Lễ

    đưa từ Quảng Tây (Trung Quốc) (Đoàn Thị Thanh Nhàn & cs, 1996).

    Cây cói có nguồn ngốc từ đông Nam Á nhưng hiện nay phân bố đã

    được mở rộng: Phía Tây tới I Rắc, Ấn Độ, phía Bắc tới Nam Trung Quốc,

     phía Nam đến Inđônêxia, Châu Úc, cói còn được nhập vào Braxin để làm

    nguyên liệu giấy và đan lát (Hoàng Văn Hộ, 2003).

    */Phân loại cây cói

    Trong hệ thống phân loại thực vật, cây cói được phân loại như sau:

    Giới (regnum):  Plantae

     Ngành (divisio):  Magnoliophyta

    Lớp (class):  Liliopsida 

    Bộ (ordo): Cyperales 

    Họ (familia): Cyperaceae

    Phân họ (subfamilia): Cyperoideae 

    Chi (genus): Cyperus Tên khoa học: Cyperus malaccensis Lam 

    Bộ cói có khoảng 70-95 chi với 3800-4000 loài, phân bố rộng rãi

    khắp nơi, đặc biệt là ở vùng ôn đới và hàn đới.

    Tại Việt Nam, hiện biết 28 chi và trên 300 loài, trong họ cói

    (Cyperaceae) phổ biến nhất là loài Cyperus malaccensis Lam với 2 giống:

    Giống cói bông trắng dạng đứng và giống cói bông trắng dạng xiên.

    2.2.2. Đặc điểm thực vật học của cây cói

    Cây cói chia làm 2 bộ phận rõ rệt: Bộ phận dưới mặt đất (thân ngầm)

    và bộ phận trên không (thân khí sinh).

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    18/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 10

    2.2.2.1 Rễ cây

    Rễ cói có 3 loại: Rễ ăn sâu có tác dụng hút chất khoáng ở dưới sâu, rễ

    ăn ngang hút chất mầu ở mặt đất và rễ ăn nổi hút chất dinh dưỡng hòa tan

    trong nước.

    Rễ mọc ra từng đợt xung quanh thân ngầm, theo sự phát triển thân ngầm

    mọc dài trước, rễ mọc dài sau, động thái vươn dài của rễ lúc đầu nhanh về sau

    chậm dần, rễ lúc non mầu trắng, già chuyển sang mầu nâu hồng, khi chết mầu

    đen, rễ sống được 3 tháng, rễ con và rễ nhánh thường chết trước rễ cái.

    Cói trồng trong đất ngập nước sâu lâu ngày, nơi có nồng độ muối cao

    hoặc đất chua thì bộ rế phát triển kém.

    2.2.2.2 Nhánh hút và thân ngầm

     Những mầm ăn dưới mặt đất gọi là nhánh hút, nhánh hút già đi thành

    thân ngầm, nhánh hút và thân ngầm đều có đốt, mỗi đốt có vẩy (vẩy là hình

    thức thoái hóa của lá).

    Thân ngầm vừa giữ chức năng của thân vì có mắt có khă năng nẩy mầm,

    vừa giữ chức năng tích lũy và dự trữ, nhánh hút và thân ngầm dùng để nhân

    giống vô tính.

    Thân ngầm mầu trắng hồng (cói non), mầu trắng vàng (cói già), thân

    ngầm tồn tại qua nhiều lứa cói thì mầu thân càng sẫm mầu đi.

    2.2.2.3 Thân khí sinh

     Nằm sát mặt đất, chỉ có đốt trên cùng vươn dài lên tận cùng có mang

    lá (lá mác), hoa nở giữa lá mác.

    Đoạn cuối thân khí sinh dưới lá mác có một ngấn trắng gọi là khoang cổ

    (chỉ có cói bông trắng và bông nâu mới có, cói ba cạnh không có ngấn trắng),

    thân khí sinh cao hay thấp là do nước và phân quyết định: Bị hạn, bị mặn nhiều

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    19/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 11

    và thiếu màu thì thân khí sinh thấp, đủ nước đủ phân thì thân khí sinh cao.

     Nồng độ muối thích hợp để thân khí sinh phát triển là 0,09 – 0,2,

    nồng độ càng tăng số thân khí sinh giảm dần, nồng độ 1% cây vẫn sống

    nhưng chiều cao thấp, đường kính nhỏ và thời gian sinh trưởng chậm (cói

     bãi 1 năm 1 vụ, cói đồng 1 năm có thể 3 vụ, bình thường là 2 vụ).

    Về mật độ: Mật độ càng dày thì chiều cao càng lớn, đường kính thân

    và độ chênh lệch gốc ngọn càng bé, số tiêm trên đơn vị diện tích tăng, số

    ngày sinh trưởng dài, động thái sinh trưởng nhanh, cói lâu xuống bộ; mật độ

    dày ánh sáng thiếu, gốc kéo dài, cây cói vươn cao, những tiêm về sau vươn

    dài hơn tiêm mọc trước. Mật độ dày quá, phân bón không thích hợp cói sẽyếu và ngả cây cho phẩm chất kém.

    2.2.2.4 Lá

    Lá hình thành cùng với sự hình thành của lóng. Lá cói phát triển từ

    dưới lên: Lá vẩy hình thành sớm rồi đến lá bẹ cuối cùng là lá mác.

    Lá vẩy bảo vệ thân ngầm, lá bẹ bảo vệ thân ngầm và miền sinh trưởng

    của thân khí sinh đồng thời làm nhiệm vụ quang hợp, là mác có nhiệm vụquang hợp và bảo vệ hoa.

    Lá vẩy và lá bẹ ở dưới nhỏ, những lá ở trên to, lá mác thì trái lại, về

    tuổi thọ của lá, lá vẩy sống ngắn nhất rồi đến lá mác, sống lâu nhất là lá bẹ,

    khi lá mác chết thì cói xuống bộ, lụi và chết.

    2.2.3. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cói

    Vòng đời cây cói ngắn (3 – 4 tháng ) mà tuổi thọ của đám cói rất lâu,có đám cói tồn tại 60 – 70 năm.

    Tùy theo điều kiện canh tác, tính chất đất đai, độ phì, lượng mưa, khí

    hậu và chế độ chăm sóc mà cây cói có sự diễn biến khác nhau.

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    20/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 12

    Trồng thưa đất đai mầu mỡ thân ngầm to, vươn dài và cho thân khí sinh

    to, thấp, đất đai mầu mỡ, trồng dày thì thân ngầm to, đốt ngắn, kết quả cho thân

    khí sinh nhỏ và cao, kỹ thuật canh tác tốt, cho thân khí sinh đanh và tròn.

    Trồng cói nơi nước ngọt cọng to và dài, trồng nơi nước lợ cọng dài và

    đanh, nơi nước mặn cọng cói vừa đanh vừa ngắn.

    Cắt cói vụ xuân tỉ lệ tươi/ khô cao, cắt cói ở vụ mùa tỉ lệ tươi/ khô

    thấp, cói cắt sớm tỉ lệ tươi/ khô cao, cắt muộn (cói đã xuống bộ) tỉ lệ tươi/

    khô thấp, bãi trồng cói mà thiếu nước cói khó đâm tiêm, nhưng nước cao cói

    đâm tiêm lại kém, nhiệt độ cao cói mau xuống bộ, nhiệt độ thấp cói chậm

     phát triển, gió nhẹ, mưa giông nhiều cói phát triển tốt, gió đông bắc (gió heomay) cói chóng tàn.

    2.2.3.1 Thời kỳ vươn dài của thân ngầm

    Mỗi thân ngầm có 4 mầm: Mầm 1 và 2 luôn luôn ở trạng thái hoạt

    động mầm 3 và 4 ở trạng thái ngủ được lá vẩy và lá bẹ bảo vệ, trong điều

    kiện ngoại cảnh bất lợi (ngập nước, nồng độ muối cao ,,, ) thì mầm 1 và 2 bị

    hại, mầm 3 và 4 được bảo toàn, khi có điều kiện thuận lợi lại phát triển tốt.

    Sự vươn dài hay ngắn của thân ngầm là do miền sinh trưởng nằm ở

     phía dưới mỗi lóng, nó được bảo vệ bởi lá vẩy hay lá bẹ, lóng vươn càng dài

    thân ngầm càng dài. Ngoài ra nó còn thụ thuộc vào mật độ, đất đai, mực

    nước, mầm 1 và 2 của thân ngầm vươn dài hơn mầm 3 và 4 trong điều kiện

    năm đầu mới trồng.

    Ở độ sâu 15cm, thân ngầm sinh trưởng chậm và yếu, gầy và có xu hướng

    vươn dài lên mặt đất, thân ngầm sinh trưởng thích hợp ở độ sâu 3 đến 5cm.

    Cói trồng ở đất khô, thân ngầm sinh trưởng được ở độ sâu 4 đến 5cm, trong

    khi đó trồng ở ruộng có nước thân ngầm đã sinh trưởng ở độ sâu 2 đến 3cm,

      Ruộng cói có mực nước sâu, sau khi cắt bị ngập nước lâu ngày, mầm

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    21/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 13

    1 và 2 bị thối; rút nước cạn cói mọc lên toàn cọng bé, đó chính là mầm 3 – 4

     phát triển thành.

    Cói trồng ở ruộng sâu thì sự phát triển phụ thuộc vào đoạn hở trên

    mặt nước của thân khí sinh nhiều hay ít, ở chân nước sâu nếu cấy mống dài

    (đoạn hở của thân khí sinh dài) thì cói đâm tiêm mạnh.

    Trong sản xuất, yêu cầu thân ngầm to để tích lũy chất dự trữ được

    nhiều, sau này cho cây cói dài và dẻo, Còn độ vươn dài của lóng cần ngắn,

    càng ngắn sẽ cho nhiều tiêm mọc lên, thân khí sinh sẽ bé và dài – đó là yêu

    cầu của thị trường. Muốn thế, khi cấy cần đảm bảo độ sâu 3 đến 5cm, mực

    nước 2 đến 3 cm, với điều kiện đất đai mầu mỡ và khi nhổ mống, cần bảo vệmầm 1 và 2 (tránh nhổ đứt thân ngầm).

    2.2.3.2. Thời kỳ đâm tiêm và quy luật đẻ nhánh

    Thời kỳ đâm tiêm và quy luật để nhánh chiếm một thời gian dài trong

    quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cói, nó quyết định đến năng suất

    thu hoạch. Vì vậy, trong các biện pháp thâm canh tăng năng suất, Sự họat

    động chủ quan của con người là rất quan trọng.

    a. Sự đâm tiêm:

    Cói mầm 1 ở thân ngầm mọc ra 2 thân ngầm, từ 2 thành 4, từ 4 thành

    8 và cứ thế gấp đôi mãi… Hai nhánh mọc ra từ một thân ngầm tạo thành 2

    ngọn (nhân dân thường gọi là nhánh chẻ đôi), từ các nhánh ấy nhô ra khỏi

    mặt đất lá mác chưa mở gọi là sự đâm tiêm.

    Tiêm của mầm một bao giờ cũng dài hơn, sinh trưởng mạnh hơn mầm

    2, mầm 3 có khă năng sinh trưởng mạnh hơn mầm 4, cắt mầm 1 và 2 thì

    mầm 3 và 4 đâm tiêm nhanh hơn.

    - Thời tiết: Nhiệt độ thấp quá dưới 120C tiêm hầu như không phát

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    22/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 14

    triển, Những đợt ra tiêm tháng giêng, tháng 2 cao lắm cũng chỉ 60 đến 75

    cm thì lụi thành bổi và thường bị bệnh nấm vàng, lứa tiêm hữu hiệu tập

    trung vào các đợt cuối tháng 3 đầu tháng 4 (vụ xuân) và tháng 7 đến tháng 8

    (vụ mùa), lứa tiêm tháng 11, 12 nếu ở đất đai mầu mỡ, chăm bón tốt sangtháng 2 có thể thu hoạch được (vụ 3), nhiệt độ thích hợp để tiêm phát triển

    tốt là 22 đến 280C,

    - Mực nước: Mực nước càng sâu thì sự đâm tiêm càng bị hạn chế, nếu

    để mặt đất luôn luôn ẩm thì tỉ lệ đâm tiêm cao.

    - Đất đai: Độ pH để cói đâm tiêm khỏe là 6 – 7, còn độ mặn thích hợp

    là 0,15% Cl — 

    . - Phân bón: Bón kết hợp giữa đạm, lân và kali với tỉ lệ thích hợp thì

    tiêm đâm nhanh và khỏe, bón phân chuồng kết hợp với lượng phân vô cơ

    theo tỉ lệ N:P thích hợp cũng cho kết quả về sự đâm tiêm tốt hơn.

    b, Quy luật đẻ nhánh:

    Sau khi tiêm mọc 5 đến 7 ngày thì lá mác bắt đầu xòe (vụ xuân 5 đến

    7 ngày, vụ mùa 3 đến 5 ngày), ở nhiệt độ 25 đến 27o

    C thì cói bắt đầu đẻnhánh, mỗi lần đẻ 2 nhánh (từ mầm ngủ 1 và 2): Nhánh thứ nhất ra trước

    nhánh thứ hai 14 đến 16 ngày (vụ xuân) và 10 đến 12 ngày (vụ mùa), nếu

    gặp nhiệt độ thấp 10 đến 12 0C thì sự đẻ nhánh bị ngừng trệ.

    Khi lá mác đã xòe, thì sự đẻ nhánh phát triển nhanh, đến ngày thứ 30

    lại bắt đầu đợt tiêm khác nhô lên, đồng thời thân khí sinh phát triển đầy đủ

    lá bẹ, lá bao, lá mác.

    2.2.3.3 Thời kỳ vươn cao

    Thời kỳ vươn cao (lá mác vượt quá 10 cm khỏi lá bẹ), là thời kỳ tổng

    hợp tác dụng của phân bón, ẩm độ và nước. 

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    23/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 15

    Muốn tăng năng suất cói cần nắm vững thời kỳ này của từng nơi, từng

    lúc mà ấn định thời gian chăm sóc, bón phân hợp lý.

    Ánh sáng và nước: Vào khoảng 22 đến 270C trung tuần tháng 4 và 28

    đến 29 oC hạ tuần tháng 8 có mưa là 2 thời kỳ vươn cao mạnh nhất.

     Nếu nhiệt độ tăng dần mà kèm theo có mưa giông động thái vươn cao

    của cói rất nhanh: Bình quân mỗi ngày tăng 3,31 cm, có ngày lên tới 6 cm.

     Nước mưa không những cung cấp đầy đủ nước trong đất đồng thời

    còn làm tăng độ ẩm không khí có lợi cho sự sinh trưởng của cói, mưa nhỏ và

    sương nhiều cũng có tác dụng xúc tiến cói lên cao. Như vậy, rõ ràng là cói

    có khả năng hút nước bằng thân, trong sản xuất, cói trống trong rợp cây rấtdài, lướt, dễ bị đổ ảnh hưởng xấu đến phẩm chất, cói trồng dày, ánh sáng

    thiếu, cây cói rất bé và dài lên cũng dễ bị đổ, trong kỹ thuật tăng năng suất

    cói để đảm bảo phẩm chất cần chú ý số tiêm/m2 và chống lốp đổ.

    2.2.3.4 Thời kỳ ra hoa và chín

    Sau khi lá mác hình thành đầy đủ thì mầm hoa cũng được hình thành

    nằm ở kẽ lá.

    Từ tháng giêng đến tháng 12 lúc nào cũng có hoa nếu không thấy ở

    nơi này thì thấy ở nơi khác, cói ra hoa rộ từ tháng 5 đến trung tuần tháng 6

    thì lụi dần (vụ xuân), vụ mùa đầu tháng 8 ra hoa rộ đến trung tuần tháng 9

    thì bắt đầu lụi, do lệ thuộc vào điều kiện thời tiết cói mùa xuống nhanh hơn

    cói xuân, gió mùa đông bắc về sớm cói xuân xuống sớm, gió đông bắc về

    muộn cói xuân xuống muộn.

    Khi cói đã xuống ngày cao nhất cũng đến 1,5 đến 2cm cói khô ngọn

    rụi xuống.

    Khi cói chín tức là hoàn thành một chu kì sinh trưởng, phát triển này

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    24/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 16

    cũng tiếp tục một chu kì mới, đợt hoa chín chuyển mầu thì đợt tiêm mang lá

    lại tiếp tục mọc lên, cho nên nếu cắt sớm quá cói sẽ bị yếu khó chẻ, mà tỉ lệ

    tươi/ khô cao, ngược lại, cắt muộn quá thì cắt phải lứa tiêm mùa ảnh hưởng

    lớn đến sự chăm sóc cho vụ sau.

    Xác định thời kì chín tức là xác định tỉ lệ tươi/ khô, tỉ lệ tươi/khô cao

    năng suất cói thấp. Nếu định thời kì chín muộn cói sẽ xuống bộ nhiều hơn

    tốn nhiều công trong khâu thu hoạch.

    Cói lúc chín trình tự phơi mầu như sau:

    -  Phơi mầu từ dưới lên trên

    -  Khi chín cũng chín từ dưới lên trên

    -  Hoa đầu và cuối của một bông thì phơi mầu và chín cách nhau 9

    đến 10 ngày.

    Về mầu sắc cói chín có mầu xanh óng ánh, những sợi cói va vào nhau

     phát ra tiếng kêu khẽ, Hoa từ mầu trắng chuyển sang mầu ngà là cói bắt đầu

    chín, Cói chín hẳn hoa có mầu nâu.

    2.2.4. Yêu cầu sinh thái của cây cói

    2.2.4.1 Nhiệt độ

     Nhiệt độ thích hợp cho cói sinh trưởng là 22 - 280C, ở nhiệt độ thấp

    cói chậm phát triển, khi nhiệt độ thấp hơn 120C cói ngừng sinh trưởng, nếu

    cao hơn 350C ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cói đặc biệt là vào giai

    đoạn cuối, ở mức nhiệt độ cao, cói nhanh xuống bộ (héo dần từ ngọn xuống

    dưới), độ ẩm không khí thích hợp cho sinh trưởng trên dưới 85%.

    2.2.4.2 Ánh sáng

    Cói là cây không phản ứng chặt với quang chu kỳ, sự ra hoa không phụ

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    25/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 17

    thuộc vào thời gian chiếu sáng trong ngày, cói là cây ưa sáng, cói cần nhiều

    ánh sáng ở thời kỳ đẻ nhánh, sau khi đâm tiêm và lá mác đã xoè, ánh sáng

    ảnh hưởng đến quang hợp của cây, ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả

    năng vươn cao của cói, trong điều kiện sản xuất cói trồng dầy và trồng ở nơicó bóng rợp làm cho cây vươn dài, yếu cây, dễ đổ, phẩm chất sợi cói kém.

    2.2.4.3 Nước

     Nước cũng là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh

    trưởng và phát triển của cây cói. Trong cây cói nước chiếm từ 80-88%, do

    vậy nước là nhu cầu quan trọng để cói sinh trưởng, phát triển, nếu ở thời kỳ

    đẻ nhánh cói bị hạn hay úng sẽ đẻ nhánh kém, ruộng cói bị thưa cây làm năngsuất giảm. Ở thời kỳ cói vươn cao cói cần nhiều nước, đặc biệt là sau khi mưa

    dông cói vươn lên mạnh, vào mùa hanh khô (tháng 1, 2, 3), đồng cói thường

    khô thiếu nước, nếu không đáp ứng đủ nhu cầu nước trong thời kỳ này cói

    xấu hẳn và hầu như ngừng sinh trưởng. Nếu gặp ngập úng, nước tù hãm lâu

    làm cho cói đen gốc, phẩm chất kém, để cói sinh trưởng và phát triển tốt thì

     biện pháp tưới tràn, tháo kiệt được coi là biện pháp có hiệu quả nhất.

    2.2.4.4 Độ mặn

     Nước mặn hay ngọt đều ảnh hưởng nhất định đến chất lượng của cói,

     Nước có độ mặn vừa phải cói mới đanh cây, nhưng mặn quá cói cũng không

     phát triển được, cói chỉ phát triển tốt ở độ mặn từ 0,2% trở xuống, ở độ mặn

    0,4% các quá trình sinh trưởng phát triển bắt đầu giảm, từ nồng độ 0,8 -

    1,0% cói phát triển rất yếu và khi độ mặn >1,0% cây cói bắt đầu chết, nhưng

    thân ngầm có sức chịu mặn cao nên vẫn tồn tại. Do vậy, cói bãi nước mặnthường chỉ thu hoạch được một vụ vào mùa nước ngọt.

     Nước ngọt giúp cây cói mọc nhanh, bốc mạnh, nhưng nước ngọt làm

    cho cói to cây, xốp ruột, cói đồng thường to hơn cói bãi một phần do điều

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    26/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 18

    kiện chăm sóc thuận lợi hơn song chủ yếu là do nước đã bớt mặn hơn,

    2.2.4.5 Đất đai. dinh dưỡng

    Cói có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất mặn, đất ngọt,

    chân cao, chân trũng, đất bãi bồi ven sông, ven biển, song thích hợp nhất là

    trồng trên đất phù sa ven biển hoặc ven sông nước lợ, độ sâu tầng đất từ 40

     – 50cm trở lên, cói sinh trưởng tốt ở pH từ 6,0 – 7,0, độ mặn từ 0,1 – 0,2%

    và thoát nước tốt.

    2.3. Những kết quả nghiên cứu cói ở Việt Nam

    2.3.1. Những kết quả nghiên cứu về giống cói ở Việt Nam

    Theo từ điển bách khoa Nông nghiệp (1991)[18] cói trồng có 2 loài

    chính là cói bông trắng (C.tagetiformis  Roxb), hoa trắng, dáng mọc hơi

    nghiêng cho năng suất cao là loài được ưa chuộng hơn cả. Loài thứ 2 là cói

     bông nâu (C.corimborus Roxb) loại này có có thân tròn nhưng màu trắng kém,

    tỷ lệ cói dài ít, nên không được ưa chuộng. Một số tài liệu khác cho biết hiện

    đã mô tả được 45 loài trong họ cói, trong đó loài cói trồng là Cyperus

    malaccensis Lam. Và một số loài cỏ có quan hệ gần gũi với nó như: cói bàntay, lác tia, C.digitatus Rox; Cói đất chua C.halpan  L; Cói bông cách, Udu

    thưa C.distans L.; Cú rận, Cói gạo, C.liria L; Lác giấy, C. papyrus... (Nguyễn

    Thị Ngọc Huệ, 2008)[9].

    Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn và cộng sự (1996) [13], hiện nay nước ta

    có nhiều loài khác nhau, thuộc 30 chi. Các loài trồng trọt phổ biến là cói

     bông trắng (Cyperus tojet   Jormis) và cói bông nâu (Cyperus corymborus).

    Loài cói bông trắng có năng suất và phẩm chất tốt hơn, cói bông trắng gồm

    hai dạng hình: dạng đứng và dạng xiên. Qua chọn lọc, đã phân lập và đặt tên

    cho 2 dạng hình là VĐ71 (đứng) và VX71 (xiên). Đặc tính ưu việt của

    VĐ71 so với VX71 là: có khả năng đâm tiêm, đẻ nhánh, cho số cây hữu

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    27/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 19

    hiệu cao hơn, sinh trưởng tốt hơn ở cả 2 vụ chiêm và mùa, phẩm chất cao

    hơn về độ dài, độ đồng đều, năng suất cao và ổn định, chống đổ tốt hơn.

    Theo tài liệu của Công ty Nông nghiệp Bình Minh - Kim Sơn - Ninh

    Bình cho biết: hiện tại địa bàn có một số giống được trồng với diện tích

    khác nhau như cói cổ khoang bông trắng dạng xiên (còn gọi là búp đòng

    khoang cổ, khi còn nhỏ tiêm mọc xiên, đẻ nhánh thưa, thân to, tiết diện 3

    cạnh rõ rệt, hoa và lá bao hoa rất to, phần tiếp giáp giữa lá bao hoa và thân

    khí sinh có vết khoang màu trắng rất rõ, chiều cao có thể đạt 1,8 - 2,2 m,

     phơi khô có màu trắng sáng); cổ khoang bông trắng dạng đứng (có đặc điểm

    giống như cói dạng xiên tuy nhiên khi mới mọc tiêm cói thẳng đứng); cói bông

    nâu (còn gọi là cói chỉ, thân tròn hơn cói bông trắng, hoa nhỏ, đẻ nhánh dày, tỷ

    lệ cói dài thấp, ít đựơc ưa chuộng). Ngoài ra có một số giống cói được đưa từ

    nơi khác về như cói nhật là loại cói không chẻ, thuộc họ bấc (Juncaceae) mọc

    thành bụi giống lúa, đẻ nhánh rất khoẻ, chiều cao chỉ đạt 40 – 60 cm, hiện đang

    trồng ở mức thử nghiệm, cói Bắc Hà – Lào Cai, là cói nước ngọt, thân tròn,

    rỗng, độ dai kém, cũng đang được trồng ở mức thử nghiệm.

     Nguyễn Văn Hoan (2008) khi nghiên cứu cây cói ở Thái Bình đã thấy

    rằng, diện tích trồng cói ở Thái Bình đang bị thu hẹp dần nhưng năng suất

    lại được tăng lên, đặc biệt, từ sau năm 2000 cây cói Thái Bình không chỉ

    trồng ở những ở những huyện ven biển mà còn được trồng ở các chân đất

    chua của huyện Quỳnh Phụ, với việc áp dụng các kỹ thuật thâm canh cây cói

    đã đạt được năng suất 750kg/sào (21 tấn/ha) mở ra khả năng thu hẹp diện

    tích nhưng vẫn đạt được sản lượng đáng kể. Giống cói ở Thái Bình được

     phân làm 2 nhóm rõ rệt do quá trình bình tuyển và di thực sâu vào vùng đất

    giữa,các giống cói được người dân gọi theo đặc điểm ra hoa gồm có: Búp

    đòng khoang cổ, bông chẽ, bông hoa bát, bông nâu và hoa gấu, có 5 giống

    thường gặp ở các địa phương nhưng mức độ phổ biến khác nhau, trong đó

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    28/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 20

    giống búp đòng cổ khoang gặp phổ biến ở hai vùng: ven biển và đất giữa. 

    Do được chọn theo hướng thích nghi mà một nhóm sinh thái mới của

    giống búp đòng khoang cổ đã được hình thành, cho năng suất cao mà không

    cần nước lợ.

     Nguyễn Thị Ngọc Huệ (2008) nghiên cứu về biến đổi khí hậu và tiềm

    năng sử dụng đa dạng cây cói đã chỉ ra nguồn gen cói đa dạng phong phú

    đặc biệt là các loài cói dại, loài cói dại có tính thích ứng rất cao với môi

    trường, Sự phân bố các loài cói rất rộng từ Bắc vào Nam, ở vùng đồng bằng

    có độ cao 0 – 2m ở Nam Định đến độ cao hơn 1000m ở Bắc Hà, Lào Cai,

    cói được trồng trên các vùng đất hoang hóa, đất bị ngập úng, nhiễm phèn,nhiễm mặn nên tiềm năng mở rộng diện tích còn rất lớn. Mặt khác, trồng cói

    giúp cho bờ biển chống xói lở, hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu, cói cũng

    là cây duy nhất chống lại sự xâm lấn của sú vẹt, ngoài nhân giống bằng thân

    ngầm (mống cói), cói có thể nhân giống bằng hạt, chính sự sản sinh hữu tính

    làm quần thể cói phân ly, mỗi cây cói là một mẫu giống khác biệt, nếu xét

    trên quan điểm đa dạng gen thì đây là nguồn vật liệu ban đầu phong phú để

    chọn lọc ra những dạng cói mới có tính thích ứng cao với sự xâm nhập mặn

    hay hạn hán, các giống cói ở Việt Nam thường phải chẻ, thân mềm xốp,

    nhất là trồng trong điều kiện mùa mưa, độ mặn thấp, điều này gây tốn kém

    trong việc phơi sấy nhất là thu hoạch vào mùa mưa làm màu sắc cói xấu, chất

    lượng cói giảm. Ở Trung Quốc và Nhật Bản trồng chủ yếu một số loại cói

    không chẻ, thân nhỏ, hàm lượng xenlulose cao tỏ ra có ưu thế trong việc phơi

    sấy và làm hàng thủ công mỹ nghệ, gần đây một số công ty đã nhập vào Việt

     Nam giống cói thân nhỏ, tròn không chẻ, đang làm thử nghiệm đánh giá để xác

    định vùng trồng và biện pháp canh tác thích hợp. Như vậy, ngoài việc điều tra,

    nghiên cứu những loài có thân cói nhỏ, tròn trong nước, đây cũng là hướng đa

    dạng nguồn gen để khai thác nguồn gen cói trước sự biến đổi khí hậu.

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    29/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 21

    Theo Ninh Thị Phíp (2008) khi nghiên cứu về năng suất thực thu của

    2 giống cói bông nâu và bông trắng ở các thời điểm khác nhau thu được các

    kết quả sau:

     Năng suất và phẩm chất cói loại 1 tăng dần từ khi trồng mới và đạt

    cao nhất vào thời điểm 3 năm sau trồng, giảm dần ở năm thứ 4 và giảm

    mạnh sau trồng 5 năm, thời gian đảo cói thích hợp là 4 năm sau trồng đối

    với cả 2 giống cói bông trắng và bông nâu.

    2.3.2. Những kết quả nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trồng cói ở

    Việt Nam  

    Cũng theo Ninh Thị Phíp thì mật độ trồng cũng ảnh hưởng đến năngsuất và phẩm chất của cây cói, mật độ trồng là 2500 khóm/ha làm tăng năng

    suất và tỉ lệ cói loại 1, ở mật độ này thích hợp với cả 2 giống cói bông trắng

    và bông nâu.

     Nguyễn Tất Cảnh và Nguyễn Văn Hùng (2008) cho rằng môi trường

    đất, nước vùng trồng cói ngày càng bị ô nhiễm do bón phân và sử dụng

    thuốc bảo vệ thực vật gây ra, mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào liều lượng bón

    và cách sử dụng, các chế độ phân bón khác nhau ảnh hưởng rõ rệt đến môi

    trường đất, nước trồng cói, Trong đó, biện pháp bón vãi là biện pháp dễ gây

    ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước do phân dễ bị rửa trôi thấm

    sâu và bay hơi, bón phân viên nén là biện pháp tích cực về môi trường đất

    nước, giảm được các tác động tiêu cực (tăng hàm lượng NH4+, NO3

    - vượt

    quá ngưỡng cho phép) gây ô nhiễm môi trường đất, nước do các biện pháp

    truyền thống trước đây và đặc biệt là biện pháp bón vãi phân hóa học gây ra.

    Theo Nguyễn Tất Cảnh và cộng sự (2008): Các công thức khác nhau

    có ảnh hưởng khác nhau rõ rệt đến sinh trưởng phát triển đến cây cói, bón

     phân viên nén làm tăng số lượng tiêm, tiêm hữu hiệu và tỷ lệ cói dài, các

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    30/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 22

     phương pháp bón phân ít ảnh hưởng đến hàm lượng xenlulose, bón phân

    viên nén cho hiệu quả sử dụng đạm tăng 2 lần so với bón phân rời.

    Cũng theo Nguyễn Tất Cảnh và Nguyễn Văn Hùng (2008) khi nghiên

    cứu về nước tưới cho cói thấy rằng: Cói là cây rất cần nước, thiếu nước cói

    mọc kém, năng suất thấp, ngược lại úng nước sẽ ảnh hưởng tới năng suất,

     phẩm chất cói, trong thời kỳ vươn cao cói chịu mặn yếu, yêu cầu nước tưới

    cho cói ở thời kỳ này từ 0,08 – 0,25% thì cói sinh trưởng phát triển tốt. Nếu

    tưới nước có độ mặn nhỏ hơn 0,03% thì cói sinh trưởng rất tốt, cây cói to,

    dài, xanh, nhưng phẩm chất kém (xốp ruột, độ dai kém), nếu nước có độ

    mặn > 0,5% cói hầu như ngừng tăng trưởng. Mặt khác mực nước, chế độ

    tưới nước cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây cói, cói đâm

    tiêm nhiều nhất và thời gian đâm tiêm ngắn nhất trong điều kiện ẩm ráo

    chân (để ráo chân 4 ngày, 1 ngày cho mực nước 5cm), ở mức nước càng cao

    cói đâm tiêm càng chậm và số lượng tiêm càng ít. Tuy nhiên, phải để cho

    ruộng cói ngập nước trong thời gian nhất định để hạn chế sự phát triển của

    cỏ dại, phương pháp tưới nước cho cói ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của

     phân bón, khi ruộng cói ngập nước lâu ngày, quá trình đâm tiêm cói bịngừng trệ, cói bị đen gốc, nếu bón phân cho cói lúc này phần lớn sẽ bị rửa

    trôi, còn khi không có nước, do ruộng cói rất dày nên phân bị dính trên thân

    cói không xuống được dưới đất làm cho cói bị cháy khi gặp nắng, phân bị

     bay hơi, kinh nghiệm của người dân thường bón phân cho cói vào thời điểm

    trước cơn mưa, ruộng cói lúc này được ngọt hóa, phân không bị mất do bay

    hơi nhưng lại bị rửa trôi do nước mưa chảy tràn. Trong những năm gần đây

    do hệ thống kênh mương đê điều không những thiếu mà còn xuống cấp làm

    cho hệ thống cung cấp nước ngọt bị thiếu hụt dẫn tới hiện tượng xâm thực

    của nước biển ngày càng vào sâu trong đất liền, làm cho nhiều cánh đồng bị

    thiếu nước ngọt, độ mặn tăng, chế độ tưới tiêu cho cây cói không được đảm

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    31/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 23

     bảo, đặc biệt là nước tưới cho cói thường bị nhiễm mặn làm cói chết hàng

    loạt. Kết quả phân tích hàm lượng muối ở các mẫu nước trong thời gian cói

    sinh trưởng cho thấy nước ở đây đã bị nhiễm mặn, hàm lượng muối dao

    động trong khoảng 0,12% - 0,67% và đạt mức trung bình 0,35%, Trong sốđó có 85% số mẫu độ mặn lớn hơn 0,25%, vượt quá độ mặn phù hợp cho sự

     phát triển của cây cói (0,08% - 0,25%), Điều đó cho thấy hoạt động tưới tiêu

    ở vùng cói chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, cây cói không thể phát

    triển đồng thời làm cho nguốn nước mặt cũng bị nhiễm mặn, người dân

    không thể sử dụng vào mục đích sinh hoạt.

    Phạm Ngọc Vượng và cộng sự (2008) cho rằng: Đạm là yếu tố quyết

    định đến sinh trưởng của cây như chiều cao, số nhánh hữu hiệu, sự tích lũy

    chất khô của cói, lượng đạm bón càng cao động thái sinh trưởng càng mạnh,

    tỷ lệ sâu bệnh trên cói cũng thay đổi theo mức phân đạm, bón đạm ở mức

    cao làm tỷ lệ sâu bệnh cũng tăng.

    Theo Vũ Đình Chính (2008) khi nghiên cứu ảnh hưởng của liều

    lượng đạm bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất cói vụ xuân tại Kim

    Sơn – Ninh Bình cho rằng: Bón đạm làm tăng các chỉ tiêu sinh trưởng của

    cây cói so với công thức không bón đạm như: Số tiêm hữu hiệu, chiều cao

    cây, các chỉ số đạt mức bón 200 kgN/ha, bón đạm ảnh hưởng đến năng suất

    cói chẻ, năng suất đạt cao nhất là 91 tạ/ha ở mức bón là 200kg N/sào, ở mức

     bón 0 kgN/ha năng suất đạt thấp nhất với 69,1 tạ/ha, liều lượng bón khác

    nhau có ảnh hưởng đến chất lượng sợi cói, mức bón 150 và 200 kg/ha cho

    chất lượng sợi cói tốt, sợi cói dài trên 1,55m chiếm tỷ lệ cao, lãi thuần đạt

    31,400,000/ha, Liều lượng đạm còn ảnh hưởng đến tỷ lệ tươi/khô, bón

    lượng đạm cao trên 200kg/ ha thì xu hướng nhiễm sâu bệnh tăng, tỷ lệ cói

    khô/tươi giảm, tác giả khuyến cáo bón 200 kg N/ha + 90kg P2O5 trên đất

    Kim Sơn – Ninh Bình cho lãi thuần cao.

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    32/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 24

    Cây cói là cây công nghiệp hàng năm, có giá trị kinh tế cao, giải

    quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, trong

    những năm qua kỹ thuật canh tác của người dân trồng cói chủ yếu vẫn dựa

    trên kinh nghiệm sản xuất lâu đời mà chưa có quy trình cụ thể nào, ngườitrồng cói chưa được tiếp cận nhiều những thành tựu khoa học kỹ thuật trong

    canh tác cói cũng như sự quan tâm của các cấp, các ngành, các nhà khoa học

    nghiên cứu phát triển cây cói. Bởi vậy, trong những năm gần đây đã có rất

    nhiều các công trình nghiên cứu về giống, chế độ canh tác, mật độ

    trồng…và đã được quan tâm hơn nhằm đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật

    mới vào sản xuất cói nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cói, đem lại thu nhập

    cao cho người sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt, khi mà cây

    cói đang trở thành cây hàng hóa chiến lược phát triển.

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    33/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 25

    PHẦN 3

    ĐỊA ĐIỂM – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    3.1. Vật liệu nghiên cứu- Các giống cói: 32 mẫu giống cói thu thập và cổ khoang bông trắng dạng

    đứng, cói bông nâu được kế thừa từ kết quả của đề tài độc lập cấp nhà nước

    ĐL2008/32 do PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh làm chủ nhiệm.

    - Vật tư nông nghiệp : Phân đạm urê, NPK.

    - Các dụng cụ: Thước dài, thước panme, dao, cân điện tử…

    3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

    - Địa điểm nghiên cứu: Kim Sơn – Ninh Bình

    - Thời gian nghiên cứu: Thí nghiệm được trồng và tiến hành theo dõi

    các chỉ tiêu sinh trưởng trong vụ mùa năm 2011.

    3.3. Nội dung nghiên cứu

    3.3.1. Nội dung 1: Khảo sát 32 mẫu giống cói có nguồn gốc địa phương.

    3.3.2. Nội dung 2 : Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng

    sinh trưởng, phát triển và năng suất của 2 giống cói nguyên liệu Cổ khoang

     bông trắng dạng đứng và Cói bông nâu tại Kim Sơn – Ninh Bình.

    3.4. Phương pháp nghiên cứu

    3.4.1. Các thí nghiệm nghiên cứu

    Thí nghiệm 1: Khảo sát một số mẫu giống cói có nguồn gốc địa phương. 

    - Vật liệu nghiên cứu: Giống 32 mẫu giống cói thu thập được lựa

    chọn từ tập đoàn 63 mẫu giống cói thu thập có ở tất cả các vùng trồng cói

    trong cả nước từ kết quả đề tài ĐL2008/32.

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    34/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 26

    Bảng 3.1. Nguồn gốc các mẫu giống cói trong thí nghiệm

    TTKý hiệuthu thập

    Tên giống Địa điểm thu thậpThời gianthu thập

    1 MC01 Cói  Nam Tiến, Hồng Tiến, KiếnXương, Thái Bình  6/2008

    2 MC02 Cói bông nhỏ Vọng Lỗ, An Vũ, QuỳnhPhụ,Thái Bình

    6/2008

    3 MC05 Bông Lọng Nam Tiến, Hồng Tiến, KiếnXương, Thái Bình

    6/2008

    4 MC07 Bông trắng thânđứng

     Nông trường Rạng Đông, Nghĩa Hưng, Nam Định

    6/2008

    5 MC09 Cói Thôn 8, Quảng Vọng, QuảngXương, Thanh Hóa

    6/2008

    6 MC12 Cói bông trắng Thôn 5, Nga Thái, Nga Sơn,Thanh Hóa

    6/2008

    7 MC13 Cói bông vàng Thôn 5, Quảng Vọng, QuảngXương, Thanh Hóa6/2008

    8 MC15 Lác không bôngẤP Bình Thủy, Thanh Bình,Vũng Liêm, Vĩnh Long

    6/2008

    9 MC16 Lác có hoaẤP Bình Thủy, Thanh Bình,Vũng Liêm, Vĩnh Long

    6/2008

    10 MC22 Lác Goong Ấp Đức Mỹ, Đức Mỹ, Trà Vinh 6/2008

    11 MC29 Lác vong Ấp Cà Hom, Hàm Giang, TràCú, Trà Vinh

    6/2008

    12 MC31 Lác diếc Ấp Mỹ Thọ, Mỹ Quới, Ngã Năm, Sóc Trăng

    6/2008

    13 MC03 Udu thưa Nam Tiến, Hồng Tiến, KiếnXương, Thái Bình

    6/2008

    14 MC04 Lau nứa  Nam Tiến, Hồng Tiến, KiếnXương, Thái Bình6/2008

    15 MC06 Cói bàn tayBình Minh, An Dục, Quỳnh

    Phụ, Thái Bình6/2008

    16 MC10 Búp đòngkhoang cổ Nam Tiến, Hồng Tiến, KiếnXương, Thái Bình

    6/2008

    17 MC11 Cói bông trắng Thôn 6, Nga Thủy, Nga Sơn,Thanh Hóa

    6/2008

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    35/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 27

    TTKý hiệuthu thập

    Tên giống Địa điểm thu thậpThời gianthu thập

    18 MC14 Cói kẹ Nam Tiến, Hồng Tiến, KiếnXương, Thái Bình

    6/2008

    19 MC17 Cói bông béo Ấp Đại, Hòa, Trung ThànhĐông, Vũng Liêm, Vĩnh Long

    6/2008

    20 MC18 Cói Bình Minh, An Dục, QuỳnhPhụ, Thái Bình

    6/2008

    21 MC19 Cói Thôn 5, Quảng Vọng, QuảngSương, Thanh Hóa

    6/2008

    22 MC20 Cói Thôn 8, Quảng Vọng, QuảngSương, Thanh Hóa

    6/2008

    23 MC21 CóiThôn 7, Quảng Vọng, Quảng

    Sương, Thanh Hóa

    6/2008

    24 MC23 Cói THôn 4, Quảng Vọng, QuảngSương, Thanh Hóa6/2008

    25 MC25 Cói bông tràẤp Đại, Hòa, Trung ThànhĐông, Vũng Liêm, Vĩnh Long

    6/2008

    26 MC26 Lau nách Nam Tiến, Hồng Tiến, KiếnXương, Thái Bình

    6/2008

    27 MC27 Tố lạng,/Cói b,to Vọng Lỗ, An Vũ, QuỳnhPhụ,Thái Bình6/2008

    28 MC28 Cói bông nâuxiên  Nông trường rạng Đông, NghĩaHưng, Nam Định 6/2008

    29 MC30 Lác diếc Ấp Mỹ Tho, Mỹ Quới, Ngã Năm, Sóc Trăng6/2008

    30 MC32 Cói Thôn 9, Quảng Vọng, QuảngXương, Thanh Hóa

    6/2008

    31 MC33 Cói tròn Bắc Hà - Lào Cai 6/2008 

    32 MC36 CóiThôn 7, Nga Tân, Nga Sơn,Thanh Hóa

    6/2008

    Tập đoàn bố trí tuần tự không lặp lại trên đất trồng cói tại Nôngtrường Bình Minh – Kim Sơn – Ninh Bình, diện tích mỗi ô thí nghiệm 10m2 

    mật độ cấy (20cm x 20cm), đối chứng là giống cói cổ khoang bông trắng

    dạng đứng.

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    36/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 28

    - Sơ đồ thí nghiệm:

    Sơ đồ thí nghiệm đánh giá tập đoàn các mẫu giống cói thu thập:

    MC01 MC30 MC16 MC15 MC31

    MC02 MC29 MC17 MC14 ĐC

    MC03 MC28 MC18 ĐC MC32

    MC04 MC27 ĐC MC13 MC33

    MC05 ĐC MC19 MC12 MC36

    MC06 MC26 MC20 MC11

    ĐC MC25 MC21 MC10

    MC07 MC23 MC22 MC09

    - Thời vụ trồng: Vụ mùa năm 2011

    - Mật độ trồng: 25 khóm/m2 (20 cm x 20 cm), mỗi khóm trồng 2 mầm,

    Thí nghiệm 2:  Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng

     sinh trưởng, phát triển và năng suất của 2 giống cói nguyên liệu Cổ khoang

    bông trắng dạng đứng và Cói bông nâu tại Kim Sơn – Ninh Bình 

    - Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp Split - plot, 3 lần nhắc lại,

     Nhân tố ô phụ gồm các giống: Cổ khoang bông trắng dạng đứng và

    Cói Bông nâu (bố trí trên ô lớn).

     Nhân tố ô chính gồm công thức (bố trí trong ô nhỏ) trồng 2

    dảnh/khóm.

    CT1: 20 khóm/m2 -ứng với khoảng cách 20 x50 cm

    CT2: 40 khóm/m2- ứng với khoảng cách 20 x 25 cm

    CT3: 60 khóm/m2- ứng với khoảng cách 20 x 15 cm.

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    37/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 29

    Diện tích thí nghiệm: Diện tích ô nhỏ thí nghiệm là 2 x 2,5m= 5m2 ,

    diện tích thí nghiệm là 90m2 (chưa kể dải bảo vệ), Thời vụ trồng tháng 4

    năm 2011, trồng 2 mầm/khóm.

    - Sơ đồ thí nghiệm

     Nhắc lại 1 Nhắc lại 2 Nhắc Lại 3

    CT2 CT3 CT1

    CT1 CT2 CT3

    CT3 CT1 CT2

    CT3 CT1 CT2

    CT1 CT2 CT3CT2 CT3 CT1

     BTDĐ: Cổ khoang bông trắng dạng đứng,

    B.N: Cói bông nâu

    3.5. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm

    Làm đất thật kỹ, lên luống, sau đó tiến hành cấy mống, mống đã được

    chuẩn bị trước, mống được cấy với mật độ 20 khóm/m2 cm ( khoảng cách

    20 x 20, cho thí nghiệm 1).

    Phân bón:

    Lượng phân dùng cho 1ha cói như sau:

    130 kg N + 90 kg P2O5 + 60kg K 2O,

    Chia thành 4 đợt bónLần 1: Bón sau cấy 20 ngày, Bón toàn bộ lượng lân + 20% lượng

    Đạm + 30% lượng Kali.

    Lần 2 : Bón sau lần một 20 ngày; Bón 20% lượng Đạm + 30% lượng Kali.

    BTDĐ B.N BTDĐ

    B.N BTDĐ B.N

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    38/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 30

    Lần 3: Bón sau lần hai 25 ngày: Bón 30% lượng Đạm + 20 % lượng Kali.

    Lần 4: Bón sau lần ba 25 ngày; Bón 30 % lượng Đạm + 20 % lượng Kali.

    Tưới tiêu nước, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh giữa các ô thí nghiệm

    là như nhau.

    b, Tưới nước, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh của các thí nghiệm là như

    nhau.

    c, Phương pháp lấy mẫu đo đếm

    - Mỗi ô thí nghiệm lấy 3 điểm theo đường chéo, mỗi điểm là một ô

    định vị có kích thước 0,4 m x 0,5 m = 0,2 m2,

    - Các chỉ tiêu thí nghiệm được theo dõi định kỳ 15 ngày/lần, 

    3.6. Các chỉ tiêu theo dõi

    - Màu sắc thân: Quan sát khi cây còn non và trước khi thu hoạch,

    - Hình dạng thân: Quan sát khi cây còn non và trước khi thu hoạch,

    - Đường kính thân (cm) đo bằng thước kẹp cách gốc 3 cm tại vị trí to nhất

    trên thân

    - Đặc điểm của rễ và thân ngầm: Quan sát trên cây trưởng thành

    - Số lá/thân

    - Góc nhánh đẻ

    - Kích thước lá: Đo chiều dài và chiều rộng của lá, chiều rộng chỗ rộng nhất.

    - Hình dạng hoa

    - Màu sắc hoa cói

    - Chiều dài bông hoa (cm)

    - Số gié/bông

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    39/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 31

    - Số hoa/bông

    - Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến khoang cổ (phần giữa thân khí

    sinh và lá) của các cây theo dõi, theo dõi định kỳ 15ngày/lần;

    - Động thái tăng trưởng đường kính thân (mm): Dùng thước panmer

    đo cách gốc cói 3cm, định kỳ 15ngày/lần;

    - Tổng số tiêm: Đếm tất cả số tiêm bao gồm tiêm đã trưởng thành (đã

    có lá thật và lá bắc) và tiêm vô hiệu.

    - Số tiêm hữu hiệu: Đếm các tiêm đã trưởng thành, sinh trưởng tốt,

    không bị sâu bệnh

    - Số tiêm vô hiệu: Tiêm bị mất ngọn, sâu bệnh hại, tiêm ra hoa khi

    còn nhỏ.

    - Số mầm cói: đếm tất cả các mầm cói trong ô định vị (tiêm mới

    nhú lên, lá bắc chưa xoè, thân khí sinh còn nằm trong các lá bao gốc,

    chưa có lá thật).

    */ Năng suất thực thu

    - Năng suất tươi: Thu riêng từng ô và phân loại cói:

    Sau đó đem cân trọng lượng của từng loại và cân trọng lượng tổng của toàn ô.

    - Năng suất khô: Cói tươi được đem chẻ và phơi khô ngay trên ruộng

    trong thời gian 3 ngày sau đó đem cân trọng lượng.

    */Tỷ lệ tươi/khô

    Tỷ lệ tươi/khô được xác định bằng cách: dùng 1 kg cói tươi, đem chẻvà phơi khô, sau đó đem cân trọng lượng để xác định thu được bao nhiêu kg

    cói khô.

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    40/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 32

    Phẩm cấp cói:

    - Phân loại cói:

    Loại 1: >1,65m

    Loại 2: 1,55- 1,65m

    Loại 3: 1,35m – 1,54m

    Loại 4: 75%.

    - Tính chống chịu sâu bệnh của các giống

    - Tỷ lệ cây bị hại (%) = Số cây bị hại/ tổng số cây

    0: không xuất hiện (0%)

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    41/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 33

    -: Xuất hiện rất ít (>0- 5%)

    +: Xuất hiện ít (>5 - 25%)

    ++: Xuất hiện trung bình (>25- 50%)

    +++: Xuất hiện nhiều (>50%)

    - Mức độ phổ biến (%)= Tổng số lần bắt gặp / tổng số điều tra

    3.8. Phương pháp lấy mẫu và xử lý số liệu

    Mỗi ô thí nghiệm lấy 5 điểm theo đường chéo, mỗi điểm là một ô

    định vị có kích thước 0,4 m x 0,5 m = 0,2m2.

    Trong mỗi ô định vị, định 5 cây để theo dõi động thái tăng trưởngchiều cao, đường kính cây.

    Các chỉ tiêu thí nghiệm được theo dõi định kỳ 15 ngày/lần.

    - Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng chương

    trình excel và phần mềm IRRISTAT (5.0).

  • 8/18/2019 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU GIỐNG CÓI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ðỘ TRỒNG ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT …

    42/104

     

    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 34

    PHẦN 4

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

    4.1. Khả năng sinh trưởng, phát triển của các mẫu giống cói địa phương

    4.1.1 Đặc điểm hình thái bên ngoài của các mẫu giống cói

    Chúng tôi tiến hánh nghiên cứu đặc điểm hình thái bên ngoài của 32

    mẫu cói được thu thập từ các vùng trồng cói trên địa bàn cả nước kết quả trình

     bày tại bảng 4.1 cho thấy: 

    Bảng 4.1. Đặc điểm thực vật của các mẫu giống cói

    Chỉ tiêu đánh giá

    Mẫu

    giống

    Chiều

    cao thân

    cói (cm)

    Đường

    kính

    (mm)

    Góc đẻ

    nhánh

    Hình dạng thân

    khí sinh

    Màu sắc

    thân

    Chiều

    dài lá

    bắc

    (cm)

    MC01 176,00 5,31 Chụm Nhỏ, tròn, thân thẳngXanh

    đậm9,57

    MC02 164,20 5,82 ChụmThân trung bình,

    rõ cạnh

    Xanh

    nhạt

    9,84

    MC03 174,35 5,67Rất

    chụm Nhỏ, tròn

    Xanh

    đậm10,00

    MC04 1